208
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TPHM THTHANH XUÂN HIÃÛU QUAÍ KINH TÃÚ VAÌ NHÆÎNG RUÍI RO TRONG SAÍN XUÁÚT HÄÖ TIÃU TRÃN ÂËA BAÌN TÈNH QUAÍNG TRË CHUYÊN NGÀNH: KINH TNÔNG NGHIP MÃ S: 62 62 01 15 LUN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ PGS.TS TRẦN VĂN HÒA HU- Năm 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ THANH XUÂN

HIÃÛU QUAÍ KINH TÃÚ VAÌ NHÆÎNG RUÍI RO TRONG SAÍN XUÁÚT HÄÖ TIÃU

TRÃN ÂËA BAÌN TÈNH QUAÍNG TRË

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ: 62 62 01 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ

PGS.TS TRẦN VĂN HÒA

HUẾ - Năm 2015

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản

xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” là công trình do chính tôi nghiên cứu và

thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực,

chính xác và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.

Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin

trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Phạm Thị Thanh Xuân

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan,

các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả tập thể

và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành

luận án.

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Kinh tế, Đại

học Huế đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau

đại học – Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế và phát triển, các

phòng ban chức năng và tập thể các nhà Khoa học của trường Đại học Kinh tế đã

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Dũng Thể - Trưởng phòng

Đào tạo Sau đại học và PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh

tế đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực

hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo sở NN & PTNT tỉnh Quảng Trị;

UBND, phòng NN & PTNT, phòng Thống kê huyện Vĩnh Linh và huyện Cam Lộ;

UBND các xã Vĩnh Nam, Vĩnh Kim, Cam Chính, Cam Nghĩa và hộ gia đình sản

xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài

liệu và thông tin cần thiết về cây hồ tiêu để tôi hoàn thành luận án này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của

gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận án

Phạm Thị Thanh Xuân

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh

AE Hiệu quả phân bổ Allocative efficiency BCR Chỉ số lợi ích chi phí Benefit cost rate

BQC Bình quân chung

BVTV Bảo vệ thực vật

CLB Câu lạc bộ

CRS Doanh thu không đổi theo quy mô Constant returns to scale

DEA Phân tích màng bao dữ liệu Data envelopment analysis

DT Diện tích

ĐVT Đơn vị tính

EE Hiệu quả kinh tế Economic efficiency

GO Giá trị sản xuất Gross output

GAP Sản xuất nông nghiệp tốt Good agricutural pratices

HQKT Hiệu quả kinh tế

IRR Hệ số hoàn vốn nội bộ Internal rate of return

IPC Hiệp hội hồ tiêu thế giới International pepper community

KH & CN Khoa học và công nghệ

KTCB Kiến thiết cơ bản

KTXH Kinh tế xã hội

MI Thu nhập hỗn hợp Mixed income

MP Sản lượng cận biên Marginal product

MPV Giá trị sản phẩm cận biên Marginal product value

NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NPV Giá trị hiện tại thuần Net present value

SE Hiệu quả theo quy mô Scale efficiency

SFA Phân tích tối đa ngẫu nhiên Stochastic frontier analysis

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

iv

SL Số lượng

TE Hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency

TKKD Thời kỳ kinh doanh

UBND Ủy ban nhân dân

VPA Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam Viet Nam pepper association

VRS Doanh thu thay đổi theo quy mô Variable returns to scale

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

v

MỤC LỤC

Trang Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... iii Mục lục ........................................................................................................................ v Danh mục các bảng ................................................................................................. viii Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình ............................................................................. x Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 4 Phần 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 6 1. Nghiên cứu HQKT và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất hồ tiêu trên thế giới ......................................................................................................................... 6 2. Nghiên cứu HQKT và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam ................................................................................................................... 11 3. Kết luận ................................................................................................................. 16 Phần 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 18 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU ............................................................................. 18 1.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ....................................................................... 18 1.1.1. Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế............................................ 18 1.1.2. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu .............. 22 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ..................... 25 1.1.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ................................ 30 1.2. Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu .............................................................................. 34 1.2.1. Khái niệm và các quan điểm về rủi ro ............................................................ 34 1.2.2. Phân loại rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ............................................................ 36 1.2.3. Các bước phân tích rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ............................................ 40 1.3. Phân tích HQKT sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro .......................... 44 1.3.1. Sự cần thiết phải phân tích HQKT trong bối cảnh sản xuất có rủi ro ............. 44 1.3.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế trong điều kiện có rủi ro ................. 45

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

vi

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 51 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 51 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 51 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 52 2.1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH tác động đến sản xuất hồ tiêu .............. 55 2.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ......................................................... 56 2.2.1. Phương pháp tiếp cận ...................................................................................... 56 2.2.2. Khung phân tích .............................................................................................. 57 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 59 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................................... 59 2.3.2. Thu thập thông tin ........................................................................................... 61 2.3.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 62 Chương 3. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................................................................ 67 3.1 Khái quát tình hình sản xuất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị .................................... 67 3.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị ....................... 67 3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện ............................ 69 3.2. Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra ................................................. 70 3.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ điều tra ................................................. 70 3.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu ....................................................... 71 3.2.3. Đặc điểm vườn hồ tiêu .................................................................................... 72 3.2.4. Chi phí sản xuất hồ tiêu ................................................................................... 74 3.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ....................................................................... 81 3.3.1. HQKT sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp hạch toán hàng năm ................... 81 3.3.2. HQKT sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp phân tích đầu tư dài hạn ............. 83 3.3.3. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu ................................................................. 84 3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ........................ 88 3.4. Thực trạng rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ............................................................ 94 3.4.1. Tình hình rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ............................................................ 94 3.4.2. Các biện pháp quản lý rủi ro ........................................................................ 104 3.5. HQKT sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro ............................... 108 3.5.1. Sự biến động năng suất hồ tiêu ..................................................................... 108 3.5.2. Các kịch bản hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ............................................. 110 3.5.3. Phân tích Mô phỏng Monte Carlo ................................................................. 116

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

vii

Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ........ 121 4.1. Căn cứ thiết lập các giải pháp .......................................................................... 121 4.1.1. Nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam ....... 121 4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển cây hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị ........................ 122 4.1.3. Thực trạng sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị .................................... 122 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro sản xuất hồ tiêu ..... 125 4.2.1. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất ...................................................................... 125 4.2.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu ........................................... 130 4.2.3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh ....................................................... 131 4.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất ............................................... 132 4.2.5. Giải pháp về chính sách vĩ mô ...................................................................... 133 Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 137 1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 137 2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ .......................... 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 140 PHỤ LỤC

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng Nội dung Trang

Bảng 1.1 So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp SFA và DEA ............... 33

Bảng 1.2 Rủi ro và ảnh hưởng của nó sản xuất nông nghiệp ............................. 39

Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu đất đai của tỉnh Quảng Trị năm 2013.................... 53

Bảng 2.2 Giá trị sản xuất của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2013 ................ 54

Bảng 2.3 Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh Quảng Trị

giai đoạn 2011 -2013 .......................................................................... 55

Bảng 2.4 Phân bố các hộ và vườn hồ tiêu điều tra theo địa bàn huyện .............. 61

Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu tỉnh Quảng Trị ................ 67

Bảng 3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện ................ 69

Bảng 3.3 Tình hình chung của các hộ điều tra ................................................... 70

Bảng 3.4 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu ........................................... 71

Bảng 3.5 Một số đặc điểm của vườn hồ tiêu ...................................................... 72

Bảng 3.6 Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản ................ 75

Bảng 3.7 Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu ở thời kỳ kinh doanh ......................... 78

Bảng 3.8 HQKT sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm .......... 82

Bảng 3.9 HQKT sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu phân tích dài hạn ............... 85

Bảng 3.10 Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu ..................................................... 86

Bảng 3.11 Số lượng vườn tiêu phân theo tính chất công nghệ và theo huyện ..... 87

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất hồ tiêu .............................. 89

Bảng 3.13 Hiệu quả đầu tư thêm phân bón trong sản xuất hồ tiêu ....................... 91

Bảng 3.14 Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu .... 93

Bảng 3.15 Thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị ........................... 95

Bảng 3.16 Tần suất và ảnh hưởng của gió bão đến sản xuất hồ tiêu .................... 97

Bảng 3.17 Tình hình thực hiện kỹ thuật canh tác trong sản xuất hồ tiêu ............ 99

Bảng 3.18 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu .................... 105

Bảng 3.19 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường ....................................... 107

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

ix

Bảng 3.20 Kịch bản phân tích độ nhạy NPV, IRR và BCR .............................. 112

Bảng 3.21 Kịch bản phân tích tình huống NPV, IRR, BCR .............................. 115

Bảng 3.22 Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo ........................................ 117

Bảng 3.23 Phân phối xác suất của chỉ tiêu NPV và IRR .................................... 117

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

x

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH

Tên sơ đồ, biểu đồ

Nội dung Trang

Sơ đồ 2.1 Khung phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu ....................................... 58

Biểu đồ 1.1 Ảnh hưởng của rủi ro đến năng suất ................................................... 37

Biểu đồ 1.2 Mối quan hệ và trình tự các bước trong tiến trình quản lý rủi ro ........ 42

Biểu đồ 1.3 Các chiến lược và phương pháp ứng phó với rủi ro ............................ 43

Biểu đồ 3.1 Mức độ đầu tư sản xuất hồ tiêu so với định mức kỹ thuật .................. 81

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu ..................................... 87

Biểu đồ 3.3 Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất hồ tiêu .................................... 98

Biểu đồ 3.4 Biến động giá hồ tiêu giai đoạn 2004 – 2013 .................................... 102

Biểu đồ 3.5 Năng suất hồ tiêu tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2004 – 2013 ................. 109

Biểu đồ 3.6 Giá trị và phân phối xác suất NPV tỉnh Quảng Trị ........................... 118

Biểu đồ 3.7 Giá trị và phân phối xác suất IRR tỉnh Quảng Trị ............................ 118

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

1

Phần 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Hồ tiêu (Piper nigrum L.) được mệnh danh là “Vua của các loại gia vị”[78].

Hiện nay, hồ tiêu là một trong những mặt hàng chiến lược xuất khẩu của các nước

vùng nhiệt đới đặc biệt ở Châu Phi và Châu Á [29]. Việt Nam là nước giữ ngôi vị

đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Năm 2013, hồ tiêu Việt

Nam chiếm 32,9% tổng sản lượng và 62,68% sản lượng xuất khẩu toàn thế giới.

Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ [20],[21].

Ở Việt Nam, hồ tiêu đã và đang trở thành cây trồng có thế mạnh vì đem lại giá

trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Nó được đánh giá là cây trồng có hiệu quả cao

nhất trong 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam [20]. Trong chiến lược

phát triển, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hàng hồ tiêu đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các chỉ tiêu chính: sản xuất ổn định 50.000

ha, diện tích cho sản phẩm 47.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000

tấn, chú trọng phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu phục vụ xuất khẩu [7]. Hiệp

hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất hồ tiêu theo

quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) nhằm sản xuất hồ tiêu hiệu quả, bền

vững, bảo vệ môi trường và xây dựng được thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam chất

lượng cao, có uy tín trên thị trường thế giới [19].

Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ có điều kiện đất đai,

khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó có cây hồ tiêu. Hồ

tiêu Quảng Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản

phẩm tốt và đã có được chỉ dẫn địa lý trên bản đồ sản xuất hồ tiêu của Việt Nam

[51],[38]. Trong chiến lược phát triển kinh tế, hồ tiêu được xác định là một trong ba

cây công nghiệp dài ngày chủ lực (cao su, hồ tiêu và cà phê) với tiềm năng phát triển

từ 5.000 – 8.000 ha [39]. Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng hồ tiêu

không ngừng tăng lên. Năm 2013, diện tích sản xuất hồ tiêu là 2.094,7 ha, tăng 4,4%

so với năm 2012 và sản lượng đạt 2.138,3 tấn, tăng 9,1% so với năm 2012 [11]. Sản

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

2

xuất hồ tiêu đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết

việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu ở tỉnh

Quảng Trị chủ yếu phát triển ở quy mô nông hộ. Hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn

do hồ tiêu được sản xuất theo quy mô nhỏ (diện tích trung bình 0,15 – 0,2 ha/hộ),

phân tán (trung bình mỗi hộ có 1,5 – 2 vườn hồ tiêu), việc đầu tư nguồn lực còn hạn

chế, nhiều hộ chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất. Bên cạnh đó, hộ sản

xuất luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn như năng suất chưa cao và không ổn định,

chi phí sản xuất biến động theo xu hướng tăng, tình trạng thời tiết và sâu bệnh diễn

biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế [40].

Nhận thức được những vấn đề đã và đang diễn ra trong quá trình sản xuất hồ

tiêu, trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước

nghiên cứu về ngành hàng hồ tiêu. Các tác giả Jaafar [68], Radam [77], Rosli [79],

Resmi [78] đã sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, các

yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng như việc áp dụng công nghệ trong sản

xuất hồ tiêu của hộ sản xuất. Nguyễn Đức Cường [12], Nguyễn Minh Hiếu [23], Lê

Văn Gia Nhỏ [32], Nguyễn Tăng Tôn [47] sử dụng các phương pháp hạch toán

hàng năm và phân tích đầu tư dài hạn để phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố

ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Ở khía cạnh khác, các tác giả Ann

[56], Anandaraj [55], Huỳnh Văn Định [13], Lã Phạm Lân [27], Nguyễn Vĩnh

Trường [50] đã nghiên cứu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu liên quan đến sâu bệnh hại

và kỹ thuật canh tác. Nhìn chung, những nghiên cứu về cây hồ tiêu được tiến hành ở

nhiều khía cạnh riêng biệt. Một điểm chung của các công trình nghiên cứu là hiệu

quả kinh tế sản xuất hồ tiêu được nghiên cứu trong trạng thái tĩnh. Trong khi đó, cây

hồ tiêu có chu kỳ sản xuất dài, hiệu quả kinh tế thường xuyên biến động do chịu ảnh

hưởng của nhiều yếu tố tác động. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế ở trạng thái tĩnh sẽ

không phản ảnh đúng và đầy đủ hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Vì vậy, nghiên

cứu hiệu quả kinh tế và sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất có

rủi ro sẽ phản ánh toàn diện hoạt động sản xuất hồ tiêu.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế và những

rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm đề tài Luận án tiến

sĩ của mình.

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

3

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu.

- Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, sự biến động hiệu quả

kinh tế trong điều kiện sản xuất có rủi ro.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro

trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được tổ chức sản xuất

ở quy mô hộ gia đình. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả kinh tế

và rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Về nội dung

Hiệu quả kinh tế và rủi ro là lĩnh vực nghiên cứu rộng. Trong phạm vi nghiên

cứu, luận án tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, đo lường mức độ hiệu quả kỹ thuật

– một bộ phận của hiệu quả kinh tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

kinh tế, phân tích rủi ro, phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu

trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên

địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Hiệu quả kinh tế bao gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân

bổ. Trong quá trình phân tích hiệu quả kinh tế, việc đo lường chỉ tiêu hiệu quả phân

bổ gặp nhiều khó khăn do yếu tố giá đầu vào và giá đầu ra không có sự khác biệt

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

4

giữa các hộ sản xuất. Theo nghiên cứu của Kalirajan [71] có mối quan hệ tỷ lệ thuận

giữa hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp

nâng cao hiệu quả kỹ thuật cũng góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ. Vì vậy, trong

phạm vi nghiên cứu, khi đo lường mức độ hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồ

tiêu, luận án chỉ đo lường hiệu quả kỹ thuật.

Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu là một vấn đề phức tạp. Trong phạm vi nghiên

cứu, luận án không tập trung phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro.

Luận án chỉ nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế, phân tích những rủi ro và

phân tích xem hiệu quả kinh tế sẽ biến động như thế nào nếu trong quá trình sản

xuất có các yếu tố rủi ro xảy ra.

3.2.2. Về không gian

Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu tại hai

huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ.

3.2.3. Về thời gian

Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được xem xét

trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ các hộ

sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2013.

4. Những đóng góp mới của luận án - Về mặt lý luận: Luận án đã luận giải và làm rõ được những vấn đề lý luận về

hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, phương pháp và cách thức đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Đã đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, sử dụng khái niệm đó phục vụ cho việc nghiên cứu cây hồ tiêu. Từ đó, luận án đã đưa ra cách tiếp cận, phương pháp và hệ thống chỉ tiêu phù hợp trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích rủi ro hoạt động sản xuất hồ tiêu.

- Về mặt thực tiễn: (i) Luận án đã đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả kinh tế trong sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hồ tiêu thực sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mức đầu tư hiện nay còn thấp và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị còn thấp hơn so

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

5

với các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước. (ii) Nhận dạng được những rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có rất nhiều loại rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Trong đó, rủi ro sản xuất (thời tiết, sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác) và rủi ro thị trường (giá yếu tố đầu vào và giá hồ tiêu) có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. (iii) Phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất hồ tiêu có rủi ro. (iv) Đề xuất được năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là cơ sở khoa học giúp cho các cấp chính quyền địa phương và hộ sản xuất hồ tiêu tham khảo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu một cách bền vững.

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

6

Phần 2

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT

NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN THẾ GIỚI Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro

trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Để có cơ sở

khoa học về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá

các công trình theo các nội dung:

1.1. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng đã được

nhiều học giả nghiên cứu. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, các phương pháp phân tích

định tính và định lượng đã được sử dụng. Trong những năm gần đây, phương pháp

phân tích màng bao dữ liệu (DEA) và phương pháp phân tích tối đa ngẫu nhiên

(SFA) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả

kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Một số

nghiên cứu tiêu biểu:

Bravo - Ureta [58], [59] đã sử dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên để phân

tích hiệu quả nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Các biến đầu vào được sử

dụng trong các mô hình phân tích là giáo dục đào tạo (trình độ, sự hiểu biết của

nông dân), kinh nghiệm, khuyến nông, khả năng tiếp cận tín dụng và quy mô nông

hộ. Các kết quả đánh giá hiệu quả dựa trên phương pháp sử dụng hàm sản xuất tối

đa ngẫu nhiên là nhất quán với quan điểm cho rằng nguồn nhân lực đóng vai trò

quan trọng trong năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Do đó, chính

sách đầu tư công để tăng cường nguồn vốn con người có thể tạo ra sản lượng tăng

thêm ngay cả trường hợp không có công nghệ mới.

Odeck [75] đã ước tính hiệu quả kỹ thuật và việc tăng năng suất bằng việc kết

hợp sử dụng phương pháp SFA và DEA thông qua phân tích 19 hoạt động sản xuất

ngũ cốc trong trong nông nghiệp ở phía Đông Na Uy. Các biến đầu vào được sử

dụng trong mô hình phân tích là loại cây trồng, lao động, vốn, giống, phân bón.

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

7

Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương pháp trong đánh giá

hiệu quả kinh tế. Thiam [85] đã kết hợp sử dụng hàm sản xuất Cobb –Douglas và

mô hình Tobit để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông

hộ trong sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Ligeon [74] đã sử dụng

hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên và mô hình Tobit để ước tính hiệu quả kỹ thuật và

phi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả kỹ thuật như quyết định của nông hộ, số lượng các yếu tố đầu

vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, vốn đầu tư. Trong đó, việc sử

dụng giống và phân bón dưới mức tối ưu có thể gây ra những rủi ro cho hộ sản xuất.

Resmi [78] đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích sự tác

động của các yếu tố đầu vào (mật độ, tuổi cây, lao động, phân bón, BVTV) đến

năng suất hồ tiêu và chỉ ra sự khác nhau về năng suất giữa hai mô hình sản xuất

truyền thống và mô hình công nghệ hiện đại. Kết quả phân tích cho thấy, trong mô

hình sản xuất hiện đại, các biến đầu vào như tuổi cây, số lao động và BVTV có ảnh

hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự thay đổi năng suất.

Các biến mật độ và phân bón không có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình sản xuất

truyền thống biến tuổi cây và BVTV có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê,

các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả ước lượng sự khác nhau về

năng suất hồ tiêu giữa công nghệ mới và công nghệ cũ là 43,9%, trong đó 37,7% là

do tác động của yếu tố công nghệ và 6,25% là do sự khác nhau ở mức độ sử dụng

các yếu tố đầu vào. Điều này cho thấy, hộ sản xuất có thể tăng năng suất hồ tiêu khi

thay đổi công nghệ sản xuất.

Radam [77], Rosli [79],[ 80] đã sử dụng phương pháp DEA để ước tính mức

độ hiệu quả kỹ thuật và phân tích Tobit để nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu

quả kỹ thuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Sarawak, Malaysia. Tác giả điều tra 678

hộ sản xuất hồ tiêu, kết quả phân tích cho thấy hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng

của trình độ học vấn, số lần tham gia tập huấn mỗi năm, tham gia hội nông dân và

tham quan trình diễn. Nhìn chung, hiệu quả kỹ thuật các hộ sản xuất đạt được còn

thấp, chưa đạt được hiệu quả trong việc sử dụng đầu vào và tối đa hóa sản lượng.

Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý sản xuất của hộ chưa phù hợp, các yếu tố

đầu vào sử dụng cao hơn yêu cầu, cụ thể: phân bón 1,8%, thuốc diệt cỏ 12,45%,

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

8

thuốc diệt nấm 25,35%, thuốc trừ sâu 14,07%. Hiệu quả chi phí chịu ảnh hưởng của

điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm của hộ như số lần tập huấn mỗi năm, tham gia

các tổ chức của nông dân, thời gian sản xuất, trình độ văn hóa. Vì vậy, hộ sản xuất

cần nâng cao kỹ năng quản lý thông qua việc tham gia các lớp khuyến nông.

Sivasankari [84] đã ước tính mức hiệu quả kỹ thuật của 100 hộ sản xuất hồ

tiêu ở quận Dindigul, Tamil Nadu trong mùa vụ 2012 – 2013 bằng phương pháp

DEA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô (TECRS)

là 0,76 và hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô (TEVRS) là 0,81. Trong đó, có 81

hộ có hiệu quả tăng theo quy mô, 9 hộ có hiệu quả không đổi theo quy mô và 3 hộ

hồ tiêu giảm theo quy mô. Tác giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến không hiệu quả là do

sử dụng quá nhiều các yếu tố đầu vào, đặc biệt là phân kali và phân lân.

Rosli [81] nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động sản xuất hồ tiêu

thông qua phân tích mô hình Tobit. Theo tác giả, kỹ thuật sản xuất liên quan đến việc

bón phân, tỉa cành, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của

vườn hồ tiêu. Tác giả sử dụng mô hình Tobit để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các

yếu tố giáo dục, kinh nghiệm, khuyến nông, nhân khẩu, thu nhập từ hồ tiêu đến việc

áp dụng công nghệ trong sản xuất hồ tiêu. Kết quả chỉ ra kinh nghiệm và trình độ

giáo dục có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng công nghệ của các hộ nông dân.

Jaafar [68] sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để đo lường hiệu quả kỹ

thuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Malaysia. Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến phi hiệu quả kỹ

thuật là do hộ sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào không hợp lý. Để nâng cao hiệu

quả sản xuất hồ tiêu, biện pháp quan trọng trong ngắn hạn là thông qua công tác

khuyến nông nhằm giúp cho hộ sản xuất sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào, trong

dài hạn cần nâng cao trình độ văn hóa cho hộ sản xuất.

Hema [66] đã phân tích mối quan hệ giữa biến động giá và lợi nhuận trong

sản xuất hồ tiêu ở Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài các yếu tố đầu vào

được đầu tư của hộ, các yếu tố bên ngoài như số lượng hồ tiêu xuất khẩu, sự biến

động giá hồ tiêu trong nước và trên thế giới, tự do hóa thương mại đều có ảnh

hưởng đến hoạt động sản xuất hồ tiêu. Một kết luận quan trọng của tác giả: với phần

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

9

lớn hộ nông dân trồng tiêu ở Ấn Độ là những nông dân nhỏ lẻ nên cách duy nhất để

đảm bảo giá có lợi cho hộ sản xuất trong điều kiện giá xuất khẩu duy trì ở mức cạnh

tranh là tăng năng suất.

Tóm lại, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) và phương pháp

phân tích tối đa ngẫu nhiên (SFA) là hai phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu

áp dụng để đo lường mức độ hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung

cũng như sản xuất hồ tiêu nói riêng. Đây cũng là một hướng tiếp cận để tác giả sử

dụng trong nghiên cứu của mình.

1.2. Nghiên cứu về rủi ro

Trong quá trình sản xuất, ngoài việc chịu tác động trực tiếp của các yếu tố đầu

vào và đặc điểm của người sản xuất, các ngành hàng trong nông nghiệp còn chịu

ảnh hưởng của những biến động trên thị trường cũng như sự thay đổi của điều kiện

thời tiết khí hậu, sâu bệnh hại. Chính những yếu tố này đã tác động và gây ra nhiều

rủi ro cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian qua đã có nhiều học giả

thực hiện các nghiên cứu về vấn đề rủi ro trong sản xuất nông nghiệp ở các khía

cạnh khác nhau.

Patrick [76] chỉ ra rằng hộ nông dân thường phải đối mặt với 10 loại rủi ro

chính: thời tiết, các loại dịch bệnh, giá của nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sản

phẩm, vay vốn, thuê đất, sức khỏe, kế hoạch tương lai của gia đình, sự kiện thế giới

và chính sách của Chính phủ. Trong đó, yếu tố giá đầu vào và giá nông sản là hai

rủi ro mà nông hộ quan tâm nhất trong quá trình sản xuất. Theo Hardaker [64],

trong quá trình sản xuất nông nghiệp người nông dân phải đối mặt với 5 nhóm rủi ro

chính: nhóm rủi ro liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất; nhóm rủi ro về giá và

thị trường; nhóm rủi ro liên quan đến các chính sách liên quan của Chính Phủ;

nhóm rủi ro liên quan trực tiếp từ nông dân; nhóm rủi ro liên quan đến yếu tố tài

chính. Để giảm nhẹ tác động của rủi ro hộ nông dân có thể thực hiện các giải pháp

lựa chọn công nghệ ít rủi ro, đa dạng hóa sản xuất hoặc chia sẻ rủi ro thông qua việc

mua bảo hiểm nông nghiệp, sản xuất theo hợp đồng, quản lý tài chính. Ngoài ra,

Chính phủ nên có các biện pháp can thiệp nhằm quản lý các rủi ro như rủi ro thời

tiết, sâu bệnh, an toàn thực phẩm và rủi ro môi trường.

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

10

Kahan [69] chỉ ra rằng nông dân ở các nước đang phát triển thường xuyên

phải đối mặt với rủi ro trong sản xuất nông nghiệp do sự thay đổi của thời tiết, giá

cả và tình trạng sâu bệnh. Điều này dẫn đến kết quả sản xuất thường xuyên biến

động. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về rủi ro và các nắm chắc các kỹ năng quản lý rủi

ro để dự đoán và giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa quan trọng. Kết quả của các quyết

định quản lý rủi ro phụ thuộc vào sự chính xác và độ tin cậy của thông tin. Nghiên

cứu chỉ ra rằng để quản lý rủi ro trong nông nghiệp cần thực hiện: Phân loại và

nghiên cứu tác động của các rủi ro xảy ra trong hoạt động sản xuất; Nghiên cứu thái

độ của nông dân đối với rủi ro (có 3 nhóm hộ nông dân, bao gồm hộ không thích rủi

ro, hộ trung lập với rủi ro và hộ thích mạo hiểm). Để quản lý rủi ro, nông dân

thường xây dựng các chiến lược khác nhau như đa dạng hóa sản xuất, tạo ra thu

nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, lựa chọn các hoạt động có rủi ro thấp. Khi lựa

chọn các chiến lược cần có sự phân tích lợi thế và bất lợi và phải trả lời được các

câu hỏi: Những rủi ro người nông dân phải đối mặt là gì? Khả năng xảy ra những sự

kiện bất lợi? Lợi ích và chi phí cho các chiến lược đề xuất? Làm thế nào để các

chiến lược giảm rủi ro có tác động hỗ trợ nhau trong việc giảm rủi ro? Việc trả lời

các câu hỏi trên sẽ giúp cho nông dân có quyết định tốt nhất trong việc giảm rủi ro.

Để đo lường mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất nông

nghiệp, Helmers [65] đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA).

Tác giả đã sử dụng số liệu trong 14 năm từ 1986 đến 2000 để đo lường hiệu quả của

các hệ thống trồng trọt. Tác giả đã so sánh hiệu quả giữa ba hệ thống trồng trọt khác

nhau là sản xuất một loại cây trồng liên tục, luân canh hai vụ và luân canh bốn vụ.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động trồng trọt liên tục có tính rủi ro cao hơn

hoạt động trồng trọt sản xuất luân canh, giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro có mối quan

hệ với nhau. Những hoạt động sản xuất chịu tác động của các yếu tố rủi ro thường

có mức hiệu quả thấp hơn. Vì vậy, luân canh cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong

việc giảm rủi ro.

Theo Chaddad [60], trong những năm gần đây việc phân tích rủi ro trong nông

nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Phân tích rủi ro gắn liền với việc ra quyết định

của tất cả các chủ thể sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, tác động của các yếu tố

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

11

rủi ro thường lớn hơn. Vì ngoài rủi ro thị trường, hộ nông dân còn chịu ảnh hưởng

của rủi ro sản xuất. Phương pháp sử dụng tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị kỳ vọng của

NPV được sử dụng để đo lường và phân tích rủi ro. Việc phân tích lựa chọn sẽ dựa

trên phân phối xác suất và xác suất cộng dồn của NPV. Người thích rủi ro có thể

quyết định lựa chọn hoạt động có lợi nhuận cao nhưng nhiều rủi ro, trong khi người

không thích rủi ro lại lựa chọn hoạt động sản xuất an toàn hơn. Ngoài ra, phương

pháp phân tích độ nhạy được sử dụng để xác định các biến quan trọng ảnh hưởng

đến kết quả sản xuất và dòng tiền theo thời gian. Kết quả phân tích sẽ giúp các nhà

quản lý ra quyết định tốt hơn trong sản xuất.

Như vậy, các nghiên cứu về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp đều thống nhất

chỉ ra rủi ro trong sản xuất nông nghiệp liên quan đến các yếu tố thời tiết, khí hậu,

sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác, biến động giá đầu vào và đầu ra, chính sách. Để

giảm thiểu rủi ro, nông dân cần xây dựng các chiến lược như đa dạng hóa hoạt động

sản xuất, lựa chọn hoạt động có rủi ro thấp, chia sẻ rủi ro, mua bảo hiểm nông sản.

2. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT

NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở VIỆT NAM

2.1. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sản xuất

nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Bùi Nữ Hoàng Anh [2], Nguyễn

Quang Thụ [45] đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế, đưa ra các

quan điểm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp.

Đỗ Văn Xê [54], Nguyễn Khắc Quỳnh [36] sử dụng các chỉ tiêu hạch toán

hàng năm như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận để phân

tích hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp. Bên cạnh đó,

nhiều tác giả đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích định lượng mức độ

hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như vai trò

của các yếu tố đầu vào, việc tổ chức sản xuất và các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ

đến hiệu quả sản xuất của một ngành hàng trong nông nghiệp.

Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuất cao su – một cây công nghiệp dài như

cây hồ tiêu, Nguyễn Văn Ngãi [30] sử dụng hệ thống chỉ tiêu giá trị sản xuất, lợi

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

12

nhuận và phương pháp phân tích lợi ích chi phí để đánh giá hiệu kinh tế. Bùi Dũng

Thể [44] đã sử dụng phương pháp phân tích ngân sách hàng năm và phương pháp

phân tích đầu tư dài hạn để tính toán hiệu quả kinh tế sản xuất cao su ở khu vực Bắc

Trung Bộ Việt Nam. Ngoài ra, mô hình hàm sản xuất Cobb –Douglas được sử dụng

để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như số lượng phân hữu cơ, phân vô

cơ, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, tuổi vườn cây, số cây cũng như trình độ

văn hóa của chủ hộ đến năng suất cao su. Thái Thanh Hà [17] sử dụng phương pháp

phân tích màng bao dữ liệu (DEA) để tính toán mức độ hiệu quả kỹ thuật và hiệu

quả chi phí khi phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ gia đình tại

tỉnh Kon Tum. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố như trình độ học vấn chủ hộ, vốn vay đầu tư sản xuất cao su,

số cây và hệ số kỹ thuật của lao động đến mức độ hiệu quả kỹ thuật.

Lê Văn Gia Nhỏ [32] đã tiến hành đánh giá hiệu quả ngành hàng hồ tiêu trên

cơ sở sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp phân tích

ngành hàng. Kết quả phân tích chỉ ra ngành hàng hồ tiêu có lợi thế so sánh, tức là

việc sản xuất – chế biến – xuất khẩu hồ tiêu đem về ngoại tệ cho quốc gia và thực

sự hồ tiêu là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.

Nguyễn Đức Cường [12] nghiên cứu phát triển cây hồ tiêu của các nông hộ ở

huyện Chư Sê. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mô hình tổ chức sản xuất là nhân tố quyết

định đến sự phát triển cây hồ tiêu tại huyện Chư Sê. Hiện nay, sản xuất hồ tiêu chủ

yếu được tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình và trang trại. Tuy nhiên sản xuất

quy mô hộ gia đình vẫn là chủ yếu. Trong những năm qua, cây hồ tiêu đóng vai trò

quan trọng trong thu nhập của hộ gia đình. Năm 2010 thu nhập bình quân hộ sản

xuất hồ tiêu là 433 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy, hộ sản xuất

còn mang tính tự phát và chưa áp dụng đồng bộ quy trình canh tác. Hiệu quả sản

xuất hồ tiêu chưa thật sự bền vững do dịch bệnh, giống tiêu nhiễm bệnh và có biểu

hiện suy thoái, chưa có sự đầu tư thích đáng cho công tác khuyến nông. Vì vậy, cần

thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất

và củng cố thương hiệu hồ tiêu Chư Sê trong và ngoài nước.

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hiếu [23] chỉ ra ở Quảng Trị, hồ tiêu được

trồng dưới dạng vườn gia đình (diện tích bình quân 1.000 – 2.000 m2/hộ). Hiện nay,

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

13

mức đầu tư trung bình của các hộ trồng tiêu ở Quảng Trị thấp hơn các vùng khác

(mức đầu tư cho sản xuất hồ tiêu tại Quảng Trị ở thời kỳ KTCB chỉ bằng 30% và ở

TKKD chỉ bằng 45% so với mức đầu tư ở Gia Lai). Năng suất biến động từ 3,5 –

4,5 tạ/ha trên đất xấu, mật độ 600 - 800 trụ/ha và có thể đạt 35 - 45 tạ/ha trên đất

tốt, mật độ 2.500 trụ/ha và sản xuất theo chế độ thâm canh cao. Năng suất hồ tiêu

giữa các vùng trong nước ta có sự khác biệt: Bắc Trung Bộ bình quân là 12,2 tạ/ha;

Tây Nguyên là 22,8 tạ/ha; Đông Nam Bộ là 22,9 tạ/ha; Đồng Bằng Sông Cửu Long

là 33,9 tạ/ha. Tại Quảng Trị, cây hồ tiêu cho sản lượng cao chủ yếu ở năm thứ 8 đến

năm thứ 12. Năng suất tiêu cao nhất có thể đạt 12 – 13 kg tiêu khô/trụ. Lê Ngọc Báu

[4] với đặc thù sản xuất hồ tiêu ở quy mô hộ gia đình, quy mô diện tích sản xuất từ

0,25 - 0,5 ha/hộ sẽ cho năng suất cao hơn so với các quy mô khác.

Nguyễn Thị Minh Châu [9] đã sử dụng phương pháp phân tích mô tả thống kê,

mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích định lượng các yếu tố ảnh

hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu ở vùng Đông Nam Bộ. Mô hình nghiên

cứu tác giả đề xuất nhằm trả lời cho câu hỏi: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

chính về phía cung đến thu nhập của hộ trồng tiêu vùng Đông Nam Bộ như thế nào?

Kết quả phân tích cho thấy năng suất, chi phí trung bình, kiến thức nông nghiệp và

giống có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra, kết quả

nghiên cứu còn chỉ ra với điều kiện của các hộ như hiện nay, quy mô sản xuất nhỏ

hơn 1 ha/hộ có xu hướng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn quy mô trên 1 ha/hộ.

Hiện nay, kiến thức nông nghiệp của hộ trồng tiêu còn hạn chế. Một trong những

nguyên nhân cơ bản là do hộ có ít các nguồn cung cấp thông tin thị trường và kỹ

thuật sản xuất, cũng như ít có điều kiện để tiếp cận các hoạt động khuyến nông và

các tổ chức có liên quan đến ngành hồ tiêu. Điều này đã làm mất đi những cơ hội để

tăng thu nhập.

Đào Mạnh Hùng [24] đã tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận chuỗi cung ứng,

phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp SWOT để phân tích chuỗi

giá trị sản phẩm hồ tiêu. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ việc khảo sát 90 hộ

sản xuất hồ tiêu, 32 hộ thu gom tại 9 xã trên địa bàn 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

14

và Cam Lộ. Kết quả phân tích cho thấy, cây hồ tiêu có vị trí quan trọng trong phát

triển nông nghiệp tỉnh Quảng Trị. Sản xuất hồ tiêu là nguồn thu nhập quan trọng

của gần 20.000 hộ nông dân. Hồ tiêu Quảng Trị có lợi thế cạnh tranh về giá thành

và chất lượng sản phẩm nhờ điều kiện đất đai, thời tiết thuận lợi, giống tiêu có chất

lượng tốt và nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hồ tiêu. Tuy

nhiên, chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu còn nhiều tồn tại đó là mối quan hệ giữa các

tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo, chủng loại và mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu.

Trong sản xuất hồ tiêu, khả năng đầu tư của nông dân còn hạn chế, năng suất sản

phẩm không ổn định, các loại sâu bệnh hại luôn đe dọa các vùng sản xuất hồ tiêu.

Hộ nông dân vẫn là người chịu nhiều rủi ro hơn so với các tác nhân khác trong toàn

bộ chuỗi cung sản phẩm.

2.2. Nghiên cứu về rủi ro

Nguyễn Thị Ngọc Trang [48] chỉ ra hộ nông dân chịu ảnh hưởng của nhiều

loại rủi ro như rủi ro do biến động giá nông sản, rủi ro do biến động giá vật tư, rủi

ro do thiên tai, rủi ro do sâu bệnh. Trong đó, rủi ro do biến động giá là nhân tố quan

trọng nhất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân.

Lê Thị Xuân Quỳnh [35] đã tiến hành nghiên cứu tác động của rủi ro đến sản

xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, rủi ro

thiên tai, dịch bệnh và giá nông sản là thách thức lớn nhất đối với nông hộ. Các hộ

gia đình chưa chủ động trong việc sử dụng các công cụ quản lý để phòng tránh,

giảm thiểu và ứng phó với rủi ro. Hơn nữa cơ hội để lựa chọn các công cụ quản lý

rủi ro đối với hộ còn bị hạn chế. Để quản lý rủi ro cần nâng cao nhận thức của

người dân về các công cụ quản lý nhằm phòng tránh rủi ro, xây dựng hệ thống

thông tin và tiếp cận thị trường, xây dựng mô hình liên kết sản xuất, phát triển hình

thức hợp tác sản xuất, phát triển thị trường sản phẩm nông sản.

Nguyễn Quốc Nghi [31] thông qua kết quả khảo sát 503 nông hộ ở đồng bằng

Sông Cửu Long đã chỉ ra có 5 loại rủi ro mà hộ nông dân luôn phải đối mặt trong

quá trình sản xuất và hầu hết họ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro thị trường. Trong đó,

rủi ro về giá đầu ra nông sản luôn là mối lo ngại hàng đầu của nông hộ. Hộ nông

dân không có khả năng kiểm soát rủi ro về giá. Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

15

cho thấy số lần rủi ro thị trường tương quan tỷ lệ nghịch đến hiệu quả sản xuất. Tuy

nhiên, những hộ nông dân có trình độ học vấn cao, có nhiều kinh nghiệm và tham

gia nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật thì khả năng ứng xử với rủi ro trong quá trình sản

xuất tốt hơn, đồng thời việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất luôn

giúp hộ đạt hiệu quả cao hơn.

Nguyễn Thị Phương Hảo [18] đã chỉ ra rủi ro về giá là trở ngại cho sự phát

triển của các hộ nông dân quy mô nhỏ. Kết quả phân tích hàm sản xuất cho thấy giá

đầu vào và giá đầu ra ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân. Giá

vật tư phân bón biến động tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất và có thể dẫn đến việc

nông dân hạn chế đầu tư thâm canh, hoặc phải chuyển sang các cây trồng khác ít

phải đầu tư hơn nhằm giảm sức ép về vốn. Điều này dẫn đến năng suất và hiệu quả

kinh tế có thể giảm xuống và thu nhập của người dân cũng bị giảm theo.

Trong sản xuất hồ tiêu, rủi ro chủ yếu được tiếp cận nghiên cứu trên góc độ kỹ

thuật sản xuất và sâu bệnh hại. Nghiên cứu sản xuất hồ tiêu Quảng Trị, Nguyễn

Vĩnh Trường [50] chỉ ra nguyên nhân lớn nhất để giải thích năng suất hồ tiêu giảm

là do thời tiết bất thường cũng như bệnh vàng lá chết nhanh và bệnh vàng lá chết

chậm. Các loại sâu bệnh hại hồ tiêu đang có xu hướng gia tăng trong vài năm qua.

Nguyễn Minh Hiếu [23], Trương Thị Bích Phượng [34] đều có chung một kết luận

bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora trên cây tiêu ở Quảng Trị là trở ngại cho sản

xuất hồ tiêu tại địa phương. Bệnh này đã gây thiệt hại năng suất từ 17 – 18%, 96,7%

hộ sản xuất hồ tiêu có diện tích hồ tiêu đã từng bị nhiễm bệnh chết nhanh. Để phòng

trừ các loại sâu bệnh hại, Nguyễn Tăng Tôn [47], Tôn Nữ Tuấn Nam [28] chỉ ra

cách phòng trừ chung cho các loại sâu bệnh hại phát sinh từ đất là phải đảm bảo cho

hệ thống rễ tốt và cây phát triển khỏe mạnh. Chiến lược phòng trừ hiệu quả các

bệnh này bao gồm việc sản xuất cây sạch bệnh trong vườn ươm, chọn đất trồng tiêu

phù hợp, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý như trồng tiêu trên cây trụ sống để

cây tiêu được chiếu sáng thích hợp, điều chỉnh cây che bóng, thoát nước tốt cho

vườn, hạn chế làm đất, quản lý dinh dưỡng tốt cho vườn tiêu. Biện pháp phòng trừ

bằng hóa học chỉ được sử dụng như là biện pháp cuối cùng khi cần thiết.

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

16

Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác, Huỳnh Văn Định [13] chỉ ra kỹ thuật canh

tác chưa hợp lý là nguyên nhân gây bệnh hại gia tăng, giảm năng suất của các vườn

tiêu ở Phú Quốc. Việc bón phân vô cơ cân đối và kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi

sinh sẽ giúp hồ tiêu đạt năng suất cao. Kết quả phân tích cho thấy năng suất hồ tiêu

ở những vườn ít bón phân hữu cơ là 0,84 kg/gốc và vườn bón phân hữu cơ thường

xuyên là 1,86 kg/gốc.

Như vậy, các nghiên cứu về rủi ro đều có chung một kết luận có nhiều loại rủi

ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong đó, rủi ro sản xuất và

rủi ro thị trường là những rủi ro có tác động lớn nhất đến quyết định và hiệu quả sản

xuất của hộ nông dân.

3. Kết luận

Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong

sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng cho thấy:

- Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp khoa học quan trọng về

mặt lý luận và thực tiễn cho việc phân tích hiệu quả kinh tế và rủi ro trong hoạt

động sản xuất của một ngành hàng trong nông nghiệp.

- Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và hồ tiêu

nói riêng, nhiều tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí, phương

pháp hạch toán hàng năm, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu - DEA, hàm

sản xuất Cobb –Douglas, mô hình Tobit. Đặc biệt, phương pháp định lượng được sử

dụng nhiều trong đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của các nước có lợi thế

về sản xuất hồ tiêu như Malaysia, Ấn Độ. Các nghiên cứu đã phân tích hiệu quả

kinh tế sản xuất hồ tiêu trên góc độ hiệu quả kỹ thuật, phân tích ảnh hưởng của các

yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế. Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói

riêng chưa thấy có nghiên cứu nào sử dụng các phương pháp này trong nghiên cứu

cây hồ tiêu. Đây cũng là một hướng tiếp cận có thể ứng dụng trong phân tích hiệu

quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của luận án.

- Phân tích rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói

riêng, các nghiên cứu đã chỉ ra được những rủi ro mà hộ nông dân thường gặp trong

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

17

quá trình sản xuất. Trong đó, rủi ro sản xuất (thay đổi thời tiết, tình hình sâu bệnh, kỹ

thuật canh tác), rủi ro thị trường (sự biến động giá yếu tố đầu vào và giá đầu ra) có

ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Phương pháp tính giá trị kỳ vọng của chỉ tiêu

NPV, phương pháp xác suất, phương pháp hồi quy được sử dụng để đánh giá ảnh

hưởng của rủi ro đến hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: giữa hiệu quả

kinh tế và rủi ro có mối quan hệ với nhau. Những hoạt động sản xuất chịu tác động

của yếu tố rủi ro thường có mức hiệu quả kinh tế thấp hơn. Vì vậy, việc thực hiện các

biện pháp giảm thiểu rủi ro sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có nhiều đề tài cấp

Nhà nước, cấp Bộ, bài báo nghiên cứu về cây hồ tiêu. Tuy nhiên, các tác giả chủ

yếu tiếp cận phân tích trên góc độ kỹ thuật sản xuất. Các nghiên cứu về hiệu quả

kinh tế còn ít và chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống. Cho đến nay, chưa

có công trình nào phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong

điều kiện sản xuất có rủi ro. Điều này chính là cơ hội để tác giả thực hiện nghiên

cứu này tại tỉnh Quảng Trị.

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

18

Phần 3

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO

TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU

1.1. HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU

1.1.1. Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế

1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để

đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đây cũng

là mục tiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được. Việc nâng cao

HQKT là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội.

Vì vậy, việc hiểu đúng bản chất của HQKT, xác định đúng các chỉ tiêu để đo

lường, đánh giá HQKT là vấn đề quan trọng cần làm rõ khi phân tích hiệu quả sản

xuất của một hoạt động trong nền kinh tế.

Theo Nguyễn Đức Dỵ [14] hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa các yếu

tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ và khái niệm hiệu quả kinh tế

được dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân

phối tốt như thế nào? Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là mức độ thành công

của các chủ thể sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực kham hiếm để sản

xuất ra sản phẩm, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.

Theo Samullson và Nordhaus [82] Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội

không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt của một loại hàng hóa mà không cắt

giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Thực chất quan điểm hiệu quả này là đề

cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc

phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực làm tăng hiệu quả.

Theo Phạm Ngọc Kiểm [26] hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và

tiết kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

19

xuất. Quan điểm hiệu quả này đã chú ý đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo

chiều sâu, hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

Theo các tác giả Farrell [63], Coelli [61], Schultz [83] và Ellis [62], Kalirajan

[70] hiệu quả kinh tế (EE – Economic efficiency) gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ

thuật (TE – Technical efficiency) và hiệu quả phân bổ (AE – Allocative efficiency).

- Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra cho

trước từ một khối lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một khối lượng đầu

ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất

định. Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng số lượng sản phẩm có thể đạt được trên số

nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Theo Koopman [73] một nhà sản xuất đạt hiệu quả

kỹ thuật nếu họ không thể sản xuất nhiều hơn bất kỳ một đầu ra nào mà không sản

xuất ít hơn một số lượng đầu ra khác hoặc sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào.

Hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến phương diện vật chất của quá trình sản xuất. Nó

phản ảnh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa yếu tố đầu vào và

yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào công nghệ được áp dụng

cũng như trình độ chuyên môn tay nghề của người sản xuất.

- Hiệu quả phân bổ (AE): là khả năng lựa chọn được một khối lượng đầu

vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá

của đầu vào đó. Hiệu quả phân bổ là thước đo mức độ thành công của người sản

xuất trong việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ưu. Khi nắm được giá của các yếu tố

đầu vào và đầu ra, người sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vào

theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa.

- Hiệu quả kinh tế (EE): hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của hiệu quả kỹ

thuật và hiệu quả phân bổ (𝐸𝐸 = 𝑇𝐸 ∗ 𝐴𝐸). Sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế

của các doanh nghiệp có thể do sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân

bổ. Colman và Young [10] cho rằng hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến tính vật

chất của quá trình sản xuất. Do đó, có thể coi nó là mục đích phổ biến thích hợp với

mọi hệ thống kinh tế. Mặt khác, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế cho thấy mục

đích của nhà doanh nghiệp là làm cho lợi nhuận đạt mức tối đa.

Khi xem xét tổng thể quá trình sản xuất, nhà sản xuất thường đặt mục tiêu là

sản xuất ra sản phẩm đầu ra với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lực

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

20

sao cho tối đa hóa doanh thu, hoặc phân bố cách kết hợp đầu vào đầu ra sao cho tối

đa hóa lợi nhuận. Như vậy, quan điểm hiệu quả kinh tế này đã đánh giá tốt nhất

trình độ sử dụng nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Khái

niệm HQKT đã khẳng định bản chất của HQKT trong hoạt động sản xuất là phản

ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để

đạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận.

Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của HQKT, cần phân biệt ranh giới giữa hai

khái niệm kết quả và HQKT, phân biệt HQKT với các chỉ tiêu đo lường HQKT.

Thứ nhất, về sự khác nhau giữa kết quả và HQKT: Kết quả và HQKT là hai

khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau. HQKT là

phạm trù thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được

kết quả đó. Còn kết quả là những gì đạt được sau một quá trình sản xuất. Kết quả đạt

được cũng là mục tiêu của quá trình sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, kết quả

sản xuất có thể là khối lượng nông sản thu được, giá trị sản xuất, lợi nhuận. Nhưng

những kết quả này không nói lên được nó được tạo ra bằng cách nào? Cách thức thực

hiện ra sao? Các yếu tố nguồn lực được sử dụng nhiều hay ít? Như vậy, nó không

phản ánh được việc đầu tư sản xuất có hiệu quả hay không? Các nguồn lực được sử

dụng như thế nào? Trình độ tổ chức sản xuất của các chủ thể trong nông nghiệp ra

sao? Để phản ánh được các câu hỏi này, kết quả sản xuất thu được phải được đặt

trong mối quan hệ so sánh với chí phí đầu tư hoặc các nguồn lực được sử dụng. Với

điều kiện nguồn lực có hạn, quá trình sản xuất phải tạo ra được kết quả sản xuất cao.

Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất và HQKT cho biết được điều này.

Thứ hai, về hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế: HQKT là

một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh

doanh, bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Trong khi đó, các chỉ tiêu đo

lường HQKT chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng.

Về mặt định tính, HQKT phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của

các tổ chức hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành HQKT là kết quả

sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất

của xã hội. HQKT chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

21

luật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và hạ tầng kiến trúc.

Với nghĩa này, HQKT phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền

sản xuất xã hội. Như vậy, trên góc độ định tính, HQKT thể hiện trình độ sản xuất,

trình độ quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được kết quả đầu ra cao.

Về mặt định lượng, HQKT có thể đo lường được thông qua mối quan hệ

bằng lượng giữa kết quả sản xuất đạt được với chi phí bỏ ra. Thông qua các chỉ tiêu

thống kê, tài chính sẽ đo lường được HQKT. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh

nào đó của HQKT, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được

đầy đủ các khía cạnh khác nhau của HQKT. Các chỉ tiêu hiệu quả này quan hệ với

nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh yếu tố riêng

lẻ của quá trình sản xuất. Thông qua các chỉ tiêu đo lường HQKT sẽ cho biết sản

xuất đạt ở trình độ nào và tìm ra các biện pháp thích hợp để tăng kết quả, giảm chi

phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Như vậy, mục đích cuối cùng của đánh giá HQKT là để nâng cao HQKT và

nâng cao HQKT được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường hiệu quả theo hướng

tích cực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

1.1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế

Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã

hội và mục đích của việc đánh giá HQKT. Hiện nay, có hai quan điểm về HQKT.

* Quan điểm truyền thống: Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại của

kết quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ

ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.

Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT. Sự thiếu

toàn diện được thể hiện: Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh

doanh trong trạng thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ

sản xuất. Trong khi đó, HQKT không những cho chúng ta biết được kết quả của quá

trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư

hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan

điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, quan điểm truyền thống

không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán các khoản thu và chi cho một hoạt

động kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT chưa đầy đủ và chính

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

22

xác. Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời

gian trong phân tích HQKT có ý nghĩa quan trọng. Thứ ba, HQKT được xác định

bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một số trường hợp không phản ánh chính xác HQKT.

