81
1 LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................... 1 1.1. Mục đích của báo cáo ................................................................................... 3 1.2. Phạm vi của báo cáo ..................................................................................... 3 CHƢƠNG I ............................................................................................................................... 4 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ............................................... 4 1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 4 1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 4 1.1.2. Địa hình ...................................................................................................... 4 1.1.3. Khí hậu ....................................................................................................... 5 1.1.4. Hệ thống sông ngòi .................................................................................... 7 1.1.5. Tài nguyên đất và cơ cấu sử dụng đất ..................................................... 9 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 10 1.2.1. Tăng trƣởng kinh tế ................................................................................ 10 1.2.2. Gia tăng dân số ........................................................................................ 11 1.2.3. Phát triển công nghiệp, xây dựng .......................................................... 11 1.2.4. Phát triển nông nghiệp, nông thôn ........................................................ 13 1.2.5 Về lĩnh vực nông thôn- vệ sinh môi trƣờng .............................................. 19 CHƢƠNG II ............................................................................................................................ 21 SỨC ÉP Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNGTỪ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI .............................. 21 2.1.Thải lƣợng của các chất ô nhiễm phát sinh và nguyên nhân gây ô nhiễm ...... 21 2.1.1. Nƣớc thải .................................................................................................. 21 2.1.2. Chất thải rắn ............................................................................................ 22 2.1.3. Chất thải nguy hại ................................................................................... 23 2.1.4. Không khí, tiếng ồn ................................................................................. 23 2.2. So sánh sự phát thải các chất gây ô nhiễm giữa các năm....................... 24 2.3. So sánh diễn biến các nguồn gây ô nhiễm so với mục tiêu giảm thiểu ...... 25 2.4. Dự báo diễn biến xu hƣớng phát sinh các chất gây ô nhiễm tại các khu vực chăn nuôi và các khó khăn thách thức cho ngành chăn nuôi ................ 26 CHƢƠNG III .......................................................................................................................... 29 HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC KHU CHĂN NUÔI ........................................ 29 3.1.Hiện trạng môi trƣờng nƣớc ...................................................................... 29 3.1.1 Nƣớc thải ................................................................................................... 29 3.1.2. Nƣớc mặt .................................................................................................. 30 3.1.3. Nƣớc dƣới đất .......................................................................................... 32 3.2. Hiện trạng môi trƣờng không khí, tiếng ồn ............................................. 35 3.2.1 Đánh giá ô nhiễm môi trƣờng không khí ............................................... 35 3.2.2 Đánh giá hiện trạng tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi ..................... 37 3.3. Hiện trạng môi trƣờng đất ........................................................................ 38 3.4. Hiện trạng chất thải rắn,chất thải nguy hại ............................................ 40 CHƢƠNG IV .......................................................................................................................... 42 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄMCHẤT THẢI CHĂN NUÔI ĐẾN MÔI TRƢỜNG................. 42 4.1. Tác động đến sức khỏe con ngƣời thông qua các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trƣờng .............................................................................................. 42 4.2. Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội .................................................. 44 4.2.1 Thiệt hại kinh tế do đầu tƣ xử lý chất thải chăn nuôi .......................... 44 4.2.2 Thiệt hại kinh tế do tốn chi phí xử lý dịch bệnh ................................... 44

LỜI NÓI ĐẦU 1 3 3 CHƢƠNG I 4 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ …

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................... 1

1.1. Mục đích của báo cáo ................................................................................... 3

1.2. Phạm vi của báo cáo ..................................................................................... 3 CHƢƠNG I ............................................................................................................................... 4

TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ............................................... 4

1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 4

1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 4

1.1.2. Địa hình ...................................................................................................... 4

1.1.3. Khí hậu ....................................................................................................... 5

1.1.4. Hệ thống sông ngòi .................................................................................... 7

1.1.5. Tài nguyên đất và cơ cấu sử dụng đất ..................................................... 9

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 10

1.2.1. Tăng trƣởng kinh tế ................................................................................ 10

1.2.2. Gia tăng dân số ........................................................................................ 11

1.2.3. Phát triển công nghiệp, xây dựng .......................................................... 11

1.2.4. Phát triển nông nghiệp, nông thôn ........................................................ 13

1.2.5 Về lĩnh vực nông thôn- vệ sinh môi trƣờng .............................................. 19 CHƢƠNG II ............................................................................................................................ 21

SỨC ÉP Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNGTỪ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI .............................. 21

2.1.Thải lƣợng của các chất ô nhiễm phát sinh và nguyên nhân gây ô nhiễm ...... 21

2.1.1. Nƣớc thải .................................................................................................. 21

2.1.2. Chất thải rắn ............................................................................................ 22

2.1.3. Chất thải nguy hại ................................................................................... 23

2.1.4. Không khí, tiếng ồn ................................................................................. 23

2.2. So sánh sự phát thải các chất gây ô nhiễm giữa các năm ....................... 24

2.3. So sánh diễn biến các nguồn gây ô nhiễm so với mục tiêu giảm thiểu ...... 25

2.4. Dự báo diễn biến xu hƣớng phát sinh các chất gây ô nhiễm tại các khu

vực chăn nuôi và các khó khăn thách thức cho ngành chăn nuôi ................ 26 CHƢƠNG III .......................................................................................................................... 29

HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC KHU CHĂN NUÔI ........................................ 29

3.1.Hiện trạng môi trƣờng nƣớc ...................................................................... 29

3.1.1 Nƣớc thải ................................................................................................... 29

3.1.2. Nƣớc mặt .................................................................................................. 30

3.1.3. Nƣớc dƣới đất .......................................................................................... 32

3.2. Hiện trạng môi trƣờng không khí, tiếng ồn ............................................. 35

3.2.1 Đánh giá ô nhiễm môi trƣờng không khí ............................................... 35

3.2.2 Đánh giá hiện trạng tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi ..................... 37

3.3. Hiện trạng môi trƣờng đất ........................................................................ 38

3.4. Hiện trạng chất thải rắn,chất thải nguy hại ............................................ 40 CHƢƠNG IV .......................................................................................................................... 42

TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄMCHẤT THẢI CHĂN NUÔI ĐẾN MÔI TRƢỜNG................. 42

4.1. Tác động đến sức khỏe con ngƣời thông qua các bệnh liên quan đến ô

nhiễm môi trƣờng .............................................................................................. 42

4.2. Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội .................................................. 44

4.2.1 Thiệt hại kinh tế do đầu tƣ xử lý chất thải chăn nuôi .......................... 44

4.2.2 Thiệt hại kinh tế do tốn chi phí xử lý dịch bệnh ................................... 44

2

4.3. Tác động đến cảnh quan và hệ sinh thái .................................................. 45

4.3.1 Tác động đến cảnh quan .......................................................................... 45

4.3.2 Tác động của chất thải đến môi trƣờng đất ........................................... 45

4.3.3 Tác động của chất thải đến môi trƣờng nƣớc ....................................... 46

4.3.4 Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trƣờng không khí ............. 46

4.5. Phát sinh xung đột môi trƣờng ................................................................. 47 CHƢƠNG V ............................................................................................................................ 48

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ....................................................................... 48

5.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý môi trƣờng ................ 48

5.1.1. Xây dựng, tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn

vị về quản lý môi trƣờng ................................................................................... 48

5.1.2.Ban hành các thể chế, chính sách trong công tác quản lý môi trƣờng

trong lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi ..................................................... 48

5.1.3. Đầu tƣ kinh phí và tranh thủ các nguồn lực cho công tác BVMT ..... 51

5.1.4. Công tác quan trắc, kiểm kê, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng ............. 52

5.1.5. Một số hoạt động thúc đẩy xã hội hóa công tác BVMT ...................... 54

5.2. Những tồn tại, thách thức .......................................................................... 54

5.2.1 Về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức biên chế ......................................... 54

5.2.2. Thiếu kế hoạch, quy hoạch quản lý chất thải chăn nuôi ..................... 55

5.2.3. Quan trắc và kiểm kê nguồn phát thải .................................................. 56

5.2.4. Kinh phí đầu tƣ cho công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trƣờng ........ 57

5.2.5. Đào tạo nghiên cứu .................................................................................. 58

5.2.6. Sự tham gia của cộng đồng ..................................................................... 58 CHƢƠNG VI .......................................................................................................................... 60

CÁC THÁCH THỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI

PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI ............. 60

6.1 Các thách thức về môi trƣờng trong quản lý chất thải chăn nuôi ......... 60

6.1.1 Các thách thức về môi trƣờng trong quản lý môi trƣờng nói chung và

chất thải chăn nuôi trong giai đoạn hiện tại ................................................... 60

6.1.2 Các thách thức về môi trƣờng trong quản lý chất thải chăn nuôi trong

giai đoạn tiếp theo ............................................................................................. 61

6.2 Phƣơng hƣớng và giải pháp BVMT trong quản lý chất thải chăn nuôi .... 61

6.2.1. Hoàn thiện chức năng nhiệm vụ và tổ chức quản lý ............................ 61

6.2.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực

bảo vệ môi trƣờng ............................................................................................. 61

6.2.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng ................ 62

6.2.4 Giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. ... 63

6.2.5. Giải pháp tăng cƣờng các hoạt động giám sát chất lƣợng, quan trắc

và cảnh báo ô nhiễm môi trƣờng ..................................................................... 64

6.2.6. Giải pháp về tuyên truyền, tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng .. 64

6.2.7. Các giải pháp công nghệ kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trƣờng trong

quản lý chất thải chăn nuôiáp dụng tại Hà Nam ........................................... 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 72

1. Kết luận .......................................................................................................... 72

2. Kiến nghị, đề xuất.......................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 75

1

Danh mục bảng

Bảng 1.1. Lượng mưa trong các tháng và năm ..................................................... 5 Bảng 1.2. Độ ẩm trong các tháng và năm ............................................................. 6 Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình trong các tháng và năm ........................................ 6 Bảng 1.4. Giờ nắng trong các tháng và năm ......................................................... 7 Bảng1.5. Dân số tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2013÷2018 ........................................ 11 Bảng 1.6. Sản lượng một số nhóm cây trồng trên điạ bàn .................................. 13 tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2014÷2018 .................................................................... 13 Bảng 1.7. Lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp tại Hà Nam, ................. 14 giai đoạn 2014÷2018 ........................................................................................... 14 Bảng1.8. Lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp tại Hà Nam, ............ 14 giai đoạn 2014÷2018 ........................................................................................... 14 Bảng 1.9. Sản lượng thủy sản tỉnh Hà Nam phân theo ....................................... 15 huyện/thành phố, giai đoạn 2014-2018 ............................................................... 15 Bảng 1.10: Số lượng tổng đàn gia súc, gia cầm .................................................. 15 Bảng 2.1. Lượng nước thải tạo ra mỗi năm của một số loại vật nuôi ................. 21 Bảng 2.2. Lượng phân tạo ra từ hoạt động chăn nuôi ......................................... 23 Bảng 3.1 Chất lượng nước thải sau xử lý của một số trang trại chăn nuôi ......... 30 Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt của một số kênh mương tiếp

nhận nước thải của các khu vực chăn nuôi ......................................................... 31 Bảng 3.3. Khí thải trong chuồng vật nuôi ........................................................... 36 Bảng 3.4: Nồng độ H2S và NH3 trong khu vực chăn nuôi ................................ 36 Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng đất nông nghiệp năm 2016 .................. 38 Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng đất nông nghiệp năm 2017 .................. 39 Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng đất nông nghiệp năm 2018 .................. 39 Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng đất nông nghiệp năm 2019 .................. 40 Bảng 3.8. Thành phần dưỡng chất trong phân gia súc và gia cầm ..................... 40 Bảng 4.1: Ảnh hưởng khí độc đến con người và vật nuôi .................................. 42 Bảng 4.2. Thống kê các bệnh liên quan tới ô nhiễm tại Hà Nam, ...................... 43 trong giai đoạn 2015÷2018 ................................................................................. 43 Bảng 5.1 Danh mục một số văn bản QPPL có liên quan đến QLTN và ............. 49 môi trường đã ban hành trong giai đoạn 2011÷2019 .......................................... 49 Bảng 5.2 Danh mục các văn bản do Sở Tài nguyên và Môi trường ................... 51

1

Danh mục hình

Hình 3.1: Giá trị nồng độ BOD5của kênh mƣơng tiếp nhận nƣớc thải tại các

khu vực chăn nuôi 32

Hình 3.2: Giá trị nồng độ COD của kênh mƣơng tiếp nhận nƣớc thải tại các

khu vực chăn nuôi 32

Hình 3.3: Giá trị nồng độ NH4+ của kênh mƣơng tiếp nhận nƣớc thải tại các

khu vực chăn nuôi 32

Hình 3.4: Diễn biến hàm lƣợng Coliform trong nƣớc dƣới đất tại một số

khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh. 34

Hình 3.5: Diễn biến nồng độ Amoni trong nƣớc dƣới đất tại một số khu vực

chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh. 34

Hình 3.6: Diễn biến nồng độ Clorua trong nƣớc dƣới đất tại một số khu vực

chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh. 35

Hình 6.1. Mô hình hầm ủ Biogas 67

1

DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI THAM GIA BIÊN SOẠN

1. Lê Văn Hưng - Kỹ sư thủy lợi - Chi cục trưởng Chi cục BVMT.

2. Nguyễn Đình Quynh - Kỹ sư quản lý đất đai - Trưởng phòng Kiểm soát ô

nhiễm - Chi cục BVMT

3. Nguyễn Thị Hà Thái - Thạc sỹ - Kỹ sư công nghệ &Môi trường - Chuyên

viên phòng Kiểm soát ô nhiễm - Chi cục BVMT.

4. Vũ Văn Sơn - Thạc sỹ - Cử nhân Địa lý Môi trường - Cán bộ phòng Kiểm

soát ô nhiễm - Chi cục BVMT.

5. Nguyễn Tuấn Linh- Thạc sỹ Kỹ thuật Môi trường- Chuyên viên Phòng Kiểm

soát ô nhiễm- Chi cục BVMT.

6. Vũ Thị Khánh Huyền- Cử nhân Công nghệ môi trường- Cán bộ Phòng Kiểm

soát ô nhiễm- Chi cục BVMT.

2

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BĐKH Biến đổi khí hậu

BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường

BVMT Bảo vệ môi trường

BVTV Bảo vệ thực vật

CCN Cụm Công nghiệp

CN Công nghiệp

CTNH Chất thải nguy hại

CTR Chất thải rắn

CTCN

DTLCP

Chất thải chăn nuôi

Dịch tả lợn Châu Phi

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

HST Hệ sinh thái

KCN Khu công nghiệp

KSH Khí sinh học

KTTV Khí tượng thủy văn

KT-XH Kinh tế - xã hôi

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ÔNMT Ô nhiễm môi trường

PTBV Phát triển bền vững

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QLMT Quản lý môi trường

TN&MT Tài nguyên và môi trường

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

1

LỜI NÓI ĐẦU

Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,có diện

tích khoảng 86.192,9 ha, dân số là 808.149 người; mật độ dân số trung bình trên

toàn tỉnh là 938 người/km2 (Theo Niên giám thống kê Hà Nam năm 2018).

Trong những năm gần đây,tỉnh Hà Nam đã và đang đạt được những thắng

lợi trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, quá trình phát triển

KT - XH đã và đang tạo ra sức ép đến chất lượng môi trường, trong đó nguồn

chất thải từ hoạt động chăn nuôi là một trong số những nguồn gây sức ép không

nhỏ tới chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Hà Nam là một trong những tỉnh phát triển mạnh về chăn nuôi ở khu vực

Đồng bằng sông Hồng. Những năm gần đây, tỉnh từng bước mở rộng quy mô

trang trại, hình thành vùng chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, đi

đôi với nâng cao công suất, chất lượng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho

người dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 699 trang trại chăn nuôi gia

súc, gia cầm lớn nhỏ với khoảng 472.000 con lợn; 33.642 con trâu bò; 9.885 con

dê và 6.537.000 con gia cầm (Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2018). Với

khối lượng gia súc gia cầm nói trên sẽ phát sinh nước thải khoảng

21.428.m3/ngày đêm, chất thải rắn khoảng 1.000 tấn/ngày. Khối lượng nước thải

và chất thải chỉ được thu gom xử lý khoảng 75%-80% bằng phương pháp xử lý

như biogas kết hợp ao sinh học, biogas cải tiến và ủ phân vi sinh nhưng xử lý

chưa triệt để cùng với khối lượng chất thải còn lại thải vào môi trường đã gây

ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường và sinh hoạt của người dân.

Ngoài ra, môi trường khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm bị ô nhiễm sẽ

làm giảm sức đề kháng vật nuôi; tăng tỷ lệ mắc các bệnh, chi phí phòng trị

bệnh; giảm năng suất và hiệu quả kinh tế,… Sức đề kháng của gia súc, gia cầm

giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh.

Từ vấn đề nêu trên, việc xây dựng "Báo cáo chuyên đề hiện trạng môi

trườngquản lý chất thải chăn nuôi năm 2019" là rất cần thiết nhằm đánh giá

hiện trạng môi trường chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; xem xét các

tác động từ quá trình phát triển kinh tế; tổng kết những kết quả đạt được,

những thách thức, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp kết hợp hòa giữa phát

triển chăn nuôi với bảo vệ môi trường, thúc đẩy hoạt động nông nghiệp trên địa

bàn tỉnh phát triển bền vững.

Thực hiện Luật BVMT năm 2014,Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày

29 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quy định về

báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc

môi trường.Năm 2019, Sở TN&MT thực hiện xây dựng Báo cáo hiện trạng môi

2

trường chuyên đề quản lý chất thải chăn nuôi. Báo cáo nhằm nêu được thực

trạng công tác quản lý CTCN tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong

những năm gần đây, đánh giá diễn biến phát sinh và tác động của CTCN tới môi

trường và sức khỏe con người.

Việc xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề quản lý CTCN

năm 2019 góp phần hỗ trợ quá trình ra các quyết định về BVMT cũng như công

tác lập kế hoạch và quy hoạch phát triển bền vững (PTBV) nền KT - XH của các

cấp, các ngành. Đồng thời, đây cũng là tài liệu để nâng cao nhận thức và kiến

thức của các cấp, ngành, tầng lớp nhân dân về BVMT trong chăn nuôi. Tuy

nhiên do hạn chế về nguồn kinh phí, thời gian thực hiện, nguồn thông tin, số liệu

còn thiếu nên báo cáo chưa đánh giá hết được những vấn đề có liên quan đến tác

động của ô nhiễm môi trường của CTCN trên địa bàn tỉnh. Nhóm biên soạn kính

mong nhận được sự góp ý của Quý cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân để

báo cáo được hoàn thiện hơn!

3

Trích yếu

* Giới thiệu về chủ đề báo cáo: Báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề

quản lý CTCN năm 2019.

* Giới thiệu chung về Báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề quản lý

CTCN năm 2019:

1.1. Mục đích của báo cáo

Báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề quản lý CTCN năm 2019 được

thực hiện với mục đích thể hiện tổng quan về hiện trạng quản lý CTCNcủa các

cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hà Nam và diễn biến xu

hướng môi trường trong quản lý CTCN.Từ đó, có những giải pháp thích hợp

nhằm cải thiện và tăng cường công tác BVMT nói chung và công tác quản lý

CTCN nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh trong quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Phạm vi của báo cáo

Báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề quản lý CTCN năm 2019 đề cập

tới sự phát triển KT - XH nói chung và các lĩnh vực ngành khác có liên quan.

Báo cáo tổng hợp một cách có hệ thống các thông tin, số liệu về hiện trạng phát

sinh CTCN và công tác quản lý CTCN của các cơ sở chăn nuôi phát sinh chất

thải trong phạm vi tỉnh Hà Nam trong những năm qua, dự báo diễn biến các

thành phần môi trường và những tác động của nó tới sức khỏe con người, KT -

XH.Báo cáo nêu lên thực trạng phát sinh CTCN, quản lý CTCN và công tác

BVMT, đề xuất các kế hoạch, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường

phát sinh liên quan đến CTCN.

Báo cáo được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, phân tích các nguồn tài liệu

có tính pháp lý từ các ngành, các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn, các

cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầmvà cập nhật các thông tin về KT - XH của toàn

tỉnh trong một số năm qua. Báo cáo sử dụng các số liệu, thông tin về phát triển

KT - XH nêu trong Niên giám thống kê Hà Nam từ năm 2013đến năm 2018, các

báo cáo tổng kết, quy hoạch phát triển của tỉnh, các sở, ban ngành trong tỉnh, các

tài liệu chuyên ngành liên quan.

Báo cáo được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số

43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và

quản lý số liệu quan trắc môi trường.

4

CHƢƠNG I

TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Nam là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, phía Bắc và Tây Bắc giáp

với thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía

Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp

tỉnh Hoà Bình và có tọa độ địa lý nằm trong khoảng:

105o45’00‖ - 106

o10’00‖ Kinh độ Đông

20o22’00‖ - 20

o42’00‖ Vĩ độ Bắc

Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như trục

đường Quốc lộ 1A, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường sắt Bắc - Nam và

một số tuyến đường liên tỉnh khác như Quốc lộ 21A, 21B, 38,đường tránh thành

phố Phủ Lý,các tuyến đường nội tỉnh: ĐT.491, ĐT.493, ĐT.494... Thuận lợi về vị

trí địa lý và điều kiện giao thông sẽ là tiền đề thúc đẩy sự phát triển KT - XH, giao

lưu văn hoá tỉnh Hà Nam với các tỉnh khác, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội.

1.1.2. Địa hình

Trên địa bàn tỉnh có ba dạng địa hình: Địa hình núi đá vôi, địa hình đồi

thấp và địa hình đồng bằng.

Địa hình núi đá vôi: độ cao tuyệt đối lớn nhất +419m, mức địa hình cơ sở

địa phương khoảng +10m đến +14m. Đây là một bộ phận của dải đá vôi tập

trung tại hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm. Địa hình phân cắt mạnh, nhiều

sườn dốc đứng, nhiều đỉnh nhọn cao hiểm trở.

Địa hình đồi thấp: gồm các dải đồi bát úp nằm xen kẽ hoặc ven rìa địa

hình núi đá vôi, một số khu vực tạo thành một dải (dải thôn Non - xã Thanh

Lưu, Chanh Thượng - xã Liêm Sơn) hoặc tạo thành các chỏm độc lập ở các xã

Thanh Bình, Thanh Lưu, Đọi Sơn. Điểm chung của dạng địa hình đồi thấp là

đỉnh tròn, sườn thoải (độ dốc sườn 10 - 15o), đa số là các đồi trọc hoặc trồng cây

lương thực, cây công nghiệp như cây chè). Nhiều chỗ do quá trình xói lở đá gốc

rắn chắc lộ ngay trên bề mặt.

Địa hình đồng bằng: chiếm diện tích rộng lớn ở các huyện Duy Tiên, Bình

Lục, Lý Nhân,thành phố Phủ Lý và một phần thuộc các huyện Kim Bảng, Thanh

Liêm. Địa hình đồng bằng trong tỉnh tương đối bằng phẳng. Cụ thể bề mặt đồng

bằng huyện Duy Tiên, Kim Bảng cao độ trung bình +3m đến +4m, Lý Nhân là

+2m đến +3m và phía Đông huyện Thanh Liêm, Bình Lục là +1m đến +2m; nơi

thấp nhất là cánh đồng An Lão, Bình Lục là +1m.

5

1.1.3. Khí hậu

Hà Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều

thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa

Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữa

mùa Đông và mùa Hè.Theo số liệu thống kê của Trung tâm khí tượng thủy văn

Hà Nam năm 2018 xuất hiện 02 đợt lũ trên sông Đáy tại Phủ Lý mực nước cao

nhất vượt báo động I.

* Lượng mưa

Lượng mưa trung bình từ năm 2013 đến năm 2018 biến động khá lớn, thấp

nhất vào năm 2015 là 1.246 mm cao nhất vào năm 2018 là 2.397,8 mm. Lượng

mưa trung bình trong những năm gần đây khoảng 1.953,8 mm/năm, chia ra hai

mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm

khoảng 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình đo được ở trạm khí tượng thuỷ văn Hà Nam được thể

hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1. Lƣợng mƣa trong các tháng và năm

Đơn vị: mm

TT Tháng Năm

2013 2014 2015 2016 2017 2018

1 Tháng 1 30 5,8 44 165 114,9 34,1

2 Tháng 2 35 37,5 79 5,6 14,3 11,8

3 Tháng 3 38 74 93 47,7 80,9 25,4

4 Tháng 4 42 268,8 27 165,4 95 125,2

5 Tháng 5 296 145 98 333,1 97 277,7

6 Tháng 6 136 228,6 140 146,2 165,7 54,5

7 Tháng 7 274 414,2 61 387,6 494,4 844,3

8 Tháng 8 397 292,5 146 401,3 273,5 549,7

9 Tháng 9 378 172,2 274 162,6 262,9 74,7

10 Tháng 10 136 151,8 43 93,4 658,1 210,9

11 Tháng 11 60 63,1 193 18,2 18,3 95,6

12 Tháng 12 17 36,5 48 8 41,9 93,9

Cả năm 1.839 1.890 1.246 1.917,9 2.316,9 2.397,8

* Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2018

* Độ ẩm

Nhìn chung độ ẩm không khí trung bình hàng năm khu vực Hà Nam tương

đối lớn, dao động từ 82– 84%, diễn biến độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa nên trong

1 năm thường có 2 thời kỳ, một thời kỳ độ ẩm cao và một thời kỳ độ ẩm thấp.

6

Bảng 1.2. Độ ẩm trong các tháng và năm

Đơn vị: %

TT Tháng Năm

2013 2014 2015 2016 2017 2018

1 Tháng 1 86 92 83 88 84 85

2 Tháng 2 89 91 87 74 74 79

3 Tháng 3 86 92 92 88 88 85

4 Tháng 4 86 91 83 89 85 86

5 Tháng 5 81 81 80 84 82 82

6 Tháng 6 76 82 76 78 79 75

7 Tháng 7 87 84 77 80 84 83

8 Tháng 8 84 85 81 84 84 87

9 Tháng 9 86 83 87 82 85 81

10 Tháng 10 77 77 79 79 82 81

11 Tháng 11 80 84 84 79 76 81

12 Tháng 12 74 73 83 76 76 81

Trung bình 84 83 83 82 82 83

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2018

* Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình các năm gần đây chênh lệch nhau tương đối lớn, dao

động trong khoảng 24 -25,020C, các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6, 7, 8,

9, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm thường là tháng 1,2,12.

Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình trong các tháng và năm

Đơn vị:0C

TT Tháng Năm

2013 2014 2015 2016 2017 2018

1 Tháng 1 15,3 17,1 17,6 17,1 19,2 17,7

2 Tháng 2 19,8 16,9 18,9 16,4 19,6 17,1

3 Tháng 3 23,3 19,6 21,6 19,7 21,4 22,1

4 Tháng 4 24,5 25 24,6 24,8 24,5 23,7

5 Tháng 5 28,5 28,7 30 28,1 27,3 28,7

6 Tháng 6 29,6 29,9 30,9 30,8 30,1 30,5

7 Tháng 7 28,5 29,3 29,6 30,3 29,0 29,3

8 Tháng 8 28,4 28,5 29,6 29,3 29,4 28,6

9 Tháng 9 26,5 28,6 28,1 28,6 28,9 28,4

10 Tháng 10 25,1 26,5 26,4 27,2 25,4 25,6

11 Tháng 11 22,2 22,7 24,4 22,7 22,2 23,8

7

12 Tháng 12 15,4 17,1 18,5 20,6 17,7 19,4

Trung bình 24 24,1 25,02 24,6 24,6 24,6

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2018

* Nắng và bức xạ:

Tổng số giờ nắng trong năm tại Hà Nam thấp nhất năm 2013 là 1.004,8 giờ

và cao nhất trong năm 2017 là 1.764,9 giờ nắng, mùa hè chiếm khoảng 82% số

giờ nắng cả năm, các tháng có giờ nắng cao là tháng 5, 6, 7, 8, 9,11,

Bức xạ mặt trời là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt

trong vùng, ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô

nhiễm, Tầng bức xạ trung bình hàng ngày ở Hà Nam là 100-120 kcal/cm2, Các

tháng có bức xạ cao nhất là các tháng mùa hè (tháng 5,6 và tháng 8) và thấp nhất

là các tháng mùa Đông.

Bảng 1.4. Giờ nắng trong các tháng và năm

Đơn vị : giờ

TT Tháng Năm

2013 2014 2015 2016 2017 2018

1 Tháng 1 12,0 136,7 108 34 42,2 28,2

2 Tháng 2 35,3 33 29 100 78,9 40,5

3 Tháng 3 62,3 10,5 28 22 26,0 94,1

4 Tháng 4 76,4 15,1 130 58 96,8 70,3

5 Tháng 5 163,3 196,8 228 151 155,3 229,5

6 Tháng 6 177,4 140,8 214 220 140,1 165,3

7 Tháng 7 120,1 143,6 132 182 177,4 134,7

8 Tháng 8 155,8 107,6 192 141 116,5 117,7

9 Tháng 9 90,8 159,8 123 116 146,8 159,6

10 Tháng 10 134,8 150,3 147 150 101,7 150,4

11 Tháng 11 52,2 84,8 97 105 614,4 135,8

12 Tháng 12 161,4 89,7 54 108 68,8 97,2

Cả năm 1.004,8 1.262,7 1.482 1.387 1.764,9 1.423,3

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2018

1.1.4. Hệ thống sông ngòi

Chảy qua tỉnh Hà Namlà các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông

Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, sông Nông

Giang, v,v…

* Hệ thống các sông chính:

Sông Hồng chảy dọc ranh giới phía Đông, Đông Bắc tỉnh Hà Nam với

chiều dài khoảng 38,6 km, rộng trung bình từ 500 - 600 m, đáy sông sâu từ (-6,0

m) đến (-8,0 m) cá biệt có những đoạn sâu tới (-15 m), Hàm lượng phù sa, bùn

8

cát lắng đọng ở lòng sông rất lớn nhưng luôn được di chuyển bồi hoàn do hoạt

động vận chuyển bồi lắng không ngừng của dòng chảy.

Sông Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nam với chiều dài khoảng 47,6 km,

có chiều rộng khoảng 150 - 250 m, chảy qua thành phố Phủ Lý và các huyện

Kim Bảng, Thanh Liêm; đáy sâu trung bình từ (-3,0 m) đến (-5,0 m), cá biệt có

đoạn sâu tới (-9,0 m), Tại Phủ Lý lưu lượng nước Sông Đáy vào mùa khô

khoảng 105m3/s và mùa mưa khoảng 400 m

3/s.

Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng chảy từ xã Thụy Phương

huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài đoạn qua Hà

Nam là 16 km gặp sông Đáy và sông Châu ngay tại Phủ Lý. Sông Nhuệ là trục

tưới tiêu chính của hệ thống thuỷ lợi thành phố Hà Nội có lưu lượng phụ thuộc

vào chế độ đóng mở cống Liên Mạc, là sông tiêu thuỷ lợi, thoát của Hà Nội qua

một số khu vực làng nghề Hà Nội, vì thế nguồn nước của sông bị ô nhiễm, vào

mùa nước kiệt, chiều sâu nước ở một số đoạn chỉ còn - 0,6m đến - 0,8m.

Sông Châu bắt nguồn từ Tắc Giang, Duy Tiên nhận hợp lưu của sông Nông

Giang đến An Mông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý

Nhân và Bình Lục nhánh này chảy ra trạm bơm tưới tiêu Hữu Bị rồi ra sông Hồng và

một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục nhánh này ra sông Đáy

tại thành phố Phủ Lý, Sông Châu có chiều dài khoảng 58,6 km, Mực nước trung

bình năm là + 2,18 m; Mực nước cao nhất (lũ lịch sử ngày 22/8/1971) là + 4,00 m.

* Hệ thống sông nhỏ và các ao hồ, kênh mương:

Sông Nông Giang ở phía bắc huyện Duy Tiên (ranh giới với huyện Phú

Xuyên của Hà Nội) dài chừng 12,5 km;

Sông Biên Hoà nằm trên lãnh thổ huyện Bình Lục và huyện Thanh Liêm

dài khoảng 15,5 km.

Sông Ninh (Ninh Giang):Sông Ninh khởi nguồn từ bờ hữu sông Châu, tại

địa phận thôn Thanh Trực, xã An Ninh, huyện Bình Lục, Sông Ninh có chiều

dài 29,5 km. Sông đi ra khỏi huyện Bình Lục ở địa phận thôn Lan, xã An Lão đi

vào huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Sông Sắt: Là một chi lưu của Sông Châu khởi nguồn ở bờ hữu gần cầu

An Bài, xã Đồng Du, huyện Bình Lục, Sông Sắt dài 9,75 km, đổ nước vào sông

Ninh ở cửa sông gần thôn Giải Động, xã An Đổ đối diện bên kia sông là xã

Trung Lương.

Những sông này tạo nên mạng lưới dòng chảy phong phú góp phần tiêu

nước và cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân.

* Ao, hồ, đầm:

Ao, hồ, đầm là một bộ phận trong hệ thống thủy văn, chúng chiếm khoảng

7,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, chúng lưu giữ một khối lượng nước khá lớn

đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sản xuất và đời sống. Các

9

ao, hồ nhỏ được hình thành trong quá trình đắp đê làm bối, vượt đất làm nền làm

công trình giao thông, kênh mương, cầu cống. Do đặc điểm địa hình đồng bằng

Hà Nam thấp với mức phổ biến từ 1,5 – 5 m, cho nên để có được nền đất cao

cho các công trình hầu hết phải vượt đất tôn nền và hình thành nên những ao,

hồ, thùng đấu.

1.1.5. Tài nguyên đất và cơ cấu sử dụng đất

Theo báo cáo số 14/BC- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ngày

22 tháng 02 năm 2019 kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử

dụng đất tỉnh Hà Nam năm 2018.Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh đến ngày

31/12/2018 là 86.193 ha. Cơ cấu diện tích các loại đất như sau:

a. Diện tích đất nông nghiệp:

Đất nông nghiệp 52.980 ha, chiếm 61,47% so với tổng diện tích tự nhiên.

Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp 41.690 ha, chiếm 48,37% so với tổng diện tích

tự nhiên.

+ Đất trồng cây hàng năm 38.258 ha, chiếm 44,39% so với tổng diện tích

tự nhiên.

+ Đất trồng cây hàng năm khác 4.853 ha, chiếm 5,63% so với tổng diện

tích tự nhiên.

+ Đất trồng cây lâu năm 3.432 ha, chiếm 3,98% so với tổng diện tích

tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp 5.233 ha, chiếm 6,07% so với tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất rừng sản xuất 816 ha, chiếm 0,95 % so với tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất rừng phòng hộ 4.416 ha, chiếm 5,12% so với tổng diện tích tự nhiên.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 4.547 ha, chiếm 5,28% so với tổng diện tích tự nhiên.

- Đất nông nghiệp khác 1.511 ha, chiếm 1,75% so với tổng diện tích tự nhiên.

b. Diện tích đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp 31.025 ha,chiếm

35.99% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất ở 6.363 ha, chiếm 7,38 % so với tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất ở tại nông thôn 5.495 ha, chiếm 6,38 % so với tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất ở tại đô thị 868 ha, chiếm 1,01% so với tổng diện tích tự nhiên.

- Đất chuyên dùng 19.556 ha, chiếm 22,69% so với tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất trụ sở cơ quan 98 ha, chiếm 0,11% so với tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất quốc phòng 199 ha, chiếm 0,23% so với tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất an ninh 335 ha, chiếm 0,39% so với tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp 1.155 ha, chiếm 1,34% so với tổng

diện tích tự nhiên.

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 4.715 ha, chiếm 5,47% so với

tổng diện tích tự nhiên.

10

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng 13.055 ha, chiếm 15,15% so với

tổng diện tích tự nhiên.

- Đất tôn giáo 166 ha, chiếm 0,19% so với tổng diện tích tự nhiên.

- Đất tín ngưỡng 136 ha, chiếm 0,16% so với tổng diện tích tự nhiên.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 951 ha, chiếm 1,10 % so với tổng diện tích tự nhiên.

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 2.892 ha, chiếm 3,35% so với tổng diện

tích tự nhiên.

- Đất có mặt nước chuyên dùng 841 ha, chiếm 0,98% so với tổng diện tích

tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp khác 120 ha, chiếm 0,14% so với tổng diện tích tự nhiên.

c. Diện tích đất chƣa sử dụng: Đất chưa sử dụng 2.188 ha, chiếm 2,54%

so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất bằng chưa sử dụng 313 ha, chiếm 0,36% so với tổng diện tích tự nhiên.

- Đất đồi núi chưa sử dụng 338 ha, chiếm 0,39% so với tổng diện tích tự nhiên.

- Núi đá không có rừng cây 1.537 ha, chiếm 1,78% so với tổng diện tích tự

nhiên.

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1. Tăng trƣởng kinh tế

Theo báo cáo số 35/BC-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày

10/4/2019kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Quý I, phương

hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác Quý II năm 2019, tăng trưởng kinh tế của

tỉnh như sau:

- Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 13,07% so với cùng kỳ năm 2018; tính

theo giá trị sản xuất (giá so với năm 2010) ước đạt 23.808,7 tỷ đồng, tăng 13,2%

so với cùng kỳ và đạt 23,5% kế hoạch.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so với năm 2010) ước đạt 2.186,2 tỷ

đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ và đạt 27,3% kế hoạch năm.

- Thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 2.272,2 tỷ đồng, tăng 29% so với

cùng kỳ và đạt 28% dự toán Trung ương giao, 29% dự toán địa phương.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 791,9 triệu USD, tăng 31,5% so với

cùng kỳ và đạt 31,68% kế hoạch năm.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước

đạt 5.913,4 tỷ đồng, tăng 13,7% so cùng kỳ và đạt 23,4% kế hoạch năm.

- Giải quyết công ăn việc làm mới cho 5.225 người, tăng 14,8% so với

cùng kỳ và đạt31,6% kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu 192 lao động.

- Tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn ước đạt 7.551,1 tỷ đồng,

tăng 16,5% so với cùng kỳ và bằng 22,4% kế hoạch năm.

11

1.2.2. Gia tăng dân số

Hà Nam có diện tích đất tự nhiên nhỏ 861,9 km2, đứng thứ 62 trên 63 tỉnh

thành,nhưng có mật độ dân số khá cao. Dân số năm 2018 là 808.149 người, mật

độ dân số trung bình trên toàn tỉnh là 938 người/km2, cao hơn 3 lần so với mật

độ trung bình trong cả nước và phân bố không đều.

Tại thành phố Phủ Lý, mật độ là 1.635 người/km2; tại các huyện đồng

bằng gồm: Lý Nhân là 1.053 người/km2, huyện Bình Lục là 920 người/km

2,

huyện Duy Tiên là 994 người/km2; tại các huyện vùng đồi núi gồm huyện Kim

Bảng là 683 người/km2 và huyện Thanh Liêm là 693 người/km

2.

Bảng1.5. Dân số tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2013÷2018

Năm Tổng số dân

(ngƣời)

Mật độ

(ngƣời/km2)

Tỉ lệ tăng

tự nhiên (%)

2013 795.980 923 0,94

2014 799.381 927 0,87

2015 802.705 931 0,85

2016 803.720 932 0,84

2017 805.727 935 0,83

2018 808.149 938 0,82

* Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2018

Diện tích tự nhiên không đổi nhưng tổng dân số tăng dẫn đến mật độ dân

số năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2018, tỷ lệ tăng dân

số tự nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm.

1.2.3. Phát triển công nghiệp, xây dựng

1.2.3.1 Phát triển công nghiệp

Những thành tựu phát triển các ngành công nghiệp góp phần không nhỏ

trong việc thúc đẩy phát triển kinh tếtỉnh Hà Nam. Theo niên giám Thống kê Hà

Nam năm 2018, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao

góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích

cực, tỷ trọng công nghiệp liên tục chiếm trên 50% trong cơ cấu của tỉnh. Năm

2016 chiếm 51,1%, năm 2017 chiếm 51,8%, năm 2018 chiếm 53%. Chỉ số sản

suất công nghiệp năm 2018 ước tính tăng 13,0% so với năm 2017, là mức tăng

cao so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Ngành chế biến, chế tạo tăng 13,4% đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng

chung toàn ngành công nghiệp với 12,0 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng

5,2%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phôi phối điện tăng 10,8%

đóng góp 0,3 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải

tăng 6,8% làm tăng 0,1 điểm phần trăm mức tăng chung.

12

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức sản xuất trong năm 2018

tăng cao so với năm 2017. Thiết bị điện, điện tử tăng 33,8%, xe gắn máy tăng

18,1%. Thức ăn chăn nuôi tăng 26,7%, dây điện các loại tăng 10,2%.

Công nghiệp - xây dựng vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu

kinh tế, vì vậy, Hà Nam đặc biệt khuyến khích, thu hút đầu tư. Đã hoàn

thànhgiải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng các KCN Đồng Văn III, Đồng Văn IV,

Thái Hà… để có quỹ đất sạch thu hút đầu tư; thu hút đầu tư, lấp đầy KCN Đồng

Văn III và KCN Châu Sơn, 90% KCN Hòa Mạc, 50% KCN Đồng Văn IV; đổi

mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, chú trọng doanh

nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Bắc Mỹ, cùng doanh nghiệp, tập đoàn

lớn trong nước...; thực hiện nghiêm 10 cam kết của tỉnh và các thỏa thuận hợp

tác với các địa phương trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các doanh

nghiệp lớn. Hà Nam cũng đẩy mạnh phát triển du lịch, thương mại theo hướng

phát triển bền vững; tập trung đầu tư hạ tầng cơ bản hoàn thành các khu du lịch

Tam Chúc - Ba Sao, Kẽm Trống, Làng trống Đọi Tam.....

1.2.3.2 Phát triển xây dựng

Trong những năm vừa qua cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa,

các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan và nhà

ở của dân cư được triển khai mạnh mẽ.

Theo niên giám thống kê năm 2018 khối lượng vốn nhà nước trên địa bàn

tập trung vào các công trình dự án đầu tư, sửa chữa, nâng cấp và xây mới trường

học các cấp; các dự án nâng cấp hạ tầng lưới điện các xã trên địa bàn tỉnh; hạ tầng

các tuyến đường giao thông T2, T3 và tuyến đường tâm linh Ba Sao- Bái Đính;

tuyến đường Lê Công Thanh kéo dài; đường ĐT 499 nối cầu Thái Hà với cao tốc

Cầu Giẽ Ninh Bình; Quốc lộ 38 kéo dài; cải tạo nâng cấp quốc lộ 21 B; sửa chữa

nâng cấp và chỉnh trang các tuyến đường nội ngoại thành phố Phủ Lý; dự án sân

golf Tượng Lĩnh; hạ tầng các KCN; khu du lịch Tam Chúc-Ba Sao, khu liên hợp

thể thao.....

Ước tính năm 2018, diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành đạt 1.001,8

nghìn m2, tăng 5,5% so với năm 2017, trong đó diện tích nhà ở chung cư đạt 1,6

nghìn m2, chiếm 0,2%; diện tích nhà ở riêng lẻ đạt 1.000,2 nghìn m

2, chiếm 99,8%.

Việc đầu tư XD cơ sở hạ tầng các trường đại học, các bệnh viện, khu du lịch

Tam Chúc …là đòn bẩy đối với phát triển xây dựng.

Trong những năm vừa qua đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng một

số công trình như: Bệnh viện mắt, Bệnh viện tâm thần, Trung tâm y tế huyện Bình

Lục, Bệnh viện Bạch Mai 2, Bệnh viện Việt Đức 2 và khu đại học Nam Cao.

Các đồ án phát triển đô thị đã được phê duyệt: Quy hoạch chung đô thị Duy

Tiên; Quy hoạch chung thị trấn Nhật Tân (huyện Kim Bảng); Quy hoạch chung thị

trấn Tượng Lĩnh (huyện Kim Bảng); Quy hoạch chung thị trấn Nhân Hậu (huyện

13

Lý Nhân); Quy hoạch chung thị trấn Nhân Mỹ (huyện Lý Nhân); Điều chỉnh quy

hoạch chung thị trấn Vĩnh Trụ mở rộng (huyện Lý Nhân) và điều chỉnh quy hoạch

chung thị trấn Bình Mỹ mở rộng (huyện Bình Lục).

Các quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt: Quy hoạch chung thành phố

Phủ Lý mở rộng; Quy hoạch chung thị trấn Chợ Sông (huyện Bình Lục);

Quyhoạch chung thị trấn Đô Hai (huyện Bình Lục) và Quy hoạch chung thị trấn

Phố Cà (huyện Thanh Liêm).

Các dự án phát triển đô thị:

- Khu Đại học Nam Cao: Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (32,35ha);

Trường Đại học Xây dựng: 24,39 ha (cơ sở đào tạo – thực nghiệm); Trường Đại

học An ninh Hà Nội: 49,6 ha; Trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội – cơ

sở 3 (6,11 ha); Trường Trung cấp nghề Giao thông và xây dựng Việt Úc (14,91 ha);

Trường trung cấp cảnh sát nhân dân VI (cơ sở II): 22,8 ha; Cơ sở đào tào và bệnh

viện Đại học Y Hà Nội (dự kiến trong thời gian sắp tới): 78ha.

- Khu Trung tâm Y tế chất lượng cao cấp vùng: Dự án ĐTXD Bệnh việnViệt

Đức (21,45 ha); Bệnh viện Bạch Mai (20 ha); Bệnh viện Lão khoa Trung ương

(36,03 ha); Bệnh viện Phụ sản Trung ương và các dự án ĐTXD hạ tầng kỹ thuật

trong Khu Trung tâm Y tế chất lượng cao.....

1.2.4. Phát triển nông nghiệp, nông thôn

1.2.4.1 Trồng trọt

Trong những năm qua, nhằm hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa nông

nghiệp, Hà Nam đã ban hành chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất

nông nghiệp, nâng mức độ cơ giới hóa khâu làm đất lên trên 80%. Cùng với đó,

tỉnh cũng chỉ đạo ngành nông nghiệp tích cực nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa

học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần giảm sức lao động và tăng sản lượng, giá

trị trên một đơn vị diện tích canh tác, từng bước chuyển dịch lao động từ lĩnh

vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Trong giai đoạn 2014÷2018, giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt trong giai

đoạn này có xu hướng tăng, giảmkhông đều (Bảng 1.6).

Bảng 1.6.Sản lƣợng một số nhóm cây trồng trên điạ bàn

tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2014÷2018

Đơn vị: tấn

Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Cây lương thực có hạt 445.074 452.718 439.955 411.736 423.317

Khoai lang, sắn 9.549 8.435 6.901 7.419 5.846

Rau các loại 129.267,6 145.120 139.120,2 155.957 125.396,1

Cây ăn quả 33.826,9 34.589 26.354,8 30.813,7 32.737,3

* Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2018

14

Trong giai đoạn 2015÷2018, tỉnh Hà Nam đã hoàn thành dồn đổi ruộng

đất nông nghiệp từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn đồng thời quy hoạch 17 vùng

nông nghiệp chất lượng cao ven Sông Châu với diện tích trên 1.100 ha để triển

khai tích tụ ruộng đất, thu hút doanh nghiệp đến từ các nước có nền nông nghiệp

phát triển như Nhật Bản, Israel và doanh nghiệp lớn trong nước đầu tư sản xuất

nông nghiệp công nghệ cao.

Trong những năm gần đây lượng phân hóa học, phân chuồng sử dụng

trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ(bảng 1.7).

Bảng 1.7. Lƣợng phân bón sử dụng trong nông nghiệp tại Hà Nam,

giai đoạn 2014÷2018

Đơn vị: tấn

Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng lượng phân bón 110.088 108.434 104.859 103.209 96.468

Phân đạm 6.982 6.903 6.675 6.570 6.141

Phân lân 12.151 11.920 11.527 11.346 10.605

Phân Kali 5.049 5.055 4.888 4.811 4.497

Phân chuồng 40.020 39.158 37.867 37.271 34.837

Loại khác 45.886 45.398 43.901 43.210 40.388

* Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam tháng 03/2019

Tổng lượng thuốc trừ sâu các năm trở lại đây có xu hướng tăng (Bảng 1.8)

Bảng 1.8. Lƣợng thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp tại Hà Nam,

giai đoạn 2014÷2018

Đơn vị: tấn

Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng lượng thuốc trừ sâu 141,17 148,01 117,08 143,91 163,15

Thuốc trừ đạo ôn 13,44 16,32 14,43 27,31 15,63

Thuốc trừ cuốn lá, đục thân 41,16 32,02 25,22 16,96 17,29

Rầy nâu – Rầy nâu trắng 33,81 35,84 17,20 14,12 23,72

Khô vằn 38,82 50,55 41,87 62,96 63,04

Bạc lá 0,66 0,10 1,66 0,95 0,42

Thuốc chuột 6,21 4,06 6,61 6,51 6,71

Loại khác 7,07 9,12 10,09 15,10 36,34

* Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam tháng 03/2019

1.2.4.2 Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

a. Nuôi trồng thủy sản

Trong giai đoạn 2014 ÷ 2018, giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng

giảm không đều, trên phạm vi toàn tỉnh sản lượng giảm.

15

Bảng 1.9. Sản lƣợng thủy sản tỉnh Hà Nam phân theo

huyện/thành phố, giai đoạn 2014-2018

Đơn vị: tấn

2014 2015 2016 2017 2018

Toàn tỉnh 21.855 22.367 22.506 19.863 22.528

Tp. Phủ Lý 1.288 1.126 1.141 805 982

H. Duy Tiên 3.589 3.710 3.804 3.305 4.422

H. Kim Bảng 4.822 5.140 5.202 4.547 4.793

H. Thanh Liêm 3.471 3.380 3.416 2.107 2.126

H. Bình Lục 3.694 3.449 3.332 3.044 3.153

H. Lý Nhân 4.991 5.562 5.611 6.055 7.052

*Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2018

b. Chăn nuôi

Số lượng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh được tổng hợp theo các năm

như sau:

Bảng 1.10: Số lƣợng tổng đàn gia súc, gia cầm

Loại vật nuôi Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018

Trâu con 3.264 3.452 3.396 3.460 3.496

Bò con 26.785 28.639 27.827 28.896 30.146

Lợn ngàn con 414 450,4 718,8 455 472,1

Dê con 10.859 9.646 10.207 10.124 9.885

Gia cầm ngàn con 5.680,8 5.589 6.432,3 6.447,4 6.537,9

* Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2018

* Tình hình chăn nuôi tại Hà Nam:

- Theo niên giám thống kê năm 2018 trên toàn tỉnh có 699 trang trại chăn

nuôi gia súc, gia cầm trong đó huyện Bình Lục có 334 trang trại, Lý Nhân có

146 trang trại và Duy Tiên có 106 trang trại, số trang trại còn lại tập trung rải rác

ở các huyện thành phố. Trên địa bàn tỉnh hiện có 9 trang trại chăn nuôi lợn quy

mô lớn từ 1.000 đầu lợn trở lên,còn lại là các hộ quy mô chăn nuôi nhỏ và vừa

từ vài chục đến vài trăm con gia súc.

- Toàn tỉnh hiện nay có 10 xã đạt quy mô tổng đàn lợn có mặt thường

xuyên trên 10 nghìn con, bao gồm Bình Nghĩa, Hưng Công, Bồ Đề, Ngọc Lũ -

Bình Lục và Chính Lý, Công Lý, Nhân Chính, Nhân Thịnh, Phú Phúc, Chân Lý

- Lý Nhân.

- Chăn nuôi gia súcnhỏ lẻ trong khu dân cư: trên 24 nghìn hộ với quy mô

280 nghìn con, chiếm 61,5% tổng đàn.

- Chăn nuôi tại khu vực chuyển đổi đa canh, trang trại, chăn nuôi tập

trung: trên 2,8 nghìn hộ, tổng đàn 175 nghìn con chiếm 38,5% (bao gồm: 2.500

16

hộ sản xuất đa canh quy mô gia trại, tổng đàn đạt 89 nghìn con, chiếm 17,6%;

321 trang trại chăn nuôi, tổng đàn đạt 62,2 nghìn con, chiếm 13,7%; 17 trại chăn

nuôi gia công cho các Công ty, tổng đàn 29 nghìn con, chiếm 6,4%).

- Đàn gia cầm duy trì ổn định đạt mức trên 6,4 triệu con, tổng sản lượng

thịt gia cầm xuất chuồng đạt trên 15,7 nghìn tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt

228,2 triệu quả. Giá trị chăn nuôi gia cầm chiếm trên 32% tỷ trọng của ngành

chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là nhỏ lẻ phân tán trong khu dân cư. Toàn

tỉnh hiện có 405 trại chăn nuôi gia cầm tập trung có quy mô trên 1.000 con/lứa.

- Chăn nuôi nông hộ: có xu hướng giảm dần do lao động chính ở nông

thôn chuyển sang làm việc tại các KCN, đồng thời lợi nhuận của chăn nuôi nông

hộ không cao, không có đất để chăn nuôi nên không thu hút được người dân đầu

tư mở rộng sản xuất.

