82
KHOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Htrxây dng kế hoạch Hành động Tăng trưởng xanh Tnh An Giang Chương trình Quản lý Tng hp ven bin

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH AN GIANG … · Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của An Giang đến năm 2020 đã xác định rõ quan điểm

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020Hỗ trợ xây dựng kế hoạch Hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

Chương trình Quản lý Tổng hợp ven biển

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

2 | K H H Đ T T X

Từ viết tắt

BĐKH Biến đổi khí hậu

BVMT Bảo vệ môi trường

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

BAU Kich ban cơ sơ

CO2 Khí Các-bo-níc

CH4 Khí Mê-tan

CN Công nghiệp

COP Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu

CLTTX Chiến lược tăng trưởng Xanh

CCN Cụm công nghiệp

CTR Chất thải rắn

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

CFL Đèn huỳnh quang compact (Compact Fluorescent Lamp)

DN Doanh nghiệp

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

Đèn LED Đèn điốt phát quang (Light Emitting Diode)

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GWP Chỉ số nóng lên của trái đất

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GTVT Giao thông vận tải

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn

HT QLNL Hệ thống Quản lý năng lượng

IPM Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pests Management)

INDC Cam kết giảm phát thải do quốc gia tự quyết định

IPCC Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

KHHĐ Kế hoạch hành động

KT-XH Kinh tế- Xã hội

KNK Khí nhà kính

KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư

KHPT KT-XH Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội

KH&CN Khoa học và Công nghệ

KCN Khu công nghiêp

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

3 | K H H Đ T T X

MMS Hệ thống quản lý chất thải

MW Mê ga oát

MTQG Mục tiêu quốc gia

MACC Đương cong chi phi bie n giam phat thai

N2O Khí Nitơ đi-ô-xít

NLMT Năng lượng mặt trời

NL Năng lượng

NSNN Ngân sách nhà nước

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSĐP Ngân sách địa phương

NTM Nông thôn mới

NLTT Năng lượng tái tạo

ODA Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

PTTH Phát thanh truyền hình

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

RHM Răng hàm mặt

SX Sản xuất

SXSH Sản xuất sạch hơn

tCO2 Tấn CO2

tCO2e Tấn CO2 tương đương

TMH Tai mũi họng

TTX Tăng trưởng Xanh

TV Tivi

VSMT Vệ sinh môi trường

TK&HQ Tiết kiệm và hiệu quả

TKNL Tiết kiệm năng lượng

UNFCCC Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu

USD Đô la Mỹ (United States dollar)

UBND Ủy ban Nhân dân

VGGS Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh

VND Việt Nam Đồng

VH-TT-DL Văn hóa – Thể thao - Du lịch

VLXD Vật liệu xây dựng

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

4 | K H H Đ T T X

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020 6

1.1 Bối cảnh và yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới 6

1.2 Những yêu cầu cấp thiết để nâng cao sức cạnh tranh, sử dụng hiệu quả tài

nguyên, thực hiện TTX, ứng phó BĐKH, đảm bảo PTBV

8

1.3 Mục tiêu và định hướng trong Kế hoạch hành động TTX giai đoạn 2016 - 2020 9

PHẦN 2: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020 12

2.1 Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực và thể chế 12

2.2 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức 12

2.3 Nhóm giải pháp về giảm cường độ phát thải khí nhà kính 13

2.4 Nhóm giải pháp về xanh hóa sản xuất 13

2.5 Nhóm giải pháp về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững 14

PHẦN 3: CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VÀ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM LIÊN QUAN

ĐẾN TĂNG TRƯỞNG XANH 16

3.1 Nhóm nhiệm vụ, dự án tăng cường năng lực và thể chế 16

3.2 Nhóm nhiệm vụ, dự án nâng cao nhận thức 16

3.3 Nhóm nhiệm vụ, dự án về giảm phát thải khí nhà kính 17

3.4 Nhóm nhiệm vụ, dự án về xanh hóa sản xuất 18

3.5 Nhóm nhiệm vụ, dự án xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững 18

PHẦN 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 20

4.1 UBND Tỉnh 20

4.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư 20

4.3 Sở Tài chính 20

4.4 Sở Khoa học và Công nghệ 20

4.5 Sở Tài nguyên và Môi trường 20

4.6 Sở Công Thương 21

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

5 | K H H Đ T T X

4.7 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21

4.8 Sở Giao thông Vận tải 21

4.9 Sở Xây dựng 21

4.10 Sở Thông tin và Truyền thông 21

4.11 Các sở, ban, ngành và UBND các huyện trong tỉnh 22

4.12 Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp 22

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC

HIỆN TTX GIAI ĐOẠN 2016-2020 23

1. Các chương trình, dự án ưu tiên về giảm phát thải khí nhà kính và phát triển

năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

23

2. Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa sản xuất 26

3. Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững 27

PHỤ LỤC 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH AN

GIANGTHEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH 28

Phần 1: Mở Đầu 28

Phần 2: Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh An Giang 35

Phần 3: Tài Nguyên Và Môi Trường 44

Phần 4: Những Thành Tựu Và Hạn Chế Trong Tăng Trưởng Xanh 50

PHỤ LỤC 3: TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỈNH AN GIANG 59

3.1 Hiện trạng và xu hướng phát thải cua tỉnh An Giang 59

3.2 Danh mục các phương án giảm nhe phát thải KNK được đề xuất 60

3.3 Kết quả tinh toán tiềm năng giảm phát thải KNK theo các linh vực 65

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

6 | K H H Đ T T X

PHẦN 1: ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020

1.1. Bối cảnh và yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của An Giang đến năm 2020 đã xác định rõ quan điểm phát triển của

Tỉnh trong thời gian tới là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững,... Phát triển kinh tế gắn với bảo

vệ tài nguyên và môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu”.

Theo kịch bản phát triển của Tỉnh, đến năm 2020, An Giang sẽ phấn đấu đạt tốc độ phát triển kinh tế - xã

hội ở mức khá trong vùng, trở thành nền kinh tế kết hợp tốt giữa công nghiệp hóa nông nghiệp - hiện đại

hóa nông thôn với xây dựng mở rộng các khu đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, với công nghiệp và dịch

vụ phát triển năng động.

Thời kỳ 2016-2020, Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7%/năm; GRDP

bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 2.266 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng

khu vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Phấn đấu để

đến năm 2020, khu vực thương mại - dịch vụ đạt tỉ trọng 54,81%, cơ cấu khu vực nông - lâm nghiệp và

thủy sản giảm xuống còn 27,97% và ngành công nghiệp - xây dựng tăng đạt 15,63%.

Phát triển nông nghiệp được xác định phải đạt mục tiêu sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn (với gạo và cá

là hai loại sản phẩm chiến lược), cho phép ứng dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp canh tác cơ giới

hoá cao, tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Thủy sản được coi là một trong những ngành kinh tế

mũi nhọn, với cá tra, cá ba sa là sản phẩm chính, mang tính chiến lược. Yêu cầu đối với nông nghiệp trong

giai đoạn tới là phát triển theo hướng bền vững, thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao. Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp cũng gắn liền với các giải pháp ứng phó với nguy cơ suy

giảm tài nguyên nước do biến đổi khí hậu và do ảnh hưởng của các hoạt động chiếm hữu nước trên các

vùng thượng nguồn sông Mekong.

Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được xác định theo hướng đẩy mạnh xây dựng và hoàn

chỉnh các khu công nghiệp tập trung vào một số cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khác. Phấn đấu để

đến năm 2020 lấp đầy các khu công nghiệp trên địa bàn. Các ngành công nghiệp chủ đạo của Tỉnh trong

thời gian tới là: (1) Chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản: đảm bảo phần lớn các sản phẩm nông

nghiệp, thuỷ sản đều đã được chế biến trước khi ra thị trường; (2) Công nghiệp chế tạo, sửa chữa cơ khí,

chủ yếu phục vụ các khâu gieo sạ, gặt, tuốt và sấy lúa; (3) Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây

dựng phải được tăng cường theo hướng hiện đại hoá thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng các sản phẩm

vật liệu xây dựng. Ngành thủ công mỹ nghệ sẽ được đẩy mạnh để phục vụ du lịch và nhu cầu của nhân dân.

Thương mại và dịch vụ sẽ được đẩy mạnh theo hướng đa dạng hoá các loại hình thương mại, cải thiện cơ

sở vật chất, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu. Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia

thương mại vào các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế. Khai thác có hiệu quả các thị trường nông thôn, miền núi

và vùng biên giới. Đưa du lịch thành một trong những ngành mũi nhọn của Tỉnh, đảm bảo du lịch được

phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, loại hình và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Phấn

đấu đến năm 2020 thu hút 6,5 triệu lượt khách. Chú trọng phát triển các loại hình du lịch như: du lịch tham

quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, vui chơi giải trí, du lịch văn hóa, du lịch tâm

linh,v.v.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

7 | K H H Đ T T X

Để đạt được các mục tiêu phát triển theo kịch bản nêu trên, An Giang hiện có nhiều điều kiện thuận lợi,

nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

Các lợi thế và cơ hội phát triển

An Giang là tỉnh có nhiều lơi the về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội: là tỉnh tiếp giáp với Campuchia, có các cửa

khẩu quốc tế, quốc gia, nhiều tuyến đường thủy, đường bộ có ý nghĩa chiến lược đối với cả nước và vùng

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), An Giang có vai trò là “cầu nối” giữa vùng ĐBSCL, vùng Đông Nam Bộ

với các nước trong khu vực. Vị trí này là một lợi thế so sánh quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội

của Tỉnh, cho phep khai thac cơ hội của một trung tâm liên kết để thu hút đầu tư và các nguồn lực phát

triển từ trong và ngoài vùng ĐBSCL.

Tốc độ tăng trưởng GRDP và thu nhập GRDP đầu người của An Giang liên tục tăng trong thời gian gần đây.

Cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển biến theo hướng tích cực; cơ cấu nội ngành nông nghiệp đang được

chuyển đổi theo hướng đa canh, đa dạng hóa sản phẩm. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản không

ngừng được mở rộng cả về quy mô, đổi mới thiết bị công nghệ, góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát

triển và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Mạng lưới giao thông đường bộ của An Giang được phân bổ tương đối đều khắp trên địa bàn, xuyên suốt

từ TP. Long Xuyên đi các huyện, thị xã và các trung tâm kinh tế của Tỉnh. Giao thông đường thủy của Tỉnh

rất thuận lợi, đặc biệt các tuyến đường thủy trên sông Hậu. Đây là một trong những lợi thế quan trọng để

mở rộng giao lưu kinh tế với không chỉ với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, mà còn với các nước láng giềng như

Lào, Campuchia.

Điều kiện khí hậu, tài nguyên đất, nước của An Giang khá thuận lợi và phong phú, có thể được khai thác để

trở thành một tỉnh phát triển toàn diện khu vực nông - lâm - ngư. Trên thực tế, An Giang đang là một trong

những tỉnh nông nghiệp trọng điểm, với các thế mạnh về các loại cây lương thực năng suất, chất lượng cao,

về khai thác và nuôi trồng thủy sản. An Giang còn có vùng đồi núi, với điều kiện rất thuận lợi để phát triển

du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lịch sử.

Là một tỉnh nằm ở đầu nguồn, tiếp giáp với Campuchia, nhưng lại có địa hình đồi núi tương đối lớn, cho

phép trồng và phát triển các loại rừng phòng hộ đầu nguồn phục vụ cho các mục tiêu giảm phát thải KNK,

bảo vệ môi trường và chống chịu với ảnh hưởng của BĐKH.

An Giang có nguồn lao động trẻ và dồi dào, nếu được đào tạo tốt về tri thức và tay nghề, sẽ trở thành nguồn

lực phát triển mạnh của Tỉnh.

Với những lợi thế kể trên, An Giang có thể khai thác nhiều cơ hội phát triển như cơ hội khai thác bền vững

các lợi thế của kinh tế nông nghiệp, du lịch, là các lĩnh vực hiện đang được quan tâm lớn cả ở cấp quốc gia

và cấp vùng. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giao thông vận tải, hậu cần và các

dịch vụ khác có liên quan, Tỉnh có thể tăng cường hội nhập với các địa phương khác trong nước và quốc tế.

Các hạn chế và thách thức

Cơ cấu kinh tế của Tỉnh còn lạc hậu, với tỷ trọng khu vực nông-lâm-thủy sản còn lớn, đại bộ phân dân cư

làm việc trong khu vực nông nghiệp, với năng suất và kỹ năng thấp, tạo ra giá trị gia tăng không cao. Kinh

tế nông nghiệp, nông thôn còn mang tính tự phát, chưa đảm bảo tính bền vững. Nền kinh tế còn phụ thuộc

nhiều vào kinh tế nông nghiệp, trong khi những sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản thế mạnh của Tỉnh

đang phải chịu sức ép lớn từ cạnh tranh ở cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

8 | K H H Đ T T X

Khu vực công nghiệp hiện còn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu kinh tế, chủ yếu là công nghiệp

chế biến nông sản, với công nghệ còn lạc hậu. Các khu, cụm công nghiệp còn chậm được đầu tư làm kìm

hãm tốc độ tăng trưởng công nghiệp.

Hạ tầng kỹ thuật của Tỉnh còn yếu kém và thiếu đồng bộ, đặc biệt hạ tầng giao thông đường bộ. Với mật độ

giao thông đường bộ thấp hơn so với mức trung bình cả nước, khả năng kết nối giữa các vùng của Tỉnh

bằng đường bộ không cao. Đặc biệt, khả năng kết nối giữa các vùng kinh tế trọng điểm với các vùng sâu,

vùng xa còn rất hạn chế.

Môi trường kinh doanh và đầu tư còn chưa được cải thiện, năng lực cạnh tranh chưa cao đã cản trở việc

thu hút đầu tư vào An Giang. Các chỉ số về năng lực cạnh tranh như chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất

đai, dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh tư nhân, chi phí thời gian cho việc thực hiện các thủ tục hành

chính của An Giang đều còn bị xếp hạng thấp.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Tỉnh còn thấp; số lao động có kỹ thuật đang làm việc có năng lực trình độ

chuyên môn còn nhỏ. Vì vậy, An Giang đang phải đối mặt với nạn thiếu nguồn nhân lực có đủ khả năng đáp

ứng cho nhu cầu phát triển, đặc biệt là cho nhu cầu phát triển “xanh và sạch” của Tỉnh. Hệ thống đào tạo

nghề ở An Giang còn rất hạn chế, nội dung và chất lượng đào tạo thấp, chưa thể đáp ứng nhu cầu về nhân

lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế trụ cột, đặc biệt cho ngành năng lượng sạch và du lịch.

Các điều kiện tự nhiên của Tỉnh chưa được khai thác tốt để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. Mặc

dù được xác định là một trong những ngành mũi nhọn của Tỉnh, cho đến nay, các lợi thế tự nhiên và xã hội

để phát triển ngành du lịch hầu như chưa được khai thác có hiệu quả.

Các dạng năng lượng tái tạo (như điện sinh khối, mặt trời) vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng

trên địa bàn Tỉnh.

Là một trong những tỉnh được dự báo sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ hiện tượng cực đoan do BĐKH (lũ lụt,

nhiễm mặn nước, sạt lở đất), khả năng chống chịu với BĐKH của Tỉnh vẫn còn hạn chế. Vì vậy, những tai

họa tự nhiên này vẫn đang còn là mối đe dọa không nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

của Tỉnh.

Trình độ dân trí, nhận thức về bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên của một bộ phận lớn dân cư còn

thấp; đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý về môi trường còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Nhận thức và

sự tham gia của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước trên địa bàn vào các hoạt động tăng trưởng xanh còn hạn

chế.

1.2. Những yêu cầu cấp thiết để nâng cao sức cạnh tranh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thực hiện TTX, ứng phó BĐKH, đảm bảo PTBV

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 đã đặt ra mục tiêu đưa An Giang phát triển từ vị

thế hiện tại thành một nền kinh tế có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đạt mức khá trong vùng; phát triển

đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của

nhân dân; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng

đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

9 | K H H Đ T T X

Bên cạnh các nỗ lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, để đạt được mục tiêu đề ra, việc nâng cao sức

cạnh tranh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao khả năng chống chịu với BĐKH trở thành yêu cầu cấp

thiết đối với Tỉnh. Cụ thể là:

Về kinh tế, việc thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế đòi hỏi phải được thực hiện trong sự phối

hợp chặt chẽ với các hoạt động TTX, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản

xuất và tiêu dùng bền vững; phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Các hoạt động kinh tế

cần được chuyển đổi theo hướng “sạch hơn”, giảm phát thải KNK và giảm nhẹ tác động đến môi

trường. Sử dụng công nghệ hiện đại là yêu cầu sống còn để giảm tiêu thụ năng lượng, tài nguyên

và giảm ô nhiễm. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường là hướng đi bảo

đảm cho An Giang đạt mục tiêu xây dựng thành công nền “nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, chất

lượng cao”.

Về xã hội, các nỗ lực cần được tập trung cho việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xóa đói

giảm nghèo; tạo sự ổn định về quy mô và nâng cao chất lượng dân số; PTBV các đô thị, xây dựng

nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng giáo dục và đào

tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, vùng và địa

phương.

Về quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với BĐKH: Tỉnh cần khai thác hợp lý và sử dụng tiết

kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, chống thoái

hóa đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; bảo vệ và mở rộng diện

tích rừng; giảm ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở các đô thị lớn và khu công nghiệp, cụm công

nghiệp; đảm bảo có cơ chế quản lý có hiệu quả các loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn và nước

thải. Nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan vào bảo vệ môi trường và

thực hiện tăng trưởng xanh.

Hoàn thiện khung thể chế cho PTBV và tăng trưởng xanh: để thúc đẩy việc thực hiện TTX, trong

thời gian tới, hệ thống thể chế, chính sách về TTX và PTBV phải được hoàn thiện theo hướng lồng

ghép các mục tiêu TTX và PTBV vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, ngành

và địa phương; đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về TTX và PTBV,

đào tạo và tăng cường năng lực quản lý TTX về PTBV cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, doanh

nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư.

1.3 Mục tiêu và định hướng trong Kế hoạch hành động TTX giai đoạn 2016 - 2020

1.3.1 Quan điểm chỉ đạo

Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng trong định hướng phát triển KT-XH nhanh và bền vững

của An Giang, là sự cam kết của địa phương để thực hiện Chiến lược quốc gia về TTX và ứng phó

BĐKH.

Tăng trưởng xanh gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế theo

hướng khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh của Tỉnh, mở rộng hội nhập kinh tế,

tăng cường liên kết với các tỉnh và vùng ĐBSCL, các vùng, các tỉnh khác trong cả nước.

Tăng trưởng xanh được thực hiện dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng

hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện và nâng cao chất lượng

môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

10 | K H H Đ T T X

Tăng trưởng xanh được thực hiện bởi con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói

giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, xây dựng lối sống thân thiện

với môi trường và tiêu dùng bền vững.

Tăng trưởng xanh được xây dựng phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh,

của vùng, của cả nước, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực có liên

quan.

Các hoạt động TTX bảo đảm đạt được sự kết hợp giữa yêu cầu trước mắt với lợi ích lâu dài, có

những bước đi thích hợp, cụ thể, với những đột phát và trật tự ưu tiên được xác định rõ, nhưng

vẫn có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình, hoàn cảnh mới; có tính đến các mối quan hệ

liên ngành, liên vùng, đáp ứng yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm cả trong Tỉnh và ở tầm quốc gia.

Trong KHHĐ TTX của Tỉnh, vai trò của các bên liên quan bao gồm cả các cơ quan Nhà nước, các tổ

chức xã hội dân sự và của cộng đồng người dân được xác định rõ.

1.3.2 Mục tiêu tổng quát

Đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về TTX, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, với

trọng tâm là phát triển các ngành kinh tế trọng điểm theo hướng xanh hóa, hướng đến nền kinh tế carbon

thấp, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, tài nguyên thiên nhiên

làm giàu vốn tự nhiên. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại. Cải thiện các vấn đề

môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và chất lượng cảnh quan. Xây dựng lối sống thân

thiện với môi trường. Nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH.

1.3.3 Mục tiêu cụ thể

Giảm phát thải KNK đến 2020

Giảm cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường là 16,7%, trong đó mức giảm tự

nguyện khoảng 10,4%, còn lại là mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc gia và quốc tế.

Xanh hóa sản xuất

Hình thành và phát triển cơ cấu “kinh tế xanh” trên cơ sở đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế

sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra giá trị gia tăng lớn, sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên đất, nước,

chống chịu hiệu quả hơn với biến đổi khí hậu.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng

nông nghiệp, nhưng vẫn bảo đảm để nông nghiệp giữ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn; xanh hóa

các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và

tài nguyên với giá trị gia tăng cao.

Phấn đấu đến năm 2020:

Có 95% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu

chuẩn môi trường;

80% khu công nghiệp, cụm công nghiệp, 50% làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý chất

thải rắn đạt yêu cầu;

85% lượng chất thải rắn sinh hoạt sẽ được xử lý hợp chuẩn;

80% cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, trong đó 50% các cơ sở áp dụng

công nghệ sạch, thân thiện với môi trường;

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

11 | K H H Đ T T X

Phấn đấu tăng đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự

nhiên đạt 3 - 4% GDP.

Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm xanh từ các ngành công nghiệp,

nông nghiệp, dịch vụ, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội xanh. Phấn đấu để đến

năm 2020 có:

50% số xã đạt chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới.

90% chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; 90% chất thải rắn đô thị

và 70% chất thải rắn nông thôn được thu gom, trong đó 60% được tái sử dụng, tái chế hoặc

được tái sản xuất làm phân bón.

Giảm 85% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm

2015.

100% dân cư hiểu biết, có kiến thức cơ bản về ứng phó, thích nghi với BĐKH.

Phấn đấu 100% đô thị có diện tích cây xanh đạt tiêu chuẩn.

Tỷ lệ che phủ (gồm cả cây công nghiệp lâu năm) đạt 22,4%.

Bảo đảm 100% hộ dân đô thị được sử dụng nước sạch, 90% hộ dân nông thôn được sử

dụng nước hợp vệ sinh.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

12 | K H H Đ T T X

PHẦN 2: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020

2.1 Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực và thể chế

Rà soát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được

ban hành của Tỉnh, nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp với các mục tiêu, định hướng TTX,

BVMT và thích ứng với BĐKH và đề xuất điều chỉnh, bổ sung, coi đó là một tiêu chí quan trọng khi

phê duyệt các văn bản này.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, giữa các thành viên thuộc bộ máy

quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu

TTX và PTBV.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về BVMT và ứng phó với BĐKH và thực hiện TTX nhằm đáp

ứng các yêu cầu thực tế đang ngày càng đa dạng và phức tạp.

Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn lực (trong nước

và quốc tế) cho PTBV và TTX giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030.

Đẩy mạnh hợp tác, tài trợ quốc tế đa phương và song phương về xây dựng mô hình phát triển

xanh, mô hình sinh thái, phát triển nguồn nhân lực cho TTX. Chú trọng liên kết phát triển khoa

học, công nghệ của Tỉnh với phát triển khoa học, công nghệ của vùng và khu vực.

Tăng cường việc trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho việc theo dõi, đánh giá và báo cáo một cách

thường xuyên về thực trạng tăng trưởng, quản lý môi trường và tài nguyên trên địa bàn.

Xây dựng các tiêu chí khung hoặc phương án theo dõi, đánh giá và báo cáo thực hiện Chiến lược và

Kế hoạch hành động TTX của Tỉnh.

2.2 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức

Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền vận động và thông tin về PTBV và TTX, về lợi ích

của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng giao thông công cộng, ứng dụng năng

lượng sạch và năng lượng tái tạo, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, của cộng đồng về Chiến

lược tăng trưởng xanh.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ

cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt ở cấp các quận/ huyện và xã/phường về phát triển bền

vững, ứng phó với BĐKH và TTX.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực phục vụ thực hiện chiến lược

PTBV, ứng phó với BĐKH và TTX;

Tăng đầu tư cho tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về BVMT, PTBV và TTX, đặc

biệt thấp ở các cấp dưới (quận/huyện và xã/phường).

Nghiên cứu, lựa chọn, lồng ghép các nội dung giảng dạy về TTX, công nghệ xanh, khai thác tài

nguyên bền vững… vào các cấp học, bậc học phù hợp.

Phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan và phương tiện thông tin

đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về TTX, về cách phòng ngừa,

thích ứng với BĐKH. Trong đó, chú trọng việc tăng cường ý thức trách nhiệm và sự hiểu biết của

các chủ doanh nghiệp, chủ dự án ở các khu đô thị về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đăng ký

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

13 | K H H Đ T T X

chủ nguồn thải, gửi báo cáo định kỳ về giám sát môi trường, chủ động lập kế hoạch ứng phó với sự

cố môi trường, đầu tư công trình xử lý chất thải, v.v.

2.3 Nhóm giải pháp về giảm cường độ phát thải khí nhà kính

2.3.1 Trong nông lâm thủy sản

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng phương pháp canh tác tiết kiệm tài

nguyên, nhất là tài nguyên đất và nước để giảm phát thải KNK trong ngành nông nghiệp. Xây dựng các hệ

thống quản lý nước để ngăn chặn xói mòn, rửa lúa đất; áp dụng các biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước; hạn

chế sử dụng các loại phân bón và chất bảo vệ thực vật hóa học; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù

hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của Tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước và điện

năng trong tưới tiêu, bằng cách đó giảm phát thải KNK.

Đẩy mạnh trồng mới và phát triển rừng, tăng diện tích rừng để mở rộng bể hấp thụ carbon, thay thế diện

tích rừng bị mất do quá trình khai thác và phát triển kinh tế. Có sự lựa chọn chiến lược các khu rừng cho

năng suất cao để trồng mới và tăng độ che phủ rừng; nâng cao chất lượng rừng hiện có. Đấu tranh kiên

quyết chống lại nạn phá rừng. Bảo vệ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các khu rừng đặc dụng, rừng phòng

hộ. Xây dựng các vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn để quản lý rừng có hiệu quả hơn.

Đảm bảo việc xây dựng cơ sở hạ tầng không gây ảnh hưởng lớn đến các khu bảo tồn tự nhiên trọng yếu,

không tác động tiêu cực các loài động thực vật đang bị đe dọa; Sử dụng các phương pháp khai thác và vận

chuyển gây tác động thấp nhất đến môi trường xung quanh

2.3.2 Trong công nghiệp và năng lượng

Thực hiện hiện đại hóa công nghệ để giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu, tài nguyên. Áp dụng các công nghệ các-

bon thấp trong các ngành công nghiệp trọng điểm. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử

dụng các máy móc chạy điện, tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học nhằm giảm phát thải KNK. Phấn đấu

để đến năm 2020 tất cả các KCN, CCN trong tỉnh đạt tiêu chuẩn môi trường ngay từ khi xây dựng.

Tăng nguồn cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của Tỉnh. Cải tạo và nâng cấp lưới điện hiện

có; từng bước nâng cấp chất lượng lưới điện nhằm giảm tổn thất điện.

Phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo mà An Giang có lợi thế so sánh như điện mặt trời,

năng lượng từ biogas.

2.3.3 Trong thương mại và dịch vụ

Xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tăng khả năng kết nối các vùng trong tỉnh và

với các tỉnh và vùng lân cận. Ưu tiên đầu tư xây dụng các tuyến giao thông trọng điểm theo các tiêu chuẩn

bền vững.

2.4 Nhóm giải pháp về xanh hóa sản xuất

Ở An Giang, sản xuất xanh được thực hiện thông qua các biện pháp sau đây:

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

14 | K H H Đ T T X

Hạn chế và giảm dần những ngành hoặc những hoạt động kinh tế làm phát sinh chất thải lớn, gây ô

nhiễm môi trường (ví dụ: khai thác cát và khoáng sản làm vật liệu xây dựng). Ưu tiên phát triển

các ngành sản xuất ít tác động đến môi trường và tài nguyên.

Áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu việc xả chất thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh,

đặc biệt là khí thải, nước thải và chất thải rắn độc hại.

Thay thế các nguyên, vật liệu độc hại hoặc không có khả năng tái chế bằng các nguyên vật liệu ít

độc hại hơn hoặc có thể tái chế. Thay đổi quy trình hoặc thiết bị sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao

hơn hoặc hạn chế phát thải khí nhà kính.

Sử dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến nông - lâm - thủy sản và khoáng sản nhằm

nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích các doanh nghiệp tiết kiệm điện, nước và tái chế chất thải. Xây dựng kế hoạch quản

lý cung cấp nước bền vững cho các ngành, bao gồm cả các nội dung về tái sử dụng, tái chế và xử lý

nước đã qua sử dụng. Triển khai các hoạt động thúc đẩy tiết kiệm nước.

