22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2012

Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG … (205).p… · Lời cảm ơn Sau một thời gian nỗ lực học tập và tiến hành nghiên cứu làm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN---------------------

Kim Văn Chinh

TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

TÓM TẮT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN---------------------

Kim Văn Chinh

TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60 85 02

TÓM TẮT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Trọng Cúc

Hà Nội - 2012

Lời cảm ơnSau một thời gian nỗ lực học tập và tiến hành nghiên cứu làm luận văn tốt

nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành được khóa học của mình và luận văn này khẳng

định những nỗ lực của bản thân tôi trong thời gian qua.

Để đạt được những thành công này, với lòng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin

gửi lời cám ơn tới tập thể thầy cô giáo Khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học

Tự nhiên Hà Nội. Với lòng nhiệt tình yêu nghề và yêu học trò các Thầy, các Cô đã

cho tôi những tri thức mới, vươn tới những tầm cao mới, đã động viên khích lệ tôi

trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống đề vươn lên đạt được như ngày hôm

nay. Với lòng biết ơn của mình, em xin chúc các Thầy, các Cô luôn mạnh khỏe,

hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp, chúc các Thầy, các Cô có những lớp học

trò giỏi, chăm ngoan và thành đạt.

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Lê Trọng Cúc, người đã

không thấy nản trí khi tôi gặp những khó khăn trong cuộc sống, có lúc tưởng chừng

phải dừng lại, Thầy đã giúp tôi lấy lại nghị lực của cuộc sống và vươn lên để đạt

được như hôm nay. Trong quá trình hướng dẫn tôi, Thầy luôn tạo cơ hội để tôi tiếp

thu những kiến thức, tạo động lực để tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình,

Thầy cũng đã giúp tôi có những định hướng và cái nhìn tươi sáng hơn về cuộc sống.

Em xin gửi lời cám ơn tới Thầy, chúc Thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành

công, chúc thấy sẽ mãi dẻo dai để chèo lái con thuyền đưa học trò của mình tới

những chân trời tri thức mới.

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn đồng nghiệp tại

Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp đã hỗ trợ rất nhiều cho tôi có thể hoàn

thiện luận văn của mình.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân tới gia đình, Bố Mẹ, các anh chị em và người

thân của mình, những người luôn luôn bên cạnh tôi những lúc tôi vui vẻ hay buồn

phiền, giúp tôi có động lực vươn lên trong thời gian qua cũng như trong cả thời

cuộc đời tôi sau này.

Xin chân thành cám ơnKim Văn Chinh

1

MỞ ĐẦU

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong cải cách nông nghiệp, đặc biệt từ

khi phát động đổi mới vào năm 1986. Nghị quyết 10 của Ban chấp hành trung ương

Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI năm 1988 đã tạo ra một bước đột phá trong cải

cách đất đai. Lần đầu tiên, hộ nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ,

có quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật. Đất đai được

giao ổn định và lâu dài. Theo số liệu thống kê của Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị

sản xuất nông nghiệp bình quân đạt gần 5,36%/năm, GDP tăng 3,7%/năm. Tuy

nhiên, về cơ bản nông nghiệp vẫn chưa có sự thay đổi về chất, tăng trưởng kém bền

vững và khả năng cạnh tranh thấp. Điều đáng lo ngại là tốc độ tăng trưởng GDP

nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, từ 4%/năm trong giai đoạn 1995-2000

xuống còn 3,83%/năm giai đoạn 2001-2005 và 3,3%/năm giai đoạn 2006-2010. Tỷ

lệ giá trị gia tăng so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm,

từ 66,35% năm 2000 xuống 58,8% năm 2010 (theo giá thực tế). Sự sụt giảm tốc độ

tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang đặt ra nhiều thách thức đối với nỗ lực của

chính phủ trong xóa đói giảm nghèo và duy trì ổn định an ninh lương thực.

Câu chuyện về thành công của nông nghiệp Việt Nam trong suốt hơn hai thập kỷ

qua có được là nhờ sự thay đổi trong thể chế như Nghị quyết 10 và Luật đất đai. Sự

đổi mới về thể chế đã tạo ra động lực cho hộ gia đình trong việc đầu tư tăng sản

lượng. Tuy nhiên, sự sụt giảm về tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian gần đây lại

chỉ ra rằng vai trò của các cải cách này trong việc đẩy nhanh sản xuất hơn nữa đang

dần giảm tác dụng. Diện tích đất nông nghiệp đang sụt giảm trong những năm gần

đây, đã làm cho quy mô sản xuất ngày một bị thu hẹp, điều này đã hạn chế trong việc

áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng bền vững diện tích đất

nông nghiệp và thúc đẩy tích tụ ruộng đất đang và sẽ trở thành hướng đột phá nhằm

tiến tới một nền nông nghiệp quy mô lớn và năng suất cao.

2

Với những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tích tụ tập trung và hiệu

quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam”, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn

thạc sĩ Khoa học Môi trường với các mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng phân mảnh và xu thế của

tích tụ tập trung ruộng đất nông nghiệp Việt Nam, những tác động của quá trình tích

tụ tập trung đất đai và từ đó đề ra các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy

tích tụ, tập trung đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất trong sản xuất

nông nghiệp.

Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, tôi tập trung vào phân các cụ thể mục

tiêu các như sau:

- Làm rõ thực trạng, kết cấu và xu thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp nông

thôn ở Việt Nam, qua đó thấy được một bức tranh tổng thể về hiện trạng phân

mảnh cũng như xu hướng tích tụ tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp,

đặc biệt là trong đất trồng lúa.

- Xác định và đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình tích tụ tập trung đất

nông nghiệp và ảnh hưởng của quá trình này đến phân phối thu nhập ở khu vực

nông thôn Việt Nam.

- Đánh giá tác động của quá trình tích tụ tập trung đất đai tới hiệu quả kinh tế

của việc sử dụng đất, năng suất lao động, khả năng cơ giới hóa cũng như bất

bình đẳng nông thôn.

