11
http://www.dna.com.vn/vi/tinh-huong-thuong-hieu/s/phan-phoi-di-dong:-mieng-ngon-de-mat- phan/ http://www.baomoi.com/Ve-lai-ban-do-phan-phoi-dien-thoai/136/8862654.epi http://www.tienphong.vn/kinh-te/625305/samsung---nokia-tranh-ngoi-sat-van-o-viet-nam- tpol.html http://stox.vn/cong-cu/FPT/chi-so-tai-chinh.html http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/EzData/default2.aspx?s=226 http://vietnamnews.vn/economy/234976/import-rules-on-phones-cosmetics-relaxed.html Thị trường điện thoại di động (ĐTDĐ) Việt Nam đã đủ độ chín để thu hút các nhà phân phối quốc tế với tiềm lực tài chính và mô hình chuyên nghiệp. Đối đầu với các nhà phân phối mạnh hơn, không chỉ các nhà phân phối sỉ, mà ngay cả chuỗi bán lẻ trong nước cũn g đang phải tính toán lại bước đi. Cắt dần mắt xích Cách đây 2 năm, dòng điện thoại ―2 sim - 2 sóng‖, có giá dao động từ 300.000 - 2.000.000 đồng/máy, luôn chiếm giữ ―ngôi vương‖, với mức tiêu thụ hàng chục ngàn máy/tháng. Hiện nay, ưu thế này đang thuộc về các sản phẩm có tên tuổi lớn như: Nokia, Samsung, LG, Sony Ericsson... Điều này thể hiện rõ tại các hệ thống bán lẻ ĐTDĐ như: Thế Giới Di Động, Viễn Thông A, Phước Lập Mobile hay Nguyễn Kim. Lý giải về sự ―yểu mệnh‖ của các sản phẩm điện thoại mang thương hiệu Trung Quốc hay điện thoại mang ―mác‖ Việt Nam, ông Mai Triều Nguyên chia sẻ, dù ―núp bóng‖ dưới thương hiệu gì, các sản phẩm đó đều bắt nguồn từ một nhà cung cấp tại Trung Quốc (chủ yếu ở Thẩm Quyến). Vì thế, khi chào bán tại Việt Nam, các sản phẩm điện thoại này liên tục bị ―đụng hàng‖. Sự suy yếu càng gia tăng, khi hai ―ông lớn‖ Nokia và Samsung cùng lúc tấn công vào phân khúc hàng giá rẻ. Điều này đã kéo theo sự tụt dốc, và chết dần của hơn 50 thương hiệu điện thoại Trung Quốc - Việt Nam giống nhau về mẫu mã đã được bán phổ biến tại thị trường Việt Nam. Thực tế, so về sức tiêu thụ, lẫn doanh thu, các dòng điện thoại có thương hiệu chưa thực sự đánh bại những sản phẩm mang thương hiệu Trung Quốc, hay mang ―mác‖ Việt Nam vì giá rẻ. Song về lâu dài, cuộc chiến về giá sẽ thay đổi nếu có sự tham gia của các nhà phân phối lớn mang tầm quốc tế. Hơn nữa, nếu các ―ông lớn‖ đều làm một động thái như Samsung là đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam thì mức giá sẽ còn giảm hơn bây giờ. Bởi vì, chi phí đầu vào đã giảm thiểu khi nhà sản xuất kết nối với người tiêu dùng chỉ thông qua kênh phân phối lẻ (thay vì phải qua nhà phân phối sỉ trước). Tiên phong trong chuỗi cung ứng này phải nói đến Samsung. Theo đó, riêng tại TP.HCM, nhà sản xuất đã chọn vài ―gương mặt tiêu biểu‖ như: Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động, Phước Lập Mobile, Mai Nguyên, Viễn Thông A và Khương Việt (nhà phân phối lẻ địa phương, chịu trách nhiệm phân phối cho các đại lý nhỏ hơn).

info 2333968787

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: info 2333968787

http://www.dna.com.vn/vi/tinh-huong-thuong-hieu/s/phan-phoi-di-dong:-mieng-ngon-de-mat-

phan/

http://www.baomoi.com/Ve-lai-ban-do-phan-phoi-dien-thoai/136/8862654.epi

http://www.tienphong.vn/kinh-te/625305/samsung---nokia-tranh-ngoi-sat-van-o-viet-nam-

tpol.html

http://stox.vn/cong-cu/FPT/chi-so-tai-chinh.html

http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/EzData/default2.aspx?s=226

http://vietnamnews.vn/economy/234976/import-rules-on-phones-cosmetics-relaxed.html

Thị trường điện thoại di động (ĐTDĐ) Việt Nam đã đủ độ chín để thu hút các nhà phân

phối quốc tế với tiềm lực tài chính và mô hình chuyên nghiệp. Đối đầu với các nhà phân

phối mạnh hơn, không chỉ các nhà phân phối sỉ, mà ngay cả chuỗi bán lẻ trong nước cũng

đang phải tính toán lại bước đi.

