21
42 ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT TĂNG TRƯỞNG XANH: THC TIN TRÊN THGII VÀ KHNĂNG ÁP DNG VIT NAM Võ Thanh Sơn Trung tâm Nghiên cu Tài nguyên và Môi trường, Đại hc Quc gia Hà Ni Tóm tt Tăng trưởng xanh được coi là mt con đường phù hp nht để thc hin phát trin bn vng mà nhiu nước trên thế gii đang theo đui, trong đó có Vit Nam. Tuy nhiên, mt vn đề đặt ra là, làm thế nào để đo đạc, đánh giá được vic thc hin tăng trưởng xanh khi đây là mt tiến trình rt đa dng và phc tp. Bài viết này, vì thế, là mt nlc để tng hp thc tin trên thế gii vni dung và các Chsđánh giá giám sát tăng trưởng xanh ca các tchc quc tế, đặc bit là các quc gia thuc Tchc Hp tác Kinh tế và Phát trin (OECD) theo các ni dung vhiu sut tài nguyên và môi trường, nn tng tài sn thiên nhiên, cht lượng cuc sng vmôi trường, cơ hi kinh tế và phn hi chính sách. Trên cơ sxem xét mc tiêu và ni dung thc hin Chiến lược Tăng trưởng xanh ca Vit Nam và nhng kinh nghim trên thế gii, mt bChs/Chtiêu và mt quy trình đánh giá giám sát tăng trưởng xanh cho Vit Nam đã được đề xut, đồng thi mt sthông tin liên quan đến tăng trưởng GDP và tlthit hi do thiên tai và xu thế khai thác than và du thô cũng được phân tích đánh giá, nhm đưa ra bc tranh ban đầu vtăng trưởng ca Vit Nam theo nguyên tc tăng trưởng xanh. 1. ĐẶT VN ĐỀ Tăng trưởng xanh và chiến lược tăng trưởng xanh đã được đề cp nhiu trong thi gian gn đây, đặc bit là do Tchc Hp tác Kinh tế và Phát trin đưa ra vào năm 2008 (OECD, 2011a), cũng như các tchc quc tế khác như Chương trình Môi trường Liên Hp Quc (UNEP, 2011) và được nhiu các tchc lng ghép vào các hot động ca mình, như Ngân hàng Thế gii (WB, 2012), Ngân hàng Châu Á (ADB, 2013) và nhiu tchc phát trin khác. Nhiu quc gia cũng đã bt đầu xây dng và áp dng chiến lược tăng trưởng xanh trong hoch định chính sách phát trin ca mình, trước tiên là các quc gia thuc Tchc Hp tác Kinh tế và Phát trin (OEDC) như Đức (Federal Statistical Office of Germany, 2012), Sec (Czech Statistical Office, 2011), Đan Mch (Danish Energy Agency, 2012) và cHàn Quc (Statistics Korea, 2012). Theo Ngân hàng Thế gii (WB, 2012), tăng trưởng xanh là stăng trưởng hiu qutrong sdng tài nguyên thiên nhiên, là stăng trưởng sch vì nó gim thiu ô nhim và tác động môi trường, là stăng trưởng có sc chng chu vì nó đã tính ti ng phó thiên tai. Như vy, tăng trưởng xanh đã đề cp nhiu ti khía cnh môi trường và tài nguyên thiên nhiên, mà các mô hình phát trin kinh tế trước đó chưa xem xét mt cách đúng mc. Vit Nam, mi quan hgia phát trin kinh tế, bo vmôi trường và sdng hp lý tài nguyên thiên nhiên đã được xem xét đánh giá mt cách đầy đủ nht trong Định hướng Phát trin bn vng Vit Nam (Chương trình Nghs21 ca Vit Nam) được thông qua vào năm 2004 theo Quyết định s153 ca Thtướng Chính ph(Chính ph, 2004). Trong Định hướng chiến

ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT TĂNG TRƯỞNG XANH: THỰC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10022/1/Giam sat...giám sát tăng trưởng xanh cho Việt Nam đã được đề

  • Upload
    vungoc

  • View
    212

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

42

ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT TĂNG TRƯỞNG XANH: THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Võ Thanh Sơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt

Tăng trưởng xanh được coi là một con đường phù hợp nhất để thực hiện phát triển bền vững mà nhiều nước trên thế giới đang theo đuổi, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, làm thế nào để đo đạc, đánh giá được việc thực hiện tăng trưởng xanh khi đây là một tiến trình rất đa dạng và phức tạp. Bài viết này, vì thế, là một nỗ lực để tổng hợp thực tiễn trên thế giới về nội dung và các Chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) theo các nội dung về hiệu suất tài nguyên và môi trường, nền tảng tài sản thiên nhiên, chất lượng cuộc sống về môi trường, cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách. Trên cơ sở xem xét mục tiêu và nội dung thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam và những kinh nghiệm trên thế giới, một bộ Chỉ số/Chỉ tiêu và một quy trình đánh giá giám sát tăng trưởng xanh cho Việt Nam đã được đề xuất, đồng thời một số thông tin liên quan đến tăng trưởng GDP và tỷ lệ thiệt hại do thiên tai và xu thế khai thác than và dầu thô cũng được phân tích đánh giá, nhằm đưa ra bức tranh ban đầu về tăng trưởng của Việt Nam theo nguyên tắc tăng trưởng xanh.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng trưởng xanh và chiến lược tăng trưởng xanh đã được đề cập nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt là do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đưa ra vào năm 2008 (OECD, 2011a), cũng như các tổ chức quốc tế khác như Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP, 2011) và được nhiều các tổ chức lồng ghép vào các hoạt động của mình, như Ngân hàng Thế giới (WB, 2012), Ngân hàng Châu Á (ADB, 2013) và nhiều tổ chức phát triển khác. Nhiều quốc gia cũng đã bắt đầu xây dựng và áp dụng chiến lược tăng trưởng xanh trong hoạch định chính sách phát triển của mình, trước tiên là các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OEDC) như Đức (Federal Statistical Office of Germany, 2012), Sec (Czech Statistical Office, 2011), Đan Mạch (Danish Energy Agency, 2012) và cả Hàn Quốc (Statistics Korea, 2012).

Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 2012), tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng hiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, là sự tăng trưởng sạch vì nó giảm thiểu ô nhiễm và tác động môi trường, là sự tăng trưởng có sức chống chịu vì nó đã tính tới ứng phó thiên tai. Như vậy, tăng trưởng xanh đã đề cập nhiều tới khía cạnh môi trường và tài nguyên thiên nhiên, mà các mô hình phát triển kinh tế trước đó chưa xem xét một cách đúng mức.

Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đã được xem xét đánh giá một cách đầy đủ nhất trong Định hướng Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) được thông qua vào năm 2004 theo Quyết định số 153 của Thủ tướng Chính phủ (Chính phủ, 2004). Trong Định hướng chiến

43

lược này, mối tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và tài nguyên – môi trường đã được xem xét đánh giá thông qua 19 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có 9 lĩnh vực về tài nguyên và môi trường, liên quan đến tài nguyên đất, nước, rừng, đa dạng sinh học khoáng sản. Chiến lược quốc gia của Việt Nam về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 cũng được ban hành vào năm 2012 theo Quyết định số 1393 của Thủ tướng Chính phủ (Chính phủ, 2012a), đặc biệt nhấn mạnh tới sản xuất xanh – như tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, tiêu dùng xanh – như thay đổi hành vi để sử dụng tiết kiệm hàng hóa và dịch vụ và xây dựng nền kinh tế cacbon thấp – như hướng các ngành lĩnh vực theo hướng giảm phát thải khí nhà kính và đã được cụ thể hóa trong Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 (Chính phủ, 2014). Kế hoạch Phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015 nhấn mạnh đến nền kinh kế chuyển đổi từ tăng trưởng theo chiều rộng (phụ thuộc vào tài nguyên và lao động đơn giản), sang tăng trưởng theo chiều sâu (tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, nâng cao hơn nữa vai trò của khoa học công nghệ). Để thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững, năm 2012, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020, đồng thời thông qua bộ Chỉ tiêu giám sát phát triển bền vững, mà quan trọng nhất là Chỉ tiêu GDP xanh, Chỉ tiêu năng lượng trên đơn vị GDP tăng thêm và Chỉ số bền vững về môi trường, bắt đầu được thực hiện từ năm 2015 (Chính phủ, 2012b).

