8
Nhà xuất bản Tổng hợp ành phố Hồ Chí Minh Y HỌC SINH SẢN HỘI NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẬP 50 Knowledge for Better Healthcare

Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 11_ TANG QUANG THAI.pdfcông trình mang ý nghĩa khoa học và tính nhân văn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 11_ TANG QUANG THAI.pdfcông trình mang ý nghĩa khoa học và tính nhân văn

Nhà xuất bản Tổng hợp�ành phố Hồ Chí Minh

Y HỌC SINH SẢNHỘI NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH • TẬP 50

Knowledge for Better Healthcare

Page 2: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 11_ TANG QUANG THAI.pdfcông trình mang ý nghĩa khoa học và tính nhân văn

MỤC LỤC Y HỌC SINH SẢN TẬP 50HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG

Điều trị nội khoa cho các vấn đề không liên quan đến hiếm muộn của hội chứng buồng trứng đa nangHồ Mạnh Tường

Đề kháng insulin trong hội chứng buồng trứng đa nang Lý Thiện Trung, Hồ Ngọc Anh Vũ

Vai trò của AMH trong hội chứng buồng trứng đa nang Võ Văn Cường

Hội chứng buồng trứng đa nang ở thanh thiếu niênPhạm Mỹ Hoàng Vân

Thừa cân, béo phì ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang và cách quản lý Lê Long Hồ

Cập nhật tình hình nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamin D ở phụ nữ mang hội chứng buồng trứng đa nangLâm Đỗ Phương Uyên

Cải thiện triệu chứng nam hóa ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nangNguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh, Thân Trọng Thạch

Hội chứng buồng trứng đa nang và mối liên quan với rối loạn tăng huyết áp thai kỳ Bùi Quang Trung

Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang Lê Tiểu My

Hội chứng buồng trứng đa nang và nguy cơ sinh nonNguyễn Khánh Linh

So sánh giữa myo-inositol và metformin trên lâm sàng, chuyển hóa và tham số di truyền ở hội chứng buồng trứng đa nang Tăng Quang Thái

Nên thực hiện IVF hay IVM ở bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang?Nguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh, Thân Trọng Thạch

Chia sẻ một số kinh nghiệm lâm sàng trongviệc lựa chọn bệnh nhân PCOM tối ưu cho IVMNguyễn Khánh Linh

Ngân hàng sữa mẹ bệnh viện Từ Dũ:công trình mang ý nghĩa khoa học và tính nhân vănNguyễn Thị Minh Tâm

Các hệ thống đánh giá và phân giai đoạn lạc nội mạc tử cung Lê Tiểu My

Đưa ra quyết định dựa trên thực chứng trong y học sinh sảnNguyễn Thùy Linh Trang, Châu Uy Bằng, Lê Đăng Khoa

Lựa chọn ưu tiên và chuyển viện trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinhNguyễn Khôi

JOURNAL CLUBVị thế của nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm trongkỹ thuật hỗ trợ sinh sản Nghiên cứu đầu tiên trên thế giới so sánh trực tiếp hiệu quảdự phòng sinh non trên song thai của hai biện pháp can thiệp: một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng được thực hiện tại Việt Nam Kết cục thai kỳ tiền sản giật khởi phát sớm theo phương thức chấm dứt thai kỳCập nhật hướng dẫn thực hành lâm sàngvề tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ Đồng thuận về định nghĩa thai chậm tăng trưởng chọn lọctrên thai kỳ song thaiKỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm tăng nguy cơ ung thưở trẻ em và thanh thiếu niênĐiều trị cấp cứu tăng huyết áp nặng cấp tính trong thai kỳvà thời kỳ hậu sảnU buồng trứng ở phụ nữ mãn kinh: phẫu thuật hay theo dõi?Hiệu quả sử dụng GnRH agonist so với hCGtrong gây phóng noãn ở bệnh nhân PCOS điều trị IUI:một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng

TIN ĐÀO TẠO Y KHOA LIÊN TỤC

‹‹

06

10

15

18

22

25

30

34

37

41

44

50

54

57

60

65

69

74

76

78

79

81

82

83

8587

89

Mời viết bài Y học sinh sảnChuyên đề tập 52

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - BỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNGTập 52 sẽ xuất bản vào tháng 12/2019.

Hạn gửi bài cho tập 52 là 20/8/2019.

