63
HI THO VĐẦU TƯ CƠ SỞ HTNG, BẤT ĐỘNG SN VÀ DU LCH TNH KHÁNH HÒA KHÁNH HÒA VN HI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

HỘI THẢO VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG, BẤT ĐỘNG SẢN

VÀ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA

KHÁNH HÒA

VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

Page 2: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

PHÁT BIỂU KHAI MẠC Ông Nguyễn Chiến Thắng

(Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa/ Chủ tịch Danh dự Hội thảo)

Thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, tôi

nhiệt liệt chào mừng toàn thể quý vị đại biểu đã tới dự Hội thảo “Khánh Hòa

vận hội đầu tư và phát triển”, được tổ chức tại thành phố Nha Trang hiền hòa

và xinh đẹp. Đây là Hội thảo có ý nghĩa quan trọng nhằm giới thiệu những tiềm

năng, lợi thế của tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh trong khu vực và bàn giải pháp xúc

tiến và hợp tác trong phát triển các dự án bất động sản và du lịch.

Khánh Hòa là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên

trên đất liền là 5.197 km², có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn

nhỏ và trên 300km bờ biển với ba vịnh đẹp là Nha Trang, Vân Phong và Cam

Ranh, trong đó vịnh Nha Trang là một trong các vịnh biển đẹp nhất thế giới.

Khánh Hòa có khí hậu ôn hòa quanh năm, có nhiều di tích lịch sử văn hóa và

danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Với những tiềm năng, lợi thế đó Khánh Hòa có đủ điều kiện để phát triển toàn

diện, về kinh tế - xã hội; trong những năm gần đây đã thu hút rất nhiều dự án đầu

tư vào 3 khu vực trọng điểm là thành phố Nha Trang, Khu kinh tế Vân Phong

(Vạn Ninh, Ninh Hòa) và Khu vực nam Khánh Hòa (Khu công nghiệp Nam Cam

Ranh, Khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh). Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 73 dự

án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký gần

800 triệu USD; Ngoài ra, có các dự án trọng điểm có mức đầu tư lớn đã và đang

thực hiện đầu tư, xây dựng như Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Kho xăng

dầu ngoại quan, các Khu đô thị và Khu công nghiệp công nghệ cao, Khu công

nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, Nhà máy

đóng tàu, các dự án dịch vụ, du lịch cao cấp tại Khu du lịch bắc bán đảo Cam

Ranh…

Page 3: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Khánh Hòa đang dần trở thành là trung tâm về kinh tế, xã hội của khu vực duyên

hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; là Trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa

mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế (các cuộc thi hoa hậu thế giới, hoa hậu

hoàn vũ, Festival biển, các Hội nghị quốc tế của APEC, ASEAN...). Ngành Du

lịch Khánh Hòa cũng đã và đang tích cực phát huy tối đa tiềm năng về con người

và thiên nhiên, các lợi thế về biển, đảo và các thế mạnh sẵn có để phát triển toàn

diện trên mọi mặt, từng bước trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành du

lịch tăng trưởng cao với mức tăng trưởng bình quân năm từ 10 – 25%, lượng

khách lưu trú năm 2010 đón 1,6 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế đạt

khoảng 350.000 người. Khánh Hòa không những là điểm sáng trong thu hút

khách du lịch mà còn là một địa điểm hấp dẫn nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh

tế trong và ngoài nước đến tìm kiếm cơ hội đầu tư nhất là trong lĩnh vực bất động

sản (Vinacapital, An Viên Group, Vingroup, Hoàn Cầu Group, Tập đoàn Dầu

Khí Việt Nam…)

Với việc hình thành Khu kinh tế Vân Phong và đầu tư cơ sở hạ tầng (chủ yếu là

giao thông) đã mở ra một quỹ đất khá lớn để phát triển du lịch, dịch vụ; trong đó

đặc biệt là phát triển Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Bãi Dài). Tiềm năng

du lịch đã thực sự có cơ hội phát triển mạnh mẽ, hàng loạt các dự án được các

nhà đầu tư đăng ký đầu tư ở khu vực Bãi Dài và Khu kinh tế Vân Phong.

Theo quy hoạch được phê duyệt ở các vùng kinh tế trọng điểm, số lượng các dự

án phát triển du lịch khá lớn trong đó tập trung ở Khu du lịch Bắc bán đảo Cam

Ranh và Khu kinh tế Vân Phong, trong đó Khu Bãi Dài hiện tại có 31 dự án được

UBND tỉnh cho phép đầu tư với số vốn đăng ký lên đến gần 14.000 tỷ đồng.

Hiện nay, tỉnh đã có chủ trương cho phép các chủ đầu tư được liên doanh, liên

kết với các đối tác trong và ngoài nước để có đủ năng lực và kinh nghiệm để phát

huy tối đa tiềm năng thế mạnh của Khu du lịch Bãi Dài và cũng cho phép chuyển

mục đích sử dụng một phần từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở, đây là một giải

pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các chủ dự án trong việc huy động

Page 4: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

thêm vốn và có thể thực hiện tốt hơn dự án trong thời gian sắp tới.

Một số dự án nằm trong Vịnh Nha Trang đã và đang phát huy hiệu quả cao, trong

đó phải kể đến dự án Khu du lịch Vinpearland, Khu du lịch Hòn Tằm, khu đô thị

An Viên, Trung tâm thương mại Nha Trang 20 Trần Phú và một số dự án đang

hoàn tất các bước lập thủ tục đầu tư như Khu du lịch Hòn Một, Khu Du lịch Hòn

Thị, khu đô thị Mỹ Gia, khu đô thị Vennesia và một số dự án dọc trục đường

Trần Phú...

Phát triển du lịch , dịch vụ đã thực sự kéo theo sự phát triển của mô hình Bất

động sản, du lịch và Nghỉ dưỡng tạo ra một sức bật mới cho phát triển du lịch và

khuấy động thị trường bất động sản ở Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh Nam

trung bộ nói chung.

Thực hiện phương châm phát huy lợi thế, tiềm năng đặc thù của tỉnh và liên kết

hợp tác phát triển với các tỉnh lân cận, các vùng kinh tế động lực của cả nước, tạo

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi vào đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Khánh Hoà luôn mong muốn hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà

đầu tư và tin tưởng rằng: Khánh Hoà sẽ là điểm đến đầu tư và cũng là nơi thăm

quan du lịch tốt nhất của quí vị. Chúng tôi luôn đánh giá cao những đóng góp của

nhà đầu tư, các doanh nghiệp.

Cuối cùng, một lần nữa, xin kính chúc quý vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc và

có những trải nghiệm thú vị tại thành phố Nha Trang xinh đẹp trong những ngày

tham dự Hội thảo.

Chúc hội thảo thành công tốt đẹp!

Page 5: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH, MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH KHÁNH HÒA

VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẦM NHÌN 2030

Ông Trần Hòa Nam

(Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa)

1.1. Tổng quan về Vị trí địa lý, con người:

Khánh Hòa là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự

nhiên trên đất liền là 5.197 km2, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo

lớn nhỏ. Cảnh quan xinh đẹp: bờ biển dài trên 385 km, trong đó gần 100 km là

bãi cát trắng, 3 bán đảo và vịnh lớn là Vịnh Vân Phong, Vịnh Nha Trang, Vịnh

Cam Ranh. Đặc biệt vịnh Nha Trang với nhiều đảo ven bờ được công nhận là

một trong những vịnh đẹp nhất thế giới.

Khánh Hòa cách Hà Nội 1.280 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km, được

thiên nhiên ưu đãi có khí hậu ôn hoà lại nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận

lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không, là cửa ngõ lên

Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt

Nam. Mạng lưới cấp điện, cấp nước, giao thông, liên lạc, ngân hàng, tài chính, y

tế, dịch vụ công cộng phát triển mạnh.

Dân số Khánh Hoà năm 2010 là 1.150 nghìn người, có số lượng trí thức lớn; trên

địa bàn tỉnh hiện có 4 trường đại học, 5 viện nghiên cứu khoa học công nghệ, 6

trường Cao đẳng và hệ thống các trường Trung cấp nghề, cơ sở dạy nghề đáp ứng

ngày càng tốt hơn nhu cầu lao động của doanh nghiệp và của địa phương.

1.2. Những thành quả về Kinh tế, xã hội

Page 6: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của tỉnh liên tục tăng trưởng qua các năm và

đạt mức bình quân hàng năm tăng khoảng 10,8%, đến năm 2010 tổng sản phẩm

trong nước (GDP) của tỉnh đạt khoảng 12.318 tỷ đồng tăng gấp 1,7 lần so với

năm 2005. GDP bình quân đầu người hàng năm tăng khoảng 19,5%; đến năm

2010 GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 29 triệu đồng (tương đương khoảng

1.480 USD).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng,

nông - lâm - thủy sản.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được cải thiện đáng kể; các chương trình chỉnh trang, mở

rộng đô thị, cải tạo vệ sinh môi trường; xây dựng các trục, nút giao thông trọng

yếu,… đã làm bộ mặt đô thị ngày càng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân

được tăng lên đáng kể.

1.3. Định hướng phát triển 03 vùng Kinh tế trọng điểm

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31

tháng 10 năm 2006.

Theo quy hoạch này đã xác định Khánh Hoà có 3 vùng kinh tế trọng điểm, đó là:

Vùng kinh tế Nha Trang và phụ cận; Vùng kinh tế Cam Ranh và phụ cận; Vùng

kinh tế Vân Phong, 3 vùng kinh tế này được xem là đòn bẩy để đưa tỉnh Khánh

Hòa đến năm 2020 đạt các tiêu chí của một thành phố trực thuộc Trung ương, có

tiền lực kinh tế mạnh và phát triển năng động với cơ cấu kinh tế hiện đại; là một

trong những trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước.

Vùng kinh tế Nha Trang và phụ cận được định hướng: là Trung tâm kinh tế, khoa

học, kỹ thuật, và giáo dục đào tạo của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây

Nguyên; là một trong những trung tâm du lịch, đô thị du lịch có ý nghĩa quốc gia

và quốc tế; trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thương mại,

tài chính, của tỉnh Khánh Hòa.

Page 7: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Vùng kinh tế Cam Ranh và phụ cận được định hướng: Nâng cấp thành phố Cam

Ranh, huyện Cam Lâm; xây dựng tổ hợp hạ tầng Khu vực bán đảo Cam Ranh,

phát triển Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh thành Khu du lịch quốc gia, tầm

cỡ quốc tế; nâng cấp, hiện đại hóa Sân bay quốc tế Cam Ranh; phát triển cảng Ba

Ngòi và dịch vụ hậu cần cảng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương

và khu vực; xây dựng một số khu công nghiệp tập trung.

Vùng kinh tế Vân Phong được định hướng: Xây dựng tổ hợp hạ tầng Khu kinh tế

vân phong với định hướng trở thành Khu kinh tế tổng hợp, trong đó cảng trung

chuyển công - tai - nơ quốc tế giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế tổng

hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ,

nuôi trồng hải sản.

1.4. Tiềm năng Bất động sản theo định hướng phát triển 03 vùng Kinh tế

trọng điểm

Định hướng phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa đã mở ra

tiềm năng to lớn phát triển lĩnh vực bất động sản, du lịch, đó là: đầu tư xây dựng

các công trình xây dựng về kho bãi, cảng, hậu cần cảng; các khu công nghiệp,

cụm công nghiệp; các khu đô thị, khu dân cư; các khu du lịch, khách sạn. . . . .

Để khai thác nhanh, có hiệu quả tiềm năng này, UBND tỉnh Khánh Hòa đã và

đang huy động nguồn lực của Trung ương và địa phương, nguồn lực từ các doanh

nghiệp để tiến hành lập quy hoạch xây dựng chi tiết, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các

vùng kinh tế trọng điểm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hình thành các dự án đầu

tư, thu hút vốn đầu tư.

Hiện nay đối với Vùng kinh tế Nha Trang và phụ cận đã có các quy hoạch: Quy

hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 khu vực phía tây Trung tâm Nha Trang quy mô

326 ha (đã được phê duyệt); Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 khu vực phía

tây Nha Trang quy mô 2.032 ha (đã được phê duyệt); Quy hoạch tại khu sân bay

Page 8: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Nha Trang cũ với quy mô 238 ha (đang lập quy hoạch); Đang triển khai thực hiện

các dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng.

Một số dự án nằm trong Vịnh Nha Trang đã và đang phát huy hiệu quả cao, trong

đó có dự án Khu du lịch Vinpearland, Khu du lịch Sông Lô, Khu du lịch Hòn

Tằm, các dự án du lịch, căn hộ nghỉ dưỡng, thương mại tại Trung tâm thành phố

Nha Trang.

Đối với Vùng kinh tế Cam Ranh và phụ cận đã có các quy hoạch: Quy hoạch chi

tiết xây dựng 1/2000 Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh với quy mô 2.300 ha

(đã được phê duyệt); Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 một số khu vực thuộc

thành phố Cam Ranh, huyện Cam Lâm với quy mô 850 ha; đã hình thành Khu

công nghiệp Nam Cam Ranh và Khu công nghiệp Bắc Cam Ranh; đang đầu tư hệ

thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước khu vực bán đảo cam Ranh và trung

tâm thành phố Cam Ranh, huyện Cam Lâm.

Tại Khu Du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh hiện nay đã có 30 dự án phát triển du

lịch với số vốn đăng ký lên đến gần 14.000 tỷ đồng. Tại Khu công nghiệp Nam

Cam Ranh đã hình thành các dự án về công nghiệp đóng tàu, cơ khí. . .

