38
Thứ hai, ngày 18 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 2: Tập đọc Tiết PPCT: 51 - NGHĨA THẦY TRÒ I. Mục tiêu : - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Chuẩn bị : Tranh minh họa phóng to, bảng phụ viết rèn đọc. III. Các hoạt động dạy-học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KT bài cũ: - Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? - Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn? - Nhận xét. - Là cửa, nhưng không then, khóa/Cũng không khép khóa bao giờ. Là cách nói rất đặc biệt-cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường: không có then, có khóa. - Dù giáp mặt biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn. Bỗng nhớ 2. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hiếu học, tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp mà dân tộc từ ngàn xưa luôn vun đắp, giữ gìn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm nghĩa cử đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo. 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn học - Lắng nghe. - 1HS đọc. - 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. Đ1: Từ sáng … mang ơn rất 1

LỊCH BÁO GIẢNG NĂM HỌC 2012- 2013 · Web viewĐã biết bao nhiều người dân vô tội bị chết, trẻ em bất hạnh, thất học, người dân sống khổ cực,

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

LỊCH BÁO GIẢNG NĂM HỌC 2012- 2013

Thứ hai, ngày 18 tháng 3 năm 2019

Buổi sáng:

Tiết 2: Tập đọc

Tiết PPCT: 51 - NGHĨA THẦY TRÒ

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa phóng to, bảng phụ viết rèn đọc.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. KT bài cũ:

- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

- Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

- Nhận xét.

- Là cửa, nhưng không then, khóa/Cũng không khép khóa bao giờ. Là cách nói rất đặc biệt-cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường: không có then, có khóa.

- Dù giáp mặt biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn. Bỗng nhớ …

2. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Hiếu học, tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp mà dân tộc từ ngàn xưa luôn vun đắp, giữ gìn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm nghĩa cử đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo.

2.Các hoạt động:

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc

- YCHS (HT) đọc bài.

- YC 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.

L1: Luyện phát âm: dâng biếu, cũ, ngước, vỡ lòng

L2: Giải nghĩa từ ở cuối bài.

- YCHS luyện đọc theo nhóm 3.

- GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, trang trọng. Lời thầy ôn tồn, thân mật. Với cụ đồ già thì kính cẩn. Nhấn giọng TN: tề tựu, mừng thọ, dâng biếu, cung kính, nghĩa thầy trò….

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.

+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? (CHT)

+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?

* Rút từ: Ngày mừng thọ; cung kính; nghĩa thầy trò.

+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào?

+ Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?

- GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi hệ thống người VN giữ gìn bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.

+ Nêu nội dung của bài? (HT)

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

- 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.

Đ1: Từ sáng … mang ơn rất nặng.

Đ2: Các môn … tạ ơn thầy.

Đ3: Phần còn lại.

- HS đọc.

- HS đọc phần chú giải.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

+ Để mừng thọ.

+ Từ sáng sớm ... mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy một cuốn sách quý.

+ Thầy muốn mời … mang ơn rất nặng. Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Những chi tiết biểu hiện sự tôn kính đó: Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.

+ Uống nước nhớ nguồn, Tôn sư trọng đạo, Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

+ Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

- YC 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.

- GV đọc mẫu: Từ sáng sớm...dạ ran.

- YCHS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức hai nhóm thi đọc.

- YCHS nhận xét.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc.

- HS đọc nhóm 2

- 2-4 HS thi đọc

- HS nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”

Buổi chiều:

Tiết 1: Toán

Tiết PPCT: 126 - NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

I. Mục tiêu: Biết:

- Thực hiện phép nhân số đo thời gian với 1 số.

- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế (Bài 1).

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- 2HS tính lên bảng làm.

- Nhận xét, đánh giá.

- 2HS: 2 ngày 14 giờ 54 năm 7 tháng

+ 6 ngày 8 giờ - 43 năm 7 tháng

8 ngày 22 giờ 11 năm 0 tháng

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng học cách nhân các số đo thời gian.

b. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số:

Ví dụ 1:

- GV dán băng giấy có ghi đề bài và mời HS đọc

+ Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao lâu?

+ Vậy muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu thì chúng ta phải làm phép tính gì?

- GV: Đó chính là một phép nhân của một số đo thời gian với một số. Hãy thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách thực hiện phép nhân này.

- Vậy 1 giờ 10 phút nhân 3 bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút?

- Khi thực hiện phép tính nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép tính nhân như thế nào?

Ví dụ 2:

- YCHS tóm tắt bài toán.

1 buổi: 3 giờ 15 phút

5 buổi: … giờ……. phút?

+ Để biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta phải thực hiện phép tính gì?

- YCHS đặt tính để thực hiện phép tính trên.

- Em có nhận xét gì về kết quả trong phép nhân trên?

- Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần làm gì?

c. Thực hành:

Bài 1:

- YCHS đọc yc bài (CHT).

- YCHS làm bài vào bảng con.

- YCHS nhận xét.

a) 3 giờ 12 phút x 3

4 giờ 23 phút x 4

12 phút 25 giây x 5

b) 4,1 giờ x 6

3,4 phút x 4

9,5 giây x 3

Bài 2: (Nếu còn thời gian)

- YCHS đọc yc bài (CHT).

- YCHS làm bài.

- Nghe.

- 2HS đọc trước lớp.

+ Trung bình để làm xong một sản phẩm thì hết 1giờ 30 phút.

+ Ta cần thực hiện phép nhân:1 giờ 10 phút x 3

- 2HS ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm cách thực hiện phép nhân.

1 giờ 10 phút

x 3__________

3 giờ 30 phút

- HS: 1 giờ 10 phút nhân 3 bằng 3 giờ 30 phút.

- Khi thực hiện phép tính nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đo.

- 1HS tóm tắt.

+ Thực hiện phép nhân: 3 giờ 15 phút x 5

- 1HS lên bảng tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp:

3 giờ 15 phút

x

5____

15 giờ 75 phút

- 75 phút lớn hơn 60 phút, tức là lớn hơn 1giờ, có thể đổi thành 1 giờ 15 phút.

- Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.

- HS đọc

- 4HS lên bảng làm bài.

- KQ:

a) = 9 giờ 36 phút

= 16 giờ 92 phút = 17 giờ 32 phút

= 60 phút 125 giây = 1giờ 2 phút 5 giây

b) = 24,6 giờ

= 13,6 phút

= 28,5 giây

- HS đọc.

- HS làm bài (HT)

Bài giải

Thời gian Bé Lan ngồi đu quay là:

1 phút 25 giây x 3 = 3 phút 75 giây

Đáp số: 3 phút 75 giây.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Xem bài: Chia số đo thời gian cho một số.

Tiết 2: Luyện tập Toán

I. Mục tiêu:

- Củng cố về cộng, trừ và nhân số đo thời gian.

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ôn định:

2. Kiểm tra:

3. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1: Khoanh vào phương án đúng:

a)

4

3

2

phút = ... giây.

A. 165 B. 185.

C. 275 D. 234

b) 4 giờ 25 phút

´

5 = ... giờ ... phút

A. 21 giờ 25 phút B. 21 giờ 5 phút

C. 22 giờ 25 phút D. 22 giờ 5 phút

Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a)

5

2

giờ = ... phút; 1

4

3

giờ = ... phút

b)

6

5

phút = ... giây; 2

4

1

ngày = ... giờ

Bài tập 3: Thứ ba hàng tuần Hà có 4 tiết ở lớp, mỗi tiết 40 phút. Hỏi thứ ba hàng tuần Hà học ở trường bao nhiêu thời gian?

Bài tập 4: (HSKG)

Lan đi ngủ lúc 9 giờ 30 phút tối và dậy lúc 5 giờ 30 phút sáng. Hỏi mỗi đêm Lan ngủ bao nhiêu lâu?

4. Củng cố, dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Lời giải:

a) Khoanh vào A

b) Khoanh vào D

Lời giải:

a)

5

2

giờ = 24 phút; 1

4

3

giờ = 105 phút

b)

6

5

phút = 50 giây; 2

4

1

ngày = 54giờ

Lời giải:

Thứ ba hàng tuần Hà học ở trường số thời gian là: 40 phút

´

5 = 200 (phút)

= 2 gờ 40 phút.

Đáp số: 2 gờ 40 phút.

Lời giải:

Thời gian Lan ngủ từ tối đến lúc nửa đêm là:

12 giờ - 9 giờ 30 phút = 2 giờ 30 phút.

Thời gian Lan ngủ mỗi đêm là:

2 giờ 30 phút + 5 giờ 30 phút = 7 giờ 60 phút

= 8 giờ.

Đáp số: 8 giờ.

- HS chuẩn bị bài sau.

Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2019

Buổi sáng:

Tiết 1: Chính tả

Tiết PPCT: 26 - LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG

I. Mục tiêu:

- Nghe-viết đúng CT; trình bày đúng hình thức bài văn.

- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT 2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ làm bài tập.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- YCHS viết các tên riêng: Sác-lơ Đác-uyn, A-đam, Pa-xtơ, Nữ Oa, Ấn Độ...

- Nhận xét, đánh giá.

- HS viết bảng con.

- Nghe nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay chúng ta viết bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động và làm BT chính tả viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí VN.

b. Hướng dẫn hs viết CT:

- YCHS đọc bài (HT).

- Bài chính tả nói điều gì? (HT)

- YCHS nhận xét và viết bảng con các tiếng, các từ cần chú ý.

- Đọc từng cụm từ cho HS viết.

- Đọc lại bài chính tả.

- Nhận xét 5-7 bài.

- Nhận xét chung.

- Đính quy tắc lên bảng lớp.

c. Luyện tập:

Bài 2:

- YCHS đọc yc bài (CHT)

- Hướng dẫn HS làm bài.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- YCHS nêu quy tắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài .

- Nghe.

- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi trong SGK.

- Giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1-5.

- Đọc thầm bài chính tả, phát hiện và phân tích những từ dễ viết sai: Chi-ca-gô, Mĩ,

Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ.

- Viết bài vào vở.

- Rà soát lỗi.

- Từng cặp HS đổi vở cho nhau soát lỗi và sửa lỗi.

- Nêu cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

- 1HS đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK,1 HS đọc chú giải.

- Thảo luận nhóm đôi dùng bút chì gạch dưới các tên riêng.

- Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Pa-ri, Pháp.

- Ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

- Có một số tên người, tên địa nước ngoài víêt giống như cách viết tên riêng VN. Đó là những tên riêng được âm theo âm Hán Việt.(Pháp)

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau: (Nhớ-viết) Cửa sông.

Tiết 2: Luyện từ và câu

Tiết PPCT: 51 - MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG

I. Mục tiêu:

- Biết 1 số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.

- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ Truyền (trao lai, để lại cho người sau, đời sau) và từ Thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT 1, 2, 3.

II. Chuẩn bị: Từ điển TV, sổ tay TV, phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- YCHS đọc ghi nhớ về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ, 1HS đọc BT 2/77.

- Nhận xét, đánh giá.

- HS trả lời.

- HS nghe.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Tiết LTVC hôm nay chúng ta MTVT: Truyền thống.

b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

Bài 1:

- YCHS đọc yêu cầu bài tập (CHT).

- YCHS thảo luận nhóm 2 nêu đúng nghĩa của từ trật tự .

- GV: Truyền thống là từ ghép Hán Việt. Truyền có nghĩa: trao lại, để lại cho người sau, đời sau.Tiếng “thống” có nghĩa là nối tiếp nhau không dứt.

Bài 2:

- YCHS đọc yêu cầu bài tập (CHT).

- YCHS thảo luận nhóm 4 sửa bài.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:

a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác?

b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết?

c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người?

Bài 3:

- YCHS đọc yêu cầu bài tập (CHT).

- HS thảo luận nhóm 2, sửa bài.

- Nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, phát hiện nhanh các từ ngữ chỉ đúng người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc?

+ Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc?

- Lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm cặp. Đại diện nhóm sửa bài

- KQ: Chọn câu c.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày

- KQ:

a) Truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.

b) Truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng

c) Truyền máu, truyền nhiễm.

- Nhận xét bổ sung

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm 2.

- KQ:

+ Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.

+ Nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, vườn cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau: “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu”

Tiết 3: Toán

Tiết PPCT: 127 - CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ

I. Mục tiêu: Biết:

- Chia số đo thời gian.

- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế (Bài 1, 2).

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- YC 2HS thực hiện tính.

- Nhận xét, đánh giá.

- HS: Nhân số đo thời gian với một số.

12 ngày 15 giờ 5 giờ 17 phút

x 3 x 4

36 ngày 45 giờ 20 giờ 68 phút

= 37 ngày 21 giờ = 21 giờ 8 phút

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách chia số đo thời gian cho một số.

b. Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số:

Ví dụ 1:

- GV nêu VD như SGK.

+ Hải thi đấu cả 3 ván cờ hết bao lâu?

+ Muốn biết trung bình mỗi ván cờ Hải thi đấu hết bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào?

- YCHS thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách thực hiện phép chia này.

+ Vậy 42 phút 30 giây chia 3 bằng bao nhiêu?

+ Qua Vd trên, em hãy cho biết khi thực hiện chia số đo thời gian cho một số chúng ta thực hiện như thế nào?

Ví dụ 2:

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

+ Muốn biết vệ tinh nhân tạo đó quay một vòng quanh trái đất hết bao lâu chúng ta phải làm như thế nào?

- YCHS đặt tính và thực hệ phép chia trên.

- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó giảng lại cách làm:

* 7 giờ chia 4 được 1 giờ, viết 1 giờ.

* 3 giờ không chia được cho 4, đổi thành 180 phút, 40 phút cộng 180 phut được 220 phút.

* 22 phút chia 4 được 5 phút, viết 5.

* 5 nhân 4 bằng 20, 20 trừ 20 bằng 0.

Vậy 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút

+ Vậy 7 giờ 40 phút chia 4 được bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút?

+ Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số, nếu phần dư khác 0 thì ta làm tiếp như thế nào?

+ Khi chia số đo thời gian cho một số, ta làm thế nào? (HT)

c. Luyện tập:

Bài 1:

- YCHS đọc yc bài (CHT)

- YCHS làm bài.

a) 24 phút 12 giây : 4

b) 35 giờ 40 phút : 5

c) 10 giờ 48 phút : 9

d) 18,6 phút: 6

- Nhận xét, sửa chữa.

Bài 2:

- YCHS đọc đề bài

- YCHS làm bài (HT).

- Nghe.

- Đọc đề bài.

+ Hải thi đấu cả 3 ván cờ hết 42 phút 30 giây.

+ Ta thực hiện phép chia: 42 phút 30 giây : 3

- HS thảo luận; 1 số cặp HS trình bày cách của mình trước lớp.

42 phút 30 giây 3

12

0 30 giây 14 phút 10 giây

00

+ Vậy: 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây.

+ Khi thực hiện chia số đo thời gian chúng ta thực hiện phép chia từng số đo theo đơn vị cho số chia.

- HS đọc và nêu phép chia tương ứng:

7 giờ 40 phút : 4 = ?

- Ta cần đổi 3 giờ ra phút, cộng với 40 phút và chia tiếp.

7 giờ 40 phút 4

3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút

220 phút

20

0

+ Vậy: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút.

+ Ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang hàng đơn vị nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.

+ HS nêu.

- HS đọc.

- Làm bài cá nhân (Bảng con).

- KQ: = 6 phút 3 giây

= 7 giờ 8 phút

= 1 giờ 12 phút.

= 3,1 giờ

- HS đđọc đề.

- Làm bài cá nhân.

Bài giải

Thời gian người thợ làm được 3 dụng cụ là:

12 giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút

Thời gian TB người đó làm 1 dụng cụ là:

4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút

Đáp số: 1 giờ 30 phút

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau: Luyện tập

Tiết 4: Luyện tập Toán

I. Mục tiêu:

- HS nắm vững cách tính số đo thời gian

- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ôn định:

2. Kiểm tra:

3. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:

a) 2,8 phút

´

6 = ...phút ...giây.

A. 16 phút 8 giây B. 16 phút 48 giây

C. 16 phút 24 giây D. 16 phút 16 giây

b) 2 giờ 45 phút

´

8 : 2 = ...?

A. 10 giờ 20 phút B. 10 giờ 30 phút

C. 10 giờ D. 11 giờ

Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:

a) 6 phút 43 giây

´

5.

b) 4,2 giờ

´

4

c) 92 giờ 18 phút : 6

d) 31,5 phút : 6

Bài tập 3: Một người làm từ 8 giờ đến 11 giờ thì xong 6 sản phẩm. Hỏi trung bình người đó làm một sản phẩm hết bao nhiêu thời gian?

Bài tập 4: (HSKG)

Trên một cây cầu, người ta ước tính trung bình cứ 50 giây thì có một ô tô chạy qua. Hỏi trong một ngày có bao nhiêu ô tô chạy qua cầu?

4. Củng cố, dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Lời giải:

a) Khoanh vào B

b) Khoanh vào D

Đáp án:

a) 33 phút 35 giây

b) 16 giờ 48 phút

c) 15 giờ 23 phút

d) 5 phút 15 giây

Lời giải:

Thời gian nhười đó làm 6 sản phẩm là:

11 giờ - 8 giờ = 3 giờ = 180 phút

Trung bình người đó làm một sản phẩm hết số thời gian là: 180 phút : 6 = 30 phút.

Đáp số: 30 phút.

Lời giải:

1 ngày = 24 giờ; 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây

Trong 1 giờ có số giây là:

60

´

60 = 3600 (giây)

Trong 1 ngày có số giây là:

3600

´

24 = 86400 (giây)

Trong một ngày có số ô tô chạy qua cầu là:

86400 : 50 = 1728 (xe)

Đáp số: 1728xe.

- HS chuẩn bị bài sau.

Buổi chiều:

Tiết 2: Luyện tập Tiếng Việt

I. Mục tiêu:

- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại.

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II. Chuẩn bị: Nội dung ôn tập.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ôn định:

2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?

3. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1: Em hãy chuyển đoạn văn sau thành một đoạn đối thoại:

Bố cho Giang một quyển vở mới. Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở trang trí rất đẹp. Giang lấy bút nắn nót viết tên trường, tên lớp, họ và tên em vào nhãn vở.

Bố nhìn những dòng chữ ngay ngắn, khen con gái đã tự viết được nhãn vở.

Bài tập 2: Cho tình huống:

Bố (hoặc mẹ) em đi công tác xa. Bố (mẹ) gọi điện về. Em là người nhận điện thoại. Hãy ghi lại nội dung cuộc điện thoại bằng một đoạn văn hội thoại.

4 Củng cố, dặn dò.

- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Ví dụ:

- Giang ơi! Bố mua cho con một cuốn vở mới đây này. Giang giơ hai tay cầm cuốn vở bố đưa :

- Con cảm ơn bố!

- Con tự viết nhãn vở hay bố viết giúp con?

- Dạ! Con tự viết được bố ạ!

Giang nắn nót viết tên trường, tên lớp, họ và tên của mình vào nhãn vở.

Nhìn những dòng chữ ngay ngắn Giang viết, bố khen:

- Con gái bố giỏi quá!

Ví dụ:

Reng! Reng! Reng!

- Minh: A lô! Bố đấy ạ! Dạ! Con là Minh đây bố.

- Bố Minh: Minh hả con? Con có khỏe không? Mẹ và em thế nào?

- Minh: Cả nhà đều khỏe bố ạ! Chúng con nhớ bố lắm!

- Bố Minh: Ở nhà con nhớ nghe lời mẹ, chăm ngoan con nhé! Bố về sẽ có quà cho hai anh em con.

- Minh: Dạ! Vâng ạ!

- Bố Minh: Mẹ có nhà không con? Cho bố gặp mẹ một chút!

- Minh: Mẹ có nhà bố ạ! Mẹ ơi! Mời mẹ lên nghe điện thoại của bố!

- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.

Tiết 3: Luyện tập Tiếng Việt

I. Mục tiêu:

- Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Truyền thống.

- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II. Chuẩn bị: Nội dung ôn tập.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ôn định:

2. Kiểm tra:

3. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1: Nối từ truyền thống ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

A

B

Phong tục tập quán của tổ tiên, ông bà.

Truyền thống

Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người, nhiều địa phương khác nhau.

Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bài tập 2:

Tìm những từ ngữ có tiếng “truyền”.

Bài tập 3:

Gạch dưới các từ ngữ chỉ người và địa danh gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

“…Ở huyện Mê Linh, có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách”.

Theo Văn Lang

4. Củng cố, dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

Ví dụ:

Truyền ngôi, truyền thống, truyền nghề, truyền bá, truyền hình, truyền thanh, truyền tin, truyền máu, truyền nhiễm, truyền đạt, truyền thụ,…

Bài làm:

“… Ở huyện Mê Linh, có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách”.

- HS chuẩn bị bài sau.

Thứ tư, ngày 20 tháng 3 năm 2019

Buổi chiều:

Tiết 1: Tập làm văn

Tiết PPCT: 51 - TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI

I. Mục tiêu: Dựa theo truyện thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng ND văn bản.

II. Chuẩn bị: Phiếu học tập

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- YC 1-2HS đọc lại đoạn đối thoại Thái sư Trần Thủ Độ.

- Nhận xét, đánh giá.

- HS thực hiện.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV trước, các em đã luyện viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch Xin Thái sư tha cho. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch. Giữ nguyên phép nước-một màn kịch khác của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:

- YCHS đọc nội dung bài tập

- YCHS nối tiếp nhau đọc toàn bộ bài.

- Nhận xét cách đọc của HS.

Bài 2:

- YCHS đọc nội dung bài tập (CHT).

- GV nhắc HS:

+ SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại, đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phu nhân. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp vào đoạn đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch.

+ Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật: thái sư Trần Thủ Độ, phu nhân và người quân hiệu.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3:

- GV chọn một nhóm: Phân vai đọc hoặc diễn thử màn kịch.

- Nhận xét, đánh giá.

- Nghe.

- HS đọc. Cả lớp đọc thầm.

- 3HS nối tiếp nhau đọc toàn bộ bài.

- Cả lớp theo dõi trong SGK.

- HS đọc.

- Viết đoạn đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo nhóm. Đại diện nhóm nối tiếp nhau đọc đoạn đối thoại vừa viết.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn đoạn đối thoại hay nhất.

