121
Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm khu bảo tồn về đa dạng sinh học: Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn, Việt Nam Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm khu bảo tồn về đa dạng sinh học: Manuel Boissière Imam Basuki Piia Koponen Meilinda Wan Douglas Sheil Manuel Boissière Imam Basuki Piia Koponen

Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

VIETNAM

Các quyết định về vấn đề sử dụng đất tại Việt Nam thường chỉ dựa trên những đánh giá về kinh tế và sinh vật lý, mà ít quan tâm đến những quan điểm hoặc nhận thức của người dân địa phương. Điều này có thể dẫn đến các mâu thuẫn trong quá trình quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc sử dụng đất không mang tính bền vững và các quyết định không công bằng đối với người dân địa phương. Bản Khe Trăn, một bản làng tại miền Trung Việt Nam, là nơi cư trú của một nhóm dân cư thuộc nhóm dân tộc thiểu số Pahy. Động lực của sự thay đổi trong vùng là những chính sách sử dụng đất khác nhau, là kết quả của phương pháp tiếp cận ‘từ trên xuống’ của chính phủ, và những thay đổi hệ quả về thực trạng rừng địa phương.

Sinh kế ở địa phương đã chuyển từ hình thức du canh du cư và sự lệ thuộc lớn vào rừng tự nhiên sang hình thức định canh định cư. Bản Khe Trăn hiện đang thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên vừa mới được quy hoạch, và chính phủ khuyến khích người dân ở đây trồng các loại cây kinh tế ở các đồi trống quanh bản. Sự phụ thuộc của người dân vào các nguồn tài nguyên rừng đã giảm đi đáng kể, và hầu hết kiến thức địa phương về rừng tự nhiên có thể sớm bị mai một. Vùng đất chính bao phủ quanh bản hiện tại là các rừng trồng Keo và Cao su, đất trống, và đất trồng cây nông nghiệp.

Kiến thức và quan điểm của địa phương ít khi được các cơ quan nhà nước quan tâm trong quá trình triển khai các dự án giao khoán đất, quá trình ra quyết định về công tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như việc sử dụng đất ở cấp độ cảnh quan. Cần có cơ hội để thông tin được tốt hơn đến các tổ chức phát triển và liên kết các bên tham gia ở cấp địa phương để đạt được tính bền vững của việc thực hiện các chính sách. Quyển sách này ghi lại những vấn đề mà người dân bản Khe Trăn cho là quan trọng xét trên phương diện môi trường và các nguồn tài nguyên ở địa bàn sống của họ. Phương pháp tiếp cận của chúng tôi liên kết các hoạt động đa ngành - thông qua các ngành khoa học tự nhiên, nhân văn - và lý giải tầm quan trọng tương đối của các thành phần cảnh quan, các sản phẩm và các loài đối với người dân địa phương. Quyển sách này cũng nhằm mục đích nối kết tốt hơn các ưu tiên của người dân địa phương trong tương lai, cũng như nối kết những kỳ vọng, các giá trị cũng như các mối quan hệ của người dân với vùng bảo tồn.

Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm khu bảo tồn về đa dạng sinh học: Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn, Việt Nam

Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

khu bảo tồn về đa dạng sinh học: Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn, Việt N

am

Manuel Boissière • Imam Basuki • Piia KoponenMeilinda Wan • Douglas Sheil

Manuel Boissière • Im

am Basuki • Piia Koponen

Meilinda W

an • Douglas Sheil

Page 2: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm khu bảo tồn về đa dạng sinh học: Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn, Việt Nam

Manuel BoissièreImam BasukiPiia KoponenMeilinda WanDouglas Sheil

Người dịch: Lê HiềnPhạm Văn Vũ

Page 3: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Thư viện quốc gia Indonesia Cataloging-in-Publication Data

Boissière, Manuel Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm khu bảo tồn về đa dạng sinh học: Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn, Việt Nam/sách của các tác giả Manuel Boissière, Imam Basuki, Piia Koponen, Meilinda Wan, Douglas Sheil. Xuất bản tại Bogor, Indonesia: Trung tâm nghiên cứu rừng quốc tế (CIFOR), 2006.

ISBN 979-24-4663-X 119p.

CABI các từ khoá: 1. bảo tồn thiên nhiên 2. bảo tồn thiên nhiên 3. cảnh quan 4. đa dạng sinh học 5. đánh giá 6. sự tham gia của cộng đồng 7. Việt Nam I. Mục đề

© 2006 by CIFORAll rights reserved. Published in 2006Printed by Inti Prima Karya, JakartaBản quyền của CIFOR. Xuất bản năm 2006 In tại nhà in Inti Prima Karya, Jakarta

Thiết kế bởi Catur Wahyu và Gideon Suharyanto Ảnh của Manuel Boissière và Imam Basuki

Ảnh trang bìa, từ trái sang phải: - Một người dân địa phương đang làm đất gieo đậu lạc trên mảnh đất trước đây từng là ruộng

lúa nước, Khe Trăn. - Một cô gái trẻ đang gánh cây keo con lên đồi để trồng.- Người dân địa phương thảo luận về tương lai của khu bảo tồn Phong Điền - Các loại đất ở Khe Trăn: đồi trọc, đất thổ cư và vườn nhà, ruộng lúa nước, và khu rừng bảo tồn

Sách do Center for International Forestry Research (Trung tâm nghiên cứu rừng quốc tế) xuất bảnJl. CIFOR, Situ Gede, Sindang Barang Bogor Barat 16680, Indonesia Tel.: +62 (251) 622622; Fax: +62 (251) 622100 E-mail: [email protected] Web site: http://www.cifor.cgiar.org

Page 4: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

iii

Mục lục

Từ viết tắt và thuật ngữ vii

Lời cám ơn ix

1. Bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu 1

2. Phương pháp nghiên cứu 3 Các hoạt động tại bản 3 Các hoạt động ngoài thực địa 5

3. Kết quả nghiên cứu 8

4. Bối cảnh chung của công tác bảo tồn tại Khe Trăn 10 4.1. Các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn trước đây 10 4.2. Các chương trình của chính phủ có ảnh hưởng đến bản Khe Trăn 12 Tóm tắt 14

5. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu 15 5.1. Địa bàn nghiên cứu 15 5.2. Người dân ở bản Khe Trăn 17 5.3. Vấn đề sử dụng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên 23 Tóm tắt 28

6. Nhận thức của người dân về các loại đất và các nguồn tài nguyên 29 6.1. Vấn đề sử dụng đất 29 6.2. Tầm quan trọng của các loại đất 31 6.3. Tầm quan trọng của rừng 32 6.4. Tầm quan trọng của rừng trong quá khứ, hiện tại, và tương lai 34 6.5. Tầm quan trọng căn cứ vào nguồn sản phẩm 36 6.6. Các loại lâm sản quan trọng nhất 37 6.7. Những mối nguy hại đối với rừng và đa dạng sinh học 41 6.8. Kỳ vọng của người dân về tương lai của rừng và cuộc sống của họ 43 Tóm tắt 45

Page 5: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

iv | Mục lục

7. Tính chất của các loại đất 46 7.1. Phương pháp lập ô điều tra ở các loại đất 46 7.2. Phương pháp thu thập và nhận diện mẫu thực vật 48 7.3. Sự đa dạng của các loài thực vật 51 7.4. Cấu trúc lâm phần 53 7.5. Các loài đang bị đe doạ 55 Tóm tắt 58

8. Kiến thức về dân tộc thực vật học 59 8.1. Vấn đề sử dụng các loài thực vật 59 8.2. Các loài đa dụng 61 8.3. Vấn đề sử dụng các loài cây gỗ 62 8.4. Vấn đề sử dụng các loài cây phi gỗ 62 8.5. Rừng là nguồn cung cấp các loài thực vật hữu ích 64 8.6. Các loài có công dụng không thể thay thế được 65 8.7. Lưu ý về tiềm năng sử dụng của một số loài 66 Tóm tắt 66

9. Nhận thức của người dân về công tác bảo tồn 67 Tóm tắt 70

10. Kết luận và khuyến nghị 71 10.1. Kết luận 71 10.2. Khuyến nghị 75 Tài liệu tham khảo 77

Phụ lục 79 1. LUVI (giá trị trung bình) của các loài thực vật quan trọng dựa trên các hạng mục sử dụng khác nhau (kết quả dựa vào hoạt động đánh giá bằng phương pháp cho điểm của bốn nhóm) 79 2. LUVI (giá trị trung bình) của các loài động vật quan trọng dựa trên các hạng mục sử dụng khác nhau, kết quả dựa vào hoạt động đánh giá bằng phương pháp cho điểm của bốn nhóm 83 3. Tên thực vật, họ, và tên địa phương của các mẫu thu thập được trong và ngoài các ô điều tra, dựa trên hạng mục sử dụng 84

Page 6: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | v

Bảng biểu, hình ảnh và biểu đồ

Bảng biểu 1. Danh sách các thành viên nhóm nghiên cứu MLA ở bản Khe Trăn 3 2. Các sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến sinh kế của địa phương 21 3. Độ biến động của thu nhập dựa vào loại sản phẩm và khu vực định cư 224. Nhận diện các loại đất ở bản Khe Trăn 24 5. Phân nhóm các loại đất tại bản Khe Trăn 25 6. Những cây rừng quan trọng và giá trị sử dụng tại địa phương 30 7. Các hạng mục sử dụng chính của các nguồn động thực vật 30 8. Tầm quan trọng của các loại đất tại địa phương dựa trên hạng mục sử dụng (tất cả các nhóm) 33 9. Tầm quan trọng của rừng dựa trên hạng mục sử dụng (tất cả các nhóm) 33 10. Tầm quan trọng của rừng theo thời gian dựa trên các hạng mục sử dụng khác nhau (tất cả các nhóm) 35 11. Tầm quan trọng (%) của nguồn sản phẩm phân theo giới 37 12. Các loại cây và động vật rừng quan trọng ở Khe Trăn (tất cả các nhóm) 39 13. Những loài cây rừng quan trọng nhất, xếp hạng theo hạng mục sử dụng (tất cả các nhóm) 40 14. Những loài động vật rừng quan trọng nhất, xếp hạng theo hạng mục sử dụng (tất cả các nhóm) 40 15. Tầm quan trọng của các loài cây rừng, xếp hạng dựa trên hạng mục sử dụng, danh mục các loài cây đang bị đe doạ của IUCN 41 16. Nhận thức của người dân về các mối nguy hại đến rừng và đa dạng sinh học (19 người được hỏi) 42 17. Nhận thức của người dân về việc mất diện tích rừng (19 người được hỏi) 43 18. Nhận thức của người dân về các mối nguy hại đến đời sống con người (19 người được hỏi) 43 19. Tóm lược kết quả thu thập và xác định mẫu từ 11 ô điều tra 50 20. Sự phong phú của hệ thực vật ở Khe Trăn 53 21. Các loài cây gỗ, tiết diện ngang, công dụng và mật độ của chúng ở Khe Trăn 54 22. Độ phong phú (tổng số các loài thu được trong một ô điều tra) của các loài phi gỗ ở các loại đất ở Khe Trăn 55 23. Các loài đang bị đe doạ ở Khe Trăn dựa trên kết quả điều tra thực vật và hoạt động cho điểm 57 24. Tóm tắt mẫu thực vật thu thập và việc nhận diện loài từ 11 ô điều tra 59 25. Trung bình của các loài và các loài hữu ích thu thập được từ mỗi một loại đất 60 26. Phân bố của các loài thực vật hữu ích trên một ô điều tra và trên các hạng mục sử dụng 61 27. Các loài có ít nhất 4 công dụng 62 28. Phân bố của các loài cây gỗ hữu ích trên một ô điều tra và trên một hạng mục sử dụng 63

Page 7: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

vi | Mục lục

29. Phân bố theo ô và hạng mục sử dụng của các loài cây phi gỗ hữu ích 64 30. Nhận thức của người dân về bảo tồn và khu bảo tồn Phong Điền 69

Các biểu đồ và hình ảnh 1. Hoạt động đánh giá bằng phương pháp cho điểm (PDM) của nhóm nam bản Khe Trăn 52. Hoạt động Khảo sát ở ô điều tra 6 3. Vị trí của bản Khe Trăn tại vùng đệm của khu bảo tồn Phong Điền 16 4. Địa thế bản Khe Trăn 18 5. Chăn nuôi và trồng Keo đóng vai trò quan trọng tại bản Khe Trăn 20 6. Một phụ nữ ở phần thấp của bản đang thu hoạch mủ cao su ở đồn điền của mình 22 7. Diện tích đáng kể đất trống ở bản Khe Trăn được sử dụng để trồng rừng Keo 25 8. Đa dạng sinh học và bản đồ phân bố tài nguyên ở bản Khe Trăn 27 9. Phân loại đất theo mức độ quan trọng (tất cả các nhóm) 31 10. Tầm quan trọng của các loại rừng (tất cả các nhóm) 32 11. Tầm quan trọng của rừng theo thời gian (tất cả các nhóm) 35 12. Nguồn của các loại sản phẩm quan trọng (tất cả các nhóm) 37 13. Tầm quan trọng của các nguồn lợi từ rừng, phân loại dựa trên hạng mục sử dụng (kết quả chung của tất cả các nhóm) 38 14. Cơn lũ gần đây làm ngập cầu nối Phong Mỹ với Khe Trăn 44 15. Tỷ lệ các ô điều tra trên các loại đất ở Khe Trăn (tổng số ô điều tra là 11 ô) 47 16. Phân bố của các ô điều tra ở vùng nghiên cứu 49 17. Số lượng tích luỹ của các loài phi gỗ với sự gia tăng về số lượng các các ô điều tra ngẫu nhiên (diện tích mỗi ô là 20 m2) cho các loại đất khác nhau ở Khe Trăn 50 18. Độ vượt trội tương đối dựa trên tiết diện ngang ở các ô điều tra thuộc rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh ở Khe Trăn 52 19. Đặc điểm cấu trúc lâm phần ở Khe Trăn. Phần bên trái: tiết diện ngang và mật độ; phần bên phải: chiều cao cây, đường kính thân và chỉ số phân nhánh 56 20. Hạng mục sử dụng của các loài thực vật hữu ích đối với người dân ở Khe Trăn 63 21. Tổng số các loài hữu ích cho một hạng mục sử dụng ở rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, và rừng trồng 65

Page 8: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

vii

Từ viết tắt và thuật ngữ

asl above sea level (Độ cao so với mực nước biển)

CBEE Community-Based Environmental Education (Giáo dục môi trường dựa vào cộng đồng)

CIFOR Center for International Forestry Research (Trung tâm nghiên cứu rừng quốc tế)

CIRAD Centre de coopération Internationale en Recherche Agronomique pour le Développement (Trung tâm hợp tác quốc tế và nghiên cứu phát triển nông nghiệp)

dbh diameter at breast height (Tiết diện ngang ngực)

DPC District Peoples Committee (Hội đồng nhân dân huyện)

ETHZ Eidgenössische Technische Hochschule Zürich (Liên đoàn các viện kỹ thuật ở Zürich)

ETSP Extension and Training Support Project (Dự án phổ cập đào tạo lâm nghiệp)

FIPI Forestry Inventory and Planning Institute (Viện điều tra và qui hoạch rừng)

FPD Forest Protection Department (Chi cục kiểm lâm)

GoV Government of Vietnam (Chính phủ Việt Nam)

HUAF Hue University of Agriculture and Forestry (Trường Đại học Nông Lâm Huế)

IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Hội bảo vệ thiên nhiên và các nguồn tài nguyên quốc tế)

Page 9: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

viii | Từ viết tắt và thuật ngữ

Loại đất Tập hợp các loại đất được che phủ bởi rừng tự nhiên hoặc được con người sử dụng cho các hoạt động khác nhau

Sử dụng đất Tập hợp các loại đất được con người sử dụng cho các mục đích khác nhau

Cảnh quan Là khái niệm mang tính phổ quát chứ không đơn thuần là tổng hợp của các hợp phần ví dụ như địa hình, đất, và việc sử dụng đất

Khu vực dưới Khu vực của thôn thuộc phần dưới của ngọn Ô Lâu

LUVI Local User Value Index (Chỉ số sử dụng của địa phương)

MLA Multidisciplinary Landscape Assessment (Đánh giá cảnh quan đa ngành)

NTFP Non-Timber Forest Product (Sản phẩm phi gỗ)

PDM Pebble Distribution Method (Đánh giá bằng phương pháp bỏ hạt)

PDNR Phong Dien Nature Reserve (Khu bảo tồn Phong Điền)

PPC Province Peoples Committee (Hội đồng nhân dân tỉnh)

SDC Swiss Development Cooperation (Hiệp hội phát triển Thuỵ Sĩ)

SFE State Forest Enterprises (Lâm trường nhà nước)

TBI-V Tropenbos International-Vietnam (Tropenbos quốc tế tại Việt Nam)

Khu vực trên Khu vực của thôn thuộc phần trên của ngọn Ô Lâu

USD US Dollar (Đô La Mỹ)

Village Là một nhóm hộ thuộc xã nhưng không được nhìn nhận là đơn vị quản lý có tư cách pháp nhân ở Việt Nam

VND Vietnamese Dong (Đồng tiền Việt Nam (1 USD ước khoảng 15.700 VND))

WWF World Wildlife Fund (Quỹ bảo tồn đời sống hoang dã thế giới)

Page 10: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

ix

Lời cám ơn

Chúng tôi xin chân thành cám ơn các cá nhân và cơ quan đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Đặc biệt, chúng tôi xin cám ơn cơ quan, cá nhân đại diện của chính phủ Việt Nam, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ ban Nhân dân huyện Phong Điền, và Uỷ ban Nhân dân xã Phong Mỹ vì đã quan tâm và tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành các hoạt động nghiên cứu.

Chúng tôi đánh giá cao và trân trọng sự hợp tác, giúp đở của ông Trần Hữu Nghị, cô Jinke van Dam, cô Tú Anh, và cô Nguyễn Thị Quỳnh Thư ở tổ chức Tropenbos quốc tế tại Việt Nam trong việc tổ chức và điều phối hoạt động điều tra.

Chúng tôi may mắn được cộng tác với các thành viên trong nhóm nghiên cứu MLA, những người đã rất quan tâm và làm việc hết sức tận tuỵ cho nghiên cứu: Lê Hiền (Đại học Nông Lâm Huế), Hà Thị Mừng (Đại học Tây Nguyên), Vũ Văn Cần, Nguyễn Văn Lực (FIPI), Nguyễn Quý Hạnh và Trần Thị Anh Anh (Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế), và Hồ Thị Bích Hạnh (Đại học Kinh Tế Huế).

Chúng tôi cũng không quên cám ơn Patrick Rossier (ETSP-Helvetas), Eero Helenius (Chương trình phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế), và Chris Dickinson (Dự án hành lang xanh-WWF) đã cho chúng tôi nhiều góp ý hữu ích.

Chúng tôi cũng mong muốn được cám ơn Ueli Mauderli (SDC), Jean Pierre Sorg (ETHZ) đã cho chúng tôi những đánh giá và góp ý thiết thực trong thời gian điều tra ở Khe Trăn, cám ơn Jean-Laurent Pfund và Allison Ford (CIFOR) đã đưa ra những góp ý sửa đổi trong quá trình hình thành báo cáo nghiên cứu, cám ơn sự giúp đỡ quí giá của Henning Pape-Santos, phụ trách in ấn và hiệu đính, và Wil de Jong, điều phối viên của dự án.

Cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng nhất, chúng tôi chân thành cám ơn người dân ở bản Khe Trăn, Sơn Qua và Thanh Tân đã hợp tác chặt chẽ, cung cấp thông tin, và cả sự kiên nhẫn trong suốt quá trình điều tra, thu thập thông tin của chúng tôi.

Page 11: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm
Page 12: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�. Bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu

Việt Nam đã và đang trong quá trình đổi mới công tác quản lý rừng dưới sự đồng thuận của các hộ gia đình và các tổ chức địa phương (Barney 2005). Chính phủ ngày càng trao cho người dân địa phương nhiều quyền hơn trong công tác quản lý rừng. Tuy nhiên trong môi trường biến động hiện nay, việc nhận thức về quyền của người dân địa phương vẫn còn hạn chế, các cơ quan nhà nước còn ít quan tâm đến kiến thức và quan điểm của địa phương trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như việc phân cấp quản lý. Thách thức được đặt ra là làm thế nào để các bên tham gia hiểu rõ hơn về quan điểm của các cộng đồng dân cư sống trông hoặc gần khu bảo tồn. Bên cạnh đó, việc xác định rõ năng lực của địa phương trong công tác quản lý rừng nhằm đảm bảo việc ra quyết định đạt hiệu quả cao là hết sức cần thiết.

Các bên tham gia và đa dạng sinh học ở cấp địa phương là kết quả hợp tác kéo dài 3 năm giữa Trung tâm Nghiên cứu rừng Quốc tế (CIFOR) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ (SDC). Tropenbos Quốc tế tại Việt Nam (TBI-V) giữ vai trò là cộng tác đắc lực trong việc điều phối việc thực thi các hoạt động của dự án. Mục tiêu của dự án là nhằm góp phần nâng cao sinh kế của các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý rừng bền vững. Việc nâng cao năng lực của địa phương trong việc lập kế hoạch và triển khai công tác quản lý rừng được xem là chiến lược để đạt được các mục tiêu trên. Dự án tập trung nghiên cứu những cộng đồng, nơi người dân và chính quyền địa phương đã được giao nhiều quyền và trách nhiệm hơn trong việc quản lý rừng, đồng thời cổ xuý cho cơ chế quản lý rừng dựa vào cộng đồng, cơ chế mà nhu cầu cũng như ý kiến của người dân, đặc biệt là người nghèo, được các nhà lập chính sách ở cấp địa phương cân nhắc kỹ trong quá trình ra quyết định.

Đánh giá cảnh quan đa ngành, gọi tắt là MLA, là tập hợp các phương pháp do nhóm các nhà nghiên cứa khoa học thuộc tổ chức CIFOR phát triển, hướng đến việc xác định “những yếu tố quan trọng đối với các cộng đồng địa phương xét trên phương diện cảnh quan, các chức năng của môi trường, và nguồn tài nguyên”. Phương pháp này dựa trên nền tảng tiếp cận của các ngành khoa học xã hội (nhân chủng học, thực

Page 13: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

� | Bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu

vật dân tộc học và kinh tế xã hội), khoa học tự nhiên (thực vật học, sinh thái học, địa lý học và thổ nhưỡng học), và đã được thử nghiệm, áp dụng ở nhiều quốc gia khác nhau (Bolivia, Cameroon, Gabon, Indonesia, Mozambique và Philippines). Phương pháp này đã được dịch sang 4 thứ tiếng: Anh, Pháp, Indonesia, Tây Ban Nha, và được đăng tải chi tiết tại địa chỉ http://www.cifor.cgiar.org/mla/ (Sheil et al. 2003).

MLA hỗ trợ dự án thông qua việc cung cấp các thông tin về cách thức người dân địa phương tích luỹ và tư liệu hoá kiến thức của mình về vấn đề sử dụng đất và các tài nguyên thiên nhiên. Kiến thức của người dân, vì vậy, được xem là thông tin quyết định trong công tác quản lý rừng.

Và cuối cùng, qua bản báo cáo này, chúng tôi muốn mang lại nguồn thông tin về cách thức người dân ở bản Khe Trăn (Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) nhận thức và quản lý môi trường, đồng thời bàn về các lựa chọn trong tương lai một khi Khe Trăn tham gia vào công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.

Page 14: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận đa ngành của MLA thu thập các thông tin về vấn đề sử dụng đất tại thôn bản và ở các khu đất, rừng lân cận, nghiên cứu nhận thức của người dân địa phương về cảnh quan và các nguồn tài nguyên rừng cũng như những ưu tiên của địa phương trong công tác quản lý rừng, đồng thời xếp hạng tầm quan trọng của các loại đất, các nguồn tài nguyên, và các hoạt động sản xuất trên quan điểm của người dân địa phương. Nhóm nghiên cứu MLA gồm các nhà nghiên cứu khoa học đến từ nhiều ngành khác nhau, được chia làm hai nhóm: nhóm điều tra tại bản và nhóm điều tra thực địa (Bảng 1).

Bảng 1. Danh sách các thành viên nhóm nghiên cứu MLA tại bản Khe Trăn

Tên thành viên Trách nhiệm/Lĩnh vực nghiên cứu Địa chỉ liên hệ

Manuel Boissière Điều phối viên của nhóm/thực vật dân tộc học [email protected]

Hà Thị Mừng Kinh tế xã hội [email protected] Basuki Kinh tế xã hội [email protected]ê Hiền Kinh tế xã hội [email protected] Wan Kinh tế xã hội [email protected] Sheil Sinh thái học [email protected] Koponen Sinh thái học [email protected]ễn Văn Lực Thực vật học [email protected]ũ Văn Cần Thực vật học Tel. 04-861-6946Hồ Thị Bích Hạnh Phiên dịch viên [email protected] Nguyễn Quý Hạnh Phiên dịch viên [email protected]ần Thị Anh Anh Phiên dịch viên [email protected]

Các hoạt động tại bảnNhóm nghiên cứu tại địa phận bản làng, gồm 1 đến 2 nhà nghiên cứu cùng sự trợ giúp của một phiên dịch viên, đảm trách phần thu thập số liệu về kinh tế xã hội. Nhóm này

Page 15: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

� | Phương pháp nghiên cứu

sử dụng bảng câu hỏi và các bảng ghi dữ liệu để phục vụ cho quá trình phỏng vấn hầu hết các hộ gia đình, các cá nhân am hiểu vấn đề, để ghi chép kết quả của các buổi họp thôn, và thảo luận nhóm. Thông tin được thu thập từ các hộ gia đình tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội (nhân khẩu học, các nguồn thu nhập và sinh kế), và các vấn đề về văn hóa (lịch sử của bản, tổ chức xã hội, những câu chuyện kể và chuyện thần thoại, tôn giáo). Bảng câu hỏi và các bảng ghi dữ liệu cũng thể hiện những thông tin cơ bản về quan điểm của người dân địa phương về các vấn đề như giới, các mối đe dọa đối với sự đa dạng sinh học và rừng, công tác bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như quyền sở hữu đất đai.

Hoạt động lập sơ đồ thôn có sự tham gia được tiến hành trong những ngày đầu tiên của nghiên cứu, dựa trên hai bản đồ nền và sự hỗ trợ của hai nghiên cứu viên trong việc giải thích mục tiêu và các yêu cầu cần đạt của hoạt động. Các tham dự viên được chia làm hai nhóm là nam và nữ để tiến hành lập hai sơ đồ thôn riêng biệt. Các nghiên cứu viên thúc đẩy hoạt động lập sơ đồ thông qua việc thảo luận với người dân về những loại đất và tài nguyên cần được bổ sung vào sơ đồ. Hai sơ đồ này sau đó được người dân so sánh với nhau để lập nên một sơ đồ mới chứa đựng đầy đủ các thông tin mà cả hai nhóm đã đưa ra, và được xem như là nhận thức chung của toàn cộng đồng. Trong tất cả các hoạt động diễn ra trên thực địa, sơ đồ này luôn được mang theo để người dân có thể thêm những thông tin mới hay có thể chỉnh sửa một số điểm. Riêng tại bản Khe Trăn, chúng tôi đã tiến hành làm việc lần thứ 2 với một nhóm các cá nhân am hiểu tình hình nhằm nâng cao tính chính xác của sơ đồ. Sau đó sơ đồ đã được hai thanh niên trong bản vẽ lại bằng các kí hiệu riêng của họ.

Các hoạt động tại bản gồm: (a) tổ chức một số buổi họp thôn nhằm giới thiệu về nhóm nghiên cứu và các hoạt

động nghiên cứu mà nhóm sắp triển khai để cho người dân thôn bản được rõ, đồng thời bước đầu thu thập các thông tin cơ bản về các loại đất và rừng cũng như vị trí của các loại đất này (thông qua hoạt động lập sơ đồ tài nguyên có sự tham gia). Ngoài ra, hoạt động này còn giúp xác định các hạng mục sử dụng của mỗi loại cảnh quan và nguồn tài nguyên;

(b) phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm nhỏ đã được tiến hành nhằm hiểu rõ hơn về lịch sử của bản làng và sử dụng đất, công tác quản lý nguồn tài nguyên, trình độ học vấn, các nguồn thu nhập chính, sinh kế và hệ thống sử dụng đất;

(c) các cuộc thảo luận nhóm được tiến hành với các nhóm dân cư khác nhau xoay quanh các chủ đề về vị trí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phân loại đất dựa trên hạng mục sử dụng, nhận thức của người dân về rừng, các nguồn sản phẩm được tiêu thụ tại hộ gia đình và các loài quan trọng khác bằng phương pháp cho điểm, thường gọi là ‘phương pháp bỏ hạt’ (PDM). Phương pháp PDM được áp dụng nhằm giúp người dân địa phương có thể định lượng tầm quan trọng tương đối của các loại đất, lâm sản và các loài bằng cách thức phân bố 100 hạt nút trên các tấm giấy có ghi tên các loại đất, các hạng mục sử dụng hoặc loài (Biểu đồ/Hình 1). Đối với nguồn thông tin thu được bằng phương pháp PDM xuất hiện trong các bảng biểu và con số về sau trong cuốn sách này, giá trị 100% sẽ được hiểu như là tổng số hạt nút. Các thành viên của nhóm phân bố số lượng những hạt nút trên các tấm giấy tùy thuộc vào tầm quan trọng của những yếu tố được thể hiện trên các tấm giấy đó.

Page 16: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | �

Các hoạt động ngoài thực địa Nhóm nghiên cứu thực địa gồm 4 nhà nghiên cứu khoa học với sự trợ giúp về ngôn ngữ của một phiên dịch viên cùng hai người dân am hiểu về thực vật và một phụ tá công tác thực địa. Nhóm đảm trách công việc thu thập thông tin về thực vật học, thực vật dân tộc học và lịch sử các vùng đất nơi hoạt động thực địa được tiến hành. Việc thu thập thông tin được tiến hành dựa vào phương pháp quan sát trực tiếp, đo đạc, và phỏng vấn trực tiếp tại mỗi ô điều tra dựa vào bảng ghi dữ liệu.

Các hoạt động tại thực địa được quyết định và thiết kế phù hợp với nguồn thông tin đã thu thập được tại bản làng. Nhóm nghiên cứu thực địa đã tiến hành thu thập thông tin từ các ô điều tra (Biểu đồ/Hình 2). Nhóm chọn vị trí của các ô điều tra sau khi đã được người dân xác định các loại đất. Việc lấy mẫu các loại đất được căn cứ trên hạng mục các loại đất chính và các vị trí mà tại đó có sự tồn tại của các nguồn tài nguyên quan trọng. Những người am hiểu vấn đề nghiên cứu của bản làng đi cùng với nhóm nghiên cứu thực địa cũng đã giới thiệu rất chi tiết về lịch sử và quá trình sử dụng của các vùng đất tại vị trí lập ô điều tra. Họ cũng cho biết công dụng và tên của các loại lâm sản chính mà trước đây người dân thường khai thác. Dù nỗ lực lập ô điều tra được thực hiện mang tính đại diện trên tất cả các loại đất, nhưng đất rừng được chú trọng lập nhiều ô điều tra hơn do chúng có diện tích bao phủ lớn nhất, và so sánh với các loại đất khác thì nó có số lượng loài trên một ô điều tra lớn nhất. Đa số các loại đất đều được thiết lập một (ruộng lúa, rừng nguyên sinh) hoặc hai ô điều tra. Trong tổng số 11 ô điều tra chính, có 110 tiểu ô được tiến hành khảo sát. Đối với các ô điều tra các thông tin cơ bản như số liệu về cây gỗ và cây phi gỗ, số liệu chi tiết về dân tộc sinh

Biểu đồ (hình) 1. Hoạt động đánh giá bằng phương pháp cho điểm (PDM) của nhóm nam bản Khe Trăn

Page 17: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

� | Phương pháp nghiên cứu

thái học đã được thu thập. Vị trí địa lý của các ô điều tra này cũng đã được xác định bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS. Tại các ô điều tra với mặt cắt ngang rộng 40 m, được chia nhỏ thành 10 tiểu ô liên tiếp nhau với chiều rộng 5 m. Ở các ô này số liệu về các loài thảo mộc, loài cây leo tại bất kì vị trí nào trên khắp 1,5 m chiều rộng, và các loài cây nhỏ hơn khác đã được thu thập. Việc khảo sát cũng đã được tiến hành trên các loài cây gỗ có đường kính 10 cm hoặc lớn hơn ở độ cao ngang ngực (dbh). Việc đo đạc bán kính của các loài cây này cũng được tiến hành dựa trên phương pháp trên nhưng với số lượng tiểu ô biến động hơn (Sheil và cộng sự. 2003).

Sự hợp tác giữa nhóm điều tra tại bản và nhóm điều tra thực địa đóng vai trò quyết định trong quá trình thu thập các thông tin liên quan, tuy nhiên, sự hợp tác giữa người dân địa phương và nhóm nghiên cứu cũng không kém phần quan trọng trong việc liên kết nguồn dữ liệu thu thập được bằng những phương pháp đo đạc trực tiếp với nguồn dữ liệu có được bằng phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, và phỏng vấn bằng bảng câu hỏi định sẵn. Việc chuẩn bị bản cuối cùng của danh sách tham khảo về các loài thực vật với tên địa phương tương ứng mất khá nhiều thời gian, do người dân địa phương có xu hướng pha trộn tiếng Việt và tiếng Pahy trong việc gọi tên một số loài thực vật. Một số mẫu được xác định là thuộc một loài nhưng lại có nhiều tên địa phương khác nhau (ví dụ Ageratum conyzoides) trong khi đó nhiều mẫu khác có cùng một tên địa phương lại thuộc về nhiều loài khác nhau (ví dụ Fibraurea tinctoria và Bowringia sp.). Loài A.conyzoides có đến hai tên địa phương (Cá hỡi và Sắc par abon) được các cá nhân am hiểu thực vật khác nhau ở địa phương gọi những

Biểu đồ (hình) 2. Hoạt động Khảo sát ở ô điều tra

Page 18: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | �

tên khác nhau tại những vị trí thực địa khác nhau với những giá trị sử dụng khác nhau (được đánh giá là không tốt cho đất, Cá hỡi, vì vậy, có ít tác dụng trong khi Sắc par abon lại được xem là loại phân bón tốt cho khoai lang, tuy nhiên, một cá nhân khác lại cho rằng loài này quả thật không được người dân sử dụng). Tương tự, loài Catimbium brevigulatum, được tìm thấy ở 7 ô điều tra, lại có đến 4 tên địa phương khác nhau (A kai, A xây cỡ, Betre, và Papan). Mặc dù các cá nhân được hỏi rất tự tin và logic trong việc cung cấp thông tin, sự không thống nhất về tên loài vẫn tồn tại, có lẽ do bị tác động bởi các yếu tố như: giới, sự trải nghiệm cuộc sống khác nhau của các cá nhân, cùng với sự pha trộn của ngôn ngữ (chủ yếu là tiếng Pahy và tiếng Việt). Sự không thống nhất này đã gây nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu. Việc khảo sát thực vật dân tộc học đã được tiến hành đồng thời trên thực địa với sự tham gia của 12 người dân am hiểu vấn đề nghiên cứu, thường chỉ có hai hoặc hơn hai người, cả nam lẫn nữ, tại cùng một thời điểm. Sự góp mặt của những cá nhân này rất quan trọng trong việc bảo đảm việc thu thập kiến thức của người dân về các giá trị sử dụng của các loài thực vật và vị trí thực địa mang tính chính xác. Ví dụ, có năm người dân cho rằng chi Bowringia, có mặt trong hai loại đất, (rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh) được tìm thấy tại bốn ô điều tra, không có giá trị sử dụng nào. Trong khi đó, hai người khác lại cho rằng loài này được dùng làm củi, đồng thời, rễ của chúng có thể đem bán lấy tiền mặt.

Ở mỗi ô điều tra, một số mẫu thực vật đã được thu thập thêm nhằm phục vụ cho công tác nhận diện ở phòng phân lập mẫu về sau. Toàn bộ tập hợp mẫu này đã được chuyển lại cho nhà thực vật học Vũ Văn Cần tại Hà Nội. Các mẫu được bảo quản trong dung dịch cồn trước khi phơi khô và đem nhận diện. Một số loài được nhận diện ngay tại thực địa, số còn lại được chuyển ra Hà Nội để tiếp tục nhận diện. Tên khoa học của các chi và các loài được nhận diện dựa vào các tài liệu như Iconographia Cormophytorum Sinicorum (Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Viện nghiên cứu Thực vật 1972-1976), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hồ 1993), Cây rừng Việt Nam (Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng 1996), Yunnan Kexue Chubanshe (Yunnan Shumu Tuzhi 1990), và cơ sở dữ liệu về Phụ lục Tên các loài Thực vật Quốc tế (http://www.ipni. org/); tên các họ trong Cẩm nang thực vật: Từ điển về các loài thực vật có mạch (theo Mabberley 1997) và cơ sở dữ liệu về Phụ lục Tên các loài Thực vật Quốc tế duy chỉ có họ Leguminosae sensu lato được tiến hành đặt tên theo cách phân họ của các họ Mimosaceae, Fabaceae sensu stricto và Caesalpiniaceae.

Quá trình nghiên cứu tại bản Khe Trăn diễn ra trong hai giai đoạn, từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 9 tháng 6 năm 2005, và từ ngày 2 đến ngày 15 tháng 10 năm 2005. Giai đoạn đầu chủ yếu dành cho việc thu thập số liệu về tầm quan trọng của các loại đất tại địa phương, trong khi đó ở giai đoạn hai, chúng tôi lại chú trọng hơn vào công việc rà soát chất lượng, đa dạng sinh học và các khiá cạnh liên quan đến công tác bảo tồn trên quan điểm của người dân địa phương. Trong suốt hai giai đoạn này, các cán bộ thôn đã tham gia cùng nhóm nghiên cứu nhằm bảo đảm an toàn trong công việc nghiên cứu của nhóm. Tuy sự góp mặt của họ không liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu của chúng tôi, nhóm các nhà nghiên cứu vẫn xem đây là một cơ hội để tiến đến xã hội hóa với các cấp có thẩm quyền tại địa phương và để cùng thảo luận về quan điểm của người dân về đa dạng sinh học và về phân loại đất.