Đối với Vùng kinh tế Vân Phong và phụ cận đã có các quy hoạch: Quy hoạch chi

tiết cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong 750 ha; Khu du lịch Tuần lễ Hòn

Ngang 700 ha, Khu đô thị Tuần lễ Hòn Ngang 490 ha; Khu du lịch Bãi Cát Thắm

295 ha, Khu du lịch Hồ Na – Cột Buồm 170 ha;, Khu du lịch Dốc lếch 164 ha. . .

.; đang thực hiện đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước.

Tại khu vực này đang hình thành các dự án công nghiệp cấu kiện phục vụ khai

thác dầu khí, công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp điện . . .Ngoài ra đến nay đã

có 33 dự án thuộc lĩnh vực bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng với tổng vốn đăng

ký đầu tư khoảng 1 tỷ USD và 11.491 tỷ đồng, diện tích chiếm đất khoảng 2.200

ha.

1.5. Các cơ chế, Chính sách, Ưu đãi đầu tư

Page 9: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa triển khai áp dụng cụ thể các quy định của

Chính phủ về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh theo hướng cho phép các

nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi đầu tư về miễn giảm tiền thuê đất, miễn giảm

thuế thu nhập doanh nghiệp, ở mức cao nhất trong khung theo quy định.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thuận lợi trong quá trình triển khai

dự án đầu tư; hợp tác, huy động vốn, UBND tỉnh Khánh Hòa chú ý đến việc đơn

giản hóa các bước thủ tục đầu tư; tạo cơ chế mở về liên doanh, liên kết, hợp tác

đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư; cho phép chuyển từ hình thức thuê đất sang

giao đất có thời hạn đối với khu chức năng dịch vụ - du lịch, và giao đất ổn định

lâu dài đối với khu nhà ở biệt thự nghỉ dưỡng trong các khu du lịch.

Page 10: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ HẠ TẦNG TỈNH KHÁNH HÒA

1. TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP ĐÓNG TÀU TẠI KHÁNH HÒA

Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Huyndai Vinashin

Kính thưa tất cả quý vị!

Trước tiên, tôi xin giới thiệu một vài nét sơ lược về nhà máy tàu biển Hyundai-

Vinashin. Hyundai-Vinashin là công ty liên doanh giữa tập đoàn Hyundai Hàn

Quốc (với 70% vốn) với đại diện là công ty Hyundai-Mipo Dockyard và tập đoàn

công nghiệp tàu thủy Việt Nam VINASHIN (30% vốn). Liên doanh được thành

lập vào ngày 16 tháng 10 năm 1996 tại số 1 thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước thị

xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Quả là một điều may mắn khi HVS được xây dựng tại một vị trí thuận lợi và

nhiều điều kiện khí hậu ôn hòa như: không bị ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa, nhiệt

độ trung bình năm từ 250C ~ 350C, độ ẩm trung bình từ 65~ 80% trừ các tháng

10, 11 12. Ngoài ra, HVS tọa lạc trong khu vực Vịnh Vân Phong, một vịnh biển

an toàn và nằm trên tuyến hàng hải quốc tế của vùng viễn đông và Đông Nam Á.

HVS được xây dựng trên diện tích 100 ha mặt đất và gần 172 ha mặt nước biển

với các trang thiết bị hiện đại như: 2 ụ khô với công suất 400.000 tấn và 80.000

tấn, cầu cảng dài 1.400 m, 9 cẩu trọng tải từ 15 đến 250 tấn và 1 cẩu goliath 450

tấn cùng nhiều phân xưởng chuyên dụng, đội ngũ kỹ sư nhân viên lên đến 5000

người và hơn 80 chuyên gia Hàn Quốc giàu kinh nghiệm.

Từ ngày thành lập đến nay, công ty đã sửa chữa và hoán cải được hơn 870 lượt

tàu với nhiều chủng loại khác nhau cho các chủ tàu trên toàn thế giới. Dựa vào

kinh nghiệm tích lũy và năng lực về công nghệ, từ tháng 8 năm 2008 HVS bắt

đầu mạnh dạn đầu tư và điều chỉnh lại trang thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho công

Page 11: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

nghiệp đóng mới tàu biển. Đến thời điểm này, chúng tôi đã bàn giao được 11

chiếc tàu chất lượng cao theo đúng tiến độ hợp đồng, tạo được ấn tượng mạnh mẽ

và niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng về một nhà máy đóng tàu hàng đầu

thế giới.

Với những thành quả trên, chúng tôi vô cùng biết ơn sự tận tình và nỗ lực làm

việc của đội ngũ công nhân viên. Họ là những con người cần cù siêng năng và hết

sức sáng tạo, là động lực để công ty vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đưa

con thuyền HVS đến bến bờ thành công, và đóng những con tàu tốt nhất thế giới

cho quý khách hàng.

Thêm vào đó, công ty chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hỗ trợ và

đồng hành của các cơ quan chức năng, các tổ chức, ban ngành, địa phương và đặc

biệt là những chính sách ưu đãi về thuế và và các điều kiện kinh doanh thuận lợi

khác. Mặt khác, chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ về quản lý, thiết kế và máy

móc từ phía công ty mẹ Hyundai-Mipo Hàn Quốc.

Tuy nhiên, HVS cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình kinh doanh.

Thứ nhất, vì công ty nằm ở khá xa trung tâm thành phố Nha Trang và thị xã Ninh

Hòa nên công nhân viên chúng tôi tốn khá nhiều thời gian để đến được nơi làm

việc. Thứ 2, tuy Khánh Hòa có lực lượng lao động rất dồi dào với khoảng 60%

dân số dưới 39 tuổi, nhưng hầu hết người lao động còn thiếu phong cách làm việc

công nghiệp, còn chậm trong việc nắm bắt các kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện

nay, chưa có các trung tâm đào tạo chuyên sâu về đóng tàu, đặt biệt là về lĩnh vực

thiết kế và máy móc…

Theo đánh giá chuyên môn thì phần vỏ tàu và máy chính là 2 bộ phận chiếm tỷ

trọng lớn trong giá trị của một con tàu. Nhưng hiện nay, chúng tôi vẫn phải nhập

khẩu tất cả các trang thiết bị này từ nước ngoài bởi vì ở Việt Nam không có nhà

sản xuất hay cung cấp các loại vật tư này. Đó là một trong những yếu tố làm giảm

Page 12: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

sức mạnh cạnh tranh của HVS trên trường quốc tế mặc dù nhân công ở Việt Nam

có trình độ tay nghề cao và giá rẻ hơn.

Tàu của chúng tôi hầu hết được đóng cho chủ tàu nước ngoài và sẽ được xuất

khẩu sau khi bàn giao. Về vấn đề này, tôi thiết nghĩ chúng ta nên có một chế độ

hay chính sách ưu tiên cho việc nhập khẩu trang thiết bị đóng tàu. Mặc dù vật tư

được nhập khẩu trên danh nghĩa “vật tư trung chuyển”, không phải vì mục đích

thương mại nhưng chúng tôi vẫn phải trả một khoảng khá lớn cho thuế nhập khẩu

và các khoản thuế khác.

Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ra rất nhiều biến cố cho ngành

vận tải tàu và đóng tàu biển. Thời điểm đó, chúng tôi không nhận được bất kỳ

đơn đặt hàng nào, nhiều hợp đồng đã ký lại bị hủy và giá tàu giảm đến 30% trong

khi giá vật tư, nhiên liệu, điện, lãi suất ngân hàng … tăng đáng kể. Tuy vậy, công

ty cũng đã làm tất cả mọi việc trong nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất bình

thường, giữ nhà máy vững vàng qua cơn khủng hoảng nhằm bảo đảm đời sống

cho công nhân viên cũng như sự phát triển bền vững của nhà máy. Từ đó, chúng

tôi thấu hiểu và mãi không bao giờ quên sức mạnh của tinh thần đoàn kết, hợp tác

cùng nhau vượt qua những khó khăn như thế.

Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cũng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ

các nhà máy đóng tàu của nước láng giềng Trung Quốc. Hiện tại, tỷ trọng đóng

tàu của các nhà máy Trung Quốc chiếm 15% thị phần sản xuất và 17% tổng số

đơn đặt hàng đóng tàu của thế giới. Cạnh tranh với Trung Quốc là một việc hết

sức khó khăn vì họ có một lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ và tay nghề cao, có

nhà cung cấp vật tư nội địa, thị trường trong nước rộng lớn và được hỗ trợ mạnh

mẽ từ chính phủ về huy động vốn và các chính sách ưu tiên khác.

Sự khủng hoảng tài chính và chậm tiến độ hợp đồng của tập đoàn VINASHIN

cũng trực tiếp ảnh hưởng đến danh tiếng của ngành đóng tàu Việt Nam nói chung

và HVS nói riêng. Vì vậy, rất nhiều khách hàng rất băn khoăn về khả năng công

Page 13: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

nghệ đóng tàu của HVS, họ tự mình tìm hiểu rất kỹ về chúng tôi trước khi quyết

định có nên đóng tàu ở đây hay không.

Với khẩu hiệu “Có ước mơ –Có thử thách –Có tương lai”, HVS luôn trong tư thế

sẵn sàng đương đầu với khó khăn để đạt được mục tiêu đóng 20 chiếc tàu/ năm

với đa dạng chủng loại trong tương lai không xa. Nhằm phục vụ cho công cuộc

chuyển đổi hoàn toàn sang đóng mới từ tháng 3 năm 2011, chúng tôi đã đầu tư

hơn 120 triệu đô la lắp đặt máy móc, trang thiết bị và nhà xưởng đồng thời đưa

hơn 200 công nhân xuất sắc sang Hyundai-Mipo Hàn Quốc huấn luyện kỹ năng

chuyên môn. Công ty cũng đã lập kế hoach mở rộng diện tích nhà máy để đầu tư

thêm phân xưởng thoải mãn nhu cầu về chất lượng của khách hàng.

HVS và ngành đóng tàu Việt Nam đã và đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh

tế toàn cầu và sự cạnh tranh quyết liệt từ Trung Quốc. Cách duy nhất chúng ta có

thể làm lúc này là cùng nhau nâng cao hơn nữa sức mạnh cạnh tranh của mình

bằng giá cả hợp lý, chất lượng tối ưu, đúng tiến độ nhằm bắt kịp sự thay đổi

không ngừng của thị trường để có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Chúng tôi luôn nhận thức rằng góp phần nâng cao tỷ trọng công nghiệp địa

phương và sự phát triển của ngành đóng tàu Việt Nam là bổn phận và trách

nhiệm của HVS. Công ty rất tự hào vì mình những doanh nghiệp có đóng góp

ngân sách cao nhất cho tỉnh hàng năm.

Ngoài hoạt động kinh doanh, chúng tôi cũng rất quan tâm đến sự phát triển xã hội

trong địa bàn. Đến nay, công ty đã tuyển dụng được hơn 4.000 lao động địa

phương, huấn luyện cho hàng trăm công nhân viên từ các nhà máy đóng tàu khác,

hỗ trợ và trao học bổng cho các trường tại phương và gây quỹ từ thiện.

Cuối cùng, tôi xin khẳng định vịnh Vân Phong, nằm trên tuyến hàng hải quốc tế

với điều kiện khí hậu ôn hòa, là một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư. Tại

đây, tôi tin bạn sẽ có những thành công như HVS chúng tôi đã đạt được.

Xin chân thành cảm ơn!

Page 14: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VÂN PHONG, THỰC

TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Đại diện Ban Quản lý Vân Phong

2.1. Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong

Khu kinh tế (KKT) Vân Phong tỉnh Khánh Hòa được thành lập theo Quyết định

số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ với định hướng

xây dựng KKT Vân Phong trở thành cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp

tác phát triển hành lang kinh tế Đông –Tây và Bắc-Nam. Với tính chất này, KKT

Vân Phong là điểm động lực trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm

vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

KKT Vân Phong với tổng diện tích 150.000 ha (gồm 80.000 ha mặt nước và

70.000 ha mặt đất) thuộc địa bàn thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh.

Khu vực vịnh Vân Phong nằm ở vị trí thuận lợi gần các tuyến hàng hải quốc tế,

có độ sâu trung bình 20-27 m, được đồi núi che chắn bốn phía, địa chất tốt thuận

lợi cho việc phát triển Cảng biển. Ngoài ra, đây là khu vực có khí hậu ôn hòa,

phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, địa hình phong phú, đặt biệt là hệ thống đảo,

bán đảo, vịnh sâu và kín gió, bờ và bãi biển đẹp, các rạng san hô & cồn cát hấp

dẫn, có hệ sinh thái đa dạng như rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật

biển nông. Nơi đây hội đủ các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại

hình kinh tế biển, du lịch sinh thái biển, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó đường giao thông có Quốc lộ 1A chạy dọc bờ biển Vịnh Vân Phong

nối cảng trung chuyển Quốc tế; có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua KKT; về

cảng biển có Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Cảng Hòn Khói, Cảng trung

chuyển dầu; về đường hàng không: Khu kinh tế Vân Phong cách sân bay Cam

Ranh cách 80 km, cách sân bay Tuy Hòa 30 km. Tỉnh Khánh Hòa có nguồn nhân

Page 15: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

lực dồi dào, lực lượng lao động có trình độ tốt nghiệp từ các trường cao đẳng, đại

học, công nhân kỹ thuật hằng năm trên địa bàn tỉnh khoảng 6.000 người.

Chính nhờ những lợi thế đó, tại Quy hoạch Khu kinh tế vịnh Vân Phong, tỉnh

Khánh Hòa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, KKT Vân Phong đã được

xác định là “ KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực trong đó cảng trung chuyển

container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm

dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công

nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác. KKT Vân Phong là trung

tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và làm động lực

phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước”.

