189
BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ BẮC HÀ Họ và tên: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01 Mã sv: 1154010664 GVHD: TS. Phạm Thị Vân Anh

Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Embed Size (px)

DESCRIPTION

luận văn tốt nghiệp

Citation preview

Page 1: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ

VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

CÔNG NGHỆ BẮC HÀ

Hà Nội - 2015

Họ và tên: Ngô Thị Liên

Lớp: CQ49/11.01

Mã sv: 1154010664

GVHD: TS. Phạm Thị Vân Anh

Page 2: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình

thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Ngô Thị Liên

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

i

Page 3: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Mục lục

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

ii

Page 4: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN : Doanh nghiệp

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TS : Tài sản

TSNH : Tài sản ngắn hạn

TSDH : Tài sản dài hạn

TSCĐ : Tài sản cố định

TSCĐ HH : Tài sản cố định hữu hình

TSCĐ VH : Tài sản cố định vô hình

KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định

TSTC : Tài sản tài chính

VCĐ : Vốn cố định

VCSH : Vốn chủ sở hữu

VKD : Vốn kinh doanh

VLĐ : Vốn lưu động

NCVLĐTX : Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

TMBCTC : Thuyết minh báo cáo tài chính

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

iii

Page 5: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

DANH MỤC BẢNG BIỂU

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

iv

Page 6: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Danh mục sơ đồ, biểu đồ

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

v

Page 7: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và mở rộng như

hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại luôn phải có một nguồn vốn ổn

định,chiến lược quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Khi đề cập tớihoạt động sản xuất kinh doanhthì vốn là một trong những

yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Việc tạo lập, sử

dụng vốn, quản trị vốn hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi

phí, tạo ra mức sinh lời cao hơn, mà còn tạo điều kiện cho tình hình tài chính

doanh nghiệp luôn ổn định và lành mạnh. Việc nâng cao tăng cường quản trị

vốn không còn là khái niệm mới mẻ, nhưng nó luôn được đặt ra trong suốt

quá trình hoạt động của các doanh nghiệp.

Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà là một công ty hoạt động

chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, chuyên cung cấp các thiết bị y tế. Mục

tiêu hàng đầu của công ty là cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất

lượng cao, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận và mở rộng thị

trường . Song việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lại luôn gắn liền với tăng

cường quản trị đồng vốn. Bởi vậy, vấn đề tăng cường quản trị vốn kinh doanh

đang được công ty đặt lên hàng đầu.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó cùng với quá trình thực

tập thực tế tại Công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà, dưới sự hướng

dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Thị Vân Anh, em quyết định

đi sâu nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp

chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doanh cho Công ty cổ phần đầu tư

và công nghệ Bắc Hà ” với hy vọng qua đó tích lũy được thêm kinh nghiệm

thực tế cho bản thân và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, ý kiến đóng góp

hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn tại công ty.

2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

1

Page 8: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài ở đây chính

là vốn kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh và các giải pháp tăng cường quản

trị vốn kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà.

Mục đích nghiên cứu:

Hệ thống hóa về mặt lý luận chung những vấn đề cơ bản về vốn và

quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện

nay.

Phân tích, đánh giá được tình hình quản trị vốn của Công ty cổ phần

đầu tư và công nghệ Bắc Hà thời gian gần đây

Đưa ra các giải pháp nâng cao quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ

phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà.

3. Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: trong 2 năm tài chính 2013 và 2014

Địa điểm nghiên cứu: Tại Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà

Trụ sở công ty: Số 13, Hòe Nhai, Phường Nguyễn Trung Trực, Ba Đình,

Hà Nội

Vấn đề nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung quản trị vốn kinh

doanh của công ty như: tình hình biến động, phân bổ, huy động vốn, quản trị

vốn lưu động, vốn cố định của công ty,…..

4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực

hiện luận văn bao gồm: phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp số liệu,

đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động các chỉ tiêu của doanh

nghiệp và các phương pháp khác.

5. Kết cấu luận văn

Luận văn gồm 3 chương:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

2

Page 9: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Chương 1: Những lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh

doanhcủacác doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinh doanhtại Công ty cổ phần đầu

tư và công nghệ Bắc Hà.

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doanh

tại Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà.

Do những hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên luận văn

không tránh khỏi thiếu xót, em rất mong được thầy cô và các anh chị đồng

nghiệp trong công ty chỉ bảo thêm.

Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Vân Anh và các thầy cô

giáo trong khoa Tài chính doanh nghiệp đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn

thành luận văn. Đồng cảm ơn lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ

Bắc Hà, đặc biệt là các anh chị trong phòng Tài chính-kế toán đã tạo những

điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập, thu thập số liệu và

hoàn thành tốt luận văn.

SV : Ngô Thị Liên

Lớp: CQ49/11.01

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

3

Page 10: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

CHƯƠNG 1

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ

VỐN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Đối với mỗi doanh nghiệp quy mô lớn hay nhỏ khi tiến hành hoạt động

sản xuất kinh doanh đều cần có ba yếu tố cơ bản: Sức lao động, đối tượng lao

động và tư liệu lao động. Để có được ba yếu tố này doanh nghiệp phải có một

lượng vốn nhất định, phù hợp với điều kiện và quy mô của doanh nghiệp.

Lượng vốn đó được gọi là vốn kinh doanh (VKD) của doanh nghiệp.

Trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh, VKD của doanh nghiệp

thường xuyên vận động và chuyển hóa, từ hình thái ban đầu là tiền sang hình

thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Điều này được

thể hiện rõ qua sơ đồ sau:

TLLĐ

T H ……..SX H’ T’

TLSX

Hay đơn giản hơn là quá trình chuyển hóa VKD theo sơ đồ T-H-T’

trong các doanh nghiệp thương mại.

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên

tục, không ngừng. Do đó sự tuần hoàn của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên

tục, lặp đi lặp lại, có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn kinh

doanh.Tuy nhiên phụ thuộc vào từng đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành,

nghề doanh nghiệp kinh doanh mà quá trình này diễn ra nhanh hay chậm.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

4

Page 11: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Từ những phân tích trên có thể rút ra:“VKD của doanh nghiệp là toàn

bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản

cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách

khác, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp

đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu

lợi nhuận.” (Theo giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp - Học viện Tài chính).

1.1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của VKD:

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một trong những điều kiện quan trọng

quyết định đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do

vậy, để có thể huy động, quản trị và sử dụng một cách có hiệu quả VKD thì việc

ý thức được những đặc trưng sau của VKD là vô cùng cần thiết :

Thứ nhất : Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tài sản nhất

định (cả tài sản hữu hình và vô hình) mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào

kinh doanh như đất đai, nhà xưởng, thiết bị, máy móc,bản quyền phát minh

sáng chế...

Thứ hai : Vốn kinh doanh có khả năng sinh lời, đạt mục tiêu kinh

doanh của doanh nghiệp.

Đặc trưng này xuất phát từ nguyên tắc: tiền tệ chỉ được coi là vốn khi

được đưa vào sản xuất kinh doanh. Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể

thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm khởi đầu và điểm kết thúc của một vòng

tuần hoàn phải là hình thái tiền tệ, với giá trị tại thời điểm kết thúc lớn hơn giá trị

tại điểm khởi đầu, tức là kinh doanh có lãi và ngược lại. Điều này đòi hỏi trong

quá trình kinh doanh, doanh nghiệp không được để vốn bị ứ đọng.

Thứ ba: Vốn có giá trị về mặt thời gian.

Trong nền kinh tế thị trường phát triển vốn luôn ảnh hưởng bởi các yếu tố

lạm phát, thay đổi giá cả, khủng hoảng kinh tế và sự tiến bộ của khoa học kỹ

thuật, do đó DN cần chú ý tới yếu tố giá trị thời gian của vốn vì “Một đồng VKD

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

5

Page 12: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

hiện tại sẽ có giá trị kinh tế khác với một đồng VKD trong tương lai ”.

Thứ tư: vốn phải tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có

thể phát huy tác dụng trong hoạt động kinh doanh.

Đặc trưng này đòi hỏi doanh nghiệp cần lập kế hoạch để huy động đủ

lượng vốn cần thiết và trong quá trình kinh doanh cần tái đầu tư lợi nhuận để

mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ năm: Vốn gắn liền với chủ sở hữu, không thể có đồng vốn vô

chủ, khi gắn với một chủ sở hữu nhất định thì vốn mới được sử dụng hợp lý

và có hiệu quả.

Thứ sáu: Vốn được quan niệm là một hàng hóa đặc biệt.

VKD là một loại hàng hóa đặc biệt, vốn có thuộc tính giống hàng hóa

là đều có giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng khác với hàng hóa thông thường,

vốn khi bán ra sẽ không mất đi quyền sở hữu mà chỉ mất đi quyền sử dụng,

người mua được quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Giá cả của

việc sử dụng VKD chính là chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn kinh doanh

của doanh nghiệp.

1.1.2 Thành phần vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại, để phục vụ cho yêu cầu

quản lý, sử dụng VKD tiết kiệm và hiệu quả thì người ta thường phân loại

chúng theo các tiêu thức nhất định như sau:

1.1.2.1 Phân loại theo kết quả hoạt động đầu tư

Theo tiêu thức này VKD của doanh nghiệp được chia thành VKD đầu

tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản tài chính của doanh nghiệp.

a) VKD đầu tư vào TSLĐ:

Là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt

động SXKD của doanh nghiệp, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư

hàng hóa, các khoản phải thu, các loại TSLĐ khác của doanh nghiệp

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

6

Page 13: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

b) VKD đầu tư vào TSCĐ:

Là số vốn đầu tư để hình thành các TSCĐ hữu hình và vô hình như nhà

xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng

cụ quản lý, các khoản chi phí mua bằng phát minh, sang chế, nhãn hiệu sản

phẩm độc quyền , giá trị về lợi thế địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp vv..

c) VKD đầu tư vào tài sản tài chính:

Là số vốn doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu,

trái phiếu doanh nghiệp , trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ

quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác.

Cách phân loại trên giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn được cơ cấu

tài sản đầu tư hợp lý, hiệu quả.

1.1.2.2 Phân loại theo đặc điểm luân chuyển vốn

Theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, VKD của DN được chia

thành vốn cố định và vốn lưu động.

a) Vốn cố định (VCĐ)

Khái niệm VCĐ:VCĐ của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng

trước về TSCĐ. VCĐ dịch chuyển giá trị dần dần từng phần trong chu kì sản

xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất TSCĐ về

mặt giá trị.

Tùy theo đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh mà VCĐ của

doanh nghiệp bỏ ra là khác nhau. Quy mô VCĐ sẽ ảnh hưởng đến quy mô,

tính đồng bộ của TSCĐ cũng như trình độ trang thiết bị máy móc thiết bị,

công nghệ và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Đặc điểm chủ yếu của VCĐ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh:

+ Một là, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh của doanh

nghiệp. Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là sử dụng lâu dài, trong

nhiều năm mới cần thay thế, đổi mới.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

7

Page 14: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

+ Hai là, trong quá trình sản xuất kinh doanh VCĐ được luân chuyển

dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Phần giá trị trị luân chuyển này của

VCĐ được phản ánh dưới hình thức chi phí khấu haoTSCĐ, tương ứng với

phần giá trị hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp.

+ Ba là, sau nhiều chu kì kinh doanh VCĐ mới hoàn thành một vòng

luân chuyển. Sau mỗi chu kì kinh doanh, phần vốn cố định đã luân chuyển

tích lũy lại sẽ tăng dần lên, còn phần vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ

của doanh nghiệp lại giảm dần xuống theo mức độ hao mòn. Cho đến khi

TSCĐ của doanh nghiệp hết thời hạn sử dụng, giá trị nó được thu hồi hết dưới

hình thức khấu hao tính vào giá trị sản phẩm thì vốn cố định cũng hoàn thành

một vòng luân chuyển.

Trong doanh nghiệp, VCĐ là một bộ phận quan trọng và giữ một tỷ

trọng tương đối lớn trong tổng vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh

nói chung. Khi tăng thêm VCĐ trong doanh nghiệp có tác động rất lớn trong

việc tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế.

Những đặc điểm luân chuyển VCĐ trên không chỉ chi phối đến nội dung, biện

pháp quản lý quản trị VCĐ, mà còn đòi hỏi việc quản lý, quản trị VCĐ phải

luôn gắn liền với việc quản lý, quản trị TSCĐ của DN.

b) Vốn lưu động (VLĐ)

Khái niệm VLĐ: Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình

thường và thường xuyên liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản

lưu động nhất định. Để hình thành các tài sản đó yêu cầu doanh nghiệp phải ứng

ra một khoản vốn tiền tệ nhất định.Số vốn này được gọi là vốn lưu động.

Như vậy “Vốn lưu động là toàn bộ số vốn ứng trước mà doanh nghiệp

bỏ ra để đầu tư hình thành tài sản lưu động thương xuyên cần thiết cho quá

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

8

Page 15: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên

liên tục”

Đặc điểm chủ yếu của VLĐ trong quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh:

Do VLĐ là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm vận động của

TSLĐ quyết định đến đặc điểm luân chuyển của VLĐ. Do bị chi phối bởi

TSLĐ nên VLĐ có đặc điểm sau:

+ Một là, VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì sản xuất

kinh doanh. Trong quá trình đó, VLĐ chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá

trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện

và vốn lưu động được thu hồi.

+ Hai là, Trong quá trình sản xuất, VLĐ được chuyển qua nhiều hình thái

khác nhau qua từng giai đoạn. Do đó phù hợp với đặc điểm của tài sản lưu động,

vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn

của quá trình kinh doanh: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Các giai đoạn của vòng

tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ.

+ Ba là, VLĐ chuyển toàn bộ giá trị trong một lần và được hoàn lại

toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh

Như vậy có thể thấy, VLĐ của doanh nghiệp được phân bổ ở khắp các

giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh và tồn tại dưới nhiều hình thức

khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua. Vì vậy trong quá trình sản

SXKD, quản lý VLĐ có một vai trò quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động

đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc

phục những hạn chế, khó khăn trong sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu

chuyển liên tục và nhịp nhàng.

1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

9

Page 16: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Trong nền KTTT hiện nay, các DN tự chủ trong vấn đề tài chính, do đó

DN có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trên nguyên tắc tiết kiệm

chi phí và quản trị có hiệu quả. Ứng với từng loại nguồn đều có các ưu điểm,

nhược điểm riêng. Để lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp cũng như là

sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đòi hỏi nhà quản lí phải hiểu rõ từng nguồn

hình thành vốn cũng như điểm lợi và bất lợi của từng nguồn cụ thể.

1.1.3.1 Căn cứ vào hình thức sở hữu vốn

Nguồn vốn được chia ra thành 2 bộ phận: Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.

Tài sảnNợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

- Vốn chủ sở hữu (VCSH): là phần vốn thuộc về chủ sở hữu doanh

nghiệp, nó bao gồm vốn chủ sở hữu tự bỏ ra và một phần lợi nhuận sau thuế

giữ lại tái đầu tư.

Vốn chủ sở hữu = Tổng Tài sản – Nợ phải trả

+ VCSH bao gồm :

Nguồn vốn đóng góp ban đầu của nhà đầu tư

Nguồn vốn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Nguồn vốn góp từ phát hành cổ phiếu

Nguồn vốn chủ sở hữu khác: Các khoản nhận biếu, đánh giá lại tài sản,

chênh lệch tỷ giá hối đoái, ngân sách nhà nước cấp,….

- Nợ phải trả (NPT)là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh

nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như các

khoản phải trả người bán, phải trả Nhà nước, khoản người mua ứng trước, ...

+ NPT bao gồm:

Nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp: vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm

dụng phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp từ các mối

quan hệ với Nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp,…. Nguồn vốn này có ưu

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

10

Page 17: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

điểm nổi bật là doanh nghiệp không phải tốn chi phí sử dụng vốn, đòn bẩy tài

chính luôn dương nên trong thực tế doanh nghiệp tận dụng sử dụng nguồn

vốn này trong giới hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Các khoản nợ vay: bao gồm toàn bộ vốn vay ngắn, trung và dài hạn

ngân hàng, nợ trái phiếu và các khoản nợ khác.

Bên cạnh đó, NPT còn được phân ra làm 2 loại là nợ ngắn hạn và nợ

dài hạn.

Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp có trách

nhiệm thanh toán dưới thời hạn 1 năm như vay ngắn hạn, phải trả nhà cung

cấp, thuế và các khoản phải nộp nhà nước…

Nợ dài hạn: : là các khoản nợ mà trên một năm DN mới phải hoàn trả

như vay dài hạn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn dưới

góc độ tự chủ tài chính doanh nghiệp. Việc xác định tỉ trọng từng nguồn trong

tổng nguồn vốn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành cũng như

chiến lược kinh doanh của từng nhà quản lí trong từng giai đoạn cụ thể.

1.1.3.2 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn: có thể chia nguồn vốn

kinh doanh thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

HÌNH 1.1: Phân loại nguồn vốn kinh doanh theo thời gian huy động và sử

dụng

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

Tài sản lưu

động

Nợ ngắn hạn

Nợ dài hạn

Tài sản cố định

Nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyên Vốn chủ sở hữu

11

Page 18: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

- Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể nguồn vốn có tính chất lâu dài và

ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng .

Nguồn vốn này có thể dùng để cho việc mua sắm tài sản cố định và một

bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác

định theo công thức:

Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

hoặc: Nguồn vốn thường xuyên = Tài sản – Nợ ngắn hạn

- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (thường dưới

một năm) của doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng các nhu cầu vốn có thời han

ngắn hạn, có tính chất bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

Nguồn vốn này bao gồm: vay ngân hàng, tạm ứng, người mua vừa trả tiền

Việc phân loại này giúp các doanh nghiệp thấy được các yếu tố về mặt

thời gian về vốn mà mình nắm giữ. Từ đó giúp cho nhà quản lí xem xét huy

động nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng đáp ứng kịp thời sản

xuất kinh doanh và thực hiện tốt công tác quản trị VKD trong doanh nghiệp.

1.1.3.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn của doanh nghiệp có thể chia thành

nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.

- Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động từ chính các hoạt

động của bản thân doanh nghiệp.

Nguồn vốn bên trong giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng

nhu cầu vốn, đông thời thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.

Nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp bao gồm :

Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.

Khoản khấu hao tài sản cố định

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

12

Page 19: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ.

- Nguồn vốn bên ngoài: : là nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động từ

bên ngoài đáp ứng yêu cầu về vốn cho hoạt động SXKD

+ Nguồn vốn từ bên ngoài bao gồm:

+Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân).

+ Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.

+ Gọi góp vốn liên doanh liên kết.

+ Tín dụng thương mại của nhà cung cấp.

+ Thuê tài sản.

+ Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình

doanh nghiệp được pháp luật cho phép).

Từ các cách phân loại trên cho thấy vốn được hình thành từ nhiều nguồn

khác nhau. Việc quản lí và sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả là một vấn

đề không đơn giản, đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm rõ từng nguồn vốn để

quá trình sản xuất diễn ra đươc thường xuyên, liên tục, có hiệu quả.

1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị

trường

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh

1.2.1.1 Khái niệm

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì Vốn là tiền

đề hay cũng chính là điều kiện tiên quyết. Trong môi trường cạnh tranh ngày

càng khốc liệt như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải tối đa hóa hiệu quả sử

dụng vốn. Vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là hiệu quả

quản trị vốn kinh doanh.

Vậy, quản trị vốn kinh doanh là gì?

“Quản trị vốn kinh doanh là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và

kiểm soát những hoạt động liên quan đến tạo lập, quản lý và sử dụng vốn

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

13

Page 20: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu mà doanh

nghiệp đã đề ra trong từng thời kì nhất định”

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh

- Quản trị vốn kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp xác định được nhu

cầu vốn cần bỏ ra để thực hiện một dự án kinh doanh nào đó.

- Quản trị vốn kinh doanh để xác định được cơ cấu vốn tối ưu, giúp DN

chủ động trong việc huy động vốn, tránh gây lãng phí hay thiếu hụt vốn, góp

phần giảm thiểu chi phí sử dụng vốn.

- Việc quản trị VKD còn giúp các nhà quản trị đánh giá theo dõi quá

trình sử dụng vốn của công ty có đúng mục đích hay không. Đồng thời giúp

doanh nghiệp có thể tiên lượng được nhu cầu vốn phát sinh để kịp thời bổ

sung, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.

1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.2.1.Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh

Như đã trình bày ở trên, nguồn vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có thể

chia thành nguồn khác nhau, qua đó có thể xác định được khái quát quy mô

nguồn vốn, sự biến động và cơ cấu từng nguồn vốn trong doanh nghiệp, và từ

đó hình thành lên kế hoạch đảm bảo nguồn vốn, phục vụ hoạt động kinh

doanh.

Khi đi phân tích công tác tổ chức, đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp ta

xem xét ba mô hình tài trợ vốn sau:

Mô hình tài trợ 1

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

14

Page 21: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

TSLĐ thường xuyên

Tiền

TSLĐ tạm thời

TSCĐ

Thời gian

Nguồn vốn thường xuyên

Nguồn vốn tạm thời

Mô hình tài trợ 1

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Theo mô hình này toàn bộ TSLĐ thường xuyên, TSCĐ được tài trợ bằng

nguồn vốn thường xuyên và TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm

thời. Trong trường hợp này nguồn tài trợ từ các nguồn vốn được đánh giá là

tốt, vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo nhưng lại chưa tạo ra sự

linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn.

