12
Kế Hoch Xã Hi 2006 – 2010: Kết Ni Mi Người, Xây Dng Cng Đồng Tp 2: Nhng Nhóm Ưu Tiên Trong Cng Đồng và Kế Hoch Hành Động

Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010:

Kết Nối Mọi Người, Xây Dựng Cộng Đồng

Tập 2: Những Nhóm Ưu Tiên Trong Cộng Đồng

và Kế Hoạch Hành Động

Page 2: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng trực tiếp hay gián tiếp tài liệu này vì sự mất mát, hư hại hoặc điều phiền toái do việc bỏ sót, tính cẩu thả hoặc nhầm lẫn gây ra.

Mục Lục

1.0 GIỚI THIỆU ..........................................................................................................................3

2.0 NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUỒN GỐC NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA ÐA DẠNG (CALD) Ở THÀNH PHỐ SYDNEY ...................................................................................4 2.1 Nơi sinh ............................................................................................................................4

2.2 Ngôn ngữ sử dụng tại nhà.................................................................................................4

2.3 Những Người Có Nguồn Gốc Ngôn ngữ và Văn hóa Ða Dạng ở Thành phố – Nhu Cầu và Những Vấn Ðề .....................................................................................................6

Kế Hoạch Hành Ðộng Khu Vực 7: Những người có Nguồn Gốc CALD.............................9

Page 3: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

1.0 Giới Thiệu Tóm lược nhân khẩu sau đây về những nhóm cộng đồng ưu tiên trong Thành Phố dựa vào số liệu về Khu Vực Chính Quyền Địa Phương và các khu vực rộng lớn hơn trong tiểu bang NSW do Cục Thống Kê Úc cung cấp. Số liệu này cũng cho biết những thống kê cơ bản về kinh tế và xã hội của những nhóm dân số chính tại Thành Phố. Đó là:

1. Trẻ em (từ 0 – 11 tuổi) 2. Thanh thiếu niên (từ 12 – 24 tuổi) 3. Người cao niên (không dưới 55 tuổi) 4. Phụ nữ 5. Người Thổ Dân (bao gồm người Thổ Dân và người Dân Ðảo Torres Strait) 6. Nhóm người có nguồn gốc ngôn ngữ và văn hóa (CALD) đa dạng 7. Người khuyết tật 8. Nhóm người đồng tính nam, nữ, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính

Những phân tích trên đây lấy nguồn từ số liệu cuộc điều tra dân số năm 2001, nguồn ABS (Cục Thống Kê Úc) và các cơ quan chính phủ khác. Thông tin từ những cơ quan này lấy từ Tóm Lược Các Nhóm Ưu Tiên Khu Vực năm 2002, Bộ Giáo Dục, Huấn Nghệ và Thanh Niên Sự Vụ, Bộ Dịch Vụ Cộng Đồng và Gia Đình, Bộ Người Cao Niên, Người Khuyết Tật và Chăm Sóc Gia Đình tiểu bang NSW, Bộ Giáo Dục và Huấn Nghệ tiểu bang NSW, Bộ Dịch Vụ Cộng Đồng tiểu bang NSW, Bộ Gia Cư tiểu bang NSW, Bộ Tư Pháp tiểu bang NSW và Bộ Y Tế tiểu bang NSW.

Dự báo về dân số ABS được ABS chuẩn bị dựa theo những giả định của Bộ Y Tế và Chăm Sóc Người Cao Niên Liên Bang. Bản công bố 3222.0 của ABS Xây Dựng Dự Án Dân Số ở Khu Vực Nhỏ mô tả phương pháp thực hiện chi tiết hơn.

Cho dù việc phân tích được bố trí theo cấu trúc của 8 nhóm ưu tiên nhưng lại có nhiều sự đa dạng trong mỗi nhóm này (những nhóm này không được độc quyền). Những nhóm phụ bao gồm, ví dụ như, phụ nữ trẻ, người Thổ Dân đồng tính, trẻ em có nguồn gốc ngôn ngữ và văn hóa đa dạng. Những nền tiểu văn hóa cũng tồn tại trong những nhóm phụ này, đặc biệt trong giới trẻ. Những nhóm phụ và nền tiểu văn hóa có những nhu cầu và những vấn đề riêng biệt và các chiến lược được phát triển để đáp ứng những nhu cầu và vấn đề này phải hướng tới giải quyết những yếu tố phức tạp và đa dạng.