Page 19: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�. Kết quả nghiên cứu

Trong suốt quá trình thực hiện dự án, chúng tôi đã vạch ra những mục tiêu cụ thể như sau:

(a) thửnghiệmvàứngdụngphươngphápMLAnhưlàmộtcơchếphùhợpđểlồngghépnhậnthứcvàquanđiểmcủangườidânvàoquátrìnhlậpkếhoạchvàraquyếtđịnh. Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công trong bối cảnh của một vùng nông thôn, đó là bản Khe Trăn. Mặc dù, nguyên thủy, MLA được thiết kế nhằm phục vụ cho việc đánh giá nhận thức và ưu tiên của người dân ở các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng nhiệt đới, chúng tôi cũng đã chỉ ra được rằng phương pháp này vẫn có thể được áp dụng cho các cộng đồng mà hiện nay không còn sống lệ thuộc nhiều vào rừng như trước đây;

(b) cungcấphệthốngdữliệunềnđểsửdụngchocôngtácbảotồnđadạngsinhhọcởKhuquyhoạchbảotồnThiênnhiênPhongĐiền.Chúng tôi đã có một cơ sở dữ liệu đáng kể được xây dựng từ nhiều cuộc khảo sát khác nhau tại bản Khe Trăn. Cơ sở dữ liệu này cung cấp một lượng thông tin quan trọng về sự ưu tiên và nhận thức của người dân địa phương, về sự phong phú của thảm thực vật vùng phụ cận của bản làng, về việc sử dụng các loại lâm sản và phi lâm sản của người dân địa phương, cũng như số liệu về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học của thôn bản. Chúng tôi thu thập được 754 mẫu thực vật, thuộc 439 loài đến từ 108 họ, và cũng đã xác định 824 hình thức sử dụng cho tất cả các mẫu này. Tất cả các dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu kinh tế, xã hội sẽ rất có giá trị cho người dân địa phương trong công tác quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khu quy hoạch bảo tồn thiên nhiên, cũng như bổ sung nguồn thông tin về đa dạng sinh học tại các vùng đệm và vùng lõi của khu bảo tồn, về các hình thức sử dụng, và đánh giá về các loài, các nguồn tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương;

Page 20: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | �

(c) manglạimộttầmnhìnkháiquátvềtầmquantrọngcủacảnhquanvàcácloàiđộng,thựcvậttạiđịaphươngđốivớingườidânKheTrăn,đồngthờithuthậpthôngtinvềsinhkếcũngnhưquanđiểmcủangườidânvềKhubảotồnThiênnhiênPhongĐiền.Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về cảnh quan tại khu vực nghiên cứu thông qua các hoạt động họp thôn, lập sơ đồ thôn có sự tham gia, và đánh giá bằng phương pháp cho điểm. Kết quả thu được đã phản ánh quan điểm của người dân địa phương và tầm quan trọng tương đối của các hạng mục sử dụng. Số liệu thu thập được bằng phương pháp quan sát trực tiếp ngoài thực địa, sử dụng phương pháp lấy mẫu hệ thống, đã góp phần hỗ trợ cho các số liệu đã thu thập về tầm quan trọng của các loài, các loại đất khác nhau, cũng như cấu trúc không gian của cảnh quan;

(d) thảoluậnvềnhữngcơhộivàtháchthức,trênphươngdiệngiaođấtvàphụchồirừng,màcáccơquanphụtráchcôngtácbảotồntạikhubảotồnthiênnhiênphảiđốimặt. Hình thức đối thoại với những cá nhân am hiểu vấn đề nghiên cứu đã được tiến hành xuyên suốt cuộc khảo sát thông qua các hoạt động thảo luận nhóm, phỏng vấn người am hiểu vấn đề, và nói chuyện thân mật nhằm hiểu rõ hơn những ưu tiên và quan điểm của người dân địa phương trước viễn cảnh của một khu bảo tồn thiên nhiên trong tương lai. Ở giai đoạn cuối của cuộc khảo sát chúng tôi đã tổ chức một hội thảo để tìm hiểu quan điểm của người dân địa phương về những tác động có thể của khu bảo tồn, về những lựa chọn có thể dành cho người dân địa phương trong khuôn khổ của khu bảo tồn, và về vai trò mà họ mong muốn đảm trách, cũng như những mối đe dọa đối với sự đa dạng sinh học mà họ nhận biết được

(e) tạođiềukiệnthuậnlợiđểngườidânđịaphươngvàcácbênliênquanthamgianhiềuhơnnữatrongviệcraquyếtđịnhvàlậpkếhoạchởcấpđịaphương. Dựa trên kết quả khảo sát, các hội thảo cấp tỉnh, cấp xã, cấp bản làng đã được tổ chức nhằm chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với tất cả các đối tác quan tâm, các bên tham gia và các nhà hoạch định chính sách. Đồng thời, các buổi thảo luận cũng được tiến hành để tìm ra các lựa chọn nhằm giúp địa phương tham gia nhiều hơn vào công tác quản lý khu bảo tồn. Trước khi các hội thảo diễn ra, một hợp phần khác của dự án với tên gọi Viễn cảnh Tương lai đã được thực hiện, và đây được xem là một hoạt động tiếp nối các hoạt động của chúng tôi tại bản Khe Trăn (Evans 2006). Viễn cảnh Tương lai giúp các cộng đồng địa phương tại bản Khe Trăn xây dựng các chiến lược phát triển trong tương lai dựa trên nền tảng kiến thức của địa phương và kết quả sơ bộ của phương pháp MLA. Chúng tôi cũng đã giới thiệu đến các cấp có thẩm quyền tại địa phương (các cán bộ thôn) về viễn cảnh tương lai của người dân.

Trước khi phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi muốn được trình bày cho bạn đọc hiểu sâu hơn về bối cảnh chung của công tác bảo tồn tại khu vực Phong Điền và về người dân ở bản Khe Trăn.

Page 21: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0

�. Bối cảnh chung của công tác bảo tồn tại Khe Trăn

4.1. Các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn trước đây

Các chính sách của chính phủ Việt Nam (GoV) đã có tác động đến các hoạt động liên quan đến rừng tại bản Khe Trăn. Trước năm 1992, rừng vùng cao - một trong những mảnh đất nhỏ cuối cùng còn sót lại của rừng xanh thuộc vùng đất thấp bao gồm cả bản Khe Trăn và vùng liền kề - được xem là “rừng sản xuất” và được đặt dưới sự quản lý của các công ty khai thác gỗ thuộc Chi cục Lâm nghiệp tỉnh. Vào năm 1992, vị trí này ‘chịu sự chi phối của một dãy núi thấp trải dài theo hướng Đông Nam, tính từ dãy núi miền Trung, và tạo thành biên giới giữa các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế’ đã được công nhận là đóng ‘vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn nước thượng nguồn và hạn chế nguy cơ lũ lụt cho các vùng đồng bằng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế’. Vì lẽ đó, nó được đánh giá là có chức năng của ‘rừng phòng hộ đầu nguồn’, và chức năng đó vẫn còn giữ được cho đến nay (Lê Trọng Trai và cộng sự. 2001).

Vào năm 1998, các nhóm bảo tồn chim quốc tế đã đặc biệt quan tâm đến địa bàn này sau sự kiện loài gà lôi Edward (Lophura edwardsi), từng được cho là đã bị tuyệt chủng, được phát hiện tại các vùng núi ở đây. Ngày nay vùng đất này được xem là một phần trong chiến lược phát triển rừng của chính phủ trong việc xây dựng hệ thống 2 triệu ha rừng đặc dụng (bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các di tích lịch sử) trên khắp cả nước. Ngoài ra, đây là một trong những vùng rừng được đưa vào danh sách những khu vực cần được đưa vào diện bảo tồn thiên nhiên (41.548 ha) vào năm 2010 (Barney 2005).

Các cánh rừng quanh bản Khe Trăn là một trong những vùng đa dạng sinh học trọng yếu của tỉnh vì ở đó còn tồn tại nhiều loài động, thực vật quý hiếm và đang bị đe dọa. Theo Lê Trọng Trai và cộng sự (2001), một số lượng đáng kể các loài đặc hữu và không đặc hữu như thực vật, động vật có vú, chim, bò sát, động vật lưỡng cư, bướm hiện diện tại các khu rừng của Phong Điền, bao gồm cả bản Khe Trăn. Loài hổ đang bị đe dọa, có tên gọi là Panthera tigris, cũng được khẳng định là có mặt tại khu vực này. Anh Muốc, một người dân Pahy ở bản Khe Trăn cho biết anh đã tận mắt thấy một

Page 22: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

con hổ nặng khoảng 100 kg cách bản 200m vào tháng 3, 1998. Anh cũng cho biết vào tháng 5, 1998 anh đã phát hiện một con hổ đã bắt con trâu của anh làm mồi tại làng Mới (ở tọa độ 16°27’N 107°15’E). Anh còn cho biết thêm rằng khi lần theo dấu chân của nó, anh đã phát hiện thêm hai con trưởng thành và một con con. Trong suốt cuộc khảo sát của chúng tôi, mặc dù chưa được xác minh, một số thông tin do người dân cung cấp đề cập đến sự xuất hiện thường xuyên của một số loài chim công xanh, loài đang bị đe dọa trên toàn cầu. Một số loài đa dạng sinh học trọng yếu này có quan hệ rất mật thiết với sinh kế của người dân địa phương. Và vấn đề này cũng đã được chúng tôi phân tích trong quá trình nghiên cứu.

Yếu tố nguy hại nhất đến đa dạng sinh học rừng được Tổ chức bảo tồn chim Quốc tế (BirdLife International) và Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng (FIPI) xác định là săn bắn, do hoạt động này mang lại lợi nhuận cao cũng như do sự quí hiếm của các loài bị săn bắn. Những mối đe dọa tiếp theo là hoạt động thu nhặt củi và các lâm sản ngoài gỗ khác, khai thác gỗ, cháy rừng, phát rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp (Lê Trọng Trai và cộng sự. 2001). Kết quả nghiên cứu tại bản Khe Trăn của chúng tôi cho thấy tại mỗi vùng khác nhau có các mối đe dọa khác nhau, và, do đó, các nguồn thông tin chi tiết tại mỗi vị trí này là rất cần thiết.

Vào tháng 6 và 7, 2001 nhóm dự án về khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm chủ dự án và hai người dân địa phương, cùng phối hợp với Chi cục Kiểm lâm huyện Phong Điền (FPD) đã tiến hành một số cuộc khảo sát về hoạt động săn bắn tại bản Khe Trăn và các khu vực khác thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền tương lai (PDNR). Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã triển khai quá trình điều tra trong khuôn khổ của dự án mang tên ‘Tìm hiểu các ảnh hưởng của việc săn bắn loài gà lôi Edwards - Lophura edwardsi tại PDNR, Việt Nam: Hướng đến một Chiến lược Quản lý Các hoạt động Săn bắn’. Các cuộc phỏng vấn đã được thực hiện với người dân, trưởng bản, thợ săn/người đặt bẫy (sau đây gọi chung là thợ săn) và các người chuyên mua bán động vật rừng. Người dân cũng đã giúp kiểm tra chéo các thông tin thu được tại thực địa. Trong suốt các buổi họp mặt đầu tiên với các thợ săn tại vùng trung tâm bảo tồn tương lai, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu về cuộc khảo sát và nhấn mạnh về bản chất khoa học của nó. Việc làm này đã tạo điều kiện cho việc xã hội hóa các hoạt động của nhóm và đạt được sự hỗ trợ và sự tin tưởng của địa phương (xem báo cáo tại địa chỉ http://www.rufford.org/rsg/Projects/reports/Tran_Quang_Ngoc_Aug_2001.doc).

Một công trình nghiên cứu thực địa khác do Tạp chí Vùng bảo tồn và Phát triển (Protection Area and Development), Quỹ Bảo tồn Động vật hoang dã thế giới (WWF), Tổ chức Bảo tồn chim Quốc tế và FPD phối hợp tiến hành tại bản Khe Trăn và một số vị trí đặc thù khác thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002. Nghiên cứu nhằm mục đích xem xét sự đóng góp thực sự về mặt kinh tế của các khu vực bảo tồn đối với các thành phần kinh tế khác nhau trong tỉnh, đồng thời xác định một số vấn đề quan trọng về chính sách và lập kế hoạch liên quan đến việc duy trì và nâng cao các lợi ích phát triển do các khu vực bảo tồn mang lại. Thông tin này sẽ giúp cho những người làm chính sách và quy hoạch hiểu rõ được những việc làm của họ đã tác động như thế nào đến công tác quản lý khu vực bảo tồn, đến sinh kế địa phương và đến quá trình phát triển kinh tế kết hợp tại các khu vực. Nhiều công trình nghiên cứu trường hợp (casestudy) cũng đã khảo sát các mối tương quan cụ thể giữa những vùng phòng hộ và các ngành kinh tế (tham khảo http://www. mekong-protected-areas.org/vietnam/docs/vietnam-field.pdf).

Page 23: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Bối cảnh chung của công tác bảo tồn tại Khe Trăn

Dự án về Sự tham gia của cộng đồng đối với sự thành công của công tác bảo tồn do WWF, Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai và FPD xây dựng, đã lấy bản Khe Trăn làm địa điểm tập huấn tại các khu vực thuộc vùng đệm. Dự án được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình bảo tồn ở Việt Nam bằng cách tăng cường sự tham gia của cộng đồng, thông qua chương trình giáo dục về môi trường dựa vào cộng đồng (CBEE). Dự án được triển khai vào năm 2003 với mục tiêu nâng cao năng lực ngắn hạn và dài hạn của chính phủ nhằm tiến đến gắn kết chương trình đào tạo CBEE với các đơn vị đào tạo chủ lực. Dự án cũng đã có những đóng góp trực tiếp đến các hoạt động bảo tồn tại hai khu vực ưu tiên ở miền Trung bằng cách kết hợp các hoạt động thuộc chương trình CBEE vào quá trình thực thi các dự án bảo tồn vùng phòng hộ (Matarasso và Đỗ Thị Thanh Huyền. 2005).

4.2. Các chương trình của chính phủ có ảnh hưởng đến bản Khe Trăn

Du canh là hoạt động sản xuất chính trong khung sinh kế của người dân địa phương cho đến năm 1992-1993, thời điểm mà hầu hết các hộ gia đình được hỗ trợ để thực hiện lối sống định cư theo chương trình định canh định cư của chính phủ. Với tên gọi ‘Chương trình 327’ (1992-1997), cùng với tiến trình ‘Đổi mới’ đường lối kinh tế (bao gồm 6 thay đổi lớn về mặt kinh tế đã đưa Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1986), dự án là nỗ lực đầu tiên của chính phủ Việt Nam nhằm mục đích phát triển trồng cây công nghiệp và phân quyền quản lý, quyền phân chia các nguồn tài nguyên rừng tại Việt Nam (Barney 2005). Bắt đầu từ thời điểm đó, hầu hết người dân Khe Trăn tập trung vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, đồng thời giảm các hoạt động khai thác rừng tự nhiên. Bản Khe Trăn có ít đất thích hợp cho canh tác lúa nước, do đó, người dân canh tác các cây trồng như ngô, lạc và đa dạng hóa sản xuất cây trồng với các rừng trồng Cao su và Keo dưới sự hỗ trợ của Chương trình 327.

Theo Artemiev (2003), vào năm 2003 một lộ trình mới cho việc phát triển các Lâm trường Quốc doanh (SFE) đã được nhiều cơ quan chính phủ phát triển (xem Quyết định số 187/1999/QD-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh), hướng đến việc chuyển đổi cơ cấu thành1. Doanh nghiệp lâm trường nhà nước (kinh doanh có liên quan đến lâm

nghiệp), xem lợi nhuận là mục đích chính và không được nhà nước bao cấp2. Lâmtrường(cáchoạtđộngbảovệrừng), kết hợp lợi nhuận thu được và trợ

cấp của nhà nước để chi trả cho chi phí hoạt động; 3. Cáchìnhthứckinhdoanhkhác(vậnchuyển,xâydựng,chếbiếngỗ,cácdịch

vụkhuyếnlâm,v.v.), tương tự với mục đích của doanh nghiệp lâm trường nhà nước; và

4. cácdoanhnghiệpnhànướchoạtđộngtronglĩnhvựcdịchvụcông.

Hơn một thập kỷ, các hoạt động lâm nghiệp đã được triển khai thông qua nhiều chương trình phát triển rừng quốc gia, gần đây nhất là ‘Chương trình 661’ theo sau

Page 24: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Chương trình 327. Tại huyện Phong Điền, Chương trình 661 được quản lý bởi Lâm trường Phong Điền và Ban quản lý của Dự án Rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bồ (Lê Trọng Trai và cộng sự. 2001). Các hoạt động lâm nghiệp chính tập trung vào ‘trồng cây gây rừng’ trên các vùng đất trống, các vùng đất bị thoái hóa, và thiết lập công tác trồng rừng. Tại bản Khe Trăn, các hộ gia đình được trả từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng trên mỗi ha dành cho việc trồng cây trên các vùng đất được giao khoán (Acacia spp.). Sau đó, họ sẽ được trả thêm 450.000 đồng trong năm đầu tiên và 250.000 đồng cho mỗi khoảng thời gian hai năm tiếp theo, dựa trên các điều khoản trong hợp đồng bảo vệ rừng (để dễ so sánh, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tại bản Khe Trăn là 1.944.000 đồng). Họ sẽ không được phép đốn cây, trừ những nơi có các cây lớn tuổi hơn thì được phép nhặt các cành cây gãy để làm củi. Ví dụ tại huyện A Lưới, các hộ gia đình được trả 400 đồng cho việc trồng mỗi cây quế, tương đương với 4 triệu đồng Việt Nam trên mỗi ha (mật độ trồng cây Quế - Cinnamomum cassia rất cao, với 10.000 cây/ha; Lê Thành Chiến 1996).

Bên cạnh đó, Lê Trọng Trai và cộng sự (2001) mô tả rằng việc chi trả từ các chương trình trồng rừng quốc gia này đã mang lại lợi ích cho dân làng trong thời gian ngắn, việc trồng keo - Acacia spp. và thông thuộc các chương trình này phát triển tốt. Tuy nhiên, người dân đưa ra nhiều vấn đề mà họ phải đối mặt trong nỗ lực đáp ứng những yêu cầu của các chương trình trồng rừng quốc gia. Ví dụ, người dân bản Khe Trăn và bản Hạ Long đã chỉ ra những khó khăn mà họ gặp phải sau khi sự thỏa thuận mang tính cá nhân (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời) về trồng rừng với Lâm trường hết hiệu lực. Sau thời điểm đó, họ không còn nhận một hình thức khuyến khích nào nữa. Thỏa thuận theo hình thức này không mang lại một sự công nhận chính thức nào về quyền sử dụng đất của người dân địa phương. Họ chỉ có quyền sử dụng đất tạm thời trong thời gian hợp đồng. Những người dân này đã bảy tỏ sự mong muốn có được một hình thức quản lý rừng tự nhiên có thể mang lại cho họ những lợi ích lâu dài, bền vững, đồng thời tạo điều kiện cho họ quản lý đất rừng hiện có (gồm đất ‘trống’ và đất rừng tái tạo) theo hướng bền vững hơn.

Ở huyện Phong Điền, các loài chính được các nhà quản lý dự án thuộc các chương trình trồng rừng quốc gia chọn để trồng là Keo lá tràm - Acacia auriculiformis, Keo tai tượng - Acacia mangium và Thông ba lá - Pinus kesiya. Tổng diện tích trồng rừng rất lớn: theo thông tin từ Lâm trường Phong Điền, dưới sự hỗ trợ của chương trình 327 và chương trình 661, đã có 30.366 ha rừng trồng được triển khai tại ba xã nằm gần vùng đệm thuộc huyện Phong Điền. Hầu hết công việc trồng rừng đều được thực hiện trên đất bằng và dốc thấp do các điều kiện về tài chính và khả năng tiếp cận.

Việc trồng cây cao su vẫn được thực hiện trong Chương trình 327 tại bản Khe Trăn. Thế nhưng, theo Lê Trọng Trai và cộng sự (2001), việc trồng loại cây này đã được thực hiện ở các khu đất sát bờ sông, những vùng đất tốt nhất hiện có của bản, được xem là phù hợp cho việc canh tác các cây nông nghiệp. Vì loài cây này đã đến thời điểm cho phép khai thác mủ nên người dân không còn có nhiều lựa chọn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Trong cuộc khảo sát, chúng tôi nhận thấy được rằng ngoại trừ các rừng cao su và vùng bằng phẳng ở phần dưới của bản, tính chất đất của bản được cấu thành từ những lớp đất đỏ màu, nhiều đá và cứng.

Lê Trọng Trai và cộng sự (2001) cho rằng với một lượng lớn đất thoái hóa nặng hiện có cho công việc phục hồi, quản lý rừng và các hoạt động sử dụng đất khác, vẫn còn có những tiềm năng đáng kể cho các hoạt động tăng thu nhập khác tại vùng đệm

Page 25: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Bối cảnh chung của công tác bảo tồn tại Khe Trăn

(ví dụ, thông qua việc trồng các loài cây mang lại giá trị kinh tế). Hoạt động này sẽ góp phần giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên. Các tác giả cũng cho rằng công tác trồng và quản lý rừng tại những vùng đất trống đồi trọc là rất tốn kém, tạo nên căng thẳng xã hội và không mang tính bền vững lâu dài. Mặt khác, một số rừng keo đã được trồng tại một số khu vực không mang tính tối ưu trên phương diện môi trường và hiệu quả kinh tế. Việc làm này, vì vậy, có thể làm tăng các mâu thuẫn, đặc biệt là áp lực về nhu cầu đất đai cho việc trồng cây nông nghiệp tiếp tục gia tăng. Vì vậy, có thể cần phải cân nhắc việc chuyển giao một số lượng lớn hơn các vùng đất trồng rừng hiện tại cho cộng đồng tự quản lý và sử dụng.

Tóm tắtBản Khe Trăn đã phải thực thi nhiều chính sách về sử dụng đất khác nhau. Rừng tại bản trước hết được xem là rừng sản xuất, tiếp theo đó là rừng phòng hộ đầu nguồn. Vì tầm quan trọng về đa dạng sinh học cũng như sự có mặt của các loài quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa, rừng ở đây được quy hoạch để trở thành một phần của Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền vào năm 2010. Tuy nhiên, rừng ở những khu vực xung quanh bản đã bị tàn phá trầm trọng do chiến tranh, do hoạt động khai thác gỗ và các hoạt động nông nghiệp khác. Nhiều dự án được tiến hành có sự liên quan đến việc hình thành khu bảo tồn thiên nhiên tại bản Khe Trăn. Chính phủ đã cấm người dân địa phương tiến hành các hoạt động khai thác tại khu bảo tồn, đồng thời hỗ trợ họ xúc tiến các hoạt động khác nhằm tạo thu nhập cho tất cả các hộ gia đình. Trong bối cảnh này, các chương trình trồng cây cao su và keo đã được triển khai dưới sự hỗ trợ của chính phủ. Cho dù các chương trình này sẽ mang lại nguồn thu nhập bằng tiền mặt cho người dân địa phương, một số người dân vẫn lo ngại về các quyền lợi trong tương lai của họ trong việc trồng rừng, họ mong có được quyền quản lý rừng tự nhiên và các vùng đất trống theo hướng bền vững. Việc thiếu đất cho hoạt động nông nghiệp đã trở thành một vấn đề liên quan đến quá trình bảo đảm an ninh lương thực, và sự thiếu hụt này đã khiến cho nhiều người dân ít có các hoạt động thay thế khác cho việc khai thác rừng tự nhiên.

Page 26: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

��

�. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu

5.1. Địa bàn nghiên cứu Bản Khe Trăn (thuộc xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) nằm gần ranh giới của Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền (PDNR) (Biểu đồ/Hình 3), có tổng diện tích khoảng 200 ha, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 160 m. Bản nằm về hướng Tây-Bắc của thành phố Huế, thời gian tính từ thành phố trung tâm của tỉnh đến bản Khe Trăn, đi bằng ôtô, mất khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Vào mùa mưa, lũ lụt thường xuyên xảy ra, cô lập bản với bên ngoài trong nhiều ngày. Bản Khe Trăn tiếp giáp Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền về hướng tây và hướng nam, có ranh giới với bản Hòa Bắc về hướng đông.

Bản Khe Trăn nằm trong vùng đệm của PDNR, địa hình gồm cả rừng và đất chuyển đổi. Diện tích của khu bảo tồn và của bản chủ yếu là đồi thấp, trải dài theo hướng Đông-Nam từ dãy núi miền Trung và tạo thành biên giới giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Những vị trí cao nhất trong khu bảo tồn bao gồm Coc Ton Bhai (1.408 m), Ca Cut (1.405 m), Ko Va La Dut (1.409 m), Coc Muen (1.298 m) và Co Pung (1.615 m).

Diện tích rừng tự nhiên còn lại ở những vùng lân cận bản rất hạn chế, diện tích rừng trồng ngày càng gia tăng trên các vùng đất trống, đồi trọc. Nhà ở nằm rải rác hai bên một con đường nhỏ, cách đường chính từ trung tâm xã Phong Mỹ đến thôn Hòa Bắc khoảng 1 km. Điểm nổi bật của bản Khe Trăn là sự biệt lập giữa các ngôi nhà với nhau. Mặc dù bản chỉ có 20 hộ, nhưng phải mất khoảng 30 phút để đi từ nhà đầu bản đến nhà cuối bản. Các vườn nhà hầu như chỉ được trồng tiêu và mít.

Chúng tôi chọn nơi này làm điểm nghiên cứu cho MLA vì các lý do sau: 1. Đa số dân cư ở đây thuộc dân tộc thiểu số - người Pahy, sống chung với một số

người Kinh (dân tộc đa số ở Việt Nam), người Khơme (tên thay thế cho một trong các nhóm ngôn ngữ Khmer tại Việt Nam; Gordon 2005). Có 53 dân tộc thiểu số tại Việt Nam (chiếm 12.7% dân số, theo thống kê năm 1979), một vài trong số các dân tộc thiểu số đó có mối quan hệ không được suôn sẻ lắm với nhóm dân tộc đa số (Yukio 2001). Nói chung các mâu thuẫn chính xảy ra ở vùng cao nguyên (các mâu thuẫn về giao đất cho người Kinh, các vấn đề về quản lý đất truyền thống và những vấn đề về du canh), và người Kinh thường không am hiểu các nhóm dân tộc thiểu số một cách cặn kẽ. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam, gần đây, đã có

Page 27: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu

- Lê

Trọ

ng T

rai v

à cộ

ng s

ự.

2001

- D

ữ li

ệu Đ

ộ ca

o S

ố hó

a S

RTM

90m

, Nhi

ệm v

ụ Q

uan

sát Đ

ịa h

ình

bằng

R

a-đa

, NA

SA

- C

ơ qu

an g

iám

sát

địa

gi

ới q

uốc

tế, T

rung

tâm

G

iám

sát

Bảo

tồn

Thế

giới

U

NE

P, 1

994

Biể

u đồ

(Hìn

h) 3

. V

ị trí

của

bản

Khe

Tră

n tạ

i vùn

g đệ

m c

ủa k

hu b

ảo tồ

n P

hong

Điề

n

Chú

giả

i

Khu

vự

c Q

uản

Khu

bảo

tồn

Thiê

n nh

iên

Biê

n gi

ới Q

uốc

gia

Biê

n gi

ới T

ỉnh

Biê

n gi

ới H

uyện

Tiểu

vùn

g P

hòng

hộ

Ngh

iêm

ngặ

t I

Tiểu

vùn

g P

hòng

hộ

Ngh

iêm

ngặ

t II

Tiểu

vùn

g P

hục

hồi r

ừng

I

Tiểu

vùn

g P

hục

hồi r

ừng

II

Vùn

g đệ

m

Page 28: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

nhiều nỗ lực trong việc đánh giá điều kiện sống và nguy cơ dễ bị tổn thương của các nhóm dân tộc thiểu số. Chính phủ đã thực thi các chính sách hỗ trợ cộng đồng các đồng bào các dân tộc thiểu số hoà nhập hơn với nền kinh tế toàn cầu thông qua các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và chương trình phát triển (ADB 2005). Chúng tôi nhận thấy việc chọn cộng đồng dân tộc thiểu số đã có sự hoà nhập với nhóm dân tộc Kinh đa số là phù hợp. Cộng đồng này đã bị ngăn cấm tiến hành các hoạt động du canh truyền thống, và được khuyến khích áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp định canh, đây là một lý do nữa khiến chúng tôi tiến hành nghiên cứu về nhận thức và sự ưu tiên dành cho công tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như việc tìm hiểu quan hệ của cộng đồng với các bản khác, cũng như với các cấp chính quyền xã, huyện, và tỉnh.

2. Lý do quan trọng thứ hai là sự có mặt của khu bảo tồn thiên nhiên tương lai tại vùng lân cận của bản. Khu bảo tồn này được quyết định thành lập sau sự kiện loài gà lôi Edward được phát hiện ở một số vùng núi thuộc huyện Phong Điền, và được tiến hành quy hoạch đến năm 2010 (Tổ chức bảo tồn chim quốc tế và cộng sự 2001). Đồng thời, đây là vùng có tiềm năng cho sự tham gia của cộng đồng, mặc dù tại thời điểm này, người dân Khe Trăn và các bản khác ở vùng đệm của khu bảo tồn không được phép tiến hành bất kỳ một hoạt động khai thác nào ở trong khu bảo tồn. Cuộc khảo sát của chúng tôi cũng cung cấp thêm các thông tin có giá trị về những cách thức người dân địa phương nhìn nhận khả năng tham gia của mình trong công tác quản lý khu bảo tồn và trong quá trình thương lượng với các bên liên quan đến khu bảo tồn.

3. Lý do cuối cùng là, hầu hết các dự án tại huyện Phong Điền đều tập trung vào việc rà phá bom mìn và xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi đó rất ít dự án tập trung vào việc đúc kết kinh nghiệm trong công tác quy hoạch sử dụng đất (một số dự án đã xúc tiến các hoạt động về lâm nghiệp cộng đồng nhưng chủ yếu là rừng trồng). Kết quả thu được từ những hoạt động của chúng tôi có thể được sử dụng để so sánh với các dự án tương tự đang được triển khai tại các huyện khác nhau thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, hay ở các tỉnh khác của Việt Nam.

5.2. Người dân ở bản Khe Trăn

5.2.1.  Lược sử cuộc sống của người dân tại bản Khe Trăn Trước năm 1967, bản Khe Trăn nằm ở thượng nguồn của hai con sông Ô Lâu và Mỹ Chánh (Biểu đồ/Hình 4). Phương thức sống của người dân chủ yếu là hoạt động du canh, du cư ở các đồi núi thuộc khu vực này. Do chiến tranh, họ buộc phải di dời đến huyện A Lưới và sang Lào. Vào năm 1971, chính phủ Việt Nam thông báo hoà bình đã được lập lại trên quê hương của họ, và rằng họ có thể trở về để tái định cư. Trưởng thôn và một số người dân khác đã trở lại Tam Gianh, nơi này cách nơi định cư gốc của họ 2 km về phía thượng nguồn của sông Ô Lâu. Không lâu sau đó, số dân còn lại cũng đã trở về đây để hội tụ. Họ sống ở đó được 5 năm trước khi tiếp tục chuyển về sống tại bản Khe Cát, và sống ở đó cho đến năm 1978. Cuối cùng họ cũng được chuyển về quê hương trước đây tại khu vực thượng nguồn sông Ô Lâu. Vào năm 1992, được sự khuyến khích của chính phủ thông qua chương trình định canh, định cư ở những khu vực gần đường chính, một số người dân đã di chuyển về sống ở phần dưới của bản

Page 29: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu

Ngu

ồn:

- S

ở K

ế ho

ạch

và Đ

ầu tư

, tỉn

h Th

ừa

Thiê

n H

uế,

2005

- B

ản đ

ồ ch

ụp từ

Vệ

tinh

Land

sat đ

ườn

g dẫ

n125

ng 0

49, G

LCF,

200

1 -

Dữ

liệu

Độ

cao

Số

hóa

SR

TM 9

0m, N

hiệm

vụ

Qua

n sá

t Địa

hìn

h bằ

ng

Ra-

đa, N

AS

A-

quan

giá

m s

át đ

ịa

giới

quố

c tế

, Tru

ng tâ

m

Giá

m s

át B

ảo tồ

n Th

ế gi

ới U

NE

P, 1

994

Biể

u đồ

(Hìn

h) 4

. Đ

ịa th

ế bả

n K

he T

răn

Chú

giả

i

Bản

Bản

Bản

bị b

ỏ ho

ang

Đườ

ng c

hính

Đườ

ng p

hụ

Đườ

ng m

òn

Sông

ngò

i

Đập

chứ

a nư

ớc

Page 30: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Khe Trăn (phần dưới của thượng nguồn sông Ô Lâu). Vì lẽ đó, họ đi khỏi vùng đất cư ngụ truyền thống của người Pahy. Hầu hết người dân có nguồn gốc từ sự pha trộn của nhiều dân tộc khác nhau. Điều này lý giải việc bản làng được tách ra làm hai phần, như đã được đề cập ở trên, là phần trên và phần dưới của thượng nguồn sông Ô Lâu; với sự hỗ trợ của chính phủ những người dân đang sinh sống tại phần đất phía dưới đã tiến hành phát triển cây trồng nông nghiệp (gồm có cả lúa) và trồng cây Cao su.

5.2.2.  Dân số và thành phần dân tộc Bản Khe Trăn gồm 20 hộ gia đình với 124 nhân khẩu. Người dân có độ tuổi từ 15 đến 60 chiếm 71% dân số, số còn lại bao gồm trẻ em (21%) và người già (8%). Hầu hết người dân đều làm nghề nông, chỉ có một số ít có các nghề khác như công an, giáo viên, hoặc thợ may.

Như đã đề cập ở trên, hầu hết người dân đều là người dân tộc Pahy, là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam; 23 người Kinh, dân tộc đa số ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và ở Việt Nam nói chung (Vũ Hoài Minh và Warfvinge 2002); và chỉ có một đại diện duy nhất của dân tộc Khơme. Ban đầu chỉ có người dân Pahy sinh sống tại bản Khe Trăn và các vùng phụ cận, theo thời gian các nhóm dân tộc khác đã đến đây thông qua con đường hôn nhân ngoài dân tộc. Người Pahy và người Kinh sống với nhau ở cả phần trên và phần dưới của bản.

Sự tương tác giữa chính phủ và các dân tộc thiểu số như người Pahy đôi lúc còn hạn chế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc cùng hợp tác với người dân Pahy tại bản Khe Trăn đã giúp chúng tôi nghiên cứu được tiến trình hòa nhập và biến đổi của một nhóm dân tộc thiểu số. Những quan sát của chúng tôi cũng có giá trị trong việc làm nền tảng cho sự so sánh với các nhóm dân tộc khác tại Việt Nam.

5.2.3.  Giáo dục Chỉ có 8 người dân chưa từng được đi học. Những người có thời gian đi học dài nhất chủ yếu là những người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi). Hầu hết những người này đều đã hoàn thành xong cấp học phổ thông cơ sở, một số rất ít học tiếp lên cấp trung học phổ thông.

Chỉ có một trường cấp I duy nhất nằm ở bản bên cạnh, trên đường dẫn vào xã Phong Mỹ. Trường cấp II nằm ở xã, cách bản 5 km, các trường cấp III nằm ở huyện Phong Điền. Trước đây có một trường cấp II tại bản nhưng nay đã đóng cửa vì thiếu học sinh.

Phần lớn người dân đều hy vọng có được một nền giáo dục tốt hơn, kèm theo cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hơn, và các cơ quan hành chính hoạt động có hiệu quả hơn. Theo họ, giáo dục có thể tạo điều kiện cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc nâng cao kiến thức và kỹ năng bổ ích cho con cái họ.

5.2.4.  Sinh kế Người dân Khe Trăn dành hầu hết thời gian vào việc canh tác ruộng lúa, vườn nhà (đa phần trồng tiêu và mít), và cao su, keo từ chương trình tái định cư của chính phủ.

Page 31: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0 | Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu

Mặc dù đã có các nguồn thu nhập mới này, người dân vẫn thường thu nhặt lâm sản (như mật ong, cây mây) và phế liệu chiến tranh còn sót lại trong khu bảo tồn thiên nhiên. Một vài người dân vẫn còn sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, số lượng người dân sống phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, và xem đây là nguồn sinh kế cũng như nguồn tạo thu nhập bằng tiền chính ngày càng tăng. Người dân sống ở phần thấp của bản chủ yếu sống phụ thuộc vào các loài cây trồng theo mùa, hoạt động chăn nuôi và cải tạo vườn nhà, trong khi đó số dân ở phần cao lại chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. (Biểu đồ/Hình 5).

Một số sự kiện quan trọng đã ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Cho đến gần đây, người dân sống tại huyện Phong Điền, gồm cả bản Khe Trăn, đã phải đối mặt với các vấn nạn như lũ lụt, hạn hán và cháy rừng. Ví dụ, các cơn lũ đã gây thiệt hại trên diện rộng đến vụ mùa và cơ sở hạ tầng vào năm 1983 và 1999. Trong các cơn lũ xảy ra vào năm 1999, người dân ở bản Khe Trăn đã bị tổn thất nặng nề về nhà cửa, mùa màng, và thậm chí cả tính mạng con người. Các đợt cháy rừng và hạn hán xảy ra trên diện rộng tại huyện vào năm 1985 và một đợt hạn hán khác cũng đã xảy ra vào năm 1990 là những trận hỏa hoạn lớn xảy ra trong cộng đồng. Chúng tôi thống kê các sự kiện xảy ra từ năm 1992, thời điểm một số người dân bắt đầu định cư tại khu vực dưới của bản (Bảng 2).

5.2.5.  Nguồn thu nhập Có một sự khác biệt lớn giữa hai khu vực của bản về vấn đề thu nhập hộ gia đình (Bảng 3). Theo kết quả khảo sát hộ gia đình, những người dân sống ở khu vực dưới

Biểu đồ (Hình) 5. Chăn nuôi và trồng cây keo đóng vai trò quan trọng tại bản Khe Trăn

Page 32: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

của bản có thu nhập hằng năm cao hơn (trung bình khoảng 13,7 triệu đồng Việt Nam) những người sống ở khu vực cao (9,6 triệu đồng Việt Nam). Trung bình mỗi hộ gia đình có 6 thành viên với thu nhập khoảng từ 1,6 triệu đến 2,3 triệu đồng Việt Nam trên mỗi đầu người. Những con số này thấp hơn nhiều so với tổng thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam với 553 USD, tương đương với 8,7 triệu đồng Việt Nam vào năm 2004 (http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/4130.htm). Chúng tôi nhận thấy rằng thu nhập của một số hộ gia đình nằm dưới mức sống tối thiểu với 1,04 triệu đồng trên mỗi đầu người (Tổng cục Thống kê Việt Nam tại địa chỉ http://www.unescap.org/Stat/meet/povstat/pov7_vnm.pdf#search=’poverty%20line%20in%20vietnam’).

