21

Click here to load reader

KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

  • Upload
    ngominh

  • View
    217

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG NGHIÊM ---------------------------------------------------------------------------------

XUẤT XỨ KINH LĂNG NGHIÊM

Người đến đô thành lạ, nếu chẳng có bản đồ, thì không sao tránh khỏi lầm đường lạc nẻo. Người đi trong biển khơi diệu vợi, nếu không có kim chỉ nam, thì không dễ gì vượt qua mấy vạn trùng dương. Người đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao thắng trận trở về.

Người tu hành cũng thế: nếu không hiểu rõ lối thẳng, khúc quanh, nơi hầm hố nguy hiểm trong đường lối tu đạo và các cảnh giới sẽ gặp trong từng bước chứng đạo, thì không sao tránh khỏi việc lạc vào nẻo tà, sa thân nơi ác đạo.

Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh quý báu vô cùng, chỉ dẫn đường lối tu hành một cách rõ ràng rành mạch và chỉ rõ cảnh giới của tâm cũng như con đường thành Phật. Người tu phải trải qua bao nhiêu địa vị, trong khi tu gặp những nguy hiểm nào, và làm sao mới tránh khỏi những điều nguy hiểm ấy, thì trong kinh Lăng Nghiêm này Phật dạy hết sức rành rẽ. Và hầu như cả vũ trụ nhân sinh này cũng gói gọn toàn bộ trong 10 quyển kinh ấy. Xứng danh là một Pháp Bảo.

Người tu hành hiểu được kinh Lăng Nghiêm, chẳng khác nào người bộ hành có bản đồ, kẻ thủy thủ có kim chỉ nam, vị tướng lĩnh có binh thư đồ trận.

Vì kinh Lăng Nghiêm quý giá như thế, nên thưở xưa các vị vua Ấn Độ cho là một quốc bảo, giữ gìn nghiêm ngặt không cho truyền bá ra ngoài. Những ai xuất cảnh đều bị khám xét gắt gao. Và để đề phòng kinh lọt ra ngoài, các nhân viên hải quan thường đặc biệt chú ý đến các vị Tăng sĩ xuất cảnh. Trong lúc ấy, bên Trung Hoa, có ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư, nghe kinh Lăng Nghiêm quý báu như vậy, nên mỗi ngày hai lần sớm chiều xoay mặt về phía Tây (Ấn Độ) quì lạy cầu khẩn cho kinh Lăng Nghiêm được sớm truyền qua Trung Quốc, để lợi ích quần sanh.

Cách 100 năm sau, có ngài Bát Thích Mật Đế, người ở Ấn Độ, đã nhiều lần tìm cách đem kinh Lăng Nghiêm đến truyền bá tại Trung Hoa, nhưng không có kết quả, vì luật nước nghiêm cấm, kiểm soát quá chặt chẽ.

Đến lần cuối cùng, Ngài viết kinh trong miếng lụa mỏng, rồi cuốn lại, xẻ bắp thịt nhét vào, băng lại làm như người có ghẻ, mới đem được ra khỏi nước. Thử nghĩ: một cây cỏ cắt vào da còn đau, một mụn nhọt bé xíu trên thân còn biết nhức, huống hồ xẻ một đường dài nơi bắp thịt, nhét cho được một cuốn lụa nhỏ (nhỏ nhất cũng bằng ngón tay cái, và dài hơn một tấc) vào, trải qua bao nhiêu ngày, từ Ấn Độ đến Trung Hoa. Nếu không may bị tiết lộ, thì phải chịu tội tử hình. Như thế, chúng ta đủ thấy sự quí báu của kinh Lăng Nghiêm là dường nào! Tâm vì đạo quên mình của Bồ tát Bát Thích Mật Đế đáng cho chúng ta trọn đời bái phục.

Khi ngài Bát Thích Mật Đế đem kinh Lăng Nghiêm này qua Trung Hoa, đến đất Nam Thuyên, gặp quan Thừa tướng tên Phòng Dung, là bực bác học uyên thâm, lại có lòng mộ Phật nên ngài trình bày với Thừa tướng về giá trị của kinh Lăng Nghiêm mà ngài đã hy sinh mang đến. Quan Thừa tướng nghe xong hết sức mừng rỡ, cho là được một vật báu chưa từng có. Nhưng khi đem cuốn lụa ra thì bị máu mủ bám vào lâu ngày, nên mờ cả chữ nghĩa.

Page 2: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

Một người có công lớn trong việc này, là bà phu nhân của Thừa tướng Phòng Dung. Bà đem cuốn lụa ấy nấu với một chất thuốc hóa học, những máu mủ đều theo nước mà tan đi, chỉ lưu lại các nét mực, nên còn thấy để phiên dịch.

Quan Thừa tướng thỉnh ngài Bát Thích Mật Đế dịch chữ Phạn ra chữ Tàu. Ngài Di Già Thích Ca dịch từ ngữ, còn quan Thừa tướng nhuận sắc. Nên Kinh Lăng Nghiêm chẳng những nghĩa lý rất hay, mà văn chương cũng là tuyệt diệu. Từ xưa các học giả không những trong đạo Phật, mà cả đạo Nho, các đại gia văn chương một phen xem đến kinh Lăng Nghiêm đều kính phục và vô cùng khen ngợi cái nghĩa lý cao thâm và văn chương tuyệt diệu ấy.

Khảo xét quá trình lịch sử Phật giáo, bộ Kinh Lăng Nghiêm vốn xuất xứ từ Long Cung. Ngài Long Thọ Bồ Tát đã đọc bộ Long Tạng tại Long Cung. Lúc xem đến bộ Kinh này, Ngài dùng trí nhớ của Ngài ghi lại toàn bộ Kinh, do đó trên thế gian mới có bộ Kinh Lăng Nghiêm này.

NGUYÊN NHÂN PHẬT THUYẾT THỦ LĂNG NGHIÊM

Theo lệ thường, mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, là ngày mãn hạ. Vì trong ba tháng kiết hạ an cư, chư tăng đều thúc liễu thân tâm, trau dồi giới hạnh, tích lũy công đức, nên đến ngày mãn hạ, các hàng Phật tử cư sĩ đều đua nhau sắm đủ các món trai diên, thỉnh chư tăng đến cúng dường, để gieo trồng cội phước.

Hôm ấy, nhằm ngày húy nhật của Tiên Hoàng, nên vua Ba Tư Nặc sắm đủ các món trân tu mỹ vị rất linh đình, rồi chính vua thân hành đến rước Phật và chư tăng về cúng dường.

Cũng hôm ấy, các hàng trưởng giả cư sĩ cũng đều sắm đủ thức cơm chay, cung thỉnh chư tăng đến ứng cúng. Phật bảo ngài Văn Thù chia ban, để đi đến từng nhà thọ cúng. Trong lúc ấy ngài A Nan, vì đã chịu người thỉnh riêng, nên trở về chẳng kịp để dự vào hàng chúng Tăng thọ cúng.

Ông bèn mang bình bát đi vào thành, oai nghi tề chỉnh, điệu bộ chậm rãi, qua từng nhà một để khất thực. Với tâm bình đẳng, ông muốn làm phước điền cho tất cả mọi người, không phân biệt bậc quý phái hay hạng bình dân. Ông chỉ mong gặp những người chưa biết làm phước, hôm nay phát tâm cúng dường, để họ được ươm trồng hạt giống lành, đặng ngày sau hưởng quả.

Vì lòng từ bi bình đẳng không lựa chọn, ông tuần tự trải qua các xóm làng. Không may ông gặp phải nhà tín nữ ngoại đạo, tên Ma Đăng Già, dùng phép huyền thuật là thần chú của Ta Tỳ Ca La Phạm Thiên, bắt vào phòng, dùng đủ lời dịu ngọt, vuốt ve mơn trớn, ép uổng về tình duyên khiến ông gần phá mất Giới thể!