Ví dụ, những hộ nông dân có quy mô sản xuất khác nhau, hộ có quy mô nguồn lực

lớn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn hộ có quy mô nguồn lực nhỏ, điều này không có

nghĩa tất cả hộ có quy mô nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu quả hơn hộ có quy

mô nhỏ. Như vậy, HQKT không cho biết mức độ sử dụng có hiệu quả hay lãng phí

các yếu tố nguồn lực.

* Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải căn cứ

vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:

- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ

này, HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và

HQKT của từng hoạt động sản xuất.

- Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán HQKT.

Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng

có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc biệt trong sản xuất

nông nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, việc tính đến yếu tố thời gian

của dòng tiền là rất quan trọng.

- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: hiệu quả về tài chính phải phù

hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững

của các quốc gia [2], [25].

Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong

phạm vi luận án, khái niệm HQKT được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế là phạm trù

phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt

được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất.

1.1.2. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu

1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu

Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn

lực trong sản xuất. Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, hiệu quả kinh tế đóng

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

23

vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm đưa ra giải

pháp tối ưu nhất, phương pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu mà người sản xuất đề

ra. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt

thời gian và không gian, trong mối quan hệ giữa hiệu quả chung của toàn vùng và

hiệu quả của từng đơn vị sản xuất. Xét trong từng đơn vị sản xuất, hiệu quả kinh tế

không chỉ được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng của từng yếu tố nguồn lực, mà

còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp của các yếu tố nguồn lực. Nâng

cao hiệu quả kinh tế tức là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong

sản xuất, đạt được mục tiêu đề ra. Trong điều kiện các yếu tố nguồn lực có hạn,

nâng cao hiệu quả kinh tế là không thể không đặt ra đối với bất kỳ một hoạt động

sản xuất nào, bất kỳ một người sản xuất nào.

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu, hiệu quả kinh tế

là mối quan tâm hàng đầu của người sản xuất, bởi xác định đúng hiệu quả kinh tế là

một trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp. Cũng

như các hoạt động sản xuất khác, HQKT sản xuất hồ tiêu phản ánh trình độ sử dụng

và khai thác các nguồn lực (đất đai, lao động, tiền vốn, khoa học kỹ thuật) để đạt

được những mục tiêu mà người sản xuất đề ra.

Từ những quan điểm đánh giá HQKT, trong phạm vi luận án, quan điểm

HQKT sản xuất hồ tiêu đứng trên góc độ người sản xuất. Khái niệm HQKT sản

xuất hồ tiêu được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu là một phạm trù

khoa học phản ánh trình độ khai thác, quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong quá

trình sản xuất nhằm đạt được kết quả sản xuất cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất.

Khi đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu cần chú ý:

- Hồ tiêu là cây trồng dài ngày, chu kỳ sản xuất chia làm 2 giai đoạn: thời kỳ

kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Thời kỳ kiến thiết cơ bản dài 3 năm, lượng

chi phí đầu tư lớn mà chưa cho thu hoạch. Thời kỳ kinh doanh kéo dài 15 – 20 năm,

năng suất và sản lượng thay đổi theo tuổi cây [29]. Trong thời kỳ kinh doanh, năng

suất hồ tiêu có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu tiên năng suất tăng nhanh

theo tuổi cây, giai thứ hai năng suất đạt cao nhất và giai đoạn cuối cùng là năng suất

biến động giảm. Bên cạnh đó, HQKT sản xuất hồ tiêu ở một năm không chỉ phụ

thuộc vào cách thức đầu tư, chăm sóc của năm đó mà còn phụ thuộc vào cách thức

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

24

đầu tư, chăm sóc của các năm trước. Do vậy, đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu

không chỉ thực hiện trong một năm mà đòi hỏi phải thu thập số liệu và phân tích

trong toàn bộ chu kỳ sản xuất.

- Sản xuất hồ tiêu ở nước ta chủ yếu để xuất khẩu. Thị trường hồ tiêu trên thế

giới luôn biến động, giá hồ tiêu trên thị trường rất nhạy bén với những thay đổi kinh

tế, chính trị. Giá hồ tiêu trong nước chịu ảnh hưởng nhiều của giá hồ tiêu trên thế

giới. Do đó, đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu phải căn cứ vào tình hình giá cả của

thị trường thế giới.

- Sản xuất hồ tiêu ở nước ta chủ yếu thực hiện ở quy mô hộ gia đình. Trong

hoạt động sản xuất của hộ, sản xuất hồ tiêu có mối quan hệ với các hoạt động sản

xuất khác trong việc xác định quy mô, cách thức sử dụng các nguồn lực. Ngoài ra,

hoạt động sản xuất hồ tiêu phải gắn với việc khai thác các thế mạnh của từng vùng,

tạo việc làm, nâng cao thu thập cho người dân nông thôn. Vì thế, xem xét HQKT

sản xuất hồ tiêu phải đặt trong mối quan hệ cả về HQKT và phát triển bền vững về

mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.

1.1.2.2. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu Nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung của tất cả các chủ thể sản xuất,

còn tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế lại có sự khác nhau. Tùy theo phạm vi đánh giá hiệu

quả kinh tế mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế đối với toàn xã hội hay đối

với từng cơ sở sản xuất. Việc xác định tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là

một vấn đề phức tạp và còn nhiều yếu tố chưa thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà

kinh tế cho rằng tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng

nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao tài nguyên.

Trong sản xuất hồ tiêu, mục tiêu của hộ sản xuất là tăng năng suất và chất

lượng sản phẩm, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí sản xuất. Hay nói cách

khác, hộ sản xuất thường mong muốn tăng thêm số lượng sản phẩm đầu ra trong

điều kiện các nguồn lực sản xuất có hạn hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lực một

cách tiết kiệm nhất khi sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Như vậy,

tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đối với hộ sản xuất hồ tiêu là sự tối đa hóa kết quả và tối

thiểu hóa chi phí.

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

25

1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng chịu sự tác

động của các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Những yếu tố ảnh hưởng đến HQKT

sản xuất hồ tiêu bao gồm:

1.1.3.1. Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên - khí hậu

Cây hồ tiêu rất mẫn cảm với sự thay đổi của các yếu tố về điều kiện tự nhiên,

khí hậu. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, khí hậu như đặc điểm đất đai, thời tiết khí

hậu, lượng mưa, độ ẩm, gió, ánh sáng,…có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh

trưởng, phát triển cũng như năng suất hồ tiêu.

1. Thời tiết khí hậu

- Lượng mưa và độ ẩm: Cây hồ tiêu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm,

với độ ẩm không khí từ 70 – 90%, lượng mưa 1.500 – 2.500 mm/năm và phân bố

đều. Cây cần một mùa khô kéo dài khoảng 2 – 3 tháng để chuẩn bị phân hóa mầm

hoa tốt và ra hoa đồng loạt vào mùa mưa năm sau. Mai Văn Trị [49] mưa và lượng

mưa là yếu tố lớn nhất của khí hậu chi phối đến sản xuất hồ tiêu. Mưa nhiều và mưa

tập trung trong mùa mưa tạo điều kiện cho sự phát sinh và lây lan dịch bệnh, làm

tăng chi phí phòng trừ và de đọa sự phát triển ổn định của cây hồ tiêu. Trong mùa

khô, nhiệt độ trung bình cao, tổng lượng bức xạ lớn, đã gia tăng bốc hơi nước nên

phải tăng số lần tưới và lượng nước tưới để đảm bảo sinh trưởng và phát triển của

cây hồ tiêu.

- Ánh sáng: Hồ tiêu là cây thân leo nên thích nghi với ánh sáng tán xạ. Ánh

sáng tán xạ nhẹ phù hợp với yêu cầu sinh lý về sinh trưởng, phát dục, ra hoa đậu

quả và kéo dài tuổi thọ của vườn cây. Do vậy, trồng hồ tiêu trên các loại trụ sống là

kiểu canh tác thích hợp.

- Nhiệt độ: Hồ tiêu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp từ 20

– 30oC. Nhiệt độ trên 40oC hoặc dưới 10oC sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và

phát triển của cây. Nhiệt độ dưới 15oC cây bắt đầu ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài

có thể gây rụng lá non, hoa và quả non.

- Gió: Cây hồ tiêu ưa thích môi trường lặng gió hoặc gió nhẹ. Gió nóng, gió

lạnh hoặc bão đều không thích hợp cho cây tiêu. Gió mạnh làm dây tiêu tróc ra khỏi

cây trụ và làm gãy cây trụ. Do đó, khi trồng tiêu tại những vùng có gió lớn, việc

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

26

thiết lập các hệ đai rừng chắn gió là điều không thể thiếu được. Ở Quảng Trị có gió

mùa Đông Bắc lạnh kéo dài có thể làm cho tiêu ra hoa, đậu quả kém, rụng lá non,

rụng quả xanh; gió Lào khô nóng làm cây héo, sinh trưởng kém và giảm năng suất.

Vì vậy, cần thiết kế hàng cây chắn ở hướng Đông Bắc để chống gió Bơớc và hướng

Tây Nam để chống gió Lào [6], [29].

2. Đất đai, địa hình

Đây là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đối với qui hoạch phát triển hồ tiêu.

- Đất đai: Hồ tiêu có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau

như đất đỏ bazan, đất đỏ vàng, đất cát xám. Đất trồng hồ tiêu cần có tầng canh tác

dày từ 0,7 mét trở lên, mạch nước ngầm sâu hơn 2 mét, thành phần cơ giới nhẹ đến

trung bình, giàu mùn, độ pH từ 5 – 6, dễ thoát nước, tuyệt đối không bị ngập úng.

- Độ dốc: Độ dốc của đất có ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu. Những vùng đất

dốc thoải từ 5o – 10o có năng suất cao hơn vùng bằng phẳng. Vì vậy, khi xây dựng

vườn hồ tiêu ở những vùng đất bằng phẳng cần thiết lập hệ thống thoát nước cho

từng vùng và cho toàn vùng [6],[ 29].

1.1.3.2. Nhóm nhân tố về điều kiện và kỹ thuật sản xuất của hộ 1. Điều kiện sản xuất của hộ

Bao gồm kiến thức và kỹ năng, tình hình kinh tế, thu nhập, diện tích sản

xuất, số lượng lao động, trình độ văn hóa.

- Kiến thức và kỹ năng của hộ góp phần quan trọng trong việc nâng cao

HQKT. Khả năng tiếp thu, nắm bắt và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản

xuất có liên quan chặt chẽ với kiến thức và trình độ văn hóa của hộ. Trình độ văn

hóa của chủ hộ ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong sản xuất. Những người có

trình độ văn hóa cao sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào sản xuất. Kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố quan trọng ảnh

hưởng đến hiệu quả sản xuất. Hộ càng có nhiều kinh nghiệm thì việc sử dụng các

đầu vào sẽ hợp lý và có hiệu quả hơn, rủi ro sản xuất sẽ thấp hơn.

- Tình hình kinh tế của hộ: hồ tiêu là cây công nghiệp có chu kỳ sản xuất dài,

lượng vốn đầu tư ban đầu nhiều và sau ba năm mới bắt đầu cho thu hoạch. Để đầu

tư phát triển cây hồ tiêu đòi hỏi người sản xuất phải có một lượng vốn đầu tư ban

đầu lớn. Việc đầu tư ban đầu có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và năng suất

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

27

hồ tiêu ở những năm sau này. Khả năng về tài chính sẽ giúp hộ lựa chọn các

phương án đầu tư tốt nhất.

- Các yếu tố nguồn lực như đất đai, lao động có ảnh hưởng đến việc lựa chọn

quy mô sản xuất của hộ. Những vườn hồ tiêu có quy mô lớn thường thuận lợi hơn

cho việc đầu tư thâm canh.

2. Kỹ thuật canh tác

Hồ tiêu là cây lâu năm, trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần. Việc thực hiện

các biện pháp, quy trình kỹ thuật trong quá trình trồng và chăm sóc có ảnh hưởng

quan trọng đến năng suất và chất lượng của vườn cây. Vì vậy, cần nắm chắc và tuân

thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật. Các yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất bao gồm

việc lựa chọn giống, cây trụ, cách thức chăm sóc, bón phân, thu hoạch.

- Giống: Giống đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng đến năng suất và chất

lượng sản phẩm. Do vậy, nó quyết định đến hiệu quả kinh tế của cả chu kỳ sản xuất.

Ở nước ta có nhiều giống tiêu như tiêu Vĩnh Linh, tiêu Phú Quốc, tiêu Sẻ, tiêu Ấn

Độ, tiêu Lộc Ninh. Hiện nay, giống tiêu Vĩnh Linh và tiêu Ấn Độ được khuyến cáo

sử dụng do sinh trưởng mạnh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất

cao [6], [29],[8],[ 33].

- Cây trụ: Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng có thể dùng các loại trụ

khác nhau như trụ sống, trụ gỗ hoặc trụ vật liệu xây dựng. Một số loại trụ sống

thường được sử dụng là keo dậu, lồng mức, giả anh đào, mít, hoa sữa, núc nác,

muồng, keo. Vùng Duyên Hải Miền Trung không nên dùng trụ gạch và trụ bê tông

do khí hậu nắng nóng và mưa nhiều, địa hình hẹp và dốc, lượng mưa lớn dễ gây xói

mòn. Ở Quảng Trị, hộ sản xuất hồ tiêu thường sử dụng trụ sống như lồng mức, keo

dậu, mít [6],[8].

- Mật độ: Mật độ trồng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và năng suất vườn

cây. Nếu trồng với mật độ thấp sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai và

sản lượng thu được thấp. Ngược lại, trồng với mật độ quá cao, khi cây hồ tiêu

trưởng thành sẽ có sự cạnh tranh nhau về ánh sáng, dinh dưỡng do đó cũng ảnh

hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm. Mật độ và khoảng cách trồng thường

thay đổi theo từng loại giống và loại trụ khác nhau. Hồ tiêu được trồng theo từng hố

với mật độ 1.300 – 1.600 trụ/ha, khoảng cách giữa các trụ 2,5 m x 2,5 m hoặc 2,5 m

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

28

x 3,0 m. Trồng 3 - 4 hom giống cho mỗi trụ [6], [8],[33],[29].

- Chăm sóc: hoạt động chăm sóc cho cây hồ tiêu diễn ra quanh năm. Việc tuân

thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật trong chăm sóc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát

triển và năng suất hồ tiêu. Hoạt động chăm sóc bao gồm:

* Buộc dây: Sau khi trồng, từ mỗi hom mọc ra 1 – 2 cành tược, cành lên đến

đâu phải buộc dây đến đó để rễ bám chắc vào trụ. Khi rễ bám chắc vào trụ thì mới

phát triển cành ra quả. Một thời gian sau, khi rễ đã bám chắc vào trụ cần cắt dây

buộc để cây tiêu phát triển.

* Làm cỏ và che phủ đất: Vườn hồ tiêu cần làm sạch cỏ thường xuyên. Tại mỗi

gốc tiêu phải làm cỏ bằng tay để tránh làm tổn thương vùng rễ, hạn chế đi lại trong

vườn tiêu trong mùa mưa. Không dùng thuốc trừ cỏ cho vườn tiêu. Vào mùa nóng

cần dùng rơm rạ, cỏ khô, lá khô che phủ mặt đất để giảm sự bốc thoát hơi nước và

giảm nhiệt độ. Dọn sạch vật liệu che phủ trong mùa mưa để vườn thông thoáng, khô

ráo nhằm hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại.

* Cắt tỉa, tạo tán cho cây trụ sống và cây hồ tiêu trong TKKD: Khi cây trụ

sống đã lớn cần rong tỉa bớt cành lá để cây hồ tiêu nhận đủ ánh sáng. Mỗi năm cần

cắt tỉa vài lần vào mùa mưa. Khi cây hồ tiêu cao 4 – 5 mét cần khống chế độ cao

bằng cách hãm ngọn và xén tỉa định kỳ. Sau khi thu hoạch, đến mùa mưa cần tỉa bớt

những cành tược, cành lươn mọc ra từ gốc và cành lươn mọc ngoài khung thân

chính. Việc tỉa cành nên tiến hành vào đầu mùa mưa để tạo dinh dưỡng cho mầm

hoa trong vụ tiếp theo. Ở một số vườn hồ tiêu có hiện tượng hoa trổ rải rác không

đúng thời vụ nên cắt bỏ những cành hoa này để tập trung cho hoa ra hàng loạt và

quả chín tập trung [8].

* Tưới nước và thoát nước: Cây hồ tiêu cần nhiều nước. Tuy nhiên, lượng

nước tưới và thời gian tưới khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của cây. Vườn

tiêu mới trồng và trong giai đoạn chưa cho trái, vào mùa khô phải tưới nước và kết

hợp che chắn, không nên tỉa cành cây trụ sống trong mùa khô để tạo ẩm độ trong

vườn và che bóng cho cây tiêu. Trong TKKD, sau vụ thu hoạch chỉ nên tưới nước

vừa đủ để cây tiêu tồn tại, không nên tưới nhiều vì cây tiêu sẽ tiếp tục sinh trưởng

và ra hoa rải rác làm ảnh hưởng mùa thu hoạch kế tiếp [8].

- Bón phân: Hồ tiêu là cây trồng lâu năm do đó cần có một chế độ bón phân

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

29

thích hợp ngay từ khi mới trồng để cây có đủ dinh dưỡng, phát triển nhanh, khỏe

mạnh, cho năng suất cao và chống chịu với các loại sâu bệnh. Lượng bón phân trên

một đơn vị diện tích mỗi năm phụ thuộc điều kiện đất đai, giống, mật độ. Khi bón

phân cho cây phải quan tâm đến số lượng phân bón theo yêu cầu kỹ thuật và thời

điểm bón phân. Việc xác định đúng thời điểm bón phân có ảnh hưởng lớn đến việc

ra hoa và đậu quả từ đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

1.1.3.3. Nhóm nhân tố về thị trường Thị trường tác động trực tiếp đến sản xuất và HQKT sản xuất hồ tiêu. Sản

phẩm hồ tiêu chủ yếu sản xuất để xuất khẩu. Vì vậy, nhu cầu và giá cả hồ tiêu trên

thị trường thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất hồ tiêu trong nước.

Biến động giá các yếu tố đầu vào như phân bón, giống, cây trụ, lao động,

thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng đến khả năng và mức độ đầu tư. Giá đầu vào biến động

tăng làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm hoặc làm giảm

mức đầu tư vì thế làm giảm sản lượng.

Giá sản phẩm hồ tiêu biến động cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và tâm

lý của người sản xuất hồ tiêu. Giá hồ tiêu giảm sẽ làm giảm thu nhập của người sản

xuất. Giá hồ tiêu tăng cao, như những năm gần đây, giúp tăng thu nhập và lợi nhuận

cho người sản xuất nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro do việc mở rộng sản xuất

không theo quy hoạch.

Như vậy, các nhân tố như giá đầu vào, giá sản phẩm biến động sẽ ảnh hưởng

đến chi phí sản xuất, đến thu nhập, hiệu quả kinh tế và các quyết định sản xuất của

hộ trồng hồ tiêu.

1.2.2.4. Nhóm các nhân tố vĩ mô Nhóm các nhân tố vĩ mô đóng vai trò quan trọng đến việc nâng cao HQKT

cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các ngành hàng trong sản

xuất nông nghiệp. Nhóm các nhân tố vĩ mô bao gồm các hoạt động hỗ trợ cũng như

các chính sách của Chính phủ.

- Các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động sản xuất hồ tiêu bao gồm việc cung

ứng các yếu tố đầu vào, hệ thống tín dụng, chương trình khuyến nông, hình thành

và phát triển các mô hình câu lạc bộ sản xuất, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng,

hỗ trợ thông tin thị trường. Các chương trình khuyến nông và mô hình CLB sản

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

30

xuất sẽ giúp cho hộ sản xuất tiếp cận với quy trình kỹ thuật sản xuất từ đó giúp nâng

cao hiệu quả và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

- Các chính sách của Chính phủ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất hồ

tiêu bao gồm chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nông dân, chính sách đất đai, chính

sách tỷ giá. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ của địa phương như quy hoạch vùng sản

xuất, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển

các mô hình sản xuất bền vững, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hồ tiêu có ý

nghĩa quan trọng và góp phần thúc đẩy nâng cao HQKT sản xuất hồ tiêu của các hộ

nông dân.

1.1.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu

Trên cơ sở khái niệm và các quan điểm đánh giá HQKT trong sản xuất nông

nghiệp. Trong phạm vi luận án, hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu được đánh giá

bằng cách kết hợp quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại.

1.1.4.1. Hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính

Hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày, mức đầu tư và thu nhập khác nhau qua

từng năm. Chu kỳ sản xuất cây hồ tiêu gắn liền với chu kỳ sống. Vì vậy, khi đánh

giá HQKT không chỉ xét trong một năm mà phải đánh giá qua nhiều năm và gắn với

phát triển bền vững. Việc lựa chọn các chỉ tiêu, cách thức để đánh giá HQKT là một

vấn đề quan trọng. Để đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu cần kết hợp phương pháp

hạch toán hàng năm và phương pháp phân tích đầu tư dài hạn.

1. Phương pháp hạch toán hàng năm

Phương pháp hạch toán hàng năm sử dụng các chỉ tiêu để tính toán mối quan

hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra hàng năm. Việc hạch toán hàng năm giúp

chỉ ra năng suất, mức đầu tư và lợi nhuận thu được hàng năm.

Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu bao gồm chi phí giống, chi phí cây trụ, chi

phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí nước tưới, chi phí lao động,…Tuy

nhiên, với đặc điểm là cây công nghiệp dài ngày nên chi phí đầu tư có một số khác

biệt với các loại cây trồng hàng năm. Chi phí giống, cây trụ chỉ đầu tư một lần và

được sử dụng trong toàn bộ chu kỳ sản xuất. Vì vậy, chi phí đầu tư trong ba năm

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

31

đầu trở thành chi phí tài sản cố định và được phân bổ vào sản phẩm thông qua chi

phí khấu hao vườn cây hàng năm.

Phương pháp hạch toán hàng năm sử dụng đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu

được tiến hành từ năm thứ tư khi cây hồ tiêu bước vào thời kỳ kinh doanh. Qua các

chỉ tiêu phân tích hàng năm sẽ thấy được sự biến động kết quả và hiệu quả trong

từng năm của chu kỳ sản xuất, giai đoạn nào cây hồ tiêu cho HQKT cao nhất. Từ đó

có các biện pháp phù hợp để nâng cao HQKT.

Các chỉ tiêu đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu theo phương pháp hạch toán

thường được sử dụng bao gồm: Giá trị sản xuất, chi phí bằng tiền, tổng chi phí, thu

nhập hỗn hợp, lợi nhuận trên mỗi đơn vị diện tích. (Xem phụ lục 2.2)

Phương pháp hạch toán hàng năm có ưu điểm là chỉ ra được chi phí đầu tư và

kết quả sản xuất trong từng năm. Đối với người sản xuất, phương pháp này dễ tính

toán và biết được hiệu quả đạt được của từng năm. Tuy nhiên, nhược điểm là đối

với cây lâu năm cách tính này chỉ áp dụng để tính toán kết quả và hiệu quả kinh tế ở

thời kỳ kinh doanh. Vì vậy, không thấy được kết quả và hiệu quả kinh tế của toàn

bộ chu kỳ sản xuất, không xem xét đến giá trị thời gian của tiền tệ, việc tính khấu

hao theo thời gian nhiều khi không đủ bù đắp chi phí.

2. Phương pháp phân tích đầu tư dài hạn

Hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày nên việc đầu tư và sản lượng thu được

diễn ra trong thời gian dài. HQKT chịu tác động của nhiều yếu tố như điều kiện tự

nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, sự biến động giá cả thị trường. Bên cạnh đó, chu

kỳ sản xuất và HQKT còn chịu tác động của kỹ thuật canh tác, cách thức thu hoạch.

Vì vậy, yếu tố thời gian có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh

tế sản xuất hồ tiêu.

Mức đầu tư và kết quả thu của cây hồ tiêu trong thời kỳ kinh doanh khác

nhau qua từng năm. Nếu sử dụng phương pháp hạch toán hàng năm để phân tích sẽ

không phản ánh đúng thực tế HQKT sản xuất hồ tiêu. Vì vậy, phương pháp phân

tích đầu tư dài hạn nhằm dự đoán dòng tiền thu nhập trong tương lai được sử dụng

khi phân tích HQKT sản xuất hồ tiêu.

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

32

Các chỉ tiêu đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu theo phương pháp đầu tư dài

hạn được sử dụng bao gồm: NPV, IRR, BCR, dòng tiền ròng hàng năm. (Xem phụ

lục 2.2)

Phương pháp phân tích đầu tư dài hạn có ưu điểm là tính đến sự thay đổi của

các khoản thu chi hàng năm theo mức lãi suất chiết khấu được chọn. Vì vậy, nó thể

hiện được giá trị của dòng tiền theo thời gian. Tuy nhiên, phương pháp này có khó

khăn là quá trình thu thập thông tin về năng suất và giá cả gặp nhiều khó khăn và

thiếu chính xác do bị chi phối bởi yếu tố chủ quan và khách quan, việc xác định

mức lãi suất chiết khấu khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích.

1.1.4.2. Phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế

Bên cạnh phương pháp đánh giá HQKT thông qua các chỉ tiêu tài chính, hiện

nay các nghiên cứu trên thế giới còn sử dụng phương pháp định lượng để đo lường

HQKT trong sản xuất nông nghiệp. Theo Farrell (1957), HQKT được định nghĩa là

khả năng sản xuất ra một mức đầu ra từ một khoản chi phí đầu vào thấp nhất. Trong

quá trình sản xuất, mỗi hộ nông dân sử dụng các yếu tố đầu vào với số lượng và

cách thức khác nhau nhưng hiệu quả thực sự của các nông hộ như thế nào thì không

thể biết được. Phương pháp này thực hiện bằng cách tính toán chỉ số hiệu quả tương

đối dựa trên việc so sánh kết quả thực tế của các hộ nông dân với kết quả của hộ

thực hiện tốt nhất trong cùng một điều kiện hoặc đo lường bằng tỷ số giữa chi phí

thực tế và chi phí tối thiểu để sản xuất mức đầu vào cho trước. Việc so sánh này cho

phép tính toán được HQKT của từng hộ nông dân. Hơn nữa cách tiếp cận này còn

cho phép xếp hạng được mức hiệu quả của các hộ nông dân, xác định được mức độ

hoạt động tốt nhất hiện tại trong đánh giá HQKT.

Để đo lường hiệu quả sản xuất tương đối, Coelli (1995) đã đề xuất hai cách

tiếp cận: phương pháp tiếp cận tham số hay hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA –

Stochastic Frontier Analysis) và phương pháp phi tham số hay phương pháp phân

tích màng bao dữ liệu (DEA – Data Envelopment Analysis). SFA đòi hỏi phải chỉ

định một dạng hàm cụ thể đối với đường biên hiệu quả và có chỉ định của phân phối

phi hiệu quả hoặc sai số ngẫu nhiên. DEA là phương pháp phi tham số nên không

đòi hỏi các ràng buộc về hình dáng của đường biên thực hiện tốt nhất, cũng như

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

33

không đòi hỏi các ràng buộc về phân phối của nhân tố phi hiệu quả như cách tiếp

cận tham số, trừ ràng buộc các chỉ tiêu hiệu quả nằm trong khoảng 0 – 1.

Mỗi cách tiếp cận đều có những ưu và nhược điểm riêng nên việc lựa chọn

phương pháp nào là tùy thuộc vào quyết định của người nghiên cứu. Theo Hà Vũ

Sơn [41] một số ít tác giả đã sử dụng đồng thời cả hai phương pháp để đánh giá

HQKT trong sản xuất nông nghiệp, nhưng chưa có phương pháp nghiên cứu nào tối

ưu hơn. Những nghiên cứu này thường tìm thấy sự khác biệt về số lượng trong điểm

hiệu quả giữa hai phương pháp, nhưng sự sắp xếp về thứ hạng hiệu quả trong các

mẫu nghiên cứu có xu hướng tương tự trong cả hai phương pháp.

Bảng 1.1 So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp SFA và DEA

Data Envelopment Analysis (DEA)

Stochastic Frontier Analysis (SFA)

Nhất quán Cả hai phương pháp đều phân tích hiệu quả biên, một đường biên sẽ được xác định và điểm hiệu quả sẽ được xác định dựa trên đường biên đó.

Ưu điểm - Không giả định trước tất cả các hộ sản xuất đều đạt hiệu quả. - Không cần thông tin về giá yếu tố đầu vào và đầu ra. - Không cần ước lượng dạng hàm và dạng phân phối của dữ liệu. - Phân tích được HQKT trong trường hợp có nhiều đầu vào và đầu ra. - Khi kích cỡ mẫu nhỏ, nó được so sánh với hiệu quả tương ứng.

- Không giả định trước tất cả các hộ sản xuất đều đạt hiệu quả. - Không cần thông tin về giá yếu tố đầu vào và đầu ra - Có thể kiểm định các giả thuyết. - Chú trọng đến các sai số thống kê và đo lường các sai số này. - SFA ước lượng mức hiệu quả cao nhất của hộ chứ không phải là hiệu quả kỹ thuật trung bình của hộ.

Nhược điểm

- Bỏ qua các nhiễu thống kê và các sai số đo lường. - Không thể kiểm định giả thuyết. - Khi bổ sung thêm một mẫu quan sát, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo lường hiệu quả.

- Cần giả định dạng hàm và dạng phân phối của dữ liệu. - Quy mô mẫu đủ lớn nhằm tránh trường hợp thiếu bậc tự do. - Loại phân phối được giả định nhạy cảm với điểm đánh giá hiệu quả.

Nguồn: Coelli [61] và Hà Vũ Sơn[41]

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

34

1.2. RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU

1.2.1. Khái niệm và các quan điểm về rủi ro

1.2.1.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro sản xuất hồ tiêu

Rủi ro trở thành một chủ đề nghiên cứu phổ biến trong các ngành khoa học từ

những năm 1980. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về rủi

ro. Những định nghĩa được đưa ra rất đa dạng và có thể chia thành hai trường phái:

trường phái truyền thống (trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa.

Theo trường phái truyền thống: rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất, mất mát, là điều không tốt xảy ra trong quá trình sản xuất. Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất và có tác động xấu đến hoạt động của nhà sản xuất. Theo Bùi Thị Gia [15] Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.

Theo trường phái trung hòa: rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tiêu cực vừa mang tính tích cực. Theo Knight [72] rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro tồn tại khi người sản xuất biết vùng kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của từng kết quả đó đối với quyết định của anh ta. Kahan [69] Rủi ro xảy ra bất cứ khi nào những kết quả của một quyết định là hoàn toàn không biết vào thời điểm ra quyết định. Rủi ro thể hiện khả năng xảy ra và tác động của một yếu tố mà có khả năng ảnh hưởng đến mục tiêu của một hoạt động. Lê Hữu Ảnh [3] Rủi ro thể hiện những điều kiện mà kết quả có thể xảy ra theo những quy luật phân bố có thể biết trước.

Từ các khái niệm trên thấy rằng, rủi ro là khách quan, có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Đó là sự biến động tiềm ẩn của những kết quả và con người không thể dự đoán chính xác những kết quả đó. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Khi có đầy đủ thông tin về những tổn thất hoặc khả năng của những kết quả có thể tính được xác suất xảy ra và có thể đo lường được rủi ro. Vì vậy, nếu nghiên cứu về rủi ro, người ta có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt.

Khi nghiên cứu về rủi ro cần phân biệt giữa khái niệm rủi ro (risk) và không chắc chắn (uncertainty). Rủi ro tồn tại khi người sản xuất biết được vùng kết quả có

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

35

khả năng xảy ra và xác suất của từng kết quả đó đối với quyết định của anh ta. Như vậy, rủi ro liên quan đến xác xuất của được (gain) và mất (loss). Ngược lại, không chắc chắn là tình trạng mà các kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của chúng không biết trước khi ra quyết định. Thông thường, không chắc chắn là các sự cố thỉnh thoảng xảy ra.

Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng thường tiềm ẩn nhiều yếu tố không may ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Điều này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Quá trình sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi và những biến động trên thị trường. Ví dụ: những thay đổi về thời tiết, khí hậu, tình trạng sâu bệnh, công nghệ sản xuất, sự biến động giá cả sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng, chi phí và thu nhập trong sản xuất nông nghiệp. Những thay đổi này có thể tạo ra kết quả sản xuất lớn hơn nhưng cũng có thể gây ra những tổn thất cho người sản xuất. Đặc biệt, những cây trồng có chu kỳ sản xuất dài như cây hồ tiêu thì tác động của những yếu tố này càng nhiều. Chính những yếu tố này gây nên rủi ro trong quá trình sản xuất. Mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến kết quả sản xuất là không giống nhau ở các thời điểm khác nhau. Nó phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố gây nên rủi ro và khả năng kiểm soát của con người.

Tóm lại, từ các quan điểm về rủi ro, quan điểm rủi ro được nghiên cứu trong luận án là: Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu được hiểu là khả năng xảy ra các kết quả sản xuất (năng suất và lợi nhuận) khác nhau do tác động của những yếu tố chủ quan và khách quan xảy ra ngoài ý muốn của người sản xuất và có thể đo lường được xác suất xảy ra những kết quả này. 1.2.1.2. Các quan điểm về rủi ro

Kết quả sản xuất trong nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các chiến lược quản lý rủi ro. Vì vậy, khi nghiên cứu rủi ro trong nông nghiệp cần xem xét các quan điểm của người sản xuất đối với các vấn đề rủi ro. Có ba quan điểm liên quan đến thái độ của người sản xuất trong ứng xử với rủi ro.

1. Quan điểm thận trọng – né tránh rủi ro (Risk – averse): theo quan điểm này, người sản xuất thường tìm cách né tránh rủi ro vì họ cho rằng khi rủi ro xảy ra sẽ làm giảm thu nhập. Sự thận trọng trong các quyết định sản xuất có thể hạn chế được các rủi ro nhưng cũng có thể làm mất đi cơ hội có được mức thu nhập lớn hơn.

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

36

2. Quan điểm trung hòa (Risk - neutral): theo quan điểm này, người sản xuất có sự kết hợp giữa thận trọng và mạo hiểm. Sự thận trọng được đặt ra khi rủi ro đủ lớn để gây ra những nguy hiểm cho hoạt động sản xuất. Hạn chế rủi ro là nguyên tắc quan trọng nhưng họ không quá thận trọng tới mức hoàn toàn chỉ tìm cách chống lại rủi ro. Đôi khi họ cũng chấp nhận mạo hiểm để đạt tới một cơ hội tốt hơn.

3. Quan điểm mạo hiểm (Risk – taker): trong khi một số người thận trọng đối với rủi ro thì một số người khác lại chấp nhận sự rủi ro. Họ cho rằng những hoạt động có rủi ro lớn thường có cơ hội để tạo ra các khoản thu nhập và lợi nhuận cao. 1.2.2. Phân loại rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

Trong sản xuất nông nghiệp, hộ sản xuất thường phải đối mặt với nhiều loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ở mức độ khác nhau. Theo Huirne [67] và Hardaker [64] rủi ro trong nông nghiệp có thể chia làm hai loại là rủi ro kinh doanh (rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường, rủi ro thể chế, rủi ro cá nhân) và rủi ro tài chính. Theo Baquet [57] rủi ro trong nông nghiệp có thể chia làm 5 loại là rủi ro năng suất; rủi ro giá cả; rủi ro tài chính; rủi ro pháp lý và môi trường kinh doanh và rủi ro liên quan đến nguồn lực và khả năng của gia đình. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp có thể phân thành những loại sau:

1.2.2.1. Rủi ro sản xuất Hoạt động sản xuất nông nghiệp có đối tượng là những cơ thể sống, chu kỳ

sản xuất dài và tiến hành ngoài trời. Kết quả và hiệu quả sản xuất chịu tác động lớn của điều kiện tự nhiên cũng như quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi. Do tác động của các yếu tố không kiểm soát này mà thậm chí sử dụng cùng một số lượng và chất lượng đầu vào như nhau nhưng kết quả sản xuất vẫn khác nhau qua các năm. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp rủi ro sản xuất là điều không tránh khỏi. Rủi ro sản xuất bao gồm rủi ro không dự đoán trước của điều kiện thời tiết, rủi ro do sâu bệnh hại, rủi ro liên quan đến áp dụng kỹ thuật sản xuất. Những yếu tố rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất.

- Rủi ro do thời tiết Điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp nói

chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Hồ tiêu rất mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết khí hậu. Theo Lê Đức Niệm [33] điều kiện thời tiết như gió bão, hạn hán, lượng

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

37

Điều kiện không thuận lợi

Điều kiện bình thường

Điều kiện thuận lợi

Đầu vào

Năng suất

mưa, thời gian mưa và nhiệt độ đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hồ tiêu. Mưa bão ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất. Sương muối, hạn hán hay thời gian xuất hiện mưa trong năm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Ngoài ra, thời tiết khí hậu biến đổi tạo điều kiện cho sâu bệnh hại hồ tiêu bùng phát.

- Rủi ro do sâu bệnh Sâu bệnh hại hồ tiêu là một vấn đề cực kỳ khó khăn mà người sản xuất phải

đối đầu khi trồng tiêu. Mức độ lây lan và ảnh hưởng của các loại sâu bệnh hại không giống nhau. Một số loài sâu bệnh hại nguy hiểm có thể gây nên sự hủy diệt cả vườn tiêu [28]. Các loài sâu bệnh hại gây ảnh hưởng đến thân, lá, gốc, rễ, cổ rễ, cành, chùm quả. Sâu bệnh hại xuất hiện ở các vùng sản xuất hồ tiêu trên thế giới. Ví dụ, bệnh vàng lá chết chậm xuất hiện ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Brazil, Sri Lanka, Thailand, Campuchia, Việt Nam và được xác định là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất của cây tiêu, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho các vùng trồng tiêu trên thế giới, là yếu tố hạn chế tăng năng suất sản lượng tiêu. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Trung Bình [5], Nguyễn Minh Hiếu [23] cho thấy mức độ xuất hiện và gây hại của sâu bệnh liên quan chặt chẽ với kỹ thuật canh tác đặc biệt là chế độ bón phân.

Biểu đồ 1.1 Ảnh hưởng của rủi ro đến năng suất

Nguồn: Quản lý rủi ro trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp[15]

- Rủi ro do kỹ thuật sản xuất: liên quan đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào,

chăm sóc, thu hoạch.

Việc sử dụng các yếu tố đầu vào đúng theo yêu cầu kỹ thuật cả về mặt số

lượng lẫn cách thức sử dụng có ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như năng suất hồ

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

38

tiêu. Tuy nhiên, các hộ sản xuất thường không tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật

mà thường đầu tư theo điều kiện tài chính của gia đình.

Hoạt động chăm sóc, bón phân, cắt tỉa cành, tạo tán có tác dụng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Ví dụ, khi cây hồ tiêu ở TKKD nếu tưới quá nhiều nước trong mùa khô, cây vẫn tiếp tục sinh trưởng, các chùm quả ra rải rác, tỷ lệ thụ phấn thấp dẫn đến giảm sản lượng [42].

Hoạt động thu hoạch bao gồm các phương tiện phục vụ thu hái, sấy, sàng lọc tạp chất, phân loại, đóng gói và bảo quản có tác dụng góp phần nâng cao và đảm bảo cho chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng do tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài.

1.2.2.2. Rủi ro thị trường Khi nghiên cứu về rủi ro, Hardaker [64] và Huirne [67] chỉ ra rằng, rủi ro thị

trường liên quan đến biến động về giá đầu vào và giá đầu ra. Biến động giá là nguyên nhân quan trọng gây nên rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Giá nông sản có thể thay đổi qua từng năm và đặc biệt là biến động lớn theo mùa vụ sản xuất trong năm. Rủi ro này có thể lường trước được nếu chu kỳ sản xuất là rất ngắn và giá không kịp thay đổi. Nhưng sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ dài từ 3 – 4 tháng và thậm chí có những hoạt động kéo dài trong nhiều năm, các quyết định sản xuất phải có trước khi hoạt động sản xuất diễn ra. Giá bán sản phẩm đầu ra không được biết trước ở thời điểm ra quyết định. Mặt khác, lượng cung nông sản chịu ảnh hưởng bởi quyết định của người sản xuất và các điều kiện thời tiết, dịch bệnh xảy ra năm đó. Cầu nông sản cũng có thể biến động. Với những thay đổi của lượng cung, cầu trên thị trường và thời gian sản xuất dài đủ để giá nông sản có thể thay đổi. Giá nông sản thay đổi do vô số lý do mà người sản xuất không thể kiểm soát. Chính điều này gây ra rủi ro. Đặc biệt đối với những sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài như cây hồ tiêu thì việc dự đoán những biến động của thị trường là rất khó.

Ở nước ta, trên 90% khối lượng sản phẩm hồ tiêu sản xuất được xuất khẩu ra thế giới. Giá hồ tiêu trong nước phụ thuộc nhiều vào giá hồ tiêu thế giới. Khi giá hồ tiêu thế giới biến động, ngành hồ tiêu trong nước sẽ chịu ảnh hưởng. Các hộ sản xuất thường ra quyết định sản xuất dựa vào giá hiện tại. Thực tế hiện nay, giá hồ tiêu trên thế giới tăng cao nên các hộ nông dân phát triển sản xuất hồ tiêu một cách

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

39

ồ ạt, thiếu quy hoạch. Cây hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày, giá hồ tiêu hiện tại có thể ảnh hưởng đến lượng cung hồ tiêu 10 - 15 năm sau. Chính vì vậy, công tác dự báo, phân tích thị trường để tránh những rủi ro có thể xảy ra cho người sản xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 1.2.2.3. Rủi ro thể chế

Trong hoạt động sản xuất hồ tiêu, người sản xuất ngoài chịu ảnh hưởng của rủi

ro sản xuất, rủi ro thị trường còn chịu ảnh hưởng của thể chế, chính sách.

Những thay đổi về luật quy định bởi Nhà nước hoặc cấp chính quyền địa

phương sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, thay đổi trong quy hoạch

vùng sản xuất sẽ làm diện tích đất của hộ bị chuyển đổi mục đích sử dụng; chính

sách tín dụng như số lượng vốn cho vay, thời gian vay, lãi suất vay có ảnh hưởng

đến việc đầu tư sản xuất của hộ.

Trong sản xuất hồ tiêu, hộ sản xuất phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau.

Mỗi loại rủi ro có tần suất và mức độ ảnh hưởng khác nhau nhưng chúng đều có tác

động qua lại, liên quan với nhau. Khi rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản

xuất và đời sống của hộ sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra các biện pháp

phòng tránh và giảm thiểu những tác hại do rủi ro gây ra sẽ có tác động tích cực

giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững hoạt động sản xuất hồ tiêu.

Bảng 1.2 Rủi ro và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp

Dạng rủi ro Yếu tố tác động Ảnh hưởng 1.Rủi ro sản xuất - Thay đổi thời tiết

Năng suất Chất lượng sản phẩm Thu nhập

- Sâu bệnh hại

Tăng chi phí Năng suất giảm Giảm thu nhập

- Kỹ thuật canh tác Chi phí sản xuất Chất lượng sản phẩm Sản lượng Thu nhập

2. Rủi ro thị trường - Giá đầu vào tăng - Giá đầu ra giảm

Giảm thu nhập Tăng chi phí Quyết định sản xuất

4. Rủi ro thể chế - Thay đổi các chính sách trong nông nghiệp

Quyết định sản xuất Tăng chi phí sản xuất

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

40

1.2.3. Các bước phân tích rủi ro trong sản xuất hồ tiêu Trong hoạt động sản xuất hồ tiêu, hộ sản xuất chịu ảnh hưởng của nhiều loại

rủi ro khác nhau. Tần suất và mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Để phân tích rủi

ro trong sản xuất hồ tiêu cần thực hiện theo tiến trình sau:

1.2.3.1. Nhận diện rủi ro Để có thể đề ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất, việc

nhận diện rủi ro có một vai trò rất quan trọng. Nhận diện rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu bao gồm việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây, kỹ thuật canh tác, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến năng suất và chất lượng sản phẩm, sự biến động giá cả, nhu cầu thị trường cũng như các yếu tố thuộc về chính sách ảnh hưởng đến quyết định sản xuất của hộ. Việc nhận diện nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả những rủi ro đã và đang xảy ra cũng như phân tích dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện.

Để nhận diện rủi ro cần lập bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro. Rủi ro được biết thông qua câu hỏi phỏng vấn hộ sản xuất, thảo luận nhóm hộ sản xuất, tham vấn chuyên gia hoặc từ thực tiễn nghiên cứu sản xuất.

1.2.3.2. Phân tích rủi ro - Phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro: Trong quá trình sản xuất, rủi ro xảy ra

có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro sẽ giúp nhận dạng được rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất.

- Phân tích khả năng xuất hiện các loại rủi ro: là việc xác định tần suất xuất hiện các loại rủi ro. Loại rủi ro nào có khả năng xảy ra cao nhất, loại rủi ro nào ít xảy ra, rủi ro xảy ra có tính chu kỳ hay không? Khi nghiên cứu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, Drenth và Sendal chỉ ra 15 – 20% thiệt hại do bệnh vàng lá chết nhanh gây ra cho sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam là do thiếu kinh nghiệm trong quản lý bệnh hại. Đỗ Trung Bình [5] đã chỉ ra tần xuất xuất hiện các loại sâu bệnh hại hồ tiêu trên các vùng sản xuất hồ tiêu của cả nước. So với hai vùng sản xuất hồ tiêu lớn là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, tỉnh Quảng Trị có tần suất xuất hiện các loại sâu bệnh hại thấp hơn.

- Phân tích mức tác động của rủi ro: là việc tính toán ảnh hưởng của yếu tố rủi ro đến kết quả sản xuất. Trong sản xuất hồ tiêu, phân tích mức độ tác động của rủi

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

41

ro là xác định mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến quá trình phát triển của cây hồ tiêu, đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Đối với mức độ tác động của rủi ro do sâu bệnh hại, Đỗ Trung Bình [5] và Nguyễn Minh Hiếu [23] đã chỉ ra bệnh vàng lá chết nhanh có thể gây hủy hoại cả vườn hồ tiêu. Ann [56], Tôn Nữ Tuấn Nam [28], Võ Xuân Thành [43], Võ Thị Gương [16], Huỳnh Văn Định [16] đã chỉ ra kỹ thuật canh tác có vai trò quan trọng trong sản xuất hồ tiêu. Áp dụng một chế độ canh tác đúng, hợp lý sẽ giúp cây hồ tiêu sinh trưởng và phát triển tốt. Trong đó, việc bón phân đặc biệt là phân hữu cơ và phân vô cơ có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất hồ tiêu.

- Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro: là việc xác định thời điểm xảy ra các loại rủi ro. Loại rủi ro nào xảy ra ngay tức thì, loại rủi ro nào có ảnh hưởng trong dài hạn, thời điểm xảy ra từng loại rủi ro trong năm. Theo Nguyễn Minh Hiếu [23] rủi ro do sâu bệnh hại hồ tiêu ở Quảng Trị diễn ra quanh năm, trong đó mùa mưa là thời điểm dễ gây ra rủi ro do sâu bệnh nhất. Việc xác định nguyên nhân, khả năng xuất hiện, thời điểm xuất hiện và mức độ tác động cần được nghiên cứu qua nhiều năm, nhiều chu kỳ sản xuất. Vì vậy, có thể sử dụng phương pháp chuyên gia, tổ chức các buổi thảo luận nhóm để thu thập thông tin.

1.2.3.3. Quản lý rủi ro Quản lý rủi ro nghĩa là xác định miền lựa chọn để xử lý các rủi ro, đánh giá rủi

ro để chọn được cách thực hiện phù hợp nhất. Thực chất quản lý rủi ro là một quá

trình mang tính hệ thống nhằm ứng phó và giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực do

rủi ro gây ra. Vì vậy, mục tiêu của quản lý rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp phải

giúp giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra thông qua việc chuẩn bị và ứng phó

với rủi ro. Từ đó, giúp sản xuất đạt hiệu quả cao và mang tính bền vững hơn.

Để quản lý rủi ro đạt hiệu quả nhất thường được thực hiện trước khi rủi ro xảy

ra. Sau khi phân tích các rủi ro cần phân loại rủi ro theo cấp độ ảnh hưởng để từ đó

có thể kiểm soát rủi ro bằng cách đưa ra các chiến lược ứng phó với rủi ro. Biểu đồ

1.2 cho thấy mối quan hệ và trình tự các bước trong tiến trình quản lý rủi ro.

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

42

Biểu đồ 1.2 Mối quan hệ và trình tự các bước trong tiến trình quản lý rủi ro

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong sản xuất nông nghiệp, rủi ro là điều không tránh khỏi. Người sản xuất

phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro khác nhau: có rủi ro mang tính chủ quan, có rủi

ro mang tính khách quan, có rủi ro xảy ra thường xuyên, có rủi ro rất hiếm khi xảy

ra, có rủi ro có thể dự đoán trước cũng có những rủi ro xảy ra bất ngờ ngoài dự đoán

của hộ. Vấn đề là làm thế nào để tối thiểu hóa những rủi ro bất lợi đồng thời đạt

được mục tiêu mà người sản xuất đề ra. Việc hiểu và kiểm soát rủi ro có vai trò

quan trọng. Quản lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp được hiểu là việc xác định,

nhận diện những rủi ro chủ yếu và phân tích mức độ ảnh hưởng của nó để xây dựng

kế hoạch phòng chống hay giảm thiểu những tác động bất lợi gây ra trong quá trình

sản xuất. Biểu đồ 1.3 cho thấy các chiến lược và phương pháp ứng phó với rủi ro

trong sản xuất nông nghiệp.

Các yếu tố đầu vào

Khảo sát rủi ro

Nhận diện rủi ro

Phân tích rủi ro

Xác định rủi ro

Bảng câu hỏi

Dữ liệu quá khứ

Ý kiến chuyên gia

Xác suất xảy ra

Ảnh hưởng của rủi ro

Thời điểm xảy ra

Phân loại rủi ro

Sắp xếp rủi ro theo thứ tự

Kiểm soát rủi ro

Các chiến lược ứng phó với rủi

ro

Kiểm soát và đo lường rủi ro

Giải pháp

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

43

Biểu đồ 1.3 Các chiến lược và phương pháp ứng phó với rủi ro

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Để ứng phó với rủi ro, thường có bốn chiến lược:

- Né tránh rủi ro: không thực thực hiện các hoạt động có khả năng gây ra rủi

ro. Với cách ứng phó này, người sản xuất thường chủ động tránh từ trước khi rủi ro

xảy ra bằng cách chọn hướng sản xuất khác hoặc thay đổi mục tiêu hoạt động.

- Chuyển giao rủi ro: là tìm các đối tác có đủ năng lực để chuyển giao rủi ro.

Trong trường hợp rủi ro xảy ra dẫn đến tổn thất, thiệt hại, mất mát thì người “nhận

rủi ro” sẽ chuyển giao cho người “chuyển nhượng rủi ro” một phần tài chính mà

đáng ra người “chuyển nhượng rủi ro” phải chịu. Chuyển giao rủi ro có thể thực

hiện bằng cách chuyển giao rủi ro hoàn toàn hoặc chuyển giao rủi ro một phần và

được thực hiện thông qua hợp đồng sản xuất, mua bảo hiểm nông nghiệp, thông qua

quan hệ liên kết.

Các chiến lược ứng phó với

rủi ro

Giảm nhẹ

Né tránh

Chuyển giao

Chấp nhận

Chọn hướng đi khác

Thay đổi mục tiêu

Chia sẻ rủi ro

Mua bảo hiểm nông nghiệp

Sản xuất theo hợp đồng

Giảm thiểu sự ảnh hưởng

Giảm thiểu khả năng gây ra

Chờ và xem

Thu thập thông tin

Kế hoạch khắc phục

Loại bỏ yếu tố gây ra rủi ro

Tập huấn phòng tránh

Tăng cường quan hệ liên kết

Hoạt động phi nông nghiệp

Đa dạng hóa hoạt động sản xuất

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

44

- Giảm nhẹ rủi ro: Áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng

hoặc giảm thiểu tác động của rủi ro đến hoạt động sản xuất.

- Chấp nhận rủi ro: chấp nhận kết quả nếu có rủi ro xảy ra.

Trong sản xuất nông nghiệp, hộ sản xuất thường chọn chiến lược giảm nhẹ

rủi ro. Đây là chiến lược nhằm giải quyết các nguy cơ, giảm nhẹ sự ảnh hưởng và

tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro.

