55
BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO Tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2018 và triển khai Kế hoạch năm 2019 Phần thứ nhất TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2018 I. BỐI CẢNH Ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai kế hoạch năm 2018 trong điều kiện khá thuận lợi về thời tiết, tuy nhiên, cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, đó là: (1) Tiêu thụ nông sản phải cạnh tranh gay gắt bởi nhiều quốc gia cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu và chịu tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; (2) Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, nhất là nguy cơ xâm nhập dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam; (3) Những yếu kém nội tại về sản xuất nhỏ, phân tán, mặc dù đã được khắc phục nhiều, nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, Ngành đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân trên cả nước; sự đồng hành của các cơ quan truyền thông, báo chí đã tạo sự đồng thuận của cả xã hội, thống nhất cao trong toàn ngành, nỗ lực bám sát thực tiễn, vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai quyết liệt cơ cấu lại ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, phát triển sản xuất kinh doanh, đạt và vượt các mục tiêu kế hoạch đề ra, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước, bảo đảm an sinh xã hội. 1

Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁOTổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển

nông nghiệp, nông thôn năm 2018 và triển khai Kế hoạch năm 2019

Phần thứ nhấtTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2018

I. BỐI CẢNH

Ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai kế hoạch năm 2018 trong điều kiện khá thuận lợi về thời tiết, tuy nhiên, cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, đó là: (1) Tiêu thụ nông sản phải cạnh tranh gay gắt bởi nhiều quốc gia cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu và chịu tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; (2) Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, nhất là nguy cơ xâm nhập dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam; (3) Những yếu kém nội tại về sản xuất nhỏ, phân tán, mặc dù đã được khắc phục nhiều, nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế.

Trong bối cảnh đó, Ngành đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân trên cả nước; sự đồng hành của các cơ quan truyền thông, báo chí đã tạo sự đồng thuận của cả xã hội, thống nhất cao trong toàn ngành, nỗ lực bám sát thực tiễn, vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai quyết liệt cơ cấu lại ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, phát triển sản xuất kinh doanh, đạt và vượt các mục tiêu kế hoạch đề ra, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước, bảo đảm an sinh xã hội.

II. KẾT QUẢ CHÍNH

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018, các Nghị quyết chuyên đề, Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng; ngay từ đầu năm, Bộ đã chủ động xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ; Kế hoạch thực hiện phương án tăng trưởng ở mức cao và đề ra các giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị để tập trung thực hiện. Cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất toàn ngành năm 2018 tăng 3,86% so với năm 20171; trong đó, nông nghiệp tăng 2,91%, lâm nghiệp tăng 6,09%, thuỷ sản tăng 6,5%; GDP nông lâm thủy sản tăng 3,76%2 đạt mức

1Năm 2016, tăng trưởng GTSX NLTS tăng 1,44%; GDP toàn ngành đạt 1,36%. Năm 2017 GTSX tăng 3,16%, GDP ngành tăng 2,9%; trong đó nông nghiệp đạt 2,07%, lâm nghiệp tăng 5,14%, thủy sản tăng 5,54%.2 GDP toàn ngành qua các năm: Năm 2012 tăng 2,92%, năm 2013 tăng 2,63%, năm 2014 tăng 3,44%, năm 2015 tăng 2,41%, năm 2016 tăng 1,36%, năm 2017 tăng 2,90%.

1

Page 2: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

cao nhất trong 7 năm gần đây (trong đó nông nghiệp tăng 2,89%, lâm nghiệp tăng 6,01%, thủy sản tăng 6,46%). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 42,4%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 40,02 tỷ USD.

Những kết quả nổi bật đạt được là:1. Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp, hiệu quả hơn gắn

với nhu cầu thị trường, tăng tỷ trọng ngành, sản phẩm NLTS có lợi thế và giá trị cao, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm

Năm 2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ động phối hợp với các địa phương chỉ đạo chặt chẽ mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí cơ cấu giống phù hợp với diễn biến thời tiết và tín hiệu của thị trường; tăng cường kiểm soát dịch bệnh. Vì vậy, sản lượng các loại nông sản tăng mạnh, đáp ứng dồi dào nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp; khuyến khích phát triển sản xuất quy mô lớn, hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất,...Nhờ đó, cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế. Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm có sự thay đổi rõ nét, tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như: thủy sản (tôm nước lợ); rau, hoa, quả nhiệt đới; đồ gỗ và lâm đặc sản. Đồng thời, giảm các ngành hàng, sản phẩm đang có xu hướng tăng cung, giá thấp (cây công nghiệp); tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao trong tổng sản lượng sản xuất và hàng xuất khẩu.

a) Trồng trọtNăm 2018, các địa phương đã chuyển đổi được khoảng 105 nghìn ha gieo

trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả và các cây màu, cây làm thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Đã tập trung cải tạo cơ cấu giống và áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao và hàng chế biến, giá trị gia tăng cao. Đồng thời, tăng cường sử dụng giống chất lượng cao và tổ chức sản xuất theo mô hình “cánh đồng lớn” không chỉ trên lúa mà còn trên các đối tượng cây rau màu khác; đẩy mạnh áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP.

- Sản xuất lúa: tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao (điều này thể hiện rõ nét thành công của cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo thời gian qua). Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm gần 80% gạo xuất khẩu, vì vậy đã nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 452 USD/tấn năm 2017 lên 502 USD/tấn năm 2018, tương đương và có thời điểm còn cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan. Diện tích sản xuất lúa đạt 7,57 triệu ha, giảm 134 ngàn ha; năng suất bình quân đạt 58,1 tạ/ha, tăng khoảng 2,6 tạ/ha, sản lượng lúa cả năm ước đạt 44,0 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn (+2,9%) so với năm 2017.

- Rau màu: Diện tích rau các loại đạt khoảng 961 nghìn ha, tăng 23,3 nghìn ha so với năm 2017; sản lượng ước đạt 17,1 triệu tấn, tăng 622,4 nghìn tấn. Diện tích đậu các loại đạt gần 142,3 nghìn ha, giảm 7,1 nghìn ha; sản lượng 155 nghìn tấn, giảm 8,1 nghìn tấn: Diện tích gieo trồng ngô ước đạt 1,039 nghìn ha, bằng 94,5% cùng kỳ năm trước, sản lượng đạt 4,9 triệu tấn, giảm 4%; diện tích khoai lang 117,8 nghìn ha, giảm 4%; diện tích lạc 185,7 nghìn ha, giảm 5%; diện tích đậu tương 53,1 nghìn ha, giảm 22,3%.

2

Page 3: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

- Cây công nghiệp dài ngày: Diện tích cà phê đạt khoảng 688,4 nghìn ha, tương đương năm 2017, sản lượng cà phê nhân xấp xỉ 1,62 triệu tấn, tăng 49 nghìn tấn; cao su đạt khoảng 965 nghìn ha, giảm 4,3 nghìn ha, sản lượng mủ khô đạt 1,14 triệu tấn, tăng 47,4 nghìn tấn; chè đạt 123,7 nghìn ha, sản lượng búp đạt 987,3 nghìn tấn, tăng 15,3 nghìn tấn; hồ tiêu đạt 149 nghìn ha, sản lượng 255,4 nghìn tấn, tăng 2,8 nghìn tấn; điều đạt khoảng 302 nghìn ha, tăng 4,5 nghìn ha, sản lượng điều thô đạt 260,3 nghìn tấn, tăng 44,5 nghìn tấn.

- Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả các loại tăng mạnh đạt 950,1 ngàn ha, sản lượng đạt 8,8 triệu tấn. Sản lượng và chất lượng các loại cây ăn quả chủ lực, có lợi thế của cả nước và từng vùng đều tăng mạnh, một số loại cây tăng mạnh như: xoài tăng 5,7%; cam tăng 9,1%; bưởi tăng 12,2%; nhãn tăng 8,4%; vải tăng 60,6%.

Các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường (như VietGAP, Global GAP...) được phổ biến nhân rộng; có 1.845 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận VietGAP với diện tích 80.284 ha (tăng 61.071 ha), trong đó: cà phê là 200 ha, chè 3.924 ha; lúa 3.760 ha, cây ăn quả 67.580 ha, rau 4.820 ha. Ở nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch để nâng cao chất lượng, giá trị và đảm bảo an toàn thực phẩm…

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến và làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên, sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao tăng, nên năm 2018, giá trị sản xuất trồng trọt tăng 2,52%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (2,5%).

b) Chăn nuôiChăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang

trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao được mở rộng; nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ đã hình thành và đang được phổ biến, nhân rộng; năng suất, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm chăn nuôi được cải thiện.

Cơ cấu lại đối tượng vật nuôi, xác định rõ thứ tự ưu tiên về loại sản phẩm chính từ chăn nuôi lợn, gà, bò thịt, bò sữa. Trên cơ sở điều kiện vùng miền và các đối tượng nuôi cụ thể, Bộ và các địa phương đã và đang chỉ đạo cơ cấu lại vùng chăn nuôi theo hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi quy mô lớn, theo chuỗi; duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng phải áp dụng khoa học công nghệ hoặc phát triển chăn nuôi hữu cơ. Chăn nuôi công nghiệp công nghệ cao có xu hướng phát triển mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mạnh cho lĩnh vực chăn nuôi, áp dụng CNC hoặc chăn nuôi theo chuỗi, khép kín từ con giống, vật tư đầu vào đến sản xuất và chế biến, tiêu thụ. Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng năm 2018 đạt 20,2 triệu tấn, từng bước giúp chủ động đầu vào cho lĩnh vực chăn nuôi.

Các địa phương đã chỉ đạo xây dựng được nhiều mô hình liên kết, như sản xuất thịt lợn theo chuỗi khép kín phục vụ thị trường trong nước và định hướng xuất khẩu ở Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh... Nhiều công ty, tập đoàn lớn như Tập đoàn TH, DABACO, Thái Dương, Tập đoàn Hoà Phát, Tập đoàn Hùng Vương… đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực chăn nuôi, xây dựng các trang trại chăn nuôi tập trung áp dụng công nghệ cao hoặc chăn nuôi khép kín từ giống, vật tư đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ.

Chăn nuôi nông hộ tiếp tục phát triển với quy mô ngày càng lớn. Hoạt động sản xuất chăn nuôi nhìn chung thuận lợi. Tuy đầu năm bị ảnh hưởng của đợt rét đậm kéo dài, nhưng do được dự báo trước và Bộ đã kịp thời phối hợp với các địa

3

Page 4: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

phương hướng dẫn người chăn nuôi chuẩn bị phòng, chống tốt nên thiệt hại không đáng kể; dịch bệnh trên vật nuôi được khống chế tốt, chủ yếu xảy ra nhỏ lẻ (hộ gia đình); thị trường tiêu thụ và giá các sản phẩm thịt bò, gia cầm ổn định; chăn nuôi lợn có dấu hiệu phục hồi nhanh ở những tháng cuối năm khi giá thịt lợn hơi tăng cao3. Một số sản phẩm chăn nuôi bước đầu đã xuất khẩu được sang những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm4.

Nhờ vậy, chăn nuôi bò, gia cầm, lợn đều tăng: Đàn lợn đạt 28,1 triệu con, tăng 2,7%; đàn gia cầm đạt khoảng 409 triệu con, tăng 6,1%, đàn bò 5,8 triệu con, tăng 2,6%, nhất là bò sữa đạt 345 nghìn con, tăng 14,4%; đàn trâu đạt 2,42 triệu con, giảm 2,7%. Cả năm sản lượng thịt hơi các loại đạt 5,31 triệu tấn, tăng 2,1%; sản lượng sữa tươi đạt 960,7 nghìn tấn, tăng 9%. Trong đó thể hiện rõ xu hướng chuyển đổi cơ cấu về chất: Tỷ lệ lợn lai, lợn ngoại đạt 93%; tỷ lệ bò lai tăng lên 62,5% năm 2018 (năm 2015 chỉ đạt 56,7%), đàn bò sữa tăng lên 345 ngàn con. Giá trị sản xuất chăn nuôi ước tăng khoảng 3,98%, cao hơn mức kế hoạch đề ra (2,1%).

c) Thủy sảnBộ đã tập trung chỉ đạo thực hiện cơ cấu lại thủy sản và triển khai mạnh mẽ

các chính sách phát triển thủy sản, đồng thời thời tiết và ngư trường thuận lợi nên khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng trưởng khá. Cụ thể:

Về khai thác: Cơ cấu đội tàu tiếp tục có sự chuyển dịch mạnh, theo hướng giảm dần tàu công suất nhỏ khai thác ven bờ, tăng dần loại tàu có công suất trên 90CV khai thác xa bờ. Số lượng tàu có công suất trên 90CV tăng từ 32.878 tàu năm 2017 lên 36.500 tàu năm 2018 (tăng 11%). Đã có 12.000 tàu cá được quản lý thông qua giám sát hành trình hoạt động do được lắp đặt hệ thống thiết bị liên lạc trên tàu và trạm bờ, chiếm trên 39,2% tổng số tàu khai thác xa bờ.

Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất trên biển đã được tổ chức lại theo mô hình hợp tác đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ; tổ chức sản xuất theo chuỗi và phát triển tổ chức sản xuất hợp tác, tổ đội liên kết các tàu khai thác thành các tổ, đội sản xuất bước đầu đã thu hút được đông đảo ngư dân do có hiệu quả rõ rệt và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và an toàn tàu cá.

Về nuôi trồng: Điều chỉnh cơ cấu nuôi hợp lý, phát triển các vùng nuôi tôm, cá tập trung ứng dụng CNC, công nghệ thân thiện với môi trường; phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực tôm, cá tra.

Lực lượng Kiểm ngư tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cao năng lực. Trong năm, có nhiều giải pháp tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm ngư để hỗ trợ ngư dân, tuyên truyền nâng cao ý thức cho ngư dân về khai thác theo luật pháp và góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Như vậy, tổng sản lượng thủy sản năm 2018 ước đạt 7,75 triệu tấn, tăng 6,1%; trong đó khai thác đạt 3,6 triệu tấn, tăng 5,3%; nuôi trồng đạt 4,15 triệu tấn, tăng 6,7 %. Sản lượng tôm các loại đạt khoảng 804 nghìn tấn (tăng 8,0%), cá tra đạt khoảng 1.418 nghìn tấn (tăng 10,3% so với năm 2017), các đối tượng nuôi khác vẫn tiếp tục tăng... Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng 6,5%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (5,29%), trong đó, nuôi trồng tăng 6,86%.

3 Giá thịt lợn trong Quý II đã tăng, có thời điểm đạt mức trên 50.000 đ/kg

4 Xuất khẩu thịt gà đang tăng trưởng tốt và đầy triển vọng trong thời gian tới; sáu tháng đầu năm lượng thịt gà xuất khẩu gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2017 (bình quân mỗi tháng có 4 - 5 container thịt gà được xuất khẩu sang Nhật Bản).

4

Page 5: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

d) Lâm nghiệpNăm 2018, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại lâm nghiệp, tập trung thực hiện

các giải pháp khoanh nuôi, bảo vệ rừng; đẩy mạnh trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất và chất lượng rừng; thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng; khai thông thị trường quốc tế cho xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản. Nhằm tăng cường quản trị rừng, chống khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp xuất khẩu sang EU, trong năm Việt Nam và EU đã chính thức ký kết VPA/FLEGT5.

Đã tập trung thực hiện mạnh các giải pháp bảo vệ và chăm sóc rừng; tuyên truyền và hướng dẫn người dân chuyển từ rừng trồng thu hoạch gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đạt trên 600 nghìn ha năm 2018. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC tăng từ 134.980 ha năm 2015 lên 245.061 ha năm 2018. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung tăng lên, đạt 18,5 triệu m3, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ (trước năm 2010 chỉ đáp ứng được khoảng 20%). Nhiều địa phương xây dựng các mô hình về kinh tế hợp tác, liên kết theo chuỗi sản phẩm, quản lý rừng bền vững trong lâm nghiệp. Qua đó, lợi nhuận của các hộ gia đình chủ rừng tăng thêm từ 25 - 30%.

Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây đạt 85%. Các địa phương đã tích cực triển khai Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020, trong năm 2018 trồng mới được 2.400 ha rừng phòng hộ ven biển.

Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trong năm, đã trồng thay thế được 3.785 ha rừng. Lũy kế đến hết năm 2018, cả nước đã trồng được 58.674 ha rừng thay thế, đạt 86% tổng diện tích phải trồng, trong đó 25.443 ha là trồng bù diện tích chuyển sang công trình thủy điện, đạt 114% (cơ bản hoàn thành Nghị quyết 62/2013/QH13 của Quốc hội) và 17.735 ha do chuyển sang mục đích kinh doanh, 15.496 ha do xây dựng công trình công cộng.

Các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường; ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật nên rừng được bảo vệ tốt hơn. Cả năm, tổng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 808 ha.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục phát huy hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Thu dịch vụ môi trường rừng tăng từ 1.300 tỷ đồng (năm 2015) lên 1.709 tỷ đồng (năm 2017) và lên 2.850 tỷ đồng (năm 2018).Ước cả năm, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 225.000 nghìn ha; tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 41,65%; sản lượng gỗ khai thác cả năm đạt 12,8 triệu m3, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước tăng 6,09%.

đ) Diêm nghiệpNăm 2018, thời tiết thuận lợi cho sản xuất muối, Bộ tiếp tục triển khai các

giải pháp phát triển ngành muối, chuyển đổi những diện tích sản xuất kém hiệu quả sang nuôi thủy sản; cải tạo nâng cấp các đồng muối hiện có, tạo điều kiện cho diêm dân nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành muối, nâng cao thu nhập; nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng giá trị kinh tế. Nhờ vậy, cơ cấu sản phẩm muối đã có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng muối

5 Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản.

5

Page 6: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

công nghiệp đạt 34,5%, tăng 3,3% so với năm 2017; có 37% diện tích sản xuất muối áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, tăng 3% so với năm 2017. Diện tích muối cả năm đạt 13.417 ha, giảm 1,27% so với năm 2017; sản lượng đạt 1 triệu tấn, tăng 64,2% so với năm 2017 và tăng 30% so với kế hoạch.

e) Công nghiệp chế biến Năm 2018, Bộ tiếp tục triển khai Đề án “Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông

lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch”; xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương tổ chức sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng cường chế biến sâu các sản phẩm có lợi thế thị trường và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng. Ban hành và triển khai Đề án “Phát triển mía đường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, xây dựng Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường giai đoạn 2018 - 2020; đang xây dựng Đề án cơ cấu lại ngành mía đường theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh cao.

Cùng với sự tác động của nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ đã từng bước được nâng cao năng lực, một số tập đoàn kinh tế lớn đã chú trọng đầu tư vào chế biến sản phẩm nông nghiệp (năm 2018 có 16 nhà máy chế biến rau quả, thịt lợn, gia cầm hiện đại với tổng mức đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng được khởi công và khánh thành ), giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng các mặt hàng nông sản, lâm, thủy sản. Nhờ vậy, mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo đã giảm xuống còn dưới 10%...). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94% (tăng 1% so với năm 2017; vùng ĐBSCL đạt 98%); khâu gieo, cấy lúa gieo bằng công cụ xạ hàng và cấy đạt 42%; khâu chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật (lúa, mía, chè) đạt 77%; khâu thu hoạch lúa 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%). Mức độ tăng trưởng số lượng máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp tăng 2% so với năm 2017.

2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được mở rộng cả về ngành hàng và sản phẩm, chú trọng thị trường trong nước; tháo gỡ nhiều rào cản thương mại, xuất khẩu NLTS đạt kỷ lục mới

Năm 2018, Bộ tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về phát triển thị trường nước ngoài, ưu tiên những thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao, tháo gỡ rào cản, vướng mắc cho xuất khẩu; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường trong nước, tăng niềm tin của người tiêu dùng về nông sản sản xuất trong nước, kích cầu tiêu dùng. Tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường để kịp thời định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản, những mặt hàng tăng trưởng giá trị xuất khẩu tốt so với cùng kỳ năm 2017 là gạo tăng 15,3%, rau quả tăng 8,9%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 15,1%, thủy sản tăng 8,5% (trong đó cá tra mạnh 27,6%)...

Tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu, liên kết chuỗi giá trị nông sản; tổ chức các hội chợ nông sản, thực phẩm an toàn và đẩy mạnh truyền thông... nên tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu tăng mạnh. Theo dõi sát sao diễn biến giá cả, tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ lực phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Tổ điều hành thị trường trong nước về cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu.

6

Page 7: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

Đã tổ chức được nhiều diễn đàn, hội chợ, triển lãm và lễ công bố xuất khẩu các nông sản sang thị trường các nước6; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, các địa phương thực hiện các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong nước. Do vậy, hầu hết các loại nông sản được tiêu thụ kịp thời, giá ổn định ở mức có lợi cho nông dân.

Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước, tiêu thụ kịp thời nông sản cho người dân, khắc phục tình trạng dư thừa, giá giảm, gây thiệt hại cho người sản xuất; dự báo và xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ nông sản chính (vải, nhãn, cam, thanh long...); xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các cam kết trong các FTAs; tổ chức khảo sát thị trường, kết nối giao thương và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường quốc tế như: Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Indonesia, Mỹ, Pháp, Châu Âu, ASEAN, Nhật Bản, Thuỵ Sỹ, Úc, Hà Lan... để tìm hiểu, đánh giá tiềm năng khai thác cơ hội của các hiệp định thương mại song phương và đa phương đem lại, tháo gỡ các rào cản thương mại7, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông phổ biến đến người dân, doanh nghiệp về các quy định mới của các nước đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Điểm nổi bật trong công tác xúc tiến thương mại tại thị trường quốc tế trong năm là sự nỗ lực tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại 2 khu vực thị trường lớn Trung Quốc và EU: Tại thị trường Trung Quốc đã tổ chức 06 đoàn công tác sang làm việc với các cơ quan chức năng kết hợp tổ chức/tham gia các hoạt động XTTM giới thiệu quảng bá sản phẩm nông sản. Tại thị trường EU đã chuyển hướng tiếp cận mới cho việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thông qua các hoạt động tăng cường sự hiện diện của nông sản Việt Nam tại các siêu thị lớn và chợ đầu mối quan trọng của Pháp và Châu Âu. Bên cạnh việc tập trung cho 02 thị trường trên, đã tổ chức các hoạt động XTTM quảng bá nông sản tại Nga, Séc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước thuộc ASEAN và hoạt động thúc đẩy thương mại, giải quyết vướng mắc cho cá da trơn tại Hoa Kỳ.

Triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế, đàm phán và ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong kiểm dịch, bảo vệ thực vật, vệ sinh ATTP. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về pháp lý trong tranh chấp thương mại, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế.

Đến nay, nhiều rào cản về thị trường nông sản xuất khẩu đã được tháo gỡ kịp thời; tăng cường cung cấp thông tin chính thống về nông sản sạch, an toàn và quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn tiên tiến đến các thị trường nhập khẩu để người tiêu dùng nước ngoài hiểu rõ và tin cậy hơn đối với nông sản Việt Nam.

6 Trong năm đã tổ chức có hiệu quả 13 hội chợ triển lãm về nông nghiệp; ngoài ra, tiếp tục duy trì tổ chức tốt 02 Hội chợ lớn của ngành là “Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 18 - AgroViet 2018” tại Đà Nẵng và “Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2018” tại Hà Nội. Đã chủ động, sáng tạo phối hợp với các địa phương sớm dự báo và xây dựng phương án tối ưu hỗ trợ tiêu thụ kịp thời nhiều nông sản theo mùa vụ cho người dân, như tổ chức tốt các hội nghị, diễn đàn kết nối tiêu thụ và quảng bá nông sản (vải thiều tại các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang; nhãn tại tỉnh Hưng Yên, Sơn La; na tại tỉnh Lạng Sơn; cây có múi tại tỉnh Hòa Bình; kết nối tiêu thụ các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn; xúc tiến xuất khẩu hàng thủy sản và rau quả sang thị trường Trung Quốc tại Quảng Ninh...).7 Liên minh Châu Âu (EU) đối với vấn đề thẻ vàng đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào EU… Xây dựng ấn phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (Tiếng Anh và tiếng Việt) phục vụ XTTM trong và ngoài nước nước; hỗ trợ phát triển một số thương hiệu nông sản chủ lực (tôm, cá tra, cà phê…)

7

Page 8: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, xuất khẩu nông sản tăng cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt khoảng 40,02 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017; trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước đạt 19,51 tỷ USD, tăng 1,4%; thuỷ sản ước đạt 9,01 tỷ USD, tăng 8,5%; đồ gỗ và lâm sản ước đạt 9,3 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2017. Thặng dư thương mại ước đạt 8,7 tỷ USD.

3. Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới, phát triển cả về số lượng, chất lượng và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, công ty nông, lâm nghiệp: Năm 2018, Bộ đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới DNNN và hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, đã cổ phần hóa thành công 13 Tổng công ty, Công ty trực thuộc, Tập đoàn CN Cao su VN, 03 doanh nghiệp thuộc Viện, Trường. Hoàn thành thoái 100% vốn nhà nước tại TCT Mía đường II- CTCP (năm 2017 không có doanh nghiệp thoái vốn). Đã hoàn thành chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - CTCP, Công ty CP XD và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi về SCIC (năm 2017 không có doanh nghiệp chuyển giao); chuyển giao quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với 5 doanh nghiệp (Tập đoàn CN Cao su VN và 04 Tổng công ty: Lương thực miền Bắc, Lương thực miền Nam, Cà phê Việt Nam, Lâm nghiệp Việt Nam) về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý.