A Nan bị nạn, hết sức buồn rầu, chắp tay niệm Phật hướng về Đức Thế Tôn cầu cứu! Phật biết A Nan mắc nạn, nên khi thọ trai xong không kịp thuyết pháp mà liền trở về Tịnh xá ngồi kiết già, trên đảnh phóng hào quang trăm báu, trong hào quang ấy có hoa sen ngàn cánh, trên hoa sen có đức Hóa Phật ngồi kiết già nói thần chú Lăng Nghiêm (mỗi buổi khuya các chùa đều tụng).

Rồi Phật bảo ngài Văn Thù đem thần chú ấy đi đến chỗ nàng Ma Đăng Già, để phá trừ tà chú, cứu nạn cho A Nan.

Page 3: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

Khi ngài A Nan được thoát nạn, về đến chỗ Phật cúi đầu kính lạy, buồn tủi khóc than và bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Con từ hồi nào đến giờ ỷ lại là em Phật, được Phật thương yêu, chắc chắn Phật sẽ ban cho con thần thông trí huệ  hay đạo quả Bồ đề, nên chỉ lo học rộng nghe nhiều, chẳng cần tu tập. Không ngờ ai tu nấy chứng, mặc dù là con là em của Phật, nếu không tu, thì cũng bị đọa như ai. Học nhiều mà không tu, thì cũng chẳng có lợi ích, nay mới phải lâm nạn! Cúi xin Phật rộng lòng từ bi chỉ dạy cho con phương pháp nào mà mười phương các Đức Phật tu hành đều được thành đạo chứng quả.”

Khi đó Phật an ủi ngài A Nan và hứa sẽ chỉ dạy phương pháp tu hành để thành đạo chứng quả, là kinh Lăng Nghiêm. Kinh này, đọc cho đủ là: “Kinh Đại Phật Đảnh, Như Lai Mật Nhơn, Tu Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm,” gọi tắt là “Kinh Thủ Lăng Nghiêm”.

Trong thời Mạt Pháp, thiên ma, ngoại đạo, ly mỵ, vọng lượng, sơn yêu, thủy quái, sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm vì Chú Lăng Nghiêm có công năng phá tà hiển chánh, và vì Chú Lăng Nghiêm mà Phật đã giảng Kinh Lăng Nghiêm, một bộ kinh cốt tủy của Phật Giáo!

PHẬT NÓI VỀ UY LỰC CỦA CHÚ LĂNG NGHIÊM

Này Anan! Nếu có chúng sanh ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà có thể dùng vỏ cây hoa, lá cây cọ, giấy trắng, hay bạch điệp mà biên chép thần chú Lăng Nghiêm này, rồi lưu giữ trong túi thơm. Cho dù tâm trí của ai ám độn đi nữa và chưa có thể tụng niệm hay học thuộc thần chú, nhưng nếu mang túi thơm bên mình hoặc cất giữ ở trong nhà, thì phải biết suốt cuộc đời của người ấy sẽ không bị bất cứ loại độc nào mà có thể gây hại.

Sau khi Ta diệt độ, nếu có chúng sanh nào ở vào thời Mạt Pháp mà có thể tự mình tụng niệm hoặc dạy bảo người khác tụng niệm thần chú này, thì phải biết những chúng sanh tụng trì thần chú như thế: lửa chẳng thể đốt họ, nước chẳng thể dìm họ, và dù là thuốc độc mạnh hay nhẹ thì cũng không thể tổn hại họ, và như vậy cho đến tất cả chú thuật tà ác của trời rồng quỷ thần hay yêu tinh quỷ quái thì cũng đều chẳng thể khống chế họ. Khi tâm họ đã đắc chánh định, mọi tố chất chế tạo từ chú thuật, bùa ngải trù ếm, thuốc độc trộn với vàng hay bạc, thảo mộc trùng xà, hay vạn vật độc khí, một khi những thứ ấy vào miệng của người đó thì đều sẽ thành vị cam lộ. Tất cả yêu tinh ác độc và chúng quỷ thần oán tâm hại người đều chẳng thể khởi lòng ác. Chướng ngại thần, các vị quỷ vương từng làm ác, và hàng quyến thuộc của họ, do đều thọ ân sâu của Phật đã hóa độ nên sẽ luôn thủ hộ người trì chú.

Các thiện nam tử nào đọc tụng hay biên chép thần chú Lăng Nghiêm này, mang thần chú theo bên mình, hoặc an trí thần chú ở nơi thích hợp để làm những sự cúng dường, thì từ kiếp này đến kiếp khác, họ không sanh ở gia đình bần cùng hạ tiện hay ở nơi chẳng an vui. Giả sử các chúng sanh này không đích thân làm những việc phước đức, mười phương Như Lai cũng sẽ chuyển công đức của mình cho người ấy. Do vậy nên trải qua số kiếp nhiều như cát sông Hằng, vô số kiếp, bất khả thuyết, bất khả thuyết, họ sẽ thường sanh cùng một nơi với chư Phật. Vô lượng công đức của họ sẽ dày khít như chùm quả côm lá hẹp. Họ sẽ ở cùng một nơi để huân tu Pháp lành và vĩnh viễn không rời xa chư Phật.

Lại nữa, thần chú này có thể làm cho những người phá giới được phục hồi giới căn thanh tịnh, những ai chưa thọ giới sẽ được thọ giới, những ai chưa tinh tấn sẽ khiến họ tinh tấn, những ai vô trí tuệ sẽ được trí tuệ, những ai không thanh tịnh sẽ mau được thanh tịnh, và những ai chưa ăn chay trì giới thì sẽ tự mình thành tựu trai giới.

Page 4: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

Này Anan! Giả sử thiện nam tử đó đã phạm giới cấm trước khi thọ trì thần chú. Sau khi trì chú, những tội phá giới của họ, chẳng kể là nặng hay nhẹ, sẽ đồng thời tiêu diệt. Giả sử những người ấy có thể đã uống rượu, ăn năm loại thực vật hôi nồng, hoặc dùng đủ mọi thức ăn bất tịnh, nhưng hết thảy chư Phật, chư Bồ–tát, kim cang thần, thiên chúng, tiên nhân, và quỷ thần sẽ không xem đó là lỗi lầm. Hoặc giả sử những người ấy mặc quần áo rách nát đi nữa, nhưng mọi việc làm của họ đều vẫn thanh tịnh. Cho dù họ không kiến lập Pháp đàn, không vào Đạo Tràng, và cũng không hành Đạo đi nữa, nhưng nếu họ tụng trì chú này thì công đức cũng giống như đã vào đàn tràng để hành Đạo––không chút sai khác. Hoặc giả sử những người ấy đã tạo năm trọng tội ngỗ nghịch và lẽ ra phải đọa Địa ngục Vô Gián, hoặc họ là những Bhikṣuphạm bốn giới nghiêm trọng đáng bị trục xuất, hoặc họ là nhữngBhikṣuṇī phạm tám giới nghiêm trọng đáng bị trục xuất, nhưng một khi tụng chú này xong, các nghiệp trọng như thế thảy đều tiêu diệt đến sợi lông tơ cũng chẳng còn, tựa như cơn gió lốc thổi tan bãi cát.

Này Anan! Giả sử có những chúng sanh ở đời hiện tại hay ở đời trước mà chưa từng sám hối tất cả tội chướng nặng nhẹ đã tạo từ vô lượng vô số kiếp cho đến nay, nhưng nếu họ có thể đọc tụng, biên chép, mang thần chú theo bên mình, hoặc an trí thần chú ở nơi cư trú––trong nhà, khu vườn, hay quán trọ, thì những nghiệp tội tích tập của họ sẽ tan rã như tuyết bị nấu chảy. Không lâu sau đó, họ đều sẽ chứng đắc Vô Sanh Nhẫn.

