204
LẮNG NGHE CHÚA THÁNH THẦN Tác giả: Linh mục Nguyễn Văn Thành thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019

LẮNG NGHE CHÚA THÁNH THẦN

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

LẮNG NGHE CHÚA

THÁNH THẦN

Tác giả: Linh mục Nguyễn Văn Thành

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019

Chương 1: Lắng nghe Chúa Thánh Thần..........................4Chương 2: «Sống đối với tôi là Đức Kitô».......................14

Chương 3: Mẹ MARIA: «NGUYÊN TƯỢNG» của Hội Thánh …................................................................31

Chương 4: Xin dạy cho con biết chọn lựa…....................39

Chương 5: «Nhìn» với Nghìn Con Mắt (Thiên Nhãn)...41

Chương 6: Người Giáo Dân Trong Lòng Hội Thánh......49

Chương 7: Nghe Và Yêu Thương.......................................60

Chương 8: Cuốn Phim «Cuộc Tử Nạn Của Đức Kitô».....................................................................73

Chương 9: Về Cuốn Tiểu Thuyết «Mật Mã Của De Vinci».....................................................................87

Chương 10: Về Cuốn Phim “Da Vinci Code”................99

Chương 11: Biến Họa Thành Phúc ................................106

Chương 12: «Vạn Xuân Chi Kế, Thụ Thiên».................114

Chương 13: Thánh Giá: Con Đường Dẫn Đến Phục Sinh............................................................

MỤC LỤC

143

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 2

Chương 14: Nguyện Vọng Của Người Mù Từ Thuở Mới Sinh (Ga 9,1- 41)................................................153

Chương 15: Thăng Long: “Vùng Đất Huyền Sử”.....

Chương 16: Sống Đức Tin.........................................166

Chương 17: Ðồng Hành Với Đức Kitô......................168

Chương 18: Xin Ban Cho Con Ơn Bình An...............173

Chương 19: Nguyện Xin Chúa Thánh Thần: Mỗi Ngày Chỉ Một Bước Mà Thôi............................175

Chương 20 : Con Kênh Đào “Thứ Tha” Và “Xuyên Việt”........................................................177

Chương 21: Tìm Lại Một Vài Dấu Chân Của Thánh Gióng..............................................................189

Chương 22: Thay Kết Luận:......................................199

146

156

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 3

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Chương I Lắng Nghe Chúa Thánh Thần…

Trước những sự cố đã và đang xảy ra đó đây, trong lòng Quê Hương, một số người đã lên tiếng, diễn tả quan điểm và lập trường của họ. Đó là quyền lợi làm người cần được những người khác lắng nghe và trân trọng. Tuy nhiên, lắng nghe không có nghĩa là đồng ý. Trân trọng chưa hẳn là «rập khuôn hay là nhắm mắt lặp lại, thi hành ý kiến của người khác một cách máy móc và tự động».

Trong khi đó, những thành viên khác có thể đã chọn lựa một lối nhìn hay là một thái độ hoàn toàn khác biệt. Tác phong «thinh lặng» của họ chưa hẳn có ý nghĩa là «hèn nhát và đồng lõa», đối với các lực lượng đàn áp, độc tài và quân phiệt đang có mặt trong lòng xã hội.

Hẳn thực, khi ý thức một cách sáng suốt về bản sắc làm người, tôi tìm cách khẳng định quyền tự do chọn lựa và phát biểu của mình. Đồng thời, tôi cũng có trách nhiệm

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 4

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

tôn trọng tính khác biệt và phát huy quyền làm người của những ai không cùng chia sẻ quan điểm với tôi.

Trong tinh thần và ý hướng ấy, NÓI chưa hẳn là một hành vi luôn luôn can đảm và sáng suốt. KHÔNG NÓI phải chăng chỉ là dấu hiệu của một tâm hồn bạc nhược, bệnh hoạn? Lên tiếng đả kích một thái độ, một cách làm, một nếp sống chưa hẳn chỉ là tập tục của loại người «ăn không ngồi rỗi». Thinh lặng thường khi là cao quí, hướng thượng. Nhưng lắm lúc, đó cũng là một cách chối từ bản sắc, trốn tránh trách nhiệm, hay là dấu hiệu của một tâm hồn hèn nhát, không dám trình bày con người trung thực của mình.

Nói tóm lại, trong đời sống làm người, không bao giờ có sẵn một con đường độc lộ, bất biến, để cho tôi có thể nhắm mắt đưa chân, lặp lại một cách máy móc và tự động, những gì đã trở nên một lối mòn. Trái lại, từng ngày, tôi phải SÁNG TẠO. Từng ngày tôi phải quyết định lại, chọn lựa lại. Tìm ra con đường cần dấn bước, để diễn tả nhu cầu và nguyện vọng của mình. Đồng thời tôi còn có bổn phận không ngừng phát hiện những phương thức hữu hiệu, nhằm phục vụ anh chị em đồng bào, trong lòng Đất Nước và xã hội, nhất là những thành phần nghèo khổ, bị áp bức, bốc lột, không có tiếng nói, không được ai lắng nghe.

Trong khuôn khổ của bài chia sẻ nầy, tôi chỉ muốn phát biểu với tư cách một người Kitô hữu. Tôi cố quyết sống Đức Tin của mình, bằng cách ngày ngày «lắng nghe và thực hiện Lời Chúa», thể theo mẫu thức của Mẹ Maria. Tôi làm

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 5

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

công việc «ghi nhận tất cả vào lòng», để suy niệm và phát hiện con đường mà Chúa Thánh Thần đang soi sáng và đề nghị cho tôi, xuyên qua từng biến cố xảy ra, trong cuộc đời (Lc 1, 34-38).

Lối nhìn Đức Tin của tôi bao gồm những trọng điểm sau đây:

1. Sống và làm chứng Tin MừngTrong mọi tình huống, cho dù khốc liệt, éo le đến đâu

chăng nữa, không một lực lượng trên trời hoặc dưới đất nào, có thể cấm cản tôi tuyên xưng và rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, xuyên qua cuộc sống thường nhật.

Hẳn thực, theo lối nói của Thánh Phaolô, rao giảng về Thánh Giá là một sự «điên rồ, dại dột», đối với những người không sống Đức Tin vào Đức Kitô (1Cr 1, 18). Nhưng đối với những người bước theo Ngài, đó là «sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa». Thánh Giá nằm trong Kế Hoạch Cứu Độ, mà Thiên Chúa Ngôi Cha đã cưu mang, ấp ủ, từ trước khi tạo thành trời đất, vũ trụ.

Không đi qua con đường Thánh Giá và Khổ Đau, Đức Kitô sẽ chẳng bao giờ «Làm Người», một cách thực sự và trọn vẹn. Ngài chưa phải là con người hoàn toàn giống như mỗi người trong chúng ta. Tại Vườn Cây Dầu, trước viễn ảnh của những cực hình đang chờ đợi, Ngài đã lo sợ đến độ toát ra mồ hôi và máu, trên khắp thân mình. Suốt thời gian bị đóng đinh vào Thánh Giá, Ngài đã xuống tận «đáy sâu vực

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 6

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thẳm» của đời sống nhân loại. Không mang vào mình tât cả mọi chiều kích làm người như vậy, làm sao Ngài có thể đại diện và thay thế chúng ta, trước nhan thánh của Thiên Chúa Ngôi Cha. Khi khoác trên mình và chứng nghiệm những gông cùm của con người từ trước cho tới nay, Ngài mới có khả lực cầu xin Ơn Cứu Độ cho chúng ta, một cách đắc lực và hữu hiệu. Ngài nhận làm của mình mọi lời khổ đau đang rên siếc âm ỉ và tràn ngập khắp cõi lòng của nhân loại.

2. Đức Kitô đã đón nhận mọi khổ đau,với Sức Mạnh của Chúa Thánh Thần.Một đàng, như vừa được trình bày, Đức Kitô là con

người thực sự và trọn vẹn, hoàn toàn giống như chúng ta. Đàng khác, nếu Đức Kitô chỉ là con người thuần đơn, cơ hồ chúng ta, Ngài sẽ chẳng bao giờ có khả năng làm Đấng Trung Gian, ban phát mọi Hồng Ân của Thiên Chúa cho nhân loại. Nét khác biệt cơ bản giữa Ngài và chúng ta là sự có mặt của Chúa Thánh Thần với Ngài và trong Ngài:

- Suốt cuộc đời làm người, trong mỗi ngôn ngữ và hànhđộng, Đức Kitô luôn luôn được Chúa Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn và nâng đỡ.

- Trên Thánh Giá, Ngài đã can trường đón nhận mọikhổ đau, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

- Cũng vậy, Ngài đã Sống Lại với tất cả quyền năng vidiệu của Chúa Thánh Thần.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 7

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Cha. Nhờ đó, Ngài có khả năng tự đồng hóa với Ngôi Cha: «Cái gì của Cha cũng là của Con» (Ga 17, 10).

- Nhất cử nhất động, trong tất cả những điều Ngài nói,trong mọi việc Ngài làm, Chúa Thánh Thần là động cơ thúc đẩy, là ánh sáng chiếu soi. Hẳn thực, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Ngài đã giữ thinh lặng trước mặt quan trấn Philatô (Mt 27, 12-14), và vua Hêrôđê (Lc 13, 9).

- Trái lại, cùng với Chúa Thánh Thần, Ngài đã khiêmkhắc lên tiếng khiển trách hành vi bạo động của Phêrô đã rút gươm chém một tên đầy tớ đứt tai: «Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm. Hay là anh tưởng Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao? Người sẽ cấp ngay cho Thầy hơn mười đạo binh thiên thần. Nhưng như thế thì Lời Kinh Thánh ứng nghiệm sao được? Vì theo đó, mọi sự phải xảy ra như vậy» (Mt 26, 52-55).

Nói tóm lại, Chúa Thánh Thần là sự sống, hơi thở và bản sắc của Ngài, suốt thời gian Ngài nhập thể làm người, từ lúc sinh ra, cho đến khi bị giết trên Thánh Giá.

3. Chúa Thánh Thần có mặt trong nguời Kitô hữu.

Theo giáo lý của Thánh Phaolô, cũng một Chúa Thánh Thần ấy đã ngự xuống trên người Kitô hữu, từ ngày họ lãnh nhận Phép Bí Tích Rửa Tội. Nhờ quyền năng tác động của Ngài, chúng ta trở thành chi thể mầu nhiệm của Đức Kitô.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 8

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Chúng ta có khả lực gọi Thiên Chúa là Cha: «Áp-Ba, Cha ơi» (Gl 4, 6).

Trong tinh thần và ý hướng ấy, để có thể sống Đức Tin vào Đức Kitô, và làm chứng Tin Mừng của Ngài, trên khắp mọi nẻo đường của Quê Hương và thế giới, chúng ta cần phải «tràn đầy và thấm nhuần Chúa Thánh Thần». Ngài là Đấng đưa đường chỉ lối cho chúng ta, trong những điều chúng ta nói, cũng như trong mọi việc chúng ta làm. Khi tâm hồn chúng ta là Đền Thờ của Ngài, tự khắc chúng ta là những sứ giả mang Tin Mừng Yêu Thương và Hạnh Phúc, Bình An và Tha Thứ, cho tất cả anh chị em đồng bào, đồng loại đang sống hai bên cạnh chúng ta. Thay vì lên tiếng tố cáo, phê phán, mạ lị, chửi bới, đe dọa…chúng ta hãy «thổi Thần Khí và chúc lành Bình An cho mọi người», giống như điều Đức Kitô đã làm, trong ngày Phục Sinh (Ga 20, 19-30).

Đến gần chúng ta, người thiện cũng như kẻ ác, đều nhận được Ân Huệ Thứ Tha, cơ hồ một bóng mát bao la, giữa trưa hè đốt cháy. Khi tiếp xúc với chúng ta, người tốt thấy mình tốt hơn trước. Người xấu cũng không bị kết án, tố cáo, khinh miệt và loại trừ. Với chúng ta là người đang cưu mang và tràn đầy Chúa Thánh Thần trong cõi lòng, người đen cũng như người trắng, Do Thái cũng như Hi Lạp, chủ ông cũng như nô lệ, phe bên nầy cũng như phía bên kia, ai ai cũng cảm thấy mình được an lành.

Nói tóm lại, khi chúng ta tràn đầy và thấm nhuần Chúa Thánh Thần, tâm hồn và gương mặt của chúng ta tỏa ra bầu

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 9

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

trời bao la và đại dương bát ngát, kêu mời và đón nhận mọi cánh chim từ bốn phương thiên hạ. Cho nên, trong cuộc sống làm người cũng như trên mỗi chặng đường làm chứng Tin Mừng của Đức Kitô, ai chọn lựa con đường thinh lặng, cứ tiếp tục đi con đường thinh lặng của mình, MIỄN LÀ người anh chị em hai bên cạnh nhận biết tiếng nói của Chúa Thánh Thần, trong tác phong và thái độ thinh lặng của người ấy. Ai có khả năng phát biểu những ý kiến và lập trường, cứ tiếp tục lên tiếng khẳng định con người và lối nhìn của mình, MIỄN LÀ ngôn ngữ và tác phong phát biểu của người ấy có khả năng gieo vãi những Hồng Ân Yêu Thương và Hạnh Phúc, cũng như An Bình và Tha Thứ của Chúa Thánh Thần, cho mọi người đang chung sống hai bên cạnh.

4. Khi những bất đồng xuất hiện… giữa chúng ta

Khi những bất đồng xuất hiện giữa chúng ta, Chúa Thánh Thần lúc bấy giờ là ĐIỂM QUI CHIẾU đầu tiên và cuối cùng, để mỗi người trong chúng ta có thể tìm ra con đường giải quyết. Chính Ngài thúc giục những thành viên khác nhau, như tay, chân, xương, da, máu thịt…ra sức phát huy những tác vụ độc đáo hay là những đặc sủng của mình. Đồng thời, cũng chính Ngài là Sợi Dây kết hợp chúng ta lại với nhau, trong cùng một Thân Thể Mầu Nhiệm duy nhất của Đức Kitô, là Hội Thánh của Ngài.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 10

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Trong sách Công Vụ, ở hai chương 20 và 21, Thánh Luca đã tường thuật cách giải quyết của Hội Thánh sơ khai, khi Thánh Phaolô và các đồ đệ của Ngài đang có những dự phóng hoặc nguyện vọng không ăn khớp với nhau. Hẳn thực, sau khi được Chúa Thánh Thần thúc đẩy từ bên trong nội tâm, Thánh Phaolô nôn nóng chuẩn bị trở về Giêrusalem, để lãnh nhận «xiềng xích và gian truân», mà Thiên Chúa đã sắp xếp cho Ngài (Cv 20, 22-23). Trong cùng một lúc, bạn bè thân tín và đồ đệ của Ngài cũng được Thần Khí soi sáng, tìm cách cản trở Ngài, thành khẩn yêu cầu Ngài đừng lên Giêrusalem (Cv 21, 4-12).

Sau khi hiểu rõ tình huống và những ý kiến bất đồng ấy, Thánh Phaolô và các đồ đệ của Ngài đã quì gối và cùng nhau cầu nguyện (Cv 20, 36; 21, 4, 12, 14): «Xin cho Ý Chúa được thể hiện».

Trong thể thức giải quyết vấn đề này, chúng ta dễ dàng nhận ra cách làm của Đức Kitô, ở tại Vườn Cây Dầu (Lc 22, 41-42). Ngài đã quì xuống cầu nguyện, để Thánh Ý của NgôiCha trở nên rõ ràng và trong sáng cho Ngài, nhờ ánh sángcủa Chúa Thánh Thần soi chiếu và hướng dẫn từ bên trongnội tâm.

5. Tình Yêu là CHỌN LỰA ưu tiên số mộtcủa chúng ta…Với Đức Kitô cũng như với chúng ta, Chúa Thánh Thần

không bao giờ cưỡng chế hay là áp đặt, từ bên trên hoặc bên

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 11

ngoài. Ngài sử dụng tiếng nói của Tình Yêu, để kêu mời và soi sáng. Nói khác đi, đối với Đức Kitô, cũng như đối với những ai dấn bước đi theo Ngài, Tình Yêu là câu trả lời, cho mọi vấn đề xuất hiện trong cuộc sống. Thánh Ý của Thiên Chúa là Tình Yêu. Và chỉ có tâm hồn tràn đầy Tình Yêu, mới có khả năng đáp lại Tình Yêu của Ngài.

Một cách đặc biệt, trong lãnh vực Đức Tin, Tình Yêu vừa là ngôn ngữ, vừa là lối nhìn, vừa là quan hệ, vừa là tác phong của những tâm hồn tràn đầy và thấm nhuần Chúa Thánh Thần.

Theo lối nói của Thánh Augustinô, hãy Yêu, rồi bạn có thể chọn lựa Thinh Lặng.

Hãy Yêu, rồi bạn có thể phát biểu, đánh giá, trình bày những nhận xét một cách khách quan, với sứ điệp ngôi thứ nhất «TÔI», thay vì «vơ đũa cả nắm», «giận cá chém thớt», «có ít xít ra cho nhiều» hay là «suy bụng ta ra bụng người»…

Ama et fac quod vis. Hãy tràn đầy Tình Yêu, để có thể tiếp xúc, trao đổi và thông đạt với người anh chị em, xuyên qua ngôn ngữ chính xác đặt nền tảng trên những sự kiện cụ thể và khách quan. Hãy tràn đầy Tình Yêu, để có khả năng thinh lặng lắng nghe tiếng nói của những người anh chị em đồng bào, đồng loại đang khổ đau, mặc dù tác phong bên ngoài của họ đang tràn đầy chia rẽ, hận thù và bạo động.

Tình Yêu và Tha Thứ phải chăng là danh hiệu, bản sắc, hơi thở và đường đi của những người ngày ngày cố quyết sống Đức Tin vào Đức Kitô?

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 12

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đi con đường nầy, chúng ta đã, đang và sẽ gặp rất nhiều gian truân và khổ lụy, giống như Đức Kitô đang vác Thánh Giá và leo lên ngọn đồi Gôngôtha. Nhưng «vào ngày thứ ba», ở cuối chặng đường ấy, Đức Kitô Sống Lại chắc chắn sẽ xuất hiện, đồng hành, dẫn đưa chúng ta «Về Trời», là Cung Lòng Yêu Thương và An Lạc vô bến bờ của Thiên Chúa.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 13

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Chương 2«Sống Đối Với Tôi Là Đức Kitô…»

-Suy Niệm về Đức Tin của ngườiKitô hữu, nhân dịp Mùa Chay-

Tất cả sinh hoạt thường nhật của con người có thể được phân chia thành bốn lãnh vực hoàn toàn khác nhau, nhưng bổ túc và giao thoa chằng chịt với nhau một cách mật thiết:

- Lãnh vực thứ nhất là khảo sát và ghi nhận THỰCTẾ, với bao nhiêu sự kiện cụ thể và khách quan, đang xảy ra trong môi trường sinh sống hằng ngày. Chúng ta thực thi công việc nầy, một cách đặc biệt với ba giác quan chính yếu là Thị, Thính và Xúc giác.

- Lãnh vực thứ hai là sử dụng TƯ DUY, để tìm ra ýnghĩa cho cuộc sống: Tôi là ai, trong cuộc đời nầy? Ý nghĩa hay là mục đích cuối cùng của cuộc đời, mà tôi đeo đuổi, bao gồm những giá trị nào? Ưu tiên số một trong bao nhiêu dự phóng ấy nằm trong địa hạt nào? Một cách đặc biệt, tôi cần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 14

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thực thi những động tác cụ thể nào, để chuyển biến những giá trị trừu tượng thành những hiện thực, trong đời sống hằng ngày?

- Lãnh vực thứ ba là ý thức về những XÚC ĐỘNGđang hiện hình trong nội tâm, tìm cách diễn tả chúng nó ra ngoài bằng con đường ngôn ngữ. Từ đó, chúng ta học tập sử dụng những phương thức hữu hiệu nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản ẩn núp ở bên dưới, hay là hóa giải những tình huống ngột ngạt khó chịu, tạo căng thẳng, hoặc gây tê liệt và chướng ngại cho cuộc sống làm người.

- Lãnh vực thứ bốn là phát huy những QUAN HỆ hàihòa và năng động, đóng góp và xây dựng, giữa chúng ta và bao nhiêu người khác đang cùng có mặt và hoạt động trong môi trường xã hội, nghề nghiệp và Quê Hương.

Xuyên qua bốn cách làm và cách sống vừa được trình bày, một đàng chúng ta khẳng định giá trị và quyền lợi làm người của bản thân chúng ta. Đàng khác, chúng ta còn có trách nhiệm sáng tạo những điều kiện thuận lợi, để cho kẻ khác cũng có khả năng làm người giống như chúng ta, ngang hàng chúng ta và với chúng ta.

Thay vì cố quyết học tập và tôi luyện cho mình một nếp sống ý thức, đầy tình người và tính người như vậy, chúng ta thường có tập tục nhắm mắt đưa chân, phản ứng một cách máy móc và tự động. Tư tưởng nhị nguyên luôn luôn len lỏi nằm vùng, tìm cách lèo lái và khống chế mọi đường đi nẻo về của chúng ta, trong địa hạt tiếp xúc và thông đạt, cũng

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 15

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

như trên bình diện quan hệ giữa người với người. Hẳn thực, mỗi lần trao đổi và phát biểu, chúng ta có xu thế đề cao con người của mình và hạ bệ giá trị của kẻ khác:

Tôi đúng, kẻ khác sai. Tôi tốt, kẻ khác xấu. Tôi hơn, kẻ khác thua. Tôi hoàn toàn có ý định xây dựng, kẻ khác tìm cách phá hoại bao nhiêu công trình có mặt trong lòng đất nước và xã hội.

Thậm chí khi dấn bước trên con đường Đức Tin, thay vì nhận làm của mình những tâm tình và lối nhìn thứ tha của Đức Kitô trên Thánh Giá, tinh thần nhị nguyên vẫn còn tồn đọng khắp đó đây, trong tác phong thường ngày của mỗi người. Não trạng «phê phán, tố cáo và loại trừ người anh chị em» đang còn là những vết thương nhức nhối và lở lói, giữa cung lòng của Hội Thánh.

Phải chăng Lời Chúa, vang vọng trong các câu nói: «Xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm» (Lc 23, 34), hay là «Thầy không kết án một ai» (Ga 8, 15-16)… đang còn là những tiếng «thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng», (1Cr 13, 1), trong tâm tư và nếp sống của những người mang danh hiệu là «đồ đệ của Đức Kitô», trong đó có những giám mục, linh mục và người giáo dân?

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 16

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Nhằm hóa giải tình trạng đau buồn và tê liệt, như vừa được trình bày, trong khuôn khổ của bài chia sẻ này, tôi xin mạo muội trình bày một vài phân tích và khám phá quan trọng sau đây:

- Thứ Nhất: Tìm hiểu những động cơ vô thức đangkhống chế và lèo lái chúng ta, mỗi lần chúng ta phê phán, kết án, tố cáo và loại trừ người anh chị em, đang chung sống với chúng ta trong nhiều môi trường khác nhau. Bao lâu chúng ta chưa học tập và tôi luyện cho mình khả năng HÓA GIẢI những xu thế vô thức nầy, chúng ta chưa làm người. Do đó chúng ta cũng không thể giúp kẻ khác làm người.

- Thứ hai: Trong đời sống Đức Tin vào Đức Kitô, Lắng Nghevà Suy Niệm Lời Chúa «Thầy không kết án ai cả». Từ đó,tìm ra và nhận làm của mình con đường mà Ngài đã kinhqua, trong suốt cuộc đời dương thế, nhất là trên con đườngThánh Giá và Tử Nạn.

***1. Những động cơ vô thức có mặt trong 4sinh hoạt của con ngườiTrong phần Một nầy, tôi sẽ lần lượt khảo sát những

sinh hoạt «làm người», trong bốn địa hạt đã được nói tới trên đây:

- Thực tế,- Lối nhìn hay là quan điểm,

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 17

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

- Đời sống xúc động- Và những quan hệ trao đổi qua lại hai chiều giữa

người nầy với người khác.

1.1 Thực tế của tôi là tất cả những gì tôi thấy, tôi nghe và tiếp cận với tay chân hay là làn da và thớ thịt của tôi. Một người khác cùng chung sống và đang có mặt với tôi, từ một vị trí hay là ở một gốc độ khác, có thể ghi nhận một thực tế khác, hoàn toàn khác biệt, thậm chí mâu thuẫn với thực tế của tôi.

Chính vì lý do ấy, bao lâu hai người chưa trao đổi qua lại, chia sẻ, góp chung lại với nhau, với một thái độ lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau, thực tế của tôi chưa thể nào xích lại gần với thực tế của người kia.

Vấn đề trở nên phức tạp và phiền toái hơn nữa, khi mỗi người dựa vào những kinh nghiệm quá khứ hay là những dự phóng tương lai, để trình bày về những thực tế có liên hệ gần hoặc xa với mình.

Ví dụ: Thực tế của Đất Nước Việt Nam là gì một cách thực sự và khách quan? Nếu hai người có hai chính kiến hay là ở vào hai thế hệ, hoặc lớp tuổi khác nhau, sự cách biệt giữa hai loại thực tế của hai người ấy càng trở nên lớn lao hơn, có khi còn khai trừ và loại thải lẫn nhau.

Sau cùng, chúng ta dùng ngôn ngữ, để diễn tả thực tế của mình. Khi bộc lộ nội tâm như vậy, chúng ta không thể không sử dụng ba cơ chế hay là xu thế cần thiết và tất yếu, có

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 18

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

mặt trong mọi ngôn ngữ, như: tổng quát hóa, gạn lọc và chủ quan hóa:

- Tổng quát hóa có nghĩa là khởi phát từ hai hoặc banhận xét cụ thể, chúng ta nhảy vọt lên và đề xuất một kết luận có tính qui luật và thường hằng: Thực tế luôn luôn là như vậy, và phải tiếp tục như vậy, trong mọi trường hợp, đối với mọi người.

- Gạn lọc là xu thế chỉ chọn lựa những sự kiện cụ thể,thích hợp với hoàn cảnh và kinh nghiệm của bản thân tôi, và từ đó tôi cố tình loại trừ và kết án những gì đi ngược lại với những tin tưởng hoặc định kiến đã có mặt trong nội tâm của tôi.

- Chủ quan hóa là xu thế gán ghép hoặc áp đặt cho kẻkhác một ý nghĩa do tôi khám phá và đề xuất. Thực tế đối với tôi là như vậy, cho nên mọi người phải chấp nhận thực tế ấy, như là một hiển nhiên, không cần khảo sát thêm và kiểm chứng một cách dài dòng, phức tạp.

Khi ý thức một cách sáng suốt, đến ba cơ chế tâm lý nầy, luôn luôn có mặt trong ngôn ngữ và tác phong trao đổi hằng ngày, chúng ta sẽ cố quyết học tập hai thái độ, nhằm thăng tiến bản thân và tôn trọng tính người của mọi anh chị em đang có quan hệ với chúng ta.

- Thái độ thứ nhất là LẮNG NGHE chính mình, để đềphòng bao nhiêu cạm bẫy, do chúng ta tạo nên, khi phê phán, đánh giá, tố cáo và kết án kẻ khác. Tổ tiên và cha ông chúng ta đã đề nghị «hãy đánh lưỡi bảy lần trước khi nói», có nghĩa

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 19

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

là «hãy thức tỉnh», không mê muội, trầm mình trong những định kiến hoàn toàn vô thức. Nói cách khác, khi đi, tôi biết tôi đang đi. Khi nói, tôi biết tôi đang nói…

- Thái độ thứ hai là Lắng Nghe và Tôn Trọng kẻ khác,tạo mọi điều kiện thuận lợi và tốt hảo, nhằm giúp họ diễn tả và trình bày thực tế, do chính họ ghi nhận. Khi chúng ta lắng nghe như vậy, chúng ta đã cho phép người ấy «trở thành người».

***

1.2 Sau khi ghi nhận thực tế với năm giác quan, chúng ta sử dụng TƯ DUY, để khẳng định LỐI NHÌN của mình. Lối nhìn, tùy theo cách dùng ngôn ngữ của mỗi tác giả, còn mang những tên gọi khác nhau như: ý kiến, quan điểm, lập trường hay là vũ trụ quan.

Nhằm phát huy và thao tác con đường tư duy một cách sáng suốt, có hệ thống và khoa học, chúng ta cần tư từ đi lên từng bước, theo năm cấp thang suy luận sau đây:

- Cấp thứ nhất là thâu lượm, khảo sát và kiểm chúngcác dữ kiện cụ thể và khách quan có liên hệ đến một vấn đề mà chúng ta muốn giải quyết.

- Cấp thứ hai là đề xuất một hay nhiều giả thuyết, nhằmkhám phá ý nghĩa của thực tế hay là vấn đề mà chúng ta đang nhận diện và đối diện.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 20

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

- Cấp thứ ba là chọn lựa một hướng đi, hay là mục đíchtối hậu. Từ đó, chúng ta xác định đâu là ưu tiên số một - hay là mục tiêu quan trọng nhất - trong bao nhiêu dự phóng của chúng ta.

- Cấp thứ tư là chuyển biến mục đích tối hậu thànhnhững hiện thực hay là những tác động cụ thể hằng ngày.

- Cấp thứ năm là đánh giá kết quả cuối cùng, sau mộtthời gian thực hiện, bằng cách trở về đối chiếu với thực tế lúc ban đầu, để xác định đâu là thành quả khả quan và đâu là những tồn tại chưa được khắc phục. Nói cách khác, chúng ta thất bại, vì những cản trở nào? Hay là chúng ta đã thành tựu, nhờ vào những năng động nào? Dựa vào cách đánh giá ấy, chúng ta sẽ thêm, bớt hay là chuyển hướng thế nào, trong bao nhiêu dự án sắp tới?

Trong cách dùng từ ngữ, để tránh những ngộ nhận đáng tiếc có thể xảy ra, chúng ta cần phân biệt hai động tác có ý nghĩa và phần vụ hoàn toàn khác nhau:

- Một bên là nhận định, đánh giá tác phong hay là hànhvi của chúng ta và của người khác.

- Bên kia là phê phán, xét đoán bản sắc hay là chântướng làm người, với một đoàn tùy tùng dài thòng lòng như tố cáo, loại trừ, chửi bới và tấn công...

Trong cuộc sống làm người, chúng ta không thể không nhận định và đánh giá công việc cũng như hành vi của mình và của người khác. Một cách đặc biệt, khi có nhiệm vụ giáo dục và hướng dẫn ai, phải chăng công việc quan trọng bậc

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 21

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

nhất của chúng ta là giúp cho người ấy càng ngày càng phát huy khả năng đánh giá tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời, bắt đầu từ những gì họ nói và làm? Đánh giá như vậy có nghĩa là xác định và phân biệt theo những tiêu chuẩn và thứ tự đang được thịnh hành trong môi trường văn hóa và giáo dục: cái gì đúng và cái gì sai, cái gì trước cái gì sau, cái gì thích hợp và cái gì không thích hợp…

Tuy nhiên, khi làm công việc ấy, chúng ta cần ý thức một cách rõ ràng và sáng suốt: trong mọi hoàn cảnh, đánh giá công việc hay là tác phong của một người không ĐỒNG HÓA với phê phán giá trị và bản sắc làm người của người ấy. Cho nên, trên con đường đi tới của tư duy, một đàng với sứ điệp «TÔI», chúng ta khẳng định quan điểm, lập trường và xác tín của mình. Đàng khác, chúng ta lắng nghe và tôn trọng người khác, cho phép họ diễn tả và trình bày ý kiến của mình, mặc dù đó là một trẻ em, đang ở vào lứa tuổi «học làm người».

Trái lại, khi «nói THAY nói THẾ», hay là «cố tình áp đặt từ trên và từ ngoài» cho kẻ khác, một lối nhìn, một cách đơn phương và độc tài, chúng ta chưa thực sự làm người. Đồng thời, chúng ta đang làm tổn thương giá trị làm người, hay là xói mòn lòng tự tin của người ấy.

***

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 22

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

1.3 Tư duy, như vừa được nói tới, có phần vụ sáng soi và hướng dẫn chúng ta, trong mọi chương trình và kế hoạch hành động. XÚC ĐỘNG, trái lại, là động cơ thúc đẩy chúng ta thực hiện và hoàn thành công việc, nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu chính đáng và cơ bản, trong cuộc sống làm người. Chính vì lý do đó, khi các nhu cầu làm người được đáp ứng và toại nguyện, chúng ta vui sướng, hạnh phúc và an bình.

Trong trường hợp ngược lại, những xúc động như sợ hãi, lo buồn và tức giận sẽ xuất hiện trong nội tâm, như một tiếng còi báo động nhằm đánh thức và thúc giục chúng ta «hãy diễn tả, chia sẻ và chuyển hóa tình huống hiện tại». Khi không được hóa giải như vậy, xúc động sẽ tràn ngập và khống chế tư duy, như một dòng thác lũ phá vỡ bờ đê và làm băng hoại mọi mùa màng trong những cánh đồng hai bên.

Thêm vào đó, ở bên dưới mỗi xúc động đang làm cho nội tâm và nhất là các sinh hoạt bình thường của tư duy bị tê liệt, chúng ta hãy lắng nghe và khám phá một hay nhiều nhu cầu của cuộc sống làm người.

Hãy lắng nghe và nhìn nhận, một cách chân thành và cẩn trọng, những nhu cầu cơ bản ấy. Phải chăng đó là cách hóa giải hữu hiệu và cũng là con đường làm người cần được mỗi người học tập, tôi luyện trong suốt cuộc đời.

Nếu chúng ta không đáp ứng, với những phương thức vừa được trình bày, xúc động sẽ trở thành BẠO ĐỘNG trong ngôn ngữ và hành vi. Ở cuối chặng đường thoái hóa, xúc động sẽ trở thành hận thù và chiến tranh. Và con người lúc

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 23

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

bấy giờ, sẽ biến thân thành muông thú đối với nhau, trong mọi quan hệ tiếp xúc qua lại hai chiều.

Trong khuôn khổ của bài chia sẻ nầy, tôi chỉ đề cập đến ba xúc động chính yếu.

- Thứ nhất là TỨC GIẬN. Xúc động nầy có phần vụnhấn mạnh rằng: «Tôi đang cần TỰ DO và tôi cần khẳng quyết quyền KHÁC BIỆT, đối với những người đang chung sống hai bên cạnh».

- Sứ điệp của xúc động BUỒN PHIỀN là: «Tôi đangcần tạo lập những QUAN HỆ hài hòa và mới mẻ, với con người và sự vật đang bao quanh tôi».

- Thứ ba là LO SỢ. Xúc động nầy đang dùng ngôn ngữkhông lời, để nhắn nhủ cho chính chúng ta rằng: «Tôi đang cần được sống trong bầu khí AN TOÀN. Xin đừng có ai đe dọa, tố cáo và kết án tôi».

Khi cả ba nhu cầu cơ bản trên đây được lắng nghe, trân trọng, đáp ứng và toại nguyện, ai ai trong chúng ta cũng sẽ tự nguyện thi thố tài năng của mình một cách tối đa và tốt hảo, trên con đường làm người.

Đồng thời, một cách hăng say và nhiệt tình, chúng ta sẽ vận dụng mọi cơ may, để đóng góp và xây dựng cho kẻ khác, để họ cũng có những điều kiện làm người như chúng ta, với chúng ta và nhờ chúng ta.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 24

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

1.4 Sinh hoạt cuối cùng, trên tiến trình làm người của chúng ta, là kết dệt những quan hệ ĐỒNG CẢM và ĐỒNG HÀNH, với anh chị em đồng bào và đồng loại.

Theo lối nhìn của tác giả Stephen R. COVEY, đây là loại quan hệ «Người Thắng-Tôi Thắng-Chúng ta cùng Thắng».

- Không có kẻ hơn, người thua.- Không có người tự tấn phong là hạng «siêu nhân»,

và những thành viên còn lại được cư xử và đãi ngộ như là «công cụ», «đồ vật», «bệ gác chân», hay là «một loại người phó sản».

Trong hiện tình thoái hóa của xã hội ngày nay, vì những lý do thực tiển và động cơ chính trị, quan hệ XIN CHO đã bị thoái hóa, đầu độc và ô nhiễm trầm trọng.

- Xin có nghĩa là quị lụy, sụp lạy trước một ông quantoàn quyền và thực dân.

- Cho có nghĩa là ban phát một cách nhỏ giọt, từ trên vàtừ ngoài, một cách tùy nghi và tùy tiện.

Trong khi đó, quan hệ bình thường và lành mạnh giữa người và người, nhất là trong địa hạt Tình Yêu dâng hiến, bao gồm bốn động tác cơ bản: XIN và CHO, NHẬN và TỪ CHỐI.

Hẳn thực, chính lúc tôi cho, tôi đang nhận lại bao nhiêu hồng ân, bằng cách nầy hoặc cách khác.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 25

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Khi xin ai một điều gì, tôi đang nhìn nhận tính chủ thể của người ấy. Cho nên, tôi không có thái độ cướp giật, ép buộc, đòi hỏi, đấu tranh, giống như hùm beo muông sói.

Cũng trong tinh thần và lăng kính ấy, khi ai xin tôi một điều gì, tôi cần khảo sát điều kiện thực tế của mình, để có thể chọn lựa một trong hai con đường: Một là cho một cách bình tâm và thanh thản. Hai là từ chối, trả lời «không», một cách nhã nhặn và khiêm tốn.

Xin như vậy không phải là nài nỉ, ép buộc người kia phải cho. Và khi cho trong tinh thần ấy, tôi không phải là người ở trên, ban phát xuống một cái gì dư thừa, vô ích, vô dụng.

Trong cách cho như vậy, tôi không cưu mang một hậu ý là «thả tép câu tôm». Hẳn thực, khi cho bất kỳ một điều gì, một cách thực sự và trọn vẹn, tôi CHO chính CON NGƯỜI của tôi. Tôi CHO cả MỘT TẤM LÒNG làm người.

Chính vì bao nhiêu lý do vừa được đề xuất trên đây, trong mọi quan hệ bao gồm tình yêu, tình bạn, tình anh chị em đồng bào, đồng loại…tôi dùng sứ điệp «NGÔI THỨ NHẤT, TÔI», để diễn tả vả khẳng định con người của mình, thay vì lạm dụng ngôi thứ hai, để nói thay, nói thế cho kẻ khác, theo kiểu «cả vú lấp miệng em».

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 26

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

2. Thái độ và nếp sống của Đức KitôXuyên qua những điều được trình bày trên đây, trong

cuộc sống làm người, tất cả chúng ta, không trừ sót một ai, đều «bắt cá hai tay», nghĩa là cùng một lúc sống dưới hai chế độ Ý THỨC và VÔ THỨC.