KKT Vân Phong gồm 2 khu chức năng chính: Khu phi thuế quan và Khu thuế

quan; Khu phi thuế quan gồm khu cảng trung chuyển quốc tế, khu hậu cần cảng

và khu trung tâm thương mại tài chính; Khu thuế quan là các phân khu còn lại

gồm khu cảng trung chuyển dầu, cảng tổng hợp, khu công nghiệp, khu du lịch,

khu nuôi trồng thủy sản, khu dân cư đô thị, khu hành chính.

KKT Vân Phong gồm hai khu vực chính: khu vực Bắc Vân Phong (thuộc huyện

Vạn Ninh) và khu vực Nam Vân Phong (thuộc thị xã Ninh Hòa).

- Khu Bắc Vân Phong gồm các phân khu chức năng chính:

Cảng trung chuyển container quốc tế với tổng diện tích khoảng 750 ha trong đó

giai đoạn khởi động 41,5 ha, giai đoạn 1 khoảng 93 ha, giai đoạn 2 khoảng 157,5

ha, giai đoạn tiềm năng đến năm 2020 khoảng 461,8 ha; Khu hậu cần cảng và

trung tâm thương mại đa chức năng khoảng 950 ha; Khu du lịch bãi Cát Thấm

295 ha, Khu du lịch bãi Hồ Na 150 ha, Khu dịch vụ hỗn hợp và du lịch Tuần Lễ-

Hòn Ngang 920 ha; Thị trấn Vạn Giã 500 ha, Khu đô thị mới Tu Bông khoảng

2.000 ha; Khu công nghiệp Vạn Thắng khoảng 144 ha ….

- Khu Nam Vân Phong gồm các phân khu chức năng chính:

Page 16: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Kho xăng dầu ngoại quan khoảng 80 ha, Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong

khoảng 300 ha; khu công nghiệp hóa dầu khoảng 350 ha; Căn cứ dịch vụ công

nghiệp Dầu khí khoảng 345 ha; Trung tâm điện lực Vân Phong 1 khoảng 353 ha;

Trung tâm điện lực Vân Phong 2 khoảng 250 ha Khu; Khu công nghiệp Ninh

Thủy khoảng 207 ha; Khu du lịch Dốc Lết khoảng 175 ha; Thị trấn Ninh Hòa 500

ha, Khu đô thị mới Đông Bắc Ninh Hòa khoảng 550 ha; Khu dân cư Ninh Long -

Ninh Thủy khoảng 500 ha…

2.2. Tình hình triển khai thực hiện quy hoạch

Việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch là một nhiệm vụ quan trọng, ngay từ

những ngày đầu thành lập KKT đã khẩn trương triển khai lập, phê duyệt nhiều

quy hoạch như: quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng

các phân khu chức năng quan trọng như Khu kinh tế tổng hợp Đầm Môn (5.615

ha); Khu phi thuế quan (950 ha); phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ

1/2000, 1/500 cho các dự án đầu tư làm cơ sở lập dự án đầu tư và triển khai đầu

tư xây dựng công trình. đồng thời thực hiện xúc tiến đầu tư các dự án theo quy

hoạch được duyệt. Quá trình triển khai quy hoạch, trên cơ sở thế mạnh về địa

kinh tế và tiềm năng của nhiều khu vực trong KKT chưa được khai thác, địa

phương đã chủ động kêu gọi đầu tư và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét

thoả thuận chủ trương đầu tư các dự án chưa có trong quy hoạch theo Quyết định

số 51/2005/QĐ-TTg như: Trung tâm Điện lực Vân Phong, Tổ hợp lọc hóa dầu

Nam Vân Phong, Khu công nghiệp hóa dầu, Căn cứ dịch vụ Dầu khí. Địa phương

đã chủ động đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh quy hoạch chung

xây dựng KKT Vân Phong đến năm 2030 và các năm tiếp theo.

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch

chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2030 cho phép địa phương phát

huy tốt hơn lợi thế địa kinh tế của KKT với mục tiêu phát triển bền vững, phát

triển kinh tế biển, phát triển hài hoà, bền vững về công nghiệp, dịch vụ, du

lịch…theo hướng kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc

Page 17: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

phòng an ninh và bảo vệ môi trường. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế phù

hợp với định hướng chiến lược biển đến năm 2020 của tỉnh theo Chương trình

hành động số 11-Ctr/TU ngày 18/4/2007 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh triển

khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCHTW đảng (khóa X) về Chiến lược biển

Việt Nam đến năm 2020.

2.3. Thực trạng phát triển KKT Vân Phong:

- Về tình hình thu hút đầu tư trong thời gian qua:

Hiện đã có 103 dự án đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong, gồm 24 dự án

có vốn đầu tư nước ngoài (7,97 tỷ USD) và 77 dự án trong nước (160.199 tỷ

đồng).

Trong đó:

+ 38 dự án đi vào hoạt động (tổng vốn đăng ký đầu tư: 341,24 triệu USD

và 342,06 tỷ đồng; tổng vốn thực hiện 324,04 triệu USD và 513,58 tỷ đồng);

+ 42 dự án đã được cấp phép đang làm thủ tục đầu tư xây dựng (tổng vốn

đầu tư: 128,27 triệu USD và 42.906,77 tỷ đồng);

+ 23 dự án đã được cấp có thẩm quyền thỏa thuận chủ trương hoặc đang

xem xét chủ trương đầu tư (vốn đầu tư : 13.028 triệu USD và 6.535,49 tỷ đồng).

- Về cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ”:

+ Đến cuối tháng 12/2009, hệ thống Quản lý chất lượng theo “cơ chế một

cửa tại chỗ” của Ban Quản lý đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

(Bộ Khoa học – Công nghệ) cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN

9001:2008. Hiện tại hệ thống này vẫn được tiếp tục duy trì và cải tiến.

+ Hiện nay, Ban Quản lý đã thực hiện công khai 8 thủ tục hành chính ở các

lĩnh vực theo chức năng nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, một số lĩnh vực khác

được thực hiện theo cơ chế phối hợp với các sở ngành liên quan theo quy chế

Page 18: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

phối hợp đã được UBND tỉnh ban hành. Thủ tục hành chính thực hiện đơn giản,

nhanh chóng theo quy định tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển KKT Vân

Phong, Ban Quản lý gặp một số khó khăn, cụ thể như:

- Quy hoạch chung phát triển KKT Vân Phong trong thời gian qua chưa

phát huy hết tiềm năng, khả năng thu hút đầu tư của KKT Vân Phong. Nguyên

nhân là do quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong và quy hoạch phát triển

kinh tế xã hội chưa thực sự gắn kết rõ nét với nhau. Một số dự án lớn có tính

động lực của KKT do chưa có trong quy hoạch của KKT phải trình Thủ tướng

Chính phủ thỏa thuận chủ trương đầu tư nên mất nhiều thời gian cho việc hoàn

thành thủ tục, đã ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng KKT cũng như thu hút đầu tư

tại KKT. Vì vậy, để tăng tính hiệu quả cho sự phát triển của KKT, đòi hỏi năng

lực của tư vấn lập quy hoạch, đồng thời công tác lập quy hoạch chung, quy hoạch

chi tiết xây dựng phải thực sự gắn với thực tiễn, sát với định hướng thu hút đầu tư

tại KKT. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch và xây dựng phải gắn với mục tiêu

phát triển bền vững của KKT Vân Phong nói riêng và của tỉnh Khánh Hòa nói

chung.

- Cơ sở hạ tầng KKT Vân Phong còn ở giai đoạn triển khai xây dựng, vốn

đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật – xã hội của KKT rất khó khăn.

Là 1 trong những KKT vào loại lớn nhất trong cả nước, 4 năm qua chủ yếu tập

trung cho công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng các dự án và bước đầu triển khai

xây dựng một số dự án quan trọng. Để cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho KKT

Vân Phong, nhu cầu vốn đầu tư tới năm 2015 cần khoảng 11.000 tỷ đồng. Trong

khi đó, trong 4 năm từ 2007-2010, tổng vốn đầu tư mới có khoảng 392 tỷ đồng

(TW: 320 tỷ đồng; ĐP: 72 tỷ đồng) chủ yếu phục vụ cho việc giải phóng mặt

bằng và chuẩn bị đầu tư.

Page 19: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

- Tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong KKT còn chậm so

với yêu cầu do ảnh hưởng do việc ban hành chính sách mới (Nghị định

69/2009/NĐ-CP); tiến độ xây dựng các khu tái định cư chậm do thủ tục và vốn.

Những hạn chế trên ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư.

2.4. Định hướng phát triển KKT Vân Phong trong thời gian tới:

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 04/4/2011 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về

việc tiếp tục đẩy nhanh phát triển KKT Vân Phong giai đoạn 2011-2015, Ban

Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Về công tác thu hút đầu tư:

+ Đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư, chú ý đi vào chiều sâu; hiện

Khu kinh tế Vân Phong đã xúc tiến đầu tư các dự án với vốn đăng ký đầu tư

khoảng 15 tỷ USD; phấn đấu vốn thực hiện khoảng 3-4 tỷ USD trong giai đoạn

đến năm 2015, đóng góp thu ngân sách trên địa bàn chiếm khoảng 35-45%, gía

trị công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 50% của tỉnh, tạo công ăn việc làm ổn

định cho khoảng 15.000 - 20.000 người. Các dự án có tính động lực như Cảng

trung chuyển quốc tế, Tổ hợp lọc hóa dầu, Trung tâm Điện lực Vân Phong, Căn

cứ dịch vụ công nghiệp Dầu khí, Kho xăng dầu ngoại quan, Khu phi thuế quan

hoàn thành thủ tục, khởi công xây dựng và đi vào hoạt động.

+ Phối hợp hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư để khởi

công xây dựng các dự án đô thị, du lịch có quy mô lớn như: Khu đô thị mới

TuBong, Khu đô thị sinh thái Mũi Đá Son, Khu du lịch dịch vụ Tuần Lễ Hòn

Ngang, Khu du lịch cao cấp Hồ Na, Khu du lịch Dốc Lết - Phương Mai; xúc tiến

đầu tư dự án Khu phi thuế quan, Khu đô thị Đông Bắc Ninh Hòa.

- Về công tác quy hoạch:

+ Hoàn thành đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Vân

Phong đến năm 2030 để Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt trong năm 2011 và tổ chức thực hiện đáp ứng linh hoạt các nhu cầu phát

Page 20: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

triển trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bảo đảm khả năng cạnh

tranh để phát triển.

+ Triển khai nhanh công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức

năng còn lại theo quy hoạch chung đã được phê duyệt, trình cấp thẩm quyền phê

duyệt và tổ chức thực hiện.

- Về huy động nguồn vốn đầu tư:

+ Tập trung huy động các nguồn vốn để thực hiện đầu tư xây dựng các dự

án hạ tầng kỹ thuật quan trọng, thiết yếu như đã nêu trên; ưu tiên đẩy nhanh tiến

độ xây dựng các khu tái định cư, hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước, hệ

thống xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp nguy hại, khu nghĩa trang tại Khu

kinh tế. Thực hiện đầu tư xây dựng các công trình xã hội, văn hóa bảo đảm

người dân được hưởng các chính sách về phúc lợi xã hội.

- Về công tác giải phóng mặt bằng:

+ Phối hợp thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh đẩy mạnh công tác giải

phóng mặt bằng; ưu tiên thực hiện cho các dự án lớn có vai trò động lực. Tham

mưu UBND tỉnh thực hiện chính sách tốt nhất về đền bù, hỗ trợ người dân bị giải

tỏa phù hợp với quy định đối với Khu kinh tế.

- Về công tác đào tạo nguồn nhân lực:

+ Phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, thị xã Ninh Hòa và

huyện Vạn Ninh bảo đảm nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư. Đặc biệt quan

tâm thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao

động tại Khu kinh tế Vân Phong; tham mưu UBND tỉnh có những cơ chế, chính

sách phù hợp, tạo điều kiện giải quyết tốt hơn đời sống của người dân trong khu

vực dự án.

- Về công tác bảo vệ môi trường:

Page 21: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, hoàn thành

đầu tư hệ thống quan trắc môi trường để phát hiện nguy cơ ô nhiễm môi trường

và có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục; thường xuyên tổ chức công tác thanh tra,

kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của từng dự án tại Khu kinh tế.

- Về công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”:

+ Tiếp tục thực hiện hiệu quả cải cách thủ tục hành chính cho nhà đầu tư

theo cơ chế “ một cửa”; công khai quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên

trang Web Khánh Hòa.

+ Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quy chế phối hợp giữa Ban

Quản lý với huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, và các cơ quan chuyên môn.

+ Củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy Ban Quản lý, đảm bảo đáp ứng tốt

yêu cầu nhiệm vụ.

Hy vọng rằng, với những tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh, với việc rút ra được

từ những kết quả và hạn chế trong thời gian đầu xây dựng và phát triển KKT, dưới

sự lãnh đạo sâu sát, quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các

sở, ngành, địa phương, sự đồng lòng chung tay xây dựng của nhân dân trong tỉnh,

trong thời gian không xa, Khánh Hòa sẽ có 1 khu kinh tế giàu đẹp.