Rừng cao su (Biểu đồ/Hình 6) và rừng keo trồng, chăn nuôi, vườn nhà và các khoản trợ cấp hưu trí là nguồn thu nhập chính đối với các hộ thuộc phần dưới của bản, trong khi đó rừng keo trồng và các khoản trợ cấp chiến tranh được xem là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình thuộc phần trên của bản. Người dân ở phần trên của bản có ít thu nhập bằng tiền mặt từ chăn nuôi, cây mây, vườn nhà, và từ hoạt động thu nhặt phế liệu chiến tranh.

Đối với một số người dân từng tham gia quân đội trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, họ vẫn còn được nhận trợ cấp từ chính phủ. Hai hộ gia đình đã mở quán nhỏ bán thức ăn và nước uống. Họ mua hàng từ chợ Phong Mỹ rồi bán lại. Một số người dân khác làm việc tại Phong Điền với những nghề khác nhau như giáo viên, công an, một người khác đang là thợ may tại thành phố Hồ Chí Minh.

Người dân ở phần trên của bản sống gần rừng tự nhiên, và xem rừng tự nhiên như là nguồn cung cấp lương thực mỗi khi họ thiếu cái ăn. An ninh lương thực là vấn đề nghiêm trọng đối với các hộ gia đình ở phần trên của bản vì họ không canh tác lúa nước, trong khi đó, nguồn thu nhập bằng tiền mặt lại phụ thuộc vào rừng keo trồng. Nỗ lực nâng cao hoạt động chăn nuôi và cải tạo vườn nhà có thể nâng cao thu nhập và đảm bảo an ninh lương thực cho người dân. Theo Maltsoglou và Rapsomanikis (2005), chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn ở Việt Nam.

Hiện nay rừng keo trồng đang là nguồn thu ổn định có tiềm năng đối với các hộ gia đình, và thậm chí sẽ trở nên quan trọng hơn trong tương lai. Nhu cầu đối với cây keo tại địa phương rất đáng kể và có khả năng tiêu thụ tất cả khối lượng keo tại bản

Bảng 2. Các sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến sinh kế tại địa phương

Năm Thiên tai/Các sự kiện quan trọng Nguyên nhân1992 Định cư tại bản Khe Trăn Theo các kế hoạch của chính phủ1993 Rừng được khoán cho người dân Vì công tác quản lý rừng trước đây do chính

phủ hoàn toàn đảm trách nên đã không ngăn được sự suy thoái rừng, rừng vì vậy được giao khoán cho người dân địa phương (chương trình tái trồng rừng). Điều này tạo điều kiện cho người dân địa phương trong việc sử dụng đất trống vẫn thuộc đất rừng

1999 Lũ lụt Thiên tai đã làm hư hại/phá hủy một số nhà cửa

2003 Có điện Chương trình chính phủ2004 Có nước phục vụ thủy lợi (hệ

thống nước tự chảy)Chương trình chính phủ về giảm nghèo

Page 33: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu

Khe Trăn. Nhu cầu từ các nhà máy sản xuất bột giấy và ván dăm nằm gần tỉnh Thừa Thiên Huế và từ chương trình của chính phủ Việt Nam trong việc mở rộng diện tích rừng trồng đã làm cho việc trồng rừng trở thành một phương thức nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Việc trồng rừng cũng có thể mang lại nguồn thức ăn cho gia súc.

Bảng 3. Độ biến động của thu nhập dựa vào loại sản phẩm và khu vực định cư

Nguồn thu nhập Thu nhập hộ gia đình (triệu đồng Việt Nam)

Phần dưới của bản Phần trên của bảnHằng tháng Hằng năm Hằng tháng Hằng năm

Cao su 0,27–0,67 3,20–8,00 0,00 0,00Keo 0,58 7,00 0,10–0,25 1,20–3,00 Chăn nuôi 0,25 3,00 0,10–0,29 1,20–3,50 Vườn nhà 0,58 7,00 0,25 3,00Lương hưu 0,61 7,30 0,60 7,20Nông nghiệp n.a. n.a. 0,10 1,20Khai thác mây 0,05 0,60 n.a. n.a. Phế liệu chiến tranh 0,00 0,00 0,02 0,20Quán hàng 0,00 0,00 0,05–0,58 0,60–7,00Khác 0,17 2,00 0,03–0,15 0,30–1,80Trung bình 1,14 13,70 0,80 9,63 Độ biến động 0,35–2,08 4,2–25 0,33–1,67 4–20

n.a. là số người tham gia phỏng vấn không cung cấp thông tin về mức thu nhập thấp từ những nguồn thu nhập được đặt ra

Biểu đồ (Hình) 6. Một phụ nữ ở phần thấp của bản đang thu hoạch mủ cao su ở đồn điền của mình

Page 34: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Một cơ hội đa dạng hóa và tăng thu nhập khác là việc tận dụng con sông để nuôi cá. Sông Ô Lâu nằm gần bản có chiều rộng khoảng 20m, ở một số khúc sông có các hồ nước tự nhiên rất có tiềm năng cho việc phát triển nuôi cá. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được triển khai và đã trở nên rất phổ biến ở một số địa phương thuộc huyện Phong Điền và huyện A Lưới (Lê Trọng Trai và cộng sự. 2001). Hoạt động này có thể có thể mang lại hiệu quả ở bản Khe Trăn, cho dù có một số lo ngại về lũ lụt và sự ô nhiễm chất điôxin.

5.2.6.  Tiếp xúc và quan hệ với người ngoài cộng đồng Với một con đường rộng 4 m nối bản với trục đường chính của xã đã tạo điều kiện khá tốt cho người dân trong bản tiếp cận với trung tâm xã. Người dân sử dụng xe đạp và xe máy để đi đến xã. Trong suốt mùa mưa, một số đoạn của con đường này, đặc biệt ở phần dưới của bản, thường bị hư hỏng do lũ. Đường trong bản thường lầy lội và trơn. Một chiếc cầu đã được xây dựng để nối hai phần của bản lại với nhau, và một chiếc cầu khác lớn hơn đang được xây dựng dưới sự tài trợ của Dự án Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế (Appraisal Mission 2004).

Người ngoài địa phương có quan hệ chủ yếu với người dân là các thương nhân thu mua sản phẩm nông nghiệp (lạc, tiêu, cao su, sắn), hoặc chỉ để bán thịt và quần áo. Thỉnh thoảng người dân cũng gặp những người ngoài địa phương đến thu mua gỗ eaglewood, các phế liệu chiến tranh và mây, tuy nhiên, các mối quan hệ này không nhiều. Các quán bán cà phê ở khu vực trên của bản là những nơi mà người dân thường gặp và thảo luận với những người ngoài địa phương này.

Người dân cũng cho hay, từ khi có chương trình giao đất và trồng rừng vào đầu những năm 1990, nhiều cán bộ khuyến nông của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đã tổ chức nhiều khóa huấn luyện tại bản. Họ cho hay những nỗ lực có liên quan đến công tác khuyến nông này thật sự rất hữu ích, và họ mong rằng có nhiều hơn nữa các lớp tập huấn về quản lý và kỹ thuật chăn nuôi, trồng rừng và nông nghiệp được tổ chức.

5.3. Vấn đề sử dụng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tại vùng phụ cận của bản, khu bảo tồn thiên nhiên và vùng đệm của nó bao phủ các khoản đất nhỏ của rừng thoái hóa, đất trống đồi trọc, rừng cao su, keo, và một số khu vực dành cho sản xuất nông nghiệp. Hai con sông chính cũng nằm gần bản gồm sông Ô Lâu và sông Mỹ Chánh.

Qua việc quan sát, những lần họp thôn đầu tiên, chúng tôi đã xác định được các loại đất chính, ví dụ như đất bằng phù sa được sử dụng làm đất thổ cư, trồng tiêu, trồng cao su, trồng lúa nước và trồng các loại cây màu. Đất đồi núi có rừng thứ sinh, rừng keo trồng, đất thổ cư, và đất trống đồi trọc. Chúng tôi cũng đã ghi nhận khoảng 20 loại đất khác nhau nhờ sự phân loại của người dân Khe Trăn (Bảng 4). Việc xác định các loại đất thể hiện nhận thức và sự phân loại chính thống về quyền sở hữu đất (ví dụ, đất dành cho định cư, đất trồng lạc), cùng với một số loại đất khác ít liên quan đến nghiên cứu của chúng tôi (ví dụ, thác nước, đường mòn, cầu).

Page 35: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu

Vì vậy, chúng tôi đã dựa vào quan điểm của địa phương về đất hơn là theo cách phân loại chính thống, các loại đất được nhóm lại thành 6 nhóm chính gồm đồi trọc, đất trồng màu, rừng, vườn nhà, ruộng lúa và sông ngòi. Rừng được chia ra thành rừng trồng, rừng cây nhỏ (rừng thứ sinh) và rừng cây lớn (rừng nguyên sinh) (Bảng 5).

Sông Ô Lâu là một phần quan trọng của tổng hoà cảnh quan vùng lân cận bản. Sông chảy ngang qua toàn bộ phần đất của bản, gần sát với các khu dân cư. Con sông lớn thứ hai, sông Mỹ Chánh, nằm ở phía bắc của bản Khe Trăn không được người dân địa phương sử dụng đáng kể.

Rừng bên trong và quanh bản được phân làm 3 loại như đã đề cập ở trên. Rừng trồng bao gồm rừng keo và cao su. Rừng cao su lâu năm nhất (8 năm) của bản nằm gần đường chính, có tổng diện tích là 10 ha, bao gồm một số nhỏ diện tích trồng mới. Rừng keo trồng được tiến hành bắt đầu từ giữa bản đến gần phần trên của bản, có tổng diện tích khoảng 160 ha. Rừng cây nhỏ biểu thị cho các loại rừng chiếm ưu thế quanh bản, chủ yếu bên trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền. Loại rừng này gồm có các rừng sim - Myrtaceae và cà phê –Rubiaceae. Rừng cây lớn (rừng nguyên sinh) rất xa bản, thuộc khu bảo tồn, và nằm cách bản khoảng một ngày đi bộ.

Đất trống (Biểu đồ/Hình 7) hình thành nên bởi chiến tranh, cháy rừng, hoạt động chăn thả súc vật và du canh (Lê Trọng Trai và cộng sự. 2001). Loại đất này, chủ yếu là cây bụi và cỏ, là đối tượng của nỗ lực trồng rừng của chính phủ. Rừng keo trồng được phát triển trên những đồi trọc này.

Phần còn lại của quang cảnh bản làng được phân ra thành đất thổ cư, vườn nhà (trồng tiêu và cây trái), đồi trọc, sông ngòi và đường bộ. Nếu đất rừng trồng có tính chất đặc biệt về mặt địa lý (keo tại phần cao và cao su tại phần thấp của bản), thì vườn nhà sẽ rất dễ tìm thấy gần các ngôi nhà tại cả hai khu vực của bản.

Bảng 4. Nhận diện các loại đất ở bản Khe TrănLoại đất (tiếng Pahy) Mô tảCutect vườn Đất làm vườnCutect màu Đất nông nghiệpCutect a tong Đất trồng lạcCutect along Đất trồng rừngCutect vá Đất nghĩa địaCutect cho tro Đất trồng lúaCutect tiêu Đất trồng tiêuCutect cao su Đất trồng cao suCutect âm bút Đất rừng tự nhiênCutect cỏ Đất trồng cỏ/đất trốngĐa pưh Pahy Sông Pahy/Ô LâuĐá so tù moi Nhánh sông Tu moiCutect ta xu Đất ởÂn yên cooh 935 Đỉnh núi 935A chuh Rana Thác RanaChooh Rana Vùng cát dọc bờ sông RanaMỏ zeeng Khai thác vàngAlong papứt Rừng cây lớnAlong cacet Rừng cây nhỏCâm foong fứt Cầu giao thông

Page 36: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Cảnh quan bản Khe Trăn chủ yếu thể hiện các nỗ lực của chính phủ cấp trung ương trong việc quản lý công tác tái định cư của người dân địa phương và việc áp dụng các chương trình nông lâm nghiệp thông qua các đề án giao đất khoán rừng. Loại cảnh quan thực bì này chiếm ưu thế ở những diện tích gần khu định cư, chủ yếu nằm ở các khu đất bằng phù sa, là chỉ thị của loại đất tốt.

Chính sách sử dụng đất của Chính phủ Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bản Khe Trăn. Với mục tiêu tạo nên một khu bảo tồn thiên nhiên tại Phong Điền, chính phủ đã khuyến khích người dân từ bỏ hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống và các hoạt động khác ở các vùng đất thấp màu mỡ thuộc các con núi,

Bảng 5. Phân nhóm các loại đất tại bản Khe Trăn

Các loại đất (tiếng Việt/tiếng Pahy) Mô tảVườn nhà/Cutect vườn Chủ yếu trồng tiêu, mít, thơm; xung quanh nhàĐất màu /Cutect màu Lạc và sắn; vùng thấp của bản Khe TrănRuộng lúa/Cutect cho tro Ruộng lúa khôĐất trống/Cutect cỏ Phía Bắc của bản; cây bụi và cỏ trên các ngọn đồi

và bờ sôngSông/Đa pưh Phía nam và phía bắc của bản (sông Ô Lâu và

sông Mỹ Chánh)Rừng trồng/Cutect along Cao su và keoRừng cây nhỏ/Along ca cut Rừng tái sinh quanh bảnRừng cây lớn/Along papứt Phía tây của bản (cách rất xa bản)

Biểu đồ (Hình) 7. Diện tích đáng kể đất trống ở bản Khe Trăn được sử dụng để trồng rừng keo

Page 37: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu

đang tạm thời được sử dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính phủ cũng luôn theo sát các hoạt động của người dân thông qua Hội đồng Nhân dân Tỉnh, cấp quản lý thường xuyên tác động đến các hoạt động của cấp xã. Hội đồng Nhân dân xã Phong Mỹ trực tiếp ra quyết định về các hoạt động quản lý thường nhật của bản làng, đồng thời bổ nhiệm trưởng bản và quản lý các dự án phát triển do chính phủ tài trợ.

Các cá nhân có hiểu biết sâu rộng trong thôn cho biết họ không còn săn bắn trong rừng nữa vì có ít thứ để săn bắn, và hơn nữa chính phủ đã cấm hoạt động này. Khi chúng tôi đưa ra một bản đồ, họ có thể chỉ ra những nơi có các loài động vật hoang dã khác nhau; điều này nói lên một điều rằng họ chỉ mới vừa từ bỏ hoạt động săn bắn gần đây, hoặc vẫn tiến hành các hoạt động săn bắn lén lút (hầu như bằng bẫy vì sử dụng súng là phạm pháp).

Một nghĩa trang lâu năm tọa lạc giữa một rừng keo trồng, và những dấu tích của các bản làng cũ vẫn có thể tìm thấy quanh rừng cây nhỏ thuộc địa phận của bản. Những đặc điểm về các loại đất này tượng trưng cho các địa điểm văn hóa và lịch sử quan trọng đối với người dân.

5.3.1.  Phân bố nguồn tài nguyên và các loại đất (lập bản đồ tài nguyên có sự tham gia) 

Như đã được trình bày ở phần trước (xem phần phương pháp nghiên cứu, Chương 2), các buổi họp thôn được tiến hành để phục vụ cho việc lập sơ đồ thôn (bao gồm cả sơ đồ tài nguyên) và các loại đất chính dựa trên sự xác định của người dân. Hoạt động lập sơ đồ có sự tham gia này là điều kiện ban đầu cho sự hiểu biết chung về nhận thức của người dân về các loại đất và những hoạt động khác nhau ở vùng nghiên cứu.

Trong quá trình tiến hành lập sơ đồ thôn có sự tham gia, chúng tôi đã cung cấp cho người dân một bản đồ nền, trong đó chỉ rõ các các con sông và các nhánh sông chính, vị trí của bản và các trục đường chính. Những người am hiểu ở địa phương cũng đã thêm vào sự phân bổ về không gian của nhiều loại đất và nguồn tài nguyên, ví dụ như rừng, rừng keo trồng và cao su, đất nông nghiệp, đất thổ cư, và vườn nhà, vị trí cũ của bản, các vị trí đặc thù dành cho săn bắn và những nguồn tài nguyên đặc thù khác như phế liệu chiến tranh, cây mây, gấu, gà lôi, v.v. Sơ đồ hoàn chỉnh được thể hiện tại Biểu đồ/Hình 8.

Người dân cũng thể hiện có kiến thức phong phú về các nguồn tài nguyên gần khu định cư của mình, bao gồm các nguồn tài nguyên từ vườn nhà, đất nông nghiệp, rừng trồng, rừng cây nhỏ, đồi trọc và sông ngòi. Hầu hết người dân có ít kiến thức về các nguồn tài nguyên nằm cách xa khu vực bản, ví dụ như rừng cây lớn.

Dù sơ đồ không phải được xây dựng nhằm phục vụ cho các mục đích chính thống hay hợp pháp nào đó, người dân vẫn xem đây là một công cụ hữu ích phục vụ cho việc thảo luận với người ngoài địa phương về các loại đất và các nguồn tài nguyên tại địa phương. Sơ đồ được sử dụng trong suốt hội thảo cùng với người dân về các vấn đề có liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại bản Khe Trăn vào những ngày cuối cùng trong chuyến khảo sát của chúng tôi (xem phần các nhận thức tại địa phương ở Chương 6). Nhóm nghiên cứu thực địa cũng đã sử dụng sơ đồ trong quá trình chọn lựa các vị trí của các ô điều tra trên các loại đất đã được người dân phân loại. Sơ đồ cũng đồng thời được phục vụ cho công việc thu thập thông tin về kiến thức của người dân về lâm sản và lịch sử các khu đất nơi các ô điều tra được thiết lập.

Page 38: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Biể

u đồ

(Hìn

h) 8

. Đ

a dạ

ng s

inh

học

và b

ản đ

ồ ph

ân b

ố tà

i ngu

yên

ở bả

n K

he T

răn

Page 39: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu

Quá trình thực hiện sơ đồ đã giúp chúng tôi nhận ra rằng, mặc dù bị xáo trộn, cảnh quan xung quanh bản Khe Trăn chủ yếu được cấu thành bởi rừng thứ sinh, rừng trồng, các bãi cỏ, và đất trống, người dân vẫn nhận ra được một số lượng lớn các nguồn tài nguyên hoang dã cách bản không xa, bao gồm một số loài động vật cực kỳ hiếm (hổ, gấu). Theo những người am hiểu trong thôn, người ta thỉnh thoảng vẫn trong thấy các loài này trong vòng 5-6 năm trở lại đây.

Vì vậy, dù kiến thức về các nguồn tài nguyên hay về vị trí của những loại đất của người dân là quan trọng, nó cũng chỉ thể hiện chủ yếu cho các loại tài nguyên, loại đất lân cận của bản. Chúng tôi sẽ quay trở lại vấn đề này khi thảo luận về kiến thức bản địa ở chương tiếp theo.

Tóm tắtĐặc trưng của bản Khe Trăn là sự hiện diện của nhóm dân tộc thiểu số Pahy, sống cùng với người Khơme thiểu số khác, và dân tộc Kinh đa số. Người dân ở đây di cư trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, một số đến huyện A Lưới gần biên giới Lào, một số thì sang Lào. Khi chiến tranh kết thúc, chính phủ đã đưa họ trở lại tái định cư ở bản. Vào năm 1992, chính phủ đã khuyến khích người dân chuyển đến sống gần khu vực đường chính, và tạo điều kiện cho họ phát triển canh tác lúa nước, phát triển trồng cây keo và cao su. Chỉ có một ít cá nhân trong số 20 hộ gia đình chưa từng đi học.

Đa số người dân trong bản dùng phần lớn thời gian cho các hoạt động sản xuất ở vườn nhà, ruộng lúa, và rừng trồng. Địa bàn của bản được chia làm hai phần, phần trên của bản là nơi người dân có thu nhập thấp, sống phụ thuộc vào vườn nhà, trồng cây keo. Phần dưới của bản là nơi người dân có thu nhập cao hơn, sống phụ thuộc vào các hoạt động canh tác đa dạng hơn, gồm rừng trồng keo và cao su, vườn nhà và trồng lạc, sắn và ruộng lúa. 20 hộ gia đình được phân bố rải rác và mất khoảng 30 phút để đi bộ từ đầu bản đến cuối bản.

Người dân đã phân loại được một lượng lớn các loại đất, một số loại đó tương ứng với thuật ngữ khoa học chính thống. Trong số 8 loại đất chính, rừng chiếm tới 3 loại. Bên cạnh các rừng cây nhỏ và rừng cây lớn, người dân cũng gộp các rừng trồng vào cảnh quan rừng. Sự phân loại này cũng có liên quan đến ‘nguồn gốc rừng’ của đất trống đã được sử dụng để trồng rừng. Rừng trồng là một phần của dự án giao đất và phục hồi rừng, được chính quyền địa phương khởi xướng nhằm mang lại nhiều thu nhập hơn từ các hoạt động tại chỗ và mang tính ‘ổn định’, nhằm đưa người dân thoát khỏi cảnh quá phụ thuộc vào rừng (du canh, khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ), đặc biệt là tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền. Tuy nhiên, cho dù kho tàng kiến thức này về các vùng phụ cận của bản có xu hướng bị mai một, việc lập sơ đồ có sự tham gia về các nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản cho thấy rằng kiến thức về lâm sản, động vật hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác vẫn đóng vai trò quan trọng đối với người dân. Chúng tôi đã không thu thập nhiều thông tin về các khu vực cách xa bản, cụ thể là trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên. Người dân cũng có sự am hiểu cao về quyền sở hữu khi thảo luận về quyền sử dụng đất tại bản, sự phân chia lại quyền hạn về rừng trồng và những mong đợi của họ trong tương lai.

Page 40: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

��

�. Nhận thức của người dân địa phương về các loại đất và các nguồn tài nguyên

Có sự khác biệt trong việc nhận thức về nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa người dân địa phương, người Pahy, và những người ngoài địa phương như Chính phủ, thương nhân, nhà nghiên cứu hoặc các cơ quan phát triển. Những người ra quyết định cần những thông tin liên quan đến viễn cảnh của địa phương để hoạch định và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững hơn. Điều chúng tôi muốn trình bày ở đây là nhận thức của người dân về môi trường thiên nhiên quanh họ như (rừng, sông, v.v), những loại đất khác (đất trồng rừng, đất vườn nhà, v.v) và đa dạng sinh học của bản làng.

Chúng tôi khám phá được nhận thức của người dân địa phương về cảnh quan và đa dạng sinh học quanh môi trường sống của họ nhờ vào việc áp dụng phương pháp cho điểm (PDM), thảo luận nhóm, và phỏng vấn bằng bảng câu hỏi (đã được mô tả ở trong phần phương pháp nghiên cứu, Chương 2). Một số kết quả nghiên cứu về việc mô tả nhận thức mang tính định tính, các kết quả khác mang tính định lượng khi tiến hành so sánh nhận thức của nhiều nhóm người dân khác nhau, tuy phải luôn kèm những lời giải thích về những giá trị do người cung cấp thông tin đưa ra.

Người dân sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sinh hoạt thường nhật của họ. Các nguồn tài nguyên (thực vật và động vật) này có thể được tìm thấy trong rất nhiều loại hình cảnh quan khác nhau, được người dân địa phuơng xác định. Tài nguyên thiên nhiên được dùng làm thức ăn (lương thực), thuốc men, xây dựng, đan lát, củi, bán để thu tiền mặt, v.v. Những kết quả dưới đây sẽ lý giải bằng cách nào và tại sao những nguồn tài nguyên này lại rất có ý nghĩa với người dân địa phương ở bản Khe Trăn.

6.1. Vấn đề sử dụng đất Như đã đề cập ở phần trước, hiện có 6 loại đất chính ở bản Khe Trăn (Bảng 5). Đất trống, sông, rừng cây lớn và rừng cây nhỏ là đại diện cho các loại đất tự nhiên, trong khi vườn, rừng trồng, ruộng lúa và vùng đất khô để phát triển trồng màu là kết quả trực tiếp từ các hoạt động của người dân, đôi lúc có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Trong những buổi họp thôn, người dân đã liệt kê theo thuật ngữ chính thức

Page 41: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0 | Nhận thức của người dân địa phương về các loại đất và các nguồn tài nguyên

một số vùng đất được chính phủ giao khoán cho hoạt động nông nghiệp và trồng trọt, ví dụ như ‘đất được giao khoán cho việc trồng cây cao su’, thường được sử dụng bằng tiếng Pahy, ‘cutect cao su’, trái với loại đất chiếm diện tích lớn hơn, như ‘rừng cây nhỏ’ (along papút).

Theo người dân thì đa dạng sinh học là rất quan trọng đối với sinh kế của họ. Bảng 6 cho thấy một số các sản phẩm quan trọng mà người dân địa phương vẫn còn khai thác được ở rừng tự nhiên. Hàng trăm sản phẩm khác (thực vật và động vật) vẫn được thu gom ở những cảnh quan quanh bản trong các hoạt động thường nhật của họ. Trong Phần 6.6, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn về các loại lâm sản quan trọng nhất.

Để có cái nhìn hoàn chỉnh hơn, mặc dù chưa khai thác hết các khía cạnh, các danh sách ở Phụ lục 1 và 2 sẽ nói lên được kiến thức trọng yếu của người dân địa phương

Bảng 6. Những cây rừng quan trọng và giá trị sử dụng tại địa phươngTên sản phẩm (Tiếng Pahy hoặc tiếng Việt/tên khoa học) Giá trị sử dụngA ro/Licuala spinosa Làm nón láẤp lăng/— Lợp mái nhàCây re/Calamus walkeri Đồ nội thấtChùn quét/— ChổiLong huện/Tarrietia javanica Chuồng gia súcTu vien/Melocalamus compactiflorus Dây thừngTân ning/— Mật ongÙi a dúm/— Củi

Bảng 7. Các hạng mục sử dụng chính của các nguồn động, thực vậtHạng mục sử dụng Mô tảĐan lát Dây thừng được làm từ lá, mây hoặc vỏ cây dùng để đan dệt

hoặc để buộcCủi đốt Làm củi đốtThức ăn gia súc Được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, như: lợnThức ăn (cho người) Thực phẩm chính yếu và thứ yếu, thực phẩm khan hiếmVật liệu xây dựng nặng Vật liệu xây dựng mang tính lâu dài (nhà cửa, cầu cống)Chức năng săn bắn Thuốc độc, mồi, chất gôm, súng cao su được làm từ các bộ

phận khác nhau của động vật/thực vật để săn bắnNơi săn bắn Sử dụng thực vật trực tiếp làm nơi săn bắn, thường thì kết

quả săn bắn được đánh giá thông qua loại thú sănVật liệu xây dựng nhẹ Các cây sào và cành giâm dùng làm chuồng nuôi gia súc,

hàng rào và vật dụng nội thấtBán lấy tiền mặt Các bộ phận của thực vật/động vật và các sản phẩm đã qua

chế biến được đem bán để thu về tiền mặtThuốc men Có liên quan đến y học và sức khỏeTrang trí/truyền thống/lễ nghi Các bộ phận của thực vật/động vật được sử dụng trong các

nghi lễ, trang trí trên y phục, các đồ vật trang trí nhà cửaGiải trí Khu vực hoặc các lâm sản được sử dụng cho nhu cầu giải tríTương lai Thực vật/động vật được đầu tư và có tầm quan trọng trong

tương laiDụng cụ Các bộ phận của thực vật/động vật được sử dụng làm các

công cụ trong hoạt động nông nghiệp, xây dựng nhà cửa; bao gồm các công cụ như: chày giã gạo, cày ruộng, v.v.

Page 42: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

về đa dạng sinh học và phạm vi sử dụng rộng lớn của nhiều loại lâm sản khác nhau. Trong quá trình thảo luận, các cá nhân am hiểu vấn đề nghiên cứu đã nhất trí phân các giá trị sử dụng chính của những loại lâm sản này thành 14 loại (Bảng 7) thích ứng với phương pháp MLA trong bối cảnh của địa phương.

6.2. Tầm quan trọng của các loại đấtKết quả của hoạt động đánh giá bằng phương pháp cho điểm của nhóm nam và nữ cho thấy người dân đánh giá rừng là loại đất quan trọng nhất (40% và 35%; Biểu đồ/Hình 9). Cả rừng tự nhiên cũng như rừng trồng đều quan trọng đối với người dân do chúng mang lại rất nhiều sản phẩm phục vụ sinh kế của người dân như: nhựa mủ, gỗ, mây, củi, mật ong, thuốc men, tre, thức ăn, v.v. Rừng tự nhiên cũng có vai trò bảo vệ bản làng khỏi lũ lụt và xói mòn. Người dân đánh giá vườn là loại đất quan trọng thứ hai, đặc biệt đối với những người sống ở phần trên của bản vì vườn cung cấp thức ăn cho súc vật, tre làm hàng rào để chăn thả gia súc và cây trái dùng để bán lấy tiền nhằm tăng thu nhập. Họ cho rằng ruộng lúa là loại đất ít quan trọng nhất bởi vì chúng chỉ thuộc về những người dân ở phần dưới của bản, và cũng bởi vì tại nơi này lúa là cây trồng chỉ mới được canh tác gần đây và có thể được thay thế bởi sắn hoặc lạc. Những người không có ruộng lúa thì có thể mua gạo ở chợ Phong Mỹ, cách bản không xa.

Tầm quan trọng mà người dân gắn cho rừng được lý giải bởi các sản phẩm bán ra, và bởi sự đóng góp mà nó mang lại đối với sinh kế của địa phương. Rừng trong tương lai cũng sẽ hỗ trợ cho sinh kế của người dân (Bảng 8. trang 33). Ruộng lúa mang lại ít giá trị sử dụng, chỉ được xem là một trong những nguồn lương thực cho người và

Biểu đồ (hình) 9. Phân loại đất theo mức độ quan trọng (tất cả các nhóm)

0

10

20

30

40

Giá

trị t

ính

theo

mứ

c độ

qua

n trọ

ng (%

)

Các loại đất

Nam giới

Nữ giới

Rừng

Vườn nhà

Sông

Đất trồ

ng câ

y màu

Đồi trọ

c

Ruộng

lúa

Page 43: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Nhận thức của người dân địa phương về các loại đất và các nguồn tài nguyên

gia súc. Gia súc thường được thả rông trên đồng ruộng khi hoạt động thu hoạch đã kết thúc.

Vườn và rừng đều quan trọng cho tương lai bởi vì chúng có thể mang lại nguồn thu nhập tất yếu. Đất trống được xếp ở vị trí thứ 3 cho giá trị sử dụng trong tương lai, hơn nữa nó là quĩ đất của hoạt động trồng rừng. Rừng chiếm ưu thế hơn cả ngoại trừ 4 hạng mục sử dụng (được liệt kê ở bảng 8). Đất trống là loại đất quan trọng trong việc cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc, trong khi đó, đất vườn là quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm. Vườn và khu vực ven sông đều có tầm quan trọng ngang nhau trong vai trò là địa điểm săn bắn, và là nơi người dân thường đầu tư nhiều thời gian ở đó. Đối tượng được săn bắn chủ yếu là những loài chim nhỏ ở vùng lân cận của bản làng. Sông ngòi cũng quan trọng cho hoạt động tiêu khiển do người dân thường đến bơi và giặt giũ ở con sông gần đó, trẻ con thì đến đó để vui đùa.

6.3. Tầm quan trọng của rừngCăn cứ vào mục đích sử dụng, người dân chia đất rừng ra thành 3 loại: rừng cây lớn (rừng nguyên sinh), rừng cây nhỏ (tái sinh trẻ, thứ sinh), và rừng trồng. Nam giới và nữ giới có quan điểm khác nhau về tầm quan trọng của những loại đất rừng này. Nam giới xem rừng trồng là loại rừng quan trọng nhất (49%, Biểu đồ/Hình 10) vì họ cho rằng trong tương lai, việc trồng rừng sẽ mang lại nguồn thu tiền mặt ổn định hơn. Rừng cây lớn xếp thứ 2 (43%), vì theo người dân đây là nơi mà họ thu được nhiều sản phẩm hơn ở những loại rừng khác. Một lý do nữa lý giải vì sao nó có ít tầm quan trọng hơn là khả năng tiếp cận rừng cây lớn rất khó.

Biểu đồ (hình) 10. Tầm quan trọng của các loại rừng (tất cả các nhóm)

Nữ giới cho rằng rừng cây lớn là loại rừng quan trọng nhất (50%). Họ giải thích rằng rừng cây lớn cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị. Công dụng của những sản phẩm này bao gồm lương thực, thuốc men, xây dựng nặng, đan lát, làm đồ trang trí, và những thứ có thể đem bán (Bảng 9). Nữ giới cũng thường vào rừng hái lá nón để phục vụ cho việc làm nón lá.

0

10

20

30

40

50

Rừng trồng Rừng cây lớn Rừng cây nhỏ

Các loại rừng

Giá

trị t

ính

theo

mứ

c độ

qua

n trọ

ng (%

)

Nam giới

Nữ giới

Page 44: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Bản

g 8.

Tầm

qua

n trọ

ng c

ủa c

ác lo

ại đ

ất tạ

i địa

phư

ơng

dựa

trên

hạng

mục

sử

dụn

g (tấ

t cả

các

nhóm

)

Loại

đất

Tổng thể

Đan lát

Củi đốt

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Vật liệu xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Nơi săn bắn

Vật liệu xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Thuốc men

Trang trí

Giải trí

Tương lai

Dụng cụ

Đấttrống

9.00

0.00

28.2

540

.25

5.00

0.00

0.00

6.00

19.2

53.

2512

.75

3.00

0.00

14.7

56.

75Đấttrồngcâymàu

14.0

00.

000.

0025

.00

21.2

50.

000.

003.

000.

0016

.00

3.75

0.00

0.00

9.00

3.75

Rừn

g37

.50

70.0

050

.25

7.00

19.5

068

.75

50.6

712

.67

54.5

048

.75

52.7

574

.50

8.50

37.00

67.2

5Vườ

n23

.00

28.7

518

.50

11.5

024

.00

31.2

549

.33

39.3

322

.50

26.2

514

.75

15.0

030

.00

22.7

521

.00

Ruộnglúa

5.25

0.00

0.00

1.50

8.25

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

4.50

0.00

Sông

11.2

51.

258.

0014

.75

22.0

00.

000.

0039.00

3.75

5.75

16.0

07.

5061

.50

12.0

01.

25Tổngsố

100.

0010

0.00

100.

0010

0.00

100.

0010

0.00

100.

0010

0.00

100.

0010

0.00

100.

0010

0.00

100.

0010

0.00

100.

00

Bản

g 9.

Tầm

qua

n trọ

ng c

ủa rừ

ng d

ựa

trên

hạng

mục

sử

dụn

g (tấ

t cả

các

nhóm

)

Loại

rừng

Tổng thể

Đan lát

Củi đốt

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Vật liệu xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Nơi săn bắn

Vật liệu xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Thuốc men

Trang trí

Giải trí

Tương lai

Dụng cụ

Rừn

gcâylớn

46.2

563

.25

11.2

523

.00

64.5

059

.50

46.5

020

.00

38.2

545

.50

53.5

079

.00

0.00

41.2

552

.00

Rừn

gcâynhỏ

19.2

521

.75

40.0

062

.50

20.2

513

.50

33.5

045

.00

41.0

027

.00

26.2

521

.00

0.00

13.5

036

.50

Rừn

gtrồng

34.5

015

.00

48.7

514

.50

15.2

527

.00

20.0

035

.00

20.7

527

.50

20.2

50.

0010

0.00

45.2

511

.50

Tổngsố

100.

0010

0.00

100.

0010

0.00

100.

0010

0.00

100.

0010

0.00

100.

0010

0.00

100.

0010

0.00

100.

0010

0.00

100.

00

Page 45: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Nhận thức của người dân địa phương về các loại đất và các nguồn tài nguyên

Nam giới không cho rằng rừng cây nhỏ là quan trọng. Chúng chủ yếu chỉ được dùng cho việc lấy thức ăn cho gia súc và phục vụ săn bắn. Chúng ta sẽ xem trong phần kiến thức dân tộc thực vật học ở Chương 8, về một số lượng lớn thảo dược được công nhận có giá trị sử dụng tương tự như thức ăn cho gia súc. Thông thường, người dân tìm thức ăn cho gia súc ở những đồng cỏ gần bản chứ không phải ở rừng, tuy nhiên kết quả này cho thấy rằng hiểu biết của họ chỉ xoáy vào hoạt động này, và nhận thức của họ phụ thuộc vào tiến trình định cư của họ. Ở những vùng rừng này, người dân cũng khai thác những cây gỗ nhỏ dùng để làm dụng cụ lao động và hàng rào chuồng gia súc. Trái lại, nữ giới xem loại rừng này là quan trọng thứ hai. Theo họ, rừng cây nhỏ gần với bản hơn, vì vậy họ dễ dàng kiếm cỏ làm thức ăn cho gia súc, các vật liệu chế tạo dụng cụ và củi đốt. Kết quả điều tra cho thấy khã năng tiếp cận các nguồn tài nguyên và những hoạt động đặc trưng về giới đóng một vai trò quan trọng chi phối nhận thức của người dân địa phương.

Kết quả thảo luận nhóm cũng thể hiện rằng rừng trồng chưa mang lại nhiều lợi ích vì hoạt động trồng rừng vừa mới được tiến hành gần đây. Tuy nhiên, trong tương lai không xa chúng sẽ trở thành nguồn thu nhập chính yếu. Yếu tố này có liên quan đến thực tế rằng trồng rừng là yếu tố then chốt trong chính sách của chính phủ dành cho quá trình định cư. Các viên chức chính phủ nhấn mạnh rằng việc trồng rừng sẽ tăng thu nhập và ổn định sinh kế cho người dân địa phương hơn hình thức sống du canh, du cư. Vì lẽ đó, người dân nên sống gần các con đường chính và giảm bớt áp lực lên rừng. Tuy nhiên nhận thức của người dân địa phương lại cho thấy một triển vọng khác về tầm quan trọng của rừng tự nhiên và rừng trồng đối với sinh kế của họ.

Trong bối cảnh quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, thôn Khe Trăn cần những nguồn thu nhập khác nhằm thay thế cho sự thiếu hụt những sản phẩm mà rừng đã mang lại cho họ trước đây (những thứ có thể đem bán, vật liệu xây dựng, dụng cụ, v.v.). Nên có một sự đồng thuận về khả năng tiếp cận rừng trong suốt các thời điểm khắc nghiệt (như hạn hán và lũ lụt). Nhận thức về rừng nên được xem xét ở diện rộng và có chiều sâu, tuy nhiên tầm quan trọng của rừng đối với người dân địa phương có thể thay đổi theo thời gian.

