6
Kết quả lớp học đồng ruộng ở Hà Nội Viết bởi Quản trị viên Thứ sáu, 23 Tháng 6 2017 08:47 1. Khái quát Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã diễn ra tại phần lớn các nước đang phát triển trong những năm 1960 đã cứu được khoảng 1 tỷ người khỏi nạn đói. Nhờ các giống cây trồng cao sản, thủy lợi, hóa chất nông nghiệp và các kỹ năng quản lý hiện đại từ năm 1961 đến năm 2000, nông dân tại các nước đang phát triển đã tăng sản lượng sản xuất lương thực từ 800 triệu tấn đến hơn 2,2 tỷ tấn. Sản xuất tập trung giúp giảm số người suy dinh dưỡng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp và ngăn chặn sự phá hủy của các hệ sinh thái tự nhiên để mở rộng canh tác. Những thành tựu này đều có kết quả đáng ghi nhận. Tại nhiều nước sau nhiều thập kỷ sản xuất tập trung, đất đai đã bị xói mòn và nguồn nước ngầm cạn kiệt, gây bùng phát dịch hại, bào mòn sự đa dạng sinh học, làm ô nghiễm không khí, đất và nước. Nếu dân số thế giới tăng lên như ước tính khoảng 9,2 tỷ người vào năm 2050, sẽ không có cách nào khác ngoài tăng cường thâm canh sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu dự kiến gần 30 năm tới, nông dân ở các nước đang phát triển phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực, đây là một thách thức trở nên ngày càng khó khăn hơn do ảnh hưởng kết hợp của biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh ngày càng tăng đối với đất, nước và năng lượng và cần một mô hình mới: “thâm canh sản xuất nông nghiệp bền vững”. 2. Kết quả mở rộng lớp học đồng ruộng Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) được triển khai ứng dụng ở Việt Nam từ năm 1992 trên cây lúa tại tỉnh Tiền Giang để đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp bền vững là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động thực vật, môi trường không bị suy thoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống; đáp ứng yêu cầu lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai. Vấn đề cơ bản của IPM là phương pháp tiếp cận nông dân đó là nông dân được được đào tạo nghề theo phương pháp học tập thực tế trên đồng ruộng, nông dân tham gia các lớp học đồng ruộng kéo dài suốt vụ được tổ chức thành các lớp học khoảng 30 người, các thí nghiệm đồng ruộng với một nhóm người và mô hình với vài chục đến trăm người; nông dân được học tập từ thực tế và học từ kinh nghiệm để nâng cao kiến thức kỹ năng canh tác và bảo vệ cây trồng. IPM sử dụng phương pháp học tập trên đồng ruộng giúp nông dân khám phá, so sánh và lựa chọn kỹ thuật lựa chọn được để ứng dụng vào sản xuất nên nông dân ứng dụng được ngay. Phương pháp học tập trên đồng ruộng của IPM khác biệt với phương pháp khuyến nông hiện nay là sử dụng công nghệ có sẵn, tổ chức các mô hình với tập huấn ngắn hạn trong nhà và hỗ trợ vật tư nên nông dân chưa có lòng tin và khó ứng dụng ngay vào sản xuất. Từ năm 1992-1996 với sự giúp đỡ về kinh phí, phương pháp của FAO, Cục Bảo vệ thực vật đã tập trung đào tạo 46 khóa tại 7 trung tâm cho 1610 giảng viên IPM và triển khai các lớp học đồng ruộng (FFS) cho các tỉnh trên toàn quốc. 1 / 6

Kết quả lớp học đồng ruộng ở Hà Nộirauantoan.hanoi.vn/rss/681-ket-qua-lop-hoc-dng-ruong-o-ha-noi.pdfchức thành các lớp học khoảng 30 người, các thí

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Kết quả lớp học đồng ruộng ở Hà Nội

