68
Li mđầu Thư viện tnh Quảng Nam trân trọng gii thiệu đến quý bạn đọc tập thư mục tháng 9 năm 2018, gồm có các bài viết được sưu tầm, trích từ các báo, tạp chí của Trung ương và địa phương, về các lĩnh vực: - Kinh tế; - Xã hội; - Văn hóa; - Giáo dục; Trong quá trình sưu tầm, tp hợp và sắp xếp các bài viết trong thư mục không tránh khỏi nhng thiếu sót. Rất mong nhận được sđóng góp xây dựng ca bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn./. THƢ VIỆN TNH QUNG NAM

Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Lời mở đầu

Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc tập thư

mục tháng 9 năm 2018, gồm có các bài viết được sưu tầm, trích từ các báo, tạp

chí của Trung ương và địa phương, về các lĩnh vực:

- Kinh tế;

- Xã hội;

- Văn hóa;

- Giáo dục;

Trong quá trình sưu tầm, tập hợp và sắp xếp các bài viết trong thư mục

không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp xây dựng

của bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn./.

THƢ VIỆN TỈNH QUẢNG NAM

Page 2: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

KỶ NIỆM 73 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở QUẢNG NAM:

Những quyết định mang tầm lịch sử...

Để Cách mạng tháng Tám thành công, theo PGS-NGND. Lê Mậu Hãn, có

nguyên nhân về những quyết định mang tầm lịch sử, trƣớc hết là quyết

định của Bác, Trung ƣơng Đảng; với các tỉnh, thành thì đó là quyết định

sáng suốt của những ngƣời lãnh đạo ở địa phƣơng, sau này đều là những

nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp to lớn cho đất nƣớc.

Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh chung với nhà cách mạng Cao Hồng

Lãnh nhân dịp mừng thọ 100 tuổi.

1. Tham gia sản xuất những tập phim về đề tài chiến tranh cách mạng của

tỉnh, tôi có được cơ duyên cùng PGS-TS. Ngô Văn Minh đến thăm, tiếp chuyện

PGS-NGND. Lê Mậu Hãn - người trọn đời cống hiến cho nền sử học đương đại.

Khi nói về cách mạng tháng 8.1945 ở Quảng Nam, PGS-NGND. Lê Mậu Hãn

đưa ra một số điều lý thú. Khi đề cập, Quảng Nam là một trong số 4 tỉnh thành

trong cả nước nổi dậy giành chính quyền thành công sớm nhất nước, PGS-

NGND Lê Mậu Hãn nói ngay đến những quyết định mà ông cho rằng “mang

Page 3: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

tầm lịch sử và mang dấu ấn cá nhân của người lãnh đạo”. Và PGS.NGND. Lê

Mẫu Hãn đã nhắc đến Võ Toàn - tức đồng chí Võ Chí Công.

Khi tìm hiểu vấn đề này tôi được biết PGS-TS. Ngô Văn Minh cũng đã

có nghiên cứu và đề cập trong bài báo “Vai trò của đồng chí Võ Chí Công trong

cách mạng Tháng 8.1945 ở Quảng Nam” đăng ngày 7.8.2012 trên Tạp chí Xây

dựng Đảng. PGS-TS. Ngô Văn Minh cho hay, về bối cảnh đêm trước của cuộc

Cách mạng Tháng Tám. Đó là, lúc đầu, Thường trực Ủy ban bạo động tỉnh

Quảng Nam lên kế hoạch khởi nghĩa vào ngày 21.8 và dự kiến cấp phủ, huyện

khởi sự trước, sau đó mới tập trung lực lượng kéo về cướp chính quyền ở tỉnh lỵ

Hội An. Thế nhưng khi kiểm tra tình hình tại Hội An vào đêm 17.8.1945, đồng

chí Võ Chí Công lấy danh nghĩa Thường trực Ủy ban bạo động tỉnh đã triệu tập

khẩn cấp cuộc họp Ủy ban bạo động Hội An. Qua phân tích thấy tình hình ở đây

có những chuyển biến thuận lợi (Đồn bảo an đã có cơ sở nội ứng; Tỉnh trưởng

Tôn Thất Giáng thái độ lừng khừng không dám chống đối; quân Nhật đã rút ra

Đà Nẵng, chỉ để lại chưa đầy 10 tên) nhưng số phản đế và số chức sắc trong đạo

Cao Đài lại đang sắm cờ chuẩn bị tranh cướp chính quyền với Việt Minh, đồng

chí Võ Chí Công khẳng định thời cơ khởi nghĩa ở Hội An đã chín muồi, cần

nhanh chóng cướp chính quyền ngay trong đêm 17.8. Chỉ trong 4 tiếng đồng hồ,

rạng sáng ngày 18.8 cuộc khởi nghĩa ở Hội An giành thắng lợi. Hiện nay ở Hội

An có con đường mang tên 18.8, nhằm đánh dấu sự kiện trọng đại trên quê

hương đất Quảng trong mùa thu lịch sử 1945.

Cần nói thêm là đúng 30 năm sau, trong cuộc tổng tấn công nổi dậy mùa

xuân 1975, sau khi cơ bản giải phóng Đăk Lăk, Bộ Chính trị điện cho đồng chí

Võ Chí Công lên Tây Nguyên họp với Bộ Tổng Tư lệnh tiền phương tại Buôn

Mê Thuột bàn cách phát triển chiến dịch. Nhưng trên đường đi thấy chiến

trường có lợi cho ta, cụ thể địch rút chạy khỏi Kon Tum, nên đồng chí Võ Chí

Công đã điện Bộ Chính trị không đi họp nữa mà quay về giải phóng Đà Nẵng.

Đó là quyết định lịch sử đúng đắn để Đà Nẵng giải phóng vào ngày 29.3.1975.

2. PGS-NGND. Lê Mậu Hãn cho rằng mảnh đất Quảng Nam đã sinh ra những

con người kiệt hiệt, rất đúng câu nói: người có mặt khi lịch sử cần. Thêm một

người mà PGS-NGND. Lê Mậu Hãn nói đến là nhà cách mạng Cao Hồng Lãnh.

Ông tên thật là Phan Hải Thâm, sinh năm 1906 tại Hội An. Do yêu cầu của cách

mạng, năm 1927, Phan Hải Thâm tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng

đồng chí hội tại Quảng Trị và chính ông là người thành lập tổ chức này tại thị xã

Hội An.

Page 4: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

PGS-NGND. Lê Mậu Hãn và PGS-TS. Ngô Văn Minh (phải).

Trước thời kỳ chuẩn bị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng

quân năm 1944, Cao Hồng Lãnh cùng các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng

Văn Thái... tham gia tổ chức tuyển chọn người. Cách mạng tháng Tám bùng nổ,

đồng chí Cao Hồng Lãnh được Bác Hồ giao trách nhiệm là thành viên của đoàn

đại biểu Việt Minh đi từ Bắc vào Nam tiếp nhận chính quyền cách mạng và làm

Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam, kiêm Khu ủy viên Khu V; đồng thời

chuẩn bị cho công tác kinh tế và tổ chức tiếp viện từ bên ngoài vào Việt Nam

ủng hộ công cuộc kiến quốc. Rõ ràng trong cách mạng Tháng 8.1945 ở Quảng

Nam, đồng chí Cao Hồng Lãnh là người trực tiếp lãnh nhiệm vụ của Bác Hồ,

các chủ trương Việt Minh về truyền đạt cho chính quyền cách mạng tỉnh Quảng

Nam cũng như các tỉnh thành miền Nam đứng lên cướp chính quyền và sau đó

là bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.

Còn nhớ khi trò chuyện với chị Cao Minh Hà - con gái của nhà cách

mạng Cao Hồng Lãnh tại Hà Nội, chị Hà luôn bày tỏ niềm tự hào về quê hương

đất Quảng, đặc biệt tại Hội An, chính quyền đã xây nhà lưu niệm cho cha chị tại

số 129 Trần Phú. Hồi ức một lần về quê chị xúc động cho biết, nhà lưu niệm

nhà cách mạng Cao Hồng Lãnh hiện là điểm di tích tham quan thu hút rất đông

du khách. Đây chính là nơi cha chị tổ chức cuộc họp đầu tiên để thành lập

Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Hội An vào tháng 10.1927. Đặc biệt,

không chỉ là người rất gần gũi với Bác Hồ, được Bác tin tưởng giao nhiều trọng

trách mà cha chị còn có mối tình thâm với một con người đáng kính nữa đó là

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chị kể: “Hai ông không chỉ thường bàn bạc công

Page 5: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

việc với nhau mà đời thường lại cũng rất thân nhau, quý nhau, thường đi lại

thăm hỏi khi có việc riêng tư… Đặc biệt cả hai cụ đều đại thọ”. Bức ảnh đại

tướng đến thăm nhân lễ đại thọ 100 tuổi của cụ Cao Hồng Lãnh là kỷ niệm đẹp

mà gia đình chị Cao Minh Hà trân trọng lưu giữ. Mở cuốn sổ lưu bút gia đình,

chị Cao Minh Hà cho hay, cha chị - nhà cách mạng Cao Hồng Lãnh mất ngày

26.7.2008 tại Hà Nội, thọ 102 tuổi và có đến 82 năm tuổi Đảng. Tại lễ mừng thọ

100 tuổi của ông, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu: “Tôi và anh Lãnh

từng hoạt động cùng nhau ở Trung Quốc, ở chiến khu Việt Bắc... Sau này lại là

những người bạn tốt của nhau. Kỷ niệm giữa hai chúng tôi nhiều lắm, khó mà

kể hết được. Điều tôi thích nhất ở anh Lãnh là đức tính kiên định: kiên định đi

theo con đường cách mạng, đi theo Bác Hồ để giải phóng dân tộc, đem lại hạnh

phúc cho đồng bào”.

3. Quay lại vấn đề nhìn nhận về cuộc Cách mạng Tháng Tám, có thể nói

dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các nhà tiền bối cách

mạng, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành

chính quyền. Từ ngày 14 đến 18.8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng

lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền

Nam. Quảng Nam vinh dự cùng với Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh là 4 tỉnh

thành tổ chức giành chính quyền thắng lợi đầu tiên trong cả nước. Cách mạng

Tháng Tám thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có

Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam: Nước Việt

Nam Dân chủ cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á;

chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm nhân

dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận

nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình.

Để cách mạng thành công, theo PGS-NGND. Lê Mậu Hãn, có nguyên nhân về

những quyết định mang tầm lịch sử, trước hết là quyết định của Bác, Trung

ương Đảng; với các tỉnh, thành thì đó là quyết định sáng suốt của những người

lãnh đạo ở địa phương, sau này đều là những nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp to

lớn cho đất nước.

VÕ VĂN TRƢỜNG

VÕ VĂN THƢỞNG.Những quyết định mang tầm lịch sử.../Võ Văn

Thƣởng//Quảng Nam cuối tuần.-2018.-Ngày 1-2 tháng 9.-Tr.2.

Page 6: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Hồ Học - Chiến tƣớng Nghĩa hội

Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền và nhân dân huyện Hòa

Vang (bấy giờ thuộc tỉnh Quảng Nam) đã làm lễ “phá xiềng” cho ngôi mộ

của Lãnh binh Hồ Học ở làng Vân Dƣơng (nay là thôn Vân Dƣơng, xã Hòa

Liên), một liệt sĩ của phong trào Cần vƣơng.

Mộ Hồ Học.

Liệt sĩ của phong trào Cần vƣơng

Hồ Học (còn gọi là Hồ Như Học), sinh năm 1855 tại làng Vân Dương,

tổng An Hòa, huyện Hòa Vang (nay là xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà

Nẵng). Ông được nhân dân vùng tây Hòa Vang trước đây phong là Thống Hay,

là một chiến tướng của phong trào Nghĩa hội Quảng Nam.

Khi vua Hàm Nghi ban hịch Cần vương, Hồ Học đã mộ quân ứng nghĩa. Đội

quân của ông đông cả nghìn người được nhân dân vùng Hòa Vang và bắc

Quảng Nam bảo bọc. Khi Trần Văn Dư chính thức trở thành lãnh tụ của phong

trào ông dẫn quân về hợp tác. Hồ Học đã mang quân của mình cùng Nguyễn

Hàm (Tiểu La Nguyễn Thành) và các sĩ phu khác đánh chiếm tỉnh thành La Qua

(Điện Bàn).

Khi Trần Văn Dư bị sát hại, Nguyễn Duy Hiệu lên thay, đã nhân danh

vua Hàm Nghi phong cho Hồ Học chức Lãnh binh được quyền “tiền trảm hậu

tấu” và phân công chỉ huy lực lượng nghĩa quân ở vùng tây bắc Hòa Vang, hoạt

động từ đèo Hải Vân cho đến Phước Tường. Hồ Học đã xây dựng một hệ thống

đồn lũy thành thế trận liên hoàn quanh Đà Nẵng để dễ bề phòng thủ và tấn công,

Page 7: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

thực hiện chiến tranh du kích theo lối đánh xuất quỷ nhập thần khiến quân Pháp

và Nam triều phải điêu đứng vì bị uy hiếp và bị tiêu hao lực lượng. Quân Pháp

và Nam triều phải co cụm lại trong khu vực quanh thành Điện Hải. Quân Thống

Hay làm chủ cả một vùng nông thôn rộng lớn.

Cuối năm 1886, trong trận đánh ở Hố Chuối, do quân Pháp quá đông lại

được tăng viện nên sau một ngày chiến đấu ác liệt, quân Nghĩa hội thất bại. Hồ

Học cùng nhiều đồng đội như Tán Bùi, Đốc Sành, Lãnh Địa, Cai Á… bị bắt,

nhiều người khác hy sinh. Hồ Học bị Pháp giải về Ty Niết ở Hội An. Một tên

đại tá của Pháp (từ Hà Nội vào) và Án sát Quảng Nam trực tiếp hỏi cung ông.

Khi họ dụ hàng, Hồ Học đã thình lình ném chiếc ghế dựa đang ngồi vào đầu tên

đại tá người Pháp. Tên này tránh kịp. Một tên lính bắn vào ông để cứu chủ. Sau

khi Hồ Học chết, người Pháp cho cắt đầu ông bỏ vào giỏ tre đem treo để “thị uy,

răn đe” ở làng Lai Nghi (nay là phường Cẩm Hà, Hội An). Mười ngày sau, đồng

đội của ông mới đánh cắp được đưa về an táng ở Vân Dương.

(Về việc ông bị bắt nhà nghiên cứu Lưu Anh Rô lại cho là: “Thực dân

Pháp mua chuộc được người hầu thân cận của Hồ Học và phục rượu cho ông

say để bắt. Đêm đó, Hồ Học say như chết, thanh gươm thì người vợ đem cất, chỉ

còn lại chiếc khiên bên cạnh. Khi tên phản bội dẫn Pháp đến, Hồ Học trở tay

không kịp nên bị bắt khiêng về Ty Niết ở Hội An”).

Mặc dù con cháu ông làm ba ngôi mộ khác nhau để đánh lạc hướng kẻ

địch, nhưng bọn Pháp và quân Nam triều vẫn truy tìm được ngôi mộ thật và cho

xiềng lại bằng một sợi xích sắt, dù dưới mộ chỉ có cái đầu của ông, phần thân

thể còn lại chỉ là cành dâu và đất sét. (Theo tục xưa, người ta lấy thân cây dâu

làm xương, lấy đất sét nắn lại hình nhân để thay cho những người bị chết chém

hoặc chết mất xác).

Mãi đến năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ngôi mộ ông mới

được nhân dân huyện Hòa Vang tổ chức lễ phá xiềng để giải phóng cùng với

mộ của ngài Khâm sai Nguyễn Hữu Lịch ở Hòa Sơn.

Hiện nay, để xây dựng Khu công nghệ cao Đà Nẵng, mộ của Hồ Học đã

được quy hoạch về Nghĩa trang xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang.

Ngàn sau còn vọng

Nhà nghiên cứu Lưu Anh Rô cho biết: “Dân các làng Vân Dương, Hưởng

Phước thường kể rằng: Để gây thanh thế, ông Học cho lính chặt dứa dại phơi

khô, xẻ ruột đổ dầu mù u vào rồi đốt, mỗi người cầm một đuốc, vai thì gánh hai

thân cây dứa đang cháy đi trong đêm, nên Pháp thấy quân Nghĩa hội nhiều vô

kể. Tại bãi cát Thanh Vinh, ông Học cho quân đào một hầm dài 1km, cao 1,5m,

dưới cắm nhiều chông, trên lấy cót tre đậy lại, rồi phủ cát và cỏ lên để ngụy

trang. Quân Pháp từ Đà Nẵng kéo lên, quân ông Học lao vào đánh giáp lá cà rồi

giả vờ bỏ chạy. Địch đuổi theo, liền bị rơi xuống hố”. (Báo Đà Nẵng số ngày

17.11.2008)

Hồ Học cũng là tác giả của chiến thắng Nam Chơn mà người Pháp sau

này gọi là “Thảm kịch Nam Chơn”. Trận đột kích diễn ra vào đêm 28.2 rạng

1.3.1886, đã xóa tên một đoàn công tác cầu đường thuộc một đơn vị công binh

Page 8: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

ưu tú trong phái bộ quân sự Pháp tại Huế. Trận đánh này được Nguyễn Sinh

Duy mô tả: “Nghe có tiếng động Besson chụp ngay lấy súng lục trên bàn, bóp

cò rồi nằm sát đất. Nhưng đã chậm, nghĩa quân từ bốn phía gào thét, ập vào nhà

đè Besson xuống, cắt ngay lấy thủ cấp, đoạn rút ra khỏi nhà. Tức thì, bao nhiêu

mồi lửa cũng đồng thời phóng vào căn nhà tranh. Lửa bùng cháy. Bọn lính đánh

bộ ngủ ở căn nhà bên cạnh bị đánh thức bởi tiếng súng và tiếng gầm thét. Bọn

chúng hốt hoảng trong cơn ngái ngủ. Chúng không kịp cầm súng vì lửa đã bốc

cao trong nhà. Nghĩa quân chặn hết các lối ra. Tất cả đều chết cháy… Nam

Chơn hoàn toàn bị thiêu rụi, không thấy người An Nam nhưng bảy xác người

Pháp trong đó có ba cái mất đầu mà một là của Đại úy Besson...” (Phong trào

Nghĩa hội Quảng Nam, Nxb Đà Nẵng, 1998).

Trong tập truyện Hương máu (Nxb Trường Sơn, Sài Gòn, 1969), nhà văn

Nguyễn Văn Xuân đã viết những dòng bất hủ, làm cho cái chết của Hồ Học

càng trở nên bất tử: “…Một người cưỡi ngựa tiến lên trước, hai người cầm đuốc

ngồi trên lưng ngựa tiếp liền theo sau. Nhiều binh lính khác cũng cầm đuốc,

gươm tuốt trần, kèm một tù nhân đang thong dong đi ở giữa. Đó là một tráng

niên, mặc bộ đồ màu đà, bị trói chặt cánh khuỷu vừa đi vừa ngửng cao cái trán,

đầu tóc rối trước cơn gió lộng từ khoảng đồng rộng như dồn hết lại để thổi vào

dưới cửa thành… Qua cửa thành lính không dẫn về phía nhà lao mà về phía Ty

Niết. Hồ Học mím chặt đôi môi làm nổi bật cái cằm tua tủa những sợi râu cứng

đơ, mặt hầm hầm bước đi chắc nịch…

…Người ta nghe một tiếng vút cái ghế dựa bằng gỗ trong tay ông đã lao

tới như gió, đánh thẳng vào mặt viên đại tá. Y lấy tay đỡ thì một chân ghế đã

xoẹt qua đầu, hất cái mũ của y xuống đất. Lập tức hàng chục vũ khí tung ra giữa

lúc một viên hạ sĩ quan cận vệ của đại tá rút súng lục ra định bắn. Hồ Học liệng

mình lao tới, đá song phi vào khẩu súng và vào mặt hắn. Nhưng không kịp, vệ sĩ

thứ hai bắn liền hai phát vào hông. Ông ngã giục xuống vừa ôm bụng vừa trườn

tới để với khúc côn. Nhưng không còn kịp nữa ông trút hơi thở cuối cùng…”.

LÊ THÍ

LÊ THÍ.Hồ Học - Chiến tƣớng Nghĩa hội/Lê Thí//Quảng Nam cuối tuần.-

2018.-Ngày 15-16 tháng 9.-Tr.2.

Page 9: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Ngƣời Văn Hà xƣa làm nghề

Ở miền quê xứ Quảng thỉnh thoảng vẫn bắt gặp những ngôi nhà cổ

bằng gỗ mà ta quen gọi là nhà rƣờng nằm ẩn mình trong vƣờn cây rƣợi

mát, cây lá sum suê. Kiến trúc ấy đƣợc dựng nên bởi những ngƣời thợ tài

hoa của hai làng thợ mộc nổi tiếng trƣớc đây: Kim Bồng và Văn Hà...

Trong đó, thợ mộc Văn Hà tạo nên những nét chạm trổ tài hoa ở các ngôi

nhà rƣờng ở phía nam Quảng Nam.

Đình Chiên Đàn (Phú Ninh), công trình có sự tham gia xây dựng của

thợ làng Văn Hà. Ảnh: PHƢƠNG THẢO

Lai lịch làng nghề

Làng mộc Văn Hà xưa kia thuộc tổng Chiên Đàn; đến thời nhà Nguyễn

thuộc tổng Vinh Quý, huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình, gồm 2 làng Văn Hà và

Văn An; trước năm 1975 thuộc thôn 4, xã Kỳ Bình; nay thuộc thôn Văn Hà, xã

Tam Thành, huyện Phú Ninh. Theo các vị cao niên trong làng, ông tổ của nghề

mộc Văn Hà có gốc gác từ Thanh - Nghệ di cư vào (có một ít người lúc đầu vào

sinh sống ở những làng kề cận như: Tuần Dưỡng, An Mỹ Tây…) rồi sau đó mới

về định cư tại đây. Cũng theo các vị cao niên, các bậc tiền hiền, tiền nhân của

làng đến khai cơ, lập nghiệp vào thời Lê Thánh Tông (thế kỷ 15). Lúc mới di

cư vào, đa số người làng tập trung sinh sống tại Quán Rường (Tam Đàn, Phú

Ninh). Làng này khi mới khai canh, dân cư không nhiều, gồm các tộc họ: Đinh,

Nguyễn, Trần, Phạm, Võ… Họ Đinh đến trước, nhưng không hiểu nguyên nhân

nào mà ở làng nhiều người cho là: tiền hiền họ Nguyễn, hậu hiền họ Đinh, tính

đến nay đã trải qua hơn 13 đời.

