4
HI NGHKHOA HC TOÀN QUC VSINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VT LN TH6 255 KT QUĐIỀU TRA THÀNH PHN LOÀI NM HCLAVICIPITACEAE KÍ SINH CÔN TRÙNG VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN TỈNH ĐẮK LK NGUYỄN PHƯƠNG ĐẠI NGUYÊN Trường Đại hc Tây Nguyên Nấm kí sinh côn trùng là nhóm đặc bit, mt sloài đã được nghiên cu và ng dng trong y hc ctruyn Trung Quc, sn xut thuc cha bnh và các cht có hot tính sinh hc. Vit Nam, vic nghiên cu vđa dạng các loài nm ký sinh côn trùng còn ít. Hin nay, công nghnuôi nm ký sinh côn trùng là mt lĩnh vực mới, đặc bi ệt đối vi các loài nm ký sinh côn trùng có các hot cht sinh hc và được dùng làm thc phm chức năng. Trên thế gii có rt nhiu tác gi nghiên cu vhot tính sinh hc ca mt sloài nm ký sinh côn trùng như Cordyceps militaris Cordyceps sinensis (Chen et al., 1999; Ing-Lung Shih et al., 2006; Sun, 2003 and Chen, 2004). Nghiên cu vtính đa dạng ca các loài nm ký sinh côn trùng có tác giSung Gi-Ho et al. (2007), Richard (1998), đến nay đã thống kê được khong 2500 loài nm ký sinh côn trùng. Việt Nam đã có mt stác gi nghiên cu vnm ký sinh côn trùng, Trnh Tam Kiệt (2013) đã mô tkhong 20 loài nm ln ký sinh côn trùng, Trn Ngc Lân (2011) đã điều tra 18 loài thuc chi Cordyceps, Phm Quang Thu và cs. (2009) đã phát hin mt sloài nm thuc chi Cordyceps như Cordyceps militaris tại Vườn Quc gia (VQG) Hoàng Liên tnh Lào Cai. Vườn Quc gia Chư Yang Sin là hthng núi cao cc Nam Trung Bvới đỉnh núi Chư Yang Sin, cao 2.405m, là núi cao thhai ca Tây Nguyên, là khu vc có kiu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, phân btp trung vi din tích rng ln, tiêu biu cho hsinh thái rừng thường xanh nhiệt đới còn li vào loi tt nht ca vùng cao nguyên. Thm thc vt vùng Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng: rng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thp, rng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao trung bình, rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới, rng lùn trên núi cao, rng tre nứa. Các điều kin tnhiên trên đây rất thun li cho sphát trin ca nm ln nói chung và nm kí sinh côn trùng nói riêng. I. VT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cu là các mu nm hClavicipitaceae kí sinh côn trùng, thu thp phía Tây VQG Chư Yang Sin từ năm 2013 đến 2015 độ cao t1200 m trlên. Vic thu mu theo tuyến dạng xương cá (thu thập trên lá, thân cây, trong đất, trên tàn dư thực vt và phân tích mu nấm được thc hiện theo các phương pháp của Trnh Tam Kit (2012) [1]. Teng (1986)[5]. Tiến hành thu thp mu vt trên các loi hình sinh cnh (kiu rng) khác nhau. Phân tích các đặc điểm sinh thái, hình thái, cu trúc hin vi ca các mu thu thập được. Xác định thi gian mùa v, phân b, ý nghĩa của chúng. Xác định các đặc điểm của loài đang nghiên cứu. Phân tích đặc điểm hin vi và hình thái ngoài ti phòng thí nghim bmôn sinh học Trường Đại hc Tây Nguyên. Phân tích đặc điểm hin vi: Bào t, bào tng hsợi, đảm… sdng kính hin vi Olympus (Nht), hiển vi điện tquét S- 4800 (Hitachi), Kính lúp Olympus (Nht) Ti phòng chp hình điện t& siêu cu trúc Vin Vsinh Dch tTrung ương.

kết quả điều tra thành phần loài nấm họ clavicipitaceae kí sinh côn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: kết quả điều tra thành phần loài nấm họ clavicipitaceae kí sinh côn

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

255

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI NẤM HỌ CLAVICIPITACEAE KÍ SINH CÔN TRÙNG Ở VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN TỈNH ĐẮK LẮK

NGUYỄN PHƯƠNG ĐẠI NGUYÊN Trường Đại học Tây Nguyên

Nấm kí sinh côn trùng là nhóm đặc biệt, một số loài đã được nghiên cứu và ứng dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, sản xuất thuốc chữa bệnh và các chất có hoạt tính sinh học. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về đa dạng các loài nấm ký ở sinh côn trùng còn ít. Hiện nay, công nghệ nuôi nấm ký sinh côn trùng là một lĩnh vực mới, đặc biệt đối với các loài nấm ký sinh côn trùng có các hoạt chất sinh học và được dùng làm thực phẩm chức năng.