Viết bởi Quản trị viênThứ sáu, 23 Tháng 6 2017 08:47

1. Khái quát

Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã diễn ra tại phần lớn các nước đang phát triển trongnhững năm 1960 đã cứu được khoảng 1 tỷ người khỏi nạn đói. Nhờ các giống cây trồng caosản, thủy lợi, hóa chất nông nghiệp và các kỹ năng quản lý hiện đại từ năm 1961 đến năm2000, nông dân tại các nước đang phát triển đã tăng sản lượng sản xuất lương thực từ 800 triệutấn đến hơn 2,2 tỷ tấn. Sản xuất tập trung giúp giảm số người suy dinh dưỡng, thúc đẩy pháttriển nông nghiệp và ngăn chặn sự phá hủy của các hệ sinh thái tự nhiên để mở rộng canh tác.Những thành tựu này đều có kết quả đáng ghi nhận. Tại nhiều nước sau nhiều thập kỷ sản xuấttập trung, đất đai đã bị xói mòn và nguồn nước ngầm cạn kiệt, gây bùng phát dịch hại, bàomòn sự đa dạng sinh học, làm ô nghiễm không khí, đất và nước. Nếu dân số thế giới tăng lênnhư ước tính khoảng 9,2 tỷ người vào năm 2050, sẽ không có cách nào khác ngoài tăng cườngthâm canh sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu dự kiến gần 30 năm tới, nông dân ở các nước đangphát triển phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực, đây là một thách thức trở nên ngày càng khókhăn hơn do ảnh hưởng kết hợp của biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh ngày càng tăng đối vớiđất, nước và năng lượng và cần một mô hình mới: “thâm canh sản xuất nông nghiệp bền vững”.

2. Kết quả mở rộng lớp học đồng ruộng

Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) được triển khai ứng dụng ở Việt Nam từ năm1992 trên cây lúa tại tỉnh Tiền Giang để đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp bền vữnglà bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động thực vật, môi trường không bị suythoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống; đáp ứng yêu cầu lợiích kinh tế, xã hội, môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai. Vấn đề cơ bản của IPM làphương pháp tiếp cận nông dân đó là nông dân được được đào tạo nghề theo phương pháp họctập thực tế trên đồng ruộng, nông dân tham gia các lớp học đồng ruộng kéo dài suốt vụ được tổchức thành các lớp học khoảng 30 người, các thí nghiệm đồng ruộng với một nhóm người và môhình với vài chục đến trăm người; nông dân được học tập từ thực tế và học từ kinh nghiệm đểnâng cao kiến thức kỹ năng canh tác và bảo vệ cây trồng. IPM sử dụng phương pháp học tậptrên đồng ruộng giúp nông dân khám phá, so sánh và lựa chọn kỹ thuật lựa chọn được để ứngdụng vào sản xuất nên nông dân ứng dụng được ngay. Phương pháp học tập trên đồng ruộngcủa IPM khác biệt với phương pháp khuyến nông hiện nay là sử dụng công nghệ có sẵn, tổchức các mô hình với tập huấn ngắn hạn trong nhà và hỗ trợ vật tư nên nông dân chưa có lòngtin và khó ứng dụng ngay vào sản xuất. Từ năm 1992-1996 với sự giúp đỡ về kinh phí, phươngpháp của FAO, Cục Bảo vệ thực vật đã tập trung đào tạo 46 khóa tại 7 trung tâm cho 1610giảng viên IPM và triển khai các lớp học đồng ruộng (FFS) cho các tỉnh trên toàn quốc. 

1 / 6

Kết quả lớp học đồng ruộng ở Hà Nội

Viết bởi Quản trị viênThứ sáu, 23 Tháng 6 2017 08:47

  Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên 332,89 nghìn ha, đất nông nghiệp 188.601,1 ha: đất trồnglúa 114.923,2 ha,  đất trồng cây hàng năm khác 20.144 ha, đất lâm nghiệp có rừng 24.257,7 ha,đất nuôi trồng thủy sản 10.724,8 ha. Hăng năm gieo trồng 300 nghìn ha cây hàng năm, trên 18nghìn ha cây ăn quả và cây chè. Dân số năm 2015 là 7.4 triệu người (cả dân số vãng lai khoảng10 triệu người), trong đó dân số nông thôn 4 triệu người. Tổng số hộ nông nghiệp khoảng 620nghìn hộ. Lao động ở nông thôn hiện nay là 2,4 triệu người. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủysản đạt 235 triệu đồng/ha (năm 2016).