Page 10: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Ngày ấy, do cuộc sống còn nhiều khó khăn, người làm nghề mộc của làng

phải ly hương, tìm kiếm việc làm ở những địa phương khác. Tuy những bậc tiền

nhân đã bắt đầu khai phá ruộng đất để cày cấy, nhưng vẫn coi nghề mộc là

chính, việc đồng áng đều do người phụ nữ lo toan. Những người thợ tài hoa vào

thời ấy phải kể đến cụ Đinh Văn Khóa, Đinh Luyện, Nguyễn Hòe, Trần Huy…

Điều khó khăn nhất của người thợ Văn Hà lúc ấy là lập nghiệp trên một miền

quê xa xôi, hẻo lánh, không có điều kiện sinh hoạt gần gũi nơi phố hội, không

được giao tiếp với những thị dân như Kim Bồng (Hội An). Tuy vậy, những

người làm nghề mộc Văn Hà cũng biết tạo ra cho mình một “chỉ dấu” khác

những người làm nghề nơi khác, cụ thể là họ tập trung vào những nét chạm trổ

tỉ mỉ trên các sản phẩm gia dụng và những nét chạm khắc thanh thoát cùng với

việc sửa đổi, thêm thắt một số chi tiết vào cấu kiện nhà rường.

Buổi đầu gian khó

Những người thợ Văn Hà ngày ấy - những di dân đến từ các tỉnh Thanh –

Nghệ, đã dựng làng trên một miền quê với gò đồi xen kẽ với các bàu nước xung

quanh. Tuy nhiên, làng quê dân dã ấy không giàu có để có thể nhà nào cũng có

điều kiện cất nhà rường hay đóng các vật dụng trong nhà. Do vậy để có thể duy

trì nghề và nuôi sống gia đình, hàng năm khoảng vào ngày rằm tháng Giêng,

những trai tráng trong làng lại bắt đầu chuẩn bị đồ nghề để đi làm ăn khắp nơi

trong tỉnh từ vùng ven biển, đồng bằng đến miền núi và thậm chí cả các vùng kế

cận thuộc tỉnh Quảng Ngãi nếu được mời...

Hành trang gọn nhẹ, cơ động gồm bộ đồ nghề mộc khoảng độ 20 - 30

chiếc, bao gồm cưa, rìu, đục, chàng, khoan... và vài bộ quần áo được xếp gọn

trong một thùng gỗ nhỏ gọi là thùng đục. Họ chia thành từng tốp thợ và phân

chia nhau đi khắp các vùng quê, tốp lên vùng núi, tốp xuống biển, tốp ở đồng

bằng sao cho khỏi... đụng nhau. Theo yêu cầu của những chủ nhân, những tộc,

họ..., những người thợ miệt mài cùng nhau dựng lên những ngôi đình, ngôi từ

đường hay những ngôi nhà gỗ, đóng những chiếc bàn, chiếc ghế, bàn thờ, tủ

thờ… vừa đẹp mắt, vừa chạm khắc tinh xảo theo đúng kiểu dáng và yêu cầu của

chủ nhân. Họ có tài khắc chạm trên những tránh (trính), xà, trỏng quả, gia thu…

bằng gỗ của những ngôi đình, nhà thờ, nhà ở với những hoa văn trang trí, những

kiểu dáng cầu kỳ, sắc sảo nhưng vẫn mang nét dân dã, đậm chất chân quê... nên

rất được ưa chuộng. Do đó, quanh năm suốt tháng những người thợ Văn Hà

luôn có việc để làm và thường xuyên phải sống xa nhà.

Danh tiếng vang xa

Khoảng từ ngày 20 đến 25 tháng 12 âm lịch hằng năm, không hẹn nhưng

những người thợ Văn Hà làm việc ở các vùng khác nhau tạm ngưng công việc,

rủ nhau về quê, sắm sửa, giỗ chạp tổ nghề, tiền nhân và cùng gia đình vui xuân

đón tết đến hết rằm tháng Giêng thì lại khăn gói chuẩn bị đi làm lại. Cứ thế, hết

năm này đến năm khác, những chuyến làm ăn xa nhà của họ cứ lặng lẽ diễn ra

như một phần tất yếu trong cuộc mưu sinh. Tài nghệ và danh tiếng của họ nhờ

thế mà được biết đến nhiều hơn và dĩ nhiên càng ngày càng có nhiều người giàu

có đặt họ dựng nhà rường hay đóng những đồ gỗ gia dụng. Đã có nhiều thế hệ

Page 11: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

nối tiếp nhau theo kiểu cha truyền con nối, người lớn tuổi nhiều kinh nghiệm,

tay nghề cao truyền thụ cho lớp hậu sinh mới vào nghề trong những chuyến làm

ăn xa nhà như thế...

Thợ Văn Hà xưa kia đa số là những người thợ mộc đi làm xa, tay nghề

điêu khắc, chạm trổ thuộc loại điêu luyện, tinh xảo thêm vào tiền bạc lúc nào

cũng dư dả, có đồng ra đồng vào hơn so với làm nông do công xá được chủ nhà

trả hậu hĩnh có khi còn được thưởng thêm, nên trước đây trai tráng thợ mộc làng

Văn Hà rất “có giá”, là niềm mơ ước muốn được lấy làm chồng của các cô gái

trong vùng...

Hiện nay, ở Tam Kỳ, Phú Ninh, Tiên Phước… vẫn còn khá nhiều những

công trình nhà gỗ do thợ làng Văn Hà xưa kia tham gia xây dựng hay sửa chữa

như Khổng Miếu, đình Chiên Đàn (2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia) đình

Phương Hòa, đình Mỹ Thạnh (2 di tích xếp hạng cấp tỉnh) ở Tam Kỳ; nhà cổ

của ông Nguyễn Huỳnh Anh (di tích xếp hạng cấp tỉnh), Đồng Viết Mão, Trần

Khiêm, Nguyễn Đình Mẫn... ở xã Tiên Cảnh, Tiên Phước. Những công trình

này là minh chứng cho sự tài hoa khéo léo của người thợ Văn Hà xưa kia.

AN TRƢỜNG

AN TRƢỜNG.Ngƣời Văn Hà xƣa làm nghề/AnTrƣờng//Quảng Nam cuối

tuần.-2018.-Ngày 8-9 tháng 9.-Tr.6.

Page 12: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Đội nghĩa binh nông dân ở vùng Tý, Sé

Những năm đầu thế kỷ 20, tại vùng Tý, Sé (xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn

ngày nay) đã từng hình thành một đội quân đặc biệt tham gia cuộc khởi

nghĩa do Thái Phiên, Trần Cao Vân khởi xƣớng. Họ gồm những ngƣời

nông dân với trang phục áo rằn trang bị vũ khí thô sơ nhƣ dao phay, giáo

mác, gậy gộc nhƣng có tinh thần yêu nƣớc sục sôi, muốn góp một phần

công sức của mình để bảo vệ quê hƣơng, đất nƣớc...

Địa thế núi non hiểm trở của vùng Tý, Sé. Ảnh: AN TRƢỜNG

1. Tháng 5.1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), nhà chí sĩ Phan Bội

Châu đã quyết định đổi tên Duy Tân hội thành Việt Nam Quang phục hội, cử

Lâm Quảng Trung về nước tìm cách bắt liên lạc với Thái Phiên và một số chí sĩ

yêu nước khác để xây dựng hội ở Nam Trung kỳ. Kể từ thời gian này trở đi, các

chí sĩ, sĩ phu yêu nước tại Quảng Nam đã tập trung xung quanh Thái Phiên để

vận động khởi nghĩa nhằm đánh đổ thực dân Pháp và lật đổ chế độ quân chủ

chuyên chế, lập ra An Nam cộng hòa dân quốc. Ở Quảng Nam, phong trào này

phát triển rất mạnh ở hầu hết các tổng trong tỉnh, đặc biệt là ở tổng Trung Lộc

(huyện Nông Sơn ngày nay) và ông Đặng Văn Bí là người tham gia tích cực

nhất cho cuộc vận động tại tổng này.

Ông Đặng Văn Bí (hay còn gọi là Đặng Lãm), bí danh là Bạch Linh, là

một thầy thuốc bắc có tiếng ở trong vùng Trung Lộc. Năm 1908, hưởng ứng

phong trào chống xâu, sưu thuế ở Trung kỳ, ông cùng với các ông Đặng Tiễn,

Lương Khanh, Bá Hội, Nguyễn Đình Duân... đã đứng lên tập hợp quần chúng,

vận động bà con, nhân dân trong tổng Trung Lộc ngày đêm chuẩn bị mã tấu,

Page 13: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

gậy gộc tổ chức kéo về huyện hợp sức với các tổng khác trong toàn tỉnh kéo ra

tòa Công sứ Hội An để đấu tranh đòi giảm sưu thuế. Trước tình hình đó, để bảo

vệ tòa Công sứ ở Hội An, thực dân Pháp đã điều động lính khố đỏ và lính triều

đình đóng ở tỉnh kéo tới ngăn chặn cả hai đầu từ Vĩnh Điện đi Hội An để đàn áp

nhân dân. Không may, ông Đặng Văn Bí và Nguyễn Đình Duân bị bắt đưa về

tỉnh tra tấn rất dã man nhưng hai ông vẫn một mực không khai báo những người

cầm đầu khác ở tổng Trung Lộc. Sau đó, Đặng Văn Bí và Nguyễn Đình Duân bị

xử án mỗi người 9 năm tù...

2. Ngay sau khi ra tù, hưởng ứng lời kêu gọi của Thái Phiên, Đặng Văn

Bí đã đứng ra tổ chức cuộc vận động nhân dân trong tổng đứng lên khởi nghĩa.

Với uy tín của mình, ông đứng ra chiêu mộ và lập một đội nghĩa binh gồm

những người nông dân chân lấm tay bùn nhưng có tinh thần yêu nước với gần

300 người ở vùng Tý, Sé (xã Quế Lâm, Nông Sơn) và giao cho Nguyễn Hữu Ân

(người xã Quế Phước) làm chỉ huy, chọn vùng Tý, Sé để quy tụ và đốc thúc

nghĩa binh luyện tập, chuẩn bị khởi nghĩa. Sở dĩ vùng Tý, Sé được chọn làm căn

cứ khởi binh vì nơi đây lúc bấy giờ vẫn còn là chốn rừng thiêng, nước độc có

địa thế hiểm trở, dễ phòng thủ, khó tấn công. Từ nơi đây có thể tiến quân đánh

địch từ mọi phía, đồng thời tổ chức phòng thủ để có thể chống trả được các cuộc

tấn công từ mọi hướng của giặc Pháp. Hơn nữa, vùng này lại giàu có về lâm

khoáng sản, có thể khai thác mỏ để rèn đúc vũ khí. Thêm vào đó, nơi đây lại có

đủ nguồn lương thực để duy trì việc nuôi quân chiến đấu lâu dài vì đất đai rộng

lớn, phì nhiêu, màu mỡ... Trong trường hợp bị bao vây có thể tự sản xuất lương

thực tại chỗ để phục vụ cho nghĩa quân.

Từ vùng Tý, Sé, các đội nghĩa binh nông dân ở các tổng lân cận trong

huyện Quế Sơn bắt đầu được nhen nhóm thành lập. Đặc biệt ở làng Phước Ninh

có ông Nguyễn Đình Hòe bí mật đến các làng vận động nhân dân tham gia

nghĩa binh và vận động các nhân sĩ góp của, các thợ rèn góp công tổ chức rèn

đúc dao phay, vũ khí cung cấp cho nghĩa binh tại các lò rèn ở Hòn Giang, Vườn

Cò, Xóm Trên, Dốc Hoàng... Công việc chuẩn bị khởi nghĩa diễn ra rất khẩn

trương và đầy khí thế, các làng xã, thôn xóm náo nức lập các đội nghĩa binh,

quyên góp tiền bạc, lương thực, bí mật rèn sắm vũ khí, may áo rằn để trang bị

cho nghĩa quân. Sau một thời gian ngắn, đạo nghĩa binh ở Trung Lộc có hàng

nghìn người tham gia. Tất cả nghĩa binh các nơi đều mặc áo rằn, trang bị vũ khí

thô sơ là dao phay, mã tấu nên cuộc khởi nghĩa này về sau được gọi là cuộc

khởi nghĩa của đội quân dao phay áo rằn. Đây có thể nói là một đội quân rất đặc

biệt bao gồm những người nông dân chỉ biết gắn bó với công việc nhà nông,

chưa hề biết đến binh đao, chiến trận nhưng vẫn luôn sẵn sàng ra trận khi có

giặc xâm lăng, vẫn một lòng vì sự tồn vong của đất nước, vì sự thanh bình của

quê hương.

3. Ở tổng Trung Lộc lúc bấy giờ, mọi công việc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa

ngày càng sôi nổi và khẩn trương dưới sự chỉ huy của các ông Đặng Văn Bí,

Đặng Tiễn, Nguyễn Hoan... Tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ chờ giờ G. khi ám

hiệu khởi nghĩa được phát đi là đồng loạt nổi dậy. Tuy nhiên đến giờ G. đã định

Page 14: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

là giờ Tý ngày 2 tháng 4 năm Bính Thìn (tức 1 giờ sáng ngày 3 tháng 5 năm

1916) vẫn chưa có hiệu lệnh khởi nghĩa. Cuộc vận động khởi nghĩa do Thái

Phiên, Trần Cao Vân khởi xướng chưa nổ ra thì đã bị bại lộ, thực dân Pháp tiến

hành đàn áp, bắt bớ, thu giữ toàn bộ vũ khí và ra lệnh giới nghiêm toàn Trung

kỳ. Vua Duy Tân cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân trốn khỏi kinh thành Huế

nhưng mấy ngày sau đã bị thực dân Pháp bắt được.

Riêng khu vực tổng Trung Lộc, quân Pháp và lính Nam triều kéo đến vây

ráp, khủng bố bắt ông Nguyễn Hoan đày đi biệt xứ ở Côn Đảo, kết án ông Đặng

Văn Bí mười hai năm tù và đưa đi giam cầm ở nhà lao Phú Yên. Đội nghĩa binh

nông dân dao phay áo rằn do Đặng Văn Bí thành lập tan rã do vũ khí thô sơ

không thể chống lại với súng đạn của thực dân Pháp, phong trào từ đây bị lắng

xuống. Ở trong tù, ông Đặng Văn Bí chịu nhiều nhục hình tra tấn nhưng vẫn giữ

khí tiết trung kiên của một người yêu nước, dám xả thân vì dân, vì non sông xã

tắc. Một năm sau khi bị bắt giam (năm 1917), ông Đặng Văn Bí đã mất tại nhà

lao Phú Yên...

Mặc dầu cuộc khởi nghĩa của đội quân nông dân do Đặng Văn Bí chỉ huy

thất bại, nhưng tiếng vang của nó vẫn còn lưu truyền về tinh thần yêu nước,

quật khởi của những người nông dân chân lấm tay bùn với vũ khí thô sơ nhưng

dám đứng lên chống lại sự cai trị, bóc lột của thực dân Pháp. Với đội nghĩa binh

nông dân do Đặng Văn Bí chiêu mộ và Nguyễn Hữu Ân chỉ huy đã cho thấy

được được khí phách, tinh thần yêu nước mãnh liệt, ý chí kiên cường bất khuất

của nhân dân Quảng Nam nói chung và nhân dân Trung Lộc, Nông Sơn nói

riêng trong những năm đầu thế kỷ 20...

AN TRƢỜNG

AN TRƢỜNG.Đội nghĩa binh nông dân ở vùng Tý, Sé/An Trƣờng//Quảng

Nam cuối tuần.-2018.-Ngày 29-30 tháng 9.-Tr.2.

Page 15: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Quảng Nam tự hào là một trong 4 tỉnh đầu tiên

giành chính quyền

Mặc dù là một Đảng bộ còn non trẻ, số lƣợng đảng viên ít, nhƣng với sự

nhạy bén, linh hoạt, Đảng bộ Quảng Nam đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa

giành chính quyền thắng lợi trong mùa Thu cách mạng năm 1945. Với

thắng lợi lịch sử này, Quảng Nam tự hào là một trong 4 tỉnh đầu tiên trong

cả nƣớc giành đƣợc chính quyền, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung

của dân tộc...

Bia di tích nơi Tỉnh ủy Quảng Nam tiến hành hội nghị bàn kế hoạch hoạt

động nhằm thúc đẩy cao trào chuẩn bị khởi nghĩa (thôn Khƣơng Mỹ, xã Tam

Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: L.N.Đ

Những ngày sôi động

Trước tình hình phát triển nhanh của phong trào cách mạng, cuối tháng 4-

1945, Cơ quan Tỉnh ủy Quảng Nam chuyển từ Tam Kỳ ra Bà Rén, huyện Quế

Sơn. Tại đây, Tỉnh ủy Quảng Nam đã nhận được một số tài liệu của Trung ương

đưa vào, quan trọng nhất là bản Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động

của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra ngày 12-3-1945.

Tháng 5-1945, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tại bến đò Ông Đốc (Đại Lộc),

kịp thời đưa ra những biện pháp thích hợp đối với âm mưu của phái Tân lập

hiến để tập trung lực lượng hướng vào mục tiêu khởi nghĩa giành chính quyền.

Được đường lối của Trung ương soi sáng, phong trào cách mạng của địa

phương phát triển nhanh hơn một bước, chủ động hơn trong việc chuẩn bị lực

Page 16: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

lượng khởi nghĩa khi có thời cơ. Cũng tại hội nghị, Ủy ban Mặt trận Việt Minh

tỉnh được kiện toàn, lấy mật danh là Việt Minh Vụ Quang, củng cố hệ thống tổ

chức Việt Minh từ xã, tổng lên phủ, huyện; đẩy mạnh xây dựng khu căn cứ cách

mạng ở Duy Xuyên - Quế Sơn - Giằng; tổ chức đón tiếp, bố trí công tác cho các

tù chính trị từ các nhà lao đế quốc trở về.

Các đảng viên Đảng Cộng sản năm 1930 tại cuộc tọa đàm nhân kỷ niệm 50

năm Ngày thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam-

Đà Nẵng (28-3-1930 – 28-3-1980). (Ảnh tƣ liệu)

Để nhanh chóng phát triển lực lượng và các hoạt động chuẩn bị khởi

nghĩa, tháng 6-1945, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị mở rộng tại Thọ Khương (Tam

Kỳ), chủ trương đẩy mạnh sử dụng hình thức mít-tinh, tuyên truyền xung phong

để thu hút mọi tầng lớp nhân dân dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh; nhanh

chóng phát triển Đội du kích Vũ Hùng thành lực lượng vũ trang nòng cốt của

tỉnh, đáp ứng yêu cầu trấn áp của cách mạng; phân công các Tỉnh ủy viên và Ủy

viên Mặt trận Việt Minh tỉnh về phụ trách các phủ, huyện tích cực tham gia vận

động quần chúng, chuẩn bị khởi nghĩa khi thời cơ đến.

Công cuộc chuẩn bị Tổng khởi nghĩa ở Quảng Nam phát triển với nhịp độ

khẩn trương hơn bao giờ hết. Hơn 400 tù chính trị từ các nhà lao đế quốc thoát

về đã tham gia vào các Ủy ban Mặt trận Việt Minh, các cấp ủy Đảng và hoạt

động rất tích cực. Đội du kích Vũ Hùng phát triển lên đến 200 đội viên, ngày

đêm tập luyện. Lực lượng tự vệ phát triển nhanh về số lượng, đội tự vệ vũ trang

của các huyện được thành lập và tập luyện sôi nổi.

Page 17: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Trong mùa Thu lịch sử

Những ngày đầu tháng 8-1945, bộ máy thống trị tay sai của Nhật từ phủ,

huyện, đến cơ sở bị tê liệt, quần chúng được tập hợp dưới ngọn cờ hiệu triệu của

Mặt trận Việt Minh, sẵn sàng hưởng ứng khởi nghĩa. Trước tình thế đó, Tỉnh ủy

triệu tập cuộc họp khẩn cấp tại nhà ông Ung Tòng (Ung Bá Tòng), nay thuộc

thôn Bích Sơn, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành vào ngày 12 và 13-8-1945

bàn kế hoạch chớp thời cơ khởi nghĩa.

Cuộc họp đang tiến hành thì chiều ngày 13-8-1945, từ Đà Nẵng, đồng chí

Huỳnh Ngọc Huệ vào cấp báo “Nhật Hoàng đã đầu hàng Đồng minh”. Nhờ

quán triệt Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta của Trung

ương về các khả năng cuộc khởi nghĩa của ta có thể nổ ra giành thắng lợi, ngay

trong đêm 13-8, cuộc họp chuyển xuống nhà ông Nguyễn Chiến (Nguyễn Đình

Chiến), nay ở thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành.

Hội nghị Tỉnh ủy liền chuyển trọng tâm sang bàn chủ trương khởi nghĩa

và quyết định: Phát động toàn dân trong tỉnh nổi dậy giành chính quyền; chuyển

tất cả các cấp ủy Đảng và Ủy ban Việt Minh các cấp thành Ủy ban bạo động

khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương. Hội nghị quyết định thành lập Ủy

ban bạo động giành chính quyền tỉnh Quảng Nam gồm 17 đồng chí.

Bộ phận thường trực Ủy ban bạo động giành chính quyền gồm 5 đồng

chí: Trần Văn Quế, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban; đồng thời phân công các

đồng chí trong ủy ban bạo động phụ trách các địa phương: đồng chí Trần Văn

Quế, Nguyễn Thúy, phụ trách tại cơ quan Thường trực tại Bà Rén (Quế Sơn);

đồng chí Lê Thanh Hải, phụ trách Tam Kỳ; đồng chí Võ Toàn, phụ trách Hội

An; đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ, phụ trách Hòa Vang.

Sau đó, các thành viên trong Ủy ban bạo động tỉnh phụ trách địa phương

nào về lãnh đạo khởi nghĩa tại địa phương đó. Hội nghị nhanh chóng kết thúc

vào chiều ngày 14-8-1945, các đồng chí dự hội nghị tỏa về địa phương triển

khai cấp tốc kế hoạch.

Trong khi đó, từ đêm 13-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa Trung ương ra mệnh

lệnh Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, Quảng Nam chưa nhận được lệnh, nhưng

nhờ sự chủ động, chủ trương khởi nghĩa của Tỉnh ủy Quảng Nam kịp thời và

phù hợp với mệnh lệnh khởi nghĩa của Trung ương. Một cao trào quần chúng

toàn tỉnh sửa soạn khởi nghĩa sôi nổi chưa từng có.