Chuyên đề tập 53CHẨN ĐOÁN TIỀN SẢN - Y HỌC BÀO THAITập 53 sẽ xuất bản vào tháng 3/2020.Hạn gửi bài cho tập 53 là 20/11/2019.

Tập sách sẽ ưu tiên đăng tải các bài viết thuộc chủ đề như đã nêu ra ở từng tập. Ngoài ra, các bài viết khác trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản có nội dung hay, hấp dẫn và mang tính cập nhật thông tin – kiến thức cũng sẽ được lựa chọn. Quy cách: 2.000 – 3.000 từ, font Times New Roman/Arial, bảng biểu rõ ràng, hình ảnh rõ và chất lượng cao, phần tài liệu tham khảo chính ở cuối bài vui lòng chỉ chọn 5 – 7 tài liệu tham khảo chính (quan trọng hoặc được trích dẫn nhiều nhất).Journal Club là chuyên mục nhằm giới thiệu đến độc giả các bài báo, đề tài quan trọng xuất hiện trên y văn trong thời gian gần, mang tính cập nhật cao. Quy cách bài cho mục Journal Club: 700 – 1.000 từ, bảng biểu rõ ràng và đính kèm y văn gốc.Để gửi bài duyệt đăng, vui lòng liên hệ: BS. Huỳnh Thị Tuyết ([email protected]), văn phòng HOSREM ([email protected]).Để gửi trang quảng cáo, vui lòng liên hệ: Anh Bá Đức ([email protected], 0934.024.906).

Hội viên liên kết Bạch kim 2019

Hội viên liên kết Vàng 2019

Page 3: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 11_ TANG QUANG THAI.pdfcông trình mang ý nghĩa khoa học và tính nhân văn

Y HỌC SINH SẢN 5044

SO SÁNH GIỮA MYO-INOSITOL VÀ METFORMIN TRÊN LÂM SÀNG,CHUYỂN HÓA VÀ THAM SỐDI TRUYỀN Ở HỘI CHỨNGBUỒNG TRỨNG ĐA NANG

Tăng Quang TháiBệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương

GIỚI THIỆU Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn

nội tiết thông thường ảnh hưởng đến 6 – 15% phụ nữ độ tuổi sinh sản ở những vùng địa lý khác nhau. Hội chứng buồng trứng đa nang đặc trưng bởi tình trạng vô sinh, rối loạn kinh nguyệt và rối loạn chuyển hóa bao gồm cường androgen, kháng insulin, không dung nạp đường, những rối loạn này thường có liên quan đến các bệnh như bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp và thậm chí ung thư. Trong đó, vai trò của quá trình viêm toàn thân trên hội chứng buồng trứng đa nang không rõ ràng; người ta nhận thấy rằng nồng độ của CRP và TNF-alpha tăng ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang so với phụ nữ bình thường khác.

Để điều trị hệ quả sức khỏe lâu dài ở người bị hội chứng buồng trứng đa nang, ngoài việc thay đổi lối sống, bác sĩ còn đề nghị dùng chất tăng độ nhạy với insulin như là metformin. Có bằng chứng cho thấy rằng metformin có thể đem lại lợi ích về chuyển hóa và sinh sản, bao gồm giảm cân, giảm kháng insulin, giảm nồng độ androgen và tái lập một chu kỳ kinh nguyệt rụng trứng bình thường, nhưng việc dùng nó có thể bị hạn chế bởi các tác dụng phụ lên đường tiêu hóa. Gần đây, một thuốc gây tăng nhạy insulin mới chứa inositol được đề xuất trong điều trị bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang. Một vài nghiên cứu đã báo cáo những tác động có lợi của myo-inositol lên độ nhạy với insulin, androgen và dấu ấn viêm. Thêm vào đó, dùng myo-inositol cải

thiện những chức năng sinh sản ở bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang, làm giảm tình trạng cường insulin trong máu. Ngược lại với metformin, không có tác dụng phụ nào ảnh hưởng được ghi nhận khi theo dõi điều trị với myo-inositol.

Myo-inositol sản xuất ra tín hiệu truyền tin thứ hai, inositol triphosphate, điều hòa một số nội tiết tố như TSH và FSH và chịu trách nhiệm cho việc tiếp nhận đường đưa vào tế bào, từ đó làm tăng độ nhạy insulin. Các dữ liệu so sánh myo-inositol và metformin trên lâm sàng, các tham số chuyển hóa và di truyền ở những bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang còn rất hiếm.