Trên thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt tính sinh học của một số loài nấm ký sinh ở côn trùng như Cordyceps militaris và Cordyceps sinensis (Chen et al., 1999; Ing-Lung Shih et al., 2006; Sun, 2003 and Chen, 2004). Nghiên cứu về tính đa dạng của các loài nấm ký sinh côn trùng có tác giả Sung Gi-Ho et al. (2007), Richard (1998), đến nay đã thống kê được khoảng 2500 loài nấm ký sinh ở côn trùng. Ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về nấm ký sinh côn trùng, Trịnh Tam Kiệt (2013) đã mô tả khoảng 20 loài nấm lớn ký sinh côn trùng, Trần Ngọc Lân (2011) đã điều tra 18 loài thuộc chi Cordyceps, Phạm Quang Thu và cs. (2009) đã phát hiện một số loài nấm thuộc chi Cordyceps như Cordyceps militaris tại Vườn Quốc gia (VQG) Hoàng Liên tỉnh Lào Cai.

Vườn Quốc gia Chư Yang Sin là hệ thống núi cao ở cực Nam Trung Bộ với đỉnh núi Chư Yang Sin, cao 2.405m, là núi cao thứ hai của Tây Nguyên, là khu vực có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, phân bố tập trung với diện tích rộng lớn, tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới còn lại vào loại tốt nhất của vùng cao nguyên. Thảm thực vật ở vùng Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao trung bình, rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới, rừng lùn trên núi cao, rừng tre nứa. Các điều kiện tự nhiên trên đây rất thuận lợi cho sự phát triển của nấm lớn nói chung và nấm kí sinh côn trùng nói riêng.

I. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là các mẫu nấm họ Clavicipitaceae kí sinh ở côn trùng, thu thập phía Tây VQG Chư Yang Sin từ năm 2013 đến 2015 ở độ cao từ 1200 m trở lên.

Việc thu mẫu theo tuyến dạng xương cá (thu thập trên lá, thân cây, trong đất, trên tàn dư thực vật và phân tích mẫu nấm được thực hiện theo các phương pháp của Trịnh Tam Kiệt (2012) [1]. Teng (1986)[5].

Tiến hành thu thập mẫu vật trên các loại hình sinh cảnh (kiểu rừng) khác nhau. Phân tích các đặc điểm sinh thái, hình thái, cấu trúc hiển vi của các mẫu thu thập được. Xác định thời gian mùa vụ, phân bố, ý nghĩa của chúng. Xác định các đặc điểm của loài đang nghiên cứu. Phân tích đặc điểm hiển vi và hình thái ngoài tại phòng thí nghiệm bộ môn sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

Phân tích đặc điểm hiển vi:

Bào tử, bào tầng hệ sợi, đảm… sử dụng kính hiển vi Olympus (Nhật), hiển vi điện tử quét S-4800 (Hitachi), Kính lúp Olympus (Nhật) Tại phòng chụp hình điện tử & siêu cấu trúc ở Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Page 2: kết quả điều tra thành phần loài nấm họ clavicipitaceae kí sinh côn

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

256

Mẫu nấm được thu thập và định danh theo phương pháp hình thái giải phẫu so sánh dựa trên tư liệu của Trịnh Tam Kiệt (2012)[1], Samson et al. (1998) [6], Sung et al. (2007) [8].

II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Qua phân tích 41 mẫu nấm thu được ở VQG Chư Yang Sin, bước đầu chúng tôi xác định 10 loài nấm thuộc họ Clavicipitaceae thuộc 3 chi Cordyceps, Ophiocordyceps và Isaria. Đa số các loài nấm sống kí sinh trên kiến và ong. Các mẫu nấm kí sinh côn trùng thu được chủ yếu phân bố trên mặt đất và trên lá cây. Tuy nhiên, theo quan sát, trên mặt đất tại khu vực thu mẫu không được lớp lá rụng bao phủ. Lớp lá rụng dưới mặt đất là môi trường sống của rất nhiều loài côn trùng và là nơi có côn trùng và bào tử nấm phát triển. Do đó, có rất ít mẫu nấm kí sinh côn trùng được thu trên mặt đất không có lớp lá rụng bao phủ (Bảng 1, hình 1). Đa số các loài nấm ký sinh côn trùng họ Clavicipitaceae phân bố ở trên lá; trên thân và lá (2 loài) có 1 loài thu được trên thảm mục thực vật.