Nhiều nước, trong đó có Việt Nam, bắt đầu thực hiện tăng trưởng xanh, xây dựng Chương trình hành động Tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, làm thế nào để đo đạc tăng trưởng xanh, để lượng hóa mức độ “xanh” của sự tăng trưởng, để giám sát quá trình tăng trưởng xanh hoặc để giám sát được những thành tựu của tăng trưởng xanh. Bài viết này là một nỗ lực để xem xét những kinh nghiệm trên thế giới để giải quyết những vấn đề nêu trên và khả năng áp dụng những kinh nghiệm đó trong thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam.

2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN

Báo cáo dựa trên cách tiếp cận DPSIR (động lực – áp lực – hiện trạng – tác động – phản hồi), được áp dụng rộng rãi trong hoạch định chính sách, nhằm làm rõ những tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và môi trường, đặc biệt trong xây dựng các Chỉ số phát triển bền vững. Cách tiếp cận này cũng được các tổ chức quốc tế sử dụng trong Đánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ, trong xây dựng các Chỉ số đánh giá phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (United Nations, 2007), trong đánh giá đa dạng sinh học (BIP, 2011) và trong đánh giá tăng trưởng xanh của Tổ chức OECD (OECD, 1993, 2011b; Kristensen, 2004).

Báo cáo áp dụng các phương pháp tổng quan thực tiễn xây dựng và đánh giá tăng trưởng xanh trên thế giới, hướng tới xây dựng một xã hội bền vững, đặc biệt làm rõ từ khái niệm, nguyên tắc, nội dung, các bước và xây dựng Chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh.

Báo cáo áp dụng phương pháp tổng quan, đánh giá thể chế chính sách liên quan đến phát triển bền vững và tăng trưởng xanh ở Việt Nam, đặc biệt chú ý tới xây dựng các Chỉ số giám sát thực hiện phát triển bền vững và đề xuất Chỉ số áp dụng cho tăng trưởng xanh.

44

3. THỰC TIỄN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG XANH TRÊN THẾ GIỚI

3.1. Nội hàm của tăng trưởng xanh và việc đánh giá, đo đạc tăng trưởng xanh

Trong một phần tư thế kỷ vừa qua, nền kinh tế thế giới đã tăng gấp bốn lần và đem lại lợi ích to lớn cho hàng trăm triệu người. Tuy nhiên, 60% hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái phục vụ cho phát triển sinh kế hiện đang bị suy thoái hoặc sử dụng thiếu bền vững (UNEP, 2011). Điều này được lý giải là sự tăng trưởng kinh tế của mấy thập kỷ gần đây đã được thực hiện chủ yếu thông qua khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức và chưa chú ý đúng mức để phát triển tài nguyên tái tạo. Vì vậy, việc tìm kiếm một mô hình tăng trưởng thân thiện với môi trường ngày càng trở nên bức thiết và khái niệm tăng trưởng xanh/kinh tế xanh đã được hình thành từ thực tế này.

Hiện nay, khái niệm “tăng trưởng xanh” và “nền kinh tế xanh” có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng chúng cũng có rất nhiều điểm chung. Tăng trưởng xanh có xu thế hợp nhất các trụ cột kinh tế và môi trường trong phát triển bền vững vào quá trình hoạch định chính sách, với mô hình phát triển kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững (Samans, 2013). Nó nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời đảm bảo rằng, tài sản thiên nhiên được sử dụng bền vững và tiếp tục cung cấp các hàng hóa và dịch vụ môi trường mà sự tăng trưởng phụ thuộc vào chúng (OECD, 2011b). Đó là sự tăng trưởng hiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, là sự tăng trưởng sạch không gây ô nhiễm và là sự tăng trưởng có sức chống chịu, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (WB, 2012). Nền kinh tế xanh nhằm mục đích cải thiện phúc lợi của con người và bình đẳng xã hội, trong khi giảm đáng kể rủi ro môi trường và sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên (UNEP, 2011). Khái niệm về nền kinh tế xanh dựa trên trụ cột kinh tế, môi trường và xã hội của phát triển bền vững. Một khái niệm tăng trưởng xanh rộng lớn hơn “bao gồm mọi thứ”, hay phát triển bền vững, kết hợp đầy đủ các khía cạnh bền vững xã hội, đặc biệt là tăng cường phát triển con người và các điều kiện cho người nghèo và dễ bị tổn thương.

Như vậy, trong quan hệ với phát triển bền vững, tăng trưởng xanh chủ yếu tập trung vào 2 trụ cột chính, đó là trụ cột về kinh tế và trụ cột về môi trường/tài nguyên thiên nhiên. Tăng trưởng xanh còn có thể là một con đường hướng tới thực hiện phát triển bền vững một cách đầy đủ.

Ngân hàng Thế giới, trong nghiên cứu “Từ tăng trưởng tới tăng trưởng xanh: Một khuôn khổ” (WB, 2011) đã xác định nội hàm của tăng trưởng xanh là thực hiện quá trình tăng trưởng hiệu quả về tài nguyên, sạch hơn và có sức chống chịu hơn. Trong nghiên cứu sau đó của mình, Ngân hàng Thế giới (WB, 2012) đã đề cập tới Khung phân tích tăng trưởng xanh và nhấn mạnh tới nội dung chính của tăng trưởng xanh, bao gồm vốn con người, vốn thiên nhiên và vai trò của đổi mới công nghệ. Tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP, 2011) đã khẳng định vai trò của việc đo đạc những tiến bộ của tăng trưởng xanh, mà qua đó, mới có thể quản lý và thúc đẩy quá trình này và đề xuất cách đo đạc kinh tế xanh/tăng trưởng xanh thông qua sử dụng cách tiếp cận DPSIR để xây dựng những tiêu chí đánh giá, đặc biệt tập trung vào nội dung về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và phát thải khí nhà kính (UNEP, 2012). Rõ ràng rằng, các tổ chức này đều nỗ lực đo đạc hoặc đánh giá tăng trưởng xanh để có thể thúc đẩy được tiến trình này một cách mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, đo lường sự tiến bộ về tăng trưởng xanh trong sự thay đổi phức tạp và đa chiều là một thách thức lớn. Hiện nay, chưa có sự thống nhất về một Khung phân tích hoặc một bộ Chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh/kinh tế xanh. Hơn nữa, dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên và vốn tự

45

nhiên cũng còn hạn chế và cần nhiều nỗ lực hơn nữa để thu thập và tổng hợp thông tin về những nội dung này. Điều kiện, năng lực và mức độ phát triển khác nhau của các quốc gia cũng là một thách thức. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế cũng như quốc gia cần nỗ lực hơn nữa để thống nhất hình thức đánh giá tăng trưởng xanh/kinh tế xanh là hết sức cần thiết (OECD, 2011a).

Trong kinh tế, môi trường có thể được coi như là vốn thiên nhiên và cũng như các hình thức vốn khác, vốn cung cấp nguyên liệu thiết yếu đầu vào cho quá trình sản xuất và tiêu thụ. Trên thực tế, nhiều yếu tố đầu vào và các dịch vụ không được xem xét đầy đủ trong quá trình sản xuất, đặc biệt là các dịch vụ môi trường và sinh thái. Tuy nhiên, khái niệm về tài nguyên thiên nhiên như một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất, mà nói rộng ra, trong nền kinh tế, có thể giúp minh họa nhiều yếu tố và tác động qua lại của tăng trưởng xanh/kinh tế xanh.

Một cách tiếp cận thống nhất, mô phỏng theo thiết lập của một hình cầu sản xuất của một mô hình kinh tế vĩ mô, trong đó đầu vào được chuyển thành kết quả đầu ra, có thể được sử dụng để phân loại Chỉ số tăng trưởng xanh/kinh tế xanh theo các đặc điểm chính của chúng (OECD, 2011b; GGKP, 2013):

(1) Đầu vào: Nền tảng tài sản nhiên nhiên: Vốn thiên nhiên cung cấp cả hai dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ của bể chứa ô nhiễm) và tài nguyên thiên nhiên, tạo thành đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất, trực tiếp ảnh hưởng đến phúc lợi của con người. Nhưng cũng cần phải quan trắc các rủi ro liên quan đến việc sử dụng quá mức, làm cạn kiệt và có những giới hạn để thay thế, đặc biệt là trong quy mô ngắn hạn, do đó, sự suy giảm có thể dẫn đến tắc nghẽn hoặc đe dọa sự thịnh vượng trong tương lai. Những Chỉ số về hiện trạng của nền tảng tài sản thiên nhiên là rất quan trọng để xác định các rủi ro đó.