Tất cả các cấp ủy Đảng và Ủy ban Việt Minh các cấp trong toàn tỉnh đã

họp cấp tốc và chuyển thành Ủy ban bạo động. Hầu hết các lò rèn trong tỉnh

được trưng dụng ngày đêm rèn sắm vũ khí, tự vệ được tập trung túc trực ngày

đêm canh gác cùng với Ủy ban bạo động. Nhân dân được lệnh may sắm băng

cờ, chuẩn bị giáo mác sẵn sàng chờ lệnh.

Tối 14-8-1945, cơ quan Thường trực Tỉnh ủy chuyển từ Bà Rén, Quế Sơn

ra làng Bích Trâm (nay thuộc xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn) để kịp thời chỉ đạo

phong trào cách mạng. Hàng loạt các chỉ thị hỏa tốc của Thường trực Ủy ban

bạo động gửi đi các phủ, huyện hướng dẫn và đôn đốc chuẩn bị hành động.

Page 18: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Theo kế hoạch dự kiến của tỉnh, sẽ tiến hành giành chính quyền phủ, huyện

trước, sau đó tập trung lực lượng giành chính quyền ở tỉnh lỵ Hội An.

Tuy nhiên, tại tỉnh lỵ Hội An, trước tình thế cách mạng có lợi cho ta có

thể khởi nghĩa giành chính quyền sớm hơn dự kiến, sáng 17-8-1945, Ủy ban bạo

động Hội An họp tại xóm Ngọc Thành, làng Kim Bồng, có đồng chí Võ Toàn

(Võ Chí Công) và Phan Thị Nễ tham dự. Hội nghị tiếp tục bàn kế hoạch khởi

nghĩa và cử đồng chí Nguyễn Văn Ưng lên báo cáo cơ quan Ủy ban bạo động

tỉnh tại làng Bích Trâm, xin cho Hội An khởi nghĩa giành chính quyền trong

đêm 17-8-1945.

Nhân dân Quảng Nam xuống đƣờng đấu tranh năm 1945 (Tranh vẽ).

Được sự thống nhất của Thường trực Ban bạo động tỉnh, trong đêm 17

rạng sáng ngày 18-8-1945, cuộc khởi nghĩa tại Hội An diễn ra và nhanh chóng

giành thắng lợi. Tin tỉnh lỵ Hội An giành chính quyền thắng lợi khích lệ mạnh

mẽ lực lượng khởi nghĩa các phủ, huyện tiến lên.

Tại phủ Tam Kỳ, trong ngày 18-8-1945, theo kế hoạch của Ủy ban bạo

động phủ, lực lượng tự vệ vũ trang chiếm đồn Thương Chánh Hiệp Hòa (nay

thuộc thôn An Hải Đông, xã Tam Quang, huyện Núi Thành), tịch thu 4 khẩu

súng. Lực lượng quần chúng và tự vệ các xã tập trung vào các địa điểm quy

định chuẩn bị cướp đồn Đại Lý (nay là Trung tâm Văn hóa thành phố Tam Kỳ,

số 56 Trần Cao Vân) và giành chính quyền phủ lỵ.

Chiều 18-8, đoàn xe lực lượng vũ trang tỉnh từ Hội An do đồng chí Võ

Toàn dẫn đầu đã vào đến Tam Kỳ, phối hợp với lực lượng tự vệ vũ trang của

phủ chiếm đồn Đại Lý, bắt tên đồn trưởng gian ác, thu toàn bộ súng đạn, sau đó

chuyển lên chiếm phủ lỵ.

Quần chúng các mũi kéo vào tràn ngập phủ đường. Đồng chí Khưu Thúc

Cự thay mặt Ủy ban bạo động thu nhận giấy tờ, con dấu do phủ trưởng Trần

Kim Lý giao nộp. Tối 18-8-1945, chính quyền ở phủ Tam Kỳ đã về tay nhân

dân.

Page 19: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Trong ngày 18-8-1945, các phủ, huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn,

Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước, Đại Lộc giành được chính quyền ở phủ,

huyện lỵ. Ngày 22-8-1945, tại Hòa Vang, Ban bạo động huyện đột nhập vào

huyện đường bắt tên huyện trưởng đầu hàng, giao nộp tài liệu.

Ở thành phố Đà Nẵng, sáng 26-8, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Lê Văn

Hiến, Chủ tịch UBND cách mạng lâm thời thành phố, lực lượng tự vệ, cơ sở

cách mạng và cán bộ phụ trách các mục tiêu đã định đồng loạt nổi dậy, tiếng còi

tàu rú lên inh ỏi báo hiệu mệnh lệnh khởi nghĩa.

Từng đoàn người đủ mọi tầng lớp: công nhân, nông dân, cán bộ tiến về

các công sở, nhà máy, tuyên bố xóa bỏ bộ máy cai trị của chế độ cũ, thành lập

Ban điều hành mới của cách mạng. Đồng chí Lê Văn Hiến thay mặt chính

quyền cách mạng tuyên bố chính quyền thuộc về tay nhân dân.

Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Tòa thị chính Đà Nẵng. Cuộc mít-

tinh lớn với sự tham gia của hàng nghìn người được tổ chức tại sân vận động

Chi Lăng vào sáng 28-8-1945, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc tổng

khởi nghĩa ở Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Như vậy, nhờ quá trình xây dựng lực lượng cách mạng và nhạy bén chớp

thời cơ, nên chỉ trong thời gian ngắn, từ 18-8 đến 26-8-1945, khởi nghĩa giành

chính quyền ở Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đã hoàn toàn thắng lợi.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Quảng Nam thành công rực rỡ. Cuộc

khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh đã giành thắng lợi nhanh chóng,

trọn vẹn. Thắng lợi khởi nghĩa ngày 18-8-1945 của Quảng Nam là một trong

những tỉnh khởi nghĩa sớm nhất thắng lợi trọn vẹn góp phần hỗ trợ, thúc đẩy

Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trên toàn quốc đi đến thắng

lợi.

Lê Năng Đông

LÊ NĂNG ĐÔNG.Quảng Nam tự hào là một trong 4 tỉnh đầu tiên giành

chính quyền/Lê Năng Đông//Đà Nẵng chủ nhật.-2018.-Ngày 2 tháng 9.-Tr.7.

Page 20: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Ngƣời Quảng Nam với mặt trận Đà Nẵng

Thắng lợi to lớn tại mặt trận Đà Nẵng trong cuộc chiến tranh vệ quốc

(1858-1860), có sự đóng góp lớn của quân dân địa phƣơng và tinh thần

trách nhiệm trƣớc vận mệnh lịch sử của kẻ sĩ xứ Quảng.

Nghĩa trủng Hòa Vang, nơi an nghỉ của 1.056 nghĩa sỹ hy sinh trong

cuộc chiến tranh vệ quốc tại mặt trận Đà Nẵng (1858-1860).Ảnh:

N.V.M

Sát cánh cùng quân đội triều đình

Khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công tại cửa biển Đà

Nẵng vào ngày 1.9.1858, người dân nơi đây lập tức truyền tin cho nhau về sự

biến: “Tai nghe súng nổ cái đùng/ Tàu Tây đã lại Vũng Thùng anh ơi!” và họ đã

sát cánh cùng quân đội triều đình chống giặc ngay từ những ngày đầu của cuộc

chiến.

Bấy giờ, bên cạnh quân triều đình là một lực lượng đông đảo quân

thường trực của Quảng Nam được điều ra mặt trận Đà Nẵng. Số biền binh mãn

hạn của tỉnh gồm 2.070 người cũng được gọi tái ngũ ngay. Không những thế,

liền ngay khi vua Tự Đức có chỉ dụ kêu gọi hiến kế hoặc chiêu mộ dân binh

đánh giặc thì số lượng dân đinh Quảng Nam gia nhập vào các đội quân nghĩa

dũng ngày càng đông.

Page 21: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Theo tài liệu của ông Trần Ngọc Chương,

hưu quan Phạm Gia Vĩnh là người có vai

trò quan trọng trong việc mộ quân. Ông

này quê làng Mỹ Thị, huyện Hòa Vang

(nay thuộc phường Khuê Mỹ, quận Ngũ

Hành Sơn), từng giữ chức Đề đốc ở huyện

Hà Đông, nhiều lần dâng sớ lên triều đình

đề nghị sửa đổi cách cai trị, bị giáng chức

bèn lui về tư thất ở làng Thạnh Mỹ mộ

dân nghèo lập đồn điền ở Tú Chàng (nay

thuộc huyện Phú Ninh). Tại đây ông đứng

ra tổ chức cho khoảng 400 dân đinh hình

thành cơ ngũ, phiên chế theo 5 thôn, mỗi

thôn có một cai thôn quản lĩnh 80 lính.

Toàn bộ đội quân này do ông làm Quản

cơ kéo ra mặt trận Đà Nẵng chiến đấu.

Quân nghĩa dũng Quảng Nam tham chiến đông đến mức viên tổng chỉ huy liên

quân Pháp – Tây Ban Nha là Rigault de Genouilly cho rằng, “dân quân gồm

toàn những người lành mạnh trong dân chúng”.

Dâng sớ, hiến kế đánh giặc

Trong nội dung văn bia Phạm Phú Thứ, tiến sĩ Nguyễn Tư Giản cho biết,

năm Tự Đức thứ 11 Phạm Phú Thứ được về Kinh nhậm chức Thự Hàn lâm viện

Thị độc học sĩ, tham biện Nội các sự vụ, “Thế rồi binh thuyền Pháp xâm phạm

cửa biển Đà Nẵng, ông dâng sớ xin cho các vị quan là người Quảng Nam làm

quan tại Kinh đều trở về quê chiêu mộ binh dũng chống giặc”, nhưng không

được vua Tự Đức chấp thuận. Năm sau (1859), sau chuyến về quê cải táng mộ

cha, Phạm Phú Thứ lại dâng tấu “tâu xin các việc: đắp đê khơi sông và tuần

phòng huấn luyện ở Quảng Nam” nhằm an dân và phòng thủ bảo vệ vùng hậu

phương để dồn sức cho chiến trường ở Đà Nẵng.

Lại có một người Quảng Nam là cử nhân Phan Văn Xưởng, tuy đang bị

an trí ở Thái Nguyên nhưng đã có mặt và giữ vai trò quan trọng trong đoàn quân

nghĩa dũng do Đốc học tỉnh Nam Định là Hoàng giáp Phạm Văn Nghị chiêu

mộ. Đoàn quân này có 365 người gồm văn thân, nho sĩ, dân đinh, trong đó có 5

cử nhân, 8 tú tài, phiên thành 7 đội ghép thành 3 đạo do Phan Văn Xưởng coi

tiền đạo, Đặng Ngọc Cầu coi hậu đạo, Phạm Văn Nghị coi trung đạo và chỉ huy

chung. Qua tìm hiểu các nguồn sử liệu chúng tôi biết được Phan Văn Xưởng

người làng Khánh Thọ Đông (nay thuộc xã Tam Thái, huyện Phú Ninh), làm

quan trải các chức Ngự sử, Chưởng ấn Cấp sự trung ở Lễ khoa, rồi được thăng

chức Án sát tỉnh Biên Hòa. Trong thời gian giữ chức Ngự sử ông nhiều lần đàn

hặc một số quan có việc làm sai trái, cũng nhiều lần dâng sớ tâu bày ý kiến,

nhưng không ít lần không được lòng nhà vua, đến khi làm Án sát thì bị quy tội

phải sung quân rồi bị đưa đi an trí. Khi đoàn quân nghĩa dũng của các ông đến

Huế thì quân Pháp đã rút khỏi Đà Nẵng. Các ông lại xin đưa đoàn quân này vào

Khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha

nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà

Nẵng thì lập tức quân dân Quảng

Nam là những người trực tiếp có

mặt sớm nhất bên cạnh quân đội

triều đình đánh giặc và đã đóng

góp trong suốt cuộc chiến. Suốt 18

tháng 22 ngày vẫn bị cầm chân tại

chỗ, không thể tiến đánh tỉnh thành

Quảng Nam, càng không vượt

được đèo Hải Vân để đánh ra Huế,

địch buộc phải rút toàn bộ quân

khỏi mặt trận này.

Page 22: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

thẳng Gia Định đánh giặc, nhưng vua Tự Đức không cho đi tiếp. Mặc dù vậy,

nhà vua cũng ban dụ khen ngợi: “Nay nghĩ trong lúc bờ biển có giặc, bọn họ

mới nghe có chiếu chỉ đã hăm hở làm theo việc nghĩa, hăng hái diệt thù. Tuy số

quân không nhiều, lại chưa có công đánh giặc, nhưng có lòng diệt địch, thật

đáng khen”.

Tư liệu lịch sử địa phương còn cho biết bấy giờ ở Hòa Vang có tú tài

Lâm Hữu Chánh, người làng Cẩm Toại (nay thuộc xã Hòa Phong) làm quan đến

chức Tri huyện huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, khi chiến đấu ở mặt trận Đà

Nẵng ông chỉ huy một đội quân và được giao giữ đồn Cẩm Khê, sau đó ông lại

tiếp tục vào Nam đánh Pháp, và ông Ông Ích Khiêm cũng có mặt tại mặt trận

này, có công trong việc củng cố các đồn lũy, cùng với những giai thoại về mưu

kế đánh giặc của ông.

Nghĩa cử với tƣớng sĩ trận vong

Cuộc chiến đi qua, quan dân Quảng Nam lại lo nơi yên nghĩ lâu dài cho

những người vì nước hy sinh bằng việc quy tập hài cốt của họ ở các nơi từng là

sa trường chiến địa về các nghĩa trủng được lập nên ở các làng Phước Ninh,

Nam Ô, Nghi An (nghĩa trủng này về sau dời đến phường Khuê Trung, quận

Cẩm Lệ hiện nay).

Văn bia nghĩa trủng Phước Ninh mở đầu bằng việc đặt vấn đề giữa nghĩa

và lợi: “Phàm mọi việc trên đời, chỉ có nghĩa và lợi mà thôi! Người quân tử chỉ

nghĩ đến nghĩa và hăng hái làm việc thiện, dù cho việc ấy nhỏ đến mấy cũng

không bỏ qua. Kẻ tiểu nhân chỉ nghĩ đến lợi mà nhát làm việc thiện, hễ thấy gì

có lợi cho mình thì dù lợi ấy nhỏ đến mức độ nào cũng đem lòng ham muốn và

quyết tâm làm cho kỳ được”. Cũng theo nội dung văn bia này thì “Nơi này

trước đây là sa trường chiến địa, thành đổ quách xiêu. Ngày vắng quạnh hiu, gò

hoang mả loạn; gió hú thê lương, đêm thâm não ruột; nào đâu hương thơm, ai

người cúng giỗ. Hoặc giả không người thân thuộc, biết lấy ai vùi dập nắm

xương tàn nơi chín suối, hoặc giả quê hương xa cách, biết lấy ai vẫy gọi hồn

thiêng ngoài vạn dặm. Lúc đóm lân tinh, thâu đêm buồn khóc; hồn hoang phách

lạc, gào thét năm canh. Thảm thiết dường nào! Đau thương biết mấy!” (nhà giáo

Nguyễn Đình Thảng dịch). Đồng thời văn bia cho biết công việc quy tập đã bàn

định từ sớm, đến khi ông Chánh thương biện hải phòng tỉnh Quảng Nam là

Nguyễn Đạo Trai và ông Phó lãnh binh Trương Công Hậu đứng ra xuất tiền

của, chọn địa điểm và tiếp tục vận động thì tướng sĩ dưới trướng đều vâng mệnh

và “các bậc thân hào, các nhà phú thương cùng nhau góp của tiền giúp vào việc

nghĩa” xây dựng nên khu nghĩa trủng này. Hai vị Phó Quản cơ Nguyễn Lân và

Hiệp quản Nguyễn Đề được phái đến cùng với quân lính đi tìm khắp các nơi

từng xảy ra chiến trận để thu nhặt hài cốt tản mát đó đây, rồi dùng giấy, vải gói

lại đặt vào quan quách đưa về chung một khu vực, chôn cất thành nhiều lớp, có

hơn 1.500 nấm mộ theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, chung quanh xây thành

đất bao bọc. Công việc tiến hành trong 3 tháng thì hoàn tất. Nghĩa trủng Phước

Ninh tọa lạc tại một vị trí đẹp, được văn bia ghi nhận là có thế “tả thanh long,

hữu bạch hổ”: ở phía trái có sóng nước biển khơi, lại có núi Sơn Trà mường

Page 23: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

tượng như dáng rồng xanh; ở phía phải có rừng cây lớn nhấp nhô và núi Phước

Tường tựa như hình hổ trắng. Sau khi công việc hoàn thành, ông Nguyễn Đạo

Trai lại tâu xin triều đình mua hai mẫu ruộng giao cho xã Phước Ninh canh

quản để chi dùng vào việc tế tự hằng năm, được triều đình chấp nhận và ban

khen. Về sau này, khi xây dựng Nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương, thành phố Đà

Nẵng có chủ trương chuyển toàn bộ mộ các nghĩa sĩ đến Gò Cao ở xã Hòa

Khương, riêng 2 ngôi mộ của 2 vị tướng vẫn còn lại trước sân Nhà thi đấu. Đến

khi làm đường Nguyễn Văn Linh nối dài đến Cầu Rồng, Nhà thi đấu bị dỡ bỏ, 2

ngôi mộ của 2 vị tướng chuyển đến Nghĩa trủng Hòa Vang. Hiện tại khu vực

này chỉ còn lại một nhà bia tưởng niệm ở góc đường Nguyễn Văn Linh - Huỳnh

Thúc Kháng.

Nghĩa trủng Hòa Vang được lập lần đầu tiên ở xứ Trủng Bò làng Nghi An

(nay thuộc phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ). Khoảng năm 1920, Pháp mở sân

bay Đà Nẵng, phải dời nghĩa trủng này đến xứ Trảng Dài làng Khuê Trung. Đến

khi quân đội Mỹ mở rộng sân bay về phía nam lại phải dời một lần nữa đến chỗ

hiện nay, tại khu đất vuông giới hạn bởi các đường Bình Hòa 9, Trần Thủ Độ,

Nguyễn Phong Sắc, Bình Hòa 8, thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ.

NGÔ VĂN MINH

NGÔ VĂN MINH.Ngƣời Quảng Nam với mặt trận Đà Nẵng/Ngô Văn

Minh//Quảng Nam cuối tuần.-2018.-Ngày 1-2 tháng 9.-Tr.3.

Page 24: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Tiếng bƣớc chân trên đƣờng 18/8

Tấm bia cũ vẫn còn nằm ở đó, góc đƣờng ngày xƣa chỉ nhƣ một con

hẻm qua cồn An Hội, mà nay đã thênh thang phố xá. Nắng rớt vàng bên

tấm bia di tích nơi bảy mƣơi ba năm trƣớc, sóng sông Hoài hóa thành làn

sóng ngƣời trong phố, làm nên một thời khắc lịch sử, mà nay đã in trên tên

đƣờng: 18/8.

Di tích nhà lao Hội An.Ảnh: T.C

1. Tấm bia vẫn nằm đó, khiêm cung bên một góc đường không xa bờ

sông Hoài. Chỉ khác, là xóm nhỏ bên An Hội, giờ đã là phố xá thênh thang với

hàng dài nhà và xe. Những dòng chữ trên tấm bia đã chút nào đó nhòe mờ theo

sương gió, vài dòng, nhưng đủ để cho những người ghé lại đọc phần nào hiểu

được gốc tích của tên đường: “Đêm 17 rạng ngày 18.8.1945, Hội An trở thành

một trong bốn tỉnh lỵ giành chính quyền về tay nhân dân sớm nhất trong cả

nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ

đại”.

Những chứng nhân lịch sử không còn nữa. Nhưng những người viết sử

cùng những dòng hồi ký về một thuở hào hùng may mắn vẫn được lưu giữ.

Từng giây, từng phút của ngày lịch sử ấy như sống lại qua những dòng hồi ký

của ông Nguyễn Văn Tấn (tên thường gọi là Nguyễn Văn Ưng, Nguyễn Phe,

thành viên của Ủy ban bạo động, đã mất). Theo hồi ký của ông Nguyễn Văn

Tấn - “Những năm tháng không quên” (NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2009),

nhà ông Huỳnh Đủ ở xóm Ngọc Thành là nơi diễn ra cuộc họp của ủy ban bạo

động với sự tham gia của hai đồng chí cách mạng kiên trung là Võ Toàn (Võ

Page 25: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Chí Công) và Phan Thị Nể, nằm ngay sát nách nội thị để kịp theo dõi diễn biến

tình hình. “Đồng chí Thao (Phan Thao), Kỳ (Lưu Quý Kỳ) chuẩn bị truyền đơn,

biểu ngữ, in chương trình của Việt Minh… Anh Toàn (Võ Toàn), chị Nể (Phan

Thị Nể) cùng với ban bạo động thị xã tiếp tục chuẩn bị kế hoạch điều lực lượng

quần chúng và tự vệ, đội ngũ chỉnh tề qua ém sẵn ở xóm Ngọc Thành, đội ngũ

các xã, phường nội ô sẵn sàng chờ lệnh”. “Lệnh đồng ý khởi nghĩa về đến Ngọc

Thành lúc 10 giờ đêm”. “Đội quân khởi nghĩa xuất phát từ xóm Ngọc Thành,

Kim Bồng kéo ra đường cái. Đội quân khởi nghĩa của làng Thanh Hà nhập vào,

rầm rầm tiến vào nội ô. Quân khởi nghĩa hô vang khẩu hiệu, phất cờ kêu gọi

mọi người nổi dậy khởi nghĩa giành lại chính quyền về tay nhân dân. Quần

chúng nội ô đã sẵn sàng đội ngũ gia nhập đoàn quân khởi nghĩa, các đoàn quân

vũ trang khởi nghĩa ở các xã phía đông giáp Cửa Đại và phía bắc kéo về trung

tâm. Ở nội ô cửa nhà, phố xá mở toang, đèn sáng chói, nhân dân vỗ tay hoan hô

đoàn quân khởi nghĩa. Đoàn quân với hàng vạn bước chân nện trên đường phố,

cây gậy, vũ khí va đập vào nhau rầm rập, cả đô thị Hội An như rung chuyển, khí

thế cách mạng trời long đất lở” (Trích hồi ký “Những năm tháng không

quên”)…

Di tích nhà ông Huỳnh Đủ, nơi diễn ra cuộc họp của Ủy ban khởi

nghĩa Hội An.Ảnh: T.C

Chúng tôi ghé bảo tàng Hội An, nơi vẫn còn lưu giữ những hiện vật, hình

ảnh của phố trong suốt hai cuộc kháng chiến. Khoảnh khắc của cuộc tổng khởi

nghĩa, như ngưng đọng trong tấm ảnh đen trắng “cuộc tuần hành thị uy của

Page 26: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

nhân dân Hội An sau khi giành chính quyền 1945”, nằm trang trọng một góc

trưng bày. Đoàn quân khởi nghĩa với vũ khí, hàng ngũ chỉnh tề, đi giữa đám

đông những người dân phố cổ, dù đã nhòe mờ theo quá nhiều năm tháng, vẫn

thấy những chóp nón hân hoan, và rất nhiều bàn tay xòe ra vẫy hai bên hàng

quân khởi nghĩa. Khoảnh khắc thiêng liêng của phố Hội, khi ghi tên mình vào

bản đồ cách mạng cả nước trong tháng Tám lịch sử…

2. “Có một Hội An, riêng với những di tích lịch sử cách mạng ghi dấu giá

trị văn hóa, nhân văn, phản ánh một lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và

dân phố Hội. Trong số đó, có các nhà lao của đế quốc và thực dân” - ông

Trương Hoàng Vinh (Trung tâm Bảo tồn và quản lý di sản Hội An) nói về một

phần ký ức không thể tách rời của mảnh đất này. Lặng lẽ nằm trong phố, có cái

đã mất dấu, có cái chỉ còn là vết tích, hoặc đang được phục dựng, những nhà tù

ghi dấu nhiều hào khí của một thế hệ cha anh đã kiên cường theo Đảng và cách

mạng, vượt qua những thống khổ và áp bức của địch. Nhiều cái tên được điểm.