- Một nhóm phân vai đọc hoặc diễn thử màn kịch.

- Cả lớp nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau: Trả bài văn tả người.

Tiết 2: Toán

Tiết PPCT: 128 - LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Biết:

- Nhân, chia số đo thời gian.

- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế (Bài 1c, d; Bài 2a,b; Bài 3, 4).

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Muốn chia số đo thời gian, ta làm thế nào?

- YC 2HS tính: 48 phút 24 giây : 8

36,12 giờ : 6

- Nhận xét, đánh giá.

- Ta thực hiện phép chia ... rồi chia tiếp.

= 6 phút 3 giây.

= 6,02 giờ.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng học cách cộng các số đo thời gian.

b. Luyện tập:

Bài 1:

- YCHS đọc yc bài (CHT).

- YCHS làm bài vào bảng con.

- Tính: c) 7 phút 26 giây x 2

d) 14 giờ 28 phút : 7

- Nhận xét, sửa chữa.

Bài 2:

- YCHS đọc yc bài (CHT).

- YCHS làm bài cá nhân.

- Tính:

a. (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) x 3

b. 3 giờ 40 phút + 2giờ 25 phút x 3

Bài 3:

- YCHS đọc yc bài (CHT).

- Gợi ý: Tìm số sản phẩm làm trong hai lần, tìm thời gian làm hết số sản phẩm.

- YCHS làm bài cá nhân.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 4:

- YCHS đọc yc bài (CHT).

- YC các nhóm thi làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh nhất.

- Nghe.

- HS đọc.

- HS làm bảng con, 2HS làm bài trên bảng.

- KQ: c) =14 phút 52 giây

d) = 2 giờ 4 phút

- HS đọc.

- HS làm vở (nhận xét)

- KQ: a) = 18 giờ 15 phút

b) = 9 giờ 115 phút = 10 giờ 55 phút

- HS đọc đề bài.

- Nghe.

- Làm bài cá nhân, 1HS làm trên phiếu.

Bài giải

Số sản phẩm làm trong hai lần là:

7 + 8 = 15 (sản phẩm)

Thời gian làm 15 sản phẩm là:

1 giờ 8 phút x 15 = 17 (giờ)

Đáp số: 17 giờ

- HS đọc đề bài.

- Làm bài theo nhóm 4. Trình bày cách làm.

- KQ: 4,5 giờ > 4 giờ 5 phút

8 giờ 16 phút – 1 giờ 25 phút = 2 giờ 17 phút x 3

26 giờ 25 phút : 5 < 2 giờ 40 phút + 2 giờ 45 phút

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau: Luyện tập chung.

Tiết 3: Đạo đức

Tiết PPCT: 26 - EM YÊU HÒA BÌNH

I. Mục tiêu:

- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.

- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.

- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Biết được ý nghĩa của hòa bình.

- Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.

II. Chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh về thảm họa chiến tranh hoặc những hoạt động bảo vệ hòa bình; thẻ màu.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Em hãy nêu những hiểu biết của mình về đất nước và con người Việt Nam?

- Nhận xét.

- HS nêu.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- YC cả lớp hát bài: “Trái đất này của chúng em”

- Loài chim nào là biểu tượng cho hòa bình?

- Bài hát muốn nói lên điều gì?

- GV: Vậy các em cùng tìm hiểu về những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em qua bài học hôm nay.

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin

- GV treo tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em ở các vùng có chiến tranh.

- Em thấy những gì trong các tranh, ảnh đó?

- Để biết rõ hơn về những hậu quả của chiến tranh, các em đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi sau:

- Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh?

- Những hậu quả mà chiến tranh để lại? (CHT)

- Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, trẻ em được tới trường theo em chúng ta cần làm gì?

* Kết luận: Chiến tranh gây ra nhiều đau thương, mất mát. Đã biết bao nhiều người dân vô tội bị chết, trẻ em bất hạnh, thất học, người dân sống khổ cực, đói nghèo,… Chiến tranh là một tội ác. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần cùng nắm tay nhau, cùng bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh để đem lại cuộc sống cho chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn.

Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (BT1/39)

- YCHS đọc bài tập (CHT).

- YCHS làm việc cá nhân bày tỏ thái độ qua thẻ quy ước (tán thành giơ màu xanh, không tán thành giơ màu đỏ)

- GV nhận xét tuyên dương.

* Kết luận: Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình.

Hoạt động 3: Làm BT 2/39

- YCHS đọc bài tập (CHT).

- YCHS thảo luận nhóm 2, cho biết những việc làm, hành động nào thể hiện lòng yêu hòa bình

* Kết luận: Để bảo vệ hòa bình, trước hết mỗi người cần phải có lòng yêu hòa bình và thể hiện điều đó trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các DT quốc gia này, quốc gia khác như cách hành động việc làm b, c.

Hoạt động 4: Việc cần làm để bảo vệ hòa bình (BT 3/39).

- YCHS đọc SGK, suy nghĩ khoanh tròn vào số ghi trước hoạt động vì hòa bình mà em biết và giới thiệu với bạn về hoạt động đó.

- YC HS đọc phần ghi nhớ SGK/38.

- HS cùng hát.

- Loài chim bồ câu được lấy làm biểu tượng cho sự hòa bình.

- Bài hát thể hiện niềm ước mơ của bạn nhỏ: ước mơ cho sự hồ bình và niềm khát khao được sống trong vùng trời bình yên của trái đất.

- HS quan sát, theo dõi tranh, ảnh, ghi nhớ.

- Qua tranh ảnh, em thấy cuộc sống của người dân vùng chiến tranh rất khổ cực, nhiều trẻ em không được đi học, sống thiếu thốn, mất đi người thân.

- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Cuộc sống của người dân ở vùng chiến tranh sống khổ cực. Đặc biệt có những tổn thất lớn mà trẻ em phải gánh chịu như: mồ côi cha, mẹ, thương tích, tàn phế, sống bơ vơ mất nhà cửa. Nhiều trả em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính, cầm súng giết người.

- Chiến tranh để lại hậu quả lớn về người và của cải: Cướp đi sinh mạng: Cuộc chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra ở VN có gần 3 triệu người chết; 4,4 triệu người bị tàn tật, 2 triệu người nhiễm chất độc da cam.

- Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.

- HS đọc.

- HS giơ thẻ.

- KQ: a; d đúng; b; c sai

- HS đọc.

- HS thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- KQ: b, c

- HS suy nghĩ làm bài, thảo luận với bạn bên cạnh. HS nối tiếp nhau trả lời.

- 2HS đọc.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Em yêu hòa bình (Tiết 2).

- Sưu tầm tranh ảnh, các bài báo hoặc bài viết nói về các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và thế giới. Sưu tầm những bài thơ, bài hát câu chuyện có chủ đề hòa bình.

- Vẽ 1 bức tranh theo chủ đề “Em yêu hòa bình”.

Thứ năm, ngày 21 tháng 3 năm 2019

Buổi sáng:

Tiết 1: Tập đọc

Tiết PPCT: 52 - HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với ND miêu tả.

- Hiểu ND và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa phóng to, bảng phụ viết rèn đọc.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?

- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện sự tôn kính đó?

- Nhận xét.

- Từ sáng sớm … mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy một cuốn sách quý. Thầy muốn mời … mang ơn rất nặng.

- Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Những chi tiết biểu hiện sự tôn kính đó: Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- YCHS quan sát tranh và miêu tả cảnh trong tranh?

- GV: Lễ hội dân gian là một sinh hoạt văn hóa của dân tộc được lưu giữ từ rất nhiều đời. Mỗi lễ hội bắt đầu từ một sự tích có ý nghĩa trong lịch sử dân tộc. Bài học hôm nay giới thiệu về một trong những lễ hội ấy. Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân.

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc

- YCHS (HT) đọc bài.

- YC 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.

L1: Luyện phát âm: thoăn thoắt, giần sàng, giật giải, bóng nhẫy,…

L2: Giải nghĩa từ ở cuối bài.

- YCHS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu:

.Giọng kể, dồn dập, náo nức, thể hiện không khí vui tươi, náo nhiệt

.Nhấn giọng TN: nhanh như sóc, thoăn thoắt, leo lên, tụt xuống, nồng nhiệt,…

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.

+ Hội thi thổi cơm ở Đồng vân bắt nguồn từ đâu?

+ Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?

+ Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?

* Rút từ: Hội thổi cơm thi

+ Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng?

* Rút từ: Niềm tự hào

+ Nêu nội dung của bài? (HT)

- HS quan sát và nêu: Cảnh các chàng trai, cô gái vừa đi vừa nấu cơm.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

- 4HS nối tiếp nhau đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là một đoạn).

- HS đọc phần chú giải.

- HS luyện đọc theo nhóm 2.

+ Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.

+ Hội thi bắt đầu … bắt đầu thổi cơm.

+ Trong khi một thành viên của đội lo lấy lửa, những người khác mỗi người một việc: người ngồi vót thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc, người giần sàng (thóc đã giã) thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước, nấu cơm Vừa nấu cơm các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.

+ Vì giật giải trong cuộc thi là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, phối hợp rất nhịp nhàng ăn ý.

+ Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

- YC 4HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ của bài.

- GV đọc mẫu đoạn 2.

- YCHS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức HS thi đọc.

- YCHS nhận xét.

- 4HS nối tiếp nhau đọc.

- HS đọc nhóm 2.

- 2,3HS đọc.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: “Tranh làng Hồ” 

Tiết 3: Toán

Tiết PPCT: 129 - LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu: Biết:

- Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế (Bài 1, 2a, 3, 4 dòng 1, 2)

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- YC 2HS tính:

a) 3 giờ 14 phút x 3

b) 36 phút 12 giây :3

- Nhận xét, đánh giá.

- 2HS lên bảng thực hiện.

= 9 giờ 42 phút

= 12 phút 4 giây

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài tốn luyện tập về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

b. Luyện tập:

Bài 1:

- YCHS đọc nd bài (CHT)

- YCHS làm bài vào bảng con

- Tính:

a) 17 giờ 53 phút + 4 giờ 15 phút

b) 45 ngày 23 giờ – 24 ngày 17 giờ

c) 6 giờ 15 phút x 6

d) 21 phút 15 giây : 5

Bài 2:

- YCHS đọc nd bài (CHT)

- YCHS làm bài.

- Tính:

a. (2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút) x 3

2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút x 3

Bài 3:

- YCHS đọc đề bài (CHT)

- YCHS làm bài.

Bài 4:

- YCHS đọc đề bài (CHT)

- YCHS làm bài, trình bày.

- Nhận xét, sửa chữa.

- Lưu ý: HS (HT) giải thích cách làm (dòng 2)

- Nghe.

- HS đọc nội dung bài tập.

- Làm bài cá nhân (bảng con)

- KQ:

= 22 giờ 8 phút

= 21 ngày 6 giờ

= 36 giờ 90 phút = 37 giờ 30 phút

= 4 phút 25 giây

- HS đọc nội dung bài tập.

- Làm bài.

- KQ:

= 15 giờ 135 phút = 17 giờ 15 phút

= 11 giờ 75 phút = 12 giờ 15 phút

- HS đọc.

- Làm việc nhóm cặp.

Bài giải

Hường đến trước giờ hẹn:

10 giờ 40 phút – 10 giờ 20 phút = 20 phút

Hương phải đợi Hồng:

20 phút + 15 phút = 35 phút

Khoanh vào B (35 phút).

- HS đọc.

- Làm bài.

Bài giải

Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:

8 giờ 10 phút - 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút

Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:

(24 giờ – 22 giờ) + 6 giờ = 8 (giờ)

Đáp số: 8 giờ.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau: Vận tốc

Buổi chiều:

Tiết 2: Luyện từ và câu

Tiết PPCT: 52 - LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU

I. Mục tiêu: Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong 2 đoạn văn theo yêu cầu BT2; bước đầu viết được đoạn văn theo yêu cầu BT3.

II. Chuẩn bị: Từ điển TV, sổ tay TV, phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Câu sau giải nghĩa cho từ nào?

“Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”

a) Truyền thống

b) Phong tục

c) Tập quán

- Nhận xét, đánh giá.

- Không thể ghép từ “truyền thống” vào trước dòng nào?

a) anh dũng chống giặc ngoại xâm.

b) cần cù trong lao động.

c) yêu nước thương nòi

d) lá lành đùm lá rách

- HS nêu.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trong các tiết LTVC hôm nay các em học bài luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:

- YCHS đọc nd bài tập (CHT)

- Dán lên bảng bảng phụ ghi đoạn văn.

- YCHS lên bảng gạch dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương.

- Nêu tác dụng của việc dùng từ ngữ để thay thế? (HT)

Bài 2:

- YCHS đọc nd bài tập (CHT).

- Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu:

+ Xác định những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn.

+ Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ ngữ cùng nghĩa. Sau khi thay thế cần đọc lại đoạn văn xem có hợp lí không, có hay hơn đoạn văn cũ không.

Từ trong đoạn văn

1.Triệu Thị Trinh

2.Triệu Thị Trinh

3.Triệu Thị Trinh

4.Triệu Thị Trinh

5.Triệu Thị Trinh

6.Triệu Thị Trinh

7.Triệu Thị Trinh

Bài 3:

- YCHS đọc nd bài (CHT)

- YCHS giới thiệu, làm bài.

- YCHS trình bày.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương những HS làm bài tốt (HT).

- Nghe.

- HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.

- Đánh số thứ tự vào các câu trong đoạn văn

- HS gạch: câu 1 (Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi), câu 2 (tráng sĩ ấy), câu 3 (người trai làng Phù Đổng).

- Tránh việc lặp từ, giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết câu.

- HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.

+ Đánh số thứ tự vào các câu văn.

+ Đọc thầm đoạn văn và làm bài.

Từ thay thế

Triệu Thị Trinh

Người thiếu nữ họ Triệu

Nàng

Nàng

Triệu Thị Trinh

Người con gái vùng núi Quan Yên

- HS đọc nội dung bài tập.

- HS giới thiệu người hiếu học em chọn viết là ai, viết đoạn văn.

- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết và nói rõ những từ ngữ nào các em đã sử dụng để thay thế.

- HS nhận xét, bình chọn.

VD: Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Ngày ngày, mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà, cậu bé lại ghé vào học lỏm. Thấy bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn. Nhờ thông minh, chăm chỉ, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau: Mở rộng vốn từ Truyền thống.

Thứ sáu, ngày 22 tháng 3 năm 2019

Buổi sáng:

Tiết 1: Tập làm văn

Tiết PPCT: 52 - TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT

I. Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm và sữa lỗi trong bài; viết lại được 1 đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.

II. Chuẩn bị: Một số tờ phiếu ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý... cần chữa chung trước lớp.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- YCHS đọc màn kịch Giữ nghiêm phép nước đã được viết lại.

- Nhận xét, đánh giá.

- HS thực hiện.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Nhận xét chung về kết quả bài viết của lớp:

+ Ưu điểm: Xác định đúng đề, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc, rõ ý, biết cách kể lại được một câu chuyện hoàn chỉnh.

+ Khuyết: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều, thiếu ý, tả chung chung, dùng từ chưa chính xác, sử dụng nhiều văn nói, sắp xếp ý chưa lôgic. Một số bài chưa có câu kết thúc.

- Thông báo cụ thể.

+ Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành.

c. Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài:

- HS đọc lời nhận xét của GV, sửa lỗi. Đổi bài với bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.

- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.

- Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.

- Đọc những đoạn văn, bài văn hay.

- HS trao đổi, thảo luận tìm cái hay để rút kinh nghiệm cho mình.

- Hướng dẫn HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.

- Cá nhân HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn.

- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết lại.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Nghe nhận xét của GV

- 5HS đọc và thực hiện theo yc.

- HS thực hiện.

- 2-3HS đọc đoạn văn, bài văn hay.

- HS thực hiện.

- HS trình bày.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau: Ôn tập về tả cây cối.

Tiết 2: Toán

Tiết PPCT: 130 - VẬN TỐC

I. Mục tiêu:

- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.

- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều (Bài 1, 2).

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- YCHS tính: 2 giờ 23 phút x 5 = 10 giờ115 phút; 22,5 giờ : 6 = 9,75 giờ

- Nhận xét.

- 2HS thực hiện.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm hiểu 1 đại lượng mới, đó là vận tốc.

b. Giới thiệu khái niệm vận tốc:

- GV nêu bài toán: Một ô tô mỗi giờ đi được 50 km, một xe máy mỗi giờ đi được 40 km cùng đi quãng đường từ A và đi đến B. Nếu hai xe khởi hành cùng một lúc tại A thì xe nào sẽ đi đến B trước?

- YCHS thảo luận theo cặp để tìm câu trả lời.