1.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRONG BỐI

CẢNH SẢN XUẤT CÓ RỦI RO

1.3.1. Sự cần thiết phải phân tích HQKT trong bối cảnh sản xuất có rủi ro Một trong những thách thức lớn nhất của sản xuất nông nghiệp là thường

xuyên gặp phải rủi ro. Trong điều kiện sản xuất nhiều biến động, rủi ro ngày càng

phức tạp hơn, đa dạng hơn làm cho tính nhạy cảm của sản xuất nông nghiệp càng

thể hiện rõ hơn. Rủi ro làm tăng thêm mức độ bất ổn cho người sản xuất cũng như

tác động trực tiếp đến quyết định sản xuất. Vì thế, rủi ro ngày càng trở thành một

vấn đề được quan tâm trong nông nghiệp.

Ngoài việc chịu ảnh hưởng của sự biến động của giá cả, cung cầu trên thị

trường và chính sách, quy định của Chính phủ, sản xuất nông nghiệp còn có những

đặc điểm riêng là hoạt động sản xuất được tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng

của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những

cơ thể sống nên chịu tác động của quy luật sinh học, chu kỳ sản xuất thường dài nên

việc kiểm soát và phòng ngừa rủi ro khó thực hiện. Vì vậy, kết quả và hiệu quả sản

xuất nông nghiệp thường xuyên biến động.

Khi nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế, việc tính toán chỉ tiêu HQKT và

đo lường mức độ HQKT đạt được thường diễn ra tại một thời điểm cụ thể. Vì vậy,

các kết quả tính toán chỉ phản ánh hiệu quả thực tế mà hoạt động sản xuất đó đạt

được trong một thời điểm. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp có nhiều biến

động, việc dựa vào kết quả này để ra quyết định có thể sẽ dẫn đến những rủi ro cho

người sản xuất. Chính vì vậy, việc phân tích hiệu quả sản xuất của một ngành hàng

không thể chỉ thực hiện trong trạng thái tĩnh mà cần nghiên cứu dựa trên những điều

kiện bất định trong tương lai. Như vậy, kết quả nghiên cứu mới phản ánh toàn diện

và thể hiện chính xác nhất hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

45

Đối với những hoạt động có chu kỳ sản xuất ngắn thì tác động của rủi ro

không lớn bởi vì người sản xuất có thể dự đoán các rủi ro có thể xảy ra hoặc xác

suất gánh chịu những mất mát được cho là nhỏ không đáng kể. Trong khi những

hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, tác động của các yếu tố bất định đến hiệu quả

kinh tế rất cao. Trong hoạt động sản xuất hồ tiêu, năng suất đạt được mỗi năm sẽ

khác nhau, lợi nhuận và thu nhập ngoài chịu ảnh hưởng của năng suất còn chịu ảnh

hưởng của giá yếu tố đầu vào và giá bán hồ tiêu. Vì vậy, nếu phân tích hiệu quả

kinh tế trong điều kiện của một năm sẽ không phản ánh đúng thực tiễn là cây hồ

tiêu có đem lại hiệu quả kinh tế hay không. Xuất phát từ đó, khi phân tích HQKT

sản xuất hồ tiêu, việc tính toán các chỉ tiêu HQKT và sự biến động của các chỉ tiêu

này trong trường hợp các yếu tố bất định xảy ra sẽ giúp cho người sản xuất thấy

được hiệu quả thực sự. Việc phân tích HQKT hoạt động sản xuất trong điều kiện

sản xuất có rủi ro trở nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

1.3.2. Phương pháp phân tích HQKT trong điều kiện sản xuất có rủi ro

Trong phân tích HQKT sản xuất hồ tiêu, ngoài các chỉ tiêu hạch toán hàng

năm, những chỉ tiêu phân tích đầu tư dài hạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để

thấy rõ tác động của rủi ro đến HQKT, cần phân tích sự biến động của các chỉ tiêu

đầu tư dài hạn trong điều kiện những yếu tố bất định có thể xảy ra theo hướng tích

cực cũng như tiêu cực.

Các phương pháp được áp dụng trong phân tích là phương pháp xác suất,

phương pháp phân tích kịch bản và phương pháp phân tích mô phỏng.

- Phương pháp xác suất được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập thông tin về

các kết quả sản xuất và tần suất xuất hiện các kết quả. Trên cơ sở đó, tính toán xác

suất xảy ra các kết quả trong khoảng thời gian xem xét. Tuy nhiên, phương pháp

này khó thu thập được tập hợp số liệu quá khứ đầy đủ để có thể áp dụng nguyên tắc

xác suất khách quan.

- Phương pháp phân tích kịch bản là dựa trên kinh nghiệm chủ quan đưa ra

các tình huống dự kiến đối với các biến rủi ro (các biến đầu vào ảnh hưởng đến hoạt

động sản xuất) nhằm xem xét sự biến đổi của một biến kết quả. Phương pháp này

còn được gọi là phương pháp phân tích “what if – cái gì xảy ra, nếu?”. Các phương

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

46

pháp thường được sử dụng trong phân tích kịch bản bao gồm phương pháp phân

tích độ nhạy và phương pháp phân tích tình huống. Phương pháp này cho chúng ta

biết được tác động của một vài biến rủi ro đến kết quả.

- Phương pháp phân tích mô phỏng Monte Carlo thường được sử dụng để

tính toán mức độ rủi ro. Trong phương pháp này giá trị của các biến rủi ro được

xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Trên cơ sở đó, kết quả phân tích sẽ được tính toán.

Dựa trên cơ sở mô phỏng nhiều lần các trường hợp có thể xảy ra của các biến rủi ro

để xác định kết quả, xác suất xảy ra và phân phối xác suất của kết quả.

1.3.2.1. Phương pháp xác suất Trong sản xuất nông nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế luôn thay đổi theo sự

biến động của yếu tố rủi ro. Phương pháp xác suất được thực hiện thông qua việc

tính giá trị và xác suất xảy ra của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong từng trường

hợp. Đối với hoạt động sản xuất có chu kỳ dài như cây hồ tiêu, chỉ tiêu hiệu quả

kinh tế được sử dụng để tính toán là giá trị hiện tại ròng (NPV). Việc tính toán giá

trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của chỉ tiêu NPV sẽ cho thấy được

ảnh hưởng của rủi ro đến hiệu quả kinh tế.

1. Giá trị kỳ vọng (EV: Expected value)

Giá trị kỳ vọng là giá trị trung bình gia quyền của các mức NPV có thể xảy ra với

trọng số chính là xác suất xảy ra. Về ý nghĩa, giá trị kỳ vọng chưa xảy ra, do đó, nó là

NPV không chắc chắn hay thu nhập có rủi ro. Tiến trình thực hiện gồm các bước:

- Bước 1: Xác định giá trị, tần suất xuất hiện và xác suất của các biến số rủi ro.

Trong hoạt động sản xuất hồ tiêu, các biến số rủi ro bao gồm giá yếu tố đầu vào, giá

bán và năng suất hồ tiêu.

- Bước 2: Tính giá trị NPV ở các trường hợp cụ thể có thể xảy ra trong hoạt

động sản xuất hồ tiêu. Bao gồm cả trường hợp đem lại kết quả tốt cũng như kết quả

xấu không mong đợi.

- Bước 3: Tính giá trị kỳ vọng của NPV theo công thức:

EV = �𝑃𝑖 𝑁𝑃𝑉𝑖

𝑛

𝑖=1

Trong đó: EV: giá trị kỳ vọng của NPV

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

47

𝑝𝑖: Xác suất xảy ra giá trị 𝑁𝑃𝑉𝑖

𝑁𝑃𝑉𝑖: Giá trị NPV ở trường hợp i

Nếu giá trị kỳ vọng của NPV càng cao thì rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ

tiêu càng thấp và ngược lại.

2. Độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn được sử dụng để đo lường sự khác biệt giữa từng mức thu nhập

thực tế và thu nhập kỳ vọng. Công thức xác định độ lệch chuẩn:

𝛿 = ��(𝑁𝑃𝑉𝑖 − 𝐸𝑉𝑁𝑃𝑉)2 ∗ 𝑝𝑖

𝑛

𝑖=1

Trong đó: 𝛿 là độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao.

3. Hệ số biến thiên

Độ lệch chuẩn thường chịu ảnh hưởng của quy mô chuỗi số liệu. Độ lệch

chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác khi so sánh rủi ro của

hộ sản xuất ở quy mô khác nhau. Do đó, để chuẩn hóa, người ta sử dụng hệ số biến

thiên. Hệ số biến thiên là tỷ số so sánh giữa độ lệch chuẩn và giá trị kỳ vọng. Chỉ

tiêu này tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro.

Công thức xác định hệ số biến thiên ( CV )

𝐶𝑉 =𝛿

𝐸𝑉𝑁𝑃𝑉 1.3.2.2. Phương pháp phân tích kịch bản

1. Phân tích độ nhạy (Sensitivity analysis)

Kết quả sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào những điều kiện bất định trong

tương lai. Những yếu tố như giá cả, khối lượng sản phẩm đầu ra rất ít khi là sự kiện

có tính chắc chắn hoặc gần như là sự kiện không chắc chắn. Rủi ro trong sản xuất

tồn tại khi xảy ra nhiều hơn một kết quả có thể có. Vì vậy, phân tích độ nhạy sẽ xác

định các biến rủi ro có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả sản xuất. Phân tích độ

nhạy nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào không chắc chắn với các

chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

48

Phương pháp phân tích độ nhạy đánh giá tác động của yếu tố rủi ro đến kết

quả sản xuất bằng cách xác định xem kết quả sản xuất thay đổi như thế nào khi các

yếu tố tác động thay đổi. Phương pháp này sử dụng những tình huống giả định để

phân tích những tình huống có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Trong phạm vi

nghiên cứu của luận án, các tình huống giả định liên quan đến sự biến động năng

suất, giá bán sản phẩm, chi phí đầu tư, chu kỳ sản xuất và lãi suất chiết khấu.

Quy trình thực hiện phân tích độ nhạy hoạt động sản xuất hồ tiêu:

Bước 1: Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Trong

hoạt động sản xuất hồ tiêu, hiệu quả kinh tế thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu

tố khác nhau. Vì vậy, để phân tích độ nhạy cần xác định được các biến quan trọng

ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Bước 2: Tính toán thay đổi chỉ tiêu HQKT khi các yếu tố rủi ro xuất hiện. Cụ

thể, giá trị của các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR được tính toán với sự thay đổi của

của các yếu tố rủi ro được chọn.

Bước 3: Phân tích sự tác động của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả kinh tế.

Phương pháp này có nhược điểm là không tính đến xác suất xảy ra của các

sự kiện, việc thay đổi các yếu tố rủi ro không phải lúc nào cũng có quan hệ với chỉ

tiêu HQKT cần phân tích rủi ro, không tính đến mối quan hệ tương tác giữa các yếu

tố rủi ro khi phân tích.

2. Phân tích tình huống

Phương pháp phân tích tình huống dựa trên cơ sở các tình huống (kịch bản)

có thể xảy ra trong thực tế. Phương pháp này xem xét sự biến đổi đồng thời của tập

hợp nhiều yếu tố rủi ro được chọn ảnh hưởng đến các chỉ tiêu HQKT. Các tình

huống thường được phân tích bao gồm: tình huống lạc quan (tình huống tốt nhất),

tình huống bi quan (tình huống xấu nhất), tình huống có xác suất xảy ra nhiều nhất.

Mục đích của phương pháp phân tích tình huống nhằm xem xét sự biến đổi của các

chỉ tiêu HQKT khi có sự thay đổi của nhiều yếu tố rủi ro trong cùng một thời điểm.

Phương pháp phân tích tình huống có nhược điểm là không tính đến xác xuất xảy ra

của các trường hợp nghiên cứu.

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

49

1.3.2.3. Phương pháp phân tích mô phỏng

Phương pháp phân tích kịch bản mô tả sự thay đổi giá trị của chỉ tiêu HQKT

(NPV, IRR, BCR) dựa trên sự thay đổi các yếu tố rủi ro được xác định trước, mọi

dữ liệu đã được biết hoặc giả định là đã biết một cách chắc chắn. Trong thực tế, yếu

tố rủi ro thường mang tính ngẫu nhiên. Do đó, mô phỏng kết quả đầu ra dưới dạng

biến ngẫu nhiên là hợp lý hơn. Phương pháp phân tích mô phỏng là sự mở rộng tự

nhiên của phương pháp phân tích kịch bản, ứng với mỗi tình huống ngẫu nhiên sẽ

mô phỏng một kết quả của chỉ tiêu HQKT.

Mô phỏng Monte Carlo là một mô phỏng ngẫu nhiên theo lý thuyết xác suất

thường được sử dụng hiện nay. Mô hình này giả thiết các yếu tố rủi ro tuân theo các

quy luật phân phối xác suất nhất định. Theo đó giá trị của mỗi yếu tố rủi ro xuất

hiện một cách ngẫu nhiên, trên cơ sở đó, giá trị các chỉ tiêu HQKT được tính toán.

Trong thực tế, gần như không có tình huống nào mà mọi hoạt động xảy ra theo

xu hướng biến động của các yếu tố rủi ro theo chiều hướng tốt nhất hoặc xấu nhất

trong thời gian hoạt động sản xuất diễn ra. Vì vậy, kết quả hoạt động sản xuất được

xác định trên cơ sở tính toán lặp đi, lặp lại tất cả các tình huống có thể xảy ra trong

miền giá trị của các yếu tố rủi ro.

Phương pháp phân tích mô phỏng tạo ra được một phân phối xác suất cho chỉ

tiêu hiệu quả kinh tế trong sự biến động tương quan giữa các yếu tố rủi ro và hiệu

quả kinh tế phân tích. Đây là cơ sở hỗ trợ trong việc ra các quyết định lựa chọn các

giải pháp.

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

50

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Có nhiều quan điểm khác nhau về HQKT cũng như rủi ro trong sản xuất nông

nghiệp. Từ những thảo luận xung quanh các quan điểm về HQKT và rủi ro, luận án

đã đưa ra khái niệm HQKT và rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu.

Nội dung phân tích HQKT sản xuất hồ tiêu cần kết hợp sử dụng cả phương

pháp truyền thống và phương pháp hiện đại để tính toán các chỉ tiêu HQKT cũng

như đo lường mức độ HQKT mà các hộ đạt được trong quá trình sản xuất. Các nhân

tố ảnh hưởng đến HQKT sản xuất hồ tiêu bao gồm nhân tố về điều kiện tự nhiên, kỹ

thuật sản xuất, điều kiện sản xuất của hộ, thị trường và chính sách vĩ mô. Nội dung

phân tích rủi ro cần nhận diện được rủi ro cũng như mức độ tác động của yếu tố rủi

ro đến năng suất hồ tiêu.

Trong điều kiện sản xuất có nhiều bất định như hiện nay, việc phân tích

HQKT sản xuất hồ tiêu không chỉ thực hiện trong trạng thái tĩnh mà cần được

nghiên cứu trong điều kiện các yếu tố rủi ro xảy ra. Các mô hình phân tích được áp

dụng bao gồm phân tích kịch bản, phân tích mô phỏng Monte Carlo. Kết quả phân

tích sẽ giúp hộ sản xuất đề ra quyết định sản xuất phù hợp nhằm nâng cao HQKT và

giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu.

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

51

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Trị là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 16018’ đến 17010’ vĩ

độ Bắc và 106032’ đến 107034’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy (tỉnh

Quảng Bình), phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế),

phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan (nước Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân Lào) (Phụ lục 2.1).

Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Đông Hà, thị xã

Quảng Trị và 8 huyện (Hướng Hóa, Đa Krông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu

Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ). Thành phố Đông Hà là trung tâm kinh tế,

chính trị và văn hóa của tỉnh.

Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và

đường thủy. Trên địa bàn tỉnh có các trục đường giao thông quốc gia, quốc tế chạy

qua gồm quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc – Nam. Quốc lộ 9 nối liền

Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây qua cửa

khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc gia La Lay. Cùng với 75 km bờ biển, cảng

biển Cửa Việt, Quảng Trị có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu văn hóa,

hợp tác phát triển kinh tế với các địa phương khác trong cả nước và quốc tế [53].

2.1.1.2. Đặc điểm thời tiết, khí hậu

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 240 - 250C ở vùng đồng bằng và từ 220 -

230C ở độ cao trên 500 m. Mùa lạnh có 3 tháng (tháng 12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ

xuống thấp. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình 28 - 300C, tháng

nóng nhất là tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 400 - 420C. Biên độ nhiệt

trung bình giữa các tháng trong năm chênh lệch 70 - 90C. Nhìn chung, chế độ nhiệt

thuận lợi cho phát triển thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

52

- Chế độ mưa: Quảng Trị có lượng mưa bình quân khá cao từ 2.200 - 2.500

mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, lượng mưa tập

trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 (chiếm 70% lượng mưa cả năm). Trong mùa

mưa, lượng mưa lớn và tập trung trong thời gian ngắn nên thường gây lũ lụt; mùa

hè kéo dài, thời gian mưa ít nên thường gây ra khô hạn. Tính biến động của chế độ

mưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp.

- Gió: Quảng Trị chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây

Nam (từ tháng 5 đến tháng 8) thường gây hạn hán, ảnh hưởng khá lớn đến sinh

trưởng và phát triển của cây trồng; gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm

sau) kèm theo mưa nên dễ gây lũ lụt.

- Bão và lũ lụt: Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão.

Mùa bão thường từ tháng 7 đến tháng11. Bão có cường suất gió mạnh kèm theo

mưa lớn tạo lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân cư [53].

2.1.1.3. Đất đai, tài nguyên nông nghiệp

Đất Quảng Trị chia thành 12 nhóm và 32 loại đất chính. Đáng chú ý là nhóm

đất đỏ vàng phân bố ở vùng núi và gò đồi trung du. Đặc biệt là đất đỏ bazan với diện

tích 20.000 ha, đất có tầng dày trên 70 cm tơi xốp, độ mùn khá thích hợp cho phát

triển các loại cây công nghiệp lâu năm, nhất là hồ tiêu và cao su.

Rừng ở Quảng Trị đa dạng và phong phú được che phủ bởi rừng kín với tỷ lệ

che phủ năm 2013 đạt 47% . Rừng đầu nguồn có độ che phủ lớn đã góp phần tích cực

bảo vệ môi trường, nguồn nước ngầm và che chắn gió để phát triển các loại cây công

nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao [53].

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình dân số, lao động

Năm 2013, dân số toàn tỉnh Quảng Trị là 613.655 người, tỷ lệ nam và nữ trong

tổng dân số của tỉnh khá đồng đều. Trong tổng dân số, dân số sống ở khu vực nông

thôn chiếm 71,0%. Lao động trong độ tuổi là 345.000 người chiếm 56,44 % dân số.

Điều này cho thấy dân số tỉnh Quảng Trị là dân số trẻ. Đây là thế mạnh để phát triển

kinh tế. Số lao động đang tham gia vào các ngành kinh tế là 338.400 người chiếm

98,09% tổng lao động toàn tỉnh. Số lao động tham gia sản xuất nông lâm ngư

nghiệp là 242.800 người chiếm 71,75%, lao động nông thôn chiếm 71,3% [11].

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

53

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Quảng Trị là 473.982,24 ha. Quy mô, cơ cấu

đất đai của tỉnh Quảng Trị được thể hiện ở Bảng 2.1.

Diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là 381.008,29 ha chiếm 80,38% tổng diện

tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 87.837,91 ha

chiếm 23,03% diện tích đất nông nghiệp và 18,53% diện tích đất tự nhiên.

Tỉnh Quảng Trị có vùng đất đỏ bazan thích hợp cho phát triển các cây công

nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, hồ tiêu. Năm 2013, diện tích sản xuất cây lâu

năm là 34.561,14 ha chiếm 7,29% diện tích đất tự nhiên và 9,07% diện tích đất

nông nghiệp, trong đó diện tích hồ tiêu là 2.094,7 ha.

Đất phi nông nghiệp là 39.144,83 ha chiếm 8,27% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất chưa sử dụng 53.829,12 ha, chiếm 11,36% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm

đất đồng bằng, đất đồi núi và đất chưa sử dụng khác. Với diện tích đất chưa sử dụng

còn nhiều, tỉnh cần có các chính sách quy hoạch, thu hút các nguồn đầu tư nhằm khai

thác có hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng, đem lại nguồn lợi kinh tế, nâng cao đời

sống người dân, bảo vệ sinh thái, giảm thiểu sự xói mòn đất đai.

Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu đất đai của tỉnh Quảng Trị năm 2013

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

I. Đất nông nghiệp 381.008,29 80,38

1. Đất sản xuất nông nghiệp 87.837,91 18,53

1.1 Đất trồng cây hàng năm 53.276,77 11,24

1.2 Đất trồng cây lâu năm 34.561,14 7,29

- Đất trồng hồ tiêu 2.094,70 0,44

2. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 2.627,55 0,55

3. Đất lâm nghiệp 290.476,13 61,28

II. Đất phi nông nghiệp 39.144,83 8,26

III. Đất chưa sử dụng 53.829,12 11,36

Tổng diện tích đất tự nhiên 473.982,24 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2013[11]

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

54

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế Nhìn chung, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị khá nhanh và ổn

định. Cơ cấu kinh tế đã có bước dịch chuyển theo hướng tích cực đó là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2013, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 40,74%, ngành dịch vụ chiếm 37,42% và ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 21,84%. Từ năm 2011 đến 2013, giá trị sản xuất toàn tỉnh có xu hướng tăng, năm 2012 tăng 7,44% so với năm 2011, năm 2013 tăng 7,76% so với năm 2012. Trong đó, cả ba nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp – XDCB và dịch vụ đều có sự gia tăng. Tuy nhiên, so sánh giữa các nhóm ngành thì ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản có tốc độ tăng nhanh nhất và ngành nông, lâm, ngư nghiệp có tốc độ tăng chậm nhất.

Bảng 2.2 Giá trị sản xuất của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2013 (Tính theo giá so sánh năm 2010)

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu

Tổng số 21.890,2 100,0 23.519,3 100,0 25.343,7 100,0 1. Nông, lâm, ngư nghiệp 5.058,1 23,11 5.356,9 22,78 5.535,0 21,84 2. CN – XDCB 9.053,4 41,36 9.405,2 39,99 10.325,3 40,74 3. Dịch vụ 7.778,7 35,54 8.757,2 37,23 9.483,4 37,42

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2013[11].

Trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, giá trị sản xuất năm 2012 là 5.356,9 tỷ

đồng, tăng 5,9% so với năm 2011, năm 2013 là 5.535,0 tỷ đồng, tăng 3,32% so với

năm 2012. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu,

trên 75%, trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Trong hoạt động sản xuất nông

nghiệp, hoạt động trồng trọt vẫn là chủ yếu. Năm 2013, giá trị sản xuất ngành trồng

trọt đạt được 2.981,1 tỷ đồng, chiếm 70,92% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và

chiếm 53,85% giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Trong những năm qua,

cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt đã chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng lợi

thế về điều kiện đất đai, khí hậu để phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Điều này được thể hiện qua giá trị và tỷ trọng cây công nghiệp dài ngày như cao su,

cà phê, hồ tiêu có xu hướng tăng. Năm 2011, giá trị sản xuất cây công nghiệp dài

ngày là 802,3 tỷ đồng, chiếm 28,88% giá trị ngành trồng trọt; năm 2012 là 906,3 tỷ

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

55

đồng, chiếm 30,11% và năm 2013 là 918,5 tỷ đồng, chiếm 30,81% [11]. Trong

chiến lược phát triển kinh tế, hồ tiêu được xác định là một trong ba cây công nghiệp

dài ngày chủ lực của tỉnh Quảng Trị.

Bảng 2.3 Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2013

(Tính theo giá so sánh năm 2010) ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu

Tổng số 5.058,1 100,00 5.356,9 100,00 5.535,0 100,00 1. Nông nghiệp 3.912,7 77,35 4.191,4 78,24 4.203,2 75,94

Trồng trọt 2.777,4 70,99 3.009,8 71,81 2.981,1 70,92 Chăn nuôi 930,4 23,78 959,7 22,90 1.002,7 23,86 Dịch vụ nông nghiệp 204,7 5,23 221,9 5,29 219.3 5,22

2. Lâm nghiệp 289,9 5,73 282,7 5,28 360,4 6,51 3. Thủy sản 855,5 16,91 882,7 16,48 971,2 17,55

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2013[11].

2.1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH tác động đến sản xuất hồ tiêu 2.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, KTXH tạo lợi thế cho phát triển hồ tiêu

- Quảng Trị nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy tạo cơ hội thuận lợi để mở rộng giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế với các địa phương khác trong cả nước và với các nước khác trong khu vực.

- Quảng Trị nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao. Bên cạnh đó, sự phân hóa đa dạng của độ cao địa hình đã hình thành nên những tiểu vùng khí hậu khác nhau là những điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây lâu năm đặc biệt là cây hồ tiêu.

- Quảng Trị có tiềm năng to lớn về tài nguyên đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 473.982,24 ha. Trong đó, có vùng đất đỏ vàng phân bố ở vùng núi và gò đồi trung du, đặc biệt là đất đỏ bazan với diện tích 20.000 ha, có tầng đất dày tơi xốp, độ mùn khá thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, hồ tiêu. Đây là nền tảng quan trọng để phát triển sản xuất hồ tiêu với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Lực lượng lao động nông nghiệp cần cù, chịu khó có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

56

2.1.3.2. Những bất lợi về điều kiện tự nhiên, KTXH đối với sản xuất hồ tiêu - Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện thời tiết khí hậu ở Quảng

Trị khá khắc nghiệt. Mùa nắng kéo dài, nhiệt độ không khí cao, lượng mưa phân bố không tập trung, gây thiếu nước trầm trọng. Mùa mưa kéo dài liên tục kèm theo mưa bão, lũ lụt. Đặc điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng.

- Sản xuất nông nghiệp chủ yếu thực hiện ở quy mô nông hộ, khối lượng nông sản hàng hóa chưa cao. Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản chưa phát triển. Vì vậy, các loại nông sản cung cấp ra thị trường hầu hết ở dạng nguyên liệu thô, giá trị thấp.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm cả hạ tầng giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng.

2.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Để nghiên cứu hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị đòi hỏi phải có hiểu biết sâu sắc và toàn diện các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất hồ tiêu. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận sau:

2.2.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống Phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm xem xét hộ sản xuất hồ tiêu trong mối

quan hệ với các hộ sản xuất, các thành phần kinh tế khác trong vùng. Mặt khác, hoạt động sản xuất hồ tiêu của hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố nội tại lẫn các yếu tố bên ngoài. Sự thay đổi của chính sách vĩ mô, điều kiện tự nhiên hay thị trường đều ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của hộ. Vì vậy, phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu được thực hiện trên các khía cạnh kinh tế, thị trường và hệ thống hỗ trợ.

2.2.1.2. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia Tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung nghiên

cứu về cây hồ tiêu. Với cách tiếp cận này, thông tin để phân tích đánh giá thực trạng sản xuất hồ tiêu, các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT cũng như rủi ro trong sản xuất và các giải pháp đề xuất đều có sự tham gia chia sẻ, trao đổi của các chủ thể như hộ sản xuất hồ tiêu, chính quyền địa phương các cấp và các chuyên gia. Trong các đối tượng

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

57

tham gia, đối tượng hộ sản xuất hồ tiêu được xác định là quan trọng nhất. Các thông tin đều có sự tham gia trao đổi của chính hộ sản xuất và thảo luận nhóm. Nhờ vậy, tính xác thực và độ tin cậy của thông tin được nâng lên đáng kể.

2.2.2. Khung phân tích Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, với cách tiếp cận nghiên cứu được

lựa chọn, khung phân tích của luận án được thể hiện ở Sơ đồ 2.1. Khung phân tích thể hiện được các nội dung:

Hoạt động sản xuất hồ tiêu được phân tích trên góc độ người sản xuất là các hộ trồng hồ tiêu. Nội dung nghiên cứu hoạt động sản xuất hồ tiêu bao gồm: phân tích HQKT sản xuất hồ tiêu, rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, sự biến động HQKT trong điều kiện sản xuất có rủi ro. Mục đích của nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nâng cao HQKT và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, các phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

Nâng cao HQKT là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất. Do đó, khi phân tích HQKT, việc đo lường mức độ HQKT và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với hoạt động sản xuất hồ tiêu. Chính vì vậy, luận án sử dụng phương pháp hạch toán chi phí, phương pháp hàm sản xuất, phương pháp DEA trong đánh giá HQKT, đo lường mức độ HQKT và ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKT sản xuất hồ tiêu. Bên cạnh đó, việc phân tích rủi ro cũng như cách ứng phó với rủi ro của các hộ sản xuất cũng được phân tích. Qua đó, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao HQKT và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu.

Nghiên cứu sự biến động HQKT trong điều kiện sản xuất có rủi ro. Cụ thể phân tích sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan đến sự biến động của các chỉ tiêu HQKT dài hạn như NPV, IRR sẽ cho thấy mức độ rủi ro trong sản xuất hồ tiêu. Phương pháp kịch bản và mô phỏng Monte Carlo được sử dụng để phân tích sự biến động chỉ tiêu NPV và IRR.

Tóm lại, khung nghiên cứu HQKT và rủi ro sản xuất hồ tiêu đã phản ánh được toàn diện hoạt động sản xuất với mục đích qua đó đề xuất được các giải pháp nâng cao HQKT, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, góp phần phát triển bền vững ngành hàng này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

58

Sơ đồ 2.1 Khung phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu

Hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro

CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện sản xuất

của hộ nông dân.

- Các yếu tố đầu vào

- Kỹ thuật canh tác

- Thị trường

- Chính sách vĩ mô

- Chỉ tiêu HQKT: NPV, IRR, BCR

- Mức độ hiệu quả kinh tế

- Sự biến động và phân phối xác suất

của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

- Phương pháp hạch toán tài chính

- Phương pháp hàm sản xuất Cobb - Douglas

- Phương pháp DEA

- Phương pháp mô phỏng Monte Carlo

- Phương pháp kịch bản

Hiệu quả kinh tế

- Mức độ đầu tư, kết quả sản xuất

- Đo lường hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả đầu tư thêm yếu tố đầu vào - Nhân tố ảnh hưởng đến HQKT

Rủi ro

- Mô tả các loại rủi ro: rủi ro sản

xuất, rủi ro thị trường, rủi ro thể

chế

- Cách thức ứng phó với rủi ro

Sản xuất hồ tiêu của hộ nông dân

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

59

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

2.3.1.1. Chọn huyện, xã nghiên cứu Hiện nay, Quảng Trị là địa phương có diện tích sản xuất hồ tiêu đứng thứ

bảy trong cả nước và lớn nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ [22]. Sản phẩm hồ tiêu

Quảng Trị nổi tiếng từ rất lâu và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa

lý “tiêu Quảng Trị”. Với những lý do trên, tỉnh Quảng Trị được chọn làm điểm

nghiên cứu của luận án.

Để có thông tin làm căn cứ thực hiện luận án, các điểm đại diện cho vùng

nghiên cứu được chọn để tiến hành thu thập số liệu. Hoạt động sản xuất hồ tiêu ở

tỉnh Quảng Trị được tiến hành trên hai vùng sinh thái là vùng đồng bằng và vùng

trung du, miền núi. Huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam lộ và Hướng Hóa là những

huyện sản xuất hồ tiêu chủ lực của tỉnh. Trong đó, Vĩnh Linh và Gio Linh là hai

huyện sản xuất hồ tiêu có địa thế vùng đồng bằng, Cam Lộ và Hướng Hóa là hai

huyện vùng trung du, miền núi.

Qua phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, huyện Vĩnh Linh và huyện

Cam Lộ được lựa chọn là hai điểm đại diện để thu thập thông tin về hoạt động sản

xuất hồ tiêu. Vì đây là hai địa phương có diện tích sản xuất hồ tiêu chiếm 63,8%

tổng diện tích sản xuất hồ tiêu toàn tỉnh, có điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản

xuất hồ tiêu và đang nằm trong quy hoạch phát triển hồ tiêu bền vững của tỉnh

Quảng Trị. Cụ thể: huyện Vĩnh Linh đại diện cho hoạt động sản xuất hồ tiêu ở vùng

đồng bằng và có năng suất cao. Diện tích sản xuất hồ tiêu của huyện Vĩnh Linh là

1.028 ha chiếm 49,1% diện tích sản xuất hồ tiêu toàn tỉnh Quảng Trị [11]. Hoạt

động sản xuất hồ tiêu của huyện Vĩnh Linh được người dân quan tâm đầu tư và

chăm sóc. Vì vậy, so với các địa phương khác trong toàn tỉnh, các vườn hồ tiêu ở

huyện Vĩnh Linh đều tốt hơn và cho năng suất cao hơn. Huyện Cam Lộ đại diện cho

hoạt động sản xuất hồ tiêu ở vùng trung du miền núi và năng suất trung bình. Đây là

một trong hai huyện trung du, miền núi sản xuất hồ tiêu chính của tỉnh Quảng Trị.

Diện tích sản xuất hồ tiêu của huyện Cam Lộ là 307,6 ha, chiếm 14,7% diện tích

sản xuất hồ tiêu toàn tỉnh Quảng Trị [11].

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

60

Kết quả tham vấn chuyên gia là nhà quản lý và cán bộ khuyến nông cho thấy

các xã có tham gia sản xuất hồ tiêu trên địa bàn mỗi huyện không có sự khác biệt lớn

về điều kiện sinh thái, quy mô và cách thức tổ chức sản xuất. Vì vậy, để khảo sát

chuyên sâu, tại mỗi huyện tác giả lựa chọn 2 xã đại diện. Huyện Vĩnh Linh chọn xã

Vĩnh Nam và xã Vĩnh Kim. Huyện Cam Lộ chọn xã Cam Chính và xã Cam Nghĩa.

2.3.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu

* Chọn hộ điều tra

Sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị là các hộ nông dân. Nên để thu thập thông

tin phục vụ khảo sát chuyên sâu, tác giả chọn đối tượng khảo sát là hộ sản xuất hồ

tiêu. Quy mô hộ điều tra khảo sát được xác định theo công thức của Slovin.

𝑛 =𝑁

(1 + 𝑁. 𝑒2)

Trong đó: n là số lượng hộ cần tiến hành khảo sát.

N là tổng số mẫu

E là sai số cho phép, thường lấy ở mức 5%

Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có hơn 19 nghìn hộ sản xuất hồ tiêu, số hộ cần điều

tra là 391 hộ. Tuy nhiên, để tăng độ chính xác nên số lượng mẫu điều tra được lựa

chọn là 400 hộ. Số lượng hộ được điều tra tại mỗi huyện là 200 hộ.

Trên cơ sở kết quả tham vấn chuyên gia là các cán bộ quản lý tại địa phương,

cán bộ khuyến nông xã, chủ nhiệm CLB sản xuất hồ tiêu, tác giả nhận thấy sự khác

biệt giữa các hộ về điều kiện sản xuất như đất đai, cách thức sản xuất không nhiều.

Tuy nhiên, thời gian trồng các vườn hồ tiêu có sự khác nhau giữa các hộ (các vườn

hồ tiêu có độ tuổi khác nhau). Để đánh giá hiệu quả toàn bộ chu kỳ sản xuất hồ tiêu,

các hộ sản xuất được lựa chọn dựa trên tiêu chí thời gian trồng các vườn hồ tiêu.

Chu kỳ sản xuất cây hồ tiêu là 20 năm, tác giả tiến hành điều tra 5 hộ đại diện cho

mỗi độ tuổi vườn cây ở mỗi xã. Tuy nhiên, trong mỗi hộ có thể có nhiều vườn cây ở

các độ tuổi khác nhau, nên quy mô số vườn tiêu được điều tra theo mỗi độ tuổi

không phải chỉ là 5 vườn/5 hộ mà có thể nhiều hơn. Qua khảo sát 400 hộ sản xuất

hồ tiêu, số lượng vườn hồ tiêu khảo sát được thể hiện qua Bảng 2.4.

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

61

Bảng 2.4 Phân bố các hộ và vườn hồ tiêu điều tra theo địa bàn nghiên cứu

Huyện Xã Số hộ Vườn KTCB Vườn KD Tổng số vườn

Vĩnh Linh Vĩnh Nam 100 25 148 173 Vĩnh Kim 100 25 131 156

Cam Lộ Cam Chính 100 28 153 181 Cam Nghĩa 100 34 161 195

Tổng 400 112 593 705 Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

* Chọn hộ tham gia đánh giá

Bên cạnh việc khảo sát hộ sản xuất hồ tiêu, để có thông tin toàn diện hơn về

tình hình sản xuất cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất hồ

tiêu. Tại mỗi xã, tác giả đã tổ chức 2 buổi thảo luận nhóm với sự tham gia của các

hộ sản xuất hồ tiêu có kinh nghiệm trong vùng, cán bộ khuyến nông, chủ nhiệm câu

lạc bộ sản xuất hồ tiêu. Những thông tin thu thập được từ các buổi thảo luận nhóm

được sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế

và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu.

2.3.2. Thu thập thông tin

2.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin và dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm

cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu tổng quan và là cơ sở khoa

học để lựa chọn điểm nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và đề ra các giải pháp.

- Tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan được thu thập từ các kết quả

nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã được công bố trên các

tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học, các báo cáo tổng kết ngành hàng hồ tiêu.

- Các thông tin chung về tình hình sản xuất và xuất khẩu ngành hàng hồ tiêu

được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình sản xuất và xuất khẩu hồ

tiêu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) trong giai đoạn 2003 - 2013, báo cáo

tình hình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) trong

giai đoạn 2003 - 2013, các tạp chí và internet.

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

62

- Thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, tình hình sản

xuất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị và của các điểm nghiên cứu được thu thập từ sở NN

& PTNT, Cục Thống kê, Trung tâm Khuyến nông, Niên giám thống kê tỉnh Quảng

Trị các năm 2008 – 2013, UBND các huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ.

2.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ sản

xuất hồ tiêu theo mẫu phiếu điều tra được lập sẵn. Nội dung phiếu điều tra bao gồm:

- Những thông tin về tình hình cơ bản của hộ: họ tên, tuổi chủ hộ, trình độ văn

hóa chủ hộ, năm trồng tiêu, tập huấn kỹ thuật sản xuất hồ tiêu, tổng diện tích, diện

tích sản xuất hồ tiêu, số vườn hồ tiêu.

- Thông tin về từng vườn hồ tiêu: năm trồng, diện tích, năng suất, tình hình

đầu tư các yếu tố phân hữu cơ, NPK, lao động, lao động thuê ngoài, thuốc bảo vệ

thực vật, nước tưới, mật độ, loại trụ, tình hình sâu bệnh,...

- Thông tin khác: tham gia tập huấn khuyến nông, cách phòng tránh rủi ro,

thuận lợi khó khăn trong sản xuất hồ tiêu, nhu cầu của gia đình, giá cả hồ tiêu.

2.3.3. Phương pháp phân tích

2.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá tình hình sản xuất hồ

tiêu ở tỉnh Quảng Trị cũng như mô tả đặc điểm chung của hộ sản xuất hồ tiêu ở tỉnh

Quảng Trị. Các phương pháp cụ thể được áp dụng bao gồm:

- Phương pháp thống kê mô tả như giá trị trung bình, phân tổ, tỷ lệ, tần suất.

- Phương pháp so sánh: so sánh năng suất, mức độ đầu tư sản xuất hồ tiêu giữa

các vùng và giữa các độ tuổi vườn cây.

Các thông tin dữ liệu thứ cấp được hệ thống hóa và mô tả thông qua các chỉ

tiêu cụ thể trên các biểu bảng, sơ đồ, biểu đồ theo thời gian.

2.3.3.2. Phương pháp hạch toán tài chính Phương pháp hạch toán tài chính được sử dụng nhằm tính toán, phân tích kết

quả và HQKT sản xuất hồ tiêu. Cây hồ tiêu có chu kỳ sản xuất dài, nên việc phân tích

HQKT được thực hiện trên hai khía cạnh là: hạch toán hàng năm cho cây hồ tiêu ở

thời kỳ kinh doanh và phân tích đầu tư dài hạn cho toàn bộ chu kỳ sản xuất kinh

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

63

doanh. Các thông tin về năng suất, giá yếu tố đầu vào, giá bán hồ tiêu và lãi suất chiết

khấu được tính như sau:

- Năng suất hồ tiêu: năng suất hồ tiêu theo từng độ tuổi là năng suất trung bình

của các vườn hồ tiêu cùng độ tuổi.

- Giá bán hồ tiêu: Trong những năm qua giá hồ tiêu có nhiều biến động, giá bán

của người sản xuất dao động từ 130.000 đồng/kg đến 170.000 đồng/kg. Để tính toán

HQKT sản xuất hồ tiêu, tác giả chọn mức giá 150.000 đồng/kg là mức giá mà đa số

các hộ sử dụng để bán sản phẩm.

- Giá các yếu tố đầu vào: Giá các yếu tố đầu vào được tính theo mức giá thực tế

trên thị trường mà đa số các hộ sản xuất sử dụng để mua các yếu tố đầu vào. Cụ thể:

phân hữu cơ là 0,5 nghìn đồng/kg, phân NPK chuyên sử dụng cho cây hồ tiêu là 11,5

nghìn đồng/kg, lao động là 150 nghìn đồng/công, giống hồ tiêu là 8 nghìn đồng/hom,

cây trụ là 45 nghìn đồng/trụ.

- Lãi suất chiết khấu: ngoài nguồn vốn tự có, hộ sản xuất còn vay vốn từ nhiều

nguồn với các mức lãi suất khác nhau để đầu tư cho hoạt động sản xuất. Vay vốn từ

ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 8,4%/năm, từ ngân hàng NN & PTNT với lãi

suất 12%/năm, vay ưu đãi từ Hội nông dân với lãi suất 6%/năm. Trong quá trình tính

toán, tác giả lấy mức lãi suất chiết khấu là 8% dựa trên cơ sở có sự cân đối giữa lãi suất

tiền gửi tiết kiệm của hộ 8%/năm và các mức lãi suất đi vay của hộ.

1. Phương pháp hạch toán hàng năm

Phương pháp hạch toán hàng năm dùng để tính toán chi phí, kết quả và hiệu

quả sản xuất phát sinh trong năm. Phương pháp này được thực hiện bằng việc tính

toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), chi phí bằng tiền, chi phí tự có, tổng chi phí

sản xuất (TC), thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (P) của một đơn vị diện tích hồ

tiêu. Phương pháp hạch toán hàng năm cho phép đánh giá kết quả và hiệu quả kinh

tế theo từng độ tuổi của vườn hồ tiêu (xem phụ lục 2.2).

2. Phương pháp phân tích đầu tư dài hạn

Phương pháp phân tích đầu tư dài hạn được thực hiện nhằm dự đoán dòng tiền

thu nhập trong tương lai và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ để phân tích đánh giá HQKT của

hoạt động sản xuất hồ tiêu trong cả chu kỳ sản xuất.

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

64

Việc đánh giá HQKT sản xuất hồ tiêu sẽ được tính toán và phản ánh thông

quan các chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ suất lợi

nhuận/chi phí (BCR), dòng tiền ròng hàng năm (NA) (Xem phụ lục 2.2).

2.3.2.3. Phương pháp phân tích hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas

Phương pháp phân tích hàm sản xuất Cobb –Douglas được sử dụng nhằm

phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất hồ tiêu. Từ kết quả phân

tích, chỉ tiêu sản phẩm cận biên của các yếu tố đầu vào được tính toán để xác định

hiệu quả đầu tư các yếu tố đầu vào. Kết quả phân tích là căn cứ nhằm đưa ra các

giải pháp giúp nâng cao HQKT sản xuất hồ tiêu (Phụ lục 2.3).

2.3.2.4. Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA

Thực tế sản xuất, mức đầu tư các yếu tố đầu vào giữa các hộ sản xuất có sự khác nhau. Để đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA được thực hiện. Kết quả phân tích sẽ xác định được mức hiệu quả kỹ thuật, một bộ phận của HQKT, đạt được cũng như mức phi hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào. Đây là căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực trong hoạt động sản xuất hồ tiêu của các hộ sản xuất. (Phụ lục 2.4)

2.3.2.5. Phương pháp hồi quy Tobit

Phương pháp hồi quy Tobit được sử dụng trong giai đoạn 2 của quá trình

phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu. Sau khi đã ước lượng được mức hiệu

quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu, mô hình hồi quy Tobit được sử dụng để phân

tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của hộ

đến mức hiệu quả kỹ thuật. (Phụ lục 2.5)

2.3.2.6. Phương pháp nhận dạng rủi ro

Phương pháp nhận dạng rủi ro nhằm mục đích xác định các rủi ro xảy ra

trong hoạt động sản xuất hồ tiêu như loại rủi ro, nguồn gốc rủi ro, mức độ ảnh

hưởng. Để thực hiện mục tiêu nhận dạng rủi ro, luận án đã sử dụng phương pháp sơ

đồ và phương pháp nghiên cứu số liệu thống kê.

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

65

- Phương pháp sơ đồ: trên cơ sở sơ đồ trình bày hoạt động sản xuất hồ tiêu,

lập bảng liệt kê các loại rủi ro có thể gặp phải trong từng giai đoạn sản xuất, mức độ

ảnh hưởng, thời gian ảnh hưởng, mức độ quan tâm của người sản xuất. Từ đó, nhận

dạng được rủi ro mà hộ sản xuất hồ tiêu phải đối mặt.

- Phương pháp nghiên cứu số liệu thống kê: Để nhận dạng rủi ro, tác giả tiến

hành tham khảo báo cáo, số liệu thống kê tại phòng NN & PTNT huyện và sở NN

& PTNT tỉnh, số liệu niên giám thống kê về năng suất, tình hình sâu bệnh hại, tổn

thất do các biến cố rủi ro xảy ra trong sản xuất hồ tiêu. Thông tin thu thập làm cơ sở

xác định và phân tích được sự biến động năng suất, nguyên nhân, thời điểm, vị trí

xảy ra, tần suất và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro.

2.3.2.7. Phương pháp đánh giá rủi ro

Phương pháp đánh giá rủi ro được sử dụng nhằm mục đích đánh giá khả

năng xuất hiện, mức độ ảnh hưởng cũng như mức độ quan tâm của người sản xuất

đối với yếu tố rủi ro. Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá gồm xác suất xảy ra yếu tố

rủi ro, tỷ lệ (mức độ) ảnh hưởng yếu tố rủi ro, mức độ quan tâm của người sản xuất

đối với yếu tố rủi ro.

2.3.2.8. Phương pháp phân tích kịch bản và phân tích mô phỏng

Phương pháp phân tích kịch bản và phân tích mô phỏng được sử dụng nhằm

đánh giá sự biến động HQKT sản xuất hồ tiêu trong điều kiện kết quả sản xuất cũng

như các yếu tố đầu vào có nhiều biến động. Chỉ tiêu HQKT được sử dụng trong

phân tích kịch bản và phân tích mô phỏng là NPV, IRR và BCR. Độ nhạy cảm của

các chỉ tiêu HQKT cho phép đánh giá được phần nào mức độ rủi ro trong hoạt động

sản xuất hồ tiêu.

- Phương pháp phân tích kịch bản được sử dụng để ước tính sự thay đổi của

các chỉ tiêu HQKT khi năng suất, chi phí sản xuất, chu kỳ sản xuất và lãi suất chiết

khấu có sự biến động. Mức tăng giảm năng suất, giá bán hồ tiêu cũng như giá các

yếu tố đầu vào được giả định dựa trên cơ sở kết quả tham vấn chuyên gia, thảo luận

nhóm và số liệu thực tế của hoạt động sản xuất hồ tiêu trong thời gian qua.

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

66

- Phương pháp phân tích mô phỏng: Mô hình Monte Carlo được sử dụng nhằm

tính toán giá trị kỳ vọng, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và phân phối xác suất của

các chỉ tiêu NPV, IRR.

2.3.2.9. Phương pháp tham vấn chuyên gia

Tham vấn chuyên gia là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và cán bộ khuyến

nông tại địa phương. Nội dung tham vấn chuyên gia bao gồm các vấn đề liên quan

đến năng suất, chất lượng hồ tiêu, kỹ thuật sản xuất, sâu bệnh hại, định hướng quy

hoạch phát triển cây hồ tiêu. Thông tin thu được là căn cứ quan trọng để đề xuất các

giải pháp nhằm nâng cao HQKT và giảm thiểu rủi ro sản xuất hồ tiêu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Quảng Trị là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, tỉnh Quảng Trị có 20.000 ha

đất đỏ bazan thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao

như cao su, cà phê, hồ tiêu. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất hồ

tiêu với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trên cơ sở phương pháp tiếp cận, mục đích và nội dung nghiên cứu, luận án

đã xây dựng khung phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu. Vĩnh Linh và Cam Lộ là

hai huyện được lựa chọn đại diện cho nghiên cứu sản xuất hồ tiêu ở hai vùng sinh

thái của tỉnh Quảng Trị. Để phân tích, đánh giá HQKT và rủi ro trong sản xuất hồ

tiêu, các phương pháp hạch toán tài chính, phương pháp hàm sản xuất Cobb –

Douglas, phương pháp DEA, hồi quy Tobit được sử dụng. Ngoài ra, phương pháp

phân tích mô phỏng Monte Carlo và phân tích kịch bản được sử dụng để dự đoán sự

biến động của các chỉ tiêu HQKT trong trường hợp các yếu tố rủi ro xảy ra.

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

67

Chương 3

HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO

TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị Hồ tiêu là cây truyền thống và cũng đồng thời là cây công nghiệp mũi nhọn

của tỉnh Quảng Trị. Đặc tính nổi bật của hồ tiêu Quảng Trị là vị cay và thơm, nhất

là hồ tiêu trồng ở vùng Cùa huyện Cam Lộ và hồ tiêu Vĩnh Linh của huyện Vĩnh

Linh. Tình hình sản xuất hồ tiêu được thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu tỉnh Quảng Trị

giai đoạn 2009 – 2013

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn) Tổng DT KTCB TKKD

2009 2.220,3 397,0 1.823,3 10,81 1.970,0 2010 1.981,8 200,4 1.781,4 9,49 1.691,2 2011 1.995,4 210,6 1.784,8 9,56 1.706,3 2012 2.005,7 302,8 1.702,9 11,51 1.959,8 2013 2.094,7 392,7 1.702,0 12,56 2.138,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2013[11]

Quảng Trị là tỉnh sản xuất hồ tiêu lớn nhất của khu vực Bắc Trung Bộ [22].

Trước đây, nông trường Tân Lâm là nông trường sản xuất hồ tiêu lớn của tỉnh. Sau

khi thực hiện cổ phần hóa, do phương án sản xuất kinh doanh không hiệu quả đã

bán lại toàn bộ vườn tiêu cho các hộ gia đình. Vì vậy, hiện nay, hồ tiêu tại tỉnh

Quảng Trị chủ yếu được trồng ở quy mô nông hộ. Hiện nay toàn tỉnh có hơn 19

nghìn hộ tham gia sản xuất hồ tiêu tại vườn nhà [24].

Bảng 3.1 cho thấy, diện tích sản xuất hồ tiêu trong những năm qua có nhiều

biến động. Năm 2005 diện tích hồ tiêu tăng đến 2.368,7 ha, sau đó diện tích giảm

dần, năm 2009 còn 2.220,3 ha, năm 2010 còn 1.981,8 ha. Nguyên nhân chính là do

một số hộ sản xuất đã chuyển diện tích trồng hồ tiêu sang trồng cao su. Từ năm

2010 đến nay, diện tích trồng hồ tiêu lại có xu hướng tăng, năm 2013 diện tích hồ

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

68

tiêu tăng 113 ha so với năm 2010. Diện tích hồ tiêu tăng lên, chủ yếu do các hộ tiến

hành trồng mới các vườn hồ tiêu, năm 2013 diện tích hồ tiêu ở thời kỳ KTCB tăng

192,3 ha so với năm 2010. Điều này xuất phát từ thực tế, hiện nay giá hồ tiêu tăng

liên tục, hồ tiêu trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây

trồng khác trên địa bàn. Đặc biệt, sau cơn bão số 10 (tháng 9/2013) toàn tỉnh Quảng

Trị có 7.076 ha cao su ở các vùng đất đỏ ven biển các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh bị

gãy đổ không thể phục hồi. Trong khi đó, cây hồ tiêu chỉ bị ảnh hưởng vừa phải và

hoàn toàn có thể phục hồi sau một thời gian ngắn [52]. Vì vậy, một số hộ đã chuyển

các cây trồng kém hiệu quả hơn sang phát triển hồ tiêu. Đây là một dấu hiệu tốt

nhưng cũng đặt ra cho chính quyền địa phương và hộ sản xuất vấn đề cần quan tâm

trong việc quy hoạch vùng sản xuất. Tránh tình trạng phát triển quá nhanh dẫn đến

phát triển sản xuất mất cân đối, hoặc việc đầu tư không đúng theo yêu cầu kỹ thuật

sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của vườn hồ tiêu sau này mà cụ thể là ảnh hưởng

đến năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như có thể tạo điều kiện cho dịch bệnh dễ

dàng lây lan trên diện rộng.