Nhà lao ở Trường Lệ nằm trong khu vực trường quân chính ngày nay; Nhà lao

Thông Đăng; Nhà lao Hội An. Những “địa ngục trần gian” từng giam giữ biết

bao chí sĩ, chiến sĩ cách mạng như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

Ông Vinh cho biết: “Nhà tù của thực dân, đế quốc ở Hội An được những người

cách mạng biến thành trường học, thành nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản,

vực dậy tinh thần đấu tranh cách mạng, giữ vững ý chí của những người cộng

sản. Ở đó, còn bao câu chuyện, bao hồi ức, và một phần lịch sử của chính mảnh

đất, con người Hội An”…

Tấm ảnh “Cuộc tuần hành thị uy của nhân dân Hội An sau khi

giành chính quyền 1945” tại Bảo tàng Hội An.

Page 27: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Nhà lao Hội An ở địa chỉ số 240/12 Lý Thường Kiệt vẫn còn giữ lại một

khu khá nguyên trạng, với những phòng giam đóng kín, ẩm thấp. Chòi gác được

dựng lại, nằm giữa ngổn ngang không gian nhà lao đang được phục dựng từ

chứng tích. Tôi ngồi nói chuyện với ông Huỳnh Đức - Chủ tịch Hội Tù yêu

nước TP.Hội An, ngay trong trụ sở làm việc của hội ở khu nhà lao này. Ông kể

về nơi này, và cả những khu nhà lao ở Hội An, như chính là một phần hồi ức

của cuộc đời mình. Trong câu chuyện của ông, đòn thù tra tấn đối với những

người tù yêu nước, vừa bi thống những gian khổ, nhưng cũng không thiếu hào

hùng của một thời quyết chí theo Đảng, nhen nhóm ngọn lửa cách mạng ngay

trong những nhà ngục. Nơi này, nhiều năm nay, trở thành địa chỉ trở về của

những người lớp cũ, đã đổ máu xương cho hòa bình, độc lập ngày hôm nay. Thế

hệ trẻ cũng ít nhiều được nhắc nhớ về những nhà lao, nơi ngọn lửa cách mạng

không bao giờ tắt ngay giữa ác liệt của cuộc đấu tranh, trong những tháng ngày

gian khổ nhất… Nhìn lên chòi gác cao sừng sững giữa khu nhà lao, bên dãy

phòng giam xám lạnh đầy ám ảnh, là bầu trời trong xanh của những ngày tháng

Tám. Nắng đổ xuống, trải vàng trên ngổn ngang tàn tích nhà giam...

Đường 18/8. An Hội của Hội An, đã hóa thân từ một dải cồn cát nghèo

khó bên kia kênh nước sông Hoài, hòa chung với những nhộn nhịp của du lịch

và dịch vụ. Nhưng, không quá rộn ràng như trong phố cổ, con đường và cả

những nếp nhà mới tinh, dường như vẫn còn đủ lặng im để nghe gió reo phía

sông, nghe tiếng bước chân đi về trên lối. Những bàn chân dừng lại đôi chút bên

tấm bia, đọc vài dòng chữ sờn mòn, gọi về ký ức của bước chân rầm rập tiến

vào phố giành chính quyền về tay nhân dân ngày 18.8.1945. Ba giờ sáng ngày

18.8 của bảy mươi ba năm về trước ấy, đoàn quân đã bước đi, từ nơi này, xóm

Ngọc Thành bên bờ sông…

Ghi chép của THÀNH CÔNG

THÀNH CÔNG.Tiếng bƣớc chân trên đƣờng 18/8/Thành Công//Quảng Nam

cuối tuần.-2018.-Ngày 1-2 tháng 9.-Tr.5.

Page 28: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Hai cha con là anh hùng

„Về xã Tam Hải (Núi Thành), hỏi gia đình liệt sĩ Hồ Truyền rất nhiều

ngƣời biết bởi đây là một gia đình có truyền thống cách mạng. Đặc biệt hơn

nữa khi cả cha và con gái đều là Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân

(LLVTND).

Anh hùng LLVTND Hồ Thị Kim Thanh bên các bằng khen do bà

Nguyễn Thị Định ký thời chiến tranh. Ảnh: H.V

Theo bƣớc chân cha

Ở tuổi 75, bà Hồ Thị Kim Thanh, người vừa được Nhà nước phong tặng

danh hiệu Anh hùng LLVTND trong năm 2018 vẫn sống khỏe với cái dạ dày

chỉ còn 1/4. Vốn can trường từ những ngày ấu thơ nên dù bị ung thư, bà luôn lạc

quan, giọng nói cứ hừng hực như thuở nào. Từng làm Hội trưởng phụ nữ tỉnh

Quảng Nam, bí thư Thị ủy Tam Kỳ rồi Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy

Quảng Nam - Đà Nẵng nhưng cuộc sống của bà ở số nhà 58 Lê Duẩn, Đà Nẵng

thật giản dị. Theo lời nữ anh hùng thì tài sản lớn nhất của bà hiện nay là niềm tự

Page 29: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

hào về gia đình. Khẽ khàng tìm trong album tấm ảnh đã ố vàng chụp hơn 50

trước, giọng bà nghèn nghẹn: “Đây là ba, hai em Lâm, Sơn và tôi. Kỷ niệm bốn

cha con ngày đoàn tụ trên núi trước khi ba hy sinh”. Là chị cả của 4 em nhỏ, bà

là người gắn bó với cha mình nhiều nhất. Ông Bảy Truyền sau Cách mạng

tháng Tám đã là Chủ nhiệm Việt Minh xã rồi Đoàn trưởng đoàn dân công hỏa

tuyến của tỉnh Quảng Nam.

Bà Hồ Thị Kim Thanh (ngoài cùng bên trái) và

hai em chụp ảnh cùng cha năm 1963. (Ảnh chụp

lại).

Trước hiệp định Giơ-ne-vơ, ông được cử ra Bắc học tập nhưng rồi bí mật

vào hoạt động ở Bình Định, bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam ở nhà lao

Hội An. Không tìm được tang chứng, địch thả ông ra và sau đó khi điều tra,

chúng tức tối khi biết rằng đã thả nhầm một Việt Cộng gộc. Hàng ngày cô bé

Thanh là người tiếp tế cơm nước cha mình trong căn buồng tối, cho đến khi ông

bắt liên lạc và lên chiến khu. Làm Bí thư Huyện ủy Nam Tam Kỳ rồi Chính ủy

Mặt trận Chu Lai, chỉ huy vành đai diệt Mỹ nơi này, ông Truyền đã hy sinh

Page 30: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

oanh liệt năm 1967, được nhân dân kính phục, chôn cất hài cốt. Một năm sau,

người vợ hiền của ông từng vào tù ra tội, được thả về và tiếp tục làm cán bộ phụ

nữ xã Tiên Thọ cũng đã hy sinh. Lúc này cô con gái đầu đang ở Quế Sơn chỉ

đạo phong trào phụ nữ đấu tranh. Nhận tin cha và mẹ ngã xuống, Kim Thanh

chỉ biết khóc rưng rức trong hầm mà không thể nào về ngay thắp hương cho

đấng sinh thành. Thương 4 em ra Bắc học tập, ngày về không được thấy cha mẹ,

vậy mà bà cũng suýt nữa không thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù.

Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy xuân 1968, khi là Thường trực Hội

phụ nữ giải phóng tỉnh Quảng Nam, bà được phân công trực tiếp chỉ huy lực

lượng chính trị và binh vận hỗ trợ cho lực lượng vũ trang tấn công vào quận lỵ

Lý Tín. Cải trang thành dân thường, bà cùng các đồng chí của mình dẫn đầu

hơn 3.000 người đấu tranh trực diện với kẻ thù. Lực lượng bị bao vây, chúng

bắt bà cùng 200 người biểu tình. Vào tù bà nhanh trí bồng bế con một quần

chúng làm con mình, giấu kín tung tích. Được nhân dân che chở, Hồ Thị Kim

Thanh bí mật lập chi bộ lãnh đạo cuộc đấu tranh trong tù buộc địch không được

giam giữ tù nhân. Khi bà thoát, địch mới biết đã thả nhầm nữ Việt Cộng nguy

hiểm, ráo riết truy lùng, đuổi theo nhưng thất bại. Sau thắng lợi này, Tỉnh ủy

đánh giá cao ở bà sự nhạy bén, sáng tạo, bình tĩnh, kiên cường trước kẻ thù. Bà

được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh trong năm này.

Hai lần đƣợc nữ tƣớng tặng bằng khen

Nhiều đồng đội khi kể về Anh hùng LLVTND Hồ Thị Kim Thanh đều

cho rằng, điều họ quý nhất ở bà đó là trong bất cứ tình huống nào, dù nguy hiểm

đến đâu cũng không bỏ rơi đồng chí của mình. Từ quê hương địch tạm chiếm,

bà thoát ly làm nhiệm vụ chăm sóc thương binh. Theo đội công tác bà tham gia

chiến dịch “Vượt sông Tiên” về giải phóng 3 xã Sơn - Cẩm - Hà. Năm 1963, lúc

này bà đang ở cơ quan Huyện ủy Tiên Phước thì địch tràn vào khu vực đóng

quân. Lực lượng không cân sức buộc ta phải rút khỏi căn cứ. Cùng chạy hướng

với bà có 4 anh ở Huyện ủy, phụ trách trại giam tỉnh và cán bộ xã Phước Cẩm,

đều bị thương nặng. Bà cũng cũng đạn găm ở cánh tay, tuy nhiên còn chạy được

nên nén đau lần lượt cõng, dìu đồng đội băng đồi ra khỏi vùng phục kích. Khi

đến nơi tập trung, bà vừa băng rừng vừa làm dấu về báo du kích và sau đó tất

cả đồng chí bị thương đã được cứu sống. Tháng 10.1969, khi là Hội trưởng phụ

nữ tỉnh đi truyền đạt nghị quyết cho huyện Quế Sơn, bà vượt qua đường 105 thì

bị địch phục. Nữ hội trưởng bình tĩnh cùng du kích đánh trực diện gây cho

chúng nhiều tổn thất. Chúng rút lui và dùng pháo bắn xối xả. Đồng chí Cao

Châu (Chuối) du kích xã Phú Thọ bị thương. Bà Thanh đã cố bò ra đường 105

tìm bằng được và cõng vào vùng ven, sau đó được sự tiếp sức của đồng đội đưa

thương binh lên trạm phẫu.

Lục tìm những kỷ vật kháng chiến, bà Hồ Thị Kim Thanh nâng niu từng

tấm bằng khen, giấy chứng nhận năm xưa. Ấn tượng nhất là hai bằng khen của

nữ tướng Nguyễn Thị Định lúc này là Chủ tịch Hội Liên hiệp giải phóng miền

Nam Việt Nam tặng bà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lần đầu

khi bà làm Thường vụ phụ nữ tỉnh và lần thứ hai là Hội trưởng. Ra Hà Nội năm

Page 31: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

1975, khi gặp người mình ngưỡng mộ, bà Thanh nhắc lại niềm vinh dự được

tặng bằng khen trong chiến tranh, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị

Định đã ôm bà thật chặt và trìu mến nói: “Đây là anh hùng chứ đâu xa!”. Có

một kỷ niệm không bao giờ quên nữa là năm 1973, tại Hội nghị thi đua Quân

khu 5, bà được các đồng chí lãnh đạo tặng một khẩu súng K59. Phụ nữ mà tặng

súng lục có lẽ hiếm lúc đó. Chính khẩu súng này đã đồng hành với bà trong các

chuyến công tác về cơ sở, nhiều lần phải chiến đấu để thoát vòng vây.

Cha mẹ tù đày rồi thoát ly, những đứa em do chị Hai Truyền (Kim

Thanh) chăm ẵm ngày nào được ra miền Bắc học tập đều trưởng thành, giỏi

giang. Người làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, hai người là Giám đốc

Công ty Cấp nước; Giám đốc Bưu điện Đà Nẵng và hiện đã về hưu. Chồng bà,

anh bộ đội chủ lực năm xưa yêu và thử thách qua chiến tranh nay lại sát cánh

cùng bà tích cực tham gia công tác ở địa phương, giữ mãi tiếng cười như thời

tuổi trẻ. Với bà như thế đã là hạnh phúc.

HỒNG VÂN

HỒNG VÂN.Hai cha con là anh hùng/Hồng Vân//Quảng Nam cuối tuần.-

2018.-Ngày 1-2 tháng 9.-Tr.9.

Page 32: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Chuyện ông Phan Văn Xƣởng

Làng Khánh Thọ, huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình xƣa (nay thuộc xã Tam

Thái, huyện Phú Ninh) có một nhân vật nổi tiếng - đó là ông Phan Văn

Xƣởng, sinh năm 1816, đỗ cử nhân lúc 18 tuổi (1834), đƣợc ghi nhận là một

trong những nho sĩ Quảng Nam đỗ đạt sớm nhất.

Bia dựng trƣớc mộ ông Phan Văn Xƣởng ở Khánh Thọ,

Tam Thái, Phú Ninh.

Sách Đại Nam thực lục của triều Nguyễn đã có 18 lần ghi những chi tiết

liên quan đến hành trạng của ông Phan Văn Xưởng - đó là điều hiếm thấy đối

với một viên quan chưa được dự vào hàng tứ phẩm.

Hoạn lộ của ông cử nhân 18 tuổi

Sau khi đỗ cử nhân, chẳng rõ những năm đầu ông Phan Văn Xưởng tiến

thân trên đường làm quan như thế nào? Chỉ biết 7 năm sau khi thi đỗ (1841),

Page 33: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

vào thời vua Thiệu Trị, lúc mới 25 tuổi, ông Xưởng đã làm đến chức Ngự sử ở

Tôn Nhân phủ - một cơ quan chuyên việc quản lý các hoạt động của thân tộc

nhà vua. Điều đó cho thấy triều đình vua Thiệu Trị khá tín nhiệm viên quan trẻ

có năng lực này. Sách Đại Nam thực lục ghi lại: vào tháng 2 năm 1841, triều

đình đã giao cho ông Xưởng vào Nam lĩnh chức Ngự sử đạo Định Tường - Biên

Hòa. Ở đây, ông được giao xem xét về việc viên tri phủ Ba Xuyên có âm mưu

tiếp tay với dân gốc Miên cùng dân gốc Hoa gây rối. Theo lời tâu của ông

Xưởng, triều đình đã bãi chức viên quan này và đày y làm lính ở An Giang.

Trước đó, cũng trong tháng 2 năm ấy, căn cứ vào lời đàn hặc của ông Xưởng về

việc tiến cử không đúng phép, nhà vua đã quở trách các quan đứng đầu bộ Hình

về việc “trái lời và khinh nhờn”, đồng thời thưởng cho ông Xưởng một tấm lụa.

Sau đó, ông Xưởng được giao nhiều việc có liên quan đến việc trị an ở nhiều

vùng thuộc Lục tỉnh Nam kỳ. Đến tháng 7 năm 1841, được gọi về Huế nhận

chức Chưởng ấn Cấp sự trung ở bộ Lễ.

Vinh dự nhất đối với ông Xưởng là việc được tháp tùng Thiệu Trị trong

chuyến tuần du ra Bắc vào mùa xuân năm 1842. Trong chuyến “hỗ giá” này,

cùng với việc đàn hặc việc làm sai của một số viên quan trên đất Bắc, ông

Xưởng đã được tham gia một công việc đặc biệt: đó là giúp cho ông Vũ Xuân

Cẩn - Thượng thư bộ Hình xử lý 4.000 lá đơn khiếu kiện tồn đọng từ nhiều năm

trước của dân chúng từ Quảng Bình đến Cao Bằng vừa bị nhà vua phát hiện.

Sách Đại Nam thực lục đã ghi nhận ông Xưởng đã từng dâng tấu sớ can gián và

tham mưu nhiều việc với vua Thiệu Trị, nhưng không phải việc gì nhà vua cũng

nghe; thậm chí còn bị quở trách khi dám dâng sớ bàn về việc quân sự - dù trong

thời gian làm Ngự sử ở Nam kỳ, ông Xưởng từng đóng góp những ý kiến xác

đáng cho các vị tổng đốc địa phương về việc quân. Nguyên văn lời vua Thiệu

Trị như sau: “Xưởng là một thư sinh nhỏ mọn, công việc binh cơ đã thành thuộc

gì mà dám dâng tấu tập. Một mình xin phái thêm quân thì để các đại thần, kinh

lược, tướng quân, tham tán vào chỗ nào? Truyền chỉ cho biết từ nay về sau

không được nói năng khinh suất như thế, sẽ bị lỗi không nhỏ!” (Đại Nam thực

lục).

Bài văn tƣởng nhớ mẹ hiền

Tại quê ông Phan Văn Xưởng hiện còn lưu một tấm bia đá lớn trên đó

khắc bài văn “tưởng nhớ mẹ hiền” do chính ông cử nhân trẻ nói trên chấp bút và

được “đồng duyệt” bởi hai ông quan cùng thời với tác giả: đó là các ông

Nguyễn Chương Phủ, lúc ấy đang giữ chức Đề hình Án sát sứ tỉnh Quảng Nam

và ông Nguyễn Tường Phổ (1807 - 1856) - một tiến sĩ nổi tiếng hay chữ người

vùng Hội An, Quảng Nam. Việc nhờ người có khoa bảng, “hay chữ” cùng đọc

và duyệt đó là một truyền thống trong việc sáng tác Nho học xưa - đó là một sự

bảo chứng cho tài văn chương cũng như sự chính xác trong nội dung bài văn

của ông Xưởng.

Bài văn ấy được viết trong hoàn cảnh sau: Tháng 3 năm 1842, trong khi

đang theo vua Thiệu Trị kinh lý trên đất Bắc, được tin thân mẫu tạ thế ở quê

nhà, ông Xưởng xin phép nghỉ “đinh gian” (theo lệ của triều đình, cha mẹ ruột

Page 34: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

mất, con đang làm quan được cho phép nghỉ có thời hạn để lo việc tang). Sau

khi an táng mẫu thân, ông Xưởng viết bài văn tưởng niệm thân mẫu. Việc khắc

và dựng trên mộ mẹ ông Xưởng hẳn tiến hành vào thời điểm này. Đây là một

văn bản rất giá trị đối với các nhà nghiên cứu văn hóa địa phương đời sau; bởi

trong đó đã ghi lại được nhiều nét sinh hoạt đặc trưng của một gia đình quan lại

người Quảng Nam thời xưa - mà trong đó, chuyện mẹ dạy con làm quan là đáng

được nhắc lại. Trong bài văn khóc mẹ, ông Phan văn Xưởng đã nhắc đến tích

“Phong trả” đời xưa (Phong: niêm phong, khằn kín lại; Trả: hũ cá muối mà

người phương Bắc thường dùng để dành ăn trong mùa lạnh) đại ý như sau: “Bà

mẹ khuyên người con đang làm quan phải phong kín hũ cá muối trở lại (hũ cá

ấy được tặng cho người con làm quan với ý hối lộ và người con đã lỡ mở ra) và

bà mẹ bảo con sai lính đem trả ngay cho người tặng”. Điển tích này thường

dùng để chỉ việc các bà mẹ khuyên con giữ gìn sự thanh liêm khi làm quan.

Cũng trong bài văn nói trên, ông Xưởng cho biết mẹ ông là bà Hoàng Thị đã

thường xuyên cho ông thêm tiền để mong cho ông sống đầy đủ; để khỏi phải

dính vào chuyện tham tang (nhận của đút lót).

Hành trạng cuối đời

Đoạn cuối đời làm việc của ông Phan Văn Xưởng có nhiều sử liệu, tư liệu

ghi khác nhau, cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ.

Theo sách Đại Nam thực lục, 8 tháng sau khi hết tang mẹ, trở lại kinh đô, được

giao chức Án sát tỉnh Biên Hòa (tháng 9 năm 1843), ông Xưởng lại bị dính vào

một vụ án, bị kết tội, bị bãi chức rồi bị sung làm lính. Chi tiết nói trên cũng

được sách Quốc triều hương khoa lục ghi rõ.

Trên bia mộ ông Phan Văn Xưởng được dựng khi cải táng ngày

10.4.2002 ở làng Khánh Thọ, Tam Thái, Phú Ninh thì gia tộc ghi là: ông Xưởng

đã từng giữ chức Án sát tỉnh Quảng Nam và từng tham gia chống Pháp tại Đà

Nẵng vào năm 1858 và tạ thế vào năm 1882. Ở vùng Tam Kỳ, hiện còn một tấm

bia gỗ lập năm Minh Mạng thứ 21 (1840) của Văn hội Nho học huyện Hà Đông,

phủ Thăng Bình có khắc dòng chữ “Ngự sử Phan Văn Xưởng”; tấm bia này

đang treo trang trọng ở Văn thánh Khổng miếu Tam Kỳ.