Page 22: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

CHƯƠNG 3

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐÔ THỊ BIỂN HIỆN ĐẠI

TẠI KHÁNH HÒA

A. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VÂN PHONG

1. VỊNH VÂN PHONG – TIỀM NĂNG ĐẶC BIỆT VÀ NHỮNG THÁCH

THỨC LỚN ĐỂ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN KHU KINH TẾ TẬP

TRUNG VEN BIỂN VIỆT NAM

TS. KTS. Đỗ Tú Lan

(Phó Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị, Bộ Xây Dựng)

Nằm ở trung điểm của Châu Á Thái Bình Dương, Việt nam có vị trí địa lợi trong

vùng, và tiềm năng phong phú với dải bờ biển dài hơn 3200 km và nhiều đảo và

quần đảo lớn nhỏ, có thể phát triển nhiều loại hình kinh tế Biển như cảng biển,

cảng nước sâu, công nghiệp, du lịch, nuôi trồng thủy hải sản, và khai thác dầu

khí. Trong những năm vừa qua nhiều nước có biển trong vùng Châu Á Thái Bình

dương đã không ngừng vươn lên

mạnh mẽ được mệnh danh như

những con Rồng châu Á như Nhật,

Hàn Quốc, Sigapore, Hồng Kông

vv.. Việt Nam cũng là điểm quan

tâm đặc biệt của Thế giới bởi tiềm

năng biển, đảo.

Những thành phố cảng biển đã được

hình thành từ hàng trăm năm trước như thành phố Cảng Hải Phòng, thành phố

Page 23: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

cảng Đà Nẵng là tiền đề cho sự phát triển những đô thị lớn ngày nay, đô thị động

lực vùng phát triển. Tuy nhiên quá trình khai thác và phát triển theo quy luật, việc

tổ hợp đa dạng chức năng trên cơ sở điều kiện phát triển sẽ tạo được sự tương hỗ

phát triển đồng thời nhiều mục tiêu kinh tế, xã hội. Từ những năm đầu thế kỷ 21,

Đảng và Nhà nước Việt nam đã trọng tâm phát triển kinh tế Biển, dần dần hình

thành nhiều khu kinh tế ven biển. Tính đến năm

2011 trên toàn quốc đã hình thành hệ thống 15 khu kinh tế ven biển1: Vân Đồn

(Quảng Ninh); Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); Nghi Sơn (Thanh Hóa); Đông

Nam Nghệ An (Nghệ An); Vũng áng (Hà Tĩnh); Hòn La (Quảng Bình); Chân

Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế); Chu Lai (Quảng Nam); Dung Quất (Quảng

Ngãi); Nhơn Hội (Bình Định); Nam Phú Yên (Phú Yên); Vân Phong (Khánh

Hòa); Phú Quốc (Kiên Giang); Định An (Trà Vinh); Năm Căn (Cà Mau)

1.1. Giới thiệu tóm tắt về các khu kinh tế biển:

1.1.1. Khu kinh tế Vân Đồn –Quảng Ninh

Chính Phủ phê duyệt chủ trương năm 2007; phê duyệt quy hoạch 2009;

Quyết định cơ chế hoạt động liên quan2 năm 2010.

Quy mô diện tích khoảng 2.171,33 km 2, trong đó diện tích đất tự nhiên

551,33 km2, diện tích mặt biển khoảng 1.620 km2. Dự báo quy mô dân số khu

kinh tế này đến năm 2020 đạt khoảng 150.000 người.

Tính chất là Trung tâm du lịch biển, đảo chất lượng cao; Trung tâm dịch

vụ vui chơi giải trí cao cấp; Đầu mối giao thương quốc tế, một trong những động

lực chính để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;

1 Quy t nh s 1353/Q -TTg ngày 23/9/2008 v vi c phê duy t án “Quy ho ch phát tri n các Khu kinh t ven bi n c a Vi t Nam n n m 2020” 2 Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg ; số 220/QĐ-TTg ngày 18/02/2009; số 1296/QĐ-TTg. số 26/2010/QĐ-TTg

Page 24: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

1.1.2. Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng);

Năm 2008 Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành

phố Hải Phòng. 3

Toàn bộ diện tích của khu là 216 km²,

dự kiến, đến năm 2025, dân số trong

khu vực sẽ là 210.000 người

Khu kinh tế này được thành lập nhằm

phát triển kinh tế hàng hải mà trọng tâm

là dịch vụ cảng biển. Việc xây dựng khu

kinh tế này được đặt trong quy hoạch

phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc

bộ, Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà

Nội - Hải Phòng và Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ.

Là khu kinh tế tổng hợp, vận hành theo quy chế riêng biệt nhằm phục vụ nhu cầu

phát triển KT-XH của Hải Phòng và vùng duyên hải Bắc bộ. Là một trung tâm

kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực của vùng duyên hải Bắc bộ và của cả nước,

bao gồm: kinh tế hàng hải với trọng tâm là phát triển dịch vụ cảng, trung tâm

công nghiệp, dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại. Đây cũng là Khu

kinh tế có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại, đồng bộ, gắn liền với bảo vệ

môi trường, phát triển bền vững và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

3 Quyết định số 06/2008/QĐ-TTg; Quyết định số 145/QĐ-TTg

Page 25: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

1.1.3. Khu kinh tế Nghi Sơn - Thanh Hóa

Khu kinh tế Nghi Sơn đã được hình thành từ đầu những năm 2000 trên cơ sở quy

hoạch vùng nam Thanh được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên năm 2007 Chính

phủ đã có quyết định phê duyệt QHC 4

Tính chất khu kinh tế Nghi Sơn là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực

với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc -

hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp

ôtô, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật

liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu... gắn với việc xây

dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn; vận hành theo cơ chế ưu đãi

đặc biệt; Là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực

Bắc miền Trung.

Là một khu đô thị công nghiệp - du lịch - dịch vụ quan trọng của tỉnh Thanh Hóa

và vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ; có ranh giới và quy chế hoạt động riêng.

Tổng diện tích đất toàn khu kinh tế 18.611,8 ha, đang có hướng phát triển mở

rộng khoảng 40 000 Ha.

1.1.4. Khu kinh tế Đông Nam Nghệ

An (Nghệ An)

4 Quyết định số 28/2010/QĐ-TTg; Quyết định số 1364/QÐ-TTg ngày 10/10/2007

Page 26: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Được Chính phủ có quyết định thành lập; và phê duyệt QHC năm 20075

Diện tích quy hoạch: 18.826,47ha.

Tính chất là khu phi thuế quan sản xuất hàng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tại

chỗ (cả gia công tái chế), hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu, chuyển

khẩu, thương mại dịch vụ (phân loại đóng gói, vận chuyển giao nhận hàng hoá

quá cảnh, bảo quản kho tàng, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, vận tải,

bảo hiểm, vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống) và các hoạt động thương mại - dịch

vụ khác; Là công nghiệp tổng hợp với

các ngành và đô thị mới.

1.1.5. Khu kinh tế Vũng Áng -

Hà Tĩnh

Được thành lập năm 2006 và CP phê

duyệt QHC năm 20076. Tính chất là

Khu kinh tế Vũng Áng thuộc tỉnh Hà

Tĩnh có không gian kinh tế độc lập, là

khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp - thương mại -

dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp; trong đó trọng tâm là phát triển

công nghiệp luyện kim, các ngành công nghiệp

gắn với khai thác cảng biển, các ngành công

nghiệp sử dụng nhiều lao động và các ngành công

nghiệp xuất khẩu.

1.1.6. Khu kinh tế Hòn La (Quảng

Bình);

5 Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg ngày 11/06/2007; số 1726/QĐ-TTg ngày 25/12/2007 6 Số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/04/2006 Quyết định 1076/QĐ-TTg ngày 20/08/2007

Page 27: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Được thành lập năm 2008 Chính phủ phê duyệt QHC năm

2010 7

Diện tích khoảng 10.000 ha, trong đó phần đất liền khoảng

8.900 ha, phần đảo và biển khoảng 1.100 ha.

Khu Kinh tế Hòn La là khu kinh tế tổng hợp, có ý nghĩa

quốc gia và quốc tế, gồm các ngành và lĩnh vực: công

nghiệp nhiệt điện; đóng, sửa chữa tàu biển và tàu đánh cá;

cảng biển; du lịch, thương mại, dịch vụ; phát triển đô thị và

những ngành kinh tế khác gắn với Hành lang kinh tế quốc

lộ 12A, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo.

1.1.7. Khu kinh tế Chân Mây -

Lăng Cô (Thừa Thiên -

Huế);

Thành lập năm 2006; Phê duyệt QHC

năm 20088 quy mô 27.108 ha. Đến năm 2025 quy mô dân số đạt khoảng 170.000

người.

Tính chất là đô thị cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các

dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá trong vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung; Là một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung

tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế của vùng kinh tế trọng

điểm miền Trung; Là đô thị phát triển các ngành công nghiệp sạch và công

nghiệp kỹ thuật cao.

7 Quyết định số 79/2008/QĐ-TTg; Quyết định số 1545/QĐ-TTg; Quyết định số 23/2010/QĐ-TTg. 8 Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ; Quyết định số 1771/QĐ-TTg ngày 5/12/2008

Page 28: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

1.1.8. Khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam)

Thành lập năm 2003 phê duyệt Quy hoạch chung năm 20049 tổng diện tích đất tự

nhiên 27.040 ha, Dự kiến đến 2020 và sau 2020 khoảng 800.000 người

Tính chất là Khu kinh tế mở Chu Lai (trong đó có khu phi thuế quan) là

một trong những trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, viễn thông,

dịch vụ khác của tỉnh Quảng Nam, vùng duyên hải Trung Bộ; là đầu mối giao

thông liên tỉnh, liên vùng và là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh quốc

phòng.

1.1.9. Khu kinh tế Dung Quất

(Quảng Ngãi);

Thành lập và phê duyệt QH năm 2005,

phê duyệt điều chỉnh quy hoạch năm

201110 Tổng diện tích: 10.300,0 ha (Đến

năm 2020, dự kiến sẽ mở rộng Khu Kinh

tế Dung Quất; với tổng diện tích trên

20.000 ha)

Dung Quất là Khu Kinh tế Tổng hợp,

phát triển đa ngành – đa lĩnh vực; Phát

triển công nghiệp nặng bao gồm công

nghiệp lọc-hoá dầu, công nghiệp luyện

cán thép, đóng tàu, sản xuất xi măng,

chế tạo cơ khí, thiết bị nặng, sản xuất lắp ráp ô tô…; Phát triển công nghiệp nhẹ,

9 Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003; số 43/2004/QĐ-TTg ngày 23/3/2004 10 Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/03/2005; Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011

Page 29: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

chủ yếu là các ngành điện-điện tử, vật liệu công nghệ cao, dệt may, giày da, chế

biến hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu...; Phát triển dịch vụ công nghiệp; dịch vụ

tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; giáo dục đào tạo; nhà ở, vui chơi-giải trí, du

lịch...(gắn liền với thành phố Vạn Tường hiện đại với tính chất là đô thị công

nghiệp-dịch vụ).

1.1.10. Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định)

Được thành lập và phê duyệt quy hoạch năm 200511. Tổng diện tích quy hoạch

khoảng 12.000 ha. Dự kiến dân số đến năm 2020 khoảng 150.000 người.

Tính chất là khu kinh tế có quy chế hoạt động riêng, bao gồm: Khu phi thuế

quan, Khu công nghiệp, kinh tế cảng biển, thương mại dịch vụ, du lịch, Khu đô

thị mới, vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt, là động lực phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh Bình Định và của khu vực miền Trung; Là khu vực phát triển mới

của thành phố Quy Nhơn với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại,

đồng bộ, môi trường trong sạch gắn với thiên nhiên.

1.1.11. Khu kinh tế Nam Phú Yên (Phú Yên)

Thành lập năm 200812. Tổng diện tích khoảng 11.548 ha; Dự báo dân số đến năm

2025 khoảng 185.000 người.

Tính chất là Khu kinh tế tổng hợp có hạ tầng đô thị hiện đại làm động lực phát

triển cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; Là cửa ngõ hướng biển của vùng Tây

Nguyên và các tỉnh Nam Lào cũng như Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, trung

tâm giao thương quốc tế lớn; có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh; Là Khu

kinh tế với các khu chức năng chính: cảng biển và dịch vụ cảng biển, công

nghiệp công nghệ cao, thương mại dịch vụ du lịch, các khu đô thị với hệ thống hạ

tầng xã hội và kỹ thuật đầy đủ.

11 Quyết định 141/2005/QĐ-TTg; số 142/2005/QĐ-TTg 12 Quyết định số 54/2008/QĐ-TTg ngày 28/4/2008; Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 23/10/2009.

Page 30: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

1.1.12. Khu kinh tế Vân Phong – Khánh Hòa

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch năm 200513. Có tổng diện tích

150.000ha (70.000ha mặt đất và 80.000ha mặt nước) gồm hai khu chức năng

chính: khu phi thuế quan và khu thuế quan.

Tính chất Là khu kinh tế tổng hợp, trong đó Cảng trung chuyển container quốc tế

giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực

gồm du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành kinh tế khác.

* Khu phi thuế quan gồm: cảng trung chuyển container quốc tế, khu hậu

cần cảng và trung tâm thương mại - tài chính.

* Khu thuế quan gồm: cảng trung chuyển dầu, cảng chuyên dùng, cảng

tổng hợp, khu du lịch, khu công nghiệp,

khu dân cư đô thị và khu hành chính.

* Các Khu công nghiệp: KCN

Suối Dầu (152 ha), KCN Vạn Thắng

(144 ha), KCN Bắc Cam Ranh (150

ha), KCN Nam Cam Ranh (233 ha);

KCN Ninh Thủy (206 ha).

13 Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/04/2006; Quyết định 51/2005/QĐ-TTg;

Page 31: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

1.1.13. Khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang) 14

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú

Quốc vào năm 2010. Tổng diện tích đất

tự nhiên: 58.923 ha. Dự báo đến năm

2020 quy mô dân số khoảng 340.000 -

380.000 người. Dự báo đến năm 2030

quy mô dân số khoảng 500.000 -

550.000 người.

Tính chất là khu kinh tế - hành chính

đặc biệt; trung tâm du lịch sinh thái,

nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế;

trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực; Là đầu mối

quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng

không quốc tế; Là trung tâm nghiên cứu khoa học

công nghệ chuyên ngành; Trung tâm bảo tồn sự

đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và

khu vực; Có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc

phòng.