Cũng như diện tích, từ năm 2010 đến nay, năng suất và sản lượng hồ tiêu có

xu hướng tăng. Năm 2010, toàn tỉnh Quảng Trị thu được 2.138,3 tấn tiêu khô, là

năm có sản lượng đạt được cao nhất, tăng 447,1 tấn so với năm 2010 [11]. Năng

suất bình quân đạt khoảng 10 – 12 tạ/ha. Tuy nhiên, so với các vùng sản xuất hồ

tiêu khác trong cả nước, năng suất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị thấp và không ổn

định. Trong khi các vùng trồng tiêu khác như Gia Lai năng suất đạt 45 tạ/ha, Bình

Phước 28 tạ/ha, Đồng Nai 20 tạ/ha, Dak Nông 22 tạ/ha, Đăk Lăk 28 tạ/ha. Nguyên

nhân chủ yếu là do trình độ canh tác, mức độ đầu tư của người dân còn hạn chế,

điều kiện không thuận lợi của thời tiết khí hậu và dịch bệnh trong những năm qua

cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất hồ tiêu [22].

Bên cạnh đó, để không ngừng nâng tầm cho đặc sản hồ tiêu, tỉnh Quảng Trị đã

tiến hành xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị. Việc làm này

ngoài việc minh chứng cho chất lượng hồ tiêu của một vùng nó còn có ý nghĩa lớn

trong việc khẳng định chất lượng của một trong những mặt hàng nông sản hàng đầu

của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Điều này khuyến khích người

dân ý thức hơn nữa trong sản xuất và quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

69

phẩm. Qua đó, góp phần nâng cao HQKT và thu nhập cho hộ trồng tiêu, xóa đói

giảm nghèo, tiến tới làm giàu và hình thành các vùng cây đặc sản có quy mô lớn.

3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện của tỉnh Quảng

Trị được thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện năm 2013

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn) Tổng KTCB TKKD

1 Đông Hà 1,0 0,2 0,8 7,5 0,6 2 TX Quảng Trị 8,5 2,0 6,5 9,7 6,3 3 Vĩnh Linh 1.028,0 171,0 857 13,5 1.157,0 4 Hướng Hóa 172,7 30,2 142,5 7,5 106,9 5 Gio Linh 442,9 92,0 350,9 13,8 484,5 6 Đa Krông 37,0 9,7 27,3 6,5 17,7 7 Cam Lộ 307,6 86,1 221,5 11,8 261,4 8 Triệu Phong 33,8 0,3 33,5 11,4 38,2 9 Hải Lăng 63,2 1,2 62 10,6 65,7 Tổng số 2.094,7 392,7 1.702,0 12,6 2.138,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2013[11]

Tỉnh Quảng Trị có 9 huyện và thị xã có sản xuất hồ tiêu với quy mô khác

nhau. Trong đó, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh và Hướng Hóa là những huyện sản

xuất hồ tiêu chủ yếu của tỉnh Quảng Trị, chiếm 93,14% tổng diện tích. Các huyện

còn lại chiếm 6,86% tổng diện tích. Trong chiến lược phát triển cây hồ tiêu, huyện

Vĩnh Linh, Cam Lộ và Gio Linh được xác định là những vùng sản xuất hồ tiêu

chính của tỉnh. Năm 2013, huyện Vĩnh Linh có diện tích sản xuất lớn nhất, 1.028,0

ha, chiếm gần 49,07% tổng diện tích.

Về năng suất, năng suất hồ tiêu có sự chênh lệch lớn giữa các huyện. Năm

2013, huyện Vĩnh Linh và Gio Linh đạt năng suất từ 13,5 đến 13,8 tạ/ha, thì huyện

Đa Krông có năng suất thấp nhất, chỉ đạt 6,5 tạ/ha. Sự chênh lệch năng suất đã làm

cho sản lượng thu hoạch khác nhau giữa các huyện. Tổng sản lượng của bốn huyện

sản xuất hồ tiêu chính chiếm 93,99% tổng sản lượng toàn tỉnh, trong đó huyện Vĩnh

Linh đạt sản lượng 1.157 tấn tiêu khô, chiếm 54,11%.

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

70

3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

3.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ điều tra

Để nghiên cứu tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tác giả

tiến hành điều tra phỏng vấn hộ sản xuất hồ tiêu. Tình hình chung của hộ điều tra

được thể hiện qua số liệu Bảng 3.3.

Số liệu Bảng 3.3 cho thấy, hầu như không có sự khác nhau nhiều về đặc điểm

kinh tế xã hội của các hộ giữa hai huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ.

Bảng 3.3 Tình hình chung của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Vĩnh Linh Cam Lộ BQC/Tổng 1. Số hộ điều tra Hộ 200 200 400 2. Tuổi chủ hộ Năm 55,1 48,5 51,8 3. Trình độ chủ hộ Lớp 9,9 9,5 9,7 4. Nhân khẩu Người 4,3 4,3 4,3 5. Lao động Người 2,5 2,4 2,5 6. Diện tích đất Ha 0,986 1,248 1,117 - Diện tích trồng tiêu Ha 0,166 0,178 0,172 7. Số năm kinh nghiệm trồng tiêu Năm 16,3 16,0 16,2 8. Tham gia tập huấn trồng tiêu % 80,5 79,1 80,0

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Tuổi đời bình quân của chủ hộ sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị khá cao, 51,8 tuổi.

Tuổi đời của chủ hộ cao có thể là một hạn chế trong việc tiếp cận và áp dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây có thể là yếu tố làm cho hộ bảo thủ trong hoạt

động sản xuất, ngại rủi ro và không mạnh dạn đầu tư.

Bình quân chung, mỗi hộ có 4,3 nhân khẩu và 2,5 lao động. Tỷ lệ lao động

khá cao là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất hồ tiêu. Hầu hết các hộ đều sử

dụng lao động gia đình cho hoạt động sản xuất hồ tiêu. Hồ tiêu có đặc điểm khác

với các cây trồng khác là công việc hầu như diễn ra quanh năm, thời gian thu hoạch

thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 6 nên việc huy động lao động gia đình cho hoạt

động sản xuất hồ tiêu khá thuận lợi. (Phụ lục 3.1 – Lịch thời vụ sản xuất hồ tiêu)

Về kinh nghiệm, hầu hết các hộ đều sinh sống ở vùng trồng hồ tiêu lâu đời của

tỉnh Quảng Trị và đã tham gia sản xuất hồ tiêu lâu năm, số năm trung bình là 16,2

năm, đặc biệt có những hộ đã tham gia sản xuất hồ tiêu trên 40 năm. Trong chiến

lược phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị, hồ tiêu được xác định là một trong những

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

71

cây trồng chủ lực nên các chương trình tập huấn về kỹ thuật sản xuất và phòng trừ

sâu bệnh cho cây hồ tiêu thường xuyên được tổ chức. Trong số 400 hộ điều tra, số hộ

đã tham gia tập huấn là 80,0%, chỉ một số hộ mới sản xuất hoặc sản xuất hồ tiêu với

quy mô nhỏ là chưa tham gia tập huấn. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có 26 câu lạc bộ sản

xuất hồ tiêu đã thu hút được nhiều hộ sản xuất tham gia sinh hoạt. Điều này tạo điều

kiện giúp hộ có thêm cơ hội để trao đổi, chia sẻ kiến thức liên quan đến quy trình

trồng, chăm sóc, BVTV và thu hoạch hồ tiêu.

Diện tích đất bình quân hộ là 1,117 ha, trong đó diện tích trồng hồ tiêu là

0,172 ha chiếm 15,4% tổng diện tích đất của hộ. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn

hồ tiêu được trồng ở đất quanh vườn nhà, tỷ lệ hộ trồng tiêu có diện tích phân tán

nhiều nơi thấp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc hồ tiêu.

Như vậy, qua nghiên cứu đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội của hộ cho thấy,

các hộ có nhiều kinh nhiệm trong trồng tiêu, các điều kiện về nguồn lực lao động,

đất đai phù hợp với đặc điểm sản xuất hồ tiêu và tình hình chung của địa phương

cũng rất thuận lợi cho việc phát triển hồ tiêu.

3.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu

Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của các hộ điều tra được

thể hiện qua số liệu Bảng 3.4.

Bảng 3.4 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu

(Tính bình quân hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Vĩnh Linh Cam Lộ BQC 1. Diện tích trồng hồ tiêu Ha 0,166 0,178 0,172 - Thời kỳ KTCB Ha 0,023 0,024 0,023 - Thời kỳ kinh doanh Ha 0,143 0,154 0,149 2. Năng suất Tạ/ha 12,16 10,13 11,08 3. Sản lượng Kg 173,90 155,94 165,14

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Diện tích sản xuất hồ tiêu bình quân hộ là 0,172 ha, trong đó hồ tiêu ở TKKD là

0,149 ha chiếm 86,63% và thời kỳ KTCB là 0,023 ha chiếm 13,37%. Hộ có diện tích

sản xuất hồ tiêu nhỏ nhất là 0,05 ha và hộ có diện tích lớn nhất là 0,9 ha. Diện tích

sản xuất hồ tiêu có sự chênh lệch giữa hai huyện, trung bình diện tích sản xuất hồ tiêu

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

72

ở huyện Cam Lộ cao hơn huyện Vĩnh Linh 0,012 ha/hộ. So với các vùng trồng tiêu

khác trong cả nước, diện tích sản xuất bình quân hộ ở Quảng Trị còn thấp. Quy mô

sản xuất hồ tiêu bình quân hộ ở Đăk Lăk 0,38 ha/hộ, ở Đăk Nông 0,43 ha/hộ và ở Gia

Lai 0,56 ha/hộ [4].

Năng suất hồ tiêu bình quân hộ là 11,08 tạ/ha. Nếu chăm sóc tốt, năng suất hồ

tiêu có thể đạt được 15 – 16 tạ/ha. Tuy nhiên, số vườn đạt mức năng suất này không

nhiều và thực tế hiện nay, năng suất của các hộ thường không ổn định. Điều này ảnh

hưởng không nhỏ đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu. Xét trên địa bàn hai huyện,

năng suất hồ tiêu có sự khác biệt lớn, huyện Vĩnh Linh là 12,16 tạ/ha, huyện Cam Lộ

là 10,13 tạ/ha. Tuy diện tích sản xuất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh không lớn bằng

huyện Cam Lộ nhưng các hộ sản xuất ở Vĩnh Linh đã có mức đầu tư cho cây hồ tiêu

cao hơn cộng với sự chăm sóc kỹ hơn nên năng suất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh luôn

cao hơn so với huyện Cam Lộ.

3.2.3. Đặc điểm vườn hồ tiêu

Hoạt động sản xuất hồ tiêu hiện nay được thực hiện ở quy mô hộ gia đình. Các

vườn hồ tiêu được trồng ở những năm khác nhau. Vì vậy, các vườn thường có kích

thước và mức đầu tư không giống nhau. Một số đặc điểm chung của các vườn hồ

tiêu được thể hiện qua số liệu Bảng 3.5.

Bảng 3.5 Một số đặc điểm của vườn hồ tiêu

Chỉ tiêu ĐVT Vĩnh Linh Cam Lộ BQC 1. Loại đất trồng

- Bằng phẳng % 57,35 42,68 49,58 - Dốc nhẹ % 42,65 57,32 50,42

2. Cây trụ - Cây lồng mức % 34,41 15,29 24,28 - Cây lồng mức + cây khác % 65,59 84,71 75,72

3. Mật độ trồng trung bình Trụ/ha 1.463 1.440 1.451 4. Tuổi trung bình vườn cây Năm 12,61 12,20 12,39 5. Diện tích bình quân vườn Ha 0,106 0.098 0,102 6. Giống tiêu

- Tự sản xuất % 60,51 58,78 59,70 - Mua của hộ sản xuất khác % 39,49 41,22 40,30

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2013

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

73

Về đất trồng tiêu: phần lớn hồ tiêu được trồng trên đất nâu đỏ bazan có độ màu

mỡ cao. Đặc điểm địa hình của tỉnh Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông là điều

kiện thuận lợi cho sản xuất hồ tiêu. Trên 50% số vườn hồ tiêu được trồng trên đất

có độ dốc nhẹ. Những vườn hồ tiêu trồng trên đất bằng phẳng, các hộ sản xuất

thường phải đầu tư đào hào để cho việc thoát nước được thuận lợi và tránh sự lây

lan dịch bệnh giữa các vườn thông qua nước.

Về trụ tiêu: cây trụ được hộ sử dụng trong sản xuất hồ tiêu hiện nay là trụ sống

với nhiều loài khác nhau. Trong đó, cây lồng mức chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên

chi phí xây dựng vườn bằng cây lồng mức khá cao nên nhiều hộ đã sử dụng kết hợp

cây lồng mức với các loại cây khác có sẵn của gia đình giảm chi phí đầu tư.

Về giống tiêu: giống tiêu được hộ sản xuất sử dụng nhiều nhất, trên 84%, là

giống tiêu Vĩnh Linh. Đây là giống tiêu được đánh giá cho năng suất cao và có khả

năng chống chịu sâu bệnh tốt. Hiện nay, giống tiêu Vĩnh Linh được trồng ở nhiều

vùng sản xuất hồ tiêu trên cả nước. Ngoài ra, giống tiêu Cùa cũng được các hộ sử

dụng. Về mặt ngoại hình, hai giống tiêu này không khác nhau nhiều. Một số người

trồng tiêu lâu năm cho rằng giống tiêu Vĩnh Linh bây giờ cũng từ tiêu Cùa mà nhân

ra. Giống tiêu thường được hộ tự sản xuất (chiếm 59,7%) hoặc mua từ các hộ sản

xuất khác hay những vùng lân cận (chiếm 40,3%). Các hộ sản xuất đều nhận thức

được giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm,

nên thường chọn những vườn có năng suất cao và cây tốt để lấy giống.

Về quy mô vườn: trung bình mỗi vườn hồ tiêu có diện tích 0,102 ha, trong đó

vườn có diện tích lớn nhất là 0,4 ha và vườn có diện tích bé nhất là 0,05 ha. Với

diện tích trồng hồ tiêu bình quân hộ không cao, lại được chia thành nhiều vườn

(trung bình 1,74 vườn/hộ) đã dẫn đến những khó khăn cho hộ trong việc đầu tư

chăm sóc đặc biệt là vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại.

Về mật độ: kết quả khảo sát cho thấy, mật độ trung bình của các vườn hồ tiêu ở

Quảng Trị là 1.451 cây trụ/ha. Nhìn chung, mật độ trồng ở Quảng Trị thấp hơn các

vùng sản xuất khác trong cả nước cũng như mật độ tiêu chuẩn của bộ NN & PTNT.

Mật độ tiêu chuẩn của bộ NN & PTNT là 1.600 cây trụ/ha [8] và mật độ trung bình

của một số địa phương như ở Tây Nguyên là 1.590 trụ/ha, ở Đăk Nông là 1.868

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

74

trụ/ha [4]. Đây cũng là một lý do khiến năng suất hồ tiêu trung bình ở tỉnh Quảng Trị

thấp hơn các vùng sản xuất khác trong cả nước.

Qua phân tích một số đặc điểm chung của các vườn hồ tiêu trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị cho thấy: Giống tiêu được sử dụng trong hoạt động sản xuất là giống Vĩnh

Linh và chủ yếu là do gia đình tự sản xuất hoặc mua từ các hộ sản xuất khác trong

vùng. Vì vậy, khâu chọn lọc giống để đảm bảo cây phát triển tốt tránh sâu bệnh là

vấn đề cần được chú ý quan tâm. Cây hồ tiêu được trồng trên trụ sống và mật độ

trồng hiện nay còn thấp hơn so với mật độ kỹ thuật.

3.2.4. Chi phí sản xuất hồ tiêu

3.2.4.1. Chi phí đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản

Với đặc điểm là cây công nghiệp dài ngày nên việc đầu tư cho cây hồ tiêu có

một số đặc điểm khác biệt với các cây trồng khác. Sau thời gian trồng 3 năm mới

bắt đầu cho thu hoạch. Vì vậy, tổng chi phí đầu tư cho vườn hồ tiêu trong 3 năm

đầu được xem là chi phí tài sản cố định và được phân bổ trong suốt TKKD thông

qua hình thức khấu hao. Tình hình chi phí đầu tư thời kỳ KTCB của các hộ sản xuất

hồ tiêu được thể hiện qua Bảng 3.6 và Phụ lục 3.2, Phụ lục 3.3, mức đầu tư về mặt

vật chất được thể hiện ở Phụ lục 3.4, Phụ lục 3.5 và Phụ lục 3.6.

Tổng chi phí đầu tư thời kỳ KTCB của tỉnh Quảng Trị là 311,2 triệu đồng/ha,

ở huyện Vĩnh Linh là 318,7 triệu đồng/ha và huyện Cam Lộ là 303,7 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, nếu hộ gia đình tự sản xuất giống, phân hữu cơ và không thuê mướn lao

động thì chỉ cần đầu tư đến 110 triệu đồng là có thể trồng được 1 ha hồ tiêu thời kỳ

KTCB. Chi phí đầu tư trong thời kỳ KTCB chủ yếu tập trung ở năm thứ nhất.

Năm thứ nhất có mức chi phí đầu tư cao nhất, 195,3 triệu đồng/ha, chiếm

62,7% tổng chi phí thời kỳ KTCB. Trong tổng chi phí, chi phí vật chất chiếm

64,01%. Sở dĩ chi phí vật chất cao bởi vì hộ phải mua cây trụ, mua giống. Năm thứ

hai, chi phí đầu tư là 58,4 triệu đồng/ha. Năm thứ ba, chi phí đầu tư là 57,4 triệu

đồng/ha. Ở năm thứ hai và thứ ba, chi phí đầu tư chủ yếu cho việc bón phân và lao

động chăm sóc.

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

75

Bảng 3.6 Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

(Tính bình quân Ha)

ĐVT: Nghìn đồng

Loại chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng

SL % SL % SL % SL % I. Chi phí làm đất 13.292,7 6,80 0,0 0,00 0,0 0,00 13.292,7 4,27 II. Chi phí vật chất 125.049,3 64,01 20.559,5 35,18 20.060,3 34,93 165.669,1 53,23 1. Giống 39.681,7 31,73 0,0 0,00 0,0 0,00 39.681,7 23,95 2. Trụ 68.062,6 54,43 0,0 0,00 0,0 0,00 68.062,6 41,08 3. Phân bón 13.014,0 10,41 16.396,8 79,75 16.333,3 81,42 45.744,1 27,61 - Phân lân 1.878,1 14,43 0,0 0,00 0,0 0,00 1.878,1 4,11 - Vôi 1.113,2 8,55 204,7 1,25 243,9 1,49 1.561,8 3,41 - Phân NPK 777,0 5,97 5.114,4 31,19 5.020,3 30,74 10.911,6 23,85 - Phân hữu cơ 9.245,7 71,04 11.077,8 67,56 11.069,1 67,77 31.392,6 68,63 4. Thuốc BVTV 2.620,8 2,10 2.563,3 12,47 2.351,9 11,72 7.536,0 4,55 5. Nước tưới 1.670,2 1,34 1.599,4 7,78 1.375,1 6,85 4.644,7 2,80 III. Chi phí lao động 55.713,8 28,52 36.307,3 62,13 36.151,8 62,96 128.172,9 41,18 1. Lao động thuê 10.377,2 18,63 113,6 0,31 181,8 0,50 10.672,7 8,33 2. Lao động gia đình 45.336,6 81,37 36.193,6 99,69 35.970,0 99,50 117.500,2 91,67 IV. Chi phí khác 1.308,0 0,67 1.574,7 2,69 1.212,1 2,11 4.094,8 1,32 Tổng chi phí 195.363,8 100,00 58.441,5 100,00 57.424,2 100,00 311.229,5 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

76

Trong năm thứ nhất, chi phí cây trụ là 68 triệu đồng, chiếm 54,43% chi phí vật

chất. Do điều kiện khí hậu của Quảng Trị nên trụ cho cây hồ tiêu thường được sử

dụng là trụ sống. Trước đây, một số hộ sử dụng trụ gạch nhưng cây tiêu phát triển

không tốt, năng suất không cao nên người dân sử dụng trụ sống. Các nghiên cứu

trước đây cũng chỉ ra rằng Biện pháp kỹ thuật sử dụng trụ sống trong canh tác cũng

là một đặc trưng của Quảng Trị so với các địa phương khác dùng trụ gỗ hoặc trụ

bê tông. Sử dụng trụ sống để trồng tiêu giúp làm tăng năng suất của tiêu. Điều này

chứng tỏ sự ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng và phát

triển của cây tiêu [38]. Chi phí đầu tư cho một cây trụ thường dao động từ 40 – 50

nghìn đồng và trung bình mỗi ha sử dụng 1400 – 1600 cây trụ. Nếu phân theo

huyện, mức đầu tư cây trụ ở huyện Vĩnh Linh cao hơn huyện Cam Lộ gần 2 triệu

đồng/ha, sở dĩ có mức chênh lệch chi phí này do các hộ sản xuất hồ tiêu ở huyện

Vĩnh Linh trồng với mật độ dày hơn, có những hộ trồng với mật độ 1800 cây trụ/ha.

Chi phí giống: Mức đầu tư giống bình quân là 39,6 triệu đồng/ha. Mỗi trụ tiêu

trồng từ 3 đến 4 hom giống, nên hộ phải sử dụng trung bình 4.960 hom giống cho

mỗi ha. Việc lựa chọn hom giống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây,

tình hình sâu bệnh cũng như năng suất hồ tiêu sau này. Tuy nhiên, trong sản xuất ít

hộ nông dân có hiểu biết sâu sắc về các loại giống tiêu. Họ quan niệm đơn giản là

lấy giống tiêu ở những bụi tiêu tốt và không bị sâu bệnh là được. Bên cạnh đó, do

giống tiêu khá đắt nên nhiều hộ có xu hướng tự sản xuất giống hoặc mua của các hộ

sản xuất khác trong vùng. Điều này gây nguy cơ cao về lây lan dịch bệnh hoặc thoái

hóa giống nếu không có sự quản lý tốt của chính quyền địa phương.

Chi phí lao động: Chi phí lao động trong thời kỳ KTCB bao gồm hoạt động

trồng và chăm sóc. Năm thứ nhất, chi phí lao động chủ yếu là trồng mới hồ tiêu. Chi

phí lao động cho năm thứ nhất là 55,7 triệu đồng, chiếm 28,52% chi phí năm 1. Chi

phí lao động năm thứ 2 và thứ 3 giảm xuống nhiều so với năm thứ nhất, chủ yếu

đầu tư cho việc bón phân và chăm sóc. Lúc này, lao động chăm sóc chủ yếu là buộc

dây, tạo tán và làm cỏ nhằm giúp cây tiêu phát triển tốt. Việc tạo tán có vai trò quan

trọng trong định hình cho sự phát triển của cây hồ tiêu sau này. Những công việc

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

77

này không đòi hỏi đầu tư công lao động liên tục nên hộ sản xuất thường tận dụng

thời gian lao động nhàn rỗi để thực hiện. Vì vậy, trong tổng chi phí lao động, chi

phí lao động gia đình chiếm 99%.

Chi phí phân bón: mức đầu tư phân bón là 13 triệu đồng/ha, chiếm 10,03% chi

phí vật chất. Đối với cây hồ tiêu, phân bón trong năm đầu tiên được sử dụng bao gồm

phân hữu cơ, phân NPK chuyên dùng cho cây tiêu, vôi và phân lân. Những năm tiếp

theo phân hữu cơ, phân NPK chuyên dùng cho cây tiêu được sử dụng là chủ yếu.

Chi phí tưới nước: đối với cây hồ tiêu ở thời kỳ KTCB, việc tưới nước có vai

trò rất quan trọng. Hộ trồng tiêu thường tiến hành tưới nước trong giai đoạn khô hạn

từ tháng 4 đến tháng 9 và được thực hiện 2 đến 3 lần mỗi tuần kết hợp với việc che

tủ gốc tiêu để giữ ẩm cho cây.

Mức đầu tư thời kỳ KTCB ở hai huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ có sự chênh lệch

nhau. Trung bình mỗi ha, hộ sản xuất ở huyện Vĩnh Linh đầu tư cao hơn huyện

Cam Lộ 15 triệu đồng.

3.2.4.2. Chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh

Thời kỳ kinh doanh của cây hồ tiêu bắt đầu từ khi cây cho thu hoạch lần đầu ở

năm thứ 4 đến lúc kết thúc chu kỳ sản xuất ở năm thứ 20. Chi phí đầu tư TKKD bao

gồm chi phí phân bón, lao động, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới và khấu hao vườn

cây. Tình hình đầu tư chi phí TKKD được thể hiện qua số liệu ở Bảng 3.7 và Phụ

lục 3.7, Phụ lục 3.8, mức đầu tư về mặt vật chất thể hiện ở Phụ lục 3.9, Phụ lục 3.10

và Phụ lục 3.11.

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

78

Bảng 3.7 Chi phí đầu tư sản xuất hồ tiêu ở thời kỳ kinh doanh (Tính bình quân Ha)

ĐVT: Nghìn đồng

Năm

Phân bón Thuốc BVTV Nước tưới

Lao động Khấu hao Khác Tổng

NPK Phân hữu cơ Vôi Tổng LĐ LĐGĐ

4 5.594,6 10.574,8 162,3 982,6 1.478,5 52.258,1 50.580,6 18.307,6 1.282,6 90.641,0 5 6.176,1 10.686,2 151,8 1.016,6 1.278,7 55.620,0 52.311,3 18.307,6 1.255,0 94.492,0 6 5.892,8 10.712,3 159,4 1.059,7 1.201,8 60.967,7 55.721,8 18.307,6 1.095,5 99.396,8 7 6.042,5 10.777,2 228,2 995,8 1.209,2 57.571,9 53.755,1 18.307,6 1.120,0 96.252,5 8 6.233,7 11.000,5 161,4 1.013,4 1.137,2 60.998,4 55.024,1 18.307,6 1.163,3 100.015,7 9 6.440,7 11.175,7 174,6 1.034,6 1.185,8 65.796,8 57.023,6 18.307,6 1.168,3 105.284,1

10 6.290,5 11.255,4 198,9 1.013,0 1.138,0 64.510,0 57.504,9 18.307,6 1.397,6 104.111,0 11 6.280,6 11.054,0 176,3 978,1 1.160,9 64.287,5 55.384,0 18.307,6 1.053,4 103.298,4 12 6.212,2 11.407,0 189,1 1.102,9 1.162,5 67.108,1 60.003,1 18.307,6 1.103,5 106.592,9 13 6.239,9 11.232,0 223,8 1.060,3 1.052,8 63.348,8 54.791,9 18.307,6 1.155,8 102.620,9 14 6.241,1 10.806,1 148,9 1.081,2 1.044,6 61.994,1 55.165,8 18.307,6 1.158,4 100.782,0 15 6.140,3 10.833,8 221,6 1.035,7 1.058,7 62.275,7 54.499,1 18.307,6 1.113,6 100.987,1 16 6.110,7 10.618,8 229,2 1.067,4 1.055,9 60.612,5 54.180,4 18.307,6 1.162,0 99.164,0 17 6.102,5 10.215,7 154,3 1.003,6 1.038,7 59.535,0 54.126,0 18.307,6 1.083,1 97.440,4 18 6.074,3 10.254,2 223,2 1.042,0 979,0 61.301,3 56.737,8 18.307,6 1.088,5 99.270,0 19 5.960,2 10.200,7 233,0 1.029,5 963,6 57.103,8 52.335,1 18.307,6 1.089,1 94.887,5 20 6.041,8 10.207,5 191,8 1.072,6 925,7 58.972,5 52.984,0 18.307,6 1.191,6 96.911,1

Tổng 104.074,6 183.011,8 3.227,6 17.589,1 19.071,6 1.034.262,1 932.128,6 311.229,5 19.681,2 1.692.147,5 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

79

* Chi phí phân bón: Tổng chi phí phân bón TKKD là 290 triệu đồng/ha chiếm

17,15% tổng chi phí TKKD. Trong chi phí phân bón, chi phí phân NPK là 104 triệu

đồng/ha chiếm 6,15%, chi phí phân hữu cơ là 183 triệu đồng/ha chiếm 10,81%.

Khác với các cây trồng khác, cây hồ tiêu yêu cầu lượng phân hữu cơ rất cao. Các hộ

sản xuất thường bón từ 10 – 15 kg phân hữu cơ/trụ tiêu (khoảng 20 - 21 tấn phân

hữu cơ/ha). So với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (lượng phân hữu cơ sử dụng

là 25 tấn/ha hồ tiêu) [5], lượng phân hữu cơ được bón cho cây hồ tiêu ở Quảng Trị

thấp hơn nhiều. Thực tế hiện nay, lượng phân bón được các hộ đầu tư phụ thuộc rất

nhiều vào sự biến động giá bán hồ tiêu trên thị trường và khả năng tài chính của gia

đình. Việc bón phân không theo nhu cầu dinh dưỡng của vườn cây đã làm cho vườn

cây xuống cấp nhanh và năng suất không ổn định. Các loại phân bón lá và phân vi

sinh chưa được hộ sử dụng nhiều. Theo ý kiến của những người sản xuất hồ tiêu lâu

năm trong vùng: “…trong sản xuất hồ tiêu sử dụng nhiều phân hữu cơ cây sẽ phát

triển bền vững, năng suất cao và ổn định…”. Kết quả nghiên cứu của Tôn Nữ Tuấn

Nam [28] chỉ ra, những vườn hồ tiêu được đầu tư trên 10 kg phân hữu cơ/trụ tiêu có

tỷ lệ mắc các bệnh vàng lá chết chậm và vàng lá chết nhanh thấp hơn những vườn

hồ tiêu được đầu tư dưới 10 kg phân hữu cơ/trụ tiêu.

Ngoài việc đầu tư phân hữu cơ và phân vô cơ, các hộ sản xuất thường rắc vôi

xung quanh vườn để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Lượng vôi được sử dụng từ

150 – 200 kg/ha.

* Chi phí lao động: Trong TKKD chi phí lao động chiếm một tỷ lệ lớn trong

tổng mức đầu tư. Tổng chi phí lao động là 1.034,3 triệu đồng/ha chiếm 61,12% tổng

chi phí, trung bình mỗi năm chi phí lao động biến động từ 55 – 65 triệu đồng/ha.

Chi phí lao động trong giai đoạn này bao gồm chi phí chăm sóc, thu hoạch và chế

biến. Lao động sử dụng trong sản xuất hồ tiêu chủ yếu là lao động gia đình. Lao

động thuê ngoài chỉ diễn ra vào thời điểm thu hoạch.

Việc chăm sóc hồ tiêu của các hộ thường diễn ra quanh năm (Phụ lục 3.1 –

Lịch thời vụ sản xuất hồ tiêu) và tập trung vào những thời điểm như bón phân cho

cây vào tháng 2, tỉa cành vào đầu mùa mưa, tưới nước vào tháng 7, tháng 8. Chi

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

80

phí chăm sóc thường không chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí lao động

TKKD. Chi phí lao động ở giai đoạn này được đầu tư chủ yếu ở khâu thu hoạch và

sơ chế. Bình quân cần 200 - 220 ngày – người để thu hoạch một ha hồ tiêu. Do

hoạt động thu hoạch hồ tiêu làm bằng thủ công, các hộ thường dùng thang để thu

hoạch từng gốc tiêu và dùng chân để đạp nên thời gian cần thiết là tương đối lớn.

Tuy nhiên, do thời gian thu hoạch kéo dài trong 2 tháng nên các hộ sản xuất

thường tận dụng lao động gia đình.

* Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: Cây hồ tiêu rất mẫn cảm với sự thay đổi của

thời tiết khí hậu, tỷ lệ lây lan sâu bệnh hại cũng rất nhanh. Hiện nay, tại tỉnh Quảng

Trị chưa có thuốc đặc trị sâu bệnh hại cho cây hồ tiêu. Hộ sản xuất thường thực hiện

các biện pháp phòng các loại sâu bệnh hại là chủ yếu. Nếu cây hồ tiêu bị mắc một

số bệnh như bệnh vàng lá chết nhanh, bệnh vàng lá chết chậm, bệnh tuyến trùng,…

hộ sản xuất thường nhổ đi để tránh tình trạng lây lan sang các cây khác. Mặt khác,

hầu hết các vườn hồ tiêu đều ở quanh nhà nên việc sử dụng các loại thuốc BVTV

được hạn chế vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, chi phí thuốc BVTV ở

cây hồ tiêu thường thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí đầu tư.

So sánh mức độ đầu tư cho một ha hồ tiêu ở TKKD giữa hai huyện cho thấy,

huyện Vĩnh Linh có mức đầu tư trung bình cao hơn so với huyện Cam Lộ, trung

bình mức đầu tư ở huyện Vĩnh Linh cao gấp 1,07 lần huyện Cam Lộ. Chính điều

này làm năng suất và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ sản xuất ở huyện Vĩnh

Linh luôn cao hơn so với huyện Cam Lộ.

Khi nghiên cứu về tình hình đầu tư chăm sóc cây hồ tiêu của các hộ nông dân ở

tỉnh Quảng Trị, Nguyễn Minh Hiếu [23] đã kết luận so với các vùng sản xuất hồ tiêu

khác trong cả nước, mô hình trồng hồ tiêu tại Quảng Trị còn là mô hình quảng canh

với mức đầu tư thấp và rất khác với những mô hình trồng tiêu thâm canh tại Tây

Nguyên và Đông Nam Bộ. Điều này dẫn đến tổng thu nhập thấp do năng suất thấp.

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

81

Biểu đồ 3.1 Mức độ đầu tư sản xuất hồ tiêu so với định mức kỹ thuật

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

So sánh mức đầu tư của các hộ trồng tiêu với quy trình kỹ thuật sản xuất hồ

tiêu cho thấy: mật độ trồng và mức đầu tư phân bón trung bình còn thấp. Số trụ tiêu

trung bình mỗi ha ở tỉnh Quảng Trị chỉ đạt 94,53% so với mật độ chuẩn, mức đầu tư

phân bón cả thời kỳ KTCB và TKKD đều thấp hơn tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này

xuất phát từ thực tế sản xuất hồ tiêu của các hộ còn mang tính quảng canh. Nhiều

vườn tiêu trong quá trình trồng bị sâu bệnh hoặc bị chết nhưng không được các hộ

trồng bổ sung nên mật độ thường thấp so với quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó, một

lý do kiến người dân đầu tư lượng phân bón thấp là do trong những năm qua giá cao

su trên thị trường tăng nên người dân dành một phần nguồn lực của gia đình vào

việc đầu tư cho cây cao su, điều này đã ảnh hưởng đến việc chăm sóc cây hồ tiêu.

Nhìn chung, mức đầu tư chi phí ở TKKD tương đối ổn định qua các năm,

trung bình từ 90 đến 100 triệu đồng/ha/năm. Mức đầu tư chi phí không có sự khác

nhau nhiều giữa các vườn hồ tiêu ở các độ tuổi khác nhau. Trong đó, hộ sản xuất

đầu tư nhiều cho phân bón và lao động. Tuy nhiên, mức đầu tư có sự chênh lệch

giữa hai huyện nghiên cứu.

3.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu

Như đã thảo luận ở phần phương pháp nghiên cứu, trong phạm vi luận án,

HQKT sản xuất hồ tiêu được đánh giá bằng hai phương pháp: phương pháp phân

tích tài chính (bao gồm phương pháp hạch toán hàng năm và phương pháp phân tích

đầu tư dài hạn) và phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA để xác định mức

độ hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu.

100% 100% 100% 095% 098% 099% 090% 081%

-30%

20%

70%

120%

Gốc choái Phân hữu cơ Phân NPK

Chuẩn KTCB TKKD

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

82

3.3.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp hạch toán hàng năm

Việc phân tích HQKT sản xuất hồ tiêu phương pháp hạch toán hàng năm sẽ

cho thấy sự biến động các chỉ tiêu năng suất, giá trị sản xuất, chi phí, thu nhập hỗn

hợp và lợi nhuận bình quân ha theo từng độ tuổi vườn cây trong thời kỳ kinh doanh.

Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu qua từng năm được thể hiện ở số liệu

Bảng 3.8, Phụ lục 3.12, Phụ lục 3.13 và Phụ lục 3.14.

Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm (Tính bình quân Ha)

ĐVT: Nghìn đồng

Năm Năng suất (tạ/ha) GO Chi phí

bằng tiền Khấu hao

Tổng chi phí MI Lợi nhuận

4 4,83 72.387,1 19.655,2 18.307,6 90.641,0 52.731,9 -18.253,9 5 7,52 112.752,9 20.237,7 18.307,6 94.492,0 92.515,1 18.260,9 6 9,34 140.100,5 22.660,8 18.307,6 99.396,8 117.439,6 40.703,7 7 10,50 157.512,7 21.821,8 18.307,6 96.252,5 135.690,8 61.260,2 8 11,90 178.511,7 23.100,1 18.307,6 100.015,7 155.411,6 78.496,1 9 13,23 198.399,7 27.620,3 18.307,6 105.284,1 170.779,4 93.115,6 10 13,56 203.342,0 26.311,7 18.307,6 104.111,0 177.030,3 99.231,0 11 13,61 204.121,7 27.028,5 18.307,6 103.298,4 177.093,2 100.823,2 12 13,71 205.699,4 25.220,6 18.307,6 106.592,9 180.478,7 99.106,5 13 13,32 199.789,1 27.141,1 18.307,6 102.620,9 172.648,0 97.168,2 14 12,55 188.202,4 25.312,1 18.307,6 100.782,0 162.890,3 87.420,3 15 12,47 187.091,6 25.728,0 18.307,6 100.987,1 161.363,5 86.104,4 16 11,25 168.804,6 24.315,2 18.307,6 99.164,0 144.489,4 69.640,5 17 10,58 158.650,1 21.808,1 18.307,6 97.440,4 136.842,0 61.209,7 18 10,23 153.499,1 21.959,1 18.307,6 99.270,0 131.540,1 54.229,1 19 10,07 151.046,2 21.677,4 18.307,6 94.887,5 129.368,7 56.158,6 20 9,89 148.310,6 23.767,8 18.307,6 96.911,1 124.542,8 51.399,5

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

* Về năng suất: năng suất hồ tiêu biến động theo độ tuổi vườn cây. Năm thứ tư,

cây hồ tiêu bắt đầu cho quả bói nên năng suất thấp, trung bình đạt 4,83 tạ/ha. Từ năm

thứ 8 đến năm thứ 15 là thời kỳ cây hồ tiêu cho năng suất cao nhất, 11,90 – 13,71 tạ/ha,

có những vườn năng suất lên đến 20,0 kg/ha. Sau năm thứ 15, năng suất hồ tiêu bắt đầu

giảm dần còn 9,88 – 11,25 tạ/ha. So sánh giữa hai huyện, năng suất hồ tiêu ở huyện

Vĩnh Linh cao và ổn định hơn so với huyện Cam Lộ. Trong giai đoạn thịnh vượng

trung bình năng suất ở huyện Vĩnh Linh đạt 14 – 15 tạ/ha trong khi huyện Cam Lộ là

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

83

10 – 11 tạ/ha. Năng suất hồ tiêu chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố khác nhau như điều

kiện tự nhiên (chế độ mưa, thời gian mưa trong năm, sương muối,…), tuổi cây, chế độ

chăm sóc (phân bón và công lao động chăm sóc). Theo kinh nghiệm của người dân cho

biết năm nào mưa đến sớm và đều thì năm đó tiêu được mùa, cho năng suất cao. Năm

nào khô hạn từ đầu vụ kéo dài, không đảm bảo đủ ẩm thì năng suất thấp.

* Về giá trị sản xuất: Với mức giá bán là 150 nghìn đồng/kg, bình quân một ha

hồ tiêu năm thứ 4 có giá trị sản xuất là 72,3 triệu đồng, năm thứ 5 gấp 1,6 lần so với

năm thứ 4. Từ năm thứ 6 giá trị sản xuất tăng lên rất nhanh và đạt giá trị lớn nhất ở

tuổi cây từ thứ 8 đến thứ 15 với giá trị bình quân 180 – 200 triệu đồng/ha/năm. Nếu

với mật độ hiện tại cộng với việc chăm sóc tốt năng suất tiêu có thể đạt 1,2 – 1,5 kg

tiêu/gốc trụ tương đương 18 – 20 tạ/ha thì giá trị sản xuất đạt được có thể từ 270 –

300 triệu đồng/ha/năm.

* Về chi phí sản xuất: bao gồm chi phí đầu tư cho phân bón, thuốc BVTV,

nước tưới, lao động, chi phí khác và khấu hao vườn cây. Tổng chi phí đầu tư bao

gồm chi phí tự có của gia đình, chi phí bằng tiền để mua các yếu tố đầu vào và khấu

hao vườn cây. Tổng chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh tương đối ổn định từ 90 - 100

triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, các hộ sản xuất thường tận dụng lao động gia đình

kết hợp với hoạt động chăn nuôi bò để lấy phân hữu cơ nên mức đầu tư bằng tiền

thường thấp, khoảng 20 – 28 triệu đồng/ha/năm.

* Về thu nhập hỗn hợp: Các hộ sản xuất thường tận dụng thời gian nhàn rỗi để

thực hiện việc chăm sóc vườn cây. Nên họ không hạch toán công lao động gia đình vào

tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, thu nhập hỗn hợp là một chỉ tiêu thường được sử dụng

trong đánh giá kết quả sản xuất. Mức thu nhập hỗn hợp thay đổi qua các năm bởi vì

các khoản chi phí đầu tư hầu như không tăng lên trong khi năng suất hồ tiêu lại liên

tục thay đổi theo tuổi cây. Trung bình các hộ sản xuất thu được mức thu nhập hỗn

hợp từ 110 – 180 triệu đồng/ha/năm.

* Về lợi nhuận: Cũng như giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận thay

đổi theo độ tuổi của vườn cây. Lợi nhuận hồ tiêu hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp

của năng suất và giá bán hồ tiêu. Trong TKKD, năm thứ nhất hộ sản xuất vẫn còn bị

lỗ 18,2 triệu đồng/ha mặc dù thu nhập hỗn hợp đạt được 52,7 triệu đồng/ha. Từ năm

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

84

thứ hai bắt đầu thu được lợi nhuận. Trung bình mỗi năm, hộ sản xuất hồ tiêu thu

được trên 50 triệu đồng lợi nhuận/ha. Những vườn tiêu ở độ tuổi từ 8 đến 15 có thể

thu được lợi nhuận từ 80 – 100 triệu đồng/ha/năm. Kết quả này cho thấy, cây hồ

tiêu là cây trồng đem lại HQKT cao. Với giá bán hồ tiêu liên tục tăng trong những

năm gần đây đã làm cho lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất hồ tiêu cao hơn

nhiều so với các cây trồng khác trong vùng. Năm 2014, giá hồ tiêu tăng đến 250

nghìn đồng/kg tiêu khô, với mức đầu tư và năng suất như hiện tại, hộ sản xuất thu

được lợi nhuận bình quân đến 180 triệu đồng/ha, cá biệt với những vườn tiêu từ 8

đến 12 tuổi có thể thu đến 230 triệu đồng/kg.

Theo ý kiến của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: “…Những

năm trước, người dân phát triển mạnh hoạt động sản xuất cao su vì cho rằng cao su

mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên thực tế, cây hồ tiêu mới đem lại HQKT cao hơn

vì ít chịu rủi ro do điều kiện tự nhiên hơn so với cây cao su. Quảng Trị thường

xuyên chịu tác động của gió bão, nếu gặp gió bão lớn cây cao su thường bị đổ gãy

trong khi hồ tiêu ít chịu ảnh hưởng. Điều này được minh chứng sau trận bão cuối

năm 2013, khi những vườn cao su bị hư hại, gãy đổ không thể phục hồi thì vườn hồ

tiêu bị ảnh hưởng ít hơn nên người dân càng quan tâm nhiều hơn đến cây hồ

tiêu…Mặt khác, vùng đất đỏ bazan này rất phù hợp với cây hồ tiêu nên phát triển

loại cây này sẽ là thế mạnh của vùng… ”

Tuy các hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất hồ tiêu

nhưng nhìn chung thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận đem lại từ hoạt động này là không

nhỏ. Cây hồ tiêu thực sự đã góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người

dân và được xác định là cây trồng có HQKT cao trong vùng.

3.3.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp phân tích đầu tư dài hạn

Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm nên chi phí sản xuất và lợi nhuận thu

được khác nhau theo từng độ tuổi vườn cây. Để đảm bảo tính so sánh được về giá

trị tiền tệ của các khoản chi phí và lợi nhuận thu được ở các năm khác nhau việc

hiện tại hóa giá trị được thực hiện. Theo phương pháp phân tích đầu tư dài hạn,

HQKT sản xuất hồ tiêu được đánh giá qua các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR, dòng tiền

ròng hàng năm. Kết quả phân tích được thể hiện ở số liệu Bảng 3.9.

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

85

Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu phân tích dài hạn

Chỉ tiêu ĐVT Vĩnh Linh Cam Lộ Tỉnh Quảng Trị

NPV 1.000đ/ha 421.620,54 245.769,07 325.620,54 IRR % 18,85 15,27 16,97 BCR Lần 2,11 1,88 1,99

Dòng tiền ròng hàng năm

1.000đ/ha 42.922,01 25.032,12 33.165,17

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Bảng 3.9 cho thấy, với mức lãi suất suất chiết khấu 8%, giá trị hiện tại ròng NPV

của một ha hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh, huyện Cam Lộ và tỉnh Quảng Trị lần lượt là

421,62 triệu đồng/ha, 245,77 triệu đồng/ha và 325,62 triệu đồng/ha. Tỷ suất hoàn vốn

nội bộ IRR của tỉnh Quảng Trị là 16,97%, huyện Vĩnh Linh là 18,85% và huyện Cam

Lộ là 15,27% đều lớn hơn nhiều so với lãi suất chiết khấu r = 8%. Tỷ suất lợi nhuận

trên chi phí BCR theo thứ tự đạt được là 1,99 lần, 2,11 lần và 1,88 lần. Dòng tiền đều

đặn hàng năm mà các hộ sản xuất hồ tiêu tại Quảng Trị nhận được là 33,17 triệu

đồng/ha, tại huyện Vĩnh Linh là 42,92 triệu đồng/ha và tại huyện Cam Lộ là 25,03 triệu

đồng/ha. Mặc dù các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR và dòng tiền ròng hàng năm có sự khác

nhau giữa hai huyện, nhưng kết quả này một lần nữa khẳng định hồ tiêu ở tỉnh Quảng

Trị đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân.

3.3.3. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu

Các chỉ tiêu phân tích tài chính đều thể hiện cây hồ tiêu là cây trồng mang lại

HQKT cao cho người dân. Tuy nhiên, để đo lường mức độ hiệu quả kỹ thuật đạt được

của các vườn hồ tiêu, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA được sử dụng.

Trong phạm vi luận án, tác giả tập trung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí đầu tư đến năng suất hồ tiêu. Các biến đưa vào

mô hình phân tích bao gồm: Biến đầu ra là năng suất hồ tiêu (tạ/ha); các biến đầu vào

là lượng phân hữu cơ (tấn/ha), phân NPK (kg/ha), công lao động (ngày người/ha). Kết

quả phân tích được thể hiện ở Bảng 3.10.

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

86

Bảng 3.10 Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu

Theo vùng

Chỉ số hiệu quả

Mean Minimum Std. Dev Số vườn đạt TE, SE =1

Số vườn Tỷ lệ % Huyện Vĩnh Linh

TECRS 0,955 0,779 0,048 65 23,29 TEVRS 0,982 0,901 0,022 116 41,57

SE 0,973 0,811 0,038 65 23,29 Huyện

Cam Lộ TECRS 0,859 0,698 0,075 7 2,22 TEVRS 0,960 0,847 0,032 61 19,42

SE 0,895 0,706 0,073 7 2,22 Tỉnh

Quảng Trị

TECRS 0,904 0,698 0,080 72 12,14 TEVRS 0,970 0,847 0,030 177 29,84

SE 0,931 0,706 0,071 72 12,14 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Ghi chú: TECRS: Chỉ số hiệu quả kỹ thuật khi hệ số co giãn của năng suất hồ tiêu bình quân ha theo quy mô đầu tư bằng 1 TEVRS: Chỉ số hiệu quả kỹ thuật khi hệ số co giãn của năng suất hồ tiêu bình quân ha thay đổi theo quy mô đầu tư SE: Hiệu quả quy mô đầu tư (SE = TECRS/TEVRS)

Chỉ số hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu đạt được khá cao. Chỉ số TECRS

tính chung cho toàn tỉnh Quảng Trị là 0,904 điều này có nghĩa là hộ trồng hồ tiêu có

thể giảm 9,6% số lượng đầu vào nhưng năng suất hồ tiêu vẫn không thay đổi. Khi

quy mô sản xuất được điều chỉnh, các hộ sản xuất hồ tiêu có thể đạt được chỉ số

hiệu quả kỹ thuật cao hơn, tương ứng TEVRS = 0,970. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa

TECRS và TEVRS là do phi hiệu quả về mặt quy mô. Chỉ số hiệu quả quy mô đầu tư

SE = 0,931 đã cho thấy có 6,9% là phi hiệu quả quy mô đầu tư. Trong 593 vườn hồ

tiêu ở TKKD được điều tra có 72 vườn chiếm 12,14% có TECRS = 0,97; có 177

vườn chiếm 29,84% có TEVRS =1 và 12,14% tương đương với 72 vườn có SE =1.

Xét chỉ số hiệu quả kỹ thuật theo địa bàn sản xuất, các chỉ số hiệu quả kỹ thuật

của huyện Vĩnh Linh đều cao hơn huyện Cam Lộ. TECRS của huyện Vĩnh Linh là

0,955 trong khi huyện Cam Lộ là 0,859. Điều này có nghĩa mức phi hiệu quả trong

sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ sản xuất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh là 4,5%

trong khi ở huyện Cam Lộ là 14,1%. Phi hiệu quả do quy mô đầu tư ở huyện Vĩnh

Linh là 2,7% và ở huyện Cam Lộ là 10,5%.

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

87

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.2 cho thấy rõ hơn tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu. Nhìn

chung, sự phân bố mức tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu trong TKKD có

sự chênh lệch nhau giữa hai huyện. Huyện Cam Lộ số vườn hồ tiêu có mức hiệu

quả kỹ thuật từ 70% – 90% chiếm tỷ lệ chủ yếu, hơn 68%, trong khi ở huyện Vĩnh

Linh là 11,4% và toàn tỉnh Quảng Trị là 41,5%. Tính chung cho toàn tỉnh Quảng Trị

có trên 58% số vườn có mức hiệu quả kỹ thuật TECRS ở mức trên 90%, ở huyện

Vĩnh Linh tỷ lệ này là trên 88% và huyện Cam Lộ là 31%. Bảng 3.11 Số lượng vườn tiêu phân theo tính chất công nghệ và theo huyện

Theo vùng CRS DRS IRS Số vườn Tỷ lệ Số vườn Tỷ lệ Số vườn Tỷ lệ

Huyện Vĩnh Linh 65 23,29 72 25,80 142 50,89 Huyện Cam Lộ 7 2,22 2 0,63 305 97,13 Tỉnh Quảng Trị 72 12,14 74 12,47 447 75,37

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Kết quả phân tích ở Bảng 3.11 cho thấy, trong 593 vườn hồ tiêu TKKD được

điều tra, có 72 vườn đạt hiệu quả kỹ thuật 100% chiếm 12,14%, các vườn này chủ

yếu tập trung ở địa bàn huyện Vĩnh Linh. 447 vườn hồ tiêu TKKD chiếm 75,37%

số vườn điều tra tăng hiệu quả theo quy mô đầu tư, trong đó huyện Vĩnh Linh là

142 vườn chiếm 50,89% và huyện Cam Lộ là 305 vườn chiếm 97,13%. Vì vậy, để

nâng cao HQKT sản xuất hồ tiêu các hộ sản xuất nên tăng cường đầu tư.

25,15924

1,43369

13,99663

42,99363

10,03584

27,48735 29,61783

65,23297

46,37437

2,22930

23,29749

12,14165

,00

10,00

20,00

30,00

40,00

50,00

60,00

70,00

Huyện Cam Lộ Huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị

TE < 0.8 TE = 0.8 - <0.9 TE = 0.9 - < 1 TE = 1

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

88

3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu

3.3.4.1. Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất hồ tiêu

Năng suất hồ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm yếu tố chủ quan

của người sản xuất, đặc điểm riêng của từng vườn tiêu cũng như các yếu tố khách

quan từ môi trường xung quanh. Để đánh giá chính xác ảnh hưởng của các nhân tố

đến năng suất hồ tiêu của các hộ được điều tra, tác giả sử dụng mô hình hàm sản

xuất Cobb – Douglas.

Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng:

Y = A0. x1α1. x2

α2. x3α3.x4

α4. x5 α5 .x6

α6.x7 α7 x8

α8.eβ1D1

Hay LnY = lnA0 + α1lnx1 + α2lnx2 + α3lnx3 + α4lnx4 + α5lnx5 + α6lnx6 + α7lnx7 + α8lnx8

+ β1D1+ε

Trong đó:

Y: Năng suất hồ tiêu (tạ/ha)

X1: Tuổi cây (năm)

X2: Lượng phân hữu cơ (tấn/ha)

X3: Lượng phân NPK chuyên dùng cho cây hồ tiêu (kg/ha)

X4: Diện tích vườn tiêu (ha)

X5: Lao động (ngày người/ha)

X6: Trình độ văn hóa chủ hộ (lớp)

X7: Mật độ trồng (cây trụ/ha)

X8: Bảo vệ thực vật (1000 đồng/ha)

D1: Huyện (D1 = 1: huyện Vĩnh Linh, D1 = 0: huyện Cam Lộ)

e: Sai số ngẫu nhiên của mô hình, đại diện cho các nhân tố không

đưa vào mô hình.

Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa năng suất hồ tiêu và các yếu tố đầu vào

trong mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas được thể hiện qua Bảng 3.12

* Kết quả kiểm định F cho thấy mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức

99%. Mức độ giải thích sự biến động năng suất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị của mô

hình là khá cao, trên 76%.

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

89

* Kết quả mô hình chỉ ra các biến tuổi cây, diện tích vườn tiêu, lượng phân

hữu cơ, lượng phân NPK, số công lao động và mật độ ảnh hưởng có ý nghĩa đối với

năng suất hồ tiêu.

- Tuổi vườn cây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất hồ tiêu, có ý nghĩa ở

mức 99%. Trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác không thay đổi khi tuổi trung

bình của vườn cây tăng lên 1% thì năng suất hồ tiêu tăng 0,271%. Vì vậy, các hộ

sản xuất cần có chế độ chăm sóc hợp lý nhằm tăng năng suất và kéo dài thời gian

cho năng suất cao của các vườn cây.

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất hồ tiêu

Tên biến Hệ số hồi quy α t-stat P-value

Hệ số tự do 1.092 3,401 0,001

Tuổi cây 0,271 7,666 0,000

Phân hữu cơ 0,149 3,201 0,001

Phân NPK 0,107 10,484 0,000

Diện tích vườn tiêu 0,022 2,716 0,007

Lao động 0,180 4,635 0,000

Trình độ văn hóa chủ hộ -0,011 -0,749 0,454

Mật độ 0,379 10,591 0,000

Bảo vệ thực vật -0,001 -0,298 0,766

Huyện 0,025 6,865 0,000

Số quan sát 593

R2 0,768

Giá trị F 212.838

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

- Các yếu tố đầu vào như lượng phân hữu cơ, lượng phân NPK được sử dụng

và số lao động đều có ý nghĩa ở mức 95% và 99%. Với mức đầu tư như hiện nay,

khi tăng đầu tư 1% lượng phân hữu cơ, 1% lượng NPK và 1% lao động sẽ làm cho

năng suất hồ tiêu lần lượt tăng thêm là 0,149%, 0,107% và 0,180%. Điều này xuất

phát từ thực tế, mức đầu tư hiện nay của các hộ còn thấp so với yêu cầu kỹ thuật.

Nếu hộ sản xuất đầu tư đủ lượng phân bón và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật sẽ

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

90

làm năng suất hồ tiêu tăng lên. Đặc biệt đối với cây hồ tiêu nếu bón phân đúng thời

gian sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, bón phân không đúng thời gian

sẽ ảnh hưởng đến thời gian ra hoa từ đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất trong năm tiếp

theo [46].

Kết quả phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào trên cũng thống nhất với

kết quả của các nghiên cứu trước đây về cây hồ tiêu ở Quảng Trị. Nguyễn Minh

Hiếu [23] đã chỉ ra: đầu tư thêm phân hữu cơ trong trồng hồ tiêu ở Quảng Trị đã có

tác dụng làm tăng năng suất, tăng thu nhập cho người trồng tiêu khá rõ. Tuy nhiên,

lượng phân hữu cơ từ chăn nuôi không thể đáp ứng cho tất cả các cây trồng trong

vùng, trong đó có cây tiêu. Vì vậy, cần huy động thêm nhiều nguồn phân hữu cơ

khác như tăng thêm chất độn phân chuồng, tận dụng các nguồn thân lá cây sau mỗi

vụ thu hoạch (lạc, rơm rạ, cây phân xanh trồng giữa hàng tiêu) để tăng thêm nguồn

hữu cơ cho các vườn hồ tiêu nhằm tăng năng suất và cải thiện chất lượng vườn

tiêu, hạn chế sâu bệnh nhằm đảm bảo việc kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn theo

hướng bền vững.

- Diện tích ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu ở mức ý nghĩa 90%. Khi tăng diện

tích vườn cây lên 1% sẽ làm năng suất hồ tiêu tăng 0,022%. Hiện nay, quy mô các

vườn hồ tiêu khác nhau biến động từ 0,05 – 0,35 ha/vườn. Những vườn có quy mô

diện tích sản xuất lớn sẽ thuận lợi hơn trong việc đầu tư thâm canh, áp dụng kỹ

thuật vào sản xuất do đó làm cho năng suất tăng lên.

- Mật độ trồng cũng ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng suất ở mức 99%. Mật độ

trung bình của các vườn hồ tiêu là 1.451 cây trụ/ha thấp hơn so với mật độ kỹ thuật

là 1.600 cây trụ/ha. Với mật độ hiện tại, khi mật độ tăng thêm 1% thì năng suất sẽ

tăng 0,379%. Tuy nhiên, nếu các hộ trồng với mật độ quá dày khi cây trụ phát triển

có tán rộng sẽ che ánh sáng của cây tiêu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

và năng suất hồ tiêu.

- So sánh giữa hai huyện: sự khác biệt năng suất hồ tiêu giữa hai huyện có ý

nghĩa ở mức 99%. Trung bình năng suất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh cao hơn năng

suất hồ tiêu ở huyện Cam Lộ 1,025 lần. Mặc dù các hộ trồng tiêu ở huyện Cam Lộ

có diện tích bình quân lớn hơn huyện Vĩnh Linh nhưng mức đầu đầu tư các yếu tố

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

91

đầu vào và công chăm sóc thì ngược lại. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến năng

suất có sự khác biệt giữa hai vùng. Kết quả so sánh trên là cơ sở khoa học để

khuyến cáo với người dân về việc tuân thủ đúng kỹ thuật sản xuất sẽ giúp đem lại

hiệu quả kinh tế cao hơn.

Như vậy, kết quả phân tích cho thấy việc đầu tư các yếu tố đầu vào như phân

bón, lao động có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất hồ tiêu. Với mức đầu tư như

hiện nay của các hộ sản xuất, việc gia tăng đầu tư phân bón và mật độ sẽ giúp nâng

cao năng suất hồ tiêu. Ngoài ra, sự khác nhau về cách thức đầu tư và chăm sóc

giữa các vùng trong tỉnh Quảng Trị đã tạo ra sự khác biệt về năng suất.

3.3.4.2. Hiệu quả đầu tư thêm yếu tố phân bón

Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu từ mô hình hàm

sản xuất Cobb – Douglas và kết quả thảo luận nhóm hộ nông dân sản xuất hồ tiêu ở

Quảng Trị cho thấy việc bón phân đặc biệt là phân hữu cơ có ảnh hưởng lớn đến độ

dài chu kỳ sản xuất và năng suất hồ tiêu. Bên cạnh đó, mức đầu tư phân bón hiện tại

của hộ sản xuất thấp hơn định mức kỹ thuật. Vì vậy, chỉ tiêu năng suất cận biên của

các yếu tố phân bón NPK và phân hữu cơ được tính toán phân tích để thấy rõ hiệu

quả của việc đầu tư thêm các yếu tố này.

Bảng 3.13 Hiệu quả đầu tư thêm phân bón trong sản xuất hồ tiêu

Yếu tố đầu vào MPxi

(kg/ha)

VMPxi

(1000 đ)

Pxi

(1000đ/kg)

VMPxi - Pxi

(1000đ)

Phân NPK 528,9 0,2203 33,05 11,5 21,55

Phân hữu cơ 21.467 0,0076 1,13 0,5 0,63

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Qua số liệu tính toán các chỉ tiêu MP và VMP của yếu tố phân bón ở Bảng 3.13

cho thấy, trong điều kiện giá hồ tiêu và giá phân bón hiện tại, với mức đầu tư như

hiện nay của các hộ sản xuất, việc gia tăng đầu tư thêm phân hữu cơ cũng như phân

NPK sẽ giúp tăng hiệu quả. Cụ thể, nếu gia tăng đầu tư thêm 1 kg phân NPK/ha sẽ

cho thu nhập tăng thêm là 21,55 nghìn đồng/ha, và tăng đầu tư thêm 1 kg phân hữu

cơ/ha sẽ cho thu nhập tăng thêm là 0,63 nghìn đồng/ha. Kết quả phân tích đã khẳng

định việc đầu tư thêm phân bón cho cây hồ tiêu sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.

Xi (Kg/ha)

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

92

Như vậy kết quả phân tích hiệu quả đầu tư thêm các yếu tố phân bón một lần

nữa khẳng định: Với mức đầu tư như hiện nay của các hộ sản xuất, việc gia tăng

đầu tư thêm yếu tố phân bón sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.

3.3.4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu

Kết quả ước lượng bằng mô hình DEA cho thấy mức độ hiệu quả kỹ thuật mà

các vườn hồ tiêu đạt được. Mô hình sản xuất Tobit được sử dụng để phân tích ảnh

hưởng của các yếu tố đến mức độ hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu.

TE: Chỉ số hiệu quả kỹ thuật (%)

D1: Giới tính của chủ hộ (1= Nam; 0 = Nữ)

D2: Tuổi của chủ hộ (Năm)

D3: Trình độ văn hóa chủ hộ (Số năm đi học)

D4: Kinh nghiệm sản xuất (Số năm trồng hồ tiêu)

D5: Quy mô sản xuất (1 = vườn hồ tiêu có quy mô trên 0,15 ha; = vườn hồ

tiêu có quy mô dưới 0,15 ha)

D6: Tham gia tập huấn (1 = Có tham gia tập huấn sản xuất hồ tiêu, 0 = không

hoặc chưa tham gia tập huấn sản xuất hồ tiêu)

D7: Tham gia CLB sản xuất hồ tiêu (1 = có tham gia vào CLB sản xuất hồ tiêu

tại địa phương; 0 = Không tham gia vào CLB sản xuất hồ tiêu tại địa phương)

D8: Độ dốc của vườn hồ tiêu (1 = vườn hồ tiêu trồng trên đất có dốc; 0 = vườn

hồ tiêu trồng trên đất bằng phẳng)

D9: Thực hiện đúng kỹ thuật (1 = hộ tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá

trình sản xuất hồ tiêu; 0 = hộ không tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình

sản xuất hồ tiêu)

D10: Huyện (1 = huyện Vĩnh Linh; 0 = huyện Cam Lộ)

Kết quả ước lượng được thể hiện qua Bảng 3.14

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

93

Bảng 3.14 Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu

Biến số Hệ số Sai số chuẩn t P > t Giới tính chủ hộ 0,0134 0,0100 1,34 0,182 Tuổi chủ hộ 0,0001 0,0001 0,47 0,641 Trình độ văn hóa chủ hộ 0,0003 0,0020 0,14 0,889 Kinh nghiệm sản xuất 0,0011 0,0007 1,65 0,099 Quy mô sản xuất 0,0228 0,0107 2,13 0,033 Tham gia tập huấn 0,0605 0,0089 6,83 0,000 Tham gia CLB hồ tiêu 0,1133 0,0129 8,79 0,008 Độ dốc của vườn 0,0250 0,0094 2,66 0,000 Thực hiện đúng kỹ thuật 0,0896 0,0161 5,57 0,000 Huyện 0,0548 0,0090 6,07 0,000 Hằng số 0,5877 0,0299 19,63 0,000 Số quan sát 593

0,0000 493,3124

Pr> F Log likelihood

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Bảng 3.14 cho thấy, mức hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu chịu ảnh

hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá

trình sản xuất có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ở mức ý nghĩa 99%. Trong sản

xuất hồ tiêu, việc nắm bắt và thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật sản xuất như tủ

gốc trong mùa nắng, tỉa cành, tưới nước, bón phân, làm cỏ,…có ảnh hưởng lớn đến

sự phát triển của cây hồ tiêu.

Việc tham gia các khóa tập huấn về sản xuất hồ tiêu hay tham gia sinh hoạt tại

các CLB sản xuất hồ tiêu của địa phương có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ở

mức ý nghĩa 99% và 95%. Việc tham gia các hoạt động này sẽ giúp cho các hộ có

thêm những kiến thức mới và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, phòng

trừ sâu bệnh cũng như thông tin thị trường. Chính vì vậy, năng suất hồ tiêu của hộ

có tập huấn thường cao hơn các hộ chưa tham gia các lớp tập huấn.

Độ dốc của vườn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu. Tại

tỉnh Quảng Trị, hồ tiêu thường được trồng ở vùng trung du. Cây hồ tiêu rất cần

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

94

nước nhưng lại không chịu được úng. Vì vậy, những vườn có độ dốc nhẹ rất thích

hợp cho cây phát triển.

Kinh nghiệm sản xuất có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ở mức ý nghĩa 90%.

Những hộ sản xuất lâu năm thường có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc cũng

như phòng trừ các nguyên nhân nên rủi ro trong sản xuất do sâu bệnh hại.

Quy mô sản xuất khác nhau cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ở mức ý

nghĩa 90%. Những hộ sản xuất có quy mô trên 0,15 ha/vườn có hiệu quả cao hơn

những hộ còn lại. Điều này được lý giải vì với những vườn quy mô lớn thường

được các hộ quan tâm đầu tư nhiều hơn.

Qua kết quả phân tích trên cho thấy: Mức độ hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ

tiêu chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc tham gia các lớp tập huấn, các

CLB sản xuất tại địa phương nhằm nâng cao trình độ và kiến thức cũng như tuân

thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất có vai trò quan trọng trong

việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Kết quả phân tích là căn cứ khoa

học chỉ ra rằng việc nâng cao năng lực cho hộ sản xuất có vai trò quan trọng trong

việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.

3.4. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU

3.4.1. Tình hình rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

Trong hoạt động sản xuất hồ tiêu, các hộ sản xuất gặp phải nhiều loại rủi ro

khác nhau. Rủi ro liên quan đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ sản xuất,

thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm, các chính sách vĩ mô. Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu có

thể chia thành ba loại: rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường và rủi ro thể chế.

3.4.1.1. Rủi ro sản xuất

Rủi ro sản xuất xảy ra trong hoạt động sản xuất hồ tiêu bao gồm rủi ro do rủi

ro do sâu bệnh, rủi ro do thời tiết và rủi ro do kỹ thuật canh tác.

1. Sâu bệnh hại hồ tiêu

Sâu bệnh hại là một vấn đề mà người trồng hồ tiêu đặc biệt quan tâm vì hồ tiêu

dễ mắc các loại sâu bệnh hại. Tình hình sâu bệnh hại cây hồ tiêu được thể hiện ở

Bảng 3.15.

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

95

Bảng 3.15 Thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị

Loại sâu bệnh hại Thời gian xuất hiện

Bộ phận bị hại Mức độ gây hại

Mức độ phổ biến

Mức độ quan tâm của người dân

I. Bệnh hại chính

1. Vàng lá chết nhanh Mùa mưa Rễ, thân, lá + + + + + + +

2. Vàng lá chết chậm Mùa mưa Rễ + + + + + + + +

3. Bệnh virut Quanh năm Lá, thân + + +

4. Thán thư Mùa mưa Lá, thân, hoa + + + + + + +

5. Đốm lá Mùa mưa Lá + + +

6. Đen lá Mùa mưa Lá + + + +

7. Tuyến trùng hại rễ Quanh năm Rễ + + + + + +

II. Sâu hại chính

8. Mối Quanh năm Thân + + +

9. Sâu đục thân Quanh năm Thân + + + + +

10. Rệp sáp Cuối mùa mưa Thân, lá, cổ rễ, chùm quả + + + + + +

11. Rầy Cuối mùa mưa Lá + + +

Nguồn: Số liệu thảo luận nhóm hộ nông dân năm 2013

Ghi chú: + + +: Mức độ gây hại nghiêm trọng, rất phổ biến và người dân rất quan tâm + + : Mức độ gây hại trung bình, phổ biến và người dân quan tâm + : Mức độ gây hại nhẹ, ít phổ biết và người dân quan tâm vừa phải

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

96

Qua Bảng 3.15 cho thấy, thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu ở Quảng Trị khá đa

dạng và phong phú. Có 11 đối tượng chính bao gồm 7 loại bệnh hại và 4 loại sâu

hại. Các loại sâu bệnh gây hại trên toàn bộ cây hồ tiêu trong đó thân, lá và rễ là các

bộ phận thường bị gây hại nhất. Theo đánh giá của hộ sản xuất hồ tiêu, vườn hồ tiêu

ở TKKD thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với vườn ở thời kỳ KTCB. Về thời

gian xuất hiện bệnh, các loại sâu bệnh hại như vàng lá chết nhanh, vàng lá chết

chậm, thán thư, đen lá, đốm lá, rệp sáp, rầy chủ yếu xuất hiện trong mùa mưa. Bệnh

do virut, tuyến trùng hại rễ, mối và sâu đục thân xuất hiện quanh năm. Dòng chảy

của nước là một nguyên nhân dẫn đến sự lây lan dịch bệnh giữa các vườn hồ tiêu.

Đặc biệt bệnh chết nhanh và chết chậm có khả năng lây lan nhanh. Vì vậy, công tác

thoát nước cho vườn tiêu trong mùa mưa cần được xem là một giải pháp quan trọng

nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Về mức độ gây hại: bệnh vàng lá chết nhanh và vàng lá chết chậm được đánh

giá là hai bệnh gây hại rất nghiêm trọng cho các vườn hồ tiêu ở Quảng Trị. Hai

bệnh này là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái các vườn hồ tiêu, tỷ lệ cây

chết khi mắc các bệnh này thường rất cao. Ngoài ra, bệnh thán thư, tuyến trùng hại

rễ, sâu đục thân và rệp sáp cũng gây hại nghiêm trọng cho cây hồ tiêu. Trong đó,

bệnh thán thư và rệp sáp ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất hồ tiêu trong năm do

ngoài gây hại thân, lá còn gây hại trên hoa và chùm quả. Tác hại của bệnh làm hoa

thối, trái dễ rụng.

Về mức độ phổ biến: trong các loại bệnh thì bệnh thán thư gây hại rất phổ biến

cho các vườn hồ tiêu ở TKKD cũng như giai đoạn KTCB. Bệnh vàng lá chết chậm và

rệp sáp cũng xuất hiện phổ biến trên các vườn hồ tiêu.

Mức độ gây hại và mức độ phổ biến của các loại sâu bệnh không giống nhau, nên

mức độ quan tâm của hộ trồng tiêu đối với các loại sâu bệnh cũng khác nhau. Bệnh

vàng lá chết nhanh và vàng lá chết chậm được người dân đặc biệt quan tâm vì mức độ

gây hại đặc biệt nghiêm trọng đến cây hồ tiêu. Bệnh thán thư, tuyến trùng hại rễ, sâu

đục thân và rệp sáp cũng được hộ sản xuất quan tâm nhiều. Theo kết quả nghiên cứu

của Đỗ Trung Bình [5], thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu ở Quảng Trị cũng giống như

các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tuy

nhiên, tần suất xuất hiện các loại sâu bệnh hại ở Quảng Trị thường thấp hơn.

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

97

Đối với các loại sâu bệnh hại, hộ sản xuất thường sử dụng các biện pháp

phòng ngừa là chính. Họ ít khi sử dụng các loại thuốc hóa học vì lúc cây bị bệnh

nặng thì việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. Nếu bị bệnh trong TKKD, cây đã cao 5 –

7 m, việc phun thuốc khó đạt hiệu quả. Mặt khác, cây hồ tiêu thường được trồng ở

những vườn xung quanh nhà nên sử dụng thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

sức khỏe của người dân.

2. Rủi ro do thiên tai - thời tiết

Ngoài rủi ro do sâu bệnh hại, gió bão và sự thay đổi của thời tiết khí hậu

cũng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hồ tiêu. Ảnh hưởng của gió bão đến

năng suất và sản lượng của vườn hồ tiêu được thể hiện ở Bảng 3.16.

Bảng 3.16 Tần suất và ảnh hưởng của gió bão đến sản xuất hồ tiêu

Cấp gió bão Tần số xảy ra (lần)

Xác suất xảy ra (%)

Mức độ thiệt hại về cây (%)

Mức độ thiệt hại về năng suất (%)

Cấp 6 - 7 18 0,69 Không ảnh hưởng < 15 Cấp 8 - 9 2 0,08 5 - 10 20 - 30

Cấp 10 -11 1 0,04 15 - 20 40 - 50 Trên cấp 12 5 0,19 30 - 40 70 - 80

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn và thảo luận nhóm hộ nông dân năm 2013

Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của gió bão. Mùa bão

thường tập trung vào tháng 9 và tháng 10. Theo số liệu của Trung tâm khí tượng

thủy văn, trong vòng 30 năm từ 1984 đến 2013, có 26 cơn bão đổ bộ vào tỉnh

Quảng Trị, bình quân mỗi năm chịu ảnh hưởng của 0,87 cơn bão. Tuy nhiên, các

cơn bão cấp 6 – 7 thường xảy ra nhất, xác suất xảy ra chiếm 69%, bão cấp 8 – 9 có

xác xuất xảy ra là 8%, bão cấp 10 -11 là 4% và bão trên cấp 12 là 19%.

Kết quả tham vấn chuyên gia và thảo luận nhóm hộ sản xuất hồ tiêu tại địa

phương về ảnh hưởng của gió bão đến sản xuất và năng suất hồ tiêu cho thấy:

* Mức độ thiệt hại về sinh trưởng của cây hồ tiêu do bão không nhiều, chủ yếu

ảnh hưởng đến năng suất. Bão dưới cấp 7 thường không có ảnh hưởng về cây, bão

cấp 8 - 9 thường ảnh hưởng từ 5 – 10 % số cây, bão cấp 10 - 11 ảnh hưởng từ 15 –

20% số cây, bão trên cấp 12 ảnh hưởng từ 30 – 40% số cây. Khi gặp bão lớn cây hồ

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

98

tiêu bị tuột khỏi cây trụ, một số dây tiêu bị đứt. Nếu được buộc lại vào cây trụ, cắt

tỉa các dây tiêu hư hại và tiếp tục chăm sóc thì cây hồ tiêu sẽ phục hồi tốt.

* Mức độ thiệt hại về năng suất: các cơn bão từ cấp 6 trở lên đều có ảnh hưởng

đến năng suất hồ tiêu. Bão cấp 10 – 11 có thể gây thiệt hại từ 40 – 50% năng suất,

bão trên cấp 12 gây thiệt hại từ 70 – 80% năng suất. Tuy nhiên, mức năng suất bị

giảm còn phụ thuộc vào thời gian xuất hiện của các cơn bão. Nếu bão xuất hiện vào

tháng 10, lúc này cây hồ tiêu mới ra hoa và quả còn non, sẽ gây thiệt hại nhiều đến

năng suất của năm tiếp theo. Nếu bão xuất hiện muộn khi quả tiêu đã lớn thì mức độ

thiệt hại về năng suất không cao.

Để minh chứng cho mức độ thiệt hại của gió bão đến cây hồ tiêu, luận án đã

tổng hợp tình hình thiệt hại do bão số 10 năm 2013 (cơn bão được đánh giá là gây

ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân Quảng Trị). Tổng diện

tích hồ tiêu bị thiệt hại là 886,8 ha chiếm 42,31% tổng diện tích hồ tiêu. Trong đó,

diện tích bị thiệt hại trên 70% là 222,7 ha chiếm 10,64%, diện tích bị thiệt hại từ 50

– 70% là 136,1 ha chiếm 6,5%, diện tích bị thiệt hại từ 30 – 50% là 418,3 ha chiếm

19,98% và diện tích bị thiệt hại dưới 30% là 109,7 ha chiếm 5,24%. Trong khi, diện

tích cây cao su bị thiệt hại là 7.076 ha [52]. Như vậy, mức độ thiệt hại về vườn cây

hồ tiêu do ảnh hưởng của bão là không lớn và hầu hết có thể khắc phục được.

Ngoài chịu ảnh hưởng của gió bão, sự thay đổi của điều kiện thời tiết khí hậu

cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng hạt tiêu. Tình trạng nắng hạn, trời

rét, mưa gió, sương muối đều có ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu ở các mức độ khác

nhau. Biểu đồ 3.3 cho biết mức độ ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết đến năng

suất hồ tiêu.

Biểu đồ 3.3 Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất hồ tiêu

Nguồn: Điều tra và tổng hợp của tác giả

4,58

2,75

2,65

1,43

0 1 2 3 4 5

Sương muối

Mưa gió nhiều

Rét thời kỳ ra hoa

Nắng hạn

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

99

Biểu đồ 3.3 cho thấy, trong các điều kiện thời tiết, sương muối có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến năng suất hồ tiêu, cụ thể là ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả của cây. Tháng 8 – 9 (tháng 7 âm lịch) có mưa, đến tháng 9 khi tiêu bắt đầu ra quả, qua tháng 11 nếu bị sương muối quả đã vào chắc sẽ không bị rụng. Những năm mưa muộn, thời gian ra quả cũng sẽ ra muộn hơn và qua tháng 11 nếu bị sương muối thì tỷ lệ quả rụng cao hơn. Những năm mưa gió nhiều hoặc thời tiết lạnh đột ngột, cây hồ tiêu sẽ không phát triển được chuôi (hình thành buồng tiêu), ảnh hưởng đến độ chắc của hạt tiêu. Phần lớn các hộ sản xuất được phỏng vấn đều cho rằng sự thay đổi thời tiết có ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu. Những năm gần đây, thời tiết ở nước ta nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng diễn biến phức tạp. Thời tiết mưa nắng thất thường đã tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh hại bùng phát. Theo kinh nghiệm của người dân: Trong sản xuất hồ tiêu, nắng hạn sẽ ảnh hưởng đến cây non khi mới trồng còn thời tiết thay đổi sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt ở TKKD.

3. Rủi ro do kỹ thuật canh tác Kỹ thuật canh tác có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và nâng

cao HQKT của hoạt động sản xuất hồ tiêu. Tình hình áp dụng kỹ thuật canh tác của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị được thể hiện qua số liệu Bảng 3.17.

Bảng 3.17 Tình hình thực hiện kỹ thuật canh tác trong sản xuất hồ tiêu ĐVT:%

Kỹ thuật canh tác Huyện Vĩnh Linh

Huyện Cam Lộ

Toàn tỉnh Quảng Trị

1. Thiết kế vườn theo đúng kỹ thuật 88,50 78,00 83,25 2. Bón phân

- Đúng yêu cầu kỹ thuật 91,50 82,50 87,00 - Đủ số lượng theo yêu cầu kỹ thuật 43,50 37,50 40,50 - Theo khả năng của gia đình 56,50 62,50 59,50

3. Che bóng cho cây tiêu KTCB 100,00 100,00 100,00 4. Tủ gốc giữ ẩm 71,50 67,50 69,50 5. Tưới chống hạn 57,50 48,50 53,00 6. Chăm sóc cây tiêu hàng năm

- Tạo hình 33,50 28,50 31,00 - Đôn dây tiêu 100,00 100,00 100,00 - Cắt tỉa hàng năm 98,00 96,50 97,25

7. Phát quang cây trụ hàng năm 82,50 73,50 78,00 Nguồn: Số liệu điều tra hộ trồng tiêu năm 2013

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

100

83,25% số hộ đã tuân thủ đúng yêu cầu khi thiết kế các vườn hồ tiêu. Các yêu

cầu khi thiết kế vườn tiêu bao gồm xác định khoảng cách giữa các hàng, các cây,

đào hào, xử lý đất trước khi trồng.

Theo đánh giá của các hộ sản xuất hồ tiêu, hầu hết họ đều nhận thức được việc

bón phân đúng yêu cầu kỹ thuật và gia tăng sử dụng phân hữu cơ có vai trò quan

trọng trong việc nâng cao năng suất hồ tiêu. 87% số hộ tuân thủ đúng theo quy trình

bón phân về số lần, thời gian và cách thức bón phân. Tuy nhiên, 59,5% số hộ vẫn

đầu tư số lượng phân bón thấp hơn so với yêu cầu kỹ thuật mặc dù họ biết rõ về

định mức phân bón cho cây hồ tiêu. Đỗ Trung Bình [5] đã chỉ ra mức độ gây bệnh

của sâu bệnh hại hồ tiêu có liên quan khá chặt với chế độ bón phân ở các vùng

trồng tiêu. Nơi nào chú trọng bón phân hữu cơ nhiều hơn phân vô cơ thì tần suất

xuất hiện sâu bệnh ít hơn. Phân hữu cơ có vai trò quan trọng đối với việc giảm

thiểu sâu bệnh, tăng năng suất cũng như tăng dung trọng hạt, một chỉ tiêu rất quan

trọng đối với chất lượng hồ tiêu. Vì vậy, việc khuyến cáo các hộ sản xuất tăng

cường việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân hữu cơ là rất quan trọng.

Các yêu cầu canh tác như che bóng cho cây hồ tiêu ở thời kỳ KTCB, đôn dây

tiêu hàng năm, chăm sóc cây tiêu và phát quang cây trụ hàng năm, tủ gốc giữ ẩm

đều được các hộ sản xuất thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Hầu hết họ đều ý

thức được rằng việc tuân thủ đúng các yêu cầu này sẽ giúp cho cây hồ tiêu sinh

trưởng và phát triển tốt. Về tưới nước cho cây hồ tiêu, 53% số hộ đảm bảo việc tưới

nước chống hạn cho cây hồ tiêu. Thời điểm cây hồ tiêu cần nhiều nước cũng chính

là mùa khô hạn tại Quảng Trị. Nên chỉ có một số hộ có hệ thống giếng khoan và bể

chứa mới có điều kiện tưới cho cho cây.

Như vậy, kết quả phân tích cho thấy, các hộ nông dân đã tuân thủ đúng các

yêu cầu canh tác trong quá trình sản xuất hồ tiêu. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn

lực nên việc đầu tư còn thấp hơn mức yêu cầu kỹ thuật về mặt số lượng.

3.4.1.2. Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường trong sản xuất hồ tiêu liên quan chủ yếu đến việc tiêu thụ

sản phẩm, biến động giá yếu tố đầu vào và giá sản phẩm hồ tiêu.

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

101

1. Tiêu thụ sản phẩm

So với các ngành hàng nông sản khác, việc tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu tương

đối thuận lợi. Hiện nay, các tác nhân tham gia vào chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại

tỉnh Quảng Trị ít. Các tác nhân tham gia vào việc thu mua sản phẩm hồ tiêu bao

gồm người thu gom nhỏ, đại lý cấp huyện và công ty Thương mại Quảng Trị. Toàn

bộ khối lượng sản phẩm hồ tiêu sản xuất ra đều được tiêu thụ hết. Việc tiêu thụ sản

phẩm rất thuận lợi. Khi có nhu cầu bán sản phẩm, hộ sản xuất gọi điện thoại là

người thu gom sẽ đến tận nhà để thu mua. Trong quá trình tiêu thụ, hộ có thể bán

sản phẩm lấy tiền ngay hoặc bán theo hình thức ký gửi. Trong chuỗi cung sản phẩm

hồ tiêu, hộ sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất

nhưng phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro nhất. Hộ sản xuất bán sản phẩm nhưng

không có quyền quyết định giá. Chính điều này đã gây ra rủi ro cho hộ sản xuất.

2. Sự biến động giá đầu vào và đầu ra

Rủi ro thị trường ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu chủ yếu là do sự biến động

giá đầu vào và đầu ra. Sự biến động giá đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế sản

xuất hồ tiêu và thu nhập của các hộ sản xuất.

Về giá các yếu tố đầu vào: Trong những năm gần đây giá hồ tiêu tăng nhanh,

cây hồ tiêu trở thành cây trồng đem lại HQKT cao. Các hộ sản xuất phát triển thêm

nhiều diện tích sản xuất hồ tiêu mới. Chính điều này đã làm cho giá các yếu tố đầu

vào như hom giống, cây trụ, công lao động biến động liên tục, chủ yếu là biến động

tăng. Năm 2009, giá hom giống bình quân là 1.000 đồng/hom thì đến năm 2013 có

những thời điểm tăng lên 15.000 đồng/hom. Do việc mở rộng sản xuất ồ ạt, dẫn đến

tình trạng thiếu hụt hom giống. Một số hộ hạn chế bởi điều kiện tài chính đã tận

dụng những hom giống không đảm bảo chất lượng điều này có thể dẫn đến những

rủi ro như tình trạng sâu bệnh, năng suất và chất lượng sản phẩm không cao. Cũng

như hom giống, giá cây trụ tăng liên tục từ 30.000 đến 32.000 đồng/cây trụ năm

2009 đã tăng lên 50.000 đến 55.000 đồng/cây trụ năm 2013. Bên cạnh chi phí hom

giống và cây trụ tăng lên, giá lao động, phân bón cũng biến động tăng. Điều này dẫn

đến chi phí đầu tư cho 1 ha hồ tiêu KTCB tăng cao, đã gây nhiều khó khăn trong

phát triển sản xuất.

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

102

Về giá sản phẩm hồ tiêu: giá sản phẩm hồ tiêu liên tục biến động đã ảnh

hưởng đến tâm lý của người sản xuất. Sự biến động giá hồ tiêu được thể hiện qua

Biểu đồ 3.4. Từ năm 2004 đến nay giá hồ tiêu có nhiều biến động, theo xu hướng

tăng. Giai đoạn 2004 - 2006 có những lúc giá hồ tiêu xuống dưới 20.000đ/kg khiến

nhiều vườn hồ tiêu không được chăm sóc dẫn đến sâu bệnh phát triển, vườn cây cằn

cỗi. Nhiều hộ sản xuất đã phá bỏ cây hồ tiêu để trồng cây khác có hiệu quả hơn.

Giai đoạn từ 2008 đến 2010, giá hồ tiêu tăng từ 38.000 - 62.000 đ/kg. Từ năm 2011

đến nay, giá hồ tiêu liên tục tăng cao từ 110.000 - 150.000 đ/kg (năm 2013 có thời

điểm giá hồ tiêu lên tới 180.000 đồng/kg). Giá hồ tiêu tăng liên tục đã kích thích hộ

sản xuất tích cực chăm sóc và mở rộng thêm nhiều diện tích mới.

Biểu đồ 3.4 Biến động giá hồ tiêu giai đoạn 2004 – 2013

Nguồn: VAP [21]và Báo cáo thường niên ngành hàng Hồ tiêu [1]

Giá sản phẩm hồ tiêu tăng liên tục trong những năm qua đã góp phần nâng cao

hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Tuy nhiên, hiện nay 95% sản lượng hồ tiêu sản

xuất ra đều được xuất khẩu nên sự biến động nhu cầu hoặc giá cả trên thế giới đều

ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ và giá bán sản phẩm trong nước và do đó cũng

ảnh hưởng đến hộ sản xuất hồ tiêu. Hộ sản xuất là người chịu rủi ro lớn nhất khi thị

trường thế giới có nhiều biến động. Bởi lẽ phần lớn họ là những người sản xuất nhỏ

lẻ, thiếu sự liên kết trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy, khả năng ứng phó với

những biến động của thị trường rất yếu.

18,200 18,100 27,00

47,100 45,800 38,500

62,900

114,300 122,00 128,300

,0

20,0

40,0

60,0

80,0

100,0

120,0

140,0

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Giá

tiêu

100

0 đ/

kg

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

103

3.4.1.3. Rủi ro liên quan đến chính sách vĩ mô

Trong sản xuất hồ tiêu, ngoài rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường thì những

chính sách vĩ mô của Nhà nước hoặc chính quyền địa phương cũng ảnh hưởng đến

quyết định sản xuất của hộ. Rủi ro liên quan đến chính sách vĩ mô bao gồm:

* Về khoa học công nghệ

Hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất hồ tiêu còn nhiều

hạn chế. Theo đánh giá của sở NN & PTNT tỉnh Quảng Trị có hai nguyên nhân chính

dẫn đến năng suất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị không cao là do giống và sản xuất còn

theo hình thức quảng canh. Giống hồ tiêu chủ yếu do hộ tự sản xuất từ vườn nhà, sử

dụng qua thời gian dài dẫn đến bị thoái hóa đã ảnh hưởng đến năng suất [37]. Việc

sản xuất và cung cấp giống cho hộ sản xuất chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, hoạt

động sản xuất hồ tiêu từ khâu thu hoạch, chế biến sản phẩm đều làm bằng thủ công.

Chính vì vậy, sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị chủ yếu là tiêu đen. Việc đa dạng hóa các

sản phẩm từ hồ tiêu chưa được quan tâm đầu tư. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ

đến thu nhập của hộ sản xuất.

* Hoạt động khuyến nông

Hiện nay, tại mỗi huyện đều có cán bộ khuyến nông nhằm hỗ trợ hộ sản xuất

về kỹ thuật sản xuất hồ tiêu. Hầu hết các hộ sản xuất đều được tham gia các lớp tập

huấn về kỹ thuật sản xuất hồ tiêu do địa phương tổ chức. Tuy nhiên, hoạt động

khuyến nông mới dừng ở mức độ cung cấp thông tin về kỹ thuật sản xuất. Các vấn

đề về lập kế hoạch sản xuất, thị trường, chế biến sản phẩm, mô hình liên kết sản

xuất,… chưa được quan tâm chia sẻ.

* Về quy hoạch vùng sản xuất hồ tiêu

Hiện nay, sản xuất hồ tiêu tại địa phương vẫn mang tính tự phát. Người dân

dựa trên cơ sở biến động giá sản phẩm trên thị trường và điều kiện nguồn lực của

gia đình mà đặc biệt là quỹ đất đai để phát triển sản xuất. Việc phát triển mang tính

tự phát của hộ có thể dẫn đến nhiều nguy cơ rủi ro như:

- Đặc điểm đất đai của tỉnh Quảng Trị bao gồm vùng đồng bằng và vùng trung

du, đất có độ dốc. Việc các hộ phát triển sản xuất hồ tiêu một cách tự phát sẽ gây

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

104

nhiều khó khăn cho xây dựng hệ thống mương thoát nước cho cả vùng, dễ gây nên

dịch bệnh trên diện rộng.

- Nhằm nâng cao thu nhập, các hộ sản xuất thường trồng xen nhiều loại cây

trồng khác như cà, khoai môn,…trong vườn hồ tiêu. Điều này cũng gây nên rủi ro vì

một số loại cây này dễ gây bệnh cho cây hồ tiêu nên làm dịch bệnh phát sinh.

* Chính sách tín dụng

Cây hồ tiêu là cây dài ngày, đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu lớn. Hiện nay

các chính sách tín dụng cho người dân còn hạn chế về số lượng vốn vay, thời gian

vay và số hộ được vay. Một số hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn để đầu tư phát triển

nhưng chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay nên phải huy động từ các nguồn bên

ngoài với lãi suất cao đã làm tăng chi phí sản xuất.

3.4.2. Biện pháp quản lý rủi ro

Kết quả điều tra và thảo luận nhóm hộ sản xuất hồ tiêu cho thấy, hộ sản xuất

đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để ngăn ngừa và hạn chế tác động của rủi ro

trong quá trình sản xuất. Các biện pháp quản lý rủi ro của hộ chủ yếu tập trung vào

rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường.

3.4.2.1. Biện pháp quản lý rủi ro sản xuất

Trong sản xuất hồ tiêu, nhiều biện pháp được áp dụng để hạn chế và giảm

thiểu tác hại của rủi ro. Tình hình thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro sản xuất

được thể hiện ở Bảng 3.18.

* Đối với rủi ro đã xảy ra

Khi các vườn hồ tiêu bị sâu bệnh hoặc bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết,

các hộ sản xuất thường thực hiện đồng thời các biện pháp để phòng tránh và giảm

thiểu sự lây lan.

- Trên 92,5% số hộ sản xuất thực hiện việc nhổ bỏ các cây hồ tiêu bị bệnh

cũng như không cho người lạ vào vườn khi trong vùng có dịch bệnh. Theo kinh

nghiệm của các hộ sản xuất hồ tiêu lâu năm, khi cây bị các bệnh vàng lá chết nhanh,

vàng lá chết chậm, tuyến trùng hoặc rệp sáp ở mức độ nặng thì việc chữa bệnh

không có hiệu quả, nếu để lại sẽ lây lan cho các cây khác trong vườn. Việc nhổ bỏ

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

105

để tránh lây lan được xem là giải pháp tối ưu. Vào mùa mưa hoặc trong vùng có

dịch bệnh xuất hiện, các hộ sản xuất không cho người lạ vào thăm vườn để tránh

mang mầm bệnh theo đất vào vườn.

Bảng 3.18 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất

Cách ứng xử Số hộ % I. Đối với rủi ro đã xảy ra

1. Sử dụng thuốc BVTV 220 55,00 2. Nhổ cây bị bệnh 370 92,50 3. Rắc vôi quanh vườn 337 84,25 4. Không cho người lạ vào vườn 370 92,50 5. Chỉnh sửa lại dây tiêu 380 95,00

II. Đối với rủi ro chưa xảy ra 1. Xử lý hom giống 324 81,00 2. Chặt/tỉa cành xung quanh gốc 400 100,00 3. Làm cỏ bằng tay 370 92,50 4. Đào mương thoát nước 227 56,75 5. Rắc vôi quanh vườn 215 53,75 6. Hạn chế người lạ vào vườn 382 95,50 7. Tưới nước nhiều vào mùa nắng 170 42,50 8. Phát quang cây trụ 400 100,00 9. Bón phân hợp lý 245 6,25 10. Che tủ cho cây 400 100,00 11. Trồng xen cây trồng khác 75 18,75

Nguồn: Số liệu điều tra và tổng hợp của tác giả - 55% hộ sản xuất có sử dụng thuốc BVTV để trừ sâu bệnh. Theo ý kiến của

các hộ có kinh nghiệm, họ chỉ sử dụng khi vườn cây mới chớm bị bệnh và một số

bệnh hại nhẹ như bệnh thán thư, đốm lá. Khi cây tiêu bị bệnh nặng thì việc sử dụng

thuốc BVTV gặp nhiều khó khăn. Rắc vôi xung quanh vườn cũng là một giải pháp

để phòng và hạn chế sự lây lan của sâu bệnh hại.

- Gió bão gây thường nên tình trạng lóc dây tiêu ra khỏi cây trụ, 95% số hộ

thực hiện biện pháp buộc lại dây tiêu, cắt tỉa các dây tiêu hư hại và tiếp tục chăm

sóc để giúp cây hồ tiêu phục hồi tốt.

* Đối với những rủi ro chưa xảy ra

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

106

Biện pháp phòng ngừa thường đem lại hiệu quả giảm thiểu rủi ro cao cho hộ

sản xuất. Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa rủi ro thường được các hộ sản

xuất quan tâm thực hiện.

- 100% vườn hồ tiêu được các hộ sản xuất thực hiện các biện pháp liên quan

đến vệ sinh vườn như chặt tỉa các cành thấp xung quanh gốc, thực hiện các biện

pháp che tủ cho cây hồ tiêu trong những năm đầu và thực hiện việc chặt các cành

của cây trụ vào đầu mùa mưa. Họ cho rằng việc chặt tỉa các cành tiêu quanh gốc và

vệ sinh vườn sẽ giúp gốc tiêu được thông thoáng tránh được tình trạng phát sinh các

loại sâu bệnh. Phát quang cây trụ vào đầu mùa mưa sẽ giúp cây hồ tiêu quang hợp

tốt và vườn cây được thông thoáng. Mặt khác, đến mùa nắng, cây trụ đã phát triển

tốt lại có tác dụng che bóng cho hồ tiêu.

- Đối với các vườn trồng mới, các biện pháp kỹ thuật canh tác được hộ trồng

hồ tiêu quan tâm. 81,00% số hộ thực hiện biện pháp xử lý hom giống trước khi

trồng. Đào mương thoát nước trong và xung quanh vườn tiêu được 56,75% hộ thực

hiện. Trong đó, tất cả các vườn trồng mới đều được đào mương thoát nước. Đây

được xem là giải pháp giúp hạn chế nước chảy giữa các vườn và tránh tình trạng ứ

đọng nước trong mùa mưa. Mặt khác, nó cũng là một giải pháp quan trọng giúp hạn

chế tình trạng lây lan các loại sâu bệnh hại.

- Việc trồng xen các cây trồng khác như cây vạn thọ trong vườn hồ tiêu cũng

được một số hộ sản xuất áp dụng. Họ cho rằng rễ cây vạn thọ có tác dụng chống

được tuyến trùng hại rễ của cây hồ tiêu. Nhờ vậy mà hạn chế được tình trạng bệnh

hại rễ. Bên cạnh đó, việc trồng xen cũng giúp cho hộ tăng thu nhập.

Những hộ sản xuất hồ tiêu lâu năm ở địa phương cho rằng biện pháp phòng

ngừa rủi ro trong sản xuất hồ tiêu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm tác

động của các yếu tố rủi ro. Theo ông Nguyễn Đình Quý, thôn Đông Tây, xã Vĩnh

Kim: “...Gia đình tôi chọn cây hồ tiêu làm cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế

vườn. Tôi được tập huấn cách trồng và chăm sóc hồ tiêu theo phương pháp sinh

học nên áp dụng tốt vào thực tế. Trước hết phải chọn giống tốt, trụ lớn, bón phân

chuồng hoai mục là chủ yếu, thường xuyên tưới nước về mùa hè để giữ độ ẩm và

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

107

vun gốc cao để tránh ứ đọng về mùa mưa. Tuyệt đối không cho nước ứ đọng trong

vườn tiêu để tránh phát sinh các loại ký sinh trùng làm tiêu nhiễm bệnh....”

3.4.2.2. Biện pháp quản lý rủi ro thị trường

Bên cạnh rủi ro sản xuất, các hộ sản xuất còn phải đối mặt với rủi ro thị

trường. Trong sản xuất hồ tiêu, rủi ro thị trường chủ yếu liên quan đến sự biến động

giá đầu vào, đầu ra. Bảng 3.19 cho thấy các biện pháp giảm tác động của rủi ro thị

trường mà hộ sản xuất áp dụng.

Bảng 3.19 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường

Cách ứng xử Số hộ % I. Đối với rủi ro đã xảy ra

1. Cất sản phẩm chờ khi giá cao mới bán 285 71,25 2. Gửi đại lý chờ được giá thì bán 56 14,00

II. Đối với rủi ro chưa xảy ra 1. Mua yếu tố đầu vào ở nơi cố định 330 82,50 2. Tham gia vào câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu 106 26,50 3. Làm thêm các nghề phụ 300 75,00 4. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất 400 100,0 5. Mua tích trữ đầu vào 62 15,50

Nguồn: Số liệu điều tra và tổng hợp của tác giả * Đối với rủi ro đã xảy ra

Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu rất thuận lợi. Tuy nhiên, giá sản

phẩm hồ tiêu lại thường xuyên biến động, nên cách bán sản phẩm của hộ cũng khác

nhau. 71,25% số hộ cho rằng, khi đến vụ thu hoạch, họ thường thu thập thông tin về

giá hồ tiêu. Nếu thấy giá sản phẩm hạ hoặc đang biến động theo xu hướng giảm thì

không bán sản phẩm ngay khi thu hoạch. Họ thường phơi thật khô và cất sản phẩm,

chờ khi giá cao mới bán. Người dân ở đây cho rằng bây giờ hồ tiêu được ví như là

“vàng đen” nên không sợ bị lỗ.

Có 56 hộ (14%) chọn phương pháp ký gửi ở đại lý và sẽ bán khi giá cao.

Những hộ này thường bán cho một đại lý nhất định. Sau khi thu hoạch sản phẩm, họ

sẽ chuyển sản phẩm đến đại lý nhưng không lấy tiền ngay. Mà khi cần tiền hoặc

thấy giá tăng cao sẽ bán.

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

108

* Đối với rủi ro chưa xảy ra

- 75% hộ sản xuất hồ tiêu có tham gia các nghề phụ khác ngoài sản xuất

nông nghiệp. 100% hộ thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất trong gia đình.

Mặc dù hồ tiêu đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của gia đình, nhưng để giảm

thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu các hộ thường thực hiện đa dạng hóa các cây

trồng, vật nuôi và kết hợp với các ngành nghề phi nông nghiệp. Các hộ sản xuất khi

được phỏng vấn đều cho rằng: họ sản xuất nhiều loại sản phẩm là để tận dụng hết

các nguồn lực của gia đình và khi gặp rủi ro trong sản xuất một sản phẩm, các sản

phẩm khác có thể bù đắp một phần cho sản phẩm đó.

- 82,5% số hộ cho rằng mua các yếu tố đầu vào ở một đại lý cố định cũng là

biện pháp giúp hộ giảm bớt rủi ro do biến động giá đầu vào và tình trạng thiếu

nguồn vốn để mua đầu vào. 15,5% số hộ mua đầu vào từ đầu vụ và cất trữ để chủ

động sản xuất và phòng khi giá cao. Những hộ này thường có diện tích sản xuất lớn.

Ngoài hồ tiêu, họ còn trồng thêm cao su và các loại nông sản khác.

- Tham gia câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu cũng là một cách giúp các hộ giảm rủi

ro thị trường. Thông qua việc tham gia hoạt động, các hộ sản xuất thường chia sẻ

thông tin, cách thức bảo quản sản phẩm để có chất lượng cao.

3.5. HQKT SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRONG BỐI CẢNH SẢN XUẤT CÓ RỦI RO Qua phân tích tình hình rủi ro cho thấy, các hộ sản xuất ở Quảng Trị phải đối

mặt với nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất hồ tiêu. Để thấy rõ tác động của các

yếu tố rủi ro đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu, luận án sẽ nghiên cứu sự biến

động của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khi rủi ro xảy ra.

3.5.1. Sự biến động năng suất hồ tiêu

Trong quá trình sản xuất, năng suất hồ tiêu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các

yếu tố chủ quan và khách quan. Mức độ đầu tư, cách thức chăm sóc, tình trạng sâu

bệnh, điều kiện thời tiết đều ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu, từ đó ảnh hưởng đến

hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. Sự biến động năng suất hồ tiêu trong 10

năm qua được thể hiện qua Biểu đồ 3.5

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

109

Biểu đồ 3.5 Năng suất hồ tiêu tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2004 – 2013

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị [11]

Biểu đồ 3.5 cho thấy từ năm 2004 đến 2013, năng suất hồ tiêu của tỉnh Quảng

Trị cũng như của hai huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ không ổn định. Năng suất hồ tiêu

của tỉnh Quảng Trị biến động từ 9,5 tạ/ha đến 13 tạ/ha. So sánh giữa hai huyện,

năng suất hồ tiêu của huyện Vĩnh Linh luôn cao hơn so với năng suất hồ tiêu của

huyện Cam Lộ và mức năng suất trung bình toàn tỉnh. Năng suất hồ tiêu huyện

Vĩnh Linh dao động từ 11 – 12 tạ/ha, trong khi ở huyện Cam Lộ từ 9 – 10 tạ/ha. Sự

khác biệt về năng suất là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của

các hộ sản xuất ở Vĩnh Linh luôn cao hơn huyện Cam Lộ.

Kết quả tham vấn chuyên gia và hộ sản xuất hồ tiêu cũng như kết quả phân

tích tình hình đầu tư sản xuất hồ tiêu cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng

suất hồ tiêu ở Quảng Trị chưa cao và không ổn định. Thứ nhất, giá các yếu tố đầu

vào biến động tăng làm cho chi phí đầu tư mỗi ha hồ tiêu tăng cao, điều này đã ảnh

hưởng đến khả năng đầu tư của các hộ sản xuất. Mặt khác, hộ sản xuất có thói quen

tăng cường đầu tư, chăm sóc khi giá bán hồ tiêu tăng cao và ngược lại. Điều này

dẫn đến năng suất hồ tiêu không ổn định. Thứ hai, điều kiện thời tiết của Quảng Trị

với đặc điểm mùa khô hạn là lúc cây cần nhiều nước để sinh trưởng và vươn lộc sau

khi thu hoạch, mùa mưa bão lại trùng với thời kỳ ra hoa, đậu quả. Điều này đã ảnh

hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và năng suất hồ tiêu. Thứ ba, sâu bệnh hại cũng

là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất hồ tiêu. Hiện nay các hộ sản

xuất chỉ áp dụng các biện pháp phòng ngừa và chấp nhận rủi ro nếu tình trạng thời

tiết và sâu bệnh hại xảy ra. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp để ổn định và nâng

cao năng suất hồ tiêu sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế.