Các kết quả nghiên cứu có thể đóng góp vào việc xây dựng chính sách nhằm đẩy

nhanh hoạt động tích tụ và tập trung ruộng đất, từng bước tạo dựng một nền nông

nghiệp có quy mô hiện đại, tập trung, phát triển một cách bền vững và nâng cao

hiệu quả sử dụng đất đai.

3

1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

Tích tụ và tập trung ruộng đất được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. FAO

(2003) cho rằng tích tụ và tập trung ruộng đất chính là quá trình phân bổ và sắp xếp

lại các mảnh nhằm loại bỏ hạn chế của tình trạng manh mún đất đai. Manh mún

ruộng đất bao gồm tình trạng manh mún về ô thửa và sự phân tán quy mô ruộng đất

nông hộ. Để khắc phục tình trạng manh mún, có hai phương thức được thực hiện

phổ biến là dồn điền đổi thửa và tích tụ ruộng đất. Dồn điền đổi thửa là phương thức

mang nặng tính kỹ thuật hơn là xã hội. Các ô thửa phải được xây dựng và quy

hoạch lại phù hợp với yêu cầu sản xuất và quản lý đất đai ở mỗi vùng. Trong khi đó,

tích tụ và tập trung ruộng đất cũng góp phần vào giảm thiểu tình trạng manh mún

đất nhưng tính chất phức tạp hơn vì nó liên quan đến phân hóa ruộng đất và phân

hóa kinh tế nông hộ.

Vũ Trọng Khải (2008) cho rằng tích tụ và tập trung ruộng đất chính là quá trình

tích tụ tư bản với đất đai là tư liệu sản xuất chính để mở rộng sản xuất và phát huy

được lợi thế kinh tế theo quy mô. Hoạt động tích tụ và tập trung ruộng đất được

thực hiện trên thị trường đất đai. Để có đất đai đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh

doanh, nhà đầu tư có thể mua quyền sở hữu hay thuê quyền sử dụng đất theo

nguyên tắc "thuận mua, vừa bán" hoặc thuê lại đất và trả địa tô cho người cho thuê

đất. Như vậy, tích tụ và tập trung ruộng đất gắn liền trực tiếp tới thị trường đất, khác

với dồn điền đổi thửa. Dồn điền đổi thửa chỉ có tác dụng mở rộng qui mô của 1 thửa

đất, và giảm số thửa đất của nông hộ, khiến họ quản lý sản xuất thuận lợi và có hiệu

quả cao hơn, mà không làm tăng qui mô ruộng đất của nông hộ. Tương tự như cách

tiếp cận của Vũ Trọng Khải (2008), Agarwal (1972) và McPherson (1982) khẳng

định rằng, tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ làm tăng quy mô diện tích trung bình của

nông hộ và giảm tình trạng phân tán đất đai. Các nghiên cứu này cho rằng sự phát

triển của thị trường đất đai, hoạt động phi nông nghiệp phát triển và môi trường thể

chế được hoàn thiện là nhân tố quan trọng cho sự thành công của tích tụ và tập

trung ruộng đất.

4

Tóm lại, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến tích tụ và tập

trung ruộng đất nông nghiệp, nhưng tất cả đều có những điểm chung, đó chính là: i)

tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ khắc phục được tình trạng manh mún đất đai khi

làm giảm số mảnh và tăng quy mô diện tích canh tác của hộ gia đình; ii) Hoạt động

tích tụ không thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao gồm thị trường

chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thị trường thuê đất; iii) Tích tụ và tập trung

đất cùng với dồn điền đổi thửa đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhưng tích tụ

và tập trung đất gắn trực tiếp đến sự phân tầng trong diện tích đất và mức sống ở

khu vực nông thôn. Đó chính là mô hình phát triển mà các quốc gia hướng tới sản

xuất hàng hóa quy mô lớn, và manh mún đất đai chỉ là hiện tượng tạm thời trong

quá trình phát triển của nông nghiệp và đó là một quy luật tất yếu [27].

Với tư cách là một tư liệu sản xuất, đất đai thường có sự vận động về mặt sở hữu

và qua nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Sự khác nhau cơ bản của các chế độ sở hữu

đất đai là các quan hệ sở hữu về đất đai. Từ những đặc thù mang tính khách quan,

nó đặt ra yêu cầu mở rộng phương thức xử lý các quan hệ đất đai như mua bán, cho

thuê, thừa kế hay thế chấp. Thực hiện các yêu cầu đó sẽ làm cho quá trình tập trung

đất đai được đẩy nhanh, quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp có điều kiện

để phát triển. Quá trình tập trung đất đai như vậy về cơ bản sẽ không dựa trên cơ sở

tước đoạt và bần cùng hóa người nông dân, mà trên cơ sở phân hóa kinh tế, phân

công lao động xã hội của các hộ nông dân. Như vậy, những đặc thù mang tính quy

luật là cơ sở khách quan để thực hiện các điều tiết vĩ mô đối với đất đai và lao động

nhằm tạo hành lang pháp lý cho chế độ sở hữu, quản lý và khai thác đất đai có hiệu

quả với mục tiêu đưa đất đai tới người sử dụng hiệu quả nhất. Đối với nông nghiệp,

quá trình tập trung đất đai hay tăng quy mô kinh doanh của các chủ thể nông nghiệp

là vấn đề có tính quy luật. Nó diễn ra với quy mô và tốc độ khác nhau tùy vào từng

nước. Quá trình này làm thay đổi tương quan giữa lao động và đất đai trong sản

xuất nông nghiệp theo các giai đoạn khác nhau của tiến trình lịch sử.

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến tích tụ và tập trung

ruộng đất nông nghiệp, nhưng tất cả đều có những điểm chung, đó chính là: i) tích

5

tụ và tập trung ruộng đất sẽ khắc phục được tình trạng manh mún đất đai khi làm

giảm số mảnh và tăng quy mô diện tích canh tác của hộ gia đình; ii) Hoạt động tích

tụ không thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao gồm thị trường chuyển

nhượng quyền sử dụng đất và thị trường thuê đất; iii) Tích tụ và tập trung đất cùng

với dồn điền đổi thửa đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhưng tích tụ và tập

trung đất gắn trực tiếp đến sự phân tầng trong diện tích đất và mức sống ở khu vực

nông thôn. Đó chính là mô hình phát triển mà các quốc gia hướng tới sản xuất hàng

hóa quy mô lớn, và manh mún đất đai chỉ là hiện tượng tạm thời trong quá trình

phát triển của nông nghiệp và đó là một quy luật tất yếu [27].