6.4. Tầm quan trọng của rừng trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Rất khó để giải thích khái niệm về tầm quan trọng của rừng xuyên suốt trong nhiều mốc thời gian khác nhau trong các buổi thảo luận nhóm. Các nhóm đã phải so sánh tầm quan trọng của rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) trong 3 thời kỳ (hiện tại, cách đây 30 năm và 20 năm tới) dựa trên các hạng mục sử dụng khác nhau. Để tránh sự nhầm lẫn hạng mục sử dụng ‘cho tương lai’ đã không được dùng để so sánh.

Kết quả điều tra cho thấy rừng của 30 năm trước không quan trọng đối với người dân như ngày nay (Biểu đồ/Hình 11). Theo những người am hiểu vấn đề nghiên cứu ở địa phương, trong quá khứ họ lệ thuộc nhiều hơn vào các loại lâm sản cho các nhu cầu như: thức ăn, vật liệu xây dựng nặng, củi đốt, đan lát, săn bắn và giải trí. Ngày nay hoạt động nông nghiệp (vườn nhà và trồng trọt) đã thay thế nhiều hoạt động trong rừng trước đây.

Người dân cho rằng rừng trong tương lai sẽ quan trọng hơn rừng hiện tại. Tất cả các nhóm thảo luận đều cho rằng rừng sẽ mang lại nhiều nguồn thức ăn cho gia súc,

Page 46: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

sản phẩm dùng làm đồ trang trí và nhiều nguồn tài nguyên có thể đem bán hơn như nhựa mủ và gỗ (Bảng 10). Mỗi hộ gia đình nên có một số lượng diện tích rừng trồng lớn hơn vì nó mang lại nguồn thu nhập quan trọng hơn. Rừng trong tương lai sẽ bảo vệ nguồn nước và giúp bản làng tránh khỏi lũ lụt và xói mòn. Hơn nữa, rừng sẽ là lưới bảo hiểm trong những thời điểm khó khăn.

Nghiên cứu kết quả điều tra chi tiết hơn, chúng ta nhận thấy rằng phần lớn các hạng mục sử dụng của rừng trong quá khứ đều quan trọng nhất, ngoại trừ thức ăn cho gia súc, vật liệu xây dựng nhẹ, những thứ có thể bán, thuốc men, đồ trang trí, và dụng cụ. Sự có mặt của một khu bảo tồn sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên

Bảng 10. Tầm quan trọng của rừng theo thời gian dựa trên các hạng mục sử dụng khác nhau (tất cả các nhóm)

Hạng mục sử dụng 30 năm trước Hiện tại 20 năm tới Tổng cộngTầmquantrọngchung 44.0 22.5 33.5 100.0Đanlát 43.5 37.0 19.5 100.0Củiđốt 47.8 32.0 20.3 100.0Thứcănchogiasúc 17.3 36.3 46.5 100.0Thứcăn(chongười) 43.5 28.3 28.3 100.0Vậtliệuxâydựngnặng 40.0 29.0 31.0 100.0Chứcnăngsănbắn 75.0 19.3 5.7 100.0Địađiểmsănbắn 70.0 20.7 9.3 100.0Vậtliệuxâydựngnhẹ 33.0 39.5 27.5 100.0Bánlấytiềnmặt 22.0 31.5 46.5 100.0Thuốcmen 32.5 33.0 34.5 100.0Trangtrí/truyềnthống/lễnghi 8.5 32.0 59.5 100.0Giảitrí 58.0 0.0 42.0 100.0Dụngcụ 36.5 37.8 25.8 100.0

Biểu đồ (hình) 11. Tầm quan trọng của rừng theo thời gian (tất cả các nhóm)

30 năm trước43%

Hiện tại23%

20 năm tới34%

Page 47: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Nhận thức của người dân địa phương về các loại đất và các nguồn tài nguyên

rừng, và phần nào giải thích vì sao rừng hiện nay lại kém quan trọng nhất. Một nguyên nhân khác nữa là sự đa dạng của các hoạt động mưu sinh đã giúp cho người dân địa phương ít phụ thuộc vào các nguồn lâm sản như trước kia. Tầm quan trọng ngày càng tăng trong tương lai của các thứ có thể bán xuất phát từ sự trông đợi vào việc có được nhiều hơn rừng keo trồng và cao su. Người dân cũng mong sẽ có nhiều gia súc hơn trong tương lai và việc nuôi dưỡng chúng sẽ dựa nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên rừng.

Những biện minh cho tầm quan trọng ngày càng tăng về chức năng chữa bệnh và trang trí của rừng trong tương lai là chìa khóa của sự hiểu biết rộng hơn về nhận thức của người dân địa phương về sự phát triển của bản. Tương lai được cho là sẽ mang lại sự giàu có, giáo dục và thời gian. Giáo dục sẽ khiến cho sự hiểu biết của địa phương về các loài thảo dược trở nên nhạy bén hơn, và sự giàu có sẽ cho họ nhiều thời gian hơn trong việc kiếm tìm những loại cây từ rừng dùng để trang trí. Người dân bàn về khả năng phát triển kinh doanh các loại cây phục vụ trang trí và đã ý thức được triển vọng tăng thu nhập bằng tiền mặt, mặc dù hiện tại họ vẫn chưa hoàn toàn sử dụng chúng.

Những kết quả điều tra này cũng cho thấy rằng sự phụ thuộc của người dân và nhận thức của họ về tầm quan trọng của rừng tự nhiên đã chịu ảnh hưởng từ việc áp dụng các chương trình của Chính phủ như việc quản lý công tác bảo tồn Khu bảo tồn Thiên nhiên và phục hồi rừng ở Phong Điền. Công tác quản lý khu bảo tồn đã khiến người dân từ bỏ sự trông đợi vào lâm sản. Và kết quả là rừng tự nhiên đã trở nên ít quan trọng hơn đối với người dân. Rừng trồng - một phần của chương trình phục hồi rừng và là một hoạt động tương đối mới ở bản Khe Trăn - đang có tầm quan trọng tăng dần, và sẽ thay thế rừng tự nhiên theo đúng chức năng của nó. Người dân mong muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài (‘sổ đỏ’) cho những khu vực rừng trồng này, cách mà theo họ là để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Nguồn gốc của các loại sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu sự phụ thuộc của người dân vào các sản phẩm nuôi, trồng hoặc hoang dã.

6.5. Tầm quan trọng căn cứ vào nguồn sản phẩmNgười dân sử dụng một số lượng lớn các nguồn sản phẩm động, thực vật trong cuộc sống thường nhật. Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của nhiều loại sản phẩm khác nhau, chúng tôi phân loại chúng thành 3 nguồn: lấy từ rừng,nuôitrồng, và mua.

Người dân nhận thức các sản phẩm nuôi trồng tại gia đình, bao gồm cả động vật và thực vật (Biểu đồ/Hình 12), là nguồn quan trọng nhất. Họ trồng các loại cây (tiêu, lạc, sắn, lúa, mít, tre) cũng như chăn nuôi (gia súc, gà, heo), và chủ yếu dùng những sản phẩm này trong gia đình hoặc để tăng thu nhập bằng tiền mặt. Mặc dù dựa vào những sản phẩm từ rừng nhưng họ vẫn chú trọng nhiều vào việc duy trì các phương thức chăn nuôi và trồng trọt. Những sản phẩm từ rừng tự nhiên (chủ yếu là thực vật) vẫn được thu gom, nhưng vì không được phép săn bắn động vật hay chặt cây trong rừng tự nhiên thuộc khu vực bảo tồn nên họ thường phải săn bắn những loài động vật hoang dã từ nhưng nơi gần bản nằm bên ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, ví dụ như ở các vườn, vùng đất trống và rừng trồng.

Cả 2 nhóm nam giới và nữ giới đều đồng ý rằng thực và động vật nuôi trồng là những nguồn sản phẩm tiêu dùng quan trọng nhất (Bảng 11). Họ giải thích rằng chúng là những nguồn có giá trị và dễ sử dụng nhất cho nhu cầu lương thực và thu nhập bằng

Page 48: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

tiền mặt. Sự đánh giá về tầm quan trọng người dân địa phương về các sản phẩm từ rừng có thể bị ảnh hưởng bởi hiện thực rằng các nguồn tài nguyên hoang dã là có hạn và thường là không thể tiếp cận được vì lệnh cấm các hoạt động khai thác ở khu bảo tồn trong tương lai.

6.6. Các loại lâm sản quan trọng nhấtMột trong những lý do làm cho người dân đánh giá cao tầm quan trọng của rừng là khã năng cung cấp các loại lâm sản của nó. Phần này trình bày các loại cây, con mà rừng (cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng) có thể cung cấp cho người dân, đồng thời phân loại tầm quan trọng của những loại cây, con này.

Biểu đồ/Hình 13 cho thấy vai trò của rừng đối với tương lai của người dân được đánh giá cao nhất (20%), tiếp theo là khả năng cung cấp thức ăn (11%), khả năng cung cấp các sản phẩm có thể bán để lấy tiền mặt (11%), khả năng cung cấp thức ăn cho gia súc (10%), khả năng cung cấp vật liệu cho xây dựng nặng (10%), và khả năng cung cấp các dụng cụ lao động khác (1%). Những giá trị này được xác định dựa vào đánh giá của người dân về tầm quan trọng chung của các loại nguồn lợi từ rừng, trong bước đầu tiên của hoạt động đánh giá tầm quan trọng bằng phương pháp cho điểm.

Bảng 11. Tầm quan trọng (%) của nguồn sản phẩm phân theo giới

Giới

Cây hoang dãĐộng vật hoang dã Nuôi, trồng Mua

Tổng cộngrừng

ngoài rừng rừng

ngoài rừng

thực vật

động vật

thực vật

động vật

Nữ 8.00 7.00 4.00 6.50 25.00 19.00 17.00 13.50 100.00Nam 13.00 6.50 6.50 5.50 26.00 18.00 13.50 11.00 100.00Trungbình 10.50 6.75 5.25 6.00 25.50 18.50 15.25 12.25 100.00

Biểu đồ (hình) 12. Nguồn của các loại sản phẩm quan trọng (tất cả các nhóm)

0

10

20

30

40

50

Giá

trị t

ính

theo

mứ

c độ

qua

n trọ

ng (%

)

Nguồn sản phẩm

Nuôi trồng Lấy từ rừng Mua

Thực vật

Động vật

Tất cả

Page 49: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Nhận thức của người dân địa phương về các loại đất và các nguồn tài nguyên

Hoạt động thứ hai là xếp hạng tầm quan trọng của 10 loại nguồn lợi cho từng hạng mục sử dụng. Trong hoạt động này, người dân liệt kê các loại cây, con quan trọng mà họ có thể săn bắn, hoặc lấy được từ rừng. Sau đó, các loại cây, con này được xếp hạng dựa trên tầm quan trọng của chúng đối với từng mục hạng mục sử dụng cụ thể, trừ các hạng mục: địa điểm săn bắn, trang trí, và tương lai. Người dân cho rằng không nên đưa những mục này vào vì chúng không phổ biến tại địa phương. Kết quả xếp hạng cho thấy người dân đánh giá cao tầm quan trọng của rừng đối với tương lai của họ. Tuy nhiên, họ không thể đưa ra các loại cây, con cụ thể để chứng minh cho đánh giá này. Điều này cho thấy kiến thức bản địa về tính hữu ích của các loài cây, con cụ thể đã bị mai một. Người dân có thể xác định được nhiều chức năng của rừng một cách chung chung, nhưng lại cảm thấy khó khăn trong việc đưa ra những thông tin về tính hữu ích của các loài cây, con cụ thể.

Dựa vào số điểm xếp hạng, 10 loại cây, con có mức điểm cao nhất được lựa chọn để phân tích và xếp hạng tầm quan trọng của nó. Việc xếp hạng và phân tích tính hữu ích của 10 loại cây, con này được dựa trên phương pháp LUVI (Chỉ số sử dụng của địa phương; Sheil và cộng sự 2003). Phương pháp này đánh giá tầm quan trọng của các loại cây, con dựa vào trung bình cộng của tống số điểm của các hạng mục sử dụng. Tóm tắt kết quả đánh giá dựa vào phương pháp này được trình bày ở bảng 12.

Biểu đồ (hình) 13. Tầm quan trọng của các nguồn lợi từ rừng phân loại dựa trên hạng mục sử dụng (kết quả chung của tất cả các nhóm)

Thức ăn11%

Tương lai20%

Bán lấy tiền mặt11%

Dụng cụ10%

Thức ăn cho gia súc10%

Xây dựng nặng10%

Củi đốt8%

Xây dựng nhẹ5%

Đan lát4%

Thuốc4%

Trang trí trong nhà2%

Chức năng săn bắn2%

Nơi săn bắn2% Giải trí

1%

Page 50: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Tầm quan trọng của các loại cây rừng có mối tương quan với mức độ hữu ích của nó (số lượng các mục đích sử dụng). Cây tre (tiếng Pahy là Pheo), loại cây quan trọng nhất ở Khe Trăn, được sử dụng để làm thức ăn (măng), phục vụ cho các hoạt động xây dựng nhẹ như làm nhà, làm hàng rào, làm chuồng gia súc, gia cầm, và làm thức ăn cho gia súc (bảng 13). Ngoài ra, tre cũng có thể được bán cho các cơ sở sản xuất đũa để lấy tiền mặt. Loại cây có giá trị này thường mọc ở các cánh rừng gần bản, hoặc được người dân trồng dọc theo các con khe, con suối đi ngang qua bản.

Một loại cây quan trọng khác nữa là cây mây. Mây vừa được sử dụng để đan lát, làm dây buộc, vừa được bán cho các cở sở chế biến mây tre để làm đồ gia dụng. Hiện nay người dân vẫn thường vào rừng để lấy mây. Sau khi khai thác, mây được vận chuyển về bản bằng đường sông. Các đơn vị Kiểm lâm không khắt khe với hoạt động này, ngay khi người dân khai thác mây gần khu bảo tồn, phần vì nó mang lại thu nhập cho người dân, phần vì nó không ảnh hưởng đáng kể đến rừng tự nhiên. Cây keo cũng được đánh giá cao vì hiệu quả kinh tế mà nó mang lại, chuối được xem trọng vì là nguồn thức ăn cho người (và đối với một số người dân khác trong bản, nhiều khi nó lại được bán để lấy tiền mặt).

Gỗ Macka (gỗ Lim) được xếp hạng là cây quan trọng thứ mười trong số mười loài cây quan trọng nhất. Gỗ của loài cây này có hai công dụng: dùng cho xây dựng nặng và dụng cụ sản xuất. Nhiều loài cây khác như pheo, huện, a xốp, và tràm cũng có công dụng tương tự, nhưng lim là loài cây tốt nhất. Có vẻ như tầm quan trọng của cây, đặc biệt là cây rừng, trong xây dựng nặng giảm dần vì người dân không được phép vào khu bảo tồn để chặt cây. Một số người dân cho biết họ phải trồng cây rừng trong vườn để lấy gỗ khi cần vì nếu không làm thế, họ phải mua gỗ với giá rất cao.

Không có loại cây nào được sử dụng cho hạng mục chức năng săn bắn, giải trí, và cho tương lai. Nhiều loài cây trong số 10 loài cây hữu ích nhất có cùng công dụng như dùng làm dụng cụ lao động hoặc bán lấy tiền mặt. Điều này có nghĩa là không có một loài cây nào chỉ cho một công dụng duy nhất. Cây có ít công dụng nhất, cây lim, cũng cho hai công dụng.

Bảng 12. Các loại cây và động vật rừng quan trọng ở Khe Trăn (tất cả các nhóm)

Cây ConTiếng Pahy Tiếng Latin/tiếng Anh LUVI Tiếng Pahy/tiếng Anh LUVI

Pheo Poaceae/bamboo 24.22 A Binh/rat 7.81Ki re Calamus walkeri /rattan 20.49 Chồn Đèn/— 3.67Tràm Acacia auriculiformis/Acacia 19.21 A Cuốt/frog 3.55Pe Musaceae/banana 12.87 A at na/— 2.35A xốp Wendlandia glabrata/tree 12.28 Khướu/bird 1.87A ro Licuala spinosa/Licuala palm 11.96 A ut/— 1.75Huện Tarrietia javanica/tree 11.06 Truôi/chicken 1.63Pa lar Cleistanthus aff. myrianthus/tree 10.41 Chim Cưởng/peacock 1.22Tu viền Melocalamus compactiflorus/

scrambling bamboo9.82 Hon/— 1.21

Lim Afzelia xylocarpa/Macka wood 9.03 Pi reo/— 1.15

Page 51: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0 | Nhận thức của người dân địa phương về các loại đất và các nguồn tài nguyên

Bảng 13. Những loài cây rừng quan trọng nhất, xếp hạng theo hạng mục sử dụng (tất cả các nhóm)

Tên Pahy Tên khoa học Đ

an lá

t C

ủi đ

ốt

Thứ

c ăn

cho

gia

súc

Thứ

c ăn

(cho

ngư

ời)

Xây

dựng

nặn

gC

hức

năng

săn

bắn

Địa

điể

m s

ăn b

ắnXâ

y dự

ng n

hẹB

án lấ

y tiề

n m

ặtLà

m th

uốc

Tran

g tr

í G

iải t

ríTư

ơng

lai

Dụn

g cụ

Pheo PoaceaeKi re Calamus walkeri Tràm Acacia auriculiformisPe MusaceaeA xốp Wendlandia glabrataA ro Licuala spinosaHuện Tarrietia javanicaPa lar Cleistanthus aff. myrianthus Tu viền Melocalamus compactiflorus Lim Afzelia xylocarpa

Bảng 14. Những loài động vật rừng quan trọng nhất, xếp hạng theo hạng mục sử dụng (tất cả các nhóm)

Động vật (Pahy) Đan

lát

Củi

đốt

Thứ

c ăn

gia

súc

Thứ

c ăn

(cho

ngư

ời)

Xây

dựng

nặn

g

Chứ

c nă

ng s

ăn b

ắn

Địa

điể

m s

ăn b

ắn

Xây

dựng

nhẹ

Bán

lấy

tiền

mặt

Làm

thuố

c

Tran

g tr

í

Giả

i trí

Tươ

ng la

i

Dụn

g cụ

A binhChồn đènA cuốtA at naKhướuA utTruôiChim cưởngHonPi reo

Một loài chuột, có tên là A Binh, được đánh giá là động vật rừng quan trọng nhất. Được đánh giá cao phần vì nó là nguồn thực phẩm quan trọng, phần vì nó là loài vật dễ săn bắn. Đối với những động vật rừng được đánh giá là quan trọng chúng tôi chỉ có thể biết được tên Pahy vì không thể quan sát chúng trực tiếp được.

Page 52: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Theo đánh giá của người dân, động vật rừng có bốn công dụng là: công dụng chính yếu nhất là làm thức ăn, tiếp đến là làm đồ trang trí trong nhà, sau đó là làm thuốc, và cuối cùng là bán lấy tiền mặt (Bảng 14).

Kiến thức của người dân về đa dạng sinh học ở những vùng rừng gần bản và những loài cây, con quan trọng trong khung sinh kế của họ khá cao (ví dụ: các loài cây có thể làm thức ăn cho gia súc được đánh giá là quan trọng ở tất cả các loại đất). Các loài cây, con được nhận diện và đánh giá bao gồm cả những loài quí hiếm và dễ tìm thấy cũng như rẻ tiền và đắt tiền. Ví dụ: gỗ Macka (lim), loại cây được dùng đề làm công cụ lao động và xây dựng nặng ở Khe Trăn, nằm trong Danh mục các loại cây đang bị đe doạ của Hội Bảo Tồn Tài Nguyên Thế Giới (IUCN). Loại cây này cũng nổi tiếng là cây gỗ có giá bán cao trên thị trường (Bảng 15).

Vốn kiến thức bản địa này cũng có thể dùng để tham khảo trong công tác bảo tồn nhằm xác định chính xác những loài cây, con nào cần được ưu tiên bảo vệ. Chúng tôi nhận thấy rằng người dân địa phương có thể cung cấp nhiều thông tin về số lượng, phân bố, cũng như các thông số khác về đa dạng sinh học của các chủng loài. Vì lẽ đó, việc tạo cơ hội cho người dân tham gia vào công tác quản lý các khu vực bảo tồn là rất có ý nghĩa. Những kinh nghiệm, kiến thức, và nhận thức của người dân về tài nguyên rừng có thể là đóng góp quí báu cho khu vực bảo tồn.

Bảng 15. Tầm quan trọng của các loài cây rừng, xếp hạng dựa trên hạng mục sử dụng, Danh mục các loài cây đang bị đe doạ của IUCN

Tên Pahy Tên khoa học Công dụng đối với

người dân địa phương Danh mục đỏ của IUCN

Lim Afzelia xylocarpa Công cụ sản xuất, Vật liệu xây dựng

Đang bị đe doạ

Sao Hopea odorata Bán lấy tiền mặt NhiềuPrao Parashorea stellata Vật liệu xây dựng Bị đe doạ nghiêm trọngA ngo Pinus latteri Bán lấy tiền mặt Gần đến điểm bị đe doạ/gần như

trong tình trạng dễ bị tổn thương

6.7. Những mối nguy hại đối với rừng và đa dạng sinh học

Từ xưa, người dân ở Khe Trăn đã sống dựa vào rừng, đã tích luỹ được một khối lượng kiến thức, kinh nghiệm khá lớn về những vùng rừng bản địa và đa dạng sinh học của các vùng rừng đó. Việc hiểu, thừa nhận và ứng dụng những kiến thức, kinh nghiệm này vào công tác lập kế hoạch quản lý các vùng bảo tồn là điều cần thiết.

Khi được hỏi về những mối nguy hại đối với rừng bản địa và đa dạng sinh học, người dân đưa ra khá nhiều câu trả lời khác nhau. Sự đa dạng của những câu trả lời này cho thấy rằng bản chất của việc đánh giá các mối nguy hại đối với rừng có mối liên quan chặt chẽ với khu vực sinh sống của họ (sống ở khu vực dưới hay khu vực trên của bản), và kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân.

Khai thác gỗ được người dân xác định là mối nguy hại lớn nhất đối với rừng (17 trong 19 người được hỏi; Bảng 16). Chính quyền địa phương ra quyết định cấm khai thác gỗ vào năm 2000, tiếp theo đó là việc xây dựng kế hoạch đầu tư cho công tác bảo tồn khu vực rừng Phong Điền. Mặc dù kế hoạch bảo tồn vẫn chưa chính thức thực

Page 53: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Nhận thức của người dân địa phương về các loại đất và các nguồn tài nguyên

hiện (theo kế hoạch là vào năm 2010), chính quyền địa phương đã triển khai một số hành động cụ thể để bảo vệ khu vực bảo tồn. Người dân cho rằng khai thác gỗ sẽ tàn phá rừng, và đây cũng là vấn đề tế nhị vì trong lúc họ bị cấm đốn gỗ thì những người từ những nơi khác vẫn đến khai thác gỗ. Mặc dù vậy, họ không thể ngăn những người này hành nghề vì bản thân họ không có được một chút quyền nào trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Người dân mong muốn trong tương lai tình trạng này sẽ được thay đổi (Xem thêm chi tiết ở phần sau).

Cháy rừng cũng được xem là một trong những mối nguy hại đối với rừng. Nguyên nhân của cháy rừng là do đốt rừng để dò tìm phế liệu chiến tranh, lấy mật ông, do sơ ý khi hút thuốc trong lúc đi rừng, hoặc đốt rẫy. Người dân ở đây dùng máy rà kim loại để dò tìm phế liệu chiến tranh. Để dò tìm phế liệu ở những vùng đất có cây cối rậm rạp họ phải đốt cây nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dò tìm. Vào mùa hè, mức độ nguy hại của yếu tố này càng cao vì lửa có thể bốc cao ngoài khả năng kiểm soát.

Người dân cho rằng hoạt động săn bắn có thể gây nguy hại đến sự tồn tại của động vật rừng. Mặc dù việc săn bắn không được chính quyền cho phép, người dân thỉnh thoảng vẫn bắt gặp các tay săn truy tìm động vật quí hiếm (gấu, hổ) ở trong rừng. Các hoạt động thu nhặt củi đốt và sản phẩm phi gỗ được người dân cho là không ảnh hưởng lắm đến môi trường sống của động vật rừng.

Mặc dù sự phân cấp các mối nguy hại có sự khác nhau, kiến thức và nhận thức của người dân ở Khe Trăn về các mối nguy hại đến rừng và đa dạng sinh học trùng hợp với những nhận định của Lê Trọng Trai và cộng sự (2001). Ví dụ, Lê Trọng Trai và cộng sự (2001) khẳng định rằng người dân ở Khe Trăn nhận thức việc khai thác các sản phẩm phi gỗ và gỗ là mối nguy hại hiện thời lớn nhất đối với rừng. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng người dân ở đây xếp hạng hoạt động khai thác gỗ và đốt rừng là hai mối nguy hại lớn nhất. Ở một mức độ nào đó, nhận thức của người dân bị ảnh hưởng bởi quan điểm chính thống về các mối nguy hại. Người dân luôn chấp hành càng sát sao càng tốt các qui định về bảo vệ rừng của cấp huyện và cấp tỉnh, điều này có thể ảnh hưởng đến nhận thức của họ về quản lý và bảo vệ rừng. Chúng tôi cho rằng điều này có thể giúp người dân trong việc đàm phán với chính quyền về quyền sử dụng đất ở khu vực Khe Trăn.

Theo người dân, những yếu tố này cộng với việc người ngoài ‘tự do’ khai thác rừng (vì lực lượng kiểm lâm mỏng) đã gia tăng các mối nguy hại đến đa dạng sinh học của rừng nơi đây. Việc tăng cường sự tham gia của người dân địa phương vào công tác quản lý rừng có thể là một giải pháp góp phần hạn chế một số các yếu tố nguy hại đó. Trong một buổi họp thôn một số người dân bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia

Bảng 16. Nhận thức của người dân về các mối nguy hại đến rừng và đa dạng sinh học (19 người được hỏi)

Các mối nguy hại đến rừng và đa dạng sinh học Số lượng người trả lờiKhaithácgỗ 17Đốt rừng 8Canh tác phát, đốt, cốt trỉa 6Thu nhặt phế liệu 6Săn bắn 4Khai thác các loại lâm sản khác 3Nhặt củi đốt 1

Page 54: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Bảng 17. Nhận thức của người dân về việc mất diện tích rừng (19 người được hỏi)

Ông/bà sẽ làm gì nếu rừng biến mất Số lượng người chọn các giải phápTrồngrừngmới 8Mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp 3Mở rộng diện tích rừng trồng 3Gia tăng hoạt động chăn nuôi 2Không biết phải làm gì nhưng rất buồn và nuối tiếc 2Chuẩn bị các biện pháp để đối phó với bão, lụt 2Mở rộng diện tích vườn 1

Bảng 18. Nhận thức của người dân về các mối nguy hại đến đời sống con người (19 người được hỏi)

Các mối nguy hại đối với đời sống con ngườiSố lượng người nhìn nhận các mối

nguy hạiDịchbệnh 14Thiêntai 11Nghèođói 11Thiếu kiến thức 3Hệ thông giao thông yếu kém 2Bom mìn 2Dịch bệnh cây trồng 2Thiếu các phương tiện thông tin 1Thất nghiệp 1Chiến tranh 1

vào công tác quản lý rừng, và hy vọng rằng việc này sẽ mang đến cho họ một số lợi ích như phụ cấp bảo vệ rừng, củi gỗ nhỏ phục vụ cho nhu cầu hằng ngày. Nếu người dân có được cơ hội này công tác bảo vệ rừng sẽ đạt được mục đích kép.

6.8. Kỳ vọng của người dân về tương lai của rừng và cuộc sống của họ

Thông qua hoạt động phỏng vấn hộ gia đình, người dân đưa ra nhiều nhận định về tương lai của rừng và cuộc sống của họ. Những nhận định này được trình bày ở bảng 17 và 18.

Khi được hỏi họ sẽ làm gì nếu diện tích rừng bị giảm mạnh hoặc biến mất, câu trả lời chính là họ luôn cần rừng để bảo vệ họ khỏi sự tàn phá của thiên tai.

Họ cho rằng tác động của thiên tai thường gia tăng tỷ lệ thuận với sự suy thoái của rừng đầu nguồn. Ý tưởng tái trồng rừng thể hiện sự quen thuộc của người dân với công tác phục hồi rừng. Dự án phủ xanh đồi trọc bằng cây keo của nhà nước nhận được sự đồng thuận cao của đại đa số người dân Khe Trăn.

Một số người dân nghĩ rằng họ sẽ phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trồng rừng ở những vùng đồi trọc với hy vọng những hoạt động sản xuất này sẽ giúp tăng nguồn thu nhập. Chỉ có một số ít cho rằng họ không biết phải làm gì, chỉ cảm thấy buồn khi rừng biến mất và lũ lụt hoành hành. Một số khác, những người đã từng

Page 55: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Nhận thức của người dân địa phương về các loại đất và các nguồn tài nguyên

Biểu đồ (hình) 14. Cơn lũ gần đây làm ngập cầu nối Phong Mỹ với Khe Trăn

trải qua thiên tai, cân nhắc đến việc phát triển chăn nuôi và tích trữ tiền bạc để đối phó với thiên tai.

Người dân đưa ra nhiều nhân tố đe doạ cuộc sống con người, các nhân tố chính là bệnh tật, đói nghèo, và thiên tai (lụt, bão, và hạn hán, biểu đồ/hình 14). Thiếu khoa học, kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp cũng được người dân nhìn nhận là một nguy cơ vì yếu tố này có thể là nguyên nhân của việc thất thu mùa màng, nguyên nhân của nạn đói (Bảng 18).

Quan điểm của người dân là họ sẽ lao động siêng năng hơn và tìm kiếm sự hỗ trợ của chính quyền để đối mặt với những yếu tố nguy hại này. Điều này phần nào cho thấy người dân phụ thuộc khá nhiều vào sự hỗ trợ và đường lối của chính quyền. Họ mong muốn con cháu họ có nhiều cơ hội tiếp cận được với một nền giáo dục tốt hơn, đồng thời được tập huấn về kỹ thuật canh tác và quản lý đất đai. Họ cũng kỳ vọng kiếm được nhiều tiền hơn, làm được nhà tốt, tăng năng suất cây trồng, đồng thời trồng thêm rừng để phòng, chống đói và bệnh tật.

Có vẻ như người dân sẽ sử dụng bất kỳ giải pháp có thể nào để đối phó và vượt qua những tai hoạ đến với đời sống của họ. Phát triển rừng trồng, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi là những hoạt động được chú trọng nhất.

Page 56: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Tóm tắtCác loại đất ở Khe Trăn là nguồn cung cấp nhiều sản vật quan trọng cho sinh kế của người dân địa phương. Rừng, bao gồm cả rừng tự nhiên, là loại đất quan trọng nhất đối với tất cả người dân địa phương vì nó là nguồn cung cấp nhiều sản vật cần thiết cho cuộc sống của họ. Ruộng lúa là loại đất được đánh giá ít quan trọng nhất vì diện tích canh tác hiện tại không lớn (do địa hình không thích hợp cho việc trồng lúa).

Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của các loại đất rừng có sự khác nhau phụ thuộc vào giới, khả năng tiếp cận các nguồn lợi của rừng, và loại hình sản xuất mà họ phụ trách. Đối với nam giới, rừng trồng là quan trọng nhất vì nó mang lại lợi ích kinh tế. Đối với phụ nữ, rừng nguyên sinh là quan trọng nhất vì nó cung cấp nhiều loại sản phẩm phi gỗ (NTFP). Vì trồng rừng là hoạt động tương đối mới, người dân không xem đây là hoạt động sản xuất tối ưu có thể mang lại lợi nhuận cao nhất. Trồng rừng chỉ là hoạt động sản xuất mà chính quyền đưa ra nhằm hỗ trợ người dân thay thế hoạt động đi rừng. Mặc dù vậy, không nên xem đây là hoạt động sản xuất duy nhất vì lợi nhuận thu được từ hoạt động trồng rừng phụ thuộc vào sự biến động của thị trường.

Tầm quan trọng của rừng đối với người dân thay đổi theo thời gian. Ở thời điểm hiện tại, rừng được đánh giá là ít quan trọng nhất vì sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên, các qui định nghiêm cấm khai thác rừng của chính quyền, và sự xuất hiện của một số hoạt động sản xuất có thể thay thế hoạt động đi rừng. Trong quá khứ, rừng được đánh giá là quan trọng nhất cho tất cả các hoạt động liên quan. Rừng trong tương lai được đánh giá là quan trọng hơn rừng ở hiện tại vì người dân tin tưởng rằng nguồn thu nhập do nó mang lại sẽ cao hơn.

Nguồn cây, con nuôi trồng được đánh giá quan trọng hơn cây, con hoang dã và thu mua. Việc phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên rừng đã bị chi phối bởi các chính sách của nhà nước về Rừng bảo tồn Phong Điền.

Khi được hỏi rừng cung cấp sản vật cho hạng mục sử dụng nào là quan trọng nhất, người dân cho rằng nguồn lợi từ rừng là quan trọng nhất cho hạng mục tương lai, tiếp theo là hạng mục các sản phẩm có thể bán lấy tiền mặt. Vì điều này, người dân mong đợi nhiều vào những nguồn lợi do rừng mang lại trong tương lai. Tuy nhiên, cùng lúc đó, khi được hỏi về công dụng cụ thể của 10 loài cây, con quan trọng nhất người dân lại không trả lời được. Điều này cho thấy kiến thức cụ thể về rừng của họ đã bị mai một. Họ có thể đánh giá vai trò của rừng một cách chung chung nhưng lại cảm thấy khó khăn trong việc đưa ra các thông tin chi tiết về các nguồn lợi cụ thể. Kiến thức bản địa vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với các vùng rừng gần thôn bản, và những hiểu biết của người dân về những vùng rừng này, cộng với nhận thức của họ về rừng và các loại đất khác nhau có thể là một đóng góp giá trị cho các đơn vị, tổ chức làm công tác bảo tồn.

Đối với người dân, mối đe doạ lớn nhất đối với rừng là nạn khai thác gỗ, tiếp theo là cháy rừng. Hầu hết người dân mong muốn trồng mới rừng ở những khu vực rừng tự nhiên đã bị tàn phá nhằm bảo vệ thôn bản khỏi thiên tai. Mặc dù những ý tưởng đó của người dân có bị ảnh hưởng bởi quan điểm chính thống, nó cho thấy người dân có nhận thức sâu về những rủi ro, gây ra do những hoạt động không bền vững, có thể xảy đến cho cả rừng lẫn sinh kế của địa phương.

Page 57: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

��

�. Tính chất của các loại đất

Chương 7 và chương 8 trình bày kết quả các hoạt động được tiến hành ngoài thực địa. Những hoạt động này được triển khai dựa trên những thông tin thu được từ nhóm kinh tế xã hội (nhóm điều tra tại thôn). Mặc dù các hoạt động của nhóm thực địa và nhóm kinh tế xã hội được triển khai tách biệt, nhưng đều được thiết kế dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các thành viên của cả hai nhóm.

7.1. Phương pháp lập ô điều tra ở các loại đấtVới số lần lặp lại không lớn khi lập ô điều tra ở các loại đất cho 11 (Biểu đồ/Hình 15) ô điều tra đã làm hạn chế các sự lựa chọn trong phân tích thống kê cũng như việc qui luật hoá kết quả nghiên cứu ở mức độ lớn hơn. Tuy nhiên, việc lập các ô điều tra này lại phục vụ cho mục đích là hiểu rõ hơn việc đánh giá cũng như nhận thức về cảnh quan dựa vào việc phân tích số liệu định lượng, ví dụ việc nhận dạng các loài. Xuyên suốt chương này, chúng tôi sẽ qui luật hoá một số nhận định như nhận định về mật độ cũng như sự phân bố các loài trên một héc ta. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn bạn đọc ý thức được những hạn chế đối với những đặc tính định lượng rộng lớn của các loại hình cảnh quan cũng như sự so sánh về các loại đất.

Ô điều tra đầu tiên được thiết lập ở rừng cao su 12 tuổi, được trồng chỉ một năm sau khi chương trình định canh định cư được triển khai. Vùng đất này không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Ảnh hưởng duy nhất, nhưng không đáng kể, mà nó phải gánh chịu là tác hại của gió. Mặc dù thôn đã có qui định chính thức về việc cấm chăn thả gia súc trong rừng cao su, trong quá trình điều tra thực địa chúng tôi vẫn thấy một số gia súc ở khu vực này. Việc săn bắn ở khu vực này cũng không được phép. Đối với một số hoạt động khác yêu cầu phải có sự cho phép của các gia chủ rừng cao su (10 hộ gia đình).

Rừng keo đã được trồng cách đây 8 năm. Tương tự các loại rừng trồng có khả năng sinh trưởng cao khác, đây đã là thời gian cho thu hoạch. Khi cây keo còn nhỏ, chính quyền cấm việc chặt cây, tỉa cành, cũng như chăn thả gia súc trong khu vực rừng này. Việc đào bới cũng bị nghiêm cấm. Tuy thế, Người dân vẫn được phép tự do ra

Page 58: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Biểu đồ (hình) 15. Tỷ lệ các ô điều tra trên các loại đất ở Khe Trăn (tổng số ô điều tra là 11 ô)

vào khu vực nghĩa địa nằm giữa khu rừng này. Đây là trường hợp linh động vì nó góp phần hạn chế việc săn bắn ở các vùng lân cạnh nghĩa địa. Vào năm 1983 và 1999, khi một số diện tích của thôn bản bị ngập lụt, khu vực này cũng bị ảnh hưởng. Rừng trồng cũng đã từng bị cháy, đặc biệt là năm 1983.

Hầu hết các cánh rừng thứ sinh bắt đầu bị khai phá cách đây khá lâu. Một ô điều tra (ô số 3) được lập ở khu vực rừng đã từng bị cháy nhiều lần trong giai đoạn từ 1980 đến 1995, ngoài ra, cơn bão xảy ra năm 1983 đã làm cho nhiều cây to bị đổ. Trước đó, khu rừng này đã từng được sử dụng cho việc canh tác theo lối du canh. Khu rừng này được đánh giá là rừng non với độ tuổi không quá 10 năm. Ô điều tra ở khu vực rừng thứ sinh (ô số 9) được lập ở khu rừng già hơn (40 năm). Khu rừng này ít bị tàn phá hơn nhiều mặc dù một số vết tích của việc khai thác gỗ trái phép vẫn còn để lại. Ô điều tra thứ 3 (ô số 11) được lập ở khu rừng đã từng bị cháy một số lần vào năm 1983, với độ tuổi khá cao (40 năm). Khu rừng này được xem như là nguồn cung cấp củi đốt cho thôn bản, và là nơi thu nhặt phế liệu chiến tranh. Hai ô điều tra khác được lập ở vườn nhà, loại đất đã được đưa vào trồng trọt trong hơn 10 năm nay. Trước khi trở thành đất vườn, nơi đây đã từng là rừng tự nhiên. Hai ô điều tra này được thiết lập trên hai loại vườn là vườn tiêu và vườn mít, với sự pha trộn của một ít tre ven suối. Cả hai loại vườn này đã từng bị ngập lũ vào năm 1983, trong khi khu vực ven sông đã từng bị cháy. Khu vườn mít đã từng là vườn trồng tre trong giai đoạn từ năm 1986 đến 1995. Trước đó, nó đã từng là khu vườn lẫn lộn giữa chuối, dứa, và sắn. Sắn và dứa được trồng cạnh vườn mít. Tuy nhiên, hai loại cây này hiện nay không được xem trọng nên nó không được chăm sóc nhiều. Đất vườn tiêu, giai đoạn từ 1996 đến 2002 được trồng sắn và khoai lang. Trước đó, loại đất này là rừng tự nhiên. Đất lúa nước chỉ mới được hình thành. Tại thời điểm chúng tôi điều tra là vụ thu hoạch lúa đầu tiên. Trước đây, đất này thường được dùng để trồng đậu lạc.

Vườn(tiêu và mít)

18%

Rừng trồng(Cao su, Keo)

18%

Đồi cây bụi(Đồi trọc)

18%

Ruộng lúanước9%

Rừng nguyên sinh(Rừng cây lớn)

9%

Rừng thứ sinh(rừng cây nhỏ)

28%

Page 59: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Tính chất của các loại đất

Rất khó để có thể đi bộ từ thôn đến bìa của những cánh rừng nguyên sinh. Một số phần nhỏ của rừng này có độ tuổi cao nhất nằm cận kề các đỉnh núi hoặc những nơi có độ dốc lớn, chỉ có thể đến được những nơi này sau hơn một giờ đồng hồ đi bộ và leo núi. Ô điều tra duy nhất ở khu vực rừng thứ sinh trưởng thành được lập gần khu vực rừng nguyên sinh. Ở khu vực này, những người ở độ tuổi 60 đến 70 trước đây thường qua lại, nhưng những người dân làng khác thì không. Nam giới và phụ nữ đến khu vực này để lấy mây, mật ong, và nhặt phế liệu chiến tranh. Năm 1983, chính quyền tỉnh ra chỉ thị cấm khai thác gỗ cũng như việc săn bắn các động vật rừng khác như gấu, chim mỏ sừng, voi, và nhím.

Đất đồi trọc là loại đất gần như được tập hợp bởi các vùng đất mà trước đây được sử dụng để trồng mía (ô số 2) nhưng bây giờ đang bỏ hoang trong lúc chờ chuyển đổi sang đất sản xuất. Người dân không thể kể ra những chức năng cụ thể của những vùng đất hoang hoá này, ngoại trừ nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của nó là do tác động hoá chất trong suốt thời gian chiến tranh (ô số 8).

7.2. Phương pháp thu thập và nhận diện mẫu thực vậtCó 754 mẫu thực vật được thu thập từ 11 ô điều tra (Biểu đồ/Hình 16). Bên cạnh việc lấy mẫu cây thân gỗ và phi gỗ bằng phương pháp lấy mẫu có hệ thống. Những loại cây non, cây bụi, và cây một lá mầm chiếm ưu thế cũng được thu thập và phân loại theo mẫu riêng biệt. Trong báo cáo này, khi đề cập đến cụm từ nhóm các loài ‘ưu thế’ mà không nêu thông tin gì khác nghĩa là đang đề cập đến nhóm này. Bảng 19 cho thấy sự phân chia về mặt số lượng của các mẫu cây thân gỗ, phi gỗ, và các chủng loại ưu thế. Đã phát hiện trong tổng số 108 họ có đến 260 chi, và 439 loài (phụ lục 3 cho biết tên khoa học, họ, và tên địa phương của các mẫu cây thu thập được trong và ngoài các ô điều tra). Số lượng các mẫu không nhận dạng được khá cao do một số khó khăn mang tính kỹ thuật trong chọn mẫu cũng như sự đa dạng chủng loại các cây có mạch ở vùng nghiên cứu.

Phải thừa nhận là việc chọn mẫu của nghiên cứu chưa được hoàn hảo. Tuy nhiên, nghiên cứu không đặt mục tiêu là phải đạt được yêu cầu tối ưu trong chọn mẫu vì một trong những mục tiêu khi sử dụng MLA là để thử nghiệm phương pháp này trong bối cảnh Việt Nam. Tuy thế, việc chọn 11 ô điều tra cũng có thể được đánh giá là phù hợp, nghiêm khắc, và mang tính đại diện cho các loài cây phi gỗ. Sở dĩ như vậy vì đường cong tích luỹ số lượng các loài cây phi gỗ mà nó đối nghịch với đường cong tích luỹ số lượng của các tiểu ô điều tra ngẫu nhiên có xu hướng đi xuống ở hầu hết các loại đất (Biểu đồ/Hình 17). Điều ngạc nhiên là dưới tán của rừng trồng tồn tại một số lượng loài phong phú. Đúng ra, cần có một ô điều tra bổ sung cho các loài này. Đối với cây thân gỗ, khoảng thời gian điều tra ngắn này không đủ để có được các ô điều tra phù hợp như với cây phi gỗ. Tuy nhiên, số liệu thu thập có thể được xem là nền tảng cho các khuyến cáo và đầu mối cho các nghiên cứu sau này. Đối với các loài cây thân gỗ, các đường cong tích luỹ không có chiều hướng đi xuống. Điều này chứng tỏ rằng cần phải có thêm nhiều ô thí nghiệm. Tuy nhiên, điều này rất khó đạt được trong bối cảnh quỹ thời gian dành cho nghiên cứu này khá hạn hẹp.

Page 60: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Biể

u đồ

(hìn

h) 1

6. P

hân

bố c

ủa c

ác ô

điề

u tra

ở v

ùng

nghi

ên c

ứu

Ngu

ồn:

- S

ở kế

hoạ

ch v

à đầ

u tư

tỉnh

Th

ừa

Thiê

n H

uế, 2

005

- B

ản đ

ồ ch

ụp từ

Vệ

tinh

Land

sat đ

ườn

g dẫ

n125

hàn

g 04

9, G

LCF,

200

1-

Vị t

rí đị

a bà

n ng

hiên

cứ

u xá

c đị

nh b

ởi G

PS

, Tru

ng tâ

m

Ngh

iên

cứu

Rừ

ng Q

uốc

tế,

2005

- D

ữ li

ệu Đ

ộ ca

o S

ố hó

a S

RTM

90m

, Nhi

ệm v

ụ Q

uan

sát Đ

ịa h

ình

bằng

Ra-

đa,

NA

SA

- C

ơ qu

an g

iám

sát

địa

giớ

i qu

ốc tế

, Tru

ng tâ

m g

iám

sát

bả

o tồ

n th

ế gi

ới, 1

994

Chú

giả

i

Bản

Các

ô đ

iều

tra

Đư

ờng

chín

h

Đư

ờng

phụ

Đư

ờng

mòn

Sôn

g ng

òi

Đập

chứ

a nư

ớc

Page 61: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0 | Tính chất của các loại đất

Bảng 19. Tóm lược kết quả thu thập và xác định mẫu từ 11 ô điều tra

Họ Giống LoàiTổng số

Câygỗ 39Xác định được = 34Không xác định được = 5

65Xác định được = 56Không xác định được = 9

98Hoàn toàn xác định được = 71Xác định được đến sp. = 18Không xác định được = 9

268

Câyphigỗ

80Xác định được = 64Không xác định được = 16

172Xác định được = 130Không xác định được = 42

292Hoàn toàn xác định được = 166Xác định được đến sp. = 84Không xác định được = 42

413

Cácloàiưuthế*

28Xác định được = 25Không xác định được = 3

50Xác định được = 40Không xác định được = 10

62Hoàn toàn xác định được = 34Xác định được đến sp. = 18Không xác định được = 10

73

Tấtcảcácloài

108Xác định được = 84Không xác định được = 24

260Xác định được = 199Không xác định được = 61

439Hoàn toàn xác định được = 261Xác định được đến sp. = 117Không xác định được = 61

754

*Loài ưu thế là các loài cây mới nảy mầm, cây non, cây bụi, và cây một lá mầm. Ở hiện trường, dựa vào ý kiến của chuyên gia, các loài này được thu thập và xác định tách biệt. Vì lẽ đó, chúng độc lập với điều tra hệ thống.

Biểu đồ (hình) 17. Số lượng tích luỹ của các loài phi gỗ với sự gia tăng về số lượng các các ô điều tra ngẫu nhiên (diện tích mỗi ô là 20 m2) cho các loại đất khác nhau ở Khe Trăn

0

20

40

60

80

100

120

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29

Các ô điều tra

Số

lượn

g tíc

h lu

ỹ củ

a cá

c lo

ài p

hi g

Rừng thứ sinh

Rừng nguyên sinhRừng trồng

Ruộng lúa nước

Đồi cây bụiVườn

Page 62: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

7.3. Sự đa dạng sinh học của hệ thực vậtĐã phát hiện ra 39 họ cây gỗ (dbh ≥10 cm) và 80 họ cây phi gỗ. Đối với cây phi gỗ, họ phổ biến là Cyperaceae và Poaceae. Cả hai họ này đều hiện diện ở 10 trong 11 ô điều tra. Trong số các họ cây gỗ và phi gỗ kết hợp, họ phổ biến là Rubiaceae và Euphorbiaceae (mỗi một loại hiện diện trong 9 ô điều tra) và Fabaceae (8). Đối với cây gỗ, họ phổ biến là Euphorbiaceae và Moraceae (5) tiếp theo là Lauraceae, Myrtaceae và Rubiaceae (4).

Hai mươi phần trăm các họ được xác định và 84% các loài đều ở cá thể đơn, hiện diện chỉ ở trong một ô điều tra. Điều này cho thấy mức độ đa dạng sinh học cao, và có sự khác biệt lớn giữa các loại đất. Số liệu về loài cây phi gỗ chứng minh nhận định này. Trường hợp 68 trong tổng số 292 loài (gồm cả các loài xác định được và không xác định được xen lẫn vào nhau) hiện diện chỉ trong một tiểu ô điều tra (trong tổng số 110 tiểu ô), 38 trong hai tiểu ô và 258 loài (88%) hiện diện chỉ trong một loại đất. Ở hầu hết các loại đất, có rất ít các loài phổ biến hiện diện. Các loài phi gỗ phổ biến là các loài cây thân thảo Centella asiatica (Apiaceae), hiện diện ở 34 tiểu ô điều tra trên bốn loại đất, và Curculigo cf. capitulata (Hypoxidaceae) hiện diện trong 10 tiểu ô điều tra ở 4 loại đất. Các loài phổ biến thứ hai là Hypolytrum nemorum (Cyperaceae) (23, 4), Schizostachyum cf. gracile (Poaceae) (23, 2), Paspalum conjugatum (Poaceae) (21, 3) và Cleome viscosa (Capparaceae) (19, 1). Mặc dù vậy, chỉ một số ít loài hiện diện ở hầu hết các loại đất.

Rừng thứ sinh chỉ tồn tại chủ yếu ở những sườn núi có độ dốc lớn. Các loài cây gỗ ở đây khá đa dạng (từ 20 đến 30 loài trong một ô điều tra, chỉ số đa dạng từ 0,81 tới 0,91) với tán rậm rạp, dày đặc. Tổng tiết diện ngang của rừng thứ sinh dao động từ 11 tới 17m2 ha-1. Tính vượt trội tương đối của một loài thường được xác định bởi phần trăm tiết diện ngang. Dựa vào chỉ số này, một loài vượt trội nữa ở khu vực rừng thứ sinh cũng đã được xác định (Biểu đồ/Hình 18). Barringtonia macrostachya (Lecythidaceae) được tìm thấy ở tất cả các ô điều tra ở rừng thứ sinh với độ vượt trội tương đối gần 35%. Ưu thế tương đối (phần trăm của tổng số cá thể trên một ô điều tra) dao động từ 15% đến 43%. Hai loài khác có tiết diện ngang tương đối lớn là Cinnamomum cf. burmannii (Lauraceae) (chiếm 21% trong một ô điều tra) và Aporosa tetrapleura (Euphorbiaceae) (độ vượt trội tương đối từ 2% tới 8% ở trong 3 ô điều tra, hiện diện cả ở rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh). Ở rừng thứ sinh 55 loài cây gỗ (132 cá thể) trong tổng số 70 loài hiện diện chỉ một cá thể. Điều này cho thấy sự đa dạng của các loài hiện hữu ở đây, và sự cần thiết phải tăng dung lượng mẫu đối với cây gỗ nếu cần thêm những thông tin chính xác về các loài cây này.

Ở đây, rừng trồng và rừng bảo vệ rất phổ biến và được chính phủ khuyến khích. Vì lẽ đó, nhiều khu đồi trọc đã được phủ xanh trong thời gian gần đây với các loài cây lấy gỗ có tốc độ sinh trưởng cao như Acacia mangium, Acacia auriculiformis và Acacia siamensis (Ô số 5) hoặc rừng cao su (Hevea brasiliensis) (Ô số 1). Do tốc độ sinh trưởng của các loài cây này rất cao, ví dụ, mangium cho thu hoạch chỉ sau 6 đến 8 năm sau khi trồng nên cảnh quan ở đây thay đổi khá nhanh. Việc trồng rừng keo (Acacia) cũng được khuyến khích bởi tác động xúc tác của sự phát triển các loài cây rừng tự nhiên.

Page 63: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Tính chất của các loại đất

Biểu đồ (hình) 18. Độ vượt trội tương đối dựa trên tiết diện ngang ở các ô điều tra thuộc rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh ở Khe Trăn

Nhiều khu rừng trồng gần bản không được chăm sóc thường xuyên. Kết quả thu được từ ô điều tra ở rừng keo cho thấy loài phi gỗ dưới tán rừng trồng ở đây rất đa dạng (trung bình 32 loài trong một ô điều tra), sự đa dạng này thể hiện ngay cả khi so sánh với rừng thứ sinh (từ 27 đến 51) (bảng 20).

Việc tiếp cận rừng nguyên sinh (có thể xem là rừng thứ sinh già) ở khu vực này hầu như không thể thực hiện được cả vì sự xa xôi lẫn sự hiếm hoi do bị tàn phá trong một thời gian dài. Các loài vượt trội ở rừng nguyên sinh là Adinandra cf. hainanensis (Theaceae), Aporosa tetrapleura và A. dioica. Tất cả các loài này đều chiếm 7% tổng số cá thể trong ô điều tra ở đây.

Các loài cây con ưu thế dưới tán rừng keo là các loài thuộc chi Ficus (Moraceae), Eurya (Theaceae) và cây non thuộc chi Maesa balansae (Myrsinaceae). Khu rừng nguyên sinh duy nhất có vòm tán tương đối mở và, vì thế, có độ đa dạng các chủng loài như ở rừng thứ sinh và đồi trọc (đồi cây bụi) với ưu thế các cây con thuộc họ sim và cây non thuộc họ long não. Dưới tán rừng cao su, cây con ưu thế nhất là Mallotus paniculatus (Euphorbiaceae), cây non Maesa balansae với cây bụi ưu thế nhất là Melastoma sp.1 (Melastomataceae). Những loài cây con và cây non ưu thế nhất, ghi nhận được ở các ô điều tra ở các loại đất đã đề cập, không phải là cây gỗ. Đã xác định được giá trị sử dụng của hầu hết những loài cây gỗ đối với người dân địa phương. Bảng 21 cho thấy các loài ưu thế ở các loại đất khác nhau cũng như tầm quan trọng của chúng đối với sinh kế của người dân địa phương. Cây gỗ được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động xây dựng (làm nhà), củi đốt và thức ăn, được xem như những yếu tố quan trọng nhất mà rừng mang đến cho người dân địa phương.

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29

Tiết

diệ

n ng

ang

tươn

g đố

iCác loài

Rừng thứ sinh (11)

Rừng thứ sinh (9)

Rừng thứ sinh (3)

Rừng nguyên sinh

Page 64: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Bảng 20. Sự phong phú của hệ thực vật ở Khe Trăn

Loại đất Ô điều tra

Sự phong phú*

Số lượng cá thể ghi

nhận

Số lượng

các loài cây gỗ

Trung bình của các loài cây gỗ

Số lượng các loài cây phi

gỗ

Trung bình của các loài cây phi

gỗ

Vườnnhà 4 0.25 16 22

4637

6 0.00 12 1 27

Rừngtrồng 1 0.00 40 12

2533

5 0.30 40 3 39Rừngnguyênsinh 7 0.91 40 29 29 33 33

Ruộnglúanước 10 n.a. 0 0 0 31 31

Rừngthứsinh

3 0.87 40 2525

36419 0.92 40 30 51

11 0.81 40 20 36

Đồicâybụi 2 n.a. 0 00

3027

8 n.a. 0 0 24*Độ giàu của cây gỗ = log10sp/log10count Trung bình của n.a. không phù hợp

7.4. Cấu trúc lâm phần Sự đa dạng của tập hợp các loài phi gỗ biến động lớn ở các loại đất khác nhau. Thực vật biểu sinh hiện diện duy nhất ở một ô điều tra ở rừng thứ sinh. Cây thân thảo, với 190 loài, là tập hợp các loài cây phi gỗ phong phú nhất ở tất cả các loại đất, đặc biệt là ở những nơi không bị tán rừng che phủ, đất trồng trọt như đất lúa nước và đất vườn nhà. Các loài cây dây leo và cây dương xỉ cũng hiện diện ở tất cả các loại đất, trừ đất lúa nước (Bảng 22).

Rừng thứ sinh có tán cao nhất, dbh cao nhất, và chỉ số phân nhánh thấp nhất như trình bày ở Biểu đồ/Hình 19 ở bên phải. Độ cao trung bình của rừng thứ sinh biến động từ 10 đến 17m với số lượng tầng tán cao nhất là 2. Điều này cho thấy sự thiếu vắng các loài cây cao thuộc rừng nguyên sinh. Độ cao trung bình của cây rừng thứ sinh là 14 m, trùng hợp với kết quả điều tra của các nghiên cứu khác ở khu vực này (Ví dụ nghiên cứu của Lê Trọng Trai và cộng sự. 2001). Độ cao tán của rừng trồng biến động từ 14 đến 16m, của vườn nhà từ 6 đến 10m.

Chỉ số phân nhánh cho thấy chiều cao đỉnh của cây vượt trội không còn là điểm xác định chiều cao của một thân đơn. Chỉ số này được tính từ 0 đến 110%. Một số đặc điểm cấu trúc của cây ở đây có thể có mối liên hệ với lịch sử bị tàn phá của nó. Tương tự, nó có thể có mối liên hệ với kết quả nghiên cứu sử dụng phương pháp MLA ở những nới khác như ở Papua và Kalimantan. Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy đỉnh vượt trội thường thấp ở rừng mưa nhiệt đới với tán khép kính. Sự gia tăng giá trị của chỉ số này phản ánh mức độ tàn phá (cây tái sinh sau khi bị chặt phá) và lịch sử khai thác cây rừng. Biểu đồ/Hình 19, bên phải, cho thấy giá trị của chỉ số phân nhánh ở Khe Trăn biến động từ 30 đến 63. Chỉ số cao nhất được ghi nhận ở rừng cao su và chỉ số thấp nhất được ghi nhận ở các ô điều tra thiết lập ở rừng thứ sinh xa thôn bản và rừng keo không được chăm sóc thường xuyên.

Page 65: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Tính chất của các loại đất

Bảng 21. Các loài cây gỗ, tiết diện ngang, công dụng và mật độ của chúng ở Khe Trăn

Loại đất

Các loài cây gỗ chính

Hạng mục sử dụng Tiết diện ngang

(m2 ha-1)

Mật độ (cây ha-1)

Vườ

n nh

à

(tiêu

mít)

Artocarpus heterophyllus

Thức ăn (trái), xây dựng nặng và nhẹ (gỗ để làm nhà và chuồng gia súc), củi đốt

2.3 100

cf. Moraceae Thức ăn (trái), xây dựng nặng (gỗ để làm nhà), trụ tiêu

0.6 73

Loài không xác định được

Sử dụng làm choái tiêu 2.5 233

Rừn

g trồ

ng

Acacia auriculiformis Xây dựng nặng (gỗ làm nhà), sản phẩm dùng để bán (làm bột giấy), củi đốt

5.8 429

Acacia mangium Xây dựng nặng (gỗ làm nhà), sản phẩm dùng để bán (làm bột giấy), củi đốt

1.3 67

Hevea brasiliensis Sản phẩm dùng để bán (mủ) 11.0 398

Rừn

g ng

uyên

sinh

(r

ừng

cây

to)

Adinandra cf. hainanensis

Củi đốt 1.0 53

Aporosa tetrapleura Xây dựng nặng (gỗ làm nhà), củi đốt, xây dựng nhẹ (gỗ làm rào chắn gia súc)

0.8 51

cf. Osmanthus sp.1 Củi đốt 1.8 40

Syzygium cf. cochinchinensis

Xây dựng nặng (gỗ làm nhà) 1.2 28

Vitex trifolia Củi đốt 0.5 45

Rừn

g th

ứ si

nh

(rừn

g câ

y nh

ỏ)

Aporosa tetrapleura Củi đốt, xây dựng nhẹ (gỗ làm hàng rào ngăn gia súc)

7.1 42

Barringtonia macrostachya

Thức ăn, củi đốt 5.3 123

Cinnamomum cf. burmannii

Củi đốt 3.7 19

Fagaceae Củi đốt 3.2 43

Ở vườn nhà, cây có dbh ≥ 10 cm nhỏ hơn và có mật độ thấp hơn rõ rệt so với ở các loại đất khác. Mật độ cây ở rừng trồng và rừng thứ sinh tương đương nhau. Tuy nhiên, rừng thứ sinh có tiết diện ngang trên một héc ta cao hơn hẳn so với rừng trồng.

Page 66: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Bảng 22. Độ phong phú (tổng số các loài thu được trong một ô điều tra) của các loài phi gỗ ở các loại đất ở Khe Trăn

Loại đất Số ô

điề

u tr

a

Họ

thảo

Cây

leo

(cây

leo

dạng

thân

gỗ)

Cây

leo

(cây

leo

dạng

thân

phi

gỗ)

Cây

họ

cọ d

ừa

Cây

dứ

a dạ

i

ơng

xỉ

ơng

xỉ l

eo

Thự

c vậ

t biể

u si

nh

Vườnnhà4 38 4 2 26 10 8 5 1 3

Rừngtrồng1 21 1 35 14 13 6 6

Rừngnguyênsinh(câylớn) 7 12 10 5 1 3 2Ruộnglúanước 10 31

Rừngthứsinh(câynhỏ)

3 15 12 2 3 49 7 14 3 7 2 211 13 17 3 8 2 5 2 1

Đồicâybụi(đồitrọc)

2 16 2 3 7 28 20 2 2

Tổngsố 190 77 27 20 5 36 6 1

7.5. Các loài đang bị đe doạPhương pháp điều tra thực địa và đánh giá bằng phương pháp cho điểm cho thấy mười hai loài thực vật có mạch đang trong tình trạng nguy hiểm. Tên và tình trạng của chúng được trình bày ở bảng 23. Các loài không xác định được tình trạng đã không được đề cập. Số liệu này được rút ra dựa trên danh sách các loài đang bị đe doạ của WCMC (1994) và IUCN (2006). Không có loài nào nằm trong sách đỏ được tìm thấy ở rừng bảo tồn Phong Điền và Đakrong cũng như báo cáo của tổ chức Bảo tồn chim quốc tế (Lê Trọng Trai và cộng sự. 2001) được tìm thấy ở các ô điều tra ở đây.

Hầu hết các loài bị đe doạ này đều được người dân địa phương xác định công dụng, trong đó, bốn loài là Hopea odorata, Parashorea stellata, Afzelia xylocarpa và Pinus latteri, được người dân đánh giá là rất quan trọng đối với đời sống của họ. Những loài này được phát hiện bên ngoài các ô điều tra. Hầu hết các loài đang bị nguy hiểm, xác định được ở thực địa, đều thuộc rừng thứ sinh, ngoại trừ Smilax glabra hiện diện ở hầu hết các loại đất canh tác.

Một số công dụng của các loài bị đe doạ được cho là có thể thay thế được. Trẻ em có thể ăn quả của loài Fibraurea recisa. Quả của loài Smilax glabra được sử dụng để làm thức ăn. Calamus tonkinensis, vốn được sử dựng để làm mái lợp và các dụng cụ gia dụng, được liệt vào danh sách các loài đang bị đe doạ. Sự đe doạ lớn nhất đối với loài Parashorea stellata là sự suy thoái các loài bản địa, khai thác cây rừng. Việc khai thác cây rừng được tiến hành bởi cả người trong cộng đồng và người ngoài cộng đồng.

Page 67: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Tính chất của các loại đất

Biểu đồ (hình) 19. Đặc điểm cấu trúc lâm phần ở Khe Trăn. Phần bên trái: tiết diện ngang và mật độ; phần bên phải: chiều cao cây, đường kính thân và chỉ số phân nhánh

Theo IUCN (2006), Amesiodendron chinense là một loài vượt trội ở một số vùng rừng, được ghi nhận là loài có khả năng tái sinh cao mặc dù số lượng cá thể bị giảm.

Loài này được người dân địa phương xem như là một loại sản phẩm bán lấy tiền mặt. Mặc dù đang trong tình trạng bị đe doạ nhưng Gnetum montanum (hiện diện ở một ô điều tra ở rừng thứ sinh), loài được xếp vào danh mục CITES của Việt Nam, được trình bày ở phụ lục 3, không được người dân địa phương đánh giá là loài có ích vì nhiều lần họ đề cập là loài này không được sử dụng, ngoại trừ một lần họ đề cập đến việc dùng nó để làm thức ăn cho trẻ em.

0

200

400

600

800

1000

1200

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

Mật độ

Tiết diện ngang

Tiết

diệ

n tín

h th

eo c

á th

ể ha

-1

ờn n

Rừ

ng tr

ồng

Rừ

ng n

guyê

n si

nh

Rừ

ng th

ứ s

inh

ờn n

Rừ

ng tr

ồng

Rừ

ng n

guyê

n si

nh

Rừ

ng th

ứ s

inh

Khố

i lư

ợng

giá

trị l

ớn

nhất

Đường kính thân t.b (cm)Chiều cao cây t.b (m)Chỉ số phân nhánh t.b

Đường kính thân lớn nhất (cm)Chiêu cây cao lớn nhất (m)

m2 h

a-1

Page 68: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Bảng 23. Các loài đang bị đe doạ ở Khe Trăn dựa trên kết quả điều tra thực vật và hoạt động cho điểm

Loài Họ Sử dụng Tình trạng1 Loại hình đất sử dụng

Calamus dioicus Arecaceae Đan lát (rổ rá) R Rừng thứ sinhCalamus salicifolius

Arecaceae Không sử dụng R Rừng thứ sinh

Calamus tonkinensis

Arecaceae Xây dựng nặng và xây dựng nhẹ

R Rừng thứ sinh

Epiprinus balansae Euphorbiaceae Củi đốt R Rừng thứ sinhHopea odorata Dipterocarpaceae Sản phẩm để bán VU* 2

Parashorea stellata Dipterocarpaceae Xây dựng nặng CR* 2

Afzelia xylocarpa Mimosaceae Sản phẩm để bán EN* 2

Fibraurea recisa Menispermaceae Thức ăn Sản phẩm để bán, các sử dụng khác

VU* Rừng thứ sinh, rừng tràm trồng

Pinus latteri Pinaceae Sản phẩm để bán R, LR/NT* 2

Amesiodendron chinense

Sapindaceae Xây dựng nặng, củi đốt

LR/NT* Rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh

Smilax glabra Smilacaceae Thức ăn VU* Đất chỉ có cây bụi (đồi trọc), rừng tràm trồng, vườn mít

Camellia cf. fleuryi Theaceae Xây dựng nặng, củi đốt

R, VU* Rừng nguyên sinh

1 Tình trạng theo WCMC (1994) không có dấu hoa thị theo IUCN (2006) có dấu hoa thị. R: hiếm; VU: dễ bị tổn thương; CR: trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm; EN: đang trong tình trạng nguy hiểm; LR/ NT: gần đến tình trạng nguy hiểm.2 Ghi nhận được bằng phương pháp PDM về tầm quan trọng đối với người dân địa phương, nhưng không tìm thấy ở các ô điều tra.

Page 69: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Tính chất của các loại đất

Tóm tắtHệ thực vật ở Khe Trăn khá đa dạng về chủng loài. Mặc dù việc lấy mẫu của nghiên cứu chưa thực sự hoàn hảo nhưng nó cũng đủ chính xác để đánh giá giá trị cũng như sự đa dạng tương đối của các loài ở rừng tự nhiên và ở các loài đất khác ở Khe Trăn. Kết qủa nghiên cứu cũng cho thấy ở Khe Trăn, các loài cây phi gỗ ở các loài đất đơn canh như rừng trồng, lúa nước vẫn còn khá đang dạng, là điều kiện tốt cho công tác bảo tồn và việc sử dụng chúng với nhiều mục đích khác nhau.

Kết quả điều tra cho thấy, người dân ở Khe Trăn không ý thức được những mối nguy hại sắp xãy đến với các loài đang trong tình trạng nguy hiểm. Chúng tôi khuyến cáo rằng thông tin về các loài đang bị đe doạ cần phải được phổ biến rộng rãi đến người dân địa phương nhằm tăng sự nhận thức và hiểu biết của họ về công tác bảo tồn. Đồng thời, việc sử dụng các loài đang trong tình trạng nguy hiểm cho một số mục đích nhất định cần được thảo luận với người dân nhằm giúp họ tìm kiếm các loài cây khác thay thế cho những loài đang trong tình trạng nguy hiểm này. Có vẻ như các mối nguy hại từ việc khai thác gỗ cho xây dựng, thu nhặt củi đốt, và vật liệu đan lát chỉ có tác động đến cây rừng trong quá khứ. Hiện tại, những tác động này rất khó đánh giá. Tác động trực tiếp đến độ che phủ và cấu trúc lâm phần của rừng hầu như không thể đánh giá chính xác được nếu chỉ dựa trên các mẫu điều tra của nghiên cứu này. Vì lẽ đó, cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực khai thác bền vững lâm sản phi gỗ ở vùng này. Hầu hết thực vật tự nhiên ở đây tồn tại ở rừng đã từng ít nhiều bị tàn phá hoặc đồi trọc (chỉ có cây bụi). Lũ lụt và cháy rừng vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến độ che phủ và cấu trúc của rừng. Ảnh hưởng rõ rệt nhất đến diện tích rừng còn lại có thể là cách thức lập kế hoạch và đo lường sự nhận thức về tác động từ bên ngoài lên các loại đất khác nhau. Trong suốt quá trình điều tra thực địa, chúng tôi thấy nhiều người từ các vùng khác đến đây khai thác NTFPs. Ngoài ra, có một số dấu hiệu cho thấy có người ngoài cộng đồng đến đây khai thác gỗ trái phép.

Page 70: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

��

�. Kiến thức về dân tộc thực vật học

Bảng 24. Tóm tắt mẫu thực vật thu thập và việc nhận diện loài từ 11 ô điều tra

Họ Giống LoàiTổngsốmẫuthựcvậtthuthậpđược

108Xác định được = 84Không xác định được = 24

260Xác định được = 199Không xác định được = 61

439Hoàn toàn xác định được = 261Xác định được đến sp. = 117Không xác định được = 61

Tổngsốmẫuthựcvậthữuích

81Xác định được = 72Không xác định được = 9

202Xác định được = 164Không xác định được = 38

312Hoàn toàn xác định được = 202Xác định được đến sp. = 72Không xác định được = 38

8.1. Vấn đề sử dụng các loài thực vật Vấn đề sử dụng các loài thực vật xác định được từ kết quả điều tra thực địa trùng hợp với kết quả điều tra bằng phương pháp PDM (Bảng 7, chương 6). Bên cạnh các hạng mục sử dụng quen thuộc, một hạng mục sử dụng hỗn tạp khác đã được lập ra dành cho các hạng mục sử dụng không phổ thông khác. Mục này gồm các loại hình sử dụng: phân bón, trụ tiêu, chất nhuộm vải, dầu gội đầu, thuốc nhuộm răng, trầm hương và chất đánh bóng đồ dùng. Tương tự kết quả của PDM, không có loài nào được xếp vào các hạng mục sử dụng cho tương lai và địa điểm săn bắn.

Kết quả phân tích mẫu thực vật cho thấy 71% các loài thu được là có ích. Các loài này thuộc 81 họ, 164 chi (bảng 24). Phụ lục 3 cho biết công dụng của các loài này đối với người dân địa phương, cũng như tên khoa học, họ, và tên địa phương của chúng.

Cây thân gỗ rất hữu ích đối với người dân ở Khe Trăn (bảng 25). Trong tổng số 98 loài cây thân gỗ tìm thấy trong 11 ô điều tra có 94 loài có ít nhất một công dụng. Tất cả các loài cây tìm thấy (dbh ≥10 cm) ở vườn nhà và rừng trồng đều được đánh giá là có ích, điều này cho thấy những loại đất này được canh tác tương đối tốt, nên chỉ có các loài cây thân gỗ có ích mới được giữ lại trồng ở đây. Ở ruộng lúa nước và

Page 71: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0 | Kiến thức về dân tộc thực vật học

Bảng 25. Trung bình của các loài và các loài hữu ích thu thập được từ mỗi một loại đất

------------ Cây gỗ ------------ ---------- Cây phi gỗ ----------

Loại đất

Số loài trung bình

Số loài trung bình hữu ích

Tỷ lệ phần trăm hữu ích

Số loài trung bình

Số loài trung bình hữu ích

Tỷ lệ phần trăm hữu ích

Các ô (n = 11) 98* 94* 96 292* 175* 60Vườn nhà (n = 2) 2 2 100 37 27 73Rừng trồng (n = 2) 2 2 100 33 21 62Rừng nguyên sinh (cây lớn) (n = 1) 29 27 93 33 11 33Ruộng lúa nước (n = 1 0 0 0 31 24 77Rừng thứ sinh (cây nhỏ) (n = 3) 25 22 87 41 15 37Đồi cây bụi (đồi trọc) (n = 2) 0 0 0 27 17 61

*Tổng số loài từ tất cả các ô

đồi trọc không có sự hiện diện của cây thân gỗ vì những loài này thường bị chặt khi mới là cây con.

Vào thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu, ruộng lúa nước đang ở thời điểm khô hạn. Đây là thời điểm bỏ hoá tạm thời trước khi mùa mưa đến để bắt đầu một vụ mùa mới. Đất lúa nước có tỷ lệ cây phi gỗ hữu ích cao nhất (77%, 24 loài) trong tất cả các loại đất. Ngược lại, rừng nguyên sinh có tỷ lệ cây phi gỗ hữu ích thấp nhất (33%, 11 loài).

Đối với các loài cây phi gỗ, tỷ lệ phần trăm các loài cây có ích ở đất canh tác (ruộng lúa nước, đất vườn, và rừng trồng) cao hơn ở các loại đất khác, bao gồm cả rừng tự nhiên. Điều này phản ánh khoảng cách và khã năng tiếp cận của người dân địa phương đến các khu vực khác nhau. Do người dân thường xuyên đi đến các khu đất canh tác hơn rừng tự nhiên nên họ quen thuộc với các loại cây mọc gần khu dân cư. So sánh với kết quả đánh giá tầm quan trọng các loại sản phẩm bằng phương pháp PDM, cây trồng được đánh giá cao hơn cây hoang dã (Biểu đồ/Hình 12, chương 6).

Các hạng mục sử dụng có số lượng loài nhiều nhất là củi đốt, thức ăn gia súc, và thức ăn cho người. Củi đốt được thu nhặt chủ yếu ở rừng tự nhiên. Thức ăn gia súc chủ yếu được thu gom ở vườn nhà và ruộng lúa nước (sau khi lúa đã được thu hoạch), trong khi đó, thức ăn cho người chỉ yếu là ở vườn nhà. Vì vậy, cho dù rừng được đánh giá là quan trọng ở hầu hết các hạng mục sử dụng, các loại đất gần khu dân cư như vườn nhà, rừng trồng và ruộng lúa nước vẫn quan trọng nhất cho các hạng mục sử dụng chính (bảng 26).

Page 72: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Bảng 26. Phân bố của các loài thực vật hữu ích trên một ô điều tra và trên các hạng mục sử dụng

Loại đất Ô s

Đan

lát/d

ây b

uộc

Củi

đốt

Thứ

c ăn

cho

gia

súc

Thứ

c ăn

(cho

ngư

ời)

Xây

dựng

nặn

g

Chứ

c nă

ng s

ăn b

ắn

Xây

dựng

nhẹ

Bán

lấy

tiền

mặt

Thuố

c ch

ữa

bệnh

Tran

g tr

í tro

ng n

Các

sử

dụn

g kh

ác

Giả

i trí

Dụn

g cụ

Tổng

số

loài

Trun

g bì

nh c

ộng

của

tổng

số

loài

Vườnnhà4 1 24 8 2 1 5 5 38

326 1 6 9 11 1 2 2 3 5 2 1 25

Rừngtrồng1 4 12 5 1 1 3 6 1 1 25

305 1 13 12 8 3 2 4 4 1 1 1 35

Rừngnguyênsinh 7 3 23 1 5 15 1 4 1 4 2 1 2 39 39Ruộnglúanước 10 19 5 2 2 1 24 24

Rừngthứsinh3 19 5 8 11 3 11 2 2 4 4 3 50

469 4 29 2 5 11 1 2 1 4 3 2 4911 3 24 8 3 1 1 1 3 1 2 39

Đồicâybụi2 7 11 5 1 1 2 1 1 22

228 5 11 3 1 1 1 2 1 1 1 22

Tổngsố 12 117 89 57 44 5 21 16 29 15 18 2 11 318

8.2. Các loài đa dụngMột số loài được người dân sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (Bảng 27) như đề cập ở một số ví dụ sau. Loài đa dụng nhất là Gigantochloa sp. (tre lớn), được sử dụng trong việc đan lát, củi đốt, thức ăn cho người (măng), thức ăn gia súc (lá), hàng rào chuồng gia súc, chế biến để bán lấy tiền (đũa ăn) và làm các vật dụng khác. Ở khu vực dân cư, loài tre lớn chỉ hiện diện gần vườn mít, tuy nhiên, ở các khu vực ngoài dân cư, loài này hiện diện phổ biến ở mọi nơi. Imperata cylindrica (Cogon grass) được sử dụng làm đồ gia vị (sử dụng rễ), làm thuốc (sử dụng rễ), làm mái lợp (lá), và thức ăn cho gia súc (lá). Macaranga trichocarpa, một loài tiên phong, chỉ thị mức độ bị tàn phá của rừng, được người dân sử dụng rất phổ biến. Loài này không phong phú lắm (mỗi ô điều tra ở rừng thứ sinh chỉ hiện diện một cá thể của loài này), mặc dù ở rừng thứ sinh loài này khá phổ biến. Thức uống chế biến từ lá cây của loài này được cho là tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, thân của nó còn được sử dụng để làm củi đốt. Trước đây, loài này được sử dụng để làm giường. Artocarpus heterophyllus (cây mít) được sử dụng để làm củi đốt, làm nhà cửa, cầu cống, và thức ăn (quả).