Gần đây, tiến sĩ Ngô Văn Minh ở Đà Nẵng, trên một bài báo cũng nhắc

đến chi tiết ông Phan Văn Xưởng tham gia đội quân do Đốc học Nam Định là

Phạm Văn Nghị tổ chức - từ Bắc và Huế xin tham gia chống Pháp.

PHÚ BÌNH

PHÚ BÌNH.Chuyện ông Phan Văn Xƣởng/Phú Bình//Quảng Nam cuối

tuần.-2018.-Ngày 22-23 tháng 9.-Tr.2.

Page 35: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Cuốn địa bạ hơn 200 năm tuổi Ở làng Tứ chánh An Hà xƣa - nay thuộc khối phố An Hà Trung, phƣờng

An Phú, thành phố Tam Kỳ - một trong những ngôi làng cổ nhất của vùng

Nam Quảng Nam, có một gia đình còn giữ đƣợc tập tƣ liệu quý: đó là cuốn

sổ bộ ruộng đất của làng này đƣợc lập và đƣợc triều Nguyễn công nhận

cách nay hơn 200 năm.

Trang đầu cuốn địa bạ làng Tứ chánh An Hà.

Cuốn địa bạ viết trên 80 trang hai mặt chữ Nho này là sổ bộ ruộng đất

chính thức của làng Tứ chánh An Hà được hoàn thành vào năm Gia Long thứ

13 (1814) và được lưu vào kho lưu trữ địa bạ cả nước tại triều đình Huế, về sau

một số bản chính (gọi là bản Giáp) còn được tìm thấy tại Trung tâm Lưu trữ

quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh.

Các bản chính địa bạ cả nước nói trên đã được một nhóm nghiên cứu -

chủ trì là nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu - tra cứu, dịch, chú thích, hệ thống

trong khoảng từ năm 1978 và giới thiệu cùng xuất bản các bản “Nghiên cứu Địa

bạ triều Nguyễn” từng phần trong thập niên từ 2000-2010.

Page 36: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Phần nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn phạm vi tỉnh Quảng Nam - được

xuất bản thành hai tập dưới tên “Dinh Quảng Nam I” và “Dinh Quảng Nam II”

do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh xuất bản tháng 11 năm

2010, nhà nghiên cứu nói trên đã giới thiệu:

Xã (xưa còn gọi là làng) Tứ chánh An Hà được phân tháp vào địa giới tổng

Hưng Thịnh hạ, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Hoa, tỉnh Quảng Nam thời đầu

triều Nguyễn.

Xã/làng này có tổng diện tích là 135 mẫu, 2 sào, 7 thước, 8 tấc với tứ cận

như sau: “Đông giáp xã Quảng Phú (tổng Hưng Thịnh hạ huyện Lễ Dương), xã

Ngọc Sơn (thuộc Liêm hộ, huyện Hà Đông) lấy bờ gò làm giới. Tây giáp xã An

Thái (tổng An Thái trung, huyện Lễ Dương) lấy thủy đạo làm giới. Nam giáp xã

Quảng Phú, xã An Thái lấy bờ ruộng làm giới. Bắc giáp xã An Thái lấy bờ

ruộng làm giới” (sđd trang 283).

Các chi tiết trên hoàn toàn có thể tìm thấy trong phó bản (gọi là bản Bính)

lưu trên 200 năm (1814-2018) ở làng Tứ chánh An Hà. Điều hay là qua các thời

kỳ chiến tranh từ 1947-1954 rồi 1960-1975, cuốn sổ này vẫn được bảo quản

nguyên vẹn.

Mãi đến khi cụ Ngô Duy Trí (1925-2015), gốc người làng này, tập kết ra

Bắc năm 1955, hồi hương sau ngày thống nhất năm 1975, bắt tay vào việc

nghiên cứu gia phả các tộc họ trong làng thì bản địa bạ lâu đời này mới được

tìm thấy. Sau khi cụ Trí qua đời, con trai cụ là thầy giáo hưu trí Ngô Tấn Dũng

tiếp tục bảo quản địa bạ tại ngôi nhà thờ thân phụ của mình.

Do không phải là người nghiên cứu chuyên nghiệp trên lĩnh vực ruộng

đất - nhất là trong bối cảnh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp từ sau năm

1975 đến khoảng năm 1990 - cụ Ngô Duy Trí không để tâm nghiên cứu cuốn

địa bạ này.

Mãi đến năm 2013, khi chúng tôi (NV) tìm đến thì cụ chỉ mới vừa đọc

xong và hệ thống tên cùng diện tích tổng quát của từng xứ đất được kê trong

cuốn địa bạ nói trên chứ chưa đối chiếu được với bản chính thức được lưu ở

Trung tâm Lưu trữ quốc gia TP. Hồ Chí Minh (sau được biết là đã chuyển về

lưu trữ ở Hà Nội).

Sau khi cụ Trí qua đời, chúng tôi được người bảo quản cho phép tiếp cận

cuốn sổ bộ ruộng đất nói trên để tiếp tục tìm hiểu - trên cơ sở một số điểm cụ

Trí đã ghi chú từ trước. Có thể tóm tắt diện mạo bản Bính - địa bạ làng Tứ

chánh An Hà như sau:

Cuốn địa bạ này được ký duyệt vào ngày 27 tháng 2 âm lịch niên hiệu

Gia Long thứ 13 (1814) gồm 80 tờ viết hai mặt giấy. Cuối cuốn địa bạ có ba văn

bản của hào lý các xã Quảng Phú ký ngày 15-9-1812, xã Ngọc Sơn ký ngày 12-

1-1812 và xã An Thái ký ngày 16-10-2012 xác nhận giới hạn tiếp giáp địa lý

giữa ba làng này với làng Tứ chánh An Hà. Đó là cơ sở pháp lý - còn gọi là xác

nhận tứ cận - rất quan trọng mà bất cứ giấy tờ ruộng đất nào, tư cũng như công,

cần phải có.

Page 37: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Tất cả 80 trang địa bạ và ba văn bản đính kèm trên đều được đóng dấu

kiềm giáp lai của một ty phụ trách việc lập bộ. Dấu kiềm này có bốn chữ triện

“Lệnh ty chi kiềm”. Đây là con dấu của Ty Lệnh sử thuộc Bộ Hộ thời vua Gia

Long.

Trên trang gần cuối của bản địa bạ này có ghi mấy chữ “Phó chấp bằng”

tức là bản phó được giao về địa phương lưu giữ. Bản này cũng được đóng ấn

của Bộ Hộ; trong ấn có ghi năm chữ “Hộ Bộ đường chi ấn” (ấn triện của Bộ

Hộ). Bộ này là cơ quan chuyên trách cao nhất của triều đình lo về nhân khẩu,

ruộng đất, thuế khóa, kho tàng, định giá lương thực và điều hòa nguồn của cải

nhà nước….

Qua kết cấu hình thức văn bản địa bạ được trình bày trên, những người

muốn tìm hiểu – khi chưa có điều kiện tiếp cận ở cơ quan lưu trữ trung ương -

có thể biết được diện mạo một cuốn sổ bộ ruộng đất xưa được thực hiện kỹ như

thế nào.

Cũng qua nội dung cuốn địa bạ nói trên, có thể biết xã Tứ chánh An Hà

xưa có 6 xứ đất là: Xuân Đăng, Thao Lao, Cây Chay, Đồng Lanh, Đông Núi

Trọc và Cọp Voi. Mỗi xứ đất đều ghi cụ thể diện tích ruộng đất các hạng và tên

các chủ ruộng - bao gồm người trong làng (xưa còn được gọi là “chính canh”

hoặc “phân canh”) và ngoài làng (xưa còn được gọi là “phụ canh”).

Có thể kê tên các làng, thôn, phường có dân sở hữu ruộng ở An Hà như

sau: Tú Tràng, Chiên Đàn, Phú Quý hạ, Quảng Phú, Vĩnh Phước, An Mỹ tây,

Thạnh Mỹ, Vĩnh An, Phước Lâm, Đức Phú, Hòa Mỹ tây, Tỉnh Thủy, Ngọc Sơn,

An Thái, Tây An, Yên Đàn, Phước An, Mỹ Cang, Tam Kỳ (nay là các xã/thôn ở

vùng Phú Ninh, Tam Kỳ, Núi Thành).

Đặc biệt có dân ở địa phương khá xa như Tuân Dưỡng, Vân Đóa (nay là

vùng Thăng Bình) cũng có ruộng được ghi trong địa bạ này. Không có dân

chính và dân phụ canh nào sở hữu nhiều ruộngđất - có nghĩa là không có tình

hình ruộng đất tập trung nhiều vào tay một số người trong hoặc ngoài làng.

Từ đó, có thể biết được - trên cơ sở tra cứu thêm tập “Nghiên cứu địa bạ

dinh Quảng Nam I và II” - tình hình phân bổ ruộng đất vùng Tam Kỳ nói riêng

và Quảng Nam nói chung vào đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX).

Phú Bình

PHÚ BÌNH.Cuốn địa bạ hơn 200 năm tuổi/Phú Bình//Đà Nẵng cuối tuần.-

2018.-Ngày 30 tháng 9.-Tr.7.

Page 38: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Lại về với gốm Thanh Hà

Ở ngôi làng nhỏ xinh xắn này, đâu đâu cũng thấy gốm. Gốm nhƣ ngƣời

bạn đƣợc truyền nối qua bao thế hệ nghệ nhân Thanh Hà (TP.Hội An).

Khách du lịch bị thu hút bởi kỹ thuật làm gốm thủ công Thanh Hà.

Ảnh: LÊ HUY PHƢỚC

Khách Tây khoái nặn gốm

Hàng ngày, dọc những con đường làng Thanh Hà khách du lịch luôn dập

dìu kéo đến. Du khách đến đây tham quan và tỏ ra thích thú khi được tự tay trải

nghiệm các công đoạn làm món đồ gốm thủ công. Sau một vòng tham quan,

chụp ảnh, cầm nắm những con tò he xinh xinh, hai cô gái trẻ người Anh kéo vào

cơ sở gốm của nghệ nhân Lê Quốc Tuấn ở giữa làng để trải nghiệm các công

đoạn làm gốm. Cả hai không giấu được vẻ háo hức và thích thú khi nghe hướng

dẫn qua một lượt. Trên chiếc bàn xoay, cục đất sét nhão qua tay Natalia dần tròn

lại, vuốt cao như chiếc cốc. Chị Sáu, vợ nghệ nhân Lê Quốc Tuấn, đưa dấu tay

cho Natalia ấn ngón trỏ vào giữa khối đất và loe rộng ra. Cái ly dần biến hình

thành cái bát cơm. Hai vị khách cười ồ lên thích thú. Họ say sưa bên chiếc bàn

quay, không ngại ngần đôi tay lấm lem bùn đất. “Đến với nơi này tôi có những

cảm xúc vô cùng đặc biệt. Tôi được trải nghiệm cách làm gốm và tận mắt thấy

quy trình sản xuất thủ công ở làng gốm này, thật là thú vị. Như tôi thấy thì ngôi

làng này thật là thanh bình và tươi đẹp” – Natalia chia sẻ.

Loay hoay với mẻ gốm mới bên chiếc lò nung, nghệ nhân Lê Quốc Tuấn

cho biết, để một sản phẩm gốm ra đời phải trải qua hàng chục công đoạn. Từ

làm đất, tạo dáng, trang trí, phơi khô đến lò nung đều cần sự tỉ mẩn và tốn nhiều

thời gian. Thứ đất sét tốt phải được lấy từ vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Khi nung

Page 39: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

xong gốm không bị thô, nứt nẻ. Việc nung gốm cũng phải từ tốn, không được

vội lửa để gốm chín đều, lên màu đỏ đẹp và có độ bóng bề mặt. “Ngày xưa ông

bà ta chỉ làm lu, lọ, những vật gia dụng thôi. Còn bây giờ, chúng tôi là thế hệ trẻ

phải cách chuyển hướng qua làm gốm mỹ nghệ, phục vụ du lịch để tồn tại và

phát triển” – nghệ nhân Lê Quốc Tuấn cho biết.

Mở rộng làng gốm

Gốm Thanh Hà từng trải mấy trăm năm hoàng kim nhưng cũng từng thất

thế trước sự phát triển của các vật liệu hiện đại. Tưởng chừng gốm Thanh Hà đã

trở thành quá vãng nhưng với sự chuyển hướng nhanh nhạy sang phục vụ du

lịch, một lần nữa những bếp lò Thanh Hà lại cháy lên. Ông Nguyễn Hào - Phó

ban quản lý Làng gốm Thanh Hà cho biết, điều may mắn là làng gốm nằm

chung trong quần thể phố cổ Hội An. Do đó, TP.Hội An sớm có quyết định đưa

làng gốm thành một trong các tuyến tham quan du lịch.

Phát triển theo xu hướng mới, định hướng sản phẩm gốm cũng thay đổi.

“Xuất phát từ nhu cầu phát triển du lịch kết hợp thương mại sản xuất theo

hướng hàng hóa, làng gốm đi theo 3 dòng sản phẩm chính, trong đó dòng gốm

truyền thống vẫn giữ nguyên chất liệu và quy trình sản xuất. Ngoài ra, chúng tôi

mở thêm hướng làm gốm lưu niệm phục vụ cho du khách đến tham quan làng

nghề và một dòng gốm mới là gốm thủ công mỹ nghệ phục vụ cho các nhà hàng

khách sạn, các cơ sở trang trí nội thất. Qua chuyển đổi, hiện nay làng nghề đã có

bước đi cơ bản đúng hướng” – ông Hào chia sẻ. Hiện làng gốm có 33 cơ sở với

hơn 80 lao động. Lượng khách du lịch đến tham quan ngày càng đông, riêng 7

tháng đầu năm nay có hơn 350.000 lượt khách. Tổng doanh thu từ du lịch xấp xỉ

hơn 10 tỷ đồng. Người dân Thanh Hà đã có thể sống dựa vào du lịch.

Ông Nguyễn Hào cho biết UBND phường Thanh Hà có tờ trình UBND

TP.Hội An xin phép mở rộng thêm quy mô hoạt động của làng gốm và đã được

đồng ý. Theo đó, làng gốm có lợi thế nằm bên dòng sông Thu Bồn, phía đối

diện có những cánh đồng nông dân đang sản xuất. Khu du lịch làng gốm sẽ tiếp

tục mở rộng khớp nối với khu du lịch sinh thái cộng đồng ở khu vực này. Đây

sẽ là một đột phá để làng gốm giữ du khách lâu hơn.

TRẦN THẮNG

TRẦN THẮNG.Lại về với gốm Thanh Hà/Trần Thắng//Quảng Nam cuối

tuần.-2018.-Ngày 29-30 tháng 9.-Tr.13.

Page 40: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Lão nghệ nhân Bh'ling Argƣnl

Năm nay đã bƣớc sang ngƣỡng 62 tuổi nhƣng ông Bh‟ling Argƣnl (ngƣời

dân tộc Cơ Tu, ở thôn Tà Vàng, xã A Tiêng, huyện Tây Giang) vẫn còn

nhiệt huyết lắm. Những nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình ông đều

sành sỏi, biết sử dụng để biểu diễn, chịu khó tìm tòi, chế tác và truyền lại

cho lớp trẻ.

Ông Argƣnl chế tác cây đàn tâm bét alui.

Giữ hồn âm nhạc truyền thống

Ông Bh’ling Argưnl cũng không còn nhớ rõ đã học và biết chơi các loại

nhạc cụ của người Cơ Tu từ khi nào. Chỉ nhớ rằng, từ nhỏ ông đã làm quen với

các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Từ những buổi cùng cha ra suối

bắt cá, hay những lần đi rẫy, cha ông luôn mang theo chiếc đàn tâm bét alui và

cây sáo ahen bên cạnh. Và Argưnl được thưởng thức những thanh âm trong trẻo

phát ra từ những nhạc cụ mà cha mình chơi rồi đem lòng yêu mến nó. Và cứ

thế, mỗi khi ngồi nghe người lớn đánh chiêng, đàn, thổi sáo thì ông cũng xin

Page 41: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

vào đánh theo, đánh nhiều thành quen, được các già trong làng chỉ bảo thêm, thế

rồi rành rẽ.

Ở cái tuổi đã không còn trẻ nữa, nhưng ông vẫn dành hết tâm can của

mình cho nhạc cụ truyền thống. Theo ông, mỗi ngày nếu không đem nhạc cụ ra

chơi, ngày đó thấy trống vắng, và nhớ nó lắm. Chỉ hôm nào bận đi rừng hoặc

đau ốm mới đem chúng treo góc nhà. Ông Argưnl có thể chơi thành thạo các

loại nhạc cụ như: đàn tâm bét alui, đàn abel, sáo ahen, đàn gơrưna (hay còn gọi

là nhạc cụ đuổi chim), khèn bơ rét, sáo a lướt… Ông bảo: “Mỗi một loại nhạc

cụ đều phát ra những âm thanh kỳ diệu, rất lạ, độc đáo. Nó cũng hội đủ vui,

buồn, thương, ghét, giận, hờn và nó như tiếng lòng của người Cơ Tu. Bởi vậy,

nếu ai hiểu về nó thì khi nghe người ta đánh có thể biết tâm trạng thế nào”. Nói

rồi, ông Argưnl cầm con dao bắt đầu chế tác một cây đàn tâm bét alui cho khách

xem. Đàn được làm từ quả bầu khô khoét rỗng ruột, một ống lồ ô dài hơn sải tay

và dùng dây rừng làm dây đàn…

Theo ông Argưnl, cây đàn tâm bét alui có cấu tạo đơn giản. Thân đàn là

loại cây nứa, khi chọn phải là cây thẳng đem về để cho khô đều rồi gác lên giàn

bếp để lấy khói thêm màu vàng giúp khỏi mối mọt. Hộp đàn phải chọn những

quả bầu tròn, già, vỏ mỏng, không to quá cũng không nhỏ quá. Miệng bầu phải

rộng mới phát ra âm thanh vang. Đối với cây đàn tâm bét alui, quan trọng nhất

là hộp đàn. Tuy nhiên, ấn tượng nhất đối với chúng tôi đó là kỹ thuật tạo tiếng

âm, bởi đó là một trong những yếu tố quyết định tạo nên âm thanh chuẩn của

cây đàn tâm bét alui.

Truyền “lửa” cho đời sau

Ông Bh’ling Argưnl còn được biết đến là người gìn giữ và hát lý hay nhất

vùng A Tiêng. Ông cũng thuộc lòng hàng chục câu chuyện cổ tích, mỗi tối vẫn

hay kể cho lớp trẻ trong làng Tà Vàng nghe.

Ông Argƣnl truyền dạy nhạc cụ truyền thống cho lớp trẻ Cơ Tu.

Page 42: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Nhưng ông Bh’ling Argưnl cũng nặng lòng lo lắng, bởi lớp trẻ bây giờ

không mấy người chịu học lấy cái vốn âm nhạc mà ông trao truyền. “Nếu cứ thế

này thì mai kia lớp người già Cơ Tu về với tổ tiên, các loại nhạc cụ truyền thống

sẽ trôi vào quên lãng. Mong ước lớn nhất của tôi là được truyền dạy cho con

cháu như chính cha tôi và những bậc cao niên trong làng đã từng truyền dạy.

Bởi những làn điệu dân ca, đến những giai điệu của nhạc cụ, là cả cái hồn của

người Cơ Tu” – ông Argưnl tâm sự.

Vậy là ông Bh’ling Argưnl đứng ra vận động các cháu đến gươl để bày

cho chúng cách đánh cồng chiêng, múa tâng tung da dá, cách đánh đàn, thổi

sáo. Nhiều em nhỏ trong làng Tà Vàng từ khoảng 9 - 14 tuổi đã trở thành những

người đánh cồng chiêng, đàn hay như: Bh’ling Akich, Bh’ling Hiền, Alăng

Nhân… Dưới sự dìu dắt của ông Argưnl và một vài người lớn tuổi khác, làng

Tà Vàng đã có một đội cồng chiêng nhí.

Sự ghi nhận lớn nhất là niềm tin của dân làng, của địa phương, và của

huyện Tây Giang dành cho ông Argưnl. Mỗi khi có phong trào văn nghệ ở xã,

hay sự kiện văn hóa ở huyện, tỉnh… ông Argưnl luôn là hạt nhân đại diện được

lựa chọn tham gia. Ở đó, có một Argưnl đã dành cả cuộc đời cho việc tìm tòi,

chế tác các loại nhạc và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của

người Cơ Tu.

SƠN GIA PHÚC

SƠN GIA PHÚC.Lão nghệ nhân Bh'ling Argƣnl/Sơn Gia Phúc// Quảng Nam

cuối tuần.-2018.-Ngày 29-30 tháng 9.-Tr.8.

Page 43: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Những cổ vật Chăm độc đáo ở làng Hạ Nông

Ở thôn Hạ Nông Trung thuộc xã Điện Phƣớc, thị xã Điện Bàn, tại di

tích Miếu Bà (trong khuôn viên chùa Hồng Phúc) còn lƣu giữ một số tác

phẩm nghệ thuật Chăm, trong đó có hai bức phù điêu độc đáo.

Phù điêu Shiva-Gauri và phù điêu Vishnou- Garudasama ở di tích

Miếu Bà.

Từ Hà Khúc đến Hạ Nông

Làng Hạ Nông (Hạ: mùa hạ, Nông: nghề nông, người làm ruộng) nay

gồm các thôn Hạ Nông Đông, Hạ Nông Trung và Hạ Nông Tây của xã Điện

Phước, thị xã Điện Bàn. Đây là một trong những làng cổ của Quảng Nam.

Trong tác phẩm Công cuộc khai khẩn và phát triển làng xã ở bắc Quảng Nam từ

giữa thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 18, TS.Huỳnh Công Bá cho rằng “Khá nhiều tộc

họ ở các làng đã đến khai phá vùng bắc Quảng Nam vào cuối thế kỷ 15… cũng

như 24 vị thuộc các họ Phan, Hà, Trần, Dương, Thân, Nguyễn, Huỳnh, Tào,

Ngô, Đỗ, Đoàn, Đinh, Trịnh, Mai, Đề, Hồ, Mạc, Tống, Lê đến khai phá vùng

trung tâm Điện Bàn…”. Dù không khẳng định trực tiếp nhưng qua đoạn trên tác

giả đã cho biết Hạ Nông được 24 tộc họ thuộc lớp lưu dân “Bắc địa tùng

vương” đến khai phá và lập làng vào cuối thế kỷ thứ 15 sau cuộc nam chinh của

vua Lê Thánh Tông năm 1471.