Lại nữa Anan! Giả sử có người nữ nào không con và cầu mong con cái, nếu họ có thể chí tâm tụng thuộc lòng thần chú hoặc có thể mang Đại Bạch Tản Cái Thần Chú này ở bên mình, thì sẽ sanh con cái với phước đức trí tuệ. Hoặc những ai mong sống lâu thì sẽ được sống lâu. Hoặc những ai mong kết quả mỹ mãn thì sẽ mau được viên mãn, cho đến thân mạng và sắc lực thì cũng lại như vậy. Sau khi mạng chung, họ sẽ tùy theo ước nguyện mà vãng sanh về các quốc độ trong mười phương và nhất định sẽ không sanh ở chốn biên địa hạ tiện. Hà huống là sanh vào hàng tạp loại chúng sanh.

Này Anan! Phải biết thần chú này luôn được 84.000 nayuta Hằng Hà sa ức chư Bồ–tát ở trong chủng tộc của Kim Cang Tạng Vương hộ trì. Mỗi vị đều có hàng kim cang chúng làm quyến thuộc và ngày đêm họ luôn đi theo để bảo vệ người trì chú. Cho dù có chúng sanh nào với tâm tán loạn và thiếu chánh định đi nữa nhưng nếu tâm họ nhớ nghĩ và miệng đọc chú, thì các vị Bồ–tát ở trong chủng tộc của Kim Cang Tạng Vương cũng luôn đi theo hộ vệ. Hà huống là các thiện nam tử đã phát khởi Đạo tâm kiên định.

Lại nữa, các vị Bồ–tát ở trong chủng tộc của Kim Cang Tạng Vương sẽ âm thầm chú tâm phát khởi thần thức của người trì chú. Bấy giờ tâm của người ấy sẽ có thể nhớ lại rõ ràng mọi việc ở trong 84.000 Hằng Hà sa kiếp mà chẳng hề nhầm lẫn. Từ đó về sau cho đến thân cuối cùng, đời đời họ sẽ không sanh làm quỷ tiệp tật, quỷ bạo ác, quỷ xú uế, quỷ cực xú uế, quỷ úng hình, quỷ hút tinh khí, hay quỷ đói, hoặc những loài chúng sanh xấu ác có hình, vô hình, có tưởng, hay vô tưởng.

Này Anan! Giả sử ở bất kỳ nơi đâu, hoặc ở xóm làng, tỉnh huyện, hay trong quốc gia nào mà gặp nạn đói kém, bệnh dịch, đao binh, giặc cướp, đấu tranh, cùng đủ mọi ách nạn khác xảy ra, thì hãy biên chép thần chú này và an trí ở bốn cổng thành, các ngôi tháp, hoặc treo lên cờ xí. Hãy chỉ dạy tất cả dân chúng ở trong quốc gia đó phải nghênh tiếp, cung kính lễ bái, và nhất tâm cúng dường thần chú này. Hãy chỉ dạy mỗi công dân ở đó nên mang theo thần chú bên mình hoặc an trí trong nhà. Như thế mọi tai ách tất đều sẽ tiêu diệt.

Này Anan! Trong quốc gia nào hoặc ở bất kỳ nơi đâu mà có chúng sanh tùy thuận chú này, trời rồng sẽ hoan hỷ, mưa gió thuận hòa, ngũ cốc chín rộ, và muôn dân an lạc. Thần chú này cũng lại có thể ngăn chặn tất cả tai chướng được thấy qua sự biến đổi quái dị xấu ác của tinh tú ở mỗi phương xứ. Dân

Page 5: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

chúng sẽ không bị chết yểu, chẳng bị gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, ngày đêm ngủ nghỉ an lành, và không hề gặp ác mộng.

Này Anan! Ở cõi ta bà có 84.000 tinh tú báo hiệu cho tai biến xấu. Trong số đó có 28 đại tinh tú là báo hiệu cho điềm xấu nhất. Và trong đó lại có tám đại tinh tú là báo hiệu cho điềm xấu cực kỳ. Chúng hiện ra đủ mọi hình thù, và có thể phát sanh đủ mọi tai ương khác lạ khi xuất hiện ở thế gian. Tuy nhiên, nếu ở chốn nào có thần chú này thì trong vòng 12 yojana sẽ trở thành chỗ kết giới, mọi tai ương điềm xấu thảy đều diệt trừ và vĩnh viễn không thể lọt vào.

Cho nên Như Lai đã tuyên thuyết thần chú này là để bảo hộ những hành giả mới tu học ở vào đời vị lai, hầu giúp họ vào chánh định, thân tâm an nhiên, và được an ổn tự tại. Lại nữa, họ sẽ không bị tất cả chúng ma quỷ thần cùng oán thù tai ương ở đời trước và nghiệp vay nợ thuở xưa từ vô thỉ đến não hại.

Thần chú này có thể cứu hộ thế gian, giúp chúng sanh thoát khỏi sợ hãi kinh hoàng, và thành tựu trí tuệ xuất thế gian.

Giả sử ông và các vị Hữu Học cùng những hành giả ở vào đời vị lai y theo cách kiến lập đàn tràng mà Ta đã dạy và trì giới đúng như giáo Pháp, lại được thọ giới từ vị Tăng thanh tịnh, và cũng trì chú này với lòng không sanh nghi ngờ hay hối tiếc, nếu như thiện nam tử này ở ngay tại thân do cha mẹ sanh ra mà tâm chẳng thông đạt, thì tức là mười phương Như Lai đã vọng ngữ!

Khi Phật nói lời ấy xong, vô lượng trăm ngàn kim cang thần ở trong chúng hội đồng một lúc chắp tay và đảnh lễ ở trước Phật, rồi thưa với Phật rằng: “Tùy thuận như lời dạy của Phật, chúng con sẽ thành tâm bảo hộ những vị tu Đạo như thế.”

Lúc bấy giờ Phạm Vương, Năng Thiên Đế, và Tứ Đại Thiên Vương cũng đồng một lúc đảnh lễ ở trước phật, rồi thưa với Phật rằng: “Nếu có những người thiện nào tu học như thế, chúng con sẽ tận tâm chí thành bảo hộ và khiến cho việc làm của họ ở trong đời hiện tại sẽ như ước nguyện.”

Lại có vô lượng đại tướng tiệp tật, chúa quỷ bạo ác, chúa quỷ úng hình, chúa quỷ hút tinh khí, chướng ngại thần, và các đại quỷ vương khác cũng chắp tay và đảnh lễ ở trước Phật, rồi thưa rằng: “Chúng con cũng phát thệ nguyện để hộ trì những người ấy và làm cho Đạo tâm của họ mau được viên mãn.”

Lại có vô lượng Nhật Thiên Tử, Nguyệt Thiên Tử, phong thiên, vũ thiên, vân thiên, lôi thiên, điện thiên, và những vị khác như thế, cùng với những vị quan trời niên tuế tuần tra và hàng quyến thuộc cũng ở trong Pháp hội, họ đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, rồi thưa với Phật rằng: “Chúng con cũng sẽ bảo hộ những người tu hành này, làm cho Đạo Tràng bình an và họ sẽ không phải sợ bất cứ điều gì.”

Lại có vô lượng thần núi, thần biển, muôn chúng thần linh của vạn vật đi trên đất, bơi trong nước, hay bay giữa trời, cùng với chúa thần của gió và các vị trời từ cõi vô sắc, cũng đồng một lúc cúi đầu ở trước Như Lai, rồi thưa với Phật rằng:  “Chúng con cũng sẽ bảo hộ các vị tu hành này để họ vĩnh viễn không có những việc ma và mau được thành Đạo.”