City of Sydney Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010: Tập 2 Page 3

Page 4: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

2.0 Những Người có Nguồn Gốc Ngôn Ngữ và Văn Hóa Ða Dạng (CALD) ở Thành phố Sydney

2.1 Nơi sinh Khoảng 46% dân Sydney sinh ở Úc, 12% sinh ở một nước nói tiếng Anh. Còn hơn 22% sinh ra ở những nước khác.

Nơi sinh phổ biến nhất của những người sinh ở ngoại quốc là vùng Tây - Bắc Âu chiếm 24%, tiếp sau là Đông Nam Á chiếm 17% và Đông - Bắc Á chiếm 17%. Nam giới đến từ Trung Nam Á là đông nhất (2,14 nam/1 nữ) và phụ nữ đến từ Đông Bắc Á là đông nhất (1,24 nữ/1 nam).

Cư dân Thành Phố sinh ở những quốc gia phổ biến nhất, ngoài Úc, là Vương Quốc Anh (chiếm 17% số dân sinh ở nước ngoài), New Zealand (11%), Trung Quốc (7%), Indonesia (6%) và Hồng Kông (3%).

Ngoài những quốc gia là nơi sinh của số lượng rất nhỏ cư dân Sydney, thì nơi sinh có nhiều “nam” nhất là Ấn Độ (1,8 nam/1 nữ sinh tại đây), Ý (1,7) và Vương Quốc Anh (1,6). Nơi sinh có nhiều nữ nhất là Nhật Bản (1,6 nữ/1 nam), Philipine (1,5) và Trung Quốc (1,3).

Top 10 birth countries10 quốc gia có tỷ lệ sinh cao nhất

the United Kingdom Vương quốc Anh

smcount

aller ries

các quốc gia nhỏ hơn

New Zealand New Zealand

ThailandThái Lan

2.2 Ngôn ngữ sử dụng tại nhà Khoảng 58% dân Sydney nói tiếng Anh ở nhà, 22% nói ngôn ngữ khác. Khoảng 19% không cung cấp thông tin.

Tiếng nước ngoài dùng nhiều nhất là tiếng Quảng Ðông (chiếm 14% trong số những người nói tiếng nước ngoài), tiếng Quan Thoại (11%), tiếng Indonesia (8%), tiếng Hy Lạp (8%) và tiếng Nga (6%).

Ngoài những ngôn ngữ chỉ có một số lượng nhỏ người sử dụng trong Thành phố, những ngôn ngữ đông nam giới nói nhất là tiếng Hindi (1,51 nam/1 nữ), tiếng Đức (1,46) và tiếng Ý (1,38) và những ngôn ngữ đông nữ giới nói nhất là tiếng Tagalog/Philipin (1,32 nữ/1 nam), tiếng Nga (1,29) và tiếng Nhật (1,26).

China

IndonesiaM alaysiaVietnam

the U

ea

Kong

SAMỹ Trung Quốc

Hong

South Kor

Indonesia Hồng Kông Malaysia

Việt Nam

Hàn Quốc

City of Sydney Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010: Tập 2 Page 4