Tài liệu cổ đề cập tên làng sớm nhất là Ô châu cận lục của Dương Văn

An viết năm 1555 với tên gọi là làng Hà Khúc, một trong 66 làng của huyện

Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa và được tóm tắt bằng một câu

đầy hình tượng “sông Hà Khúc chảy ra khuất khúc, đường Lại Bằng đi lại thẳng

băng”.

Dưới thời các chúa Nguyễn (1558 - 1776) trong Phủ biên tạp lục, Hà

Khúc là một trong 24 xã của tổng Hà Khúc thuộc huyện Hòa Vang, phủ Điện

Bàn. Sang thời nhà Nguyễn, dựa theo Địa bạ Quảng Nam soạn năm 1814, Hà

Page 44: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Khúc được đổi tên thành Hạ Nông thuộc tổng Hạ Nông Trung, huyện Diên

Khánh (sau đổi thành Diên Phước vào năm 1822, dưới thời Minh Mạng), phủ

Điện Bàn. Sang cuối thời nhà Nguyễn, năm 1919, năm Khải Định thứ 3, theo

Tạp chí BAVH (Bulletin des Amis du Vieux Hué - Tập san của Hội Đô thành

hiếu cổ), làng Hạ Nông thuộc tổng Hạ Nông của phủ Điện Bàn.

Sau Cách mạng Tháng Tám, vào năm 1946, làng Hạ Nông thuộc xã Quý

Cáp (tên danh nhân Trần Quý Cáp - lúc này Điện Bàn có 5/36 xã mang tên danh

nhân). Lần hợp xã năm 1948, làng thuộc xã Điện Phước (Điện Bàn từ 36 xã hợp

lại thành 10 xã và bắt đầu bằng chữ Điện). Sau năm 1954, dưới thời Việt Nam

Cộng hòa, Hạ Nông thuộc xã Kỳ Ngọc, quận Điện Bàn. Sau 1975, Hạ Nông trở

lại thuộc xã Điện Phước như giai đoạn 1948 - 1954 và cho mãi đến nay.

Di tích Chăm độc đáo

Trên cánh đồng ở làng Hạ Nông nay thuộc địa phận thôn Hạ Nông Trung,

có khu đất rộng độ 1500m2 địa thế khá cao so với chung quanh, vốn là một khu

di tích Chăm đã đổ nát chỉ còn lại một số gạch ngói và tượng Chăm. Dân làng

đã xây một ngôi miếu rồi gom các tượng còn lại để thờ. Trong ngôi miếu có một

bức phù điêu với hình một phụ nữ nên dân làng gọi là tượng Bà. Miếu thờ tượng

Bà nên gọi là Miếu Bà. Sau này Miếu Bà bị tàn phá, người ta xây lên đó một

ngôi chùa mang tên Hồng Phúc. Gần đây, trong khuôn viên ngôi chùa, một

miếu nhỏ được phục dựng để thờ mấy pho tượng Chăm còn lại. Năm 2001 các

nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh, Nguyễn Chiều đã đến đây và phát hiện tại đây

có hai bức phù điêu độc đáo. Đó là phù điêu Shiva - Gauri và phù điêu Vishnu -

Garudasama.

Bức phù điêu Shiva - Gauri còn khá nguyên vẹn, đặt cao nhất giữa miếu,

được tạc thẳng vào một phiến đá và có kích thước khá lớn, rộng 1,27m cao

1,45m dày 0,3m. Bức phù điêu gồm 2 phần, phần bệ là phần phụ nhỏ hơn chỉ

cao 0,35m có khắc hình 6 người chia làm 2 nhóm 2 bên, ở giữa là 3 tháp hình

trụ. Sáu người ở tư thế quỳ chắp tay cầu nguyện hướng vào 3 tháp hình trụ ở

giữa. Phần chính ở trên khắc hình thần Shiva cùng vợ (Gauri) ngồi trên bò thần

Nandin.

Theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh trong sách Nghệ thuật Chămpa -

Câu chuyện của những pho tượng cổ (Nxb Mỹ thuật, 2016) thì đây là bức phù

điêu vô cùng độc đáo vì “khó có thể tìm được trong điêu khắc cổ Chămpa hình

một con bò nào được thể hiện vừa thực, vừa tự nhiên và sống động như trong

tác phẩm điêu khắc ở Miếu Bà” (trang 237) và “lần đầu tiên trong nghệ thuật cổ

Chămpa thần Shiva và vợ thần được thể hiện cùng ngồi trên lưng con bò thần

Nandin nằm” (trang 240). Cũng theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh: “Cùng

với bia ký ở Tháp Bà Nha Trang, tác phẩm điêu khắc Miếu Bà góp thêm một tư

liệu quý về việc thờ phụng hình tượng kết hợp Shiva - Gauri trong đời sống tôn

giáo của vương quốc Chămpa xưa” (trang 241). Hơn thế nữa “cách thể hiện

Shiva - Gauri của Miếu Bà gần với những truyền thống nghệ thuật cổ Ấn Độ

hơn là với các nền nghệ thuật cổ của Đông Nam Á” (trang 241)…

Page 45: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Về bức phù điêu Vishnu - Garudasama lại có cái độc đáo khác. Bức này

được đặt bên trái của miếu, bị bể mất phần ở trên và có kích thước nhỏ hơn,

rộng 0,8m và bề cao chỉ còn lại 0,65m. Phần còn lại của bức này có đầy đủ hình

chim thần Garuda nhưng thông qua một số dấu tích trên hình chim thần (2 tay

và 2 chân) có thể đoán ra phần bị mất ở trên là hình khắc thần Vishnu. Kết hợp

2 phần là tượng thần Vishnu đang cưỡi chim thần Garuda, một kiểu nghệ thuật

truyền thống của Chămpa cổ, một trong 2 truyền thống của khu vực Đông Nam

Á (truyền thống kia là của Hindu giáo trên đảo Java thuộc Indonesia).

Vishnu là một trong 3 vị thần tối thượng của Hindu giáo, chỉ sau thần Brahma

(thần sáng tạo), đứng trên thần Shiva. Vishnu luôn là vị thần nhân bản nhất, bất

kỳ ở nơi nào mà những thế lực độc ác bắt đầu thống trị thì Vishnu xuất hiện để

cứu con người. Còn chim thần Garuda là hình ảnh mặt trời biểu hiện cho cái

tinh thần bao trùm lên tất cả mọi vật do tạo hóa sinh ra.

Phù điêu Vishnu - Garudasama rất đặc biệt vì đây là bức độc nhất được

phát hiện còn lại của nước ta, nó thể hiện sự tiếp nối có kế thừa của truyền

thống nghệ thuật Vishnu - Garudasama của Chămpa cổ. Nói là độc nhất còn lại

vì có hai bức khác cũng đã được phát hiện, một ở Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng (có

niên đại thế kỷ thứ 8, theo phong cách cổ Mỹ Sơn E1) và một ở Quy Nhơn (có

niên đại cuối thế kỷ thứ 9, theo phong cách Khương Mỹ). Nhưng cả hai bức này

hiện nay được lưu giữ và trưng bày tại Viện Bảo tàng châu Á Guimet ở Paris

(Pháp). Cả 3 bức phù điêu cho thấy tuy ít ỏi nhưng cả ba đã “kết thành một

truyền thống khá liên tục và lâu dài của loại hình điêu khắc Vishnu -

Garudasama của Chămpa” - theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh.

Bức phù điêu Vishnu – Garudasama Miếu Bà tuy ra đời sau nhưng được

các nhà nghiên cứu đánh giá: “là tác phẩm điêu khắc thể hiện Garuda trong tư

thế chuyển động thành công nhất và đẹp nhất không chỉ của nghệ thuật Chămpa

mà còn của cả nền nghệ thuật Hindu trong khu vực Đông Nam Á”.

LÊ THÍ

LÊ THÍ.Những cổ vật Chăm độc đáo ở làng Hạ Nông/Lê Thí//Quảng Nam

cuối tuần.-2018.-Ngày 29-30 tháng 9.-Tr.6.

Page 46: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Ở Cấm Dơi...

Tôi theo ông Nguyễn Sơn Quang, Bí thư chi bộ thôn Thuận An lên Đài

Chiến thắng Quế Sơn. Ông bận lắm, xong việc là ù chạy xem người ta khoan lỗ

dựng cờ cho lễ 2.9 ra sao. Với tôi, những người sát sườn cơ sở như ông, là miệt

mài một đời dân nắng cháy, chỉ khác là ông làm công hai việc, cầu nối chính

quyền và dân, với trăm thứ bà rằn phủ lên. Nên khi hỏi chuyện Cấm Dơi, địa

danh khốc liệt một thời, ông nghiêng đầu nói ngay: “Đó là cái cấm ngày xưa

đầy dơi, nay là ấp Tân An nằm trong thôn Thuận An, nói thì phải nói hết

thôn…”.

Chuyện chiến thắng Cấm Dơi vào sáng ngày 18.8.1972, sử sách ghi đủ,

với kết luận từ phía đối phương, là bộ đội Việt Cộng đánh được Cấm Dơi, thì có

nghĩa phòng ngự nào cũng sẽ bị đè bẹp, bởi được phòng thủ cực kỳ kiên cố. Đã

quá nhiều lời bàn từ kỹ thuật tiềm nhập và tấn công, phương án nghi binh, quyết

định đột phá lẫn tài dụng binh của người chỉ huy trực tiếp lúc đó là tướng

Nguyễn Chơn, góp phần làm nên chiến thắng. Địa hình đá núi, những đồi bát

úp, ở trên đó nhìn xuống, tất cả phơi lưng… Những câu chữ ghi dấu sự kiện

loáng qua. Đứng trên đồi ngó xuống sau lưng, những ngôi nhà ẩn hiện sau tán

cây xanh um. “Đó là ấp Tân An, sau những năm 80, bà con mới về ở, chứ hồi

trước 1975, nó bị cày trắng”.

Cuộc cách mạng xóa nghèo Hơn 43 năm rồi, câu chuyện cũ còn đọng lại trong ký ức người già,

những cựu binh đã sinh tử chốn này, cả những ai thời đó kịp thấy cờ quân Giải

Page 47: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

phóng phất cao trên đồi. Còn ông Quang, hỏi chuyện trước năm 2000, ông thở

ra, khiến anh Phúc - Phó Chủ tịch UBND xã gật đầu theo, rằng “Tôi nói anh

nghe, Thuận An lúc đó nợ nần trầm kha, nợ nhất xã, nợ nửa thôn luôn”. “Làm

chi mà nhiều dữ?”. “Sáu mươi phần trăm dân ở đây làm nông, còn lại thương

mại dịch vụ. Hồi đó, ông đội trưởng đội sản xuất thu tiền thuế của dân mà trốn

biệt, không thanh toán cho hợp tác xã; do cái chợ cũ bị dời đi, dân bán buôn

không được, lâm nợ, rồi cực quá mà nợ thuế nông nghiệp. Nợ nối nợ, tiền thì

làm không ra để trả, kiếm miếng ăn càng cơ cực. Thôi nói chi cho hết, năm

1996 tôi làm trưởng thôn, cùng mấy ông thuế vụ, đi đòi nợ. Đi miết. Dân trốn,

rồi họ chửi. Đi đốn củi ở Đèo Le về, bán được mấy đồng mua rau cá, bị truy

thuế, biểu răng họ không chửi? Buồn lắm”. Không thể kéo dài kiếp khổ, trước

giải phóng đã chạy bom đạn rồi, không lẽ hòa bình về lại chạy trốn thuế bởi cái

cực không buông tha? Chuyện đến phải đến. Năm 2004, nghị quyết về chuyển

đổi cơ cấu cây trồng từ 3 vụ lúa chuyển qua 2 vụ, rồi chăn nuôi, ra đời. “Không

phải xuôi hết đâu, bà con phản ứng, chúng tôi vừa làm vừa vận động vừa rút

kinh nghiệm, dần dà hiệu quả cũng phải đến”.

Trƣờng tiểu học Đông Phú (thôn Thuận An), vừa đƣợc đƣa vào sử

dụng, với giá trị đầu tƣ 30 tỷ đồng.Ảnh: MỘC MIÊN

Xóa đói nghèo là một cuộc cách mạng. Chuyện đó không cần bàn cãi.

Không dễ dàng chi dịch chuyển con số nghèo từ cao xuống thấp, dịch thực chất

chứ không phải… thành tích để đạt chuẩn này mức nọ. Làm riết rồi cũng dần dà

được. “Thì đó, từ 50% đói nghèo trước đó, nay gần 600 hộ của thôn Thuận An

chỉ còn 8%, hầu hết rơi vào các hộ nhận bảo trợ xã hội. Đời sống vật chất tinh

thần của bà con chừ khá nhiều lắm. Thôn này có 4 ấp, năm 2010, thôn ra mắt

thôn văn hóa, cũng là “khai sinh” thêm ấp Tân An sau lưng Đài Chiến Thắng”,

ông Quang nói nhẹ bẫng, khi mọi thứ như gánh nặng đã được trút bỏ đầu non.

Tôi hiểu thêm rằng, câu chuyện chuyển mình này, có một lợi thế nữa, là Thuận

Page 48: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

An là thôn trung tâm của thị trấn Đông Phú, nằm ngay trung tâm huyện. Chuyện

bán buôn, làm lúa, chăn nuôi đổi đời, xem ra không lạ khi cửa ngõ giao thương

từ Hương An lên, Nông Sơn xuống. Nhưng tôi đồ rằng, sau cái danh Cấm Dơi

đi vào sử sách về chiến thuật quân sự kinh điển đánh cứ điểm, thì Thuận An

được một lần nữa xướng danh lên báo đài, được thiên hạ biết đến, là nhờ… phở

sắn! Tôi nhớ một đồng nghiệp kể một chuyện buồn đã xa, rằng trong làng đó có

một ông thường xuyên say rượu. Chiều đó, khi ông ngất ngưởng say thì một

thanh niên nói rằng, ông già mà say miết, mất nết hư thân. Ông bèn cả cười,

rằng tau say rượu không bằng ông nội mi chết vì say… sắn! Cười ra nước mắt,

bởi một thời như thế, cả sắn cũng không có mà ăn, có ăn nhiều quá thì say, bởi

trong sắn có độc tố…

Đất không phụ ngƣời Phở sắn Thuận An bây giờ có danh rồi. Ông Quang gật đầu với tôi rằng,

cái củ chống đói một thời, giờ lên ngôi thương hiệu món ngon, như lần nữa

chứng minh một điều rằng, anh cứ đi xa đi miết đi, điểm cuối cùng anh gặp

chính là làng anh, như Rasul Gamzatov từng nói. Vợ chồng ông Dương Ngọc

Xinh đón khách bèn bộ mặt… lấm lem bột sắn. Máy đánh bột nằm im, xung

quanh là mấy chục bao sắn. “Trời không nắng, không dám xay làm, vì làm răng

mà phơi…”. Trong số 12 hộ làm phở sắn ở làng này, ông Xinh đang nổi lên,

một phần là nhờ cậu con trai Dương Ngọc Ảnh vừa đạt giải nhì tại hội nghị và

triển lãm khởi nghiệp Đà Nẵng 2018, phần thưởng là chuyến tu nghiệp tại

Israel. Từng học công nghệ thông tin, làm cho Pháp, Đức, thu nhập khá cao,

mở công ty làm riêng, nhưng đùng một phát, Ảnh bỏ Sài Gòn về quê khởi

nghiệp trong sự ngỡ ngàng và… nổi điên của ông bà già lẫn nghi kỵ của hàng

xóm. Với Ảnh, làm phở sắn như ông già và bà con làm, chưa đạt. Món quà quê

này phải được nâng thành món ăn công nghiệp, phân phối cả nước và đưa thị

trường nước ngoài. Theo anh, phở sắn phải tươi mới ngon, không dùng sắn khô

hoặc bột sắn, thì phải xay, ngâm tách chua, hấp chín, kéo thành sợi, phơi khô,

đóng gói, giải trừ độc tố. “Trước đây tôi chỉ làm 1 loại, không bao bì nhãn mác

chi hết, làm đại, chở ra chợ bán, cứ một cục 5kg rứa, sau chuyển qua 1kg - ông

nói - thiệt lòng thấy cũng mất vệ sinh, chừ thì bao bì hẳn hoi, chia làm 4 loại, từ

0,2kg đến 5kg. Chất lượng nó như nhau, nhưng giá thì khác bởi nặng tiền bao bì

và ngày công. Tuy nhiên, còn có loại khác, giá dịch chuyển từ 35.000 đến

80.000, bởi có 2 loại sắn, loại 1 và 2, tùy vào độ sáng và bột”. “Nguồn sắn anh

lấy từ đâu?”. “Chủ yếu ở Gia Lai, chất lượng tốt lắm, hơn hẳn sắn ở mình”.

Ông nói rồi bỏ lửng: “Bà Nà Hill muốn tôi cung cấp phở sắn, nhưng…”.

“Nhưng sao?”. “Họ đòi 100kg/ngày, làm răng đáp ứng nổi!”. “Đầu tư máy…”.

“Thì vốn đó, kẹt lắm, nếu có máy 100kg/ngày/máy, tôi cần 2 cái nữa mới đáp

ứng đủ, vì đâu chỉ cung cấp cho họ”. “Một máy cần mấy người ?”. “Hai người

thôi. Tôi cần nhà nước đầu tư hỗ trợ máy sấy. Có nhà đầu tư muốn tôi làm, cung

cấp suốt 12 tháng cho họ - ông cười vẻ buồn bã - thời tiết mình mưa nắng thất

thường, phơi phở thì phải có nắng, không có máy sấy lấy đâu ra mà giao cho họ,

Page 49: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

nên tôi lắc đầu”. Bùng lên lần nữa trong tôi, rằng đây, giải quyết lao động, dịch

chuyển thị trường, cú hích động lực, là đây, nông dân cần hỗ trợ, đầu ra có,

nhưng bó tay. Những làng nghề chết yểu, xơ xác, “phồn hoa giả tạo” khi hội hè

đến hẹn lại lên vì không có trợ giúp, thiếu thị trường… “Nhưng tôi sẽ cố, có

thằng con trai quyết tâm mà. Phở sắn không chỉ là ròng sắn, mà mình bỏ thêm

nghệ, gấc vô trong đó, thị trường chuộng lắm”. Tôi ngó cơ sở sản xuất của ông

tre pheo và mấy tấm tôn, như quán cóc, bèn chê: “Anh làm ăn kiểu ni, ai có nhu

cầu đều lo đó…”. “Không, sắp tới đây sẽ là công ty Caromi của thằng con…”.

Tôi nghe nói, ông sẽ được hỗ trợ máy sấy.

Ông Xinh nói rằng, một ngày làm 3 tiếng thôi, không cần người nhiều, vì

máy làm là chính… Công nghệ đã thâu tóm sản xuất thay người rồi, nhưng nó

chỉ là con đẻ của những cái đầu quyết chí làm ăn và sáng tạo như cha con ông.

Nhìn những vỉ phở nối dài y như chiếc võng, thấy những người như ông, hình

như đã bắt đầu sống…nhã, như kẻ rảnh đong đưa võng chơi. Cấm Dơi, mẹ của

địa danh là làng Thuận An, với những nông dân quyết giữ đất giữ làng giữ nghề

và sống được nhờ làng. Cái câu một thuở ghi trong địa chí Quế Sơn: “Đông

Quế cự châu thiên sinh thuận; Phú Sơn lâm sản địa dưỡng an”, còn đó. Đất đâu

có phụ người, miễn là người đừng làm trái, làm khác ý trời nết đất…

Ghi chép của MỘC MIÊN

MỘC MIÊN.Ở Cấm Dơi.../Mộc Miên//Quảng Nam cuối tuần.-2018.-Ngày 1-

2 tháng 9.-Tr.7.

Page 50: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Giũ "nhịp thở" của làng

Bao bọc bởi hai con sông Thu Bồn và Lai Nghi, làng gốm Thanh Hà

(phƣờng Thanh Hà, TP.Hội An) “chảy” qua trầm mặc của thời gian và lƣu

giữ những giá trị tinh hoa từ thuở mở ấp, lập làng.

Thợ gốm ở làng nghề hƣớng dẫn cách làm gốm. Ảnh: Q.TUẤN

Lƣu truyền chuyện làng

Qua năm tháng, các thế hệ người dân Thanh Hà vẫn truyền tai nhau về 3

giai thoại tổ nghề khai sinh làng gốm của mình. Nhiều người dân cho rằng 8 vị

thủy tổ của 8 tộc tiền hiền là ông tổ của nghề gốm, có giai thoại lại nói ông

Nguyễn Huấn – một người chăn trâu trong làng, chuyên lấy đất sét trên ruộng

nặn thành chim rồi đốt bằng rơm sau đó đem thổi (con tò he ngày nay). Rồi có

cả tích về hai chị em tên Phước và Tích đã dạy cho người làng Thanh Hà làm

gốm. sau đó bà Tích ra bắc lập làng gốm mới, còn bà Phước ở lại gây dựng nên

làng. Ba giai thoại hư hư thực thực nhưng là chứng tích cho thuở khai sinh lập

làng, miệt mài lao động, kết tinh sáng tạo mới có được làng gốm Thanh Hà tồn

tại và vang bóng mấy trăm năm qua.