Bấy giờ 84.000 nayuta Hằng Hà sa ức chư Bồ–tát ở trong chủng tộc của Kim Cang Tạng Vương đang ở giữa đại hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, rồi thưa với Phật rằng:“Thưa Thế Tôn! Tương tự như các vị khác tu hành công đức, từ lâu chúng con đã giác ngộ nhưng

Page 6: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

lại không chọn vào tịch diệt. Trái lại, chúng con luôn đi theo để cứu hộ những ai chân chánh tu hành môn chánh định của thần chú này ở vào thời Mạt Pháp.

Thưa Thế Tôn! Những ai tu tâm để cầu chánh định như thế, hoặc họ ở tại Đạo Tràng, hoặc đang đi trên đường, và cho đến tâm tán loạn khi dạo qua xóm làng, thì quyến thuộc chúng con cũng sẽ luôn tùy tùng để bảo vệ người ấy. Cho dù ma vương ở trời Tha Hóa Tự Tại thường mãi tìm cách để trục lợi từ họ thì vĩnh viễn không thể được. Trong vòng mườiyojana, hàng tiểu quỷ thần không thể đến gần những người thiện này––duy trừ họ đã phát khởi Đạo tâm và vui thích tu thiền định.

Thưa Thế Tôn! Nếu những ác ma như thế hoặc hàng quyến thuộc của ma mà muốn đến xâm hại hay quấy nhiễu người hiền lương này, chúng con sẽ vung chày báu đập nát đầu của chúng ra thành như các hạt vi trần. Chúng con cũng luôn giúp mọi việc làm của người ấy sẽ như ước nguyện.

Này Anan! Giả sử có người mang bảy báu tràn đầy hư không khắp mười phương để dâng lên chư Phật nhiều như số vi trần với tâm thừa sự cúng dường trong niệm niệm. Ý ông nghĩ sao? Với nhân duyên cúng dường chư Phật như thế, người ấy có được phước nhiều chăng?”

Ngài Anan thưa rằng:

“Hư không là vô tận nên số lượng của trân bảo cũng vô biên. Thuở xưa có chúng sanh chỉ cúng dường bảy đồng tiền cho Đức Phật. Sau khi xả báo thân mà họ còn được ngôi vị của vua Chuyển Luân. Hà huống là phước đức của người cúng dường chư Phật với số lượng trân bảo tràn đầy những cõi Phật trải rộng đến tận cùng hư không. Dù có ai tính đếm trong muôn kiếp thì cũng không thể hết. Phước đức ấy làm sao mà có giới hạn chứ?”

Phật bảo ngài Anan:

“Chư Phật Như Lai không bao giờ nói lời hư vọng. Giả sử có người vi phạm trọn bốn giới nghiêm trọng và mười giới ngăn cấm, trong nháy mắt thì liền đọa Địa ngục Vô Gián ở thế giới này, rồi trải qua ở các thế giới khác, và cho đến phải trải qua hết những Địa ngục Vô Gián tại các thế giới tận cùng ở mười phương. Tuy nhiên, nếu trong một niệm mà lưu truyền Pháp môn này và khai thị cho những ai chưa học qua, thì tội chướng của người ấy liền ứng theo niệm mà tiêu diệt. Tất cả địa ngục mà họ phải trải qua thống khổ sẽ trở thành cõi nước an lạc. Họ sẽ được phước đức và siêu việt người cúng dường ở trước gấp hơn trăm lần, ngàn lần, vạn lần, ức lần và như vậy cho đến toán số thí dụ thì cũng không thể tính xuể.

Này Anan! Nếu những chúng sanh nào mà có thể tụng Kinh hoặc có thể trì chú này, cho dù Ta rộng nói công đức của họ suốt muôn kiếp thì cũng không hết. Những ai nương vào lời dạy của Ta và như Pháp hành Đạo, họ sẽ thẳng đến giác ngộ và không còn gặp ma nghiệp.

VỀ VIỆC TRÌ TỤNG VÀ HỌC THUỘC LÒNG CHÚ LĂNG NGHIÊM

Chú Lăng Nghiêm là chú dài nhất, lại gọi là “linh văn” vì nó rất linh nghiệm, nhiệm mầu không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả. Ai niệm thì người đó có cảm ứng, ai trì tụng thì người đó được sự hộ trì của Bồ tát Kim Cang tạng. Cho nên quý vị trì chú này cần phải thành ý chánh tâm, tu thân, cách vật. Tức là không có lòng tham, thì sự nhận thức mới chính xác, mới có thể thành ý chánh tâm, tu thân, thì trì chú này sẽ có đại cảm ứng.

Page 7: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

Tụng trì chú Lăng Nghiêm thì có tám vạn bốn ngàn Bồ tát Kim Cang tạng thường theo bên mình hộ trì, đó là điều chân thật. Nhưng khi tụng chú không nên khởi lên vọng tưởng, nếu không Bồ tát Kim Cang tạng sẽ cho rằng : “Người này thật là thấp kém, không có lòng dũng mãnh. Ta muốn đi theo để bảo hộ, nhưng ta thấy người này không có tiền đồ gì cả, làm lãng phí thời gian của ta”, Bồ tát hộ pháp sẽ sanh lòng nóng giận.

Học Chú thì trước tiên cần phải chánh tâm, thành ý; tâm không chánh thì học chú gì cũng thành tà. Tâm chánh, học Chú mới có cảm ứng. Chánh tâm cũng chưa đủ, cần phải thành ý. “Thành” tức là lúc nào mình cũng hết sức chuyên chú, chuyên tâm, không xao lãng, không làm những chuyện cẩu thả, tắc trách. Ðược vậy thì mới có cảm ứng.

Nếu không “chánh tâm thành ý” nếu trong lòng đầy dẫy tư tưởng sai lầm, làm hại kẻ khác, tức là mình làm chuyện của ma. Pháp của ma vương là hại người, không lợi ích cho ai cả. Nếu thật sự muốn tu hành thì trong bất cứ trường hợp nào cũng không được làm hại kẻ khác. Phải nuôi tâm làm lợi chúng sinh. Không được học Chú để hàng phục ma quỷ hoặc đi đấu với người khác.

Người theo Phật Giáo không có kẻ thù, không tìm người để trả thù. Ðối với kẻ cố ý hại mình, mình phải nhẫn nại, tu hạnh Nhẫn Nhục Ba la mật, không sanh tâm báo thù. Ðó là chỗ cao siêu, là ưu điểm của Phật Giáo mà các tôn giáo khác thiếu sót.

Chú Lăng Nghiêm là chú kinh thiên động địa, khiến quỷ thần phải run sợ, là linh văn hết sức hiệu nghiệm. Học Chú Lăng Nghiêm rồi thì phải luôn luôn phát tâm từ bi, cử tâm động niệm không được làm hại người khác. Nếu ai đối với mình không tốt cũng đừng khó chịu, đừng oán ghét. Tâm mình cần phải rộng lớn như ba ngàn thế giới vậy, vạn vật đều có thể chứa gọn trong tâm mình. Đó chính là bản sắc của người Phật tử vậy!

Tôn chỉ hết sức trọng yếu của Phật Giáo là: Nếu bạn là ma quỷ thì tôi tuyệt đối không làm tổn hại bạn, không sinh lòng đối kháng, mà ngược lại, sẽ tìm cách để nhiếp thọ bạn. Ðây là giáo nghĩa đặc biệt nhất của đạo Phật. Ðối với chúng sinh luôn phát tâm từ bi, không làm hại kẻ khác.

Chú Lăng Nghiêm là linh văn, mỗi câu đều có hiệu lực, quý vị không nên nghĩ: “tôi trì chú Lăng Nghiêm đã lâu như thế tại sao không có hiệu nghiệm?”. Ăn cơm không đói thì được rồi, còn muốn ăn bữa cơm này để vĩnh viễn không đói, làm sao có thể được! Ngày mai quý vị phải ăn cơm nữa mới không đói. Tụng chú Lăng Nghiêm cũng như vậy, ngày ngày trì tụng, công đức không luống mất, lâu ngày thì có công dụng của trì tụng.