- Chất thải của vật nuôi từ các chuồng, trại chưa được xử lý triệt để thải ra

môi trường gây ô nhiễm đất nước và gây mùi khó chịu. Đặc biệt giai đoạn cuối

năm 2018 đến nay đã liên tiếp xuất hiện dịch bệnh trên lợn như lở mồm long

móng, tai xanh, Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) làm thiệt hại lớn về kinh tế và

ảnh hưởng xấu đến môi trường vùng có dịch.

* Một số mô chƣơng trình, đề án phát triển chăn nuôi tại tỉnh:

UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện

mô hình liên kết 4 nhà trong cung ứng thức ăn chăn nuôi.

- Xây dựng, ban hành Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa và Kế hoạch

phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao năm 2019. Đến hết tháng

3/2019 đàn bò sữa đạt 3.360 con, lượng sữa tươi đạt 2.718 tấn, bò thịt có mặt

thường xuyên 27.020, trong đó bê bò thịt chất lượng cao đạt 432/3.500 con. Tiếp

tục triển khai xây dựng Đề án cơ sở an toàn dịch bệnh, vùng an toàn dịch bệnh

đối với chăn nuôi lợn thịt. Đề án chăn nuôi lợn thịt cung cấp cho nhà máy chế

biến Masan giai đoạn 2019-2020.

- Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tại các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Kim

Bảng, Thanh Liêm đến nay có tổng số 3.379 con bò sữa.

- Đề án phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao đã triển

khai thực hiện được 3/20 khu quy hoạch tập trung với tổng diện tích là 21,5 ha,

với đàn bò đang nuôi là 313 con tại các xã: La Sơn, Vũ bản - Bình Lục; Nhân

Đạo - Lý Nhân. Ước 6 tháng đầu năm 2019, tổng đàn bò sinh sản, bò thịt có mặt

thường xuyên đạt 27.600 con.

- Đẩy nhanh tiến độ dự án trang trại chăn nuôi bò sữa của Công ty

Vinamilk tại xã Thanh Nguyên.Xây dựng chuỗi chăn nuôi lợn thịt theo hướng

Vietgahp phát triển nhãn hiệu lợn sạch tại Ngọc Lũ (huyện Bình Lục), phát triển

thương hiệu lợn sạch xã Ngọc Lũ, thương hiệu gà Móng Tiên Phong, xây dựng

thương hiệu Dê núi Hà Nam,đề án đánh giá tác động môi trường trong chăn

17

nuôi.... Thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất, giết mổ, chế biến và xử

lý môi trường chăn nuôi.

* Về tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi:

Theo số liệu cung cấp của Sở NN&PTNN ngày 28/02/2019 lần đầu tiên

bệnh DTLCP xảy ra tại một số hộ chăn nuôi lợn xã tại Văn Xá, huyện Kim

Bảng, sau đó dịch lây lan nhanh sang hầu hết các xã, phường, thị trấn trên toàn

tỉnh.

Tính đến ngày 14/7/2019 trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tiêu hủy 108.565

con lợn/7.754 hộ gia đình/609 thôn/111 xã phường,thị trấn (100% số xã có chăn

nuôi lợn). Hiện nay có 5 xã đã công bố hết dịch gồm các xã: Thanh Bình, Thanh

Lưu, Liêm Phong, Liêm Thuận, Liêm Cần của huyện Thanh Liêm.

Thực trạng tiêu hủy lợn dịch trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu cung cấp của

Sở NN&PTNT như sau:

- Số lượng lợn đang chăn nuôi trên địa bàn (số lượng còn lại sau khi tiêu

hủy): 327.643 con trong đó: huyện Duy Tiên: 31.281 con; huyện Bình Lục:

109.345 con; huyện Kim Bảng: 43.047 con; huyện Lý Nhân: 115.657 con;

huyện Thanh Liêm: 18.483 con; Thành phố Phủ Lý: 9.830 con.

- Số lượng điểm phát sinh 111 xã, phường, thị trấn đã bị dịch bệnh (100%

số xã có chăn nuôi lợn).

- Số lượng lợn bị dịch bệnh tiêu hủy: 108.565 con trong đó: huyện Duy

Tiên: 9.676 con; huyện Bình Lục: 31.347 con; huyện Kim Bảng: 20.694 con;

huyện Lý Nhân: 34.961 con; huyện Thanh Liêm: 7.358 con; Thành phố Phủ Lý:

4.529 con.

- Hầu hết các hố chôn tiêu hủy lợn đều nằm xa khu dân cư, xa nguồn nước

mặt, nước sinh hoạt, các vị trí chôn lấp là khu vực đất thịt chắc chắn tránh sụt

lún hố chôn. Theo số liệu báo cáo của các huyện, thành phố mỗi xã có 3-4 vị trí

chôn lấp lợn chết do dịch tả Châu Phi.

- Những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do quá trình tiêu hủy không đúng

cách trên địa bàn: Có một số hố chôn lợn chết dịch có hiện tượng bị sụt lún, xong

đã được hướng dẫn xử lý kịp thời, ít gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Biện pháp tiêu hủy, các biện pháp bảo vệ môi trường đã được áp dụng tại

các điểm tiêu hủy: Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã cử cán bộ phối hợp với chính

quyền địa phương hướng dẫn quy trình chôn hủy xác lợn theo đúng quy định

trong Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Khoảng cách từ các điểm tiêu hủy đến nguồn nước cấp sinh hoạt gần

nhất: các vị trí chôn lấp lợn dịch bệnh hầu hết nằm ở vị trí đã được lựa chọn và

đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh an toàn đối với các khu vực dân cư và nguồn

nước cấp sinh hoạt, khoảng cách ly gần nhất là từ 500m trở lên.

18

- Các biện pháp khống chế phát tán ô nhiễm, xử lý hậu quả của ô nhiễm

môi trường do chôn lấp lợn dịch nên không bị phát tán ô nhiễm môi trường, chỉ

có một số ít hố chôn bị sụt lún đã được khắc phục kịp thời.

- Công tác lập, quản lý hồ sơ và lưu giữ thông tin các địa điểm tiêu hủy

lợn bị nhiễm bệnh: Quá trình tiêu hủy được tuân theo hướng dẫn của cơ quan

chuyên môn, các tài liệu liên quan như quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy,

xác định vị trí chôn lấp, các loại vật liệu chôn lấp, nhân công phục vụ tiêu hủy...

được lập và lưu giữ tại cơ quan chuyên môn của địa phương như Phòng NN

&PTNT,Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện và báo cáo Sở Nông

nghiệp& Phát triển Nông thôn.

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi

trường để ngăn chặn lây lan dịch bệnh trong các hoạt động chăn nuôi, giết mổ,

chế biến thịt lợn: Các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao

nhận thức của người dân trong việc tiêu hủy lợn dịch bệnh, các biện pháp phòng

chống dịch, vệ sinh khử trùng sau khi xảy ra dịch bệnh, các quy định của Nhà

nước, chế tài xử lý khi có vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh, cơ

chế hỗ trợ của nhà nước để người dân biết và tự giác thực hiện.

- Công tác tổng hợp báo cáo kết quả theo dõi các hố chôn lấp, tiêu hủy lợn

nhiễm bệnh: Số lượng lợn, khối lượng lợn chết do dịch bệnh, khối lượng thuốc,

khối lượng nguyên vật liệu phục vụ bãi chôn lấp... được các địa phương tổng

hợp báo cáo cơ quan chuyên môn ngành Chăn nuôi thú y của Sở NN&PTNT.

Đánh giá hiện trạng môi trường tại các khu vực chôn lấp, tiêu hủy và các

biện pháp bảo vệ môi trường.

- Kết quả theo dõi, kiểm tra hiện trạng khu vực vừa được xử lý ô nhiễm

bằng cảm quan (mầu và mùi) đối với môi trường đất, các nguồn nước (như nước

mương, nước ruộng nước sinh hoạt) và không khí xung quanh: Qua kiểm tra,

theo dõi tại các khu vực chôn lấp không phát sinh mùi, ô nhiễm nguồn nước, chỉ

có một số hố chôn lợn chết dịch có hiện tượng bị sụt lún, xong đã được hướng

dẫn xử lý kịp thời, hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Ảnh hưởng, khả năng phát tán vào nguồn nước mặt, nước nuôi trồng

thủy sản, hoa mầu và đặc biệt nguồn nước sinh hoạt và nước chăn nuôi gia súc:

Các vị trí bãi chôn lấp dịch bệnh đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh an toàn đối với

khu dân cư và nguồn nước... nên hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới chất lượng

môi trường khu vực xung quanh.

Hiện tại các vị trí chôn lấp không có hiện tượng ô nhiễm mùi, nước mặt

do vậy các cơ quan chưa trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch quan trắc đánh

giá chất lượng môi trường của đất, nước, không khí của các khu vực bãi chôn

lấp lợn chết dịch bệnh.

19

1.2.5 Về lĩnh vực nông thôn- vệ sinh môi trƣờng

Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt,

hiệu quả,tập trung thực hiện các Chương trình, Đề án phát triển sản xuất, nâng

cao đời sống người dân, tổng hợp hồ sơ trình Trung ương công nhận huyện

Thanh Liêm đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố Phủ Lý hoàn thành nhiệm vụ

xây dựng nông thôn mới. Rà soát, chỉ đạo các xã đặc biệt huyện Lý Nhân và

Bình Lục triển khai xây dựng kế hoạch nông thôn mới.

- Triển khai thực hiện Đề án xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam giai

đoạn 2018-2020, các huyện, thành phố đang chỉ đạo các xã rà soát đánh giá hiện

trạng, xây dựng kế hoạch thực hiện và chỉ đạo các xã làm điểm xây dựng Đề án.

Đến nay, huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Thành phố Phủ Lý đã ban hành kế hoạch

thực hiện xây dựng xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020; 02 xã An Đổ -

huyện Bình Lục, xã Thanh Sơn - huyện Kim Bảng đã được UBND huyện phê

duyệt đề án xã nông thôn mới kiểu mẫu, các xã đang tích cực triển khai thực

hiện đề án.

- Thực hiện Kế hoạch số 723/KH-UBND ngày 21/3/2019 của UBND tỉnh về

việc triển khai thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm năm 2019, các huyện, thành

phố đang chỉ đạo các xã có sản phẩm rà soát và đăng ký sản phẩm, đánh giá

phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019.

Hà Nam sẽ thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới với mục tiêu hết

năm 2019, tất cả huyện, thành phố đạt chuẩn; tích cực thực hiện Đề án xây dựng

xã nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu trong năm 2019, mỗi huyện, thành phố có

ít nhất 1 xã triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.Đến tháng 7 năm 2019

toàn tỉnh có 3/6 huyện, thành phố (Kim Bảng, Duy Tiên, TP. Phủ Lý) và 96/98 xã

đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Thanh Liêm đang hoàn thiện hồ sơ trình Bộ NN&

PTNT thẩm định, huyện Bình Lục và Lý Nhân đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2019.

Về môi trường và an toàn thực phẩm: Công tác quản lý, thu gom và xử lý

chất thải, nước thải ở khu vực nông thôn thường xuyên được quan tâm; hiện tại

cơ bản các xã đã thành lập tổ thu gom rác thải; có trên 95% người dân nông thôn

được sử dụng nước hợp vệ sinh; 3 công trình hợp vệ sinh được nhân dân thực

hiện rộng khắp (nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh). Các địa

phương thường xuyên duy trì công tác vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm

định kỳ hàng tháng, tích cực triển khai trồng hoa, cây xanh ven đường trục xã,

trục thôn tạo cảnh quan môi trường nông thôn tương đối xanh, sạch, đẹp.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 168 bể trung chuyển rác thải; có

1.083 tổ thu gom rác đang hoạt động ở 1.320 thôn xóm với khoảng 3.151 người

và 1.753 xe vận chuyển rác.

Tổng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được vận chuyển, xử lý

khoảng 290 đến 300 tấn/ngày đêm,tại thành phố Phủ Lý tỷ lệ đạt 95%, trong đó

20

khu vực nội thành đạt 100%, các phường xã ngoại thành đạt 90%.Tại các khu

vực đô thị loại 5 (thị trấn) đạt 80%, tại các khu vực nông thôn đạt 85% .

Nhà máy xử lý rác tại Thung Đám Gai, xã Thanh Thủy, huyện Thanh

Liêm của Công ty Cổ phần Môi trường Thanh Thủy đã xây dựng 02 lò đốt với

công suất thiết kế 240 tấn/ngày đêm. Công ty đang tiếp nhận và xử lý rác thải

sinh hoạt với tổng khối lượng khoảng 145-155 tấn/ngày (trong đó thành phố

Phủ Lý với khối lượng trung bình khoảng 100 tấn/ngày, huyện Lý Nhân khoảng

15-20 tấn/ngày, huyện Thanh Liêm khoảng 15 tấn/ngày, huyện Duy Tiên 20-25

tấn/ngày).

Nhà máy xử lý rác của Công ty CPMT Hà Namxây dựng lò đốt côngsuất

40-45 tấn/ngàytiếp nhận rác trên địa bàn huyện Bình Lục và Kim Bảng. Khối

lượng tiếp nhận trung bình khoảng 45 tấn/ngày (huyện Bình Lục khoảng 20

tấn/ngày, huyện Kim Bảng khoảng 25 tấn/ngày).

Nhà máy xử lý rác tại xã Duy Minh, huyện Duy Tiên của Công ty Cổ

phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa đang tạm dừng hoạt động.

21

CHƢƠNG II

SỨC ÉP Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNGTỪ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

2.1.Thải lƣợng của các chất ô nhiễm phát sinh và nguyên nhân gây ô nhiễm

2.1.1. Nƣớc thải

Nguồn phát sinh và thành phần nước thải chăn nuôi: Nước thải trong quá

trình chăn nuôi gia súc, gia cầm phát sinh chủ yếu từ các nguồn: nước thải bài

tiết, tắm của vật nuôi; hoạt động phục vụ chăn nuôi (vệ sinh rửa chuồng trại,

dụng cụ vệ sinh tiêm phòng bệnh). Theo kết quả khảo sát tại các cơ sở chăn nuôi

cho thấy, nước thải chăn nuôi phát sinh chủ yếu từ khu vực vệ sinh chuồng, vệ

sinh vật nuôi và sinh hoạt của người chăn nuôi...Đây là nguồn gây ô nhiễm

chính trong hoạt động chăn nuôi nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm

môi trường xung quanh và gây bức xúc cho người dân.

Lượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi phụ thuộc vào từng loại vật nuôi,

hình thức chăn nuôi và số lượng vật nuôi.Theo tài liệu Bài giảng quản lý chất

thải chăn nuôi- Nhà xuất bản nông nghiệp năm 2011 của tác giả Bùi Hữu Đoàn

chủ biên, hệ số phát thải trung bình/năm với mỗi loại vật nuôi là: 8m3/con trâu

bò, 14,6 m3/con lợn, 4,9m

3/con dê. Theo Quyết định số 88/QĐ-UBND của

UBND tỉnh Bình Dương ngày 13/01/2014 ban hành hướng dẫn thu thập tính

toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2020 tính

toán hệ số phát thải của gia cầm là3,2 m3/con/năm. Các hệ số này đã kể đến

lượng nước để tắm rửa cho vật nuôi và vệ sinh chuồng trại.

Chu kỳ nuôi vật nuôi khác nhau, như lợn có chu kỳ nuôi 3,5 - 4 tháng;

trâu, bò có chu kỳ nuôi 1 năm, dê có chu kỳ nuôi 6 tháng; gia cầm có chu kỳ

nuôi 3 tháng.

Căn cứ vào bảng tổng hợp số lượng vật nuôi trên địa bàn tỉnh trong giai

đoạn 2014 - 2018trong bảng 1.10 tính được lượng nước thải từ hoạt động chăn

nuôi phát sinh trên địa bàn Hà Nam trung bình/năm trong bảng 2.1.

Trong đó: Nước thải chăn nuôi (m3/năm) = ∑ (Hệ số phát thải nước thải

của từng vật nuôi (m3/con.năm) x Thời gian nuôi trung bình (tháng) /12 (tháng)

x Số lượng vật nuôi (con)).

Bảng 2.1. Lƣợng nƣớc thải tạo ra mỗi năm của một số loại vật nuôi

Loại

vật

nuôi

Hệ số

phát sinh

nƣớc thải

(m3/năm/

con)

Lƣợng nƣớc thải chăn nuôi từng năm (m3)

2014 2015 2016 2017

2018

Trâu 8 26.112 27.616 27.168 27.680 27.968

Bò 8 214.280 229.112 222.616 231.168 241.168

Lợn 14,6 2.014.800 2.191.947 3.498.160 2.214.333 2.297.553

22

Dê 4,9 26.604 23.632 25.007 24.803 24.218

Gia

cầm 3,2 4.544.640 4.471.200 5.145.840 5.157.920

5.230.320

Tổng 6.826.436 6.943.3507 8.918.791 7.655.904 7.821.227 * Nguồn: Chi cục BVMT tính toán tổng hợp tháng 9 năm 2019

Như vậy, lượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi giai đoạn 2014-2018dao

động ở mức 18.703 m3- 24.435m

3/ngày đêm. Ngoại trừ một số ít trang trại, cơ sở

chăn nuôi theo hình thức công nghiệp quy mô lớn có lắp đặt hệ thống xử lý nước

thải, đa số các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ chỉ được xử lý qua bằng hầm

Biogas sau đó đều thải trực tiếp xuống ao hồ hoặc cống nước thải sinh hoạt,

rãnh, mương tưới tiêu trong khu vực.Từ đó nước thải ô nhiễm ngấm xuống đất

và làm giảm chất lượng nước ngầm cũng như nước mặt, tăng nồng độ Amoni,

Coliform trong nước ngầm và nước mặt.

2.1.2. Chất thải rắn

Chất thải rắn chăn nuôi phát sinh có thành phần hữu cơ cao và tồn tại một

lượng lớn vi sinh vật. Do đó, tùy vào từng loại vật nuôi mà áp dụng biện pháp

quản lý, thu gom và xử lý cho phù hợp. Chất thải rắn trong quá trình chăn nuôi

được xử lý chủ yếu bằng các biện pháp: ủ làm phân bón cho cây trồng; xử lý

bằng công nghệ khí sinh học (biogas), chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, sử dụng

chế phẩm hữu cơ,…. Các cơ sở chăn nuôi kết hợp nhiều phương pháp với nhau

để xử lý chất thải rắn. Hiện nay, quá trình xử lý chất thải rắn chăn nuôi thông

thường tại hầu hết các cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Nam chủ yếu như sau:

Đối với một vài cơ sở chăn nuôi lợn số lượng lớn: tiến hành thu tách phân

và nước thải bằng thiết bị tách phân được thực hiện tại cơ sở chăn nuôi Công ty

TNHH Lợn giống Dabaco, Công ty TNHH Xây dựng &Nông nghiệp Đông Xuân.

Phân lợn được tách ra sẽ bán cho cơ sở thu mua để sản xuất phân sinh học.

Các cơ sở chăn nuôi lợn còn lại đều thu gom một phần phân tươi đóng bao

hoặc ủ chế phẩm sinh học, phần còn lại được xử lý chất thải rắn phát sinh chung

với chất thải lỏng bằng phương pháp biogas kết hợp với hệ thống ao sinh học.

Theo cuốn―Hỏi đáp về công nghệ khí sinh học‖ xuất bản năm 2010, của

nhóm tác giả Nguyến Lân Dũng - Nguyễn Khắc Tích - Nguyễn Quang Khải, đối

với chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi, lượng phân thải ra trung bình một ngày

với mỗi loại vật nuôi là: 18 – 25kg/con trâu, 15 – 20kg/con bò, 1,2 – 3kg/con lợn,

0,02 – 0,05 kg/gà,vịt. Căn cứ vào số lượng gia súc gia cầm thống kê trên địa bàn

tỉnh tại bảng 1.10 ta tính được lượng chất thải phát sinh tổng hợp trong bảng 2.2.

Lượng CTRCN/ngày = Lượng phân trung bình/ngày x số con/ngày

23

Bảng 2.2. Lƣợng phân tạo ra từ hoạt động chăn nuôi

Loại

vật

nuôi

Lƣợng phân

trung bình

(kg/ngày/con)

Lƣợng chất thải rắn chăn nuôi từng năm (kg/ngày)

2014 2015 2016 2017 2018

Trâu 21,5 70.176 74.218 73.014 74.390 75.164

Bò 17,5 468.738 501.182 686.972 505.680 527.554

Lợn 2,1 289.800 315.280 503.160 318.500 330.470

Dê 2,0 10.859 9.646 10.207 10.124 9.885

Gia

cầm 0,035 49.707 48.904 56.283 56.415

57.206

Tổng 889.280 949.140 1.329.636 965.109 1.000.279 * Nguồn: Chi cục BVMT tính toán tổng hợp tháng 9 năm 2019

Như vậy, lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nam phát thải khoảng

1.000 tấn /ngàychưa tính đến các loại vật nuôi khác như nhím, bồ câu,…Lượng

CTRCN rất lớn này chủ yếu được xử lý tại chỗ, phần lớn xử lý bằng phương pháp

ủ biogas, hoặc ủ bón cho cây trồng, nuôi cá của chính hộ gia đình và trang trại.

2.1.3. Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh từ hoạt động chăn nuôi: Vỏ chai,

lọđựng kháng sinh và các loại thuốc sau khi sử dụng hoặc hết hạn; bóng đèn

huỳnh quang, nhớt thải và đặc biệt là xác gia súc, gia cầm bị bệnh, đây là chất

thải đặc biệt của ngành chăn nuôi.

Theo kết quả khảo sát cho thấy, các cơ sở chăn nuôi với quy mô vừa và

lớn chưa đề cao ý thức bảo vệ môi trường, chưa tuân thủ đầy đủ công tác quản

lý CTNH theo cam kết trong các thủ tục môi trường đã được phê duyệt như: Báo

cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết hoặc kế

hoạch bảo vệ môi trường. Các cơ sở thực hiện thu gom riêng các CTNH phát

sinh, bố trí kho chứa chất thải nguy hại tuy nhiên chưa triệt để, việc thực hiện

đăng ký chủ nguồn thảivà ký hợp đồng với đơn vị có tư cách pháp nhân thu

gom, xử lý CTNH phát sinh còn hạn chế. Một số cơ sở chăn nuôi bố trí khu vực

xử lý xác gia súc, gia cầm chết được chôn hợp vệ sinh bằng hầm bê tông và

phun xịt thuốc khử trùng đề phòng dịch bệnh.

Đối với một số cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ CTNH chưa được gom riêng vẫn để

lẫn lộn với các loại chất thải rắn thông thường, chưa đăng ký chủ nguồn thải,

không báo cáo CTNH phát sinh. Khi động vật nuôi bị chết do dich bệnh thì vứt

xác xuôngs sông, kênh, rạch,…. Vấn đề trên gây khó khăn cho đơn vị quản lý

trong công tác phòng chống dịch bệnh đối với vật nuôi gây hậu quả rất nặng nề

do dễ dàng lây lan dịch bệnh từ cơ sở chăn nuôi này sang cơ sở chăn nuôi khác,

từ vùng này sang vùng khác; gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm và làm

ô nhiễm môi trường.

2.1.4. Không khí, tiếng ồn

* Ô nhiễm không khí trong hoạt động chăn nuôi

24

Trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra chất thải rắn bao gồm

phân, chất độn chuồng các loại thức ăn thừa rơi vãi; các loại chất thải lỏng gồm

nước tiểu, nước rửa chuồng nước từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn thả. Phân

của động vật nuôi chứa nhiều Nitơ, Photpho, kẽm, đồng, chì, asen, Niken... và

các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm môi trường không khí và

còn làm ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm....làm mất cân bằng dinh dưỡng

trong đất.

Ngoài ra các loại gia súc, gia cầm thải ra các loại khí hình thành từ quá

trình hô hấp của vật nuôi và phát sinh các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi

sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và môi

trường sinh thải như Ecoli, Salmonella....Khí gây mùi hôi tại các chuồng trại là

do Ammoniac (NH3) có trong khí, trước hết là từ sự phân hủy và bốc hơi của các

chất thải vật nuôi.

Theo kết quả nghiên cứu ngành chăn nuôi phát triển có thể cũng sẽ tạo ra

những rủi ro cho môi trường sinh thái và là một trong những nguyên nhân góp

phần làm trái đất nóng lên nếu vấn đề chăn nuôi không được quản lý hiệu quả.

Nếu các chất thải chăn nuôi đặc biệt là phân chuồng không được xử lý hiệu quả

sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường, ảnh hưởng xâu

đến đời sống, sức khỏe của cộng đồng dân cư trước mắt và lâu dài.

* Ô nhiễm tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi

Tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi bao gồm tiếng ồn phát ra từ bản thân

vật nuôi khi bị bỏ đói hoặc thiết bị sử dụng trong hoạt động chăn nuôi.

Cơ sở chăn nuôi tập trung phải có tường bao, trồng cây xanh, cho gia súc

ăn uống đúng giờ nhằm giảm thiểu và xử lý tiếng ồn không gây ảnh hưởng tới

cộng đồng dân cư xung quanh theo quy định tại QCVN 26: 2010/BTNMT về

quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

2.2. So sánh sự phát thải các chất gây ô nhiễm giữa các năm

Giai đoạn 2014 -2018, tổng đàn trâu bò và gia cầm có biến động không

lớn giữa các năm, chỉ riêng đàn lợn có số lượng thay đổi đáng kể.Lượng chất

thải rắn chăn nuôi, nước thải do hoạt động chăn nuôi cũng theo đó thay đổi theo.

Năm 2018 - 2019, chịu sự ảnh hưởng liên tiếp từ các dịch bệnh trên đàn lợn

trong cả năm (bệnh tai xanh, lở mồm long móng, đầu năm 2019 xuất hiện dịch

tả châu Phi), số lượng lợn bị tiêu hủy là tương đối lớn, khiến cho lượng chất thải

rắn trong chăn nuôi năm 2018 và đặc biệt năm 2019 số lượng đàn lợn có thể

giảm đến một nửa.Do các loại dịch bệnh phát sinh nên lượng lớn loại chất thải

rắn chăn nuôi là xác vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của Bộ Nông nghiệp

làm tăng đột biến so với các năm trước và tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, gây

ảnh hưởng tới chất lượng môi trường.

25

2.3. So sánh diễn biến các nguồn gây ô nhiễm so với mục tiêu giảm thiểu

Qua theo dõi tổng hợp báo cáo công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở

chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhìn chung việc chấp hành các quy định về bảo vệ

môi trường của các cơ sở sản xuất chưa nghiêm. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi

chưa xây dựng đầy đủ các công trình bảo trình bảo vệ môi trường nhưng đã đi

vào hoạt động; chưa thực hiện đúng và đủ các giải pháp xử lý bụi, khí thải, đặc

biệt là nước thải, chất thải rắn,CTNH theo quy định của pháp luật; Đã thực hiện

đo kiểm môi trường nhưng chưa đúng tần suất và vị trí, rất ít doanh nghiệp gửi

báo cáo kết quả về cơ quan quản lý nhà nước; các hộ gia đình chăn nuôi quy mô

nhỏ không thực hiện các thủ tục hành chính về môi trường, không có kế hoạch

bảo vệ môi trường, không báo cáo CTNH, chưa kê khai nộp phí bảo vệ môi

trường đối với nước thải công nghiệp...