Một cách cụ thể, chúng ta nói mà không có khả năng làm chủ tất cả mọi lời nói của chúng ta. Cũng vậy, khi lối nhìn hay là quan điểm của chúng ta chỉ có tính cách phiến diện, cục bộ, chúng ta lại tin tưởng rằng đó là sự thật một trăm phần trăm.

Chính vì lý do nầy, trong mỗi quan hệ tiếp xúc và trao đổi giữa người với người, chúng ta có xu thế xét đoán, phê phán, kết án và tố cáo người khác, khi họ không rập khuôn làm theo chúng ta, trong các lãnh vực sinh hoạt như: ghi nhận thực tế, trình bày lối nhìn, diễn tả xúc động và thiết lập quan hệ.

Đức Kitô, trái lại, trong suốt cuộc đời dương thế,- Vừa là con người thực sự và trọn vẹn,- Nhưng đồng thời, Ngài cũng là Thiên Chúa,- Thánh Thần của Ngài cũng là Thánh Thần của ngôi

Cha. Đó là Thánh Thần Yêu Thương và Tha Thứ, soi sáng và hướng dẫn mọi đường đi nẻo về của Ngài.

- Thánh Thần cũng luôn luôn có mặt với Ngài, ban choNgài mọi Năng Lực, để vượt qua những nỗi buồn phiền và lo sợ, trước những cực hình đang đợi chờ Ngài, trước lúc tắt thở trên Thánh Giá.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 27

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

đời làm người, Ngài đã khẳng quyết:«Thầy không xét đoán ai cả. Mà nếu Thầy có xét đoán,

thì sự xét đoán của Thầy vẫn đúng sự thật, vì không phải chỉ có mình Thầy, nhưng có Thầy và Đấng đã sai Thầy» (Ga 8, 15-16).

Nói cách khác, trong mỗi Lời Ngài nói, trong mỗi Sứ Mệnh Ngài thực hiện, Đức Kitô luôn luôn lắng nghe Thánh Ý của Thiên Chúa. Tin Mừng mà Ngài gieo vãi khắp muôn nơi, trên mỗi chặng đường đi qua, là Lòng Thương Yêu và Tha Thứ vô bến bờ của Cha Ngài. Thậm chí, trong những lúc đang trải nghiệm những cơn lo sợ, buồn phiền, «đến độ mồ hôi và máu toát ra khắp thân mình», tâm hồn Ngài vẫn «tràn đầy và thấm nhuần» Chúa Thánh Thần.

Sau khi lắng nghe bài giảng về Lòng Thứ Tha, Thánh Phêrô đã hỏi Ngài: «Thưa Thầy, con phải thứ tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? Đức Kitô đáp: Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy» (Mt 18, 21-22).

Cũng vậy, trên Thánh Giá, trước khi tắt thở, Ngài đã cầu nguyện với Ngôi Cha: «Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm» (Lc 23, 34).

Khi sống Đức Tin vào Đức Kitô, điều quan trọng số một, chúng ta cần thực hiện, phải chăng là:

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 28

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

- Mang tâm tư của Ngài?- Đi lại con đường của Ngài?- Nhìn như Ngài đã nhìn?- Nói như Ngài đã nói?- Suy tư như Ngài đã suy tư?- Thiết lập quan hệ, giống như Ngài đã thiết lập?- Thứ tha và đồng cảm như Ngài đã thứ tha vàđồng cảm…

Hẳn thực, bao lâu chưa sống Đức Tin như vậy, chúng ta chỉ là «Thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng» (1Cr 13, 1). Chính Thánh Phaolô đã dám khẳng định về Đức Tin của mình: «Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi» (Gl 2, 20).

***

Nhằm kết luận, tôi xin sử dụng mấy câu thơ sau đây, để diễn tả và tóm gọn một phần nào tâm tình và lối sống Đức Tin của tôi vào Đức Kitô:

Con là Hạt Nước hay Đại Dương?Cả hai làm Một, Tình Thương nối liền.Con là Bùn Đất hay Thần Tiên?Chính con chọn lựa vươn lên hay trầm mình.Trầm mình dẫn đến Vô Minh,

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 29

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Vươn lên thắp sáng THẦN LINH cho Đời.Con là ai? Hạt Bụi giữa Đất Trời Vũ Trụ,Nhưng đời con gây động chuyển hằng ngàn tinh tú.Con ra đi, mở rộng nhiều chân trời tình bạn,Con mang về Đức Kitô tròn đầy và viên mãn.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 30

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Chương 3 Mẹ MARIA: «NGUYÊN TƯỢNG»

Của Hội Thánh…

Trong tâm tư và nguyện vọng của Đức Kitô, Hội Thánh mà chính Ngài đã lập ra trước khi về Trời, để tiếp nối công trình của Ngài, PHẢI NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi chỉ vỏn vẹn bao gồm bốn từ «phải như thế nào?». Tuy nhiên, trong số những người làm công tác thần học, từ trước cho tới nay, không một ai đã có thể trả lời một cách rốt ráo và dứt điểm cho câu hỏi ấy.

Lý do thứ nhất giải thích sự kiện ấy: Vì Hội Thánh là một Mầu Nhiệm, vượt ra ngoài mọi đường đi nẻo về của lý trí con người. Hẳn thực, càng tìm, chúng ta càng gặp. Càng gặp, nhiều chân trời khác lại mở ra một cách lung linh và thẳm thẳm, trước con mắt nhân loại của chúng ta.

Lý do thứ hai, suốt thời gian ba năm rao giảng Tin Mừng, trong thân phận và điều kiện làm người, Đức Kitô đã «không nói hết tất cả mọi điều». Chính ngày hôm nay, Chúa Thánh Thần vẫn còn được Ngài sai đến, để tiếp tục soi

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 31

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

đường dẫn lối cho chúng ta, mỗi khi chúng ta cần ánh sáng của Ngài (Ga 16, 21-13).

1. Lắng nghe Chúa Thánh ThầnCho nên, thái độ cần thiết của chúng ta – với tư cách là

một thành viên tích cực và năng động trong lòng Hội Thánh - là học tập «lắng nghe Ngài» một cách tỉnh thức và nhạybén. Hẳn thực, khi chúng ta là «người học trò khát khaovà sẵn sàng học tập», Ngài sẽ lập tức xuất hiện, mang đếncho chúng ta nhiều bài học khác nhau, với nhiều phươngtiện khác nhau, dưới hình hài của «nhiều Vị Thầy» khácnhau: một em bé, một cụ già, một người ăn xin trên đườngphố, một nhận vật đang hống hách, bắt nạt, đe dọa và tố cáochúng ta…

Phải chăng giữa lúc chúng ta đang khổ đau lai láng tràn trề, bị áp bức và bốc lột, một cách trắng trợn trong lòng xã hội… tiếng Ngài đang nhắc nhở chúng ta về «thái độ đầy yêu thương và tha thứ vô điều kiện» của Đức Kitô trên Thánh Giá (Lc 23, 34)?

Giữa lúc chúng ta đang bị những động cơ vô thức thúc ép «tố cáo bên này, kết án bên kia, chửi bới bên nọ…», phải chăng Tiếng Ngài đang vọng về bên tai của chúng ta, câu nói của Đức Kitô, với người đàn bà ngoại tình: «Thầy không kết án chị» (Ga 8, 11).

***

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 32

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

2. Qui chiếu vào Mẹ MariaTrong tinh thần và lăng kính ấy, thay vì muốn lên mặt

«dạy» cho người khác, những bài học mà tôi không bao giờ chứng nghiệm, tôi chỉ xin chia sẻ một vài điều cơ bản, mà tôi gọi là «mai cốt cách, tuyết tinh thần», của con người ngày ngày cố quyết sống Đức Tin, trong từng hơi thở của mình. Hẳn thực, mỗi khi phân vân, do dự, không biết phải làm gì, với tư cách là «một người con của Hội Thánh», tôi tự khắc «QUI CHIẾU» vào mẫu thức của Mẹ Maria, vì Mẹ là «NGUYÊN TƯỢNG» của Hội Thánh. Phải chăng Thánh Gioan Tông Đồ đã đại diện tất cả chúng ta, khi nhận lãnh sứ mệnh của Đức Kitô: «Đây là Mẹ của con» (Ga 19, 27)? Từ ngày ấy, Ngài rước Mẹ về nhà của mình.

- Qui chiếu vào Mẹ, để lắng nghe và cưu mang LờiChúa, trong xương da máu thịt của mình. Nhờ vậy, tôi có thể mang Ánh Sáng Tin Mừng của Ngài, cho anh chị em đồng bào, trên khắp mọi nẻo đường của Quê Hương (Lc 1, 39-45).

- Qui chiếu vào Mẹ, để mở lòng đón nhận và thấmnhuần Chúa Thánh Thần (Lc 1, 35), trước mỗi chọn lựa và quyết định giữa hai con đường mâu thuẩn với nhau. Một bên là Tình Yêu vô điều kiện, bên kia là Lo Sợ với bao nhiêu phản ứng tự vệ «cửa đóng then gài». Một bên là buông xả, trao ban và hiến tặng, với một tâm hồn an bình và nghèo khó… bên kia là cố thủ đằng sau những pháo đài phê phán, tố cáo, tấn công và gào thét. Một bên là Thứ Tha và Đồng Cảm, giống như Đức Kitô đã diễn tả và thực hiện, trên Thánh

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 33

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Giá trước hơi thở cuối cùng, bên kia là những thái độ «suy bụng ta ra bụng người», «có ít xít ra cho nhiều» hay là «thấy hạt bụi trong con mắt của kẻ khác và không nhận ra cái xà đang nằm chình ình trước mặt mình».

- Qui chiếu vào Mẹ, để can đảm đi lên ngọn đồi Gôn-gô-tha với Đức Kitô, và thinh lặng «đứng thẳng» dưới chân Thánh Giá của Ngài, khi đoàn lũ vây quanh đang om sòm la lối, thét gào, đòi nợ máu…(Ga 19, 25).

- Qui chiếu vào Mẹ, để có mặt một cách năng động vàhữu hiệu, với những tâm hồn đang phân vân, lo ngại, ở trong tình trạng bấp bênh và đợi chờ, không biết ngày mai sẽ xảy đến như thế nào. Giống như Mẹ, trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 1, 14), chúng ta hãy đến với anh chị em. Hãy ở giữa. Hãy có mặt. Lắng nghe phải chăng là một quà tặng, cao quí hơn tất cả mọi loại quà tặng khác, trong tình huống của thế giới ngày hôm nay?

- Qui chiếu vào Mẹ, để nhắc nhủ, hướng dẫn tất cảnhững ai đang có mặt hai bên cạnh, như trong tiệc cưới ở làng Cana: «Ngài bảo gì, các anh các chị em hãy nghe theo Ngài» (Ga 2,5.

- Sau hết, chúng ta qui chiếu vào Mẹ, để liên tục cầunguyện với Mẹ, theo cách của Mẹ. Cách thứ nhất là thanh thản thưa: «Xin Vâng» (Lc 1, 38), đối với những biến cố đang xảy đến cho mình. Cách thứ hai là Tạ Ơn «Linh hồn tôi ngợi khen Chúa» (Lc 1, 46-56), đối với những điều Ngài đã và đang thực hiện. Cách thứ ba là tìm hiểu vai trò và tác động

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 34

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

của Chúa Thánh Thần, «Việc ấy sẽ xảy ra bằng cách nào?» (Lc 1, 34), trong những trách vụ mà chúng ta cần thực thi, giữa lòng xã hội, để làm chứng về Tin Mừng Thứ Tha của Thiên Chúa Ngôi Cha.

***

3. Bà Êva mớiCó lẽ, Thánh Gioang Da-ma-xê-nô là người đầu tiên đã

làm nổi bật vai trò Nguyên Tượng của Mẹ Maria, trong lòng Hội Thánh, khi Ngài gọi Mẹ là «Bà Êva Mới», trong nhiều bài giảng của Ngài1..

Hẳn thực, Bà Êva cũ là người mẹ đầu tiên của chúng ta, về mặt nhân loại. Trong quan hệ giữa bà và Thiên Chúa, Sách Sáng Thế thuộc Kinh Thánh Cựu Ước đã đưa ra một số đường nét chính yếu như sau (St 3,1-17):

- Thứ nhất, trong tâm tưởng của bà Êva Cũ, Lời Chúakhông phải là «khuôn vàng thước ngọc», khả dĩ điều hướng mọi quyết định và chọn lựa của bà.

- Thứ hai, xuyên qua câu chuyện trao đổi giữa bà vàcon Rắn Xa Tan, Thiên Chúa chỉ là Người muốn lừa dối và lường gạt. Ngài lo sợ con người sẽ lấn chiếm mọi quyền lực của mình, sau khi họ trở thành «con người biết lành biết dữ», giống như Ngài.

1. Jean DAMASCÈNE - Homélies sur la Nativité et la Dormition - Paris,Cerf 1998

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 35

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

- Thứ ba, sau khi đã lắng nghe và nhận làm của mìnhlời xuyên tạc của Rắn, bà Êva Cũ đã khai trừ và trục xuất Lời Chúa ra khỏi lòng mình (St 3, 1-24). Từ đó, chính bà và con cháu của bà chỉ biết tố cáo, phê phán và sát hại lẫn nhau, giống như hùm beo muông sói, thể theo câu chuyện ghen tương của Ca-in đối với em ruột của mình là A-ben (St 4, 1-16).

Nói tóm lại, vì nghe theo lời xuyên tạc của Rắn, bà Êva Cũ không còn nhận biết mình «chỉ là bùn đất», trong lòng bàn tay của Thiên Chúa. Mẹ Maria, trái lại, là «Người Lắng Nghe Lời Chúa», và «Thực Hiện Lời Ngài», trong suốt cuộc đời của mình (Lc 8, 21 và 11, 27). Chính vì lý do đó, Mẹ đã có khả năng cưu mang Lời Ngài, trong cung dạ của mình. Lời Chúa đã trở thành Con của Mẹ. Ngài là «Tất Cả» đối với Mẹ.

Nói khác đi, thay vì mang trong mình tinh thần đấu tranh, muốn bình quyền với Thiên Chúa, như trong cách sống của bà Êva Cũ, Mẹ Maria nhận biết mình chỉ là người «Tỳ Nữ» của Ngài (Lc 1, 38). Cho nên, theo cách nói của tác giả A. de Mello, «vì Mẹ không có gì trong tay cả», Thiên Chúa đã trở thành «Tất Cả», trong cõi lòng và cuộc đời của Mẹ.

***

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 36

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

4. Những nếp sống của Hội ThánhĐể kết luận, chúng ta hãy trở về với câu hỏi lúc ban

đầu: Hội Thánh của Chúa Kitô phải như thế nào, trong tâm tư và nguyện vọng của Ngài?

Soi bóng Hội Thánh vào Con Người của Mẹ Maria tôi đã khám phá được những câu trả lời tương tự như sau:

- Hội Thánh cần phải Đóng Đinh con người cũ củamình vào Thánh Giá của Đức Kitô, để có thể Sống Lại với Ngài (Cl 3, 9-10).

- Hội Thánh phải là người Tỳ Nữ, giống như Mẹ Maria,sống Khiêm Hạ và Khó Nghèo, không có gì trong tay cả, mới có thể chọn lựa Thiên Chúa làm «TẤT CẢ» (Cl 3, 11), cho cuộc đời của mình. Lúc bấy giờ, và chỉ lúc bấy giờ mà thôi, Hội Thánh mới có thể bắc NHỊP CẦU TRUNG GIAN, để toàn thể Nhân Loại có thể trở về trong cung lòng Đại Dương bao la của Thiên Chúa.

- Hội Thánh phải thức tỉnh lắng nghe Chúa Thánh Thần,để ngày ngày sống «Hợp Nhất», trở nên MỘT, mới có thể làm Vị Hiền Thê của Đức Kitô, trong Nước Trời (Ga 17, 11).

***

5. Bài Thơ «Có Mẹ trong tâm tư»Bài thơ «Có Mẹ…» sau đây phản ảnh một phần nào

những hình thức soi bóng của người Kitô hữu, xuyên qua mẫu khuôn của MẹMaria:

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 37

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Có Mẹ trong tâm tư,Con trở thành con người bất tử.

Có Mẹ trong cuộc đời,Phép Lạ hiện hình trong mọi sự.

Có Mẹ luôn đồng hành,Hạnh Phúc nảy mầm khắp tứ xứ.

Có Mẹ dạy con nhìn,Ánh Sáng chan hòa trong điềm dữ.

Có Mẹ đứng bên mình,Gieo vãi những hạt mầm Tha Thứ.

Cùng Mẹ thưa «Xin Vâng».Hạ sinh cho Đời Vua Thiên Tử.

Với Mẹ bước lên đường,Ấn mạnh dấu chân Người Ngôn Sứ.

Theo Mẹ sống khó nghèo,Trong âm thầm cưu mang Đại Sự.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 38

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Chương 4Xin Dạy Cho Con Biết Chọn Lựa…

Cùng đi lên Giêrusalem với Đức Kitô (Mc 8, 31-33), tôi càng ngày càng khám phá một cách rõ ràng, hai con đường đang hiện hình, ở mỗi khúc quanh của cuộc đời:

Một bên, tôi muốn kiểm soát và lèo lái mọi sự cũng như mọi người. Bên kia, tôi nhẹ nhàng bước tới, lòng tràn đầy Tin tưởng vào mình, vào người và vào tất cả những gì cuộc sống đang trao ban.

Một bên, tôi sống như đui mù, câm điếc và bại liệt, vì tôi không nhận ra những hồng ân đang xuất hiện hai bên vệ đường, để rồi ta thán, chửi bới, tố cáo và hận đời. Bên kia, tuy dù con đường còn chật hẹp, lầy lội, nếu tôi biết nhìn ra hai bên, một đóa hoa dại đang từ từ nở ra và gọi mời tôi cất lời tạ ơn và chúc tụng.

Một bên, tôi thấy tôi đang cần nhiều điều, nhưng hiện thời tôi chưa có và không một ai sẵn sàng ban cho. Bên kia, tôi biết tôi đang có rất nhiều điều để hiến tặng: một nụ cười, một bàn tay, một tấm lòng đơn sơ và thành thật, một lời nói hỏi han và nâng đỡ.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 39

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Một bên tôi lạnh lùng, vô cảm…Bên kia, tôi trăn trở với bao nhiêu tâm hồn khổ đau, cùng đi hai bên cạnh, nhưng không biết tối nay mình sẽ qua đêm ở nơi nào.

Một bên, tôi băn khoăn, xao xuyến, lo âu và khắc khoải, đến độ tê liệt và chán nản. Bên kia, tôi vẫn an bình, phó thác, mặc dù trong lòng xã hội và quê hương, con chim có tổ, con chồn có hang, nhưng con người của vô số anh chị em đồng bào vẫn còn bị hà hiếp, bốc lột và đọa đày (Lc 12, 22-32).

Một bên tôi lăng xăng, hiếu động, chiêng trống rùm beng, thanh la phèng phèng…(1 Cr 13,1). Bên kia, tôi đốt lên một ngọn đèn nho nhỏ, để soi đường chỉ lối cho những bà già và cụ lão, đang mò mẫm trong đêm tối dày đặc.

Một bên tôi chỉ thấy những kẻ thù tàn ác, những tội phạm ác ôn, những lớp người vô liêm sĩ cần phải tận diệt. Bên kia, tôi thấy Thiên Chúa Ngôi Cha đang gọi mời tôi gieo vãi Tin Mừng Thứ Tha, trên khắp mọi nẻo đường của Quê Hương và Nhân Loại.

Một bên tôi thấy những cánh tay hung hăng, hô hào đòi nợ máu. Bên kia, tôi thấy Đức Kitô đang bị đóng đinh vào Thánh giá. Trước khi tắt thở, Ngài đã nguyện cầu: « Xin Cha tha cho họ, vì họ lầm, chẳng biết » (Lc 23, 34).

Trước hai con đường, tôi chọn con đường «khôn ngoan và sáng suốt» của Thế Gian, hay là Con Đường «điên rồ và ngu dại» của Thiên Chúa Làm Người (1Cr 1, 18) ?

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 40

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Chương 5 «Nhìn» Với Nghìn Con Mắt (Thiên Nhãn)

-Suy Niệm về tinh thần Hiệp Nhất-

Để đồng cảm với người anh chị em, theo tác giả G.G. JAMPOLSKY, thái độ và lối nhìn chủ yếu của chúng ta là Yêu Thương và Tha Thứ. Từng phút, từng giây, chúng ta hãy cố quyết chọn lựa lại một lối nhìn tích cực và năng động về người khác, để hóa giải bao nhiêu xu thế tố cáo và phê phán trong thái độ, tác phong và ngôn ngữ hằng ngày của chúng ta.

Đối với M.R. ROSENBERG, trình bày nhu cầu của mình và tìm đến gặp gỡ nhu cầu của kẻ khác là bí quyết trong mọi cố gắng phát huy quan hệ đồng cảm, bất bạo động giữa người với người.

Trong nền văn hóa Việt Nam, tổ tiên chúng ta đã sử dụng lối nói hình tượng «Nhìn với Nghìn Con Mắt», mỗi

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 41

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

lần trình bày nếp sống và quan hệ đồng cảm. Thay vì giải thích dài dòng, hay là đề xuất những động tác cụ thể cần thực thi hằng ngày, cha ông chúng ta đã chọn lựa cách giáo dục của các Thiền sư : đưa ra những công án. Chính đồ đệ, con cháu tự mình dấn bước lên đường tìm kiếm, để thành thân và lập thân.

Mọi công án luôn luôn khởi đầu với một tình huống nghịch lý. Đương khi sinh ra làm người, chúng ta chỉ có tối đa hai con mắt. Để đồng cảm, trái lại, chúng ta phải «nhìn với nghìn con mắt». Làm sao hóa giải con đường nghịch lý, tiến thối lưỡng nan ấy, để từ từ dấn bước trên con đường hiểu biết và yêu thương, đồng cảm và đồng hành?

1. Sáng suốt và can đảm chấp nhậnnhững giới hạn tất yếu : «Tôi chỉ có haicon mắt»Để lý giải hay tháo mở công án «nhìn với nghìn con

mắt», chúng ta bắt đầu từ điểm khởi đầu, thay vì loay hoay, vọng đọng tưởng mình có phù phép toàn năng, khởi đầu ở bất cứ nơi đâu.

Hẳn thực, chúng ta chỉ có hai con mắt cùng nhìn một hướng, khác với con ruồi chẳng hạn, có con mắt nhiều mặt, nhìn được nhiều hướng trong cùng một lúc.

Trong điều kiện làm người, khi nhìn lên, tôi KHÔNG thấy ở dưới. Khi nhìn qua mặt, tôi không thể ghi nhận những gì nằm phía trái của tôi. Sống bên Đông, tôi không thể có

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 42

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

một lối nhìn của người phương Tây, nếu tôi không học hay là không ai dạy cho tôi.

Vì ý thức rõ rệt về lối nhìn luôn luôn phiến diện như vậy, tôi đã bắt đầu tu thân, không phê phán, kết án, hạ bệ những gì không có mặt trong lối nhìn của tôi. Phương Tây chưa hẳn là vô đạo, đồi trụy. Phương Đông có thể không phải và không còn là nơi mặt trời mọc lên, trong giây phút «ở đây và bây giờ».

Không những chỉ có tính cách phiến diện, lối nhìn của tôi thay đổi không ngừng, vì đó là một tiến trình tùy thuộc yếu tố thời gian. Quá khứ đã qua rồi. Tương lai thì chưa tới. Chỉ có giây phút hiện tại là có thực. Nhưng cái thực ấy cũng rất phù phiếm. Trong giây phút nầy, đóa hoa đang nở ra phơi phới. Giây phút sau, một ngọn gió từ đâu thổi tới ồ ạt, đóa hoa kia đã «nửa chừng thoắt gãy cành thiên hương». Kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật, được tụng niệm trong các Thiền viện, dạy chúng ta:»không nhơ không sạch, không thêm không bớt» ... Nhờ biết sống trong giây phút hiện tại tinh thần ấy, chúng ta không còn sợ hãi, khổ đau, vọng tưởng. Chúng ta chỉ từ từ từng bước «Vượt Qua» bến bờ bên kia.

2. Nhìn nhiều lần, Nhìn nhiều nơi, Nhìntừ nhiều phương hướng.Khi sáng suốt nhận ra mình chỉ có hai con mắt mà

thôi, tôi sẽ không dừng lại ở một nhãn hiệu. Lối nhìn của tôi không thấu triệt thực tại toàn diện của một người đang được tôi nhìn.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 43

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Qua nhiều ngày tháng suy tư, ngẫm nghĩ, chàng trai Augustinô - sau nầy sẽ trở thành một vị Thánh, một nhà tư tưởng có tầm cỡ trong nền văn hóa Âu Tây - nhân một hôm dạo chơi trên bờ biển, khám phá được mình chỉ là «lỗ cát nho nhỏ». Làm sao tát cạn đại dương bao la, hùng vĩ, bằng cách gồng mình đổ hết nước của biển khơi vào trong tư duy mong manh, hạn hẹp? Cho nên, để lý giải câu hỏi «làm sao» ấy, cha ông chúng ta đã nêu lên hình tượng Quan Thế Âm «Nhìn với nghìn con mắt»: nghĩa là nhìn nhiều lần, nhìn nhiều khía cạnh hay là nhiều phương diện khác nhau, thay đổi vị trí đứng nhìn, để có thể nhìn từ nhiều phương hướng, tọa độ. Mặc dù vậy, con người của tha nhân, trong mọi quan hệ tiếp xúc, vẫn còn là một thực tại bao la, muôn hình muôn dạng, với rất nhiều màu sắc biến hiện không cùng.

Nhìn với nghìn con mắt như Quan Thế Âm còn có nghĩa là cẩn trọng lối nhìn của Tổ Tiên, Cha Ông qua các thế kỷ, từ đời các Vua Hùng, nhất là trong những thời kỳ phấn đấu với ngoại xâm.

Nhìn với trăm con mắt của cháu chắt và các thế hệ tương lai, trong hai mươi năm, năm chục năm hay là một thế kỷ sắp tới, để tiên liệu những vụ mùa lúa chín và đề phòng những ngày mưa bão, lụt lội, mất mùa. Nhìn với nghìn con mắt bao nhiêu giai đoạn hưng thịnh của Đất Nước, để đánh sáng niềm tin vào khả năng yêu nước của anh chị em đồng bào, và chuẩn bị tiền đồ xán lạn cho Quê Hương.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 44

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Nhìn với trăm con mắt những chuỗi ngày ảm đạm và tang thương, để rút ra những bài học «vươn lên và bước tới».

Hẳn thực, đất nước nào biết nhìn quá khứ và lịch sử như một bài học vô tận, đất nước ấy có khả năng sáng tạo những con đường đi ra vùng ánh sáng. Trái lại, đất nước nào cứ ngày ngày trở lui với những con đường mòn thiên kiến, hận thù, chia rẽ, bạo động, đất nước ấy đang đi vào con đường bế tắc, hoại diệt, vong bản và vong thân. Chẳng hạn, khi thấy mình làm nạn nhân, đất nước ấy sẽ từ từ biến mình thành nạn nhân.

Tất cả những điều tôi vừa đề cập có liên hệ đến vận mệnh của Đất Nước, nhưng cũng có thể ứng dụng cho từng cá nhân của mỗi người.

3. Những hiểm họa trong lối nhìn:Nhìn với nghìn con mắt còn có nghĩa là sở hữu hóa,

nhận làm của mình lối nhìn của anh chị em, trên tất cả mọi nẻo đường của Đất Nước. Không ai, cho dù có mọi quyền năng phù phép đến đâu, có thể khinh mạn lối nhìn của người khác. Bằng mọi phương tiện hoặc đại lộ thông tin, ngày hôm nay, chúng ta hãy thực hiện trong tâm hồn và cuộc đời của mình một “hội nghị Diên Hồng”. Vì cận thị và già nua, chúng ta mất khả năng nhìn thấu tận những chân trời của Núi Non hùng vĩ. Hãy khiêm cung mời anh chị em lên ngồi trên vai mình và nói cho mình biết nhu cầu và nguyện vọng của quần chúng tay lấm chân bùn, đang ngày ngày lam lũ trên

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 45

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

những cánh đồng của Núi Sông. Họ đang ở ngoài tầm nhìn của chúng ta.

Đôi mắt của trẻ thơ có thể nhìn thấy những con nước đang luân chuyển ở dưới những tầng đất lớp đá. Chúng ta hãy mời các cháu giúp chúng ta đào lên những giếng nước trong lòng cuộc đời.

Dưới đời Lý và Trần, những ông già bà lão làm nghề chài lưới đã dạy cho Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo biết đóng chông ở những khúc sông nào, để đánh chìm thuyền bè của đoàn quân xâm lược Tống và Nguyên.

Trong tinh thần và ý hướng được khai vạch như vậy, Bồ Tát Quan Thế Âm không phải là ai xa lạ, ngoài chúng ta. Với anh chị em đồng bào, chúng ta làm nên một Quan Thế Âm duy nhất, từ đời nầy qua đời nọ, để nhìn thấy được gió mưa trong lòng Đất Nước, để khám phá nhu cầu của Núi Sông chạy dài, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau.

Hiểm họa đang giết chết hoặc làm tê liệt mọi cố gắng Hiệp Nhất là tinh thần tự mãn.

Như một tách trà tràn đầy nước nguội lạnh, không còn hương vị thơm và ngon, chúng ta khước từ mọi đóng góp, kêu mời mới lạ và trẻ trung, từ các thế hệ mầm non chưa bị những thành kiến vùi dập. Vì quá quen, chúng ta không còn khả năng thấy. Vì đã quá thấy, chúng ta đánh mất niềm tin vào cuộc sống đang đổi mới từng ngày từng giờ. Chúng ta trở nên “lạc hậu”, nghĩa là rớt lại đằng sau, không theo kịp thời cuộc.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 46

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Hiểm họa thứ hai là lối nhìn “độc lộ”, tư duy một chiều.

Một khi đã bị một nhãn hiệu khống chế, chúng ta bị mù lòa, không còn đọc được những nhãn hiệu khác. Chúng ta chỉ lặp lại như keo vẹt và cảm thấy an toàn, sung mãn. Mọi đổi thay nho nhỏ, mọi khác lạ từ ngoài… sẽ tạo ra khủng hoảng ở bên trong nội tâm. Phản ứng của chúng ta lúc bấy giờ là tự vệ: xóa bỏ, đàn áp mọi cơ phận được ghép vào từ ngoài, cho dù phổi cũ của chúng ta đã rách nát. Tim cũ đã tê liệt. Thận cũ đã teo tóp. Đại trường đã trở nên một đại lộ kinh hoàng đầy chết chóc và tang thương.

Hiểm họa thứ ba là não trạng nhị nguyên. Những gì không thuộc về tôi, đều được tôi đánh giá là

thù địch. Những gì không theo đúng lý của tôi đều là phi lý, cần phải loại trừ, xóa bỏ.

Chính vì lý do nầy, thay vì nhìn đời với hai loại kính đen trắng phản nghịch và khai trừ nhau, tác giả E. DE BONO đề nghị chúng ta hãy tạo cho đời mình một lối nhìn có sáu màu khác nhau như trắng, đen, vàng, đỏ, xanh da trời và xanh lá cây. Lối nhìn sáu màu nầy, còn có thể mang tên là lối nhìn của Quan Thế Âm. Lối nhìn nầy đã có mặt trên Quê Hương từ đời Lạc Long Quân. Tâm hồn Ngài bao la và bát ngát như Đại Dương, có khả năng tiếp nhận mọi con nước và dòng chảy, phát xuất từ bốn phương thiên hạ.

***

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 47

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Trong đời sống của người Kitô hữu, để có khả năng “Nhìn với nghìn con mắt” như vậy, chúng ta không thể không cưu mang Chúa Thánh Thần, một cách “tràn đầy và thấm nhuần”, giống như Mẹ Maria.

Nói khác đi, bao lâu hai người anh chị em còn từ chối ngồi lại với nhau, nhìn thẳng vào nhau, lắng nghe nhau, chia sẻ cho nhau những nhu cầu sâu thẵm của mình, và tìm cách NHÌN NHẬN nhau…những lời tuyên xưng, rao giảng về Thứ Tha và Yêu Thương, chỉ là tuyên truyền và láo khoét. Thể theo giáo lý và ngôn ngữ của Thánh Phaolô, đó chỉ là “thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng” (1Cr 13, 1.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 48

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Chương 6 Người Giáo Dân

Trong Lòng Hội Thánh

-Nhận định về bức thư ngỏ của ký giảDomenico Del Rio-

Số báo «Tương Lai» phát hành ngày Chủ Nhật 28 tháng 10 năm 2001, đã đăng tải bài «Những người Cha của sự dịu hiền nhưng có khả năng thịnh nộ». Tác giả là nhà báo lão thành, đã từng cộng tác với nhật báo «Quan sát viên Rôma» và Đài Phát Thanh Vatican.

Dưới hình thức một bức thư ngỏ, tác giả công khai phổ biến một số nguyện vọng chủ đạo, trước mặt mọi người thuộc năm châu bốn biển. Nhưng trong bài báo, tác giả chỉ tự xác định mình là «người tín hữu nhỏ bé và già nua», muốn gửi tâm tư và nguyện vọng của lòng mình cho «các giám mục trẻ trung» vừa kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Rôma.

***

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 49

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Trong phần MỘT, tác giả muốn nhắc lại cho các chủ chăn «nhiều lời dốc quyết TỐT LÀNH» của các bậc đàn anh, khi kết thúc Công Đồng Vatican 2, cách đây 40 năm về trước. Vào những ngày ấy, một số giám mục ngày nay chưa tròn 10 tuổi đời.

Ngoài việc dấn thân rao giảng Cái Chết và Sống Lại của Chúa Giêsu Kitô, các nghị phụ lúc bấy giờ đã đề xuất cho mình những mục tiêu thiết thực và cụ thể như sau:

1.- Sống đơn sơ giữa các tín hữu và với các tín hữu;2.- Khước từ những hào nhoáng bên ngoài, những thực

tại giàu sang và quyền thế;3.- Chăm lo các người nghèo khổ;4.- Coi thừa tác vụ của mình như một việc phục vụ

kẻ khác;5.- Can đảm lắng nghe Lời khiển trách của Tiên Tri

Êdêkien, để ngày ngày tìm cách hóa giải những tệ đoan đang hoành hành trong hàng ngủ chủ chăn:

- Chỉ lo CHĂN mình,- Không chuyền sức cho người yếu đuối,- Không chữa lành người bệnh tật,- Không băng bó người bị thương tích,- Không đi tìm người thất lạc trở về.

Phải chăng Lời của Thánh Augustinô hôm nay đang còn là ĐƯỜNG ĐI NẺO VỀ của mỗi giám mục giữa đoàn chiên của mình?

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 50

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

«GIỮA anh chị em và NHƯ anh chị em, tôi là một TÍN HỮU.

VÌ anh chị em và CHO anh chị em, tôi LÀM giám mục».

***

Trong phần HAI, ký giả Domenico Del Rio «ưa thích» các giám mục trẻ trung từ THĐGM trở về địa phận, SỐNG và THI HÀNH trách vụ của mình với những «Lời Dốc Quyết Tốt Lành» như sau:

1.- Sống đời sống khó nghèo, vì vững tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa trong mọi sự?;

2.- Trở nên TIÊN TRI, can đảm làm Phát ngôn viên của Thiên Chúa: «Nói To, nói Lớn, không sợ hãi, khi rao giảng Lời Chúa»;

3.- Biết ăn nói NGỌT NGÀO khi tuyên xưng Lời Chúa trước mắt mọi người. Nhưng đồng thời cũng BIẾT Tố Cáo, BIẾT Thịnh nộ. BIẾT cầm Roi, xua đuổi quân buôn bán ra khỏi Đền Thờ. Với lớp TRÍ THỨC của Thời Đại, có những Lời nẩy lửa như: «Quân Giả Hình, loài Rắn Rết, loài Rắn Độc, Mồ Chôn Xác Chết, Quét vôi bên ngoài, Đầy Hôi Thối…»;

4.- Không xu thời chạy theo «NEW AGE, Thời Đại Mới»;

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 51

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

5.- Không hèn nhát rút lại Lời Chúa, khi có người không chịu lắng nghe, giận hờn bỏ ra đi, vì «Lời Ngài là Chân Lý, ban Sự Sống đời đời».

Nói tóm lại, bất cứ ai nhìn vào con mắt của vị chủ chăn, đều NHẬN được Hồng Ân Tha Thứ của Thiên Chúa, lúc họ ra đi.

***

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lá thư ngỏ của ký giả Domenico Del Rio, tôi không có gì để thêm bớt về mặt nội dung. Toàn bộ nguyện vọng của tác giả đều ăn khớp với Tin Mừng của Đức Kitô, cũng như phản ảnh các Huấn Thị của Hội Thánh. Chắc hẳn, trong suốt thời gian họp Hội Đồng tại Rôma, các giám mục trẻ trung cũng đã có nhiều dịp lắng nghe và ghi nhận những điều khá tương tự. Tuy nhiên, câu hỏi tôi muốn nêu ra là: Tác giả đặt mình ở vị trí nào để phát biểu: Ký giả? Người Tín Hữu lão thành và có tâm huyết đối với các giám mục vừa được thụ phong? Hay là với tư cách một chuyên viên, một giáo sư được chỉ định để thuyết giảng về vai trò và thể thức lãnh đạo của các giám mục, trong lòng Hội Thánh hoặc Địa phận?

Phát biểu là quyền lợi của mỗi người công dân trong một đất nước. Của mỗi người tín hữu trong lòng Hội Thánh. Mỗi lời nói phải được trân trọng như một VIÊN GẠCH góp công XÂY DỰNG Ngôi Nhà của Thiên Chúa, trong nhiều hoàn cảnh và địa hạt khác nhau. Cho nên, dù ở vị trí nào, ai

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 52

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

ai cũng được hoan nghênh và cổ vũ, để phát biểu, bày tỏ ý kiến tích cực của mình.

Tuy nhiên, để mang lại lợi ích cho mình và cho người khác, người phát biểu cần xác định rõ rệt mục tiêu xây dựng Hội Thánh của chính mình. Khi quá ôm đồm hay là còn mù mờ về bản sắc của mình, chúng ta có thể gây ra nhiều ngộ nhận. Chúng ta trích dẫn Kinh Thánh, để đánh sáng Lời Chúa, tôn vinh Danh của Ngài? Hay là chúng ta nuôi ẵm một ý đồ, một toan tính hoàn toàn chủ quan ẩn núp ở bên dưới? Chứng minh ý thức hệ và lập trường chính trị?

Thứ nhất, nếu tôi phát biểu với tư cách là một ký giả, tôi sẽ nêu ra những trường hợp khách quan, cụ thể đang có mặt trong thời sự ngày hôm nay.

Ví dụ, trong những biến cố khủng bố đã và đang xảy ra ở Hoa Kỳ, thế nào là làm phát ngôn viên của Thiên Chúa? Các giám mục trẻ trung có thể và có bổn phận đề xuất những gì? Rao giảng Lời Chúa thế nào cho các vị lãnh đạo, cho anh chị em đồng bào của mình?

Trường hợp nào nên nói? Trong hoàn cảnh nào, chúng ta cần thinh lặng, bắt chước Đức Kitô, khi Ngài đứng trước Philatô? Thinh lặng chưa hẳn là HÈN NHÁT, như báo chí có xu thế phóng đại… trong một vài trường hợp đang xảy ra trong lòng quê hương và đất nước.

Có bao nhiêu công trình đang được LÀM, trong âm thầm và kín đáo. Trong khi đó, chúng ta có xu thế khua chiêng gõ mõ và khiêu khích… bằng cách nhấn mạnh, tố cáo,

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 53

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

phê phán những điều chưa được làm, chưa thể làm. Chúng ta phát biểu từ ngoài, từ trên… một cách trịch thượng. Có bao giờ chúng ta ở trong, ở giữa, hòa mình để đồng hành và chia sẻ? Chúng ta hãy bắt chước Thiên Chúa: Xuống Thế, Làm Người, đóng lều, ăn khoai, ăn mì với anh chị em đồng hương, đồng bào của mình.

Nhìn một cánh đồng trong mùa đông giá lạnh, tôi chỉ thấy cỏ cây khô héo, cảnh vật tiêu điều, lá rụng tràn đầy… không có bóng hình con người lui tới sinh hoạt. Nhưng, để làm người và giúp kẻ khác làm người, tôi phải có khả năng THẤY cho kỳ được rằng: Độ một vài tháng sắp tới, bao nhiêu bắp khoai, lúa đậu và các loại ngủ cốc sẽ phơi phới mộc lên xanh tươi. Thấy được như vậy, tôi mới kêu mời kẻ khác cuốc đất, gieo vụ mùa với tôi, như tôi.

Sau biến cố khủng bố, ở New York, có mấy người nhận thấy được rằng: dân chúng bắt đầu thay đổi nếp sống hằng ngày và quan hệ giữa người với người? Trong hoạn nạn, họ chào hỏi nhau. Họ mở lời nâng đỡ nhau. Họ ý thức rằng mình đang cần kẻ khác, và kẻ khác cũng cần mình, dù màu da của họ đen hay là trắng… Hẳn thực, mọi người đang sợ hãi. Nhưng họ bắt đầu HỌC chia sẻ niềm sợ hãi với người khác. Và chỗ nào có hai ba người cùng đi, giống như trên con đường về làng Ê-Mau, Đức Kitô Sống Lại sẽ xuất hiện và ĐỒNG HÀNH.

Thứ hai, nếu tôi phát biểu với tư cách là một TÍN HỮU, đang sống Đức Tin vào Đức Kitô, giống như Luca, tác giả

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 54

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Sách Công Vụ, tôi sẽ tìm cách chỉ cho mọi người thấy được rằng: Chúa Thánh Thần đang ngự xuống trên chúng ta, mỗi lần chúng ta tha thứ cho người anh chị em. Chỗ nào người đồ đệ của Đức Kitô đang gieo vãi hạt giống Tin Mừng, ở đó Chúa Thánh Thần đang có mặt tràn đầy, và làm cho hạt giống ấy lớn lên, thành cây to lớn, làm chốn ẩn núp cho mọi loại chim trời bay đến, từ bốn phương chân trời…

Trước khi Mẹ Maria, người Tín Hữu mẫu khuôn và nguyên tượng của mọi người tín hữu, cất lời phát biểu, bà Êlidabét đã nhận ra: Mẹ đang cưu mang Thiên Chúa Cứu Độ, trong cung dạ của mình. Cách đi đứng, chào hỏi của Mẹ đã toát ra Hồng Ân tràn đầy của Thiên Chúa, là Chúa Thánh Thần.

Có lẽ nhiều giám mục đang sợ sệt, kinh hoàng… thậm chí hèn nhát, có thái độ «then gài cửa khóa». Trong hoàn cảnh ấy, tôi bắt chước Mẹ Maria, đến «ở giữa», cầu nguyện và chờ đợi cùng với nhiều người… Khi đến giờ của Thiên Chúa, Thánh Thần của Ngài sẽ đổ xuống tràn trề, lai láng trên các giám mục của chúng ta. Và họ cùng chúng ta, VỚI Chúa Thánh Thần, đi ra và mang về nhiều hoa trái cho Hội Thánh của Đức Kitô, như trong ngày Lễ Hiện Xuống.

Thứ ba, điều mà các giám mục trẻ trung đang đợi chờ và khát khao chúng ta mang đến, theo niềm xác tín của tôi, đó là hành trang KHOA HỌC khả dĩ giúp các ngài lãnh đạo đoàn chiên của mình, một cách hữu hiệu, theo những tiêu chuẩn thuộc khoa học đương đại của Nghìn Năm Thứ Ba:

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 55

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

3.1.- Để hướng dẫn một địa phận, các ngài không thể không đề xuất những mục đích tối hậu, còn gọi là viễn ảnh hay là chí hướng. Đó là đường đi nẻo về của mỗi tín hữu cũng như của toàn diện địa phận. Tuy nhiên, lãnh đạo là tìm mọi cách để chuyển biến đường hướng lý tưởng và tổng quát ấy thành những mục tiêu cụ thể ngắn và dài hạn, có thể đánh giá một cách khách quan, theo từng giai đoạn đi tới. Cũng từ những mục tiêu ấy, làm cách nào để khám phá, sáng tạo, nhằm đề xuất, liệt kê những động tác cụ thể, cần thực hiện và thành đạt mỗi ngày. Bằng không, như Thánh Phaolô đã cảnh cáo, chúng ta, về mặt địa phận cũng như mặt cá nhân của từng người, chỉ là «Thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng».

3.2.- Để thành tựu công việc xác định mục tiêu hay là phương hướng hành động, các giám mục cần sự hỗ trợ của người tín hữu, để các ngài có khả năng thao tác một phương pháp tư duy khoa học. Khi giải quyết một vấn đề nhỏ hay lớn, các ngài không thể KHÔNG bắt đầu khảo sát những sự kiện khách quan, đề xuất và kiểm chứng giả thuyết. Rồi từ đó, rút ra những kết luận và lên phương án hay là kế hoạch hoạt động.

3.3.- Để có khả năng tư duy một cách khoa học và hữu hiệu như vậy, người giám mục cũng như mọi người, trong trời đất nầy, phải HỌC.

Học mỗi ngày. Học thưòng xuyên. Học với người trên mình, cũng như Học với người dưới mình. Học nhìn.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 56

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Học nghe. Học tiếp xúc. Thiên Chúa mà còn học với Mẹ Maria. Với trẻ em. Với những người bắt bớ, sát hại mình. Huống hồ chúng ta…

Học không phải là lặp lại một cách máy móc những điều kẻ khác đã nói. Không phải là xưa bày nay làm. Nhưng HỌC là tìm cách kết hợp một cách chặt chẽ và mật thiết hai thành tố Tư duy và Hành động. Ngày ngày chuyển biến Lý Tưởng Tin Mừng thành tác động cụ thể, từng ngày, từng giờ. Tin Mừng trở thành xương da, máu thịt. Tin Mừng tác động trên cuộc sống ngày hôm nay, ở đây, trong giờ phút hiện tại nầy.

3.4.- Khi Tin Mừng đã biến thành những bước đi cụ thể, hằng ngày như vậy, cuộc sống của chúng ta tự khắc đổi mới mỗi ngày. Không ngày nào giống ngày nào. Chính vì lý do đó, chúng ta làm người Tín hữu một cách hăng say, hứng khởi, nhiệt tình. Đức Tin lúc bấy giờ mới thực sự trở thành muối mặn, ngọn đèn soi sáng thế gian.

Và khi nhiệt tình của Thiên Chúa nung đốt chúng ta, chúng ta ĐANG trở thành như Mẹ Maria: cưu mang Con Thiên Chúa trong lòng và mang Ngài đến cho Nhân loại.

3.5.- Để có thể tư duy, học hỏi và sống hăng say như vậy, người giám mục cũng như tất cả mỗi người sinh ra trong trời đất nầy, không thể «sống bít kín trong tòa nhà của mình». Đi ra, chia sẻ, lắng nghe, trao đổi là những TẤT YẾU trong cuộc đời và tác vụ của một giám mục. Các ngài cần «feedback» của người tín hữu sống trong địa phận của mình, cũng như cần cơm ăn, áo mặc, nước uống…

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 57

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Feedback trong tiếng Anh có nghĩa là «Nuôi lại», cơ hồ Mẹ nuôi con. Nhưng Mẹ cũng cần đứa con nuôi lại mình với nhiều thức dạng khác nhau.

Để có khả năng lãnh đạo địa phận của mình, người giám mục cần những đóng góp hồi tố của người giáo dân. Hãy cho họ có dịp và có khả năng phản ảnh, nghĩa là nói ra một cách đơn sơ, ngay thẳng cho mình biết những gì tạo nên ưu và khuyết trong cuộc sống hằng ngày của mình. Hãy tạo điều kiện thuận lợi, cho họ đề nghị những cách làm mới mẽ, thức thời, ngang tầm với thời đại. Khuyến khích, kêu mời, thậm chí khen thưởng, để họ đề xuất những tiêu chuẩn đánh giá kết quả, nhất là khi phải quyết định chọn lựa, trong vấn đề tuyển chọn người cộng tác.

***

Để kết luận, tôi xin chọn làm của mình ý kiến của ký giả Domenico Del Rio «ước ao, thỉnh cầu người giám mục ngồi lại với người giáo dân. Ở giữa lòng dân». Chứ không phải từ trên rót xuống những mệnh lệnh, những chỉ thị, những lá thư luân lưu…

Nói tóm lại, lãnh đạo trong lòng Hội Thánh không phải là lãnh đạo từ trên, từ ngoài, thiết lập những quan hệ chiều dọc. Nhưng là lãnh đạo chiều ngang, lateral leadership. Là ĐỒNG HÀNH và CHIA SẺ. Giám mục và giáo dân, theo câu nói của Thánh Augustinô được trích dẫn trong lá thư ngỏ, là anh chị em có cùng một Cha chung là Thiên Chúa

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 58

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Ngôi Cha. Đầu duy nhất của chúng ta, có khả năng qui tụ và thu góp mọi người, là Đức Kitô. Sức Mạnh có khả năng động viên và hướng dẫn mọi người tín hữu là Chúa Thánh Thần.

Trong tinh thần và ý nghĩa ấy, người giám mục chỉ có khả năng lãnh đạo, theo mẫu khuôn của Đức Kitô, khi ngài đón nhận sự đóng góp hữu hiệu và cần thiết của mỗi người tín hữu trong lòng Hội Thánh. Khi làm và sống như vậy, người giám mục đang thực sự nuôi dưỡng và xây dựng cũng như kiện toàn, làm thành viên mãn «Thân Thể Mầu Nhiệm của Đức Kitô».

Cũng vậy, khi đóng góp phần mình để thăng tiến vị giám mục, người tín hữu đang thực thi trách nhiệm lãnh đạo chiều ngang, trong lòng Hội Thánh.

«Tôi sống. Nhưng đâu phải tôi sống. Chính Đức Kitô sống trong tôi. Sống đối với tôi là Đức Kitô».

Mỗi người tín hữu là Đức Kitô thứ hai – Alter Christus – ở đây và bây giờ, trên mọi nẻo đường của Nhân Loại.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 59

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Chương 7 Lắng Nghe Và Yêu Thương

Mỗi lần chúng ta lắng nghe người anh chị em,- Lắng nghe có nghĩa là gi?

- Lắng nghe để làm gì?- Chúng ta sẽ gặp những cạm bẫy nào, khi lắng nghe?

- Ai là người anh chị em thực sự của chúng ta?

***

Sách vở và tài liệu đề cập vấn đề lắng nghe thường nhấn mạnh một số động tác cụ thể có ý nghĩa sau đây1.:

1.1- Lắng nghe không phải chỉ là nghe. Hẳn thực, trong cuộc sống, vô số nhiễu động ngày ngày bao vây chúng ta. Chúng cưỡng bức chúng ta nghe. Nhưng không ai tìm cách lắng nghe những nhiễu loạn ấy. Chúng ta còn tìm cách lánh xa, chạy trốn.

1.2- Để có thể lắng nghe người anh chị em, thái độ và tác phong của chúng ta là im lặng ngồi xuống, trân quí con người của họ.

1. Stettner M - The art of winning conversation - Prentice Hall. N. Jersey,U.S.A. 1995

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 60

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Nói cách khác, khi chấp nhận ngồi vào bàn với nhau, lắng nghe nhau một cách trân trọng, chúng ta đã bắt đầu coi nhau như anh chị em ruột thịt. cho dù khoảnh khắc ấy chỉ mong manh, thoáng qua, nhạt nhòa.

1.3- Càng yêu quí một người, chúng ta càng dễ dàng lắng nghe họ trao đổi, chia sẽ, trình bày.

1.4- Trái lại, khi quan hệ giữa chúng ta và người ấy bắt đầu giảm sút, suy đồi, đi vào ngõ cụt...khả năng lắng nghe của chúng ta tự khắc bắt đầu biến chất và thoái hóa.

Cũng vậy khi một người không gây được thiện cảm nơi chúng ta, vì bất cứ lý do gì, điều họ nói ra có thể là những điều chướng tai, nhức óc cho chúng ta. Về phần chúng ta, trong những hoàn cảnh tương tự, chúng ta dễ dàng bóp méo, xuyên tạc nội dung phát biểu của họ.

1.5- Trước một người có thái độ và diện mạo thiện cảm, tự nhiên chúng ta có xu thế lắng nghe họ một cách dễ dàng.

1.6- Khi tâm hồn chúng ta nặng trĩu những lo âu, trầm cảm, bực bội, tức giận... khả năng lắng nghe của chúng ta mất chất lượng bén nhạy. Thái độ tiếp nhận của chúng ta cũng giảm suy, mai một, cùn mòn rất nhiều. Khi có những trường hợp khổ đau tràn ngập, lý trí bị suy sụp, con người chúng ta không còn sáng suốt, minh mẫn. Các giác quan cũng do đó bị hạn chế và tê liệt.

Trong những tình huống như thế, thay vì lắng nghe, chúng ta trở nên lơ là, lãng trí, “mầt hồn, lạc vía”. Theo ngôn ngữ của Thiền học, chúng ta không còn có mặt trong hiện tại,

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 61

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

ở đây và bây giờ. Chúng ta đánh mất chính mình. Tình trạng loạn động nầy rất thường xảy ra trong cuộc sống náo nhiệt của thế giới ngày hôm nay.

1.7- Khi lắng nghe ai một cách thích thú thực sự, chúng ta dễ dàng thiết lập những quan hệ hài hòa, tích cực, xây dựng với người ấy. Ngược lại, vì chúng ta thiếu chăm nom, nuôi dưỡng khả năng nầy, bao nhiêu quan hệ giữa người với người, cho dù tốt đẹp trước đây trong quá khứ gần và xa... có thể gãy đổ tan tành…cơ hồ một cánh đồng lúa mùa, sau một trận bão lụt tàn phá, hủy hoại.

Vì lý do nầy, không gì có thể thay thế tác phong và thái độ lắng nghe, nếu chúng ta có kỳ vọng kiên định xây dựng, vun đắp, khai triển những quan hệ tiếp xúc, trao đổi giữa chúng ta và người khác.

Trong tinh thần nầy, lắng nghe là một của ăn tâm linh nuôi sống con người. Đó cũng là một quà tặng vô giá mà con người có trách nhiệm dâng hiến cho nhau, để giúp nhau làm người, trong cuộc sống hằng ngày.

1.8- Cũng trong chiều hướng nầy, khi tôi lắng nghe ai với trọn con người, một đàng tôi vươn tới chiều kích làm người. Đàng khác, tôi đãi ngộ, cư xử người được tôi lắng nghe như một con người giống tôi, ngang hàng tôi, có quyền làm chủ thể phát biểu, diễn tả, bộc lộ mình ra ngoài.

Lề lối giáo dục ngày nay đang nhấn mạnh và phát huy cách thức đãi ngộ ấy. Thậm chí một đứa bé mới sinh ra, khi chưa sử dụng ngôn ngữ “có lời” của môi trường, đã “mạc

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 62

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

khải mình” dưới nhiều hình thức khác nhau như tiếng khóc, nụ cười, liếc nhìn, chân tay vận động...1.. Hơn ai hết, nếu người mẹ không lắng nghe đứa con của mình trong địa hạt nầy, từ những ngày đầu tiên, em đã bị hụt hững một phần nào trên cơ sở làm người. Không được lắng nghe, ở đây trong quan hệ mẹ con, em sẽ không học được bài học lắng nghe một cách nhuần nhuyễn, thành thục, trong quan hệ giữa người với người sau này.

Bác sĩ tâm thần René Spitz đã đưa ra ví dụ về “nụ cười sinh lý”, để minh họa những điều vừa được trình bày2.. Một đứa bé mới lọt lòng mẹ, một tuần hay vài ba ngày sau, đã mĩm cười trong giấc ngủ. Đó là nụ cười sinh lý, một phản ứng tự phát, bộc lộ tình trạng của đứa trẻ được thỏa mãn về mọi mặt như lương thực, y phục, nhiệt độ, tiêu hóa, không khí... Theo cách giải thích bình dân của bà mẹ Việt Nam, đứa trẻ mĩm cười với “Bà Mụ, Bà Tiên” đang hiện về dạy dỗ, trao đổi, tiếp xúc.

Phải đợi đến ít nhất ba bốn tháng sau, bà mẹ hay là một thành viên khác trong gia đình có phận sự chăm sóc thường xuyên, liên tục cho đứa bé, mới có khả năng trao đổi nụ cười với em ấy khi tiếp xúc, bồng ẵm, vui đùa, thoa bóp, vuốt ve...Thiếu những quan hệ tiếp xúc liên tục “mặt nhìn mặt”, “da chạm da”, đứa bé sẽ thiếu nụ cười. Hay là nụ cười của em sẽ xuất hiện rất chậm trễ, sau bảy hoặc tám tháng, như chúng ta

1. Nguyễn văn Thành - Quan Hệ Mẹ Con - Tình Người Lausanne 1999. 20062. Spitz R - The first year of life - N.Y. I.U.P. 1965

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 63

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

có thể quan sát nơi những đứa trẻ trong các cô nhi viện quá đông, quá lớn, thiếu công nhân viên chăm sóc và nuôi nấng.

Nụ cười như hạt lúa đã có mặt từ những ngày đầu tiên trong ruộng đồng da thịt, cơ thể của đứa bé. Nụ cười sinh lý ấy chỉ lớn lên, nở hoa, sinh hạt, trở thành “nụ cười xã hội”, để hai mẹ con có khả năng tiếp xúc, trao đổi, cùng nhau sung sướng, hân hoan, hạnh phúc... chỉ khi nào bà mẹ biết chăm sóc, vun trồng, tưới tẩm, nuôi dưõng hạt giống ấy.

Nói một cách vắn gọn, nếu người mẹ không lắng nghe con, bà không hái được bông hoa “nụ cười xã hội” trên khuôn mặt của con.

Cũng vậy, trong địa hạt ngôn ngữ, nếu bà mẹ không biết lắng nghe con chuyện trò, líu lo, ca hát, để hưởng nhận hạnh phúc đang trào dâng trong cõi lòng làm mẹ của mình, đứa bé sẽ chậm nói và có khi không học nói.

Cái gì xảy ra giữa hai mẹ con trong hai năm đầu đời, cũng đang xảy ra trong quan hệ giữa người với người. Người mẹ không chờ đợi, đòi hỏi đứa con phải cười phải nói. Bà chỉ đơn phương lắng nghe như bà ăn, bà thở. Nhờ vậy, con bà sẽ cười, sẽ nói, theo nhu cầu và tốc độ tự nhiên của mình.

Trong quan hệ giữa người với người, cũng có những định luật tương tự: khi trong môi trường, cộng đoàn, quê hương và nhân loại, có những tâm hồn biết lắng nghe không chờ đợi, đòi hỏi, đặt điều kiện, phê phán, tố cáo... tự khắc ở phía bên kia, đằng trước, sẽ có người đang cố quyết trở thành người.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 64

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Bà mẹ vun trồng trong bốn, năm tháng mới có thể gặt hái đóa hoa nụ cười trên khuôn mặt của đứa con. Có lẽ chúng ta phải vun trồng mảnh đất lắng nghe một cách liên tục trong vòng 100 năm, mới gặt hái được “Đức Bụt”, hay là “Một Con Người Công Chính” đang tái lâm trên quê hương, đất nước. Nếu chính bản thân tôi không làm bà mẹ lắng nghe, tôi thắp hương chờ đợi ai? Trên cơ sở nào, tôi đòi hỏi kẻ khác, phía bên kia phải làm... đang khi đó chính tôi đang ù lì, bị động, vô cảm?

1.9- Thái độ hay tác phong lắng nghe đòi hỏi chính chúng ta hãy im lặng, nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng, để người đối diện có thể nói ra tất cả những điều họ cần bộc lộ, chia sẽ.

Thế nhưng, im lặng trong nhiều trường hợp có liên hệ đến đời sống xã hội, có thể mang sắc thái và ý nghĩa tiêu cực như “khinh thị, không coi trọng, tự cao, đóng kín cửa lòng...”. Phải chăng nhiều bà vợ đã than trách chồng mình “tránh né, thiếu trao đổi, trốn mình trong bốn bức tường im lặng cao ngạo hay là lãnh đạm”? Nhằm giải tỏa một số vấn đề căng thẳng trong quan hệ vợ chồng, người nữ thường được yêu cầu “nâng cao chất lượng lắng nghe và giảm hạ liều lượng phát biểu. Vượt quá ba ý tưởng, những câu nói của các bà đã bắt đầu bị sàng lọc, xuyên tạc, bóp méo, biến chất”. Bà mẹ nào cũng đã hiểu rõ: khi dọn cho ai ăn quá nhiều, người ấy sẽ có nguy cơ “trúng thực”.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 65

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Cũng trong chiều hướng tạo hòa khí và phát huy quan hệ tốt đẹp, người chồng được yêu cầu “có mặt, đóng góp, tham dự”. Im lặng chỉ biến thành „vàng“, khi họ biết lưu tâm, đặt trọng tâm vào người phát biểu.

Im lặng chỉ trở thành lắng nghe; và lắng nghe chỉ mang bộ mặt và tâm hồn im lặng, khi chúng ta đón nhận và chấp nhận người trước mặt. Chúng ta trân trọng, tìm hiểu, ghi nhận từng lời họ nói ra. Còn hơn thế nữa, chính con người toàn diện của họ trở thành quan trọng cho chúng ta.

1.10- Theo cách giải thích của tâm lý ngày nay, lắng nghe ai một cách thực sự, là «đi vào bên trong nội tâm» của người ấy, chia sẽ, đồng hành, đồng cảm với họ. Sở hữu hóa nghĩa là biến thành của mình «cái khung qui chiếu» của họ. Thuật ngữ nầy có vẽ kiểu cách, phiền toái, phức tạp. Nhưng thực chất và ý nghĩa của nó rất đơn giản. Khám phá khung qui chiếu của một người là lắng nghe họ, một cách rất thành tâm và cố quyết trả lời cho chính mình, những câu hỏi sau đây:

- Trong những điều họ phát biểu, cái gì là sự kiện hoàntoàn khách quan có thể được kiểm chứng.

- Khi họ phát biểu, họ trình bày cho tôi những cảm xúcvà xúc động nào? Họ đau nhói ở đâu? Họ phập phồng, ngột ngạt ở chỗ nào?

- Từ địa hạt xúc động có liên hệ đến cơ thể và các hiệntượng sinh lý hóa, tôi bước qua lãnh vực tình cảm: để được lắng nghe, họ kêu tên và đặt tên cho tâm tình của mình như

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 66

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thế nào? Buồn, sợ, bực bội, bất mãn, tức giận, tuyệt vọng... đó là những loại „thời tiết, khí hậu“, tạo nên nắng mưa trong tâm hồn của họ.

- Sau đó tôi vươn lên bình diện thuyên giải, nhằmtìm hiểu:

Qua những điều họ nói, họ có ý kiến gì về chính mình, về người khác, về cuộc sống...

Những ý kiến ấy mới xuất hiện hay là đã đóng lớp rêu rong từ bao nhiêu đời, từ những ngày thơ ấu? Phải chăng đó là những thành kiến, những kiến lập họ tiếp thu từ người khác, ở nơi khác, nhưng chưa bao giờ được khảo sát hay là cập nhật hóa một cách nghiêm chỉnh?

Nói cách khác, cái gì là dư luận, tiếng đồn? Cái gì là xác tín đặt cơ sở trên lý luận vững chãi? Cái gì là năng động do họ sáng tạo? Cái gì là bị động do người khác áp đặt cho họ? Và người khác ấy là ai, mang tên tuổi gì?

Ý kiến của họ là một kết luận dựa trên cơ sở khách quan vững vàng, đã được kiểm chứng? Hay ngược lại, đó còn là một giả thuyết mong manh tạm bợ? Phải chăng đó chỉ là một lời phán quyết hoàn toàn đơn phương, độc lộ, thiếu nền tảng?

- Cuối cùng, khi lắng nghe người đối diện phát biểuvề người khác, bất kể là người thân hay kẻ xa lạ, tôi cần tìm

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 67

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

hiểu họ có những loại quan hệ nào với tha nhân: Hài hòa tích cực, hay là căng thẳng, xung đột? Họ đang nuôi dưỡng lập trường nào trong bốn loại lập trường tâm lý sau đây1.?

Một: Tao thắng mầy thua,

Hai: Tao thua mầy thắng,

Ba: Tao thua mầy thua,

Bốn: Tôi thắng, bạn thắng, chúng ta cùng thắng với nhau và nhờ vào nhau.

Nói tóm lại, “khung qui chiếu” của họ bao gồm những gì, trên năm bình diện khác nhau như : sự kiện khách quan, cảm xúc, tâm tình, kiến giải và quan hệ?

Để có thể khám phá bao nhiêu dữ kiện và tin tức cần thiết như vậy, chúng ta không thể không tìm hiểu, học tập và tôi luyện. Nhờ đó, chúng ta có thể đóng góp, xây dựng cuộc đời cho người khác.

Đi một buổi chợ còn học được một mớ khôn! Huống hồ, nếu chúng ta biết lắng nghe một cách thành tâm và có tính khoa học, chúng ta sẽ nhận rất nhiều điều, trên bước đường làm người. Và sau khi biết nhận như vậy, chúng ta sẽ là những người biết cho.

1. Nguyễn văn Thành - Đối Thoại  : Quê Hương Tình Người  - T.N. Lausanne1999, tr. 117

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 68

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

1.11- Nhận và cho, trong ý nghĩa vừa được trình bày và quảng khai, phải chăng là bản chất đích thực của tất cả những ai sinh ra làm người trong trời đất nầy? Và khi lắng nghe - cho dù người ấy nói hay hoặc nói dở, nói đúng hoặc nói sai, cao thượng hoặc tầm thường - chúng ta làm công việc gây ý thức cho họ nhận thức được rằng: cuộc đời đang cho họ rất nhiều. Đến phiên họ, nếu họ tìm một người để cho; tìm một điều để cho; tìm một cơ hội để cho... lập tức họ trở nên giàu có. Họ đang làm một bà mẹ với hai bàn tay êm ái. Với nụ cười xinh đẹp. Với một liếc nhìn bao la, rộng lượng. Với một lời nói ấm áp, khích lệ. Với một tia ánh sáng nho nhỏ trong đôi mắt...

Khi lắng nghe với một thái độ nhận và cho như vậy, chúng ta không cần phải khẳng định lập trường “đồng ý” hay là “không đồng ý”. Chúng ta đang ở trên bình diện Thương Yêu.

Thương yêu như vậy gồm có hai hơi thở ra vào là Từ và Bi. Từ là mang lại niềm hân hoan, phấn khởi. Bi là đồng cảm, chia sẽ những đắng cay, chua xót trong cuộc đời. Đó là ý nghĩa sâu xa, mục đích cuối cùng, và đó cũng là giá trị cần được chúng ta thực thi và đeo đuổi, mỗi lần chúng ta lắng nghe một người anh chị em.

***

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 69

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Trong bản tóm lược sau đây, tôi liệt kê lại sáu ý nghĩa chủ chốt của tác phong lắng nghe:

Động tác thứ nhất: Khi lắng nghe, tôi giữ im lặng.Động tác thứ hai: Tôi giữ im lặng là vì tôi đặt trọng tâm

vào người đang nói và chia sẽ. Không những điều họ nói, chính toàn diện con người của họ là một giá trị quan trọng đối với tôi.

Động tác thứ ba: Khi lắng nghe, tôi không nhắm bày tỏ ý kiến đồng ý hay không đồng ý. Tôi học tập, tìm hiểu khung qui chiếu của người phát biểu. Đặc biệt tôi phân định một cách rành mạch rõ ràng đâu là sự kiện, đâu là tình cảm xúc động, đâu là kiến giải, đâu là lời phê phán.

Động tác thứ bốn: Khi lắng nghe và tìm hiểu như vậy, tôi giúp người phát biểu ý thức về bản chất đích thực và sâu xa của họ là cho và thương yêu, vì họ đang được thương yêu.

Động tác thứ năm: Để đánh giá chất lượng của tác phong lắng nghe, tôi dựa vào ba tiêu chuẩn: Một là sống trong hiện tại, để chú ý và lưu tâm người đang hiện diện với tôi. Hai là học tập, tìm hiểu. Ba là có mặt một cách vui thích và hứng thú, thay vì bày tỏ những xúc động nhàm chán và bực bội.

Động tác thứ sáu: Để có thể duy trì chất lượng của lắng nghe, mục đích cuối cùng mà tôi đeo đuổi là thương yêu. Thiếu động cơ nầy thúc đẩy, tôi không còn sống trung thực. Tôi đi vào con đường phê phán nhị nguyên.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 70

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

***1.12- Lắng nghe với sáu động tác vừa được liệt kê,

không phải là một công việc dễ dàng và tự nhiên. Một đàng, tôi phải thường xuyên tôi luyện. Đàng khác, tôi phải đánh giá một cách khoa học và sáng suốt, bằng cách đề phòng bốn cạm bẫy đang có mặt ở khắp nơi:

Cạm bẫy thứ nhất: Tôi cắt ngang, giành nói. Tôi vi phạm qui luật im lặng.

Cạm bẫy thứ hai: Tôi kết luận quá sớm. Tôi chưa nắm vững toàn bộ khung qui chiếu của người phát biểu. Lối nhìn của tôi còn quá phiến diện. Cho nên người đối diện cảm thấy mình bị hiểu lầm, không được lắng nghe một cách đích thực và trọn vẹn.

Cạm bẫy thứ ba: Tôi mơ mộng, nghĩ đến chuyện đã qua hay là chuyện chưa tới. Tôi không sống trong hiện tại.

Cạm bẫy thứ bốn: Thay vì im lặng, học hỏi, tìm hiểu đến nơi đến chốn, tôi lèo lái câu chuyện qua một hướng khác. Tôi đề nghị lề lối giải quyết, tôi phóng ngoại, giải thích, tôi phê phán, khen chê lên mặt mô phạm, tôi bùng nổ, giận hờn, bực bội, la lối...

Nói tóm lại, vì tôi thiếu kỹ năng lắng nghe, tôi không biết giữ im lặng một cách thanh thản, hồn nhiên, dễ dàng và khéo léo. Từ đó, người phát biểu không có khả năng «mặc khải mình» như lòng họ chờ đợi, khao khát. Cũng vì vậy, họ chưa nhận ra bản chất đích thực sâu xa của mình là làm sứ giả của Tình Thương trong cuộc đời nầy.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 71

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Trái lại, khi cảm thấy mình được lắng nghe, nghĩa là được tiếp nhận và yêu thương, họ đã bắt đầu mở rộng con mắt tâm linh, và từ từ ý thức đến sứ mệnh làm người của mình là «Cho».

Hẳn thực, tôi đang cho chỉ vì tôi đã nhận lãnh rất nhiều, trong cuộc sống.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 72

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Chương 8 Cuốn Phim «CUỘC TỬ NẠN

CỦA ĐỨC KITÔ»

Từ tháng hai năm 2004 đến ngày hôm nay, nhiều diễn đàn quốc tế ở Mỹ cũng như ở Âu Châu đang lần lượt đăng tải những ý kiến sôi nổi về cuốn phim «Cuộc tử nạn của Đức Kitô».

Trong khuôn khổ của bài chia sẻ nầy, tôi không nuôi dưỡng tham vọng hão huyền là thiết lập những lằn ranh phân biệt «cái gì ĐÚNG, cái gì SAI», cũng như «cái gì TỐT, cái gì XẤU»...

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 73

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Nguyện ước độc nhất và sâu xa của tôi là thái độ ĐỒNG HÀNH, hay là tạo ra những cơ hội TRAO ĐỔI qua lại hai chiều, giữa những nguời biết ngồi lại LẮNG NGHE, TÌM HIỂU và TÔN TRỌNG QUYỀN KHÁC BIỆT CỦA NHAU.

Nếu tôi có nhu cầu diễn tả và bộc lộ nội tâm của mình, chắc hẳn nhiều khán giả xa hay gần cũng có ý nguyện trình bày những gì tai nghe, mắt thấy, những quan điểm và kinh nghiệm cũng như những xúc động đang xuất hiện trong cõi lòng của mình.

Hẳn thực, sau khi đi xem cuốn phim của Mel Gibson, được trình chiếu lần đầu tiên ở Lausanne, vào chiều ngày Chủ Nhật Lễ Lá (04- 04-2004), với tư cách là người Kitô hữu, tôi muốn diễn tả và trình bày những cảm nghiệm đã

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 74

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

được cưu mang và thành hình trong tâm hồn. Tôi cố gắng nói lên tiếng nói trung thực của lòng mình. Đồng thời, tôi cũng có hoài vọng được lắng nghe và chia sẻ tiếng nói trung thực của bao nhiêu bạn bè ở trong và ở ngoài, thuộc nhiều môi trường xa gần khác nhau.

Khi nói lên tiếng nói trung thực, theo lối nhìn của tôi, đó là một cách «làm chứng», diễn tả thực tế và thực tại của mình. Nói lên tiếng nói trung thực là can đảm trình bày những gì chính mình đã thấy, đã nghe và đã cảm. Khi làm như vậy, tôi không tìm cách nói thay, nói thế, chỉ huy, lèo lái một ai. Tôi sáng suốt và khiêm cung, không áp đặt cho kẻ khác những quan điểm, những tưởng tượng cũng như những cảm nghiệm hoàn toàn xa lạ, khôngï được cưu mang trong tâm hồn của họ. Gán cho ai từ ngoài một ý định, phải chăng đó là một hình thức xâm lăng, xâm lược hay là một loại thực dân kiểu mới, rất thịnh hành và phổ biến, trong những quan hệ giữa người với người ở nhiều nơi trên thế giới?

Sống với nhau trong lòng xã hội, dù là ai, đang làm gì, ở Đông hay ở Tây, với bất cứ màu sắc tôn giáo, chính kiến hoặc chủng tộc nào... phải chăng chúng ta tất cả đều kinh qua những tình huống vừa giống nhau, vừa khác nhau? Giống nhau, vì chúng ta mang thân phận và điều kiện làm người như nhau. Khác nhau vì mỗi người có một đời sống tình cảm, một bản sắc độc đáo và riêng biệt. Tuy nhiên, chúng ta khác biệt mà không cần nuôi ẵm ý đồ khai trừ hoặc loại thải nhau. Khi góp chung lại những gì là «cây nhà lá vườn» có mặt trong tâm tư của mình, chúng ta sẽ có khả năng kiện toàn, bổ túc và làm phong phú cho nhau, trên bình diện làm người và thành người.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 75

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Lắng nghe nhau phải chăng là quà tặng có giá trị cao quí hơn tất cả mọi quà tặng khác, trong những tình huống tiếp xúc và trao đổi giữa chúng ta?

Trong tinh thần và đường hướng được trình bày như vậy, ai khổ đau mà lòng tôi không trăn trở tê tái? Ai bị kết án mà tâm hồn tôi vẫn có thể an nhiên tự tại, đứng nhìn từ ngoài với đôi mắt lãnh đạm và bàng quan? Ai đang té ngã trên đường đời mà tôi có thể từ chối, không lại gần, sẵn sàng đưa ra mọât cánh tay nâng đỡ, đùm bọc?

Lòng tôi có xu thế tự nhiên hướng về những anh chị em bần cùng, nghèo khổ, bị ức hiếp và đàn áp một cách trắng trợn khắp đó đây trên thế giới ngày hôm nay. Tuy nhiên, không một lý do chính đáng nào có thể cho phép tôi gồng mình lên, tố cáo, mạ lị, hoặc thủ tiêu những người «đứng về phe bên kia». Dựa vào những cứ điểm nào, tôi tự tiện sử dụng các phương tiện bạo động hay là truyền thông, để đá đảo, truất phế quan điểm, lập trường và quyền làm người của những ai «KHÁC» tôi?

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 76

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Bao lâu chúng ta không chấp nhận, tôn trọng QUYỀN KHÁC BIỆT của người anh chị em cùng chung sống hai bên cạnh, chúng ta đã thực sự LÀM NGƯỜI hay không ? Bao lâu chưa có khả năng cư xử và đãi ngộ kẻ khác, theo đúng tư cách làm người, giống như mình, ngang bằng mình, làm sao chúng ta có thể kêu mời, khuyến khích, động viên kẻ khác «hãy làm người» giống như chúng ta, với chúng ta?

***

Phải chăng đó là lối nhìn và thái độ chủ yếu mà nhà đạo diễn Mel Gibson muốn nêu lên, trong cuốn phim «cuộc tử nạn của Đức Kitô», để mỗi khán giả có dịp suy tư, học hỏi và tìm ra cho mình một con đường chọn lựa đầy Tình Người và Tính Người?

Hẳn thực, vào những giây phút đầu tiên của cuốn phim, tác giả giới thiệu một hình ảnh gây ra nhiều cảm xúc cho tôi: Đức Kitô và Mẹ Ngài là Bà Maria đã có dịp gặp lại nhau,

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 77

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

sau những ngày xa cách. Khi hai Mẹ Con đưa mắt trao đổi nhìn nhau, Đức Kitô đã tâm sự một cách kín đáo và vắn gọn: «Con sẽ đổi mới mọi sự».

Sau ba tiếng đồng hồ, buổi trình chiếu đã chấm dứt. Tuy nhiên, một số câu hỏi cứ mãi hoài đeo đuổi và ám ảnh tôi chung quanh vấn đề «Đổi Mới» mà Ngài đã chia sẻ với Mẹ Ngài:

- Đức Kitô đã không đổi mới từ ngoài, với nhữngphương tiện như bom đạn, quyền lực, đe dọa, trừng phạt và bạo động...

- Trong quá trình ba năm rao giảng, Ngài đã làm nhiềuphép lạ. Nhưng Ngài đã không làm phép lạ, để vuốt ve thị hiếu của Vua Hêrôđê... cho dù phép lạ trong hoàn cảnh nầy có thể tạo nên những tiếng vang to lớn,với hiệu lực áp đảo cho nhiều tầng lớp giàu sang quyền quí.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 78

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

- Khi quan trấn Philatô, đại diện chính quyền của ĐếQuốc Rôma, đặt ra cho Ngài câu hỏi: «Chân lý là gì?», Ngài đã không chớp lấy «thời cơ thuận tiện», để đưa ra một bài học về triết lý, khả dĩ thu phục nhân tâm của những tầng lớp trí thức và lãnh đạo, vào lúc bấy giờ cũng như ngày hôm nay và trong tương lai.

- Trái ngược lại với dự kiến của mọi người, trong đó cócác đồ đệ và bao nhiêu bạn bè, thân nhân, Ngài chấp nhận im lặng «vác Thánh Giá», leo lên ngọn đồi Gôngôtha và bị tử hình.

- Với con mắt tự nhiên và bình thường của những aiđứng quan sát từ ngoài, những gì Đức Kitô đã thực hiện, trong ngày cuối cùng của cuộc đời làm người, đều mang tính cách «điên rồ, ngu dại», vô nghĩa và phi lý...(1 Cr 1,18). Nhưng đối với đạo diễn Mel Gibson cũng như đối với những người sống Đức Tin vào Đức Kitô, Ngài thực sự là Con Thiên Chúa giáng trần. Ngài đã thực hiện «KẾ HOẠCH TÁI DỰNG CON NGƯỜI» mà Thiên Chúa Ngôi Cha đã cưu mang ấp ủ, từ trước muôn đời.

- Trong mỗi đường đi nước bước, Thánh Thần củaThiên Chúa và cũng là Thánh Thần của Ngài, đã hướng dẫn Ngài từ bên trong tâm hồn. Chính Thánh Thần ấy đã làm cho Ngài Sống Lại, đứng dậy, đi ra khỏi Mồ.

- Ngày hôm nay, ở đây và bây giờ, tất cả những ai đónnhận Thánh Thần của Đức Kitô, cũng có khả lực «chết và sống lại» như Ngài, nghĩa là từ bỏ «con người cũ», chìm

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 79

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

đắm trong tội lỗi, hận thù, kỳ thị và bạo động... để ngày ngày trở nên «con người mới», tham dự vào cuộc sống «làm Con của Thiên Chúa», giống như Ngài.

- Phép Lạ Phục Sinh nầy, không một ai có thể làm thay,làm thế cho chúng ta. Không một ai có thể đơn phương lèo lái, chỉ huy, áp đặt cho chúng ta phép lạ ấy, từ bên trên hoặc bên ngoài, thậm chí đó là Thiên Chúa hay là Đức Kitô. Chính bản thân chúng ta tự quyết và tự nguyện, sẵn sàng mở cửa lòng, đón nhận Thánh Thần của Ngài, như một Hồng Ân, một Quà Tặng.

***

Cuốn phim của Mel Gibson chỉ trình bày 12 tiếng đồng hồ cuối cùng, trong cuộc đời làm người của Đức Kitô. Sự cố chỉ xảy ra trên một đoạn đường, dài ước chừng 4-5 cây số, từ Vườn Cây Dầu đến Ngọn Đồi Gôngotha, với 4 điểm dừng chân như tư dinh của vị Thượng Tế Caipha, nơi hội họp của Thượng Hôïi Đồng Kỳ Mục và Kỳ Lão, dinh của Tổng Trấn Philatô, nơi cư trú tại Giêrusalem của Vua Hêrôđê, vào một cơ hội thăm viếng và du lịch.

Tuy nhiên với kỹ thuật «tưởng nhớ» tác giả đã gợi lại cho khán giả, nhất là những ai có kiến thức về Kinh Thánh, một vài đoạn văn hay là những câu nói quan trọng có liên hệ đến toàn thể cuộc đời và Tin Mừng Thứ Tha của Đức Kitô.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 80

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Sau đây tôi xin đan cử một vài ví dụ điển hình:- Khi chứng kiến cảnh tượng Đức Kitô bị tra khảo, tố

cáo và đánh đập một cách dã man, chị Mađalêna nhớ lại mình là người đàn bà ngoại tình bị bắt quả tang và dẫn độ đến trước mặt Đức Kitô. Câu trả lời phán quyết duy nhất của Ngài là: «Thầy không kết án chị...»(Ga 8,1-11).

-Khi Đức Kitô bị treo trên Thánh Giá, ở chóp đỉnhNgọn Đồi Gôngotha, toàn bộ «Bài Giảng trên Núi» đã vọng về trong tâm tưởng của Gioan, người đồ đệ nhỏ nhất của Ngài, đang đứng bên cạnh Đức Maria: «Phúc cho người nghèo khổ... Phúc cho người bị bách hại... Phúc cho người xây dựng hòa bình...»(Mt 5,1-12).

- Trong sân tiền đường của quan trấn Philatô, Đức Kitôbị đánh đập một cách tàn bạo. Máu Ngài chảy ra lai láng và tung tóe khắp nơi. Trong tình huống nghiệt ngã như vậy, đồ đệ Gioan nhớ lại mồn một Lời của Thầy, lúc thiết lập Bí Tích

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 81

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Thánh Thể: «Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em» (Lc 22, 20).

- Trên chặng đường vác Thánh Giá, Đức Kitô đã té ngãba lần. Lòng của Đức Maria tê tái, quặn đau. Một kỹ niệm xưa cũ lại hiện về với Mẹ. Hôm ấy, trẻ Giêsu con Mẹ, ước chừng 5 hoặc 6 tuổi, chạy chơi trong vườn nhà, bị té ngã. Mẹ kinh hoàng, hoảng sợ. Mẹ nhức nhối khổ đau, như «bị lưỡi gươm đâm thâu quả tim của Mẹ» (Lc 2,35).

- Tại Vườn Cây Dầu, giữa cơn lo sợ hãi hùng của ĐứcKitô, trước viễn tượng của cực hình sắp xảy tới, dưới hình thức một người phụ nữ, ma quỉ xuất hiện lần thứ hai. Ba năm trước đó, trong Hoang địa, Ngài đã ăn chay trong vòng bốn mươi đêm ngày và cảm thấy đói. Vào cơ hội nầy, ma quỉ đã xuất hiện và dụ dỗ Ngài làm phép lạ, nhằm thỏa mãn cơn đói của Ngài. Ngài đã nghiêm khắc từ chối, không nghe lời ma quỉ, để hóa đá thành bánh (Lc 4,1-13). Lần nầy, trong Vườn Cây Dầu, Ngài cũng hiên ngang từ chối lời dỗ dành dịu ngọt của người phụ nữ. Hẳn thực, lời an ủi mật ngọt bên ngoài chỉ nhằm che giấu một ý đồ đen tối là bôi nhọ và kết án Chương Trình Cứu Độ của Thiên Chúa Ngôi Cha. Thay vì lắng nghe, Đức Kitô đã đứng lên, đạp vỡ đầu con rắn. Và khi Đức Kitô sống lại, bước ra khỏi mồ, người phụ nữ nầy đã tức khắc tan biến vào đáy sâu của vực thẳm.

***

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 82

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Sau khi đi xem cuốn phim của Mel Gibson một số khán giả xa gần, ở Đông cũng như ở Tây, đã và đang còn đưa ra trên nhiều báo chí và hệ thông tin, những lời chỉ trích và tố cáo khắt khe.

Trong khuôn khổ của bài chia sẻ nầy, tôi chỉ ghi nhận hai đề mục sau đây.

- Đề mục thứ nhất là cuốn phim có tính cách bàiDo Thái.

- Đề mục thứ hai là cuốn phim bị chìm đắm và ngụp lặntrong một cảnh vực bạo động và đầy máu.

Đạo diễn Mel Gibson chỉ phân trần rằng mình «có ý định duy nhất là giới thiệu và trình bày Đức Kitô vừa là Thiên Chúa, vừa là con người đích thực và trọn vẹn».

Về phần tôi, với tư cách là một khán giả đã thưởng thức cuốn phim như một giá trị nghệ thuật có tầm cỡ to lớn, và đồng thời với tư cách là một người Kitô hữu cố quyết sống Đức Tin của mình, tôi có thể nêu lên một vài nhận xét đơn sơ và mộc mạc như sau:

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 83

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Thứ nhất, Đức Kitô, cũng như Mẹ Ngài là Bà Maria, những đồ đệ của Ngài là Phêrô, Gioan... và bao nhiêu người khác, như Chị Madalêna... đều là người Do Thái.

Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, theo giáo lý của Thánh Phaolô, người Kitô Hữu cũng trở thành con cái của Abraham, vị Tổ Phụ của Dân Tộc Do Thái.

Ngoài ra, trong sự việc Đức Kitô bị bắt bớ, tra khảo, đánh đập và đóng đinh vào Thánh Giá, người mang trách nhiệm không phải chỉ là vị Thượng Tế người Do Thái, đang hành nhiệm vào lúc bấy giờ là Caipha. Trái lại, Philatô, Hêrôđê và bao nhiêu người lý hình, đoàn lũ reo hò, hoan nghênh, ủng hộ đều ít nhiều có hai bàn tay thấm máu. Còn hơn thế nữa, theo giáo lý của Đức Kitô, ai tố cáo một người anh chị em của mình, người ấy cũng đang tố cáo Thiên Chúa (Mt 25, 3-46) .

Nói tóm lại, tất cả chúng ta - Do Thái hay Hi Lạp, phụ nữ hay đàn ông - đều là những người đã đóng góp phần mình, bằng cách này hoặc cách khác, vào cái chết của Đức Kitô.

Thứ hai, cuốn phim đã ngụp lặn trong vũng máu và bạo động. Những diễn viên đóng vai trò lý hình, đã bộc lộ niềm vui thích và sung sướng tuyệt độ, mỗi lần họ quất roi sắt vào lưng của Đức Kitô. Nhiều lần, lúc xem phim, chính mình tôi cũng đã thực sự cảm thấy bị tràn ngập.

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 84

Tuy nhiên, nếu tôi thành thực với lòng mình, tôi phải mở mắt mở lòng, để thú nhận một cách đớn đau, tủi nhục rằng: cuốn phim đang phản ảnh một cách khá trung thực tình huống của thế giới ngày hôm nay. Máu tràn lan ở Irak. Máu chảy ra lai láng ở Vùng Trung Đông. Máu của trẻ em và của người bình dân vô tội đang kêu gào thét la thấu tận bầu trời.

Một cách cụ thể hơn nữa, bạo động có mặt khắp nơi, trong mỗi lời nói của chúng ta, khi tiếp xúc với người đồng hương, đồng loại, trong những quan hệ thường ngày.

Sau hơn hai nghìn năm, từ ngày Đức Kitô bị đóng đinh trên Thánh Giá, chúng ta - trong đó có anh, có chị, có em và

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 85

có tôi - chúng ta đã làm gì cụ thể và thiết thực, để đổi mới tâm hồn và cuộc đời của mình và của từng người anh chị em hai bên cạnh ?

Sau cùng, tôi còn muốn thêm, ở giữa tình huống đầy máu và bạo động của thế giới ngày hôm nay, một số ít «còn sót lại», như Maria, Madalêna, Gioan... và một số người «nghèo trong tâm hồn» vẫn hiên ngang cùng đồng hành với Đức Kitô, trên con đường đầy nước mắt và khổ đau. Sở dĩ họ làm được như vậy, vì họ cưu mang trong tâm hồn Thánh Thần của Đức Kitô.

«Giữa bão táp, HỒN ĐẠI DƯƠNG vẫn lặng,«Ngày sương mù, LÒNG TRỜI CAO cứ nắng».

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 86

Chương 9Về Cuốn Tiểu Thuyết «Mật Mã

Của De Vinci»

-DA VINCI CODE hay là Code deLéonard De Vinci-

LTS của www.chungnhanduckito.net: Với niềm tin sâu xa vào Đức Kitô, cùng với những hiểu biết rộng rãi và kinh nghiệm sống tròn đầy, Gs Nguyễn Văn Thành trong bài viết dưới đây đã trình bày quan điểm cá nhân của Ông về một «sự kiện» đáng quan tâm đối với chúng ta. Những suy nghĩ này cũng có thể hướng dẫn chúng ta tìm ra lời giải đáp cho nhiều trăn trở tương tự trong cuộc sống đời thường, để có thể yên tâm mà xác tín lời nhắn nhủ: «đừng sợ!»

(JP II)

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 87

Về cuốn tiểu thuyết Da Vinci Code, tôi xin có mấy ý kiến soi sáng chủ yếu như thế này, nhằm trả lời cho một số độc giả đã có nhã ý tham khảo lối nhìn của tôi:

1.- Họa sĩ rất danh tiếng, mang tên là Leonard De Vinci, đã sáng tạo một bức tranh rất có giá trị. Đó là «Buổi Tiệc Ly» của Đức Kitô, vào đêm thứ năm Tuần Thánh. Thánh Gioan Tông Đồ ngồi bên hữu của Ngài.

Về bức họa nầy, gần như tất cả chúng ta đều đã có dịp thấy đó đây những bản sao, trong các gian hàng bán sách và tượng ảnh, như ở Kỳ Đồng, tại Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh.

2.- Tác giả cuốn tiểu thuyết «Da Vinci Code» đã dùng bức họa đó làm điểm «khởi hứng» cho công trình vĩ đại của mình.

Tên của tác giả là Dan BROWN, người Mỹ. Sau khi vừa được xuất bản và phát hành (Lattès 2004), cuốn tiểu thuyết nầy đã được xếp vào loại «Sách bán rất chạy», kiểu «bestsellers», theo New-York Times, không những ở Mỹ mà thôi, mà còn trên toàn Âu Châu.

Hiện thời, cuốn sách đang được chuyển thành một bộ phim và được khán giả khắp đó đây đợi chờ, một cách khát khao và nôn nóng, nhất là trong thành phần thuộc giới trẻ trí thức.

3.- Khi có trách nhiệm trình bày cuốn sách và bộ phim nầy cho giới trẻ Việt Nam, chúng ta cần nhấn mạnh một cách rõ ràng và thẳng thắn, hai điểm then chốt:

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 88

Thứ nhất, Da Vinci Code CHỈ là một cuốn tiểu thuyết không hơn không kém, với nhiều hư cấu được trình bày theo dạng văn chương hình tượng.

Thứ hai, đây là một tác phẩm có giá trị thực sự, theo tiêu chuẩn đánh giá của thời đại, ngang hàng với những bộ tiểu thuyết như HARRY POTTER của tác giả J.K. ROWLING…

Sở dĩ những bộ tiểu thuyết của hai tác giả nầy đã và đang thực sự «đi vào lòng độc giả ngày nay», từ tuổi 20 đến 40, vì hai nhân vật chính – một bên là Harry Potter, bên kia là Mary of MAGDALA – bằng cách nầy hay cách khác, đang là biểu tượng có khả năng đại diện mỗi người trong chúng ta. Cả hai nhân vật nầy đang phản ảnh những trăn trở và khát vọng, có mặt trong tâm hồn của giới trẻ thuộc thế kỹ 21.

Chúng ta chưa thể thấu hiểu trong da thịt và tâm hồn, các nhân vật chính của tiểu thuyết,

- Bao lâu chúng ta chưa thấy Harry Potter trong vai trò«đấu tranh quyết liệt với thần ác, có mặt khắp nơi trong lòng con người»…

- Bao lâu chúng ta chưa có khả năng đồng hóa vớiMađalêna, một đàng không che giấu và ém nhẹm những lỗi lầm và sa đọa của mình… Đàng khác, ý thức một cách sâu sát rằng tôi có khả năng yêu thương. Và khi thương yêu, tôi «kết duyên» hay là trở nên «huyền đồng», có nghĩa là «làm MỘT», với Bầu Trời Cao Cả và Đại Dương Bao La.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 89

«Con là ai? HẠT BỤI giữa Trời Đất, Vũ Trụ.«Nhưng đời con gây động chuyển hằng ngàn tinh tú.«Con ra đi, mở rộng nhiều chân trời Tình Bạn,«Con mang về Hạnh Phúc TRÒN ĐẦY và VIÊN MÃN».

Không nêu lên một cách rõ ràng cho giới trẻ ngày nay hai yếu tố cơ bản ấy, chúng ta sẽ gieo vào lòng họ, nhiều nghi vấn trầm trọng bắt nguồn từ những nỗi LO SỢ TRUYỀN KIẾP, có mặt trong tâm hồn chúng ta. Một cách đặc biệt, khi ai nói khác, nhìn khác, cảm khác, so với lối sống «nề nếp» của chúng ta, lập tức chúng ta sẽ chụp mũ «phá đạo, lạc đạo hay là vô đạo».

Cách làm CHỨNG NHÂN ngày hôm nay là Chia Sẻ, Trao Đổi, Ngồi lại với nhau, Lắng Nghe, Tìm Hiểu, Nhìn Nhận. Trái lại, nếu điểm xuất phát của chúng ta là LO SỢ, chúng ta sẽ kẹt cứng vào những thái độ tự vệ, tố cáo, phê phán, gắn nhãn hiệu và tấn công. Ở cuối chặng đường ấy là bạo động trong ngôn ngữ và chia rẽ hận thù trong hành vi.

Trong lối nhìn của tôi, đã được thanh luyện suốt cuộc đời 68 tuổi, bao lâu tôi chưa làm chứng, theo thể thức vừa được sơ phác, tôi chưa sống Đức Tin vào Đức Kitô. Trái lại, tôi chỉ rao giảng và tuyên xưng ở đầu môi chót lưỡi. Trong lối nói của Thánh Phaolô, tôi chỉ làm «Thanh la phèng

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 90

phèng, chũm chọe xoang xoảng». Nói cách khác, tôi có xu thế thấy «hạt bụi» trong con mắt của kẻ khác. Nhưng không nhận ra «cái xà» đang nằm chình ình, giữa con ngươi của chính mình.

4.- Trong môi trường văn hóa ở Âu Mỹ ngày nay, nhiều tác giả sử dụng một đề tài có thực, trong lịch sử hoặc tôn giáo. Từ đó, họ sáng tạo, tưởng tượng nhiều tình huống éo le, trắc trở… nhằm phản ảnh hay là giải đáp một phần nào những câu hỏi có tính hiện sinh, đang đè nặng trong tâm hồn. Thông thường, đây là những sự kiện hay là biến cố, có mặt trong Kinh Thánh và Lịch sử Nhân Loại, chỉ được nêu lên một cách tóm tắt và vắn gọn. Nhiều thắc mắc còn tồn đọng. Nhiều tin tức còn thiếu sót. Nhiều câu hỏi chưa được trả lời một cách thỏa đáng. Chính vì lý do nầy, nhiều tác giả như J.K. ROWLING, Dan BROWN…dựa vào những nguồn cảm hứng văn chương hay là những trải nghiệm hiện sinh trong cuộc đời, cố tình và cố ý đề nghị những tình huống độc đáo, nhằm bổ túc và kiện toàn một bức tranh chưa hoàn chỉnh hay là mai một vì sức xói mòn của ngày tháng.

Cách làm nầy cũng đang được sử dụng, trong môi trường văn hóa và văn chương Việt Nam, với nhiều tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, như cuốn «GIÀN THIÊU» của Võ thị Hảo (Nhà Xuất bản Hà Nội, 2003).

Hay là cuốn «VẠN XUÂN» đề cập cuộc đời của NGUYỄN TRÃI. Nguyên văn bằng tiếng Pháp là «DIX MILLE PRINTEMPS», và tác giả là Y. FERAY (Edition P.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 91

Picquier, Arles 1996, 2 tomes). Người chuyển dịch ra tiếng Việt là NGUYỄN khắc Dương. Nhà xuất bản là Văn Học, hợp tác với Sudestasie, Hà Nội 1997.

Ở Âu Châu, phong trào văn chương nầy đã xuất hiện từ lâu, nhất là vào những thập niên giữa thế kỷ 20.

5.- Trở lại với kiệt tác Buổi tiệc ly (hay là bữa ăn tối cuối cùng) của họa sĩ Léonard DE VINCI, chúng ta cần lưu tâm đến một vài nhận xét quan trọng:

- Khi nhìn vào hình ảnh của Tông đồ Gioan, trẻ trung,tóc dài, ngồi sát bên hữu của Đức Kitô, cũng như đa số khán giả, chúng ta có thể nhận ra một cách dễ dàng những đặc điểm của một khuôn mặt phụ nữ. Cách làm nầy là chuyện tự nhiên và bình thường, nhất là với những ai có định kiến vô căn cứ, cho rằng «đàn ông mang tóc ngắn, đàn bà tóc dài».

- Đối với tác giả Dan BROWN, trong tác phẩm «DaVINCI Code», nhân vật ngồi sát cạnh bên hữu của Đức Kitô không phải là Gioan, như chúng ta đã lầm tưởng từ bao nhiêu đời. Người ấy chính là Chị Maria Madalêna, được Kinh Thánh mô tả là «người đàn bà ngoại tình» bị bắt quả tang và dẫn độ đến trước mặt Đức Kitô. Và Ngài đã phán quyết: «Thầy không kết án chị. Hãy ra về và đừng phạm lỗi nữa». Toàn bộ cuốn tiểu thuyết là «một chứng minh tài tình», với nhiều lý chứng có một bộ mặt rất «khoa học, chặt chẽ và khách quan», được góp nhặt từ nhiều nguồn gốc khác nhau, rải rác trên nhiều địa điểm quan trọng thuộc nhiều xứ sở khác nhau như Bảo Tàng Viện Le Louvre ở Paris, Tu Viện Westminter ở Luân đôn, Thư Viện Vatican…

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 92

6.- Đọc lại kỹ càng bốn Phúc Âm, thuộc bộ Kinh Thánh Tân Ước, chúng ta sẽ nhận ra, ngoài Bà Maria Mẹ của Đức Kitô, còn có hai hoặc ba người phụ nữ khác mang tên là Maria. Chị Maria ở Làng Bêtania đã được Đức Kitô khen thưởng, vì «biết chọn phần tốt hảo» là «Lắng nghe Lời Chúa», thay vi loay hoay vọng động về những chuyện tiếp khách và ăn uống, trong cuộc sống thường ngày. Đức Kitô đã khóc ở giữa đường, trước đôi mắt của nhiều người chứng kiến, khi hay tin về cái chết của ông Ladarô, anh của Chị Maria nầy.

Phúc Âm còn nói đến một chị Maria khác, có quê quán ở Làng Magdala. Cho nên, tên gọi thứ hai của Chị Maria nầy là Maria Mađalêna. Nhiều bản văn sau nầy chỉ gọi chị một cách vắn gọn là Mađalêna mà thôi.

Phúc Âm cùng còn nói đến một người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang, như tôi đã trình bày trước đây. Rất nhiều người trong các tín hữu gọi tên chị nầy là Mađalêna và đồng hóa chị với Maria, có quê quán ở làng Magdala.

7.- Từ những mập mờ về tên gọi như vậy, có người đã cố tình đồng hóa cả ba chị Maria với nhau. Họ còn xác định thêm một cách dứt điểm: Đó là Chị Maria Madalêna, người đàn bà ngoại tình được Phúc Âm nói đến. Chị nầy cũng là Maria, em của Ông Ladarô. Cũng chị nầy đã đập bể bình dầu thơm rất đắt tiền và tưới lên hai bàn chân của Đức Kitô, trong một bữa ăn, và lấy tóc dài của mình lau khô cho Ngài. Cũng Maria nầy được Ngài khen và thương yêu một cách đặc biệt. Dưới chân Thánh Giá, Maria nầy cũng có mặt, bên cạnh Mẹ Maria và môn đồ được Thầy mình mến yêu nhất là Gioan.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 93

Các nhà chú giải Kinh Thánh đã phân biệt nhiều người phụ nữ khác nhau cùng mang tên là Maria, khác với Madalêna và cũng không phải là người đàn bà ngoại tình. Họ còn trích dẫn nhiều lý chứng, với nhiều chi tiết khá vững chắc và rõ ràng.

Tuy nhiên, những mập mờ trong quá khứ vẫn còn là những mập mờ ngày nay, trong lòng của nhiều người.

Một cách đặc biệt, nhiều tác giả, trong nhiều cuốn tiểu thuyết có danh tiếng và giá trị, đã sử dụng những mập mờ ấy, để sáng tạo, hình dung và tưởng tượng những HƯ CẤU tài tình, hấp dẫn, nhằm vuốt ve thị hiếu của con người thuộc thời đại ngày nay.

8.- Một trong những hư cấu đặc biệt là cuốn tiểu thuyết «La Dernière Tentation du Christ» - (Lần bị cám dỗ cuối cùng của Đức Kitô) - do tác giả Nikos KAZANTSAKIS đã sáng tác cách đây hơn 50 năm. Thể theo lối trình bày của cuốn tiểu thuyết này, trong những giây phút đớn đau ê chề và nhục nhã trên Thánh Giá, Đức Kitô tưởng nhớ đền hình ảnh thân yêu của người mà mình đã thương yêu. Ngài đã «bị cám dỗ», được chị Maria Mađalêna trẻ trung dịu hiền, ôm ẵm vào lòng một cách âu yếm, sẵn sàng hiến tặng cho Ngài những gì có thể hiến tặng về mặt nhân loại, nhằm thoa dịu một phần nào nỗi khổ đau lai láng tràn trề của Ngài.

Cuốn tiểu thuyết nầy đã được nhà đạo diễn Martin SCORSESE đem lên màn bạc và được trình chiếu khắp nơi, trên toàn thế giới.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 94

9.- Bốn mươi năm sau , một hư cấu lừng danh khác đã ra đời. Đó là cuốn tiểu thuyết «DA VINCI code» (Mật mã của Họa Sĩ DA VINCI). Tác giả Dan BROWN đã vận dụng một cách khéo léo và tài tình, kỹ thuật của một điệp viên tình báo nằm vùng, trà trộn và len lỏi khắp nơi, thu lượm những mật hiệu rời rạc và rải rác, để xây đúc lại thành một cấu trúc hay một sứ điệp hoàn toàn hợp lý và hấp dẫn, rất có ý nghĩa, có khả năng lột trần mọi bí ẩn.

Nói khác đi, trong bao nhiêu thế kỹ, một số người đã giàn dựng những mật mã, để che giấu và giữ lại bí mật cho một số người được tuyển chọn và có những liên hệ mật thiết với nhau. Thế nhưng, bắt đầu từ bức họa lừng danh của họa sĩ Léonard DE VINCI, Dan BROWN là người đầu tiên, có khả năng đọc được mật mã và hiểu được ý nghĩa của bí mật, với cách nghiên cứu và tìm kiếm của mình.

Với phương pháp liên kết từ những mật mã nầy với những mật mã khác, cuốn tiểu thuyết đã cho độc giả khám phá được quan hệ vợ chồng giữa một người nam là Đức Kitô với một người nữ ngoại tình công khai, bị bắt quả tang. Đó là nhân vật Maria Mađalêna, đang gục dầu vào lòng ngực của Đức Kitô, trong những giờ phút quan trọng và quyết liệt nhất thuộc đời sống làm người của Ngài. Chính bức họa của Léonard De Vinci vừa che giấu, vừa hé mở bí mật quan trọng ấy.

Tuy nhiên, theo lối nhìn quen thuộc từ trước cho tới nay, nhân vật ấy là Môn đồ Gioan, sau này là tác giả cuốn Phúc Âm Thứ Tư.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 95

9.- Là người Kitô hữu, đang ngày ngày cố quyết sống Đức Tin vào Đức Kitô, tôi làm chứng thế nào sứ mệnh và cuộc đời của Ngài, nghĩa là tiếp tục và bổ túc con đường đi của Ngài, trong lòng Quê Hương, với anh chị em đồng bào?

Nói một cách cụ thể, với tư cách và xác tín của một người Kitô hữu, tôi khẳng định thế nào lối nhìn và tâm tình, sau khi tiếp cận cuốn tiểu thuyết của Dan BROWN?

Nhằm trả lời một cách trung thực, sau đây tôi chỉ xin mạo muội trình bày một vài trọng điểm:

- Khi có người đặt câu hỏi về giá trị khoa học của cuốntiểu thuyết DA VINCI Code, tôi mở ra trang đầu tiên và nói cho họ biết rõ: Đây CHỈ là một cuốn tiểu thuyết với nhiều hư cấu tài tình và rất có giá trị, về mặt văn chương.

- Tôi không bàn về ý định thâm sâu và kín nhiệm củatác giả. Lý do tôi đưa ra để xác quyết về con người thực chất của tôi: Tôi không phải là một «NHÀ PHÙ THỦY», tự cho mình có khả năng đọc và hiểu nội tâm của một người, bằng cách đứng NHÌN TỪ NGOÀI và PHÊ PHÁN, TỐ CÁO.

- Trên bình diện giá trị văn chương của cuốn tiểu thuyết,tôi thú nhận: Tôi là người cảm phục và mộ mến tài ba của Dan BROWN. Cho dù đây là một tác phẩm với nhiều HƯ CẤU, tài nghệ siêu đẳng của tác giả là trình bày nhiều tình huống, một cách rất hấp dẫn, «giống như thật hoàn toàn», khả dĩ mê hoặc và quyến rủ lòng người.

- Nhiều bạn thanh niên, trong vòng thân tín, còn muốnbiết thêm: tôi có thay đổi điều gì hay là bị khủng hoảng ở

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 96

chỗ nào trong đời sống Đức Tin của tôi không? Tôi đã thành thật và khiêm tốn trả lời cho họ như sau: Em ơi, tôi đã đọc và «hưởng» một cách ngon lành tác phẩm nầy NHƯ MỘT HÌNH TƯỢNG lung linh và diệu vợi, áp dụng cho chính cuộc đời làm người cụ thể, đầy tội lỗi của tôi.

- Hẳn thực, tôi còn trầm luân và tội lỗi hơn người đànbà ngoại tình được nhắc tới trong Phúc Âm. Người phụ nữ ấy đã hiên ngang thú nhận tình trạng của mình và thinh lặng đón chờ mọi hậu quả. Phần tôi, trái lại, tôi có xu thế ém nhẹm, không bao giờ dám «lật áo cho người xem lưng». Tệ hại hơn nữa, tôi còn muốn đứng từ trên, từ ngoài, nhìn kẻ khác một cách trịch thượng. Muốn bày vẽ cho họ những điều phải làm, phải nói, phải thay đổi. Đương khi ấy, tập quán phê phán, tố cáo, qui lỗi, chụp mũ người anh chị em đồng bào, đã ăn đời ở kiếp, đã bám rễ sâu trong tâm hồn, ngôn ngữ và tác phong hằng ngày của tôi.

- Thế mà Thiên Chúa, với Tình Thương bao la và caocả, đã chấp nhận «NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI», ôm ẵm và đón nhận tôi vào Lòng Đại Dương của Ngài.

- Quan hệ Yêu Thương giữa Thiên Chúa và con ngườilà một MẦU NHIỆM sâu thẵm, vượt quá mọi khả năng và chiều kích thuộc trí thông minh suy luận và tưởng tượng của tất cả chúng ta, không trừ sót một ai.

- Hẳn thực, có người đã và đang khát khao tìm hiểu vềThiên Chúa. Họ đã sử dụng những kỹ thuật văn chương, để «xích lại gần». Cách làm ấy rất quan trọng và quí hóa, nhằm đáp ứng một phần nào những trăn trở của con người…

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 97

và mặt trăng», bằng cách tin như đinh đóng rằng những điều mình khám phá là Sự Thật tinh ròng, nguyên chất. Từ đó, họ lên tiếng mạ lị, bôi nhọ ĐỨC TIN của kẻ khác.

- Trong địa hạt Đức tin, thái độ, tác phong và ngôn ngữ cơbản của tôi là «Thinh lặng tôn vinh và Tạ Ơn Thiên Chúa.Giống như Mẹ Maria, tôi dâng lời khẩn nguyện «FIAT vàMAGNIFICAT». Như Mẹ, tôi lắng nghe Lời Chúa và xinNgài soi sáng hướng dẫn «Việc ấy xảy ra bằng cách nào?».Đối với anh chị em đồng bào xa hay gần, tôi cũng «RỈ TAI»như Mẹ: «Đức Kitô bảo anh chị em làm gì, hãy nghe và làmtheo».

- Dưới chân Thánh Giá, và nhất là khi phải đối đầu với nhữngkhổ đau lai láng, tràn trề, trong cuộc đời, tôi cố quyết làmnhư Mẹ: «ĐỨNG THẲNG và THINH LẶNG», mở hai tayđón nhận Hồng Ân Phục Sinh, đã đến, đang đến và sẽ đếnmột cách tràn trề, tròn đầy và viên mãn, trong ngày Đức Kitôtrở lại trong Vinh Quang.

Để kỹ niệm Đại Hội Giới Trẻ tại KOELN, Đức Quốc.Lausanne ngày 21-08-2005

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 98

Chương 10Về Cuốn Phim «Da Vinci Code»

-Mật mã của Họa sĩ De Vinci-

Sau một năm, em lại viết thư cho tôi, thêm một lần thứ hai, hỏi ý kiến về cuốn phim vừa được trình chiếu, gần như trên khắp thế giới, trong các đô thị ở Tây cũng như bên Đông, ở miền Bắc cũng như phía Nam của Địa cầu.

Về cuốn tiểu thuyết của Dan BROWN, tôi hy vọng em còn ghi nhận một vài điểm chia sẻ then chốt của tôi…Tuy nhiên, để hai anh em chúng ta có thể tiến xa hơn một bước, trên con đường Đức Tin diệu vợi, và nhất là trong lãnh vực có liên hệ đến tác vụ làm chứng về Đức Kitô, trong những tình huống “thuận lợi, cũng như bất lợi”, tôi xin nhắc lại một vài trọng điểm như sau:

1.- Da Vinci Code là một bộ phim đã tìm cách tạo hình và đưa lên màn bạc, cuốn tiểu thuyết hoàn toàn hư cấu, một cách khá trung thực. Không bóp méo và xuyên tạc. Cũng

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 99

như không tìm cách hoành tráng hóa một vài tiết tấu, theo lối nhìn hoàn toàn chủ quan và có chủ định lồng thêm vào một quan điểm mới, không có mặt trong cuốn tiểu thuyết.

2.- Khi đọc cuốn sách, cũng như sau khi xem xong cuốn phim, tôi vẫn khẳng định Đức Tin của tôi một cách quyết liệt, cơ hồ Thánh Phêrô:

- “Thầy là Đấng Thiên Sai”, nghĩa là xuất phát từ cunglòng của Thiên Chúa Ngôi Cha, và luôn luôn có mặt với Ngài, trong mỗi chương trình cứu độ nhân trần”.

- “Bỏ Thầy, con sẽ biết theo ai? Vì chỉ có một mìnhThầy là Đường Đi, là Sự Thật và là Sự Sống cho con và cuộc đời”.

Trước Thánh Thể, tôi vẫn còn nghe Lời dạy bảo của Thiên Chúa Ngôi Cha, hoàn toàn giống như Gioan Tiền Hô, sau khi làm phép rửa cho Đức Kitô, trong dòng sông Gióc đanh:

- “Đây là Con Ta yêu dấu và đẹp lòng Ta, trong mọilãnh vực. Hãy lắng nghe Người”.

3.- Mỗi lần đọc và suy niệm đọan Phúc Âm, nói về người đàn bà ngọai tình, Lời Đức Kitô vẫn luôn luôn còn hiện thực, một cách rạng ngời, cho tôi và đối với cuộc đời tràn đầy tội lỗi của tôi:

- “Thầy không kết án chị”.Trên Thánh Giá, trước lúc tắt thở, Đức Kitô cũng đã

“tràn đầy và thấm nhuần” tâm tình và lối nhìn Thứ Tha như vậy.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 100

Thứ Tha cũng là một bài học, mà Phêrô đã ghi lòng tạc dạ, trong đáy sâu của cuộc đời, sau khi nêu lên câu hỏi cho Thầy mình:

- “Thưa Thầy, con phải thứ tha đền 7 lần không?”Trong tinh thần Thứ Tha vô điều kiện ấy, Đức Kitô đã

từ chối “xin lửa từ trời xuống thiêu hủy một thành phố của xứ Xamary”, khi dân thành nầy đóng chặt cửa, không cho phép Ngài bước vào, dừng lại, nghỉ ngơi và qua đêm.

Cũng với một tâm hồn Thứ Tha như vậy, Đức Kitô đã không mở lời cầu xin Thiên Chúa sai phái các đạo binh Thiên Quốc, để bênh vực Ngài. Trái lại, Ngài đã an bình đưa ra hai tay cho địch thù trói lại, dẫn độ lên ngọn đồi Gôngôtha, đóng đinh vào Thánh Giá. Cuối cùng, Ngài đã chết hẩm hiu và tủi nhục, như một tội nhân gian ác…

Không đi theo con đường Thứ Tha, làm sao Sống Lại với Ngài, như Ngài và nhờ Ngài? Sống Lại là trở nên bao la và trọng đại, giống như Thiên Chúa Ngôi Cha, đúng như Lời của Đức Kitô: “Cái gì của Cha là của Con”.

4.- Hẳn rằng, lối nhìn Đức Tin của tôi về Đức Kitô không bao giờ bị nao núng, xói mòn, tàn lụi hay là thoái hóa. Nhưng như em đã nhấn mạnh lui tới một cách cố tình và cố ý, tôi nghĩ thế nào về “cuộc tình duyên vợ chồng” giữa Đức Kitô và Chị Mađalêna?

Nhằm trả lời, một cách trung thực, không lượn lẹo, tôi cần nói trước rằng:

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 101

hiểu, mập mờ.- Nếu quá chi ly cặn kẽ, tôi có thể bị hiểu lầm là người

biện minh, biện hộ cho một cuốn sách hay một cuốn phim đã “bị tẩy chay và khai trừ, vì ý đồ bôi nhọ và phá họai quá rõ ràng”.

Trong thực tế, tôi không phải là người đã cổ động và khuyến khích em ĐỌC sách và ĐI XEM phim. Tuy nhiên, vì em hỏi, tôi lấy tư cách một người anh, có đôi chút hiểu biết về cuộc đời, tôi dùng sứ điệp ngôi thứ nhất “TÔI”, để trả lời với tất cả tấm lòng chia sẻ và ý thức rằng “Hữu XẠ tự nhiên Hương”.

Chuyên môn của tôi là đi dạy các trẻ em Tự Kỷ. Cho nên, tôi dùng những tin tức, kiến thức và kinh nghiệm thuộc lãnh vực này, để nói chuyện với em.

Vào giai đọan giữa 3 và 4 tuổi, một em bé bình thường, khỏe mạnh… đã bắt đầu biết chơi những trò chơi “GIẢ BỘ”. Em có thể cầm một khúc gỗ, vừa đẩy lui đẩy tới, vừa phát âm “tò tò…đương khi đó, em hình dung mình đang lái xe lữa vào một đường hầm.