Qua phân kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp của các nước cho thấy, không

có mô hình hay phương pháp giống nhau cho quá trình tập trung đất đai. Nếu đi

theo định hướng phát triển sản xuất nông hộ nhỏ thì quy mô đất đai sản xuất tiếp tục

bị thu hẹp do thừa kế và chuyển đổi đất ra khỏi nông nghiệp, còn nếu theo định

hướng phát triển trang trại lớn thì quy mô sản xuất tiếp tục tăng. Sự thành công còn

do từng điều kiện hoàn cảnh lịch sử mà mỗi quốc gia có.

Các nước ở Châu Á gặp nhiều khó khăn trong tích tụ đất đai. Cải cách ruộng đất

với chính sách chia nhỏ để đảm bảo công bằng đã dẫn đến tình trạng manh mún.

Nhiều nước Châu Á đã thực hiện nhiều chính sách nhưng đều không thành công.

"Bẫy" quy mô nhỏ trong sản xuất nông nghiệp đã và đang hình t hành. Các biện

pháp được thực hiện bao gồm: trợ cấp mua đất, xóa bỏ hạn điền, thúc đẩy viêc thuê

đất, thúc đẩy dồn điền đổi thửa, ủy thác sản xuất của hộ quy mô nhỏ, thành lập xí

nghiệp thành thị-nông thôn hợp tác sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp, sử dụng công

cụ thuế đất, hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, quá trình tập trung đất của nhiều nước vẫn

bị tắc lại. Nguyên nhân ở đây chính là thu nhập phi nông nghiệp phát triển, giá đất

tăng cao ngăn cản hộ thuần nông mở rộng sản xuất, tâm lý chủ nghĩa bình quân tồn

tại, khả năng cạnh tranh kém của nông sản, sự thiên vị trong đầu tư phát triển đô thị

và công nghiệp, tính liên kết giữa các thị trường kém, kéo dài quyền sử dụng đất

gắn liền với yêu cầu phân chia công bằng hơn, cơ sở hạ tầng và công nghệ hạn chế.

6

Một số bài học cho Việt Nam trong quá trình đẩy nhanh tích tụ đất và hướng tới

một nền sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, cụ thể như sau:

- Chính sách hạn điền chính là một trong những rào cản cho tích tụ đất vàđược phần lớn các nước bãi bỏ.

- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho giá đất ngày một tăng cao,người nông dân không muốn bán đất hay chuyển nhượng đất. Ở nhiều nước, tâm lýgiữ đất vẫn phổ biến bất chấp nguồn thu nhập phi nông nghiệp được đảm bảo.Chính vì vậy, vai trò của thị trường thuê đất cần được chú ý để đảm bảo người dântiếp cận được với đất trong quá trình mở rộng sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ tàichính cần được đảm bảo.

- Dồn điền đổi thửa mà một số nước áp dụng chỉ có thể giảm được tình trạngmanh mún đất nhưng không có khả năng tăng quy mô sản xuất của hộ. Dồn điển đổithửa rất khó thực hiện một cách tự nguyện, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực của cáccấp chính quyền trong việc dàn xếp thực hiện các hoạt động liên quan đến dồn điềnđổi thửa.

- Vai trò của sự liên kết của các nông hộ nhỏ ở các nước cũng là một bài họctham khảo cho Việt Nam. Các hộ quy mô nhỏ có thể ủy thác cho các hộ quy mô lớnlàm một phần hay toàn bộ quá trình sản xuất qua áp dụng cơ giới hóa.

- Hình thành các hợp tác xã nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện và cơ chế rõràng cho các xã viên. Các hợp tác xã đóng vai trò như những "cổ đông" trong doanhnghiệp, khi đó có thể áp dụng được phương pháp sản xuất quy mô lớn để tăng năngsuất.

- Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp là không thể phủ nhận trong quá trìnhtích tụ đất. Hoạt động này càng phát triển thì càng giải phóng được nhiều lao độngra khỏi nông nghiệp và khu vực nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóacần có sự liên kết chặt chẽ giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thịvà nông thôn.

7

2. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn được tiến hành nghiên cứu nhằm vào đối tượng là sự phân mảnh đất

đai và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu

nhằm chỉ ra thực trạng phân mảnh đất đai, đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua

quy mô mảnh đất cũng như số lượng mảnh đất trong sản xuất nông nghiệp, từ đó đề

xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai tại Việt Nam

trong thời gian tới.

Tuy luận văn xác định nghiên cứu về đất nông thôn nhưng trọng tâm là nghiên

cứu về đất nông nghiệp. Nghiên cứu sẽ tập trung vào đất nông nghiệp do hộ nông

dân quản lý vì đây là loại hình sử dụng đất chính đem lại hiệu quả kinh tế cho cư

dân nông thôn. Trong các phân tích về hiệu quả sử dụng đất, luận văn sẽ lấy đất lúa

làm đại diện vì cây lúa là cây trồng quan trọng và phổ biến ở nông thôn Việt Nam.

Việc nghiên cứu quá trình tập trung ruộng đất sẽ được thực hiện ở hai khía cạnh là

dồn điền đổi thửa và tích tụ mở rộng quy mô sản xuất, trong đó tích tụ ruộng đất là

nội dung nghiên cứu chính.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn được trải rộng trên khắp cả nước với những

địa phương điển hình, và thời gian đánh giá là các năm 2008 và 2010. Luận văn tập

trung vào đánh giá sự phân mảnh đất đai tại Việt Nam, hiệu quả sử dụng đất liên

quan đến phân mảnh đất đai, tác động của việc phân mảnh đất đai tới thu nhập của

người dân, những tác động của phân mảnh đất đai tới quá trình cơ giới hóa nông

nghiệp. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung

đất đai tại Việt Nam nhằm tăng khả năng cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật,

tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng và năng suất lao động của người

dân, qua đó nâng cao thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân làm nông

nghiệp.