Đánh giá so với mục tiêu trong Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà

Nam giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 và Báo cáo hiện trạng

môi trường tỉnh Hà Nam 5 năm, giai đoạn 2011-2015 mục tiêu công tác BVMT

ở Hà Nam giai đoạn 2016-2020 là chưa đảm bảo so với mục tiêu đề ra cụ thể

như: Hầu hết cơ sở chăn nuôi chưa xây dựng đầy đủ các công trình bảo vệ môi

trường nhưng đã đi vào hoạt động, chưa thu gom, xử lý nước thải chưa đạt quy

chuẩn trước khi thải ra môi trường, chất thải rắn chưa được thu gom phân loại

xử lý đúng quy định, quan trắc chưa đầy đủ tần suất, không gửi về cơ quan quản

lý nhà nước... chưa đảm bảo mục tiêu: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

phải thực hiện nghiêm những cam kết về BVMT nêu trong báo cáo đánh giá tác

động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường.

Theo quy hoạch bảo vệ môi trường Hà Nam 2011 - 2020, định hướng đến

năm 2030:

Mục tiêu giai đoạn 2016-2020:

Thực hiện giữ vững các mục tiêu của giai đoạn 2011-2015 đồng thời thực

hiện mở rộng các mục tiêu bao gồm:

* Về rác thải

- 100% rác thải khu vực nông thôn được thu gom trong đó 80% được xử lý.

- 70% rác thải nguy hại trên địa bàn tỉnh được xử lý;

* Về nước thải

- 80% nước thải tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến nông sản, làng nghề

được xử lý.

* Về môi trường không khí

Tiếp tục duy trì các mục tiêu như giai đoạn 2011- 2015 như sau:

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ phát sinh khí thải phải trang bị và

hoạt động thường xuyên thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi trường môi trường

không khí.

26

- Xử lý triệt để các công trình xây dựng để phát tán chất thải gây ô nhiễm

môi trường không khí. 100% các công trình xây dựng cần phải có biện pháp

giảm thiểu triệt để các tác động môi trường.

c. Mục tiêu giai đoạn 2021-2030:

Thực hiện giữ vững các mục tiêu trên đồng thời thực hiện mở rộng các

mục tiêu bao gồm:

* Về rác thải

- 100% rác thải khu vực nông thôn được thu gom và xử lý.

- 100% rác thải nguy hại trên địabàn tỉnh được xử lý.

* Về nước thải

- 100% nước thải tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến nông sản, làng nghề

được xử lý.

* Về môi trường không khí

Tiếp tục duy trì các mục tiêu như các giai đoạn trên.

2.4. Dự báo diễn biến xu hƣớng phát sinh các chất gây ô nhiễm tại các

khu vực chăn nuôi và các khó khăn thách thức cho ngành chăn nuôi

Theo báo cáo "Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm

2025, định hướng đến năm 2035”, phát triển các vùng chăn nuôi tập trung phù

hợp với điều kiện địa phương; đảm bảo an toàn sinh học, phát triển chăn nuôi

trang trại theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp gắn kết với xử lý môi

trường.

- Từng bước đầu tư, tăng tỷ lệ chăn nuôi công nghiệp tập trung lên 10%

tổng đàn vào năm 2020 và trên 20% vào năm 2025; chăn nuôi trang trại tăng lên

25% năm 2020 và 30% năm 2025; chăn nuôi gia trại tăng lên 45% năm 2020 và

giảm còn 40% năm 2025.

- Tăng trọng lượng lợn xuất chuồng, nâng cao chất lượng sản phẩm (tăng tỷ

lệ sử dụng giống lợn ngoại hướng nạc trong cơ cấu đàn lợn lên 80-85% vào năm

2020 và trên 90% vào năm 2025), đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP; tăng

cường khả năng kiểm soát dịch bệnh, nhất là những bệnh nguy hiểm, ...

- Tăng tỷ lệ giống có tổ hợp lai nuôi thương phẩm, nuôi theo hướng công

nghiệp đạt tỷ lệ thịt nạc 60-65%; chú trọng phát triển đàn nái ngoại có tỷ lệ nạc

cao (hiện đàn nái ngoại đạt khoảng 25 – 30% tổng đàn, phấn đấu đạt khoảng

40% vào năm 2020 và 60% vào năm 2025).

- Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng ổn định tổng đàn song tăng dần về

sản lượng thịt xuất chuồng. Đến năm 2020 đạt 720 nghìn con, năm 2025 đạt 730

nghìn con; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2020 đạt 85.300 tấn (tăng

bình quân 3,2%/năm), đến năm 2025 đạt 95.000 tấn (tăng bình quân 2,2%/năm).

- Phát triển đàn lợn tập trung tại 2 huyện trọng điểm về nông nghiệp là Bình

Lục và Lý Nhân. Trong đó, phát triển chăn nuôi lợn xã Ngọc Lũ, Hưng Công và

27

các xã lân cận, phát triển thương hiệu lợn sạch Ngọc Lũ quy mô đến năm 2020

đạt 90 nghìn con, xuất chuồng 21.600 tấn thịt lợn sạch/năm. Đến năm 2025 mở

rộng thương hiệu lợn sạch ra các xã trong vùng như Bồ Đề, An Ninh, Đồng Du,

Vũ Bản, Bối Cầu, An Nội huyện Bình Lục và Nhân Chính huyện Lý Nhân với

tổng đàn lợn sạch 185.000 con, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt

22.200 tấn.

- Duy trì chợ đầu mối và nâng cấp thương hiệu lợn sạch tại xã Bối Cấu

huyện Bình Lục, xây dựng thêm chợ đầu mối lợn sạch ở huyện Lý Nhân. Tạo

điều kiện cơ sở pháp lý, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong kiểm

dịch, vận chuyển, tiêu thụ thịt lợn, đưa tỷ lệ liên kết tiêu thụ chiếm khoảng 60-

70% sản lượng thịt lợn trên địa bàn.

* Xử lý chất thải trong chăn nuôi

Đến năm 2025, tổng đàn lợn là 730 nghìn con, đàn bò 70 nghìn con, đàn

gia cầm hơn 8 triệu con; từ số đầu gia súc, gia cầm quy đối lượng chất thải rắn

(phân chất độn chuồng, các loại thức ăn thừa hoặc rơi vãi) đàn gia súc, gia cầm

của thải ra khoảng trên 1.500 tấn/ngày, và khoảng trên 20 nghìn khối chất thải

lỏng/ngày (nước tiểu, nước rửa chuồng,...).

Do đó việc xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường là vô

cùng quan trọng, cần phải phối hợp các biện pháp xử lý khác nhau để xử lý chất

thải chăn nuôi hiệu quả và triệt để hơn. Tuỳ điều kiện ở từng địa phương mà áp

dụng các phương pháp xử lý như: Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas

(hệ thống khí sinh học), chế phẩm sinh học (men sinh học, đệm lót sinh học),ủ

phân hữu cơ, công nghệ ép tách phân, xây dựng bể lắng nước thải, xử lý nước

thải bằng sục khí...

Việc xử lý chất thải, nước thải phải được thực hiện thường xuyên, chất thải

rắn phải thu gom hàng ngày; chất thải thu gom phải được để ở cuối trại, xa

chuồng nuôi, xa nơi cấp nước, tránh tràn; nước thải phải được thu gom theo

đường riêng và phải xử lý trước khi thải ra môi trường.

Ngoài sức ép về môi trường trong thời gian tới ngành chăn nuôi còn gặp

những tồn tại và thách thức đối với các vấn đề kinh tế xã hội như:

- Chăn nuôi nhỏ lẻ, hình thức chăn thả rong, chạy đồng và tận dụng thức ăn

thừa vẫn là chủ yếu và chiếm tỷ lệ cao. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công

nghiệp và bán công nghiệp đã hình thành nhưng tỷ lệ còn thấp (mới chỉ có 9

trang trại chăn nuôi lợn tập trung) còn ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đảm bảo

quy trình kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường.

- Chuỗi liên kết khép kín giữa các quá trình chăn nuôi, thu mua, chế biến,

bảo quản và tiêu thụ đã được hình thành (hiện nay trên địa bàn tỉnh có Nhà máy

chế biến thực phẩm của tập đoàn Masan); khu chăn nuôi tập trung huyện Bình

Lục đã hình thành và đi vào sản xuất, tuy nhiên sản phẩm phục vụ chủ yếu tại các

28

thành phố lớn, mức độ hưởng lợi của người dân địa phương chưa được cao, người

dân chưa được tiếp cận nhiều với nguồn thực phẩm sạch đặc biệt là thịt lợn.

- Giá thành vật nuôi không ổn định, ảnh hưởng đến quá trình tái đàn vật

nuôi dẫn đến tình trạng cung và cầu không đồng bộ. Cơ sở chăn nuôi không

quan tâm đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng; không đầu tư công trình xử lý chất thải

(hầm/túi biogas) và các bể xử lý thứ cấp; công tác tiêm phòng dịch bệnh thực

hiện không đầy đủ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường và dịch bệnh bùng phát.

Đặc biệt năm nay có DTLCP đã gây thiệt hại 1/2 số lượng lợn được chăn nuôi

trên địa bàn tỉnh gây ảnh hưởng đến kinh tế và môi trường, hiện nay người dân

không dám tiếp tục đầu tư cho hoạt động chăn nuôi do lo ngại dịch bệnh chưa

được khống chế.

- Sự cạnh tranh của các sản phẩm chăn nuôi từ các nước có ngành chăn

nuôi phát triển vào nước ta ngày càng nhiều đang trực tiếp đe dọa đến sự phát

triển của ngành chăn nuôi trong thời gian tới.

29

CHƢƠNG III

HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNGTẠI CÁC KHU CHĂN NUÔI

3.1.Hiện trạng môi trƣờng nƣớc

3.1.1 Nƣớc thải

Nguồn phát sinh nước thải chăn nuôi bao gồm tất cả các nguồn tạo ra

nước thải như từ bản thân con vật và từ các hệ thống và họat động phục vụ chăn

nuôi trong phạm vi trang trại kể cả nước thải từ sinh họat của công nhân chăn

nuôi. Hai thông số quan trọng của nguồn phát sinh nước thải liên quan đến việc

thiết kế hệ thống xử lý là lưu lượng nước thải và tính chất của nước thải.

Nước thải chăn nuôi có khả năng gây ô nhiễm môi trường rất cao do có

chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, chất dinh dưỡng và vi sinh vật

gây bệnh.Thành phần của nước thải chăn nuôi có thể thay đổi tùy thuộc vào

nhiều yếu tố như loại gia súc, gia cầm, quy mô chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng

cho vật nuôi và các phương pháp thu gom chất thải. Do đó, nước thải chăn nuôi

nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây sức ép rất lớn đến môi

trường nước mặt, nước ngầm và gây ô nhiễm không khí.

Chất lượng nước thải đầu ra của các cơ sở chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều

vào quá trình xử lý nước thải. Hiện nay, tỷ lệ các cơ sở chăn nuôi có đầu tư công

trình xử lý nước thải (công trình khí sinh học) chiếm hơn 80%. Tuy nhiên, số

lượng các công trình xử lý nước thải đã được đầu tư nhưng không vận hành hoặc

vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên dẫn đến phần lớn nước thải sau xử lý

của các cơ sở chăn nuôi có các thông số ô nhiễm cao.

Để đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý của các cơ sở chăn nuôi trên

địa bàn tỉnh Hà Nam, báo cáo đã sử dụng kết quả lấy mẫu kiểm tra công tác bảo

vệ môi trường của một số trang trại năm 2018 và quan trắc môi trường nước thải

sau xử lý của một số cơ sở chăn nuôi lợn trong tháng 7 năm 2019.Do năm nay

xảy ra tình trạng DTLCP nên để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh các

trang trại hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài, do đó công tác

lấy mẫu bị ảnh hưởng dẫn đến số lượng mẫu, vị trí mẫu chưa đánh giá bao quát

được hết thực trạng ô nhiễm do chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của Công ty Cổ

phần Tổng hợp Hà Nam và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Nam tháng 1/2018

cho thấy:

- Kết quả phân tích nước thải phía cống nước đầu ao chứa nước thải có 05/06

chỉ tiêu bao gồm: BOD5, COD, TSS, Tổng N, Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ

2,82-10,8 lần so với QCVN 62:2016/BTNMT loại B: quy chuẩn quốc gia về nước

thải chăn nuôi, cột B quy định giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi

khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

30

- Kết quả phân tích nước thải phía cuối ao chứa nước thải có 05/06 chỉ

tiêu bao gồm: BOD5, COD, TSS, Tổng N, Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ

2,5-7,0 lần so với QCVN 62:2016/BTNMT loại B: quy chuẩn quốc gia về nước

thải chăn nuôi.

Ngày 07/6/2019 Công ty TNHH Môi trường và khoa học công nghệ

Giang Sơn đã tiến hành lấy mẫu kết quả phân tích một số mẫu nước thải cho

thấy chỉ có chất rắn lơ lửng của Công ty TNHH Thực phẩm Đức Tín- khu vực

chợ trung chuyển gia súc, gia cầm tại xã Bối Cầu vượt giới hạn cho phép 1,68

lần QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Tại thời điểm lấy mẫu đánh giá phân tích chất

lượng nước thải do tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn ra tại các địa phương từ

tháng 3 năm 2019 nên số đầu lợn trung chuyển đến chợ lợn rất hạn chế, lượng

nước thải phát sinh ít nên nồng độ các chất ô nhiễm nhỏ nằm trong giới hạn cho

phép.

Bảng 3.1 Chất lượng nước thải sau xử lý của một số trang trại chăn nuôi

STT Thông số Đơn vị tính NT1 NT2 QCVN 62-MT:

2016/BTNMT- A

1 pH 8,2 7,31 6÷9

2 Chất rắn lơ lửng mg/L 24 84 50

3 BOD5 mg/L 23 19 40

4 COD mg/L 37 62 100

5 Tổng N mg/L 6,44 7,57 50

6 Coliform MPN/

100mL 320 1100 3000

Ghi chú: - NT1: Nước thải sau hệ thống xử lý của Công ty Cổ phần Chăn nuôi Vihad

(xã Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam)

- NT2: Nước thải sau hệ thống xử lý của Công ty TNHH Thực phẩm Đức Tín "Chợ

trung chuyển gia súc, gia cầm tại xã Bối Cầu" (xã Bối Cầu, Bình Lục, Hà Nam)

3.1.2. Nƣớc mặt

Hiện nay nước mặt tại các kênh mương đang bị ô nhiễm do nhiều nguồn

khác nhau nhưng việc nước thải chăn nuôi đổ thải vào môi trường cũng là một

nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt.

- Theo báo cáo kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của Công ty Cổ

phần Xuất nhập khẩu Hà Nam và Công ty Cổ phần tổng hợp Hà Nam tại xã Tràng

An huyện Bình Lục tháng 1/2018 cho thấy kết quả phân tích nước mặt mương

BH05 có 9/10 chỉ tiêu bao gồm: BOD5, COD, TSS, DO, NH4+,

NO3-, NO2

- , PO4

3-

,Coliform, Ecoli vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3,73-138,8 lần QCVN

08:2015/BTNMT loại B1: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột

B1- dùng cho mục đích cấp nước tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác

có yêu cầu chất lượng tương tự.

-Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt ngày 07/6/2019 của một số vị trí

tiếp nhận nước thải của các trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh thể

31

hiện tại bảng 3.2 cho thấy các chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4+

, NO2-, PO4

3- tại

các điểm đo hầu hếtđều vượt giới hạn cho phép.

Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt của một số kênh

mƣơng tiếp nhận nƣớc thải của các khu vực chăn nuôi

TT Thông số Đơn vị

tính NM1 NM2 NM3 NM4

QCVN 08-MT:

2015/BTNMT

(Cột B1)

1 pH 8,2 7,31 8,82 7,95 5,5÷9

2 DO mg/L 4,6 6,85 11,71 7,6 ≥ 4

3 Chất rắn lơ lửng mg/L 24 84 51,6 40 50

4 BOD5 mg/L 23 19 26 28 15

5 COD mg/L 37 62,19 75 40 30

6 NH4+ mg/L 1,180 1,685 2,135 1,135 0,9

7 Cl- mg/L 17,14 57,13 53,55 49,98 350

8 NO2- mg/L 0,555 0,051 0,020 0,053 0,05

9 NO3- mg/L 0,265 0,254 0,168 0,171 10

10 PO42-

mg/L 1,375 0,106 0,324 0,111 0,3

11 Tổng dầu mỡ mg/L < 0,9 < 0,9 < 0,9 < 0,9 1

12 Coliform MPN/

100 ml 320 1100 250 1700 7500

Ghi chú: QCVN 08-MT: 2015/BTNMT (Cột B1)

NM1: Kênh tiếp nhận nước thải sau hệ thống xử lý, Công ty Cổ phần Chăn nuôi

Vihad; Địa chỉ: Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam

NM2: Kênh tiếp nhận nước thải sau hệ thống xử lý, Công ty TNHH Thực phẩm

Đức Tín "Chợ trung chuyển gia súc, gia cầm tại xã Bối Cầu"; Địa chỉ: Bối

Cầu, Bình Lục.

NM3: Mẫu nước mặt trong kênh tiếp nhận nước thải tại xã Bồ Đề, Bình Lục

NM4: Mẫu nước mặt trong kênh tiếp nhận nước thải tại xã Ngọc Lũ, Bình Lục,

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại 04 kênh mương cho thấy

nồng độ BOD5 vượt giới hạn cho phép từ 1,26- 1,86 lần giới hạn cho phép

trongQCVN 08-MT: 2015/BTNMT -Cột B1.

0

5

10

15

20

25

30

Mẫu (1) Mẫu(2) Mẫu(3) Mẫu(4)

mg/L

32

Hình 3.1: Giá trị nồng độ BOD5của kênh mƣơng tiếp nhận nƣớc

thải tại các khu vực chăn nuôi

Nồng độ COD tại 4 kênh mương tiếp nhận nước thải chăn nuôi đều

vượt giới hạn cho phép từ 1,23- 2,07 lần giới hạn cho phép trongQCVN 08-

MT: 2015/BTNMT -Cột B1.

Hình 3.2: Giá trị nồng độ COD của kênh mƣơng tiếp nhận nƣớc

thải tại các khu vực chăn nuôi

Nồng độ NH4+tại 4 kênh mương tiếp nhận nước thải chăn nuôi đều

vượt giới hạn cho phép từ 1,31- 2,37 lần giới hạn cho phép trong QCVN 08-

MT: 2015/BTNMT -Cột B1.

Hình 3.3: Giá trị nồng độ NH4+ của kênh mƣơng tiếp nhận nƣớc thải

tại các khu vực chăn nuôi

3.1.3. Nƣớc dƣới đất

Nguồn nước dưới đất của Hà Nam khá phong phú, nhưng chất lượng nước

không thoả mãn hoàn toàn chất lượng vệ sinh nước uống và nước sinh hoạt. Một

số vùng ven sông Hồng như các xã phía Đông của huyện Lý Nhân, đến các xã

của Chuyên Ngoại, Mộc Bắc, Mộc Nam của huyện Duy Tiên có hàm lượng nitơ

lớn hơn 20mg/l. Ngoài ra một số xã của huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Kim

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Mẫu (1) Mẫu(2) Mẫu(3) Mẫu(4)

mg/L

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

Mẫu (1) Mẫu(2) Mẫu(3) Mẫu(4)

mg/L

33

Bảng, Lý Nhân và Duy Tiên có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm Asen cao có nơi

vượt tiêu chuẩn cho phép của WHO 73,3 lần, và hầu hết nước dưới đất bị ô

nhiễm vi sinh và chất hữu cơ.

Qua các kết quả điều tra, khảo sát về chất lượng nước dưới đất trên địa

bàn tỉnh cho thấy Hà Nam có tỷ lệ giếng bị nhiễm Asen cao thứ 1 trong lưu vực

sông Nhuệ- Đáy. Đại đa số người dân các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh sử

dụng nước dưới đất cho sinh hoạt hàng ngày, vì vậy nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực

đến sức khoẻ con người và môi trường là khá lớn.

Chất thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ và vi sinh. Nước thải từ trang

trại chăn nuôi, các gia trại hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải không được

xử lý. Chất bẩn theo nước thải ngấm trực tiếp xuống phức hệ nước ngầm tầng

nông, gây ô nhiễm chát hữu cơ và vi sinh. Chất thải chăn nuôi còn gián tiếp gây

ô nhiễm nước ngầm qua quá trình bổ sung nước ngầm bằng nước mặt đã bị ô

nhiễm vi sinh hoặc chất hữu cơ trong quá trình tiếp nhận trực tiếp chất thải chăn

nuôi chưa được xử lý.

Trong thời gian gần đây các cơ sở sản xuất kinh doanh đã tăng cường

công tác thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong đó chú trọng đến khâu khử

trùng nên hàm lượng vi sinh vật trong nước có xu hướng giảm dần.

Nồng độ NH4+

trong nước dưới đất tại khu vực xã Bồ Đề cao nhất trên địa

bàn tỉnh, năm 2018 vượt giới hạn cho phép 72,95 lần, tại vị trí quan trắc xã

Thanh Lưu hàm lượng NH4+

giá trị thấp nhất trên địa bàn tỉnh nhưng vẫn vượt

giới hạn cho phép 2,27 lần.

Diễn biến nồng độ Clorua trong nước dưới dất tại xã Bồ Đề cao nhất trên

địa bàn tỉnh quan trắc năm 2019 vượt giới hạn cho phép 4,11 lần, ngoài ra tại

các vị trí khác như xã Bối Cầu luôn ở mức cao và ít dao động, luôn vượt giới

cho phép từ 2,08- 3,07 lần. Nhìn chung chất lượng nước dưới đất trên địa bàn

tỉnh bị ô nhiễm nặng do địa chất và do ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất kinh

doanh hoạt động thải ra không được xử lý triệt để nên gây ô nhiễm môi trường.

Các thông số kim loại nặng trong nước ngầm như lượng Fe, Mn đều nằm

trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn quốc gia QCVN 09-MT:2015/BTNMT

về chất lượng nước dưới đất.

Theo kết quả quan trắc của mạng lưới quan trắc trên toàn tỉnh Hà Nam

các năm từ 2016 đến nay được tổng hợp đánh giá trong các biểu đồ sau:

34

Hình 3.4: Diễn biến hàm lƣợng Coliform trong nƣớc dƣới đất tại một

số khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh.

Hình 3.5: Diễn biến nồng độ Amoni trong nƣớc dƣới đất tại một số

khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh.

0

10

20

30

40

50

Xã Mộc Nam, DT Xã Nhật Tân, KB Xã Hoàng Tây , KB Xã Bồ Đề, BL Xã Thanh Lưu, TL

MPN/100ml

Diễn biến hàm lượng Coliform trong nước dưới đất tại

một số khu vực chăn nuôi

2016 2017 2018 Quý I-2019 QCVN 09-MT:2015/BTNMT

0

20

40

60

80

Xã Mộc Nam, DT

Xã Nhật Tân, KB

Xã Hoàng Tây ,KB

Xã Bồ Đề, BL Xã Thanh Lưu, TL

UBND xã Bối Cầu, BL

mg/L

Diễn biến nồng độ Amoni trong nước dưới đất

tại một số khu vực chăn nuôi

2016 2017 2018 2019 QCVN 09-MT:2015/BTNMT

35

Hình 3.6: Diễn biến nồng độ Clorua trong nƣớc dƣới đất tại một số

khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh.

3.2.Hiện trạng môi trƣờng không khí, tiếng ồn

3.2.1 Đánh giá ô nhiễm môi trƣờng không khí

- Khí thải từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi lượng phát thải các khí ô

nhiễm từ chuồng nuôi phụ thuộc một số yếu tố: loại hình chăn nuôi, trình độ

quản lý, cách thu gom và dự trữ phân, mức độ thông gió của hệ thống chuồng

nuôi…Lượng khí phát thải từ hệ thống chuồng nuôi còn phụ thuộc vào thời gian

ví dụ ban ngày khi gia súc gia cầm hoạt động thường phát tán nhiều khí thải hơn

ban đêm, hay mùa hè phát thải khí cao hơn mùa đông, do vận động của con vật

hay nhiệt độ cao làm tăng khả năng phân hủy chât thải của vi sinh vật. ..

- Khí ô nhiễm phát thải từ hệ thống lưu trữ chất thải chăn nuôi. Tùy thuộc

vào loại hình bể chứa, hệ thống thu gom, xử lý… Bể chứa bằng xi măng kín

thường hạn chế phát thải khí ô nhiễm.

Hoạt động chăn nuôi phát sinh nước thải và chất thải rắn đã gây sức ép

đối với môi trường như được nêu ở trên. Trong quá trình thu gom và xử lý chất

thải chăn nuôi đã phát sinh khí thải và mùi cũng gây sức ép không nhỏ đến môi

trường xung quanh. Khí thải phát sinh chủ yếu từ hệ thống chuồng trại, quá trình

thu gom, dự trữ và sử dụng phân. Lượng khí phát thải từ chuồng nuôi phụ thuộc

vào các yếu tố như: loại hình chăn nuôi; kỹ thuật quản lý và cách thu gom chất

thải (thu gom chất thải rắn chung hay tách riêng với nước thải); dự trữ phân,

mức độ thông gió của hệ thống chuồng nuôi. Lượng khí phát thải từ hệ thống

chuồng nuôi còn phụ thuộc vào thời gian như ban ngày thường phát sinh nhiều

hơn ban đêm do vật nuôi sinh hoạt ăn, uống, di chuyển,… Khí thải là sản phẩm

của quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ gồm các khí gây mùi hôi,khí

độchại(H2S, NH3, CH4, CO2,…) và bụi.

