16
1 BÀI 1 KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN Nt. Têrêsa Duyên Sa, SPC CHƯƠNG 1: CẦM MÁY VÀ BẤM MÁY Máy chuyên nghiệp Máy du lịch 1. Cầm máy bằng hai tay: Tay phải giữ máy ảnh bằng ngón cái, ngón giữa và lòng bàn tay. Ngón trỏ để tự do thoải mái để bấm máy. Tay trái giữ cạnh bên kia của máy bằng hai ngón tay cái và trỏ. Cầm máy tối thiểu phải ở cả hai điểm tựa bàn tay. thế cầm máy ngang và máy đứng : - Rt chắc chắn - Tránh được lỗi che tay vào ống kính hay đèn flash.

Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh ( 2013-3-9)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

NHIEP ANH

Citation preview

1

BÀI 1 KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH

NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN Nt. Têrêsa Duyên Sa, SPC

CHƯƠNG 1: CẦM MÁY VÀ BẤM MÁY

Máy chuyên nghiệp

Máy du lịch

1. Cầm máy bằng hai tay:

Tay phải giữ máy ảnh bằng ngón

cái, ngón giữa và lòng bàn tay.

Ngón trỏ để tự do thoải mái để bấm

máy.

Tay trái giữ cạnh bên kia của máy

bằng hai ngón tay cái và trỏ.

Cầm máy tối thiểu phải ở cả hai

điểm tựa bàn tay.

Tư thế cầm máy ngang và máy đứng :

- Rất chắc chắn

- Tránh được lỗi che tay vào ống kính

hay đèn flash.

2

2. Mô tả cách cầm máy đứng

Khi cầm đứng máy:

- Tay phải cầm phía trên, cánh tay cũng

giữ chặt máy.

- Tay trái đỡ phần ống kính

- Đứng đều trên cả hai chân, dang chân

bằng vai.

- Có thể tựa vào một điểm cố định như

vách tường, thân cây,…

- Trong trường hợp chụp tốc độ chậm

hoặc ISO cao nên có chân để máy

(tripod) để cố định máy ảnh.

Tư thế ngồi: cùi chỏ và

đầu gối sẽ tạo điểm tựa

vững chắc khi chụp

- Tay phải cầm thân máy, tay trái đỡ phần ống

kính, ngón trỏ phải đặt ở nút bấm chụp.

- Các ngón tay trái hợp lại cầm chắc ống kính

và nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của máy.

- Hai khủy cánh tay co giữ chặt máy.

- Để ngắm chụp dùng mắt trái hay phải đều

được, thường thì dùng mắt phải dễ nhìn hơn

- Khi bấm chụp, nín thở bấm nhẹ nhàng

3

Máy ảnh có dây đeo: Tránh việc đánh rơi máy khi chụp nên tròng dây máy ảnh vào cổ tay hoặc

đeo dây máy ảnh vào cổ.

- Tránh cầm máy ảnh và chụp

bằng một tay, vì ảnh sau khi

chụp sẽ không rõ nét

3. Chỉnh máy khi thu hình

Thu hình kỹ thuật số bằng dạng RAW, bởi vì dạng này cho chúng ta hình ảnh với chất lượng cao

nhất và cũng cho chúng ta nhiều điều kiện để kiểm soát sắc độ của tác phẩm.

a. Định Dạng – File Format

Phần lớn trong các loại máy ảnh, loại vừa hay tốt, cho phép ta chọn hai dạng Raw và JPEG hoặc

chọn cả hai trong cùng một lần bấm máy. Có nhiều dạng Raw khác nhau tuỳ theo hãng sản xuất,

thí dụ: Canon = CRWhay CR2, Nikon = NEF, v.v…

Khi Chụp hình nghệ thuật nên cài đặt trên máy Camera:Dạng màu color space = Adobe RGB

b. Bảng so sánh Raw với JPEG

Raw JPEG

Độ sáng 4096 tầng 256 tầng

Chỉnh hình Bắt buộc Không cần

Xem hình trên computer Cần phần mền Không cần phần mềm

Độ phơi sáng Cần thiết Nguy cập

Độ chứa Ít hình Nhiều hình

Vận tốc thu hình Chậm Nhanh

Thích hợp Phong cách Báo chí, tư liệu

4

c. ISO hay Độ nhạy sáng – Film Speed

* Thay đổi ISO rất dễ dàng bằng nút bấm trên thân máy camera.