Nếu quý vị thật muốn trì tụng chú Lăng Nghiêm, thì nên xem chú Lăng Nghiêm quan trọng như là cơm ăn, áo mặc, ngủ nghỉ. Chúng ta nên làm như thế, còn được cảm ứng gì, linh nghiệm gì thì không nên nghĩ đến. Vì quý vị vừa nghĩ đến cũng tức là vọng tưởng, chưa thành công, làm sao mà khởi lên vọng tưởng như vậy được? Giống như một đứa trẻ mới sanh ra, ngay ngồi còn không biết, thì nghĩ chi đến việc chạy? Vọng tưởng đó thật là quá lớn.

Tụng trì chú Lăng Nghiêm cũng như vậy, tu hành thì lo tu hành, không nên chấp giữ cái tâm có sở đắc, nói “tôi phải nhất định có chỗ đắc”. Như quý vị nói: “tôi nhất định không chết”, nhưng đến lúc phải chết thì không có cách nào thoát khỏi cái chết. Cho nên sự mong muốn này chỉ là vọng tưởng. Nếu có thể siêng năng tinh tấn tu hành đến khi chứng quả liễu thoát sanh tử thì lúc đó mới muốn không chết thì sẽ không chết. Không phải chỉ nghĩ: “tôi không muốn chết, tôi không muốn chết” rồi sẽ được không chết, mà cuối cùng rồi cũng sẽ chết như mọi người thôi.

Page 8: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

Cho nên: “tụng trì, mặc niệm, thiểu ý ngôn.” Tức là mình không cần nói nhiều, cũng không vọng tưởng nhiều, chuyên tâm thì linh, tán loạn thì không cảm ứng.

Thế nào là chuyên nhất? Tức là luôn luôn đừng sinh tâm làm hại chúng sinh. Nếu có tâm làm hại kẻ khác thì tương lai sẽ gặp chuyện hết sức nguy hiểm. Bởi mình hại kẻ khác tức là mình đã hại chính mình. Mình giết cha người, thì có kẻ chắc chắn sẽ giết cha mình. Mình giết anh người thì sẽ có kẻ giết anh mình. Đó là luật nhân quả. Là Phật tử thì cần phải làm lành lánh dữ. Nếu không tạo nhân ác, thì sẽ tránh được quả ác trong tương lai.

Trong thời Mạt Pháp, thiên ma, ngoại đạo, ly mỵ, vọng lượng, sơn yêu, thủy quái, sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm vì Chú Lăng Nghiêm có công năng phá tà hiển chánh, và vì Chú Lăng Nghiêm mà Phật đã giảng Kinh Lăng Nghiêm, một bộ kinh cốt tủy của Phật Giáo!

Con người nếu không có xương tủy thì chết, Phật Giáo không có Kinh Lăng Nghiêm thì Phật Pháp diệt. Cho nên phương pháp tốt nhất để hộ trì Chánh Pháp trong thời Mạt Pháp là học thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm, học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm cho nhuần nhuyễn. Sau khi đọc và học thuộc lòng đến chỗ hết sức thuần thục, hãy tận lực phát huy đạo lý của Kinh và diễn thuyết cho mọi người nghe.

Thế giới này nếu thiếu Chú Lăng Nghiêm thì yêu ma, quỷ quái chẳng sợ hãi gì nữa, chúng sẽ tha hồ hoành hành. Song bởi vì trên thế giới còn có người trì Chú Lăng Nghiêm nên bọn bàng môn, tả đạo, vọng lượng, ly mỵ, sơn yêu, thủy quái, còn kiêng sợ, không dám ngang nhiên xuất hiện. Nếu không có Chú Lăng Nghiêm thì thế giới này trở thành thế giới của bọn yêu ma, quỷ quái mất rồi!

Các vị coi, hiện tại tư tưởng con người cũng hết sức cổ quái, có kẻ không bằng loài cầm thú. Ðó là do bọn yêu ma, quỷ quái lộng hành ở thế gian, mê hoặc người đời, khiến họ mất đi trí huệ căn bản, biến thành hạng người tráo trở, mất hết nhân nghĩa, làm chuyện thấp hèn không bằng loài trâu ngựa nữa. Ðó cũng là do càng ngày càng ít người biết tụng Kinh Lăng Nghiêm, trì Chú Lăng Nghiêm nên thiên ma ngoại đạo mới hoành hành, không còn kiêng nể gì cả!

Cho nên phải chú ý, trì chú Lăng Nghiêm điều quan trọng nhất là phải nghiêm trì giới luật, nếu không giữ gìn giới luật, trì tụng như thế nào cũng không có linh nghiệm. Nếu có thể giữ gìn giới luật, không có lòng tật đố chướng ngại, không có tham sân si, thì tụng trì chú Lăng Nghiêm càng có cảm ứng lớn, lợi ích lớn. Tôi bảo với quý vị tụng trì chú Lăng Nghiêm còn kiếm được nhiều tiền hơn buôn bán vàng nữa. Tụng trì một biến chú Lăng Nghiêm thì có giá trị muôn vạn kg vàng ròng, nhưng không nên dùng lòng tham để trì tụng. Vì tụng trì chú Lăng Nghiêm vì mong muốn có lợi ích, thì không phải là chân chánh muốn trì tụng chú Lăng Nghiêm.

Thường thường học Chú Lăng Nghiêm phải mất sáu tháng.  Khóa tu mùa hè năm 1968, bấy giờ, có một người học thuộc trong hai mươi sáu ngày, và có một người trong hai mươi tám ngày. Vào mùa hè, có một đệ tử của tôi không ăn, không ngủ, để học Chú Lăng Nghiêm, đó là biểu thị sự thành tâm, để bụng đói thì học dễ nhớ. Nếu bạn thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm thì tôi công nhận bạn thành tâm một mức nào đó.

Có một lần đệ tử của tôi nói : “Chú Lăng Nghiêm thật là làm cho con bối rối, không cách chi con học và nhớ được.’’ Ðừng nhìn biển mà thở dài, đừng nghĩ Chú như biển cả, mà ra vẻ bạn không khi nào học thuộc nó. Tôi chỉ cho bạn một phương pháp. Ðừng có học hết một lần, mà phải học từng câu, từng hàng, từng hàng. Khi bạn học thuộc câu đầu, thì học câu kế tiếp. Nếu chưa thuộc câu đầu, thì đừng học

Page 9: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

câu kế tiếp. đọc đi đọc lại, đến khi bạn thuộc lòng, nhắm mắt lại đọc thuộc trôi chảy, thì hãy học câu kế tiếp.

Nếu bạn tham học hết một lần, thì bạn không thể nào nuốt chửng một lần được. Ðừng học hết một lần. Học Chú phải từng chút, từng chút. Ðừng giống như nhìn biển chằm chằm rồi nghĩ : ‘’Nước nhiều quá, làm sao tôi có thể uống hết được?’’ Mặc dù Chú Lăng Nghiêm rất dài, nhưng nếu bạn định tâm thì sẽ học được.

VÌ SAO KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG NGHIÊM BỊ HỦY DIỆT TRƯỚC TIÊN VÀO THỜI MẠT PHÁP?

Trong Kinh Pháp Diệt Tận nói rằng: “Tương lai khi đến thời kỳ Mạt Pháp, bộ kinh Lăng Nghiêm sẽ bị hủy diệt trước hết.” Bởi vì Kinh Lăng Nghiêm là đại biểu cho thời đại Chánh Pháp. Nếu không có kinh Lăng Nghiêm, tức là không có Chánh Pháp. Hiện nay có rất nhiều sơn yêu thủy quái, chúng chủ trương là Kinh Lăng Nghiêm không phải do Phật nói, và muốn mọi người đừng tin. Nếu không tin Kinh Lăng Nghiêm, vậy bao nhiêu Kinh điển khác đều có thể lấy bút quẹt bỏ hết mà không tin luôn à! Vì sao? Bởi không có căn cứ chăng!? Cho nên quý vị có thể thấy rằng tâm địa của ma vương quả thật quá cay độc!