Cắt dần mắt xích Cách đây 2 năm, dòng điện thoại ―2 sim - 2 sóng‖, có giá dao động từ 300.000 - 2.000.000

đồng/máy, luôn chiếm giữ ―ngôi vương‖, với mức tiêu thụ hàng chục ngàn máy/tháng. Hiện nay,

ưu thế này đang thuộc về các sản phẩm có tên tuổi lớn như: Nokia, Samsung, LG, Sony

Ericsson...

Điều này thể hiện rõ tại các hệ thống bán lẻ ĐTDĐ như: Thế Giới Di Động, Viễn Thông A,

Phước Lập Mobile hay Nguyễn Kim. Lý giải về sự ―yểu mệnh‖ của các sản phẩm điện thoại

mang thương hiệu Trung Quốc hay điện thoại mang ―mác‖ Việt Nam, ông Mai Triều Nguyên

chia sẻ, dù ―núp bóng‖ dưới thương hiệu gì, các sản phẩm đó đều bắt nguồn từ một nhà cung cấp

tại Trung Quốc (chủ yếu ở Thẩm Quyến).

Vì thế, khi chào bán tại Việt Nam, các sản phẩm điện thoại này liên tục bị ―đụng hàng‖. Sự suy

yếu càng gia tăng, khi hai ―ông lớn‖ Nokia và Samsung cùng lúc tấn công vào phân khúc hàng

giá rẻ. Điều này đã kéo theo sự tụt dốc, và chết dần của hơn 50 thương hiệu điện thoại Trung

Quốc - Việt Nam giống nhau về mẫu mã đã được bán phổ biến tại thị trường Việt Nam.

Thực tế, so về sức tiêu thụ, lẫn doanh thu, các dòng điện thoại có thương hiệu chưa thực sự đánh

bại những sản phẩm mang thương hiệu Trung Quốc, hay mang ―mác‖ Việt Nam vì giá rẻ.

Song về lâu dài, cuộc chiến về giá sẽ thay đổi nếu có sự tham gia của các nhà phân phối lớn

mang tầm quốc tế. Hơn nữa, nếu các ―ông lớn‖ đều làm một động thái như Samsung là đặt nhà

máy sản xuất tại Việt Nam thì mức giá sẽ còn giảm hơn bây giờ.

Bởi vì, chi phí đầu vào đã giảm thiểu khi nhà sản xuất kết nối với người tiêu dùng chỉ thông qua

kênh phân phối lẻ (thay vì phải qua nhà phân phối sỉ trước).

Tiên phong trong chuỗi cung ứng này phải nói đến Samsung. Theo đó, riêng tại TP.HCM, nhà

sản xuất đã chọn vài ―gương mặt tiêu biểu‖ như: Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động, Phước Lập

Mobile, Mai Nguyên, Viễn Thông A và Khương Việt (nhà phân phối lẻ địa phương, chịu trách

nhiệm phân phối cho các đại lý nhỏ hơn).

Page 2: info 2333968787

Bằng cách này, Samsung có thể tạo mức giá tốt cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao thêm

giá trị thương hiệu.

Trong khi Samsung đang tiến đến việc ―nội địa hóa‖ kênh phân phối, thì RIM, nhà sản xuất điện

thoại smartphone mang thương hiệu BlackBerry, lại đi theo hướng ngược lại.

Việc chọn Brightstar trở thành nhà phân phối ủy quyền chính thức của BlackBerry tại Việt Nam

hồi tháng 10/2011 cũng đồng nghĩa với chuyện ―chia tay‖ với nhà mạng Viettel.