* ISO cao sẽ tạo ra nhiều nhiễu cảm – Noise – chọn lựa cẩn thận.

* Nhớ kiểm soát và điều chỉnh ISO trước khi chụp!

* Khi cầm máy, giữ vận tốc thu hình nhanh hơn tiêu cự

a. Cân bằng Trắng – White BalanceAuto White Balance:

Auto White Balance: Cân bằng trắng mặc định, được nhiều

người chọn, vì thích hợp trong nhiều hoàn cảnh.

Daylight: Cân bằng trắng khi chụp giữa trưa nắng. Dùng vào

hoàn cảnh khác sẽ bị lệch theo màu Trưa.

Shade: Cân bằng trắng khi bầu trời xanh có mây trắng,

chương trình giảm áp sắc xanh. (bluish color cast)

Tungsten light: Cân bằng trắng khi chụp dưới đèn Tung-ten

sắc vàng cam. Chương trình tăng sự ấm nóng của màu sắc.

Cloudy: Chương trình cân bằng trắng khi có mây u ám, trời có

Fluorescent light: Đèn huỳnh quang có áp sắc màu xanh lục.

Chương trình sẽ điều chỉnh khu vực xanh lục.

Flash: Đèn flash có áp sắc xanh. Chương trình sẽ điều chỉnh

lại khu vực có sắc xanh.

Biểu đồ này cho thấy mật độ pixel cao

hay thấp tại từng thang sáng khác nhau,

từ góc trái, thiếu ánh sáng có màu thuần

Đen số 0, tới góc phải quá nhiều ánh

sáng có màu thuần Trắng số 255.

Khi thu hình nên cố giảm sự mất chi tiết

trong vùng quá sáng.

Có nhiều loại máy cho thấy vùng quá

sáng bằng cách Chớp chớp khi xem lại

hình. Khi những vùng chớp trong Chủ

Thể của bức hình bị mất chi tiết nên điều

chỉnh lại các thông số và chụp lại.

Máy kỹ thuật số cho phép điều chỉnh cân bằng trắng biến đổi tuỳ theo nguồn sáng và nếu quên, khi sửa hình trong Photoshop vẫn có thể chỉnh lại được, cho dù hình ảnh đó

khi thu hình sai cân bằng trắng

[Type a quote from the document

or the summary of an interesting

point. You can position the text

box anywhere in the document.

Use the Drawing Tools tab to

change the formatting of the pull

quote text box.]

b. Biểu đồ mật độ sáng pixel – Histogram

5

c . Chỉnh sáng – Exposure compensation

Ngoại trừ chụp hình bằng chế độ không tự động Manual, còn lại trong các chế độ tự động hoặc

bán tự động khác, Sự chỉnh quang Mặc Định trong máy số đã tự động ép quang độ về 18% Sám.

Tóm lại quang độ Mặc định có thể khác nhiều so với quang độ thật bên ngoài mà mắt người nhìn

thấy.

Sau khi chụp, kiểm tra Biểu đồ mật độ sáng trong máy ảnh.

Nếu thấy: * Mất màu trắng bên phía phải - Giảm Exposure vài nấc Âm

* Mất màu đen phía bên trái – Tăng Exposure vài nấc Dương

Sau khi chỉnh xong, tiếp tục chụp lại.