Bảng 1

Thành phần các loài nấm họ Clavicipitaceae kí sinh ở côn trùng

STT Tên loài Nơi thu mẫu

Trên lá Thân cây

Trên thảm thực vật

Clavicipitaceae Cordyceps 1 Cordyceps crinalis Ellis ex Lloyd 1920 + + 2 Cordyceps nutans Pat. 1887 + 3 Cordyceps oxycephala Penz. & Sacc. 1898 + 4 Cordyceps sp.1 + 5 Cordyceps sp.2 Ophiocordyceps

6 Ophiocordyceps geniculata G.H. Sung, J.M. Sung, Hywel-Jones & Spatafora 2007 +

7 Ophiocordyceps lloydii G.H. Sung, J.M. Sung, Hywel-Jones & Spatafora 2007 + +

8 Ophiocordyceps unilateralis Petch 1931 + 9 Ophiocordyceps sp.1 + Isaria

10 Isaria sp.1 +

Loài Cordyceps crinalis Loài Cordyceps nutans Loài Cordyceps oxycephala

Page 3: kết quả điều tra thành phần loài nấm họ clavicipitaceae kí sinh côn

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

257

Loài Ophiocordyceps geniculata Loài Ophiocordyceps lloydii Loài Ophiocordyceps unilateralis

Loài Isaria sp.1 Loài Ophiocordyceps sp.1 Loài Cordyceps sp.1

Hình 1: Một số loài nấm kí sinh côn trùng họ Clavicipitaceae (ảnh: Nguyễn Phương Đại Nguyên)

III. KẾT LUẬN Đã ghi nhận được 10 loài thuộc 3 chi Cordyceps, Ophiocordyceps và Isaria thuộc họ

Clavicipitaceae ở phía Tây Vườn Quốc gia Chư Yang Sin. Trong đó đã xác định tên được 6 loài còn 4 dạng loài chỉ xác định đến chi. Trong đó 2 loài Ophiocordyceps geniculata và Ophiocordyceps lloydii là ghi nhận mới cho danh mục nấm ký sinh côn trùng ở Việt Nam.

Tại khu vực nghiên cứu, các loài nấm ký sinh ở côn trùng xuất hiện vào tháng 6-9 trong năm, đa số phân bố trên lá của những cây bụi, rất ít loài phân bố trên thân và thảm thực vật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Bá Dũng, 2003. Nấm lớn Tây Nguyên, Nxb. KHKT, Hà Nội.

2. Trịnh Tam Kiệt, 2012. Nấm lớn ở Việt Nam, Nxb. KHTN&CN, Tập 1, Tập 2.

3. Trần Ngọc Lân, 2008. Đa dạng sinh học nấm ký sinh côn trùng ở Vườn Quốc gia Pù Mát và đánh giá khả năng ký sinh của một số loài nấm đối với một số loài sâu hại cây trồng, Đề tài cấp bộ Giáo dục & Đào tạo, Mã số: B2007-27-25.

4. Hywel-Jones N., 1995. Cordyceps sphecocephala and a Hymenostilbe sp. infecting wasps and bees in Thailand, Mycol. Res., 99 (2), 154 - 158.

5. Teng, S. C., 1986. Fungi of China, Mycotaxon, LTD. Ithaca, New York.

6. Samson, R. A., H. C. Evans, J. P. Latges, 1998. Atlas of Entomopathogenic fungi.

7. Springer- Verlag, Berlin, Heidelberg, New York, 1998. 1-187.

Page 4: kết quả điều tra thành phần loài nấm họ clavicipitaceae kí sinh côn

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

258

8. Sum, G. H., J .M. Sung, N. L. Hywel-jones, J. W. Spatafora, 2007. A multi-gên phylogeny of Clavicipitaceae (Ascomycota, Fungi) Identification oflocalized incongruence using a combinational bootstrap approach Molecular Phylogenetics and Evolution, in press, 2007.

PRELIMINARY RESULTS OF ENTOMOPHAGOUS FUNGI IN CHU YANG SIN NATIONAL PARK, DAK LAK PROVINCE

NGUYEN PHUONG DAI NGUYEN

SUMMARY

The survey on entomophgous fungi of the family Clavicipitaceae was conducted in Chu Yang Sin National Park in 2013. Analizing of 30 fungal specimens collected in the research sitesm, we recorded 10 fungus species belonging to 3 genera Cordyceps, Ophiocordyceps and Isaria. Of the total ten species two species, Ophiocordyceps geniculata and Ophiocordyceps lloydii, are newly recorded for Viet Nam. Most species of Clavicipitaceae occur on leaves from July to September.