Phối hợp triển khai thực hiện 40/41Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới 252 công ty nông, lâm nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay, có 19/21 công ty hoàn thành TCC theo mô hình CT TNHHMTV 100% vốn nhà nước; 59/60 công ty hoàn thành chuyển đổi thành CT TNHHMTV lâm nghiệp 100% vốn nhà nước; 5/5 công ty hoàn thành chuyển đổi sang mô hình BQL rừng; 42/102 công ty hoàn thành cổ phần hóa; 12/38 công ty hoàn thành chuyển thành CT TNHH 2 TV trở lên; 24/28 công ty giải thể.

Nhìn chung, sau khi được cổ phần hóa, đổi mới mô hình hoạt động, các doanh nghiệp, công ty nông, lâm nghiệp đã hoạt động hiệu quả hơn.

- Về phát triển kinh tế hợp tác: Năm 2018, Bộ tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật HTX, phát triển HTX và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX NN hoạt động hiệu quả giai đoạn 2017 - 2020 (Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018), triển khai kế hoạch thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ về làm việc tại HTX NN (mỗi địa phương chọn 3-5 HTX để thí điểm); trình Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…

Số lượng HTX, trang trại nông nghiệp tiếp tục tăng; hoạt động theo luật và dần thích nghi với cơ chế thị trường. Đến hết năm 2018, cả nước đã có 39 liên hiệp HTX nông nghiệp, 13.400 HTX nông nghiệp, tăng 14,6% so với năm 2017; trong đó có 55% số HTX hoạt động hiệu quả (năm 2017 là 33%), tỷ lệ HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ nông sản cho xã viên tăng từ dưới 10% trước đây lên 20,5%. Số HTX nông nghiệp thành lập mới sau 6 năm thực hiện Luật HTX là 5.816 HTX, riêng năm 2018 là có 1.935 HTX (tăng 63% so với năm 2017). Năm 2018, cả nước có 35.500 trang trại theo tiêu chí mới, tăng 1.500 trang trại so với năm 2017; các trang trại ngày càng sử dụng nhiều đất đai, lao động và sản xuất lượng nông sản hàng

8

Page 9: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

hóa lớn; tổ chức sản xuất theo chuỗi, hợp tác liên kết quy mô lớn tiếp tục được nhân rộng ở các lĩnh vực và nhiều địa phương.

Đến nay, hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị đã trở lên khá phổ biến, cả nước có 6.800 mô hình với khoảng 1 triệu ha diện tích liên kết sản xuất (tăng 125 nghìn ha so với năm 2017) và nhiều cơ sở sản xuất chăn nuôi, thủy sản được tổ chức sản xuất theo hình thức liên kết. Tổ chức liên kết theo chuỗi đã khẳng định hướng đi đúng đắn của nền sản xuất hiện đại.

- Về phát triển doanh nghiệp nông nghiệp: Lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hơn, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Năm 2018, số doanh nghiệp NLTS thành lập mới là 2.200 doanh nghiệp, tăng 12,3% so với năm 2017 , nâng tổng số doanh nghiệp NN lên 9.235 doanh nghiệp8 (tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp là 17,8 tỷ đồng/doanh nghiệp (cao hơn trung bình của cả nước là 10,2 tỷ đồng/doanh nghiệp; NLTS là một trong 2 lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động cao hơn đáng kể so với lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng). Bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng CNC, như Nafoods, TH, Dabaco Việt Nam, Masan, Lavifood, Công ty TPXK Đồng Giao, Thương mại và đầu tư Biển Đông...

- Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn tiếp tục phát triển theo cơ chế thị trường và đang có sự chuyển dịch hiệu quả hơn, tăng dần số hộ làm các ngành công nghiệp và dịch vụ; số hộ làm nông lâm thủy sản chiếm dưới 53,7%, đã giảm 8,5 điểm phần trăm so với năm 2011. Trong nông nghiệp, số hộ gia đình đầu tư sản xuất quy mô lớn, hàng hóa và tham gia liên kết cũng khá phổ biến, với trên 25,5 ngàn hộ tham gia liên kết sản xuất với các đơn vị sản xuất được cấp chứng nhận VietGAP và 619,3 ngàn hộ tham gia liên kết sản xuất theo cánh đồng lớn.

4. Khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao được chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất nộng nghiệp

Điều chỉnh cơ cấu các nhiệm vụ khoa học công nghệ và khuyến nông theo hướng tập trung các sản phẩm chủ lực xuất khẩu, đặt hàng trực tiếp cho các đơn vị nghiên cứu đến sản phẩm cuối cùng; ưu tiên công nghệ cao, công nghệ sinh học, kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí đầu vào, tăng hàm lượng công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Năm 2018, Bộ đã giao 12 nhiệm vụ KHCN nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; biện pháp kỹ thuật quản lý tổng hợp một số cây dược liệu chủ lực; phấn đấu đến 2030 cung cấp đủ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao phục vụ cho sản xuất. Có 40 nhiệm vụ thuộc Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp thủy sản, trong đó tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhằm mang lại giá trị gia tăng cao, sản xuất rau, quả đảm bảo ATTP, ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động, phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; triển khai 21 gói hỗ trợ tiến bộ kỹ thuật khuyến nông về chọn, tạo giống mới có năng suất chất lượng.

Thực hiện Chương trình nghiên cứu trọng điểm phục vụ cơ cấu lại ngành, một số chương trình KHCN theo các đối tượng chủ lực (lúa gạo năng suất cao, chất lượng cao; nấm ăn và nấm dược liệu; cà phê chất lượng cao; cá da trơn; tôm nước

8 Số liệu sau khi đã trừ số doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động

9

Page 10: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

lợ) nhằm tạo ra sản phẩm khoa học công nghệ theo chuỗi từ khâu giống cho đến công nghệ bảo quản, chế biến và thương hiệu sản phẩm quốc gia, như đối với lúa gạo, đã chọn tạo được 9 giống lúa triển vọng đáp ứng được các tiêu chí năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất thuận. Hoàn thiện 3 quy trình kỹ thuật sản xuất lúa tiên tiến cho 3 vùng (ĐBSH, Duyên Hải miền Trung, ĐBSCL).

Công tác khuyến nông được đẩy mạnh phục vụ cơ cấu lại ngành và xây dựng nông thôn mới. Năm 2018, triển khai 85 dự án và nhiệm vụ khuyến nông đặc thù; Đẩy mạnh truyền thông khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các sự kiện khuyến nông để chuyển tải tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng lực cho người sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

Chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ công tác quản lý, giám sát chất lượng vật tư, ATTP và sản phẩm ngành. Đến hết năm 2018, toàn ngành có 842 TC và 213 QC9, tăng 53 TC và 05 QC so với năm 2017. Để phục vụ công tác kiểm tra chuyên ngành, Bộ phê duyệt Kế hoạch xây dựng công bố, ban hành 53 QCVN và 157 TCVN, trong đó năm 2018 dự kiến hoàn thành 27 QCVN và 139 TCVN. Hiện đang rà soát, đề xuất danh mục các TC, QC phục vụ công tác quản lý ngành khi các quy hoạch ngành, sản phẩm bị bãi bỏ theo Luật Quy hoạch.

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 đã được quan tâm của cả Chính phủ, các doanh nghiệp, người dân; hiện đã có 33 tỉnh/thành phố có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ với diện tích khoảng 70.000 ha với các hình thức, quy mô, sản phẩm đa dạng. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 (thay thế Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg)10; đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí dự án, phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp ứng dụng CNC. Riêng Chương trình cho vay theo Nghị quyết 30/NQ-CP (Gói tín dụng 100.000 tỷ đồng), đến nay dư nợ tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực NNƯDCNC, nông nghiệp sạch đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, với hơn 16.800 khách hàng đang có dư nợ.

Đến nay, nhiều địa phương, doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chọn nông nghiệp CNC, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính để đầu tư và đạt được những thành công rõ rệt. Hướng đầu tư này của các doanh nghiệp đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng và vệ sinh ATTP được cải thiện nhiều.

5. Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm hàng nông sản tiếp tục được tăng cường, lòng tin của người dân vào nông sản trong nước ngày càng tăng

Bộ đã chỉ đạo toàn ngành phát huy kết quả đạt được sau nhiều năm triển khai “Năm hành động cao điểm về vệ sinh, ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp” để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng, ATTP. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến chất lượng và ATTP NLTS theo hướng cải cách hành 9 Trồng trọt: 53 QCVN và 35 TCVN, Phân bón: 75 TCVN, Bảo vệ thực vật: 73 QCVN và 64 TCVN, Chăn nuôi: 23 QCVN và 88 TCVN, Thú y: 19 QCVN và 137 TCVN, Thủy sản: 27 QCVN và 68 TCVN, Nông sản thực phẩm: 11 QCVN và 90 TCVN, Cơ điện NN và CNSTH: 01 QCVN và 69 TCVN, Thủy lợi: 04 QCVN và 156 TCVN, Lâm nghiệp: 60 TCVN. 10 Đến nay, TTgCP đã quy hoạch 22 khu nông nghiệp CNC, trong đó đến năm 2020 thành lập 11 khu, hiện TTgCP đã có Quyết định 03 khu, Bộ đang thẩm định 05 khu, nhiều mô hình NNƯDCNC đã được thực hiện ở 3 khu còn lại đạt hiệu quả. Bộ đã công nhận 40 doanh nghiệp NNƯDCNC và các địa phương công nhận 05 vùng NNƯDCNC thâm canh tôm, hoa, lúa, chuối...

10

Page 11: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn và hài hòa với quốc tế.

Tăng cường công tác thông tin truyền thông cả về quy mô, số lượng và cân đối giữa giới thiệu quảng bá sản phẩm an toàn, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn với thông tin cảnh báo về mất ATTP bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng (năm 2018 các địa phương đã in, phát hành hơn 1 triệu tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích...; đăng tải hơn 7 nghìn tin, bài trên báo viết; tổ chức hơn 10 nghìn hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn cho trên 500 nghìn lượt người), tiêu biểu như chương trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho thế giới”, “Nói không với thực phẩm bẩn”; phát phóng sự chuyên đề về công tác đảm bảo ATTP và quản lý chất lượng VTNN trên các kênh truyền hình VTV; tổ chức các phiên chợ, hội chợ nông sản thực phẩm an toàn...

Đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nhất là cho các đô thị lớn; tổ chức sản xuất theo hướng tập trung ATTP, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi với 1.096 chuỗi (tăng 350 mô hình so với năm 2017), 1.426 sản phẩm và 3.174 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản ATTP.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh, kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cơ sở sản xuất11; kiểm soát khá tốt việc sử dụng chất cấm, chất độc hại trong sản xuất, chế biến; phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm. Từ năm 2018, triển khai các Chương trình giám sát ATTP nông lâm thủy sản trên cả nước; kết quả cho thấy đã có sự chuyển biến đáng kể về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở và chỉ số ATTP các nhóm sản phẩm chủ lực so với năm 2017: Không phát hiện mẫu dương tính với chất cấm Salbutamol trong 477 mẫu thịt, 3506 mẫu nước tiểu; không phát hiện mẫu thịt tươi vi phạm chỉ tiêu kháng sinh trong 760 mẫu lấy (năm 2017 là 0,63%, năm 2016 là 1,76%).

6. Vốn đầu tư công được quản lý chặt chẽ hơn; tỷ lệ giải ngân cao; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đầu tư nâng cấp, số công trình lớn được hoàn thành đi vào sử dụng, phát huy hiệu lực, hiệu quả đầu tư

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành cũng như chỉ đạo của Chính phủ; thực hiện cơ cấu lại đầu tư công để tập trung vốn đầu tư công cho các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Năm 2018, Bộ tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công được giao, đã ban hành Chỉ thị số 4257/CT-BNN-KH ngày 05/6/2918 về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2018; đồng thời thành lập Tổ công tác của Bộ về chỉ đạo đẩy nhanh thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Đẩy nhanh thực hiện, bảo đảm hoàn thành các dự án ODA đúng tiến độ theo hiệp định đã ký kết. Hầu hết các dự án đều bảo đảm tiến độ; trong năm có 51 dự án đầu tư được hoàn thành, đưa vào sử dụng, nhiều dự án được đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành sớm. Ước cả năm 2018 giải ngân đạt 95,1%, trong đó: vốn NSNN đạt 94%, ODA đạt 93%, vốn TPCP đạt khoảng 96%. Cụ thể:

(1) Vốn ngân sách do Bộ quản lý đã đầu tư trong năm 2018 là 11.548 tỷ đồng (vốn trong nước 1.122 tỷ đồng, vốn ODA 2.721 tỷ đồng, vốn TPCP 7.705 tỷ đồng cho các công trình thủy lợi). Trong năm, Bộ tiếp tục đầu tư 29 dự án chuyển

11 Năm 2018, toàn ngành đã kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất 68.746 cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN, nông lâm thủy sản, phát hiện 4.909 cơ sở vi phạm và xử phạt 38,44 tỷ đồng.

11

Page 12: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

tiếp (xây mới 9 công trình; cải tạo, nâng cấp 20 công trình) và khởi công mới 36 dự án vốn TPCP. Đến nay, đã hoàn thành xây dựng 07 công trình. Cùng với đầu tư của các địa phương, năng lực tưới và tiêu tăng thêm 20 nghìn ha, có 82% số xã đạt tiêu chí thủy lợi trong Chương trình MTQG Xây dựng NTM.

(2) Đầu tư 969 tỷ đồng (bao gồm vốn ngành 887 tỷ đồng, vốn từ Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững 82 tỷ đồng) để xây mới, nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng, cảng cá loại I, hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung...

Trong năm, Bộ đầu tư xây mới và nâng cấp 05 dự án hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, 02 dự án hạ tầng giống nuôi trồng thủy sản, 01 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng, 01 trạm kiểm ngư; khởi công 03 cảng cá loại I, 01 dự án hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp về các tỉnh 678 tỷ đồng từ Chương trình phát triển kinh tế thủy sản bền vững để đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng phát triển giống thủy sản. Nhờ tăng cường đầu tư, năng lực chứa của cảng cá, bến cá đã đạt 300 nghìn tàu thuyền/năm; công suất các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm 67,5 nghìn lượt tàu thuyền ra, vào; hỗ trợ hiệu quả cho ngư dân trong hành trình ra khơi và trong các trường hợp xẩy ra thiên tai.

(3) Đầu tư 3.260 tỷ đồng (gồm 747 tỷ đồng vốn trong nước, 2.513 tỷ đồng vốn ngoài nước) để xây dựng các cơ sở quản lý, nghiên cứu, đào tạo; các công trình phục vụ nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, cơ sở làm dịch vụ công, các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, các công trình hạ tầng lâm nghiệp, vườn quốc gia, các dự án bảo vệ rừng, các công trình giao thông thủy lợi nhỏ phục vụ phát triển sản xuất... Trong năm, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng 44 công trình. Cơ sở hạ tầng nông, lâm nghiệp ngày càng được nâng cấp, hiện đại hóa, đã nâng cao năng lực cho các đơn vị… đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, nhiệm vụ của ngành.

(4) Bổ sung thêm từ nguồn 10% vốn dự phòng Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ là 7.374 tỷ đồng cho 83 dự án, trong đó vốn trái phiếu chính phủ là 3.680 tỷ đồng cho 12 dự án; vốn NSNN là 1.113 tỷ đồng cho 66 dự án; vốn ODA là 2.580 tỷ đồng cho 5 dự án

7. Công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai tiếp tục được tăng cường cả về tổ chức bộ máy và nguồn lực

a) Công tác thủy lợiNăm 2018, Bộ đã chủ trì, phối hợp trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định

hướng dẫn thi hành Luật Thủy lợi12 tạo hành lang pháp lý toàn diện, đồng bộ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi; Bộ cũng đã ban hành Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

Tổ chức, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược Thủy lợi Việt Nam giai đoạn 2009 - 2016; nghiên cứu điều chỉnh Chiến lược Thủy lợi Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến 2050 cho phù hợp với Luật Thủy lợi, Luật Quy hoạch. Phê duyệt 2 quy hoạch: Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến 2030 và định hướng đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Quy 12 số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018), Nghị định Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018), Nghị định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước (số 114/2018/NĐ-CP); phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi (số 62/2018/NĐ-CP ngày 02/5/2018); Nghị định Quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi (số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018)

12

Page 13: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây Nguyên. Hoàn thành, thẩm định để phê duyệt 4 quy hoạch thủy lợi các lưu vực sông Đà-Thao, Đáy, sông Hương và sông Ba.  

Để đối phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, nguồn nước, Bộ đã phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các địa phương điều tiết bổ sung nước từ các hồ chứa thuỷ điện cho sản xuất 611.800 ha lúa Đông Xuân ở miền Bắc. Đồng thời, tập trung giám sát nguồn và chất lượng nước tại 9 hệ thống công trình thủy lợi; thực hiện dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước trên 19 lưu vực/vùng phục vụ chỉ đạo điều hành cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh; chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi phục vụ đủ nước cho sản xuất nông nghiệp ở miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, cấp nước và ngăn mặn ở ĐBSCL. Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương củng cố, hoàn thiện, phát triển tổ chức quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Đến nay, cả nước có khoảng 21.304 tổ chức thủy lợi cơ sở, mô hình tiêu biểu chủ yếu là Hợp tác xã và Tổ hợp tác chiếm tỷ lệ 98%, còn lại 2% là mô hình Ban Quản lý.

Nhờ đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm đưa các công trình vào sử dụng, đến hết năm 2018, tổng diện tích lúa được tưới so với diện tích gieo trồng cả nước là 7,202/7,524 triệu ha (vụ Đông Xuân 2.992/3.138 ngàn ha; Hè Thu 1.993/2.092 ngàn ha; vụ Mùa 1.518/1.588 ngàn ha; vụ Thu Đông 697/704 ngàn ha)13. Năng lực tưới của hệ thống thủy lợi đã tăng thêm khoảng 10 nghìn ha, năng lực tiêu đã tăng thêm khoảng 10 nghìn ha.

b) Công tác phòng, chống thiên tai, từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực

Năm 2018, công tác PCTT tiếp tục được Chính phủ quan tâm chỉ đạo; Bộ đã thực hiện tốt nhiệm vụ thường trực BCĐ Trung ương về PCTT, tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp; nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác PCTT các cấp. Xây dựng Chiến lược quốc gia về PCTT, thực hiện Kế hoạch PCTT quốc gia đến năm 2020; đề xuất chuẩn bị xây dựng Trung tâm điều hành PCTT quốc gia. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo; xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo phục vụ phòng chống thiên tai; đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp dịch vụ công quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn; tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với thiên tai.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về PCTT đã được bổ sung, hoàn thiện khá đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả PCTT tai phù hợp với tình hình thực tiễn; trong năm, đã phối hợp xây dựng, trình ban hành 2 Nghị định: sửa đổi Nghị định số 66/2014/NĐ-CP hướng dẫn thị hành Luật PCTT; sửa đổi Nghị định số 94/2014/NĐ-CP về thành lập Quỹ PCTT; Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác PCTT và Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng tránh, ứng phó lũ quét, sạt lở đất.

Tăng cường truyền thông trên các phương tiện để nâng cao kiến thức, kỹ năng của nhân dân, như: xây dựng các tờ rơi, phim tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCTT; nhắn tin cho các thuê bao trong vùng ảnh hưởng bởi thiên tai; triển khai sử dụng các mạng xã hội (Facebook), ứng dụng tin nhắn trực tuyến (Viber) để tăng cường hiệu quả thông tin tuyên truyền PCTT tới cộng đồng. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý an toàn hệ thống đê điều; công tác quản lý, bảo đảm an 13 phân theo các vùng kinh tế: trung du miền núi phía Bắc: 628/666 ngàn ha; đồng bằng sông Hồng 1.000/1.008 ngàn ha; Bắc Trung Bộ: 661/686 ngàn ha; Duyên hải Nam Trung Bộ 493/533 ngàn ha; Tây Nguyên 189,7/239,9 ngàn ha; Đông Nam Bộ 210/274 ngàn ha; Đồng bằng sông Cửu Long 1.518/1.588 ngàn ha.

13

Page 14: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

toàn hồ, đập và chuẩn bị sẵn sàng các phương án và điều kiện vật chất cho phòng chống lụt, bão. Qua đó đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức của chính quyền các cấp và cộng đồng người dân trong công tác PCTT theo hướng quản lý rủi ro thiên tai, đã chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, lấy phòng ngừa làm chính. Nhờ vậy, mặc dù thiên tai trong những năm gần đây diễn ra phức tạp và bất thường hơn nhưng thiệt hại về người và tài sản đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước; năm 2018 thiên tai đã làm 218 người chết và mất tích (số này bình quân năm trong 5 năm giai đoạn 2006 - 2011 là 478 người/năm và giai đoạn 2011 - 2015 là 226 người/năm), tổng thiệt hại về kinh tế năm 2018 khoảng 20.000 tỷ đồng.

Chủ động tham mưu, chỉ đạo ứng phó nhanh, hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, nhất là cơn bão số 4 và mưa lũ vào cuối năm, đảm bảo an toàn hồ và vùng hạ du. Kịp thời tổng hợp trình Chính phủ hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do thiên tai14; tiếp tục triển khai 12 dự án phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu15. Bộ cũng đã phối hợp trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp cho 5.495 hộ bị mất nhà do thiên tai từ năm 2016 - 2018.

Công tác xử lý sạt lở: Phối hợp trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2018 cho các địa phương thuộc vùng ĐBSCL thực hiện 29 dự án với tổng kinh phí 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2018 để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển. Ngoài ra, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tiếp tục hỗ trợ 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 để tiếp tục hỗ trợ xử lý các dự án sạt lở ấp bách vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, Bộ đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho 10 tỉnh ven biển miền Trung để xử lý khẩn cấp sạt lở bờ biển đặc biệt nguy hiểm và bồi lấp cửa sông với tổng kinh phí 860/2.872 tỷ đồng.

Về củng cố nâng cấp đê sông, đê biển: Năm 2018 hoàn thành củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông (1.581 km đê, 422 km kè, 625 cống với kinh phí NSTW được cấp là 26.219 tỷ đồng), đê biển (1.331 km đê, 368,9 km kè, 1.124 cống qua đê và 934 ha cây chắn sóng với kinh phí NSTW được cấp là 21.386 tỷ đồng).

8. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới vượt mục tiêu đề ra về số xã và đơn vị cấp huyện; các nhiệm vụ giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm thực hiện

a) Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mớiNăm 2018, Chương trình tiếp tục được Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành và địa

phương quan tâm chỉ đạo sát sao; cộng đồng doanh nghiệp và người dân nhiệt tình tham gia. Trong năm 2018, Lãnh đạo Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương đã trực tiếp chủ trì 05 Hội nghị toàn quốc về các nội dung trọng tâm của Chương trình.

Đến nay, đã cơ bản hoàn thành xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình cho giai đoạn 2016 - 2020. Năm 2018

14Trình TTgCP hỗ trợ 1.135 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương phía Bắc bị lũ, lũ quét, sạt lở; khắc phục thiệt hại do cơn bão số 4 và mưa lũ đầu thàng 8-9/2018. Bên cạnh đó, đề nghị TTgCP hỗ trợ 6.800 tỷ đồng và 36 triệu USD (vốn ODA): để khắc phục khẩn các công trình đê điều (1.300 tỷ đồng), hồ chứa (500 tỷ đồng), xử lý sạt lở ĐBSCL (2.500 tỷ đồng và 36 triệu USD), xử lý xói lở bờ biển và bồi đắp cửa sông miền Trung (1.800 tỷ đồng).15 (Dự án cấp bách, xung yếu đê điều, phòng chống thiên tai giai đoạn 2016-2020; dự án Xây dựng hệ thống trực canh, cảnh báo thiên tai, đa mục tiêu (giai đoạn 1); các dự án ODA như Dự án Quản lý thiên tai (WB5); Sữa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8); dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Mơ nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu (KEXIM1); dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (WB9); Dự án Quản lý và

Giảm nhẹ lũ và hạn tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (ADB-GMS1)) với tổng số đầu tư trong năm 2017 là 743 tỷ đồng. 14

Page 15: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 06 Quyết định16 và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình, góp phần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng theo hướng tập trung đi sâu vào chất lượng tuyên truyền.

Trong năm 2018, đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020”; xây dựng Đề án Phát triển hệ thống trung tâm cung ứng hàng nông sản Việt Nam hiện đại giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2030. Hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu (theo Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018); chỉ đạo 04 tỉnh (Nam Định, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai) khẩn trương hoàn thiện 04 Đề án thí điểm huyện NTM kiểu mẫu.

Tích cực triển khai Đề án “Thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 - 2020”, trong đó tập trung vào 05 nhóm mô hình bảo vệ môi trường (cung cấp nước sạch; thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật; xử lý chất thải chăn nuôi và tuyên truyền viên bảo vệ môi trường). Đến nay, cả nước đã có 4.893 xã (54,8%) đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm.

Chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới: Năm 2018 triển khai 25 đề tài, dự án; đồng thời, xây dựng các đề xuất nhiệm vụ cấp bách theo đặt hàng của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Chương trình và đăng ký của các địa phương.

Đến nay, cả nước có 3.787 xã (chiếm 42,4%) và 61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới (vượt nhiều so với mục tiêu kế hoạch đề ra; tăng 718 xã, tương đương 8,05% và 18 huyện so với cuối năm 2017); bình quân đạt 14,33 tiêu chí/xã (tăng 0,63 tiêh chí so với năm 2017); chỉ còn 21 xã dưới 05 tiêu chí, giảm 91 xã so với cuối năm 2017. Có 92% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (tăng 2% so với năm 2017, tăng 6% so với năm 2015), vượt mục tiêu đề ra vào năm 2020. Như vậy, với các kết quả đạt được đến nay, các mục tiêu phấn đấu của Chương trình năm 2018 đã hoàn thành vượt mức cả về chỉ tiêu và thời gian so với kế hoạch được giao.

Chính phủ, các cấp ủy, chính quyền ở các địa phương đã rất tích cực, chủ động triển khai thực hiện Chương trình, huy động nguồn lực xã hội cho Chương trình. Trong năm 2018, tổng nguồn vốn cho Chương trình khoảng 322.174,8 tỷ đồng; trong đó: Ngân sách TW 8.719 tỷ đồng (chiếm 2,7%; vốn đầu tư: 6.050 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 2.669 tỷ đồng); đối ứng từ ngân sách địa phương 29.935,2 tỷ đồng (chiếm 9,3%); vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác 34.127,9 tỷ đồng (chiếm 10,6%); vốn tín dụng 217.336,7 tỷ đồng (chiếm 67,5%); vốn doanh nghiệp 13.720,8 tỷ đồng (chiếm 4,3%); vốn cộng đồng và người dân tự nguyện đóng góp: 18.335,2 tỷ đồng (chiếm 5,7%).

16 Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 02/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG và Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ

15

Page 16: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự giám sát của Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các địa phương đã chủ động có giải pháp và đề ra kế hoạch, lộ trình cụ thể xử lý dứt điểm nợ xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình. Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương năm 2018, về cơ bản đã xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản xây dựng NTM. Việc quyết liệt giải quyết, với tiến độ này, sẽ sớm hoàn thành việc xử lý nợ xây dựng cơ bản của Chương trình theo yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016.

b) Về thực hiện các Chương trình giảm nghèo và PTNT khácĐã triển khai thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao theo Chương trình

135 giai đoạn III và trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, trong đó tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người dân theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013, số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013; thực hiện các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; chỉ đạo xây dựng 33 dự án mô hình giảm nghèo. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 để thực hiện mục tiêu đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam; đồng thời thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) mà Chính phủ cam kết với Liên hiệp quốc.

Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 để tổng hợp, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách và giải pháp ổn định dân di cư tự do. Năm 2018, bố trí sắp xếp ổn định dân cư với 15.500 hộ (năm 2017 là 15.736 hộ). Hoàn thành rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trí dân cư các xã biên giới Việt Nam - Trung Quốc; xây dựng Đề án bố trí dân cư các xã đảo từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế và từ Quảng Nam đến Kiên Giang. Tổ chức thành công Hội nghị giải pháp ổn định dân di cư tự do trên địa bàn cả nước và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại Tây Nguyên.

Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề theo thế mạnh của địa phương, gắn với xây dựng nông thôn mới; triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 (theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018) để phát triển các sản phẩm chủ lực cấp địa phương, thúc đẩy ngành nghề nông thôn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, Bộ đã chọn 10 tỉnh/thành phố để chỉ đạo điểm; đã có 22/63 tỉnh, thành phố ban hành Quyết định phê duyệt Đề án, Kế hoạch OCOP17.

9. Hoạt động hợp tác quốc tế được triển khai mạnh, nhất là trong đàm phán và tổ chức thực hiện các Hiệp định, cam kết đã ký

Năm 2018, nhiều hoạt động hợp tác quốc tế đã được thực hiện để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI, ODA và tổ chức đàm phán, ký kết nhiều Thỏa thuận, Điều ước quốc tế với các nước và Tổ chức quốc tế, nhằm tăng cường hợp tác và thúc đẩy thương mại, tiêu thụ hàng NLTS18, như: Biên bản Kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Liên 17 Bao gồm: Hà Giang, B.Kạn, Lào Cai, B.Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng trị, Q.Bình, Q.Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Bình Định, Lâm Đồng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ. 18 cụ thể như: Biên bản Kỳ họp lần 1 UB liên hiệp hợp tác NN giữa VN-TQ; Đối thoại cấp cao tầm nhìn trung và dài hạn hợp tác nông nghiệp giữa 2 nước VN-TQ; Bản ghi nhớ với Bộ NLN Nhật Bản về phát triển chuỗi giá trị gạo; Bản Ghi nhớ với Cơ quan liên bang về ATTP, Vương quốc Bỉ về hợp tác trong lĩnh vực QLCL và an toàn hàng nông sản, thú y và BVTV; Bản ghi nhớ với Bộ MT và TP Đan Mạch về thiết lập Hợp tác chiến lược về ATTP và sản xuất lương thực bền vững giữa Bộ và Ý định thư về triển khai chương trình hỗ trợ ngành về ATTP đối với chuỗi giá trị thịt heo; Bản Ghi nhớ với cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp Mông Cổ về Hợp tác Quản lý thiên tai

16

Page 17: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

hiệp hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Trung Quốc; Đối thoại cấp cao tầm nhìn trung và dài hạn hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam - Trung Quốc; Bản ghi nhớ với Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản về phát triển chuỗi giá trị gạo... Đàm phán, tháo gỡ vướng mắc các thị trường như: các mặt hàng thịt bò, sữa vào thị trường Malaysia, thịt lợn, gà, trứng vào Singapore, thịt lợn, sữa, thủy sản, gạo vào Trung Quốc…; đàm phán, mở cửa các thị trường mới như thịt gà vào Nhật Bản, vú sữa vào Hoa Kỳ, chôm chôm vào New Zealand, chanh leo vào EU...

Xử lý các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật liên quan đến các vấn đề xuất khẩu nông sản, như: Áp giá nhập khẩu tối thiểu đối (MRL) của Ấn Độ và EU với hồ tiêu; Chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ; Thẻ vàng đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào EU. Đã trình Thủ tướng Chính phủ gia nhập Hiệp định các quốc gia có cảng của FAO và trình Chủ tịch nước quyết định gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc.

Với vai trò Chủ tịch Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN (AMAF), trong năm 2018, Bộ đã phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và các đối tác ASEAN tổ chức thành công nhiều sự kiện cả về nội dung và công tác truyền thông, lễ tân, hậu cần; trong đó các Hội nghị: AMAF40, AMAF+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 18, Bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc về Giám sát chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch (SPS) lần thứ 6 và một số Hội nghị quan chức cao cấp (SOM), đã tăng cường hợp tác hướng tới phát triển nền nông nghiệp thông minh và ứng dụng công nghệ 4.0, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển chuỗi giá trị và tăng giá trị thương mại NLTS nội và ngoại khối ASEAN.

Trong bối cảnh Việt Nam đã ra khỏi danh sách được cung cấp vốn ODA ưu đãi, hoạt động hợp tác quốc tế đã nỗ lực đàm phán, ký Hiệp định cho 04 dự án vốn vay ưu đãi cuối cùng của các nhà tài trợ lớn (WB và ADB), với tổng kinh phí là 460 triệu USD cho lĩnh vực lâm nghiệp, thủy lợi, đào tạo và hỗ trợ Chương trình MTQG về Xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác quốc tế chuyển hướng sang các nguồn tài trợ không hoàn lại để thực hiện các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật từ các Quỹ Ủy thác đa phương, Quỹ khí hậu xanh (GCF), Quỹ thích ứng (AF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Các bon (CF/FCPF) và triển khai các sáng kiến quốc tế mà Việt Nam là thành viên như “Không còn nạn đói”, “4/1000 các bon trong đất”, “Nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH” (GACSA) và “Liên minh Khí hậu và Không khí sạch” (CCAC)... Hoạt động hợp tác quốc tế đã huy động bổ sung được khoảng 5 triệu USD viện trợ không hoàn từ các tổ chức như FAO, UNDP, UNICEF, UNIDO, WHO... để tăng cường năng lực phòng chống dịch bệnh vật nuôi, cây trồng, hỗ trợ hoàn thiện thể chế chính sách, giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, bảo quản chế biến, phát triển chuỗi giá trị, ATTP và hỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.

10. Công tác xây dựng thể chế, chính sách được coi là nhiệm vụ trọng tâm; hệ thống quản lý ngành được hoàn thiện cùng với đẩy mạnh cải cách hành chính nên hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành tiếp tục được nâng cao

a) Xây dựng thể chế, chính sáchNăm 2018, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ đã được

quan tâm chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm và thường xuyên đôn đốc các đơn vị bám sát tiến độ theo kế hoạch nên tình trạng nợ văn bản hoặc ban hành văn bản ngoài kế hoạch đã giảm đáng kể, nhất là đối với các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ đã hoàn thành, trình Chính phủ để

17

Page 18: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

trình Quốc hội thông qua 02 Luật: Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi; Chính phủ đã ban hành 21 Nghị định hướng dẫn thực hiện các Luật và Nghị định tạo hành lang pháp lý cho hoạt động chuyên ngành của Bộ; Thủ tướng Chính phủ ban hành 04 Quyết định; Bộ ban hành theo thẩm quyền 44 thông tư (trong đó có 38 Thông tư thuộc kế hoạch, đạt 110% kế hoạch). Số lượng văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cao hơn 13,6% so với năm 2017.

b) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lựcThực hiện chỉ đạo của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-

NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng Khóa XII về tiếp tục đổi mới sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện các Nghị quyết. Đến nay, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ đã cơ bản hoàn thành xây dựng, trình Bộ phê duyệt đề án thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW (trong đó có 11 đơn vị KHCN hoàn thành Đề án tự chủ tài chính để thực hiện từ năm 2019). Triển khai sắp xếp tổ chức lại 4 Trường Trung cấp thuộc Bộ, đến nay đã hoàn thành sáp nhập 01 Trường Trung cấp Cơ điện Đông Nam Bộ vào Trường Cao đẳng CG và TL.

Triển khai Kế hoạch năm 2018 thực hiện Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ngành Nông nghiệp và PTNT và tổ chức sự nghiệp công lập, Bộ đã chỉ đạo quản lý chặt chẽ số lượng biên chế công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị hành chính thuộc Bộ trên cơ sở vị trí việc làm, số lượng người làm việc, tiêu chuẩn ngạch bậc công chức, chức danh nghề nghiệp và chức danh lãnh đạo, quản lý. Năm 2018, giảm khoảng 2,5% biên chế công chức, viên chức so với năm 2017 (đã giảm 91 biên chế công chức so với năm 2015 và cắt giảm 4% biên chế viên chức hưởng lương từ NSNN); tổ chức thi tuyển thành công 02 chức danh Phó Vụ trưởng, 01 chức danh Viện trưởng; tuyển dụng không qua thi tuyển 49 công chức; phê duyệt kết quả tuyển dụng 28 viên chức.

Triển khai Kế hoạch năm 2018 thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2014 - 2020” và thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”, Bộ đã hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng 08 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hạng IV ngành nông nghiệp và PTNT; ban hành 01 tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức (Kiểm soán viên trung cấp đê điều).

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn19, năm 2018 cả nước đào tạo 287.175 lao động nông thôn, gồm: đào tạo sơ cấp và dưới 3 tháng 207.175 người (địa phương 200.675 người, Trung ương 6.500 người), đào tạo trình độ Trung cấp và cao đẳng 80.000 người; đối tượng đào tạo chủ yếu là lao động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành và thành viên HTX, trang trại, tại doanh nghiệp. Bộ đã rà soát 50 Chương trình, giáo trình, xây dựng sổ tay đào tạo nghề.

c) Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp

Năm 2018, Bộ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch năm 2018 đã đề ra; thực hiện mạnh mẽ, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; xây dựng, ban hành và áp dụng quy trình ISO trong giải quyết công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh và đầu tư, hoàn 19 Phê duyệt tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015

18

Page 19: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

thiện thể chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của ngành. Đối với các TTHC kết nối một cửa quốc gia của Bộ: Ngoài 9 TTHC đã hoàn thành giai đoạn thí điểm, năm 2018 đã triển khai chính thức thêm 04 TTHC mới (của cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y). Đối với các TTHC trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ: Ngoài 24 dịch vụ công triển khai mức độ 3,4, đến nay có gần 500 dịch vụ công mức độ 2 đã được tích hợp lên cổng; Hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 vận hành an toàn, thông suốt. Mục “Hỏi-Đáp” trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và trang tin điện tử của các cơ quan/đơn vị thuộc Bộ để tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị.

Triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các Chương trình/Kế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành, đến nay, đã rà soát, đơn giản hóa 173/345 điều kiện đầu tư kinh doanh, đạt 50,15 % (chỉ tiêu Chính phủ giao là 50%); đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 32/63 TTHC liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, đạt 50,8%; thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa hàng hóa phải KTCN có gắn mã HS thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ (chưa bao gồm các danh mục hàng hóa phải bổ sung áp mã HS) từ 7.698 dòng hàng (thuộc 251 nhóm sản phẩm hàng hóa phải KTCN) xuống còn 1.768 dòng hàng (lược bỏ được 5.930/7.698 dòng hàng đạt 77,03%, cao hơn chỉ tiêu Chính phủ giao là 50%.

Riêng lĩnh phân bón, đến nay đã loại bỏ 3.575 sản phẩm phân bón không phù hợp với quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017.

d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng

Triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2018 của Bộ và các Tổng cục, Cục20, đảm bảo kịp thời và theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ. Nghiêm túc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Phòng chống tham nhũng; triển khai đồng bộ các giải pháp tại Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/02/1014 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 21-KL/TW về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, Kế hoạch thanh tra năm 2018.

Trong năm 2018, Bộ đã chỉ đạo tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm (đặc biệt là thực hiện Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất và Kế hoạch hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 của Bộ), và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Phối hợp phát hiện, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu; các cơ sở tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục, sử dụng kháng sinh; các tổ chức cá nhân đưa tạp chất vào tôm, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tiêm thuốc an thần vào gia súc trước khi giết mổ.

Năm 2018, Bộ đã triển khai 42 cuộc thanh tra, kiểm tra. Đối với công tác thanh tra hành chính: thực hiện 13 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính tập trung vào việc chấp hành pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và trách nhiệm thủ trưởng đơn vị trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng; công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. Qua thanh tra đã ban hành 16 kết luận thanh tra, phát hiện vi phạm về kinh tế với số tiền là 12,807 tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu hồi nộp ngân sách 7,214 tỷ đồng; kiến

20 Quyết định số 4713/QĐ-BNN-TTr ngày 17/11/2017; Quyết định số 4714/QĐ-BNN-TTr ngày 17/11/2017;

19

Page 20: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

nghị giảm trừ khi quyết toán 5,594 tỷ đồng. Đối với công tác thanh tra chuyên ngành: Bộ đã thực hiện 29 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về các lĩnh vực: an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, hoạt động kiểm dịch động, thực vật, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa. Qua thanh tra đã ban hành 90 quyết định xử phạt VPHC với tổng số tiền xử phạt VPHC là 4,185 tỷ đồng.

Thực hiện nghiêm túc Luật Phòng chống tham nhũng và chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ; tất cả cán bộ chủ chốt đều kê khai tài sản, công khai nguồn gốc; cấm sử dụng xe công vào việc riêng; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được thực hiện nghiêm; xây dựng văn hóa công sở và môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt đượcNăm 2018, ngành Nông nghiệp và PTNT đã hoàn thành và vượt 05/05 chỉ

tiêu với mức cao trong Kế hoạch nhiệm vụ đề ra; trong đó có một số chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc như: (1) Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,76% (Chính phủ giao là 2,8 - 3%; Kịch bản tăng trưởng đề ra 3,05%); (2) Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,86% (Kịch bản tăng trưởng đề ra 3,25 %); (3) Kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 40,02 tỷ USD (Chính phủ giao là 36 - 37 tỷ USD; Kịch bản tăng trưởng đề ra 40 tỷ USD); (4) Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 41,65% (Quốc hội, Chính phủ giao là 41,6%; Kịch bản tăng trưởng đề ra 41,6%); (5) Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 42,4% (Chính phủ giao là 37%; Kịch bản tăng trưởng đề ra 39,8%).

Kết quả đó là thành quả của đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ cơ chế, cải cách thủ tục hành chính, khai thông thị trường, đầu tư hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ cao nên đã tạo môi trường thuận lợi, tăng niềm tin, phát huy cao độ tinh thần lao động cần cù sáng tạo của bà con nông dân, thu hút doanh nghiệp đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết sản xuất gắn với thị trường. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp hướng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn… và nỗ lực, hành động quyết liệt, sáng tạo, đổi mới, sát thực tiễn trong thực hiện cơ cấu lại và xây dựng nông thôn mới của Bộ và toàn ngành ngay từ những ngày đầu năm.

2. Những khó khăn, vướng mắc: Tuy đạt được nhiều kết quả như trên, nhưng nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tập trung khắc phục trong thời gian tới:

1. Cơ cấu lại nông nghiệp mặc dù đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng triển khai chưa đồng đều ở các địa phương; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và người dân chưa trở thành phổ biến, chủ đạo; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao và tiếp tục bộc lộ những hạn chế, yếu kém cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.

2. Thị trường tiêu thụ nông sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung vẫn là khâu yếu. Công tác dự báo cung, cầu còn bất cập nên có lúc, có nơi đã xảy ra tình trạng nông sản bị tồn đọng, tiêu thụ bị chậm, giá giảm, nhất là vào thời điểm thu hoạch chính vụ, ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và đời sống của người dân hoặc nguồn cung thiếu (thịt lợn) nên giá tăng cao. Giá thế giới đối với các mặt hàng cây công nghiệp ở mức thấp, ảnh hưởng đến sản xuất, giá trị xuất khẩu và thu nhập của một bộ phận nông dân.

20

Page 21: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

3. Công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ tiếp tục được nâng cao năng lực, một số tập đoàn lớn đã chú trọng đầu tư vào chế biến, nhưng vẫn chậm so với yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế; tổn thất sau thu hoạch cao, sản phẩm chế biến sâu chiếm tỷ lệ thấp.

4. Mặc dù, thời gian qua ngành thủy sản đã nỗ lực thực hiện các biện pháp để khắc phục các khuyến cáo của EC nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm việc gỡ “Thẻ vàng” của EU đối với đánh bắt hải sản. Tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh trong chăn nuôi khi dịch tả lợn châu Phi từ nước láng giềng tràn sang Việt Nam.

5. Khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền vẫn còn khá lớn21; trong khi tỉnh Đồng Nai và thành phố Đà Nẵng có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và một số địa phương đã cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới (như TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc...) để chuyển sang giai đoạn nâng cao và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thì một số địa phương có số xã đạt chuẩn rất thấp. Các vấn đề về môi trường nông thôn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt, ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng, phức tạo, khó xử lý ở một số địa bàn.

Phần thứ haiPHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2019

Năm 2019, tình hình thế giới, khu vực được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi tăng trưởng, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự gia tăng dân số, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới có xu hướng tăng nhưng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới tạo điều kiện cho ngành nông lâm thủy sản Việt Nam mở rộng sản xuất, đầu tư khoa học công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu rộng trên thị trường thế giới. Đây vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để nông nghiệp nước ta thực hiện cơ cấu lại quyết liệt hơn, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững hơn.

Ở trong nước, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ tiếp tục dành sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời và có nhiều quyết sách tạo thuận lợi hơn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách hỗ trợ phát triển và những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường tiếp tục phát huy hiệu quả. Những kết quả tích cực của kinh tế cả nước và của Ngành năm 2018 sẽ tác động tích cực, tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và sẽ gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan, khó lường, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân; xu hướng bảo hộ và gia tăng rào cản thương mại trên thế giới, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và những yếu kém nội tại của Ngành được khắc phục chưa triệt để… tiếp tục là những khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi vừa phải có những giải pháp ứng phó trước mắt kịp thời, vừa có chiến lược lâu dài và nỗ lực to lớn của toàn ngành nông nghiệp để đạt mục tiêu đề ra.21 cụ thể: Vùng Đồng bằng sông Hồng (72,2%), Đông Nam Bộ (66,2%) thì Miền núi phía Bắc (20,7%), Tây Nguyên (29,8%), Đồng bằng sông Cửu Long (33,9%), DH. Nam Trung Bộ (38,1%). Trong khi tỉnh Đồng Nai và thành phố Đà Nẵng có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và một số địa phương đã cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn (như thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc...) để chuyển sang giai đoạn nâng cao và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thì một số địa phương khác có số xã đạt chuẩn rất thấp.

21

Page 22: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

I. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

Năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng chuẩn bị hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển đất nước, kế hoạch phát triển ngành, tập trung thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, toàn ngành nông nghiệp xác định “Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh”.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP ngành trên 3,0%, giá trị sản xuất đạt trên 3,11%; kim ngạch xuất khẩu khoảng 42 - 43 tỷ USD; có 48 - 50% xã và 70 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng trên 41,85%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất

Rà soát, đánh giá lợi thế, tiềm năng để xây dựng, phát triển cơ cấu sản phẩm theo 3 trục sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phẩm cấp tỉnh và Nhóm đặc sản địa phương(OCOP) để có giải pháp chỉ đạo phù hợp; đồng thời, chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ kịp thời, hiệu quả. Đề xuất các giải pháp tổng thể, đồng bộ về kế hoạch, cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi... thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu và phù hợp với Luật Quy hoạch, nhất là ở vùng ĐBSCL. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực như sau:

a) Trồng trọt- Tiếp tục rà soát chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và

nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực quốc gia; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững; giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật. Tiếp tục chuyển đất lúa hiệu quả thấp sang các cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn hoặc nuôi trồng thủy sản phù hợp với sinh thái của địa phương; phát triển sản xuất rau, hoa công nghệ cao, cây dược liệu.

Tập trung phát triển một số loại cây ăn quả có lợi thế xuất khẩu theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy tối đa các lợi thế về điều kiện tự nhiên như: cam quýt, chuối, xoài, thanh long, nhãn, vải thiều, na...; đồng thời định hướng phát triển một số cây ăn quả có triển vọng thị trường tiêu thụ. Nâng diện tích cây ăn quả các loại lên khoảng 1 triệu ha, tăng 50 nghìn ha so với năm 2018.

- Tăng cường sử dụng giống tốt, giống chất lượng cao, phù hợp với vùng sinh thái, kết hợp với các quy trình thâm canh tốt, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng nhanh giá trị và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm.

22

Page 23: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

- Bám sát diễn biến thời tiết, thông tin thị trường để kịp thời điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất (thời vụ gieo trồng, cơ cấu và diện tích cây trồng), đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại do diễn biến bất thường của thời tiết.

- Dự báo và phòng trừ kịp thời, không để sâu, bệnh phát sinh thành dịch, gây hại trên diện rộng, đặc biệt những loại sâu, bệnh gây hại trên lúa, cây điều...

- Triển khai một số đề án trọng điểm: Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo, Đề án xây dựng thương hiệu gạo quốc gia; Đề án phát triển ngành Điều, Cà phê bền vững và các Chương trình thâm canh tăng năng suất, chất lượng một số sản phẩm cây trồng chính (ngô, rau, hoa, mía, chè, hồ tiêu...); tăng cường công tác dự báo, kiểm soát và phòng chống dịch bệnh cây trồng; thực hiện các giải pháp đồng bộ quản lý vật tư đầu vào, đặc biệt là giống cây trồng và phân bón...

Định hướng sản xuất các cây trồng chính như sau:- Cây hàng năm: Sản lượng lúa 43,7 triệu tấn, giảm 200 nghìn tấn so với năm

2018; sản lượng ngô 4,8 triệu tấn, giảm 133 nghìn tấn; sản lượng sắn 9,76 triệu tấn.- Cây lâu năm: Cà phê nhân sản lượng 1,65 triệu tấn, tăng 52,4 nghìn tấn so

với năm 2018; chè khoảng 1,0 triệu tấn, tăng 17,3 nghìn tấn; cao su khoảng 1,18 triệu tấn, tăng 45,67 nghìn tấn; hồ tiêu khoảng 257 nghìn tấn, tăng 12,6 nghìn tấn; điều khoảng 260 nghìn tấn, tăng 22,6 nghìn tấn.

- Tập trung phát triển một số loại cây ăn quả có lợi thế xuất khẩu theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy tối đa các lợi thế về điều kiện tự nhiên như: cam quýt, chuối, xoài, thanh long...; đồng thời định hướng phát triển một số cây ăn quả có triển vọng thị trường tiêu thụ. Nâng diện tích cây ăn quả các loại lên khoảng 964 nghìn ha, tăng 14 nghìn ha so với năm 2018.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất trên 1,78%, giá trị gia tăng đạt 1,58%; giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất trồng trọt đạt 100 triệu đồng; sản lượng lương thực có hạt đạt 48,5 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu tối thiểu 20,5 tỷ USD.

b) Chăn nuôi- Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị cho từng ngành hàng chăn nuôi; xác định

sản phẩm chăn nuôi chủ lực là lợi thế tại địa phương; phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh. Xử lý tốt môi trường, sử dụng có hiệu quả chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ.

- Chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, công nghiệp và bán công nghiệp; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng áp dụng kỹ thuật tiên tiến, có kiểm soát; tăng tỷ lệ gia súc được chăn nuôi theo hình thức trang trại, công nghiệp đạt 40%, gia cầm đạt 55%; gà được nuôi theo quy trình VietGAP đạt 25%, lợn đạt 2%.

- Chỉ đạo các địa phương, phối hợp với một số doanh nghiệp và các cơ sở giống thống nhất và triển khai những giải pháp tăng cường hoạt động sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu giống cho sản xuất; nghiên cứu, phát triển giống phù hợp với vùng sinh thái; kiểm soát giá giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, hỗ trợ người dân tái đàn gia súc, gia cầm.

- Tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là các thị trường tiềm năng, thị trường mới ở cả khu vực biên mậu và chính ngạch. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thịt gà sang thị trường Nhật Bản và Hà Lan; đàm phán với Trung Quốc để xuất khẩu thịt lợn, trứng, sữa chính ngạch và ổn định hơn.

23

Page 24: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

- Về công tác thú y: Kiểm soát tốt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; tăng cường hoạt động kiểm dịch thú y, tổ chức kiểm soát ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm… qua biên giới (nhất là dịch tả lợn châu Phi); đẩy mạnh kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật và giám sát tồn dư hóa chất, ô nhiễm vi sinh vật trong thịt, trứng, sữa và mật ong; xây dựng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh...

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất trên 4,15%, giá trị gia tăng 4%. Tổng sản lượng thịt các loại khoảng 5,39 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2018, trong đó thịt lợn đạt 3,96 triệu tấn, tăng 152 nghìn tấn (+ 4,0%); thịt gia cầm đạt 1,16 triệu tấn, tăng 63 nghìn tấn (+ 5,7%); sữa khoảng 1,05 triệu tấn, tăng 9,3%; trứng các loại khoảng 12,57 tỷ quả, tăng 6,6%; thức ăn chăn nuôi khoảng 21,5 triệu tấn, tăng 6,2%. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi khoảng 0,8 tỷ USD.

c) Thủy sản- Khai thác và bảo vệ nguồn lợi: Nâng cao chất lượng khai thác; tổ chức lại

sản xuất trên biển theo mô hình hợp tác, liên kết chuỗi; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để khai thác hải sản, đảm bảo gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo; ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong khai thác, bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ sản phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch… Thực hiện quy định về đánh bắt và truy xuất nguồn gốc thủy sản, sớm giải quyết vấn đề áp “thẻ vàng” của EU; đồng thời hài hòa hóa các quy định về kiểm soát thủy sản theo thông lệ quốc tế.

- Nuôi trồng thủy sản: Phát triển mạnh nuôi các đối tượng chủ lực, trọng tâm là nuôi tôm, cá tra và nuôi biển. Thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm đến năm 2025, Đề án sản phẩm quốc gia tôm nước lợ và cá da trơn, rà soát, điều chỉnh Chiến lược phát triển nuôi biển đến năm 2030. Phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; hỗ trợ nông dân phát triển nuôi quảng canh tiên tiến, nhân rộng các mô hình kết hợp lúa - thủy sản, nuôi kết hợp tôm, cá và các đối tượng khác hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Giữ ổn định diện tích nuôi cá tra khoảng 5,2 - 5,3 nghìn ha. Ổn định diện tích nuôi tôm sú 600 nghìn ha, sản lượng 330 nghìn tấn; phát huy lợi thế của nuôi tôm thẻ chân trắng, gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu, duy trì diện tích nuôi tôm chân trắng khoảng 105 nghìn ha, sản lượng 530 nghìn tấn, tạo động lực hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển ngành tôm đạt 4,5 tỷ USD vào năm 2020. Đẩy mạnh phát triển nuôi cá rô phi thâm canh trong ao ở đồng bằng Bắc Bộ, nuôi lồng bè ở Nam Bộ; phát triển nuôi nhuyễn thể và các loại thủy sản khác phù hợp với từng vùng, miền và thị trường. - Đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến thủy sản theo công nghệ cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc… cũng như phục vụ cho tiêu dùng trong nước. - Kiểm soát chặt chẽ và khống chế tốt dịch bệnh trên tôm; kịp thời cảnh báo để hạn chế rủi ro. Kiểm soát chặt chất lượng giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu, ngăn chặn việc tiêm chích tạp chất và tồn dư kháng sinh trong thủy sản nuôi; hỗ trợ các địa phương xây dựng vùng nuôi an toàn dịch bệnh để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất trên 4,69%, giá trị gia tăng khoảng 4,65%. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 8,08 triệu tấn (tăng khoảng 4,2% so với

24

Page 25: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

2018), trong đó nuôi trồng khoảng 4,38 triệu tấn (tăng 5,6%), khai thác khoảng 3,7 triệu tấn (tăng 2,6%). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 10,5 tỷ USD.

d) Lâm nghiệp- Quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả diện tích rừng tự nhiên, kết hợp hoạt

động bảo vệ, khai thác rừng với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Áp dụng mô hình nông lâm kết hợp, phát triển dược liệu, khai thác lâm sản ngoài gỗ, phối hợp với hoạt động du lịch sinh thái. Phát triển lâm nghiệp đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ. Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, ván nhân tạo…

- Tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa nghề rừng; hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tạo nguồn thu ổn định, phát triển các hình thức du lịch gắn với lâm nghiệp. Tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp.

- Triển khai đồng bộ thực hiện các chương trình, kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó tập trung trồng và chăm sóc rừng. Thực hiện nghiêm Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tới từng đơn vị và địa phương.

- Tổ chức thực hiện tốt Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật, quản trị rừng và thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam với EU, tạo điều kiện phát triển và mở cửa thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất trên 6%, giá trị gia tăng đạt 5,8%. Bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và quỹ đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp để tăng độ che phủ rừng lên 41,85%; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung đạt 1722 triệu m3, tăng 8% so với ước thực hiện năm 2018; trồng rừng tập trung đạt 220 nghìn ha, chăm sóc rừng 400 ngàn ha, khoanh nuôi tái sinh 360 ngàn ha, trồng cây phân tán 50 triệu cây. Kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD.

đ) Phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất muối và ngành nghề NT- Phấn đấu đến năm 2020, giá trị gia tăng các ngành hàng NLTS tăng

20%/năm, tổn thất sau thu hoạch đối với NLTS giảm 50% so với năm 2014. Phấn đấu hết năm 2019, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất cây hàng năm đạt 95%, khâu gieo trồng lúa đạt 45% và cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa đạt 60%.

- Triển khai Đề án Nâng cao năng lực chế biến NLTS theo hướng phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng. Tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển các nhà máy chế biến NLTS, gắn với vùng nguyên liệu và tiêu thụ nông sản.

- Thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành muối theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững, ổn định diện tích sản xuất muối. Năm 2019, dự kiến diện tích sản xuất muối đạt 13,5 nghìn ha; sản lượng khoảng 1,3 triệu tấn, trong đó muối công nghiệp 520 nghìn tấn. Cải tạo, nâng cấp các đồng muối hiện có, tạo điều kiện cho diêm dân nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí và cải thiện thu nhập; nhân 22 Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp là 19 triệu m3

25

Page 26: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

rộng mô hình sản xuất muối sạch, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết và bảo vệ môi trường.

2. Phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông sản cả trong nước và xuất khẩu

- Phát triển mạnh thị trường xuất khẩu: Tích cực đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng; hạn chế thấp nhất sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định. Triển khai tích cực, khai thác hiệu quả cơ hội của các Hiệp định tự do thương mại đem lại, tăng cường các hoạt động phát triển thị trường.

- Nâng cao chất lượng thu thập, phân tích thông tin, dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc...), kịp thời cảnh báo các quy định về rào cản, vấn đề phát sinh có thể gặp đối với hàng xuất khẩu; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm NLTS tại thị trường nước ngoài.

Duy trì xúc tiến quảng bá các sản phẩm nông sản chất lượng, an toàn thực phẩm thông qua các Hội chợ triển lãm nông nghiệp lớn trong nước (Agroviet, Crafviet, Vietfish, VietShrimp), tăng cường các hoạt động XTTM, kết nối cung cầu các địa phương theo chuỗi liên kết; đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Tham gia các Hội chợ quốc tế lớn ngành nông nghiệp tại các thị trường trọng điểm (Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản), tiềm năng (ASEAN, Liên bang Nga, Trung Đông) để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đang có triển vọng, còn dư địa mở rộng thị trường như rau quả, thủy sản (tôm và cá tra), gạo (ưu tiên gạo chất lượng cao, gạo thơm) và sản phẩm chăn nuôi. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng nông sản, nhất là các loại nông sản chủ lực; hoàn thành và quảng bá mạnh mẽ thương hiệu “Gạo Việt Nam”.

- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế, đàm phán và ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong kiểm dịch, bảo vệ thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thúc đẩy xuất khẩu thịt gà (Nhật Bản, Hà Lan); xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang Trung Quốc theo chính ngạch; đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Ấn Độ, xoài sang Mỹ...

Tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật, giải quyết vướng mắc sản phẩm thủy sản (đặc biệt đối với việc EU rút thẻ vàng với các sản phẩm thủy sản Việt Nam), trái cây, hồ tiêu... với thị trường EU. Quảng bá sản phẩm thủy sản kết hợp giải quyết vướng mắc, rào cản đối với sản phẩm gạo, thịt lợn, sữa với Trung Quốc; thủy sản, rau quả, cà phê đối với thị trường Nhật Bản; thủy sản, cao su, trái cây với Hàn Quốc; tháo gỡ khó khăn về cơ chế thanh toán trong xuất khẩu sản phẩm gạo và một số nông sản khác với Châu Phi; tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại cho sản phẩm thủy sản (tôm) tại thị trường Úc.

- Đẩy mạnh tiêu thụ NLTS tại thị trường trong nước; tiêu thụ kịp thời nông sản cho người dân, khắc phục tình trạng dư thừa, giá giảm gây thiệt hại cho người sản xuất; dự báo và xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ nông sản chính (vải, nhãn, cam, thanh long... ); xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản thông qua các biện pháp quản lý theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu

26

Page 27: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

đến chế biến xuất khẩu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, GMP, HACCP, ISO 22000...).

Phấn đấu nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản đạt khoảng 42 - 43 tỷ USD.

3. Phát triển nông thôn, trọng tâm là thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh và triển khai hiệu quả 11 nội dung thành phần của Chương trình, phấn đấu hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 (sớm hơn 01 năm so với Nghị quyết số 100/2015/QH13) đảm bảo chất lượng và bền vững; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình. Năm 2019, phấn đấu cả nước có 48-50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 8 - 10% so với năm 2018, không còn xã dưới 5 tiêu chí và có xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có ít nhất 70 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, tăng khoảng 9 đơn vị so với năm 2018, mỗi tỉnh có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; hoàn thành sớm mục tiêu kế hoạch 5 năm trong năm 2019; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 94%. Tập trung chỉ đạo các tỉnh, thành phố hoàn thành xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018.

Đẩy mạnh công tác truyền thông về nông thôn mới gắn với tuyên truyền về thành tựu 10 năm thực hiện Chương trình. Triển khai kế hoạch tổng kết hướng tới Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình; chuẩn bị tổ chức đề xuất thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2030.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đặc thù; rà soát, nghiên cứu đề xuất một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình giai đoạn sau năm 2020.

Tập trung chỉ đạo các địa phương tiếp tục nâng cao các tiêu chí (xã, huyện) đã đạt chuẩn. Triển khai xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu theo Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018; đẩy nhanh tiến độ triển khai 04 Đề án thí điểm huyện nông thôn mới kiểu mẫu, làm cơ sở đánh giá, đề xuất tiêu chí huyện nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới; chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện đại, hợp lý; giữ gìn được những đặc trưng và bản sắc nông thôn truyền thống; nâng cao chất lượng đời sống văn hoá và giữ gìn an ninh trật tự.

Đẩy mạnh các giải pháp huy động và đa dạng hóa nguồn vốn thực hiện Chương trình; chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn 2019 để hoàn thành sớm mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội, ưu tiên nguồn lực ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện các Đề án xây dựng nông thôn mới đặc thù . Xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng đến năm 2020. Thực hiện các giải pháp ổn định đời sống, sản xuất sau tái định cư; ổn định đời sống, sản xuất của người dân các cụm, tuyến dân cư vượt lũ ĐBSCL; thực hiện các dự án bố trí dân cư biên giới Việt-Trung, Việt-Lào, Việt Nam-Cămpuchia... Xây dựng một số đề án thuộc lĩnh vực ổn định đời sống dân cư, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, xây

27

Page 28: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

dựng chính sách; một số mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ dân vùng dự án bố trí dân cư. Năm 2019, bố trí sắp xếp ổn định dân cư khoảng 15.000 hộ; trong đó bố trí dân cư vùng thiên tai chiếm 70%.