Page 73: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Kiến thức về dân tộc thực vật học

8.3. Vấn đề sử dụng các loài cây gỗ Theo người dân địa phương, cây gỗ ở rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh được sử dụng vào các mục đích: làm củi đốt, thức ăn, xây dựng nhẹ (lặt vặt) và xây dựng nặng (đại sự), thuốc chữa bệnh, công cụ và các mục đích khác (thuốc nhuộm, dầu gội đầu, trụ tiêu; bảng 28). Cây ở rừng trồng được sử dụng chủ yếu cho mục đích bán lấy tiền mặt như bán mủ từ cây Hevea brasiliensis (cao su), gỗ từ Acacia auriculiformis, A. mangium, và lõi từ A. siamensis. Người dân cũng sử dụng những loài này để làm nhà cửa và củi đốt.

Đối với vườn nhà, các loài cây như Artocarpus heterophyllus và các loài không xác định được (số 30 và 31) được sử dụng làm củi đốt, thức ăn (quả), gỗ cho xây dựng nhẹ và xây dựng nặng, và làm trụ tiêu. Barringtonia macrostachya, loài cây chủ yếu ở rừng thứ sinh, được sử dụng làm củi đốt, ngoài ra, trái của nó còn là nguồn lương thực trong thời gian chiến tranh.

8.4. Vấn đề sử dụng các loài cây phi gỗ Dựa vào kết quả PDM, vật nuôi được đánh giá quan trọng hơn động vật hoang dã và mua. Điều may mắn là có nhiều loài thực vật ở Khe Trăn (89 loài) có thể sử dụng để làm thức ăn cho gia súc (Biểu đồ/Hình 20). Người dân chủ yếu sử dụng cây phi gỗ cho mục đích này. Ngay cả khi rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh có thể cung cấp nhiều loài thực vật có thể sử dụng để làm thức ăn cho gia súc, người dân cũng không cần vào rừng để lấy vì các sản phẩm này rất dễ kiếm ở ruộng lúa nước, vườn nhà, rừng trồng, và đồi trọc. Số lượng loài ở ruộng lúa nước có thể sử dụng để làm thức ăn cho gia súc là cao nhất vào thời điểm sau thu hoạch (19 loài, bảng 29).

Có 39 và 22 loài phi gỗ tương ứng được sử dụng để làm thức ăn và làm thuốc (Biểu đồ/Hình 20). Centella asiatica (Rau ma/Pahy), một loài rau dại phổ biến được sử dụng làm thức ăn, làm thuốc, và bán ở chợ.

Bảng 27. Các loài có ít nhất 4 công dụng

Tên loài thực vật HọTên địa phương Đ

an lá

/Dây

buộ

cC

ủi đ

ốtTh

ức

ăn c

ho g

ia s

úcTh

ức

ăn (c

ho n

gườ

i)Xâ

y dự

ng n

ặng

Xây

dựng

nhẹ

Bán

lấy

tiền

mặt

Thuố

c ch

ữa

bệnh

Dụn

g cụ

Gigantochloa sp. Poaceae AbungArtocarpus heterophyllus Moraceae Pa nâyCalamus sp.1 Arecaceae Ki reImperata cylindrica Poaceae A séc/Cá tranhMacaranga trichocarpa Euphorbiaceae Cà paiSchizostachyum cf. gracile Poaceae A tang/IlatuviaChưa xác định sp. 4 Myrtaceae ClemChưa xác định sp. 22 Chưa xác định A cê lem

Page 74: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Bảng 28. Phân bố của các loài cây gỗ hữu ích trên một ô điều tra và trên một hạng mục sử dụng

Loại đất Ô s

Tổng

số

loài

cây

gỗ C

ủi đ

ốt

Thứ

c ăn

cho

ng

ườ

i

Xây

dựng

nặn

g

Xây

dựng

nhẹ

Bán

lấy

tiền

mặt

Thuố

c ch

ữa

bệnh

Các

sử

dụn

g kh

ác

Dụn

g cụ

Vườnnhà 4 2 1 1 26 1 1 1 1 1

Rừngtrồng 1 1 15 3 3 3 3

Rừngnguyênsinh 7 29 23 1 13 3 1 1 1Ruộnglúanước 10 0

Rừngthứsinh3 25 17 2 8 5 2 29 30 23 1 9 211 20 18 1 2

Đồicâybụi 2 08 0

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130

Tổng số loài

Hạn

g m

ục s

ử d

ụng

Loài cây gỗ

Loài cây phi gỗ

Loài đa dụng

Giải trí

Chức năng săn bắn

Dụng cụ

Đan lát/Dây buộc

Trang trí trong nhà

Bán lấy tiền mặt

Các sử dụng khác

Xây dựng nhẹ

Thuốc chữa bệnh

Xây dựng nặng

Thức ăn cho người

Thức ăn cho gia súc

Củi đốt

Biểu đồ (hình) 20. Hạng mục sử dụng của các loài thực vật hữu ích đối với người dân ở Khe Trăn*Bao gồm cây con, cây non, cây một lá mầm hoặc cây bụi của các loài thân gỗ và phi gỗ

Page 75: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Kiến thức về dân tộc thực vật học

Bảng 29. Phân bố theo ô và hạng mục sử dụng của các loài cây phi gỗ hữu ích

Loại đất Số ô

điề

u tr

a

Đan

lát/d

ây b

uộc

Củi

đốt

Thứ

c ăn

gia

súc

Thứ

c ăn

(cho

ngư

ời)

Xây

dựng

nặn

g

Chứ

c nă

ng s

ăn b

ắn

Xây

dựng

nhẹ

Bán

lấy

tiền

mặt

Thuố

c ch

ữa

bệnh

Tran

g tr

í tro

ng n

Các

hạn

g m

ục s

ử d

ụng

khác

Giả

i trí

Dụn

g cụ

Tổng

số

loài

Vườnnhà 4 24 7 1 1 5 3 466 1 1 8 7 1 1 3 5 2 1 27

Rừngtrồng 1 12 4 1 1 1 5 1 255 1 12 5 1 3 1 1 1 39

Rừngthứsinh 7 3 1 3 2 1 1 1 3 2 1 33Ruộnglúanước 10 19 5 2 2 1 31

Rừngthứsinh3 5 4 3 1 3 2 1 3 1 369 4 1 2 3 2 1 4 3 2 5111 3 7 1 1 1 1 2 1 2 36

Đấtđồitrọc 2 1 11 4 1 1 308 11 2 2 1 1 1 24

8.5. Rừng là nguồn cung cấp các loài thực vật có íchNhư trình bày ở Biểu đồ/Hình 21, các loài thực vật rừng có ích quan trọng nhất được sử dụng làm củi đốt (101 loài), tiếp theo là các loài sử dụng cho xây dựng (41 loài), và làm thức ăn (35 loài). Người dân địa phương không chỉ sử dụng cây thân gỗ làm củi đốt mà còn sử dụng cả cây tre (Gigantocloa sp. 1, Schizostachyum cf. gracile and Stixis scandens).

Nếu như xem xét tất cả các loài thì rừng thứ sinh có nhiều loài (18) được sử dụng để làm thức ăn hơn rừng trồng và rừng nguyên sinh (lần lượt là 13 và 15 loài). Các loài ở rừng nguyên sinh được sử dụng để làm thức ăn là Artocarpus styracifolius (Moraceae), Linociera cf. ramiflora (Oleaceae), Zingiber sp. 2 (Zingiberaceae), Schizostachyum cf. gracile (Poaceae) và Tetracera sarmentosa ssp. asiatica (Dilleniaceae).

Có nhiều loài thực vật rừng, đặc biệt là các loài ở rừng trồng và rừng nguyên sinh là thức ăn ưa chuộng của trẻ con. Những loài đó là: Catimbium breviligulatum (thân non), Dracaena sp. (măng), Gnetum cf. montanum (trái), Fibraurea recisa (trái), Linociera cf. ramiflora (hoa), Melastoma sp. 2 (trái), Physalis angulata (trái), Psychotria sp. 2 (trái), Randia spinosa (trái), Rubus sp. 2 (trái) and Stixis suaveolens (trái).

Page 76: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

8.6. Các loài có công dụng không thể thay thế đượcTheo người dân địa phương, Hevea brasiliensis, Imperata cylindrica, Centella asiatica và Gomphia serrata là các loài duy nhất mà chức năng hay công dụng của chúng không thể thay thế bằng các loài khác được. Cây cao su được dùng để khai thác mủ, tiếp theo là hai loài khác được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, và loài cuối cùng được sử dụng để làm thuốc nhuộm răng (sử dụng thân để chế thành than nhuộm).

Từ hình thức sử dụng các loài thực vật và các loại đất, chúng tôi nhận thấy rằng sinh kế của người dân không còn hoàn toàn phụ thuộc vào rừng nữa. Chúng tôi quan sát thấy người dân có nhiều nguồn thu nhập và của cải. Một số các nguồn này vẫn có thể tìm thấy ở rừng nguyên sinh. Việc sử dụng các loại đất với nhiều mục đích khác nhau cho thấy kiến thức của người dân về địa bàn của họ rất cao (xem sơ đồ tài nguyên lập bằng phương pháp tham gia, Biểu đồ/Hình 8, trang 27). Trong suốt quá trình điều tra, một số người dân bộc bạch rằng họ đang cân nhắc một số lựa chọn khác nhau về các loài liên quan, ví dụ trồng cây thuốc chẳng hạn. Tuy nhiên, họ kỳ vọng được tham gia các lớp tập huấn để có thể thực thi được những điều này. Người dân cũng cân nhắc đến việc tìm kiếm các loài cây cảnh để phục vụ cho nhu cầu trang trí gia đình. Một người dân cho biết ‘cuộc sống bây giờ dễ chịu hơn nhiều nên người ta có thể nghĩ đến các hoạt động giải trí và thẩm mỹ’.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110

Tổng số loài

Hạn

g m

ục s

ử d

ụng

Làm cây cảnh

Chức năng săn bắn

Dụng cụ

Các sử dụng khác

Đan lá/dây buộc

Bán lấy tiền mặt

Trang trí trong nhà

Thuốc chữa bệnh

Xây dựng nhẹ

Thức ăn cho gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Củi đốt

Biểu đồ (hình) 21. Tổng số các loài hữu ích cho một hạng mục sử dụng ở rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, và rừng trồng

Page 77: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Kiến thức về dân tộc thực vật học

8.7. Lưu ý về tiềm năng sử dụng của một số loàiSaccharum spontaneum (Poaceae), loài mà ở Khe Trăn người dân đang sử dụng để làm thức ăn cho gia súc, thì ở Ấn Độ, nó lại là một nguồn nguyên liệu quí để làm thuốc chữa bệnh (Oudhia 2004). Điều này cho thấy loài này cũng có thể được sử dụng để chữa bệnh và phục vụ cho một số mục đích khác ở khu vực Khe Trăn.

Trong quá khứ, Caryota urens (Arecaceae) chỉ được sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Thân của Caryota monostachya được sử dụng để làm sàn nhà. Trong khi đó, Lê Văn Lân, Ziegler and Grever (2002) cho rằng lá của loài này được sử dụng để làm mái lợp, chuồng gia súc, thân của nó được sử dụng để làm hàng rào. Họ cũng cho rằng Ageratum conyzoides (Asteraceae) được sử dụng như một loại thuốc chống cảm lạnh (Lê Văn Lân, Ziegler và Grever 2002).

Cần thiết phải có thêm các nghiên cứu khác về dân tộc thực vật học và kinh tế xã hội để thu thập thêm số liệu về các loài tiềm năng, có hiệu quả kinh tế, có thể phát triển được tại vùng này. Bên cạnh đó, cần phải cân nhắc đến yếu tố cung của thị trường, mạng lưới hợp tác, và tính bền vững của các nguồn thực vật.

Tóm tắtNgười dân ở Khe Trăn sử dụng nhiều loài thực vật cho sinh kế của mình. Những loài này không chỉ ở rừng tự nhiên mà, ngược lại, chủ yếu ở các loại đất canh tác. Nguyên do là các hoạt động của người dân chủ yếu ở những khu đất gần bản, mặt khác, do rừng nguyên sinh ở rất xa bản, khó tiếp cận. Các loài thực vật đa dụng như tre có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu gần khu dân cư. Ruộng lúa nước, rừng tràm, rừng cao su, và vườn nhà là nơi cung cấp nhiều loài cây hữu ích, các công dụng chủ yếu là thức ăn gia súc, dược liệu, và thức ăn. Có rất ít loài (4 loài) có công dụng không thể thay thế được. Mặc dù một số loại lâm sản vẫn được người dân sử dụng, hiện nay, họ không còn phụ thuộc nhiều vào rừng tự nhiên như trước đây vì các hoạt động sản xuất bây giờ đã được đa dạng hoá.

Page 78: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

��

�. Nhận thức của người dân về bảo tồn

Những phần trước của báo cáo cho thấy mức độ đa dạng sinh học ở Khe Trăn khá cao, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với sinh kế của người dân. Trong suốt quá trình điều tra chúng tôi quan sát thấy người dân địa phương thu một số sản phẩm từ các nguồn hoang dã và nguồn thuần hoá (nuôi trồng). Đôi khi họ thậm chí còn phải mua các sản phẩm này. Ngay cả khi các nguồn nuôi, trồng được cho là nguồn quan trọng nhất, người dân vẫn phải khai thác nhiều loại sản phẩm từ rừng để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Tổng cộng có tất cả 134 loài thực vật và 29 loài động vật được đánh giá là những loài động, thực vật rừng quan trọng cho đời sống của người dân (xem phần mô tả địa bàn nghiên cứu, chương 5).

Căn cứ sự hiện diện của một cánh rừng bảo tồn gần bản, mối quan hệ giữa người dân với môi trường thiên nhiên, và các điều luật về việc cấm các hoạt động khai thác ở khu vực bảo tồn, chúng tôi đã tổ chức một cuộc hội thảo nhỏ với người dân địa phương để tìm hiểu nhận thức của họ về rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như quan điểm và những ưu tiên của họ về chương trình phát triển khu bảo tồn Phong Điền. Dựa vào khu vực sinh sống (phần thấp và phần cao của bản), các tham dự viên (người dân địa phương) của hội thảo được chia thành 2 nhóm. Cả hai nhóm đều có quan điểm gần giống nhau về khái niệm của rừng bảo tồn (Bảng 30). Cư dân ở phần thấp của bản định nghĩa rừng bảo tồn là loại rừng mà ở đó tất cả các hoạt động phương hại đến nó như săn bắn, khai thác gỗ, đốt rừng hoặc khai thác rừng đều bị cấm. Quan niệm của họ về rừng bảo tồn thiên, về khía cạnh quản lý là tất cả người dân trong bản đều phải có trách nhiệm trong việc quản lý và bảo vệ. Thôn bản nên có một đội bảo vệ rừng thường trực để giải quyết các vấn đề cấp bách nảy sinh. Ngoài ra, cần thiết phải làm rõ ranh giới giữa các khu vực bảo tồn với các khu vực sản xuất, đồng thời phải hình thành chiến lược quản lý cụ thể ở tất cả các cấp. Nhóm dân cư ở khu vực trên của làng cũng quan niệm rừng bảo tồn là rừng được bảo vệ. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh hơn đến vấn đề tham gia vào việc bảo vệ rừng, và xem đây là cơ hội tạo việc làm cho người dân địa phương.

Khi cả hai nhóm được yêu cầu tiên đoán cuộc sống và các hoạt động ở Khe Trăn sẽ như thế nào nếu các khu rừng ở đây không được đưa vào diện bảo tồn, cả hai nhóm

Page 79: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Nhận thức của người dân về bảo tồn

đều có chung câu trả lời là trong trường hợp đó họ sẽ được tự do khai thác rừng. Ngoài ra, nhóm thứ hai còn cho rằng họ sẽ được tự do trong việc tìm nơi định cư cũng như nơi chăn thả gia súc mới. Tuy nhiên, họ cũng nhìn nhận rằng điều này có thể sẽ làm cho cuộc sống họ vất vả hơn vì phải phụ thuộc nhiều vào rừng (trừ khi các chương trình của chính phủ có chính sách tuyên truyền họ từ bỏ các hoạt động khai thái tài nguyên rừng), và do đó trở nên dễ bị tổn thương hơn đối với thiên tai. Người dân ở phần cao của bản thì cho rằng đời sống của họ sẽ khó khăn hơn, điều kiện sống sẽ tồi tệ hơn. Họ phải thường xuyên di dời từ nơi này sang nơi khác để lập vườn mới, đồng nghĩa với việc quay trở lại lối sống du canh du cư. Như vậy, việc thành lập khu bảo tồn có liên quan chặt chẽ với việc định canh định cư của người dân.

Đối với người dân ở cả phần cao và phần thấp của bản, việc thành lập khu bảo tồn hàm ý sẽ mang lại cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hơn, hệ thống cây trồng vật nuôi phong phú hơn, và đặc biệt là có nhiều cơ hội việc làm (làm công nhân bảo vệ rừng).

Mặc dù bị ảnh hưởng ít nhiều bởi chính sách của nhà nước, những câu trả lời này của người dân cho thấy rằng họ quan niệm việc thành lập khu bảo tồn đồng nghĩa với những thay đổi mang tính tích cực về đời sống, sự phát triển của giáo dục, sự xuất hiện nhiều hoạt động sản xuất mới, và đặc biệt là sự mai một của các hoạt động truyền thống. Một lần nữa, cần thiết phải phân tích, đánh giá những câu trả lời này trong bối cảnh chính trị xã hội mà họ đang sống, đồng thời cân nhắc yếu tố người dân địa phương thường hay có xu hướng đưa ra những câu trả lời có có tính chất làm hài lòng người ngoài cộng đồng (trong trường hợp này là các nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, phương pháp này cũng đã giúp ích trong việc tìm hiểu nhận thức của cộng đồng dân cư sống gần khu bảo tồn về tương lai và mong đợi của họ.

Người dân địa phương hy vọng rằng họ sẽ được quyền tham gia vào việc quản lý và bảo vệ khu vực bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Hơn thế, họ còn hy vọng được đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với cán bộ nhà nước phụ trách việc bảo vệ khu bảo tồn.

Mặc dù vẫn còn nhiều lo ngại về quyền được khai thác các nguồn lợi thiên nhiên trong tương lai, người dân địa phương vẫn có cảm nhận tích cực về kế hoạch bảo tồn và đa dạng sinh học. Mức độ quan tâm của họ đối với việc tham gia vào công tác quản lý khu vực bảo tồn, ví dụ tham tham gia vào đội bảo vệ rừng, phụ thuộc vào mức phụ cấp mà họ hy vọng sẽ được trả trong tương lai. Việc mong muốn được tham gia vào công tác bảo tồn cũng là cách để người dân địa phương đòi hỏi quyền sử dụng đất và yêu cầu chính quyền thừa nhận quyền này của họ. Họ cho rằng việc tham gia dựa trên nền tảng thương thảo sẽ giúp họ có cơ hội khai thác một số nguồn lợi từ rừng như gỗ, các sản phẩm phi gỗ, và thậm chí cả gỗ eaglewood quí.

Page 80: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Bảng 30. Nhận thức của người dân về bảo tồn và khu bảo tồn Phong Điền

Nhận thức Người dân ở phần thấp Người dân ở phần caoĐịnh nghĩa về bảo tồn

• Rừng được bảo vệ; tất cả các hoạt động săn bắn động vật quí hiếm, khai thác gỗ, đốt rừng, khai thác vàng, và đặt bẫy đều phải cấm

• Công tác bảo tồn phải được xem là công việc chung của tất cả mọi người. Cần thiết phải có một đội bảo vệ chuyên nghiệp để giải quyết những trường hợp khẩn cấp.

• Cần phải phân định ranh giới rõ ràng giữa khu vực bảo tồn và khu sản xuất, rừng trồng

• Để công tác bảo tồn được thực hiện tốt, cần thiết phải có một kế hoạch, chương trình, dự án, tổ chức rõ ràng ở tất cả các cấp

• Rừng và các tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ

• Nghiêm cấm các hoạt động săn bắn, đốt rừng, khai thác gỗ,...vv

• Bảo tồn là công việc hết sức quan trọng, là công việc của cả nhà nước lẫn người dân địa phương

• Người dân địa phương sẽ có được việc làm từ hoạt động bảo tồn

Cuộc sống khi có khu bảo tồn

• Sẽ ổn định cuộc sống của người dân• Cấm tất cả mọi người không được

vào rừng và cấm các hoạt động phát rừng làm nông nghiệp. Tập trung nhiều hơn vào rừng trồng, có thu nhập cao hơn khi thu hoạch rừng sản xuất

• Sẽ gia tăng hoạt động chăn nuôi• Có nhiều kiến thức hơn về rừng và

cải thiện tình trạng mù chữ• Cơ sở hạ tầng tốt hơn• Cải thiện tình làng nghĩa xóm

• Công tác bảo tồn sẽ mang lại cho người dân một tương lai tốt hơn, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho họ

• Tập trung vào trồng rừng và phát triển chăn nuôi

• Có được nhiều dự án do nhà nước tài trợ; hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn (đường, ...vv.)

Cuộc sống khi không có khu vực bảo tồn

• Tự do tiếp cận rừng, đốt phát rừng để dò tìm phế liệu chiến tranh, canh tác, khai thác gỗ, và săn bắn

• Tự do du cư (di dời đến nơi khác để ở)

• Tự do thả gia súc • Ý thức về thiên tai của người dân

thấp• Cuộc sống của người dân phụ thuộc

vào rừng

• Tự do tiếp cận rừng, ví dụ thả gia súc, săn bắn và phát rừng làm rẫy

• Cuộc sống vất vã và nghèo khổ

• Hàng năm người dân phải di dời chổ ở thường xuyên

• Nỗ lực hơn trong công tác trồng rừng để mang lợi ích cho thế hệ tương lai

Vai trò đối với công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền

• Có được quyền quản lý/bảo vệ khu bảo tồn và nhận được thù lao.

• Nói chung, công tác quản lý nên dựa trên sự hợp tác giữa cán bộ bảo vệ và người dân địa phương tạo nên một đội ngũ bảo vệ thường trực

• Người dân địa phương có thể khai thác NTFPs

• Tất cả mọi người dân phải bảo vệ rừng (bao gồm cả động vật trong rừng)

• Người dân địa phương mong muốn trở thành nhân viên bảo vệ khu bảo tồn

• Hy vọng một tổ chức quản lý khu bảo tồn sẽ được thành lập ở Khe Trăn và tăng sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn Phong Điền

Page 81: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0 | Nhận thức của người dân về bảo tồn

Kết quả trình bày ở bảng này cho thấy người dân địa phương mong muốn được tham gia vào quản lý khu bảo tồn. Bên cạnh đó, họ mong muốn các hoạt động khai thác của họ không bị xem là một trong những nhân tố tác hại đến rừng và cần phải bị nghiêm cấm. Việc thừa nhận quyền quản lý khu bảo tồn, quyền được khai thác một số sản phẩm rừng nhất định, đặc biệt là việc đề cao trách nhiệm của người dân đối với vùng đất của họ cần được xem là yếu tố quan trọng trong nỗ lực bảo tồn khu vực rừng Khe Trăn.

Tóm tắtMặc dù đôi khi người dân theo quan điểm bảo tồn của chính quyền, họ vẫn mong muốn được tham gia vào công tác quản lý khu bảo tồn vì nhiều lý do: để có cơ hội tiếp cận các nguồn lợi của rừng, có nhiều quyền sử dụng đất hơn, tăng nguồn thu nhập thông qua phụ cấp bảo vệ rừng. Bằng cách tham gia vào công tác bảo vệ khu bảo tồn, người dân hy vọng có cơ hội để thương thảo với chính quyền về vấn đề sử dụng bền vững các nguồn lợi từ rừng, không chỉ khai thác NTFPs (các loại sản phẩm phi gỗ) mà còn khai thác các sản phẩm gỗ và săn bắn. Người dân muốn hợp tác với các cơ quan bảo tồn vì họ cho rằng rừng là sợi dây bảo hiểm cho tương lai, vì hiện tại họ không phụ thuộc nhiều vào rừng.

Page 82: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

��

�0. Kết luận và khuyến nghị

Để kết luận cho các hoạt động nghiên cứu của MLA thực hiện trong khuôn khổ của dự án ‘Các bên liên quan và đa dạng sinh học ở cấp địa phương’ do SDC tài trợ, chúng tôi thảo luận về sự phù hợp của phương pháp MLA trong bối cảnh của địa phương, đồng thời, tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu trong bối cảnh đa mục đích của dự án, và cuối cùng, đưa ra một số khuyến nghị giới hạn trong phạm vi bản Khe Trăn.

10.1. Kết luận

10.1.1.  Sự phù hợp của MLA trong bối cảnh Việt Nam Nếu như mục tiêu tổng thể của dự án là tăng cường năng lực cho người dân địa phương trong lập kế hoạch và thực thi công tác quản lý rừng, có hai mục tiêu phù hợp với các hoạt động của MLA mà chúng tôi mong đợi đạt được: • để phát triển cơ chế lồng ghép phù hợp giữa quan điểm của người dân vào quá

trình ra quyết định và lập kế hoạch ở cấp cơ sở, và.• để thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của người dân và các bên liên quan vào quá trình

ra quyết định và lập kế hoạch ở cấp cơ sở.

Thông qua các hoạt động nghiên cứu, chúng tôi thử nghiệm các công cụ của phương pháp nghiên cứu MLA, được thiết kế để nghiên cứu nhận thức của người dân về cảnh quan và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trên qui mô một thôn nhỏ ở một vùng nông thôn miền Trung Việt Nam.

Qua nghiên cứu này chúng tôi có thể khẳng định rằng các công cụ của MLA phù hợp với các mục tiêu mà nghiên cứu đề ra. MLA có thể cung cấp các loại thông tin hữu ích về phương thức quản lý tài nguyên của người dân địa phương. MLA đã được ứng dụng vào bối cảnh của bản Khe Trăn, nơi mà rừng đã bị tàn phá nhiều và, hiện tại, không còn đóng vai trò quan trọng đối với sinh kế của người dân như nó đã từng trước đây. Vì mẫu thu thập bao gồm cả cây gỗ và cây phi gỗ nên các ô điều tra có thể được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau: rừng tự nhiên, rừng trồng, hoặc thậm chí cả ruộng lúa nước. Số liệu từ nhóm kinh tế xã hội về nhận thức của người dân, thu thập được bằng phương pháp cho điểm và phương pháp lập sơ đồ thôn bản có sự tham gia,

Page 83: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Kết luận và khuyến nghị

cũng phù hợp với bối cảnh của một bản, nơi người dân đã chuyển từ phương thức sống phụ thuộc vào rừng sang định canh định cư. Những số liệu này cho thấy sự thay đổi về ưu tiên và kiến thức của người dân về các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các công cụ MLA sử dụng trong nghiên cứu đã cung cấp một lượng lớn các số liệu và thông tin liên quan về người dân ở bản Khe Trăn, về quan điểm của họ, và về các lựa chọn liên quan đến việc quản lý khu vực bảo tồn Phong Điền.

Một cơ sở dữ liệu quan trọng với các thông tin về dân tộc thực vật học, về các đặc trưng của hệ sinh thái rừng, và tất cả các số liệu kinh tế xã hội cần thiết cho các mục tiêu của dự án đã được thiết lập. Các thông tin này được thu thập được từ 11 ô điều tra và 20 hộ gia đình ở Khe Trăn. Bộ cơ sở dữ liệu có thể cung cấp một cách nhìn tổng quan về tình trạng của rừng và mức độ ảnh hưởng của nó đến sinh kế của đồng bào dân tộc Pahy ở Khe Trăn.

Hoạt động phân tích mẫu đất có thể sẽ cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến tính hợp lý của kế hoạch sử dụng đất mà chính phủ khuyến cáo người dân địa phương. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hoạt động này đã không thể triển khai được vì một số khó khăn về mặt hậu cần.

Cùng với các công cụ MLA, thông qua các hoạt động thảo luận nhóm, phương pháp Viễn cảnh tương lai cũng đã hỗ trợ đắc lực cho việc khai thác các lựa chọn sản xuất của người dân sống ở khu vực bảo tồn. Kết quả của những hoạt động thảo luận nhóm này rất hữu ích cho việc hình thành báo cáo của một điển cứu, và cũng là nguồn thông tin tham khảo có ích cho các cấp chính quyền trong tiến trình ra quyết định về vấn đề quản lý đất và rừng ở khu vực Khe Trăn. Cuộc hội thảo được tổ chức vào tháng 6 năm 2006 là cơ hội cho chúng tôi chia sẻ những phát hiện trong nghiên cứu của mình với cấp tỉnh, cấp địa phương và các cơ quan liên quan. Chúng tôi cũng sẽ trình kết quả nghiên cứu của mình lên các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, và người dân địa phương. Phản hồi về phương thức ứng dụng các kết quả của nghiên cứu và các công cụ MLA của các cơ quan, đơn vị này trong các hoạt động, dự án của họ sẽ được chúng tôi tổng hợp lại để hoàn thiện hơn các công cụ MLA.

Các kết quả trình bày trước đây và quá kết quả làm việc với các đối tác trong suốt quá trình triển khai dự án, cho thấy rằng phương pháp MLA đã thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác liên quan. • Cấp huyện và cấp xã đánh giá rằng MLA đã cung cấp một nguồn thông tin quí giá

về kinh tế, xã hội, về vấn đề sử dụng đất ở địa phương, và về quan điểm của người dân trong vấn đề sử dụng đất.

• Các đơn vị giáo dục như trường Đại học Nông Lâm Huế đang cân nhắc việc lồng ghép phương pháp MLA vào chương trình đào tạo của họ.

• Các đơn vị làm công tác bảo tồn như Chi cục kiểm lâm đánh giá rằng MLA có thể cung cấp các nguồn thông tin có giá trị về công tác giao đất giao rừng, quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ rừng.

• Các tổ chức phi chính phủ quốc tế như Helvetas, SNV (Tổ chức phát triển Hà Lan), TBI and WWF đánh giá MLA là một công cụ hiệu quả trong việc thu thập các thông tin liên quan đến quan điểm và ưu tiên của người dân trong bối cảnh dự án của họ. Một số đối tác cho rằng việc lồng ghép có hệ thống MLA vào việc giao đất khoán rừng sẽ gặp khó khăn vì tiến trình cụ thể cho vấn đề này đã được nhà nước xây dựng. Ngoài ra, một số hoạt động của MLA được đánh giá là tốn kém thời gian và phụ thuộc nhiều vào một số chuyên gia đặc biệt. Tuy nhiên, những cơ quan này cũng đã bày tỏ mối quan tâm của mình về việc so sánh, đối chiếu các thông tin

Page 84: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

thu được bằng phương pháp MLA với các thông tin mà họ đã có từ trước về lâm nghiệp cộng đồng, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, và vấn đề giao đất để làm tăng độ tin cậy của thông tin.

• Các chuyên gia Việt Nam tham gia vào nghiên cứu cũng đã đánh giá cao các công cụ của MLA vì các thông tin quan trọng nó thu thập được, vì mối quan hệ mật thiết với người dân địa phương được xây dựng nên thông qua việc sử dụng các công cụ này. Một số tham dự viên làm việc ở các cơ quan nhà nước như FIPI (Viện điều tra và qui hoạch rừng), Sở ngoại vụ, HUAF (Trường đại học Nông Lâm Huế), và Trường Đại học Tây Nguyên cho rằng MLA có thể cung cấp các thông tin liên quan về xếp hạng ưu tiên qui hoạch sử dụng đất của địa phương, và bày tỏ rằng họ sẽ sử dụng MLA vào các dự án của mình ở địa phương khác trên địa bàn Thừa Thiên Huế và trên toàn quốc.

Nhìn chung, mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, chính phủ Việt Nam ngày càng nhìn nhận rõ hơn tầm quan trọng của kiến thức bản địa và quan điểm của địa phương. Vì lẽ đó, họ đã trao cho người dân địa phương nhiều quyền quản lý rừng hơn. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận từ trên xuống với sự linh động hạn chế vẫn được chính phủ sử dụng trong tiến trình lập kế hoạch sử dụng đất. Trong hoàn cảnh này, MLA có thể cung cấp một bộ công cụ khá phù hợp có thể sử dụng khi người dân địa phương, và đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách muốn có được một sự hiểu biết sâu sắc về quan điểm của người dân địa phương trong vấn đề quản lý rừng, trồng và giao đất khoán rừng.

Kết quả của nghiên cứu này cũng được sử dụng làm nền tảng cho các hoạt động nghiên cứu kế tiếp tại Khe Trăn, là các hoạt động trong khuôn khổ của hợp phần “Viễn cảnh tương lai” của dự án SDC (Evans, 2006). Các thông tin thu được thông qua các hoạt động của MLA và mối quan hệ thân thiện mà chúng tôi đã xây dựng được với người dân địa phương là những yếu tố quan trọng cho sự thành công của hợp phần này.

10.1.2.  Một số kết qủa chính của nghiên cứu Tình trạng rừng ở Khe Trăn có những thay đổi lớn trong vòng 13 năm qua, chủ yếu chuyển từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ đầu nguồn. Do có độ đa dạng sinh học cao, dự định nó sẽ được sát nhập để trở thành một phần của khu bảo tồn Phong Điền vào năm 2010. Khai thác gỗ, và các hoạt động sản xuất nông nghiệp là những nhân tố chính ảnh hưởng đến cảnh quan của rừng. Trong khuôn khổ của khu bảo tồn, hầu hết các hoạt động khai thác rừng của người dân địa phương đều bị nghiêm cấm. Chính phủ đã có kế hoạch phát triển các hoạt động sản xuất khác để thay thế các hoạt động khai thác rừng của người dân địa phương nhằm đảm bảo thu nhập cho từng hộ gia đình. Trong trường hợp này, chương trình trồng cây cao su và keo lai là hai chương trình tạo thu nhập cho người dân.

Đặc trưng của thôn Khe Trăn là sự hiện diện của tộc người Pahy, tộc người chiếm phần đa dân số của bản. Trong suốt thời gian chiến tranh, người dân phải di tản khắp nơi để lánh nạn. Sau khi hoà bình được lập lại, họ trở về tái định cư ở bản củ và được chính phủ thừa nhận tính hành chính của bản. Các hoạt động thường ngày của người dân ở đây chủ yếu là làm vườn, canh tác lúa nước, và chăm sóc rừng trồng. Dựa vào địa hình, bản Khe Trăn được chia làm hai khu vực: Khu vực trên và khu vực dưới.

Page 85: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Kết luận và khuyến nghị

Người dân sống ở khu vực trên có thu nhập tương đối thấp hơn khu vực dưới. Thu nhập của họ chủ yếu từ vườn nhà và rừng keo trồng. Người dân ở khu vực dưới có thu nhập cao hơn, với thu nhập từ nhiều loại cây trồng, bao gồm cao su và lúa nước.

Trong số tám loại đất chính, rừng được chia làm ba loại: rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, và rừng trồng. Việc người dân xếp rừng trồng vào đất rừng phản ánh rừng trồng là loại đất rừng chính thức. Sự đa dạng chủng loài ở Khe Trăn khá cao, thậm chí các loại đất đơn loài như rừng trồng hoặc ruộng lúa nước cũng có độ đa dạng các loài cây phi gỗ khá cao, là điều kiện để các loại đất này duy trì tính đa dụng của mình. Người dân địa phương vẫn còn sử dụng nhiều loài thực vật khác nhau cho sinh kế của mình. Một phần các loài này ở rừng tự nhiên, tuy nhiên, với điều kiện hiện tại, các loài này chủ yếu ở các loại đất canh tác.

Kết quả của phương pháp lập sơ đồ thôn bản có sự tham gia cho thấy, mặc dù đang có chiều hướng mai một về phương diện đa dạng nguồn tài nguyên và độ che phủ, kiến thức của người dân về các loại lâm sản, động vật hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn còn quan trọng đối với họ. Bên cạnh kiến thức về dân tộc thực vật học, người dân địa phương có ý thức sâu sắc về yếu tố sở hữu khi họ thảo luận về vấn đề chiếm hữu đất đai ở địa phương, quyền và trách nhiệm các bên liên quan đối với rừng trồng, và các mong đợi của họ trong tương lai. Người dân địa phương không đề cập đến những mối nguy hại sắp xảy ra đối với những loài đang trong tình trạng nguy hiểm. Tác động trực tiếp của con người đến độ che phủ hiện tại của rừng không thể lượng hoá được nếu chỉ dựa vào các ô điều tra của nghiên cứu.

Rừng, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, là nhân tố quan trọng nhất đối với người dân địa phương, và cũng là nguồn quan trọng cung cấp các sản phẩm có thể khai thác từ rừng. Nhận thức về tầm quan trọng của rừng có sự khác nhau giữa giới nam và giới nữ, giữa khả năng tiếp cận rừng, và các hoạt động liên quan đến rừng của các nhóm dân cư. Đối với nam giới, rừng trồng là loại rừng quan trọng nhất vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi đó, nữ giới lại đánh giá cao rừng tự nhiên vì nó cung cấp nhiều loại lâm sản phi gỗ.

Đánh giá tầm quan trọng của rừng qua các thời điểm khác nhau, ở thời điểm hiện tại, rừng (bao gồm cả rừng trồng) được đánh giá là ít quan trọng nhất vì sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên rừng, việc cấm khai thác các nguồn tài nguyên rừng của chính phủ, và sự xuất hiện của các hoạt động sản xuất thay thế khác. Rừng trong quá khứ được đánh giá là quan trọng nhất vì nó cung cấp tất cả các loại sản phẩm mà người dân cần. Các nguồn cây, con nuôi trồng được đánh giá là quan trọng hơn các nguồn khác (nguồn hoang dã và mua). Chính sách của nhà nước về PDNR đã ảnh hưởng mạnh đến sự phụ thuộc vào các nguồn lợi của rừng.