CÁC ĐÁNH GIÁ CẦN THIẾTĐối tượng đánh giáĐối tượng được chẩn đoán hội chứng buồng

trứng đa nang dựa trên tiêu chuẩn của Rotterdam. Loại bỏ những bệnh nhân có thai hoặc có những tình trạng tăng sản thượng thận, u tiết androgen, prolactin trong máu cao, rối loạn chức năng giáp, đái tháo đường hay rối loạn dung nạp glucose.

Đánh giá nhân trắc họcMột nữ hộ sinh được tập huấn sẽ lấy các chỉ

số nhân trắc vào ngày đầu tiên người tham gia vào nghiên cứu và trong 12 tuần theo dõi điều trị. Chiều cao và cân nặng (Seca, Hamburg, Đức) được đo khi bệnh nhân mặc quần áo gọn nhẹ và không mang giày. BMI được tính toán theo công thức cân nặng (kg) chia chiều cao (m) bình phương.

Page 4: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 11_ TANG QUANG THAI.pdfcông trình mang ý nghĩa khoa học và tính nhân văn

45Y HỌC SINH SẢN 50

Đánh giá lâm sàng bao gồm kiểm tra phân bố lông trên cơ thể bằng hệ thống tính điểm mFG.

Đánh giá sinh hóa10 ml máu tĩnh mạch được lấy vào ngày đầu

tiên của người tham gia nghiên cứu và sau 12 tuần điều trị tại phòng thí nghiệm tham chiếu Arak. Nồng độ testosterone toàn phần trong huyết tương (khác biệt giữa các lần xét nghiệm và trong 1 lần xét nghiệm CV – coefficient variances là 4,5 đến 6,3%), sex hormone-binding globulin (khác biệt trong 1 lần xét nghiệm và giữa các lần xét nghiệm CV là 3,5 đến 5,5%) và DHEAS – dehydroepiandrosterone sulfate (khác biệt trong 1 lần xét nghiệm và giữa các lần xét nghiệm CV là 4,1 đến 6,2%) được đánh giá bằng bộ kit thương mại (DiaMetra, Milano, Ý). Chỉ số androgen tự do (FAI – Free androgen index) được tính toán bằng công thức testosterone toàn phần/sex hormone-binding globulin x 100. hs-CRP – high-sensitivity C-Reactive Protein được định lượng bằng bộ kit ELISA thương mại (LDN, Nordhorn, Đức) với khác biệt giữa các lần xét nghiệm và trong 1 lần xét nghiệm CV là 4,9 đến 6,7%. Nồng độ nitric oxide (NO) huyết tương được đo bằng phương pháp Griess.

Phân tách lymphocyteLymphocyte được trích xuất từ mẫu máu bằng

cách sử dụng 50% Percoll (Sigma-Aldrich, Dorset, UK). Các mẫu máu được làm xét nghiệm tế bào cũng như khả năng sống của tế bào bằng trypan blue, và để chiết xuất RNA, DNA.

Chiết xuất RNA và Real-time PCRĐể chiết xuất RNA, nhóm nghiên cứu sử dụng

RNX-plus kit (Cinnacolon, Tehran, Iran). Dịch RNA được đông lạnh ở -20°C cho đến khi thực hiện RT-PCR. Sau khi chiết xuất RNA toàn phần từ mẫu, định lượng RNA được thực hiện bằng quang phổ kế UV. Tỷ lệ OD 260/280 của mỗi mẫu dự kiến giữa 1,7 và 2,1. RNA được chiết tách được phiên mã ngược thành cDNA bằng moloney murine leukaemia virus (MMLV), men chuyển mã ngược reverse transcriptase (RT). Biểu hiện gen của interleukin-1 (IL-1), IL-8 và TNF-α được đánh giá bằng định lượng RT–PCR trong số lượng tế bào máu đơn nhân ở máu ngoại vi (PBMCs – Peripheral Blood Mononuclear Cells), sử dụng kỹ thuật Light

Cycle (Roche Diagnostics, Rotkreuz, Switzerland) với đầu dò xanh SYBR và Amplicon Kit.

Glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase (GAPDH) primers được sử dụng như gen giữ nhà (housekeeping gene). Để thiết kế primer, phần mềm Primer Express (Applied Biosystems, Foster City) và phần mềm thiết kế Beacon (Takapouzist, Tehran, Iran) được sử dụng. Các mức độ chuyển mã được tính toán bằng phương pháp của Pffafi hay 2-ΔΔCT.