Page 5: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

Ngôn ngữ sử dụng tại nhà, 2001

số người Nam/Nữ % dân số

chỉ nói tiếng Anh 80,673 1.20 58%

những ngôn ngữ khác 30,944 1.02 22%

không có thông tin 26,342 1.25 19%

tổng cộng 137,959 1.16 100%

Quốc gia: % NES

Tiếng Quảng Ðông 4,263 0.93 13.8%

Tiếng Quan Thoại 3,258 0.89 10.5%

Tiếng Indonesia 2,424 0.93 7.8%

Tiếng Hy Lạp 2,379 1.12 7.7%

Tiếng Nga 1,772 0.78 5.7%

Tiếng Ý 1,529 1.38 4.9%

Tiếng Tây Ba Nha 1,353 1.09 4.4%

Tiếng Hàn Quốc 1,288 0.83 4.2%

Tiếng Việt 1,151 0.90 3.7%

Tiếng Ả rập / Libăng 1,102 1.30 3.6%

Tiếng Nhật 1,002 0.79 3.2%

Tiếng Thái 968 0.88 3.1%

Tiếng Pháp 712 1.23 2.3%

Tiếng Đức 659 1.46 2.1%

Tiếng Bồ Ðào Nha 451 1.21 1.5%

Tiếng Tagalog / Philipine 447 0.76 1.4%

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ 392 1.35 1.3%

Tiếng Serbi 358 0.94 1.2%

Tiếng Hindi 352 1.51 1.1%

Tiếng Ba Lan 347 0.91 1.1%

Tiếng Hoa địa phương 337 0.64 1.1%

Tiếng Bengan 308 6.54 1.0%

Tiếng Hòa Lan 247 1.08 0.8%

Tiếng Croatia 239 1.13 0.8%

Tiếng Hungari 237 1.01 0.8%

Tiếng Malta 198 1.20 0.6%

Tiếng Macedonia 156 1.14 0.5%

Tiếng Tongan 134 1.16 0.4%

Tiếng Tamil 134 2.21 0.4%

Tiếng Persian 124 1.18 0.4%

Tiếng Fijian 75 0.67 0.2%

Tiếng Urdu 67 3.79 0.2%

Tiếng Samoan 51 1.04 0.2%

Tiếng Sinhalese 42 1.47 0.1%

Tiếng Punjabi 40 1.67 0.1%

Tiếng Khmer 39 1.79 0.1%

Tiếng Lào 36 0.71 0.1%

Tiếng Bosnia 32 1.13 0.1%

Tiếng Assyrian/ Aramaic 29 1.23 0.1%

Tiếng Armenia 28 1.55 0.1%

ngôn ngữ khác 107 0.98 0.3%

những ngôn ngữ ít phö biến 8,348 27.0%

2.3

Top 10 languages among non-English speakers

M andarin

IndonesianGreek

Russian

Italian

Spanish

Korean

Vietnamese

Arabic / Lebanese

10 ngôn ngữ thông dụng nhất ngoài tiếng Anh

Tiếng Ả rập / Libăng

Tiếng Việt

Tiếng Hàn Quốc

Tiếng Ý

Tiếng Tây Ba Nha

Tiếng Nga

Tiếng Hy Tiếng Indonesia

Tiếng Quan Thoại

CantoneseTiếng Quảng Ðông

smaller languages

những ngôn ngữ ít

phö biến

City of Sydney Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010: Tập 2 Page 5

Page 6: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

Những Người có Nguồn Gốc Ngôn Ngữ và Văn Hóa Ða Dạng ở Thành Phố – Nhu Cầu và Những Vấn Ðề

2.3.1 Tiếp cận thông tin

Tiếp cận dịch vụ và thông tin là một trong những vấn đề quan trọng mà nhóm người có nguồn gốc ngôn ngữ và văn hóa đa dạng (CALD) phải đối mặt. Tiếp cận với thông tin cho phép người dân biết đến những quyết định được ban hành và tham gia vào cộng đồng. Vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nhóm người này là rào cản ngôn ngữ và văn hóa sẽ ngăn cản một số họ tiếp cận đầy đủ những dịch vụ và thông tin.

Những cuộc tham khảo ý kiến được SSCC tiền nhiệm và Thành Phố Sydney tiến hành năm 2006 với cộng đồng cư dân có nguồn gốc CALD cho thấy mức độ tiếp cận thông tin của họ, nói chung, chưa thoả đáng. Điều đáng lo lắng nhất là họ thiếu thông tin về những chức năng và dịch vụ của Hội Đồng Thành Phố. Vì thế Hội Đồng Thành Phố cần cung cấp thêm nhiều thông tin về vai trò của mình, dịch vụ và bảng giá dịch vụ một cách thích hợp hơn về ngôn ngữ và văn hóa.

Mặc dù có những dịch vụ thông dịch do Uỷ Ban Quan Hệ Cộng Đồng và Bộ Di Trú và Bản Ðịa Sự Vụ điều hành nhưng chi phí có liên hệ đến việc tiếp cận những dịch vụ này vẫn cao và không đúng lúc. Dịch Vụ Thông Ngôn qua Điện Thoại (TIS) là một công cụ trợ giúp những thắc mắc đơn giản. Cần tăng cường thông tin cho người dân về dịch vụ này. Trong những cuộc tham vấn của Hội Đồng Thành Phố với các nhà cung cấp dịch vụ địa phương, chi phi phiên dịch thông tin mắc mỏ được xem là một vấn đề chính. Trong khi các tổ chức cộng đồng mong muốn tăng cường dịch vụ của họ tớí cộng đồng CALD lại bị hạn chế bởi thiếu nguồn tài trợ.