Vì sao Kinh Lăng Nghiêm bị diệt trước? Vì kinh này hiển bày con đường tu chứng, đem tất cả những điều sai trái của thiên ma ngoại đạo và của cả chúng sanh trình bày vô cùng rõ ràng, xiển minh hết sức tường tận. Đạo lý quá chân thực, uy lực quá dũng mãnh nên tà ma không chịu nổi. Cho nên chúng dùng đủ mọi cách để phá hoại, tiêu diệt bằng cách tạo ra lời đồn xuyên tạc, nói rằng Kinh Lăng Nghiêm

không phải từ kim khẩu Phật thuyết ra, mà là do người đời sau ngụy tạo. Phải tuyên truyền Kinh Lăng Nghiêm là ngụy tạo thì chúng mới có cơ hội để sinh tồn. Nếu như thừa nhận đây là lời Phật thuyết pháp thì đối với chúng là không xong!

Bởi ma vương không thể giữ được Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối tức bốn lời răn dạy thanh tịnh về đoạn Sát – đoạn Đạo – đoạn Dâm – đoạn Vọng mà trong kinh đề cập tới, cũng không thể tu được Pháp Môn Viên Thông của hai mươi lăm vị Thánh, và càng không dám đọc về cảnh giới của Năm Mươi Loại Ấm Ma. Vì nó sợ bại lộ nguyên hình, khiến cho người ta biết được bộ mặt thật của nó, cho nên nó mới tìm cách hủy diệt Kinh Lăng Nghiêm.

Hủy diệt đây không phải là đốt kinh điển, mà là hủy diệt kinh từ trong tâm chúng sanh, khiến cho mọi người mất lòng tin đối với Kinh Lăng Nghiêm, sinh ra hoài nghi, rồi dần dần không tin nữa. Vì hoài nghi không tin nên bộ Kinh này được xếp cất trên gác cao. Xếp lên xó gác thì chẳng khác gì hủy diệt. Vì chẳng còn ai nghiên cứu hoặc quan tâm đến nữa, thì lâu dần Kinh tất bị hủy diệt. Chẳng phải vì Kinh không có chữ, hoặc vì khan hiếm giấy, mà là vì dần dà người ta quên hẳn nó đi.

Chuyện trên đời kỳ diệu là như thế đấy. Thật rất ít có ai nhận biết được. Cũng giống như nghề buôn, người bán thuốc giả thì rất đắc hàng, trong khi người bán thuốc thật lại chẳng có ai mua. Tại sao? Bởi không có người chân chánh nhận biết được giá trị của nó. Cho nên tôi bảo là sự thật thì không ai nhận biết, còn giả thì lại làm cho mọi người say mê. Đó là đạo lý rất dễ hiểu thôi!

Page 10: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

Thời Mạt Pháp, các vị thầy chân chánh tu trì thì có nhiều người phỉ báng và không tin. Nhưng các thầy giả, bởi giảng pháp quá náo nhiệt nên có rất nhiều người đến nghe Pháp, đến nỗi trong giảng đường không còn chỗ chứa, người ta chen chúc như hộp cá mồi, chật thở không ra hơi.

Và hãy nhìn xem: người này viết một quyển sách và mọi người đều đọc, người kia viết một quyển sách và mọi người cũng đều đọc. Còn Kinh thật do chính Phật nói thì nằm trên kệ sách, không ai đọc đến. Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng nghiệp của chúng sanh rất nặng. Nếu họ nghe điều tà tri tà kiến, thì sẵn sàng tin liền. Còn nếu quý vị nói Pháp dựa trên chánh tri chánh kiến, thì họ sẽ không tin theo. Tại sao họ không tin theo ? Vì họ không có đủ thiện căn và nền tảng tốt. Đó là lý do vì sao họ có sự nghi ngờ đối với Chánh pháp. Họ luôn hoài nghi và không muốn tin.

Hiện nay, đã có người xuất gia tuyên bố với mọi người rằng kinh A Di Đà và Kinh Lăng Nghiêm là ngụy tạo, đừng nên tin. Đó chính là hành vi hủy kinh báng Phật, và quả báo của sự hủy báng nầy khó mà tưởng tượng nổi. Họ làm cho chúng sanh mù quáng đến nỗi không còn nhận thức được Phật pháp. Họ cho thật là giả, cho giả là thật. Tìm cách cho rằng mắt cá là ngọc trai, làm mê lầm người khác khiến mọi người không còn phân biệt được đúng sai nữa.

Việc này đủ chứng minh rằng Phật pháp đang suy tàn. Cho nên khi học Phật Pháp, chúng ta cần nên có trạch pháp nhãn, con mắt biết chọn lựa Pháp thì mới có thể phân biệt được phải hay trái, đúng hay sai và thiện hay ác một cách rõ ràng. Nếu không vậy, chúng ta chẳng khác gì như người mù sờ voi, mò không ra được đạo lý chân chánh. Người ta nói sao thì mình lập lại y như vậy, nghe rồi phụ họa theo. Khi học Phật Pháp, chúng ta phải hiểu cho được đạo lý, chứ đừng đi theo một cách mù quáng. Mọi người nên đặc biệt chú ý điểm nầy!

Có Kinh Lăng Nghiêm thì có Chánh Pháp, không có Kinh Lăng Nghiêm thì không có Chánh Pháp! Nếu như Kinh Lăng Nghiêm là giả thì tôi nguyện sẽ bị cắt lưỡi, và đọa Vô Gián địa ngục. Hy vọng các vị nhận thức rõ ràng vấn đề này, tự mình phải có chánh kiến, đừng cô phụ lòng tôi.

VỀ VIỆC HỘ TRÌ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG NGHIÊM

Chú Lăng Nghiêm là Chú quan trọng nhất, quan trọng hơn hết trong tất cả các Chú. Bao gồm hết thảy thể chất và diệu dụng của Phật Pháp. Chú này chia làm năm bộ : Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ và Nghiệp bộ. Năm bộ này thuộc về năm phương :

1. Kim Cang bộ : Thuộc về phương Ðông, Ðức Phật A Súc là chủ.2. Bảo Sinh bộ : Thuộc về phương Nam, Đức Phật Bảo Sinh là chủ.3. Phật bộ : Thuộc về chính giữa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ.4. Liên Hoa bộ : Thuộc về phương Tây, Đức Phật A Di Ðà là chủ.5. Nghiệp bộ : Thuộc về phương Bắc, Đức Phật Thành Tựu là chủ.

Công năng thần chú:

1 – Tức tai Pháp (Pháp giải trừ tai ương). Một khi chúng ta trì Chú lăng Nghiêm thì hết thảy tai ương đều được giải trừ.

2 – Hàng phục Pháp (Pháp làm cho hàng phục). Bất luận đối phương là thứ thiên ma ngoại đạo gì chăng nữa, một khi chúng ta trì Chú Lăng Nghiêm thì pháp lực của chúng ma liền bị phá vỡ, chúng sẽ bị hàng phục dễ dàng.

Page 11: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

3 – Tăng ích Pháp (Pháp giúp tăng trưởng lợi ích). Thí dụ chúng ta tu đạo, Chú Lăng Nghiêm sẽ giúp chúng ta tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng bồ đề tâm, tăng trưởng nguyện lựcỦmọi thứ đều tăng trưởng. Ðó là pháp làm gia tăng sự lợi ích.

4 – Thành tựu Pháp (Pháp giúp cho được thành tựu). Chúng ta trì Chú Lăng Nghiêm, thì bất luận chúng ta tu pháp môn gì, chú này cũng sẽ giúp chúng ta được thành tựu.