Mô hình tài trợ 2

So với mô hình tài trợ 1 ở mô hình này ta thấy toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Sử dụng mô hình này việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp khá linh hoạt, khả năng thanh toán ở mức cao nhưng do doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên chi phí phải trả cho việc sử dụng vốn sẽ tăng lên.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

15

Page 22: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

TSLĐ thường xuyên

Tiền

TSLĐ tạm thời

TSCĐ

Thời gian

Nguồn vốn thường xuyên

Nguồn vốn tạm thời

Mô hình tài trợ 2

TSLĐ thường xuyên

Tiền

TSLĐ tạm thời

TSCĐ

Thời gian

Nguồn vốn thường xuyên

Nguồn vốn tạm thời

Mô hình tài trợ 3

TSLĐ thường xuyên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Mô hình tài trợ 3

Đối với mô hình tài trợ thứ 3 này toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường

xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ

thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm

thời.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

16

Page 23: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Với mô hình tài trợ này việc tổ chức sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử dụng

vốn cũng được hạ thấp hơn nhưng doanh nghiệp phải năng động trong việc tổ

chức nguồn vốn vì áp dụng mô hình này rủi ro sẽ cao.

1.2.2.2 Phân bổ vốn kinh doanh

Sự thành công của các doanh nghiệp trên thị trường không chỉ dựa vào kết

quả kinh doanh tốt mà còn dựa vào cách phân bổ nguồn vốn kinh doanh hiệu

quả, đem lại lợi ích tối đa cho chủ sở hữu doanh nghiệp đó.

Phân bổ vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị doanh

nghiệp do vốn là có hạn. Mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình một cơ

cấu vốn tối ưu từ đó tận dụng cơ hội và những tiềm năng vốn có của doanh

nghiệp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Tùy

thuộc vào đặc điểm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà sự phân bổ vốn

cũng có những khác nhau trong cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định nói riêng:

DN thương mại, dịch vụ DN sản xuất0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

VLĐVCĐ

Biểu đồ 1: Sự phân bổ vốn trong các loại hình doanh nghiệp

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

17

Page 24: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Qua biểu đồ trên có thể thấy sự phân bổ vốn trong mỗi loại hình doanh nghiệp

là không giống nhau nhưng do mỗi doanh nghiệp đều hoạt động theo những

chu kì nhất định và thường thì các quyết định phân bổ vốn sẽ dễ dàng hơn ở

giai đoạn đầu bởi mục tiêu chủ yếu trong giai đoạn này là tăng trưởng nhanh.

Nên đến khi doanh nghiệp có sự tăng trưởng qua vài năm thì các doanh

nghiệp đều sẽ nhận thấy những ké hở trên thị trường cũng như trong cơ cấu

nguồn vốn của chính bản thân doanh nghiệp, cần có sự điều chỉnh lại trong

việc phân bổ nguồn vốn. Và nhìn chung các doanh nghiệp đều gặp một số khó

khăn dưới đây trong việc phân bổ lại nguồn vốn :

Có nên tham gia vào một lĩnh vực mới hay không, bởi để thực hiện được điều này doanh nghiệp cần có một lượng vốn lớn để đầu tư ban đầu, tuy nhiên đổi lại cơ hội thu lợi nhuận từ ngành này là điều khá chắc chắn (đặt trong giả định).

Tăng năng lực của ngành kinh doanh chính: vấn đề là ở chỗ năng lực sản xuất bao giờ cũng có giới hạn, việc nâng cao năng lực kinh doanh sẽ chỉ kéo dài đến lúc tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có xu hướng sụt giảm.

Trả hoặc tăng cổ tức: đây cũng là một quyết định cần cân nhắc kĩ bởi khi tiến hành trả hoặc tăng cổ tức thì lượng vốn dùng để tái đầu tư của doanh nghiệp sẽ giảm.

Tiến hành đầu tư hoặc mua lại các công ty khác: quyết định này cần phải suy xét một cách thận trọng bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cũng như dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai.

Quyết định mua lại cổ phiếu của mìnhCó thể nói phân bổ vốn là một quyết định quan trọng mang tính sống còn đối

với mỗi doanh nghiệp, một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp các doanh nghiệp sử

dụng hiệu quả nguồn lực và mang lại lợi ích tối đa cho chủ sở hữu, do đó các

doanh nghiệp cần xây dựng phương án phân bổ vốn phù hợp đi kèm với công

tác quản trị vốn thường xuyên đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra.

1.2.2.3 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

18

Page 25: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Xuất phát từ vai trò vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn

kinh doanh. Do vậy, để thực hiện tốt công tác quản trị VKD thì trước hết các

doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản trị VLĐ.Nội dung của quản trị

VLĐ bao gồm:

Xác định nhu cầu vốn lưu động

Trong quá trình quản trị VLĐ, các doanh nghiệp cần chú trọng xác định

đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều

kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp .

“Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần thiết phải

có để đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp được tiến hành bình

thường, liên tục.”

Nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức:

Nhu cầu VLĐ = Hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả người bán

Đặc biệt trong quá trình xác định nhu cầu VLĐ, doanh nghiệp cần phải

xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng như quy mô, đặc điểm ngành nghề

kinh doanh, sự biến động giá cả vật tư, trình độ công nghệ, trình độ tổ chức

quản lí,…từ đó giúp các doanh nghiệp xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu

động và có biện pháp quản lí và sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm và

hiệu quả.

Quản trị vốn tồn kho dự trữ

Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản

xuất hoặc bán ra sau này. Có thể phân loại tồn kho dự trữ theo 2 cách:

- Căn cứ vào vai trò, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia làm 3

loại: tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn

kho thành phẩm.

- Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ được chia thành tồn kho

có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

19

Page 26: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Viêc dự trữ hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền mặt nhất

định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lí vốn tồn kho dự trữ giúp các

doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân

chuyển, đảm bảo quá trình xản suất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình

thường, góp phần đẩy nhanh tố độ luân chuyển vốn lưu động.

Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự

trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từng loại tồn kho dữ trữ khác nhau lại chịu

các nhân tố ảnh hưởng khác nhau:

+ Đối với hàng tồn kho dựu trữ nguyên vật liệu thường bị ảnh hưởng

của các yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị

trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vẫn chuyển từ nơi cung ứng

đến doanh nghiệp.

+ Đối với lại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm phẩm thường chịu ảnh

hưởng của các nhân tố kĩ thuật, công nghê sản xuất, thời gian chế tạo sản

phẩm, trình độ sản xuất của doanh nghiệp.

+ Riêng đối với tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số

lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và tiêu

thụ, sức mua của thị trường,…

Việc nhận thức rõ được các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp có

biện pháp quản lí phù hợp nhằm duy trì lượng hàng tồn kho hợp lí nhất.

Quản trị vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là

một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp . Đây là loại tài sản

có tính thanh khoản nhanh của doanh nghiệp nên vốn bằng tiền dễ bị thất

thoát, gian lận, lợi dụng.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

20

Page 27: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Quản trị vốn bằng tiền vừa phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, đem lại khả

năng sinh lời cao và cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng

tiền mặt của doanh nghiệp.

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các số nội dung sau:

- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lí, tối thiểu để đáp ứng nhu

cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kì.

Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh

nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng

tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương

pháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu (mô hình Baumol)

trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu

của doanh nghiệp.

- Quản lí chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh mất mát và lợi dụng.

Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không

được thu chi ngoài quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải có

chứng từ hợp thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ

tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày. Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm

ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán.

- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có

biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng hợp lí hiệu

quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi.

Quản trị các khoản phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng

hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ

phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn,

tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

21

Page 28: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu

động của doanh nghiệp, việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên

quan chặt chẽ đến việc tiêu thụ sản phẩm, tổ chức và bảo toàn VLĐ trong

doanh nghiệp, khi tăng khoản phải thu từ khách hàng kéo theo việc gia tăng

các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay. Vì

vậy quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài

chính của doanh nghiệp.

Để quản trị các khoản phải thu doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các

biện pháp sau:

- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng

Doanh nghiệp cần xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối

thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán

chịu và áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt. Ngoài ra, doanh

nghiệp cũng phải xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch

vụ bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán.

- Phân tích uy tín tài chính với khách hàng mua chịu.

Để tránh tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh

nghiệp cần đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán

của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc đánh giá đó phải thực

hiện qua các bước:

+ Thu thập thông tin về khách hàng (ví dụ báo cáo tài chính của doanh

nghiệp khách hàng; các kết quả xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng,

các thông tin liên quan khác,…)

+ Đánh giá uy tín của khách hàng theo các thông tin thu thập được

+ Lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối

bán chịu.

- Áp dụng các biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

22

Page 29: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

+ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp

+ Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn

như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, bán lại nợ, yêu cầu sự tham gia của Tòa án

kinh tế nếu khách hàng nợ chây ỳ hoặc mất khả năng thanh toán nợ.

+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự

phòng nợ phải thu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính.

1.2.2.4. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

Vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh

doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của

doanh nghiệp mà còn do việc sử dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt

động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro. Do vậy quản trị vốn

cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của các

doanh nghiệp.

Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp bao gồm các nội dung:

a) Lựa chọn quyết định đầu tư TSCĐ

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các TSCĐ mà doanh

nghiệp sử dụng đều bị hao mòn, có thể dẫn tới việc phải thay mới TSCĐ, sửa

chữa TSCĐ cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Do đó các doanh

nghiệp thường tính toán một số chỉ tiêu cần thiết để xem xét tình hình sử dụng

TSCĐ tại doanh nghiệp sau đó phân tích nhu cầu cần thiết đối với từng loại

TSCĐ phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp để lên kế hoạch đầu tư TSCĐ

cho đúng.

Việc đầu tư vào TSCĐ bao gồm các quyết định mua sắm, xây dựng, sửa

chữa nâng cấp TSCĐ… đạt được yêu cầu về thời gian hữu ích của chi phí bỏ

ra (tài sản mua sắm) và giá trị của tài sản mua sắm. Khi doanh nghiệp quyết

định đầu tư vào TSCĐ sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh ở hai khía cạnh

là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trước mắt và lợi ích mà doanh nghiệp

thu được trong tương lai. Chi phí của doanhnghiệp sẽ tăng lên do chi phí đầu

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

23

Page 30: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

tư phát sinh đồng thời phải phân bổ chi phí khấu hao(tuỳ theo thời gian hữu

ích). Còn lợi ích đem lại là việc nâng cao năng lực sản xuất, tạora được sản

phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Có thể nói đây là nội dung quan trọng trong công tác quản lý sử dụng

TSCĐ vì nó là công tác khởi đầu khi TSCĐ được sử dụng tại doanh nghiệp.

Những quyết định ban đầucó đúng đắn thì sẽ góp phần sử dụng hiệu quả

TSCĐ, bảo toàn vốn cố định. Nếu công tác quản lý này không tốt,không có sự

phân tích kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương án đầu tư xây dựng muasắm

sẽ làm cho TSCĐ không phát huy được tác dụng để phục vụ quá trình sản

xuất kinhdoanh có hiệu quả và như vậy việc thu hồi toàn bộ vốn đầu tư là

điều không thể.

b) Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ

Khái niệm, mục đích khấu hao TSCĐ:

Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu

hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng

hữu ích của TSCĐ.

Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao

mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ.

Mục đích khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi số VCĐ đã

đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ.

Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dung

chủ yếu, quan trọng trong quản lý VCĐ của doanh nghiệp .

Nguyên tắc khấu hao:

Việc khấu hao phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với mức độ hao mòn

TSCĐ và thu hồi đầy đủ số VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ. Điều này không chỉ

đảm bảo tính chính xác của chi phí KH trong giá thành sản phẩm, đánh giá đúng

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

24

Page 31: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

hiệu quả SXKD của doanh nghiệp mà còn góp phần bảo toàn được VCĐ, đáp

ứng yêu cầu thay thế, đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐ của doanh nghiệp.

Các phương pháp khấu hao:

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được

xác định bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Công

thức xác định:

MKH = NGKH

T

TKH = M KH

NG KH x 100%

Trong đó: MKH: Mức khấu hao hàng năm

TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao

T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)

Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cách phổ

biến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp .

Phương pháp khấu hao nhanh

Khấu hao nhanh có thể thực hiện theo hai phương pháp đó là khấu hao

theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng.

o Phương pháo khấu hao theo số dư giảm dần.

Theo phương pháp này mức khấu hao hằng năm được khác định bằng

cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao

nhanh. Công thức tính như sau:

M KHt=GCt ×T KH đ

Trong đó:

M KHt: Mức khấu hao năm t

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

25

Page 32: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t

T KH đ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ

t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t= 1---> n)

o Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng

Theo phương pháp này, mức khấu hao hằng năm được xác định bằng

nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm.

Công thức:

M KHt=NG KH × T KHt

Trong đó:

M KHt: Mức khấu hao năm t

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao

T KHt: Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao

Phương pháp khấu hao theo sản lượng

MKHt = Q SPt x MKHsp

Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t

Q SPt: Số lượng sản phẩm sản xuất năm t

MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm

Phương pháp này thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất thời

vụ, liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Do đó nó phản ánh hợp lí

hơn mức độ hao mòn TSCĐ vào giá tri sản phẩm. Tuy nhiên phương pháp

này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiện

trong kì phải rõ ràng, đầy đủ.

c) Quản lý & sử dụng quỹ khấu hao

Tuỳ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn đầu tư ban đầu của mỗi doanh nghiệp

để hình thành khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp đó. Để quản lý và sử

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

26

Page 33: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

dụng có hiệu quả số tiền trích khấu hao các doanh nghiệp cần dự kiến phân

phối sử dụng tiền trích khấu hao trong kỳ.

+ Đối với các khấu hao tài sản cố định được mua sắm từ nguồn vốn chủ

sở hữu, các doanh nghiệp được chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao luỹ

kế thu được để tái đầu tư thay thế đổi mới khấu hao tài sản cố định của mình.

+ Đối với các khấu hao tài sản cố định được mua sắm từ nguồn vốn đi

vay, về nguyên tắc doanh nghiệp phải sử dụng số tiền trích khấu hao thu được

để trả vốn và lãi vay. Tuy nhiên trong khi chưa đến kỳ hạn trả nợ, doanh

nghiệp cũng có thể tạm thời sử dụng vào các mục đích kinh doanh khác để

nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của doanh nghiệp.

d) Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ

Trong doanh nghiệp, việc kiểm kê tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng

là công tác quantrọng trong việc quản lý sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp.

Căn cứ vào tài liệu của đợt kiểm kê để có tài liệu đối chiếu giữa số thực

tế với số trên sổ sách, qua đó xác địnhnguyên nhân gây ra số chênh lệch, xác

định người có trách nhiệm về tình hình mất mát,hư hỏng... cũng như phát hiện

những đơn vị, cá nhân giữ gìn, sử dụng tốt TSCĐ, đồngthời báo cáo lên cấp

trên về tình hình đã phát hiện ra để có những kiến nghị và giải quyếtnhất là

đối với trường hợp thừa TSCĐ.

Như vậy, thông qua công tác kiểm kê TSCĐ đã giúp cung cấp số liệu về

chủng loại củaTSCĐ vừa tạo điều kiện để nắm vững tình hình chất lượng

chung trong doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để tiến hành việc kiểm kê

hàng năm. Bởi vì nhiều kết quả của việc kiểm tra vào lúc này cho phép doanh

nghiệp có tài liệu chính xác trong việc lập ra kế hoạch năm tới. Ngoài việc

kiểm kê TSCĐ, doanh nghiệp còn tiến hành việc đánh giá lại TSCĐ. Nội

dung của việc đánh giá lại TSCĐ là việc xác định thống nhất theo giá hiện

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

27

Page 34: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

hànhcủa TSCĐ. Có như vậy thì mới xác định được hợp lý mức khấu hao

nhằm hạch toán vàtính giá thành sản phẩm được đúng đắn và như vậy việc

tính toán các hiệu quả về tàichính mới được chính xác.Công tác đánh giá lại

TSCĐ rất phức tạp, nó đòi hỏi trình độ cán bộ, thời gian ... cầnthiết. Vì vậy,

khi tiến đánh giá lại TSCĐ cần phải thực hiện nghiêm túc, chính xác thìmới

đem lại quyền lợi cho bản thân doanh nghiệp.

e) Kế hoạch sữa chữa lớn, thanh lý, nhượng bán:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp, các bộ

phận chi tiết, các phụ tùngbị hư hỏng hoặc hao mòn hoặc xảy ra những tình

trạng không bình thường như nhờn ốc,vỡ van... Ngoài việc phải giữ gìn, lau

dầu, ... doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng,sửa chữa nhằm đảm bảo năng

lực sản xuất bình thường của TSCĐ. Như vậy, việc giữ gìn và sửa chữa

TSCĐ là một biện pháp quan trọng để sử dụng TSCĐ có hiệu quả.

Thực tiễn cho thấy rằng chế độ bảo dưỡng thiết bị máy móc là có nhiều

ưu điểm như khả năng ngăn ngừa trước sự hao mòn quá đáng và tình trạng hư

hỏng bất ngờ cũng như chủ động chuẩn bị đầy đủ khiến cho tình hình sản xuất

không bị gián đoạn đột ngột. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà mỗi doanh nghiệp

thực hiện chế độ sửa chữa với các mức độ khác nhau.

Thông thường khi tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ thường kết hợp với việc

hiện đại hóa,với việc cải tạo máy móc thiết bị. Khi việc sửa chữa lớn, kể cả

việc hiện đại hóa,cải tạo máy móc, thiết bị hoàn thanh thì nguồn vốn sửa chữa

lớn TSCĐ giảm đi, vốn cố định tăng lên vì TSCĐ được sửa chữa lớn đã khôi

phục ở mức nhất định phân giá trị đã hao mòn, nên từ đó tuổi thọ của TSCĐ

được tăng lên, tức là đã kéo dài thời gian sử dụng. Đây là một nội dụng cần

thiết trong quá trình quản lý sử dụng TSCĐ, nếu được tiến hành kịp thời, có

kế hoạch kỹ lưỡng thì việc tiến hành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

28

Page 35: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét

thấy sử dụng không cóhiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm

đầy đủ các thủ tục cần thiết (Lập Hội đồng xác định giá, thông báo công khai

và tổ chức đấu giá, có hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận TSCĐ.)

TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng

được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản

xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vị phải ra quyết định thanh lý,

thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ

chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong

chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định.

Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi

ghi sổ, 1 bản giao cho đơn vị quản lý, sử dụng TSCĐ.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của DN

1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá công tác tổ chức đảm bảo vốn kinh doanh

Biến động nguồn vốn kinh doanh

Biến động NVKD = Chê nh lệch gi á trị NVKD nă m (T ) vớin ă m(T−1)

Gi á trị NVKD n ăm(T−1) x 100%

Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh

Tỷ trọng từng thành phần của nguồn vốn = Gi á trịnguồn vốn i

Tổng gi á trịnguồn vốn x 100%

Nguồn vốn lưu động thường xuyên

Nguồn vốn lưu động thường xuyên= TSNH- Nợ ngắn hạn

Hoặc = Nguồn vốn dài hạn – TSDH

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình phân bổ vốn kinh doanh

Biến động NVLĐ =Chê nh lệch gi á trị NVLĐ nă m (T ) với n ăm(T−1)

Gi á trị NVLĐ n ă m(T−1) x100%

Tỷ trọng NVLĐ = Chê nh l ệ chgi á tr ị NVL Đ nă m (T ) v ớ in ăm(T−1)

Gi á tr ị NVL Đn ă m(T−1) x100%

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

29

Page 36: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Biến động NVCĐ= Chê nh lệch gi á trị NVCĐ nă m (T ) vớin ă m(T−1)

Gi á trị NVCĐ n ăm(T−1) x100%

Tỷ trọng NVCĐ = Chê nh lệch gi á trị NVCĐ nă m (T ) vớin ă m(T−1)

Gi á trị NVCĐ n ăm(T−1) x 100%

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động

Để đánh giá tình hình quản trị VLĐ, cần thông qua các chỉ tiêu hiệu suất sử

dụng VLĐ. Hiệu suất sử dụng VLĐ được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu

sau:

Nhu cầu VLĐ thường xuyên

Nhu cầu VLĐ thường xuyên= Hàng tồn kho + Nợ phải thu-Nợ ngắn hạn

Kết cấu VLĐ (Kết cấu theo vai trò VLĐ)

+ Tỷ lệ VBT/VLĐ:

Tỷ lệ VBT/VLĐ = VBTVL Đ x 100%

+ Tỷ lệ NPT/VLĐ:

Tỷ lệ NPT/VLĐ = NPTVL Đ x 100%

+ Tỷ lệ HTK/VLĐ:

Tỷ lệ HTK/VLĐ = HTKVL Đ x 100%

Quản trị vốn bằng tiền

+ LCT thuần

LCT thuần

trong kì

= LCT thuần

từ hoạt động

kinh doanh

+ LCT thuần

từ hoạt

động đầu tư

+ LCT thuần

từ hoạt động

tài chính

Trong đó:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

30

Page 37: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

LCT thuần của

từng hoạt động

= Tổng số tiền thu vào

của từng hoạt động

- Tổng số tiền chi ra của từng

hoạt động

+ Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh

Hệ số tạo tiền

từ hoạt động kinh doanh=

Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh

Doanh thu bán hàng

+ Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động:

Hệ số đảm bảo thanh

toán

lãi vay từ dòng tiền

thuần hoạt động

=

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Lãi vay

phải trả

Lãi vay phải trả

+ Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động

Hệ số đảm bảo thanh toán nợ

từ dòng tiền thuần hoạt động=

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Tổng nợ ngắn hạn

Quản trị nợ phải thu

+ Vòng quay các khoản phải thu:

Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ giữa doanh thu và số dư bình quân các

khoản phải thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu

của DN càng nhanh, tránh được tình trạng DN bị chiếm dụng vốn.