0

200

400

600

800

1000

1200

Xã Mộc Nam, DT

Xã Nhật Tân, KB

Xã Hoàng Tây ,KB

Xã Bồ Đề, BL Xã Thanh Lưu, TL

UBND xã Bối Cầu, BL

mg/L

Diễn biến nồng độ Clorua trong nước dưới đất

tại một số khu vực chăn nuôi

2016 2017 2018 2019 QCVN 09-MT:2015/BTNMT

36

Bảng 3.3. Khí thải trong chuồng vật nuôi

Khí Mùi

Allyl mercaptan Mùi rất khó chịu

Ammoni Mùi khai

Benzyl mercaptan Mùi khó chịu

Crotyl mercaptan Mùi chồn hôi

Ethyl mercaptan Mùi bắp cải thối

Ethyl sulfile Mùi gây ối

Hydrogen sulfile Mùi trứng thối

Methyl sulfile Mùi bắp cải thối

Methyl mercaptan Mùi rau cải thối

Skatole Mùi phân

Sulfur dioxide Mùi cay hăng

Thiophenol Mùi thối rữa (Nguồn: Bùi Hữu Đoàn và ctv, 2011)

Bảng 3.4: Nồng độ H2S và NH3 trong khu vực chăn nuôi

Quy mô

(con)

H2S (mg/m3) NH3 (mg/m

3)

Khoảng cách (m) Khoảng cách (m)

0 5 10 0 5 10

< 10

0,007 0,008 0,006 0,048 0,058 0,049

0,009 0,005 0,003 0,089 0,064 0,055

0,010 0,006 0,006 0,051 0,053 0,034

0,016 0,021 0,009 0,158 0,201 0,109

10-50

0,019 0,013 0,0005 0,172 0,101 0,075

0,012 0,043 0,0012 0,176 0,127 0,123

0,031 0,022 0,017 0,471 0,360 0,218

> 50 0,020 0,016 0,009 0,518 0,277 0,125

0,017 0,019 0,016 1,172 0,753 0,305

*Nguồn: Bài giảng Quản lý chất thải chăn nuôi, năm 2011

Bụi trong chăn nuôi: theo Viện Khoa học Nông nghiệp nồng độ bụi trong

chuồng nuôi ở một số cơ sở chăn nuôi từ 0,45-0,58mg/m3, đạt tiêu chuẩn cho

phép trong chăn nuôi gia súc gia cầm.

Bụi trong không khí chuồng nuôi phát sinh phụ thuộc vào loại thức ăn,

cách cho ăn, vật liệu lót chuồng, loại vật nuôi, hệ thống chăn nuôi, mật độ nuôi

và mức độ thông thoáng của chuồng nuôi. Bụi trong không khí chuồng nuôi

thường không đồng nhất về hình dạng, kích thước và thành phần. Tùy vào từng

loại vật nuôi, phương thức chăn nuôi và loại thức ăn cũng ảnh hưởng đến hàm

lượng bụi trong không khí. Thông thường, không khí trong chuồng nuôi gà trên

nền có nồng độ bụi cao hơn gà nuôi lồng. Không khí chuồng nuôi đối với gà

phát sinh bụi nhiều hơn đối với heo và bò.

37

Ô nhiễm không khí, đặc biệt là mùi từ hoạt động chăn nuôi lợn, gà với quy

mô lớn đang là vấn đề được quan tâm và gây ra bức xúc đối với người dân ở khu

vực xung quanh các cơ sở chăn nuôi. Bên cạnh đó, sự phát triển của các loại

hình dịch vụ phục vụ chăn nuôi như trại tập trung, thức ăn tổng hợp đã góp phần

suy thoái môi trường và tiềm ẩn nguy cơ lây truyền dịch bệnh, gây hiệu ứng nhà

kính do phát sinh các loại khí CH4, CO2, NH3, H2S.

Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm phát sinh nước thải và chất thải rắn

đã tạo áp lực đối với môi trường trong thời gian qua. Ngoài ra hoạt động chăn

nuôi cũng gây ra một số tác động cần được quan tâm như:

Khả năng lây lan dịch bệnh dịch cúm gia cầm (H1N1 và H5N1), dịch

LMLM, dịch tai xanh (PPRS),… do các loại mầm bệnh vi khuẩn, vi rút và ký

sinh trùng tồn tại trong chất thải chăn nuôi không được xử lý triệt để.

Hiện nay, hình thức xử lý gia súc, gia cầm mắc bệnh chủ yếu là tiêu hủy,

chôn lấp hợp vệ sinh đàn gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, tiêu độc sát

trùng tại các hộ có dịch và các hộ xung quanh theo quy định. Công tác này nếu

không đảm bảo kỹ thuật sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và có

thể lây lan dịch bệnh ra khu vực xung quanh.

Mặt khác, quản lý nhà nước về BVMT trong hoạt động chăn nuôi chưa

được quan tâm đầy đủ, đúng mức ở tất cả các cấp, các ngành của địa phương.

Lực lượng cán bộ quản lý về môi trường còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong

công tác quản lý.

Một vấn đề được quan tâm hiện nay là sự liên quan của các hoạt động

chăn nuôi đến phát thải khí nhà kính trong vấn đề BĐKH. Chăn nuôi hiện đóng

góp khoảng 18% hiệu ứng nóng lên của Trái đất do thải ra các khí gây hiệu ứng

nhà kính. Những chất thải khí này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

3.2.2 Đánh giá hiện trạng tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi

Trong quá trình hoạt động chăn nuôi thì ngoài sản sinh ra chất thải thì còn

sản sinh ra các tiếng ồn có tác động tiêu cực đến con người và môi trường. Tiếng

ồn trong hoạt động chăn nuôi bao gồm tiếng ồn phát ra từ vật nuôi theo bản tính tự

nhiên của loài vật hoặc kêu khi bị đói, thiết bị sử dụng trong hoạt động chăn nuôi.

Tiếng ồn trong chăn nuôi thường gây nên bởi họat động của gia súc, gia cầm

hay tiếng ồn sinh ra từ họat động của các máy công cụ sử dụng trong chăn nuôi.

Trong chănnuôi, tiếng ồn chỉ xảy ra ở một số thời điểm nhất định (thường là ở thời

gian cho gia súc,gia cầm ăn). Tuy nhiên tiếng ồn từ gia súc gia cầm là những âm

thanh chói tai, rất khó chịu, đặc biệt là trong những khu chuồng kín. Người tiếp xúc

với dạng tiếng ồn này kếthợp với bụi và các khí độc ở nồng độ cao trong chuồng

nuôi hay khu vực xung quanh rấtdễ rơi vào tình trạng căng thẳng dẫn tới ảnh hưởng

tới trạng thái tâm lý, sức khỏe và sức đềkháng với bệnh tật. Ngoài ra tiếng ồn quá

lớn còn có thể gây nên hiện tựơng điếc tạm thờihay mất hẳn thính giác sau một thời

38

gian dài tiếp súc với tiếng ồn có cường độ ồn vượt quá 85 dB, ở một số chuồng

nuôi thủ công, độ ồn có thể đo được lên đến 100 dB

Để hạn chế tiếng ồn phát sinh trong quá trình chăn nuôi các cơ sở chăn

nuôi tập trung phải có tường bao, trồng cây xanh nhằm giảm thiểu và xử lý tiếng

ồn, cho gia súc ăn uống đầy đủ, đúng giờ tránh tình trạng bị đói sẽ kêu phát ra

tiếng ồn đểít gây ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư xung quanh theo quy định tại

QCVN 26: 2010/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

3.3. Hiện trạng môi trƣờng đất

Diễn biến hiện trạng chất lượng đất, giai đoạn 2016÷2019 được đánh giá

dựa trên cơ sở các số liệu quan trắc các yếu tố hóa lý đất tại các vùng canh tác

nông nghiệp gồm những nơi có ngành chăn nuôi phát triển. Trong các năm qua

theo kết quả quan trắc tại 7 điểm trên toàn tỉnh, kết quả được so sánh với QCVN

03-MT:2015/BTNMT đối với đất nông nghiệp và TCVN 7377-2004. Trong đó

độ pH dao động từ 6,17- 6,75 đều nằm trong giới hạn cho phép TCVN

7377:2004 ; hàm lượng N, P đều nằm trong giới hạn cho phép TCVN7374:2004

Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Ni tơ tổng số trong đất Việt Nam;

TCVN7377:2004 Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Phôt pho tổng

số trong đất Việt Nam; hàm lượng kẽm (Zn) dao động từ 37,7-79 mg/kg; hàm

lượng Đồng (Cu) dao động từ 13,7-46 mg/kg; hàm lượng Chì (Pb) dao động từ

13,6-31 mg/kg. Nhìn chung các kim loại nặng trong đất đều đạt QCVN 03-

MT:2015/BTNMT đất nông nghiệp.

Về các yếu tố hóa lý: đất Hà Nam thuộc loại ít chua, độ phì của đất có sự

khác nhau giữa các vùng đất. Nhiều vùng đất nghèo dinh dưỡng, nhưng có vùng

đất lại giàu dinh dưỡng... được đánh giá trong các bảng dưới đây.

Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lƣợng đất nông nghiệp năm 2016

TT Vị trí lấy mẫu

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 2016

pHKCl N Tổng

số

P Tổng

số

K Tổng

số Ca

2+ Mg

2+ Zn Pb Cu

% % % mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg

1 Ruộng lúa xã Yên

Nam - Duy Tiên 6,17 0,28 0,12 0,22 812 463 44,7 24,6 13,7

2 Ruộng lúa xã Nhân

Khang - Lý Nhân 6,38 0,084 0,082 0,31 774 401 67,5 20,7 39,2

3 Ruộng lúa xã Bối Cầu

- Bình Lục 6,82 0,07 0,28 0,14 629 328 45,3 19,3 41,9

4 Ruộng thôn xã Thanh

Tân - Thanh Liêm 6,34 0,056 0,36 0,093 632 308 37,7 25,1 43,2

5 Ruộng lúa xã Phù Vân

- Phủ Lý 6,28 0,112 0,21 0,082 837 466 38,3 22,4 21,8

6 Ruộng lúa xã Tiêu

Động - Bình Lục 6,69 0,056 0,14 0,086 711 326 49,8 19,3 44,3

7 Ruộng lúa xã Nhân

Mỹ - Lý Nhân 6,47 0,064 0,26 0,21 749 445 40,7 13,6 31,2

QCVN 03-MT:2015/BTNMT - - - - - - 200 70 100

39

- Đất nông nghiệp

* Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2016

Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lƣợng đất nông nghiệp năm 2017

TT Vị trí lấy mẫu

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 2017

pHKCl N Tổng

số

P Tổng

số

K Tổng

số Ca

2+ Mg

2+ Zn Pb Cu

% % % mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg

1 Ruộng lúa xã Yên

Nam - Duy Tiên 6,55 0,296 0,152 0,181 4986 671 71 28 26

2 Ruộng bãi xã Nhân

Khang - Lý Nhân 6,48 0,364 0,109 0,289 4782 780 64 27 38

3 Ruộng bãi xã Bối Cầu

- Bình Lục 6,51 0,324 0,119 0,225 8411 593 71 29 37

4 Ruộng thôn-xã Thanh

Tân-Thanh Liêm 6,7 0,418 0,145 0,337 7328 609 68 25 34

5 Ruộng bãi xã Phù Vân

- Phủ Lý 6,34 0,318 0,118 0,126 9843 884 55 30 37

6 Ruộng bãi xã Tiêu

Động - Bình Lục 6,29 0,251 0,097 0,144 8514 495 63 23 32

7 Ruộng bãi xã Nhân

Mỹ - Lý Nhân 6,75 0,366 0,089 0,283 5097 891 70 24 35

QCVN 03-

MT:2015/BTNMT - - - - - - 200 70 100 - Đất nông nghiệp

* Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2017

Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lƣợng đất nông nghiệp năm 2018

TT Vị trí lấy mẫu

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 2018

pHKCl N Tổng

số

P Tổng

số

K Tổng

số Ca

2+ Mg

2+ Zn Pb Cu

% % % mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg

1 Ruộng lúa xã Yên

Nam - Duy Tiên 6,47 0,335 0,163 0,231 4591 711 78 31 39

2 Ruộng bãi xã Nhân

Khang - Lý Nhân 6,51 0,429 0,133 0,351 5179 815 72 31 45

3 Ruộng bãi xã Bối Cầu

- Bình Lục 6,59 0,418 0,107 0,286 7926 615 75 26 39

4 Ruộng thôn-xã Thanh

Tân-Thanh Liêm 6,63 0,512 0,216 0,422 6937 655 64 28 39

5 Ruộng bãi xã Phù Vân

- Phủ Lý 6,42 0,406 0,138 0,312 9562 837 62 28 41

6 Ruộng bãi xã Tiêu

Động - Bình Lục 6,37 0,329 0,123 0,245 8323 538 59 18 37

7 Ruộng bãi xã Nhân

Mỹ - Lý Nhân 6,7 0,398 0,105 0,311 5368 859 76 21 43

QCVN 03-

MT:2015/BTNMT - - - - - - 200 70 100 - Đất nông nghiệp

* Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2018

40

Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lƣợng đất nông nghiệp năm 2019

TT Vị trí lấy mẫu

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 2019

pHKCl

N Tổng

số

P Tổng

số

K Tổng

số Ca2+

Mg2+

Zn Pb Cu

% % % mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg

1 Ruộng lúa xã Yên

Nam - Duy Tiên 6,35 0,425 0,173 0,258 5890 786 76 28 41

2 Ruộng bãi xã Nhân

Khang - Lý Nhân 6,51 0,462 0,152 0,328 5561 839 68 26 41

3 Ruộng bãi xã Bối Cầu

- Bình Lục 6,48 0,475 0,125 0,268 8128 725 73 28 43

4 Ruộng thôn - xã Thanh

Tân - Thanh Liêm 6,58 0,535 0,192 0,411 6625 712 59 31 43

5 Ruộng bãi xã Phù Vân

- Phủ Lý 6,41 0,506 0,142 0,287 9325 869 67 26 45

6 Ruộng bãi xã Tiêu

Động - Bình Lục 6,39 0,365 0,147 0,259 7327 612 61 24 40

7

Ruộng bãi xã Nhân

Mỹ - Lý Nhân 6,56 0,378 0,138 0,297 5893 887 79 18 46

QCVN 03-

MT:2015/BTNMT

- - - - - - 200 70 100 - Đất nông nghiệp

* Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam quý I năm 2019

3.4. Hiện trạng chất thải rắn, chất thải nguy hại

Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu gồm: phân;

vật liệu lót chuồng; thức ăn dư thừa; xác vật nuôi chết; vỏ đựng bao bì, hóa

chất… Thức ăn dư thừa và vật liệu lót chuồng có thành phần đa dạng gồm cám,

bột ngũ cốc, bột cá, bột tôm, khoáng, chất bổ sung, các loại kháng sinh, rau

xanh, cỏ, rơm rạ, mạc cưa…Thành phần của chất thải rắn phụ thuộc vào nguồn

gốc chất thải, điều kiện dinh dưỡng chủ yếu là hỗn hợp các chất hữu cơ, vô cơ,

vi sinh vật, trứng ký sinh trùng …

* Thành phần và khối lượng phân gia súc, gia cầm

Phân là sản phẩm thải bỏ trong quá trình tiêu hóa của gia súc, gia cầm qua

đường tiêu hóa, là sản phẩm dinh dưỡng tốt cho cây trồng hay các loài sinh vật

khác như cá, giun,… Do thành phần giàu chất hữu cơ nên dễ bị phân hủy và

phát tán vào môi trường gây ảnh hưởng đến con người, vật nuôi và các sinh vật

khác. Khối lượng chất thải chăn nuôi tùy thuộc vào giống, độ tuổi, giai đoạn

phát triển, khẩu phần thức ăn, thể trọng gia súc gia cầm. Trong phân có các chất

hữu cơ, vi sinh vật, trứng ký sinh trùng, có độ ẩm từ 56-83% và có tỷ lệ NPK

cao (Bùi Hữu Đoàn, 2011).

Bảng 3.8. Thành phần dƣỡng chất trong phân gia súc và gia cầm

Loại phân Bò Lợn Dê Gà Vịt

41

Vật chất khô

16,8 - 19,6 13,5 - 22,9 34,6 32,9 - 29,1 - (%)

Tổng C (%) 41,41 37,9 - 26,47 -

Tổng N (%) 1,4 - 2,2 1,3 - 2,6 1,3 - 4,9 2,1 2,74

Tổng P (%) 0,6 0,9 - 2,1 0,84 0,54 1,4

Tổng K (%) 2,15 0,2- 0,4 0,3 0,85 0,5

pH 6,6 - 7,7 7,7 8,6 - 8,7 7,4 - 7,8 6,76

NH4-N (mg/g) 0,1 - 3,6 5,1 - - -

Tỷ lệ C/N 18,8 14,5 17,5 - 30,1 13 -

(Nguồn: Nguyễn Thị Bạch Kim, 2017)

Với tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi như hiện nay, theo tính toán

dựa trên cơ sở khoa học sinh lý vật nuôi và số liệu thống kê cho thấy, lượng phát

thải chất thải rắn của chăn nuôi tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng quy mô,

ước lượng mức thải trung bình 1,5 kg phân lợn/con/ngày, 15 kg phân trâu,

bò/con/ngày và 0,2 kg phân gia cầm/con/ngày, với tổng đàn vật nuôi trong cả

nước riêng lượng phân phát thải trung bình đã hơn 85 triệu tấn mỗi năm, vài

chục tỷ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn chất thải khí. Tuy nhiên, việc quản

lý và xử lý chất thải chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chủ

yếu là do nhận thức và ý thức trách nhiệm BVMT của các chủ trang trại, gia trại

chưa cao. Hầu hết, người chăn nuôi chưa có biện pháp xử lý chất thải lỏng, vứt

xác gia cầm, gia súc bừa bãi và hệ thống thoát nước đơn giản làm cho tình trạng

ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chưa được khắc phục triệt để và có chiều

hướng gia tăng.

Ngoài ra thông thường, các gia súc, gia cầm chết do nguyên nhân bệnh

dịch nên đây là nguồn ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh, quá trình

phân hủy xác tạo thành các sản phẩm độc. Các mầm bệnh và độc tố được lưu

giữ trong đất trong thời gian dài hay lan truyền trong môi trường nước, không

khí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường.Theo các

tài liệu nghiên cứu về ngành chăn nuôi thì tỷ lệ hao hụt của gia súc, gia cầm

trong quá trình nuôi trung bình 12% số lượng đầu con/cơ sở chăn nuôi. CTNH

khác tại các cơ sở chăn nuôi vừa và lớn lượng phát sinh trung bình khoảng 25-

26 kg/năm.

42

CHƢƠNG IV

TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄMCHẤT THẢI CHĂN NUÔI ĐẾN MÔI TRƢỜNG

Ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi nói riêng đã gây tác động xấu đến

hệ sinh thái. Đặc biệt chất thải chưa xử lý triệt để thải trực tiếp vào môi trường gây

ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi; thiệt hại kinh tế; cảnh quan môi

trường và gây xung đột môi trường. Mặt khác ô nhiễm môi trường làm giảm sức đề

kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị

bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao.

4.1. Tác động đến sức khỏe con ngƣời thông qua các bệnh liên quan đến

ô nhiễm môi trƣờng

Lĩnh vực chăn nuôi đã tạo rất nhiều sản phẩm, cung cấp cho xã hội một khối

lượng lớn về thực phẩm, dưỡng chất cần thiết cho con người như thịt lợn, trâu, bò;

thịt gia cầm (ngỗng, vịt, ngan, gà,…), các loại trứng và sữa. Bên cạnh những mặt

tích cực thì quá trình chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường cũng như nhiều tác hại

trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe của người chăn nuôi lẫn người dân xung

quanh. Người chăn nuôi tiếp xúc hàng ngày với môi trường có nhiều tác nhân gây

bệnh như hoá chất được sử dụng trong chăn nuôi; các sản phẩm chất thải trực tiếp

hay gián tiếp từ vật nuôi bụi, phân, lông, và các sản phẩm sau khi phân hủy.

Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động chăn nuôi

ngày càng tăng do tăng đàn vật nuôi, dịch bệnh; không khí trong chuồng trại có

các hơi độc hại như Amoniac (NH3) nước tiểu, khí Hydrosulfua (H2S) từ phân, các

hạt hữu cơ và vô cơ lơ lửng trong không khí; tiếp xúc với môi trường có virus, vi

sinh vật có hại.

Bảng 4.1: Ảnh hƣởng khí độc đến con ngƣời và vật nuôi

Đối tƣợng Nồng độ tiếp xúc Ảnh hƣởng

Khí NH3

6 - 20 ppm trở lên Ngứa mắt, khó chịu đường hô hấp

100 ppm trong 1 giờ Ngứa ở bề mặt niêm mạc

Với người 700 ppm Ngứa mắt, mũi, cổ họng ngay lập tức

1720 ppm (dưới 60 phút) Ho co giật, có thể tử vong

5.000 ppm Khó thở và nhanh ngạt thở

10.000 ppm trở lên Tử vong

50 ppm Giảm năng sức và sức khỏe, tiếp xúc lâu dễ

viêm phổi và các bệnh đường hô hấp

Với Heo 100 ppm Hắt hơi, chảy nước bọt, ăn không ngon

Trên 300 ppm tiếp xúc Thở gấp, thở không đều, co giật

43

lâu

Khí H2S

10 ppm Ngứa mắt

20 ppm trong 20 phút Ngứa mắt, mũi họng

Với người

50 -100 ppm Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy

200 ppm/ 1 giờ phút Choáng váng, thần kinh suy nhược, dễ gây

viêm phổi

300 ppm/30 phút Nôn mửa, có trạng thái hưng phấn và bất

tỉnh

Trên 600 ppm Nhanh tử vong

20 ppm tiếp xúc liên tục Sợ ánh sáng, ăn không ngon, có biểu hiện

Với heo thần kinh không bình thường

200 ppm Phổi có thể bị thủng, khó thở, bất tỉnh, chết (Nguồn: Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2011)

Bên cạnh những khí độc hại thì vi sinh vật tồn tại trong chuồng nuôi gây ảnh

hưởng đến quá trình phát triển và sức khỏe của đàn vật nuôi. Số lượng vi sinh vật

trong không khí chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố mật độ nuôi, tuổi vật

nuôi, độ thông thoáng. Các vi không khí thường kết hợp với bụi và các sinh vật

trong không khí có khả năng chịu được các điều kiện môi trường khác nhau. Trong

không khí, vi sinh vật có thể tồn tại riêng lẻ hay kết hợp với nhau. Tác hại của vi

sinh vật trong khí độc. Phần lớn chúng là vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm đặc

biệt là trong các ổ dịch. Không khí là đường truyền lây chủ yếu của nhiều bệnh do

vi sinh vật. Vi sinh vật trong không khí có thể làm suy giảm các cơ chế phòng

bệnh của cơ thể. Hầu hết các bệnh do bụi và vi sinh vật trong không khí gây ra là

các bệnh hô hấp mãn tính, do tiếp xúc trong một thời gian dài.

Bảng 4.2. Thống kê các bệnh liên quan tới ô nhiễm tại Hà Nam,

trong giai đoạn 2015÷2018

Đơn vị: lượt người

Môi

trƣờng

liên quan

Các chỉ tiêu

Năm

2015 2016 2017 2018

Nước,

đất,

không khí

Số người mắc bệnh

phụ khoa 33.287 35.419 76.746 60.243

Số người đau mắt hột 704 657 632 600

Số người ngộ độc

thức ăn 987 924 661 663

Số người mắc bệnh tả 1.260 1.289 1.555 1.259

Số người mắc bệnh

thương hàn 13.051 11.903 9.927 8.926

44

Số người mắc bệnh

tiêu chảy 127 268 77 91

Số người mắc bệnh lị

trực tràng 558 383 308 279

Số người mắc bệnh

Amip 827 746 445 343

Số người mắc bệnh

ngoài da 2.695 3.909 5.139 4.746

Số người được khám

bệnh nghề nghiệp 1.339 1.497 1.347 1.168

* Nguồn: Sở Y tế tỉnh Hà Nam năm 2019

4.2. Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội

4.2.1 Thiệt hại kinh tế do đầu tƣ xử lý chất thải chăn nuôi

Hoạt động chăn nuôi góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người

dân góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình hoạt

động ngành chăn nuôi làm phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Để hạn

chế tình trạng ô nhiễm môi trường một số cơ sở chăn nuôi đã đầu tư các công trình

khí sinh học (hầm/túi ủ biogas), các bể xử lý sinh học, sử dụng đệm lót sinh học để

xử lý chất thải giảm thiểu mùi hôi phát sinh trong quá trình chăn nuôi.

Ngoài ra, bụi và côn trùng (ruồi, muỗi,…) phát sinh từ hoạt động chăn nuôi

cũng gây thiệt hại về kinh tế của người dân xung quanh do giảm năng suất trong

quá trình trồng trọt; tốn chi phí sử dụng hóa chất và trang thiết bị phòng chống

muỗi, ruồi.

Qua khảo sát tại các khu vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tập trung tại huyện

Bình Lục và Lý Nhân cho thấy hoạt động chăn nuôi tại một số cơ sở phát sinh côn

trùng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt

ăn uống, mất mỹ quan và có khả năng lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, bụi phát sinh

phía sau quạt hút tại cơ sở chăn nuôi gây ảnh hưởng đến đồng ruộng khu vực liền

kề như lúa thường chậm phát triển, vàng lá và năng suất thấp so với khu vực khác

cùng trên đồng ruộng, hoa màu chậm phát triển, năng suất không cao.

4.2.2 Thiệt hại kinh tế do tốn chi phí xử lý dịch bệnh

Giai đoạn cuối năm 2018 đầu năm 2019 xảy ra liên tiếp các dịch bệnh trên

đàn vật nuôi:cúm H1N1, H5N1 ở gia cầm, bệnh lở mồm long móng ở trâu bò và

lợn, bệnh tai xanh. Đầu năm 2019 xảy ra DTLCP gây thiệt hại trực tiếp, gián tiếp

về kinh tế cho các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi và đơn vị quản lý trên toàn tỉnh.

Thiệt hại trực tiếp bao gồm: mất nguồn thu nhập, chi phí xử lý, tiêu hủy vật nuôi bị

bệnh, phòng ngừa bệnh và khử trùng chuồng trại... Thiệt hại gián tiếp trên phạm vi

xã hội: xáo trộn thói quen sinh hoạt của người dân, làm giảm sản lượng đàn vật

nuôi của toàn tỉnh; tốn thời gian chăn nuôi; gia tăng chi phí hỗ trợ người dân xử lý,

phòng và khống chế dịch bệnh trên quy mô rộng; làm giảm tỉ lệ đóng góp kinh tế

45

ngành chăn nuôi. Theo kết quả báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông

thôn số tiền hỗ trợ xử lý DTLCP là 280 tỷ đồng (trong đó địa phương hơn 105 tỷ

đồng và Trung ương hỗ trợ là 175 tỷ đồng).Địa phương đang lập kế hoạch để theo

dõi, giám sát tình hình ô nhiễm môi trường sau khi xử lý DTLCP.