Cùng lúc ấy, đàng sau nhà, ba em bé gái đang dùng lá làm bát đĩa, dùng đất cát và các lọai hoa làm cơm và thức ăn. Ba em mời nhau ăn và đưa lên cằm, giả bộ ăn, nhưng biết rõ đó không phải là của ăn, cho nên không đút vào miệng.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 102

Cũng vào giai đọan phát triển nầy, trẻ em có khả năng nhìn vào mắt mẹ và biết mẹ buồn hay mẹ vui, mẹ cho phép hay là mẹ không đồng ý.

Trái lại, với một trẻ em mang hội chứng Tự Kỷ, có nghĩa là đóng kín mình lại, không tiếp xúc với người và đồ vật đang có mặt chung quanh mình, trò chơi giả bộ không xuất hiện, thậm chí em nầy đã lên 8-9 tuổi. Cũng vì vậy, trẻ em Tự Kỷ không có khả năng ĐỒNG CẢM, nhìn bộ mặt bên ngòai, để có thể đọc được những tâm tình ở bên trong. Nói khác đi, với trẻ em Tự Kỷ, khúc gỗ chỉ là khúc gỗ. Ngọn lá chỉ là ngọn lá. Khúc gỗ không thể và không bao giờ hướng Tầm Nhìn đến những hiện thực lung linh và diệu vợi. Cũng vậy, ngọn lá, cát sạn không thể nào gợi lại một bữa cơm đang gọi trở về những người thân thương và yêu quí. Đang làm sống lại những giờ phút đòan tụ hạnh phúc và sung mãn.

Nhờ khả năng HÌNH TƯỢNG còn được gọi là BIỂU TƯỢNG, chúng ta đồng cảm với các bậc tổ tiên đã có mặt chính nơi chúng ta hiện thời đang có mặt.

Nhờ khả năng Đồng Cảm, chúng ta đọc được bao nhiêu khổ đau, ưu tư và hy vọng của anh chị em đồng bào, nhất là của những ai đang đói rách, cùng khổ, mỗi ngày chưa kiếm được một loong gạo để nuôi sống 3 miệng cơm trong gia đình…

Nhờ đồng cảm, tôi sẵn sàng Tha Thứ, giống như Đức Kitô, cho những ai đang mạ lị, xuyên tạc, bôi nhọ… từng lời nói và việc làm của tôi. Sở dĩ họ đã có những hành vi, với

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 103

bộ mặt bên ngòai hoàn toàn lệch lạc và gây ra cho tôi những vết thương lòng rướm máu …không phải vì họ xấu trong căn cơ, gốc ngọn của mình. Nhưng vì họ đang khổ đau. Cho nên mắt họ thiển cận. Tay họ quờ quạng. Tai họ lùng bùng. Họ chỉ là con múa rối của Vô Thức hay là Vô Minh đang lèo lái họ mà thôi.

Tôi đã phân tích, mỗ xẻ trước mặt em, một số sinh họat của con người, của em cũng như của tôi…để em nhận thức một cách sáng suốt và bình tĩnh về cách hành văn và xây dựng tác phẩm tiểu thuyết hư cấu của tác giả Dan BROWN:

Hẳn thực, Da Vinci Code dẫn đưa chúng ta đi vào thế giới HÌNH TƯỢNG lung linh và diệu vợi. Đằng sau những lối nói như “tình duyên vợ chồng”, “sinh con”... tác giả muốn nói đến những ước vọng hiệp thông, đồng nhất, kết hợp giữa Trời và Đất, giữa Thiên Chúa và con người có bản chất ban đầu là bùn đất, sa đọa…

Trong lăng kính ấy, chị Mađalêna trong tác phẩm và cuốn phim, chỉ là HÌNH TƯỢNG đang muốn nhắn nhủ hay là gây ý thức cho em, cũng như cho tôi, một đàng về nguồn gốc và khởi điểm tro bụi của mình. Đàng khác, em và tôi cũng cần NHÌN LÊN, NHÌN XA , NHÌN RỘNG, để thấy cho kỳ được chúng ta đang mang DÒNG MÁU của Trời, trong tận đáy sâu của tâm hồn. Chúng ta có trách nhiêm sinh ra cho đời những đứa con “Tràn đầy và thấm nhuần chất Trời”, trong từng lời ăn và tiếng nói, trong từng cử chỉ và điệu bộ, trong mỗi hơi thở làm người.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 104

Nếu biết lắng nghe ngôn ngữ HÌNH TƯỢNG của Dan BROWN, em sẽ là người Kitô hữu ngày ngày cố quyết “làm nên Trời Mới Đất Mới”, trên mỗi bước đuờng làm người của em.

5. Em ơi, tôi xin dừng lại ở đây.Tôi không nuôi tham vọng “tát cạn” mọi vấn đề, vì tôi

biết chắc rằng: em là người “nghe một, biết mười”. Chính nhờ vậy em sáng tạo đời mình, vì em là con của Đấng Sáng Tạo. Còn hơn thế nửa, thay vì tố cáo, kết tội, tẩy chay, lọai trừ….em hãy can trường đảm nhiệm tác vụ “LÀM CHỨNG NHÂN cho Đức Kitô”, trên mỗi chặng đường làm người của mình:

“Em là Nước tưới ngày mai tuổi trẻ,“Trồng Rừng Xanh, phủ hết đất tang thương,“Cưu mang Trời, chiếu rạng vùng tăm tối,“Hạt TIN MỪNG gieo vải khắp mười phương”.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 105

Chương 11Biến Họa Thành Phúc …

Với những người cố quyết "học làm người ", ngày ngày gieo vãi hạt giống Tình Người, trên khắp mọi nẻo đường của Quê Hương và Dân Tộc, tất cả mọi sự cố xảy ra trong cuộc sống, đều có thể trở nên những cơ may học tập và thăng tiến, cho dù bao nhiêu rủi ro và tai nạn đang ẩn núp, rình rập và đe dọa khắp đó đây.

Phải chăng đó là nội dung của cuốn sách mang tựa đề «Bài học của Chú Rùa» của tác giả Steve GOODIER vừa được Nhà Xuất Bản Phụ Nữ, TPHCM chuyển dịch và phát hành, vào đầu năm 2006?

***

Trên đường trở về nhà, thay vì đi theo lối mòn như mọi khi và như mọi người, một chú rùa đã quyết định và chọn lựa đi ra ngoài khuôn khổ của qui luật ”Xưa Bày Nay Làm”.

- Vì «xưa bày nay làm», nên trong lòng Đất Nước, cá lớn vẫn ngày ngày nuốt cá bé.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 106

- Vì «xưa bày nay làm», nên Sơn Tinh và Thủy Tinhvẫn «Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi», suốt dọc con đường dài hơn bốn nghìn năm văn hiến, cho dù thỉnh thoảng có một đôi tiếng nói nhắc lại rằng chúng ta là những anh chị em ruột thịt, cùng được cưu mang trong cung lòng của Mẹ.

- Vì «xưa bày nay làm», một số người càng ngày càngtán tận lương tâm và đang lẫn lộn «của công và của tư», cũng như «ngân quỹ của nhà nước và túi tiền riêng tư của mình».

- Vì «xưa bày nay làm», bằng cấp là một chứng minhgiá trị, cần được mua bán bằng mọi cách bỉ ổi, vô giá trị và vô liêm sỉ. Rốt cuộc, với tháng ngày «tờ giấy chứng minh giá trị», đã chứng minh «thực chất vô giá trị» của những ai mang tờ giấy ấy.

***

Cũng vì muốn chọn lựa một con đường đầy sáng tạo cho bản thân mình và các thế hệ tương lai, chú rùa đã gặp tai nạn. Chú đã leo lên một tảng đá nằm chênh vênh bên sườn đồi. Tảng đá rơi xuống hố thẳm. Chú rùa bị lật ngữa. Bốn chân chới với giữa khoảng không.

Vì quá bất ngờ phải sa vào một tình huống mới lạ, chú rùa nhắm kín đôi mắt, miệng lẩm bẩm, để nhắc nhở bản thân mình: “Bụng làm, dạ chịu chớ khá phàn nàn”.

Thế rồi một tiếng nói nhỏ nhẹ phảng phất ở bên tai:“Chú ơi, tình cờ con có mặt ở đây. Con đã chứng kiến

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 107

mọi sự. Chú đang than thân, trách phận và chờ chết. Chú có lỗi gì đâu? Chú chưa chết đâu”.

- Con là ai vậy?- Con là chim Cú, đang đứng trên cành cây nhìn

xuống và thấy chú té ngã. Ai chọn con đường khó khăn và tuyệt diệu nầy, cũng phải trải qua những hiểm nguy, tai nạn như chú.

- Thế thì con có thể giúp chú lật ngược thế nằm nầy không?

- Con không biết con có thể giúp đỡ về điều chú muốn hay không. Con sẽ tìm cách, với bao nhiêu phương tiện khác. Nhưng chú ơi, điều đầu tiên chú có thể làm, là hãy mở to đôi mắt mà nhìn thấy những điều kỳ diệu trước mặt và chung quanh.

- Con ơi, Chú sợ lắm. Làm sao mở mắt được? Hãi hùng quá! Chú không dám mở mắt nhìn mình, trong một tình thế éo le như thế nầy.

- Thì hãy mở một con thôi. Hay là con đề nghị chú chỉ “nhắp nháy” và từ từ mở mắt đón nhận ánh sáng của Bình Minh.

Sau 30 năm, trước giờ hấp hối, Chú Rùa đã ôn lại đọan đường mà mình đã kinh qua, cho cháu chắt và các thế hệ đang lớn lên:

Nhờ những câu nói đầy khích lệ «đúng lúc và đúng lời» của chim cú, chính mình ông đã học được những bài học trọng đại và cao cả cho bản thân và cuộc đời.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 108

Ông đã mở mắt, mờ lòng, mở hai cánh tay, để đón nhận trời đất vũ trụ và muôn loài … như những quà tặng lớn lao, những bài học vô tận.

1. Bài học thứ nhất là con đường CHỌNLỰA VÀ SÁNG TẠOCon đường ấy đầy chông gai, trắc trở và hiểm nguy. Nhưng đó là con đường hoàn toàn độc đáo, diễn tả thực

chất của bản thân và cuộc đời. Đó cũng là con đường trách nhiệm. Con đường ấy đầy gian lao, không bằng phẳng và dễ dàng.

Chỉ có con đường ấy đưa đến chiến thắng cuối cùng là phục vụ con người, bằng tất cả cuộc sống vừa có tình vừa có lý. Phục vụ con người với cái chết «Làm nguời» của mình trong can trường và hãnh diện.

Con đường ấy dành cho những ai ngày ngày học tập và tôi luyện một lối nhìn năng động, khả dĩ khám phá Hồng Phúc ở giữa lòng Tai Họa, chuyển biến Rủi Ro thành một Cơ May đổi mới bản thân và cuộc đời

2. Bài học thứ hai là QUÀ TẶNG CỦA CÂY XANH

- Cú ơi, hãy nói cho Chú biết: những ngọn tháp xanhngắt và cao vời vợi…đang vươn lên thấu trời … là cái gì vậy?

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 109

- Đó là Cây xanh đâm rể thật sâu xuống lòng Đất, mộtđàng để thu hút lương thực nuôi sống chính mình. Đàng khác, càng bám chặt vào các tầng sâu, thân cây càng có khả năng vươn lên và đứng thẳng, truớc mọi bão bùng giông tố.

- Cú ơi, khi lắng nghe con, lòng Chú tạ ơn Trời, tạ ơnĐất đã nuôi sống cây xanh, và mang lại cho Chú những bài học vô giá về lòng Tự hào và Tự Tin của mình. Nếu ai ai cũng biết ngắm nhìn cây xanh, để thực hiện bản thân mình, khám phá những tiềm năng, khẳng định những đam mê…họ sẽ là những bóng mát bao la, cho anh chị em, giữa trưa hè oi bức và nắng hạn. Họ sẽ là nơi ẩn núp an tòan cho những người bần cùng, đói rách, không có tiếng nói.

3. Bài học thứ ba là LÒNG QUYẾT TÂM CỦA NHỮNG ĐÁM MÂY tràn đầy những mộng mơ và ước vọng.

Lòng quyết tâm là nơi xuất phát của mọi hành động.Khi tràn đầy quyết tâm, chúng ta sẽ” dời núi lấp sông”,

tạo ra mọi đổi thay cần thiết cho bản thân và cuộc đời.Không cưu mang lòng quyết tâm, làm sao chúng ta tiếp

nối công trình” Giữ Nuớc và dựng Nước” của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Quang Trung?

Hẳn thực, những đám mây, qua bao nhiêu thời đại đã là nơi xuất phát và đang là nguồn lực cho những con nước như sông Hồng, sông Hương, sông Cửu Long, trong lòng Đất Nước!

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 110

Bao nhiêu vĩ nhân và anh hùng của quê hương đã phục vụ và đã ra đi. Nhờ bài học «quyết tâm» của những đám mây bồng bềnh trên Bầu Trời, các vị đã làm nên “đại sự”. Những đám mây ấy, ngày hôm nay, vẫn đang gọi mời mỗi người trong chúng ta “ Hãy quyết tâm” như các vị đàn anh. Họ đã bắt chước những đám mây. Ngày qua, hôm nay và trong tương lai …các vị vẫn tiếp tục «làm mưa», để tưới mát tất cả những cánh đồng của Đất Nước.

4. Bài học thứ bốn bắt nguồn từ CON BUỚMBài học của con Bướm là «Chỉ bíết sống trong giờ phút

hiện tại»Con bướm không buồn lòng vì trước đây mình là

con sâu.Con bướm không xao xuyến, lọan động, vì không biết

ngày mai cuộc sống sẽ kết thúc như thế nào!Bướm chỉ coi trọng ngày hôm nay, hay là «giờ phút ở

đây và bây giờ».Bướm chỉ chọn lựa phần tốt hảo nhất của cuộc đời : đó

là những đóa hoa muôn màu sắc, rải rác khắp đó đây, trên những con đường của Quê Hương.

Việc làm của bướm hôm nay là “hút nhụy” và “gieo vãi” hương hoa. Nhờ bướm, bao nhiêu mùa màng hoa quả đã bắt đầu thành hình trong bóng tối và thinh lặng.

Với một tâm tình «vô trước», bướm đã làm những gì phải làm: «Hôm nay tôi thực thi công việc gieo vãi, Đất Trời

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 111

sẽ tạo nên mùa màng, cho muôn người và muôn loài đến sau tôi».

5. Bài học thứ năm là quà tặng của NGỌNNÚI đang vươn lên sừng sững trước mắt tôi.Đỉnh núi đang dạy tôi bài học “phải nhắm mục tiêu,

phải hướng đến một đích điểm”, để ngày ngày thực hiện cuộc hành trình vươn lên trong đời sống làm người.

Sống phải chăng là ĐI TỚI, ĐI LÊN, ĐI XA HƠN, mở ra những cánh cửa vô hình, khám phá những chân trời diệu vợi đang gọi mời.

Trên đường đi, hãy chú tâm vào những vị trí cheo leo, trắc trở. Hãy biết đo lường những chướng ngại đang rình rập, ở mọi khúc quanh. Thêm vào đó, không kiên trì và nhẫn nại, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có khả năng «đụng đến Trời Xanh” thấy được những điều «Vô Hình», nghe được những tiếng «Vô Thanh».,,

6. Quà tặng sau cùng là SỰ CÓ MẶT CỦABẠN BÈSau những câu chuyện trao đổi, chim cú đã bay đi tìm

những chú rùa con. Họ đã đến và giúp đỡ người anh cả lật ngược thế nằm của mình.

Chính họ đã dạy cho chú rùa thuộc «bậc đàn Anh», bài học về nghị lực và tình anh em.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 112

Hẳn thực, khi chúng ta vấp ngã, bạn bè đưa tay đỡ chúng ta dậy. Khi lạc đường, nhờ bạn bè, chúng ta tìm lại hướng đi. Họ động viên và giúp chúng ta bước tới từng bước, nhất là trong những đêm mưa gió bão bùng.

Phải chăng chính sự có mặt của bạn bè là một bài thơ không ngừng khích lệ chúng ta, trên mỗi chặng đường của cuộc sống?

“ Anh mắt em là cả một bầu trời“ Bàn tay em huyền nhiệm thấu tầng mây“ Bước chân em gieo hạnh phúc mỗi ngày“ Quả tim em là nguồn suối không bao giờ cạn vơi».

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 113

Chương 12«Vạn Xuân Chi Kế, Thụ Thiên»

-Cưu mang Trời trong những quan hệĐối Thoại với anh chị em-

1. Nhập đề:Trồng lúa, trồng cây và giáo dục con ngườiNgười xưa đã dạy chúng ta:- Nhất niên chi kế, thụ cốc.- Thập niên chi kế, thụ mộc.- Bách niên chi kế, thụ Nhân ».Theo cách thuyên giải của tôi,- Để lên kế hoạch trong vòng một năm, vấn đề cần đặt

lên hàng đầu trong cuộc sống làm người, là TRỒNG LÚA, nhằm thỏa mãn nhu cầu lương thực hằng ngày của chúng ta.

- Để lên kế hoạch trong vòng mười năm, không gì hữuhiệu hơn là TRỒNG CÂY, nhằm lành mạnh hóa môi trường sinh thái và mang lại bóng mát cho những ai kết dệt quan hệ với chúng ta, trong lòng Quê Hương và Nhân Loại.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 114

- Để lên kế hoạch trong vòng một thế kỷ, con đườngtất yếu và trách nhiệm của những ai đang làm người, là TRỒNG NGƯỜI, nghĩa là phát huy tính người và trang trải tình người, trên mỗi đường đi nẻo về của cuộc đời.

Thể theo nền văn hóa của Con Rồng Cháu Tiên, từ thời kỳ nguyên thủy cho tới ngày hôm nay, Tổ Tiên Cha Ông còn muốn mở rộng câu nói ấy, bằng cách thêm vào một chiều kích mới:

- «Vạn Xuân chi kế, THỤ THIÊN»,có nghĩa là:- Để có thể trở nên cao cả và bất diệt, chỉ có một con

đường chúng ta cần phải ngày ngày tôi luyện và dấn bước, đó là tâm hồn Hướng Thượng, hay là kế hoạch CƯU MANG TRỜI trong cõi lòng của mình. Nhờ đó, chất Trời sẽ từ từ thấm nhuần và toát ra trong ngôn ngữ, hành động, lối nhìn và mọi hình thức quan hệ giữa chúng ta với tha nhân. Nhờ Cưu Mang Trời, chúng ta mới có khả năng ĐỐI THOẠI với Anh chị em đồng bào, trong lòng Quê Hương, Đất Nước. Nói khác đi, đối thoại với ai có nghĩa là nhìn nhận Chất Trời đang có mặt trong người ấy. Chất Trời là sợi giây nối kết hai người lại với nhau.

2. Thế nào là Cưu mang Trời ?Xuyên qua những lời dạy bảo ấy, Người Xưa muốn

nhấn mạnh thêm rằng: Trên con đường làm người, nếu có Chất Trời làm động cơ thúc đẩy từ bên trong nội tâm, chúng

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 115

ta sẽ từ từ kinh qua những giai đoạn phát triển và tăng trưởng như sau:

Chung quanh mười lăm tuổi, chúng ta sẽ hứng thú và chuyên chăm học tập, để tiếp thu và hội nhập những nguyên lý sáng soi cuộc đời. Theo lối nói thời trang ngày nay, đó là những cấu trúc, những qui luật hay là «những loại bản đồ nội tâm», khả dĩ cho phép chúng ta xác định phương hướng hành động và tìm ra những điểm mốc, những địa chỉ, để tiến tới, trên những nẻo đường xuôi ngược của nhân loại. Giai đoạn đầu tiên nầy mang tên là : «Thập ngũ nhi chí vu học».

Nhờ biết học tập và tôi luyện như vậy, vào tuổi ba mươi, chúng ta sẽ có khả năng tự lập và bước đi một cách vững vàng ngang dọc, trên những chặng đường trưởng thành và phục vụ xã hội. Đó là giai đoạn thứ hai: «Tam thập nhi lập».

Qua tuổi bốn mươi, chúng ta sẽ dần dần biết chuyển hóa bao nhiêu lỗi lầm và thiếu sót có mặt khắp nơi, trong hai địa hạt ngôn ngữ và hành vi, khi tiếp xúc với tha nhân. Đồng thời, chúng ta bắt đầu có khả năng khám phá nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau của mỗi biến cố và sự kiện, đang ngày ngày diễn ra trước mặt và chung quanh chúng ta. Đó là giai đoạn thứ ba: «Tứ thập nhi bất hoặc».

Vào tuổi năm mươi, sau khi trải qua bao nhiêu thăng trầm, chìm nổi, trong lòng cuộc đời, chúng ta bắt đầu tìm hiểu và coi trọng Ý Trời, trong những thời điềm hoặc tai họa, hay là những hiện tượng tự nhiên như bão tố, lụt lội, động đất, hạn hán... Đó là giai đoạn thứ bốn: «Ngũ thập nhi tri Thiên Mệnh».

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 116

Từ tuổi sáu mươi trở lên, chúng ta biết lắng nghe mình và lắng nghe người anh chị em. Từ thái độ lắng nghe nầy, chúng ta biết kính trọng quan điểm và lập trường của những người đang chung sống và hoạt động cùng với chúng ta. Nhờ biết cẩn trọng, chúng ta có khả năng trao đổi, chia sẻ và đối thoại. Qua tác phong đối thoại, chúng ta biết diễn tả, khẳng định bản sắc đích thực và cao cả của mình. Đồng thời, chúng ta cũng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, để cho kẻ khác cũng có khả năng bộc lộ, diễn tả tính chủ thể của họ, giống như chúng ta, ngang hàng chúng ta, với chúng ta và nhờ chúng ta. Đó là giai đoạn thứ năm: «Lục thập nhi nhĩ thuận».

Với tuổi bảy mươi, chúng ta bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc sống: «Thất thập nhi tùng tâm». TÙNG TÂM, trong câu nói nầy, có nghĩa là: đi theo con đường của Tình Thương, một cách hoàn toàn tự do và tự nguyện. Chúng ta không còn bị một ai hay là một luật lệ nào ép buộc, lèo lái, thúc đẩy hay là chỉ đạo từ bên trên hoặc từ bên ngoài.

Trong lăng kính và ý hướng vừa được trình bày, Tùng Tâm đồng hóa với Tri Thiên Mệnh. Nói khác đi, Trời là tiếng nói và là con đường của Tình Thương. Cả hai - Trời và Tình Thương - đang hòa nhập, để trở thành xương thịt, máu huyết và hơi thở ra vào trong con người toàn diện của chúng ta. Lúc bấy giờ, cõi lòng của mỗi người chính là ngôi đền, là nơi trú ngụ của Trời hay là của Tình Thương. Chính vì lý do nầy, trong lời Người Xưa được trích dẫn trên đây, không thể

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 117

có thành quả «Thụ Nhân», nếu con người không được nuôi nấng và dạy dỗ, sáng soi và nâng đỡ trên con đường «Thụ Thiên», từ khi vừa ra khỏi lòng mẹ và kinh qua các đoạn đường chìm nổi trong cuộc sống.

Thụ Nhân và Thụ Thiên đan chéo vào nhau một cách chằng chịt và không ngừng tác động qua lại hai chiều trên nhau.

Hẳn thực, khi không có bàn tay con người để thực hiện Trời,

Khi không có hai chân con người để bước tới với nhịp điệu và vận tốc của Trời,

Khi không có hai con mắt con người để nhìn ngắm, quan sát và hội nhập cách làm của Trời,

Khi không có quả tim con người để trân trọng và đón nhận Trời...

Trời lúc bấy giờ chỉ là một khái niệm duy tâm cực đoan, hoàn toàn lý thuyết và vô tưởng, vượt khỏi tầm nắm bắt của chúng ta.

Tắt một lời, không cưu mang Trời trong tư duy và hành động, con người chỉ là «muông sói» đối với đồng bào, đồng loại. Không có Trời làm gạch nối và kết hợp chúng ta lại với nhau, làm sao chúng ta có thể đến gần nhau? Ai, cái gì có thể tạo nên gắn bó giữa chúng ta? Yếu tố nào thúc giục chúng ta cùng nhau sáng tạo và xây dựng Quê Hương? Quan hệ Đối Thoại, Yêu Thương, Hiểu Biết và Tha Thứ... chỉ là những

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 118

ngôn từ rỗng tuếch, nếu Trời không phải là điểm tựa và đòn bật, trong tâm hồn và cuộc đời.

Chính vì bao nhiêu lý do vừa được trình bày, nhiều Danh Hiệu khác cũng thường được áp dụng cho Trời : Tiếng Nói của Tình Thương, Lối Nhìn Bao Dung và Thứ Tha, Quan Hệ Đồng Cảm... Trong lăng kính và tinh thần ấy, Thụ Thiên phải chăng là khả năng Đối Thoại giữa hai con người biết ngồi lại với nhau, lắng nghe nhau, tôn trọng nhau, cùng nhau suy nghĩ, sáng tạo và hợp tác? Kết quả là chúng ta trở thành «thiên thủ thiên nhãn», có ngàn con mắt để nhìn, có ngàn cánh tay để làm, có ngàn đôi chân để tiến tới. Một cách đặc biệt, chúng ta có ngàn con tim để yêu thương. «Thiên Thủ Thiên Nhãn» cũng còn có thể khởi động một ý nghĩa khác: Chúng ta đang trở thành Tay và Mắt của Trời.

3. Những bài học trên tiến trìnhLàm NgườiThể theo những lối nhìn mới, thuộc ngành giáo dục và

sư phạm đương đại, sáu giai đoạn thành nhân trên đây, phải được hiểu là sáu động tác cụ thể, cùng nhau phối hợp và tạo lập một tiến trình Thụ Nhân và Thụ Thiên.

Hẳn thực, phải đợi đến tuổi bảy mươi mới bắt đầu Tùng Tâm, thì đã quá muộn màng.

Trái lại, chính ngày hôm nay, ở đây và bây giờ, chúng ta cần thực tập và tôi luyện những bài học như sau:

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 119

- Lắng Nghe (Nhĩ Thuận),- Thuyên Giải các hiện tượng của Trời Đất (Tri

Thiên Mệnh),- Ý Thức về những lỗi lầm của mình và tìm cách Hóa

Giải (Bất Hoặc), nhất là trong những trao đổi chuyện trò hằng ngày, khi tiếp xúc với kẻ khác, ở trên ở dưới, ở trong và ở ngoài,

- Tự lập và Sáng Tạo con đường đi cho chính mình,trong mọi tình huống có lợi hay là bất lợi,

- Dấn bước trên Con Đường Tình Thương (Tùng Tâm)bất kỳ với ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Một cách đặc biệt, năm bài học ấy phải được dạy bằng nhiều phương thức và dụng cụ khác nhau, khi một em bé vừa đi ra khỏi lòng mẹ.

Sở dĩ con người ngày nay, thuộc thời đại Nghìn Năm Thứ Ba, không biết lắng nghe nhau, không đối thoại với nhau, ngày ngày lôi cuốn nhau đi vào những vòng mê cung bạo động, hận thù, kỳ thị và chiến tranh... phải chăng bởi vì không có một cơ sở học đường nào, cũng như không có một giáo viên nào có khả năng dạy cho học sinh và con em chúng ta năm bài học làm người và làm Trời rất quan trọng trên đây?

Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài chia sẻ nầy, tôi không có tham vọng đề xuất một chương trình đại qui mô về thể thức Cưu Mang Trời trong cõi lòng làm người. Ý hướng của tôi là mạo muội giới thiệu cho những ai đang lắng nghe tôi,

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 120

một vài đường nét chấm phá về Con đường Đối Thoại, tràn đầy chông gai và hiểm trở.

Một đàng, chúng ta cần ngày ngày tôi luyện những động tác cụ thể nào, khi đối thoại?

Đàng khác, bao nhiêu chướng ngại đang chờ đợi và bủa vây chúng ta trên những bước đường nầy là những gì? Làm sao có thể khắc phục và hóa giải?

4. Bốn động tác cơ bản thuộc tiến trìnhĐối ThoạiTheo cách hướng dẫn của tác giả W. ISAACS, khi dấn

bước vào con đường đối thoại với người khác, chúng ta chỉ cần thực hiện lui tới, một cách nhuần nhuyễn và thuần thục, bốn động tác cụ thể và cơ bản sau đây:

- Thứ nhất là lắng nghe người đang tiếp xúc và chia sẻvới chúng ta (listening),

- Thứ hai là tôn trọng tính chủ thể của con người đangtrao đổi và chuyện trò (respecting),

- Thứ ba là mang ra vùng ánh sáng những gì đang cómặt trong nội tâm, can đảm đặt lên bàn, trước mặt của người đối diện, để họ có thể khảo sát, tìm hiểu, nêu lên những câu hỏi hay là trình bày những thắc mắc, sau khi tiếp thu và ghi nhận những điều do chúng ta phát biểu. Để diễn tả động tác nầy, W. ISAACS sử dụng hai từ trong tiếng Anh: suspending và surfacing. Suspending có nghĩa là treo lên trước mặt mọi người. Surfacing là mang lên trên bề mặt. Với cách làm nầy,

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 121

chúng ta tránh tối đa thái độ úp mở, giấu đầu hở đuôi hay là quanh co, nói bóng nói gió, không đi thẳng vào câu chuyện cần đề cập. Không ngụy trang hoặc xuyên tạc những tin tức, dữ kiện.

- Thứ bốn là diễn tả con người trung thực của mình(voicing). Chúng ta phát biểu, bằng cách sử dụng sứ điệp ngôi thứ nhất «TÔI» để nói về chính mình, thay vì tố cáo, phê phán, qui lỗi người trước mặt... áp đặt cho họ những lối nhìn, những quan điểm hay là những mệnh lệnh từ ngoài và từ trên, như: Mày phải... mày không có phép... mày nên... Diễn tả, theo lối nhìn của W. ISAACS, là mạc khải mình, chia sẻ một tấm lòng, trang trải ra ngoài cái «chân như» của chúng ta: nguyên liệu kết tạo nên con người tôi là như vậy. Đồng thời, chúng ta tránh tối đa những xu thế tự nhiên như bóp méo, phóng đại, gạn lọc theo kiểu «tốt khoe, xấu che».

5. Bốn nguyên lý điều hướng và điều hợpĐể có thể thực hiện bốn động tác cơ bản trên đây, chúng

ta cần qui chiếu vào bốn nguyên lý soi sáng và điều hướng:- Thứ nhất, tôi lắng nghe người đối diện, vì người ấy

và tôi là hai thành tố thuộc về một Cấu Trúc Tổng Thể, một Toàn Diện rộng lớn, vượt ra ngoài tầm nhìn của chúng ta (Wholeness). Theo cách nói của Huyền Sử Việt Nam, tất cả chúng ta đều được cưu mang trong cùng một bào thai của Mẹ Âu Cơ. Dòng máu Trời đang luân chuyển trong huyết quản của chúng ta.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 122

- Thứ hai, tôi tôn trọng tính chủ thể của con người đangchia sẻ và trao đổi với tôi. Tôi không nói một đàng, làm một nẻo. Tôi không phân chia con người của tôi thành bốn mảng tách lìa khỏi nhau hoặc chưởi bới nhau (Coherence). Bốn địa hạt - hành động cụ thể, lối nhìn, xúc động và đời sống quan hệ - tất cả ăn khớp vào nhau và đồng loạt phản ảnh con người toàn diện hay là tính chủ thể của tôi. Khi đảm nhiệm công việc tôn trọng người khác như vậy, tôi đang tôn trọng chính mình tôi. Tôi vươn mình lên thấu tận Trời. Tôi cưu mang Trời.

- Thứ ba, tôi gọi ra ánh sáng tất cả những gì đang xuấthiện trong nội tâm, bằng cách trình bày ra ngoài cho người đối diện, bao nhiêu quan điểm, lập trường, tin tưởng và dự kiến, cũng như những phản ứng thuộc về địa hạt xúc động. Đằng sau mỗi xúc động, một hay nhiều nhu cầu của tôi đang ẩn núp. Chúng ta hãy học tập nhìn thẳng mặt chúng nó, gọi tên và tìm cách lắng nghe, đáp ứng (Awareness).

Khi thực thi động tác thứ ba, một đàng tôi đảm nhiệm và nhìn nhận con người thực sự của tôi. Chứ không phải con người «ngẫu tượng», bày vẽ, sơn son thếp vàng. Tôi không tránh né hoặc chối từ những gì phát xuất từ nội tâm của tôi.

Đàng khác, khi người đối diện đóng góp thêm những nhận xét về phía họ, tôi có thêm một nguồn ánh sáng mới. Nhờ vào đó, tôi có thể đánh sáng và mài nhọn ý thức về mình, hay là Bản Sắc của tôi. Tôi biết «Tôi là ai?». Tôi hiện đang ở đâu? Tôi đi về đâu? Tôi mang trong mình những

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 123

năng động và bị động như thế nào? Trên đường đi tới, tôi cần củng cố những điểm tích cực nào? Đồng thời, tôi phải chuyển hóa những gì, trước khi những điều ấy đóng lớp rêu phong và trở thành những trở ngại khó khắc phục.

- Thứ bốn, tôi khẳng định bản sắc và đóng góp tiếngnói làm người và làm Trời của mình. Tôi chia sẻ tấm lòng bao la và cao cả (Unfolding).

Hẳn thực, trong nhiều trường hợp, người khác đang cần ý kiến của tôi. Vai trò và trách nhiệm của tôi là lãnh đạo, đề xuất những đường hướng và kế hoạch hành động.

Khi khác, đối chất là công việc tôi cần phát huy và đặt lên hàng đầu. Đối kháng, đối chất không có nghĩa là đập phá, tấn công, phản động, lật đổ, tố cáo, bạo động. Nhưng là đưa ra một lối giải quyết hoàn toàn độc đáo và mới lạ, trước một vấn đề đang trở thành bế tắc, vì hiện thời tôi có cơ may đang đứng ở một vị trí khác, có nhiều dữ kiện khác, với một tâm trạng không bị đóng khung và ràng buộc vào một cấu trúc hiện hành.

Hai cách đóng góp khác không kém phần quan trọng: Một là ủng hộ, củng cố một lập trường đã có mặt và đang trên đà đi lên. Hai là phản ảnh, cơ hồ một tấm gương soi. Trong đó, người lãnh đạo độc tài có thể thấy rõ bàn tay lông lá và bộ mặt trâu ngựa của mình, để giật mình, tĩnh thức, chuyển hóa. Thêm vào đó, nhờ vai trò phản ảnh của tôi, một người dân ngày ngày lam lũ trên đồng ruộng, một người phu quét đường phố, một bà già ngồi ăn xin bên vệ đường, một

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 124

trẻ em ngày ngày đến trường với bụng đói hoành hành... từng mỗi cá nhân ấy đang được lắng nghe, chiếu cố và coi trọng, như một con người toàn diện và toàn phần.

Nói tóm lại, bốn chiều kích đang kết tinh kết tụ trong bản sắc làm người của tôi: Hướng dẫn, Đối chất, Củng cố và Phản ảnh.

Khi khẳng định mình và đóng góp tiếng nói như vậy, tôi sử dụng sứ điệp ngôi thứ nhất, để trình bày những gì chính tôi đã thực sự ghi nhận, một cách cụ thể và khách quan, với năm giác quan của tôi: tôi thấy, tôi nghe, tôi đụng đến... Nếu không làm như vậy, tôi sẽ chập chờn, nhảy vọt lung tung, cơ hồ vượn chuyền cành, từ một giả thuyết không bao giờ được kiểm chứng đến những lời đồn thổi vô căn cứ được nhai đi nhai lại. Hay là tôi tố cáo, phê phán, bói đoán, suy bụng ta ra bụng người. Nói cách khác, tôi chỉ phản ứng một cách máy móc, bốc đồng, loạn động... thay vì thanh thản và bình tĩnh làm chủ tình hình, sáng tạo bản thân, bằng con đường tư duy có hệ thống và tính khoa học.

6. Những giai đoạn thăng trầm trước khiĐối thoạiĐối thoại với bốn động tác cụ thể và bốn nguyên lý

điều hợp vừa được trình bày, không phải là thành quả của một ý chí toàn năng «muốn là được ngay lập tức».

Đối thoại cũng không bao giờ là một khoa học kỹ thuật cần được áp dụng một cách máy móc, tự động, vô hồn và vô thức.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 125

Sau khi hội nhập hay là nhận làm của mình, một cách thuần thành và nhuần nhuyễn, bốn động tác do tác giả W. ISAACS đề xuất và giới thiệu, chưa hẳn chúng ta đã thâu đạt khả năng đối thoại, một cách vĩnh viễn, hay là biến thành xương da, máu thịt của mình.

Sai một ly, có thể đi một dặm. Chỉ cần một giây lát thiếu tĩnh thức, cấu trúc Hạnh Nhân - thuộc Hệ Viền, nằm ở trung tâm Não Bộ hay là Hệ Thần Kinh trung ương - đã lên cơn sốt và nhả ra trong đường máu những chất độc tố mang tên chuyên môn là Adrénaline... con người chúng ta đã đánh mất bình tĩnh và an lạc. Hệ Tân Vỏ Não - có phần vụ điều hướng mọi cơ quan trong con người - lúc bấy giờ bị khống chế. Mọi hoạt động bình thường của Tư duy bị tê liệt. Ở trong tình huống nầy, tuy có mắt, chúng ta không còn thấy. Tuy có tai, chúng ta không còn nghe... Bao lâu chất độc tố chưa hoàn toàn tan biến trong đường máu, hoặc được bài tiết ra ngoài, chúng ta còn gặp phải bao nhiêu chướng ngại, để tái lập quân bình và an toàn nội tâm.

Một vài nhận xét về Hệ Thần Kinh Trung Ương như vậy cho chúng ta cảm nghiệm một phần nào: con đường hay là tiến trình đối thoại có thể dễ dàng thoái hóa, trong bất kỳ tình huống nào, với bất kỳ một người nào, lớn bé, già trẻ, trí thức, vua chúa, nhà lãnh đạo, thành phần bình dân...

Sau đây, vì lý do sư phạm, tôi muốn giản lược tiến trình đối thoại thành những giai đoạn tiếp nối nhau trên một đường thẳng. Trong thực tế của cuộc sống, tiến trình đối

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 126

thoại có thể đi lên đi xuống, đi tới đi lui. Hoặc giả, hai giai đoạn khác nhau có thể chồng chéo, xen kẽ vào nhau.