Đều đặn hàng năm, cứ vào mùng 10 tháng Giêng và mùng 10 tháng Bảy

âm lịch, người dân trong làng lại chung tay tổ chức lễ tế tổ nghề gốm tại khu

miếu nghề Nam Diêu. Hoạt động này vẫn được các thế hệ đi trước duy trì, bảo

tồn cho dù trong những năm tháng khốn khó nhất vào khoảng nửa cuối thế kỷ

20 tưởng như “ngọn lửa nghề” đã ở bờ vực tàn lụi. Đến bây giờ, đây đã là một

nét đẹp thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, khám phá. Theo các cụ cao

niên, trong lễ tế xuân ngày mùng 10 tháng Giêng, có tục tống Long Chu, đưa ra

sông Thu Bồn để cầu an, cầu những điều tốt đẹp cho cộng đồng và tống tiễn

những điềm xấu. Còn vào mùng 10 tháng Bảy, diễn ra nghi thức rước kiệu thỉnh

từ miếu ấp Thanh Chiếm – Thanh Hà và các hoạt động vui chơi sôi nổi chủ yếu

liên quan đến gốm như: chuốt gốm, thi nấu cơm, nặn con thổi…

Theo nhiều chuyên gia, nghệ nhân, để một người thợ trẻ trở nên lành

nghề cần ít nhất 5 năm trau chuốt, miệt mài với gốm. Vì vậy, đội ngũ những

Page 51: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

nghệ nhân cao tuổi đã một đời gắn bó với nghề thực sự là tài sản quý giá để làng

Thanh Hà tìm cách khai thác, học hỏi những kỹ năng điêu luyện từ họ. Hiện ở

làng còn hơn chục cụ cao niên am tường việc chuốt gốm, làm đất, đốt lò, làm

ngói âm dương. Ông Nguyễn Văn An – Chủ tịch UBND phường Thanh An chia

sẻ: “Vài năm gần đây chính quyền địa phương đã tích cực tổ chức để các cụ

truyền lại nghề gốm cho thế hệ trẻ. Điều đáng mừng là tất cả nghệ nhân lớn tuổi

đều tâm huyết, sẵn sàng truyền đạt mọi kỹ năng, kiến thức, những mong làng

gốm tiếp tục “đỏ lửa” đến mai sau”. Được biết, ngoài “truyền lửa” nghề gốm,

các cụ trong tộc Lê từng tham gia đội hát bội của làng trước năm 1975 đã chung

tay phục hồi các trích đoạn tuồng để đưa vào lễ tế tổ và hướng dẫn lại cho lớp

thiếu niên có đam mê.

Độc đáo những di tích

Bên cạnh các giá trị phi vật thể, tại làng gốm Thanh Hà vẫn còn quần thể

di tích độc đáo gồm: đình, bia đá, giếng, phế tích lò gạch… Đình làng Xuân Mỹ

(xây dựng cuối thế kỷ 18), miếu Tổ nghề (xây dựng năm 1866), miếu Âm linh

(xây dựng 1868)… được xem là hồn cốt của làng gốm Thanh Hà ngày nay. Tuy

không có niên đại lâu đời như hệ thống các nhà cổ trong phố cổ Hội An nhưng

các nhà vườn, nhà ba gian với kết cấu truyền thống, lợp ngói âm dương từ chính

làng nghề sản xuất, được xây dựng cách đây từ khoảng 50 đến 100 năm cũng là

các di tích quý giá mà nơi này còn bảo tồn được. Theo ông Trương Hoàng Vinh

– Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, ở làng Thanh Hà còn có di

tích nhà ông Lê Bàn (di tích cấp tỉnh) được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 19.

Đây là nhà ba gian - loại hình nhà ở nông thôn tiêu biểu thời kỳ đó.

Tài liệu của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho thấy,

hiện ở Thanh Hà còn 5 lò gốm truyền thống hình bầu đang sử dụng và một phế

tích lò gốm. Ngoài ra, còn có khoảng 20 lò nung gốm mỹ nghệ, nung con thổi.

Những di sản vật thể ở làng gốm Thanh Hà còn lưu giữ đến ngày nay đều có

quy mô nhỏ nhưng lại phản ánh khá đầy đủ đời sống sinh hoạt, lao động của

một làng quê đậm bản sắc ở ven đô Hội An hàng mấy trăm năm qua. Các quần

thể di tích này được bảo tồn và là một điểm nhấn quan trọng trong việc vực dậy

làng gốm Thanh Hà trong thời gian gần đây. Phát biểu tại lễ bế mạc Festival

Gốm Thanh Hà 2018, ông Nguyễn Văn Lanh – Trưởng phòng VH-TT Hội An

cho rằng: “Sản phẩm gốm Thanh Hà không chỉ được chuốt từ nước, lửa, đất mà

có cả nước mắt, tâm hồn của các nghệ nhân”. Những giá trị vật thể lẫn phi vật

thể ấy vẫn đang chậm rãi lưu giữ nét xưa của làng, đang từng ngày đưa Thanh

Hà đến với bạn bè muôn phương.

QUỐC TUẤN

QUỐC TUẤN.Giũ "nhịp thở" của làng/Quốc Tuấn//Quảng Nam cuối tuần.-

2018.-Ngày 1-2 tháng 9.-Tr.10.

Page 52: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

"Viết" lại văn tự xƣa Họ là những ngƣời hƣu trí, có niềm đam mê chữ Nho, chữ Nôm nên

đã cùng nhau học hỏi, tìm kiếm những nơi có văn tự, gia phả, bia đá cổ để

nghiên cứu giá trị văn hóa của di vật.

Các thành viên CLB đang dịch bia đá cổ ở xã Duy Phƣớc, huyện Duy

Xuyên. Ảnh: P.VINH

Ban đầu, Câu lạc bộ (CLB) Hán Nôm Quế Sơn - Duy Xuyên chỉ là nơi

gặp gỡ, giao lưu giữa những người hưu trí đam mê chữ Nho, sau niềm đam mê

đó đã được thực tế hóa bằng những việc làm ý nghĩa.

Khơi dậy giá trị di vật

Được tiếp xúc với chữ Nho từ nhỏ, nhưng mãi đến khi đi dạy, có điều

kiện học đại học theo hệ tại chức ngành Ngữ văn ở Huế, ông Trần Văn Hảo (62

tuổi, thôn Xuyên Tây 1, thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên) mới có cơ hội tìm

hiểu sâu về loại chữ viết này. Càng học, ông càng mê mẩn những đường nét

tung hoành, khuôn chữ vuông vức mà hàm nghĩa thì rộng mở. Đến khi về hưu,

ông Hảo lại nghiên cứu chuyên sâu hơn và cùng với một số người chung niềm

đam mê chữ Nho trong vùng thành lập CLB. Thành viên thường xuyên của

CLB hiện có 4 người, họ đều là những người hưu trí. Thỉnh thoảng, các thành

viên cùng ngồi lại bàn tròn bên tách trà để dịch và bình những văn bản vừa sưu

tầm được.

Nhờ “bàn tròn” đó mà nhiều di vật có giá trị văn hóa được khẳng định lại.

Năm 2015, người làng Mỹ Xuyên Tây khi đào trong khuôn viên đình làng thì

phát hiện một bia đá cổ. Sau đó, CLB liền tìm đến và tổ chức dịch văn tự trên

bia. Bia đá xưa, trải qua nhiều thời kỳ nên một số chữ bị vỡ nét, giữa bia còn có

dấu đạn của thời chiến tranh nên rất khó khăn cho công tác dịch thuật. CLB phải

Page 53: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

nhờ nhiều chuyên gia, nhà khoa học giúp đỡ và cuối cùng, tất cả văn tự trên bia

đá được dịch lại sát nghĩa. Bia đá có nội dung ca ngợi công đức của các bậc tiền

hiền khai khẩn, lập làng Mỹ Xuyên Tây và nhắc việc trong làng có 2 người quả

phụ đóng góp 100 quan tiền để xây nhà Hội hương.

“Điều đáng quý nhất sau khi chúng tôi tổ chức phiên âm và phục chế tấm

bia này đã tìm ra được thời gian dựng bia vào năm Tự Đức thứ 2, tức năm 1869

thông qua câu “Tự Đức nhị, thập nhị niên”. Điều này làm sáng tỏ những cứ liệu

lâu nay về thời gian thành lập đình làng Mỹ Xuyên Tây, ai cũng bảo làng thành

lập lâu rồi, nhưng không có gì chứng minh. Hiện người làng Mỹ Xuyên Tây đã

làm hồ sơ xin được công nhận đình làng là di tích cấp tỉnh và đang chờ xét

duyệt” - ông Hảo nói.

Ngoài ra, cuối năm 2016, CLB tiến hành dịch bia đá của một mộ vôi hơn

200 năm tuổi trong khu vực thôn Xuyên Tây (Nam Phước). Đây là mộ của một

phú ông, người giàu có nhất vùng thời xưa, bài minh bia nói về công đức của

ông, cho biết ông có 3 người con đỗ tú tài, đây là một vinh dự cho làng lúc bấy

giờ.

Tiếp lửa đam mê

Ông giáo về hưu Lê Văn Phúc (xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn) cũng là

thành viên CLB. Sự tò mò về các văn bản chữ Nho, gia phả và bia đá, câu liễn

xưa… thôi thúc ông tìm hiểu ngôn ngữ này và cảm thấy yêu thích nó. Nghỉ hưu,

ông Phúc tìm ra Trung tâm Hán Nôm Đà Nẵng (thuộc Hội Khuyến học Đà

Nẵng) để giao lưu, học hỏi thêm kiến thức. Sau đó, ông bàn bạc với các thành

viên khác của CLB về việc mở lớp dạy chữ Nho cho những người cùng đam mê

mà không có điều kiện đi học ở xa. Bởi trong khu vực, nhiều người hưu trí cũng

rất thích chữ Nho nhưng không có căn bản nên rất khó tìm hiểu sâu. Ngày

19.3.2017, lớp học chữ Nho của CLB khai giảng khóa đầu tiên với 25 học viên

là những người hưu trí, cán bộ đương chức, những người lớn tuổi đam mê chữ

Nho. Các thành viên của CLB phụ trách công tác giảng dạy dựa theo giáo trình

là cuốn Hán văn Giáo khoa thư của tác giả Võ Như Nguyên và Nguyễn Hồng

Giao. Lớp chủ yếu dạy Hán Nôm cổ để phục vụ cho việc phiên âm, phiên dịch

các văn bia, gia phả, sắc bằng…

Lớp học chữ Nho của CLB được tổ chức theo phương thức vừa học vừa

thực hành với những văn bản, gia phả, bia đá mà các học viên muốn phiên âm,

phiên dịch. Như học viên Trần Đình Viên (xã Quế Phú, huyện Quế Sơn), vì thắc

mắc sắc bằng ghi nhận công danh của một người trong tộc nhưng không ai biết

nội dung, ông đã mang đến lớp học để mọi người cùng nhau phiên dịch. Mới

hay, sắc bằng ghi nhận cụ Trần Hữu Chiếm, đời thứ 11 của tộc, là Ngũ trưởng

đội 8 của vệ binh Dinh trấn Quảng Nam, đã có công trong cuộc kháng chiến

chống quân Pháp xâm lược vào năm 1858. Sắc bằng ghi công vào niên hiệu Tự

Đức thứ 12, tức khoảng năm 1859. “Lâu nay cứ thấy sắc bằng như vậy nhưng

không ai hiểu nội dung, đến nay đã tỏ tường rồi, người trong tộc chúng tôi rất tự

hào vì thế hệ ông bà đã có người góp công và được vua ghi nhận. Đây là nguồn

động viên lớn lao để lớp con cháu đời sau thêm tự hào. Và qua đây, cũng thấy ý

Page 54: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

nghĩa thiết thực trong việc mở lớp dạy chữ Nho của CLB” - ông Viên nói.

Ông Hảo cho biết, sắp tới, CLB sẽ còn nhiều phần việc để làm, như dịch các bia

đá, sắc phong mà các đơn vị, địa phương nhờ giúp đỡ. “Ông bà ngày xưa kiệm

lời, dựng bia đá, viết sắc bằng, văn tự cũng rất ít chữ nhưng hàm nghĩa thì rộng

vô biên. Người dịch như chúng tôi cũng chỉ là đưa ra nhiều lớp nghĩa và so sánh

với hoàn cảnh đương thời để tạm dịch chứ không dám nhận là biết hết được ý

của người xưa. Trong mỗi văn tự, đều có ý nghĩa cũng như bài học kinh nghiệm

riêng mà chúng tôi nghĩ người đời sau nên trân quý và tìm hiểu cặn kẽ. Bởi văn

hóa của dân tộc, vùng đất ta đang sống đã từng có một thời rất huy hoàng, đáng

để tự hào” - ông Hảo nói.

PHAN VINH

PHAN VINH."Viết" lại văn tự xƣa/Phan Vinh//Quảng Nam cuối tuần.-

2018.-Ngày 22-23 tháng 9.-Tr.8.

Page 55: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Về Quảng ăn mì

Mỗi lần đón bạn bè, đồng nghiệp là dân Quảng Nam xa quê về, câu đầu

tiên sau cái bắt tay chào hỏi là “đi mô tìm tô mì Quảng ăn hè”. Dƣờng nhƣ

với những ngƣời Quảng xa quê, nỗi nhớ quê và những hồi ức tuổi thơ đọng

lại rất cụ thể qua tô mì Quảng.

Mì Quảng. Ảnh: Nguyễn Thiện

Mì Quảng là tên gọi của một món ăn đã quá quen thuộc trong đời sống

hằng ngày của cư dân xứ Quảng Nam-Đà Nẵng. Dân Quảng gốc chỉ gọi một từ

là mì. Danh xưng mì Quảng chỉ xuất hiện khi dân Quảng trên đường vào Nam

làm ăn, đem theo món ăn truyền thống của quê mình - và gọi tên mì Quảng để

phân biệt với các loại mì xíu, mì hoành thánh, mì xào giòn... của người Hoa.

Sài Gòn là vùng đất mở, đã hào phóng tiếp nhận những con dân xứ Quảng và

không phân biệt gốc gác, xuất thân, mì Quảng cũng ngang hàng với các món ăn

của bốn phương hội tụ về. Ở đâu có người Quảng Nam cư ngụ ở đó có mì

Quảng và ngược lại. Và hễ nhớ quê thì bà con lại í ới nhau đi ăn mì.

Ở Sài Gòn, hay bất cứ thành phố nào ở phía Nam đều có mì Quảng. Các

quán mì Quảng khác mở nhan nhản trên khắp phố phường Sài Gòn với đủ các

nguyên liệu làm mì như ở chính quê nhà của mình. Cũng mì, cũng nước nhưn

nấu bằng tôm; cua; thịt heo; thịt gà; cá lóc. . . cũng rau húng, cải con, bắp chuối

Page 56: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

sứ, cũng ớt xanh, đậu phụng rang, bánh tráng nướng đưa từ Đà Nẵng vào nhưng

tô mì không ngon như mì mẹ nấu.

Nhiều anh, chị ở Sài Gòn lâu năm cũng nhận xét như vậy khi ăn mì

Quảng. Tôi chợt nhận ra, tô mì Quảng trong hoài niệm ngon hơn, hấp dẫn hơn

và thôi thúc mình trở về quê nhà. Về chỉ để ăn ngấu nghiến một tô mì, để hít hà

vị cay của ớt xanh và uống một hơi bát nước chè xanh mẹ nấu trong ấm đất, rồi

nằm trên bộ phản gỗ giữa nhà nghe làn gió mát rượi từ sông Thu Bồn thổi qua,

nghe tiếng gà gáy trưa xao xác ngoài bờ rào để thấy mình hạnh phúc vì còn một

nơi chốn để trở về.

Quê ngoại tôi ở làng Phú Chiêm - vốn được gọi là xứ mì Quảng vì hầu

hết đàn bà con gái ở đây đều nấu mì rất ngon và lấy gánh mì làm kế sinh nhai.

Cứ sáng sớm, hàng chục gánh mì theo chân các bà, các chị kẽo kẹt ra khỏi lũy

tre làng, tỏa về các hướng Hội An, Tam Kỳ, Đà Nẵng… đem cái ngon của sợi

mì tráng bằng gạo quê được thoa một lớp dầu phụng khử với củ nén thơm lừng,

cái ngọt đậm đà của nồi nước nhưn nấu bằng tôm tươi với thịt heo ba chỉ, mùi

thơm của mớ rau sống quyện với vị ngọt của bắp chuối sứ mới hái từ vườn đến

với phố phường nhộn nhịp.

Tất cả cái ngon của sản vật đất đai, sông hồ như gom hết vào một tô mì

làm ấm lòng người ăn ở phố vào buổi đầu ngày. Ngồi bên gánh mì, nhìn bàn tay

cô hàng mì thoăn thoắt cho rau, cho mì vào tô, chan nhưn, rắc mớ đậu phụng

rang giòn rồi tươi cười đưa cho khách mới thấy cái thú của ăn mì gánh. Nồi

nước nhưn bốc khói trên bếp củi lẫn vào trong gió như gợi ta nhớ đến những

ngày mùa, theo chân mẹ gánh mì ra ruộng cho thợ ăn bữa lỡ.

Ăn mì gánh phải uống nước chè xanh. Hai thứ này gắn bó như trầu với

cau, như chồng với vợ. Vì vậy mà các cô hàng mì gánh ở quê ngoại tôi đều

thuộc lòng câu hát: “Thương nhau rót bát chè xanh/Làm tô mì Quảng để anh ăn

cùng”.

Mì Quảng xuất hiện ở khắp phố cùng quê. Muốn ăn lúc nào cũng có.

Nhưng muốn ăn ngon phải biết chọn quán. Ở Đà Nẵng thì không biết cơ man

nào là quán mì Quảng – và cũng không biết quán nào ngon hơn – vì mùi vị cũng

na ná như nhau.

Mì Quảng ở Đà Nẵng phong phú về nguyên liệu chế biến từ bò, gà, tôm

thịt đến lươn, cá lóc, sứa, thậm chí còn có cả mì hến... nhưng tôi chỉ thích ăn mì

Quảng quê. Đó là những quán mì chỉ bán mì tôm thịt hoặc mì gà. Ăn mì Quảng

không nhỏ nhẻ như ăn các món khác. Lùa một đũa mì cắn kèm một miếng ớt

xanh, nhai ngấu nghiến và khoan khoái nuốt, nghe như mọi giác quan trong

người căng ra để cảm nhận vị ngon riêng không thể lẫn vào đâu được của món

ăn dân dã này.

Có một loại cá sống ở đầu nguồn sông Thu Bồn mà dân chài quen gọi là

cá leo. Cá này nấu mì Quảng thì ai được ăn một lần sẽ nhớ suốt đời. Cá leo thân

như cá trê nhưng đầu nhỏ hơn, da trơn. Cá đánh từ dưới sông lên còn tươi cho

vào nồi luộc chín. Dẽ thịt cá ra một bát, ướp bột nghệ, hành củ, tiêu, ớt bột,

Page 57: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

nước mắm chừng mười phút. Bắc chảo dầu nóng, khử củ nén cho thơm xong

cho cá vào đảo đều, rồi chế nước luộc cá vào.

Để sôi chừng 5 phút cho ngấm, nêm nếm vừa miệng thì tắt bếp. Cho rau

sống xuống dưới đáy tô , rải mì lên trên rồi chan nước nhưn cá leo cho ngập mì,

trộn đều lên rồi ăn kèm với mớ ớt hiểm hái trên rừng. Miếng thịt cá leo mềm,

thơm như tan trên đầu lưỡi quyện với vị cay như xé của trái ớt hiểm. Ngồi chồm

hỗm trên ghe, vừa hít hà vừa quệt mồ hôi trên trán, nghe như bao của ngon vật

lạ của đất trời dồn hết vào tô mì đang bưng trên tay.

Những năm còn đi học, cứ mùa hè tôi theo ghe của chị ngược lên núi

kiếm củi về bán lấy tiền mua sách vở đi học. Mỗi lần ghe của gia đình tôi cập

bến Bãi Hoa (thôn Hội Khách, xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc) kiểu gì cũng phải ăn

mì cá rồi mới thả xuôi.

Quán mì lợp tranh lụp xụp trên bãi cạn, bàn ăn ghép bằng cây rừng, ghế

cũng bằng cây rừng cột dây mây, khách sơn tràng ngồi ăn chen chúc bỏ cả hai

chân lên ghế bên cạnh là lò tráng mì nghi ngút khói. Bà chủ quán vừa tráng mì,

vừa nấu nước nhưn bằng cá leo, rau sống chỉ có thân chuối rừng, nhưng vị ngon

của tô mì ăn ở trên bãi cát giữa sông nước như theo tôi suốt mấy chục năm qua.

Kim Em

KIM EM.Về Quảng ăn mì/Kim Anh// Quảng Nam cuối tuần.-2018.-Ngày 1-2

tháng 9.-Tr.13.

Page 58: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Lễ hội Trung thu làng Diêm Trƣờng

Dƣới thời phong kiến, những sắc phong vua ban cho làng Diêm Trƣờng

đƣợc đặt trong chiếc hòm màu đỏ và giao cho một ngƣời lớn tuổi, có học

trong làng gọi là ông Thủ sắc (ngƣời này đƣợc Hội đồng hƣơng chức trong

làng bầu ra) cất giữ bảo vệ. Nhận thức đƣợc ý nghĩa, giá trị của sắc phong

nên theo hƣơng ƣớc và thông lệ của làng, vào dịp Trung thu hằng năm dân

làng tổ chức Lễ hội Đệ sắc - một trong những lễ hội lớn nhất của làng Diêm

Trƣờng xƣa...

MInh họa: HIỂN TRÍ

Làng Diêm Trường xưa thuộc xã Diêm Trường, tổng An Hòa, phủ Tam

Kỳ; thời thuộc Pháp có tên là xã Nguyễn Chỉ; trước 1975 tên là Kỳ Xuân; sau

1975 đổi tên thành xã Tam Giang (nay thuộc huyện Núi Thành). Làng Diêm

Trường xưa nằm bên bờ sông Trường Giang thơ mộng, nhân dân trong làng gắn

bó với ruộng đồng, sông nước, với nghề đi biển và làm muối cung cấp cho khắp

nơi (xã có tên Diêm Trường là vậy). Về sau, do chất lượng muối không được tốt

nên thực dân Pháp cho ngừng việc làm muối của làng.

Lễ hội Đệ sắc

Hằng năm, đúng vào dịp Trung thu - rằm tháng Tám âm lịch, làng Diêm

Trường lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội Đệ sắc của làng. Lễ hội diễn ra trong hai

ngày 14 và 15 tháng Tám âm lịch. Người đứng ra tổ chức lễ Đệ sắc là người

đứng đầu của làng Diêm Trường, gọi là Chánh bá. Mọi người dân trong làng từ

chức sắc, các vị bô lão và trẻ em đều nô nức tham gia lễ hội. Đa số người tham

Page 59: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

gia đám rước của lễ hội Đệ sắc là đàn ông (đàn bà không được tham gia lễ

rước).

Đúng vào đầu giờ Thân (khoảng 3 giờ chiều) của ngày đầu tiên, các chức

sắc, hào cựu và nhân dân 9 ấp trong xã trống chiêng, cờ xí ngợp trời tụ tập về

nhà ông Thủ sắc để tiến hành làm lễ Đệ sắc ra đình làng Diêm Trường. Lúc này

ông Thủ sắc mặc áo lễ màu trầm, tiến lên bàn hương án - nơi đặt sắc phong -

làm lễ cẩn cáo rồi sau đó mang hòm đỏ đựng Sắc phong ra Long đình (Long

đình là một chiếc kiệu có mái được chạm trổ rồng phượng rất uy nghi, bên trong

có bày hương án, hoa quả và nơi đặt Sắc phong). Sau phần lễ tại nhà ông Thủ

sắc là lễ rước sắc ra đình làng và để lại ở đó, cắt người trông giữ, bảo vệ để sáng

hôm sau làm lễ chính thức.