Nếu đã cố gắng mà không thu được hình TỐT và cơ hội thu lại hình không còn nữa, thì chúng ta

sẽ dùng kỹ thuật trong Photoshop cứu lại những hình ảnh đã thu nhưng không được như ý.

Thao tác bấm được chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1 : Quan sát và canh máy

Giai đoạn 2: ấn nút chụp ½ giữ như vậy một chút (vài giây)

cho đến khi nghe tiếng “bíp, bíp” của máy ảnh.

Máy ảnh thực hiện việc đo sáng, kiểm soát các

điều kiện chụp và điều chỉnh các thông số còn

lại cho phù hợp với cài đặt tại thời điểm

đó.

Nếu có sự cố cho bức ảnh, máy sẽ hiện những

cảnh báo tùy theo sự việc để điều chỉnh lại

Giai đoạn 3: Sau đó, tiếp tục bấm nút chụp sâu hơn để hoàn tất

việc chụp ảnh

6

CHƯƠNG II BỐ CỤC ẢNH

Hội hoạ và nhiếp ảnh:là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác, chịu sự chi phối của những

nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng.

Hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp

Nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích.

Khi vẽ tranh, họa sĩ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của

nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại…

Khi đánh giá một bức ảnh dựa trên những yếu tố căn bản:

- Nội dung

- Bố cục

- Màu sắc

- Trạng thái

- Hiệu ứng quang học

Các yếu tố căn bản đều liên quan đến bố cục bức ảnh giúp truyền tải thông tin thị giác như:

- Điểm

- Đường nét

- Hình dạng

- Màu sắc

- Chất liệu bề mặt

- Độ tương phản.

Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp xếp các đối tượng

trong khuôn hình.

I. SÁU CHUẨN MỰC CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC

1. Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh.

Kỹ thuật xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tấu

và mô thức trên các vật thể.

Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất…

Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt

máy khác thường.

7

2. Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách.

Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối

tượng trong bức ảnh.

3. Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh.

Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được

thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay

đường dẫn hướng.

Theo nguyên lý thị giác :

- Điểm tương phản nhất.

- Hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình

- Những đường cong, nét chéo kết thúc tại

điểm nhấn

Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh

thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3

dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình).

8

4. Đặc tính về cân bằng và trạng thái.

Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh

hoặc động của nó.

Đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm

tạo nên cảm xúc tĩnh lặng

Đường chân trời khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ

xuống thấp sẽ cho hiệu quả động.

Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm

thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ

ngược lại.

Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc.

Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự

cân bằng

Bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.

5. Chụm vào tản ra.

Hình tròn hay những đường cong kín:

- Tạo nên sức hút khá mạnh

- Gây hiệu ứng hợp nhất

- Phương pháp thể hiện đơn lẻ như bông hoa,

mạng nhện…

Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý

vào giữa tâm của nó.

9

Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối

tượng chính (ví dụ: nút giao thông).

6. Phản ánh chiếu chiều sâu

không gian.

Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phục

bản chất phẳng dẹt của bức ảnh.

Một bố cục khéo léo :làm khuôn hình trở nên

sâu hút,

khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối

cảnh mờ nhoà

Chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về

hình khối và chiều sâu không gian

Một bức ảnh bố cục tốt bao gồm nhiều

không gian lớn với các tone màu và cường

độ chiếu sáng khác nhau

10

II. NHỮNG NGUYÊN TẮC BỐ CỤC CỔ ĐIỂN (TỶ LỆ VÀNG):

Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.

- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh,

điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở

toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.

- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào

trong bức ảnh.

- Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong

bối cảnh

Quy tắc 1/3: là một quy tắc cơ bản,dạng bố cục

được nhiều họa sĩ và nhiếp ảnh gia lựa chọn.

Chia bức ảnh làm 3 phần đối với hai chiều ngang

và dọc, sau đó ngắm chụp sao cho đối tượng chính nằm trong 1/3 của ảnh.