9,9 9,6

11,1 10,3 9,9

10,8 9,5 9,6

11,5 12,6

6,00 7,00 8,00 9,00

10,00 11,00 12,00 13,00 14,00

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Năn

g su

ất h

ồ tiê

u (tạ

/ha)

Tỉnh Quảng Trị Huyện Vĩnh Linh Huyện Cam Lộ

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

110

3.5.2. Các kịch bản hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu

Hồ tiêu thuộc nhóm cây lâu năm, có chu kỳ sản xuất dài nên rủi ro có thể gặp

phải và có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế là tương đối cao. Trên cơ sở kết quả thảo

luận nhóm hộ sản xuất hồ tiêu, tham vấn các chuyên gia và nhà quản lý, một số rủi

ro có thể nảy sinh trong sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị bao gồm: (i) năng suất hồ

tiêu biến động do ảnh hưởng của thiên tai và sâu bệnh, (ii) chu kỳ sản xuất thay đổi

do kỹ thuật canh tác, (iii) giá các yếu tố đầu vào tăng, (iv) lãi suất tăng. Để thấy rõ

mức độ ảnh hưởng của yếu tố rủi ro đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu, các kịch

bản về phân tích độ nhạy và kịch bản về phân tích tình huống các chỉ tiêu NPV, IRR

và BCR được thực hiện.

3.5.2.1. Kịch bản phân tích độ nhạy

Kịch bản phân tích độ nhạy cho thấy sự biến động các chỉ tiêu NPV, IRR,

BCR khi các yếu tố rủi ro xuất hiện. Các thông tin về yếu tố rủi ro được đưa vào

phân tích kịch bản như sau:

Đối với năng suất: Trên cơ sở số liệu từ tham vấn chuyên gia, thảo luận nhóm

và số liệu thống kê cho thấy năng suất hồ tiêu trung bình của của tỉnh Quảng Trị

biến động từ 9,5 đến 13 tạ/ha. Kết quả điều tra hộ sản xuất hồ tiêu năm 2013, năng

suất trung bình là 11,08 tạ/ha. Trên cơ sở so sánh năng suất thực tế năm 2013 với

năng suất cao nhất và thấp nhất trong những năm qua, tác giả lấy mức biến động

năng suất từ mức giảm thấp nhất 20% đến tăng cao nhất 20% (tương đương với

năng suất biến động từ 9,5 tạ/ha đến 13 tạ/ha)

Chi phí sản xuất: Trong những năm qua, giá các yếu tố đầu vào biến động theo

xu hướng tăng. Điều này đã dẫn đến chi phí sản xuất hồ tiêu tăng lên, gây ra những

rủi ro cho hộ sản xuất. Trên cơ sở nghiên cứu sự biến động giá các yếu tố đầu vào,

tác giả nghiên cứu sự biến động các chỉ tiêu phân tích trong điều kiện giá yếu tố đầu

vào biến động tăng 10% và tăng 20%.

Đối với chu kỳ sản xuất: Theo Tôn Nữ Tuấn Nam, chu kỳ sản xuất của cây hồ

tiêu theo lý thuyết là 20 năm [29]. Trong thực tế, chu kỳ sản xuất bị tác động bởi

nhiều yếu tố. Nếu cây hồ tiêu không được chăm sóc tốt hoặc bị các loại sâu bệnh

gây hại nặng thì chu kỳ sản xuất sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu được chăm sóc tốt

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

111

thì chu kỳ sản xuất có thể kéo dài hơn. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả

xem xét trong 2 trường hợp chu kỳ sản xuất giảm còn 15 năm và chu kỳ sản xuất

kéo dài đến 25 năm.

Về lãi suất chiết khấu: trong phạm vi phân tích của luận án, tác giả sử dụng

mức lãi suất chiết khấu là 8%. Thực tế, nhiều hộ sản xuất phải huy động vốn với các

mức lãi suất cao hơn. Chính vì vậy, luận án sẽ phân tích sự thay đổi các chỉ tiêu tài

chính trong trường hợp lãi suất chiết khấu thay đổi từ 8% đến 14%/ năm.

Kết quả kịch bản phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR cho

thấy, các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR của hồ tiêu tương đối nhạy cảm với các yếu tố

rủi ro. Sự biến động các chỉ tiêu phân tích được thể hiện qua Bảng 3.20.

Năng suất biến động là một rủi ro thường xảy ra trong sản xuất hồ tiêu. Sự

thay đổi của điều kiện thời tiết, gió bão, sâu bệnh cũng như cách thức chăm sóc đều

ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế thông qua ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu. Với

mức lãi suất chiết khấu 8%, giá trị NPV của các hộ trồng hồ tiêu ở Quảng Trị giảm

125,6 triệu đồng/ha và giảm 238,7 triệu đồng/ha khi năng suất lần lượt giảm 10% và

20%. Ngược lại, giá trị NPV tăng 125,6 triệu đồng/ha và tăng 251,2 triệu đồng/ha

khi năng suất lần lượt tăng 10% và 20%. Điều này cho thấy, việc áp dụng các biện

pháp kỹ thuật trong quá trình canh tác nhằm giảm thiểu tác động của sâu bệnh hại

và gió bão đến năng suất có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế

sản xuất hồ tiêu.

Khi giá đầu vào tăng 10% và 20% sẽ làm chi phí sản xuất hồ tiêu hàng năm

đều tăng thêm 10% và 20%. Điều này dẫn đến sự giảm sút đáng kể giá trị NPV,

IRR và BCR. Khi giá đầu vào tăng 10% và 20% làm giá trị NPV giảm lần lượt 61,4

triệu đồng/ha và 122,7 triệu đồng/ha, IRR giảm xuống còn 13,92% và 15,49%. Mặc

dù các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR giảm xuống khi chi phí sản xuất tăng, nhưng các

chỉ tiêu tính toán cũng cho thấy cây hồ tiêu vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ

sản xuất. Tuy nhiên, nếu các hộ sản xuất thực hiện tốt các biện pháp về tổ chức sản

xuất sẽ giảm chi phí và tăng hiệu quả.

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

112

Bảng 3.20 Kịch bản phân tích độ nhạy NPV, IRR và BCR

(Tính bình quân Ha) Chỉ tiêu Huyện Vĩnh Linh Huyện Cam Lộ Tỉnh Quảng Trị

NPV (Nghìn đồng)

IRR (%)

BCR (Lần)

NPV (Nghìn đồng)

IRR (%)

BCR (Lần)

NPV (Nghìn đồng)

IRR (%)

BCR (Lần)

1. Năng suất hồ tiêu thay đổi Tăng 10% 559.918,32 21,56 2,32 360.403,81 17,99 2,07 451.240,54 19,67 2,19 Tăng 20% 698.421,62 24,02 2,53 475.038,54 20,44 2,26 576.860,54 22,12 2,39 Giảm 10% 282.911,73 15,84 1,90 131.134,34 12,20 1,69 200.000,54 13,94 1,79 Giảm 20% 158.258,76 12,74 1,71 27.963,08 8,98 1,53 86.942,54 10,81 1,61

2. Giá đầu vào thay đổi Tăng 10% 357.557,26 17,44 1,92 186.612,42 13,69 1,73 264.260,80 15,49 1,81 Tăng 20% 293.699.50 15,96 1,76 127.455,77 12,02 1,60 202.901,06 13,92 1,66

3. Chu kỳ sản xuất thay đổi 15 năm 304.949,34 17,57 2,12 151.373,54 13,57 1,85 220.293,94 15,48 1,99 25 năm 496.122,48 19,28 2,10 300.041,63 15,83 1,88 390.110,55 17,47 1,98

4. Lãi suất chiết khấu thay đổi 10% 301.362,27 18,85 2.09 156.556,90 15,27 1,88 220.068,32 16,97 1,97 12% 206.088,67 18,85 2.06 86.034,27 15,27 1,88 140.067,78 16,97 1,95 14% 129.850,10 18,85 2.04 29.825,69 15,27 1,87 74.594,63 16,97 1,93

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

113

Chu kỳ sản xuất biến động cũng là một rủi ro có thể xảy ra do tác động của

sâu bệnh hại và do cách thức chăm sóc. Chu kỳ sản xuất bị rút ngắn hay kéo dài đều

làm cho các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR biến động. Chu kỳ sản xuất giảm xuống còn

15 năm, NPV giảm 105,3 triệu đồng/ha, IRR giảm còn 15,48%. Chu kỳ sản xuất

kéo dài 25 năm, NPV tăng 64,5 triệu đồng/ha, IRR tăng lên 17,47%. Sở dĩ mức giá

trị NPV giảm nhiều hơn so với mức tăng giá trị NPV khi chu kỳ sản xuất cùng biến

động tăng, giảm 5 năm là do những năm cuối của chu kỳ kinh doanh năng suất hồ

tiêu thường thấp hơn những năm giữa của chu kỳ sản xuất. Như vậy, việc thực hiện

các biện pháp chăm sóc tốt nhằm kép dài chu kỳ sản xuất sẽ giúp nâng cao hiệu quả

kinh tế sản xuất hồ tiêu.

3.5.2.2. Kịch bản phân tích tình huống

Trong thực tế, hiệu quả kinh tế không chỉ bị tác động bởi từng yếu tố riêng lẻ

mà có thể bị ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố. Vì vậy, kịch bản phân tích tình

huống sẽ cho thấy sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả NPV, IRR và BCR trong trường

hợp các yếu tố rủi ro đồng thời biến động.Trong phạm vi luận án, tác giả nghiên cứu

sự biến động chỉ tiêu NPV, IRR và BCR với 3 kịch bản. Các kịch bản được xây

dựng dựa trên những điều kiện thực tế sản xuất của hộ sản xuất hồ tiêu.

Kịch bản 1 – Kịch bản tốt nhất: Kịch bản tốt nhất được xác định trong trường

hợp giá các yếu tố đầu vào và lãi suất chiết khấu không thay đổi; năng suất hồ tiêu

đạt được cao nhất trong điều kiện thời tiết thuận lợi, không bị sâu bệnh và chăm sóc

tốt nhất; giá hồ tiêu là mức giá cao nhất trong nhất trong những năm gần đây. Cụ

thể: năng suất đạt 13 tạ/ha, giá bán hồ tiêu là 180.000 đồng/kg tiêu khô.

Kịch bản 2 - Kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất: Kịch bản này được xác

định trong trường hợp giá các yếu tố đầu vào và lãi suất chiết khấu không thay đổi;

năng suất và giá bán hồ tiêu đạt được là mức năng suất và giá bán có tần xuất xảy ra

nhiều nhất trong quá trình sản xuất. Cụ thể: năng suất đạt 10,5 tạ/ha, giá bán hồ tiêu

là 150.000 đồng/kg tiêu khô.

Kịch bản 3 – Kịch bản xấu nhất: Kịch bản xấu nhất được xác định trong

trường hợp năng suất, giá yếu tố đầu vào và đầu ra biến động theo chiều hướng ảnh

hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất của hộ trồng tiêu. Giá đầu vào tăng cao làm chi

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

114

phí sản xuất tăng lên. Giá bán hồ tiêu được xét trong trường hợp thấp nhất mà người

dân bán trong 3 năm gần đây. Năng suất hồ tiêu đạt thấp nhất trong điều kiện sản

xuất không thuận lợi. Cụ thể: năng suất đạt 9,5 tạ/ha, giá bán hồ tiêu là 120.000

đồng/kg tiêu khô, giá đầu vào tăng 20%.

Dựa trên cơ sở thông tin đầu vào từ các kịch bản, luận án sẽ phân tích sự biến

động các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR trong từng trường hợp. Kết quả phân tích các

kịch bản được thể hiện ở số liệu Bảng 3.21.

Kết quả phân tích kịch bản với các tình huống cho thấy, các chỉ tiêu hiệu quả

kinh tế dài hạn NPV, IRR và BCR biến động nhiều trong các tình huống nghiên

cứu. Có nghĩa sự biến động năng suất, chi phí sản xuất, giá bán hồ tiêu có ảnh

hưởng quan trọng đến giá trị các chỉ tiêu phân tích hiệu quả.

Ở kịch bản tốt nhất, giá trị NPV có thể lên đến 878,3 triệu đồng/ha, IRR là

27,28%. Đây là mức hiệu quả mà hộ sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị vẫn có thể đạt

được. Vì với mức biến động giá như hiện nay, nhiều hộ nông dân đã bán được sản

phẩm ở mức giá này. Về năng suất, có nhiều hộ trồng tiêu ở Quảng Trị, đặc biệt ở

huyện Vĩnh Linh, đã đạt được và vượt mức năng suất này. Nếu hộ nông dân áp

dụng đúng yêu cầu kỹ thuật trong chăm sóc hồ tiêu thì mức năng suất này vẫn có

thể đạt được trên diện rộng. Ở kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất, giá trị NPV là

300,2 triệu đồng/ha, IRR là 16,4%. Đây là mức hiệu quả kinh tế mà đa số các hộ

sản xuất đã đạt được trong quá trình sản xuất. Với chỉ tiêu IRR = 16,4%, cao hơn

nhiều so với lãi suất ngân hàng, đã khẳng định cây hồ tiêu thực sự là cây trồng

mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ sản xuất. Kịch bản xấu nhất, giá trị NPV là –

187,9 triệu đồng/ha và IRR là – 0,42%. Trong trường hợp xấu nhất, việc đầu tư sản

xuất hồ tiêu không mang lại hiệu quả cho người dân. Tuy nhiên, thực tiễn gần như

không xảy ra trường hợp này. Vì đối với cây hồ tiêu, khi hộ gia tăng đầu tư sẽ giúp

tăng năng suất. So sánh kết quả phân tích kịch bản tình huống giữa hai huyện Vĩnh

Linh và Cam Lộ, các kết quả phân tích của huyện Vĩnh Linh đều cao hơn huyện

Cam Lộ.

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

115

Bảng 3.21 Kịch bản phân tích tình huống NPV, IRR và BCR

(Tính bình quân ha)

Kịch bản phân tích

Huyện Vĩnh Linh Huyện Cam Lộ Tỉnh Quảng Trị

NPV

(Nghìn đồng)

IRR

(%)

BCR

(Lần)

NPV

(Nghìn đồng)

IRR

(%)

BCR

(Lần)

NPV

(Nghìn đồng)

IRR

(%)

BCR

(Lần)

Kịch bản 1 1.030.830,8 29,24 3,03 750.162,0 25,59 2,71 878.349,1 27,28 2,86

Kịch bản 2 393.715,2 18,28 2,06 222.842,2 14,69 1,85 300.206,9 16,40 1,97

Kịch bản 3 - 141.054,0 2,35 1,23 - 226.072,6 - 3,58 1.11 - 187.970,9 - 0,42 1,16

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

116

Tóm lại: Các kết quả phân tích kịch bản cho thấy: trong điều kiện sản xuất có

nhiều rủi ro, cây hồ tiêu vẫn thực sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho

người dân. Đặc biệt, việc áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật trong quá trình chăm

sóc nhằm nâng cao năng suất và kéo dài chu kỳ sản xuất có ý nghĩa vô cùng quan

trọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho hộ sản xuất hồ tiêu.

3.5.3. Phân tích mô phỏng Monte Carlo

Kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính hàng năm, phân tích đầu tư dài hạn,

phân tích hàm sản xuất và phân tích kịch bản cho thấy cây hồ tiêu đem lại hiệu quả

kinh tế cao cho người sản xuất. Thực tế sản xuất, các yếu tố đầu vào và năng suất hồ

tiêu có thể biến đổi đồng thời và biến đổi không cùng một tỷ lệ. Để thấy rõ hơn sự

biến động và phân phối xác suất của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong điều kiện

sản xuất có rủi ro, luận án sử dụng mô hình phân tích mô phỏng Monte Carlo.

Mô hình mô phỏng Monte Carlo được thực hiện để dự báo các chỉ tiêu HQKT

dài hạn NPV, IRR và BCR trong điều kiện năng suất hồ tiêu, giá bán hồ tiêu và chi

phí sản xuất hồ tiêu thay đổi. Các chỉ tiêu dự báo được tính toán lặp lại 100.000 lần

với các trường hợp có thể xảy ra của các yếu tố năng suất, giá bán và chi phí sản

xuất trong miền giá trị đưa vào phân tích.

Xây dựng mô hình mô phỏng Monte Carlo:

1. Biến giả định: Dựa trên các yếu tố rủi ro có ảnh hưởng đến hiệu quả sản

xuất hồ tiêu đã thảo luận ở phần trước. Trong mô hình mô phỏng Monte Carlo, các

yếu tố rủi ro được giả định để phân tích bao gồm năng suất hồ tiêu, giá bán hồ tiêu

và giá các yếu tố đầu vào. Miền giá trị của các biến giả định được xác định dựa trên

số liệu thứ cấp của tỉnh Quảng Trị, tham vấn chuyên gia, thảo luận nhóm và số liệu

thực tế điều tra hoạt động sản xuất hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị.

- Năng suất hồ tiêu biến động từ 9,5 tạ/ha đến 13 tạ/ha.

- Giá bán hồ tiêu biến động từ 120.000 đồng/kg đến 180.000 đồng/kg.

- Giá các yếu tố đầu vào tăng đến 20% làm chi phí sản xuất hồ tiêu tăng 20%

2. Biến dự báo: là các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu, bao

gồm NPV, IRR, BCR

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

117

Kết quả phân tích mô phỏng giá trị và xác suất các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

được thể hiện qua Bảng 3.22 và Bảng 3.23.

Bảng 3.22 Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo

Theo vùng Chỉ tiêu

ĐVT Giá trị nhỏ nhất

Giá trị kỳ vọng

Giá trị lớn nhất

Độ lệch chuẩn

Tỉnh Quảng Trị

NPV Nghìn đồng -204.317,9 343.402,7 1.073.565,1 203.429,1 IRR % - 6,68 16,94 30,40 4,72 BCR Lần 1,11 2,04 4,10 0,39

Huyện Vĩnh Linh

NPV Nghìn đồng -150.421,7 441.025,1 1.232.360,3 222.866,4 IRR % - 2,18 18,85 32,16 4,66 BCR Lần 1,18 2,16 4,34 0,41

Huyện Cam Lộ

NPV Nghìn đồng -248.568,1 261.992,8 939.970,8 187.015,32 IRR % - 12,94 15,20 29,02 4,83 BCR Lần 1,08 1,93 3,73 0,35

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Bảng 3.23 Phân phối xác suất của chỉ tiêu NPV và IRR

ĐVT: %

Chỉ tiêu Huyện Vĩnh Linh

Huyện Cam Lộ

Tỉnh Quảng Trị

NPV (nghìn

đồng/ha)

≥ 0 98,64 91,76 96,10 245.769,0 80,07 54,61 67,89 261.992,8 78,12 51,40 65,19 325.620,5 69,37 39,90 54,60 343.402,7 66,67 36,88 51,65 421.620,5 54,89 25,16 38,77 441.025,1 51,95 22,58 35,83

IRR

8% 98,64 91,76 96,10 10% 96,25 85,24 91,56 12% 91,64 75,91 84,63 14% 84,50 63,43 74,73

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

118

Biểu đồ 3.6 Giá trị và phân phối xác suất NPV tỉnh Quảng Trị

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.7 Giá trị và phân phối xác suất IRR tỉnh Quảng Trị

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

119

Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo cho thấy: giá trị NPV kỳ vọng của

tỉnh Quảng Trị qua 100.000 lần tính toán là 343,4 triệu đồng/ha, cao hơn giá trị

NPV năm 2013 là 17,8 triệu đồng/ha. Trong điều kiện thuận lợi, NPV cao nhất có

thể đạt 1.073,5 triệu đồng/ha. Xác suất để NPV lớn hơn 0 là 96,1% và lớn hơn giá

trị hiện tại, NPV = 325,6 triệu đồng/ha, là 54,60%. Xác suất để NPV đạt được cao

hơn giá trị kỳ vọng, NPV = 343,4 triệu đồng/ha, là 51,65%. Theo kết quả tính toán

của Bùi Dũng Thể, năm 2013, NPV của cao su ở Quảng Trị là 218.210 triệu

đồng/ha [44]. Xác suất để NPV của cây hồ tiêu đạt được cao hơn NPV của cây cao

su, 218.210 triệu đồng/ha, là 72,48%. Điều này cho thấy cây hồ tiêu đem lại hiệu

quả kinh tế cao hơn so với cây cao su cho người sản xuất.

IRR kỳ vọng đạt 16,94% và cao nhất có thể đạt 30,40% cao hơn nhiều so với

mức lãi suất hiện nay của các ngân hàng. Xác suất để IRR = 8% là 96,10%. Xác

suất để IRR = 10%, bằng với mức lãi suất cho vay hiện nay của các ngân hàng là

91,56%. Các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR kỳ vọng đạt được khá cao và với xác suất

lớn, chứng tỏ rằng mức độ rủi ro trong sản xuất hồ tiêu không cao.

Kết quả phân tích các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR của hai huyện Vĩnh Linh và

Cam Lộ có sự chênh lệch nhau, các chỉ tiêu phân tích của huyện Vĩnh Linh đều cao

hơn so với huyện Cam Lộ. NPV kỳ vọng của huyện Vĩnh Linh là 441 triệu đồng/ha,

cao hơn 180 triệu đồng/ha so với huyện Cam Lộ, IRR kỳ vọng của huyện Vĩnh Linh

là 18,85%, huyện Cam Lộ là 15,20%. Xác suất để NPV lớn hơn giá trị kỳ vọng của

huyện Vĩnh Linh là 55,16%, của huyện Cam Lộ là 54,62%. Xác xuất để NPV của

huyện Vĩnh Linh lớn hơn giá trị NPV của huyện Cam Lộ (261,9 triệu đồng/ha) là

78,12% và lớn hơn giá trị hiện tại của hyện Cam Lộ (245,7 triệu đồng/ha) là

80,07%. Trong khi, hai xác suất này của huyện Cam Lộ đối với huyện Vĩnh Linh là

22,58% và 25,16%. So sánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được với tình hình đầu tư

thực tế giữa hai huyện đã phân tích một lần nữa khẳng định được vai trò quan trọng

của việc đầu tư phân bón và lao động chăm sóc đến năng suất hồ tiêu.

Kết quả phân tích kịch bản, phân tích tình huống và mô phỏng Moter Carlo

cho thấy: các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế NPV và IRR có nhiều biến động khi yếu tố

năng suất, giá hồ tiêu và chi phí sản xuất thay đổi. Tuy nhiên, giá trị kỳ vọng đạt của

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

120

NPV và IRR được khá cao với xác suất lớn, chứng tỏ rằng rủi ro ảnh hưởng đến hiệu

quả kinh tế không cao, hồ tiêu vẫn thực sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho hộ trồng

tiêu việc áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cũng như chăm sóc tốt

vườn cây nhằm nâng cao năng suất một cách bền vững có ý nghĩa quan trọng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, rủi ro và sự biến động hiệu quả kinh tế

trong điều kiện sản xuất có rủi ro cho thấy: Năng suất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị

giao động 9,5 tạ/ha đến 13 tạ/ha, trung bình năng suất năm 2013 đạt được là 11,08

tạ/ha. Bình quân mỗi ha hộ thu được NPV là 325.620,54 triệu đồng/ha và IRR đạt

16,97%.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu cho thấy:

các yếu tố đầu vào như lượng phân bón hữu cơ và NPK, số công lao động chăm sóc,

mật độ trồng có ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu. Việc đầu tư chăm sóc khác nhau

giữa hai huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất khác

nhau.

Trong quá trình sản xuất, hộ sản xuất đối mặt với nhiều rủi ro như rủi ro sản

xuất do sâu bệnh, thời tiết cũng như do chưa áp dụng đúng yêu cầu kỹ thuật; rủi ro

thị trường do biến động giá yếu tố đầu vào, đầu ra. Hộ sản xuất đã nhận thức và đã

thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến kết

quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất

hồ tiêu trong điều kiện rủi ro cho thấy cây hồ tiêu vẫn thực sự là cây trồng đem lại

hiệu quả kinh tế cao cho người dân. NPV kỳ vọng của tỉnh Quảng Trị đạt được là

343,4 triệu đồng/ha, với xác suất đạt được là 51,65%, xác suất để chỉ tiêu IRR bằng

8% là 96,1%

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

121

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ GIẢM

THIỂU RỦI RO SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

4.1. CĂN CỨ THIẾT LẬP CÁC GIẢI PHÁP

Để xây dựng các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm

thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tác giả dựa vào

những căn cứ sau:

4.1.1. Nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam

Về dự báo nhu cầu thị trường, theo Hiệp hội hồ tiêu Quốc tế (IPC) sản lượng

hồ tiêu thế giới giai đoạn 2008 – 2012 đạt trung bình 314.000 tấn. Tồn kho trung

bình mỗi năm 10.000 – 90.000 tấn và có xu hướng giảm thêm do nhiều nước sản

xuất hồ tiêu chính như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Brazil đều giảm sản lượng.

Cũng theo IPC, sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2015 ước khoảng 374.500 tấn, tăng

38.300 tấn, nhu cầu ước tính là 416.000 tấn. Nguồn cung có xu hướng giảm, trong

khi đó nhu cầu sử dụng vẫn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu thị trường Mỹ

và Tây Âu.

Như vậy, tình hình thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước sản xuất và

xuất khẩu hồ tiêu, nhất là Việt Nam – quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế cạnh

tranh và là nước sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới.

Về khả năng sản xuất hồ tiêu của Việt Nam, diện tích trồng tiêu cả nước trong

vòng 12 năm (2003 – 2014) gia tăng liên tục, từ 50.500 ha lên 61.500 ha. Trung

bình mỗi năm diện tích trồng mới tăng 2.500 – 3.000 ha, diện tích thu hoạch 45.000

ha. Năm 2014, diện tích hồ tiêu cả nước đạt 61.500 ha, vượt 23% so với quy hoạch

đến năm 2020 (50.000 ha) của Bộ NN & PTNT.

Như vậy, việc phát triển hồ tiêu đang có xu hướng tự phát, ồ ạt không theo

quy hoạch và dễ dãi trong khâu lựa chọn giống, áp dụng quy trình canh tác. Nếu

không tập trung quản lý chặt chẽ quy hoạch và quy trình sản xuất sẽ dẫn đến hậu

quả về thoái hóa giống, giảm năng suất chất lượng hồ tiêu và sẽ gặp vấn đề được

mùa mất giá như nhiều sản phẩm nông nghiệp khác.

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

122

Sản lượng hồ tiêu biến động tăng qua các năm trong khoảng từ 110.000 –

125.000 tấn/năm. Năng suất bình quân cả nước 24,5 – 25 tạ/ha, có những nơi cá biệt

năng suất đạt 60 – 70 tạ/ha. Do điều kiện tự nhiên, trình độ tập quán canh tác và khả

năng đầu tư khác nhau dẫn đến năng suất, sản lượng khác nhau và khá chênh lệch

giữa các vùng trồng tiêu ở nước ta [22].

Về xuất khẩu hồ tiêu, thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam khá rộng. Hồ

tiêu Việt Nam đã có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Châu

Âu và châu Á, đặc biệt là các quốc gia Hoa Kỳ, các Tiểu vương quốc Ả rập thống

nhất và Đức là ba thị trường truyền thống lớn nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Việt

Nam tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một thế

giới 14 năm liền. Vị thế hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định trên trường quốc tế.

Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã nhìn Việt Nam với con mắt tôn trọng, lắng nghe và

cùng chia sẻ [21].

Đối với thị trường tiêu thụ nội địa, theo số liệu thống kê, lượng hồ tiêu xuất

khẩu hàng năm của Việt Nam bình quân 110.000 tấn/năm, chiếm 40 – 52% tổng sản

lượng tiêu xuất khẩu của thế giới, chiếm trên 90% tổng khối lượng hồ tiêu sản xuất

trong nước. Lượng tiêu thụ nội địa chiếm 10%. Như vậy, thị trường tiêu thụ nội địa

là lợi thế cho các vùng hồ tiêu có sản lượng nhỏ như Quảng Trị do ít gặp cạnh tranh

hơn vì các vùng sản xuất lớn chủ yếu cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu. Tuy

nhiên, thị trường nội địa cũng yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm do phải cạnh

tranh với các sản phẩm hồ tiêu qua chế biến rất đa dạng của nước ngoài. Với lợi thế

là sản phẩm có chất lượng cao, vùng nguyên liệu vừa phải, hồ tiêu Quảng Trị chọn

phân khúc thị trường nội địa là hoàn toàn phù hợp và có nhiều lợi thế để phát triển.

4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển cây hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị

Căn cứ vào Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020 và

tầm nhìn đến 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 1442/QĐ-BNN-TT ngày 27

tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ vào Quy hoạch phát triển

ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 được phê duyệt theo Nghị quyết

số 01/2014/NQ-HĐND; Căn cứ vào đề án Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

123

tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Trị. Để phát triển ngành hồ

tiêu, định hướng và mục tiêu phát triển ngành hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị như sau:

4.1.1.1. Định hướng phát triển

- Đến năm 2020, diện tích cây hồ tiêu đạt 2.650 ha, tập trung phát triển trên

các vùng đất đỏ bazan của các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa,

Hải Lăng, Triệu Phong.

- Phát triển những sản phẩm trồng trọt có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập

cao cho nông dân, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo. Khuyến khích

chuyển đổi các diện tích sản xuất cây trồng kém hiệu quả, có điệu kiện thích hợp

sang phát triển cây hồ tiêu.

- Khuyến khích hộ sản xuất quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Cần tăng

cường công tác tập huấn kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh cho cây hồ tiêu, xây

dựng nhiều mô hình vườn hồ tiêu an toàn sâu bệnh với việc thực hiện theo đúng quy

trình chăm sóc, bón phân, phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại chính, từ đó nhân

rộng trên phạm vi toàn tỉnh.

- Cần có các chính sách hỗ trợ đối với hộ vay vốn trồng tiêu. Hỗ trợ một phần

kinh phí, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trong sản xuất hồ tiêu.

- Nhân rộng và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu. Đa dạng

các nội dung sinh hoạt của câu lạc bộ như kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân,

phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, chế biến sản phẩm.

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển

- Hình thành các vùng sản xuất tập trung hàng hóa, phù hợp với điều kiện sản

xuất của từng vùng. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ

vào sản xuất. Gắn sản xuất với chế biến, thị trường để nâng cao hiệu quả sản xuất,

nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng chuyên canh tập trung, ứng dụng

các tiến bộ kỹ thuật nhằm tạo ra lượng hàng hóa lớn, nâng cao chất lượng, hiệu quả

trên một đơn vị diện tích.

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

124

- Chủ động kiểm soát và khống chế được các loại sâu bệnh gây hại nghiên trọng

cho cây hồ tiêu, giảm thiểu những thiệt hại do sâu bệnh. Hướng đến sản xuất hồ tiêu

theo hướng bền vững về quy mô, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

4.1.3. Thực trạng sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Qua kết quả phân tích thực trạng, hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ

tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ở Chương 3 cho thấy: cây hồ tiêu đem lại hiệu quả

kinh tế cao, phù hợp với đặc điểm đất đai, khí hậu của tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên,

hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu chưa đồng đều giữa các vùng, năng suất hồ tiêu

chưa ổn định, năng suất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị còn thấp hơn so với các vùng

sản xuất hồ tiêu trong cả nước. Điều này được thể hiện qua một số nguyên nhân

chính sau:

- Sử dụng phân bón chưa đầy đủ và chưa hợp lý: trong sản xuất hồ tiêu, phân

bón đặc biệt là phân bón hữu cơ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng

suất. Qua kết quả phân tích cho thấy lượng phân bón hộ sử dụng còn thấp về số

lượng, các loại phân vi sinh chưa được sử dụng trong sản xuất nên chưa phát huy

hết tiềm năng về năng suất.

- Chất lượng giống hồ tiêu chưa được chọn lọc và xử lý đã ảnh hưởng đến

năng suất, chất lượng sản phẩm và tình hình sâu bệnh hại. Nguyên nhân chính là do

việc cung cấp và quản lý giống còn hạn chế. Mặt khác, chi phí giống hồ tiêu trong

những năm gần đây tăng cao đã ảnh hưởng đến việc đầu tư của hộ sản xuất.

- Trình độ và năng lực tổ chức sản xuất của hộ nông dân còn hạn chế: kết quả

phân tích cho thấy hộ sản xuất có thuận lợi là nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh

nghiệm trong hoạt động sản xuất hồ tiêu và có quan hệ cộng đồng gắn bó. Tuy

nhiên, cũng có những khó khăn như khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

sản xuất, khả năng tiếp cận các thông tin thị trường còn hạn chế.

- Chi phí sản xuất tăng cao: những năm gần đây giá các yếu tố đầu vào đặc

biệt là giá phân bón, giá cây giống, cây trụ tăng cao đã gây nhiều khó khăn cho hộ

sản xuất trong việc đầu tư chăm sóc, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của người

sản xuất.

- Tình hình sâu bệnh và thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến hoạt

động sản xuất hồ tiêu.

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

125

4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ GIẢM THIỂU RỦI

RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU

Kết quả nghiên cứu cho thấy cây hồ tiêu phát triển thích hợp với điều kiện tự

nhiên và đất đai của tỉnh Quảng Trị. So với các cây lâu năm khác, hồ tiêu được đánh

giá là cây trồng mang lại HQKT cao. Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động sản

xuất hồ tiêu còn nhiều hạn chế như năng suất chưa cao và chưa ổn định, mức đầu tư

cho sản xuất hồ tiêu còn thấp, hộ sản xuất chưa tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật

trong quá trình canh tác, tình trạng sâu bệnh thường xuyên xảy ra, chi phí sản xuất

tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Qua việc phân

tích HQKT và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải

để góp phần nâng cao HQKT và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn

tỉnh Quảng Trị.

4.2.1. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất

Việc nắm chắc và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong quá trình sản xuất có

vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm

thiểu rủi ro. Cây hồ tiêu có chu kỳ sản xuất dài nên các biện pháp kỹ thuật liên quan

đến chọn giống, xây dựng vườn, bón phân, chăm sóc, thu hoạch và chế biến bảo

quản đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm

thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu cần thực hiện đồng bộ các biện pháp liên quan

đến kỹ thuật sản xuất bao gồm:

4.2.1.1. Về giống

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng, giống là

yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Việc lựa chọn giống tốt giúp hộ

sản xuất giảm thiểu được rủi ro do sâu bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện

thời tiết không thuận lợi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hộ

trồng tiêu thường tự sản xuất giống (chiếm 59,7%) hoặc mua từ các hộ sản xuất

khác (chiếm 40,3%). Đặc biệt trong điều kiện giá giống hồ tiêu cao như hiện nay

(15.000 đồng/hom giống) thì việc tận dụng giống từ các cây tiêu có sẵn trong gia

đình lại càng trở nên phổ biến. Mặt khác, nhiều hộ sản xuất chưa xử lý giống trước

khi trồng. Điều này có thể gây ra tình trạng lây lan bệnh tật, thoái hóa giống, ảnh

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

126

hưởng hưởng đến năng suất và chu kỳ sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng

Trị chưa xây dựng được vườn nhân giống tiêu đảm bảo tiêu chuẩn nên công tác

cung ứng giống và quản lý giống còn gặp nhiều khó khăn [37]. Vì vậy, để giải quyết

vấn đề này trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp:

- Nâng cao nhận thức cho hộ sản xuất về vai trò và lợi ích của việc lựa chọn

giống hồ tiêu. Khuyến khích hộ sản xuất chọn giống tiêu tốt từ những vườn tiêu

không bị bệnh và xử lý hom giống trước khi trồng. Giống tiêu phải được lấy từ cây

tiêu 2 – 3 năm tuổi, sinh trưởng khỏe, không sâu bệnh.

- Nghiên cứu, chọn lọc các giống tiêu phù hợp với đặc điểm sinh thái của tỉnh

Quảng Trị, đảm bảo năng suất, chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh và các

điều kiện bất lợi của thời tiết. Các giống tiêu được đánh giá phù hợp bao gồm tiêu

Vĩnh Linh, tiêu Cùa, tiêu Ấn Độ.

- Từng bước trồng mới và thay thế các vườn tiêu già cỗi cho năng suất thấp.

- Xây dựng vườn ươm giống hồ tiêu tập trung ở mỗi địa phương tạo điều kiện

cho việc cung ứng giống tốt, đảm bảo chất lượng và công tác kiểm tra chất lượng

nguồn giống được thuận lợi.

4.2.1.2. Xây dựng vườn hồ tiêu

Đối với cây công nghiệp dài ngày như cây hồ tiêu, việc xây dựng vườn có ý

nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất. Việc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi

xây dựng vườn hồ tiêu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất do sâu

bệnh, giúp cây hồ tiêu phát triển tốt. Kết quả phân tích Chương 3 cho thấy: đối với

các vườn trồng mới, hộ sản xuất đã chú trọng đến việc xử lý đất trước khi trồng,

thiết lập hệ thống thoát nước, lựa chọn loại cây trụ khi xây dựng vườn hồ tiêu. Tuy

nhiên, mật độ trồng cây trụ hiện nay còn thấp hơn so với định mức kỹ thuật, mật độ

trung bình hiện tại là 1.512 cây trụ/sào trong khi mật độ kỹ thuật là 1.600 cây trụ ha

[8]. Một số giải pháp cần thực hiện khi xây dựng vườn hồ tiêu:

- Xây dựng hệ thống thoát nước cho toàn vùng sản xuất và cho từng vườn hồ

tiêu. Đối với toàn vùng, xây dựng hệ thống kênh mương có độ sâu 1,0 – 1,5 m bao

quanh vùng quy hoạch trồng hồ tiêu. Đối với từng vườn, đào mương dọc theo hai

bên vườn có độ sâu 0,5 – 1,0 m và các rãnh nhỏ giữa các hàng cây song song theo

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

127

độ dốc nhằm gom nước và thoát nước ngay sau khi mưa. Việc xây dựng hệ thống

thoát nước sẽ giúp tránh tình trạng nước tràn từ vườn này sang vườn khác, ứ đọng

nước trong vườn hồ tiêu vào mùa mưa và hạn chế tình trạng lây lan sâu bệnh hại

theo nguồn nước.

- Đối với điều kiện thời tiết Quảng Trị, cây trụ được sử dụng là trụ sống. Cây

trụ được lựa chọn phải đủ độ lớn, độ cao và có khả năng chống chịu với tác động

của điều kiện tự nhiên. Cây trụ được trồng với khoảng cách 2,5 m x 2,5 m, đảm bảo

mật độ 1.600 cây trụ/ha.

- Xây dựng hàng cây chắn gió nhằm hạn chế ảnh hưởng của gió hại đến vườn

hồ tiêu. Ở Quảng Trị cần thiết kế hàng cây chắn gió ở hướng Đông Bắc để chống

gió Bơớc và hướng Tây Nam để chống gió Lào.

4.2.1.3. Về sử dụng phân bón

Kết quả phân tích Chương 3 cho thấy, phân bón chiếm một tỷ trọng tương đối

lớn trong chi phí sản xuất hồ tiêu. Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb - Douglas

cũng chỉ ra việc bón phân có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với năng suất hồ tiêu. Kết

quả tham vấn chuyên gia và thảo luận hộ sản xuất hồ tiêu cũng chỉ ra việc gia tăng

lượng phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ, có ý nghĩa quan trọng đối sự phát triển

vườn cây, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho hộ sản xuất. Tuy nhiên,

mức đầu tư phân bón hiện nay còn thấp và phụ thuộc nhiều vào điều kiện của gia

đình. Vì vậy, để nâng cao HQKT sản xuất hồ tiêu cần thực hiện các giải pháp:

- Thực hiện bón phân đủ về số lượng, đảm bảo kết hợp sử dụng cả phân bón

hữu cơ và phân bón vô cơ. Cách bón phân hợp lý sẽ giúp cho cây phát triển tốt cho

năng suất cao. Đối với phân vô cơ nên dùng các loại phân bón có tỷ lệ NPK chuyên

dùng phù hợp để bón cho cây hồ tiêu trong từng giai đoạn phát triển. Tăng lượng

phân bón hữu cơ như phân bò hoai mục, phân xanh, phân vi sinh và giảm lượng

phân bón hóa học. Cây hồ tiêu ở TKKD cần bón đủ lượng phân hữu cơ theo quy

định từ 15 kg/trụ tiêu tương đương 24 tấn/ha cho vườn cây với mật độ kỹ thuật

1.600 trụ/ha. Ngoài ra, hàng năm cần bón bổ sung phân vi sinh. Hộ trồng hồ tiêu

có thể tự sản xuất phân xanh ủ phân vi sinh hoặc phân chuồng từ nguồn nguyên

liệu có sẵn với kỹ thuật đơn giản và chi phí thấp. Lượng phân bón cho cây hồ tiêu

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

128

có thể khác nhau qua các năm. Vào những năm cây hồ tiêu được mùa cần tăng

cường lượng phân bón nhiều hơn nhằm cung cấp lượng dinh dưỡng mà cây đã mất

đi do năng suất cao. Điều này sẽ giúp cho cây hồ tiêu ổn định được năng suất qua

các năm.

- Thực hiện bón phân đúng thời gian. Đối với phân hữu cơ bón một lần/năm.

Bón phân khi đất đủ ẩm, đầu mùa mưa, bón theo rãnh đào xung quanh tán cây tiêu,

không được đào xới vùng rễ tiêu, tránh làm tổn thương bộ rễ để tránh tác hại của

nấm bệnh lên bộ rễ tiêu. Điều này rất quan trọng để duy trì sự tồn tại lâu dài của

vườn tiêu. Đối với phân vô cơ thời gian bón phân khác nhau tùy theo giai đoạn phát

triển của vườn cây. Với tiêu trồng mới, bón lần thứ nhất sau khi trồng 1 – 1,5 tháng,

lần thứ 2 bón sau khi trồng 2 – 3 tháng. Hồ tiêu năm 2 – 3, bón 3 lần/năm, lần 1 vào

đầu mùa mưa, lần 2 vào giữa mùa mưa và lần 3 vào cuối mùa mưa. Với vườn tiêu ở

thời kỳ kinh doanh, bón 4 lần/năm, lần 1 trước khi thu hoạch, lần 2 trước khi ra hoa,

lần 3 sau khi lứa quả chính đậu, lần 4 khoảng 2 -3 tháng sau lần 3 để nuôi quả.

4.2.1.4. Về chăm sóc và bảo vệ vườn cây

Chăm sóc vườn hồ tiêu ảnh hưởng quan trọng đến khả năng sinh trưởng, tuổi

vườn cây, hạn chế sâu bệnh và nâng cao năng suất. Vì vậy, nâng cao nhận thức cho

hộ sản xuất về vai trò của chăm sóc và bảo vệ vườn cây là rất quan trọng. Hoạt động

chăm sóc và bảo vệ vườn cây cần được thực hiện thường xuyên trong năm. Những

giải pháp liên quan đến chăm sóc vườn hồ tiêu bao gồm:

- Vườn hồ tiêu cần được làm sạch cỏ thường xuyên và tránh làm tổn thương

vùng rễ của cây. Dùng rơm rạ, cỏ khô, lá khô che phủ mặt đất trong mùa khô để

giảm việc bốc hơi nước và nhiệt độ. Dọn sạch vật liệu che phủ trong mùa mưa để

vườn thông thoáng, khô ráo nhằm giảm sự phát triển của dịch bệnh.

- Những vườn hồ tiêu ở thời kỳ KTCB, cần tiến hành buộc dây tiêu để rễ

bám chắc vào cây trụ. Điều này giúp tạo hình cho cây hồ tiêu và phát triển các cành

cho quả.

- Vườn tiêu trồng mới và trong giai đoạn KTCB, vào mùa khô phải tưới

nước. Đối với vườn tiêu ở TKKD, sau vụ thu hoạch chỉ nên tưới nước vừa đủ để

cây tiêu tồn tại, không nên tưới nhiều. Vì tưới nhiều cây sẽ tiếp tục sinh trưởng và

ra hoa rải rác, ảnh hưởng đến năng suất của vụ tiếp theo.

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

129

- Cắt tỉa, tạo tán cho cây trụ sống và cây hồ tiêu trong TKKD. Hàng năm,

vào mùa mưa, cần cắt tỉa cành của cây trụ sống nhằm giúp vườn tiêu thông thoáng,

giảm thiệt hại do sâu bệnh, tăng ánh sáng cho cây tiêu quang hợp từ đó tăng năng

suất vườn tiêu. Khi cây hồ tiêu cao 4 – 5 m cần khống chế độ cao bằng cách hãm

ngọn và xén tỉa định kỳ. Sau khi thu hoạch nên làm sạch chồi, cắt bỏ các cành tiêu

sát mặt đất, cành giá cỗi, gom lá già, lá sâu bệnh đem đi đốt. Điều này sẽ giúp ngăn

ngừa sâu bệnh và tạo điều kiện cho cây phân hóa mầm hoa để tăng năng suất cho

năm tiếp theo. Việc cắt tỉa cành nên tiến hành từ 2 – 3 lần/năm. Ở những vườn hồ

tiêu có hiện tượng ra hoa rải rác không đúng thời vụ, nên cắt bỏ những cành này để

tập trung cho cây ra hoa hàng loạt và quả chín tập trung.

4.2.1.5. Về thu hoạch và chế biến

Việc xác định thời điểm, cách thức thu hoạch và chế biến sau thu hoạch ảnh

hưởng đến chất lượng sản phẩm và tỷ lệ hao hụt. Vì vậy, nó cũng ảnh hưởng đến

hiệu quả sản xuất. Việc chọn thời điểm thu hoạch và chế biến sản phẩm ảnh hưởng

đến chất lượng hạt tiêu. Bên cạnh đó, sản phẩm hồ tiêu được thu hoạch thủ công

nên cách thức thu hoạch sẽ ảnh hưởng tỷ lệ hao hụt và sự phát triển cây tiêu những

năm sau. Khi thu hoạch, một số lượng lớn hạt tiêu bị rơi xuống đất. Hộ sản xuất

thường nhặt những nhành tiêu nguyên mà không thu gom hết được những hạt tiêu

đã bị rơi rụng xuống. Với những hộ có quy mô và sản lượng ít thì lượng tổn thất này

không đáng kể, nhưng với hộ có quy mô lớn thì không thể không chú ý đến vấn đề

này. Hộ sản xuất thường thu hoạch, phơi khô và bán sản phẩm ở dạng tiêu đen.

Điều này có thể dẫn rủi ro cho hộ sản xuất khi giá hồ tiêu biến động giảm. Vì vậy,

để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro cần thực hiện các giải pháp:

- Thu hoạch hồ tiêu nên dựa vào độ chín của hạt tiêu. Khi trên nhành tiêu xuất

hiện hạt chín chiếm 5% là bắt đầu thu hoạch. Nếu thu hoạch khi tỷ lệ hạt chín quá

cao, với đặc điểm chùm hạt tiêu phân bố trên toàn cây tiêu sẽ khó thu hoạch và dễ bị

rơi rụng gây tổn thất lớn. Nếu thu hoạch khi tiêu còn xanh thì hạt tiêu khi phơi

không căng tròn và hương vị tiêu kém, ảnh hưởng đến chất lượng.

- Để giảm tỷ lệ hao hụt, khi thu hoạch nên sử dụng phương pháp trải lưới

(bạt) ở vườn tiêu. Lượng sản phẩm rơi xuống lưới khi thu hoạch sẽ được gom lại

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

130

toàn bộ. Điều này giúp giảm công thu gom hạt tiêu rơi và giảm được lượng sản

phẩm thất thoát.

- Sử dụng sân phơi sạch, loại sạch tạp chất nhằm nâng cao chất lượng sản

phẩm.

- Để giảm rủi ro do giá và nâng cao giá trị sản phẩm hồ tiêu, cần đa dạng hóa

các sản phẩm từ hồ tiêu như tiêu đen, tiêu sọ, tinh dầu tiêu, tiêu ngâm giấm, tiêu

xanh sấy hút chân không, tiêu xay.

4.2.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu

Kết quả phân tích cho thấy, điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến quá trình sinh

trưởng và năng suất hồ tiêu. Từ kết quả phân tích ảnh hưởng của điều kiện thời tiết

đến hoạt động sản xuất hồ tiêu, các giải pháp cần thực hiện để giảm thiểu rủi ro do

ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bao gồm:

- Trồng các loại cây chắn gió. Hướng và vị trí hàng cây chắn gió tùy thuộc vào

hướng gió hại. Ở Quảng Trị, cần thiết kế hàng cây chắn ở hướng Đông Bắc để

chống gió Bơớc và hướng Tây Nam để chống gió Lào. Nên đào hào để hạn chế rễ

cây chắn gió cạnh tranh dinh dưỡng và nước với cây hồ tiêu. Một số loại cây như

chua mót, hóp, tre có thể sử dụng làm hàng cây chắn gió cho vườn hồ tiêu.

- Khôi phục vườn hồ tiêu bị thiệt hại sau gió bão. Rà soát và đánh giá chính

xác mức độ thiệt hại của từng vườn tiêu sau mỗi trận gió bão để có biện pháp khắc

phục thiệt hại. Đối với cây hồ tiêu, gió bão chủ yếu ảnh hưởng làm tiêu bị tuột khỏi

cây trụ và làm gãy, đứt các dây tiêu. Với mức độ ảnh hưởng này, việc buộc lại cành

tiêu vào cây trụ, cắt tỉa các cành tiêu bị hư hại và tiếp tục chăm sóc thì cây tiêu sẽ

phục hồi tốt. Đối với cây hồ tiêu ở TKKD, khi mùa mưa bão nên dùng dây neo các

cây trụ. Điều này sẽ giúp hạn chế gió lay cây trụ và việc dây tiêu bị bong tróc khỏi

cây trụ.

- Áp dụng đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình canh tác nhằm hạn chế ảnh

hưởng của các điều kiện thời tiết như nắng hạn, mưa, sương muối. Khi cây hồ tiêu ở

thời kỳ KTCB, việc làm dàn che nắng là rất cần thiết để giúp cây phát triển tốt và có

tỷ lệ sống cao. Cần thực hiện việc tủ gốc vào mùa hè để hạn chế việc thoát hơi nước

và tưới nước cho vườn hồ tiêu. Nên bố trí hệ thống tưới chính ngầm trong đất để

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

131

tránh tổn thương dây tiêu khi kéo ống tưới trong vườn. Rễ tiêu không chịu được

nước đọng, vì vậy cần thiết kế hệ thống thoát nước trong các vườn tiêu. Ngoài ra,

chăm sóc tốt vườn cây, bón phân đầy đủ để cây phát triển tốt được xem là giải pháp

giúp cây chống chịu tốt với điều kiện thời tiết.

- Thực hiện việc chặt cành, phát quang cây trụ vào đầu mùa mưa để tạo sự

thông thoáng cho vườn cây. Từ đó hạn chế tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho sâu

bệnh phát triển và tình trạng đổ gãy của cây trụ trong mùa mưa bão. Mặt khác, đến

mùa nóng cây trụ đã phát triển tốt sẽ trở thành cây che bóng cho vườn hồ tiêu.

4.2.3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh

Sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu là một vấn đề khó khăn mà người sản xuất

thường gặp phải khi trồng tiêu. Kết quả thảo luận ở Chương 3 chỉ ra các loại sâu

bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận ở cây hồ tiêu. Một số loại sâu bệnh hại nguy

hiểm như bệnh vàng lá chết nhanh, vàng lá chết chậm, tuyến trùng hại rễ…có thể

gây nên sự hủy diệt cả vườn hồ tiêu. Hiện nay, tình trạng sâu bệnh hại hồ tiêu phát

triển ngày càng phức tạp, chưa có biện pháp xử lý triệt để. Trong sản xuất hồ tiêu

phòng bệnh được xem là giải pháp quan trọng nhất. Các biện pháp phòng trừ sâu

bệnh hại liên quan đến kỹ thuật sản xuất thường được người dân quan tâm và

khuyến khích sử dụng. Biện pháp phòng trừ bằng hóa học chỉ được sử dụng như

biện pháp cuối cùng khi cần thiết. Xuất phát đó, trong sản xuất hồ tiêu việc thực

hiện các giải pháp để cây phát triển khỏe mạnh, hệ thống rễ phát triển tốt có một ý

nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro do sâu bệnh hại, cần

thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Trước khi trồng mới vườn hồ tiêu cần vệ sinh vườn để loại bỏ các tàn dư

thực vật, cày phơi đất trong mùa khô để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.