14 Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010

Page 32: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

1.1.14. Khu kinh tế Định An (Trà Vinh) 15

Đang trình phê duyệt quy hoạch16. Diện tích tự nhiên là 39.020 ha. Dự kiến đến

năm 2020 khoảng 200.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 90.000 người;

Dự kiến đến năm 2030 khoảng 250.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng

150.000 người.

Tính chất là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp –

thương mại – dịch vụ - du lịch – đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với kinh tế

biển; Là một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh Trà Vinh và vùng

đồng bằng sông Cửu Long; Là cửa ngõ giao thương hàng hải quốc tế và đầu mối

giao thông quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam

bộ; Có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của vùng và quốc gia.

1.1.15. Khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau) 17

Thủ tướng Chính phủ có quyết định thành lập năm 2010. Tổng diện tích tự nhiên

là 11.000 ha.

KKT Năm Căn, bao gồm các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã

hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng, thuộc lãnh thổ và chủ quyền

của quốc gia, nhưng có không gian kinh tế riêng biệt, môi trường đầu tư và kinh

doanh thuận lợi và bình đẳng, với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định

lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khung pháp lý hiện hành.

15 Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/03/2010 16 BXD đã họp thẩm định tháng 4-2011 17 Quyết định số 66/2010/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2010

Page 33: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

1.2. Đánh giá tiềm năng và thách thức phát triển toàn diện khu kinh tế

Vân Phong

So sánh một cách toàn diện với các khu kinh tế tập trung ven biển, khu vực vịnh

Vân Phong là khu vực có vị trí địa lợi lớn nhất không chỉ đối với Việt Nam mà

còn đối với các nước trong vùng. Thuộc tỉnh Khánh Hòa, Vân Phong có vị trí

nằm ở cực Đông đất liền của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14 hải lý, gần các

tuyến hàng hải quốc tế (cách 130km), và nằm trên ngã ba đường hàng hải quốc

tế tuyến Châu Âu - Bắc Á, Châu Úc - Đông Bắc Á và tuyến Manila - Panama

hoặc Sanfrancisco(Mỹ) hoặc Victoria (Canada)

- Là vịnh tự nhiên có mớm nước sâu trung bình 25-30 m được che chắn bởi

các dãy núi tự nhiên, là nơi dừng chân thuận lợi cho các loại tàu biển siêu trọng

trên tuyến hàng hải quốc tế.

- Là khu vực có hệ sinh thái còn hoang sơ, đa dạng, với nhiều cảnh sắc

phong phú, có điều kiện thiên nhiên ưu đãi với những dải cát trắng, thoải ven bờ,

với đầm tĩnh lặng sóng, với khí hậu ôn hòa bốn mùa có nhiệt độ trung bình 22-

25oC . Mây và gió hòa quện, tạo nên một “Vân- Phong” Mây và gió hữu tình hấp

dẫn. Biển kề cận với núi tạo nên cảnh sắc sơn thủy hữu tình.

- Khu vực có điều kiện hạ tầng khung quốc gia thuận lợi, có đường sắt

quốc gia, đường Quốc lộ 1; sân bay lớn cách Vịnh Vân Phong khoảng 30 km (

Sân bay Đông Tác – Phú Yên), nguồn điện và nguồn nước.

- Vân phong có khoảng cách rất hợp lý đối với các đô thị lân cận, cách

Thành phố Nha Trang đô thị loại I tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa trung tâm vùng Nam

Trung bộ khoảng 70 km, cách thành phố Tuy hòa tỉnh lỵ tỉnh Phú yên khoảng 50

km, cách thị xã Ninh Hòa khoảng 20 Km, thị trấn Vạn Giã khoảng 10 Km.

- Đây là khu vực có khả năng phát triển kinh tế tổng hợp, đặc biệt quan

trọng với các ngành kinh tế công nghiệp và du lịch, khai thác cảng tổng hợp và

cảng trung chuyển quốc tế, các ngành công nghiệp trọng điểm như lọc hoá dầu,

Page 34: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

đóng mới và sửa chữa tầu biển, công nghiệp thủy điện, nhiệt điện…và phát triển

đô thị.

Vân Phong là vịnh lớn với 41.000 ha mặt nước, có độ sâu từ 10 - 40m, kín gió và

không bị bồi lấp. Riêng Vũng Đầm Môn rộng 3500ha, hoàn toàn kín gió với độ

sâu 20m, có lạch Cửa Lớn có bề rộng hơn 950m, sâu trên 18m và lạch Cửa Bé

rộng trên 700m, sâu hơn 27m. Phía sau vũng này là bán đảo Hòn Gốm rất thuận

tiện cho phát triển cảng. Với điều kiện đó, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch và

Ban hành Quyết định thành lập khu kinh tế Vân Phong với diện tích 150.000ha

trong đó khoảng 80.000ha mặt biển và 70.000ha đất liền gồm hai khu chức năng

chính: khu phi thuế quan và khu thuế quan. Mục tiêu xây dựng thành khu kinh tế

tổng hợp trong đó Cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò chủ đạo (có

thể đạt tới 17 - 18triệu TEU/năm), kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành,

đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng

hải sản, các ngành kinh tế khác và xây dựng các khu đô thị. Khu kinh tế Vân

Phong được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt cao nhất hiện nay18.

Tuy nhiên lộ trình để phát triển một cách toàn diện khu kinh tế Vân Phong còn

đối mặt với nhiều thách thức lớn:

Thách thức lớn:

- Thiếu chiến lược tập trung đầu tư: Mặc dù có nhiều lợi thế cho sự phát triển dài

hạn, tuy nhiên các nguồn đầu tư cùng một thời kỳ đang dàn trải khắp toàn quốc,

không tính hàng trăm đô thị và hệ thống hạ tầng khung quốc gia đang cần hàng tỷ

USD đầu tư phát triển, 15 khu kinh tế tập trung ở khắp các vùng miền với hàng

trăm ngàn Ha cùng đều mời gọi đầu tư.

- Chưa đảm bảo tính liên kết vùng: Vịnh Vân Phong thuộc khu vực Bắc Khánh

Hòa, giáp ranh với tỉnh Phú Yên, để phát triển đồng bộ Vịnh Vân Phong cần có

sự hợp tác liên kết với nguồn nước thuận lợi của Phú Yên, cần có sự chia sẻ sử

18 QHC XD Vùng vịnh Vân Phong – Tỉnh khánh Hòa/ Dự thảo QH vùng Nam Phú Yên- Bắc Khánh Hòa

Page 35: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

dụng tiềm năng sân bay Đông Tác; khu vực Vịnh Vân Phong có quỹ đất hậu cảng

rất hạn chế ngược lại khu vực Nam Phú Yên có quỹ đất thuận lợi cho phát triển

công nghiệp hậu cảng và những ngành công nghiệp phụ trợ khác. Nếu liên kết tốt

là cơ hội phát triển cho cả hai Tỉnh. Tuy nhiên giữa hai khu vực có dãy đèo Cả

lớn, cần sớm hoàn thành đường hầm qua đèo Cả để rút ngắn khoảng cách riêng

biệt và an toàn trong vận chuyển.

- Cạnh tranh đầu tư không lành mạnh: Các chủ đầu tư tranh thủ đăng ký đầu tư

dự án nhưng không thực sự tập trung đầu tư, chủ yếu chiếm giữ đất để kinh

doanh nhằm cuyển nhượng kiếm lời. Do đó nhiều hầu hết diện tích quy hoạch

đều có chủ đầu tư đăng ký nhưng tiến độ xây dựng cơ sở vật chất quá chậm gây

lãng phí giá trị thời gian vật chất tiềm năng…

- Thiếu đầu tư hạ tầng khung vùng phát triển: Mặc dù Nhà nước đã có đầu tư

đường chính vào khu vực VVP quy mô vừa, một số hạng mục, tuy nhiên để đáp

ứng tính đồng bộ cho một khu vực kinh tế tập trung hiện đại là chưa đáp ứng cả

về tiến độ và quy mô và kỹ thuật, do đó các nhà đầu tư thứ cấp cũng cầm chừng?

- Sự thiếu thống nhất trong ý tưởng phát triển: Với tiềm năng lợi thế không đâu

sánh được của vịnh Vân Phong cho các loại hình phát triển, do đó có loại hình

đầu tư có lợi trước mắt ( nguồn thu lớn, nhanh) nhưng có nguy cơ không bền

vững lâu dài; có loại hình có thể giữ gìn tương đối toàn vẹn hệ sinh thái khu vực

nhưng nguồn thu kinh tế thấp, vv..thậm trí có những loại hình có những nguy cơ

ảnh hưởng môi trường trước mắt và lâu dài, do đó với thực tế trước cho thấy sự

lúng túng và quyết sách của những Nhà quản lý chậm trễ và thiếu đồng nhất. Sự

đấu tranh giằng co giữa cái lợi trước mặt và lâu dài…

- Cơ chế đối tác đầu tư: Mô hình đối tác đầu tư cũng là vấn đề thách thức, đối với

một khu vực nhậy cảm và đầy tiềm năng như vậy nếu chỉ tập trung một chủ đầu

tư lớn, sau đó các nhà đầu tư thứ cấp tham gia theo có thể đảm bảo được tính

đồng bộ quy hoạch. Tuy nhiên do sự cạnh tranh đầu tư rất mạnh, mặt khác khó có

Page 36: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

chủ đầu tư có đủ tiềm năng kinh tế để đầu tư một cách toàn diện toàn diện, do đó

khó thực hiện được mô hình trên. Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong đã và đang

tích cực huy động các nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng khung, nhưng nguồn vốn

ngân sách còn hạn chế, địa bàn rộng vv.. do đó rất cần có chính sách mới cho

việc huy động vốn hợp lý để mau chóng phát triển.

Một số khuyến nghị:

1/ Nguyên tắc phát triển: Tôn trọng tối đa hệ sinh thái khu vực, hạn chế tối đã

việc làm giảm diện tích mặt vịnh Vân Phong ( tiềm năng lợi thế duy nhất của

quốc gia).

2/ Xây dựng nhanh hệ thống hạ tầng khung đồng bộ: Cần có chính sách quốc gia

tập trung cho khu vực ưu tiên( so sánh trong 15 khu kinh tế tập trung của quốc

gia) để nhanh chóng đến năm 2015 có thể đầy đủ cơ sở hạ tầng phát triển.

3/ Cơ chế huy động vốn: Đổi mới cơ chế chính sách huy động vốn theo hướng

PPP để tạo cơ hội phát triển từ nhiều thành phần tuy nhiên Nhà nước vẫn có cơ

sở quản lý và phát triển đồng bộ.

4/ Tăng cường liên kết vùng: Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch xây dựng

vùng Nam Phú Yên Bắc Khánh Hòa, kèm theo có cơ chế ưu tiên đầu tư phát

triển, theo đó hệ thống hạ tầng khung quốc gia được đầu tư nâng cấp và hoàn

thiện như đường quốc lộ 1, đường quốc lộ 25, 26 và đường hầm xuyên đèo Cả,

nâng cấp sân bay Đông Tác và tạo điều kiện có các tuyến bay đi Bắc, Nam để

thuận lợi cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận khu vực, xây dựng đập nước Hoa

Sơn, đá Đen vv.. xây dựng tuyến ống cấp nước thông từ Phú Yên qua Khánh Hòa

vv…Mở rộng và hoàn thiện hạ tầng khu công ghiệp Nam Phú Yên.

4/ Ưu tiên đầu tư cảng trung chuyển tàu thuộc vùng Vịnh Vân Phong ( dạng

SHIP to SHIP) . Phát triển các khu vực đô thị phụ trợ, thương mại, du lịch sinh

thái biển tạo sức hút đa dạng các không gian phía biển.

Page 37: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

5/ Có cơ chế quản lý kiểm soát môi trường nghiêm ngặt đối với các khu công

nghiệp đặc thù như đối với Nhà máy đóng, sửa tàu Vinashin; khu nhiệt điện vv..

Kiểm soát việc xả thải ra môi trường của các công trình xây dựng, đảm bảo xây

dựng đến đâu sạch đẹp đến đó.

6/ Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu của vùng vịnh Vân Phong trên

trường quốc tế và trong nước nhằm thu hút các nguồn đầu tư và tham gia hoạt

động kinh tế, xã hội trong vùng.

7/ Tăng cường liên kết không chỉ khu vực Nam Phú Yên, Bắc Khánh Hòa mà còn

đối với các khu kinh tế khác trong cả nước.

8/ Từng bước tạo lập hệ thống dịch vụ logictis cho khu vực và thiết kế không

gian thị trường dịch vụ của cảng nước sâu vịnh Vân Phong.

Page 38: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa

Page 39: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

2. VÂN PHONG – 09 NĂM NHÌN LẠI

Ts. Chu Quang Thứ

(Nguyên Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam)

Ngày 13/3/2002, khi cùng đoàn của cục Hàng hải tới Vân Phong, bằng một ca nô

cao tốc, lần đầu tiên đi trên vùng biển đó, hình như có tiếng vọng của đất, trời

vang lên, tôi đã cảm nhận được và sáng tác một bài thơ “ Vân Phong đợi”, với lời

mở đầu thật bâng khuâng…

“ Nước biển sao mà xanh đến thế

Có phải chăng biết bao giọt lệ

Đã từng rơi do đợi mong hoài…”

Vân Phong đợi…và 9 năm qua có biết bao thăng trầm, nay dù mới chỉ có một số

bước tiến chậm trễ, nhưng đã lóe lên một một luồng sáng, khó nơi nào trên đất

nước ta đạt được.