(2) Sản xuất: Cường độ/năng suất: Hợp phần này bao gồm các biện pháp tập trung vào “năng suất” có mối quan hệ tới môi trường, hoặc ngược lại, đó là “cường độ”. Chỉ số tăng trưởng xanh/kinh tế xanh có thể đo lường sự tiến bộ trong sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn nữa trong khi sử dụng ít dịch vụ môi trường và tài nguyên thiên nhiên hơn bằng cách liên hệ một số lượng giải pháp của hoạt động kinh tế (như GDP, giá trị gia tăng, hoặc tiêu thụ) với số lượng các dịch vụ môi trường hoặc đầu vào tài nguyên thiên nhiên. Tiến trình này cũng có thể được ghi nhận bằng các thước đo dấu chân môi trường/sinh thái của sản phẩm trong suốt cuộc đời của chúng hay thước đo gián tiếp của sự đổi mới – là động lực chính của tăng trưởng xanh/kinh tế xanh.

(3) Sản phẩm đầu ra: Vật chất và phúc lợi phi vật chất: Sản phẩm đầu ra đề cập đến một khái niệm rộng về phúc lợi, đến những khía cạnh mà thường không được xem xét bằng các thước đo kinh tế vĩ mô thông thường. Do đó một số các chỉ số cố gắng xem xét các khía cạnh có liên quan tới môi trường của chất lượng cuộc sống, đó là các chỉ số liên quan đến chất lượng và tính sẵn sàng của một số dịch vụ và tiện nghi liên quan tới môi trường. Nhiều khía cạnh chất lượng cuộc sống được đo đạc cũng tác động trực tiếp tới quá trình phát triển kinh tế, ví dụ như, nâng cao sức khỏe dân số có thể làm ảnh hưởng tới năng suất lao động.

Nghiên cứu của UNEP (2011) về “Hướng tới một nền kinh tế xanh: Con đường để tới sự phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo” đã đưa ra 3 kết luận quan trọng: (i) xanh hóa nền kinh tế hay tăng trưởng xanh không chỉ làm gia tăng sự giàu có, đặc biệt là gia tăng vốn thiên nhiên, mà còn tạo ra một mức tăng GDP cao hơn – là một công cụ truyền thống đo đạc hiệu quả của nền kinh tế; (ii) mối liên hệ chặt chẽ giữa xóa đói giảm nghèo và bảo tồn các tài sản chung về sinh

46

thái đã được thể hiện bằng việc người nghèo được nhiều lợi ích hơn từ vốn tự nhiên; và (iii) trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, công việc mới được tạo ra lớn hơn số công việc bị mất đi trong nền “kinh tế nâu”. Trên thực tế, vốn thiên nhiên đã đem lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho con người (xem Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Vốn thiên nhiên trong tăng trưởng xanh: Một số ví dụ hàng hóa, dịch vụ hệ sinh thái và giá trị kinh tế

Đa dạng sinh học Hàng hóa và dịch vụ

hệ sinh thái Giá trị kinh tế

Hệ sinh thái (đa dạng và mức độ/khu vực)

Vui chơi giải trí Điều tiết nước Lưu trữ cacbon

Giảm phát thải khí nhà kính bằng cách bảo tồn rừng: 3,7 nghìn tỷ USD (NPV)

Loài (đa dạng và phong phú)

Lương thực, vải sợi, chất đốt Cảm hứng thiết kế Thụ phấn cây trồng

Đóng góp của côn trùng trong thụ phấn cây trồng cho sản phẩm nông nghiệp 190 tỷ USD/năm

Gen Những phát minh y học Chống chịu bệnh tật Năng lực thích ứng

25-50% trong tổng số 640 tỷ USD của thị trường dược của Hoa Kỳ có nguồn gốc tài nguyên di truyển

Nguồn: UNEP, 2011, Bảng 1, tr. 7.

Tiếp nối những nỗ lực của các tổ chức quốc tế như WB và UNEP, nhiều tổ chức quốc tế đã thảo luận về khả năng và cách thức đánh giá hay “đo đạc” tăng trưởng xanh trong khuôn khổ phát triển bền vững (OECD, 2011a; GGKP, 2013). Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD, 2011b), tăng trưởng xanh được đo bằng 4 nội dung chính: (i) Hiệu suất tài nguyên và môi trường (environmental and resource productivity); (ii) Nền tảng tài sản thiên nhiên (natural asset base); (iii) Chất lượng cuộc sống về môi trường (environmental quality of life); và (iv) Cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách (economic opportunities and policy responses). Khuôn khổ chung đo đạc, đánh giá tăng trưởng xanh được trình bày trong Hình 3.1 dưới đây.

47

Nguồn: OECD, 2011b, 2014.

Hình 3.1. Khuôn khổ đo đạc tăng trưởng xanh theo các nội dung và các Chỉ số đánh giá chính

Hiện nay, nhiều quốc gia đã áp dụng theo mô hình này để đánh giá, giám sát tăng trưởng xanh như Đức (Federal Statistical Office of Germany, 2012), Sec (Czech Statistical Office, 2011), Hà Lan (Statistics Netherlands, 2011) và cả Hàn Quốc (Statistics Korea, 2012). Thông qua các kết quả này, mỗi quốc gia có thể đánh giá được tiến trình thực hiện tăng trưởng xanh của mình và từ đấy đề xuất những chính sách điều chỉnh phù hợp. Nội dung chính của những hợp phần đánh giá giám sát tăng trưởng xanh được miêu tả dưới đây (xem Bảng 3.2).

3.2. Xây dựng bộ Chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh

Cũng giống như xây dựng các Chỉ số đánh giá phát triển bền vững, được sự hướng dẫn của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững (United Nations, 2001, 2007), các Chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh được các nước trong Tổ chức OECD đề xuất theo 4 nội dung như đã trình bày ở Bảng 3.2. Tổ chức Liên Hợp Quốc đã có nỗ lực để đánh giá phát triển bền vững thông qua đề xuất bộ Chỉ số đo đạc những vốn kinh tế, vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn con người và vốn sản xuất (United Nations, 2008). Sau đó, Tổ chức OECD đã thông qua Chiến lược Tăng trưởng xanh vào năm 2009 và đề xuất 4 nội dung đánh giá giám sát tăng trưởng xanh, bao gồm: Hiệu suất tài nguyên và môi trường; Nền tảng tài sản thiên nhiên; Chất lượng cuộc sống về môi trường; và Cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách, đồng thời cũng đề xuất bộ Chỉ số tương ứng với các nội dung trên (OECD, 2011b). Sau đó, một loạt các nước đã áp dụng nguyên tắc này của Tổ chức OECD để đánh giá giám sát sự tiến bộ của tăng trưởng của nước mình và đề xuất bộ Chỉ số đánh giá cho quốc gia mình (Federal Statistical Office of Germany, 2012; Czech Statistical Office, 2011; Statistics Netherlands, 2011; Statistics Korea, 2012). Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện từng nước mà bộ Chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh cũng không giống nhau.

48

Bảng 3.2. Tổng quan những nội dung chính và chủ đề để giám sát tăng trưởng xanh và xây dựng Chỉ số tăng trưởng xanh

STT Nội dung chính Chủ đề

1 Hiệu suất tài nguyên và môi trường

+ Hiệu suất cacbon và năng lượng + Hiệu suất tài nguyên: nguyên vật liệu, dinh dưỡng, nước + Hiệu suất đa yếu tố (multi-factor)

2 Nền tảng tài sản thiên nhiên

+ Nguồn dự trữ tài nguyên tái tạo: nước, rừng, thủy sản + Nguồn dự trữ tài nguyên không tái tạo: khoáng sản + Đa dạng sinh học và hệ sinh thái

3 Chất lượng cuộc sống về môi trường

+ Sức khỏe và rủi ro môi trường + Dịch vụ và tiện nghi môi trường

4 Cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách

+ Công nghệ và đổi mới + Hàng hóa và dịch vụ môi trường + Dòng tài chính quốc tế + Giá cả và chuyển nhượng + Kỹ năng và đào tạo + Quy định và cách tiếp cận trong quản lý

Nguồn: OECD, 2011a.

