85
1 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC LỜI NÓI ĐẦU Niên giám là tài liệu phát hành chính thức của Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh. Niên giám cung cấp những thông tin cơ bản để giúp người đọc có thể hình dung đầy đủ về quy mô và hoạt động của nhà trường, đây đồng thời cũng là cuốn cẩm nang quan trọng nhất – tập tài liệu chính thức để học sinh sinh viên tham chiếu trong suốt thời gian học tập. Phần mở đầu, niên giám giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển của Trường, về các đơn vị hành chính trong Trường – Các Khoa đào tạo. Phần thứ hai bao gồm “Quy chế học vụ bậc Đại học, Cao đẳng theo hệ thống tín chỉ”, “ Quy định công tác học sinh sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ” và “Bảng chấm điểm đánh giá kết quả rèn luyện hssv chính quy” – quy trình cơ bản nhất của công tác học vụ. Học sinh sinh viên cần đọc kỹ từng đề mục trong các văn bản này để biết về hệ thống tổ chức đào tạo của trường, để hiểu và vận dụng cho đúng các quy định của Trường, về quyền và nghĩa vụ của học sinh sinh viên trong nhà trường. Phần tiếp theo giới thiệu và hướng dẫn sử dụng hệ thống thông tin của trường như xem lịch, bảng điểm, đăng ký học phần, diễn đàn,… là điều tất yếu khi thời đại công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời là điều bắt buộc sinh viên phải năm vững khi nhà trường đang thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Phần cuối niên giám là số liệu thống kê từ năm 2004 đến năm 2011 về: Số lượng giảng viên, quy mô học sinh sinh viên, số lượng học sinh sinh viên tốt nghiệp và cơ sở vật chất. Niên giám thống kê giáo dục 2012 được Nhà trường biên tập lần đầu tiên – chúng tôi hy vọng rằng tài liệu này có thể cung cấp ngày càng nhiều những thông tin hữu ích cho các bạn học sinh sinh viên và sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng sinh viên trong suốt khóa học của các bạn tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long. Do lần đầu tiên phát hành phiên bản niên giám 2012, nên không tránh khỏi những sai sót. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Phòng Quản lý đào tạo Trường Cao đẳng Kinh tế -Tài chính Vĩnh Long. Theo địa chỉ: 01B, Nguyễn trung trực, Phường 8, TP Vĩnh Long hoặc E-mail: [email protected] Cuối cùng chúc các bạn sinh viên nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và đạt nhng kết quả tốt nhất, nhiều thành công nhất trong học tập và trong cuộc sống. THÁNG 09/2012

LỜI NÓI ĐẦU - vcef.edu.vn giam/NIEN GIAM THONG KE.pdf · 1 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC LỜI NÓI ĐẦU Niên giám là tài liệu phát hành chính thức của

  • Upload
    vannhu

  • View
    215

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Niên giám là tài liệu phát hành chính thức của Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh. Niên giám cung cấp những thông tin cơ bản để giúp người đọc có thể hình dung đầy đủ về quy mô và hoạt động của nhà trường, đây đồng thời cũng là cuốn cẩm nang quan trọng nhất – tập tài liệu chính thức để học sinh sinh viên tham chiếu trong suốt thời gian học tập.

Phần mở đầu, niên giám giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển của Trường, về các đơn vị hành chính trong Trường – Các Khoa đào tạo.

Phần thứ hai bao gồm “Quy chế học vụ bậc Đại học, Cao đẳng theo hệ thống tín chỉ”, “ Quy định công tác học sinh sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ” và “Bảng chấm điểm đánh giá kết quả rèn luyện hssv chính quy” – quy trình cơ bản nhất của công tác học vụ. Học sinh sinh viên cần đọc kỹ từng đề mục trong các văn bản này để biết về hệ thống tổ chức đào tạo của trường, để hiểu và vận dụng cho đúng các quy định của Trường, về quyền và nghĩa vụ của học sinh sinh viên trong nhà trường.

Phần tiếp theo giới thiệu và hướng dẫn sử dụng hệ thống thông tin của trường như xem lịch, bảng điểm, đăng ký học phần, diễn đàn,… là điều tất yếu khi thời đại công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời là điều bắt buộc sinh viên phải năm vững khi nhà trường đang thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Phần cuối niên giám là số liệu thống kê từ năm 2004 đến năm 2011 về: Số lượng giảng viên, quy mô học sinh sinh viên, số lượng học sinh sinh viên tốt nghiệp và cơ sở vật chất.

Niên giám thống kê giáo dục 2012 được Nhà trường biên tập lần đầu tiên – chúng tôi hy vọng rằng tài liệu này có thể cung cấp ngày càng nhiều những thông tin hữu ích cho các bạn học sinh sinh viên và sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng sinh viên trong suốt khóa học của các bạn tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long.

Do lần đầu tiên phát hành phiên bản niên giám 2012, nên không tránh khỏi những sai sót. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Phòng Quản lý đào tạo – Trường Cao đẳng Kinh tế -Tài chính Vĩnh Long. Theo địa chỉ: 01B, Nguyễn trung trực, Phường 8, TP Vĩnh Long hoặc E-mail: [email protected]

Cuối cùng chúc các bạn sinh viên nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và đạt những kết quả tốt nhất, nhiều thành công nhất trong học tập và trong cuộc sống.

THÁNG 09/2012

2 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

GIỚI THIỆU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨNH LONG

Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long đã và đang khẳng định vị thế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhận lực cho tỉnh Vĩnh Long và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ khi thành lập cho đến nay, Nhà trường đã từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo. Đến nay, Nhà trường đã có 07 phòng chức năng, 04 khoa, 05 bộ môn trực thuộc, 03 trung tâm. Trình độ sau đại học chiếm 40% và trường đang từng bước chuẩn bị các điều kiện để trở thành một trường đại học.

Nhà trường đã đào tạo hàng chục ngàn lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, hàng ngàn cử nhân cao đẳng khối ngành kinh tế, góp phần quan trọng trong cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ quan hành chính sự nghiệp, các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh Vĩnh Long., khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; lực lượng này đã đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trải qua quá trình học tập nâng cao trình độ, nhiều người đã giữ những vị trí trọng trách trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

Nhà trường cũng đang có mối quan hệ hợp tác đào tạo với nhiều trường đại học trong nước và các trường đại học, cao đẳng ngoài nước. Giảng viên của trường cũng đã có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp trường, có nhiều sáng kiến cải tiến trong giảng dạy và quản lý, nhiều bài viết được công bố trên các tạp chí ngành trong nước.

SỨ MẠNG của Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long đã được xác định là:

“Sứ mạng của Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long là đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn đầu ra, tổ chức nghiên cứu khoa học và thực nghiệm, chuyển giao, cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”

TẦM NHÌN của Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long:

“Đến năm 2020 trở thành trường Đại học đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín trong nước”

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CỦA TRƯỜNG

- Tháng 10/1976: Trường Nghiệp vụ Tài chính Cửu Long được thành lập để đáp ứng yêu cầu đào tạ nghiệp vụ cho cán bộ ngành tài chính của tỉnh.

- Tháng 01/1991 tiếp nhận Trường Nghiệp vụ Thương Nghiệp sát nhập. Đến tháng 8/1992 trường đổi tên thành trường Trung học Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long và đến

3 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

tháng 01/1996 tiếp nhận một bộ phận giáo viên trường Trung học Lương thực thực phẩm TWIII sát nhập.

- Đến ngày 03/8/2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long.

CÁC THÀNH TÍCH NHÀ TRƯỜNG ĐẠT ĐƯỢC

HUÂN CHƯƠNG

Huân chương Lao động hạng Nhất: Tập thể trường (2011)

Huân chương Lao động hạng Nhì: Tập thể trường (2003)

Huân chương Lao động hạng Ba: Tập thể trường (1998)

Huân chương Lao động hạng Ba: Ông Đoàn Mạnh Hòa (1998)

CỜ THI ĐUA, CHIẾN SĨ THI ĐUA

Cờ Thi đua của Chính phủ tặng thưởng “ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2009”.

2 Cờ Thi đua của Bộ Công an tặng thưởng “Đơn vị xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ An ninh tổ quốc”: các năm 2003, năm 2004.

9 Cờ Thi đua xuất sắc của UBND tỉnh tặng thưởng qua các năm: 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2005, 2009, 2010.

1 Chiến sĩ Thi đua toàn Quốc: Ông Đoàn Mạnh Hòa.

Chiến sĩ Thi đua cấp Tỉnh: giai đoạn 2000-2004: có 4 cán bộ, giáo viên; giai đoạn 2007-2010: có 2 cán bộ.

BẰNG KHEN CHÍNH PHỦ

1 Bằng khen cho tập thể CBCC Trường năm 2009.

2 Bằng khen cho cá nhân: Ông Đoàn Mạnh Hòa, Bà Nguyễn Thị Giang.

BẰNG KHEN CỦA CÁC BỘ, CỦA UBND TỈNH

17 Bằng khen của Bộ Tài chính, Bộ GDĐT, Bộ Công an tặng tập thể trường Cán bộ viên chức và HSSV nhà trường.

42 Bằng khen của UBND tỉnh tặng thưởng tập thể, cá nhân cán bộ viên chức nhà trường.

4 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Khoa Tài chính

2. Khoa Kế toán

3. Khoa Quản trị

4. Khoa Công nghệ TT

5. Bộ môn LL C.Trị

6. Bộ môn Luật

7. Bộ môn Ngoại ngữ

8. Bộ môn GDTC &GDQP

9. Bộ môn Toán – T.Kê

CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TẠI TRƯỜNG

STT TÊN Điên thoại Email

BAN GIÁM HIỆU

1 Q.Hiệu trưởng: TS. Nguyễn Thị Giang (0703) 878625 [email protected]

CÁC PHÒNG BAN CHỦ CHỐT

2 Phòng Quản lý đào tạo (0703) 823443 [email protected]

3 Phòng Tổ chức hành chính và Quản trị (0703) 823359 [email protected]

4 Phòng Tài chính kế toán (0703) 878328 [email protected]

5 Phòng Chính trị và Công tác HSSV (0703) 877406 [email protected]

6 Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế (0703) 878839 [email protected]

7 Phòng Thanh tra đào tạo (0702) 218586 [email protected]

1. TT N.Ngữ - Tin học

2. TT Hỗ trợ HSSV

3. TT Tư vấn TCKT

4. Thư viện

5. Phòng Y tế

1. P. Tổ chức HC&QT

2. P. Quản lý đào tạo

3. P. Quản lý KH

4. P. Thanh tra ĐT

5. P. CT & Công tác

HSSV

6. Phòng KT & ĐBCL

7. P. Tài chính – KT

CÁC TỔ CHỨC CHÍNH

TRỊ

BAN GIÁM HIỆU

CÁC HỘI ĐỒNG TƯ

VẤN

CÁC KHOA ĐÀO TẠO

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

CÁC ĐƠN VỊ PHỤC VỤ

5 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

STT TÊN Điên thoại Email

8 Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng (0703) 877465 [email protected]

CÁC KHOA ĐÀO TẠO VÀ BỘ MÔN TRỰC THUỘC

9 Khoa Tài chính (0703) 878840 [email protected]

10 Khoa Kế toán (0703) 878329 [email protected]

11 Khoa Quản trị (0703) 878330 [email protected]

12 Khoa Công nghệ thông tin (0703) 832591 [email protected]

13 Bộ môn Ngoại ngữ (0703) 877433 [email protected]

14 Bộ môn Luật [email protected]

15 Bộ môn Lý luận chính trị [email protected]

16 Bộ môn GDTC&GDQP [email protected]

17 Bộ môn Toán thống kê [email protected]

CÁC ĐƠN VỊ PHỤC VỤ

18 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học (0703) 832591 [email protected]

19 Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên (0703) 878183 [email protected]

20 Trung tâm Tư vấn Tài chính kế toán

và Du học (0703) 877183 [email protected]

21 Thư viện (0703) 877183

22 Phòng Y tế

6 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO

A - NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

I. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG: Ngành tài chính - Ngân hàng (gồm Ngân hàng và Ngân sách - Thuế) 1. Chuyên ngành Ngân hàng: 1.1. Cấu trúc chương trình: kiến thức toàn khóa học 102 tín chỉ (trong đó: 13 học phần kiến thức giáo dục đại cương; 6 học phần kiến thức cơ sở; 16 học phần kiến thức nhóm ngành và 5 học phần kiến thức bổ trợ tự do) 1.2. Kiến thức:

- Sinh viên có kiến thức chung về Tài chính, Tiền tệ, Ngân hàng. - Kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng thương mại, thẩm định tín dụng, kế toán

ngân hàng thương mại, nghiệp vụ kho quỹ; sinh viên có khả năng phân tích và vận dụng kiến thức chuyên môn trong tác nghiệp tại các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, các lọai hình doanh nghiệp khác.

1.3. Kỹ năng: - Biết phân tích, đánh giá dữ liệu về các nghiệp vụ tín dụng, kế toán và biết ứng dụng tin học

trong công việc.

- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.

1.4. Vị trí làm việc: Đảm nhận công việc kế toán, nghiệp vụ tín dụng, quản lý tài chính, nghiệp vụ kho quỹ tại

các Quỹ tín dụng, ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng. 2. Chuyên ngành Ngân sách - Thuế: 2.1. Cấu trúc chương trình: kiến thức toàn khóa học 101 tín chỉ (trong đó: 13 học phần kiến thức giáo dục đại cương; 6 học phần kiến thức cơ sở; 16 học phần kiến thức nhóm ngành và 5 học phần kiến thức bổ trợ tự do) 2.2. Kiến thức:

- Sinh viên có kiến thức chung về Tiền tệ - Ngân hàng, Tài chính học, Thuế đại cương. - Sinh viên có kiến thức chuyên sâu về quản lý ngân sách và nghiệp vụ quản lý thuế nhà

nước, có khả năng phân tích và vận dụng kiến thức chuyên môn trong tác nghiệp tại đơn vị công tác.

2.3. Kỹ năng: - Biết phân tích dữ liệu, lập kế hoạch tài chính, thực hành kê khai quyết toán thuế và biết ứng

dụng tin học trong công việc. - Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.

2.4. Vị trí làm việc:

7 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Đảm nhận tốt nhiệm vụ kế toán ngân sách, quản lý thu chi ngân sách tại cơ quan thuế, kho bạc; quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp; nghiệp vụ thuế tại các doanh nghiệp.

3. Thời gian đào tạo và tính liên thông: 3.1. Thời gian đào tạo: 3 năm 3.2. Tính liên thông: Được liên thông lên đại học khối ngành kinh tế ở các trường đại học, cao đẳng cả nước.

II. TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP: Ngành Tài chính - Ngân hàng (gồm Ngân hàng và Thuế Nhà nước) 1. Chuyên ngành Ngân hàng: 1.1. Cấu trúc chương trình: kiến thức toàn khóa học 82 đơn vị học trình (trong đó: 8 học phần chung; 10 học phần cơ sở và 8 học phần chuyên môn)

1.2. Kiến thức: - Học sinh có kiến thức cơ bản về Tài chính, Tiền tệ, Ngân hàng.

- Học sinh có kiến thức chuyên sâu về: huy động, cho vay ngắn – trung và dài hạn, xem xét thẩm định các món vay, thực hiện công tác kế toán tại các Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân, Công ty cho thuê tài chính, Công ty tài chính.

- Trình độ A tiếng Anh thực hành (có chứng chỉ).

- Trình độ A tin học ứng dụng (có chứng chỉ)

1.3. Kỹ năng: - Xử lý tình huống qua việc thực hành công tác thẩm định tín dụng và nghiệp vụ kế toán

ngân hàng. - Đọc, hiểu, phân tích, xử lý, hạch toán chứng từ về công tác tín dụng và kê toán. - Làm việc độc lập và làm việc nhóm. - Sử dụng thành thạo ntinm học ứng dụng trong công tác (sử dụng Microsoft Word soạn thảo

văn bản, sử dụng Microsoft Excel tính toán các nghiệp vụ) 1.4. Thái độ nghề nghiệp:

- Chấp hành pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị công tác, có tinh thần kỷ luật. - Trung thực, thẳng thắn trong công tác. - Khả năng cập nhật kiến thức, năng động trong công việc, có tinh thần cầu tiến. - Hợp tác và chia sẽ công việc.

1.5. Vị trí làm việc: Học sinh tốt nghiệp có thể làm việc tại các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tín dụng khác; có khả năng tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.