- Giai đoạn một: Tự vệ và giữ khoảng cáchKhi hai người bắt đầu đến với nhau, ngồi lại với nhau,

để trao đổi chuyện trò, họ thường kinh qua một thời gian trong tư thế xã giao, tự vệ, giữ khoảng cách. Trong nhiều trường hợp, họ giữ thái độ câm nín, vì không thể tìm ra điểm hội tụ, để xích lại gần nhau. Bầu khí giữa họ có thể trở nên càng lúc càng ngột ngạt, nặng nề, căng thẳng.

- Giai đoạn hai: Những va chạm đầu tiên, khi nhữnglối nhìn khác biệt bắt đầu xuất hiện

Bầu khí xã giao và thái độ giữ khoảng cách sẽ từ từ nhường bước, khi có một công việc hay là một đề tài thảo luận qui tụ và tập hợp hai người lại với nhau. Tuy nhiên, chính lúc họ bắt đầu trao đổi và chia sẻ, lập tức những ý kiến khác biệt từ từ xuất hiện. Những sự kiện do người nầy ghi nhận không ăn khớp với những sự kiện được người kia trình bày. Hệ quả đương nhiên là hai lối nhìn có thể đối kháng lẫn nhau. Từ đó, mỗi người có thể co rút và khép mình lại trong vỏ ốc xúc động riêng tư. Hứng khởi lúc ban đầu khả dĩ mở đường trong chiều hướng chia sẻ, góp chung lại hay là trao đổi qua lại, đang gặp phải chướng ngại. Bao lâu câu chuyện chưa đi vào vùng trọng tâm và phần thiết yếu, mỗi người còn kiểm soát mình. Xung đột chưa bùng nổ. Tuy nhiên, mặt ngoài của mỗi người không còn phản ảnh mặt trong. Tác

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 127

phong khách quan bên ngoài không còn ăn khớp với tiến trình và trạng thái của nội tâm. Phân tán và phân hóa là nguy cơ đang thành hình.

- Giai đoạn ba: tranh chấp và xung đột, vì nhảy vọtlung tung

Vì thiếu hiểu biết do thiếu người hướng dẫn và soi sáng, chúng ta không phân biệt bốn thành tố khác nhau có mặt trong mỗi tiến trình tư duy:

Thành tố Số 1: Sự kiện cụ thể và khách quan,Thành tố Số 2: Giả thuyết hay là cách thuyên giải,Thành tố Số 3: Kết luận cuối cùng Thành tố Số 4: Chương trình hành động.Thay vì từ từ leo lên từng nấc thang, trước mặt chứng

kiến của người đối diện, từ số 1 đến số 4, một cách bình thản và có thứ tự, chúng ta nhảy vọt lung tung, lộn xộn. Chúng ta đồng hóa giả thuyết với sự kiện. Chúng ta kết án, nghĩa là rút ra một kết luận, trước khi trình bày giả thuyết hay là kiểm chứng tính khách quan của các sự kiện được ghi nhận. Thêm vào đó, chúng ta áp đặt chương trình hành động, một cách tùy tiện, thay vì dựa vào một nhu cầu có mặt trong thực tế cụ thể và khách quan của môi trường sinh thái hiện tại.

Bao nhiêu ngộ nhận và xung đột đều phát xuất từ tình trạng thiếu hiểu biết khoa học, trong lãnh vực tư duy hay là suy diễn.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 128

Tệ hại hơn nữa là xung đột không bao giờ được khoanh vùng một cách rõ rệt, trong địa hạt tư duy. Xung đột tràn qua đời sống xúc động, dẫn khởi một dây chuyền dài thòng lòng bao gồm những phản ứng giận hờn, bực bội, căng thẳng, trầm cảm, xao xuyến, loạn động, đứng ngồi không yên nguôi...

Lo sợ là xúc động đầu đàn kéo lôi và lèo lái toàn bộ đội ngũ nầy. Lo sợ tấn công, đập phá tất cả những gì có liên hệ đến tình người, tình thương, tình đồng bào.

Nếu không tĩnh thức, để tức khắc dừng lại, thay đổi, chuyển hóa bản thân, những hiện tượng như bạo động và hận thù trong tác phong và quan hệ, sẽ là hệ quả thường tình và tất yếu.

- Giai đoạn bốn: Chuyển hướng, chọn lựa phươngthức thảo luận khoa học

Nhờ được trang bị bằng những kiến thức khoa học về con đường tư duy,

Nhờ có Tình Thương làm động cơ thúc đẩy từ bên trong nội tâm,

Nhờ vai trò can thiệp của một nhân vật có khả năng làm trung gian và phản ảnh,

Nhờ những kinh nghiệm khổ đau có tác dụng luyện kim, mà chúng ta đã kinh qua, trong lòng cuộc đời... chúng ta có thể chuyển đổi hướng đi.

Hẳn thực, khi cảm nghiệm những tranh chấp, xung đột đang thành hình trong nội tâm và từ từ xuất hiện ra ngoài

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 129

trong câu chuyện trao đổi, tức khắc chúng ta biết DỪNG LẠI, chuyển hướng, chọn lựa con đường tư duy có tính khoa học, bao gồm những bước đi lên sau đây:

- Bước thứ nhất: nắm vững bốn nấc thang của tư duykhoa học, vừa được nói tới trên đây.

- Bước thứ hai: Diễn tả ra ngoài bằng ngôn ngữ thểthức lý luận và suy diễn của mình, một cách rõ ràng, trong sáng và có hệ thống, xuyên qua năm động tác:

Tôi ghi nhận những sự kiện khách quan ...Tôi đề xuất giả thuyết...Tôi kiểm chứng sự kiện và chứng minh giả thuyết,

bằng những phương tiện...Tôi rút ra kết luận cuối cùng...Tôi dự kiến những hành động...

- Bước thứ ba: Kêu mời, lắng nghe và trân trọng nhữngđóng góp, nhận xét của người đối diện, nhằm sửa sai, bổ túc và kiện toàn thể thức suy luận mà tôi đã trình bày và biện hộ.

Sau khi trình bày và biện hộ lý luận của mình một cách khoa học, tôi cần sự đóng góp và nhận xét của người đối diện, là vì kinh nghiệm và khổ đau trong lòng cuộc đời đã dạy cho tôi những bài học quí hóa như sau:

Thứ nhất: Thực tế và thực tại của môi trường sinh thái có tính bao la và phức tạp. Thực tế ấy không ngừng chuyển biến, tuy dù bộ mặt bên ngoài có những sắc thái bất biến và

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 130

bất động, trước con mắt của tôi. Những gì tôi ghi nhận chỉ có tính cách phiến diện, phản ảnh một phần, một khía cạnh hạn hẹp của thực tế bao la. Đương khi đó, một người khác, đứng ở vị thế khác, có thể ghi nhận nhiều sự kiện khác, thoát khỏi tầm nhìn và tầm ý thức của tôi.

Thứ hai: Khi nêu lên những giả thuyết, rút ra những kết luận và tiên liệu những hành động, tôi chỉ làm công việc cố gắng XÍCH LẠI GẦN sư thật. Sự thật toàn bích toàn diện, trái lại, thoát khỏi tầm nắm bắt của tôi. Nói khác đi, tôi không bao giờ chiếm hữu toàn quyền về sự thật. Cho nên, thay vì tố cáo, phê phán, kết án người đối diện và gán cho họ những nhãn hiệu sai lầm, gian manh, láo khoét, phản bội... tôi hãy khiêm cung lắng nghe, tìm hiểu, đặt câu hỏi, cẩn trọng ý kiến và lối nhìn của họ.

Như trước đây tôi đã nhấn mạnh, khi thảo luận có tính khoa học, tôi làm công việc «Mạc khải mình», chia sẻ tiếng nói trung thực, đảm nhận tính chủ thể, thay vì áp đặt, nói thay, nói thế, cả vú lấp miệng em.

- Giai đoạn năm: Đối ThoạiKhi thảo luận, tôi đặt công việc và thành quả lên hàng

ưu tiên số một (Putting first things first), bởi vì tôi có nhu cầu giải quyết một vấn đề, cố gắng đề xuất những quyết định hợp lý và hợp tình, chọn lựa một đường hướng hành động thích ứng với hoàn cảnh hay là thực tế. Tư tưởng đồng qui vừa là dụng cụ, vừa là mục tiêu, trong địa hạt thảo luận có tính khoa học.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 131

Khi đối thoại trái lại, quan hệ trở thành ưu tiên thượng đẳng. Con người ở trước mặt tôi có giá trị hơn tất cả những điều mà người ấy đang bộc lộ ra ngoài, thậm chí khi họ còn bám trụ vào giai đoạn phản ứng bốc đồng và tự động.

Tuy nhiên, trên năm bình diện? tác phong, thể thức ghi nhận sự kiện, ngôn ngữ, lối nhìn, xúc động ? vì tôi đang kết dệt những quan hệ đối thoại, tôi cần đảm nhiệm bốn chiều kích đóng góp cho người đang có quan hệ với tôi: Nhận và Cho, Xin và Từ Chối. Và người ấy cũng đang đóng góp cho tôi, bằng cách nầy hoặc cách khác, trong bốn địa hạt ấy. Cũng giống như tôi, họ đang Xin và Cho, Nhận và Từ Chối. Nói một cách vắn gọn, người ấy vừa dạy cho tôi, vừa học với tôi. Đồng thời, tôi cũng vừa dạy cho họ, vừa học với họ.

Tôi học CHO, khi tôi ý thức rằng tôi đang làm cha mẹ, đối với nhiều người đang cần tôi. Hiện tại, tôi có rất nhiều điều để cho. Khi cho, tôi có thể chọn lựa, hay là thay thế cái này bằng cái khác.

Tôi học NHẬN bằng cách vui mừng đón lấy từ tay một người, một quà tặng. Đón lấy không có nghĩa là cướp giật, tước đoạt.

Khi XIN, tôi ý thức mình là người không có và cần sự giúp đỡ của một người đang có. Khi xin như vậy, tôi ý thức rằng người kia có thể cho và cũng có quyền từ chối. Xin không phải là ép buộc, đòi hỏi. Và Xin cũng không có nghĩa là lệ thuộc, quị lụy, luồn cúi.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 132

TỪ CHỐI một điều là khẳng định rằng điều ấy trong hoàn cảnh hiện tại không thích hợp với nhu cầu và thực tế của tôi. Tôi từ chối một điều, khi tôi không cần.

Tác giả St. COVEY sử dụng một lối nói khác, nhưng nội dung vẫn tương tự: Quan hệ hài hòa hay là đối thoại bao gồm ba chiều kích thiết yếu:

- Một là lắng nghe để tìm hiểu, hơn là đòi hỏi người đốidiện phải hiểu mình,

- Hai là sáng tạo, tìm mọi cách để người khác có điềukiện làm người có giá trị và nhân phẩm giống như tôi, ngang hàng tôi. Nói khác đi, thái độ và lối nhìn «Người Thắng-Tôi Thắng» là nguyên lý đang soi sáng và điều động quan hệ của tôi.

- Ba là tương sinh tương thành. Trong tiếng Anh, đó làý nghĩa sâu xa của lối nói «Synergizing». Khi một cộng với một, trong quan hệ đối thoại, số thành không phải chỉ là hai, nhưng là «Thiên thủ, Thiên nhãn».

Những bài học nầy, tôi đã thu hóa suốt thời gian dạy học cho trẻ em khuyết tật, chậm trí, tự bế... trong vòng gần 20 năm. Đành rằng tôi không bao giờ khinh thường những phương thức tư duy có tính khoa học. Tuy nhiên, nếu tôi phải chờ đợi học sinh của tôi hội nhập những bài học về năm nấc thang Suy Diễn, để rồi mới thiết lập với các em ấy những quan hệ tích cực, xây dựng và hài hòa, chắc hẳn tôi đã phải bỏ cuộc vì trầm cảm và thất vọng, trong tuần lễ đầu tiên, khi mới tiếp xúc.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 133

Trong tinh thần và chiều hướng đối thoại với các em ấy, tôi đã ngày ngày áp dụng phương pháp và dụng cụ sư phạm của L. S. VYGOTSKY. Để phục vụ trẻ em, tôi phân chia lãnh vực quan hệ thành ba vùng học tập. Thứ nhất là vùng tự lập. Thứ hai là vùng chuyển tiếp hay là trung gian. Thứ ba la vùng xa lạ.

Trong vùng tự lập, trẻ em đã biết làm và thích làm.Trong vùng xa lạ, trẻ em không bao giờ dám đi vào. Lo

sợ đã khống chế và làm tê liệt mọi ý thích mạo hiểm. Nếu tôi cưỡng ép trẻ em đi vào đó, các em sẽ từ chối. Nếu tôi vẫn khư khư cưỡng ép, trẻ em sẽ thoái hóa. Phản ứng lo sợ ban đầu dần dần biến thành cố định hay là một hội chứng «rối loạn tác phong».

Nhằm tạo điều kiện cho các em có thể học và thích học, tôi cần sáng tạo một vùng giao tiếp hay là trung gian, bằng cách thêm vào vùng tự lập một yêu cầu nho nhỏ ngang tầm thực hiện của các em. Nhờ có quan hệ yêu thương và kính trọng, đã được xây dựng, vun bón... trong quá trình tiếp xúc và trao đổi, từ trước cho tới nay, trẻ em chấp nhận cùng làm với tôi, một cách dễ dàng. Trẻ em càng làm, càng biết làm và càng thích làm, cho đến khi có thể làm một mình. Vùng tự lập nhờ đó càng ngày càng nới rộng ra. Và vùng xa lạ càng ngày càng lùi dần.

Nhằm minh họa, tôi xin đan cử một vị dụ cụ thể: Em La chỉ biết xé giấy một cách tài tình. Ngày học đầu

tiên, nhân có điện thoại gọi, tôi đi ra trước cửa lớp học để

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 134

trả lời. Trong vòng chưa đầy hai phút, em La đã xé nát những sách và tài liệu được sắp xếp trên một kệ sách, gần chỗ bàn viết của tôi.

Tôi chớp thời cơ, xem việc xé giấy là một khả năng tự lập và thuần thành của Em La.

Vùng chuyển tiếp do tôi sáng tạo, để giúp em La học tập, bao gồm những yêu cầu từ từ đi lên, theo cấp độ từ dễ đến khó. Nói cách khác, tôi xin em La một vài điều mà em có thể cho, vì yêu thương tôi:

- La ơi, em tới đây xé giấy với Thầy,- Xé giấy với Thầy, trong chỗ nầy, em không xé ở ngoài,- Hãy xé với bạn Tú đang ngồi bên cạnh em,- Xé xong, hãy đặt những mảnh giấy vụn vào trong

chiếc giỏ nầy,- Xé xong rồi, em đem cất giỏ giấy vào góc lớp...Và cứ như vậy, em La càng tiến bộ, tôi càng nâng cao

yêu cầu. Độ khó của bài học càng ngày càng gia tăng.Trong địa hạt thực tập Đối Thoại, phải chăng đó cũng

là cách dạy và cách học, trong những nhóm sinh hoạt khác nhau? Bài học Đối Thoại phải được «thái nhỏ», lúc bấy giờ học viên bất kể thuộc lứa tuổi nào mới có khả năng «nhai và nuốt» một cách ngon lành và dễ dàng.

Vì thiếu những bài học cụ thể về đối thoại như vậy, chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng rất phổ biến. Khắp nơi, trong mọi môi trường chính trị, nghề nghiệp cũng như

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 135

tôn giáo, ai ai cũng hô hào, đòi hỏi «Phải đối thoại». Nhưng chính những người hô hào, rao giảng về đối thoại, lai là những người áp đặt mệnh lệnh từ trên, từ ngoài, trong cuộc sống thường ngày.

Sau đây tôi xin đan cử một vài bài học thái mỏng:- Thực tập sứ điệp ngôi thứ nhất, để nói về mình, thay

vì ra lệnh: «Tôi thấy em đang khóc, thay vì: Nín đi, đừng khóc như con nít».

- Ghi nhận sự kiện, thay vì phê bình: «Sáng nay tôi thấybạn đến trễ 5 phút», thay vì: «Bạn đến trễ như vậy là một thói quen rất xấu».

- Tôn trọng ý kiến của người khác: «Về hành vi vắngmặt của em A, chị cho tôi biết tin tức là em A bị bệnh cúm. Bà hiệu trưởng lại nói với tôi cách đây năm phút: Mẹ em A xin phép cho em A nghỉ một tuần».

Với những cách làm cụ thể nầy, toàn thể các thành viên trong nhóm học tập về đối thoại, sẽ dần dần ý thức một cách sâu sát về vai trò và trách nhiệm của họ:

- Tôi cùng với những nhóm viên khác đang làm nênmột tổng thể,

- Trong nhóm, tôi chia sẻ kinh nghiệm độc đáo của tôi.Sau đó, tôi lắng nghe chị A, anh B chia sẻ ý kiến của họ.

- Cả nhóm không loại trừ một ai xây dựng một tiếntrình tư duy: «Trong 15 phút thảo luận vừa qua, Em chưa nghe chị C cho biết ý kiến của chị. Bây giờ, em muốn nghe chị C nói».

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 136

- Phân biệt lối nhìn và xúc động: «Nửa giờ vừa qua,mỗi người đã trình bày quan điểm của mình. Bây giờ tôi muốn lắng nghe xúc động của mỗi người, trước sự việc mà chúng ta đã bàn tới».

- Ý thức về «CHÚNG TA»: «Tôi đã phát biểu. Mườilăm anh chị khác cũng đã nói lên tiếng nói của mình. Chúng ta còn 45 phút. Chúng ta có thái độ gì, với tư cách toàn nhóm, về sự việc ấy. Toàn Nhóm đã đề xuất 3 cách làm. Theo ý kiến của nhóm, trong 3 cách làm ấy ưu tiên số 1 là gì?»

Với ý thức càng ngày càng được vuốt nhọn như vậy, đối thoại không phải là một lý thuyết. Đối thoại cũng không phải là một kỹ thuật cần được áp dụng một cách vô hồn. Đối thoại là sống với nhau, sáng tạo với nhau, làm người với nhau. Khi nầy, chúng ta Cho và Xin nhau. Khi khác, chúng ta Nhận một cách vui tươi, hay là Từ Chối một cách thanh thảnh và bình tĩnh.

7. Những cạm bẫy cần hóa giảiMặc dù với bao nhiêu thực tập và thiện chí, cạm bẫy

vẫn có thể xuất hiện, trên mỗi bước tiến của chúng ta. Theo tôi, chỗ nào con người chung sống với nhau, chỗ ấy sau vài ba ngày, RÁC hoặc phế liệu thế nào cũng xuất hiện. Trách nhiệm làm người của chúng ta là NHẬN DIỆN và ĐỐI DIỆN sự kiện ấy, để rồi tìm cách chuyển luân Rác, hóa giải cạm bẫy.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 137

Trong khuôn khổ của bài chia sẻ nầy, tôi không thể «tát cạn» vấn đề RÁC, một cách rốt ráo. Tôi chỉ nêu lên một vài nét chấm phá. Hy vọng trong một dịp khác, vấn đề sẽ được đặt lên bàn với nhiều chi tiết hơn.

Ở đây tôi chỉ bàn thoáng qua về ba cạm bẫy chính yếu:Cạm bẫy thứ nhất: Trong cách sử dụng ngôn ngữ,

chúng ta thiếu chính xác. Những từ thông thường như luôn luôn, không bao giờ, người ta, họ... có thể xúc tác những xung đột, khi chúng ta trao đổi, chuyện trò. Những lời tố cáo, kết án thường được len lỏi, nằm vùng ở bên dưới những từ nho nhỏ ấy.

Cạm bẫy thứ hai: Đời sống xúc động rất dễ bị ô nhiễm. Ngôn từ không chính xác dẫn khởi những lối nhìn bóp méo, xuyên tạc. Lối nhìn làm ô nhiễm xúc động. Xúc động bị ô nhiễm trở lại tung hỏa mù trên khả năng ý thức và tư duy. Và khi xúc động bị tổn thương, quan hệ là nạn nhân đầu tiên. Lúc bấy giờ, đối thoại chỉ là ngôn từ trống rỗng.

Cạm bẫy thứ ba: câu hỏi «Tôi là ai?» nhằm xác định bản sắc của mỗi người, luôn luôn ám ảnh chúng ta, trong mỗi câu chuyện trao đổi. Tôi là ai? Phải chăng tôi là người có giá trị? Phải chăng tôi là người có khả năng? Phải chăng tôi là người được thương? Những câu hỏi ấy không bao giờ có câu trả lời dứt khoát và cố định. Do đó, chúng ta dễ nghi kỵ, đánh mất lòng tự tin. Và khi không tin mình, chúng ta cũng không tin người khác, cho dù họ là ai. Quan hệ đối thoại dễ tan vỡ trong những tình huống như vậy.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 138

Cách hóa giải là đánh sáng lại mỗi ngày ý thức về bản sắc: BẢN SẮC không bao giờ là câu trả lời «Hoặc có hoặc không». Nhưng là «Vừa có vừa không». Nói cách khác, tôi vừa được yêu ở đây, vừa bị ghét ở chỗ khác. Tôi vừa có khả năng ở trong địa hạt nầy, nhưng vụng về trong lãnh vực khác. Tôi đã là người có giá trị. Nhưng những giá trị ấy không bao giờ đạt mức độ tuyệt đối. Bao nhiêu giá trị khác đòi hỏi tôi phải thực tập, tôi luyện, bao lâu tôi còn thở, còn sống.

8. Cưu mang Trời trong bao lâu? ChínTháng mười ngày?Chúng ta thực tập «Cưu Mang Trời», bằng cách dấn

bước trên con đường đối thoại với Anh Chị Em Đồng Bào trong bao lâu? Huyền Sử Việt Nam đã trả lời: «Trong mười nghìn năm».

Nói cách khác, nếu chúng ta cố quyết dấn bước trên con đường đối thoại, Quê Hương Việt Nam chúng ta sẽ tồn tại, ít nhất trong một thời gian «Mười nghìn năm». Cho nên Tổ Tiên đã chọn lựa cho Đất Nước một Danh Hiệu rất đẹp: Vạn Xuân.

Ngày nay, khi đối thoại với nhau, chúng ta đang thực hiện kỳ vọng của các vị.

9. Một câu chuyện nho nhỏ để kết thúc:Vào những tháng ngày ấy, loạn lạc nổi lên khắp nơi

trên Đất Nước Vạn Xuân. Dân chúng rất khổ sở và lầm than.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 139

Nhiều bậc kỳ lão đã chạy về cầu cứu tại một ngôi chùa heo hút gần núi Tản Viên, mang tên là Chùa Âu Cơ. Vị Thiền Sư trụ trì Ngôi Chùa đã già quá 100 tuổi, và đang sống với một đồ đệ duy nhất.

Khi các kỳ lão ra về, vị Thiền Sư gọi người đồ đệ của mình vào và trao một thanh kiếm.

Vị Thiền Sư dạy bảo: «Thầy đã già, không còn làm được chi. Con hãy đi theo các bô lão và giúp họ mang lại thanh bình cho Đất Nước. Thầy chỉ có thanh kiếm nầy, để làm hành trang cho con. Thanh kiếm nầy cũng là một tấm gương. Soi vào đó, con sẽ biết ai ngay, ai giantrên đường con đi. »

Sau mười năm, với thanh kiếm hộ mệnh, người đồ đệ đã giết được một ngàn tên cướp nổi tiếng, và mang lại thanh bình cho quê hương.

Trên đường trở về chùa cũ, người đồ đệ đã dừng lại bên một bờ sông để tắm gội. Không ngờ, khi soi bóng mình vào mặt nước trong xanh, ông đã không thấy mặt mình. Thay vào đó, một mặt cọp hiện hình, với nhiều lông lá ngổn ngang, luộm thuộm.

Khi ông về đến chùa, bà giúp việc đi ra mở cổng, đón mừng. Bà vừa khóc vừa đưa tin: Thầy ơi, Sư Cụ đã ra đi cách đây năm năm rồi. Trước khi nằm xuống vĩnh viễn, Sư Cụ trao cho tôi gói đồ nầy và một bì thư, dặn tôi giữ kỹ càng cho đến khi Thầy trở về.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 140

Trong lá thư, Sư Cụ trụ trì đã viết: Thầy đã ngày ngày theo dõi con, trên mỗi chặng đường con đã đi qua, để bình định Đất Nước. Bây giờ con đã làm xong công việc và trở về. Thầy trao lại cho con tấm gương soi của Thầy. Từ đây, con hãy soi mặt mình vào đó, để đi hết con đường tu thân.

Tôi không biết rõ việc gì đã xảy ra sau đó. Vào một dịp có cơ hội đến thăm Ngôi Chùa Âu Cơ, bà con ở gần đó đã kể cho tôi nghe lời truyền tụng như sau:

Người đồ đệ đã soi mặt vào tấm gương mỗi ngày ba lần. Dần dần, vị tu sĩ thấy lông lá trên mặt cọp của mình rụng xuống... Sau mười năm, mặt cọp đã biến mất. Thay vào đó, không phải là mặt mũi ngày trước của vị tu sĩ hiện ra, nhưng là một Bầu Trời của Bà Âu Cơ trống không, trơ trụi... Không có gì hết.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 141

Sách Tham Khảo:1.- KANTOR D. &LEHR W. - Inside the Family - JB, San Francisco 1975.

2.- ISAACS W. - Dialogue - Currency Book, N.Y 1999.

3.- NGUYỄN VĂN THÀNH - Huyền Sử Việt Nam : Con đường luyện vàng của Con Rồng Cháu Tiên - TN, Lausanne 2004.

4.- PHAN Bội Châu - Khổng Học Đăng - Anh Minh, Huế 1957.

5.- SENGE P. M. - The Fifth Discipline, Fieldbook - Currency Book, USA 1994.

6.- VYGOTSKY L.S. - Pensée et Langage - ESF, Paris 1985.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 142

Chương 13Thánh Giá: Con Đường Dẫn Đến

Phục Sinh

-Để tưởng niệm một Người Cha vừa trở vềtrong lòng Đại Dương của Thiên Chúa-

Sau những ngày «ba chìm bảy nổi tám lênh đênh», trên giường bệnh, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã tắt thở, lúc 21 giờ 37 phút, vào ngày thứ bảy mồng 2 tháng 4 năm 2005.

Nhìn lại cuộc đời 84 tuổi của Ngài, với 26 năm làm Giáo Hoàng, là tác giả của nhiều tông thư quan trọng, đã thực hiện 104 chuyến đi thăm viếng khắp năm châu bốn bể…tôi thầm thì lẩm bẩm, trong đáy sâu tâm hồn, bài thơ của Joe DARION:

«Thực hiện một giấc mơ chưa bao giờ được thực hiện,

Can đảm đánh vào lòng tên địch, đã muôn đời nổi tiếng là vô địch,

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 143

Có khả năng đón nhận và hóa giải mọi nỗi buồn đang trấn áp sức chịu đựng của mọi người,

Đi đến những biên cương mà các anh hùng hào kiệt chưa bao giờ dám mạo hiểm,

Vượt thắng mọi lỗi lầm đã ăn đời ở kiếp, trong cõi lòng của mỗi người,

Gieo vãi tận muôn phương Hạt Giống của Tình Yêu đơn thuần và trong trắng, không đợi chờ, không đòi hỏi…

Tiếp tục can trường thực hiện những chương trình, khi hai bàn tay muốn buông xuôi, vì đã rã rời và mệt mỏi,

Ngày ngày vươn mình lên, đón nhận ánh sáng của muôn vì sao, ở ngoài tầm nắm bắt của đôi mắt phàm tục».

***

Thế nhưng, vào những ngày cuối cùng, sau một cuộc đời dâng hiến trọn vẹn, Ngài vẫn bị «đóng đinh vào Thánh Giá của Khổ Đau và Bệnh Hoạn», giống như tất cả mọi người «mang thân phận và điều kiện làm người».

Phải chăng đó là qui luật, là con đường tất yếu, là Thánh Ý nhiệm mầu của Thiên Chúa Ngôi Cha?

Sau những ngày bôn ba xuôi ngược, mang Tin Mừng cho mọi dân mọi nước… phải chăng vào những giây phút

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 144

cuối đời, Đức Thánh Cha cũng đã được sai đi, để «rao giảng Tin Mừng», một cách cụ thể, từ giường bệnh của mình?

Có dịp theo dõi và chứng kiến từ xa, những giờ phút hấp hối, những cơn hôn mê của Ngài, nhất là từ ngày thứ năm đến chiều tối thứ bảy cuối cùng, tôi đã thinh lặng mở sách Phúc Âm, với tâm tình của một đứa con, đọc cho Ngài nghe và chia sẻ với Ngài « Bảy Lời Cuối Cùng của Đức Kitô trên Thánh Giá ».

Lời thứ nhất: «Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?» (Mt 27,46; Mc 15, 34).

- Phải chăng Thiên Chúa đã bỏ rơi Đức Thánh ChaGioan-Phaolô II, một mình với những khổ đau tràn trề, trong xương da và máu thịt của Ngài?

- Phải chăng Thiên Chúa đã bỏ rơi hằng triệu người DoThái, trong các lò hơi ngạt, trong các trại tập trung của người Đức quốc xã?

- Phải chăng Thiên Chúa đã bỏ rơi những bậc cha mẹ,khi con cái họ phải mang hội chứng khuyết tật, tự bế… trong suốt cuộc đời?

Trên con đường đi về làng Ê-Mau, Đức Kitô Sống Lại đã hướng dẫn chúng ta tìm ra câu trả lời: «Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?» (Lc 24, 26).

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 145

Hẳn thực, từ ngày Đức Kitô, Con Thiên Chúa, mang thân phận làm người hoàn toàn giống như chúng ta và chết hẩm hiu trên Thánh Giá, khổ đau trong bất cứ thức dạng nào, không còn là một hình phạt, nhưng là con đường dẫn tới Phục Sinh, cho những ai tin vào Đức Kitô và đang nhận làm của mình tâm tình, lối nhìn của Ngài trên Thánh Giá.

Lời thứ hai: «Lạy Cha, xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm» (Lc 23, 34).

Tin vào Đức Kitô là sở hữu hóa hay là nhận làm của mình, chính tâm tình của Đức Kitô. Sống Đức Tin như vậy là sẵn sàng thứ tha cho mọi người, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Là nhận họ, một cách vô điều kiện, làm người anh chị em của mình, mặc dù họ đã «đóng đinh chúng ta vào cực hình Thánh Giá», hay là dùng khí giới sát hại chúng ta, khi chúng ta đang đi trên con đường thi hành nhiệm vụ.

Để có thể thứ tha như vậy, chúng ta hãy bắt đầu thay đổi lối nhìn của chúng ta về người anh chị em. Sở dĩ họ có hành vi sai trái, không phải vì họ xấu, trong căn cơ, bản chất và tâm hồn của mình. Nhưng là vì họ đang bị khổ đau nghiền nát và khống chế, trong xương da và máu thịt của mình. Cho nên, mắt họ trở nên mù quáng. Tai họ không còn xôn xao. Tay chân họ đã trở nên vụng về, què quặt. Họ không còn sáng suốt và ý thức về tất cả những gì họ đang làm.

Bao lâu chúng ta chưa có khả năng «thứ tha vô điều kiện», như Đức Kitô đã làm trên Thánh Giá, chúng ta chưa

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 146

phải là đồ đệ của Ngài. Chúng ta chưa là «người làm chứng cho Tin Mừng», trong mọi hang cùng ngõ hẻm của nhân loại.

Lời thứ ba: «Ông Giêsu ơi – lời của người gian phi – khi ông vào nước của ông xin nhớ đến tôi!». Và Người nói với anh ta: «Tôi bảo thật với anh: hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng» (Lc 23 42-43).

Thứ tha, đối với người đi theo Đức Kitô, không phải chỉ là lời nói ở đầu môi chót lưỡi. Nhưng đó là một hành vi cụ thể và khách quan, bộc lộ ra bên ngoài một tấm lòng đại dương thực sự đang có mặt trong nội tâm của mình. Sách giáo lý đã dạy chúng ta: Thiên Chúa phán một lời, liền có trời đất, muôn vật. Hẳn thực, nếu chúng ta sống Đức Tin vào Lời của Thiên Chúa, lời của chúng ta tự khắc phản ảnh Lời của Ngài, nghĩa là có khả năng biến thành hiện thực và hành động cụ thể. Bằng không, bao nhiêu lời tuyên xưng và rao giảng của chúng ta, cho dù cao siêu hướng thượng đến độ nào chăng nữa, cũng chỉ là «thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng», theo lối nhìn của Thánh Phaolô (1Cr 13,1).

Lời thứ tư: «Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha». Nói xong Đức Kitô, thở hơi cuối cùng (Lc 23, 46).

Sau khi thực thi công việc thứ tha, nghĩa là thay đổi tận gốc rễ lối nhìn của mình về người anh chị em, hình ảnh một Thiên Chúa xa xôi, khắc nghiệt, lạnh lùng và lãnh đạm

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 147

không còn có mặt trong tâm hồn của chúng ta. Từ giờ khắc ấy, Ngài là Người Cha nhân hậu, dang rộng hai cánh tay tay ôm ẵm chúng ta vào lòng, và nói với chúng ta: «Lúc nào con cũng ở với Cha, tất cả những gì của Cha là của con» (Lc 15, 31).

Một cách đặc biệt, Ngài ban cho chúng ta Thánh Thần của Ngài. Nhờ đó, dù đui mù từ thửa bình sinh, mắt chúng ta vẫn có thể mở ra. Dù bại liệt, chúng ta vẫn có thể đứng thẳng lên. Dù câm và điếc, chúng ta cũng vẫn có thể trở thành người trao ban và đón nhận Lời Tình Yêu của Thiên Chúa.

Lời thứ năm: «Thưa Bà –Đức Giêsu nói với thân mẫu của mình- đây là con của Bà». Rồi Người nói với môn đệ: «Đây là Mẹ của anh». Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (Ga 19, 26-27).

Giữa lúc khổ đau tràn trề và lai láng, thay vì có phản ứng máy móc và tự động là co rút lại trong vỏ ốc tự vệ của mình, như chúng ta đã làm, còn làm và thường làm, Đức Kitô đã chọn lựa thái độ trao bao và hiến tặng, mở rộng lòng cho người khác.

Trên bình diện Thiên Chúa, Ngài đã trao ban Thánh Thần của Ngài, để chúng ta có khả năng thứ tha cho người anh chị em, như Ngài, với Ngài và nhờ Ngài.

Về mặt nhân loại, Ngài đã trao ban thân mẫu của Ngài là Mẹ Maria. Nhờ ý thức được rằng mình là con một Mẹ, như lòng Ngài mong muốn, chúng ta sẽ có khả năng yêu thương

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 148

nhau, đùm bọc nhau, không tìm cách cố thủ sau những lằn ranh phân biệt Do Thái và Hy Lạp, chủ ông và nô lệ, người giàu và kẻ nghèo (1Cr 12, 12-13).

Thế nhưng trong thực tế ngày hôm nay của người Kitô hữu, chúng ta đang chia rẽ một cách trầm trọng, về Người Mẹ của Đức Kitô. Và khi đã chia rẽ về trọng điểm nầy, chúng ta sẽ còn chia rẽ về bao nhiêu vấn đề khác: về Bí Tích Thánh Thể, về tác vụ của người linh mục…Trong hiện tình của thế giới ngày hôm nay, chúng tra đang bị mê hoặc bằng những cuốn tiểu thuyết như «Mật Mã của Léonard de Vinci»… để rồi lảng quên bài học cơ bản mà Tông Đồ Tôma đã nhận lãnh từ Đức Kitô Sống Lại: «Phúc thay những người không thấy mà tin!» (Ga 20, 39).

Thêm vào đó, chúng ta đang chia rẽ, vì bao nhiêu ba hoa chích chòe của ngôn ngữ, đương khi sống Đức Tin và Lắng nghe Lời Chúa, đòi hỏi chúng ta phải kết hợp một cách chặt chẽ, cả ba yếu tố TRI, CẢM và HÀNH trong từng hơi thở và lối nhìn của chúng ta.

Trong những giờ phút hấp hối cuối cùng, phải chăng Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đang khổ đau nhức nhối, trong xương da và máu thịt của mình, vì Ngài cảm thấy mình chưa làm được gì, cho mọi người anh chị em tín hữu «trở nên MỘT thực sự và trọn vẹn», theo lời khẩn nguyện của Đức Kitô. Trái lại giữa chúng ta, một số người đang còn «nhân danh» Apôlô. Một số người khác đang hô hào ủng hộ Phaolô. Và một thành phần thứ ba đang đề cao Kê-pha (1Cr 1, 12).

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 149

Lời thứ sáu : «Tôi khát». Biết rằng mọi sự đã hoàn tất, và để ứng nghiệm một

cách trọn vẹn Lời Kinh Thánh, Ngài đã thốt ra Lời thứ sáu nầy (Ga 19, 28).

Hẳn thực, từ ngày sinh ra trong hang bò máng cỏ, cho đến lúc bị treo vào cực hình Thánh Giá, Đức Kitô luôn luôn tự đồng hóa với những người nghèo của Đấng Ya-Vê. Phải chăng họ là những người được lãnh nhận lời chúc phúc đầu tiên, trong Bài Giảng trên núi (Mt 5, 3) ? Và trong cuộc phán xét chung sau này, chúng ta sẽ có dịp nghe lại Lời chúc phúc ấy: «Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn. Ta khát, các ngươi đã cho uống. Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc. Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom. Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm» (Mt 25, 34-37).

Sau hơn hai nghìn năm phát triển, từ đông qua tây, từ bắc xuống Nam, Hội Thánh của Đức Kitô đã và đang thực thi thế nào «sứ mệnh tạo nên Trời Mới và Đất Mới», trên mặt điạ cầu nầy? Khi hội thoại về ý nghĩa cụ thể và thực tiển của lối nói «Trời Mới và Đất Mới» nầy, phải chăng chúng ta vẫn luôn luôn ở trong tình huống «trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?» Cho nên , trong lòng Hội Thánh, chúng ta hãy can đảm và thành thực chấp nhận rằng: người nghèo của Đức Ya-Vê vẫn luôn luôn còn sắp hàng đứng ăn xin, trước cỗng nhà thờ, mỗi buổi sáng chủ nhật. Thêm vào đó, bao lâu còn có người bị tố cáo, phê phán, nghi kỵ và loại trừ trong lòng Hội Thánh, Thiên Chúa đang vẫn còn thốt lên «Tôi khát».

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 150

Hẳn thực, Ngài đang cần những con người có khả năng và tấm lòng muốn nối dài vai trò của «Người Cha Nhân Hậu», ngày ngày đứng đợi «đứa con hoang đàng và phung phí» trở về trong lòng Đại Dương của Ngài (Lc 15, 11-31).

Trước tình huống ấy, với tư cách là những người đang sống Đức Tin vào Đức Kitô và làm chứng về Ngài, chúng ta hãy đau với niềm đau của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II. Chúng ta hãy chia sẻ con hấp hối của Ngài, trong nhữnggiờ phút cuối cùng của cuộc đời. Đó cũng là cơn hấp hốicủa Đức Kitô trên Thánh Giá, đang còn ngày ngày tiếp diễntrong cõi lòng của từng người trong chúng ta, nếu chúng tacó can đảm «bổ túc những gì đang còn thiếu sót», trong conngười và cuộc đời làm người của Ngài.

Lời thứ bảy và cũng là Lời cuối cùng của Đức Kitô, trên Thánh Giá : «Thế là đã hoàn tất». Sau đó, Ngài gục đầu xuống, và trao ban Thần Khí (Ga 19, 30).

Để có thể cưu mang Đức Kitô, Con Thiên Chúa trong cung dạ của mình, Mẹ Maria đã được tràn đầy và thấm nhuần Chúa Thánh Thần. Chính vì lý do nầy, Thiên sứ Gabrien đã thưa với Mẹ: Xin Bà đừng sợ.

Trong vòng 26 năm làm Giáo Hoàng, Đức Gioan-Phaolô II cũng đã ngày ngày nhắn nhủ chúng ta: Anh Chị Em đừng sợ! Hãy ra khơi, làm nên «Trời Mới và Đất Mới», bởi vì từ ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta cũng được tràn đầy Chúa Thánh Thần giống như Mẹ Maria.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 151

Đức Gioan-Phaolô đã ra đi vĩnh viễn. Ngài không còn có mặt giữa chúng ta. Nhưng Lời Ngài đang còn vang vọng một cách sâu thẵm, trong tâm hồn của mỗi người, vì Ngài đã đại diện Đức Kitô, giữa chúng ta.

«Lời Ngài là sức sống của con, Lời Ngài là ánh sáng đời con, Lời Ngài làm chứa chan hy vọng, Là đường để con hằng dõi bước, Lời Ngài đượm chất ngất niềm vui, Trọn vẹn ngàn tiếng hát đầy vơi, Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời, Lời Ngài hạnh phúc cho trần ai ».

Lausanne, ngày 04-04-2005

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 152

Chương 14 Nguyện Vọng của Người Mù Từ

Thuở Mới Sinh (Ga 9,1-41)

Tôi là một người mù từ thuở mới sinh. Sáng nay, Đức Kitô đã làm cho mắt tôi được THẤY trở

lại, như một người bình thường, không bao giờ mang tật nguyền gì …

***

1. Bao nhiêu năm sống trong cô đơn và khổ đau, suốtngày đi ăn xin từ xóm làng nầy qua xóm làng khác. Từ đây, trở lại với xã hội loài người, tôi chỉ ước mong được cư xử và đãi ngộ như một con người có giá trị bình thường như mọi người. Có lời ăn tiếng nói, khi tiếp xúc và trao đổi. Được lắng nghe và coi trọng, khi tôi cất lời phát biểu, trình bài ý kiến riêng tư của mình. Khi được mọi người xác nhận phẩm chất làm người như vậy, tự nhiên tôi “vươn lên, hướng thượng”,

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 153

cố gắng đóng góp phần mình, khi anh chị em bà con cần đến tôi.

2. Ngoài ra, khi tôi có những hành động sai trái, lầmlỡ… ước vọng của tôi là được anh chị em hai bên cạnh trở nên cho tôi một ngọn đèn hướng dẫn và nâng đỡ, sẵn sàng chỉ bày cho tôi một cách cụ thể và rõ ràng tôi phải điều chỉnh thế nào hành động và ngôn ngữ của tôi. Sai lầm lúc bấy giờ không còn là một sai lầm, trái lại đã trở nên cho tôi một bài học cao quí, khả dĩ xây dựng cuộc đời và làm đẹp bộ mặt của tâm hồn .

3. Nhu cầu thứ ba của tôi là có người dạy bảo nhữngbài học ĐÁNH GIÁ, bằng cách chia sẻ và giả bày những định chuẩn rõ ràng và khách quan. Dựa vào đó, tôi xác định vị trí hay là chỗ đứng của tôi, trong lòng xã hội hay là trong lãnh vực nghề nghiệp. Cuộc sống bình thường luôn luôn có trên có dưới, có trước có sau, có trong có ngoài. Không ai dạy cho tôi những bảng thang giá trị hay là những qui luật ấy, tôi chỉ là hạt cát phiêu lưu, bất định “vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo”.

Thay vì mang đến cho tôi ba quà tặng cao quí ấy - là xác nhận giá trị, hướng dẫn hành động và đánh giá cuộc sống - nhằm xây dựng bản thân và cuộc đời hằng ngày cho tôi …những người mà tôi gặp trên mọi nẻo đường đó đây chỉ tungra “những lời tố cáo, phê bình, chỉ trích, mạ lị và chưởi bới”.

«Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư ?»

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 154

Với thái độ trịnh thượng ấy, thay vì đón nhận và yêu thương tôi, họ đã trục xuất, khai trừ, loại thải tôi ra khỏi cung lòng của họ.

***

Hỡi ai là người Kitô - hữu - có nghĩa là Đức Kitô thứ hai, Alter Christus - thay vì xua đuổi tôi, hãy lấy một ít bùn đất, trộn với nước miếng của quí bạn, và đụng đến hai con mắt Đức Tin của tôi, để cho tôi có thể “nhìn thấy Mặt Trời Công Chính“, trong tất cả cuộc đời còn lại của tôi.

Hãy có gan “làm phép lạ“, để cho tôi ngày ngày trở nên con cái của Thiên Chúa.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 155

Chương 15 Thăng Long: «Vùng Đất Huyền Sử»

Sau ba tuần lễ, tìm lại những dấu chân còn đậm nét của Tổ Tiên, trên vùng đất “Văn Hoá Sông Hồng” tôi trở về nhà, lòng tràn ngập xúc động vui sướng và biết ơn. Tôi tạ ơn Trời Đất đã tạo ra cơ hội và cho phép tôi trở về với Đền Tháp Cổ Loa, đền thờ Thánh Gióng, Hồ Hoàn Kiếm và Đầm Xác Cáo ở Hồ Tây… sau gần 70 tuổi đời thao thức, tìm kiếm, sưu tầm và mộng mơ… cuối cùng, tôi đã đến tận nơi, đã thấy tận mắt, đã thầm thì khấn nguyện với bao nhiêu vong linh đang còn hiện diện rõ nét, trong từng nắm đất, trên từng viên gạch và mái ngói đã đóng lớp rêu phong của tháng ngày.

***

1. Lưỡi gươm của Thần Kim Qui:Trên Hồ Gươm phải chăng Thần Kim Qui vẫn còn có

mặt, như một hôm nào đã hiện lên trao ban thanh kiếm “ Cứu Nước Cứu Nhà” cho một vài vị vua, thuộc nhà Lý, nhà Trần và nhà Lê…?

Nhiều lần đi quanh Hồ Hoàn Kiếm, tôi vẫn còn đặt ra cho mình câu hỏi: phải chăng thanh gươm của Thần Kim

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 156

Qui chỉ là một huyền thoại vu vơ, không có thực, hay là đã bị đánh mất một cách vĩnh viễn?

Và rồi ngồi xuống trên một ghế đá, nhìn mặt hồ, tôi từ từ đi vào một giấc mơ: tôi đi theo Thần Kim Qui… vào trong các gia đình của người Việt Nam ở Bắc, cũng như ở Nam. Ở trong Nước cũng như ở ngoài Nước.

Cụ già tới đâu cũng đưa mắt tìm kiếm thanh kiếm ngày xưa. Cụ chỉ thấy tủ lạnh, máy vi tính, đài truyền hình và bao nhiêu vật dụng tối tân và quí giá. Thế rồi, sau bao nhiêu năm bôn ba, cụ phải trở về Hồ Gươm với hai bàn tay trắng. Không một nơi nào, một nhà nào, thậm chí các chùa chiền, đền thờ… còn giữ lại thanh kiếm mà cụ đã trao ban. Hôm ấy, bừng tỉnh dậy, tôi buồn một nỗi buồn thấm thía, cơ hồ cụ là tôi và tôi cũng là cụ. Từ hôm ấy, tôi hứa với cụ là sẽ tiếp tục đi tìm thanh gươm trong đáy sâu tâm hồn của những đứa bé “xấu số” chưa được lưu tâm và chăm sóc, trong lòng quê hương. Hoạ may, trong cái hoạ, vẫn còn cái phúc đang được cất giấu ở dưới những vùng sâu thăm thẳm của nội tâm?

2. Thánh Gióng được gọi lên đường đánhtan giặc Ân:Theo Sử Sách, giặc từ phía bắc tràn vào xâm chiến

Nước Non mang tên là giặc Hán, giặc Nguyên, giặc Minh và giặc Thanh. Không một loại giặc nào mang tên là giặc Ân, tuy dù có một nhà vua của Trung Quốc mang tên là Ân, vào khoảng năm 200 sau công nguyên.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 157

Vậy giặc Ân được Thánh Gióng đánh tan tành là loại giặc nào?

Đến tận vùng núi Sóc Sơn, nơi có Đền Thờ của Ngài, chứng kiến những vết chân ngựa to tướng và bây giờ là những hồ nước chung quanh đền thờ. Tôi mới nhận thức được rằng: giặc Ân đã khởi phát từ trung tâm của Đồng Bằng Sông Hồng.

Thánh Gióng đã dẹp tan giặc Ân ở nơi ấy và bay lên trời từ nơi ấy, chứ không phải ở tận biên thuỳ và từ biên thuỳ xa xôi.

Chừng ấy dữ kiện cho tôi thấy rõ: giặc Ân đã khởi phát ở giữa lòng quê hương, trong thâm cung cõi lòng của con Hồng cháu Lạc. Giặc Ân, trong lối nhìn ấy, là giặc Tình, giặc Nghĩa, giặc quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cũng như giữa anh chị em đồng bào. Theo cách nói của Ca Dao, đó là loại giặc giữa “ gà một nhà bôi mặt đá nhau”.

Nguồn gốc phát sinh loại giặc Ân này là tinh thần nhị nguyên đang len lõi nằm vùng, ăn đời ở kiếp, trong chính tâm hồn của mỗi người. Tình anh chị em đồng bào bị chà đạp, vì những lời khẳng định vô căn cứ như:

- Tao tốt, mày xấu,- Tao hơn, mày thua,- Tao yêu nước, mày bán nước,- Tao đúng, mày sai,- Tao có chân lý, mày phi lý, mày sai lạc.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 158

Vì loài giặc nay đang tung hoành ngang dọc, cho nên người đánh người, người chà đạp, bóc lột, ức hiếp người. Cha mẹ đánh đập con cái. Cho nên, chính chúng ta đã và đang sản xuất những đoàn lủ người trẻ bỏ nhà đi lang thang, cao bồi du đãng, hút xách, nghiện ngập, xì ke, ma tuý, xi đa, cờ bạc, hối lộ, tham tàn, mua bằng cấp, bán chức tước địa vị.

Nhằm đánh tan loại giặc Ân này, Thánh Gióng đã được bà con xa gần nâng đỡ, đóng góp, bằng cách cung cấp “ ngựa sắt, roi sắt, mủ sắt…” nghĩa là ý chí quyết tâm và lòng can đảm vô bến bờ.

Không học lại một lối nhìn, không nghe lại với vành tai xôn xao, không học yêu thương với quả tim của Quan Thế Âm, không mang một tấm lòng cao cả và bao la của trời và đất, làm sao chúng ta có khả năng xây dựng những quan hệ chia sẻ và đồng hành với mỗi người anh chị em đồng bào trên khắp những nẻo đường của Đất Nước?

3. Mỵ Châu không có đầuĐằng sau Đền Thờ tại Cổ Loa, Mỵ Châu được tôn kính

như một vị thần đích thực. Thế nhưng, bức tượng của Mỵ Châu không có đầu, đằng sau những lớp áo quần trang sức rất sang trọng và quí giá.

Đứng trước bức tượng này, tôi đã rất xúc động tưởng nghĩ đến nàng công chúa, đứa con độc nhất của vua An Dương Vương, bị vua cha rút gươm chém mất đầu, trên đường tránh nạn.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 159

Ai là nguyên nhân gây ra tấn bi kịch hãi hùng và khủng khiếp này? Vua An Dương Vương, Trọng Thuỷ, Mỵ châu hay là Triệu Đà?

Theo tôi, tất cả bốn nhân vật đều “đồng trách nhiệm” nghĩa là đã đóng góp phần mình, một cách tích cực để gây ra sự cố vô ích và vô nghĩa ấy:

- Mỵ châu vì nhẹ dạ, thiếu suy nghĩ, nên đã bộc lộ bímật quốc phòng cho ngoại lai.

- Trọng Thuỷ đã phản bội quan hệ vợ chồng để rồi phảimất người yêu và mất tất cả ý nghĩa của cuộc sống.

- Triệu Đà nhận được gì khi đánh mất lòng liêm sĩ củamình và tính mạng của đứa con thân yêu?

- An Dương Vương tạo được gì khi rút gươm chém đầuđứa con gái độc nhất của và yêu quí của mình trước khi đi vào con đường tự vẫn vì thất vọng?

Nếu ai ai cũng ý thức một cách sáng suốt, đến vai trò và trách nhiệm đóng góp của mình, trong điều lành cũng như việc xấu, chắc họ đã tạo cho mình một tầm nhìn tòan diện và xây dựng hơn.

Đất Nước sẽ như thế nào, nếu ai ai cũng hiểu rõ trách nhiệm đóng góp và chia sẻ của mình trong lời ăn tiếng nói?

Ai buồn mà lòng tôi không tìm lời ủi an?Ai đói rách mà tôi không tìm cách đùm bọc với tất cả tấm lòng?

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 160

4. Đầm xác Cáo ở Hồ tâyTừ đời Lạc Long Quân cho đến ngày hôm nay, thuộc

thời đại nghìn năm thứ ba, ba con yêu tinh đang tàn phá Đất Nước và giết hại anh chị em đồng bào. Đó là Mộc Tinh, một cây Chiên Đàn mất gốc và mất rễ, không còn khả năng toả bóng mát giữa trưa hè đứng ngọ.

Ngư tinh là con cá làm ô nhiễm và tê liệt mọi dòng sông và đường nước của quê hương, khả dĩ đầu độc mọi mầm sống trong hàng ngủ giới trẻ.

Con yêu tinh nguy hại hơn tất cả là những con cáo, con chồn mang tên là Hồ Tinh ẩn núp trong các hang động u tối. Đêm đêm chúng nó hiện hình thành người, đi ra các thôn xóm, bắt cóc đàn bà và trẻ con đem về thoả mản tình dục của mình.

Nếu chúng ta không tàn diệt những con yêu tinh “mất gốc, mất rể”, đầu độc và làm ô nhiễm giới trẻ, cũng như đàn áp và bóc lột anh chị em đồng bào, công việc xây dựng Đất Nước của chúng ta chỉ là: “Nước rơi đầu vịt” hay là “Dả tràng xe cát biển đông”. Tất cả kỳ vỉ của Lạc Long Quân đã bắt đầu từ đó, bằng cách mở bờ đê Yên Phụ cho nước sông Hồng ùa vào hồ Tây và làm tràn ngập mọi hang động ẩn núp

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Hẳn thực đất nước là một bãi tha ma, chết chóc, điêu tàn và tuyệt vọng, nếu mỗi người khẳng định “Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 161

của Hồ Tinh. Chính vì lý do này, Hồ tây còn mang tên là Đầm Xác Cáo. Đó là nơi Hồ Tinh bị tiêu diệt.

Để xây dựng đất nước và phục vụ anh chị em đồng bào một cách thiết thực và hữu hiệu, phải chăng ngày hôm nay chúng ta cần quyết tâm hội nhập văn hoá Sông Hồng vào trong cuộc sống cụ thể hằng ngày, nghĩa là khước từ mọi tư duy bốc lột và đàn áp người anh chị em trên khắp mọi hang cùng ngỏ hẻm của đất nước. Khi tôi chia sẻ một nửa bát cơm, tôi còn giữ lại một nửa bát. Khi tôi chia sẻ căn nhà cho một người qua đêm, căn nhà trọn vẹn vẫn thuộc về tôi. Khi tôi chia sẻ một tấm lòng như Nguyễn Trãi, con người tôi trở nên “Vạn Xuân” nghĩa là bất tử và bất diệt. Nhờ đó Đất Nước và Quê Hương sẽ trưởng tồn muôn thế hệ.

5. Lãnh đạo trong lòng Quê Hương:Bước chân lên những vùng đất như Chương Dương,

Thiên Trường, Mê Linh… hình ảnh thân thương của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng lại hiện về trong tâm tương và nhớ thương.

- Bài Hịch Tướng Quân, trước khi xuất trận của TướngNhà Lý: “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Vương” (Nước non của Xứ Nam do người Nam xây dựng và làm chủ) …

- Câu trả lời của Tướng Nhà Trần, khi nhà vua đếntham vấn “nên đánh hay đầu hàng” để cho dân khỏi lầm than cơ cực: “Xin Bệ Hạ hãy chém rơi đầu Trẩm, trước khi ra hàng”…

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 162

- Thái độ “nằm gai nếm mật” của Hai Bà Trưng vớibinh sỉ và dân chúng…

Ba tấm gương sáng ngời ấy đã chứng minh rõ ràng: Văn Hoá sông Hồng có khả năng tôi luyện và tạo dựng những vị lãnh đạo chiều ngang (lateral leadership): biết lắng nghe người dân, biết đồng hành và chia sẻ với người ở dưới, trong mọi tình huống thuận lợi cũng như bất lợi. Hơn là rót xuống những mệnh lệnh từ trên và từ ngoài.

Trong suốt gần 3 tuần lễ, tôi đã có nhiệm vụ điều hợp một khoá học căn bản cho các cha mẹ có con cái mang trên mình một vài dấu hiệu tự kỷ (autism). Tôi được ở trọ trong ngôi nhà của Tổng giám Mục Hà Nội. Ngôi nhà này không phải là một toà nhà cửa đóng then gài. Suốt ngày ngôi nhà mở rộng cửa cho mọi người dân, đón tiếp mọi tầng lớp xã hội, thậm chí những cha mẹ đem con lên Thủ Đô khám bệnh, nhưng không có đủ tiền thuê quán trọ nghỉ đêm.

Điều làm cho tôi xúc động rất mạnh là khi vị Tổng Giám Mục dâng lể ban sáng, một thầy phó tế là người có nhiệm vụ chia sẻ tin mừng cho vị chủ tế và toàn thể cộng đoàn dự lễ. Người lớn nhất khiêm cung lắng nghe người nhỏ nhất rao giảng Tin Mừng cho mình. Lại một lần nữa, tôi có dịp chứng nghiệm thế nào là lãnh đạo chiều ngang, trên vùng đất thuộc văn hoá Sông Hồng, trong lãnh vực sống Đức Tin giữa lòng dân tộc con Rồng cháu Tiên.

***

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 163

Em thân mến,Tôi đã xúc động bày tỏ cho em về những trải nghiệm

của mình trên suốt chặng đường trở về với chiếc nôi văn hoá Sông Hồng. Tôi đã kể lại những gì mắt thấy, tai nghe, và hai tay tiếp cận cũng như cảm nhận về vùng đất Huyền Sử là Thủ Đô Hà Nội và các vùng kế cận. Để em có thể lãnh hội thế nào là “vùng đất Huyền Sử”, tôi đề nghị em hãy tìm xem cuốn phim của Walt Disney đang được trình chiếu ở Việt Nam trong suốt mùa hè này. Cuốn phim bắt nguồn từ tác phẩm của tác giả người Anh là Carl Lewis “the chromicles of Narnia”

Cô bé Lucy vào một ngày mưa, đã tham dự trò chơi trốn tìm với chị và hai anh. Vào ẩn núp đằng sau một cánh cửa của tủ áo quần, Lucy đã từ từ tiến lên và khám phá một vùng đất huyền thoại. Trong xứ sở ấy, loài vật biết nói, những hàng cây lam công việc đưa tin từ địa điểm này qua địa điểm khác, bằng cách gửi đi những trận mưa hoa trắng tinh và nhẹ nhàng. Một con Sư Tử sẳn sàng xuất hiện, để bên vực những người anh chị em bị đe dọa và áp bức. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, con sư tử lại ra đi một cách thầm lặng và kín đáo. Ngược lại, một bà phù thủy rảo quanh khắp nơi để rình rập, đe dọa, đàn áp, trừng phạt, bắt bớ. Chỗ nào bà phù thuỷ đi qua, chỗ ấy tuyết rơi tràn ngập, mùa đông len lỏi vào trong mọi cuộc sống và làm khô cứng những tiếp xúc và trao đổi

Cô bé Lucy đã mang đến niềm hy vọng và niềm tin cho vùng đất khô cứng và tê liệt ấy. Với nước mắt và nụ cười,

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 164

cô bé đã chuyển biến mùa đông bất tận thành mùa xuân vĩnh cữu. Chuyển biến huyền thoại đầy lớp rêu phong thành thực tại sôi động muôn màu, muôn sắc. Chuyển biến những con thú kỳ dị, lạ lùng, hì hợm… thành những người bạn thiết thân, những anh chị em biết chia sẽ và đồng hành.

Tất cả vấn đề còn lại đang đợi chờ em và tôi là khám phá và sáng tạo một cánh cửa, để “ vượt qua” và có khả năng “ thấy những điều vô hình” trên vùng đất huyền sử thuộc nền văn hoá Sông Hồng.

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2006

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 165

Chương 16Sống Đức Tin

-Chuyện Bốn con búp-bê…-

Hôm ấy, tôi đã trải qua một giấc mơ êm dịu.Trước mặt tôi, từ trên cao rơi xuống bốn con búp bê

hoàn toàn giống nhau, trong mọi chi tiết. Mỗi con đều có mũ đỏ, áo trắng, quần xanh, đôi dép màu vàng mặt trời. Bỗng có một tiếng nói từ trên vọng xuống:

“Này con, hãy phân biệt cho bằng được cái gì làm nên nét khác biệt cơ bản, giữa bốn con búp bê ở trước mặt con.”

Tôi có sáng kiến đi ra vườn, kiếm một cọng cỏ vừa dài, vừa dai, vừa dẻo.

Rồi tôi đút cọng cỏ vào lỗ tai của con búp bê thứ nhất. Tôi nhích, nhích, và tiếp tục nhích… Cọng cỏ thoát ra khỏi lỗ tai phía bên kia.

Tôi cũng làm như thế với con búp bê thứ hai. Lần này cọng cỏ thoát ra khỏi lỗ miệng của nó.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 166

Với con thứ ba, cọng cỏ đi xuống quả tim, bị bế tắc và dừng lại ở đó.

Với con sau cùng, tôi nhích lui nhích tới cọng cỏ, một cách rất tế vi và ý nhị. Tức thì, quả tim nó bắt đầu thổn thức, phập phồng.

Tôi tiếp tục nhích thêm. Đôi mắt nó loé sáng, như hai đốm lửa.

Tôi vẫn tiếp tục nhích cọng cỏ. Hai tay búp bê bắt đầu cử động. Đôi chân di chuyển về phía trước. Con búp bê đứng dậy, bước tới. Nó Làm Người.

Nếu tôi được phép đem cọng cỏ nhích vào tai người Kitô-hữu đang lắng nghe Lời Chúa, họ sẽ đáp ứng làm sao … giống như con búp bê nào, trong bốn con trên đây ?

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 167

Chương 17Ðồng Hành Với Đức Kitô

-Suy niệm Lc 24, 13-35:Hai môn đệ trên đường Ê-Mau-

Trong lãnh vực Đức Tin của người Kitô hữu, bao lâu chúng ta muốn áp đặt cho Thiên Chúa những ảo vọng phù phiếm, chúng ta sẽ có xu thế chìm đắm trong lo buồn, thất vọng, bực bội, chán nản... Trên con đường về làng Ê-Mau, hai môn đệ đã ở trong một tình huống tương tự như thế.

Trong ngày chủ nhật lễ lá, trước đó một tuần lễ, quần chúng đã vui mừng, hoan hô, chúc tụng... Họ cầm trên tay cành lá ô-liu để tung hô vạn tuế Đức Kitô đi qua, cưỡi trên lưng một con lừa mẹ. Họ trải áo choàng xuống trên đường qua lại, để đón chào một vì vương đế của dân It-ra-en, đang xuất hiện. Trong đoàn lũ có mặt hôm đó, rất nhiều người đã đinh ninh rằng: giờ phút Thiên Chúa giải thoát dân Ngài khỏi ách nô lệ của người Rô-ma đã bắt đầu mở ra. Nhân

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 168

danh Ngài, Đức Kitô chẳng bao lâu nữa, sẽ vùng lên, làm cách mạng xua đuổi quân đội thực dân ra khỏi mọi biên thùy của đất nước It-ra-en.

Trước đó một thời gian, nhất là từ sau ngày Đức Kitô làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, để phân phát cho quần chúng đói khát, đã ba ngày đi theo nghe Ngài rao giảng Tin Mừng... cũng có một số người lầm tưởng rằng: Đức Kitô sẽ tiếp tục nuôi sống họ suốt đời, bao lâu họ đi theo Ngài. Thậm chí sau này, trong các giáo đoàn, thoảng hoạt vẫn còn có một số người «ăn không, ngồi rỗi», suốt ngày mong đợi Đức Kitô trở lại lần thứ hai, trong «vinh quang».

Đức Tin thực sự của người Kitô hữu không đặt nền móng trên những ảo vọng và chờ đợi vật chất như vậy. Với câu chuyện «Hai môn đệ trên đường đi Ê-Mau», Thánh Luca muốn nhắn gởi và nhấn mạnh một điều rất quan trọng, cho những ai ngày ngày «đi theo Đức Kitô», làm đồ đệ của Ngài. Tin vào Đức Kitô là kết dệt những quan hệ chia sẻ với Ngài, theo giáo lý của Phúc Âm Thứ Ba.

Trước hết, chúng ta chia sẻ với Ngài cuộc đời làm người của chúng ta với bao nhiêu lo âu, khổ đau, trăn trở, thất vọng... Hẳn thực, đối với rất nhiều người, cuộc đời là một «chặng đường Thánh Giá» gần như bất tận. Văn hào Elie Wiesel, nguời gốc Do Thái, sau một lần chứng kiến cảnh tượng người Đức quốc xã hành hạ, chà đạp và sát hại một trẻ em Do Thái, trong một trại tập trung, đã thét la lên, một cách tuyệt vọng: «Thiên Chúa mà tôi yêu mến và

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 169

tôn thờ, có thực sự hiện hữu hay không? Nếu Ngài hiện hữu, Ngài đang ở đâu? Sao Ngài có thể chấp nhận cho phép xảy ra những điều, mà chính mắt tôi đã chứng kiến?... ».

Người Kitô hữu có quan hệ thiết thân và sống động với Đức Kitô, có thể trả lời cho tác giả E. Wiesel rằng: Thiên Chúa đang đồng cảm và đồng hành, với mỗi một người trong chúng ta. Qua con người thực sự và trọn vẹn của Đức Kitô, trên con đường khổ nạn và cuối cùng trên Thánh Giá, Thiên Chúa đã chia sẻ «tất cả với tất cả mọi người», nhất là những ai đang bị hành hạ, bắt bớ, lao tù, sát hại... trên những chặng đường làm người của mình. Ngài đã «bị đóng đinh» vào Thánh Giá VỚI chúng ta, NHƯ chúng ta và CHO chúng ta.

Với một lối nhìn như vậy, cuộc sống Đức Tin của chúng ta không phải chỉ là một câu nói, một lời tuyên xưng, ở đầu môi chót lưỡi mà thôi. Đức Tin, trái lại, là một quan hệ giữa hai người: Đức Kitô và tôi. Ngài đã một lần chia sẻ với tôi toàn thể cuộc sống và thân phận làm người «cho đến hơi thở cuối cùng». Phần tôi, tôi cũng đang hiến dâng cho Ngài toàn thể khổ đau thuộc thân phận làm người của tôi, thậm chí những lần tôi chìm đắm trong tội lỗi, phản bội... rồi sau đó cố gắng vươn mình đứng thẳng lên, nhưng sức nặng ù lì vẫn tiếp tục dìm sâu con người của tôi, như trước đây trong quá khứ. Chừng nào tôi cùng với Đức Kitô khổ đau và phấn đấu, can trường chỗi dậy, trong những bước đi lầm than và té ngã của tôi, bình minh của Hồng Ân Thứ Tha đã bắt đầu tuôn ra khỏi cạnh sườn của Ngài và hướng dẫn những bước chân ngập ngừng, do dự của tôi.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 170

Vậy, ai có thể «cứu tôi khỏi xác chết đầy tội lỗi nầy?» Thay vì CHỈ chia sẻ thân phận làm người với tôi, để rồi chấp nhận chết tất tưởi cho tôi, trên Thánh Giá, Đức Kitô còn chia sẻ với tôi Thánh Thần của Ngài. Đó cũng là Thánh Thần của Thiên Chúa Ngôi Cha, có khả năng ban Sự Sống và Hồng Ân Cứu Độ cho tôi. Thánh Thần đã làm cho Đức Kitô Sống Lại như thế nào, thì qua các Bí Tích Rửa Tội và Thánh Thể, cũng một Thánh Thần ấy đang làm cho tôi sống lại, với Đức Kitô, như Đức Kitô.

Thánh Thần có mặt trong Lời Chúa. Ngài làm cho tâm hồn tôi bừng cháy lên, có khả năng hiểu rõ và nhớ lại những gì Đức Kitô đã loan báo và làm chứng về Ngôi Cha và Lòng Thương Yêu của Ngài.

Thánh Thần của Đức Kitô cũng có mặt, trong nghi lễ «Bẻ Bánh - Tạ Ơn». Nhờ sức mạnh thánh thiêng và diệu vợi của Ngài, con mắt Đức Tin của tôi được mở ra và có khả năng nhận biết Đức Kitô PHỤC SINH đang hiện diện thực sự với tôi, như Ngài đã hiện diện với hai môn đệ, trong bữa ăn chiều ở quán trọ, tại làng Ê-Mau.

Qua hình hài của một chiếc bánh đơn sơ nhỏ mọn, Đức Kitô Phục Sinh đang trở thành Của Ăn nuôi sống Đức Tin của tôi, và làm cho tôi càng ngày càng lớn lên, theo mọi tầm vóc và chiều kích do Thiên Chúa Ngôi Cha đã lên kế hoạch, từ muôn thuở muôn đời, trước khi trời đất, vũ trụ được tạo thành. Rốt cuộc, giống như Thánh Phaolô, tôi có thể khẳng quyết một cách can trường và trung thực: «Tôi sống, nhưng

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 171

đâu phải là tôi sống. Chính Đức Kitô sống trong tôi. Sống, đối với tôi, chính là Đức Kitô». Tôi tham dự, một cách năng động, vào công trình thực hiện Trời Mới và Đất Mới của Thiên Chúa Ba Ngôi - Cha, Con và Thánh Thần.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 172

Chương 18 Xin Ban Cho Con Ơn Bình An

Xin ban cho con Ơn Bình An,

Khi Ánh Bình Minh vừa ló rạng,

Khởi đầu một ngày đầy ánh sáng,

Muôn loài ca hót, lòng hân hoan.

Xin ban cho con Ơn Bình An,

Khi bóng đêm tràn ngập cuộc đời,

Muôn vàn cạm bẫy gài khắp nơi,

Hận thù tai họa tới lan tràn.

Xin ban cho con Ơn Bình An,

Lúc no đói, như buổi thiếu thừa,

“Xin Vâng” như Mẹ, khi nắng mưa,

Sẵn sàng đón nhận, chẳng từ nan.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 173

Xin ban cho con Ơn Bình An,

Giữa bão tố đại dương gào thét,

Giữa lòng đời hận thù ghen ghét,

Hồng Ân Thánh Giá không biến tan.

Xin ban cho con Ơn Bình An,

Khả năng nhìn thấy Ngày Chúa Đến,

Như con thuyền từ từ cập bến,

Sau một đời thử thách gian nan.

Xin ban cho con Ơn Bình An,

Ngày ngày, biến nước thành Rượu Thánh,

Dâng lên cuộc đời thành Tấm Bánh,

Làm Trời Đất Mới cho thế gian.

Xin ban cho con Ơn Bình An,

Chờ hoa tươi nở Ngày Sống Lại,

Tràn đầy Thánh Thần, như hoa trái,

Vạn Xuân chúc tụng Chúa An Bài.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 174

Chương 19Nguyện Xin Chúa Thánh Thần:

Mỗi Ngày Chỉ Một Bước Mà Thôi…

Con chỉ là con người tầm thường và bất hạnh,

Hãy giúp con từng bước đi tới mỗi ngày,

Làm nhũng gì cần làm «ngày hôm nay»,

Sống cuộc sống hiện thực của thân phận làm người.

Hãy chỉ cho con từng bước đường cần đi tới,

Mỗi ngày mỗi bước đơn sơ trên đường đời,

Đi một cách an nhàn và thảnh thơi,

Mỗi ngày chỉ đi tới một bước mà thôi.

Ngày qua là quá khứ, đã qua rồi.

Ngày mai là tất cả những gì còn xa xôi…

Hãy giúp con sống trọn NGÀY HÔM NAY,

Mỗi ngày với một bước nhỏ mà thôi.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 175

Cuộc Sống ban cho con nhiều Hồng Phúc trọng đại,

Như sự sống, bản thân… trời đất và vũ trụ.

Hãy giúp con can trường đốt sáng Niềm Tin,

Tin vào cuộc đời, luôn luôn tràn đầy hoa trái.

Xin cho con biết hát, để hân hoan ca ngợi,

Xin cho con biết yêu, với tất cả lòng thành,

Xin cho con biết sống tràn đầy và trọn vẹn,

Ngày hôm nay, khi Bình Minh hiện hình và mời gọi.

Xin cho con luôn luôn khát khao Nguồn Ánh Sáng,

Trong những ngày u buồn và tăm tối.

Khi đường đi chỉ là đêm đen và phản bội,

Hãy giúp con vùng đứng lên, và can trường bước tới.

Xin dạy con đón nhận Anh Chị Em nghèo đói,

Để chuyển hóa bản thân đang trầm luân và tội lỗi.

Xin dạy con can đảm bước, giữa lòng cuộc đời,

Can đảm bước mỗi ngày, chỉ một bước mà thôi.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 176

Chương 20 Con Kênh Đào «THỨ THA»

Và «XUYÊN VIỆT…»

-Chuyện ngắn giả tưởng-

Hà Nội, Mùa Thu 2015…Đi ra từ một ngôi nhà rất khang trang, nằm trên đường

Nguyễn Cảnh Châu, Bác sĩ Lý Thành An được xe Nhà Nước đưa thẳng ra Sân Bay Nội Bài, để đi vào Huế bằng Hàng Không Việt Nam. Tại phòng đợi, Cát Tường đang đứng sẵn, chờ bạn:

- “Chúng mình còn hơn nửa tiếng, trước khi máy baycất cánh. Tao mang sẵn đây cho mày một xấp báo, để mày đọc cho biết. Suốt tuần này, báo chí thuộc cả ba Miền, đã nói rất nhiều về mày. Bây giờ, lợi dụng một vài giây phút rảnh rỗi, mày thử liếc qua một vài tin tức, bình luận… Tao rất kinh ngạc: đây là lần đầu tiên mày trở về… Thế mà hình như ai cũng đã biết. Phải chăng mày đã chấp nhận lời đề nghị…”

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 177

- “Cát Tường ơi, Thành An vừa bước vào vừa tâm sự,trò chuyện với Ông Lý Nguyệt Minh, trong hai tiếng đồng hồ, nhắc lại bao nhiêu kỷ niệm vui buồn của gia đình, tao nhớ lại Ba tao và Em tao quá. Tao còn lòng trí đâu mà đọc báo, như lời đề nghị của mày. Cả nụ cười của ông ấy cũng gợi lại cho tao nụ cười của Mỹ Linh. Mỹ Linh ơi, em ở đâu? Phải chi em còn sống, để thấy được ngày hôm nay. Không, mà nào em đâu có chết. Em vẫn sống. Quả tim em vẫn đập mạnh. Đất Nước mới sống được những giờ phút diệu vợi như ngày hôm nay.”

Nói đến đây, Thành An rưng rưng nước mắt. Cát Tường tế nhị nắm lấy tay bạn, đưa lên môi hôn và khóc theo…

***

Ngồi trên máy bay, bên cạnh Cát Tường, Thành An trầm ngâm, nghĩ ngợi. Nàng lâng lâng sung sướng, không thể nào ngờ chỉ trong vòng mười năm, Ông Lý Nguyệt Minh đã lật ngược được thế cờ của toàn diện Đất Nước, từ Ải Nam Quan cho tới Mũi Cà Mau.

Hẳn thực, sau khi đáp xuống Sân Bay Tân Sơn Nhất, cách đây chỉ hơn một tuần lễ, Thành An được máy bay trực thăng của Nhà Nước, đưa đi viếng thăm đó đây nhiều địa điểm và công trình…

- Cát Tường ơi, mày đã đi tàu thủy từ Nam ra Bắc, trêncon Kênh Đào «Thứ Tha» ấy chưa?

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 178

- Đã hai ba lần… Mỗi lần, tao khóc nức nở, vì quá sungsướng và cảm động. Tao không biết phải làm gì, ngoài việc hướng lòng lên tạ ơn Trời ơn Đất. Duy công trình nầy đã là một kỳ vĩ từ bàn tay của ông Lý Nguyệt Minh.”

Con Kênh Đào Vĩ Đại nầy đã nối lại mọi dòng sông của Quê Hương, từ Sông Hồng đến Cửu Long, đi ngang qua Nhật Lệ, Bến Hải và Hương Giang. Nhờ hệ thống mở và đóng kênh rất tối tân, do các kỹ sư người Đức gốc Việt đã sáng tạo, những trận lũ lụt tiêu hủy mùa màng và giết chết bao sinh mạng, như trước đây không bao xa, ngày nay đã được giải quyết một cách dứt điểm. Mùa hè vừa qua, mưa bão tơi bời, trong vòng liên tiếp mười hôm. Thế mà không một tai nạn nào đã xảy ra.

- Vâng, Cát Tường ạ, về mặt kỹ thuật đào kênh, khôngai qua mặt được người Đức. Tao còn nhớ rất rõ những ngày ấy: Khi đi qua Thủ Đô Bá Linh, làm thông dịch cho ông Lý Nguyệt Minh, cả tao và ông ấy bị ném cà chua tơi bời. Thế mà trong số các kỹ sư người Đức tình nguyện vào giúp Việt Nam, hơn một nửa là người có gốc Việt, thuộc thế hệ thứ hai. Thực ra, nhiều người thông dịch có chuyên môn và khả năng hơn tao rất nhiều. Nhưng tao có nhiều bạn bè rất thân bên ấy, cho nên tao xin được tháp tùng, để tạo nhịp cầu. Vả nữa, bao lâu còn làm được một cái gì, cho trái tim của Mỹ Linh, em tao, vẫn đập mạnh, tao không nỡ từ chối.