CỠ MẪUĐể ước lượng cỡ mẫu cần thiết, nhóm nghiên

cứu sử dụng một công thức tính cỡ mẫu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trong đó sai lầm loại 1 (α) và sai lầm loại 2 (β) lần lượt là 0,05 và 0,20 (power = 80%). Theo một nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu sử dụng độ lệch chuẩn (SD) là 1,0 nmol/L và sự khác biệt trung bình (d) là 0,8 nmol/L, xem testosterone toàn phần là biến số chính. Việc tính toán cho thấy cần 25 đối tượng cho mỗi nhóm. Giả sử mỗi nhóm mất 5 đối tượng, như vậy cỡ mẫu cuối cùng là 30 đối tượng cho mỗi nhóm.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCHĐể đảm bảo các biến số có phân phối bình

thường, nhóm nghiên cứu sử dụng Kolmogorov-Smirnov test. Các phân tích được thực hiện dựa trên nguyên tắc can thiệp để điều trị (ITT – intention-to-treat). Để phát hiện khác biệt trong các phép đo nhân trắc học cũng như trong đo lường dinh dưỡng đa lượng và vi lượng giữa 2 nhóm, nhóm nghiên cứu sử dụng t test độc lập. Để so sánh tác động của myo-inositol cùng metformin trên hormone và các chỉ dấu viêm, nhóm nghiên cứu sử dụng phân tích phương sai một chiều có lặp. Để so sánh tác động của myo-inositol và metformin trên biểu hiện gen có liên quan đến quá trình viêm, nhóm nghiên cứu sử dụng t test mẫu độc lập. Việc điều chỉnh những thay đổi trên giá trị ban đầu của các số đo sinh hóa, tuổi và BMI được thực hiện bằng các phân tích covariance (ANCOVA) sử dụng hồi quy tuyến tính thông thường. Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05. Tất cả các phân tích thống kê sử dụng Statistical Package for Social Science version 18

Page 5: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 11_ TANG QUANG THAI.pdfcông trình mang ý nghĩa khoa học và tính nhân văn

Y HỌC SINH SẢN 5046

(SPSS Inc, Chicago, IL, USA).

KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨUBan đầu nhóm nghiên cứu mời 85 đối tượng bị

hội chứng buồng trứng đa nang, tuy nhiên 25 đối tượng rời khỏi nghiên cứu vì không đạt tiêu chuẩn nhận vào (N = 20) và không đang sinh sống ở Arak (N = 5). Theo như sự giải thích trong lưu đồ nghiên cứu, trong suốt các pha can thiệp của nghiên cứu, ba đối tượng của mỗi nhóm ngừng tham gia vì lý do cá nhân. Cuối cùng, 54 đối tượng (27 myo-inositol và 27 metformin) hoàn thành thử nghiệm. Tuy nhiên, theo phân tích dựa trên nguyên tắc ITT, tất cả 60 người tham gia (30 mỗi nhóm) được đưa vào phân tích cuối cùng.

Tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI ở thời điểm bắt đầu và cuối thử nghiệm không thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (Bảng 1).

Dựa trên báo cáo thu được chế độ ăn ba ngày vào thời điểm bắt đầu, cuối thử nghiệm và suốt nghiên cứu, nhóm nghiên cứu thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa chế độ ăn đa lượng và vi lượng giữa 2 nhóm (dữ liệu không được đưa ra).

Sau 12 tuần can thiệp, so sánh giữa việc dùng metformin, myo-inositol ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang với insulin trong máu cao và insulin trong máu bình thường có sự giảm đáng kể nồng độ testosterone (−1,4 ± 4,2 so với +0,7 ± 1,4 nmol/L, P = 0,03), mFG score (−1,1 ± 0,7 so với − 0,5 ± 0,8,

P = 0,01) và nồng độ hs-CRP huyết tương (−2,6 ± 3,9 so với +0,2 ± 1,5 mg/L, P < 0,001). Nhóm nghiên cứu không thấy bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào khác biệt giữa myo-inositol và metformin trên các hormone khác hay nồng độ NO huyết thanh (Bảng 2).

NO huyết thanh ban đầu có khác biệt đáng chú ý giữa 2 nhóm (P = 0,02). Khi điều chỉnh phân tích giá trị thời điểm bắt đầu nghiên cứu của thông số hóa sinh, tuổi và BMI, nhóm nghiên cứu thấy không có khác biệt (Bảng 3).