2. Chuyên ngành Thuế Nhà nước: 2.1. Cấu trúc chương trình: kiến thức toàn khóa học 82 đơn vị học trình (trong đó: 8 học phần chung; 10 học phần cơ sở và 8 học phần chuyên môn)

2.2. Kiến thức: - Học sinh có kiến thức cơ bản về kinh tế, Pháp luật. và Tài chính, Tiền tệ.

8 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- Kiến thức về thuế: xác định đúng các loại thuế, kê khai, quyết toán thuế, công tác quản lý thuế; khai thác nguồn thu; công tác kế toán tại các doanh nghiệp.

- Trình độ A tiếng Anh thực hành (có chứng chỉ) - Trình độ A Tin học ứng dụng (có chứng chỉ)

2.3. Kỹ năng: - Xử lý các tình huống về nghiệp vụ thuế. - Sử dụng phần mềm nghiệp vụ kê khai thuế. - Đọc – hiểu – phân tích, xử lý, hạch toán kế toán. - Làm việc độc lập và làm việc nhóm. - Sử dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công tác (sử dụng Microsoft Word soạn thảo

văn bản, sử dụng Microsoft Excel tính toán các nghiệp vụ). 2.4. Thái độ nghề nghiệp:

- Chấp hành pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị công tác; có tinh thần kỷ luật.

- Trung thực, thẳng thắn trong công tác. - Khả năng cập nhật kiến thức; năng động trong công việc, có tinh thần cầu tiến. - Hợp tác và chia sẻ trong công việc.

2.5. Vị trí làm việc: Đảm nhận tốt nhiệm vụ công tác quản lý thu chi ngân sách tại cơ quan thuế, kho bạc; quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp; Thực hiện kê khai, quyết toán thuế và kế toán tại các doanh nghiệp. 3. Thời gian đào tạo và tính liên thông: 3.1. Thời gian đào tạo: 2 năm 3.2. Tính liên thông: Được liên thông lên cao đẳng, đại học khối ngành kinh tế ở các trường đại học, cao đẳng cả nước. B - NGÀNH KẾ TOÁN I. CAO ĐẲNG 1.1. Tên ngành : Kế toán doanh nghiệp

1.2. Cấu trúc chương trình : Kiến thức toàn khóa học 98 tín chỉ, trong đó 28 tín chỉ kiến thức giáo dục đại cương, 70 tín chỉ

kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

1.3. Kiến thức - Hiểu biết các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Hiểu biết cơ bản về quốc phòng, an ninh; có sức khỏe, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng tổ quốc;

- Có kiến thức nền tảng về các quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường; xác định và giải thích được các các vấn đề lý luận cơ bản về tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, quản trị, thống kê, pháp luật kinh tế;

9 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- Có khả năng mô tả, giải thích, phân loại, xử lý các nghiệp vụ kế toán thuộc tất cả các phần hành kế toán trong doanh nghiệp; hiểu biết về nội dung, phương pháp và khả năng tham gia tổ chức công tác kế toán trong đơn vị; - Có kiến thức về tài chính doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh và kế toán quản trị để ứng dụng vào quản lý tài chính doanh nghiệp; - Đạt trình độ B tiếng Anh và trình độ B tin học ứng dụng; sử dụng tốt tin học văn phòng trong công việc, ứng dụng Exel, Access trong tính toán, tổ chức dữ liệu kế toán. 1.4. Kỹ năng - Thực hành thành thạo các công việc kế toán : lập chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán và báo cáo thuế; tư vấn với lãnh đạo đơn vị các giải pháp quản lý tài chính, kế toán;

-Có kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong kế toán; kỹ năng cập nhật, truyền đạt thông tin chuyên môn hiệu quả;

- Có kỹ năng làm việc nhóm, biết tổ chức, hợp tác, phân chia công việc; giao tiếp tốt trong công việc;

1.5. Thái độ nghề nghiệp Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước; có kỷ luật lao động ; có tinh thần trách nhiệm với công việc và đơn vị; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; 1.6. Vị trí việc làm - Sinh viên tốt nghiệp làm việc tại các bộ phận: (a) kế toán, (b) kiểm toán nội bộ, (c) kê khai quyết toán thuế ở tất cả các loại hình doanh nghiệp; (d) có thể tham gia tạo lập doanh nghiệp hoặc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh;

- Có khả năng tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu các kiến thức mới trong lĩnh vực nghề nghiệp; có khả năng liên thông lên trình độ Đại học hoặc liên thông sang các ngành khác trong cùng khối ngành./.

II. TRUNG CẤP 2.1 Tên ngành : Kế toán

2.2. Cấu trúc chương trình Chương trình được kết cấu bao gồm 4 khối kiến thức tương ứng 102 đơn vị học trình, trong đó

có 500 giờ thực tập về tài chính doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp và kê khai quyết toán thuế.

2.3 Kiến thức - Mô tả được các các vấn đề cơ bản về lý thuyết tài chính, kế toán, thống kê, pháp luật; - Phân loại và xử lý các nghiệp vụ kế toán thông thường, tính toán và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp; - Trình độ ngoại ngữ và tin học trình độ A.

2.4 Kỹ năng - Lập chứng từ, ghi sổ và lập báo cáo kế toán, xử lý các tình huống kế toán thông thường phát sinh trong thực tế ; - Tính toán và kê khai, quyết toán thuế;

10 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- Sử dụng được phần mềm tin học văn phòng và một số phần mềm kế toán thông dụng. - Ứng xử phù hợp với đồng nghiệp và lãnh đạo

2.5. Thái độ nghề nghiệp - Phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có tính kỷ luật, tuân thủ pháp luật của Nhà nước và quy định tại nơi làm việc; - Hợp tác và chia sẻ với đồng nghiệp ;

- Chủ động cập nhật kiến thức, học tập nâng cao trình độ.

2.6. Vị trí làm việc Học sinh tốt nghiệp có thể làm việc tại bộ phận kế toán ở các loại hình doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp.

C - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH I. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG: Ngành Quản trị kinh doanh 1. Các chuyên ngành 1.1. Chuyên ngành Quản trị du lịch (Mã ngành: 11.10.10) a. Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về pháp luật, kinh tế-xã hội đồng thời nắm vững kiến thức về quản trị du lịch như: Quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng, quản trị lữ hành, quản trị lễ tân, để tổ chức và điều hành kinh doanh du lịch.

b. Về kỹ năng: + Kỹ năng nghề nghiệp: - Tổ chức và điều hành kinh doanh khách sạn, nhà hàng tốt. - Tổ chức, thiết kế và điều hành tour du lịch tốt.

+ Kỹ năng mềm: - Quan hệ công chúng và đàm phán trong kinh doanh tốt.

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hiệu quả.

c. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp: - Có kỷ luật, chấp hành pháp luật của nhà nước, các qui chế và qui định của đơn vị. - Có sức khỏe, có trách nhiệm trong công việc.

- Biết hợp tác và chia sẻ với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ. d. Về vị trí công tác:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như: công ty du lịch; các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng, lữ hành; cơ quan nghiên cứu, quy hoạch, phát triển du lịch; cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

1.2. Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp (Mã ngành: 11.10.10)

11 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

a. Về kiến thức: Sinh viên nắm vững kiến thức pháp luật, kinh tế - xã hội, có kiến thức nền tảng về Quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị chiến lược, quản trị sản xuất .v.v… để tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Về kỹ năng: + Kỹ năng nghề nghiệp: - Thu thập, xử lý thông tin , phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Đề xuất tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp các biện pháp quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Kỹ năng mềm: - Làm việc độc lập, làm việc nhóm, xử lý tình huống hiệu quả. - Biết sử dụng tin học trong công việc

c. Thái độ : - Có tính kỷ luật, chấp hành pháp luật của nhà nước, các qui chế và qui định của đơn vị.

- Có tinh thần trách nhiệm trong công việc. - Có tinh thần hợp tác và chia sẻ với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ.

d. Về vị trí công tác: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch, phòng tổ chức nhân sự hoặc thư ký cho nhà quản trị các cấp trong bộ máy quản lý doanh nghiệp. 2. Thời gian đào tạo: 3 năm 3. Quy trình đào tạo: Đào tạo theo học chế tín chỉ gồm 6 học kỳ. Từ học kỳ 1 đến học kỳ 3 sinh viên được cung cấp kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở của khối ngành, học kỳ 4 đến học kỳ 5 sinh viên được cung cấp kiến thức chuyên sâu của ngành và thực hành tại trường, học kỳ 6 sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp và làm khóa luận tốt nghiệp. 4. Tính liên thông: Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh được liên thông lên đại học ngành Quản trị kinh doanh ở các trường đại học trong cả nước. II. Bậc Trung cấp 1. Chuyên ngành đào tạo: Marketing (Mã ngành: 36.34.03) a. Về kỹ năng: Học sinh được huấn luyện các kỹ năng nghề nghiệp như: Kỹ năng nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng; kỹ năng bán hàng, các kỹ năng quảng cáo sản phẩm.

b. Vị trí công tác: Học sinh tốt nghiệp làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế. 2. Thời gian đào tạo: 2 năm 3. Quy trình đào tạo: Đào tạo theo học chế niên chế gồm 4 học kỳ. Cấu trúc chương trình gồm 3 phần: Phần 1 trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học, pháp luật, giáo dục quốc phòng; phần 2 trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở nền tảng của ngành học như: kinh tế chính trị, kinh tế vi mô, lý thuyết tài chính, lý thuyết tiền tệ - tín dụng, lý thuyết hoạch toán kế toán,.. phần 3 trang bị các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành theo chuyên ngành, học sinh thực tập và thi tốt nghiệp

12 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

4. Tính liên thông: Học sinh tốt nghiệp ngành Marketing được liên thông lên cao đẳng đại học ngành Quản trị kinh doanh ở các trường cao đẳng, đại học trong cả nước.

D - NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ I. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG: NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ(Management Information Systems) 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.1. Về kiến thức - Có kiến thức nền tảng về máy tính và hệ thống thông tin quản lý - Có kiến thức chuyên sâu về phân tích thiết kế hệ thống, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị mạng, lập trình có khả năng phân tích thiết kế, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý, quản trị mạng.

1.2. Về kỹ năng - Thiết kế, phân tích, lập trình, xây dựng phần mềm về quản lý. - Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.

1.3. Thái độ nghề nghiệp - Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước, nội quy cơ quan. - Có sức khỏe, có đạo đức, có trách nhiệm với công việc. - Năng động, bản lĩnh, cầu tiến, hợp tác.

1.4. Vị trí công tác: Sinh viên tốt nghiệp đảm nhận tốt công việc của lập trình viên, làm việc ở các trung tâm phần mềm, tư vấn hệ thống máy tính, bộ phận quản lý dữ liệu, quản trị hệ thống thông tin, thiết kế và xây dựng phần mềm ở các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, 2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ: 96 tín chỉ (không kể học phần Giáo dục

quốc phòng-An ninh và Giáo dục thể chất).

3. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

4. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP Thực hiện theo quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban

hành kèm theo QĐ số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Quy trình đào tạo: thực hiện theo học chế tín chỉ. Thời gian toàn khóa được chia thành 6 học kỳ, từ học kỳ 1 đến học kỳ 5 học các môn thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương, giáo dục chuyên nghiệp, cuối học kỳ 6 viết khóa luận tốt nghiệp hoặc học một số học phần thay thế.

- Điều kiện tốt nghiệp: sinh viên được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp hệ chính quy theo ngành đào tạo nếu đủ các điều kiện sau:

+ Đến thời điểm tốt nghiệp, sinh viên không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng-an ninh và giáo dục thể chất.

13 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

+ Tích lũy đủ số học phần và số tín chỉ tích lũy theo quy định của chương trình đào tạo. + Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học từ 2,0 trở lên.

II. TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP: NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN VĂN PHÒNG 1. Thời gian đào tạo : 2 năm 2. Đối tượng: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

3. Mục tiêu đào tạo: a. Về kiến thức: - Hiểu được những nội dung cơ bản về máy tính; hệ thống thông tin văn phòng, nêu được các khái niệm cơ bản về mạng máy tính và các trang thiết bị mạng, Web, Internet.

- Biết áp dụng những kiến thức cơ sở, chuyên môn đã học để phân tích, thiết kế và sử dụng thành thạo một số phần mềm giải quyết các bài toán ứng dụng trong lĩnh vực văn phòng và các hoạt động khác của đơn vị; - Biết phân tích, quản lý và xây dựng hệ thống thông tin văn phòng và hệ thống thủ tục hành chính trong đơn vị. - Xây dựng các phần mềm quản lý có độ phức tạp trung bình; thiết kế Web cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

b. Về kỹ năng: - Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng, dịch vụ Internet

- Có khả năng quản lý kỹ thuật phòng máy. c. Thái độ nghề nghiệp:

Hiểu chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có đức tính cần cù chịu khó và sáng tạo; có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong công việc.

4. Khung chương trình đào tạo Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo Tổng khối lượng chương trình: 97 đvht Thời gian đào tạo: 2 năm

Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo Thời gian

TT Nội dung Số tiết (giờ) ĐVHT

1 Các học phần chung 435 22 2 Các học phần cơ sở 540 28 3 Các học phần chuyên môn 600 30 4 Thực tập cơ bản 450 10 5 Thực tập tốt nghiệp 315 7

Cộng 2.340 97

14 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

CÁC QUI CHẾ ĐÀO TẠO LIÊN QUAN ĐẾN HỌC SINH SINH VIÊN

1. Quy chế đào tạo đại, học cao đẳng hệ chính quy

( Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tại địa chỉ: http://www.moet.gov.vn hoặc http://www.vcef.edu.vn

2. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

( Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tại địa chỉ: http://www.moet.gov.vn hoặc http://www.vcef.edu.vn

3. Quy chế học sinh, sinh viên các Trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên

nghiệp hệ chính quy

( Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tại địa chỉ: http://www.moet.gov.vn hoặc http://www.vcef.edu.vn

4. Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại

học và trường trung cấp chuyên nghiệp

( Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tại địa chỉ: http://www.moet.gov.vn hoặc http://www.vcef.edu.vn

15 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

QUI CHẾ HỌC VỤ Đào tạo trình độ cao đẳng theo hệ thống tín chỉ

Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế quy định đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long, áp dụng đối với sinh viên các khóa đào tạo trình độ cao đẳng.

Điều 2 . Đặc điểm của đào tạo theo hệ thống tín chỉ:

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ được thực hiện theo quy trình và chương trình đào tạo mềm dẻo, sinh viên phải tích lũy kiến thức theo từng học phần với số lượng tín chỉ quy định đối với từng chương trình đào tạo, thể hiện ở một số đặc điểm sau:

1. Chương trình đào tạo được cấu trúc bao gồm các học phần bắt buộc và các học phần lựa chọn;

2. Sinh viên được lựa chọn khối lượng học tập trong từng học kỳ phù hợp với khả năng của mình, được lựa chọn lớp học phần để đăng ký học tập;

3. Lớp học phần được tổ chức trải đều trong học kỳ, tăng cường giao khối lượng tự học và đánh giá tự học của sinh viên ngoài giờ lên lớp;

4. Kết quả học tập của sinh viên theo các học phần được đánh giá thường xuyên trong cả quá trình học tập;

5. Đơn vị học vụ là học kỳ;

6. Có hệ thống cố vấn học tập, hệ thống trợ giảng, bố trí giờ để giảng viên tiếp xúc sinh viên ngoài giờ lên lớp;

7. Không tổ chức thi tốt nghiệp.

Điều 3. Chương trình đào tạo

1. Chương trình đào tạo (sau đây gọi tắt là chương trình) bao gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp, nội dung đào tạo, quy trình và phương pháp đào tạo, cách thức đánh giá kết quả học tập, đề cương chi tiết của các học phần.

16 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

2. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

a. Khối kiến thức giáo dục đại cương trang bị cho người học thế giới quan khoa học và nhân sinh quan đúng đắn, hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người, nắm vững phương pháp tư duy khoa học, có đạo đức, nhận thức trách nhiệm công dân, có năng lực xây dựng và bảo vệ đất nước.

b. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm: Khối kiến thức cơ sở của ngành, khối kiến thức chuyên ngành, kiến thức bổ trợ tự do và khóa luận tốt nghiệp, cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

3. Đề cương chi tiết các học phần phải thể hiện được số tín chỉ, điều kiện tiên quyết, nội dung lý thuyết và thực hành, cách đánh giá học phần.

4. Chương trình đào tạo phải được Hiệu Trưởng phê duyệt.

5. Tổng số tín chỉ quy định cho mỗi chương trình:

a. Cao đẳng 3 năm: 90 tín chỉ

b. Cao đẳng 2 năm: 60 tín chỉ

c. Cao đẳng 1,5 năm: 45 tín chỉ

Điều 4. Sắp xếp sinh viên vào học các ngành đào tạo

1. Trường xác định điểm trúng tuyển theo khóa tuyển sinh.

2. Sau khi kết thúc học kỳ 1, sinh viên đăng ký lại ngành/chuyên ngành học và học theo ngành/chuyên ngành đăng ký từ học kỳ 2.