2.1. Quy hoạch Khu Cảng biển ở Vân Phong đáp ứng yêu cầu hội nhập

Tại quyết đinh 2190 /QĐ-TTg ngày 24/12/2009 về việc phê duyệt hệ thống cảng

biển Việt Nam, Cảng Vân Phong được xác định là cảng Trung chuyển Quốc tế

(Tàu container 9.000 TEU trở lên và tàu dầu 100.000 DWT trở lên).

Sau đây là một số suy nghĩ về cảng trung chuyển container quốc tế tại Vân

Phong.

2.1.1. Tình hình tàu container của thế giới

Cuộc họp lần thứ 7 của Hiệp hội cảng biển quốc tế tại DUBAI, U.A.E, ngày

28/3/2008 đã đề ra phương hướng phát triển cảng biển thế giới, nhằm đáp ứng

yêu cầu vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển. 130 thành viên đại diện cho 230

cảng lớn của 90 quốc gia đã tham gia hội nghị. Hiệp hội đại diện tiếng nói của

các cảng xếp dỡ khoảng 90% lượng container thế giới và 60% lượng hàng hóa

vận chuyển bằng tàu biển toàn cầu.

Page 40: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Hội nghị đã xác định, năm 2006 khối lượng container xếp, dỡ tại các cảng biển là

440 triệu TEU ( Đơn vị tiêu chuẩn tính container). Dự kiến đến năm 2015 lượng

container toàn cầu sẽ được xếp, dỡ tại cảng biển là 600 triệu TEU, trong đó các

cảng container lớn nhất, nhì thế giới là Singapore và Hongkong.

Báo cáo của Tổng thư ký hiệp hội khẳng định: “Tàu container có hiệu quả kinh tế

là loại 12.000 TEU”. Hiện nay đã có 6 tàu container loại 15.200 TEUs với tên

EMMA, chủ tàu Maersk. Đặc tính của tàu container EMMA: Chiều dài 397,7

mét, rộng 56,4 mét, cao 60 mét, tổng dung tải 151.687 GT (tấn). Mớn nước của

tàu 15 mét, định biên 13 người. Tàu đang hoạt động theo tuyến đường Châu Âu –

Hongkong.

Theo tin từ Hai An Port Co., Ltd., hãng tàu Maersk Line lại đi tiên phong trong

việc đóng tàu container cỡ cực lớn. Họ đã đặt đóng 10 tàu có sức chở mỗi tàu là

18.000 TEU và sẽ đóng thêm 10 đến 20 tàu cùng loại. Thời gian giao tàu từ năm

2013 đến 2015.

Theo ông Eivin Kolding, CEO của Maersk Line, chi phí vận chuyển 1 container

trên tàu 18.000 TEU giảm 26% so với vận chuyển trên loại tàu 15.000 TEU.

Loại tàu 18.000 TEU được gọi là “TRIPPLE” (3-E)có đặc trưng kỹ thuật như sau

:

- Chiều dài: 400 m

- Chiều rộng: 59 m

- Chiều cao: 73 m

- Tốc độ tối đa 23 hải lý, tốc độ kinh tế 19 hải lý (35 Km)

- Mớn nước: 15,7 - 21,0 m

Những tàu 18.000 TEU này sẽ hoạt động trên tuyến đường Châu Á và Châu Âu

thông qua các cảng: Shanghai, Ningbo, Xiamen, Yanten, Hongkong, Tanjung

Page 41: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

(Asia), Algecira (Med), Felixstowe, Rotterdam và Bremerhaven (Europe). (Xem

bảng 1)

Bảng 1

Khi các loại tàu 18.000 TEU được khai thác thì các tàu 4.000 TEU trở xuống sẽ

trở thành các tàu Feeder. Các loại tàu này đang trong tình trạng dư thừa (tính đến

7/3/2011 thừa 161 chiếc với 221.205 TEU).

Việt Nam nằm trên tuyến đường vận chuyển container chủ yếu Á-Âu, quy hoạch

cảng Vân Phong trong hệ thống cảng biển Việt Nam được xác định tại quyết định

của Thủ tướng là phù hợp với yêu cầu phát triển dài hạn. Vân Phong là cảng

trung chuyển container quốc tế duy nhất tại Việt Nam, Cảng khác như Hải

Phòng, Đà Nẵng, Cái Mép v.v chỉ là cảng đầu mối của mỗi khu vực.

2.1.2. Tình hình cảng container Việt Nam

Các cảng biển của Việt Nam trước năm 2009 không thể tiếp nhận tàu container

4.000 TEU trở lên. Khu vực cảng TP. Hồ Chí Minh, Hải phòng v.v. chủ yếu tiếp

nhận tàu từ 2.000 TEU trở xuống để chuyển tới Singapore, Hồng Kông…

Tháng 5 năm 2009 cảng Cái Mép (Vũng tàu) đã có thể tiếp nhận tàu 6.000 TEU,

theo quy hoạch, khu vực này có thể tiếp nhận tàu container tới 8.000TEU. Các

cảng phía Bắc chưa thể tiếp nhận tàu 4.000 TEU.

Page 42: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Theo số liệu thống kê hàng năm của cục Hàng hải, năm 2008 số hàng vận chuyển

bằng container đã đạt 5,6 triệu TEU, trong số đó vận chuyển trong nước 0,9 triệu

TEU. Số container vận chuyển tới Châu Âu và Mỹ khoảng 3,5 triệu TEU. Theo

báo tuổi trẻ ngày 15/3/2008 dẫn lời ông Meijboom Henk, CEO của Công ty

Broekman (Hà Lan): “Hàng hóa Việt Nam chuyên chở sang Châu Âu đắt thêm

khoảng 400-500 USD/ Container do phải qua cảng trung chuyển như Hongkong,

Singapore. Điều này khiến giá hàng hóa Việt Nam kém cạnh tranh”. Như thế mỗi

năm do tàu container lớn không vào cảng Việt Nam được nên nền kinh tế phải

chi thêm gần 1,5 tỷ USD.

Việc xây dựng cảng trung chuyển container tại Vân Phong cho tàu trên 9.000

TEU hiện nay là đòi hỏi rất khẩn trương để giảm chi cho xuất, nhập khẩu hàng

bằng container. Năm 2008 Chính phủ đã có quyết định giao Tổng công ty hàng

hải Việt Nam xây dựng 2 cầu tàu tại khu Đầm Môn cho tàu Container loại 9.000

TEU. Hiện nay Vinalines và cục Hàng hải đã đề nghị bộ Giao thông vận tải điều

chỉnh thiết kế để cảng Vân Phong có thể tiếp nhận loại tàu container có sức chở

12.000 TEU.

2.2. Hiệu quả Kinh tế tại Khu Vân Phong và kiến nghị

2.2.1. Cơ sở tính hiệu quả kinh tế do thay đổi bài toán vận tải của đất

nước

Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam với tầm nhìn 2030, Vân Phong được

xác định là cảng trung chuyển container có vai trò quan trọng của nước ta. Khi có

cảng trung chuyển container quốc tế, bài toán vận tải của đất nước sẽ được điều

chỉnh trên cơ sở cự ly vận chuyển ngắn nhất như bảng 2 dưới đây:

Page 43: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Bảng 2

Tuyến vận chuyển [Hải lý]

Tiết kiệm quãng đường [Hải lý]

Hải Phòng-Singapore

1305 HL=2416,8 Km

Hải Phòng – Hồng kong

643 HL=1190,8 Km Hải Phòng- Vân Phong

556 HL = 1029,7 km 719HL=1331,5 Km 87 HL= 161,1 Km

Hồ CHÍ MINH –Vân

Phong

246 HL = 455,5 Km

Hồ CHÍ MINH –

Singapore

634 HL=1174,1 Km

Hồ CHÍ MINH-

Hongkong

912 HL=1689 Km

488 HL= 903,7 Km 666 HL=1233,4 Km

Khi tàu cỡ 12.000 TEU trở lên của hãng tàu thế giới vào xếp dỡ container tại

Vân Phong, tàu nhỏ của Việt Nam gom hàng từ Hải Phòng tới Vân Phong sẽ tiết

kiệm quãng đường so với đi tới Singapore là 719 Hải lý (tương đương 1331,1

km). Cũng tương tự nếu gom hàng từ Tp. Hồ Chí Minh, Vũng tàu, tới Vân Phong

sẽ rút ngắn được quãng đường là 488 Hải lý (tương đương 903,7 km).

Nếu tính số container của cả nước hiện nay đang được gom tới Singapore (gần 4

triệu TEU), thì khi có cảng trung chuyển container Quốc tế Vân Phong, do rút

ngắn quãng đường hàng ngàn km, sẽ tiết kiệm chi phí rất lớn cho xuất, nhập

khẩu. Tất nhiên, việc rút ngắn khoảng cách chỉ có thể thực hiện được khi Vân

Phong có cơ sở hạ tầng, có chính sách quản lý phù hợp với thông lệ Quốc tế.

Để làm ví dụ minh họa hiệu quả kinh tế mong đợi do “thay đổi bài toán vận tải

container” cũng sẽ giống “thay đổi bài toán vận tải dầu thành phẩm” của

PETROVIETNAM, tiếp nhận hàng từ tàu lớn (hàng trăm ngàn tấn), đã âm thầm

diễn ra suốt 9 năm qua, tại khu chuyển tải dầu phía Nam vịnh Vân Phong.

Page 44: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Trước năm 2002, khi cục Hàng hải UBND Tỉnh Khánh Hòa chưa tổ chức chuyển

tải dầu tại vịnh Vân Phong thì số lượng dầu thành phẩm nhập vào Việt Nam từ

nước khác được chuyển tải tại Singapore là chính. Các tàu chở dầu nhỏ (dưới 3

vạn DWT) phải chạy rỗng từ Việt Nam tới Singapore để nhận hàng, như vậy rất

lãng phí vì tuyến chạy rỗng từ Tp. Hồ Chí Minh hoặc Hải Phòng tới Singapore có

cự ly khá xa (1174 km và 2416 km).

Ngày 9/5/2002 tàu ARABIYAH trọng tải 121.109,2 DWT của chủ tàu Ku-wait

Oil Tanker Company S.A.K của Kuwait chở 82.368 MT dầu được chuyển tải

thành công tại Vân Phong, thay vì chuyển tải tại Singapore. Việc chuyển tải này

(trong 7 ngày) đã mang lại nguồn thu ngân sách cho tỉnh Khánh hòa hơn 70 tỷ

đồng, tiết kiệm chi cho chủ hàng Việt Nam do không phải chạy tàu rỗng tới

Singapore nhận hàng là 3 tỷ đồng. Kể từ đó đến nay, sau 9 năm (108 tháng) bình

quân mỗi tháng 1 chuyến tàu tương tự, hàng năm đã mang lại cho ngân sách

Khánh Hòa nhiều nghìn tỷ đồng.

Ngày 9/6/2011, cùng Cục trưởng Hàng hải Nguyễn Ngọc Huệ, đi khảo sát khu

cầu cảng đang được thi công tại Đầm Môn, tôi mới chỉ thấy 1 hàng cọc nhấp nhô,

chưa hoàn thiện sau 2 năm khởi công xây dựng. Khởi động tại khu bến container

ở Đầm Môn chậm trễ quá, trong bối cảnh ấy, cục trưởng Huệ ước mong: “Làm

sao tìm được giải pháp để VÂN PHONG có thể làm giàu cho cả nước, như

trung chuyển dầu từ 9 năm về trước?”

Page 45: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Khi có cảng trung chuyển container tại Vân Phong, đó sẽ là cơ sở rất quan trọng

để phát triển đội tàu biển quốc gia. Nó chính là nền tảng trong mắt xích của chuỗi

cung ứng toàn cầu (Supply Chain) theo mô hình tích hợp dịch vụ Logistics trong

từng khu vực cảng biển Quốc tế (Global Logistics Hub).

2.2.2. Cạnh tranh trong kinh doanh cảng biển tại Vân Phong.

Theo thống kê, các cảng trung chuyển container quốc tế thường “hút” hàng hóa

của nước ngoài trên 80%-85%, còn hàng của nước sở tại chỉ chiếm 15-20%. Vân

Phong được xác định là cảng trung chuyển quốc tế thì việc cạnh tranh chính là

hút hàng từ các nước: Trung quốc, Nhật, Nga (Phía đông), Hàn Quốc…Châu

Âu…Nếu lấy số liệu năm 2008, hàng qua Vân Phong để chuyển thẳng đi châu

Âu, Mỹ chiếm 20% thì sức hút hàng nước khác có thể tạo nguồn sản lượng tới

17,5 triệu tấn.

Để giành 3,5 triệu tấn hàng nội địa có thể dựa vào cự ly vận chuyển ngắn (Bảng

2) tạo thế cạnh tranh.

Tuy nhiên, để có sức hút 17,5 triệu tấn hàng hóa từ nước ngoài hoàn toàn phụ

thuộc chính sách của Nhà Nước: Đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách đào tạo nguồn

Page 46: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

nhân lực, chính sách thuế, thủ tục hành chính v.v. Các doanh nghiệp cảng không

đủ khả năng cạnh tranh. Vì lẽ đó, Vân Phong phải được tập trung đầu tư bằng các

nguồn vốn khác nhau, nhưng chính sách của chính phủ là nhân tố quyết định.

2.2.3. Kiến nghị một số giải pháp cụ thể :

Qua một số nét nêu trên, để thực hiện được quy hoạch khu kinh tế Vân Phong mà

nòng cốt là cảng trung chuyển container quốc tế cần quan tâm giải quyết một số

vấn đề sau:

1. Đề nghị chính phủ tổ chức thực hiện tốt quyết định 92/2006 QĐ-TTg ngày

25/4/2006 của Thủ tướng chính phủ về quy chế quản lý “Khu kinh tế Vân

Phong” nhằm tạo vốn ban đầu xây dựng các cầu tàu cho loại tàu

12.000TEU trở lên.

2. Chính phủ quản lý tập trung chỉ đạo thực hiện quy hoạch, không nên chia

cho các doanh nghiệp như hiện nay.

3. Nguồn nhân lực cho khu kinh tế, đặc biệt cảng trung chuyển container

đóng vai trò quyết định cho thành công, cần sớm tổ chức đào tạ.

4. Phát triển khu kinh tế Vân Phong theo hướng “Thành phổ cảng biển” như

mô hình các nước đang triển khai những năm gần đây. Nòng cốt của thành

phố cảng chính là mô hình phát triển đồng bộ trong chuỗi cung ứng toàn

cầu.

Chín năm qua đi nhanh chóng, Vân Phong đến hôm nay đã có bóng dáng buổi

ban đầu của một “ Thành phố cảng biển” dù chỉ là những nét chấm phá…rất sơ

sài.

Khi phát lệnh khởi công hai cầu cảng “ KHỞI ĐỘNG” tại Đầm Môn, có sự

chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tại buổi lễ long trọng đó, ông

cũng được nghe “Vân Phong tình khúc” do ca sỹ Minh Huệ trình bày, nhạc

phẩm của Xuân Khang, trong đó có câu : “ Một tình yêu liệu có gặp thời…”.

Page 47: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Đó cũng là niềm vui của những người “si tình” với Vân Phong như tôi, nhưng

cũng là sự đợi chờ khắc khoải của việc quyết sách kịp thời của các cơ quan Nhà

Nước….

Trên đây là một số nét cơ bản, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ

sung, sửa đổi để dự án xây dựng cảng trung chuyển container Quốc tế tại Khu

kinh tế Vân Phong sớm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước

B. MỘT MÔ HÌNH TƯƠNG LAI VÀ HIỆN ĐẠI CỦA KHÁNH HÒA –

THÀNH PHỐ DU THUYỀN

1. TẠI SAO VIỆT NAM NÊN XÂY DỰNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

DU LỊCH BIỂN VỚI CƠ SỞ LÀ VỊNH VÂN PHONG?

Ông Ronald Unterburger

(Giám đốc điều hành Công ty Munich Messe International Khu vực Châu Á)

Tôi muốn chia sẻ với quý vị hai ý chính:

- Ngành công nghiệp du lịch biển đóng góp 34 tỷ Euro đối với sự

tăng trưởng kinh tế của Châu Âu.Đó là ngành công nghiệp phát

triển nhanh nhất trên thế giới với nhiều tác động tới các lĩnh vực

kinh tế khác.Với việc phát triển du lịch biển, Việt Nam có thể phát

triển một chiến lược cụm trong đó kết hợp nhiều yếu tố trong công

nghiệp du lịch. Vịnh Vân Phong chính là nơi phù hợp để phát triển

ngành du lịch biển của Việt Nam.

- Con Đường Tơ Lụa trên biển với vị anh hùng Marco Polo đại diện

cho một trong những truyền thuyết hấp dẫn nhất trong lịch

sử nhân loại. Nhờ vào vị trí địa lý cũng như di sản lịch sử, Việt Nam

có vị trí tuyệt vời để tận dụng huyền thoại về Con ĐườngTơ Lụa

Page 48: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

trên biển. Sẽ là một thành công lớn nếu Việt Nam xây dựng ngành

công nghiệp du lịch biển với thương hiệu Con Đường Tơ Lụa trên

biển. Và tôi đảm bảo với quý vị, ngành du lịch biển của Châu Âu

chắc chắn sẽ gia nhập Việt Nam.

1.1. Một góc nhìn về Ngành công nghiệp Du lịch biển của Châu Âu

1.1.1. Hoạt động Du lịch biển ở Châu Âu:

Một số điểm chính nổi bật của hoạt động du lịch biển ở châu Âu trong năm

2009 là:

Trong năm 2009 có 45 tuyến du lịch biển hoạt động ở Châu Âu, vận hành

124 tàu du lịch với công suất khoảng 127.000 giường. Ngoài ra còn có 64

tàu với công suất 76.600 giường của các hãng tàu không thuộc Châu Âu

hoạt động trong khu vực này.

Hơn 4.9 triệu người dân Châu Âu dăng ký dịch vụ du lịch biển, tăng 12.1%

so với năm 2008 và chiếm gần 29% số lượng khách du lịch biển trên toàn

thế giới.

Hơn 4.8 triệu khách du lịch biển khởi hành chuyến đi của họ từ các cảng ở

Châu Âu, tăng 3.2% so với năm 2008 và trong số đó 75% du khách có

quốc tịch Châu Âu.

Phần lớn số du khách này đến thăm các cảng thuộc Địa Trung Hải, biển

Ban-tic và các khu vực khác thuộc Châu Âu, đưa lượng du khách đến thăm

các thành phố cảng tại Châu Âu lên con số 23.8 triệu người, tăng 9.4% so

với năm 2008.

Page 49: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Ngoài ra, dự tính còn có khoảng 12.4 triệu thủy thủ đoàn đã cập bến các

cảng thuộc Châu Âu (Đây là năm đầu tiên số liệu về số thủy thủ đoàn cũng

như tổng số chi tiêu của họ được đưa vào nghiên cứu của chúng tôi)

Nhờ các hoạt động du lịch biển ở châu Âu và việc đầu tư vào các tàu du

lịch mới của ngành công nghiệp du lịch trên toàn cầu, ngành công nghiệp

này tạo ra các tác động kinh tế quan trọng trên khắp châu Âu.

Tác động kinh tế của ngành du lịch biển bao gồm những điều sau:

• 14.1 tỷ euro được chi tiêu trực tiếp bởi các hãng tàu, hành khách và thủy thủ

đoàn của họ,

• 34.1 tỷ euro tổng sản lượng,

• 296,288 việc làm, và,

• 9.0 tỷ euro bồi thường cho nhân viên.

Những tác động này là tổng các tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động phái sinh

của ngành công nghiệp du lịch biển.

Tóm lại, mỗi 1 tỷ euro tiêu dùng trực tiếp trong ngành công nghiệp du lịch biển

tạo ra:

• 2.42 tỷ euro sản lượng sản xuất, và

Page 50: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

• 21 việc làm với mức lương trung bình 30,000 euro.

1.1.2. Tác động kinh tế trực tiếp

Tác động kinh tế trực tiếp bao gồm việc sản xuất, sử dụng và bồi thường lao

động được tạo ra tại các doanh nghiệp Châu Âu, nơi cung cấp hàng hóa và

dịch vụ cho các hãng tàu và du khách của họ. Tác động trực tiếp cũng bao

gồm số tiền đền bù chi trả cho những nhân viên Châu Âu của các hãng tàu.

Năm 2009, ngành công nghiệp du lịch biển đã tạo ra chi phí tiêu dùng trực

tiếp là 14.1 tỷ euro. Chi phí này bao gồm những khoản sau:

4.6 tỷ euro được chi trả cho các xưởng đóng tàu Châu Âu để đóng các tàu du

lịch mới và bảo trì, tân trang lại các tàu đang hoạt động, giảm 13% so với năm

2008. Tăng trưởng trong việc đóng mới và bảo dưỡng tàu đã chậm lại

trong năm 2008 và sụt giảm vào năm 2009 do sự sụt giảm các đơn đặt

hàng mới trong năm 2007 và 2008 cuối cùng đã tác động đến các nhà máy

đóng tàu Châu Âu.

Trong năm 2009, có khoảng 21 tàu được đóng mới tại các xưởng đóng tàu

Châu Âu.

Cuối năm 2009, các xưởng đóng tàu Châu Âu đang trong giai đoạn thực hiện

hợp đồng đóng mới 26 tàu du lịch với tổng giá trị 15.4 tỷ euro, hoàn thành đến

năm 2012.

5.4 tỷ euro được chi trả bởi thủy thủ đoàn cho các doanh nghiệp Châu Âu cho

hàng hóa và dịch vụ phục vụ các hoạt động du lịch, tăng 6% so với năm 2008.

Các khoản chi tiêu chính bao gồm:

o Khoảng 480 triệu euro giá trị thực phẩm và đồ uống tiêu thụ và dự trữ trên

các tàu du lịch.

Page 51: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

o Ước tính khoảng 780triệu euro tiền hoa hồng đã được chi trả cho các đại lý

du lịch Châu Âu

o Ngành công nghiệp du lịch biển chi tiêu khoảng 1 tỷ euro cho các dịch vụ

kinh doanh và tài chính bao gồm: bảo hiểm, quảng cáo, kỹ thuật và các

dịch vụ chuyên nghiệp khác.

2.9 tỷ euro được chi trả bởi khách du lịch biển và thủy thủ đoàn. Chi tiêu của

du khách bao gồm du ngoạn trên bờ, chi phí khách sạn trước và sau chuyến đi,

vé máy bay và các hàng hóa khác mua tại các cảng đi và đến. Chi phí của thủy

thủ đoàn chủ yếu là hang hóa bán lẻ và thực phẩm, đồ uống. Tổng chi tiêu của

du khách tăng 3% so với năm 2008.

o Ngoài tiền vé máy bay, các du khách chi tiêu trung bình 70 euro tại các

thành phố cảng xuất phát.

o Ngoài ra, trung bình thủy thủ đoàn tiêu khoảng 60 euro tại mỗi cảng dừng

chân trong hành trình của họ.

1.2 tỷ euro tiền lương và thưởng được chi trả cho các công nhân, nhân viên

hành chính và thủy thủ đoàn người Châu Âu, tăng 3% so với năm 2008.

Các hãng tàu tuyển dụng khoảng 4.500 người Châu Âu làm việc tại các trụ sở

chính và văn phòng của họ.

Ngoài ra còn có khoảng 46.500 người quốc tịch Châu Âu làm việc trên các tàu

với tư cách là sỹ quan và thủy thủ đoàn.

Ba thành phần sau đây của tác động kinh tế trực tiếp của ngành công nghiệp du

lịch biển Châu Âu chiếm tới 80% tiêu dùng trực tiếp:

Thành phần sản xuất, dẫn đầu là công nghiệp đóng tàu, chiếm tới 49% chi tiêu

của ngành công nghiệp du lịch biển, 27% cho việc làm trực tiếp và 33% cho

bồi thường lao động trực tiếp.

Page 52: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Nhân viên Châu Âu của các hãng tàu chiếm 36% việc làm trực tiếp và 27%

tiền bồi thường.

Ngành Giao thông vận tải và Tiện ích bao gồm các nhà điều hành tour và đại

lý du lịch chiếm 22% chi phí trực tiếp và 14% việc làm trực tiếp

1.1.3. Tổng tác động kinh tế

Tổng tác động kinh tế là tổng các tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động phái

sinh. Tác động gián tiếp là kết quả của các chi tiêu bởi các doanh nghiệp trực tiếp

bị ảnh hưởng cho những hàng hoá và dịch vụ mà họ cần để hỗ trợ ngành công

nghiệp du lịch biển. Tác động phái sinh là kết quả của các chi tiêu của người lao

động chịu ảnh hưởng cho hàng hóa và dịch vụ cho gia đình họ. Do vậy, tác động

gián tiếp chủ yếu ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kiểu doanh- tới - doanh trong

khi tác động phái sinh chủ yếu ảnh hưởng tới ngành hàng tiêu dùng.

Tổng tác động kinh tế thường dàn trải đồng đều đối với các ngành công

nghiệp khác nhau hơn là tác động trực tiếp bởi tác động trực tiếp và phái sinh

ảnh hưởng tới các ngành phi du lịch. Ngoài ra ngành sản xuất (đứng đầu là

đóng tàu) và vận tải vẫn chiếm hơn một nửa tổng tác động kinh tế của ngành

du lịch biển đối với toàn Châu Âu.

Ngành Giao thông vận tải và Tiện ích, bao gồm cả nhân lực làm việc trong

các hãng tàu, chiếm 24% tổng sản lượng và 30% tổng số việc làm, 32% tổng

tiền bồi thường.

Ngành sản xuất, bao gồm cả công nghiệp đóng tàu, chiếm 34% tổng sản

lượng, 24% tổng số việc làm, 32% tổng tiền bồi thường chi trả bởi ngành công

nghiệp du lịch biển.

Ngành công nghiệp du lịch biển ở Châu Âu là một nguồn hoạt động kinh tế

năng động tạo ra các lợi ích kinh tế cho hầu như tất cả các ngành và các quốc

gia trên khắp châu Âu.

Page 53: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Du lịch biển ở Châu Âu tác động tới hầu hết mọi khía cạnh chính của ngành

công nghiệp bao gồm: cảng xuất phát, cảng dừng chân, đóng tàu, bảo dưỡng

tàu, đồ dự phòng, bán hàng và marketing, nhân lực làm việc trên tàu và các

trang thiết bị hành chính.

Năm 2009, hơn 4.9 triệu người dân Châu Âu đăng ký các tour du lịch biển

Năm 2009, du khách Châu Âu chiếm 29% tổng số du khách tham gia du lịch

biển trên toàn thế giới so với con số 22% vào 10 năm trước đó.

Hơn 4.8 triệu du khách xuất phát chuyến đi của họ từ các cảng Châu Âu, tăng

3.2% so với năm 2008, trong số đó khoảng 3.6 triệu người (77%) có quốc tịch

Châu Âu.

Phần lớn số du khách này đến thăm các cảng thuộc Địa Trung Hải, biển Ban-

tic và các khu vực khác thuộc Châu Âu, đưa lượng du khách đến thăm các

thành phố cảng tại Châu Âu lên con số 23.8 triệu người năm 2009, tăng 9.4%

so với năm 2008.

Ngoài ra, dự tính còn có khoảng 12.4 triệu thủy thủ đoàn đã cập bến các cảng

thuộc Châu Âu. Chi tiêu trực tiếp của các hãng tàu và hành khách của họ tại

Châu Âu giảm 1.2% so với năm 2008 xuống còn 14.1 tỷ euro vào năm 2009.

Du khách và thủy thủ đoàn đã chi tiêu khoảng 2.9 tỷ euro cho mua sắm tại các

cảng dừng chân, từ việc thuê phòng nghỉ đến mua sắm đồ trang sức, quần áo

và các vật dụng khác. Con số này tăng 5.2% so với năm 2008.

1.2. Huyền thoại về cong đường tơ lụa trên biển:

1.2.1. Huyền thoại về Marco Polo: Nhà thám hiểm nổi tiếng nhất

Page 54: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Marco Polo (Wikipedia)

Marco Polo (1254-1324) có lẽ là nhà thám hiểu phương Tây nổ tiếng nhất từng đi

qua Con Đường Tơ Lụa. Ông xuất xắc hơn tất cả nhứng nhà thám hiểm khác ở ý

chí, ghi chép cũng như ảnh hưởng của ông. Chuyến đi qua Châu Á của ông kéo

dài 24 năm. Ông đã đi xa hơn bất kỳ bậc tiền bối nào, qua Mông Cổ tới Trung

Quốc. Ông đã trở thành người bạn than thiết của Kublai Khan (1214-1294). Ông

đã đi qua toàn bộ Trung Quốc và khu vực Đông Á rồi trở về để tạo nên huyền

thoại vì đại nhất trong du hành thám hiểm.

Tuy nhiên, thành công to lớn nhất của Marco Polo được chính ông miêu tả trong

cuốn sách của mình:

"Tôi tin đó chính là ý nguyện của Chúa rằngchúng tôi nên quay trở lại, do vậy

con người có thể biết về những thứ tồn tại trên thế giới, vì, như đã nói ở

chương đầu của cuốn sách này, không một người nào khác, dù là người Cơ

Đốc giáo, người du mục, Mông Cổ hay ngoại đạo, từng khám phá thế giới

nhiều như Messer Marco, con trai của Messer Niccolo Polo, công dân tuyệt

vời và cao quý của thành Venice."

Page 55: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Theo dấu chân Marco Polo cũng cung cấp tư liệu về những nhà thám hiểm lớn:

Francis O’Donnell, một nhà cựu hàng hải, và Dennis Belliveau, một nhiếp ảnh

gia, đã từng lên đường theo dấu chân Marco Polo, những nhà thám hiểm thành

Venise, những người đã từng tới Trung Quốc để tìm kiếm tri thức cũng như báu

vật mà ông đã mang về, và họ đã mở rộng tầm nhìn của Châu Âu.

O'Donnell và Belliveau, những người đã chấp nhận một hiệp ước không hoàn

thành cuộc hành trình của họ trước khi nó kết thúc, muốn biết liệu Polo đã thực

sự tới tất cả những nơi và tận mắt chứng kiến những cảnh mà ông đã mô tả trong

cuốn sách. Chuyến đi của họ kéo dài hai năm và kết quả là tài liệu thú vị này. Bộ

phim được ra mắt vào tháng 11 năm 2008 (trên PBS).

Câu chuyện về Marco Polo đã được đưa lên màn ảnh trước đó và có thể còn

được sử dụng nhiều lần nữa trong tương lai. Bộ phim tiếp theo về những nhà

thám hiểm có thể được đạo diễn bởi Francis Lawrence (Tôi là huyền thoại) như

một tác phẩm thám hiểm nhượng quyền. Dự án phim đã có đạo diễn dựa trên sự

truyển chọn ngẫu nhiên của Adam Cooper và Bill Collage, những người sẽ viết

kịch bản dựa trên những chuyến phiêu lưu của Marco Polo.

Từ chủ đạo ở đây có lẽ là “thám hiểm”. Rất nhiều người cho rằng dự án của

Cooper/Collage được “thấy trước là thể loại phiêu lưu - viễn tưởng hơn là về tiểu

sử của một con người”, mà thực sự là khá thích hợp với giả thiết là một số truyện

về Marco Polo vẫn còn nghi vấn về nguồn tác giả. Cooper nói với giới thương

mại “Chúng tôi nhìn nhận điều này như một cái gì đó diễn ra ở phương Đông của

trí tưởng tượng của chúng tôi, ở giữa sự giao thoa văn hóa của phương Đông và

phương Tây”. Mà, Neil Gaiman có thể tiểu thuyết hóa hình ảnh Polo thành công,

vậy tại sao những người này lại không?

Marco Polo thành Venice đã dành 24 năm thám hiểm đến và sống ở triều Kublai

Khan, người cai trị đế chế Mong Cổ tại Trung Quốc. Ông trở lại Venice đúng lúc

thành phố này đang có chiến tranh với Genoa, và bị bắt giam trong một nhà tù

Genoa. Khi đó ông đã đọc lại các cuộc thám hiểm của mình cho một người bạn tù

Page 56: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

(người rất có thể đã thêm thắt các chi tiết vào câu chuyện của Polo) và cuối cùng

chúng được xuất bản với rất nhiều lần tái bản, dưới một số tựa đề bao gồm

Những chuyến du hành của Marco Polo và Il Milione. Dù rất có thể Marco Polo

đã mạo nhận những câu chuyện du hành của nhiều nhà thám hiểm khác,

cuốn sách của ông đã trở thành đại diện quan tọng của văn hóa Châu Á tại

Châu Âu. Ông và gia đình ông khó có thể là những người đầu tiên đến Trung

Quốc và Chăm pa, nhưng cuốn sách đã lan truyền những câu chuyện về

Trung Quốc và Chăm pa.

1.2.2. Huyền thoại hấp dẫn nhất về Con Đường Tơ Lụa Trên Biển

Dù có hư cấu hay không, những chuyến thám hiểm của ông đã thu hút độc giả

qua nhiều thế kỷ. Các tái bản tác phẩm của ông vẫn lên đến con số hàng trăm

trong vòng một thế kỷ sau cái chết của ông. Vào thời điểm đó, cuốn sách được

thừa nhận như một phần giải thích quan trọng nhất về thế giới bên ngoài Châu

Âu. Ngày nay có khoảng hơn 80 bản thảo copy với rất nhiều bản dịch bằng nhiều

thứ tiếng trên toàn thế giới.

Chúng ta thấy rằng, dưới mọi góc độ, Marco Polo là một người hùng trong thời

đại của ông. Ông có khả năng thấu hiểu các nền văn hóa hoàn toàn xa lạ. Vượt

qua hàng ngàn dặm, chủ yếu là trên lưng ngựa, qua những sa mạc chưa từng được

thám hiểm, qua những dốc núi cheo leo, tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt, với

động vật hoang dã và các bộ lạc rất đỗi nguyên sơ, cuốn sách của Marco Polo đã

trở thành tài liệu du hành thám hiểm có ảnh hưởng lớn nhất về Con Đường Tơ

Lụa được viết bằng một ngôn ngữ Châu Âu, và nó mở đường cho hàng ngàn du

khách phương Tây đến đây trong nhiều thế kỷ tới.

Ngày nay có cả một viện nghiên cuaur của các chuyên gia, tiến hành nghiên cứu

và xác thực về Marco Polo và các chuyến thám hiểm của ông. Phần lớn những

điều ông viết, bị nghi ngờ từ thời trung cổ, đã được khẳng định bởi các nhà thám

hiểm thế kỷ 18 và 19. Marco Polo nhận được nhiều sự kính trọng hơn trước kia

Page 57: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

bởi những nhân vật và đất nước kỳ diệu mà ông mô tả thực sự đã từng tồn tại.

Điều thú vị hơn nữa là cuốn sách có giá trị to lớn với các nhà sử học Trung Quốc

bởi nó giúp họ hiểu rõ hơn một số sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ 13, ví dụ

như các cuộc bao vây của Hsiangyang, cuộc thảm sát của Ch'angchou, và những

lần cố gắng chinh phục của Nhật Bản.

Tuy Marco Polo đã không được thừa nhận nhiều bởi các nhà địa lý học trong thời

của ông, nhưng một vài thông tin trong cuốn sách của ông vẫn được sử dụng

trong những bản đồ quan trọng thời hậu Trung Cổ, ví dụ Bản đồ Thế giới Catalan

năm 1375, và thế kỷ sau đó nó đã được đọc và nhận được sự quan tâm rất lớn của

Nhà hàng hải Henry và Columbus. Phương pháp đo lường khoảng cách của ông

bằng cách tính hành trình ngày hóa ra lại chứng minh với các thế hệ thám hiểm

sau là vô cùng chính xác. Theo Henry Yule, nhà địa lý học nổi tiếng: “Ông là nhà

thám hiểm đầu tiên đã theo đuổi một hành trình đi qua tất cả các kinh độ của

Châu Á, đặt tên mà mô tả từng vương quốc nối tiếp vương quốc…”. Ngày nay

những người đo vẽ bản đồ gọi công trình của ông là tiền thân của khoa học địa lý.

Cuốn sách của Marco Polo Mô tả thế giới (tiếng Italy là Il Milione hoặc dịch

ra là Những chuyến du hành của Marco Polo) kể về những cuộc phiêu lưu

của ông tới phương Đông. Vào thời điểm Marco Polo khởi hành từ Châu Âu

năm 1271, Việt Nam đang dưới thời trị vì của vua Trần Thánh Tông (1256-

1287).

Page 58: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Những cuộc du hành của Marco Polo (1271-1295). Tấm bản đồ không rõ nguồn

này của Nga đăng trên Wikipedia thể hiện hành trình của ông dọc theo bờ biển

Việt Nam. Nó cũng thể hiện hành trình của ông qua vùng Tây Nam Trung Quốc

và Bắc Miến Điện hiện nay nhưng không thể hiện việc ông có đi qua miến Bắc

Việt Nam

1.2.3. Việt Nam và Con Đường Tơ Lụa Trên Biển:

Nhưng giờ chúng ta sẽ bỏ qua vấn đề này, và tôi sẽ nói về những đặc điểm của

Vương quốc Chăm Pa.

Marco Polo viết về Chăm Pa: “Bạn nên biết rằng ở vương quốc đó không người

phụ nữ nào được phép kết hôn cho đến khi được nhà vua xem mặt; nếu làm nhà

vua hài lòng, người sẽ đưa người phụ nữ đó về làm vợ; nếu không, người sẽ ban

cho cô một của hồi môn để đi lấy chồng. Vào năm thiên chúa 1285, Messer

Marco Polo đã có mặt tại đất nước đó, và vào thời điểm đó nhà vua có 326 người

con cả trai lẫn gái, trong đó ít nhất có 150 đứa trẻ còn đang ẵm ngửa.

Page 59: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Vương quốc Indrapura (Mỹ Sơn)

Vương quốc Vijaya (Qui Nhơn)

Page 60: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Vương quốc Kauthara (Nha Trang)

Page 61: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Vương quốc Panduranga (Phan Rang)

Page 62: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

Có một số lượng rất lớn voi sống ở Vương quốc này, chúng có môi trường sống

rộng rãi. Nơi đây cũng có những khu rừng rộng lớn trồng nhiều loại cây gỗ đen

tuyền gọi là cây Bonus, loại gỗ dùng để sản xuất quân cờ và hộp bút. Nhưng

không có nhiều điều để chia sẻ, chúng ta sẽ tiếp tục.

Vương quốc Champa (Thế kỷ 13 - 14)

Bản đồ khu vực Đông Ấn và Đông Nam Á (Amsterdam, 1635)

Kết luận:

- Nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam rất thuận

lợi để xây dựng ngành công nghiệp du lịch biển, ngành phát triển nhanh

nhất trong khu vực và trên thế giới. Ngành du lịch biển sẽ tạo ra một

ngành công nghiệp hợp nhất với nhiều tác động tới các thành phần

khác, lái nền kinh tế theo hướng nền kinh tế dịch vụ.

Page 63: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Hoa... · nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, ... các chương trình chỉnh

- Việt Nam vốn là một vùng đất tuyệt vời trong suốt quá trình lịch sử, nơi

thu hút rất nhiều nền văn hóa và văn minh rất lâu trước thời đại toàn cầu

hóa. Đây từng là vùng đất của vương quốc Ấn hóa đầu tiên Phù Nam,

rất nhiều vương quốc Chăm Pa từng tồn tại dọc theo bờ biển Việt Nam,

công cuộc khai hoang của người Việt về phía Nam. Vùng đất này cũng

giàu tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa, và Vịnh Vân Phong nằm

ở trung tâm của những tài nguyên này.

- Con Đường Tơ Lụa Trên Biển nối hai đầu của lục địa Á Âu: Thành

Venice ở Châu Âu và Giao Chỉ ở Nam Trung Quốc, nơi trước đây

thuộc về vương quốc Nam Việt, sau này hình thành nên nước Việt

Nam. Việc khôi phục Con Đường Tơ Lụa trên biển sẽ củng cố vị trí của

Việt Nam trên bản đồ thế giới. Việt Nam đã từng và sẽ lại trở thành

trung tâm giao thương trong thời đại thương mại mới.

- Với tư cách là một doanh nhân đã làm việc ở Châu Á trong 20 năm, tôi

nhận thấy tiềm năng to lớn của việc Việt Nam trở thành trung tâm của

ngành du lịch biển ở Đông Nam Á trong vòng một thập kỷ, đến năm

2020. Tôi có thể hỗ trợ với việc xác định một chiến lược cụm cùng với

nguồn lực toàn cầu tham dự Triển lãm Thương mại Quốc tế tại Munich

để phát triển ngành công nghiệp ưu thế này trong thập kỷ tới.