Chỉ đạo các địa phương tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện. Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về bố trí ổn định dân cư trong tình hình mới, sau khi được ban hành.

- Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; hướng dẫn các địa phương thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao năng suất và thu nhập.

Triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân, nhất là tại các xã nghèo, bãi ngang, huyện nghèo, ven biển; thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo.

Kết hợp, lồng ghép thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; hỗ trợ các xã, thôn, bản vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo, vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, di cư tự do, khu rừng đặc dụng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh, phát triển bền vững kinh tế, xã hội khu vực biên giới, biển đảo.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và quản lý hiệu quả vốn đầu tư XDCB, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 16/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ về phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; đầu tư nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, hạ tầng thủy sản, nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất và dân sinh, nhất là ở các vùng mới bị thiệt hại nặng do thiên tai ; tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các công trình thủy lợi; tham gia quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, bảo vệ chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng, biển; tăng cường năng lực phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự kiến năng lực tưới của hệ thống thủy lợi tăng thêm khoảng 15 nghìn ha, năng lực tiêu tăng thêm khoảng 15 nghìn ha.

Tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công được giao. Năm 2019, Bộ được giao 14.938 tỷ đồng, gồm: vốn trong nước 1.501 tỷ đồng, vốn ODA 2.437 tỷ đồng, vốn TPCP 11.000 tỷ đồng; phân bổ cho 129 dự án, trong đó có 58 dự án thủy lợi, 04 dự án phòng chống thiên tai,11 dự án hạ tầng thủy sản và 38 dự án hạ tầng nông lâm nghiệp; trong năm dự kiến hoàn thành 22 công trình, dự án. Tập trung chỉ đạo, triển khai thi công các dự án đầu tư vốn TPCP cho các công trình thủy lợi lớn, lượng vốn rất lớn (11.000 tỷ đồng), gấp 1,4 lần kế hoạch vốn năm 2018. Đây là nhiệm vụ lớn, nhiều thách thức cần tập trung chỉ đạo để bảo đảm vừa thực hiện đúng Luật và các quy định về quản lý đầu tư, đồng thời giải ngân và thực hiện được 100% kế hoạch vốn được giao. Đối với các dự án ODA, cần đẩy nhanh thực hiện, bảo đảm hoàn thành các dự án theo đúng tiến độ Hiệp định đã ký kết. Hướng dẫn xây dựng danh mục dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025.

5. Công tác thủy lợi và phòng chống, giảm nhẹ thiên taia) Về công tác thủy lợiPhát triển thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng đa chức

năng phục vụ nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp nước cho dân 28

Page 29: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

sinh và sản xuất công nghiệp. Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung và tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có lợi thế cạnh tranh theo vùng miền; đầu tư hoàn chỉnh các hệ thống công trình thủy lợi đã có nhưng chưa được hoàn thiện. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 bao gồm:

- Hoàn thành rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam. Tập trung rà soát, đánh giá điều chỉnh nhiệm vụ công trình thủy lợi; xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật về thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tổ chức thủy lợi cơ sở; đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi. Đối với các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi tiến hành tăng cường giao khoán công việc trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Thực hiện mở rộng các hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp để tăng nguồn thu, đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho đơn vị.

- Thực hiện Chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa (chủ yếu tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án WB8); theo dõi diễn biến thời tiết, dự báo diễn biến nguồn nước, hạn hán, kịp thời điều chỉnh kế hoạch phân phối nước, thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước khi hạn hán, thiếu nước xảy ra.

b) Về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên taiTiếp tục thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều và các

văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác PCTT, Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với BĐKH; các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Tiếp tục thực hiện Chương trình nâng cấp đê sông, đê biển, ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, cấp bách xung yếu: Rà soát xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, 05 năm và toàn bộ Chương trình nâng cấp đê sông, đê biển; ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, cấp bách, xung yếu trên các tuyến đê theo thứ tự từ tuyến đê cấp đặc biệt đến tuyến đê cấp III. Dự kiến năm 2019, có 250 km đê sông và 200 km đê biển được củng cố.

- Các hoạt động nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai : Hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; Kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia; nâng cao năng lực tham mưu phòng chống thiên tai. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm điều hành phòng chống thiên tai Quốc gia. Triển khai thực hiện các chương trình/đề án/kế hoạch nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phòng chống thiên tai.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Đề án, Dự án đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch; củng cố tổ chức, bộ máy cơ quan PCTT các cấp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý Nhà nước về PCTT, giảm thiểu thiệt hại về người và của, góp phần giữ vững kinh tế - xã hội đất nước. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành: Chiến lược PCTT, Đề án nâng cao năng lực Quốc gia về PCTT, Kế hoạch PCTT cấp quốc gia… Huy động sự tham gia của cộng đồng, phối kết hợp giữa các Bộ ngành, địa phương, lồng ghép công tác PCTT trong các hoạt động của xã hội, hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp...

- Khẩn trương ổn định dân cư vùng thiên tai, nhất là các hộ dân phải di dời. Sửa

29

Page 30: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

chữa khẩn cấp công trình đê điều, hồ đập bị sự cố và xử lý cấp bách các trọng điểm về sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, hoàn thành Đề án cơ cấu lại nông nghiệp của vùng thích ứng với BĐKH; rà soát quy hoạch hệ thống thủy lợi, đê sông, đê biển, hệ thống rừng ngập mặn và có giải pháp bảo vệ, thích ứng.

6. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch hành động về công tác đảm bảo ATTP, như Nghị quyết số 43/2017/QH14, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh ATTP; giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về ATTP cho tiêu dùng và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tổ chức sản xuất theo hướng tập trung đảm bảo ATTP, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, GMP, HACCP, ISO 22000...); tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, phát triển sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và tương đương. Thực hiện tốt các chương trình phối hợp, vận động sản xuất kinh doanh nông sản an toàn, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm, trọng điểm là các hộ sản xuất nhỏ lẻ, mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nhất là cho các đô thị lớn. Mở rộng, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm NLTS an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm thông qua bao gói, ghi nhãn, dán tem truy xuất điện tử.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP; giải quyết tốt hơn những bức xúc của xã hội về vấn đề ATTP, bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng; kết hợp với quảng bá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN chất lượng cao, thực phẩm NLTS an toàn.

Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thanh, kiểm tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất, chế biến NLTS; xử lý kịp thời, nghiêm khắc các vi phạm về ATTP; tham gia tích cực hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP. Phấn đấu năm 2019, tỷ lệ cơ sở SXKD thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP đạt 98,5%; tỷ lệ cơ sở SXKD thủy sản và nông sản xếp loại C được nâng hạng A/B đạt 65%. Tỷ lệ mẫu thủy sản được giám sát đạt yêu cầu về tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất cấm đạt 98%; tỷ lệ mẫu sản phẩm động vật chế biến được giám sát đạt yêu cầu về hóa chất, kháng sinh đạt 90% và tỷ lệ mẫu sản phẩm thực vật chế biến được giám sát đạt yêu cầu về thuốc BVTV đạt 10%.

7. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp

Đổi mới và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt; đẩy mạnh phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, cạnh tranh quốc tế. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục khuyến

30

Page 31: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

khích hình thành các tổ hợp tác, trang trại liên kết với doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, coi đây là tiền đề phát triển sản xuất quy mô lớn và thay thế vai trò sản xuất nông hộ nhỏ lẻ; dự kiến hết năm 2018 cả nước có 37.000 trang trại theo tiêu chí mới.

Tổ chức thực hiện Đề án “Phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020”, phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật HTX, góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”. Hỗ trợ HTX áp dụng các quy trình sản xuất có chứng nhận, ứng dụng công nghệ cao, liên kết với doanh nghiệp; phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và tham gia các dự án phát triển nông thôn. Dự kiến hết năm 2019 có 11.250 HTX NN hoạt động hiệu quả.

Sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước (tập trung cổ phần hóa; hoàn thành chuyển giao đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về SCIC; chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và các công ty nông, lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và các đề án đã được phê duyệt. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo các Nghị quyết của Chính phủ: số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, số 19-2019/NQ-CP.

8. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Năm 2019, tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ: ưu tiên cao nhất cho nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giống chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

- Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tăng cường đầu tư vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ. Triển khai các giải pháp để tận dụng tối đa cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học...

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống, quản lý rủi ro thiên tai. Năm 2019, thực hiện 35 đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và 17 dự án sản xuất thử nghiệm tập trung vào giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, với sự tham gia của doanh nghiệp; Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao triển khai 02 nhiệm vụ (tập trung vào các đối tượng nông sản chủ lực, hỗ trợ tiềm lực KHCN để xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC); triển khai 28 gói kỹ thuật khuyến nông chuyển giao công nghệ về chọn, tạo giống mới có năng suất chất lượng. Tập trung ưu tiên hoàn thành xây dựng, công bố các TC, QC phục vụ kiểm tra chuyên ngành gồm 142 TC, 03 QC; thực hiện hài hòa hóa hệ thống TC, QC khu vực và quốc tế, đảm bảo tính hội nhập.

- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương với EU, các nước châu Á, châu Mỹ, châu Phi, Mỹ La tinh; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch tăng cường và mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để tranh thủ, thu hút nguồn vốn, phát triển thị trường, khoa học công nghệ hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại Ngành gắn với xây

31

Page 32: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

dựng nông thôn mới. Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu hàng NLTS.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngành đã được phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch, lộ trình thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Triển khai Đề án tổ chức quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sau khi được phê duyệt.

Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động nông nghiệp theo các Quyết định: số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Gắn đào tạo nghề với chuyển giao công nghệ mới và quy trình sản xuất mới cho nông dân. Dự kiến năm 2019, các địa phương đào tạo lao động nông thôn học nghề nông nghiệp cho khoảng 210.600 người, Bộ Nông nghiệp và PTNT đào tạo cho khoảng 3.000 lao động nông thôn.

9. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành 10 Nghị định hướng dẫn thực hiện 2 Luật: Trồng trọt, Chăn nuôi và các Luật khác được giao hướng dẫn; ban hành theo thẩm quyền 30 Thông tư hướng dẫn chi tiết các Nghị định. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách mới ban hành về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp, tín dụng trong nông nghiệp...

Xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp. Triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

10. Triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chương trình/Kế hoạch hành động của ngành

- Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết TW 4 khóa 12; Nghị quyết 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị và Nghị quyết 19 về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy, tinh giảm biên chế. Thực hiện nghiêm việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường thanh tra công vụ. Tiếp tục hiện đại hoá quản lý ngành, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác cơ hội của cuộc cách mạng 4.0 và đẩy mạnh ứng dụng trong ngành; nâng cao năng lực công tác thống kê, dự báo và truyền thông; tăng cường công tác thanh tra, tập trung vào công tác thanh tra công vụ; thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm.

32

Page 33: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20192201420_2... · Web view- Tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại. Triển

- Triển khai quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019; Kế hoạch của Bộ triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP, Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện kịch bản tăng trưởng năm 2019 của ngành nông nghiệp.

III. KIẾN NGHỊ

1. Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo:(1) Các Bộ, ngành rà soát, đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ thúc đẩy cơ cấu lại

nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; ưu tiên tháo gỡ chính sách đất đai, phát triển thị trường quyền sử dụng đất tạo thuận lợi hơn cho tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

(2) Bổ sung nguồn lực cho ngành nông nghiệp để thực hiện cơ cấu lại ngành và phòng chống thiên tai: Để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và đạt mục tiêu của ngành đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao, ngành nông nghiệp kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm bổ sung gói đầu tư hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và hỗ trợ phòng chống thiên tai (đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Hội nghị triển khai KH ngành năm 2017, nhưng chưa xử lý được), phát triển thủy sản, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

(3) Cho phép Ngành tổ chức Hội nghị toàn quốc và kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí thời gian tham dự, chủ trì Hội nghị: (i) Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về an ninh lương thực; (ii) Công nghiệp chế biến NLTS và Cơ giới hóa trong nông nghiệp; (iii) Tổng kết Chương trình giống và các Hội nghị quan trọng khác.

2. Các địa phương: Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và PTNT trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kế hoạch; ưu tiên chỉ đạo và dành nguồn lực cho 2 Chương trình lớn của ngành là cơ cấu lại và xây dựng NTM; nghiên cứu, ban hành các chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương để thu hút nguồn lực xã hội cho ngành./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

33