- Chọn giống tốt, đảm bảo chất lượng. Giống phải được lấy từ những cây hồ

tiêu khỏe mạnh, năng suất cao và không bị sâu bệnh hại. Không nên lấy giống tiêu

từ các cây đã bị nhiễm bệnh, các vườn tiêu bị bệnh hoặc ở những vùng có tỷ lệ sâu

bệnh xuất hiện nhiều.

- Cần thực hiện việc theo dõi vườn hồ tiêu một cách chặt chẽ và thường xuyên

để phát hiện sớm tình trạng sâu bệnh. Từ đó có biện pháp phòng trừ thích hợp và kịp

thời. Khi bệnh đã xuất hiện, đào bỏ các cây bị bệnh nặng, thu dọn tàn dư, đào sạch rễ

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

132

đưa ra khỏi vườn và đốt, xử lý đất kỹ trước khi trồng các loại cây khác. Thực hiện

luân canh 2 – 3 năm với các cây trồng khác trước khi trồng lại cây hồ tiêu.

- Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý là một giải pháp quan trọng trong

phòng trừ sâu bệnh hại. Bao gồm: có hệ thống tưới và thoát nước tốt cho vườn hồ

tiêu; hạn chế xới xáo đất và tưới tràn vào vườn tiêu bị bệnh; bón phân đầy đủ, cân

đối và thường xuyên bổ sung phân hữu cơ; khi chăm sóc tránh làm tổn thương vùng

rễ để mầm bệnh không có cơ hội xâm chiếm vào cây, tỉa những cành ở dưới thấp

gần mặt đất để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh; trong quá trình canh tác không

nên dùng dao, kéo cắt tỉa các cây bị bệnh, sau đó cắt sang cây khỏe; thường xuyên

vệ sinh vườn tiêu để giảm nguồn ủ bệnh, thu gom và đốt lá rụng.

- Khi vườn cây đã bị bệnh, cần sử dụng các loại thuốc hóa học để xử lý.

- Giám sát thực hiện công tác phòng trừ sâu bệnh. Khi dịch bệnh xuất hiện,

hộ sản xuất cần thông báo với chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông để phối

hợp thực hiện. Tránh để tình trạng sâu bệnh lây lan và phát triển thành dịch lớn.

4.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất Nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu không

chỉ phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật sản xuất mà còn phụ thuộc vào các yếu tố phi

kỹ thuật liên quan đến năng lực sản xuất của hộ. Hoạt động sản xuất nông nghiệp

nói chung và sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị diễn ra ở quy mô nông hộ. Hộ sản

xuất thường lựa chọn quy mô, cách thức sản xuất dựa trên điều kiện nguồn lực và

khả năng của gia đình. Kết quả phân tích ở Chương 3 cho thấy mức độ đầu tư, kinh

nghiệm sản xuất, việc tham gia tập huấn, trình độ lao động của hộ sản xuất có ảnh

hưởng đến hiệu quả kinh tế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi

ro trong quá trình sản xuất cần thực hiện các giải pháp:

- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về kiến thức và kỹ năng trong sản xuất,

chế biến và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu. Thông qua đó giúp hộ nắm bắt được các kiến

thức về mức độ và cách thức đầu tư các yếu tố đầu vào, chăm sóc cũng như bệnh lý

để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Tổ chức các lớp tập huấn về lập kế hoạch sản xuất nhằm giúp cho hộ nâng

cao kiến thức về tổ chức sản xuất, ra quyết định hợp lý trong việc sử dụng các

nguồn lực. Hướng dẫn hộ sản xuất ghi nhật ký nông hộ để đảm bảo khâu quản lý

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

133

chi phí và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giúp hộ giảm chi phí sản xuất và nâng cao

hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất hồ tiêu.

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về kiến thức khoa học công

nghệ mới trong sản xuất hồ tiêu. Tạo điều kiện để hộ sản xuất nắm bắt thông tin giá

cả và cung cầu thị trường về sản phẩm hồ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dự

báo trung và dài hạn về thị trường, giá cả, các chính sách có liên quan. Đa dạng hóa

các hình thức cung cấp thông tin như thông qua loa đài phát thanh, truyền hình địa

phương, các bản tin tại nhà văn hóa thôn.

- Hướng dẫn cho hộ sản xuất tiếp cận với các công cụ phái sinh như sản xuất

theo hợp đồng, tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Việc tham gia bảo hiểm nông

nghiệp sẽ giúp hộ giảm thiểu được rủi ro trong quá trình sản xuất cũng như rủi ro thị

trường. Bên cạnh đó, thông qua bảo hiểm nông nghiệp sẽ tạo cho hộ sản xuất thói

quen tuân thủ đúng quy trình sản xuất.

- Tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các hộ sản xuất hồ tiêu. Có nhiều

cách thực hiện như khuyến khích hộ tham gia vào câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu, tổ

chức tham quan để học tập kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất giỏi. Qua đó

giúp hộ tiếp thu kỹ thuật sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất.

- Xây dựng, phát triển mô hình câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu. Tăng cường vai trò

và nội dung hoạt động của các câu lạc bộ sản xuất. Ngoài việc sinh hoạt, chia sẻ kinh

nghiệm giữa các hộ sản xuất trong câu lạc bộ, cần tăng cường mối quan hệ liên kết với

các câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu ở các địa phương khác trong tỉnh cũng như cả nước.

- Thực hiện đa dạng hóa sản xuất. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với hoạt

động phi nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi để tăng thu nhập. Điều này

giúp hộ sử dụng có hiệu quả yếu tố nguồn lực và giảm được rủi ro sản xuất và rủi ro

thị trường.

4.2.5. Giải pháp về chính sách vĩ mô

4.2.5.1. Đầu tư và tín dụng

Tỉnh Quảng Trị trong những năm qua đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển

nông nghiệp. Một số dự án hỗ trợ phát triển cây hồ tiêu đang thực hiện như đề án

“Thí điểm phục hồi và trồng mới vườn tiêu”, mô hình “Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ,

xây dựng mô hình phòng chống bệnh hại hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Tuy

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

134

nhiên, qua kết quả điều tra cho thấy, nhiều hộ sản xuất còn gặp khó khăn về vốn.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển sản xuất của hộ, đặc biệt với cây

hồ tiêu có chu kỳ sản xuất dài, thời kỳ KTCB kéo dài 3 năm, đòi hỏi lượng vốn đầu

tư ban đầu lớn (trung bình 310 triệu/ha). Các biện pháp cần thực hiện để đáp ứng

nguồn vốn phục vụ sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bao gồm:

- Chính quyền địa phương cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất nhằm tạo điều kiện để hộ sản xuất tiến hành vay vốn phục vụ sản xuất.

- Cung cấp thông tin về các nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ của các chương trình,

dự án đến từng hộ sản xuất hồ tiêu để họ chủ động trong hoạt động vay vốn cũng

như trong sản xuất.

- Tích cực nghiên cứu cải tiến thủ tục cho vay để nâng cao hiệu quả hoạt động

tín dụng. Mở rộng áp dụng cho vay tín chấp thông qua các tổ/hội hoặc chính quyền

địa phương để giảm bớt các thủ tục hành chính.

- Bên cạnh việc cho vay vốn cần giám sát, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng

mục đích, hướng dẫn cho hộ sản xuất lập kế hoạch sản xuất, tính toán nhu cầu vốn

trong từng thời gian để xác định số tiền cần vay đầu tư cho sản xuất cũng như cách

sử dụng vốn có hiệu quả nhất.

4.2.5.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông

Hoạt động khuyến nông không chỉ là hoạt động dịch vụ đơn thuần mà còn có

vai trò quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thật, giúp nâng cao

hiệu quả hoạt động sản xuất và thu nhập cho người dân. Vì vậy, để nâng cao năng lực

và hiệu quả của hệ thống khuyến nông cần thực hiện các giải pháp:

- Trung tâm khuyến nông và trạm khuyến nông cần phối hợp với các CLB sản

xuất hồ tiêu để xác định nhu cầu tập huấn. Trên cơ sở đó tiến hành tập huấn cho các

“hộ nông dân nòng cốt” và cán bộ khuyến nông xã. Đối tượng này sẽ tập huấn lại

cho hộ sản xuất hồ tiêu khác trong vùng thông qua các lần sinh hoạt câu lạc bộ sản

xuất tại địa phương. Cách tiếp cận này có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu cũng như có

thể tập huấn cho một số lượng lớn hộ sản xuất hồ tiêu trong vùng.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn, là các vườn hồ tiêu mẫu về áp dụng tiến

bộ về giống, kỹ thuật bón phân hợp lý, tưới nước tiết kiệm, sản xuất theo mô hình

VietGAP, để hộ sản xuất tham quan học hỏi.

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

135

- Mở những khóa tập huấn về kỹ thuật sản xuất hồ tiêu cho hộ sản xuất. Các

khóa tập huấn nên chia thành những chủ đề cụ thể như chăm sóc hồ tiêu ở thời kỳ

KTCB, chăm sóc hồ tiêu ở thời kỳ kinh doanh, cách phòng trừ sâu bệnh hại cho cây

hồ tiêu, cách chế biến hồ tiêu. Bên cạnh tập huấn về kỹ thuật sản xuất, cần tổ chức

các lớp tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh cho hộ sản xuất. Nâng cao kỹ năng hạch

toán trong sản xuất và kinh doanh. Thông qua đó, giúp hộ sản xuất tự quản lý tốt chi

phí trong các giai đoạn sản xuất và quản lý tốt tình hình đầu tư cho cây hồ tiêu.

- Trong dài hạn, trung tâm Khuyến nông cần xây dựng quy trình sản xuất hồ

tiêu bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Soạn thảo và cung cấp tài

liệu về kỹ thuật sản xuất, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch và chế biến hồ tiêu theo

từng chủ đề để hộ sản xuất dễ tiếp thu và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông.

4.2.5.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nông thôn có ý nghĩa quan trọng giúp giảm chi phí, tăng cơ hội

tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông tin. Thực tiễn cơ sở hạ tầng ở khu vực

nông thôn tỉnh Quảng Trị còn yếu đặc biệt là hệ thống đường giao thông và thủy

lợi. Nhiều tuyến đường liên huyện và liên xã vẫn là đường đất. Điều này đã ảnh

hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để hoàn thiện cơ sở hạ tầng,

giải pháp cấp thiết cần thực hiện là:

- Ưu tiên các nguồn vốn, dự án, thu hút vốn đầu tư, kết hợp vốn đầu tư của

Nhà nước và của người dân để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, hệ

thống điện, hệ thống thông tin công cộng cho vùng nông thôn.

- Đầu tư nâng cấp các trục đường giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư và thu hoạch sản phẩm.

- Tăng cường đầu tư cho hệ thống thủy lợi để tăng năng lực tưới cho cây hồ

tiêu. Xây dựng thêm hồ chứa, trạm bơm, hiện đại hóa hệ thống kênh mương, tăng

hệ số sử dụng các công trình thủy lợi để đáp ứng nguồn nước tưới.

- Tăng cường đầu tư hệ thống thông tin công cộng như loa phát thanh, các bản

tin tại nhà văn hóa thôn nhằm cung cấp thông tin chính thống về thị trường, thông

tin sản xuất cho người dân một cách kịp thời.

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

136

4.2.5.4. Quy hoạch vùng sản xuất hồ tiêu

Việc quy hoạch vùng sản xuất sẽ giúp mở rộng và hình thành những vùng sản

xuất tập trung. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị tiềm năng đất đai chưa khai thác còn lớn.

Việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai này vào phát triển sản xuất nông

nghiệp đặc biệt phát triển các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như hồ tiêu sẽ giúp

nâng cao đời sống người dân, bảo vệ sinh thái, giảm thiểu xói mòn đất đai. Các giải

pháp cần thực hiện:

- Tỉnh cần có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý. Xem xét những

diện tích chưa sử dụng nhưng phù hợp với phát triển cây hồ tiêu giao cho hộ có nhu

cầu mở rộng diện tích những chưa được đáp ứng nhằm phát huy thế mạnh.

- Tỉnh và huyện cần tăng cường hơn nữa việc giám sát thực hiện việc quy

hoạch, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy hoạch.

- Đối với những diện tích hồ tiêu già cỗi, thoái hóa cần có kế hoạch trồng tái canh.

Những vườn hồ tiêu nhiễm sâu bệnh khó phòng trị và không nằm trong quy hoạch, cần

khuyến khích chuyển sang các cây trồng khác theo quy hoạch của địa phương.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị, luận án đã

đề xuất giải pháp dựa trên các căn cứ: Nhu cầu, khả năng sản xuất và xuất khẩu hồ

tiêu Việt Nam; Định hướng, mục tiêu phát triển cây hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị;

Thực trạng sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro sản xuất hồ tiêu cần thực hiện

đồng bộ các giải pháp vĩ mô và vi mô. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất năm

nhóm giải pháp: (i) Giải pháp về kỹ thuật sản xuất bao gồm giống, xây dựng vườn hồ

tiêu, sử dụng phân bón, chăm sóc và bảo vệ vườn cây, thu hoạch và chế biến.(ii) Giải

pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu. (iii) Giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu

bệnh. (iv) Giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất. (v) Giải pháp vĩ mô bao gồm

giải pháp về đầu tư và tín dụng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông,

giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng và giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất.

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

137

Phần 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.Tỉnh Quảng Trị có lợi thế về phát triển sản xuất hồ tiêu. Hiện nay, quy mô

sản xuất hồ tiêu không lớn (2.094,7 ha) nhưng tiềm năng phát triển có thể từ 5.000 –

8.000 ha. Cây hồ tiêu được trồng tập trung tại bốn huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio

Linh và Hướng Hóa. So với các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước, năng suất

hồ tiêu Quảng Trị còn thấp và không ổn định, trung bình 10 -11 tạ/ha. Người dân

Quảng Trị có kinh nghiệm và truyền thống sản xuất hồ tiêu từ lâu đời. Sản phẩm hồ

tiêu Quảng Trị có chất lượng tốt và vị thơm cay nổi tiếng. Đây là cơ sở quan trọng

để phát triển hồ tiêu Quảng Trị với những nét riêng biệt, đậm chất truyền thống

vùng miền nhằm quảng bá và mở rộng thị trường.

2. Hoạt động sản xuất hồ tiêu: Hồ tiêu Quảng Trị chủ yếu được tổ chức sản

xuất ở quy mô nông hộ. Những điều kiện về đặc điểm của chủ hộ, các nguồn lực và

tình hình chung của địa phương thuận lợi cho phát triển hồ tiêu.

3. Về hiệu quả sản xuất hồ tiêu: Sản xuất hồ tiêu trong thời gian qua đã mang

lại nguồn thu nhập quan trọng cho hộ sản xuất. Hồ tiêu được xác định là cây trồng

mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bình quân mỗi ha hồ tiêu, hộ sản xuất thu được mức

thu nhập hỗn hợp là 150 – 170 triệu đồng/năm và lợi nhuận 80 – 90 triệu đồng/năm.

Các chỉ tiêu tài chính NPV = 325,6 triệu đồng/ha, IRR = 16,97% và BCR = 1,99 lần

đều chứng tỏ rằng hiệu quả và khả năng sinh lời của cây hồ tiêu là rất lớn. Tuy

nhiên, mức đầu tư cho sản xuất hồ tiêu còn thấp hơn so với yêu cầu kỹ thuật. Đây là

nguyên nhân dẫn đến năng suất hồ tiêu ở Quảng Trị thấp hơn so với các vùng sản

xuất hồ tiêu khác trong cả nước. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng

suất hồ tiêu chỉ ra rằng hộ sản xuất có thể tăng thêm năng suất khi gia tăng đầu tư

thêm các yếu tố phân bón. Ngoài ra, sự khác nhau về cách thức đầu tư chăm sóc

giữa các huyện đã tạo ra sự khác biệt về năng suất.

4. Về rủi ro sản xuất hồ tiêu: Trong quá trình sản xuất, hộ sản xuất gặp phải

nhiều loại rủi ro. Rủi ro sản xuất do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh, kỹ thuật canh

tác ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chu kỳ sản xuất cây hồ tiêu. Rủi ro thị

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

138

trường, do sự biến động giá đầu vào và đầu ra, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và

hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả và hiệu

quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ở các mức độ khác nhau. Hộ sản xuất đã nhận thức và

đã thực hiện nhiều biện pháp để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng của rủi ro đến

hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn các giải pháp này đều dựa trên kinh

nghiệm và mang tính tự phát.

5. Kết quả phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong điều

kiện sản xuất có rủi ro bằng phương pháp phân tích kịch bản và mô hình mô phỏng

Monte Carlo đều cho thấy hồ tiêu là thực sự là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế

cao. Giá trị NPV kỳ vọng đạt được là 343,4 triệu đồng/ha với xác suất là 51,56%.

Xác suất để IRR = 8% là 96,1%.

6. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro, cần thực hiện đồng bộ

năm nhóm giải pháp: (i) Giải pháp về kỹ thuật sản xuất; (ii) Giải pháp giảm thiểu

rủi ro do thời tiết khí hậu; (iii) Giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh; (iv) Giải

pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất; (v) Giải pháp về chính sách vĩ mô.

2. KIẾN NGHỊ

- Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương

Nhà nước và chính quyền địa phương cần có các chính sách phù hợp trong sản

xuất hồ tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác thế mạnh của địa

phương. Các vấn đề cụ thể bao gồm quy hoạch vùng sản xuất hồ tiêu, chính sách hỗ

trợ đầu tư, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Chính quyền địa phương cần kết hợp với cán bộ khuyến nông theo dõi hoạt

động sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh cũng như hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, thông tin

thị trường nhằm giúp hộ sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro.

- Đối với hộ sản xuất hồ tiêu Tăng cường tham gia tập huấn, tham gia câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu tại địa

phương để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi kiến thức trong sản xuất hồ tiêu.

Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất để vườn hồ tiêu phát triển tốt cho

năng suất cao và bền vững.

Nâng cao kiến thức về thị trường và tiếp cận các công cụ quản lý rủi ro như

bảo hiểm nông nghiệp, sản xuất theo hợp đồng.

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

139

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ 1. Phạm Thị Thanh Xuân, Bùi Dũng Thể (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến

năng suất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Đại

học Huế, Tập 90 (2).

2. Bùi Dũng Thể, Phạm Thị Thanh Xuân, Lê Thanh An (2015), Hiệu quả kỹ

thuật và quy mô đầu tư hồ tiêu của các nông hộ tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh

Quảng Trị. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 2 (87).

3. Phạm Thị Thanh Xuân (2015), Chuỗi cung ứng hồ tiêu: Nghiên cứu trường

hợp tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 9.

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

140

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. AgroMonitor (2012), Báo cáo thường thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam và

thế giới năm 2012 và triển vọng 2013.

2. Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng

đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012 - 2020, Luận án Tiến sĩ Nông

nghiệp, Đại học Thái Nguyên.

3. Lê Hữu Ảnh, Vũ Hồng Quyết (1997), Tài chính nông nghiệp, NXB Nông

Nghiệp, Hà Nội.

4. Lê Ngọc Báu (2006), Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế

xã hội để phát triển bền vững một số cây công nghiệp lâu năm: cà phê, dâu

tằm, tiêu, mít nghệ ở Tây Nguyên, Đề tài KH&CN cấp Bộ, Viện Khoa học Kỹ

thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên.

5. Đỗ Trung Bình (2013), Sản xuất hồ tiêu hữu cơ Việt Nam thách thức và cơ hội,

trình bày tại Hội nghị phát triển hồ tiêu bền vững năm 2013, Hiệp hội Hồ tiêu

Việt Nam, ngày 18 tháng 10, tr 15 - 31.

6. Nguyễn Thanh Bình, Tài liệu tập huấn kỹ thuật trồng tiêu, Dự án phát triển

nông nghiệp bền vững tại Quảng Trị.

7. Bộ NN & PTNT, Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hàng hồ tiêu

đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, số 1442/QĐ - BNN - TT, ngày 27 tháng 6.

8. Bộ NN & PTNT (2006), Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch hồ

tiêu, số 730/QĐ-BNN-TT, ngày 5 tháng 3.

9. Nguyễn Thị Minh Châu (2008), Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập

của hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam, trường hợp điển hình ở vùng Đông Nam Bộ,

Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

10. Colman. D, Young. T (1994), Nguyên lý Kinh tế nông nghiệp - Thị trường và

giá cả trong các nước đang phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 67.

11. Cục Thống kê Quảng Trị (2014), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2013,

NXB Thống Kê.

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

141

12. Nguyễn Đức Cường (2013), Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê,

Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

13. Huỳnh Văn Định, Võ Thị Gương, Võ Quang Minh (2013), Những trở ngại

trong canh tác cây tiêu ở Phú Quốc và hiệu quả của phân hữu cơ đến năng suất

tiêu, tạp chí Hội Khoa học đất Việt Nam, số 42, tr 28 - 35.

14. Nguyễn Đức Dỵ, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Mạnh Tuân

(2000), Từ điển Kinh tế - Kinh doanh Anh - Việt có giải thích, NXB Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 366.

15. Bùi Thị Gia, Trần Hữu Cường (2005), Quản trị rủi ro trong các cơ sở sản xuất

kinh doanh nông nghiệp, Hà Nội.

16. Võ Thị Gương, Châu Minh Khôi, Huỳnh Văn Định, Nguyễn Hồng Giang, Trần

Huỳnh Khanh (2013), Hiệu quả của phân hữu cơ và vô cơ trong cải thiện năng

suất hồ tiêu ( Piper Nigrum L.) tại Phú Quốc, tạp chí Khoa học trường Đại học

Cần Thơ, số 26, tr 70 - 75.

17. Thái Thanh Hà (2009), Áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu và hồi quy

Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại

tỉnh Kon Tum, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 54, tr 25 - 32.

18. Nguyễn Thị Phương Hảo (2014), Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào

đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên, luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.

19. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) (2013), Hội nghị phát triển hồ tiêu bền vững

năm 2013, thành phố Hồ Chí Minh.

20. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) Hội nghị hồ tiêu Quốc tế lần 42, truy cập ngày

30/10/2014, tại trang web http://peppervietnam.com/Details.aspx?Id=2967.

21. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) Thị trường nhập khẩu Hồ tiêu Việt Nam từ

2005 - 2013, truy cập ngày 30/10/2014, tại trang web

http://peppervietnam.com/Details.aspx?Id=862.

22. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) (2012), Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu.

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

142

23. Nguyễn Minh Hiếu (2005), Nghiên cứu các giải pháp KHCN và thị trường để

phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu tại Quảng Trị,

báo cáo tổng hợp đề tài nhánh đề tài KH&CN cấp Nhà nước: Nghiên cứu các

giải pháp KHCN và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế

biến và xuất khẩu, viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Miền Nam.

24. Đào Mạnh Hùng (2013), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm Hồ tiêu Quảng Trị,

luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

25. Hoàng Hùng (2001), Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn,

http:www.clst.ac.vn/tapchitrongnuoc/dhkh/2001/01/16htm.

26. Phạm Ngọc Kiểm (2009), Giáo trình Thống kê nông nghiệp, NXB Thống kê,

Hà Nội.

27. Lã Phạm Lân (2005), Thành phần sâu bệnh, biến động và biện pháp phòng trừ

một số sâu bệnh quan trọng hại hồ tiêu, báo cáo tổng hợp đề tài nhánh đề tài

KH&CN cấp Nhà nước: Nghiên cứu các giải pháp KHCN và thị trường để phát

triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu, Viện Khoa học

Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Miền Nam.

28. Tôn Nữ Tuấn Nam (2012), Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hồ

tiêu (PIPER nigrum L.) theo hướng GAP tại Gia Lai, đề tài KH & CN cấp tỉnh,

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên.

29. Tôn Nữ Tuấn Nam, Trần Kim Loang, Đào Thị Lan Hoa (2008), Kỹ thuật trồng,

thâm canh, chế biến và bảo quản hồ tiêu, Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Ngãi, Lê Vũ, Đoàn Ngọc Trung, Đặng Lê Hoa (2006), Nghiên cứu

lợi thế so sánh sản phẩm cao su vùng Đông Nam Bộ, trích trong Nghiên cứu lợi

thế so sánh của các sản phẩm đặc trưng ở các vùng sinh thái Việt Nam, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội, tr 122.

31. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền (2014), Rủi ro thị trường trong sản xuất

nông nghiệp của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long, tạp chí Khoa học Đại

học Cần Thơ, số 33, tr 38 - 44.

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

143

32. Lê Văn Gia Nhỏ (2005), Báo cáo phân tích kinh tế ngành hàng hồ tiêu, báo cáo

tổng hợp đề tài nhánh đề tài KH&CN cấp Nhà nước: Nghiên cứu các giải pháp

KHCN và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và

xuất khẩu, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Miền Nam.

33. Lê Đức Niệm (2001), Cây tiêu, kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh,

NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

34. Trương Thị Bích Phượng (2014), Lựa chọn các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để

phát triển cây hồ tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới ở vùng gò đồi

Bắc Trung Bộ, báo cáo đề tài KH&CN thuộc chương trình HK&CN cấp Bộ, Đại

học Huế.

35. Lê Thị Xuân Quỳnh (2011), Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình

nông thôn ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách, đề tài KH&CN

cấp Bộ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

36. Nguyễn Khắc Quỳnh (2010), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa lai thương

phẩm của các hộ nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng, Luận án Tiến sỹ Kinh

tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

37. Sở NN & PTNT Quảng Trị (2015), Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ

tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

38. Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị (2007), Dự án xác lập quyền đối với chỉ

dẫn địa lý Quảng Trị cho sản phẩm tiêu Quảng Trị.

39. Sở NN & PTNT Quảng Trị (2010), Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động 2006 -

2010 và kế hoạch phát triển giai đoạn 2011 - 2015 ngành NN & PTNT.

40. Sở NN và PTNT Quảng Trị (2012), Báo cáo tình hình phát triển cây hồ tiêu

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

41. Hà Vũ Sơn (2015), Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của ứng dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng Sông Cửu Long, Luận án

Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.

42. Phan Quốc Sủng (2001), Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu,

NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

144

43. Võ Xuân Thành (2011), Ảnh hưởng của liều lượng NPK đến cây hồ tiêu trên

đất nâu đỏ bazan huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, luận văn Thạc sỹ, Đại học

Nông Lâm Huế.

44. Bùi Dũng Thể (2014), Lựa chọn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật để phát triển

cây cao su đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới vùng gò đồi Bắc Trung

Bộ, báo cáo đề tài KH&CN cấp Bộ, Đại học Huế.

45. Nguyễn Quang Thụ (2000), Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản

xuất cà phê ở Đak Lak, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

46. Hoàng Thanh Tiệm, Lê Ngọc Báu, Tôn Nữ Tuấn Nam, Nguyễn Hùng, Nguyễn

Thị Thoa (2007), Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến hồ tiêu, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

47. Nguyễn Tăng Tôn (2005), Nghiên cứu các giải pháp KHCN và thị trường để

phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu, Đề tài

KH&CN cấp Nhà nước, viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Miền Nam.

48. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011), Rủi ro biến động giá cả trong hoạt động sản

xuất nông nghiệp, tạp chí Phát triển kinh tế, số 243, tr 55 - 61.

49. Mai Văn Trị, Nguyễn An Đệ (2005), Kết quả điều tra hiện trạng sản xuất cây

tiêu tỉnh Bà Rịa Vũng tàu và nghiên cứu về bón phân, tưới nước cho cây tiêu

trên đất đỏ bazan miền Đông Nam Bộ, Báo cáo tổng hợp đề tài nhánh đề tài

KH&CN cấp Nhà nước: Nghiên cứu các giải pháp KHCN và thị trường để phát

triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu, Viện Khoa học

Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Miền Nam.

50. Nguyễn Vĩnh Trường (2013), Xây dựng và chuyển giao quy trình quản lý tổng hợp

bệnh chết nhanh cây hồ tiêu ở Quảng Trị, đề tài KH&CN cấp tỉnh, Đại học Huế.

51. UBND huyện Cam Lộ (2011), Đề án Thí điểm phục hồi và trồng mới vườn hồ

tiêu giai đoạn 2011 - 2015.

52. UBND tỉnh Quảng Trị (2013), Báo cáo diễn biễn tình hình bão số 10, công tác

triển khai phòng, chống, khắc phục hậu quả và thiệt hại do bão gây ra trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị.

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

145

53. UBND tỉnh Quảng Trị (2014), đề án Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp

tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.

54. Đỗ Văn Xê (2010), Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác nông

nghiệp: nghiên cứu trường hợp huyện Cai Lậy - Tiền Giang, tạp chí Khoa học

Đại học Cần Thơ, số 13, tr 113 - 119.

II. Tiếng Anh

55. Anandaraj. M, Sarma. Y. R (1995), Diseases of black pepper and their

management, Journal of Spices and Aromatic Crops, Vol 4, No1, pp 17 - 23.

56. Ann. Y. C (2012), Impact of different fertilization methods on the soil, yield and

growth performance of black pepper (Piper nigrum L.), Malaysian Journal of

Soil Science, Vol 16, pp 71 - 87.

57. Baquet. A. R (1997), Introduction to Risk Management, USDA Risk

Management Agency.

58. Bravo -Ureta. B. E, Pinheiro. A. E (1993), Efficiency analysis of Developing

country agriculture: A review of the frontier function literature, Agricultural

and Resource Economics review, Vol 22, No 1, pp 88 - 101.

59. Bravo - Ureta. B. E, Solis. D, Lo'pez. V. H. M, Maripani. J. F, Thiam. A, Rivas.

T (2007), Technical efficiency in farming: a meta-regression analysis, Journal

of Productivity Analysis, Vol 27, No 1, pp 57 - 72.

60. Chaddad. I, Al-Husmi. M và Chen. B. F, Risk analysis of Agricultural enterprises,

College of Economics & Management, China Agriculture University, Beijing,

China.

61. Coelli. T, Rao. D. S. P, O'Donnell. C. J, Battese. G. E (2005), An introduction

to efficiency and productivity analysis, Second edition, Kluwer Academic

Publishers, Chapter 8, 9, 10.

62. Ellis. F (1993), Peasant Economics: farrm households and agrarian

development, Second Edition, Cambridge University Press: Cambridge.

63. Farrell. M. J (1957), The measurement of productive efficiency, Journal of the

Royal Statistic Society, Series A (General), Vol. 120, No 3, pp 253 - 290.

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

146

64. Hardaker. J.B, Huirne. R. B. M, Anderson. J. R, Lien. G (1997), Coping with

risk in Agriculture, CABI publishing.

65. Helmers. G. A (2003), Incorporating risk in efficiency analysis.

66. Hema. M, Kuma. R, Singh. N. P (2007), Volatile price and declining

profitability of black pepper in India: Disquieting future, Agricultural

economics research review, Vol. 20, pp 61 76.

67. Huirne. R. B. M, Meuwissen. M. P. M, Hardaker. J. B, Anderson. J. R (2000),

Risk and risk management in agriculture: an overview and empirical results,

Internatinonal Journal of Risk Assessment and management, Vol 1, No 1/2, pp

125 -136.

68. Jaafar. A. H, Jusoh. M. J (1997), Technical efficiency of pepper farms in

Sarawak, Journal Economic Malaysia, Vol 31, pp 71 - 85.

69. Kahan. D (2008), Management risk in farming, Food and Agriculture

organization of the United Nations, Rome.

70. Kalirajan. K. P (1990), On measuring economic efficiency, Journal of Applied

Econometrics, Vol 5, No 1, pp 75 - 85.

71. Kalirajan. K. P, Shand. R. T (1992), Causality between Technical and

Allocative Efficiencies: An Empirical Testing, Journal of Economic Studies, Vol

19, No 2.

72. Knight. F (1921), Risk, Uncertainty and Profit, Houghton Mifflin, Boston.

73. Koopmans. T. C (1951), Activity analysis of production and allocation, John Wiley,

New York.

74. Ligeon. C, Jolly. C, Bencheva. N, Delikostadinov. S, Puppala. N (2013),

Production efficiency and risks in limited resource farming: The case of

Bulgarian peanut industry, Journal of Development and Agricultural Economics,

Vol 5, No 4, pp 150 - 160.

75. Odeck. J (2007), Measuring technical efficiency and productivity growth: a

comparison of SFA and DEA on Norwegian grain production data, Applied

Economics, Vol 39, No 20, pp 2617-2630.

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

147

76. Patrick. G.F, Wilson. P. N, Barry. P. J, Boggess. W. G, Young. D. L (1985), Risk

perceptions and management reponses generated hypothesis for risk modeling,

Southern Journal of Agricultural Economics, Vol 17, No 2, pp 231 - 238.

77. Radam. A, Ismail. M. M (1999), Technical efficiency estimates for Sarawak

pepper farming: A comparative analysis, Pertanika journal Social Science and

Humanities, Vol 7, No 2, pp 103 -110.

78. Resmi. P, Kunnal. L. B, Basavaraja. H, Bhat. A. R. S, Handigol. J. A, Sonnad. J. S

(2013), Technological change in black pepper production in Idukki district of

Kerala: A decomposition analysis, Karnataka Journal of Agricultural Sciences,

Vol 6, No 1, pp 76 - 79.

79. Rosli. A, Rahim. K. A, Radam. A, Abdullab. A. M (2013), Determinants of cost

efficiency of smallholders pepper in Sarawak, Malaysia, Asian Journal of Social

science & Humanities, Vol 2, No3, pp 78 - 86.

80. Rosli. A, Radam. A, Rahim. K. A (2013), Technical efficiency of pepper farms

in Sarawak, Malaysia: An application of data envelopment Analysis,

International journal of business and Social Science, Vol 4, No 7, pp 227 - 234.

81. Rosli. A, Radam. A, Rahim. K. A (2013), Technology adopption in pepper

farming: A case study in Sarawak, Malaysia, The International journal of Social

sciences, Vol 11, No 1, pp 16 - 22.

82. Samuelson. P. A, Nordhaus. W. D (2001), Economics. 17th Edition.

83. Schultz. T. W (1964), Transforming traditional agriculture, Chicago:

University of Chincago Press.

84. Sivasankari. B, Rajesh. R (2014), Determination of technical efficiency in black

pepper growing farms in Dindigul district, Tamil Nadu: A non-parametric

approach, International Research Journal of Agricultural Economics and Statistics,

Vol 5, No 2, pp 266 - 271.

85. Thiam. A, Bravo - Ureta. B. E và Rivas. T. E (2001), Technical efficiency in

developing country agriculture: a meta - analysis, Agricultural Economics, Vol 25,

pp 235 - 243.

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

PHỤ LỤC

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 1.1 Diện tích hồ tiêu các các nước giai đoạn 2004 – 2013

ĐVT: Ha

Nước 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Brazil 45.000 40.000 35.000 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000 India 231.880 231.800 253.730 236.180 196.297 181.299 182.000 189.100 196.200 197.000 Indonesia 120.890 115.195 116.002 113.002 114.570 113.683 110.620 110.900 112.850 113.000 Malaysia 13.000 12.700 12.235 13.023 13.487 13.608 15.000 15.000 14.791 15.000 Sri Lanka 32.437 24.739 29.156 29.976 30.655 30.506 30.714 31.296 31.667 31.997 Vietnam 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 52.500 54.500 56.500 China 18.000 19.000 20.000 21.000 22.687 23.545 24.000 25.000 25.000 25.000 Thailand 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 Madagascar 2.800 2.800 2.800 2.800 2.800 2.800 2.800 2.800 2.800 2.800 Nước khác 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 Tổng 521.007 503.234 525.923 492.981 457.496 442.441 442.134 453.596 464.808 468.158

Nguồn: IPC 2014

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 1.2 Sản lượng hồ tiêu các các nước giai đoạn 2004 - 2013

ĐVT: Nghìn tấn

Nước 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Brazil 45.000 44.500 44.500 42.500 41.000 40.700 34.000 35.000 32.000 33.000 India 62.000 70.000 55.000 50.050 50.100 50.000 50.000 48.000 43.000 58.000 Indonesia 58.000 64.000 52.000 58.000 52.000 50.000 59.000 47.000 75.000 63.000 Malaysia 20.000 19.000 19.000 20.000 22.000 22.000 23.500 25.600 23.000 25.000 Sri Lanka 11.060 13.316 13.575 15.265 13.338 13.762 16.730 13.000 18.600 28.000 Vietnam 110.000 104.500 110.000 93.500 99.000 123.750 110.000 120.000 118.000 122.000 China 35.000 22.500 24.000 26.000 27.000 29.000 32.000 32.300 28.000 28.000 Thailand 12.952 13.837 12.156 10.419 5.852 6.730 6.391 4.395 4.000 4.000 Madagascar 4.498 4.948 5.443 5.200 4.264 5.010 5.018 4.092 4.000 4.000 Nước khác 7.800 5.600 5.400 5.500 5.800 9.300 7.800 8.000 9.720 10.800 Tổng 366.310 362.201 341.074 326.434 320.354 350.252 344.439 337.387 355.320 375.800

Nguồn: IPC 2014

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 1.3 Khối lượng xuất khẩu hồ tiêu các các nước giai đoạn 2004 - 2013 ĐVT: Nghìn tấn

Nước 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Brazil 42.998 38.416 42.187 38.665 36.585 35.770 30.761 32.695 29.129 30.605 India 14.049 15.751 26.376 33.941 26.665 21.267 18.487 24.464 18.402 20.137 Indonesia 44.191 35.055 35.663 38.446 52.407 50.642 62.599 36.487 62.608 47.908 Malaysia 18.984 16.799 16.605 15.064 13.396 13.124 14.077 14.201 10.588 12.105 Sri Lanka 4.851 8.131 8.190 9.009 6.237 6.576 12.225 5.057 10.488 21.328 Vietnam 98.494 109.565 116.670 83.023 90.315 134.405 116.872 123.861 116.800 132.955 China 3.426 2.491 10.145 4.736 6.509 2.083 4.569 4.447 2.563 1.606 Thailand 1.396 1.385 689 1.089 1.633 2.489 3.180 518 238 210 Madagascar 1.237 1.230 1.996 1.444 1.209 1.606 1.864 1.805 1.408 2.179 Nước khác 3.705 2.945 1.913 2.500 3.000 7.500 7.000 7.900 8.500 9.000 Tổng 233.331 231.768 260.434 227.917 237.957 275.462 271.633 251.434 260.723 278.033

Nguồn: IPC 2014

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 1.4 Giá tiêu đen trung bình tháng của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2013

ĐVT: Đồng/Kg

Tháng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1 18.750 18.458 19.396 33.600 52.076 34.333 43.333 89.286 113.500 119.557

2 18.100 17.738 19.108 36.292 52.645 31.863 41.375 87.275 119.571 120.214

3 18.363 18.456 18.670 37.907 59.478 29.233 44.457 88.478 126.636 120.409

4 18.156 18.300 18.262 48.231 52.786 31.755 50.381 104.095 118.595 118.119

5 18.080 18.162 18.777 57.146 49.364 31.807 53.443 105.159 123.109 118.261

6 18.126 17.431 20.292 54.254 46.886 35.205 56.750 103.636 122.262 119.452

7 18.517 17.612 25.500 54.215 46.170 36.102 68.864 107.190 122.727 119.136

8 18.400 17.513 30.815 49.889 43.054 44.043 70.065 120.478 120.522 123.935

9 18.000 18.144 42.200 48.472 40.475 47.056 73.150 144.818 129.875 131.525

10 17.907 18.400 39.833 49.644 40.636 45.500 74.370 150.048 127.217 135.783

11 18.271 18.400 35.365 49.115 33.795 47.432 88.375 137.909 120.818 149.909

12 18.250 18.914 35.880 46.480 32.214 48.206 91.250 132.750 119.925 163.050

TB 18.243 18.127 27.008 47.104 45.798 38.544 62.984 114.260 122.063 128.279

Nguồn: IPC 2014

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 2.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế theo phương pháp hạch toán hàng năm

- Năng suất hồ tiêu (Tạ/ha): khối lượng sản phẩm hồ tiêu thu được trên mỗi ha.

- Giá trị sản xuất (Triệu đồng/ha): là toàn bộ giá trị sản phẩm hồ tiêu thu

được trên mỗi ha.

𝐺𝑂 = 𝑃 ∗ 𝑄

Trong đó: GO: Giá trị sản xuất (triệu đồng/ha)

P: giá bán hồ tiêu (1000 đ/kg)

Q: Khối lượng sản phẩm hồ tiêu (Tạ/ha)

- Chi phí bằng tiền (Triệu đồng/ha): là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ

bằng tiền hộ bỏ cho hoạt động sản xuất hồ tiêu tính trên một ha. Chi phí bằng tiền

bao gồm chi phí phân bón hữu cơ, phân vô cơ, vôi, thuốc BVTV, lao động thuê

ngoài, nước tưới và các chi phí khác.

- Chi phí tự có (Triệu đồng/ha): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất cho

hoạt động sản xuất hồ tiêu mà hộ không phải trả bằng tiền tính trên một ha. Chi phí

tự có bao gồm chi phí lao động gia đình, chi phí phân hữu cơ do gia đình tự sản xuất

từ hoạt động chăn nuôi.

- Chi phí khấu hao vườn cây (Triệu đồng/ha): Trong hoạt động sản xuất hồ

tiêu, toàn bộ chi phí đầu tư ở thời kỳ kiến thiết cơ bản sẽ trở thành tài sản cố định.

Giá trị đầu tư này sẽ được phân bổ vào chi phí trong thời kỳ kinh doanh. Trong

phạm vi nghiên cứu, luận án xác định mức khấu hao hàng năm đều bằng nhau. Vì

vậy, chi phí khấu hao sẽ bằng tổng chi phí đầu tư ở thời kỳ kiến thiết cơ bản cho

mỗi ha chia cho số năm ở thời kỳ kinh doanh.

- Tổng chi phí - TC (Triệu đồng/ha): là toàn bộ chi phí sản xuất cho mỗi ha

hồ tiêu. Tổng chi phí bao gồm chi phí trực tiếp bằng tiền, chi phí tự có của gia đình

và chi phí khấu hao vườn cây.

𝑇𝐶 = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 + 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ự 𝑐ó + 𝐾ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜

- Thu nhập hỗn hợp - MI (Triệu đồng/ha): là phần thu nhập tính bằng tiền

sau khi trừ đi các khoản chi phí trực tiếp bằng tiền và khấu hao tính trên mỗi ha.

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

𝑀𝐼 = 𝐺𝑂 − 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡𝑟ự𝑐 𝑡𝑖ế𝑝 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 − 𝐾ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜

- Lợi nhuận (Triệu đồng/ha): là phần giá trị còn lại của tổng giá trị sản xuất

sau khi đã trừ đi tổng chi phí sản xuất tính trên mỗi ha.

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 = 𝐺𝑂 − 𝑇𝐶

2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư dài hạn

Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm vì vậy các chỉ tiêu phân tích kinh tế về

đầu tư dài hạn là phù hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu phân tích đàu tư

dài hạn bao gồm:

- Giá trị hiện tại ròng NPV: Là tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thu vào

hàng năm trừ tổng giá trị hiện tại của các khoản chi phí đầu tư. Dòng tiền hàng năm

là thu nhập đạt được tạo ra trong chu kỳ đầu tư.

𝑁𝑃𝑉 = �𝐵𝑡 − 𝐶𝑡(1 + 𝑟)𝑡

𝑛

𝑡=1

Trong đó: Bt là khoản thu nhập bình quân 1 đơn vị diện tích năm t

Ct là khoản chi bình quân 1 đơn vị diện tích năm (Bao gồm chi

phí hàng năm ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và chi phí hàng năm ở thời kỳ kinh doanh)

r là lãi suất chiết khấu (%năm).

n là số năm của chu kỳ kinh doanh. Đối với cây hồ tiêu chu kỳ

sản xuất được nghiên cứu là 20 năm.

Nếu NPV > 0 thì việc đầu tư có hiệu quả và khả thi, có sinh lời nên được

thực hiện. Ngược lại nếu NPV < 0 về phương diện tài chính việc đầu tư này không

có hiệu quả, không nên thực hiện.

- Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR): Là lãi suất chiết khấu mà tại đó tất cả các thu

nhập tương lai của đầu tư bằng với chiết khấu tất cả các chi phí tương lai của đầu tư

đó. Đây chính là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng NPV = 0.

∑ 𝐵𝑡− 𝐶𝑡(1+𝑟)𝑡

𝑛𝑡=1 = 0 𝑡ℎì 𝑟 = 𝐼𝑅𝑅

IRR được tính theo (%), được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư. IRR càng

lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Nếu IRR lớn hơn suất đầu tư có thể chấp nhận

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

được thì hoạt động đầu tư này có thể thực hiện được, vì nó mang lại mức sinh lời

cao hơn mong muốn và ngược lại.

- Tỷ suất thu nhập/chi phí (BCR): được xác định bằng tỷ số giữa thu nhập

với chi phí trong suốt thời kỳ trồng hồ tiêu theo giá hiện tại.

𝐵𝐶𝑅 = �𝐵𝑡

𝑛

𝑡=1

1(1 + 𝑟)𝑡

/�𝐶𝑡

𝑛

𝑡=1

1(1 + 𝑟)𝑡

BCR được dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất hồ tiêu. Nếu BCR > 1

thì hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả và ngược lại. BCR càng lớn thì hiệu quả

kinh tế càng cao.

- Dòng tiền ròng hàng năm (NA):

𝑁𝐴 = 𝑟 ∗𝑁𝑃𝑉

(1 − (1 + 𝑟))−𝑛

NA cho biết khoản thu nhập ròng hàng năm mà hộ sản xuất thu được tính từ

năm đầu tiên đến năm cuối cùng của chu kỳ sản xuất.

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 2.3 Hàm sản xuất Cobb-Douglas

Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas được đề xuất bởi Knut Wicksell, được phát triển bởi Charles W. Cobb và Paul H. Douglas năm 1928. Các nghiên cứu trên thế giới sử dụng mô hình này trong phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất. Mô hình hàm sản xuất được các nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã thành công khi sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Mô hình này được sử dụng nhiều vì các lý do sau:

- Đây là dạng mô hình đơn giản, khi logarit hóa hai vế sẽ được mô hình hồi quy tuyến tính, từ đó có thể tính toán và ước lượng được các tham số của mô hình từ dạng phi tuyến tính sang dạng tuyến tính bằng phương pháp OLS.

- Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào với năng suất đầu ra thỏa mãn 5 tiêu chuẩn tối ưu (BLUE) của phương pháp OLS.

- Mô hình này phản được quy luật năng suất biên giảm dần trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng.

- Mô hình này cho biết được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đầu vào đến năng suất hồ tiêu thể hiện thông qua độ co giãn của các yếu tố đầu vào trong mô hình.

Hàm sản xuất Cobb – Douglas phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra có dạng như sau:

𝑌 = 𝐴� 𝑋𝑖𝛼𝑖𝑒∑ 𝛽𝑗𝐷𝑗𝑚𝑗=1

𝑛

𝑖=0 (1)

Trong đó: Y: là lượng sản phẩm đầu ra A: Hằng số (hệ số chặn) Xi (i = 1÷ 𝑛): Yếu tố đầu vào thứ i n: Số các yếu tố đầu vào

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

∝𝑖 (i = 1÷ 𝑛): Hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập Xi đến Y Dj: Biến giả thứ j

𝛽𝑗 (j = 1÷ 𝑚): Hệ số ảnh hưởng của các biến giả Dj đến Y

Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas sau khi đã được tuyến tính hóa có dạng:

𝐿𝑛𝑌 = 𝐿𝑛𝐴 + ∑ ∝𝑖 𝑙𝑛𝑥𝑖𝑛𝑖=1 + ∑ 𝛽𝑗𝐷𝑗𝑚

𝑗=1 (2)

Phương trình (2) có dạng tuyến tính 𝑌 = 𝛽0 + 𝛽𝑖𝑋𝑖 + 𝑢𝑖 và được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS (Ordinary Least Squares).

Từ mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas tính được mức ảnh của các yếu tố đầu vào đến năng suất cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, để phân tích mối quan hệ giữa việc tăng thêm đơn vị yếu tố đầu vào và năng suất hồ tiêu, từ hàm sản xuất có thể tính được sản phẩm cận biên (MP), giá trị sản phẩm cận biên (MPV).

Sản phẩm cận biên MP của yếu tố đầu vào 𝑋𝑖 là sự thay đổi năng suất đầu ra

do sự thay đổi của 1 đơn vị đầu vào 𝑋𝑖 trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác không thay đổi.

𝑀𝑃𝑥𝑖 =𝛼𝑖𝑌�𝑋𝚤�

Trong đó: 𝑀𝑃𝑥𝑖: sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào 𝑋𝑖.

𝑌�: Khối lượng sản phẩm đầu ra trung bình

𝑋𝚤� : Mức trung bình của yếu tố đầu vào 𝑋𝑖

Giá trị sản phẩm cận biên 𝑀𝑃𝑉𝑥𝑖 được tính bằng sản phẩm cận biên của yếu

tố đầu vào đó (𝑀𝑃𝑥𝑖) nhân với giá của sản phẩm đầu ra (𝜔𝑌).

𝑀𝑃𝑉𝑥𝑖 = 𝑀𝑃𝑥𝑖𝜔𝑌

So sánh giá trị sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào (VMPxi) với giá của yếu tố đầu vào đó (𝜔𝑥𝑖) sẽ cho biết hiệu quả của việc đầu tư thêm. Có ba trường hợp xảy ra:

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

+ Trường hợp VMPxi > 𝜔𝑥𝑖 thì việc đầu tư tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu

vào mang lại hiệu quả kinh tế, tức là với yếu tố đầu vào 𝑋𝑖 khi tăng đầu tư sẽ đem lại hiệu quả kinh tế. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác không thay đổi, khi tăng đầu tư thêm một đơn vị đầu vào 𝑋𝑖 sẽ giúp tăng hiệu quả.

+ Trường hợp VMPxi < 𝜔𝑖 thì việc đầu tư tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào 𝑋𝑖 không mang lại hiệu quả kinh tế, tức là với yếu tố đầu vào 𝑋𝑖 khi tăng đầu tư sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế vì giá trị sản phẩm cận biên thu được bé hơn chi phí yếu tố đầu vào 𝑋𝑖 bỏ ra.

+ Trường hợp VMPxi = 𝜔𝑖 sẽ đạt hiệu quả tối ưu. Dựa trên kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb – Douglas và phân tích cận

biên sẽ giúp người sản xuất đưa ra các quyết định chính xác nhằm tăng hiệu quả kinh tế của việc đầu tư các yếu tố đầu vào trong hoạt động sản xuất.

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 2.4 Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu – DEA

DEA là một kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để đánh giá một cơ sở sản xuất

hoạt động tương đối so với các cơ sở hoạt động khác trong mẫu như thế nào. Kỹ

thuật này tạo ra một tập hợp biên các cơ sở sản xuất hiệu quả và nó so sánh với các

cơ sở khác không hiệu quả để đo lường được mức hiệu quả. Khác với SFA thì DEA

không đòi hỏi xác định hàm đối với biên hiệu quả mà cho phép kết hợp nhiều đầu

vào và nhiều đầu ra trong việc tính các mức hiệu quả. DEA cho phép xác định hiệu

quả tương đối của các đơn vị hoạt động trong một hệ thống phức tạp. Theo DEA thì

một đơn vị hoạt động tốt nhất sẽ có chỉ số TE = 1, trong khi đó chỉ số của các đơn

vị phi hiệu quả được tính bằng việc chiếu các đơn vị phi hiệu quả lên biên hiệu quả.

Đối với mỗi đơn vị phi hiệu quả, DEA đều đưa ra một tập các điểm chuẩn của các

đơn vị khác để giá trị của đơn vị được đánh giá có thể so sánh được, bởi vậy, những

nguồn tin thu được qua phân tích DEA rất có ích cho các nhà quản lý trong việc

nhận diện được thực tế hoạt động của cơ sở mình như thế nào so với các cơ sở sản

xuất khác, từ đó tập trung vào cải thiện hoạt động của các đơn vị phi hiệu quả, và

xác lập được các mục tiêu cần phải cải thiện.

Farell (1957) đã dựa trên nghiên cứu của Koopmans (1951) và Debreu

(1951) để đưa ra khái niệm hiệu quả gắn với tối ưu đầu vào và giảm thiểu chi phí có

tính đến giá tương đối của đầu vào và đầu ra.

Ông cho rằng hiệu quả của một cơ sở sản xuất có thể chia thành hai phần

hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật (TE) dùng để chỉ năng lực

của các cơ sở sản xuất thông qua số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị

chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong cùng một điều kiện công

nghệ. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua

mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Hiệu quả phân bổ (AE) là khả năng của các cơ

sở sản xuất để điều chỉnh các mức đầu vào theo các tỷ lệ tối ưu có tính đến giá

tương đối của các yếu tố này. Khi kết hợp phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả

phân phối ta tính được hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản xuất.