Sự tin cậy vào các phương tiện điện tử đã mang đến một dịch vụ thông tin thuận tiện và có hiệu quả cho những người có điều kiện tiếp cận máy điện toán. Tuy nhiên, không phải tất cả thành viên của cộng đồng thoải mái với cách tiếp cận này. Một chiến lược thông tin hiệu quả cần có tài liệu đa dạng, dễ tiếp cận bằng nhiều cách bao gồm tài liệu in ấn, internet, tài liệu nghe, nhìn, truyền khẩu, các buổi truyền bá thông tin và tiếp cận cá nhân. Những bản in thông tin đã được chuyển ngữ là quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng thông tin của các sắc dân, các nhóm địa phương và các đối tác với các tổ chức cộng đồng phải được hợp nhất trong các chiến lược thông tin. 2.3.2 Tiếp cận dịch vụ

Việc nhận thức và sử dụng dịch vụ cộng đồng của nhóm người CALD ở Thành Phố được xếp ở mức độ khá thấp. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng sống của họ. Những vấn đề khác có tác động tới việc tiếp cận dịch vụ của cộng đồng CALD bao gồm:

• thiếu thông tin hợp lý và có thể dễ dàng tiếp cận về các dịch vụ; • định kiến cho rằng các dịch vụ chỉ dành cho người nói tiếng Anh; • thiếu dịch vụ văn hoá thích hợp; • thiếu dịch vụ thông phiên dịch, một số nhà cung cấp dịch vụ vẫn dựa vào gia đình và bạn

bè và nhờ họ dịch thông tin; • khó khăn trong việc tiếp cận phương tiện vận chuyển đến và từ dịch vụ, đặc biệt khó khăn

đối với những di dân cao niên và người tàn tật; và • định kiến cho rằng các dịch vụ không tiếp đón họ một cách nồng nhiệt.

Các tổ chức cộng đồng đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng CALD, tuy nhiên khả năng thực hiện hiệu quả của họ bị hạn chế bởi nguồn lực có hạn. Những cuộc tham khảo ý kiến với tổ chức cộng đồng đã xác định 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới khả năng của họ trong việc đáp ứng nhu cầu của cộng đồng CALD. Đó là:

City of Sydney Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010: Tập 2 Page 6

Page 7: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

Nguồn Tài Trợ Các tổ chức cộng đồng hoạt động với ngân sách hạn hẹp. Việc tài trợ cho các chương trình tái thực hiện do lãnh vực cộng đồng phân phối vẫn còn trì trệ trong khi nhu cầu của cộng đồng đã tăng lên (gắn liền với việc tăng dân số đáng kể). Điều này dẫn đến tình trạng là dịch vụ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.

Chương Trình Tài Trợ Cộng Đồng Hàng Năm của Hội Đồng Thành Phố, và một loạt các chương trình tài trợ khác của chính phủ tiểu bang đã cung cấp nguồn vốn cho những đề án ngắn hạn, tuy nhiên, vấn đề chi phí cốt lõi (chủ yếu là chi phí nhân viên) chưa được chú ý thoả đáng.

Nhân Viên Nhiều tổ chức cộng đồng hoạt động với số nhân viên quá ít ỏi. Khối lượng công việc và điều kiện làm việc không thoả đáng dẫn đến việc liên tục thay đổi nhân viên và gây mệt mỏi quá độ. Xây dựng mối quan hệ thân thiện là vô cùng quan trọng trong việc phát triển cộng đồng; tuy nhiên việc thay đổi nhân viên liên tục làm mất đi sự thân thiện đó và hậu quả là lãng phí thời gian và nguồn lực.

Hơn thế nữa, trong thành phố thiếu nhân viên song ngữ, bao gồm những người nói những ngôn ngữ cộng đồng như tiếng Inđônêxia, tiếng Hoa, tiếng Hy Lạp và tiếng Nga.

Vật Lực

Một vài tổ chức cộng đồng hoạt động trong những không gian vô cùng hạn chế. Giá thuê cao và áp lực khoảng trống cộng đồng được coi là những vấn đề chính cho các dịch vụ cộng đồng. Thành Phố cần bảo đảm việc tiếp cận hợp lý tới Chương Trình Tài Trợ Nhà Ở cho các tổ chức cộng đồng, đặc biệt là đối với những nhóm ưu tiên như Thổ Dân và CALD. 2.3.3 Trình Ðộ Anh Ngữ

Cuộc Điều Tra Dân Số 2001 cho thấy khoảng 12% dân số trong Thành Phố (khoảng 5.700) thuộc nhóm người CALD có trình độ Anh ngữ kém.