Vòng quay các khoản phải thu =Doanh thu bán hàng

Số dư bình quân các khoản phải thu

+ Kỳ thu tiền bình quân:

Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ

dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho

đến khi thu được tiền bán hàng. Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để

thu được các khoản phải thu, nó đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh

toán của DN.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

31

Page 38: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Kỳ thu tiền trung bình=

360 ngày

Vòng quay các khoản phải thu

Quản trị HTK

+ Số vòng quay HTK:

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn vật tư hàng hoá trong kỳ đã tham

gia luân chuyển và tạo ra được bao nhiêu đồng giá vốn.Tỷ lệ này cao, nó thể

hiện việc tổ chức quản lý, dự trữ vật tư của DN là rất tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ

này quá cao thì có thể báo hiệu DN không dự trữ đủ vật tư theo định mức cho

kỳ sau hoặc không đảm bảo dự trữ HTK để bán, gây khó khăn về mặt tài

chính cho DN trong kỳ sau.

+

+ Kì hạn tồn kho bình quân:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho của doanh

nghiệp là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy thời hạn của

hàng hóa trong kho là dài và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì số ngày hàng

tồn kho là ngắn.

Kỳ hạn tồn kho bình quân =360 ngày

Vòng quay hàng tồn kho

Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+ Vòng quay VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhất định,

thường là một năm. Đồng thời cũng cho biết 1 đồng VLĐ trong kỳ sẽ tạo ra

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

32

Số vòng quay HTK =Giá vốn hàng bán

Trị giá HTK

Page 39: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

bao nhiêu đồng DTT .Tổng mức luân chuyển VLĐ thường được xác định

bằng doanh thu thuần trong kỳ.

Số vòng quay VLĐ =Tổng mức luân chuyển VLĐ

VLĐ bình quân trong kỳ

+ Kỳ luân chuyển VLĐ (Số ngày một vòng luân chuyển):

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện

được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ ở

trong kỳ.

Kỳ luân chuyển VLĐ =Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Số vòng quay VLĐ

+ Mức tiết kiệm VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tiết kiệm (hay tăng thêm )của VLĐ khi

số lần luân chuyển VLĐ tăng thêm (hay giảm đi) của kỳ so sánh so với kỳ

gốc.

Mức tiết kiệm VLĐ = T ổ ng mứ c luâ n chuy ể n

k ì so sá nhS ố ng à y trongk ì

x (K1 – K0)

Trongđó: K1: Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh

K0: Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ gốc

+ Hàm lượng VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ cần có để đạt một đồng doanh thu thuần

về tiêu thụ sản phẩm hay trong một đồng DTT có sự tham gia của bao nhiêu

đồng VLĐ.

Hàm lượng VLĐ =VLĐ bình quân

x 100%DTT trong kỳ

+ Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

33

Page 40: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VLĐquản trị trong kỳ tham gia

SXKD tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước(sau) thuế .Chỉ tiêu này càng lớn,

hiệu quảquản trịVLĐ càng cao.

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =Lợi nhuận (trước hoặc sau thuế)

x 100%VLĐ bình quân

Hiệu suất sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VCĐ tham gia vào

quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thuthuầntrong kỳ

Số VCĐ bình quântrong kỳ

Hàm lượng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu cần

bao nhiêu đồng VCĐ.

Hàm lượng VCĐ = S ố VC Đ b ì nh qu ân trongk ỳ

Doanh thuthu ần trongk ỳ

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VCĐ tham gia

vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = L ợ i nhu ậ n sau thuế x100 %S ố VC Đ b ì nh qu â n trongk ỳ

Hệ số hao mòn TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ

trong doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá so với tời điểm ban đầu.

Hệ số hao mòn TSCĐ = S ố ti ề nkhấ uhao lũ yk ế đ ế n thờ i đ i ể mđá nh gi á

Nguy ê n gi á TSC Đ t ại thờ i đ i ể mđá nh gi á

Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng TSCĐ bình

quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanhthu thuầ n

Nguy ê n gi á TSC Đ b ì nh qu â n

1.2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD

Vòng quay toàn bộ VKD

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

34

Page 41: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Chỉ tiêu này phản ánh vốn của DN trong một kỳ chu chuyển được bao

nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hiệu suất quản trị vốn của DN

càng cao và ngược lại

Vòng quay toàn bộ vốn = Doanhthu thuầ n trongk ỳ

V ố n kinh doanh b ình qu â n sử d ụ ng trong k ỳ

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( hay tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay

và thuế trên vốn kinh doanh)

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD sử dụng trong kỳ tạo ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế

BEP= L ợ inhu ậ ntr ư ớ c l ã i vay v à thuế

V ố n kinh doanh b ình qu â nsử d ụng trong k ỳ

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD:là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận

trước thuế với VKD bình quân sử dụng trong kỳ.

Tỷ suất LN trước thuế trên VKD = Lợi nhuậntrước thuế

Vốnkinh doanh bìnhquân sử dụng trongkỳ

Tỷ suất LNST trên doanh thu (ROS) :Hệ số này phản ánh mối quan hệ

giữa LNST và DTT trong kỳ của DN . Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng

doanh thu trong kỳ, DN có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận. Công thức tính:

Tỷ suất LNST trên doanh thu (ROS)= Lợi nhuận sau thuế trongkỳDoanh thutrong kỳ

Tỷ suất LNST trên VKD hay tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA): là

quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh bình quân sử dụng

trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng

trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất LN sau thuế = Lợi nhuận sauthuế

Vốnkinh doanh bìnhquân sử dụng trongkì

Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE):là quan hệ tỷ lệ giữa LNST với VCSH

bình quân sử dụng trong kỳ. Chỉ tiêu phản ánh một đồng VCSH bình quân sử

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

35

Page 42: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Công

thức:

ROE = L ợ i nhu ận sauthuế

V ố n chủ sở h ữ u b ình qu â nsử dụ ng trong k ỳ

Lý luận phương pháp DUPPONT

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Từ công thức tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ta có:

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

ROA= Doanh thu thuần Tổng số vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE)

Ta có:

Lợi nhuận sau thuế Tổng số vốn kinh doanh

ROE= Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần 1

= Doanh thu thuần Tổng số vốn kinh doanh 1- Hệ số Nợ

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của Doanh

nghiệp

1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố chủ yếu quyết định đến quản trị vốn

kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố đó bao gồm:

+ Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động

Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc quản trị VKD. Trình độ

quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và

ngược lại. Trình độ người lao động cũng có tác động không nhỏ đến hiệu quả

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

36

Page 43: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

sử dụng tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… từ đó tác động

lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Chu kì sản xuất kinh doanh: Nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến

vòngquay VKD. Nếu chu kì sản xuất kinh doanh ngắn thì vốn quay được

nhều vòng, doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh đáp ứng nhu cầu vốn cho chu kì

kinh doanh tiếp theo. Ngược lại nếu chu kì kinh doanh kéo dài, số vòng quay

vốn thấp, doanh nghiệp lâu thu hồi vốn có thể gây gián đoạn trong quá trình

sản xuất kinh doanh và tăng cao áp lực trả nợ cho doanh nghiệp khi đến hạn.

Vì vậy, doanh nghiệp tìm các biện pháp để rút ngắn chu kì sản xuất kinh

doanh phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình.

+ Sự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh

Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất

lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu

quả kinh tế lớn. Ngược lại, sẽ là sự thất bại của phương án sản xuất kinh

doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

+ Sự hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh trong doanh

nghiệp

Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp cần được xác

định phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh và những đặc trưng riêng

có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến sự

phù hợp giữa tài sản và các nguồn tài trợ cho tài sản để VKD được sử dụng có

hiệu quả nhất.

+ Chi phí huy động vốn

Doanh nghiệp muốn sử dụng bất cứ nguồn tài trợ nào cũng phải chịu một

chi phí huy động vốn nhất định. Chi phí huy động vốn sẽ ảnh hưởng đến lợi

nhuận của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

37

Page 44: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

+ Kỹ thuật sản xuất : các đặc điểm riêng về kỹ thuật tác động liên tục tới

các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như

năng suất lao động của doanh nghiệp.

Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp quản trị vốn

của kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng

từng nhân tố, xem xét cụ thể từng yếu tố để từ đó đưa ra những biện pháp

quản lý thích hợp và đưa ra các chiến lược nhằm thực hiện tốt công tác quản

trị vốn kinh doanh.

1.2.4.2 Các nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố tồn tại ngoài doanh nghiệp

nhưng có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản trị VKD bao gồm:

+ Cơ chế quản lí và chính sách vĩ mô của Nhà nước: Trong nền kinh tế

thị trường, các doanh nghiệp luôn chọn các hình thức kinh doanh phù hợp với

các quy định pháp luật. Nhà nước tạo các tạo môi trường và hành lang pháp lí

để các doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả nhất. Vì vậy, chỉ cần một sự

thay đổi nhỏ trong cơ chế, chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Nhân tố thuộc về nền kinh tế: Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong

một môi trường kinh doanh nhất định và chịu ảnh hưởng của các nhân tố

chung thuộc về nền kinh tế như khủng hoảng, lạm phát, lãi suất,... Các nhân

tố này ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hiệu quản trị vốn kinh doanh của

doanh nghiệp. Do vậy, công tác nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng

trong việc giúp các doanh nghiệp thích nghi kịp thời trước những biến động

của nền kinh tế.

+ Đăc thù ngành kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nguồn vốn và vòng quay vốn. Do đó, trong quá

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

38

Page 45: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

phân tích đánh giá, việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình ngành là rất cần thiết.

+ Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật : Nếu như doanh nghiệp có thể tiếp cận

kịp thời với khoa học công nghệ thì có thể nâng cao năng lực sản xuất và khả

năng cạnh tranh. Ngược lại, có thể gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản cho

doanh nghiệp. Ngoài ra, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật còn làm tăng hoa mòn

cho tài sản vô hình, gây nguy cơ mất vốn cho doanh nghiệp.

+ Các rủi ro bất thường của quá trinh sản xuất kinh doanh: như thiên

tai, dịch họa, chiến tranh,... mà doanh nghiệp khó có thể lường trước được.

Những rủi ro này làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hư hại dẫn đến vốn

kinh doanh bị mất mát.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHIỆP BẮC HÀ THỜI GIAN QUA

2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh

của Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà.

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Công ty cổ phần đầu tư và công

nghệ Bắc Hà.

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà

Tên giao dịch quốc tế: Bac Ha Technology and Investment Joint Stock

Company.

Tên viết tắt: BAC HA T I, JSC

Địa chỉ trụ sở chính: Số 13, Hòe Nhai, phường Nguyễn Trung Trực -

Thành phố Hà Nội - Việt Nam

Số đăng kí kinh doanh: số 0101031452 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà

Nội cấp ngày 06/07/2000

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

39

Page 46: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần

Vốn điều lệ hiện nay: 6 tỷ VNĐ.

Vốn kinh doanh (tính đến 31/12/2013): 20.593.474.084 VNĐ.

Chủ tịch hội đồng quản trị: Trần Anh Vinh

Giám đốc: Nguyễn Tiến Hùng

Điện thoại: (84)-437759909

Fax: (84) – 435122339

Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà là doanh nghiệp cổ phần,

được chuyển đổi từ công ty TNHH phát triển Thương mại và Dịch vụ Hắc

Hà, có GCN ĐKKD số 0101031452 Do Phòng ĐKKD- Sở kế hoạch và đầu

tư thành phố Hà Nội cấp ngày 06/07/2000.

Được thành lập vào năm 2000, Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bắc

Hà đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ với mục tiêu theo đuổi những giải

pháp công nghệ sáng tạo và tiện ích nhất nhằm nâng cao các tiêu chuẩn y tế

trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.

Bắc Hà JSC được xây dựng trên nền tảng khoa học, sự tiện lợi và linh

hoạt. Công ty tự hào với đội ngũ kĩ sư chuyên nghiệp được đào tạo bài bản

chuyên ngành thiết bị y sinh ở cả trong và ngoài nước với những am hiểu

tường tận nhất về tất cả các sản phầm mà công ty phân phối.

Bắc Hà JSC cung cấp nhiều giải pháp và thiết bị y tế được sản xuất bởi

các thương hiệu lớn trên thế giới. Công ty là spot dealer của Siemens

Healthcare (Siemens – Đức), đại lý full toàn quốc của máy thở Puritant

Bennett (hãng Covidien – Mỹ), Simeon Medical GmbH, Schaerer Medical

AG (nhà sản xuất bàn mổ với hơn 100 năm danh tiếng), v.v.

Mục tiêu của Bắc Hà là đạt được sự hài lòng cao nhất của khách hàng

khi sử dụng các sản phẩm mà công ty phân phối. Công ty không chỉ mang

đến các sản phẩm với chất lượng tốt nhất mà còn đem lại một dịch vụ sau bán

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

40

Page 47: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

hàng hoàn hảo thông qua đội ngũ kĩ sư chuyên nghiệp. Với tất cả các nỗ lực

của mình, Bắc Hà luôn cam kết cung cấp những tiện ích y tế tiện lợi nhất cho

các bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc. Công ty đã và đang gặt hái được

những thành công đáng khích lệ: mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong

những năm gần đây lên tới 150%, thương hiệu Bắc Hà cũng đang dần tìm

được chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và công

nghệ Bắc Hà.

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty

Công ty tiến hành hoạt động kinh doanh đa dạng sản phẩm với những

chức năng cụ thể như :

- Hồi sức cấp cứu

- Thiết bị phòng mổ

- Nội soi

- Sinh hóa XN

- Thăm dò chức năng

- Hệ thống khí y tế

- Và các sản phẩm khác như máy chưng cất nước 2 lần,…..

Nhiệm vụ của công ty

+ Kinh doanh các mặt hàng mà công ty đã đăng ký.

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch trên cơ sở gắn với tình hình kinh tế

thị trường.

+ Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý

kinh tế, tài chính, lao động, không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện các hợp

đồng đã ký kết nhằm nâng cao uy tín cho công ty.

Đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cho

người lao động góp phần nâng cao đời sống chung cho toàn xã hội, thực hiện

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

41

Page 48: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

đầy đủ các quyền lợi của người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao

động khi làm việc trong môi trường có hại cho sức khỏe, giải quyết các chế

độ của nhân viên hợp tình hợp lý.

2.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà thuộc loại hình công ty cổ

phần, do đó để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và quản lý tốt, bộ máy quản

lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

42

Page 49: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty

Nhân lực:

Công ty có một đội ngũ nhân sự trên 58 người trong đó có trên 90%

nhân sự có trình độ đại học được đào tạo chính quy và tham gia bảo hiểm

chính thức.Và trình độ đại học và trên đại học kỹ sư y sinh có kinh nghiệm là

10 người.

Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ sở vật chất của công ty

- Quy trình kỹ thuật sản xuất của 1 số sản phẩm chủ yếu: do công ty về

thương mại và dịch vụ nên chưa có quy trình kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm

một cách chính thức, Công ty chủ yếu cung cấp các thiết bị y tế đã nêu ở mục

chức năng ngành nghề kinh doanh ở trên.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: công ty luôn luôn chú trọng đầu tư, nâng cấp,

sửa chữa các tài sản cũng như trang thiết bị, các sản phẩm…để có thể tạo điều

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

Ban giám đốc

P. Dự án P. Kinh doanh

P.Tài chính-Kế

toán

P.Tổ chức- hành chính

Ban vật tư thiết bị Ban đầu tư phát

triển

Ban giá thành

hợp đồng kinh tế

P.Kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản

phẩm

Hội đồng quản trị

43

Page 50: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

kiện cho cán bộ, công nhân viên của công ty được làm việc trong điều kiện tốt

nhất giúp nâng cao hiệu quả làm việc cũng như phục vụ khách hàng một cách

tốt nhất có thể.

- Tình hình cung cấp vật tư: công ty đã hoạt động được nhiều năm trong

ngành nên luôn luôn đảm bảo được các sản phẩm cũng như các yếu tố đầu

vào rất ổn định, luôn đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi về sản phẩm và dịch

vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Vật tư, thiết bị y

tế sử dụng và cung cấp cho khách hàng chủ yếu là nhập khẩu các nước trong

khu vực châu Á và Châu Âu, một phần khai thác trong nước.Do vậy luôn đảm

bảo lợi thế cạnh tranh nhất về giá cả cũng như các dịch vụ sau bán hàng nên

khách hàng luôn luôn an tâm và tin tưởng công ty.

Thị trường và vị thế cạnh tranh của công ty

-Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bắc Hà đang trong quá trình

phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế nhập khẩu chăm sóc

sức khỏe trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.Với tất cả các nỗ lực của mình,

Bắc Hà cam kết cung cấp những tiện ích y tế tiện lợi nhất cho các bệnh viện,

phòng khám trên toàn quốc.

-Trong đó thị trường đầu vào của công ty là nhập khẩu từ các nước khoa

học công nghệ hiện đại như Nhật, Singapore và các nước ở Châu Âu,…

-Với thị trường đầu ra Bắc Hà đang và sẽ liên doanh, liên kết cộng tác

với các chuyên gia đầu ngành, cũng như các trung tâm y tế lớn trong nước và

nước ngoài, đảm bảo cung cấp sản phẩm y tế chất lượng,

- Thương hiệu Bắc Hà cũng đang dần tìm được chỗ đứng trên thị trường

Việt Nam với mức tăng trưởng bình quân hằng năm đáng khích lệ.

2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ

Bắc Hà

2.1.3.1 Những thuận lợi, khó khăn của công ty

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

44

Page 51: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Thuận lợi

- Được thành lập vào năm 2000, Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư

Bắc Hà đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất và thiết bị

được trang bị khá tiên tiến, phù hợp với yêu cầu cung cấp các thiết bị y tế hiện

đại, thích hợp với thị trường và có khả năng cạnh tranh cao.

-Bắc Hà được xây dựng trên nền tảng khoa học, sự tiện lợi và linh

hoạt,với đội ngũ kĩ sư chuyên nghiệp được đào tạo bài bản chuyên ngành thiết

bị y sinh ở cả trong và ngoài nước với những am hiểu tường tận nhất về tất cả

các sản phầm mà công ty phân phối. Đó là nền tảng thuận lợi trong việc cung

cấp thiết bị, phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên sâu, nâng cao hình ảnh công

ty trên thị trường.

- Đặc biệt các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động nhập khẩu

thiết bị y tế từ nước ngoài về đã được Nhà nước cải thiện và giảm bớt những

thủ tục phức tạp tại cơ quan Hải quan, giúp công ty phần nào tiết kiệm chi phí

và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận.

Khó khăn

- Với hoạt động kinh doanh chính là nhập khẩu thiết bị từ các nước tiên

tiến trong khu vực và trên thế giới do đó Bắc Hà luôn có những khó khăn nhỏ

trong công tác thanh toán quốc tế, với tỷ giá các đồng ngoại tệ biến đổi. Mặc

dù gần đây đồng Đôla Mỹ và Yen Nhật không có nhiều biến động nhưng đó

cũng là một vấn đề công ty cần chú trọng, cập nhật thông tin và dự toán các

chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Sản phẩm của công ty Bắc Hà chịu ảnh hưởng của sự phát triển vượt

bậc của khoa học và công nghệ hiện nay, đòi hỏi công ty phải có những

nghiên cứu thị trường chính xác và phù hợp với nhu cầu trong nước, đảm bảo

nhập khẩu, kinh doanh các thiết bị y tế có chức năng, công nghệ mới,hiện đại

phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

45

Page 52: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

- Trong địa bàn kinh doanh tại Hà Nội và trên toàn quốc có nhiều doanh

nghiệp trong nước và ngoài nước hoạt động trong cùng lĩnh vực, với sự cạnh

tranh rất cao như Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Hàn, Công ty cổ phần vật

tư y tế Hà Nội, Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt-Nhật,…..

2.1.3.2 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ

Bắc Hà

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

46

Page 53: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2013

So sánh

Chênh lệch %

Doanh thu thuần Đồng 13.709.749.090 14.780.448.093 (1.070.699.000) (7.24)

Vốn kinh doanh bình quân Đồng 11.404.724.884 9.826.727.292 1.577.997.592 16.06

Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước

Đồng

2.305.024.206 4.953.720.801 (2.648.696.595) (53.47)

Lợi nhuận sau thuếĐồng

4.700.769 7.353.073 (2.652.304) (36.07)

Số người lao độngNgười

58 58 0 0.00%

Thu nhập bình quân người lao động

Đồng/người

81.047,741 126.777,121 (45.729.38)

(36.07%

)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013,2014)

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

1

Page 54: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

1

Page 55: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Bảng 2.2 Tình hình biến động và cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà trong

hai năm 2013-2014

Đơn vị tính : Đồng

Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/ 2013 Chênh lệch

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ lệ

Tỷ trọng

(%)

Tài sản 14.983.198.

309

100 20.593.474.0

84

100 (5.610.275.775

)

(27,24) 0

Tài sản ngắn

hạn 10.694.511.

033

71,38 12.054.120.5

54

58,53 (1.359.609.521

)

(11,28) 12,85

Tài sản

dài hạn 4.288.687.2

76

28,62 8.593.353.53

0

41,47 (4.250.666.254

)

(49,78) (12,85)

Nguồn vốn 14.983.198.

309

100 20.593.474.0

84

100 (5.610.275.775

)

(27,24) 0

Nợ

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

1

Page 56: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

phải trả 12.536.222.

762

83,67 17.724.05047

6

86,07 (5.187.827.714

)

(29,27) (2,4)

Vốn chủ

sở hữu

2.446.975.5

47

16,33 2.869.423.60

8

13,93 (422.448.061) (14,72) 2,4

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

2

Page 57: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Qua hai bảng phân tích ta thấy trong hai năm gần đây tình hình tài

chính của Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà có những thay đổi

không mấy lạc quan. Cụ thể công ty Bắc Hà đã thu hẹp quy mô sản xuất kinh

doanh từ 20.593.474.084 đồng xuống còn 14.983.198.309 đồng. Cơ cấu tài

sản và nguồn vốn cũng có sự thay đổi theo xu hướng giảm TSDH trong cơ

cấu tài sản từ 41.47% xuống 28.62% và tỷ trọng NPT trong cơ cấu nguồn

vốn cũng giảm 2.4% trong hai năm. Từ những thay đổi đó làm cho Doanh thu

bán hàng và cung cấp dịch vụ trong hai năm vừa qua cũng có dấu hiệu giảm

sút. Năm 2013 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 14.780.448.093

đồng nhưng tới năm 2014 chỉ tiêu này giảm còn 13.709.749.090 đồng, cho

thấy những thay đổi trong việc thu hẹp quy mô sản xuất là chưa thật sự hợp

lý. Thu nhập bình quân người lao động được đánh giá là vẫn còn rất thấp và

vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng.

Để đánh giá cụ thể hơn tình hình tài chính của Bắc Hà hai năm vừa qua

ta đi xem xét một số chỉ tiêu tài chính sau:

Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty

Chỉ tiêu Năm 2014Năm

2013Chênh lệch

1.Tỷ suất GVHB/ DTT 83,19% 66,48% 16,71%

2.Tỷ suất CPQLKD/ DTT 16,98% 31,58% (14,6%)

3.Tỷ suất LN ròng 0,034% 0,050% (0,016%)

4.Tỷ suất LN thuần từHĐKD/(DTT+DTTC) 0,044% 0,066% (0,022%)

5.Tỷ suất LN HĐTC/ DTTC 100% (545,79%) 645,79%

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

1

Page 58: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Qua hai bảng phân tích ta thấy LNST năm 2014 là 4.700.769 đồng so

với năm 2013 đã giảm 2.652.304 đồng, tương ứng mức giảm 36,07%, quy mô

kinh doanh của doanh nghiệp giảm kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm là điều

bình thường. Bên cạnh đó tỷ suất LN ròng năm 2013 là 0,05%, năm 2014

cũng giảm còn 0,034%.Đây là một dấu hiệu không tốt, cho thấy nhiều hạn chế

trong công tác quản trị của công ty.

Đi sâu phân tích ta thấy:

Về hoạt động kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh năm 2013 là 0,066%, tới năm 2014 tỷ suất này giảm còn 0,044%.Điều

này thể hiện những khó khăn, hạn chế của công ty trong việc nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh trong năm 2014.

Năm 2014, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhẹ ở mức

giảm1.070.699.000 đồng ( ứng với giảm 7,24%) so với năm 2013. Trong khi

đó giá vốn hàng bán tăng từ 9.826.727.292 đồng lên 11.404.724.884 đồng,

hay tăng 16,06%, GVHB tăng trong khi DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ

giảm là nguyên nhân làm cho lợi nhuận gộp giảm và tỷ suất GVHB/ DTT

tăng16,71%so với năm 2013. GVHB tăng do chi phí nguyên vật liệu tăng,

cũng như công ty chưa có chính sách quản lý tốt nguyên vật liệu đầu vào…

Công tác quản lý chi phí ngoài giá vốn:

Chi phí quản lý kinh doanh của công ty năm 2014 giảm 2.339.178.250

đồng ứng với mức giảm 50,12% so với năm 2013.Công ty đã chủ động tăng

cường sự quản lý các yếu tố đầu vào trong sản xuất và kiểm soát chặt chẽ quy

trình nhập khẩu máy móc, bảo quản và vận chuyển tới các đơn vị khách hàng.

Tỷ suất CP QLDN/ DTT giảm 14,6% cho thấy dấu hiệu tốt trong việc quản

lý chi phí này.

Hoạt động tài chính:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

1

Page 59: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2014 giảm từ

50.666.428 đồng xuống còn 29.249.055, ứng với mức giảm 42,27% .Trong

khi đó chi phí tài chính giảm hẳn, công ty không còn phải trả chi phí tài chính

nữa làm cho tỷ suất lợi nhuận HĐTC / DTTC tăng đáng kể (645,79%).Cho

thấy hoạt động đàu tư tài chính của công ty thời gian qua có những chuyển

biến lớn, để góp phần thu thêm lợi nhuận cho công ty. Nhưng mức tăng quá

lớn của tỷ suất này trong thời gian ngắn cũng tiềm ẩn những bất lợi, công ty

cần có những chiến lược đầu tư mới, phù hợp hơn.

Hoạt động khác: Công ty không phát sinh các chi phí khác và thu nhập

khác, không có những khoản thu bất thường như các công ty khác để gia tăng

lợi nhuận, công ty cần chú ý đánh giá lại TSCĐ và những TS cần thanh lý

giúp công ty thu hồi vốn kịp thời và có thể tạo ra thêm nguồn thu để gia tăng

lợi nhuận một cách hợp lý.

Tóm lại trong năm 2014 công ty đã thu hẹp quy mô kinh doanh làm giảm

doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nhưng GVHB lại tăng ở mức đáng xem

xét so với năm 2013, cho thấy nhiều bất cập trong chính sách quản lý bán hàng

của doanh nghiệp, tình hình tài chính công ty chưa tốt, cần có nhiều thay đổi

trong thời gian tới để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả hơn.

2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần đầu tư và

công nghệ Bắc Hà thời gian qua

2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty.

2.2.1.1Tình hình vốn kinh doanh của công ty

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

2

Page 60: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

1

Page 61: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty

Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU

31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch

Số tiềnTỉ trọng

(%)Số tiền

Tỉ trọng

(%)Số tiền

Tỉ trọng

(%)Tỉ lệ (%)

TÀI SẢN 14.983.198.309 100% 20.593.474.084 100% (5.610.275.775) 0% (27,24%)

A.Tài sản ngắn hạn 10.694.511.033 71,38% 12.054.120.554 58,53% (1.359.609.521) 12,85% (11,28%)

I.Tiền và các khoản

tương đương tiền4.056.271.974 37,93% 3.126.866.566 25,94% 929.405.408 11,99% 29,72%

II. Đầu tư tài chính

ngắn hạn0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

III. Các khoản phải

thu ngắn hạn5.229.612.323 48,90% 7.096.910.233 58,88% (1.867.297.910) (9,98%) (26,31%)

IV. Hàng tồn kho 534.518.571 5,00% 653.832.857 5,42% (119.314.286) (0,42%) (18,25%)

V. TSNH khác 874.108.165 8,17% 1.176.510.908 9,76% (302.402.743) (1,59%) (25,70%)

B. Tài sản dài hạn 4.288.687.276 28,62% 8.539.353.530 41,47% (4.250.666.254) (12,85%) (49,78%)

I. Tài sản cố định 3.949.818.174 92,10% 4.149.818.178 48,60% (200.000.004) 43,5% (4,82%)

II. Bất động sản đầu

tư0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

III. Các khoản đầu

tư tài chính dài hạn0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

IV. TSDH khác 338.869.102 7,90% 4.389.535.352 51,40% (4.050.666.250) (43,5%) (92,28%)

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

2

Page 62: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

3

Page 63: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

4

Page 64: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Qua bảng phân tích ta thấy vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong năm

2014 có sự biến động cả về quy mô và cơ cấu :

Tại thời điểm đầu năm 2014 số vốn kinh doanh mà công ty đã huy động

vào sản xuất kinh doanh là 20.593.474.084 đồngvà tại thời điểm cuối năm là

14.983.198.309 đồng, giảm đi 5.610.275.775 đồng ứng với 27,24% cho thấy

trong năm 2014, công ty đã thu hẹp hoạt động SXKD. VKD giảm là do cả

TSNH và TSDH lại giảm. Cụ thể là so với đầu năm :

TSNN cuối năm là 2014 là 10.694.511.033đồng chiếm tỷ trọng 71,38%

trong khi đó cuối năm 2013 là 12.054.120.554 đồng chiếm tỷ trọng 58,53%.

So với cuối năm 2013 TSNN giảm 1.359.609.521 đồng, tương ứng giảm

11,28%. TSNN giảm là do 2 nguyên nhân chủ yếu : các khoản phải thu ngắn

hạn giảm từ 7.096.910.223 đồng xuống 5.229.612.323 đồng ứng với số mức

giảm là 1.867.297.910 đồng ( 26,31%) và TSNH khác giảm từ 1.176.510.908

đồng xuống còn874.108.165 đồng ứng với mức giảm là 302.402.743 đồng

(25,70%). Mặc dù trong năm công ty có tăng một lượng tiền và tương đương

tiền, tăng 929.405.408 đồng, nhưng không ảnh hưởng nhiều quy mô vốn của

công ty. Việc giảm các khoản phải thu chứng tỏ công ty đang thực hiện tốt

chính sách thu hồi các khoản phải thu tránh tình trạng ứ đọng vốn cũng như

không thu hồi được các khoản phải thu.

TSDH giảm từ 8.539.353.530 đồng xuống còn 4.288.687.276 đồng

tương ứng vớimức giảm là 4.250.666.254 đồng và tỉ lệ giảm 49,78%.

Nguyên nhân là do TSCĐ và TSDH khác giảm mạnh. Cụ thể là đầu năm

2014 TSCĐ đạt 4.149.818.178 đồng nhưng cuối năm chỉ đạt 3.949.818.174

giảm 200.000.004 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,82%. Bên cạnh đó

TSDH khác của công ty giảm mạnh ở mức từ 4.389.535.352 đồng xuống còn

338.869.102 đồng, tương ứng giảm 92,28% ở thời điểm cuối năm.Công ty

tiến hành thu hồi một khoản kí cược, kí quỹ dài hạn và giá trị khấu hao tài sản

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

5

Page 65: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

cố định trong năm tăng nên làm cho TSDH giảm mạnh.

Do những thay đổi trên cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi. Trong tổng

tài sản, tỷ trọng TSNH tăng từ 58,53% lên 71,38 %, tăng 12,85% và tỷ trọng

TSDH giảm một lượng tương ứng. Như vậy, tại cả thời điểm đầu năm và cuối

năm, TSNH đều chiếm tỷ trọng lớn, nguyên nhân là các khoản phải thu ngắn

hạn và lượng tiền, tương đương tiền của công ty có giá trị tương đối lớn

Tóm lại : Qua phân tích sự biến động về cơ cấu vốn trong năm 2014 so

với năm 2013 ta thấy quy mô vốncủa công ty đãgiảm đi ( chủ yếu là do tài sản

dài hạn giảm) cho thấy công ty đang thu hẹp sản xuất kinh doanh. Một điểm

tích cực được ghi nhận là các khoản phải thu đã giảm xuống trong năm 2014

cho thấy công ty đang bước đầu thực hiện tốt công tác quản lí và thu hồi nợ

để hạn chế rủi ro.Song việc hàng tồn kho trong năm 2014vẫn còn rất đáng

quan tâm, công ty cần phải có các chính sách tích cực hơn trong việc tiêu thụ

hàng tồn kho.

2.2.1.2.Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

6

Page 66: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty

Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU

31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch

Số tiềnTỉ trọng

(%)Số tiền

Tỉ trọng

(%)Số tiền

Tỉ

trọng

(%)

Tỉ lệ (%)

Nguồn Vốn 14.983.198.309 100% 20.593.474.084 100% (5.610.275.775) 0 (27.24%)

A.Nợ phải trả 12.536.222.762 83,67% 17.724.050.476 86,07% (5.187.827.714) (2,4%) (29,27%)

I.Nợ ngắn hạn 12.536.222.762 100% 17.724.050.476 100% (5.187.827.714) 0 (29,27%)

1.Vay ngắn hạn 2.095.359.907 16,71% 4.074.398.672 22,99% (1.979.038.765) (6,28%) (48,57%)

2.Phải trả cho người bán 2.670.553.078 21,30% 5.555.518.047 31,35% (2.884.964.969)(10,05%

)(5,19%)

3.Người mua trả tiền trước 7.733.000.000 61,69% 8.079.296.000 45,58% (346.296.000) 16,11% (4,29%)

4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 16.740.181 0,13% 14.837.757 0,08% 1.902.424 0,05% 12,82%

5.Phải trả người lao động 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

6.Chi phí phải trả 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

7.Các khoản phải trả ngắn hạn khác 20.569.569 0,17% 0 0,00% 20.569.569 0,17% _

II Nợ dài hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

B. Vốn chủ sở hữu 2.446.975.547 16.33% 2.869.423.608 13,93% (422.448.061) 2,4% (14,72%)

I.Vốn chủ sở hữu 2.446.975.547 100% 2.869.423.608 100% (422.448.061) 0,00% (14,72%)

1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.375.842.624 97,09% 2.800.000.000 97,58% (424.157.376) (0,49%) (15,15%)

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

7

Page 67: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

3. Vốn khác của chủ sở hữu 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

5.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

7.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 71.132.923 2,91% 69.423.608 2,42% 1.709.315 0,49% 2,46%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2013 - 2014)

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

8

Page 68: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Từ bảng phân tích 2.5 ta thấy, cuối năm 2014 so với đầu năm, nguồn vốn

của công ty giảm đi 5.610.275.775 đồng ứng với giảm 27,24% tương ứng với

mức giảm của tài sản. Công ty giảm quy mô nguồn vốn, thu hẹp hoạt động

sản xuất kinh doanh.Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của công ty

đang giảm sút.

Nguyên nhân nguồn vốn giảm chủ yếu là do NPT giảm và một phần VCSH

giảm xuống. Cụ thể :

Cuối năm2014 NPT từ 17.724.050.476 đồng giảm xuống còn

12.536.222.762 đồng, mức giảm 5.187.827.714 đồng ứng với giảm 29,27%.

Bên cạnh đó VCSH cũng giảm từ 2.869.423.608 đồng xuống 2.446.975.547

đồng, ứng với mức giảm là 422.448.061 đồng hay giảm 14,72%. Do vậy làm

cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi nhỏ. Tỉ trọng NPT trong tổng nguồn vốn

giảm 2,4% từ 86,07% xuống 83,67%, làm cho tỉ trọng VCSH cũng tăng lên

một lượng tương ứng. Cả đầu năm và cuối năm, NPT đều chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng nguồn vốn cho thấy sự tự chủ của công ty không cao, bên cạnh đó

công ty đang thực hiện thu hẹp quy mô kinh doanh cùng với việc giảm các

khoản vay ngắn hạn. Điều này giúp công ty tiết kiệm được một khoản chi phí,

tuy nhiên tiềm ẩn những rủi ro và hạn chế cơ hội vận dụng đòn bẩy tài chính ,

do đó công ty cũng cần phải có các chính sách vay nợ phù hợp hơn.Đi sâu

phân tích ta thấy :

+ Nợ phải trả tại thời điểm cuối năm là 12.536.222.762 đồng trong đó nợ

ngắn hạn chiếm toàn bộ 100 %, công ty không có nợ dài hạn.

Trong nợ ngắn hạn thì khoản người mua trả tiền trước chiếm tỉ trọng lớn nhất

là 61,69% , sau đó là các khoản phải trả cho người bán với tỉ trọng 21,30% và

một phần vay ngắn hạn chiếm 16,71%. Điều này cho thấy công ty tập chung

chiếm dụng vốn từ người mua và người bán, đây là một khoản vốn mà chi phí

sử dụng không cao , công ty không phải trả lãi nhất là trong điều kiện lãi suất

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

9

Page 69: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

vay ngắn hạn thị trường đang tăng cao thì đây là một nguồn vồn tích cực cần

được khai thác giúp công ty tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, giảm áp lực thanh

toán lãi định kì.

+Vốn chủ sở hữu cuối năm đạt 2.446.975.547 đồng giảm 422.448.061

đồng, tương ứng giảm 14,72% so với đầu năm. Sự thay đổi về vốn chủ sở hữu

này là do vốn đầu tư của chủ sở hữu trong công ty bị giảm 424.157.376 đồng,

ứng với mức giảm 15,15% mặc dù lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng

nhưng thấp hơn so với độ giảm của vốn đầu tư của chủ sở hữu, làm cho

VCSH giảm.Tỷ trọng các khoản mục trong VCSH cũng không thay đổi nhiều,

khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu vẫn chiếm một tỷ trọng lớn nhất ở mức

97,09% vào thời điểm cuối năm.

Chính sách tài trợ của công ty

Chúng ta sẽ xem xét chính sách tài trợ của công ty qua bảng phân tích sau:

Bảng 2.6: Hoạt động tài trợ của công ty

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Ngày 31/12/2014 Ngày 31/12/2013

1. Tài sản ngắn hạn 10.694.511.033 12.054.120.554

2. Nợ ngắn hạn 12.536.222.762 17.724.050.476

3. Tài sản dài hạn 4.288.687.276 8.539.353.530

4. Nguồn vốn dài hạn

= Nợ dài hạn + VCSH2.446.975.547 2.869.423.608

5. Nguồn VLĐ thường xuyên

= (1) - (2) = (4) – (3)(1.841.711.729) (5.669.929.922)

(Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán năm 2014)

Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy cả đầu năm và cuối năm công ty đều

áp dụng một chính sách tài trợ không an toàn,công ty đang sử dụng một phần

nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, cụ thể là 5.669.929.922

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

10

Page 70: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

đồng ở thời điểm đầu năm và 1.841.711.729 đồng tại thời điểm cuối năm.Xét

về ngắn hạn, điều này giúp công ty tiết kiệm được một khoản chi phí sử dụng

vốn, tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu. Nhưng về lâu dài chính sách tài trợ này

tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể làm tình hình tài chính của công ty mất cân

bằngvà không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi tới hạn, ảnh hưởng

tới khả năng thanh toán và uy tín của công ty. Công ty nên điều chỉnh lại

chính sách tài trợ theo hướng an toàn hơn trong giai đoạn tiếp theo.

2.2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư và

công nghệ Bắc Hà

2.2.2.1 Thực trạng quản trị vốn lưu động

Vốn lưu động là một bộ phận rất quan trọng trong vốn kinh doanh của

các doanh nghiệp nói chung và với Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc

Hà nói riêng. Đặc biệt VLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu VKD của công ty

Bắc Hà, đây lại là loại vốn có tốc độ luân chuyển nhanh trong năm góp phần

tạo ra doanh thu cũng như kết quả kinh doanh cho công ty.Vì vậy quản trị

VLĐ là một yêu cầu cần thiết với Bắc Hà.

Chúng ta xem xét sự biến động về quy mô và cơ cấu VLĐ của công ty

được qua bảng sau:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

11

Page 71: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Bảng 2.7 Cơ cấu và sự biến động vốn lưu động của công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà

Đơn vị : Đồng

CHỈ TIÊU

31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch

Số tiềnTỉ trọng

(%)Số tiền

Tỉ trọng

(%)Số tiền

Tỉ trọng

(%)Tỉ lệ (%)

A.Tài sản ngắn hạn 10.694.511.033 71,38% 12.054.120.554 58,53% (1.359.609.521) 12,85% (11,28%)

I.Tiền và các khoản tương đương tiền 4.056.271.974 37,93% 3.126.866.566 25,94% 929.405.408 11,99% 29,72%

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 5.229.612.323 48,90% 7.096.910.233 58,88% (1.867.297.910) (9,98%) (26,31%)

1.Phải thu của khách hàng 2.660.600.000 50,88% 5.596.900.000 78,86% (2.936.300.000) (27,98%) (52,46%)

2.Trả trước cho người bán 2.557.540.101 48,90% 1.488.538.001 20,97% 1.069.002.100 27,93% 71,82%

3.Các khoản phải thu khác 11.472.222 0,22% 11.472.222 0,17% 0 0,05% 0,00%

IV. Hàng tồn kho 534.518.571 5,00% 653.832.857 5,42% (119.314.286) (0,42%) (18,25%)

1.Hàng tồn kho 534.518.571 100% 653.832.857 100% (119.314.286) 0,00% (18,25%)

2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

V. TSNH khác 874.108.165 8,17% 1.176.510.908 9,76% (302.402.743) (1,59%) (25,70%)

1.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 96.146.082 11,00% 397.184.086 33,76% (301.038.004) (22,76%) (75,79%)

2.Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 1.107.575 0,13% 2.472.314 0,21% (1.364.739) (0,08%) (55,20%)

4.Tài sản ngắn hạn khác. 776.854.508 88,87% 776.854.508 66,03% 0 22,84% 0,00%

(Nguồn Báo cáo tài chính công ty năm 2014)

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

12

Page 72: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Từ bảng 2.7 ta thấy vốn lưu động của công ty Bắc Hà trong năm

2014giảm từ 12.054.120.554 đồng xuống 10.694.511.033 đồng, tương ứng

giảm 1.359.609.521đồng ứng với 11,28 % so với năm 2013.Vốn lưu động

tăng chủ yếu là docác khoản phải thu chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong vốn

lưu động lại có sự giảm đáng kểvà một phần tài sản ngắn hạn giảm, chính là

thuế và các khoản phải khác phải thu Nhà nước giảm.Cụ thể:

Quy mô vốn bằng tiền cuối năm là 4.056.271.974 đồng, so với đầu năm

đã tăng 929.405.408đồng (29,72%). Nguyên nhân chủ yếu là do về cuối năm

doanh nghiệp phải thanh toán các khoản chi phí lãi vay ít hơn so với đầu năm,

nguyên nhân chính là do các khoản vay nợ của công ty giảm,dẫn tới việc tiền gửi

ngân hàng tăng đáng kể. Như vậy, trong năm vốn bằng tiền của công ty đã tăng

1 lượng tương đối lớn so với đầu năm, chứng tỏ khả năng thanh toán thường

xuyên của công ty tốt hơn so với đầu năm. Điều này tốt cho doanh nghiệp vì vốn

bằng tiền là loại vốn dễ thanh khoản. Đặc biệt tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng

VLĐ tương đối lớn ở mức 37,93% tại thời điểm cuối năm.

Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm là 5.229.612.323đồng, giảm

1.867.297.910 đồng ứng với 26,31%.so với thời điểm đầu năm, tuy nhiên các

khoản này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong VLĐ khoảng 48,9% tại thời

điểm cuối năm.Việc giảm các khoản phải thu chủ yếu là do phải thu của

khách hàng giảm (2.936.300.000 đồng ứng với tỷ lệ giảm 52,46 %). Điều này

bắt nguồn từ việc thay đổi chính sách bán hàng của Công ty. Trong năm chính

sách bán hàng của Công ty có sự dao động khá lớn đó là việc chủ động thu

hẹp thời hạn các khoản nợ từ khách hàng, điều này tuy có làm giảm doanh thu

của công ty nhưng bù lại việc bị chiếm dụng vốn từ khách hàng đã giảm đi rất

nhiều. Ngoài ra, Công ty cũng đẩy nhanh việc thanh toán trước cho nhà cung

cấp, thể hiện ở khoản trả trước cho người bán tăng từ 1.488.538.001 đồng lên

2.557.540.101 đồng, tương ứng tăng 71,82% nhằm nâng cao uy tín, đảm bảo

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

13

Page 73: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

mua đủ nguyên vật liệu, từ đó tăng cường sự tín nhiệm từ các khách hàng.

Trong năm công ty cũng quản lý tốt các khoản nợ của mình và đã không trích

dự phòng nợ khó đòi, đây là hướng đi tốt của công ty trong năm 2014.

Hàng tồn kho của công ty và thời điểm cuối năm 2014 là 534.518.571

đồng giảm 119.314.286 đồng so với đầu năm 2013, ứng với mức giảm

18,25%.Tỉ trọng hàng tồn kho của công ty trong năm giảm nhẹ 0,42% và vẫn

chiếm tỉ trọng nhỏ trong vốn lưu động của công ty dao động khoảng hơn

5,00%.Việc giảm hàng tồn kho xuất phát từnguyên nhân:

- Công ty chủ động giảm hoàn toàn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang từ

119.314.286 đồng về 0 (nguồn Thuyết Minh báo cáo tài chính công ty năm

2014) .Việc này sẽ giúp cho công ty có nhiều lợi thế khi chi phí tồn kho sẽ giảm

đi trong thị trường đang còn hạn hẹn. Đây có thể được đánh giá là hướng đi

đúng đắn của công ty, lượng hàng tồn kho tuy chưa giảm đi nhiều nhưng đã giúp

công ty giảm chi phí lưu kho lại vừa có cơ hội quay vòng vốn nhanh.

Tài sản ngắn hạn khác (tài sản lưu động khác) của công ty chiếm tỉ

trọng tương đối đáng kể trong vốn lưu động, nhưng trong năm cũng có những

biến động, cụ thể vào cuối năm 2013 tài sản lưu động khác đạt 1.176.510.908

đồng , cuối năm 2014 tài sản ngắn hạn khác giảm còn 874.108.165 đồng so

với đầu năm, tương ứng với mức giảm 25,7%.Việc giảm tài sản lưu động

khác chủ yếu là do thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và một phần thuế và các

khoản phải thu Nhà nước trong năm giảm xuống.

Trên đây là những phân tích sơ lược về tình hình vốn lưu động của Công

ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà.Để có những đánh giá đúng đắn và sát

thực, cần phải đi sâu phân tích tình hình thực tế của từng khoản VLĐ như sau:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

14

Page 74: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán

Bảng 2.8 Cơ cấu và sự biến động vốn bằng tiền của công ty năm 2014

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch

Số tiềnTỷ trọng

(%)Số tiền

Tỷ trọng

(%)Số tiền

Tỷ trọng

(%)Tỉ lệ (%)

Tiền 4.056.271.974 100,00% 3.126.866.566 100,00% 929.405.408 0,00% 29,72%

1. Tiền mặt 1.825.309.266 45% 2.543.917.425 81,36% (718.608.159) (36,36%) (28,25%)

2. Tiền gửi NH 2.230.962.708 55% 582.949.141 18,64% 1.648.013.567 36,36% 282,70%

(Nguồn: Tổng hợp từ thuyết minh báo cáo tài chính năm 2014)

Từ bảng cơ cấu vốn lưu động đã phân tích ở trên, ta thấy tại thời điểm

cuối năm, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 37,93% trong tổng vốn

lưu động, đây được xem là một tỷ lệ khá cao. So với đầu năm, khoản mục này

đã tăng lên từ 3.126.866.566 đồng lên 4.056.271.974 đồng ứng với mức tăng

là 929.405.409 đồng và tỷ lệ tăng là 27,92%.

Vốn bằng tiền tăng là do tiền gửi ngân hàng tăng mạnh trong khi tiền mặt

lại giảm xuống. Cụ thể là tiền gửi ngân hàng tăng từ 582.949.141 đồng lên

2.230.962.708 đồng ứng với mức tăng là 1.648.013.567 đồng và tỷ lệ tăng là

282,70%. Tiền mặt giảm từ 2.543.917.425 đồng xuống 1.825.309.266 đồng,

như vậy đã giảm xuống 718.608.159 đồng (28,25%). Do vậy, làm thay đổi về

cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền. Tại thời điểm đâu năm, tỉ trọng tiền

mặt là 81,36% và tiền gửi ngân hàng là 18,64%. Nhưng đến cuối năm tiền mặt

chỉ chiếm 45% và tiền gửi ngân hàng chiếm 55%. Tại đầu năm và cuối năm,

tiền mặt đều chiếm tỉ trọng khá lớn trong khoản mục tiền. Sự biến động như

vậy bắt nguồn từ việc trong năm 2014 công ty đã thu hồi một lượng lớn các

khoản phải thu. Tiền mặt tăng lên mạnh cho thấy nỗ lực của công ty trong việc

đảm bảo khả năng thanh toán tức thời khi đến hạn, đồng thời nhằm đảm bảo uy

tín của công ty, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh trong tương lai.Nhưng nếu

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

15

Page 75: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

lượng tiền mặt được dự trữ quá lớn dễ dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn, ảnh

hưởng đến các lợi ích tài chính. Do vậy, công ty cũng cần xem xét để xác định

một mức tiền mặt hợp lí sao cho vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa tối

thiểu hóa rủi ro khi lượng tiền mặt được dự trữ quá lớn.

Để đánh giá hiệu quả hơn về tình hình sử dụng vốn bằng tiền, ta đi xem

xét các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty trong năm 2013,

2014 qua bảng 2.9

Bảng 2.9 Các hệ số khả năng thanh toán của công ty Cổ phần đầu tư và công

nghệ Bắc Hà

(đvt:đồng)

Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch Tỉ lệ %

I. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn(1):

(2)0,8530 0,6801 0,1729 25,42%

(1)Tài sản ngắn hạn10.694.511.03

3

12.054.120.55

4

(

1.359.609.5

21)

(11,2

8%)

(2)Nợ ngắn hạn12.536.222.76

2

17.724.050.47

6

(5.187.827.

714)(29,27%)

II. Hệ số khả năng thanh toán nhanh(1–3) :

(2)0,8105 0,6432 0,1673 26,01%

(1)Tài sản ngắn hạn10.694.511.03

3

12.054.120.55

4

(

1.359.609.5

21)

(11,2

8%)

(3)Hàng tồn kho 534.518.571 653.832.857 (119.314.286) (18,25%)

(2)Nợ ngắn hạn12.536.222.76

2

17.724.050.47

6

(5.187.827.

714)(29,27%)

III. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (4):

(2)0,3236 0,1764 0,1472 83,45%

(4)Tiền và các khoản tương đương tiền 4.056.271.9743.126.866.566 %

(2)Nợ ngắn hạn12.536.222.76

2

17.724.050.47

6

(5.187.827.

714)(29,27%)

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

16

Page 76: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch Tỉ lệ

1. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (5) :

(6)- 1,03 (1,03) (100%)

(5)EBIT 6.056.508 337.001.226 (330.944.718) (98,20%)

(6)Lãi vay phải trả 0 327.197.129 (327.197.129) (100%)

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2014)

Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty trong năm vừa qua không

thật an toàn, các hệ số thanh toán còn khá thấp và có xu hướng giảm mạnh ở

hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Cụ thể:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tại thời điểm đầu năm

là 0,6801 lần, về cuối năm hệ số này tăng nhẹ lên 0,8530 lần, tương ứng tăng

25,42%. Hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng có xu hướng tăng 0,1673 lần,

tương ứng tăng 26,01%. Đặc biệt hệ số khả năng thanh toán tức thời dù chưa

cao nhưng trong năm đã có thay đổi rõ rệt, tăng từ 0,1764 lần lên 0,3236 lần,

tăng hơn 83%, còn hệ số thanh toán lãi vay lại giảm hoàn toàn.

Trong các hệ số đầu về khả năng thanh toán của Công ty, chỉ có duy nhất

hệ số khả năng thanh toán lãi vay là ở mức an toàn (>1) tại thời điểm đầu

năm, dù cuối năm hệ số này giảm mạnh do công ty giảm bớt một lượng lớn

các khoản vay ngắn hạn, thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó

hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh của

công ty đều không cao, đặc biệt là hệ số thanh toán tức thờicòn tương đối

thấp, chỉ khoảng 0,3 lần. Cả hai thời điểm cuối năm và đầu năm tổng tài sản

ngắn hạn đều không đảm bảo thanh toán đủ cho các khoản nợ ngắn hạn của

Công ty, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty thực sự có vấn đề.

Điều này chỉ ra rằng TSLĐ thực tế của Công ty có thể chuyển đổi nhanh

thành tiền để chi trả các khoản nợ còn rất thấp, mức độ linh động của vốn lưu

động còn chưa cao. Công ty có thể mất khả năng thanh toán trong trường hợp

chủ nợ yêu cầu thanh toán nhanh hoặc thanh toán ngay lập tức cho các khoản

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

17

Page 77: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

nợ của mình. Khả năng thanh toán tức thời và thanh toán nợ ngắn hạn của

Công ty thấp là do trong năm 2014 công ty đã chủ động giảm quy mô tài sản

ngắn hạn (giảm 11,28%) , tuy nhiên trong năm quy mô nợ đã giảm đi là

29,27%,hàng tồn kho cũng giảm 18,25% . Có thể thấy tốc độ giảm của tài

sản ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của quy mô nợ nên trong năm 2014 các hệ

số thanh toán có xu hướng tăng nhẹ, dù vẫn ở mức chưa an toàn, nhưng đây

được coi là một dấu hiệu tốt trong nỗ lực tăng các hệ số khả năng thanh toán,

đảm bảo trả nợ đúng hạn và nâng cao uy tín của công ty.

Mặt khác nếu so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành và trung

bình ngành thì khả năng thanh toán hiện thời của công ty thấp. Nguyên nhân là

do đặc điểm yêu cầu ngành cần phải áp dụng nhiều khoa học kĩ thuật, các nhà

đầu tư trong ngành thường là các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nước ngoài.

Thêm vào đó trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài

kinh doanh trên thị trường Việt Nam trong lĩnh vực thiết bị y tế ngày càng

nhiều, chủ yếu sử dụng bằng vốn chủ sở hữu, tiềm lực tài chính mạnh làm cho

tỷ trọng nợ phải trả thấp làm cho hệ số thanh toán hiện thời cao.

Từ đó vấn đề đặt ra là công ty phải xác định nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt

một cách hợp lý nhất để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ nếu

không công ty sẽ bị các khoản nợ quá hạn, phải trả lãi vay cao hơn và nâng

cao uy tín, tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Các khoản phải thu

Khi thực hiên các hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất cứ công ty nào

cũng phải tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ. Đó là

nguồn gốc phát sinh ra các khoản phải thu. Để hiểu rõ hơn về thực trạng các

khoản phải thu của công ty như thế nào cũng như tình hình chiếm dụng vốn

của công ty ra sao ta đi xem xét và so sánh giữa các khoản phải thu và các

khoản phải trả từ đó có cái nhìn chi tiết hơn về chiến lược của công ty trong

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

18

Page 78: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

năm 2014 qua bảng phân tích 2.10 sau:

Bảng 2.10 Vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của Công ty cổ phần đầu tư

và công nghệ Bắc Hà

ĐVT: Đồng

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

19

Page 79: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch

Số tiền (đồng)Tỉ trọng

(%)Số tiền (đồng)

Tỉ trọng

(%)Số tiền (đồng)

Tỉ trọng

(%)Tỉ lệ (%)

I Các khoản phải trả 10.440.862.828 100% 13.649.651.804 100% (3.208.788.976) 0,00% (23,51%)

Phải trả cho người bán 2.670.553.078 25,58% 5.555.518.047 40,70% (2.884.964.969) (15,12%) (51,93%)

Người mua trả tiền

trước7.733.000.000 74,06% 8.079.296.000 59,19% (346.290.000) 14,87% (4,29%)

Thuế và các khoản phải

nộp NN16.740.181 0,16% 14.837.757 0,11% 1.902.424 0,05% 12,82%

Các khoản phải trả ngắn

hạn khác20.569.569 0,20% 0 0,00% 20.569.569 0,20% _

II Các khoản phải thu 5.229.612.323 100% 7.096.910.223 100% (1.867.297.900) 0,00% (26,31%)

Phải thu của khách hàng 2.660.600.000 50,88% 5.596.900.000 78,86% (2.936.300.000) (27,98%) (52,46%)

Trả trước cho người bán 2.557.540.101 48,90% 1.488.538.001 20,98% 1.069.002.100 27,92% 71,82

Các khoản phải thu khác 11.472.222 0,22% 11.472.222 0,16 0 0,06% 0,00%

Dự phòng PTNH khó

đòi0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

20

Page 80: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

III So sánh (I)-(II) 5.211.250.505 6.552.741.581 (1.341.491.076) (20,47%)

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2014 - 2013)

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

21

Page 81: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Qua bảng phân tích 2.10 ta thấy tại cả thời điểm đầu năm và cuối năm

2014 vốn chiếm dụng luôn lớn hơn nhiều so với lượng vốn bị chiếm dụng, cụ

thể cuối năm 2014 vốn chiếm dụng lớn hơn vốn bị chiếm dụng là

5.211.250.505 đồng. Sự chênh lệch này về cuối đã giảm 1.341.491.076 đồng

so với thời điểm đầu năm, tương ứng giảm 20,47%, cho thấy công ty đang

thực hiện chính sách tích cực trả nợ cho nhà cung cấp.Chi tiết:

Tại thời điểm cuối năm 2014, số vốn chiếm dụng được là

10.440.862.828 đồng giảm 3.208.788.976 đồng (23,51%), khoản vốn chiếm

dụng này giảm đi chủ yếu là do công ty chủ động trả nợ cho người bán, các

khoản chiếm dụng vốn giảm làm cho công ty mất đi một nguồn vốn giá rẻ

trong khi công ty vẫn phải đi vay với chi phí sử dụng vốn cao, tuy nhiên việc

giảm các khoản vốn chiếm dụng sẽ giúp công ty giảm bớt hệ số nợ, từ đó

giảm áp lực thanh toán.

Các khoản phải thu của khách hàng đầu năm 2014 là 7.096.910.223

đồng, đến cuối năm các khoản này giảm còn 5.229.612.323 đồng , tương ứng

với mức giảm 26,31%, so sánh con số này ở cả đầu năm và cuối năm với tổng

tài sản ngắn hạn của công ty cho thấy công ty đang bị chiếm dụng một khoản

vốn khá lớn, tuy nhiên nhìn vào kết quả cuối năm của các khoản phải thu

khách hàng ta có thể thấy công ty đang áp dụng chính sách bán chịu chặt chẽ

hơn cho khách hàng, giảm đáng kể số vốn phải thu từ khách hàng mua chịu,

từ đó từng bước nâng cao công tác quản trị vốn chiếm dụng hợp lý hơn.Để

thấy rõ hơn hiệu suất quản trị các khoản phải thu chúng ta sẽ đi so sánh một

số chỉ tiêu qua bảng sau:

Bảng 2.11 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu

Các chỉ tiêu tài chính Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch

1.Vòng quay các khoản phải thu 2,22 vòng 1,67 vòng 0,55 vòng

2.Kỳ thu tiền trung bình 162,16 ngày 215,57 ngày 53,41 ngày

Số vòng quay các khoản phải thu năm 2014 mặc dù không cao nhưng đã

tăng so với năm 2013. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

22

Page 82: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

phải thu. Kỳ thu tiền trung bình của công ty năm 2013 là 215,57 ngày, tới

năm 2014 đã giảm 53,41 ngày, còn 162,16 ngày. Số vòng thu hồi nợ càng

tăng và kỳ thu tiền trung bình càng giảm thì thời hạn thu hồi nợ càng nhanh.

Đây là kết quả của chính sách bán hàng chặt chẽ hơn mà công ty áp dụng năm

vừa rồi.Việc thực hiện chính sách này có thể làm mất đi một số khách hàng

của công ty nhưng bù lại giảm thiểu cho Công ty một số rủi ro nếu như các

khoản phải thu trở thành nợ khó đòi và đó là lý do tại sao công ty Bắc Hà

không trích dự phòng nợ khó đòi trong năm 2013 và 2014. Vì vậy quản trị tốt

các khoản bán chịu, duy trì việc bán chịu ở mức hợp lý sẽ là cách tốt nhất để

Công ty có thể phát huy tối đa được các lợi thế của việc bán chịu mà không

gặp phải các rủi ro đáng tiếc.

Tình hình quản lý hàng tồn kho

Với mỗi quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho hoạt động

kinh doanh thì việc dự trữ và quản lý hàng hoá, nguyên vật liệu là những bước

nệm cần thiết đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi Công ty diễn

ra bình thường và liên tục. Tình hình quản lý hàng hóa tồn kho của công ty Cổ

phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà sẽ được phản ánh qua bảng phân tích sau:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

23

Page 83: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Bảng 2.12 a. Cơ cấu Hàng tồn kho của công ty

Đơn vị tính : Đồng

Chỉ

tiêu

31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch

Số tiền

Tỷ

trọn

g (%)

Số tiền

Tỷ

trọn

g (%)

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

Tỷ lệ

(%)

1. NVL 503.090.

000

94,12

%

503.090.

000

76,94

%0

17,18

%0,00%

2.

CPSX

KDDD

00,00

%

119.314.

286

18,25

%

(119.314.2

86)

(18,25

%)

(100%

)

3. Hàng

Hóa

31.428.5

71

5,88

%

31.428.5

71

4,81

%0 1,07% 0,00%

Hàng

tồn

kho

534.518

.571100%

653.832

.857100%

(119.314.8

57)0,00%

(18,25

%)

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

24

Page 84: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Bảng 2.12b Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị hàng tồn kho của Công ty cổ phần đầu tư và công nghệBắc

Hà giai đoạn 2013-2014

ST

TChỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2013

Chênh lệch

Số tăng,

giảm

Tỷ lệ

(%)

1 Giá vốn hàng bán

Đồn

g

11.404.724.88

4

9.826.727.29

2 1.577.997.592 16,06%

2 Hàng tồn kho bình quân

Đồn

g 594.175.714 594.175.714 0 0,00%

3

Số vòng quay hàng tồn kho (3)=(1):

(2)

Vòn

g 19,19 16,54 2,65 16,02%

4

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

(4)=360:(3) Ngày 18,76 21,77 (3,01) (13,83%)

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

25

Page 85: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Từ bảng trên ta thấy : năm 2014, cơ cấu hàng tồn kho của công ty có

một số thay đổi rõ rệt, tỉ trọng khoản mục chi phí kinh doanh dở dang giảm

hoàn toàn, từ đó làm thay đổi tỷ trọng nguyên vật liệu trong cơ cấu hàng tồn

kho lên 94,12%, sự thay đổi này cho thấy công ty đã giải quyết được số hàng

nhập khẩu về lắp đặt thiết bị y tế dở dang còn dư ở năm trước, thu hồi được

một lượng vốn nhỏ, đảm bảo chất lượng hàng hóa không tồn kho lâu. Bên

cạnh đósố vòng quay hàng tồn kho tăng từ 16,54 vòng lên 19,19 vòng làm

cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm xuống 3 ngày còn 18,76 ngày/vòng.