Điều 5. Học cùng lúc hai chương trình

1. Sinh viên học cùng lúc hai chương trình: sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một ngành thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.

2. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:

a. Sau khi kết thúc học kỳ I của chương trình thứ nhất.

b. Sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất.

3. Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp hạng học lực yếu của chương trình thứ hai, phải dừng học thêm chương trình thứ hai.

17 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, tại khoản 3 Điều 9 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được chuyển điểm những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương đã học ở chương trình thứ nhất. Điểm được chuyển phải đạt yêu cầu.

5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

Điều 6: Chuyển trường

1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có đủ các điều kiện sau:

a. Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập

b. Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học

c. Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến

2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:

a. Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào trường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến.

b. Sinh viên thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến.

c. Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa.

d. Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

3. Thủ tục chuyển trường.

a. Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường.

b. Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận; quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần mà sinh viên chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình sinh viên xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

Điều 7. Học phần:

18 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 3 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng.

2. Các loại học phần:

a. Học phần bắt buộc: Là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy.

b. Học phần tự chọn: Là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

c. Học phần tiên quyết: Học phần A là học phần tiên quyết của học phần B, khi sinh viên đăng ký học phần B, điểm cuả học phần A phải đạt yêu cầu.

d. Học phần học trước: Học phần A là học phần học trước của học phần B, khi đăng ký học phần B, sinh viên đã học xong chương trình học phần A (có thể chưa đạt yêu cầu).

e. Học phần thay thế, học phần tương đương:

Học phần tương đương được hiểu là một hay một nhóm học phần thuộc chương trình đào tạo một khoá hoặc một ngành khác đang tổ chức đào tạo tại trường được phép tích luỹ để thay cho một học phần hay một nhóm học phần trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo.

Khái niệm học phần thay thế được sử dụng khi một học phần có trong chương trình đào tạo nhưng nay không còn tổ chức giảng dạy nữa và được thay thế bằng một học phần khác đang còn tổ chức giảng dạy.

Các học phần hay nhóm học phần thay thế hoặc tương đương do khoa đào tạo đề xuất. Học phần thay thế hoặc tương đương được áp dụng cho tất cả các khoá, các ngành hoặc chỉ được áp dụng hạn chế cho một số khoá hoặc ngành.

3. Học phần cốt lõi: Tuỳ theo chương trình đào tạo từng ngành, Khoa xác định học phần cốt lõi. Học phần cốt lõi là học phần bắt buộc sinh viên phải đăng ký học và đạt yêu cầu khi kết thúc giai đoạn đào tạo.

4. Quy định mã học phần (học phần): Mã học phần được thiết kế 7 ký tự, gồm:

- x1, x2: Đơn vị quản lý môn học

- x3: Trình độ đào tạo

19 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- x4,x5: Nhóm môn

- x6,x7: Thứ tự của học phầntrong nhóm môn

Mỗi học phần trong chương trình có đề cương chi tiết thể hiện các nội dung: giới thiệu tóm tắt môn học, học phần bắt buộc hay học phần tự chọn, học phần tiên quyết, học phần trước, cách đánh giá môn học; nội dung chính các chương mục; các giáo trình, tài liệu tham khảo,…. Đề cương được Hiệu Trưởng phê duyệt và công bố cùng với chương trình đào tạo.

Điều 8. Tín chỉ 1. Tín chỉ: Được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. 1 tín chỉ = 15 tiết học lý thuyết = 30 tiết thực hành = 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, khóa luận tốt

nghiệp. 1 tiết = 50 phút Thời gian hoạt động giảng dạy của trường được tính từ 7 giờ đến 20g 10’

Tiết Thời gian Tiết Thời gian Tiết Thời gian

1 7h – 7h 50’ 6 13h – 13h 50’ 11 18h 30’ – 19h 20’

2 7h50’ – 8h 40 7 13h 50’ – 14g 40’ 12 19h 20’ – 20h 10’

3 8h 50’ - 9h 40’ 8 14h 50’ – 15h 40’

4 9h 40’ - 10h 30’ 9 15h 40’ – 16h 30’

5 10h 40’ – 11h 30’ 10 16h 40’ – 17h 30’

Để tiếp thu được 1 tín chỉ, sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

Tín chỉ được tích lũy khi điểm học phần đạt từ D trở lên đối với học phần thuộc

chương trình đào tạo.

Số tín chỉ của những môn miễn học và thi, được tính vào số tín chỉ tích lũy.

2. Tín chỉ học phí: Là đơn vị dùng để tính học phí cho từng học phần/môn học.

Điều 9. Thời gian và kế hoạch đào tạo:

20 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

1. Khóa học, ngành đào tạo: Khóa – Ngành là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các sinh viên cùng khóa tuyển sinh, cùng nhập học và cùng học theo một chương trình đào tạo của một ngành. Mỗi khóa – ngành có một mã số xác định theo khoa, ngành và khóa nhập học.

2. Năm học: Gồm 2 học kỳ chính (mỗi học kỳ gồm 15 tuần thực học và 4 tuần kiểm tra, thi) và 1 học kỳ phụ - 5 tuần (tổ chức trong hè).

Thời gian biểu của học kỳ được quy định trong biểu đồ kế hoạch học tập chung do Hiệu Trưởng ban hành hàng năm.

3. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm thời gian thiết kế cho chương trình cộng với thời gian kéo dài do học chậm, thời gian nghỉ học tạm thời qui định tại khoản 2 điều 15. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình được quy định như sau:

Chương trình đào tạo

Thời gian khóa học

Số học kỳ chính

Thời gian tối đa hoàn thành chương trình

Thời gian khoá học được rút ngắn

Cao đẳng 3 năm 3 năm 6 6 năm 2,5 năm

Cao đẳng 2 năm 2 năm 4 4 năm

Cao đẳng 1,5 năm 1,5 năm 3 3 năm

Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.

Chương II: TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 10. Đăng ký nhập học

1. Thí sinh trúng tuyển vào trường làm hồ sơ nhập học theo quy định cuả Bộ Giáo dục và đào tạo và theo đúng thời gian quy định trong Giấy báo nhập học. Hồ sơ nhập học của sinh viên được xếp vào túi hồ sơ tuyển sinh của từng sinh viên do Phòng Chính trị và công tác SVHS quản lý.

2. Thí sinh được công nhận là sinh viên chính thức của trường sẽ được cấp:

a. Thẻ sinh viên (mã sinh viên được sử dụng thường xuyên).

b. Bản điện tử: Sổ tay sinh viên, Niên giám cuả trường.

Điều 11. Đăng ký khối lượng học tập

21 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

1. Quy trình đăng ký học phần:

a. Học kỳ 1: Nhà trường đăng ký khối lượng học tập cho sinh viên theo chương trình đào tạo.

b. Các học kỳ còn lại: Sinh viên đăng ký một phần khối lượng học tập theo chương trình đào tạo của khoá.

Quy trình đăng ký như sau:

- Giữa học kỳ trước đăng ký khối lượng học tập cho học kỳ sau.

- SV đăng ký trực tuyến trong khoảng thời gian nhà trường thông báo.

- SV đăng ký lại khối lượng học tập trong các trường hợp: SV đăng ký không đảm bảo điều kiện tiên quyết, điều kiện học trước cuả môn học; đăng ký trùng lịch học; học phần không mở lớp được do sĩ số không đảm bảo.

2. Khối lượng học tập - học kỳ:

a. Mỗi sinh viên được đăng ký tối đa 20 tín chỉ - tối thiểu 14 tín chỉ cho một học kỳ chính và không quá 8 tín chỉ cho học kỳ phụ.

b. Sinh viên không tự ý thay đổi so với phiếu kết quả đăng ký môn học.

3. Mỗi học kỳ, nhà trường mở các học phần bổ trợ tự do cho SV đăng ký học vượt.

Điều 12. Rút bớt học phần đăng ký

1. Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 4 tuần; sau 1 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 2 tuần. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.

2. Điều kiện rút bớt học phần đã đăng ký:

a. Sinh viên viết Đơn xin rút bớt học phần có xác nhận cuả cố vấn học tập gửi Phòng Quản lý đào tạo, kèm kết quả đăng ký môn học.

b. Sinh viên được nhận lại phần học phí đã nộp của học phần rút bớt.

Điều 13. Đăng ký học lại

1. Sinh viên có học phần bắt buộc không đạt phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt yêu cầu.

22 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

2. Sinh viên có học phần tự chọn không đạt đăng ký học lại học phần đó hoặc đổi sang học phần tự chọn khác.

Điều 14. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá như sau:

1. Điểm trung bình chung học kỳ là trung bình (có hệ số là số tín chỉ của các học phần tương ứng) các điểm của tất cả các học phần mà sinh viên đã đăng ký học trong học kỳ đó.

2. Số tín chỉ tích lũy là tổng số tín chỉ của các học phần đạt yêu cầu thuộc chương trình đào tạo.

3. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình các học phần mà sinh viên đã tích luỹ từ đầu khóa.

Điều 15. Xếp hạng năm đào tạo

Sau mỗi năm học, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp hạng năm đào tạo như sau:

a. Sinh viên năm thứ nhất: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ

b. Sinh viên năm thứ hai: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 tín chỉ đến dưới 60 tín chỉ

c. Sinh viên năm thứ ba: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 tín chỉ trở lên.

Kết quả học tập trong học kỳ phụ được tính vào kết quả học tập trong học kỳ chính trước đó để xếp hạng sinh viên về học lực.

Điều 16. Nghỉ ốm, Nghỉ học tạm thời, Buộc thôi học

1. Nghỉ ốm:

Sinh viên nghỉ ốm trong quá trình học có đơn xin phép gửi Phòng Chính trị và công tác học sinh sinh viên, có giấy tờ hợp lệ kèm theo (đơn có xác nhận của CVHT hoặc giấy chứng nhận của cơ quan y tế) trong vòng một tuần kể từ ngày nghỉ bệnh.

2. Nghỉ học tạm thời:

2.1. Sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

a. Được điều động vào các lực lượng vũ trang,

23 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

b. Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế,

c. Vì nhu cầu cá nhân sinh viên được nghỉ học tạm thời tối đa 2 học kỳ chính. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy chế này và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 3 Điều 9 của Quy chế này.

Các học phần đã đăng ký được ghi điểm I hoặc điểm H.

Khi muốn trở lại học tiếp tại trường, sinh viên phải viết đơn xin trở lại học tiếp tại trường, nộp tại Phòng Quản lý đào tạo ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.

Sinh viên nộp Đơn xin nghỉ học tạm thời tại Phòng Quản lý đào tạo.

3. Bị cảnh báo kết quả học tập:

Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị cảnh báo kết quả học tập nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

a. Có điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo.

b. Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và SV cuối khóa

4. Buộc thôi học:

4.1. Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

a. Số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá 3 lần.

b. Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại khoản 3 Điều 8 của Quy chế này.

c. Vi phạm kỷ luật đến mức phải buộc thôi học.

4.2. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, nhà trường gửi quyết định buộc thôi học về gia đình và UBND xã/phường/TT nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.

5. Những sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học được quyền xin chuyển sang chương trình đào tạo thấp hơn hoặc hình thức đào tạo vừa làm vừa học và được bảo lưu

24 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

kết quả ở chương trình đã học tương ứng. Hiệu trưởng quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.

Chương III: KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN

Điều 17. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần

1. Mỗi học kỳ, trường tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ. Kỳ thi phụ được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính, dành cho những sinh viên không tham gia kỳ thi chính, có học phần bị điểm D, F ở kỳ thi chính và những sinh viên đăng ký thi cải tiến điểm.

2. Sau khi kết thúc học phần 3 ngày, Giảng viên gửi danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi học phần về Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng.

Điều 18: Điều kiện dự thi kết thúc học phần và số lần được dự thi kết thúc học phần:

1. Sinh viên được dự thi kết thúc học phần khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu của học phần theo quy định tại đề cương chi tiết được Hiệu trưởng phê duyệt.

2. Số lần dự thi kết thúc học phần:

a. SV được dự thi kết thúc học phần 2 lần.

b. Sinh viên vắng thi kết thúc học phần không có lý do chính đáng hoặc bị đình chỉ thi do vi phạm quy chế thi nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này được dự thi một lần ở kỳ thi phụ.

c. Sinh viên vắng thi có lý do chính đáng, sẽ nhận điểm I. Sinh viên sẽ dự thi vào các kỳ thi sau để chuyển điểm I trong thời hạn 1 năm. Nếu sau thời hạn 1 năm, sinh viên chưa có điểm đánh giá môn học thì điểm I sẽ được chuyển sang điểm F.

Điều 19. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần

1. Các học phần phải được đánh giá theo cả quá trình học tập của sinh viên.

2. Điểm tổng hợp đánh giá học phần được tính căn cứ vào các điểm đánh giá bộ phận, trong đó điểm thi kết thúc học phần có trọng số không dưới 50% đối với các học phần lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành.

Điểm đánh giá bộ phận được tính theo tỷ lệ phần trăm và có mức tối đa bằng mức yêu cầu cao nhất của học phần.

25 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Việc quy định các hình thức đánh giá bộ phận, các điểm đánh giá bộ phận, điều kiện và cách tính điểm học phần được quy định cụ thể trong đề cương chi tiết của các học phần.

3. Điểm học phần được chuyển thành điểm chữ và chuyển sang thang điểm 4 (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) như sau:

Điểm học phần Điểm chữ Thang điểm 4

Loại đạt 85 % - 100 % A Giỏi

80 % - 84 % B + Khá

70 % - 79 % B Khá

60 % - 69 % C + Trung bình - Khá

55 % - 59 % C Trung bình

50 % - 54 % D + Trung bình

40 % - 49 % D Trung bình yếu

Loại không đạt Dưới 40 % F Kém

Điểm học phần

tính theo tỷ lệ %

x 4

Học phần bị điểm D, sinh viên phải thi lại ở kỳ thi phụ hoặc đăng ký thi lại ở các kỳ thi trong vòng 2 học kỳ kế tiếp hoặc đăng ký học lại để cải tiến điểm.

d. Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi đánh giá sử dụng ký hiệu T viết kèm với kết quả.

4. Việc xếp loại các mức điểm A, B+, B, C+, C, D+, D, F được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

a. Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0

b. Chuyển đổi từ điểm I qua, sau khi đã có kết quả đánh giá bộ phận mà trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ.

c. Chuyển đổi từ điểm X qua.

26 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

5. Đối với điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở khoản 3 Điều này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định kỷ luật phải nhận điểm F.

6. Ký hiệu S được áp dụng cho các trường hợp sau:

a. Điểm học phần được đánh giá từ C trở lên trong đợt đánh giá đầu học kỳ (nếu có) đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học vượt.

b. Những học phần được công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường khác đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.

7. Các ký hiệu điểm:

TT Loại Điểm chữ

1 Vắng thi có phép, chưa đủ dữ liệu để đánh giá I

2 Chưa nhận được điểm thi (không tính vào điểm TBCHK, khi có điểm ở HK nào sẽ tính vào ĐTBC của học kỳ đó).

X

3 Miễn học và thi M

4 Rút bớt môn học R

5 Hủy môn học H

- Các điểm này không được tính vào học kỳ đã đăng ký.

- Để được nhận điểm R cho môn học, SV phải thực hiện theo Điều 12 của quy chế này.

8. Bảng điểm gốc của học phần được lưu trữ tại Phòng Quản lý đào tạo.

Điều 20. Cách tính điểm trung bình chung và xếp loại danh hiệu sinh viên:

1. Cách tính trung bình chung:

Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình tích lũy theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân

n ∑ ai x ni

i = 1 A =

27 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

n ∑ ni

i = 1 Trong đó:

A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy ai là điểm của học phần i ni là số tín chỉ của học phần i n là tổng số học phần

Ví dụ: Sinh viên An có điểm các học phần của học kỳ như sau

Học phần 1 : 3,0 - Số tín chỉ : 2 Học phần 2 : 2,7 - Số tín chỉ : 3 Học phần 3 : 3,8 - Số tín chỉ : 3 Học phần 4 : 2,8 - Số tín chỉ : 2 Học phần 5 : 2,4 - Số tín chỉ : 3 Học phần 6 : 2,5 - Số tín chỉ : 3 Học phần 7 : 2,9 - Số tín chỉ : 3 Điểm TB chung học kỳ được tính:

(3,0 x 2 + 2,7x3 + 3,8 x 3 + 2,8 x 2 + 2,4 x3 + 2,5 x3 + 2,9 x 3)/19 = 54,5/19 = 2,87

Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng và chỉ tính theo điểm học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi (đối với sinh viên không thi cải tiến điểm).