* Kết luận: Thông thường ô tô đi nhanh hơn xe máy (vì trong cùng 1 giờ ô tô đi được quãng đường dài hơn xe máy)

Bài toán 1:

- GV dán băng giấy có viết đề bài toán, YCHS đọc.

+ Để tính số ki-lô-mét trung bình mỗi giờ ô tô đi được ta làm như thế nào?

- GV có thể vẽ lại sơ đồ bài toán lên bảng và giảng lại cho HS: Trong cả 4 giờ ô tô đi được 170 km, vậy trung bình số ki-lô-mét đi được trong 1 giờ chính là một phần tư của quãng đường 170 nên thực hiện 170 : 4

- YCHS trình bày lời giảng bài toán.

- TB mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?

- Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô bốn mươi hai phẩy năm km/giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ.

- Em hiểu vận tốc ô tô là 42,5 km/h như thế nào?

- GV ghi: Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 (km/giờ)

- GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc là km/giờ.

+ 170 km là gì trong hành trình của ô tô?

+ 4 giờ là gì?

+ 42,5 km/h là gì?

+ Trong bài toán trên, để tìm vận tốc của ô tô chúng ta đã làm như thế nào?

+ Gọi quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v, em hãy dựa vào cách tính vận tốc trong bài toán trên để lập công thức tính vận tốc.

* Kết luận: Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức:

Công thức:

b) Bài toán 2:

- GV dán băng giấy có ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS đọc.

- YCHS Tóm tắt bài toán.

+ Để tính vận tốc của người nào đó chúng ta phải làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.

+ Đơn vị đo vận tốc của người đó là gì?

+ Em hiểu vận tốc chạy của người đó là 6m/ giây như thế nào?

- Đơn vị vận tốc của bài toán này là m/giây.

c. Luyện tập:

Bài 1,2:

- YCHS đọc yc bài (CHT)

- YCHS nêu cách tính vận tốc.

@ Lưu ý:

+ Quãng đường là km, thời gian là giờ. Đơn vị vận tốc là km/giờ.

+ Quãng đường là m, thời gian là giây. Đơn vị vận tốc là m/giây.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3: (Nếu còn thời gian)

- YCHS đọc yc bài (CHT)

- Gọi HS nêu cách tính vận tốc.

- HS trình bày lời giải và cách giải bài toán.

- Nghe.

- HS nghe và nhắc lại bài toán.

- Ô tô sẽ đi nhanh hơn.

- HS đọc.

- 170 : 4

- HS trình bày.

Bài giải

Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:

170 : 4 = 42,5 (km)

Đáp số: 42,5 km

- 42,5 km.

- Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km.

+ Là quãng đường ô tô đi được

+ Là thời gian ô tô đi hết 170 km

+ Là vận tốc của ô tô.

+ Chúng ta đã lấy quãng đường ô tô đi được (170 km) chia cho thời gian ô tô đi hết quãng đường đó (4 giờ)

- HS nêu công thức: Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

- HS đọc.

- HS tóm tắt.

s = 60 m

t = 10 giây

v = … m/giây?

- Lấy quãng đường (60 m) chia cho thời gian (10 giây)

- HS làm bài.

Bài giải

Vận tốc chạy của người đó là:

60: 10 = 6 (m/giây)

Đáp số: 6 m/giây

- Đơn vị đo vận tốc chạy của người trong bài tốn là m/giây. (quãng đường tính bằng mét, thời gian tính bằng giây)

+ Nghĩa là cứ mỗi giây ngừơi đó chạy được quãng đường là 6 m

- HS nêu yêu cầu bài toán.

- HS nói cách tính vận tốc và trình bày lời giải bài toán.

Bài giải

Vận tốc của xe máy là:

105 : 3 = 35 (km/giờ)

Đáp số : 35 km/giờ.

- HS khác nhận xét bài làm.

Bài giải

Vận tốc của máy bay là:

1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)

Đáp số : 720 km/giờ

- HS nêu yêu cầu bài toán.

- HS nói cách tính vận tốc.

- HS làm bài.

Bài giải

Đổi:1 phút 20 giây = 80 giây

Vận tốc chạy của người đó là:

400 : 80 = 5 m/giây

Đáp số: 5 m/giây

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau: Luyện tập.

Tiết 3: SINH HOẠT CUỐI TUẦN

I. Mục tiêu:

- Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua.

- Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê.

- Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.

- Rèn kĩ năng tự quản.

- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.

II. Lên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

HĐ 1: Thảo luận.

Các tổ trưởng tổng kết tình hình của tổ:

- Học tập: Nghiêm túc, HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.

- Trật tự: Còn ồn ào, còn đùa giỡn trong giờ học.

- Vệ sinh: còn một số bạn xã rác không đúng qui định. Vệ sinh cá nhân tốt. Lớp sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.

HĐ 2: Công tác tuần tới:

- Khắc phục hạn chế vi phạm của tuần qua.

- Thực hiện thi đua giữa các tổ.

- Đảm bảo sĩ số chuyên cần.

- Xây dựng góc học tập ở nhà.

- Văn nghệ, trò chơi.

- Chăm sóc cây xanh của lớp.

HĐ 3: Giáo dục

- Ở nhà trước khi ăn hoặc trước khi cầm vào đồ ăn thì các em phải rửa tay theo 6 bước đã hướng dẫn

- Muốn cho mọi người trong gia đình khỏe mạnh chúng ta cần giữ cho nhà ở sạch sẽ, đủ ánh sáng.

- HS thực hiện báo cáo.

- Các HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe và nhận nhiêm vụ.

- HS vui chơi văn nghệ.

v = s : t

26

_1329392596.unknown
_1329392640.unknown
_1329392716.unknown
_1329392717.unknown
_1329394367.unknown
_1329392667.unknown
_1329392622.unknown
_1329392056.unknown
_1329392244.unknown