28
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÔNG THỊ HỒNG §¶M B¶O AN SINH X· HéI TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI Chuyên ngành : Kinh tế chính trMã s: 62 31 01 01 tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ Hµ Néi - 2015

M B¶O AN SINH X· HéI TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéIhcma.vn/Uploads/2015/2/4/dong_thi_hong_vi.pdfTính cấp thiết của đề tài Hà Nội là thủ đô của nước

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐÔNG THỊ HỒNG

§¶M B¶O AN SINH X· HéI

TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI

Chuyên ngành : Kinh tế chính trịMã số : 62 31 01 01

tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ

Hµ Néi - 2015

C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh

t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGs.TS ph¹m thÞ khanh

Ph¶n biÖn 1:

Ph¶n biÖn 2:

Ph¶n biÖn 3:

LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ tr­íc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc

viÖn häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh.

Vµo håi giê ngµy th¸ng n¨m 2015

Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th­ viÖn Quèc giavµ Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh

1

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiHà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ

khi tái lập đến nay, Hà Nội vẫn giữ vững là đầu tàu trong phát triển kinh tế -xã hội và là “điểm sáng” trong giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội. Tuynhiên, đánh giá khách quan phải thấy, việc đảm bảo an sinh xã hội chongười dân còn khá nhiều hạn chế: Là thủ đô nhưng số hộ nghèo còn cao,công tác giảm nghèo còn thiếu tính bền vững, số hộ tái nghèo còn chiếm tỷlệ cao; giá cả hàng hóa tiêu dùng cho người dân ngày càng đắt so với mứcthu nhập trung bình của người dân; …So với thủ đô của một số nước đangphát triển, thủ đô Hà Nội còn nhiều hạn chế trong việc hoạch định chínhsách mang tính chất chiến lược, vĩ mô cho quá trình phát triển bền vững, hộinhập toàn diện với khu vực thế giới. Vì vậy, làm gì và làm thế nào để thànhphố Hà Nội đảm bảo an sinh xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bềnvững cả về xã hội và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển thủ đô vănminh, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng đã đề ra: Dângiàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Xuất phát từ cơ sở và thực trạng đặt ra, tác giả lựa chọn chủ đề “Đảmbảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩKinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở nghiên cứu lý luận về đảm bảo an sinh xã hội; phân tích

thực trạng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đềxuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo tốt an sinh xã hộitrên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đảm bảo an sinh xã hội

trên địa bàn cấp thủ đô, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, mối quan hệ và điềukiện đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn cấp thành phố.

- Tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội của một số nước trên thếgiới và địa phương của Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học về đảm bảo an sinh xãhội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bànthành phố Hà Nội, bao gồm: kết quả đạt được, hạn chế và nguyên.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đảm bảotốt an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận án là đảm bảo an sinh xã hội trên địa

bàn thành phố Hà Nội.Luận án nghiên cứu đảm bảo an sinh xã hội ở thành phố - trực thuộc

Trung ương, là thành phố đặc biệt - Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu- Về nội dung:+ Luận án nghiên cứu đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố

Hà Nội xét trên các phương diện hoạt động nhiệm vụ, yêu cầu của đảm bảoan sinh xã hội.

+ Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội có nội dungrộng lớn. Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu đảm bảo an sinh xã hội với batrụ cột chính: bảo hiểm xã hội, thị trường lao động và trợ giúp xã hội, xóađói giảm nghèo.

+ Luận án đi sâu nghiên cứu các điều kiện đảm bảo an sinh xã hội trênđịa bàn thành phố Hà Nội trên ba trụ cột chính nêu trên và tập trung nghiêncứu về: cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính và nguồn lực con người…góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối tượngthụ hưởng an sinh xã hội là dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội; những tácđộng của cơ chế, chính sách đến đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là cácchính sách về an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giáo dục -đào tạo, giải quyết việc làm, đất đai…

- Về không gian: Luận án nghiên cứu đảm bảo an sinh xã hội trên địabàn thành phố Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu phạm vi mẫu 500 phiếu điềutra bảng hỏi đối với người dân ở 5 quận (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, HàĐông; Cầu Giấy); 5 huyện (Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, TừLiêm) và 100 phiếu để điều tra đội ngũ cán bộ ở một số quận huyện, xãphường trên địa bàn thành phố Hà Nội (Hoàn Kiếm, Từ Liêm, Đan Phượng,Ba Vì và Hoài Đức) để điều tra nghiên cứu phục vụ cho đánh giá thực trạngđảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề đảm bảo an sinh xã hội trênđịa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến nay. Các số liệu thống kê, phântích chủ yếu trong 5 năm gần đây và dự báo những yêu cầu đảm bảo an sinh xãhội đến năm 2020.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu4.1. Cơ sở lý luậnLuận án dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối cơ chế, chính sách củaĐảng và Nhà nước về công bằng xã hội, an sinh xã hội nói chung; những

3

chính sách về đảm bảo an sinh xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng. Luậnán kế thừa và làm sáng tỏ những quan điểm lý luận của các nhà khoa họctrong nước và thế giới về những nội dung liên quan.

4.2. Phương pháp nghiên cứuLuận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Trong đó,

luận án chú trọng sử dụng các phương pháp sau:- Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp.- Phương pháp nghiên cứu trừu tượng hóa khoa học.- Phương pháp nghiên cứu thống kê - so sánh.- Phương pháp kinh tế học hiện đại (Mô hình hóa).Đặc biệt, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trong quá

trình nghiên cứu thực hiện đề tài.5. Những đóng góp mới của luận án- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về an sinh xã hội và đảm bảo an

sinh xã hội trên địa bàn cấp thành phố. Khẳng định rõ bản chất, đặc điểm,mối quan hệ, nội dung và những điều kiện đảm bảo an sinh xã hội trên địabàn thành phố.

- Tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn cấp tỉnh,thành phố của một số địa phương, thủ đô của một số quốc gia trên thế giớivà Việt Nam; rút ra bài học kinh nghiệm đối với đảm bảo an sinh xã hội trênđịa bàn thành phố Hà Nội.

- Phân tích đúng đắn, xác thực, khoa học về thực trạng đảm bảo ansinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: Những kết quả đạtđược, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đảm bảo tốtan sinh xã hội, góp phần phát triển bền vững về kinh tế - xã hội trên địa bànthành phố Hà Nội.

6. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận án được kết cấu thành 04 chương, 10 tiết.

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI

1.1.1. Nghiên cứu về đảm bảo an sinh xã hội của một số quốc giatrên thế giới

1.1.1.1. Những nghiên cứu của các học giả ngoài nướcTác giả James Midgley trong cuốn sách “Basis of social security in

Asia: mutual aid, micro-insurance and social security” (Cơ sở an sinh xã

4

hội ở châu Á: Viện trợ lẫn nhau, bảo hiểm vi mô và an sinh xã hội) công bốtháng Hai năm 2011. Tác phẩm “Social Security, Medicare & GovernmentPensions” (2012) (an sinh xã hội, chăm sóc y tế và trợ cấp chính phủ) củaJoseph Matthews Attorney đi sâu bàn về lợi ích và hệ thống chăm sóc y tế, nhàở xã hội, tiền lương hưu, chính sách cho những người có công với đất nước vàcách thức để đảm bảo bảo hiểm y tế tốt nhất. Trong công trình “Đảm bảo ansinh xã hội: Lợi ích hưu trí xã hội và các vấn đề liên quan” tác giả Mike Piper.Công trình “Social Security For Dummies” của tác giả Jonathan Peterson.Cuốn sách: “Social Securiy, the Economy and development” (an sinh xã hội,Kinh tế và phát triển” của tác giả James Midgley...