Luận văn sử dụng cách tiếp cận liên ngành để thấy được mối liên hệ giữa các

ngành trong quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất và tập trung đất đai như mối

quan hệ giữa tích tụ với phát triển các hoạt động phi nông nghiệp hay di cư. Cách

tiếp cận liên ngành như sau:

8

- Tiếp cận liên vùng được sử dụng để thấy những giao thoa lẫn nhau giữa các

vùng lãnh thổ, qua đó còn thấy được thực trạng sử dụng đất khác nhau giữa

các và cả nước nói chung.

- Tiếp cận liên cấp đòi hỏi phải xem xét ở cả 3 cấp độ vĩ mô, trung mô và vi mô,

đồng thời có sự đan xen, tác động qua lại lẫn nhau giữa các cấp quản lý trong

hoạch định các chính sách liên quan đến đất đai.

- Tiếp cận tham gia đòi hỏi phải xem xét các hộ gia đình nông dân không chỉ là

điểm đến của các chính sách, mà còn là điểm xuất phát cho sự hình thành các

chính sách.

Để đánh giá được thực trạng, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hiện nay, các yếu

tố và xu thế tập trung ruộng đất và hiệu quả sử dụng đất, báo cáo sẽ sử dụng hệ

thống cơ sở dữ liệu thứ cấp của Tổng cục thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi

trường. Đối với thông tin thứ cấp từ Tổng cục thống kê, luận văn sẽ tiếp cận hai

nguồn chính là: Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam qua và Tổng điều tra về

nông nghiệp và nông thôn Việt Nam năm 2008 và 2010. Về hệ thống cơ sở dữ liệu

tài nguyên đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, luận văn chủ yếu tiếp cận đến

thực trang phân bổ sử dụng đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp để có sự so sánh

giữa các số liệu của nhà quản lý cũng như kết quá điều tra của Tổng cục Thống kê.

Báo cáo sử dụng các phần mềm thống kê như Excel và Stata để xử lý các số

liệu điều tra mức sống hộ gia đình và điều tra nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

năm 2008 và 2010. Công cụ chủ yếu của đề tài là phương pháp thống kê, nhất là

thống kê so sánh và phân tích hồi quy để xác định quỹ đất, thực trạng, kết cấu và xu

thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp nông thôn Việt Nam, các yếu tố tác động đến

tích tụ và hiệu quả sử dụng đất.

9

3. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Chính sách đất đai tại Việt Nam

Luận văn đã tâp trung phân tích các chính sách đất đai với các thời kỳ đặc trưng

nhằm tìm ra sự phát triển của các chính sách quản lý đất đai tại Việt Nam. Các thời

kỳ đó bao gồm: Thời kỳ trước 1954; Thời kỳ 1954-1959: cải cách ruộng đất; Thời

kỳ 1959-1986: hợp tác hoá; Thời kỳ 1986-2000: đổi mới; Thời kỳ 2000-hiện tại:

công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Qua đây tác giả phân tích được những văn bản chính sách cũng như các quan

điểm chính sách chính trong từng thời kỳ. Việc phân tích chính sách đất đai phục vụ

cho phát triển nông nghiệp nhằm tìm ra những mối liên hệ giữa việc quản lý sử

dụng đất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng tìm ra được những

yếu tố có tác động thúc đẩy cũng như những yếu tố có tác động kìm hãm sự phát

triển của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.

Việc tập trung vào các chính sách về tích tụ tập trung đất đai cũng đã được tác

giả luận văn quan tâm nhằm tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong các

chính sách thúc đẩy tích tụ tập trung ruộng đất tại Việt Nam. Luật đất đai năm 2003

đã hình thành cơ chế cho quá trình tích tụ và tập trung đất khi cho phép người sử

dụng đất được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,

tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

(Điều 61, Luật đất đai, 2003). Mặc dù Luật đất đai năm 2003 đã cho phép chuyển

nhượng và thuê đất, nhưng lại chỉ ra hạn điền, hay là giới hạn diện tích đất mà hộ sử

dụng và giới hạn thời hạn sử dụng đất. Trong khi đó, đất đai vẫn được quy định

thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước có quyền thu hồi. Chính vì vậy, cơ chế có

nhưng lại không tạo ra sự an toàn đầu tư vào đất, điều này có thể hạn chế sự mở

rộng của tích tụ đất đai.

Nhận thức được các tác động tiêu cực của tình trạng manh mún đất, Chính phủ

đã có chủ trương khuyến khích nông dân và chính quyền địa phương chuyển đổi

ruộng đất từ các ô thửa nhỏ thành các ô thửa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho canh

10

tác. Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 đã đưa ra chủ trương về dồn điền đổi thửa. Sự

ra đời của Nghị định 64 đã tạo ra phong trào dồn điền đổi thửa trong cả nước. Sự ra

đời của Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại Hội nghị lần thứ bảy

Ban Chấp hành trung ương khóa X đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong

quá trình cải cách nông nghiệp của Việt Nam. Nghị quyết về tam nông đã chủ

trương đẩy mạnh và có chính sách khuyến khích kinh tế hộ phát triển theo hướng

gia trại, trang trại có quy mô phù hợp và sản xuất hàng hoá lớn.

3.2. Thực trạng, kết cấu và xu thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp

Cải cách đất đai của Việt Nam kể từ năm 1986 đến nay đã góp phần rất lớn vào

tăng trưởng nông nghiệp. Nghị quyết 10 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng

sản Việt Nam khóa VI năm 1988 đã tạo ra một bước đột phá trong cải cách đất đai.