4.3. Tác động đến cảnh quan và hệ sinh thái

4.3.1 Tác động đến cảnh quan

Trong hoạt động chăn nuôi, các loại chất thải phát sinh không được thu gom,

xử lý triệt để tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng, sinh vậttruyền bệnh (ruồi,

muỗi,…) hình thành và phát triển. Số lượng và loại sinh vật phát sinh tùy vào loại

vật nuôi, phương thức chăn nuôi, thời gian thu gom và quá trình vệ sinh chuồng trại.

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Bình Lục nơi có nhiều khu chăn nuôi tập

trung xảy ra tình trạng côn trùng đặc biệt là ruồi phát sinh rất nhiều xung quanh

một số cơ sở chăn nuôi ảnh hưởng đến mỹ quan, sinh hoạt hàng ngày của người

dân và có khả năng lây lan các dịch bệnh. Mọi sinh hoạt của người dân xung

quanh hầu như bị xáo trộn hoạt động thường ngày ăn uống, khi làm vườn xung

quanh nhà phải mang khẩu trang, đun nấu thức ăn cũng phải đậy kín nấu. Do các

hộ các hộ chăn nuôi đã áp dụng các biện pháp diệt côn trùng nên tình trạng ruồi

phát sinh ảnh hưởng đến khu vực người dân xung quanh đã giảm đáng kể.

4.3.2 Tác động của chất thải đến môi trƣờng đất

Khoáng chất (Cu, Zn,…) có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật nuôi

giúp tăng sức khỏe, cải thiện tiêu hóa. Do đó, khoáng chất được bổ sung vào thành

phần thức ăn của vật nuôi. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển hóa thức ăn cơ thể vật

nuôi không hấp thu được hoàn toàn lượng khoáng chất có trong thức ăn, khối lượng

còn lại được thải ra ngoài cùng với phân. Chất thải chăn nuôi thải trực tiếp vào môi

trường đất trong thời gian dài có khả năng gây ảnh hưởng bởi kim loại nặng.

Nguyên nhân là do các hợp chất dinh dưỡng trong môi trường đất có thể kết

hợp với các nguyên tố Cu, Zn,… tồn tại trong phân vật nuôi thành các chất phức

tạp, khó có thể phân giải. Kim loại nặng có xu hướng tích lũy trong đất, đặc biệt ở

lớp đất gần bề mặt và gây độc hại về lâu dài. Tính độc của kim loại nặng sẽ gây

nên sự sụt giảm số lượng và sự đa dạng của vi sinh vật đất, sự dư thừa Zn tích tụ

quá cao trong đất cũng gây độc đối với cây trồng, làm cho đất cằn cỗi, ảnh hưởng

đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Việc sử dụng phân vật nuôi cho nông nghiệp đã được người dân sử dụng

trong thời gian qua. Tuy nhiên việc sử dụng phân vật nuôi không theo quy định về

liều lượng sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Hàm lượng kim loại nặng trong phân

của vật nuôi tích tụ trong đất gây tồn lưu trong các nông sản, đặc biệt là đối với

các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, xà lách.

Ô nhiễm đất không chỉ diễn ra do quá trình sử dụng phân vật nuôi để bón

cho cây trồng, một phần do một số cơ sở chăn nuôi lưu chứa phân hoặc phơi (chủ

46

yếu đối với loại hình chăn nuôi bò). Ngoài ra, mộ số cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ và

hình thức nuôi thả rong tại phần đất trống của gia đình để chăn nuôi do đó lượng

chất thải phát sinh không được thu gom mà thải trực tiếp vào môi trường đất. Các

vấn đề nêu trên nếu không được kiểm soát chặt sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường

đất trong thời gian tới.

Trong quá trình chuyển hóa của chất thải chăn nuôi hình thành nitrat (NO3),

chất này có khả năng thấm xuống đất đi vào mạch nước ngầm sẽ gây ô nhiễm nước

ngầm. Hàm lượng NO3 trong nước ngầm cao thì không thể sử dụng phục vụ cho

sinh hoạt của người dân khu vực xung quanh và hoạt động chăn nuôi.

4.3.3 Tác động của chất thải đến môi trƣờng nƣớc

Theo số liệu tính toán tại chương II sức ép môi trường, hàng ngày khối

lượng nước thải chăn nuôi phát sinh trên địa bàn tỉnh lớn và nồng độ chất ô nhiễm

rất cao. Thành phần chất thải chăn nuôi chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy

sinh học, chất dinh dưỡng (nitơ, photpho, …), khoáng chất và vi sinh vật gây hiện

tượng phú dưỡng hóa, gây biến đổi màu nước và làm suy giảm lượng oxy hòa tan

ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh vật nguồn tiếp nhận. Chất thải này

chưa được thu gom và xử lý, thải trực tiếp vào các ao, kênh rạch phân hủy phát

sinh mùi hôi và làm cho nước mặt bị ô nhiễm. Nhất là vùng nông thôn, nơi các hộ

gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ và thườngđể nước thải chăn nuôi chảy trực tiếp ra ao

sinh hoạt của gia đình.

Theo tổng hợp kết quả phỏng vấn khảo sát, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều

sử dụng lượng nước mặt, nước dưới đất tại chỗ để phục vụ cho việc tắm và vệ sinh

chuồng nuôi. Như vậy nguồn nước mặt và nước dưới đất tại khu vực chăn nuôi bị

ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi, cũng là nguy cơ lây lan các

loại dịch bệnh từ vật nuôi bị bệnh sang người và vật nuôi khác rất cao.

4.3.4 Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trƣờng không khí

Trong quá trình trao đổi chất của các loài vật nuôi và công tác thu gom, xử

lý làm phát sinh một lượng lớn các loại khí như CO2, NH3, CH4, N2O,... gây ô

nhiễm không khí và là nguyên nhân làm tăng hiệu ứng nhà kính, gia tăng nhiệt độ

trung bình trái đất, gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Lĩnh vực chăn nuôi sản sinh ra

18% tổng số khí nhà kính quy đổi theo CO2, chủ yếu là khí CH4 chiếm 37%

(PGS.TS Bùi Hữu Đoàn, 2011).

Sự ô nhiễm không khí dễ nhận thấy là mùi hôi thối phát sinh từ các khu vực

chăn nuôi nằm trong khu dân cư và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Ngoài các khí độc hại

CH4, N2O, các khí gây mùi trực tiếp là NH3, H2S, ... , còn có các vi sinh vật gây

bệnh tồn tại lơ lửng trong không khí cũng là nguyên nhân lây nhiễm bệnh và ảnh

hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

47

4.5. Phát sinh xung đột môi trƣờng

Trong những năm gần đây, một số khu vực chăn nuôi bị ô nhiễm môi

trường gây xung đột phát sinh giữa cơ sở chăn nuôi và người dân khu vực xung

quanh bị ô nhiễm. Nguyên nhân hình thành xung đột là do các cơ sở chăn nuôi

nằm trong các khu dân cư, đặc thù hơn là hoạt động chăn nuôi ngay tại hộ gia

đình làm phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường, gây mùi hôi thối và làm

nhiễm bẩn nguồn nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu của các hộ dân xung quanh.

Xung đột môi trường càng gây gắt hơn khi các cơ sở chăn nuôi không có biện

pháp thu gom, xử lý triệt để lượng chất thải phát sinh.

Tóm lại, chăn nuôi phát triển đã tạo ra những rủi ro cho môi trường sinh

thái và là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu nếu vấn đề chất thải

chăn nuôi không được xử lý hiệu quả. Trong điều kiện kinh tế xã hội của nước ta

hiện nay, phát triển chăn nuôi vẫn là sinh kế quan trọng của người dân nhằm

cung cấp thực phẩm cho con người, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều

kiện sống của hầu hết người lao động. Nếu các chất thải chăn nuôi không được

xử lý triệt để sẽ là một nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường, ảnh hưởng xấu

đến đời sống, sức khỏe cộng đồng dân cư trước mắt cũng như lâu dài. Vấn đề đặt

ra là phát triển chăn nuôi nhưng phải bền vững để hạn chế tối đa mức độ gây ô

nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái. Công tác xử lý môi trường

trong chăn nuôi là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng

sản phẩm vật nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái. Việc xử lý chất thải chăn nuôi

được thực hiện vừa tạo ra các sản phẩm có giá trị khác vừa hạn chế ô nhiễm môi

trường dịch bệnh.

48

CHƢƠNG V

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG

5.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý môi trƣờng

5.1.1. Xây dựng, tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của các cơ quan,

đơn vị về quản lý môi trƣờng

Hiện nay UBND tỉnh Hà Nam đã kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực quản

lý nhà nước về BVMT ở cả 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.Trong đó:

* Đối với cấp tỉnh:

- Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở đã có 11 biên chế, 02 lao động hợp

đồng, trên tổng số 20 vị trí việc làm (theo Đề án Quy định chức năng. nhiệm vụ, cơ

cấu tổ chức của Chi cục BVMT); Trung tâm Quan trắc và Phân tích TNMT đã có

11 trên 16 biên chế. Hầu hết các cán bộ làm công tác môi trường đều có trình độ

đại học, sau đại học chuyên môn về môi trường.

- Ngoài phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thuộc Công an

tỉnh, các Sở, ngành trong tỉnh đều cử cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quản lý môi

trường.

- Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam đã thành lập Phòng Quản lý Môi trường

với 05 cán bộ, trong đó trình độ đại học 02 người, trình độ sau đại học 03 người.

- Quỹ BVMT được thành lập từ năm 2013 gồm Hội đồng quản lý quỹ. Ban

kiểm soát và cơ quan điều hành nghiệp vụ quỹ.

* Đối với các huyện: tại các Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố,

huyện đã có các cán bộ chuyên môn phụ trách về môi trường, có trình độ đại học,

sau đại học.

* Đối với cấp xã: hầu hết các xã, phường đã phân công 01 cán bộ phụ trách

lĩnh vực môi trường.

5.1.2.Ban hành các thể chế, chính sách trong công tác quản lý môi

trƣờng trong lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi

Trong những năm qua, vấn đề quản lý và BVMT chăn nuôi đã nhận được sự

quan tâm của Đảng và Nhà nước. Các nội dung về quản lý môi trường chăn nuôi

được điều chỉnh bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật, thông qua việc lồng ghép

vào các văn bản quản lý môi trường nói chung hoặc lồng ghép vào các văn bản

quản lý chuyên ngành.Bộ NN&PTNT đã ban hành thông tư hướng dẫn quy định

cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại gia súc; kỹ thuật chăn nuôi an toàn

và xử lý chất thải chăn nuôi theo các mẫu công trình khí sinh học được cơ quan có

thẩm quyền quản lý công nhận theo quy định của pháp luật; về xử lý chất thải bằng

đệm lót sinh học.Bên cạnh các văn bản, chính sách về BVMT quy định về phát

triển ngành nghề chăn nuôi như Luật Thú y năm 2015, Pháp lệnh Giống vật nuôi

2004, cũng có các nội dung quy định về BVMT.

49

Trong giai đoạn vừa qua, Hà Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp

luật nhằm thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về

BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị

quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách

trong lĩnh vực môi trường; Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 18/8/2014 của Thủ

tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện đề án tổng thế BVMT lưu

vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020; Hệ thống văn bản QPPL về BVMT của

Trung ương và do Hà Nam ban hành về cơ bản đảm bảo được tính đồng bộ, kịp

thời và hiệu quả cao khi áp dụng thực tiễn.Một sốvăn bản QPPL, văn bản chỉ đạo

điều hànhcó liên quan đến QLTN và môi trường được Sở TN & MT tham mưu cho

UBND tỉnh Hà Nam ban hành trong giai đoạn 2011÷2018 (Bảng 5.1)

Bảng 5.1 Danh mục một số văn bản QPPL có liên quan đến QLTN và

môi trƣờng đã ban hành trong giai đoạn 2011÷2019

TT Tên văn bản Thời gian

ban hành

1

Quyết định 1662/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam về

việc Phê duyệt Kế hoạch hành động của tỉnh Hà Nam triển

khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với

biến đổi khí hậu giai đoạn 2012÷2020

21/12/2011

2

Quyết định số 1663/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam về

việc Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam

giai đoạn 2011÷2020. định hướng đến năm 2030

22/12/2011

3

Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 23/2/2013 của UBND

tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch

bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản năm 2013;

23/02/2013

4

Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND. của UBND tỉnh Hà Nam

về việc Ban hành Quy định công tác tổ chức quản lý thu gom,

vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà

Nam

27/5/2013

5

Quyết định số 550/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam về

việc Phê duyệt quy hoạch phát triển bền vững tỉnh Hà Nam

đến năm 2020

28/5/2013

6

Quyết định số 520/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam phê

duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Hà

Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

02/6/2014

7

Quyết định số 554/QĐ-UBND về Phê duyệt Kế hoạch thực

hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Nam năm

2014- 2015.

06/6/2014

8 Quyết định số 990/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND 19/9/2014

50

TT Tên văn bản Thời gian

ban hành

tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy định về quản lý chăn

nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Hà Nam

9

Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam

về việc Ban hành quy định quản lý tài nguyên nước trên địa

bàn tỉnh Hà Nam.

15/10/2015

10

Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân

tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy định bảo vệ môi trường

trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

25/12/2015

11

Kế hoạch số 2999/KH-UBND của UBND tỉnh Hà Nam

ngày 09/12/2016: Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg

ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ về một số nhiệm

vụ, giải pháp cấp bách về BVMT.

09/12/2016

12

Chỉ thị 15-CT/TU ngày 12/6/2017 của Ban Thường vụ tỉnh

ủy về tăng cường công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải

rắn trên địa bàn tỉnh Hà Nam

12/6/2017

13

Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND ngày 06/02/2018 phê

duyệt ―Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam đến năm

2025, định hướng đến năm 2035‖.

06/02/2018

14

Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của

UBND tỉnh về việc chỉ định đơn vị xử lý và phân vùng xử lý

rác thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2019.

24/12/2018

15 Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 22/02/2019 về điều

chỉnh một số nội dung của quyết định số 2442/QĐ-UBND 22/02/2019

51

Bảng 5.2 Danh mục các văn bản do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

TT Tên văn bản Thời gian ban

hành

1 Văn bản số 886/STNMT-MThướng dẫn thu gom, phân loại

và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. 23/8/2016

2

Quyết định số 225/QĐ-STN&MT của Sở Tài nguyên và

Môi trường về việc hướng dẫn quản lý và xử lý chất thải

chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Hà Nam

31/11/2016

3

Văn bản số 644/KH-STN&MT Kế hoạch làm việc về công

tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên

địa bàn tỉnh.

22/6/2016

4 Văn bản số 740/STN&MT về tạm thời điều chỉnh phân

vùng thu gom. vận chuyển xử lý rác thải. 15/7/2016

5 Văn bản số 102/STN&MT-MT ngày về đôn đốc thực hiện

các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. 29/01/2016

6 Văn bản số 176/STN&MT-MT về đôn đốc thực hiện các

quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. 28/02/2017

7 Văn bản số 1692/STN7MT-MT ngày 29/12/2017 đôn đốc

thực hiện các công trình bảo vệ môi trường 29/12/2017

8 Văn bản số 69/CCBVMT-KSON ngày 11/10/2018. 11/10/2018

9

Văn bản sô 289/STN&MT-MT ngày 25/03/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường bảo vệ môi trường trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

25/03/2019

10

Báo cáo số 163/BC-STN&MT ngày 12/8/2019 của Sở TN&MT về tình hình công tác bảo vệ môi trường trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Hà Nam

12/8/2019

5.1.3. Đầu tƣ kinh phí và tranh thủ các nguồn lực cho công tác BVMT

Hiện nay công tác BVMT rất được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm

chỉ đạo. Kinh phí chi sự nghiệp môi trường ở tất cả các cấp (tỉnh, huyện, xã) đều

tăng qua các năm, cụ thể tổng kinh phí chi ngân sách sự nghiệp môi trường toàn

tỉnh năm 2015 là 174.396 triệu đồng, năm 2016 là 197.685 triệu đồng, năm 2017 là

132.987 triệu đồng, năm 2018 là 134.968 triệu đồng.Việc bố trí và sử dụng kinh

phí sự nghiệp môi trường:Năm 2017 được giao 29,152 tỉ đồng, năm 2018 được

giao 28,79 tỉ đồng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. Trong đó, kinh phí xử lý

rác thải sinh hoạt hằng năm là 25 tỉ đồng, kinh phí còn lại được phân bổ thực hiện

quan trắc môi trường theo kế hoạch, thực hiện lấy mẫu xác định các điểm ô nhiễm

môi trường nghiêm trọng, lập báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề…

52

Các công trình, dự án xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường được đầu tư tập

trung vào các vấn đề trọng điểm như: Các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng; Chất thải sinh hoạt; nước thải sinh hoạt đô thị; nước thải công nghiệp, chăn

nuôi, làng nghề…

Bên cạnh đó, tỉnh Hà Nam từng bước thực hiện xã hội hoá công tác BVMT

trong đầu tư, tranh thủ được các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp

và dân cư cho công tác bảo vệ môi trường. thu hút đầu tư xây dựng các công trình xử

lý chất thải, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường...

5.1.4. Công tác quan trắc, kiểm kê, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng

5.1.4.1. Công tác quan trắc môi trƣờng

Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các

yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện

trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu tới môi trường,đây là

một nội dung quan trọng được quy định trong Luật BVMT.

Ngày 02/6/2014, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 520/QĐ-UBND

phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và

định hướng đến năm 2030.Theo tổng hợp, đánh giá của Chi cục Bảo vệ Môi trường

tỉnh Hà Nam, công tác quan trắc môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh

chưa được thực hiện theo đúng quy định, các cơ sở đã thực hiện quan trắc, tuy

nhiên không đảm bảo đúng tần suất, vị trí quan trắc và không báo cáo kết quả quan

trắc môi trường với cơ quan quản lý môi trường.Theo thống kê của Chi cục BVMT

năm 2015 có 45 cơ sở, năm 2016 có 63 cơ sở, năm 2017 có 121 cơ sở; năm 2018

có 156 cơ sở nộp báo cáo quan trắc đây là một con số thực sự khiêm tốn so với số

lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, số

lượng các trang trại chăn nuôi nộp báo cáo quan trắc rất hạn chế (có 03 đơn vị

nộp).Các đơn vị nộp báo cáo kết quả quan trắc tuy nhiên chất lượng báo cáo chưa

cao và tần suất, vị trí quan trắc chưa được thực hiện đầy đủ theo cam kết với cơ

quan quản lý.

5.1.4.2 Công tác kiểm kê nguồn thải

Công tác kiểm kê các nguồn phát thải có tầm quan trọng trong công tác quản

lý môi trường,cung cấp các thông tin số liệu quan trọng về hiện trạng, diễn biến,

xu hướng của các nguồn gây ô nhiễm, phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp.

chính sách BVMT. Tuy nhiên công tác này lại chưa được sự quan tâm và lập kế

hoạch chi tiết của các cơ quan QLMT, do vậy chưa được triển khai trên địa bàn

tỉnh.Công tác kiểm tra, kiểm soát dựa vào báo cáo đo kiểm soát ô nhiễm định

kỳ,chuyển giao chứng từ, sổ đăng ký chủ nguồn thải ... chưa được thực hiện

thường xuyên nên mức độ cập nhật thông tin còn hạn chế.Trên thực tế còn một

lượng khá lớn các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện không đúng

quy định pháp luật, không có cam kết môi trường với địa phương, không báo cáo

53

tình hình chăn nuôi của đơn vị với cơ quan quản lý, chỉ khi có dịch bệnh như bệnh

DTLCP mới thông báo cho thôn xã để tiêu hủy, chôn lấp theo quy định.

Trong năm 2019 xảy ra tình hình DTLCP trên địa bàn toàn tỉnh gây thiệt hại

về kinh tế và môi trường, các địa phương đã tiến hành chôn lấp, tiêu hủy lợn dịch

bệnh theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, tuy nhiên số liệu thống kê các hố chôn

lấp tại các địa phương chưa được cập nhật kịp thời, trung bình mỗi xãcó 4-5 hố

chôn lấp tập trung to, còn lại là các hố chôn lấp nhỏ rải rác nằm tại các khu vực

quy hoạch chôn lấp của thôn xóm, hiện nay công tác kiểm soát chất lượng môi

trường của hố chôn lấp lợn dịch đang được quan tâm, Sở TN&MT đã tiến hành rà

soát và lập kế hoạch quan trắc chất lượng môi trường không khí, đất nước để đánh

giá mức độ ảnh hưởng của các hố chôn lấp lợn dịch bệnh đến môi trường xung

quanh.

5.1.4.3 Kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm tại địa phƣơng

Trong giai đoạn vừa qua, Hà Nam luôn chủ động và tích cực trong công tác

kiểm soát, xử lý, khắc phục ô nhiễm nên chất lượng môi trường tại các khu vực

nông thôn từng bước được cải thiện đặc biệt là các khu vực chăn nuôi gia súc, gia

cầm. Tuy nhiên việc triển khai công tác xử lý ô nhiễm vẫn còn nhiều hạn chế.

nhiều dự án đã được lập, nhưng do thiếu kinh phí nên công tác vận hành hoạt động

chưa được hiệu quả như công trình trạm xử lý nước thải tập trung tại xã Ngọc Lũ

đưa vào vận hành một thời gian nhưng không hiệu quả do chưa thống nhất được

phương án quản lý, đóng góp kinh phí của người dân và do quá trình khảo sát thiết

kế chưa phù hợp nên tình trạng kênh mương dẫn nước chưa đảm bảo hoạt động

cho các hộ gia đình thải nước thải vào trạm xử lý tập trung...

Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn có hệ thống xử lý nước thải của

Công ty TNHH Lợn giống Dabaco Hà Nam hoạt động hiệu quả, xử lý nước thải đạt

quy chuẩn trước khi thải ra môi trường tiếp nhận, hoặc Công ty TNHH Nông nghiệp

&Xây dựng Đông Xuân áp dụng thiết bị tách nước trong phân hoạt động tương đối

hiệu quả, còn lại các trang trại lớn nhỏ mới xử lý nước thải bằng các hầm Bigogas

dạng bạt hoặc hầm Biogas xây ngầm, hoạt động chưa hiệu quả, nước thải mới chỉ

được xử lý qua bể Biogas sau đó thải vào các bể lắng cát và thải ra môi trường nên

chưa xử lý triệt để được các chất ô nhiễm phát sinh trong nước thải.

5.1.4.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở

Công tác thanh tra, kiểm tra, trả lời, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo,

kiến nghị, phản ánh của công dân, trả lời kiến nghị cử tri liên quan đến vấn đề

BVMT đã được chú trọng thực hiện. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

đang dần đổi mới, đã bám sát định hướng của ngành và chỉ đạo của cấp trên. Các

đợt thanh tra, kiểm tra đều có sự phối hợp thực hiện giữa các cấp các ngành.Các cơ

sở hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi được chú trọng triển khai công tác thanh tra,

kiểm tra trong các lĩnh vực đất đai, nước và tài nguyên môi trường...

54

Trung bình mỗi năm, trên địa bàn tỉnh diễn ra khoảng 60 - 80 đợt thanh tra,

kiểm tra, tương ứng với 60-80 đơn vị được thanh tra kiểm tra liên quan đến công

tác bảo vệ môi trường.Trong năm 2018,kiểm tra 71 đơn vị trong đó có 02 đơn vị

hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi là Công ty TNHH lợn giống Dabaco Hà Nam,

Công ty TNHH Thắng Linh. Thanh tra sở ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

đối với: 31 tổ chức với tổng số tiền xử phạt là: 1.259,4 triệu đồng trong lĩnh vực

môi trường, chủ yếu là các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.

5.1.5. Một số hoạt động thúc đẩy xã hội hóa công tác BVMT

Tỉnh Hà Nam thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị tuyên truyền

nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung trong

đó có các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.Bên cạnh đó phối hợp với các cơ quan

trung ương, địa phương, các kênh thông tin báo đài tổ chức các phong trào thi đua,

tuyên truyền phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường...Trong các năm qua, Sở

TN&MT Hà Nam đã triển khai tập huấn các văn bản pháp luật về bảo vệ môi

trường tới đông đảo các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng ở tỉnh Hà Nam còn có

nhiều hạn chế: công tác tuyên truyền vẫn chưa thực sự đi vào cộng đồng, tiềm

năng của cộng đồng trong BVMT vẫn chưa được phát huy đầy đủ, sự tham gia của

cộng đồng vào các quá trình đóng góp ý kiến ra quyết định, hoạch định chính sách

và các hoạt động QLMT vẫn còn nhiều hạn chế; Trách nhiệm của doanh nghiệp

cũng như cộng đồng đối với việc tuân thủ pháp luật về BVMT còn chưa cao.

Nhận thức chung của doanh nghiệp, hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực

chăn nuôi về an toàn, sức khoẻ và môi trường hiện còn ở mức giới hạn. Các nguồn

lực từ xã hội chưa được phát huy, chưa được cộng đồng thực sự quan tâm, chưa có

chính sách thỏa đáng kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các công trình dịch vụ phục

vụ cho công tác BVMT.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT được tăng cường, tranh thủ sự giúp

đỡ về kỹ thuật, công nghệ mới, tiên tiến cũng như tài chính của các tổ chức, chính

phủ nước ngoài, một số chương trình, dự án đã được tiếp nhận nguồn vốn đầu tư

nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài triển khai tại Hà Nam đã và đang được triển

khai đạt hiệu quả cao.

5.2. Những tồn tại, thách thức

5.2.1 Về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức biên chế

Công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh bước đầu đã đạt được nhiều

kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển KT-XH bền vững,

tuy nhiên song song với đó vẫn còn tồn tại như:

- Chi cục BVMT là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường nhưng

lại không được giao chức năng thanh tra chuyên ngành, thiếu biên chế.

55

- Cán bộ làm công tác quản lý từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu kinh nghiệm, chuyên

môn nghiệp vụ còn hạn chế do công tác đào tạo, tập huấn chưa thực sự hiệu quả, đặc

biệt là tại cấp huyện, cấp xã. Nhiều Phòng TN&MT có rất ít cán bộ chuyên môn nghiệp

vụ môi trường. Đối với cấp xã, có 02 cán bộ làm công tác địa chính trước đây hiện nay

phải đảm nhiệm thêm công tác môi trường, khoáng sản. Sở TN&MT là cơ quan quản

lý cấp tỉnh nhưng biên chế thực hiện công tác quản lý môi trường lại quá ít.

- Công tác tuyên truyền các chế độ, chính sách, pháp luật về BVMT đã được

quan tâm nhưng chưa sâu rộng, có lúc mang tính hình thức.

- Công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực BVMT đã được tiến hành song

còn hạn chế do kinh phí phục vụ có hạn nên các đợt thanh kiểm tra được tiến hành

ít, chưa kịp thời, thiếu tính răn đe.

- Công tác xây dựng và tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã

được chú trọng nhưng có việc chưa kịp thời.