Kết quả của RT-PCR giải thích rằng khi so sánh việc uống metformin với myo-inositol làm điều hòa giảm biểu hiện của IL-1 trong máu ngoại vi của bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang (P = 0,02).

Nhóm nghiên cứu không thấy có bất kỳ khác biệt đáng chú ý nào giữa biểu hiện gen IL-8 và TNF-alpha ở những bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang sử dụng myo-inositol và metformin (Biểu đồ 1).

BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬNTheo nhóm nghiên cứu biết, dữ liệu so sánh

myo-inositol và metformin trên lâm sàng, về các chỉ số chuyển hóa và di truyền ở những phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang còn rất ít. Nhóm nghiên cứu thấy rằng việc sử dụng myo-inositol, so với metformin, trong 12 tuần ở những bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang có lợi trên nồng độ

Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Nhóm metformin (n = 30)

Nhóm myo-inositol(n = 30)

Pa

Tuổi (năm) 25,9 ± 4,8 27,7 ± 5,2 0,17

Chiều cao (cm) 162,2 ± 6,7 162,5 ± 4,7 0,84

Cân nặng lúc bắt đầu (kg) 71,1 ± 16,4 68,3 ± 11,5 0,44

Cân nặng cuối thử nghiệm (kg) 70,6 ± 17,0 67,2 ± 11,1 0,36

Cân nặng thay đổi (kg) - 0,5 ± 1,2 - 1,0 ± 2,1 0,21

BMI lúc bắt đầu (kg/m2) 27,1 ± 6,4 25,8 ± 3,8 0,35

BMI cuối thử nghiệm (kg/m2) 26,9 ± 6,6 25,4 ± 3,7 0,29

BMI thay đổi (kg/m2) - 0,2 ± 0,4 - 0,4 ± 0,8 0,25

Dữ liệu có nghĩa ± SDs. a Đạt được từ t test độc lập.

Page 6: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 11_ TANG QUANG THAI.pdfcông trình mang ý nghĩa khoa học và tính nhân văn

47Y HỌC SINH SẢN 50

Bảng 3. Các thay đổi trên tình trạng chuyển hóa ở bệnh nhân bị buồng trứng đa nang.

Nhóm metformin(n = 30)

Nhóm myo-inositol(n = 30) Pa

Testosterone toàn phần (nmol/L) 0,3 ± 0,3 −1,0 ± 0,3 0,04

SHBG (nmol/L) 06 ± 2,4 2,9 ± 2,4 0,50

FAI % - 0,9 ± 0,7 - 0,1 ± 0,7 0,45

Thang điểm mFG - 0,6 ± 0,1 - 1,1 ± 0,1 0,004

DHEAS (μmol/L) - 0,3 ±0,5 - 1,4 ± 0,5 0,08

hs-CRP (mg/L) 0,01 ± 0,5 - 2,4 ± 0,5 0,001

NO (μmol/L) - 0,8 ±1,1 0,3 ± 1,1 0,50

DHEAS: dehydroepiandrosterone sulfate; FAI: free androgen index; hs-CRP: high-sensitivity C-reactive protein; mF-G: modified Ferriman-Gallwey; NO: nitric oxide; SHBG: sex hormone-binding globulin.Tất cả các giá trị có nghĩa ±SDs. Pa-values đạt được từ ANCOVA.

Bảng 2. Nồng độ hormone cùng dấu ấn viêm tại thời điểm bắt đầu và sau 12 tuần ở đối tượng bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Nhóm metformin (n = 30) Nhóm myo-inositol (n = 30)

P aBắt đầu Kết thúc

thử nghiệmThay đổi Bắt đầu Kết thúc

thử nghiệmThay đổi

Testosteronetoàn phần (nmol/L) 7,3 ± 2,8 8,0 ± 0,8 0,7±1,4 8,0 ± 6,2 6,6 ± 4,5 - 1,4 ± 4,2 0,03

SHBG (nmol/L) 42,8 ± 15,4 43,3 ± 14,4 0,5 ± 13,6 45,7 ± 23,8 48,7 ± 29,2 3,0 ± 11,3 0,45

FAI % 6,1 ± 4,8 5,7 ± 2,3 - 0,4 ± 4,5 7,0 ± 6,8 6,4 ± 6,7 - 0,6 ± 5,0 0,88

Thang điểm mFG 14,5 ± 4,2 13,9 ±3,7 - 0,5 ± 0,8 15,9 ± 4,7 14,8 ± 4,5 - 1,1 ± 0,7 0,01