Với phương pháp học tập hiệu quả nên Hà Nội là địa phương triển khai ứng dụng sớm bắt đầunăm 1993. Từ năm 1993 đến 2015 cử đi đào tạo bằng nguồn kinh phí của FAO cho 117 giảngviên IPM lúa, rau; đào tạo bằng nguồn kinh phí thành phố, huyện 21 khóa IPM lúa với 595 giảngviên; 12 khóa IPM rau với 278 giảng viên. Tổ chức 4687 FFS, lớp nghiên cứu và lớp mô hìnhcho 113.403 nông dân; trong đó 3682 FFS: lúa 1692 lớp (IPM, SRI, Bucap, quản lý bệnh hạilúa, OBV, chuột, học sinh), rau 1491 lớp, hoa 46 lớp, chè 3 lớp, cây ăn quả 6 lớp, cho 95.603người; mỗi lớp 30 người, học suốt vụ với 14-16 buổi, mỗi tuần một buổi. Tổ chức 803 lớp nghiêncứu cho 12000 nông dân học suốt vụ với 14-16 buổi, mỗi tuần một buổi và 204 lớp mô hình SRI(từ 4 đến 50 ha) với diện tích 4222 ha cho 17800 nông dân. Nguồn kinh phí của FAO và các tổchức quốc tế chiếm khoảng 20%, của địa phương khoảng 80%.

2 / 6

Kết quả lớp học đồng ruộng ở Hà Nội

Viết bởi Quản trị viênThứ sáu, 23 Tháng 6 2017 08:47

3. Hiệu quả của lớp học đồng ruộng

Các lớp học đồng ruộng (FFS) có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường: ở Hà Nội đến năm2015 diện tích ứng dụng từng phần và toàn phần Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là 60%(120.000 ha/năm); năng suất lúa tăng 16% (năm 2000: 5,1 tấn/ha, năm 2015: 5,9 tấn/ha), chiphí giống giảm 53% (năm 2000: 55 kg/ha, năm 2015: 14 kg/ha), chi phí đạm giảm 33% (năm2000: 210 kg/ha, năm 2015: 140 kg/ha); có trên 1000 ha lúa nếp cái hoa vàng: giá trị sản xuấtđạt 100 triệu đồng/ha/v, chi phí 5-10 kg giống/ha, 80-100 kg đạm/ha. Năng suất rau tăng 53%(năm 2000: 13,1 tấn/ha, năm 2015: 20 tấn/ha), có trên 1200 ha rau giá trị sản xuất đạt 01 tỷđồng/ha/năm; tỷ lệ sử dụng thuốc sinh học khoảng 60%, số lần sử dụng thuốc giảm 30%, chiphí sử dụng thuốc giảm 50%, tỷ lệ mẫu rau tại cơ sở sản xuất vượt dư lượng tối đa cho phéptrên 1% (hàng năm phân tích đa dư lượng 300-1000 mẫu điển hình). Lượng thuốc BVTV bằng0,3% so với toàn quốc (Hà Nội: 360 tấn, toàn quốc: 116.500 tấn).

Đánh giá hiệu quả của IPM trở lại những năm của thập kỷ 90 cho thấy:

Theo tiến sĩ Jonathan Pincus Đại học Luân Đôn nghiên cứu những thay đổi của nông dân trướcvà sau khi học FFS (trong 3 năm 1996-1997-1998) trên 79 nông dân của 17 xã (11 huyện) với235 thửa ruộng cho thấy: nông dân sau khi học FFS đã thay đổi tập quán canh tác, giảm số lầnsử dụng thuốc (từ 1,1 lần xuống 0,2 lần/vụ) trong đó thuốc trừ sâu giảm 80% (từ 0,74 lần xuống0,1 lần/vụ), số thửa không sử dụng thuốc BVTV từ 40% tăng lên 82%, chi phí thuốc BVTV  giảmtừ 106 xuống 23 nghìn đồng/ha. Nông dân cũng thay đổi sử dụng phân bón cả về loại, liềulượng và thời điểm bón phân (bón đạm giảm, bón kali tăng), giảm mật độ cấy và số dảnh/khóm,năng suất lúa tăng 10-15%.

Theo tiến sĩ John Pontius-chuyên gia IPM/FAO vùng Nam-Đông nam châu Á và nhóm đánh giátác động của FFS ở 4 xã huyện Ứng Hòa đã đánh giá 240 nông dân (165 nông dân học FFS, 75nông dân chưa học FFS) trong 2 năm 1999-2000 cho thấy nông dân học FFS so với nông dânchưa học FFS trên lúa: năng suất tăng từ 7-25% (trung bình 19%), chi phí giảm 8-27% (trungbình 21%), cơ cấu sử dụng phân bón thay đổi: phân đạm giảm 8%, phân lân tăng 27%, phânkali tăng 57%, số lần phun thuốc và chi phí BVTV giảm 76%, lợi nhuận tăng 10-37% (trung bình24%). Trên rau: năng suất tăng 15%, chi phí thuốc BVTV và số lần phun thuốc giảm 50%,chuyển cơ bản từ sử dụng thuốc hóa học sang thuốc sinh học hoặc thuốc có nguồn gốc sinhhọc,chi phí phân đạm giảm 30%, lợi nhuận tăng 22%.