Những học phần miễn học và thi không tính vào điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy.

2. Xếp loại học tập học kỳ, năm học:

TT Điểm trung bình học tập (thang điểm 4)

Xếp loại

1 Từ 3,60 đến 4,00 Xuất sắc

2 Từ 3,20 đến 3,59 Giỏi

3 Từ 2,50 đến 3,19 Khá

4 Từ 2,00 đến 2,49 Trung bình

28 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

TT Điểm trung bình học tập (thang điểm 4)

Xếp loại

5 Từ 1,60 đến 1,99 TB- Yếu

6 Từ 1,10 đến 1,59 Yếu

7 Dưới 1,10 Kém

3. Xếp loại danh hiệu sinh viên học kỳ, năm học:

- SV được xếp loại danh hiệu theo học kỳ, năm học nếu đủ điều kiện sau đây:

(1) Không có học phần thuộc diện phải thi lại hoặc phải học lại.

(2) Số tín chỉ tích lũy của học kỳ, năm học phải đạt mức tối thiểu theo quy định.

- Danh hiệu SV được xếp như sau: + Xuất sắc: Từ 3,60 đến 4,00 + Giỏi: Từ 3,20 đến 3,59 + Khá: Từ 2,50 đến 3,19

Điều 21: Cải tiến điểm

SV đạt các điểm D trở lên được đăng ký thi cải tiến điểm. Điểm được sử dụng để tính trung bình chung tích lũy là điểm cao nhất trong các lần thi.

Sinh viên đăng ký thi cải tiến điểm tại Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng trước ngày thi 5 ngày. Sinh viên có thể đăng ký trong vòng 2 học kỳ kế tiếp mà học phần có mở lớp và chỉ được thi cải tiến điểm 1 lần.

Điều 22: Công bố điểm và xác nhận kết quả học tập

1. Công bố điểm:

Khoa (Bộ môn) công bố điểm qua phần mềm quản lý đào tạo theo tín chỉ cuả trường, gửi 1 bảng cho khoa đào tạo, 1 bảng về Phòng QLĐT trong vòng 3 ngày sau khi công bố điểm.

2. Xác nhận điểm và cấp bảng điểm:

Trong quá trình học, sinh viên được đề nghị nhà trường cấp bảng điểm các môn đã học. Để được cấp bảng điểm SV viết đơn theo mẫu gửi Phòng Quản lý đào tạo.

Sinh viên tốt nghiệp được cấp bảng điểm các học phần trong toàn khoá.

Điều 23. Quy định về thi, kiểm tra đối với sinh viên:

29 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

1. Trách nhiệm của sinh viên trong kiểm tra, thi:

a. Sinh viên phải có mặt tại phòng thi trước giờ thi ít nhất là 10 phút. Nếu chậm quá 15 phút sau khi mở đề thi thì không được dự thi.

b. Khi vào phòng thi, sinh viên phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Trình thẻ sinh viên. - Chỉ mang vào phòng thi những học cụ được phép. - Ghi đầy đủ mã số sinh viên và các thông tin cần thiết vào giấy thi. - Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ. Không viết bằng bút chì, mực đỏ. Chỉ làm bài

vào tờ giấy thi do cán bộ coi thi phát và có chữ ký của cán bộ coi thi. - Phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận. - Trong suốt thời gian làm bài, sinh viên không được ra khỏi phòng thi trừ trường

hợp đặc biệt được Trưởng Ban coi thi cho phép.

c. Sinh viên chỉ được ra khỏi phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi đã nộp bài làm, đề thi cho cán bộ coi thi (đối với môn thi tự luận), trừ trường hợp ốm đau cần cấp cứu do người phụ trách điểm thi quyết định. Khi hết giờ phải ngừng làm bài và nộp bài làm cho cán bộ coi thi kể cả khi không làm được bài. Khi nộp bài, sinh viên phải ký xác nhận số tờ giấy bài làm vào bản danh sách sinh viên. Không được nộp giấy nháp thay giấy thi.

Đối với môn trắc nghiệm: Sinh viên không được ra khỏi phòng thi trước khi hết giờ làm bài.

Sinh viên có quyền làm đơn khiếu nại đối với những cán bộ coi thi không thực hiện đúng quy định.

2. Xử lý đối với sinh viên vi phạm:

Đối với những sinh viên vi phạm quy chế đều phải lập biên bản và tuỳ mức độ vi phạm xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

1. Khiển trách đối với những sinh viên phạm lỗi một lần: nhìn bài của bạn, trao đổi với bạn (hình thức này do cán bộ coi thi quyết định tại biên bản được lập). Sinh viên bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% số điểm thi của môn đó.

2. Cảnh cáo đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

a. Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế;

30 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

b. Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn;

c. Chép bài của người khác. Những bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau. Nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng chứng minh mình bị quay cóp thì Trưởng Ban coi thi có thể xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách.

Người bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% số điểm thi của môn đó.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và ghi rõ hình thức kỷ luật đã đề nghị trong biên bản.

3. Đình chỉ thi đối với các sinh viên vi phạm một trong các lỗi sau đây:

a. Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế;

b. Khi vào phòng thi mang theo tài liệu; phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi; vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, các vật dụng gây nguy hại khác;

c. Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi;

d. Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi;

đ. Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa sinh viên khác.

Hình thức đình chỉ thi do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và do phụ trách điểm thi quyết định.

Thí sinh bị đình chỉ thi học phần nào sẽ bị điểm không (0) học phần đó; phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định của Trưởng Ban coi thi; phải nộp bài làm và đề thi cho CBCT.

4. Đối với các trường hợp vi phạm khác, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ xử lý kỷ luật theo các hình thức đã quy định tại Điều này.

Việc xử lý kỷ luật thí sinh phải được công bố cho thí sinh biết. Nếu thí sinh không chịu ký tên vào biên bản thì hai cán bộ coi thi, thí sinh chứng kiến ký vào biên bản. Nếu giữa cán bộ coi thi và Trưởng Ban coi thi không nhất trí về cách xử lý thì ghi rõ ý kiến hai bên vào biên bản để báo cáo Hiệu Trưởng quyết định.

Điều 24: Xử lý đối với cán bộ coi thi, tổ chức thi và chấm thi vi phạm quy chế

31 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

1. Người tham gia công tác coi thi, chấm thi có hành vi vi phạm quy chế (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau kỳ thi), nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, sẽ bị cơ quan quản lý cán bộ áp dụng quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, Công chức và Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005; của Chính phủ để xử lý kỷ luật; Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Thủ tướng chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, theo các hình thức sau đây:

a) Khiển trách đối với những người phạm lỗi nhẹ trong khi thi hành nhiệm vụ,

b) Cảnh cáo đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Để cho thí sinh tự do quay cóp, mang và sử dụng tài liệu hoặc các phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm... tại phòng thi, bị cán bộ giám sát phòng thi hoặc cán bộ thanh tra phát hiện và lập biên bản.

- Chấm thi hoặc cộng điểm bài thi có nhiều sai sót.

- Ra đề thi vượt quá phạm vi chương trình.

- Chấm bài thi không đúng thời gian quy định.

c) Tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác khác (nếu là cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước) đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Ra đề thi sai.

- Trực tiếp giải bài rồi hướng dẫn cho thí sinh lúc đang thi.

- Lấy bài thi của thí sinh làm được giao cho thí sinh khác.

- Gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh.

d) Buộc thôi việc hoặc bị xử lý theo pháp luật đối với người có một trong các hành vi sai phạm sau đây:

- Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi.

- Làm lộ đề thi, mua, bán đề thi. - Làm lộ số phách bài thi. - Sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh. - Chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong sổ điểm.

32 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh. Cán bộ coi thi làm mất bài thi của thí sinh khi thu bài thi, vận chuyển, bảo quản,

chấm thi hoặc có những sai phạm khác trong công tác coi thi, chấm thi, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật quy định tại Điều này.

đ) Những cán bộ, sinh viên, học sinh các trường nếu có các hành động tiêu cực như: thi hộ, tổ chức lấy đề thi ra và đưa bài giải vào cho thí sinh, gây rối làm mất trất tự tại khu vực thi sẽ bị buộc thôi việc (nếu là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước), đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học (nếu là học sinh, sinh viên).

Những hình thức kỷ luật nói trên do Hiệu trưởng quyết định, nếu người vi phạm thuộc quyền quản lý của nhà trường hoặc lập biên bản đề nghị các đơn vị có quản lý cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên có biện pháp xử lý, nếu người vi phạm không thuộc quyền quản lý của nhà trường. Trong thời gian thi và chấm thi, nếu cán bộ thanh tra phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế thì lập biên bản tại chỗ và đề nghị Hiệu Trưởng (Chủ tịch hội đồng thi) xử lý ngay theo các quy định của Quy chế này.

2. Các hình thức xử lý vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này, do cơ quan quản lý cán bộ ra quyết định theo thông báo về sai phạm của cơ quan tổ chức kỳ thi, có thể kèm theo việc cấm đảm nhiệm những công việc có liên quan đến thi cử từ 1 đến 5 năm.

Chương IV: CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 25. Làm khóa luận tốt nghiệp

1. Khóa luận tốt nghiệp được bố trí vào giai đoạn cuối của quy trình đào tạo.

2. Các khoa đào tạo triển khai Tài liệu hướng dẫn thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp đến sinh viên vào đầu học kỳ 5, đến cuối học kỳ 5 tổng kết bước 1 về sinh viên có đơn vị thực tập tốt nghiệp, đã đăng ký đề tài thực tập và viết khóa luận.

Tài liệu hướng dẫn thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp có các nội dung: hướng dẫn cách viết đề cương, danh mục đề tài gợi ý, quy định cách trình bày khóa luận, quy định thời gian nộp khóa luận tốt nghiệp, thời gian bảo vệ …

3. Sinh viên được đăng ký làm khóa luận tốt nghiệp khi có các điều kiện sau:

33 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- Tại thời điểm đăng ký, sinh viên có số tín chỉ chưa tích lũy theo chương trình đào tạo ngành/chuyên ngành không vượt quá 12 tín chỉ, bao gồm 5 tín chỉ của luận văn tốt nghiệp, không có học phần cốt lõi.

- Điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,50 trở lên.

Sinh viên đăng ký làm khóa luận tốt nghiệp tại Khoa đào tạo trong khoảng thời gian theo kế hoạch của nhà trường.

4. Nhà trường công nhận sinh viên được viết khóa luận tốt nghiệp khi tại thời điểm xét có đủ các điều kiện:

- Sinh viên có số tín chỉ chưa tích lũy theo chương trình đào tạo ngành/chuyên ngành không vượt quá 12 tín chỉ, bao gồm 5 tín chỉ của luận văn tốt nghiệp, không có học phần cốt lõi.

- Điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,50 trở lên.

5. Sinh viên không làm khóa luận tốt nghiệp: Phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn (5 tín chỉ) để tích luỹ đủ số tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo.

Điều 26. Chấm khóa luận tốt nghiệp

1. Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đề nghị thành lập Hội đồng chấm khóa luận cho những sinh viên được bảo vệ khóa luận trình Hiệu Trưởng phê duyệt.

2. Tính điểm khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế:

- Điểm tối đa cho học phần thay thế: 80% / 100%

- Điểm tối đa cho khóa luận được bảo vệ: 100% / 100 %

SV có kết quả bảo vệ khóa luận nếu đạt điểm 100% được cộng 0,2 vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học, nếu đạt điểm 90% đến dưới 100 % được cộng 0,1 vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học.

3. Sinh viên có khóa luận tốt nghiệp bị điểm D, F: Phải đăng ký làm lại khóa luận tốt nghiệp hoặc đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn để thay thế, để tích luỹ đủ số tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo.

Điều 27. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

1. Sinh viên được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp hệ chính quy theo một ngành đào tạo tại trường nếu có đủ các điều kiện dưới đây:

34 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

a. Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. b. Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất. c. Tích luỹ đủ số học phần và số tín chỉ tích lũy theo quy định của chương trình đào tạo. d. Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,0 trở lên. 2. Mỗi học kỳ chính, Nhà trường xét công nhận tốt nghiệp 1 lần . 3. Sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khóa học phải làm đơn gửi Phòng Quản lý đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp. Điều 28. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo

1. Cấp bằng tốt nghiệp:

1.1. Bằng tốt nghiệp được cấp theo ngành đào tạo chính. Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học, như sau:

a. Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00 b. Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59 c. Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19 d. Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49 1.2. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a. Có khối lượng của các học phần phải thi lại, học lại hoặc bị đổi do bị điểm F vượt quá 5 % so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình.

b. Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

1.3. Kết quả học tập của sinh viên được ghi vào bảng điểm theo từng học phần. Trong bảng điểm ghi chuyên ngành đào tạo.

1.4. Sinh viên còn nợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

1.5. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận các học phần đã học trong chương trình đào tạo. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được quyền làm đơn xin chuyển qua các chương trình khác theo quy định tại khoản 5 Điều 16 của Quy chế này.

35 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

2. Bảo lưu điểm và miễn học:

Hiệu Trưởng quyết định việc miễn học, chuyển điểm đối với sinh viên chuyển về trường. Thời gian bảo lưu điểm các học phần như sau:

- Không quá 5 năm tính cho đến ngày xét tốt nghiệp đối với các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương.

- Không quá 4 năm đối với các học phần khác thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

Chương V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29: Tổ chức thực hiện:

Quy chế này được triển khai đến toàn thể cán bộ, giảng viên viên chức và sinh viên nhà trường.

Việc điều chỉnh, bổ sung các điều khoản của qui chế do Hiệu trưởng quyết định.

36 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

QUY ĐỊNH CÔNG TÁC SV TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định quyền và nghĩa vụ của sinh viên; nội dung công tác sinh viên; hệ

thống tổ chức, quản lý; thi đua, khen thưởng và kỷ luật.

2. Quy định này áp dụng đối với sinh viên hệ chính quy trong đào tạo theo hệ thống tín

chỉ tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long

Điều 2. Mục đích

Công tác sinh viên là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường nhằm bảo

đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có

đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân

tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của

công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 3. Yêu cầu của công tác sinh viên

1. Sinh viên là nhân vật trung tâm trong nhà trường, được nhà trường bảo đảm điều kiện

thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.

2. Công tác sinh viên phải thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước và các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Công tác sinh viên phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, dân

chủ trong các khâu có liên quan đến sinh viên.

Chương II: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA SINH VIÊN

Điều 4. Quyền của sinh viên

37 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

1. Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng

tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường

2. Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá

nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường; được nhà trường phổ

biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt nghiệp, rèn luyện, về các chế độ

chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.

3. Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm:

a. Được nhà trường bố trí cố vấn học tập để giúp đỡ, hướng dẫn lựa chọn đăng ký

học những học phần phù hợp với năng lực và sở trường của mình vào đầu mỗi học

kỳ, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra trong chương trình đào tạo của nhà trường;

b. Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động

học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao;

c. Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học;

d. Được chăm lo, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước;

e. Được tạo điều kiện tham gia hoạt động trong tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,

Hội Sinh viên; tham gia các hoạt động xã hội; các hoạt động văn hoá - văn nghệ,

thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường;

f. Được nghỉ học tạm thời, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai

chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế học vụ do trường ban

hành, được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ các ngày lễ theo quy định của Nhà nước.

4. Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước; được xét nhận

học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ.

5. Được nhận sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ HSSV về hướng nghiệp và các vấn đề tâm

lý xã hội giúp học sinh sinh viên khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình học

tập, rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tự tin trong cuộc sống và tìm việc làm sau khi tốt

nghiệp.

38 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

6. Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức Đoàn, Hội kiến nghị với nhà trường các giải

pháp góp phần xây dựng nhà trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại với trường

để giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của sinh viên.

7. Được xét tiếp nhận vào ký túc xá .Việc ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy

định của nhà trường.

8. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp, bảng

điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ có liên quan khác.

9. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan Nhà

nước nếu tốt nghiệp loại giỏi, rèn luyện tốt và được hưởng các chính sách ưu tiên khác

theo quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 5. Nghĩa vụ của sinh viên

1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước và các quy chế,

quy định, điều lệ, nội quy nhà trường, của địa phương nơi cư trú.

2. Tôn trọng giảng viên, cán bộ công chức của nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau

trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh.

3. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy

truyền thống của nhà trường.

4. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo

của nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức,

lối sống.

5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ khi mới nhập học và khám sức khoẻ

định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của nhà trường.

6. Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định.

7. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với năng

lực và sức khoẻ theo yêu cầu của nhà trường.

39 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi được

hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp

định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo

theo quy định.

9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác

của sinh viên, giảng viên, cán bộ công chức; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng,

Hiệu trưởng nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu

cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội

quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, giáo viên trong trường.

10. Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội

khác.

Điều 6. Các hành vi sinh viên không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ công chức nhà

trường và sinh viên khác.

2. Gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; học, thi,

thực tập hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập hộ; sao chép, nhờ hoặc làm

hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các

hành vi gian lận khác.

3. Bỏ lớp không có lý do chính đáng, chửi thề, nói tục, quan hệ nam nữ thiếu lành mạnh.

4. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp.

5. Gây rối an ninh, trật tự trong trường hoặc nơi công cộng.

6. Tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép.

7. Đánh bạc dưới mọi hình thức.

8. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử

dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma tuý, các loại hoá chất cấm sử dụng, các tài liệu, ấn

phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước;

40 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong

nhà trường và các hành vi vi phạm đạo đức khác.

9. Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham

gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa nhà trường khi chưa được Hiệu trưởng cho

phép.

Chương III: HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN

Điều 7. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên

Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên của trường gồm Hiệu trưởng (hoặc Phó

hiệu trưởng do Hiệu trưởng phân công), các đơn vị phụ trách công tác sinh viên, giáo viên

chủ nhiệm hoặc cố vấn học tập và lớp sinh viên.

Điều 8. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

1. Chỉ đạo và tổ chức quản lý các hoạt động của công tác sinh viên.

2. Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước, các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác sinh viên, bảo đảm công

bằng, công khai, minh bạch và dân chủ trong công tác sinh viên. Thực hiện các biện pháp

thích hợp đưa công tác sinh viên vào nề nếp, bảo đảm cho sinh viên thực hiện đầy đủ

quyền và nghĩa vụ của mình.

3. Quản lý sinh viên về các mặt học tập và rèn luyện, tình hình tư tưởng và đời sống.

Hằng năm, tổ chức đối thoại với sinh viên để giải thích đường lối, chủ trương của Đảng,

Nhà nước, cung cấp thông tin cần thiết của trường cho sinh viên; hiểu rõ tâm tư nguyện

vọng và giải quyết kịp thời những thắc mắc của sinh viên.

4. Bảo đảm các điều kiện để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội

Sinh viên trong công tác sinh viên; chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo

đức, lối sống cho sinh viên.

5. Quyết định sự tham gia của sinh viên mang tính chất đại diện cho trường khi có sự huy

động của địa phương, các cấp, các ngành hoặc các tổ chức khác.

41 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Điều 9. Trách nhiệm của Phòng Chính trị & Công tác HSSV

1. Chỉ định Ban cán sự lớp sinh viên lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu

khoá học và đại diện lớp học phần; làm và cấp thẻ sinh viên.

2. Tổ chức “ Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên” vào đầu khóa, đầu năm học.

3. Tổ chức triển khai công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách

cho sinh viên; tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá -

văn nghệ, thể dục - thể thao và các hoạt động khác ngoài giờ lên lớp ở cấp trường.

4. Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của sinh viên.

5. Tiếp nhận và xử lý các loại đơn từ, hồ sơ, công văn…liên quan đến công tác sinh viên.

Xác nhận, cấp giấy chứng nhận và các giấy tờ khác cho sinh viên thuộc thẩm quyền của

đơn vị.

6. Tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng với sinh viên.

7. Phối hợp với Phòng Y tế tổ chức thực hiện công tác y tế trường học, tổ chức khám sức

khỏe định kỳ cho sinh viên.

8. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với sinh viên về

học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm ...có liên quan đến sinh viên.

9. Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú theo quy định

của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Theo dõi đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ, năm học

và toàn khóa học; Tham mưu Hội đồng xét khen thưởng – kỷ luật sinh viên đối với sinh

viên vi phạm nội quy, quy chế, quy định cũng như khen thưởng đối với tập thể, cá nhân

sinh viên đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện.

11. Phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổ chức cho sinh viên tham gia thi Olympic các

môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các cuộc thi học thuật khác ở cấp

trường.

42 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

12. Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn nơi trường

đóng, xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho sinh viên; giải

quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến sinh viên.

13. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội

phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến sinh viên,

hướng dẫn sinh viên chấp hành pháp luật và các nội quy, quy chế.

Điều 10. Trách nhiệm của Phòng Quản Lý Đào Tạo

1. Tổ chức tiếp nhận sinh viên trúng tuyển vào trường.

2. Giải quyết các thủ tục hành chính cho sinh viên tốt nghiệp, sinh viên chuyển trường,

hoặc bị thi hành kỷ luật ở mức đình chỉ học tập, buộc thôi học.

3. Thực hiện việc xác nhận, chứng thực các loại giấy tờ liên quan đến học vụ cho sinh

viên.

4. Phối hợp Phòng Chính trị & Công tác HSSV thực hiện xét cấp học bổng khuyến khích

học tập và rèn luyện cho sinh viên ở từng học kỳ theo quy định.

5. Phối hợp phòng Tài chính kế toán trong thực hiện việc thu học phí và xử lý những sinh

viên không đóng học phí đầy đủ theo quy định.

6. Phối hợp với các Phòng, Khoa tổ chức Lễ khai giảng, Lễ Tốt nghiệp cho sinh viên.

7. Giải quyết những khiếu nại liên quan đến học vụ của sinh viên.

Điều 11. Trách nhiệm của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên

1. Theo dõi công tác phát triển Đảng trong sinh viên; tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên

tham gia các hoạt động do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên trường tổ chức.

2. Phối hợp với các Phòng, khoa, Bộ môn trong công tác tổ chức các hoạt động học thuật,

nghiên cứu khoa học, văn hóa - văn nghệ, thể thao cho sinh viên ở cấp trường.

3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên ở cấp trường, khoa, và các câu lạc bộ,

đội, nhóm.

43 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Điều 12. Trách nhiệm của các khoa đào tạo

1. Tổ chức hệ thống quản lý công tác sinh viên khoa gồm: Lãnh đạo khoa, giáo viên chủ

nhiệm hoặc cố vấn học tập, lớp sinh viên và ban cán sự lớp sinh viên.

2. Phân công các giảng viên thuộc khoa làm công tác giáo viên chủ nhiệm hoặc cố vấn

học tập các lớp sinh viên; theo dõi tình hình học tập, rèn luyện của sinh viên thuộc khoa

thông qua báo cáo định kỳ của giáo viên chủ nhiệm hoặc cố vấn học tập.

3. Thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên ở cấp khoa; Cuối mỗi học

kỳ Khoa nhận báo cáo đánh giá kết quả tham gia câu lạc bộ của sinh viên thuộc Khoa từ

Ban chủ nhiệm các Câu lạc bộ làm cơ sở chấm điểm rèn luyện.

4. Thực hiện các công việc hành chính liên quan đến sinh viên thuộc thẩm quyền của

khoa.

5. Thông qua Liên chi Đoàn, Liên chi hội sinh viên khoa tổ chức các hoạt động học tập,

rèn luyện của sinh viên trong khoa: nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ học thuật, văn nghệ,

thể thao, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, tình nguyện…

6. Tổ chức xem xét và kiến nghị với trường các hình thức khen thưởng, kỷ luật và khiếu

nại của sinh viên.

Điều 13. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm

1. Làm cố vấn cho lớp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của lớp,

định hướng việc lựa chọn Ban cán sự lớp.

2. Động viên sinh viên của lớp tích cực tham gia các phong trào; phối hợp hỗ trợ các

phòng chức năng và tổ chức đoàn thể tổ chức phong trào, các hoạt động ngoại

khóa…thuộc lớp mình phụ trách.

3. Theo dõi về học tập và rèn luyện của sinh viên lớp mình. Nhận xét, đánh giá kết quả

rèn luyện của sinh viên.

4. Tham gia bàn bạc, thảo luận tại các phiên họp của các Hội đồng mà có những nội dung

liên quan đến sinh viên lớp mình phụ trách.

44 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

5. Định kỳ báo cáo với lãnh đạo khoa về tình hình sinh viên lớp mình phụ trách.

Điều 14. Lớp Sinh viên

1. Được tổ chức theo 02 hình thức: Lớp chuyên ngành và lớp học phần.

a. Lớp chuyên ngành: ( Lớp truyền thống hay lớp sinh hoạt): được tổ chức theo khóa

và ngành đào tạo. Lớp chuyên ngành ổn định trong suốt khóa học để triển khai các

hoạt động giáo dục toàn diện đối với sinh viên. Trên cơ sở đó đánh giá kết quả rèn

luyện, xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên theo từng học kỳ và khóa

học.

Mỗi lớp chuyên ngành có Ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng và 02 lớp phó do tập

thể sinh viên trong lớp bầu ra, Khoa đề nghị Hiệu trưởng công nhận, Nhiệm kỳ ban

cán sự lớp chuyên ngành theo năm học.

Nhiệm vụ của Ban cán sự lớp chuyên ngành:

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt,

đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của Nhà trường, Phòng, Khoa,

Bộ môn TT.

- Đôn đốc sinh viên trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về học

tập, rèn luyện. Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp.

- Tổ chức, động viên giúp đỡ những sinh viên gặp khó khăn trong học tập, rèn

luyện. Thay mặt cho sinh viên của lớp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm và cố

vấn học tập, đề nghị Khoa, Phòng Chính trị và Công tác HSSV và Ban giám

hiệu nhà trường giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ

của sinh viên trong lớp;

- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Đoàn trường, Hội Sinh viên trong các

hoạt động của lớp.

- Báo cáo đầy đủ, chính xác kết quả học tập, rèn luyện theo học kỳ, năm học và

những việc đột xuất của lớp với giáo viên chủ nhiệm lớp, Khoa chuyên ngành.

45 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

b. Lớp học phần: Có Ban cán sự lớp do nhà trường chỉ định và nhiệm kỳ theo thời

gian học của học phàn đó. Ban cán sự lớp có nhiệm vụ :

- Tổ chức triển khai, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ học tập theo kế hoạch của

giảng viên phụ trách;

- Chủ động phối hợp với giảng viên, Khoa và các đơn vị có liên quan chuẩn bị

các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc dạy và học, tài liệu học tập, các

phương tiện dạy học.

- Tổ chức quản lý giữ gìn nề nếp lớp và nhắc nhở sinh viên trong lớp giữ gìn

cảnh quan, vệ sinh phòng học.

- Theo dõi và thống kê số ngày nghỉ của sinh viên trong lớp học.

2. Quyền lợi của Ban cán sự lớp:

Được ưu tiên cộng điểm rèn luyện và hưởng các chế độ theo quy định.

Chương IV: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN SINH VIÊN

Điều 15: Công tác rèn luyện sinh viên

1. Mục đích việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên nhằm :

- Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện,

có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý

tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Đưa ra được những định hướng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp, tạo điều

kiện cho sinh viên có môi trường rèn luyện.

2. Yêu cầu :

- Việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là việc làm thường xuyên của

trường.

- Quá trình đánh giá phải bảo đảm chính xác, công bằng, công khai và dân chủ.

46 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

3. Nội dung đánh giá và thang điểm:

a. Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá phẩm chất chính trị,

đạo đức, lối sống của từng sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt :

- Ý thức học tập.

- Ý thức và kết quả chấp hành nội qui, qui chế trong nhà trường.

- Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, văn nghệ,

thể thao ( thông qua các CLB), phòng chống các tệ nạn xã hội.

- Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng.

- Ý thức, kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà

trường

b. Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100

Điều 16: Xếp loại kết quả rèn luyện sinh viên

1. Kết quả rèn luyện sinh viên được phân loại như sau:

Phân loại Điểm rèn luyện

Xuất sắc Từ 90 đến 100 điểm

Tốt Từ 80 đến dưới 90 điểm

Khá Từ 70 đến dưới 80 điểm

Trung bình khá Từ 60 đến dưới 70 điểm

Trung bình Từ 50 đến dưới 60 điểm

Yếu Từ 30 đến dưới 50 điểm

Kém Dưới 30 điểm

2. Những sinh viên bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên khi phân loại kết quả rèn luyện

không được vượt quá loại trung bình.

Điều 17: Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện

47 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

1. Sinh viên căn cứ vào quá trình rèn luyện của bản thân, tự đánh giá theo thang điểm quy

định của nhà trường.

2. Tổ chức họp lớp có GVCN tham gia, tiến hành xem xét và thông qua mức điểm của

từng sinh viên trên cơ sở phải được quá nửa ý kiến đồng ý của tập thể đơn vị lớp và phải

có biên bản kèm theo.

3. Kết quả điểm rèn luyện của từng sinh viên được Trưởng khoa xem xét, xác nhận, trình

Hiệu trưởng, Sau khi có kết quả được Hiệu trưởng công nhận thông báo cho sinh viên biết

và gửi cho Phòng Chính trị và Công tác HSSV

Điều 18: Thời gian đánh giá kết quả rèn luyện

1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên được tiến hành theo học kỳ, năm

học, toàn khóa.

2. Điểm rèn luyện của học kỳ là tổng điểm đạt được của 5 nội dung đánh giá chi tiết của

trường.

3. Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của điểm rèn luyện các học kỳ của năm

học đó.

Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi nhà trường xem xét cho học tiếp thì thời gian nghỉ học

không tính điểm rèn luyện.

- Điểm rèn luyện toàn khóa là trung bình chung của điểm rèn luyện các năm học

của khóa học đã được nhân hệ số ( Năm thứ nhất hệ số 1; năm thứ hai: hệ số

1,5; năm thứ ba: hệ số 2) và được tính theo công thức

N

ri . ni

i = 1

R =

N

ni

48 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

i = 1

Trong đó:

R là điểm rèn luyện toàn khoá;

ri là điểm rèn luyện của năm học thứ i;

ni là hệ số của năm học thứ i

N là tổng số năm học của khoá học.

Điều 19: Sử dụng kết quả rèn luyện

1. Kết quả phân loại rèn luyện toàn khóa học của từng sinh viên được lưu trong hồ sơ

quản lý sinh viên của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng

sinh viên khi ra trường.

2. Sinh viên có kết quả rèn luyện xuất sắc được nhà trường xem xét biểu dương, khen

thưởng.

3. Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học thì phải tạm ngừng học một năm

học ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả 2 học kỳ tiếp theo thì sẽ bị

buộc thôi học.

Chương V: CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Điều 20: Học bổng

1. Các tiêu chuẩn sinh viên được xét cấp học bổng khuyến khích học tập:

- Sinh viên có điểm trung bình chung học tập trong học kỳ đạt từ 7,0 trở lên; lấy

điểm thi, kiểm tra lần thứ nhất; các điểm tổng kết môn từ 5,0 trở lên.

- Sinh viên có điểm rèn luyện trong học kỳ đạt từ loại khá trở lên

- Không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.

2. Mức học bổng cấp cho sinh viên: Có 3 mức

- Mức học bổng loại khá: có điểm trung bình trung học tập đạt loại khá trở lên và

điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên

49 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- Mức học bổng loại giỏi có điểm trung bình trung học tập đạt loại giỏi trở lên và

điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên.

- Mức học bổng loại Xuất Sắc có điểm trung bình trung học tập đạt loại xuất sắc và

điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc.

Mức học bổng cụ thể của từng loại phụ thuộc vào số lượng HSSV được cấp học bổng và

qũy học bổng được phân bổ: không vượt quá mức học phí mà HSSV đóng trong năm học.

3. Kỳ cấp học bổng: Học bổng khuyến khích học tập được xét cấp theo từng học kỳ.

Điều 21: Miễn giảm học phí

- Các đối tượng miễn giảm học phí thực hiện theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày

14/05/2010 của Chính phủ.

Chương VI: THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 22. Nội dung, hình thức thi đua, khen thưởng

1. Thi đua, khen thưởng thường xuyên đối với các cá nhân có thành tích xuất sắc cần biểu

dương, khuyến khích kịp thời. Cụ thể:

­ Đoạt giải trong các cuộc thi sinh viên giỏi, Olympic các môn học, có công trình

nghiên cứu khoa học có giá trị;

­ Đóng góp có hiệu quả trong công tác Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, trong

hoạt động thanh niên xung kích, sinh viên tình nguyện, giữ gìn an ninh trật tự, các

hoạt động trong lớp, khoa, trong ký túc xá, trong hoạt động xã hội, văn hoá - văn

nghệ, thể thao;

­ Có thành tích trong việc cứu người bị nạn, dũng cảm bắt kẻ gian, chống tiêu cực,

chống tham nhũng;

­ Các thành tích đặc biệt khác.

2. Thi đua, khen thưởng toàn diện đối với cá nhân và tập thể lớp sinh viên được tiến hành

vào cuối mỗi năm học. Cụ thể:

a. Đối với cá nhân sinh viên:

50 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- Danh hiệu cá nhân gồm 2 loại:Giỏi, Xuất sắc.

- Tiêu chuẩn xếp loại danh hiệu cá nhân như sau:

Đạt danh hiệu sinh viên Giỏi nếu xếp loại học tập từ Giỏi trở lên và xếp loại

rèn luyện từ Tốt trở lên;

Đạt danh hiệu sinh viên Xuất sắc nếu xếp loại học tập và rèn luyện Xuất sắc.

- Danh hiệu cá nhân của sinh viên được ghi vào hồ sơ sinh viên.

- Không xét khen thưởng đối với sinh viên bị kỷ luật hoặc có điểm thi kết thúc

học phần ở lần thi thứ nhất trong học kỳ hoặc năm học đó dưới mức trung bình.

b. Đối với tập thể lớp sinh viên:

- Danh hiệu tập thể lớp sinh viên gồm 2 loại: lớp Tiên tiến và lớp Xuất sắc.

- Đạt danh hiệu lớp Tiên tiến nếu đạt các tiêu chuẩn sau:

Có từ 25% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Khá trở lên;

Có cá nhân đạt danh hiệu sinh viên Giỏi trở lên;

Không có cá nhân xếp loại học tập kém hoặc rèn luyện kém, bị kỷ luật từ

mức cảnh cáo trở lên;

Tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức nhiều

hoạt động thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua trong nhà trường.

- Đạt danh hiệu lớp Xuất sắc nếu đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu lớp Tiên tiến và

có từ 10% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Giỏi trở lên, có cá nhân đạt danh hiệu sinh

viên Xuất sắc.

Điều 23. Trình tự, thủ tục xét khen thưởng.

1. Vào cuối học kỳ hoặc năm học, Khoa quản lý sinh viên tiến hành thống kê danh sách

sinh viên đạt thành tích.

2. Thủ tục xét khen thưởng:

51 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

a. Căn cứ vào thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện của sinh viên, các Khoa

phụ trách sinh viên tổ chức họp, xét và đề nghị lên Hội đồng xét khen thưởng - kỷ

luật sinh viên xét duyệt;

b. Căn cứ vào đề nghị của các Khoa, Hội đồng xét khen thưởng – kỷ luật sinh viên tổ

chức xét và đề nghị Hiệu trưởng công nhận danh hiệu đối với cá nhân và tập thể

lớp.

Điều 24. Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm

1. Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi

phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

a. Nhắc nhở: áp dụng đối với sinh viên không tuân thủ nội quy, quy định nhà

trường;

b. Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức

độ nhẹ, sinh viên bị nhắc nhở 3 lần trong 1 học kỳ;

c. Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm

ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần

đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

d. Đình chỉ học tập 1 năm học: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời

gian bị cảnh cáo mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi

sinh viên không được làm; bị xếp loại rèn luyện Kém trong cả năm học;

e. Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập

mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi

phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường và xã hội; vi phạm pháp luật bị

xử phạt tù (kể cả trường hợp bị xử phạt tù được hưởng án treo); bị xếp loại rèn luyện Kém

trong 2 năm học liên tiếp.

2. Hình thức kỷ luật của sinh viên từ khiển trách trở lên phải được ghi vào hồ sơ sinh viên.

Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập 1 năm học và buộc thôi học, nhà

trường gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để quản lý, giáo dục.

52 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định phụ lục kèm theo

Quy định này.

4. Các quy định khi thi hành kỷ luật:

­ Trong thời gian thi hành kỷ luật, nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị xét tăng hình thức kỷ

luật;

­ Hình thức kỷ luật nhắc nhở được tính số lần vi phạm theo từng học kỳ và có công

văn gửi về khoa quản lý sinh viên;

­ Hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên được tính số lần vi phạm trong cả khóa

học tại trường;

­ Các hình thức kỷ luật đều bị trừ điểm rèn luyện theo quy định Đánh giá kết quả

rèn luyện sinh viên của trường.

Điều 25. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật

1. Thủ tục xét kỷ luật:

- Đối với hình thức kỷ luật nhắc nhở, các đơn vị có liên quan trong công tác sinh viên

gửi công văn nhắc nhở về khoa quản lý của sinh viên vi phạm.

- Đối với hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên:

a. Sinh viên có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ

luật;

b. Giáo viên chủ nhiệm chủ trì họp với tập thể lớp sinh viên, phân tích và đề nghị

hình thức kỷ luật gửi lên khoa chuyên ngành;

c. Khoa chuyên ngành xem xét, đề nghị lên Hội đồng xét khen thưởng - kỷ luật

sinh viên.

d. Hội đồng xét khen thưởng - kỷ luật sinh viên tổ chức họp để xét kỷ luật, thành

phần bao gồm: các thành viên của Hội đồng, đại diện tập thể lớp có sinh viên vi phạm và

sinh viên có hành vi vi phạm. Sinh viên vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự

53 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

(nếu không có lý do chính đáng) thì Hội đồng vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết điểm

thiếu ý thức tổ chức kỷ luật;

Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định kỷ

luật bằng văn bản.

2. Hồ sơ xử lý kỷ luật của sinh viên:

a. Bản tự kiểm điểm (trong trường hợp sinh viên có khuyết điểm không chấp hành

việc làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu

thập được);

b. Biên bản của tập thể lớp họp kiểm điểm sinh viên có hành vi vi phạm;

c. Ý kiến của khoa chuyên ngành hoặc Phòng Chính trị & CT HSSV.

d. Các tài liệu có liên quan.

Trong trường hợp có đủ chứng cứ sinh viên vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế;

Phòng Chính trị & công tác học sinh sinh viên sau khi trao đổi với trưởng khoa, đại diện

tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên lập hồ sơ trình Hiệu trưởng quyết định hình

thức xử lý.

Điều 26. Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật

1. Đối với trường hợp bị nhắc nhở: ghi nhận theo từng học kỳ, chấm dứt hiệu lực khi kết

thúc học kỳ.

2. Đối với trường hợp bị khiển trách: sau 3 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu

sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì

đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của

sinh viên kể từ ngày chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.

3. Đối với trường hợp bị cảnh cáo: sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu sinh

viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương

nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của sinh

viên kể từ ngày chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.

54 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

4. Đối với trường hợp đình chỉ học tập cho về địa phương: khi hết thời hạn đình chỉ, sinh

viên phải xuất trình chứng nhận của địa phương xã, phường, thị trấn nơi cư trú về việc

chấp hành tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương để nhà trường xem xét, tiếp nhận vào học

tiếp.

Điều 27. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng xét khen thưởng – kỷ luật sinh

viên.

1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng xét khen thưởng – kỷ luật sinh viên: Hiệu trưởng ra quyết

định thành lập Hội đồng xét khen thưởng – kỷ luật sinh viên để theo dõi công tác thi đua,

khen thưởng và kỷ luật đối với sinh viên trong trường.

a. Chủ tịch Hội đồng: Là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng do Hiệu trưởng ủy

quyền.

b. Ủy viên thường trực: Là Trưởng Phòng Chính trị & CTHSSV

c. Các uỷ viên: là các trưởng các phòng, khoa, Bộ môn TT, Bí thư Đoàn Trường,

Chủ tịch Hội Sinh viên trường.

Hội đồng có thể mời đại diện lớp sinh viên (lớp trưởng hoặc bí thư chi đoàn) và giáo

viên chủ nhiệm lớp của những lớp có sinh viên được khen thưởng hoặc kỷ luật. Các thành

phần này được tham gia phát biểu ý kiến, đề xuất mức khen thưởng hoặc kỷ luật nhưng

không được quyền biểu quyết.

2. Nhiệm vụ của Hội đồng xét khen thưởng – kỷ luật sinh viên:

a. Hội đồng xét khen thưởng – kỷ luật sinh viên là tổ chức tư vấn giúp Hiệu trưởng

triển khai công tác khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của

Hiệu trưởng;

b. Căn cứ các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của khoa, Phòng Chính trị &

công tác học sinh sinh viên, hội đồng tiến hành xét danh sách cá nhân và đơn vị sinh viên

có thành tích, đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng hoặc đề nghị lên cấp trên khen thưởng;

xét và đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật;

55 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

c. Hội đồng xét khen thưởng – kỷ luật sinh viên mỗi học kỳ họp một lần. Khi cần

thiết, hội đồng có thể họp các phiên bất thường.

Điều 28. Quyền khiếu nại về thi đua, khen thưởng

Cá nhân và tập thể sinh viên nếu xét thấy các hình thức khen thưởng và kỷ luật

không thoả đáng có quyền khiếu nại lên các Phòng, Khoa hoặc Ban Giám hiệu.

Chương VII: NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 29: Quy định về công tác giáo dục sức khỏe cho sinh viên

1. Công tác chăm sóc sức khỏe

- Sinh viên phải có hồ sơ sức khỏe lưu, cập nhật và theo dõi tại phòng y tế trường

trong suốt thời gian học tại trường.

- Sinh viên thực hiện khám sức khỏe lần đầu khi mới vào trường ( sinh viên tự

khám và nộp giấy khám sức khỏe theo hồ sơ nhập học)

- Khám sức khỏe định kỳ 1 lần / năm học

- Kiểm tra sức khỏe trước khi nhận lại sinh viên trong các trường hợp sinh viên có

quyết định tạm ngừng học vì lý do sức khỏe.

2. Thực hiện công tác khám sức khỏe:

- Công tác khám sức khỏe cho sinh viên được thực hiện tại Phòng y tế trường hoặc

các Đơn vị y tế do nhà trường ký hợp đồng.

- Phòng y tế có trách nhiệm : lưu vào hồ sơ theo dõi sức khỏe của sinh viên.

- Sinh viên phải đóng phí để thực hiện khám sức khỏe, mức thu phí được Nhà

trường công bố (do cơ sở khám chữa bệnh báo giá).

- Sinh viên không thực hiện khám sức khỏe đầu vào hoặc có kết quả khám không

đủ tiêu chuẩn sức khỏe để học tập sẽ tạm dừng học vì lý do sức khỏe theo qui định

(đối với sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, không khám sức khỏe theo quy định sẽ

được coi là chưa hoàn tất thủ tục nhận bằng tốt nghiệp).

56 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- Thời gian khám cụ thể sẽ được thông báo bằng văn bản chính thức trong năm học.

3. Công tác bảo hiểm y tế

- Nhà trường vận động tất cả sinh viên tham gia bảo hiểm y tế .

- Sinh viên tham gia tốt công tác bảo hiểm y tế được đánh giá rèn luyện cuối năm

theo tiêu chí 2 (đánh giá về ý thức và kết quả chấp hành nội qui, qui chế trong nhà

trường)

Điều 30: Quy định về mã số sinh viên

Mỗi sinh viên khi vào trường sẽ được cấp mã số riêng trong suốt quá trình theo học tại

trường. Mã số sinh viên được cấu trúc 10 ký tự như sau: XX Y ZZZ VVVV

- XX ( 2 ký tự): 02 số cuối của khóa học

- Y ( 1 ký tự): Hệ đào tạo

- ZZZ ( 3 ký tự) : Ngành đào tạo theo mã ngành tuyển sinh

- VVVV ( 4 ký tự ): Số thứ tự sinh viên theo từng ngành học

Hệ đào tạo Cao đẳng chính quy: Y = 4

Danh mục mã ngành đào tạo:

- Ngành Tài chính ngân hàng : ZZZ = 001

- Ngành Kế toán ZZZ = 002

- Ngành Quản trị kinh doanh ZZZ = 003

- Ngành HTTTQL ZZZ = 004

Ví dụ:Nguyễn Văn A - Khóa 06 Cao đẳng - Hệ chính quy Ngành TCNH - Số thứ tự:

0005

Mã số sinh viên Nguyễn Văn A là: 0640010005

Điều 31: Hướng dẫn HSSV liên hệ các Phòng, Khoa và xin xác nhận các loại giấy tờ

1. Nộp học phí, nhận tiền học bổng theo danh sách được duyệt của nhà trường , Giải quyết

chế độ chính sách miễn giảm học phí,…liên hệ Phòng Tài chính kế toán.

57 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

2. Đóng dấu các loại giấy tờ, Xin vào ở ký túc xá và ra khỏi ký túc xá, báo hư hỏng có

liên quan đến phòng học và khuôn viên trường như: Micro, bảng, bàn ghế sinh viên và

giáo viên, quạt, đèn. . . liên hệ Phòng Tổ chức hành chính và quản trị.

3. Cấp văn bằng chứng chỉ, các loại giấy tờ như: phiếu điểm, giấy chứng nhận tốt nghiệp

tạm thời, giấy chứng nhận học hết chương trình,xác nhận điểm. Đơn xin bảo lưu, xin thi

lại, xin phúc khảo bài thi tốt nghiệp, xin học lại …liên hệ Phòng Quản lý Đào tạo.

4. Cấp giấy chứng nhận cho sinh viên đang học tại trường để: bổ túc hồ sơ tạm hoãn nghĩa

vụ quân sự, miễn lao động công ích, hưởng học bổng xã hội . và các vấn đề có liên quan

đến sinh viên…liên hệ Phòng Chính trị và công tác HSSV .

5. Nộp đơn xin nghỉ phép, đơn xin phúc khảo bài thi kết thúc học phần, xin phụ đạo – liên

hệ các Khoa, Bộ môn TT

Các đơn vị căn cứ thẩm quyền của đơn vị mình để giải quyết, nếu vượt thẩm quyền trình

Ban giám hiệu giải quyết.

Chương VIII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực

1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc các

đơn vị phản ánh về trường (thông qua Phòng Chính trị & Công tác HSSV ) để điều chỉnh,

bổ sung cho hợp lý.

Điều 33. Trách nhiệm thi hành quy định

Toàn thể sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm

thi hành quy định này

58 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT

(Kèm theo Quyết định số 237/QĐ.CDKTTC ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long)

* Hình thức kỷ luật: (1): Nhắc nhở – (2): Khiển trách – (3): Cảnh cáo – (4): Đình chỉ học tập

1 năm học – (5): Buộc thôi học

Stt Nội dung vi phạm Hình thức kỷ luật Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5)

1 Đến muộn giờ học, giờ thực tập; nghỉ học không phép hoặc quá phép

< 3 lần

nhắc nhở 3 lần

2 Mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học, giờ thực tập và tự học

< 3 lần

nhắc nhở 3 lần

3 Vô lễ với thầy, cô giáo và CBCC nhà trường

Tuỳ theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

4 Học hộ hoặc nhờ người khác học hộ; có các hành vi gian lận trong học tập

Tuỳ theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

5 Thi, kiểm tra hộ, hoặc nhờ thi, kiểm tra hộ; làm hộ, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp

lần 1 lần 2

6 Tổ chức học, thi, kiểm tra hộ; tổ chức làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp

lần 1 Tuỳ theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

7 Mang tài liệu vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài nhờ làm hộ, ném tài liệu vào phòng thi, vẽ bậy vào bài thi; bỏ thi không có lý do chính đáng

Xử lý theo quy chế đào tạo

8 Không đóng học phí đúng quy định và quá thời hạn được trường cho phép hoãn

Tuỳ theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

9 Làm hư hỏng tài sản trong Tuỳ theo mức độ xử

59 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Stt Nội dung vi phạm Hình thức kỷ luật Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5)

KTX và các tài sản khác của trường

lý từ khiển trách đến buộc thôi học và phải bồi thường thiệt hại

10 Uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp.

lần 1 lần 2 lần 3 lần 4

11 Hút thuốc lá trong giờ học, phòng họp và nơi cấm hút thuốc theo quy định

< 3 lần

nhắc nhở 3 lần

12 Chơi cờ bạc dưới mọi hình thức

lần 1 lần 2 lần 3 lần 4 Tuỳ theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

13 Tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng sản phẩm văn hoá đồi trụy hoặc tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái phép

lần 1 lần 2 lần 3 lần 4 Nếu nghiêm trọng giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

14 Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, lôi kéo người khác sử dụng ma tuý

lần 1 Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

15 Sử dụng ma tuý Xử lý theo quy định về xử lý HSSV sử dụng ma tuý

16 Chứa chấp, môi giới hoạt động mại dâm

lần 1 Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

17 Hoạt động mại dâm lần 1 lần 2 18 Lấy cắp tài sản, chứa chấp,

tiêu thụ tài sản do lấy cắp mà có

Tuỳ theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học. nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

19 Chứa chấp buôn bán vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy và các hàng cấm theo quy định của nhà nước.

lần 1 Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

60 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Stt Nội dung vi phạm Hình thức kỷ luật Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5)

20 Đưa phần tử xấu vào trong trường, KTX gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong nhà trường.

Tuỳ theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học

21 Đánh nhau gây thương tích, tổ chức hoặc tham gia tổ chức đánh nhau

lần 1 lần 2 Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

22 Kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền đơn, áp phích trái pháp luật

lần 1 lần 2 Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

23 Vi phạm các quy định về an toàn giao thông

Tuỳ theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học

61 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH

Trình độ Cao đẳng

1.1 Ngành kế toán ( Accounting)

(1) Hiểu biết các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

(2) Hiểu biết cơ bản về quốc phòng, an ninh; có sức khỏe, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng tổ quốc;

(3) Có kiến thức nền tảng về các quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường; xác định và giải thích được các các vấn đề lý luận cơ bản về tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, quản trị, thống kê, pháp luật kinh tế;

(4) Có khả năng mô tả, giải thích, phân loại, xử lý các nghiệp vụ kế toán thuộc tất cả các phần hành kế toán trong doanh nghiệp; hiểu biết về nội dung, phương pháp và khả năng tham gia tổ chức công tác kế toán trong đơn vị;

(5) Có kiến thức về tài chính doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh và kế toán quản trị để ứng dụng vào quản lý tài chính doanh nghiệp;

(6) Đạt trình độ B tiếng Anh và trình độ B tin học ứng dụng; sử dụng tốt tin học văn phòng trong công việc, ứng dụng Excel, Access trong tính toán, tổ chức dữ liệu kế toán;

(7) Thực hành thành thạo các công việc kế toán : lập chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán và báo cáo thuế; tư vấn với lãnh đạo đơn vị các giải pháp quản lý tài chính, kế toán;

(8) Có kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong kế toán; kỹ năng cập nhật, truyền đạt thông tin chuyên môn hiệu quả;

(9) Có kỹ năng làm việc nhóm, biết tổ chức, hợp tác, phân chia công việc; giao tiếp tốt trong công việc;

(10) Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước; có kỷ luật lao động; có tinh thần trách nhiệm với công việc và đơn vị; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp;

(11) Sinh viên tốt nghiệp làm việc tại các bộ phận:

(a) Kế toán;

(b) Kiểm toán nội bộ;

(c) Kê khai quyết toán thuế ở tất cả các loại hình doanh nghiệp;

(d) Có thể tham gia tạo lập doanh nghiệp hoặc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh; Có khả năng tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu các kiến thức mới trong

lĩnh vực nghề nghiệp; có khả năng học liên thông lên trình độ Đại học trong cùng khối ngành;

62 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

1.2 Ngành Tài chính Ngân hàng (Finance – Banking)

(1) Hiểu về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

(2) Hiểu biết cơ bản về quốc phòng, có sức khỏe, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc;

(3) Có kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, kiến thức cơ sở ngành Tài chính - Ngân hàng như: Pháp luật kinh tế, Tài chính, Tiền tệ, Ngân hàng, Thống kê, Thuế, Tài chính doanh nghiệp, Kinh tế vi mô để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành Tài chính – Ngân hàng;

(4) Có kiến thức về hoạt động của Ngân hàng Trung ương như nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ quản lý ngoại hối; Có kiến thức chuyên sâu về hoạt động của Ngân hàng thương mại như: huy động vốn, phân tích và thẩm định tín dụng, bảo lãnh và các dịch vụ ngân hàng khác;

(5) Có kiến thức về nghiệp vụ Kế toán ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị ngân hàng thương mại, Phân tích đầu tư chứng khoán;

(6) Đạt trình độ B tiếng Anh thực hành và trình độ B Tin học ứng dụng; (7) Thực hiện cơ bản công tác thẩm định các hồ sơ xin vay đối với khách hàng là doanh

nghiệp tại các Ngân hàng thương mại; (8) Tham gia phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các ngân

hàng thương mại; (9) Có khả năng diễn đạt, thuyết trình các vấn đề chuyên môn; (10) Có kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm; (11) Chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và

các quy định của đơn vị công tác; (12) Có sự hiểu biết về nghề nghiệp, có kỷ luật lao động, có trách nhiệm với công việc và

đơn vị; (13) Luôn học tập, cập nhật kiến thức đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ ngày càng cao; (14) Có khả năng làm việc tại các:

(a) Ngân hàng trong các lĩnh vực: thẩm định tín dụng, kế toán, kho quỹ; (b) Công ty tài chính; (c) Công ty chứng khoán hoặc tham gia trực tiếp đầu tư chứng khoán.

Có khả năng tiếp tục học tập lên Đại học theo chương trình liên thông, tự nghiên cứu

nâng cao trình độ chuyên môn thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng.

63 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

1.3 Ngành Quản trị kinh doanh (Business Administration)

(1) Hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của Chủ Nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước Việt Nam;

(2) Hiểu biết cơ bản về quốc phòng, an ninh có đủ sức khỏe để sẵn sàng bảo vệ và xây dựng tổ quốc;

(3) Có kiến thức nền tảng về lĩnh vực kinh tế - xã hội, kinh tế vi mô, Quản trị học, Pháp luật kinh tế, Hệ thống thông tin quản lý, Tin học ứng dụng để nghiên cứu các nghiêp vụ chuyên sâu của ngành Quản trị kinh doanh;

(4) Có kiến thức và khả năng để xây dựng chiến lược, lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quản trị văn phòng, quản trị chất lượng, quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp và các tổ chức;

(5) Có kiến thức chuyên sâu về phân tích, điều hành và quản lý đặc biệt là kiến thức liên quan đến văn hóa, tâm lý và hành vi trong tổ chức;

(6) Tin học ứng dụng đạt trìnhđộ B. Tiếng Anh thực hành đạt trình độ B; (7) Biết phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh; (8) Có khả năng thuyết trình và diễn đạt các vấn đề chuyên môn; (9) Có khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm; (10) Chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước và của đơn vị; (11) Hiểu biết nghề nghiệp, có kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc; (12) Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các bộ phận:

(a) Phòng kinh doanh;

(b) Phòng kế hoạch sản xuất;

(c) Phòng tổ chức hành chính;

(d) Phòng cung ứng;

(e) Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân;

Có khả năng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn hoặc học liên thông lên Đại học

trong cùng khối ngành.

1.4 Ngành Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems)

(1) Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;

64 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

(2) Hiểu biết cơ bản về quốc phòng, an ninh; có sức khỏe, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng tổ quốc;

(3) Có kiến thức nền tảng về kinh tế, tin học quản lý, kinh doanh và luật để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành Hệ thống thông tin quản lý.

(4) Có kiến thức và khả năng thiết kế, xây dựng, và phát triển hệ thống thông tin quản lý cho một đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cở vừa và nhỏ, cũng như tham gia xây dựng và phát triển các dự án có quy mô lớn; xây dựng và quản trị một hệ thống mạng, cũng như phát triển các ứng dụng trên nền tảng mạng.

(5) Đạt trình độ B Tiếng Anh thực hành; (6) Có khả năng tìm kiếm và khai thác các thông tin trên Internet và các phần mềm mã

nguồn mở; (7) Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dùng thuộc ngành đào tạo, quản lý kỹ

thuật phòng máy; (8) Có kỹ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng, kỹ năng viết báo cáo, tham gia thiết lập

và bảo vệ dự án; (9) Có kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm. (10) Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước,

nội quy cơ quan; (11) Hiểu biết nghề nghiệp, có kỷ luật lao động, có trách nhiệm với công việc và đơn vị.

Tôn trọng luật bản quyền; (12) Luôn học tập, cập nhật kiến thức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. (13) Có khả năng đảm nhận các vị trí công việc trong lĩnh vực công nghệ phần mềm như:

lập trình viên, tham gia về phân tích & thiết kế hệ thống, quản trị dự án, quản trị cơ sở dữ liệu, thiết kế & lập trình web, thiết lập, tư vấn và thẩm định các dự án về công nghệ thông tin tại các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ.

(14) Có khả năng khởi nghiệp, thành lập và điều hành doanh nghiệp của cá nhân. Có khả năng học liên thông đại học theo chương trình thuộc ngành Công nghệ thông

tin, Hệ thống thông tin quản lý; tự nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, luật.

Trình độ Trung cấp chuyên nghiệp

1. Ngành kế toán ( Accounting) 1.1 Kiến thức

- Mô tả được các vấn đề cơ bản về lý thuyết tài chính, kế toán, thống kê và pháp luật;

- Phân loại và xử lý các nghiệp vụ kế toán, tính toán và phân tích các nội dung về tình

hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp;

65 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- Trình độ A Tiếng Anh và Tin học ứng dụng ( Có tín chỉ);

1.2 Kỹ năng

- Lập chứng từ, ghi sổ và lập báo cáo, xử lý các tình huống kế toán thông thường phát

sinh trong thực tế;

- Tính toán và kê khai, quyết toán thuế;

- Sử dụng được phầ mềm tin học văn phòng và một số phần mềm kế toán thông dụng;

- Ứng xử phù hợp với đồng nghiệp và lãnh đạo

1.3 Thái độ

- Phẩm chất đạo đức tốt, trung thực; có tính kỷ luật, tuân thủ pháp luật của Nhà nước và

quy định tại nơi làm việc;

- Hợp tác và chia sẻ với đồng nghiệp;

- Chủ động cập nhật kiến thức, học tập nâng cao trình độ.

1.4 Công việc

- Thực hiện các khâu công việc của công tác kế toán: Lập chứng từ, ghi sổ và lập báo

cáo kế toán doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Kê khai, quyết toán thuế ở các loại hình doanh nghiệp.

2. Ngành Ngân hàng ( Banking) 1.1 Kiến thức

- Học sinh có kiến thức cơ bản về tài chính, Tiền tệ, ngân hàng;

- Có kiến thức chuyên môn về huy động, cho vay vốn – trung và dài hạn, xem xét thẩm

định các món vay, thực hiện công tác kế toán tại ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng

nhân dân, công ty cho thuê tài chính công ty tài chính.

- Trình độ A tiếng anh thực hành ( có chứng chỉ)

- Trình độ A tin học ứng dụng ( có chứng chỉ)

1.2 Kỹ năng

- Xử lý các tình huống qua việc thực hành công tác thẩm định tín dụng, tín dụng và

nghiệp vụ kế toán ngân hàng

- Đọc – hiểu – phân tích, xử lý, hạch toán chứng từ về công tác kế toán và công tác tín

dụng

66 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- Làm việc độc lập và làm việc nhóm

- Sử dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công tác ( sử dụng Microsoft Word soạn

thảo văn bản, sử dụng Microsorft Excel tính toán cho các nghiệp vụ)

1.3 Thái độ và đạo đức nghề nghiệp

- chấp hành pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị công tác, có tinh thần kỷ

luật

- trung thực, thẳng thắn trong công tác

- khả năng cập nhật kiến thức, năng động trong công việc, có tinh thần cầu tiến

- hợp tác và chia sẽ công việc.

1.4 Công việc

- đảm nhận công việc của cán bộ tín dụng, chuyên viên quan hệ khách hàng, giao dịch

viên

- làm công tác kế toán ngân hàng tại các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân,

công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính.

3. Ngành Thuế ( Taxation) 3.1 Kiến thức

- Học sinh có kiến thức cơ bản về Kinh tế, Pháp luật và tài chính – Tiền tệ

- Kiến thức về thuế như: xác định đúng các loại thuế. Kê khai, quyết toán thuế, công tác

quản lý thuế, khai thác nguồn thu, công tác kế toán tại các doanh nghiệp.

- Trình độ A anh văn thực hành( có chứng chỉ)

- Trình độ A tin học ứng dụng ( có chứng chỉ)

3.2 Kỹ năng

- Xử lý các tình huống về nghiệp vụ thuế

- Đọc – hiểu – phân tích, xử lý, hạch toán kế toán

- Sử dụng phần mềm nghiệp vụ kê khai thuế

- Làm việc độc lập và làm việc nhóm

- Sử dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công tác ( sử dụng Microsoft Word soạn

thảo văn bản, sử dụng Microsorft Excel tính toán cho các nghiệp vụ)

3.3 Thái độ và đạo đức nghề nghiệp

67 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- Chấp hành pháp luật của nhà nước và các qui định của đơn vị công tác; có tinh thần kỷ

luật

- Trung thực, thẳng thắn trong công việc

- Khả năng cập nhật kiến thức, năng động trong công việc, có tinh thần cầu tiến.

- Hợp tác và chia sẽ công việc.

- Giải quyết các vấn đề; làm việc độc lập

3.4 Công việc

- Đảm nhận công việc của nhân viên quản lý thuế trong cơ quan thuế, cơ quan tài chính

- Kê khai quyết toán thuế và làm kế toán tại doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

4. Ngành Marketing 4.1 Kiến thức

- Biết lập kế hoạch nghiên cứu thị trường và nghiên cứu Hành vi người tiêu dùng

- Biết bán hàng và chắm sóc khách hàng

- Biết lập kế hoạch bán hàng, quản lý đội ngũ bán hàng; biết sắp xếp, trưng bày hàng

hóa để bán hàng và chăm sóc khách hàng

- Biết mô tả, tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến cổ động

- Có chứng chỉ A tiếng Anh và Tin học ứng dụng

4.2 Kỹ năng

- Giao tiếp và ứng xử có hiệu quả với khách hàng và biết phối hợp với đồng nghiệp để

thực hiện công việc đạt hiệu quả.

- Sử dụng thành thạo tin học để ứng dụng trong công tác

4.3 Thái độ

- Có tính kỷ luật, chấp hành pháp luật của nhà nước, các quy chế, quy định của đơn vị

- Có tinh thần hợp tác và chia sẽ với đồng nghiệp.

4.4 Công việc

- Nhân viên, quản trị viên bán hàng, nhân viên tiếp thị tại các cơ sở kinh doanh, các siêu

thị, các trung tâm bán hàng,...

68 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

- Tư vấn viên về chăm sóc khách hàng tại các trung tâm bán hàng, phòng marketing,

phòng kinh doanh, phòng quan hệ công chúng, phòng quảng cáo của các doanh

nghiệp.

69 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

BẢNG CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KQ RÈN LUYỆN HSSV HỆ CHÍNH QUY (Áp dụng từ Năm học 2011-2012)

Nội dung đánh giá- chấm điểm Khung điểm

Tự chấm

T.T chấm

I/ Đánh giá về ý thức học tập (Điểm tối đa: 30 điểm) Từ 0 đến 30 điểm

1. Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghiêm túc trong giờ học ( Đi học muộn quá 15 phút hoặc nghỉ học không lý do mỗi lần trừ 1 điểm)

8

2. Kết quả học tập trong học kỳ: Tất cả điểm thi kết thúc học phần đạt yêu cầu trở lên Tổng điểm kết thúc học phần không đạt yêu cầu: trừ 2đ/môn

12

3. Không vi phạm quy chế về thi, kiểm tra(Vi phạm, 0đ (không điểm)

5

4.Có cố gắng, vượt khó trong học tập Thiếu cố gắng trong học tập

2 0

5. Tham gia một trong các kỳ thi Olympic hoặc các cuộc thi do Đoàn trường, Hội Sinh viên, Khoa, Bộ môn tổ chức

2

6. Được khen thưởng trong các kỳ thi Olympic hoặc các cuộc thi do Đoàn trường, Hội sinh viên, Khoa, Bộ môn tổ chức

1

II/ Đánh giá về ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường (Điểm tối đa: 25 điểm)

Từ 0 đến 25 điểm

1. Thực hiện tốt quy chế HSSV Nội trú, Ngoại trú Đối với HSSV ngoại trú:Chấp hành quy định của địa phương nơi tạm trú, Đăng ký với trường về địa chỉ ngoại trú của mình đúng thời gian quy định ( nếu không đúng thời gian quy định, trừ 3 đ) Đối với HSSV Nội trú: Chấp hành quy định của KTX ( mỗi lần vi phạm trừ 3 đ)

5

2. Không vi phạm các quy định của nhà trường: Quy định văn hóa công sở, Quy định về thực hành tiết kiệm, Đóng học phí, lệ phí đúng thời gian quy định... (Mỗi nội dung vi phạm: Trừ 2đ/1lần vi phạm)

7

3.Tham dự sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt lớp...(vắng mặt 1 lần trừ 2 điểm)

7

4. Tham gia đầy đủ “ Tuần sinh hoạt công dân HSSV” đầu năm, đầu khóa ( Vắng 1 buổi trừ 2 đ)

6

III/ Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia các hoạt động Từ 0

70 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Nội dung đánh giá- chấm điểm Khung điểm

Tự chấm

T.T chấm

chính trị - xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội (Điểm tối đa: 20 điểm)

đến 20 điểm

1. Tham gia, phòng chống các tệ nạn xã hội: mại dâm, ma tuý, cam kết không sử dụng, tàng trữ, mua bán các chất kích thích khác.

2

2. Tham gia các hoạt động chính trị xã hội do Đoàn, Hội, trường tổ chức như mít tinh, diễu hành, tuyên truyền...(vắng 1 lần trừ 1đ)

3

3. Kết quả tham gia CLB được xếp hạng Giỏi

15

Khá 13 Trung Bình 10

IV/ Đánh giá về phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng (Điểm tối đa: 15 điểm)

Từ 0 đến 15 điểm

1. Nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước (Khi có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về HSSV vi phạm điểm RL học kỳ xếp loại kém)

4

2. Tích cự tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ( đóng góp đầy đủ các loại quỹ xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ người nghèo,... (nếu không tham gia, 0 đ)

4

3. Tham gia ít nhất một công trình, phần việc thanh niên, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi hoặc tham gia công tác xã hội tại địa phương có giấy xác nhận...( Nếu không tham gia , 0 đ)

4

4. Có tinh thần giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn ( Có vụ việc, nội dung cụ thể, được tập thể lớp công nhận – Nếu không phát sinh vụ việc, HSSV được 1 đ)

3

V/ Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia công tác phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường … (Điểm tối đa: 10 điểm)

Từ 0 đến 10 điểm

Các thành viên BCS lớp, BCH chi đoàn,BCH chi Hội SV, tổ trưởng, tổ phó HSSV thuộc lớp, thành viên đội cờ đỏ, trưởng, phó phòng ở KTX...

- Được khen thưởng, biểu dương. 10 - Hoàn thành nhiệm vụ 8 - Không hoàn thành nhiệm vụ. 0

Cộng điểm Từ 0

71 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Nội dung đánh giá- chấm điểm Khung điểm

Tự chấm

T.T chấm

đến 100 điểm

72 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

ĐỊA CHỈ THÔNG TIN TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨNH LONG

Website http://vcef.edu.vn/ Cung cấp cho sinh viên thông tin chung về trường, tin tức sự kiện, hoạt động đang diễn ra tại trường,.... Những thông tin liên quan đến sinh viên có thể tìm thấy ở kênh thông tin này.

- Khoa Công nghê thông tin Truy cập:http://www.vcef.edu.vn/Default.aspx?PageId=0cf08c99-268e-4908-ab2e-5e3acab2a0a8

hoặc Trang chủ - chọn menu Bộ máy tổ chức – Các Khoa đào tạo – Khoa Công nghệ thông tin - Khoa Kế toán Truy cập: http://www.vcef.edu.vn/Default.aspx?PageId=c5b5a2ae-04f6-4c5b-8b4c-22cddee42f2d

hoặc Trang chủ chọn menu Bộ máy tổ chức – Các Khoa đào tạo – Khoa Kế toán - Khoa Quản trị Truy cập: http://www.vcef.edu.vn/Default.aspx?PageId=5c8b19b8-3d6c-462f-a2aa-add94569f50e hoặc Trang chủ chọn menu Bộ máy tổ chức – Các Khoa đào tạo – Khoa Quản trị - Khoa Tài chính Truy cập: http://www.vcef.edu.vn/Default.aspx?PageId=8460d7e2-5db6-408f-97d9-17f313689df4

hoặc Trang chủ chọn menu Bộ máy tổ chức – Các Khoa đào tạo – Khoa Tài chính - Trung tâm hỗ trợ HSSV Truy cập: http://www.vcef.edu.vn/Default.aspx?PageId=d8d53a55-73cf-40b3-8ef9-b4912ff36a11

hoặc Trang chủ chọn menu Bộ máy tổ chức – Các Trung tâm – Trung tâm hỗ trợ HSSV - Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Truy cập: http://www.vcef.edu.vn/Default.aspx?PageId=1cd644ca-8a6f-4719-9b20-8de6f8b2dd5d hoặc Trang chủ chọn menu Bộ máy tổ chức – Các Trung tâm – Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học - Trung tâm tư vấn tài chính kế toán và du học Truy cập: http://www.vcef.edu.vn/Default.aspx?PageId=26dd8ab1-10e1-4715-87fa-940e714468f0

hoặc Trang chủ chọn menu Bộ máy tổ chức – Các Trung tâm – Trung tâm Tư vấn Tài chính Kế toán và Du học - Thư viện – http://thuvien.vcef.edu.vn - E-Learning – http://elearning.vcef.edu.vn - Đăng ký môn học theo hệ thống tín chỉ http://dangkyhocphan.vcef.edu.vn/

73 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Với trang thông tin này, sinh viên có thể đăng ký môn học trước khi bắt đầu học kỳ mới qua mạng.

Ghi chú: Để sử dụng dịch vụ sinh viên học sinh cần phải đăng nhập (tên đăng nhập và mật khẩu là mã số sinh viên)

1. Trang đăng nhập: Bước 1: Check chọn phần sinh viên để đăng nhập vào hệ thống.

74 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

3 2

Bước 2: Nhập “tên đăng nhập” và “mật khẩu” (Là mã số học sinh, sinh viên).

Bước 3: Check vào ô “Ghi nhớ” ( ) để nhớ “tên đăng nhập” và “mật khẩu” cho

lần sau (Khuyến cáo: không nên sử dụng chức năng này).

Bước 4: Nhấn nút lệnh để kết thúc thao tác.

2. Trang của bạn: Bao gồm phần tin tức chung của trường và tin nhắn phòng đào tạo gởi cho sinh viên.

Nhấn vào từng tiêu đề để xem nội dung thông tin do phòng đào tạo gởi

3. Trang thông tin cá nhân:

1 Bước 1: Click chọn vào Thông tin cá nhân để xem phần thông tin cá nhân của sinh viên.

1

75 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Bước 2: Nhấn nút để chỉnh sửa thông tin sinh viên. Hệ thống chỉ cho phép chỉnh sửa một số thông tin như: mật khẩu, điện thoại, điện thoại di động, email, địa chỉ liên lạc…

2a. Chỉnh sửa các thông tin cần thiết. Lưu ý: ở những ô không điền thông tin vào được là do thông tin không thể thay đổi được(tên cha, tên mẹ, ngày sinh). 2b. Nhấn nút lệnh để cập nhật thông tin cá nhân. 2c. Nhấn nút lệnh để quay lại trang “Thông tin cá nhân”.

3a. Nhập “Mật khẩu cũ” và “Mật khẩu mới”, “Nhập lại mật khẩu mới”. 3b. Nhấn nút lệnh “Đồng ý” để lưu thông tin thay đổi. 4. Trang chương trình đào tạo

Bước 1: Chọn mục ‘Chương trình đào tạo’.

76 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Bước 2: Chọn học kỳ cần xem kế hoạch đào tạo. Ở trang này sinh viên có thể xem tất cả

các môn học ở một học kỳ hoặc toàn khóa học.

Bước 3: Nhấn nút để xem và download đề cương môn học

5. Trang đăng ký học phần

Bước 1: Click vào mục ‘Đăng ký học phần’ để xem thông tin của các lớp học phần mà

SV chưa đăng ký hoặc còn nợ.

Bước 2: Chọn chương trình đào tạo để xem các học phần cần đăng ký.

Bước 3: Nhấn nút lệnh để xem ‘Kế hoạch đào tạo’ và đăng ký lớp

học phần.

3a. Chọn môn học và click vào nút để đăng ký học phần. 3b. Click chọn học phần.

77 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

3c. Nhấn nút lệnh để lưu học phần vừa đăng ký.

3d. Để hủy học phần đã đăng ký người dùng chọn học phần cần hủy và nhấn nút .

Bước 4: Nhấn nút lệnh để vào xem những môn học có tổ chức

giảng dạy trong học kỳ.

4a. Chọn năm học, học kỳ.

4b. Nhấn nút ‘Lọc’ để xem các lớp học phần tổ chức giảng dạy trong học kỳ đó.

4c. Check chọn tùy chọn cần xem. Bước 5: Nhấn nút lệnh để đăng ký những môn học ngoài kế hoạch giảng dạy. Thấy xuất hiện cửa sổ:

78 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

5a. Chọn môn học và click vào nút để đăng ký học phần.

5b. Click chọn học phần.

5c. Nhấn nút lệnh để lưu học phần vừa đăng ký. Bước 6: Nhấn nút lệnh để đăng ký những học phần ngoài kế hoạch giảng dạy. Thấy xuất hiện cửa sổ:

79 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

6a. Chọn dòng có học phần cần đăng ký và nhấn “Ghi danh” , học phần đã được đăng ký hiển thị bên dưới màn hình. 6b. Để hủy học phần đã đăng ký người dùng chọn học phần cần hủy và nhấn nút . 6. Trang xem thời khóa biểu

Bước 1: Click chọn mục “Thời khóa biểu”.

Bước 2: Chọn năm, học kỳ.

Bước 3: Chọn tuần cần xem lịch, hệ thống hiển thị thông tin lịch học trong tuần đó.

80 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Bước 4: Nhấn nút lệnh để phóng to lịch.

7. Trang xem điểm

Hiển thị thông tin điểm của Sinh Viên theo từng học kỳ.

Bước 1: Click chọn mục “Xem điểm”.

Bước 2: Chọn ‘Chương trình đào tạo’, ‘Năm học’, ‘Học kỳ’. Hệ thống hiển thị điểm theo

từng học kỳ.

Bước 3: Check chọn xem điểm theo ‘Thang điểm 4’ hoặc theo ‘Thang điểm 10’.

Bước 4: Lưu ý: những môn bị rớt, những môn đậu.

8. Trang Ý kiến - Thảo luân Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Bước 1: Click chọn mục “Ý kiến – Thảo luận”.

81 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Bước 2: Chọn “Năm học’”, “Học kỳ”. Hệ thống hiển thị học phần và tên giảng viên phụ

trách học phần đó theo từng học kỳ.

Bước 3: Chọn dòng cần đóng góp ý kiến và nhấn nút , hệ thống hiển thị phiếu lấy

ý kiến phản hồi, sinh viên check chọn mức độ phù hợp hoặc nhập ý kiến khác vào ô “Ý

kiến khác (nếu có)” và nhấn nút “Lưu thông tin”.

Bước 4: Chọn dòng cần đóng góp ý kiến và nhấn nút , hệ thống hiển thị cửa sổ

sau:

Bước 5: Nhập thông báo hoặc nhập địa chỉ link. Bước 6: Nhấn nút lệnh để lưu thông tin. Bước 7: Nhấn nút lệnh để trở về trang trước đó. 9. Trang xin giấy xác nhận

82 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

Bước 1: Click chọn mục “Xin giấy xác nhận”. Bước 2: Chọn “Năm học”. Bước 3: Chọn giấy xác nhận cần xin và check vào ô “Xác nhận”. Bước 4: Nhấn nút lệnh “Lưu dữ liệu”.

10. Ghi danh môn tự chọn

Bước 1: Click chọn mục “Ghi danh môn học tự chọn”, ứng dựng hiển thị những môn học tự chọn mà sinh viên phải học trong chương trình đào tạo. Bước 2: Check chọn môn tự chọn cần học.

Bước 3: Nhấn nút để lưu để kết thúc thao tác.

83 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

THƯ VIỆN TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨNH LONG

Thư viện trường Cao Đẳng Kinh tế Tài chính – Vĩnh Long được hình thành, phát triển gắn

liền với sự phát triển của Trường. Thư viện đã từng bước được chú trọng phát triển nâng cao,

đến nay đã hình thành được 01 phòng đọc, 01 phòng mượn và 01 phòng máy với 15 máy tính có

kết nối mạng . Đã có đóng góp vào hiệu quả của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong

nhà trường

I. CƠ SỔ VẬT CHẤT:

Thư viện có diện tích: gồm 01 phòng đọc, 01 phòng mượn, 01 phòng máy có nối mạng

II. NGUỒN LỰC THÔNG TIN:

Tài liệu in giấy: sách (Giáo trình, tài liệu tham khảo) Báo cáo nghiên cứu khoa học, luận văn, báo

và tập chí

Tài liệu điện tử: CSDL và các đĩa CD

Về tài liệu in : chủ yếu thuộc các môn ngành sau:

- Tin học

- Triết học, tâm lý học

- Văn hóa, giáo dục, tôn giáo, chính trị xã hội

- Kinh tế thương mại

- Nhà nước , pháp luật,

- Ngôn ngữ học: Anh, Pháp

- Khoa học tự nhiện: Toán học, vật lý , sinh học

- Văn học

- Lịch sử, địa lý và du lịch

- Phục vụ đối tượng bạn đọc: Cán bộ, nhân viện, giảng viên và sinh viên, học sinh trong trường

(Hình - thức là đọc tại chỗ và mượn về nhà)

84 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

SỐ LIỆU THỐNG KÊ TỪ NĂM 2004 ĐẾN 2011

TT Các tiêu chí niên giám Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Giáo sư người

Phó Giáo sư người

Tiến sĩ người 2 2 2

Thạc sĩ người 12 13 15 20 13 19 26 27

Đại học người 28 27 28 25 43 30 54 49

1 Số lượng Giảng viên

Khác người 4 5

Cao đẳng chính quy người _ _ _ _ 243 310 429 570

Cao đẳng vừa làm vừa học người _ _ _ _ _ 29 54 27

Cao đẳng liên thông người _ _ _ 60 6 72 68 55

Trung cấp chính quy người 400 293 389 263 193 219 262 218

2 Sinh viên tốt nghiệp

Trung cấp vừa làm vừa học người 406 164 167 175 109 63 68 80

Cao đẳng chính quy người _ 303 612 1065 1438 1861 2055 2175

Cao đẳng vừa làm vừa học người _ _ 52 181 221 214 203 220

Cao đẳng liên thông người _ _ 81 113 202 142 331 417

Trung cấp chính quy người 860 820 672 609 655 616 668 682

3 Sinh viên đang học

Trung cấp vừa làm vừa học người 958 610 442 252 292 225 295 257

I - Đất đai nhà trường quản lý sử dụng

ha 1,4769 1,5170 1,5170 1,5170 1,5170 1,5170 1,5170 1,5170

4 Cơ sở vật chất

II- Diện tích sàn xây dựng: m2 8.652,75 8.652,75 8.652,75 14.078 14.078 14.078 14.346,17 14.346,17

85 NIÊN GIÁM THỐNG KÊ GIÁO DỤC

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................1

GIỚI THIỆU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨNH LONG ....................2

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CỦA TRƯỜNG ................................................................................2

CÁC THÀNH TÍCH NHÀ TRƯỜNG ĐẠT ĐƯỢC................................................................3

CƠ CẤU TỔ CHỨC ...............................................................................................................4

CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TẠI TRƯỜNG................................................................4

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO.....................................................................................6

NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ..................................................................................6

NGÀNH KẾ TOÁN ................................................................................................................8

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH ................................................................................... 10

NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ...................................................................12

CÁC QUI CHẾ ĐÀO TẠO LIÊN QUAN ĐẾN HỌC SINH SINH VIÊN............................ 14

QUI CHẾ HỌC VỤ - THEO TÍN CHỈ ..............................................................................15

QUY ĐỊNH CÔNG TÁC SV TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ........... 36

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ....................................................................................... 61

Trình độ Cao đẳng .......................................................................................................... 61

1.1 Ngành kế toán ( Accounting) ................................................................................... 61

1.2 Ngành tài chính (Finance – Banking) ....................................................................... 62

1.3 Ngành Quản trị kinh doanh (Business Administration) ............................................ 63

1.4 Ngành Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems) .................. 63

Trình độ Trung cấp chuyên nghiệp ................................................................................ 64

1. Ngành kế toán ( Accounting) ..................................................................................... 64

2. Ngành Ngân hàng ( Banking) .................................................................................... 65

3. Ngành Thuế ( Taxation)............................................................................................. 66

4. Ngành Marketing....................................................................................................... 67

BẢNG CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KQ RÈN LUYỆN HSSV HỆ CHÍNH QUY.................. 69

HỆ THỐNG THÔNG TIN TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨNH LONG ............. 72

HỆ THỐNG THƯ VIỆN TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨNH LONG ............... 83

SỐ LIỆU THỐNG KÊ TỪ NĂM 2004 ĐẾN 2011 .................................................................84