- Trong công tác quản lý môi trường chăn nuôi tại một số địa phương còn

thiếu nhân lực. Thêm vào đó, một số cán bộ chưa qua đào tạo nên việc quản lý,

giám sát, theo dõi các cơ sở chăn nuôi còn bị hạn chế.

- Tại các cơ sở chăn nuôi hầu như không có nhân viên phụ trách môi

trường nên công tác thực hiện thủ tục quản lý, báo cáo tình hình BVMT tại các

cơ sở chăn nuôi còn chậm và chưa đầy đủ.

- Công tác xử lý chất thải tại một số cơ sở chăn nuôi chưa triệt để vẫn còn

phát sinh mùi hôi và côn trùng (ruồi, muỗi, …) chủ yếu vào thời điểm thu gom

phân gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh.

- Công tác quản lý CTNH tại một số cơ sở chăn nuôi chưa đúng theo quy

định như: có thu gom, bố trí khu vực lưu giữ CTNH nhưng chưa đáp ứng yêu cầu

kỹ thuật chung, chưa thu gom triệt để CTNH, phân loại, dán biển phòng ngừa

CTNH, hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH... Hầu hết các

cơ sở chăn nuôi nhỏ, lẻ chưa thu gom, quản lý và thuê đơn vị có chức năng xử lý

CTNH theo quy định.

5.2.2. Thiếu kế hoạch, quy hoạch quản lý chất thải chăn nuôi

Công tác xây dựng và tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã

được chú trọng nhưng có việc chưa kịp thời.

Thiếu hụt các văn bản pháp lý: Các cơ sở pháp lý hiện có về quản lý chất

thải chăn nuôi còn chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, cần bổ sung thêm để phù hợp với

nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương, nhất là cơ sở pháp lý thống nhất giữa

các địa phương trong tỉnh, và giữa các ban ngành trong tỉnh với nhau, quy chế cụ

thể về cơ chế phối hợp quản lý, các quy định và tiêu chuẩn liên quan.

Thông tư ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải chăn

nuôi chưa đầy đủ và đồng bộ chỉ ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với nước thải

56

chăn nuôi; riêng về không khí xung quanh, khí thải chuồng nuôi được ban hành

nhưng chưa đầy đủ. Do đó gặp khó khăn trong quá trình kiểm tra giám sát đối với

môi trường không khí đặc biệt là phát sinh mùi hôi. Ngoài ra, hệ thống quy chuẩn

và văn bản pháp luật chưa quy định cụ thể đối với số lượng, mật độ côn trùng

(ruồi, muỗi,…) phát sinh tại khu vực chăn nuôi và khu vực xung quanh.

Việc thực hiện và áp dụng theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT yêu cầu các cơ

sở xử lý nước thải chăn nuôi cần đầu tư các công nghệ phải hiện đại và tốn kém

kinh phí mới xử lý được các chỉ tiêu đáp ứng được yêu cầu trong quy chuẩn trước

khi thải ra môi trường.

Thực tế việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH chưa gắn kết

chặt chẽ với công tác BVMT,việc cấp phép kinh doanh/cấp phép đầu tư chưa đồng

bộ với các thủ tục môi trường,vẫn tồn tại quan niệm chủ quan ―ưu tiên phát triển

KT - XH‖ trong đại đa số cán bộ quản lý nhà nước chuyên trách.

Trong các đề án, dự án phát triển chăn nuôi chưa đề cập nhiều tới nội dung thu

gom, xử lý, quản lý chất chất thải chăn nuôi và nguồn kinh phí để xử lý chất thải.

Hầu hết các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, lẻ nằm xen kẻ

trong khu dân cư và tận dụng diện tích còn lại của hộ gia đình để xây dựng chuồng

trại nên không chú trọng đến việc xử lý chất thải phát sinh. Do đó không đảm bảo

vệ sinh môi trường chăn nuôi, không có hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn

theo quy định làm phát sinh mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.Việc

xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas là một giải pháp nhằm góp phần giảm

thiểu ô nhiễm môi trường nhưng số cơ sở chăn nuôi sử dụng hầm ủ biogas đúng

cách để xử lý chất thải còn thấp. Riêng các chủ cơ sở chăn nuôi chưa chủ động đầu

tư các công trình xử lý triệt để chất thải theo quy định.

Hiệu suất xử lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi thấp, hơn 90% cơ sở chăn

nuôi được quan trắc có chất lượng nước thải sau xử lý vượt quy chuẩn Việt Nam

QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Hiệu quả xử lý nước thải của các cơ sở chăn nuôi

đạt thấp là do thiếu nguồn kinh phí đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý.Hiện nay các

cơ sở chăn nuôi sử dụng biogas chủ yếu để xử lý nước thải và chất thải rắn. Khí

biogas tạo ra chủ yếu là xả bỏ nên làm phát sinh đáng kể lượng khí CH4, CO2,…

phát thải vào môi trường gây hiệu ứng nhà kính.Một số bất cập như thể tích

hầm/túi biogas nhỏ so với khối lượng chất thải phát sinh, quy trình vận hành

không có công đoạn khử trùng nước thải, vận hành chưa đúng kỹ thuật.

5.2.3. Quan trắc và kiểm kê nguồn phát thải

Công tác kiểm kê các nguồn phát thải có tầm quan trọng rất cao.cung cấp

các thông tin số liệu quan trọng về hiện trạng, diễn biến, xu hướng của các nguồn

gây ô nhiễm, phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách BVMT. Tuy

57

nhiên công tác này lại chưa được sự quan tâm và lập kế hoạch chi tiết của các cơ

quan QLMT, do vậy chưa được triển khai trên địa bàn tỉnh.

Đối với công tác xử lý nước thải tại một số cơ sở chăn nuôi chưa được quan

tâm thực hiện và thực hiện không đồng bộ, không đúng quy trình kỹ thuật; phần

lớn các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình xử lý nước thải chủ yếu là đối phó hoặc không

đầu tư xử lý chất thải, do đó chất lượng nước thải sau xử lý tại hầu hết cơ sở chăn

nuôi không đạt quy chuẩn theo quy định.

Một số cơ sở chăn nuôi chưa chủ động kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường

đối với nước thải hoặc có nộp phí nhưng thường chậm hơn so với thời gian quy

định. Đối với các hộ gia đình chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ UBND cấp huyện

chưa thực hiện triệt để việc đôn đốc kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với

nước thải công nghiệp.

Giá thành và sản phẩm vật nuôi không ổn định khiến nhiều cơ sở không muốn

đầu tư công trình xử lý chất thải tiến độ triển khai xây dựng hầm Biogas theo chậm

hoặc không vận hành các công trình xử lý chất thải một cách thường xuyên.

Quản lý chất thải, nước thải do hoạt động chăn nuôi tại nguồn của các cơ sở,

các hộ gia đình còn buông lỏng: chất thải, nước thải chưa thu gom, phân loại,xử lý

đúng quy định, vẫn để lẫn lộn với chất thải thông thường và chưa được lưu giữ vào

nhà kho, nước thải chưa được xử lý triệt để, mùi hôi do phân và nước thải gây ảnh

hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân.

Tình hình xử lý, chôn lấp động vật bị dịch bệnh đôi khi còn thụ động, ý thức

của người dân còn hạn chế, có địa phương còn tình trạng xác động vật chết do dịch

bệnh vứt xuống ao hồ tưới tiêu, kênh mương ...công tác tiêu độc, khử trùng chuồng

trại sau dịch bệnh chưa được triệt để.

5.2.4. Kinh phí đầu tƣ cho công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trƣờng

Tỷ lệ chi 1% cho sự nghiệp bảo vệ môi trường là chưa hợp lý vì ngân sách

của tỉnh nhỏ, nhưng khối lượng công việc BVMT của tỉnh Hà Nam rất lớn, ngày

càng gia tăng. Do thiếu kinh phí và do việc giải ngân chậm tiến độ, dẫn đến các

dự án xây dựng khu sản xuất tập trung, hệ thống xử lý nước thải tại 04 làng

nghề....bị chậm tiến độ, chậm triển khai, không đảm bảo thời gian hoàn thành.

Kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường còn thấp nên chưa đáp ứng

được các yêu cầu bảo vệ môi trường đặc biệt là xử lý chất thải tại các khu vực chăn

nuôi tập trung tại một số xã trên địa bàn tỉnh nên chất thải không được xử lý triệt để

thải ra môi trường gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và không khí trong các khu

dân cư.

Một số hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi tập trung được xây dựng dựa trên

kinh phí hỗ trợ của ngân sách, của các cơ quan tổ chức sau khi nghiệm thu, bàn

giao, đi vào hoạt động nhưng thiếu kinh phí vận hành hoạt động, duy tu bảo

dưỡng thường xuyên(Công trình trạm xử lý nước thải chăn nuôi tập trung xã Ngọc

58

Lũ). Bên cạnh đó ý thức đóng góp kinh phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng của các cá

nhân, các cơ sở được hưởng lợi từ công trình còn ỷ nại, thiếu tính tự giác, coi đó

không phải là trách nhiệm của mình, dẫn đến các công trình hoạt động không hiệu

quả hoặc không hoạt động gây thất thoát, lãng phí.

Các dự án về xử lý rác thải, nước thải và BVMT đòi hỏi nguồn kinh phí lớn từ

ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong thời gian qua kinh phí đầu tư của tỉnh Hà Nam

còn hạn chế, chưa đáp ứng được so với những mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện.

5.2.5. Đào tạo nghiên cứu

Đội ngũ cán bộ còn yếu về chuyên môn. nghiệp vụ và thiếu về số lượng nên

chưa đáp ứng được khối lượng công việc cần phải giải quyết. Hầu hết các cơ sở

chăn nuôi lớn đã bố trí cán bộ phụ trách môi trường kiêm nhiệm với công việc

khác nên còn hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường.Các Sở, ngành liên quan

chưa có bộ phận chuyên mônvề môi trường, nên vẫn còn một số nhiệm vụ BVMT

chưa thực hiện; còn tình trạng chồng chéo, bỏ trống, phân tán chức năng, nhiệm vụ

quản lý giữa một số Sở, ngành; sự phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên

ngành còn gặp khó khăn và hiệu quả còn hạn chế.

Hầu hết các xã đã có cán bộ về môi trường nhưng là cán bộ kiêm nhiệm,

chưa được đào tạo chính quy về môi trường.

Cán bộ vận hành thiết bị của các hệ thống xử lý nước thải, rác thải về cơ bản

mới chỉ được các nhà thầu cung cấp thiết bị hướng dẫn sử dụng. Việc đào tạo cơ

bản về quy trình vận hành thiết bị, các yêu cầu chuyên sâu đối với việc quản lý

chất thải để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị còn hạn chế.

5.2.6. Sự tham gia của cộng đồng

Trong những năm qua sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi

trường nói chung còn nhiều hạn chế:

Đầu tư từ các tổ chức, cá nhân (xã hội hoá) cho bảo vệ môi trường rất ít, chủ

yếu dựa vào nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cơ sở hạ tầng BVMT còn thiếu và

yếu kém; những vi phạm pháp luật về BVMT của các cơ sở chăn nuôi tập trung và

chăn nuôi nhỏ lẻ thường xuyên xảy ra.

Việc đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. trong thời gian qua vẫn

còn hạn chế, chưa đa dạng hoá các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường; chưa

khuyến khích được sự tham gia của khu vực tư nhân, các doanh nghiệp thuộc mọi

thành phần kinh tế thực hiện các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải

và các dịch vụ khác về BVMT.

Công tác tuyên truyền vẫn chưa thực sự đi vào cộng đồng nên tiềm năng của

cộng đồng trong công tác BVMT vẫn chưa được phát huy đầy đủ, sự tham gia của

cộng đồng vào việc góp ý kiến ra quyết định, hoạch định chính sách và các hoạt

động trong QLMT vẫn còn nhiều hạn chế, trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như

cộng đồng đối với việc tuân thủ về pháp luật BVMT còn chưa cao.

59

Do trình độ dân trí chưa cao và điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do

đó sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường còn nhiều hạn

chế, các mô hình vệ sinh môi trường. Hương ước bảo vệ môi trường đã được thực

hiện thành công ở một số địa phương nhưng chưa được nhân rộng ra trên địa bàn

toàn tỉnh.

60

CHƢƠNG VI

CÁC THÁCH THỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ

GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

6.1 Các thách thức về môi trƣờng trong quản lý chất thải chăn nuôi

6.1.1 Các thách thức về môi trƣờng trong quản lý môi trƣờng nói chung

và chất thải chăn nuôi trong giai đoạn hiện tại

- Đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng nên chưa đáp ứng được khối lượng

công việc cần phải giải quyết.

- Một số Sở, ngành chưa có bộ phận chuyên môn, chuyên trách về môi

trường, nên vẫn còn một số nhiệm vụ BVMT chưa thực hiện; còn tình trạng chồng

chéo, bỏ trống, phân tán chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa một số Sở. Ngành; sự

phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành còn gặp khó khăn và hiệu quả

còn hạn chế...

- Hầu hết các xã đã có cán bộ kiêm nhiệm về môi trường nhưng là cán bộ

chưa được đào tạo chính quy về môi trường.

- Công tác xây dựng và tham mưu ban hành văn bản đã được chú trọng

nhưng nhiều khi còn chưa kịp thời.

- Công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã

được quan tâm nhưng chưa sâu rộng, có lúc mang tính hình thức.

- Đối với ngành nông nghiệp:

+ Trong công tác quản lý môi trường chăn nuôi tại một số địa phương còn

thiếu nhân lực. Thêm vào đó, một số cán bộ chưa qua đào tạo nên việc quản lý,

giám sát, theo dõi các cơ sở chăn nuôi còn bị hạn chế.

+ Hầu hết các cơ sở chăn nuôi chưa bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường

mà là cán bộ kiêm nhiệm như phụ trách hành chính hoặc an toàn lao động.

+ Tại các cơ sở chăn nuôi hầu như không có nhân viên phụ trách môi trường

mà chỉ là các cán bộ hành chính kiêm nhiệm nên công tác thực hiện thủ tục quản

lý, báo cáo tình hình BVMT tại các cơ sở chăn nuôi còn chậm và chưa đầy đủ.

+ Chi phí các cơ sở dành cho lĩnh vực xử lý chất thải nói chung và nước thải

nói riêng chưa được đầu tư đúng mức, còn nhiều cơ sở buông lỏng công tác quản

lý môi trường, một số cơ sở chăn nuôi chưa xử lý triệt để chất thải rắn vẫn còn

phát sinh mùi hôi và côn trùng (ruồi, muỗi, …), nước thải chăn nuôi chưa được thu

gom xử lý triệt để thải ra môi trường gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân

xung quanh.

+ Đối với công tác xử lý nước thải tại một số cơ sở chăn nuôi chưa được

quan tâm thực hiện và thực hiện không đồng bộ, không đúng quy trình kỹ thuật;

phần lớn các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình xử lý nước thải chủ yếu là đối phó hoặc

61

không đầu tư xử lý chất thải, do đó chất lượng nước thải sau xử lý tại hầu hết cơ sở

chăn nuôi không đạt quy chuẩn theo quy định.

+ Một số cơ sở chăn nuôi chưa chủ động kê khai và nộp phí bảo vệ môi

trường đối với nước thải hoặc có nộp phí nhưng thường chậm hơn so với thời gian

quy định.

+ Giá thành và sản phẩm vật nuôi không ổn định nên một số cơ sở cho thuê

chuồng trại (ký ký hợp đồng chăn nuôi gia công với Công ty Cổ phần CP) nên

không đầu tư công trình xử lý chất thải một cách đồng bộ mà chỉ triển khai xây

dựng hầm biogas và các bể lắng để xử lý nước thải sau đó thải ra môi trường.

6.1.2 Các thách thức về môi trƣờng trong quản lý chất thải chăn nuôi

trong giai đoạn tiếp theo

Trong tương lai, song song với việc tỉnh Hà Nam phấn đấu trở thành khu

vực sản xuất công nghiệp trọng điểm, trung tâm dịch vụ y tế cấp vùng, khu phát

triển nông nghiệp công nghệ cao...sẽ phát sinh nhiều chất thải;vấn đề nguồn nhân

lực, cơ sở hạ tầng để quản lý xử lý là bài toán khó đối với các cấp chính quyền

quản lý, bên cạnh đó công tác đào tạo. tập huấn đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng là

thách thức không nhỏ đặt ra với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Vấn đề xử lý chất thải được quan tâm đặc biệt, nếu lượng chất thải không

được quản lý và xử lý hiệu quả sẽ gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy việc lập

kế hoạch quản lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnhlà vấn đềcần được ưu tiên

giải quyết để giảm thiểu tác động tới môi trường khu vực nông thôn.

6.2 Phƣơng hƣớng và giải pháp BVMT trong quản lý chất thải chăn nuôi

6.2.1. Hoàn thiện chức năng nhiệm vụ và tổ chức quản lý

Kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ cấp

tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, bổ sung cán bộ quản lý môi trường theo đề án đã được

phê duyệt; xem xét bố trí tăng thêm biên chế; đầu tư phương tiện, thiết bị, điều

kiện làm việc nhằm nâng cao năng lực trong công tác quản lý bảo vệ môi trường.

quan trắc kiểm soát. tổ chức các biện pháp xử lý sự cố khắc phục ô nhiễm môi

trường. Phấn đấu từ nay đến năm 2025: 100% cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh

có trình độ đại học trở lên; 100% cấp huyện và cấp xã có cán bộ chuyên ngành môi

trường, đặc biệt các xã có làng nghề, có ngành chăn nuôi phát triên có 01 cán bộ

chuyên trách về môi trường.

6.2.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực

bảo vệ môi trƣờng

- Thực hiện quy định BVMT trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

- Triển khai thực hiện các kế hoạch ―Ứng phó với biến đổi khí hậu‖. ―Kế

hoạch hành động Đa dạng sinh học‖, ―Quy hoạch BVMT tỉnh Hà Nam giai đoạn

2011÷2020 và định hướng đến năm 2030‖;

62

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 15-CT/TU ngày 12/6/2017 của Ban

Thường vụ tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn

trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Các cơ sở chăn nuôi thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường

trong chăn nuôi.

- Thực hiện nghiêm quy định các cơ sở sản xuất phải có các thủ tục hành

chính về môi trường như: báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT ;

giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường; giấy phép xả nước

thải vào nguồn nước, giấy phép khai thác nước, sổ đăng ký chủ nguồn thải

CTNH… Các công trình xử lý chất thải phải được vận hành và xử lý đảm bảo

trước khi thải ra môi trường.

- Rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi của

tỉnh đáp ứng nhu cầu thực tế về loại vật nuôi và vùng chăn nuôi; đồng bộ với

chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2025 và định hướng 2035

để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong đó đối với lĩnh vực chăn

nuôi, từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ, lẻ phân tán sang phát triển chăn nuôi tập

trung, trang trại, gia trại.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, cơ

chế tài chính về phát triển và quản lý chăn nuôi nhằm di dời một số cơ sở chăn

nuôi tập trung nằm trong khu dân cư, gần khu vực công cộng phù hợp với quy

hoạch và đảm bảo khoảng cách vệ sinh an toàn theo quy hoạch chăn nuôi.

6.2.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng

- Xem xét, tăng mức chi sự nghiệp môi trường, đảm bảo mức chi 1% tổng

chi ngân sách hàng năm của tỉnh nhằm giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách.

phù hợp với chủ trương của Bộ Chính trị đã nêu trong Nghị quyết 41–NQ/TW ―đạt

mức chi không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo

tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế‖.

- Phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả 1% kinh phí sự nghiệp BVMT nói

chung và quản lý ÔNMT nước nói riêng.

- Ưu tiên kinh phí sự nghiệp môi trường cho xử lý chất thải, nước thải tại

các CCN, làng nghề tập trung, các khu vực chăn nuôi tập trung.

- Kêu gọi, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong

nước và nước ngoài đầu tư xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ cho công tác

bảo vệ môi trường.

- Triển khai các chương trình, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học

công nghệ, áp dụng công nghệ chăn nuôi mới tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với

môi trường cho các cơ sở chăn nuôi. Khuyến khích cơ sở chăn nuôi tận dụng lượng

khí gas phát sinh phụ vụ cho sinh hoạt nhằm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.

63

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ BVMT như

công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nghiên cứu hoàn chỉnh

hệ thống phòng ngừa dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y gắn liền với

công tác BVMT.

- Tăng cường công tác quan trắc ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi

nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, số liệu chính xác về hiện trạng, xu

thế diễn biến chất lượng môi trường để phục vụ hiệu quả công tác quản lý.

- Đề nghị các địa phương, Ban chỉ đạo vùng nông thôn mới của tỉnh, huyện

nghiêm túc thẩm định tiêu chí 17,7 (tỷ lệ hộ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi

trường) quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng

Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn

2016 – 2020 để nâng cao ý thức chính quyền và người dân trong việc bảo vệ môi

trường chăn nuôi.

- Tiếp tục thực hiện nghiên cứu ứng dụng đối với cúm gia cầm và các bệnh

truyền nhiễm mới, tập trung vào những điểm kiểm soát, phòng ngừa và xác định

nhanh các dịch bệnh, bao gồm nghiên cứu để cải thiện vắc xin và các biến đổi

của vi rút sẽ ảnh hưởng tới các chương trình tiêm phòng vắc xin.

- Tiêu độc khử trùng và kiểm soát và phòng ngừa được thực hiện tại khu

vực phát sinh dịch bệnh. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng các chất khử trùng và

áp dụng các biện pháp phù hợp để vệ sinh trước khi khử trùng.

- Khuyến khích, hỗ trợ các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ tiếp tục duy trì

thực hiện xây dựng và vận hành hầm Biogas để xử lý CTCN.

- Tăng cường vai trong của UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với

UBND các huyện,thành phố trong việc kê khai phí bảo vệ môi trường đối với nước

thải công nghiệp đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu dân cư.

6.2.4 Giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

Mục tiêu giải pháp là cải thiện khả năng ứng phó với dịch bệnh và giảm tác

động của các dịch bệnh động vật nguy hiểm. Phát huy mạnh công tác phòng ngừa

dịch bệnh trên vật nuôi nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại (xác vật nuôi

bị dịch bệnh) gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và ô nhiễm môi trường.

Kế hoạch kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh phải được cập nhật thường

xuyên đối với các loại bệnh chính và các địa phương phải lập các kế hoạch kiểm

soát, phòng ngừa và loại bỏ dịch bệnh.

Tiếp tục thực hiện nghiên cứu ứng dụng đối với cúm gia cầm và các bệnh

truyền nhiễm mới, tập trung vào những điểm kiểm soát, phòng ngừa và xác định

nhanh các dịch bệnh, bao gồm nghiên cứu để cải thiện vắc xin và các biến đổi

của vi rút sẽ ảnh hưởng tới các chương trình tiêm phòng vắc xin.

64

Tiêu độc khử trùng và kiểm soát và phòng ngừa được thực hiện tại khu vực

phát sinh dịch bệnh.Việc nâng cao hiệu quả sử dụng các chất khử trùng và áp

dụng các biện pháp phù hợp để vệ sinh trước khi khử trùng.

Giám sát và điều tra dịch tễ: thực hiện tốt các chương trình giám sát và các

điều tra dịch tễ để có thể đánh giá hiệu quả của các chương trình kiểm soát và

cung cấp thông tin cần thiết để điều chỉnh các phương pháp phòng ngừa và kiểm

soát dịch bệnh và phát hiện các bệnh mới phát sinh.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình vận chuyển, buôn bán và chế biến các

loại vật nuôi.Quản lý nghiêm đối với quá trình thiêu hủy các loại vật nuôi bị bệnh

để hạn chế tình trạng phát sinh và lây lan dịch bệnh trên phạm vi rộng.

Tăng cường năng lực quản lý trên toàn bộ chuỗi sản xuất chăn nuôi, bao gồm

toàn bộ quá trình từ giống, thức ăn, chăn nuôi, giết mổ, chế biến và thị trường; hỗ

trợ, xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất chăn nuôi bền vững theo tiêu chuẩn

Viet GAP. Cải thiện các biện pháp an toàn sinh học tại trang trại sẽ tạo ra nền tảng

cho các hoạt động phòng ngừa cúm gia cầm và các bệnh khác ở vật nuôi.

6.2.5. Giải pháp tăng cƣờng các hoạt động giám sát chất lƣợng, quan

trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trƣờng

Theo dõi diễn biến môi trường tại các cơ sở. các hộ gia đìnhchăn nuôi phát

sinh chất thải kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý khi có dấu hiệu ô nhiễm.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải xây dựng kế hoạch quan trắc phát môi trường

và vận hành nghiêm túc các công trình xử lý chất thải; thu gom. phân loại. quản lý

chất thải đúng quy định.

Tăng cường tổ chức các đợt thanh tra. kiểm tra. xử phạt nghiêm minh và

đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi số lượng lớn gia súc, gia

cầm không áp dụng các biện pháp xử lý chất thải hoặc xả chất thải sau xử lý chưa

đạt quy chuẩn quy định, đặc biệt là các cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp vào môi

trường tiếp nhận.

6.2.6. Giải pháp về tuyên truyền, tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế để tăng cường năng lực quản lý môi trường. Tiếp

tục duy trì và phát triển quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế dựa trên cơ sở

các dự án, chương trình triển khai nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn đầu tư cho các

hoạt động BVMT.

- Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về vệ sinh môi trường, xử lý

chất thải triệt để trong chăn nuôi, hướng tới mục tiêu doanh nghiệp tự nguyện. tích

cực tham gia BVMT cùng Nhà nước.

- Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải chăn nuôi.

- Xã hội (người trả tiền dịch vụ) chấp nhận. hài lòng với chất lượng dịch vụ

và các sản phẩm có liên quan đến quản lý, xử lý chất thải.

65

- Cần tập huấn và tuyên truyền cho nông dân cách quản lý chất thải trong

chăn nuôi phát sinh nhằm giảm thiểu các rủi ro do tác động đến môi trường.

- Đổi mới, đa đạng hóa hình thức, nội dung hoạt động tuyên truyền về

BVMT chăn nuôi trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng ấn phẩm

truyền thông, chuyên mục định kỳ tuyên truyền trên hệ thống phát thanh truyền

hình, đặc biệt trên hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn.

- Thông qua các sự kiện, chiến dịch, ngày kỷ niệm về môi trường hàng năm

như: Tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường; Ngày Môi trường Thế

giới; Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, phát động phong trào BVMT chăn

nuôi để nâng dần ý thức chính quyền và người chăn nuôi.

- Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các chương trình

truyền hình, truyền thanh có thể tiếp cận được với các cơ sở chăn nuôi truyền đạt

những chủ trương, chính sách, các quy định và chế tài xử phạt hoặc thực hiện một

số chương trình giới thiệu một số phương pháp chăn nuôi mới. Xây dựng nội

dungcác bài phát thanh về kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi như: Ủ phân, sử dụng

hầm Biogas, sử dụng chế phẩm,...

- Tổ chức hội thảo khoa học để cung cấp nhiều kiến thức cho cơ sở chăn

nuôi, hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới, ứng dụng chăn nuôi an

toàn sinh học, tiết kiệm điện, nước trong quá trình chăn nuôi nhằm năng cao chất

lượng, năng suất vật nuôi đồng thời cũng làm giảm tác động của ngành chăn nuôi

đến môi trường xung quanh, hạn chế phát sinh khí gây hiệu ứng nhà kính, góp

phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Vận động người chăn nuôi nâng cao ý thức BVMT trong hoạt động chăn

nuôi gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trồng nhiều cây xanh để hấp thụ các

khí độc hại có trong lượng khí thải chuồng nuôi để giảm tác động đến môi trường.

- Ngành y tế tiến hành rà soát công tác truyền thông thay đổi hành vi đã được

thực hiện đối với dịch bệnh lây lan giữa vật nuôi và con người. Các mô hình truyền

thông mới thay đổi hành vi và đối với truyền thông nguy cơ trong thời gian có dịch

xảy ra. Báo cáo kịp thời các bệnh ở vật nuôi lây lan sang người, cải thiện vệ sinh cá

nhân và an toàn thực phẩm; tuân thủ các quy định y tế; tăng cường ứng phó nếu xuất

hiện sự lây lan từ người sang người khi có đại dịch xảyra.

6.2.7. Các giải pháp công nghệ kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trƣờng trong

quản lý chất thải chăn nuôiáp dụng tại Hà Nam

Để đảm bảo cho lĩnh vực chăn nuôi hoạt động có hiệu quả và năng cao giá

trị kinh tế và tạo việc làm cho người dân, đồng thời vẫn đáp ứng yêu cầu về

BVMT. Hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi các

cơ sở cần cần nhân rộng các mô hình và áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào chăn

nuôi như:

66

- Khử trùng nước thải sau xử lý tại các cơ sở chăn nuôi: Bổ sung giai đoạn

khử trùng bằng hóa chất (Chlorin, axít,...) sau công trình xử lý nước thải. Để khắc

phục tình trạng nước thải sau xử lý có chỉ tiêu vi sinh vật vượt QCVN 62-

MT:2016/BTNMT.

- Nhân rộng mô hình sử dụng máy ép tách phân tại các cơ sở chăn nuôi đầu

tư máy ép tách phân để xử lý chất thải phát sinh.

- Phun chế phẩm vi sinh định kỳ tại các khu vực lưu trữ và ủ phân để hạn

chế mùi phát sinh ra xung quanh. Đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô vừa, lớn

định kỳ 2 lần/tuần; Riêng các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ định kỳ 1 lần/tuần hoặc 1

lần/2 tuần và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Xây dựng tường rào với chiều cao tối thiểu 2-3 m nhằm hạn chế quá trình

khuếch tán mùi hôi vào môi trường xung quanh, cổng ra vào cơ sở chăn nuôi phải

có hố ga sát trùng nhằm hạn chế quá trình lây lan dịch bệnh từ khu vực này sang

khu vực khác.

- Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo mỹ quan,

bóng mát. Ngoài ra, cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt

cho môi trường chăn nuôi.

a. Xử lý mùi hôi chuồng nuôi

Chuồng nuôi được thiết kế tạo điều kiện thông thoáng tự nhiên, vệ sinh

chuồng trại thường xuyên, tránh ứ đọng chất thải; ứng dụng một số chế phẩm vi

sinh trộn vào phân để làm thay đổi kiểu phân hủy chất thải của vi sinh vật, không

tạo ra các sản phẩm khí có mùi hôi.

Đối với hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng có thể thu khí ô

nhiễm ra khỏi chuồng trại bằng hệ thống các quạt hút bố trí xung quanh chuồng

nuôi sau đó dẫn khí vào thiết bị hấp thụ (môi trường lỏng), hóa lỏng khí để

chuyển dạng các khí ô nhiễm sang dạng lỏng và xử lý như nước thải. Có thể sử

dụng chất hấp thụ đơn giản như nước hoặc dung dịch có khả năng hấp thụ hóa

học cao để tăng hiệu quả hấp thụ hoặc được xử lý qua màng lọc rắn là than hoạt

tính, đá xốp, mùn cưa hay một số nguyên liệu khác. Đây là phương pháp đơn

giản, rẻ tiền và cho hiệu quả xử lý cao vì có thể cùng một lúc hấp phụ nhiều loại

chất tạo mùi khác nhau.

b.Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học)

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học (KSH) được đánh giá

là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải methane có khả năng gây hiệu ứng nhà

kính và sản xuất năng lượng sạch. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được

khuyến khích sử dụng rộng rãi vì vừa bảo vệ được môi trường, vừacó thể thay thế

chất đốt hoặccó thể được sử dụng chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia

đình và điện phục vụ trang trại.

67

Hình 6.1. Mô hình hầm ủ Biogas

Công trình khí sinh học giảm phát thải theo 3 hướng sau: giảm phát thải khí

Methane từ phân chuồng, giảm phát thải khí nhà kính do giảm sử dụng chất đốt

truyền thống, giảm phát thải khí nhà kính do sử dụng phân từ phụ phẩm KSH thay

thế phân bón hóa học. Như vậy, nhờ có công trình khí sinh học mà lượng lớn chất

thải chăn nuôi trong nông hộ sẽ đựợc xử lý tạo ra chất đốt và chính điều đó sẽ góp

phần giảm phát thải khí nhà kính rất hiệu quả. Tuy nhiên, giải pháp này mới chỉ

dừng ở giai đoạn phân hủy tương đối. Nguồn chất thải, nguồn nước và chất cặn bã

từ Biogas vẫn có thể gây ô nhiễm và vẫn cần được tiếp tục xử lý. Mặt khắc toàn bộ

phân, nước tiểu, thức ăn rơi vãi lên men sinh khí trong chuồng nuôi vẫn gây ô

nhiễm và bốc mùi độc hại trong một thời gian nhất định trước khi được dọn đến

hầm xử lý Bioga. Ở Hà Nam trong những năm qua tỉnh đã có các cơ chế chính

sách hỗ trợ nông dân xây hầm Bioga để xử lý môi trường chăn nuôi thông qua các

dự án và đã phát huy được hiệu quả tuy nhiên cũng gặp một số hạn chế sau:

+ Về Công nghệ: Các mô hình hầm khí Biogas được triển khai trong giai đoạn

t rước không phát huy được tác dụng là do công nghệ chưa phù hợp. Mô hình này có

ưu điểm là dễ lắp đặt, dễ sử dụng, nhưng có hạn chế là các túi ni lon dễ bị thủng do

tác động của ngoại cảnh 1/2 túi được chôn dưới đất, nhanh bị lưu hoá dưới ánh nắng

và nhiệt độ của mặt trời, phần diện tích túi chìm lại quá nhỏ, tốn nhiều diện tích đất.

+ Về kỹ thuật: Khi xây dựng hầm Biogas, các hộ dân đều đã được phổ biến

hoặc tập huấn về sử dụng và bảo dưỡng hầm khí, nhưng do ý thức người dân nông

thôn còn hạn chế nên việc nạp nguyên liệu đầu vào thường tuỳ tiện, không đúng

theo tỷ lệ quy định giữa phân và nước. dẫn đến việc sinh khí kém. Thực tế một số

hầm đã xây không còn phù hợp với điều kiện chăn nuôi của các hộ gia đình khi có

nhu cầu mở rộng hoặc thu hẹp quy mô chăn nuôi.

68

+ Một số hộ dân đã tự đầu tư xây dựng trong khi chưa tìm hiểu kỹ thuật xây

dựng hầm, cũng như quy trình sử dụng và bảo dưỡng hầm khí, đã dẫn đến việc hầm

hỏng hoặc sử dụng không hiệu quả.

Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn 100% các trang trại đều sử dụng

hầm Biogas để xử lý nước thải trước khi tiếp tục các bước xử lý khác.

c. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học

* Xử lý môi trường bằng men sinh học:

Các loại men nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất phong phú và có ưu

điểm là phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, khí hậu nước ta. Người ta sử dụng

men sinh học rất đa dạng như: dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng

nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn có những tồn tại

nhất định, đặc biệt khi dùng phun sẽ làm tăng độ ẩm chuồng nuôi gây bất lợi cho

cơ thể gia súc nhất là gia cầm.

Chế phẩm Biocatalyse đã được Bộ NN&PTNT chứng nhận và cho phép sử

dụng trong sản xuất chăn nuôi. Đây là một loại bột khoáng màu trắng ngà, được

sản xuất bằng công nghệ hoạt hóa ở mức độ cao, Thành phần chính gồm SiO2,

Al2O3, Fe2O3, K20, Na2O, CaO, MgO, chất mang,... Bio-catalyse có khả năng:

- Trao đổi ion mạnh trong đường ruột, xúc tác các enzim, thủy phân protein, lipit...

- Kích hoạt các vi sinh vật có lợi trong đường ruột phát triển tốt nhất, đạt

mật độ cao tối đa.

- Thủy phân các cluster của nước thành các đơn phân tử, làm cho nước trong

hệ thống tiêu hóa của động vật trở lên siêu loãng giúp quá trình hòa tan các chất dinh

dưỡng, vitamin, khoáng chất,... giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh

dưỡng của vật nuôi tốt hơn, từ đó làm giảm các thành phần: Nitơ, Cacbonhydrat, Lưu

huỳnh... là những thành phần chính tạo mùi hôi và độc hại chứa trong chất thải của

vật nuôi.

- Nâng cao khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Bio-catalyse không tồn dư trong

thịt, trứng của vật nuôi. Chỉ tham gia xúc tác đó thải ra môi trường và tiếp tục làm

tăng khả năng phân hủy ở ngoài môi trường.

* Chăn nuôi trên đệm lót sinh học

Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm sản

(phôi bào, mùn cưa...) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (thân cây ngô, đậu, rơm rạ,

trấu, vỏ cà phê...) cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh học. Sử dụng

chế phẩm sinh học trên đệm lót là sử dụng bộ vi sinh vật hữu hiệu đã được nghiên

cứu và tuyển chọn chọn thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces,

Saccharomyces, Aspergillus... với mong muôn là tạo ra lượng vi sinh vật hữu ích

đủ lớn trong đệm lót, tạo các vi sinh vật có lợi nhằm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật

có hại, để các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ từ phân gia súc gia cầm. nước giải

giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu gốc chế phẩm EM của

69

Nhật Bản,các nhà nghiên cứu đã chọn tạo cho ra các sản phẩm EM chứa

nhiềuchủng loại vi sinh vật đã có mặt trên thị trường. Ngoài ra nhiều cơ sở khác

cũng đã nghiên cứu và chọn tạo ra nhiều tổ hợp vi sinh vật (men) phù hợp với các

giá thể khác nhau và được thị trường chấp nhận như chế phẩm sinh học Balasa

Nol, nhưng thực chất quá trình này cũng là xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi

trường bằng men sinh học.

Ở Hà Nam đã triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi có sử dụng đệm lót sinh

học. Tuy nhiên, công nghệ sử dụng đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên trong

điều kiện nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt nam, nhất là trong chăn nuôi lợn lượng

nước tiểu của lợn nhiều dễ gây ẩm làm hạn chế tác dụng của giải pháp. Để khắc

phục được hiện tượng lên men sinh nhiệt cần có các thiết bị làm mát và như vậy sẽ

phải đầu tư tốn kém hơn. Mô hình này sau một thời gian áp dụng tại Hà Nam được

đánh giá là chưa thành công và cần khắc phục những tồn tại nếu muốn nhân rộng

mô hình ra các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

d. Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost)

Đây là biện phápsử dụng chủ yếu phân của động vật mà thông qua hoạt

động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật phân hủy và làm tăng cao chất lượng

của sản phẩm, tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây

trồng. Ủ phân bằng phương pháp phủ kín bằng nilon hoàn toàn nhờ sự lên men tự

nhiên. Nhờ quá trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt được

phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm. Thậm chí ủ phân có thể phân hủy được cả xác

động vật chết khi lượng phế thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có chứa chất mùn

làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng thời có tác

dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính

chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật

và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái biện pháp này được áp

dụng nhiều. Tuy nhiên, đây là biện pháp thủ công, chất thải trong chuồng vẫn có

thời gian gây ô nhiễm trước khi được xử lý ủ hữu cơ và ô nhiễm khi vận chuyển

đến nơi ủ.

Biện pháp này được áp dụng khá phổ biến tại các hộ gia đình để phục vụ sản

xuất nông nghiệp, tuy nhiên những năm gần đây biện pháp này không được ưa

chuộng do gây ô nhiễm môi trường.

e. Xử lý bằng công nghệ ép tách phân

Đây là công nghệ hiện đại được nhập vào nước ta chưa lâu nhưng rất hiệu

quả và đang được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm áp dụng. Dựa trên nguyên tắc

―lưới lọc‖ máy ép có thể tách hầu hết các tạp chất nhỏ đến rất nhỏ trong hỗn hợp

chất thải chăn nuôi. tùy theo tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp. Khi

hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các chất rắn được giữ lại ép khô

và ra ngoài để xử lý riêng còn lượng nước theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc

70

xuống hầm KSH xử lý tiếp. Độ ẩm của sản phẩm (phân khô) có thể được điều

chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Quá trình xử lý này đầu tư ban đầu tốn kém hơn

nhưng rất hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện

pháp hiệu quả nhất đối với các trang trại chăn nuôi lợn, trâu, bò theo hướng công

nghiệp hiện nay.

Trên địa bàn Hà Nam chỉ có 1 vài trang trại lớn áp dụng biện pháp này để

giảm thiểu lượng nước thải phát sinh trong phân, mô hình này cần được khuyến

khích nhân rộng cho các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn.

f. Xử lý nƣớc thải bằng ô xi hóa

Phương pháp này thường được dùng đối với các bể lắng nước thải.

- Xử lý bằng sục khí

Biện pháp này là dùng máy bơm sục khí xuống đáy bể với mục đích làm cho

các chất hữu cơ trong nước thải được tiếp xúc nhiều hơn với không khí và như vậy

quá trình ô xi hóa xảy ra nhanh. mạnh hơn. Đồng thời kích thích quá trình lên men

hiếu khí. chuyển hóa các chất hữu cơ. chất khí độc sinh ra trở thành các chất ít gây

hại tới môi trường. Sau khi lắng lọc nước thải trong hơn giảm ô nhiễm môi trường

và có thể dùng tưới cho ruộng đồng.

- Xử lý bằng ô-zôn (O3)

Để xứ lý nhanh. triệt để các chất hữu cơ và các khí độc sinh ra trong các bể

gom nước thải. bể lắng. người ta đã bổ sung khí ô -zôn (O3) vào quá trình sục khí

xử lý hiếu khí nhờ các máy tạo ô-zôn công nghiệp. Ô-zôn là chất không bền dễ

dàng bị phân hủy thành ôxy phân tử và ôxy nguyên tử: O3 -> O2 + O. Ô xy nguyên

tử tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có tính ô xi hóa rất mạnh làm cho quá trình

xử lý chất thải nhanh và rất hữu hiệu. Ngoài ra quá trình này còn tiêu diệt được

một lượng vi rút, vi khuẩn, nấm mốc và khử mùi trong dung dịch chất thải. So với

phương pháp sục khí thì phương pháp này có tốn kém hơn nhưng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cần chú ý thận trọng khi sử dụng ô-zôn trong xử lý môi trường là phải

có nồng độ phù hợp, không dư thừa vì chính ô-zôn cũng chính là chất gây độc.

- Xử lý bằng Hiđrô perôxit (H202)

Hiđrô perôxit H202 (Ô-xi già) thường được ứng dụng rộng rãi như: Tẩy rửa

vết thương trong y tế. làm chất tẩy trắng trong công nghiệp. chất tẩy uế. chất ôxi

hóa... Người ta cùng có thể bổ sung Hyđrô perôxit H202 (Ô-xi già) vào trong nước

thải để xử lý môi trường. Ô-xi già là một chất ô xi hóa-khử mạnh. Thông thường

ô-xi già phân hủy một cách tự nhiên theo phản ứng tỏa nhiệt thành nước và khí

ôxy như sau:

2 H202 —> 2 H20 + 02 + Nhiệt lượng.

Trong quá trình phân hủy (phản ứng xảy ra mạnh mẽ khi có xúc tác). đầu

tiên ô xi nguyên tử được tạo ra và tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi nhanh chóng

thành khí ô xi O2, Ô xi nguyên tử có tính ôxi hóa rất mạnh vì vậy đã ô xi hóa các

71

chất hữu cơ, diệt khuẩn, khử mùi hiệu quả trong dung dịch chất thải. Bổ sung ô-xi

già vào nước thải xử lý môi trường tốn kém hơn nhưng hiệu quả cao. Cần chú ý

khi bổ sung ô - xi già xử lý môi trường là phải tìm hiểu cách bảo quản ô-xi già.

liều lượng. chất xúc tác... và nồng độ đủ thấp để an toàn. Nếu nồng độ cao dễ xảy

ra cháy nổ hoặc ngộ độc nguy hiểm.

Xử lý chất thải theo phương pháp ôxi hóa có đem lại hiệu quả nhưng nhìn

chung là không tiện lợi đối với người dân khi thực hiện, đồng thời chi phí cao (xây

bể, mua máy tạo ô-zôn, máy tạo H2O2) thao tác thực hành yêu cầu kỹ thuật cao mà

chất thải vẫn có thể bốc mùi gây ô nhiễm trong thời gian khi chưa đưa vào bể xử

lý, trong thực tế chăn nuôi khó áp dụng.

g. Công nghệ chuồng kín

- Ở thời điểm hiện tại, chăn nuôi lợn chuồng kín (chuồng lạnh/chuồng mát)

có lẽ là công nghệ hiện đại, ưu việt, đồng bộ nhất nhưng có chi phí đầu tư lớn, lên

tới hàng tỷ đồng/chuồng, nuôi được 500 - 700 con nên phù hợp với các doanh

nghiệp, HTX, hộ chăn nuôi quy mô công nghiệp.

- Phần lớn các mô hình nuôi lợn chuồng kín hiện nay đều được thiết kế đồng

bộ ngay từ đầu với hệ thống xử lí chất thải rắn, lỏng, khí khép kín.

- Không chỉ xung quanh chuồng mà ngay cả bên trong chuồng lợn, nhờ hệ

thống giàn mát và quạt hút mùi nên công nghệ chuồng mát đang được ví như

―khách sạn cho heo‖ bởi gần như triệt tiêu được hôi thối.

- Không chỉ ưu việt trong xử lí mùi, thăm các trang trại nuôi lợn chuồng kín

công nghiệp quy mô lớn của các doanh nghiệp chăn nuôi công nghệ cao như Công

ty TNHH lợn giống Dabaco Hà Nam, hệ thống xử lí nước thải hiện đại.

- Theo đó, không chỉ có hệ thống bể biogas đạt chuẩn, những trang trại này

còn có các giàn máy móc hiện đại ép, tách phân loại chất thải rắn, chất thải lỏng.

72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh,

các ngành, các cấp đã có những nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các quy định

pháp luật về quản lý, phát triển chăn nuôi đã đạt được những kết quả đáng khích

lệ. Thông qua các dự án, đề án phát triển chăn nuôi, nhiều biện pháp xử lý chất

thải chăn nuôi đã và đang được áp dụng có hiệu quả như công trình khí sinh học

(hầm biogas), phân tách nguồn thải để tận dụng lượng chất thải rắn làm phân hữu

cơ, đệm lót sinh học, các mô hình chuyển giao công nghệ xử lý chất thải trong

chăn nuôi,... đã và đang mang lại lợi ích quan trọng về bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác quản lý và phát triển

chăn nuôi còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Hệ thống chính sách, văn bản về

quản lý và bảo vệ môi trường chăn nuôi chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ; thiếu

nhân lực quản lý môi trường chăn nuôi; công tác đầu tư công trình xử lý chất thải

trong chăn nuôi còn hạn chế.Do đó, ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn

nuôi vẫn đang diễn ra ở một số nơi đã và đang tác động xấu đến sức khỏe con

người và vật nuôi, phát triển kinh tế - xã hội, cảnh quan môi trường và gây xung

đột môi trường. Được biểu hiện qua những thiệt hại kinh tế do đầu tư xử lý chất

thải, chi phí xử lý dịch bệnh; ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất, nước và

phát sinh mùi hôi, côn trùng xung quanh phát sinh xung đột giữa người dân và

các cơ sở chăn nuôi. Đặc biệt do tình hình DTLCP diễn ra trên địa bàn tỉnh gây

thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường.

Công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi còn nhiều tồn tại như:

phân cấp trong hệ thống quản lý môi trường chưa rõ ràng; nước thải và chất thải

chăn nuôi, chất thải nguy hại chưa được thu gom, quản lý đúng quy định; tỷ lệ xây

dựng và vận hành thường xuyên các công trình bảo vệ môi trường tại các cơ sở

còn thấp; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nguồn thải, giám sát môi trường

chưa thực sự nghiêm minh; công cụ kinh tế chưa phát huy được hiệu quả; công cụ

thông tin chưa được đầu tư. chú trọng đúng mức…

Để giải quyết những hạn chế, bất cập nêu trên cần tập trung huy động tổng

hợp các nguồn lực của tỉnh để triển khai đồng bộ và hiệu quả các nhóm giải pháp

về quản lý, phát triển và bảo vệ môi trường. Trong đó ưu tiên tổ chức thực hiện

hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ; tăng cường vai trò

quản lý nhà nước của địa phương đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn thuộc

phạm vi quản lý theo đúng quy định pháp luật và phân cấp quản lý; đẩy mạnh

công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng các mô hình điểm về xử lý

nước thải, chất thải rắn và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

73

2. Kiến nghị, đề xuất

Từ các kết quả và nhận định của Báo cáo Hiện trạng môi trường chuyên đề

quản lý chất thải chăn nuôi năm 2019. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam

kiến nghị với Trung ương, Bộ, UBND tỉnh và các ngành các cấp liên quan một số

vấn đề sau:

* Trung ương, Bộ TN&MT

Hà Nam nằm trong không gian quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội, là tỉnh

có nguồn thu ngân sách thấp nên việc chi 1% kinh phí cho sự nghiệp môi trường

chưa đủ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đề ra. Do đó đề nghị Trung ương,

Bộ TN&MT tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn đầu tư để thực hiện các dự án về

BVMT trên địa bàn tỉnh.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật, thực hiện

nghiêm Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn, nhất là vấn đề về phân cấp quản lý

môi trường và công tác tổ chức thanh tra môi trường liên quan.

Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính

sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển và quản lý chăn nuôi, gắn kết

chặt chẽ với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định pháp

luật, đảm bảo tính chủ động, kịp thời trong quá trình quản lý, đáp ứng yêu cầu

thực tiễn.

* Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Nam

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các ngành. các cấp thực hiện tốt Luật BVMT năm

2014. Nghị quyết của Bộ Chính trị số: 41-NQ/TW ngày 15/11/2004. Chỉ thị số:

25-CT/TU ngày 30/5/2005 của Tỉnh uỷ, Kế hoạch số 453/KH-UBND ngày

31/5/2005 của UBND tỉnh về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá

hiện đại hoá đất nước.Chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm đầy đủ đến công

tácbảo vệ môi trường, thực hiện tốt các kiến nghị liên quan nêu dưới đây:

Khuyến khích,tạo điều kiện để các cá nhân, tập thể trong việc xử lý và

BVMT tiến tới xã hội hoá công tác BVMT.

Rà soát, điều chỉnh sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi của các

địa phương trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu thực tế về loại vật nuôi vùng chăn

nuôi. Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ, lẻ phân tán sang phát triển chăn nuôi công

nghiệp, bán công nghiệp và tập trung và UBND các huyện, thành phố.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường các cơ sở chăn nuôi

quy mô lớn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý thức thu gom, xử lý chất thải cho

các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đặc biệt chú ý việc phân cấp và phân

công trách nhiệm rõ ràng. cụ thể đối với các đơn vị trong hệ thống quản lý môi

trường theo hướng tổ chức quản lý tập trung.

Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ

môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các cơ sở

74

chăn nuôi thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường về khai thác, xả thải vào

nguồn nước, kết quả giám sát môi trường định kỳ, công tác quản lý và xử lý chất

thải nguy hại theo đúng thời gian và quy định.

Tăng nguồn ngân sách BVMT cho các ngành, các cấp, bổ sung nguồn nhân

lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác BVMT cho cấp huyện, thành phố và tuyến

xã, phường, thị trấn./.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Hữu Đoàn ―Bài giảng quản lý chất thải chăn nuôi‖- Nhà xuất bản nông

nghiệp năm 2011.

2. Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, 2018 ―Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm

2013-2018‖, Nhà xuất bản thống kê.

3. Phiếu điều tra các Sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2019.

4. Phiếu điều tra của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các xã, phường,

thị trấn năm 2019.

5. Quyết định số 88/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương ngày 13/01/2014

ban hành hướng dẫn thu thập tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh

Bình Dương giai đoạn 2013-2020 .

6. Quyết định số1357/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam ngày 28/8/2017 về việc phê

duyệt "Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định

hướng đến năm 2035.

7. Sở Tài nguyên và môi trường: Báo cáo kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi

trường của Công ty Cổ phần Tổng hợp Hà Nam và Công ty Cổ phần Xuất nhập

khẩu Hà Nam tháng 01 năm 2018.

8. Nguyễn Thị Bạch Kim, năm 2017 ―Ảnh hưởng của phân gia súc và gia cầm

và chất độn hữu cơ đến sự phát triển và chất lượng thịt trùn quế‖.

9. Tài liệu ―Hỏi đáp về công nghệ khí sinh học‖ xuất bản năm 2010, của nhóm

tác giả Nguyến Lân Dũng - Nguyễn Khắc Tích - Nguyễn Quang Khải.

10. Trung tâm Quan trắc TNMT Hà Nam, Báo cáo quan trắc năm 2015- 2018,

Quý 1,2/2019.

11. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam: Báo cáo Quy hoạch BVMT tỉnh Hà Nam giai

đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030.

12. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam: Báo cáo số 14/BC- UBND của Ủy ban nhân

dân tỉnh Hà Nam ngày 22 tháng 02 năm 2019 kết quả kiểm kê đất đai và xây

dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Nam năm 2018.

13. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam: Báo cáo số 35/BC-UBND của UBND tỉnh

Hà Nam ngày 10/4/2019 kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội

Quý I, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác Quý II năm 2019.