Các cụ cao niên từng chứng kiến hoặc tham gia lễ hội kể lại rằng, hồi đó

con đường từ nhà ông Thủ sắc đến đình làng chật cứng người đứng đón đoàn

rước sắc, họ chờ đón để tham gia theo đám rước, để chiêm ngưỡng, hò reo cổ

vũ... Những người tham gia lễ hội Đệ sắc phải ăn mặc chỉnh tề, cờ kiệu được

xếp tôn nghiêm với một thái độ kính cẩn. Các vị bô lão thì trong trang phục

khăn đóng áo dài, các vị chức sắc, hào cựu thì trong trang phục áo rộng, những

người khiêng Long Đình, cầm cờ xí, cầm vũ khí thì trong trang phục áp quần

kẹp nẹp, đầu đội nón chóp như binh lính ngày xưa.

Đi đầu đám rước là những người cầm cờ xéo và cờ vuông, tiếp đến là cờ

ngũ hành với năm màu tượng trưng cho Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh),

Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Sau những người cầm cờ là

một đội khoảng 10 - 12 người cầm những vũ khí của thời trước để thể hiện sự

uy nghi đối với sắc phong như: gươm, giáo, xà mâu, đao dài, búa, khiên, chùy...

Tiếp theo sau là đội trống chiêng và ban nhạc của 9 ấp. Sau ban nhạc là Long

đình với lọng che rất trang trọng. Đi sau Long đình là ông Thủ sắc cùng các vị

bô lão, các chức sắc, hào cựu và nhân dân trong làng. Xã lúc đó có 9 ấp, mỗi ấp

có bộ trống chiêng, bộ nhạc riêng và mỗi khi đến lễ Đệ sắc thì nhân dân 9 ấp

đều đem về cùng tham gia lễ rước sắc. Hai bên đám rước cờ xí ngợp trời, trống

chiêng trước sau vang lên rộn rã, nhạc kèn nổi lên rất vui tai. Đoàn người đi

theo đám rước có khi dài cả cây số.

Nghi lễ chính thức vào sáng ngày rằm tháng Tám (15 âm lịch). Bắt đầu

buổi lễ ông Thủ sắc bê hòm đựng sắc trong Long Đình đặt ở gian chính của

đình, nơi có bàn thờ thần và chuẩn bị cho chánh bá làm lễ cúng. Ba hồi trống

gọi gióng lên. Ông chánh bá cung kính đọc văn sớ nói về việc thành lập làng

Diêm Trường, tri ân Thành hoàng, các vị tiền hiền, bậc tiền nhân đã có công

khai hoang, khẩn hóa lập nên làng Diêm Trường; kể lại những thời điểm và

công trạng của làng khi được vua sắc phong, đồng thời vinh danh những người

trong làng được vua ban sắc phong, ấn tín... Hai bên bàn thờ là các chức sắc,

hào cựu và các vị bô lão trong làng đứng chắp tay nghiêm trang cung kính... Sau

phần lễ tại đình làng là lễ rước sắc từ đình về lại nhà ông Thủ sắc, giao cho ông

quản lý, cất giữ. Nếu năm đó làng bầu lại ông Thủ sắc mới thì sau khi cúng ở

Page 60: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

đình xong thì ông Thủ sắc cũ làm lễ bàn giao các sắc phong của làng cho ông

Thủ sắc mới.

Giữ lại nét văn hóa

Thỉnh thoảng trong lễ hội Đệ sắc, những năm nào nhân dân trong xã

Diêm Trường làm ăn khá giả thì Hội đồng chức sắc trong làng đứng ra tổ chức

hội đua ghe rất quy mô ngay trên đoạn sông Trường Giang chảy qua làng Diêm

Trường với sự tham gia của 9 đội ghe đến từ 9 ấp. Ngoài ra, nhân dân trong xã

còn góp tiền, góp của mời các gánh hát tuồng, gánh hát chèo có tiếng về hát

phục vụ bà con tại sân đình làng...

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, lễ hội Đệ sắc không còn được duy

trì như trước nữa. Một phần vì đình làng Diêm Trường đã bị bom đạn của Pháp

làm hư hỏng đành phải phá dỡ để phục vụ cho việc “tiêu thổ kháng chiến”; bên

cạnh đó những sắc phong của làng cũng bị thất lạc do thiên tai, bão lũ, hỏa

hoạn; lại thêm bom đạn, chiến tranh trong những năm kháng chiến chống Pháp

ác liệt...

Ngày nay, tuy lễ hội Đệ sắc không còn được duy trì nhưng hàng năm vào

dịp rằm tháng Tám (ngày 16.8 âm lịch) nhân dân làng Diêm Trường xưa (nay là

thôn Đông Bình, xã Tam Giang) lại tập trung về tại Lăng Ông ở vạn chài Đông

Tân để làm lễ Lệ Thu cúng tạ Cá Ông, thần Nam Hải, Thủy thần, Hải thần...;

cúng tế Thành hoàng, các bậc tiền hiền, ông bà, tổ tiên, những bậc tiền nhân đi

trước đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, mùa màng

tốt tươi, tôm cá dồi dào...

AN TRƢỜNG

AN TRƢỜNG.Lễ hội Trung thu làng Diêm Trƣờng/An Trƣờng//Quảng Nam

cuối tuần.-2018.-Ngày 22-23 tháng 9.-Tr.8.

Page 61: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

Ấm cúng ngôi nhà Cơ Tu Màu xanh của cây trái bản địa, của cánh rừng nguyên sinh bao bọc

các khu dân cƣ đem lại cho làng Pache Palanh và Cut Chrun (xã Ma

Cooih, Đông Giang) tràn trề nhựa sống. Ngôi nhà đồng bào Cơ Tu đƣợc

“giữ ấm” nhờ sự kiên cố và nét đẹp văn hóa của tục tặng củi bất biến với

thời gian.

Một góc làng Cut Chrun.Ảnh: HỮU PHÚC

1. Gần 10 năm trở lại Ma Cooih, nếu không có người dẫn đường dễ

chừng bị lạc lối. Mọi thứ gần như thay đổi, vượt khỏi hình dung ban đầu. Trong

ký ức của tôi, Ma Cooih hiện lên là tầng lớp dãy nhà “chuồng cu” bố trí giống

ruộng bậc thang giữa thung sâu; là hình ảnh của đàn ông Cơ Tu vô tư ngồi chén

rượu, để vợ vừa địu con vừa vất vả với công việc nương rẫy, bếp núc; là con

đường độc đạo dẫn vào làng quạnh quẽ bóng người…

Sáng sớm, nắng thu nhàn nhạt xuyên qua tàu lá chuối, từng tia sáng lan

rộng trên con đường bê tông dẫn vào làng Cut Chrun (thôn A Đền, xã Ma

Cooih). Những dãy nhà liền kề khá tươm tất và khang trang. Người Cơ Tu hầu

như tự sửa chữa, nâng cấp cho ngôi nhà của mình. Ông Zơ Rum Cân (thôn A

Đền, xã Ma Cooih) cùng người vợ phụ giúp đang quét lại màu sơn mới cho cây

đòn tay gỗ và cánh cửa ngôi nhà. Ông bảo, có số tiền Nhà nước hỗ trợ 16 triệu

đồng nên gia đình quyết định nâng cấp, cơi nới thêm mái che trong ngôi nhà tái

định cư mà dự án thủy điện xây dựng năm 2006. Nhà ở, công trình phụ xuống

cấp đều tự tay người dân chủ động khắc phục - thói quen tự lực đã bắt đầu

“thấm” vào lối sống của người Cơ Tu nơi đây.

Tận dụng khoảng đất trống dưới nền nhà sàn, đồng bào Cơ Tu làng Pache

Palanh hay Cut Chrun chất đầy củi khô để dự trữ phục vụ nấu nướng hàng ngày

và dư dả góp tặng cho hàng xóm, người thân. Điều này thể hiện ý thức biết

Page 62: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

phòng xa của người dân bản địa. Tục “tặng củi” trở thành nét đẹp văn hóa được

kế thừa từ bao đời nay. Nhà nào tổ chức lễ lạt, ma chay, cưới hỏi, dân làng

thường mang củi khô đến, như là cách thể hiện tấm lòng với gia chủ; gia đình

nào khá giả ngoài củi còn có gà, vịt, trứng… kèm theo giống như phong tục

dưới đồng bằng. Chỉ vào đống củi trong gian nhà bếp, ông Alăng Niêm (thôn

Azal, xã Ma Cooih) bảo, số củi trên dự trữ để chuẩn bị cho mấy cái tiệc mừng

về nhà mới, đám cưới con của người hàng xóm sắp tới.

2. Theo Trưởng thôn A Đền - ông Alăng A Rứp, việc chất đầy củi khô

trong nhà ngoài mục đích “giữ ấm” cho mùa đông lạnh lẽo ở vùng cao, đồng

bào còn xem như “món quà” chia sẻ với dân làng khi có hiếu hỷ, ma chay, lễ

mừng lúa nước, tổ chức lễ đâm trâu. Vào mùa hạ, người Cơ Tu ở Đông Giang,

Tây Giang có tục pa ngoách (lễ kết nghĩa), mùa xuân có tục rơ dáo (nghĩa là tục

đem cơm thăm viếng nhau đầu năm). Còn trong mùa đông, đồng bào dân tộc

thiểu số này có thêm tục dáo oói (tục thăm và tặng những gùi củi cho nhau).

“Phụ nữ Cơ Tu khi mang thai, ốm đau không có thời gian đi lấy củi nên hầu hết

con gái bị bắt về nhà chồng, người mẹ thường gùi củi đến tặng phía nhà chồng.

Trong làng tổ chức lễ hội như đâm trâu, mổ heo ăn mừng thì phải có nhiều củi

để đun nấu nên mọi người có trách nhiệm đi tìm củi để đóng góp” - ông Alăng

A Rứp nói.

Ngƣời Cơ Tu luôn biết giữ ấm cho ngôi nhà của mình.

Thời xa xưa, tục tặng củi chỉ dành cho nhà gái tặng nhà trai. Khi nhà gái

mang củi đến, bao giờ cũng được nhà trai đón tiếp niềm nở. Nhà trai tiếp nhận

và xếp gọn củi trên giàn bếp của nhà mình. Tuy nhiên, ngày nay, tục tặng củi

của đồng bào Cơ Tu trở nên thông thoáng và đa dạng hơn. Để bảo vệ rừng,

người dân chỉ khai thác củi khô, cành gãy trong rừng, hay củi keo trồng làm củi

Page 63: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

tặng. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa miền núi, tục tặng củi khô là nét đẹp văn

hóa độc đáo của người Cơ Tu, thể hiện tính nhân văn, đoàn kết, giúp đỡ nhau

khi khó khăn, hoạn nạn. Kết cấu làng Pache Palanh, Cut Chrun trở nên bền bỉ

hơn bởi ngoài các công trình xây dựng kiên cố còn có bề dày văn hóa tinh thần

bất biến với thời gian của người dân bản địa. Hạ tầng các khu tái định cư thủy

điện ở Ma Cooih được đánh giá tốt hơn rất nhiều so với chỗ ở cũ trước đây.

Trước mùa đông, ở các ngôi nhà sàn truyền thống hay nhà xây tái định cư

thủy điện đều dễ dàng bắt gặp khối lượng lớn củi khô cùng bồ thóc được bảo

quản cẩn thận. Với người Cơ Tu, ngôi nhà đỏ lửa mới ấm no, vui vẻ, sum vầy

và đẩy đuổi được tà ma, dịch bệnh. Bởi vậy làng Pache Palanh và Cut Chrun với

227 hộ tái định cư tập trung vẫn luôn bảo tồn được giá trị tốt đẹp của văn hóa

tục làng.

HỮU PHÚC

HỮU PHÚC.Ấm cúng ngôi nhà Cơ Tu/Hữu Phúc//Quảng Nam cuối tuần.-

2018.-Ngày 22-23 tháng 9.-Tr.6.

Page 64: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

"Cây x'nur" của làng

Tôi ngồi với ông, giữa không gian Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền

Trung tại TP.Tam Kỳ, vừa đƣợc tổ chức ít ngày trƣớc. Câu chuyện đang

dở, ông cáo bận. Ngoài kia, trống chiêng đã vang vọng, trong lễ cúng đất

lập làng…

Ông Bh'ling Hạnh Ảnh: ALĂNG NGƢỚC

Ông chuẩn bị tất tần tật mọi thứ, từ việc chọn người tham gia, các đạo cụ

phục dựng nghi lễ, cho đến thực hiện nghi thức cúng tế thần linh theo phong tục

truyền thống của đồng bào Cơ Tu cho ngày lễ cúng đất lập làng mới. Như "cây

x'nur" (cây nêu) của làng, ông hiện diện ở tất cả sự kiện lớn nhỏ, réo rắt theo

nhịp khèn, cùng sắc phục truyền thống. Ông là Bh'ling Hạnh (68 tuổi, ở làng

Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang) - một "di sản sống" của văn hóa Cơ

Tu.

Ngƣời truyền lửa

Ông đã hoàn thành nhiệm vụ của một "người cúng" trong nghi thức xin

đất lập làng của đồng bào vùng cao. Nghi thức dù chỉ tái hiện trong không gian

ngày hội văn hóa, nhưng ông nói, phải làm đúng theo nguyên bản, chớ không

Page 65: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

thể trình diễn tùy tiện. Như thế, sẽ có lỗi với tổ tiên, ông bà - những bậc tiền

nhân đã sáng lập nền văn hóa truyền thống độc đáo này. Vì thế, lần nào có dịp

tái hiện nghi thức, ông cùng các nghệ nhân trong làng đều cố gắng giữ nguyên

vẹn từng chi tiết trong nghi lễ, trừ phần nào không thực sự cần thiết, hoặc không

còn phù hợp nữa. Ông nói, đó cũng là cách mà ông muốn truyền lửa cho lớp trẻ

về văn hóa cha ông, sau nhiều năm dài… "thất lạc".

Tôi chứng kiến toàn bộ nghi thức cúng diễn ra. Ông Hạnh lúc đó đảm

nhận vai trò là một già làng, thay mặt cộng đồng đứng ra thực hiện nghi thức

cúng đất lập làng. Các thành viên trong đoàn được ông cắt cử từng công việc,

sau khi đã đốt cây đót chọn vị trí phù hợp. Ông bắt đầu nghi thức cúng. Những

chiếc áo làm bằng vỏ cây, được các nghệ nhân mặc trên người, thể hiện sự gần

gũi với núi rừng, với trời đất, với thần linh theo một vòng tròn lớn. Rồi ông vẽ

xuống đất hình chữ U - nghi thức biểu thị sự đối lập giữa đất trời và con người

của làng, rồi cùng các thành viên bắt đầu đốt đuốc và hơ cây đót trên ngọn lửa.

Tiếng nổ lách tách vang về phía "lãnh địa của ma quỷ", trước sự hò reo của dân

làng. Ông đứng dậy, trịnh trọng tuyên bố: "Hôm nay theo già làng, việc cúng

đất lập làng đã thành công - nướng cây đót ma rừng thua, người dân làng mình

thắng rồi. Mỗi nhà, mỗi gia đình được quyền tự do về đem vật liệu dựng nhà và

dựng gươl của làng"…

Ông "nhập tâm", đến độ không một ai nghĩ đó chỉ là hoạt cảnh trình diễn

trong dịp lễ hội. Bởi tất cả đều thật, từ cách thức cúng bái, trang phục cho đến

các lễ vật để tế Giàng (thần linh). Du khách như đứng giẫm chân, khi chứng

kiến ông thực hiện nghi thức. Xong xuôi, ông cúi chào những vị khách của

mình, trở về chuẩn bị cho một chương trình khác sắp sửa diễn ra - liên hoan

nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống.

Ông cười, bảo đã quá quen với công việc của mình. Hàng chục năm nay,

hễ có sự kiện gì của xã, của huyện và thậm chí là của tỉnh, ông đều có mặt, như

một "tổng đạo diễn" cùng dân làng thực hiện các hoạt động trình diễn văn hóa,

ẩm thực độc đáo của đồng bào Cơ Tu đến với du khách. Công cán, với ông là

lần được chứng kiến ánh mắt nể phục và những hành động tán thưởng, trầm trồ

của người xem cho đợt trình diễn của mình. Và hơn hết, niềm vui lớn nhất, với

ông có lẽ chính là sự truyền nối của lớp trẻ cho văn hóa truyền thống của cộng

đồng, theo bước ông gìn giữ bản sắc. Ông đang thành công bước đầu…

Chuyện dƣới bóng gƣơl

Làng Công Dồn nằm phía bên kia sườn núi, đẹp như một bình nguyên

xanh giữa rừng. Đợt tôi đến cách đây vài năm, ông Hạnh lúc đó cũng vừa "cáo

quan" trở về cuộc sống đời thường cùng với lũ làng. Nhưng ông không thường

xuyên ở nhà. Lúc thì vào tận trong rừng sâu để tìm khúc gỗ đẹp về làm tượng,

khi thì bứt mây về đan gùi, tìm ống tre làm sáo, làm khèn, phục vụ trong các dịp

hội làng truyền thống. Không lâu sau đó, ông tập hợp dân làng, họp bàn tìm

cách khôi phục bản sắc, giữ hồn cha ông. Một đội cồng chiêng nhí được thành

lập, ông Hạnh trực tiếp làm người hướng dẫn, cần mẫn tập luyện. Bây giờ, đội

cồng chiêng nhí ngày nào đã có thể cùng ông đi trình diễn ở các sự kiện lớn nhỏ

Page 66: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

được tổ chức, trở thành niềm tự hào của dân làng vùng cao. Khi lứa đầu tiên

được ông "đào tạo" đã dần cứng cáp, ông Hạnh nói đang lên kế hoạch với thế hệ

tiếp theo, tạo nên sự truyền nối, không để gián đoạn. Bắt đầu từ Công Dồn, ông

ấp ủ mở rộng mô hình sang các làng, xã lân cận, giúp văn hóa đồng bào Cơ Tu

có cơ hội vực dậy và phát triển. "Đây, đội cồng chiêng nhí hồi mấy năm trước,

chừ đã có thể đứng đây trình diễn cho mọi người xem. Nhiều đứa trong số này,

còn biết làm sáo, làm đàn h'jưl và rất tự hào về bản sắc văn hóa của đồng bào

mình" - ông Hạnh vỗ vai những thiếu niên Cơ Tu đứng cạnh mình, giới thiệu

với tôi sau tiết mục trình diễn trống chiêng tại ngày hội. Rồi ông cười, bảo câu

chuyện họp bàn dưới mái gươl ngày ấy, giờ đã thành hiện thực, đồng bào đã

cùng ông ra sức bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống trước sự "giao thoa"

theo nhịp sống hiện đại, từ bên ngoài.

Ông Bh'ling Hạnh (bên phải) cùng các nghệ nhân trình diễn nghi

thức

Tôi còn nhớ như in, hồi vài năm trước khi đến Công Dồn, cũng đúng vào

dịp người làng phục vụ lễ cưới truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Giữa điệu

trống, nhịp chiêng, người làng trong sắc phục truyền thống cùng thực hiện các

nghi thức rước đâu, đón khách nhà gái. Ông Hạnh trên tay cầm chiếc tù và, dẫn

đầu đoàn đến không gian của lễ cưới, cùng vui say theo khúc nhạc truyền thống

và vị ngọt của rượu tà vạt, cùng các món ẩm thực lạ mắt. Lần khác, cũng chính

ông Hạnh chỉ huy một đội cồng chiêng, cùng hòa nhịp theo vũ điệu tâng tung da

dá đầy quyến rũ trong hội làng ăn mừng lúa mới. Họ tạo thành một vòng tròn

lớn, nhảy múa quanh cột x'nur được đặt ở giữa sân gươl của làng, dặt dìu theo

câu hát lý của già làng. Và cũng sau lần hội làng ấy, ông Hạnh quyết tâm thành

Page 67: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới

lập đội trống chiêng nhí. Dưới bóng gươl, hình ảnh về một "nhạc trưởng" hăng

say truyền dạy lớp trẻ cách đánh chiêng, gõ trống; cách đưa tay dâng lên trời

của người phụ nữ, cách sải bước chân thể hiện sự kiêu hãnh của đàn ông… đã

trở nên quen thuộc với người làng ở Công Dồn. Ai cũng bảo, nhờ có ông, mà

nhiều nét văn hóa dần được khôi phục và phát triển, nên biết ơn ông nhiều lắm.

…Ngày cuối cùng ở lại TP.Tam Kỳ sau Ngày hội Văn hóa các dân tộc

miền Trung, ông Hạnh chụp ảnh lưu niệm với đoàn và người con dâu Bh'ling

Thị Nhớ. Chị Nhớ là giáo viên dạy môn tiếng Anh tại địa phương, rất yêu văn

hóa truyền thống của đồng bào mình. Vì thế, chị tham gia vào đội trống chiêng

của làng, cùng mang bản sắc Cơ Tu đi giới thiệu, quảng bá ở nhiều lễ hội lớn

nhỏ được tổ chức. Chị nói, rất tự hào và ngưỡng mộ người bố chồng, sau những

việc làm cho cộng đồng, cho quá trình khôi phục và phát huy vốn văn hóa

truyền thống. Đó cũng là động lực, là niềm động viên và lời hứa mà chị cùng

các thành viên đội trống chiêng Công Dồn muốn gửi gắm, như một sự tri ân đến

ông - người đã truyền lửa để thế hệ trẻ Cơ Tu ở làng hôm nay biết trân quý, biết

yêu hơn văn hóa của mình và chung tay gìn giữ.

ALĂNG NGƢỚC

ALĂNG NGƢỚC."Cây x'nur" của làng/Alăng Ngƣớc//Quảng Nam cuối

tuần.-2018.-Ngày 1-2 tháng 9.-Tr.16.

Page 68: Lời mở đầu - thuvienquangnam.org.vnthuvienquangnam.org.vn/SiteAssets/thu_muc_quang_nam_thang_9_nam_201…Lời mở đầu Thư viện tỉnh Quảng Nam trân trọng giới