3.2.1. Hiệu suất môi trường và tài nguyên

Các Chỉ số về hiệu suất sử dụng môi trường và tài nguyên được dùng để đánh giá và đo đạc, liệu tăng trưởng hoặc sản lượng đầu ra và mức độ tiêu thụ có thể đạt được với ít nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên đầu vào hơn, ít ô nhiễm hơn và ít phụ thuộc vào các dịch vụ môi trường được hay không? Chúng bao gồm các Chỉ số gián tiếp như là động lực then chốt của tăng năng suất và hiệu quả, qua đó là thực hiện tăng trưởng xanh. Ví dụ như các dữ liệu về bằng sáng chế, nghiên cứu và triển khai nói chung và đặc biệt là ở lĩnh vực tăng trưởng xanh. Những thước đo khác có thể bao gồm hiệu suất cacbon/cường độ, hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu phi năng lượng/cường độ, hiệu quả năng lượng, nước hoặc cường độ chất thải hoặc cường độ dinh dưỡng của nông nghiệp. Vì vậy, nội dung của hiệu suất sử dụng môi trường và tài nguyên bao gồm những chủ đề chính sau (OECD, 2011b): (i) hiệu suất cacbon và năng lượng; (ii) hiệu suất tài nguyên; và (iii) hiệu suất đa yếu tố.

3.2.2. Nền tảng tài sản thiên nhiên

Các Chỉ số của nền tảng tài sản thiên nhiên có thể được đánh giá với mục đích xác định các mối đe dọa tiềm tàng phát sinh từ sự suy giảm và/hoặc suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Tiến bộ cho tăng trưởng xanh có thể được giám sát bằng cách xem xét nguồn dự trữ tài sản thiên nhiên cùng với dòng chảy dịch vụ môi trường. Các giải pháp chủ yếu liên quan đến sự sẵn có và chất lượng của các nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên tái tạo bao gồm nước ngọt, rừng, thủy sản; sự sẵn có, khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên không tái tạo và tài nguyên khoáng sản đặc biệt, bao gồm cả kim loại, khoáng chất công nghiệp, năng lượng hóa thạch, đa dạng sinh học và hệ sinh thái,

49

bao gồm đa dạng các loài và môi trường sống cũng như tài nguyên đất và thổ nhưỡng. Tóm lại, nội dung nền tảng tài nguyên thiên nhiên bao gồm những chủ đề chính sau (OECD, 2011b): (i) nguồn dự trữ tài nguyên tái tạo; (ii) nguồn dự trữ tài nguyên không tái tạo; và (iii) đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

3.2.3. Chất lượng sống về môi trường

Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi của người dân và vì vậy, chất lượng môi trường bị suy thoái có thể là cả nguyên nhân và kết quả từ mô hình phát triển không bền vững. Chúng có thể gây ra những hậu quả kinh tế và xã hội đáng kể, từ chi phí y tế gia tăng đến năng suất lao động thấp (Graff Zivin và Neidell, 2011), tới sản lượng nông nghiệp giảm, chức năng của hệ sinh thái bị suy giảm và chất lượng sống nói chung thấp hơn. Vì vậy, nội dung của chất lượng về môi trường bao gồm các chủ đề chính sau (OECD, 2011b): (i) sức khỏe và rủi ro môi trường; và (ii) dịch vụ và tiện nghi môi trường.

Những chỉ số này xem xét các khía cạnh khác nhau của chất lượng và an toàn cuộc sống môi trường, bao gồm cả việc tiếp cận tới các dịch vụ và tiện nghi môi trường có liên quan (nước sạch, vệ sinh môi trường và thiên nhiên) tiếp xúc với ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, chất độc hại, và tiếng ồn; thay đổi trong chu kỳ nước, thất thoát đa dạng sinh học và thiên tai có ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ sinh thái và gây thiệt hại về tài sản và cuộc sống của người dân. Một ví dụ về Chỉ số chất lượng của sống về môi trường là sự tiếp xúc của người dân tới mức độ gây hại của ô nhiễm không khí – được tính như phần dân số sống trong khu vực ô nhiễm có nồng độ vượt ngưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

3.2.4. Chính sách và cơ hội kinh tế

Nội dung này kết hợp hai loại chỉ số – các chính sách quan trọng đối với tăng trưởng xanh và các cơ hội và chuyển đổi kinh tế liên quan đến tăng trưởng xanh. Các yếu tố này tác động tương hỗ với nhau, vì chúng có có mối liên hệ mật thiết với quá trình tăng trưởng xanh: cơ sở tài sản tự nhiên, năng suất, chất lượng môi trường của cuộc sống và của cải toàn diện của xã hội. Nội dung chính của Chính sách và cơ hội kinh tế bao gồm những chủ đề chính sau (OECD, 2011b): (i) công nghệ và đổi mới; (ii) hàng hóa và dịch vụ môi trường; (iii) dòng tài chính quốc tế; (iv) giá cả và chuyển nhượng; (v) kỹ năng và đào tạo; và (vi) quy định và cách tiếp cận trong quản lý.

Các chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh bằng cách thiết lập các điều kiện khung thống nhất: (i) thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; (ii) khuyến khích phát triển và sử dụng công nghệ mới và đổi mới công nghệ; (iii) nâng cao tính cạnh tranh và phản ứng tới các chính sách môi trường; và (iv) cải thiện tiếp cận thông tin. Các Chỉ số về chính sách tăng trưởng xanh và cơ hội, mà Tổ chức OECD hiện đang xây dựng, với những kết quả ban đầu cho năm 2014, là nhằm đánh giá việc sử dụng, phạm vi sử dụng, và một số kết quả của các chính sách tăng trưởng xanh. Những chỉ số này cũng sẽ giúp xác định sự phối hợp tiềm năng và sự đánh đổi giữa các mục tiêu chính sách khác nhau và giữa các mục tiêu xanh và mục tiêu tăng trưởng.

50

4. THỰC TIỄN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM

4.1. Khái niệm và nhận thức tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Khái niệm tăng trưởng xanh đã được thể hiện rõ nét nhất trong “Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” theo Quyết định số 1393/QĐ/TTg, ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu chung của tăng trưởng xanh là tiến tới nền kinh tế cacbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trong phát triển kinh tế bền vững, đồng thời giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính. Nội dung chính của Chiến lược bao gồm: (i) giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (ii) xanh hóa sản xuất, đặc biệt chú trọng tới sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích sản xuất và công nghệ thân thiện với môi trường; và (iii) xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, gắn với nâng cao chất lượng sống về môi trường ở vùng đô thị và nông thôn, nâng cao nhận thức về môi trường và phát triển bền vững.

Như vậy, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh (năm 2012) đã nhấn mạnh nội hàm của tăng trưởng xanh, bao gồm sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và kinh tế cacbon thấp và đây cũng chính là nội dung quan trọng của Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (năm 2004), được thể hiện trong 19 lĩnh vực ưu tiên của chính sách phát triển về kinh tế, xã hội và tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Song song với xây dựng Chiến lược Tăng trưởng xanh, một số chiến lược có tác dụng bổ trợ như Chiến lược Biến đổi khí hậu (2012), Chiến lược Giảm nhẹ và phòng chống thiên tai (2011), Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011-2012 cũng đều có những nội dung tương đồng với Chiến lược Tăng trưởng xanh. Đặc biệt là gần đây, năm 2013, Trung ương Đảng đã đặt vai trò hết sức quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong khuôn khổ chung về phát triển bền vững, được thể hiện trong Nghị quyết “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” (Số 24-NQ/TW năm 2013). Những văn kiện này càng khẳng định vai trò và mối quan hệ khăng khít giữa khía cạnh môi trường, tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng xanh.

Nội hàm của tăng trưởng xanh đã bước đầu được các bộ ngành lồng ghép vào các hoạt động của mình. Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO, 2012) đã đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp xanh của Việt Nam, bao gồm những thiếu hụt trong chính sách, xem xét hiệu suất sử dụng tài nguyên trong một số ngành, lĩnh vực như ngành thép, làng nghề tái chế nhôm, hệ thống khách sạn và làng nghề thủ công mỹ nghệ ở Hội An và từ đó, đề xuất hướng đi cho ngành công nghiệp trong thời gian tới. Tổng cục Môi trường (2012), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổng kết một số kinh nghiệm thực hiện tăng trưởng xanh trên thế giới, xem xét những thách thức của Việt Nam khi triển khai thực hiện trong tài liệu “Sổ tay hành trang kinh tế xanh”, nhằm mục đích nâng cao nhận thức của xã hội về tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Hơn nữa, khái niệm “phát triển xanh” cũng được xem xét trong mối quan hệ với Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong đó nhấn mạnh đến việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ và cải thiện môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhằm hướng tới phát triển bền vững của đất nước (Chu Văn Cấp, 2012). Vì vậy, thay đổi mô hình tăng trưởng ở cấp độ nền kinh tế, cấp độ các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI theo hướng gắn tăng trưởng với sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm

51

ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở nên ngày càng bức thiết (CIEM, 2012a; Nguyễn Quang Thuấn và Nguyễn Xuân Trung, 2012).