Khuyến khích các doanh nghiệp lập kế hoạch và thực hiện tái chế và tái sử dụng chất thải. Hỗ trợ

các dự án đầu tư tư nhân vào công nghệ tái chế, tái sử dụng các phế phẩm từ nông nghiệp hoặc

khai khoáng.

Bảo vệ tốt hơn các nguồn nước hiện có (nước mặt, nước ngầm). Thường xuyên theo dõi và đánh

giá các chất gây ô nhiễm trong nguồn cung cấp nước để bảo đảm nồng độ không vượt quá giới hạn

cho phép. Xây dựng các phương án chống chịu với khả năng suy giảm nguồn nước từ sông Mê

Kông.

Quản lý quá trình công nghiệp hóa theo hướng bảo tồn tài sản thiên nhiên và phục hồi tự nhiên.

Khoanh vùng đất để giảm thiểu các khu dân cư vùng ven các con sông và những nơi dễ bị tổn

thương, bao gồm cả việc áp dụng các cơ chế tái định cư thích hợp; kiểm soát lũ và điều tiết việc sử

dụng nước trong thời kỳ có các chế độ thủy văn khác nhau; Nâng cấp và mở rộng hệ thống thủy lợi

hiện có.

Nâng cao nhận thức và tăng cường giáo dục về tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước trong sản

xuất kinh doanh; Lồng ghép các nhu cầu ứng phó với BĐKH vào chương trình đa dạng hóa cây

trồng, vật nuôi; cải tiến phương thức canh tác, áp dụng giống cây có khả năng chịu mặn và khả

năng chống chịu lũ lụt cao.

Ngăn ngừa quá trình suy thoái môi trường, nhất là những hiện tượng đặc thù đối với An Giang

như xâm thực và xói lở bờ sông, kênh rạch. Tăng cường trồng rừng, kết hợp bảo vệ tốt rừng phòng

hộ đầu nguồn, các khu bảo tồn thiên nhiên, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt mức an toàn sinh thái.

2.5 Nhóm giải pháp về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Thực hiện “lối sống xanh” là cải thiện và làm cho đời sống của con người ngày càng hòa hợp hơn với môi

trường tự nhiên. Lối sống xanh được quy định bởi hành động của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình, mỗi cộng

đồng. Ở tầm quốc gia và các tỉnh, thành phố, “lối sống xanh” được thể hiện qua việc bảo đảm tiêu dùng bền

vững, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, bảo đảm giao thông an toàn, xanh hóa đô thị và cải thiện

nạn ô nhiễm.

Để thúc đẩy tiêu dùng bền vững, An Giang cần nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về các

hành vi và cách thức sản xuất, tiêu dùng có lợi cho môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến vệ

sinh, quản lý và xử lý nước thải, chất thải rắn. Tăng cường giáo dục về tầm quan trọng của việc giảm thiểu

chất thải và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường ở cả khu vực đô thị và nông thôn.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

15 | K H H Đ T T X

Tăng khả năng tiếp cận các nguồn nước sạch hoặc nước hợp vệ sinh. Bảo đảm việc tuân thủ các tiêu chuẩn

an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, vận chuyển, phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

Mở rộng diện tích cây xanh, thảm thực vật tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

16 | K H H Đ T T X

PHẦN 3: CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VÀ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG XANH

3.1 Nhóm nhiệm vụ, dự án tăng cường năng lực và thể chế

Rà soát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được

ban hành của Tỉnh, nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp với các mục tiêu, định hướng TTX,

BVMT và thích ứng với BĐKH và đề xuất điều chỉnh, bổ sung.

Lồng ghép các nội dung của Chiến lược TTX quốc gia vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương.

Quy hoạch nông thôn theo các tiêu chuẩn sống thân thiện với môi trường; tăng cường diện tích

cây xanh, sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu xanh và tiết kiệm năng lượng.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị theo hướng “cơ sở hạ tầng xanh” nhằm đem

lại một đô thị xanh, bền vững, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tạo môi trường sống

trong lành.

Xây dựng chính sách khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuyển giao, ứng dụng các

tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về công nghệ trong sản xuất, chế biến, nâng cao sức cạnh tranh của

sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

Xây dựng và áp dụng các tiêu chí cho việc xác định thứ tự ưu tiên cho các hoạt động, chương trình,

dự án TTX của Tỉnh.

Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về chống BĐKH va TTX, xư ly mo i trương, đặc

biệt năng lực của các cấp dưới (quận/huyện và xã/phường).

Xa y dưng cơ che ta ng cương hoat đo ng trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho việc theo dõi, đánh

giá và báo cáo một cách thường xuyên về thực trạng mo i trương va TTX. Xa y dựng các tiêu chí

khung hoặc phương án cho việc theo dõi, đánh giá và báo cáo thực hiện Chiến lược và Kế hoạch

hành động TTX của Tỉnh.

Xa y dưng cơ che va chinh sach thu hut cac nguồn vốn vay, ODA, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các

tổ chức quốc tế thực hiện chiến lược TTX. Phối hợp với các dự án hỗ trợ của quốc tế đang và sắp

được triển khai để thực hiện công tác đào tạo nâng cao năng lực cho các Sở/ngành liên quan nhằm

thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao.

3.2 Nhóm nhiệm vụ, dự án nâng cao nhận thức

Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân về san

xuat sach hơn, sử dụng tai nguye n, na ng lượng tiết kiệm va hiệu quả.

To chưc chương trinh ta p huan, na ng cao nha n thưc về BĐKH, PTBV, TTX với giam phat thai KNK

cho cán bộ các Sở/Ban ngành, địa phương và cộng đồng dân cư.

Tuyên truyền rộng rãi và nâng cao nhận thức về ứng dụng các dạng năng lượng sạch, năng lượng

tái tạo mà Tỉnh đang có lợi thế (như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối).

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, hình ảnh doanh nghiệp nông, công, thương nghiệp và

du lịch thân thiện môi trường.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

17 | K H H Đ T T X

Lồng ghép các nội dung giảng dạy về TTX, giảm phát thải KNK, tiết kiệm năng lượng, áp dụng công

nghệ xanh, khai thác tài nguyên bền vững… vào các cấp học, bậc học phù hợp, kế cả các chương

trình bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho các cán bộ trong Tỉnh.

Xây dựng các chương trình chính khóa, ngoại khóa về TTX, ứng phó với BĐKH và PTBV cho học

sinh, sinh viên các trường trên địa bàn Tỉnh.

Phát hành các ấn phẩm, các pano, các chương trình TV, radio và các phương tiện tuyên truyền đại

chúng khác nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức về TTX, sử dụng tiết kiệm năng lượng, giảm phát

thải KHK và thực hiện PTBV.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ TTX, nhất là trong các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh như

ngành nông – lâm – thủy sản và du lịch.

Tổ chức sơ kết nhằm kiểm điểm, đánh giá nghiêm túc về các kết quả đạt được, xác định rõ các ưu

khuyết điểm, tồn tại và nguyên nhân, trách nhiệm của từng sở, ngành, từng địa phương trong thực

hiện TTX. Đưa nội dung kiểm điểm thực hiện TTX vào các báo cáo tổng kết, đánh giá định kỳ của

các sở, ngành địa phương.

3.3 Nhóm nhiệm vụ, dự án về giảm phát thải khí nhà kính

3.3.1 Trong nông lâm ngư nghiệp

Quản lý bền vững rừng phòng hộ tự nhiên

Khoanh nuo i tai sinh rưng tư nhie n

Phát triển rừng sản xuất

Áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm trong canh tác lúa

Áp dụng phương pháp tưới khô - ướt xen kẽ trong canh tác lúa

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp lam pha n hưu cơ cho lua

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm than sinh học cho lúa

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp trồng nấm công nghệ cao

Xư ly pha n gia suc bang ham khi sinh hoc

Nâng cao hiệu quả đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản

Nâng cao hiệu quả tưới tiêu bằng các kỹ thuật tiên tiến (tưới nhỏ giọt…)

3.3.2 Trong dân dụng

Phát triển năng lượng cộng đồng bền vững

Sử dụng điều hòa hiệu suất cao (inverter) ở các hộ gia đình thành thị

Sử dụng đèn LED ở các hộ gia đình

Khuyến khích sử dụng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình thành thị

Sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện trong các hộ gia đình

Phat trien he thong đie n NLMT tre n mai nha

3.3.3 Trong dịch vụ thương mại

Quản lý năng lượng theo ISO 50001 trong các tòa nhà khách sạn

Sử dụng đèn LED cho khách sạn, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại.

Sử dụng đèn LED cho công sở nhà nước, trường học, nhà hàng

Sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng NLMT cho khách sạn nhỏ

Sử dụng đèn LED cho chiếu sáng đường phố.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

18 | K H H Đ T T X

3.3.4 Lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và xử lý rác thải

Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 trong ngành Chế biến thực phẩm

Quản lý NL theo ISO 50001trong ngành dệt may

Sản xuất gạch không nung thay thế gạch truyền thống

Phát triển nhà máy điện mặt trời nối lưới

Phát triển nhà máy điện sinh khối nối lưới

Cải tiến hệ thống lạnh trong ngành chế biến thực phẩm

Xử lý rác thải đô thị bằng các biện pháp khác nhau: xử lý hữu cơ, đốt, tái chế, xử lý yếm khí.

3.3.5 Lĩnh vực giao thông

Nâng cao năng lực vận tải hàng hóa của hệ thống giao thông đường thủy

Thí điểm sử dụng năng lượng sinh học cho các phương tiện giao thông

3.4 Nhóm nhiệm vụ, dự án về xanh hóa sản xuất

Các ưu tiên sau đây cần được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của sản xuất xanh ở An Giang:

Áp dụng công nghệ sạch: xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng và đổi mới

công nghệ cao vào sản xuất, nhất là trong các ngành sản xuất nông nghiệp là ngành hiện đang có

ảnh hưởng lớn đến môi trường trên địa bàn. Đẩy mạnh và khuyến khích chuyển giao công nghệ

xanh, quy trình sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình.

Sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trong khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản nhằm nâng

cao hiệu quả khai thác, chế biến và giảm phát thải, giảm ô nhiễm môi trường

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đối với các ngành sản xuất theo hướng hạn chế và giảm dần các

ngành kinh tế phát thải lớn, gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên các ngành ít gây tác động môi

trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên và nguồn lực khác. Đặt yêu cầu bảo vệ môi

trường lên trên hết khi xem xét các dự án đầu tư; không chấp nhận đầu tư các dự án công nghệ,

trang thiết bị lạc hậu, không thân thiện với môi trường.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ: Quy hoạch các vùng sản xuất nông lâm

thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, thân thiện với môi trường. Chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

đất, tiết kiệm nước và điện năng trong tưới tiêu. Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học. Phổ

cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). Mở rộng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong

bảo quản, chế biến nông, lâm sản; tái sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp. Khoanh vùng nuôi gia

súc, gia cầm có kiểm soát dịch bệnh, có chuồng trại hợp vệ sinh, xa khu dân cư, tôn trọng nghiêm

ngặt quy trình chăn nuôi an toàn.

Gia tăng độ che phủ bằng cây ăn quả, cây lâu năm, rừng phòng hộ.

Phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững trên cơ sở thu hút sự tham gia cộng đồng.

3.5 Nhóm nhiệm vụ, dự án xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Trong điều kiện hiện có, An Giang phấn đấu để đạt được “lối sống xanh” thông qua thực hiện các ưu tiên

sau:

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

19 | K H H Đ T T X

Xây dựng đô thị bền vững: đưa yếu tố tăng trưởng xanh vào quy trình kế hoạch hóa phát triển kinh

tế - xã hội của Tỉnh. Rà soát quy hoạch các khu đô thị như TP. Long Xuyên và các khu đô thị quan

trọng khác, điều chỉnh các quy hoạch này theo cách tiếp cận của một “đô thị xanh”. Đảm bảo tăng

tỷ lệ rác thải được phân loại, xử lý, đặc biệt là rác thải sinh hoạt và rác thải bệnh viện. Tăng đầu tư

cho cải thiện chất lượng môi trường đô thị, cải tiến công nghệ, hiện đại hóa thiết bị thu gom, xử lý

nước thải. Triển khai việc áp dụng công nghệ cao vào xử lý chất thải. Tăng cường bảo vệ cảnh

quan môi trường theo các tiêu chí xanh-sạch-đẹp. Ưu tiên phân bổ đất công cộng để mở rộng diện

tích không gian xanh tại các khu đô thị. Xây dựng mới và nâng cấp công viên cây xanh, chú trọng

phân bổ công viên xanh ở các khu vực trung tâm thành phố, các khu dân cư lớn và khu công

nghiệp; Hạn chế sử dụng những khu vực có môi trường sinh thái tốt để xây dựng các khu chức

năng tại các khu đô thị.

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình Nông thôn mới: trên cơ sở các kết quả đã đạt được trong

giai đoạn 2011-2015, tập trung triển khai các nội dung liên quan tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp

và 8 quy hoạch đã được phê duyệt. Ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư cho các xã điểm nhằm đạt

mục tiêu tới năm 2020 sẽ co 60/119 xa đat chuan xa no ng tho n mơi (50,42%); kho ng con xa dươi

7 tie u chi va co it nhat 01 huye n đat chuan huye n no ng tho n mơi.

Thúc đẩy tiêu dùng bền vững: Thúc đẩy hoạt động dán nhãn sinh thái và quảng bá các thông tin về

các sản phẩm thân thiện với môi trường; Phát động phong trào “tiêu dùng xanh”, tiết kiệm điện,

nước sạch, giấy gói, bao bì, hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng bao bì nilon trong

các hoạt động mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh, các chợ

truyền thống, cũng như trong sinh hoạt của dân cư.Khuyến khích tiêu dùng theo hướng tiết kiệm,

tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải. Tạo dư luận xã hội để lên án, xử lý các hành vi gây ô

nhiễm hoặc tăng phát thải KNK.

Thực hiện “chi tiêu công xanh” theo đó việc mua sắm và sử dụng hàng hóa có nhãn sinh thái, hàng

hóa có khả năng tái chế, tái sử dụng, phải được ưu tiên trong chi tiêu ngân sách nhà nước. Các quy

định hiện hành về thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế/phí bảo vệ môi trường phải được áp dụng triệt để

nhằm điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý, trước hết đối với các sản phẩm có hại cho

sức khỏe, văn hóa và môi trường.

Quản lý chất thải rắn: Xây dựng quy hoạch tổng thể quản lý rác thải tổng hợp cho toàn Tỉnh. Tăng

công suất của các bãi chôn lấp rác thải nhằm quản lý bền vững đối với chất thải rắn, không độc hại.

Xây dựng hệ thống an toàn cho vận chuyển và lưu giữ tại chỗ các chất thải độc hại.

Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: đào tạo, phổ biến rộng rãi cách sử dụng an toàn thuốc trừ

sâu, xử lý an toàn các bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

20 | K H H Đ T T X

PHẦN 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở KHHĐ TTX tỉnh An Giang, UBND Tỉnh, các sở, ban ngành cấp Tỉnh, UBND cấp huyện, thị xã,

thành phố chủ động tổ chức triển khai thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cụ thể như

sau:

4.1 UBND Tỉnh

Thường xuyên chỉ đạo thực hiện Kế hoạch Hành động tăng trưởng xanh của tỉnh và chỉ đạo việc

rà soát, sửa đổi, bổ sung xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về ứng

phó BĐKH, thực hiện TTX; Lãnh đạo việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát

triển KT-XH; đưa các nội dung BĐKH, TTX, quản lý tài nguyên, môi trường vào các quy hoạch, kế

hoạch, các chương trình phát triển KT-XH theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ ngành

liên quan

4.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư

Là cơ quan đầu mối về TTX, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các

huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện KHHĐ TTX;

Hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện KHHĐ TTX báo cáo UBND

Tỉnh theo định kỳ hàng năm; tổ chức sơ kết giữa kỳ để đánh giá, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo thực

hiện, nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung để cập nhật cho tới hết giai đoạn 2030;

Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã bổ sung, hoàn thiện

danh mục chương trình, dự án trong từng giai đoạn cụ thể để triển khai thực hiện;

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan cân đối, vận động, thu hút để đảm

bảo nguồn vốn thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch.

4.3 Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự toán"

để làm cơ sở triển khai thực hiện

4.4 Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì phối hợp với các ngành và đơn vị liên quan tham mưu, tư vấn lựa chọn các công nghệ du

nhập về tỉnh; nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích việc đầu tư, chuyển giao công nghệ, áp

dụng các tiến bộ KH&CN trên địa bàn.

4.5 Sở Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu cho UBND Tỉnh về chính sách phát triển môi trường bền vững theo các định hướng

TTX; tổ chức xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về ứng phó BĐKH trên địa bàn tỉnh;

Tăng cường giám sát các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực môi trường để kịp

thời xử lý

Thường xuyên thực hiện tốt việc quan trắc môi trường để kịp thời cảnh báo cho người dân và

doanh nghiệp.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

21 | K H H Đ T T X

Thực hiện tốt công tác tuyên tuyền các chủ trương, chính sách về môi trường để nâng cao nhận

thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công

tác giám sát môi trường nhằm tăng cường hiệu quả BVMT đặc biệt đối với khối công nghiệp.

4.6 Sở Công Thương

Là đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính

trong công nghiệp, thương mại, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và phát triển năng lượng

sạch, năng lượng tái tạo trên địa bàn Tỉnh.

Thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi các thiết bị lạc hậu tốn

nhiều năng lượng và thải nhiều khí thải để đầu tư các dây chuyền, máy móc hiện đại hơn.

4.7 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện các đề án, dự án trong phát triển nông

nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao theo các định hướng TTX;

Thường xuyên tuyên truyền nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả ít sử dụng phân bón hóa học

và sử dụng nước hợp lý trong sản xuất; thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù

hợp từng vùng và đáp ứng theo nhu cầu của thị trường.

Là đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính

trong nông-lâm-ngư nghiệp, phát triển nông nghiệp xanh và triển khai chương trình Nông thôn

mới trên địa bàn Tỉnh.

4.8 Sở Giao thông Vận tải

Là đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính

trong giao thông vận tải, phát triển hạ tầng giao thông bền vững và giao thông công cộng trên địa

bàn Tỉnh.

Thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp vận tải thực hiện đúng các quy định

về bảo trì, bảo dưỡng, loại bỏ các loại xe tốn nhiều nhiên liệu và hết niên hạn sử dụng.

4.9 Sở Xây dựng

Là đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến quy hoạch đô thị bền vững,

phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình xanh, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu TTX và

ứng phó với BĐKH;

Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường trong các hoạt động quản lý chất thải đô thị trên địa

bàn Tỉnh.

4.10 Sở Thông tin và Truyền thông

Xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về

tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các quy định pháp luật, các chủ trương của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh

quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

22 | K H H Đ T T X

4.11 Các sở, ban, ngành và UBND các huyện trong tỉnh

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có nhiệm vụ triển khai, quán triệt và tổ chức

thực hiện có hiệu quả kế hoạch tăng trưởng xanh của tỉnh; lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải

pháp vào các chương trình, kế hoạch phát triển hàng năm, 5 năm của ngành mình, cấp mình, đơn

vị mình theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng xanh của ngành phù hợp với điều kiện, đặc thù phát triển của

ngành mình; tổ chức giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng xanh thuộc lĩnh vực

quản lý. Phân công tổ chức thực hiện, xác định cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể. Đề xuất các

chương trình, đề án, dự án, hoạt động liên quan đến tăng trưởng xanh đang và dự kiến tiến hành;

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức, người dân về nội dung Chiến lược quốc

gia về tăng trưởng xanh và kế hoạch tăng trưởng xanh của Tỉnh và của ngành, địa phương;

Định kỳ thu thập, tổng hợp thông tin về việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu giám sát và đánh giá

tăng trưởng xanh của tỉnh. Định kỳ hàng năm, báo cáo nội dung cụ thể về tình hình triển khai thực

hiện Chiến lược, Kế hoạch thực hiện tăng trưởng xanh lồng ghép trong báo cáo tình hình thực hiện

kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; nêu rõ các vướng mắc, khó khăn và đề xuất giải pháp thực

hiện, các báo cáo này phải được gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và báo cáo với UBND

Tỉnh.

4.12 Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai kế hoạch tăng trưởng xanh của Tỉnh trong

phạm vi chức năng và hoạt động;

Tuyên truyền, vận động, huy động sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân

dân trong việc triển khai thực hiện kế hoạch tăng trưởng xanh của Tỉnh và của ngành, địa phương.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

23 | K H H Đ T T X

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TTX GIAI ĐOẠN 2016-2020

1.1 Các chương trình, dự án ưu tiên về giảm phát thải khí nhà kính và phát

triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

STT Tên hành động/nhiệm

vụ Mục tiêu đạt

được

Cơ quan chủ trì, theo

dõi/phối hợp thực hiện

Kinh phí thực hiện (tỷ VND)

Mức giảm phát thải

KNK (nghìn tCO2)

Mức độ ưu tiên

Nguồn tài chính

Tổng cộng 2868,81 1257,08

A LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP& PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 792,35 787,95

1 Giảm thiểu ô nhiễm trong lĩnh vực trồng trọt

269 410,6

Áp dụng triệt để 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa

Triển khai áp dụng trên diện tích 100.000 ha vào năm 2020

Sở NN&PTNT/Hội nông dân tỉnh

190 397 Cao

Vốn tự có của nông dân, hỗ trợ của Ngân sách nhà nước (NSNN)

Áp dụng tưới nước tiết kiệm và công nghệ sinh thái

Diện tích canh tác áp dụng đạt 10.000 ha vào năm 2020

- nt - 79 13,6 Cao

Ngân sách nhà nước (NSNN), vốn ODA

Sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng và cánh đồng lớn

Diện tích canh tác đạt 30.000 ha vào năm 2020

- nt - n.a n.a Cao

Ngân sách NN, vốn tự có của Nông dân

2 Tận dụng phụ phẩm Nông nghiệp

261,8 232,5

Sử dụng rơm rạ làm phân compost cho lúa và tận dụng trồng nấm theo công nghệ cao

Diện tích thu gom đạt 30% vào năm 2020

Sở NN&PTNT/Hội nông dân tỉnh, Hiệp hội DN tỉnh.

181 127,38

T.bình Vốn tự có của nông dân, hỗ trợ của NSNN,ODA

Giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi

Tỉ lệ phân được thu gom, xử lý đạt 80% tổng lượng phân

Sở NN&PTNT/Hội nông dân tỉnh. 79,92 105,12

T.bình Vốn tự có của nông dân, hỗ trợ của NSNN,ODA

3 Các biện pháp giảm phát thải trong lĩnh vực thủy sản

256 57,29

Nâng cao hiệu quả đánh bắt cá bằng chiếu sáng hiệu năng cao

Sử dụng đèn LED lên 50% năm 2020

Sở NN&PTNT/Sở Công Thương, Liên hiệp các hội KHKT tỉnh, Ngân hàng.

30 0,43 T.bình

Vốn tự có của ngư dân, hỗ trợ của NSNN, hỗ trợ quốc tế (ODA)

Xử lý nước thải phát điện trong nuôi trồng thủy sản

Công suất phát điện đạt 2 MW vào năm 2020

- nt - 100 8,35 Thấp

Vốn tự có của ngư dân, hỗ trợ của NSNN, hỗ trợ quốc tế (ODA)

Sử dụng tua-bin sục khí hiệu suất cao trong nuôi trồng thủy sản

6.000 bộ sẽ được sử dụng vào năm 2020

- nt - 51 31,74 Cao Vốn tự có của ngư dân, hỗ trợ của NSNN

Sử dụng bơm nông nghiệp hiệu suất cao

50% nhu cầu tưới tiêu đáp ứng bằng bơm nông nghiệp hiệu suất cao

- nt - 75 16,77 T.bình

Vốn tự có của nông dân, hỗ trợ của NSNN, hỗ trợ quốc tế (ODA)

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

24 | K H H Đ T T X

(tổng công suất 36.000 kW)

4

Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

5,56 86,55

Năng lượng bền vững cho cộng đồng: Sử dụng bếp củi cải tiến và bếp khí sinh hoc thay thế bếp củi khu vực nông thôn

Phần đấu đến năm 2020:10% hộ gia đình nông thôn sử dụng bếp củi cải tiến; 10% hộ gia đình nông thôn sử dụng bếp khí sinh hoc thay thế bếp củi

Sở NN&PTNT/ Hội Nông dân; Hội Liên hiệp phụ nữ; các tổ chức đoàn thể, hộ gia đình nông thôn

5,56 86,55 Cao Vốn tự có của nhân dân, vốn NSNN

B LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP 20,60 339,58

1

Quản lý bền vững rừng phòng hộ tự nhiên hiện có

Bảo vệ và phát triển 10.550ha rừng đến năm 2020.

Sở NN&PTNT, Chi cục lâm

nghiệp

11,61

173,02

T.bình NSĐP, NSTW, ODA

2

Làm giàu rừng và quản lý bảo vệ rừng sản xuất tự nhiên hiện có, chu kỳ khai thác chon 20 năm.

Thực hiện khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, đến năm 2020 đạt 590ha

- nt -

1,95

26,24 Cao PPP

3

Trồng 1,000 ha tràm trên đất ngập phèn làm coc móng xây dựng

Trồng mới khoảng 1.000 ha rừng sản xuất đến năm 2020

- nt -

7,05

140,32 T.bình NSĐP, NSTW, ODA

C LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG 1527,35 129,54

I Khu vực dân cư (thành thị) 1077,51 67,69

1

Sử dụng điều hòa hiệu suất cao (inverter) ở các hộ gia đình thành thị

Tăng tỷ lệ số hộ có điều hòa sử dụng điều hòa hiệu suất cao đạt 10% năm 2020

Sở Công Thương/Điện lực tỉnh, Báo đài tỉnh.

164,78 2,78 T.bình

Vốn tự có của nhân dân, hỗ trợ của NSNN, hỗ trợ quốc tế (ODA)

2

Sử dụng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình thành thị

Tăng tỷ lệ hộ sử dụng bình đun nước nóng bằng NLMT lên 10% năm 2020

- nt - 82,3 34,79 Cao Vốn tự có của nhân dân hỗ trợ của NSNN

3

Sử dụng tủ lạnh hiệu suất cao (inverter) ở các hộ gia đình thành thị

Tăng tỷ lệ số hộ có tủ lạnh hiệu suất cao đạt 10% năm 2020

- nt - 823,78 2,78 T.bình

Vốn tự có của nhân dân và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (ODA)

4 Sử dụng đèn LED ở các hộ gia đình thành thị

Tăng tỷ lệ số hộ thành thi sử dụng đèn LED đạt 2 bóng/hộ

- nt - 6,59 25,01

II Giao thông 0,05 20,87

1

Chuyển đổi từ vận chuyển hàng hóa đường bộ sang đường thủy nội địa

Phấn đấu đến năm 2020, 20% hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa

Sở Công Thương/Sở Giao thông vận tải, Hội phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh, Đài PTTH tỉnh, Báo Tỉnh.

0,5 20,25 Cao Ngân sách NN/Vốn tự có của nhân dân

2

Thí điểm sử dụng nhiên liệu sinh hoc cho xe máy và ô tô

Thí điểm tỉ lệ sử dụng xăng sinh hoc (E5) đạt khoảng 5% năm

- nt - 0,62 T.bình

Vốn tự có của nhân dân hỗ trợ của NSNN

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

25 | K H H Đ T T X

2020

III Dịch vụ thương mại 72,19 5,99

1

Sử dụng đèn LED cho khách sạn, văn phòng

Nâng tỷ lệ khách sạn sử dụng đèn LED lên 20% năm 2020

Sở Xây dựng / Sở Công Thương, VHTTDL, Hiệp hội DN tỉnh…

1,26 4,79 Cao Vốn tự có của doanh nghiệp, hỗ trợ của NSNN

2

Sử dụng điều hòa hiệu suất cao (inverter) ở các nhà hàng, khách sạn

Tăng số khách sạn sử dụng thiết bị điều hòa hiệu suất cao (inverter) lên 10% năm 2020

Sở Công Thương/Hiệp hội DN tỉnh, Đài PTTH tỉnh…

70,93 1,2 T.bình

Vốn tự có của doanh nghiệp, hỗ trợ của NSNN, hỗ trợ quốc tế (ODA)

V Công nghiệp 377,17 39,39

1

Quản lý năng lượng trong doanh nghiệp dệt may

Áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kiểm toán năng lượng

Sở Công Thương/ Hiệp hội DN tỉnh, các DN dệt maytrên địa bàn tỉnh.