Sở dĩ có sự thay đổi này cũng bởi Viettel quá chú trọng vào nhà mạng, thay vì tập trung phát

triển sản phẩm BlackBerry tại thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, nếu ―ông lớn‖ Nokia hoàn tất việc xây nhà máy tại Bắc Ninh thì có khả năng sẽ

xảy ra chuyện Nokia thay đổi ba nhà phân phối sỉ địa phương là FPT (phân phối lại cho các nhà

bán lẻ: Thế Giới Di động, Viễn Thông A, Phước Lập Mobile); PetroSetco (phân phối lại cho Mai

Nguyên, Nguyễn Kim...) và Lucky (phụ trách phân phối khu vực miền Tây).

Khi đó, thị trường phân phối càng thêm sôi động vì chắc chắn các nhà phân phối sỉ sẽ ―không thể

khoanh tay đứng nhìn‖.

Lý do khiến Nokia quyết định thay đổi chiến lược phân phối có thể là do hãng gặp phải sự cạnh

tranh lớn từ các hãng điện thoại khác tại thị trường Việt Nam, buộc hãng phải cơ cấu lại hệ thống

phân phối để hoạt động hiệu quả hơn, tránh các cuộc cạnh tranh trực tiếp giữa chính các nhà

phân phối.

Nokia sẽ hợp tác với các đối tác bán lẻ điện thoại tại Việt Nam có khả năng tài chính tốt, uy tín

cao trên thị trường và có định hướng đầu tư kinh doanh lâu dài các sản phẩm và dịch vụ của hãng

để xây dựng chuỗi cửa hàng Đối tác Nokia trên phạm vi toàn quốc.

Page 3: info 2333968787

Đến nay, Thế Giới Di Dộng, cùng với các nhà phân phối ĐTDĐ chính hãng có quy mô lớn khác

là Viễn Thông A, Phước Lập Mobile, Viettel, FPT chiếm giữ 40% thị trường. Các nhà phân phối

dòng cao cấp như Mai Nguyen Mobiado, Nhat Cuong Mobile nắm giữ 10%. Phần còn lại thuộc

về thị trường hàng xách tay.

Tuy nhiên, theo ông Mai Triều Nguyên, năm 2011, viễn cảnh thị trường phân phối ĐTDD đã có

nhiều chuyển biến.

Các thương hiệu lớn như Brightpoint, Brightstar đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam

thông qua việc đặt văn phòng đại diện, và có thể, họ sẽ ―giành‖ luôn vị thế của các nhà phân phối

địa phương như FPT (phân phối điện thoại HTC, Nokia); P&T Mobile (phân phối điện thoại

Sony Ericsson, Motorola, Mobistar và HTC); Thành Công Mobile (phân phối điện thoại

Philips)...

Bởi, hiện nay FPT cũng không thể mua điện thoại HTC trực tiếp từ nhà sản xuất, mà phải thông

qua Brightpoint. Với cuộc ―cách mạng‖ thay đổi nhà phân phối này, nguy cơ bị ―đè bẹp‖ là điều

mà các nhà phân phối địa phương khó tránh khỏi.

Chia lại thị trường Trước viễn cảnh không mấy tốt đẹp đó, các nhà phân phối địa phương cũng bắt đầu cho chiến

dịch ―đối hướng‖ kinh doanh. Điển hình có FPT, thay vì cứ ―yên vị‖ làm nhà phân phối sỉ, FPT

cũng đang tập trung nhiều vào việc mở rộng các cửa hàng bán lẻ.

Gần đây nhất (đầu tháng 2/2012), FPT cũng đã công bố sẽ đẩy mạnh đầu tư phân khúc bán lẻ để

nhắm tới mục tiêu phấn đấu trong lĩnh vực phân phối hàng điện tử, trong giai đoạn từ 2012-2014,

sẽ chiếm 10% tổng số doanh thu của FPT Trading.

ẽ lại bản đồ phân phối điện thoại

SGTT - 11/07/2012 08:46

0

0

Tin gốc

Page 4: info 2333968787

SGTT.VN - Thị trường điện thoại di động có doanh số hàng năm hơn 22.000 tỉ đồng (1 tỉ

đôla Mỹ), nhưng vòng đời sản phẩm ngắn dần, mức giá trung bình giảm nhanh đẩy số

lượng tiêu thụ hàng năm tăng nhanh. Việc cạnh tranh kênh bán hàng giữa nhà sản xuất,

nhà phân phối và bán lẻ khiến thị trường này luôn hấp dẫn.

Dù tổng công ty dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco – PET) cuối tuần rồi ra văn bản phản hồi

cho cổ đông về thông báo ngừng hợp tác của Nokia từ ngày 5.8 tới, thì việc ―chia tay‖ sau năm

năm hợp tác cũng khó thay đổi. PET xác nhận mảng phân phối điện thoại di động do công ty con

PSD kinh doanh đạt hiệu quả cao; hợp đồng PSD ký với Nokia Sales International Oy có hiệu

lực đến 31.12.2012, do đó việc phân phối vẫn đang bình thường.

Page 5: info 2333968787

Sơ đồ các nhà phân phối chính

Tuy nhiên, thông tin PSD rời bỏ Nokia để làm đối tác phân phối Samsung xuất hiện đã khá lâu,

dù cả Samsung và PSD đều chưa xác nhận. Hợp đồng năm 2007, vào giai đoạn thịnh vượng của

Nokia, PSD được chọn nhằm tạo thế đối trọng với nhà phân phối lớn FPT với cam kết không

phân phối cho đối tác có cùng sản phẩm. Sự suy giảm của Nokia trên thị trường có thể tác động

sớm đến quyết định của PSD. Từ năm 2011, Smartcom – công ty con cũng thuộc PET, lần lượt

phân phối cho Sony, LG và Huawei nhằm tận dụng kênh và giảm rủi ro nếu ―bỏ cả trứng vào

một giỏ‖.

Tại Việt Nam, xét về số lượng, Nokia đang chiếm khoảng 50% nhưng doanh số thấp dần do bị

yếu sức ở phân khúc trung và cao cấp; phân khúc phổ thông vốn là thế mạnh cũng bị cạnh tranh

khốc liệt. Năm 2011, PSD phân phối hơn 5,9 triệu điện thoại Nokia, doanh số 5.200 tỉ đồng và

lợi nhuận 134 tỉ đồng, chiếm gần 50% tổng doanh thu của PET. Nokia cho biết sau khi ngưng

hợp tác với PSD sẽ mở rộng thị phần cho FPT và Lucky, trong đó FPT nắm từ Bắc Trung bộ trở

ra và Lucky từ Nam Trung bộ trở vào. Ông William Hamilton – Whyte, phó chủ tịch Nokia

Đông Dương và Philippines, cho biết: ―Nokia sẽ cải tiến quy trình vận hành để đạt mạng lưới

phân phối tối ưu và củng cố vị trí dẫn đầu tại Việt Nam‖.

Có thể nói mảng phân phối điện thoại cạnh tranh chuyên nghiệp hơn từ năm 2007, khi cả nhà

phân phối và nhà sản xuất đều nỗ lực tìm đối trọng để phá thế phụ thuộc. Tuy nhiên kênh phân

phối có biến động mạnh kể từ 2009, khi các công ty nước ngoài được quyền kinh doanh phân

phối trực tiếp theo cam kết WTO. Các hãng dần nắm thế chủ động, mở rộng mạng lưới đối tác

bao phủ thị trường và tránh sức ép của nhà phân phối.

Mô hình phân phối theo đó dịch chuyển từ hàng dọc sang hàng ngang. Các hãng bán hàng trực

tiếp theo các thỏa thuận tùy vào thế mạnh từng đối tác thay vì chỉ gắn với nhà phân phối chính.

Bản đồ này tạo ra các thế đối trọng giữa nhà cung cấp – phân phối – nhà mạng – chuỗi bán lẻ –

các đối tác/đại lý…

Thị phần doanh số điện thoại di động năm 2011 (%)

Ông Nguyễn Hồng Châu, trưởng đại diện HTC Việt Nam, cho biết sản phẩm HTC phân phối

Page 6: info 2333968787

theo hệ thống FPT xuống các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc theo chiến lược tập trung mạnh vào

phân khúc cao cấp và nhân rộng các smartphone tầm trung trên thị trường. Song song đó, HTC

kết hợp với các nhà mạng để đưa sản phẩm đến người dùng qua kênh phân phối này. Tương tự,

bộ phận Sony Mobile tại Việt Nam đã được thành lập sẽ vừa bán hàng trực tiếp cho đối tác, vừa

phân phối qua Smartcom, mặt khác sẽ tăng độ phủ tại 16 trung tâm bán hàng kết hợp với các đối

tác (Sony Center), dự kiến sẽ nâng lên 20 trung tâm trong năm nay.