Nguyên nhân do trong năm giá vốn hàng bán tăng lên nhưng hàng tồn kho lại

giảm đi một phần. Hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho của công ty

năm 2014 đã giảm so với năm 2013, nhưng do lượng hàng tồn kho vẫn còn

tương đối lớn,do đó hiệu quả trong công tác quản lý hàng tồn kho của công ty

là chưa cao do vậy công ty cần tích cực đẩy mạnh thêm tốc độ quản lý hàng

tồn kho, giới hạn mức dự trữ của hàng tồn kho ở mức tối ưu, nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh, tránh gây lãng phí chi phí tồn kho, gây ứ đọng và thất

thoát vốn, đồng thời tăng tính thanh khoản của tài sản để tăng khả năng thanh

toán tức thời.

Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

Để đánh giá xem công ty có hoạt động tốt hay không thì hiệu quả sử

dụng VLĐ là một chỉ tiêu quan trọng cần xem xét, hiệu quả sử dụng vốn lưu

động ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của mỗi công ty. Ta sẽ đi

xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đã phân tích ở trên tới hiệu quả sử dụng

VLĐ qua bảng:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

26

Page 86: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Bảng 2.13 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty cổ

phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà giai đoạn 2013- 2014

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013Chênh lệch

Số tăng, giảm Tỷ lệ %

1.Doanh thu thuần

( đồng)

13.709.749.09

0

14.780.448.09

3

(1.070.699.003

) (7,24%)

2.VLĐ bình quân

( đồng)

11.374.315.79

0

13.739.692.39

0

(2.365.376.600

)

(17,22%

)

3.Vòng quay VLĐ

(vòng) (1)/(2) 1,2053 1,0757 0,1296 12,05%

4.Kỳ luân chuyển

VLĐ (ngày) 360/(3) 298,68 334,67 (35,99)

(10,75%

)

5.Hàm lượng

VLĐ (2)/(1) 0,8297 0,9296 (0,0999)

(10,75%

)

6.Mức tiết kiệm

VLĐ (đồng) Vtk=13.709.749 .090

360(298,68-334,67)= -1.370.594.083

Qua bảng phân tích trên ta thấy vòng quay VLĐ năm 2014 là 1.205

vòng so với năm 2013 (1.0757 vòng) tăng 0.1296 vòng ứng với tỷ lệ 12,05%.

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ

thực hiện được trong một thời gian nhất định, thường là trong một năm. Như

vậy trong năm 2014 vốn lưu động luân chuyển được hơn 1,2 vòng. Có thể

thấy tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty năm vừa qua đã tăng lên nhưngvẫn

ở mức không cao.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm từ 334,67 xuống còn 298,68 ngày.

Như vậy công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn lưu động là:

VLĐTK = (13.709.749.090 / 360 ) x (298,68–334,67) = - 49.025.475.240 đồng

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

27

Page 87: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Trong năm 2013 hàm lượng vốn lưu động công ty cần để tạo ra 1 đồng

doanh thu thuần là 0,9296 đồng nhưng sang năm 2014, chỉ cần 0,8297 đồng

vốn lưu động, giảm đi 0,0999 đồng (tương đương với 10,75%), chỉ tiêu này

dù giảm đi ít nhưng đã chứng tỏ trong năm vừa qua, công ty đã quản trị vốn

lưu động khá tốt, cần phải tích cực phát huy hơn nữa.

Nhận xét chung về VLĐ, ta thấy hiệu quả quản trị VLĐ của công ty

trong năm 2014 đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực dù chưa đạt hiệu

quả cao rõ rệt, bên cạnh đó các hệ số khả năng thanh toán còn thấp so với các

doanh nghiệp trong ngành. Nguyên nhân là do công ty đang thực hiện chính

sách thu hẹp quy mô sản xuất và chính sách tài trợ mạo hiểm, không an toàn.

Tuy nhiên đáng ghi nhận trong công ty là trong năm 2014, công ty đã thực

hiện tốt công tác thu hồi các khoản phải thu nhằm sử dụng vốn tốt hơn và hạn

chế rủi ro do không thu hồi vốn. Vì vậy, trong năm sắp tới công ty cần điều

chỉnh cơ cấu VLĐ ,xây dựng chính sách bán hàng hợp lí nhằm nâng cao tốc

độ luân chuyển của vốn lưu động từ đó nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho

công ty.

2.2.2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định tại công ty Cổ phần đầu tư và công

nghệ Bắc Hà.

Cùng với quản trị VLĐ thì công tác quản trị VCĐ cũng được

Công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà chú trọng trong

năm vừa qua. Để xem xét rõ hơn thực trạng quản trị VCĐ của

công ty năm 2014 chúng ta sẽ đi phân tích bảng số liệu sau:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

28

Page 88: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Bảng 2.14 Tình hình quản trị vốn cố định công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà năm 2014

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch

Số

tiền(đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số

tiền(đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số

tiền(đồng)

Tỷ lệ

(%)

TSDH

4.288.687.2

76 100%

8.539.353.5

30 100

(4.250.666.

254)

(49,78

%)

I. Tài sản cố định

3.949.818.1

74 92,10%

4.149.818.1

78 48,60%

(200.000.00

4)

(4,82%

)

1.Nguyên giá

4.349.818.18

2 110,13%

4.349.818.18

2 104,82% 0 0,00%

2.Giá trị hao mòn lũy

kế

(400.000.008

) (10,13%)

(200.000

.004) (4,82%)

(200.000.004

) (100%)

3.Chi phí XDCB dở

dang 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

II.Bất động sản đầu

tư 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

III. Các khoản ĐTTC 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

29

Page 89: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

DH

IV. TSDH khác 338.869.102 7,90%

4.389.535.3

52 51,40%

(4.050.666.

250)

(92,28

%)

Phải thu dài hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

TSDH khác 338.869.102 100%

4.389.535.35

2 100%

(4.050.666.25

0)

(92,28

%)

Dự phòng phải thu dài

hạn khó đòi 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

30

Page 90: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Từ bảng phân tích ta thấy:

Năm 2013, VCĐ của DN đạt 8.539.353.530 đồng chiếm tỷ trọng

41,47% trong tổng VKD, tới năm 2014 thì VCĐ đã giảm đi

4.250.666.254đồng chỉ còn đạt 4.288.687.276 đồng, tương ứng với tỷ trọng

28,62% trong tổng VCĐ. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động của VCĐ trong

năm vừa qua là bởi DN đã thực hiện thu hẹp quy mô sản xuất, chú trọng gia

tăng tỷ trọng đầu tư vào TSNH, thực hiện thu hồi các TSDH khác có giá trị

lớn.

TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong VCĐ của công ty, cơ cấu

VCĐ trong công ty cũng rất đơn giản, chủ yếu là TSCĐ và một

phần TSDH khác.

Trong TSCĐ ta sẽ đi xem xét cơ cấu và sự biến động của TSCĐ hữu

hình và vô hình trong hai năm 2013 và 2014 qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1 Sự biến động quy mô và cơ cấu thành phần TSCĐ của công

ty Bắc Hà năm 2013, 2014

Đơn vị tính : Đồng

Cuối năm 2013 Cuối năm 2014

TSCĐ hữu hình 3581818178 3381818174

TSCĐ vô hình 568000000 568000000

250000000.000

750000000.000

1250000000.000

1750000000.000

2250000000.000

2750000000.000

3250000000.000

3750000000.000

4250000000.000

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

31

Page 91: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Qua biểu đồ và số liệu thu thập trong TMBCTC hai năm ta thấy TSCĐ

HH đầu năm đạt 3.581.818.178 đồng chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong

cơ cấu TSDH (86,31%) và có xu hướng thay đổi nhẹ về cuối năm (giảm

200.000.004 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 5,58%) và chủ yếu là phương tiện

vận tải truyền dẫn chiếm toàn bộ giá trị TSCĐHH , TSCĐ vô hình chỉ chiếm

một tỷ trọng nhỏ và không có sự thay đổi trong năm, cả đầu năm và cuối năm

TSCĐ vô hình đều đạt 568.000.000 đồng, chiếm khoảng hơn 10% trong cơ

cấu TSDH. TSCĐ không có nhiều biến động nguyên nhân là do tính chất đặc

điểm kinh doanh ngành nghề của công ty chủ yếu là kinh doanh thương mại

nên các khoản đầu tư cho TSDH cố định là rất ít, công ty luôn tập trung đầu

tư cho vốn lưu động, thể hiện ở các khoản mục tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ

trọng và độ lớn cao.Tuy nhiên để phát triển lâu dài, công ty cần có một lượng

TSCĐ nhất định, để đảm bảo duy trì ổn định và tận dụng được tối đa cơ hội

mở rộng kinh doanh.

Phần TSDH khác của công ty trong năm có những thay đổi rõ rệt về cả

quy mô và tỷ trọng trong cơ cấu TSDH.

Tại thời điểm đầu năm TSDH khác chiếm 4.389.535.352 đồng, tương

ứng với tỷ trọng 51,40%, nhưng đến cuối năm do công ty thu hồi một khoản

ký cược ký quỹ dài hạn gần 4 tỷ đồng nên TSDH khác chỉ đạt 338.869.102

đồng, ứng với 7,90% trong cơ cấu TSDH. Có thể thấy khoản mục TSDH khác

giảm mạnh cả quy mô lẫn tỷ trọng trong năm vừa qua, công ty chủ động thu

hồi khoản ký cược nhằm bổ xung vốn cho các dự án ngắn hạn và đảm bảo

thêm một lượng tiền sẵn có phục vụ cho các hoạt động thanh toán. Đây được

coi là một chiến lược quản trị khá an toàn và xác định rõ mục tiêu sử dụng

của phần TSDH tương đối lớn trong vốn cố định của công ty Cổ phần đầu tư

và công nghệ Bắc Hà.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

32

Page 92: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Trong những năm vừa qua nói chung và năm 2014 nói riêng công ty Cổ

phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà đều không mở rộng đầu tư tài sản là bất

động sản dài hạn hay các khoản đầu tư tài chính dài hạn nhằm giảm

thiểu rủi ro biến động giá và các ảnh hưởng phức tạp của thị trường tới kết

quả đầu tư, công ty chỉ chú trọng vào hoạt động kinh doanh chính thiết bị y tế

nhập khẩu, nhằm tạo dựng thương hiệu vững chắc, tin cậy. Tuy nhiên có thể

thấy Bắc Hà trong tương lai sẽ mở rộng thêm nhìu lĩnh vực đầu tư khác, và

khi đó cơ cấu vốn cố định của công ty cũng sẽ có nhiều thay đổi so với mô

hình bây giờ công ty đang áp dụng.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý và quản trị VCĐ tại DN, ta sẽ

phân tích thêm về tình hình khấu hao TSCĐ của DN trong năm qua.

Bảng 2.15 Tình hình khấu hao TSCĐ của công ty Bắc Hà giai đoạn 2013-

2014

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013Chênh lệch

Số tăng, giảm Tỷ lệ %

1.Nguyên giá

TSCĐ

4.349.818.18

2 4.349.818.182 0 0.00%

2.Giá trị hao mòn

lũy kế 400.000.008 200.000.004 200.000.004 100%

3.Hệ số hao mòn

(2:1) 0.092 0.046 0.046 100%

Giá trị còn lại

3.949.818.17

4 4.349.818.182 (200.000.004) (4.82%)

Từ bảng phân tích có thể thấy TSCĐ không có nhiều biến động trong

năm 2014. Nguyên giá TSCĐ trong năm là không thay đổi, hiện công ty đang

áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng do đó giá trị hao mòn trong

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

33

Page 93: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

năm có tăng lên 200.000.004 đồng, làm cho giá trị còn lại giảm tương ứng

200.000.004 đồng, tương ứng giảm 4,82%.

Do cơ cấu TSCĐ, đặc biệt là TSCĐ HH của công ty rất đơn giản, chỉ bao

gồm phương tiện vận tải truyền dẫn, nên ta không thể lập bảng phân tích so

sánh hệ số khấu hao giữa các khoản mục khác trong cơ cấu TSCĐ HH, nhưng

từ số liệu thu thập được trong thuyết minh báo cáo tài chính của công ty các

năm gần đây có thể thấy công ty có hệ số hao mòn TSCĐ HH không cao,

phương tiện vận tải, truyền dẫn được công ty đầu tư và bảo quản khá kỹ lưỡng

nên giá trị còn lại của TSCĐ HH này qua các năm biến động không nhiều, có

thể kết luận tình hình khấu hao của công ty các năm ở mức ổn định, không xuất

hiện dấu hiệu nào bất thường.

Trên đây là những phân tích khái quát về tình hình quản trị vốn cố định của

công ty trong thời gian qua, để biết được hiệu quả quản trị số vốn này của công

ty, ta đi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty qua bảng sau:

Bảng 2.16. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty cổ

phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà thời gian qua.

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013Chênh lệch

Số tăng (giảm) Tỷ lệ (%)

1.Doanh thu thuần

13.709.749.09

0

14.780.448.09

3

(1.070.699.003

) (7,24%)

2.Lợi nhuận sau

thuế 4.700.769 7.353.073 (2.652.304)

(36,07%

)

3.Số dư bình quân

VCĐ 6.414.020.403 6.811.995.896 (397.975.493) (5,84%)

4.Nguyên giá bình

quân TSCĐ 4.349.818.182 4.349.818.182 0 0,00%

I. Hiệu suất sử 2,1375 2,1698 (0,0323) (1,49%)

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

34

Page 94: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013Chênh lệch

Số tăng (giảm) Tỷ lệ (%)

dụng VCĐ (1/3)

II. Hàm lượng

VCĐ (3/1) 0,4678 0,4609 0,0069 1,50%

III. Hiệu suất sử

dụng TSCĐ(1/4) 3,1518 3,3980 (0,2462) (7,25%)

IV. Tỷ suất lợi

nhuận sau thuế/

VCĐ 0,0007 0,0011 (0,0004)

(36,36%

)

(Nguồn thu thập từ báo các tài chính công ty 2 năm 2013-

2014)

Từ bảng phân tích ta thấy :

Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2013 là 2,1698 có nghĩa là cứ 1 đồng VCĐ

thì có thể tạo ra được 2,1698đồng doanh thu thuần, năm 2014 hiệu suất này

giảm nhẹ còn 2,1375, nghĩa là 1 đồng vốn VCĐ trong năm vừa qua chỉ tạo ra

được 2,1375 đồng. Trong năm VCĐ bình quân của công ty giảm397.975.493

đồng với tỷ lệ 5,84% thì doanh thu thuần của công ty lại giảm khá nhiều, giảm

1.070.699.003 đồng, ứng với tỷ lệ7,24%, vì thế đã làm cho hiệu suất sử dụng

VCĐ giảm đi 0,0069 lần ứng với tỷ lệ giảm 1,49%. Điều này cho thấy hiệu

quả sử dụng vốn của công ty đang có dấu hiệu giảm sút.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Năm 2013, hiệu suất sử dụng TSCĐ bằng 3,3980 cho thấy một đồng

nguyên giá tài sản cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 3,3980

đồng doanh thu thuần. Tới năm 2014, chỉ tiêu này bằng 3,1518 cho thấy một

đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh trong năm tạo ra

3,1518 đồng DTT. Như vậy, so với năm 2013, hiệu suất sử dụng TSCĐ năm

2014 giảm 0,2462 lần ứng với tỉ lệ giảm7,25%. Nguyên nhân là do nguyên

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

35

Page 95: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

giá TSCĐ bình quân của công ty trong năm 2014 không thay đổi nhưng DTT

lại giảm so với năm 2013. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong năm của công ty có

giảm đi, dù chưa nghiêm trọng nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy công tác

quản trị và sử dụng VCĐ là chưa hợp lý.

Hàm lượng vốn cố định

Hàm lượng vốn cố định phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần

doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định. Hàm lượng VCĐ càng

thấp thì hiệu quả càng cao và ngược lại. Từ bảng trên ta thấy so với năm 2013

thì trong năm 2014 hàm lượng VCĐ đã tăng nhẹ từ 0,4609 lần lên 0,4678 lần

(tăng 1,5%) .cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định là chưa ổn định.

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ

Trong năm 2013, tỷ suất lợi nhuận sau thuế VCĐ là 0,0011 lần, đến

năm 2014 tỷ suất này giảm còn 0,0007 lần, ứng với tỷ lệ giảm 36,36%.Tỷ suất

lợi nhuận sau thuế VCĐ phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân sử

dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong những

năm gần đây tỷ suất này đều rất bé, công ty cần xem xét nâng cao khả năng

quản trị VCĐ của mình.

Hệ số hao mòn TSCĐ

Trong năm 2014 hệ số hao mòn TSCĐ có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể hệ số

này tăng từ 0,046 lần lên 0,092 lần, tương ứng với mức tăng 100%, nguyên

nhân là do trong năm nguyên giá TSCĐ của công ty không có sự tăng giảm

nào nhưng TSCĐ là phương tiện vận tải, truyền dẫn có thời hạn sử dụng và

chịu tác động của môi trường trong quá trình phục vụ hoạt động kinh doanh

nên hằng năm công ty vẫn thực hiện khấu hao một phần TSCĐ đó theo

phương pháp đường thẳng làm gia tăng giá trị hao mòn lũy kế và làm tăng hệ

số hao mòn TSCĐ.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

36

Page 96: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Nhìn chung năm 2014 là một năm tương đối khó khăn với

công ty khi thực hiện thu hẹp quy mô kinh doanh thương mại,

nhưng đây cũng được xem là chiến lược an toàn trước những

biến động phức tạp của tình hình kinh tế hiện nay, tuy nhiên

công ty cũng nên chú trọng, giám sát hiệu quả,công tác quản

trị sử dụng vốn thường xuyên để có những điều chỉnh kịp thời

trước những thay đổi không mong muốn từ bên ngoài và

chính từ trong bản thân công ty, nâng cao các hiệu suất sử

dụng vốn.

2.2.2.3 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần

đầu tư và công nghệ Bắc Hà

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Những phân tích trên đây là nhận định về VLĐ và VCĐ của công ty, qua

đó thể hiện chiến lược kinh doanh mà công ty đang thực hiện. Để nghiên cứu

kỹ hơn hiệu quả của chiến lược đó cũng như những hạn chế trong công tác

quản trị vốn kinh doanh năm vừa qua của công ty ta đi phân tích bảng sau:

Bảng 2.17 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà giai đoạn 2013-2014

      (Đơn vị tính:đồng)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013Chênh lệch

Số tăng, giảm Tỷ lệ

1.Doanh thu thuần (triệu đồng)

13.709.749.09

0

14.780.448.09

3 (1.070.699.003) %

2.VKD bình quân (triệu đồng)

17.788.336.19

7

20.551.688.28

6 (2.763.352.090) (13,45%)

3.Vòng quay VKD (1)/(2) 0,7707 0,7192 0,0515 7,17%

4.Kỳ luân chuyển VKD

360/(3) 467,11 500,56 (33,45) (6,68%)

5.Hàm lượng VKD (2)/(1) 1,2975 1,3905 (0.093) (6,69%)

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

37

Page 97: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

6.Mức tiết kiệm VKDVTK=

13.709.749 .090360

 (467,11-500,56)=- 1.273.864.186

(Nguồn: từ báo cáo tài chính năm 2014 của công ty)

Ta thấy trong năm 2014 luân chuyển VKD đạt 0.7707 vòng (tăng

0.0515 vòng) tường ứng với kỳ luân chuyển VKD đạt 467,11 ngày

(giảm33,45 ngày) so với năm 2013 chứng tỏ tốc độ luân chuyển VKD của

công ty đã có thay đổi theo hướng tích cực. Trong khi đó số tốc độ luân

chuyển VLĐ trong năm cũng giảm 35,99 ngày,đây là một thay đổi khả quan

trong công tác quản trị vốn kinh doanh của công ty.Bên cạnh đó trong năm

2014 công ty cũng chỉ cần 1,2975 đồng VKD để tạo ra 1 đồng doanh thu

(giảm 0,093 đồng so với năm 2013). Vì thế nên trong năm 2014công ty đã tiết

kiệm được một khoản tiền là 1.273.864.186 đồng.Công ty nên có những chiến

lược tiếp tục phát huy tình hình này và giải quyết những hạn chế trong quản

trị từng loại vốn là VCĐ và VLĐ để đạt được kết quả cao hơn.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

38

Page 98: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Bảng 2.18 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc

Hà giai đoạn 2013-2014

(Đvt:đồng)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013Chênh lệch

Số tăng,giảm Tỷ lệ

1. DTT 13.709.749.090 14.780.448.093 (1.070.699.003)(7,2

4%)

2. EBIT 6.065.508 337.001.226 (330.944.718)(98,2

0%)

3.VKD bình quân 17.788.336.197 20.551.688.286 (2.763.352.090) (13,45%)

4.VCSH bình quân 2.658.199.578 2.285.747.072 372.452.50616,2

9%

5.LNST 4.700.769 7.353.073 (2.552.304)(35,1

9%)

Chênh lệch

I. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) (5:1) 0,0342% 0,0496% (0,0154%)

II. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) (2:3) 0,0341% 1,6398% (1,6057%)

III. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) (5:3)

0,0264% 0,0358% (0.0094%)

IV.Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) (5:4) 0,1768% 0,3217% (0,1449%)

(Nguồn từ báo cáo tài chính năm 2013 và 2014)

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

39

Page 99: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính

Từ bảng số liệu trên ta sẽ đi sâu phân tích từng chỉ tiêu để thấy rõ hiệu

quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm vừa qua:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS).

Năm 2014, ROS đạt 0,0342% cho thấy trong 100 đồng doanh thu có

0,0342 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0,0154 đồng so với năm 2013. Nguyên

nhân của sự biến động này là do lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều

giảm và tỷ lệ giảm của lợi nhuận sau thuế (35,19%) lớn hơn tỷ lệ giảm của

doanh thu thuần (7,24%). Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của công

ty trong thời gian vừa qua là rất thấp.Và đang có xu hướng giảm xuống. Đây

là một tín hiệu xấu với công ty cho thấy công ty sử dụng vốn kinh doanh chưa

đạt hiệu quả cao cũng như tình hình kinh doanh của công ty chưa tốt. Lợi

nhuận sau thuế giảm bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh do giá vốn hàng bán

tăng trong năm ở mức cần cân nhắc.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP):

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VKD bỏ ra trong kì tạo ra bao nhiêu

đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Năm 2013: Chỉ tiêu này bằng 1,6398%

cho thấy 100 đồng VKD đưa vào hoạt động tạo ta 1,6398 đồng lợi nhuận

trước lãi vay và thuế, tới năm 2014 chỉ tiêu này giảm mạnh còn 0,0341%

tương ứng với tỷ lệ 100 đồng VKD đưa vào hoạt động chỉ tạo ra 0,0341 đồng

lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Nguyên nhân là do lợi nhuận kế toán trước

thuế và lãi vay giảm mạnh, công ty trong năm chủ động giảm bớt một lượng

lớn chi phí lãi vay.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA):

Chỉ tiêu này trong năm 2014 bằng 0,0264 % cho thấy cứ 100 đồng vốn

kinh doanh trong kỳ tạo ra 0,0264 đồng tỷ suất lợi nhuận sau thuế, giảm đi

0,0094 đồng so với năm 2013. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của

công ty giảm. Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm là do công ty chưa quản lí

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

40

Page 100: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchínhtốt giá vốn hàng bán và chưa tạo ra được lợi nhuận của các hoạt động kinh

doanh khác. Chỉ tiêu này giảm trong năm 2014 cho thấy hiệu quả vốn kinh

doanh của công ty không tốt và có chiều hướng đi xuống. Vì vậy, trong thời

gian tới, công ty cần tích cực trong việc cải thiện tình hình này mà trọng tâm

là phải xem xét chính sách bán hàng, marketing,… để tăng doanh thu,tiết

kiệm chi phí hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):

Năm 2014 tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đạt 0,1768 % nghĩa là căn

cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu có 0,1768 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0,1449

đồng so với năm. Nguyên nhân là do trong năm 2014 lợi nhuận sau thuế

giảmtrong khi vốn chủ sở hữu bình quân của công ty có dấu hiệu tăng nhẹ.

Như vậy, vốn chủ sở hữu của công ty được sử dụng chưa hiệu quả, trong năm

công ty vẫn có xu hướng sử dụng gia tăng VCSH cho các hoạt động kinh

doanh, qua phân tích chỉ tiêu này có thể thấy công ty cần xem xét lại công tác

quản trị vốn chủ sở hữu của mình.

Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân làm sụt giảm hiệu quả sử dụng VKD ta

đi xem xét các nhân tố tác động đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

VCSH này thông qua phương pháp phân tích DUPONT.

ROE = LNSTDTT x

DTTVốn KD bìnhquân x

Vốn KD bìnhquânVCSH bìnhquân

ROE = ROS x Vòng quay toàn bộ VKD x Mức độ sử dụng ĐBTC

Dựa theo số liệu trong các bảng trên, ta có:

Năm 2014: 0,1768% = 0,0342% x 0,7707 x 6,692

Năm 2013: 0,3217% = 0,0496% x 0,7192 x 9,018

Theo công thức ở trên t thấy nguyên nhân làm giảm ROE

trong năm 2014 là do tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty giảm, điều

này hoàn toàn phù hợp với việc trong năm công ty chủ động

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

41

Page 101: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchínhgiảm bớt các khoản nợ và giảm hoàn toàn chi phí lãi vay.

Như vậy lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh chịu ảnh hưởng của 3

nhân tố: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, số vòng quay toàn bộ vốn

và độ sử dụng đòn bẩy tài chính.Công ty hiện đang có hệ số nợ tương đối cao,

trong khi đó, ROE lại thấp hơn chi phí sử dụng lãi vay cho thấy công ty chưa

tận dụng được lợi ích của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Do vậy, công ty cần

xem xét kĩ hơn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng ROE và

tạo điều kiện cho công tác quản trị tốt các khoản nợ.

2.2.3 Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty

2.2.3.1. Những kết quả đạt được

Thực tế cho thấy trong những năm qua, Công ty cổ phần đầu tư và công

nghệ Bắc Hà luôn kinh doanh có lãi, dù số lãi chưa cao nhưng công ty luôn

hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, đời sống cán bộ công nhân

viên được cải thiện, giúp họ yên tâm hơn về cuộc sống và chú tâm vào thực

hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời uy tín của công ty cũng theo đó được

nâng cao. Cụ thể hơn trong năm vừa qua Công ty Bắc Hà đã đạt được các kết

quả đáng khen sau:

Công tác quản trị vốn lưu động đạt được những kết quả đáng khích lệ, kết

quả đạt được trên cả ba chỉ tiêu thành phần ,cụ thể:

Trong quản trị vốn bằng tiền, công ty trong năm đã tăng được một lượng

tiền và tương đương tiền khá lớn, đảm bảo cho khả năng thanh toán tức

thời của công ty được tốt hơn trước những tình huống khẩn cấp.

Các khoản phải thu ngắn hạn giảm, cho thấy nỗ lực của công ty trong

công tác quản trị nợ, chính sách chiết khấu đang thực hiện là khá hợp lý.

Hàng tồn kho của công ty đã giảm đi khá nhiều, công tác quản trị hàng

tồn kho của công ty khá tốt, cần phát huy trong các năm tiếp theo.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

42

Page 102: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính Quản trị vốn cố định cũng được đánh giá tương đối tốt trong những năm

gần đây, khấu hao TSCĐ được thực hiện theo đúng kế hoạch đảm bảo thu

hồi VCĐ và một phần TSDH khác được thu hồi phục vụ cho các hoạt

động kinh doanh khác hiệu quả.

Ngoài ra công ty còn đạt được một số kết quả trong việc tiết kiệm được

các chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh một cách hiệu quả.

Hệ số khả năng thanh toán, hệ số hiệu suất hoạt động nhìn chung đều

thay đổi theo hướng tích cực, là cơ sở tạo uy tín, nâng cao niềm tin với khách

hàng của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp tăng dù không

nhiều nhưng được đánh giá là một thành tích của doanh nghiệp trong năm vừa

qua.

2.2.3.2 Những hạn chế, nguyên nhân

Bên cạnh những thành tích mà công ty Bắc Hà đã đạt được trong năm

vừa qua nêu trên thì tình hình quản trị vốn kinh doanh công ty còn rất nhiều

hạn chế, cần khắc phục như:

Còn nhiều hạn chế trong việc xác định nhu cầu vốn lưu động, quản trị

các thành phần vốn lưu động như :

Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn trong năm giảm nhưng vẫn

chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn lưu động,

Bên cạnh đó lượng hàng tồn kho trong năm cũng có dấu hiệu giảm

xong vẫn còn tương đối lớn lượng hàng hóa được để trong kho những năm

gần đây. Trong năm công ty thực hiện chính sách bán hàng chặt chẽ hơn, và

có giới hạn lượng khách hàng được mua chịu nên làm khoản phải thu giảm đi

rất đáng kể nhưng mang lại ảnh hưởng không mấy lạc quan cho công tác giải

quyết hàng tồn kho.Nếu tiếp tục như vậy có thể ảnh hưởng tới chất lượng

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

43

Page 103: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchínhhàng hóa và sức cạnh tranh do đặc điểm chi phối bởi khoa học công nghệ

ngày càng phát triển.

Trong năm doanh nghiệp chú trọng đầu tư cho tài sản ngắn hạn, giảm

đầu tư cho tài sản dài hạn, về lâu dài chính sách đầu tư này không được đánh

giá cao trong việc thúc đẩy công ty phát triển bền vững, lâu dài

Ngoài ra đánh giá chung công ty Bắc Hà còn một số tồn tại khác như

Các hệ số thanh toán của công ty không cao, chỉ tiêu lợi nhuận còn rất

thấp và có xu hướng giảm, công ty chưa sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả,

vòng quay vốn kinh doanh còn rất nhỏ, nếu tình hình này tiếp tục xảy ra

công ty có thể sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, làm giảm niềm tin của nhà

cung cấp và ngân hàng trước tình trạng làm ăn không phát triển của công ty,

do vậy cần thực hiện các biện pháp tài chính hiệu quả để nâng cao các chỉ

tiêu này.

Tỷ trọng nợ trong năm của công ty có giảm xuống nhưng vẫn chiếm tỷ

trọng lớn trong nguồn vốn, hệ số nợ của công ty vẫn ở mức rất cao. Nguyên

nhân là do đặc điểm kinh doanh thương mại của công ty không yêu cầu một

lượng VCSH lớn, chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay, thiết bị y tế nhập về khi

bàn giao và lắp đặt thành công sẽ thu hồi được lượng vốn đã vay và quay

vòng các khoản nợ. Một nguyên nhân chủ quan nữa là do Bắc Hà là một

công ty cổ phần với quy mô không lớn, lượng vốn CSH đóng góp không đủ

đáp ứng các hoạt động kinh doanh của công ty trong ngành khi luôn chịu sự

ảnh hưởng của khoa học công nghệ hiện đại, vì mỗi thiết bị y tế nhập khẩu

về thường có giá trị rất lớn. Do đó công ty cần có những chính sách quản lý

nợ thường xuyên, chú ý thanh toán các khoản nợ khi tới hạn để đảm bảo uy

tín cho công ty và giảm các rủi ro tài chính khác.

Trong năm công ty thực hiện chính sách bán hàng chặt chẽ hơn, và có

giới hạn lượng khách hàng được mua chịu nên làm khoản phải thu giảm đi rất

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

44

Page 104: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchínhđáng kể, nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong

năm 2014 lại giảm xuống. Xét về ngắn hạn thì chính sách này giúp công ty

thu hồi được các khoản nợ, giảm số vốn bị chiếm dụng và giảm thiểu rủi ro

nợ xấu, nhưng về lâu dài chính sách này có thể làm công ty mất đi một lượng

khách hàng do chính sách bán hàng chặt chẽ như vậy, ảnh hưởng tới doanh

thu bán hàng trong tương lai, thể hiện ngay trong năm 2014 khi doanh thu có

sự sụt giảm so với năm 2013. Mà nguyên nhân cho việc áp dụng chính sách

này chính là sự thay đổi trong kế hoạch thu hẹp quy mô kinh doanh của công

ty, một công ty có quy mô kinh doanh giảm thì khoản phải thu giảm theo là

điều hợp lý.

Một vấn đề tồn tại không thể không cân nhắc đó là chính sách tài trợ

của công ty. Qua phân tích các bảng số liệu trên có thể thấy 2 năm gần đây

công ty thực hiện chính sách tài trợ không an toàn, một phần TSDH được tài

trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Nếu duy trì tiếp chính sách tài trợ này công ty

không thể tránh khỏi những rủi ro tài chính.

Những tồn tại trong công tác quản trị vốn kinh doanh nói trên chính là

một phần nguyên nhân làm cho kết quả kinh doanh của công ty trong năm

2014 giảm sút. Hiểu được những tồn tại và hạn chế trong công tác quản trị

của công ty nói trên thì việc đưa ra các biện pháp, chính sách điều chỉ hợp lý

để tăng cường quản trị VKD tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà

thời gian tới là vô cùng cần thiết, công ty cần nhìn nhận nghiêm túc hơn để có

hướng đi đúng, phát triển bền vững trong tương lai.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

45

Page 105: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG

QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ CÔNG NGHỆ BẮC HÀ

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty cổ phần đầu tư và

công nghệ Bắc Hà trong thời gian tới

3.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội

Kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng năm 2014 diễn ra trong

bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh

tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi

ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế

mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền

tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp

trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn

tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014

của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm.

Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh

tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm

trước chưa được giải quyết triệt để nhưng theo số liệu do Tổng Cục Thống kê

công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ

2011 đến nay, Việt Nam tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt

kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa

ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt

Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm

2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước

bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép

HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có

dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định -

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

46

Page 106: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchínhmục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm

phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động

của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Nhìn chung với chuyển biến tích cực của nền kinh tế thế giới và sự nỗ

lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và các địa phương nền kinh tế - xã hội

nước ta năm 2014 đã xuất hiện nhiều chuyển biến tích cực trên nhiều ngành.

Đặc biệt là khi Việt Nam đang trong những giai đoạn cuối của kế hoạch tăng

trưởng kinh tế 5 năm cũng như những tín hiệu đe dọa từ nước láng giềng

Trung Quốc thì các dịch vụ y tế cũng là điểm nóng luôn được chính phủ quan

tâm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đây là cơ hội đồng thời

cũng là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và với Bắc Hà

nói riêng trong việc phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh.

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty

Trước những thành tích và khó khăn trong hoạt động kinh doanh và

công tác quản trị VKD năm vừa qua cùng với những hứa hẹn tích cực từ thị

trường và bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư và công

nghệ Bắc Hà chủ trương đặt ra những mục tiêu, định hướng phát triển chủ yếu

trong những năm tới như sau:

Phấn đầu đạt doanh thu bán hàng và cung cấp năm 2015 đạt hơn 15

tỷ đồng, tăng hơn 2 tỷ so với năm 2014. Đồng thời áp dụng hệ thống quản lý

chất lượng quốc tế , tích cực tăng cường và đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm

phát hiện nhu cầu của khách hàng, bám sát vào đặc điểm thị trường để nâng

cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường sang các bệnh viên khác trong

khu vực Hà Nội và một số tỉnh, thành phố ngoại thành lân cận như Vĩnh

Phúc, Bắc Ninh,… và giải quyết hàng tồn kho hiện tại.

Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh. Tổ chức quản lý và sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả, hạn chế rủi ro và

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

47

Page 107: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchínhvốn ứ đọng, đặc biệt là công tác xác định nguồn tài trợ, nỗ lực cân bằng tài

chính trong các giai đoạn tới. Phấn đấu tăng tài sản ngắn hạn lên 20% để đảm

bảo cho các khoản vay ngắn hạn cũng như xem xét phương án tăng NVDH ,

huy động vay nợ từ các ngân hàng để tận dụng tác động của đòn bẩy tài

chính.

Nỗ lực cắt giảm tối đa chi phí bán hàng, quản lý kinh doanh,thực

hiện các khoản nộp ngân sách theo chế độ hiện hành, đảm bảo uy tín doanh

nghiệp và nâng cao doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Tiếp tục nâng cao trình độ tay nghề của các cán bộ quản lý, công

nhân viên trong công ty, tổ chức 2 khóa đào tạo về kiến thức chuyên môn liên

quan đến chức năng và cách vận hành của các thiết bị y tế công ty đang cung

cấp vào tháng 6 và tháng 8 trong năm nhằm giúp các đơn vị phát huy hết

công suất, nâng cao hiệu quả công việc.

3.2 Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty

Cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà

Với mỗi công ty thì việc quản trị và sử dụng hiệu quả VKD rất quan

trọng, nếu công tác quản lý tốt có thể giúp công ty từ số vốn ban đầu tăng

được khối lượng sản phẩm cung cấp, phục vụ từ đó tăng doanh thu và lợi

nhuận cho công ty.Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại đơn vị với những

kiến thức đã học được em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng

cường hiệu quả quản trị VKD tại Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc

Hà sau đây.

3.2.1 Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động trong công ty.

Thứ nhất, Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết đáp ứng cho nhu cầu

của hoạt động kinh doanh của công ty trước mỗi giai đoạn.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

48

Page 108: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính

Trong năm vừa qua, các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng VCĐ và VLĐ của

Công ty là chưa thực sự tốt, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Bên cạnh đó,

Công ty chưa có sự độc lập về nguồn vốn, phần lớn VKD của Công ty là vốn

đi vay và chiếm dụng, VCSH chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn.Công

ty gặp khó khăn trong việc chủ động vốn và huy động một lượng vốn lớn khi

đầu tư vào các dự án có quy mô lớn. Do đó công tác xác định nhu cầu vốn tối

thiểu cho hoạt động SXKD đặc biệt là nhu cầu VLĐ là một việc làm cần thiết.

Công ty cần phải lập kế hoạch xác định nhu cầu VLĐ cho từng kỳ kinh doanh

nhằm có kế hoạch huy động đủ và hợp lý các nguồn vốn, đảm bảo hoạt động

sản xuất kinh doanh được liên tục.

Cơ sở lập kế hoạch xác định nhu cầu VLĐ của Bắc Hà đang dựa trên các

căn cứ sau:

Căn cứ vào doanh thu thuần năm báo cáo và kế

hoạch.

Căn cứ vào giá trị tài sản ngắn hạn bình quân,

khoản vốn chiếm dụng năm báo cáo

Các căn cứ khác như: tình hình phát triển của nền

kinh tế trong nước và quốc tế, xu hướng phát triển của

công ty, các chỉ tiêu của ngành…

Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ năm kế hoạch thông qua vòng quay

vốn lưu động của kì trước như sau:

Tính số dư bình quân các khoản mục trên bảng cân đối kế

toán:

- Số dư bình quân của tài sản ngắn hạn:

(12.054.120.554 +15.425.264.226)/2 = 13.739.692.390đồng

- Số dư bình quân của khoản vốn chiếm dụng:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

49

Page 109: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính[(17.724.050.476 - 4.074.398.672)+18.807.831.953]/2 =16.228.741.879 đồng

Tính tỷ lệ phần trăm so với doanh thu- Tỷ lệ phần trăm của khoản mục tài sản ngắn hạn:

13.739.692.390× 100% = 92,96%14.780.

448.093- Tỷ lệ phần trăm khoản vốn chiếm dụng

16.228.741.879

× 100% = 109,8%14.780.448.093

Với doanh thu thuần kế hoạch năm 2014 là 16.000.000.000 đồng, tính

nhu cầu vốn lưu động tăng thêm năm 2014:

- Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm:

( 16.000.000.000 -14.780.448.093) × (92,96% - 109,8%) = -205.372.541 đồng

- Vậy nhu cầu vốn lưu động năm 2014 được xác định là:

13.739.692.390 –205.372.541 = 13.534.319.850 đồng

Tuy nhiên dựa vào số liệu thực tế năm 2014 thì vốn lưu động bình quân

thực tế phát sinh trong năm 2014 là:

(10.694.511.033+ 12.054.120.554)/2 = 11.374.315.790 đồng

So sánh nhu cầu vốn lưu động được xác định và vốn lưu động bình

quân thực tế phát sinh trong năm 2014 ta có:

Chênh lệch = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn lưu động bình quân thực tế

= 13.534.319.850 –11.374.315.790 = 2.160.004.059 đồng

Mặt khác nếu áp dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động

dựa vào vòng quay vốn lưu động trong quá khứ ta sẽ xác định được

nhu cầu vốn lưu động năm 2014 như sau:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

50

Page 110: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính

VKH =

Doanh thu thuần năm kế

hoạch

LKH

Trong đó: Doanh thu thuần năm kế hoạch dự tính là

16.000.000 đồng

LKH: là tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế

hoạch (2014) công ty dự tính là 1,3 vòng, do theo kế hoạch

doanh thu 2014 tăng lên không đáng kể so với năm 2013.

Khi đó

VKH =16.000.000

1,3

= 12.307.692.308 đồng

So sánh với nhu cầu vốn lưu động thực tế năm 2014 phát sinh là

11.374.315.790 đồng thì phương pháp này sẽ có số chênh lệch là :

Chênh lệch = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn lưu động bình quân thực tế

= 12.307.692.308 –11.374.315.790 = 993.376.518

đồng

Như vậy cả hai phương pháp đều dự đoán về nhu cầu vốn lưu động là lớn

hơn, mà nguyên nhân chủ yếu là do năm 2014 doanh thu thuần không đạt kế

hoạch đặt ra, tuy nhiên phương án thứ 2 cho kết quả gần hơn với thực tế phát

sinh. Trong năm 2015 công ty Bắc Hà nên thay đổi phương pháp xác định

nhu cầu VLĐ theo phương pháp dự báo dựa vào vòng quay vốn lưu động.

Cụ thể dự báo về nhu cầu vốn lưu động cho năm 2015, ta

thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là

14.780.448.093 đồng, năm 2014 là 13.709.749.090 đồng,

giảm 1.070.699.003 đồng, tương ứng mức giảm tương đối là

7,24%. Dựa trên tình hình thực tế thị trường, các chỉ tiêu của

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

51

Page 111: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchínhngành cùng với các chính sách chiết khấu mới của công ty

thì có thể dự đoán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

năm 2015 tăng gần 9%, đạt khoảng 15.000.000.000 đồng.

Trong năm 2014, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là

13.709.749.090 đồng, VLĐ bình quân năm 2014 là 11.374.315.790 đồng, do

đó số vòng quay VLĐ năm 2014 là 1,21 vòng. Dự kiến số vòng luân chuyển

VLĐ năm 2015 của công ty tăng nhẹ thành 1.25 vòng. Trên cơ sở đó có thể

xác định nhu cầu VLĐ năm 2015 của công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ

Bắc Hà là :

VKH =15.000.000

1,25

= 12.000.000.000 đồng.

Bên cạnh việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên hợp lý , Công ty

cũng cần dự tính nhu cầu VLĐ tạm thời cho những năm tới như. Công ty cần

tăng cường công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu trong khâu dự trữ và sản

xuất, linh động với thị trường để có những biện pháp dự trữ nguyên vật liệu,

máy móc nhập khẩu một cách hợp lý, phục vụ cho hoạt động kinh doanh hiệu

quả hơn.

Sau khi đã có kế hoạch xác định nhu cầu VLĐ công ty tiếp tục xem xét

trên cơ sở khả năng tài chính hiện có và mối quan hệ với các đối tác bên ngoài

để xây dựng kế hoạch huy động vốn hợp lý với kế hoạch đã đặt ra. Tuy nhiên

theo phân tích trong bảng cơ cấu nguồn vốn ta thấy NPT của công ty chiếm tỷ

trọng cao nguồn vốn (83,67%), do đó trong những năm tới công ty nên chú

trọng huy động vốn theo hướng tăng VCSH nhằm đảm bảo khả năng tự chủ

và an toàn tài chính.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

52

Page 112: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính

Thứ hai, tăng cường quản trị vốn bằng tiền và cải thiện các hệ số

thanh toán

Thực tiễn ở Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà ta thấy năm

2014 lượng vốn bằng tiền có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn

trong tổng giá trị vốn lưu động của công ty, từ đó giúp công ty có thêm một

lượng tiền mặt tăng khả năng thanh toán các khoản nợ, các hệ số thanh toán

trong năm cũng có dấu hiệu tăng nhẹ, nhưng vẫn ở mức rất thấp. Tuy nhiên

lượng tiền mặt mà công ty dự trữ nhiều và có xu hướng tăng trong năm tiếp

theo thì điều này chưa thực sự tốt, dễ gây lãng phí và dư thừa nguồn vốn nhàn

rỗi. Do vậy để tăng hiệu quả quản trị vốn bằng tiền và cải thiện các hệ số

thanh toán công ty nên áp dụng một số biện pháp sau:

- Xây dựng kế hoạch vốn bằng tiền dựa trên cơ sở dự đoán về các

khoản thu và các khoản chi của công ty để tương xứng với quy mô kinh

doanh. Dự đoán và quản lý chặt chẽ các nguồn nhập, xuất quỹ tiền mặt bằng

cách xây dựng các nội quy, quy chế chi tiêu. Cân đối lượng tiền mặt tại quỹ

và lượng tiền gửi ngân hàng sao cho hợp lý để đảm bảo được nhu cầu chi tiêu

hàng ngày trong quá trình hoạt động SXKD. Mặt khác tận dụng những khoản

tiền nhàn rỗi, gửi gân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán khác ngoài sử

dụng tiền mặt, hơn nữa gửi tiền vào ngân hàng sẽ mang lại môt khoản lãi cố

định cho công ty.

- Trong công tác nhập khẩu sản phẩm, công ty cần xác định rõ thời hạn

và phương thức thanh toán tiền trên hóa đơn, chứng từ và các bên phải có trách

nhiệm tuân thủ một cách đầy đủ, nghiêm túc các đã quy định. Bên cạnh đó

thường xuyên thực hiện định kỳ kiểm kê và đột xuất,đối chiếu tiền mặt tồn quỹ

thực tế, sổ quỹ với số liệu kế toán nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời hóa

đơn sai và các khoản nợ gần đến hạn để đảm bảo đủ khả năng thanh toán.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

53

Page 113: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính

- Công ty nên xác định quyền và hạn mức trách nhiệm của các bộ

phận liên quan đến quá trình thanh toán để việc thanh toán diễn ra thuận lợi

và chính xác.

- Chủ động tìm nguồn trả nợ cho các khoản nợ đến hạn hoặc sắp đến

hạn.Trong trường hợp công ty không thể trả nợ gốc và lãi vay thì có các phản

ứng kịp thời khác như gia hạn nợ với ngân hàng,…

Thứ ba, Công ty nên điều chỉnh danh sách khách hàng ưu đãi, thời hạn

bán chịu và tăng cường quản trị tốt các khoản phải thu.

Trong hoạt động kinh doanh mỗi công ty đều sẽ có những khoản vốn

tạm thời chiếm dụng được và bị chiếm dụng. Việc công ty thực hiện bán chịu

cho khách hàng chính là chấp nhận cho khách hàng chiếm dụng một phần vốn

để kích thích lượng hàng tiêu thụ. Hiện tại các khoản phải thu của Bắc Hà

đang chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu vốn lưu động . Vì vậy, quản

lý hiệu quả các khoản phải thu là rất cần thiết tránh để tình trạng nợ phải thu

trở thành nợ xấu, ảnh hưởng vốn bị ứ đọng lâu, lãng phí vốn và giảm hiệu quả

SXKD. Trong năm tới công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Xem xét kĩ đối tượng khác hàng về mức độ uy tín, mức độ thân quen

và khả năng trả nợ khi đến hạn để đưa ra các hình thức bán chịu mà vẫn đảm

bảo khả năng thu hồi nợ. Mở sổ theo dõi chi tiết với từng khách hàng, phân

loại nợ và các chuẩn bị các chứng từ cần thiết với các khoản nợ sắp đến hạn,

nhằm đảm bảo công tác thu hồi nợ được diễn ra liên tục, có hệ thống.

- Ngoài việc áp dụng mức chiết khấu hợp lí để thúc đẩy khách hàng

thanh toán đúng hạn và trước hạn, thu hút thêm khách hàng mới công ty nên

áp dụng mức lãi suất trả chậm, với các khách hàng có uy tín thấp và ấn định

một mức tín dụng để hạn chế rủi ro. Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức

thanh toán ”2/15 net 60” . Chi phí tín dụng thương mại được xác định là:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

54

Page 114: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính

- CP sử dụng TDTM= 2%

100 %−2 % x360

60−15 = 16,33 %

So với lãi suất vay ngân hàng hiện tại thì chi phí sử dụng tín dụng thương

mại này tương đối hợp lý. Tuy nhiên khoản nợ phải thu của công ty giá trị vẫn

lớn và chiếm tỷ trọng cao trong vốn lưu động. Năm tới công ty nếu thay đổi

hình thức thanh toán thành ”3/15 net 60” có thể hạn chế rủi ro xuất hiện nợ

khó đòi và khi đó chi phí sử dụng TDTM sẽ là:

CP sử dụng TDTM= 3%

100 %−3 % x360

60−15 = 24,74 %

Có thể thấy nếu áp dụng mức tín dụng này thì chi phí sử dụng TDTM của

công ty sẽ cao so với lãi suất tín dụng của ngân hàng hiện tại, chi phí tăng,

nhưng rủi ro trong thanh toán sẽ được giảm bớt và đảm bảo luôn có những

chính sách chiết khấu hợp lý cho những khách hàng tiềm năng. Hàng năm

công ty nên đưa ra các mức ưu đãi riêng với các khách hàng lâu năm và giảm

giá 5%, 10% với các khách hàng mua hàng với số lượng lớn, thúc đẩy gia

tăng số vòng quay các khoản phải thu.

- Công ty nên chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên

chuyên trách quản lí thu nợ cũng như theo dõi sát xao công nợ. Với các khoản

nợ quá hạn có thể gia hạn nợ hoặc chia các khoản nợ thành các giai đoạn để trả

nợ, nếu cần thiết có thể trích lập quỹ dự phòng, chủ động bảo toàn VLĐ của

công ty. Trong trường hợp xấu nhất, công ty có thể chủ động hợp tác với các cơ

quan pháp luật để đảm bảo quyền lợi và thu hồi các khoản nợ quá hạn nhanh.

- Tiến hành lựa chọn những nhà cung cấp có chính sách tín dụng có

lợi cho doanh nghiệp và giá cả hợp lý, để xác định một cách tương đối chính

xác khoản trả trước cho người bán, tạo cơ sở cho việc quản trị vốn lưu động

được thực hiện liên tục, uy tín công ty ổn định.

Thứ tư, áp dụng các biện pháp phù hợp trong quản lý hàng tồn kho.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

55

Page 115: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính

Trong năm 2014 công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty cổ phần

đầu tư và công nghệ Bắc Hà chưa thực sự tốt, HTK đã giảm nhưng vẫn còn

tương đối lớn so với con số HTK đầu năm. Vì vậy trong giai đoạn tới để công

tác quản trị HTK được thực hiện tốt hơn công ty nên cân nhắc thực hiện một

số biện pháp sau, đặc biệt là áp dụng cho hai bộ phận chính là nguyên vật liệu

và hàng hóa:

- Xây dựng kế hoạch mua bán, dự trữ nguyên vật liệu dựa trên việc

xác định tình hình xu thế biến động của thị trường, năng suất sản xuất của

công ty và nhu cầu của khách hàng. Đồng thời xác định một hình thức cung

cấp, sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lí tránh tình trạng nguyên vật liệu

tồn kho giữ nguyên các năm gần đây.

- Định kỳ công ty cần tiến hành kiểm tra, kiểm kê tránh tình trạng thất

thoát, hao hụt hàng hóa trong kho so với giá trị sổ sách, đảm bảo chất lượng

HTK và thực hiện dự trữ HTK ở mức cần thiết, lập dự phòng giảm giá HTK.

- Tiếp tục uy trì quan hệ với các nhà cung cấp truyền thống đồng thời

tích cực tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu trong nước có chất lượng phù hợp để

hạn chế ảnh hưởng trước tình hình biến động của nguyên vật liệu, máy móc

nhập khẩu.

- Đổi mới các chính sách bán hàng như chính sách trả sau, khuyến

mại kết hợp với các hoạt động marketing, mở rộng thị trường,… nhằm thúc

đẩy tiêu thụ sản phẩm, giảm HTK.

3.2.2 Giải pháp tăng cường vốn cố định trong công ty.

Qua việc xem xét tình hình quản lí và sử dụng vốn cố định của Công ty

cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà ta thấy rằng trong quá trình thực hiện

công tác quản trị VCĐ, công ty đã đạt được các thành tựu nhất định, bên cạnh

đó vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục trong thởi gian tới. Để khắc phục được

tình trạng trên công ty có thể xem xét một số biện pháp sau:

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

56

Page 116: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính

Thứ nhất, tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ

TSCĐ là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh

doanh của mỗi công ty. Qua phân tích ở trên, TSCĐ của công ty chiếm phần

lớn tỷ trọng trong cơ cấu TSDH, đặc biệt các TSCĐ có giá trị của công ty đều

còn mới, giá trị còn lại tương đối nhiều, cụ thể là phương tiện vận tải, truyền

dẫn vẫn còn thời gian khấu hao rất lâu.Tuy nhiên do đặc điểm kinh doanh của

công ty là thương mại nên TSCĐ của công ty thường không hoạt động hết

100%. Vì vậy để thực hiện tốt công tác trên, công ty cần phải tiến hành quản

lý chặt chẽ TSCĐ của mình bằng các hình thức dưới đây:

- Công ty nên xem xét hình thức thuê tài chính thay vì đầu tư mới vào

TSCĐ vừa có các phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất kinh doanh đồng

thời có thêm vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh mà không

cần tài sản thế chấp.

- Xây dựng các kế hoạch luân chuyển hàng tồn kho hợp lí để tận dụng

máy móc thiết bị, phương tiện vận tải có thể hoạt động được tối đa công suất,

giảm thiểu chi phí vận hành.

-Chú trọng trong việc bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị,

phương tiện vận tải, dụng cụ quản lí nhằm duy trì hoạt động bình thường,

khôi phục năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị. Đồng thời định ra mức chi

phí sửa chữa dự kiến để trích trước, khi phát sinh tiến hành xác định chi phí

sửa chữa, hạn chế việc khai man chi phí hay lãng phí chi phí sửa chữa, gây

thiệt hại cho công ty.

- Tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công

ty, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả

sử dụng TSCĐ trong năm

- Bên cạnh đó do mức khấu hao hằng năm của TSCĐ còn ở mức độ

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

57

Page 117: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchínhthấp, công ty nên xem xét đến việc khấu hao nhanh máy móc thiết bị, rút

ngắn thời gian thu hồi vốn để kịp thời tái đầu tư vào máy móc, thiết bị mới

cũng như sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao này để đáp ứng nhu cầu vốn kinh

doanh và đầu tư vào các hoạt động khác có hiệu quả.

Thứ hai, chú trọng công tác huy động vốn và đầu tư mua sắm TSCĐ

Hiện nay, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển không ngừng luôn

yêu cầu cáccông ty phải thường xuyên đổi mới náy móc thiết bị, nâng cao

năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm qua đó

tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên để thực hiện

đổi mới, đầu tư TSCĐ Công ty Bắc Hà cần chú ý một số điểm sau:

+ Việc đầu tư mới TSCĐ phải dựa trên đặc tính kỹ thuật, năng suất sản

xuất của TSCĐ, cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ nên là nguồn vốn dài hạn (VCSH) nhằm

tránh những biến động về tài chính, rủi ro.

+ Cần phải lựa chọn các nhà cung cấp TSCĐ có uy tín với giá tiền hợp lí,

phải tiến hành thẩm định trước khi mua sao cho đảm bảo chất lượng, có bảo

hành tránh tình trạng mua TSCĐ với giá thành rẻ nhưng chất lượng kém hoặc

đã lỗi thời hoạt động.

+ Đồng thời, cần phải đào tạo một lực lượng công nhân lành nghê, có

trình độ, có khả năng nắm bắt công nghệ.

Cùng với công tác đổi mới, đầu tư TSCĐ công ty cũng nên đẩy mạnh,

khai thác tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh. Trong

thời gian tới Công ty nên đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Công cụ

dụng cụ quản lý cần được xem xét bổ sung thay mới nếu gần hết thời hạn

khấu hao.

3.2.3 Một số giải pháp khác

Thứ nhất,tăng cường công tác quản lí chặt chẽ các loại chi phí phát

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

58

Page 118: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchínhsinh, giảm giá thành và tăng lợi nhuận chohoạt động kinh doanh của công ty.

Qua thực tế và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy, trong năm

2014 công ty thực hiện tương đối tốt công tác quản trị các chi phí phát sinh,

hầu hết các khoản cho phí của công ty đều giảm, chỉ có GVHB là tăng lên

làm cho doanhthu tiêu thụ giảm sút và lợi nhuận sau thuế cũng giảm. Trong

xu thế toàn cầu hóa như hiện nay,sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc tiết

kiệm chi phí, để hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu là một điều rất cần

thiết. Để thực hiện tốt công tác trên công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

- Xây dựng định mức chi phí và lập kế hoạch chi tiêu cho từng thời kỳ

cụ thể, tìm ra những khoản chưa hợp lý và có kế hoạch điều chỉnh kịp thời,...

- Có những chính sách khuyến khích, động viên cán bộ công nhân viên

phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi

phí sản xuất.

- Tiến hành ông tác nghiên cứu và dự báo thị trường thường xuyên để

nắm bắt kịp thời sự biến động của giá nguyên vật liệu, thiết bị nhập khẩu và

nhu cầu của thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả. Đây là biện

pháp tốt nhất để tăng số lượng, doanh số bán hàng.

- Luôn sẵn sàng đáp ứng tối đa mọi yêu cầu của khách hàng như: đáp

ứng phương tiện vận chuyển ở mọi điều kiện giao thông, phương thức thanh

toán,... nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhanh và nâng cao hình ảnh cho

công ty với một đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trách nhiệm.

Thứ hai, Chú trọng nâng cao trình độ công nhân viên cùng với các

chính sách đãi ngộ hợp lí

-Công ty cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, các cán bộ có trình độ

quản lí chuyên môn cao cùng đội ngũ công nhân lành nghề, có am hiểu về kỹ

thuật công nghệ thiết bị y tế. Xây dựng một cơ cấu nhân sự chặt chẽ, thống

nhất phù hợp với trình độ năng lực của từng người.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

59

Page 119: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ cán bộ, công nhân viên

trong công ty để có những chương trình đào tạo phù hợp và nhanh chóng

nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu giữa các phòng ban trong

công ty để gắn kết các thành viên trong công ty, từ đó khích lệ tinh thần làm

việc hăng say, khả năng làm việc nhóm và giúp đỡ lẫn nhau trong công tác

quản trị kinh doanh của công ty.

Thứ ba, Quan tâm hơn đến các biện pháp rủi ro

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, những biến cố bất ngờ từ

thị trường, nhà cung cấp hoặc khách hàng có thể xảy ra với công ty bất cứ lúc

nào do vậy các biện pháp rủi ro cần được công ty cân nhắc hơn, các quỹ dự

phòng tài chính,dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá HTK,... phải

được trích lập một cách hợp lý.

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp

Trên đây là một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản trị VKD

mà em rút ra được từ những điều kiện cụ thể của thị trường và tình hinh hoạt

động thực tế của công ty. Tuy nhiên việc thực hiện các giải pháp trên không

những chỉ phụ thuộc vào bản thân từng công ty mà cần có sự góp sức của Nhà

nước và Bộ, ngành y tế. Điều kiện thực hiện các giải pháp trên cụ thể là:

Đối với Nhà nước:

- Nhanh chóng xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế chặt chẽ,

dứt điểm và có tính thi hành cao, giảm bớt các thủ tục hành chính giúp các

công ty tiết kiệm chi phí, thời gian đồng thời tạo hành lang pháp lí cho hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty Bắc

Hà nói riêng phát triển ổn định.

- Luôn cập nhật cơ sở dữ liệu và dự báo có căn cứ những biến động của

thị trường trong nước và thế giới với từng ngành, đặc biệt là ngành y tế từ đó

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

60

Page 120: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchínhlàm cơ sở định hướng cho hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư và công

nghệ Bắc Hà.

- Tạo lập nền kinh tế vĩ mô ổn định, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh

của các công ty.

- Gìn giữ, phát triển mối quan hệ quốc tế với các nước trong khu vực

Châu Á và toàn thế giới, tạo điều kiện tốt nhất cho Bắc Hà hợp tác kinh doanh

cùng với các đối tác trong khu vực và trên thế giới.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

61

Page 121: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện

đại hóa của Đảng và Nhà nước ta, cũng như những biến động

của nền kinh tế thị trường thì công tác quản trị vốn kinh

doanh là một vấn đề vô cùng quan trọng với mỗi doanh

nghiệp nếu muốn tồn tại và theo kịp xu hướng đó. Sử dụng và

quản trị tốt vốn kinh doanh tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp tăng doanh thu và từ đó mở rộng quy mô sản xuất.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Công ty cổ

phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà luôn chú trọng nâng cao

hiệu quả quản trị vốn kinh doanh , song bên cạnh đó còn một

số hạn chế tồn tại làm giảm hiệu quả quản trị. Từ những kiến

thức đã học và tìm hiểu thực tế tại đơn vị em đã mạnh dạn đề

xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản trị

vốn kinh doanh cho công ty. Em rất hi vọng trong thời gian tới

công ty sẽ khắc phục được những hạn chế đã nêu trên và có

những bước tiến rõ rệt trong ngành.

Trong quá trình hoàn thành luận văn này em luôn cố gắng tìm tòi và

phân tích kỹ lưỡng, xong do kinh nghiệm và kiến thức còn nhiều hạn chế nên

bài viết của em không thể tránh khỏi các sai sót. Em rất mong nhận được sự

giúp đỡ, góp ý của quý thầy cô trong bộ môn Tài chính doanh nghiệp cũng

như các cán bộ trong phòng TC -KT của công ty để bài viết của em được

hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáoTS. Phạm Thị Vân Anh, người đã trực

tiếp giúp đỡ em trong thời gian qua cùng các thầy cô trong bộ môn Tài chính

Doanh nghiệp và các cán bộ trong phòng Tài chính – Kế toán của công ty đã

tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

62

Page 122: Lu n v n t t Nghi p Ngô Th Liên

Lu n văn t t nghi p H c vi n tài ậ ố ệ ọ ệchính

Sinh viên

Ngô Thị Liên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”,NXB Tài chính

TS Bùi Văn Vần (chủ biên), TS. Vũ Văn Ninh (2013),

2. “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính

PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà (2010),

3. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà năm

2013 và năm 2014

4. Trang web bachajsc.com.vn

5. Một số tài liệu, bài báo đánh giá về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam

năm 2014.

6. Luận văn tham khảo chuyên ngành TCDN, khoa TC-NH.

SV: Ngô Thị Liên Lớp: CQ49/11.01

63