DHEAS (μmol/L) 6,8 ± 3,0 6,2 ± 2,7 - 0,5 ± 1,6 6,0 ± 3,8 4,6 ± 3,0 - 1,4 ± 4,1 0,31

hs-CRP (mg/L) 5,1 ± 3,5 5,3 ± 3,0 0,2 ± 1,5 5,7 ± 2,6 3,1 ± 2,4 - 2,6 ± 3,9 < 0,001

NO (μmol/L) 46,9 ± 7,7 45,6 ± 8,1 - 1,3 ± 8,4 42,3 ± 8,3 43,1 ± 8,3 0,8 ± 3,1 0,21

DHEAS: dehydroepiandrosterone sulfate; FAI: free androgen index; hs-CRP: high-sensitivity C-reactive protein; mFG: modified Ferriman-Gallwey; NO: nitric oxide; SHBG: sex hormone-binding globulin.Tất cả các giá trị đều mang nghĩa ±SDs. Pa-values là kết quả của thời gian × tương tác nhóm (tính toán bằng việc phép đo lặp phân tích phương sai một yếu tố).

Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của 12 tuần dùng myo-inositol hay metformin trên tỷ lệ biểu hiện gen IL–1 trong tế bào máu đơn nhân ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.Metformin Myo-inositol

P = 0,021,5

1,0

0,5

0,0

IL-1

Page 7: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 11_ TANG QUANG THAI.pdfcông trình mang ý nghĩa khoa học và tính nhân văn

Y HỌC SINH SẢN 5048

testosterone toàn phần, thang điểm mFG, nồng độ hs–CRP huyết tương và biểu hiện gen của IL–1, nhưng không ảnh hưởng đến các hormone khác, nồng độ NO hay biểu hiện gen của IL–8 và TNF–α.

Những người hội chứng buồng trứng đa nang dễ bị những biến chứng chuyển hóa gồm sự rối loạn hormone và viêm. Nhóm nghiên cứu thấy rằng uống myo-inositol trong 12 tuần sẽ làm giảm đáng kể nồng độ testosterone toàn phần và điểm mFG, nhưng không thấy tác động gì đến nồng độ SHBG hay FAI khi so sánh với metformin. Tuy nhiên dữ liệu trong việc so sánh myo-inositol cùng metformin trên lâm sàng và thông số chuyển hóa của phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang thì còn hiếm, chỉ số ít nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng myo-inositol trên triệu chứng thực thể và thông số chuyển hóa. Điều đó còn cho thấy rằng nang noãn chất lượng noãn cao có nồng độ myo-inositol trong dịch nang cao (follicular fluid – FF). Chức năng buồng trứng cải thiện được cũng được giải thích bởi Artini và cộng sự. Thêm vào đó, việc giảm tình trạng mụn và rậm lông, tăng cường độ nhạy insulin và giảm nồng độ testosterone được ghi nhận từ việc dùng myo-inositol ở người bị hội chứng buồng trứng đa nang. Ở một nghiên cứu khác, việc phối hợp điều trị giữa myo-inositol và thuốc ngừa thai hỗn hợp cho thấy hiệu quả hơn trong việc kiểm soát nội tiết, chuyển hóa và những biểu hiện lâm sàng ở đối tượng bị hội chứng buồng trứng đa nang so với việc chỉ dùng thuốc ngừa thai dạng uống. Liệu pháp phối hợp với myo-inositol và D-chiro-inositol trong 6 tháng cũng có hiệu quả ở việc cải thiện nội tiết và các thông số chuyển hóa ở bệnh nhân trẻ béo phì bị hội chứng buồng trứng đa nang. Ngoài ra, điều trị với 1.200 mg myo-inositol trong 12 tuần hiệu quả trong việc giảm những bất thường về hormone, chuyển hóa và oxy hóa ở người bị hội chứng buồng trứng đa nang thông qua việc cải thiện đề kháng insulin. Tuy nhiên, không có thay đổi đáng chú ý nào về mụn, rậm lông hay hormone được nhận thấy trong suốt 6 tháng dùng myo-inositol so với dùng metformin ở đối tượng hội chứng buồng trứng đa nang với giá trị HOMA–IR > 2,5. Cần nhớ rằng nghiên cứu mới chỉ áp dụng trên bệnh nhân có insulin bình thường hay insulin cao.

Nghiên cứu mới đây giải thích rằng dùng myo-inositol so với dùng metformin trong 12 tuần có kết quả đáng chú ý là giảm nồng độ hs-CRP và biểu hiện IL-1, nhưng không có liên quan trong nồng độ NO hay biểu hiện gen IL-8 và TNF-α. Nghiên cứu của Kapral và cộng sự cho thấy rằng inositol hexaphosphate tác động có lợi đến dấu ấn viêm. Dữ liệu so sánh giữa myo-inositol và metformin về yếu tố viêm cytokine ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang khá hạn chế, nhưng vài nghiên cứu đã đánh giá tác động của việc bổ sung folate trong cytokine viêm ở những đối tượng có hay không có hội chứng buồng trứng đa nang. Trước đây nhóm nghiên cứu đã chứng minh dùng folate (5 mg/ngày) ở đối tượng hội chứng buồng trứng đa nang làm giảm hs-CRP, nhưng không ảnh hưởng lượng NO. Thêm vào đó, bổ sung 400 μg/ngày folate trong 12 tháng ở những bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ sẽ giảm yếu tố viêm cytokine. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu không tìm thấy tác động thú vị nào của việc bổ sung folate trên cytokine viêm. Ví dụ như Miezecki và cộng sự chứng minh rằng không có tác động đáng chú ý nào của việc dùng folate ở liều 0,4 mg/dL trên nồng độ CRP huyết thanh ở người có nguy cơ xơ vữa động mạch trong 12 tuần. Cũng như trong việc 1 năm dùng folate không có tác động đáng chú ý nào trên nồng độ CRP ở người cao tuổi. Các thiết kế nghiên cứu khác dựa trên đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, liều lượng folate dùng và quá trình nghiên cứu có thể giải thích những phát hiện khác nhau.

Nồng độ các chất sinh hóa và biểu hiện gen của một số cytokine viêm hay các chất trung gian được thấy là cao ở đối tượng bị hội chứng buồng trứng đa nang. Mặc dù cơ chế chính thông qua folate và inositol làm giảm yếu tố viêm cytokine vẫn chưa được hiểu rõ, người ta vẫn đưa ra một vài giả thuyết. Giảm sản xuất hormone PTH từ kết quả việc giảm kháng insulin theo sau việc dùng folate có thể giảm yếu tố viêm cytokine. Thêm vào đó, có thể cho rằng homocysteine (Hcy) gây biểu hiện gen các yếu tố viêm cytokine, có thể bằng cách tăng cường hoạt hóa yếu tố nhân kappa B và tăng hoạt hóa poly ADP ribose polymerase. Do đó, folate, thông qua giảm homocysteine có thể làm giảm quá trình viêm.

Page 8: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 11_ TANG QUANG THAI.pdfcông trình mang ý nghĩa khoa học và tính nhân văn

49Y HỌC SINH SẢN 50

Nghiên cứu của nhóm có một vài giới hạn. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu không kiểm tra việc tuân thủ sử dụng myo-inositol và metformin bằng các chỉ số sinh hóa. Thêm vào đó, do giới hạn tài chính, nhóm nghiên cứu không đánh giá tác động của myo-inositol và metformin trên các biomarker và stress oxy hóa. Nhóm nghiên cứu tin rằng nồng độ testosterone tự do thì nhạy hơn định lượng của testosterone toàn phần để xác định sự dư thừa androgen. Không may là nhóm nghiên cứu không đánh giá tác động của myo-inositol và metformin lên nồng độ testosterone tự do. Trong một nghiên cứu gần đây, hầu hết bệnh nhân bị thừa cân, nhóm nghiên cứu xem xét điều trị thừa androgen và giảm cân là các mục tiêu chính cho những bệnh nhân mà vấn đề sinh sản không phải quan trọng nhất. Metformin và myo-inositol, là những chất tăng độ nhạy insulin, cải thiện các chỉ số chuyển hóa, nhân trắc học như cân nặng và BMI ở những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang. Nhóm nghiên cứu tin rằng steroid sinh dục và chất kháng androgen vượt trội hơn metformin trong điều trị rậm lông, trong khi clomiphene citrate là điều trị đầu tay cho

kích thích rụng trứng ở những bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. Xem xét mục tiêu chính của nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu không so sánh tỷ lệ phóng noãn và các chỉ số đề kháng insulin ở hai nhóm. Những điều này nên được xem xét trong việc giải thích các kết quả của nhóm nghiên cứu.

Tóm lại, sử dụng myo–inositol so với metformin trong 12 tuần ở những bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang có nồng độ insulin cao hay bình thường, đều thấy những tác động có lợi lên nồng độ testosterone toàn phần, thang điểm mFG, nồng độ hs-CRP huyết tương và biểu hiện gen của IL-1, nhưng không ảnh hưởng lên các nội tiết tố khác, nồng độ NO hay biểu hiện gen của IL-8 và TNF-α. Inositol có thể tác động tích cực lên dịch nang bằng việc giảm tác động oxy hóa lên protein dịch nang, cũng như phục hồi chất lượng noãn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jamilian, Mehri, et al. "Comparison of myo–inositol and metformin on clinical,

metabolic and genetic parameters in polycystic ovary syndrome: a randomized

controlled clinical trial." Clinical endocrinology (2017).

Tiếp theo

trang 43HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG VÀ NGUY CƠ SINH NON

KẾT LUẬNThai phụ PCOS có nguy cơ sinh non cao

gấp 2 lần so với nhóm chứng. Đa thai, béo phì, cường androgen, phản ứng viêm và miễn dịch là các yếu tố có liên quan nhiều nhất đến nguy cơ sinh non của bệnh nhân PCOS. Cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định chính xác cơ chế gây tăng nguy cơ sinh non ở bệnh nhân PCOS. Những thai phụ PCOS cần được tư vấn kỹ lưỡng hơn về tất cả các nguy cơ trong thai kỳ, bởi lẽ đây là đối tượng có nhiều rối loạn nội tiết chuyển hóa ảnh hưởng đến sức khỏe trong suốt cuộc đời của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. International evidence-based guideline for the assessment and management

of polycystic ovary syndrome 2018. Copyright Monash University, Melbourne Australia 2018.

2. Jun Z Qin, Li H Pang, Mu J Li, Xiao J Fan, Ru D Huang and Hong Y Chen. Obstetric complications in women with polycystic ovary syndrome: a systematic review and meta-analysis. Reproductive Biology and Endocrinology 2013, 11:56.

3. M. Mikola, V. Hiilesmaa, M. Halttunen, L. Suhonen, A. Tiitinen. Obstetric outcome in women with polycystic ovarian syndrome. Human Reproduction, Volume 16, Issue 2, February 2001, Pages 226-229.

4. Naver KV, Grinsted J, Larsen SO, et al. Increased risk of preterm delivery and pre-eclampsia in women with polycystic ovary syndrome and hyperandrogenaemia. BJOG 2014;121(5): 575–581.

5. Nicolas Galazis, Nikolina Docheva, Kypros H. Nicolaides, and William Atiomo. Proteomic Biomarkers of Preterm Birth Risk in Women with Polycystic Ovary Syndrome (PCOS): A Systematic Review and Biomarker Database Integration. PLoS ONE 2013 8(1): e53801. doi:10.1371/journal.pone.0053801.

6. Sarah D McDonald, Zhen Han, Sohail Mulla, Joseph Beyene. Overweight and obesity in mothers and risk of preterm birth and low birth weight infants: systematic review and meta-analyses. BMJ 2010; 341 doi: https://doi.org/10.1136/bmj.c3428.

7. The Amsterdam ESHRE/ASRM-Sponsored 3rd PCOS Consensus Workshop Group. Consensus on women’s health aspects of polycystic ovary syndrome (PCOS). Human Reproduction, Vol.27, No. I pp. 14-24, 2012.

8. TS Løvvik, A-K Wikström, M Neovius, O Stephansson, N Roos, E Vanky. Pregnancy and perinatal outcomes in women with polycystic ovary syndrome and twin births: a population-based cohort study. BJOG 2015;122:1295–1302.

9. V. De Frene, S. Vansteelandt, G. T’Sjoen, J. Gerris, S. Somers, L. Vercruysse and P. De Sutter. A retrospective study of the pregnancy, delivery and neonatal outcome in overweight versus normal weight women with polycystic ovary syndrome. Human Reproduction, Vol.29, No.10 pp.2333-2338, 2014.

10. Vikas Payal, Rakesh Jora, Pramod Sharma, Pradeep Kumar Gupta, and Mukesh Gupta. Premature birth and insulin resistance in infancy: A prospective cohort study. Indian J Endocrinol Metab. 2016 Jul-Aug; 20(4): 497–505.