Khả năng giao tiếp Anh ngữ có hiệu quả sẽ tác động đến khả năng tham gia vào cộng đồng và tiếp cận dịch vụ, phương tiện rộng rãi hơn. Những cư dân mới cần phải nhận thức được rằng các lớp học tiếng Anh luôn được tổ chức và họ có thể tiếp cận chúng. Thêm vào đó, các lớp Anh ngữ cần được hướng dẫn một cách linh động để đáp ứng mọi nhu cầu của nhóm người CALD (các nhu cầu như tiếng Anh xã giao, thân mật, các cơ hội học tập, chi phí hợp lý). 2.3.4 Việc Làm

Cuộc Điều Tra Dân Số 2001 cho thấy tỷ lệ người dân sinh ở ngoại quốc không nằm trong lực lượng lao động cao hơn so với cả cộng đồng ở phạm vi rộng (33,9%; 22,7%). Số người sinh ở nước ngoài dễ thất nghiệp hơn so với cộng đồng (8,1%; 5,9%), trừ người Thổ Dân và Dân Ðảo Torres Strait.

Những trở ngại chính trong quá trình tìm việc làm của cộng đồng CALD ở Thành Phố là:

• Thiếu kinh nghiệm địa phương; • Ngôn ngữ; • Tiếp cận thông tin về việc làm; • Công nhận trình độ chuyên môn đào tạo ở nước ngoài; và • Đối xử phân biệt.

City of Sydney Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010: Tập 2 Page 7

Page 8: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

2.3.5 Nhà Ở

Nhà ở giá cả hợp lý là điều quan tâm chính ở Thành Phố Sydney. Cộng đồng CALD đặc biệt bị thiệt thòi bởi việc gia tăng giá cả bất động sản,do thu nhập của họ có khuynh hướng thấp so với những người sinh ở Úc. Hội Đồng Thành Phố cần thẩm định nhu cầu nhà ở của cộng đồng này và bảo đảm họ sẽ được quan tâm trong các chiến lược nhà ở giá cả hợp lý.

Thiếu thông tin thông bằng ngôn ngữ cộng đồng về quyền lợi của người thuê nhà và cơ chế khiếu nại cũng được nhấn mạnh trong các cuộc tham khảo ý kiến trước đây. Việc phân biệt đối xử trong thị trường bất động sản là một yếu tố lớn. Khu mạng của Hiệp Hội Người Thuê Nhà có những dữ kiện thông tin bằng nhiều ngôn ngữ nhưng đa số người thuê nhà lại không quen thuộc với khu mạng này.

Thiếu nhà ở giá cả hợp lý và mạng hỗ trợ xã hội dẫn đến tình trạng cô lập xã hội, đặc biệt đối với phụ nữ và những người mới đến Úc. 2.3.6 Tính Hài Hòa và Sự Tham Gia Cộng Đồng

Sự hiểu biết và tương tác giữa các nền văn hóa có thể được nâng cao thông qua việc cung cấp các sinh hoạt giải trí, thể thao, văn hóa và nghệ thuật. Những hình thức sinh hoạt này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nhóm người có nguồn gốc ngôn ngữ và văn hóa đa dạng vào trong đời sống cộng đồng.

Hội Đồng Thành Phố đóng vai trò chính, tạo điều kiện cho việc tham gia của nhóm người CALD được thuận lợi hơn và nâng cao hoà hợp cộng đồng bằng cách khuyến khích và ủng hộ cư dân cộng đồng này tham gia uỷ ban cố vấn Hội Đồng Thành Phố và những công việc tình nguyện, và bằng việc điều hành các đề án và sự kiện đặc biệt như Ðề Án Tham Gia và Hoà Hợp của cộng đồng người Arập, và Ngày Hoà Hợp.

Các tổ chức cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự tham gia của nhóm người CALD thuận lợi hơn vào cuộc sống cộng đồng. Những cuộc tham khảo ý kiến về Kế Hoạch Xã Hội của SSCC trước đây với các nhà cung cấp dịch vụ cho thấy một số các tổ chức phi chính phủ địa phương đã đề cập đến vấn đề thiếu nguồn lực để thúc đẩy sự tham gia và hoà hợp cộng đồng.

Việc tham gia cộng đồng là quá trình kéo dài và cần nhiều thời gian để tạo niềm tin với cộng đồng CALD. Bản chất của việc tài trợ ngắn hạn có nghĩa là khi sự thân thiện đạt được thì đề án sắp kết thúc. Muốn phát triển cộng đồng bền vững cần tiếp tục nguồn tài trợ, cần người làm việc lâu dài và cần lập trình chiến lược. Một nghiên cứu do Thành Phố tiến hành năm 2006 cho thấy sự cô lập xã hội là vấn đề chính đối với những người và gia đình thuộc cộng đồng CALD. Nghiên cứu này cũng khẳng định tầm quan trọng của việc hiểu biết và tương tác giữa các nền văn hóa đối với cộng đồng CALD và cộng đồng nói tiếng Anh. 2.3.7 Người cao niên có nguồn gốc CALD

Học một ngôn ngữ mới và tiếp cận những hệ thống và môi trường mới là một thách thức cho những người cao niên của cộng đồng CALD. Đối với nhiều người trong số họ, việc tiếp cận thông tin và dịch vụ thật khó khăn bởi những trở ngại ngôn ngữ. Thiếu thông dịch viên và nhân viên song ngữ càng làm trầm trọng những vấn đề mà người cao niên đối mặt. Thường thường người già trong gia đình nhờ cậy con cháu dịch lại cho hiểu. Điều này đặc biệt khó khăn hơn khi gặp phải những vấn đề về luật pháp và y tế.

Thêm nữa, người cao niên thuộc cộng đồng CALD cũng gặp phiền toái khi tiếp cận phương tiện di chuyển công cộng vì không năng động và thiếu thông tin được chuyển ngữ.

Một trong những dịch vụ thiết yếu đối với người cao niên là thư viện. Họ thường tìm kiếm sách vở và băng từ bằng tiếng mẹ đẻ. Hội đồng thành phố có đủ khả năng tăng cường thu thập các nguồn tư liệu sử dụng những ngôn ngữ cộng đồng cho các thư viện.

City of Sydney Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010: Tập 2 Page 8

Page 9: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

Tội phạm và an toàn vẫn là mối quan tâm chính của những người cao niên trong cộng đồng CALD. Hội Đồng Thành Phố phải thẩm định nhu cầu của nhóm người này khi phát triển và thực hiện bất cứ kế hoạch an toàn cộng đồng nào.

2.3.8 Những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính có nguồn gốc

CALD

Thành phố là nhà và là nơi viếng thăm của những người đồng tính, lưỡng tính thuộc cộng đồng CALD, và họ phải chịu sự phân biệt đối xử gấp hai lần người thường và trải qua những vấn đề an toàn đặc biệt. Hội Đồng Thành Phố cần xem xét nhu cầu của nhóm người này trong việc phân phối dịch vụ và chương trình, và trong việc phát triển các chiến dịch an toàn. 2.3.9 Những Nhu Cầu Ưu Tiên cho cộng đồng CALD ở Thành Phố

Những lĩnh vực ưu tiên cần chú ý trong Kế Hoạch Hành Động cho cộng đồng CALD ở Thành Phố Sydney là:

• Bảo đảm thông tin cộng đồng tiếp cận dễ dàng tới cộng đồng CALD bằng sự đa dạng về ngôn ngữ và hình thức.

• Ủng hộ các tổ chức cộng đồng địa phương phát triển chiến lược và dịch vụ thông tin thích hợp về mặt ngôn ngữ và văn hoá.

• Bảo đảm các chính sách, thủ tục và dịch vụ của Hội Đồng Thành Phố phù hợp với những nguyên tắc tiếp cận và bình đẳng kể cả các quá trình tham vấn.

• Giúp các thành viên cộng đồng CALD tán thành với chính quyền về những dịch vụ, cơ sở tiện ích dễ tiếp cận và phù hợp.

• Cung cấp nhiều cơ hội hơn cho cư dân cộng đồng CALD tiếp cận các chương trình giáo dục, huấn nghệ và lựa chọn việc làm.

• Hỗ trợ và hợp tác với cộng đồng để phát triển nhiều cơ hội học tiếng Anh hơn.

• Ủng hộ chiến lược nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng CALD.

• Giảm tỷ lệ vô gia cư trong cộng đồng CALD.

• Cung cấp thông tin đa ngôn ngữ về vấn đề nhà ở cho cộng đồng CALD.

• Hỗ trợ những sáng kiến cổ vũ sự hiểu biết và tương tác giữa các nền văn hóa của cư dân Thành Phố.

Kế Hoạch Hành Động Khu Vực 7: Những Người có Nguồn Gốc CALD

Nhu Cầu Hành Ðộng Trách Nhiệm Đối Tác Bên Ngoài Khung Thời Gian

Bảo đảm thông tin cộng đồng dễ dàng tiếp cận tới cộng đồng CALD bằng sự đa dạng về ngôn ngữ và dạng thức.

• Chuyển ngữ thông tin về các dịch vụ của Hội Đồng Thành Phố sang các ngôn ngữ cộng đồng và phổ biến dưới các hình thức khác nhau tại các sự kiện cộng đồng và tới các tổ chức cộng đồng.

• Tổ chức các buổi truyền bá thông tin thường xuyên về vai

Cuộc Sống Cộng Ðồng

Quan Hệ Cộng Đồng

Các tổ chức cộng đồng

2006-2010

City of Sydney Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010: Tập 2 Page 9

Page 10: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

Nhu Cầu Hành Ðộng Trách Nhiệm Đối Tác Bên Ngoài Khung Thời Gian

trò và chức năng của Hội Đồng Thành Phố cho cộng đồng cư dân CALD.

• Cung cấp bảng thông báo thông tin cộng đồng ở thư viện, ở các trung tâm dịch vụ lân cận và trung tâm sinh hoạt.

• Tổ chức các buổi tham khảo ý kiến và nghiên cứu cộng đồng thường xuyên để nhận biết nhu cầu thông tin của cộng đồng CALD.

• Bao gồm cộng đồng CALD vào những cuộc tham khảo ý kiến cụ thể về chính sách và dự án.

Ủng hộ các tổ chức cộng đồng địa phương phát triển các dịch vụ và chiến lược thông tin thích hợp về mặt ngôn ngữ và văn hoá.

• Hỗ trợ các tổ chức cộng đồng địa phương cung cấp thông tin đa ngôn ngữ về dịch vụ của họ và phân phát tới các cộng đồng khác.

• Làm việc với các tổ chức cộng đồng để phát triển dịch vụ phù hợp về ngôn ngữ và văn hoá.

• Hỗ trợ chương trình huấn luyện giao thoa văn hóa cho nhân viên phát triển cộng đồng và thành viên uỷ ban lãnh đạo.

• Làm việc với báo chí địa phương để hình thành các bản tin đa ngôn ngữ.

Cuộc Sống Cộng Đồng

Quan Hệ Cộng Đồng

Các tổ chức cộng đồng

2006-2010

Bảo đảm các chính sách, thủ tục và dịch vụ của Hội Ðồng Thành Phố phù hợp với các nguyên tắc tiếp cận và bình đẳng kể cả các quá trình tham vấn.

• Cổ vũ đa dạng nơi làm việc và và thuê mướn nhân viên thuộc cộng đồng CALD ở một tỷ lệ phản ánh được sự đa dạng cộng đồng.

• Tiếp tục khuyến khích nhân viên song ngữ để họ trở thành người trợ giúp ngôn ngữ và nâng cao cơ hội tiếp xúc của họ với thành viên cộng đồng.

• Tăng cường và cung cấp nhận thức về các nền văn hóa và cách thức tiếp xúc với Hội Đồng Thành Phố.

• Bảo đảm các dịch vụ và nguồn tư liệu của Thư viện phản ánh nhu cầu của cộng đồng.

• Bảo đảm các cuộc tham khảo ý kiến của Hội Đồng Thành

Cuộc Sống Cộng Đồng

Dịch Vụ Hợp Tác

Quan Hệ Cộng Dồng

Các tổ chức cộng đồng

2006-2010

City of Sydney Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010: Tập 2 Page 10

Page 11: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

Nhu Cầu Hành Ðộng Trách Nhiệm Đối Tác Bên Ngoài Khung Thời Gian

Phố dễ dàng tiếp cận tới cộng đồng CALD. Cần cung cấp thông dịch viên để mọi người thuộc cộng đồng này có thể tham gia.

Giúp thành viên cộng đồng CALD ủng hộ chính quyền về những dịch vụ và cơ sở tiện ích dễ tiếp cận và phù hợp.

• Thực hiện các cuộc tham khảo ý kiến thường xuyên với cộng đồng CALD để nhận diện những dịch vụ thích hợp về văn hóa, ngôn ngữ trong khu vực và sử dụng thông tin này để thuyết phục chính quyền đồng ý.

• Nhận diện và khuyến khích lãnh đạo cộng đồng thông báo cho Hội Đồng Thành Phố và các cấp chính phủ khác về nhu cầu ưu tiên của các thành viên cộng đồng CALD.

• Tham gia tích cực vào diễn đàn tham vấn và các mạng liên cơ quan.

Cuộc Sống Cộng Đồng

Các tổ chức cộng đồng

2006-2010

Cung cấp nhiều cơ hội hơn cho cư dân cộng đồng CALD để tiếp cận các chương trình giáo dục, huấn nghệ và lựa chọn việc làm.

• Khuyến khích tính đa dạng tại nơi làm việc thông qua việc thuê mướn nhân viên cộng đồng CALD làm việc.

• Cung cấp thông tin về các dịch vụ nhân dụng bằng nhiều ngôn ngữ.

• Cung ứng và hỗ trợ các tổ chức phát triển cơ hội học tập cho các doanh nghiệp và chính phủ về tính đa dạng tại nơi làm việc này.

Cuộc Sống Cộng Đồng

Quan Hệ Nhân Công

Các tổ chức cộng đồng

2006-2010

Ủng hộ và hợp tác làm việc với cộng đồng để phát triển nhiều cơ hội học tiếng Anh hơn.

• Vận động chính phủ mở nhiều lớp học tiếng Anh chi phí hợp lý và khuyến khích các tổ chức cộng đồng xin các nguồn kinh phí để mở thêm các lớp học tiếng Anh.

• Hỗ trợ và cung ứng các tổ chức cộng đồng và những cơ sở tổ chức các lớp Anh ngữ để phát triển nhiều lớp học linh hoạt, không mang tính hình thức, đặc biệt cho những người cao niên thuộc cộng đồng này.

Cuộc Sống Cộng Đồng

Các tổ chức cộng đồng

2006-2010

Ủng hộ các chiến lược nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng CALD.

• Tham gia vào các chiến dịch sức khoẻ ở phạm vi rộng hơn nhằm vào cộng đồng CALD do chính phủ và các cơ quan phát động.

Cuộc Sống Cộng Đồng

Các cơ quan chính phủ tiểu bang

Các tổ chức

2006-2010

City of Sydney Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010: Tập 2 Page 11

Page 12: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · 2012-05-21 · Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ

Nhu Cầu Hành Ðộng Trách Nhiệm Đối Tác Bên Ngoài Khung Thời Gian

• Khuyến khích phát triển quan hệ hợp tác giữa các dịch vụ sức khoẻ và tổ chức cộng đồng địa phương.

cộng đồng

Giảm tỷ lệ vô gia cư trong cộng đồng CALD.

Bảo đảm bảo Chiến Lược Vô Gia Cư chú ý tới các nhu cầu của cư dân cộng đồng CALD.

Cuộc Sống Cộng Đồng

Chính Phủ Tiểu Bang NSW

Các tổ chức cộng đồng

2006-2010

Cung cấp thông tin đa ngôn ngữ về vấn đề nhà ở cho cộng đồng CALD.

• Bảo đảm Chiến Lược Nhà ở Giá Cả Hợp Lý chú ý tới nhu cầu cụ thể của cộng đồng CALD.

• Hỗ trợ và cung ứng cho các nhóm người thuê nhà/ ủng hộ để phát triển chiến lược nâng cao tiếp cận thông tin thuê mướn và nhà ở hợp lý cho cộng đồng CALD.

Cuộc Sống Cộng Đồng

Bộ Gia Cư Tiểu Bang NSW

Các tổ chức cộng đồng

2006-2010

Hỗ trợ sáng kiến nâng cao hiểu biết và tương tác giữa các nền văn hoá trong Thành Phố.

• Sử dụng phát triển văn hóa như một chiến lược để nâng cao đặc tính địa phương và di sản văn hóa, và tăng cường ý thức bổn phận công dân của cộng đồng CALD.

• Sử dụng các chương trình sự kiện của Thành Phố để ca ngợi tính đa dạng cộng đồng kể cả những cộng đồng cư dân nhỏ.

Cuộc Sống Cộng Đồng

Các tổ chức cộng đồng

2006-2010

City of Sydney Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010: Tập 2 Page 12