Nếu bạn say sưa chụp mà quên mất việc lựa chọn một bố cục thích hợp thì hãy để …Photoshop

làm việc này.

III. ĐƯỜNG NÉT TRONG BỐ CỤC

11

12

Nét lượn chữ S

Bố cục không cân đối Là nguồn cảm hứng phóng khoáng của nghệ sĩ. Nó không có luật lệ, mà luật lệ chỉ là tìm cảm

hứng trong ký ức thẩm mỹ của tác giả.

- Đối với loại bố cục này ta phải chú ý đến sự cân xứng, nó có liên hệ chặt chẽ với phép phối

cảnh

Bố cục cân đối

13

Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh

IV. KHUÔN HÌNH

Ảnh toàn cảnh - Ảnh trung cảnh - Ảnh cận cảnh - Ảnh đặc tả

1. Ảnh toàn cảnh: ảnh chụp đối tượng ở giữa môi trường xung quanh.

14

2. Ảnh trung cảnh: khuôn hình sát

hơn, nhấn mạnh đến chủ đề chính,

không để cho môi trường xung

quanh chiếm một vị trí lớn.

3. Ảnh cận cảnh: ảnh chứa đựng phần

chủ yếu của đối tượng, không đưa vào

ảnh một cách đáng kể môi trường xung

quanh.

4. Ảnh đặc tả: ảnh chụp một phần có ý nghĩa

các đối tượng: khuôn mặt, bàn tay, cánh hoa v.v

15

V. GIỜ VÀNG

Giờ vàng hay còn gọi là Magic Hour:

- Giờ mặt trời bắt đầu lên

- Mặt trời chuẩn bị khuất đi.

Chúng là khoảng thời gian tốt nhất trong ngày để tạo nên một tấm hình hoàn hảo, tuy nhiên lại

rất nhanh qua do thời khắc "chiều tà" hay "hoàng hôn" rất ngắn.

Bình minh

Việc mặt trời gần đường chân trời giúp cường độ ánh sáng mặt trời giảm, màu sắc trở nên ấm ám

và dễ chịu

Hoàng hôn

16

TÓM KẾT • Tay cầm máy phải chắc chắn, không run tay khi chụp và cẩn thận không để tay che ống

kính, đèn Flash và các bộ phận cảm biến phía trước của máy ảnh.

• Lựa chọn độ phân giải (Resolution) và chất lượng thích hợp với ảnh cần chụp để có được

ảnh đẹp như ý và tiết kiệm được bộ nhớ của máy

• Phải lấy nét (Focus) đúng cách

• Sử dụng các chế độ chụp thích hợp cho từng trường hợp như trong nhà, ngoài trời, ban

đêm,...

• Ảnh chụp có độ sáng không như ý : đổi sang các kiểu đo sáng khác để máy tự điều chỉnh

lại các thông số về độ sáng.

• Hậu cảnh phía sau sáng hơn đối tượng cần chụp: chỉnh bù sáng bằng cách tăng độ phơi

sáng lên để cần bằng độ sáng cho ảnh.

Chụp ban đêm : Sử dụng chế độ chụp ban đêm

Tăng độ nhạy sáng (ISO) lên

Giảm tốc độ chụp:

- Phải giữ chắc máy trong và sau khi chụp vài giây để ảnh không bị nhòe

sử dụng chân đỡ

- Kiểm tra ảnh trong màn hình LCD, nếu thấy ảnh không đẹp thì nên đổi sang chế độ chụp

khác

Ảnh số sau khi chụp nên được đưa vào máy vi tính và sử dụng chương trình đồ họa để:

- Xử lý các khuyết điểm của đối tượng chụp,

- Điều chỉnh độ sáng và màu sắc

- Cắt cúp để có bố cục đẹp

BÀI TẬP Học viên tự chụp 1 bộ hình gồm các yếu tố đã học

Thời gian nộp bài: 15/3/2013

Hình thức: bài làm trên giấy – File mềm