- Này, Thành An, tao hỏi mày câu hỏi này. Báo chí mấyngày nay, bảo mày là người đầu tiên có ý kiến về con Kênh Đào Thứ Tha. Có phải vậy không?

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 179

- Không, không phải. Tao đã đính chính. Nhưng hìnhnhư ông Lý Nguyệt Minh đã phát biểu sao đó, mà báo chí bảo: tao đính chính vì khiêm tốn. Theo tao, chuyện gì mà phải khiêm tốn. Có nói có. Không nói không.

Thực ra, ý kiến đã có mặt trong nhiều tác phẩm của ba tao. Mấy lần ông Lý nguyệt Minh qua thăm tao ở Lausanne, Thụy Sĩ, tao đưa sách vở của ba tao cho ông ấy đọc. Rồi từ từ ông ấy đã quyết định đưa ý kiến ấy vào Kế Hoạch. Tao học y. Tao biết gì đâu về chuyện đào kênh. Chính em Mỹ Linh của tao mới biết nhiều về khoa học này. Nó đang học năm cuối cùng, thì bị tai nạn…

Tuy nhiên, mấy lần ông Lý Nguyệt Minh qua Đức thương thuyết, tìm tài trợ và kỹ sư, tao luôn luôn có mặt, trong phái đoàn tháp tùng. Cho nên, từ buổi đầu, tao đã có tin tức về Con Kênh Đào Thứ Tha.

- Mày có biết, sáng hôm qua một phái đoàn người Mỹthuộc phong trào bảo vệ môi sinh, đã nói gì về con Kênh Đào này không? Theo lối nhìn của họ, đây là một thắng lợi vĩ đại của người Việt Nam, trong lãnh vực bảo vệ môi trường và môi sinh. Tao thú thật, tao rất i tờ về vấn đề nầy. Nhưng phải du hành một lần trên con Kênh Đào Thứ Tha nầy, mày mới nghe lại được bao nhiêu tiếng hò tiếng hát về ca dao tực ngữ. Khi đi qua Xứ Huế, bao nhiêu điệu nhạc chèo đò cho chúng ta cảm nhận được Hồn Thiêng Đất Nước là một thực tại lung linh và lan tỏa, thấm thấu vào xương da và máu huyết của mỗi người. Hòa Bình của Đất Nước và Cảnh Thái Hòa của

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 180

lòng người có mặt và quyện vào nhau, một cách thâm tình và thắm thiết, trên mặt nước của con Kênh dài hơn 2000 cây số nầy.

- Luôn tiện mày nói đến Huế… Tao vào ăn giổ Ba taonơi nhà một người cô ruột. Mày dẫn tao đi thăm những gì sau đó? Hay là cả hai đưa mình lên Núi, ngồi Thiền một ngày, như lúc chúng mình còn bé, ở Làng Hồng tại Bordeaux, Nước Pháp.

- Trước hết tao đề nghị mày đến nói chuyện cho sinhviên ở Đại Học «Đối Thoại giữa các Tôn Giáo» ở Huế. Theo tin tức tao nhận được, Đại Học này được tổ chức và xây dựng, nhờ một quà tặng của Nước Vatican gửi cho nhân dân Việt Nam. Hình như, thêm vào đó, Vatican tiếp tục tài trợ cho mọi công trình nghiên cứu ở đây. Trong Đại Học nầy, có một phân khoa đặc biệt về «Xã Hội và Nhân Văn». Một nửa số lượng sinh viên là người nước ngoài. Đa số dành ra một năm để học tiếng Việt. Các giáo sư nước ngoài như Mỹ, Nga, Pháp, Cuba, Trung Quốc cũng nói tiếng việt «một cách ngon lành» như người Huế ăn ớt cay vậy. Công trình này là một viên ngọc, theo lời tuyên bố của Tổng Thống Pháp, trong chuyến công du năm vừa qua.

Còn vấn đề «Ngồi Thiền», chúng mình sẽ lên Trúc Lâm, ở lại suốt một ngày và một đêm. Sáng hôm sau, các tu sĩ nam nữ thuộc hai tôn giáo Phật và Thiên Chúa sẽ tề tựu về đó. Tao đề nghị mày kể chuyện Mỹ Linh cho họ. Và tao chắc chắn thế nào họ cũng sẽ hỏi mày làm thế nào để hợp tác một

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 181

cách năng động với chúng ta đang có những trách vụ khác nhau trong chính quyền sau này.

- Cát Tường ơi, mày biết rất nhiều chuyện về Đaị HọcHuế. Nhưng mày đã đi thăm hai Đại Học Canh Nông ở Khe Sanh và Bình Long chưa?

Tuần vừa qua, tao đã được đi thăm Đại Học Bình Long bằng trực thăng. Nhìn thấy những đoàn bò đen trắng, cạp cỏ trên những ven đồi thuộc dãy Trường Sơn, tao có cảm tưởng như đang đi thăm viếng Bang Fribourg của Nước Thụy Sĩ.

Hai Đại Học Bình Long và Khe Sanh trực thuộc Bộ Quốc Phòng, hiện thời đang được hai Nước Thụy Sĩ và Do Thái bảo trợ. Một phần nửa sĩ quan phải ghi danh vào một trong hai Đại Học này. Để thăng cấp trung úy, hình như tất cả sĩ quan bộ binh thiếu úy phải có cử nhân canh nông. Lên tá phải có cao học. Lên tướng phải có tiến sỉ.

Tại những dãy ấp tự vệ ở biên giới Việt Hoa, những chú bộ đội, một vai mang cuốc, vai kia giữ súng. Họ trồng rau, vắt sữa cũng tài tình giống như người nông dân Thụy Sĩ.

Cát Tường ơi, sáng hôm qua tao đi thăm những vườn cam, vườn chè mênh mông, bát ngát của mấy chú bộ đội… Thật mê tơi. Tao muốn ở lại, không còn ham trở về thành phố.

Thành An đang say sưa kể lại những gì đã thấy tận mắt về Đại Lộ Thống Nhất, chạy dài theo Con Đường Mòn Trường Sơn… Về chiếc tàu lửa Đại Hỏa Tốc Xuyên Việt, bốn chuyến ra vào mỗi ngày… Về Con Đường Số Một ngày

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 182

xưa, bây giờ được mở rộng 100 mét, có một dãy trúc xanh chắn đôi ở giữa… Về hai Thành Phố Đà Nẳng và Hải Phòng với hai đoàn tàu đánh cá được trang bị rất tối tân…

Đột nhiên Cát Tường giật mình, cắt đứt câu chuyện của Thành An.

- Này này, chút nữa tao quên mất. Cùng đi với chúngmình, trên chuyến bay nầy, có phóng viên nhà báo «Văn Hóa và Đức Tin». Ông ấy muốn nói chuyện với mày độ 20 phút… Đáng lý tao cho mày biết sớm hơn để chuẩn bị. Nhưng xin lỗi mầy, tao quên bẳng mất. Vậy, năm phút nữa, tao sẽ mời họ đến. Trong lúc chờ đợi, tao sẽ chế cho mày một tách trà «Thanh Nhiệt».

- Vâng, tao mê loại trà này. Mỗi lần đi Việt Nam về, batao thường mang về rất nhiều gói trà loại nầy. Uống riết với ba tao, tao cũng «ghiền» luôn.

***

Thành An uống vừa xong tách trà, Cát Tường đứng lên đi tìm ông phóng viên. Không ngờ, đó là anh Hồ Sinh, học trò của Ba, ngày trước.

- Thưa Chị, nhờ chị Cát Tường làm trung gian, tôi biếtchị mới về Nước, và cùng vào Huế, trên một chuyến bay. Cho nên tôi cả gan xin phép được phỏng vấn chị, về một vài vấn đề.

- Anh cứ tự nhiên…

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 183

- Cách đây hai năm, từ ngày Ông Lý Nguyệt Minhkhánh thành con Kênh Đào Thứ Tha, hằng ngày báo chí thường nói đến chị. Ông Lý Nguyệt Minh cũng gọi chị là « CHỊ », một cách thân mật và trân quí, mỗi lần nói chuyện với quần chúng. Vậy xin chị cho biết về quan hệ giữa chị và ông Chủ Tịch.

- Hai chúng tôi không có quan hệ bà con gì cả, mặc dù«HỌ» của chúng tôi đều là LÝ. Gốc gác của ông chủ tịch ở tỉnh Hòa Bình. Quê Hương của tôi là Quảng Trị. Trước đây tôi mang tên Họ là Nguyễn. Sau khi người lo về gia phả của Họ Tộc nghiên cứu và khám phá ra rằng ông tổ của chúng tôi thuộc dòng Họ Lý. Bị Nhà Trần tìm cách bắt bớ, tận diệt, một số con cháu Nhà Lý trốn vào Nam, đổi họ Lý thành họ Nguyễn. Từ ngày khám phá điều ấy, chúng tôi đã ra tòa, xin được phép mang lại tên dòng họ Lý. Vì tên của tôi quá dài «Lý Nguyễn Thị Thành An», tòa đề nghị rút gọn lại là Lý Thành An.

- Còn về quan hệ giữa Em gái Mỹ Linh của chị và…- Đó là một điều khác. Câu chuyện rất dài dòng. Tôi xin

tóm lược như sau:Cách đây gần 10 năm, trong một chuyến thăm viếng

chính thức, nhằm thắt chặt mối tình bang giao giữa Việt Nam và Thụy Sĩ, ông chủ tịch mắc chứng bệnh Nhồi Máu Cơ Tim một cách quá đột xuất, khi đang nói chuyện với các đại biểu ở Quốc Hội. Lập tức ông được đưa vào Bệnh Viện Đa Khoa, thuộc Đại Học Lausanne.

Sáng hôm ấy, trong khi ngồi điểm tâm, chúng tôi đã

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 184

mở rađiô theo dõi tin tức hằng ngày. Nhờ vậy, chúng tôi biết được lời kêu gọi khẩn thiết của Đại Học Lausanne và của Chính Quyền Thụy Sĩ: « Nhằm cứu sống vị chủ tịch của Nước Việt Nam, chúng tôi đang cần một quả tim và loại máu thuộc nhóm 0 ».

Sau khi nghe xong bản tin, chúng tôi ba người – Ba, Em Mỹ Linh và Tôi – mỗi người ra đi một ngã, vì bổn phận và công việc hằng ngày. Ba tôi đi dạy. Tôi đến phòng mạch. Em Mỹ Linh cùng với bạn bè, lái xe xuống Đại Học Genève.

Vào lúc 3 giờ chiều, điện thoại phòng khám reo. Tôi nhấc ống nghe. Ba tôi ở đầu kia đường giây: «Em con bị tai nạn. Con về gấp, đến thẳng trạm cấp cứu của Đại Học Lausanne».

Khi hai cha con đến nơi, Mỹ Linh chỉ mở mắt nhìn chúng tôi lần cuối và ra đi.

Đúng lặng người trong vòng 10 phút, nước mắt tràn trụa, ba tôi chỉ lâm râm khấn vái. Sau đó, ba gọi tôi ra ngoài, và nói với tôi: «Ba xin con hãy can đảm đi điện thoại cho Bộ Y Tế, và hiến tặng cho Việt Nam quả tim của Em con».

Sau đó, chừng hơn một tháng, ông Lý Nguyệt Minh được hoàn toàn bình phục. Cũng chính lúc ấy, ba tôi bị hạ sát bằng ba viên đạn, trên đường đi bộ từ trường trở về nhà, lúc 5 giờ chiều.

Cũng từ ngày ông Lý Nguyệt Minh mang một quả tim mới, Đất Nước Việt Nam đã thực sự Khởi Sắc Lên Hương... »

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 185

Kể đến đây, Thành An úp mặt khóc nức nở, trước mặt Hồ Sinh và Cát Tường. Nhưng rồi trong phút chốc, chị đã trở lại bình tỉnh và hỏi Hồ Sinh:

- Anh còn muốn biết thêm điều gì nữa không?- Thưa chị, báo chí đang xôn xao là chị về lần nầy, sau

gần hơn mười năm được yêu cầu, để đảm nhận «Bộ Người Nghèo?

- Vâng, anh nói đúng. Trước đây, tôi đã từ chối, vì tôilà người Kitô hữu, để cho ông chủ tịch dễ dàng làm việc với người bên trong cũng như người bên ngoài, vào những giai đoạn đang đầy khó khăn. Trong thời gian qua, Cát Tường, người bạn chí thân của tôi, đã làm việc ấy một cách rất xuất sắc. Bao nhiêu khu làng và xã đã được dựng lên. Với ngân khoản lên tới hằng trăm tỉ mỹ kim, được anh chị em chúng tôi ở Úc cũng như ở Mỹ gửi về hằng năm, Cát Tường đã tạo ra công ăn việc làm, cho hằng triệu người ở vùng sâu và vùng xa. Công trình xuất sắc nhất của Cát Tường là mở ra khắp các tỉnh, các vùng, VĂN PHÒNG BẢO VỆ NGƯỜI NGHÈO, trước pháp luật. Cát Tường làm việc rất khoa học. Sổ sách đàng hoàng, chính xác…

Bây giờ, một đàng Cát Tường đã được bổ nhiệm vào chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Đối Thoại ở Huế. Đàng khác, lòng người đã vượt qua khúc đường phân biệt Trong và Ngoài, Bụt và Chúa. Vì lý do đó, tôi chấp nhận trở về như «lá rơi về cội».

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 186

Vậy tuần sau, tôi sẽ đáp máy bay về Thụy Sĩ, xếp đặt công việc nhà cửa, phòng mạch… Bây giờ chúng ta đang ở Mùa Thu. Qua Mùa Xuân, tôi hy vọng trở về Quê Hương, ăn Tết với anh chị em đồng bào. Tết xong, tôi ra Hà Nội, đảm nhiệm Bộ Người Nghèo. Tôi đã xin Cát Tường ở lại với tôi, giúp tôi quen việc quen người, trong vòng một tháng. Sau đó, Cát Tường ra đi chuẩn bị Đai Hội Quốc Tế về Đối Thoại, ở Huế. Vâng, mỗi người trong chúng ta có rất nhiều việc để làm, để cống hiến. Nhưng cho dù làm gì, ở đâu, chúng ta tất cả đều cống hiến MỘT QUẢ TIM.

***

Một tuần sau, báo chí lại nói đến Lý Thành An. Nhưng lần nầy, tin buồn được đăng ở trang đầu tiên. Hẳn thực, Máy bay Hàng Không Thụy Sĩ, trên đường đưa Thành An trở về Lausanne, đã bị tai nạn, vì những vụ xung đột trên vùng trời của xứ I-Rắc. Gần hai trăm hành khách bị tan thây thành mảnh vụn và rơi xuống mất tích hoàn toàn trong vùng Địa Trung Hải.

Lại một lần nữa, Hồ Sinh viết bài trên nhiều tờ báo. Nhưng lần nầy, Hồ Sinh đã khóc thương một người con của Quê Hương. Phần kết luận của bài bào đã trích dẫn một lời phát biểu của Lý Thành An :

«Cho dù làm gì, ở đâu, chúng ta cũng đều cống hiến một quả tim». Khác với mọi người, Thành An đã cống hiến

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 187

cho Đất Nước Việt Nam, ba quả tim: Quả tim của Mỹ Linh, quả tim của Ba và quả tim của chính mình. Hai qua tim sau đã tan nát trong lòng đất. Trái lại, qua tim của Mỹ Linh vẫn đập mạnh, trong cõi lòng của Quê Hương. Quả tim ấy đang cùng đập một nhịp điệu, với trăm triệu quả tim của anh chị em đồng bào.

Tuy nhiên, một quả tim chưa đủ. Tất cả chúng ta hãy lên đường, mang về cho Quê Hương nhiều QUẢ TIM MỚI.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 188

Chương 21 Tìm Lại Một Vài Dấu Chân Của

Thánh Gióng

Anh P.X. quí thương,Anh vừa ra đi, sau những tháng ngày «ba chìm, bảy

nổi, tám lênh đênh», trên giường bệnh. Nhiều người đang khóc, vì nhớ thương. Bản thân tôi cũng bắt đầu cảm nghiệm một chỗ trống vắng, đang từ từ hiện hình và lan tràn ra khắp tứ phía…

Tôi không ngờ: Anh càng ra đi, bao nhiêu kỷ niệm lại rủ nhau trở về, một cách đậm nét, trong tâm tưởng của tôi.

1.- Hôm ấy tôi còn là một tiểu chủng sinh chưa đầy mười hai tuổi Tân linh mục P.X. trở về Tiểu Chủng Viện An Ninh, Cửa Tùng, Địa Phận Huế, mầng lễ mở tay với đàn em của mình.

Hơn năm mươi năm đã trôi qua. Thế mà lời Anh còn vang vọng trong tôi, bài Tin Mừng của Thánh Luca (Lc 6, 20-26 ):

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 189

« Phúc cho Anh em là những kẻ nghèo khó (…)« Phúc cho Anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói (…)« Phúc cho Anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc (…)« Phúc cho Anh em, khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa (…)« Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có (…)« Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê (…)« Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười (…)« Khốn cho các ngươi, khi được mọi người ca tụng … »

Vào tuổi đời «ăn chưa no, lo chưa tới», tôi đã nghe Anh chia sẻ Tin Mừng, một cách hăng say và lưu loát. Nhưng lúc bấy giờ, đầu óc tôi còn quá trống rỗng, tôi chưa biết đặt ra những câu hỏi, để Anh và bao nhiêu người khác có thể “khai tâm” cho tôi, trong cuộc đời làm người và làm con Chúa.

2.- Trên đường đi muôn nẻo, sau hơn sáu năm xa cách, tôi đã gặp lại Anh, và làm học sinh của Anh.

Trong gần một năm, tại trường Trung Học Thiên Hữu, Huế, Anh làm giáo sư môn Sử Địa. Tôi bấy giờ ở lớp mười hai. Thể theo chương trình chuẩn bị Tú Tài Pháp, vào thời ấy, chúng tôi phải học về hai cuộc Đại Thế Chiến.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 190

Thông thường, lợi dụng mười phút nghỉ giải lao, ở giữa hai tiết học, Anh có thói quen kể cho chúng tôi những câu chuyện nho nhỏ về Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàng Hậu Ỷ Lan. Tôi còn nhớ rõ mồn một những gì Anh đã chia sẻ về Nguyễn Trãi:

“Một nhà chiến lược có tầm nhìn sâu xa và rộng rãi, vượt quá những điều kiện và giới hạn hiện hữu của thời đại lúc bấy giờ”.

Đối với Anh, cuộc đời của Nguyễn Trãi là một kiệt tác kỳ hùng, trong lịch sử của Con Rồng Cháu Tiên. Nhưng đó cũng là một tấn bi kịch đầy xót xa và thương đau. Nếu con người không «quá hẹp hòi và bé nhỏ», có lẽ Nguyễn Trãi đã tạo nên được một THẾ ĐỨNG kỳ vĩ cho Quê hương và Anh chị em đồng bào.

Nhưng hôm ấy, vào cuối câu chuyện, Anh đã kết luận: Dù ở trong hoàn cảnh có lợi hay bất lợi cho mình, các bạn và tôi bây giờ, cũng như Nguyễn Trãi trước đây, chúng ta tất cả, trong lòng Đất Nước, không trừ sót một ai, đều là Thánh Gióng, được Đồng Bào sinh ra, nuôi nấng, cho ăn, cho mặc, cho ngựa, cho gươm để lên đường, nghe theo tiếng gọi của Quê Hương. Làm xong công việc, chúng ta hãy biết trả lại bao nhiêu dụng cụ ấy, cho Anh chị em Đồng bào. Chỉ để lại một vài dấu chân, trên đường trở về về Trời.

Tôi xin thú thật: hôm ấy, tôi không hiểu Anh muốn nhắn nhủ cho chúng tôi điều gì. Còn là trẻ con, tôi nghe đó, rồi quên đó. Tôi chưa biết làm cách nào, để đi cho hết, cho tận cùng con đường tư duy của mình.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 191

Tuy nhiên, từ buổi học hôm ấy, cho đến ngày nay, hơn bốn mươi năm đã trôi qua, những gì Anh đã nói về Nguyễn Trãi vẫn còn đeo đuổi, ám ảnh tôi. Theo bản Tin Mừng của Thánh Luca, mà Anh đã chia sẻ phải chăng Nguyễn Trãi là người “có phúc” hay là “vô phúc?”

Nếu hôm nay, Anh có phép tái sinh và chọn lựa một nhân vật lịch sử, Anh có gan chọn lựa lại cuộc đời của Nguyễn Trãi hay không?

Nếu ở vào địa vị của Vua Lê Thái Tổ – trước kia là Lê Lợi đã nằm gai nếm mật với Nguyễn Trãi, trong chiến Khu Chí Linh – Anh sẽ «DÙNG» Nguyễn Trãi như thế nào? Chỉ là một công cụ «bị vắt chanh bỏ vỏ?» Hay đó là một CON NGƯỜI, có tư cách và phẩm giá làm người, được Anh đồng cảm và tôn trọng vô điều kiện?

Nếu Nguyễn Trãi đến gặp Anh hôm nay – như một hôm nào, Nicôđêmô đã đến gặp Đức Kitô vào lúc choạng vạng tối – Anh sẽ dùng giọng điệu như thế nào? Lèo lái, thao tác những trò chơi quyền lực ném đá giấu tay? Áp đặt từ trên, từ ngoài một lối nhìn TIN MỪNG? Hay là Anh sẽ quì xuống, để từ dưới nhìn lên như Đức Kitô đã làm với người đàn bà ngoại tình, bị mọi người tố cáo và hất hủi?

3.- Cuối năm ấy, Anh đã lên đường đi du học ở Nước Ngoài.

Lúc Anh trở về, tôi đã không còn có mặt tại Huế. Bạn bè đã cho tôi biết tin: Dưới ba đời giám mục khác nhau,

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 192

trong vòng hơn mười năm, Anh được giao phó trọng trách “đào tạo những mầm non ơn gọi”, tại Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện, do chính bàn tay Anh xây cất.

Nếu phải «LÀM LẠI » cuộc đời trong vòng mười năm ấy, Anh sẽ THÊM cái gì? Sẽ BỚT cái gì? Rút tỉa những kinh nghiệm và bài học nào, để trối trăn lại cho đàn em đang nối đuốc Anh, trong cùng một công việc hệ trọng ấy?

Để tìm lại một vài dấu vết của giai đoạn nầy, tôi đang đọc lại những tác phẩm do tay Anh sáng tác: Giáo Chủ Gioan thứ 23, Con Đường Hy Vọng, Năm chiếc bánh và hai con cá, Những chia sẻ Mùa Chay năm 2000 cho Giáo Triều Rôma, và nhiều bài nhận thức khác, được đăng tải đó đây, trên nhiều tờ báo ở Âu Mỹ…

Tôi tìm đọc từng trang, từng hàng, từng chữ tôi khát khao tìm kiếm những bài học và kinh nghiệm quí hóa của Anh, trong địa hạt đào tạo giới trẻ nói chung, và giới trẻ có chí hướng làm linh mục, nói riêng.

Tôi đã từng chú tâm lắng nghe Anh, trong những giờ học Sử Địa trước đây: Anh có lòng thiết tha với từng tấc đất của Quê Hương. Anh đã dày công học hỏi về từng nhân vật đã làm nên lịch sử của Nước Nhà.

Tôi khát khao muốn biết thêm: Anh có kế hoạch và đề nghị làm những gì, để dòng máu Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Ỷ Lan, Nguyễn Trãi, Quang Trung… không bị tận diệt, trên mọi nẻo đường của Quê Hương?

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 193

Giặc Hán, giặc Nguyên, giặc Tống, giặc Minh và giặc Thanh, như Anh biết rõ, vẫn còn đó, trước cửa ngõ của Quê Nhà. Chúng ta phải chuẩn bị những Nguyễn Trãi, cho ngày mai, trong lòng Đất Nước và Giáo Hội Việt Nam. Không có con đường thứ hai nào để chọn lựa.

Có lẽ có người sẽ bỡ ngỡ tại sao chúng ta cần sở hữu hóa tinh thần Nguyễn Trãi, trong lòng Giáo Hội Việt Nam ?

Trong một bài báo, ít người biết đến, Anh đã trả lời, với những lời lẽ tương tự như sau:

· Bao lâu một người Anh chị em còn bị áp bức, chínhĐức Kitô đang bị áp bức.

· Bao lâu một người Anh chị em bị ngoại bang thựcdân, chính Đức Kitô đang bị giày xéo, chà đạp.

· Bao lâu giặc ngoài, giặc trong đang cư xử tàn tệngười anh chị em, chính Đức Kitô đang bị cư xử tàn tệ.

· Bao lâu một người Anh chị em đang «bị lạm dụng tìnhdục», bất kể dưới hình thức nào, chính Đức Kitô đang là nạn nhân như họ, với họ…

Qua những câu nói ấy, tôi mới hiểu được rằng: chúng ta luôn luôn cần đi lại con đường của Nguyễn Trãi:

«Lấy Đại Nghĩa, mà thắng Hung Tàn,«Lấy Chí Nhân, mà thay Cường bạo».

Tinh thần của Nguyễn Trãi là kim chỉ nam cho những ai có trách nhiệm «đào tạo giới trẻ», hôm nay và ngày mai:

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 194

«Mở rộng Cửa NHÂN, mời khách đến…«Vun trồng Cây ĐỨC, nuôi con ăn. »

Hẳn thực,- Không mở cửa Nhân, con cháu chúng ta sẽ suốt đời

lạc hậu, trở về thời đồ đá. - Không trồng cây Đức, con cháu chúng ta sẽ ngang

tàng «đội đá vá trời», bán đứng Nước Non cho ngoại bang, để vinh thân phì gia … có nhiều vàng ở ngân hàng Nước Ngoài …

Người linh mục, giám mục, cũng như tất cả những ai có trách nhiệm lãnh đạo trong lòng Đất Nước, phải là những con người ôm nặng chí hướng phục vụ dân, trong cõi lòng của mình:

«Chăn lạnh choàng vai, đêm chẳng ngủ,«Suốt đời ôm mải nỗi lo dân».

Anh ơi, Anh ra đi quá sớm. Ước gì bài báo trên đây của Anh, được quảng diễn một cách rộng rãi, để trở thành một tác phẩm, trong lòng bàn tay của mọi người, ở trong cũng như ngoài Giáo Hội. Ở Việt Nam, cũng như trên khắp mặt địa cầu.

4.-Từ năm 1967 đến năm 1988, đó là giai đoạn «đỉnh cao» của đời Anh

- 1967 là năm Anh được Đức Giáo Chủ Phaolô thứ sáuchọn làm giám mục Giáo phận Nha Trang.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 195

- 1975, một tuần trước biến cố 30 tháng Tư, Anh đượcthuyên chuyển vào làm giám mục phó – với quyền kế nhiệm - tại Giáo phận Sài gòn.

- Tháng 8 năm 1975, chung quanh Ngày Lễ Đức MẹHồn Xác Lên Trời, Anh bị còng tay tại Dinh Độc Lập, và dẫn độ vào tù, sống chui rúc trong đó, suốt thời gian dài 13 năm.

- 1988 là năm Anh được ra khỏi Tù Cộng Sản.Tôi hy vọng trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều tác

phẩm có giá trị lịch sử, tường trình về giai đoạn nầy, với đầy dủ chi tiết hơn. Phần tôi, tôi chỉ muốn trích dẫn ở đây, đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan, mà tôi thường suy niệm, mỗi lần nghĩ tưởng đến Anh:

« Thật, Thầy bảo cho Anh biết:« Lúc còn trẻ, Anh tự mình thắt lưng lấy,« Và đi đâu tùy ý.« Nhưng khi đã về già,« Anh sẽ phải dang tay ra,« Cho người khác thắt lưng« Và dẫn Anh đến nơi Anh chẳng muốn. »

Từ ngày Anh ra khỏi tù Cộng Sản đến ngày 16 tháng 9 năm 2002 – là ngày Anh ra đi vĩnh viễn, khỏi cuộc sống nầy – mỗi lần gặp lại Anh đâu đó, trên những chặng đường xuôingược…tôi thường đặt ra cho mình câu hỏi: làm sao Anh đãcó thể đứng vững như «kiềng ba chân» trong vòng mười banăm. Cuối cùng Thánh Phaolô đã trả lời cho tôi:

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 196

«Lưng thắt đai chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày la lòng hăng say loan báo Tin Mừng Bình An, hãy luôn luôn cầm khiên mộc là Đức Tin, nhờ đó Anh em có thể dập tắt mọi tên lữa của ác thần. Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn Cứu Độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa» (Ep 6, 14-17).

5.-Sau khi ra khỏi tù, Anh vẫn bị quản thúc ở Hà Nội, không được phép trở về Huế, Nha Trang hay là Sàigòn, cho đến năm 1991. Đây là năm, Anh nhận được chiếu khán đi thăm Mẹ ở Úc và yết kiến Đức Giáo Hoàng Gioan- Phaolô II. Trong thời gian còn ngụ tại Rôma, Anh nhận đựợc lệnhcủa chính quyền Hà Nội CẤM Anh trở về Việt Nam.

Lại một lần nữa, hình ảnh của Nguyễn Trãi lại trở về…trong thân phận của Anh: «một người yêu nuớc BỊ DÀY VÒ trong chính quê hương của mình». Thế mà không một lần, Anh lên tiếng tố cáo, kết án. Nhân những vụ biến động xảy ra ở Huế, rất nhiều người chờ đợi, thúc giục Anh lên tiếng. Thứ nhất, với tư cách một cựu tù nhân. Thứ hai, với tư cách là chủ tịch của Hội Đồng Tòa Thánh Rôma «Công lý và Hòa bình». Thứ ba, với tư cách là một Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo.

Để trả lời, Anh đã sử dụng ba cái rây của Socrate – còn được gọi là cái sàng ở xứ Huế .

Cái rây thứ nhất mang tên là sự thật: Tôi bắt đầu từ sự kiện cụ thể, khách quan nào, để vươn lên tới sự thật?

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 197

Cái rây thứ hai là lòng yêu thương: Phải chăng THẦN KHÍ yêu thương có mặt với tôi, khi tôi lên tiếng đả phá người nầy, tố cáo ngưới kia, dù bất kỳ dưới hình thức nào?

Cái rây thứ ba là tìm ra một cách làm hữu ích và hữu hiệu: Đối với thế gian, Thánh giá là điên rồ, dại dột. Nhưng đối với những người sống Đức Tin vào Đức Kitô, đó là sự Khôn Ngoan Nhiệm Mầu của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, mấy ai trong những người làm công tác truyền thông và báo chí, đã hiểu «cách trả lời trong thinh lặng» của Anh? Thậm chí những người anh chị em trong Đức Tin cũng đã không hoàn toàn đồng cảm với Anh. Nói cho đến nơi đến chốn, ai đã hiểu được Đức Kitô bị giết trên Thánh Giá, mà vẫn cầu xin Thiên Chúa Ngôi Cha tha thứ cho kẻ địch thù của mình, «vì họ không hiểu việc họ làm».

Ngày từ biệt Anh lần cuối Thứ Sáu 20-09-2002

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 198

Chương 22Thay Kết Luận:

Lắng nghe người anh chị em: Một quà tặng vô giá

Trong cuộc sống của thế giới văn minh ngày nay, con người có xu thế muốn phát biểu trình bày ý kiến, khẳng định lập trường của mình. Và khi hai người có hai lối nhìn bất đồng, xung đột lẫn nhau, mỗi người tìm cách áp đặt cho người bên kia quan điểm cá nhân của mình. Và người bên kia cũng tìm cách phản ứng một cách máy móc, tự động và bốc đồng, để lôi kéo phần thắng về cho bản thân. Kết quả tất yếu của mọi quan hệ tranh chấp là con đường bạo động trong lời nói và hành vi, tuy dù hai người là vợ chồng, cha mẹ và con cái, hay là hai người bạn bè cùng nhau chia sẻ một lý tưởng, một dự án hay là một công việc.

Để có thể tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, trong ý hướng bổ túc và kiện toàn cho nhau, tác giả Steph.CoVER đề nghị cho chúng ta con đường gồm có bảy bước đi lên:

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 199

* Bước một: Sáng tạo, làm chủ thể thay vì phản ứngmột cách mù quáng, máy móc và tự động.

* Bước hai: Cưu mang trong nội tâm một ý hướng rõrệt: tôi muốn gì? Tôi đi tới đâu? Mục đích tối thượng mà tôi muốn thành tựu là gì?

* Bước ba: Đâu là ưu tiên số một? Đâu là điều quantrọng bậc nhất trong cuộc đời và quan hệ của tôi với người khác? Phải chăng tôi đang làm người hay là ngợm?

* Bước bốn: Trong mỗi quan hệ tiếp xúc và trao đổivới bất cứ một ai, điều chủ yếu thứ nhất là lắng nghe để tìm hiểu, thay vì muốn kẻ khác hiểu ý kiến của mình.

* Bước năm: Khi thiết lập quan hệ với bất cứ ai, mụctiêu cần thành đạt là người thắng, tôi thắng, chúng ta cùng thắng với nhau, thay vì tìm cách hạ bệ, bôi nhọ hay là khinh thường kẻ khác cho dù đó là một trẻ em khuyết tật, mồ côi hay là tự bế, bại não, chậm phát triển.

* Bước sáu: Khi sống với ai hay là làm việc với bấtcứ người nào, hãy sáng suốt chấp nhận rằng: người ấy đang cần tôi và tôi cần người ấy. Người ấy và tôi nuôi dưỡng sinh thành cho nhau, trên con đường làm người. Tôi và người ấy, tuy dù khác nhau, nhưng đang bổ túc và kiện toàn cho nhau.

* Bước bảy: Ngày ngày mài nhọn, đánh sáng, làm mớilại sáu kỹ năng trên đây. Nhật tân. Nhật nhật tân. Hựu nhật tân. Mỗi ngày đổi mới. Ngày ngày không ngừng đổi mới.

Một cách đặc biệt, khi hai người đang có hai lối nhìn khác biệt, xung khắc và đối kháng lẫn nhau, con đường đi

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 200

lên hay là con đường làm người trưởng thành bao gồm năm giai đoạn chính yếu như sau:

* Thứ nhất: Tôi phải bắt đầu từ bản thân tôi. Tôi làngười đầu tiên cần thay đổi một cách sáng suốt và can đảm, không đợi chờ và đòi hỏi người kia phải thay đổi với tôi, như tôi

* Thứ hai: Đạo đức làm người thúc đẩy tôi hãy lắngnghe người trước mặt, để tìm hiểu họ và giúp họ hay là gợi ý cho họ từ từ đi lên một cách có thứ tự, khi suy luận:

1. Nêu lên sự kiện cụ thể, khách quan và chính xác.2. Từ sự kiện, nêu lên giả thuyết hay là cách thuyên giải

nghĩa là tìm ra ý nghĩa. 3. Sau giả thuyết là kết luận cuối cùng.4. Sau kết luận là ý định hay là kế hoạch hành động.* Thứ ba: Khi họ diễn tả xúc động, tôi phản hồi một

cách đứng đắn và thích hợp:1.Gọi tên xúc động đang tạo nên tâm trạng bất an, bất

ổn: “bạn đang sợ, buồn, giận, lo…”2.Xin họ trả lời những câu hỏi như: “Ai, điều gì, khi

nào, ở đâu, cách nào, bao lâu?...” để môi trường hoá mỗi xúc động của họ.

3.Yêu cầu họ khám phá nhu cầu của mình: Bạn đangcần những điều gì để hoá giải những xúc động tê liệt.

4. Sau hết, xin họ xác định: Ai có thể tạo điều kiệnthuận lợi, bằng cách nào… để họ có thể tìm lại an bình nội tâm, vui tươi và năng động?

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 201

Bao lâu người kia chưa cảm thấy mình được nghe và hiểu chúng ta cần phải bổ túc và kiện toàn giai đoạn hai và ba trên đây.

Chúng ta làm như vậy một cách đơn phương, vô điều kiện vì chúng ta cố quyết làm người và thành người. Đó là đạo đức làm người, một tiến trình tu luyện đi từ trong ra ngoài. bắt đầu từ chính chúng ta.

Không có cơ bản đạo đức này, mọi thứ đạo đức khác chỉ là hào nháng, giả hiệu.

* Thứ bốn: Sau khi người kia đã cảm thấy mình đượclắng nghe và hiểu, chúng ta mới đề nghị giai đoạn thứ bốn:

“Sau khi đã lắng nghe và hiểu bạn một cách rốt ráo, tôi mong muốn được trình bày lối nhìn khác biệt của tôi. Tôi có nhu cầu được bạn lắng nghe và hiểu …

Xin bạn phản hồi nghĩa là nói lại cho tôi nghe bạn đã hiểu tôi như thế nào !”

Nếu người kia từ chối, tôi an bình và thanh thản rút lui, không lo buồn và cảm thấy thua thiệt. Tôi đã làm người có ý thức và giá trị. Không ai có thể đánh mất lòng tự tin của tôi.

* Thứ năm: Khi cảm thấy người kia đã nghe và hiểu,chúng ta đề nghị thêm giai đoạn thứ năm

“Cả hai chúng ta đều phát biểu và trình bày lối nhìn của mình.

Lối nhìn của bạn là : … Lối nhìn của tôi là : …

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 202

* Bây giờ “CHÚNG TA” quyết định thế nào về sự khácbiệt ấy một cách có tình và có lý?

* Để phát huy tính người và tình người, chúng ta đi đếnkết luận tổng hợp nào?

* Chúng ta đang cùng nhau chia sẻ một lối nhìn nào?* Giá trị mà chúng ta muốn đeo đuổi, thực hiện là gì?

Kết luận1. Lắng nghe là một giá trị làm người. Đó là một tiến

trình học tập và tu luyện không bao giờ chấm dứt.2. Lắng nghe để tìm hiểu, không có nghĩa là đồng ý với

ý kiến và lập trường của người đối diện.3. Hai người, cho dù có quan hệ thiết thân và tương

kính, vẫn có những lối nhìn khác biệt. Đó là lẽ thường tình, tự nhiên và tất yếu.

4. Nhờ khác biệt, chúng ta bổ túc kiện toàn, làmcho nhau trở thành phong phú, tròn đầy, “Tương sinh, tương thành”.

5. Lắng nghe ai là “ Nhìn nhận” người ấy có giá trị, cókhả năng, có quyền được thương yêu và tôn trọng.

6. Khi lắng nghe ai, tôi đang hiến tặng cho người ấy mộtmón quà cao quý và trọng đại. Món quà ấy là Tình Người. Món quà ấy cũng còn mang tên là Lòng Tự Tin.

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 203

Ánh mắt em là cả một bầu trời,

Bàn tay em huyền diệu thấu tầng mây,

Bước chân em gieo hạnh phúc mỗi ngày,

Quả tim Em: nguồn suối không bao giờ cạn vơi”.

Mùa Chay 2007

Nguyễn Văn Thành,

Lausanne, Thụy Sĩ

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

thuvienconggiaovietnam.net - 05/2019 204