1.1.1.2. Những nghiên cứu của các nhà khoa học trong nướcTác giả Nguyễn Duy Dũng “Chính sách và biện pháp giải quyết phúc

lợi xã hội ở Nhật Bản”. Tác giả Đinh Công Tuấn - chủ biên cuốn “Hệ thốngan sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. “Chính sáchcông của Hoa Kỳ giai đoạn 1930-2001”. Ngoài ra, nghiên cứu về đảm bảoan sinh xã hội trên thế giới còn có cần kể đến những công trình khoa họckhác như: Tác giả Phan Đức Thọ với bài “Chính sách an sinh xã hội ở ViệtNam và kinh nghiệm từ một số thành viên ASEM”; Tác giả Nguyễn Kim Bảovới bài “Hệ thống đảm bảo xã hội ở Trung Quốc hiện nay”; “Kinh nghiệmgiải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội của Hoa Kỳ,Thụy Điển và Đức” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng...

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở Việt Nam1.1.2.1. Những cuốn sách nghiên cứu về an sinh xã hộiTrong tác phẩm “Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội (phân tích thực

tiễn ở Đồng Nai)” của nhóm tác giả Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, BùiVăn Huyền, Nguyễn Anh Dũng. Cuốn sách của tác giả Mai Ngọc Cường về“Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở ViệtNam”.“An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở ViệtNam”. Cuốn sách “Văn kiện Đảng về an sinh xã hội”. Cuốn sách “Chínhsách xóa đói, giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp” do PGS.TS. Lê QuốcLý chủ biên. “Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiệnnay” do GS. TS. Mai Ngọc Cường chủ biên…

1.1.2.2. Đề tài, hội thảo khoa học nghiên cứu về an sinh xã hội- Đề tài, chương trình nghiên cứu khoa họcĐề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Minh Hải: “Tổ chức

thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp”.“Tưtưởng Hồ Chí Minh về hoạt động An sinh xã hội” của tác giả Lương TuấnAnh. “An sinh xã hội ở Việt Nam Lũy tiến đến mức nào?” của nhóm tác giả

5

Martin Evans, Ian Gough, Susan Harkness, Andrew McKay, Đào ThanhHuyền và Đỗ Lê Thu Ngọc. “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sáchđảm bảo xã hội trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướngxã hội chủ nghĩa Việt Nam” do tác giả Đỗ Minh Cương thực hiện. “Chínhsách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hộiở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Nguyễn Văn Chiều.

- Hội thảo, hội nghị khoa học bàn về an sinh xã hộiHội thảo quốc tế về “An sinh xã hội cho khu vực phi chính thức: Vấn

đề và triển vọng” đã được tổ chức trong hai ngày 28-29/3/2012 tại ViệnKhoa học Xã hội Việt Nam. Hội thảo trao đổi về các chủ đề xoay quanh 2trục chính là: i) Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam và ii) Lao động khu vựcphi chính thức và các vấn đề về an sinh xã hội của khu vực này. Hai nộidung chính này được trao đổi và thảo luận trong 6 phiên họp: Phiên “Nhữngvấn đề lý luận, chính sách về an sinh xã hội”. Viện Khoa học Lao động vàXã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội thảo tham vấn"Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an an sinh xã hội)…

1.1.2.3. Luận ánLuận án tiến sĩ kinh tế ngành Quản lý kinh tế “Chính sách an sinh xã

hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu côngnghiệp (Nghiên cứu tại Bắc Ninh)” của tác giả Nguyễn Văn Nhường. Luậnán tiến sĩ Triết học của tác giả Nguyễn Văn Chiều “Chính sách an sinh xãhội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ởViệt Nam”. Luận án “An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thịtrường ở Việt Nam” của tác giả Mai Ngọc Anh. “Nghiên cứu hiệu quả Báo chítrong hoạt động truyền thông về An sinh xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhậpquốc tế” của tác giả Dương Văn Thắng.

1.1.2.4. Bài báo nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học trong vàngoài ngành

Tác giả Nguyễn Tấn Dũng (2010), Đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinhxã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 2011-2020; bài “Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế đối với an sinh xã hội của đất nước” của tác giả Lê Bạch Hồng; tácgiả Đỗ Văn Quân với bài “Vấn đề an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay”;“Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, đảm bảo an sinh xãhội trong phát triển bền vững” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân; tác giảNguyễn Văn Tuân với “Giải pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội ở ViệtNam hiện nay”; tác giả Mai Ngọc Cường với bài “Về phát triển hệ thống ansinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020”; ..

6

1.1.3. Những công trình nghiên cứu về đảm bảo an sinh xã hội trênđịa bàn thành phố Hà Nội

Hội thảo quốc tế (2010, Hà Nội) chủ đề “Phát triển bền vững thủ đôHà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” về “Chênh lệch giàu nghèo vàphân tầng xã hội ở Hà Nội hiện nay”. Bài tham luận của nhóm tác giảPGS.TS. Phan Huy Đường (Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia HàNội), ThS.NCS. Bùi Đức Tùng (Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội). PhanAnh (Học Viện Ngân Hàng - Hà Nội) tại Hội thảo “Phát triển bền vững thủđô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”. Đề án: “Một số giải pháp hỗ trợổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ vùng chuyểnđổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp”. “Hà Nội giải quyết việc làm cho laođộng khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất” của tác giả Hồng Minh. HàNội với các biện pháp trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” củaNguyễn Thế Quang. “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Cácgiải pháp tạo thêm việc làm” của TS. Nguyễn Tiệp. “Một số giải pháp tạo việclàm gắn với giải quyết các vấn đề xã hội tại Hà Nội” của TS. Nguyễn Tiệp.

1.2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃNGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG KHOẢNGTRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN VỀ ĐẢM BẢO ANSINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.2.1. Nhận xét chung về những công trình khoa học đã nghiêncứu có liên quan đến đề tài luận án

Hầu hết các công trình nghiên cứu đã đề cập và phân tích rõ cơ sở lýluận về khái niệm, vai trò của an sinh xã hội. Các công trình đã cho tác giảcó có cái nhìn toàn diện về cấu trúc, mô hình của an sinh xã hội, hướngnghiên cứu an sinh xã hội đưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, tùy thuộcmục đích, nhiệm vụ và chuyên môn, lĩnh vực nghiên cứu. Góp phần đưa ranhững luận cứ, luận chứng thuyết phục về thực trạng an sinh xã hội đối vớingười dân (nhất là đối tượng yếu thế trong xã hội) hiện nay. Trên cơ sở nghiêncứu thực trạng, các công trình khoa học đã phân tích các nguyên nhân(khách quan, chủ quan, chủ yếu, thứ yếu) tác động đến quá trình thực hiện,triển khai an sinh xã hội trong thời gian qua.

Mặc dù đạt được những kết quả đáng thuyết phục nhưng trên thực tế,vẫn còn những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu, đó là: Thứ nhất,bản chất của “Đảm bảo an sinh xã hội” và “Đảm bảo an sinh xã hội cho ngườidân thành phố” chưa được giải quyết một cách có hệ thống thấu đáo; Thứ hai,cấu trúc của an sinh xã hội hiện vẫn còn chưa thống nhất, xuất hiện nhữngkhái niệm mới thuộc trụ cột của an sinh xã hội nhiều công trình khoa học,

7

nghiên cứu chưa tiếp cận, hoặc tiếp cận chưa có hệ thống, hiện đại mà trênthế giới hiện nay không thừa nhận; Thứ ba, các công trình nghiên cứu chưađi vào làm rõ được các điều kiện (nguồn nhân lực, tài chính,...) một cáchkhoa học nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nói chung, và nhữngngười dân yếu thế trong xã hội nói chung; Thứ tư, các công trình nghiên cứuvề an sinh xã hội nói chung, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân thànhphố Hà Nội trong thời gian qua rất ít.

1.2.2. Những khoảng trống về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bànthành phố cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

- Nghiên cứu và làm rõ hơn cơ sở lý luận về an sinh xã hội, đảm bảo ansinh xã hội cho người dân thành phố trong giai đoạn hiện nay.