1,6 0,41 Cao Vốn tự có của DN, hỗ trợ của NSNN

2

Quản lý năng lượng trong doanh nghiệp chế biến thực phẩm

Áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kiểm toán năng lượng

Sở Công Thương/ Hiệp hội DN tỉnh, các DN chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

3,87 8,17 Cao Vốn tự có của DN, hỗ trợ của NSNN

3

Cải tiến hệ thống lạnh trong ngành chế biến thủy sản

Cải tiến 30% hệ thống lạnh trong ngành chế biến thủy sản

Sở Công Thương/ Hiệp hội DN tỉnh, các DN chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh.

371,7 26,41

T.bình Vốn tự có của DN, hỗ trợ của NSNN, hỗ trợ quốc tế (ODA)

VI CN năng lượng 893,00 5,94

1

Phát triển điện sinh khối nối lưới

Dự kiến có 20MW điện sinh khối vào năm 2020

Sở Công Thương/Sở Kế hoạch và Đầu tư.

33 3,96

T.bình Vốn tự có của DN, hỗ trợ của NSNN, hỗ trợ quốc tế (ODA)

2

Phát triển nhà máy điện mặt trời nối lưới.

Phát triển điện mặt trời đạt 10 MW vào năm 2020

Sở Công Thương/Sở Kế hoạch và Đầu tư.

460 1,98

T.bình Vốn tự có của DN, hỗ trợ của NSNN, hỗ trợ quốc tế (ODA)

3

Lắp máy biến áp vô định hình

Phấn đấu lắp 800 máy từ nay đến năm 2020.

Điện lực An Giang 400 0,004

Thấp Vốn tự có của DN, hỗ trợ của NSNN, hỗ trợ quốc tế (ODA)

D Quá trình công nghiệp 50,8 50,88

1

Sản xuất gạch không nung.

Sản lượng gạch không nung đạt 203,5 triêụ tấn vào năm 2020.

Sở Xây dựng 50,8 50,88

Cao Vốn tự có của DN, hỗ trợ của NSNN

E Rác thải 477,62 69,86

1

Thu hồi và tái chế nguyên liệu từ chất thải rắn

Phấn đấu đến năm 2020, 25% tổng lượng rác thải được xử lý bằng phương pháp thu hồi và tái chế

Sở Xây dựng phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa hoc & Công nghệ

159,82 2,11

Trung bình

Vốn tự có của DN, hỗ trợ của NSNN

2

Giảm phát thải từ quá trìnhxử lý CT hữu cơ - nt - - nt - 79,45 34,99

Cao Vốn tự có của DN, hỗ trợ của NSNN

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

26 | K H H Đ T T X

3

Sử dụng và dốt khí bãi rác - nt - - nt - 22,83 3,49

Trung bình

Vốn tự có của DN, hỗ trợ của NSNN

4

Thu hồi và sử dụng metan từ hệ thống xử lý yếm khí chất thải rắn hữu co có kiểm soát

- nt - - nt - 215,53 29,28

Cao Vốn tự có của DN, hỗ trợ của NSNN

2. Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa sản xuất

TT Tên dự án, nhiệm vụ Mục tiêu đạt được Cơ quan chủ trì Kinh phí (tỉ đồng)

Nguồn kinh phí

1

Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Bình Hoà (giai đoạn I)

2.000 m3/ ngày.đêm

BQL Khu kinh tế 64 Hỗ trợ của NSNN

2 Nâng cấp trại giống thủy sản Bình Thạnh

12ha

Sở NN&PTNT 35 Hỗ trợ của NSNN

3

Hỗ trợ đổi mới công nghệ áp dụng trong nuôi trồng, thu hoạch thủy sản theo hướng giảm thiểu ô nhiễm

Diện tích nuôi hỗ trợ đạt 300ha Sở NN&PTNT 30 Hỗ trợ của NSNN

4

Áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các hộ nuôi cá tra

Diện tích các hộ nuôi có áp dụng các biện pháp xử lý trước khi xả thải ra môi trường đạt 120ha

Sở NN&PTNT 3,6 Hỗ trợ của NSNN

5

Khu tái định cư kè chống sạt lở bảo vệ KTCK Vĩnh Xương

60.717 m2

Sở NN&PTNT 36 Hỗ trợ của NSNN

6

Khu bảo tồn các loài thủy sản rừng tràm Trà Sư

1.050 ha

Sở NN&PTNT 353 Hỗ trợ của NSNN

7

HT thủy lợi phục vụ Nông nghiệp

Sở NN&PTNT

213 Hỗ trợ của NSNN

8

Hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng BĐKH nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi tỉnh An Giang

10 hồ chứa, tổng công suất 2.192.000m3

Sở NN&PTNT

383

Hỗ trợ của NSNN

9

San phẳng vệ sinh tạo cảnh quan lòng hồ và hệ thống thủ lợi sau hồ

Tích trữ nước đạt 2.147.473m3 Sở NN&PTNT 81

Hỗ trợ của NSNN

10

Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn

200-1.200 m3/ngày

TT NS & VSMTNT

102 Hỗ trợ của NSNN

11

Cải tạo, nâng cấp Trạm bơm 3 tháng 2

Tưới tiêu 2.050 ha

H Tịnh Biên

85 Hỗ trợ của NSNN

12

Dự án Bảo vệ và phát triển rừng bền vững

25.800 ha

CC Kiểm lâm

53,4 Hỗ trợ của NSNN

13

Dự án trồng cây lâm nghiệp phân tán

12.792 ha

CC Kiểm lâm

32 Hỗ trợ của NSNN

14

Đề án Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất Bình Minh và Viễn Thông

1.212,50 ha

CC Kiểm lâm

35

Hỗ trợ của NSNN

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

27 | K H H Đ T T X

15

Đề án phát triển ngành Công nghiệp môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020

Định hướng phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một ngành công nghiệp có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trường phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020.

Sở CT phối hợp Sở TNMT

Hỗ trợ của NSNN

16

Quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối tỉnh An Giang đến năm 2025 có xét đến 2030

- Khai thác hiệu quả, nguồn sinh khối để mang lại hiệu quả cao cho tỉnh An Giang trong việc giảm phụ thuộc vào nguồn điện truyền thống, giảm lượng phát thải cac bon và ô nhiễm môi trường; - Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi ho tham gia vào chuỗi cung cấp nhiên liệu sinh khối (bán phế thải - phụ phẩm nông - lâm nghiệp làm nhiên liệu đốt).

Sở CT

0,8-1

NSNN

3. Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững

TT Tên dự án, nhiệm vụ Mục tiêu đạt được Cơ quan chủ trì Kinh phí (tỉ đồng)

Nguồn kinh phí

1 Mô hình hồ chứa nước vùng khô hạn phục vụ nước sinh hoạt cho dân cư vùng Tri Tôn

DT 2,26 km2; dung tích 293.000 m3

Sở NN&PTNT 119 Hỗ trợ của NSNN

2 HT thoát nước, xử lý nước thải Châu Đốc: Đối ứng

5.000 m3/ngày Cty Điện nước 311 Hỗ trợ của NSNN

3 Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Long Xuyên: Đối ứng

30.000 m3/ngày Cty Điện nước 1,344 Hỗ trợ của NSNN

4 CSHT hệ thống xử lý rác thải Phú Tân 10,85 ha Huyện Phú Tân 85 Hỗ trợ của NSNN

5 Hạ tầng khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên (giai đoạn I)

23,25 ha Cty Môi trường Đô thị 84 Hỗ trợ của NSNN

6 Chương trình MTQG Nước sạch VSMTNT (Ngân sách địa phương đối ứng)

200 - 400 m3/ngày TT NS & VSMTNT Hỗ trợ của NSNN

7 Đóng cửa, xử lý ô nhiễm môi trường các bãi rác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh An Giang

96.831 tấn Sở TNMT 65 Hỗ trợ của NSNN

8 Đường đến Trạm xử lý nước thải Thành phố Long Xuyên

750m Cty Điện nước 2 Hỗ trợ của NSNN

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

28 | K H H Đ T T X

PHỤ LỤC 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH AN GIANGTHEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH

Phần 1: Mở đầu

1.1 Bối cảnh và tính cấp thiết

Bối cảnh thế giới

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển được tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm

1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm

2002 đã xác định PTBV là "Sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở

ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau", là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp

lý và hài hoà giữa ba trụ cột là phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là

thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất

là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; khai thác hợp lý và sử dụng tiết

kiệm tài nguyên thiên nhiên). Sau hơn 2 thập kỷ thực hiện PTBV, mô hình phát triển của thế giới về cơ bản

vẫn là kinh tế “nâu”, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi

trường, suy thoái tài nguyên và mất cân bằng sinh thái. Gần đây, trên phạm vi toàn cầu lại liên tiếp xảy ra

những cuôc khủng hoảng mới, trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) được cho là thách thức lớn nhất đối với

Nhân loại trong thế kỷ 21. Cuộc chiến chống BĐKH ngày càng trở nên căng thẳng, nhất là từ sau Hội nghị

Thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu lần thứ 13 (gọi tắt là COP 13, năm 2007). Cộng đồng quốc tế trong một

thời gian dài vẫn chưa có được những cam kết pháp lý cần thiết để ứng phó với BĐKH, thay thế cho Nghị

định thư Kyoto đã hết hiệu lực vào năm 2012 (và đã được COP 18 gia hạn hiệu lực KP đến năm 2020).

Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu (COP 21) ở Paris, thỏa thuận về các biện

pháp nhằm kiểm soát phát thải khí nhà kính, nhất là khí CO2, đã được gần 200 quốc gia chính thức ký kết.

Trong bối cảnh đó, ở nhiều nước tiên tiến, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần thành kinh tế hậu công

nghiệp và từng bước chuyển sang kinh tế tri thức. Cùng với nó, các dạng thức kinh tế cũng đang có xu

hướng chuyển dần từ kinh tế “nâu” sang kinh tế “xanh”. Thuật ngữ “phát triển xanh”, “kinh tế xanh”, “tăng

trưởng xanh” đã và đang được thừa nhận và đưa vào ứng dụng trên thực tế. Với nội hàm chính là sử dụng

hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng có hàm lượng các-bon thấp,

gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển môi trường bền vững, TTX đang trở thành hướng tiếp cận mới

trong phát triển kinh tế, đang lan tỏa thành một trào lưu quốc tế, cho phép vừa ứng phó với BĐKH, vừa

PTBV và đảm bảo công bằng xã hội.

Bối cảnh Việt Nam và tỉnh An Giang

Việt Nam đang trong quá trình thực hiện Kế hoạch 5 năm Phát triển Kinh tế - Xã hội (KHPT KT-XH) giai

đoạn 2016-2020, tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 với mục tiêu phát

triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Tại COP 21, Chính

phủ Việt Nam đã ký văn bản chính thức cam kết cắt giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ KNK trong

thời gian tới.

Để đạt được các mục tiêu phát triển, đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế và cải cách thể chế, nâng cao

chất lượng tăng trưởng và đảm bảo sự bền vững về môi trường và sinh thái, Chính phủ Việt Nam đã ban

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

29 | K H H Đ T T X

hành và đưa vào thực hiện nhiều chủ trương chính sách liên quan đến PTBV và ứng phó với BĐKH. Cụ thể

như Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011phê duyệt Chiến lược Quốc gia về BĐKH; Quyết định số

432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số

1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và

tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu

kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực

cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020. Các văn bản này đã bao quát hầu như hết nội hàm, ý nghĩa, mục tiêu,

quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiện tăng trưởng xanh, và là cơ sở pháp lý để thúc đẩy

tăng trưởng xanh ở Việt Nam.

Với nội dung cụ thể hóa trụ cột kinh tế và đáp ứng yêu cầu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Chiến lược

quốc gia về PTBV, Chiến lược Quốc gia về TTX đặt ra mục tiêu chung là phấn đấu đạt được TTX, tiến tới

nền kinh tế cac-bon thấp, bảo đảm để việc làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát

triển kinh tế; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan

trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Chiến lược và Kế hoạch Hành động TTX là sự thể hiện quyết tâm của

Việt Nam đóng góp chung vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH, duy trì tăng trưởng

nhanh và bền vững. Thông qua thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lược là: (i) Giảm cường độ phát thải khí nhà

kính (KNK) và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (ii) Xanh hóa sản xuất và (iii) Xanh

hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, với 17 giải pháp chính, Chiến lược TTX được kỳ vọng sẽ giúp

đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng, đánh dấu bước chuyển sang kinh tế xanh của Việt Nam. Trong Chiến

lược TTX quốc gia, việc “triển khai xây dựng Kế hoạch/ Chương trình hành động TTX tại Tỉnh/thành phố”

đã được Chính phủ đặt ra như 1 trong những nhiệm vụ ưu tiên đối với các cấp chính quyền ở tất cả các địa

phương.

Là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía Tây Nam của Tổ quốc, An Giang có nhiều điều

kiện tốt như đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; có đường biên giới kéo dài tiếp giáp với

Campuchia, có nhiều cửa khẩu quốc tế và quốc gia; có các tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng để

phát triển thương mại và dịch vụ. Tuy vậy, An Giang cũng thường xuyên phải đối mặt với những thách thức

nghiêm trọng. Trong đó trước hết phải kể đến tác động của biến đổi khí hậu, nguy cơ cạn kiệt của các

nguồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng ô nhiễm môi trường, trình độ phát triển, hiệu quả sản xuất và tiêu

dùng thấp, các mô hình sản xuất và tiêu dùng còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tính “thân thiện với môi

trường”.

Trong khi đó, đến nay, Tỉnh vẫn chưa có những nghiên cứu khoa học, hoặc các công trình khảo sát, đánh

giá toàn diện về tác động của BĐKH đến các lĩnh vực KT-XH và môi trường. Tại Tỉnh cũng chưa có các cuộc

điều tra chi tiết hoặc các tính toán đáng tin cậy về khối lượng phát thải KNK, chưa lượng hóa được những

tổn hại kinh tế mà địa phương phải gánh chịu từ các tác động của BĐKH và nước biển dâng. Kết quả đầu ra

của các nghiên cứu khoa học này chính là các thông tin tối cần thiết, cho phép mô tả rõ ràng về các rủi ro

khí hậu, là các “đầu vào” hữu ích cho việc định hướng, xây dựng các chiến lược phát triển bền vững của

Tỉnh.

Quy hoach tong the phat trien kinh tế - xã hội của An Giang đen na m 2020 đa khẳng định rõ quan điểm

phát triển của Tỉnh là "Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế

bền vững,... Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí

hậu và phát triển cơ sở hạ tầng đủ sức ứng phó với thiên tai và phát triển bền vững”. Việc xây dựng Kế

hoạch Hành động TTX không những là yêu cầu cấp thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ ưu tiên đề ra trong

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

30 | K H H Đ T T X

CLTTX Quốc gia, mà còn là điều kiện cần và phù hợp để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp

phần hiện thực hóa quan điểm phát triển trong Quy hoạch phát triển KT-XH đến 2020 của An Giang.

Kế hoạch Hành động Tăng trưởng xanh cấp Tỉnh của An Giang được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá tình

hình phát triển chung của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như thực trạng phát triển kinh tế-xã

hội, thực trạng ứng phó BĐKH và bảo vệ môi trường của riêng An Giang. Mục đích của việc xây dựng KHHĐ

TTX là xác định các phương án và hành động cần được thực hiện nhằm đưa An Giang phát triển theo

hướng giảm phát thải KNK, duy trì môi trường sinh thái bền vững, sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả,

tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH. Trong KHHĐ TTX của Tỉnh, thành tựu và kết quả, cũng như các

tồn tại và hạn chế trong quá trình phát triển được xác định, các cơ hội và thách thức được nhận diện. Kết

quả của những đánh giá, nhận diện này sẽ tạo cơ sở tin cậy cho việc đề xuất các định hướng và giải pháp,

nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong Chiến lược Tăng trưởng xanh trên địa bàn Tỉnh.

1.2 Cơ sở pháp lý

1.2.1 Cấp trung ương

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về

Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Luật Đa dạng sinh học 2008, Luật tài nguyên nước 2011; Luật khoáng sản 2010; Luật bảo vệ và

phát triển rừng 2004; Luật Phòng chống thiên tai 2013, Luật Bảo vệ Môi trường 2014; Luật đất đai

2013 và các luật khác có liên quan;

Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chiến lược quốc gia về BĐKH;

Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế

hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH;

Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Tiêu

chí đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình Hỗ trợ ứng phó với BĐKH;

Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015;

Quyết định số 1651/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê

duyệt các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn

2012-2015;

Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế

hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 – 2020

Quyết định so 166/QĐ-TTg ngay 21 thang 01 na m 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế

hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định số 403/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 3 năm 2014 phê duyệt Kế

hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020

Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 về việc phê duyệt Chiến lược PTBV Việt

Nam giai đoạn 2011-2020;

Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phe duye t

"Chiến lược sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp đến năm 2020";

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

31 | K H H Đ T T X

Chỉ thị số 08/CT-BCN ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp (nay la Bo Co ng Thương) về

việc áp dụng SXSH trong các cơ sở công nghiệp;

Các quy hoạch phát triển, các đề án, báo cáo của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến vùng

Duyên hải Nam Trung bộ và liên quan đến An Giang.

Các kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh của các Bộ ngành liên quan.

1.2.2 Cấp địa phương

Báo cáo chính trị số 263-BC/TU, ngày 02 tháng 10, 2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An

Giang khóa IX trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ X về “ Xây dựng Đảng bộ trong sạch,

vững mạnh; phát huy dân chủ, đoàn kết, đổi mới; khai thác tốt lợi thế và tiềm năng, đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để phát triển bền vững”.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020, được Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt tại Quyết định số 801/2009/QĐ-TTg ngày 27/6/2012.

Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 -2020 của tỉnh An Giang (Quyết định số 228/QĐ-UBND,

ngày 29/1/2016 của UBND Tỉnh).

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

(Quyết định số 1004/QĐ, ngày 30 tháng 6-2014).

Kế hoạch phát triển ngành công thương 5 năm 2011-2016, bản ra tháng 6/2016, UBND tỉnh An

Giang (Sở Công Thương).

Quy hoạch hệ thống giao thông thủy, bộ tỉnh An Giang thời kỳ 2007-2020, UBND tỉnh An Giang (Sở

GTVT).

Kế hoạch 5 năm phát triển khoa học và công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh

An Giang (Sở KH&&CN), Quyết định số 17/KH-SKHCN, ngày 6/11/2014.

Quy hoạch chi tiết thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020, Quyết định

số 1773/QĐ-UBND, ngày 13/10/2014.

Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020, Quyết

định số 1057/QĐ-UBND, ngày 22/6/2011.

Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định

hướng đến 2030, Quyết định số 1021/QĐ-UBND, ngày 2/7/2014.

Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011-

2015 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 của UBND tỉnh An Giang, ngày 1/4/2016.

Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh An Giang đến 2020 và định hướng đến năm 2030,

UBND tỉnh An Giang (Sở Xây dựng), Dự thảo Báo cáo tháng 4/2016.

Thuyết minh tóm tắt chương trình phát triển đô thị tỉnh An Giang giai đoạn 2015-2020 và định

hướng đến năm 2030 của Bộ Xây dựng (Viện Quy hoạch Xây dưng miền Nam).

Các Quyết định, chỉ thị có liên quan của Thủ tướng Chính phủ, các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh

vực trong phạm vi cả nước và khu vực đến năm 2020 của các bộ, ngành có liên quan đến An

Giang.

Các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất

và các đề án, báo cáo có liên quan đến An Giang

Niên giám thống kê tỉnh An Giang các năm từ 2010 đến 2014.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

32 | K H H Đ T T X

1.3 Phương pháp luận và cách tiếp cận

1.3.1 Cách tiếp cận

Kế hoạch Hành động tăng trưởng xanh của tỉnh An Giang được xây dựng dựa trên cách tiếp cận hệ thống,

liên ngành và có sự tham gia, kết hợp giữa cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên, như được minh họa

trong Hình 1 dưới đây.

Hình 1.Tóm tắt phương pháp luận xây dựng KHHĐ TTX cho địa phương

Theo đó một số điểm quan trọng cần nhấn mạnh là:

Kết hợp cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên: một mặt, KHHĐ TTX của An Giang được xây

dựng dựa trên các văn bản quy định pháp luật và nguồn lực của trung ương, mặt khác, các nội

dung của Kế hoạch được xác định dựa trên các kết quả phân tích các đặc thù về thể chế, điều kiện

thực tiễn và diễn biến phát triển KT-XH, các nguồn lực sẵn có và tiềm tàng của địa phương.

Sự tham gia: trong quá trình xây dựng KHHĐ TTX của An Giang, sự tham gia của các bên liên quan,

bao gồm các sở ban ngành, các tổ chức KH-CN, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các tổ chức

xã hội nghề nghiệp và dân sự, của cộng đồng địa phương được coi là một trong các điều kiện cần

thiết và được khai thác triệt để.

1.3.2 Phương pháp xây dựng KHHĐ TTX

a) KHHĐ TTX của tỉnh An Giang được xây dựng dựa trên 3 trụ cột chính, đó là:

Cơ sở pháp lý: bao gồm việc rà soát và phân tích nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, văn

bản chỉ đạo có liên quan của các cơ quan Trung ương có liên quan và của chính quyền tỉnh An

Giang;

Cơ sở khoa học: Bên cạnh việc tuân thủ các Hướng dẫn xây dựng KHHĐ TTX cấp tỉnh của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư (năm 2015), để bảo đảm sự thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán, kiểm

kê phát thải KNK của cả nước, trong quá trình xây dựng KHHĐ TTX của An Giang, các Hướng dẫn

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

33 | K H H Đ T T X

kiểm kê KNK (phiên bản 2006) của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC), Hướng dẫn kiểm kê

phát thải KNK cho vùng địa lý (GPC, 2014) và mô hình đường cong phân tích chi phí biên giảm

phát thải KNK (MACC) đã được sử dụng để điều tra, kiểm kê và tính toán lượng phát thải KNK của

Tỉnh.

Cơ sở thực tiễn: là các bằng chứng và kinh nghiệm đã được kiểm nghiệm bằng thực tiễn và các

tiềm năng phát triển đã được xác định của địa phương.

b) Các vấn đề của KHHĐ được xem xét một cách liên tục theo sự phát triển của các mối quan hệ trong hệ

thống:

Theo thời gian: từ quá khứ (khoảng 10 năm qua), hiện tại (hiện trạng phát triển KT-XH) và tương

lai (theo kịch bản về phát triển KT-XH và BĐKH, nước biển dâng) của Tỉnh.

Theo không gian: từ địa phương đến vùng, quốc gia và quốc tế

c) Từ góc độ chuyên môn: TTX được coi là một trong những cách thức để đạt được PTBV trong bối cảnh

BĐKH. Vì vậy, tăng trưởng xanh, một mặt, phải đảm bảo tính bền vững cả về lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi

trường, mặt khác, phải góp phần ứng phó hiệu quả với BĐKH trong cả hai khía cạnh “thích ứng” và “giảm

nhẹ”. Theo nghĩa đó, TTX nằm trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác của hệ thống KT-XH và nằm trong

khuôn khổ của hệ thống thể chế và năng lực phát triển (nhân, tài và vật lực) hiện hành. Vì vậy, khi xây

dựng KHHĐ TTX cần thiết phải tiếp cận với tất cả các văn bản quy định pháp luật có liên quan (đặc biệt là

các chiến lược và kế hoạch quốc gia cũng như của địa phương liên quan đến PTBV, BĐKH, BVMT). Tương

tự, trong quá trình thực hiện, các nội dung TTX phải được lồng ghép vào các kế hoạch phát triển KT-XH và

các kế hoạch phát triển ngành/ lĩnh vực có liên quan.

1.3.3 Các bước trong quá trình xây dựng KHHĐ TTX của An Giang

KHHĐ TTX của An Giang được xây dựng theo các bước sau:

Bước 1: Phân tích các cơ hội và thách thức, các thuận lợi và khó khăn

Bước 2: Xác định mục tiêu trước mắt và lâu dài, nội dung và các hoạt động ưu tiên

Bước 3: Tính toán các chỉ số đo lường cụ thể để đạt mục tiêu đề ra trong các năm kế hoạch và năm

định hướng

Bước 4: Thiết lập các danh mục các chương trình và kế hoạch hành động

Bước 5: Lập danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên được phân kỳ theo các mốc thời gian cụ thể.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

34 | K H H Đ T T X

Phần 2: Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh An Giang

2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

Mặc dù không đạt một số chỉ tiêu trong Kế hoạch đề ra, trong giai đoạn 2011-2015, An Giang vẫn đạt tăng

trưởng kinh tế ổn định ở mức bình quân 5,44% (theo giá 2010), trong đó khu vực dịch vụ tăng nhanh nhất

(7,42%), khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 7% và khu vực nông lâm thủy sản tăng 2,86%. An Giang đề

ra mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 đạt mức tăng trưởng GRDP bình quân 7% (bằng mức của cả nước),

trong đó nông lâm ngư nghiệp dự kiến đạt tốc độ tăng 2,71%, khu vực dịch vụ tăng (9,39%) và công

nghiệp-xây dựng tăng 9,31%.

GDP bình quân đầu người đạt 31,234 triệu đồng (giá hiện hành), tăng 1,3 lần so với 2010. Phấn đấu đến

năm 2020, đạt mức GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) là 48,628 triệu VNĐ (khoảng 2.266

USD/người).

Cơ cấu kinh tế của Tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm dần tỷ trọng khu vực nông–lâm–thủy sản

(GRDP) xuống còn 35,28%; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 49,31%, tuy nhiên khu vực công nghiệp – xây

dựng mới chỉ chiếm 13,52%, thuế và trợ giá chính sách chiếm 1,89%. Mục tiêu đặt ra cho thời kỳ 2016-

2020 la chuyen đoi mo hinh ta ng trương theo hương chat lương va na ng cao na ng lưc canh tranh; phat

triển nông nghiệp làm nền tảng cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội, phát triển công nghiệp, dịch vụ với

vai trò bổ trợ cho nông nghiệp. Phấn đấu để đạt được sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế theo hướng

giảm mạnh hơn nữa tỷ trọng khu vực nông nghiệp xuống còn 27,97%, trong khi tăng mạnh khu vực dịch

vụ lên 54,81% và khu vực công nghiệp lên 15,63%.

2.2 Các vấn đề ưu tiên và kết quả đạt được những chỉ tiêu kinh tế chính

2.2.1 Các vấn đề ưu tiên

Là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp và thương mại, nên nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế của An

Giang được xác định theo thứ tự ưu tiên là: “Nông nghiệp; Thương mại – Dịch vụ; và Công nghiệp – Xây

dựng”, trong đó, nông nghiệp và du lịch được coi là 2 ngành tế kinh mũi nhọn của An Giang.

Để thực hiện được mục tiêu ưu tiên này, An Giang định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng không

ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, tạo nền tảng cho việc phát triển

thương mại – dịch vụ, công nghiệp chế biến. Phương châm đề ra là: “kết hợp tốt giữa công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp, nông thôn với quá trình đô thị hóa, mở rộng các khu công nghiệp, dịch vụ”.

Du lịch cũng được xác định là một trong những hướng phát triển ưu tiên của An Giang. Thông qua việc

phát huy tổng hợp các nguồn lực xây dựng và phát triển du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh

liên doanh, liên kết với các đơn vị làm du lịch trong nước và quốc tế, Tỉnh đang phấn đấu tăng thu hút

khách, phát triển các khu du lịch trọng điểm, mở rộng các tuyến du lịch ngoại tỉnh và nước ngoài, đa dạng

các loại hình du lịch, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch và bảo vệ môi trường.

Xây dựng nền “kinh tế xanh” được coi là một trong những ưu tiên của Tỉnh. Mặc dù hiện vẫn nay chưa có

tài liệu thống kê chính thức về phát thải KNK tại An Giang, song với quyết tâm chuyển đổi cơ cấu kinh tế

theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng gia tăng, và kèm

theo đó là nguy cơ gia tăng phát thải KNK. Vì thế, để có thể hiện thực hóa mục tiêu phát triển “kinh tế

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

35 | K H H Đ T T X

xanh”, yêu cầu về giảm phát thải KNK và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn năng lượng đang ngày càng

trở nên quan trọng và được Tỉnh đặt ra như một trong những ưu tiên hàng đầu.

Trên thực tế, “sản xuất xanh” đã được An Giang thực hiện thông qua hàng loạt nỗ lực áp dụng quy trình

“sản xuất sạch hơn”, các hoạt động nhằm giảm thiểu chất thải xả ra từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp,

thương mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng; đổi mới hoặc thay thế các yếu tố đầu vào của quá trình

sản xuất và chế biến; thay thế các loại nguyên, nhiên liệu độc hại bằng các loại khác ít độc hại hơn, hoặc có

khả năng tái chế; áp dụng công nghệ mới hoặc thay đổi để đạt được công nghệ tiên tiến nhằm hạn chế mức

độ phát sinh của chất thải các loại; v.v. Với ý nghĩa đó, việc “xanh hóa sản xuất” không còn là điều mới lạ

bởi đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực phát triển của Tỉnh, đặc biệt các ngành kinh tế trọng điểm như

nông nghiệp và du lịch. Bên cạnh đó, “lối sống xanh” được thực thi thông qua hàng loạt nỗ lực nhằm xây

dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường; hạn chế khai thác và tiêu dùng quá mức các nguồn tài

nguyên thiên nhiên; hạn chế và khắc phục phát thải ô nhiễm môi trường; các nỗ lực để tăng tỷ lệ chất thải

rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý hợp tiêu chuẩn môi trường; đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát

nước thải và khí thải từ các nguồn khác nhau nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của khí thải, nước thải đến sức

khỏe của người dân trong Tỉnh.

2.2.2 Các chỉ tiêu kinh tế chính

Công nghiệp và xây dựng

Là khu vực có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 7% (giai đoạn 2011-2015). Tuy vậy, Công nghiệp -

xây dựng hiện là khu vực chiếm tỷ trọng không cao trong nền kinh tế An Giang, chỉ góp 13,52% trong tổng

GRDP của Tỉnh.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp, chiếm 95,39%

trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh (10.463,93 tỷ đồng năm 2015). Chủ yếu bao gồm các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo và thủy sản, trong đó đã có một số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

với quy mô, công suất lớn, máy móc thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, còn có một số

doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí nông nghiệp, các sản phẩm phục vụ nhu cầu xây dựng hạ tầng

giao thông, xây dựng dân dụng.

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp nhà nước, tăng tỷ

trọng công nghiệp ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Trên địa bàn Tỉnh hiện có 03 khu công nghiêp (KCN) là Bình hHòa, Bình Long và Xuân Tô, và 17 cụm công

nghiệp (CCN) đã được lập quy hoạch chi tiết tạo điều kiện cho địa phương thu hút đầu tư, trong đó có 8

CCN đã đi vào hoạt động với 21 dự án. Trên địa bàn Tỉnh còn có 29 làng nghề, làng thủ công truyền thống

với 6.056 hộ làm các nghề mộc, dệt lụa, gạch ngói và đồ gốm, đan lưới, chì chài, v.v. Sự hình thành và đưa

vào hoạt động các KCN, CCN đã làm phát sinh các loại chất thải, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến

phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Lĩnh vực xây dựng có chuyển biến tích cực, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, hệ thống giao thông.

Một số công trình quan trọng được quan tâm đầu tư như: Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao, đường tránh

Quốc lộ 91 (Châu Đốc - Tịnh Biên), đường Hà Hoàng Hổ, cầu Mương Khai lớn, cầu Cống Vong, cầu Ninh

Phước, đường tỉnh 943, 02 cầu đường tỉnh 948 (cầu Bưng Tiền, cầu Tà Đéc), 07 cầu trên tuyến Quốc lộ 91

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

36 | K H H Đ T T X

thuộc địa bàn thành phố Long Xuyên; Trường Đại học An Giang, các dự án kiên cố hóa trường lớp học; các

bệnh viện tuyến tỉnh, huyện.

Nông lâm ngư nghiệp

Trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình quân của khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt 2,64%, trong đó,

chủ yếu tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp (tăng 3,1%,), thủy sản giảm 0,5%, và lâm nghiệp tăng

0,2%. Mức đóng góp chung của khu vực nông-lâm-ngư chỉ đạt 0,61% vào tăng trưởng chung của tỉnh

(8,63%).

Mục tiêu của ngành nông lâm thủy sản đến năm 2020 đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 2,7%. Để làm

được điều này, An Giang thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng nông nghiệp theo phương châm lấy tổ

chức lại sản xuất làm cơ sở, lấy ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ làm khâu đột phá, lấy thị

trường làm tiền đề và mục tiêu; Chuyển từ tư duy phát triển theo diện tích, năng suất, sản lượng sang tư

duy về giá trị và hiệu quả kinh tế đạt được. Trong thời gian tới, Tỉnh tập trung vào 03 nhóm sản phẩm

chiến lược của tỉnh là gạo,cá và rau màu.

Trồng trọt

Cây lúa là sản phẩm chính của trồng trọt ở An Giang. Năm 2015, sản lượng lúa đạt 4,078 triệu tấn (ta ng

hơn 350 ngan tấn so năm 2010). Giá trị san xuat no ng nghiệp đạt hơn 129 trie u đong/ha vao na m 2015

(tăng 51,5% so năm 2010). Năng suất lúa tăng liên tục qua các năm là nhờ Tỉnh đã thực hiện việc xuống

giống đúng lịch thời vụ, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, tăng tỷ lệ cơ cau giống

chất lượng cao. Năm 2015, diện tích đất trồng lúa ở An Giang là 633,9 ngàn ha, chiếm 90% tổng diện tích

đất sản xuất nông nghiệp, với sản lượng cả năm đạt 4,075 triệu tấn.

Die n tich ca y hoa mau ngay được mở rộng va đat khoảng 67 nghìn ha vào cuối năm 2015. An Giang đã và

đang thực hiện chu trương chuyen đoi mo t phan die n tich sản xuất lua kem hie u qua sang trong nhưng loai

ca y co gia tri kinh te cao hơn va ứng dụng công nghệ cao.

Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 tăng diện tích canh tác theo mô hình “cánh đồng lớn” lên 80.000 ha (bằng

65% diện tích chuyên canh lúa hàng hóa có liên kết tiêu thụ); Diện tích trồng lúa ổn định khoảng 640.000

ha; diện tích trồng màu khoảng 71.000 ha.

Chăn nuôi

Heo và gia cầm là loại vật nuôi chính ở An Giang. Ty trong nganh cha n nuo i tương đối on đinh, na m 2015,

cha n nuo i chiem 6,2% trong no i nganh no ng nghie p. Đa co nhiều tiến bộ đạt được trong công nghệ chăn

nuôi: các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được áp dụng rộng rãi; nhiều hộ nuôi heo với số lượng lớn đã

thực hiện xử lý phân qua hầm biogas, ủ phân hoặc đào hố chôn lấp. Một số dự án phát triển chăn nuôi gia

cầm an toàn sinh học, dự án xây dựng mô hình giết mổ, tiêu thụ thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm, xây dựng

hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, v.v. được thực hiện. Phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại

quy mô lớn bước đầu được hình thành.

Cuối năm 2015, tổng số vật nuôi trong Tỉnh là: 124000 trâu bò; 145000 heo (số lượng giảm so với thời kỳ

trước); và 4.400.000 gia cầm.

Thủy sản

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

37 | K H H Đ T T X

Nuôi cá tra là ngành sản xuất chính của thủy sản An Giang. Năm 2015, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản

của Tỉnh 2.480 ha, trong đó diện tích nuôi cá tra đạt 1.233 ha. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng thu hoạch đạt

326.565 tấn, trong đó sản lượng cá tra, basa 248.604 tấn. Hiện nay, ngành này đang được chuyển dần sang

hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và đang góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh.

Bên cạnh cá tra, một số mặt hàng thủy sản khác như tôm giống tôm càng xanh toàn đực, lươn đồng, cá lăng

nha, cá rôphi và một số loại cá bản địa khác bắt đầu phát triển. Năm 2015, tổng die n tich nuo i trồng thuy

san đạt 2.686 ha. Trong đo: Die n tich nuo i ca tra la 1.220 ha; Diện tích nuôi tôm càng xanh 400 ha (giảm 87

ha); So long be đạt 1.800 – 2.000 cái. Sản xuất giống thủy sản ngày càng phát triển: tôm càng xanh toàn đực

đạt 150 triệu con; Cá tra giống 300.000 con; Cá hô 70.000 con; Cá diêu hồng Ecuador 1 triệu con. Một số

đối tượng khác như cá tra bột, lươn đồng, cá lăng nha, và các loại cá bản địa tăng đủ đáp ứng nhu cầu của

thị trường.

Mục tiêu đến 2020 tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên khoảng 2.800 ha (tăng khoảng 300 ha so với năm

2015).

Thương mại dịch vụ

Trong giai đoạn 2011-2015, thương mại dịch vụ là khu vực có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất

(7,42%), và cũng là khu vực có đóng góp cao nhất vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Thương mại

Thương mại nội địa tăng nhanh, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2015 đạt 73.610 tỷ đồng

(gấp 2,049 lần so năm 2010); tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 15,43%/năm, vượt

0,4% so kế hoạch. Ngành thương mại đã nỗ lực khai thác các lợi thế của Tỉnh, đẩy mạnh các hoạt động tiêu

thụ hàng nông sản, cung ứng nguyên liệu cho sản xuất và hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân. Trong 5 năm

2011-2015, đã có 43 chợ, 02 siêu thị và 01 trung tâm mua sắm được đưa vào khai thác.

Mục tiêu từ nay đến 2020 là đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hợp tác giao thương để hỗ trợ doanh nghiệp

mở rộng và khai thác thị trường nội địa, gắn kết với hệ thống phân phối; khai thác thế mạnh kinh tế biên

giới, gia tăng lưu lượng hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu để phát triển các loại hình dịch vụ.

Ngoại thương: kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2015 đạt 4,53 tỷ USD (tăng 51,5% so với giai

đoạn 2006 – 2010). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 5,85%. Các mặt hàng chủ lực của tỉnh là:

xuất khẩu gạo đạt 2.585 ngàn tấn (gần 1.210 triệu USD), thủy sản 805 ngàn tấn (đạt 1,960 triệu USD), rau

quả đông lạnh 39 ngàn tấn (53 triệu USD), và 79,6 triệu sản phẩm may mặc (364 triệu USD). Năm 2015,

hàng hóa của Tỉnh đã có mặt tại 133 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó gạo đã xuất qua 44 nước,

rau quả đông lạnh xuất đi 04 nước, hàng thủy sản đã xuất qua 75 nước. Một số sản phẩm xuất khẩu chính

của tỉnh như rau quả đông lạnh, gạo sạch... đã đạt tiêu chuẩn vào những thị trường khó tính.

An Giang còn chủ động khai thác lợi thế kinh tế biên mậu, lưu lượng hàng hóa mua bán, trao đổi qua các

cửa khẩu biên giới luôn giữ ổn định ở mức cao, chiếm 1/3 giá trị trao đổi ngoại thương Viêt Nam -

Campuchia. Tổng kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu của Tỉnh đạt 1,3 tỷ USD năm 2014.

Mục tiêu phấn đấu đến 2020 tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt 70 triệu USD

trong giai đoạn 2016-2020.

Du lịch

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

38 | K H H Đ T T X

Du lịch An Giang phát triển ở mức khá. Tỉnh đã từng bước xây dựng hình ảnh ngành Du lịch thân thiện với

du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch. Trong giai đoạn 2011–

2015, tổng lượt khách đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đạt 28,3 triệu lượt (bình quân trên 5,6

triệu lượt khách/năm), tốc độ tăng lượt khách bình quân đạt 2,9%/năm, trong đó, khách quốc tế đạt

294.631 lượt (bình quân khoảng 58.900 lượt/năm), tăng bình quân 9%/năm. Mô hình du lịch cộng đồng,

sinh thái, du lịch nông nghiệp, trang trại, du lịch homestay bước đầu được phát triển. Mô hình du lịch giáp

biên giới Campuchia, du lịch khám phá sông Mê Kông liên tục được mở rộng và khai thác với hiệu quả khá

cao.

An Giang đặt mục tiêu đến năm 2020, xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và là

điểm đến hấp dẫn, uy tín, chất lượng và sức cạnh tranh cao trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả

nước. Phấn đấu đưa An Giang vào điểm du lịch quốc gia. Trong đó, ưu tiên tập trung phát triển 04 loại hình

du lịch đặc trưng gồm du lịch tâm linh; du lịch thăam quan, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái, du lịch sông

nước; thăam quan di tích văn hóa lịch sử.

Dịch vụ vận tải

Các dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng

hoá và đi lại của nhân dân, với nhiều loại phương tiện khác nhau. Toàn tỉnh hiện có gần 5.507km đường

giao thông và 1.639 cây cầu với chiều dài gần 55,7km. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng vận

chuyển hàng hóa bình quân đạt 4,5%/năm; vận chuyển hành khách tăng 2,6%/năm.

Chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng được nâng lên, các loại xe vận chuyển hành khách đã triển khai lắp

đặt thiết bị giám sát hành trình, giúp ngành chức năng quản lý được các phương tiện chạy đúng tuyến,

đúng tốc độ quy định.

Dự báo khối lượng vận tải hành khách đường bộ giai đoạn 2011-2020 tăng trung bình 6%/năm (đạt 40.5

triệu lượt hành khách năm 2020). Khối lượng hành khách luân chuyển tăng trung bình 6%/năm, đạt

14.540.000 hành khách năm 2020. An Giang đặt mục tiêu tăng khối lượng vận tải hàng hóa đường bộ trung

bình 2016-2020 lên 10%/năm, đạt 3.162 tấn/năm vào năm 2020. Khối lượng luân chuyển hàng hóa

đường bộ tăng trung bình 10%/năm, đạt 363 triệu tấn/km năm 2020. Đến năm 2020, tăng số lượng các

phương tiện vận tải đường bộ đủ để đáp ứng nhu cầu vận tải cả hành khách và hàng hóa.

Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa đường thủy được dự báo tăng trung bình 7% giai đoạn

2011-2020, đạt 3785.810 tấn (tương đương 643,8 triêu tấn/km) vào năm 2020; khối lượng vận chuyển,

luân chuyển hành khách đường thủy trong cùng kỳ tăng 1,9%, đạt 4,95 triệu khách, tương đương 207 triệu

khách/km. Để đảm báo đạt được mục tiêu trên, An Giang cần tăng số lượng các phương tiện vận tải đường

thủy. Theo dự báo, đến năm 2020, Tỉnh cần có 37.8581 TPT cho vận chuyển hàng hóa và 15.482 nghìn ghế

cho vận tải hành khách theo đường thủy.

Bưu chính viễn thông

Hạ tầng bưu chính, viễn thông tiếp tục được đầu tư mở rộng với công nghệ hiện đại, chất lượng phục vụ

ngày càng tốt hơn. Phạm vi phủ sóng chương trình phát thanh của đài Phát thanh - Truyền hình An Giang

đã bao trùm toàn Tỉnh. Năm 2015, tỷ lệ hộ dân xem được truyền hình đạt khoảng 98%. Chương trình

truyền hình tiếng Khmer đã chính thức được phát trên kênh 8-VHF phục vụ tốt nhu cầu nghe, xem chương

trình tiếng Khmer của dân cư. Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp cơ sở được thành lập, củng cố, nâng cấp,

đưa tỷ lệ phủ sóng trên địa bàn dân cư đạt 85%.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

39 | K H H Đ T T X

Đến nay, mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã đến được với các vùng sâu vùng xa, đảm bảo nhu cầu

thông tin thông suốt trong nước và ngoài nước. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1 bưu cục trung tâm, 11 bưu cục

cấp huyện và 154 bưu cục ở các xã phường thị trấn.

2.3 Dân số, lao động và việc làm

2.3.1 Dân số, mức gia tăng dân số và đô thị hóa

An Giang là 1 trong những tỉnh có dân số lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong 5 năm qua, tỷ lệ tăng tự

nhiên dân số giảm dần từ 1,18% (năm 2010) xuống còn 0,92% năm 2015. Tuy vậy, An Giang vẫn là tỉnh có

mật độ dân số khá cao (610 người/km2), đứng thứ 4 trong khu vực, chỉ sau Tp. Cần Thơ, Vĩnh Long và

Tiền Giang.

Năm 2016, dân số trung bình của An Giang khoảng 2.161 ngàn người, thuộc 17 dân tộc, đông nhất là người

Việt, chiếm khoảng 94,7%, người Khme 4,07%, người Chăm 0,65%, người Hoa 1,09%. Người Khme sống

tập trung ở vùng núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn; người Chăm sống ở 2 huyện Tân Châu và Phú

Tân; người Hoa sống tập trung ở thành phố Long Xuyên, Châu Đốc và huyện Chợ Mới.

Đến cuối năm 2016, dân số đô thị khoảng 700 ngàn người (chiếm trên 30%). Dân số An Giang phân bố

không đều: tập trung đông nhất là thành phố Long Xuyên, tiếp đến là thành phố Châu Đốc và huyện Chợ

Mới. Huyện Tri Tôn có mật độ dân số thấp nhất.

Mục tiêu của Tỉnh là phấn đấu đến năm 2020 đạt quy mô dân số vào khoảng 2.175 ngàn người.

Đô thị hóa ngày càng tăng với tốc độ tương đối nhanh ở tất cả các địa phương. An giang hiện có 20 đô thị,

gồm 02 đô thị loại II (tp Long Xuyên và Châu Đốc), 04 đô thị loại IV và 14 đô thị loại V. Thành phố Long

Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu đạt tốc độ đô thị hóa cao nhất. Dự kiến đến cuối năm 2015,

tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đạt 31% (so với mức 29,85% năm 2010). Các đô thị trung tâm phát triển

gắn với thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn; bộ mặt đô thị và nông thôn mới từng bước thay đổi theo

hướng văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân.

An Giang đặt mục tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hóa lên khoảng 35-40% vào năm 2020.

2.3.2 Lao động và việc làm

Năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động trên 1.340 ngàn người (chiếm 62,1% dân số), số lao động đang

làm việc cho các ngành kinh tế là 1.192.202 người (chiếm 55,3% tổng dân số), trong đó làm việc trong

ngành nông, lâm, thuỷ sản là 691.690 người (chiếm 40,8% tổng dân số của tỉnh).

Tuy lực lượng lao động của Tỉnh khá dồi dào, song tỷ lệ lao động qua đào tạo (dưới mọi hình thức) chỉ đạt

50% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế (năm 2015). Tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với nhu

cầu phát triển. An Giang đặt mục tiêu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc

trong nền kinh tế lên 65% vào năm 2020.

Trong giai đoạn 2011-2015, Tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 176.787 lao động, trong đó đã giới thiệu

việc làm theo diện xuất khẩu lao động cho hàng trăm lượt người, góp phần tạo công ăn việc làm và xóa đói

giảm nghèo cho người dân. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị của An Giang tương đối thấp (< 4%).

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

40 | K H H Đ T T X

2.4 Thực trạng xây dựng nông thôn mới

Đến cuối năm 2016, An Giang mới có 21 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới (chiếm 17,65%), 7 xã đạt 15-

18 tiêu chí (5,88%); 52 xã đạt từ 10-14 tiêu chí (chiếm 43,70%), và 39 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí (chiếm

32,77%). Bình quân toàn tỉnh đạt 11,84 tiêu chí/xã và không còn xã đạt dưới 6 tiêu chí.

Tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia chiếm 20,19% (tiêu chí quy định 70%), có

21/119 xã đạt tiêu chí này.

Có 82/119 xã có chợ theo quy hoạch đạt chuẩn theo quy định (tiêu chí quy định là đạt).

Có 118/119 xã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được

tiếp tục học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 86,36%. Số xã đạt tiêu chí quy định có 110/119 xã; Tỷ lệ lao

động nông thôn qua đào tạo đạt 42,71%,

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch khu vực nông thôn theo quy chuẩn Bộ Y tế đạt 81,77%; số xã đạt tiêu chí

có 85/119 xã;

Tỷ lệ cơ sở SX- KD đạt tiêu chuẩn về môi trường đạt 91,75%, số xã đạt tiêu chí quy định có 76/119 xã đạt

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 73,12%, có 79/119 xã đạt (tiêu chí quy định 70%).

Số hộ dân có nhà tạm, dột nát giảm còn 2,31% so TS hộ gia đình nông thôn. Tỷ lệ hộ dân có nhà ở đạt tiêu

chuẩn tăng lên đáng kể đạt 74,86%.

Tỉnh đã đề ra mục tiêu xây dựng NTM có kinh tế xã hội phát triển, kết cấu hạ tầng từng bước hiện đại, gắn

phát triển nông thôn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đến năm 2020, phấn đấu nâng số xã đạt chuẩn NTM

lên 61 xã (51,26%), ít nhất 1 huyện đạt chuẩn NTM, và đảm bảo không có xã nào đạt dưới 7 tiêu chí quốc

gia về NTM.

2.5 Cơ sở hạ tầng

2.5.1 Hạ tầng ngành điện và năng lượng

Các nguồn lực đã được Tỉnh tập trung cho đầu tư phát triển lưới điện, nhằm bảo đảm nguồn điện ổn định,

đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Lưới điện quốc gia đã được kéo đến 100% số xã, ấp. Chất lượng

điện được đảm bảo ở cả các khu vực cuối nguồn. Người dân nông thôn cũng được sử dụng điện với mức

giá như ở các vùng đô thị. Tỷ lệ hộ dân có sử dụng điện là 98%, trong đó khu vực nông thôn đạt trên 97%.

Giai đoạn 2011-2015, đã cải tạo, nâng cấp 114,7 km đường dây trung thế, 308 km đường dây hạ thế, với

tổng vốn đầu tư là 139,9 tỷ đồng.

Nhu cầu điện tăng trung bình 8.73%/năm giai đoạn 2010 - 2015,đạt 1.866.178MWh vào năm 2015. Mục

tiêu phấn đấu đến 2020 nâng mức tiêu thụ điện năng trên đầu người đạt1.200 kWh và nâng tỷ lệ hộ nông

thôn sử dụng diện lên 100%.

Nhu cầu tiêu thụ các nhiên liệu khác, bao gồm xăng, dầu, khí có mức tăng trưởng cao, trung bình

15.6%/năm giai đoạn 2010 - 2015. Dự kiến, nhu cầu nhiên liệu của Tỉnh sẽ duy trì xu hướng tăng, trong đó

nhu cầu LPG có thể đạt mức 40.997 tấn vào năm 2020.

2.5.2 Hạ tầng giao thông

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

41 | K H H Đ T T X

Giao thông

Mạng lưới đường bộ của An giang dài khoảng 3.474 km, bao gồm cả quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, xã lộ và

đường thôn xóm, được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn. Quốc lộ chỉ có 1 tuyến dài 93,1 km (Quốc lộ

91) mặt bê tông nhựa, chạy từ Cái Sắn lớn đên biên giới Campuchia. Dự kiến sẽ xây dựng Quốc lộ N1

(khoảng 100 km), chạy dọc theo biên giới với Campuchia, với mục tiêu chắn lũ và rút ngắn khoảng cách

giữa Tỉnh với các trung tâm kinh tế lớn là tp. Hồ Chí Minh và Nam Tây Nguyên; và quốc lộ N2 (khoảng 38

km) từ Long An qua Đồng Tháp, vào huyện Thoại Sơn.

An Giang có 14 tuyến đường tỉnh, tổng chiều dài 393,7 km, trong đó có 337,3 km đường bê tông nhựa,

phần còn lại vẫn là đường cấp phối. Hầu hết đường tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn cấp IV và cấp V, đảm bảo đi lại

bằng xe con, xe tải, xe 2 bánh và cho phép vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn. Mật độ đường tỉnh của An

Giang là cao hơn mức trung bình của vùng. Hệ thống đường đô thị và giao thông nông thôn gồm 896 tuyến,

với chiều dài hơn 2.988 km, trong đó có gần 400 km đường bê tông xi măng, 604 km đường đá dăm nhưạ,

trên 287 km đường cấp phối và trên 1.676 km đường đất. Mặc dù đã có nhiều sự cải thiện, số lượng đường

đất vẫn chiếm tỷ lệ lớn (71%) trong hệ thống đường nông thôn trên địa bàn Tỉnh. Một số xã ở các vùng sâu

vùng xa hoặc tại các cù lao tại Thoại Sơn, Châu Thành và Châu phú vẫn chưa có đường ô tô đến trung tâm

xã.

Nhìn chung, các tuyến đường tỉnh, huyện đã được sử dụng từ lâu và ít được duy tu bảo dưỡng nên đã

xuống cấp. Cầu cống trên các tuyến đường này hầu hết quá yếu hoặc bị hư hỏng, gây khó khăn cho giao

thông, nhất là trong mùa mưa lũ. Các tuyến đường tỉnh đảm bảo thông xe 4 bánh trong cả 2 mùa. Một số

tuyến đường huyện chỉ có thể thông xe 2 bánh. Do điều kiện tự nhiên và địa hình, các tuyến đường ở An

Giang cần có nhiều cầu, cống, đòi hỏi được xây mới hoặc duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

Hệ thống giao thông đường thủy của Tỉnh rất đa dạng, bao gồm các sông, kênh, rạch, với tổng chiều dài

5.757 km, trong đó có trên 2445 km có thể lưu thông bằng các phương tiện giao thông. Tuyến sông Tiền,

sông Hậu và một số tuyến sông do Trung ương quản lý có chiều dài trên 372 km, cho phép các tàu có trọng

tải 100 -5000 tấn hoạt động. Các tuyến đường thủy do địa phương quản lý có tổng chiều dài khoảng trên

508 km, chỉ có thể lưu thông các loại phương tiện có trọng tải khoảng 20-100 tấn, hoặc nhỏ hơn. Các tuyến

đường này hiện đang xuống cấp nghiêm trọng do thiếu duy tu bảo dưỡng, do bị lấn chiếm để xây dựng nhà

cửa, hoặc đăng đáy cá.

Vận tải

Trong những năm gần đây, số lượng phương tiện vận tải hành khách đã tăng nhanh và được cải thiện tốt

hơn về chất lượng.Tính đến năm 2015, tổng số phương tiện vận tải hành khách đường bộ là 7.815chiếc.

Tổng số xe con (4-9 ghế) có 6.450 chiếc. Tổng số phương tiện vận tải hàng hóa 9.727 chiếc.

Hoạt động vận tải đường bộ chủ yếu do các công ty và hộ tư nhân, và một vài doanh nghiệp có vốn nhà

nước đảm nhận. Hiện trên địa bàn Tỉnh có 81 tuyến vận tải hành khách, gồm 67 tuyến liên tỉnh và 14 tuyến

nội tỉnh. Hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách tăng lên và có sự cải thiện về chất lượng.

Vận tải đường sông chiếm khối lượng lớn, chủ yếu bằng các phương tiện gia dụng (thuyền trọng tải tối đa

5-10 tấn). Hiện nay, đã có một số thuyền lớn vỏ sắt được đưa vào sử dụng, với trọng tải lớn hơn. Khối

lượng hàng hóa vận tải ngày càng tăng.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

42 | K H H Đ T T X

Hiện tại An Giang có 18 bến xe khách, bao gồm 2 bến loại 2, còn lại là loại 3 và 4, với diện tích hẹp, xuống

cấp. Cảng Mỹ Thới trên bờ sông Hậu có thể tiếp nhận tàu 2000 -5000 DWT, năng lực thông quan 650.000

tấn/năm. Cảng này hiện đang được nâng cấp để đạt công suất 1-1,2 triệu tấn/năm. An Giang có 174 bến

xếp dỡ hàng hóa và 13 bến tàu hỗn hợp (hàng hóa và hành khách) đều có quy mô nhỏ, chưa an toàn. Ngoài

ra, còn có 8 bến phà và nhiều bên chở khách ngang sông, một số trong đó có lưu lượng lớn. Tuy nhiên, đại

bộ phận các bến này còn thô sơ, chưa được đầu tư xây dựng, quản lý còn kém.

Việc mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh hiện đang gây ra một số vấn đề môi

trường như ngập lụt, xói lở, ảnh hưởng đến môi sinh, tài nguyên đất, tài nguyên nước và tác động đến đời

sống kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên, những tác động và ảnh hưởng này còn chưa được đánh giá đầy

đủ.

2.5.3 Hạ tầng khác

Hạ tầng thương mại

Trên địa bàn tỉnh hiện có 277 chợ bao gồm 06 chợ hạng II (chưa có chợ hạng I), 220 chợ hạng III, 01 chợ

chuyên doanh bò và 50 điểm họp chợ tự phát, chợ tạm. Mật độ chợ hiện tại là 1,72 chợ/xã, phường, cao

hơn mức bình quân của cả nước (0,87 chợ/xã, phường); Mỗi chợ phục vụ bình quân 7.759,77 người (cả

nước là 10.243 người/chợ); Bán kính phục vụ của mỗi chợ 2,02 km, khoảng cách này cao hơn so với qui

định bán kính phục vụ trung bình của một chợ hạng 3 là 1,2 km của tiêu chuẩn thiết kế - xây dựng chợ Việt

Nam. Các loại hình cơ sở kinh doanh mới như siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã xuất hiện và phát triển với tốc

độ nhanh ở các thành phố, thị xã (chủ yếu ở thành phố Long Xuyên, khu miễn thuế Tịnh Biên). Hệ thống

chợ nông thôn được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới thông qua thực hiện chính sách khuyến khích và ưu

đãi đầu tư; nâng tổng số chợ nông thôn toàn tỉnh hiện có đến nay là 215 chợ; trong đó, chợ đạt chuẩn loại 3

là 176 chợ (chiếm tỷ lệ 81,5% tổng số chợ nông thôn toàn tỉnh).

Trong thời gian tới, An Giang đặt mục tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng văn

minh, hiện đại với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua sắm của người dân. Khuyến khích

khu vực tư nhân phát triển các cửa hàng tổng hợp, siêu thị nhằm gia tăng tốc độ luân chuyển các luồng

hàng hóa, tăng cường quan hệ thị trường trên địa bàn.

Giáo dục – đào tạo

Năm 2010, mạng lưới trường học bao gồm 396 trường, trong đó có 154 trường trung học cơ sở và 47

trường trung học phổ thông.

Hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của Tỉnh gồm 1 trường đại học, 1 trường

cao đẳng, 1 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường nghiệp vụ, 1 trường dạy nghề của tỉnh và 10 trung

tâm giáo dục thường xuyên. Toàn tỉnh không còn phòng học ca 3 và phòng học tre lá tạm bợ, số phòng học

kiên cố đạt 54,95%, bán kiên cố đạt 45,05%.

Y tế và chăm sóc sức khỏe

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

43 | K H H Đ T T X

Mạng lưới y tế của An Giang gồm có 15 cơ sở khám chữa bệnh công lập với quy mô 3.230 giường bệnh (02

bệnh viện đa khoa, 1 bệnh viện tim mạch, 1 bệnh viện mắt, TMH, RHM) tại tuyến Tỉnh, 11 bệnh viện tuyên

huyện (1.330 giường), 11 phòng khám đa khoa khu vực với 250 giường bệnh, 156 trạm y tế xã (1.560

giường bệnh); 3 bệnh viện tư nhân với 190 giường bệnh.

Tổng số cơ sở hành nghề Y, Dược tư nhân trong tỉnh là 2.757 cơ sở, gồm: 1.378 cơ sở hành nghề Y (trong

đó có 04 bệnh viện tư nhân với 430 giường bệnh), 1.278 cơ sở hành nghề Dược và 101 cơ sở hành nghề y

học cổ truyền. Số giường bệnh bệnh viện tư nhân chiếm 10,98% tổng số giường bệnh toàn tỉnh (không

tính trạm y tế xã). Các bệnh viện tư nhân tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại:

Máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy CT-Scanner…

Tuy nhiên, tình trạng yếu kém trong quản lý chất thải rắn y tế, gây ô nhiễm môi trường chưa được giải

quyết triệt để. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện đang ở mức trầm trọng.

Văn hóa – thể dục thể thao

Đến nay có 100% xã, phường, thị trấn đều có trạm truyền thanh. Các hoạt động văn hóa thông tin, phát

thanh, truyền hình của tỉnh, huyện, thành phố, thị xã thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị, tuyên

truyền phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và các thông tin về

khoa học – kỹ thuật.

Công tác quản lý, khai thác các di tích – danh lam thắng cảnh được thực hiện tốt. Các nhiều lễ hội dân gian

(như lễ hội vía bà chúa Xứ, Đức quản cơ Trần Văn Thành, Đức Thoại Ngọc Hầu, và các lễ của người dân tộc

Khmer, dân tộc Chăm) được tổ chức trang trọng.

2.6 Vốn đầu tư

Các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, sản xuất, dịch vụ tăng khá, góp phần

quan trọng thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong giai đoạn 2011-2015, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 16.476 tỷ đồng, trong đó, ngân

sách tỉnh 8.206 tỷ đồng (chiếm 49,81%), chủ yếu thực hiện cho các dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao,

đường tránh Quốc lộ 91 (Châu Đốc - Tịnh Biên), đường Hà Hoàng Hổ, cầu Mương Khai Lớn, cầu Cống Vong,

cầu Ninh Phước, đường tỉnh 943,02 cầu đường tỉnh 948 (cầu Bưng Tiền, cầu Tà Đéc); Trường Đại học An

Giang, Đề án kiên cố hóa trường lớp học; các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, v.v.

Tuy vậy, trong giai đoạn 2011-2015, An Giang đã không đạt chỉ tiêu đề ra về tăng tổng vốn đầu tư toàn xã

hội, với mức tăng bình quân hàng năm là 8,68%, chỉ bằng 31,24% so với GDRP.

Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu nâng tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2016-2020 lên đạt 33,3% so với

GRDP.

2.7 Năng lực cạnh tranh

Trong nhiều năm (từ 2007 đến 2012), An Giang đã từng được xếp hạng là 1 trong các tỉnh có năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh “Tốt”. Đăc biệt, năm 2012, An Giang đã được xếp thứ 2 trong Bảng xếp hạng năng lực cạnh

tranh cấp Tỉnh. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, từ năm 2013 trở lại đây, An Giang chỉ được xếp vào

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

44 | K H H Đ T T X

nhóm các tỉnh có năng lực cạnh tranh “Khá”. Năm 2015, Tỉnh chỉ xếp thứ 39 trong số 63 tỉnh/ thành phố

được khảo sát về năng lực cạnh tranh. Trong khu vực sông Cửu Long, An Giang chỉ đứng trước 3 tỉnh là Trà

Vinh, Tiền Giang và Cà Mau.

Cụ thể hơn, năm 2015, An Giang được đánh giá cao trong các tiêu chí như “gia nhập thị trường”, “giảm chi

phí thời gian” và “tính minh bạch”. Đây là các dấu hiệu cho thấy An Giang đã rất nỗ lực trong cải cách hành

chính, nâng cao tính minh bạch trong quản lý Nhà nước. Tuy vậy, năng lực cạnh tranh của An Giang vẫn

còn là vấn đề đáng để quan tâm trong thời gian tới bởi Tỉnh vẫn đang bị đánh giá kém ở các khía cạnh như

“tính năng động”, “chi phí không chính thức” và “cạnh tranh bình đẳng”. Các yếu điểm này chính là các rào

cản lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế và cải thiện năng lực cạnh tranh của Tỉnh.

Ngoài ra, các khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các hạn chế về vốn con người,

nguồn nhân lực cũng là một trong những rào cản không nhỏ đối với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh

của Tỉnh trong thời gian tới.

Phần 3: Tài Nguyên Và Môi Trường

3.1 Những giá trị tài nguyên tự nhiên của An Giang

3.1.1 Tài nguyên rừng

An Giang hiện có diện tích rừng khoảng 14.827 ha, trong đó đất trồng rừng phòng hộ gồm 9.450 ha, rừng

sản xuất là 4,112 ha và rừng đặc dụng 1.265 ha. Chủ yếu phân bố tập trung ở 4 huyện, Tri Tôn, Tịnh Biên,

Châu Đốc và Thoại Sơn. Phần lớn là rừng phòng hộ, nên giá trị sản xuất thấp. Trong giai đoạn 2011-2015,

An Giang duy trì được tỷ lệ che phủ rừng 22,4%, đạt mức kế hoạch đề ra.

Rừng An Giang giàu có cả về động vật và thực vật. Thực vật rừng ở đây tương đối phong phú và đa dạng,

thuộc 2 hệ sinh thái chính là hệ sinh thái thực vật rừng vùng đồi núi và hệ sinh thái thực vật ngập nước úng

phèn. Rừng cây gỗ lớn phân bố ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần nhỏ ở thành phố Châu Đốc,

huyện Thoại Sơn. An Giang có 815 loài thực vật rừng bậc cao, trong đó các loài cây gỗ lớn chiếm14,2%, cây

gỗ nhỏ (18,3%), loài cây bụi, tiểu mộc chiếm 25,8%, loài dây leo(chiếm 12,9%), loài cây dạng cỏ chiếm

21,8%, v.v.

Hệ động vật rừng tràm có 70 loài gồm các loại chim rừng như: le nâu, vịt trời; các loài tôm, cá phổ biến

như: cá lóc, cá bông, cá sặc, các loài thuộc lớp lưỡng thể như: Nhái, Ếch đồng, Ngóc; các loài bò sát như:

trăn Gấm, trăn Mốc, rắn Hổ đất, rắn Cạp nong. Hệ động vật vùng đồi núi: các loài chiếm ưu thế như Khỉ, Nai,

Cáo, Chồn, Cheo cheo...., về chim có nhiều loài như chào mào, chích chòe, sáo; bò sát như: kỳ đà, thằn lằn

bóng, rắn. Tuy nhiên do các hoạt động săn bắt nên một số loài trên đang bị suy giảm đáng kể cả về số lượng

và chủng loại.

3.1.2 Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn An Giang hiện đã phát hiện được 107 điểm khoáng sản. Các loại khoáng sản có tiềm năng lớn

nhất tại An Giang gồm: đá xây dựng, cát xây dựng-san lấp, sét gạch ngói, than bùn. Cụ thể, các loại khoáng

sản đã được phát hiện bao gồm:

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

45 | K H H Đ T T X

Khoáng sản kim loại: kim loại cơ bản (molybden, thiếc), kim loại quý (vàng, bạc), được tìm thấy tại 2 biểu

hiện khoáng sản và 8 điểm khoáng hóa. Đã phát hiện được 7 điểm Molybden khoáng hóa tại khu vực Trà

Sư, Núi Sam; Núi Cậu, Đông nam núi Giài nhỏ, núi Khét, Tây bắc núi Cấm; núi Cô Tô. Vàng gốc được phát

hiện tại khu vực Núi Đất (huyện Tịnh Biên) và Châu Lăng (huyện Tri Tôn).Thiếc sa khoáng Ba Thê thuộc

địa phận thị trấn Oc Eo, huyện Thoại Sơn. Nhìn chung, khoáng sản kim loạt ở An Giang có ít triển vọng;

phần lớn các điểm nêu trên đều nằm trong vùng cấm hoặc tạm cấm khai thác khoáng sản.

Khoáng sản phi kim loại gồm: nguyên liệu gốm (felspat, kaolin) và nguyên liệu khác (diatomit, sét nguyên

liệu keramzit, than bùn), vật liệu xây dựng (sét gạch ngói, cát xây dựng-san lấp, vôi vỏ sò, thạch cao, đá xây

dựng, đá ốp lát), được phát hiện tại 13 khoáng sản lớn, 20 khoáng sản vừa, 47 khoáng sản nhỏ và 16 biểu

hiện khoáng sản. Nguyên liệu gốm sứ: hiện có 5 điểm khoáng sản felspat tại Núi Sam; núi Bà Đắt, Núi Giài

nhỏ, núi Bà Đội, Núi Sập. Một số điểm hiện nằm trong khu vực cấm khai thác (Núi Sam, Núi Sập). 02 điểm

khoáng sản kaolin đã được phát hiện tại huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên. Nhìn chung, kaolin tại đây có

thể dùng làm đồ gốm dân dụng, nhưng không đạt tiêu chuẩn làm đồ sứ; tuy nhiên nếu kết hợp với khai

thác cát xây dựng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.Có 2 điểm khoáng sản diatomit tại huyện Tri Tôn và

huyện Tịnh Biên. Loại diatomit này có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất phụ gia để sản xuất gạch không

nung. Trên địa bàn tỉnh có 2 điểm sét montmorilonit ở Thoại Sơn và Hòa Bình Thạnh, có thể dùng làm

nguyên liệu sàn xuất các loại bê tông nhẹ. Than bùn tập trung chủ yếu trong địa phận huyện Tri Tôn và

huyện Tịnh Biên. Các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng gồm: sét gạch ngói đã được phát hiện tại 22

điểm, được khai thác làm vật liệu xây dựng; Cát xây dựng-san lấp đã phát hiện được 16 điểm, tại khu vực

Phú Nhất, Núi Ngang , Đông bắc An Cư , Bắc An Cư , Nam An Cư, An Hảo , Bắc An Lợi; Vôi vỏ sò tại Chung

Bình - Núi Chóc; Thạch cao tại Hòa Long; Đá xây dựng thông thường và đá xây dựng granit tại núi Bà Đội,

núi Cô Tô, Ba Thê, Núi Sập, Núi Rô, núi Sam, núi Num Song. Đá ốp lát đã phát hiện tại các khu vực núi Trà

Sư, Gập Gềnh, núi Giài nhỏ, đông nam núi Cấm, đang được khai thác để xuất khẩu và cung cấp cho thị

trường nội địa.

Nước khoáng: được phát hiện tại 1 khoáng sàng tại thị trấn Tri Tôn, được đánh giá là đạt tiêu chuẩn trữ

lượng, chất lượng nước khoáng đóng chai giải khát.

3.1.3 Tài nguyên đất và nguồn nước

Quy đất cua tinh kha phong phu, toan tinh co 6 nhom đat chinh. Trong đo, co 03 nhom đat chiem die n tich

lơn nhat la: nhom đat phu sa chiem 64,15%; nhom đat phen chiem 12,64% va nhom đat phu sa boi, phat

trien kha ven so ng chiem 8,7% quy đat toan tinh.

Đất nông nghiệp toan tinh co die n tich 298.560,31ha chiem ty le 84,42% die n tich tư nhie n. Trong đo die n

tich đat san xuat no ng nghie p la 282.773,64ha chiem ty le 94,71% die n tich đat no ng nghie p, ta p trung

nhieu ơ cac huye n Tri To n (47.435,92ha), Thoai Sơn (40.972,07ha), Cha u Phu (38.342,13ha), Cha u Thanh

(30.052,73ha), Chơ Mơi (27.362,38ha). 90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp la đat trong lua

(254.486,63ha), còn lại la đat trong ca y hang na m khac (11.690,18ha, chiem ty le 4,13%) va đat trong ca y

la u na m (16.596,82ha, chiem ty le 5,87%).

Die n tich đat la m nghie p la 11.638,31ha chiem ty le 3,90% die n tich đat no ng nghie p, ta p trung nhieu ơ cac

huye n Tri To n (6.049,54ha), Tinh Bie n (5.294,24ha), Cha u Đoc (162,91ha), Thoai Sơn (131,63ha). Trong

đo 2.222,84ha đat rưng san xuat ta p trung chu yeu tai huye n Tri To n; 8.531,14ha đất rừng phòng hộ ta p

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

46 | K H H Đ T T X

trung chu yeu tai vung đoi nui cua cac huye n Tri To n, Tinh Bie n, Thoai Sơn; va 884,33ha đất rưng đa c dung

thuo c rưng tram Tra Sư va khu vưc Nui Sam,…

Die n tich đat nuo i trong thuy san la 4003,77ha chiem ty le 1,34% die n tich đat no ng nghie p, ta p trung

nhieu ơ cac huye n Cha u Phu (827,06ha), Chơ Mơi (554,57ha), Long Xuye n (447,56ha), Ta n Cha u

(431,68ha). Phan lơn die n tich đat nuo i trong thuy san la die n tich nuo i ca tra, ca basa, ca loc, to m,… Trong

đo 1.806,55ha la die n tich ao ham đang nuo i, ta p trung tai cac đia ban ca p so ng hoa c ke nh cap I, cap II (cac

huye n Cha u Phu, Cha u Thanh, Chơ Mơi); 1.281,61ha la die n tich ngưng nuo i, chiem 32,01% tong die n tich

đat nuo i trong thuy san; va 915,61ha hiện đang sư dung vao muc đich khac do nằm xen lẫn trong cac khu

da n cư, chiem ty le 22,87% tong die n tich đat nuo i trong thuy san.

Nước mặt ở An Giang, nguồn nươc mặt chủ yếu là nước ngọt tại các sông, hồ và các vùng đất ngập nước. An

Giang có hệ thống sông ngòi chằng chịt với 3 sông lớn là sông Tiền (80 km) và sông Hậu (dài 100 km), và

sông Vàm Nao, cùng với hơn 600 kênh rạch các cấp với tổng chiều dài hơn 5.500 km cung cấp nước ngọt

quanh năm cho sinh hoạt và nông nghiệp. Mật độ sông, suối chung toàn tỉnh cao nhất trong vùng (đạt

1,6km/km2). Lưu lượng trung bình/năm của song Tiền, sông Hậu vào khoảng 13.500 m3/s. Chế độ thủy

văn của An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào nước sông Mêkong, bị chi phối bởi chế độ thủy triều ở Biển Đông,

chế độ dòng chảy, mưa nội đồng và đặc điểm hình thái của các kênh, rạch trong vùng.

Nước mặt của An Giang hiện đang bị tác động của nhiều nguồn gây ô nhiễm, trong đó nghiêm trọng nhất là

các hoạt động khai thác quá mức khoáng sản, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ các làng bè

hay nuôi đăng quầng trên sông. Sự hình thành các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, và xây dựng nhà ở

ven kênh rạch cũng là nguồn gây ô nhiễm nước mặt nghiêm trọng. Chất lượng nước mặt ở cả sông Tiền và

sông Hậu mấy năm gần đây đều biến đổi theo hướng vượt qua các giới hạn cho phép. Nguồn nước mặt của

An Giang hiện chỉ có thể phục vụ cho mục đích tưới tiêu, không đáp ứng tiêu chuẩn nước sinh hoạt nếu

không qua xử lý. Thời gian gần đây, do có sự sụt giảm về diện tích nuôi trồng thủy sản (giảm 1.418 ha so

với 2010) và do có sự cải tiến trong nguồn thức ăn cho thủy sản, nên môi trường nước mặt của An Giang

phần nào đã được cải thiện.

Nước ngầm ở An Giang hiện chưa được khai thác nhiều ở quy mô công nghiệp. Tuy vậy, ở một số địa

phương, người dân khoan giếng để tưới cây, phục vụ việc khai khoáng và sinh hoạt. Vì thế, chất lượng

nươc ngầm có sự biến động do các nguồn ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm asen. Nước ngầm vì thế cũng chỉ thích

hợp cho việc tưới tiêu và không còn thích hợp cho việc ăn uống.

3.1.4 Tài nguyên du lịch

An Giang là tỉnh nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, có cửa ngõ biên giới các cửa khẩu quốc tế sang

Campuchia, có đồng bằng, có miền núi, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp,

nhiều di tích lịch sử đặc sắc (cụm di tích núi Sam, đồi Tức Dụp, Khu du lịch núi Cấm, núi Két, núi Dài, khu

du lich sinh thái rừng Trà Sư, Mỹ Hòa Hưng, làng bè Châu Đốc, v.v.) là các lợi thế để phát triển du lịch.

Ngoài ra, đến năm 2015, An Giang có 77 khách sạn, hàng trăm nhà nghỉ, nhiều nhà hàng hiện đại, tiện nghi,

có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách.

Lượng khách đến An Giang tăng đều trong những năm qua: khách trong nước tăng từ 258.400 lượt người

năm 2010 lên 289.830 lượt người năm 2014, khách quốc tế tăng từ 47.400 người lên 60.195 người trong

cùng kỳ.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

47 | K H H Đ T T X

Với những lợi thế sẵn có, ngành Du lich An Giang được xác định là một trong những ngành kinh tế trọng

điểm, ngành “mũi nhọn”. Mặc dù phát triển du lịch đang đối mặt với nhiều thách thức, Tỉnh vẫn đặt mục

tiêu phấn đấu đến năm 2020 thu hút được 6,5 triệu lượt khách. Các loại hình du lịch tham quan, nghỉ

dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa được chú trọng phát triển. Các khu du lịch trọng

điểm được xác định bao gồm: Núi Sam, núi Cấm, núi Cô Tô, núi Dài, khu lưu niệm bác Tôn, khu vui chơi giải

trí Mỹ Khánh. Các tuyến du lịch Long Xuyên – Chợ Mới- Phú Tân- tân Châu- An Phú; Long Xuyên – Châu

Thành – Châu Phú – Châu Đốc – Tịnh Biên – Tri Tôn – Thoại Sơn được khai thác.

3.1.5 Các nguồn năng lượng tái tạo

Trên địa bàn An Giang không có nguồn cho phát triển thủy điện. Tuy nhiên, An Giang lại là một trong

những tỉnh có tiềm năng về điện mặt trời và điện sinh khối. Hiện nay, Tỉnh đã phê duyệt dự án điện mặt

trời (10MW) do Công ty Thái Bình Dương đầu tư, và dự kiến trong thời gian tới Tỉnh sẽ cấp phép đầu tư

thêm 1 dự án điện mặt trời với công suất cao hơn (20MW). Đã đưa vào ứng dụng mô hình dùng năng

lượng mặt trời cho hệ thống tưới nhỏ giọt cây thanh long tại huyện Tịnh Biên và hệ thống pin năng lượng

mặt trời kết hợp lưới điện cho hộ gia đình. Công trình khí sinh học kiểu KT1, KT2 biến chất thải chăn nuôi

thành khí đốt sinh học thân thiện môi trường cũng được xây dựng. Trong năm 2014 đã có 231 công trình

khí sinh học hoàn thành và đang vận hành ổn định tại các địa phương trong toàn tỉnh.

Theo Quy hoạch, An Giang có 2 nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu là vỏ trấu từ các nhà máy xay

xát gạo. Một số doanh nghiệp xay xát gạo trên địa bàn cũng muốn đầu tư phát triển loại năng lượng sinh

khối này. Tuy nhiên, do hiện vẫn tồn tại một số rào cản về thể chế và cơ chế giá điện, nên các ý tưởng này

hiện vẫn chưa được đưa vào thực hiện.

3.2 Diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu

3.2.1 Chất thải rắn và các vấn đề tồn tại

Chất thải rắn sinh hoạt: cùng với sự gia tăng của dân số đô thị, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh

ngày càng nhiều. Tổng khối lượng CHRSH phát sinh trên địa bàn Tỉnh khoảng 1.305 tấn/ngày, trong đó,

CTRSH đô thị chiếm khoảng 35%, tức khoảng 478 tấn/ngày. Thành phần chủ yếu (70-80% trọng lượng)

của CTRSH hiện nay là các chất hữu cơ, còn lại là các chất vô cơ có thể tái sinh (bao nilon, plastic). Đến cuối

năm 2014, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt mới chỉ đạt trên 50% tại các khu vực đô thị và khoảng 20-30% tại

khu vực nông thôn.

Dự báo, đến năm 2020, trên địa bàn Tỉnh, CTR sinh hoạt sẽ tăng lên 1017,5 tấn/ngày.

Chất thải rắn công nghiệp: Trên địa bàn Tỉnh hiện có 03 khu công nghiêp (KCN) là Bình Hòa, Bình Long và

Xuân Tô; và 17 cụm công nghiêp (CCN) đã được lập quy hoạch chi tiết để tạo điều kiện cho địa phương thu

hút đầu tư. Trong đó 8 CCN có doanh nghiệp hoạt động gồm 21 dự án. Một số KCN, CCN hiện đang trong

giai đoạn kêu gọi đầu tư. Trên địa bàn Tỉnh hiện còn có tổng số 37 làng nghề, trong đó có 28 làng nghề

được UBND tỉnh công nhận, với 11.954 lao động và 6.033 hộ làm các nghề thống mộc, dệt lụa, gạch ngói và

đồ gốm, đan lưới, chì chài, v.v.

Hoạt động của các KCN và CNN này đã và đang làm phát sinh CTR công nghiệp. Hiện nay, CTR công nghiệp

được xác định phát sinh từ 12.646 cơ sở sản xuất với 23 ngành nghề khác nhau, thành phần chủ yếu là

giấy, cotton, vụn kim loại, thủy tinh, giẻ lau, vải vụn, plastic, nylon, bao bì PP,PE, thùng PVC, dầu thải, bã

sơn, gỗ, vỏ cây, rác thực phẩm, cao su,v.v. Tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn năm 2014 là

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

48 | K H H Đ T T X

365,31 tấn/ngày. Hiện trên địa bàn Tỉnh mới chỉ có khu chôn lấp CTR tập trung, chưa có khu xử lý và kho

chứa CTR nguy hại. Tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp cuối năm 2014 mới chỉ đạt 65%.

Ngoài ra, các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nằm rải rác trên địa bàn (không thuộc các KCN, CCN) và

hoạt động của các chợ, trung tâm thương mại, các siêu thị cũng là các nguồn phát sinh CTR đáng chú ý,

đang gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường.

Dự báo đến 2020, tổng lượng phát sinh sẽ là 556,61 tấn/ngày.

Rác thải y tế: Với quy mô gồm 15 cơ sở khám chữa bệnh công lập với 3.230 giường bệnh tại tuyến Tỉnh, 11

bệnh viện tuyến huyện (1.330 giường), 11 phòng khám đa khoa khu vực với 250 giường bệnh, 156 tram y

tế xã (1.560 giường bệnh); 3 bệnh viện tư nhân với 190 giường bệnh, tổng lượng chất thải y tế trung bình

phát sinh của tất cả các bệnh viện các tuyến là 6.475 kg/ngày.

CTR y tế trên địa bàn được thu gom 100% và phân loại ngay tại nguồn thành 2 loại: chất thải lâm sàng,

chất thải sinh hoạt và chất thải y tế tái chế. Tuy nhiên, việc phân loại đôi khi còn chưa bảo đảm đúng quy

định. Sau đó, CTR y tế được vận chuyển đến các điểm chứa tại các bệnh viện. Chất thải nguy hại được xử lý

bằng phương pháp đốt, đảm bảo tiêu chuẩn về xử lý CTR y tế nguy hại. Tuy nhiên, tại các tram y tế xã,

phường thì việc phân loại CTR y tế còn chưa được quan tâm đúng mức.

Nhìn chung, An Giang đã có nhiều cố gắng trong việc kiểm soát việc phát thải các loại CTR, đóng lấp các bãi

rác thải, chuẩn bị đầu tư cho các lò đốt rác,v.v. vì thế tỷ lệ thu gom CTR tăng dần theo từng năm và đạt chỉ

tiêu đề ra. Tuy nhiên, do những hạn chế trong việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trong năng lực quản lý, và

những yếu kém trong việc xã hội hóa công tác thu gom và xử lý rác thải, lượng CTR hiện gia tăng cao hơn

dự báo.

3.2.2 Thiên tai, sự cố môi trường và biến đổi khí hậu

Thiên tai

Hàng năm, An Giang thường phải đối mặt với nhiều loại thiên tai như lũ lụt, sạt lở bờ sông, kệnh, xâm nhập

mặn, dông lốc, sấm sét. Mặc dù lũ lụt ở An Giang đã đem lại nhiều nguồn lợi như tăng bồi đáp phù sa, tôm

cá, v.v. nó đồng thời cũng gây nhiều thiệt hại cho người dân địa phương. Chỉ tính riêng thời kỳ 2011-2014,

ngoài những thiệt hại về người, thiệt hại do lũ lụt gây ra trên địa bàn Tỉnh là 955,1 tỷ đồng; do dông bão là

98,01 tỷ đồng, do sạt lở đất là 173,14 tỷ đồng, v.v. Sạt lở bờ sông do kết cấu đất yếu thường xảy ra dọc sông

Tiền thuộc địa phận thị xã Tân Châu, huyên Phú Tân, huyện Chợ mới và tp. Long Xuyên. Xâm nhập mặn xảy

ra qua hệ thống kênh Rạch Giá – Long Xuyên. Thiên tai ở An Giang không thể hiện xu hướng rõ rệt và có sự

khác biệt lớn giữa các năm, gây khó khăn cho công tác dự báo và ra các quyết định quản lý.

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã thể hiện rõ ở An Giang qua sự tăng lên của nhiệt độ, thay đổi trong lượng mưa, hạn

hán, v.v. Trong vòng 30 năm qua (1979-2008) nhiệt độ trung bình ở An Giang tăng 0,80C. Các kịch bản

được xây dựng về nước biển dâng đều cho thấy do hậu quả của nước biển dâng, có một số huyện trong

Tỉnh có thể sẽ bị mất diện tích, huyện bị ảnh hưởng nhiều nhất là Thoại Sơn.

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng làm suy thoái, ô nhiễm tài nguyên đất bởi xâm mặn, rữa lũ hoặc nhiễm

phèn. Sự thay đổi lượng mưa sẽ gây ra xâm mặn, sói lở các bờ sông, một phần lớn dải đất thấp ven bờ sông

Tiền, sông Hậu – nơi tập trung nuôi trồng thủy sản, nơi có đường giao thông huyết mạch của Tỉnh, có nguy

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

49 | K H H Đ T T X

cơ bị phá hủy. Các vùng đất thấp (các cù lao và vùng đồng bằng Long Xuyên, kể cả TP. Châu Đốc) có nguy

cơ bị ngập chìm trong nước khi có nước biển dâng cộng với lũ lụt thượng nguồn. Sự thay đổi lượng mưa có

thể ảnh hưởng đến dòng chảy nước mặt của sông Mekong vào An Giang, cả dòng chảy thông thường trong

năm và dòng chảy mùa mưa lũ, mùa cạn, có thể gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Hạn hán có thể

gây ra hậu quả không chỉ đối với các nguồn nước mặt, mà còn làm cạn kiệt cả nước ngầm, tác động mạnh

đến đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội (trồng trọt, chăn nuôi, du lịch, an ninh lương thực) tại

các vùng đất bán sơn địa của Tỉnh.

3.2.3 Các vấn đề môi trường cần xử lý

Mặc dù chất lượng môi trường ở An Giang hiện vẫn được cho là về cơ bản vẫn nằm trong tầm kiểm soát,

song các kết quả đánh giá hiện trạng môi trường của Tỉnh cho thấy có một số vấn đề môi trường đang nổi

lên hiện nay, đó là:

Suy giảm tài nguyên nước: phát sinh do những hoạt động sử dụng nước ở thượng nguồn sông

Mekong; Sử dụng nước ngầm bừa bãi cho mục đích sản xuất; do xác định cơ cấu kinh tế chưa hợp

lý; do mở rộng diện tích trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản, mở rộng công nghiệp chế biến

thủy sản; gia tăng hoạt động của các KCN/CCN; và những hạn chế trong kiểm soát nước thải công

nghiệp.

Ô nhiễm nguồn nước: nguồn nước mặt của An Giang đang phải đối mặt với các tác nhân gây ô

nhiễm từ: (i) Các doanh nghiệp công nghiệp: mặc dù trong các KCN đã hình thành hệ thống thu

gom và xử lý nước thải, nhưng việc vận hành trên thực tế hệ thống này chưa đáp ứng yêu cầu.

Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuất nằm phân tán bên ngoài các KCN vẫn thải nước chưa qua xử lý

ra môi trường, làm tác động đến chất lượng các nguồn nước; (ii) Chất thải rắn, thuốc bảo vệ thực

vật từ nông nghiệp, từ nuôi trồng thủy sản; (iii) nước thải sinh hoạt từ các vùng đô thị và nông

thôn, nơi nước thải chưa xử lý được đổ thẳng ra hệ thống kênh rạch, sông suối, là nguyên nhân

trực tiếp gây ô nhiễm nước. Nước ngầm ở An Giang cũng có nguy cơ bị ô nhiễm do: (i) khai thác

quá mức nước ngầm cho các mục đích tưới tiêu và phục vụ sinh hoạt; (ii) Các hoạt động khai thác,

chế biến khoáng sản không những làm thay đổi địa hình, điều kiện tàng trữ và thoát nước, mà còn

làm thay đổi tính chất hóa học của nước.

Suy thoái tài nguyên đất: Tài nguyên đất có nguy cơ suy thoái do các hoạt động khai thác quá mức

khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng; Do xây dựng các KCN/CCN; Phát triển hạ tầng giao

thông; Do thiếu các bãi chôn lấp và xử lý có hiệu quả các loại CTR. Tài nguyên đất ở An Giang còn

bị ảnh hưởng lớn nếu nước biển dâng do tăng nhiệt độ trái đất do đất sẽ bị xâm mặn.

Thay đổi đa dạng sinh học, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước và thủy sinh: do chuyển đổi cơ cấu

kinh tế theo hướng mở rộng sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản; do gia tăng công nghiệp chế biến

gỗ và lâm sản; ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các KCN/CCN; do phát triển hạ tầng giao thông,

đặc biệt là hệ thống cảng biển, cảng sông; do xây dựng và vận hành hệ thống đê bao kiểm soát lũ,

cống ngăn mặn.

Gia tăng chất thải đô thị, chất thải công nghiệp, chất thải từ các khu/cụm/tuyến dân cư: do gia tăng

dân số, gia tăng tốc độ đô thị hóa, gia tăng hoạt động của các KCN/CCN, lượng chất thải rắn được

dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới. Trong khi đó, công tác thu gom, xử lý chất thải, nhất là CTR

sinh hoạt còn chưa đáp ứng yêu cầu. An Giang hiện đang thiếu bãi chôn lấp và khu xử lý chất thải

rắn có hiệu quả.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

50 | K H H Đ T T X

Gia tăng rủi ro môi trường và thiên tai: Rủi ro môi trường và thiên tai phát sinh do biến đổi khí

hậu; do các hoạt động chiếm dụng nước ở thượng nguồn sông Mêkong cũng đang là các vấn đề mà

kinh tế An Giang phải đối mặt.

Các vấn đề môi trường khác: Tài nguyên khoáng sản còn chưa được quản lý tốt, dẫn đến việc khai

thác ồ ạt (ví dụ: khoáng sản làm vật liệu xây dựng) và sử dụng kém hiệu quả. Tình trạng ô nhiễm,

suy thoái môi trường chưa có sự cải thiện đáng kể. Tiến độ quy hoạch, xây dựng các khu sản xuất

tập trung, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm còn chậm.

Đầu tư cho phát triển hạ tầng các khu đô thị chưa đáp ứng yêu cầu về PTBV và TTX.

Trong số đó, suy giảm tài nguyên nước, suy thoái tài nguyên đất, thay đổi đa dạng sinh học (hệ sinh thái

đất ngập nước và tài nguyên thủy sinh) là những vấn đề cấp thiết, cần sớm được ưu tiên giải quyết.

Phần 4: Những thành tựu và hạn chế trong tăng trưởng xanh

4.1 Đầu tư xanh

4.1.1 Thành tựu và kết quả

Thời gian gần đây, An Giang đã có sự cải thiện đáng ghi nhận trong việc tăng các nguồn tài chính cho các

hoạt động bảo vệ môi trường. Quy định về bố trí kinh phí 1% ngân sách cho chi sự nghiệp môi trường đã

được Tỉnh nghiêm túc thực hiện. Dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường trên địa bàn

Tỉnh giai đoạn 2011-2014 đã được xác định rõ là 317.618 triệu đồng.

An Giang đã nỗ lực tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia,

vốn hỗ trợ phát triển của Nhà nước để đầu tư cho BVMT, tăng tỷ lệ đầu tư cho BVMT từ nguồn vốn ODA.

Nga n sach đau tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được phân bổ tập trung hơn, được quản lý chặt chẽ hơn.

Các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, sản xuất, dịch vụ tăng khá, góp phần

quan trọng thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

Giai đoạn 2011-2014, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 16.476 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh

8.206 tỷ đồng (chiếm 49,81%). Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao, đường tránh Quốc lộ 91 (Châu Đốc - Tịnh

Biên), đường Hà Hoàng Hổ, cầu Mương Khai Lớn, cầu Cống Vong, cầu Ninh Phước, đường tỉnh 943,02 cầu

đường tỉnh 948 (cầu Bưng Tiền, cầu Tà Đéc); Trường Đại học An Giang, Đề án kiên cố hóa trường lớp học;

các bệnh viện tuyến tỉnh,huyện. Hiện toàn tỉnh có gần 5.507km đường giao thông và 1.639 cây cầu với

chiều dài gần 55,7km.

4.1.2 Hạn chế và tồn tại

Chi từ NSNN cho các mục tiêu môi trường thường không đủ, kể cả cho việc thực hiện các công trình BVMT

đã được xác định trong quy hoạch hoặc trong Chương trình Hành động PTBV của Tỉnh. Kinh phí sự nghiệp

môi trường, tuy đã được dự toán bằng con số cụ thể, xong trên thực tế, trong giai đoạn 2011-2014 mới chỉ

được chi 248.588 triệu đồng (khoảng 78% dự toán), trong đó, kinh phí sự nghiệp môi trường đối với cấp

huyện và xã được phân bổ chủ yếu cho Ban Công trình công cộng cấp huyện, xã để quản lý các công trình

vệ sinh công cộng, xử lý chất thải rắn, VSMT các khu dân cư, v.v. và cho phòng TNMT để thực hiện quản lý

nhà nước trên địa bàn.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

51 | K H H Đ T T X

Các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và Quốc tế thường đến chậm, ảnh hưởng đến việc thực thi các kế

hoạch BVMT và PTBV.

Huy động vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu: các mục tiêu phát triển “xanh” hiện chủ yếu dựa vào vốn

ngân sách nhà nước. Tỉnh chưa huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài

nhà nước và trong nhân dân. Các hoạt động nhằm tranh thủ các dự án ODA cho các lĩnh vực ưu tiên như

phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội (điện, giao thông, cấp thoát nước, các công trình công cộng) hay

các dự án bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, v.v. còn chưa được đẩy mạnh.

An Giang còn chưa có các cơ chế chính sách hữu hiệu nhằm thu hút đầu tư mạnh hơn vào các chiến lược,

sáng kiến, hay hoạt động xanh (như đầu tư cho các hoạt động phát triển tiêu tốn ít hơn các nguồn tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và tăng cường ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo, công nghệ

sạch hay các chuỗi cung ứng xanh, v.v.). Chưa có các chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng đủ mạnh để

hướng luồng vốn đầu tư chảy vào các ngành, các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Tỉnh.

Tỉnh cũng chưa có những đổi mới trong cơ chế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho tăng trưởng

xanh. Các chính sách đồng bộ (chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng đồng bộ và từng bước

hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính…), chưa tạo được các điều kiện thuận lợi

và thông thoáng để thu hút nguồn vốn FDI phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng tại Tỉnh. Cơ cấu đầu tư

FDI chưa được điều chỉnh phù hợp, các nguồn vốn FDI chưa được hướng vào các lĩnh vực tăng trưởng

xanh (như lĩnh vực năng lượng tái tạo: điện mặt trời, v.v.) hay vào các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến,

tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và có giá trị gia tăng cao.

Đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp, nhất là các cơ sở SXKD nhỏ lẻ còn chưa được

chú trọng. Đầu tư cho xây dựng hạ tầng thu gom, xử lý chất thải tại các làng nghề, khu sản xuất tập trung

chưa được thực hiện đúng yêu cầu.

Đầu tư cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao) phục vụ cho

PTBV và BVMT của Tỉnh vẫn còn ở mức rất khiêm tốn.

4.2 Phát triển hạ tầng

4.2.1 Thành tựu và kết quả

Thời gian gần đây, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng

“xanh hóa”. Tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Long Xuyên với

tổng công suất dự án 60.000m3/ ngày đêm; công suất giai đoạn I 30.000m3/ngày đêm (dự án đang trong

giai đoạn thi công). Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Châu Đốc với tổng công suất dự án

5.000m3/ngày đêm cũng đã được đưa vào vận hành. Dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn (tại xã Bình

Hòa, huyện Châu Thành) với quy mô diện tích 22,46 ha, công suất 300 tấn/ngày đang được triển khai thực

hiện. Phần hạ tầng của khu liên hợp xử lý chất thải rắn (xã Phú Thạnh, Phú Tân) với diện tích 13,4 ha, công

suất 100 tấn/ngày đang được thi công. Nhà máy xử lý nước thải KCN Bình Hòa, Bình Long, v.v. với quy mô

công suất 2.000m3/ngày đêm đang được đầu tư xây dựng.

Hạ tầng giao thông, thủy lợi tiếp tục được đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhất là

nông nghiệp, nhu cầu đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa. Trong đó, giao thông nông thôn tiếp tục

được quan tâm đầu tư, với cac nguon kinh phi như trai phiếu chính phủ, thủy lợi phi, nga n sach tinh. Giao

thông nông thôn hiện được coi là đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất va nhu cau đi lai ơ vung no ng tho n.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

52 | K H H Đ T T X

Toàn tỉnh có 623 tiểu vùng với chiều dài 5.372 km, kiểm soát lũ bảo vệ sản xuất cho hơn 242.264 ha. Trong

đó, có 397 tiểu vùng bao triệt để với chiều dài 3.779 km kiểm soát lũ hơn 176.079 ha và 224 tiểu vùng bao

chống lũ tháng 8 với chiều dài 1.585 km kiểm soát lũ 62.771 ha đất sản xuất 2 vụ. Bên cạnh đó, tỉnh đang

triển khai thực hiện một số dự án đầu tư hạ tầng từ nguồn ODA: Dư an Thủy lợi phục vụ nông nghiệp, phát

triển nông thôn vùng Bắc Vàm Nao; Dự án Nam Vàm Nao; Hợp phần 3 – Dự án Quản lý rủi ro thiên tai.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã thực hiện đầu tư nâng cấp, xây dựng mới 1.906,8 km đường giao thông

nông thôn (đường đến trung tâm xã và từ xã về đến ấp, đường liên ấp). Nâng cấp và xây dựng mới 462 cầu

với tổng chiều dài 14.966,3m. Với tổng vốn đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn là 1.343.885

triệu đồng.

Giai đoạn 2011-2014, nhiều nguồn lực được tập trung cho việc đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống điện,

nâng cao chất lượng điện nhằm cung cấp nguồn điện ổn định, liên tục. Tỉnh đã xây dựng, cải tạo, nâng cấp

567,87 km đường dây trung thế, 410,6 km đường dây hạ thế, tổng dung lượng các trạm biến áp là 290.053

kVA, với tổng vốn đầu tư là 676.277 triệu đồng. Năm 2015, đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 123,9 km

đường dây trung thế, 115 km đường dây hạ thế; tổng dung lượng các trạm biến áp là 10.085 kVA với tổng

vốn đầu tư khoảng 169.897 triệu đồng. Cũng trong năm này, trong phạm vi Chương trình mục tiêu quốc

gia về xây dựng nông thôn mới, đã có 17 công trình cấp điện đã được xây dựng tại các xã điểm trong Tỉnh.

Một số dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cung cấp điện cũng đang được Tỉnh tích cực chuẩn bị, trong đó

quan trọng phải kể đến là dự án “Cấp điện cho các thôn, ấp chưa có điện tỉnh An Giang giai đoạn 2013 –

2020”, dự án “Kéo cáp ngầm trung thế vượt nhánh sông Hậu cấp điện cho cồn Phó Ba”. Cả 2 dự án này đều

trong giai đoạn xây dựng trình UBND tỉnh phê chuẩn.

Hạ tầng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường của An Giang đang dần được cải thiện. Số lượng công trình

cấp nước tập trung tăng từ 123 (năm 2005) lên 202 công trình (năm 2015). Các công trình nước sạch và vệ

sinh tại các xã điểm nông thôn mới được ưu tiên đầu tư. Các trạm cấp nước này hiện đang được quản lý

khai thác khá tốt, đa số trạm được đánh giá ở mức bền vững. Giai đoạn 2011 – 2015, chỉ tinh rie ng Chương

trinh MTQG nươc sach va VSMT no ng tho n đa đau tư 61 co ng trinh cap nươc ta p trung, 202 co ng trinh vệ

sinh trường học, 30 co ng trinh ve sinh tram y te va nhiều co ng trinh ve sinh hộ gia đinh va chuong trai theo

tiêu chuẩn “hợp vệ sinh” với tong kinh phi thưc hie n la 245.759 trie u đong. Nhờ đó, đến cuối năm 2015, tỷ

lệ người dân sử dụng nước đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 02:2009/BYT) chung trong toàn tỉnh là

80,03%. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 96,82%.

Cơ sơ va t chat cho y te, giao dục cũng đã được chú ý đầu tư nâng cấp tốt hơn. Trong giai đoạn 2011 – 2015,

Tỉnh đã thực hiện đầu tư nâng cấp xây dựng mới 11 bệnh viện tuyến huyện, 11 Trung tâm Y tế huyện, cải

tạo 5 phòng khám đa khoa khu vực, 39 Trạm y tế xã. Các trạm Y tế xã được đầu tư bổ sung trang thiết bị cơ

bản phục vụ khám chữa bệnh thông thường, sơ cấp cứu, đỡ đẻ tại trạm và thực hiện các chương trình y tế,

về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Tỉnh cũng đã chú trọng đầu tư xây

dựng mới và nâng cấp cơ sở vật chất cho ngành giáo dục. Chỉ tính riêng năm 2014, đã triển khai xây dựng

45 trường học với tổng vốn đầu tư 452.210 triệu đồng (trong đó ngân sách tỉnh: 317.246 triệu đồng, ngân

sách huyện: 134.964 triệu đồng).

An Giang là một trong những tỉnh có hạ tầng bưu chính viễn thông tốt. Hiện nay, 100% số xã trong Tỉnh có

điểm phục vụ bưu chính, viễn thông. Dịch vụ internet đã được phủ kín trên diện tích toàn tỉnh, người dân ở

các xã, ấp đều có thể truy cập, nối mạng interrnet một cách thuận tiện.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

53 | K H H Đ T T X

Hạ tầng thương mại đã được cải thiện. Các loại hình cơ sở kinh doanh mới như siêu thị, cửa hàng tiện lợi

được chú trọng đầu tư và đang phát triển với tốc độ tương đối nhanh ở các thành phố, thị xã (nhất là ở

thành phố Long Xuyên, khu miễn thuế Tịnh Biên). Hệ thống chợ nông thôn được khuyến khích và ưu đãi

đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Nhờ đó, tổng số chợ nông thôn toàn tỉnh hiện có đến nay tăng lên

215 chợ; trong đó, chợ đạt chuẩn loại 3 là 176 chợ.

4.2.2 Hạn chế và tồn tại

Mặc dù có những thành tựu nêu trên, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Tỉnh còn thiếu đồng bộ, lạc hậu,

chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Việc thu hút nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, CCN còn yếu, dẫn đến hiệu quả sử dụng đất

trong khu công nghiệp chưa cao.

Hạ tầng giao thông quy mô nhỏ, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của

tỉnh; nhiều tuyến đường giao thông chưa được nâng cấp, chưa nhựa hóa, gây khó khăn cho việc đi lại và

phục vụ sản xuất, nhất là khu vực nông thôn. Công tác quản lý, bảo trì đường bộ chưa coi trọng đúng mức.

Hệ thống lưới truyền tải điện tuy được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng

điện sản xuất và sinh hoạt. Việc đầu tư xây dựng lưới điện trung, hạ thế còn hạn chế. Một số khu vực nông

thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa hiện vẫn chưa có điện lưới phục vụ thắp sáng sinh hoạt.

Các công trình cấp nước được xây dựng qua la u, đa xuong cap, lac ha u chưa đap ưng đươc nhu cau sư dung

thưc te cua ngươi da n (theo đinh mưc 60 lit/ngươi/ngay), chat lương đau ra chưa tha t sư on đinh. Tỉnh

chưa đưa ra chính sách ưu đãi, khuyến khích phù hợp về lĩnh vực đầu tư, quản lý vận hành công trình cấp

nước, do đó không thu hút được nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

Vẫn còn nhiều hạn chế trong hạ tầng thương mại của Tỉnh. Mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị

trên địa bàn vẫn còn đơn điệu. Các loại hình chợ truyền thống vẫn chiếm giữ vai trò nòng cốt. Siêu thị, cửa

hàng tiện lợi mới chỉ tập trung ở thành phố, thị xã, với quy mô còn khiêm tốn và trình độ tổ chức kinh

doanh chưa cao. Các chợ hiện có cũng còn rất hạn chế về tình trạng cơ sở vật chất, trình độ quản lý, hạn

chế trong bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, v.v.

Cơ sở vật chất cho y tế xã chưa được chú trọng đầu tư đúng mức: đến cuối 2015, mới có 48/119 xã (chiếm

40,33%) có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Tuy chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến xã có được cải thiện, nhưng

nhiều xã còn chưa thể thực hiện được việc quản lý sức khỏe người dân theo từng hộ gia đình. Công tác

quản lý và phục hồi chức năng cho người tàn tật trong cộng đồng chưa thật sự được quan tâm đúng mức.

Đến năm 2014, tỷ lệ trạm Y tế xã có bác sỹ chỉ đạt 68% (mục tiêu đề ra đến cuối năm 2015 là 84%).

Hạ tầng văn hóa, giáo dục vẫn còn yếu kém. Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật

chất đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ rất thấp (7,75%, tức chỉ có 60/792 trường đạt chuẩn). Số xã có trung

tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn theo quy định là 6/119 xã (chỉ đạt 5,04%).

Hạ tầng kỹ thuật môi trường, đặc biệt là cấp thoát nước sinh hoạt nông thôn tuy được cải thiện hơn, nhưng

vẫn còn rất thấp so với nhu cầu thực tế.

4.3 Cải thiện môi trường

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

54 | K H H Đ T T X

4.3.1 Thành tựu và kết quả

Đã có nhưng nỗ lực nhất định trong công tác thu gom và xử lý chất thải rắn tại An Giang. Tỷ lệ thu gom và

xử lý CTR tăng dần theo từng năm. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ CTR y tế được thu gom và xử lý đạt gần 100%,

CTR công nghiệp được thu gom đạt khoảng 65%. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm kiểm soát có hiệu

quả việc đóng lấp các bãi rác thải, chuẩn bị để đầu tư các lò đốt rác, triển khai quy hoạch quản lý chất thải

rắn. Các mô hình thu gom rác thải ở nông thôn, cụm xã đã bước đầu mang lại hiệu quả.

Mặc dù ở một số địa phương và ở một số thời điểm nhất định đã xuất hiện nạn ô nhiễm cục bộ, nhưng nhìn

chung, chất lượng môi trường (đất, nước, không khí, đa dạng sinh học) tỉnh An Giang hiện vẫn trong tầm

kiểm soát. Giá trị các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước và không khí hầu hết còn nằm trong quy chuẩn

cho phép (QCVN).

Chất lượng các nguồn nước mặt tại các lưu vực sông, kênh rạch vẫn được duy trì ở mức độ cho phép của

Quy chuẩn Việt Nam.

Nguồn tài nguyên rừng được quan tâm bảo vệ tốt hơn trong thời gian gần đây. An Giang đã duy trì diện

tích đất rừng ở mức ổn định trong nhiều năm. Tổng số diện tích rừng chỉ giảm nhẹ từ 13.758,60 ha năm

2010 xuống còn 12.208,04 ha năm 2014, trong đó, diện tích rừng tự nhiên chỉ có 582,94 ha, rừng trồng đạt

11.625,10 ha. Đất trống ở các vùng đồi núi có thể trồng rừng về cơ bản đã được phủ xanh bằng các loài cây

lâm nghiệp. Những chính sách và chương trình mục tiêu (như chính sách giao đất giao rừng, Chương trình

327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chính sách xã hội hóa ngành lâm nghiệp) đã được thực hiện tốt;

Công tác giao khoán bảo vệ rừng đến các tổ chức, hộ gia đình đã có tác động tích cực, chất lượng quản lý

bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt. Nhờ đó, độ che phủ rừng được nâng lên, khả năng phòng hộ môi trường,

chống xói lở của rừng được cải thiện.

Tài nguyên đất đang được quan tâm khai thác và bảo vệ. Đã có nhiều tiến bộ trong công tác quản lý nhà

nước về đất đai ở An Giang. Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất triển khai đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai, khoáng sản,

môi trường được tăng cường.

Đến năm 2015, đã có một số chỉ tiêu về môi trường đạt được so với mục tiêu đề ra. Tỷ lệ che phủ rừng đạt

22.4%, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm 78,2%; đã có 100% dân số

thành thị được cung cấp nước sạch; Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 86,9%.

Chất thải rắn y tế đã được thu gom và xử lý 100%. Tại các vùng đô thị, đã có đến 85% chất thải rắn sinh

hoạt được thu gom.

Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai được chú trọng nhiều hơn. Tỉnh đã rà soát,

điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dự án xây dựng các khu dân cư có nguy cơ bị xói lở để sắp xếp, bố trí lại

nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn nếu có thiên tai xảy ra. Hệ thống đê kè chống lũ tại nhiều

huyện và thành phố đã được xây dựng và bảo dưỡng tốt hơn.

Hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) đã được Tỉnh quan tâm chỉ đạo và tạo điều

kiện thuận lợi để các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt hơn. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật sử

dụng năng lượng TK&HQ và các văn bản của Nhà nước về tiết kiệm năng lượng được thực hiện rộng rãi với

nhiều hình thức, nội dung phong phú. Đã có nhiều hội nghị được tổ chức nhằm triển khai các quy định

pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng

trên địa bàn, với mục tiêu hướng dẫn các doanh nghiệp lập kế hoạch sử dụng năng lượng hàng năm, 5 năm

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

55 | K H H Đ T T X

và lập báo cáo kiểm toán năng lượng. Nhiều hoạt động khác cũng đã được thực hiện như tuyên truyền trên

báo chí, đài phát thanh - truyền hình An Giang và các đài truyền thanh địa phương; phân phát cẩm nang về

sử dụng điện tiết kiệm; thi tìm hiểu về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; triển khai Chương trình “Ấp văn

hóa tiết kiệm điện”; “Tuyến phố tiết kiệm điện”; triển khai đề án đổi toàn bộ đèn tròn sợi đốt chiếu sáng

sinh hoạt cho hộ gia đình bằng đèn Compact tiết kiệm điện,v.v. Đến nay, phần lớn các doanh nghiệp và

người dân đều có nhận thức tốt về tiết kiệm năng lượng. Theo ước tính, năm 2014 Tỉnh đã tiết kiệm được

41.228.306 kWh đạt tỉ lệ 2,43% so với điện thương phẩm. Năm 2015, con số này ước đạt 43.440.000 kWh

(2,4% so với điện thương phẩm).

Mặc dù có những hạn chế nhất định, An Giang cũng đã có những nỗ lực bước đầu trong việc khai thác và sử

dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình ứng dụng năng lượng mặt

trời tưới nhỏ giọt cho cây thanh long tại huyện Tịnh Biên và mô hình hệ thống pin năng lượng mặt trời kết

hợp lưới điện cho hộ gia đình. Công trình khí sinh học kiểu KT1, KT2 biến chất thải chăn nuôi thành khí đốt

sinh học thân thiện môi trường cũng được xây dựng. Trong năm 2014 đã có 231 công trình khí sinh học

hoàn thành và đang vận hành ổn định tại các địa phương trong toàn tỉnh. Hoạt động quảng bá và hỗ trợ sử

dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời cũng đã được bắt đầu triển khai trên địa bàn.

Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường được quan tâm, ý thức trách nhiệm của người dân và của doanh

nghiệp được nâng lên. Hoạt động khảo sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm, suy thoái môi trường, kiểm tra và

xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường được thực hiện thường xuyên. Nhiều mô hình, dự án liên quan

đến bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai.

4.3.2 Hạn chế tồn tại

Công tác quản lý CTR trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư hạ tầng, tạo nguồn kinh phí

hoạt động. Trong khi khối lượng CTR sinh hoạt được dự báo là đang ngày càng tăng lên, tỷ lệ thu gom và

xử lý loại chất thải này mới chỉ đạt khoảng 20-30% ở các vùng nông thôn và khoảng 50% ở các khu vực đô

thị. Việc “xã hội hóa” hoạt động thu gom và xử lý CTR chưa được triển khai có hiệu quả.

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện các quy định về sử dụng năng

lượng tiết kiệm và hiệu quả vẫn còn một số hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa thật sự tích cực áp dụng các

giải pháp tiết kiệm năng lượng vào quy trình sản xuất kinh doanh. Một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự

phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về Sử dụng năng lượng TK&HQ và Kế

hoạch sử dụng năng lượng TK&HQ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2015 của UBND tỉnh. Nguồn

vốn để thực hiện Chương trình MTQG về sử dụng năng lượng TK&HQ hiện chủ yếu là từ ngân sách Tỉnh,

nên còn rất hạn chế.

Suất đầu tư cho công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho 1 ha rất

thấp so với thực tế, do đó chưa thực sự thu hút được các hộ dân tham gia. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố

manh mún, nhỏ lẻ, địa bàn sản xuất lâm nghiệp thuộc vùng có điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến phức

tạp, thường xuyên bị lũ lớn nên ảnh hưởng trong việc làm đất, trồng cây. Ở một số khu vực do hệ thống

kênh, mương chưa đảm bảo yêu cầu phát triển, nên cũng làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả bảo vệ

rừng. Các công trình xây dựng cơ bản như trạm bảo vệ, kênh mương phòng chống cháy, tháp canh lửa đã

xuống cấp cần được nâng cấp, sửa chữa. Tài nguyên rừng chưa được khai thác hợp lý, nhất là các dịch vụ

từ rừng (Giá tràm cừ liên tục giảm, thị trường tiêu thụ tràm gặp nhiều khó khăn, không ổn định).