Về khía cạnh pháp luật, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống luật pháp khá đầy đủ để thúc đẩy mạnh mẽ hơn thực hiện tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, đặc biệt là các luật có liên quan tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên như Bảo vệ môi trường (1991, 1993, 2005), Bảo vệ và phát triển rừng (1991, 2004), Dầu khí (1993, 2000, 2008), Khoáng sản (1993, 2005, 2010), Tài nguyên nước (1998, 2012), Đất đai (2003), Hóa chất (2007), Năng lượng nguyên tử (2008), Đa dạng sinh học (2008), Thuế tài nguyên (2009), Quy hoạch đô thị (2009), Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010), Thuế bảo vệ môi trường (2010), Biển Việt Nam (2012), Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai (2013). Đây thực tế là những cơ sở pháp lý mạnh mẽ để thực hiện tăng trưởng xanh trong thời gian tới.

4.2. Khả năng xây dựng bộ Chỉ số đánh giá giám sát thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Tăng trưởng xanh gắn chặt với khái niệm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, gắn với nền kinh tế ít phát thải khí nhà kính, gắn với một xã hội có lối sống lành mạnh, và thân thiện với môi trường. Với những ý nghĩa đó, tăng trưởng xanh có nội hàm của phát triển bền vững, nên tham khảo những kinh nghiệm giám sát phát triển bền vững cũng sẽ là cơ sở để xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam trong Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Chính phủ, 2012b), bao gồm 30 chỉ tiêu, trong đó có 3 chỉ tiêu tổng hợp, 27 chỉ tiêu phân chia theo lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và được giao cho các bộ, các ngành thực hiện.

Bộ Chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững này đã được xây dựng thông qua việc tham khảo kinh nghiệm trên thế giới trong các tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp Quốc (United Nations, 2001, 2007), dựa theo những nguyên lý xây dựng Chỉ tiêu phát triển bền vững đã được tổng kết trên đây, thông qua rất nhiều diễn đàn hội tham vấn và sự đóng góp của các bộ ban ngành, các tổ chức quốc tế cũng như cộng đồng khoa học (Trương Quang Học và Võ Thanh Sơn, 2010; Võ Thanh Sơn, 2013). Bộ tiêu chí này đã đặc biệt nhấn mạnh tới GDP xanh, tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Như vậy, những Chỉ số/Chỉ tiêu liên quan tới kinh tế, xã hội, môi trường, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đã được phê duyệt và ban hành từ trước cho đến nay bao gồm:

(1) Các Chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, bao gồm 30 chỉ tiêu (2012).

(2) Hệ thống Chỉ tiêu thống kê quốc gia (NSIS), với 24 nhóm và 274 chỉ tiêu bao trùm các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường (2005).

(3) Bộ Chỉ tiêu giám sát ngành lâm nghiệp (FORMIS) và điều tra rừng (2006).

(4) Hệ thống Chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường, gồm 231 chỉ tiêu (2007).

(5) Các hệ thống chỉ tiêu/chỉ thị khác.

52

Những Chỉ số/Chỉ tiêu này là cơ sở quan trọng để xem xét khi lựa chọn Chỉ số/Chỉ tiêu đánh giá, giám sát thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam.

Thế giới, đặc biệt các nước OECD, đang nỗ lực xây dựng phương pháp luận và đề xuất sử dụng một bộ Chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh theo 4 nội dung/hợp phần: (i) hiệu suất tài nguyên và môi trường; (ii) nền tảng tài sản thiên nhiên; (iii) chất lượng cuộc sống về môi trường; và (iv) cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách. Những nội dung này có mối liên quan chặt chẽ tới nội dung cơ bản của chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, đặc biệt liên quan tới thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững (xem Bảng 4.1).

Bảng 4.1. So sánh nội dung đánh giá tăng trưởng xanh của Tổ chức OECD với nội dung thực hiện tăng trưởng xanh của Việt Nam

STT Nội dung đánh giá của

Tổ chức OECD Nội dung đề xuất của Việt Nam

1 Hiệu suất tài nguyên và môi trường (environmental and resource productivity)

Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

2 Nền tảng tài sản thiên nhiên (natural asset base)

Xanh hóa sản xuất, đặc biệt chú trọng tới sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích sản xuất và công nghệ thân thiện với môi trường

3 Chất lượng cuộc sống về môi trường (environmental quality of life)

Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, gắn với nâng cao chất lượng sống về môi trường ở vùng đô thị và nông thôn và nâng cao nhận thức về môi trường và phát triển bền vững

4 Cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách (economic opportunities and policy responses)

(Không được đề cập một cách rõ nét)

Trong 4 nội dung của Tổ chức OECD đề xuất, nội dung thứ 4 (cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách) không được thể hiện rõ nét trong nội dung do Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam xây dựng. Vì thế, những kinh nghiệm của quốc tế cũng có thể được áp dụng để thúc đẩy thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh trong thực tiễn của Việt Nam.

Để phục vụ cho hoạch định chính sách, các bộ Chỉ số đánh giá phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đều được xây dựng dựa trên cách tiếp cận DPSIR, do Tổ chức Môi trường Châu Âu (European Environment Agency – EEA) đề xuất và sử dụng và nhiều tổ chức quốc tế như UNEP, OECD cũng áp dụng trong nghiên cứu của mình.

Như vậy, dựa vào những Chỉ số/Chỉ tiêu đã được ban hành và theo những kinh nghiêm quốc tế trong xây dựng, ta có thể lựa chọn được bộ Chỉ số/Chỉ tiêu phù hợp với mục đích giám sát, đánh giá tăng trưởng xanh theo các nguyên tắc đã được nhiều tổ chức quốc tế áp dụng (Ten Brink,

53

2006; BIP, 2011): (i) có liên quan và có ý nghĩa về mặt chính sách; (ii) có liên quan tới tăng trưởng xanh; (iii) đúng đắn về mặt khoa học; (iv) được chấp nhận rộng rãi; (v) có thể giám sát được; (vi) có thể mô hình hóa được; và (vii) có tính nhạy cảm.

So sánh bộ Chỉ tiêu giám sát phát triển bền vững trong Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020, với những Chỉ số giám sát sự tiến bộ về tăng trưởng xanh do OECD (2011b) đề xuất, ta có: (i) hiệu suất môi trường và tài nguyên: 5 chỉ tiêu; (ii) nền tảng tài sản thiên nhiên: 4 chỉ tiêu; (iii) chất lượng cuộc sống về môi trường: 1 chỉ tiêu. Đây có thể được coi là những chỉ tiêu cốt lõi nhất có thể được sử dụng trong quá trình đánh giá, giám sát thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam (xem Bảng 4.2). Trong quá trình giám sát thực hiện tăng trưởng xanh, những chỉ tiêu cụ thể có thể được đề xuất từ những chỉ số sẵn có hoặc xây dựng mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Bảng 4.2. Đề xuất một số Chỉ số/Chỉ tiêu chính nhằm giám sát tăng trưởng xanh theo những chủ đề của Tổ chức OECD

TT Nội dung chính Chủ đề Chỉ số đề xuất chính

1 Hiệu suất tài nguyên và môi trường

+ Hiệu suất cacbon và năng lượng + Hiệu suất tài nguyên: nguyên vật liệu, dinh dưỡng, nước + Hiệu suất đa yếu tố (multi-factor)

1) GDP xanh 2) Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP (%) 3) Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng (%) 4) Tỷ lệ các đô thị khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%) 5) Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật quốc gia tương ứng (%)

2 Nền tảng tài sản thiên nhiên

+ Nguồn dự trữ tài nguyên tái tạo: nước, đất, rừng, thủy sản + Nguồn dự trữ tài nguyên không tái tạo: khoáng sản + Đa dạng sinh học và hệ sinh thái

1) Tỷ lệ che phủ rừng (%) 2) Diện tích đất bị thoái hóa 3) Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt (m3/người/năm) 4) Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học (%)

3 Chất lượng cuộc sống về môi trường

+ Sức khỏe và rủi ro môi trường + Dịch vụ và tiện nghi môi trường

Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép (%)

Liên quan tới nội dung về “Hiệu suất tài nguyên và môi trường”, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách lớn, nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên, gắn với kiểm soát và hạn chế ô

54

nhiễm môi trường, đặc biệt là: (i) Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 (năm 2009); (ii) Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015 (năm 2006); (iii) Chương trình Tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 (năm 2006); (iv) Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 (năm 2007); và (v) Kế hoạch quốc gia Kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 (năm 2005). Một trong nhiều hoạt động đã được triển khai trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã khuyến khích áp dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại và góp phần vào quá trình giảm phát thải khí nhà kính (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012). Cụ thể là, các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giai đoạn I (2006-2010) đã hoàn thành, với trên 150 nhiệm vụ, đề án và dự án được triển khai và với lượng năng lượng tiết kiệm được là khoảng 4.900 kTOE (nghìn tấn dầu tương đương – kilo tonnes of oil equivalent) (tương đương với 56,9 tỷ kWh hoặc 35,2 triệu thùng dầu thô), tức là 3,4% tổng mức tiêu thụ năng lượng quốc gia đã được tiết kiệm (Bộ Công Thương, 2011).