Xét trường hợp có n hộ trồng hồ tiêu. Mỗi hộ sử dụng K yếu tố đầu vào để

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

sản xuất ra M đầu ra. Vector đầu vào và đầu ra cho hộ trồng hồ tiêu thứ i lần lượt là

xit và yit. Dữ liệu của tất cả các hộ trồng hồ tiêu được ký hiệu bởi KxN ma trận đầu

vào (X) và MxN - ma trận đầu ra (Y).

Mô hình căn bản đầu tiên đã được Charnes, Cooper, và Rhodes đề xuất là mô

hình định hướng đầu vào, không biến đổi theo quy mô (Input Orientation and

assumed Constant Returns to Scale – CRS). Mô hình DEACRS có dạng:

minθ,λ (θ), (1)

Điều kiện ràng buộc: -yi + Yλ ≥ 0,

θxi - Xλ ≥ 0,

λ≥ 0,

Trong đó, θ là chỉ số hiệu quả kỹ thuật TE (0 ≤ TE ≤ 1). Hộ trồng hồ tiêu nào

có θ bằng 1 thì hộ đó được coi là đạt hiệu quả kỹ thuật và nằm trên màng bao dữ

liệu. Vector λ được xác định bởi mối quan hệ tuyến tính giữa các hộ trồng hồ tiêu.

Y là vector đầu ra, X là vector đầu vào.

Một phiên bản khác của mô hình DEACRS đã được đề xuất bởi Banker,

Charnes và Cooper (1984) đó là mô hình định hướng đầu vào, biến đổi theo quy mô

(Input Orientation and assumed Variable Returns to Scale – VRS). Đây là mô hình

mở rộng (dạng đặc biệt) của DEACRS, nó cho phép đo lường được hiệu quả kỹ thuật

thuần túy (pure technical efficency) và hiệu quả quy mô đầu tư (scale efficiency),

mô hình này có dạng:

minθ,λ (θ), (2)

Điều kiện ràng buộc: -yi + Yλ ≥ 0,

θxi - Xλ ≥ 0,

11

=∑=

N

iλ ,

λ ≥ 0

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Theo mô hình (2) thì hiệu quả kỹ thuật được phân thành hiệu quả kỹ thuật

thuần túy TEVRS (pure technical efficiency) và hiệu quả quy mô đầu tư SE (scale

efficiency). Điều này được minh họa ở hình 1.1.

Hình 1.1 mô tả các hộ trồng hồ tiêu sử dụng yếu tố đầu vào (X) để tạo ra đầu

ra (Y). Xét hộ trồng hồ tiêu đang hoạt động ở điểm (P), theo mô hình DEACRS thì

phi hiệu quả về mặt kỹ thuật là đoạn thẳng PPC, trong khi đó ở mô hình DEAVRS là

đoạn thẳng PPV. Chênh lệch giữa 2 đoạn thẳng này chính là PCPV (phi hiệu quả quy

mô đầu tư).

Như vậy, chỉ số hiệu quả được đo lường như sau:

TECRS = APC/AP

TEVRS = APV/AP

SE = APC/APV

TECRS = TEVRS x SE → SE = TECRS/TEVRS

Hình 1.1. Mô hình DEAVRS

NIRS

P

Q

5

3

1

2

3

4

5

Y

1 2 4 5 6 0 X

CRS Frontier

VRS Frontier

Pc Pv

R

A

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Hạn chế của mô hình (2) là không chỉ ra được các trang trại đang hoạt động ở

vùng mà tại đó hiệu quả tăng hoặc giảm khi tăng quy mô đầu tư (operating in an area

of increasing or decreasing returns to scale). Để khắc phục được điều này thì phải áp

dụng thêm một mô hình DEA với giả thiết hiệu quả tăng hoặc không tăng theo quy

mô đầu tư NIRS (non-increasing returns to scale), theo đó điều kiện ở mô hình (2)

được chuyển đổi sang 11

≤∑=

N

iλ [46]. Vì vậy, Mô hình (3) có dạng:

minθ,λ (θ), (3)

Điều kiện ràng buộc: -yi + Yλ ≥ 0,

θxi - Xλ ≥ 0,

11

≤∑=

N

iλ ,

λ ≥ 0

Đường giới hạn NIRS DEA được thể hiện ở hình 1.1. Bản chất của phi hiệu

quả quy mô đầu tư cho mỗi trang trại có thể được xác định bằng cách quan sát mối

tương quan giữa chỉ số hiệu quả kỹ thuật TENIRS với TEVRS. Nếu TEVRS = TENIRS và

SE <1 thì hiệu quả giảm khi tăng quy mô đầu tư (decreasing returns to scale - DRS),

Nếu TEVRS ≠ TENIRS thì hiệu quả tăng khi tăng quy mô đầu tư (increasing returns to

scale - IRS). Nhìn vào hình 1.1 ta thấy, trang trại (P) đang hoạt động ở vùng mà tại

đó hiệu quả tăng khi tăng quy mô đầu tư. Trong khi đó, trang trại (Q) đang hoạt

động ở vùng mà tại đó hiệu quả giảm khi tăng quy mô đầu tư.

Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu đã được các nhà khoa học sử dụng

rộng rải để nghiên cứu trong các lĩnh vực như: Tài chính - Ngân hàng, Giáo dục, Y

tế, Giao thông công cộng. Trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, phương pháp DEA

cũng được sử dụng để phân tích hiệu qủa kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả

kinh tế của các cơ sở sản xuất.

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 2.5 Mô hình hồi quy Tobit

Theo Gujarati (2004), Tobit là mô hình phù hợp nhất được sử dụng để ước

lượng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc nếu giá trị của biến phụ

thuộc bị kiểm duyệt hay không được phép nhỏ hơn một giá trị nhất định nào đó.

Trong trường hợp nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ

tiêu, giá trị của chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật phải lớn hơn hoặc bằng 0. Vì vậy, mô hình

hồi quy Tobit được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến mức hiệu quả kỹ

tuật của các vườn hồ tiêu.

Sau khi ước lượng được các mức hiệu quả của các cơ sở sản xuất, mô hình

hồi quy Tobit được sử dụng để phân tích tác động của các nhân tố đến mức hộ hiệu

quả này. Mô hình hồi quy Tobit được Tobin giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1958.

Đây là một mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là một biến ngầm lưỡng

phân mà trong đó một số quan sát của biến ngầm bị mất khi biến ngầm ở trên hoặc

dưới một ngưỡng nhất định, biến như vậy gọi là biến cắt cụt và hồi quy với những

biến như vậy gọi là hồi quy cắt cụt. Dạng tổng quát của mô hình Tobit được viết

như sau:

𝑦𝑖∗ = 𝛽𝑥𝑖 + 𝜀𝑖

𝑦𝑖 = 𝑦𝑖∗ nếu 𝑦𝑖∗ = 𝛽𝑥𝑖 + 𝜀𝑖 ≥ 0, và

𝑦𝑖 = 0 nếu 𝑦𝑖∗ = 𝛽𝑥𝑖 + 𝜀𝑖 ≤ 0

trong đó xi và β là vectơ các biến giải thích và các tham số chưa biết cần tìm,

yi là hiệu quả của cơ sở sản xuất thứ i (bị giới hạn trong khoảng lớn hơn 0 và bé hơn

hoặc bằng 1)

Dựa trên giá trị yi và xi của các quan sát gồm i hộ sản xuất, hàm hợp lý được

cực đại hóa để tìm giá trị của β và ϭ như sau:

𝐿 = ∏ (1 − 𝐹𝑖𝑦𝑖=0 )∏ 1(2∏𝜎2𝑦𝑖>0 𝑥 𝑒−(1/2𝜎2)(𝑦𝑖−𝛽𝑥𝑖)2

Trong đó: 𝐹𝑖 = ∫ 1(2∏)1/2

𝛽𝑥𝑖/𝜎−∞ 𝑒−𝑡2/2𝑑𝑡

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Số hạng thứ nhất của hàm L là số các quan sát phản ánh các hộ sản xuất đạt

hiệu quả toàn bộ và số hạng thứ hai là số các quan sát phản ánh các hộ sản xuất có

phi hiệu quả. Hàm Fi là hàm phân phối của các giá được chuẩn hóa tại β xi/ϭ.

Tuy nhiên, về mặt thực nghiệm mô hình Tobit có thể được viết lại đơn giản

như sau:

ξ it = γo + ∑ 𝛾𝑗𝑛𝑗=1 𝐷𝑖𝑗𝑡 + ∑ 𝛾𝑗

𝑚𝑖=1 𝑍𝑖𝑗𝑡

Trong đó, ξ it là hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất i tại năm t được ước lượng

bằng phương pháp DEA hoặc SFA.

Dijt là các biến giả như loại hình sản xuất của hộ nông dân, địa

bàn sản xuất, giới tính chủ hộ, tham gia tập huấn, tham gia vào câu lạc bộ sản xuất

hồ tiêu, độ dốc của đất, việc áp dụng kỹ thuật sản xuất,…

Zijt là các biến phản ánh đặc điểm của hộ như quy mô sản xuất,

số năm kinh nghiệm, số lần tham gia tập huấn, trình độ văn hóa của chủ hộ,…

Việc lựa chọn các biến đưa vào phân tích trong mô hình Tobit phải dựa trên

các khảo sát thực tế cũng như yêu cầu và mục đích của người nghiên cứu. Trong

quá trình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu

của các hộ nông, các biến đã đưa vào phân tích trong mô hình DEA hoặc SFA

thường không đưa vào phân tích trong mô hình Tobit.

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.1 Lịch thời vụ sản xuất hồ tiêu

Tháng 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 Mùa Khô Mưa Khô

Nhiệt độ/ Bão Nóng Ấm Mùa bão Rét Lạnh Nóng

ST và PT của cây tiêu Ngừng ST Ra lá non, hoa và đậu quả PT quả Quả chín

Trồng mới Buộc dây tiêu Tỉa dây tiêu, cắt giống Làm cỏ Tỉa trụ Bón phân Phòng trừ sâu bệnh Tiêu nước Che phủ vườn Tưới nước Thu hoạch

(Nguồn: Dự án phát triển nông nghiệp bền vững tại Quảng Trị)

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.2 Chi phí hồ tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản huyện Vĩnh Linh

(Tính bình quân ha)

ĐVT: Nghìn đồng

Loại chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng

SL % SL % SL % SL % I. Đào hào 18.272,7 9,14 0,0 0,00 0,0 0,00 18.272,7 5,73 II. Chi phí vật chất 127.525,2 63,80 21.457,6 35,75 21.507,3 36,51 170.490,1 53,48 1. Giống 40.938,2 32,10 0,0 0,00 0,0 0,00 40.938,2 24,01 2. Trụ 68.963,6 54,08 0,0 0,00 0,0 0,00 68.963,6 40,45 3. Phân bón 13.405,2 10,51 17.337,4 80,80 17.431,0 81,05 48.173,7 28,26 - Phân Lân 1.842,8 13,75 0,0 0,00 0,0 0,00 1.842,8 3,83 - Vôi 1.166,1 8,70 224,9 1,30 310,8 1,78 1.701,8 3,53 - Phân NPK 831,1 6,20 5.369,7 30,97 5.520,0 31,67 11.720,9 24,33 - Phân hữu cơ 9.565,2 71,35 11.742,8 67,73 11.600,3 66,55 32.908,2 68,31 4. Thuốc BVTV 2.510,6 1,97 2.523,7 11,76 2.740,2 12,74 7.774,5 4,56 5. Nước tưới 1.707,6 1,34 1.596,5 7,44 1.336,1 6,21 4.640,1 2,72 III. Chi phí lao động 52.755,3 26,39 36.709,3 61,16 36.301,2 61,62 125.765,8 39,45 1. Lao động thuê 12.725,8 24,12 0,0 0,00 0,0 0,00 12.725,8 10,12 2. Lao động gia đình 40.029,5 75,88 36.709,3 100,00 36.301,2 100,00 113.040,0 89,88 IV. Khác 1.317,1 0,66 1.851,0 3,08 1.102,5 1,87 4.270,7 1,34 Tổng chi phí 199.870,3 100,00 60.017,9 100,00 58.911,0 100,00 318.799,3 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.3 Chi phí hồ tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản huyện Cam Lộ

(Tính bình quân ha)

ĐVT: Nghìn đồng

Loại chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng

SL % SL % SL % SL % I. Đào hào 7.526,3 3,96 0,0 0,00 0,0 0,00 7.526,3 2,48 II. Chi phí vật chất 122.181,5 64,26 19.811,1 34,68 19.119,7 33,87 161.113,3 53,04 1. Giống 38.226,8 31,29 0,0 0,00 0,0 0,00 38.226,8 23,73 2. Trụ 67.019,4 54,85 0,0 0,00 0,0 0,00 67.019,4 41,60 3. Phân bón 12.561,1 10,28 15.612,9 78,81 15.619,7 81,69 43.793,7 27,18 - Phân Lân 1.918,9 15,28 0,0 0,00 0,0 0,00 1.918,9 4,38 - Vôi 1.052,0 8,38 187,8 1,20 200,4 1,28 1.440,2 3,29 - Phân NPK 714,2 5,69 4.901,6 31,39 4.695,5 30,06 10.311,2 23,54 - Phân hữu cơ 8.875,9 70,66 10.523,6 67,40 10.723,8 68,66 30.123,4 68,78 4. Thuốc BVTV 2.748,3 2,25 2.596,3 13,11 2.099,6 10,98 7.444,2 4,62 5. Nước tưới 1.626,9 1,33 1.601,9 8,09 1.400,4 7,32 4.629,2 2,87 III. Chi phí lao động 59.139,5 31,10 35.972,2 62,97 36.054,8 63,86 131.166,5 43,19 1. Lao động thuê 7.657,9 12,95 208,3 0,58 300,0 0,83 8.166,2 6,23 2. Lao động gia đình 51.481,6 87,05 35.763,9 99,42 35.754,8 99,17 123.000,2 93,77 IV. Khác 1.297,4 0,68 1.344,4 2,35 1.283,4 2,27 3.925,2 1,29 Tổng chi phí 190.145,7 100,00 57.127,8 100,00 56.457,8 100,00 303.731,2 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.4 Chi phí hồ tiêu thời kỳ KTCB tỉnh Quảng Trị (Tính bình quân ha)

Yếu tố đầu vào ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng 1. Gốc trụ Trụ 1.512 0 0 1.512 2. Hom giống Hom 4.960 0 0 4.960 3. Phân bón

Phân Lân Kg 470 0 0 470 Phân NPK Kg 68 445 437 949 Phân chuồng Kg 18.491 22.156 22.138 62.785 Vôi Kg 928 171 203 1.301 4. Lao động

371 242 241 854

Lao động gia đình Công 302 241 240 783 Lao động thuê Công 69 1 1 71

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Phụ lục 3.5 Chi phí hồ tiêu thời kỳ KTCB huyện Vĩnh Linh (Tính bình quân ha)

Yếu tố đầu vào ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng 1. Gốc trụ Trụ 1.533 0 0 1.533 2. Hom giống Hom 5.117 0 0 5.117 3. Phân bón

Phân Lân Kg 461 0 0 461 Phân NPK Kg 72 467 480 1.019 Phân chuồng Kg 19.130 23.486 23.201 65.816 Vôi Kg 972 187 259 1.418 4. Lao động

352 245 242 838

Lao động gia đình Công 267 245 242 754 Lao động thuê Công 85 0 0 85

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Phụ lục 3.6 Chi phí hồ tiêu thời kỳ KTCB huyện Cam Lộ (Tính bình quân ha)

Yếu tố đầu vào ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng 1. Gốc trụ Trụ 1.489 0 0 1.489 2. Hom giống Hom 4.778 0 0 4.778 3. Phân bón

Phân Lân Kg 480 0 0 480 Phân NPK Kg 62 426 408 897 Phân chuồng Kg 17.752 21.047 21.448 60.247 Vôi Kg 877 157 167 1.200 4. Lao động

394 240 240 874

Lao động gia đình Công 343 238 238 820 Lao động thuê Công 51 1 2 54

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.7 Chi phí hồ tiêu thời kỳ kinh doanh huyện Cam Lộ (Tính bình quân Ha)

ĐVT: Nghìn đồng

Năm Phân bón Thuốc

BVTV Nước tưới

Lao động Khấu hao Khác Tổng

NPK Phân hữu cơ Vôi Tổng LĐ LĐGĐ

4 5.642,7 10.458,3 119,5 872,2 1.451,9 50.750,0 49.111,1 17.866,5 1.331,1 88.492,2 5 5.449,1 10.417,6 126,7 919,4 1.168,1 51.708,3 48.219,1 17.866,5 1.279,2 88.934,9 6 5.722,9 10.385,1 117,7 1.015,7 1.101,7 57.926,5 53.536,8 17.866,5 1.121,1 95.257,3 7 5.937,6 10.472,1 186,9 910,7 1.128,5 56.944,7 54.707,9 17.866,5 1.186,3 94.633,5 8 6.018,3 10.583,8 126,7 937,2 1.003,4 60.016,7 55.215,1 17.866,5 1.090,4 97.643,0 9 6.149,1 10.942,6 152,7 957,8 1.069,4 61.694,1 55.920,9 17.866,5 1.104,0 99.936,3 10 6.111,6 10.830,2 182,2 946,7 1.039,2 63.041,7 58.015,3 17.866,5 1.401,6 101.419,8 11 6.113,9 10.496,9 145,9 829,4 1.023,8 59.955,9 53.514,7 17.866,5 1.088,2 97.520,5 12 5.987,7 10.810,3 157,0 1.095,3 1.007,2 61.730,0 58.056,2 17.866,5 1.026,7 99.680,6 13 5.990,4 10.800,9 196,8 988,4 937,1 61.907,1 55.395,7 17.866,5 1.157,0 99.844,3 14 6.017,5 10.364,7 113,7 1.029,8 968,1 60.536,8 54.757,1 17.866,5 1.060,1 97.957,2 15 6.000,0 10.512,3 143,0 965,3 942,2 62.202,6 55.903,7 17.866,5 1.198,7 99.830,7 16 5.984,8 10.411,8 224,1 969,8 939,7 58.065,8 52.503,6 17.866,5 1.115,8 95.578,4 17 5.968,5 9.802,6 112,9 917,1 927,7 57.947,4 55.093,5 17.866,5 1.185,4 94.728,1 18 5.939,2 10.113,2 231,2 963,7 943,5 57.240,0 54.761,4 17.866,5 1.110,4 94.407,6 19 5.760,9 9.722,6 179,1 984,4 915,0 56.910,0 53.596,0 17.866,5 1.100,0 93.438,6 20 5.907,6 9.780,9 174,0 1.023,4 939,8 61.590,0 56.515,0 17.866,5 1.171,5 98.453,6

Tổng 100.701,9 176.905,8 2.690,1 16.326,3 17.506,2 1.000.167,6 924.823,0 303.731,2 19.727.5 1.637.756,7 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.8 Chi phí hồ tiêu thời kỳ kinh doanh huyện Vĩnh Linh (Tính bình quân Ha)

ĐVT: Nghìn đồng

Năm Phân bón Thuốc

BVTV Nước tưới Lao động

Khấu hao Khác Tổng NPK Phân hữu cơ Vôi Tổng LĐ LĐGĐ

4 5.528,0 10.736,0 221,5 1.135,5 1.515,4 54.346,2 52.615,4 18.752,9 1.215,4 93.450,8 5 5.607,9 10.970,6 178,4 1.119,5 1.395,9 59.761,8 56.644,1 18.752,9 1.229,4 99.016,4 6 6.099,1 11.109,5 210,0 1.113,1 1.323,3 64.660,7 58.375,0 18.752,9 1.064,3 104.332,9 7 6.195,8 11.223,2 288,4 1.120,2 1.327,2 58.488,5 52.362,6 18.752,9 1.023,1 98.419,3 8 6.510,6 11.536,3 206,0 1.111,4 1.309,3 62.260,7 54.778,6 18.752,9 1.257,1 102.944,4 9 6.794,9 11.458,8 201,1 1.127,9 1.327,1 70.778,6 58.362,8 18.752,9 1.246,4 111.687,6 10 6.558,8 11.893,0 223,9 1.112,5 1.286,1 66.712,5 56.739,3 18.752,9 1.391,7 107.931,5 11 6.429,7 11.552,5 203,5 1.111,2 1.283,6 68.163,2 57.056,6 18.752,9 1.022,2 108.518,8 12 6.422,8 11.966,4 219,2 1.110,1 1.308,1 72.150,0 61.828,4 18.752,9 1.175,5 113.104,9 13 6.515,7 11.708,5 253,7 1.139,7 1.180,7 64.942,1 54.124,5 18.752,9 1.154,4 105.647,6 14 6.524,3 11.365,3 193,4 1.146,3 1.141,6 63.840,0 55.683,5 18.752,9 1.282,9 104.246,7 15 6.307,0 11.215,6 315,0 1.119,4 1.197,0 62.362,5 52.831,3 18.752,9 1.012,5 102.281,9 16 6.251,3 10.850,0 234,9 1.176,5 1.185,7 63.458,8 56.054,4 18.752,9 1.213,7 103.123,8 17 6.223,7 10.589,5 191,7 1.081,9 1.139,1 60.971,4 53.250,6 18.752,9 990,5 99.940,6 18 6.209,4 10.395,2 215,2 1.120,3 1.014,5 65.362,5 58.714,1 18.752,9 1.066,7 104.136,7 19 6.170,1 10.703,9 289,7 1.076,9 1.014,8 57.307,9 51.008,0 18.752,9 1.077,6 96.393,8 20 6.176,1 10.634,1 209,6 1.121,8 911,7 56.355,0 49.452,9 18.752,9 1.211,7 95.372,8

Tổng 106.525,2 189.908,6 3.855,2 19.044,0 20.860,9 1.071.922,3 939.881,9 318.799,3 19.635,0 1.750.550,4 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 183: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.9 Chi phí các yếu tố đầu vào TKKD tỉnh Quảng Trị

Năm Phân bón (kg) Lao động (công) Hữu cơ NPK Vôi Tổng LĐ LĐ gia đình

4 21.149,6 486,5 135,2 348,4 337,2 5 21.372,3 480,5 126,5 370,8 348,7 6 21.424,5 512,4 132,8 406,5 371,5 7 21.554,5 525,4 190,1 383,8 358,3 8 22.001,1 542,1 134,5 406,7 366,8 9 22.351,4 560,1 145,5 438,6 380,1 10 22.510,7 547,0 165,7 430,1 383,4 11 22.108,0 546,1 146,9 428,6 369,2 12 22.814,0 540,2 157,6 447,4 400,0 13 22.464,0 542,6 186,5 422,3 365,3 14 21.612,3 542,7 124,1 413,3 367,8 15 21.667,7 533,9 184,7 415,2 363,3 16 21.237,5 531,4 191,0 404,1 361,2 17 20.431,5 530,7 128,5 396,9 360,8 18 20.508,3 528,2 186,0 408,7 378,3 19 20.401,4 518,3 194,2 380,7 348,9 20 20.415,0 525,4 159,9 393,2 353,2

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 184: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.10 Chi phí các yếu tố đầu vào TKKD huyện Cam Lộ

Năm Phân bón (kg) Lao động (công) Hữu cơ NPK Vôi Tổng LĐ LĐ gia đình

4 20.916,7 490,7 99,6 338,3 327,4 5 20.835,2 473,8 105,6 344,7 321,4 6 20.770,2 497,6 98,1 386,2 357,0 7 20.944,2 516,3 155,8 379,6 364,7 8 21.167,7 523,3 105,6 400,1 368,1 9 21.885,2 534,7 127,3 411,3 372,8

10 21.660,4 531,4 151,8 420,3 386,8 11 20.993,7 531,6 121,5 399,7 356,8 12 21.620,5 520,7 130,8 411,5 387,0 13 21.601,8 520,9 164,0 412,7 369,3 14 20.729,4 523,3 94,7 403,6 365,1 15 21.024,6 521,7 119,2 414,7 372,7 16 20.823,6 520,4 186,8 387,1 350,0 17 19.605,2 519,0 94,1 386,3 367,3 18 20.226,3 516,5 192,7 381,6 365,1 19 19.445,2 501,0 149,3 379,4 357,3 20 19.561,7 145,0 145,0 410,6 376,8

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Phụ lục 3.11 Chi phí các yếu tố đầu vào TKKD huyện Vĩnh Linh

Năm Phân bón (kg) Lao động (công) Hữu cơ NPK Vôi Tổng LĐ LĐ gia đình

4 21.472,1 480,7 184,6 362,3 350,8 5 21.941,1 487,6 148,7 398,4 377,6 6 22.219,1 530,4 175,0 431,1 389,1 7 22.446,4 538,8 240,3 389,9 349,1 8 23.072,6 566,1 171,6 415,1 365,1 9 22.917,6 590,9 167,6 471,9 389,1 10 23.786,1 570,3 186,6 444,8 378,3 11 23.105,1 559,1 169,6 454,4 380,3 12 23.932,8 558,5 182,7 481,0 412,2 13 23.417,0 566,6 211,4 432,9 360,8 14 22.730,6 567,3 161,2 425,6 371,2 15 22.431,3 548,4 262,6 415,8 352,2 16 21.700,1 543,6 195,8 423,1 373,7 17 21.179,0 541,2 159,7 406,5 355,0 18 20.790,4 540,0 179,3 435,8 391,5 19 21.407,9 536,5 241,4 382,1 340,1 20 21.268,3 537,1 174,7 375,7 329,7

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 185: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.12 Sự biến động năng suất hồ tiêu theo tuổi cây

ĐVT: Tạ/ha

Tuổi cây Huyện Cam Lộ Huyện Vĩnh Linh Tỉnh Quảng Trị Mean Max Min Std Mean Max Min Std Mean Max Min Std

4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

4,39 6,00 3,70 0,58 5,43 7,20 4,20 0,75 4,83 7,20 3,70 0,83 6,97 9,00 5,83 0,77 8,10 9,00 7,40 0,41 7,52 9,00 5,83 0,84 8,69 10,50 8,00 0,71 10,13 13,20 8,60 1,35 9,34 13,20 8,00 1,26 9,89 11,20 8,23 0,94 11,39 15,00 9,60 1,55 10,50 15,00 8,23 1,42

10,79 13,00 10,00 0,99 13,32 16,50 10,20 1,81 11,90 16,50 10,00 1,88 11,87 13,73 10,40 0,96 14,88 18,20 12,75 1,71 13,23 18,20 10,40 2,02 12,14 14,00 10,60 1,06 15,69 18,30 13,40 1,61 13,56 18,30 10,60 2,19 11,98 16,00 10,20 1,49 15,06 18,40 12,72 1,51 13,61 18,40 10,20 2,15 12,17 17,00 10,20 1,98 15,16 18,40 10,20 1,99 13,71 18,40 10,20 2,47 11,97 16,00 10,20 1,63 14,81 18,05 12,00 1,55 13,32 18,05 10,20 2,13 11,33 14,00 9,95 1,18 14,08 17,21 10,80 1,88 12,55 17,21 9,95 2,05 11,42 15,00 10,00 1,36 13,73 16,40 10,40 1,63 12,42 16,40 10,00 1,88 10,37 12,00 9,53 0,72 12,24 15,32 9,60 1,44 11,25 15,32 9,53 1,45 9,83 12,00 8,93 0,77 11,25 14,00 9,46 1,17 10,58 14,00 8,93 1,22 9,67 10,40 8,95 0,34 10,78 12,40 9,60 0,84 10,23 12,40 8,95 0,85 9,59 13,00 8,66 0,95 10,57 11,60 9,40 0,68 10,07 13,00 8,66 0,96 9,28 11,00 8,66 0,58 10,49 13,00 9,40 1,01 9,89 13,00 8,66 1,02

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 186: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.13 Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu huyện Cam Lộ bằng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm

(Tính bình quân Ha)

Năm Năng suất (Tạ/ha) GO Chi phí bằng

tiền Khấu hao Tổng chi phí MI Lợi nhuận

4 4,39 65.860,8 19.525,7 17.866,5 88.492,2 46.335,2 - 22.631,4 5 6,97 104.547,5 20.950,4 17.866,5 88.934,9 83.597,1 15.612,6 6 8,69 130.382,6 21.389,2 17.866,5 95.257,3 108.993,5 35.125,4 7 9,89 148.394,2 19.549,7 17.866,5 94.633,5 128.844,5 53.760,7 8 10,79 161.910,0 21.942,5 17.866,5 97.643,0 139.967,5 64.267,0 9 11,87 178.007,6 24.531,3 17.866,5 99.936,3 153.476,4 78.071,3

10 12,14 182.038,3 23.567,6 17.866,5 101.419,8 158.470,8 80.618,6 11 11,98 179.744,1 24.274,6 17.866,5 97.520,5 155.469,6 82.223,6 12 12,17 182.543,0 22.018,8 17.866,5 99.680,6 160.524,2 82.862,4 13 11,97 179.530,7 24.763,0 17.866,5 99.844,3 154.767,8 72.686,4 14 11,33 170.006,1 23.003,6 17.866,5 97.957,2 147.002,4 72.048,8 15 11,42 171.265,3 23.478,1 17.866,5 99.830,7 147.787,2 71.434,5 16 10,37 155.545,3 22.746,0 17.866,5 95.578,4 132.799,2 59.966,8 17 9,83 147.434,2 19.683,1 17.866,5 94.728,1 127.751,1 52.706,1 18 9,69 145.289,3 19.999,6 17.866,5 94.407,6 125.289,6 50.881,7 19 9,59 143.848,5 20.172,6 17.866,5 93.438,6 123.675,9 50.409,9 20 9,28 139.251,0 22.823,7 17.866,5 98.453,6 116.427,3 40.797,4

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 187: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.14 Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu huyện Vĩnh Linh bằng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm

(Tính bình quân Ha)

Năm Năng suất (kg/ha) GO Chi phí bằng

tiền Khấu hao Tổng chi phí MI Lợi nhuận

4 5,43 81.423,5 19.834,4 18.752,9 93.450,8 61.589,0 - 12.027,4 5 8,10 121.440,9 19.483,1 18.752,9 99.016,4 101.957,8 22.424,5 6 10,13 151.900,7 24.205,0 18.752,9 104.332,9 127.695,7 47.567,8 7 11,39 170.839,6 25.142,6 18.752,9 98.419,3 145.697,0 72.423,0 8 13,32 199.856,8 24.588,5 18.752,9 102.944,4 175.268,3 96.912,4 9 14,88 223.161,4 31.371,3 18.752,9 111.687,6 191.790,1 111.473,8

10 15,69 235.297,5 30.428,0 18.752,9 107.931,5 204.869,5 127.366,0 11 15,06 225.933,2 29.492,6 18.752,9 108.518,8 196.440,6 117.414,4 12 15,16 227.408,4 28.222,3 18.752,9 113.104,9 199.186,2 114.303,5 13 14,81 222.180,0 29.769,7 18.752,9 105.647,6 192.410,3 116.532,4 14 14,08 211.251,0 28.236,2 18.752,9 104.246,7 183.014,8 107.004,3 15 13,73 205.885,3 28.399,8 18.752,9 102.281,9 177.485,5 103.603,4 16 12,24 183.623,8 26.068,9 18.752,9 103.123,8 157.554,9 80.500,0 17 11,25 168.797,9 23.730,7 18.752,9 99.940,6 145.067,2 68.857,2 18 10,78 161.709,0 23.918,5 18.752,9 104.136,7 137.790,5 57.572,3 19 10,57 158.622,6 23.261,4 18.752,9 96.393,8 135.361,2 62.228,9 20 10,49 157.370,3 24.711,9 18.752,9 95.372,8 132.658,4 61.997,5

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Page 188: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.15 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HÀM SẢN XUẤT COBB –DOUGLAS

Model Summaryb Model R R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1 .876a .768 .764 .08855 1.820 a. Predictors: (Constant), Lnlaodong1, LnVH, LnBVTV, LnTuoicay, LnDT, LnNPK1, LnMD, LnPhchuong, ma huyen b. Dependent Variable: LnNS

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 15.019 9 1.669 212.838 .000a Residual 4.548 580 .008 Total 19.567 589

Coefficientsa Model Unstandardize

d Coefficients Standardized Coefficients

t Sig.

Collinearity Statistics

B Std.

Error Beta Tolerance VIF (Constant) 1.092 .321 3.401 .001 LnTuoicay .271 .035 .194 7.666 .000 .626 1.596 LnPhHuuco .149 .046 .088 3.201 .001 .536 1.865 LnNPK .107 .010 .294 10.484 .000 .509 1.964 Lnlaodong .180 .039 .117 4.635 .000 .634 1.576 LnDT .022 .008 .057 2.716 .007 .925 1.081 LnVH -.011 .014 -.015 -.749 .454 .991 1.009 LnMD .379 .036 .299 10.591 .000 .502 1.993 LnBVTV -.001 .003 -.006 -.298 .766 .974 1.027 Huyen .025 .004 .154 6.865 .000 .796 1.257

Page 189: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.16 Kiểm định mối quan hệ giữa năng suất và độ dốc đất Group Statistics

Dodoccuadat N Mean

Std. Deviation

Std. Error Mean

Nangsuat Co 299 1168.79 238.905 13.816 Khong 294 979.59 265.445 15.481

Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2-tailed)

Mean Difference

Std. Error Difference

95% Confidence Interval of the

Difference Lower Upper

Nangsuat Equal variances assumed

.122 .727 9.126 591 .000 189.196 20.731 148.480 229.913

Equal variances not assumed

9.118 582.367 .000 189.196 20.750 148.443 229.950

Page 190: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.17 Kiểm định mối quan hệ giữa áp dụng kỹ thuật sản xuất và năng suất

Group Statistics

Mucdautusovoikythuat N Mean

Std. Deviation

Std. Error Mean

Nangsuat Dung ky thuat 151 1251.12 220.830 17.971 Khong dung ky thuat 442 1014.82 258.025 12.273

Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2-tailed)

Mean Difference

Std. Error Difference

95% Confidence Interval of the

Difference Lower Upper

Nangsuat Equal variances assumed

.115 .735 10.063 591 .000 236.301 23.481 190.185 282.418

Equal variances not assumed

10.858 300.328 .000 236.301 21.762 193.476 279.127

Page 191: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.18 Kiểm định mối quan hệ giữa tham gia tập huấn và năng suất

Group Statistics

Taphuan N Mean Std.

Deviation Std. Error

Mean Nangsuat Co 532 1099.42 256.859 11.136

Khong 61 861.90 283.984 36.360

Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2-tailed)

Mean Difference

Std. Error Difference

95% Confidence Interval of the

Difference Lower Upper

Nangsuat Equal variances assumed

2.291 .131 6.765 591 .000 237.522 35.111 168.563 306.480

Equal variances not assumed

6.246 71.713 .000 237.522 38.028 161.710 313.334

Page 192: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.19 KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH TOBIT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT HỒ TIÊU Tobit regression Number of obs 593

LR chi2 (11) 322.13 Pro>chi2 0 Log likelihood 493.3124 Pseudo R2 -0.4848

TE Coef. Std. Err t P > 95% Conf.Interval Giới tính chủ hộ 0.0133973 0.010018 1.34 0.182 -0.0062790 0.0330737 Tuổi chủ hộ 0.0000652 0.00014 0.47 0.641 -0.0002092 0.0003395 TRình độ văn hóa chủ hộ 0.0002789 0.001993 0.14 0.889 -0.0036358 0.0041936 Kinh nghiệm sản xuất 0.001083 0.000656 1.65 0.099 -0.0002058 0.0023718 Quy mô sản xuất của hộ (1 = > 3 sào; 0 <3 sào) 0.0228496 0.010714 2.13 0.033 0.0018066 0.0438925 vay tín dụng -0.0105478 0.013121 -0.8 0.422 -0.0363179 0.0152223 Tham gia tập huấn 0.0605145 0.008865 6.83 0.000 0.0431036 0.0779255 Tham gia CLB sản xuất 0.1132817 0.012892 8.79 0.000 0.0879612 0.1386022 Độ dốc của đất 0.0249542 0.009386 2.66 0.008 0.0065188 0.0433897 Thực hiện đúng kỹ thuật 0.0896351 0.016085 5.57 0.000 0.0580429 0.1212273 Huyện (1 = Vĩnh Linh, 0 = Cam Lộ) 0.0548247 0.009033 6.07 0.000 0.0370830 0.0725664 Cons 0.5877051 0.029939 19.63 0.000 0.5289040 0.6465061

Page 193: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.20 Kết quả phân tích mô hình Monter Carlo chỉ tiêu NPV

Page 194: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.21 Kết quả phân tích mô hình Monter Carlo chỉ tiêu IRR

Page 195: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phụ lục 3.22 Kết quả phân tích mô hình Monter Carlo chỉ tiêu BCR

Page 196: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa
Page 197: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa
Page 198: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ SẢN XUẤT HỒ TIÊU

Người phỏng vấn: ………………………………….Ngày:..…/……/.............. Để kết quả phân tích và các giải giáp đề xuất phù hợp với tình hình thực tiễn

của địa phương, Kính mong các Hộ cung cấp thông tin đúng theo thực tiễn sản xuất của gia đình. Trân trọng cám ơn. I. Thông tin về hộ gia đình

1. Tên chủ hộ:………………………….Điện thoại:………………………

2. Địa chỉ: thôn …….............. Xã ……................. Huyện: ……………….

3. Giới tính: ........................

4. Tuổi: ........................

5. Trình độ văn hóa: lớp ....................

6. Số người đang sống trong gia đình:…………….

7. Số lao động: .............

8. Số lao động tham gia sản xuất hồ tiêu: ……………….

( Thời gian và mức độ tham gia của từng lao động …………………………………)

9. Tình hình đất đai của nông hộ (chú ý điều tra DT đất trồng tiêu)

9.7 Những thay đổi liên quan đến diện tích đất trồng hồ tiêu: ………………………………………………………………………………………

9.8. Chi phí thuê/cho thuê đất hiện tại đang sản xuất hồ tiêu của gia đình theo giá tại địa phương là: (triệu đồng/sào) …………………………………………. 10. Vốn vay.

Chỉ tiêu đất đai a. Tổng số

b. Giao, cấp

c.Đấu thầu

d. Thuê, mướn

e. Khác

9.1. Tổng Diện tích (m2) 9.2. Đất thổ cư 9.3. DT đất SX NN 9.4. DT đất lâm nghiệp 9.5. DT đất Khác 9.6.Tổng diện tích đất trồng tiêu

Page 199: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

10.1 Tổng số tiền vay (triệu đồng):………………………………………… 10.2 Tổng số tiền vay cho sản xuất hồ tiêu (triệu đồng):……………………. - Nguồn vay:…………………………………………………………………. - Lãi suất:((%/năm) ………………………- Năm vay: ………………………

11. Tư liệu sản xuất.( phục vụ sản xuất hồ tiêu ) Loại a. Số lượng

(Chiếc, cái) b. Năm

mua c. Gía trị mua

(triệu đồng) d. Thời gian sử

dụng (năm) 11.1. Máy bơm nước

11.2. Bình phun thuốc

11.3. Máy sấy tiêu

11.4 Máy tuốt tiêu

II. Thông tin về sản xuất HỒ TIÊU

12. Gia đình bắt đầu trồng hồ tiêu năm:………….

13. Ông/bà hiện có bao nhiêu VƯỜN tiêu: ..................

14. Sản lượng tiêu gia đình thu hoạch (kg)

Năm a.Tổng b.Vườn 1 c.Vườn 2 d.Vườn 3

14.1 Năm 2011

14.2 Năm 2012

14.3 Năm 2013

II.1 Thông tin chung về các vườn tiêu ( Thông tin về tình hình năm 2013)

Chỉ tiêu ĐVT a.Vườn 1 b.Vườn 2 c.Vườn 3

15. Diện tích sào

16. Năm trồng Năm

17. Giống tiêu *

18. Loại trụ *

Page 200: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

18.1 Tổng số gốc trụ Gốc

18.2 Số gốc trụ mức Gốc

18.3 Số gốc trụ mít Gốc

18.4 Số gốc trụ khác Gốc

19. Tỷ lệ gốc tiêu cùng tuổi * %

20. Độ dốc của đất *

21. Mương thoát nước *

22. Mức đầu tư so với kỹ thuật *

23. Năng suất ổn định *

24. Sản phẩm thu từ cây trụ 1000 đ

Ghi chú:

17. 1. Tiêu Vĩnh Linh 2. Tiêu khác (Ghi cụ thể:……………………………

18. 1. Trụ mức 2. Trụ mít 3. Trụ mức + trụ mít 4. Trụ khác

19. Tính theo năm trồng ở câu 16

20. 1. Đất không dốc 2. Dốc ít 3. Dốc nhiều

21. 1. Có 2. Không

22. 1. Thấp hơn 2. Đúng kỹ thuật 3. Cao hơn

23. 1. Ổn định 2. Không ổn định

II.2 Chi phí và kết quả sản xuất hồ tiêu (Số liệu về chi phí thực tế trồng, chăm sóc,

thu hoạch năm 2013)

Nếu vườn tiêu trồng năm 2013 thì điều tra các câu Câu 25, 26, 27 Nếu vườn tiêu trồng trước năm 2013 thì điều tra từ câu 28 đến câu 34

Chỉ tiêu ĐVT a.Vườn 1 b.Vườn 2 c.Vườn 3

24. Chi phí đất * 1000 đ

25. Chi phí chuẩn bị * 25.1 Chi phí làm đất * 1000 đ

25.1.1 Gia đình 1000 đ

25.1.2 Thuê 1000 đ

Page 201: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

25.2 Chi phí trồng trụ

25.2.1 Gia đình 1000 đ

25.2.2 Thuê 1000 đ

25.3 Chi phí phân bón cây trụ

25.3.1 Phân chuồng kg

25.3.2 Phân NPK kg

25.4 Thuốc kích thích trụ 1000 đ

25.5 Vôi kg

25.6 Khác* 1000 đ

26. Giống hồ tiêu Hom

26.1. Mua Hom

26.2. Tự có Hom

27. Trụ Trụ/trụ

28. Phân chuồng Kg

28.1. Gia đình Kg

28.2. Mua Kg

29. Phân bón vô cơ

29.1. Phân đạm Kg

29.2. Phân lân Kg

29.3 Phân Kali Kg

29.4 Phân NPK Kg

30. Vôi Kg

31. Thuốc trừ sâu bệnh hại 1000 đ

31.1. Loại ............... 1000 đ

31.2. Loại ............... 1000 đ

32. Nước tưới (tiền điện, nước) 1000 đ

33. Lao động Công

Page 202: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

Phân theo công việc

33.1. Chăm sóc (làm cỏ, bón

phân, cột tiêu, chặt tán,…)

Công

33.2 Tưới nước Công

33.3 Thu hoạch (hái tiêu) Công

33.4 Tuốt hạt tiêu

33.5 Chế biến (Phơi, phân loại ,.. Công

33.6 Khác

Phân theo tính chất

33.7 Lao động gia đình Công

33.8 Lao động thuê ngoài Công

34. Chi phí khác * 1000 đ

Ghi chú 24. Chi phí đất: Bao gồm chi phí thuê mướn, đấu thầu,…. đất để trồng hồ tiêu. (tính theo giá thực tế của gia đình) 25.1 Chi phí làm đất: bao gồm chi phí cày, cuốc, đào hào, đào hố,..chuẩn bị cho việc trồng cây trụ. 25.6 Khác: ghi cụ thể chi phí khác bao gồm các khoản chi phí gì. 34. Chi phí khác: ghi cụ thể các khoản mục chi phí II.3 Tình hình tiêu thụ năm 2013 (kg)

Chỉ tiêu Số lượng (kg)

35. Tổng khối lượng tiêu thụ

36. Bán ở đâu?

36.1. Bán tại nhà

36.2. Bán ở nơi khác

37. Bán cho ai?

37.1 Thu gom nhỏ địa phương

37.2 Thu gom lớn địa phương

37.3 Bán cho người khác

Page 203: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

38. Ông (bà) thường bán sản phẩm 38.1 Khi cần tiền □ 1.Có □ 2. Không 38. 2. Ngay sau khi thu hoạch □ 1.Có □ 2. Không

39. Cách thức bán sản phẩm 39.1 Bán hết sản phẩm một lần □ 1.Có □ 2. Không 39.2 Bán từng phần □ 1.Có □ 2. Không

40. Ông (bà) thường bán sản phẩm cho ai? (tên, địa chỉ, hộ thu gom nhỏ/lớn,…) ……………………………………………………………………………………… 41. Có nhiều người tham gia thu mua hồ tiêu tại địa phương không?

□ 1.Có □ 2. Không 42. Người mua hồ tiêu có hỗ trợ cho ông/bà các yếu tố vốn, phân bón,…

□ 1.Có □ 2. Không ...................................................................................................................................... 43. Ông/bà có hợp đồng trước với người thu gom về giá và số lượng sản phẩm

□ 1.Có □ 2. Không 43.1 Cách thức hợp đồng □ 1.Bằng giấy tờ □ 2. Thỏa thuận bằng

miệng 43.2 Thời gian hợp đồng □ 1.Đầu vụ thu hoạch □ 2. Khác (cụ thể) 43.3 Cách xử lý nếu giá sản phẩm tăng hoặc giảm so với giá hợp đồng:

……………………………………………………………………………………… 43.4 Cách ứng xử nếu sản lượng cung cấp không đủ do mất mùa, chất lượng sản

phẩm không đạt …………………………………………………………………………… 44. Hộ tiếp cận các thông tin về thị trường hồ tiêu (giá cả, yêu cầu chất lượng,…) qua:

Có/không Mức độ thường xuyên (Cho điểm từ 1 -5 theo mức độ thường xuyên

tăng) 44.1. Hộ thu gom 44.2 Các hộ sản xuất khác 44.3 Khuyến nông xã 44.4 Câu lạc bộ SX hồ tiêu thôn/xã

Page 204: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

44.5 Báo chí 44.6 Đài phát thanh và truyền hình

44.7 . Internet 44.8 Khác

Page 205: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

II.4. Tình hình sâu bệnh hại

Chỉ tiêu a.Vườn 1 b.Vườn 2 c.Vườn 3 Ghi chú

45. Vườn cây đã từng bị sâu bệnh hại *

45.1 Tên loại sâu bệnh hại

45.2 Năm bị sâu bệnh hại nặng nhất

45.3 Tỷ lệ cây bị sâu bệnh hại (%)

45.4 Thời điểm bị sâu hại*

45.5 Lây lan *

45.6 Cách thức lây lan

45.7 Biện pháp xử lý

Ghi chú: Câu 45: 1: Có; 2: Không 45.2 năm nào? Hỏi kỹ lý do vì sao bị sâu bệnh

45.4 Vào tháng/ mùa nào trong năm 45.5 1. Có 2. Không 45.6 Lây lan qua các nguồn nào: nước, đất,…..

46. Mức độ ảnh hưởng của các loại sâu bệnh hại đến năng suất Tên bệnh 1.Không

đáng kể 2. Ảnh

hưởng nhẹ 3.ít nghiêm

trọng 4.Nghiêm

trọng 5.Rất

nghiêm trọng

1.Thán thư 2.Đốm lá 3.Thối thân 4.Tuyến trùng 5.Rệp sáp 47. Mức độ lây lan của các loại sâu bệnh

Tên bệnh 1.Không đáng kể

2.Ảnh hưởng nhẹ

3.ít nghiêm trọng

4.Nghiêm trọng

5. Rất nghiêm trọng

Page 206: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

1.Thán thư 2.Đốm lá 3.Thối thân 4.Tuyến trùng 5.Rệp sáp

48. Mức độ ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất hồ tiêu 1.Không

đáng kể 2.ảnh

hưởng nhẹ 3.Ít nghiêm

trọng 4.Nghiêm

trọng 5.Rất

nghiêm trọng

1. Nắng hạn 2.Sương muối 3.Mưa gió nhiều 4.Rét thời kỳ ra hoa 5.Gió bão 6.

II.5 Kiến thức kỹ thuật về sản xuất tiêu 49. Ông/bà có biết các loại giống tiêu đang sử dụng hiện nay tại địa phương

□ 1. Có □ 2. Không Tên giống tiêu:……………………………………………………………………. 50. Ông/bà có biết các loại trụ được sử dụng cho cây hồ tiêu

□ 1. Có □ 2. Không Các loại trụ: ……………………………………………………………………. 51. Theo ý kiến của Ông/bà sử dụng loại trụ nào có hiệu quả nhất?

□ 1. Trụ xây □ 2. Trụ gỗ □3. Trụ sống (Cụ thể................) Lý do .........................................................................................................

52. Khi thiết kế vườn Ông/bà có làm hệ thống mương thoát nước không? □ 1. Có □ 2. Không

Lý do .................................................................................................................

Page 207: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

53. Ông/bà đọc sách báo về kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu □ 1. Thường xuyên □ 2. Rất ít □ 3. Hầu như không 54. Ông/bà theo dõi các chương trình truyền hình về nông nghiệp

□ 1. Thường xuyên □ 2. Rất ít □ 3. Hầu như không 56. Ông/bà có tham gia các lớp khuyến nông về kỹ thuật trồng, chăm sóc, sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ cho cây hồ tiêu không

□ 1. Có (Số lần ...............) □ 2 .Không . 56.1 Đơn vị tổ chức: …………………………………………………….. 56.2 Thời gian tập huấn (ngày): ..………………………………………. 56.3 Nội dung tập huấn: ………………………………………………….

57. Ông/bà có thực hiện đúng kỹ thuật trồng và bón phân cho hồ tiêu không □ 1. Có □ 2. Không

Tại sao ông/bà không bón đúng theo quy trình kỹ thuật ………………………… 58. Ông /bà thường thu hoạch tiêu khi nào □ 1. Quả còn xanh □ 2. 5% quả chín □ 3. 50%Quả chín 59. Hao hụt khi thu hoạch □ 1. Có □ 2. Không 59.1 Tỷ lệ hao hụt (%) ………………………………

59.2 Lý do hao hụt …………………………………………………… 60. Sau khi thu hoạch ông/bà sơ chế sản phẩm hồ tiêu bằng các biện pháp gì 61. Ông/bà thường tưới nước cho cây hồ tiêu vào

□ 1. Mùa khô □ 2. Sau thu hoạch □ 3. Cả năm 61.1 Thời gian tưới trong năm (ghi cụ thể các tháng) …………………… 61.2 Chu kỳ tưới: □ 1. Hàng ngày □ 2. Khác (cụ thể:……………..) 61.3 Lượng nước tưới mỗi lần (m3)…………………. 61.4 Phương pháp tưới nước………………………………….

62. Ông bà thường trồng xen cây trồng gì với cây tiêu 63. Đất trồng tiêu có thể thay thế cây trồng nào khác II.6 Các ý kiến khác 64. Những khó khăn chính của gia đình trong trồng và chăm sóc hồ tiêu

64.1 Thiếu vốn □ 1. Có □ 2. Không 64.2 Thiếu lao động □ 1. Có □ 2. Không 64.3 Thiếu đất □ 1. Có □ 2. Không

Page 208: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vn · Tôi xin cam đoan, Luận án tiến sĩ “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa

64.4 Chất lượng đất xấu □ 1. Có □ 2. Không 64.5 Sâu bệnh hại □ 1. Có □ 2. Không 64.6 Thiếu kỹ thuật □ 1. Có □ 2. Không 64. 7. Giá cả hồ tiêu bấp bênh □ 1. Có □ 2. Không 64. 8. Khó bán sản phẩm □ 1. Có □ 2. Không 64. 9. Năng suất không ổn định □ 1. Có □ 2. Không Xếp thứ tự theo mức độ khó khăn tăng dần của các khó khăn trên: 65. Vai trò của cây hồ tiêu so với các loại cây trồng khác trong thu nhập của gia

đình □ 1. Quan trọng hơn □ 2. Quan trọng như nhau □ 3. Ít quan trọng hơn

66. Định hướng phát triển cây hồ tiêu trong thời gian tới của gia đình □ 1. Tăng diện tích □ 2. Giữ nguyên diện tích □ 3. Giảm diện tích □ 4. Tăng đầu tư

67. Ông bà muốn tăng diện tích bằng cách nào? □ 1. Khai hoang □ 3. Đấu thầu □ 2. Mua lại □ 4. Cách khác (Ghi rõ)…………

69. Vì sao Ông(bà) tăng diện tích? □ 1. Sản xuất có hiệu quả □ 3. Có vốn đầu tư sản xuất □ 2. Có lao động □ 4. Ý kiến khác ……………..

70. Ông bà đánh giá việc sản xuất hồ tiêu ở địa phương có những thuận lợi và khó khăn gì so với các địa phương khác.

70.1 Thuận lợi: 70.2 Khó khăn:

71. Ông (bà) có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất tiêu trên địa bàn

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN