4
CHƯƠNG 7-PHẦN LU TVTH:HUỲNH THỊ NGỌC QUI CÂU 1,2,3 CHƯƠNG 1, SÁCH CARPENTER 1.What is the difference between strategy formulation and strategy implementation? (Sự khác biệt giữa xây dựng chiến lược và thực hiện chiến lược là gì?) *Khái niệm: -Xây dựng chiến lược hay vạch ra chiến lược là quá trình xác định những gì cần phải làm -Thực hiện chiến lược: là quá trình làm thực hiện tất cả các hoạt động cần thiết để đạt được những gì đã ra kế hoạch. *Người có trách nhiệm chủ yếu: -Các nhà lãnh đạo có trách nhiệm vạch ra các chiến lược -Nhân viên là những người chiếm vị trí quan trọng trong việc hoàn thành các chiến lược đã đề ra *Vai trò chủ yếu: -Xây dựng chiến lược: +tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ +định vị được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường +giúp doanh nghiệp khai thác được tất cả các nguồn lực hiện có, tránh lãng phí nguồn lực +giúp doanh nghiệp chủ động đối phó với biến động của thị trường, không rơi vào bị động khi rủi ro xảy ra +giảm thiểu các chi phí phát sinh

Lu chương 6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lu chương 6

CHƯƠNG 7-PHẦN LU

TVTH:HUỲNH THỊ NGỌC QUI

CÂU 1,2,3 CHƯƠNG 1, SÁCH CARPENTER

1.What is the difference between strategy formulation and strategy implementation?

(Sự khác biệt giữa xây dựng chiến lược và thực hiện chiến lược là gì?)

*Khái niệm:

-Xây dựng chiến lược hay vạch ra chiến lược là quá trình xác định những gì cần phải làm

-Thực hiện chiến lược: là quá trình làm thực hiện tất cả các hoạt động cần thiết để đạt được những gì đã ra kế hoạch.

*Người có trách nhiệm chủ yếu:

-Các nhà lãnh đạo có trách nhiệm vạch ra các chiến lược

-Nhân viên là những người chiếm vị trí quan trọng trong việc hoàn thành các chiến lược đã đề ra

*Vai trò chủ yếu:

-Xây dựng chiến lược:

+tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ

+định vị được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường

+giúp doanh nghiệp khai thác được tất cả các nguồn lực hiện có, tránh lãng phí nguồn lực

+giúp doanh nghiệp chủ động đối phó với biến động của thị trường, không rơi vào bị động khi rủi ro xảy ra

+giảm thiểu các chi phí phát sinh

+hướng tổ chức đến 1 mục tiêu chung

-Thực hiện chiến lược: giúp doanh nghiệp từng bước thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện được những mục tiêu này, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần tiến hành hoạch định chiến lược, chiến thuật và kế hoạch với những định hướng chi tiết, cụ thể nhất quán với kế hoạch được xây dựng ban đầu.

2. What are the different levels of strategy?

(2. Các cấp độ khác nhau của chiến lược là gì? )

Page 2: Lu chương 6

Chiến lược có thể được xây dựng trên 3 cấp độ:

+chiến lược tổ chức

+chiến lược kinh doanh

+chiến lược tác nghiệp

a) Chiến lược tổ chức:

•  Liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của tổ chức để đáp ứng được những kỳ vọng của các bên liên quan.

•  Đây là một cấp độ quan trọng do nó chịu ảnh hưởng lớn từ các nhà đầu tư trong tổ chức và đồng thời nó cũng hướng dẫn quá trình ra quyết định chiến lược trong toàn bộ tổ chức.

•  Chiến lược tổ chức thường được trình bày dưới dạng ngắn gọn, rõ ràng trong "tuyên bố sứ mệnh”.

*Đặc điểm:

-Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ: xác định các mục tiêu, dạng hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ tiến hành và cách thức quản lý,

- Định hướng cạnh tranh : phân khúc thị trường và xác định thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh

-Quản lý các hoạt động KD: Chiến lược tổng thể nhằm vào phát triển và khai thác tính cộng hưởng (synergy) giữa các hoạt động thông qua việc phân chia và phối kết hợp các nguồn lực giữa các đơn vị độc lập hoặc giữa các hoạt động riêng rẽ.

Phương thức quản trị : thực hiện công tác quản lý thông qua việc can thiệp trực tiếp (đối với phương thức quản lý tập quyền) hoặc tạo sự tự chủ quản lý cho các đơn vị kinh doanh (đối với phương thức quản lý phân quyền) trên cơ sở sự tin tưởng.

b)Chiến lược kinh doanh:

•  Liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một tổ chức có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể.

•  Liên quan đến quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới…

c)  Chiến lược tác nghiệp:

•  Liên quan tới việc từng bộ phận trong tổ chức sẽ được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ tổ chức và từng bộ phận trong tổ chức.

Page 3: Lu chương 6

•  Bởi vậy, chiến lược tác nghiệp tập trung vào các vấn đề về phân bố và sử dụng các nguồn lực, quá trình quản lý, điều hành và đối xử với con người trong tổ chức cũng như các bên liên quan khác.

3. To what level of strategy do outsourcing, offshoring, and international strategy belong?

(3.gia công phần mềm, gia công, và chiến lược quốc tế thuộc về cấp độ nào?)

-Outsourcing: ký hợp đồng với bên thứ 3 để làm một số công việc mà công ty mình đại diện >>> chiến lược kinh doanh

-Offshoring: thực hiện một số hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, mà các hoạt động kinh doanh này có xuất xứ ở một quốc gia khác, với mức chi phí thấp hơn >>>chiến lược tác nghiệp

-International Strategy: Sử dụng các chiến lược của công ty để định hướng cho xu hướng tiêu dung ở các quốc gia khác nhau mà công ty đang kinh doanh ở đó >>>chiến lược tổ chức