74
LEADERSHIP Effective Leadership Styles Helping You To Become A Successful Leader Những Phong Cách Lãnh Đạo Hữu Hiệu Để Trở Thành Một Người Lãnh Đạo Kết Quả DR. CHRISTIAN PHAN PHƯỚC LÀNH LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành 2 LÃNH ĐẠO Những Phong Cách Lãnh Đạo Hữu Hiệu Để Trở Thành Một Người Lãnh Đạo Kết Quả STAR LEADERSHIP Effective Leadership Styles Helping You To Become A Successful Leader Kính Tặng Mục Sư Tiến Sĩ Christian Phan Phước-Lành

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LEADERSHIP Effective Leadership Styles Helping You To Become A Successful Leader

Những Phong Cách Lãnh Đạo Hữu Hiệu Để Trở Thành Một Người Lãnh Đạo Kết Quả

DR. CHRISTIAN PHAN PHƯỚC LÀNH

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

2

LÃNH ĐẠO Những Phong Cách Lãnh Đạo Hữu Hiệu

Để Trở Thành Một Người Lãnh Đạo Kết Quả

STAR LEADERSHIP

Effective Leadership Styles Helping You To Become A Successful Leader

Kính Tặng

Mục Sư Tiến Sĩ Christian Phan Phước-Lành

Page 2: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

3

Dedication: To The Lord Jesus Christ, the Master of My Life and the Author of Leadership

Thanks to Rev. Nguyễn Đức Tánh & Rev. Nguyễn Công Thành for Editing

Kinh Thánh: Bản Dịch Truyền Thống, Bản Dịch Mới, Bản Dịch 2011

Dr. Christian Phan Phước Lành 5114 NE 8th Place Renton, WA 98059 Email: “[email protected]

Copyright @ 2012 by Christian Phan

All right reserved. No part of this book may be reproduced or transmitted in any form or by any means without permission from the author.

Printed in the United States of America

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

4

Mục Lục

Dẫn Nhập ………………………………………... 6

Chương I: Khái Quát Về Lãnh Đạo ……………. 11

Chương II: Lãnh Đạo Tôi Tớ …………………... 56

Chương III: Lãnh Đạo Biến Đổi ……………….. 76

Chương IV: Lãnh Đạo Kết Quả ………………... 91

Chương V: Lãnh Đạo Liên Hệ ………………... 129

Phần Kết ………………………………………. 144

Tài Liệu Tham Khảo ………………………….. 146

Page 3: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

5

DẪN NHẬP

Lãnh đạo là nhu cầu của gia đình, tổ chức và xã hội. Bất cứ ở nơi nào và trong thời đại nào, có sự tập hợp của một nhóm người cùng với khải tượng, những điều mơ ước mà họ muốn đạt được, thì tại đó, cần nhu cầu lãnh đạo. Từ xưa nay, chúng ta thấy có ba phong cách lãnh đạo phổ biến thường được sử dụng: (1) Lãnh đạo độc tài, (2) Lãnh đạo dân chủ, và (3) Lãnh đạo rút tay (bù nhìn).

Lãnh Đạo Độc Tài (Autocratic or Authoritarian Leadership Style) là lối lãnh đạo hàng dọc trong đó mọi sự quyết định đều thuộc về một nhân vật lãnh đạo hay một nhóm nhỏ những người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo này không cho những người theo (followers) có được quyền quyết định gì cả mà người theo chỉ biết phục tùng mọi quyết định từ người lãnh đạo đưa xuống.

Lối lãnh đạo này thường được áp dụng trong thể chế Quân Chủ Chuyên Chế. Đây là một chế độ quân chủ tuyệt đối mà vua nắm thực quyền. Theo Wilson & Reill, Chế độ quân chủ chuyên chế này có mặt tại các quốc gia phong kiến mang nặng màu sắc gia cấp chủ nô và thịnh hành nhất ở các nước Âu Châu vào các thể kỷ 17 và 18. Một ví dụ điển hình về chế độ quân chủ chuyên chế tại Âu Châu là nước Pháp dưới triều vua Louis XIV. Đi xa hẳn với các hoàng đế trước, Louis XIV đã củng cố quyền

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

6

lực vào tay mình một cách triệt để. Vào đầu thế kỷ 18, tất cả những người bảo hoàng và phê bình trên khắp nước Pháp và Âu Châu đều coi uy quyền của ông là độc đoán. Chế độ quân chủ chuyên chế của ông cũng được các nước như Nga, Đức và Áo noi theo.

Lãnh đạo độc tài cũng thể hiện ở những quốc gia có thể chế chính trị độc đoán. Trong ý nghĩa của thời đại hiện tại, chế độ độc tài là một hình thức cai trị độc đoán do các kẻ cầm quyền không bị ràng buộc bởi hiến pháp, luật pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội trong quốc gia đó. Ngày hôm nay nhiều CEO hay ông chủ cũng tự cho mình như là một ông vua của thời trung cổ và bắt người theo phục tùng cách tuyệt đối.

Kẻ thù số một của phong cách lãnh đạo độc tài là sự thăng hoa dân trí và truyền thông dân chủ; khi mà những người theo nhận diện ra những quyền căn bản của mình, họ bắt đầu đòi hỏi. Sự đòi hỏi này dẫn đến một sự chuyển hóa từ phong cách lãnh đạo độc tài sang phong cách lãnh đạo dân chủ. Sự chuyển đổi của các chế độ độc tài tại các quốc gia Đông Nam Á, Bắc Phi và Trung Đông trong đầu thể kỷ 21 thật là một sự lột sát mầu nhiệm của phong cách lãnh đạo độc tài.

Lãnh Đạo Dân Chủ (Democratic or Participative Leadership Style) là lối lãnh đạo trong

Page 4: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

7

đó những người theo được công nhận có quyền lực thực sự và người lãnh đạo phải thừa hành những quyết định của đa số người theo. Tất cả mọi người cọng tác với nhau như là một đồng đội. Thông thường, hình thức phổ thông đầu phiếu hay giơ tay biểu quyết dựa trên đa số được sử dụng như là phương cách đưa đến quyết định.

Cụm từ “lãnh đạo dân chủ” xuất phát từ tiếng Hy-lạp, δηµοκρατία, dimokratia, được ghép từ hai chữ, demos, “người dân” và kratos, “quyền lực.” Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 TCN để chỉ về những tỉnh bang Hy-lạp, tiêu biểu là A-then, do dân chúng nổi dậy đòi hỏi quyền làm chủ.

Trong phong cách lãnh đạo dân chủ, người lãnh đạo cần phải sáng tạo, có tinh thần đồng đội cao, có khả năng để giải quyết những vấn đề với qui mô lớn, có tầm nhìn xa, có thái độ khiêm nhường, có tinh thần học hỏi, có kỹ năng giao tế và nhiều khía cạnh tích cực khác hầu thực hiện vai trò lãnh đạo một cách hữu hiệu.

Lãnh Đạo Rút Tay (The Laissez Faire or “Hands Off” Leadership Style) là lối lãnh đạo mà người lãnh đạo “rút tay” để cho những người theo hoàn toàn quyết định mọi việc. Những đặc tính của loại lãnh đạo này là (1) Người lãnh đạo không đưa

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

8

ra hướng đi hay chỉ dẫn, (2) Người theo hoàn toàn tự đo để thực hiện những quyết định, (3) Người theo phải tự giải quyết những khó khăn của chính mình. Lối lãnh đạo này chỉ hiệu quả khi những người theo thật sự có khả năng để lèo lái con thuyền mà trong đó người cầm tay lái đã buông xuôi.

Có nhiều phong cách lãnh đạo, nhưng xuyên qua quyển sách này, chúng ta cùng tìm hiểu và áp dụng bốn phong cách lãnh đạo hữu hiệu: Lãnh Đạo Tôi Tớ, Lãnh Đạo Biến Đổi, Lãnh Đạo Kết Quả và Lãnh Đạo Liên Hệ. Sở dĩ tôi đặt tên tiếng Anh cho quyển sách là STAR Leadership vì hai lý do: (1) Bốn phong cách lãnh đạo mà tôi trình bày trong sách này là những phong cách lãnh đạo thực sự hữu hiệu, đặc biệt trong thời đại dân chủ tiến bộ của thế kỷ 21 này, (2) vì nó được ráp từ mẫu tự đầu của bốn chữ Servant leadership, Tranformational leadership, Achivement-oriented leadership, và Relational leadership. Nếu bạn muốn hữu hiệu hơn trong vai trò lãnh đạo của bạn, quyển sách này sẽ giúp bạn một phần để đạt đến sự mong ước này!

Page 5: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

9

Servant Leadership

Lãnh Đạo Tôi Tớ

Tranformational Leadership

Lãnh Đạo Biến Đổi

Achivement Oriented Leadership

Lãnh Đạo Kết Quả

Relational Leadership

Lãnh Đạo Liên Hệ

Figure 1: Mối Liên Hệ Của Bốn Loại Lãnh Đạo

���� Yêu thương

Loving

Trao phó Commissioning

Làm gương Setting the Example

Đào tạo Discipling

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

10

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ LÃNH ĐẠO

LEADERSHIP INTRODUCTION

Page 6: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

11

Bạn có thể được sinh ra với những khả năng Thiên phú về lãnh đạo, nhưng để trở thành một người lãnh đạo đòi hỏi một tiến trình. Người lãnh đạo cần có một quá trình học tập các nguyên tắc lãnh đạo, trao dồi đạo đức lãnh đạo, thực hành ơn (khả năng) lãnh đạo và tăng trưởng để trở thành một người lãnh đạo.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi năm học bắt đầu, cô giáo lớp một đã chỉ định tôi làm lớp trưởng và như thế tôi được trở thành một “lãnh đạo tí hon.” Tôi không biết vì lý do gì để cô giáo chọn tôi “lãnh đạo” lớp học, chắc vì tôi có giọng nói lớn và rõ ràng dễ nghe hay là vì tôi là người vâng phục vì cô giáo bảo tôi làm điều gì tôi làm như vậy (người lãnh đạo phải là người vâng phục). Thế là mỗi năm lên lớp, tôi lại tiếp tục được đề cử làm lớp trưởng. Khi nhà trường có những kỳ đào tạo lãnh đạo trong các dịp hè, tôi đều được cơ hội để tham dự.

Đến năm 19 tuổi, tôi được đề cử làm trưởng ban thanh niên của một nhà thờ Người Việt, có khá đông thanh niên, tại thành phố Westminster, bang California. Vài năm sau đó, tôi chọn đến sinh hoạt tại một Hội thánh khác trong vùng, một lần nữa,

Để trở thành một người lãnh đạo đòi hỏi một tiến trình.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

12

được đề cử vào Ban chấp hành của Hội Thánh. Tại Hội thánh này, tôi học được tinh thần hiếu học của vị Mục sư chăn bầy. Đó là một đặc tính tốt của người lãnh đạo.

Là một sinh viên, ngoài việc học tập và phục vụ Hội thánh, tôi cũng tham gia vào các sinh hoạt của Tổng hội sinh viên và cộng đồng Người Việt tại Nam California. Qua các sinh hoạt này, tôi tập tành đảm nhận một vài vai trò lãnh đạo.

Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp đại học, Đức Chúa Trời giục lòng tôi về sự kêu gọi của Ngài. Tôi bước vào chủng viện. Trong thời gian ở tại vùng Miền Bắc California để theo học tại chủng viện, tôi được cộng tác hầu việc Chúa với hai vị Mục sư. Như vị Mục sư trước, mỗi vị Mục sư cho tôi một bài học lãnh đạo thật quý giá. Một vị Mục sư có tinh thần phục vụ rất cao. Dường như ông làm tất cả mọi việc mà các tín hữu không muốn làm: lau nền nhà thờ, hút bụi các phòng học, sắp ghế phòng thờ phượng, đưa đón tín đồ đi bệnh viện, xin trợ cấp cho người già, chở người mới đến định cư gặp cán sự xã hội… Làm quá nhiều việc cũng khiến những người lãnh đạo mệt mỏi và đánh mất sự tập trung vào những việc chính yếu mà đúng ra họ cần phải thực hiện.

Tôi cũng học tập từ một vị Mục sư khác về tinh thần tiếp khách. Bất cứ người nào có nhu cầu

Page 7: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

13

đều được ông quan tâm. Ông đưa họ về nhà ở, nếu họ bị đuổi khỏi nhà. Trong khả năng có được, ông sẵn sàng cho họ mượn tiền, nếu họ không có tài chánh. Vì việc Mục sư cho mượn tiền nên có vài trường hợp tín hữu không đi nhà thờ nữa vì “ngại trả tiền mượn.”

Khi trở thành một Mục sư chăn bầy, tôi luôn áp dụng những bài học lãnh đạo của những Mục sư mà tôi đã từng biết về tinh thần chịu khó học tập, tinh thần phục vụ tận hiến, tinh thần thương xót tha nhân... Trong bất cứ người lãnh đạo nào, ngay cả khi họ thất bại trong vai trò lãnh đạo, chúng ta đều có thể học từ họ những bài học quý giá.

Không ai được sinh ra rồi tự nhiên trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Ngoài khả năng bẩm sinh, người lãnh đạo cần phải trao dồi học tập, phát huy khả năng lãnh đạo, từng trải kinh nghiệm và, trên hết mọi điều, xây dựng một đời sống đạo đức: Kính Chúa và Yêu Người. Con người đạo đức bên trong của bạn lèo lái con người hoạt động bên ngoài. Có

Trong bất cứ người lãnh đạo nào, ngay cả khi họ thất bại trong vai trò lãnh đạo, chúng ta đều có thể học từ họ những bài học quý giá.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

14

được như thế sự lãnh đạo mới đi được đoạn đường dài và kết quả.

Câu Hỏi Thảo Luận

Theo bạn cụm từ “Lãnh đạo là một tiến trình” có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào cho người lãnh đạo?

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Page 8: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

15

ĐỊNH NGHĨA LÃNH ĐẠO

Northouse (2007) định nghĩa lãnh đạo là một tiến trình mà tại đó một cá nhân ảnh hưởng một nhóm người để đạt đến một mục đích chung nào đó. (Leadership is a process whereby an individual influences a group of individuals to achieve a common goal.)

Lãnh đạo như là một cuộc hành trình với ước vọng mong sao cho tương lai đạt được những giá trị và kết quả tốt đẹp. Là một người lãnh đạo bạn cần trả lời những câu hỏi căn bản sau: ai đang đồng hành với bạn? Hiện tại bạn và đồng đội của bạn đang ở đâu? Bạn và đồng đội muốn tới đâu? Làm sao để đi tới đích? Bao lâu sẽ đi tới đích? Tốn kém bao nhiêu? Các bước hành động sẽ như thế nào? Làm sao để thẩm định khi nào đạt được mục đích. Để trả lời cho những câu hỏi trên, bạn cần phải xác định những yếu tố quan trọng trong lãnh đạo.

Lãnh đạo là một tiến trình mà tại đó một cá nhân ảnh hưởng một nhóm người để đạt đến một mục đích chung nào đó.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

16

MỤC ĐÍCH HIỆN HỮU (Existence Purposes)

“Buông ông ra. Hãy để ông chết đi.” Tiếng của một ông lão la lên khi được một thanh niên đang nắm lấy và muốn cứu ông vào bờ.

“Vài phút nữa thôi, cháu sẽ đưa ông vào bờ cách an toàn.” Cậu thanh niên đáp lời.

Cuối cùng, cậu thanh niên cũng đưa được ông lão bảy mươi sáu tuổi vào được bờ.

“Tại sao cậu lại cứu tôi,” ông lão hỏi.

“Tại sao ông phải tự tử? Ông là người mà cháu hết sức ngưỡng mộ mà!” Cậu thanh niên hỏi lại.

Trước khi xe cứu thương đến để đưa ông vào bệnh viện, ngồi ôm mặt, ông cụ khóc than: “Tất cả những gì tôi có để làm gì? Đời sống chỉ có vậy thôi sao? Tôi được gì? Tôi có tất cả nhưng không có gì cả. Mọi người đều nghĩ tôi thành công, nhưng tôi thất bại. Tôi ban cho tất cả nhưng không nhận lại gì cả. Cha mẹ tôi rất hãnh diện về tôi và vợ tôi có tất cả những gì bà mong ước. Các con của tôi chẳng còn thiếu điều gì. Danh tiếng của tôi luôn ấn tượng giữa bạn bè, đồng nghiệp và ngay cả với đối thủ. Nhưng tôi vẫn thấy trống vắng, chán nản và buồn thảm trong lòng. Đời sống của tôi không có ý nghĩa. Không giống như trương mục ngân hàng của tôi lúc nào cũng đầy ắp, tôi thì hụt hẳn. Mọi

Page 9: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

17

người đều biết tôi là ai, nhưng tôi lại không biết tại sao tôi lại hiện hữu. Trải qua nhiều năm tôi sống theo sự trông đợi của mọi người nhưng chưa hề có cơ hội để khám phá lý do mà tôi tồn tại trên đời này. Tôi không còn muốn sống với sự trống vắng đó nữa. Hôm nay tôi quyết định thà chết còn tốt hơn là sống mà không biết lý do mình hiện hữu.”

“What was it all for? Is this all there is? What did I gain? I have everything and yet nothing. Everyone thinks I am a success, but I am a failure. I have given everything and received nothing. I made my parents happy and proud of me, and my wife has everything she could desire. My children want for nothing, and my reputation among my friends, associates, and enemies is impressive. Still I am empty, depressed, frustrated and sad. My life has no meaning. Unlike my bank accounts, which are well filled, I am unfulfilled. Everyone knows what I am, but I still don’t know why I am. For years I have been so driven by the expectations of others that I have not discovered my personal reason for being. I do not

Hôm nay tôi quyết định thà chết còn tốt hơn là sống mà không biết lý do mình hiện hữu.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

18

wish to live with such emptiness. Today I decided it was better to be dead than to be alive and not know why.”

Chàng trai Winston đã biết ông triệu phú Cambridge gần hai mươi năm. Tài sản đầu tư của ông trị giá hàng triệu đô-la, danh tiếng của ông được nhiều người biết đến với sự trân quý, vợ của ông rất chung thủy, các con của ông đều học cao và làm việc cho công ty của ông. Dường như ông cụ có tất cả những gì mà mọi người vẫn mơ ước có được, nhưng điều mà ông không có đó là mục đích của đời sống.

Đời sống không có mục đích khiến cho bạn luôn cảm nhận sự trống vắng và đời sống của bạn mất đi ý nghĩa. Bạn là một con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa với mục đích của Ngài. Bạn không phải là một cây thông, một chiếc xe Lexus hay một con bò. Mục đích của cây thông là để làm củi hay làm gỗ, mục đích của chiếc xe là để vận chuyển hay chuyên chở, mục đích của con bò là để kéo cày hay làm lương

Thượng Đế tạo dựng bạn với mục đích đời đời và đó chính là ý nghĩa cuộc sống của bạn.

Page 10: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

19

thực. Thượng Đế tạo dựng bạn với mục đích đời đời và đó chính là ý nghĩa cuộc sống của bạn.

Người lãnh đạo thường cô đơn, như con chim đại bàng hay đứng một mình trên đỉnh cao của cành cây. Tất cả những việc bạn làm, dù thành công đến mức độ nào, nếu không sống đúng mục đích, đời sống bạn sẽ không bao giờ vui vẻ và thoả lòng. Đời sống không có mục đích như con thuyền không có bánh lái. Mục đích là cha đẻ của sự tận hiến và mẹ đẻ của sự cam kết. Mục đích thai nghén khải tượng và lòng nhiệt huyết của chính bạn.

Như vậy mục đích là gì? Mục đích là nguyên nhân đầu tiên hay động lực nguyên thủy để tạo nên một điều gì đó. Nó cũng chính là lý do để một tạo vật hiện hữu và kết thúc đúng ý nghĩa. Một tạo vật không thể tự biết về những gì mà người tạo nó đã hoạch định và tạo nên nó. Muốn biết được mục đích của một tạo vật phải bắt đầu từ người sáng tạo.

Bạn có biết mục đích mà bạn được tạo dựng nên không? Đức Chúa Trời tạo dựng nên bạn và bạn được tạo dựng theo hình và ảnh của Ngài. Bạn

Mục đích là nguyên nhân đầu tiên hay động lực nguyên thủy để tạo nên một điều gì đó.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

20

được tạo dựng với một mục đích nguyên thủy là để kính thờ Trời và yêu thương người. Trong tất cả mọi việc bạn làm hãy làm vì mục đích này. Nếu bạn đánh mất đi mục đích này, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được ý nghĩa của đời sống ngay cả khi bạn đạt đến đỉnh cao của thành công danh vọng.

Khi đứa con trai đầu lòng của tôi lên sáu tuổi, tôi dạy cháu tập cầm đủa khi ăn phở. Sử dụng đôi đủa không giống như sử dụng cái muỗng, cái nỉa, hay cái dao. Cái muỗng dùng để múc thức ăn, cái nĩa dùng để xiên thức ăn và cái dao dùng để cắt thức ăn. Mục đích của việc tạo nên đôi đũa là để gắp hay để và thức ăn. Không ai dùng cái muỗng để cắt thịt bò, dùng dao để và thức ăn vào miệng, hay dùng đũa để múc canh cả. Nếu làm như vậy mỗi tạo vật đều không chu toàn được mục đích của nó và nó không thể kết quả được.

Là một người lãnh đạo bạn cần sống đúng mục đích. Thành công, danh vọng, tiền bạn, địa vị… sẽ không làm cho bạn thỏa lòng và tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Đừng để những mục tiêu nhỏ

Bạn được tạo dựng với một mục đích nguyên thủy là để kính thờ Trời và yêu thương người.

Page 11: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

21

này che lấp mục đích đời đời của cuộc sống bạn: Kính thờ Trời và yêu thương người. Sống đúng mục đích giúp bạn thành hình khải tượng có ý nghĩa, tạo nên năng lực từ bên trong và sức sống mạnh mẽ cho sự phục vụ của bạn.

Câu hỏi thảo luận

Mục đích là gì?

___________________________________________________________________________________

Mục đích nguyên thủy của một đời sống con người là gì?

___________________________________________________________________________________

Tại sao việc xác định mục đích cho đời sống là quan trọng cho mọi người, đặc biệt là người lãnh đạo?