Lần đầu tiên, hộ nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền

bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật. Đất đai được giao ổn

định và lâu dài. Cùng với quá trình cải cách, Luật đất đai ra đời năm 1993 đã đánh

dấu một bước thể chế hóa các giao dịch về đất. Sau các lần sửa đổi và bổ sung năm

1998 và 2003, các hộ gia đình đã đư ợc quyền chuyển nhượng, trao đổi và thừa kế,

cho thuê và thế chấp đất. Tuy nhiên, toàn bộ đất đai ở Việt Nam vẫn thuộc sở hữu

toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý theo Luật đất đai. Quyền sở hữu về đất

vẫn chưa được xác lập, đây cũng có thể là điểm trọng tâm trong các bước tiếp theo

của quá trình hoàn thiện thể chế liên quan đến đất nếu như muốn phát triển thị

trường đất đai và đẩy nhanh sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến 01/1/2010, cả nước có

26.226,4 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 79,2% tổng diện tích tự nhiên của Việt

Nam. Tổng số hộ ở khu vực nông thôn là 13,77 triệu hộ, trong đó 70,9% là hộ nông,

lâm nghiệp và thủy sản. Dân số nông thôn có 60,7 triệu người, chiếm 69,83% dân

số cả nước. Trong năm 2010, diện tích đất nông nghiệp trung bình của hộ là 6752

m2, tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng. Khu vực đồng bằng sông

Hồng có diện tích chỉ bằng 1/3 so với đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên

có diện tích đất nông nghiệp trung bình của hộ gia đình cao nhất cả nước với 1,5ha.

11

3.3. Thực trạng quá trình tích tụ và tập trung đất tại Việt Nam

Dồn điền đổi thửa là quá trình sắp xếp lại các mảnh đất để khắc phục tình trạng

manh mún và phân tán đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình này mang

nặng tính kỹ thuật khi thửa đất phải được xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phù hợp

với yêu cầu sản xuất, quản lý đất đai ở mỗi vùng. Thực hiện dồn điền đổi thửa

thường khắc phục được tình trạng manh mún thông qua giảm số mảnh nhưng diện

tích và lao động thường ít thay đổi. Bên cạnh đó, dồn điền đổi thửa còn vấp phải

nhiều vấn đề xã hội nếu không đạt được sự đồng thuận cao giữa các hộ gia đình

tham gia. Trong khi đó, tích tụ và tập trung ruộng đất cũng là quá trình đóng góp

vào giảm thiểu sự manh mún và tăng quy mô diện tích đất canh tác nhưng tính chất

phức tạp hơn so với dồn điền đổi thửa do liên quan đến phân hóa ruộng đất và phân

hóa kinh tế hộ nông thôn. Quá trình tích tụ tập trung ruộng đất thường gắn liền với

thị trường đất đai.

Theo thống kê năm 2003, cả nước có 75 triệu thửa đất, bình quân mỗi hộ có 6

đến 8 thửa đất với khoảng 0,3-0,5 ha/hộ, trong đó đất lúa từ 200-400 m2/thửa, đất

rau và các loại cây màu khác thường dưới 100 m2/thửa, đất trồng cây lâu năm, cây

cho thu nhập cao còn manh mún hơn. Sau khi dồn điền đổi thửa, số thửa đất bình

quân giảm 50-60%, có nơi giảm tới 80%, diện tích mỗi thửa tăng bình quân gấp 3

lần.

Ở Việt Nam hiện nay xu hướng tập trung đất đai đang diễn ra. Cùng với phong

trào dồn điền đổi thửa, sự tích tụ và tập trung dưới tác động của thị trường đất đai

đang hình thành. Bất chấp các quy định về hạn điền trong Luật đất đai năm 2003,

tích tụ đất đai vẫn diễn ra thông qua các hoạt động cho thuê và chuyển nhượng

quyền sử dụng đất. Ở khu vực miền núi, tích tụ đất diễn ra khi nông dân mở rộng

khai hoang diện tích đất chưa sử dụng, các diện tích đất này sau đó đã được cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phần lớn đất tích tụ là đất lâm nghiệp. Trong

khi đó, ở các vùng đồng bằng, quá trình tích tụ đất dường như diễn ra chậm hơn,

các hộ gia đình chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu như hộ có việc làm phi

nông nghiệp và nhận thấy một cơ hội kinh tế bền vững hơn từ các hoạt động phi

12

nông nghiệp, hoặc hộ buộc phải chuyển nhượng do phải đối mặt với những khó

khăn như nợ nần hay nghèo đói. Tuy nhiên, theo bảng dưới đây, tỷ lệ hộ không sử

dụng đất tăng 2,9%, điều này cho thấy sự dịch chuyển đất đai đang có xu hướng gia

tăng, kèm theo đó có thể là sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh

vực khác.

Bảng 3.1. Cơ cấu hộ nông nghiệp theo quy mô đất sản xuất (%)[20]

1994 2001 2010Hộ không sử dụng đất 1,15 4,16 4,05Hộ có dưới 0,5 ha 70,91 64,34 61,02Hộ có từ 0,5 ha đến dưới 1 ha 16,23 16,42 17,14Hộ có từ 1 ha trở lên 11,71 15,08 17,80

3.3. Thực trạng thị trường đất nông nghiệp tại Việt Nam

Thị trường đất nông nghiệp bao gồm thị trường mua bán giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất và thị trường thuê đất đang có vai trò ngày càng quan trọng trong quá

trình phân phối lại đất đai ở khu vực nông thôn của Việt Nam. Sự vận hành của thị

trường đất đai sẽ góp phần phân bổ đất một cách có hiệu quả, qua đó góp phần nâng

cao hiệu quả sử dụng đất.

Theo luật đất đai năm 1993, khái niệm sở hữu đất đai không được chấp nhận. Do

đó, hầu hết các nghiên cứu đều xem xét vấn đề phát triển thị trường giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Marsh và MacAulay (2002) khám phá ra rằng

mặc dù thị trường giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang phát triển, đem lại mức

độ bảo đảm và quyền sở hữu nhất định đối với đất đai. Nhưng thị trường này vẫn

còn nhiều trở ngại đòi hỏi những nỗ lực cải cách về thể chế để thị trường này được

đóng vai trò tích cực thúc đẩy quá trình tập trung đất đai ở khư vực nông thôn.

Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu có những quan điểm khác nhau về việc mở rộng

thị trường quyền sử dụng đất. Ravallion and van de Walle (2003) cho rằng không

thể có thị trường cho thuê đất năng động nếu không có cải cách, trong khi đó,

Deininger và Jin (2003) lại khẳng định rằng chuyển nhượng đất đang tăng lên nhanh

chóng cùng với khác biệt đáng kể giữa các vùng. Giao dịch cho thuê diễn ra nhiều

hơn ở các tỉnh miền bắc trong khi mua bán lại diễn ra nhiều ở các tỉnh miền Nam.

13

Đất đai được cho thuê vì nhiều lý do bao gồm thiếu khả năng đầu tư mở rộng sản

xuất, sở hữu đất đai manh mún, thiếu lao động, sốc về kinh tế trong hộ gia đình như

bệnh tật và do phân hóa về tài sản và thu nhập giữa các doanh nghiệp gia đình phi

nông nghiệp ở nông thôn [32, 39, 56].

3.4. Quy mô đất đai và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Tình trạng phân mảnh đất của các hộ ở Miền núi phía Bắc thậm chí còn nghiêm

trọng hơn do đặc thù địa hình đồi núi. Đất đai ở khu vực phía Nam ít phân mảnh

hơn, diện tích trung bình của các trang trại vừa nhỏ hơn lại ít bị chia nhỏ. Điều này

chủ yếu là do đặc thù về địa lý và lịch sử. Do đặc thù về mật độ dân số nên đất đai ở

khu vực phía Bắc manh mún hơn rất nhiều so với khu vực phía Nam. Tuy nhiên,

như đã được đề cập ở phần giới thiệu thì nguyên nhân chính của tình trạng manh

mún đất đai lại là nguyên nhân về lịch sử khi nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất

tại chương trình Khoán 10 năm 1988. Nguyên tắc phân chia đất trong thời kỳ này là

công bằng với mọi người, do đó mỗi người đều sở hữu nhiều mảnh đất khác nhau

trong đó có tốt, có xấu, có gần, có xa … Do chương trình này thực hiện mạnh nhất

ở khu vực phía Bắc nên khu vực này bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bên cạnh đó những

lý do về chính sách thừa kế cũng như hoạt động của thị trường đất đai cũng một

phần gây ra tình trạng manh mún, luận văn sẽ đề cập đến vấn đề này ở dưới đây.

3.4.2. Phân mảnh đất đai và khả năng cơ giới hóa

Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trang trại có tác động ngược chiều khá

mạnh lên khả năng sở hữu máy cày của hộ, một lần nữa khẳng định lại rằng phân

mảnh đất là nguyên nhân cản trở cơ giới hóa nông nghiệp. Mặt khác, các trang trại

có quy mô trung bình có khả năng sở hữu máy gặt nhiều hơn so với những trang trại

quy mô lớn và quy mô nhỏ. Điều này có thể do các trang trại quy mô trung bình chủ

yếu trồng lúa, do đó cần đến máy gặt, trong khi các trang trại có quy mô lớn thường

là các trang trại trồng cây lâu năm, còn các trang trạng quy mô nhỏ lại thuộc sở hữu

của những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn.

14

Xu hướng thay đổi của đầu vào phi lao động và lợi nhuận trên một héc ta cũng

diễn ra tương tự. Lợi nhuận trên một héc ta tăng lên đối với các hộ có trên 4 mảnh

đất, những hộ có 1 mảnh cũng là những hộ sử dụng nhiều lao động nhất, các hộ sử

dụng lao động nhiều thứ hai lại là những hộ có từ 9 mảnh đất trở lên. Trong khoảng

còn lại thì nhu cầu lao động có xu hướng tăng lên nhưng không tăng liên tục, do đó,

nếu bỏ qua các hộ chỉ có một mảnh đất – thường có diện tích rất nhỏ - thì chúng ta

có thể kết luận phân mảnh đất của hộ sẽ dẫn đến yêu cầu về lao động nhiều hơn và

năng suất sẽ giảm xuống.

Đối tượng tham gia trong quá trình tích tụ tập trung đất đai có thể là cá nhân, hộ

gia đình, doanh nghiệp hay hợp tác xã, các chủ thể này trực tiếp đầu tư vào sản xuất

để thu lợi nhuận từ diện tích đất mà đã được tích tụ. Ngay cả khi một doanh nghiệp

thực hiện hoạt động đầu tư, thì các cổ đông chính là do hộ gia đình trực tiếp tham

gia. Nếu người nông dân trực tiếp tham gia vào quá trình tích tụ tập trung ruộng đất

thì lợi ích mà tích tụ mang lại sẽ lớn hơn nhiều lần nếu như để các chủ thể không

phải nông dân trực tiếp đầu tư vào đất. Chính vì vậy, bên cạnh vấn đề đảm bảo quy

mô ruộng đất thì chính sách đảm bảo tích tụ trực canh cần được phát huy để cho quá

trình tích tụ được hiệu quả và giảm thiểu các tác động tiêu cực do quá trình này gây

ra.

Theo Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn Việt Nam năm 20 10, các trang trại đã

sử dụng 391 nghìn lao động làm việc thường xuyên. Trong đó lao động của hộ chủ

trang trại là 291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại là lao động

thuê mướn. Nhìn chung, quy mô lao động của các trang trại còn nhỏ. Bình quân 1

trang trại sử dụng 3,4 lao động thư ờng xuyên, 62,4% số trang trại sử dụng dưới 4 lao

động và chỉ 1,6% số trang trại sử dụng 10 lao động trở lên. Do tính chất thời vụ của

sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên,

các trang trại còn thuê mướn lao động th ời vụ (vào thời điểm cao nhất, các trang trại

thuê trên 1 triệu lao động). Những trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm,

nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất. Thu nhập bình quân 1

lao động làm việc thường xuyên của trang trại là 18 triệu đồng/năm cao gấp trên 2 lần