Cho dù kiến thức về các nguồn tài nguyên thiên nhiên được cho là trò quan trọng trong cơ chế quản lý rừng mới, bằng quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng kiến thức của người dân về rừng đang ngày càng bị mai một. Người dân địa phương vẫn còn nhận biết được chức năng chung chung của rừng, nhưng lại cảm thấy khó khăn trong việc mô tả chức năng của từng loại nguồn lợi cụ thể.

Đóng góp có ý nghĩa cho công tác bảo tồn có thể là việc lồng ghép quan điểm của người dân địa phương vào công tác này, đồng thời làm tốt công tác bảo tồn kiến thức bản địa. Mối nguy hại lớn nhất đối với rừng là hoạt động khai thác gỗ, tiếp theo là nạn cháy rừng. Việc xếp hạng này cho thấy người dân ý thức được các hoạt động mang tính không bền vững này không những tác động xấu đến rừng và còn ảnh hưởng đến sinh kế của họ.

Page 86: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Người dân địa phương cho biết rằng họ mong muốn được tham gia vào công tác bảo tồn vì nhiều lý do: tiếp cận các nguồn lợi từ rừng, tăng quyền sử dụng đất, được hưởng trợ cấp từ công tác bảo vệ rừng. Họ cũng mong muốn thương thảo với các cấp chính quyền để được khai thác một số loại lâm sản, chủ yếu là lâm sản phi gỗ, và một ít sản phẩm gỗ. Họ muốn được hợp tác với các cơ quan làm công tác bảo tồn không những vì những lý do nêu ở trên mà còn để bảo vệ rừng vì họ xem rừng là sợi dây bảo hiểm trong tương lai.

10.2. Khuyến nghị Các khuyến nghị sau được đưa ra dựa trên kết quả khảo sát và các mục tiêu của

dự án. Cụ thể hơn, các khuyến nghị này tập trung vào các hoạt động tiềm năng tiếp theo ở Khe Trăn và khả năng nâng cao hơn nữa sự tham gia của người dân địa phương vào công tác quản lý bảo tồn cũng như qui hoạch sử dụng đất. Chính phủ và các tổ chức phát triển có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để phân tích vai trò của các bên liên quan cấp địa phương trong công tác quản lý rừng.

10.2.1.  Lâm nghiệp cộng đồng và công tác quản lý rừng • Lâm nghiệp cộng đồng nên được xem là một sự lựa chọn tối ưu cho việc tăng sự

tham gia của người dân vào công tác quản lý khu bảo tồn bằng cách tạo điều kiện cho họ tiếp cận nhiều hơn nữa các hoạt động bền vững.

• Các nghiên cứu mang tính dài hạn và tập trung vào vấn đề che phủ của các loại đất khác nhau có thể mang lại nhiều thông tin hữu ích và chính xác về tình trạng rừng ở Khe Trăn và các vùng rừng phụ cận, về kiến thức bản địa và ưu tiên của địa phương trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có sự đi sâu, sát hơn vào cuộc sống của người Pahy, phải cùng ăn, ở với họ trong một thời gian dài hơn, và được chính quyền địa phương cho phép khảo sát ở rừng sâu, xa thôn bản, nơi được xem là lõi của khu bảo tồn.

10.2.2.  Sở hữu đất đai • Mặc dù chính phủ đã triển khai một số hoạt động ban đầu về việc giao đất nhưng

sở hữu đất đai vẫn là một vấn đề quan tâm và nhạy cảm ở địa phương, đặc biệt là vấn đề giao đất rừng trồng. Người dân phải được giao quyền sử dụng lâu dài loại đất này để tránh tình trạng họ chỉ dựa vào những hợp đồng giới hạn trong việc khai thác nó.

10.2.3.  Vấn đề bảo tồn • Tham gia vào quản lý. Người dân địa phương nên được tham gia trực tiếp vào công

tác quản lý khu bảo tồn. Vào thời điểm hiện tại, người dân đang thực hiện theo lộ trình quản lý đã được chính quyền và các cơ quan làm công tác bảo tồn thiết kế sẵn. Với lộ trình này, họ không được phép triển khai các hoạt động khai thác nội trong khu vực bảo tồn. Người dân địa phương chính là nguồn nhân lực rất hữu ích cho công tác bảo tồn (ví dụ như việc đấu tranh chống lại bọn lâm tặc). Người dân

Page 87: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Kết luận và khuyến nghị

địa phương rõ ràng rất quan tâm đến việc trực tiếp tham gia vào công tác quản lý khu vực bảo tồn bằng hình thức làm công tác bảo vệ.

• Tham gia vào công tác thương lượng. Thông tin về các loài đang bị đe doạ cần được cung cấp cho người dân nhằm tăng khả năng nhận thức của họ về tính cấp thiết của công tác bảo tồn. Một số loài quí hiếm đang được người dân sử dụng vào các mục đích khác nhau, do đó, việc sử dụng này cần được thảo luận rộng rãi để người dân nhận thức được và lựa chọn các loài khác thay thế những loài này.

• Khoanh vùng bảo vệ. Xét về phương diện truyền thống, một phần của khu bảo tồn thuộc rừng cộng đồng, vì lẽ đó, người dân địa phương không nên bị bỏ qua trong công tác bảo tồn mà cần phải được tham gia vào quá trình ra quyết định để đảm bảo tính bền vững trong quản lý. Thông qua quá trình thương thảo, người dân địa phương cần được trao nhiều quyền hơn trong việc thu nhặt và sử dụng các loại lâm sản. Việc xem người dân địa phương là một phần của giải pháp bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền vẫn chưa phải là lựa chọn duy nhất của chính phủ, tuy nhiên, nó có thể giúp hạn chế sự xâm hại của lâm tặc. Cần thiết phải có sự thoả thuận về khả năng tiếp cận rừng, thậm chí tiếp cận khu bảo tồn trong thời gian cao điểm (hạn hán hay lũ lụt) để thu nhặt một số lâm sản quan trọng.

10.2.4.  Sự khích lệ về kinh tế • Điều nguy hiểm của các hoạt động sản xuất mới (trồng rừng, trồng lúa nước) là nó

làm cho người dân xa rời các hoạt động sản xuất truyền thống. Cho dù xã hộ Pahy đang thay đổi, việc bảo tồn các đặc trưng của họ là điều kiện quan trọng cho bất kỳ nỗ lực hoà nhập kinh tế nào của cộng đồng.

• Kế hoạch phát triển kinh tế nên theo hướng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp (phát triển thuỷ sản, vv...). Lợi nhuận thu được từ rừng trồng phụ thuộc vào sự biến động của thị trường, do đó không nên xem nó là hoạt động sản xuất duy nhất thay thế nền canh tác du canh và khai thác tài nguyên rừng.

• Các hoạt động sản xuất mới (đặc biệt là rừng trồng) có thể không bền vững. Hiện nay hầu hết diện tích đất canh tác quanh bản đã được chuyển đổi sang trồng rừng, do đó, người dân có rất ít các sự lựa chọn khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra.

10.2.5.  Bản sắc văn hoá và tri thức bản địa• Tiến trình hoà nhập tộc người Pahy vào lối sống của người đồng bằng tiềm ẩn nguy

cơ đánh mất bản sắc văn hóa Pahy. Cho dù tiến trình hoà nhập của các tộc người khác vào xã hội Pahy diễn ra chậm nó vẫn đưa vào xã hội Pahy những cách thức ứng xử, hoạt động, và mối quan hệ mới với chính quyền địa phương.

• Điều cần thiết là phải chú trọng vào những tri thức bản địa còn lưu truyền trong cộng đồng. Cần thiết phải triển khai nhiều nghiên cứu về vấn đề này để thu thập và lưu giữ các tri thức và kỹ năng của người dân địa phương.

• Cần thiết phải triển khai các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề khai thác bền vững sản phẩm phi gỗ, một sự lựa chọn cho vấn đề sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên rừng. Hầu hết diện tích che phủ ở Khe Trăn là rừng đã bị khai thác hoặc đồi cây bụi. Tác động của lũ lụt và cháy rừng vẫn là những nhân tố chính ảnh hưởng đến độ che phủ và cấu trúc của rừng.

Page 88: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

��

Tài liệu tham khảo

Artemiev, Igor. 2003. Đổi mới lâm trường quốc doanh tại Việt Nam: mở cửa tiềm năng tăng trưởng gỗ kinh doanh. Tài liệu kỹ thuật. Tổ chức Phát triển Nông thôn và Nguồn tài nguyên Thiên nhiên tại Đông Á và Khu vực Thái Bình Dương.

Barney, Keith. 2005. Kế hoạch cấp Trung ương và xuất khẩu toàn cầu: Theo dấu Dây chuyền Hàng hóa Lâm nghiệp Việt Nam và các Dây chuyền Xuất khẩu sang Trung Quốc. Xu hướng Rừng. (http://www. forest-trends.org/documents/publications/Vietnam%20Final%20Report%207-1-05.pdf)

Đoàn Thẩm Định. 2004. Chương trình phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế giai đoạn II: Tài liệu khung chương trình. Bản chỉnh sửa Tiền Thẩm định Dự án. (http://global.finland.fi/english/procurement/ThuaThienHue/pd_viet_tthII.pdf)

Evans, Kristen. 2006. Đánh giá và áp dụng các viễn cảnh tương lai tại các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Gordon, Raymond G., Jr. (ed.) 2005. Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số: Các ngôn ngữ của thế giới, Tái bản lần thứ 15. SIL International, Dallas, TX, USA. (http://www.ethnologue.com/)

IUCN. 2006. Sách đỏ của tổ chức IUCN về các loại đang có nguy cơ bị đe dọa. http://www.iucnredlist.org/

Lê Thanh Chiến. 1996. Trồng thử nghiệm loài Quế - Cinnamomum cassia tạo năng xuất tinh dầu cao từ lá. Viện khoa học Rừng Việt Nam, Hà Nội.

Lê Trọng Trai, Trần Hiếu Minh, Trần Quang Ngọc, Trần Quốc Dũng và Ross Hughes. 2001. Dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Tổ chức bảo tồn Chim Quốc tế Chương trình Việt Nam và Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng, Hà Nội, Việt Nam.

Lê Văn Lan, S. Ziegler, and T. Grever. 2002. Sử dụng lâm sản và các dịch vụ môi trường tại Vườn quốc gia Bạch Mã, Việt Nam. http://www. mekong-protected-areas.org/vietnam/docs/bach_ma_forest_products.pdf

Mabberley, D.J. 1997. Cẩm nang thực vật: Từ điển về các loài thực vật có mạch. Nhà xuất bản Đại học Cambridge, Cambridge, Vương quốc Anh.

Page 89: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Tài liệu tham khảo

Maltsoglou, Irini và George Rapsomanikis. 2005. Đóng góp của hoạt động chăn nuôi đối với nguồn thu nhập của các hộ gia đình tại Việt Nam: Phân tích dựa trên mô hình hộ gia đình. Hồ sơ công việc PPLPI số 21. FAO. (http://www.fao.org/ag/AGAinfo/projects/en/ pplpi/docarc/wp21.pdf)

Matarasso, Michael và Đỗ Thị Thanh Huyền. 2005. Sự tham gia của cộng đồng góp phần vào thành công của công tác bảo tồn: nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn di sản thiên nhiên Việt Nam thông qua giáo dục môi trường dựa vào cộng đồng. Báo cáo Tiến độ Cuối cùng. Cơ quan Giáo dục Môi trường Đông Dương WWF, Việt Nam.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). 2005. Kế hoạch phát triển cho các đồng bào dân tộc thiểu số của dự án nguồn tài nguyên nước khu vực miền Trung. ADB VIE 30292. (http://www.adb.org/Documents/IndigenousPeoples/VIE/EMDP-CRWR.pdf)

Oudhia, Pankaj. 2004. Kans (Saccharum spontaneum L.). http://www.hort.purdue. edu/newcrop/CropFactSheets/kans.html

Phạm Hoàng Hồ. 1993. Cây cỏ Việt Nam. Vol 1-6. Montreal. Phân viện Điều Tra và Quy hoạch Rừng (FIPI). 1996. Cây rừng Việt Nam. Nhà xuất

bản Nông nghiệp, Hà Nội. Sheil, Douglas, Rajindra Puri, Imam Basuki, Miriam van Heist, Meilinda Wan, Nining

Liswanti, Rukmiyati, Mustofa A. Sardjono, Ismayadi Samsoedin, Kade Sidiyasa, Chrisandini, Edi Permana, Eddy M. Angi, Franz Gatzweiler, Brook Johnson, Akhmad Wijaya. 2003. Khám phá đa dạng sinh học, môi trường và nhận thức của người dân địa phương về các cảnh quan rừng, tái bản lần thứ 2 có chỉnh sửa và cập nhật. Trung tâm Nghiên cứu Rừng Quốc tế, Bộ Lâm nghiệp và Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tế, Bogor, Indonesia.

Viện Khoa học Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Rừng. 1972-1976. Iconographia Cormophytorum Sinicorum. Volume 1 – 5. Nhà xuất bản Bắc Kinh. (Zhongguo Gaodeng Zhiwu Tujian, Kexue Chubanshe:1-5 Beijing)

Vũ Hoài Minh và Hans Warfvinge. 2002. Các vấn đề về quản lý rừng tự nhiên từ hộ gia đình và các cộng đồng địa phương tại ba tỉnh ở Việt Nam: Hòa Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Mạng lưới Rừng Châu Á; Tài liệu Công việc vol. 5, California. Trang 47.

WCMC. 1994. Sơ lượt về đa dạng sinh học của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Phụ lục 5: các loài thực vật đang bị đe dọa. (http://www.wcmc.org.uk/infoserv/ countryp/vietnam/app5.html)

Yukio, Ikemoto. 2001. Các chính sách giảm nghèo và người dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Hôi nghị về Sự công bằng và nghèo đói: Nghiên cứu Phương pháp tiếp cận tiềm năng của loài Sến, 5–7 tháng Sáu 2001. (http://www.st-edmunds.cam.ac.uk/ vhi/sen/papers/ikemoto.pdf )

Yunnan Shumu Tuzhi, 1990. Yunnan Kexue Chubanshe, Côn Minh.

Page 90: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

��

Các

phụ

lục

Phụ

lục

1. L

UV

I (gi

á trị

trun

g bì

nh) c

ủa c

ác lo

ài th

ực

vật q

uan

trọng

thôn

g qu

a cá

c hạ

ng m

ục s

ử d

ụng

khác

nha

u (k

ết q

uả d

ựa

vào

bài t

ập x

ác

định

vị t

rí trê

n bả

n đồ

với

sự

tham

gia

của

bốn

nhó

m c

á nh

ân c

ung

cấp

thôn

g tin

)

Số.

Tên

thự

c vậ

tH

ạng

mục

sử

dụn

gTê

n kh

oa h

ọc/

Tiến

g A

nhH

ọTi

ếng

Pahy

Củi

Thứ

c ăn

gi

a sú

cTh

ức

ăn

(cho

ngư

ời)

Các

Bán

lấy

tiền

mặt

Dụn

g cụ

1Al

lium

sp.

Alli

acea

eTo

i-

-0.

10-

-2

Col

ocas

ia sp

.A

race

aePo

ng-

0.16

0.75

--

3C

oloc

asia

sp.

Ara

ceae

Tu v

en-

0.56

--

-4

Col

ocas

ia sp

.A

race

aeTu

ven

thuc

-0.

56-

--

5Sc

heffl

era

octo

phyl

laA

ralia

ceae

A ru

om0.

09-

--

-6

Cal

amus

wal

keri

A

reca

ceae

Ki r

e-

-0.

991.

96-

7C

aryo

ta u

rens

A

reca

ceae

A tú

t-

-0.

14-

-8

Licu

ala

spin

osa

Are

cace

aeA

ro0.

27-

-1.

781.

479

Livi

ston

a sa

ribu

sA

reca

ceae

Ta lo

--

0.30

--

10O

rmos

ia b

alan

sae

Are

cace

aeR

ang

--

--

0.42

11Rh

apis

laoe

nsis

Are

cace

aeà

ché

r-

-0.

68-

-12

Can

ariu

m p

imel

a B

urse

race

aeC

lam

0.20

--

--

13C

rato

xylu

m p

runi

floru

m

Clu

siac

eae

Leng

nge

ng0.

64-

--

-14

Gar

cini

a m

ergu

ensi

sC

lusi

acea

eC

haon

--

0.12

--

15*

Con

volv

ulac

eae

La b

ai-

0.17

--

-16

Hop

ea o

dora

taD

ipte

roca

rpac

eae

Sao

--

-0.

25-

17Ap

oros

a di

oica

Eu

phor

biac

eae

Moo

c0.

11-

-0.

08-

18Ba

ccau

rea

anna

men

sis

Euph

orbi

acea

eD

au n

e -

-0.

08-

-19

Hev

ea b

rasi

liens

isEu

phor

biac

eae

Cu

su0.

27-

-1.

68-

20*

Euph

orbi

acea

eA

leo

0.28

--

--

Page 91: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0 | Các phụ lục

Số.

Tên

thự

c vậ

tH

ạng

mục

sử

dụn

gTê

n kh

oa h

ọc/

Tiến

g A

nhH

ọTi

ếng

Pahy

Củi

Thứ

c ăn

gi

a sú

cTh

ức

ăn

(cho

ngư

ời)

Các

Bán

lấy

tiền

mặt

Dụn

g cụ

21C

leis

tant

hus a

ff. H

irsu

tulu

s Eu

phor

biac

eae

Pala

r-

--

-2.

0922

Afze

lia x

yloc

arpa

Fa

bace

aeLi

m-

0.21

--

0.14

23Li

thoc

arpu

s sp.

Faga

ceae

A re

0.60

--

-1.

2724

*G

esne

riace

aeTa

i nai

--

0.06

--

25Li

tsea

sp.

Laur

acea

eB

oi lo

i-

--

0.22

0.72

26Ba

rrin

gton

ia m

acro

stac

hya

Lecy

thid

acea

eTa

m la

ng-

-0.

14-

-27

Angi

opte

ris s

p.M

arat

tiace

aeTi

lai

--

0.07

--

28M

elas

tom

a sp

. M

elas

tom

atac

eae

Car

cho

0.27

--

--

29K

haya

sene

gale

nsis

Mel

iace

aeX

a cu

--

-0.

30-

30Ac

acia

aur

icul

iform

isM

imos

acea

eTr

àm1.

22-

-2.

530.

2131

Acac

ia m

angi

umM

imos

acea

eK

eo-

--

1.16

-32

Ficu

s rac

emos

aM

orac

eae

Tut n

at-

0.14

--

-33

Ban

ana

Mus

acea

ePe

-0.

892.

160.

17-

34H

orsfi

eldi

a am

ygda

lina

Myr

istic

acea

eC

ha h

am0.

05-

--

-35

Arto

carp

us h

eter

ophy

llaM

yrta

ceae

Pana

y -

-0.

44-

0.31

36Ba

ecke

a fr

utes

cens

Myr

tace

aeSe

n-

--

1.03

-37

Euca

lypt

us sp

.M

yrta

ceae

bac

h da

n0.

27-

--

-38

Rhod

omyr

tus t

omen

tosa

M

yrta

ceae

Cle

m0.

45-

--

0.23

39Pi

nus l

atte

riPi

nace

aeA

ngo

--

-0.

49-

40B

ambo

oPo

acea

eM

ang

--

-0.

44-

41B

ambo

oPo

acea

eTa

ng n

u-

--

-0.

1442

Bam

boo

Poac

eae

Pheo

0.27

0.13

1.91

0.37

0.49

43D

igita

ria

pete

lotii

Po

acea

eSa

mal

uc-

0.15

--

-44

Gra

ssPo

acea

eSa

c-

1.94

--

-

Phụ

lục

1. T

ieep

s

Page 92: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Phụ

lục

1. T

ieep

s

Số.

Tên

thự

c vậ

tH

ạng

mục

sử

dụn

gTê

n kh

oa h

ọc/

Tiến

g A

nhH

ọTi

ếng

Pahy

Củi

Thứ

c ăn

gi

a sú

cTh

ức

ăn

(cho

ngư

ời)

Các

Bán

lấy

tiền

mặt

Dụn

g cụ

45Im

pera

ta c

ylin

dric

aPo

acea

eSa

c bl

ang

-0.

60-

--

46M

eloc

alam

us c

ompa

ctifl

orus

Po

acea

eA

tang

--

-0.

59-

47M

eloc

alam

us c

ompa

ctifl

orus

Po

acea

eA

tang

0.27

--

--

48M

eloc

alam

us c

ompa

ctifl

orus

Po

acea

eTu

vie

n-

--

-2.

1949

Thys

anol

aena

max

ima

Poac

eae

Chu

l-

2.12

-0.

39-

50*

Poac

eae

Sac

ila-

0.44

--

-51

Mus

saen

da a

pter

a / M

. deh

iscen

sR

ubia

ceae

Piên

g pa

ng-

0.14

--

-52

Wen

dlan

dia

glab

rata

Rub

iace

aeA

xop

--

--

2.32

53C

omm

erso

nia

bart

ram

ia

Ster

culia

ceae

A

Pon

g0.

32-

--

1.28

54C

omm

erso

nia

bart

rata

Ster

culia

ceae

A

pon

0.16

--

--

55Ta

rrie

tia ja

vani

caSt

ercu

liace

ae

Hue

n-

--

0.69

1.15

56M

ushr

oom

*Tr

ia-

-1.

090.

10-

57Ve

geta

ble

*C

o ch

o0.

11-

0.23

--

58*

*A

lo0.

11-

--

-59

**

A p

ang

--

--

0.47

60*

*A

roc

-

0.24

-0.

2161

**

Bon

g bo

t0.

20-

--

-62

**

Cac

cho

0.04

--

--

63*

*C

hel

0.11

--

--

64*

*C

hoan

0.28

--

--

65*

*C

hua

--

0.07

--

66*

*C

hun

--

-0.

11-

67*

*C

o ch

at-

0.34

--

-68

**

Co

chin

h-

0.26

--

-

Page 93: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Các phụ lục

Số.

Tên

thự

c vậ

tH

ạng

mục

sử

dụn

gTê

n kh

oa h

ọc/

Tiến

g A

nhH

ọTi

ếng

Pahy

Củi

Thứ

c ăn

gi

a sú

cTh

ức

ăn

(cho

ngư

ời)

Các

Bán

lấy

tiền

mặt

Dụn

g cụ

69*

*C

o ro

n-

-0.

26-

-70

**

Cro

l0.

32-

--

-71

**

Cro

n-

-0.

24-

-72

**

Cu

--

--

0.21

73*

*D

ong

0.14

0.24

--

74

**

Leng

nga

nh0.

27-

--

-75

**

pa ro

ne

--

-0.

15-

76*

*R

an x

el0.

07-

--

-77

**

Ta ra

ng-

--

-0.

5378

**

Tan

ao0.

22-

--

-79

**

Tu lu

on-

--

0.17

-80

**

Tu p

hi0.

56-

--

-81

**

Tu V

a -

-0.

38-

-82

**

Tung

ao

0.17

--

--

83*

*Va

0.14

--

--

- biể

u th

ị các

loài

khô

ng đ

ược

sử

dụn

g tạ

i hạn

g m

ục tư

ơng

ứng

* bi

ểu th

ị các

loại

khô

ng đ

ược

xác

địn

h đư

ợc d

o kh

ông

tìm th

ấy m

ẫu ở

vị t

rí ng

hiên

cứ

u.

Phụ

lục

1. T

ieep

s

Page 94: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Phụ lục 2. LUVI (giá trị trung bình) của các loài động vật quan trọng thông qua các hạng mục sử dụng khác nhau (kết quả dựa vào phương pháp cho điểm với sự tham gia của bốn nhóm cá nhân cung cấp thông tin)

Số.

Tên loài động vật Hạng mục sử dụng

Tiếng Pahy Tiếng Anh

Thức ăn (cho người)

Động vật có thể

đem bán

Làm thuốc (trị bệnh) Dụng cụ

1 A at na n.a. 0.59 - - -2 A binh Rat 1.95 - - -3 A che Bird 0.02 - - -4 A cuot Frog 0.89 - - -5 A ut n.a. - - 0.44 -6 Can chong n.a. - - 0.24 -7 Chim chao mao Bird - 0.14 - 0.038 Chim chich choe Bird - - 0.039 Chim cuong Peacock - 0.21 - 0.10

10 Chim sao Bird - 0.20 - 0.0411 Chon den n.a. 0.92 - - -12 Co chong n.a. - - 0.17 -13 Cu lui n.a. 0.14 - - -14 Cu xanh Snake 0.02 - 0.12 -15 Cuong n.a. - - - 0.2716 Dong n.a. - - - 0.0817 Hon n.a. - - 0.30 -18 K chu n.a. - 0.09 - 0.0519 Khep n.a. - - 0.03 -20 Khuou Bird - 0.27 - 0.2521 Kien n.a. 0.06 - - -22 Kiep n.a. 0.08 - - -23 Pi reo n.a. - - - 0.2924 Quai n.a. 0.04 - - -25 quai n.a. - - 0.24 -26 Tac ke n.a. - - 0.16 -27 Truoi Chicken 0.41 - - -28 Truon prieng n.a. 0.15 - - -29 Vet n.a. - - - 0.07

- biểu thị các loài không được sử dụng tại các hạng mục tương ứngTrung bình của n.a. không phù hợp

Page 95: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Các phụ lục

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Lớphailámầm

-Dicotyledones

Adia

ntum

dia

phan

umA

dian

tace

ae-

2

Adia

ntum

sp.1

Adi

anta

ceae

-

2

Adia

ntum

sp.2

Adi

anta

ceae

-

2

Adia

ntum

sp.3

Adi

anta

ceae

Ta ra

nh c

anh

3

Anog

ram

ma

mic

roph

ylla

Adi

anta

ceae

Sắc

a tro

m c

an c

hong

4

Alte

rnan

ther

a se

ssili

sA

mar

anth

acea

eSắ

c ch

iêú

5

Al

tern

anth

era

sp.1

Am

aran

thac

eae

Sắc

cằn

cờ le

ng

6

C

ente

lla a

siat

ica

Api

acea

eR

au m

á/Sắ

c a

tăng

/Sắc

i ch

a

3

4 5

6

M

elod

inus

cf.

anna

men

sis

Apo

cyna

ceae

A m

ư a

tang

2

Mel

odin

us c

f. m

yrtif

oliu

s A

pocy

nace

aeA

cê ló

2

Mel

odin

us lo

cii

Apo

cyna

ceae

A m

ư cê

2

Wri

ghtia

dub

iaA

pocy

nace

aeC

hoh/

Còi

ke

2

Hoy

a sp

.1A

scle

piad

acea

eA

bỏ tê

2

Stre

ptoc

aulo

n sp

.1A

scle

piad

acea

eA

mu

pu x

á

3

6

Ag

erat

um c

onyz

oide

sA

ster

acea

eC

á hỡ

i/Sắc

par

abo

n

3

4

Cra

ssoc

epha

lum

cre

pidi

oide

sA

ster

acea

eR

au n

ghđo

/Sắc

a n

gươn

3

6

Eupa

tori

um sp

.1A

ster

acea

eTô

m b

ro b

on

6

G

naph

aliu

m p

olyc

aulo

nA

ster

acea

e-

5

Phụ

lục

3. T

ên c

ác lo

ài th

ực

vật,

các

họ v

à tê

n đị

a ph

ươn

g củ

a cá

c m

ẫu đ

ược

thu

thập

bên

tron

g và

ngo

ài c

ác th

ửa

đất t

hông

qua

các

hạn

g m

ục s

ử d

ụng

của

chún

g

Page 96: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Lact

uca

sp.1

Ast

erac

eae

Sắc

a pi

6

Lact

uca

sp.2

Ast

erac

eae

Sắc

tía

6

Sp

ilant

hes c

f. ia

badi

cens

isA

ster

acea

eSắ

c ră

m b

on

6

Ve

rnon

ia p

atul

aA

ster

acea

eSắ

c a

chể

6

Bego

nia

cf. p

orte

ri

Beg

onia

ceae

Cu

to a

rop

2

Can

ariu

m p

imel

aB

urse

race

aeC

lam

2

Dac

ryod

es c

f. br

evir

acem

osa

Bur

sera

ceae

A lo

ng c

hua

lòy/

A lo

ng k

hét

2

Gar

uga

sp.1

Bur

sera

ceae

A lo

ng c

ì ăi

2

Gar

uga

sp.2

Bur

sera

ceae

A

long

chu

á

2

Ba

uhin

ia c

f. lo

rant

haC

aesa

lpin

iace

aeA

cu ti

ên

2

Bauh

inia

cf.

peni

cilli

loba

Cae

salp

inia

ceae

A m

ư cu

tiên

/A m

ư tà

riên

g1

2

Pelto

phor

um d

asyr

rhac

his

Cae

salp

inia

ceae

Tulv

om

2

C

leom

e vi

scos

aC

appa

race

aeC

ơn c

ôc m

ẵn

5

6

Stix

is sc

ande

nsC

appa

race

aeN

ôm b

ê lố

c

4

St

ixis

suav

eole

nsC

appa

race

aeC

ần c

ò lố

t

3

Cal

ophy

llum

cf.

bala

nsae

Clu

siac

eae

A lo

ng c

ồn

2

C

rato

xylu

m m

aing

ayi

Clu

siac

eae

A lo

ng o

i/A lo

ng râ

u gi

a/R

ìng

rìng

2

6

Cra

toxy

lum

sp.1

Clu

siac

eae

A lo

ng ra

n si

a

3

Hyp

eric

um ja

poni

cum

Clu

siac

eae

Sắc

a da

pan

g na

ng

4

Q

uisq

ualis

indi

caC

ombr

etac

eae

A lo

ng c

hà c

hế

3

Page 97: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Các phụ lục

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Ipom

oea

bata

tas

Con

volv

ulac

eae

A ra

u cu

lang

6

Ipom

oea

purp

urea

Con

volv

ulac

eae

A m

u ra

n gi

on/S

ắc rầ

n dò

n

6

Dill

enia

turb

inat

aD

illen

iace

aeR

ipo

1 2

Tetr

acer

a sa

rmen

tosa

spp.

asi

atic

aD

illen

iace

aeA

cah

hát/A

lân

hát/A

lang

ha

t1

2

Acer

atiu

m sp

.1El

aeoc

arpa

ceae

Sắc

a nả

6

Elae

ocar

pus c

f. ni

tidus

Elae

ocar

pace

ae-

2

Itea

mac

roph

ylla

Esca

lloni

acea

eC

ỏ ch

a

2

Ap

oros

a di

oica

Euph

orbi

acea

eA

long

mom

/Mom

alo

ng sê

n1

4

Ap

oros

a m

icro

stac

hya

Euph

orbi

acea

eM

ộc

4

Ap

oros

a te

trap

leur

aEu

phor

biac

eae

A lo

ng m

om p

u xá

/A lo

ng m

ôt/M

om1

2

C

leis

tant

hus c

f. hi

rsut

ulus

Euph

orbi

acea

ePa

lar

2

Cle

ista

nthu

s sp.

1Eu

phor

biac

eae

A lo

ng ti

2

Cro

ton

pota

bilis

Euph

orbi

acea

eA

long

lán

liếc

2

Epip

rinu

s bal

ansa

eEu

phor

biac

eae

A lo

ng p

a ch

a

2

Eu

phor

bia

sp.1

Euph

orbi

acea

e-

5

Glo

chid

ion

cf. j

ussi

euan

umEu

phor

biac

eae

A lo

ng v

u ve

3

H

evea

bra

silie

nsis

Euph

orbi

acea

eC

aosu

3

M

acar

anga

tric

hoca

rpa

Euph

orbi

acea

eA

long

pai

2

Mal

lotu

s flor

ibun

dus

Euph

orbi

acea

eLa

nh le

p1

Page 98: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Mal

lotu

s hoo

keri

anus

Euph

orbi

acea

eA

long

tò rà

ng a

rây

2

Mal

lotu

s pan

icul

atus

Euph

orbi

acea

eA

lỏe/

A lo

ng a

3

Phyl

lant

hus a

mar

usEu

phor

biac

eae

Chã

ợị

3

Ph

ylla

nthu

s sp.

1Eu

phor

biac

eae

Sắc

pa c

o

6

Ab

rus m

ollis

Faba

ceae

A m

ư ân

2

Ar

achi

s hyp

ogae

aFa

bace

aeA

ton

lon

5

Bo

wri

ngia

cal

licar

paFa

bace

aeA

beo

/A m

ư ng

hê1

2

Bow

ring

ia sp

.1Fa

bace

ae-

2

Dal

berg

ia p

olya

delp

haFa

bace

aeA

vét

2

Dal

berg

ia sp

.1Fa

bace

aeA

long

pộ

ru

3

Der

ris s

p.1

Faba

ceae

A m

ư a

óc

6

Des

mod

ium

trifo

lium

Faba

ceae

-

4

Mill

ettia

sp.1

Faba

ceae

A c

huôn

g

6

Orm

osia

sem

icas

trat

a va

r. lit

chiif

olia

Faba

ceae

Ràn

g có

c

2

Li

thoc

arpu

s aila

oens

isFa

gace

aeA

re

2

Li

thoc

arpu

s hem

isph

eric

usFa

gace

aeA

long

lim

2

Lith

ocar

pus s

p.1

Faga

ceae

A lo

ng v

ang

2

Lith

ocar

pus s

p.2

Faga

ceae

A lo

ng c

u vÏ

2

Que

rcus

cf.

sp.1

Faga

ceae

A lo

ng a

rở

2

Page 99: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Các phụ lục

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Hom

aliu

m c

f. ha

inan

ense

Flac

ourti

acea

eA

long

lâm

2

Boea

rufe

scen

sG

esne

riace

ae-

2

Chi

rita

cf.

min

utih

amat

aG

esne

riace

ae-

2

Dic

rano

pter

is li

near

isG

leic

heni

acea

eR

ang

rang

3

D

icra

nopt

eris

sp.1

Gle

iche

niac

eae

Tara

nh

3

Gom

phan

dra

sp.1

Icac

inac

eae

Càm

măn

g a

đe

2

G

onoc

aryu

m lo

bbia

num

Icac

inac

eae

-

2

Io

des o

valis

var

. viti

gine

aIc

acin

acea

eA

bay

bươn

/Pi a

pan

g1

3

Irvi

ngia

mal

ayan

aIr

ving

iace

aeA

long

chê

2

Ixon

anth

es c

f. re

ticul

ata

Ixon

anth

acea

eA

long

mât

2

Leuc

as ze

ylan

ica

Lam

iace

aeSắ

c th

úi/S

ắc tă

ong

5

Beils

chm

iedi

a sp

.1La

urac

eae

Mân

2

Cin

nam

omum

cf.

burm

anni

iLa

urac

eae

A lo

ng c

ha c

hế

2

C

inna

mom

um c

f. m

aire

iLa

urac

eae

A lo

ng tâ

n bu

2

Cry

ptoc

arya

cf.

met

calfi

ana

Laur

acea

e-

1

cf. L

itsea

sp.1

Laur

acea

e-

2

Lits

ea c

ubeb

aLa

urac

eae

A lo

ng c

ê lã

2

Lits

ea v

ertic

illat

aLa

urac

eae

-1

Mac

hilu

s odo

ratis

sim

aLa

urac

eae

Bêi

lêi

2

Phoe

be c

unea

taLa

urac

eae

A lo

ng tr

èng

treng

2

Page 100: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Barr

ingt

onia

mac

rost

achy

aLe

cyth

idac

eae

Tâm

lang

2

Stry

chno

s cf.

ovat

aLo

gani

acea

eA

lá v

ang/

Am

ư tâ

t cây

/A m

ư tó

i1

2

Ure

na lo

bata

Mal

vace

aeA

long

ta c

on a

a/S

ắc k

i đon

4

6

Acin

oden

dron

sp.1

Mel

asto

mat

acea

eA

long

a ri

êp

2

Bl

astu

s cf.

egla

ndul

osus

Mel

asto

mat

acea

eA

long

ka

cho

2

Blas

tus e

glan

dulo

sus

Mel

asto

mat

acea

eA

long

ka

cho

2

Mel

asto

ma

sp.1

Mel

asto

mat

acea

eC

râr c

ho

3

Mel

asto

ma

sp.2

Mel

asto

mat

acea

eA

long

ca

ro c

ho

3

Mel

asto

ma

sp.3

Mel

asto

mat

acea

eA

long

ca

ro c

ho

4

cf

. Mem

ecyl

on sp

.1M

elas

tom

atac

eae

A lo

ng tr

ẽn tr

ẽn

2

Mem

ecyl

on c

f. fr

utic

osum

Mel

asto

mat

acea

eA

long

apă

ng

2

M

emec

ylon

ligu

stri

num

Mel

asto

mat

acea

eC

ê lâ

m

2

D

ysox

ylum

cf.

bine

ctar

iferu

mM

elia

ceae

A lo

ng c

apo

1

D

iplo

clis

ia g

lauc

esce

nsM

enis

perm

acea

eA

mư/

Dây

a m

ư/Pi

ro p

ang

kon/

S¾c

pỡng

3 4

6

Fibr

aure

a re

cisa

Men

ispe

rmac

eae

A m

ư ng

hê/S

ắc rầ

n sà

ng

2 3

Fibr

aure

a cf

. rec

isa

Men

ispe

rmac

eae

-1

Fibr

aure

a tin

ctor

iaM

enis

perm

acea

eA

beo

2

Acac

ia a

uric

ulifo

rmis

Mim

osac

eae

A lo

ng tr

àm

3

Acac

ia m

angi

umM

imos

acea

eA

long

keo

3 4

Page 101: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0 | Các phụ lục

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Acac

ia si

amen

sis

Mim

osac

eae

A lo

ng m

uồng

3

Ac

acia

sp.1

Mim

osac

eae

A m

ư tà

riên

g

2

Arch

iden

dron

che

valie

riM

imos

acea

eEa

lìt

2

Mim

osa

pudi

caM

imos

acea

eSắ

c a

chiế

t

6

Mim

osa

sp.2

Mim

osac

eae

Sắc

a xô

ng

6

Mol

lugo

pen

taph

ylla

Mol

lugi

nace

aeSắ

c a

cho

5 6

Arto

carp

us h

eter

ophy

llus

Mor

acea

eA

long

pa

nây

6

Arto

carp

us m

elin

oxyl

usM

orac

eae

A p

ut

2

Ar

toca

rpus

cf.

mel

inox

ylus

Mor

acea

eA

long

a p

ứt

2

Ar

toca

rpus

styr

acifo

lius

Mor

acea

eC

hæi

1

Fi

cus s

agitt

ata

Mor

acea

eA

cusó

c

2

Ficu

s sp.

1M

orac

eae

A lo

ng tố

t tốt

3

Fi

cus s

p.2

Mor

acea

eA

sôc

2

Ficu

s vas

culo

saM

orac

eae

A lo

ng c

a đo

m/G

ià d

íp1

2

Taxo

troph

is sp

.1M

orac

eae

Tỏri

2

Hor

sfiel

dia

amyg

dalin

aM

yris

ticac

eae

Cha

hàm

2

Hor

sfiel

dia

sp.1

Myr

istic

acea

eA

long

cha

hàm

2

Ardi

sia

quin

queg

ona

var.

latif

olia

Myr

sina

ceae

-1

Mae

sa b

alan

sae

Myr

sina

ceae

Don

g do

n

3

Mae

sa p

erla

rius

Myr

sina

ceae

A lo

ng

4

Page 102: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Acm

ena

cf. a

cum

inat

issi

ma

Myr

tace

aeA

long

cho

ang

2

Dec

aspe

rmum

par

viflo

rum

Myr

tace

aeA

long

bùn

g bô

c

2

Rh

odom

yrtu

s sp.

1M

yrta

ceae

A lo

ng c

ê le

m

6

Sy

zygi

um c

f. bo

nii

Myr

tace

ae-

1

Sy

zygi

um c

f. br

acte

atum

Myr

tace

aeA

long

a sâ

u

2

Sy

zygi

um c

f. co

chin

chin

ensi

sM

yrta

ceae

A lo

ng c

a do

an/C

ê lâ

m1

2

Sy

zygi

um c

f. lin

eatu

mM

yrta

ceae

A lo

ng tu

kiê

ng

2

Sy

zygi

um ru

bicu

ndum

Myr

tace

aeA

long

trám

1

Sy

zygi

um sp

.1M

yrta

ceae

-1

Syzy

gium

sp.2

Myr

tace

ae-

1

Syzy

gium

sp.4

Myr

tace

aeC

ê lâ

m c

ù so

1

Sy

zygi

um sp

.5M

yrta

ceae

A lo

ng a

păn

g

2

Sy

zygi

um sp

.6M

yrta

ceae

A lo

ng a

pán

g

2

Sy

zygi

um sp

.7M

yrta

ceae

A lo

ng tầ

n co

i tì r

á

2

Sy

zygi

um sp

.8M

yrta

ceae

A lo

ng a

tiởn

g

2

Sy

zygi

um v

estit

umM

yrta

ceae

Trâm

tổ k

iến

2

Gom

phia

serr

ata

Och

nace

aeTờ

nu

2

Lino

cier

a cf

. ram

iflor

aO

leac

eae

A lo

ng c

hot a

vot

1

Li

noci

era

thor

elii

Ole

acea

eA

long

ta rê

con

ke/

Trai

3 4

Myx

opyr

um n

ervo

sum

Ole

acea

eA

a pư

ăng

1 2

Page 103: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Các phụ lục

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

cf. O

sman

thus

sp.1

Ole

acea

eC

hàm

hàm

1

Lu

dwig

ia p

rost

rata

Ona

grac

eae

Sắc

tiêu

6

Mic

rode

smis

cas

eari

aefo

liaPa

ndac

eae

A lo

ng tù

nu

tù m

ò/Tờ

nu

tờ m

o

2

Ad

enia

het

erop

hylla

Pass

iflor

acea

eA

cu ti

ên

3

Pipe

r cf.

brev

icau

lePi

pera

ceae

-1

Pipe

r nig

rum

Pipe

race

aeTi

êu th

o

6

Pi

per s

p.1

Pipe

race

ae-

1

Pipe

r sp.

2Pi

pera

ceae

A a

i ki n

en1

Pipe

r sp.

3Pi

pera

ceae

Là b

ả âm

bút

/Tiê

u th

o

2

6

Pi

per s

p.4

Pipe

race

aeSắ

c al

ít

6

Xa

ntho

phyl

lum

cf.

flave

scen

sPo

lyga

lace

aeA

long

to ră

ng a

rây

1 2

Xant

hoph

yllu

m c

f. ha

inan

ense

Poly

gala

ceae

A lo

ng a

so

2

Ru

bus s

p.1

Ros

acea

eSắ

c a

lau

6

Rubu

s sp.

2R

osac

eae

A lo

ng p

o ro

su/P

aros

u

3

6

G

arde

nia

soot

epen

sis

Rub

iace

aeA

long

ca

ao1

2

G

arde

nia

sp.1

Rub

iace

aeA

long

ka

ao

2

H

edyo

tis c

apite

llata

var

. mol

lisR

ubia

ceae

A m

ư a

tói

3

Hed

yotis

diff

usa

Rub

iace

aeSắ

c pi

nhe

6

Hed

yotis

hed

yotid

esR

ubia

ceae

Pi a

pàn

g cù

téc

2

Hed

yotis

cf.

hisp

ida

Rub

iace

ae-

2

Page 104: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Hed

yotis

cf.

lept

oneu

raR

ubia

ceae

Sắc

a dó

6

Hed

yotis

cf.

mic

roce

phal

aR

ubia

ceae

Tà ri

nh

3

Hed

yotis

mul

tiglo

mer

ata

Rub

iace

aeR

au m

è

3

Hed

yotis

mul

tiglo

mer

ulat

aR

ubia

ceae

Sắc

lá tr

e

5

Hed

yotis

cf.

pilu

lifer

aR

ubia

ceae

Sắc

ản tr

uôi

1

3

Hed

yotis

cf.

sym

ploc

iform

isR

ubia

ceae

Sắc

tê rá

i a

chá

4

Hed

yotis

sp.1

Rub

iace

aeC

ây m

è/Sắ

c m

è

5

6

Ix

ora

sp.1

Rub

iace

aePi

n ra

vốt

2

Lasi

anth

us c

yano

carp

us v

ar.

aspe

rula

tus

Rub

iace

ae-

2

Lasi

anth

us sp

.2R

ubia

ceae

-1

Mor

inda

cf.

parv

ifolia

Rub

iace

aeA

a dó

/A m

ư bo

tê ro

2

3

Mor

inda

cf.

umbe

llata

Rub

iace

aeD

ây a

4

Mor

inda

sp.1

Rub

iace

aeA

pa la

i

2

Mus

saen

da a

pter

aR

ubia

ceae

A m

ư pa

ro p

ang/

Pia

rơ p

ang

2

3

M

ussa

enda

cf.

apte

raR

ubia

ceae

A m

ư a

lá/P

ia p

àng

âm b

út

2

Mus

saen

da sp

.1R

ubia

ceae

Pi a

rỏ p

ang

3

N

eola

mar

ckia

cf.

adam

baR

ubia

ceae

A lo

ng k

a ao

2

Neo

nauc

lea

cf. p

urpu

rea

Rub

iace

aeM

ắt b

oái

2

Paed

eria

scan

dens

Rub

iace

aeSắ

c co

lo/S

ắc la

van

g/Ta

r bo

tro

6

Page 105: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Các phụ lục

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Psyc

hotr

ia se

rpen

sR

ubia

ceae

Sắc

bul

2

Psyc

hotr

ia sp

.1R

ubia

ceae

Còi

ke

2

Ps

ycho

tria

sp.2

Rub

iace

aeA

long

pia

rarố

t

3

Rand

ia sp

inos

aR

ubia

ceae

Alo

ng a

xôn

g a

tói

3

Ac

rony

chia

ped

uncu

lata

Rut

acea

eA

long

atố

t/Cơm

rưîu

2

Euod

ia c

alop

hylla

Rut

acea

eA

long

a lô

2

Mac

luro

dend

ron

sp.1

Rut

acea

eA

long

cfs

ốc lâ

m p

á/A

long

par

cha

/A

long

răng

2

Ames

iode

ndro

n ch

inen

seSa

pind

acea

eTà

ràng

1 2

Nep

heliu

m la

ppac

eum

Sapi

ndac

eae

A lo

ng c

ê rô

l

2

Pl

anch

onel

la c

f. an

nam

ensi

sSa

pota

ceae

-

2

Li

nder

nia

anag

allis

Scro

phul

aria

ceae

Pi a

rò p

ang

4

6

Lind

erni

a ob

long

aSc

roph

ular

iace

ae-

3

5

Lind

erni

a pu

silla

Scro

phul

aria

ceae

Sắc

a pú

a/Sắ

c cu

so

4

6

Scop

aria

sp.1

Scro

phul

aria

ceae

Sắc

răng

cưa

5

Tore

nia

bent

ham

iana

Scro

phul

aria

ceae

Sắc

a qu

ang

4

Tore

nia

glab

raSc

roph

ular

iace

ae-

3

Phys

alis

ang

ulat

aSo

lana

ceae

leng

3

Ph

ysal

is sp

.1So

lana

ceae

Sắc

cê le

ng c

ê lo

ng

5

Sola

num

cf.

amer

ican

umSo

lana

ceae

Sắc

rau

bay

4

6

Page 106: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Her

itier

a au

gust

ata

Ster

culia

ceae

Man

g

2

H

eriti

era

mac

roph

ylla

Ster

culia

ceae

A lo

ng m

ang

2

Mel

ochi

a co

rcho

rifo

liaSt

ercu

liace

aeSắ

c bá

y/Sắ

c lă

n lé

p/Sắ

c tờ

con

5 6

Adin

andr

a cf

. hai

nane

nsis

Thea

ceae

-1

Cam

ellia

cf.

fleur

yiTh

eace

aeA

tung

1

C

amel

lia c

f. ni

tidis

sim

aTh

eace

aeA

long

a tu

ng

2

Cam

ellia

sine

nsis

Thea

ceae

A lo

ng tr

e

3

Cam

ellia

sp.0

Thea

ceae

Rau

ròn

1

C

amel

lia sp

.1Th

eace

ae-

1

C

amel

lia sp

.2Th

eace

aeLâ

n lé

p1

Eury

a cf

. acu

min

ata

var.

eupr

ista

Thea

ceae

A tí

ch/C

ần n

2

Eu

rya

cf. n

itida

Thea

ceae

A lo

ng c

hên

3

Eu

rya

cf. t

rich

ocar

paTh

eace

aeA

tich

1

Eu

rya

sp.1

Thea

ceae

A tê

ch1

Eury

a sp

.2Th

eace

aeM

âl1

Lino

stom

a de

cand

rum

Thym

elae

acea

eA

tiên

g

2

G

ironn

iera

cus

pida

taU

lmac

eae

A x

ấc

2

G

ironn

iera

suba

equa

lisU

lmac

eae

A lo

ng a

sất

2

Giro

nnie

ra y

unna

nens

isU

lmac

eae

A lo

ng a

sấc

2

Cle

rode

ndru

m c

yrto

phyl

lum

Verb

enac

eae

A lo

ng a

lau

3

Page 107: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Các phụ lục

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Prem

na sp

.1Ve

rben

acea

epi

arò

pang

6

Prem

na sp

.2Ve

rben

acea

epi

arò

pang

6

Vite

x cf

. pie

rrea

naVe

rben

acea

eTi

2

Vite

x tr

ifolia

Ve

rben

acea

eA

long

ti h

ê1

Rino

rea

cf. a

ngui

fera

Vio

lace

aeA

long

a sâ

c

2

Tetr

astig

ma

cf. t

onki

nens

eV

itace

ae-

2

Tetr

astig

ma

sp.1

Vita

ceae

-

2

Ferns

Alla

ntod

ia m

ette

nian

a va

r. fa

urie

ri

Ath

yria

ceae

Cằn

2

Dip

lazi

um c

rass

iusc

ulum

Ath

yria

ceae

-

2

Blec

hnum

ori

enta

leB

lech

nace

aeSắ

c cô

n că

n

3

Blec

hnum

sp.1

Ble

chna

ceae

Con

6

Aspi

dist

ra c

f. m

inut

iflor

aC

onva

llaria

ceae

Sắc

ta c

ao

2

D

ispo

rum

trab

ecul

atum

Con

valla

riace

ae-

2

Oph

iopo

gon

japo

nicu

sC

onva

llaria

ceae

Sắc

a bo

n/Sắ

c ta

riết

3 4

6

Oph

iopo

gon

rept

ans

Con

valla

riace

ae-

2

Oph

iopo

gon

sp.1

Con

valla

riace

aeSắ

c so

i tần

cào

2

Lind

saea

ens

ifolia

Den

nsta

edtia

ceae

Sắc

ta re

nh c

o

2

Pter

is c

f. ve

nust

aPt

erid

acea

eTờ

cây

2

Pter

is m

ultifi

daPt

erid

acea

eSắ

c co

n ca

n

4

Page 108: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Pter

is sp

.1Pt

erid

acea

eB

ong

bong

2

Pter

is sp

.2Pt

erid

acea

e-

2

Pter

is sp

.3Pt

erid

acea

eTa

ron

3

Pter

is sp

.4Pt

erid

acea

e-

1

Lygo

dium

con

form

eSc

hiza

eace

aeSắ

c pa

ng tu

oi/s

ắc c

ong

chao

2

4

Lygo

dium

dig

itatu

mSc

hiza

eace

aeSắ

c cổ

ng c

hào

2

Lygo

dium

cf.

digi

tatu

mSc

hiza

eace

aeTa

ranh

2

Lygo

dium

flex

uosu

mSc

hiza

eace

aeB

ong

bong

3

Ly

godi

um m

icro

phyl

lum

Schi

zaea

ceae

Sắc

co

4

Lygo

dium

sp.1

Schi

zaea

ceae

Sắc

cê te

n nh

on

6

Lygo

dium

sp.2

Schi

zaea

ceae

Sắc

cê te

n nh

on

6

Lygo

dium

sp.3

Schi

zaea

ceae

Sắc

cê te

n nh

on

6

Lygo

dium

sp.4

Schi

zaea

ceae

Sắc

tà ra

ng

6

Lygo

dium

sp.5

Schi

zaea

ceae

Ta rò

nho

n

3

Fernsallies

Lyco

podi

um c

ernu

umLy

copo

diac

eae

Hoa

ợĩ

3

Se

lagi

nella

cf.

pict

aSe

lagi

nella

ceae

-

2

Thự

cvậthạttrần-Gym

nospermae

Gne

tum

cf.

mon

tanu

mG

neta

ceae

A m

ư cê

lãt

2

Page 109: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�� | Các phụ lục

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Thự

cvậtm

ộtlámầm

-Monocotyledones

Col

ocas

ia e

scul

enta

Ara

ceae

Uìla

ng

6

Po

thos

sp.1

Ara

ceae

Am

ư că

ncrô

2

Poth

os sp

.2A

race

ae-

2

Raph

idop

hora

sp.1

Ara

ceae

-

2

Raph

idop

hora

sp.2

Ara

ceae

-

2

Raph

idop

hora

sp.3

Ara

ceae

-1

Raph

idop

hora

sp.4

Ara

ceae

-

2

Raph

idop

hora

sp.5

Ara

ceae

Ati

kahé

p

2

Cal

amus

cf.

dioi

cus

Are

cace

aeK

i re

tăng

2

Cal

amus

cf.

salic

ifoliu

sA

reca

ceae

-

2

Cal

amus

sp.1

Are

cace

aeK

i re

2

Cal

amus

sp.2

Are

cace

aeSa

phun

2

Cal

amus

sp.3

Are

cace

aeA

tói

2

Cal

amus

sp.5

Are

cace

aeA

tút

2

Cal

amus

sp.6

Are

cace

aeLế

t

2

C

alam

us sp

.7A

reca

ceae

A z

ay

2

C

alam

us to

nkin

ensi

sA

reca

ceae

Kì r

e đá

2

Cal

amus

wal

keri

Are

cace

aeK

ì re

1

C

aryo

ta m

onos

tach

yaA

reca

ceae

A tú

t

2

Page 110: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | ��

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Car

yota

ure

nsA

reca

ceae

A tú

t

2

K

orth

alsi

a sp

.1A

reca

ceae

Ki a

sa p

hun

2

Licu

ala

sp.1

Are

cace

aeA

ro

2

Li

cual

a sp

inos

aA

reca

ceae

A ro

2

Licu

ala

cf. s

pino

saA

reca

ceae

A c

hê rê

6

Pina

nga

dupe

rrea

naA

reca

ceae

Ki r

e tă

ng

2

Pi

nang

a sp

.1A

reca

ceae

Ânt

ôm a

poan

g

2

Plec

toco

mia

elo

ngat

aA

reca

ceae

Adu

r

2

cf

. Ple

ctoc

omia

sp.4

Are

cace

aeA

dur

2

Com

mel

ina

cf. d

iffus

aC

omm

elin

acea

eSắ

c pờ

lông

a tó

t

6

C

omm

elin

a sp

.2C

omm

elin

acea

eSắ

c ne

m

6

Tr

ades

cant

ia ze

brin

aC

omm

elin

acea

eC

o riu

3

Bu

lbos

tylis

bar

bata

var

. pul

chel

laC

yper

acea

eSắ

c a

bơn

6

Cyp

erus

diff

usus

Cyp

erac

eae

-

3

Cyp

erus

has

pan

Cyp

erac

eae

Sắc

a m

ôn/S

ắc ta

riởn

g

4

C

yper

us ir

iaC

yper

acea

e-

5

C

yper

us c

f. nu

tans

Cyp

erac

eae

Sắc

cha

chéc

4

Cyp

erus

cf.

thor

elii

Cyp

erac

eae

-

3

Fim

bris

tylis

arg

ente

aC

yper

acea

eSắ

c bô

ng

4

Fi

mbr

isty

lis c

f. ar

gent

eaC

yper

acea

eSắ

c pa

rươi

6

Page 111: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�00 | Các phụ lục

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Fim

bris

tylis

gra

cile

nta

Cyp

erac

eae

Sắc

tra v

uỡi a

chi

ên

4

Fi

mbr

isty

lis m

iliac

eaC

yper

acea

e-

5

Fi

mbr

isty

lis c

f. m

iliac

eaC

yper

acea

eSắ

c tiá

6

Fim

bris

tylis

cf.

parv

ilent

aC

yper

acea

eSắ

c nu

5

H

ypol

ytru

m n

emor

umC

yper

acea

eA

set/S

ắc a

rưng

/Sắc

cha

ché

c/Sắ

c ch

a ch

iết/C

hua/

Pi n

hieh

1 2

3

6

Hyp

olyt

rum

nem

orum

var

. pr

olife

rum

Cyp

erac

eae

-1

Rhyn

chos

pora

chi

nens

isC

yper

acea

e-

5

Rh

ynch

ospo

ra ru

gosa

Cyp

erac

eae

Sắc

tarv

angl

6

Scle

ria

cf. l

evis

Cyp

erac

eae

Sắc

dai

3

D

iosc

orea

cf.

laur

ifolia

Dio

scor

eace

aeA

cu tr

óc

2 3

Dio

scor

ea sp

.1D

iosc

orea

ceae

A m

ư ta

la1

2

Dra

caen

a sp

.1D

raca

enac

eae

A lo

ng lĩ

vằn

g/Sắ

c lá

vằn

g

2

Flag

ella

ria

indi

caFl

agel

laria

ceae

Sắc

a tê

n1

6

Cur

culig

o cf

. ann

amiti

caH

ypox

idac

eae

A đ

òm đ

o

2

C

urcu

ligo

cf. c

apitu

lata

Hyp

oxid

acea

eA

đom

đo/

Nom

ca

lai/S

ắc a

đom

đo

1 2

3 4

Stac

hyph

ryni

um sp

.1M

aran

tace

aeA

nen

1 2

Bulb

ophy

llum

cf.

pect

inat

umO

rchi

dace

aeA

long

chỏ

2

Mis

chob

ulbu

m sp

.1O

rchi

dace

aeSắ

c pa

par

2

Page 112: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | �0�

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Pand

anus

cf.

gres

sitti

i Pa

ndan

acea

eC

hứa

a sô

ng/R

oso/

Sắc

cha

chiế

t

2

Pand

anus

sp.1

Pand

anac

eae

A ro

1

Pa

ndan

us sp

.2Pa

ndan

acea

eA

tút

1

Pa

ndan

us sp

.3Pa

ndan

acea

eA

long

sâm

1

D

iane

lla e

nsifo

liaPh

orm

iace

aeSắ

c a

chun

g

6

C

ynod

on d

acty

lon

Poac

eae

Bắt

rờ k

ên

6

D

acty

loct

eniu

m a

egyp

tium

Poac

eae

Sắc

chin

5

D

igita

ria

hete

rant

haPo

acea

eSắ

c vo

i

4

D

igita

ria

pete

lotii

Poac

eae

Sam

alu

3

D

igita

ria

viol

asce

nsPo

acea

eSắ

c ch

ỉn

5

Echi

noch

loa

colo

num

Poac

eae

Sắc

tói

6

Eleu

sine

indi

caPo

acea

eSắ

c pa

pát

5 6

Erag

rost

is u

niol

oide

sPo

acea

eSắ

c a

bon/

Sắc

chi

4

Erag

rost

is ze

ylan

ica

Poac

eae

A té

p

6

Er

iach

ne c

hine

nsis

Poac

eae

Co

chi

3

G

igan

toch

loa

sp.1

Poac

eae

A b

ung

6

H

emar

thri

a sp

.1Po

acea

e-

5

Im

pera

ta c

ylin

dric

aPo

acea

eA

séc/

tranh

3 4

Opl

ism

enus

cf.

com

posi

tus

Poac

eae

A lu

ông

tây/

Sắc

trá a

chá

/Sắc

pa

lông

3 4

Opl

ism

enus

sp.1

Poac

eae

Sắc

ông

6

Page 113: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0� | Các phụ lục

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Opl

ism

enus

sp.2

Poac

eae

Tarò

nho

n

3

Ory

za sa

tiva

Poac

eae

A c

5

Pani

cum

cf.

atro

sang

uine

um

Poac

eae

-

5

Pani

cum

bre

vifo

lium

Poac

eae

-

3

Pani

cum

cf.

psilo

podi

umPo

acea

eSắ

c tre

4

Pani

cum

repe

nsPo

acea

eSắ

c pò

lông

a tó

t

6

Pa

nicu

m c

f. tr

icho

ides

Poac

eae

Sắc

âm b

út

2

Pa

nicu

m sp

.1Po

acea

eSắ

c lé

p

3

Pasp

alum

con

juga

tum

Poac

eae

Luôn

tây/

Sắc

lóng

/Sắc

ri a

cha

4

5 6

Pasp

alum

cf.

dist

ichu

mPo

acea

eSắ

c bắ

t

6

Pa

spal

um o

rbic

ular

ePo

acea

eSắ

c ne

m

4

Pe

nnis

etum

sp.1

Poac

eae

-

3

Sacc

haru

m a

rund

inac

eum

Poac

eae

A sé

c

3

Sacc

haru

m sp

.1Po

acea

eSắ

c a

reng

3

Sa

ccha

rum

spon

tane

umPo

acea

eA

séc/

À sé

c/Sắ

c pờ

lăng

3 4

6

Sacc

iole

pis i

ndic

aPo

acea

eSắ

c a

mư/

Sắc

a lu

ông

con

4

6

Sc

hizo

stac

hyum

cf.

grac

ilePo

acea

eA

tang

/Ilat

uvia

1 2

Schi

zost

achy

um h

aina

nens

ePo

acea

eA

tàng

2

Seta

ria

palm

ifolia

Poac

eae

Sắc

tê rá

a c

há/S

ắc a

luỡn

g

3

4

Thys

anol

aena

latif

olia

Poac

eae

A tè

ng

4

Page 114: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | �0�

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Thys

anol

aena

max

ima

Poac

eae

A rò

ng/A

tăng

2

3

Sm

ilax

cf. a

sper

icau

lisSm

ilaca

ceae

A m

ư tră

n tró

t

2

Smila

x ba

uhin

ioid

esSm

ilaca

ceae

Sắc

gai

3

Smila

x co

rbul

aria

Smila

cace

aeA

tà rá

2

Smila

x cf

. cor

bula

ria

Smila

cace

aeA

răng

đơn

1 2

Smila

x cf

. fer

oxSm

ilaca

ceae

-

3

Smila

x gl

abra

Smila

cace

aeD

ây a

mư/

Sắc

a xô

ng/S

ắc a

pâc

/Sắc

pa

ruoi

/Sắc

po

po

3

4

6

Smila

x cf

. lan

ceae

folia

Smila

cace

ae-

2

Smila

x m

egac

arpa

Smila

cace

aeA

trung

guâ

n

2

Smila

x m

egal

anth

aSm

ilaca

ceae

Coi

toria

3

Smila

x cf

. meg

alan

tha

Smila

cace

ae-

1

Sm

ilax

cf. o

crea

taSm

ilaca

ceae

Mùn

g m

ơ

4

Sm

ilax

perf

olia

taSm

ilaca

ceae

Phon

g ph

ô

3

Smila

x cf

. pet

elot

iiSm

ilaca

ceae

A m

ư tră

n tró

t

2

Smila

x cf

. pot

tinge

riSm

ilaca

ceae

-

2

Smila

x sp

.1Sm

ilaca

ceae

-1

Smila

x sp

.3Sm

ilaca

ceae

A m

ư tru

ng g

uân

2

Alpi

nia

chin

ensi

sZi

ngib

erac

eae

A k

ai

2

Al

pini

a cf

. phu

thoe

nsis

Zing

iber

acea

eA

đòm

đo/

A k

ai

2

Page 115: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0� | Các phụ lục

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Cat

imbi

um b

revi

ligul

atum

Zing

iber

acea

eA

kai

/A x

ây c

ỡ/B

etre

/Pap

an1

2 3

4

Cat

imbi

um c

f. br

evili

gula

tum

Zing

iber

acea

eA

kai

/A sa

i sen

6

Zing

iber

sp.1

Zing

iber

acea

eA

sai a

m b

ut

2

Zing

iber

sp.2

Zing

iber

acea

ePa

par

1

Indeterm

inatedDicotyledones

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

63

sp.6

3A

mar

anth

acea

eSắ

c bô

ng g

à

5

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

46

sp.4

6A

ster

acea

eSắ

c an

g vo

n

4

K

hông

xác

địn

h đư

ợc 2

3 sp

.23

cf. E

upho

rbia

ceae

A lẻ

o

4

K

hông

xác

địn

h đư

ợc 4

2 sp

.42

Faba

ceae

Lim

xủt

1

K

hông

xác

địn

h đư

ợc 5

9 sp

.59

Faga

ceae

Alo

ng a

re

2

K

hông

xác

địn

h đư

ợc 3

8 sp

.38

Ges

neria

ceae

-1

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

19

sp.1

9La

urac

eae

Dây

a m

ư

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

44

sp.4

4La

urac

eae

Boi

loi

1

K

hông

xác

địn

h đư

ợc 2

1 sp

.21

Mel

asto

mat

acea

eC

ành

chò

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

29

sp.2

9M

elas

tom

atac

eae

Tôm

cờ

cho

6

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

26

sp.2

6M

enis

perm

acea

e-

2

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

31

sp.3

1cf

. Mor

acea

eTô

m p

a nâ

y

6

K

hông

xác

địn

h đư

ợc 0

4 sp

.04

Myr

tace

aeC

lem

3

K

hông

xác

địn

h đư

ợc 3

6 sp

.36

Rub

iace

aeA

long

chô

t a v

ot

6

K

hông

xác

địn

h đư

ợc 2

0 sp

.20

Rut

acea

eA

song

4

Page 116: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | �0�

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Indeterm

inatedM

onocotyledones

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

35

sp.3

5C

omm

elin

acea

eSắ

c eó

5

K

hông

xác

địn

h đư

ợc 5

0 sp

.50

Com

mel

inac

eae

Sắc

éo

5

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

51

sp.5

1C

omm

elin

acea

eSắ

c tra

i

5

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

52

sp.5

2C

omm

elin

acea

eSắ

c eó

5

K

hông

xác

địn

h đư

ợc 5

7 sp

.57

Com

mel

inac

eae

Sắc

a lík

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

58

sp.5

8C

omm

elin

acea

eSắ

c pa

par

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

18

sp.1

8C

yper

acea

eSắ

c la

u

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

24

sp.2

4C

yper

acea

eA

séc

2

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

25

sp.2

5C

yper

acea

e-

2

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

47

sp.4

7C

yper

acea

eSắ

c a

séc

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

49

sp.4

9C

yper

acea

eSắ

c ka

kie

t

2

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

55

sp.5

5C

yper

acea

eSắ

c a

séc

2

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

61

sp.6

1C

yper

acea

eSắ

c cú

5

K

hông

xác

địn

h đư

ợc 0

2 sp

.02

cf. C

yper

acea

eC

o le

t

3

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

03

sp.0

3Po

acea

eC

o ch

i

3

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

11

sp.1

1Po

acea

eSắ

c tre

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

12

sp.1

2Po

acea

e-

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

14

sp.1

4Po

acea

eSắ

c tre

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

27

sp.2

7Po

acea

eA

sa m

a lu

6

Page 117: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0� | Các phụ lục

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

33

sp.3

3Po

acea

eSắ

c tó

i

6

K

hông

xác

địn

h đư

ợc 1

3 sp

.13

Zing

iber

acea

ePa

pan

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

48

sp.4

8Zi

ngib

erac

eae

A k

ai

2

Indeterm

inatedplants

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

01

sp.0

1K

hông

xác

địn

h đư

ợc 0

1C

r chu

ònco

3

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

05

sp.0

5K

hông

xác

địn

h đư

ợc 0

5-

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

06

sp.0

6K

hông

xác

địn

h đư

ợc 0

6Ta

ran

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

07

sp.0

7K

hông

xác

địn

h đư

ợc 0

7C

ỏ lá

c

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

08

sp.0

8K

hông

xác

địn

h đư

ợc 0

8Va

n tu

ế

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

09

sp.0

9K

hông

xác

địn

h đư

ợc 0

9Ta

ran

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

10

sp.1

0K

hông

xác

địn

h đư

ợc 1

0Ta

ran

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

15

sp.1

5K

hông

xác

địn

h đư

ợc 1

5Ta

ran

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

16

sp.1

6K

hông

xác

địn

h đư

ợc 1

6Ta

ran

4

Page 118: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | �0�

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

17

sp.1

7K

hông

xác

địn

h đư

ợc 1

7B

ỡng

lau

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

22

sp.2

2K

hông

xác

địn

h đư

ợc 2

2A

lem

4

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

30

sp.3

0K

hông

xác

địn

h đư

ợc 3

0Tô

m c

ằn c

ôm

6

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

32

sp.3

2K

hông

xác

địn

h đư

ợc 3

2C

ân c

án

3

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

34

sp.3

4K

hông

xác

địn

h đư

ợc 3

4A

long

co

ro c

ho

6

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

37

sp.3

7K

hông

xác

địn

h đư

ợc 3

7-

1

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

39

sp.3

9K

hông

xác

địn

h đư

ợc 3

9C

ar c

hual

ko

1

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

40

sp.4

0K

hông

xác

địn

h đư

ợc 4

0-

1

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

41

sp.4

1K

hông

xác

địn

h đư

ợc 4

1A

lô1

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

43

sp.4

3K

hông

xác

địn

h đư

ợc 4

3A

ruom

1

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

45

sp.4

5K

hông

xác

địn

h đư

ợc 4

5M

âl1

Page 119: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

�0� | Các phụ lục

Phụ

lục

3. T

ieep

s

Tên

khoa

học

Họ

Tên

địa

phư

ơng

*

(tiến

g Pa

hy/ti

ếng

Việt

)Lo

ại

đất*

*

Đan lát/giây buộc

Củi

Thức ăn gia súc

Thức ăn (cho người)

Xây dựng nặng

Chức năng săn bắn

Xây dựng nhẹ

Bán lấy tiền mặt

Làm thuốc (trị bệnh)

Công dụng khác***

Trang trí/lễ nghi

Giải trí

Dụng cụ

Không sử dụng

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

53

sp.5

3K

hông

xác

địn

h đư

ợc 5

3A

lân

hát

2

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

54

sp.5

4K

hông

xác

địn

h đư

ợc 5

4-

2

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

56

sp.5

6K

hông

xác

địn

h đư

ợc 5

6A

long

pu

lốt

2

Khô

ng x

ác đ

ịnh

được

60

sp.6

0K

hông

xác

địn

h đư

ợc 6

0Sắ

c

6

* C

ần ti

ến h

ành

nghi

ên c

ứu

thêm

nhằ

m tă

ng đ

ộ ch

ính

xác

của

tên

loại

thự

c vậ

t**

Các

loại

đất

: 1=r

ừng

ngu

yên

sinh

, 2=r

ừng

thứ

sin

h, 3

=rừ

ng tr

ồng,

4=đ

ất c

ây b

ụi, 5

=ruộ

ng lú

a, 6

=vư

ờn**

* C

ác c

ông

dụng

khá

c: p

hân

bón,

chố

ng đ

ỡ cu

ống

trong

quá

trìn

h tă

ng tr

ưởn

g củ

a câ

y tiê

u, th

uốc

nhuộ

m v

ải, d

ầu g

ội, t

huốc

nhu

ộm ră

ng,

hươn

g trầ

m v

à vậ

t liệ

u đá

nh b

óng

đồ n

ội th

ất b

ằng

gỗ

Page 120: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

Trung tâm Nghiên cứu rừng Quốc tế (CIFOR) là một tổ chức nghiên cứu về lâm nghiệp quốc tế hàng đầu, được thành lập vào năm 1993 trước những mối lo ngại mang tính toàn cầu về các hậu quả kinh tế, môi trường và xã hội do sự thu hẹp và thoái hóa của rừng. CIFOR chuyên phát triển các chính sách và công nghệ phục vụ việc khai thác và quản lý rừng bền vững, nâng cao điều kiện sống của người dân sống phụ thuộc vào rừng ở các quốc gia đang phát triển. CIFOR là một trong 15 trung tâm Thu hoạch Tương lai thuộc Nhóm Tư vấn về Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR). Trụ sở chính tại Bogor, Indonesia, CIFOR có các văn phòng khu vực tại Brazil, Faso, Cameroon và Zimbabwe, ngoài ra còn hoạt động tại hơn 30 quốc gia khác trên khắp thế giới.

Các nhà tài trợ Trung tâm Nghiên cứu rừng Quốc tế (CIFOR) tiếp nhận tài trợ chính từ các chính phủ, các tổ chức phát triển quốc tế, các quỹ tài trợ cá nhân, và các tổ chức khu vực. Năm 2005, CIFOR tiếp nhận sự hỗ trợ về tài chính từ Úc, tổ chức Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Trung tâm Hợp tác Quốc tế và Nghiên cứu Nông nghiệp vì sự Phát triển (CIRAD), Cordaid, Quỹ Bảo tồn Quốc tế (CIF), Cộng đồng châu Âu, Phần Lan, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp Quốc (FAO), Quỹ Ford, Pháp, Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ), Indonesia, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (ITTO), Israel, Ý, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Na Uy, Tổ chức Phát triển Hà Lan, Viện Phát triển Hải ngoại (ODI), Phòng Hợp tác Quốc tế Pê-ru (RSCI), Philippines, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển (SLU), Thụy Sỹ, Tổ chức Môi trường, Rừng và Cảnh quan Thụy Sỹ, Quỹ Overbrook, Tổ chức Bảo tồn Tự nhiên (TNC), Tổ chức Rừng nhiệt đới, Tổ chức Tropenbos Quốc tế, Mỹ, Vương quốc Anh, Chương trình Môi trường của Liên hiệp Quốc (UNEP), Ngân hàng Thế giới, Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) và Qũy Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF).

Page 121: Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

VIETNAM

Các quyết định về vấn đề sử dụng đất tại Việt Nam thường chỉ dựa trên những đánh giá về kinh tế và sinh vật lý, mà ít quan tâm đến những quan điểm hoặc nhận thức của người dân địa phương. Điều này có thể dẫn đến các mâu thuẫn trong quá trình quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc sử dụng đất không mang tính bền vững và các quyết định không công bằng đối với người dân địa phương. Bản Khe Trăn, một bản làng tại miền Trung Việt Nam, là nơi cư trú của một nhóm dân cư thuộc nhóm dân tộc thiểu số Pahy. Động lực của sự thay đổi trong vùng là những chính sách sử dụng đất khác nhau, là kết quả của phương pháp tiếp cận ‘từ trên xuống’ của chính phủ, và những thay đổi hệ quả về thực trạng rừng địa phương.

Sinh kế ở địa phương đã chuyển từ hình thức du canh du cư và sự lệ thuộc lớn vào rừng tự nhiên sang hình thức định canh định cư. Bản Khe Trăn hiện đang thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên vừa mới được quy hoạch, và chính phủ khuyến khích người dân ở đây trồng các loại cây kinh tế ở các đồi trống quanh bản. Sự phụ thuộc của người dân vào các nguồn tài nguyên rừng đã giảm đi đáng kể, và hầu hết kiến thức địa phương về rừng tự nhiên có thể sớm bị mai một. Vùng đất chính bao phủ quanh bản hiện tại là các rừng trồng Keo và Cao su, đất trống, và đất trồng cây nông nghiệp.

Kiến thức và quan điểm của địa phương ít khi được các cơ quan nhà nước quan tâm trong quá trình triển khai các dự án giao khoán đất, quá trình ra quyết định về công tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như việc sử dụng đất ở cấp độ cảnh quan. Cần có cơ hội để thông tin được tốt hơn đến các tổ chức phát triển và liên kết các bên tham gia ở cấp địa phương để đạt được tính bền vững của việc thực hiện các chính sách. Quyển sách này ghi lại những vấn đề mà người dân bản Khe Trăn cho là quan trọng xét trên phương diện môi trường và các nguồn tài nguyên ở địa bàn sống của họ. Phương pháp tiếp cận của chúng tôi liên kết các hoạt động đa ngành - thông qua các ngành khoa học tự nhiên, nhân văn - và lý giải tầm quan trọng tương đối của các thành phần cảnh quan, các sản phẩm và các loài đối với người dân địa phương. Quyển sách này cũng nhằm mục đích nối kết tốt hơn các ưu tiên của người dân địa phương trong tương lai, cũng như nối kết những kỳ vọng, các giá trị cũng như các mối quan hệ của người dân với vùng bảo tồn.

Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm khu bảo tồn về đa dạng sinh học: Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn, Việt Nam

Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm

khu bảo tồn về đa dạng sinh học: Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn, Việt N

am

Manuel Boissière • Imam Basuki • Piia KoponenMeilinda Wan • Douglas Sheil

Manuel Boissière • Im

am Basuki • Piia Koponen

Meilinda W

an • Douglas Sheil