- Phân tích, luận giải những điều kiện nhằm đảm bảo an sinh xã hội trênđịa bàn thành phố. Nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm các nước và kinh nghiệmđảm bảo an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn thành phố ở một số địaphương trong nước. Từ đó, rút ra những bài học bổ ích về đảm bảo an sinh xãhội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Những vấn đề thực tiễn đảm bảo an sinh xã hội cho người dân Thủđô Hà Nội được phân tích và chứng minh trên ba trụ cột chủ yếu (bảo hiểmxã hội, thị trường lao động và trợ giúp xã hội). Thông qua đó, luận án sẽđánh giá khách quan, khoa học về thực trạng các điều kiện đảm bảo an sinhxã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất phương hướng, giải pháp chủyếu đẩy mạnh có hiệu quả đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố HàNội trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 1Những vấn đề liên quan đến an sinh xã hội và đảm bảo an sinh xã hội

cho người dân chưa đề cập đến “khoảng trống” cần đề cập đến đó là: “Việcđảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội” dưới góc độ kinh tếchính trị. Việc luận giải vấn đề “Việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bànthủ đô Hà Nội” từ góc nhìn kinh tế chính trị: Nghiên cứu các khái niệm liênquan đến mục đích của đề tài; nghiên cứu tầm quan trọng của việc giải đảmbảo an sinh xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội thủ đô đảm bảo phát triển bềnvững; đánh giá khoa học thực trạng việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bànthủ đô Hà Nội; phương hướng và giải pháp toàn diện để đẩy mạnh và hiệuquả của vấn đề. Đây chính là xuất phát điểm của việc nghiên cứu chuyên đềtổng quan.

8

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢM BẢO ANSINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ

2.1.1. Khái niệm2.1.1.1. An sinh xã hội và những trụ cột cơ bản* Khái niệm an sinh xã hộiTrên cơ sở nghiên cứu những quan điểm của các tổ chức, các nhà khoa

học trong và ngoài nước, theo tác giả: An sinh xã hội là việc Nhà nước và xãhội sử dụng các công cụ, biện pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắcphục rủi ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thunhập bởi các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,thương tật, tuổi già; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho cácgia đình đông con.

Với cách tiếp cận trên đây, cấu trúc của an sinh xã hội bao gồm: Cácchính sách, chương trình mang tính chất phòng ngừa rủi ro; Các chính sách,chương trình mang tính chất giảm thiểu rủi ro và các chính sách, chươngtrình mang tính chất khắc phục rủi ro

2.1.1.2. Khái niệm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố- Khái niệm đảm bảo an sinh xã hộiĐảm bảo an sinh xã hội là đảm bảo các điều kiện để thực hiện tốt các

chính sách an sinh xã hộicủa Nhà nước và xã hội nhằm hạn chế, phòngngừa và khắc phục những rủi ro cho cộng đồng dân cư, nhóm dân cư yếuthế trong xã hội do bị mất hoặc giảm thu nhập do nhân tố tác động kháchquan và chủ quan.

Nội hàm của khái niệm đảm bảo an sinh xã hội, có thể thấy rõ:Một là, đảm bảo an sinh xã hội là đảm bảo các điều kiện nhằm thực

hiện tốt các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước và xã hội.Hai là, chính sách an sinh xã hội luôn phải đa dạng, phong phú và phải

thực hiện nồng ghép nhiều chính sách khác nhau nhằm đảm bảo tốt nhất chomọi mặt đời sống của đối tượng được thụ hưởng trong xã hội.

Ba là, thực hiện tất cả các điều kiện đảm bảo an sinh xã hội góp phầnhạn chế, phòng ngừng những rủi ro phát sinh do điều kiện chủ quan vàkhách quan tác động.

- Khái niệm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố

9

Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố là đảm bảo các điềukiện cần thiết để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Nhà nước và xãhội nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc phục những rủi ro do những tácđộng khách quan đến cộng đồng dân cư trên địa bàn, đảm bảo sự ổn định vàphát triển của thành phố.

Từ khái niệm về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố chúngta thấy nội hàm của khái niệm bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố bao gồm nhữngđiều kiện nhằm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhànước và của địa phương trong quá trình đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Thứ hai, chủ thể thụ hưởng của việc đảm bảo an sinh xã hội trên địabàn thành phố là những người dân yếu thế, chịu nhiều rủi ro do yếu tố kháchquan mang lại. Đây là những đối tượng thành phố cần phải huy động cácđiều kiện cần thiết để đảm bảo tốt nhất cuộc sống cho họ.

Thứ ba, chủ thể tham gia vào việc đảm bảo an sinh xã hội là Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân và bản thân đối tượng được thụhưởng. Việc huy động nguồn lực cho đảm bảo an sinh xã hội được tiến hànhtheo hình thức xã hội hóa.

Thứ tư, mục tiêu quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội trên địabàn thành phố là nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hộigắn với việc bảo vệ môi trường cho thành phố trong quá trình hội nhập, pháttriển kinh tế.

2.1.2. Đặc điểm của đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố- Đối tượng thụ hưởng an sinh xã hội trên địa bàn thành phố rất đa

dạng và phong phú do đó, khả năng bao phủ của các chính sách an sinh xãhội đến tất cả các thành viên trong xã hội là rất khó khăn.

- Chủ thể tham gia đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố chủyếu là Nhà nước và các tổ chức xã hội.

- Lực lượng thực thi (tổ chức bộ máy nghiên cứu, hoạch định chínhsách và theo dõi hoạt động trong lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội) ở địa bànthành phố thường đảm bảo tốt hơn chất lượng so với lực lượng thực thi ởnhững địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

-Nguồn lực tài chính đảm bảo an sinh xã hội ở thành phố mặc dù đượcquan tâm hơn so với những địa phương khác song vẫn còn gặp nhiều khókhăn trong quá trình huy động và giải ngân.

-Chính sách đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố thường bịlạc hậu nhanh hơn các địa bàn khác do tác động của quá trình phát triển khucông nghiệp, khu chế xuất và đô thị lớn.

10

2.1.3. Mối quan hệ giữa đảm bảo an sinh xã hội với phát triển kinhtế - xã hội trên địa bàn thành phố

- Tính thống nhất giữa đảm bảo an sinh xã hội với phát triển kinh tế ổnđịnh chính trị và phát triển xã hội trên địa bàn thành phố.

- Sự mâu thuẫn giữa đảm bảo an sinh xã hội với tăng trưởng, phát triểnkinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

2.2. NỘI DUNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘITRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

2.2.1. Nội dung đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố* Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trụ cột bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế* Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trợ cấp, trợ giúp xã hội và xóa đói,

giảm nghèo* Đảm bảo an sinh xã hội bằng giải quyết việc làm cho người lao động2.2.2. Những điều kiện chủ yếu của đảm bảo an sinh xã hội trên

Thành phố- Nhận thức đầy đủ về đảm bảo an sinh xã hội, trong đó, trước hết là

năng lực nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về sự cần thiết đảmbảo an sinh xã hội, ảnh hưởng trực tiếp thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hộicũng như phát triển nền kinh tế bền vững

- Năng lực đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo an sinhxã hội trên địa bàn thành phố

- Khả năng huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính để đảmbảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố

- Sự hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ ảnh hưởngđến hiệu quả thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố

- Khả năng “tự an sinh” của người dân là yếu tố trực tiếp, quan trọngnhất quyết định đến đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố

2.3. KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và địa phươngViệt Nam trong việc đảm bảo an sinh xã hội

2.3.1.1. Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội của một số nước trênthế giới

Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội của Trung Quốc Kinh nghiệm về đảm bảo an sinh xã hội từ Ấn Độ.2.3.1.2. Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội của một số địa phương

trong nước Kinh nghiệm từ việc đảm bảo an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh* Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

11

2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra về đảm bảo an sinh xã hộicho Thành phố Hà Nội

Thứ nhất, chỉ đạo và tổ chức thực thi đồng bộ, hiệu quả các chính sáchđảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội; Thứ hai, xây dựng,ban hành các quy định đặc thù về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thànhphố với tư cách là Thủ đô; Thứ ba, huy động, phát triển và tổ chức các lựclượng tham gia bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, đặc biệt đẩymạnh khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đóng góp vào hệ thống ansinh xã hội trên địa bàn thành phố; Thứ tư, huy động, phân bố và sử dụnghiệu quả các nguồn lực trong việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thànhphố; Thứ năm, bài học về gắn kết và tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa tăngtrưởng kinh tế với việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố

Tiểu kết chương 2Luận án đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm của đảm bảo an sinh xã hội

trên địa bàn thành phố có sự khác biệt về: Đối tượng thụ hưởng; mức độ baophủ; lực lượng thực thi và sự lạc hậu nhanh hơn các địa bàn khác do tácđộng của quá trình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đô thị lớn.. sovới đặc điểm đảm bảo an sinh xã hội ở các khu vực khác. Đồng thời, luận ánlàm rõ mối quan hệ giữa đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố vớimục tiêu phát triển bền vững. Chỉ rõ nội dung của đảm bảo an sinh xã hội trênđịa bàn thành phố nhằm khẳng định để đảm bảo an sinh xã hội trên địa bànthành phố cần phải có các điều kiện nêu trên. Ngoài ra, luận án còn nghiên cứukinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội của một số quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ,Liên minh Châu Âu (EU)...) và một số địa phương ở Việt Nam (thành phố HồChí Minh, thành phố Đà Nẵng,...), luận án đã rút ra một số bài học kinhnghiệm bổ ích có ý nghĩa về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn trên địa bànthành phố. Hà Nội.

Chương 3THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾNĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.1. Điều kiện tự nhiênHà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là thành phố lớn nhất Việt

Nam về diện tích với 3328,9 km, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhìvề dân số với 6.699.600 người (2011). Sau đợt mở rộng địa giới hành chính

12

vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17huyện ngoại thành. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km².

3.1.2. Điều kiện kinh tế - kỹ thuậtLà trung tâm chính trị của cả nước, Hà Nội được ưu tiên đầu tư phát

triển kinh tế, văn hoá, xã hội và là nơi có môi trường đầu tư hấp dẫn hàngđầu của đất nước. Nhiều tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp trong và ngoàinước đã và đang mong muốn đầu tư vào Hà Nội. Trong hơn 5 năm qua, kểtừ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính kinh tế Hà Nội vẫn tăng trưởngliên tục với tốc độ cao. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội qua các giaiđoạn đều cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước khoảng 4%.Nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho HàNội triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội phát triển kinh tế theo cơ cấu mạnh về dịchvụ, du lịch. Tuy nhiên trong lĩnh vực công nghiệp, thành phố đã xây hoànchỉnh 9 khu công nghiệp, 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Số cơ sở sản xuấtcông nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao so vớicác địa phương trong cả nước (Năm 2005, số cơ sở sản xuất công nghiệptrên địa bàn thành phố là 83 479 cơ sở, đến năm 2012, tăng lên thành 94 682cơ sở).

3.1.3. Điều kiện xã hộiVề dân số: Hà Nội là nơi có nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác

đến công tác, lập nghiệp. Năm 2011, tổng dân số Hà Nội đạt xấp xỉ 6,9 triệungười, chiếm 7,8% dân số toàn quốc. Thời kỳ 2008 - 2012 tốc độ tăng dânsố bình quân hàng năm đạt 3,7%, cao nhơn rất nhiều so với tốc độ tăng dânsố toàn quốc. Về giáo dục: Năm 2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ thông với 27.552 lớphọc, 982.579 học sinh. Về nhà ở cho người dân: Là thủ đô của một quốc gianghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, song Hà Nội lại là một trongnhững thành phố có giá bất động sản vào diện cao nhất thế giới. Về lĩnh vựcy tế: Năm 2012 , thành phố Hà Nội có 638 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộcsở Y tế thành phố, trong đó có 55 bệnh viện, 577 trạm y tế xã phường.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội là một trong những yếu tố quantrọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoặc định chủ trương, chính sách và quátrình đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Vì thế, đòi hỏi Thủ đô Hà Nộiphải đưa ra được những quyết sách quan trọng để sử dụng và chế ngự hợp lýcác điều kiện trên để tạo động lực cho phát triển của thủ đô, là yếu tố hàngđầu cho việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Hà Nội.

13

3.2. THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY

3.2.1. Khái quát việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thànhphố Hà Nội

- Quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tếcho người dân ở Thành phố Hà Nội

+ Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Thành phố HàNội tăng nhanh: Năm 2009, có 24.426 đơn vị, với 1.740.000 người tham gia(trong đó có 964.830 người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; 701.109người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, 775.170 người chỉ tham gia bảo hiểm ytế) tổng số tiền thu được là 5.436,5 tỷ. So với năm 2008, tăng 1.252,25 tỷ(30%), 3.493 đơn vị và tăng 160.659 lao động.

+ Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội đã góp phần quan trọng trongviệc Xây dựng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và tham gia xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật

+ Hoạt động cấp sổ, cấp thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngườilao động và người dân được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả

- Việc thực hiện vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Thành phố Hà NộiSau khi sáp nhập Hà Tây về thành phố Hà Nội, tỷ lệ hộ nghèo có xu

hướng tăng lên. Nhất là, ở khu vực nông thôn ngoại thành số hộ được rakhỏi danh sách người nghèo (thoát nghèo) nhưng thiếu bền vững. Hiện nay,số hộ nghèo 148.148 hộ, chiếm 9,6% tổng số hộ chung toàn thành phố(trong đó có 2.008 hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công, 21.831 hộnghèo có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, có 11.250 hộ cóngười già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, gia đình không có khả năng thoátnghèo, 2.826 hộ nghèo có thành viên là người dân tộc thiểu số, 49.257 hộnghèo có chủ hộ là nữ).

- Giải quyết việc việc làm (thị trường lao động) cho người lao động ởThành phố Hà Nội thời gian quan

Sau khi nhập tỉnh (Hà Nội - Hà Tây) dưới tác động của cuộc khủnghoảng kinh tế, Hà Nội gặp nhiều khó khăn song đối với chỉ tiêu về công táclao động việc làm đã đạt được một số thành tựu như sau: Một là, chủ chươnggiải quyết việc làm cho lao động được thành phố Hà Nội triển khai đồng bộvà kịp thời; Hai là, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đặc biệtlà lao động di cư từ các vùng miền khác lên thành phố Hà Nội làm ăn, họctập và sinh sống; Ba là, công tác tuyên truyền về việc làm và xuất khẩu laođộng bước đầu được triển khai sâu rộng, hiệu quả; Bốn là, công tác đào tạo,mô hình đào tạo, trung tâm dạy nghề được mở rộng; Năm là, nhiều địa

14

phương trú trọng ngành nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc của từngđịa phương.

3.2.2. Việc thực hiện các điều kiện đảm bảo an sinh xã hội trên địabàn Thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến nay

3.2.2.1. Thực trạng về nâng cao nhận thức của các cấp, các ngànhvà người dân về ý nghĩa việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trênđịa bàn Thành phố Hà Nội

* Nhận thức về việc đảm bảo an sinh xã hội với việc ổn định chính trị -xã hội

Để đánh giá thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực ansinh xã hội và người dân trên địa bàn thành phố, tác giả của luận án đã tiếnhành điều tra với câu hỏi: Nhận thức về tầm quan trọng của việc đảm bảoan sinh xã hội cho người dân đối với việc ổn định chính trị - xã hội tại địaphương? Kết quả câu hỏi trên thu được kết quả: 0% đồng chí cán bộ chorằng việc đảm bảo an sinh xã hội không quan trọng hoặc ít quan trọng; Mứcđộ quan trọng trung bình chỉ chiếm có 7%; Còn lại 93% ý kiến được hỏi chorằng việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân quan trọng và rất quan trọngđối với việc ổn định chính trị - xã hội tại địa phương. Kết quả cho thấy, hầuhết cán bộ trong Đảng, chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội đều nhậnthức rõ tầm quan trọng của việc đảm an sinh xã hội góp phần ổn định chính trị- xã hội trên địa bàn thành phố. Về phía người dân: 10% người dân đánh giáviệc đảm bảo an sinh xã hội không quan trọng hoặc ít quan trọng đối với việcổn định chính trị - xã hội; 47% cho rằng việc đảm bảo an sinh xã hội quantrọng bình thường; 43% người dân cho rằng quan trọng và rất quan trọng.

* Nhận thức về đảm bảo an sinh xã hội đối với phát triển kinh tế và hộinhập kinh tế quốc tế của địa phương

Tác giả đã đưa ra câu hỏi điều tra: Nhận thức của Ông (Bà) về tầmquan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân đối với pháttriển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế? Với kết quả thu đượctrong câu hỏi điểu tra trên cho thấy có sự chênh lệch về việc đánh giá về tiêuchí mức độ đánh giá về không quan trọng và ít quan trọng giữa đội ngũ cánbộ và người dân: 0% cán bộ cho rằng việc đảm bảo an sinh xã hội khôngquan trọng hoặc ít quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và hộinhập kinh tế quốc tế, song có đến 11% người dân cho rằng không quan trọnghoặc ít quan trọng. Có 85% đội ngũ cán bộ cho rằng vấn đề này quan trọnghoặc rất quan trọng, trong khi đó có 60% cho rằng quan trọng và rất quantrọng. Có thể thấy, kết quả thu được có sự chênh lệch khác nhau ở mức độ(1) và (2), còn cơ bản đều trên 50% khẳng định tầm quan trọng của việc đảm

15

bảo an sinh xã hội đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tếquốc tế trên địa bàn thành phố.

* Nhận thức của cán bộ, người dân về đảm bảo an sinh xã hội đối vớicông bằng xã hội và phát huy giá trị nhân văn của dân tộc

Tác giả Luận án đã đưa ra câu hỏi điều tra nghiên cứu: Ông (Bà) hãyđánh giá về tầm quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội đối với côngbằng xã hội và phát huy giá trị nhân văn của dân tộc ở địa phương?. Câuhỏi này, đã thu được kết quả điều tra nghiên nghiên cứu như sau: Về phíađội ngũ cán bộ an sinh xã hội và các cấp Đảng, chính quyền đều nhấn mạnhđến tầm quan trọng đặc biệt việc đảm bảo an sinh xã hội đến việc công bằngvà phát huy giá trị nhân đạo, nhân văn của dân tộc (94% ý kiến được hỏi chorằng: Việc đảm bảo an sinh xã hội quan trọng và rất quan trọng đối trongviệc đảm bảo công bằng xã hội và phát huy giá trị truyền thống nhân văn củadân tộc). Về phía người dân, do chưa nhận thức đầy đủ về khái niệm, cấutrúc, chức năng của an sinh xã hội nên còn 8% cho rằng nội dung tiêu chínày không quan trọng hoặc ít quan trọng. Song vẫn có 69% ý kiến người dânđược điều tra cho rằng quan trọng và rất quan trọng.

3.2.2.2. Thực trạng nguồn lực tài chính đảm bảo an sinh xã hội trênđịa bàn Thành phố Hà Nội

Năm 2012, tổng dân số thành phố Hà Nội đạt 6,96 triệu người, chiếm7,84% tổng dân số toàn quốc, tăng thêm 0,71 triệu người so với năm 2008.Giai đoạn 2008-2012, tốc độ tăng dân số bình quân mỗi năm đạt 2,3%, caohơn rất nhiều so với tốc độ tăng dân số của toàn quốc. Xét về tốc độ tăngGDP, năm 2012, GDP của thành phố Hà Nội đạt mức tăng 8,1%, cao hơnnhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước (5,2%). Tính chung thờikỳ 2008-2012, GDP tăng bình quân khoảng 9,5%/năm, cao hơn gần 1,6 lầnso với tốc độ tăng bình quân của cả nước (5,9%/năm).

* Nguồn lực tài chính cho lĩnh vực xóa đói, giảm nghèoNăm 2010, thành phố Hà Nội đã triển khai hỗ trợ trực tiếp và cho vay

vốn đầu tư sản xuất tới 403.810 hộ nghèo và đã đạt được kết quả giảmnhanh chóng số hộ nghèo theo chuẩn nghèo riêng của thành phố Hà Nội(Chuẩn nghèo riêng của thành phố Hà Nội). Sau khi áp dụng điều chỉnh tăngchuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015, số hộ nghèo được hỗ trợ trực tiếp vàcho vay vốn đầu tư sản xuất trong 2 năm (2011 và 2012) đạt 526.493 hộ,điều này góp phần cho giảm mạnh số hộ nghèo theo chuẩn nghèo riêng củathành phố Hà Nội từ 116,05 nghìn hộ, tương đương 7,52% (đầu năm 2011)xuống còn 59,37 nghìn hộ, tương đương 3,55% (đầu năm 2013).

* Nguồn lực đảm bảo thực hiện chính sách thị trường lao động chủ độngThời kỳ 2010 - 2012, nguồn vốn đầu tư thực hiện chính sách thị trường

lao động chủ động của thành phố Hà Nội có xu hướng tăng, đạt tốc độ tăng

16

bình quân 25,7%/năm, Trong đó, ngân sách thành phố Hà Nội tăng mạnhnhất, đạt tốc độ tăng bình quân 42%/năm và ngân sách Trung ương tăng4,1%/năm, trong khi đó ngân sách huy động từ các nguồn khác có xu hướnggiảm mạnh với mức giảm bình quân 30%/năm: Về cơ cấu, năm 2012, tổngvốn đầu tư đạt 1.601 tỷ đồng, trong đó chủ yếu vẫn là từ ngân sách thànhphố Hà Nội (1.249 tỷ đồng, chiếm 78%) và ngân sách thành phố Trung ương(291,3 tỷ đồng, chiếm 18,2%). Nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn thu hợppháp khác chỉ đạt 61,2 tỷ (chiếm 3,8%)

* Nguồn lực đảm bảo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hộiVề thu bảo hiểm xã hội: Năm 2012, tổng thu quỹ bảo hiểm xã hội đạt

15.333 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2008 (4.184,25 tỷ đồng). Vềcân đối thu - chi quỹ bảo hiểm xã hội: Mặc dù thu quỹ bảo hiểm xã hội cóxu hướng tăng nhanh cùng với xu hướng tăng lực lượng lao động tham giabảo hiểm xã hội, song do mức chi quỹ bảo hiểm xã hội tăng nhanh hơn thuquỹ bảo hiểm xã hội, nên tỷ lệ chi/thu càng gia tăng, từ khoảng 69% năm2008 lên 76,2% vào năm 2012, cho thấy nguy cơ bất ổn về quỹ rất lớn.

* Nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện chính sách trợ giúp xã hộiThời kỳ 2008-2012 nguồn ngân sách đầu tư thực hiện chính sách trợ giúp

xã hội của thành phố Hà Nội có xu hướng tăng mạnh, đạt tốc độ tăng bìnhquân 51,3%/năm, tuy nhiên năm 2012 mức đầu tư đạt 1.045 tỷ đồng, giảmnhiều so với năm 2011 (83,7 tỷ đồng). Trong đó, chủ yếu là từ ngân sách thànhphố Hà Nội (chiếm hơn 90% trong tổng ngân sách đầu tư), đạt tốc độ tăng bìnhquân 51,8%/năm và ngân sách xã hội hóa huy động từ các nguồn khác đạt tốcđộ tăng bình quân 42,9%/năm. Ngân sách chi cho trợ cấp xã hội thường xuyênvà đột xuất năm 2012 đạt 719,7 tỷ đồng, tăng 6,7 lần so với năm 2008 (108 tỷđồng) và tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2008-2012 đạt 60,7%/năm (trợ cấp xãhội thường xuyên) và 59,3% (trợ cấp xã hội đột xuất).

3.2.2.3. Thực trạng về các chủ trương, chính sách đảm bảo chochương trình an sinh xã hội Thành phố Hà Nội

Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ,chính quyền thành phố Hà Nội vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể trênđịa bàn thành phố, trong phương hướng phát triển thủ đô giai đoạn 2010 -2015, Nghị quyết đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nộiđã nhấn mạnh: Phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, hài hòavới phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng đời sốngnhân dân, làm động lực thúc đẩy phát triển Vùng Thủ đô. Để đạt đượcđược Phương hướng nêu trên, các Nghị quyết Đại biểu lần thứ XV Đảngbộ thành phố đã nêu ra cụ thể chủ trương trong từng lĩnh vực cụ thể: Về

17

chủ trương, chính sách bảo hiểm xã hội; Chủ trương, chính sách về thịtrường lao động; Về chính sách đối với người có công với cách mạng: Vềchính sách xóa đói, giảm nghèo; Về chính sách trợ giúp xã hội…

3.2.2.4. Thực trạng năng lực tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụcủa lực lượng tham gia đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phốHà Nội

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở gồm 01 đồng chí giám đốc và 8 đồngchí phó giám đốc, 11 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 39 đơn vị trực thuộc.Số lượng cán bộ công chức, viên chức và lao động hợp đồng tại Sở là 150người. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngànhlà 2.619 người.

* Đội ngũ cán bộ thực thi chính sách thị trường lao động và trợ giúpxã hội

Bộ máy quản lý nhà nước về thực thi chính sách thị trường lao động vàtrợ giúp xã hội của thành phố Hà Nội hiện tại được bố trí theo 3 cấp (thànhphố; Quận/Huyện; Xã/phường, gồm: Tại cấp thành phố: Tổng số 5 Phòngban với bình quân khoảng 8 - 10 cán bộ/1 phòng ban, đảm nhiệm các chứcnăng và nhiệm vụ gắn với lĩnh vực thị trường lao động và trợ giúp xã hội cụthể sau: Về thực thi chính sách thị trường lao động chủ động: Phòng Đào tạonghề và Phòng Chính sách Lao động – Việc làm; Về thực thi chính sách trợgiúp xã hội: Phòng Bảo trợ xã hội và Phòng Bảo vệ, Chăm sóc. Cấp quận,huyện: Bình quân mỗi quận/huyện có 01 Trưởng phòng và từ 1-3 Phótrưởng phòng, ngoài ra có các chuyên viên, nhân viên. Về nhân sự, Ủy bannhân dân quận/huyện trực tiếp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và xãhội chỉ đạo thực hiện chuyên môn theo ngành dọc. Tại cấp Xã, Phường:Bình quân mỗi xã, phường có 1 - 2 cán bộ kiêm nhiệm đảm nhiệm các côngviệc thuộc chuyên môn của toàn lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

* Đội ngũ cán bộ thực thi chính sách bảo hiểm xã hộiĐến 31/12/2008 bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có 40 đơn vị trực

thuộc, trong đó 11 phòng nghiệp vụ, 29 bảo hiểm xã hội quận, huyện, thànhphố; với 956 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó 329 cán bộ, công chức,viên chức làm việc tại văn phòng bảo hiểm xã hội thành phố, 627 cán bộ,công chức, viên chức làm việc tại bảo hiểm xã hội quận, huyện. Thực hiệnNghị định 94/2008/NĐ - CP của Chính Phủ và Quyết định số 4969/QĐ - bảohiểm xã hội ngày 10/11/2008 của bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xãhội thành phố đã sắp xếp ổn định tổ chức, cán bộ 5 theo cơ cấu 10 phòngnghiệp vụ để hoạt động có hiệu quả ngay từ những ngày đầu năm 2009. Đến31/12/2009, bảo hiểm xã hội thành phố có 40 đơn vị trực thuộc, với 936 cán

18

bộ công chức viên chức trong đó có 324 làm việc tại văn phòng, 612 cán bộcông chức, viên chức làm việc tại bảo hiểm xã hội huyện.

* Chất lượng đội ngũ cán bộ thực thực hiện chính sách an sinh xã hộiVới câu hỏi điều tra về chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ trong

lĩnh vực an sinh xã hội cấp cơ sở: Đánh giá của Ông/Bà về đội ngũ cán bộhoạt động trong lĩnh vực lao động - xã hội ở địa phương? Với kết quả thuđược sau câu hỏi trên như sau, ta thấy rằng: Về trình độ chuyên môn củađội ngũ cán bộ trong lĩnh vực Lao động - Xã hội ở mức độ trung bình chiếmtỷ lệ cao 62%, mức độ đánh giá tốt và rất tốt chiếm 23%. Trong khi đó vẫncòn 4% cán bộ được đánh giá là yếu và kém. Kết quả thu được như trên chothấy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này ởmức độ trung bình là chủ yếu. Về thái độ với nhân dân, tinh thần tráchnhiệm với công việc: Chủ yếu chỉ được người dân đánh giá ở mức độ trungbình với 62%, tốt và rất tốt chiếm 41%. Điều đó cho thấy đa số cán bộ chínhsách có trách nhiệm với công việc, luốn chú ý duy trì mối quan hệ tốt vớiquần chúng nhân dân.

3.2.2.5. Năng lực “tự an sinh” của đối tượng thụ hưởng trên địa bànThành phố Hà Nội

* Về năng lực tham gia thị trường lao động của người dânSố lao động không có chuyên môn kỹ thuật giảm nhanh, từ 2.231,8

nghìn người (chiếm 67,7% lực lượng lao động đang làm việc) năm 2011giảm xuống còn 2.066,9 nghìn người (chiếm 62,7% lực lượng lao động đanglàm việc) năm 2012. Lực lượng lao động qua đào tạo nghề ở trình độ sơ cấptăng mạnh nhất, từ 89,4 nghìn người (chiếm 2,7%) năm 2011 tăng lên 213,7nghìn người (chiếm 6,5%) năm 2012; tiếp đến là nhóm lao động có trình độcao đẳng, đại học trở lên tăng từ 687,7 nghìn người (tương đương 20,9%)năm 2011 tăng lên 729,4 nghìn người (tương đương 22,1%) năm 2012.

* Về năng lực tham gia bảo hiểm xã hội của người dânNăm 2012 có 2.032,7 nghìn lao động (tương đương 61,6% tổng lực lượng

lao động đang làm việc) làm việc cho kinh tế hộ gia đình và cá nhân; tiếp đến làlàm việc trong các doanh nghiệp nhà nước (673,8 nghìn người, tương đương20,4%). Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàichiếm tỷ lệ không đáng kể với 673,8 nghìn người, tương đương 2,8%.

Theo kết quả khảo sát 210 hộ gia đình có người lao động thuộc diệntham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thấy, bảo hiểm xã hội tự nguyệnkhông phải là sự lựa chọn duy nhất của các hộ gia đình để đảm bảo nguồnthu nhập của cá nhân tham gia khi về già và như vậy, đây cũng không phảilà nguồn duy nhất đảm bảo năng lực tự an sinh của mỗi người dân nhằmgiảm thiểu các rủi ro về kinh tế/xã hội.

19

Về khả năng tiết kiệm của người dân/hộ gia đìnhKết quả khảo sát 210 hộ gia đình cho thấy, số hộ gia đình không có tiết

kiệm chỉ chiếm số ít với 8,7%, tập trung ở nhóm các hộ gia đình thuộc diệnhộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn hộ gia đình dành khoản thu nhập còn dư đểđầu tư cho sản xuất kinh doanh (51,9%). Có 27,3% hộ gia đình có thói quentiết kiệm dưới hình thức tiết kiệm dự phòng tại nhà, hoặc gửi tiết kiệm tạingân hàng. Chỉ có 7,3% hộ gia đình lựa chọn mua bảo hiểm để đề phòngnhững trường hợp rủi ro mất thu nhập.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG3.3.1. Những kết quả đạt đượcThứ nhất, việc đảm bảo an sinh xã hội ở thành phố Hà Nội đã tạo động

lực quan trọng cho sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, việc huy động nguồn lực tài chính cho việc đảm bảo an sinhxã hội cho người dân ngày càng được mở rộng và hiệu quả

Thứ ba, đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực an sinh xã hội ngày càng tăngnhanh về số lượng và chất lượng

Thứ tư, công tác tuyên truyền về việc đảm bảo an sinh xã hội cho ngườidân trên địa bàn thành phố được đẩy mạnh, đa dạng với nhiều phương thứcvà biện pháp khác nhau.

Thứ năm, đời sống nhân dân được nâng cao tạo sự công bằng, ổn địnhtrong đời sống nhân dân và xã hội

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong quá trình đảm bảo an sinh xãhội cho người dân Thành phố Hà Nội

Một là, Chủ chương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền thành phố HàNội về đảm bảo an sinh xã hội cho người dân (nhất là người dân nghèo, ngườidân yếu thế…)

Hai là, nguồn lực thực hiện an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn HàNội còn nhiều hạn chế đặc biệt là nguồn lực thực hiện cho các vùng sâu, vùngxa gặp nhiều khó khăn (huyện Ba Vì; huyện Phú Xuyên; Huyện Ứng Hòa…).

Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung và yêu cầu củachính sách an sinh xã hội của thành phố chưa đầy đủ, kịp thời và rõ ràng đốivới những đối tượng liên quan.

Bốn là, hoạt động trợ cấp, trợ giúp xã hội của thành phố chưa toàndiện, có biểu hiện tiêu cực trong thực thi, có hiệu tượng khiếu kiện lại độingũ cán bộ chính sách và chính quyền ở một số địa phương gây ra dư luậnxấu ở một số địa phương trong thời gian qua.

20

Năm là, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra ở nhiều nơi; công tác giải quyếtviệc làm cho người lao động nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân đượcmở rộng xong không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Sáu là, hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân tạo sự công bằngchưa thực sự tốt, mức độ bao phủ chưa cao

Tiểu kết chương 3thành phố đã tập trung triển khai những giải pháp quan trọng trên

những trụ cột khác nhau của an sinh xã hội qua đó đã thu được một số thànhtựu quan trọng và một số hạn chế, khó khăn. Trong quá trình nghiên cứu,luận án đã tập trung nghiên cứu thực trạng một số điều kiện cơ bản ảnhhưởng đến việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn. Thôngqua đánh giá thực trạng, luận án đã đánh giá kết quả (tích cực, hạn chế vàtìm hiểu một số nguyên nhân của hạn chế). Luận án làm rõ bức tranh về quátrình huy động và triển khai các điều kiện đảm bảo an sinh xã hội cho ngườidân trên địa bàn thành phố một cách đậm nét, sinh động, khoa học.

Chương 4PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO AN

SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘITRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Dự báo và quan điểm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bànThành phố Hà Nội

4.1.1.1. Dự báo về các điều kiện nhằm đảm bảo an sinh xã hội chongười dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020

thành phố Hà Nội đã nghiên cứu, dự báo các nhóm đối tượng được thụhưởng an sinh xã hội thời kỳ 2011-2020:

* Dự báo đối tượng chính sách thị trường lao động (giải quyết việc làm)Hàng năm, số người đến độ tuổi lao động thành phố Hà Nội tăng

nhanh, năm 2011 số người trong độ tuổi lao động khoảng 4,338 triệu ngườivà đến năm 2015 sẽ là 4,667 triệu người. Như vậy, bình quân tăng hàng nămkhoảng 90.000 người. Với mức tăng như vậy, mỗi năm thành phố có khoảng180.000 - 200.000 lao động chưa có việc làm. Đồng thời, cầu lao động hàngnăm dao động khoảng 175.000 - 280.000 người.

* Dự báo đối tượng chính sách bảo hiểm xã hộiPhấn đấu mở rộng và tăng nhanh số lao động tham gia bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp, đạt và vượt

21

chỉ tiêu kế hoạch thu bảo hiểm xã hội Việt Nam giao. Đẩy mạnh phát triển,mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến năm 2020:Đạt trên 55% số người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội; Đạttrên 45% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Đạt trên 85%dân số tham gia bảo hiểm y tế.

* Dự báo đối tượng chính sách trợ giúp xã hộiĐối với 9 nhóm đối tượng thuộc diện nhận trợ giúp xã hội thường xuyên

theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP: đến năm 2015 có khoảng 1,54 triệu người vàđến năm 2020 có 1,7 triệu người. Tổng số đối tượng hưởng trợ giúp xã hội (cảthường xuyên và đột xuất) đến năm 2015 khoảng 1,84 triệu người, chiếm 2%dân số và đến năm 2020 khoảng 2,15 triệu người, chiếm 2,2% dân số.

* Dự báo về nguồn tài chính đảm bảo an sinh xã hội cho người dânĐến năm 2020, thành phố Hà Nội sẽ tăng cường xã hội hóa công tác

trợ giúp xã hội, đảm bảo nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảotrợ xã hội. Tuy nhiên, ngân sách thành phố trong đầu tư sẽ giảm dần từ87,1% năm 2011 còn 80% năm 2015 và đến năm 2020 chỉ còn 75%. Ướctính tổng kinh phí đầu tư cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng bảotrợ xã hội tại cơ sở công lập và ngoài công lập từ 78 tỷ đồng năm 2011 lênđến 315 tỷ đồng năm 2020.

* Dự báo về chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người dân- Về việc làm, thu nhập và giảm nghèo: Đến năm 2020, tỷ lệ thất

nghiệp chung dưới 3%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%. Phấn đấu đếnnăm 2020, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng trên 3,5 lần sovới năm 2010.

- Về bảo hiểm xã hội: đấu đến năm 2020 có khoảng 80% lực lượng laođộng tham gia bảo hiểm xã hội; 85% lực lượng lao động tham gia bảo hiểmthất nghiệp.

- Về trợ giúp xã hội những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:Phấn đấu đến năm 2020 có 100% trẻ em đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học,100% ở bậc trung học cơ sở; 100% người trong độ tuổi từ 15 trở lên biếtchữ; trên 85% lao động qua đào tạo. 95% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủngđầy đủ; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân 10%.; Trên 97%dân số tham gia bảo hiểm y tế; 100% dân cư nông thôn được sử dụng nướcsinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 90% sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốcgia; 100% số xã được đảm bảo thông tin, có phát thanh và đài báo hiện đại.

* Dự báo về nguồn nhân lực đảm bảo an sinh xã hội cho người dânDự báo đến năm 2020, nguồn nhân lực để đảm bảo an sinh xã hội cho

người dân trên địa bàn thành phố sẽ tăng khoảng 0.4%/năm. Trong lĩnh vực

22

bảo hiểm xã hội ở thành phố Hà Nội sẽ tăng lên 314 người, trong đó sốlượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học sẽ tăng lên 97%, trình độcao đẳng, trung cấp còn 3%.

* Dự báo về khả năng tự “an sinh” của người dânSố lao động có thể tham gia vào thị trường lao động đến năm 2015 là

4,667 triệu người, trung bình mỗi năm tăng 90.000. Như vậy, dự báo đếnnăm 2020, thành phố sẽ có 9,167 triệu người lao động. Chất lượng nguồnlao động thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng về trình độ văn hoá, chuyênmôn kỹ thuật, trình độ quản lý, khả năng áp dụng những thành tựu khoa họckỹ thuật vào sản xuất ngày càng tăng cao phù hợp với phát triển nền kinh tếtri thức và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

4.1.1.2. Quan điểm phát triển hệ thống an sinh xã hội trên địa bànThành phố Hà Nội

Thứ nhất, đảm bảo an sinh xã hội phải gắn với tăng trưởng, phát triểnkinh tế của thành phố Hà Nội

Thứ hai, đảm bảo an sinh xã hội phải bao phủ cho mọi đối tượng đượcthụ hưởng trên toàn thành phố

Thứ ba, chính sách và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trên địabàn thành phố Hà Nội phải phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế sau khisát nhập, đồng thời phải có lộ trình, bước đi phù hợp

Thứ tư, Hà Nội cần phát huy tối đa các nguồn lực để đảm bảo an sinhxã hội cho người dân thông qua công tác “xã hội hóa”

Thứ năm, để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn thànhphố Hà Nội phải chú trọng vào công tác xây dựng, hoàn thiện đội ngũ cánbộ chính sách xã hội

Thứ sáu, việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân phải làm cho đờisống vật chất và tinh thần của đối tượng thụ hưởng được ổn định và khá hơntrước, phải gắn bó chặt chẽ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thànhphố Hà Nội.

4.1.2. Phương hướng đảm bảo an sinh xã hội cho người dân ởThành phố Hà Nội

Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển kinh tế là cơ sở để đảm bảo vững chắcvề an sinh xã hội, Hà Nội coi trọng phát triển kinh tế nhiều thành phần,nhằm tạo lập ra nhiều ngành nghề mới trên lợi thế của từng tỉnh để giảiquyết lao động, nâng cao mức sống nhân dân, nhất là lúc nông nhàn, hằngnăm lao động phải kéo vào thành phố.

Thứ hai, tập trung xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung các chế độ vàquy định rõ ràng về việc làm, thu nhập, tiền lương phải tương ứng với sức

23

của người lao động đã bỏ ra ở các lĩnh vực (có quy định trợ cấp cho phùhợp, như quy định trợ cấp vùng biển có bãi ngang chỉ với những đối tượngtrong biên chế nhà nước, còn đối tượng lao động hợp đồng ở các cơ quankhông được hưởng là chưa hợp lý).

Thứ ba, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo về việc làm,thất nghiệp, tranh chấp khi có vụ việc xảy ra (không những người lao độngtrong vùng đi lao động ở nước ngoài, ngược lại lao động nước ngoài cũngđến lao động ở các địa phương trong vùng).

Thứ tư, tạo dựng, thu hút và sử dụng hợp lý nguồn lực cho quá trìnhđảm bảo an sinh xã hội (xây dựng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng caotrong đội ngũ đảm bảo an sinh xã hội; tiết kiệm, chống lãng phí trong nguồnlực tài chính…).

Thứ năm, thông quá nhiều biện pháp, cách thức khác nhau để hỗ trợcho đối tượng thụ hưởng có khả năng tự “an sinh” trong bối cảnh hội nhậpquốc tế hiện nay (đẩy mạnh giáo dục và đào tạo; huy động nguồn vốn tự có,hoặc có khả năng có của người dân….)

4.2. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNHPHỐ HÀ NỘI

4.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chứcchính trị, đoàn thể xã hội và người dân tham gia tích cực vào việc đảmbảo an sinh xã hội

4.2.2. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội,đảm bảo an sinh xã hội cho người dân ngay từng bước và từng chínhsách phát triển của Thành phố Hà Nội

4.2.3. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính đảm bảoan sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội

4.2.4. Tăng cường khả năng tự “an sinh” của đối tượng thụ hưởngtrên địa bàn Thành phố Hà Nội.

4.2.5. Đổi mới và từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách đảmbảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội

4.2.6. Từng bước xây dựng và phát triển các lực lượng tham giabảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Tiểu kết chương 4

Trên cơ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội mang tính chất đặc thù củathành phố Hà Nội, do mới sát nhập tỉnh còn nhiều khó khăn, là thủ đô nhưngsố dân sống trong vùng nông thôn, thuộc hộ nghèo còn cao. Những điều kiện

24

để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân còn yếu. Việc đưa ra những quanđiểm, phương hướng cho việc phát huy các điều kiện đảm bảo an sinh xã hộiở thành phố là hết sức quan trọng, luận án bước đầu đã nghiên cứu và căn cứtrên tình hình các điều kiện trong thời gian và đã đưa ra các dự đoán vềnguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, khả năng tự “an sinh” của người dân…đến năm 2020. Từ đó, luận án đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơbản tập trung vào giải quyết một số hạn chế và phát huy các điều kiện đảmbảo an sinh xã hội ở Thủ đô trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong thời gian qua, tuy gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảngkinh tế thế giới tác động song thành phố Hà Nội cùng các sở, ban ngànhnghiên cứu, triển khai nhiều chủ trương, chính sách, pháp lệnh nhằm pháthuy cao độ các nguồn lực bên trong và bên ngoài cho quá trình đảm bảo ansinh xã hội. Tuy nhiên, đảm bảo an sinh xã hội của thành phố vẫn còn mộtsố bất cập do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để khắc phụcnhững yếu kém về đảm bảo an sinh xã hội thời gian qua, thành phố Hà Nộicần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ bản nhằm thực hiệnphương hướng trên.

Để những giải pháp nêu trong luận án được phát huy tính khả thì,nghiên cứu sinh xin đưa ra một số khuyến nghị như sau: Thứ nhất, thànhphố Hà Nội cần nghiên cứu mang tính chiến lược bền vững cho việc đảmbảo an sinh xã hội; Thứ hai, thành phố cần có chính sách đào tạo, đãi ngộ vàsử dụng hợp lý nguồn nhân lực của ngành lao động - xã hội; Thứ ba, thôngqua nhiều biện pháp khác nhau, thành phố cần có nhiều biện pháp cụ thểnhằm huy động vốn cho việc đảm bảo an sinh xã hội; Thứ tư, đẩy mạnh pháttriển kinh tế, nhất là kinh tế ở vùng nông thôn, giảm chênh lệch giàu nghèogiữa thành thị và nông thôn, giữa nội thành và ngoại thành. Ưu tiên hơntrong chiến lược phát triển kinh tế cho một số địa phương thuộc tỉnh Hà Tâycũ mới sát nhập vào Hà Nội; Thứ năm, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bềnvững; chăm lo tốt hơn đến hoạt động người có công và gia đình chínhsách;… Thứ sáu, xây dựng chính sách đặc biệt nhằm huy động mọi nguồnlực trừ Trung ương, thành phố và địa phương trong việc đảm bảo an sinh xãhội cho các vùng nông thôn, vùng khó khăn ở một số huyện ngoại thành.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

1. Đông Thị Hồng (2013), "Chi bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam", Tạp

chí Tài chính, (12), tr.50-53.

2. Đông Thị Hồng (2013), "An sinh xã hội cho nông dân trong thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Giáo dục lý

luận, (202), tr.47-51.

3. Đông Thị Hồng (2014), "Giảm nghèo bền vững ở Hà Nội trong giai

đoạn hiện nay", Tạp chí Lao động - Xã hội, (479), tr.46-48.

4. Đông Thị Hồng "Công tác xóa đói giảm nghèo tại thành phố Hà Nội -

một số kết quả và giải pháp", Tạp chí Giáo dục lý luận, (207),

tr.69-73.

5. Đông Thị Hồng (Chủ biên) (2014), Bảo đảm an sinh xã hội cho người

dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, Nxb Hải Phòng, Hà Nội.