___________________________________________________________________________________

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

22

GIÁ TRỊ CỐT LÕI (Core Values)

Đừng bao giờ hy sinh giá trị cốt lõi cho khải tượng. Vì khi bạn làm như vậy, bạn đánh mất vai trò lãnh đạo và rất khó để phục hồi. Never sacrifice the core values for the sake of the vision. Once you do that, you have lost your leadership and are unlikely to recover it. - Carl Townsend

Bạn điều chỉnh các cây đàn dương cầm cùng một giai điệu thì tất cả sẽ hòa với nhau. Bạn không cần điều chỉnh cây dương cầm này với cây dương cầm khác. You tune all pianos to the same tuning fork and they are tuned to each other. You don't tune one piano from another. - Paul Hawkins

Ở đâu không có những giá trị chung thì ở đó sẽ không có một bức tranh của tương lai. If there are no common values, there can be no image of the future. Robert Bundy

Giá trị cốt lõi là những giá trị không viết trên giấy nhưng hướng dẫn mọi sinh hoạt của tổ chức. Nếu tổ chức của bạn là một Hội thánh thì các giá trị cốt lõi thường được tìm thấy trong Kinh thánh ví dụ như: Thiên Chúa là trên hết, yêu thương, thành thật, phục vụ, khiêm nhường,

Ở đâu không có những giá trị chung thì ở đó sẽ không có một bức tranh của tương lai.

Page 12: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

23

vinh hiển danh Chúa, đức tin, liên hệ, cứu người, tận hiến, hiệp nhất, đồng công…

Đặc Tính Của Giá Trị Cốt Lõi

• Những giá trị cốt lõi không phải là những tín điều nhưng là điều tin quyết trong lòng

• Làm nền tảng cho các mối liên hệ, mục đích, và chiến lượt của tổ chức

• Có từ 4 đến 7 điều

Những chữ hay dùng để chỉ về giá trị cốt lõi: an toàn, khả năng, cọng tác, chất lượng, đồng đội, hiệp nhất, sáng tạo, kiến thức, kết quả, tăng trưởng, thành quả, thành tín, thành thật, thuận phục, trách nhiệm, trung thành, tự do, vâng phục, vui mừng, yêu thương, hạnh phúc, khích lệ, v.v.

Giá trị cốt lõi của

• Lockheed Martin: Nhiệt huyết / Passion, Xuất sắc / Excellence, Động lực / Motivation, Đổi mới / Innovation, Ảnh hưởng lẫn nhau / Empowerment

• Ingram Micro: Đồng đội / Teamwork, Tôn trọng / Respect, Trách nhiệm / Accountability, Trước sau toàn vẹn / Integrity, Đổi mới / Innovation

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

24

Câu hỏi thảo luận

Giá trị cốt lõi là gì?

___________________________________________________________________________________

Giá trị cốt lõi và đạo đức lãnh đạo có liên hệ như thế nào?

___________________________________________________________________________________

Tại sao một tổ chức cần có những giá trị cốt lõi?

___________________________________________________________________________________

“Đừng bao giờ đánh đổi giá trị cốt lõi cho khải tượng” nghĩa là gì?

___________________________________________________________________________________

Xác định từ 4 đến 7 giá trị cốt lõi của bạn hay của tổ chức, Hội thánh mà bạn đang phục vụ:

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Page 13: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

25

KHẢI TƯỢNG – Tầm nhìn (Vision)

Đôi mắt kém giới hạn tầm nhìn của bạn; khải tượng kém giới hạn công việc của bạn. Poor eyes limit your sight; poor vision limits your deeds. - Franklin Field

Chỉ người nào có khả năng nhìn thấy điều vô hình mới có thể thực hiện được điều vô năng. Only he who can see the invisible can do the impossible. - Frank Gaines: Forbes

Ở đâu không có khải tượng người ta sẽ buông tuồng thác loạn. Where there is no vision, the people perish. - Châm Ngôn 29:18

Thiên Chúa bảo tôi: "Con hãy viết xuống khải tượng, ghi khắc rõ ràng trên bảng đá, để người nào chạy ngang qua cũng đọc được.” Then the LORD replied: “Write down the revelation (vision) and make it plain on tablets so that a herald may run with it.” - Habakkuk 2:2

Có nhiều định nghĩa rất hay về khải tượng. Để đơn giản hóa, tôi định nghĩa: Khải tượng là khả năng có thể nhìn thấy một bức tranh tốt đẹp cho tương lai. Khải tượng là một ước mơ để thực hiện. Bạn luôn cần có khải tượng vì nó khích lệ bạn đi tới và hưng phấn trong sự tận hiến cuộc đời.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

26

Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện về sức mạnh từ đức tin và khải tượng qua cuộc đời của cô Wilma Rudolph. Cô sinh ra trong một gia đình gồm 22 người con, rất nghèo khó, ở vùng thôn quê của Tiểu bang Tennessee vào ngày 23-6-1940. Là một em bé sinh thiếu tháng và chỉ cân nặng 4 ½ pounds. Hơn thế nữa, đến năm lên 4 tuổi, cô bị bệnh bại liệt (polio) khiến cho chân trái của cô không vận động được. Vì nạn kỳ thị chủng tộc còn hiện hành trong thời bấy giờ, mẹ cô không thể đưa cô đến điều trị tại bệnh viện chỉ dành cho người da Trắng gần nhà. Cứ hai lần mỗi tuần, họ phải đi đến một bệnh viện cách nhà khoảng 50 dặm để điều trị. Bác sĩ của cô nói rằng, cô sẽ không bao giờ đi được bình thường, nhưng mẹ cô nói rằng, bởi đức tin, con sẽ đi bình thường. Với đức tin nơi Chúa và ước mơ có một ngày sẽ trở thành một vận động viên chạy bộ, cô Wilma không ngừng rèn tập. Năm 12 tuổi, cô đã bỏ chiếc nạng. Sau đó cô nhận được một học bổng để vào đại học. Năm 1960, tại Thế Vận Hội Mùa Hè ở Rô-ma, Italia, cô đã đem vinh quang về cho Hoa Kỳ với 1 huy chương vàng cho môn chạy 100m, 1 huy chương vàng cho môn chạy 200m và một huy

Khải tượng là khả năng có thể nhìn thấy một bức tranh tốt đẹp cho tương lai.

Page 14: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

27

chương vàng của đồng đội cho môn chạy 400m. Như vậy cô là người nữ đầu tiên trong lịch sử đã thắng ba huy chương vàng trong cùng một Thế Vận Hội. Ngoài vai trò của vận động viên chuyên nghiệp, cô còn là một huấn luyện viên và là một cô giáo. Cô đã hoàn tất cuộc chạy để về với Chúa vào ngày 12-11-1994 và được an táng tại nghĩa trang của Nhà Thờ Edgefield Missionary Baptist Church ở Clarksville, TN.

Nếu không có đức tin và khải tượng, cô Wilma sẽ mãi mãi là một cô gái bị bại liệt. Trở ngại không chừa một ai, kể cả bạn. Bạn luôn phải khắc phục trở ngại của chính mình và trở ngại xung quanh mình để đi tới. Nếu gặp trở ngại bạn bỏ cuộc, bạn không phải là một người lãnh đạo.

Thành hình khải tượng là điều tối cần thiết của người lãnh đạo. Phân tích cùng với dựa vào những gì bạn và đồng đội hiện đang có và các tiềm năng trong tương lai, hãy đưa ra một khải tượng để mọi người cùng đạt đến. Nếu bạn là một người phục vụ công việc của Đức Chúa Trời, khải tượng của bạn phải đến từ ý của Chúa bày tỏ cho bạn, vì chính Ngài là người chủ lãnh đạo thực sự. Khải tượng của bạn phải được sinh ra từ mục đích đời đời mà Đức Chúa Trời đã tạo nên bạn. Xác định yếu tố “Thiên Thời” rất cần thiết.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

28

Đặc Tính Của Khải Tượng

• Được xây dựng trên nền tảng tình yêu cứu chuộc của Chúa Cứu Thế

• Hướng về tương lai

• Vẽ nên bức tranh ước vọng

• Có tác dụng khích lệ, nung đúc và định hướng

• Khiến nhiều người tận hiến góp sức

• Đưa đến sự hiệp nhất và đặc thù của tổ chức

Hình Thành Khải Tượng

• Chú tâm vào yếu tố thiên thời, ý Trời

• Cô động ý tưởng và sự thoi thúc trong bạn

• Sắp xếp mối liên hệ ưu tiên

• Xác định cảm xúc, sự thôi thúc và lý tưởng ở trong bạn

• Viết xuống thành một câu văn để dễ dàng truyền đạt cho mọi người

• Ôm ấp khải tượng cho đến khi nó trở thành mục đích sống của bạn

• Chia sẻ khải tượng một cách rõ ràng và rộng rãi cho đến khi những người bạn muốn họ biết đều được biết đến khải tượng của bạn.

Thẩm Ðịnh Khải Tượng

• Có phản ảnh sự vinh hiển của Chúa không?

• Có bước đi bằng đức tin và tin tưởng hay nản lòng và sợ hãi không?

Page 15: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

29

• Có khích lệ chính bạn và đa phần đồng đội cùng hành động không?

• Có đúng thời điểm, nơi chốn và con người không?

• Có quá sơ sài, chẳng ai quan tâm, hay quá cao siêu, chẳng ai dám thực hiện, không?

Vài Khải Tượng Điển Hình

Boeing: Trở nên một công ty thống lĩnh trong lãnh vực máy bay thương mại và mang thế giới đi vào thời đại phản lực. Become the dominant player in commercial aircraft and bring the world into the jet age.

Sonny: Là cơ sở đi đầu trong việc sản xuất các sản phẩm về truyền thanh, truyền hình, các phương tiện truyền thông và kỹ thuật thông tin cho khách hàng và thị trường chuyên môn. Sony is a leading manufacturer of audio, video, communications, and information technology products for the consumer and professional markets.

Caterpillar: Luôn đứng đầu của thế giới về giá trị phục vụ khách hàng. Be the global leader in customer value.

Stanford University: Trở thành đại học Harvard của phía Tây. Become the Harvard of the West.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

30

Nike: Trở nên công ty hàng đầu về thể thao của thế giới. To be the number one athletic company in the world.

Southwest Airlines: Làm cho phương tiện di chuyển bằng đường hàng không rẽ hơn và tiện lợi hơn phương tiện di chuyển bằng xe. To make air travel cheaper and more convenient than auto travel.

Amazon: Trở thành một công ty mà khách là trọng tâm; nơi mà mọi người có thể tìm và khám phá bất cứ điều gì họ cần mua qua mạng. To be earth’s most customer centric company; to build a place where people can come to find and discover anything they might want to buy online.

Toyota: Trở thành một công ty xe hơi thành công và được tín nhiệm tại Hoa Kỳ. To become the most successful and respected lift truck company in the U.S.

Wal-Mart: Đi đầu thế giới trong lãnh vực bán lẽ. Worldwide leader in retail.

Microsoft: Mỗi máy vi tính ở mỗi nhà đều cài đặt phần mền của Microsoft. A personal computer in every home running Microsoft software.

The Walt Disney Corporation: Làm cho mọi người hạnh phúc. To make people happy.

Page 16: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

31

Hội Thánh Saddleback - The Saddleback Community Church

Từ bài giảng của Mục sư Rick vào tháng 03, 1980. From Pastor Rick’s first sermon, March 30, 1980. Nhà thờ hiện nay có 22 ngàn tín hữu tại Miền Nam California.

Mơ ước rằng tại nơi đây những con người khó khăn, đau khổ, chán nãn và mệt mỏi có thể tìm thấy được yêu thương, chấp nhận, giúp đỡ, hy vọng, tha thứ, hướng dẫn và khích lệ.

Mơ ước rằng Phúc Âm của Chúa Giê-su được chia xẻ cho hàng trăm ngàn người dân sống ở Quận Cam.

Mơ ước rằng 20,000 người sẽ gia nhập vào gia đình hội thánh để học tập, chia sẻ vui buồn và cùng sống chan hòa với nhau.

Mơ ước rằng nhiều người sẽ được đào tạo để tăng trưởng tâm linh qua việc học Kinh thánh, các nhóm nhỏ, tu nghiệp, dưỡng linh và trường Kinh thánh cho mọi thành viên.

Mơ ước được trang bị cho nhiều tín hữu để thực hiện những mục vụ quan trọng qua sự giúp đỡ để họ khám phá những ân tứ và khả năng mà Thiên Chúa đã ban cho họ.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

32

Mơ ước rằng hàng trăm giáo sĩ chuyên nghiệp và nhân sự ra đi khắp thế giới và ảnh hưởng mỗi tín hữu trong Hội thánh luôn có đời sống làm chứng nhân cho thế giới.

Mơ ước rằng có được một mảnh đất ít nhất năm mươi mẫu tại nam Quận Cam để xây một ngôi nhà thờ đơn giản, khang trang, đầy đủ phương tiện kể cả phòng thờ phượng có hàng ngàn chổ ngồi, phòng tư vấn, phòng cầu nguyện, phòng học Kinh thánh, phòng huấn luyện nhân sự, và khu vui chơi. Tất cả những phương tiện này là để phục vụ cho đời sống cá nhân, tâm hồn và tâm linh của cộng đồng địa phương.

Tôi đứng đây trước mặt quý vị và tuyên bố điều này với lòng tin quyết rằng những mơ ước này sẽ trở thành sự thật. Tại sao? Bởi vì chúng được soi dẫn bởi Thiên Chúa.

It is the dream of a place where the hurting, the depressed, the frustrated, and the confused can find love, acceptance, help, hope, forgiveness, guidance, and encouragement.

It is the dream of sharing the Good News of Jesus Christ with the hundreds of thousands of residents in south Orange County.

Page 17: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

33

It is the dream of welcoming 20,000 members into the fellowship of our church family-loving, learning, laughing, and living in harmony together.

It is the dream of developing people to spiritual maturity through Bible studies, small groups, seminars, retreats, and a Bible school for our members.

It is the dream of equipping every believer for a significant ministry by helping them discover the gifts and talents God gave them.

It is the dream of sending out hundreds of career missionaries and church workers all around the world, and empowering every member for a personal life mission in the world.

It is the dream of at least fifty acres of land, on which will be built a regional church for south Orange County-with beautiful, yet simple, facilities including a worship center seating thousands, a counseling and prayer center, classrooms for Bible studies and training lay ministers, and a recreation area. All of this will be designed to minister to the local person-spiritually, emotionally physically, and socially-and set in a peaceful, inspiring garden landscape.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

34

I stand before you today and state in confident assurance that these dreams will become reality. Why? Because they are inspired by God.

Câu hỏi thảo luận

Khải tượng là gì?

___________________________________________________________________________________

Tại sao khải tượng là quan trọng đối với người lãnh đạo?

___________________________________________________________________________________

Những yếu tố quan trọng nào giúp xây dựng một khải tượng tốt đẹp? Đặc biệt là khải tượng cho Hội Thánh?

___________________________________________________________________________________

Thực Tập. Hãy thành hình và viết câu khải tượng (vision statement) mà bạn đang có một cách rõ ràng và chia sẻ với người khác:

______________________________________________________________________________________________________________________________

Page 18: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

35

SỨ MỆNH

Trong khi khải tượng là mơ ước thì sứ mệnh là điều bạn cần phải thực hiện để biến ước mơ thành hiện thực. Nói gọn hơn, sứ mệnh là sự thực hiện khải tượng.

Đặc Tính Của Sứ Mệnh

• Ðịnh hướng những gì tổ chức cần phải thực hiện

• Làm nền tảng của tất cả hoạch định, chiến lượt, chiến thuật, ngân sách và thời khóa biểu

• Từ sứ mệnh sẽ hình thành mục tiêu, ngắn hạn và dài hạn, hoạch định chương trình và đưa vào hoạt động

Những câu sứ mệnh hay tuyên ngôn sứ mệnh (Mission Statements) điển hình:

The Home Depot là một cơ sở thương mại chuyên về nâng cấp nhà cửa và mục tiêu là cung cấp sự phục vụ ở mức cao nhất, đa dạng hàng hóa và giá thành phải chăng. Chúng tôi là một công ty được lèo lái bởi những giá trị và 8 giá trị cốt lõi là:

1. Phục vụ hoàn hảo 2. Chăm sóc khách hàng 3. Ban cho 4. Làm đúng việc 5. Tạo giá trị cho cổ đông

Sứ mệnh là sự thực hiện khải tượng.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

36

6. Tôn trọng mọi người 7. Tinh thần thị trường 8. Xây dựng những mối liên hệ vững mạnh

The Home Depot is in the home improvement business and our goal is to provide the highest level of service, the broadest selection of products and the most competitive prices. We are a values-driven company and our eight core values include the following:

1. Excellent customer service 2. Taking care of our people 3. Giving back 4. Doing the "right" thing 5. Creating shareholder value 6. Respect for all people 7. Entrepreneurial spirit 8. Building strong relationships

Hội Ung Thư Hoa Kỳ là một tổ chức y tế thiện nguyện phục vụ cộng đồng trên toàn quốc với mục đích giảm thiểu bệnh ung thư, một nan đề lớn cho sức khỏe, bằng cách ngăn ngừa, cứu mạng sống, giảm đau đớn xuyên qua nghiên cứu, giáo dục, quảng bá và phục vụ.

The American Cancer Society is the nationwide community-based voluntary health organization dedicated to eliminating cancer as a major health problem by preventing cancer, saving lives, and

Page 19: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

37

diminishing suffering from cancer, through research, education, advocacy, and service.

Anthony Robbin’s: “Mục đích của đời sống tôi là khiêm nhường phục vụ Thiên Chúa của chúng ta qua lối sống yêu thương, hòa đồng, ảnh hưởng và nhiệt huyết với sự vui mừng trọn vẹn đang ban xuống cho chúng ta ngay giây phút chúng ta vui mừng tận hưởng ân điển của Thiên Chúa, yêu thương chân thành và vui mừng với mọi tạo vật mà Ngài tạo dựng.”

“The purpose of my life is to humbly serve our Lord by being a loving, playful, powerful and passionate example of the absolute joy that is available to us the moment that we rejoice in God's gifts and sincerely love and enjoy all his creations."

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

38

Câu hỏi thảo luận

Tuyên Ngôn Sứ Mệnh là gì?

___________________________________________________________________________________

Khải tượng (Vision) và Tuyên ngôn sứ mệnh (Mission statement) có liên hệ tương quan như thế nào?

___________________________________________________________________________________

Hãy nêu lên tầm quan trọng của Tuyên Ngôn Sứ Mệnh?

___________________________________________________________________________________

Thực Tập. Hãy viết Tuyên ngôn sứ mệnh (mission statement) mà bạn đang có:

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Page 20: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

39

NĂM YẾU TỐ THIẾT YẾU ĐỂ ĐẠT ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO HỮU HIỆU

Xác định những thành phần thiết yếu cho lãnh đạo là điều tối quan trọng. Thông thường có năm thành phần thiết yếu để đạt đến sự lãnh đạo hữu hiệu. Năm thành phần này bao gồm: Mục đích lãnh đạo => Mục tiêu lãnh đạo => Chiến lượt lãnh đạo => Chiến thuật lãnh đạo => Thước đo lãnh đạo.

Mục Đích Lãnh Đạo

Câu hỏi: Mục đích hay nguyên nhân lãnh đạo của bạn là gì? Hay điều gì đang lèo lái bạn trong vai trò lãnh đạo? Để thành hình một sứ mệnh lãnh đạo thực dụng, người lãnh đạo phải đưa ra được “mục đích chính” đang lèo lái tổ chức để những người theo cùng đồng hành. Mục đích chính của một Hội Thánh là thực hiện hiệu quả nhất Đại Điều Răn và Đại Mạng Lệnh của Chúa thông qua sáu mục đích chính: Thờ phượng, cầu nguyện, thông công, môn đệ hóa, truyền giáo và

Năm thành phần thiết yếu để đạt đến sự lãnh đạo hữu hiệu: Mục đích lãnh đạo => Mục tiêu lãnh đạo => Chiến lượt lãnh đạo => Chiến thuật lãnh đạo => Thước đo lãnh đạo.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

40

phục vụ xã hội. Xác định mục đích lãnh đạo xuyên qua khải tượng, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và những điều khác nữa.

Mục Tiêu Lãnh Đạo

Câu hỏi: Những điều gì mà tôi phải thực hiện để tạo nên kết quả tối đa? Người lãnh đạo phải có khả năng biết chọn những “mục tiêu chính” để thực hiện. Không ai có thể làm tất cả mọi điều, nhưng phải tập trung. Mục tiêu của một Hội thánh xoay quanh bốn kết quả: Tăng trưởng phẩm lượng, Tăng trưởng số lượng, Tăng trưởng mục vụ và Tăng trưởng sự hiệp tác mở rộng Nước Trời trên đất.

Để tăng trưởng phẩm lượng, bạn có thể đặt ra mục tiêu là bao nhiêu phần trăm tín hữn tham dự các lớp học Kinh thánh, các buổi huấn luyện, các buổi cầu nguyện, các buổi thờ phượng… Đời sống tâm linh và tinh thần của con dân Chúa tăng trưởng thế nào? Khi gặp nan đề, khó khăn, bách hại họ sẽ phản ứng làm sao?

Để tăng trưởng số lượng, bạn có thể đặt ra mục tiêu là bao nhiêu phần trăm tín hữu tham dự thờ phượng hàng tuần, chứng đạo, truyền giáo, số lượng tân tín hữu thêm vào Hội thánh…

Để tăng trưởng mục vụ, các mục tiêu bạn cần đặt ra như hình thành bao nhiêu mục vụ cụ thể để đáp ứng nhu cầu của Hội thánh và cộng đồng,

Page 21: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

41

mục tiêu tạo mãi được cơ sở để phát triển các mục vụ của Hội thánh. Các đội, toán, ban, ngành được hình thành để góp phần phục vụ Chúa xuyên qua Hội thánh địa phương.

Để tăng trưởng sự hợp tác mở rộng Nước Trời trên đất, bạn có thể đặt ra mục tiêu dâng hiến cho truyền giáo, dâng hiến cho việc đào tạo người hầu việc Chúa, dâng hiến cho giáo hội, hình thành toán truyền giáo, bảo trợ các giáo sĩ, bảo trợ các Hội thánh mới mở, sai phái nhân sự truyền giáo và giáo dục…

Chiến Lượt Lãnh Đạo

Câu hỏi: Con đường nào thích hợp nhất để chúng ta sử dụng? Thông thường có nhiều cách để đạt đến mục tiêu, nhưng điều quan trọng cho người lãnh đạo là phải nhận biết con đường nào (cách thức nào) tốt nhất cho bạn, người theo và tổ chức của bạn đạt đến những mục tiêu cách hữu hiệu nhất. Người lãnh đạo phải đưa ra “con đường chính” để mọi người cùng đi. Đừng để ai đi đường nấy thì sẽ không đi đến kết quả hữu hiệu.

Chiến Thuật Lãnh Đạo

Câu hỏi: Những kế hoạch hành động nào mà tôi phải bắt đầu? Nếu bạn có được sứ mệnh lãnh đạo, mục tiêu lãnh đạo, thẩm định lãnh đạo, chiến lượt lãnh đạo, chắc chắn chiến thuật lãnh đạo cần phải

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

42

được thực hành cách linh hoạt và hiệu quả, nếu không tất cả đều chỉ là một “ước mơ vô hình” mà thôi. Người lãnh đạo phải đưa ra được những “việc làm chính” để mọi người cùng thực thi. Đây là lúc mà bạn lên kế hoạch hành động và thực hiện những kế hoạch hành động mà bạn đã hoạch định.

Thước Đo Lãnh Đạo

Câu hỏi: Khi nào bạn sẽ biết là kết quả đã đạt được? Người lãnh đạo phải vạch ra “thước đo chính” để thẩm định những việc làm đã đạt hay chưa đạt kết quả theo hoạch định. Người lãnh đạo phải biết chia sẻ thước đo này đến với mọi người theo (followers) để tất cả đều có chung một tiêu chuẩn thẩm định sau cùng.

Ví dụ sau đây có thể làm thước đo để Kiểm Tra Đời Sống Thuộc Linh của từng cá nhân / Checking your spiritual life: �Tĩnh nguyện/Personal devotion, �Cầu nguyện với nhau/Praying with others, �Ca ngợi Chúa/Praising, �Học Lời Chúa/Studying God’s word, �Thông công với anh chị em/Fellowship with others, �Làm chứng/Witnessing, �Phục vụ/Serving, �Dâng hiến/Offering.

Có bao nhiêu phần trăm cá nhân trong Hội thánh thực hiện được 8, 7, 6, 5… lãnh vực trên trong tuần. So sánh số lượng và chất lượng giữa các tuần với nhau để thấy sự khác biệt.

Page 22: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

43

BA CÂU HỎI THẨM ĐỊNH CHO NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Là một người lãnh đạo trong Chúa bạn cần đặt ba câu hỏi để thẩm định những gì bạn đang hoạch định và thực hiện.

Câu hỏi thứ nhất. Câu hỏi về mục đích và khải tượng: Có phải tất cả những điều bạn đang mơ ước để thực hiện đến từ Chúa và vì Chúa không? Bạn là đầy tớ của Đức Chúa Trời và Hội thánh là của Ngài, không phải của bạn, cho nên những mơ ước của bạn phải bắt đầu từ ý muốn của Ngài.

Câu hỏi thứ hai. Câu hỏi về điều hành: Có phải tất cả những việc bạn đang thực hiện được đặt dưới sự lãnh đạo của Chúa hầu cho danh vinh hiển của Ngài được bày tỏ? Chúa là Vị Lãnh Đạo tối cao của Hội Thánh. Bạn là một đầy tớ của Chúa và Ngài giao phó cho bạn công tác quản trị vì thế tất cả những điều bạn làm là để bày tỏ vinh hiển danh Chúa, không phải danh của bạn.

Câu hỏi thứ ba. Câu hỏi về chăn bầy: Có phải những người mà bạn đang hướng dẫn đều được kinh nghiệm sự biến đổi và trưởng thành để giống Chúa Giê-su càng hơn không? Tất cả những người lãnh đạo đều có bầy: người cha có gia đình như là bầy, lãnh đạo Hội thánh có Ngành, Ban, Đội, Toán, Nhóm Nhỏ là bầy, Mục sư quản nhiệm có Hội thánh là bầy. Người lãnh đạo có trách

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

44

nhiệm phải giúp bầy biến đổi và tăng trưởng để giống Chúa. Người lãnh đạo mặc lấy sự khiêm nhường, hạ mình xuống, để bầy thấy Chúa và biến đổi giống Chúa. Như tinh thần của Giăng Báp-tít, “Ngài phải được tôn cao còn ta phải hạ xuống.”

Câu hỏi thảo luận

Năm yếu tố để đạt đến sự lãnh đạo hữu hiệu là gì? Năm yếu tố này liên hệ với nhau như thế nào?

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Liệt kê ba câu hỏi thẩm định cho người lãnh đạo trong Chúa?

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Page 23: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

45

TRUYỀN THÔNG HỮU HIỆU

Trong sách Ha-ba-cúc, Chúa dạy người lãnh đạo phải viết khải tượng lên trên các bảng đá hầu cho người chạy ngang có thể đọc được. Khải tượng phải được viết ra một cách rõ ràng, được đặt chổ quan trọng để mọi người có thể đọc được.

Viết khải tượng. Khải tượng được hình thành từ con người bên trong (khối óc, trái tim, nhiệt huyết…) của bạn, nhưng để thực hiện khải tượng bạn phải truyền đạt bằng cách viết nó ra. Đừng mong đợi người khác đọc được ý của mình.

Viết trên các bảng đá. Vì tầm quan trọng của khải tượng cho nên nó phải được viết trên bảng đá. Ngày hôm nay khải tượng được viết thẳng trên bức tường chính ngay lối vào của các nhà thờ, trường học, công sở, công ty hay cơ quan. Khải tượng cũng được viết ngay ở trang đầu của các trang mạng. Nhiều nơi khác, tuyên ngôn khải tượng được

Bấy giờ CHÚA đáp lời tôi, Ngài phán, "Hãy ghi lại khải tượng nầy; Hãy chép rõ trên các bảng, để người chạy ngang qua có thể đọc được.” (Habacuc 2:2)

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

46

lồng vào khung kiếng rất trang trọng và được treo ngay chính giữa của lối đi ra vào.

Người chạy có thể đọc được. Khải tượng cần phải truyền đạt một cách hiệu quả, thậm chí người chạy cũng có thể đọc được.

Một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công trong vai trò lãnh đạo là sự truyền thông. Dầu cho bạn có khải tượng, sứ mệnh, chiến lượt, chiến thuật, thước đo thẩm định nhưng nếu không truyền đạt đến với mọi người đang đồng hành với mình thì thành quả không bao giờ đạt được. Sau đây là ba mục tiêu cụ thể mà bạn cần thực hiện để có sự truyền thông hữu hiệu:

1. Giúp tất cả người theo hiểu rõ mục đích và mục tiêu của tổ chức.

2. Giúp tất cả người theo biết làm sao để đạt được những mục đích và mục tiêu này xuyên qua chiến lượt và chiến thuật.

3. Thường xuyên chia xẻ thông tin về những diễn tiến của tổ chức cho tất cả mọi người để tất cả cùng có chung một định hướng. Đừng bao giờ nghĩ rằng tôi đã thông báo một lần là đủ. Đồng đội càng đông, tổ chức càng lớn thì sự truyền đạt thông tin cần phải lập đi lập lại nhiều lần. Bạn phải lưu ý: Thông tin cần phải được truyền đạt nhiều lần thì mọi người mới nắm bắt được. Nhưng tránh tình trạng nhàm chán với thái độ

Page 24: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

47

“biết rồi, khổ lắm, nói mãi” thì thông tin phải được truyền đạt theo nhiều hình thức khác nhau ví dụ như đọc, chiếu trên màn ảnh, gởi qua email, in tờ rơi (flyers), dán trên bảng thông cáo, thực hiện biểu ngữ…

Câu hỏi thảo luận

Theo bạn, trong một tổ chức, truyền thông có tầm quan trọng như thế nào?

___________________________________________________________________________________

Những cách thức hay phương tiện cụ thể nào để giúp bạn và tổ chức đạt đến sự truyền thông hữu hiệu?

___________________________________________________________________________________

Bạn có đang tận dụng tất cả những phương tiện truyền thông hiện đại như Internet, Email, Cell phone… để thực hiện tốt công tác truyền thông chưa? Hiệu quả như thế nào?

___________________________________________________________________________________

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

48

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ NGƯỜI ĐIỀU HÀNH

Người Lãnh Đạo Người Điều Hành 1. Chú ý đến tương lai 2. Có tầm nhìn dài hạn 3. Đưa ra hướng đi 4. Đưa ra tầm nhìn và

sự ảnh hưởng 5. Hướng dẫn người

theo 6. Ảnh hưởng uy quyền

thầm lặng (ngầm) 7. Sáng kiến 8. Phát triển 9. Chú tâm đến con

người 10. Cần sự tín nhiệm 11. Thách thức người

theo 12. Làm công việc đúng

(does right thing)

1. Chú ý vào hiện tại 2. Có cái nhìn ngắn hạn 3. Thực hiện bước đi 4. Điều khiển để thực

hiện công việc 5. Quản trị công việc &

tài nguyên 6. Thể hiện uy quyền

qua mệnh lệnh 7. Copy, sao chép 8. Di trì 9. Chú tâm vào cấu

trúc hành chánh 10. Cần sự điền khiển 11. Đón nhận những báo

cáo số lượng 12. Làm đúng công việc

(does things right)

NĂM MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG TRONG LÃNH ĐẠO

1. Địa Vị Quyền Lực - người khác theo bạn vì họ bị bắt buộc phải theo. Lối lãnh đạo này thường thấy ở các bộ lạc chậm tiến, nhà nước hay lãnh đạo độc quyền.

Page 25: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

49

2. Quen Biết Công Nhận - người khác theo bạn vì họ có mối liên hệ với bạn và tán đồng để bạn lãnh đạo.

3. Thành Quả Đạt Được - người khác theo bạn vì họ thấy những thành quả bạn đạt được cho tổ chức.

4. Phát Triển Con Người - người khác theo bạn vì bạn đã có những điều ảnh hưởng tích cực trên đời sống của họ.

5. Tư Cách Xứng Đáng - người khác theo bạn vì phẩm hạnh từ con người thật của bạn khiến họ tôn trọng và chọn theo bạn.

BA MỨC ĐỘ KỸ NĂNG LÀM VIỆC CỦA CON NGƯỜI

• Mức độ 1 - Người Theo (Follower): Ðạt kết quả tốt hơn khi làm chung với người khác, luôn cần được giúp đỡ và đào tạo.

• Mức độ 2 - Người Quản Trị (Manager): Giúp người khác làm việc tốt hơn.

• Mức độ 3 – Người Lãnh Đạo (Leader): Ðào tạo người khác để làm việc tốt hơn.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

50

BẢY BƯỚC ĐỂ THAY ĐỔI THÁI ĐỘ SAI TRẬT CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Có một anh chàng chỉ quen sống ở đồng cỏ. Một hôm có người bạn đến mời anh ta du ngoạn. Hai người phi ngựa đến bên hồ nước rộng lớn. Anh ta nhìn thấy thảm xanh mênh mông trên mặt hồ, mừng rỡ nói với bạn: "Ôi, một vùng đồng cỏ chưa hề có dấu chân người, ta phải phi ngựa đi hết thảm xanh này thật là một vùng đồng cỏ tuyệt vời!"

Anh bạn liền cười ngăn lại: “Đây là hồ, trên thảm xanh, dưới nước sâu, chứ đâu phải là đồng cỏ.”

Nghe vậy anh ta nhìn xuống chân mình thì thấy nước trong xanh, in bóng ngựa của hai người. Lúc đó anh ta mới nhận ra là hồ nước không phải thảm cỏ.

Bước 1: Nhận diện những lối suy nghĩ của bạn có vấn đề. Thông thường khi làm việc chung, nếu người lãnh đạo là người có khả năng hay địa vị vượt trội, có thể lắm, người lãnh đạo xem thường người khác. Hãy công nhận chính mình có lối suy nghĩ kiêu ngạo. Nếu ngược lại, người lãnh đạo kém tài, cũng thường hay ganh tị với cấp dưới của mình về khả năng và thành quả mà cấp dưới đạt được. Hãy công nhận chính mình có thái độ ganh tị. Người lãnh đạo cũng thường xuyên có những lối suy nghĩ có vấn đề như: tiêu cực, chán nản, muốn bỏ cuộc, đố kỵ, lạm quyền, độc đoán… Không có người

Page 26: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

51

lãnh đạo nào trọn vẹn cả vì Kinh thánh cho biết “mọi người đều đã phạm tội” (Rôma 3:23) và “không có một người công bình trên đất” (Rôma 3:10). Ý thức được chính bạn có những lối suy nghĩ tiêu cực sẽ giúp bạn khắc phục và vượt qua dễ dàng hơn. Đừng để những lối suy nghĩ tiêu cực của bạn bóp nghẹt ơn lãnh đạo của bạn.

Có một anh chàng tiều phu làm mất cây búa, anh ta nghi ngờ cậu bé nhà hàng xóm ăn cắp. Cho nên mỗi cử chỉ đi đứng của cậu bé anh ta đều nghĩ rằng đó là cử chỉ ăn cắp. Nhìn thấy những biểu hiện trên nét mặt của cậu bé, anh ta cũng cho đó là nét mặt của kẻ ăn cắp. Nghe cậu bé nói chuyện cũng cho là giọng nói của kẻ ăn cắp. Nhất cử nhất động của cậu bé đều giống kẻ ăn cắp búa của anh ta.

Rồi một hôm sau, anh ta lên núi tìm thấy lại cây búa của mình bỏ quên trên trên gò đất. Từ đó, anh ta nhìn mọi cử chỉ và hành động của cậu bé nhà hàng xóm không giống kẻ ăn cắp như trước đây anh vẫn nghĩ nữa.

Bước 2: Nhận diện những cảm xúc của bạn có vấn đề. Khi người lãnh đạo có lối suy nghĩ kiêu ngạo, người ấy có cảm giác tự tôn, tự kiêu, cảm thấy mình quan trọng hơn những người khác, đặc biệt là đối với những người dưới sự lãnh đạo của mình. Hãy công nhận rằng mình đang có cảm xúc sai trật.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

52

Bước 3: Nhận diện những quyết định của bạn có vấn đề. Khi người lãnh đạo kiêu ngạo, người ấy có những quyết định sai trật vì lấy mình, không phải Thiên Chúa hay tổ chức, làm trọng tâm của những quyết định. Thường là những quyết định để phô trương chính cá nhân người lãnh đạo.

Bước 4: Nhận diện cách cư xử của bạn có vấn đề. Khi người lãnh đạo kiêu ngạo, người ấy xem thường những người khác qua cách đối xử. Điển hình là bắt người khác phục vụ mình hơn là phục vụ người khác. Người lãnh đạo kiêu ngạo hay lên mình, xem mình như tôn trọng hơn người khác.

Bước 5: Tìm kiếm những suy nghĩ đúng đắn theo Lời Chúa dạy. Chúa dạy người lãnh đạo là phải khiêm nhường luôn luôn và hạ mình trong phục vụ. Ai làm lớn thì phải hạ mình, ai lãnh đạo thì phải phục vụ. Đức Chúa Trời ghét những người kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho những người khiêm nhường.

Bước 6: Điều chỉnh lối suy nghĩ, cảm xúc và thái độ cho đúng theo tiêu chuẩn của Chúa dạy. “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã” (Châm ngôn 16:18). Điều chỉnh con người bên trong sao cho đúng với những nguyên tắc của Chúa. Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong. “Hết thảy đối đãi với nhau phải trang sức bằng khiêm nhường; vì Đức Chúa Trời

Page 27: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

53

chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho người khiêm nhường” (1Phi-ê-rơ 5:5).

Bước 7: Quyết tâm sống (thể hiện ra) theo những tiêu chuẩn Chúa dạy. Sống theo lời Chúa dạy là mục đích đời sống của chúng ta. Không ai biết chúng ta hơn là Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa chúng ta. “Chớ làm sự gì vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình” (Phi-líp 2:3).

Câu hỏi thảo luận

Hãy nêu lên sự khác biệt của người lãnh đạo (leader) và người điều hành (manager)

___________________________________________________________________________________

Phân tích sự ảnh hưởng ra sao cho tổ chức nếu người lãnh đạo chỉ chú tâm vào chức năng của người điều hành?

___________________________________________________________________________________

Liệt kê năm mức độ ảnh hưởng trong lãnh đạo

___________________________________________________________________________________

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

54

Phân tích mức độ thứ 5 “Tư Cách Xứng Đáng” là thế nào?

___________________________________________________________________________________

Người lãnh đạo có sai trật không? Nếu có thì làm sao để khắc phục?

___________________________________________________________________________________

Tại sao đồng đội là quan trọng?

___________________________________________________________________________________

Làm sao để xây dựng một đồng đội vững mạnh và hiệu quả?

___________________________________________________________________________________

___________________________________________________________________________________

Page 28: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

55

CHƯƠNG II

LÃNH ĐẠO TÔI TỚ

(SERVANT LEADERSHIP)

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

56

“Nhưng giữa vòng các con thì không phải vậy, vì ai muốn làm lớn phải làm tôi tớ các con. Còn ai muốn làm đầu trong các con, thì phải làm người phục vụ cho mọi người. Vì Con Người (Chúa Cứu Thế) đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người. Not so with you. Instead, whoever wants to become great among you must be your servant, and whoever wants to be first must be slave of all. For even the Son of Man did not come to be served, but to serve, and to give his life as a ransom for many.” - Chúa Giê-su: Mác 10:43-45

Đời sống cũng giống như một trận đấu tennis; ai “serves”giỏi thì ít khi thua - Life is like a game of tennis; the player who serves well seldom loses. Ngạn ngữ

Một sự phục vụ mà Chúa hài lòng đó là làm điều lành cho người khác - The most acceptable service of God is doing good to man. – Benjamin Franklin

Tín đồ của Chúa là người tự do khỏi tất cả và không phải là công cụ của một ai; Tín đồ của Chúa là một tôi tớ trách nhiệm cho tất cả và phải phục vụ mọi người - A Christian man is the most free lord of all, and subject to none; a Christian man is the most dutiful servant of all, and subject to everyone. – Martin Luther

Page 29: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

57

Lãnh Đạo Tôi Tớ là một phong cách lãnh đạo trong đó người lãnh đạo phục vụ cho các nhu cầu của những người theo mình. Chúa Cứu Thế Giê-su là biểu tượng của mô hình lãnh đạo phục vụ này. Ngài phán: “Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mác 10:45). Trong Phúc âm Luca 22:25-26, Chúa Giê-su phán: “Các vua chúa dân ngoại thường thống trị thần dân; còn những người cầm quyền thì được gọi là ‘ân nhân.’ Nhưng các con thì khác, người lớn trong các con phải trở nên nhỏ, và ai lãnh đạo thì phải phục vụ.”

Về sau Robert K. Greenleaf (Sinh 1904 tại Terre Haute, bang Indiana, Hoa kỳ, qua đời vào năm 1990) đã khai triển phong cách lãnh đạo này. Sự khai triển này được hỗ trợ bởi nhiều tác giả như James Autry, Ken Blanchard, Stephen Covey, Peter Block, Peter Senge, Max DePree, Scott Greenberg, Larry Spears, Margaret Wheatley, James C. Hunter, Kent Keith, Ken Jennings, Don Frick và những

Lãnh Đạo Tôi Tớ là một phong cách lãnh đạo trong đó người lãnh đạo phục vụ cho các nhu cầu của những người theo mình.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

58

người khác. Lãnh Đạo Phục Vụ tạo nên kết quả cho tổ chức bằng việc đưa sự phục vụ lên hàng đầu. Người lãnh đạo phục vụ thường được coi là người quản lý khiêm tốn và biết quý trọng tài nguyên của tổ chức: con người, tài chính và trang thiết bị.

Những người áp dụng phong cách lãnh đạo phục vụ sẽ khiến chính cá nhân của mình được tăng trưởng, trở thành lành mạnh hơn, khôn ngoan hơn, tự chủ hơn và thành hình được nhiều khả năng để trở thành người phục vụ hữu hiệu (Greenleaf, 1977).

Lãnh đạo tôi tớ là một mô hình lãnh đạo rất phổ biến. Các nhà lãnh đạo tôi tớ là những người tôn trọng người theo và ý thức rằng những người theo không phải là phương tiện của người lãnh đạo nhưng là đồng đội, bạn hữu của mình, không phải là những hạ cấp.

Lãnh đạo tôi tớ thay thế lãnh đạo độc tài, dùng mệnh lệnh và sự kiểm soát. Phong cách lãnh đạo này tập trung vào nhu cầu của người khác hơn là nhu cầu của cá nhân người lãnh đạo.

Các nhà lãnh đạo tôi tớ phải làm gì? Người lãnh đạo tôi tớ cống hiến bản thân mình để phục vụ nhu cầu của các thành viên tổ chức, tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu của những người họ hướng dẫn, phát triển con người để đưa ra thành quả tốt nhất. Lãnh đạo tôi tớ chú tâm vào sự huấn

Page 30: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

59

luyện người khác và khuyến khích các khả năng ân tứ của họ, tạo điều kiện thuận lợi cho người theo phát triển cách tốt đẹp. Họ lắng nghe nguyện vọng của người theo và xây dựng một hướng đi chung.

Phong cách lãnh đạo này mang đến hiệu quả cao vì khoảng cách phân biệt giữa người lãnh đạo và người theo được thu ngắn lại. Nhu cầu của người theo được đáp ứng một cách hữu hiệu, những tiềm năng của họ cũng được cơ hội để phát triển một cách tối đa, do đó, những người theo có thể thể hiện tốt nhất khả năng của họ một cách tối đa. Lãnh đạo tôi tớ đặt tập trung chính vào con người, bởi chính con người là yếu tố quyết định để đạt được mục tiêu và thực hiện đầy đủ những kỳ vọng đã đề ra.

Lãnh đạo tôi tớ được xuất phát từ sự khao khát của tâm hồn muốn sống đẹp lòng Chúa qua sự phục vụ và xây dựng người khác để cùng phục vụ. Sự khao khát này thăng hoa thành hành động, một lựa chọn có ý thức, vì tương lai tốt đẹp của người theo. Trái ngược với phong cách lãnh đạo hưởng

Lãnh đạo tôi tớ được xuất phát từ sự khao khát của tâm hồn muốn sống đẹp lòng Chúa qua sự phục vụ và xây dựng người khác để cùng phục vụ.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

60

thụ, lãnh đạo tôi tớ được trang phục bởi tinh thần phục vụ cách khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình.

Lãnh đạo tôi tớ không chỉ là một khái niệm hay một triết lý, nhưng là một lối sống được thể hiện ra từ những nguyên tắc yêu thương chân thành bên trong của một người lãnh đạo.

Câu hỏi thảo luận

Lãnh đạo tôi tớ là gì?

______________________________________________________________________________________________________________________________

Phân tích sự khác biệt giữa Lãnh đạo tôi tớ và Lãnh đạo hưởng thụ

______________________________________________________________________________________________________________________________

Tại sao người lãnh đạo trong Chúa phải là người lãnh đạo tôi tớ?

______________________________________________________________________________________________________________________________

Page 31: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

61

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA LÃNH ĐẠO TÔI TỚ

Có những điểm đặc thù gì để phân biệt những người lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo tôi tớ so với các phong cách lãnh đạo khác. Dưới đây là mười hai đặc tính của lãnh đạo tôi tớ:

1. Đặt phục vụ lên vị trí ưu tiên. Nếu không có tinh thần phục vụ người khác, đặc biệt là những người đồng hành với bạn, bạn sẽ không bao giờ trở người lãnh đạo tôi tớ. Người lãnh đạo tôi tớ nhìn gương phục vụ của Chúa Giê-su như là kim chỉ nam cho chính mình.

2. Sống khiêm nhường với đồng đội. Thông thường người lãnh đạo hay có thái độ “xem mình tôn trọng hơn người khác.” Nhưng là một lãnh đạo tôi tớ bạn phải khiêm nhường và “xem người khác tôn trọng,” thậm chí “hơn cả chính mình.” Bạn có thể phục vụ người khác như một người làm công tác bố thí, thiện nguyện hay làm điều lành để tích đức, nhưng bạn không thể là một lãnh đạo tôi tớ nếu đức khiêm nhường không có ở trong bạn.

3. Lắng nghe hữu hiệu: Khả năng lắng nghe hiệu quả, quyết tâm để thấu hiểu, thể hiện sự quan tâm trọn vẹn về những gì người khác đang nói. Lắng nghe người khác là lúc bạn nắm bắt được những nhu cầu của họ để giúp bạn phục vụ và quan tâm đúng mức hơn.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

62

4. Quan tâm chân thành đến sự cảm nhận của người khác: Một sự quan tâm và hiểu biết về cảm xúc của những người khác cùng với khả năng cảm nhận được người khác cảm thấy như thế nào là khả năng quan trọng của người lãnh đạo tôi tớ.

5. Giúp người khác nhận được sự chữa lành: Mọi người luôn phải đối diện với nhiều nan đề về thể chất, tâm hồn và tâm linh. Thiên Chúa là nguồn của sự chữa lành, hãy hướng dẫn mọi người đến với Ngài để nhận được sự chữa lành. Vì khi con người lành mạnh thì họ mới tận hiến một đời sống có hiệu quả cao. Người lãnh đạo tôi tớ sẵn sàng giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề thuộc thể, tâm hồn và tâm linh của họ.

6. Có sự nhận thức cao: Nhận thức về ý Chúa, chính mình, người xung quanh và những gì đang xảy ra trong thế giới xung quanh bạn một cách sâu sắc và nhạy cảm để điều chỉnh phương cách phục vụ của bạn một cách hữu hiệu.

7. Ảnh hưởng người khác qua làm gương: Lãnh đạo tôi tớ ảnh hưởng người khác qua gương phục vụ bằng tình yêu thương, không phải quyền hạn và ra lệnh. Đây là một nghệ thuật lãnh đạo đắc nhân tâm. Đặt quyền lợi của người khác là quan trọng, cho nên, người lãnh đạo phải ảnh hưởng mọi người cùng phục vụ hầu mang đến ích lợi cho từng cá nhân của đồng đội.

Page 32: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

63

8. Có khái niệm sâu sắc: Người lãnh đạo cần có khả năng nhìn thấy bức tranh lớn hơn và am tường các chi tiết trong bức tranh đó rõ ràng hơn những người khác. Họ có khả năng nhìn thấy được xu hướng và nguyên nhân cốt lõi, không chỉ là triệu chứng của vấn đề.

9. Tiên đoán trước sự việc: Đây là khả năng nhìn thấy những tác động lâu dài của kế hoạch hiện tại, không bị ràng buộc bởi các nhu cầu ngắn hạn.

10. Ban cho rộng rãi: Sẵn sàng ban cho một cách rộng rãi để chăm sóc nhu cầu cho người khác, cá nhân lẫn tổ chức. Có khả năng phấn đấu để xây dựng một tương lai bền vững cho mọi người.

11. Cam kết cho sự phát triển của mọi người: Người lãnh đạo tôi tớ luôn khuyến khích sự phát triển của con người vì lợi ích của chính họ. Người lãnh đạo tôi tớ tìm thấy niềm vui khi nhìn thấy mọi người phát triển và đạt được tối đa tiềm năng của họ.

12. Xây dựng cộng đồng: Phấn đấu để thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ quyền sở hữu cùng với sự tận hiến để xây dựng cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

64

LÃNH ĐẠO TRONG CHÚA LÀ LÃNH ĐẠO TÔI TỚ

Lãnh Đạo Tôi Tớ là trọng tâm của sự lãnh đạo trong Đạo Chúa. Tất cả các Giê-su hữu, không chỉ riêng những người lãnh đạo, đều được gọi là đầy tớ của Chúa để phục vụ nhau. Chính Chúa Giê-su đã làm nên một tấm gương cho chúng ta trong tinh thần phục vụ tận hiến. Là một Thiên Chúa, Ngài bằng lòng giáng trần trong hình hài của một con người nghèo khó, quên đi chính mình để phục vụ người và công bố phúc âm. Cuối cùng Ngài đã hy sinh mạng sống của mình để đền tội cho muôn người tin. Người theo Chúa là người phục vụ. Sự phục vụ đó được xuất phát từ tình yêu vô điều kiện dành cho những người lân cận đưa đến những hành động cụ thể qua tinh thần phục vụ lẫn nhau.

CHÚA GIÊ-SU LÀ MÔ HÌNH

Trước kỳ lễ Vượt Qua, Đức Chúa Giê-su biết là đã đến lúc Ngài phải rời thế gian để trở về cùng Cha. Ngài đã yêu những người của mình trong thế gian, thì Ngài cứ yêu cho đến cuối cùng. Trong bữa ăn tối, quỷ vương đã gieo vào lòng Giu-đa, con của Si-môn Ích-ca-ri-ốt, ý tưởng phản bội Ngài. Ngài biết Cha đã trao mọi sự vào tay mình; vì Ngài đã đến từ Đức Chúa Trời lại sắp trở về cùng Đức Chúa Trời, nên Ngài đứng dậy khỏi bàn ăn, cởi áo ngoài ra, quấn khăn ngang lưng, rồi đổ nước vào chậu, bắt

Page 33: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

65

đầu rửa chân cho các môn đệ. Rửa xong, Ngài lấy khăn đã quấn ngang lưng mà lau (chân). Khi đến Si-môn Phê-rơ, ông thưa: "Chúa ơi! Chúa mà lại rửa chân cho con sao?" Đức Giê-su trả lời: "Việc Ta làm bây giờ con chưa hiểu nhưng sau này sẽ rõ." Phê-rơ thưa lại: "Đời nào con để Chúa rửa chân cho con!" Đức Giê-su đáp: "Nếu không để Ta rửa, con sẽ không có phần gì với Ta cả." Phê-rơ thưa: "Lạy Chúa, thế thì chẳng những chỉ rửa chân thôi mà còn cả tay và đầu nữa." Đức Giê-su dạy: "Người tắm rồi thì thân thể đã sạch, nên chỉ cần rửa chân thôi. Các con đã sạch rồi, nhưng không phải tất cả đều trong sạch." Vì Chúa đã rõ ai là người sẽ phản bội Ngài, nên mới nói có người chưa tinh sạch. Sau khi đã rửa chân các môn đệ xong, Ngài mặc lại áo ngoài, trở về bàn ăn hỏi họ: "Các con có hiểu việc Ta vừa làm cho các con không? Các con xưng Ta là Thầy là Chúa, phải lắm, vì chính Ta đúng là như vậy. Đã là Thầy là Chúa mà Ta còn rửa chân cho các con, thì chính các con cũng phải rửa chân cho nhau. Ta đã làm như vậy cốt để làm gương cho các con noi theo. Thật vậy, Ta bảo các con: Tớ không hơn chủ, sứ giả không hơn người sai phái mình. Các con biết những điều này và đem ra thực hành thì được phước. Ta không nói về tất cả các con đâu. Ta biết rõ những người Ta chọn, nhưng lời Thánh Kinh này phải ứng nghiệm: Kẻ từng ăn bánh của Ta đã trở gót phản bội Ta. Bây giờ, Ta báo trước cho các con để khi

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

66

sự việc xảy ra, các con sẽ tin chính Ta là Đấng Hằng Hữu. Thật vậy, Ta bảo các con: Ai tiếp người Ta sai đến là tiếp rước Ta, còn ai tiếp Ta là tiếp rước Đấng đã sai Ta." (Giăng 13:1-20)

Yêu Thương

Mọi sự bắt đầu từ tình yêu. Chúa Giê-su yêu các môn đệ của Ngài bằng tình yêu vô điều kiện. Ngài là Thiên Chúa bằng lòng trở nên một con người. Ngài không gọi các môn đệ của Ngài là đầy tớ, nhưng là bạn hữu. Thượng Đế là bạn hữu của con người! Ngài không để họ phục vụ Ngài, nhưng Ngài phục vụ họ và sau cùng Ngài hy sinh mạng sống để đền tội cho những người tin nhận Ngài.

Chúng ta không bao giờ có thể trở thành một lãnh đạo tôi tớ nếu chúng ta không trang bị cho mình tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta không thể yêu người khác một cách vô điều kiện bằng tình yêu có điều kiện của mình. Tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa đã được cấy trồng như một dạng DNA

Hãy làm thăng hoa tình yêu vô điều kiện đã được cấy trồng trong bạn để bạn có thể trở thành một người lãnh đạo tôi tớ.

Page 34: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

67

mới ở trong bạn kể từ khi bạn tin nhận Ngài. Chính Ngài tái sanh bạn và ban cho bạn một bản chất mới: yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại và tiết độ. Hãy làm thăng hoa tình yêu vô điều kiện đã được cấy trồng trong bạn để bạn có thể trở thành một người lãnh đạo tôi tớ.

Quên mình

Đấng tạo hóa đã trở nên con người để phục vụ tạo vật của Ngài. Vua của muôn vua đã trở nên người đầy tớ để phục vụ thần dân của Ngài. Ngài bằng lòng bỏ Thiên Cung vinh hiển để giáng trần và trở nên một người lãnh đạo tôi tớ. “Hãy có cùng một tâm tình như Chúa Cứu Thế đã có: Ngài vốn có bản tính của Đức Chúa Trời, nhưng không coi sự bình đẳng với Đức Chúa Trời là điều phải nắm giữ, chính Ngài đã từ bỏ mình, chịu nhận một bản thể của một đầy tớ, trở nên giống con người. Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Phi-líp 2:5-8).

Chuẩn Bị

Chúa Giê-su thực hiện liên tiếp một loạt các động tác để chuẩn bị cho sự rửa chân: Đứng dậy, cởi áo ngoài, quấn khăn ngang lưng và đổ nước vào chậu. Chính tay Chúa thực hiện các hành động này. Ngài không phải là một người làm mẫu, nhưng làm

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

68

gương. Ngài không bảo các đầy tớ hay môn đệ dàn dựng sân khấu sẵn sàng để Ngài bước vào diễn kịch. Ngài không phô trương công tác hạ mình phục vụ của Ngài trước ống kính truyền hình như những người lãnh đạo khác hay làm.

Sự chuẩn bị luôn cần thiết để khởi đầu của một hành động. Sau khi người lãnh đạo xác định được mục đích, giá trị cốt lõi và khải tượng, người bắt đầu thực hành. Chúa Giê-su đứng dậy. Một thái độ sẵn sàng phục vụ chân thành khiến cho các môn đồ hết sức ngạc nhiên và cảm phục. Họ ngạc nhiên vì Chúa là Thầy là Chủ mà hạ mình để rửa chân cho họ. Điều này là điều mà họ chưa từng thấy ở nơi lãnh đạo của con người, nơi mà những người lãnh đạo luôn ăn trên ngồi trước và bắt những người theo phải phục dịch. Họ cảm phục Chúa Giê-su rửa chân cho họ là bởi Ngài quá yêu họ. Ngài không làm để lấy tiếng, để chụp hình hay để phô trương. Ngài không làm điều này trước công chúng để tỏ ra mình là người đạo đức như những người “dâng của,” “bố thí,” hay “kiêng ăn” huênh hoang trước công cộng để người khác thán phục mình. Ngài rửa chân cho các môn đệ trong phòng kín, không phô trương, không thổi kèn, không công bố.

Hành Động

Ngài bắt đầu rửa chân cho các môn đệ. Ở vùng Trung Đông ngày xưa, người ta thường hay mang

Page 35: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

69

dép. Giữa sa mạc cát bụi, mang dép sẽ làm cho đôi chân bị bẩn. Vì thế mỗi khi bước vào nhà, mọi người phải rửa chân. Bổn phận của người đầy tớ là rửa chân cho những người khách hay người chủ trước khi họ bước vào nhà. Rửa chân là công việc của một đầy tớ, không phải của người Thầy hay Ra-bi. Chúa Giê-su là Thầy, là Chúa, là Ra-bi nhưng Ngài tự hạ mình để phục vụ cho những môn đệ của Ngài.

Sứ đồ Phi-ê-rơ “bị sốc” khi thấy Chúa rửa chân cho các môn đệ của Ngài. Trong cái nhìn của ông, Chúa là Thầy không thể rửa chân cho học trò; nếu có rửa chân, theo lối suy nghĩ của con người, thì học trò phải rửa chân cho Thầy, tôi tớ phải rửa chân cho chủ. Chúa Giê-su đã làm đảo ngược mọi quan điểm của mô hình “chủ-tớ” trong mối tương quan người và người. Hành động rửa chân của Chúa Giê-su đã thay đổi triết lý sống phục vụ của các sứ đồ và bao nhiêu thế hệ trôi qua.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

70

PHƯƠNG CÁCH MÔN ĐỆ HÓA CỦA CHÚA

Làm Gương => Đặt Câu Hỏi => Giải Thích => Đưa Ra Bày Học Áp Dụng => Khích Lệ Việc Làm Cụ Thể.

Làm Gương

Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đồ để làm gương. Chúa Giê-su không dạy bằng lý thuyết suông, nhưng kèm theo bằng hành động. Mô hình sư phạm mà Ngài áp dụng là giúp cho người theo vừa nghe, nhìn, thực tập và sống thực hành theo gương của Ngài. Đây là mô hình môn đệ hóa hữu hiệu nhất.

Đặt Câu Hỏi

Sau khi rửa và lau chân cho các môn đệ xong, Chúa Giê-su đặt câu hỏi: “Các con có hiểu việc Ta vừa làm cho các con không?” Ngài khiến cho các môn đệ động não.

Giải Thích

Thông thường, trong riêng tư, Chúa Giê-su giải thích những câu chuyện ngụ ngôn hoặc những lẽ đạo mầu nhiệm của Ngài cho các môn đồ theo Ngài hiểu. Sau câu hỏi, Ngài có lời giải thích để các môn đệ của Ngài hiểu ý của Ngài. “Các con xưng Ta là Thầy là Chúa, phải lắm, vì chính Ta đúng là như vậy. Đã là Thầy là Chúa mà Ta còn rửa chân cho

Page 36: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

71

các con, thì chính các con cũng phải rửa chân cho nhau.”

Đưa Ra Áp Dụng

Ngài muốn các môn đồ thực tập “rửa chân cho nhau.” Rửa chân ở đây là một lối sống khiêm nhường, xem người khác như tôn trọng hơn mình và sẵn sàng phục vụ họ. “Ta đã làm như vậy cốt để làm gương cho các con noi theo.”

Khích Lệ Việc Làm Cụ Thể

Chúa muốn các môn đệ của Ngài sống với những gì họ đã học từ Ngài. Đời sống làm theo lời Chúa là đời sống được phước. “Các con biết những điều này và đem ra thực hành thì được phước.”

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

72

NHỮNG SUY NGHĨ NHẦM LẪN VỀ LÃNH ĐẠO TÔI TỚ

Vì trong phong cách lãnh đạo tôi tớ, người lãnh đạo phải đi đầu trong sự phục vụ người khác, cho nên cũng tạo ra những suy nghĩ nhầm lẫn cần được làm sáng tỏ.

1. Người theo (followers) không cần quan tâm gì cả. Không phải người lãnh đạo suy nghĩ lo toang hết mọi điều và khiến cho người theo thờ ơ, chủ quan không cần suy nghĩ gì cho sự tăng trưởng tiến bộ của chính cá nhân và của tổ chức. Người lãnh đạo tôi tớ giúp cho người theo suy nghĩ, học tập, tăng trưởng và kết quả cho bản thân và cho mọi người.

2. Người theo không cần phục vụ gì cả. Không phải người lãnh đạo làm hết mọi việc để người theo ngồi hưởng thụ. Người lãnh đạo làm gương để người theo học tập và phục vụ cũng giống như người lãnh đạo. Vì trong tinh thần đồng đội, mọi người đều phải làm việc tốt nhất trong chức năng và khả năng của mình. Mục tiêu cuối cùng của người theo là trở nên giống người lãnh đạo trong tinh thần phục vụ.

3. Nhu cầu của cá nhân quan trọng hơn nhu cầu của tổ chức. Mặc dầu nhu cầu của từng cá nhân cần được quan tâm đúng mức, nhưng mục đích chung và ích lợi chung của cả tổ chức luôn được tôn trọng hơn quyền lợi của từng cá nhân.

Page 37: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

73

4. Người lãnh đạo là đầy tớ chỉ để phục vụ người theo. Đôi khi người theo nghĩ rằng người lãnh đạo là đầy tớ của mình. Trong Chúa người lãnh đạo là đầy tớ của Chúa để phục vụ người theo chớ không phải là nô lệ của người theo. Người lãnh đạo tôi tớ phục vụ cho người theo nhưng mục đích sau cùng là làm tấm gương để người theo học tập mà phục vụ. Vì tất cả mọi người được gọi đến để phục vụ thân thể của Chúa và phản ảnh vinh hiển của Thiên Chúa.

5. Người theo không cần thuận phục người lãnh đạo. Đây là lối suy nghĩ say trật. Người lãnh đạo nào cũng cần được tôn trọng và sự thuận phục của người theo. Người lãnh đạo càng khiêm nhường hạ mình thì người theo cần phải tôn trọng và thuận phục người lãnh đạo của mình càng hơn. Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ đã khiến cho các môn đệ lấy hết lòng tôn kính Ngài! Đừng thấy những người hầu việc Chúa phục vụ mình thì thiếu đi lòng tôn trọng dành cho họ là không đúng.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

74

Câu hỏi thảo luận

Liệt kê 12 đặc tính của Lãnh đạo tôi tớ

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Phân tích sự khác biệt giữa một lãnh đạo tôi tớ và một người làm điều lành

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Vẽ ra các bước trong phương cách môn đệ hóa của Chúa Giê-su qua mô hình Lãnh đạo tôi tớ và giải thích từng bước.

Page 38: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

75

CHƯƠNG III

LÃNH ĐẠO BIẾN ĐỔI

(TRANSFORMATIONAL LEADERSHIP)

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

76

Đang đi dọc theo bờ biển Ga-li-lê, Đức Giê-su thấy hai anh em Si-môn, cũng gọi là Phê-rơ và An-rê, em người, đang đánh cá dưới biển, vì họ làm nghề đánh cá. Ngài bảo: "Hãy theo Ta, Ta sẽ khiến các người trở nên tay đánh lưới cứu người." Họ liền bỏ chài lưới, đi theo Ngài. (Ma-thi-ơ 4:18-20)

Lãnh Đạo Biến Đổi được định nghĩa là một phong cách tiếp cận lãnh đạo tạo nên sự thay đổi trong các cá nhân, các tổ chức và các hệ thống xã hội. Trong hình thức lý tưởng của nó, mục tiêu cuối cùng của những người lãnh đạo là tạo ra sự thay đổi có giá trị và tích cực trong những người mà mình đang lãnh đạo.

Chúa Giê-su đã thay đổi thế giới bởi sự lãnh đạo biến đổi của Ngài. Những cá nhân được Ngài gọi, được tái sanh, được tái tạo để trở thành những con người hữu dụng cho mục đích của Thiên Đàng. Từ một người đánh cá trở nên tay đánh lưới cứu người!

Lãnh đạo biến đổi làm tăng động lực, tinh thần và thực hành thông qua một tiến trình. Tiến trình đó bao gồm sự kết nối ý nghĩa để giúp người theo nhận diện ra mình, khả năng, sứ mệnh và vai trò của chính mình trong tổ chức. Lãnh đạo biến đổi đòi hỏi người lãnh đạo luôn làm gương cho người theo, tạo nên sự cảm hứng cho họ, thách thức họ để biến đổi và hướng tới những điều gì đó lớn

Page 39: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

77

hơn cho công việc hiện tại của họ. Lãnh đạo biến đổi cũng tìm hiểu các điểm mạnh và điểm yếu của những người theo để có thể sắp xếp khả năng của họ với nhiệm vụ tối ưu hầu cho đạt đến hiệu suất tối đa của từng cá nhân.

James MacGregor Burns (1978) giới thiệu các khái niệm về lãnh đạo biến đổi được mô tả trong nghiên cứu của ông về các nhà lãnh đạo chính trị và thuật ngữ này cũng được sử dụng trong tâm lý học. Theo Burns, lãnh đạo biến đổi là một quá trình mà trong đó "nhà lãnh đạo và những người theo giúp đỡ lẫn nhau để tiến tới một mức độ cao hơn bao gồm cả tinh thần và động lực". Ông đưa ra hai khái niệm: "lãnh đạo biến đổi" và "lãnh đạo chuyển đổi". Theo Burns, phương pháp biến đổi tạo ra thay đổi đáng kể trong đời sống của người theo và của tổ chức. Tái thành hình sự nhận thức về mục đích, các giá trị cốt lõi, khải tượng, những thay đổi kỳ vọng

Lãnh đạo biến đổi là một quá trình mà trong đó "nhà lãnh đạo và những người theo giúp đỡ lẫn nhau để tiến tới một mức độ cao hơn bao gồm cả tinh thần và động lực".

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

78

và nguyện vọng của người theo là điều thiết yếu để tạo nên sự biến đổi.

Không giống như trong phương pháp tiếp cận chuyển đổi, lãnh đạo biến đổi không phải đơn thuần là dựa trên một mối tương quan "cho và nhận." Nói đến lãnh đạo biến đổi là nói về tính cách, đặc điểm và khả năng của người lãnh đạo để thực hiện những sự thay đổi thông qua sự phát họa một tầm nhìn chiến lượt và các mục tiêu đầy thách thức. Các nhà lãnh đạo biến đổi được xem như là một mẫu mực của sự thăng tiến, giúp người theo càng ngày càng tiến bộ hơn và làm việc hướng tới lợi ích của đồng đội và tổ chức. Các nhà lãnh đạo chuyển đổi thường không phấn đấu cho sự thay đổi văn hóa và triết lý của cá nhân hay tổ chức nhưng họ làm việc trong văn hóa và triết lý hiện có. Trong khi các nhà lãnh đạo biến đổi cố gắng thay đổi văn hóa và triết lý của cá nhân và tổ chức để cho cá nhân và tổ chức kết quả nhiều hơn.

Các nhà lãnh đạo biến đổi cố gắng thay đổi văn hóa và triết lý của cá nhân và tổ chức để cho cá nhân và tổ chức kết quả nhiều hơn.

Page 40: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

79

Một nhà nghiên cứu khác, Bernard M. Bass (1985), mở rộng công việc của ông Burns (1978) bằng cách giải thích các cơ chế tâm lý căn bản giữa lãnh đạo trao đổi và lãnh đạo biến đổi. Ông Bass thêm vào các khái niệm ban đầu của Burns để giúp giải thích làm thế nào lãnh đạo biến đổi có thể đo lường được, cũng như làm thế nào nó tác động và hiệu suất kèm theo. Mức độ đầu tiên có thể đo được từ người lãnh đạo biến đổi, đó là sự ảnh hưởng của người lãnh đạo trên những người theo. Những ảnh hưởng đó có thể là lòng tin tưởng, lòng trung thành, sự ngưỡng mộ và sự tôn trọng mà người theo dành cho người lãnh đạo. Những phẩm cách đức hạnh của nhà lãnh đạo biến đổi, ví dụ như sẵn sàng làm việc cách tận hiến để mang đến sự biến đổi tốt đẹp, cũng là những ảnh hưởng trên người theo.

Các người lãnh đạo biến đổi thường thúc đẩy người theo thông qua sự ảnh hưởng để người theo có một tầm nhìn rộng hơn, kích thích trí tuệ của họ, khiến họ động não, và xem xét sự biến đổi

Mức độ đầu tiên có thể đo được từ người lãnh đạo biến đổi, đó là sự ảnh hưởng của người lãnh đạo trên những người theo.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

80

của từng cá nhân. Nhà lãnh đạo biến đổi cũng khuyến khích người theo để ý đến các cách thức mới và độc đáo để thách thức và thay đổi môi trường.

Câu hỏi thảo luận

Lãnh đạo biến đổi là gì?

____________________________________________________________________________________

Sự khác biệt giữa lãnh đạo chuyển đổi và lãnh đạo biến đổi là gì?

____________________________________________________________________________________

Tại sao việc thay đổi văn hóa và triết lý là quan trọng cho tiến trình biến đổi của con người hay tổ chức?

____________________________________________________________________________________

Những thay đổi văn hóa và triết lý nào cần có cho một người vừa tin Chúa và gia nhập vào Hội thánh?

______________________________________________________________________________________________________________________________

Page 41: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

81

BỐN YẾU TỐ CỦA LÃNH ĐẠO BIẾN ĐỔI

Quan Tâm Cá Nhân

Quan tâm cá nhân là xem xét mức độ cưu mang mà các lãnh đạo dành cho nhu cầu của mỗi người theo để giúp đỡ họ tiến bộ hơn. Những người lãnh đạo này thường đóng vai trò như một người cố vấn hay một huấn luyện viên để đi theo, lắng nghe, giúp đỡ những suy tư và nhu cầu của người theo. Các nhà lãnh đạo tạo nên sự đồng cảm, hỗ trợ, giữ giao tiếp cởi mở và những thách thức cho người theo. Điều này cũng bao gồm sự cần thiết phải tôn trọng và khen ngợi sự đóng góp cá nhân mà mỗi người theo có thể làm cho sự thăng tiến của cá nhân họ và đồng đội. Họ nỗ lực không ngừng để giúp những người theo có một ý chí, nguyện vọng tự phát triển và có động lực nội tại cho các nhiệm vụ của họ đảm nhận.

Kích Thích Trí Tuệ

Phong cách lãnh đạo biến đổi kích thích và khuyến khích sự sáng tạo trong những người theo họ. Người lãnh đạo giúp người theo nuôi dưỡng và phát triển những suy nghĩ độc lập mà mang đến ích lợi chung. Đối với lãnh đạo như vậy, học tập là một giá trị liên tục phải theo đuổi và những tình huống bất ngờ từ sự khác biệt được xem như là cơ hội để khám phá những điều mới mẻ tốt đẹp hơn. Những người theo tự đặt câu hỏi, suy nghĩ thấu đáo về

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

82

những câu hỏi này và tìm ra cách tốt hơn để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Cổ Vũ Động Viên

Các nhà lãnh đạo biến đổi luôn tạo ra một động lực cảm hứng với một khải tượng hấp dẫn cho những người theo. Người theo luôn cần một động cơ khích lệ để hành động. Sự nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo được hỗ trợ bởi các kỹ năng truyền thông làm cho khải tượng dễ hiểu, chính xác, thu hút và hấp dẫn là điều cần thiết. Những người theo sẵn sàng đầu tư nhiều nỗ lực hơn trong nhiệm vụ của mình nếu họ được khuyến khích, lạc quan về tương lai và tin tưởng vào khả năng và tiềm năng của mình.

Làm Người Gương Mẫu

Người lãnh đạo phải làm gương qua tư cách đạo đức, khả năng, nhiệt huyết…

Page 42: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

83

NHỮNG LỜI CỐ VẤN CHO NGƯỜI LÃNH ĐẠO BIẾN ĐỔI

Yukl (1994) rút ra một số lời khuyên cho lãnh đạo biến đổi:

1. Cùng với những người nồng cốt, tạo nên một khải tượng đầy thách thức và hấp dẫn.

2. Gắn liền khải tượng và chiến lược để đạt được thành quả.

3. Phát triển khải tượng và biến nó thành hành động.

4. Bày tỏ sự tự tin, quyết đoán, lạc quan về khải tượng và sự thực hiện khải tượng.

5. Nhận diện khải tượng thông qua các bước nhỏ kế hoạch và những kết quả nhỏ trong tiến trình đạt đến một kết quả trọn vẹn.

Trong quyển sách Con Đường Dẫn Đến Lãnh Đạo Vĩ Đại (Kouzes & Posner, 1987) cho thấy những điểm chung của những nhà lãnh đạo kết quả:

• Thách Thức Một Tiến Trình - Challenge the process. Đầu tiên, tìm ra một tiến trình mà bạn tin rằng cần được cấp thiết kiện toàn. First, find a process that you believe needs to be improved the most.

• Truyền Đạt Khải Tượng - Inspire a shared vision. Bước kế, chia sẻ khải tượng bằng lời rõ ràng khiến cho những người theo có thể am

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

84

tường được. Next, share your vision in words that can be understood by your followers.

• Động Viên Mọi Người Cùng Hành Động - Enable others to act. Hãy trao cho họ những phương tiện và phương cách để giải quyết vấn đề. Give them the tools and methods to solve the problem.

• Làm Gương - Model the way. Khi mà tiến trình bắt đầu, bạn phải ra tay làm gương trước. Người chủ thì bảo người khác hãy làm việc, còn người lãnh đạo thì hướng dẫn người khác làm giống như họ, nghĩa là, người lãnh đạo phải làm trước. When the process gets tough, get your hands dirty. A boss tells others what to do, a leader shows that it can be done.

• Khích Lệ Tấm Lòng - Encourage the heart. Chia sẻ vinh quang với người theo và giấu kín những đau đớn cho riêng bạn. Share the glory with your followers' hearts, while keeping the pains within your own.

Page 43: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

85

Câu hỏi thảo luận

Liệt kê bốn yếu tố lãnh đạo biến đổi. Tại sao các yếu tố này là quan trọng?

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Liệt kê những điểm chung của những nhà lãnh đạo kết quả theo quyển sách Con Đường Dẫn Đến Lãnh Đạo Vĩ Đại

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

86

CHÚA GIÊ-SU LÀ MỘT MÔ HÌNH CỦA LÃNH ĐẠO BIẾN ĐỔI

Biết mình là ai và ao ước trở nên con người như Ngài muốn.

Figure 2: Mô Hình Biến Đổi Môn Đệ Của Chúa Giê-Su

Đánh Cá (Ngư Phủ)

Trước khi trở thành môn đệ của Chúa Giê-su, sứ đồ Phi-ê-rơ, Anh-rê, Gia-cơ và Giăng đều là những ngư phủ. Cuộc đời của những người này không đi đâu xa, chỉ vòng quanh bờ hồ Ga-li-lê và không làm việc gì vĩ đại, chỉ đánh cá sinh nhai. Họ cũng giống như bao nhiêu ngư phủ khác đang sinh sống quanh

Đánh Cá

Đi Theo

Đổi Mới

Đánh Lưới

Người

Page 44: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

87

bờ hồ Ga-li-lê. Nhưng không ngờ, một hôm, Chúa Giê-su đi ngang qua và gọi họ “Hãy theo ta.”

Theo Ta

Người lãnh đạo biến đổi thấy được mục đích cao cả cho người theo và quyết tâm biến nó thành hành động. Là vị lãnh đạo, Chúa Giê-su biết Ngài là ai, khải tượng của Ngài là gì, sứ mệnh mà Ngài phải thực hiện và phương cách mà Ngài sẽ làm. Ngài có khải tượng cho người theo, đa số là các ngư phủ, một khải tượng tuyệt vời cho cuộc đời của họ, trở nên các sứ đồ, những người đánh lưới người, chinh phục linh hồn con người. Ngài đã chọn các môn đồ không phải dựa trên những gì họ đã có. Ngài gọi những con người rất bình thường, các ngư phủ, để làm nên những con người vĩ đại cho Ngài.

Đổi Mới

Chúa không kêu gọi các môn đồ theo Ngài bởi vì những điều họ đã có; Ngài cũng không gọi họ bởi vì nghĩ rằng họ có khả năng tự biến đổi để tốt hơn; nhưng Ngài gọi họ để chính Ngài biến đổi cuộc đời của họ. Từ những người đánh cá bình thường trên hồ Ga-li-lê trở nên những con người thay đổi lịch sử nhân loại.

Nếu không đọc các sách Phúc âm thì chắc bạn sẽ ngạc nhiên khi đọc sách Công Vụ Các Sứ Đồ vì thấy những người đánh cá mà có thể khiến người bại liệt từ lúc sơ sinh được chữa lành bởi quyền năng siêu nhiên hay là giảng cho hàng ngàn người nghe và tin Chúa.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

88

Buổi cầu nguyện giờ thứ chín, Phi-e-rơ với Giăng cùng lên đền thờ. Vả, có một người què từ lúc sanh ra, cứ hằng ngày người ta đem đặt tại cửa đền, gọi là Cửa Đẹp, đặng ăn mày những người vào đền. Người thấy Phi-e-rơ và Giăng vào, thì xin hai người bố thí. Phi-e-rơ với Giăng ngó chăm người, rồi nói rằng: Hãy nhìn xem chúng ta. Vậy, người bèn nhìn chăm chăm hai người, tưởng sẽ được chút gì. Nhưng Phi-e-rơ nói với người rằng: Ta chẳng có vàng bạc chi hết, song điều ta có thì ta cho ngươi: nhân danh Đức Chúa Giê-su Christ ở Na-xa-rét, hãy bước đi! Phi-e-rơ nắm tay hữu người đỡ dậy. Tức thì bàn chân và mắt cá người trở nên cứng vững; người liền nhảy, đứng lên và bước đi cùng hai người vào đền thờ, vừa đi vừa nhảy, vừa ngợi khen Đức Chúa Trời” (Công-vụ 3:1-8).

Sở dĩ các người đánh cá này có thể khiến người bại đứng dậy nhảy múa vì họ đã từng được thấy, được dạy và được ban cho năng quyền bởi Thầy của mình, Chúa Giê-su, để cầu nguyện chữa lành cho người bệnh. Trong Phúc âm có kể lại câu chuyện Chúa Giê-su khiến người bại đứng dậy vác đệm đi về nhà. Người bại này do bốn người bạn mang đến cho Chúa Giê-su qua phương cách dỡ mái nhà dòng chiếc đệm có người bệnh bại nằm ở trên vì ngôi nhà đầy chật người đến nghe Chúa Giê-su truyền giảng Chân Lý. Ngài phán cùng người bại rằng “Ta bảo con, hãy đứng dậy, mang chiếc đệm của con và đi về nhà. Người bại bèn đứng dậy, mang chiếc đệm của mình và đi ra, ngay trước mặt mọi người. Ai nấy đều kinh ngạc, họ chúc tụng Đức Chúa Trời, và nói: ‘Chúng ta chưa bao giờ thấy việc như thế!’” (Mác 2:11-12)

Page 45: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

89

Các sứ đồ học tập nơi Chúa, được Ngài biến đổi và trở thành những con người lãnh đạo đầy kết quả.

Đánh Lưới Người

Mục đích tối hậu của một con người là sống theo ý muốn của Đấng Tạo Hóa, Đấng đã tạo nên con người ấy. Chúa Giê-su đã biến đổi các ngư phủ trở nên những người sống vì lý tưởng của Thiên Đàng: Giảng Phúc âm để cứu tội nhân.

Thói thường, nhiều người lấy những mục tiêu nhỏ nhoi của đời thường đặt làm mục đích của cuộc đời, ví dụ như: tạo mãi cái nhà, sở hữu cái xe, có nghề nghiệp, có thêm tiền, thăng quan, tiến chức, nổi tiếng… Tất cả những điều này chỉ là phù du, không có giá trị lâu dài.

Chúa Giê-su thấy được mục đích có giá trị vĩnh cửu cho những người theo Ngài. Từ những ngư phủ, Ngài khiến họ trở nên những sứ đồ chuyên nghiệp. Tên của các sứ đồ được viết trên tường thành của Thiên Đàng (Khải 21:14) và họ được ngồi trên các ngai chung quanh Ngai Vĩ Đại của Đức Chúa Trời.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

90

CHƯƠNG IV

LÃNH ĐẠO KẾT QUẢ

(ACHIEVEMENT ORIENTED LEADERSHIP)

Page 46: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

91

Lãnh đạo kết quả là phong cách lãnh đạo mà người lãnh đạo đưa ra những mục tiêu và thách thức người theo cùng đạt những mục tiêu đó ở mức độ xuất sắc. Phong cách lãnh đạo này mang đến hữu hiệu khi những người theo không có động lực để phục vụ.

Chúa Giê-su phán “Chẳng phải các con đã chọn Ta, bèn là Ta đã chọn và lập các con, để các con đi và kết quả, hầu cho trái các con thường đậu luôn” (Giăng 15:16). Kết quả là điều mong đợi dành cho mọi cuộc đời. Bạn không thể là một người lãnh đạo hiệu quả nếu những người theo bạn không có đời sống kết quả. Sự kết quả của người theo là thước đo của người lãnh đạo.

Trong phong cách lãnh đạo kết quả, người lãnh đạo chú tâm đưa ra những cách thức thực tiễn, huấn luyện những kỹ năng chuyên môn, cung cấp những trang thiết bị cần thiết để giúp người theo có thể hành động. Phong cách lãnh đạo này là thực hành.

Chẳng phải các con đã chọn Ta, bèn là Ta đã chọn và lập các con, để các con đi và kết quả, hầu cho trái các con thường đậu luôn.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

92

Người lãnh đạo trong phong cách này cần phải tạo nên một cấu trúc cho người theo (Hemphill, 1950), xác định vai trò của từng người, chỉ ra những việc cần làm theo thứ tự ưu tiên, giải thích tại sao phải làm như vậy, hình thành những ống dẫn để chuyển tải thông tin, và quyết định những phương cách nào để đạt đến kết quả.

Để đạt kết quả, người lãnh đạo cũng phải đưa ra thời hạn để hoàn tất một mục tiêu nào đó. Như vậy mọi người cùng chú ý vào yếu tố thời gian để đạt được kết quả.

Đặc Tính Của Lãnh Đạo Kết Quả

1. Đưa ra những mục tiêu thách thức 2. Đặt những kỳ vọng kết quả cao 3. Trang bị cho người theo để thực hiện mục tiêu 4. Tin tưởng người theo có khả năng đạt được kết

quả như mong muốn 5. Khen thưởng phân minh khi kết quả đạt được

Để Kết Quả Bạn Phải Sử Dụng Đúng Ân Tứ

Tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện ngụ ngôn về chú cá kiếm (swordfish). Cá kiếm có bộ răng rất chắc và sắc. Vào một ngày nọ, nó bỗng giở chứng, muốn đi bắt chuột như chú mèo.

Mèo ngạc nhiên hỏi:

Page 47: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

93

- Cái gì? Ôi, bạn thân mến của tôi, anh có thể làm được việc đó sao?

- Bắt chuột thì có gì ghê gớm. Ngoài biển tôi chả bắt cá lô suốt ngày sao?

- Thôi được, anh đừng quên là tôi đã cảnh cáo anh rồi đấy.

Nói rồi mèo và cá kiếm mò vào kho và mai phục.

Chỉ một lúc sau mèo đã bắt được chuột. Sau khi chơi đùa thoả thích rồi ăn một bữa no nê, mèo ta mới nhớ đến cậu bạn cá kiếm của mình. Khốn khổ thay, lúc đó cá kiếm đã bị chuột gặm hết cả đuôi, chỉ còn thở thoi thóp. Thấy vậy, mèo bèn đỡ cá kiếm dậy, thả nó trở lại biển khơi.

Cá kiếm có thể tung hoành dưới nước nhưng khi lên bờ thì nó chỉ có nằm chờ chết thôi! Không ai có thể làm được mọi việc. Hãy chú tâm vào điểm mạnh của mình. Ông Trời phú cho người này có khả năng này, người kia có khả năng khả khác. Thiên Chúa trang bị cho con người để sống kết quả. Ngoài khả năng (talents), Ngài còn ban ân tứ đặc biệt (spiritual gifts) cho những người tin Ngài.

Không phải các con chọn Ta, nhưng chính Ta tuyển chọn các con và sai phái các con, để các con ra đi đạt nhiều thành quả và bông trái của các con tồn tại mãi. (Giăng 15:16)

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

94

Đức Giê-su lại kể ngụ ngôn này: “Người kia trồng cây vả trong vườn nho mình, nhưng khi đến hái trái lại chẳng tìm được quả nào. Chủ bèn bảo người trồng nho: ‘Đã ba năm ta đến tìm quả nơi cây vả này, nhưng chẳng thấy gì cả. Vậy hãy đốn cây ấy đi! Sao để nó chiếm đất mà không sinh hoa lợi? Nhưng người trồng nho thưa: ‘Thưa chủ, xin cứ để yên nó thêm một năm này nữa, để tôi sẽ đào đất xung quanh và bón phân vào. Có lẽ trong tương lai, nó sẽ ra trái; nếu không, thì chủ sẽ đốn!’” (Lu-ca 13:6-9)

“Vậy, các ngươi hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn” (Ma-thi-ơ 3:8)

“Song, kẻ nào chịu lấy hột giống nơi đất tốt, tức là kẻ nghe đạo và hiểu; người ấy được kết quả đến nỗi một hột ra một trăm, hột khác sáu chục, hột khác ba chục.” Ma-thi-ơ 13:23 Thiên Chúa muốn chúng ta kết quả. Chúng ta không phải dựa vào kết quả từ việc lành để được cứu, nhưng chúng ta đã được cứu để làm việc lành.

Người tin Chúa không cần làm bất cứ điều lành gì, chỉ bởi ân điểu của Chúa thì được cứu; Nhưng người tin Chúa phải làm mọi điều lành Chúa dạy, bởi vì ân điển của Chúa đã cứu người.

Page 48: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

95

Người tin Chúa không cần làm bất cứ điều lành gì, chỉ bởi ân điểu của Chúa thì được cứu; Nhưng người tin Chúa phải làm mọi điều lành Chúa dạy, bởi vì ân điển của Chúa đã cứu người. Đây là hai mặt của chân lý cứu chuộc. Không thể tin Chúa mà không vâng lời Ngài và không thể vâng lời Chúa mà không tin Ngài.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

96

BẢY NGUYÊN TẮC ĐỂ MỖI CÁ NHÂN KẾT QUẢ

1/ Được Chúa Chọn Và Lập

“Không phải các con đã chọn ta, bèn là Ta đã chọn và lập các con, để các con đi và kết quả, quả đó cứ còn mãi” (VPNS - Giăng 15:16a).

Trước khi bạn làm bất cứ việc gì, hãy biết chắc rằng bạn được Chúa chọn và bổ nhiệm để thi hành công việc. Mọi sự kết quả có giá trị đời đời đều khởi đầu từ Đức Chúa Trời và phục vụ vì Đức Chúa Trời. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi nền đều rúng động và khủng hoảng. Lãnh đạo khủng hoảng. Kinh tế khủng hoảng. Chính trị khủng hoảng. Xã hội khủng hoảng. Luân lý khủng hoảng… Con người cố sức để thành hình một “siêu tổ chức” hầu giải quyết những khủng hoảng của thế giới, nhưng trong “siêu tổ chức” đó lại không có một siêu nhân nào cả.

Khi bạn được Chúa, Vua của các vua, chọn và bổ nhiệm, bạn là đại sứ của Thiên Triều và đang

Mọi sự kết quả có giá trị đời đời đều khởi đầu từ Đức Chúa Trời và phục vụ vì Đức Chúa Trời.

Page 49: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

97

đứng trên một nền không hề rúng động. Nền đó chính là Chúa Giê-su, Đấng hôm qua, ngày nay, cho đến đời đời không hề thay đổi. Đi trong sự kêu gọi của Ngài là bước theo khải tượng của Ngài: Phúc âm được truyền giảng ra khắp đất và nhiều linh hồn nhận được sự cứu rỗi. Nếu bạn đồng hành với Chúa bạn không bị rúng động ngay cả khi bạn đi giữa trũng bóng chết vì Chúa ở cùng bạn. Đây là nguyên tắc căn bản nhất giúp bạn kết quả. Bạn có tin vậy không?

Hãy biết rằng, con người hay tổ chức chỉ có thể xác nhận sự kêu gọi của Chúa cho bạn, họ không có thẩm quyền để chọn và lập bạn cho sứ mệnh của Thiên Đàng. Hãy trung thành với Chúa Giê-su, Đấng chọn và bổ nhiệm bạn, và thuận phục lẫn nhau, đó là ý của Chúa. “Có sự phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều công việc khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời thực hiện mọi việc trong mọi người” (1 Cô-rinh-tô 12:5-6). “Vì ngoài Ta các con chẳng làm chi được” (Giăng 15:5b).

2/ Chết Đi Con Người Xác Thịt

“Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu hột giống lúa mì kia, chẳng chết sau khi gieo xuống đất, thì cứ ở một mình; nhưng nếu chết đi, thì kết quả được nhiều” Giăng 12:24. “Đối với anh em cũng thế. Bởi được liên kết với thân thể Đấng Christ,

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

98

anh em đã chết đối với Luật Mô-sê. Giờ đây, anh em thuộc về một người khác, tức là thuộc về Đấng đã được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết, để chúng ta sinh hoa kết quả cho Thiên Chúa” (Rô-ma 7:4).

Bạn sẽ không thể đồng hành với một Đức Chúa Trời Thánh Khiết và Siêu Hình bằng con người cũ tràn ngập tính xác thịt và tội lỗi. Con người tái sinh với đặc tính Thánh Linh: yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại và tiết độ, mới có thể đồng hành với Đức Chúa Trời. Bạn được kêu gọi để “trở nên giống như Chúa Cứu Thế” mỗi ngày. Càng được giống Chúa càng thấy kết quả của đời sống. Càng giống Chúa mỗi ngày cũng chính là kết quả của đời sống.

Hãy cậy ơn Chúa làm chết đi con người cũ trong quyền năng phục sinh. Nhờ cậy Đức Thánh Linh để có đời sống biến đổi, một metamorphosis: từ con sâu rộm xấu xí thành chú bươm bướm xinh đẹp. “Thật thế, nếu anh em sống theo tính xác thịt thì phải chết; song nếu nhờ Thánh Linh, làm cho

Bạn sẽ không thể đồng hành với một Đức Chúa Trời Thánh Khiết và Siêu Hình bằng con người cũ.

Page 50: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

99

chết các việc của xác thịt, thì anh em sẽ sống” (Rô-ma 8:13)

Muốn chạy kết quả cuộc đua theo sự kêu gọi trên trời, bạn “nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương.” “Quăng hết” nghĩa là làm chết đi con người cũ. Bạn không thể chạy xa nếu cứ tiếp tục mang cái xác chết trên lưng của mình.

3/ Chịu Để Chúa Tỉa Sửa

“Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn” Giăng 15:2.

Khi tăng trưởng, nhánh nho, vẫn cần tỉa sửa để kết quả. Dưới trời không có một con người trọn vẹn, trừ Con Trời làm người. Cho đến khi gặp mặt Chúa, bạn luôn cần được tỉa sửa. Biến đổi là một tiến trình. Ngoài những tính xấu của con người xác thịt cứ tái đi tái lại trong bạn, những tính xấu khác của người tăng trưởng cũng lộ diện. Sự kiêu ngạo và tự mãn thuộc linh là hai ví dụ điển hình.

Khi bạn tăng trưởng và kèm theo kết quả, bạn rất dễ kiêu ngạo thuộc linh, xem người khác không có khả năng bằng mình, không có ơn bằng mình và tệ hơn nữa là không đầy dẫy Thánh Linh bằng mình. Sự tự mãn cũng nguy hại không kém. Khi bạn tự cho mình đầy bụng Kinh thánh, đầy óc kiến thức Thần học, đầy mình kinh nghiệm, đầy ơn

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

100

trong mọi việc là lúc bạn chuẩn bị mất kết quả. Vì ý muốn tốt lành của Chúa, Ngài chắc chắn tỉa sửa bạn. Hãy chịu đau và thuận phục Ngài để Ngài vứt bỏ những phần khiến bạn không kết quả.

Theo các nhà trồng nho, để cho cây nho ra nhiều trái, năm đầu tiên không cần tỉa sửa nhánh nho, cứ để cho cây nho sanh ra nhiều nhánh. Đến mùa đông năm thứ nhất, chọn lựa một nhánh nho mạnh nhất, đưa lên giàn leo và cắt

tất cả các nhánh khác. Đến mùa Xuân năm thứ hai, có nhiều chồi non mọc ra từ nhánh nho mạnh mẽ. Tỉa bỏ những chồi non yếu ớt và để lại hai chồi non mạnh mẽ cho leo về 2 hướng của dàn leo. Qua đến mùa Đông năm thứ ba, tỉa sửa một lần nữa, lần này để lại 12 chồi non manh mẽ, sáu chồi ở mỗi bên. Từ 12 chồi non này, mùa hè năm thứ tư cây nho sẽ sinh ra từng chùm trái xum xuê.

4/ Gắn Chặt Vào Thiên Chúa

“Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được” Giăng 15:4.

Page 51: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

101

Sức sống của bạn đến từ Thiên Chúa, tách ra khỏi Ngài bạn sẽ chết, như nhánh nho sẽ chết khi không còn liền nhánh với gốc nho.

Theo 2-Cô-rinh-tô 9:8-11 mặc khải cho chúng ta thấy: (1) Đức Chúa Trời là nguồn ơn phước vô tận, (2) Ngài sẵn sàng ban cho bạn đầy đủ và dư dật mọi nhu cầu, (3) để bạn sống và làm “việc lành” mà Ngài sắm sẳn, (4) khiến bạn sinh ra bông trái công bình và (5) để đưa đến sự tạ ơn Ngài.

5/ Cầu Xin Sự Ban Cho

“Không phải các con đã chọn ta, bèn là Ta đã chọn và lập các con, để các con đi và kết quả, quả đó cứ còn mãi. Như vậy, Cha sẽ cho các con điều gì các con nhân danh Ta cầu xin” (VPNS - Giăng 15:16).

Bạn cần cầu xin Chúa ban cho ba điều quan trọng để kết quả: Linh Ân, Linh Lực và Linh Quyền.

Linh ân là ân tứ, khả năng đặc biệt, mà Chúa ban cho bạn để làm công việc Ngài. “Ngài ban phát ân tứ cho từng người tùy theo ý Ngài” (1Cô-rinh-tô 12:11b). Bạn phải nhận diện ra ân tứ Chúa ban cho bạn để làm đúng công việc mà Ngài đã sắm sẵn hầu cho bạn được kết quả tối đa. Xin tìm đọc tài liệu huấn luyện về Ân Tứ Thánh Linh đã được soạn thảo tại website: www.abcwa.org/Library.html.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

102

Linh lực là sức lực cần thiết để thực hiện công việc của Ngài. “Đức Chúa Trời ban mọi ơn đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Đấng Christ, thì sau khi anh em tạm chịu khổ, chính Ngài sẽ làm cho anh em trọn vẹn, vững vàng, và thêm sức cho” (1Phi-e-rơ 5:10). “Tôi tạ ơn Đức Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Ngài đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Ngài” (1Ti-mô-thê 1:12). Bạn sẽ không thể phục vụ Chúa bằng sức của mình, nhưng phải bằng sức của Chúa. Khi nào bạn thấy mệt mỏi hay thiếu sức lực, trong danh của Chúa Giê-su, hãy thưa với Ngài rằng, con cần linh lực của Ngài, xin Ngài bổ sức cho con. Bạn chắc chắn sẽ kinh nghiệm sức mới tuôn đổ trên bạn.

Linh quyền là uy quyền thuộc linh để giúp bạn đắc thắng quyền của mọi kẻ nghịch. Quyền lực tối tăm luôn ngăn cản những con người muốn ra đi và kết quả cho Đức Chúa Trời. Khi Chúa sai bảy mươi hai môn đồ ra đi, Ngài cũng mặc khải cho họ biết rằng: “Ta thấy Sa-tan (quỉ vương) từ trời sa xuống như tia chớp. Ta cho các con thẩm quyền để chà đạp rắn (ma quỉ), bò cạp (nọc độc của thế lực tối tăm) và trên mọi quyền lực của kẻ thù nghịch; chẳng có gì làm hại các con được” (Lu-ca 10:18-19). Khi chúng ta ra đi phục vụ Đức Chúa Trời, Sa-tan nỗ lực ngăn cản. Chúng ta không chiến đấu với loài người, nhưng đánh trận cùng ma quỉ và quyền

Page 52: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

103

lực tối tăm. Vì thế chúng ta cần phải đứng vững trong đức tin để chống cự cùng chúng nó trong linh quyền của Chúa ban cho. Hãy biết rằng bạn đã được Thiên Chúa định cho quyền đắc thắng thế lực tối tăm và các cửa âm phủ sẽ không thắng nổi bạn.

6/ Tăng Trưởng Mỹ Đức Thuộc Linh

“Hãy hết sức thêm cho đức tin anh chị em nhân từ, thêm cho nhân từ hiểu biết, thêm cho hiểu biết tiết chế, thêm cho tiết chế kiên trì, thêm cho kiên trì sùng kính, thêm cho sùng kính tình huynh đệ, thêm cho tình huynh đệ yêu thương. Vì nếu các đức tính đó có đủ trong anh em và đầy dẫy nữa, thì chắc chẳng để cho anh em không làm gì hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta đâu” (2Phi-e-rơ 1:6-8).

Trong sách Ga-la-ti có liệt kê chín đặc tính của Trái Thánh Linh: yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ. Đặc tính Thánh Linh giống như là DNA của con người mới mà Chúa Thánh Linh cấy vào trong bạn, môn đồ thật của Ngài. Mỹ đức thuộc linh cần phải tăng trưởng. Sứ đồ Phi-e-rơ dạy chúng ta phải “hết sức” để thêm lên những mỹ đức thuộc linh này. “Hết sức” ở đây nghĩa là tạo mọi điều kiện tốt nhất để các đặc tính Thánh Linh tăng trưởng. Vì nếu các đức tính tốt lành này có đủ và đầy dẫy trong bạn, chắc chắn bạn sẽ kết quả.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

104

7/ Tập Trung và Trung Tín Cho Đến Cuối Cùng

“Chính các anh em hãy giữ, hầu cho khỏi mất kết quả của công việc mình, nhưng cho được phần thưởng đầy đủ” (2Giăng 8).

Làm điều gì muốn có kết quả cũng phải tập trung và trung tín. Bạn được kêu gọi từ trời để tham dự một cuộc chạy. Hãy nhắm Chúa Giê-su mà chạy (Hê-bơ-rơ 12:2). Chính Ngài phải là sự tập trung của bạn. Ngài là mục đích của cuộc chạy. Càng chạy bạn càng thấy chính bạn càng giống Ngài, càng chạy bạn càng thấy Ngài hiện rõ ra trước mặt bạn. Nếu bạn càng chạy mà không thấy Chúa rõ hơn, coi chừng, bạn đang chạy lạc hướng.

Sự trung tín cũng là điều kiện để kết quả. Theo Chúa đòi hỏi sự trung tín “cho đến chết.” Sự trung tín theo Chúa của bạn chính là kết quả quan trọng nhất. Nếu bạn bỏ cuộc khi chưa đạt kết quả thì xem như bạn không có kết quả. Nếu bạn không kết quả bạn không có nhận được phần thưởng.

Có một câu chuyện ngụ ngôn về hai chiếc bình như sau. “Một người gánh nước có hai chiếc bình lớn, mỗi cái treo trên một đầu của chiếc đòn gánh vác trên vai. Một trong hai chiếc bình bị sứt, trong khi cái kia còn nguyên vẹn nên luôn chứa được đầy nước. Sau khi trở về nhà từ con suối, nước trong chiếc bình sứt luôn vơi đi một nửa. Cứ như vậy suốt hai năm liền, ngày ngày người gánh nước

Page 53: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

105

chỉ gánh đúng một bình đầy và một bình vơi đi một nửa về nhà. Tất nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của mình, nó được tạo ra để dành cho công việc ấy và nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chiếc bình sứt tội nghiệp thì lại vô cùng mặc cảm với sự không hoàn hảo đã khiến nó chỉ có thể thực hiện được một nửa sứ mệnh của mình.

Sau hai năm ròng mà nó cho là thất bại cay đắng, một ngày nọ chiếc bình sứt nói với người gánh nước bên con suối: ‘Tôi rất hỗ thẹn về mình, và tôi muốn xin lỗi bác. Tôi chỉ có thể mang về được một nửa lượng nước so với sức chứa của tôi vì cái chỗ nứt nọ đã khiến nước rỉ ra ngoài trên đường về nhà. Vì sự thiếu sót của tôi mà bác phải làm lụng vất vả nhưng lại không được hưởng trọn vẹn thành quả cho nỗ lực của mình.’

Người gánh nước bảo chiếc bình: ‘Ngươi không nhận thấy rằng trên đường đi của chúng ta, chỉ có hoa nở phía bên đường của ngươi chứ không có bông hoa nào bên phần đường còn lại sao? Ta đã nhận thấy chỗ khuyết nọ từ lâu. Vậy nên ta đã gieo hạt dọc theo phần đường của ngươi, và mỗi ngày trên đường chúng ta đi về nhà, ngươi đã giúp ta tưới chúng. Trong hai năm nay ta đã có những đóa hoa xinh đẹp này để trang trí bàn ăn. Nếu không nhờ chỗ khuyết ấy của ngươi, làm sao căn nhà của chúng ta được duyên dáng như bây giờ?’”

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

106

Mỗi chúng ta là chiếc bình trong tay của Đấng Tạo Hóa. Mỗi chúng ta đều có những điểm chưa hoàn hảo rất đặc trưng, như cái bình bị sứt mẻ. Cậy ơn Chúa, cứ làm tốt nhất khả năng của bạn, Ngài sẽ khiến những khiếm khuyết của bạn trở nên ích lợi cho ý muốn của Ngài.

Page 54: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

107

VƯỢT RA KHỎI BẪY CÁM DỖ

Người lãnh đạo cũng thường hay bị cám dỗ. Kinh thánh cho chúng ta thấy “một người bị cám dỗ khi người ấy để dục vọng mình quyến rũ và lôi cuốn mình theo. Khi dục vọng thai nghén, nó sinh ra tội lỗi; khi tội lỗi phát triển đầy đủ, nó sinh ra sự chết” (Gia-cơ 1:14-15). Cám dỗ đến nhiều cách. Thông thường chúng ta thấy cám dỗ đến từ quyền lực tối tăm (Sa-tan & ma quỉ). Chính Chúa Giê-su cũng bị ma quỉ cám dỗ. Cám dỗ cũng đến bởi thế gian như vật chất, tiền bạc, danh vọng, quyền lực. Ngoài ra cám dỗ cũng do tác nhân con người. Tất cả mọi cám dỗ gây cho chúng ta ham muốn và sa ngã. Đối diện với cám dỗ không phải là tội lỗi, nhưng rơi vào bẫy của cám dỗ là tội lỗi.

Tránh được bẫy cám dỗ là điều phải làm của mọi người, đặc biệt là người lãnh đạo. Dầu vậy, dễ thường, người lãnh đạo cũng bị mắc bẫy cám dỗ. Trong Kinh thánh cho chúng ta nhiều bài học của nhiều nhân vật đã mắc bẫy của ma quỉ, sau đó ăn năn và được phục hồi. Điển hình của những nhân vật đó là Vua Đa-vít (tội tà dâm & giết người), Tiên

Đối diện với cám dỗ không phải là tội lỗi, nhưng rơi vào bẫy của cám dỗ là tội lỗi.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

108

tri Giô-na (tội kỳ thị và không vâng lời), Sứ đồ Phi-e-rơ (tội chối Chúa), Sứ đồ Phao-lô (tội bách hại Hội thánh).

Mắc bẫy, đặc biệt bẫy của quỉ dữ, khiến bạn rất đau đớn. Có nhiều người lãnh đạo hoàn toàn kiệt quệ và bỏ cuộc vì mắc nhằm phải bẫy của ma quỉ. Nhưng bạn đừng bỏ cuộc, hãy ăn năn, mạnh mẽ cậy ơn Chúa vượt ra khỏi bẫy, đứng dậy và trung tín đi tới. Đức Chúa Trời sẽ phục hồi bạn! Có câu chuyện kể như sau:

Có con Heo rừng đang ăn đêm trong nương khoai thì bị mắc bẫy. Một chân sau của nó bị vòng bẫy treo lơ lửng khỏi mặt đất, nhưng càng giẫy giụa thì vòng bẫy càng thắt chặt vào.

Trời gần sáng rồi.

Bỗng Heo rừng quay ngoắt đầu lại cắn đứt cái chân sau của nó đang vướng trong bẫy, rồi khập khễnh bước nhanh vào rừng. Một con Thỏ thấy Heo rừng chân cụt đẫm máu, bèn hỏi ra đầu đuôi câu chuyện. Thỏ khen Heo quả thật là gan.

Heo rừng đáp: “Có gan góc gì đâu, chẳng qua ở lại đó thì sẽ bị giết làm thịt, thà mất một chân mà được trả lại với rừng có phải tốt hơn không?”

Kinh thánh dạy “chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương, lấy lòng nhẫn nại mà

Page 55: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

109

theo đuổi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta” (Hêbơrơ 12:1b).

Câu hỏi thảo luận

Lãnh đạo kết quả là gì?

______________________________________________________________________________________________________________________________

Đặc tính của lãnh đạo kết quả?

______________________________________________________________________________________________________________________________

Tầm quan trọng của ân tứ trong sự kết quả

______________________________________________________________________________________________________________________________

Liệt kê bảy nguyên tắc để một cá nhân kết quả

______________________________________________________________________________________________________________________________

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

110

TÁM NGUYÊN TẮC CĂN BẢN ĐỂ NGƯỜI LÃNH ĐẠO GIÚP HỘI THÁNH TĂNG TRƯỞNG

Là một người lãnh đạo Hội thánh, bạn luôn muốn Hội thánh tăng trưởng có phải không? Nếu được như vậy bạn đang ao ước điều đẹp lòng Chúa. Để giúp cho Hội thánh tăng trưởng về bốn phương diện: phẩm lượng, số lượng, mục vụ và sự hiệp tác vì Nước Trời, bạn có thể lưu ý đến tám nguyên tắc sau:

Thờ Phượng Phải Lẽ

Một trong những mục đích quan trọng nhất của Hội thánh là thờ phượng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời rất vĩ đại và mãi mãi vượt lên trên mọi lời chúc tụng, ngợi khen, tôn quí mà chúng ta dâng lên Ngài. Được thờ phượng Đức Chúa Trời là một đặc ân cho bạn. Vì thế phải dâng sự thờ phượng xứng đáng cho Ngài vì Ngài ngự giữa sự thờ phượng của dân sự.

Hãy nhớ rằng, không bao giờ Hội thánh và bạn có thể thực hiện được một sự thờ phượng xứng

Hãy nhớ rằng, không bao giờ bạn có thể thực hiện được một sự thờ phượng xứng hiệp đủ cho danh của Ngài.

Page 56: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

111

hiệp đủ cho danh của Ngài. Đức Chúa Trời vẫn trổi hơn mọi lời chúc tụng và ngợi khen của bạn. Nếu bạn lấy trọn vẹn tâm linh, tâm hồn, trí khôn và sức lực mà thờ phượng Ngài cũng chưa xứng hiệp với danh của Ngài. Sự cao trọng của Ngài là vô hạn còn sự thờ phượng của chúng ta là hữu hạn. Vì thế, Hội thánh phải luôn luôn nỗ lực không ngừng để dâng sự thờ phượng xứng hiệp hơn cho Thiên Chúa. Đừng bao giờ nghĩ rằng sự thờ phượng của bạn là đã quá tốt rồi.

Đặc biệt trong giờ thờ phượng ngày Chúa Nhật, khi mà cả dân sự qui tụ về để thờ phượng Đức Chúa Trời, Hội thánh phải làm tốt nhất để dâng sự thờ phượng phải lẽ. Sự thờ phượng đúng mức và sống động sẽ khiến Đức Chúa Trời hài lòng, giúp Hội thánh phấn hưng và khiến con dân Chúa khao khát trông chờ để được đến thờ phượng Chúa. Đừng bao giờ để sự thờ phượng trong Hội thánh trở nên nhàm chán và khô khan.

Cầu Nguyện Dốc Lòng

Nếu bạn muốn học tinh thần cầu nguyện dốc lòng như thế nào hãy tìm đến quan sát một bệnh nhân bị chứng bệnh ung thư và được bác sĩ cho biết chỉ còn một tháng để sống.

Huyết của Chúa Giê-su bôi sạch tội lỗi của Hội thánh của Ngài để Hội thánh được tự do đến với Ngài trong sự cầu nguyện. Thật là một đặc ân

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

112

vĩ đại! Ngài là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và là Sinh Tế Ðời Ðời cho Hội thánh. Hội thánh phải luôn chìm ngập trong ân sủng từ dòng huyết Chiên Con. Cầu nguyện ăn năn một cách hết lòng để được tha tội. Tấm lòng hạ mình, ăn năn, xưng tội và nhờ cậy huyết Chúa để làm nên sự thanh sạch là yếu tố hết sức quan trọng cho sự phát triển của Hội thánh. Hãy kể mọi tội lỗi bạn biết, xưng nó ra và lìa bỏ. Làm như thế chắc chắn bạn và Hội thánh sẽ được phước.

Ai cũng biết năng lực đến là do sự cầu nguyện nhưng ít người cam kết cầu nguyện. Chúng ta sẵn sàng dành tám tiếng đồng hồ, thậm chí nhiều thì giờ hơn thế nữa, mỗi ngày để làm công việc Chúa nhưng, phần lớn, chúng ta không sẵn sàng dành một tiếng mỗi ngày để cầu nguyện. Tại sao vậy? Vì có chiến trận. Cầu nguyện là trực tiếp thông công với Chúa và qua sự cầu nguyện, tiến trình biến đổi được xảy ra. Xác thịt không muốn được biến đổi; ma quỉ lại càng không muốn Con Người Mới trong Christ được hình thành nhanh chóng trong chúng ta, cho nên, có một chiến trận xảy ra tại chỗ cầu nguyện.

Trời vừa mờ sáng, Chúa Giê-su đi vào nơi vắng vẻ và cầu nguyện (Mác 1:35). Nếu đọc kỹ từ câu 21 đến câu 34, chúng ta thấy Chúa Giê-su làm việc suốt cả ngày: buổi sáng giảng dạy trong nhà hội và đuổi tà ma, buổi trưa Ngài chữa lành cho bà

Page 57: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

113

gia của Sứ đồ Phi-e-rơ, buổi chiều đến tối khuya Ngài chữa lành cho nhiều người bị bệnh và quỉ ám. Nhưng không vì những việc làm bận rộn trong ngày mà Chúa Giê-su bỏ qua sự cầu nguyện. Hãy để sự cầu nguyện ưu tiên hàng đầu của một ngày trong đời sống của bạn. Bạn bắt đầu một ngày mới trong sự tương giao với Ðức Chúa Trời, chắc chắn bạn sẽ được ơn, được phước và được sự soi sáng của Chúa. Làm sao bạn có thể sống với Chúa và sống cho Chúa nếu bạn không tương giao với Ngài. Con đường dẫn đến tăng trưởng Hội thánh là sự cầu nguyện.

Lời Chúa dạy là phải nhờ Ðức Thánh Linh thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin (Ê-phê-sô 6:18). Cầu nguyện có nhiều loại. Chúng ta có thể tạm phân ra làm 10 loại:

1. Cầu nguyện chúc tụng (adoration prayer) 2. Cầu nguyện cảm tạ (thankgiving prayer) 3. Cầu nguyện ngợi khen (praising prayer) 4. Cầu nguyện xưng tội (confession prayer)

Bạn bắt đầu một ngày mới trong sự tương giao với Ðức Chúa Trời, chắc chắn bạn sẽ được ơn, được phước và được sự soi sáng của Chúa.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

114

5. Cầu nguyện thống hối (reparation prayer) 6. Cầu nguyện sứ mệnh (commission prayer), như

tiên tri Ê-sai: ‘‘có con đây, xin hãy sai con’’ 7. Cầu thay (intercession prayer) 8. Cầu xin (petition prayer) 9. Cầu nguyện chiến trận (spiritual warfare prayer) 10. Cầu nguyện cam kết (commitment prayer), sự

cầu nguyện này thường xảy ra sau những bài giảng có lời kêu gọi.

Tùy vào tính chất, thực trạng, tình huống và đặc biệt là sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh trong mỗi buổi cầu nguyện, chúng ta có thể sử dụng những loại cầu nguyện khác nhau.

Môn Đệ Hóa Toàn Diện

Nếu bạn là một tín hữu trung tín thì chắc bạn có tham dự các lớp học Kinh thánh như Trường Chúa Nhật hay trong các nhóm nhỏ. Nếu bạn là một người đang phục vụ Chúa trong Hội thánh, chắc chắn bạn có tham dự các lớp học Kinh thánh và cộng thêm một số khóa huấn luyện được tổ chức đây đó. Nhưng, thông thường, một số đông các tín hữu trong Hội thánh không tham dự lớp học nào cả.

Hai câu hỏi cần đặt ra cho mỗi người theo Chúa rằng: (1) Bạn được gọi để trở thành môn đệ của Chúa Giê-su hay đơn thuần chỉ là người tin? (2) Tham dự các lớp học Kinh thánh và các buổi huấn luyện là đủ cho tiến trình môn đệ hóa?

Page 58: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

115

Mỗi chúng ta được gọi để trở nên môn đệ của Chúa Giê-su. Môn đệ hóa muôn dân là sứ mạng Chúa ban cho tất cả chúng ta và tiến trình này được thực hiện qua các bước: (1) ra đi, (2) báp-têm, và (3) dạy Lời Chúa để “họ giữ hết thảy mọi điều mà Ta đã truyền cho các con.”

Những tín hữu sẽ không thể thật sự trở thành môn đệ của Chúa nếu họ không được học tập và đào tạo. Thành thật nhìn nhận, chưa có một Hội thánh nào thực hiện được 100% chỉ tiêu về môn đệ hóa, nghĩa là mỗi tín hữu trong Hội thánh đều được giáo dục đào tạo để đạt đến kết quả: giữ hết thảy mọi điều mà Chúa đã truyền. Mục tiêu lý tưởng tại Hội Thánh Agape là 70% tín hữu được môn đệ hóa.

Mục đích tối hậu của môn đệ hóa không phải là mọi người đều đi học Lời Chúa, nhưng Mọi Người Đều Sống Theo Lời Chúa. Cụm từ “giữ hết thảy mọi điều mà Ta đã truyền” nghĩa là sống theo những điều mà Chúa đã dạy. Học lời Chúa là phương tiện để giúp chúng ta sống đúng mục đích: giữ mọi điều Chúa truyền dạy.

Mục đích tối hậu của môn đệ hóa không phải là mọi người đều đi học Lời Chúa, nhưng Mọi Người Đều Sống Theo Lời Chúa.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

116

Tín hữu có thể sống theo những điều Chúa dạy là khi họ biết áp dụng lời Chúa vào trong cuộc sống; họ biết áp dụng lời Chúa vào trong cuộc sống là khi họ được học tập lời của Chúa.

Môn đệ hóa toàn diện nghĩa là giáo dục đào tạo lời Chúa cho mọi tín hữu, khích lệ họ sống theo những điều Chúa dạy và giúp họ để họ có thể môn đệ hóa lại cho người khác. Môn đệ của Chúa Giê-su vừa là người được môn đệ hóa và, đồng thời, cũng môn đệ hóa người khác. Đây là một tiến trình không ngừng nghỉ cho đến cuối cuộc đời của mỗi chúng ta.

Mỗi con dân Chúa cần phải thấy được nhu cầu của chính mình là được đào tạo để trở thành một môn đệ của Chúa Giê-su và vai trò của chính mình là đào tạo người khác để họ cũng trở nên môn đệ của Chúa Giê-su. Có được như vậy thì tiến trình môn đệ hóa mới thật sự có kết quả.

Thông Công Yêu Thương

Trong Hội thánh luôn luôn cần mối liên hệ yêu thương. Chính Chúa cũng dạy chúng ta phải yêu thương lẫn nhau. Nhìn thấy tình yêu thương trong Hội thánh mà người chưa tin nhận biết có Đức Chúa Trời.

Ma-thi-ơ 18:20 là một trong những câu Kinh thánh dạy chúng ta về nền tảng của thông công.

Page 59: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

117

Chúa Giê-su phán: “Vì nơi nào có hai ba người nhân danh Ta nhóm nhau lại, thì Ta ở giữa họ.” Trong câu Kinh thánh này cho chúng ta thấy bốn nguyên tố để tạo nên sự thông công trong Chúa:

1. Nguyên Tố Con Người: Chúng ta cần có nhau. Đức Chúa Trời không tạo dựng nên một mình ông A-đam nhưng còn thêm bà Ê-va. Ngài phán dặn họ phải sanh sản đầy dẫy trên đất. Đức Chúa Trời không có ý cho bạn ở một mình, nhưng chung với mọi người, đặc biệt là những anh chị em cùng chung đức tin. Nếu bạn không muốn thông công với anh chị em khác, bạn sẽ không thể lên Thiên Đàng.

2. Nguyên Tố Tâm Linh: Chúng ta cần danh Chúa. Nếu không có danh Chúa Giê-su, sự tập họp của chúng ta chẳng khác gì sự tập họp của một hội đoàn, đoàn thể hay hội đồng hương nào đó. Lấy Chúa ra khỏi Hội thánh thì Hội thánh trở nên một hội đoàn hay một câu lạc bộ.

3. Nguyên Tố Liên Hệ: Chúng ta cần tương thông. Sự thông công sẽ không thể có nếu chúng ta không có mối liên hệ với nhau. Hội thánh ban đầu là một điển hình của tình yêu thương trong mối tương giao mật thiết này. “Những người ấy chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ, giao hảo thân tình với nhau, tham dự lễ bẻ bánh, và các buổi nhóm cầu nguyện. Bấy giờ mọi người có cảm giác sợ hãi;

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

118

các sứ đồ đã làm nhiều việc diệu kỳ và phép lạ. Khi ấy tất cả các tín hữu hiệp lại với nhau và lấy mọi vật làm của chung. Họ bán đất đai và tài sản, rồi lấy tiền bán được chia cho mọi người có nhu cầu. Hằng ngày họ một lòng chăm chỉ đến đền thờ; còn tại các tư gia, họ cử hành lễ bẻ bánh và dùng bữa với nhau với lòng vui vẻ và chân thành. Họ ca ngợi Đức Chúa Trời và được lòng mọi người. Mỗi ngày Chúa thêm những người được cứu vào số người của họ” Công-vụ 2:42-47.

4. Nguyên Tố Chính Yếu: Chúng ta cần có Chúa. Chúng ta có thể có nguyên tố con người, có mối liên hệ yêu thương, có danh Chúa, nhưng nếu không có sự hiện diện của Chúa thì sự thông công trở nên vô nghĩa. Cảm ơn Chúa vì nguyên tố chính yếu này là một lời hứa của Chúa. Ngài đương nhiên hiện diện khi ba nguyên tố trên được thể hiện.

Yêu thương là dây liên kết thiết yếu cho mối thông công. Chúa là tấm gương của tình yêu thương. Vì thế, qua lời Chúa dạy, chúng ta phải:

• Tìm kiếm tình yêu thương của Chúa (ICô-rinh-tô 14:1, 2Ti2:22)

• Mặc lấy tình yêu thương (Cô-lô-se 3:14)

• Bước đi trong tình yêu thương (Ê-phê-sô 5:2)

• Tăng trưởng trong tình yêu thương (Phi-líp 1:9, 1Tê-sa-lô-ni-ca 3:12)

Page 60: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

119

• Trung tín trong tình yêu thương (ITi-mô-thê 2:15)

• Đâm rễ vững vàng trong tình yêu thương (Ê-phê-sô 3:18)

• Khích lệ nhau yêu thương lẫn nhau (2Cô-rinh-tô 9:2, Hê-bơ-rơ 10:24)

• Thật tình trong tình yêu thương (Rô-ma 12:9, 2Cô-rinh-tô 6:6, 1Giăng 3:18, 3Giăng 1)

• Đừng tìm lợi riêng trong tình yêu thương (1Cô-rinh-tô 10:24, 13:5)

• Sốt sắng mà yêu thương nhau (1Phi-e-rơ 1:22, 4:8)

Sống Làm Nhân Chứng

Mỗi người tin Chúa là một chứng nhân cho Chúa. Chia sẻ tình yêu và ân điển của Chúa cho người khác là một lối sống của người tin Chúa. Bạn không thể nào tin Chúa mà không làm chứng cho Chúa.

Bạn là đại sứ của Nước Trời. Qua Chúa Giê-su, Ngài đã chọn bạn để phục hòa cùng Đức Chúa Trời và Ngài cũng ban cho bạn chức vụ giảng hòa, giúp người khác hiểu về chương trình cứu chuộc của Ngài. Là một người chia sẻ Phúc âm, bạn đang nhận lãnh trách nhiệm để:

• Đưa người có tội đến sự ăn năn (Lu-ca 24:47, Công-vụ 17:30)

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

120

• Rao giảng Tin mừng (Ma-thi-ơ 28:18-20, Mác 16:15, Công-vụ 1:8, Rô-ma 1:1)

• Rao truyền cho người chưa tin biết sự cứu rỗi (Lu-ca 1:77, 1Cô-rinh-tô 15:1-2, Ê-phê-sô 1:13)

• Làm cho người chưa tin phục hòa cùng Đức Chúa Trời (2Cô-rinh-tô 18-20, Công-vụ 10:36)

• Khuyên bảo người chưa tin cần tiếp nhận Chúa Giê-su (Công-vụ 20:21, Rô-ma 1:5)

• Làm tan biến sự tăm tối (Ma-thi-ơ 5:14-16, Công-vụ 26:18, 2Cô-rinh-tô 4:5-6)

Đáp Ứng Nhu Cầu Cộng Đồng Để Truyền Giáo

Hội thánh tồn tại không phải chỉ để phục vụ lẫn nhau, nhưng cũng để phục vụ cộng đồng nhân loại. Hội thánh là muối của đất và là ánh sáng của thế gian. Nếu muối gom lại thành từng đống thì chẳng có ít lợi gì, nhưng nếu được rắc trên thức ăn, với một số lượng rất nhỏ, cũng làm nên sự thay đổi chất vị của thức ăn và trở nên thật hữu dụng. Chúng ta ai cũng phải nỗ lực để đi ra giúp người và cứu người.

Chúa Giê-su đâu chỉ có phục vụ cho các môn đệ mà thôi, Ngài cũng phục vụ cho đoàn dân đông. Ngài đã khiến biết bao người bệnh được chữa lành, người mù được sáng mắt, người què được đi, người điếc được nghe. Ngài cho họ ăn đến dư dật. Và hơn thế nữa, Ngài cho họ tận hưởng

Page 61: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

121

Chân Lý qua sự giảng dạy đầy quyền năng của Ngài.

Hội thánh nên tạo ra những chương trình cụ thể để phục vụ cộng đồng. Sứ mệnh của Hội Thánh Agape rất rõ ràng: “Kính Thờ Chúa, Phục Vụ Người và Giảng Phúc Âm.” Thấy được Tín hữu trong Hội thánh có khả năng nào để phục vụ cộng đồng thì chúng tôi khai triển một chương trình cho họ phục vụ ngay. Điển hình là mục vụ “Y Tế Cộng Đồng.” Hội thánh tại đây, Chúa cho, có các bác sĩ, y sĩ, nha sĩ, nhãn sĩ, dược sĩ, chuyên viên điều trị sức khỏe tâm thần, nhân viên cố vấn bảo hiểm sức khỏe cho người có thu nhập thấp. Được sự khích lệ, anh chị em đã hình thành Ban Y Tế để phục vụ y tế cho cộng đồng ngay tại cơ sở nhà thờ. Các anh chị em trong Ban Y Tế ao ước được phục vụ Chúa tại Việt Nam và Cam-bốt trong tương lai.

Được phục vụ Chúa là niềm vui và là đặc ân của mọi người. Ai có cơ hội phục vụ Chúa đều kinh nghiệm sự trưởng thành tâm linh. Qua sự phục vụ của Hội thánh đã tạo nên một mối liên hệ rất tốt đẹp với cộng đồng.

Kinh thánh dạy Tín hữu phải:

• Chăm chỉ làm việc lành (Tít 3:8)

• Làm nhiều việc lành (Công-vụ 9:36, 1Ti-mô-thê 6:18)

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

122

• Sinh ra đủ các việc lành (Cô-lô-se 1:10)

• Có rộng rãi để làm việc lành (2Cô-rinh-tô 9:8)

• Có lòng sốt sắng về mọi việc lành (Tít 2:14)

• Trung tín trong việc lành (2Tê-sa-lô-ni-ca 2:17)

• Sẵn sàng làm mọi việc lành (2Ti-mô-thê 2:21, Tít 3:1)

• Khuyên giục nhau về việc lành (Hê-bơ-rơ 10:24)

Ngoài ra Kinh thánh cũng dạy Tín hữu chớ khoe khoang về những việc lành của mình (Ma-thi-ơ 6:1-18). Hãy phục vụ người như là làm cho Chúa. Nếu có sự vinh hiển thì sự vinh hiển đó phải được dâng cho Đức Chúa Trời. Có như vậy, Tín hữu sẽ làm Chúa vui lòng và kinh nghiệm đời sống của mình càng thêm phong phú.

Đức Chúa Trời luôn nhớ đến công việc lành của bạn (Công-vụ 10:4, 31, Hê-bơ-rơ 6:10). Những việc lành của bạn sẽ còn đến đời đời và Ngài sẽ ban thưởng cho bạn (Ma-thi-ơ 10:42, Mác 9:41, Lu-ca 14:14, Ê-phê-sô 6:8, 1Cô-rinh-tô 15:58, Cô-lô-se 3:23-24).

Liên Kết Mạng Lưới Hợp Tác

Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu, quốc gia nào tự cô lập sẽ bị kiệt quệ. Nhưng để cùng phát triển, tất cả các quốc gia phải hợp tác với nhau.

Page 62: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

123

Trong ý tưởng trên, Vương Quốc Đức Chúa Trời còn vĩ đại, lớn lao và giá trị hơn thế giới này là dường nào! Không nên có một cá nhân nào hay một Hội thánh nào đứng một mình bên ngoài sự hợp tác của Vương Quốc Chúa. Tùy vào hoàn cảnh của từng địa phương, chúng ta có thể hợp tác nhiều hay ít, qui mô lớn hay nhỏ, nhưng sự hợp tác là điều cần làm để tạo nên sức mạnh.

Mặc dù chúng ta có gia đình riêng, có Hội thánh địa phương riêng, nhưng chúng ta là công dân của Vương Quốc Đức Chúa Trời. Không có cá nhân nào có thể làm được việc lớn hay tự mình có thể chu toàn được Đại Mạng Lệnh của Chúa Giê-su. Chúng ta có Chúa và chúng ta cần nhau.

Khi làm việc chung với nhau, chúng ta cần khích lệ lẫn nhau để mọi người cùng được phấn khởi. Đây là câu chuyện ngụ ngôn Đom Đóm và Giọt Sương.

Tối hôm nọ, không có trăng, bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà bay ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy.

Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh và thấy cô bạn Giọt

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

124

Sương đang đong đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: "Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!" Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, tỏa sáng như một viên ngọc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn được Trời ban cho ánh sáng từ chính bản thân bạn. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hại lúa đây!

Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

Thay Đổi Để Kết Quả Hơn

Page 63: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

125

Đức Chúa Trời và Chân Lý của Ngài là bất biến, còn mọi điều khác ở trên đất đều có thể thay đổi và thậm chí cần phải thay đổi để kết quả hơn.

Ngày trước, muốn biết được diễn biến đang xảy ra trên thế giới ra sao, chúng ta phải tìm đến một căn phòng nào đó có một Tivi hay là phải ra phố để mua một tờ báo. Nhưng hôm nay, bạn có thể truy cập được thông tin bất kỳ lúc nào và trong bất cứ không gian nào qua WiFi của Smart Phone hay nghe qua IPod nhỏ nhắn trong lòng bàn tay của bạn.

Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường sống xung quanh, đặc biệt trong các lãnh vực như thông tin đại chúng, khoa học kỹ thuật, hội nhập toàn cầu và cấu trúc xã hội, đòi hỏi bạn phải có cái nhìn nhạy bén cho sự thay đổi để đạt đến sự tiếp tục kết quả trong việc thực thi Đại Điều Răn và Đại Mạng Lệnh. Trong khi mọi người đang đi tới, nếu bạn giậm chân tại chỗ, nghĩa là bạn đang đi lùi.

Khi mà Hội thánh Người Việt tại Hoa Kỳ đang dịch chuyển từ đa số thành viên am tường Việt Ngữ thuộc thế hệ thứ nhất Người Việt Di Dân sang

Trong khi mọi người đang đi tới, nếu bạn giậm chân tại chỗ, nghĩa là bạn đang đi lùi.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

126

một số đông thành viên am tường Anh Ngữ thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba thì đòi hỏi phải có sự thay đổi. Điển hình của sự thay đổi là: từ đơn ngữ chuyển sang song ngữ, từ một lễ thờ phượng sang vài lễ thờ phượng cho các đối tượng khác nhau, từ sử dụng những bài Thánh ca (hymns) sang những bài Ca ngợi (praise songs), từ những người lãnh đạo lớn tuổi thuộc thế hệ thứ nhất sang những người lãnh đạo trẻ trung hơn thuộc thế hệ 1.5 hay thứ 2 có chuyên môn, từ cấu trúc hàng dọc độc quyền sang cấu trúc hàng ngang đồng đội…

Người lãnh đạo cần có cái nhìn nhạy bén để thay đổi hoặc thực hiện một điều mới. Một sự thay đổi đúng hay một sáng kiến mới, dù nhỏ, cũng mang lại kết quả tốt. Tôi kể cho bạn một câu chuyện.

Năm 1931, Dược sĩ Ted Hustead sang nhượng một tiệm bán thuốc tây tại một thị trấn nhỏ khoảng 321 dân cư nghèo ở tiểu bang South Dakota. Năm năm vật lộn với sự khó khăn ế ẩm, vào mùa hè năm 1936, bà Dorothy Husted, người vợ của ông, nghĩ ra một ý tưởng thu hút khách từ bên ngoài vào. Giữa mùa hè nóng cháy da, họ đặt dọc theo xa lộ và con đường chính xuyên qua trị trấn những tấm biểu ngữ “cung cấp nước đá lạnh miễn phí cho mọi người.” Rất nhiều “bác tài” đã dừng lại thị trấn này và ghé đến tiệm thuốc tây uống nước miễn phí. Số lượng người đến đông đúc,

Page 64: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

127

thương mại của gia đình phát triển và ngày nay trở thành công ty Wall Drug. Được khích lệ bởi sáng kiến của bà Dorothy, có khoảng 20 ngàn người khắp nơi trên thế giới, mỗi ngày, đến thăm địa điểm này.

Câu hỏi thảo luận

Liệt kê tám nguyên tắc giúp Hội thánh tăng trưởng?

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bạn đang áp dụng nguyên tắc nào trong tám nguyên tắc này không? Kết quả như thế nào?

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

128

CHƯƠNG V

LÃNH ĐẠO LIÊN HỆ

(RELATIONAL LEADERSHIP)

Page 65: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

129

Lãnh Đạo Liên Hệ là phong cách lãnh đạo mà người lãnh đạo và người theo quan tâm đến mối liên hệ song phương và cố gắng duy trì mối liên hệ luôn tốt đẹp.

Những nhà nghiên cứu sau đây như những người tiên phong chuyên viết về phong cách lãnh đạo liên hệ qua các đề tài: Mối liên hệ vững mạnh (Katz, Maccoby, & Morse, 1950), Duy trì mối liên hệ cá nhân (Misumi, 1985), Duy trì tinh thần đồng đội (Cartwright & Zander, 1960; Wofford, 1970), Quan tâm đến con người (Blake & Mouton, 1964), Hỗ tương và hiệp tác (Bowers & Seashore, 1966).

Hersey và Blanchard (1918) chỉ ra nguyên tắc để xây dựng mối liên hệ tốt đẹp qua: duy trì những mối liên hệ cá nhân, mở rộng dòng chảy thông tin, và tạo cơ hội cho mọi người để phát triển tiềm năng. Để có được điều này, đòi hỏi duy trì sự yểm trợ để có mối liên hệ bằng hữu, tin tưởng lẫn nhau và tương quan quyền lợi. Lối lãnh đạo này có khuynh hướng thiên về dân chủ và con người hơn là độc quyền và sản phẩm.

Lãnh đạo liên hệ làm giảm sự căng thẳng trong các mối tương quan. Thông thường mối tương quan có thể trở nên căng thẳng giữa lãnh đạo và người theo hay giữa những người theo với nhau. Là người lãnh đạo liên hệ, bạn phải nhạy bén để nhận diện ra điều này và giúp giải quyết để giảm đi

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

130

sự căng thẳng có tiềm năng hủy hoại những mối liên hệ tốt đẹp trong tổ chức.

BÀI HỌC ÁP DỤNG

Viết đến đây tôi nhớ ngay đến Chúa Giê-su và phương cách giải quyết của Ngài khi các môn đồ có sự căng thẳng trong mối liên hệ.

Bấy giờ mẹ của các con Xê-bê-đê đưa hai con trai bà đến quỳ trước mặt Ngài và xin Ngài ban ơn cho họ. Ngài hỏi bà, "Bà muốn gì?" Bà trả lời Ngài, "Xin Thầy cho hai con trai tôi, một đứa ngồi bên phải Thầy và một đứa ngồi bên trái Thầy trong vương quốc của Thầy." Nhưng Đức Chúa Giê-su trả lời và nói, "Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén Ta sắp uống chăng?" Họ trả lời Ngài, "Chúng con có thể uống." Ngài nói với họ, "Các ngươi thật sẽ uống chén của Ta, nhưng việc ngồi bên phải Ta hay bên trái Ta sẽ không do Ta ban cho, nhưng dành cho những ai được Cha Ta chuẩn bị." Khi mười môn đồ kia nghe việc đó, họ giận hai anh em ấy. Nhưng Đức Chúa Giê-su gọi họ lại và nói, "Các ngươi biết rằng các vua chúa dân ngoại lấy quyền lực cai trị dân, còn các quan lại dùng quyền hành áp chế dân, nhưng giữa các ngươi thì không như vậy. Trong các ngươi, người nào muốn làm lớn sẽ làm đầy tớ các ngươi. Người nào muốn làm đầu các ngươi sẽ làm nô lệ các ngươi, như Con Người đã đến không phải để

Page 66: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

131

được phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người" (Ma-thi-ơ 20:20-28).

Sự Căng Thẳng Thường Xảy Ra Bất Ngờ

Nhiều khi mối liên hệ tốt đẹp bỗng trở nên căng thẳng một cách bất ngờ. Đôi khi các nhân tố từ bên ngoài tạo nên sự bất hòa cho bên trong. Khi manh nha của sự tin tưởng, quyền lợi, đặc ân… không còn ở tình trạng bình thường, sự căng thẳng xảy ra.

Giải Thích Tường Tận

Người lãnh đạo cần giải thích để người theo hiểu được vấn đề tạo nên mối liên hệ căng thẳng này. Đánh tan đi những ước muốn hão huyền! Bà mẹ và hai sứ đồ thật ra không hiểu gì về chương trình của Chúa cả. Ngài đâu phải đến để lật đổ sự cai trị của La-mã, xưng vương và cai trị để cho hai người con của bà được làm quan to. Ngài đến để hy sinh đền tội cho nhân loại. Khi mà mục đích bị diễn giải sai thì hành động và thái độ cũng sai trật.

Hướng Họ Đến Với Những Giá Trị Cao Hơn

Làm quan to để cai trị người khác, hưởng nhiều bổng lộc, có quyền thế… đó là tư dục của con người thế gian. Thế gian và mọi tham dục của nó đều qua đi. Chúa Giê-su hướng họ đến những giá trị tâm linh cao hơn: Sống Khiêm Nhường & Phục Vụ.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

132

Ngài dùng chính đời sống của mình để làm tấm gương cho các môn đệ. Ngài cũng cho họ biết Ngài sẽ phải hy sinh mạng sống của chính mình vì mọi người.

Câu hỏi thảo luận

Lãnh đạo liên hệ là gì?

____________________________________________________________________________________

Nguyên tắc Chúa Giê-su giải quyết khi có sự căng thẳng trong mối liên hệ giữa các môn đệ của Ngài?

______________________________________________________________________________________________________________________________

Sự căng thẳng trong mối liên hệ thường bắt nguồn từ đâu? Theo bạn, điều gì sẽ xảy ra nếu không giải quyết kịp thời để ngăn chặn sự căng thẳng leo thang?

______________________________________________________________________________________________________________________________

Page 67: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

133

CÁC MỐI LIÊN KẾT TRONG LÃNH ĐẠO LIÊN HỆ

Liên Kết Với Nguồn

Lãnh đạo trong Chúa phải lấy Đức Chúa Trời làm Nguồn. Là một con người, ai cũng có tinh thần hướng thượng, hướng thiện và hướng tâm linh. Người lãnh đạo phải có nguồn để tương thông. Người xưa dạy “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.” Kinh thánh dạy “Sự toan tính trong lòng thuộc về loài người, nhưng sự đáp lời đến từ Thiên Chúa” (Châm ngôn 16:1). Kinh thánh cũng dạy thêm “Hãy hết lòng tin cậy THIÊN CHÚA; Chớ cậy vào sự thông sáng của con; Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con. Đừng cho mình là khôn ngoan theo quan điểm của mình; Hãy kính sợ THIÊN CHÚA và lánh xa điều ác” (Châm-ngôn 3:5-7).

Liên Kết Với Mình

“Có mới có thể cho” là nguyên tắc căn bản. Bạn không thể cho nếu bạn không có. Nếu bạn không có mối liên hệ tốt với chính mình thì bạn không thể có mối liên hệ tốt với người xung quang. Chúa dạy “Yêu người lân cận như chính mình.” Để có thể yêu người lân cận, bạn phải yêu mình trước. Yêu mình ở đây phải hiểu trong bình diện tích cực: Thăng hoa chính bạn mỗi ngày. Xây dựng một đời sống lành mạnh về tâm linh, tâm hồn và thân thể là

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

134

yêu chính mình. Bạn sống làm sao mà lương tâm có Thánh Linh ngự không cắn rứt hay cáo trách bạn. Bình an trong tâm hồn là điều cần thiết.

Liên Kết Với Gia Đình

Cá nhân vững mạnh vì có một gia đình vững mạnh đứng phía sau yểm trợ. Khi mà tỉ lệ li dị càng ngày càng gia tăng thì nhiều cuộc đời khốn khổ, trong đó không ít những người lãnh đạo, cũng tăng theo. Nhiều Mục sư và lãnh đạo Hội thánh phải ngưng mọi công việc phục vụ của mình chỉ vì gia đình tan vỡ. Giai đoạn phục hồi đôi khi rất lâu dài. Ngoài vai trò của một Mục sư quản nhiệm, một lãnh đạo của giáo hội, một giáo sư, tôi còn là một người chồng, một nội trợ chính nấu ăn cho gia đình, một người người bạn và một gia sư của các đứa con, một hướng dẫn viên du lịch của gia đình…

Liên Kết Với Các Lãnh Đạo

Bạn luôn luôn có những người lãnh đạo khác đang đồng hành với bạn. Họ là đồng đội của bạn. Hãy có tinh thần đồng đội để đạt đến kết quả.

Liên Kết Với Người Theo

Không ai được gọi là người lãnh đạo nếu không có người theo. Bạn phải có mối liên hệ tốt với người theo để họ tận hiến cho mục đích của tổ chức.

Liên Kết Với Khải Tượng

Page 68: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

135

Không thể lãnh đạo nếu bạn không có khải tượng. Khải tượng tạo ra hướng đi và động lực để mọi người tận hiến.

Liên Kết Với Bên Ngoài

Bên ngoài của một công ty có thể là cổ đông, khách hàng, đối tác… Bên ngoài của Hội thánh là cộng đồng chưa biết Chúa. Hội thánh sẽ không thực hiện tốt được Đại Mạng Lệnh của Chúa, giảng Phúc âm cho muôn dân, nếu chúng ta không có mối liên hệ tốt đẹp với cộng đồng chưa tin.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

136

12 QUY LUẬT CHO ĐỒNG ĐỘI

1. Quy luật cộng tác: Chúng ta phải cọng tác với nhau vì một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được.

2. Quy luật ưu tiên: Tổ chức phải trên cá nhân. Mục tiêu quan trọng hơn là địa vị hay vai trò cá nhân.

3. Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình và phải đặt đúng vị trí để đồng đội có thể đạt được kết quả tối đa.

4. Quy luật thách thức: Thử thách càng lớn thì nhu cầu làm việc theo tinh thần đồng đội càng cao, sự hợp tác càng chặt chẽ hơn.

5. Quy luật dây chuyền: Một liên kết yếu sẽ làm cho sức mạnh của cả dây chuyền bị ảnh hưởng. “Một con sâu làm rầu nồi canh.” Những thái độ không tốt của một cá thể có thể làm ảnh hưởng tiêu cực cho cả đội. Ngược lại nếu có một người mạnh có thể kéo cả đội vươn lên.

6. Quy luật xúc tác: Những đội làm việc thành công khi có những cá nhân có thể tạo nên ý tưởng khai phóng hay sự xúc tác cho một tiến trình.

7. Quy luật khải tượng: Một đội phải luôn có khải tượng. Khải tượng tạo nên phương hướng hoạt động và sự tự tin cho mọi thành viên.

8. Quy luật tin tưởng: Những người cùng làm việc trong một đội phải tin tuởng lẫn nhau. Mất

Page 69: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

137

yếu tố tin tưởng sẽ không còn một đồng đội vững mạnh.

9. Quy luật tài chánh: Đừng để chi tiêu thâm thủng. Toàn đội sẽ không thể vươn tới tiềm lực của mình khi không còn tài chánh. Phải biết cách tạo ra tài chánh và quản trị tài chánh một cách khôn ngoan để tạo nên lợi nhuận.

10. Quy luật nhận dạng: Đội hay tổ chức của bạn phải có điểm đặc thù. Những giá trị cốt lõi xác định rõ bản chất của đội.

11. Quy luật tương giao: Sự tác động tích cực lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn. Tình yêu thương là chất keo kết chặt sự tương giao.

12. Quy luật lãnh đạo: Sự khác nhau giữa hai nhóm có khả năng làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

138

BẢY ĐẶC TÍNH CỦA MỘT NGƯỜI CÓ TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI

1. Biết vai trò của chính mình và chú tâm làm tốt nhất ở vai trò đó. Là người lãnh đạo, bạn đang đứng ở vai trò lãnh đạo. Hãy đưa ra khải tượng, hướng đi và tạo nên sân chơi cho tất cả mọi người trong đội của bạn.

2. Lắng nghe ý kiến đóng góp. Lắng nghe ý kiến đóng góp của các thành viên khác và chọn lựa những điều gì tốt nhất và ích lợi nhất cho cả đội.

3. Tin tưởng, tôn trọng và thuận phục lẫn nhau. Nếu mất đi lòng tin tưởng, tôn trọng và thuận phục lẫn nhau, đồng đội sẽ trở nên yếu ớt, đôi khi phải tan rả. Tinh thần tiên tri thuận phục tiên tri cần được nêu cao.

4. Sẵn sàng quên mình vì ích lợi của đồng đội. Lời Chúa dạy chớ chăm về lợi riêng, nhưng phải quan tâm đến lợi ích của người khác.

5. Bảo vệ và hỗ trợ lẫn nhau. Tinh thần bảo vệ lẫn nhau rất cần thiết. Đừng để áp lực hay các nhân tố từ bên ngoài ảnh hưởng hay tấn công các thành viên của đội.

6. Làm việc hết lòng với sự thành thật. Dấn thân, tận hiến và hy sinh là nghĩa cử cao đẹp của một cá nhân đối với đồng đội.

7. Chấp nhận sự khác biệt. Xem sự khác biệt là những điểm mạnh để phát triển toàn đội.

Page 70: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

139

GIẢI QUYẾN NAN ĐỀ TRONG ĐỘI

Có đồng đội là có nan đề. Nan đề xảy ra là chuyện bình thường khi có sự tập hợp từ hai người trở lên. Chúng ta không phải là thánh nhân, cho nên nan đề luôn hiện hữu. Tôi thường hay nói đùa “Hôn nhân là sự kết hợp của hai tội nhân.” Hai vợ chồng thôi cũng đã có lắm nan đề rồi, huống chi là cả một đội.

Chúa Giê-su cũng dạy phương cách giải quyết nan đề giữa những người với nhau. “Nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng không tha lỗi cho các ngươi” (Ma-thi-ơ 6:14-15). Chúa cũng dạy tiếp trong một phân đoạn Kinh thánh khác: "Nếu anh em hay chị em ngươi có lỗi với ngươi, hãy đi, gặp riêng người ấy và chỉ ra lỗi của người ấy. Nếu người ấy chịu nghe ngươi, ngươi sẽ được lại anh em hay chị em mình. Nhưng nếu người ấy không chịu nghe ngươi, hãy mời một hay hai người nữa đi với ngươi, để mọi lời nói ra sẽ được hai hay ba người làm chứng xác nhận. Nếu người ấy không nghe họ, hãy đưa việc ấy ra hội thánh, và nếu ngay cả hội thánh mà người ấy cũng không nghe, các ngươi hãy coi người ấy như một người ngoại hay một người thu thuế” (Ma-thi-ơ 18:15-17).

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

140

Dưới đây là cách giải quyết nan đề của đồng đội được trình bày bởi một chuyên viên về tinh thần đồng đội.

1. Cổ Vũ Tinh Thần

Đừng để nan đề nhận chìm con thuyền mà đồng đội đang chèo. Đừng để mọi người thấy bạn hoang mang vì nan đề. Dồn nổ lực vào sự cổ vũ tinh thần, đôi khi, nan đề tự tan biến. Hãy cho các thành viên tự hào về phần việc của họ. Đưa ra những mục tiêu đặc biệt có tính thử thách sức mạnh toàn đội. Khuyến khích cả đội thông tin rõ cho nhau biết các vấn đề và luôn khen họ khi thấy đáng được khen ngợi. Dành thời gian trả lời chi tiết các tường trình, báo cáo, chia sẻ và thông tin của đội.

2. Nhận Diện Nan Đề

Bạn muốn mọi người hợp lòng với nhau nhưng xem chừng họ đang có những bất hòa với nhau hoặc bất hòa trong cả đội. Sự căng thẳng âm ỉ trong toàn đội. Đây là lúc bạn gặp phải khó khăn. Hãy đặt vấn đề xem những rắc rối này nằm ở đâu hoặc dấu hiệu không thoả lòng bắt nguồn từ nơi nào. Cầu nguyện thật nhiều để Chúa giải quyết hay Chúa dùng bạn để giải quyết theo ý Ngài. Đừng làm cho nan đề bùng nổ lớn hơn.

3. Chuyện Trò Từng Người

Page 71: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

141

Đừng vội phản ứng với những sự việc cho đến khi bạn nắm rõ nguyên nhân. Cần giải quyết các vấn đề cá nhân giữa các thành viên với tinh thần xây dựng. Là đồng đội lúc nào cũng có những khó khăn cần vượt qua. Cần ngăn chặn kiểu “đổ lỗi” cho người khác, nếu không nó sẽ làm mất tinh thần đồng đội.

4. Giải Quyết Đương Sự

Sau khi đã nói chuyện với người gây ra vấn đề, có thể cần có hành động xa hơn. Hãy tích cực tìm cách hàn gắn mọi mối quan hệ. Những điều lưu ý: (1) Hãy nói thật những gì bạn thấy được. (2) Hãy nhìn vấn đề từ góc độ của nhóm. (3) Hãy lợi dụng vấn đề làm đòn bẩy chuyển đổi. (4) Luôn lạc quan khi giải quyết vấn đề. (5) Nhu cầu là giải quyết vấn đề chớ không phải làm đình trệ công việc của đội. (6) Không nên cố chấp với người quá quắt. (7) Chớ nóng nảy với bất kỳ ai trong nhóm. (8) Đừng sao lãng mục tiêu của toàn nhóm. (9) Đừng vội nhờ đến sự giúp đỡ bên ngoài. (10) Đừng phớt lờ trước những căng thẳng khiến vấn đề trở nên tệ hại hơn.

5. Giải Quyết Mâu Thuẫn

Sự mâu thuẫn cá nhân với nhau có thể mau chóng trở thành vấn đề cho toàn đội. Hãy tạo điều kiện để một hay cả hai bên trình bày với bạn để có hứơng xoa dịu tình hình. Trường hợp do lỗi điều hành của bạn, lúc ấy cần trao đổi với toàn nhóm để nói lên hướng khắc phục. Vấn đề ở đây là cải thiện cách

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

142

hành xử, tránh mang tính chất khiển trách hoặc phê phán.

6. Giải Thích Nan Đề

Coi những vấn đề liên quan đến công việc như những cơ hội để cả đội học hỏi và cải thiện. Hãy diễn giải vấn đề để cả đội nhận ra chúng và học hỏi. Có thể cử một người giải quyết vấn đề và báo cáo lại diễn biến quá trình giải quyết và kết quả giải quyết ra sao.

Câu Hỏi Thảo Luận

Liệt kê các mối Liên Kết trong Lãnh Đạo Liên Hệ. Giải thích tầm quan trọng của từng mối liên kết?

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Liệt kê 12 qui luật cho Đồng Đội

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Page 72: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

143

PHẦN KẾT

Viết đến đây tôi nghĩ cũng tạm đủ cho quyển sách “Lãnh Đạo” này. Phần đông đọc giả thích đọc những quyển sách có sự cô đọng của ý nghĩa và có số trang vừa phải. Nếu cần khai triển thêm, trong tương lai tôi sẽ viết những bài viết hoặc những quyển sách khác để bổ sung.

Là người lãnh đạo, bạn cần áp dụng cả bốn phong cách lãnh đạo trong quyển sách này để hầu mang đến kết quả cách vượt trội. Chính Chúa Giê-su là mô hình lãnh đạo của mỗi chúng ta và qua Ngài, chúng ta đã học được những phong cách lãnh đạo hiệu quả. Lãnh đạo độc tài, lãnh đạo chủ tớ, lãnh đạo địa vị, lãnh đạo bảo thủ, lãnh đạo cục bộ… không phải là những phong cách lãnh đạo trong Hội Thánh và cũng không phải là những phong cách lãnh đạo trong thế kỷ 21 này.

Hãy nhìn Ngài là cội rễ và cuối cùng cho mọi việc bạn làm. Vì muốn phục hồi mối liên hệ giữa Thiên Chúa và loài người, Ngài đã chủ động đến thế gian để xây dựng mối liên hệ. Bằng Tình Yêu Thương, Ngài đã xây dựng mô hình Lãnh Đạo Tôi Tớ; Bằng Sự Làm Gương, Ngài đã xây dựng mô hình Lãnh Đạo Biến Đổi; Bằng Sự Đào Tạo, Ngài đã xây dựng mô hình Lãnh Đạo Kết Quả; Bằng Sự Trao Phó, Ngài đã xây dựng mô hình Lãnh Đạo Liên Hệ.

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

144

Người lãnh đạo cần học tập tinh thần thuận phục, trao dồi đức tính khiêm nhường và phát huy tinh thần tận hiến. Sở dĩ tôi trở thành một người lãnh đạo của Giáo hội Báp-tít giữa vòng người Việt tại Hoa Kỳ khi còn trẻ tuổi là vì tôi thuận phục lãnh đạo. Tất cả những người lãnh đạo điều có kỳ của họ, nếu bạn muốn trở thành người lãnh đạo bạn phải thuận phục lãnh đạo của bạn.

Không ai thích người kiêu ngạo. Đức Chúa Trời ban ơn cho người khiêm nhường nhưng Ngài chống cự kẻ kiêu ngạo. Muốn hầu việc Đức Chúa Trời bạn phải khiêm nhường (Michê 6:8). Khiêm nhường đi trước sự tôn trọng (Châm ngôn 15:33) và nó dẫn bạn đến sự giàu có, tôn trọng và sự sống (Châm ngôn 22:4).

Người lãnh đạo đòi hỏi sự tận hiến. Có tận hiến thì mới có kết quả vượt trội. Sự tận hiến của bạn, người lãnh đạo, là tấm gương để những người khác cùng tận hiến. Nếu bạn hô hào xây nhà thờ, trước hết bạn phải dâng hiến, nếu không thì Hội thánh sẽ không bao giờ xây dựng được nhà thờ. Nếu bạn hô hào phục vụ Chúa, trước hết bạn phải dâng thời giờ và công sức, nếu không chẳng ai muốn phục vụ cả.

Cầu xin Thiên Chúa ban cho bạn được đầy ơn trong sự lãnh đạo của bạn!

Page 73: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

145

Tài Liệu Tham Khảo / References:

Antonakis, J., Avolio, B. J., & Sivasubramaniam, N. (2003). Context and leadership: An examination of the nine-factor Full-Range Leadership Theory using the Multifactor Leadership Questionnaire. The Leadership Quarterly, 14(3), 261-295. http://dx.doi.org/10.1016/S1048-9843(03)00030-4.

Bass, B. M,(1985). Leadership and Performance, N.Y: Free Press.

Bass & Bass (2008). The Bass Handbook of Leadership: Theory, Research, and Managerial Applications. 4th edition. Free Press

Burns, J.M, (1978). Leadership. N.Y, Harper and Row.

Greenleaf, R. (1977). Servant leadership. Paulist Press

Kotlyar, I. & Karakowsky, L. (2006). Leading Conflict: Linkages Between Leader Behaviors and Group Conflict. Small Group Research, Vol. 37, No. 4, 377-403

Kotlyar, I., & Karakowsky, L. (2007). Falling Over Ourselves to Follow the Leader. Journal of Leadership & Organizational Studies, Vol. 14, No. 1, 38-49

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

146

Kouzes, J.,Posner, B. (1999). Encouraging the Heart. San Francisco, CA: Jossey-Bass Inc., Publishers

Lamb, L. F., McKee, K. B. (2004). Applied Public Relations: Cases in Stakeholder Management. Mahwah, New Jersey: Lawrence Erlbaum Associates.

Munroe, Myles (1992). In Pursuit of Purpose. Shippensburg, PA: Destiny Image.

Pielstick, C.D. (1998). The transforming leader: A meta-ethnographic analysis. Community College Review, 26(3), 15-34.

Roesner, J. (1990). Ways Women Lead. Harvard Business Review. November - December.

Spears, L. C. (2002). Tracing the Past, Present, and Future of Servant-Leadership. In Focus On Leadership: Servant-leadership for the Twenty-first Century (pp. 1-10). New York, NY: John Wiley and Sons, Inc.

Yukl, G.(1999). An evaluation of conceptual weaknesses in transformational and charismatic leadership theories. Leadership Quarterly, 10, 285-305; http://dx.doi.org/10.1016/S1048-9843(99)00013-2.

Wilson, E. J, & Reill P. H (2004). Encyclopedia of the Enlightenment (p. 1).

Page 74: LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành LÃNH ĐẠO Leadership Jan 2012.pdf · Phong cách lãnh đạo dân chủ, người dân nắm quyền, được áp dụng vào

LÃNH ĐẠO – Dr. Christian Phan Phước Lành

147

+ Cảm tạ ơn Chúa cho Mục sư Phan Phước Lành biên soạn quyển sách về lãnh đạo rất hữu ích. Chúng tôi đã đọc xong và có vài ghi nhận như sau: Cách trình bày rất professional and attractive, nội dung rất chuyên môn lãnh đạo, ý tưởng phong phú, kiến thức lãnh đạo rất tinh tuế và sáng tạo – MSTS Ngô Việt Tân, Canada

+ Chúc mừng MS đã hạ sinh thêm một đứa con tinh thần nữa. Rất là vui khi thấy MS đã công khó hy sinh thời giờ để viết sách về Lãnh Đạo. Đây là nhu cầu rất cần cho Hội Thánh lúc nầy và về sau - Mục sư Lê Minh, Hoa Kỳ

+ Cảm ơn Mục sư đã viết sách. Excellent resources - Chị Valerie Nguyễn Thu Vân, Hoa Kỳ

+ Cuốn sách này có thể dùng để huấn luyện cho tất cả con cái Chúa trong hội thánh để hiểu rõ về vai trò của người lãnh đạo - Mục Sư Nguyễn Đức Tánh, Hoa Kỳ

Đôi Nét Về Tác Giả:

Mục sư Tiến sĩ Christian Phan Phước Lành là một gương mặt lãnh đạo trẻ và là một diễn giả năng động. Ngoài chức vụ Mục sư quản nhiệm của Agape Baptist Church tại bang Washington, Cố Vấn cho

Agape Baptist Church tại Việt Nam, ông hiện cũng phục vụ qua các chức vụ khác như Phó chủ tịch Liên Hữu Tin Lành Báp-Tít Người Việt tại Hoa Kỳ, giáo sư của Viện Thần Học, Lãnh đạo Khối Ngữ Tộc và Thành viên Ban Quản Trị của Giáo Phận Báp-tít Puget Sound. Ông cũng là tác giả của các quyển sách: “Người Mỹ Gốc Việt: Tìm Hiểu Về Người Việt Tại Hoa Kỳ từ năm 1975-2010,” “Phục Hưng: Ba Bước Dẫn Đến Phục Hưng,” “Tận Thế: Sự Kiện và Thời Điểm” và nhiều bài viết đóng góp cho các báo như: Hướng Đi, Việt Báo, Người Việt Ngày Nay, Trẻ… Ông tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học, Cao Học Thần Học và Tiến Sĩ Giáo Dục.