Samsung sau khi rời bỏ các nhà phân phối chính như FPT, Phú Thái đã mở rộng hệ thống với

hơn 30 đối tác và chia kênh theo các cấp gồm các khách hàng lớn và các đại lý theo vùng. Theo

ông Nguyễn Văn Đạo, phó tổng giám đốc Samsung Vina, mô hình phân phối hiện nay đã khác

trước nhiều do chuyển từ kênh dọc sang hàng ngang, các đối tác lớn có thể mua hàng trực tiếp

cho kênh riêng của mình... ―Mô hình này hiệu quả hơn bởi mở rộng kênh nhanh, kiểm soát thị

trường tốt hơn để có thể can thiệp kịp thời, tránh tập trung vào một nhà phân phối vốn rất dễ bị

phụ thuộc‖.

Hệ thống PSD phân phối qua 11 chi nhánh với khoảng 1.000 đối tác trên cả nước, chia theo khối

khách hàng lớn (key account) với khoảng mười đối tác cùng với kênh từ 2 – 4 nhà phân phối thứ

cấp ―cắm‖ tại mỗi tỉnh thành tùy theo độ phủ. PSD cho biết kênh này sẽ dẫn hàng đến các cửa

hàng nhỏ lẻ theo khu vực phân cấp và có những ràng buộc để tránh chồng chéo, cũng giống như

nhà cung cấp ràng buộc nhà phân phối.

Các nhà phân phối, bán lẻ lại bị tác động lớn từ chiến lược sản phẩm của nhà sản xuất vốn thay

đổi rất nhanh, buộc họ phải thích ứng nhanh. Ông Đinh Anh Huân, phó tổng giám đốc công ty

Thế Giới Di Động, phân tích: cho dù các hãng bán trực tiếp thì các đại lý cũng phải chọn hàng từ

nhiều nguồn để giữ thế đối trọng. Nếu các hãng thông qua các chuỗi bán lẻ lớn để tận dụng kênh

cạnh tranh bán hàng, cung cấp dịch vụ và tư vấn cho người dùng, thì họ cũng phải thông qua nhà

phân phối để tận dụng độ phủ. Chính vì thế một chuỗi bán lẻ hay đại lý dù lớn đến đâu cũng

không thể thay thế nhà phân phối.

Thị trường điện thoại di động trước nay luôn cạnh tranh mạnh ở phân khúc trung và cao cấp, tập

trung tại các khu vực có sức mua cao. Nhưng đến nay, các dòng smartphone Android 4.0, màn

hình 3,2 inch, mức giá 2 – 3 triệu đồng từ nhiều nhà cung cấp nhỏ hơn đang lấn dần về các vùng

xa, các hãng buộc phải ―đua hệ điều hành‖ bằng độ phủ để không mất phần trong miếng bánh

lớn của thị trường.

Nhà phân phối mạnh cạnh tranh bằng lợi thế kênh riêng với mạng lưới cửa hàng nhỏ lẻ đến tận

phường xã mà khó nhà cung cấp nào bao phủ được. Phần thắng sẽ thuộc về công ty có chi phí

cạnh tranh, khả năng bao phủ, hệ thống kho vận sâu rộng, giao hàng nhanh, tín dụng tốt và hỗ trợ

đối tác hiệu quả… Một đối tác mạnh về phân phối điện thoại có thể là ―xa lộ‖ phân phối các sản

phẩm dịch vụ công nghệ khác buộc các hãng phải tìm kiếm.

Samsung - Nokia 'tranh ngôi' sát ván ở Việt Nam

> HTC bị cấm sử dụng linh kiện của Nokia

> 'Đập hộp' Nokia Lumia 720 vừa bán tại Việt Nam

<="" p="" style="margin: 0px 0px 1em; padding: 0px; outline: none; line-height: 18px; font-

family: Arial; font-size: 12px; color: rgb(0, 0, 0); font-style: normal; font-variant: normal; font-

Page 7: info 2333968787

weight: normal; letter-spacing: normal; orphans: auto; text-align: start; text-indent: 0px; text-

transform: none; white-space: normal; widows: auto; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-

width: 0px; background-color: rgb(255, 255, 255);">

Nối bước Samsung, việc Nokia đưa nhà máy sản xuất điện thoại tại Việt Nam đi vào hoạt

động tiếp tục làm nóng lên cuộc đua giữa hai đại gia nổi tiếng thế giới ngay tại Việt Nam. Dây chuyền sản xuất hiện đại ngang tầm với các nhà máy sản xuất hàng đầu thế giới về điện

thoại di động có khả năng kết nối Internet hay có định vị toàn cầu, chip điều khiển trong phạm vi

gần là một phần cam kết của Nokia khi đầu tư tại Việt Nam.

Đặt cược công nghệ cao Theo kế hoạch đặt ra tại Giấy chứng nhận đầu tư, Nokia sẽ đưa nhà máy tại KCN Việt Nam –

Singapore Bắc Ninh vào hoạt động trong tháng 4/2013. Tuy nhiên, các thông tin liên quan đến

tuyển dụng lao động đều cho hay, nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6/2013. Với quy mô sản

xuất trong năm đầu tiên (2013) là 30 triệu sản phẩm, nhà máy này của Nokia cũng sẽ tăng dần

quy mô sản xuất lên 180 triệu sản phẩm/năm vào năm 2018. Mặc dù có tổng vốn đầu tư lên tới

302 triệu USD, nhưng số tiền này cũng sẽ được giải ngân dần dần chứ không phải tất cả vào

ngay lập tức. Cụ thể, trong năm 2013, khoản giải ngân sẽ là 67 triệu USD, con số này sẽ được

tăng lên thành 100 triệu USD vào năm 2014 và 102 triệu USD vào năm 2015. Dự án cũng có

thời hạn hoạt động lên tới 46 năm, tính từ tháng 11/2011.

Để thu hút Nokia vào Việt Nam, tên tuổi này cũng nhận được những ưu đãi nhất định như áp

dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong vòng 15 năm đầu tiên kể từ khi đi

Page 8: info 2333968787

vào sản xuất kinh doanh. Hay được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi đi

vào hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Ngoài ra, điện thoại di động do Nhà máy Nokia Việt Nam sản xuất cũng được công nhận là sản

phẩm công nghệ cao và được hưởng quy chế doanh nghiệp ưu tiên trong quá trình thực hiện thủ

tục hải quan. Cũng theo Giấy chứng nhận đầu tư, Nokia Việt Nam hoạt động theo mô hình doanh

nghiệp chế xuất. Tuy nhiên, Nokia cũng chỉ được hưởng các ưu đãi đầu tư nêu trên nếu thực hiện

đúng các cam kết của mình. Ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về đạo đức kinh doanh

và pháp luật hiện hành của Việt Nam, phần Lan và quốc tế về chính sách chống chuyển giá,

thôngqua việc hợp tác đầy đủ với cơ quan hữu trách của Việt Nam khi xác minh tính minh bạch

của Nokia Việt Nam thì còn có nhiều cam kết khác liên quan trực tiếp tới dây chuyền và sản

phẩm.

Đó là đạt tỷ lệ giá trị nội địa hóa trong các sản phẩm được sản xuất từ nhà máy Việt Nam là 30-

50% sau khoảng 3-4 năm kể từ năm sản xuất ổn định; ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động đã

đảm bảo có lãi ở mức tỷ suất lợi nhuận hợp lý được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu về

chuyển giá. Điều này cũng đồng nghĩa với việc năm đầu tiên của giai đoạn miễn thuế thu nhập

doanh nghiệp được tính ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, Nokia Việt Nam cũng cam kết tuân thủ đúng yêu cầu về 5% số lao động của công ty có

bằng đại học sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. Một cơ chế hậu kiểm

cũng được đặt ra cho Nokia khi được xếp vào loại doanh nghiệp công nghệ cao. Theo đó, Bộ

Khoa học và Công nghệ sẽ chủ trì các đợt kiểm tra thực tế tại Nokia Việt Nam 1 năm sau khi dự

án bắt đầu đi vào hoạt động và sau khi hoạt động được 3 năm với 5 tiêu chí nêu tại Điều 18 của

Luật Công nghệ cao. Với khoản đầu tư lên tới 300 triệu USD, dự kiến sẽ có thêm 10.000 lao

động có việc làm tại Nokia Việt Nam. Việc Nokia đóng cửa một số nhà máy khác trên thế giới,

nhưng lại quyết định đầu tư vào Việt Nam cho thấy sức hút nhất định từ thị trường này. Nhất là

khi đã có những nhà sản xuất điện thoại di động lớn của thế giới như Samsung chọn Việt Nam là

một cơ sở sản xuất lớn toàn cầu của mình.

“Ngôi vương” khó giữ Theo Nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường GFK, về mặt số lượng, năm 2011 thị phần

của Nokia tại Việt Nam là 54% và năm 2012 tăng lên 56%. Tuy nhiên, tính theo giá trị thì thị

phần của Nokia lại có sự sụt giảm đáng kể, từ 52,6% trong năm 2011 xuống còn 45% trong năm

Page 9: info 2333968787

2012. Sự sụt giảm của Nokia dĩ nhiên là cơ hội cho các nhà sản xuất khác, trong đó đáng kể nhất

là Samsung. Nếu như năm 2011, xét thị trường điện thoại nói chung về mặt số lượng, Samsung

chỉ chiếm 15% thị phần, nhưng sang năm 2012 đã tăng lên thành 23%. Nếu xét về mặt giá trị, tốc

độ tăng trưởng thị phần của nhãn hàng Samsung còn mạnh mẽ hơn, từ 17,8% lên 30,6%. Thậm

chí những tháng cuối năm 2012, nhãn hàng này dù vẫn chỉ duy trì thị phần ở mức 21%, nhưng về

mặt giá trị đã chiếmtới trên 34% tổng thị trường.

Đáng chú ý nhất là việc Samsung dường như bỏ ngỏ phân khúc điện thoại phổ thông cho Nokia

do phân khúc này vốn được coi là bán hàng vất vả mà lãi lời ít, trong khi lại giành thắng lợi lớnở

phân khúc điện thoại thông minh khi nhắm tới khách hàng túi rủng rỉnh tiền và ưa thời thượng.

Vẫn theo nghiên cứu của GFK, về mặt số lượng, thị phần điện thoại phổ thông của Nokia đã tăng

từ mức 55,9% trong năm 2011 lên 65,5% vào năm 2012. Trong khi đó Samsung vẫn duy trì

quanh mức 15,1 - 15,3%. Ở phân khúc điện thoại thông minh, về mặt số lượng, từ chỗ chiếm

22,7% trong năm 2011, thị phần của Samsung đã tăng mạnh lên 46% vào năm 2012. Ngược lại

thị phần của Nokia lại giảm mạnh, từ 46,6% năm 2011 xuống còn 24,2% vào năm 2012.

Câu chuyện PSD, nhà phân phối thứ 2 của Nokia tại Việt Nam với thị phần nắm giữ khoảng

45%, chia tay Nokia vào hồi giữa năm ngoái để chọn Samsung là một minh chứng khác cho

thấy, có được thị trường đã khó, giữ được thị trường còn khó gấp bội. PSD bắt đầu phân phối

Nokia vào giữa năm 2007, khi thị trường đã có 3 nhà phân phối khác cũng đang phân phối điện

thoại Nokia, bao gồm cả FPT. Tới năm 2009, lượng điện thoại Nokia mà PSD và FPT phân

phốlà ngang ngửa, chiếm tổng cộng tới 95% sản lượng điện thoại bán ra tại Việt Nam của hãng

này. Rõ ràng, sự chia tay của PSD là một đòn giáng mạnh vào Nokia tại thị trường Việt Nam.

Thực tế này cho thấy, dù vẫn giữ được vị trí số 1 tại Việt Nam, nhưng con đường của Nokia ở thị

trường này ngày càng gồ ghề, khó đi hơn.

Theo Doanh Nhân

Page 10: info 2333968787

Trong đó, lĩnh vực phân phối và sản xuất các sản phẩm công nghệ có doanh thu 16.270 tỷ đồng.

Còn doanh số từ phân phối và sản xuất nhóm sản phẩm ĐTDĐ là 9.387 tỷ đồng. Trên thực tế,

sau khi vào thị trường năm 2007, FPT đã bắt đầu chuỗi bán lẻ với thương hiệu ―FPT in Store‖,

nhưng chưa tạo được danh tiếng trên thị trường.

Trong khi đó, Thành Công Mobile (nhà phân phối độc quyền thương hiệu điện thoại Philips)

thừa nhận, mở rộng hệ thống bán lẻ là khuynh hướng đúng theo chiến lược phát triển kinh doanh.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Bảo, Tổng giám đốc Thành Công, công ty này chỉ tham gia

hệ thống bán lẻ nếu Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động, Viễn Thông A lên sàn.

Khi đó, Thành Công sẽ tham gia vào hệ thống các nhà bản lẻ này như một cổ đông. Đó là chưa

nói đến chuyện Thành Công Mobile đang đứng ở thế ―phân phối độc quyền‖, nên khó có chuyện

các nhà phân phối ngoại chi phối.

Rõ ràng, trong cuộc đua đưa sản phẩm ra thị trường, các nhà phân phối dù sỉ hay lẻ đều chịu tác

động từ chiến lược của các hãng sản xuất. Điều này, có thể nhìn thấy qua cơ cấu sản phẩm và cả

cách tính toán mở rộng thị phần của các chuỗi bán lẻ.

Cụ thể như trường hợp của Viễn Thông A, dù thực tế, sức lan tỏa của dòng điện thoại cơ bản

đang bị đe dọa bởi dòng smartphone, nhưng theo ông Bùi Văn Hòa, Phó tổng giám đốc Công ty

Viễn Thông A, các dòng sản phẩm này vẫn đang cạnh tranh với nhau khá quyết liệt, ít nhất là từ

1 - 2 năm nữa mới đến hồi kết. Bởi vì, hiện tại, phân khúc này vẫn đang phục vụ cho nhu cầu số

đông.

Do đó, Viễn Thông A sẽ phân phối theo sản phẩm hình thức ―đa dạng hóa‖ từ thấp đến cao. Tuy

nhiên, trong năm qua, Viễn Thông A cũng đã thực sự gia tăng tỷ trọng và đa dạng hóa các chủng

loại smartphone trong toàn hệ thống.

Hơn nữa, việc hợp tác với nhà bán lẻ Nhật Bản TD Mobile cũng sẽ giúp cho Viễn Thông A

―chuẩn hóa‖ quy trình vận hành của chuỗi, đồng thời, gia tăng số cửa hàng mới lên 150% trong

năm nay.

Riêng với trường hợp của Thế Giới Di Động (nhà phân phối lẻ đang chiếm đến 20% thị phần),

cho biết, năm 2012, họ sẽ ―chấm dứt‖ phát triển thêm mạng lưới. Đây sẽ là cơ hội cho nhiều nhà

phân phối sỉ ―đổi hướng‖.

Tuy nhiên, theo ông Đinh Anh Huân, để vận hành chuỗi bán lẻ phải còn phụ thuộc vào nhiều yếu

tố: từ cách bán hàng, giao hàng, vận hành nhân sự, hàng hóa vận chuyển, thị trường mỗi nơi mỗi

khác.

Bởi, bán lẻ điện thoại không chỉ là bán sản phẩm mà còn bán dịch vụ. Riêng đối với dòng

smartphone còn liên quan đến hỗ trợ cài đặt phần mềm, tư vấn khách hàng đó là mục tiêu mà

càng chuỗi bán lẻ không thể bỏ qua.

Theo DNSG

Import rules on phones, cosmetics relaxed

Page 11: info 2333968787

HA NOI (VNS)— The Ministry of Industry and

Trade yesterday abolished a regulation that

restricted traders to importing mobile phones,

wines and spirits and cosmetics through three

specific routes.

The decision, with effect immediately, permits

traders to import through all ports and by road,

rail and air. The restrictions were lifted in a bid

to help struggling businesses.

"This is good news for mobile phone traders

like us," said a senior representative from Tran

Anh, a mobile phone importer in Ha Noi, "and it

will also help reduce phone prices and give a

wider range of models".

In May 2011, the Customs Department issued a notice that required the imports to enter Viet

Nam through customs clearance facilities at international seaports in HCM City, Hai Phong and

Da Nang.

It also required additional customs documentation to be provided and an obligation to have these

documents approved by the consulate of Viet Nam in the exporting country.

The restrictions prompted many complaints from Viet Nam's mobile phone networks and

handset retailers as it had the potential to drive up costs and put a damper on handset sales.

They said banning imports by road, rail, air and other seaports would cause disruption in export

patterns and trade losses.

Furthermore, obtaining additional documentation and having it consulate-approved caused an

additional burden, cost and delay.

The Ministry of Industry and Trade said Viet Nam imported US$4.47 billion worth of cell

phones last year, a 70 per cent increase year-on-year.

New mobile subscribers in Viet Nam have gone from 19 million in 2006 to 98 million in 2009

and more than 123 million last year. — VNS

Visitors take a keen interest in the Mobile Viet

Nam Expo 2012. Regulations that restrict

imports of phones and other items through

specific routes have been abolished. —

VNA/VNS Photo Minh Tu