47
v1.0015104226 1 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ Giảng viên: ThS. Đặng Thị Vân Anh 1

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

1

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Giảng viên: ThS. Đặng Thị Vân Anh

1

Page 2: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

BÀI 2

QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN

Giảng viên: ThS. Đặng Thị Vân Anh

2

Page 3: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Xác định được các khái niệm thuộc quyền tác giả: tác

phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

• Chỉ rõ nội dung quyền tác giả, thời hạn bảo hộ quyền

tác giả.

• Xác định được các giới hạn quyền tác giả.

• Chỉ rõ được khái niệm thuộc quyền liên quan: cuộc biểu

diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng;

người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; tổ

chức phát sóng.

• Trình bày được nội dung của quyền liên quan.

• Xác định được thời hạn bảo hộ của các đối tượng

quyền liên quan.

• Chỉ rõ được các giới hạn của quyền liên quan.

3

Page 4: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ

Để học tốt môn học, sinh viên cần có những kiến thức

cơ bản về môn học Luật Dân sự.

4

Page 5: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

HƯỚNG DẪN HỌC

• Đọc tài liệu tham khảo.

• Đọc Luật, Nghị định có liên quan:

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu

trí tuệ 2009.

Nghị định 100/2006/NĐ–CP ngày 21/06/2006 Quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả

và quyền liên quan.

Nghị định 85/2011/NĐ–CP ngày 20/09/2011 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định 100/2006/NĐ–CP ngày 21/06/2006 quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác

giả và quyền liên quan;

• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ.

5

Page 6: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

CẤU TRÚC NỘI DUNG

2.1 Quyền tác giả

2.3Xác lập quyền tác giả, quyền liên quan và hợp đồng

chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

2.2 Quyền liên quan

6

Page 7: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1. QUYỀN TÁC GIẢ

2.1.1. Tác phẩm

2.1.3. Nội dung

quyền tác giả

2.1.5. Giới hạn

quyền tác giả

2.1.4. Thời hạn

bảo hộ quyền tác giả

2.1.2. Chủ thể

quyền tác giả

7

Page 8: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.1. TÁC PHẨM

• Khái niệm: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và

khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào” (Khoản 7 Điều 4 Luật

Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009).

• Đặc điểm:

Là sản phẩm sáng tạo.

Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

• Hình thức thể hiện: hình ảnh, ký tự; màu sắc, hình khối, đường nét…

• Chất liệu vật chất chứa đựng: giấy, gỗ, đá, thạch cao…

Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung, giá trị nghệ thuật của

tác phẩm.

Không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký bảo hộ (Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí

tuệ 2005).

8

Page 9: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.1. TÁC PHẨM (tiếp theo)

• Phân loại các loại hình tác phẩm (Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửađổi, bổ sung 2009):

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác đượcthể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (chữ nổi, ký hiệu tốc ký…): truyệnngắn, tiểu thuyết, bút ký, tự sự, thơ…

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác:

Thể hiện bằng ngôn ngữ nói và được định hình dưới một hình thức vật chấtnhất định (quay phim, ghi âm…).

Tác phẩm khác như tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

Tác phẩm báo chí: phóng sự, ghi nhanh, điều tra, xã luận, chuyên luận… đượctruyền qua sóng điện từ hoặc trang báo gồm báo hình, báo in, báo điện tử…

Tác phẩm âm nhạc: Được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc cácký tự âm nhạc khác, có thể có lời hoặc không có lời.

9

Page 10: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.1. TÁC PHẨM (tiếp theo)

Tác phẩm sân khấu: Xiếc, múa, múa rối, kịch (kịch câm, kịch nói, ca kịch…).

Tác phẩm tạo hình: Hội họa, đồ họa, điêu khắc…

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ, hình thức thể

hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.

10

Page 11: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.1. TÁC PHẨM (tiếp theo)

Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây

gọi chung là tác phẩm điện ảnh): phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim

hoạt hình…

Tác phẩm nhiếp ảnh: tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật

liệu bắt sáng hoặc phương tiện khác mà hình ảnh được tạo ra (bằng phương pháp

hóa học, kỹ thuật số…)

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình

khoa học.

11

Page 12: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.1. TÁC PHẨM (tiếp theo)

Tác phẩm kiến trúc: Bản vẽ thiết kế, phối cảnh…

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian: truyện, thơ, câu đố; điệu hát, làn điệu âm

nhạc, nghi lễ, trò chơi…; sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc,

nhạc cụ…

Chương trình máy tính; sưu tập dữ liệu: một hoặc một nhóm chương trình được

biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh được viết theo một ngôn ngữ lập trình nhất định.

12

Page 13: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.1. TÁC PHẨM (tiếp theo)

• Đối tượng không được bảo hộ là tác phẩm: (Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.

Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản thuộc lĩnh vực tư

pháp và bản dịch chính thức của những văn bản này.

Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

13

Page 14: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.1. TÁC PHẨM (tiếp theo)

Phân loại tác phẩm:

• Dựa vào lĩnh vực sáng tạo:

Tác phẩm văn học: truyện, thơ, bút ký…

Tác phẩm nghệ thuật: bộ phim, bức tranh, bức tượng…

Tác phẩm khoa học: công trình nghiên cứu, bài viết.

• Dựa vào nguồn gốc hình thành tác phẩm:

Tác phẩm gốc: Tác phẩm được tạo ra lần đầu tiên với nội dung và hình thức

không trùng lặp với tác phẩm khác.

Tác phẩm phái sinh: Là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở một hoặc nhiều tác

phẩm khác nhưng với cách thể hiện, trình bày mới. Bao gồm:

Tác phẩm dịch: là tác phẩm dùng ngôn ngữ khác để thể hiện nội dung của tác

phẩm. Ví dụ: Tác phẩm Gone with the wind của Magaret Mittchel bằng tiếng

Anh là tác phẩm gốc.

Tác phẩm cuốn theo chiều gió của Dương Tường bằng tiếng Việt là tác

phẩm dịch.

Tác phẩm cải biên: tác phẩm thay đổi hình thức diễn đạt của tác phẩm gốc.

Ví dụ: Tác phẩm “Trồng cây lại nhớ đến Người” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận được

cải biên từ làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh.

14

Page 15: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.1. TÁC PHẨM (tiếp theo)

Tác phẩm phái sinh: (tiếp theo)

Tác phẩm phóng tác: tác phẩm được tạo ra theo nội dung, tư tưởng của tác

phẩm đã có.

Tác phẩm chuyển thể: Tác phẩm thay đổi loại hình của tác phẩm gốc. Ví dụ:

Chuyển thể từ truyện sang phim, truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân và phim

Tây Du Ký của đài Truyền hình Hồ Nam – Trung Quốc.

Tác phẩm biên soạn: Tác phẩm thu thập, chọn lọc nhiều tài liệu sau đó biên

tập, viết lại theo một tiêu chí nhất định. Ví dụ: Tác phẩm “Biên niên hoạt động

văn học hội nhà văn Việt Nam” của Lại Nguyên Ân, Trần Thiện Khanh và Đoàn

Ánh Dương.

Tác phẩm tuyển chọn: Tác phẩm chọn lọc một số tác phẩm trong nhiều tác

phẩm cùng loại theo một tiêu chí nhất định. Ví dụ: Tuyển tập truyện ngắn hay

Việt Nam dành cho thiếu nhi – Nhà xuất bản trẻ.

Tác phẩm chú giải: Tác phẩm giải thích, làm rõ nghĩa một số nội dung trong tác

phẩm khác.

15

Page 16: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.2. CHỦ THỂ QUYỀN TÁC GIẢ

a. Tác giả

• Khái niệm: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm.

Chú ý: Người làm công việc đề xuất, hỗ trợ, đóng góp ý kiến hoặc cung cấp tài liệu

cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.

• Cá nhân được bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật Việt Nam:

Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất

định tại Việt Nam.

Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.

Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc

tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

16

Page 17: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.2. CHỦ THỂ QUYỀN TÁC GIẢ

17

• Phân loại tác giả:

Dựa vào số lượng người tạo ra tác phẩm:

Tác giả đơn nhất: một người sáng tạo ra toàn bộ tác phẩm. Tác giả đơn nhất

sẽ có toàn bộ các quyền tác giả đối với tác phẩm do mình tạo ra.

Đồng tác giả: từ 2 người trở lên cùng tạo ra tác phẩm với sự thống nhất ý chí

(có sự thống nhất, thỏa thuận, bàn bạc về nội dung, kết cấu, hình thức, cách

trình bày tác phẩm…).

Tập thể tác giả: từ 2 người trở lên cùng tạo ra tác phẩm nhưng không có sự

thống nhất ý chí trước và trong quá trình tạo ra tác phẩm.

Dựa vào nguồn gốc tạo ra tác phẩm:

Tác giả của tác phẩm gốc: người đầu tiên tạo ra tác phẩm và hoàn toàn độc

lập khi tạo ra tác phẩm.

Tác giả của tác phẩm phái sinh: tác giả của tác phẩm dịch, cải biên, chuyển

thể, phóng tác, biên soạn, tuyển chọn, chú giải.

Page 18: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.2. CHỦ THỂ QUYỀN TÁC GIẢ (tiếp theo)

b. Chủ sở hữu quyền tác giả

• Khái niệm: Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc

toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền tác giả.

• Chủ sở hữu quyền đồng thời là tác giả: Khi họ sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật

chất – kỹ thuật của mình để tạo ra tác phẩm. Họ được hưởng toàn bộ các quyền

nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do mình tạo ra.

• Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả:

Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ sáng tạo cho tác giả.

Ví dụ: Tòa soạn báo giao nhiệm vụ viết bài cho phóng viên của Tòa soạn.

Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả.

Ca sĩ thuê nhạc sĩ sáng tác một bài hát độc quyền cho mình. Lúc này nhạc sĩ là

tác giả bài hát còn ca sĩ là chủ sở hữu của bài hát đó.

Tổ chức, cá nhân là người thừa kế quyền tác giả.

Tổ chức, cá nhân là người được chuyển giao quyền.

Nhà nước.

18

Page 19: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.3. NỘI DUNG QUYỀN TÁC GIẢ

a. Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả (Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

• Quyền đặt tên cho tác phẩm.

Ví dụ: Tên tác phẩm “Cái lò gạch cũ bỏ hoang” được đổi thành “Đôi lứa xứng đôi” và

cuối cùng được Nam Cao đổi thành “Chí Phèo”.

• Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm.

Ví dụ: Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh là sử dụng tên thật.

Bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” của nhà thơ T.T.Kh thì T.T.Kh là bút danh.

• Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

Ví dụ: Tác giả của tác phẩm “Oxford thương yêu” của nhà văn Dương Thụy được

Nhà xuất bản trẻ công bố và phát hành.

• Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén

tác phẩm hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến

danh dự và uy tín của tác giả.

19

Page 20: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.3. NỘI DUNG QUYỀN TÁC GIẢ (tiếp theo)

b. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả (Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

• Làm tác phẩm phái sinh: Tạo ra hoặc cho phép người khác tạo ra các tác phẩm phái

sinh như: tác phẩm dịch, tác phẩm cải biên, tác phẩm phóng tác…

• Biểu diễn tác phẩm trước công chúng tự mình biểu diễn tác phẩm hoặc cho phép

người khác biểu diễn tác phẩm. Biểu diễn: Việc trình bày tác phẩm theo một hình

thức, phương tiện nhất định để truyền tải tác phẩm đến với công chúng.

• Sao chép tác phẩm: Là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm bằng nhiều

phương tiện, hình thức khác nhau.

• Phân phối tác phẩm: Là việc bán, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng bản gốc

hoặc bản sao tác phẩm bằng nhiều hình thức, phương tiện kỹ thuật khác nhau.

• Nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

• Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến,

mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.

• Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

20

Page 21: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.4. THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

• Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009.

• Quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn và không thể chuyển giao cho chủ thể khác:

Khoản 1 Điều 19: Quyền đặt tên cho tác phẩm.

Khoản 2 Điều 19: Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm.

Khoản 4 Điều 19: Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

• Quyền tác giả được bảo hộ có thời hạn và có thể chuyển giao cho chủ thể khác:

(Khoản 3 Điều19 và Điều 20)

Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh:

Thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

Đối với tác phẩm khác: Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo khi tác giả chết.

Tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 khi đồng

tác giả cuối cùng chết.

Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào 24 giờ ngày 31/12 năm chấm dứt thời hạn

bảo hộ.

21

Page 22: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.5. GIỚI HẠN QUYỀN TÁC GIẢ

• Lý do ra đời giới hạn quyền tác giả

• Trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền

nhuận bút, thù lao (Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009):

Tự sao chép 1 bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.

Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh

họa trong tác phẩm của mình.

Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm

định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu.

Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả,

không nhằm mục đích thương mại.

Sao chép một bản tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.

Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi

sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kì hình thức nào.

22

Page 23: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.5. GIỚI HẠN QUYỀN TÁC GIẢ (tiếp theo)

• Trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền

nhuận bút, thù lao (Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009):

Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy.

Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng

được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó.

Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.

Nhập khẩu một bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

• Lưu ý:

Khi thực hiện các hành vi trên, không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác

bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở

hữu quyền tác giả.

Phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Các hành vi nêu trên không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo

hình, chương trình máy tính.

23

Page 24: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.1.5. GIỚI HẠN QUYỀN TÁC GIẢ (tiếp theo)

24

• Trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền

nhuận bút, thù lao (Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009):

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng

cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả

tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ,

quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép,

nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử

dụng theo quy định của Chính phủ.

• Lưu ý:

Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do

các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy

định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Khi thực hiện các hành vi trên, không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác

bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở

hữu quyền tác giả.

Phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Các hành vi nêu trên không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.

Page 25: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2. QUYỀN LIÊN QUAN

2.2.1. Đối tượng

quyền liên quan

2.2.3. Nội dung

quyền liên quan

2.2.5. Giới hạn

quyền liên quan

2.2.4. Thời hạn bảo hộ

quyền liên quan

2.2.2. Chủ thể

quyền liên quan

25

Page 26: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.1. ĐỐI TƯỢNG QUYỀN LIÊN QUAN

26

a. Cuộc biểu diễn

• Khái niệm: Cuộc biểu diễn là sự trình diễn tác phẩm mang tính sáng tạo của một

hoặc nhiều người nhằm truyền đạt tác phẩm đến với công chúng.

Page 27: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.1. ĐỐI TƯỢNG QUYỀN LIÊN QUAN

27

• Đặc điểm:

Sự trình diễn tác phẩm không có sự hiện diện của người biểu diễn không được

coi là cuộc biểu diễn.

Cuộc biểu diễn có thể dựa trên tác phẩm đã có sẵn hoặc là sự sáng tạo mang

tính chất ngẫu hứng của người biểu diễn. Ví dụ: màn trình diễn của DJ.

Cuộc biểu diễn sẽ được bảo hộ nếu: “được thực hiện” – được trình diễn bởi người

biểu diễn – “được định hình” trên bản ghi âm, ghi hình – hoặc “được phát sóng”.

• Phạm vi cuộc biểu diễn được bảo hộ:

Cuộc biểu diễn được diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện.

Cuộc biểu diễn theo tiêu chí Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định.

Page 28: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.1. ĐỐI TƯỢNG QUYỀN LIÊN QUAN (tiếp theo)

28

b. Bản ghi âm, ghi hình

• Khái niệm: Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc

biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác hoặc việc định hình sự tái hiện lại các

âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh

hoặc tác phẩm nghe nhìn khác (Khoản 6 Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ–CP).

• Đặc điểm:

Được bảo hộ khi được định hình trên một chất liệu vật chất như: băng, đĩa…

Có tính nguyên gốc.

• Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam:

Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam.

Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Page 29: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.1. ĐỐI TƯỢNG QUYỀN LIÊN QUAN (tiếp theo)

29

c. Chương trình phát sóng

• Khái niệm: Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã

hóa là chương trình được truyền qua các phương tiện hữu tuyến hoặc vô tuyến để

công chúng có thể thu nhận được âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn, các sự

kiện, thông tin.

• Đặc điểm: Chương trình phát sóng được bảo hộ khi có tính nguyên gốc.

• Chương trình phát sóng được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam:

Chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam.

Chương trình phát sóng được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là

thành viên.

Page 30: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.2. CHỦ THỂ QUYỀN LIÊN QUAN

a. Người biểu diễn

• Khái niệm: Người biểu diễn là diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người

khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (Khoản 1 Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ

2005 sửa đổi, bổ sung 2009).

• Địa vị pháp lý:

Với phần biểu diễn độc lập: Mỗi người biểu diễn sẽ sở hữu quyền với phần biểu

diễn của họ.

Với phần biểu diễn có nhiều người biểu diễn cùng thực hiện tạo ra một màn trình

diễn thì những người biểu diễn sẽ cùng đồng sở hữu quyền liên quan.

• Tư cách chủ thể:

Người biểu diễn tự đầu tư tài chính cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu

diễn: vừa là người biểu diễn vừa là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn.

Người biểu diễn không đầu tư tài chính cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện cuộc

biểu diễn: tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất

– kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu

diễn đó. 30

Page 31: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.2. CHỦ THỂ QUYỀN LIÊN QUAN

31

b. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

• Khái niệm: Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là tổ chức, cá nhân định hình lần đầu

âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác. (Khoản 2

Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009).

• Tư cách chủ thể:

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình tự đầu tư tài chính cơ sở vật chất kỹ thuật để

sản xuất bản ghi âm, ghi hình: là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi đó.

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình không đầu tư tài chính cơ sở vật chất kỹ thuật

để sản xuất bản ghi âm, ghi hình: tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài

chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình: là

chủ sở hữu quyền đối với bản ghi đó.

c. Tổ chức phát sóng

• Khái niệm: Tổ chức phát sóng là tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.

(Khoản 3 Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009)

• Hiểu theo nghĩa rộng, tổ chức phát sóng bao gồm:

Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.

Tổ chức tái phát sóng.

Tổ chức tiếp sóng.

Page 32: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.3. NỘI DUNG QUYỀN LIÊN QUAN

a. Quyền và nghĩa vụ của người biểu diễn

• Quyền của người biểu diễn

Quyền nhân thân

Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát

sóng cuộc biểu diễn.

Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn.

Quyền tài sản: người biểu diễn có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người

khác thực hiện các quyền sau

Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình: Quyền

được ghi âm, ghi hình trực tiếp đối với buổi biểu diễn của mình.

Ghi chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình

trên bản ghi âm, ghi hình: Việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao ghi âm, ghi hình

của cuộc biểu diễn.

Sao chép trực tiếp: bản sao được tạo ra từ bản định hình lần đầu tiên âm thanh,

hình ảnh của cuộc biểu diễn (băng gốc, đĩa gốc, bản gốc).

Sao chép gián tiếp: bản sao không được tạo ra từ bản ghi âm, ghi hình gốc.

32

Page 33: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.3. NỘI DUNG QUYỀN LIÊN QUAN

33

Phát sóng hoặc truyền theo các cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của

mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp

cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng.

Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông

qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật

nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Khoản 1, Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: những quyền tài sản trên

thuộc về chủ sở hữu cuộc biểu diễn – là người đầu tư tài chính, phương tiện kỹ

thuật để thực hiện cuộc biểu diễn. Trường hợp người biểu diễn không phải là

chủ đầu tư, họ sẽ không được hưởng những quyền tài sản này mà chỉ được

hưởng thù lao theo thỏa thuận với chủ đầu tư.

• Nghĩa vụ của người biểu diễn

Xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trước khi sử dụng tác phẩm để trình

diễn nếu tác phẩm chưa được công bố;

Trả thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (trừ trường hợp quy định tại

Điểm c Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009).

Page 34: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.3. NỘI DUNG QUYỀN LIÊN QUAN (tiếp theo)

b. Quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

• Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có

độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;

Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình

thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ

thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi

âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.

• Nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:

Đối với việc sử dụng tác phẩm đang trong thời hạn bảo hộ:

Tác phẩm chưa công bố: phải xin phép và giao kết hợp đồng sử dụng tác

phẩm với chủ sở hữu quyền tác giả; thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng

(trả nhuận bút, thù lao….).

Thực hiện các nghĩa vụ nhằm tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả như

giới thiệu tên thật hoặc bút danh của tác giả trên các tác phẩm được sản xuất,

giới thiệu tên tác phẩm, nghĩa vụ đảm bảo sự toàn vẹn của tác phẩm…

Nếu tác phẩm đã được công bố: có tất cả các nghĩa vụ trên, ngoại trừ nghĩa

vụ xin phép.

34

Page 35: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.3. NỘI DUNG QUYỀN LIÊN QUAN (tiếp theo)

35

Đối với tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ: Không phải thực hiện các nghĩa vụ tài

sản mà chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ nhằm đảm bảo các quyền nhân thân của

tác giả.

• Đối với việc sử dụng tác phẩm trình diễn của người biểu diễn để sản xuất các bản

ghi âm, ghi hình:

Nếu cuộc biểu diễn đang còn thời hạn bảo hộ:

Phải giao kết hợp đồng, thực hiện nghĩa vụ trả thù lao cho người biểu diễn

hoặc chủ sở hữu cuộc biểu diễn.

Thực hiện nghĩa vụ nhằm tôn trọng các quyền nhân thân của người biểu diễn

như: nghĩa vụ giới thiệu tên người biểu diễn, nghĩa vụ bảo vệ hình tượng

biểu diễn…

Nếu cuộc biểu diễn đã hết thời hạn bảo hộ: Chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ

nhằm tôn trọng các quyền nhân thân của người biểu diễn.

Page 36: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.3. NỘI DUNG QUYỀN LIÊN QUAN (tiếp theo)

c. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức phát sóng

• Quyền của tổ chức phát sóng: tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho

phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình.

Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình.

Định hình chương trình phát sóng của mình.

Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

Được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi

âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.

36

Page 37: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.3. NỘI DUNG QUYỀN LIÊN QUAN (tiếp theo)

37

• Nghĩa vụ của tổ chức phát sóng:

Đối với việc sử dụng tác phẩm để phát sóng:

Thực hiện các nghĩa vụ nhằm đảm bảo các quyền nhân thân của tác giả.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng (dù chương

trình có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào hoặc không

có tài trợ, quảng cáo, thu tiền) đều không phải xin phép, nhưng phải trả tiền

nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng.

Đối với việc sử dụng phần trình diễn của người biểu diễn để phát sóng:

Thực hiện các nghĩa vụ đối với người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn

(giống như nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi).

Dù chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo, thu tiền hay không thì tổ

chức phát sóng đều có nghĩa vụ trả thù lao cho người biểu diễn, chủ sở hữu

cuộc biểu diễn.

Đối với việc sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố

nhằm mục đích thương mại để phát sóng, bất kể chương trình phát sóng có

quảng cáo, tài trợ hay thu tiền hay không: phải trả thù lao cho chủ sở hữu bản

ghi âm, ghi hình đó.

Page 38: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.4. THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN LIÊN QUAN

• Quyền của người biểu diễn:

Quyền nhân thân: được bảo hộ vô thời hạn.

Quyền tài sản: 50 tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

• Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: 50 năm tiếp theo năm công bố hoặc

50 năm tiếp theo bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa

được công bố.

• Quyền của tổ chức phát sóng: 50 năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được

thực hiện.

38

Page 39: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.5. GIỚI HẠN QUYỀN LIÊN QUAN

a. Trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả nhuận bút,

thù lao

• Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân.

• Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản

ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy.

• Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin.

• Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền

phát sóng.

• Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác

bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không

gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình,

tổ chức phát sóng.

39

Page 40: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.2.5. GIỚI HẠN QUYỀN LIÊN QUAN (tiếp theo)

b. Trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận

bút, thù lao

• Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố

nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới

bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản

xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng;

• Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố

nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không

thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận

bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản

ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

40

Page 41: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.3. XÁC LẬP QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN VÀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN

GIAO QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

2.3.1. Xác lập

quyền tác giả

2.3.2. Hợp đồng chuyển

giao quyền tác giả,

quyền liên quan

41

Page 42: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.3.1. XÁC LẬP QUYỀN TÁC GIẢ

• Cơ chế: bảo hộ tự động.

• Quyền đăng ký (mục đích khuyến khích đăng ký):

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan;

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có đối tượng bảo hộ thuộc quyền tác giả, quyền

liên quan;

Tổ chức, cá nhân được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên

quan ủy quyền nộp đơn.

• Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: Cục Bản

quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.

• Đơn và thủ tục nộp đơn đăng ký:

Tờ khai: theo mẫu.

Hồ sơ đăng ký: tờ khai và 2 bản sao tác phẩm (đăng ký quyền tác giả) và 2 bản

sao định hình đối tượng (đăng ký quyền liên quan).

Thủ tục đăng ký: Điều 49 đến Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ

sung 2009.

42

Page 43: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.3.2. HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

a. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

• Khái niệm: Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền

tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền

quy định tại Khoản 3 Điều 19, Điều 20, Khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy

định của pháp luật có liên quan (Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

• Chủ thể của hợp đồng:

Bên chuyển nhượng quyền tác giả:

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu.

Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả.

Bên chuyển nhượng quyền liên quan:

Cá nhân, tổ chức đầu tư để thực hiện buổi biểu diễn.

Cá nhân, tổ chức đầu tư để sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

Tổ chức thực hiện chương trình phát sóng.

Bên nhận chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan: tổ chức, cá nhân có

nhu cầu sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.

43

Page 44: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.3.2. HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

44

• Đối tượng của hợp đồng

Chuyển nhượng quyền tác giả: quyền công bố tác phẩm (Khoản 3 Điều 19 Luật

Sở hữu trí tuệ 2005) và quyền tài sản (Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Chuyển nhượng quyền liên quan:

Các quyền tài sản liên quan đến cuộc biểu diễn.

Các quyền liên quan đến bản ghi âm, ghi hình.

Các quyền liên quan đến chương trình phát sóng.

• Nội dung của hợp đồng:

Các bên tham gia ký kết hợp đồng: tên, chứng minh thư/hộ chiếu…

Đối tượng hợp đồng,

Căn cứ chuyển nhượng,

Giá chuyển nhượng,

Quyền và nghĩa vụ của các bên,

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,

Phương thức giải quyết tranh chấp.

• Hình thức của hợp đồng: bắt buộc lập thành văn bản có chữ ký của các bên.

Page 45: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.3.2 HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN (tiếp theo)

b. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

• Khái niệm: là hợp đồng mà trong đó chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan cho

phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một vài hoặc toàn bộ các

quyền tài sản liên quan đến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương

trình phát sóng.

• Chủ thể của hợp đồng:

Bên chuyển quyền: chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan hoặc người được

chủ sở hữu ủy quyền.

Bên nhận chuyển quyền: tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng.

• Đối tượng của hợp đồng: một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền

tác giả, quyền liên quan.

45

Page 46: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

2.3.2 HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN (tiếp theo)

46

• Nội dung của hợp đồng:

Các bên tham gia ký kết hợp đồng: tên, chứng minh thư/hộ chiếu…

Đối tượng hợp đồng: xác định rõ phạm vi quyền được chuyển giao:

Loại quyền, số lượng quyền;

Phạm vi sử dụng độc quyền hay không độc quyền;

Giới hạn sử dụng: số lượng, lãnh thổ, thời gian, khu vực, thị trường…

Căn cứ chuyển nhượng.

Giá chuyển nhượng, thời hạn, phương thức thanh toán.

Quyền và nghĩa vụ của các bên.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Phương thức giải quyết tranh chấp.

• Hình thức của hợp đồng: lập thành văn bản có chữ ký các bên.

Page 47: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - eldata10.topica.edu.vn

v1.0015104226

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Qua bài học này, chúng ta đã tìm hiểu những nội dung chính sau:

• Đối tượng, chủ thể của quyền tác giả.

• Nội dung quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả, thời hạn bảo hộ quyền

tác giả.

• Các đối tượng quyền liên quan: cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình;

chương trình phát sóng.

• Chủ thể quyền liên quan: người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm,

ghi hình, tổ chức phát sóng.

• Nội dung quyền liên quan, giới hạn quyền liên quan.

• Thời hạn bảo hộ các đối tượng quyền liên quan.

• Cách thức xác lập quyền đối với các đối tượng quyền tác giả, quyền

liên quan.

• Các hợp đồng chuyển giao trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền

liên quan.

47