5
Kê cúc (gà trống bên cây cúc): Chú gà hùng dũng, một chân gân guốc xoạc ra, chân kia bám vào tảng đá, vươn mình lên như sắp gáy- mà cũng như sắp bước vào một trận quyết chiến. Nói theo cách của hội hoạ hiện đại, bức tranh này sử dụng bảng màu “tương túc” (tương phản và bổ túc). Hai màu tương phản: đỏ – xanh (tuy đỏ đã ngả nâu) và màu trung gian: vàng. Những chiếc lông cánh, lông đuôi của con gà: xanh – vàng – đỏ, rồi xanh – đỏ – vàng, có chỗ lại: xanh – đỏ – xanh cùng những mảng vàng lớn – khiến cho thị giác người xem bị cuốn hút mạnh mẽ, chỉ có ba màu mà ta cảm thấy màu sắc như trùng trùng điệp – ấn tượng rất mạnh.Theo các nghệ nhân cao tuổi, hình ảnh gà trống oai phong, hùng dũng tượng trưng năm đức tính của người đàn ông: Văn, võ, dũng nhân, tín. – Cái mào đỏ tựa như chiếc mũ cánh chuồn – tượng trưng cho Văn. – Chân gà có cựa sắc nhọn như kiếm, dùng để chọi – tượng trưng cho Vũ. – Thấy địch thủ, gà trống dũng cảm xông vào, chiến đấu đến cùng – biểu thị của Dũng. – Kiếm được mồi cùng gọi nhau ăn – biểu thị của Nhân. – Hàng ngày gà gáy sang canh không bao giờ sai, nó đánh thức mọi người dạy đúng giờ – biểu thị của Tín.

Kê cúc

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Citation preview

Page 1: Kê cúc

Kê cúc   (gà trống  bên cây cúc): Chú gà hùng dũng, một chân gân guốc xoạc ra, chân kia bám vào tảng đá, vươn mình lên như sắp gáy- mà cũng như sắp bước vào một trận quyết chiến. Nói theo cách của hội hoạ hiện đại, bức tranh này sử dụng bảng màu “tương túc” (tương phản và bổ túc). Hai màu tương phản: đỏ – xanh (tuy đỏ đã ngả nâu) và màu trung gian: vàng. Những chiếc lông cánh, lông đuôi của con gà: xanh – vàng – đỏ, rồi xanh – đỏ – vàng, có chỗ lại: xanh – đỏ – xanh  cùng những mảng vàng lớn – khiến cho thị giác người xem bị cuốn hút mạnh mẽ, chỉ có ba màu mà ta cảm thấy màu sắc như trùng trùng điệp – ấn tượng rất mạnh.Theo các nghệ nhân cao tuổi, hình ảnh gà trống oai phong, hùng dũng tượng trưng năm đức tính của  người đàn ông: Văn, võ, dũng nhân, tín.

– Cái mào đỏ tựa như chiếc mũ cánh chuồn – tượng trưng cho Văn.

– Chân gà có cựa sắc nhọn như kiếm, dùng để  chọi – tượng trưng cho Vũ.

– Thấy địch thủ, gà trống dũng cảm xông vào, chiến đấu đến cùng – biểu thị của Dũng.

– Kiếm được mồi cùng gọi nhau ăn – biểu thị của  Nhân.

– Hàng ngày gà gáy sang canh không bao giờ sai, nó đánh thức  mọi người dạy đúng giờ – biểu thị của  Tín.

Page 2: Kê cúc

Đây là một trong những bức tranh nổi tiếng của làng Đông Hồ, vẽ về cảnh đấu vật của nam giới trong ngày xuân. Các đấu thủ đều đóng khố - theo đúng phong tục của người Việt trong cái rét của mùa xuân để lộ thân hình vạm vỡ, tráng kiện. Nhìn bức tranh, 3 đôi vật đang rất căng thẳng, “bên 8 lạng, người nửa cân”, chưa phân thắng bại. Chúng ta nhận biết được điều này là do ở bút pháp tượng trưng của dòng tranh Đông Hồ. 3 đôi vật này được thể hiện ở 3 mô hình hình học: đôi vật bên trên là hình tam giác cân, đôi vật bên trái là hình thang cân, và bên phải là hình bán nguyệt. Cả 3 mô hình này đều có đáy lớn nằm dưới rất vững chãi chứ không hề thiên lệch, khó đổ. Chính những mô hình hình học vững chãi này đã thể hiện sự ngang bằng sức lực giữa các đô vật đối đầu.

Page 3: Kê cúc

 .   Mô hình hình học của tranh Đấu vật (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế) Bên cạnh đó, ta cũng chú ý đến hai tràng pháo ở phía bên trên bức tranh thể hiện không khí mùa xuân. Hai võ sĩ chờ hai bên ngồi hai tay ôn chân để khỏi rét và hình dáng theo mô hình hình chữ nhật đứng không vững thể hiện sự nôn nóng đợi đến lượt mình lên sới. Đấu vật là một môn võ cổ truyền của Việt Nam xuất hiện từ khi lập quốc và tồn tại gắn liền với hoạt động bảo vệ tổ quốc và lễ hội xuân. Đất Kinh Bắc xưa rất nổi tiếng về môn vật này bởi có nhiều võ sĩ chiến thắng trong các cuộc thi vật do nhà nước phong kiến tổ chức.

Page 4: Kê cúc

 Bức tranh miêu tả cảnh một em bé vừa chăn trâu vừa học bài. Tranh có ba chữ Hán chú giải là “Như quải giác” – nghĩa là sừng trâu treo sách đi học. Trên cuốn vở cua chú bé có câu trích trong bài thơ Thôn Vãn của nhà thơi Lôi Chấn:

“Hoành ngưu bối

 Tín khẩu suy”

 Dịch nghĩa:

Sách để ngang lưng trâu

Miệng huýt sáo học bài

Page 5: Kê cúc

Hình ảnh cái cây rủ lá giống như chiếc lọng che cho cậu bé, tượng trưng cho tương lai đỗ đạt sau này.

Bức tranh khen ngợi em bé chăm chỉ học hành, qua đó cũng nhằm khuyến khích con trẻ học hành nỗ lực để mong rạng danh cho gia đình, dòng họ. Bởi vậy, ngày xưa, bức tranh này thường được các bậc cha mẹ mua về để dán ngay trên chỗ con cháu mình đèn sách.