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

56 | K H H Đ T T X

Mặc dù hiện trạng môi trường của Tỉnh hiện đang được coi là tương đối tốt, song thời gian gần đây, trên

địa bàn Tỉnh đã gia tăng một số nguồn gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số điểm. Nguồn tài nguyên

rừng, khoáng sản, đa dạng sinh học vẫn đang bị suy giảm do khai thác quá mức. Nguy cơ ô nhiễm, suy thoái

nguồn nước ngầm do khai thác quá mức phục vụ các hoạt động nuôi khai khoáng, tưới tiêu đang đòi hỏi

phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp.

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản còn nhiều bất cập; tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi

trường chưa có sự cải thiện đáng kể. Các công trình xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt ở

nông thôn chưa được xây dựng. Tiến độ quy hoạch, xây dựng các khu sản xuất tập trung, di dời các cơ sở

sản xuất gây ô nhiễm còn chậm.

Đầu tư cho cảnh quan, phát triển hạ tầng các khu đô thị còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Công

tác BVMT tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp và dịch vụ du lịch chưa có bước chuyển biến tích cực.

Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường chưa thực sự được coi trọng. Các hoạt động kiểm

tra, giám sát các nguồn gây ô nhiễm môi trường chưa được tăng cường. Việc xử lý các vi phạm của các cơ

sở gây ô nhiễm môi trường chưa kiên quyết, chưa áp dụng các biện pháp nghiêm khắc như đóng cửa, di

dời các cơ sở này ra khỏi khu đông dân cư và yêu cầu tăng cường đầu tư xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi

trường.

4.4 Tăng cường thể chế

4.4.1 Thành tựu và kết quả

Hệ thống chính sách và các văn bản quy phạm pháp luậtliên quan đến công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên,

môi trường đã được Tỉnh tích cực xây dựng và cải tiến dựa trên các chủ trương, đường lối của Đảng và

Chính phủ, pháp luật của Nhà nước về BVMT, có tính toán đến các điều kiện cụ thể của địa phương.

Nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra về BVMT và PTBV, ngoài việc thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp

luật của Trung ương, An Giang cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương về công tác

BVMT. Tỉnh đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, quy hoạch bảo vệ môi trường; đã thực

hiện việc cải cách hành chính, chú trọng việc điều chỉnh các mối quan hệ của các tổ chức, đơn vị hoạt động

trong lĩnh vực môi trường. Tỉnh đã ban hành và chỉ đạo thực thi nhiều cơ chế chính sách nhằm xử lý trình

trạng ô nhiễm môi trường (các quy định về xử lý cục bộ nạn ô nhiễm do nước thải xả ra tại các bờ sông,

kênh, rạch; các quy chế về thu gom và xử lý CTR sinh hoạt; các quy định về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm

nghiêm trọng, v.v). Tỉnh đã điều chỉnh và ban hành mới các quy định nhằm tăng cường quản lý nhà nước

về BVMT tại các làng nghề, KCN/CCN; đã ban hành và đưa vào thực hiện “Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu quả trên địa bàn An Giang thời kỳ 2016-2020” (Quyết định số 1061/QĐ-UBND, ngày

15/4/2016);ban hành mới các quy định về các khu vực nhạy cảm về môi trường, các loại hình sản xuất,

kinh doanh cần hạn chế đầu tư trên địa bàn Tỉnh, v.v

Các văn bản kể trên là cơ sở pháp lý và kỹ thuật để các bên liên quan thực hiện các hoạt động bảo vệ môi

trường, quản lý và sử dụng tài nguyên theo hướng Tăng trưởng xanh. Ngoài ra, Tỉnh còn đã và đang tiếp

tục xây dựng, đề xuất, bổ sung, ban hành các quy định bảo vệ môi trường trong các chuyên ngành/ lĩnh vực

nhằm cụ thể hóa các văn bản và các hướng dẫn thực hiện phù hợp với đặc thù của địa phương.

Hệ thống quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường tại địa phương đã được tăng cường từ bộ máy, con

người đến cơ sở vật chất, từng bước đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Trong sở TNMT An Giang

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

57 | K H H Đ T T X

hiện nay có 268 cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên phục vụ. Bộ phận quản lý của Sở gồm 4 phòng

chuyên môn nghiệp vụ, 2 đơn vị hành chính trực thuộc Sở (chi cục BVMT và Chi Cục quản lý đất đai) cùng

4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Trung tâm quan trắc và kỹ thuật TNMT; Trung tâm phát triển quỹ đất; Quỹ

BVMT;Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Thông tin TNMT)

Ở cấp huyện và xã, đã có sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng cán bộ môi trường: các phòng TNMT cấp

huyện đã có cán bộ chuyên trách về BVMT, trong đó nhiều địa phương cấp xã cũng đã có công chức nông

nghiệp - môi trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối tốt.

4.4.2 Hạn chế tồn tại

Bên cạnh các thành tựu đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế đang tồn tại trong hệ thống thể chế của Tỉnh, gây

cản trở cho việc đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX quốc

gia.

Hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về BVMT và PTBV tuy đã được quan tâm, nhưng chưa đảm bảo tính

đồng bộ, chưa đáp ứng nhanh, nhạy với yêu cầu thực tiễn của địa phương. Việc rà soát nội dung các văn

bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch kế hoạch, chiến lược của Tỉnh còn chưa được thực hiện

một cách kỹ lưỡng nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp với định hướng của Chiến lược và KHHĐ

TTX, chưa được đề xuất điều chỉnh hoặc chưa có khung hướng dẫn thực hiện cụ thể và rõ ràng.

Các nhiệm vụ BVMT, thích ứng với BĐKH và thực hiện TTX còn chưa được lồng ghép vào các kế hoạch, quy

hoạch, dự án phát triển của địa phương, chưa được xem như một tiêu chí quan trọng trong khi phê duyệt

các văn bản này.

Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, giữa các thành viên thuộc bộ máy quản lý nhà

nước của Tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng

xanh và phát triển bền vững;

Chưa có các tiêu chí rõ ràng cho việc xác định các hoạt động, chương trình, dự án TTX tại địa phương.

Công tác điều tra cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu cập nhật và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ

liệu cần thiết về diễn biến môi trường. Việc trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho viêc theo dõi, đánh giá và

báo cáo một cách thường xuyên về thực trạng tăng trưởng, quản lý môi trường và tài nguyên trên địa bàn

còn yếu kém. Chưa có các tiêu chí khung hoặc phương án cho theo dõi, đánh giá và báo cáo thực hiện Chiến

lược và Kế hoạch hành động TTX của Tỉnh;

Nguồn kinh phí dành cho các hoạt động ứng phó với BĐKH, PTBV, TTX còn hạn hẹp. Kinh phí sự nghiệp

môi trường hàng năm không đủ để thực hiện các công trình, nhiệm vụ BVMT đã được xác định trong quy

hoạch/kế hoạch (ví dụ: hoạt động nhân rộng mô hình thu gom và xử lý chai lọ thuốc BVTV, xây dựng trạm

xử lý nước thải tại các KCN-CCN, hệ thống xử lý nước thải ở bệnh viện, v.v.). Các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung

ương và các tổ chức quốc tế thường chậm trễ, trong khi đó, Tỉnh chưa thể chủ động được nguồn vốn phục

vụ cho các mục tiêu TTX, chưa huy động được sử tham gia tài chính của các thành phần kinh tế khác (ngoài

nhà nước).

Nhân sự ở các sở, ngành và huyện, thị, thành trong Tỉnh còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ yếu làm

kiêm nhiệm, chưa được đào tạo các kiến thức về TTX. Đầu tư cho tăng cường năng lực của hệ thống quản lý

nhà nước về BVMT còn quá thấp, đặc biệt thấp ở các cấp dưới (quận/ huyện và xã/phường). Tỉnh vẫn chưa

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

58 | K H H Đ T T X

có các cơ chế, chính sách cụ thể cho việc huy động và quản lý nguồn lực (cả nhân, tài và vật lực) cho PTBV

và TTX giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030.

Nhận thức của cộng đồng địa phương về TTX, về các phòng ngừa, thích ứng với BĐKH còn thấp. Không chỉ

người dân ở các vùng nông thôn, mà ngay cả một số chủ doanh nghiệp, dự án ở các khu đô thị cũng chưa

thể hiện rõ nhận thức và sự tiến bộ trong các quá trình đăng ký chủ nguồn thải, gửi báo cáo định kỳ về

giám sát môi trường, chưa chủ động lập kế hoạch ứng phó với sự cố môi trường, còn né tránh trong đầu tư

công trình xử lý chất thải, v.v.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

59 | K H H Đ T T X

PHỤ LỤC 3: TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỈNH AN GIANG

3.1 Hiện trạng và xu hướng phát thải của tỉnh An Giang

Bieu đo be n dươi trinh bay hie n trang va xu hương phat thai cua tinh An Giang đen na m 2020 neu kho ng

thưc hie n KHHD TTX.

Hình 1: Hiện trạng và xu hướng phát thải của tỉnh An Giang đến năm 2020 trong điều kiện phát

triển thông thường, bao gồm cả lĩnh vực lâm nghiệp

Qua hoạt động kiểm kê khí nhà kính tại An Giang, tổng mức phát thải của toàn tỉnh ước tính là 6.57 triệu

tấn CO2e vào năm 2015 và nếu theo kịch bản phát triển thông thường của tính, đến năm 2020, tổng mức

phát thải là 8.29 triệu tấn CO2e. Tỉ trọng phát thải đến năm 2020 của An Giang so với mức phát thải quốc

gia được trình bày trong bảng sau:

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020

Phát thải do rác thải 025 025 026 026 026 027 028

Phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện

665 822 828 902 959 1,480 3,208

Phát thải do sử dụng các loại nhiên liệu khác

165 198 148 145 131 161 165

Phát thải trực tiếp từ GTVT đường bộ

213 232 250 270 285 306 411

Phát thải do quá trình công nghiệp (Nung gạch)

101 101 101 102 102 102 070

Phát thải do chăn nuôi, trồng trọt

4,068 4,191 4,312 4,420 4,345 4,485 4,411

Phát thải do đánh bắt thuy hải sản

177 192 160 137 101 050 037

Hấp thụ do lâm nghiệp (067) (032) (028) (025) (029) (034) (036)

Tổng lượng phát thải 5,347 5,731 5,798 5,976 5,920 6,576 8,294

(1,000)

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

8,000

9,000

(1,000)

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

8,000

9,000

Ngh

ìn t

CO

2

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

60 | K H H Đ T T X

Bảng 1.Ty trọng phát thải của tỉnh An Giang đến năm 2020 trong điều kiện thông thường,

không thực hiện KHTTX

Thông số Năm

Phát thải (ktCO2) 2010 2020

An Giang 5.346,89 8.293,96

Việt Nam (BUR1) 246.831 466.000

Phát thải so với quốc gia (%) 2,17% 1,78%

Phát thải do trồng lúa (ktCO2)

An Giang 3.668,60 3.901,76

Việt Nam (BUR1) 44.614 39.360

Phát thải so với quốc gia (%) 8,22% 9,91%

Dân số (nghìn ngươi)

An Giang 2.148 2.175

Việt Nam 86933 96170

Tỷ trọng phát thải/đâu ngươi

An Giang 2,49 3,81

Việt Nam 2,84 4,93

Mức phát thải năm 2020 dự kiến sẽ tăng 55% so với năm 2010, đồng thời tỉ trọng phát thải trên đầu người

tại An Giang tăng hơn 53%, nếu như An Giang không thực hiện theo KHHĐ Tăng trưởng xanh. Trong các

lĩnh vực, phát thải từ chăn nuôi trồng trọt và từ tiêu thụ điện chiếm tỉ trọng lớn, lần lượt chiếm 76% và

12,4% tổng phát thải toàn tỉnh năm 2015. Đến năm 2020, tỉ trọng phát thải từ chăn nuôi trồng trọt giảm

xuống còn 53,3% do Tỉnh có chiến lược giảm dần tỉ trọng nông nghiệp và nâng cao tỉ trọng công nghiệp

dịch vụ. Trong khi đó, phát thải từ tiêu thụ điện dự kiến sẽ chiếm 38,7% tổng mức phát thải KNK toàn tỉnh.

Trong tổng mức phát thải từ tiêu thụ điện, khu vực phát thải với tỉ trọng lớn nhất là Quản lý tiêu dùng và

dân cư; Công nghiệp – xây dựng.

Từ các số liệu kiểm kê KNK và phân tích, một danh mục các phương án giảm nhẹ được đề xuất, tập trung

vào một số lĩnh vực phát triển định hướng của Tỉnh trong thời gian tới, bao gồm: khu vực Công nghiệp –

Xây dựng (ngành gạch, dệt may, chế biến thủy sản), khu vực Chăn nuôi trồng trọt, khu vực Quản lý tiêu

dùng và dân cư. Danh mục các giải pháp được trình bày chi tiết trong phần tiếp theo.

3.2 Danh mục các phương án giảm nhe phát thải KNK được đề xuất

Dưa tre n ket qua pha n tich hie n trang va xu hương phat thai KNK cua tinh va ra soat cac Quy hoach2 , ke

hoach va ưu tie n phat trien kinh te xa ho i cua tinh; mo t danh sach cac phương an giam nhe phat thai KNK

cua tinh đươc đe xuat bao gom pha n tich tinh thưc tien va rui ro trong vie c thưc hie n cac giai phap nay như

sau:

2 Các dự án được thực hiện/đồng ý chủ trương trước năm 2010 được xem như kịch bản cơ sở

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

61 | K H H Đ T T X

Bảng 2:Danh mục các giải pháp giảm nhe KNK theo lĩnh vực3

STT Giải pháp giảm nhe KNK Tính thực tiễn của giải pháp Rủi ro/ rào cản tiêm năng

của giải pháp

I Lĩnh vực năng lượng

I.1 KHU VƯC DÂN SINH

1 Năng lượng bền vững cho cộng đồng – Bếp củi cải tiến

Phù hợp với khu vực nông thôn và miền núi vì đun nấu sạch hơn và tiết kiệm hơn

Giảm phát thải từ chặt phá rừng

Nhận thức của người dân còn thấp

2 Năng lượng bền vững cho cộng đồng - Bếp khí sinh hoc cải tiến

Phù hợp với khu vực nông thôn, miền núi

Đun nấu sạch hơn và tiết kiệm củi

Giảm phát thải KNK

Phải đầu tư hệ thống khí sinh hoc

Chi phí đầu tư cao

3 Điều hòa tiết kiệm năng lượng trong các hộ gia đình

Phù hợp với khu vực thành thị

Giảm phát thải từ tiêu thụ điện

Chi phí đầu tư cao

Y thức tiết kiệm năng lượng của người dân còn thấp

4 Thay thế đèn huỳnh quang gầy T10 bằng đèn LED trong chiếu sáng hộ gia đình

Phù hợp với khu vực nông thôn và thành thị

Giảm phát thải từ tiêu thụ điện

Chi phí đầu tư cao

5 Bình nước nóng năng lượng mặt trời quy mô hộ gia đình

Phù hợp với khu vực nông thôn và thành thị

An Giang là tỉnh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu long có bức xạ mặt trời tốt

Giảm phát thải từ tiêu thụ điện

Chi phí đầu tư cao

Nhận thức của người dân về TKNL còn thấp

6 Tủ lạnh tiết kiệm điện trong các hộ gia đình

Phù hợp với khu vực thành thị

Giảm phát thải từ tiêu thụ điện

Chi phí đầu tư cao

Y thức tiết kiệm năng lượng của người dân còn thấp

I.2 GIAO THÔNG

7 Thí điểm sử dụng xăng sinh hoc

Phù hợp với chính sách quốc gia trong việc sử dụng nhiên liệu sinh hoc

Giảm ô nhiễm môi trường và KNK

Thiếu nguồn cung cấp nhiên liệu

Giá xăng dầu quá re so với xăng sinh hoc

Nhận thức của người dân về nhiên liệu sinh hoc còn thấp

Các rủi ro ky thuật do sử dụng nhiên liệu sinh hoc khi vận hành phương tiện

8 Tăng cường năng lực vận tải hàng hóa bằng vận tải đường thủy nội địa

Phù hợp với chính sách của tỉnh An Giang đẩy mạnh phát triển đường thủy

Chi phí tài chính

Rào cản về đầu tư

3 Đây là danh mục đề xuất và có thể thay đổi tùy theo thực tế tính toán

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

62 | K H H Đ T T X

Giảm ô nhiễm môi trường và KNK

I.3

DICH VU (Tòa nhà công

sở, khách sạn, trung tâm

thương mại, nhà hàng)

9

Sử dụng đèn LED thay cho các đèn huỳnh quang tại văn phòng, khách sạn

Phù hợp với khu vực đô thị và các cơ quan, văn phòng, khách sạn ;có tính thẩm my cao, đảm bảo độ chiếu sáng tốt

Giảm phát thải từ tiêu thụ điện năng

Chi phí đầu tư cao

10

Hệ thống quản lý Năng lượng

Phù hợp với Luật tiết kiệm Năng lượng

Giảm phát thải từ việc sử dụng điện năng hiệu quả và nâng cao ý thức của cán bộ và người sử dụng năng lượng.

Nhận thức của cán bộ quản lý chưa được nâng cao

11

Sử dụng điều hòa tiết kiệm điện

Phù hợp với các tòa nhà công sở và các nhà hàng

Giảm phát thải từ tiêu thụ điện

Chi phí đầu tư cao

I.4 NÔNG NGHIỆP

12 Sử dụng đèn LED đánh bắt thủy sản

Tiết kiệm năng lượng

Giảm phát thải KNK

Chi phí đầu tư cao

13

Xử lý nước thải phát điện trong nuôi trồng thủy sản

Tiết kiệm năng lượng

Giảm phát thải KNK

Tạo ra nguồn năng lượng tái tạo

Chi phí đầu tư cao

14

Sử dụng bơm nông nghiệp hiệu suất cao

Tiết kiệm năng lượng

Giảm phát thải KNK

Tiêu thụ điện cho các hoạt động bơm tưới tiêu trong nông nghiệp chiếm tỉ trong lớn trong tổng mức tiêu thụ điện Nông nghiệp

Chi phí cao

15

Sử dụng tua-bin sục khí hiệu suất cao trong nuôi trồng thủy sản

Tiết kiệm năng lượng

Giảm phát thải KNK

Chi phí đầu tư cao

I.5 CÔNG NGHIỆP

16

Sản xuất gạch không nung Phù hợp chính sách phát triển VLXD của chính phủ

Giảm tiêu thụ năng lượng

Giảm ô nhiễm và phát thải KNK

Chi phí đầu tư cao

17

Quản lý năng lượng trong sản xuất dệt may

Phù hợp với chính sách phát triển bền vững của tỉnh và ngành xây dựng

Phù hợp với chính sách phát triển công nghiệp xanh-sạch của quốc gia

TKNL và giảm phát thải KNK

Yêu cầu cán bộ quản lý năng lượng chuyên môn cao

Cải thiện hệ thống liên tục

18

Quản lý năng lượng trong chế biến thực phẩm

Phù hợp với chính sách phát triển bền vững của tỉnh và ngành xây dựng

Phù hợp với chính sách phát triển công nghiệp xanh-sạch của quốc gia

Yêu cầu cán bộ quản lý năng lượng chuyên môn cao

Cải thiện hệ thống liên

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

63 | K H H Đ T T X

TKNL và giảm phát thải KNK tục

19

Cải tiến hệ thống lạnh trong chế biến thủy sản

Phù hợp với chính sách phát triển bền vững của tỉnh và ngãnh xây dựng

Phù hợp với chính sách phát triển công nghiệp xanh-sạch của quốc gia

TKNL và giảm phát thải KNK

Chi phí đầu tư và vận hành cao

Rảo càn về công nghệ

Rào cản về nhân thức của các cấp quản lý nhà máy

Rào cản về kiến thức

I.6 SẢN XUẤT NĂNG LƯỢNG

20

Nhà máy điện năng lượng mặt trời nối lưới

Phù hợp với chính sách phát triển bền vững của tỉnh

Chính sách ưu tiên năng lượng tái tạo của tỉnh

Giảm phát thải KNK

Chi phí đầu tư lớn

Chưa có khung chính sách giá điện NLMT

Rào cản về công nghệ

21

Nhà máy điện trấu nối lưới Phù hợp với chính sách phát triển bền vững của tỉnh

Chính sách ưu tiên năng lượng tái tạo của tỉnh

An Giang là tỉnh có tiềm năng về nguồn cung cấp trấu

Giảm phát thải KNK

Rủi ro chính sách hỗ trợ

Rủi ro về các nhà cung cấp nguyên liệu trấu

22

Cải tạo hệ thống truyền tải; Lắp đặt máy biến áp vô định hình

Giảm tổn hao trong truyền tải

Phù hợp chính sách quốc gia

Rào cản tài chính

II Lĩnh vực nông nghiệp

II.1 TRỒNG TRỌT

1

Ứng dụng hệ thống 3 giảm 3 tăng trong sản xuất lúa; và hệ thống 1 phải 5 giảm

Giảm tối đa lượng giống, phân bón, thuốc BVTV trong quy trình sản xuất

Giảm phát thải CH4

Ky thuật đơn giản, dễ áp dụng, cho năng suất cây trồng tối đa.

Phải có hệ thống thủy lợi tốt để điều tiết nước chủ động

Nhận thức của người dân

Giảm CH4, song lại làm tăng N2O.

2

Tưới khô ẩm xen kẽ và hệ thống canh tác lúa cải tiến

Thích ứng với BĐKH, tránh được thiên tai.

Tiết kiệm nguồn nước, tránh hạn hán

Nhận thức người dân

Hệ thống thủy lợi

Vốn đầu tư ban đầu

3

Ứng dụng ủ compost các phế phẩm nông nghiệp và trồng nâm công nghệ cao

Hạn chế được tối đa lượng rơm rạ bị đốt. Giảm phát thải khí nhà kính cao nhất

Ky thuật đơn giản, dễ áp dụng

Sự tiếp nhận ky thuật mới của người dân

II.2 CHĂN NUÔI

4 Quản lý và xử lý chất thải Phù hợp với định hướng phát triển Quản lý và sử dụng đúng

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

64 | K H H Đ T T X

trong chăn nuôi bằng hầm khí sinh hoc, đưa các tiến bộ khoa hoc về công nghệ xử lý chất thải vào trong chăn nuôi tập trung

chăn nuôi tập trung của tỉnh

Phát triển chăn nuôi bền vững và cải thiện môi trường

Giảm phát thải khí CH4 từ quản lý phân chuồng

nguồn khí sinh hoc biogas

Chi phí đầu tư ban đầu cao

III Lĩnh vực lâm nghiệp

1

Quản lý bền vững rừng phòng hộ tự nhiên hiện có

Phù hợp với định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh

Cải thiện sinh kế của người dân địa phương

Tăng hấp thụ các bon từ trồng rừng

Chi phí quản lý và bảo vệ rừng

2

Làm giàu rừng và quản lý bảo vệ rừng sản xuất tự nhiên hiện có, chon chu kỳ khai thác là 20 năm.

Phù hợp với định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh

Cải thiện sinh kế của người dân địa phương

Tăng hấp thụ các bon từ trồng rừng

Chi phí quản lý và bảo vệ rừng

3

Trồng 1.000ha tràm trên đất ngập phèn làm coc móng xây dựng

Cải thiện sinh kế của người dân địa phương

Tăng hấp thụ các bon từ trồng rừng

Chi phí ban đầu

Nghiên cứu thị trường

IV Lĩnh vực chất thải

1

Giảm phát thải từ quá trình xử lý hữu cơ

Phù hợp vơi chính sách quốc gia (cam kết giảm phát thải do quốc gia tự quyết định – INDC)

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Giảm phát thải KNK

Chi phí ban đầu

Nghiên cứu thị trường

2

Sử dụng và đốt khí bãi rác Phù hợp vơi chính sách quốc gia (cam kết giảm phát thải do quốc gia tự quyết định – INDC)

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Giảm phát thải KNK

Chi phí ban đầu

Nghiên cứu thị trường

3

Thu hồi và tái chế nguyên liệu từ chất thải rắn

Phù hợp vơi chính sách quốc gia (cam kết giảm phát thải do quốc gia tự quyết định – INDC)

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Giảm phát thải KNK

Chi phí ban đầu

Nghiên cứu thị trường

4

Thu hồi và sử dụng metan từ hệ thống xử lý yếm khí chất thải rắn hữu cơ có kiểm soát

Phù hợp vơi chính sách quốc gia (cam kết giảm phát thải do quốc gia tự quyết định – INDC)

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Giảm phát thải KNK

Chi phí ban đầu

Nghiên cứu thị trường

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

65 | K H H Đ T T X

3.3 Kết quả tinh toán tiềm năng giảm phát thải KNK theo các lĩnh vực

3.3.1 Lĩnh vực năng lượng

Co tong cộng 22 giai phap đươc đe xuat cho linh vưc na ng lương nham giam phat thai KNK cho tinh An

Giang vao na m 2020. Ket qua tinh toan đương cong chi phi bie n giam phat thai (MACC) cho ket qua như

bang dươi đa y.

Bảng 3. Chi phi và tiềm năng giảm nhe KNK của các phương án theo lĩnh vực năng lượng

(sắp xếp theo mức độ ưu tiên về chi phí biên giảm nhẹ)

TT Tên Giải pháp Kinh phí (tỷ VND)

Chi phí giảm phát thải (nghìn đồng/tCO2 tđ)

Tiêm năng giảm phát thải KNK

tới 2020 (ktCO2)

Tổng tiêm năng giảm phát thải

cộng dồn (ktCO2 tđ)

1 Sử dụng đèn LED trong đánh bắt thủy sản

30,0 -14.262 0,431 0,431

2 Sản xuất gạch không nung 50,9 -4.483 50,875 51,31

3

Sử dụng turbin sục khí hiệu suất cao trong nuôi trồng thủy sản

51,0 -3,537 31,740 83,05

4 Chiếu sáng tiết kiệm điện 6,6 -2.811 25,099 108,15

5

Chuyển đổi từ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sang đường thủy nội địa

0,5

-2.026

20,252

128,40

6 Hệ thống QLNL trong doanh nghiệp Chế biến Thực phẩm

3,9

-1.578

8,166

136,56

7 Xử lý nước thải phát điện trong nuôi trồng thủy sản

100,0 -1.491 8,352 144,92

8 Quản lý NL trong ngành dệt may

1,6

-1.326

0,414

145,33

9 Bếp khí sinh hoc cải tiến 1,3 -950 6,903 152,23

10 Bếp củi cải tiến ở nông thôn 4,3 -600 79,655 231,89

11 Đun nước nóng bằng NL mặt trời ở hộ gia đình thành thị

82,4 -523 34,797 266,68

12 Chiếu sáng tiết kiệm điện ở hộ gia đình nông thôn

1,3 880 4,794 271,48

13 Tủ lạnh tiết kiệm điện trong hộ gia đình thành thị

823,8 1.414 5,011 276,49

14 Điều hòa tiết kiệm NL trong hộ gia đình thành thị

164,8

1.414

2,784

279,27

15 Điều hòa tiết kiệm điện trong

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

66 | K H H Đ T T X

nhà hàng - khách sạn 70,9 1.414 1,198 280,47

16 Điện sinh khối (Điện trấu) 33,0 1.632 3,960 284,43

17 Thay thế xăng xe máy bằng E5 - 2.872 0,571 285,00

18 Thay thế xăng xe ô tô bằng E5 - 2.884 0,047 285,05

19 Sử dụng bơm nông nghiệp hiệu suất cao

75,0 4.445 16,775 301,82

20 Điện mặt trời nối lưới 460,0 5.699 1,980 303,80

21 Cải tiến hệ thống lạnh trong công nghiệp

371,7 9.148 26,410 330,21

22 Lắp máy biến áp vô định hình 400,0 20.430 0,004 330,22

Tong lương giam phat thai cua 22 phương an la 330.22 nghin tan CO2, tương đương 4.0% so vơi tong

lương phat thai cua kich ban cơ sơ (BAU) vao na m 2020. Hinh dươi đa y trinh bay ket qua tinh toan dươi

dang bieu đo.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

67 | K H H Đ T T X

Hình 2. Đường cong MACC lĩnh vực năng lượng tỉnh An Giang tinh đến năm 2020

1 Sử dụng đèn LED trong đánh bắt thuy sản

2 Sản xuất gạch không nung

3 Sử dụng turbin sục khi hiệu suất cao trong nuôi trồng thuy sản

4 Chiếu sáng TK điện

5 Chuyển đổi từ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sang đường thuy nội địa

6 Xử lý nước thải phát điện trong nuôi trồng thuy sản

7 Quản lý NL trong ngành dệt may

8 Bếp khi sinh học cải tiến

9 Bếp cui cải tiến ở nông thôn

10 Đun nước nóng bằng NL mặt trời ở Tp

11 Cải tiến hệ thống lạnh trong công nghiệp

12 Chiếu sáng tiết kiệm điện hộ gia đình nông thôn

13 Tu lạnh tiết kiệm điện

14 Điều hòa tiết kiệm NL hộ gia đình TP

15 Điều hòa tiết kiệm điện nhà hàng - khách sạn

16 Điện sinh khối (Điện trấu)

17 Thay thế xăng xe máy bằng ethanol

Thay thế xăng xe ô tô bằng ethanol

19 Sử dụng bơm nông nghiệp hiệu suất cao

20 Điện mặt trời nối lưới

21 Hệ thống QLNL trong ngành Chế biến Thực phẩm

Lắp máy biến áp vô định hình

Total t Co2e: 352.14

No Projects: 22.00

Average MAC thousands VND/Unit: 939.63

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

68 | K H H Đ T T X

Trong so 22 giai phap đươc đe xuat co 11 giai phap co chi phi giam phat thai a m, co nghia la vie c thưc hie n

phương an nay co lơi hơn chi phi đau tư ban đau cua no.11 giải pháp này có tổng mức giảm phát thải

tương đương 3,22% tổng lượng phát thải theo kịch bản cơ sở vào năm 2020.

3.3.2 Lĩnh vực nông nghiệp

Linh vưc no ng nghie p đươc đe xuat 4giai phap, trong đo co 3 giai phap cho linh vưc trong trot va 1 giai phap cho linh vưc cha n nuo i. Ket qua tinh toan MACC cho cac giai phap như bang dươi đa y.

Bảng 4. Chi phi và tiềm năng giảm nhe phát thải KNK các phương án lĩnh vực nông nghiệp

STT

Mô tả giải pháp giảm phát thải KNK

Chi phí biên giảm nhe (nghìn VNĐ/tCO2)

Lượng giảm phát thải năm 2020 (nghìn tCO2)

I Trông trot 539

1 Ứng dụng hệ thống 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa -6,120 397

2

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp

Ứng dụng ủ compost các phế phẩm nông nghiệp và trồng nấm chất lượng cao

1,600 127.37

3 Áp dụng tưới nước tiết kiệm và công nghệ sinh thái

Tưới khô ẩm xen kẽ và hệ thống canh tác lúa cải tiến -1,200 14.6

II Chăn nuôi 105.12

4 Giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi 97.05 105.12

Tông phát thai giam đươc 644.1

Tong lương giam phat thai KNK cua 4 phương an la 644,1 nghin tan CO2, tương đương 7,8% lượng phat

thai dươi kich ban cơ sơ (BAU) na m 2020. Trong 4 phương an đươc đe xuat co 2 phương an co chi phi

giam phat thai a m.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

69 | K H H Đ T T X

Hình 3: Đường cong MACC lĩnh vực nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020

3.3.3 Lĩnh vực lâm nghiệp

Linh vưc la m nghie p đươc xac đinh 3 phương an ta ng cương trư lương hap thu cac bon tư trong va bao ve

rưng. Tinh toan MACC cho cac phương an đươc trinh bay trong bang dươi đây:

Bảng 5: Chi phi và tiềm năng giảm nhe KNK các phương án lĩnh vực lâm nghiệp

Phương án giảm nhe KNK Chi phí giảm nhe (Nghìn VND

/tCO2e) Tiêm năng giảm nhe (nghìn

tCO2)

Quản lý bền vững rừng phòng hộ tự nhiên hiện có

13.2 173.02

Làm giàu rừng và quản lý bảo vệ rừng sản xuất tự nhiên hiện có, chu kỳ khai thác chon 20 năm.

15.62 26.24

Trồng 1000 ha tràm trên đất ngập phèn làm coc móng xây dựng

16.72 140.32

Tông 339.58

1 Ứng dụng hệ thống 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa

2 Giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi

3 Áp dụng tưới nước tiết kiệm và công nghệ sinh thái

4 Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp

Ứng dụng u compost các phế phẩm nông nghiệp và trồng nấm chất lượng cao

Total t Co2e: 568.35

No Projects: 4.00

Average MAC thousands VND/Unit: -2,805.00

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

70 | K H H Đ T T X

Trong ca 3 phương an đươc đe xuat đeu co chi phi giam nhe KNK dương, tong lương cac bon đươc hap thu

bơi 3 phương an nay la 339,58 nghin tCO2, chiem 4,1% tong lương phat thai cua toan tinh trong kich ban

cơ sơ vao na m 2020.

Hình 4. Đường cong MACC lĩnh vực lâm nghiệp tỉnh An Giang 2020

3.3.4 Lĩnh vực quản lý chất thải

Linh vưc xac định đươc xac đinh 4 phương an xử lý rác thải rắn sinh hoạt. Tinh toan MACC cho cac phương

an đươc trinh bay trong bang dươi đa y.

1 Quản lý bền vững rừng phòng hộ tự nhiên hiện có

2 Làm giàu rừng và quản lý bảo vệ rừng sản xuất tự nhiên hiện có, chu kỳ khai thác chọn 20 năm.

3 Trồng 1000 ha tràm trên đất ngập phèn làm cọc móng xây dựng

Total t Co2e: 339.58

No Projects: 3.00

Average MAC thousands VND/Unit: 15.18

12 3

34 68 102 136 170 204 238 272 306

-50

-40

-30

-20

-10

0

10

20

30

40

50

-50

-40

-30

-20

-10

0

10

20

30

40

50

thousands V

ND

/t C

o2e

Cumulative t Co2e

Phân tích MACC cho KHHĐ TTX An GiangNgành Lâm nghiệp

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

71 | K H H Đ T T X

Bảng 6. Chi phi và tiềm năng giảm nhe KNK các phương án lĩnh vực rác thải

Phương án giảm nhe KNK Chi phí giảm nhe (Nghìn

VND /tCO2e) Tiêm năng giảm nhe

(nghìn tCO2)

Giảm phát thải từ quá trình xử lý hữu cơ -182.6 34.99

Sử dụng và đốt khí bãi rác -28.6 3.49

Thu hồi và tái chế nguyên liệu từ chất thải rắn -1751.2 2.11

Thu hồi và sử dụng metan từ hệ thống xử lý yếm khí chất thải rắn hữu cơ có kiểm soát

7189.6 29.27

Tông 69.86

Tong lương giảm phát thải của cả 4 phương an tre n la 69,86 nghin tCO2, chiem 0,84% tong lương phat thai

cua toan tinh trong kich ban cơ sơ vao na m 2020. Trong 4 phương an đươc đe xuat, co 3 phương an co chi

phi giam nhe KNK a m.

Hình 5. Đường cong MACC lĩnh vực rác thải tỉnh An Giang 2020

1 Thu hồi và tái chế nguyên liệu từ chất thải rắn

2 Giảm phát thải từ quá trình xử lý hữu cơ

3 Sử dụng và đốt khi bãi rác

4 Thu hồi và sử dụng metan từ hệ thống xử lý yếm khi chất thải rắn hữu cơ có kiểm soát

1

23

4

. 7. 14. 21. 28. 35. 42. 49. 56. 63.MaccBuilderPro

-2000

-1000

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

-2000

-1000

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

thousands V

ND

/t C

o2e

Cumulative t Co2e

Phân tích MACC cho KHHĐ TTX AN GIANGNgành rác thải

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

72 | K H H Đ T T X

Từ các phân tích nêu trên có thể thấy tong tiềm năng giảm phat thai KNK co thể đạt đươc tư 4 linh vưc:

Na ng lương, No ng nghie p va La m nghie p va Xử lý chất thải rắn sinh hoạt se la 1,41 trie u tan CO2, chiem

16,7% tong lương phat thai dươi kich ban cơ sơ (BAU) neu kho ng thưc hie n KHHĐ TTX.

Liên quan tới kịch bản giảm phát thải KNK, có 2 kịch bản được đề nghị xem xet. Trong kich ban thap, tinh

se ưu tie n thưc hie n hầu hết cac giai phap giam phat thai KNK co chi phi giảm phát thải âm và yêu cầu kinh

phí không quá cao, cộng thêm một giải pháp trồng và bảo vệ rừng tự nhie n. Trong trương hơp nay tong

lương giảm phat thai KNK co thể đạt đươc mức 863,5 nghìn tCO2 (17giải phap), tương đương 10.4% tong

lương phat thai cua kich ban cơ sơ (BAU-2020).

Ở một kịch bản cao hơn, các giải pháp có chi phí giảm phát thải dương với suất đầu tư lớn (trồng rừng,

phát triển nguồn điện từ NLTT). Trong trương hơp nay tong lương phat thai KNK cắt giam đươc sẽ đạt

thêm 520,2 nghìn tCO2 (16 giải pháp bổ sung được thực thi), nhờ các khoản đầu tư cho nguồn năng lượng

tái tạo sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện trong khu vực dân cư.

Hai kich ban được xem xet vơi tinh An Giang khi thưc hie n KHHĐ TTX được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 7. Các kịch bản giảm phát thải KNK trongKH TTX của tỉnh An Giang

Tên kịch bản Mô tả kịch bản

Tổng lượng phát thải giảm

được (triệu tCO2)

Mức giảm so với kịch bản cơ sơ

(BAU) 2020

Kịch bản giảm phát thải tự nguyện

Tỉnh sẽ thực hiện 17giải pháp giảm phát thải với chi phí giảm nhẹ âm hoặc chi phí thấp, bằng nội lực của Tỉnh cộng với hỗ trợ của Trung ương và các tổ chức quốc tế

0,86 10,4%

Kịch bản giảm phát thải với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế

Tỉnh sẽ thực hiện tất cả 33giải pháp giảm phát thải bằng nội lực của tỉnh và sự hỗ trợ của quốc gia và các tổ chức quốc tế

1,38 16,7%

Bảng 8. Cường độ phát thải của tỉnh An Giang khi thực hiện KH TTX

Lĩnh vực chính Đơn vị 2010 2015 2020

Kịch ban cơ sở (BAU) Triệu tCO2 5,35 6,58 8,29

Kịch bản TTX - Tự nguyện Triệu tCO2 5,35 6,58 7,43

Trong đó đóng góp của các ngành chủ chốt:

Nông nghiệp Triệu tCO2 0,60

Công Thương - Xây dựng (năng lượng) Triệu tCO2

0,20

GTVT Triệu tCO2 0,02

Kịch bản TTX - Có hỗ trợ Triệu tCO2 5,35 6,58 6,91

GRDP của Tỉnh (giá hiện hành) tỷ VND 48.330 67.475 105.463

Cường độ phát thải KNK/GRDP - kịch bản BAU tCO2/tr.VND

0,110

0,097

0,079

Cường độ phát thải KNK/GRDP - kịch bản TTX tự tCO2/tr.VND

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

73 | K H H Đ T T X

nguyện 0,070

Cường độ phát thải KNK/GRDP - kịch bản TTX có hỗ trợ tCO2 tr.VND

0,066

Mức giảm cường độ PT so với 2010 - kịch bản TTX tự nguyện

10,4%

Mức giảm cường độ PT so với 2010 - kịch bản TTX có hỗ trợ

16,7%

Hinh dươi đa y bieu dien xu the phat thai cua tinh An Giang neu kho ng thưc hie n KH TTX va cac kich ban

TTX co the xay ra.

Hình 6: Đường cong phát thải kịch bản BAU-và kịch bản TTX 2020 tỉnh An Giang

8.29

7.43

6.91

(1.00)

0.50

2.00

3.50

5.00

6.50

8.00

9.50

-1.00

0.50

2.00

3.50

5.00

6.50

8.00

9.50

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020

PhátthảiKNK(MtCO2)

Nănglượng Quátrìnhcôngnghiệp Nôngnghiệp Lâmnghiệp

Quảnlýchấtthải Kịchbảncơsở(BAU) KịchbảnTTX- Tựnguyện KịchbảnTTX- Cóhỗtrợ

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

74 | K H H Đ T T X

Bang tom tat cac gia đinh đau vao đe tinh toan MACC cho moi giai phap giam phat thai đươc trinh bay như

bang dươi đa y.

Bảng 9. Giả định tinh MACC lĩnh vực năng lượng

Lĩnh vực Giải pháp Thông số đâu vào/giả

định tính toán Giá trị Mô tả giải pháp

DÂN SINH

Bếp đun củi cải

tiến

Số lượng bếp truyền thống hiện tại 100.000

Giả định tại tỉnh An Giang hiện có 100.000 hộ gia đình đang đun nấu bằng bếp kiềng hoặc các loại bếp truyền thống khác. Vào năm 2020 sẽ có 30% các loại bếp này được thay bằng bếp củi cải tiến có hiệu suất cao hơn và tiết kiệm củi hơn. Bếp củi cải tiến có chi phí 300 ngàn VNĐ và hiệu suất 29%

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 30%

Chi phí đầu tư (1000 VND) 300

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm) 3

Bếp khí sinh hoc

Số lượng bếp đun truyển thống hiện tại 100.000

Giả định tại tỉnh An Giang hiện có 100,000 hộ gia đình đang đun nấu bằng bếp kiềng hoặc các loại bếp truyền thống khác. Vào năm 2020 sẽ có 30% bếp này được thay bằng bếp khí sinh hoc có hiệu suất cao hơn và sạch hơn. Bếp khí sinh hoc có chi phí 450 nghìn VNĐ hiệu suất 45%.

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 30%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 450

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm) 5

Điều hòa tiết kiệm năng lượng (TKNL)

Số lượng điều hòa cu hiện có 54.000 Giả định rằng An Giang có 54.000 thiết bị điều hòa cu (dựa trên cơ cấu dân số, tỷ lệ đô thị hóa và TB 3 hộ có 1 điều hòa). Điều hòa cu có hiệu suất thấp và tiêu thụ nhiều năng lượng. Điều hòa TKNL có hiệu suất cao hơn 20% so với điều hòa cu, nhưng chí phí đầu tư cao hơn, khoảng 10 triệu VNĐ/chiếc, tuổi tho 10 năm. 30% thiết bị này sẽ được thay thế vào năm 2020.

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 30%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 10.000

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm)

10

Bòng đèn LED tiết kiệm điện

Số lượng bóng tuýp T10 hiện có 300.000

Giả định toàn tỉnh có 300.000

bóng T10 và 50% sẽ được thay

thế bằng đèn LED vào năm Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 50%

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

75 | K H H Đ T T X

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 100

2020.

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị/dự án (h) 50.000

Bình nước nóng năng lượng mặt trời (NLMT) hộ gia đình

Số lượng bình nước nóng chạy điện hiện có 54.000

Là một tỉnh có tiềm năng NLMT

tốt nên việc sử dụng bình nước

nóng NLMT thay thế bình nước

nóng chạy điện là một phương

án tốt. Giả định toàn tỉnh có

54.000 bình nước nóng chạy

điện và 30% số bình này sẽ

được thay thế vào năm 2020.

Chi phí đầu tư hệ thống là 5

triệu VNĐ, tuổi tho thiết bị là

15 năm

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 30%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 5.000

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm) 15

Tủ lạnh tiết kiệm điện

Số lượng tủ lạnh cu hiện có

54.000

Giả định rằng An Giang có

54.000 thiết bị tủ lạnh cu (dựa

trên cơ cấu dân số, tỷ lệ đô thị

hóa và TB 3 hộ có 1 tủ lanh).

Tủ lạnh cu có hiệu suất thấp và

tiêu thụ nhiều năng lượng. Tủ

lạnh TKNL có hiệu suất cao hơn

20% so với điều hòa cu, nhưng

chí phí đầu tư cao hơn, khoảng

50 triệu VNĐ/chiếc, tuổi tho 30

năm. 30% thiết bị này sẽ được

thay thế vào năm 2020.

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020

30%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ)

50.000

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị (năm) 30

GIAO THÔNG

Thí điểm xăng E5 Số lượng phương tiện 580.000 Giả định toàn tỉnh có

580.000 xe máy chạy xăng,

vào năm 2020 sẽ có 5% số

xe máy chuyển sang sử

dụng nhiên liệu sinh hoc

E5.Chi phí đầu tư tăng thêm

không đáng kể do sử dụng

chung hạ tầng cung ứng

xăng thông thường.

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 50%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ)

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm)

20

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

76 | K H H Đ T T X

Chuyển đổi hình thức vận tải (đường bộ sang đường thủy)

Hệ số chuyển đổi 98g/ton-

km

Giả định 20% lượng hàng

hóa hiện đang vận chuyển

bằng đường bộ sẽ chuyển

sang vận chuyển đường

thủy nội địa

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 20%

DỊCH VỤ

Thay thế đèn CFL bằng đèn LED chiếu sáng khối văn phòng và khách sạn

Số lượng bóng đèn CFL hiện có 10.000

Giả sử toàn tỉnh đang sử

dụng 10.000 bóng CFL cho

chiếu sáng khối văn phòng

và khách sạn, vào năm 2020

sẽ có 250% số bóng này

được thay bằng đèn LED

hiệu suất cao. Chi phí đầu

tư 173 nghìn VNĐ/bóng,

tuổi tho 12 năm

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 50%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 173

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm)

12

Bình nước nóng NLMT cho khách sạn nho

Số lượng bình nước nóng trong các khách sạn hiện có 10.000

Toàn tỉnh có 10.000 bình

nước nóng 30 lít chạy điện

trong các khách sạn nho.

Giả sử 50% số lượng này

được thay thế bằng bình

nước nóng NLMT công suất

gấp 30 lần. Chi phí đầu tư

50 triệu/hệ thống 1000 lít,

tuổi tho thiết bị 15 năm

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 50%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 50.000

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm)

15

Đèn LED chiếu sáng đô thị thay thế đèn cao áp

Số lượng bóng đèn cao áp chiếu sáng đô thị 10.000

Giả định toàn tỉnh có 10.000

bóng điện cao áp được sử

dụng cho chiếu sáng đô thị và

50% số bóng này sẽ được thay

thế bằng bóng đèn LED hiệu

suất cao, tiết kiệm điện. Chi phí

đầu tư là 1,67 triệu đồng/hệ

LED, tuổi tho thiết bị là 10

năm.

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 50%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 1,670

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm)

10

SƯ DỤNG NĂNG

LƯỢNG TRONG

NÔNG NGHIỆP –

NUÔI TRỒNG

Đèn LED trong đánh bắt thủy sản

Số lượng bóng đèn cao áp đánh bắt thủy sản 20.000

Toàn tỉnh có khoảng 1.000 tàu

đánh bắt thủy sản, sử dụng

20.000 bóng cao áp. Giả sử

50% số bóng cao áp được thay Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 50%

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

77 | K H H Đ T T X

THỦY SẢN Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 3.000 thế bằng đèn LED vào năm

2020. Chí phí đầu tư 3 triệu/hệ

thống LED, tuổi tho 5 năm Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm)

5

Xử lý nước thải phát điện trong nuôi trồng thủy sản

Công suất điện khí sinh hoc 2MW

Nuôi trồng thủy sản cung là

một thế mạnh và được nhấn

mạnh trong kế hoạch phát

triển KTXH tỉnh vào năm 2020.

Giả sử vào năm 2020 toàn tỉnh

lắp đặt được 2MW điện khí

sinh hoc từ việc xử lý

nước/chất thải nuôi trồng để

sản xuất điện chạy quạt sục

khí, chi phí đầu tư 50 tỷ/MW,

tuổi tho 15 năm

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 100%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 50.000.000

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm) 15

Sử dụng turbin sục khí hiệu suất cao trong nuôi trồng thủy sản

Số lượng quạt nước cu hiện có

6.000

Nuôi trồng thủy sản là một thế

mạnh của An Giang. Đến năm

2020, dự kiến toàn tỉnh có

1.500 ha nuôi trồng thủy sản,

tương đương khoảng 6.000

quạt nước cần có. Giả sử 50%

số quạt nước hiệu suất cung

cấp oxy thấp được thay bằng

các tuabin tạo oxy hiệu suất

cao hơn gấp 3 lần

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 50%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 8.500

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm)

5

Sử dụng bơm nông nghiệp hiệu suất cao

Tổng công suất bơm cần thiết

72.046 kW

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 50%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 64.841.000

Điện năng tiết kiệm 50.835 triệu kWh

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm) 7 năm

CÔNG NGHIỆP

Sản xuất gạch không nung thay thế gạch truyền thống đốt than

Phát triển dây chuyền sản xuất gạch không nung đạt tổng công suất 203,5 triệu viên vào năm 2020

203,5

Triệu

Vào năm 2020 sẽ phát triển 17

dây chuyền sản xuất gạch

không nung công suất 12 triệu

viên/dây chuyền, chi phí đầu

tư dây chuyền 8,8 tỷ /lò/12

triệu viên/năm. Tuổi tho 20

Số dây chuyền 17

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 8.800.000

Chi phí vận hành (%) 2%

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

78 | K H H Đ T T X

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm)

20 năm.

Hệ thống quản lý năng lượng trong ngành dệt may

Lượng giảm phát thải (Nghìn tấn CO2) 16

Dệt may là một trong những

ngành quan trong, chiếm điện

năng tiêu thụ lớn trên 3,4 triệu

MWh/năm. Để giảm năng

lượng tiêu thụ, cần trang bị hệ

thống quản lý năng lượng.

Không cần thêm chi phí đầu tư

Tỷ lệ áp dụng vào năm 2020 100%

Chi phí đầu tư (tỷ VNĐ)

Chi phí vận hành (% tổng đầu tư)

Tuổi tho thiết bị/dự án

(năm)

Hệ thống quản lý năng lượng trong ngành chế biến thực phẩm

Lượng giảm phát thải (Nghìn tấn CO2) 9,5 Chế biến thực phẩm là một

trong những ngành quan trong,

Giá trị sản xuất đến năm 2020

riêng ngành thủy sản là 334

nghìn tấn. Để giảm năng lượng

tiêu thụ, cần trang bị hệ thống

quản lý năng lượng.

Tỷ lệ áp dụng vào năm 2020 50%

Chi phí đầu tư (tỷ VNĐ) 3.8

Chi phí vận hành (% tổng đầu tư)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm)

Cải tiến hệ thống lạnh trong ngành chế biến thủy sản

Lượng giảm phát thải (Nghìn tấn CO2) 30.8

Chế biến thực phẩm là một

trong những ngành quan trong,

Giá trị sản xuất đến năm 2020

riêng ngành thủy sản là 334

nghìn tấn. Để giảm năng lượng

tiêu thụ, cần trang bị hệ thống

lạnh hiện đại vì đây là hệ thống

tiêu thụ rất nhiều năng lượng

trong sản xuất và chế biến thủy

sản.

Tỷ lệ áp dụng vào năm 2020 30%

Chi phí đầu tư (tỷ VNĐ) 371

Chi phí vận hành (% tổng đầu tư)

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm) 10

Thay thế biến áptruyền tải bằng loại vô định hình

Số lượng biến áp 800

Thay thế 800 biến áptruyền tải

bằng chủng loại vô định hình

để giảm tổn thất truyền tải

Tỷ lệ áp dụng vào năm 2020

Chi phí đầu tư (tỷ VNĐ) 400

Chi phí vận hành (% tổng đầu tư)

0%

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm) 15

SẢN XUẤT NĂNG

LƯỢNG

Nhà máy điện mặt trời nối lưới

Nhà máy điện mặt trời nối lưới (MW)

10 Dự kiến An Giang sẽ lắp đặt thí

điểm một nhà máy điện mặt

trời 10 MW. Chi phí đầu tư 46

tỷ/MW, chi phí vận hành 2%.

Nhà máy điện NLMT sẽ thay

thế 1 nhà máy điện than nối

lưới công suất tương đương

Tỷ lệ thâm nhập vào năm

2020 100%

Chi phí đầu tư (triệu

VNĐ/MW) 46.000

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

79 | K H H Đ T T X

Chi phí vận hành (% chi phí

đàu tư) 2% nếu trong trường hợp vắng

mặt dự án điện mặt trời.

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm)

20

Nhà máy điện trấu nối lưới

Nhà máy điện trấu nối lưới (MW) 10MW

Với lợi thế nguồn trấu dồi dào,

An Giang là địa phương phù

hợp để xây dựng nhà máy điện

trấu. Chi phí đầu tư 30 tỷ/MW,

chi phí vận hành 2%. Nhà máy

điện sinh khối sẽ thay thế 1

nhà máy điện than nối lưới

Tỷ lệ thâm nhập vào năm 2020

100%

Chi phí đầu tư (triệu VNĐ/MW)

30.000

Chi phí vận hành (% chi phí đàu tư)

2%

Tuổi tho thiết bị/dự án (năm)

20

Điện năng tiết kiệm (kWh) 41.662

Chi phí đầu tư (triệu VND/ thiết bị)

800

Tuổi tho thiết bị 30 years

Bảng 10. Giả định tinh MACC lĩnh vực nông nghiệp tỉnh An Giang

Lĩnh vực Giải pháp Gía trị Mô tả giải pháp

NÔNG

NGHIỆP

Ứng dụng hệ thống 3 giảm 3 tăng (3G3T) và 1 phải 5 giảm (1P5G) trong sản xuất lúa

100.000ha Ky thuật 3G3T giúp thích ứng BĐKH và giảm phát thải khí CH4 trong canh tác lúa nước. Giả định vào năm 2020 sẽ có 100.000 ha lúa áp dụng ky thuật này

Áp dụng tưới nước tiết kiệm và công nghệ sinh thái Tưới khô ẩm xen kẽ và hệ thống canh tác lúa cải tiến

10.000ha Giải pháp này giúp giảm phát thải KNK và thích ứng với biến đổi khí hậu. Giả định vào năm 2020 sẽ có 10.000ha lúa áp dụng ky thuật này.

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp Ứng dụng ủ compost các phế phẩm nông nghiệp và trồng nấm chất lượng cao

30% Tận dụng rơm rạ làm phân hữu cơ giúp giảm phát thải từ đốt rơm rạ hàng năm, giả định vào năm 2020 sẽ 30% diện tích Canh tác áp dụng.

Tận dụng rơm rạ làm than sinh hoc phục vụ canh tác

30% Than sinh hoc là một giải pháp mới trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt rơm rạ sau thu hoạch. Phấn đấu vào năm 2020 sẽ có 30% diện tích canh tác ápdụng

Xử lý phân gia súc bằng hầm khí sinh hoc

3.600 hầm

Quy hoạch PTKTHX tỉnh cung đề cập tăng sản lượng ngành chăn nuôi, bao gồm đàn lợn lên 180,000 con, giả định 10 con/1 hầm biogas và tỉ lệ thực hiện là 20% thì vào năm 2020 toàn tỉnh cần 3.600 hầm biogas

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

80 | K H H Đ T T X

Bảng 11. Giả định tinh toán MACC lĩnh vực lâm nghiệp tỉnh An Giang

Lĩnh vực Giải pháp Giá trị Mô tả giải pháp

LÂM

NGHIỆP

Quản lý bền vững rừng phòng hộ tự nhiên hiện có

10.550 ha Quy hoạch rừng phòng hộ của Tỉnh đến năm 2020 đạt hơn 10.550 ha

Làm giàu rừng và quản lý bảo vệ rừng sản xuất tự nhiên hiện có, chu kỳ khai thác chon 20 năm.

590 ha Diện tích rừng tự nhiên của Tỉnh ước đạt 590 ha vào năm 2020

Trồng 1,000 ha tràm trên đất ngập phèn làm coc móng xây dựng

1.000 ha

Là một trong những tỉnh đồng bằng sông Cứu Long chịu tác động của BĐKH, giải pháp trồng rừng ngập phèn vừa mang lại giá trị gia tăng vừa mgios phần tăng trữ lượng carbon của rừng và chống biến đổi khí hậu.

Bảng 12. Giả định tinh toán MACC lĩnh vực Rác thải tỉnh An Giang

Lĩnh vực Giải pháp Giá trị Mô tả giải pháp

QUẢN LÝ RÁC THẢI

Giảm phát thải từ quá trình xử lý hữu cơ

415 tấn/ngày Giả định 85% lượng CTR sinh hoạt sẽ được xử lý, trong số đó 25% sử dụng phương pháp này.

Sử dụng và đốt khí bãi rác 415 tấn/ngày Giả định 85% lượng CTR sinh hoạt sẽ được xử lý, trong số đó 25% sử dụng phương pháp này.

Thu hồi và tái chế nguyên liệu từ chất thải rắn

415 tấn/ngày Giả định 85% lượng CTR sinh hoạt sẽ được xử lý, trong số đó 25% sử dụng phương pháp này.

Thu hồi và sử dụng metan từ hệ thống xử lý yếm khí chất thải rắn hữu cơ có kiểm soát

415 tấn/ ngày Giả định 85% lượng CTR sinh hoạt sẽ được xử lý, trong số đó 25% sử dụng phương pháp này.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

81 | K H H Đ T T X

Ảnh bìa: Rừng Tràm Trà Sư, An Giang

Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/18593

Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh An Giang

82 | K H H Đ T T X