Liên quan tới nội dung “Nền tảng tài sản thiên nhiên”, báo cáo của các đối tác phát triển cho Hội nghị Nhóm Tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt Nam (Nhóm Tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt Nam, 2010) về quản lý tài nguyên thiên nhiên đã nhấn mạnh về việc phần lớn sự tăng trưởng kinh tế dựa trên sự khai thác mạnh mẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy quá trình sử dụng đất tăng mạnh, tài nguyên nước ngày càng bị lạm dụng, rừng tự nhiên bị khai thác lấy gỗ, trữ lượng cá cho hoạt động đánh bắt bị cạn kiệt, và tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn. Đồng thời, sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, tăng trưởng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa đang kết hợp với nhau dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí đô thị và gia tăng khai thác tài làm nguyên thiên nhiên.

Trong hơn 50 qua, Việt Nam đã chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng diện tích rừng, từ khoảng 70% từ đầu thế kỷ XX (Thomas, 1999), xuống khoảng 43% vào giữa thế kỷ và xuống khoảng 28% vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước (Bộ NN&PTNT, 2006). Nhờ những nỗ lực rất lớn của Chính phủ thông qua nhiều chương trình dài hạn, độ che rừng của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, đạt 39,5% vào năm 2010 (Bộ NN&PTNT, 2011). Tuy nhiên, diện tích rừng có tính đa dạng sinh học cao còn lại không nhiều, tập trung chủ yếu trong các khu bảo tồn, vườn quốc gia (Bộ NN&PTNT, 2005). Trong các loại rừng, rừng giàu chiếm 5%, rừng trung bình chiếm 15%, còn 80% diện tích rừng còn lại, chủ yếu là rừng tái sinh hoặc rừng trồng mới, mang ít giá trị đa dạng sinh học cũng như dịch vụ hệ sinh thái (Bộ NN&PTNT, 2005). Trong gần 40 năm qua, từ năm 1975-2013, tuy nỗ lực trồng rừng là rất lớn, nay độ che phủ của rừng là khá cao, nhưng đó mới là bước đầu tiên trong việc phục hồi hệ sinh thái rừng và những khu rừng này chỉ đáp ứng được những chức năng cơ bản của rừng, tạo ra được sản phẩm nâng cao thu nhập cho người dân, chứ chưa đáp ứng đầy đủ các chức năng dịch vụ của hệ sinh thái rừng theo đúng nghĩa của chúng (Võ Thanh Sơn và Phùng Tửu Bôi, 2013).

Liên quan tới nội dung “Chất lượng cuộc sống về môi trường”, theo “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010), hậu quả của ô nhiễm môi trường là những tác động tổng hợp tới sức khỏe của cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, gây ra những thiệt hại

55

không nhỏ về kinh tế và ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái. Trong những năm qua, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, chất thải rắn có xu hướng gia tăng, kéo theo hậu quả của nó là tác động tới đời sống và các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân gây ra hàng loạt những xung đột về môi trường, trong đó điển hình là xung đột lợi ích giữa các nhóm trong cộng đồng cùng khai thác sử dụng tài nguyên và giữa các nhóm gây ô nhiễm và cộng đồng bị ô nhiễm.

Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường, thông qua việc đã kiện toàn bộ máy quản lý từ trung ương tới địa phương, xây dựng hệ thống luật pháp tương đối hoàn chỉnh, từ luật pháp, chiến lược đến các chủ trương chính sách văn bản quy phạm pháp luật các cấp. Các công cụ kinh tế đã được triển khai thực hiện, các hoạt động lập, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường, các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, quan trắc và thông tin môi trường, thu phí môi trường, xử phạt kinh tế và đền bù thiệt hại môi trường cũng góp phần làm nhẹ tác động của ô nhiễm môi trường, và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống về môi trường.

4.3. Đề xuất quy trình giám sát thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Dựa trên kinh nghiệm các tổ chức quốc gia và các quốc gia thực hiện giám sát tiến bộ trong tăng trưởng xanh (OECD, 2012; UNEP, 2012; Federal Statistical Office of Germany, 2012; Czech Statistical Office, 2011; Statistics Netherlands, 2011; Statistics Korea, 2012) và tham khảo Quy trình giám sát/quan trắc đa dạng sinh học (BIP, 2011; Hồ Thanh Hải và nnk., 2013), một quy trình giám sát thực hiện tăng trưởng xanh sử dụng Chỉ số được đề xuất như sau:

(1) Bước 1: Xác định mục tiêu giám sát tăng trưởng xanh: Những mục tiêu này có thể được xác định từ Chiến lược quốc gia Tăng trưởng xanh cho cấp độ quốc gia và từ Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh (đang được xây dựng) cho các bộ ngành và địa phương.

(2) Bước 2: Xác định nội dung giám sát tăng trưởng xanh: Những nội dung này có thể được xác định từ Chiến lược quốc gia Tăng trưởng xanh cho cấp độ quốc gia và từ Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh (đang được xây dựng) cho các bộ ngành và địa phương.

(3) Bước 3: Xây dựng bộ Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh: Trước mắt, bộ Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh được lựa chọn từ những bộ Chỉ tiêu/Chỉ tiêu chính thức của Việt Nam đã được chính phủ và các bộ ngành ban hành, như các Chỉ tiêu giám sát thực hiện phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 và từ bộ Chỉ tiêu thống kê quốc gia, bộ Chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên, môi trường, ngành lâm nghiệp... Sau này, có thể xây dựng một số Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát mới hiện nay chưa có trong hệ thống các Chỉ số/Chỉ tiêu hiện hành.

(4) Bước 4: Tính toán theo các bộ Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh đã được lựa chọn: Phương pháp tính toán các Chỉ số/Chỉ tiêu cần được tuân thủ nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin.

(5) Bước 5: Đánh giá những kết quả tính toán theo những nội dung và mục tiêu giám sát được đặt ra: Những kết quả này là cơ sở quan trọng để điều chỉnh những chính sách có liên quan nhằm thực hiện tốt chiến lược tăng trưởng xanh đã được ban hành.

(6) Bước 6: Điều chỉnh mục tiêu, nội dung, Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đang đặt ra: Trong quá trình thực hiện tăng trưởng xanh, những nhu cầu

56

mới có thể nảy sinh từ thực tế, nên những điều chỉnh này sẽ đảm bảo đáp ứng cao nhất những nhu cầu này.

4.4. Đánh giá một số Chỉ số/Chỉ tiêu trong giám sát tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Hiện nay, nhiều các chỉ tiêu giám sát phát triển bền vững, bao gồm cả những chỉ tiêu tiềm năng giám sát tăng trưởng xanh chưa được đo đạc và giám sát một cách đầy đủ. Những thông tin sau có thể cung cấp một bức tranh chấm phá về thực trạng tăng trưởng xanh của Việt Nam.

4.4.1. Tổng sản phẩm quốc nội xanh

Tổng sản phẩm quốc nội xanh (GDP xanh) là một trong ba chỉ tiêu tổng hợp trong các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, được ban hành trong Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và chỉ tiêu này sẽ được thực hiện từ năm 2015. Về bản chất, GDP xanh là GDP truyền thống trừ đi tổng các chi phí thất thoát tài nguyên thiên nhiên (như giảm sản phẩm/chất lượng và diện tích rừng, đất sản xuất, hệ động vật và hệ thực vật, nguồn gen, hệ sinh thái và tài nguyên khoáng sản) và các chi phí suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu (sức khỏe cộng đồng, cung cấp nước, trồng trọt, thủy sản, hạn hán, thiên tai… do kết quả của suy thoái môi trường), để đánh giá được chất lượng phát triển bền vững theo đúng nghĩa của chúng (CIEM, 2012b).

Chỉ tiêu này sẽ được sử dụng trong hệ thống thống kê quốc gia từ năm 2015, nên các phương pháp tính toán đang được xây dựng. Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã chủ trì dự án để xây dựng Khung phương pháp tính toán Chỉ số GDP xanh, trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn để áp dụng cho Việt Nam, tập trung vào các tài khoản chính như tài khoản tài nguyên đối với các loại năng lượng không tái tạo, tài khoản ô nhiễm và một số tài khoản khác.

Nguồn: ADB, 2013; Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương, 2013.

Hình 4.1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thiệt hại do thiên tai

Hình 4.1 miêu tả tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam và tỷ lệ thiệt hại do thiên tai so với tỷ lệ GDP trong cùng thời điểm (ADB, 2013; Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương, 2013). Trong giai đoạn 2003-2007, tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là 8%, trong khi đó, tỷ lệ thiệt hại về tài sản do thiên tai là 1,08% GDP, như vậy tỷ lệ tăng trưởng GDP trên thực tế chỉ vào khoảng 7%/năm. Tương tự như vậy, trong giai đoạn 2008-2012, tỷ lệ tăng trưởng GDP trung

57

bình hàng năm là chỉ đạt 5,85%, trong khi đó, tỷ lệ thiệt hại về tài sản do thiên tai lại là 1,48% GDP, như vậy tỷ lệ tăng trưởng GDP trên thực tế chỉ vào khoảng 4,37%/năm. Đặc biệt, năm 2009, GDP chỉ đạt 5,32%, trong khi đó thiên tai chiếm tới 2,47%, nên tỷ lệ tăng trưởng GDP năm này đạt rất thấp. Những con số tính toán trên đây chưa phải là GDP xanh vì một số yếu tố chưa được tính đến, nhưng nó cung cấp một số liệu xác thực hơn về tình trạng phát triển kinh tế của đất nước.

4.4.2. Khai thác và sử dụng tài nguyên không tái tạo

Theo một số nghiên cứu thì việc phần lớn sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đều dựa trên sự khai thác mạnh mẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các dạng tài nguyên không tái tạo (Nhóm Tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt Nam, 2010) và Nghị quyết của Trung ương Đảng đều nhấn mạnh nền kinh tế cần phải chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng (sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên), sang tăng trưởng theo chiều sâu (tăng cường vai trò của công nghệ và hiệu quả sản xuất). Những số liệu đã chỉ ra rằng, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo đã được khai thác với số lượng ngày càng tăng. Ví dụ như than đá, sản lượng khai thác năm 1994 là 5,7 triệu tấn thì đến năm 2011 là 45,8 triệu tấn, tăng hơn 8 lần trong 15 năm, còn sản lượng khai thác dầu thô năm 1994 là 7,1 triệu tấn đến năm 2011 là 15,2 triệu tấn, với đỉnh điểm là 20 triệu tấn vào năm 2004, và tổng lượng dầu thô khai thác hàng năm cũng tăng hơn 2 lần trong 15 năm (ADB, 2012) (xem Hình 4.2).

Nguồn: ADB, 2012.

Hình 4.2. Sản lượng khai thác dầu thô và than đá giai đoạn 1994-2011

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên năng lượng không tái tạo, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, với những thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế trong hơn 25 năm đổi mới (1986-2013). Chỉ tính riêng sản lượng điện sản xuất được trong giai đoạn 1994-2011 đã tăng từ 12,7 tỷ kWh (năm 1994) lên 101,3 tỷ kWh (năm 2011), tăng gần 8 lần trong 15 năm. Tuy nhiên, những vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và thiên tai ngày càng gia tăng đã đặt cho chúng ta những thách thức to lớn, buộc chúng ta phải thay đổi mô hình tăng trưởng, mà tăng trưởng xanh là một mô hình đúng đắn mà cả thế giới cũng như Việt Nam đang theo đuổi.

58

5. KẾT LUẬN

Tăng trưởng xanh là một chiến lược lớn trên thế giới hướng tới thực hiện phát triển bền vững theo hướng thúc đẩy mô hình phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm và nâng cao sức chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu. Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn xác định phát triển bền vững là mục tiêu chiến lược trong sự nghiệp phát triển đất nước, trong đó những nội dung liên quan đến tăng trưởng xanh có một vai trò hết sức quan trọng. Chiến lược Quốc gia của Việt Nam về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định tăng trưởng xanh phải dựa vào bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững trong thời gian tới.

Đánh giá tiến trình tăng trưởng xanh đã được nhiều tổ chức quốc tế (UNDP, UNEP), các thể chế tài chính (WB, ADB), các quốc gia (các nước thuộc Tổ chức OECD) thực hiện trong thời gian vừa qua. Theo những nghiên cứu trên thế giới, 4 nội dung chính thường được dùng để đánh giá tăng trưởng xanh bao gồm: (i) Hiệu suất tài nguyên và môi trường (environmental and resource productivity); (ii) Nền tảng tài sản thiên nhiên (natural asset base); (iii) Chất lượng cuộc sống về môi trường (environmental quality of life); và (iv) Cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách (economic opportunities and policy responses), trong đó, một số các Chỉ số đánh giá theo các nội dung trên đã được đề xuất. Những nội dung đánh giá này cũng khá tương đồng với nội dung được đưa ra trong Chiến lược quốc gia của Việt Nam về Tăng trưởng xanh, bao gồm: (i) giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (ii) xanh hóa sản xuất, đặc biệt chú trọng tới sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích sản xuất và công nghệ thân thiện với môi trường; và (iii) xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, gắn với nâng cao chất lượng sống về môi trường ở vùng đô thị và nông thôn và nâng cao nhận thức về môi trường và phát triển bền vững.

Trong nhiều Chỉ số/Chỉ tiêu đáng giá, giám sát phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đã được phê duyệt chính thức ở Việt Nam, một số chỉ tiêu trong bộ Chỉ tiêu giám sát phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 đã được đánh giá là khá phù hợp cho việc giám sát đánh giá tiến bộ về tăng trưởng xanh theo tiêu chí của Tổ chức OECD là: (i) Hiệu suất môi trường và tài nguyên: 5 chỉ tiêu; (ii) Nền tảng tài sản thiên nhiên: 4 chỉ tiêu; (iii) Chất lượng cuộc sống về môi trường: 1 chỉ tiêu. Đây có thể được coi là những chỉ tiêu cốt lõi nhất được sử dụng trong quá trình đánh giá, giám sát thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Trong quá trình giám sát thực hiện tăng trưởng xanh, những chỉ tiêu cụ thể có thể được đề xuất từ những Chỉ số/Chỉ tiêu sẵn có hoặc xây dựng mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Từ những kinh nghiệm trên thế giới trong đánh giá giám sát thành tựu tăng trưởng xanh, một quy trình giám sát thực hiện tăng trưởng xanh cho Việt Nam đã được đề xuất, bao gồm các bước sau: (i) Bước 1: Xác định mục tiêu giám sát tăng trưởng xanh; (ii) Bước 2: Xác định nội dung giám sát tăng trưởng xanh; (iii) Bước 3: Xây dựng bộ Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh; (iv) Bước 4: Tính toán theo các bộ Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh đã được lựa chọn; (v) Bước 5: Đánh giá những kết quả tính toán theo những nội dung và mục tiêu giám sát được đặt ra; (vi) Bước 6: Điều chỉnh mục tiêu, nội dung, Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đang đặt ra.

59

Để có những nhận định ban đầu về các Chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh ở Việt Nam, một số thông tin về tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thiệt hại do thiên tai so với GDP được đưa ra xem xét và đánh giá trong giai đoạn 2003-2011. Ngoài ra, xu thế khai thác than và dầu thô trong giai đoạn 1994-2011 cũng được phân tích đánh giá nhằm đưa ra bức tranh ban đầu về tăng trưởng của Việt Nam theo nguyên tắc tăng trưởng xanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ADB, 2012. Key Indicators for Asia and the Pacific 2012: Viet Nam. 8 p.

2. ADB, 2013. Low-Carbon Green Growth in Asia: Policies and Practices. A Joint Study of the Asian Development Bank and the Asian Development Bank Institute. 246 p.

3. Ten Brink B., 2006. Indicators as Communication Tools: An Evolution Towards Composite Indicators. Project No. GOCE-CT-2003-505298 ALTER-Net: A Long-Term Biodiversity, Ecosystem and Awareness Research Network.

4. BIP, 2011. Guidance for National Biodiversity Indicator Development and Use. Biodiversity Indicators Partnership. UNEP World Conservation Monitoring Centre, Cambridge, UK: 40 p.

5. Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương, 2013. Báo cáo tóm tắt sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược quốc gia Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, giai đoạn 2008-2012. 15 tr.

6. Bộ Công Thương, 2011. Báo cáo tổng kết và đánh giá giai đoạn I (2006-2010) và định hướng các nội dung thực hiện giai đoạn II (2011-2015) Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hà Nội, ngày 01/3/2011. 96 tr.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012. Việt Nam: Một số điển hình phát triển bền vững. Báo cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20). Hà Nội, tháng 5/2012. 53 tr.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), 2005. Hệ thống thông tin giám sát ngành lâm nghiệp (FOMIS).

9. Bộ NN&PTNT, 2006. Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Chương trình Hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác.

10. Bộ NN&PTNT, 2011. Diện tích rừng toàn quốc tính đến 31/12/2010, kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BNN-TCLN, ngày 11/8/2011.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam. Hà Nội: 201 tr.

12. Chu Văn Cấp, 2012. Phát triển xanh – Phát triển bền vững trong Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Phát triển và Hội nhập, Số 4 (14), tháng 5-6/2012.

13. Chính phủ, 2004. Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Định hướng Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).

60

14. Chính phủ, 2012a. Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chiến lược quốc gia của Việt Nam về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

15. Chính phủ, 2012b. Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

16. Chính phủ, 2014. Quyết định số 403/QĐ-TTg, ngày 20/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020.

17. CIEM, 2012a. Thay đổi mô hình tăng trưởng. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM). Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Hà Nội: 50 tr.

18. CIEM, 2012b. Chỉ số GDP xanh: Nghiên cứu phát triển khung phương pháp. Báo cáo cuối cùng. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội: 50 tr.

19. Czech Statistical Office, 2011. Green Growth in the Czech Republic: Seleced Indicators. 47 p.

20. Danish Energy Agency, 2012. Green Production in Denmark and Its Significance for the Danish Economy. 55 p.

21. Federal Statistical Office of Germany, 2012. Test of the OECD Set of Green Growth Indicators in Germany. 74 p.

22. GGKP, 2013. Moving Towards a Common Approach on Green Growth Indicators. A Green Growth Knowledge Platform (GGKP) Scoping Paper. 44 p.

23. Graff Zivin J. and M. Neidell, 2011. The Impact of Pollution on Worker Productivity. NBER Working Paper No.17004. Http://www.nber.org/papers/w17004.

24. Hồ Thanh Hải, Võ Thanh Sơn, Phan Thị Thanh Hội và Hoàng Thị Thanh Nhàn, 2013. Khung dự thảo Hướng dẫn xây dựng chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học cho đất ngập nước của Việt Nam. Báo cáo trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia” (Dự án NBDS) do Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện và do Tổ chức JICA tài trợ. 11 tr.

25. Trương Quang Học và Võ Thanh Sơn, 2010. Nghiên cứu đánh giá tình hình xây dựng và sử dụng các chỉ tiêu phát triển bền vững và đề xuất khung cấu trúc bộ chỉ tiêu phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Báo cáo cho Văn phòng Phát triển Bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 87 tr.

26. Kristensen P., 2004. The DPSIR Framework. Paper Presented at the 27-29 September 2004 workshop on a Comprehensive/Detailed Assessment of the Vulnerability of Water Resources to Environmental Change in Africa Using River Basin Approach. UNEP Headquarters, Nairobi, Kenya: 10 p.

27. Nhóm Tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt Nam, 2010. Quản lý tài nguyên thiên nhiên. Báo cáo phát triển Việt Nam 2010. Báo cáo chung của các đối tác phát triển cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam. Hà Nội, ngày 7-8/12/2010. Hà Nội: 169 tr.

28. OECD, 1993. OECD Core Set of Indicators for Environmental Performance Reviews. OECD Environment Monographs, No.83. OECD, Paris.

61

29. OECD, 2011a. Towards Green Growth: A Summary for Policy Makers. May 2011. 24 p.

30. OECD, 2011b. Towards Green Growth: Monitoring Progress – OECD Indicators. OECD, Paris.

31. OECD, 2012. Green Growth and Developing Countries: A Summary for Policy Makers. June 2012. 27 p.

32. OECD, 2014. Green Growth Indicators 2014. OECD Publishing, Paris: 141 p.

33. Samans, 2013. Green Growth and the Post-2015 Development Agenda: An Issue Paper for the United Nations High-Level Panel of Eminent Persons.

34. Võ Thanh Sơn, 2013. Đánh giá tổng quan xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững trên thế giới và tình hình thực hiện ở Việt Nam. Báo cáo trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia” (Dự án NBDS) do Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện và do Tổ chức JICA tài trợ. 92 tr.

35. Võ Thanh Sơn và Phùng Tửu Bôi, 2013. Phục hồi hệ sinh thái rừng gắn với phát triển kinh tế-xã hội: Thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam. Trong: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: tr. 63-82.

36. Statistics Korea, 2012. Korea's Green Growth Based on OECD Green Growth Indicators. 46 p.

37. Statistics Netherlands, 2011. Green Growth in the Netherlands. 53 p.

38. Thomas F., 1999. Histoire du Régime et des Services Forestiers Français en Indochine de 1862 à 1945. Sociologie des Sciences et des Pratiques Scientifiques Coloniales en Forêts Tropicales. Editions The Gioi, Ha Noi: 312 p.

39. Nguyễn Quang Thuấn và Nguyễn Xuân Trung, 2012. Kinh tế xanh trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới. Hội thảo giữa Ủy ban Kinh tế Quốc hội – VASS, tháng 3/2012.

40. Tổng cục Môi trường, 2012. Sổ tay hành trang kinh tế xanh. Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Môi trường, Hà Nội: 111 tr.

41. UNEP, 2011. Towards a Green Economy: Pathways to Sustainable Development and Poverty Eradication – A Synthesis for Policy Makers. 44 p.

42. UNEP, 2012. Green Economy: Measuring Progress Towards Green Economy. Working Paper, 6/2012. 26 p.

43. UNIDO, 2012. Hướng tới tăng trưởng xanh từ phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam. Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc: 41 tr.

44. United Nations, 2001. Indicators of Sustainable Development: Guidelines and Methodologies. Second Edition. Printed by the United Nations, New York: 310 p.

45. United Nations, 2007. Indicators of Sustainable Development: Guidelines and Methodologies. Third Edition. Printed by the United Nations, New York: 93 p.

62

46. United Nations, 2008. Measuring Suatainable Development. Report of the Joint UNECE/OECD/Eurostat Working Group on Statistics for Sustainable Development. UNITED NATIONS, New York and Geneva: 114 p.

47. World Bank (WB), 2011. From Growth to Green Growth: A Framework. Policy Research Working Paper 5872. Office of the Chief Economist of the Sustainable Development Network: 38 p.

48. WB, 2012. Inclusive Green Growth: The Pathway to Sustainable Development. World Bank, Washington, D.C.

Abstract

MONITORING ASSESSMENT FOR GREEN GROWTH: EXPERIENCE IN THE WORLD AND POTENTIAL IMPLICATION IN VIET NAM

Vo Thanh Son Centre for Natural Resources and Environmental Studies, VNU

Green growth is considered as a most appropriate partway to implement sustainable development that many countries in the world follow, including Viet Nam. However, the question arising then is how to measure the implementation of green growth while this is a complicated and complex process. This paper, therefore, is an attempt to synthesize the international practice on the contents and indicators proposed by international organizations to monitor green growth, especially the countries from the Organization of Economic and Cooperation Development (OECD) on the main contents of Natural Resources and Environment Efficiency, Natural Asset Base, Life Quality on Environment, and Economic Opportunity and Policy Response. Based on the objectives and contents of Viet Nam’s Green Growth Strategy, and experiences in the world, a set of indicators and a process to monitor implementation of green growth in Viet Nam have been proposed. In addition, information related to growth of GDP and the damage and loss caused by natural disasters and trend of exploiting coal and oil have been analyzed in order to draw the overall picture of growth in Viet Nam according to the principles of green growth in Viet Nam.