15

so lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 94,3% lao động làm việc trong trang trại là

lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, 2,8% lao động có trình độ sơ cấp và chỉ có 2,9%

lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

Bên cạnh hình thức tích tụ trực canh, một loại hình tích tụ khác cũng xảy ra là tích

tụ lĩnh canh. Đó là hình thức mà người đầu tư không trực tiếp quản lý. Ở Việt Nam

hiện nay, hình thức tích tụ lĩnh canh thường tồn tại dưới dạng đầu cơ đất đai để kinh

doanh bất động sản hoặc trục lợi về giá và chênh lệch địa tô. Hình thức này không tạo

ra một nền nông nghiệp hiện đại mà còn tạo ra các bất ổn về xã hội và sự phân hóa

ngày một sâu sắc ở khu vực nông thôn. Hình thức này chỉ mang lại sự giàu có cho

một số người và tạo thành một tầng lớp "địa chủ" mới. Do giá đất nông nghiệp được

Nhà nước quy định và thường được định giá ở mức thấp, nên hiện tượng đầu cơ đất

thường xuyên xảy ra. Nhà đầu tư không mua đất để sản xuất nông nghiệp mà chờ đợi

chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đất đô thị hay đất công nghiệp, điều này

càng gây ra bất ổn xã hội. Chính vì vậy, hình thức tích tụ trực canh do một gia đình

quản lý và trực tiếp huy động vốn, áp dụng khoa học công nghệ thì mới đạt hiệu quả,

trong khi hình thức tích tụ lĩnh canh cần được kiểm soát và hạn chế, có như vậy bài

toán giữa công bằng và hiệu quả mới được giải quyết.

3.5. Tác động của tích tụ tập trung đất đai tới thu nhập của người dân nông

thôn

Qua nghiên cứu, có thể thấy rằng, nguyên nhân của tích tụ đất tập trung ở hộ

giàu có thể dễ giải thích hơn khi nhấn mạnh đến khả năng tiếp cận nguồn lực như

tài chính dễ dàng hơn. Với quy mô vốn cho mở trang trại lên tới hàng trăm triệu như

hiện nay thì đây lại là thách thức lớn cho các hộ nghèo trong việc phát triển kinh tế

trang trại hay mở rộng quy mô diện tích đất canh tác. Phần lớn các hộ nghèo đã

chuyển nhượng đất và đối với nhóm hộ nghèo, quy mô diện tích đất canh tác của hộ

đang có xu hướng giảm đi đáng kể. Hầu hết các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới

(2000), ADB (2004) và Lan (2001) đều chỉ ra rằng tình trạng không có đất hoặc

diện tích đất giảm đi thường đi liền với đói nghèo. Hộ nghèo phải nhường đất do

không có khả năng đối phó với các cú sốc xảy ra như thiên tai, dịch bệnh và vòng

16

xoáy của nợ nần. Kết luận này đã chứng tỏ rằng, các hộ nghèo không có khả năng

tích tụ đất và người hưởng lợi chủ yếu là từ các hộ giàu. Chính vì vậy, quá trình tích

tụ đất diễn ra sẽ làm xu hướng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn ngày một lớn,

việc hình thành một tầng lớp "địa chủ" mới với nhiều diện tích đất sẽ ngày một rõ

ràng hơn.

Như vậy, tập trung đất đai sẽ làm phân hóa ngày một lớn ở khu vực nông thôn

Việt Nam, nhưng nó lại là một yếu tố cần thiết để phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói

nghèo do tình trạng manh mún với quy mô nhỏ gây ra. Điều quan trọng là phải tạo

cho hộ các cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp và đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp

được ổn định, có lãi thì tập trung đất đai sẽ vừa đảm bảo được hiệu quả, vừa góp

phần nâng cao thu nhập cho cả hộ có đất và không có đất, khi đó vấn đề xã hội

không phải là câu chuyện lớn nữa trong việc giải bài toán ở nông thôn Việt Nam

hiện nay.

Một trong những vấn đề cần quan tâm là mối quan hệ giữa năng suất lao động

và quy mô đất đai. Một lý lẽ thường được đưa ra trong các ý kiến ủng hộ việc tích

tụ đất đai và tăng quy mô đất canh tác là tăng quy mô đất đai sẽ tạo điều kiện để

tăng năng suất lao động sự áp dụng nhiều hơn các máy móc, công nghệ hiện đại sử

dụng ít lao động.

3.6. Đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất

nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để tạo môi trường khuyến khích tích tụ và tập trung ruộng đất, phải từng bước

tiến tới hệ thống luật pháp đồng bộ, trong đó ưu tiên cải cách Luật đất đai năm 2003

theo hướng tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường đất đai, ngăn chặn tình

trạng đầu cơ đất nông nghiệp và giữ ổn định diện tích. Luật đất đai và các văn bản

hướng dẫn dưới luật cần được sửa đổi theo hướng tạo môi trường an toàn trong đầu

tư vào đất. Trước mắt là xóa bỏ hạn điền về đất, yên tâm về thời hạn sử dụng đất, và

cơ chế cũng như cách th ức lấy đất sao cho hạn chế tiêu cực đến đời sống của hộ gia

đình ở nông thôn. Khuyến khích chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tăng cường

khả năng tiếp cận quyền sở hữu về đất đai nông nghiệp, cần làm rõ về quyền sở hữu

17

và quyền sử dụng lâu dài. Các chính sách can thiệp hành chính để điều chỉnh các

hành vi liên quan đến đất đai nên được loại bỏ, qua đó mới tạo ra sự an tâm để đầu

tư vào đất. Hiện nay do đất đai vẫn được quy định thuộc sở hữu của nhà nước nên

các biện pháp can thiệp hành chính vẫn tồn tại, đặc biệt liên quan đến vấn đề thu hồi

đất cho phát triển công nghiệp và đô thị, nhất là khi xu hướng chạy theo "phong trào

và thành tích" vẫn tồn tại, dẫn đến tâm lý nóng vội và thu hồi một cách ồ ạt. Chính

vì vậy, những người đầu tư vào đất đai rất cần được đảm bảo sự an toàn trong quá

trình sản xuất nông nghiệp.