5 – Câu triệu Pháp (Pháp thâu tóm về). Pháp này có thể dùng khi chúng ta gặp thiên ma ngoại đạo và muốn bắt chúng, cũng như trên thế gian cảnh sát bắt kẻ phạm tội vậy. Bất luận là thiên ma hay ngoại đạo, nếu chúng ta muốn bắt giữ chúng thì hết thảy Hộ Pháp Thiện Thần, Thiên Long Bát Bộ, và tám muôn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát tức khắc bắt giữ chúng. Ðó là Câu Triệu Pháp.

Tất cả kinh điển trong Phật Giáo đều rất quan trọng, nhất là Kinh Lăng Nghiêm. Ở đâu có Kinh Lăng Nghiêm, ở đó có Chánh Pháp trụ thế. Kinh Lăng Nghiêm không còn, thời Mạt Pháp liền hiện tiền. Kinh Lăng Nghiêm là chân thân Phật, Kinh Lăng Nghiêm là xá lợi Phật, Kinh Lăng Nghiêm là tháp thờ Phật. Do đó, tất cả các tín đồ Phật Giáo cần phải đem hết sức lực, khả năng của mình để ủng hộ, giữ gìn bộ Kinh Lăng Nghiêm này. Vì sao?

Trong kinh Pháp Diệt Tận nói: “Thời Mạt Pháp, Kinh Lăng Nghiêm diệt trước, các kinh điển khác dần dần diệt sau.”

Nếu Kinh Lăng Nghiêm không bị diệt, thì Chánh Pháp sẽ hiện tiền. Vì thế, chúng ta là Phật tử, cần phải dùng sinh mạng của chính mình để hộ trì Kinh Lăng Nghiêm, đem hết sức lực và khả năng của mình ra để hộ trì Kinh Lăng Nghiêm, lập hạnh nguyện hộ trì Kinh Lăng Nghiêm, khiến cho Kinh Lăng Nghiêm vĩnh viễn trụ thế, phát dương rộng lớn, lưu thông trong từng mỗi hạt vi trần, lưu thông cho đến mọi nơi trên thế giới, tận hư không biến Pháp Giới. Ðược như vậy, hào quang của Chánh Pháp sẽ soi sáng khắp nơi.

Nếu trên thế gian này, không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì Ma Vương sẽ xuất hiện. Nếu còn một người trì tụng, thì thiên ma Ba Tuần không dám xuất hiện. Vì chúng chỉ sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm. Cái chúng muốn tiêu diệt nhất là Chú Lăng Nghiêm. Khi pháp bắt đầu diệt, thì Chú Lăng Nghiêm sẽ mất trước nhất, kể cả Kinh Lăng Nghiêm. Khi ấy thiên ma Ba Tuần sẽ xuất hiện, hoành hành đầy dẫy khắp nơi. Lúc ấy sẽ không có trời đất, không có Phật, chúng tuyệt đối chẳng sợ gì nữa. Cho nên tôi khuyên mỗi người Phật tử, (tại gia và xuất gia) học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và trì tụng mỗi ngày, đây chính là việc hộ Pháp, và khiến cho Pháp tồn tại lâu dài, đừng xem thường không có ý nghĩa và quan hệ gì.

Người học Phật Pháp không những cần phải hiểu rõ sâu sắc các đạo lý hàm chứa trong Kinh Lăng Nghiêm để làm cho Chánh Pháp được trụ thế lâu dài và tà pháp phải vĩnh viễn biệt tăm, mà còn phải đề xướng Kinh Lăng Nghiêm – khắp chốn đều xiển dương Kinh Lăng Nghiêm, khắp nơi đều giảng thuyết Kinh Lăng Nghiêm, và khắp mọi chỗ đều hộ trì Kinh Lăng Nghiêm, tụng niệm Chú Lăng Nghiêm. Người tín đồ Phật Giáo cần phải tận tâm tận lực đối với trách nhiệm này.

Tôi cầu nguyện cho những người tụng niệm Kinh Lăng Nghiêm, người giảng Kinh Lăng Nghiêm, người tuyên dương Kinh Lăng Nghiêm, người lưu thông Kinh Lăng Nghiêm, người trì tụng Chú Lăng Nghiêm, tất cả đều được sớm thành Phật Ðạo.

Page 12: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

CÔNG NĂNG DIỆU DỤNG CỦA KINH VÀ CHÚ LĂNG NGHIÊM

Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm vi diệu không thể nghĩ bàn. Thần chú này hàng phục thiên ma và chế ngự ngoại đạo . Từ đầu đến cuối, mỗi câu đều là pháp môn tâm địa của Chư Phật, mỗi câu có mỗi công dụng, mỗi chữ có mỗi điểm thâm áo vi diệu, tất cả đều có thần lực không thể nghĩ bàn. Chỉ cần tụng niệm một câu, một chữ, một hội (một đệ) hoặc toàn bài chú cũng đều khiến cho trời rung đất chuyển, quỷ thần khóc lóc, yêu ma lánh xa, ly mị độn hình. Ánh hào quang trên đảnh nhục kế của Đức Phật biểu thị cho thần lực của Thần Chú. Tức là chú có khả năng phá trừ tất cả màn đêm tăm tối và khiến cho hành giả thành tựu tất cả công đức lành. Nếu thọ trì Thần Chú này thì tương lai nhất định sẽ thành Phật, chứng đắc quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nếu thường trì tụng Thần Chú này thì sẽ tiêu trừ nghiệp chướng trong bao đời tiền kiếp. Đó là diệu dụng của Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm.

Tất cả mười phương Chư Phật đều xuất sanh từ thần Chú này, nên có thể gọi thần Chú Lăng Nghiêm là mẹ của Chư Phật. Mười phương các Đức Như Lai đều nương thần Chú này mà thành tựu đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Các Ngài ứng thân nhiều như số hạt bụi của các cõi nước để chuyển bánh xe pháp, giáo hóa chúng sinh, thọ ký cho chúng sinh trong mười phương, cứu độ chúng sinh thoát khổ, khiến cho tất cả chúng sinh đại – tiểu – quyền thừa đều được giải thoát. Tất cả các Ngài đều nương vào oai lực của tâm Chú Lăng Nghiêm. Nếu muốn chứng đắc quả A La Hán thì phải tụng thần Chú này thì mới tránh khỏi ma sự.

Trong thời mạt pháp, nếu có ai học thuộc thần Chú này hay khuyến khích người khác học thuộc thì lửa không thể đốt chết người đó và nước không thể làm họ chết đuối. Dù thuốc độc nặng nhẹ đến đâu cũng không thể hại được họ. Đối với những ai thường trì tụng thần Chú nầy thì thuốc độc sẽ biến thành cam lồ khi vừa vào miệng. Người trì tụng thần Chú nầy sẽ không tái sanh vào những chỗ xấu xa, họ có muốn cũng không được. Tại sao? Vì thần Chú này giữ họ lại và không cho họ đi đến những nơi đó. Nếu chưa bao giờ tích tụ được công đức , khi tụng thần Chú này thì mười phương chư Phật sẽ gia hộ công đức lành cho quý vị, đó là do thường trì tụng thần Chú này vậy. Ngoài ra, nếu thường trì tụng thì quý vị sẽ luôn luôn được sinh vào thời Chư Phật ra đời cũng như huân tu dưới sự giao huấn của các Ngài.

Giả như tâm niệm quý vị thường bị tán loạn không thể chuyên nhất để phát sinh định lực, nhưng nếu tâm nghĩ về thần Chú Lăng Nghiêm, rồi dùng miệng để trì tụng thì Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương sẽ âm thầm hộ trì quý vị cho đến khi tâm tán loạn tiêu dần và phát sinh định lực. Các Ngài sẽ âm thầm hỗ trợ cho quý vị khai mở trí huệ và chuyển tâm nhất ý đến độ thấu rõ hết tất cả sự việc trong 84.000 hằng hà sa số kiếp.