Kết quả trung bình năm 2007 ở 53 lớp nghiên cứu, 6 lớp mô hình về Hệ thống thâm canh lúa cải

3 / 6

Kết quả lớp học đồng ruộng ở Hà Nội

Viết bởi Quản trị viênThứ sáu, 23 Tháng 6 2017 08:47

tiến (SRI) cho thấy: lượng giống giảm 77% (69 kg/ha), lượng đạm giảm 33% (69 kg/ha), sâubệnh nhiễm rất nhẹ: giảm từ 1,5 đến 20 lần, không phải sử dụng thuôc BVTV, giảm 3-4 lầntưới/vụ, năng suất tăng 12% (679 kg/ha), chi phí giảm 10% (trên 1 triệu đồng/ha), hiệu quả kinhtế tăng 49% (2,4 triệu đồng/ha).

Nông dân sau khi học FFS: chủ động lựa chọn những biện pháp kỹ thuật trên đồng ruộng, biếtcách tổ chức một lớp FFS từ công tác chuẩn bị đến huấn luyện nông dân, tuyên truyền chonông dân khác, thuyết phục lãnh đạo địa phương có chính sách về kinh phí và tổ chức thựchiện.

Hiệu quả xã hội cũng rất nổi bật: nông dân có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, được giao tiếp,học hỏi, khám phá rộng hơn, mạnh dạn hơn, chủ động đề xuất với lãnh đạo địa phương hoặcnói trước đám đông. Trách nhiệm được nâng lên trong việc truyền đạt kiến thức cho người kháchoặc thuyết phục lãnh đạo địa phương, mối quan hệ trong cộng đồng gắn bó hơn, các hoạtđộng văn hóa, văn nghệ truyền thống được khơi dây.

4. Khó khăn mở rộng lớp học đồng ruộng (FFS)về quản lý dịch hại tổng (IPM) ở các tỉnh

Các tỉnh, thành phố rất khó khăn mở rộng lớp học đồng ruộng về quản lý dịch hại tổng, đồngnghĩa với hệ lụy là nông dân không được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, kiến thức kỹ năng kỹthuật, kiến thức hoạt động cộng đồng, kiến thức thị trường,.., nguyên nhân do:

Trước hết là quan điểm và nhận thức giữa các nhà khoa học của Việt Nam và FAO không đồngnhất: hầu hết các nhà khoa học Việt Nam mới quan tâm và truyền đạt IPM là các biện pháp kỹthuật, các biện pháp lý thuyết như: giống, canh tác, thủ công, cơ giới, vật lý, sinh học, hóahọc,…chưa quan tâm đến phương pháp học tập trực tiếp, thực tế trên đồng ruộng để nông dântiếp thu, ứng dụng vào sản xuất.

Chương trình IPM do FAO khởi xướng, hỗ trợ về phương pháp quan tâm đến nông dân học tậpcác biện pháp kỹ thuật từ thực tế và kinh nghiệm thông qua các lớp học đồng ruộng (FFS); quantâm đến sự khám phá, sáng tạo và lựa chọn biện pháp kỹ thuật của nông dân phù hợp vớikhung cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.

4 / 6

Kết quả lớp học đồng ruộng ở Hà Nội

Viết bởi Quản trị viênThứ sáu, 23 Tháng 6 2017 08:47

Thứ hai là nguồn lực thiếu: năm 1996, FAO kết thúc đào tạo giảng viên IPM và kết thúc hỗ trợcác lớp FFS cho các tỉnh trên toàn quốc dẫn tới đa số tỉnh/thành không có kinh phí để triểnkhai các lớp FFS, chỉ có một số tỉnh/thành được FAO hỗ trợ hoạt động IPM cộng đồng kế tiếpsau FFS. Cũng từ năm 1996 đa số tỉnh không có IPM theo phương pháp FFS của FAO: nguyênnhân chính do chưa có dự án nối tiếp với kinh phí của Chính phủ và các tổ chức quốc tế cho cáctỉnh, đồng thời do nguồn kinh phí hạn hẹp của các tỉnh kết hợp với Chi cục BVTV chưa thuyếtphục được các sở ngành, UBND tỉnh sở tại về lợi ích, sự cần thiết của FFS với việc đào tạonghề cho nông dân và phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành mới quan tâm các qui định yêu cầu nôngdân thực hiện, nhưng chưa quan tâm đến hỗ trợ kiến thức kỹ thuật như tổ chức các lớp học, nhấtlà lớp FFS để nông dân nâng cao kiến thức kỹ năng canh tác, bảo vệ cây trồng, an toàn thựcphẩm. Trong khi đó số hoạt chất và tên thương phẩm thuốc BVTV không ngừng tăng lên, năm2015 có 1785 hoạt chất và 4094 tên thương phẩm; các công ty kinh doanh và cửa hàng buônbán thuốc BVTV liên tục quảng cáo với nhiều hình thức và chính sách khuyến mại hấp dẫn. Hậuquả là ngoại tệ và lượng thuốc BVTV tăng 8 lần (năm 2000 so với năm 2015): từ 100 nghìnUSD/năm lên trên 800 nghìn USD/năm và từ 14 nghìn tấn/năm tăng lên gần 116  nghìntấn/năm.

Thứ tư là FAO thấy sự cần thiết của thâm canh nông nghiệp bền vững triển khai trên toàn thếgiới và vai trò của FFS đối với chủ thể là nông dân trong thâm canh nông nghiệp bền vững. Chonên FAO ở Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT công bố tài liệu về thể chế hóalớp FFS, xây dựng các khung cơ bản và kế hoạch trong thời gian tới.  

5. Những tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao thông qua FFS ở Hà Nội

Phát triển nông nghiệp bền vững nói chung, sản xuất và tiêu dùng nông sản an toàn nói riêng,nhất là rau quả thực phẩm trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, là yêu cầu cấp bách của ngườitiêu dùng và quan tâm của toàn xã hội. Để phát triển nông nghiệp bền vững và an toàn thựcphẩm trước hết phải loại bỏ lạm dụng thuốc BVTV hóa học trên cơ sở ứng dụng lớp FFS chonông dân. Trong đó, biện pháp canh tác hợp lý và biện pháp không sử dụng thuốc BVTVà là cốtlõi.

5 / 6

Kết quả lớp học đồng ruộng ở Hà Nội

Viết bởi Quản trị viênThứ sáu, 23 Tháng 6 2017 08:47

Ở Hà Nội đang nhân rộng ứng dụng Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI): cấy thưa, 1dảnh/khóm, mạ non, giảm phân đạm, rút kiệt nước; đang nhân rộng giống lúa bản địa thích ứngbiến đổi khí hậu, chống chịu điều kiện bất thuận (nếp cái hoa vàng, tám xoan, tám ấp bẹ) vớikỹ thuật cấy siêu thưa (4-11 dảnh/m2) với chi phí 1,5-6 kg giống/ha, bón 150 kg đậu tươngbột/ha (không bón phân hóa học), năng suất đạt 5-6 tấn/ha, giá trị sản xuất đạt 100 triệuđồng/ha/vụ; nhân rộng lúa hữu cơ với giá trị sản xuất đạt 300 triệu đồng/ha/năm. Đối với câyrau: áp dụng triệt để các biện pháp không sử dụng thuốc BVTV, đề cao đảm bảo an toàn thựcphẩm kết hợp đề cao lợi ích của người sản xuất thông qua tăng vụ, tăng năng suất, giảm chi phívật tư và công lao động như: che phủ nilon theo luống trồng rau trái vụ, sâu bệnh rất thấp, giảmtối đa thuốc BVTV, giá trị sản xuất đạt trên 01 tỷ đồng/ha/năm; bẫy dẫn dụ côn trùng (Flykil)diệt ruồi đục quả họ bầu bí, ruồi đục lá họ đậu, cây ăn quả có múi, ổi…; bẫy chua ngọt diệttrưởng thành họ ngài đêm như sâu khoang trên rau ngót, rau muống, rau họ hoa thập tự, họđậu,...; sâu xanh da láng trên hành, họ đậu, măng tây, sâu xanh đục quả cà chua,...; luân canhrau với ngâm nước ruộng 10 ngày diệt bọ nhảy trên rau họ hoa thập tự, bệnh héo xanh họ cà vàcác bệnh hại trong đất,...; bẫy pheromone diệt trưởng thành sâu tơ, sâu xanh đục quả cà chua,chế phẩm sinh học Emina  xử lý tàn dư cây trồng; đặc biệt Hà Nội đang nhân rộng bón đậutương bột, khô dầu đậu tương (không bón phân hóa học)  trên các cây trồng, nhất là trên cácloại rau. Các biện pháp trên đều đầu tư thấp, hiệu quả cao, cộng đồng dễ thực hiện. Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội

6 / 6