Sự thành công của quá trình tích tụ đất đai phụ thuộc nhiều vào khả năng rút lao

động ra khỏi nông nghiệp. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích đầu tư và

hỗ trợ nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông thôn. Khuyến khích và

thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp phát triển như làng nghề. Cần đảm bảo sự

phát triển một cách bền vững gắn với bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng

cuộc sống ở khu vực nông thôn. Ở đây, vai trò của sự liên kết chặt chẽ giữa công

nghiệp và nông nghiệp là rất quan trọng trong việc thu hút lao động nông nghiệp.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông nghiệp phát triển trong các lĩnh vực trồng trọt

và chăn nuôi bên cạnh các hoạt động chế biến. Cần hình thành cơ chế chuyển giao

khoa học công nghệ và đào tạo doanh nhân nông nghiệp làm tiên phong trong tích

tụ đất đai. Chính phủ cần ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn

nhằm tạo môi trường đầu tư tốt cho các doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động và

giảm chi phí giá thành cho sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy phát triển các doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn, gắn kết chặt chẽ với các vùng chuyên canh

sản xuất tập trung.

Sự thành công của tích tụ ruộng đất cũng phụ thuộc nhiều vào vai trò của giáo

dục và dạy nghề trong việc tạo cơ hội tiếp cận các hoạt động phi nông nghiệp. Nếu

giải quyết tốt việc làm cho người lao động, vấn đề chủ trương tích tụ đất đai sẽ thực

hiện một cách có hiệu quả. Với hơn 91% lao động nông thôn chưa qua đào tạo, khả

năng chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động hộ gia đình ở khu vực nông thôn đang

gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ cần đầu tư vào công tác dạy nghề ở khu vực

18

nông thôn, hoạt động này cần được xã hội hóa, tạo điều kiện cho người nghèo

chuyền đổi nghề bền vững. Do tác động của quá trình đô thị hóa, xu hướng lao động

được đào tạo, có trình độ, lao động khỏe và trẻ thường chuyển ra thành phố sinh

sống và làm việc, để lại ở khu vực nông thôn lao động già, yếu và có trình độ thấp.

Chính vì vậy, việc rút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp hiện nay đang phải đối

mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, việc dạy nghề và tiếp cận tri thức còn phải phụ

thuộc vào sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa. Tất cả phải được xúc

tiến một cách đồng bộ.

KẾT LUẬN

Sự thành công của nông nghiệp Việt Nam trong suốt hơn hai thập kỷ qua có được

là nhờ sự thay đổi trong thể chế như Nghị quyết 10 và Luật đất đai. Sự đổi mới về thể

chế đã tạo ra động lực cho hộ gia đình trong việc đầu tư tăng sản. Tuy nhiên, sự sụt

giảm về tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian gần đây lại chỉ ra rằng vai trò của

các cải cách này trong việc đẩy nhanh sản xuất hơn nữa đang dần giảm tác dụng.

Diện tích đất nông nghiệp đang sụt giảm trong những năm gần đây đã làm cho quy

mô sản xuất ngày một bị thu hẹp, điều này đã hạn chế việc áp dụng cơ giới hóa trong

nông nghiệp.

Trong các phân tích về hiệu quả sử dụng đất, tác giả luận văn đã lấy đất lúa làm

đại diện vì cây lúa là cây trồng quan trọng và phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Việc

nghiên cứu quá trình tập trung ruộng đất được thực hiện ở hai khía cạnh là dồn điền

đổi thửa và tích tụ mở rộng quy mô sản xuất, trong đó tích tụ ruộng đất là nội dung

nghiên cứu chính. Dưới đây, luận văn đưa ra một số kết luận chính dựa vào kết quả

nghiên cứu đã phân tích trang báo cáo.

Đất nông nghiệp Việt Nam manh mún, nhỏ lẻ: Dưới tác động của Khoán 10 và

từ khi luật đất đai 1993 ra đời, đất nông nghiệp của Việt Nam được chia đều cho

người dân làm nông nghiệp. dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tức là có xấu, có tốt, có

gần và có xa. Mỗi loại đất được phân bổ cho hộ gia đình dựa trên quy mô hộ.

19

Đất đai manh mún ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp: Tình trạng

manh mún đất đai làm hạn chế đến khả năng cơ giới hóa, khả năng áp dụng khoa

học kỹ thật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng đất. Mặt khác, tình trạng

manh mún đấy đai đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho việc phát triền giao

thông nông thôn và xây dựng hệ thống thủy lợi trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, đất

đai manh mún ở cấp hộ dẫn đến yêu cầu về lao động nhiều hơn và năng suất sẽ

giảm xuống.

Xu hướng tích tụ tập trung đất nông nghiệp đang diễn ra: Tình trạng manh

mún đất đai đang có xu hướng giảm rõ rệt trong thời gian vừa qua. Các đối tượng

tham gia tích tụ tập trung đất đai chủ yếu là người trực tiếp làm nông nghiệp, tuy

nhiên cũng có những đối tượng tham gia nhằm đầu cơ đất đai.

Tác động của tích tụ tập trung đất đai: Tập trung ruộng đất chưa có tác động rõ

ràng đến các khác biệt ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên có dấu hiệu cho thấy tích tụ

tập trung đất đai có tác động tới sự phân hóa giàu nghèo tại vùng nông thôn.

Tích tụ tập trung đất đai giúp tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp: Quy mô

đất đai có tương quan tỷ lệ thuận với năng suất và sản lượng lúa cũng như năng suất

lao động. Mối tương quan này đặc biệt bền vững và nhất quán ở đồng bằng sông

Cửu Long trong khi ở đồng bằng Bắc Bộ, có sự tương quan giữa sản lượng với quy

mô đất đai nhưng không có sự tương quan giữa năng suất và quy mô đất đai.

Các khuyến nghị chính sách: Nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung đất đai

hướng tới mục tiêu nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất cần có những

định hướng chính sách một cách toàn diện. Đó là việc hoàn thiện chính sách đất đai

nhằm tạo sự ổn định và yên tâm đầu tư vào đất đai và sản xuất nông nghiệp, chính

hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển đổi việc làm cho người nông dân, dần dần rút lao

động ra khỏi khu vực nông nghiệp và cuối cùng là các chính sách hỗ trợ về kinh tế

như chính sách vay vốn, chính sách đảm bảo đầu ra cho sản phẩm…