Vì sao Chú Lăng Nghiêm có nhiều điều tốt đẹp như vậy? Bởi vì niệm Chú Lăng Nghiêm thì có thể nhập Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh. Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh này không phải là định mà cũng chẳng phải là không định, song không lúc nào là chẳng định. Lăng Nghiêm Ðịnh là Định hết sức kiên cố, phát sinh ra vô lượng trí huệ, các thứ thiên ma, ngoại đạo không thể nào phá hoại nổi.

Nhưng nhập Ðịnh để làm gì? Ví như đi chơi ở Disney Land vậy, nơi đó có đủ trò vui, đồng thời cũng có đủ trò kinh dị, mình sẽ thấy những điều chưa từng thấy, nghe những điều chưa từng nghe. Cũng vậy, khi nhập Ðịnh, mình sẽ trải qua những cảnh giới chưa từng thấy hay nghe qua. Nếu như trong Ðịnh mà “như như bất động, liễu liễu thường minh,” không bị cảnh giới làm cho dao động, thì mình có thể xoay chuyển tất cả cảnh giới. Ðó chính là sự kỳ diệu khi nhập Lăng Nghiêm Ðịnh.

Page 13: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

Không có Lăng Nghiêm Ðịnh thì mình sẽ tùy theo cảnh giới mà xoay chuyển, cái lại gì thì mình chạy theo cái đó, luôn luôn bị cảnh giới dắt dẫn. Khi mình có Lăng Nghiêm Ðịnh này thì mình không còn bị cảnh giới xoay chuyển nữa. Mắt mình nhìn hình sắc mà bên trong tâm không có rung động. Tai mình nghe tiếng nhưng lòng không bị lôi cuốn theo. Khi thấy việc gì xảy ra mà mình tỉnh giác thì sẽ ra khỏi vòng phiền trược. Nhưng nếu gặp việc mà mê muội, không tỉnh giác, thì mình sẽ rớt vào vòng luân hồi. Ở trong Ðịnh mình có thể phát sinh vô lượng trí huệ, cho nên nói rằng Ðịnh sinh Huệ. Nếu không nhập Ðịnh thì không thể khai được trí huệ, cũng giống như chưa tới Disney Land thì sẽ không biết trong đó có gì.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC KINH LĂNG NGHIÊM

Nội dung của kinh Lăng Nghiêm là Phật chỉ dạy cho chúng ta ngộ được chân tâm. Chúng ta vì không ngộ được chân tâm nên phải vĩnh kiếp làm chúng sanh trầm luân trong biển sanh tử, chịu không biết bao nhiêu khổ sở. Còn như Phật thoát ly sanh tử luân hồi, được tự do giải thoát, thần thông tự tại trí huệ vô ngại….đều do các Ngài đã ngộ chân tâm, nên mới được như thế. Nói cho dễ hiểu: Phật với chúng sanh vẫn đồng một thể tánh chân tâm, nhưng các Ngài đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy, nên mới thành Phật. Trái lại, chúng sanh vì mê muội thể tánh chân tâm, nên phải bị sanh tử luân hồi. Nếu chúng sanh giác ngộ chơn tâm, thì sẽ được như Phật.

Ngài A nan cầu Phật chỉ dạy phương pháp nào mà mười phương chư Phật đã tu hành và đều được chứng quả, thì Phật chỉ dạy phải ngộ “Chân Tâm” mà thôi. Nếu ngộ được chân tâm này thì thành Phật. Không ngộ được chân tâm, thì như người còn ngủ chiêm bao. Đây là phương pháp duy nhất mà mười phương chư Phật tu hành đã được thành đạo chứng quả. Trước khi muốn chỉ chân tâm, Phật gạn hỏi cái Vọng Tâm. Khi đã hiểu vọng tâm rồi, thì về sau Phật chỉ cái Chân Tâm, mới khỏi lầm. Cũng như chúng ta trước tiên phải biết phân biệt được thau, đồng, vàng giả rồi, thì về sau khi gặp đến vàng thiệt, ta mới nhận biết được chắc chắn. Vì thế nên Phật:

— Gạn hỏi về cái tâm, chỉ rõ ra chân tâm.

— Nói nguyên nhân sanh ra hư không, thế giới, chúng sanh.

— Giới thiệu pháp môn tu viên thông của 25 vị đại Bồ Tát và đại A La Hán.

— Dạy tu Giới – Định – Huệ và Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối (đoạn Sát – đoạn Đạo – đoạn Dâm – đoạn Vọng)

— Tuyên thuyết thần chú Lăng Nghiêm và công năng bất khả tư nghì của chú bảo vệ hành giả trên đường tu.

— Chỉ rõ 55 địa vị mà người tu hành sẽ trải qua trước khi đạt đến quả vị Phật.

— Thuyết về 50 hiện tượng ấm ma – phá tan rào lưới ma để một mạch thẳng đến con đường Giác Ngộ.

Kinh này, đọc cho đủ là: “Kinh Đại Phật Đảnh, Như Lai Mật Nhân, Tu Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh, Thủ Lăng Nghiêm,” gọi tắt là “Kinh Thủ Lăng Nghiêm”, một bộ kinh nói về Chân Tâm.

Page 14: KHAI THỊ VỀ KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CHÚ LĂNG … · Web viewNgười đi đánh giặc, nếu không đọc binh thư đồ trận, am hiểu chiến lược, thì không sao

1) Vì kinh này rất quý báu, đã ít có mà lại khó gặp, hàng Tiểu Thừa Thanh Văn và quyền thừa Bồ Tát không thể thấu suốt được, ví như cái tướng “Vô kiến đảnh” của Phật, vì tướng này rất quý báu và khó thấy, hàng phàm phu và Nhị thừa không thể thấy được.

2) Mười phương các Đức Phật đều y theo kinh này làm nhân địa tu hành mà được thành đạo chứng quả, nên gọi là “Như Lai mật nhân.”

3) Y theo kinh này mà tu và chứng, thì lối tu chứng ấy mới được rốt ráo, nên gọi rằng “tu chứng liễu nghĩa.”

4) Các vị Bồ tát tu pháp lục độ vạn hạnh đều y theo kinh này, nên cũng gọi là “Bồ tát vạn hạnh.”

5) “Thủ Lăng Nghiêm” dịch là Đại định kiên cố. Nghĩa là: Chỉ cho cái Bản thể chân tâm sẵn có của tất cả chúng sanh và chư Phật, nó bao la trùm khắp cả vũ trụ, nên gọi là “Đại.” Thể tánh ấy thường tịch tĩnh không vọng động nên gọi rằng “Định.” Không bị thời gian thay đổi, hay không gian chuyển dời, thấu xưa suốt nay, bao giờ cũng vẫn thường như thế, ở nơi bực thánh không thêm, tại phàm cũng không bớt, như như bất động, nên gọi là “Kiên cố.”

Mười chữ đầu đề của kinh này: “Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm,” đã bao hàm toàn cả bộ kinh: giáo lý, hạnh, quả, thể đại, tướng đại và dụng đại, nhân địa tu chứng đều trùm cả, mà rốt cuộc chỉ ở nơi tâm chúng ta sẵn đủ. Chỉ vì chúng ta mê muội nên chẳng nhận được kinh Lăng Nghiêm của mình. Song nó cũng không mất. Khi ngộ được thì sẽ thành Phật. Bởi ngộ được lý này, nên đức Lục tổ Huệ Năng mới nói rằng:

“Nào dè tự tánh vốn sẵn thanh tịnh. Nào dè tự tánh vốn không sanh diệt. Nào dè tự tánh vốn sẵn đầy đủ. Nào dè tự tánh vốn không lay động. Nào dè tự tánh có công năng sinh ra muôn pháp.”

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát