12
Vaccine tốt nhất là vaccine đã được cấp phép lưu hành và đến sớm nhất, kịp thời nhất 1 TUẦN CON SỐ Tại tỉnh Lâm Đồng, kết quả xét tốt nghiệp chung cả 2 đợt có 13.789/13.839 thí sinh, tương đương 99,64% thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT (tăng 0,1% so với năm học trước). Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng XEM TIẾP TRANG 2 C hủ trương của Chính phủ hiện nay: “Vaccine tốt nhất là vaccine đã được cấp phép lưu hành và đến sớm nhất, kịp thời nhất” trong lúc đang rất cần vaccine để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Cần khắc phục ngay tâm lý phân biệt đối xử với các vaccine của các nhà sản xuất, tâm lý lựa chọn, chờ đợi vaccine; dù là vắc xin loại nào, do đâu sản xuất, khi nhập về Việt Nam đều được thẩm định kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc triển khai tiêm vắc xin đến từng cá nhân là phụ thuộc vào lô vắc xin nhập về ở thời điểm tiêm, không có sự phân biệt đối xử. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó dự báo, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của Nhân dân và ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội; đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung ứng vaccine còn hạn chế, trước mắt chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Chính phủ đã yêu cầu tiêm vaccine COVID-19 để sớm miễn dịch cộng đồng; đồng thời giảm chuyển bệnh nặng và giảm tử vong, giảm quá tải cho hệ thống y tế. Phải nhận thức rằng “khi đã tiêm vaccine COVID-19 thì giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nếu đã nhiễm bệnh thì không bị bệnh nặng, nếu đã có bệnh nặng thì khả năng gây tử vong là thấp, kể cả đối với biến thể Delta…”. Trong thời gian qua, đã có sự vào cuộc tích cực của các bộ, ban, ngành, các cơ quan chức năng, các đại sứ, trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cũng như sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước nhằm có được nguồn vắc xin nhanh nhất, nhiều nhất có thể. Trong quá trình thực hiện chiến lược vắc xin, đặc biệt là “ngoại giao vắc xin”, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ quý giá của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Australia, Anh, Đức, Ấn Độ… Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải có vaccine sản xuất trong nước sớm nhất có thể, kịp thời đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của người dân và bảo vệ tính mạng, sức khỏe Nhân dân. Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sản xuất vaccine,... TRANG 7 SỐ 561 - 5902 - THỨ BẢY NGÀY 21/8/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° www.baolamdong.vn Bức họa lễ xuất quân của 34 chiến sỹ Giải phóng quân tại cây đa Tân Trào tháng 8/1945. Ảnh: Tư liệu V ẤN ĐỀ CUỐI TUẦN KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2/9 Bản hùng ca Cách mạng tháng Tám 6 Nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật 5 Mùa thu non sông ca khúc khải hoàn Đâu khó có thanh niên 9 TRANG 4 Tân Trào, nơi ghi dấu những mốc son lịch sử trọng đại của dân tộc 7 Nối mạch truyền thống của tờ báo Đảng KỶ NIỆM 44 NĂM NGÀY BÁO LÂM ĐỒNG RA SỐ BÁO ĐẦU TIÊN Phóng viên Khánh Phúc (Báo Lâm Đồng) tác nghiệp ghi nhận, phản ánh công tác kiểm soát phòng, chống dịch của các lực lượng tuyến đầu tại Chốt số 1 đèo Chuối. Ảnh: Hữu Sang

KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

Vaccine tốt nhất là vaccine đã được cấp phép lưu hành và đến sớm nhất, kịp thời nhất

1 TUẦN CON SỐ

Tại tỉnh Lâm Đồng, kết quả xét tốt nghiệp chung cả 2 đợt có 13.789/13.839 thí sinh, tương đương 99,64% thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT (tăng 0,1% so với năm học trước).

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng

XEM TIẾP TRANG 2

Chủ trương của Chính phủ hiện nay: “Vaccine tốt nhất là vaccine đã được cấp phép lưu hành và đến sớm nhất, kịp thời nhất” trong

lúc đang rất cần vaccine để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Cần khắc phục ngay tâm lý phân biệt đối xử với các vaccine của các nhà sản xuất, tâm lý lựa chọn, chờ đợi vaccine; dù là vắc xin loại nào, do đâu sản xuất, khi nhập về Việt Nam đều được thẩm định kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc triển khai tiêm vắc xin đến từng cá nhân là phụ thuộc vào lô vắc xin nhập về ở thời điểm tiêm, không có sự phân biệt đối xử.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó dự báo, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của Nhân dân và ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội; đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung ứng vaccine còn hạn chế, trước mắt chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Chính phủ đã yêu cầu tiêm vaccine COVID-19 để sớm miễn dịch cộng đồng; đồng thời giảm chuyển bệnh nặng và giảm tử

vong, giảm quá tải cho hệ thống y tế. Phải nhận thức rằng “khi đã tiêm vaccine COVID-19 thì giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nếu đã nhiễm bệnh thì không bị bệnh nặng, nếu đã có bệnh nặng thì khả năng gây tử vong là thấp, kể cả đối với biến thể Delta…”.

Trong thời gian qua, đã có sự vào cuộc tích cực của các bộ, ban, ngành, các cơ quan chức năng, các đại sứ, trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cũng như sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước nhằm có được nguồn vắc xin nhanh nhất, nhiều nhất có thể. Trong quá trình thực hiện chiến lược vắc xin, đặc biệt là “ngoại giao vắc xin”, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ quý giá của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Australia, Anh, Đức, Ấn Độ… Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải có vaccine sản xuất trong nước sớm nhất có thể, kịp thời đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của người dân và bảo vệ tính mạng, sức khỏe Nhân dân. Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sản xuất vaccine,...

TRANG 7

SỐ 561 - 5902 - THỨ BẢY NGÀY 21/8/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° www.baolamdong.vn

Bức họa lễ xuất quân của 34 chiến sỹ Giải phóng quân tại cây đa Tân Trào tháng 8/1945. Ảnh: Tư liệu

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Bản hùng ca Cách mạng tháng Tám

6

Nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật

5 Mùa thu non sông ca khúc khải hoàn

Đâu khó có thanh niên9

TRANG 4

Tân Trào, nơi ghi dấu những mốc son lịch sử trọng đại của dân tộc

7

Nối mạch truyền thống của tờ báo Đảng KỶ NIỆM 44 NĂM NGÀY BÁO LÂM ĐỒNG RA SỐ BÁO ĐẦU TIÊN

Phóng viên Khánh Phúc (Báo Lâm Đồng) tác nghiệp ghi nhận, phản ánh công tác kiểm soát phòng, chống dịch của các lực lượng tuyến đầu tại Chốt số 1 đèo Chuối.

Ảnh: Hữu Sang

Page 2: KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

2 THỨ BẢY 21 - 8 - 2021 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... thuốc trong nước là giải pháp căn cơ và chiến lược; không chỉ là phòng, chống dịch COVID-19 trước mắt mà còn góp phần thúc đẩy thực hiện chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 30 của Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 86, trong đó có các cơ chế, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch, các giải pháp tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục cấp phép lưu hành thuốc, vaccine, sản xuất vaccine.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của Nhân dân lên trên hết, trước hết để chủ động, phối hợp làm tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan đến nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc trong nước, góp phần nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Các nhà quản lý, nhà sản xuất, nhà nghiên cứu, nhất là các thành viên của Hội

đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế phải đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc thẩm định, đánh giá kết quả nghiên cứu đối với các vaccine thử nghiệm, vừa bảo đảm về mặt chuyên môn và khoa học, bảo đảm tính khách quan, trung thực trong việc thẩm định, đánh giá kết quả nghiên cứu, vừa phải bảo đảm tính cấp bách, khẩn cấp trong tình trạng khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt hành chính cho việc cấp phép nhanh chóng đối với vaccine sản xuất trong nước khi đã đáp ứng yêu cầu về tính an toàn, tính sinh miễn dịch theo quy định của vaccine và tham khảo kinh nghiệm, tư vấn quốc tế.

Trong điều kiện cấp bách của phòng chống dịch, với yêu cầu và nguyên tắc: “Kịp thời, an toàn và hiệu quả”, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, nhà sản xuất hết sức chủ động và khẩn trương trong việc phối hợp để có thể rút gọn tối đa thủ tục hành chính liên quan đến quy trình thử nghiệm, cấp phép đối với vaccine.

Các doanh nghiệp có hoạt động nghiên

cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine trong nước cần khẩn trương hoàn tất các quy trình, thủ tục và hồ sơ cần thiết theo quy định, gửi Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan để được xem xét, xử lý trong thời gian nhanh nhất.

Đơn vị cấp phép thuộc Bộ Y tế phải kịp thời hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp và từng hồ sơ cấp phép để bảo đảm tiến độ cấp phép nhanh nhất có thể. Bộ Y tế phải khẩn trương xem xét cấp phép ngay khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định về cấp phép/ giấy đăng ký lưu hành thuốc và vaccine sản xuất trong nước. Chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo điều kiện nhất có thể để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, sản xuất thuốc, vaccine, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Thực hiện quyết liệt mục tiêu bảo vệ tính mạng Nhân dân, tạo điều kiện sớm chuyển sang trạng thái “bình thường mới” phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và của toàn dân trong giai đoạn hiện nay. HÀ XUÂN

Vaccine tốt nhất... TIẾP TRANG 1

Sản xuất mỗi năm 12,8 triệu cây giống lâm nghiệp

Qua rà soát toàn tỉnh Lâm Đồng có 13 vườn ươm và 119 cơ sở sản xuất, kinh

doanh mỗi năm hơn 12,8 triệu cây giống lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đa mục đích,

quy mô tổng diện tích hơn 40 ha. Trong đó, năng lực sản xuất mỗi năm

nhiều nhất ở địa bàn huyện Lâm Hà hơn 3,4 triệu cây. Tiếp theo, gồm thành phố Đà Lạt 1,6 triệu cây; huyện Bảo Lâm gần 1,4 triệu cây; thành phố Bảo Lộc gần 1,2 triệu

cây; huyện Di Linh gần 1,2 triệu cây; huyện Đam Rông hơn 1 triệu cây. Còn lại các

huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, mỗi huyện sản

xuất từ 175.000 - 835.000 cây/năm. Được biết, trong năm 2021, nhu cầu quỹ đất toàn tỉnh Lâm Đồng trồng tổng cộng hơn 5,4 triệu cây xanh trên diện tích quy

hoạch đất lâm nghiệp và ngoài lâm nghiệp. Số lượng này đến năm 2022 sẽ tăng lên hơn

8 triệu cây. MẠC KHẢI

Gần 227,5 ha diện tích nhà kính, nhà lưới trên đất lâm nghiệp

Theo kết quả kiểm tra của Sở Nông nghiệp vá Phát triển nông thôn Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có 649 hộ đang sử dụng gần

227,5 ha diện tích nhà kính, nhà lưới trên đất quy hoạch lâm nghiệp.

Trong đó, số hộ sử dụng diện tích nhà kính, nhà lưới tương ứng trên đất quy hoạch lâm nghiệp trên các địa bàn gồm: thành phố Đà Lạt (475 hộ, hơn 184,8 ha); Lạc Dương (106 hộ, hơn 21,4 ha); Đơn Dương (44 hộ,

hơn 16,2 ha); Đức Trọng (17 hộ, gần 3,4 ha); Đam Rông (5 hộ, gần 0,7 ha); Di Linh

(2 hộ, gần 0,9 ha). Các huyện Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạ Huoai,

Đạ Tẻh, Cát Tiên và thành phố Bảo Lộc không có diện tích nhà lưới, nhà kính trên

đất quy hoạch lâm nghiệp. Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đang

phối hợp với chính quyền cấp huyện, xã và các cơ quan chức năng tăng cường tuyên

truyền, vận động các chủ sử dụng công trình nhà kính, nhà lưới trên đất quy hoạch lâm

nghiệp phải tự nguyện tháo dỡ. Trường hợp không chấp hành sẽ phải lập hồ sơ thủ tục

cưỡng chế thi hành theo pháp luật.VŨ VĂN

CÁT TIÊN: Hình thành 17 chuỗi liên kết sản xuất với tổng diện tích 2.200 ha

BẢO LÂM: Kích hoạt 20 giường bệnh sẵn sàng điều trị COVID-19

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 huyện Bảo Lâm cho biết: Trước

tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, huyện Bảo Lâm vừa kích hoạt

Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trạm Y tế thị trấn Lộc Thắng, với quy mô 20

giường bệnh.Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 huyện Bảo Lâm, hiện tại, Bảo

Lâm có 126 người đang thực hiện cách ly y tế tập trung tại 4 cơ sở cách ly y tế tập trung. Trong đó, Trung tâm Huấn luyện 15 người, Trường Dạy nghề 71 người, Nhà nghỉ Trên

Đồi 20 người, Khách sạn Thành Đạt 18 người và Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm 2 người. Ngoài 4 cơ sở cách ly y tế tập trung

để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, huyện Bảo Lâm còn thành lập 2

chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại xã Lộc Nam và xã Lộc Bảo, cùng các chốt bảo

vệ vùng xanh tại các khu dân cư trên địa bàn huyện Bảo Lâm. Tại 2 chốt kiểm soát dịch

bệnh COVID-19, mỗi chốt có 24 nhân viên, chia làm 3 ca, luân phiên làm nhiệm vụ.

TRIỀU KAĐẠ HUOAI: Giải ngân các chương trình nông thôn mới đạt 60% kế hoạch vốn

UBND huyện Đạ Huoai cho biết, trong 7 tháng đầu năm nay huyện đã thúc đẩy nhanh tiến độ các công trình thuộc nguồn vốn xây dựng nông thôn mới năm 2021 đã được phân bổ. Tính đến giữa tháng 7/2021, khối lượng thanh toán giải ngân các công trình nông thôn mới trên địa bàn được 9 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch vốn.

Huyện đến nay đã hoàn thành tiêu chí quy hoạch, đạt 8/9 tiêu chí huyện nông thôn mới

và hiện đang đôn đốc dự án nhà máy xử lý chất thải rắn Đạ Huoai đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới còn lại.

Từ nay đến cuối năm, Đạ Huoai cho biết sẽ rà soát điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng nông thôn mới không còn phù hợp; thúc đẩy các công trình giao thông, cắm mốc quy hoạch, xây dựng các thiết chế văn hóa, y tế, giáo dục... tập trung chỉ đạo thực hiện đề án

phát triển sản xuất nâng cao thu nhập; tiếp tục xây dựng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP và hồ sơ các sản phẩm đạt tiêu chí đề nghị tỉnh công nhận xếp hạng; nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã.

Đạ Huoai cũng đã xúc tiến việc lập hồ sơ đề nghị công nhận đạt tiêu chí huyện nông thôn mới và hướng dẫn xã Đạ Oai và xã Đạ Tồn hoàn thành hồ sơ đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. VIẾT TRỌNG

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng vừa mở cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Cuộc vận động sáng tác nhằm tạo ra nhiều tác phẩm văn, thơ, truyện ngắn, bút ký, tản văn, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật... có nội dung sâu sắc, giá trị thẩm mỹ cao, đóng góp tích cực vào công cuộc phòng, chống dịch bệnh COVID-19, góp phần lan tỏa những giá trị cao đẹp đến đông đảo công chúng và nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND các huyện, thành phố; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp vận động, kêu gọi các văn nghệ sĩ, hội viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật với các đề tài: Chung tay đẩy lùi dịch bệnh, tinh thần đồng lòng của Nhân dân về phòng, chống dịch bệnh; sự cống hiến, hy sinh của các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch

Vận động sáng tác văn học, nghệ thuật chung tay đẩy lùi COVID-19

Tác phẩm hội họa “Chiến sĩ áo trắng” của họa sĩ Trịnh Duy Hiệu vừa ra đời tôn vinh các y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.

COVID-19, đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, tình nguyện viên ngày đêm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho Nhân dân; những gương người tốt, việc tốt tham gia vào công tác phòng, chống dịch.

Thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, nhằm tạo được sức lan tỏa sâu rộng

đến các tầng lớp nhân dân, kêu gọi toàn dân chung sức, đồng lòng vượt qua những khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp của dịch bệnh; tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và các chính sách, giải pháp hiệu quả của Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

QUỲNH UYỂN

Theo thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Tiên, hiện nay, trên địa bàn huyện đang có 17 chuỗi liên kết sản xuất, gồm 15 chuỗi liên kết cấp huyện và 2 chuỗi liên kết liên tỉnh, với tổng diện tích sản xuất khoảng 2.200 ha và 850 hộ dân tham gia. Trong đó, có 9 chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo với 8 hợp tác xã tham gia, diện tích liên

kết 1.800 ha; 2 chuỗi liên kết sản xuất rau lấy hạt, rau an toàn với diện tích 35 ha; 3 chuỗi liên kết tiêu thụ kén tằm với diện tích liên kết 85 ha; 2 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cây ăn trái với diện tích 280 ha; 1 chuỗi chăn nuôi bò chất lượng cao với 40 hộ tham gia.

Các chuỗi liên kết cơ bản đảm bảo được 3 mục tiêu: Vật tư dịch vụ đầu vào ổn định,

chất lượng; Tiêu thụ sản phẩm nông sản ổn định; Tạo giá trị gia tăng cho người nông dân sản xuất. Đặc biệt, giá trị gia tăng của các chuỗi liên kết đem lại tăng từ 10 - 25% so với sản xuất chưa có liên kết. Đồng thời, chất lượng nông sản tham gia chuỗi được quản lý chặt chẽ, truy xuất được nguồn gốc.

VIỆT QUỲNH

Page 3: KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

3 THỨ BẢY 21 - 8 - 2021CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

NHẬT MINH

Trực 24/24 giờ, có bệnh nhân là lên xeĐược thành lập từ đầu năm

2020, nhưng đến 2 tháng gần đây, khi các ca nhiễm COVID-19 xuất hiện trên địa bàn huyện Đức Trọng nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung, Đội phản ứng nhanh Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng gồm 14 thành viên, chia làm 2 tổ đã vận hành hết “công suất”. Bác sĩ Lê Khắc Thảo - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng, Phó ban Chỉ đạo phòng, chống COVID -19 huyện Đức Trọng cho biết: Các thành viên trong Đội phản ứng nhanh đều ở độ tuổi trẻ, sức khỏe tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng và tinh thông nghiệp vụ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhiều lúc họphải thức thâu đêm, không kịp ăn hết bữa cơm, hay có những lúc anh em oằn mình trong bộ đồ bảo hộ dưới cái nắng hè chói chang, oi bức, có những lúc tưởng chừng như kiệt sức… Nhưng trước nhiệm vụ chính trị của đơn vị, sự bình yên của Nhân dân; những hy sinh, vất vả của đồng nghiệp trong cả nước nên

họ lại động viên nhau, gác lại việc riêng, hy sinh lợi ích của cá nhân để nỗ lực, cố gắng, sẵn sàng lên đường khi công việc yêu cầu.

Anh Lê Đình Thanh - Tổ trưởng Tổ phản ứng nhanh cho biết, bất cứ khi nào có ca bệnh, hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan tới các ca bệnh trên địa bàn, cả đội lập tức lên đường, không kể ngày hay đêm. Với anh Thanh, kỷ niệm trong những ngày chống dịch thì nhiều, nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là đêm 8/7, khi có trường hợp F0 đầu tiên của huyện có địa chỉ thường trú tại xã Hiệp Thạnh, liên quan đến chùm ca bệnh tại huyện Đơn Dương. “Khoảng gần 22 giờ đêm ngày 8/7, sau khi nhận thông tin về ca bệnh, cả đội lập tức tập hợp, lên xe, chỉ ít phút sau là có mặt tại Trạm Y tế xã Hiệp Thạnh. Sau khi tổ chức họp nhanh tới khoảng 22 giờ 30, lúc đó ngoài trời mưa tầm tã, cả đội chính thức bắt tay vào truy vết dịch tễ các trường hợp liên quan tới ca bệnh, công việc kéo dài tới khoảng 5 giờ 30 sáng hôm sau. Nghỉ ngơi được khoảng 1,5 tiếng, đến 7 giờ 30, chúng tôi lại tiếp tục truy vết mở rộng, rồi xét nghiệm nhanh, khử

khuẩn các trường hợp, địa điểm liên quan... Công việc kéo dài tới khoảng 11h30 trưa hôm đó mới hoàn thành”.

Hồ Thụy Thảo Nguyên - Phó khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh, thành viên Đội phản ứng nhanh chia sẻ: “Khi có thông tin về các trường hợp cần lấy mẫu, Đội phản ứng nhanh sẽ được huy động tập hợp, sẵn sàng với các trang thiết bị, dụng cụ để lên đường ngay, nhiệm vụ của chúng tôi là đến tận nơi lấy mẫu. Quy trình lấy mẫu phải được thực hiện nhanh gọn, tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định. Khi lấy mẫu xong, mẫu được bảo quản lạnh và được vận chuyển lên tuyến trên để làm xét nghiệm SARS-Cov-2

kịp thời, sớm có kết quả trả lời. Còn những lúc không phải đi lấy mẫu ca bệnh thì chúng tôi lại đến lấy mẫu xét nghiệm ở khu cách ly y tế tập trung”.

“3 tại chỗ” và nhiều ngày xa nhàGần 2 tháng nay, Lê Đình Thanh

không về nhà. Anh và các đồng nghiệp cùng thực hiện “3 tại chỗ” để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. “Từ lúc túc trực 24/24 giờ tại Trung tâm, vợ và con nhỏ 3 tuổi tôi đã gửi về nhà ngoại ở, nhờ cậy bên ngoại giúp giùm. Những lúc có thời gian thì tôi lại tranh thủ gọi điện qua zalo, facetime để trò chuyện cùng vợ, con. Vợ tôi cũng hiểu cho công việc của chồng nên

Gần 2 tháng nay, dù ngày hay đêm, Đội phản ứng nhanh phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Đội phản ứng nhanh) của Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng cũng luôn trong tư thế sẵn sàng, có lệnh điều động là gấp rút lên đường làm nhiệm vụ.

luôn động viên, chia sẻ”.Hồ Thụy Thảo Nguyên cũng

tâm sự, cô nhận được sự chia sẻ từ chồng nên yên tâm công tác. “Từ lúc đi chống dịch đến giờ, mọi việc nhà cửa, con cái đều một tay chồng quán xuyến, lâu lâu tôi mới tạt về thăm nhà, thăm chồng con được chút rồi lại tranh thủ đi ngay. Cũng may, vì chồng tôi là giáo viên, đang được nghỉ hè nên anh ấy cũng có thời gian để lo cho các con” - Nguyên nói.

Chia sẻ về cuộc sống sinh hoạt khi thực hiện “3 tại chỗ” để chống dịch, cả Thanh và Nguyên đều cho biết, hiện tại việc ăn uống, sinh hoạt, hậu cần được lãnh đạo Trung tâm quan tâm và chăm lo đầy đủ, kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho toàn bộ thành viên Đội phản ứng nhanh.

Nói thêm về Đội phản ứng nhanh, bác sĩ Lê Khắc Thảo cho biết: “Trong những ngày trực chiến chống dịch tại Trung tâm, các anh em rất tích cực, không sợ khó, không ngại khổ, không ngại va chạm. Tất cả các thành viên của đội đã được trang bị đầy đủ các kiến thức phòng, chống dịch, trang bị đồ bảo hộ và tiêm phòng đầy đủ, nên anh em rất yên tâm, tự tin khi tiếp xúc với các ca F0, F1 một cách chủ động, đảm bảo công tác truy vết trên địa bàn được nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Đội phản ứng nhanh và những ngày không nghỉ

Thu hoạch lúa Hè thu tại xã Quảng Ngãi.

Từ búp măng rừng, cây rau trong vườn nhà đến cả tiền của, ngày công…; bà con dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Lạc Dương đã và đang chung tay cùng với hệ thống chính trị trên địa bàn nỗ lực phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

TUẤN HƯƠNG

Những ngày này, ngoài công việc nương rẫy, bà con DTTS xã Đạ

Nhim còn tích cực tham gia các hoạt động về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn và ủng hộ, thu gom rau xanh để gửi tặng thành phố mang tên Bác. Suốt gần 1 tuần, cùng với các đoàn thể xã, nhiều bà con đã tình nguyện đến dọn dẹp khu cách ly vừa được huyện kích hoạt tại khu nhà làm việc cũ của thủy điện Đạ Khai.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Đa Nhim Hoàng Ngọc Tú cho hay, không chỉ tham gia ngày công, bà con trên địa bàn xã còn ủng hộ tiền để trang bị, sửa sang lại khu cách ly với 59 triệu đồng để mua 4 bình nước nóng, bóng điện, đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời,

Đồng bào dân tộc thiểu số Lạc Dương chung tay phòng, chống dịch COVID-19

bồn nước 1.000 lít, giường và vật liệu xây dựng để tu sửa các phòng bị xuống cấp… Bên cạnh đó, bà con đã ủng hộ hàng tấn rau, củ, quả và 1 tấn gạo cho các đơn vị tình nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên hoạt động từ thiện tại địa phương. Bà con đã cùng với các đoàn thể, các đơn vị trường học, đoàn viên, thanh niên tham gia thu hoạch, đóng bao và vận chuyển hàng tấn nông sản gửi về tỉnh bạn. Không chỉ vậy, các cơ sở tôn giáo trên địa bàn đã ủng hộ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh

COVID-19 xã hơn 15 triệu đồng. Còn với xã Đạ Sar, ngoài ủng

hộ 70 triệu đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, bà con trong xã còn hỗ trợ nước uống, mì tôm, trái cây, khẩu trang, nước sát khuẩn… cho chốt kiểm dịch trên địa bàn. Nhiều bà con còn ủng hộ rau và nhiệt tình tham gia nấu ăn cùng Hội Liên hiệp phụ nữ cho lực lượng chốt kiểm dịch. Những bữa cơm nóng hổi với sự góp công, góp của của bà con đã làm ấm lòng và tiếp thêm sức cho lực lượng trực chốt thực hiện nhiệm vụ.

Đặc biệt, với tinh thần “tương thân, tương ái”, nhiều hộ gia đình sẵn sàng ủng hộ cả vườn rau cho thành phố mang tên Bác. Một số hộ không có rau thì tự nguyện góp tiền để mua rau, củ, quả ủng hộ… Trung bình mỗi hộ DTTS ủng hộ 20 kg rau, có hộ ủng hộ 200 kg. Riêng Chi hội Tin lành Đạ Sar ủng hộ 3 chuyến xe với khoảng 14 tấn nông sản. Trong những ngày Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, bà con xã Đạ Sar đã ủng hộ gần 20 tấn nông sản với trị giá hơn 100 triệu đồng, nhu yếu phẩm trị giá 64 triệu và tiền mặt 31 triệu.

Cũng như xã Đạ Sar, tại xã Đạ Chais và xã Lát, nhiều bà con DTTS đã ủng hộ nhu yếu phẩm và tham gia nấu cơm cho lực lượng chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19. Xã Lát và xã Đạ Chais cũng ủng hộ gạo, nông sản, tiền mặt cho các tỉnh bạn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Xã nghèo Đưng K’Nớ cũng không ngoại lệ, bà con DTTS đã nhiệt tình tham gia ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trưởng thôn Lán Tranh Kơ Đưng Ha Biêng cho hay, khi kêu gọi ủng hộ những địa phương bị ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều bà

con trong thôn đã vô rừng lấy măng để gửi cho các tỉnh bạn. Xã Đưng K’Nớ đã ủng hộ hơn 18 triệu đồng tiền mặt, gần 7 tấn rau, củ, quả.

“Tuy còn nhiều khó khăn nhưng người dân cũng rất có trách nhiệm chung tay vì cộng đồng, vì họ biết là được hỗ trợ nhiều nên giờ họ có cái gì ủng hộ cái đó nhằm chia sẻ với nhau trong tình hình dịch bệnh thế này”, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đưng K’Nớ Thân Văn Hữu chia sẻ.

Theo số liệu từ Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lạc Dương, toàn huyện có 4.782 hộ DTTS, mỗi hộ ủng hộ Quỹ phòng, chống COVID-19 với số tiền 20 ngàn đồng, tổng số tiền ủng hộ hơn 95 triệu đồng. Cùng với các ban, ngành, đoàn thể và người dân, các tôn giáo trên địa bàn huyện đã đồng hành với chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch. Các cơ sở tôn giáo đã ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 hơn 17 triệu đồng. Riêng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo huyện Lạc Dương ủng hộ 34 tấn nông sản, 15 triệu đồng tiền mặt và 400 phần quà gồm các nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Lấy mẫu xét nghiệm nhanh người dân trên địa bàn huyện.

Bà con DTTS huyện Lạc Dương thu gom rau ủng hộ Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 4: KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

4 THỨ BẢY 21 - 8 - 2021 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

UÔNG THÁI BIỂU

Tôi có thói quen, cứ mỗi dịp kỷ niệm Ngày Báo Lâm Đồng phát hành số đầu tiên là lại lật từng

trang của số báo đầu tiên ấy để chiêm ngắm và tìm kiếm trong đó những cảm xúc xưa cũ. Báo Lâm Đồng số 1, phát hành ngày 19/8/1977, tờ báo in bằng công nghệ typo đã hơn bốn thập niên mà màu mực vẫn tươi nguyên những dòng chữ, khuôn hình nhuốm màu lịch sử. Trên số báo ấy, ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi là bản tin cùng bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang nhất, vị Đại tướng của Nhân dân trẻ trung màu áo nhà binh trong chuyến thăm và làm việc tại Lâm Đồng với tư cách là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Trong chuyến công tác ấy, bác Giáp đã về Nam Ban, khu kinh tế mới vừa mới hình thành của người Hà Nội. Cũng trên số Báo Lâm Đồng đầu tiên là những tin, bài, ảnh động viên Nhân dân tích cực tăng gia sản xuất và ghi nhận những chiến công trong cuộc đấu tranh, triệt phá tổ chức phản động Fulro đang quấy nhiễu cuộc sống bình yên ở các buôn làng…

Ngày đó, chỉ mới hai năm nước nhà thống nhất. Đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc còn bao nỗi gian truân. Các vị làm báo tiền bối của chúng tôi mới rời cây súng, rời cánh rừng chiến khu trở về để tiếp tục làm người lính trên mặt trận mới. Khi nhận lệnh của cấp ủy chuẩn bị xây dựng bộ máy và sớm phát hành tờ báo Đảng - Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, họ đã gặp biết bao khó khăn. Để có số báo đầu tiên ấy, tôi cảm nhận, các chú, các anh đã nhiều đêm không ngủ. Tôi cứ hình dung những gương mặt đăm chiêu, đầy lo lắng với nhiệm vụ mới mẻ của Chủ nhiệm Phạm Thuần và nhất là ba vị lãnh đạo trực tiếp Hồ Phú Diên, Văn Thảo Nguyên, Vũ Thuộc ngồi bên bàn họp của Ban Biên tập để hình thành nội dung, markét của số báo đầu tiên. Tôi cứ hình dung về những cuộc “hành quân” về cơ sở bằng xe đạp của bảy phóng viên đầu tiên, để kịp mang về những bản tin, bức ảnh đầu tiên cho số báo đầu tiên. Những người phục vụ, những người thợ sắp chữ nhà in cũng bắt đầu làm quen với quy trình xuất bản. Mỗi người mỗi việc, họ đã dành tất cả trí tuệ, sức lực và tâm huyết để ngày 19/8/1977, số báo đầu tiên ấy ra đời rạo rực khí thế chào mừng Cách mạng tháng Tám thành công và kỷ niệm 32 năm Quốc khánh. Không được chứng kiến cảm xúc vỡ òa của những người khởi đầu nền móng khi số báo đầu tiên chuyển về tòa soạn, được đặt lên bàn làm việc của các vị lãnh đạo, về cơ sở với cán bộ, Nhân dân, nhưng là đồng nghiệp hậu bối, tôi có thể hình dung được niềm hạnh phúc lớn lao của họ. Và tôi nghĩ, dòng mạch truyền thống vẫn âm ỷ ấm nóng trải dài trên hành trình suốt 44 năm của tờ báo Đảng đã được bắt đầu từ những cảm hứng của lần “đầu tiên” ấy…

Lịch sử của một tờ báo là những số báo liên tục kế nhau theo ngày tháng mà trên những con chữ, khuôn hình luôn gắn với những tên tuổi, những

Nối mạch truyền thống của tờ báo ĐảngMột triết gia cổ đại từng nói: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Lịch sử là những câu chuyện về thời đã qua. Nó sẽ qua bởi đó là quy luật của tiến trình phát triển, nhưng những hồi niệm sẽ vẫn là những dòng ký ức tươi nguyên, làm giá trị đắp bồi cảm hứng cho hiện tại và tương lai mai sau. Ở ngôi nhà lớn Báo Lâm Đồng của chúng tôi cũng vậy. Trong dòng chảy xuyên suốt 44 năm, các thế hệ đồng nghiệp vẫn luôn có mặt bên nhau, chia sẻ, tạo cảm hứng và cùng nối mạch truyền thống của một hành trình chung của những người làm báo Đảng trên mảnh đất Nam Tây Nguyên tươi đẹp…

con người cụ thể. Hôm nay, lại thêm một lần lật lại những trang báo cũ, tôi bùi ngùi hồi tưởng những gương mặt thân quen, những người đã khuất. Lịch sử báo chí Lâm Đồng ghi nhận công lao của họ, các thế hệ làm Báo Lâm Đồng sẽ mãi mãi nhớ về họ với tấm lòng tri ân sâu sắc. Đó là các vị lãnh đạo như cố Chủ nhiệm Phạm Thuần; các cố Tổng Biên tập Hồ Phú Diên, Trần Mạnh Cừ, Trần Hữu Lục, Nguyễn Thanh Đạm; các cố Phó Tổng Biên tập Văn Thảo Nguyên, Hà Tuyết Mai; cố Thư ký Tòa soạn Nguyễn Đăng Cương. Rồi những đồng nghiệp đã mãi mãi rời xa tổ ấm Báo Lâm Đồng nhưng ký ức về họ thì mãi mãi sống trong những chuyện kể ấm áp của ngày hôm nay: Nguyễn Văn Du, Võ Quang Hải, Việt Hưng, Khắc Dũng, anh Hải lái xe, chị Coi tạp vụ…

* * *Ngày 19/8/2017, kỷ niệm 40 năm

ngày “báo mình” phát hành số đầu tiên, các thế hệ làm Báo Lâm Đồng đã có dịp hội ngộ cùng ôn lại ký ức

về một thời đã qua. Tôi thật sự ấn tượng với lời kể của nhà báo Nguyễn Mậu Siệc, nguyên Tổng Biên tập, về chuyện tác nghiệp của các nhà báo trong thời bao cấp và giai đoạn đầu công cuộc Đổi mới. Xin được dẫn lại:“Cuối năm 1986, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã tác động trực tiếp đến nền báo chí. Báo Lâm Đồng đã chủ động tự đổi mới chính mình để theo kịp với thời cuộc. Ngôi nhà 22 Hùng Vương thêm lần nữa lại được chứng kiến nhiều cuộc họp của lãnh đạo Ban Biên tập, Phòng Tòa soạn, Phòng Phóng viên diễn ra sôi nổi…”. Và: “Vào cuối năm 1986, sau khi có loạt bài về “Những việc cần làm ngay” của N.V.L đăng trên Báo Nhân Dân, anh em phóng viên trong cơ quan rất hào hứng chờ đợi thái độ của Ban Biên tập để triển khai. Rất may, thời gian ấy, anh Trần Hữu Lục vừa được đề bạt Tổng Biên tập và rất ủng hộ chủ trương chống tiêu cực trên báo.

Tôi là Phó Tổng Biên tập phụ trách nội dung nên đã chủ động thảo luận với anh Trần Hữu Lục và đã nhất trí quan điểm chung là phải đẩy mạnh chống tiêu cực trên báo nhưng không được dàn trải, chủ yếu tập trung vào những vụ việc nổi cộm, đúng trọng tâm, trọng điểm…”.

Kế thừa những giá trị mà những người đi trước đã dày công xây đắp, thời chúng tôi bắt đầu với Báo Lâm Đồng từ 30 năm trước cũng từng được làm việc trong một môi trường dù lắm khó khăn nhưng thật thú vị. Đó là những ngày lương thấp, nhuận bút chưa cao nhưng lòng nhiệt tâm xây dựng “thương hiệu” Lâm Đồng không thấp. Tôi còn nhớ cảm giác sướng chảy nước mắt khi đồng nghiệp mang về tòa soạn một đề tài “độc”. Có những khuya khó ngủ vì chờ đợi số báo nhiều tin, bài hay ngày mai. Làm sao có thể quên những buổi quá chiều dăm ba đứa ngồi ở Phòng Tòa soạn, bóp trán nghĩ đề tài, tranh luận chuyện làm nghề rồi cãi nhau chí chóe. Cái thời mà những cây bút tung hoành dọc ngang trên tờ báo: Tổng Biên tập Phạm Vĩnh với nét chữ đọc khó như “thư pháp” giữ mục “Câu chuyện chiều thứ bảy” vừa sâu vừa cay. Phó Tổng Biên tập Thanh Đạm đang học ở Hà Nội gửi về những trải nghiệm đường xa; Minh Tự thích tang bồng hồ thỉ; Mạc Hồng Kỳ, Kim Anh, Hàng Tình, Văn Phong, Khắc Dũng, Văn Việt, Minh Đạo… cày xới khắp Nam Tây Nguyên và ra cả tỉnh bạn để hầu công chúng những phóng sự - điều tra mà tận bây giờ nhớ lại “tít” vẫn thấy thú vị. Mạc Do Hùng trầm tư “sản xuất” tản văn. Trần Đức Tài làm thông tin quốc tế… Nhớ về những năm tháng đó cũng thật sự biết ơn những cây bút nổi tiếng đã nhiệt

Phóng viên Khánh Phúc (Báo Lâm Đồng) tác nghiệp ghi nhận, phản ánh công tác kiểm soát phòng, chống dịch của các lực lượng tuyến đầu tại Chốt số 1 đèo Chuối. Ảnh: Hữu Sang

tình với Báo Lâm Đồng như Nguyễn Quang Thiều, Tạ Duy Anh, Hoàng Nhuận Cầm, Dương Thuấn, Trần Thế Thành, Nguyễn Thụy Kha, Lê Minh Quốc, Lê Tây Sơn, Vi Thùy Linh, Lê Thanh Phong, Lại Văn Long… Tên tuổi và tác phẩm của họ đã góp phần làm cho các ấn phẩm sinh động và đa chiều hơn, một phần giúp cho Đà Lạt Nguyệt san vượt ra khỏi phạm vi Lâm Đồng, có mặt trên các sạp báo Sài Gòn, Hà Nội…

* * *44 năm đi qua, hôm nay đội ngũ

lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên, phóng viên, nhân viên Báo Lâm Đồng vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống gần nửa thế kỷ các thế hệ đi trước dày công vun đắp. Báo Đảng phát triển không ngừng, không phụ lòng tin của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Lâm Đồng. Từ thời kỳ đầu với 10 ngày một số rồi rút ngắn 7 ngày, 5 ngày; lượng phát hành chưa cao. Đến nay, tờ Lâm Đồng gần như xuất bản hằng ngày; mỗi kỳ phát hành hơn 8.000 tờ với hình thức đẹp, nội dung phong phú. Ngoài ra, báo còn xuất bản thêm tờ Lâm Đồng điện tử, hằng ngày có hơn hai mươi nghìn lượt truy cập. Báo Lâm Đồng mỗi ngày càng giàu thêm thông tin, tính chiến đấu và phản biện nâng cao. Nhiều tuyến tin, bài của báo đã góp phần cung cấp thông tin, dữ liệu, tham mưu có hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các địa phương trong tỉnh xử lý các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Nhân dân cũng tìm đến báo như một địa chỉ tin cậy của họ…

So với các thời kỳ trước, đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên hôm nay được đào tạo bài bản về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và lý luận chính trị. Điều kiện làm việc, các thiết bị kỹ thuật của cơ quan và mỗi cá nhân cũng được trang bị đầy đủ, hiện đại hơn nhiều. Một thế hệ đàn em, đàn cháu giờ đã trưởng thành, nhiều người đã là cán bộ chủ chốt. Họ tiếp nối hành trình “thương hiệu” báo Đảng bằng sắc thái mới, trong điều kiện mới. Dưới sự lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy - UBND tỉnh, Tổng Biên tập Hồ Thị Lan cùng tập thể lãnh đạo Báo Lâm Đồng đã xây dựng, củng cố tờ báo phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ “Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Lâm Đồng; tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền, Nhân dân Lâm Đồng”. Với tinh thần đổi mới, quyết liệt, Ban Biên tập đã lãnh đạo, dẫn dắt đội ngũ những người làm Báo Lâm Đồng hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ, đáp ứng ngày càng cao niềm tin cậy và kỳ vọng của Đảng và Nhân dân…

* * *Đến hôm nay, khi mở trang báo

Lâm Đồng mỗi ngày, trong tôi vẫn tràn đầy cảm xúc như một thời tuổi trẻ đã từng ấm áp trong ngôi nhà chung ấy. Dõi theo bước chân của các đồng nghiệp Báo Lâm Đồng hôm nay, tôi nghĩ về họ với niềm tự hào. Họ đã sống, đã làm việc với một tinh thần mới mẻ, hiện đại và năng động nhưng vẫn tiếp nối vẹn nguyên nguồn mạch truyền thống với những giá trị tốt đẹp mà lớp cha anh đi trước từng vun bồi, xây đắp.

KỶ NIỆM 44 NĂM NGÀY BÁO LÂM ĐỒNG RA SỐ BÁO ĐẦU TIÊN (19/8/1977-19/8/2021)

Nhà báo Hồ Lan, Tổng Biên tập Báo Lâm Đồng tặng học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó thôn Đạ Nghịch, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021). Ảnh: Chính Thành

Page 5: KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

5 THỨ BẢY 21 - 8 - 2021CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NINH KIỀU

Bác Hồ và Đảng ta luôn coi văn hóa, văn học, nghệ thuật (VHNT) có vai trò rất quan trọng

đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Từ Đề cương Văn hóa năm 1943 đến các văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng từ Đại hội II (1951) đến nay, nhất là Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”; tư tưởng coi văn hóa là một mặt trận, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ta.

Đến Đại hội X, trên cơ sở tổng kết thực tiễn 20 năm đổi mới và xuất phát yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, Đảng ta chỉ ra “thế kiềng ba chân”: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới”, nêu 3 quan điểm chỉ đạo, trong đó quan điểm thứ nhất chỉ rõ: “VHNT là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”.

Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước ta đều coi văn hóa, VHNT là một mặt trận và văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Quan điểm nhất

quán này được nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế hiện đang biến đổi mau lẹ, khó lường. Văn hóa, VHNT đang bị tác động mạnh mẽ từ những nhân tố tích cực và tiêu cực đan xen, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định từ năm 1951: “VHNT cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”.

Thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay càng khẳng định, văn hóa, VHNT luôn là một mặt trận nóng bỏng; bởi lẽ, công cuộc đổi mới 35 năm qua, đi liền những thuận lợi và cơ hội lớn, là những thách thức, nguy cơ không nhỏ. Cùng với cuộc chiến thống tham nhũng, quan liêu, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, là cuộc đấu tranh cam go, phức tạp chống chiến lược “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng-văn hóa của các thế lực thù địch; bên cạnh đó là cuộc đấu tranh chống “Xâm lăng văn hóa” dưới tác động của “toàn cầu hóa”. Trong bối cảnh này, đã xuất hiện một số tác phẩm VHNT có nội dung lệch lạc, sai trái, phủ nhận thành tựu các cuộc chiến tranh cách mạng, thành tựu công cuộc đổi mới, phủ nhận nền VHNT cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, hạ thấp chức năng nhận thức, giáo dục thẩm mỹ của VHNT, truyền bá lối sống thực

dụng, đề cao tuyệt đối cá nhân, tâng bốc cái gọi “giá trị đích thực” của văn hóa tư sản…

Nhiều sản phẩm độc hại đã và đang xâm nhập vào nước ta, gây băng hoại đạo đức xã hội, đặc biệt tác động xấu đến thế hệ trẻ. Bên cạnh tấn công đả phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng những bài viết chống phá của số phần tử phản động người Việt lưu vong là các hồi ký, phim, video, thơ, vè… tung lên Internet, mạng xã hội, vẽ nên bức tranh đất nước ta toàn màu xám; qua đó, công kích, nói xấu Đảng và chế độ ta. Những sản phẩm này

đã và đang thúc đẩy sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm suy giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Để góp phần đẩy nhanh công cuộc đổi mới, hội nhập, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, đội ngũ làm công tác văn hóa, VHNT - những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng-văn hóa, hơn bao giờ hết phải tự nâng nhận thức về sứ mệnh vẻ vang của người cầm bút cần phản ánh chân thật, đúng giá

trị, ý nghĩa các cuộc đấu tranh yêu nước, những thành tựu vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta; đây không chỉ là trách nhiệm cao cả, mà là lương tâm của văn nghệ sĩ.

Khẩu hiệu “Đến với những nơi tiên tiến, đến với những con người tiên tiến” năm xưa luôn có ý nghĩa đối với văn nghệ sĩ hôm nay. Hãy đến với những người nông dân ở vùng đất miền Trung, một trong những chiến trường ác liệt năm xưa, hôm nay đang gồng mình chống chọi với bão lũ, thiên tai nghiệt ngã, nghị lực vượt khó, thoát nghèo. Hãy đến với người lính nơi biên giới, các đảo nổi, đảo chìm trên quần đảo Trường Sa đang đối diện với gian nan, thử thách để hiểu thêm về phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”… Cứ đi, cứ đến những nơi khó khăn nhất để có “chất liệu” sáng tạo những tác phẩm có giá trị phục vụ cuộc sống, phục vụ đất nước trước yêu cầu mới đối với văn nghệ sĩ!

Hiện nay, cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đang rất cam go; một cuộc chiến liên biên giới, liên lãnh thổ, không một ai đứng ngoài cuộc. Văn nghệ sĩ cần nhạy bén bám sát hiện thực để khắc họa bức tranh sinh động về những bác sĩ - chiến sĩ, lực lượng tuyến đầu ngày đêm kiên cường chống dịch, sáng tạo những tác phẩm có sức lan tỏa, có giá trị thẩm mỹ cao, tác động làm thay đổi nhận thức xã hội...

Văn hóa - văn nghệ luôn là một mặt trận. Trên mặt trận không tiếng súng mà nóng bỏng này, văn nghệ sĩ đang là, phải là những người chiến sĩ kiên trung, dũng cảm, tài ba trên mặt trận ấy như Bác Hồ đã dạy…

Nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Triển lãm trực tuyến về Đại tướng Võ Nguyên Giáp Ban hành kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch 3042/KH-BTTTT về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021- 2025.

Cụ thể, kế hoạch hướng đến tập trung hoàn thiện thể chế gồm: Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh (phần quy hoạch về cơ sở xuất bản) trình Chính phủ ký ban hành trong năm 2021; Sửa đổi Luật Xuất bản 2012 và xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành (thời gian thực hiện 2022-2024)...

Nhiệm vụ tiếp theo là nâng cao chất lượng hoạt động xuất bản: Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án Chương trình Sách quốc gia trình Chính phủ ký ban hành

trong giai đoạn 2021-2025; Đề án phát triển mạng lưới phát hành xuất bản phẩm trên cơ sở hạ tầng của hệ thống điểm bưu điện thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành (thời gian thực hiện năm 2022); Quỹ hỗ trợ xuất bản theo hình thức xã hội hóa; Đề án chuyển đổi số ngành xuất bản, in và phát hành do Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành (thực hiện trong năm 2021); Mạng xã hội kết nối bạn đọc, người làm sách, tác giả (thực hiện trong năm 2023).

Bên cạnh đó, kế hoạch cũng hướng đến đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá và hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản, in và phát hành...

TS tổng hợp (theo nhandan.vn và TTXVN)

khắc họa lại chân dung một chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Triển lãm được giới thiệu trực tuyến từ ngày 22/8/2021, tại website: trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn.

Tại Tổng Hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương theo dõi, nắm bắt từng bước diễn biến rất nhanh của các mặt trận, luôn kịp thời đưa ra

những chỉ đạo phù hợp cho các hướng tấn công.

Năm 1951, trong Thư gửi các họa sĩ nhân triển lãm hội họa tại Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. 70 năm qua, 19 chữ vàng ấy đã trở thành nguồn động viên, thôi thúc lớp lớp văn nghệ sĩ rời bỏ “tháp ngà” để hòa mình cùng Nhân dân đi qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bác Hồ nói chuyện với các nhà văn, nhà thơ Tố Hữu, Phan Tứ, Trần Đình Vân. Ảnh: Tư liệu

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(25/8/1911 - 25/8/2021) Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm trực tuyến “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại”.

Triển lãm giới thiệu 200 tài liệu, hình ảnh gồm 3 chủ đề: “Từ Nhân dân mà ra”; “Người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam”; và “Di sản của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

Triển lãm làm nổi bật dấu ấn, vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (Nhà và Hầm D67) từ năm 1968 - 1975. Trong giai đoạn này, trên cơ sở sự chỉ đạo và sự đồng thuận của Đảng, Bộ Chính trị, với cương vị là Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường xuyên theo dõi những thay đổi, diễn biến của chiến trường miền Nam và đưa ra những sự chỉ đạo, những mệnh

lệnh, góp phần làm nên những chiến thắng làm thay đổi cục diện chiến trường, đi đến thắng lợi cuối cùng, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Triển lãm trực tuyến nhằm tri ân những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc; góp phần

Page 6: KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

THỨ BẢY 21 - 8 - 2021 CUỐI TUẦN6 VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THẢO TIÊN

Tháng Tám về, tháng của sắc thu đầy nắng, nghe mênh mang rộn ràng tiếng

thu gọi về.Dịu dàng tha thiết không còn như

cái nắng nóng bỏng và cháy khát như tháng Sáu, tháng Bảy của ngày hạ. Mùa thu xưa hay nay thì muôn đời vẫn vậy, nhưng thu đến lại làm lòng người ngân lên bao giai điệu cảm xúc. Bởi mùa thu năm ấy - 1945, trong tim của mỗi người Việt Nam đều chung một suối nguồn cảm xúc. Dấy lên một niềm tự hào mãnh liệt, dấy lên nhiều hy vọng của đất nước sắp mở ra. Cảm xúc về mùa thu luôn lan tỏa trên từng khuôn mặt, trong lòng người, trong ánh mắt lấp lánh và trong cả những vòng tay...

Cứ dịp này, nhất là "ngày 19 tháng 8", một sự kiện lịch sử trọng đại ấy không chỉ trong lòng tôi mà tôi nghĩ cả trong lòng muôn triệu người dân Việt đều chung một cảm xúc biết ơn, tự hào, là một tình yêu nồng nàn với đất nước Việt Nam. Thế nên đâu đó, từ trong những ngóc ngách sâu thẳm của tâm hồn là sự trở về của những câu thơ đi cùng năm tháng. Ấy là những trầm tư, tha thiết, những reo ca trong bài thơ “Đất nước”: “Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ khuất/ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về”, “Nước Việt Nam từ trong máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi).

Hay là những khí thế cuộn trào:

Tùy bút: NGUYỄN NGỌC PHÚ

Với ý nghĩa của thắng lợi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chẳng những

giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

Trong vòng 15 năm ấy từ khi Đảng ta ra đời (3/2/1930), Đảng đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành ba cao trào cách mạng: Cao trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh; Cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939) và Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939 - 1945). Đây là ba cuộc tổng diễn tập lớn với nhiều thử thách hy sinh để đến đỉnh cao là Cách mạng tháng Tám đã chớp thời cơ thuận lợi, lãnh đạo toàn thể dân tộc tiến hành tổng khởi nghĩa, đánh đổ đế quốc phong kiến thành lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Vâng, tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ là một nghệ thuật tài tình của Đảng ta do Bác Hồ kính yêu đứng đầu. Giữa tháng Tám năm 1945, từ mảnh đất Tân Trào lịch sử khi tổng khởi nghĩa đã phát ra thì Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Giờ quyết định vận mệnh cho dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Tổng bộ Việt Minh cũng đã hiệu triệu: Trước cơ hội có một không hai này, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao quanh đạo quân giải phóng Việt Nam, tung xương máu ra đánh đuổi giặc Nhật, đòi lấy tự do, hạnh phúc cho Nhân dân. Cách mạng tháng Tám là một cuộc nổi dậy chớp nhoáng và thành công ngoạn mục. Nếu kể từ khi lệnh tổng khởi nghĩa phát ra ngày 13/8 cho đến khi khởi nghĩa thành công ở Sài Gòn ngày 25/8, thì thời gian đó chỉ 12 ngày. Mười hai ngày rung trời chuyển đất lan truyền như một dòng điện cao thế trào dâng khí thế cách mạng từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, nhất tề đứng lên với khí thế “Tức nước vỡ bờ”.

76 năm đã trôi qua nhưng trong lòng mỗi người con đất Việt vẫn còn nghe âm vang bản anh hùng ca Cách mạng tháng Tám qua những thước phim tài liệu, những ca khúc, hành khúc quân hành, những bài thơ với niềm cảm hứng vui bất tận. Ta vẫn còn nghe âm vang bài hát “Mười chín tháng Tám” của nhạc sĩ Xuân Oanh: “Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày - Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai - Mười chín tháng Tám, khi quân dân căm hờn kêu thét - Tiến lên cùng hô: Mau diệt tan hết quân thù chung”

KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19/8/1945 - 19/8/2021)

Bản hùng ca Cách mạng tháng TámCách mạng tháng Tám là bản hùng ca bất diệt, một mốc son chói lọi của cách mạng nước ta. Đó là một bước ngoặt chưa từng có trên con đường phát triển của dân tộc Việt Nam đã làm nên sự kiện “long trời lở đất” chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp, mở ra kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Từ đây, Nhân dân Việt Nam đã làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh quốc gia, dân tộc.

- Nhịp hành khúc như nhịp bước rộn ràng phơi phới của từng đoàn người khắp các phố phường đổ về Nhà hát lớn Hà Nội vào sáng 19/8. Những lời ca giản dị thuyết phục có sức truyền cảm cộng hưởng lớn lao đó không chỉ là nhịp bước chân mà còn là lời hiệu triệu, là nhịp đập của muôn con tim cùng hòa âm náo nức giục giã. Và đặc biệt, bài hát “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao được chọn làm Quốc ca cũng là một hành khúc được hát vang trong cuộc biểu tình ở Nhà hát lớn Hà Nội với: “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...”. Có lẽ từ đây hai tiếng Việt Nam thân yêu đã trở thành máu thịt niềm tin bất diệt với bao trìu mến thiết tha, với bao niềm tin tự hào chan chứa trong lòng mỗi người. Trong Cách mạng tháng Tám có một hình tượng biểu trưng cho hồn núi sông non nước, cho sự đoàn kết toàn dân đó là lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh với sắc màu ánh sáng cách mạng. Lá cờ khổng lồ đó xuất hiện tung bay trong cuộc biểu tình rầm rộ đông đảo quân chúng ở Nhà hát lớn ngày 19/8. Biểu trưng quốc kỳ đó đã khẳng định chủ quyền của đất nước, độc lập tự do trong cảm xúc tự hào: “Gió gió ơi! Hãy làm giông làm tố - Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi - Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi!” trong cảm hứng ngất ngây vui bất tận không kìm nén được của nhà thơ cộng sản Tố Hữu.

Trong những ngày mùa thu Cách mạng tháng Tám này, lòng chúng ta lại bồi hồi nhớ đến Bác Hồ kính yêu. Người thuyền trưởng đã từng là thùy thủ năm nào ra đi tìm đường cứu nước nay vững lái con thuyền cách mạng vượt qua bao ghềnh thác, bao bước ngoặt khó khăn, thử thách để tới bến vinh quang. Ngay từ tháng 5/1941, tại Pác Bó, Người đã chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8

của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Việc thành lập Việt Minh do Bác đề xướng, là một sáng tạo đặc sắc, thể hiện rõ nét tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Người đã tập trung được các lực lượng cách mạng không phân biệt: thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ... góp phần quyết định vào thắng lợi Cách mạng tháng Tám. Những dấu ấn, dấu mốc thời gian hoạt động của Bác Hồ từng bước khẳng định tầm nhìn chiến lược thiên tài của Bác. Tháng Tám năm 1945, Người đã chủ trì Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương; Đề ra ba nguyên tắc đảm bảo tổng khởi nghĩa thắng lợi đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời”.

Tháng Tám: Mùa thu cách mạng - Mùa thu đẹp nhất của đất nước ta khi những hàng cây xanh trên tuyến phố Hà Nội đã ngả sang màu lá vàng tươi dưới nắng vàng sóng sánh mật ong. Trong ta bỗng vang lên câu hát trữ tình ngọt ngào và sâu lắng: “Hà Nội mùa thu - Cây cơm nguội vàng - Cây bàng lá đỏ”. Các sắc màu quyến rũ của mùa thu thiên nhiên hòa với những ngân vang, những xao xuyến, những bồi hồi trong tâm hồn con người khi nhớ về những ngày tháng lịch sử không bao giờ quên. Mùa thu nay Hà Nội và cả nước đang chống

chọi với dịch COVID với phương châm giãn cách, cách ly toàn xã hội để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của Nhân dân. Các ngả đường vắng vẻ hơn; các địa danh lịch sử ít người đến hơn, nhưng trong lòng ai cũng hướng về Quảng trường Ba Đình, lăng Bác, hướng về những địa danh lịch sử đáng ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng. Và đặc biệt hào khí Cách mạng tháng Tám là một động lực lớn lao, một sức mạnh tiềm tàng để toàn dân tộc ta bước vào cuộc chiến: “Chống dịch như chống giặc”. Như ngày nào làn sóng cách mạng băng băng thác lũ cuốn phăng đi mọi rào cản chướng ngại vật của chế độ thực dân phong kiến, thì bây giờ bằng sự hy sinh không quản thân mình của các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch; bằng cách hoạt động tự nguyện, thiện nguyện “Thương người như thể thương thân” vốn là truyền thống ngàn đời của dân tộc. Trong những ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám này, có những đoàn bác sĩ, điều dưỡng từ các bệnh viện lớn ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tình nguyện vào Thành phố Hồ Chí Minh để chung tay chống dịch; thì lại có những đoàn tàu, chuyến xe tình nghĩa chở các con em từ Thành phố Hồ Chí Minh về các địa phương để “chia lửa” với thành phố mang tên Bác. Đó chính là sự chia sẻ, san sẻ đùm bọc yêu thương với truyền thống đạo lý “Người trong một nước phải thương nhau cùng”; cũng như cách đây 76 năm thì “Người trong một nước phải vùng lên làm tổng khởi nghĩa của cả nước”, vẫn còn nguyên hào sảng tinh thần, nghĩa tình như thế. Một đất nước đã từng: “Nước Việt Nam từ máu lửa - Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi) từ cái khí thế, bản lĩnh quật cường tự chủ “Đem sức ta mà giải phóng cho ta” như lời Bác Hồ đã khẳng định thì bản hùng ca Cách mạng tháng Tám là một liều “vắc - xin” lớn ngăn chặn nguồn lây lan biến thể của dịch bệnh COVID, một thảm họa cho cả nhân loại, làm đảo lộn mọi trật tự xã hội, ảnh hưởng đến mọi mặt sức khỏe, kinh tế, văn hóa... Còn nguyên vẹn màu xanh trong bầu trời tự do tinh khiết, thanh sạch cao vọng mà ngày nào nhà thơ Tố Hữu đã từng ngợi ca say đắm: “Mây của ta, trời thắm của ta - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” và nay là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sắc xanh ấy chính là sắc xanh lòng người chứa chan bao hy vọng, sắc xanh của thiên nhiên đem lại sự trường tồn sự sống vượt lên dịch bệnh, chiến thắng dịch bệnh cho cuộc sống luôn mãi mãi hồi sinh và phát triển...

Hà Tĩnh, tháng 8 năm 2021

Bức họa lễ xuất quân của 34 chiến sỹ Giải phóng quân tại cây đa Tân Trào tháng 8/1945.Ảnh tư liệu

TẢN VĂN

ĐOÀN BÍCH NGỌ

Nằm ở phía Đông Bắc của huyện Sơn Dương, phía Đông huyện Yên Sơn

thuộc tỉnh Tuyên Quang, Tân Trào là tên gọi chung của cả khu căn cứ cách mạng thời tiền khởi nghĩa. Đây là một vùng đất rộng lớn có địa hình đồi núi đa dạng, trùng điệp và khá hiểm trở. Sinh sống lâu đời ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số: Dao, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chí sống quần tụ bên nhau trong các thung lũng, ven sông, suối và trên các triền núi

Khu căn cứ có tổng diện tích tự nhiên trên 530 km2. Xung quanh khu căn cứ có nhiều dãy núi cao bao bọc và được che phủ dưới tán rừng già, rậm rạp, lại có sông, suối, chảy qua. Trên núi có nhiều hang, động có sức chứa vài chục đến vài trăm người, rất thuận lợi cho việc chiến tranh du kích, xây dựng phát triển lực lượng và cất giấu vũ khí, lương thực, thực phẩm, nhằm bảo toàn lực lượng, đảm bảo cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến. Bác Hồ và Trung ương Đảng đã sớm nhìn thấy thế mạnh “nhân hòa, địa lợi” ở đây nên đã chọn vùng này làm căn cứ

Tân Trào, nơi ghi dấu những mốc son lịch sử trọng đại của dân tộcHỒ SƠ TƯ LIỆU

Page 7: KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

THỨ BẢY 21 - 8 - 2021CUỐI TUẦN 7 VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

“Bắc Trung Nam khắp ba miền - Đứng lên khởi nghĩa chính quyền về tay” (Tố Hữu).

Hồi ấy cũng như bây giờ cứ vào dịp này thôn xóm tôi ở nhà nào nhà nấy cũng đều rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Mỗi người dân, ai ai cũng bồi hồi, xúc động khi nghe trên loa phát thanh những bản tin lịch sử huy hoàng của dân tộc Việt Nam. Dù đang làm đồng, dù đang đi chợ, hay những cô cậu học sinh đang đi học về, mọi tầng lớp nhân dân đều được nghe rõ ràng Cách mạng tháng Tám như một bản thiên anh hùng ca sáng ngời trong lịch sử. Mùa thu năm ấy, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; cả dân tộc Việt Nam triệu người như một đã đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, đưa dân tộc Việt

Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “…Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”...

Vui hơn khi đám trẻ con trong xóm tôi cũng nghe qua loa phát thanh bài hát “19 tháng 8” của nhạc sĩ Xuân Oanh và thuộc làu hát vang cả một con hẻm nhỏ: “Mười chín tháng Tám, ánh sao tự do đem tới/ Cờ bay nơi nơi, muôn ánh sao vàng/ Máu pha hồng tươi trên lá cờ đi khắp chốn giang sơn/ Người Việt Nam đều thống nhất reo vang lời thề/ Mười chín tháng Tám chớ quên là ngày khởi nghĩa/ Hạnh phúc sáng tô non sông Việt Nam”…

Ông tôi hay dạy học mấy đứa nhỏ này, nhưng cứ mỗi lần gần đến ngày 19 tháng 8 ông hay kể lại sự kiện lịch sử về cuộc Cách mạng tháng Tám. "Ngày ấy làng quê mình rộn ràng, vui như ngày hội. Mọi người đều hô vang trong sự vui mừng khó diễn tả: "Cách mạng tháng Tám thành công muôn năm!", "Việt Nam độc lập muôn năm!", "Hồ Chủ tịch muôn năm!"...”. Lời kể của ông lôi cuốn làm mấy đứa nhỏ cứ kêu "kể nữa đi ông, nữa mà đi ông!". Ông bảo "Hôm nay không học toán, chép và học thuộc khổ thơ này cho ông":

"Tháng Tám mùa thu xanh thắmMây nhởn nhơ bayHôm nay ngày đẹp lắm!Mây của ta, trời thắm của taNước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa!Ðã tan tác những bóng thù hắc ámÐã sáng lại trời thu tháng TámTrên đường ta về lại thủ đôCờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ..."

(Trích trong bài Ta đi tớicủa nhà thơ Tố Hữu)

Mới đó mà đã bảy mươi sáu năm, là bảy mươi sáu mùa thu. Mùa thu tháng Tám, mùa thu khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mùa thu ấy nâng bước cả dân tộc lớn dậy, hào sảng đi lên. Mùa thu nhắc rằng, đừng bao giờ những chiến công oanh liệt giành độc lập cho nước nhà và đừng bao giờ quên để phai nhạt niềm tin và tráng khí của buổi đầu cách mạng. Đặc biệt, mùa thu này mỗi chúng ta hãy cùng nhau ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch COVID-19, bảo vệ cuộc sống bình yên cho mỗi người, mỗi nhà rồi cùng nhau xây dựng, phát triển đi lên.

Mùa thu non sông ca khúc khải hoàn

Ảnh minh họa.

LẠI HỒNG KHÁNH

Vượt qua thách thức Giặc ngoại xâm, giặc đóiRồi giặc dốt đều quaNay giặc Cô vít hiểmThách thức với muôn nhà

Ơi tinh thần đất Việt!Vắc xin cùng 5K"Cuộc sống bình thường mới"Đang chờ mỗi chúng ta!

Sài Gòn ơi!Sài Gòn ơi! Nỗi nhớ phương NamCô vít tràn qua, mang cơn gió bệnh Cả nước sẻ chia như là mệnh lệnh Để thành phố tôi yêu! Lại sống động nhịp đời Hãy vượt lên, Hòn ngọc Viễn Đông ơi!

Mãi là nơigặp gỡ tình yêu

(Gửi Đà Lạt của tôi)

Lại nhớ về thành phố ngàn thôngMùa đại dịch vắng bước chân du khách Xứ sở ngàn hoa, cùng vượt qua thử thách Để mãi là - nơi gặp gỡ tình yêu!

Hà Nội ngày 8/8/2021

địa chủ yếu trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược(1).

* * *Khu căn cứ cách mạng Tân Trào

là nơi có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam. Là căn cứ địa cách mạng trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Đây cũng là địa bàn chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1947 - 1954), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận ở, làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngược dòng lịch sử về lại nơi đây trong những ngày đầu tháng 5 năm 1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại Pác Bó (Cao Bằng). Hội nghị đã quyết

định những vấn đề lớn liên quan đến vận mệnh của dân tộc Việt Nam và có tác động trực tiếp đến phong trào cách mạng ở Việt Bắc. Đặc biệt là khu cách mạng Tân Trào đã trở

thành căn cứ địa vững chắc, đây cũng chính là nhân tố quyết định để Bác Hồ dời căn cứ Pác Bó ề Tân Trào (Tuyên Quang) tiếp tục chỉ đạo cách mạng Việt Nam.

Ngày 4/5/1945, Bác Hồ bắt đầu cuộc hành trình từ Pác Bó tới trưa ngày 21/5/1945 đến Tân Trào, Bác dừng chân nghỉ tại đình Hồng Thái, rồi vào ở tạm với gia đình ông Nguyễn Tiến Sự (Chủ nhiệm Việt Minh của làng Kim Long) tại làng Kim Long. Sau đó, để đảm bảo an toàn, bí mật Bác chuyển lên ở và làm việc tại một căn lán nhỏ trên rừng Nà Lừa (lán Nà Lừa).

Ngày 4/6/1945, chấp hành chỉ thị của Bác và Tổng bộ Việt Minh, Hội nghị cán bộ toàn Khu được tổ chức. Hội nghị quyết định thành lập Khu giải phóng, gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành quân giải phóng, đề ra 10 chính sách lớn của Việt Minh, Tân Trào là Thủ đô lâm thời khu giải phóng. Ngày 13/8/1945, Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng khai mạc tại một căn lán làm tạm trên rừng Nà Lừa với gần 30 đại biểu, đại diện cho ba miền Bắc - Trung - Nam, các chiến khu. Sau khi phân tích, bàn bạc, Hội nghị đã đi đến kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, cơ hội tốt cho ta giành chính quyền, độc lập đã đến...” và quyết định phát động toàn

Tân Trào, nơi ghi dấu những mốc son lịch sử trọng đại của dân tộcKhu căn cứ cách mạng Tân Trào từng là “Thủ đô Khu giải phóng”, “Trung tâm Thủ đô Kháng chiến” trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ nhưng rất anh dũng của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược. Với những giá trị và ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng, khu di tích đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng: Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 5/2012.

dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Cùng ngày, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra bản Quân lệnh số I, hạ lệnh tổng khởi nghĩa.

Tại cây đa Tân Trào, chiều ngày 16/8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Ủy ban Khởi nghĩa đọc Bản Quân lệnh số I làm lễ xuất quân Nam tiến, đây là lễ xuất quân công khai đầu tiên của quân giải phóng Việt Nam (Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân). Cùng ngày, Quốc dân Đại hội cũng được tổ chức, khai mạc tại đình Tân Trào, thông qua mười chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch; đồng chí Trần Huy Liệu làm Phó Chủ tịch. Quy định Quốc ca, Quốc kỳ, lấy sao vàng năm cánh trên nền cờ đỏ làm lá cờ chung của cả nước. Từ đây lệnh tổng khởi nghĩa được truyền đi khắp nơi trong cả nước, tỉnh Tuyên Quang là địa phương khởi nghĩa vũ trang và được giải phóng sớm nhất trong cả nước (ngày 17/ 8/1945).

Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà giành được độc lập, hòa bình chưa được bao lâu,...

XEM TIẾP TRANG 11

Đoàn khách cựu chiến binh Hà Nội dâng hương tại nhà tưởng niệm các vị tiền bối cách mạngtrong Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào. (Nguồn: Bảo tàng Tuyên Quang)

Page 8: KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

THỨ BẢY 21 - 8 - 2021 CUỐI TUẦN8 DU LỊCH

MINH ĐẠO

Tiềm năng và hấp dẫnHuyện Lâm Hà có vị trí chiến

lược quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh, quốc phòng, lại giáp điểm du lịch nổi tiếng của đất nước là thành phố Đà Lạt. Giao thông của Lâm Hà cũng là một thế mạnh, gần Sân bay Liên Khương, có Quốc lộ 27 nối Quốc lộ 20 và đến tỉnh Đắc Lắc, các trục đường lớn liên thông với thành phố Đà Lạt, các huyện Đức Trọng, Di Linh,... Độ cao trung bình của huyện Lâm Hà là 1.000 m; diện tích tự nhiên rất rộng, lớn thứ hai của tỉnh Lâm Đồng. Cùng đó, khí hậu nhiệt đới gió mùa, ôn hòa mát mẻ quanh năm. Hệ sinh

thái tự nhiên đa dạng, phong phú với nhiều loại nông sản đặc trưng. Vùng đất có đa dạng sinh học khá cao với rừng lá kim và đặc biệt còn có những khu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh quý giá... Ở một phương diện khác, địa hình huyện Lâm Hà có dạng cao nguyên mấp mô, gợn sóng, chia cắt tạo nên nhiều thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn. Có núi cao là dãy Hòn Nga với 4 ngọn cao trên 1.900 m, đỉnh cao tới gần 2.000 m; có những triền dốc, con đèo ngoạn mục. Lâm Hà nhiều sông, suối và trên 1.000 ha hồ, đầm. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lâm Hà những địa danh du lịch hấp dẫn: thác Voi ở Nam Ban, thác Mưa Bay ở Phú Sơn, thác Liêng

ChiNha ở Tân Thanh, hồ Đạ Sa ở Liên Hà, hồ Ri Hin, hồ Đạ Dâng, hồ Phúc Thọ ở Phúc Thọ, hồ Tân Thanh, hồ Bãi Công ở Nam Ban, hồ thủy lợi Đông Thanh, hồ thủy điện Đồng Nai 2, 3,...

Khẳng định tiềm năng lớn để phát triển ngành “công nghiệp không khói” của huyện Lâm Hà không thể không nêu một đặc điểm quý giá nữa, đó là địa hạt xã hội và nhân văn. Vùng đất có trên 30 dân tộc anh em sống xen kẽ, dân tộc Kinh đến từ 3 miền Bắc - Trung - Nam, các dân tộc gốc Tây Nguyên như K’Ho, Mạ, M’Nông, Chu Ru, Raglay, S’Tiêng và các dân tộc từ phía Bắc như Thái, Tày, Nùng, Thổ, Dao, H’Mông...

XEM TIẾP TRANG 11

Đánh thức tiềm năng du lịch Lâm Hà Giữa tháng 8/2021, tôi có mặt tại phòng làm việc của Bí thư Huyện ủy Lâm Hà Hoàng Thanh Hải và được anh hào hứng chia sẻ định hướng phát triển du lịch của huyện. Anh đưa tôi xem đoạn clip con thác như dải lụa trắng lung linh bên màu xanh đại ngàn lá rộng mà anh và nhà đầu tư mới đến khảo sát. Bí thư Hải nói: “Rất thuận lợi để phát triển du lịch anh ạ, không chỉ là thắng cảnh đẹp mà giao thông rất thuận lợi”.

Khu Du lịch thác Voi là dự án ưu tiên thu hút đầu tư sớm nhất.

Vì sao lại có các tour du lịch mang tên “Một ngày làm nông dân” khắp các vùng miền trên cả nước, ở các trang trại trồng rau, hoa, cà phê, trái cây, đồng muối, ruộng lúa, hồ cá, ao sen...? Bởi, ở đó có sự khác biệt gần như hoàn toàn với cuộc sống bình thường nơi phố thị, tạo nên một sức hút vì tò mò, vì muốn trải nghiệm... nhiều hơn là sự hấp dẫn ban đầu đối với du khách.

NHẬT QUÂN

Thời hoàng kimcủa du lịch nông thônHiện nay, du lịch nói chung đóng

băng hoàn toàn, không chuyến bay thương mại, không du khách quốc tế, cách ly và phòng, chống dịch bệnh... khiến thị trường du lịch nội địa nói chung và du lịch nông thôn nói riêng gặp nhiều khó khăn, bất cập. Bỏ qua thời kỳ du lịch dần suy thoái và kiệt quệ từ đầu năm 2020, khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và tung hoành, khiến “du lịch quốc tế không hạ cánh” dẫn đến khách du lịch nước ngoài giảm dần về con số không; thì, trước khi dịch bệnh COVID xảy ra, (từ năm 2019 trở về trước) du lịch nông thôn Việt Nam rất thu hút du khách, đặc biệt là du khách ngoại quốc.

Cơ sở sản xuất tơ lụa Cường Hoàn (Lâm Hà), mỗi năm đón 20-30 ngàn lượt khách, mà đa phần là khách quốc tế đến tham quan quy trình ươm tơ, dệt lụa, tẩy nhuộm, thiết kế sản phẩm, may trang phục, thêu tranh lụa của gia đình. Mô hình này được ông Phạm

Văn Cường gầy dựng suốt mấy chục năm, vừa sản xuất vừa làm du lịch, nên du khách ngoại quốc rất ưa chuộng. Nhiều mô hình sản xuất thủ công khác ở vùng nông thôn, như làm gốm, dệt thổ cẩm, làm nhẫn bạc... cũng rất thu hút du khách nước ngoài.

Trong giai đoạn 2015 - 2019, du lịch Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng có về khách du lịch, doanh thu, đầu tư và có những tác động lan tỏa đến vận tải, thương mại và các ngành nghề liên quan khác. Còn du lịch nội địa, riêng năm 2019, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, có khoảng 85 triệu lượt khách đi du lịch trong nước, mà khoảng 70% điểm đến du lịch nằm ở khu vực nông thôn. Với dân số trên 100 triệu người, thì gần như mỗi năm của thời kỳ ấy, mỗi người dân Việt Nam đều có ít nhất một chuyến du lịch cùng gia đình, bạn bè, hay nhóm hội, cơ quan...

Khách nội địacủa du lịch nông thônNhiều gia đình Việt Nam thường

cho con tham dự các khóa học kỹ

năng sống trong kỳ nghỉ hè, như gia đình chị Lê ở Đà Lạt. Mấy năm trước, chị Lê thường cho cậu con trai (nay gần 20 tuổi) tham gia các tour kỹ năng sống. Và năm 15 tuổi, chàng trai đã có một tour trải nghiệm xa gia đình lần đầu tiên là làm muối và trồng hành ở vùng quê Ninh Thuận, với mục tiêu cho con trải nghiệm cuộc sống “không giống như ở nhà mình”. Chàng trai mới lớn theo một khóa học, được gợi mở các định hướng về tương lai, được cắm trại theo nhóm cùng bạn bè và được trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn, xa gia đình.

Không quá nghiêm túc như các khóa “học kỳ quân đội”, “chúng em là chiến sĩ”, các em học sinh ở tuổi thiếu niên tham dự các khóa hè theo dạng vừa vui chơi, vừa học hỏi; được phục vụ ăn, ngủ, nghỉ… ngoài thời gian trải nghiệm trên đồng ruộng. Sau vài ngày làm nông dân, các bạn trẻ nắm khá rõ các công đoạn làm muối, quy trình canh tác hành vì được thực nghiệm trên đồng ruộng. Thêm vào đó, quá trình sống xa gia đình cùng nhau, giúp các em có những cảm xúc mới

mẻ về cuộc sống tập thể, kỹ năng làm việc nhóm, thêm kiến thức thực tế về người nông dân...

Lâm Đồng - Đà Lạt đã có những đợt bùng nổ du khách vào các mùa hoa. Hiện tượng du khách nườm nượp đổ về các nẻo đường ở Đơn Dương trong mùa hoa dã quỳ, hay đường phố Đà Lạt trở nên đông đúc vào mùa hoa mai anh đào, hoa phượng tím... cho thấy sức hút của các mùa hoa, mà việc quảng bá chỉ thông qua các bức ảnh được người đi trước chụp rồi đưa lên các trang mạng xã hội của mình là Facebook, Zalo, hay Instagram...

Ở các vùng nông thôn khác, mùa hoa mơ, hoa mận, hoa tam giác mạch, vườn nho, vườn đào, hay mùa các lễ hội... chính là mùa du khách, bất kể là ở nơi xa xôi hẻo lánh nào, chỉ cần đó là sản phẩm du lịch mà họ thích. Đối tượng du khách của loại hình du lịch mùa hoa, mùa lễ hội rất đa dạng, không chỉ là giới trẻ, mà có thể là bất cứ ai, người lớn tuổi, gia đình, trẻ em... nhưng tâm điểm có lẽ là thanh niên và phụ nữ, bởi loại hình du lịch này thường gắn với nhu cầu chụp ảnh hơn là nghiên cứu và tìm hiểu.

Còn đối tượng nghiên cứu và tìm hiểu là sinh viên một số chuyên ngành cũng thường có một tour dài ngày trong thời gian học đại học tại những vùng nông thôn đặc trưng gắn với chuyên ngành đang học. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên vừa tìm hiểu đặc điểm văn hóa bản địa ở một vùng quê, kết hợp với cắm trại và tổ chức các trò chơi đồng đội, giao lưu với người dân địa phương, hoặc tham gia các hoạt động cộng đồng...

Du lịch nông thôn hay nông thôn làm du lịchDu lịch nông thôn có sức hút bởi

DU LỊCH NÔNG THÔN SẼ LÀ CHỦ LỰC PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM:

sự khác biệt của du lịch nông thôn với các loại hình du lịch khác. Khách du lịch hầu hết ở thành phố và các vùng đô thị hóa. Bản chất du lịch, ngoài nghỉ dưỡng, tận hưởng, còn là trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ. Nông nghiệp và nông thôn chính là nguồn tài nguyên quý giá chủ yếu bởi sự khác biệt đối với người dân phố thị. Khi mà các tầng lớp cư dân ở đô thị đang tăng lên nhanh chóng, thì nhu cầu nghỉ dưỡng ngắn ngày ở vùng nông thôn càng lớn, bất chấp mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi thời điểm, góp phần làm cho thị trường du lịch nội địa rộng lớn hơn.

Nhiều tour du lịch độc đáo, hấp dẫn và đã trở thành thương hiệu để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, như tour du lịch miệt vườn sông nước đồng bằng sông Cửu Long; tour thưởng ngoạn phong cảnh ruộng bậc thang mùa lúa chín, mùa nước đổ ở vùng cao Tây Bắc... Đến nay, trên cả nước có khoảng gần 400 điểm hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn, mà phần lớn đang được khai thác theo mô hình du lịch cộng đồng.

Tuy nhiên, du lịch nông thôn còn có thể hấp dẫn hơn, khi có sự đầu tư về tiện nghi tại nơi nghỉ dưỡng. Có một thực tế là, các hộ dân làm du lịch chủ yếu là tự phát, quy mô nhỏ, phát triển từ những dịch vụ đơn giản là tham quan trang trại, sử dụng nhà vườn thành nơi nghỉ ngơi của khách; cao hơn một chút là có sự liên kết giữa các hộ dân, hoặc giữa hộ dân với doanh nghiệp... nhưng đa phần, thiếu sự nâng tầm về cảnh vật, về đời sống vùng nông thôn trong cộng đồng để hình thành điểm đến du lịch hấp dẫn...

Khách du lịch ngoại quốc tại cơ sở sản xuất tơ lụa Cường Hoàn.

Thị trường du lịch nông thôn

Page 9: KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

THỨ BẢY 21 - 8 - 2021CUỐI TUẦN 9 GIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

ĐỨC TÚ

Đi vào xóm cách ly làm nhiệm vụ vận chuyển cơm nước, nhu yếu phẩm cho bà

con đang cách ly tại xóm Đạ Gối (Thôn 5, xã Đạ Oai) không phải là một nhiệm vụ mà ai cũng có thể đảm đương bởi nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, kiến thức về phòng, chống dịch bệnh và hơn hết là tinh thần vì cộng đồng.

Hai người làm nhiệm vụ vận chuyển, được người dân trong xóm cách ly Đạ Gối gọi là “shiper” mà tôi được gặp đó chính là Bí thư Đoàn xã Đạ Oai Quách Văn Sáu và Phó Bí thư Đoàn xã Nguyễn Đức Cảnh. Cả hai anh trao đổi chân tình: Mình là đoàn viên thì phải xung kích đi đầu đến những điểm khó khăn, vất vả chứ. Tuổi trẻ mà. Khó khăn như vậy chứ có khó hơn nữa chúng em cũng sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Và rồi phần thưởng quý báu nhất dành cho 2 đoàn viên của xã và mọi người chính là hôm xóm Đạ Gối chính thức dỡ bỏ vùng thiết lập cách ly y tế, cuộc sống của bà con trở lại như bình thường.

Rồi đến câu chuyện mà ai nấy đều xúc động vì tinh thần quả cảm của em học sinh lớp 10 tên là Nguyễn Tuấn Kiệt. Tôi đã gặp em ngay tại chốt kiểm soát dịch bệnh của xóm cách ly Đạ Gối, hôm đó em khoác trên mình chiếc áo xanh

Đâu khó có thanh niênNhững ngày tác nghiệp ở huyện Đạ Huoai, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, mới thấy rõ những vất vả, gian truân của các lực lượng đang ngày đêm bám trụ nơi cửa ngõ của tỉnh Lâm Đồng. Sát cánh cùng các lực lượng là những đoàn viên khoác lên mình màu áo vinh quang của Đoàn, sẵn sàng đi vào vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, vượt nắng thắng mưa, đêm ngày túc trực tại các chốt kiểm soát dịch bệnh.

với huy hiệu Đoàn ngay ngắn đến chốt xin các anh chị đang thực hiện nhiệm vụ tại đây cho mình cùng tham gia. Vì em Kiệt đang là học sinh lớp 10 nên Đoàn xã Đạ Oai đã trao đổi với Huyện đoàn Đạ Huoai để có ý kiến chỉ đạo về trường hợp của em. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho em học sinh lớp 10 này, Kiệt không thể tham gia trực tại chốt cùng các anh chị.

Dẫu không được xông pha trên tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh, em Kiệt vẫn tràn đầy nhiệt huyết, thực hiện các việc “hậu cần” nhỏ giúp cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như: dùng chính tiền tiết kiệm của mình để đóng góp, cùng gia đình mình và bà con lối xóm thu hoạch rau, củ, quả để giúp bà con trong xóm cách ly.

Dân tộc ta, từ ngàn xưa đã có tấm gương hiển hách, anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ như: Trần Quốc Toản với “lá cờ thêu sáu chữ vàng” trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2. Rồi trong mưa bom, bão đạn của kẻ thù, ngọn đuốc sống Lê Văn Tám thiêu rụi giã tâm cướp nước ta của bọn thực dân xâm lăng. Trong tình hình dịch

bệnh hiện nay, một lần nữa tinh thần dũng cảm, xung kích lại được thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của cha anh với biết bao nhiêu tấm gương thanh niên tình nguyện tham gia phòng, chống dịch bệnh.

Ngay tại Chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 số 1 đèo Chuối (thị trấn Mađaguôi), đoàn viên Nguyễn Thị Hoàng Châu là Đội phó Đội thanh niên tình nguyện, Đoàn thị trấn Mađaguôi đã tham

gia công tác phòng, chống dịch bệnh ngay những ngày đầu thành lập chốt. Biết bao nhiêu vất vả vì phải đối mặt với nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh, địa điểm của chốt nằm ở khu vực đèo cao nên khí hậu khắc nghiệt, mưa rừng và khí núi triền miên. Cho dù vậy, đoàn viên Nguyễn Thị Hoàng Châu vẫn kiên định ý chí, xung kích bám trụ tại chốt, đảm bảo thời gian thực hiện nhiệm vụ.

Vừa qua, đoàn viên Nguyễn Thị Hoàng Châu vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đoàn viên Nguyễn Thị Hoàng Châu cho biết: Được góp một phần công sức nhỏ bé tham gia phòng, chống dịch bệnh là một niềm vinh dự lớn lao của em. Em cùng các bạn thanh niên trong đội luôn động viên nhau, cố gắng vượt khó khăn, sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Hay, tại Chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 Bình Thuận - Lâm Đồng (tại xã Đoàn Kết), Ka Lản là một đoàn viên đồng bào dân tộc thiểu số cũng tích cực tham gia phòng, chống dịch. Những ngày đầu thành lập chốt, Ka Lản đã tham gia với vai trò là người ghi danh sách người dân qua lại, biển số các xe lưu thông qua chốt.

Theo Huyện đoàn Đạ Huoai, tại các địa điểm cách ly, các chốt phòng, chống dịch bệnh COVID-19 có hơn 70 đoàn viên của huyện đang ngày đêm tình nguyện làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó, nhiều đoàn viên, thanh niên còn tham gia công tác vận chuyển cơm, nước uống, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và quyên góp, ủng hộ để phòng, chống dịch bệnh. Màu áo thanh niên còn thực hiện vệ sinh môi trường tại các khu vực đèo Chuối, khu vực chờ đi cách ly, thu nhặt áo quần bảo hộ mà tài xế vứt bỏ dọc đường để xử lý.

Đoàn viên Nguyễn Thị Hoàng Châu vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khenvì có thành tích trong phòng, chống dịch bệnh tại chốt đèo Chuối.

660 là chỉ thị đặc biệt của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 được ban hành ngày 21/7/2021 về mở chiến dịch cao điểm giúp dân vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19. Thực hiện chiến dịch, nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả đã được thực hiện ở Quân khu 7 nói chung và Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Những hoạt động đó đã khẳng định quân đội luôn là điểm tựa vững chắc cho người dân.

NGỌC NGÀ

Nói về kết quả bước đầu trong thực hiện Chỉ thị 660, Trung tướng Trần

Hoài Trung, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7 cho biết: Có thể khẳng định rằng, việc mở chiến dịch cao điểm giúp dân vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 là rất kịp thời, đúng lúc tình hình dịch trên địa bàn quân khu đang diễn biến phức tạp. Quân khu 7 có 7/9 tỉnh, thành đã thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn

cách xã hội. Việc mở chiến dịch cao điểm giúp dân vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 đã khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần yêu nước, sức mạnh tổng hợp, ý chí tự lực, tự cường, sự đoàn kết chung sức, đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn quân khu. Trong đó, lực lượng y tế, lực lượng quân đội, Quân khu 7 là nòng cốt.

Lâm Đồng là một trong hai địa bàn thuộc Quân khu 7 hiện không nằm trong diện thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính

phủ. Đến thời điểm hiện tại, sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn nên tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. Đặc biệt, với lợi thế là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, hiện tại Lâm Đồng vẫn đảm bảo đầy đủ đời sống vật chất, tinh thần của bà con trong vùng dịch. Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh là lực lượng nòng cốt trên tuyến đầu chống dịch. Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong và ngoài đơn vị, Bộ

CHQS tỉnh còn thực hiện nghiêm việc cấm trại 100%. Bộ CHQS tỉnh quản lý 18 khu cách ly và tham gia các khu cách ly khác do lực lượng công an, y tế chủ trì. Hiện có 948 cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại các khu cách ly của tỉnh. Cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ tham gia 49 chốt kiểm soát dịch bệnh từ cấp xã, huyện, tỉnh. Tổng quân số tham gia gồm 145 bộ đội thường trực và 156 dân quân tự vệ. Vận động, tiếp nhận hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để chuyển lên các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch.

Đại tá Trần Văn Khương - Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, khẳng định: “Ngoài việc nỗ lực với quyết tâm cao nhất trong toàn lực lượng nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ hỗ trợ người dân và thực hiện chống dịch trên địa bàn; Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng còn bám sát các chỉ đạo của Quân khu 7 để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 660 dựa trên lợi thế và tình hình của địa phương”. Theo đó, với tinh thần “vùng có dịch ít hỗ trợ, giúp đỡ vùng có dịch nhiều” và tuyệt đối không để dân đói, dân khó khăn thiếu thốn trong đại dịch; cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh đã tích cực tăng gia sản xuất

và vận động Nhân dân trên các địa bàn hỗ trợ gần 300 tấn rau, củ, quả vận chuyển tới các đơn vị, bệnh viện dã chiến thuộc quân khu và các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Tây Ninh, Long An. Con số này vẫn chưa dừng lại ở đó, hiện nay mỗi ngày Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng vẫn tiếp tục vận chuyển rau, củ, quả về hỗ trợ bà con ở các vùng dịch.

Theo nhận định của Bộ Tư lệnh Quân khu 7, thời gian tới, tình hình dịch dự báo còn kéo dài, có thể sẽ xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm hơn, một số hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có thể sẽ bị ngưng trệ; đời sống Nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, sức khỏe, tính mạng Nhân dân bị đe dọa; các thế lực thù địch lợi dụng khó khăn trong phòng, chống dịch bệnh để tập trung chống phá quyết liệt. Bởi vậy, việc bám sát và linh hoạt thực hiện các nhiệm vụ theo Chỉ thị 660 là kim chỉ nam để Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng nói riêng và lực lượng vũ trang toàn quân khu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, hỗ trợ người dân và góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

Sức mạnh từ Chỉ thị 660

Bộ CHQS tỉnh chuẩn bị cho việc hình thành bệnh viện dã chiếnđể sẵn sàng trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn.

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Page 10: KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

10 THỨ BẢY 21 - 8 - 2021 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

KHÁNH PHÚC

Kiểm soát chặt người ra, vào địa phươngLà địa phương tiếp giáp với 2

tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông, cùng nhiều địa phương khác trong tỉnh như Bảo Lộc, Di Linh và Đạ Tẻh nên Bảo Lâm luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm vào địa phương. Dự báo trước tình hình, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, từ cuối tháng 5/2021, huyện Bảo Lâm đã huy động nguồn nhân lực, vật lực thành lập 2 chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại 2 cửa ngõ ra vào địa phương. Theo đó, 2 chốt kiểm dịch được đặt trên Quốc lộ 55, đoạn qua xã Lộc Nam tiếp nối huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) và trên Quốc lộ 28, đoạn qua xã Lộc Bảo nối tỉnh Đắk Nông.

Trực tiếp tham gia phòng, chống dịch COVID-19 ở tuyến đầu sẽ luôn đối diện với khó khăn, vất vả và nguy hiểm thường trực. Song, để đảm bảo sức khỏe cho Nhân dân, các lực lượng công an, y tế, quân đội và thanh niên tình nguyện huyện Bảo Lâm đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ lên đường phòng, chống dịch tại các chốt kiểm dịch trên. Từ ngày thành lập chốt đến nay thấm thoát đã gần 3 tháng trôi qua, nhưng các lực lượng vẫn luôn trong tâm thế vững ý chí để khắc phục mọi khó khăn ngày đêm bám đường, bám

đạo của Trung ương và của tỉnh. Với nguyên tắc “chặt ngoài, chặt trong”, công tác phòng, chống dịch luôn được địa phương đặt lên hàng đầu để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và xã, thị trấn thực hiện mục tiêu “kép” để phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả.

“Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, địa phương đã nhanh chóng huy động nguồn nhân lực,

cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế xây dựng 2 khu cách ly tập trung, 1 khu lưu trú tiếp nhận cách ly y tế công dân trở về từ các vùng dịch và các trường hợp F1 tại địa phương; đồng thời, xây dựng khu lưu trú và các điểm tập kết hàng hóa cho tài xế xe tải. Đặc biệt, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương cùng phối hợp tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các trường hợp vi

phạm phòng, chống dịch; tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế” - Bí thư Huyện ủy Bảo Lâm Nguyễn Trung Kiên cho biết thêm.

“Lá chắn” phòng,chống dịch từ cơ sởÔng Nguyễn Ngọc Nhi - Chủ

tịch UBND huyện Bảo Lâm, cho biết: “Thời gian qua, cùng với các lực lượng tham gia phòng, chống dịch ở tuyến đầu, địa phương đã thành lập 127 tổ COVID cộng đồng trải rộng khắp 14/14 xã, thị trấn trong toàn huyện, với hơn 800 người cùng tham. Các tổ COVID cộng đồng được giao nhiệm vụ tuyên truyền các quy định, biện pháp phòng, chống dịch tới người dân trong các thôn, tổ dân phố; chịu trách nhiệm giám sát y tế các trường hợp F2 cách ly tại nhà. Nhờ nắm rõ và thông thuộc địa bàn, các tổ COVID cộng đồng còn phối hợp hỗ trợ lực lượng y tế truy vết nhanh, chính xác các trường hợp trở về từ các địa phương khác. Qua đó, trở thành “lá chắn” thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch ngay từ cơ sở. Hiện tại, Bảo Lâm đang là một trong những “vùng xanh” - vùng an toàn của tỉnh, địa phương đã nâng cao cấp độ phòng, chống dịch bằng việc thành lập 98 tổ tự quản bảo vệ “vùng xanh” tại tất cả các xã, thị trấn”...

Bảo Lâm quyết tâm bảo vệ “vùng xanh”Đến thời điểm hiện tại, cùng với Lạc Dương, Lâm Hà, Cát Tiên thì Bảo Lâm chưa xuất hiện ca nhiễm COVID-19 và là một trong những “vùng xanh” của tỉnh. Suốt thời gian qua, huyện Bảo Lâm đã tập trung các nguồn nhân lực, vật lực thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch để bảo vệ vùng an toàn, nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhiễm vào địa phương.

Lực lượng tuyến đầu huyện Bảo Lâm ngày đêm bám chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên Quốc lộ 55 thuộc địa bàn xã Lộc Nam nối tỉnh Bình Thuận.

chốt, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào địa phương.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hoa - Trưởng chốt số 3 đóng trên Quốc lộ 55 qua địa bàn xã Lộc Nam, cho biết: “Từ ngày lập chốt đến nay, với 24 người thuộc các lực lượng công an, y tế, quân đội, dân quân và thanh niên thường xuyên thay phiên nhau ngày đêm bám chốt làm nhiệm vụ phòng, chống dịch. Dù nhiệm vụ ở tuyến đầu khá vất vả nhưng các lực lượng tại chốt luôn nhận được sự quan tâm, động viên của các cấp lãnh đạo. Cùng với đó là sự thấu hiểu, sẻ chia của người dân đã tiếp thêm động lực để chúng tôi luôn đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, kiểm soát tốt tình hình với quyết tâm hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhiễm vào địa phương”.

Theo đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Bí thư Huyện ủy Bảo Lâm, với phương châm “Chống dịch như chống giặc” và xác định “phòng hơn chống”, Thường trực Huyện ủy đã kịp thời chỉ đạo UBND huyện giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị và xã, thị trấn chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo tinh thần chỉ

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh COVID-19, để thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng, chống dịch hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người dân, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, UBND huyện Đạ Tẻh đã xây dựng 2 kịch bản phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong trường hợp dịch kéo dài.

HOÀNG SA

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh cho biết:

Trong trường hợp làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 trên cả nước được khống chế vào cuối quý III/2021 thì tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) của huyện Đạ Tẻh ước đạt 8,26%, đạt 100,7% kế hoạch năm 2021; còn trường hợp làn sóng dịch COVID-19 được khống chế vào cuối quý IV thì tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 6,18%, đạt 76% kế hoạch năm.

Trên cơ sở các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội được xây dựng, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị, ngành chức năng cùng các địa phương tập trung phát triển

ĐẠ TẺH: Xây dựng “kịch bản” phát triển kinh tế - xã hội trong trường hợp dịch COVID-19 kéo dài

kinh tế - xã hội theo từng lĩnh vực.Theo đó, trong lĩnh vực nông -

lâm nghiệp, tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng một số cây trồng đang là thế mạnh của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, quảng bá, liên kết hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm. Theo dõi, nắm bắt diễn biến thị trường và tình hình tiêu thụ các nông sản chủ lực của địa phương để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong lưu thông và tiêu thụ.

Dự báo và xác định sản lượng các mặt hàng nông sản cần lưu thông để chủ động tìm kiếm liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) đăng ký thẻ

nhận diện phương tiện (tạo luồng xanh) để thuận lợi trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa nông sản đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Duy trì và phát triển ổn định đàn vật nuôi, quản lý và kiểm soát dịch bệnh, quyết tâm không để tái phát dịch bệnh tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên đàn vật nuôi.

Trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và du lịch, UBND huyện luôn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn, kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở, doanh

nghiệp để thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và chính sách hỗ trợ (nếu có). Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp trên địa bàn nắm tình hình diễn biến dịch bệnh, từ đó có biện pháp ứng phó, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh cho phù hợp. Trong đó, ngành công nghiệp, xây dựng làm mũi nhọn tăng trưởng ít nhất 87%.

Để thu ngân sách đạt chỉ tiêu, huyện đã tập trung thực hiện tốt các biện pháp thu ngân sách, tăng cường chống thất thu thuế, xử lý nợ đọng thuế trên địa bàn. Phấn đấu, đến hết năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt 51.870 triệu đồng, đạt 105% kế hoạch.

Trong công tác xây dựng cơ bản, tổng vốn đầu tư công theo kế hoạch trên địa bàn huyện Đạ Tẻh quản lý năm 2021 là hơn 282,5 tỷ đồng, bao gồm: Các nguồn vốn UBND tỉnh phân cấp, ủy quyền cho huyện quản lý, vốn đầu tư công thuộc ngân sách huyện 142,7 tỷ đồng; các nguồn vốn tỉnh quản lý đầu tư trên địa bàn 139,8 tỷ đồng. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, UBND huyện Đạ Tẻh đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc về tiến độ, chất lượng các dự án chuyển tiếp đảm bảo hoàn thành theo thời gian

hợp đồng đã ký kết; từng bước hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện khởi công mới các công trình làm chủ đầu tư; phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung giải quyết các vướng mắc về thu hồi đất giải phóng mặt bằng; tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước để bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Phấn đấu đến cuối năm 2021, huyện Đạ Tẻh đạt giải ngân 98% vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Cùng với đó, các lĩnh vực văn hóa xã hội, công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh được triển khai thực hiện tốt, đã tạo điều kiện để huyện triển khai các nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế của năm.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, trên cơ sở kế hoạch năm 2021 và đánh giá kết quả nhiệm vụ thực hiện từ đầu năm đến nay, huyện Đạ Tẻh đặt ra mục tiêu từ nay đến cuối năm phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Với các kịch bản phát triển kinh tế đã được đề ra chi tiết, đây là nền tảng để các đơn vị, ngành chức năng và các địa phương cùng thực hiện. Qua đó, thể hiện sự chủ động ứng phó, tháo gỡ các khó khăn, tạo thêm động lực để huyện Đạ Tẻh hoàn thành các nhiệm vụ được giao năm 2021, tạo đà cho những năm tiếp theo.

Huyện Đạ Tẻh đặt mục tiêu ngành công nghiệp, xây dựng tăng trưởng ít nhất 87%.

XEM TIẾP TRANG 11

Page 11: KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

11 THỨ BẢY 21 - 8 - 2021CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Theo ông Lê Ngọt - Tổ trưởng Tổ dân phố 9, thị trấn Lộc Thắng, các thành viên tham gia tổ COVID cộng đồng luôn xác định phòng, chống dịch là trách nhiệm của toàn xã hội. Mỗi thành viên phải đảm nhận vai trò, trách nhiệm tuyên truyền các quy định, biện pháp phòng, chống dịch tới Nhân dân. Từng thành viên được phân công phụ trách các nhóm hộ để đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà tuyên truyền cho bà con biết cách phòng, chống dịch bệnh. Nhờ vậy, mỗi người dân địa phương cơ bản chấp hành tốt nguyên tắc 5K bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Bà Ka Sen, Tổ trưởng Tổ COVID cộng đồng Thôn 1 (xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm) cho biết, phần lớn người dân trong thôn là đồng bào dân tộc thiểu số, nên địa phương luôn đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới bà con. “Cùng với việc giám sát không để người lạ vào thôn, chúng tôi còn phân công các thành viên đến từng hộ dân tuyên truyền

ý nghĩa, vai trò và nguyên tắc bảo vệ “vùng xanh” để bà con hiểu và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch; đồng thời, vận động bà con tự giám sát, nhắc nhở mọi người cùng nêu cao tinh thần tự giác thực hiện nghiêm 5K khi ra khỏi nhà”, bà Ka Sen cho biết.

Xã Lộc An là địa phương nằm trên trục Quốc lộ 20 nên luôn tiềm ẩn nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhiễm vào địa phương. Ông Đỗ Hoàng Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch UBND xã Lộc An, cho biết: “Hiện nay, toàn xã đã thành lập 15 tổ COVID cộng đồng và 14 tổ tự quản bảo vệ “vùng xanh”, với hơn 100 thành viên tham gia. Chính sự đồng lòng của người dân và sự quyết tâm của chính quyền địa phương cùng nỗ lực bảo vệ “vùng xanh” sẽ tạo lá chắn phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả. Từ đó, chung tay cùng huyện và tỉnh Lâm Đồng thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép” vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả”.

Bảo Lâm... TIẾP TRANG 10

... thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 19/12/946, đáp lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân Việt Nam lại nhất tề đứng lên đánh giặc, với ý chí “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Đầu năm 1947, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các bộ, ban, ngành dời Thủ đô Hà Nội trở lại Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khu căn cứ cách mạng Tân Trào một lần nữa trở thành căn cứ địa chủ yếu của cả nước, được chọn làm “Trung tâm Thủ đô kháng chiến” lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây cũng là nơi đặt trụ sở làm việc của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.(2)

Khu căn cứ cách mạng Tân Trào “Thủ đô Khu giải phóng, Trung tâm Thủ đô Kháng chiến”, đã được công nhận là Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào với 177 di tích (18 di tích, cụm di tích là Di tích lịch sử quốc gia, và 30 Di tích lịch sử cấp tỉnh). Nơi đây có những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử Việt Nam như: lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái, lán Hang Bòng, Đồng Man - Lũng Tẩu, Khấu Lấu, Vực Hồ, Thác Dẫng, ATK Kim Quan,...

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào hiện nay do Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang trực tiếp quản lý, bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị. Nơi đây là một trong những địa chỉ đỏ, giáo dục truyền thống cách mạng và điểm du lịch văn hóa, sinh thái đầy ấn tượng của vùng Việt Bắc. Du khách khi tới đây, sau khi dâng hoa tại lán Nà Lừa, nơi Bác Hồ đã từng sống và làm việc (từ tháng 6/1945 đến tháng 8/1945), sẽ được các cô thuyết minh viên “sơn nữ” duyên dáng trong trang phục truyền thống dân tộc giới thiệu và hướng dẫn tham quan các điểm di tích lịch sử cách mạng. Theo ông Lý Mạnh Thắng - Phó Giám đốc Bảo tàng Tuyên Quang, hàng năm khu di tích đón trên 80.000 lượt khách đến tham quan. Đặc biệt, trong đó có nhiều đoàn là đại biểu Trung ương Đảng, Chính phủ, các đoàn khách ngoại giao quốc tế, các tỉnh, thành trong nước đến tham quan. Ngoài hoạt động đón tiếp phục vụ khách tham quan, ở đây còn tổ chức một số hoạt động sự kiện, giáo dục truyền thống như kết nạp Đảng, Đoàn, Đội cho các cơ quan, trường học trong tỉnh. Tổ chức các tua du lịch trải nghiệm như đi mảng (bè) trên sông, suối, tham quan làng bản, thưởng thức ẩm thực dân tộc, hát then,... khi khách có nhu cầu.

(1), (2) trong bài có tham khảo tư liệu của đồng nghiệp Bảo tàng Tuyên Quang cung cấp

Tân Trào... TIẾP TRANG 7

... Lâm Hà trở thành vùng đặc sắc về các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể trong bảo tồn, giao thoa và tiếp biến. Đấy là chưa kể đến di chỉ khảo cổ tại xã Gia Lâm, một minh chứng sinh động về thời kỳ đồ đá người nguyên thủy đã sống ở nơi đây...

Tiềm năng lớn như vậy, nhưng huyện Lâm Hà chưa chú trọng đúng mức để phát huy phát triển du lịch. Chỉ là sự khai mở một số tour, tuyến, loại hình và điểm đến du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch làng nghề, tham quan và nghỉ dưỡng... Lượng khách tăng trưởng bình quân trên 20%/năm; doanh thu ngành du lịch mới chiếm 2,1% giá trị ngành dịch vụ.

Hiện thực hóa những gam màu tươi sángĐại hội Đảng bộ huyện Lâm Hà lần

thứ VIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) xác định nhiệm vụ trọng tâm là “Khai thác tốt lợi thế có nhiều hồ thủy điện, hồ, thác nước để phát triển các dịch vụ du lịch. Trên cơ sở các sản phẩm du lịch hiện có, xây dựng tour, tuyến du lịch mà địa phương có lợi thế như: du lịch làng nghề truyền thống, du lịch canh nông..., từ đó định hình sản phẩm chủ lực để phát triển du lịch, dịch vụ của huyện”. Theo đó, “Huy động mọi nguồn lực trong đầu tư, phát triển du lịch của huyện theo hướng chất lượng cao, bền vững; tiếp tục phát triển du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch canh nông, du lịch cộng đồng; quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch; nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch; phấn đấu trong nhiệm kỳ đón trên 300 nghìn lượt khách, trong đó lượng khác quốc tế chiếm 10%; doanh thu ngành du lịch đạt trên 36 tỷ đồng, chiếm 22% giá trị ngành dịch vụ”.

Ngày 11/8, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Lâm Hà Nguyễn Văn Tình chia sẻ với tôi, trong anh, chất chứa niềm vui và cả niềm tin lớn về một hiện thực mới. Đó là Nghị quyết số 08, ngày 26/7/2021, của Huyện ủy về “Thu hút đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025

và định hướng đến năm 2030”. Rất cụ thể những con số. Đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm phấn đấu từ 15 - 20% với tổng lượt khách bình quân 60.000 - 65.000/năm, trong đó khách quốc tế trên 10%; lượt khách lưu trú 7 - 10%; bình quân lưu trú 1,5 ngày. Phấn đấu đến năm 2025, Lâm Hà có 1 đến 2 khách sạn từ 1 đến 2 sao, 50 cơ sở du lịch. Những khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng sẽ được đánh thức để thực sự cất cánh ngành du lịch bằng kêu gọi thu hút đầu tư: thác Voi, hồ Phúc Thọ, thác Liêng ChiNha, hồ Đạ Dâng và hồ thủy điện Đồng Nai 2. Sự phát triển của ngành du lịch theo đó sẽ tạo việc làm mới cho 500 - 700 lao động, trong đó 60% được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Đến năm 2030, Lâm Hà xác định “ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, là động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển theo hướng chất lượng và bền vững”. Bức tranh du lịch sẽ có tốc độ tăng trưởng khách bình quân hàng năm phấn đấu từ 15 - 18%; tổng lượt khách bình quân từ 70.000 - 75.000/năm, trong đó khách quốc tế trên 12%. Khách lưu trú 11 - 15% và lưu trú bình quân 2 ngày. Cũng đến năm 2030, Lâm Hà phấn đấu có 5 - 10 khách sạn 1 đến 2 sao, 70 cơ sở lưu trú du lịch. Dự án Khu Du lịch Sinh thái hồ Đông Thanh được ghi danh thu hút đầu tư. Ngành du lịch Lâm Hà sẽ tạo việc làm cho trên 1.000 lao động, trong đó 70% được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Để hiện thực hóa những chỉ tiêu thú vị trên, Huyện ủy Lâm Hà đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp đó là nâng cao nhận thức và định hướng phát triển du lịch; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và thu hút đầu tư; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút doanh nghiệp. Đó còn là, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ; phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phát triển đồng bộ các lĩnh vực như kinh tế, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn và phát huy văn hóa. Dĩ nhiên đó còn là phát triển thị trường và nâng cao chất lượng quản trị và phát triển nguồn nhân lực.

Đánh thức tiềm năng... TIẾP TRANG 8

Trên khắp 3 miền, “thế giới giải trí thần kỳ” như Sun World Ba Na Hills, Sun World Hon Thom Nature Park, Sun World Halong Complex… thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. Sắp tới, bản đồ các trung tâm giải trí tầm cỡ thế giới sẽ được bổ sung thêm 2 đại công viên giải trí Sun World bên bờ sông Đơ tại Sầm Sơn - Thanh Hóa.

Từ khát khao để người Việt không phải ra nước ngoài vui chơi giải trí, thay vào đó, Việt Nam sẽ

trở thành điểm đến đẳng cấp, nơi khách quốc tế sẽ “tiêu xài” hàng triệu USD như Disneyland, Universal, Magic World…; Tập đoàn Sun Group đã kiến tạo nên thương hiệu giải trí Sun World với những trải nghiệm có một không hai, vừa mang đậm bản sắc văn hóa Việt song vẫn ghi dấu ấn quốc tế bằng những kỷ lục ấn tượng.

Đánh dấu sự ra đời của “cuộc cách mạng

Sun World tại Việt Nam” là Sun World Ba Na Hills trên đỉnh Bà Nà. Từ đỉnh núi Chúa quyến rũ nhưng nhiều chông gai đến nỗi 10 nhà đầu tư lên khảo sát thì tới 9 người lắc đầu bỏ về, chỉ sau 10 năm, Sun World Ba Na Hills đã trở thành biểu tượng của du lịch Đà Nẵng. Vô vàn trải nghiệm hấp dẫn được liên tục làm mới như cáp treo, ngắm cảnh núi rừng Bà Nà, tận hưởng thế giới giải trí ngập tràn niềm vui với hàng loạt trò chơi hiện đại cùng những lễ hội sôi động 4 mùa.

Cùng với kỳ tích làm sống lại khu nghỉ dưỡng mùa hè của người Pháp, Sun World Ba Na Hills đã tạo nên kỳ tích về du lịch Đà Nẵng. Theo thống kê, nếu năm 2001, Đà Nẵng chỉ đón về gần 490 ngàn lượt khách trong và ngoài nước, thì đến năm 2019, con số này đã đạt gần 8,7 triệu lượt, tăng gấp 17,8 lần năm 2001, trong đó 70% du khách đến Đà Nẵng đều ghé thăm Bà Nà. Đặc biệt, kể từ sau “hiện tượng Cầu Vàng”, năm 2019, có thời điểm, cứ ba khách quốc tế liên hệ đặt tour tới Đà Nẵng

thì có tới hai khách yêu cầu đến Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills.

Hay tại Sa Pa, quần thể tâm linh trên đỉnh Fasipan - Sun World Fansipan Legend không chỉ đưa những điệu múa xòe du dương ra với quốc tế, biến Sa Pa thành Điểm du lịch văn hóa hấp dẫn hàng đầu thế giới, mà còn thay đổi cuộc sống của cả vùng đất Lào Cai. Kể từ khi Sun World Fansipan Legend đưa vào khai thác, du lịch Lào Cai liên tục đạt những con số tăng trưởng mới. Năm 2016, Lào Cai đã đón 2,78 triệu lượt khách với tổng thu du lịch đạt 6.405 tỷ đồng thì đến năm 2018, lượng khách tăng lên 4,25 triệu lượt, tổng thu du lịch đạt 13.406 tỷ đồng. Riêng lượng du khách đến với Sa Pa năm 2016 là 970.000 lượt, năm 2018 đạt con số 2,7 triệu lượt.

Bãi Cháy, Hạ Long với quần thể Sun World Halong Complex, Phú Quốc với Sun World Hon Thom Nature Park và Tây Ninh huyền thoại với Sun World Ba Den Moutain… đều chứng kiến những “cú lột xác” của điểm đến. Không quá khi nói

rằng ở đâu có thế giới giải trí Sun World, ở đó người dân có thêm công ăn việc làm, nhiều ngành nghề lĩnh vực được hưởng lợi từ phát triển du lịch.

Tiếp nối những thiên đường đã thức giấc Đà Nẵng, Sa Pa, Quảng Ninh, Nam Phú Quốc, bản đồ thế giới giải trí đẳng cấp của Sun World sẽ ghi danh Thanh Hóa, đưa xứ Thanh vào top các điểm đến hấp dẫn hàng đầu Việt Nam, từng bước vươn ra thế giới. Theo đạo diễn Phạm Hoàng Nam, người đứng sau những show diễn đẳng cấp nhất của Sun Group, Thanh Hóa và Sầm Sơn là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và giàu tiềm năng du lịch song chưa được khai thác đúng tầm. Bởi vậy, Sun Group sẽ kiến tạo hệ sinh thái du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế tại trung tâm Sầm Sơn. Trong đó, tâm điểm giải trí là hai công viên Sun World có diện tích hơn 30 ha, mang tới thế giới giải trí kép với những trải nghiệm vừa giàu bản sắc, vừa xứng tầm thế giới.

TS tổng hợp (theo nhandan.vn)

Những công trình đưa Việt Nam gia nhập thế giới giải trí toàn cầu

Page 12: KỶ NIỆM 76 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC …

12 THỨ BẢY 21 - 8 - 2021 CUỐI TUẦN

THỂ THAO

GIÁ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI COÂNG TY CP IN VAØ PHAÙT HAØNH SAÙCH LAÂM ÑOÀNG

GÓC ẢNH ĐẸP

Với chiến thắng 2-0 trên sân nhà trước Arsenal trong ngày, Ngoại hạng Anh khai mạc mùa giải mới, Brentford - đội bóng mới lên hạng đã gây ngạc nhiên cho không ít người. Liệu các tân binh có trụ được hạng trong mùa giải năm nay?

VIẾT TRỌNG

Ngoại hạng Anh đã bắt đầu lăn bóng từ ngày 13/8/2021 trong tuần qua và

kéo dài đến 22/5/2022. Đây đã là mùa giải thứ 30 của Premier League - giải bóng đá chuyên nghiệp cao nhất của xứ sở sương mù tính từ năm 1992 đến nay. Đây cũng là mùa giải thứ 3 giải bóng đá này áp dụng công nghệ trợ giúp bằng máy quay cho trọng tài (Video assistant referee - VAR) trong các phán xử lỗi vòng cấm địa và xem xét bàn thắng có hợp lệ hay không.

Sau hơn một năm dài sân cỏ châu Âu vắng bóng khán giả do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, nay người xem đã được phép đồng loạt quay trở lại. Sự hiện diện của người xem trên các hàng ghế khán giả không chỉ mang ý nghĩa động viên cho cầu thủ dưới sân, làm cho các trận cầu sống động mà còn mang lại một nguồn thu lớn cho các đội bóng, nhất là các đội bóng nhỏ, ngân quỹ hạn hẹp, ít nguồn tài trợ. Dù bóng đen dịch bệnh vẫn còn vương vất đâu đó tại châu Âu và nhiều nơi trên thế giới hiện nay, nhưng điều quan trọng nhất, con người đã từng bước vượt qua được nỗi sợ hãi, đó là sự chiến thắng của loài người trước mối nguy dịch bệnh.

Trong 20 đội bóng tham dự Ngoại hạng Anh mùa giải năm nay, bên cạnh 17 đội có mặt trong mùa giải trước đó với Manchester City là đương kim vô địch, có thêm 3 gương mặt mới vừa được thăng hạng từ giải hạng Nhất Anh - Championship, đó là Norwich City, Watford và Brentford. Họ thay thế cho 3 đội cuối bảng vừa xuống hạng gồm Fulham, West Bromwich Abilon và Sheffield United.

Gọi là “tân binh” vì 3 đội mới gia nhập mùa giải năm nay, nhưng thực ra Norwich City đâu xa lạ gì với giải Ngoại hạng. Đội bóng được mệnh danh là “Những con chim hoàng yến - Canaries” với màu vàng truyền thống trên áo thành lập từ 1902 và cũng là một CLB giàu truyền thống như bất kỳ đội bóng lớn nào tại Anh. Có chăng là chuyện họ khá lận đận, cứ ngoi lên Ngoại hạng một ít rồi xuống hạng. Điển hình năm ngoái họ rớt khỏi Ngoại hạng, năm nay họ lại trở lại.

Tại Championship năm rồi,

Norwich City thể hiện một sức mạnh đáng kinh ngạc khi liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng từ vòng đấu thứ 12 cho tới vòng thứ 46. Với 29 trận thắng, 10 trận hòa, đội bóng này đăng quang vô địch hạng Nhất, đường hoàng lấy vé trở lại Premier League.

Nhìn chung, Norwich không có nhiều những khuôn mặt xuất sắc nhưng đây là một tập thể chơi khá gắn kết. Nổi bật có tiền đạo Teemu Pukki - người Phần Lan, chơi khá xông xáo, từng ghi được 11 bàn thắng tại Ngoại hạng trong mùa giải 2019 - 2020. Hay như Billy Gilmour- người Scotland, tiền vệ tấn công, trưởng thành từ lò đào tạo của Chelsea, chơi rất tốt trong đội hình, thủ môn Tim Krul cũng chơi rất ổn định. Đáng tiếc trong đội hình này có một cầu thủ kiến tạo tốt, đó là Emi Buendia, người Argentina, người đóng góp rất lớn cho Norwich City lên lại Ngoại hạng lại vừa chuyển sang Aston Villa.

Tương tự, tân binh thứ hai, Watford cũng chẳng hề xa lạ gì với Ngoại hạng. Họ cũng chỉ vừa xuống chơi hạng Nhất đúng 1 năm rồi quay lại Premier League. Như Norwich, đội Watford cũng không có nhiều khuôn mặt nổi bật nhưng họ là một tập thể gắn kết và có lối chơi rất khó chịu khi thi đấu trên sân Ngoại hạng. Đã có không ít đội lớn từng thảm bại trước Watford nhưng phong độ đội này khá thất thường, thắng đội lớn nhưng lại thua cả những đội làng nhàng.

Điều đáng nói là Watford dù phải xuống hạng trong năm vừa rồi nhưng họ vẫn giữ chân được các trụ cột của mình để đưa đội bóng lên hạng trở lại. Những cầu thủ gắn bó lâu nay vẫn tiếp tục thi đấu cho đội trong mùa này như Troy Deeney, Andre Gray, Will Hughes, Tom Cleverley, thủ môn Ben Foster. Cùng đó họ cũng có một số khuôn mặt

mới bổ sung như Danny Rose, cựu hậu vệ Tottenham; tiền đạo Joshua King, người từng chơi cho Everton; tiền đạo Imran Louza từ Nance - Pháp và một khuôn mặt trẻ đáng chú ý là tiền đạo Joao Pedro - người Brazil, năm nay mới 20 tuổi.

Đội bóng lên hạng cuối cùng, Brentford, mới là một tân binh đúng nghĩa. Đây là năm đầu tiên đội bóng có biệt hiệu là những con ong (The Bees) này lên chơi trên sân chơi Ngoại hạng. Tuy nhiên, đây là một đội bóng có bề dày lịch sử với 131 năm chơi bóng ở mọi cấp độ ở Anh, kể cả lần lên chơi sân Premier League năm nay. Chuyện vui là trên một thế kỷ chơi bóng đó, đội bóng này đã có lần suýt phải giải tán vì… thiếu tiền!

Lên Ngoại hạng lần này phải nói rằng Brentford vừa hay vừa “hên”. Mùa giải hạng Nhất năm 2019 - 2020 họ cũng vào đến trận tranh vé vớt (play-off) nhưng thất bại trước Fulham nên phải ngậm

Những tân binh của Ngoại hạng Anh

ngùi ở lại hạng Nhất. Mùa giải năm 2020 - 2021 họ cũng vào đến trận tranh vé vớt tương tự nên lần này hên hơn khi vượt qua Swansea, giành được tấm vé rất đáng “đồng tiền bát gạo” mà năm ngoái chưa làm được.

Điểm đáng nói nhất về tân binh này chính là trong đội hình có rất nhiều nhiều cầu thủ Đan Mạch, trong đó có cặp đôi trung vệ người Đan Mạch Christian Norgaard và Mathias Jensen vốn chơi trong đội hình tuyển quốc gia Đan Mạch tại Euro 2020 vừa qua. Đơn giản là vì HLV của đội, Thomas Frank, là người Đan Mạch. Ông còn đưa thêm một số cầu thủ Bắc Âu về tăng cường cho đội hình của mình trong mùa giải này như trung vệ 23 tuổi Kristoffer Ajer, tuyển thủ quốc gia Na Uy. Một cầu thủ khác cũng rất đáng xem là tiền đạo Ivan Toney, mang 2 quốc tịch Anh và Jamaica, chơi rất hay, là vua phá lưới của giải hạng Nhất mùa giải vừa rồi.

Với đội hình trên, Brentford đã làm nên chiến thắng 2-0 đầy ngạc nhiên trên sân nhà của mình trước Arsenal trong ngày mở màn giải Ngoại hạng mùa giải năm nay. Đội Watford cũng có một kết quả tốt khi vượt qua Aston Villa trong thứ bảy tuần rồi với chiến thắng 3-2 trên sân nhà Vicarage Road của mình. Chỉ riêng Norwich City khi thi đấu trên sân khách đã phải thất trận 0-3 trước chủ nhà Liverpool.

Cho đến nay Ngoại hạng Anh vẫn luôn là một giải đấu thu hút lượng người xem nhiều nhất thế giới. Để có lượng người xem này cần rất nhiều yếu tố, nhưng chung qui lại, đó là nhờ công tác truyền thông tốt và chất lượng giải đấu tốt.

Không như giải bóng đá nhiều quốc gia tại châu Âu, nơi mà chỉ một vài đội lớn làm mưa làm gió suốt từ năm này sang năm khác, Ngoại hạng Anh có chất lượng các đội bóng tương đối đồng đều, nhiều ngôi sao, nhiều HLV nổi tiếng thế giới quy tụ về. Không chỉ những đội bóng tốp đầu như Manchester City, Manchester United, Livepool, Chelsea, Tottenham, Arsenal… lo tăng cường cầu thủ cho danh hiệu vô địch và tấm vé dự cúp châu Âu; các đội bóng tầm trung hay các đội mới lên hạng đều phải gấp rút vào cuộc đua cho sự tồn tại của mình trong giải. Chính vì vậy, những trận đấu nơi đây luôn ẩn chứa những điều bất ngờ, và đây chính là nét thú vị để tạo nên sức hút mãnh liệt cho giải đấu này.

Với những tân binh như Norwich City, Watford và Brentford, khó mà mơ về giấc mơ vô địch đầy viển vông. Với họ ở lại Ngoại hạng sau 1 năm thi đấu đó là thành công lớn nhất rồi, nên những trận thắng dù bất kỳ với đấu thủ nào cũng là một điều cực kỳ quí giá.

Brentford đã tạo nên một sự ngạc nhiên lớn khi thắng 2-0 trước Arsenal trong trận ra quân đầu tiên tại giải Ngoại hạng. Ảnh: Internet

Sang mùa. Ảnh: Võ Trang