177
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN THẠCH BIÕN §æI PH¢N TÇNG X· HéI NGHÒ NGHIÖP ë THµNH PHè §µ N½NG Tõ N¡M 2002 §ÕN N¡M 2010 Chuyên ngành : Xã hội học Mã số : 62 31 30 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Xà HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GG,TS LÊ NGỌC HÙNG 2. PGS,TS NGUYỄN CHÍ DŨNG HÀ NỘI - 2014

BIÕN §æI PH¢N TÇNG X· HéI NGHÒ NGHIÖP ë THµNH PHè §µ …hcma.vn/Uploads/2014/12/4/Luan an dong quyen.pdfnghiệp trên thế giới 13 1.2. Những nghiên cứu về

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN THẠCH

BIÕN §æI PH¢N TÇNG X· HéINGHÒ NGHIÖP ë THµNH PHè §µ N½NG

Tõ N¡M 2002 §ÕN N¡M 2010Chuyên ngành : Xã hội họcMã số : 62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. GG,TS LÊ NGỌC HÙNG

2. PGS,TS NGUYỄN CHÍ DŨNG

HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả

TRẦN VĂN THẠCH

MỤC LỤCTrang

MỞ ĐẦU 1Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI

NGHỀ NGHIỆP 131.1. Những nghiên cứu về phân tầng xã hội và phân tầng xã hội nghề

nghiệp trên thế giới 131.2. Những nghiên cứu về phân tầng xã hội và phân tầng xã hội nghề

nghiệp ở Việt Nam 20Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI

NGHỀ NGHIỆP 372.1. Một số khái niệm cơ bản 372.2. Cơ sở lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu phân tầng xã hội

nghề nghiệp 472.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về

phân tầng xã hội và điều chỉnh phân tầng xã hội 63Chương 3: NHẬN DIỆN BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2002 ĐẾN 2010 713.1. Khái quát đặc điểm địa lý - hành chính, kinh tế - xã hội thành

phố Đà Nẵng 713.2. Thực trạng biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp về vị thế

quyền lực 763.3. Thực trạng biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp về vị thế kinh tế 843.4. Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp về vị thế xã hội 93Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI PHÂN

TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀNẴNG TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2010 102

4.1.Tác động của hệ thống chính sách đến biến đổi phân tầng xã hộinghề nghiệp 102

4.2. Tác động của các yếu tố thuộc về đặc trưng cá nhân người lao động 112Chương 5: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU

CHỈNH PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNHPHỐ ĐÀ NẴNG SAU NĂM 2010 128

5.1. Dự báo xu hướng biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thànhphố Đà Nẵng 128

5.2. Một số giải pháp điều chỉnh phân tầng xã hội nghề nghiệp, pháttriển xã hội bền vững 138

KẾT LUẬN 147DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 150DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152PHỤ LỤC 162

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BBĐXH : Bất bình đẳng xã hộiCCXH : Cơ cấu xã hộiCNH : Công nghiệp hóaCTBQ : Chi tiêu bình quânCNTB : Chủ nghĩa tư bảnCNXH : Chủ nghĩa xã hộiCNKT : Công nhân kỹ thuậtĐTH : Đô thị hóaĐH, CĐ : Đại học, cao đẳngGDP : Tổng sản phẩm nội địaKTTT : Kinh tế thị trườngKSMS : Khảo sát mức sốngHĐH : Hiện đại hóaLĐ, QL : Lãnh đạo, quản lýPTXH : Phân tầng xã hộiPVS : Phỏng vấn sâuTNBQ : Thu nhập bình quânTLN : Thảo luận nhómTHCS : Trung học cơ sởTHPT : Trung học phổ thôngTHCN : Trung học chuyên nghiệpTP : Thành phốUBND : Ủy ban nhân dânXHH: Xã hội họcXHCN: Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

TrangBảng 3.1. Dân số trung bình năm của thành phố Đà Nẵng 72Bảng 3.2. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế 75Bảng 3.3. GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế 76Bảng 3.4. Biến đổi tỷ lệ dân số của 9 nhóm nghề nghiệp từ 2002-2010 79Bảng 3.5. Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất

trong tổng số thu nhập của toàn bộ dân cư 86Bảng 3.6. TNBQ từ nghề chính của người lao động/tháng và vị thế

phân tầng thu nhập theo 9 nhóm xã hội nghề nghiệp 86Bảng 3.7. TNBQ từ nghề chính của người lao động/tháng và vị thế

phân tầng thu nhập theo 9 nhóm xã hội nghề nghiệp. 87Bảng 3.8. Các nhóm xã hội nghề nghiệp phân theo 5 nhóm thu nhập 90Bảng 3.9. Điểm số đánh giá về lợi thế thu nhập của 9 nhóm xã hội

nghề nghiệp 91Bảng3.10. Tỷ lệ ý kiến đánh giá và điểm số về thứ hạng uy tín/ hay

mức độ ngưỡng mộ của 9 nhóm xã hội nghề nghiệp 94Bảng 4.1. Ý kiến đánh giá mức độ tác động của các chính sách đến

việc chuyển đổi nghề nghiệp của người dân ở Đà Nẵng 103Bảng 4.2. Cấu trúc giới tính trong các nhóm xã hội nghề nghiệp 113Bảng 4.3. Giới tính chia theo 5 nhóm tu nhập 115Bảng 4.4. Cơ cấu tuổi các nhóm xã hội nghề nghiệp năm 2002 116Bảng 4.5. Cơ cấu tuổi các nhóm xã hội nghề nghiệp năm 2010 118Bảng 4.6. Tương quan giữa nhóm tuổi với phân tầng thu nhập năm 2010 118Bảng 4.7. Địa bàn cư trú của 9 nhóm nghề nghiệp chia theo khu vực

thành thị - nông thôn ở thành phố Đà Nẵng 120Bảng 4.8. Trình độ học vấn (bằng cấp cao nhất) của 5 nhóm thu nhập 122Bảng 4.9. Kết quả hồi quy biến đổi PTXH nghề nghiệp về thu nhập

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 126

DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Trang

Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Nẵng 73

Biểu đồ 3.2. Mô hình tháp nghề nghiệp của lao động đang có việc

làm cả nước từ năm 2002 đến 2010 78

Biểu đồ 3.3. Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động đang có

việc làm ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến 2010 80

Biểu đồ 3.4. Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động đang cóviệc làm ở các thành phố trực thuộc Trung ương 82

Biểu đồ 3.5. Biến đổi vị thế KT- XH của các nhóm xã hội nghềnghiệp thông qua điểm số phân tầng 100

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Tính cấp thiết về mặt lý luậnPhân tầng xã hội (PTXH) là một trong những chủ đề nghiên cứu cơ bản

của Xã hội học. Ở nước ta, từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, đã cónhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu, lí giải vấn đề PTXH trên cảphương diện lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trungvào khía cạnh PTXH về mức sống; mô tả, đo lường mức độ giàu nghèo, lí giảinguyên nhân… Còn về phương diện PTXH nghề nghiệp và sự biến đổi củaquá trình này thì chưa có nhiều những nghiên cứu. Trong khi các nghiên cứuvề PTXH trên thế giới đều dựa trên tiêu chí nghề nghiệp để PTXH thì ở ViệtNam, điều này còn đang ít được nghiên cứu trong PTXH ở Việt Nam. Vì vậy,việc xây dựng cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu để nhận thức đầyđủ quá trình biến đổi PTXH nghề nghiệp nhằm cung cấp cứ liệu cho việchoạch định chính sách điều chỉnh PTXH nghề nghiệp, phát triển xã hội bềnvững đang là yêu cầu rất cần thiết hiện nay.

1.2. Tính cấp thiết về mặt thực tiễnQuá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cùng với việc đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra sự

thay đổi nhiều mặt trong đời sống kinh tế - xã hội. Sự thay đổi đầu tiên và căn

bản đó là chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường;

từ chỗ chỉ có 2 thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước và tập thể sang

nhiều thành phần kinh tế (hiện nay là 4) với nhiều hình thức sở hữu khác

nhau. Sự thay đổi từ chỗ việc làm của người lao động hoàn toàn do sự phân

công, sắp đặt của Nhà nước, của tập thể tới chỗ người lao động chủ động tạo

ra việc làm và tự tìm kiếm việc làm cho mình. Các loại hình nghề nghiệp thì

ngày càng phát triển theo hướng phong phú đa dạng hơn. Sự dịch chuyển lao

động giữa các lĩnh vực nghề nghiệp diễn ra mạnh mẽ theo hướng giảm dần

2

lao động trong các nghề mang đặc trưng của xã hội nông nghiệp truyền thống

và tăng lên đáng kể lao động trong các nghề của xã hội công nghiệp hiện đại.

Biến đổi về cơ cấu kinh tế kéo theo biến đổi về mặt xã hội: Phân tầng xã

hội, phân hoá giàu nghèo diễn ra khá gay gắt. Trước đây với cơ chế tập trung

quan liêu bao cấp ít dẫn đến sự khác biệt về mức sống giữa các tầng lớp nghề

nghiệp. Nay cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ tạo ra sự khác biệt về

kinh tế, cũng như khả năng tiếp cận các nhu cầu vật chất, tinh thần giữa các

nhóm xã hội nghề nghiệp. Tầng lớp giàu có ưu thế trong việc tiếp cận các

dịch vụ y tế, giáo dục, thụ hưởng văn hóa tinh thần, cơ hội thăng tiến… còn

tầng lớp nghèo thì đang gặp rất nhiều khó khăn về nhiều mặt trong cuộc sống.

Có thể nói rằng, sự thay đổi về cấu trúc phân tầng xã hội (PTXH) là một

trong những dấu hiệu đầu tiên và rõ nét nhất về sự biến đổi xã hội trong giai

đoạn từ 1986 đến nay; đặc biệt là trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, khi

nước ta chủ trương thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

phát triển kinh tế thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu, khảo sát thực tế để nhận

diện sự biến đổi xã hội nói chung, đặc biệt là sự biến đổi PTXH nghề nghiệp

là yêu cầu có ý nghĩa cấp thiết cho việc quản lý sự phát triển xã hội.

Không nằm ngoài xu thế chung của cả nước, ở thành phố Đà Nẵng cũng

đã và đang diễn ra quá trình biến đổi kinh tế - xã hội trên nhiều mặt dưới tác

động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và phát triển

kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương do những điều kiện và lợi thế

về tự nhiên, về kinh tế, văn hóa, xã hội mà xác định những quyết sách nhằm

định hướng sự phát triển và biến đổi của PTXH nghề nghiệp ở những mức

khác nhau. Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng để trở thành

đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương từ năm 1997; những năm sau đó,

nhất là từ năm 2002 đến năm 2010 là giai đoạn thành phố thực hiện quá trình

đô thị hóa rộng khắp với quy mô, tốc độ rất nhanh (sau năm 2010, do ảnh

hướng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên quá trình đô thị hóa chậm lại).

3

Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, đến năm 2010, Đà

Nẵng đã thu hồi đất với tổng diện tích 11.488 ha; tổng số tiền chi cho đền bù

giải tỏa các khu dân cư khoảng 5000 tỷ đồng; tổng số hộ thuộc diện giải tỏa

đền bù gần 90.000 hộ. Trong đó, số hộ giải tỏa thu hồi đi hẳn là 41.282 hộ, số hộ

giải tỏa thu hồi một phần 21.125 hộ, số hộ giải tỏa đất nông nghiệp, lâm nghiệp

20.333 hộ. Với các chủ trương, chính sách quy hoạch, chỉnh trang đô thị đã tạo

ra những sự thay đổi lớn về không gian vật chất đô thị, về cơ cấu kinh tế - xã hội

và chiến lược phát triển nền kinh tế của thành phố... Tất cả những yếu tố đó đều

có sự tác động mạnh mẽ đến biến đổi PTXH nghề nghiệp.

Thực tế nói trên cho thấy, việc vận dụng lý thuyết và phương pháp xã

hội học vào nghiên cứu biến đổi xã hội nói chung và đặc biệt là sự biến đổi

PTXH nghề nghiệp nói riêng, trên quy mô toàn quốc cũng như đối với thành

phố Đà Nẵng là việc làm cần thiết nhằm nhận diện thực trạng biến đổi, luận

giải những yếu tố tác động đến sự biến đổi cũng như đánh giá hệ quả của sự

biến đổi PTXH nghề nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó kiến nghị

những giải pháp hợp lý hướng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền

vững là điều hết sức cần thiết. Việc lựa chọn đề tài: Biến đổi phân tầng xã

hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010 để

nghiên cứu là nhằm đáp ứng các yêu cầu quan trọng nói trên.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận

và phương pháp nghiên cứu về PTXH nghề nghiệp và biến đổi PTXH nghề

nghiệp; nhận diện thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp từ năm 2002 - 2010,

tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự biến đổi cũng như hệ quả của những

biến đổi đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng; đề xuất

các giải pháp nhằm phát triển xã hội bền vững.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nói trên, Luận án có

các nhiệm vụ sau:

4

- Xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận và các khái niệm PTXH

nghề nghiệp và biến đổi PTXH nghề nghiệp.

- Phân tích dữ liệu để nhận diện thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp.

- Luận giải những nhân tố chủ yếu tác động làm biến đổi PTXH nghề nghiệp

- Đánh giá ảnh hưởng của sự biến đổi PTXH nghề nghiệp đến sự phát

triển kinh tế - xã hội.

- Dự báo xu hướng biến đổi PTXH nghề nghiệp trong những năm tới ở

thành phố Đà Nẵng.

- Đề xuất giải pháp điều chỉnh PTXH nghề nghiệp hướng đến phát triển

xã hội bền vững.

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự biến đổi phân tầng

xã hội nghề nghiệp.

3.2. Khách thể nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các nhóm xã hội nghề

nghiệp đang hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua ở thời điểm

điều tra. Vì các nhóm xã hội nghề nghiệp như nông dân, lao động giản đơn,

buôn bán - dịch vụ...có hoạt động kinh tế không bị giới hạn bởi tuổi nghỉ hưu

cho nên số liệu được sử dụng trong Luận án bao gồm những người lao động

đủ 15 tuổi đến trên 60 tuổi đang có nghề nghiệp (đã được loại trừ đi những

người đang đi học).

3.3. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự biến đổi phân tầng xã

hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến 2010, là giai đoạn

thành phố thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa

rộng khắp với quy mô lớn và tốc độ nhanh nên tạo ra sự biến đổi về phân tầng

xã hội nghề nghiệp mạnh mẽ.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được

xác định như sau:

5

- Câu hỏi 1: Cần dựa trên cơ sở phương pháp luận nào để nghiên cứu

quá trình biến đổi PTXH nghề nghiệp hiệu quả nhất.

- Câu hỏi 2: Thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà

Nẵng từ năm 2002 - 2010 diễn ra như thế nào?

- Câu hỏi 3: Những yếu tố chủ yếu nào tác động đến sự biến đổi PTXH

nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng ?

- Câu hỏi 4: PTXH nghề nghiệp sẽ biến đổi theo xu hướng nào và cần các

giải pháp gì để điều chỉnh PTXH nghề nghiệp, phát triển xã hội bền vững ?

5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích

5.1. Giả thuyết nghiên cứuTừ câu hỏi nghiên cứu được xác định như trên, hướng nghiên cứu của đề

tài được xác lập theo các giả thuyết sau:

- Giả thuyết 1: Từ sau năm 2000 đến nay, sự PTXH nghề nghiệp ở thành

phố Đà Nẵng diễn ra nhanh hơn về cả quy mô, mức độ so với tình hình chung

của cả nước; trong đó, nhóm xã hội nghề nghiệp nông dân chịu sự biến đổi

nghề nghiệp nhiều nhất.

- Giả thuyết 2: Các yếu tố giới tính, tuổi, địa bàn sinh sống, trình độ học

vấn đã tác động mạnh đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp.

- Giả thuyết 3: Chủ trương đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa và chính sách

ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực là những yếu tố quan

trọng thúc đẩy sự biến đổi PTXH nghề nghiệp của thành phố Đà Nẵng.

6

5.2. Khung phân tích

a. Các biến độc lập- Hệ thống chính sách

+ Chính sách đẩy mạnh tiến trình công nghiêp hóa, hiện đại hóa và

đô thị hóa.

+ Chiến lược phát triển cơ cấu nền kinh tế hiện đại (dịch vụ - công

nghiệp - nông nghiệp).

+ Chính sách ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực

+ Chính sách thu hút và trọng dụng người tài.

- Các yếu tố đặc trưng cá nhân người lao động

+ Giới tính

+ Độ tuổi

+ Học vấn

+ Địa bàn cư trú (thành thị, nông thôn)

Môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội

Hệ thống chính sách

Hệ quả xã hội

Đặc điểm cá nhânngười lao động

Vị thế kinh tếnghề nghiệp

Vị thế quyềnlực nghề nghiệp

Vị thế xã hộinghề nghiệp

Biến đổiPTXH nghề

nghiệp

7

b. Biến phụ thuộcSự biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp được xác định qua các chỉ

báo sau:- Biến đổi PTXH về vị thế quyền lực nghề nghiệp.- Biến đổi PTXH về vị thế kinh tế (dựa trên chỉ báo về mức thu nhập

của 9 nhóm xã hội nghề nghiệp so sánh qua mốc thời gian từ 2002 đến 2010).- Biến đổi PTXH về vị thế xã hội nghề nghiệp (qua ý kiến đánh giá chủ

quan của người dân).6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu6.1. Cơ sở lý luận- Luận án được thực hiện dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác

- Lênin về biến đổi xã hội.- Dựa trên quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,

và những quyết sách của cấp ủy và chính quyền thành phố Đà Nẵng về pháttriển kinh tế - xã hội.

- Vận dụng các lý thuyết của Karl Marx, Max Weber và của các nhàXHH hiện đại để luận giải sự biển đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp.

6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể- Phân tích tài liệu có sẵn, là những tài liệu thu thập được từ các báo

cáo tổng kết, các nghiên cứu đã có và các tài liệu khác liên quan đến đề tài.- Phương pháp định lượng: Sử dụng số liệu của hai cuộc khảo sát mức

sống (KSMS) hộ gia đình năm 2002 và 2010, do Tổng cục Thống kê thực hiệnvới sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế. Trên cơ sở bộ số liệu gốc, tác giảtiến hành xử lý và phân tích theo mục đích, nội dung nghiên cứu của luận ánbằng chương trình SPSS. Để đạt được mục đích nhận diện biến đổi PTXHnghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tác giả lựa chọn hướng tiếp cậntheo 9 nhóm xã hội nghề nghiệp để xử lý và phân tích vị thế kinh tế - xã hội.Cơ sở để phân loại 9 nhóm xã hội nghề nghiệp là dựa vào bảng Danh mục nghềnghiệp mà Tổng cục Thống kê xây dựng nhằm phục vụ cho các cuộc KSMS hộgia đình ở nước ta trong hơn một thập niên qua như sau:

8

* Bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2002- Nhóm nghề lãnh đạo, quản lý là những người nắm giữ các chức vụ

chủ chốt trong các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể từ Trung ương đến địa

phương (bao gồm 7 nhóm nghề có mã số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17).

- Nhóm nghề doanh nhân là những người giữ vị trí quan trọng trong

các cơ quan Liên hiệp, tổng công ty, công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp (bao

gồm 2 nhóm nghề có mã số 18 và 19).

- Nhóm nghề chuyên môn cao là những người có trình độ chuyên môn

cao, kỹ thuật cao trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật,...(gồm

4 nhóm nghề có mã số 21, 22, 23, 24).

- Nhóm nghề nhân viên là những người phục vụ trong các lĩnh vực

khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn phòng,..(gồm 6 nhóm nghề có mã số

31, 32, 33, 34 và 41, 42).

- Nhóm nghề công nhân là những thợ chuyên nghiệp và có kỹ thuật.

Họ vận hành, lắp ráp máy móc, lái xe, điều khiển các máy móc (gồm 3 nhóm

nghề có mã số 81,82, 83).

- Nhóm nghề buôn bán - dịch vụ là những người bán hàng, làm dịch vụ,

người mẫu, bảo vệ, tiếp thị hàng hóa... (gồm 3 nhóm nghề có mã số 51, 52 và 91).

- Nhóm nghề tiểu thủ công bao gồm các loại thợ xây dựng, khai thác

mỏ, thợ thủ công mỹ nghệ... (5 nhóm nghề có mã số 71, 72, 73, 74 và 79).

- Nhóm nghề lao động giản đơn bao gồm những người lao động giản

đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, và các lĩnh vực khác (có mã số nghề 93).

- Nhóm nghề nông dân bao gồm những người lao động trong nông,

lâm ngư nghiệp (2 nhóm nghề có mã số 61 và 92).

* Bộ số liệu khảo sát mức sống hộ dân cư năm 2010:- Nhóm nghề lãnh đạo, quản lý là những người nắm giữ các chức vụ

chủ chốt trong các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể từ TW đến địa phương

(bao gồm 7 nhóm nghề có mã số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17).

9

- Nhóm nghề doanh nhân là những người giữ vị trí quan trọng trongcác cơ quan Liên hiệp, tổng công ty, công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp (có mãsố nghề 18 và 19).

- Nhóm nghề chuyên môn cao là những người có trình độ chuyên môncao, kỹ thuật cao trong các lĩnh vực Y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật... (gồm6 nhóm nghề có mã số 21, 22, 23, 24, 25, 26).

- Nhóm nghề nhân viên là những người phục vụ trong các lĩnh vựckhoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn phòng...(gồm 10 nhóm nghề có mã số31, 32, 33, 34, 35, 36 và 41, 42, 43, 44).

- Nhóm nghề công nhân là những thợ chuyên nghiệp và có kỹ thuật.Họ vận hành, lắp ráp máy móc, lái xe, điều khiển các máy móc (gồm 3 nhómnghề có mã số 81,82, 83).

- Nhóm nghề buôn bán - dịch vụ là những người bán hàng, làm dịchvụ, người mẫu, bảo vệ, tiếp thị hàng hóa...(gồm 5 nhóm nghề có mã số 51, 52,53, 54 và 95).

- Nhóm nghề tiểu thủ công bao gồm các loại thợ xây dựng, khai thácmỏ, thợ thủ công mỹ nghệ,..(5 nhóm nghề có mã số 71, 72, 73, 74 và 75).

- Nhóm nghề lao động giản đơn bao gồm những người lao động giảnđơn trong khai thác mỏ, xây dựng, và các lĩnh vực khác (4 nhóm nghề có mãsố 91, 93, 94 và 96).

- Nhóm nghề nông dân bao gồm những người lao động trong nông,lâm ngư nghiệp (4 nhóm nghề có mã số 61, 62, 63 và 92).

Trong kỳ khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2002, Tổng cục Thống kêlựa chọn mẫu điều tra ở Đà Nẵng gồm 320 hộ gia đình với 1472 nhân khẩu,trong đó có 718 người có việc làm trên 9 nhóm nghề nghiệp khác nhau ở thờiđiểm điều tra (trừ lực lượng quân đội). Nhóm đối tượng đang hoạt động kinhtế nói trên (718 trường hợp) có độ tuổi thấp nhất là 15, cao nhất là 68 tuổi; vềgiới tính, có 51% nam, 49% nữ; 76,1% trường hợp ở khu vực thành thị, 23,9%ở nông thôn.

10

Đến cuộc khảo sát vào năm 2010, mẫu nghiên cứu được lựa chọn gồm

123 hộ với 525 nhân khẩu, trong đó có 267 người đang hoạt động kinh tế

thường xuyên trên 9 nhóm nghề nghiệp khác nhau ở thời điểm điều tra (trừ lực

lượng quân đội). Nhóm đối tượng đang hoạt động kinh tế nói trên (267 trường

hợp) có độ tuổi thấp nhất là 16, cao nhất là 70 tuổi; về giới tính, có 49,4%

nam, 50,6% nữ; 85,1% trường hợp ở thành thị, 14,9% ở khu vực nông thôn.

Như vậy, số người đang hoạt động kinh tế thường xuyên trên các nhóm

xã hội nghề nghiệp khác nhau (trừ lực lượng quân đội) là nhóm đối tượng chủ

yếu mà Luận án lựa chọn nghiên cứu. Từ nguồn tài liệu gốc của của Tổng cục

Thống kê kể trên, tác giả luận án đã tiến hành xử lý dữ liệu và phân tích nhằm

góp phần nhận diện sự biến đổi PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng, nhất là khía

cạnh di dộng nghề nghiệp trong cấu trúc mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp

của lao động lấy làm tiêu chí để đánh giá mức độ quyền lực của các nhóm xã

hội nghề nghiệp từ năm 2002 đến năm 2010.

* Bộ số liệu điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện:Do file dữ liệu của 2 cuộc khảo sát nói trên của Tổng cục Thống kê có

những hạn chế nhất định như số lượng mẫu nhỏ và được chọn mẫu đại diện cấp

vùng, nên để có thêm cơ sở dữ liệu tin cậy hơn về Đà Nẵng, tác giả còn tiến

hành nghiên cứu bổ sung với số lượng 451 phiếu trưng cầu ý kiến. Số phiếu

điều tra này có cơ cấu mẫu như sau: Về giới tính, có 258 nam (57.2%), 193 nữ

(42.8%); địa bàn thành thị có 382 người (84.7%), nông thôn gồm 69 người

(15.3%); về cơ cấu nhóm tuổi từ 30 trở xuống có 45 người (9.9%), từ 31 - 40

tuổi có 114 người (25.3%), từ 41 - 50 tuổi có 216 người (47.9%), từ 51 - 60

tuổi có 63 người (14%) và nhóm tuổi trên 60 có 13 người (2.9%). Thời điểm

điểm điều tra được tiến hành vào cuối năm 2011. Mẫu khảo sát được phân chia

gần đều cho 7/7 đơn vị quận/huyện; trên mỗi đơn vị quận/huyện, nghiên cứu

sinh lựa chọn ngẫu nhiên một điểm dân cư, sau đó mời tất cả những người từ

đủ 15 tuổi trở lên, đang làm việc trên các nghề nghiệp khác nhau để khảo sát.

11

Cơ cấu mẫu điều tra trên địa bàn quận/ huyện, nhóm xã hội nghề nghiệp

và trình độ học vấn

Đơn vị: người

STT Địa bàn quận / huyện Nhóm xã hội nghềnghiệp Trình độ học vấn

N % N % N %1 Sơn Trà 67 14.8 LĐ,QL 60 13.3 Mù chữ 2 0.42 Ngũ Hành Sơn 50 11,1 Doanh nhân 37 8.2 Tiểu học 43 9.53 Hải Châu 74 16.4 Chuyên môn cao 65 14.4 THCS 64 14.24 Thanh Khê 62 13.7 Nhân viên 77 17.1 THPT 127 28.15 Liên Chiểu 66 14.6 Công nhân 39 8.6 CNKT-

THCN42 9.3

6 Cẩm lệ 66 14.6 B.bán-D.vụ 79 17.5 CĐ-ĐH 128 28.47 Hòa Vang 66 14.6 Tiểu thủ công 22 4.9 Trên ĐH 35 7.78 L.động g.đơn 30 6.69 Nông dân 29 6.410 Tổng số 451 100 451 100 451 100

Mục đích của nghiên cứu bổ sung là để thu thập thông tin về mức thunhập của người lao động theo nhóm nghề nghiệp, ý kiến tự đánh giá của cácnhóm xã hội về vị thế kinh tế - xã hội của 9 nhóm xã hội nghề nghiệp ở thờiđiểm năm 2002 và năm 2010; sự cảm nhận và đánh giá của người dân về mứcđộ tác động của các chính sách đến khả năng di động nghề nghiệp trên địa bànĐà Nẵng thời gian qua. Việc thu thập thông tin về thu nhập hàng tháng củangười lao động ở thời điểm cách đây 10 năm là việc rất khó, song trong thậpniên đầu của thế kỷ XXI, nhờ điểm nhấn của Đà Nẵng là tiến hành giải tỏa,chỉnh trang đô thị trên quy mô toàn thành phố nên nhu cầu thợ hồ (thợ xâydựng và phụ hồ) rất lớn. Ngày công thợ hồ được nhiều người quan tâm đến vàtrở thành điểm quy chiếu giá trị lao động ở các lĩnh vực công việc khác. Nắmbắt thực tế đó, trong phiếu điều tra bổ sung, tác giả đã tiến hành thu thập thôngtin thu nhập của đối tượng từ ngày công lao động nên đã tập hợp được dữ liêucần thiết. Chỉ duy nhóm nghề nghiệp nông dân là gặp khó khăn vì chỉ nhữngnông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa họ mới lượng hóa được mức thunhập, còn những nông dân sản xuất nhỏ theo hình thức truyền thống thì có ítngười khai được thu nhập chính xác.

12

- Phương pháp định tính: Tác giả thực hiện 27 mẫu phỏng vấn sâu và 4cuộc thảo luận nhóm, trong đó, đối tượng phỏng vấn sâu được lựa chọn ngẫunhiên trên 9 nhóm xã hội nghề nghiệp, mỗi nhóm chọn 3 người; thực hiện 1cuộc thảo luận nhóm gồm cán bộ các ban ngành cấp thành phố, 1 cuộc ở cấpquận, 2 cuộc ở phường Thanh Lộc Đán, thuộc quận Thanh Khê và phường AnHải Đông, thuộc quận Sơn Trà.

7. Đóng góp mới của luận án7.1. Đóng góp mới về mặt khoa học- Hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về PTXH

và biến đổi PTXH nghề nghiệp; đặc biệt là xây dựng khái niệm, hệ thống tiêuchí đánh giá để nghiên cứu về biến đổi PTXH nghề nghiệp.

- Phân tích, mô tả thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp ở TP ĐàNẵng từ năm 2002 đến năm 2010 và đưa ra dự báo xu hướng biến đổi nhữngnăm sau 2010.

- Lý giải và chỉ ra những yếu tố tác động đến quá trình biến đổi PTXHnghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010.

- Đánh giá ảnh hưởng của sự biến đổi PTXH nghề nghiệp đến sự pháttriển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.

7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn- Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong các công

việc hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũngnhư lựa chọn giải pháp có tính khả thi để điều chỉnh PTXH nghề nghiệp, pháttriển xã hội bền vững

- Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiêncứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến sự biến đổi xã hội trong điềukiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và phát triển kinh tếthị trường hiện nay.

8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận án gồm 5 chương, 13 tiết.

13

Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP

1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG

XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1. Nghiên cứu về phân tầng xã hội

Phân tầng xã hội (PTXH) là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ khi

công xã nguyên thủy tan rã, chế độ tư hữu xuất hiện, dẫn đến hình thành các

giai cấp. Tuy nhiên, hiện tượng xã hội này chỉ được quan tâm nghiên cứu

nhiều kể từ thế kỷ XIX đến nay.

Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, Karl Marx là người cung cấp cho

xã hội học những luận điểm gốc, cơ bản về PTXH. Tuy Karl Marx không đề

cập riêng biệt đến PTXH hay các yếu tố tác động đến PTXH, nhưng xuyên suốt

các tác phẩm của ông, chúng ta có thể thấy Karl Marx đã quy sự phân chia giai

cấp xã hội và PTXH đều bắt nguồn từ sự phân chia và khác biệt về quyền sở

hữu tư liệu sản xuất. Karl Marx coi đây là yếu tố chủ yếu dẫn đến phân hóa giai

cấp và PTXH.

Cùng với Karl Marx, Max Weber là người có nhiều đóng góp quantrọng về lý luận phân tầng. Những quan điểm về PTXH của ông thực sự hữuích trong việc phân tích và lý giải hiện tượng PTXH diễn ra giữa các thànhviên xã hội.

Quan điểm chủ đạo của ông là xem xét PTXH dựa trên ba yếu tố chủ

yếu, đó là: Vị thế kinh tế hay tài sản; vị thế xã hội hay uy tín; và vị thế chính

trị hay quyền lực. Trong ba yếu tố trên, Max Weber không tuyết đối hóa yếu

tố nào mà cho rằng sự bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội phải được lý

giải từ tác động của cả ba yếu tố trên. Đặc biệt, khi đánh giá về yếu tố quyền

lực kinh tế, Max Weber đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cơ may thị

trường như là cơ sở kinh tế của sự phân hóa giai cấp hơn là sở hữu tài sản như

14

quan điểm của Karl Marx. Như vậy, trong các yếu tố liên quan đến kinh tế thì

Max Weber chú trọng nhiều hơn đến yếu tố cơ may mà mọi người đã đem

bán kỹ năng lao động nghề nghiệp của mình trên thị trường.

Trên cơ sở lý luận nền tảng được thiết lập trước đó, từ những năm 40

của thế kỷ XX đến nay, thuật ngữ “phân tầng xã hội” được sử dụng khá rộng

rãi ở rất nhiều nước trên thế giới. Và nhiều công trình nghiên cứu đi sâu khảo

sát, lý giải hiện thực PTXH diễn ra trong các xã hội và các tác giả đã có sự bổ

sung phát triển lý thuyết phân tầng.

Nhà xã hội học Mỹ Erik Olin Wright, dựa trên quan điểm của Karl Marx

và Max Weber đã phát triển lý thuyết về giai cấp. Ông cho rằng, trong nền sản

xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại, vị trí của một cá nhân được xác lập dựa trên ba

khía cạnh trong kiểm soát các nguồn lực kinh tế, đó là: sự kiểm soát đối với

đầu tư hay vốn tiền tệ; sự kiểm soát các tư liệu sản xuất vật chất (ruộng đất hay

công xưởng và công sở văn phòng); và sự kiểm soát đối với sức lao động. Đây là

những khía cạnh cho phép nhận diện các giai cấp chủ yếu [trích theo 4, tr.106-

115]. Đến năm 1982 Wright và một số tác giả khác bổ sung thêm ba chỉ báo để

phân chia giai cấp xã hội, đó là: mức độ tham gia quyết định; quyền uy đối với

những người khác khi làm việc; mức độ độc lập và tự định hướng mà con người

có trong công việc của họ. Dựa trên những chỉ báo này, họ phân ra các giai tầng

sau: nhà tư bản, người quản lý, công nhân và tư sản nhỏ [trích theo 63, tr.4].

1.1.2. Nghiên cứu về phân tầng xã hội nghề nghiệp

Nghiên cứu PTXH nước Mỹ, tác giả Ian Robertson dựa trên cơ sở thu

nhập và nghề nghiệp đã phân chia xã hội Mỹ thành 6 giai tầng: (tầng 6) giai

cấp thượng lưu lớp trên - là tầng lớp quý tộc thuộc dòng dõi nổi tiếng, là những

nhà tư bản lớn, lâu đời, có quyền lực và uy tín lớn nhất trong xã hội; (tầng 5)

giai cấp thượng lưu lớp dưới là những người có tiền, họ là những người buôn

bán bất động sản, các ông trùm thức ăn nhanh, trùm máy tính, người trúng xổ

số và những người giàu khác mới nổi; (tầng 4) giai cấp trung lưu lớp trên bao

15

gồm những gia đình thương gia và các chủ doanh nghiệp; (tầng 3) giai cấp

trung lưu lớp dưới bao gồm những thương nhân cỡ nhỏ và đại lý buôn bán,

giáo viên, y tá, kỹ thuật viên và các nhà quản lý cở trung bình, họ là những

người có thu nhập trung bình và công việc của họ không phải là lao động chân

tay; (tầng 2) giai cấp lao động bao gồm một số đông những người da màu và ít

được học hành hơn so với giai cấp trên. Giai cấp này bao gồm chủ yếu những

công nhân “cổ cồn xanh”, những người bán hàng, nhân viên phục vụ, công

nhân bán chuyên nghiệp. Đặc trưng của họ là lao động chân tay và hầu như

không có uy tín; (tầng 1) giai cấp hạ lưu bao gồm những người thất nghiệp kéo

dài, không nghề nghiệp, những người nghèo khổ sống nhờ trợ cấp của xã hội.

Họ là những người có địa vị hèn kém nhất trong xã hội [trích theo 94, tr.16].

Cũng dựa trên 2 tiêu chí là nghề nghiệp và mức thu nhập, Gilbert Kahl

(1996) đưa ra cách phân chia mô hình cấu trúc tầng lớp xã hội Mỹ thành 6

tầng lớp: Tầng lớp trên đỉnh (tầng 6) là các nhà tư bản, chiếm khoảng 1% dân

số có mức thu nhập khoảng 2 triệu USD/năm, họ là các nhà đầu tư, những

người thừa kế tài sản lớn, các nhà quản trị; tầng thứ 5 là những người thuộc

tầng lớp trung lưu trên, họ là các nhà quản lý cao cấp, những người có chuyên

môn và là chủ sở hữu các doanh nghiệp cỡ trung bình. Họ chiếm khoảng 14%

dân số và có thu nhập khoảng 120.000 USD/năm; tầng thứ 4 là những người

thuộc lớp trung lưu, chiếm khoảng 30% dân số với thu nhập khoảng 55.000

USD/năm, họ là những người quản lý cấp thấp, những người bán chuyên

nghiệp, thợ thủ công, quản đốc, đốc công và những người buôn bán; tầng thứ

3 là những người lao động, chiếm khoảng 30% dân số, thu nhập khoảng

35.000 USD/năm, họ là những người lao động chân tay với trình độ kỹ năng

thấp; tầng thứ 2 là những người lao động nghèo có thu nhập khoảng 22.000

USD/năm, họ bao gồm những người lao động chân tay được trả lương thấp,

những người bán lẻ và những người làm dịch vụ; cuối cùng là tầng đáy với

thu nhập một năm khoảng 12.000 USD, bao gồm những người thất nghiệp,

16

những người giúp việc gia đình bán thời gian, những người nhận trợ cấp xã

hội [trích theo 94, tr.16-17].

Ở Nhật Bản, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dựa trên cơ sở địa vị

việc làm, quy mô kinh doanh và nghề nghiệp, giáo sư Tominaga Kenichi phân

chia xã hội Nhật Bản thành 7 tầng lớp: Tầng 7 gồm những nhà kinh doanh

(thuê từ 5 người trở lên); tầng 6 là những lao động trí óc (viên chức) xí nghiệp

lớn (có 300 lao động trở lên); tầng 5 là những người lao động trí óc xí nghiệp

vừa và nhỏ; tầng 4 gồm công nhân xí nghiệp lớn; tầng 3 là những người làm

công trong các nhân xí nghiệp vừa và nhỏ; tầng 2 là những người tự doanh

quy mô nhỏ (5 người trở xuống; tầng 1 gồm những người làm nông nghiệp,

nông dân [trích theo 45, tr.22].

Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học Trung Quốc đã cónhững nghiên cứu về PTXH với quan điểm tiếp cận mới phù hợp với sự biếnđổi của xã hội Trung Quốc thời mở cửa, phát triển kinh tế thị trường. Điểnhình là công trình nghiên cứu của Lục Học Nghệ (Chủ biên): Báo cáo nghiêncứu giai tầng xã hội Trung Quốc đương đại [68]. Dựa trên cơ sở mức độchiếm hữu ba loại nguồn lực (tổ chức, kinh tế, văn hóa), Lục Học Nghệ cùngcác cộng sự tiến hành phân chia xã hội Trung Quốc đương đại thành 5 đẳngcấp xã hội lớn: (5) Thượng tầng xã hội (gồm cán bộ lãnh đạo cao cấp, giámđốc các doanh nghiệp lớn, nhân viên chuyên nghiệp cao cấp và chủ doanhnghiệp tư nhân lớn); (4) trung thượng tầng (gồm cán bộ lãnh đạo trung cấp,nhân viên quản lý các doanh nghiệp lớn, giám đốc các doanh nghiệp vừa vànhỏ, nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp và chủ doanh nghiệp vừa); (3) trungtrung tầng (gồm nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp sơ cấp, chủ doanh nghiệpnhỏ, công chức, hộ công thương cá thể, công nhân kỹ thuật trung cao cấp, hộkinh doanh nông nghiệp lớn; (2) trung hạ tầng (gồm người lao động cá thể,nhân viên ngành thương mại dịch vụ, công nhân, nông dân); (1) tầng đáy(gồm những người cuộc sống khó khăn, không bảo đảm việc làm như côngnhân, nông dân, người không nghề nghiệp, thất nghiệp và bán thất nghiệp).

17

Dựa trên tiêu chuẩn nghề nghiệp và tình hình chiếm hữu ba loại nguồn

lực: tổ chức, kinh tế, văn hóa (nguồn lực tổ chức bao gồm nguồn lực tổ chức

hành chính và nguồn lực tổ chức chính trị, chủ yếu là chỉ những năng lực chi

phối nguồn lực xã hội có được do dựa vào hệ thống tổ chức chính quyền nhà

nước và tổ chức đảng (bao gồm con người và vật chất); nguồn lực kinh tế chủ

yếu chỉ quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền kinh doanh đối với tư liệu sản

xuất; nguồn lực văn hóa (kỹ thuật) là chỉ tri thức và kỹ năng được xã hội công

nhận (thông qua bằng cấp hoặc giám định tư cách), nhóm nghiên cứu này tiếp

tục phân chia thành 10 tầng lớp xã hội: (10) Tầng lớp những nhà quản lý nhà

nước và xã hội; (9) tầng lớp giám đốc; (8) tầng lớp chủ doanh nghiệp tư nhân;

(7) tầng lớp nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp; (6) tầng lớp công chức; (5)

tầng lớp hộ công thương cá thể; (4) tầng lớp nhân viên ngành thương mại dịch

vụ; (3) tầng lớp công nhân ngành nghề; (2) tầng lớp lao động nông nghiệp; (1)

tầng lớp những người không nghề nghiệp, thất nghiêp, bán thất nghiệp ở nông

thôn và thành thị [68, tr.5-6].

Trong nghiên cứu này còn cho thấy, ở xã hội Trung Quốc hiện nay mỗi

một đẳng cấp được hình thành từ nhiều nhóm xã hội khác nhau. Chẳng hạn

đẳng cấp thượng tầng được hình thành từ những tầng lớp như: những nhà

quản lý nhà nước và xã hội, những giám đốc, những chủ doanh nghiệp tư

nhân lớn và một bộ phận từ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp cao cấp. Mặt

khác, trong một tầng lớp cũng được chia làm hai đẳng cấp: một bộ phận thuộc

về đẳng cấp thượng tầng, còn lại thuộc về trung thượng tầng. Cuối cùng là

tầng đáy là những người làm công có cuộc sống nghèo khổ, không có việc

làm ổn định, là những người nông dân lao động. Tầng đáy được hình thành

chủ yếu từ những người không nghề nghiệp, thất nghiệp, bán thất nghiệp và

một số nhóm người thuộc một số tầng lớp những người lao động trong nông

nghiệp, những công nhân trong các xí nghiệp và nhân viên phục vụ trong lĩnh

vực thương nghiệp.

18

Tuy nhiên, cách phân chia nói trên cũng không phải không có nhữngbất cập khi quy chiếu vào thực tiễn. Chẳng hạn ở vị trí tầng thứ 9 là tầng lớpgiám đốc và sau đó, tầng thứ 8 là nhóm chủ doanh nghiệp tư nhân, điều nàychưa hẳn đúng bởi trong thực tế phát triển theo cơ chế thị trường đã và đangcó nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân thành đạt sở hữu hàng tỷ đô la, họ có vịthế rất cao so với tầng lớp giám đốc.

Mặc dù vậy, có thể khẳng định quan điểm tiếp cận về cơ cấu xã hội,phân tầng xã hội nói trên của Lục Học Nghệ và các cộng sự cho phép nhậndiện rõ hơn, cụ thể hơn, chính xác hơn về sự chuyển động, biến đổi xã hộiTrung Quốc trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, pháttriển kinh tế thị trường. Việt Nam cũng đang thực hiện quá trình đó nên sựbiến đổi xã hội có những nét tương đồng với những gì đã và đang diễn ra ởTrung Quốc. Vì vậy quan điểm tiếp cận nói trên sẽ là sự gợi ý, gợi mở rất hữuích cho việc nghiên cứu biến đổi tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố ĐàNẵng mà Luận án đã lựa chọn.

Công trình nghiên cứu do tác giả Phùng Thị Huệ (Chủ biên) (2008):Biến đổi cơ cấu giai tầng ở Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa [35],đã nhận diện và phân tích quá trình biến đổi giai tầng xã hội ở Trung Quốc từnhận thức lý luận đến thực tiễn biến đổi cơ cấu giai tầng từ khi đất nước nàytiến hành cải cách mở cửa, phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường. Dựa trênnhững tiêu chí: nghề nghiệp, địa vị chính trị, quyền sở hữu tư liệu sản xuất,trình độ văn hóa và địa bàn sinh sống, các tác giả đã phân chia xã hội TrungQuốc đương đại thành 7 tầng lớp gồm: (7)Tầng lớp quản lý nhà nước và xãhội, (6) tầng lớp chủ doanh nghiệp tư nhân, (5) tầng lớp nhân viên khoa họckỹ thuật, (4) tầng lớp công thương cá thể, (3) tầng lớp công nhân, (2) tầng lớplao động nông nghiệp và (1) tầng lớp những người thất nghiệp, bán thấtnghiệp ở thành thị và nông thôn.

Công trình nghiên cứu của Viện trưởng Viện Triết học - Xã hội học,

Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, GS,TS Henryk Domanski (2011), Chế độ

19

đãi ngộ theo năng lực ở Ba Lan giai đoạn 1982-2008 cũng mang lại nhiều ý

nghĩa về mặt phương pháp luận nghiên cứu PTXH [30, tr.87-115].

Tác giả đã tiến hành phân tích các xu hướng phân tầng thu nhập trong

bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường ở Ba Lan (bối cảnh

nghiên cứu ở đây có nhiều nét tương đồng với Việt Nam hiện nay). “Tôi sẽ cố

luận giải xem liệu sự phân tầng xã hội ở Ba Lan có tuân theo lôgic liên quan

đến thu nhập dựa trên đặc điểm của nguồn nhân lực và thu nhập dựa vào kinh

nghiệm chuyên môn hay không” [30, tr.88]. Trung thành với mục tiêu đề ra

đó, trong nghiên cứu này, tác giả tập trung luận giải ba vấn đề chính: (1)

Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại mối quan hệ giữa thu nhập và giáo

dục; (2) mối quan hệ giữa thu nhập với vị trí chuyên môn nghề nghiệp; (3)

mối quan hệ về sự phân biệt mang tính cơ cấu của thu nhập giữa các khu vực

kinh tế (nhà nước và tư nhân). Trên cơ sở phân tích dữ liệu có được từ các

cuộc điều tra tiến hành ở Ba Lan vào năm 1982, 1988, 1992-1995, 1997,

1999, 2002, 2005 và 2008, cùng với kỹ thuật xử lý mô hình OLS hồi quy đa

biến, tác giả lần lượt làm rõ ba vấn đề quan tâm nêu trên.

Trước hết, thu nhập theo trình độ học vấn, kết quả phân tích cho thấy

có sự gia tăng gần như ổn định của thu nhập liên quan đến trình độ đại học.

Xem xét mối tương quan giữa thu nhập và số năm đi học cũng cho thấy xu

hướng thuận chiều. Thu nhập đối với nhóm có trình độ học vấn cao nhất và

thấp nhất đã giảm khoảng cách theo thời gian. Từ kết quả đó tác giả khẳng

định vai trò ngày càng tăng của giáo dục đối với thu nhập.

Thứ hai, tác động của yếu tố nghề nghiệp đến thu nhập. Từ phân tích

các mô hình hồi quy, tác giả đi đến kết luận: Nền kinh tế thị trường ngày càng

phát triển và mở rộng ở Ba Lan đã tạo ra các cơ hội tăng thu nhập đối với

người lao động, nhất là đối với lao động có chuyên môn cao và kinh nghiệm

quản lý; Đối với các chủ doanh nghiệp cũng có thu nhập cao nhưng có xu

hướng giảm trong những năm chuyển đổi kinh tế kế tiếp.

20

Thứ ba, tác động của khu vực kinh tế (tư nhân và nhà nước). Các nhóm

có trình độ đại học, nhóm có kỹ năng chuyên môn cao và nhóm có kinh

nghiệm quản lý có ưu thế vượt trội về thu nhập so với mức bình quân chung

của xã hội. Ưu thế của các nhóm này lại được kiểm chứng ở khu vực kinh tế

tư nhân so với nhà nước. Có nhiều dấu hiệu bước đầu cho thấy thu nhập trong

khu vực tư nhân cao hơn.

Có thể khẳng định rằng, nghiên cứu nói trên của GS,TS Henryk

Domanski đã khai mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về PTXH ở Ba

Lan thời kỳ chuyển đổi từ thể chế nhà nước xã hội chủ nghĩa sang kinh tế thị

trường. Vì vậy, nghiên cứu này thực sự có ý nghĩa cả về mặt phương pháp luận

và kỹ thuật xử lý dữ liệu để vận dụng nghiên cứu biến đổi PTXH nghề nghiệp ở

nước ta nói chung và PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng nói riêng trong

quá trình phát triển kinh tế thị trường.

Từ việc tổng quan những nghiên cứu về PTXH của thế giới nêu trên đã

cho thấy, ngày càng có nhiều các nghiên cứu phân tầng dựa vào tiêu chí nghề

nghiệp để phân chia. Ngay trong tư tưởng của Karl Marx cũng đề cao yếu tố

phân công lao động xã hội; sự nhấn mạnh đến cơ may thị trường của Max

Weber cũng là sự quan tâm đến lợi thế nghề nghiệp; rồi hàng loạt các nghiên cứu

về PTXH kể trên của tác giả Ian Robertson, Gilbert Kahl (1996), Tominaga

Kenichi, Lục Học Nghệ cùng các cộng sự (2004)…đều dựa trên tiêu chí nghề

nghiệp để phân tầng xã hội - đây là điều còn đang ít được nghiên cứu trong

PTXH ở Việt Nam.

1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG

XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Phân tầng xã hội diễn ra phổ biến ở Việt Nam kể từ khi chuyển sang

nền kinh tế thị trường. Quá trình xã hội này đã và đang diễn ra theo xu hướng

ngày càng gay gắt và có sự tác động phức tạp (ảnh hưởng vừa tích cực, vừa

tiêu cực) lên nhiều mặt đời sống xã hội. Vì lí do đó, từ đầu những năm 1990

21

đến nay, đã có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu, lí giải vấn đề này

trên cả phương diện lí luận và thực tiễn. Có thể hệ thống lại các nghiên cứu đó

theo các nhóm vấn đề như sau:

1.2.1. Nghiên cứu lý luận về phân tầng xã hội

Trên cơ sở phân tích, đánh giá và tiếp thu có chọn lọc các quan điểm

tiếp cận của các nhà khoa học trên thế giới, đến nay, các nhà nghiên cứu Việt

Nam đã và đang góp phần làm rõ cơ sở lý luận nghiên cứu về PTXH, từ hệ

khái niệm đến quan điểm tiếp cận, hệ thống các tiêu chí đánh giá phân

tầng...Có thể kể ra những nghiên cứu tiêu biểu sau đây.

Trong bài viết: Góp phần tìm hiểu khái niệm phân tầng xã hội [81], tác

giả Nguyễn Đình Tấn đã phân tích quan điểm của các nhà XHH phương Tây

về PTXH. Với Marx Weber thì dựa trên nguyên tắc tiếp cận ba chiều: địa vị

kinh tế hay tài sản; địa vị chính trị hay quyền lực; địa vị xã hội hay uy tín. Với

các nhà chức năng luận như Talcott Parsons, Sild, Kdevis, Barker..., thì quan

niệm rằng, PTXH là sự phân hóa xã hội, nó là sự bất bình đẳng mang tính cơ

cấu của tất cả các xã hội loài người khi có sự phân chia giai cấp. Phân tầng xã

hội là cần thiết đối với xã hội, hơn nữa nó là kết quả của sự phân công lao động

xã hội, nó là kết quả của sự tác động của một hệ thống các giá trị địa vị xã hội.

Parsons còn xác lập bộ tiêu chuẩn của sự PTXH gồm: các phẩm chất đạo đức,

ý thức xã hội, năng lực trí tuệ, trình độ nghề nghiệp và những giá trị văn hóa.

Từ phân tích các quan điểm của các nhà XHH nói trên, tác giả Nguyễn

Đình Tấn đi đến khái quát rằng, các nhà xã hội học thường sử dụng 3 phương

pháp cơ bản để phân tích hệ thống PTXH: tự đánh giá, đánh giá và phương

pháp khách quan. Trong nghiên cứu về PTXH, cần nhấn mạnh đến địa vị kinh

tế, vì địa vị kinh tế - xã hội gắn với cả khía cạnh quyền lực, uy tín cũng như

hàng loạt các chỉ báo cụ thể khác như tài sản, thu nhập, kiểu nhà ở, loại nghề

nghiệp, học vấn, địa điểm cư trú...Tác giả cũng khẳng định rằng: Sự phân tầng

đang diễn ra khá mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, song phát triển mạnh và rõ

22

nét nhất là ở các thành phố lớn, những nơi mà kinh tế thị trường đang diễn ra

sôi động. Phân tầng xã hội vừa do cơ chế kinh tế thị trường tạo ra, vừa là kết

quả trực tiếp của sự phân công lại lao động xã hội và chính điều này đã tạo ra

sự PTXH và phân hóa giàu nghèo.

Tiếp nối mạch nghiên cứu lý luận về phân tầng, trong công trình: Phân

tầng xã hội từ sự phân tích lý luận của Marx và những phát triển mới [83], tác

giả Nguyễn Đình Tấn tiến hành phân tích những quan niệm của Karl Marx về

PTXH. Quan điểm này khẳng định vai trò quan trọng, quyết định của yếu tố

kinh tế đối với sự phân tầng, mà gốc lõi là do tồn tại chế độ sở hữu tư nhân về

tư liệu sản xuất. Từ việc lĩnh hội quan điểm của Karl Marx, tác giả còn đưa ra

một số điểm mới bổ sung cho lý thuyết PTXH. Đó là, sự PTXH còn phụ

thuộc vào 2 nhóm yếu tố chủ quan và khách quan: (1) Sự khác nhau về năng

lực, điều kiện, cơ may, sự cống hiến đóng góp thực tế của các cá nhân; (2) sự

phân công lao động xã hội (lợi thế nghề nghiệp khác nhau) và địa vị xã hội ở

thứ bậc cao thấp của các cá nhân. Từ đó tác giả khẳng định PTXH là một hiện

tượng bất bình đẳng mang tính cơ cấu của mọi xã hội và tồn tại dài lâu trong

các giai đoạn phát triển của xã hội loài người.

Trong bài viết: Tiếp tục nghiên cứu các quan niệm về phân tầng xã hội

[85], tác giả Nguyễn Đình Tấn đã tiến hành phân tích quan điểm của Karl

Marx và các lý thuyết của các nhà XHH phương Tây về PTXH.

Trước hết, tác giả chỉ ra rằng, quan điểm của Marx về giai cấp được coi

là quan điểm nền tảng để phân tích, luận giải về PTXH. Karl Marx đã căn cứ

vào yếu tố sở hữu và coi đó là dấu hiệu cơ bản để phân chia các cá nhân trong

xã hội vào các giai tầng khác nhau. Chính điều này đã tạo ra cấu trúc xã hội

theo một trật tự tầng bậc cao thấp khác nhau. Mặt khác, trong quan điểm lý

giải của mình, Karl Marx cũng chú trọng đến những khác biệt giữa lao động

trí óc và lao động chân tay, giữa lao động công nghiệp với lao động nông

nghiệp, thương nghiệp...

23

Tiếp theo, tác giả trình bày quan niệm của các nhà xã hội học phương

Tây như Talcott Parsons, Davis và Moore, Tunin, Lenski và Max Weber đại

diện cho ba nhóm thuyết chức năng, thuyết xung đột và thuyết dung hòa về

PTXH. Từ phân tích các quan niệm về PTXH của các nhà xã hội học nói trên,

tác giả khẳng định rằng, vấn đề đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu về phân

tầng ngày nay là phải tiếp tục bổ sung và phát triển, biết vận dụng sáng tạo

các lý thuyết của Marx và các nhà xã hội học trên thế giới thích ứng với hoàn

cảnh và điều kiện cụ thể của cuộc sống hôm nay ở Việt Nam.

Đặc biệt là cuốn sách chuyên khảo: Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội

[82], tác giả Nguyễn Đình Tấn đã cung cấp một số cơ sở lý luận về CCXH và

PTXH. Từ việc phân tích, đánh giá những quan điểm khác nhau của các nhà

khoa học trên thế giới, tác giả làm rõ khái niệm và cách tiếp cận về CCXH,

PTXH. Tác giả cuốn sách không chỉ làm rõ khái niệm PTXH mà còn phân biệt

khái niệm PTXH với một số khái niệm khác có liên quan như phân cực xã hội,

phân hóa giàu nghèo... Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả chỉ ra bản

chất của sự PTXH và đưa ra một số kiến giải về PTXH. Đặc biệt, Nguyễn Đình

Tấn đã có những luận giải quan trọng về phân tầng xã hội hợp thức và phân tầng

xã hội không hợp thức. Điều này đã cung cấp thêm một cách lý giải và tiếp cận

PTXH và đề xuất một số giải pháp để điều chỉnh PTXH ở nước ta hiện nay.

Tác giả Tương Lai trong công trình: Khảo sát xã hội học về phân tầng

xã hội - Cơ sở lý luận và phương pháp luận [51], đã mô tả những quan điểm

tranh luận về lý thuyết PTXH của các nhà khoa học nổi tiếng như: Karl Marx,

Max Weber, Celia S Heller, Wesley Sharrock, Raymond Aron, Priere Ansart,

Pareto, Auguste Comte, Alexis de Toqueville, Emile Durkheim, Talcott

Parsons, Pierre Bourdieu. Trên cơ sở phương pháp luận mác xít, cùng với bản

lĩnh khoa học và tầm tư duy khái quát, tác giả đã chắt lọc và vận dụng những

ý tưởng hợp lý của các nhà khoa học để hình thành cơ sở lý luận cho việc

phân tích và lý giải về sự PTXH ở nước ta. Từ việc phân tích thực trạng

24

PTXH ở nước ta, tác giả khẳng định rằng PTXH đã và đang là động lực của

sự phát triển xã hội. Tác giả cho rằng “Chủ nghĩa bình quân cào bằng trình độ

khác nhau của sức lao động và kiểu loại lao động đã làm triệt tiêu dần động

lực của của sản xuất”. Chính sự phát triển một thang bậc các sức lao động với

một thang tiền công phù hợp với nó mở ra một tiến trình mới của sự phân

tầng xã hội dựa vào tính chất và kiểu loại của sức lao động. Tiến trình mới ấy

đẩy nhanh sự phát triển.

Tác giả Mai Huy Bích trong bài viết về: Lý thuyết phân tầng xã hội và

những phát triển gần đây ở phương Tây [4], đã phân tích các lý thuyết về giai

cấp và phân tầng. Tác giả đã phân tích quan điểm lý thuyết của Karl Marx và

Max Weber và cho rằng, lý thuyết của Max Weber về PTXH phức hợp hơn, đa

chiều hơn về xã hội, Phân tầng xã hội không đơn giản chỉ là sự phân chia giai

cấp thuần túy, mà còn bị tác động bởi các nhân tố khác nữa, đó là vị thế và đảng

phái. Lý thuyết phân tầng của Max Weber là quan niệm ba chiều (ba nhân tố

tác động) về sự phân tầng: giai cấp (class), vị thế (status) và đảng phái (party).

Ngoài ra, tác giả còn phân tích lý thuyết về giai cấp của Erik Olin

Wright. Nhà xã hội học Mỹ này đã kết hợp những khía cạnh trong cách tiếp

cận của Karl Marx và Max Weber.

Theo ông, trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại, có ba khía

cạnh trong sự kiểm soát các nguồn lực kinh tế, và những khía cạnh

này cho phép chúng ta nhận diện các giai cấp chủ yếu: sự kiểm soát

đối với đầu tư hay vốn tiền tệ; sự kiểm soát các tư liệu sản xuất vật

chất (ruộng đất hay công xưởng và công sở văn phòng); và sự kiểm

soát đối với sức lao động [4, tr.110].

Cũng trong bài viết này, tác giả còn trình bày những quan điểm mới

gần đây của các nhà XHH phương Tây cho rằng khi đánh giá vị trí giai cấp

của cá nhân không chỉ dưới góc độ kinh tế và công ăn, việc làm, mà cả các

nhân tố văn hóa như phong cách sống, mô hình tiêu dùng, tức cái gọi là văn

25

hóa giai cấp. Các nhà xã hội học phương Tây cho rằng, các giai cấp có sự khác

nhau về “vốn văn hóa”, “vốn xã hội” và yếu tố giới cũng ảnh hưởng đến sự

phân tầng. Theo tác giả, các lý thuyết phân tầng xuất phát từ Karl Marx và

Max Weber, nhưng không dừng lại ở những mô hình đã thành hình vào giai

đoạn đầu của công nghiệp hóa đó, mà đã phát triển sâu xa, nhiều mặt và tinh tế

hơn với những tên tuổi gần đây như Lenski, Wright, Bourdieu và J.Goldthorpe,

vv…Để tìm hiểu những diễn biến hiện nay, khi Việt Nam đang khắc phục tình

trạng những biệt lập để hội nhập với thế giới, việc nắm bắt những phát triển mới

gần đây về lý thuyết phân tầng là rất cần thiết [4, tr.115].

Trong công trình nghiên cứu: Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện

nay: Nhìn lại một số khía cạnh phương pháp luận từ cách tiếp cận xã hội học

[59], tác giả Trịnh Duy Luân đã hệ thống lại một số quan niệm về PTXH của

các nhà xã hội học phương Tây như Max Weber, Talcott Parsons, Smelser.

Theo tác giả thì các nhà XHH chú ý đến cả ba hệ thống phân tầng: theo tài

sản, thu nhập (dấu hiệu kinh tế), theo quyền lực (chính trị, quân sự...) và theo

uy tín (chế độ đẳng cấp...).

Trên cơ sở khái niệm PTXH nói chung, tác giả đi sâu làm rõ khái niệm

PTXH về thu nhập, mức sống và cho rằng: “Việc đo lường các khác biệt về

kinh tế (tài sản và thu nhập) dễ hơn nhiều so với 2 lĩnh vực còn lại trong định

nghĩa về phân tầng xã hội, tức là quyền lực chính trị và uy tín xã hội” [59,

tr.16]. Do đó, việc sử dụng chỉ báo về thu nhập và mức sống để xem xét và

đánh giá về sự PTXH được các nhà nghiên cứu chấp nhận, vì vậy, khái niệm

“phân hóa giàu - nghèo” đi kèm theo khái niệm PTXH.

Về các chỉ báo sử dụng trong các nghiên cứu PTXH theo thu nhập và

mức sống, theo tác giả, các nghiên cứu trong thời gian qua đã sử dụng như

sau: điều kiện nhà ở, tiện nghi trong nhà, chi tiêu, thu nhập và tự đánh giá của

chủ hộ về mức sống hay đánh giá của điều tra viên thông qua quan sát với 5

thang đo. Như vậy, việc đo lường PTXH ở nước ta mới được thực hiện ở giác

26

độ tiếp cận các tập hợp người phân theo hộ trên cơ sở thu nhập, nhà ở, tiện

nghi sinh hoạt..., với thang đo 5 khoảng mức sống phản ánh sự phân hóa giàu

- nghèo ở các địa phương, các vùng miền. Đây là một trong số ít bài viết bàn

và cung cấp các phương pháp tiếp cận và các chỉ báo cần thiết để thực hiện

việc đo lường trong nghiên cứu về PTXH.

Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2009-2010: Một số vấn đề cơ bản về sựbiến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 [46], do Đỗ ThiênKính làm chủ nhiệm, Viện Xã hội học là cơ quan chủ trì, (theo lời giới thiệucủa chủ nhiệm đề tài thì tên đề của đề tài được hiểu đúng hơn là: Một số vấnđề cơ bản về sự biến đổi của hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam giai đoạn2001-2010 và xu hướng biến đổi của nó trong thập kỷ tới 2011-2020), đây làmột nghiên cứu có cách tiếp cận mới về PTXH. Từ thực tiễn xã hội đã vàđang diễn ra, tác giả đưa ra quan điểm tiếp cận: “Phải dựa vào quyền kiểmsoát đối với tư liệu sản xuất (và quyền kiểm soát đối với các nguồn lực khác)để nghiên cứu những vấn đề thuộc về PTXH” [46, tr.59]. Cũng từ thực tiễnnghiên cứu, tác giả lựa chọn tiêu chuẩn phân chia các tầng lớp trong xã hộitheo cách áp dụng tiêu chuẩn đo lường phổ biến trên thế giới, “đó là tiêuchuẩn dựa vào địa vị kinh tế - xã hội (trong đó tiêu chuẩn về nghề nghiệp làxuất phát điểm căn bản và then chốt) để xác định các tầng lớp trong xã hội”.Từ quan điểm lựa chọn này mà tác giả Đỗ Thiên Kính đã không nghiên cứuPTXH theo 5 nhóm mức sống mà xem xét theo 9 nhóm xã hội nghề nghiệp.Rõ ràng cách tiếp cận này mang đến cái nhìn chi tiết hơn về cơ cấu xã hộitheo lát cắt “dọc” và dễ nhận biết hơn về sự biến đổi địa vị kinh tế - xã hộicủa các nhóm xã hội trong cấu trúc phân tầng.

1.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm về phân tầng xã hội- Theo hướng nghiên cứu về PTXH qua các thời kỳ lịch sử, luận án tiến

sỹ: Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế

thị trường và hội nhập quốc tế của Lê Văn Toàn (2011) [94], và trong các

nghiên cứu: “Phân hóa giàu - nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng

27

cao mức sống cho người dân Việt Nam (qua hai cuộc Điều tra mức sống dân

cư Việt Nam năm 1993, 1998)” và đề tài khoa học cấp Bộ 2009 - 2010, Một

số vấn đề cơ bản về sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-

2020 của tác giả Đỗ Thiên Kính đã dựa vào tài liệu lịch sử của tác giả Nguyễn

Quang Ngọc (chủ biên), Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử

Việt Nam [77], cùng với các dữ liệu lịch sử khác, các tác giả này đã phân tích,

nhận diện sự PTXH ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Các tác giả đã phác

thảo những đường nét chính của cấu trúc phân tầng xã hội nước ta từ thuở

dựng nước Văn Lang - Âu Lạc đến thế kỷ X với ba tầng lớp chính: Tầng lớp

thống trị (bao gồm quý tộc, quan lại và một số ‘thổ hào’, “hào trưởng”); Tầng

lớp nông dân công xã; Tầng lớp nô tỳ (nhóm người phục vụ trong gia đình

quý tộc, hào trưởng). Thời kỳ phong kiến (thế kỷ XI đến trước năm 1858) có

những biến đổi cấu trúc phân tầng khá phức tạp. Từ thế kỷ XI đến XV gồm

hai mảng chính là vua - quan và bình dân. Từ thế kỷ XVI đến trước năm

1858, bên cạnh sự phân hóa giai cấp theo hai mảng vua - quan và bình dân,

thì sự phân tầng theo dấu hiệu đẳng cấp dựa trên các yếu tố chức tước, tuổi

tác, học vấn, nghề nghiệp và địa vị trở nên nổi trội. Các tác giả xác định ở

nông thôn có ba đẳng cấp chính: quan viên (quan lại văn võ, nho sĩ), dân

chính cư (dân đinh) và dân ngụ cư. Ở đô thị được phân chia thành tầng lớp

quan liêu, thợ thủ công - thương nhân - nông dân và nho sĩ. Đến thời kỳ

thuộc Pháp (1858-1945), bên cạnh việc duy trì các giai tầng trong xã hội

phong kiến, xuất hiện thêm giai cấp tư bản thuộc địa, giai cấp công nhân và

tiểu tư sản dân tộc (nho sĩ và trí thức mới). Giai đoạn từ sau năm 1945 đến

trước khi đổi mới, “có sự giảm dần cơ cấu nhiều giai tầng. Càng về cuối giai

đoạn, cơ cấu giai cấp càng nổi trội và thu gọn lại trong kết cấu giai cấp công

nhân, nông dân tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, qua

mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, cấu trúc phân tầng luôn có sự biến đổi, song

các tác giả cũng khái quát rằng, sự PTXH dựa theo tiêu chí nghề nghiệp để

28

phân chia các nhóm xã hội: Sĩ - Nông - Công - Thương là tiêu chuẩn xuyên

suốt. Điểm khái quát này thực sự có ý nghĩa gợi mở hướng nghiên cứu PTXH

nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay và tiếp theo.

- Nghiên cứu về thực trạng, xu hướng, yếu tố tác động đến PTXH trong

giai đoạn từ đổi mới đến nay là hướng nghiên cứu thu hút nhiều cá nhân và tổ

chức nhất.

Một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên liên quan đến thực tiễn

PTXH ở nước ta là Hà Nội: Những biến đổi xã hội trong thời kỳ đổi mới [56].

Đề tài khảo sát trên 800 hộ gia đình của 4 phường thuộc bốn quận ở nội thành

Hà Nội vào năm 1992, tác giả đã phân thành năm nhóm hộ gia đình theo mức

sống: nhóm I có mức sống cao nhất chiếm 4,9% tỷ lệ trong mẫu khảo sát;

nhóm II có mức sống trung bình khá chiếm 30,0%; nhóm III có mức sống

trung bình chiếm 49,3%; nhóm IV có mức sống trung bình kém chiếm 11,9%;

nhóm V có có mức sống kém chiếm 4% [56, tr.9].

Tác giả Tương Lai, trong cuốn sách tham khảo nội bộ Khảo sát xã hội

học về phân tầng xã hội [52], đã cung cấp kết quả khảo sát tại 5 thành phố đại

diện cho khu vực đô thị (Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP Hồ Chí

Minh) và 3 vùng nông thôn thuộc các tỉnh (Hải Hưng, Quảng Nam - Đà

Nẵng, Cần Thơ). Kết quả khảo sát sau 10 năm đổi mới cho thấy, mô hình tháp

phân tầng về thu nhập có hình dạng khác nhau giữa vùng nông thôn và đô thị,

giữa các địa phương có điều kiện và trình độ phát triển khác nhau. Theo kết

quả khảo sát mà tác giả mô tả thì khu vực nông thôn có dạng hình kim tự

tháp. Đáy tháp rộng ra, tỷ lệ nghèo và rất nghèo chiếm vị trí lớn, so với đi dần

lên trung bình và giàu teo lại ở đỉnh [52, tr.78]. Đối với khu vực đô thị (5

thành phố khảo sát) có dạng hình quả trứng, trong đó thành phố Hồ Chí Minh

gần với mô hình xã hội mang tính hiện đại hơn cả: đáy nghèo khổ thu nhỏ lại,

lớp trung bình khá và khá mở rộng, lớp rất giàu chiếm một tỷ lệ không quá

nhỏ [52, tr.84].

29

Sự phân tầng về mức sống có liên quan trực tiếp đến thu nhập, song các

tác giả còn chú ý đo lường các tiêu chí khác như: nhà ở, trang thiết bị nội thất,

trình độ học vấn, tay nghề, trình độ chuyên môn, tình trạng học thêm..., trong

đó học vấn được xem là thành tố quan trọng nhất của văn hóa. Ngoài ra, các

chỉ báo bổ sung nhằm nhận diện đời sống văn hóa của các nhóm xã hội như:

mua sách báo, đọc sách báo, đi tham quan, nghỉ mát, thưởng thức âm nhạc,

cùng những nhu cầu thăm viếng họ hàng, đời sống tâm linh và hoạt động

cộng đồng...

Kết quả nghiên cứu của đề tài (thông qua kỹ thuật xử lý bằng SPSS, thử

nghiệm bằng hàm Chi-Square Pearson) đã rút ra những nhận xét tổng quát về

diện mạo PTXH ở đô thị: Học vấn và thu nhập có mối quan hệ tác động đến

quá trình PTXH, đặc biệt là ở môi trường đô thị, ai có trình độ phát triển cao

thì khả năng tác động của học vấn càng cao và chi phối đến diện mạo PTXH.

Mối quan hệ giữa tính chất công việc và quyền lực có ảnh hưởng nhất định

đến thu nhập và sự PTXH.

Tác giả Tô Duy Hợp trong các bài viết về: Sự phân tầng xã hội ở nông

thôn miền Bắc [32], công bố năm 1993; Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ

cấu xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới hiện nay [31], công bố năm 1993,

cho thấy: hiện thời nhìn chung sự phân tầng mức sống ở nông thôn có dạng giống

hình thoi. Ở làng xã giàu có thì dạng giống hình thoi của phân tầng mức sống phìn

to về phía đỉnh giàu có, khoảng cách 2 cực giàu - nghèo lên tới 10 lần. Ngược lại ở

làng nghèo khổ thì dạng giống hình thoi của phân tầng mức sống phình to về phía

đáy nghèo đói, khoảng cách 2 cực giàu - nghèo khoảng 3- 4 lần.

Trong phân tích của mình, tác giả cho rằng phân tầng mức sống là hệ

quả tất yếu của đổi mới hệ thống kinh tế, mà tác nhân chính là cơ chế thị

trường. Ngoài ra, sự đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống văn hóa,

pháp luật cũng là những nhân tố có mức độ tác động rất mạnh. Quá trình đổi

mới khá toàn diện của đất nước đã và đang tạo ra những dấu hiệu của phân

30

tầng quyền lực và uy tín. Tác giả cho rằng, đang có sự đan xen, lồng ghép 3

mô hình phân tầng uy tín ở xã hội nông thôn (truyền thống, quá độ kiểu cũ và

quá độ kiểu mới). Tác giả cũng đã chỉ ra tác động tích cực, tiêu cực của hiện

tượng PTXH đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung.

Trong bài viết “Về hiện tượng phân tầng xã hội ở nước ta hiện nay”

[73], công bố vào năm 1994, tác giả Đỗ Nguyên Phương cho rằng có nhiều

tiêu chí để đánh giá giàu - nghèo như: thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi

tiêu gia đình, hưởng thụ văn hóa..., song thu nhập về kinh tế là tiêu chí đáng

chú ý hơn cả. Khi chuyển sang nền KTTT, sự phân hóa giàu nghèo càng rõ

nét và dễ nhận thấy ở những nơi KTTT phát triển mạnh. Phân hóa giàu nghèo

là hiện tượng xã hội có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Nhóm hộ giàu là

nhân tố mới, mang tính tích cực, còn nhóm hộ nghèo là vật cản sự phát triển,

là nhân tố tiêu cực. Trên cơ sở phân tích về hiện tượng PTXH ở nước ta hiện

nay, tác giả nhận thấy có những dấu hiệu về sự hình thành của một tầng lớp tư

sản dân tộc ở quy mô vừa và nhỏ trong quá trình phát triển của nền KTTT.

Mức thu nhập và đời sống của tầng lớp này cao hơn các tầng lớp dân cư khác.

Theo tác giả, sự hình thành và tồn tại của tầng lớp tư sản trên các lĩnh vực

ngành nghề trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là một thực

tế khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Luận án tiến sĩ Xã hội học của tác giả Lưu Hồng Minh (2001): Thực

trạng phân tầng xã hội theo mức sống ở nông thôn đồng bằng sông Hồng - Dự báo

và những kiến nghị [63], đã nhận diện về PTXH theo mức sống ở nông thôn đồng

bằng sông Hồng, cũng như đưa ra các cách thức nhận diện về PTXH.

Tác giả Lê Ngọc Hùng, trong bài viết “Chênh lệch giàu nghèo và phân

tầng xã hội ở Hà Nội hiện nay” [41], từ các số liệu điều tra đã mô tả bức

tranh PTXH về mức thu nhập trong 25 năm thực hiện đường lối đổi mới. Sự

chênh lệch giàu nghèo giữa các hộ gia đình, giữa thành thị và nông thôn, giữa

các vùng miền có xu hướng tăng lên. Chênh lệch giàu nghèo ở Hà Nội theo 5

31

nhóm thu nhập đang tăng lên qua các năm. Trên cơ sở thực trạng sự phân hóa

giàu nghèo ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, tác giả đã tổng kết và

đưa ra một số nhận định về xu hướng biến đổi của PTXH, phân hóa giàu

nghèo: Sự phân phân hoá giàu nghèo và phân tầng xã hội diễn không đồng

đều và không giống nhau trên cùng một địa bàn; ở Hà Nội cũng như trên

phạm vi cả nước, đa số người nghèo sống ở nông thôn và đa số người giàu

sống ở thành thị; Sự phân tầng xã hội diễn ra trên tất cả các phương diện của

đời sống từ kinh tế đến giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, giải trí, chính trị;

Cùng với xu thế phát triển kinh tế thị trường đã xuất hiện và đang lớn mạnh

tầng lớp xã hội gồm các doanh nhân được xã hội bắt đầu tôn vinh; Sự phân

tầng xã hội có xu hướng chuyển mạnh từ trì trệ sang năng động, linh hoạt,

mềm dẻo nhằm tạo ra các cơ hội và đáp ứng các nhu cầu đa dạng, phong phú

của các cá nhân và các giai tầng xã hội; Tỉ lệ nghèo của Việt Nam giảm nhanh

chóng trong thời gian qua và tiếp tục giảm cùng với mức sống của các giai

tầng xã hội được cải thiện không ngừng; Khoảng cách thu nhập và chi tiêu

của nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất tăng lên chậm chạp với

tốc độ trung bình khoảng một lần/10 năm.

Trong những năm gần đây, các cuộc điều tra mức sống dân cư Việt

Nam do Tổng cục Thống kê tiến hành với sự hỗ trợ của các tổ chức UNDP,

WB... và các chuyên gia quốc tế lần đầu vào năm 1992-1993, lần thứ hai vào

năm 1997-1998. Đây là những cuộc điều tra chọn mẫu với quy mô lớn, diễn

ra trên phạm vi toàn quốc. Và sau đó, từ năm 2002 đến nay, định kỳ 2 năm

một lần các cuộc điều tra, KSMS hộ gia đình được tiến hành vào các năm:

2002, 2004, 2006, 2008, 2010. Kết quả của các cuộc điều tra, khảo sát này

cho thấy rõ sự bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo trên các mặt thu nhập,

chi tiêu, tài sản, văn hóa, y tế, giáo dục; sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa

các ngành; tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em; thực trạng lao động và việc

làm; tình hình đi học và bỏ học của học sinh; thực trạng y tế, tín dụng... Đây

32

được coi là nguồn số liệu phong phú, đáng tin cậy làm cơ sở khoa học cho

việc đánh giá thực trạng phân tầng mức sống của các tầng lớp dân cư.

Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến PTXH, trong bài viết “Các nhân

tố tác động đến phân tầng xã hội” [86], tác giả Nguyễn Đình Tấn đã đi sâu

phân tích những nhóm nhân tố tác động đến PTXH. Đó là cơ chế chính sách,

thể chế pháp luật, điều kiện môi trường tự nhiên, yếu tố địa lý, cơ sở hạ tầng.

Ngoài những yếu tố trên, tác giả còn cho rằng, các yếu tố thuộc về đặc trưng cá

nhân như: nguồn gốc xuất thân, trình độ học vấn, loại nghề nghiệp và trình độ

nghề nghiệp, số con và tỷ lệ lao động chính trong các hộ gia đình, yếu tố sức

khỏe, vị thế xã hội, quan hệ xã hội, nguồn lực sản xuất và các đặc điểm tâm lý,

phong tục tập quán... đều là những yếu tố quan trọng chi phối đến sự PTXH.

Ngoài những công trình nghiên cứu về PTXH như đã phân tích, đánh

giá ở trên, còn phải kể đến nhiều công trình khác liên quan đến PTXH của

một số tác giả khác nữa. Tuy nhiên, các công trình đó cũng có quan điểm tiếp

cận PTXH như những nghiên cứu đã tổng quan kể trên nên tác giả luận án

nhận thấy không cần thiết phải liệt kê thêm.

Đối với địa bàn thành phố Đà Nẵng, đến nay đã có các nghiên cứu liên

quan đến phân tầng xã hội như sau: Năm 1995, có đề tài khoa học cấp tỉnh do

tác giả Tương Lai làm chủ nhiệm, nghiên cứu về thực trạng phân tầng xã hội

ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Nghiên cứu này mới chỉ ra diện mạo của phân tầng

về mức sống trong buổi đầu đất nước chuyển sang cơ chế thị trường. Năm

2006, có đề tài khoa học cấp cơ sở của tác giả Trần Văn Thạch nghiên cứu

Biến đổi việc làm và thu nhập của nhóm dân sau tái định cư ở Đà Nẵng [89].

Trong nghiên cứu này tác giả cũng chỉ mới đề cập đến sự biến đổi về thu nhập

và việc làm của nhóm cư dân trong diện tái định cư. Năm 2009, đề tài khoa

học mã số: B2009-DDN04-39 do tác giả Đoàn Thị Lan Phương làm chủ

nhiệm “Nghiên cứu về phân tầng xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

Dựa trên nguồn số liệu do Cục Thống kê Đà Nẵng thu thập và những tài liệu

33

khác, đề tài đã thành công trong việc phân tích, mô tả khá rõ những đường nét

phân tầng về thu nhập, chi tiêu và đồ dùng lâu bền của từng địa bàn

quận/huyện cũng như của chung toàn thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, đây vẫn

là đề tài nghiên cứu thuần túy về phân tầng mức sống mà chưa hề đề cập đến

vấn đề PTXH nghề nghiệp.

Ngoài những công trình nghiên cứu như đã phân tích ở trên, còn phải

kể đến nhiều công trình khác liên quan đến PTXH của một số tác giả như: Đỗ

Thiên Kính với các nghiên cứu,“Sự biến đổi của cơ cấu nghề nghiệp và phân

tầng mức sống ở nông thôn đồng bằng sông Hồng”(Tạp chí xã hội học, số 3

(51), 1995),“Tác động của một số nhân tố đến phân tầng mức sống ở nông

thôn đồng bằng sông Hồng: cảm nhận so sánh giữa Việt Nam và Nhật Bản”

(tạp chí Xã hội học, số 1(65),1999); Nguyễn Đình Tấn với các nghiên

cứu,“Phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh

tế thị trường và hội nhập quốc tế” (Tạp chí Xã hội học, số 2, 2007), ‘’Xu

hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế

thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế”(Tạp chí Xã hội học, số 2 (102), 2008);

Tô Duy Hợp,“Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn

trong thời kỳ đổi mới hiện nay” (Tạp chí Xã hội học, số 4 (44), 1993); Trịnh

Duy Luân với các nghiên cứu, “Sự phân tầng xã hội theo mức sống tại thủ đô

Hà nội trong những năm đầu thực hiện đổi mới”(Tạp chí Xã hội học, số 4,

1992),“Phân tầng xã hội ở Việt nam hiện nay - phương pháp tiếp cận và kết

quả nghiên cứu”(Tạp chí Hoạt động khoa học, số 7, 2005); Trịnh Duy Luân,

Bùi Thế Cường,“Về phân tầng xã hội và công bằng xã hội ở nước ta hiện

nay” (Tạp chí Xã hội học, số 2 (74), 2001); Tương Lai, “Tính năng động xã

hội, sự phân tầng xã hội trong sự nghiệp đổi mới của nước ta” (Tạp chí Khoa

học xã hội, (19), 1994); Đỗ Nguyên Phương với các nghiên cứu, Về sự phân

tầng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, (Đề tài KX-07-05, 1994), Cơ

cấu xã hội và một số vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình đổi mới (Đề tài

34

nhánh độc lập cấp Nhà nước KX-05, Hà Nội. 2004); Phạm Xuân Hảo, “Thực

trạng phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra” (Tạp

chí Quốc phòng toàn dân, số 9, 2000); Nguyễn Thị Hằng, Lê Duy Đồng, Phân

phối và phân hóa giàu nghèo sau 20 năm đổi mới (Nxb Lao động - Xã hội, Hà

Nội, 2005); Văn Thị Ngọc Lan, “Phân tầng xã hội một hiện thực trong nền

kinh tế thị trường” (Tạp chí Khoa học xã hội, (5),2005); Phạm Xuân Nam,

“Một số lý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu về phân tầng xã hội và cơ cấu

xã hội” (Tạp chí Lý luận Chính trị, (1) 2009); Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Tấn

và Lê Ngọc Hùng (2010), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội (qua khảo sát

một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội; vv...

1.2.3. Nghiên cứu về phân tầng xã hội nghề nghiệp ở Việt Nam

Tác giả Đỗ Thiên Kính trong đề tài khoa học cấp bộ 2009-2010: Một số

vấn đề cơ bản về sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020

[46], đã tiến hành xử lý nguồn số liệu từ các cuộc KSMSHGĐ do Tổng cục

Thống kê thực hiện từ năm 2002 đến năm 2008, cùng với nguồn thông tin từ

điều tra bổ sung của nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện, lần đầu tiên, tháp phân

tầng của 9 nhóm xã hội nghề nghiệp được mô tả, nhận diện, được sắp xếp theo

tiêu chuẩn dựa vào vị thế kinh tế - xã hội của nghề nghiệp. 9 nhóm xã hội nghề

nghiệp theo thứ hạng vị thế kinh tế - xã hội từ tầng đáy lên tầng đỉnh gồm: Nhóm

xã hội nghề nghiệp nông dân, lao động giản đơn, tiểu thủ công, buôn bán - dịch

vụ, thợ công nhân, nhân viên, chuyên môn cao, doanh nhân, lãnh đạo quản lý.

Cùng mạch tiếp cận này, còn có luận án tiến sĩ của Lê Văn Toàn: Phân

tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường

và hội nhập quốc tế [94]. Tác giả cũng dựa trên nguồn số liệu từ các cuộc

KSMS hộ gia đình do Tổng cục Thống kê thực hiện để phân tích thực trạng

và những yếu tố tác động đến PTXH. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã

bước đầu nhận diện một vài chiều cạnh của tháp PTXH theo 9 nhóm xã hội

nghề nghiệp.

35

Cách tiếp cận trong các nghiên cứu kể trên về PTXH nghề nghiệp đã

bước đầu mang đến cái nhìn chi tiết hơn về cấu trúc xã hội theo lát cắt “dọc”

và dễ nhận biết hơn về sự biến đổi vị thế kinh tế - xã hội của các nhóm xã hội

nghề nghiệp. Đây là những nghiên cứu có cách tiếp cận mới về PTXH. Những

nghiên cứu về PTXH nghề nghiệp nói trên chỉ mới là những phác thảo ban

đầu mang tính gợi mở ý tưởng cho một hướng nghiên cứu mới ở nước ta. Mặt

khác, những nghiên cứu kể trên tiến hành nhận diện, phân tích, lý giải PTXH

nghề nghiệp chung trên cả nước, hoặc minh họa bằng thực nghiệm ở một vài

tỉnh/ thành ở phía bắc.

Tóm lại, tất cả các kết quả nghiên cứu về PTXH kể trên đã có những

đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc phổ biến và phát triển lý thuyết, từ hệ

khái niệm đến cách thức tiếp cận, phương pháp nghiên cứu PTXH. Các

nghiên cứu nêu trên còn đi sâu phân tích một số khía cạnh khác nhau của

PTXH, phân hóa giàu - nghèo từ thực trạng, xu hướng, các nhân tố tác động

đến PTXH; đến đánh giá tác động của PTXH đến sự phát triển kinh tế - xã

hội, và những giải pháp góp phần điều chỉnh PTXH hướng đến sự phát triển

bền vững. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến nay mới chỉ tập trung chủ yếu

vào việc phân tích, mô tả thực trạng PTXH theo mức sống, phân hóa giàu

nghèo (tức là phân tầng về kinh tế) mà chưa đề cập đúng mức đến việc phân

tích các phương diện khác của phân tầng. Hay nói cách khác, trong ba dấu

hiệu (tiêu chí) khi nói đến PTXH là vị thế kinh tế - vị thế chính trị - vị thế xã

hội thì phần nhiều các nghiên cứu lâu nay chưa đi sâu tiếp cận hai dấu hiệu

sau. Điều này xuất phát từ thực tế là do những năm đầu chuyển sang kinh tế

thị trường, ở nước ta sự phân tầng về mặt mức sống là phương diện nổi trội

nhất và gây ra những bức xúc nhất; mặt khác việc đi sâu nghiên cứu PTXH về

mặt địa vị xã hội và địa vị chính trị còn gặp nhiều khó khăn về cách thức tiếp

cận và phương pháp nghiên cứu. Mặt khác, một điều rất đáng phải lưu ý là

trong khi đã có nhiều nghiên cứu của XHH trên thế giới dựa trên tiêu chí nghề

36

nghiệp để phân tầng xã hội thì điều này còn ít có trong các nghiên cứu PTXH

ở Việt Nam (từ năm 2010 đến nay chỉ mới có các nghiên cứu của Đỗ Thiên

Kính, Lê Văn Toàn,... bắt đầu đề cập đến PTXH nghề nghiệp).

Như vậy, có thể khẳng định rằng, những nghiên cứu nói trên một mặt tạo

ra cơ sở lý luận và thực tiễn quý báu để tiếp tục đi sâu nghiên cứu lí giải vấn đề

biến đổi PTXH, mặt khác vừa cho thấy cần có những nghiên cứu sâu hơn, toàn

diện hơn về biến đổi PTXH, nhất là biến đổi PTXH nghề nghiệp ở những địa

phương chưa được nghiên cứu một cách toàn diện như thành phố Đà Nẵng.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả luận án đi vào nghiên cứu vấn đề còn bỏ

ngỏ: Biến đổi PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm

2010. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa kết quả của những công trình

nghiên cứu đã có, nghiên cứu sinh tập trung làm rõ thêm các vấn đề cơ bản

sau: Xây dựng hệ khái niệm, hệ thống tiêu chí đánh giá về PTXH nghề

nghiệp; phân tích thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp đã và đang diễn ra

như thế nào; những yếu tố nào tác động đến quá trình đó ở thành phố Đà

Nẵng; cần có những giải pháp gì để điều chỉnh PTXH nghề nghiệp, phát triển

xã hội bền vững.

Mặt khác, cùng với quá trình CNH, HĐH, phát triển nền KTTT và hội

nhập quốc tế, PTXH nghề nghiệp đang có những biểu hiện rất đa dạng, phức

tạp, do đó, cần có những cuộc nghiên cứu thường xuyên để nắm bắt đặc

trưng, tính chất, xu hướng biến đổi PTXH nghề nghiệp, từ đó kịp thời có các

chính sách phù hợp, phát triển xã hội nhanh và bền vững. Việc tác giả lựa

chọn đề tài "Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ

năm 2002 đến năm 2010” để nghiên cứu cũng xuất phát từ nhu cầu khoa học

và thực tiễn nêu trên.

37

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI

NGHỀ NGHIỆP

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.1.1. Phân tầng xã hội

Phân tầng xã hội là một trong những khái niệm cơ bản của Xã hội học

(XHH), được XHH rất quan tâm nghiên cứu. Có nhiều quan điểm tiếp cận

khác nhau về PTXH, sau đây là một số quan điểm tiêu biểu:

Quan điểm của Sorokin: PTXH thể hiện “việc phân phối một cách bất

bình đẳng các quyền lợi và đặc quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, tặng thưởng

và tước quyền, uy quyền xã hội và ảnh hưởng, giữa các thành viên của một xã

hội” [trích theo 5, tr.177].

Quan điểm của Talcott Parsons thì dựa vào nguyên tắc của hệ thống

đẳng cấp, và ông đã đưa ra định nghĩa như sau: “PTXH là sự sắp xếp có tính

chất sai biệt đối với các cá nhân trong một hệ thống xã hội nhất định, và xác

định rõ những người này ở vào vị trí cao hơn hay thấp hơn đối với những

người khác, trên cơ sở những giá trị quan trọng đối với xã hội” [trích theo 5,

tr.177]. Talcott Parsons coi PTXH là sự sắp xếp các cá nhân vào trong một hệ

thống xã hội trên cơ sở phân chia những ngạch bậc và những tiêu chuẩn

chung về giá trị, phân tầng là kết quả trực tiếp của sự phân công lao động xã

hội và sự phân hóa của những nhóm xã hội khác nhau.

I.Robertsons thì cho rằng: “PTXH là sự bất bình đẳng mang tính cơ

cấu của tất cả các xã hội loài người, là sự khác nhau về khả năng thăng tiến xã

hội bởi địa vị của họ trong bậc thang xã hội” [trích theo 84, tr.156].

Theo Neil Smelser:

PTXH gắn liền với những biện pháp mà nhờ đó sự bất bình đẳng

được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong đó hình thành

38

nên những tầng lớp/giai tầng khác nhau trong xã hội. PTXH phản

ánh sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc của tất cả các xã hội, sự

khác nhau về khả năng thăng tiến xã hội của các cá nhân bởi địa vị

của họ trong các bậc thang xã hội [trích theo 59, tr.14-24].

Theo Raymond Edward, “PTXH có thể được định nghĩa bằng rất nhiềucách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là định nghĩa coi PTXH là những bấtbình đẳng về quyền lực, tài sản và uy tín giữa các hạng người trong một hệthống xã hội nhất định” [trích theo 94, tr.52].

Như vậy, từ các quan điểm của một số nhà XHH thế giới nêu trên chothấy: PTXH là nói tới sự bất bình đẳng trong phân phối và thụ hưởng các giátrị xã hội (quyền lực, tài sản, uy tín). Do sự bất bình đẳng này mà mỗi cá nhânthuộc về một tầng lớp nhất định, họ có địa vị cao thấp khác nhau trong cácbậc thang xã hội và có các cơ may thăng tiến khác nhau.

Về quan điểm PTXH ở Việt Nam, theo ý kiến của tác giả Trịnh DuyLuân thì khái niệm này được bắt đầu sử dụng ở nước ta chưa lâu (từ đầunhững năm 1990), trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tậptrung sang cơ chế thị trường. Chính các quá trình thực tiễn đã làm xuất hiệnkhái niệm này trong hệ từ vựng khoa học xã hội. Tuy nhiên việc triển khainghiên cứu và vận dụng khái niệm này trong thực tế còn nhiều bất cập...

Khi bàn về khái niệm, tác giả Trịnh Duy Luân cho rằng: “Phân tầng xãhội là sự phân chia mang tính cấu trúc thành các tầng lớp, giai tầng xã hội dựatrên các đặc trưng vị thế kinh tế - xã hội của các cá nhân, trong đó sử dụngđồng thời 3 loại dấu hiệu, tiêu chí: về kinh tế (tài sản, thu nhập), về chính trị(quyền lực, tổ chức), và văn hóa (uy tín)” [59, tr.15].

Tác giả Nguyễn Khắc Viện thì quan niệm rằng: “Phân tầng - thuật ngữđịa chất được xã hội học mượn để nói tới trạng thái chia thành các tầng(strates) trong xã hội” [106, tr.216].

Với định nghĩa ngắn gọn này đã chỉ ra trạng thái phân chia xã hội thành

các tầng lớp và cũng theo tác giả này thì PTXH có ý nghĩa rộng lớn hơn phân

39

chia giai cấp xã hội, vì giai cấp chỉ là một trong nhiều tiêu chuẩn phân chia xã

hội thành các tầng (lớp) khác nhau. Tuy nhiên trong định nghĩa nêu trên chưa

thể hiện được sự khác biệt giữa phân tầng của một xã hội với phân tầng của

sự vật không ý thức.

Tác giả Lê Ngọc Hùng quan niệm: “Phân tầng xã hội là sự phân hóa xã

hội tạo thành các tầng xã hội khác nhau về vị thế xã hội trong cấu trúc xã hội”

[40, tr.187-188].

Theo tác giả Đỗ Nguyên Phương, Trần Xuân Kiên

...Phân tầng xã hội là sự phân chia mang tính cấu trúc các cá nhân

trong xã hội thành các tầng lớp, giai cấp xã hội dựa trên những đặc

trưng về vị thế kinh tế - xã hội của các cá nhân đó, trong đó sử dụng

đồng thời ba dấu hiệu (tiêu chí) là: kinh tế (tài sản, thu nhập); chính

trị (quyền lực, tổ chức) và văn hóa, xã hội (uy tín) [76, tr.15-16].

Các nhà xã hội học của Viện XHH - thuộc Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa PTXH như sau:

PTXH là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của mọi xã hội loại

người, trừ những tổ chức xã hội sơ khai (thời kỳ đầu của xã hội công

xã nguyên thủy). PTXH là sự phân chia, sự sắp xếp các thành viên

trong xã hội thành các tầng xã hội khác nhau. Đó là sự khác nhau về

địa vị kinh tế hay tài sản, địa vị chính trị hay quyền lực, địa vị xã hội

hay uy tín, cũng như khác nhau về trình độ học vấn, loại nghề

nghiệp, phong cách sinh hoạt, cách ăn mặc, kiểu nhà ở, nơi cu trú,

thị hiếu nghệ thuật, trình độ tiêu dùng…[1, tr.65].

Theo Nguyền Đình Tấn và các cộng sự:

PTXH là sự phân hóa xã hội theo chiều dọc tạo tạo nên cấu trúc tầng

bậc xã hội trong đó tầng đỉnh chiếm vị thế và vai trò quyết định đối

với sự vận động, biến đổi của các tầng lớp khác và cả hệ thống cấu

trúc xã hội. PTXH tạo ra các tầng lớp trên dưới, cao thấp khác nhau

40

về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội và nhiều đặc

điểm, tính chất khác [88, tr.82].

Tác giả Tô Duy Hợp đánh giá khái quát rằng, các nhà khoa học đều

quan niệm PTXH bao chứa ba nội dung cơ bản sau: (1) quan hệ bất bình đẳng

về sở hữu, sử dụng, phân phối của cải (tài sản), đặc biệt là tư liệu sản xuất

(ruộng đất, nhà máy, công cụ sản xuất); (2) quan hệ bất bình đẳng về quyền

lực (trong kinh tế, chính trị và văn hóa); (3)và quan hệ bất bình đẳng về uy tín

(kinh tế, chính trị, văn hóa) [32, tr.47].

Cũng trên cơ sở kế thừa các quan niệm của các nhà khoa học trên thế

giới và Việt Nam, tác giả Đỗ Thiên Kính khái quát rằng, khái niệm PTXH bao

hàm bốn nội dung cơ bản sau đây: (1) Sự phân chia thành các tầng/nhóm xã

hội theo những tiêu chuẩn nhất định; (2) sự sắp xếp các tầng/nhóm theo trật tự

thứ bậc trong hệ thống; (3) sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc (tức là bất

bình đẳng ăn sâu vào cơ cấu) của hệ thống PTXH; (4) sự di động giữa các

tầng/nhóm xã hội [46, tr.10].

Chung quy lại, quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam đều coi

PTXH là một sự bất bình đẳng giữa các thành viên xã hội trong các quan hệ

kinh tế, chính trị, xã hội; sự bất bình đẳng này như một thuộc tính của cấu trúc

xã hội. Vì thế mà xã hội được phân chia thành các tầng lớp theo thứ bậc cao -

thấp, trên dưới khác nhau. Sự phân tầng này chủ yếu dựa trên các tiêu chí:

quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị và uy tín xã hội.

Trên cơ sở tích hợp, kế thừa có chọn lọc quan điểm của những người

đi trước, tác giả đưa ra quan niệm về PTXH làm công cụ nghiên cứu trong

phạm vi luận án này như sau: Phân tầng xã hội là sự phân hóa xã hội thành

các tầng lớp xã hội khác nhau, mỗi tầng là một tập hợp người tương đối giống

nhau về vị thế, bao gồm vị thế kinh tế, vị thế chính trị và vị thế xã hội; từ đó

mà họ có được thứ bậc nhất định trong cấu trúc xã hội; và có được những cơ

hội hưởng thụ và thăng tiến khác nhau.

41

Như vậy, PTXH có thể được nhận diện qua nhiều tiêu chí: Vị thế chính

trị, kinh tế, xã hội và những yếu tố đó luôn có quan hệ tương tác, bổ sung cho

nhau. Vì vậy, khái niệm PTXH đa diện hơn so với các khái niệm gần gũi như:

phân hoá giai cấp, phân hoá giàu nghèo, phân cực xã hội.

Nghiên cứu quá trình PTXH trong lịch sử, các nhà khoa học còn nhận

thấy rằng, tương ứng với các loại xã hội khác nhau, có những hệ thống PTXH

khác nhau. Mặc dù vậy, theo quan điểm mác xít, xét đến cùng, nguồn gốc của sự

PTXH nằm trong những biến đổi của nền sản xuất, sự đổi thay của cơ cấu kinh

tế và phần nào đó phụ thuộc vào tính chất (đóng - mở) của thể chế chính trị của

xã hội đó. Vì thế, mức độ PTXH diễn ra ở các địa phương, các xã hội cũng

không giống nhau. Cũng không phải bất cứ ở đâu kinh tế thị trường phát triển là

sẽ kéo theo mức độ PTXH diễn ra gay gắt. Hiện tượng PTXH diễn ra gay gắt

hay không gay gắt còn phụ thuộc vào hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã

hội của địa phương đó hay xã hội đó.

2.1.2. Phân tầng xã hội nghề nghiệp

Về khái niệm PTXH nghề nghiệp được hiểu là một phương diện của

PTXH, là loại phân tầng dựa trên thứ bậc vị thế của các nhóm xã hội nghề nghiệp.

Từ quan điểm tiếp cận đó, khái niệm PTXH nghề nghiệp được sử dụng

trong nghiên cứu của luận án có nội hàm như sau: Phân tầng xã hội nghề

nghiệp là sự phân hóa xã hội thành các nhóm xã hội nghề nghiệp khác nhau,

mỗi nhóm xã hội nghề nghiệp là một tập hợp người lao động tương đối giống

nhau về vị thế kinh tế, vị thế quyền lực và vị thế xã hội; từ đó mà họ có được

thứ bậc nhất định trong cấu trúc xã hội; và có được những cơ hội hưởng thụ

và thăng tiến khác nhau.

Sự phân tầng xã hội nghề nghiệp sẽ diễn ra khi mà nhóm xã hội nghề

nghiệp này được xã hội đánh giá có ưu thế hơn, quyền lực hơn, nhiều ảnh

hưởng hơn các nhóm xã hội nghề nghiệp khác. Cấu trúc tháp phân tầng xã

hội nghề nghiệp là sự thể hiện quyền lực nghề nghiệp theo trật tự vị thế từ

42

cao nhất (tầng đỉnh) đến thứ hạng vị thế thấp nhất (tầng đáy). Trong xã hội

truyền thống ngày xưa của Việt Nam, thứ bậc các nhóm xã hội được sắp

xếp như sau: Vua, quan, địa chủ - sĩ - nông - công - thương (thực chất các

nhóm xã hội này được xác định chủ yếu là dựa trên dấu hiệu nghề nghiệp,

vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả luận án thống nhất sử dụng khái niệm

nhóm xã hội nghề nghiệp). Tiếp theo trong thời kỳ bao cấp, thứ bậc quyền

lực các nhóm xã hội nghề nghiệp, ít nhiều được sắp xếp theo trật tự: Công -

nông - binh - trí (trong đó giai cấp công nhân bao gồm: Cán bộ, công nhân,

viên chức).

Trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển KTTT, xã hội Việt

Nam đang chuyển dần sang xã hội công nghiệp hiện đại, vị thế nghề nghiệp

được phân tầng theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: Lãnh đạo, quản lý -

doanh nhân - chuyên môn cao, đây được coi là những nhóm xã hội tinh

hoa, nắm quyền lực nghề nghiệp trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội;

tiếp theo là những nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với tính chất xã hội hiện

đại: Nhân viên - công nhân - buôn bán, dịch vụ; những nhóm xã hội dưới

cùng theo thứ tự vị thế đến thấp nhất là: Tiểu thủ công - lao động giản đơn

- nông dân, đây là những nhóm xã hội nghề nghiệp mang đặc trưng của nền

sản xuất nông nghiệp truyền thống. Thực chất sự phân chia này dựa chủ

yếu trên vị thế giá trị quyền lực của nghề nghiệp mà nhờ đó, người ta có

thể có nhiều lợi thế về kinh tế hơn, thu nhập nhiều hơn, uy tín xã hội cao

hơn. Điều này đã chi phối nhiều đến hành vi lựa chọn nghề nghiệp, ham

muốn được đào tạo để vươn tới những việc làm có giá trị cao của mỗi con

người, và phần nào đó là cuộc đấu tranh cho sự dịch chuyển nghề nghiệp

của họ khi điều kiện xã hội cho phép.

Trong nhiều nghiên cứu ở một số nước trên thế giới cũng cho thấy, ở

giai đoạn chuyển tiếp sang xã hội hiện đại, có thể cách phân chia nhóm xã

hội nghề nghiệp khác nhau, song trật tự quyền lực nghề nghiệp có sự tương

43

đồng với thứ bậc quyền lực nói trên của Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn,

nghiên cứu của giáo sư Tominaga Kenichi mô tả xã hội Nhật Bản gồm 7

tầng lớp, tầng đỉnh là nhóm nhà kinh doanh (doanh nhân) và lần lượt đến

tầng đáy là nhóm nghề nghiệp nông dân. Nghiên cứu của Lục Học Nghệ và

các cộng sự thì xác định xã hội Trung Quốc đương đại với 10 giai tầng,

trong đó “giai tầng những nhà quản lý nhà nước và xã hội” (nhóm nghề

lãnh đạo, quản lý) có vị trí cao nhất, sau đó là các nhóm xã hội nghề

nghiệp có vị thế thấp dần đến thứ 9 là nông dân và thứ 10 là những

người thất nghiệp và bán thất nghiệp, nếu căn cứ vào tiêu chí nghề

nghiệp thì nông dân là nhóm xã hội ở vị thế thấp nhất (bởi giai tầng thứ

10 trong nghiên cứu nói trên của Lục Học Nghệ không phải là một nhóm

xã hội nghề nghiệp). Kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học

Việt Nam [46], [55], [94], cũng đồng nhất quan điểm xác định quyền lực

của 9 nhóm xã hội nghề nghiệp theo trật tự vị thế từ cao nhất là nhóm

nghề lãnh đạo, quản lý đến thấp nhất là nhóm nghề nông dân như tác giả

luận án đã nêu trên.

Như vậy, khái niệm PTXH nghề nghiệp được nghiên cứu trong Luận

án không đồng nhất với khái niệm cấu trúc lao động nghề nghiệp. Cấu trúc

lao động nghề nghiệp không nói lên sự bất bình đẳng xã hội như PTXH

nghề nghiệp và không tác động mạnh đến biến đổi xã hội. Còn đối với

PTXH nghề nghiệp thì trong bản chất của khái niệm này luôn phản ánh vị

thế cao thấp khác nhau, hay sự bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội nghề

nghiệp. Phân tầng xã hội nghề nghiệp có thể hiểu theo hai nghĩa: một là hệ

thống phân tầng xã hội nghề nghiệp với tính cách là xuất phát điểm hoặc

sản phẩm của quá trình phân tầng xã hội nghề nghiệp; hai là phân tầng xã

hội với tính cách là quá trình hình thành, phân chia, phân hóa xã hội nghề

nghiệp mà kết quả là tạo ra các tầng xã hội nghề nghiệp, hệ thống phân

tầng xã hội nghề nghiệp.

44

2.1.3. Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệpPTXH nghề nghiệp là một phạm trù có tính lịch sử, chịu sự thay đổi

về thời gian và khác nhau trong không gian. Trong một quốc gia hay ở từngvùng lãnh thổ, PTXH nghề nghiệp thường biến đổi cùng với sự biến đổicủa điều kiện sống, đặc biệt là trình độ phát triển sản xuất, chủ trương,chính sách phát triển trong mỗi thời kỳ. Ở nước ta, thời bao cấp, PTXHnghề nghiệp tồn tại dưới dạng tiềm ẩn, ranh giới giữa các nhóm xã hộinghề nghiệp mờ nhạt, song hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, PTXHnghề nghiệp lại đang diễn ra theo chiều hướng gay gắt. Vì vậy nghiên cứuvề PTXH nghề nghiệp phải nghiên cứu trong tính lịch sử và cụ thể của nó.

Nghĩa hẹp của biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp là biến đổi hệthống phân tầng xã hội nghề nghiệp và đó là một hình thức biến đổi cấu trúcxã hội nghề nghiệp. Nghĩa rộng, biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp baogồm cả biến đổi hệ thống phân tầng xã hội nghề nghiệp và biến đổi sự phântầng, biến đổi quá trình phân tầng xã hội nghề nghiệp. Ví dụ, trong trườnghợp này, trong khoảng thời gian này sự phân tầng xã hội nghề nghiệp có thểdiễn ra một cách tự nhiên, tự phát nhưng trong khoảng thời gian khác sự phântầng xã hội có thể diễn ra một cách cưỡng chế, có chủ định bởi chính sách laođộng, việc làm của nhà nước. Luận án sử dụng khái niệm biến đổi phân tầngxã hội nghề nghiệp theo cả hai nghĩa này: biến đổi hệ thống phân tầng xã hộinghề nghiệp và biến đổi sự phân tầng xã hội nghề nghiệp, Đồng thời luận áncoi biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp là một hình thức, một bộ phận củabiến đổi cấu trúc xã hội nghề nghiệp. Một hình thức khác của sự biến đổi cấutrúc xã hội nghề nghiệp là sự biến đổi các loại nghề nghiệp và mối quan hệgiữa các nghề nghiệp đó. Luận án chủ yếu xem xét sự biến đổi phân tầng xãhội nghề nghiệp theo nghĩa thứ nhất, tức là biến đổi hệ thống phân tầng xã hộinghề nghiệp theo thời gian xác định.

Có thể khái quát rằng, biến đổi PTXH nghề nghiệp là khái niệm chỉ

sự thay đổi về mặt cấu trúc phân tầng và quy mô, mức độ phân tầng của

45

các nhóm xã hội nghề nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Vì biến

đổi PTXH nghề nghiệp là một quá trình kinh tế - xã hội nên để xác định nó,

mỗi phép đo đều cần ít nhất hai thời điểm khác nhau. Điểm mốc mà luận án

lựa chọn để so sánh, làm sáng tỏ sự biến đổi PTXH nghề nghiệp ở thành

phố Đà Nẵng là từ năm 2002 đến 2010. Đây là khoảng thời gian thành phố

Đà Nẵng đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH, ĐTH; nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được hoàn thiện. Các quá

trình này đã và đang tác động mạnh đến cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu xã hội

của thành phố Đà Nẵng; sự phân công lao động xã hội diễn ra mạnh mẽ

làm thay đổi vị thế kinh tế, chính trị, xã hội của các nhóm xã hội nghề

nghiệp. Có thể coi quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng giai

đoạn từ năm 2000 - 2010 là một trong những hình mẫu thực hiện CNH,

HĐH của đất nước, vì vậy kết quả nghiên cứu từ đề tài có ý nghĩa kinh

nghiệm nhất định cho các địa phương khác trong việc lựa chọn hướng phát

triển thích hợp.

PTXH nghề nghiệp là một phạm trù kinh tế - xã hội rất rộng, vì vậy đánh

giá sự biến đổi PTXH nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận án

phải dựa trên các chỉ báo sau đây:

+ So sánh thu nhập của các nhóm xã hội nghề nghiệp qua mốc thời

gian từ năm 2002 đến năm 2010 (dựa trên mức thu nhập bình quân lao

động/tháng).

+ So sánh vị thế quyền lực nghề nghiệp qua mốc thời gian từ năm

2002 đến năm 2010 (về thứ bậc vị thế quyền lực của 9 nhóm xã hội nghề

nghiệp đã được nhiều nghiên cứu trong nước và thế giới xác lập và đã được

thực tiễn lịch sử kiểm chứng, vì vậy trong luận án này, tác giả chỉ tập trung

xem xét khía cạnh di dộng nghề nghiệp thông qua cấu trúc mô hình tháp

phân tầng nghề nghiệp của lao động làm tiêu chí để đánh giá sức hấp dẫn

hay mức độ quyền lực của các nhóm xã hội nghề nghiệp).

46

+ So sánh vị thế xã hội của các nhóm xã hội nghề nghiệp qua mốc

thời gian từ năm 2002 đến năm 2010 (dựa trên tập hợp các ý kiến đánh giá

chủ quan của người trả lời trong mẫu khảo sát).

2.1.4. Một số khái niệm liên quan

2.1.4.1. Phân hóa giàu nghèoPhân hoá giàu nghèo là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ khi công xã

nguyên thủy tan rã, chế độ tư hữu xuất hiện, dẫn đến hình thành giai cấp và

cùng với nó là tình trạng người bóc lột người.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Phân hoá giàu nghèo là sự phân

chia bộ phận dân cư thành hai bộ phận: bộ phận giàu, bộ phận nghèo. Theo

lôgíc của sự phát triển, phân hoá giàu nghèo sẽ dẫn tới phân hoá xã hội phân

hoá giai cấp" [103, tr.435].

Từ các khái niệm trên ta thấy, PTXH bao gồm các nguyên nhân kinh tế,

chính trị và xã hội, còn khái niệm phân hóa giàu nghèo chỉ do nhân tố kinh tế

quyết định. Như vậy, phân hóa giàu nghèo là một phương diện của PTXH, là

sự phân tầng xã hội về phương diện mức sống (thường dựa trên các tiêu chí

thu nhập, chi tiêu, tài sản để đo lường).

Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đến nay, phân hóa

giàu nghèo (hay sự PTXH về mặt mức sống) là phương diện lộ rõ nhất và trở

thành trục trung tâm của PTXH. Vì thế phần lớn các nghiên cứu về phân tầng

xã hội ở nước ta trong những thập niên qua thực chất mới chỉ tập trung đề cập

tới sự phân hoá giàu nghèo chứ chưa phải sự PTXH với đầy đủ nghĩa của khái

niệm này. Những năm gần đây mới bắt đầu có những nghiên cứu đi vào nhận

diện PTXH trên các phương diện văn hóa, giáo dục, y tế, nghề nghiệp...

2.1.4.2. Phân hóa xã hộiTheo Nguyễn Khắc Viện thì phân hóa xã hội là nói tới một xã hội hay

một nhóm xã hội từ trạng thái thuần nhất dần dần chia thành những (lớp) khác

nhau, trái ngược nhau về mục tiêu, lợi ích,vv... [106, tr.215].

47

Tác giả Lê Ngọc Hùng thì quan niệm rằng: “Phân hóa xã hội là quá

trình hình thành các nhóm xã hội khác nhau về một hoặc một số đặc điểm,

tính chất xã hội nhất định” [40, tr.185]. Rõ ràng đây là một khái niệm ngắn

gọn, dễ hiểu, phản ánh đầy đủ bản chất của quá trình phân hóa xã hội.

Sự phân hóa xã hội đầu tiên trong lịch sử diễn ra vào cuối chế độ công

xã nguyên thủy khi chế độ sở hữu tư nhân xuất hiện. Trong xã hội truyền

thống sự phân hóa xã hội diễn ra chậm nhưng khi chuyển sang xã hội hiện đại

thì phân hóa xã hội diễn ra nhanh chóng và đồng loạt hơn. Như vậy, khái

niệm phân hóa xã hội khi đồng nhất với sự phân hóa giàu nghèo thì sẽ là một

trạng thái của PTXH.

2.1.4.3. Phân cực xã hộiKhi bàn về quá trình phân hóa xã hội, tác giả Lê Ngọc Hùng cho rằng:

“Khi sự phân hóa tạo thành hai nhóm xã hội đối lập nhau thì được gọi là sự

phân cực xã hội” [40, tr.185].

Như vậy, phân cực xã hội được hiểu như là kết quả của sự phân hóa xã

hội. Nó là trạng thái đã hoàn thành của sự phân hóa. Phân cực xã hội là làm

cho xã hội được phân chia thành hai cực đối lập nhau. Tình trạng này sẽ đưa

xã hội vào trạng thái xung đột và mâu thuẫn. Như vậy, nếu để PTXH diễn ra

gay gắt, sự khác biệt địa vị kinh tế - xã hội giữa các tầng lớp xã hội quá lớn

thì nguy cơ xung đột, bất ổn xã hội sẽ là rất cao.

2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÂN TẦNG

XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP

2.2.1. Quan điểm của Karl Marx và Max Weber về phân tầng xã hội

Phân tầng xã hội (PTXH) là khái niệm cơ bản của Xã hội học, được

phát triển mạnh mẽ trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội học.

Đến nay, trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, sự vận dụng khái niệm

PTXH ở mỗi quốc gia tuy có những điểm khác biệt nhau, song nền tảng cơ

bản vẫn là quan niệm đã được đưa ra bởi hai nhà khoa học người Đức là Karl

48

Marx và Max Weber. Hai ông được coi là những “người khổng lồ” có công

đặt nền tảng cho hệ thống lý thuyết về phân tầng.

2.2.1.1. Quan điểm của Karl MarxTheo đánh giá của Tony Bilton và các cộng sự, thì trong tất cả các lý thuyết

nghiên cứu về PTXH trên thế giới cho đến nay, đều có sự kế thừa hay vay mượn ít

nhiều học thuyết của Karl Marx khi luận giải về giai cấp và phân tầng xã hội cho

dù họ có kết thúc bằng việc bài bác hay ủng hộ Karl Marx [3, tr.56-57].

Karl Marx đã cho rằng, mối quan hệ về kinh tế giữa các tầng lớp xã hội

là nền tảng cơ bản của sự PTXH, mà biểu hiện rõ nhất là sự PTXH trong các

hình thái kinh tế xã hội có giai cấp đối kháng. Mối quan hệ về kinh tế chi phối

đến sự PTXH, theo Karl Marx được thể hiện thông qua ba mối quan hệ cơ bản

sau đây: i) Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất xã hội; ii) Quan hệ trong tổ chức

và quản lý sản xuất; iii) Quan hệ trong phân phối thụ hưởng sản phẩm làm ra.

Trong ba mối quan hệ trên thì quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất xã hội là cơ

bản nhất, quan trọng nhất quyết định các mối quan hệ khác. Theo luận giải

của Karl Marx, sự tồn tại chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã tạo

ra sự khác biệt trong phân phối sản phẩm làm ra, nên tất yếu dẫn đến sự

khác biệt về tài sản giữa các nhóm xã hội, vì vậy đã nảy sinh sự phân chia

xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Sự sở hữu tài sản là yếu tố quan trọng

nhất để xếp hạng mọi người vào những giai tầng nhất định. Sự khác biệt về

vị thế giữa mọi người trong xã hội, suy cho cùng là kết quả của sự sở hữu

về tư liệu sản xuất. Mặc dù Karl Marx nhấn mạnh sự phân chia xã hội

thành hai giai cấp đối kháng, giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột trên cơ

sở của sự chiếm hữu về tư liệu sản xuất, song ông cũng không tuyệt đối

hóa nó. Ông cho rằng, chính quyền chiếm hữu về tư liệu sản xuất sẽ quyết

định quyền chiếm hữu về quyền lực xã hội và uy tín mà người ta sẽ có

trong xã hội. Đây chính là sự thống nhất của Karl Marx với nhiều nhà

nghiên cứu về phân tầng, kể cả Max Weber.

49

Như vậy, Karl Marx đã cung cấp cho Xã hội học hiện đại những luận

điểm có tính cơ bản, gốc rễ về PTXH. Theo quan điểm của Karl Marx, trong

các xã hội có giai cấp, mọi xung đột và thay đổi xã hội cuối cùng đều được truy

nguyên về những xung đột giai cấp trên cơ sở của những mâu thuẫn về lợi ích

trong kinh tế. Từ cấu trúc bất bình đẳng trong kinh tế mà cốt lõi là sự khác biệt

về quan hệ sở hữu của các tập đoàn người đối với tư liệu sản xuất đã dẫn đến

những bất bình đẳng khác trong đời sống xã hội, chính trị, tinh thần…

Karl Marx cho rằng, mối lợi kinh tế, quyền lực chính trị và uy tín xã

hội đều bắt nguồn từ cấu trúc giai cấp và đấu tranh giai cấp là động lực thúc

đẩy sự phát triển của xã hội trong xã hội có giai cấp

2.2.1.2. Quan điểm của Max WeberMax Weber là người rất quan tâm tới khái niệm PTXH và cũng là

người có nhiều đóng góp quan trọng về lý luận phân tầng. Ông cũng thừa

nhận sở hữu tài sản là yếu tố quan trọng dẫn đến phân hóa giai cấp, PTXH;

song ông cho rằng sự PTXH còn dựa vào những yếu tố khác. Ông đã đưa ra

nguyên tắc về sự tiếp cận 3 chiều về PTXH, đó là giai cấp, vị thế và đảng.

Các nhà xã hội học sau này đã “gọi lại tên các yếu tố và lập thành “3 chữ P”

của sự phân tầng xã hội, đó là: Tài sản (property) mà Max Weber gọi là giai

cấp (class); uy tín (prestige), Weber gọi là vị thế (status); và quyền lực

(power), Weber gọi là đảng (party)” [trích theo 80, tr.109]. Theo ông, đây là

các mặt cơ bản cấu thành các tầng xã hội. Ba yếu tố trên, Max Weber không

tuyệt đối hóa yếu tố nào. Tuy nhiên ông cũng chứng minh rằng có khi bất

bình đẳng xã hội (BBĐXH), PTXH có thể không dựa trên quyền lực kinh tế

mà dựa trên uy tín, hoặc quyền lực chính trị. Theo ông, vị thế xã hội và quyền

lực chính trị cũng có thể được hình thành từ quyền lực kinh tế nhưng đó

không phải là tất yếu và duy nhất.

Xét riêng về yếu tố quyền lực kinh tế, ông thừa nhận nó là một trong

những yếu tố chủ yếu hình thành giai cấp và BBĐXH nhưng ông không đề

50

cao mặt sở hữu tư liệu sản xuất như Marx mà nhấn mạnh tầm quan trọng của

yếu tố cơ may thị trường lao động - tức là phụ thuộc vào kỹ năng lao động mà

người lao động mang ra thị trường. Mặt khác, Max Weber còn nhận thức rằng,

trong một số trường hợp, sự kiểm soát tài sản có thể độc lập với việc sở hữu, tức

là vị thế cao về giai cấp còn do vị trí quản lý quy định (những người kiểm soát

(quản lý, điều hành) công ty nhưng lại không sở hữu chúng) [80, tr.110].

Như vậy, theo Max Weber, lĩnh vực kinh tế không đóng vai trò là một

nhân tố quyết định duy nhất đối với sự phân chia giai cấp và phân tầng xã hội

trong xã hội Tư bản hiện đại

Theo Max Weber, cơ cấu xã hội nói chung và sự PTXH nói riêng trong quá

trình hình thành và biến đổi xã hội chịu tác động của 2 nhóm nhân tố cơ bản sau:

i) Các yếu tố kinh tế (bao gồm: vốn, tư liệu sản xuất, thị trường…)

ii) Các yếu tố phi kinh tế (bao gồm: vị thế xã hội, năng lực, cơ may,

quyền lực…)

Cũng theo phân tích của mình, Weber nhấn mạnh tới vai trò của “thị

trường” hơn yếu tố sở hữu tài sản trong việc hình thành các tầng lớp xã hội

khác nhau, mà trong yếu tố thị trường thì “khả năng thị trường” là nguyên

nhân chính, đầu tiên của BBĐXH và PTXH

Khác với Karl Marx: xác định khái niệm giai cấp trong mối liên hệ với

phương thức sản xuất và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất; Max Weber quan

niệm giai cấp: là một tập hợp người có chung các cơ hội sống trong điều kiện

kinh tế thị trường. Theo Max Weber, có hai hình thức PTXH về mặt kinh tế:

i) Sự PTXH thành các giai cấp khác nhau về sở hữu tài sản.

ii) Sự PTXH thành các giai cấp khác nhau về mức thu nhập.

Hai tháp phân tầng này không trùng khít mà đan xen tương tác, chuyển

hóa cho nhau [dẫn theo 37, tr.188].

Max Weber không tiếp cận nghiên cứu sự PTXH trên cơ sở kinh tế, mà

tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở văn hóa, và chỉ ra sự PTXH không chỉ được đo

51

lường trên cơ sở sự phân tầng về mặt kinh tế, mà cả về mặt chính trị và xã

hội. Mặc dù vậy, Max Weber không hoàn toàn bác bỏ Karl Marx khi phân

tích về PTXH trên cơ sở kinh tế, mà là sự phát triển, bổ sung mang tới sự

hoàn thiện hơn cho lý thuyết phân tầng. Mặt khác, điều này rất quan trọng là

Max Weber đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội

và quyền lực trong PTXH. Nghĩa là nhóm xã hội xã hội nào nắm giữ vị thế

kinh tế (sở hữu hay kiểm soát tài sản) thì có thể đồng thời nắm giữ vị thế

quyền lực và có vị thế xã hội cao. Ngược lại, nhóm xã hội nào nắm giữ quyền

lực chính trị thì đồng thời cũng có thể có vị thế kinh tế và vị thế xã hội cao

trong xã hội. Điều đó có nghĩa rằng, nhóm người có vị thế quyền lực (nhóm

lãnh đạo, quản lý) là có thể trở thành nhóm xã hội giàu có và uy tín cao. Như

vậy, có nghĩa là yếu tố quyền lực chính trị cũng đóng vai trò rất quan trọng

đối với sự di động xã hội trong cấu trúc phân tầng cũng như sự biến đổi

PTXH bởi một nhóm xã hội khi đã giành được vị thế lãnh đạo, quản lý xã hội

(có quyền lực chính trị) là có thể giành được những ưu thế về mặt kinh tế, xã hội.

Như vậy, quan điểm nói trên của Weber là cơ sở lý thuyết rất quan trọng để tác

giả sử dụng trong nghiên cứu về sự biến đổi PTXH nghề nghiệp của luận án.

Cho đến nay, “người ta dùng nhiều sơ đồ khác nhau để nhận diện các giai

cấp xã hội. Những ý tưởng mà Karl Marx và Max Weber tạo dựng là cơ sở cho

hầu hết các phân tích xã hội học về giai cấp và sự phân tầng” [4, tr.106].

Nhận định nói trên đã khái quát đúng với những gì mà lịch sử phát triển

của các lý thuyết về phân tầng đã và đang diễn ra. Tổng hợp quan điểm về

phân tầng của Karl Marx và Max Weber thực sự là cơ sở nền tảng cho mọi

nghiên cứu về phân tầng bởi suy cho cùng, sự PTXH trên phương diện nào

cũng đều dựa trên 3 loại vị thế quyền lực, vị thế kinh tế và vị thế xã hội. Lý

thuyết của 2 ông sẽ được tác giả vận dụng trong suốt quá trình phân tích, lý

giải sự biến đổi PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng mà đề tài Luận án đặt ra. Tất

nhiên, để nhận thức thấu đáo những biến đổi PTXH nghề nghiệp diễn ra trong

52

xu thế CNH, HĐH và ĐTH đầy biến động thì cần phải biết kết hợp với những

thành tựu mới trong các lý thuyết XHH hiện đại.

2.2.2. Những phát triển của lý thuyết xã hội học hiện đại về phân

tầng xã hội

2.2.2.1. Quan niệm về phân tầng xã hội của Kingsley Davis và

Wilbert MooreKingsley Davis (1908 - 1997) và Wilbert Moore (1914 - 1987), hai nhà

XHH Mỹ này đã coi PTXH và BBĐXH là chức năng mang tính tích cực của

xã hội. Các ông quan niệm rằng, trong một xã hội có những địa vị khác nhau.

Mỗi địa vị thực hiện một chức năng nhất định. Có một số địa vị có chức năng

quan trọng hơn những địa vị khác và để đảm nhiệm các địa vị quan trọng đó

thì cần phải có những người có tài năng nhất. “Từ đó mỗi một xã hội bất kể

nó đơn giản hay phức tạp, phải khiến cho con người khác biệt nhau về mặt uy

tín và tín nhiệm và do đó mà phải có một số bất bình đẳng được thiết chế

hóa”. Và “vậy thì một cách không tránh khỏi, một xã hội phải có cách nào đó

để phân phối những phần thưởng khác nhau tùy theo địa vị. Những phần

thưởng và sự phân phối chung trở thành một bộ phận của trật tự xã hội và như

vậy làm nổi lên sự phân tầng” [3, tr.61].

Theo Tony Bilton và các cộng sự thì quan niệm của Kingsley Davis và

Wilbert Moore có thể tóm tắt như sau [3, tr.61]:

1) Một số địa vị trong xã hội, xét về mặt chức năng quan trọng hơn

những địa vị khác (nghĩa là có tính cốt tử đối với sự tồn tại liên tục

của xã hội) và đòi hỏi người đảm nhận các địa vị đó phải có những kỷ

năng đặc biệt.

2) Không phải bất cứ ai trong xã hội cũng có tài năng để thực hiện tốt

nhất những địa vị đó.

3) Một số ít đặc biệt có tài năng “thô” chuyển thành những kỷ năng

chuyên môn phải qua một thời kỳ huấn luyện đòi hỏi những sự hy sinh.

53

4) Người có tài sẽ chỉ phải tập luyện vì những địa vị cốt tử về mặt xã

hội nếu những phần thưởng đầy đủ gắn bó với địa vị tương lai của họ.

5) Do đó, mà phải tồn tại một hệ thống những phần thưởng bất bình

đẳng gắn với một tổ chức ngạch bậc những địa vị trong xã hội đó.

Như vậy, chung quy lại, Kingsley Davis và Wilbert Moore cho rằngPTXH, BBĐXH là do có sự khác nhau về giá trị của các vị thế xã hội. Thiếtnghĩ, nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng xác lập vị thế xã hộicủa mỗi người trong xã hội. Sự phân tầng nghề nghiệp phải chăng cũng do giátrị vị thế của các nhóm xã hội nghề nghiệp tạo ra? Thực tế ở nước ta nóichung và Đà Nẵng nói riêng, đang cho thấy, càng đi dần vào xã hội hiện đạithì phân công lao động càng phát triển và sự PTXH nghề nghiệp đang diễn ratheo chiều hướng gay gắt. Mỗi nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với vị thế kinhtế - xã hội khác nhau cũng như những lợi thế về cơ may đời sống khác nhau.Sự khác biệt vị thế giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp xuất phát từ nhiềunguyên nhân, nhưng trong đó yếu tố kỹ năng nghề nghiệp mang tính đặc thùnên được chú trọng xem xét bởi không phải ai cũng điều hành được doanhnghiệp, hay thực hiện được các thao tác nghiệp vụ ngân hàng nếu như chưađược trải qua quá trình đào tạo chuyên môn và có những kỹ năng đặc biệt vềnghề đó. Như vậy, có thể vận dụng lý thuyết nêu trên để lý giải sự biến đổiPTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng mà đề tài Luận án đặt ra.

2.2.2.2. Lý thuyết về phân tầng xã hội nghề nghiệp của Erick Olin WrightNhà xã hội học người Mỹ Erick Olin Wright (sinh năm 1947) đã phát

triển lý thuyết về PTXH dựa trên cơ sở kết hợp giữa cách tiếp cận của KarlMarx và tiếp cận của Max Weber. Theo Erick Olin Wright, trong nền sản xuấttư bản hiện đại, có ba sự kiểm soát các nguồn lực kinh tế. Điều này cho phépchúng ta phát hiện ra các nhóm xã hội chính yếu đang tồn tại trong xã hội: Sựkiểm soát về đầu tư hay vốn tiền tệ; sự kiểm soát các phương tiện vật chất củanền sản xuất (ruộng đất hay công xưởng và công sở văn phòng); và sự kiểmsoát đối với sức lao động (dẫn theo Mai Huy Bích) [4, tr.110].

54

Trên cơ sở dựa vào ba sự kiểm soát đó, có thể xác định được các giai

tầng trong xã hội. Những người thuộc về giai cấp tư sản là những người kiểm

soát mọi khía cạnh nguồn lực trong hệ thống sản xuất. Những người thuộc

giai cấp công nhân (trong xã hội Tư bản) là những người không có quyền

kiểm soát khía cạnh nguồn lực nào. Nhưng ở giữa hai giai cấp này, có những

lớp người có vị trí không mấy rõ ràng trong việc xác định họ thuộc về giai cấp

nào, song lại có quyền kiểm soát những nguồn lực quan trọng của xã hội. Ví

dụ như những người quản lý, những công nhân cổ cồn trắng, các chuyên gia,

họ không có quyền kiểm soát mọi khía cạnh trong hệ thống sản xuất nhưng lại

có khả năng ảnh hưởng đến một số khía cạnh của sản xuất và kiểm soát việc

thiết lập công việc nhiều hơn nhiều so với lao động cổ cồn xanh. Chính vì thế

mà Erick Olin Wright cho rằng nhóm người này ở vị trí không rõ ràng nếu xét

theo tiêu chí giai cấp. Nghĩa là họ không thuộc về giai cấp tư sản, nhưng cũng

không hoàn toàn nằm ở giai cấp công nhân một cách tuyệt đối. Đặc biệt là

trong xã hội công nghiệp đang phát triển và đã phát triển, cơ cấu xã hội biến

đổi phức tạp với việc hình thành và cùng tồn tại nhiều nhóm xã hội nghề

nghiệp khác nhau. Trong các nghiên cứu về cấu trúc xã hội của các tác giả Ian

Robertson, Gilbert Kahl (ở Mỹ), của giáo sư Tominaga Kenichi (ở Nhật Bản),

Lục Học Nghệ (ở Trung Quốc)...đã cho thấy sự biến đổi cấu trúc xã hội theo

nghề nghiệp rất đa dạng trong các xã hội hiện đại. Ở nước ta, từ khi chuyển

sang cơ chế thị trường, sự biến đổi về cấu trúc xã hội, PTXH diễn ra mạnh

mẽ, đặc biệt là giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp.

Cấu trúc “Hai giai cấp, một tầng lớp” thời bao cấp đã được thay thế

bằng một cấu trúc phân tầng xã hội mới đa dạng với các giai cấp, tầng lớp xã

hội đan xen, thâm nhập vào nhau bởi nhiều mối quan hệ, tạo nên sự phân hoá,

phân tầng rất đa dang, trong đó sự PTXH nghề nghiệp đang tạo ra những

đường nét mới về diện mạo phân tầng ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển

mới. Vì vậy, quan điểm nêu trên của Erick Olin Wright góp phần định hướng

55

luận án đi sâu nghiên cứu sự biến đổi vị thế kinh tế, quyền lực và uy tín của các

nhóm xã hội nghề nghiệp trong giai đoạn Đà Nẵng nói riêng, cả nước nói

chung đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH và ĐTH.

2.2.2.3. Lý thuyết của Ralf DahrendorfRalf Dahrendorf sinh năm 1929, là nhà xã hội học Đức. Theo ông, sự

phân chia giai cấp không dựa vào chế độ sở hữu mà dựa vào yếu tố quyền lực.Quyền lực nói tới ở đây là sự kiểm soát, là khả năng điều hành mọi việc theoý muốn của chủ thể (trong đó có cả quyền chiếm đoạt lợi ích từ những ngườikhác có ít quyền hơn mình). Theo ông, tổ chức của một xã hội, suy cho cùnglà sự sắp xếp, bố trí quyền lực theo trật tự từ cao xuống thấp, từ nhóm cóquyền đến nhóm không có quyền. Như vậy, ta thấy rằng, cơ sở tạo ra sựPTXH là quyền lực bắt nguồn từ vị thế của họ có được trong chính cấu trúcquyền lực của xã hội.

Ông đưa ra quan niệm về sự phân chia giai cấp như sau [dẫn theo 37, tr.271]:- Một là, giai cấp gồm những người nắm giữ những vị thế gắn với

quyền lực và lợi ích, nhóm người tinh hoa cầm quyền và nhóm người thuộcbộ máy hành chính.

- Hai là, giai cấp gồm những người không có vị thế, không có quyềnlực, phải tuân thủ chấp hành mệnh lệnh của nhóm có quyền lực.

Từ quan niệm của Dahrendorf, có thể thấy rằng, càng đi dần vào xã hộihiện đại thì quyền sở hữu tư liệu sản xuất có xu hướng càng bị tách ra khỏiquyền kiểm soát và quản lý. Khác với thời đại trước kia, yếu tố chủ yếu đểphân chia giai cấp, PTXH là quyền sở hữu tư liệu sản xuất thì ngày nay, trongxã hội hiện đại, quyền kiểm soát và quản lý mới là yếu tố quan trọng cần phảichú ý khi nghiên cứu vấn đề biến đổi phân tầng. Trong thực tế, tầng lớp lãnhđạo - quản lý, chuyên môn cao có thể không là chủ sở hữu tư liệu sản xuấtnhưng họ là người được thuê hay được phân công nắm quyền kiểm soát vàquản lý quá trình sản xuất nên họ có vị thế ở những tầng trên trong cấu trúcphân tầng.

56

Rõ ràng, với quan điểm về phân chia tầng bậc xã hội nói trên,

Dahrendorf đã có sự bổ sung phát triển lý luận về phân tầng. Đặc biệt là việc

phân tách quyền sở hữu tư liệu sản xuất ra khỏi quyền kiểm soát và quản lý là

một cách lý giải sát hợp với sự biến đổi cấu trúc xã hội và quan hệ xã hội

trong các xã hội đang phát triển và đã phát triển hiện nay. Tác giả luận án sẽ

chú trọng vận dụng quan điểm trên vào việc phân tích và lý giải vấn đề vị thế

quyền lực của các nhóm xã hội nghề nghiệp trong cấu trúc phân tầng. Tuy

nhiên, cũng cần lưu ý “rằng động cơ làm giàu vẫn là một trong những động cơ

chủ yếu thúc đẩy hành động xã hội và sự biến đổi xã hội. Thực chất mâu

thuẫn về lợi ích kinh tế vẫn chiếm vị trí chủ đạo không thay đổi trong các thời

đại trước kia và hiện nay” [88, tr.39].

2.2.2.4. Quan điểm của Pierre BourdieuPierre Bourdieu sinh năm 1930, là nhà xã hội học người Pháp. Theo

Bourdieu, để đánh giá vị thế giai cấp của cá nhân không chỉ dựa vào các chỉ

báo về kinh tế (thu nhập, chi tiêu, tài sản...) và nghề nghiệp mà còn phải chú ý

đến yếu tố “vốn văn hóa”. Các giai cấp gắn với nền văn hóa riêng, cụ thể là có

nhu cầu, sở thích, phong cách ngôn ngữ, ứng xử, lễ nghi... khác nhau. Đây là

những chỉ báo không chỉ để nhận biết giai cấp mà là cơ sở, điều kiện để con

người gia nhập vào các giai tầng trong xã hội. Cũng có nghĩa rằng, tính di động

xã hội trong hệ thống phân tầng hay nói cách khác là khả năng thăng tiến của

con người còn phụ thuộc vào “vốn văn hóa” của họ, mà tiêu chuẩn hàng đầu

phải kể đến là trình độ học vấn, nói riêng và trình độ văn hóa, nói chung.

Nghiên cứu của Bourdieu (1984) cho thấy văn hóa của các giai cấp

xã hội bên trên có thiên hướng nhiều hơn về tư duy trừu tượng và

lập luận chính thống và nó quan tâm nhiều hơn tới nghệ thuật, văn

học, và các hoạt động giải trí “trí tuệ”. Còn văn hóa của các giai cấp

dưới thường hẹp hơn tập trung vào cái cụ thể, sự kiện, và vào những

cái cần thiết cho đời sống hàng ngày [trích theo 80, tr.114].

57

Cho nên các giai cấp không chỉ tái tạo lại chính nó bằng cách

chuyển giao lại của cải cho thế hệ sau, họ còn tái tạo lại chính họ về

mặt văn hóa. Thực chất, văn hóa của giai cấp trên thường có chức

năng như một loại mật mã cho phép các thành viên nhận ra được nhau

ngay theo những cách mà các thành viên giai cấp dưới hoàn toàn

không nhìn thấy. Hơn thế nữa, xung đột giai cấp thường bao gồm

không chỉ về của cải mà còn cả sự thịnh nộ về văn hóa. Rõ ràng, các

giai cấp thường gắn với các tiểu nền văn hóa [trích theo 80, tr.114].

Ngoài ra, nhiều nhà XHH còn chú ý đến yếu tố “vốn xã hội” khi bàn về

giai cấp và PTXH. Vốn xã hội có được thông qua tổ hợp các quan hệ xã hội

mà các cá nhân xác lập lên. Những ai có được mạng lưới quan hệ xã hội rộng

thì càng dễ có được nhiều cơ may, cơ hội trao đổi, chia sẽ nguồn lực (của cải,

tri thức, kinh nghiệm, tiếp cận thông tin...) để vươn lên những tầng cao.

Ngược lại, những ai có quan hệ xã hội chật hẹp thì không những không tranh

thủ được nguồn lực từ bên ngoài mà nhiều khi gặp khó khăn, còn bị rơi vào

bế tắc, tuyệt vọng.

Một điều chắc chắn là, sự biến đổi PTXH nghề nghiệp và tính di động

của các nhóm xã hội nghề nghiệp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố “vốn văn

hóa” và “vốn xã hội” nói trên. Trong đó, trình độ học vấn và quan hệ xã hội là

những biến số có sức tác động rất mạnh. Vì vậy, tác giả luận án sẽ vận dụng

lý thuyết Bourdieu vào việc lý giải khả năng biến đổi vị thế của các nhóm xã

hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng trong giai đoạn thành phố này đẩy mạnh tiến trình

CNH, HĐH và ĐTH.

Tóm lại, các lý thuyết về PTXH phần lớn đều được các tác giả dựa trên

nền tảng tiếp cận nghiên cứu của Karl Marx và Max Weber. Từ đó các tác giả

phát triển thành các trường phái riêng nhằm phân tích và lý giải những hiện

tượng PTXH trong các xã hội hiện đại. Tất cả các lý thuyết đều cho thấy,

PTXH là thực tế khách quan và tất cả các xã hội đều có sự phân tầng, vấn đề

58

chỉ là khoảng cách giữa các tầng lớp trong hệ thống phân tầng như thế nào. Và

có nhiêu lý thuyết về phân tầng, vấn đề chỉ là vận dụng những lý thuyết nào để

phân tích, lý giải thấu đáo thực tiễn phân tầng nghề nghiệp đang diễn ra ở nước

ta, nói chung và Đà Nẵng, nói riêng trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu phân tầng xã hội nghề

nghiệp ở nước ta hiện nay

Lịch sử xã hội luôn trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển

không ngừng. Thực tiễn kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ sau đổi mới cho

thấy có những thay đổi rất nhiều so với thời kỳ đất nước vận hành theo cơ chế

tập trung quan liêu, bao cấp. Trong những năm gần đây, trên tất cả các mặt

của đời sống xã hội, nhất là trên phương diện PTXH, đang có những diễn tiến

rất phong phú, đa dạng. PTXH biến đổi đa dạng, đa chiều hơn trước đây.

Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, cấu trúc PTXH Việt Nam được

hình thành bởi các giai cấp và tầng lớp người được xác định chủ yếu dựa trên

quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. Lúc bấy giờ, ở nông thôn, những ai sở hữu

nhiều ruộng đất phát canh thu tô là thuộc giai cấp địa chủ, họ có quyền lực và

vị thế cao trong làng xã, còn giai cấp nông dân là những người sản xuất nhỏ

hoặc làm thuê với thân phận thấp kém; ở khu vực đô thị, tầng lớp trên là

những người sở hữu tài sản và sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn. Ngoài ra,

đội ngũ vua - quan và số ít trí thức đỗ đạt cao đương nhiên thuộc tầng lớp

trên. Quan điểm của Karl Marx về PTXH nêu ở phần trên là những căn cứ soi

sáng cho chúng ta nhận diện cấu trúc xã hội thời kỳ này một cách rõ ràng. Sự

PTXH, phân hóa giai cấp chủ yếu dựa vào quyền sở hữu tư liệu sản xuất của

các tập đoàn người. Mức độ sở hữu đất đai ở nông thôn là nguồn gốc tạo ra

ranh giới phân biệt giai cấp địa chủ với giai cấp nông dân.

Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975 ở miền Bắc và đến

1986 trên cả nước, cấu trúc xã hội bao gồm hai giai cấp, một tầng lớp. Với cơ

chế bao cấp, phân phối lợi ích trong xã hội theo nguyên tắc bình quân, chia

59

đều, cho nên nhìn trên bề mặt xã hội ít có sự khác biệt về mức sống, điều kiện

sống giữa các nhóm dân cư. Là xã viên hợp tác xã thì ai cũng có mức thu

nhập như nhau; là cán bộ công chức nhà nước thì sự khác biệt về đời sống

giữa mọi người cũng không quá lớn. Với quan niệm về PTXH một cách giản

đơn và nguyên tắc phân phối bình quân nên xã hội trở nên xơ cứng, sự biến

đổi xã hội trở nên chậm chạp, vì thế nên PTXH đã không được chú ý quan

tâm trong cả nghiên cứu lẫn trong đời sống xã hội.

Từ khi đổi mới đến nay, đất nước phát triển theo cơ chế thị trường cùngvới tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã mang tới nhiều đổithay lớn lao, toàn diện. Những người công nhân, nông dân, trí thức không cònbị bó chặt trong giới hạn của xí nghiệp quốc doanh hay hợp tác xã với vô vànđiều luật cấm đoán khắt khe. Từ năm 1986 đến nay, mọi người được quyềnphát triển khả năng của mình trên mọi lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội. Chủtrương khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã cho phép mọingười dân phát huy cao nhất mọi tiềm năng, thế mạnh để vươn lên trong cuộcsống. Tính năng động, sáng tạo của cá nhân và tập thể được khơi dậy và pháthuy cao nhất. Chính điều này đã tạo ra xung lực cho sự phát triển của đấtnước trong suốt những năm qua. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Namkhông ngừng nâng cao, GDP bình quân đầu người và tổng sản phẩm quốc nộinăm sau cao hơn năm trước diễn ra liên tục trong hơn hai thập niên qua. Đờisống văn hóa, y tế, giáo dục không ngừng được cải thiện; chính trị, xã hội ổnđịnh; đặc biệt là đã đạt được các mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà Đảng vàNhà nước đề ra. Tổ chức ngân hàng thế giới (WB) đã xác định, Việt Nam đãgiảm nghèo từ 58,1% hộ nghèo năm 1993 xuống còn 28,9% vào năm 2002 vàtiếp tục giảm xuống còn 14,5% vào năm 2008. Tỷ lệ người thiếu đói tính theochuẩn nghèo lương thực thực phẩm đã giảm từ 24,9% năm 1993 xuống còn10,9% năm 2002 và còn 6,9% năm 2008 [70, tr.16]. Nếu tính theo chuẩnnghèo của chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 thì tỷ lệ hộ nghèo ởnước ta năm 2010 là 14,2% và năm 2012 còn 11,1%.

60

Trong Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004, Ngân hàng thế giới đãkhẳng định: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong nhữngcâu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế”. Việt Nam đang từngbước hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ như đã giao ước với Liên Hợpquốc trước thời hạn.

Kinh tế thị trường đã tạo ra sự năng động xã hội và là động lực pháttriển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên KTTT cũng dẫn tới sự phân hoá xã hội gaygắt. Những nhóm xã hội nghề nghiệp có điều kiện thuận lợi về đất đai, vốn,lao động, trình độ chuyên môn, lợi thế nghề nghiệp và biết nắm bắt cơ mayvận hội thì dễ dàng thăng tiến trong cuộc sống, họ có đời sống ngày càng khágiả, giàu có, có điều kiện thụ hưởng đời sống văn hóa, y tế, giáo dục...ngàycàng cao; và ngược lại cũng có những nhóm xã hội nghề nghiệp do không cóđủ những điều kiện và lợi thế nói trên trở nên yếu thế, gặp vô vàn khó khăntrong cuộc sống; họ thuộc tầng lớp có vị thế thấp nhất trong cấu trúc phântầng xã hội. Như vậy, thực tế biến đổi PTXH ở nước ta đang diễn ra theochiều hướng đa dạng, phức tạp như những gì vốn có của cuộc sống.

Phân tích các lý thuyết PTXH trong lịch sử, tác giả Mai Huy Bích kháiquát rằng:

Thế kỷ XXI là thời kỳ của nhiều mô hình và quan điểm về bất bìnhđẳng và PTXH. Từ chỗ chỉ thừa nhận nhân tố kinh tế trong sự phânchia giai cấp, lý thuyết xã hội học ở phương Tây đã đi đến chỗ chorằng phân tầng là hiện tượng nhiều mặt, và các nhân tố văn hóa - xãhội cũng đóng vai trò của mình [4, tr.115].

Cũng xuất phát từ thực tế đang diễn ra mà trong nghiên cứu của mình,tác giả Đỗ Thiên Kính cho rằng: “Phải dựa vào quyền kiểm soát đối với tưliệu sản xuất (và quyền kiểm soát đối với các nguồn lực khác) để nghiên cứunhững vấn đề thuộc về PTXH” [46, tr.59].

Sự biến đổi PTXH ở nước ta đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố: Sở

hữu tư liệu sản xuất, lợi thế nghề nghiêp, trình độ giáo dục vv... Vì thế để

61

nghiên cứu lý giải PTXH nghề nghiệp hiện nay không thể duy kinh tế (chỉ

dựa trên yếu tố sở hữu tư liệu sản xuất) mà phải tiếp cận đa chiều cạnh, tức là

phải xem xét tác động từ nhiều yếu tố. Trong thực tế ở nước ta hiện nay,

thường có 3 yếu tố có vai trò quyết định đến quá trình PTXH: Một là yếu tố

sở hữu, hai là yếu tố quyền lực, ba là yếu tố văn hóa - trí tuệ. Trong thực tiễn

phân hóa giàu nghèo ở hầu hết các vùng trong cả nước thường có sự đan

quyện của cả 3 yếu tố trên. Những nghiên cứu thực nghiệm xã hội học thời

gian qua đã chỉ rõ: Những “nhóm vượt trội” (nhóm có vị thế cao trên tháp

phân tầng) cả ở đô thị lẫn nông thôn đều hội đủ, hoặc tương đối đủ cả ba yếu

tố nêu trên, trong đó yếu tố quyền lực có vai trò rất lớn. Phần lớn những người

nổi trội lên về kinh tế đều có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố quyền lực. Hoặc

chính bản thân họ đang nắm giữ những vị trí quan trọng liên quan đến chức

năng kiểm soát kinh tế của bộ máy quyền lực, hoặc con cháu họ hay những

người có liên quan mật thiết với họ [13, tr.53-54].

Vì vậy, bên cạnh yếu tố quyền sở hữu tư liệu sản xuất, thì lợi thế nghề

nghiệp, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực lãnh đạo quản lý và đặc biệt

là quyền lực chính trị là những yếu tố cốt yếu cần phải được chú ý khi nghiên

cứu về PTXH nghề nghiệp ở nước ta hiện nay.

Mặt khác, xã hội luôn là một mạng lưới của sự đan xen nhiều tầng

nấc theo cơ cấu tầng lớp xã hội khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau, tạo nên tính chỉnh thể của xã hội. Mỗi loại cơ cấu cũng có

những vai trò, vị thế riêng trong sự tác động đến phát triển xã hội. Do đó,

nếu giản đơn hóa khi xem xét PTXH chỉ dừng lại ở sự phân chia tầng bậc

theo cách nhìn duy giai cấp không thôi, sẽ làm mất đi bản chất phong phú,

phức tạp vốn có của xã hội loài người. Ngay Karl Marx, trong khi phân tích

về giai cấp và đấu tranh giai cấp cũng đã nói nhiều về các tầng lớp xã hội:

Từ tầng lớp tư sản trong công nghiệp, trong thương nghiệp, đến địa chủ,

nông dân, thợ thủ công, kể cả tầng lớp vô sản lưu manh...Ngay trong bộ Tư

62

Bản, quyển 1, khi phân tích về “sự phân công lao động và công trường thủ

công” Karl Marx cũng đã nói về thang bậc đẳng cấp: “Bên cạnh các bậc

thang đẳng cấp ấy là một sự phân chia đơn giản những người lao động

thành những người lao động thành thạo và những người lao động không

thành thạo” [60, tr.508-509]. Như vậy, trong lý luận hiện đại, nói chung và

cả lý luận chủ nghĩa Mác, nói riêng, luôn có 2 cách tiếp cận cơ bản khi xem

xét PTXH: Tiếp cận từ góc nhìn phân hóa giai cấp xã hội và tiếp cận từ góc

nhìn đẳng cấp xã hội. Mỗi cách tiếp cận đều có ý nghĩa riêng của nó. Tiếp

cận giai cấp giúp chúng ta nhận biết bản chất của một hình thái kinh tế xã

hội; còn tiếp cận đẳng cấp giúp nhận rõ thực trạng PTXH trong từng giai

cấp, từng cộng đồng, lãnh thổ cụ thể, ở từng thời kỳ cụ thể. Đây là cách

tiếp cận có ý nghĩa lớn trong việc quản lý xã hội. Nó là cơ sở hoạch định

các chính sách, chủ trương phát triển cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô; cả ngắn hạn

lẫn dài hạn.

Diễn biến thực tế nói trên, càng đặt ra yêu cầu cần phải vận dụng một

cách hợp lý các quan điểm, các lý luận vào thực tiễn nghiên cứu PTXH nghề

nghiệp. Thực chất quan điểm về PTXH của Karl Marx và Max Weber không

hoàn toàn mâu thuẫn, điểm khác là Karl Marx nhấn mạnh nhiều đến quyền

lực kinh tế (sở hữu tư liệu sản xuất - căn nguyên cốt lõi), còn Max Weber thì

đề cập đến nhiều yếu tố và ông không tuyệt đối hóa yếu tố nào.

Như vậy, sự vận dụng kết hợp quan điểm của Karl Marx và Max Weber

và kế thừa sự phát triển mới trong các lý thuyết XHH hiện đại vào nghiên cứu

PTXH nghề nghiệp hiện nay là một cách làm có ý nghĩa cao về mặt lý luận và

thực tiễn. Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong phạm vi Luận án này, tác giả

sẽ tiến hành tổng tích hợp các lý thuyết, chắt lọc ra những quan điểm lý luận

và phương pháp tiếp cận tối ưu cho việc nghiên cứu quá trình PTXH nghề

nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010.

63

2.3. QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ ĐIỀU CHỈNH PHÂN TẦNG XÃ HỘI

2.3.1. Đánh giá chung về phân tầng xã hội ở Việt Nam

Thực tế lịch sử đã chứng thực rằng, PTXH là một hiện tượng xã hội

mang tính khách quan, tồn tại phổ biến trong các giai đoạn phát triển của xã

hội từ trước đến nay. Tuy nhiên khái niệm PTXH chưa được đề cập tới ở

nước ta trong giai đoạn trước đổi mới mà chỉ được sử dụng phổ biến từ khi

đất nước chuyển sang nền KTTT.

Giai đoạn trước đổi mới, với cơ chế bao cấp, phân phối lợi ích trong xã

hội theo nguyên tắc bình quân, chia đều cho nên nhìn trên bề mặt xã hội ít có

sự khác biệt về mức sống, điều kiện sống, lối sống giữa các nhóm dân cư.

Điều này không có nghĩa rằng, xã hội Việt Nam giai đoạn trước đổi mới

không có sự phân tầng. Mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra mục tiêu, lý

tưởng đưa đất nước tiến lên CNXH - xây dựng một xã hội công bằng, dân

chủ, trong đó “đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành...”

Nhưng trong thời kỳ quá độ để đi đến xã hội đó thì sự tồn tại PTXH là lẽ tự

nhiên. Ngày 13/6/1955, khi nói chuyện với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

tại Hội nghị sản xuất, cứu đói, Bác căn dặn: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn,

người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu lên” [62, tr.82]. Rõ ràng

trong tư duy lãnh đạo của người điều hành đất nước đã có sự nhận thức sâu

sắc hiện thực xã hội. Tuy nhiên giai đoạn trước đổi mới, dưới tác động của cơ

chế hành chính tập trung bao cấp với nguyên tắc phân phối lợi ích xã hội theo

chủ nghĩa bình quân, chia đều đã hạn chế được mức độ PTXH nhưng lại tạo

ra một xã hội xơ cứng, tính năng động xã hội không được phát huy.

Từ đổi mới đến nay, đất nước phát triển theo cơ chế thị trường đã mang

tới nhiều đổi thay lớn lao, toàn diện. Kinh tế thị trường đã tạo ra sự năng động

xã hội và là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên KTTT cũng dẫn tới

sự phân hoá xã hội gay gắt. Những nhóm xã hội có điều kiện thuận lợi về đất

64

đai, vốn, lao động, trình độ và nắm bắt được cơ may vận hội thì dễ dàng thăng

tiến trong cuộc sống, họ có đời sống ngày càng giàu có. Ngược lại, cũng có

những nhóm xã hội do không có đủ những điều kiện nói trên trở nên yếu thế,

gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội VIIIcủa Đảng đã đánh giá: “Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thịvà nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh. Đời sống của một bộphận nhân dân, nhất là ở một số vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ,vùng đồng bào dân tộc, còn quá khó khăn. Chất lượng giáo dục, đào tạo, y tếở nhiều nơi còn thấp” [17, tr.64]. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trungương Đảng tại Đại hội IX của Đảng tiếp tục đánh giá:“Sự phân hóa giàunghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cưtăng nhanh chóng” [19, tr.74].

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đạihội XI của Đảng tiếp tục đánh giá:

Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo còn khá lớn và ngày càngdoãng ra. Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe còn thấp,hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yếu cầukhám, chữa bệnh của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồngbào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số [21, tr.168-169].

Như vậy, ở nước ta, theo đúng những quy luật chi phối của thị trường,càng phát triển KTTT cả chiều rộng và chiều sâu, thì sự PTXH, phân hóa giàunghèo, ngày càng có xu hướng diễn ra gay gắt hơn. Thực tế đó đặt ra choĐảng và Nhà nước Việt Nam nhiệm vụ xây dựng và thực hiện một hệ thốngchính sách xã hội đồng bộ nhằm điều chỉnh PTXH, phân hóa giàu nghèo, đảmbảo sự công bằng xã hội, phát triển xã hội bền vững.

2.3.2. Về điều chỉnh phân tầng xã hội ở Việt Nam

Việc điều chỉnh sự PTXH và phân hoá giàu nghèo cần phải tuân theo

nguyên tắc công bằng xã hội, đảm bảo mục tiêu phát triển xã hội: “Dân giàu,

65

nước mạnh, dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh”. Cụ thể, việc điều chỉnh sự

PTXH cần đảm bảo để không làm thiệt hại lợi ích của bất kỳ giai tầng xã hội nào

trong khi vẫn đảm bảo hỗ trợ người nghèo, tầng lớp nghèo mà vẫn tạo điều kiện

để cho các giai tầng xã hội khác phát huy được ưu thế của mình để phát triển

kinh tế - xã hội. Điều chỉnh PTXH là tạo ra cơ hội, điều kiện thuận lợi cho mọi

người, mọi tầng lớp xã hội phát huy tốt nhất khả năng, trí tuệ để thăng tiến.

Như vậy điều chỉnh PTXH và phân hoá giàu nghèo không có nghĩa là

bằng mọi cách nâng mức sống của người nghèo lên bằng người giàu và hạ

mức sống của người giàu xuống bằng người nghèo, càng không phải là “lấy

của người giàu chia cho người nghèo” theo kiểu “cào bằng”, “Trung bình chủ

nghĩa” đối với các giai tầng xã hội. Đây càng không phải là cách chia đều sự

nghèo khổ giữa các cá nhân, nhóm và tầng lớp xã hội đã từng tồn tại ở nước

ta giai đoạn trước đổi mới. Cách điều chỉnh này đã triệt tiêu sức sản xuất xã

hội, đã đưa đến sự trì trệ và khủng hoảng kinh tế - xã hội mà đất nước chúng

ta đã từng trải qua.

Công bằng xã hội là vấn đề có mối quan hệ trực tiếp và quyết định đến

quá trình hoạch định mọi chính sách. Trong các văn kiện Đại hội Đảng lần

thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI cũng như các nghị quyết, chỉ thị trong những thập

niên vừa qua đều đề cập đến công bằng xã hội.

Tại Đại hội lần thứ VII, khi thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế -

xã hội giai đoạn 1991 - 2000, Đảng ta đã nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế

phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi

trường”. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng khóa VIII, Đảng ta cũng tiếp tục

khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã

hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội

phải thể hiện rõ trong các khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều

kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của

mình” [17, tr.113]. Tiếp theo, Đại hội Đảng lần thứ IX, thứ X và đặc biệt lần

66

thứ XI, trong cả ba văn kiện chính thức (Báo cáo chính trị, Cương lĩnh (bổ

sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020)

đều xác định công bằng xã hội là một trong các yếu tố trụ cột cho sự phát

triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Như vậy, đường lối phát triển kinh

tế - xã hội nhanh và bền vững đã được Đảng và Nhà nước ta đặt ra với nội

dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong

lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trong nhiều

thập niên qua.

Tuy PTXH là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát

triển của xã hội song PTXH đó diễn ra như thế nào, với quy mô, mức độ nào,

lại phụ thuộc nhiều vào sự tác động điều chỉnh của các chủ thể quản lý. Nghĩa

là phân tầng có sự kiểm soát, không để nó diễn ra một cách tự phát.

Vấn đề đặt ra là điều chỉnh PTXH bằng cách nào? Theo quan điểm và

định hướng nào là điều cần xác định. Ở Việt Nam, Đảng ta đã chủ trương điều

chỉnh PTXH và phân hóa giàu nghèo như sau:

Khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, đi đôi

với chăm lo xóa nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát

triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt

quan tâm tới các vùng căn cứ cách mạng và vùng khảng chiến cũ,

các gia đình thuộc diện chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều

tiến tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ai cũng có việc làm, có

cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chữa bệnh, từng bước

thực hiện điều Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước [17, tr.73].

Trong những năm qua, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước

ta về phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện hơn. Đại hội VI, Đảng ta

mới khẳng định sự cần thiết phải sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ dưới chủ

nghĩa xã hội thì đến Đại hội VII và Đại hội VIII Đảng đã khẳng định cơ chế

thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Đại hội IX

67

tiếp tục đánh dấu thêm một bước phát triển mới trong đổi mới tư duy lý luận

kinh tế của Đảng, đã xác định: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt

Nam. Đại hội X làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN ở Việt Nam, là: Nắm vững định hướng XHCN trong nền

KTTT, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát triển đồng bộ

và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại hình thị trường cơ bản theo cơ

chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại

hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Quan điểm về phát triển kinh tế thị trường

định hướng XHCN ở Việt Nam tiếp tục được khẳng định và hoàn thiện hơn

trong Văn kiện Đại hội XI:

Nền kinh tế thị trường XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa

nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của

Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản; vừa vận động theo

những quy luật của KTTT, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên

tắc và bản chất của CNXH; trong đó cơ chế thị trường được vận dụng

đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ, có hiệu quả mọi nguồn lực

nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế [21, tr.34].

Cơ chế thị trường cũng đã góp phần phát huy lợi thế so sánh giữa các

vùng, các khu vực trong nước, giữa thành thị và nông thôn, góp phần vào

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, cải thiện đời sống nhân dân. Sự

phá bỏ độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các

thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phát huy tính năng động, sáng tạo trong

hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 -

2010, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng: Tốc

độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7,26%/năm, thuộc nhóm nước có tốc

độ tăng trưởng cao trong khu vực. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt

68

1.168 USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp. Cơ cấu

kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững,

thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện tốt hơn. Thu nhập thực

tế bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần. Công cuộc xóa đói

giảm nghèo đạt nhiều thành tựu nổi bật, được quốc tế đánh giá cao. Chênh

lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999 xuống

còn 1,98 lần năm 2010. Trẻ em được quan tâm bảo vệ, chăm sóc; tỷ lệ trẻ

dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 33,8% xuống còn dưới 18%. Tuổi thọ

bình quân tăng từ 67 lên 72.2 tuổi. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục

trung học cơ sở. Chỉ số phát triển con người (HDI) không ngừng tăng lên,

năm 2008 là 0,733, thuộc nhóm nước trung bình cao trên thế giới. Mức hưởng

thụ văn hoá, điều kiện tiếp cận thông tin của người dân được nâng lên rõ rệt.

Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng.

Cùng với những kết quả to lớn trong việc phát triển các lĩnh vực xã hội, ngân

sách nhà nước chi cho các lĩnh vực này không ngừng tăng lên; bảo hiểm y tế

được mở rộng từ 13,4% dân số năm 2000 lên khoảng 62% năm 2010. Bình

đẳng giới có nhiều tiến bộ, tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội và giữ các trọng

trách trong hệ thống chính trị ngày càng cao [12].

Bên cạnh những thành quả nêu trên, Đảng và Nhà nước ta luôn coi

trọng quan điểm phát triển toàn diện và chỉ rõ: “Phát triển nhanh, hiệu quả và

bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội

và bảo vệ môi trường” [21, tr.125].

Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta còn chú trọng vào

việc nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người để có thể phát huy hết tài

năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả phát triển,

đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi người góp sức thực hiện dân giàu,

69

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, giữ gìn và phát triển nền văn hóa

dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân

dân về ăn, mặc, ở, đi lại, phòng và chữa bệnh, học tập, làm việc, tiếp nhận thông

tin, sinh hoạt văn hóa. Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa

đói, giảm nghèo, tạo điều kiện về hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các

cộng đồng đều có thể tự phát triển, tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát

triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thiết thực chăm lo sự bình đẳng về giới, sự tiến bộ

của phụ nữ; đặc biệt chăm lo sự phát triển và tiến bộ của trẻ em.

Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu phát triển của đất nước, Chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 khẳng định:

Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tạo cơ

hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các

dịch vụ cơ bản, các phức lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính

sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực

và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện

nghèo nhất và đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật,

tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách và

các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh

lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị [21, tr.125].

Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng được xác

định một cách cụ thể là:

Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010;

thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư. Xóa

nhà ở đơn sơ, tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25m2 sàn xây

dựng nhà ở tính trên một người dân (…). Xây dựng nền văn hóa tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phức;

con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực

sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật [21, tr.105].

70

Như vậy, đường lối của Đảng đã đặt vấn đề giải quyết tốt mối quan hệ

giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội một cách toàn diện. Đây là cơ sở để

nâng cao tầm nhìn chung, có hệ thống nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế và

xã hội ở cả phương diện vĩ mô, cả phương diện vi mô, cụ thể, gắn với từng

ngành, từng địa phương. Mặt khác, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội phải

được tiến hành ngay trong từng bước đi, từng chính sách phát triển, tạo sự

phát triển đồng thời cả kinh tế và tiến bộ xã hội. Vấn đề quan trọng là phải

gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, quan tâm đến lợi ích

chính đáng của con người. Quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội là tạo động

lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tóm lại, quan điểm và chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là

tạo cơ hội và điều kiện bình đẳng cho mọi người dân làm giàu theo pháp luật,

thật sự khuyến khích, biểu dương và tôn vinh những người làm giàu chính

đáng bằng tài năng trí tuệ, sức lao động của mình. Đồng thời thực hiện ngày

càng tốt hơn công bằng xã hội. Công bằng xã hội là thông qua cơ chế chính

sách để tạo lập điều kiện, môi trường thuận lợi cho mọi người dân phát huy

khả năng, lợi thế để tự vươn lên, tôn trọng và khuyến khích tài năng phát

triển, chấp nhận có PTXH hợp thức, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế -

xã hội nhanh và bền vững.

71

Chương 3

NHẬN DIỆN BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2010

3.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ - HÀNH CHÍNH VÀ KINH TẾ - XÃ

HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Đặc điểm địa lý - hành chính

Đà Nẵng là thành phố biển lớn nhất miền Trung, ở 15055’ đến 16014’ vĩ

Bắc, 107018’ đến 108020’kinh Đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế,

phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp Biển Đông.

Đà Nẵng đang hội tụ đầy đủ những yếu tố để trở thành đầu mối trungchuyển, quá cảnh, giao lưu hàng hoá dịch vụ ở trong nước và quốc tế. Hiệntại, Đà Nẵng có đường bay thẳng quốc tế tới nhiều nơi trên thế giới. Ngoàihai tuyến đường huyết mạch, quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam nối liềnhai đầu đất nước thì Đà Nẵng còn nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây từ Cảng Đà Nẵng thông thương với 13 tỉnh và thành phố của 4 nước(Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam). Ngoài việc đáp ứng nhu cầu traođổi, thông thương buôn bán giữa các vùng kinh tế trong nước thì Đà Nẵngcòn là một trong những cửa ngõ quan trọng ra Biển Đông của một số quốcgia trong khu vực và sẽ trở thành đầu mối quan trọng về vận chuyển và vậntải quốc tế của miền Trung - Tây Nguyên và các nước thuộc lưu vực sôngMêKông. Đây chính là lợi thế cho Đà Nẵng mở rộng quan hệ giao lưu hợp táckinh tế - xã hội với các nước trên thế giới và khu vực, là tiền đề quan trọng đểphát triển các ngành kinh tế, đặc biệt phát triển kinh tế biển, từng bước đưaĐà Nẵng trở thành động lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Ngoài ra, với ưu thế vừa nằm liền kề với khu kinh tế mở Chu Lai, khu

kinh tế Dung Quất, lại vừa nằm giữa quần thể di sản văn hoá thế giới, gồm cố

đô Huế, phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn nên Đà Nẵng càng có nhiều lợi

thế so sánh và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, con người

Đà Nẵng thông minh, chất phác, cần cù lao động và luôn nêu cao truyền

72

thống cách mạng. Điều này đã và đang trở thành yếu tố quyết định sự thăng

tiến của Đà Nẵng.

Trước năm 1975, thành phố Đà Nẵng hiện nay gồm thị xã Đà Nẵng vàhuyện Hoà Vang thuộc tỉnh Quảng Nam. Đà Nẵng lúc bấy giờ là căn cứ liênhợp quân sự của Mỹ - Ngụy lớn nhất miền Trung. Mặt khác do chiến tranh,dân di cư lánh nạn từ các tỉnh miền Trung đổ về Đà Nẵng ngày càng đông, vìvậy Đà Nẵng là thành phố có tỷ lệ tăng dân số nhanh nhất trong các thành phốmiền Nam Việt Nam. Quy mô dân số trước giải phóng (kể cả ngụy quân SàiGòn) xấp xỉ 1 triệu dân [9, tr.11].

Theo phân chia đơn vị hành chính của chính quyền Sài Gòn cũ thì ĐàNẵng có 3 quận: Quận 1 (nay là quận Hải Châu), quận 2 (nay là Quận ThanhKhê), quận 3 (nay là Sơn Trà và một phần quận Ngũ Hành Sơn) và huyệnHoà Vang. Sau năm 1975, thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam - ĐàNẵng và được tách ra thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 1997.

Thành phố Đà Nẵng hiện nay có diện tích đất tự nhiên: 1255,0 km2;dân số hơn 900.000 người (năm 2010); thành phố có 6 quận nội thành (SơnTrà, Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn) và haihuyện (huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa).

Bảng 3.1: Dân số trung bình năm của thành phố Đà NẵngĐơn vị tính: người

1997 2000 2005 2010Toàn thành phố 672.530 716.282 779.019 911.890Nam 327.021 351.013 377.711 449.778Nữ 345.447 365.269 401.308 462.112Thành thị 531.530 565.440 672.640 793.650Nông thôn 140.938 150.842 106.379 118.240Các quận/ huyệnQ. Hải Châu 186.671 197.688 192.881 192.660Q. Thanh Khê 145.038 153.610 163.178 174.520Q. Sơn Trà 95.972 102.740 116.998 130.650Q.Ngũ Hành Sơn 42.798 45.759 51.914 66.070Q. Liên Chiểu 61.051 65.643 82.162 139.140Q. Cẩm lệ 65.507 90.610H. Hòa Vang 140.938 150.842 106.379 118.240

Nguồn: [108, tr.13].

73

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương (năm 1997),

thành phố Đà Nẵng đã tạo lập vị thế mới, kinh tế Đà Nẵng có nhịp độ phát

triển tăng liên tục. Về quy mô, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố

năm 1997 (theo giá so sánh năm 1994) là 2.589,84 tỷ đồng, đến năm 2010 đã

tăng lên 10.274 tỷ đồng, tăng gần 4 lần, bình quân đạt 11,30%/năm (bình

quân cả nước là 7,27%/năm).

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế TP Đà Nẵng

Đơn vị tính: %

Nguồn: [10].

Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 6,91 triệu đồng, thì năm2010 đạt 31,71 triệu đồng [108, tr.22]. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạtầng xã hội được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đời sống vật chấtvà tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Thành phố đã giảm được tỷ lệhộ nghèo từ 3,55% trên tổng số hộ dân cư tính đến cuối năm 1999 xuống còn1,95% năm 2003 và 0,13% năm 2004 và đến năm 2009 thì Đà Nẵng đã hết hộnghèo (theo tiêu chuẩn của chính phủ giai đoạn 2006-2010). Nếu theo chuẩnnghèo của chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 thì năm 2010, tỷ lệ hộnghèo của Đà Nẵng là 5,1% (trong khi cả nước là 14,2%) [101, tr.433].

Để nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế, trong những năm qua

Đà Nẵng đã đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất,

74

nâng cấp, chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho

việc mở rộng không gian đô thị. Đà Nẵng đã và đang tiếp tục chú trọng tập trung

vào công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, phát huy tiềm năng thế

mạnh của thành phố trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, trải qua 13

năm xây dựng và phát triển, đến năm 2010, Đà Nẵng đã thu hồi đất với tổng

diện tích 11.488 ha, tổng số tiền chi cho đền bù giải tỏa các khu dân cư

khoảng 5000 tỷ đồng, tổng số hộ thuộc diện giải tỏa đền bù gần 90.000 hộ.

Trong đó số hộ giải tỏa thu hồi đi hẳn là 41.282 hộ, số hộ giải tỏa thu hồi một

phần 21.125 hộ, số hộ giải tỏa đất nông nghiệp lâm nghiệp 20.333 hộ (cưỡng

chế khoảng 100 hộ) [2, tr.28-29]. Đồng hành với quá trình giải toả là việc quy

hoạch kiến tạo nơi ở mới theo tiêu chuẩn đô thị văn minh, hiện đại. Những

thành công to lớn trong công tác ĐTH đã tạo tiền đề quan trọng để Thủ tướng

Chính phủ ra Quyết định số 145/2003/QĐ - TTg ngày 15/7/2003 công nhận

thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I.

Với quyết sách đúng đắn, táo bạo của Đảng bộ cùng với chủ trương hợp

lòng dân, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, Đà Nẵng đã và đang

thực hiện tiến trình ĐTH thành công trên cả quy mô và chất lượng. Với việc

hình thành các khu dân cư mới như Thạc Gián, Vĩnh Trung, Bạch Đằng

Đông, Nam cầu Tuyên Sơn vv.. không gian đô thị thành phố không còn bó

hẹp ở một số phường của quận Hải Châu và Thanh Khê như trước. Đến nay

Đà Nẵng được mở rộng thành 6 quận nội thành với quy mô rộng lớn, chất

lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương xứng với đô thị loại I.

Như vậy, một trong những thành quả to lớn của thành phố trong những

năm qua là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, điều này đã làm

thay đổi bộ mặt thành phố, thu hút các nhà đầu tư, tác động tích cực đến quá

trình biến đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội của địa phương này (đặc biệt là

sự biến đổi PTXH nghề nghiệp).

75

Từ định hướng phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng: “Công nghiệp -

dịch vụ - nông nghiệp” và sau năm 2010 chuyển sang cơ cấu: “Dịch vụ - công

nghiệp - nông nghiệp” với tỷ trọng dịch vụ chiểm khoảng 60% GDP vào năm

2020, Đảng bộ thành phố đã định hướng sự phát triển, làm chuyển dịch mạnh

mẽ tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế [23].

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: %

2000 2005 2010Tổng số 100 100 100Nông, lâm, thủy sản 28,23 19,39 9,54Công nghiệp, xây dựng 31,83 37,16 33,07Dịch vụ 39,94 43,45 57,38

Nguồn: [108, tr.18].

Trong hơn một thập niên qua, Đà Nẵng được nhiều người biết đến làmột thành phố năng động, phát triển nhanh tiến trình CNH, HĐH và ĐTH.Diễn tiến cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở bảng 3.2 là minh chứng chomột xu hướng phát triển tích cực. Nếu thời điểm năm 2000, tỷ trọng lao độngtrong khu vực nông, lâm, thủy sản gần tương đương với khu vực công nghiệp,xây dựng và tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ không có sự cách biệtquá lớn thì đến năm 2010 đã có sự dịch chuyển lớn. Tỷ trọng lao động trongkhu vực nông, lâm, thủy sản từ 28,23% (năm 2000) giảm còn 9,54% (năm2009); lao động trong khu vực dịch vụ đã tăng từ 39,94% (năm 2000) lên57,38% (năm 2010).

Đi liền với sự biến đổi cơ cấu lao động hướng đến xã hội hiện đại đó,thì tỷ trọng đóng góp trong GDP của các ngành kinh tế cũng dịch chuyển theohướng tương ứng. Nguồn thu từ khu vực dịch vụ hay công nghiệp, xây dựngcao hơn hàng chục lần so với khu vực nông, lâm, thủy sản.

76

Bảng 3.3: GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: triệu đồng

2000 2005 2010Tổng số 4996.756 11690.841 28920.081Nông, lâm, thủy sản 388.460 599.793 1016.423Công nghiệp, xây dựng 2041.086 5867.509 11997.856Dịch vụ 2567.210 5223.539 15905.802

Nguồn: [108, tr.23].

Nếu tính theo tỷ lệ đóng góp trong GDP thì ở thời điểm năm 2000,nhóm nghề nông, lâm, thủy sản chiếm 7,85%; công nghiệp, xây dựng là41,25%; dịch vụ có tỷ lệ 51%. Đến năm 2010, nhóm nghề nông, lâm, thủy sảngiảm xuống chỉ còn 3,5%; công nghiệp, xây dựng vẫn giữ nguyên mức41,5%; dịch vụ được tăng lên mức 55%.

Như vậy, xét về cơ cấu lao động theo nghề nghiệp cũng như tỷ lệ đóng

góp trong GDP đều cho thấy, ở Đà Nẵng đang diễn ra sự thay đổi theo hướng

ngày càng giảm nhanh nhóm nghề nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh ngành dịch

vụ. Đây là cơ sở cho sự biến đổi PTXH nghề nghiệp theo hướng xã hội hiện đại.

3.2. BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP VỀ VỊ THẾ QUYỀN LỰC

3.2.1. Nguồn dữ liệu và hướng tiếp cận quyền lực nghề nghiệpVề nguồn dữ liệu, để phân tích yếu tố quyền lực nghề nghiệp, Luận án

sử dụng nguồn dữ liệu từ file gốc kết quả khảo sát MSHGĐ do tổng cụcThống kê thực hiện. Mặc dù cuộc khảo sát năm 2002 và năm 2010, Tổng cụcThống kê sử dụng 2 dàn mẫu khác nhau, song mỗi cuộc điều tra này đều có sựnhất quán trên toàn quốc về nguyên tắc chọn mẫu, kích thước mẫu, quy trìnhkhảo sát... nên có thể sử dụng cơ sở dữ liệu này để phân tích, so sánh sự biếnđổi PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng với cả nước cũng như với các thành phốtrực thuộc Trung ương khác.

Trong mô hình PTXH nghề nghiệp của xã hội, vị thế quyền lực nghề

nghiệp được xác lập theo trật tự các nhóm tầng đỉnh gồm: Lãnh đạo quản lý,

77

doanh nhân, chuyên môn cao; các nhóm tầng trung gian gồm: Nhân viên,

công nhân, buôn bán - dịch vụ; các nhóm nằm ở tầng đáy gồm: Tiểu thủ công,

lao động giản đơn và nông dân. Song việc đánh giá quyền lực của các nhóm

xã hội nghề nghiệp không chỉ dựa trên trật tự thứ bậc đã được sắp xếp đó mà

còn được căn cứ vào nhiều yếu tố khác nữa, đặc biệt là khả năng di động nghề

nghiệp từ thứ bậc này sang thứ bậc khác, từ nhóm nghề nghiệp này sang

nhóm nghề nghiệp khác cũng là những dấu hiệu quan trọng để đánh giá sức

hấp dẫn hay vị thế quyền lực của các nghề nghiệp.

Trong thực tế, sự dịch chuyển lao động từ nhóm xã hội nghề nghiệpnày sang nhóm nghề nghiệp khác không đơn giản là do ý thích nhất thờicủa người lao động mà chủ yếu xuất phát từ điều kiện và trình độ phát triểnkinh tế - xã hội nhất định của một xã hội. Điều đó cũng có nghĩa rằng,thông qua biến đổi về cơ cấu lao động nghề nghiệp, ta có thể nhận biếtđược vị thế quyền lực của từng nhóm xã hội nghề nghiệp và qua đó cũngđánh giá được trình độ phát triển xã hội đang ở đâu và theo chiều hướngnào (trừ nhóm lãnh đạo, quản lý vì tỷ lệ của nhóm xã hội này được tăng lênhay hạ thấp là hoàn toàn do cơ cấu tổ chức của thể chế chính trị quy định).

Như vậy, về sự phân tầng vị thế quyền lực của 9 nhóm xã hội nghềnghiệp đến nay đã được các nghiên cứu trong nước và thế giới xác định và trậttự quyền lực này đã và đang tồn tại tất yếu trong thực tiễn xã hội như đã nêu ởmục 2.2.2. Vì vậy, trong phần phân tích sự biến đổi PTXH nghề nghiệp về vịthế quyền lực, Luận án chỉ tập trung xem xét khía cạnh di động nghề nghiệpthông qua cấu trúc mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động lấy làmtiêu chí để đánh giá giá trị quyền lực của các nhóm xã hội nghề nghiệp.

3.2.2. Thực trạng biến đổi vị thế quyền lực nghề nghiệp thông quasự di động nghề nghiệp trong mô hình tháp phân tầng xã hội nghề nghiệp

3.2.2.1. Sự di động nghề nghiệp trong mô hình phân tầng xã hộinghề nghiệp của cả nước

Trong một số nghiên cứu gần đây, thông qua tỷ lệ dân số các nhóm xã

hội nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu đã miêu tả mô hình tháp phân tầng

78

nghề nghiệp ở nước ta đang có hình kim tự tháp với các nhóm đáy (mang

đặc trưng xã hội truyền thống) chiếm tỷ lệ lớn, các nhóm xã hội nghề

nghiệp ở tầng trung và đỉnh (đại diện cho xã hội công nghiệp) chiếm tỷ lệ

nhỏ [46, tr.88]. Từ đó các tác giả đã khái quát rằng, nước ta đang trong giai

đoạn chuyển biến từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp theo

hướng hiện đại song tiến trình diễn ra chậm.

Biểu đồ 3.2: Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động có việc

làm cả nước năm 2002 và 2010

Đơn vị tính: %

Nguồn: [97], [101].

Phân tích số liệu khảo sát năm 2002 và 2010 của cả nước (lao động

được tính từ người đủ 15 tuổi đến trên 60 tuổi đang có nghề nghiệp và đã loại

trừ đi những người đang đi học), cho thấy, cấu trúc dân số lao động giữa các

nhóm xã hội nghề nghiệp có sự thay đổi khá rõ nét theo chiều hướng đến xã

hội hiện đại, mặc dù diễn tiến còn khá chậm. Các nhóm xã hội nghề nghiệp

mang đặc trưng xã hội truyền thống (nông dân, lao động giản đơn, tiểu thủ

công) mặc dù đang có chiều hướng giảm dần song vẫn còn chiếm tỷ trọng quá

lớn (năm 2002 là 78,8% và 2010 là 71,3%). Đáng lưu ý là mặc dù đã giảm 8,9

79

điểm phần trăm so với năm 2002 nhưng tỉ lệ nông dân đến năm 2010 còn

chiếm tới 52,1% (hơn 1/2 lực lượng lao động của cả nước trong các nhóm

nghề). Tất cả những nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với xã hội công nghiệp

hiện đại (thuộc tầng trung và đỉnh của tháp phân tầng nghề nghiệp) đều có sự

chuyển động tăng dần. Tỷ lệ các nhóm xã hội nghề nghiệp này đều tăng lên

khá nhanh, trong đó có các tầng lớp nghề nghiệp như doanh nhân, chuyên

môn cao, công nhân có mức tăng trên 2 lần trong giai đoạn từ năm 2002 đến

năm 2010. Tuy nhiên, do quy mô các nhóm xã hội nghề nghiệp đại diện cho

xã hội hiện đại còn rất nhỏ bé (chẳng hạn đến năm 2010, nhóm doanh nhân

chỉ chiểm 0,4%, chuyên môn cao: 3,9%, công nhân: 4,4%...) nên dù có sự

tăng nhanh nhưng đến năm 2010, mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp ở nước

ta vẫn là hình kim tự tháp (xem biểu đồ 3.2 hay bảng 3.4).

Bảng 3.4: Biến đổi tỷ lệ dân số lao động của 9 nhóm xã hội

nghề nghiệp từ năm 2002 - 2010

Đơn vị tính: %

Nhóm xã hội nghềnghiệp

Năm 2002 Năm 2010Cả nước Đà Nẵng Cả nước Đà Nẵng

-Lãnh đạo, quản lý 0,8 0,4 0,7 0,4-Doanh nhân 0,2 1,1 0,4 3,0-Chuyên môn cao 1,7 7,1 3,9 15,3-Nhân viên 3,9 10,1 5,1 10,8-Công nhân 1,9 7,2 4,4 11,6-Buôn bán-dịch vụ 13,1 29,7 14,1 26,1-Tiểu thủ công 8,7 17,6 11,8 16,4-Lao động giản đơn 8,6 14,1 7,4 9,0-Nông dân 61,0 12,6 52,1 7,5

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0Nguồn: [97], [101].

3.2.2.2. Sự di động nghề nghiệp trong mô hình phân tầng xã hội

nghề nghiệp của thành phố Đà NẵngRiêng với Đà Nẵng - thành phố năng động và có tốc độ đô thị hóa

hàng đầu Việt Nam trong hơn 1 thập niên qua của thế kỷ XXI thì xu hướng

80

biến đổi cấu trúc tháp phân tầng nghề nghiệp lại có những đường nét

chuyển động tích cực hơn. Ở cả 2 thời điểm năm 2002 và 2010, mô hình

tháp phân tầng nghề nghiệp của Đà Nẵng theo hình con quay (mô phỏng đồ

vật trong trò chơi dân gian). Những nhóm xã hội nghề nghiệp ở khoảng

giữa phình to, những nhóm tầng đáy (nông dân và lao động giản đơn)

chiếm tỷ lệ nhỏ (xem biểu đồ 3.3).

Biểu đồ 3.3: Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động đang có

việc làm ở TP Đà Nẵng năm 2002 và năm 2010

Đơn vị tính: %

Nguồn: [97], [101].

Số liệu thống kê từ bảng 3.4 cho thấy, trong khi 3 nhóm nghề mangđặc trưng xã hội nông nghiệp của cả nước giảm chậm thì ở Đà Nẵng, 3nhóm là nông dân, lao động giản đơn và tiểu thủ công lại giảm rất nhanh từ44,3% (năm 2002) xuống còn 32,9% (năm 2010). Đặc biệt là nhóm nghềnông dân đến năm 2010, chỉ còn 7,5% (trong khi cả nước còn 52,1%). Cácnhóm tầng đáy thu hẹp thì tất yếu các nhóm tầng trên của tháp phình to ra.

81

Các nhóm xã hội nghề nghiệp đại diện cho xã hội hiện đại đều theo chiềuhướng tăng lên như doanh nhân tăng từ 1,1% lên 3,0%, chuyên môn caotăng từ 7,1% lên 15,3%, công nhân tăng từ 7,2% lên 11,6%.

Như vậy, cấu trúc các nhóm xã hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng đang có sựbiến đổi hướng đến xã hội hiện đại trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Sựdi động từ nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với nền nông nghiệp truyền thốngdịch chuyển lên những loại hình nghề nghiệp mang đặc trưng xã hội côngnghiệp với tốc độ khá nhanh, nhất là trong bối cảnh tình hình phát triểnkinh tế - xã hội chung của cả nước gặp vô vàn khó khăn do bị ảnh hưởngnặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới.

3.2.2.3. So sánh sự di động nghề nghiệp trong mô hình phân tầng xãhội nghề nghiệp ở Đà Nẵng với các thành phố trực thuộc Trung ương

Đối chiếu mô hình tháp phân tầng dựa trên tỷ lệ lao động của cácnhóm xã hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng với các thành phố trực thuộc Trungương khác cho thấy quy mô, mức độ và xu hướng di động nghề nghiệp diễnra khác nhau trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2010.

Với thành phố Cần Thơ, 3 nhóm xã hội nghề nghiệp mang đặc trưngxã hội truyền thống - có vị thế thấp nhất trong tháp phân tầng, mặc dù giảm14,7 điểm phần trăm (từ 76,9% xuống còn 62,2%) song mô hình tháp phântầng nghề nghiệp của thành phố này vẫn là hình kim tự tháp - mô hình phântầng của xã hội nông thôn thuần túy (năm 2010 tầng lớp nông dân vẫn còn38,1%). Thực tế là năm 2002, Cần Thơ vẫn là một tỉnh mang đặc trưngkinh tế nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đến ngày 26-11-2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Quyết định số 22, tỉnh Cần Thơ đượcchia thành thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnhHậu Giang. Như vậy, đến năm 2010, thành phố Cần Thơ trở thành thànhphố trực thuộc Trung ương được 7 năm, khoảng thời gian chưa đủ dài đểcho quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp diễn ra mạnh mẽ.

Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của Hà Nội và Hải Phòng có nét

tương đồng, ở tầng đáy của mô hình tháp - nhóm xã hội nông dân còn

82

chiếm tỷ lệ khá cao. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2010, mặc dù

nhóm xã hội nông dân ở Hải Phòng có tốc độ giảm nhanh (17,5 điểm phần

trăm) nhưng đến năm 2010 vẫn còn 26,2%; còn ở Hà Nội thì tăng từ 19,5%

(năm 2002) lên 23,5% (năm 2010), có diễn tiến này là do việc sát nhập tỉnh

Hà Tây vào thủ đô Hà Nội.

Biến đổi cấu trúc nghề nghiệp dựa trên tỷ lệ lao động của các nhóm xã

hội nghề nghiệp của Đà Nẵng có nhiều nét tương đồng với TP Hồ Chí

Minh khi các nhóm xã hội nghề nghiệp mang đặc trưng xã hội truyền thống

- có vị thế thấp nhất trong tháp phân tầng nghề nghiệp, theo xu hướng giảm

mạnh, còn các nhóm xã hội nghề nghiệp của xã hội hiện đại tăng nhanh,

trong đó tăng nhanh nhất là các nhóm buôn bán - dịch vụ, chuyên môn cao,

doanh nhân và công nhân.

Biểu đồ 3.4: Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động đang có

việc làm ở các thành phố trực thuộc Trung ương

Đơn vị tính: %

Nguồn: [97], [101].

83

Biểu đồ: Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động đang có việc làm

của thành phố Cần Thơ năm 2002 và 2010

Đơn vị tính: %

Biểu đồ: Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động đang có việclàm của thành phố Hà Nội năm 2002 và 2010

Đơn vị tính: %

Nguồn: [97], [101].

84

Biểu đồ: Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động đang có việc

làm của thành phố Hải Phòng năm 2002 và 2010

Nguồn: [97], [101].

3.3. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP VỀ

VỊ THẾ KINH TẾ

3.3.1. Tình hình phân tầng xã hội về thu nhập trong cộng đồng

dân cư Đà Nẵng

Theo số liệu khảo sát MSHGĐ của Tổng cục Thống kê, giai đoạn từ năm

2002 đến 2010, TNBQ đầu người/ tháng chung của dân cư ở thành phố Đà

Nẵng tăng từ 462.6 nghìn đồng lên 1897.0 nghìn đồng (tăng gấp 4,1 lần). Tuy

nhiên mức tăng thu nhập diễn ra theo nhịp độ cao, thấp và nhanh, chậm khác

nhau giữa các nhóm xã hội. Khi chia dân cư nói chung thành 5 nhóm theo thu

nhập từ nghèo đến giàu (ngũ vị phân) cho thấy xu hướng biến đổi như sau:

Vào năm 2002, mức độ chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất (nhóm 5)

với nhóm thấp nhất (nhóm 1) của dân cư TP Đà Nẵng là 5,4 lần (TNBQ đầu

người của nhóm 1 là 178.7 nghìn đồng và nhóm 5 là 667.7 nghìn đồng/tháng).

Đến năm 2010, nhóm 1 có thu nhập tăng lên 667.7 nghìn đồng/tháng, nhóm 5

có thu nhập là 4420.9 nghìn đồng/tháng, mức chênh lệch giữa nhóm 5 và

85

nhóm 1 lúc này là 6,6 lần. Nếu so với toàn quốc thì mức độ chênh lệch giữa

các nhóm thu nhập của thành phố Đà Nẵng hiện còn thấp hơn rất nhiều so với

mức chênh lệch chung của cả nước (mức chênh lệch nhóm 5 với nhóm 1 của

cả nước năm 2002 là 8,1 lần, và năm 2010 là 9,2 lần).

Như vậy, từ số liệu nêu trên cho thấy mức độ chênh lệch (bất bình đẳng)

giữa các nhóm dân cư chia theo 5 nhóm thu nhập (nhóm 1 có TNBQ đầu

người thấp nhất và nhóm 5 có TNBQ đầu người cao nhất) ở TP Đà Nẵng qua

các thời điểm từ năm 2002 đến năm 2010 đều thấp hơn rất nhiều so với mức

chênh lệch chung của cả nước. Để nhận diện mức độ chênh lệch thu nhập và

phân hóa giàu nghèo của dân cư TP Đà Nẵng một cách chính xác hơn, tác giả

còn kiểm định qua tiêu chuẩn “40%”.

Luận án sử dụng tiêu chuẩn “40%” của Ngân hàng thế giới xét tỷ trọng

thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập của

toàn bộ dân cư. Nếu tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về

thu nhập, còn nằm trong khoảng từ 12 - 17% là có sự bất bình đẳng vừa và lớn

hơn 17% là có mức bình đẳng tương đối. Tính toán theo tiêu chí này cũng cho

thấy vào thời điểm từ năm 2002 đến 2010, mức độ chênh lệch của các nhóm

thu nhập ở TP Đà Nẵng có xu hướng ngày càng gia tăng nhưng ở mức còn

thấp hơn nhiều so với cả nước. Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập

thấp nhất trong tổng số dân cư ở Đà Nẵng năm 2002 là 19,86%; năm 2004 là

19,34%; năm 2006 là 19,57%; năm 2008 là 18,95% và năm 2010 là 17,53%

(trong khi đó tỷ trọng tương ứng qua các năm của cả nước lần lượt là: 17,98%;

17,4%; 17,4%; 16,4%; 14,95%). Số liệu theo tiêu chuẩn trên cho thấy sự bất

bình đẳng trong thu nhập của cả nước có xu hướng tăng nhanh lên mức bất

bình đẳng vừa, sự PTXH về thu nhập đang diễn ra theo xu hướng ngày càng

doãng ra nhưng ở Đà Nẵng vẫn đang ở mức rất thấp. Rõ ràng sự phân tầng xã

hội chia theo 5 nhóm thu nhập của Đà Nẵng đang diễn ra ở mức độ thấp hơn

so với tình hình chung của cả nước.

86

Bảng 3.5: Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trongtổng số thu nhập của toàn bộ dân cư

Đơn vị tính: %Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

Đà Nẵng 19,86 19,34 19,57 18,95 17,53Cả nước 17,98 17,40 17,40 16,40 14,95

Nguồn: [97], [98], [99], [100], [101].

3.3.2. Biến đổi phân tầng xã hội về thu nhập theo các nhóm xã hộinghề nghiệp

Khi đi vào xem xét TNBQ của lao động theo nhóm xã hội nghề nghiệp lạicho thấy sự biến đổi nghịch chiều so với xu hướng chung của cả nước. Kếtquả số liệu thống kê về TNBQ/tháng của người lao động ở thành phố Đà Nẵngđang có xu hướng gia tăng sự chênh lệch giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp.

- Kết quả phân tích từ nguồn dữ liệu Khảo sát MSHGĐTừ file gốc dữ liệu kết quả Khảo sát MSHGĐ năm 2002 và năm 2010,

tác giả xử lý trên phần mềm SPSS cho thấy sự biến đổi vị thế kinh tế củanhóm xã hội nghề nghiệp với những đường nét như sau.Bảng 3.6: TNBQ từ nghề chính của người lao động/tháng và vị thế kinh

tế theo 9 nhóm xã hội nghề nghiệpĐơn vị tính: nghìn đồng

Nhóm xã hội nghềnghiệp

Năm 2002 Năm 2010 Tốc độ tăngTNBQ/năm

(%)TNBQđầu người/ tháng

Vị thếkinh tế

TNBQ đầungười /tháng

Vị thếkinh tế

Lãnh đạo, quản lý 1238.3 7 1333.3 1 13,4Doanh nhân 2216.6 9 8623.7 9 48,6Chuyên môn cao 1337.0 8 5455.6 7 51,0Nhân viên 1075.5 5 4236.3 6 49,2Công nhân 1213.8 6 2554.6 5 26,3Buôn bán-dịch vụ 693.2 3 5763.0 8 103,9Tiểu thủ công 775.2 4 1959.1 3 31,5Lao động giản đơn 521.9 2 2206.3 4 52,8Nông dân 492.6 1 1872.9 2 38,0Trung bình chung 1062.6 4.5 3778.3 4.5 46,1

Nguồn: [97], [101].

87

Bảng số liệu cho thấy, chênh lệch TNBQ lao động/ tháng vào thời điểm

năm 2002 của nhóm nghề doanh nhân có vị thế kinh tế cao nhất (tầng 9) so

với nhóm nghề nông dân có vị thế kinh tế thấp nhất (tầng 1) là 4,5 lần (cả

nước là 6,4 lần), nhưng đến thời điểm năm 2010 thì khoảng cách này tăng lên

6,5 lần (cả nước là 4,1 lần).

Ở thời điểm năm 2002 có 5 nhóm xã hội nghề nghiệp có TNBQ trên mức

trung bình chung nhưng đến năm 2010 chỉ có 4 nhóm xã hội nghề nghiệp đạt

mức trên trung bình. Năm 2002, nhóm xã hội nghề nghiệp có mức TNBQ cao

nhất (doanh nhân) cao hơn mức trung bình chung là 208%, đến năm 2010 là

228%; ngược lại thì nhóm nghề nghiệp có mức TNBQ thấp nhất, năm 2002 chỉ

bằng 46,3% và năm 2010 tụt xuống còn 35,3% so với mức trung bình chung. Số

liệu trên càng cho thấy xu hướng phân tầng chênh lệch thu nhập giữa các nhóm

xã hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng ngày càng doãng ra với tốc độ khá nhanh.

- Kết quả phân tích từ nguồn dữ liệu điều tra chọn mẫu do tác giả luận án

thực hiện. Luận án đã tiến hành điều tra chọn mẫu 451 trường hợp đại diện cho 9

nhóm xã hội nghề nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng với kết quả thu được như sau.

Bảng 3.7: TNBQ từ nghề chính của người lao động/tháng và vị thế phân

tầng thu nhập theo 9 nhóm xã hội nghề nghiệp

Đơn vị tính: nghìn đồng

Nhóm xã hội nghềnghiệp

Năm 2002 Năm 2010 Tốc độ tăngTNBQ/năm

(%)TNBQ đầu

người / thángVị thếkinh tế

TNBQ đầungười / tháng

Vị thếkinh tế

Lãnh đạo, quản lý 1915 8 4465 7 29.1Doanh nhân 2250 9 10010 9 55.6Chuyên môn cao 1133 7 5489 8 60.5Nhân viên 851 5 2850 5 41.8Công nhân 783 4 2811 3 44.8Buôn bán-dịch vụ 929 6 3701 6 49.7Tiểu thủ công 628 3 2238 2 44.5Lao động giản đơn 594 2 2864 4 60.2Nông dân 512 1 2232 1 43.6Trung bình chung 952 4143 54.4

Nguồn: Kết quả từ điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện.

88

Chênh lệch TNBQ lao động/ tháng vào thời điểm năm 2002 của nhóm

xã hội nghề nghiệp có vị thế kinh tế cao nhất (tầng 9) so với nhóm nghề có vị

thế kinh tế thấp nhất (tầng 1) là 4,38 lần, nhưng đến thời điểm năm 2010 thì

khoảng cách này là 4,48 lần. Kết quả khảo sát nói trên cho thấy nông dân là

nhóm có mức thu nhập thấp nhất (tầng 1) nhưng trong thực tế, mức thu nhập

của nhóm này còn thấp hơn rất nhiều bởi có nhiều trường hợp người trả lời

không khai được mức thu nhập hàng ngày của họ (rơi vào những trường hợp

nông dân sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp). Chỉ những trường hợp nông dân sản

xuất hàng hóa mới tính được mức thu nhập của họ. Đây là điểm hạn chế đáng

tiếc trong thu thập thông tin về nhóm nông dân của Luận án.

Ở thời điểm năm 2002, nhóm xã hội nghề nghiệp có mức TNBQ cao

nhất (doanh nhân) cao hơn mức trung bình chung là 236%, đến năm 2010 là

241%; ngược lại thì nhóm nghề nghiệp có mức TNBQ thấp nhất, năm 2002

chỉ bằng 55,3% và năm 2010 tụt xuống còn 53,8% so với mức trung bình

chung. Số liệu trên càng cho thấy xu hướng phân tầng thu nhập giữa các nhóm

xã hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng ngày càng doãng ra trong khi cả nước lại theo

chiều thu hẹp lại.

Từ bảng 3.7 còn cho thấy tốc độ gia tăng thu nhập của các nhóm xã hội

nghề nghiệp cũng không đều nhau. Những nhóm nghề có mức tăng trưởng

TNBQ hàng năm cao trên mức trung bình chung (54,4%) gồm có: Chuyên

môn cao, doanh nhân và lao động giản đơn. Nhóm nghề nghiệp có tốc độ

tăng trưởng thấp nhất là lãnh đạo, quản lý chỉ với 29,1%/năm và nhóm nhân

viên là 41,8%/năm. Riêng nhóm nghề lao động giản đơn có mức tăng trưởng

thu nhập cao trong khoảng thời gian từ năm 2002 - 2010 là điều không bất

thường với TP Đà Nẵng. Bởi vì, đây là khoảng thời gian Đà Nẵng thực hiện

nhanh và đồng loạt quá trình giải tỏa, nhằm chỉnh trang đô thị. Hơn 1/3 số hộ

trên toàn thành phố trong diện giải tỏa, di dời, tái định cư nên nhu cầu cần lao

động giản đơn trong các công việc vận chuyển vật liệu, xây dựng rất lớn. Vì

89

thế mà tiền công thuê mướn lao động giản đơn tăng vọt, trở thành vấn đề có

tính “thời sự” ở Đà Nẵng trong khoảng thời gian nói trên.

Thứ hạng vị thế kinh tế (theo tiêu chí thu nhập) của các nhóm xã hội

nghề nghiệp có sự biến đổi trong giai đoạn từ 2002 - 2010. Bảng 3.7 cho thấy

có 4 nhóm xã hội nghề nghiệp không có sự thay đổi vị thế phân tầng, đó là

nhóm doanh nhân vẫn duy trì vị thế cao nhất (tầng 9), nhóm buôn bán- dịch

vụ tầng 6, nhóm nhân viên tầng 5 và nhóm nông dân luôn ở tầng 1. Năm

nhóm xã hội nghề nghiệp còn lại đều có sự biến đổi về thứ hạng vị thế trong

cấu trúc tháp phân tầng thu nhập, trong đó theo chiều hướng gia tăng vị thế có

nhóm lao động giản đơn từ tầng 2 lên tầng 4, chuyên môn cao từ tầng 7 lên

tầng 8; theo chiều hướng suy giảm có nhóm lãnh đạo, quản lý từ tầng 8 xuống

tầng 7, nhóm công nhân từ tầng 4 xuống tầng 3 và tiểu thủ công từ tầng 3

xuống tầng 2.

Chia mức TNBQ đầu người/tháng thành 5 nhóm theo thứ tự từ thấp đếncao, mỗi nhóm tương ứng 20% (xem bảng 3.8) thì kết quả khảo sát năm 2002cho thấy, ở chiều có mức thu nhập cao nhất (nhóm 4 và 5) phần đông thuộcvề các nhóm nghề lãnh đạo, quản lý là 90%; doanh nhân là 87.4%; chuyênmôn cao là 84.5%. Còn ở chiều có mức thu nhập thấp nhất (nhóm 1 và 2) thìlần lượt thuộc về các nhóm nghề nông dân là 81,6%; tiểu thủ công là 72.2%;lao động giản đơn là 68,4%. Riêng 3 nhóm xã hội nghề nghiệp còn lại, tỷ lệngười lao động rãi đều trên cả 5 mức thu nhập, trong đó nhóm trung bình vàkhá giả (nhóm 3 và 4) có tỷ lệ cao nhất.

Nhưng kết quả khảo sát năm 2010 lại cho thấy có những xáo trộn bất

thường. Tỷ lệ lao động có mức thu nhập cao nhất (thuộc nhóm 4 và 5) vẫn

thuộc về 3 nhóm nghề doanh nhân là 100%; chuyên môn cao là 87.7%; và

lãnh đạo, quản lý là 55.3% (như vậy nhóm nghề này có một tỷ lệ khá lớn lao

động giảm thu nhập xuống mức trung bình trở xuống). Tỷ lệ lao động chiếm

trên 50% ở các nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm 1 và 2) thuộc về cả 6 nhóm

nghề nghiệp còn lại, trong đó nhóm nghề tiểu thủ công là 72.8%, nông dân là

90

69%, công nhân là 64.1%, nhân viên là 59.8%, lao động giản đơn là 53.3% và

buôn bán dịch vụ là 50.6%. Điều này cũng cho thấy sự phân hóa về mặt mức

sống giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp theo chiều hướng ngày càng gay gắt

hơn. Thiết nghĩ rằng, càng đi sâu vào nền KTTT, mọi người mọi nghề không

thể dàn hàng ngang cùng phát triển một cách đồng đều mà phải chịu sự sàng

lọc theo quy luật phát triển. Những lao động, những nghề nghiệp nào có “lợi

thế thị trường” mới có khả năng vươn lên những nhóm có thu nhập cao.

Bảng 3.8: Các nhóm xã hội nghề nghiệp phân theo 5 nhóm thu nhập

Đơn vị tính: %Nhóm xã

hộinghề

nghiệp

Tỷ lệ lao động chia theo 5 nhóm thu nhập năm2002

Tỷ lệ lao động chia theo 5 nhóm thu nhập năm2010

Nhóm1

Nhóm2

Nhóm3

Nhóm4

Nhóm5 Tổng Nhóm

1Nhóm

2Nhóm

3Nhóm

4Nhóm

5 Tổng

-Lãnh đạo,quản lý

10.0 30.0 60.0 100 5.4 39.3 35.7 19.6 100

-Doanh nhân 6.3 6.3 18.8 68.8 100 5.4 94.6 100-Chuyênmôn cao

1.7 13.8 46.6 37.9 100 12.3 56.9 30.8 100

-Nhân viên 17.1 25.6 24.4 19.5 13.4 100 18.2 41.6 27.3 7.8 5.2 100-Công nhân 15.2 15.2 36.4 27.3 6.1 100 35.9 28.2 17.9 7.7 10.3 100-Buôn bán-dịch vụ

13.3 20.0 35.6 6.7 24.4 100 25.3 25.3 21.5 11.4 16.5 100

-Tiểu thủcông

33.3 38.9 5.6 22.2 100 45.5 27.3 27.3 100

-Lao độnggiản đơn

31.6 36.8 24.6 1.8 5.3 100 20.0 33.3 20.0 26.7 100

-Nông dân 63.2 18.4 10.5 5.3 2.6 100 69.0 6.9 10.3 13.8 100Tổng 19.4 19.1 21.0 19.6 21.0 100 19.4 18.9 20.5 20.3 21.0 100

Nguồn:Kết quả từ điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện.

Để có thêm cơ sở đánh giá sự biến đổi PTXH nghề nghiệp (về

phương diện vị thế kinh tế), tác giả luận án còn thu thập ý kiến đánh giá

của các tầng lớp nhân dân trong điều tra chọn mẫu trên địa bàn Đà Nẵng về

lợi thế mang lại thu nhập cao hay thấp của các nhóm xã hội nghề nghiệp.

Kết quả trả lời câu hỏi: “Mỗi nhóm nghề nghiệp thường có lợi thế mang

lại thu nhập cao thấp khác nhau, ông/bà hãy sắp xếp 9 nhóm nghề nghiệp sau

đây theo thứ hạng về lợi thế thu nhập từ cao xuông thấp? (xin chấm điểm theo

quy ước 9 là điểm số thứ hạng cao nhất, 1 là thấp nhất)” cũng cho thấy lợi thế

91

kinh tế của các nhóm xã hội nghề nghiệp có sự khác nhau. Căn cứ vào điểm

số trung bình của mỗi nhóm xã hội nghề nghiệp thì ở thời điểm năm 2002, ba

nhóm có vị thế phân tầng cao nhất (các tầng 9, 8 và 7) thuộc về: Lãnh đạo

quản lý, doanh nhân và chuyên môn cao; thứ tự thấp dần xếp tiếp theo là các

nhóm nghề buôn bán - dịch vụ (tầng 6), nhân viên (5) và công nhân (4); ba

nhóm xã hội còn lại thứ tự đến thấp nhất là: Tiểu thủ công (3), lao động giản

đơn (2) và nông dân (1); Đến thời điểm năm 2010, ba nhóm có vị thế phân

tầng cao nhất (các tầng 9, 8 và 7) thuộc về: Doanh nhân, lãnh đạo quản lý và

chuyên môn cao; thứ tự thấp dần xếp tiếp theo là các nhóm nghề buôn bán -

dịch vụ (tầng 6), nhân viên (5) và công nhân (4); ba nhóm xã hội còn lại thứ

tự đến thấp nhất là: Tiểu thủ công (3), lao động giản đơn (2) và nông dân (1).

Bảng 3.9: Điểm số đánh giá về lợi thế thu nhập của 9 nhóm xã hội nghề

nghiệp (cao nhất là 9 điểm)

Đơn vị tính: điểm

Các nhóm xã hội nghềnghiệp

Năm 2002 Năm 2010

Điểm Vị thếkinh tế Điểm Vị thế

kinh tếLãnh đạo, quản lý 8.13 9 8.09 8Doanh nhân 7.88 8 8.12 9Chuyên môn cao 6.73 7 7.06 7Nhân viên 5.01 5 4.93 5Công nhân 4.07 4 3.82 4Buôn bán-Dịch vụ 5.92 6 5.73 6Tiểu thủ công 4.03 3 3.72 3Lao động giản đơn 2.02 2 1.99 2Nông dân 1.56 1 1.62 1

Nguồn: Kết quả từ điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện.

Kết quả khảo sát này càng khẳng định một thực tế rằng, càng đi dầnvào xã hội công nghiệp, lợi thế thu nhập luôn thuộc về những nhóm xã hộinghề nghiệp có vị thế quyền lực cao. Trước hết là nhóm lãnh đạo, quản lý -nhóm nắm quyền kiểm soát các nguồn lực xã hội, luôn có được nhiều ýkiến đánh giá họ ở tầng cao nhất. Ngoài nguồn thu nhập từ tiền lương chức

92

vụ cao, theo kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thếgiới công bố, 80% người có chức vụ, quyền hạn có thu nhập ngoài lương.Trong đó, có 65% thu nhập thêm do tiết kiệm được các khoản theo mứckhoán quy định, 55% có tiền bồi dưỡng từ các cuộc họp, 10% được chia từcác khoản hoa hồng hoặc quỹ riêng của đơn vị, tiền được biếu, tặng...[53].

Các nhóm có lợi thế thu nhập cao tiếp theo là doanh nhân và chuyên

môn cao, ngày càng có nhiều ý kiến đánh giá họ ở tầng mức cao hơn.

Chẳng hạn, năm 2002, ý kiến đánh giá nhóm doanh nhân có ưu thế thu

nhập cao với điểm số là 7.88 thì đến năm 2010 tăng lên 8.12 điểm; tương

tự, nhóm chuyên môn cao, có điểm số tăng từ 6.73 lên 7.06 điểm.

Các nhóm ở tầng trung thì đều có điểm số đánh giá địa vị kinh tế sụt

giảm, trong đó, nhóm nghề công nhân có mức giảm nhiều nhất, từ 4.07

(năm 2002), giảm xuống 3.82 điểm (năm 2010).

Các nhóm xã hội nghề nghiệp ở tầng đáy cũng không có sự thay đổi

đáng kể về vị thế kinh tế. Đây là những nhóm xã hội gắn với những ngành

nghề truyền thống luôn trong tình trạng việc làm thiếu và không ổn định, sác

xuất rủi ro trong sản xuất rất lớn, thu nhập thấp.

Từ các kết quả phân tích trên càng khẳng định một thực tế rằng, về mứcđộ phân hóa giàu nghèo chia theo 5 nhóm (ngũ vị phân) của tổng thể dân cưthì độ chênh lệch giữa nhóm 1 và 5 của Đà Nẵng đang nằm ở mức thấp hơnso với tình hình chung của toàn quốc; song về phương diện PTXH nghềnghiệp thì đang có diễn biến ngược trở lại. Điều này chỉ có thể giải thích rằng,một mặt Đà Nẵng đang có những chính sách điều tiết, kiểm soát khá tốt đểhạn chế sự bất bình đẳng về mức sống trong cộng đồng dân cư nói chung; mặtkhác cũng chứng tỏ tiến trình CNH, HĐH, ĐTH của thành phố này đã vàđang diễn ra mạnh mẽ đã thúc đẩy sự phân công lao động nghề nghiệp ở ĐàNẵng diễn ra nhanh hơn, trình độ, tốc độ phát triển hướng đến xã hội hiện đạicao hơn so với tình hình chung của cả nước, trong quá trình đó, sự phân hóamạnh mẽ về thu nhập giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp như là một tất yếu.

93

Như vậy, trong bối cảnh đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH, ĐTH và pháttriển KTTT, mỗi loại nghề nghiệp có những điều kiện và lợi thế kinh tế khácnhau nên đã và đang có cơ hội thăng tiến khác nhau trong cấu trúc phân tầngvề thu nhập.

3.4. BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP VỀ VỊ THẾ XÃ HỘI

3.4.1. Cơ sở dữ liệu và hướng tiếp cận vị thế xã hộiĐể có cơ sở nhận diện sự biến đổi PTXH nghề nghiệp về phương

diện vị thế xã hội, Luận án tiến hành trưng cầu ý kiến đánh giá chủ quan từngười dân qua cuộc điều tra chọn mẫu trên địa bàn Đà Nẵng. Với cơ cấumẫu (đã giới thiệu trong phần mở đầu) có tính đại diện khá cao cho 7 địabàn quận/huyện, 9 nhóm xã hội nghề nghiệp, giới tính và số người trongtập hợp mẫu có trình độ học vấn cao chiếm tỷ lệ khá lớn, đây là cơ sở đểtin tưởng các ý kiến đánh giá của đối tượng có sự suy xét thấu đáo.

Trong lý thuyết phân tầng thì vị thế xã hội là một trong ba căn cứ cơbản để phân chia xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Cũng như hai loại vịthế quyền lực và vị thế kinh tế, vị thế xã hội là khái niệm nói đến vị trí, thứbậc của các nhân hay nhóm xã hội được sắp xếp trong một cơ cấu xã hội nhấtđịnh; điểm khác biệt ở chỗ, hai loại vị thế kể được căn cứ vào quyền lực chínhtrị và quyền lực kinh tế, còn vị thế xã hội lại thiên về mặt uy tín, mức độ tôntrọng xã hội. Xuất phát từ cách tiếp cận đó, trong cuộc điều tra chọn mẫu tạiĐà Nẵng, câu hỏi nêu ra là yêu cầu người trả lời dựa trên sự cảm nhận về uytín hay sự ngưỡng mộ của mình để xếp thứ hạng 9 nhóm nghề nghiệp. Để thuthập nguồn thông tin được chính xác, điều tra viên được yêu cầu phải giảithích rõ mục đích nghiên cứu trước khi cung cấp 9 thẻ nghề nghiệp cho đốitượng tự sắp xếp thứ hạng và điều tra viên ghi lại kết quả.

3.4.2. Phân tích sự biến đổi vị thế xã hội qua kết quả điều trachọn mẫu

Nếu dựa vào thứ hạng vị thế có tỷ lệ phần trăm ý kiến đánh giá caonhất thì trật tự thang bậc vị thế xã hội của 9 nhóm xã hội nghề nghiệp vàothời điểm điều tra so với gần 10 năm trước đó chỉ có 3 sự thay đổi: Nhóm

94

nhân viên rơi từ tầng 6 xuống tầng 5, công nhân từ tầng 5 xuống tầng 4 vànhóm buôn bán - dịch vụ tăng từ tầng 4 lên tầng 6; các nhóm xã hội nghềnghiệp còn lại, vị thế xã hội không thay đổi.

Tuy nhiên, đi sâu xem xét diễn biến tỷ lệ ý kiến đánh giá và điểm sốđánh giá vị thế xã hội từ kết quả xử lý trên phần mềm SPSS lại cho thấy có sựbiến đổi đáng kể vị thế xã hội của mỗi nhóm xã hội nghề nghiệp qua mốc thờigian năm 2010 so với năm 2002.Bảng 3.10: Tỷ lệ ý kiến đánh giá và điểm số về thứ hạng uy tín/ hay mức

độ ngưỡng mộ của 9 nhóm xã hội nghề nghiệpĐơn vị: %

Các nhóm xãhội nghềnghiệp

Thứ hạng về uy tín/ hay mức độ ngưỡng mộ năm 2002 Điểmsố9 8 7 6 5 4 3 2 1

Lãnh đạo,quản lý

75.0 13.6 5.0 2.1 2.9 0.0 0.0 0.0 1.4 8.47

Doanh nhân 11.5 47.5 28.1 3.6 4.3 0.0 2.9 2.2 0.0 7.36Chuyên môncao

11.4 31.4 38.6 5.7 6.4 5.0 0.7 0.7 0.0 7.14

Nhân viên 2.2 3.6 9.4 50.7 13.8 13.8 2.9 2.2 1.4 5.57Công nhân 0.7 0.0 5.1 13.0 45.7 21.0 13.8 0.0 0.7 4.74Buôn bán-Dịch vụ

0.0 2.9 9.4 10.9 13.8 37.7 13.0 6.5 5.8 4.31

Tiểu thủ công 0.7 0.7 2.9 8.0 8.7 16.7 47.8 13.0 1.4 3.61Lao độnggiản đơn

0.7 0.0 2.9 0.0 1.4 2.2 8.0 60.1 24.6 2.11

Nông dân 0.7 0.0 3.6 3.6 3.6 5.8 8.7 14.5 59.4 2.09

Các nhóm xãhội nghềnghiệp

Thứ hạng về uy tín/ hay mức độ ngưỡng mộ năm 2010 Điểmsố9 8 7 6 5 4 3 2 1

Lãnh đạo,quản lý

49.6 17.3 18.0 7.2 5.8 1.4 0.0 0.0 0.7 7.89

Doanh nhân 27.7 46.8 16.3 5.0 0.7 0.7 0.7 1.4 0.7 7.79Chuyên môncao

21.8 31.0 35.9 6.3 2.8 0.0 2.1 0.0 0.0 7.54

Nhân viên 3.6 0.0 10.1 29.9 36.3 12.2 5.8 1.4 0.7 5.33Công nhân 0.7 0.0 3.6 11.5 30.2 33.8 17.3 2.2 0.7 4.43Buôn bán-Dịch vụ

0.0 2.2 7.9 33.8 15.8 18.0 12.9 4.3 5.0 4.79

Tiểu thủ công 0.0 2.2 2.9 6.5 13.7 14.4 48.2 11.5 0.7 3.70Lao độnggiản đơn

0.7 0.0 1.4 1.4 1.4 2.9 4.3 54.7 33.1 1.99

Nông dân 1.4 0.7 2.2 3.6 5.0 4.3 6.5 23.0 53.2 2.15Nguồn: Kết quả điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện.

95

Đối với nhóm nghề lãnh đạo, quản lý, ý kiến đánh giá vị thế uy tín năm

2010 vẫn cao nhất (tầng 9) nhưng đã giảm 25.4 điểm phần trăm (từ 75.0% xuống

còn 49.6%) so với thời điểm năm 2002, nghĩa là trong khoảng thời gian gần 10

năm đó, tỷ lệ ý kiến đánh giá uy tín/vị thế xã hội nhóm nghề này rơi xuống thứ

hạng thấp hơn tăng từ 25% lên 50.4%. So sánh về điểm số đánh giá địa vị xã hội

thì từ năm 2002 đến năm 2010 đã giảm từ 8.47 xuống còn 7.89 điểm.

Nhóm nghề doanh nhân có vị thế xã hội đứng ở tầng 8 và tỷ lệ ý kiến

cao nhất đánh giá gần như tương đương giữa hai thời điểm năm 2010 và năm

2002 (46.8% so với 47.5%). Điều đáng ghi nhận ở nhóm xã hội nghề nghiệp

này là ngày càng có nhiều ý kiến đánh giá họ có vị thế cao hơn. Ở thời điểm

năm 2002, ngoài 47.5% ý kiến đánh giá nhóm xã hội nghề nghiệp này có vị

thế xã hội ở tầng 8 thì còn có 11.5% ý kiến đánh giá họ ở tầng 9 thì ở thời

điểm năm 2010 lại có 27.7% ý kiến đánh giá ở tầng 9. Rõ ràng vị thế xã hội

của nhóm nghề nghiệp này đang có chiều hướng được đánh giá cao hơn.

Điểm số đánh giá địa vị xã hội của nhóm này đã tăng từ 7.36 lên 7.79 điểm.

Nhóm nghề chuyên môn cao có tỷ lệ ý kiến nhiều nhất xếp ở vị thế tầng

7 ở cả hai thời điểm năm 2002 và năm 2010 là 38.6% và 35.9%. Phần lớn

những ý kiến còn lại xếp nhóm nghề nghiệp này có vị thế ở tầng 9 và tầng 8

lần lượt là 11.4% và 31.4% ở thời điểm năm 2002; 21.8% và 31.0% ở thời

điểm năm 2010. Như vậy, các ý kiến đánh giá về vị thế xã hội của nhóm chuyên

môn cao chưa có sự thống nhất cao, song nhóm xã hội nghề nghiệp này đang

ngày càng được nhiều ý kiến đánh giá họ ở thứ hạng vị thế cao hơn. Điểm số

đánh giá địa vị xã hội của nhóm này đã tăng nhanh từ 7.14 lên 7.54 điểm.

Nhóm nghề nhân viên, từ thời điểm năm 2002 đến năm 2010, thứ hạng

vị thế xã hội giảm sút từ tầng 6 xuống tầng 5. Nhóm nghề nhân viên cũng

chịu ảnh hưởng rất lớn kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra đến

nay. Nhất là bộ phận nhân viên làm việc ở khu vực ngoài nhà nước, nhiều

người vừa phải kiêm nhiệm thêm việc, vừa bị giảm lương; nhiều người bị mất

96

việc; và cũng có người chán nản tự bỏ việc. Điểm số đánh giá địa vị xã hội

của nhóm này đã giảm từ 5.57 xuống còn 5.33 điểm.

Nhóm nghề công nhân cũng biến đổi theo chiều hướng giảm sút địa vị

xã hội, từ vị thế ở tầng 5 (năm 2002) xuống tầng 4 (vào thời điểm năm 2010).

Điểm số đánh giá địa vị xã hội của nhóm này đã giảm từ 4.74 xuống còn 4.43

điểm. Theo lý giải của một số nhà nghiên cứu [46, tr.24], giai cấp công nhân

theo cách hiểu trước đây (thời bao cấp) gồm toàn bộ những người là cán bộ,

công nhân, viên chức, trong đó công nhân đóng vai trò trung tâm. Cả một giai

đoạn dài thời bao cấp, tiêu chuẩn hàng đầu đánh giá vị thế xã hội của mọi

thành viên trong xã hội là người đó có đứng trên lập trường tư tưởng của giai

cấp công nhân hay không. Vì thế, những người thuộc thành phần giai cấp

công nhân được mặc định có những vị thế cao nhất, được trọng vọng nhất.

Nhân vật người cán bộ, công nhân, viên chức trở thành hình tượng lý tưởng

cho bao thế hệ khát khao phấn đấu vươn tới. Tuy nhiên, qua những tháng năm

đất nước phát triển theo cơ chế thị trường đã hình thành nên những giá trị mới

như đề cao những nghề nghiệp có thể làm giàu nhanh, có khả năng mang lại

lợi ích kinh tế cao (lương, thưởng) thay thế những giá trị cũ chỉ chú trọng đến

những giá trị tinh thần, lý tưởng. Cùng với hệ lụy do chấn động bởi cuộc

khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng phát từ năm 2008 đã tạo ra không ít khó

khăn cho những người hoạt động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Giá trị

lao động, tiền công, tiền lương giảm sút, trong khi giá cả leo thang. Không ít

công ty, xí nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, dẫn đến tình trạng thất nghiệp,

thiếu việc làm. Điều này càng làm cho vị thế nhóm xã hội nghề công nhân

giảm sút thêm.

Nhóm nghề buôn bán - dịch vụ ở thời điểm năm 2002, điểm vị thế ở

tầng 4 với tỷ lệ ý kiến cao nhất là 37.7% thì ở thời điểm năm 2010, tỷ lệ ý

kiến cao nhất xếp vị thế xã hội của nhóm nghề nghiệp này lên tầng 6 là

33.8%. Điểm số đánh giá địa vị xã hội của nhóm này đã tăng nhanh từ 4.31

97

lên 4.79 điểm. Đây là nhóm xã hội nghề nghiệp có mức biến đổi tầng bậc vị

thế xã hội mạnh nhất.

Điều này chứng tỏ uy tín/mức độ tôn trọng xã hội dành cho nhóm xã

hội nghề nghiệp này ngày càng cao hơn những năm trước đây. Thân phận của

một nhóm nghề gắn liền với biệt danh miệt thị: “con buôn”, “con phe” với

hàm nghĩa lọc lừa, gian xảo, không đáng trọng ở thời cơ chế bao cấp trước

đây, nay đang ngày càng được xã hội nhìn nhận và đánh giá đúng thực chất

hơn. Mặt khác, bản thân những người thuộc nghề nghiệp này ở Đà Nẵng cũng

đã có những cố gắng rất nhiều trong việc tạo lập đạo đức kinh doanh, văn hóa

kinh doanh, lấy chữ “Tín” làm đầu, đề cao các chuẩn mực và giá trị chung mà

xã hội đang tôn trọng là trung thực, cạnh tranh lành mạnh. Phương châm coi

khách hàng là “Thượng đế” của những người làm nghề kinh doanh - dịch vụ

đã được khách hàng, nhất là các du khách mến mộ mỗi dịp đến với Đà Nẵng.

Nhiều hành vi “chặt, chém”, lừa đảo, từ lâu đã được chính quyền thành phố

cương quyết ngăn chặn, xử lý, cộng đồng dân cư lên án. Điều này đã làm cho

niềm tin của xã hội dành cho nhóm nghề buôn bán - dịch vụ trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng ngày được nâng cao.

Ba nhóm xã hội nghề nghiệp còn lại (tiểu thủ công, lao động giản đơn,nông dân) có vị thế xã hội lần lượt ở các tầng 3, 2, 1 và thứ hạng này không

có sự biến đổi đáng kể trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Với nhóm nghề tiểu thủ công, ở Đà Nẵng, không thật sự có lợi thế so

với các nhóm xã hội nghề nghiệp khác. Ngoại trừ làng nghề chạm khắc đá mỹ

nghệ nổi tiếng ở Non Nươc, nghề vừa có thu nhập cao, vừa mang lại danh

tiếng nổi bật trên thị trường; còn lại, các ngành nghề tiểu thủ công khác có

quy mô nhỏ, tồn tại riêng lẽ, không tạo ra được lợi thế cạnh tranh trên thị

trường. Nếu không có chiến lược đầu tư nhằm duy trì, phát triển thì nhóm xã

hội nghề nghiệp này sẽ có nguy cơ giảm sút nhanh về quy mô lẫn vị thế.

Với nhóm nghề lao động giản đơn đã khá có lợi thế trong những năm

Đà Nẵng tiến hành các dự án chỉnh trang đô thị có quy mô lớn. Nhu cầu lao

98

động, việc làm cho các công việc phá bỏ và dọn dẹp mặt bằng của các công

trình trong diện giải tỏa hoặc, vận chuyển phế liệu, nguyên vật liệu, xây dựng

mới các công trình dân sinh tăng cao. Vì thế, nhóm nghề này có “cơ may thị

trường” để phát triển, tạo ra lợi thế nhất định về vị thế kinh tế trên thị trường

lao động. Tuy nhiên, nếu coi là một nghề thì đây là nghề có nhiều biến động

và rủi ro nhất. Từ sau năm 2008, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu,

tiến trình đô thị hóa bị chậm lại và đương nhiên những lợi thế của nhóm xã

hội này đang mất dần, vị thế nghề nghiệp giảm sút.

Trong các lý thuyết phân tầng từ kinh điển cho đến hậu hiện đại có

nhiều quan điểm khác nhau, song chung quy lại, đều dựa trên 3 hệ giá trị hay

3 yếu tố chính là vị thế quyền lực, vị thế kinh tế và vị thế xã hội (uy tín). Vẫn

biết rằng 3 yếu tố trên luôn tồn tại trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau và lýthuyết phân tầng của Max Weber đã không tuyệt đối hóa yếu tố nào. Song kết

quả nghiên cứu của luận án lại cho thấy trong mối tương quan đó thì 2 loại vị

thế kinh tế và vị thế quyền lực nghề nghiệp có vai trò quyết định vị thế xã

hội/uy tín nghề nghiệp. Phải chăng trong PTXH nghề nghiệp thì lợi thế về thunhập và quyền lực nghề nghiệp mới là yếu tố cốt yếu quy định vị thế kinh tế -

xã hội của mỗi nhóm xã hội nghề nghiệp khác nhau. Điều này được minh

chứng qua ý kiến đánh giá sau đây của người dân:Bọn tui dân cày cuốc nghèo lắm, mà nghèo thì đi với hèn. So với

các nghề khác, nhất người làm ngân hàng hay quan chức thì cuộc

sống của nông dân bọn tui tệ lắm, sống không ra người (PVS, nam

43 tuổi, nông dân).Người lao động chân tay hèn kém hơn người lao động trí óc bởi thu

nhập của họ ít hơn nhiều, họ lại không có quyền hành gì cả. Ngay cả

những nhân viên làm ở xã, ở huyện cũng có quyền thế, ví dụ họ biết

trước các thông tin liên quan đến chính sách, đến giải tỏa đền bù...vìthế uy tín của họ cao. Còn nghề của bọn tui thì đừng kể làm gì

(PVS, nam 59 tuổi, lao động giản đơn).

99

Những ý kiến trả lời trên cho thấy rằng, lợi thế về kinh tế và quyền lực

đang là những yếu tố chính yếu quyết định ưu thế của các nhóm xã hội nghề

nghiệp. Nhóm xã hội nghề nghiệp nằm ở “tầng” đáy - nông dân có vị thế xã

hội thấp nhất bởi lẽ 2 loại vị thế kinh tế và quyền lực nghề nghiệp luôn có

điểm số phân tầng thấp nhất.

Tóm lại, những phân tích trên đã bước đầu đem đến cái nhìn bao quátvề sự biến đổi vị thế kinh tế - xã hội của các nhóm xã hội nghề nghiệp trên địabàn Đà Nẵng trong bối cảnh thành phố này đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐHvà ĐTH. Trước hết, từ tiếp cận quyền lực nghề nghiệp thông qua việc xem xétkhía cạnh di động nghề nghiệp của lao động trong cấu trúc tháp phân tầng chota hình dung tháp phân tầng nghề nghiệp của Đà Nẵng có hình dạng con quay- nhỏ ở hai đầu và phình to ở giữa. Nếu căn cứ vào điểm số PTXH nghềnghiệp (là điểm bình quân được xác lập trên cơ sở tổng hợp điểm thứ hạngphân tầng về vị thế thu nhập bình quân của lao động, lợi thế về thu nhập củacác nhóm nghề nghiệp và vị thế xã hội qua ý kiến đánh giá của người dân,điểm số phân tầng càng cao càng chứng tỏ vị thế kinh tế - xã hội của nhóm xãhội nghề nghiệp đó càng ở gần với “tầng đỉnh” của tháp phân tầng), có thểhình dung tháp PTXH nghề nghiệp của Đà Nẵng với phần đỉnh tháp gồm cácnhóm xã hội thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là: Lãnh đạo quản lý, doanhnhân, chuyên môn cao ở thời điểm năm 2002 và doanh nhân, lãnh đạo quảnlý, chuyên môn cao đến thời điểm năm 2010. Đây là những nhóm xã hội vừacó vị thế quyền lực nghề nghiệp cao, vừa có những ưu thế về thu nhập và vịthế xã hội cao nhất.

Các nhóm xã hội nghề nghiệp có thứ tự tiếp theo gồm nhóm buôn bán -

dịch vụ, nhân viên, công nhân nằm ở khoảng giữa tháp phân tầng. Trong các

nhóm xã hội nghề nghiệp này, nếu căn cứ vào điểm số PTXH nghề nghiệp thì

nhóm nghề buôn bán - dịch vụ đang ngày càng có vị thế nổi trội do vị thế xã

hội ngày càng được nâng lên, thu nhập có tốc độ tăng trưởng cao; nhóm nghề

nhân viên tương đối ổn định; nhóm nghề công nhân theo chiều sa sút cả về vị

100

thế xã hội và vị thế kinh tế. Đây là công nhân làm trong các khu công nghiệp

tiền lương, tiền công được trả thấp, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, nhất là

từ khi chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay.

Nằm ở phần dưới tháp phân tầng hình con quay này là các nhóm xã hộinghề nghiệp mang đặc trưng nền nông nghiệp truyền thống gồm tiểu thủ công,lao động giản đơn và nông dân, trong đó nông dân đang có vị thế kinh tế - xã hộithấp nhất (từ vị thế quyền lực nghề nghiệp cho đến mức thu nhập, uy tín nghềnghiệp... đều bất lợi hơn so với các nhóm xã hội nghề nghiệp khác).

Biểu đồ 3.5: Biến đổi vị thế KT- XH của các nhóm xã hội nghề nghiệp

thông qua điểm số phân tầng

Lãnhđạo, quản

Doanhnhân

Chuyênmôn cao

Nhânviên

Côngnhân

Buônbán-dịch

vụ

Tiểu thủcông

Lao độnggiản đơn Nông dân

2002 8.2 8.08 6.96 5.19 4.27 5.41 3.55 2.04 1.552010 7.66 8.3 7.53 5.09 3.75 5.51 3.14 2.66 1.59

8.2

8.08

6.96 5.194.27

5.41 3.55

2.041.55

7.66

8.37.53

5.09

3.75

5.51

3.14

2.661.59

0123456789

Điểm số PTXH nghề nghiệp là điểm bình quân được xác lập trên cơ sởtổng hợp điểm thứ hạng phân tầng về vị thế thu nhập bình quân của lao động,lợi thế về thu nhập của các nhóm nghề nghiệp và vị thế xã hội qua ý kiếnđánh giá của người dân.

Có thể rút ra một số kết luận từ kết quả nghiên cứu về PTXH nghềnghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau:

Một là, về quyền lực nghề nghiệp, xu hướng tất yếu diễn ra là các

nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với xã hội công nghiệp hiện đại luôn có sức hấp

dẫn và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc lao động nghề nghiệp;

101

Hai là, các nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với xã hội công nghiệp hiện

đại với những lợi thế về thu nhập cao nên luôn có vị thế kinh tế vượt trội so

với những nhóm xã hội nghề nghiệp mang đặc trưng xã hội nông nghiệp;

Ba là, vị thế xã hội của các nhóm xã hội nghề nghiệp chủ yếu do yếu tố

quyền lực chính trị chi phối, song việc tăng điểm số uy tín của nhóm nghề

buôn bán - dịch vụ so với nhóm nghề nhân viên, công nhân (năm 2010 - thời

điểm Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới,

nhiều lao động, nhất là nhân viên và thợ công nhân mất việc làm hàng loạt) là

dấu hiệu cho thấy sự chuyển động tất yếu vị thế của các nhóm xã hội nghề

nghiệp trong nền KTTT, mà căn nguyên chi phối có tính quyết định nhất- như

lý thuyết phân tầng của Karl Marx chú trọng, đó là là yếu tố kinh tế. Chính sự

vững vàng về vị thế kinh tế đang tạo cho nhóm xã hội nghề buôn bán - dịch

vụ ngày càng có vị thế kinh tế - xã hội cao hơn.

Những kết quả phân tích trên sẽ là cơ sở để cảm nhận rõ hơn về sự biến

đổi PTXH nghề nghiệp đang diễn ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm

2002 đến năm 2010. Đây cũng là cơ sở để đưa ra những dự báo về xu hướng

biến đổi PTXH nghề nghiệp trong những năm tiếp theo, từ đó thành phố Đà

Nẵng có những chủ trương, chính sách phát triển hợp lý.

102

Chương 4

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG

XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2010

4.1. TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐẾN BIẾN ĐỔI PHÂN

TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP

4.1.1. Đánh giá chung các chính sách

Kể từ khi tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng để trở thành thành

phố trực thuộc Trung ương vào năm 1997, đến nay, Đà Nẵng đã đạt được nhiều

thành tựu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung,

nhất là việc thực hiện tiến trình CNH, HĐH và ĐTH khá thành công.

Những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội, trong đó có việc xây dựng

và phát triển cơ cấu kinh tế và điều chỉnh PTXH nghề nghiệp phát triển

hướng đến hiện đại bắt nguồn từ nhiều yếu tố tác động khác nhau: Lợi thế về

vị trí địa lý, địa hình và khí hậu; truyền thống lịch sử hào hùng; con người

kiên cường và thông minh; hệ thống chủ trương, chính sách đồng bộ, sát hợp

với yêu cầu phát triển của thực tiễn...

Trong tất cả các yếu tố kể trên, nhóm yếu tố tác động trực tiếp, mạnh mẽ

đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng hướng đến xã hội hiện đại

trong giai đoạn từ năm 2002 - 2010 chính là hệ thống các chủ trương, chính

sách như: Quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, xây dựng cơ

cấu nền kinh tế phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, ưu tiên và coi trọng

phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, phát triển các ngành kinh tế mũi

nhọn trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại.

Để có cơ sở thực tiễn kiểm chứng giả thuyết về mức độ tác động của

tững chính sách được triển khai trên địa bàn Đà Nẵng trong thời gian qua đến

biến đổi PTXH nghề nghiệp như thế nào, trong phiếu điều tra bổ sung, tác giả

luận án tiến hành trưng cầu ý kiến đánh giá từ người dân.

103

Bảng 4.1: Ý kiến đánh giá mức độ tác động của các chính sách đến việc

chuyển đổi nghề nghiệp của người dân ở Đà Nẵng trong 10 năm quaĐơn vị tính: %

TT Các chính sách

Ý kiến đánh giá mức độ tácđộng đến sự chuyển đổi nghề

nghiệp1 2 3 4 5

1 Chính sách giải tỏa, tái định cư để chỉnhtrang đô thị 8.5 2.7 25.6 31.0 32.2

2 Chính sách thu hút đâu tư, xây dựng vàphát triển các khu công nghiệp 0.0 15.1 53.5 23.3 8.1

3 Chính sách đào tạo nghề miễn phí 32.9 17.1 50.0 0.0 0.04 Chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục

phổ thông (đầu tư cơ sở vật chất dạy và học) 7.8 14.0 46. 16.3 15.55 Chính sách ưu tiên ngân sách cho đào tạo đại

học và sau đại học ở trong và ngoài nước 23.3 36.8 24.4 7.8 7.86 Chính sách thu hút nhân tài 27.1 22.9 30.6 19.4 0.07 Chính sách trọng dụng nhân tài 0.0 22.9 38.8 38.4 0.08 Chiến lược phát triển nền kinh tế từ cơ cấu:

Công nghiệp - Dịch vụ,du lịch - nông, lâm,ngư nghiệp; đến cơ cấu: Dịch vụ, du lịch -công nghiệp - Nông, lâm, ngư nghiệp 5.0 8.9 34.1 23.3 28.7

(Ghi chú: 1: rất yếu, 2: yếu, 3: trung bình, 4: mạnh, 5: rất mạnh)

Nguồn: Kết quả từ điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện.

4.1.2. Chính sách đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, đô thị hóaĐây là mảng chính sách có vai trò tác động mạnh nhất đến quá trình

chuyển đổi nghề nghiệp của người dân. Với loại chính sách giải tỏa, tái định cưđể chỉnh trang đô thị thì có đến 88.6% ý kiến đánh giá tác động từ mức trungbình đến rất mạnh (trong đó mức rất mạnh có tỷ lệ ý kiến cao nhất 32.2%); cònvới loại chính sách thu hút đâu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệpcũng có tới 84.9% ý kiến đánh giá mức tác động từ trung bình đến mạnh.

Di dời, giải toả, tái định cư, chỉnh trang đô thị, thực hiện các dự án là

một bộ phận quan trọng của quá trình CNH, HĐH, ĐTH. Trên thực tế, đây là

một quyết sách lớn đã được giới lãnh đạo và quản lý của thành phố Đà Nẵng

104

tiến hành khá quyết liệt trong suốt thập niên đầu của thế kỷ XXI. Nhờ có

quyết sách táo bạo và kiên trì thực hiện quyết sách đã đề ra nên từ sau năm

2000 đến nay, trên địa bàn thành phố đã xây dựng và chỉnh trang lại nhiều

tuyến đường, cây cầu, khu công nghiệp, khu đô thị mới mang vóc dáng hiện

đại, văn minh. Quan trọng hơn, việc thực hiện chính sách này đã tạo nên một

sự thay đổi có tính cách mạng trong lòng xã hội và trong tư tuy của mỗi người

dân. Chính quá trình di dân, tái định cư trong các dự án phát triển đã thúc ép,

tạo điều kiện, cơ hội cho cộng đồng dân cư thoát ra khỏi không gian cũ, cách

sống cũ, thói lề cũ, tự mình chuyển đổi nghề nghiệp cho thích ứng với môi

trường mới, điều kiện mới và phương thức mưu sinh mới để có một tương lai

tươi sáng hơn. Qua đó góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ

và giảm tỷ lệ lao động giản đơn trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.

“Cái được lớn nhất của chủ trương quy hoạch, chỉnh trang đô thị, tái định cư

chính là chỗ tạo điều kiện, tiền đề cho sự ổn định và phát triển lâu dài, vững chắc

cho từng cá nhân gia đình và toàn xã hội” [89, tr.47-48]. Quá trình di động nghề

nghiệp diễn ra nhanh từ các nhóm nghề nông dân, lao động giản đơn, tiểu thủ

công sang các nhóm xã hội nghề nghiệp mang đặc trưng của xã hội hiện đại

khi họ vào sống trong khu vực đô thị, khu định cư mới. Họ không còn đất đai

canh tác và những điều kiện thiết yếu để hành nghề cũ. Trên thực tế, chính

quyền thành phố đã chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sớm

ổn định cuộc sống sau tái định cư bằng các chính sách giáo dục, đào tạo nghề

miễn phí, giới thiệu việc làm cho họ. Để thích ứng với hoàn cảnh mới, bản

thân người lao động cũng đã rất nổ lực tham gia các chương trình học nghề và

tìm kiếm việc làm mới trong môi trường xã hội đô thị. Các ý kiến trả lời trong

các cuộc phỏng vấn sâu hay thảo luận nhóm đều rất đề cao các chính sách giải

tỏa, đền bù, tái định cư đã được thực hiện ở đây. Ý kiến phỏng vấn sâu sau

đây đã cho thấy rõ điều này:

105

Theo tôi, chính sách đô thị hóa của Đà Nẵng đã làm thay đổi đời

sống người dân, dân làm được nhà to, đẹp, có tiền sắm sửa nhiều thứ

là nhờ tiền đền bù giải tỏa hết. Chuyển đổi lên những nghề nghiệp

tốt hơn cũng nhờ giải tỏa, tái định cư. Chính sách cho vay vốn ưu

đãi rất lợi cho dân nhất là người nghèo, sinh viên. Chính sách nhà ở

cho người có thu nhập thấp cũng rất hay cho dân (PVS: Nam, 60

tuổi, phường Thanh Lộc Đán, quận Thanh Khê).

Một ý kiến khác: Cách đây hơn 10 năm vùng này còn lạc hậu lắm,không ra phố xá, nhà cửa, đường xá nham nhở lắm. Nay khác hẳn,Đà Nẵng đã lên thành phố hạng 1. Về chuyển đổi nghề nghiệp cũngtốt, gần đây một bộ phận thanh niên đi làm công nhân ở các khucông nghiêp. Chính sách giải tỏa, đền bù của thành phố làm rất tốt,đời sống gia đình tôi được nâng lên là nhờ tiền đền bù giải tỏa nhà.Gia đình tôi xây được nhà mới và sắm được nhiều đồ dùng có giátrị. Nếu không có tiền đó thì không làm được gì hết, làm chi có tiềntích lũy nhiều như vậy để làm được nhà cửa, khó lắm. Đồng lươngnhà nước chưa đủ sống. Tôi thấy, được nhất là chính sách giải tỏađền bù làm đổi đời cho dân, phố xá được đẹp lên, khách du lịch tớichơi nhiều hơn, làm cho buôn bán phát triển. Người dân dễ chuyểnsang những nghề nghiệp mới nhẹ nhàng hơn nhưng lại có thu nhậpkhá (TLN, nam 42 tuổi, giáo viên, quận Sơn Trà).

Trên thực tế, chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị

hoá như những “làn sóng văn minh” đã và đang làm thay đổi tập quán sản xuất,

kinh doanh của các chủ thể theo hướng tích cực. Tiến trình công nghiệp hoá và

đa dạng dịch vụ theo kinh tế thị trường đã dẫn đến sự biến đổi văn hoá sản xuất,

kinh doanh và thúc đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa trong các lĩnh vực của đời

sống xã hội. Nó xác lập ngày càng đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ của người

dân, của các nhóm cư dân trong sáng tạo, phát huy, bảo tồn và hưởng thụ thành

quả lao động. Trong tổ chức đời sống xã hội, người dân đã dần dần khắc phục

106

được tác phong sản xuất nhỏ, trì trệ, luộm thuộm, manh mún; hình thành tác

phong công nghiệp hiện đại; xây dựng được ý thức chấp hành pháp luật, ý thức

công dân và văn hóa dân cư đô thị.

4.1.3. Chính sách ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, đào tạo trongviệc phát triển nguồn nhân lực, ngay từ khi trở thành thành phố trực thuộcTrung ương, Đà Nẵng đặc biệt chú trọng chiến lược xây dựng, phát triểnnguồn lực - yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất hiện nay. Đã có hàng loạtcác quyết định được ban hành như: Quyết định số 19/1999/QĐ-UB ngày02/02/1999 của UBND thành phố Đà Nẵng về chế độ trợ cấp cho cán bộ, côngchức được cử đi đào tạo bồi dưỡng; Quyết định số 117/2004/QĐ-UB ngày07/7/2004 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Chương trình “Pháttriển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng đào tạonguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa”; Quyết định số 32/2006/QĐ-UBND ngày 10/4/2006 của UBNDthành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Dự án hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơsở giáo dục trong nước và nước ngoài dành cho học sinh các trường trung họcphổ thông trên địa bàn bằng ngân sách nhà nước vv...

Với một chiến lược phát triển chất lượng nguồn nhân lực dựa trên cơ

sở khoa học và nhu cầu thực tiễn địa phương, cùng với những cơ chế, chính

sách về đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, chu toàn nên trong một khoảng thời gian

ngắn, Đà Nẵng đã có được tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao.

Theo kết quả tổng điều tra Dân số và nhà ở do Tổng cục Thống kê thực

hiện (1/4/2009) thì Đà Nẵng là địa phương (đơn vị tỉnh/thành trực thuộc

Trung ương) có dân số ít nhất so với các tỉnh khác trong vùng Kinh tế trọng

điểm miền Trung nhưng lại có số người tốt nghiệp đại học trở lên cao nhất:

gồm 72.739 người, (Thừa Thiên Huế có 37.996 người; Quảng Nam có 25.874

người; Quảng Ngãi có 20.318 người; Bình Định có 42.127 người). Nếu chia

theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên thì tỷ lệ người

107

tốt nghiệp đại học trở lên chung của toàn quốc là 4,4%, thì ở Đà Nẵng có

10,8% - tỷ lệ cao thứ hai trong toàn quốc, chỉ sau Hà Nội (13,3%), và vượt rất

xa so với các tỉnh trong vùng (Thừa Thiên Huế là 4,9%; Quảng Nam là 3,5%;

Quảng Ngãi là 2,3%; Bình Định là 3,9%) [90, tr.60].

Chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mang tầm chiếnlược dài lâu cũng đã thực hiện khá thành công, đến cuối năm 2010 đã có 284học sinh các trường THPT tham gia chương trình đào tạo này, trong đó có142 học sinh được cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Đây sẽ lànguồn cung cấp lao động chất lượng cao dồi dào, ổn định lâu dài cho ĐàNẵng. Tuy nhiên, theo ý kiến đánh giá của người dân (bảng 4.1) thì phầnđông ý kiến đều đánh giá chính sách này tác động không mạnh đến chuyểnđổi nghề nghiệp của người dân, có đến 60.1% ý kiến đánh giá ở mức yếu vàrất yếu, 24.4% ở mức trung bình và chỉ có 15.5% đánh giá ở mức tác độngmạnh và rất mạnh.

Đối với mạng lưới trường lớp đào tạo nghề, trang bị trình độ chuyên mônkỹ thuật cho nguồn lao động được chính quyền thành phố đặc biệt chú trọng.Đến năm 2010, trên địa bàn thành phố này có 5 trường đại học, 13 trường caođẳng, 7 trường THCN và 1 trường CNKT với tổng số 150.278 học sinh, sinhviên đang theo học và có 32.888 người tốt nghiệp trong năm [10, tr.242-244].

Tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên khá nhanh. Vào năm 2000, sốngười đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên có trình độ từ công nhânkỹ thuật có bằng trở lên là 21,4% thì đến năm 2010, tỷ lệ này được nâng lên 31,8%(trong đó số người có trình độ CĐ-ĐH trở lên chiếm tỷ lệ 56,6%) [10, tr.24].

Trong thời gian từ năm 2002 -2010, tỷ lệ lao động giản đơn ở Đà Nẵng

giảm xuống đồng thời có sự tăng nhanh tỷ lệ lao động của các tầng lớp nghề

nghiệp nằm ở nửa trên của tháp phân tầng, không thể không kể đến nguyên

nhân do một bộ phận lao động được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật

nên đã chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên mối quan hệ giữa đào tạo nghề với

giải quyết việc làm và biến đổi PTXH nghề nghiệp lại cần phải có những tính

108

toán chính xác hơn khi xuất phát từ thực tiễn. Không ít người đã cho rằng, có

được chính sách đào tạo nghề miễn phí, người lao động sẽ dễ dàng giải quyết

được việc làm và chuyển đổi được nghề nghiệp. Kết quả điều tra ở bảng 4.1

cho thấy nhiều người dân không đánh giá cao tính khả thi của chính sách đào tạo

nghề miễn phí trong việc giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp. Có đến 50% ý

kiến đánh giá tác động của chính sách này ở mức yếu và rất yếu, 50% ở mức

trung bình, không có ý kiến nào ở mức mạnh và rất mạnh. Vì sao như thế?

Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời từ chính ý kiến của người dân như sau:

Tôi thấy, được nhất là Chính sách giải tỏa đền bù làm đổi đời cho

dân, phố xá được đẹp lên, khách du lịch tới chơi nhiều hơn, làm cho

buôn bán phát triển. Đảng nói dân giàu nước mạnh mà. Bọn tôi rất tự

hào với sự đổi thay nhanh chóng của thành phố. Còn chính sách đào tạo

nghề thì chưa đi liền với vấn đề tạo việc làm. Học xong bỏ đó có được

chi đâu. Ai đời trong 1 phường mà mở lớp đào tạo một lúc tới cả trăm

thợ sửa xe máy hay cả trăm người học nghề nấu ăn thì lấy đâu ra việc

mà làm… (TLN, nam 42 tuổi, giáo viên, quận Sơn Trà).

Như vậy, thực tiễn đòi hỏi các chính sách phải được thực hiện đồng bộ,

phối hợp nhịp nhàng. Đào tạo nghề phải xuất phát từ như cầu thực tiễn, đào

tạo phải có địa chỉ, đào tạo nghề phải gắn với việc tạo ra việc làm.

Đà Nẵng là thành phố đầu tiên trên cả nước chủ trương không tuyển

dụng công chức là những người đào tạo trong các cơ sở ngoài công lập. Xét

dưới góc độ pháp luật, chủ trương này còn có những vấn đề cần luận bàn,

song ở chiều cạnh lợi ích xã hội thì quá sức thuyết phục. Bởi ai cũng thấy

rằng chất lượng giáo dục - đào tạo ngoài công lập ở nước ta rất kém: đầu vào

kém, quản lý kém, cơ sở vật chất kém, đội ngũ cán bộ giảng dạy kém xa so

với hệ thống công lập. Sự đòi hỏi cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

trong khâu tuyển dụng của chính quyền thành phố đã tạo hiệu ứng lan tỏa rất

tốt cho xã hội, ý thức phấn đấu học tập của mọi người được nâng cao.

109

Nguồn lao động được đào tạo với số lượng và chất lượng cao chính là

điều kiện, tiền đề thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội, tạo ra sự

chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu nghề nghiệp, là nguồn lực quan trọng nhất

để phát triển nhanh đến xã hội công nghiệp hiện đại.

4.1.4. Chính sách thu hút và trọng dụng nhân tàiSong song với chính sách đào tạo, Đà Nẵng đã ban hành chính sách

thu hút nguồn nhân lực trình độ cao về công tác tại địa phương. Ngày02/8/2000, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 86/2000/QĐ-UBND quy định về thực hiện một số chính sách đãi ngộ ban đầu đối vớinhững người tự nguyện đến làm việc lâu dài tại thành phố Đà Nẵng và chế độkhuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại thànhphố Đà Nẵng. Ngày 03/5/2006 ra Quyết định số 43/2006/QĐ - UBND về việcquy định mức hỗ trợ đối với một số đối tượng theo chủ trương thu hút nguồnnhân lực của thành phố Đà Nẵng. Đến ngày 28/6/2007, UBND thành phố ĐàNẵng tiếp tục ban hành Quy định về chính sách ưu đãi đối với những người tựnguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý(Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND). Chính sách cho đối tượng thu hútthường cao hơn so với tỉnh khác, như được hỗ trợ một lần từ 15 triệu đồng trởlên, trợ cấp hàng tháng 1,5 triệu đồng, hỗ trợ nhà ở...Tại Hội thảo đánh giátổng kết 15 năm thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài đượcUBND TP Đà Nẵng tổ chức vào sáng ngày 23/4/2013, ông Đặng Công Ngữ -Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng cho biết, sau 15 năm thực hiện “trải thảm” thuhút nhân lực đã có 1.043 trường hợp “đầu quân” cho thành phố, trong đó 13tiến sĩ (1%), 224 thạc sĩ (22%) còn lại trình độ đại học. Chỉ riêng năm 2010,số người chọn Đà Nẵng làm điểm đến gồm 91 đối tượng, trong đó có 2 tiến sĩ,16 thạc sĩ, 64 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi bố trí làm việc tại các cơ quanhành chính, sự nghiệp trên địa bàn.

Để tạo ra sức hút nguồn nhân lực chất lượng cao nói trên, một mặt

chính quyền thành phố đề ra chính sách cho đối tượng thu hút cao hơn so với

110

tỉnh khác. Đối với tiến sỹ, hỗ trợ 60 triệu đồng, thạc sỹ 20 triệu đồng, sinh

viên giỏi 15 triệu đồng. Ngoài ra các đối tượng thuộc diện thu hút nhân tài

còn được thành phố hỗ trợ thuê nhà chung cư theo giá nhà nước, miễn giảm

tiền thuê chung cư theo từng đối tượng cụ thể. Đây là những ưu đãi ban đầu

tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ an tâm công tác. Mặt khác họ được tin

tưởng giao việc và có môi trường làm việc thuận lợi để phát huy năng lực,

sở trường. Như vậy, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật được

bổ sung từ nhiều nguồn, đây là cơ sở giúp cho Đà Nẵng phát triển những

ngành nghề mang đặc trưng xã hội hiện đại và gián tiếp tác động đến sự

chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp nói chung của thành phố. Theo kết quả ý

kiến đánh giá ở bảng 4.1 thì chính sách thu hút nhân tài không được đánh

giá cao đến việc chuyến đổi nghề nghiệp của người dân. Phần đông ý kiến

đánh giá chỉ từ mức trung bình trở xuống đến rất yếu; chỉ có 19.4% ý kiến

đanh giá ở mức mạnh và không hề có ý kiến nào đánh giá ở mức rất mạnh.

Có lẽ do chính sách này tác động đến biến đổi nghề nghiệp của người dân

một cách gián tiếp và khá lâu dài nên không phải ai cũng dễ dàng nhận

thức được. Với chính sách trọng dụng nhân tài lại được người dân đánh giá

có tác động cao hơn, kết quả mức yếu chỉ là 22.9%, mức trung bình là

38.8% và mức mạnh là 38.4%. Vấn đề trọng dụng nhân tài ở Đà Nẵng cũng

cần được nghiên cứu sâu hơn và rút ra những kinh nghiệm quý báu. Thu

hút nhân tài rồi phải biết sử dụng và sử dụng thật có hiệu quả nguồn nhân

lực quý giá này là bài toán cần có những lời giải hữu ích. Chính quyền Đà

Nẵng cũng đã có những bài học quý trong việc trọng dụng nhân tài, đó là

tin tưởng trao việc, kể cả trao quyền cho cán bộ công chức có thực tài; tạo

ra môi trường tự do, tự chủ cho mọi người phát huy tài năng, sức lực. Dĩ

nhiên, muốn làm được điều này, trước tiên phải tháo dỡ hàng loạt các rào

cản trong tư tưởng của các cán bộ lãnh đạo như sự đố kị, hẹp hòi, xem

trọng lợi ích cá nhân hơn lợi ích xã hội...

111

4.1.5. Chiến lược phát triển cơ cấu nền kinh tế hướng đến xã hội

hiện đại

Đây là loại yếu tố tác động mạnh nhất đến sự chuyển đổi nghề nghiệp

của người dân. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá ở bảng 4.1 đã cho thấy, chỉ

có 13.9% ý kiến đánh giá tác động ở mức yếu và rất yếu, có 86.1% ý kiến

đánh giá ở mức trung bình trở lên, trong dó có 23.3% mức mạnh và 28.7%

ở mức rất mạnh.

Sau khi Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, Đảng bộ và Chính quyềnthành phố xác định đúng đắn cơ cấu kinh tế của thành phố phát triển theohướng: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; từ đó đề ra nhiều chính sáchthích hợp như kêu gọi các nguồn vốn đầu tư để đẩy mạnh công cuộc phát triểnkinh tế; mặt khác xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và các khu côngnghiệp để thu hút các nhà đầu tư. Từ điểm xuất phát chỉ có 1 vài khu côngnghiệp với 6 dự án có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng và đưa vào sản xuất(năm 1996), đến năm 2011 thành phố đã xây dựng 6 khu công nghiệp lớn vớitổng diện tích 970,50 ha và một khu công nghệ thông tin tập trung với diệntích 131 ha. Đã có 343 dự án đi vào sản xuât và hàng chục dự án đang triểnkhai xây dựng [7].

Và từ năm 2010, nền kinh tế của thành phố lại được điều chỉnh theo cơcấu: “Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” với tỷ trọng dịch vụ chiểmkhoảng 60% GDP vào năm 2020 [14]. Chủ trương này của Đảng bộ thànhphố Đà Nẵng đã tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch tỷ trọng lao độngtrong các ngành kinh tế.

Trong một nghiên cứu của mình, tác giả Đỗ Thiên Kính đã lý giải

“Nguyên nhân gây ra sự di động xã hội giữa các tầng lớp ở Việt Nam cho

thấy rằng nguyên nhân thuộc về nỗ lực chủ quan của các thành viên là chính, còn

nguyên nhân thuộc về những yếu tố khách quan chiếm phần nhỏ bé” [46, tr.120].

Những gì đang diễn ra ở Đà Nẵng trong hơn 1 thập niên qua lại cho thấy nguyên

nhân tác động từ những yếu tố khách quan trở thành chính yếu. Như vậy, thực tế

112

cho thấy, sự di động giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng đang diễn ra

theo xu hướng tất yếu của một địa phương đang có quá trình công nghiệp hóa phát

triển, bởi vì “sự thay đổi của cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa sẽ quy

định chủ yếu sự biến đổi về cơ cấu xã hội” [46, tr.120].

Tóm lại, những chính sách kể trên là những nhân tố cơ bản tác động

đến sự di động nghề nghiệp theo hướng xã hội hiện đại, đây cũng là nhân tố

cơ bản dẫn đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng trong

những năm đầu của thể kỷ XXI.4.2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THUỘC VỀ ĐẶC TRƯNG CÁ

NHÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG

Trong thực tế, có nhiều yếu tố thuộc về cá nhân, gia đình, cộng đồng tác

động đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp, trong giới hạn cho phép, Luận án

chỉ đề cập đến một số yếu tố cơ bản nhất của người lao động. Cơ sở dữ liệu

làm căn cứ để luận giải những yếu tố tác động được dựa trên kết quả điều tra

bổ sung do tác giả luận án thực hiện và nguồn tài liệu gốc về KSMSHGĐ năm

2002 và 2010 của Tổng cục Thống kê.

4.2.1. Yếu tố giới tính

Những nghiên cứu về giới gần đây ở Việt Nam cho thấy, bình đẳnggiới đã có những tiến bộ vượt bậc. Nhà nước ta cũng đánh giá rằng: “Bìnhđẳng giới về việc làm và thu nhập cũng đạt được những bước tiến quantrọng, trong số lao động mới được giải quyết việc làm hàng năm, nữ giớichiếm 49%. Phụ nữ ngày càng tham gia tích cực hơn trong công tác quản lýlãnh đạo, trong các vị trí của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các tổchức chính trị, xã hội, nghề nghiệp” [70, tr.18]. Tổ chức Ngân hàng thếgiới cũng thừa nhận rằng “Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của nữgiới thuộc vào hàng cao nhất trong khu vực và khoảng cách thu nhập theogiới tại Việt Nam thấp hơn nhiều quốc gia Đông Á khác” [67, tr.18].

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu từ mẫu khảo sát trên địa bàn Đà Nẵng

cho thấy, nam giới vẫn có lợi thế hơn trong những nhóm nghề nghiệp có vị

113

thế kinh tế - xã hội cao. Chẳng hạn, từ kết quả điều tra bổ sung, ở thời điểm

năm 2002, tỷ lệ lao động nam làm trong 3 nhóm nghề có vị thế kinh tế - xã

hội cao nhất (lãnh đạo quản lý, doanh nhân và chuyên môn cao) lần lượt là

8.5% - 4.3% - 19.6%, trong khi đó tỷ lệ lao động nữ tương ứng là 6.7% -

4.0% - 8.0; Tương tự như vậy, đến thời điểm năm 2010, tỷ lệ lao động nam là

25% - 12.2% - 18.5% và tỷ lệ lao động nữ lần lượt là 12.% - 3.3% - 9.8%.

Phân tích số liệu từ KSMSHGĐ còn cho thấy rõ nét hơn sự khác biệt

giới trong các nhóm xã hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng

Bảng 4.2: Cơ cấu giới tính trong các nhóm xã hội nghề nghiệp

Đơn vị tính: %

Nhóm xã hội nghềnghiệp

Năm 2002 Năm 2010Nam Nữ Nam Nữ

Lãnh đạo, quản lý 0.8 0.0 0.8 0.0Doanh nhân 2.2 0.0 5.3 0.7Chuyên môn cao 8.4 5.7 16.7 14.0Nhân viên 8.7 11.6 8.3 13.2Công nhân 13.1 1.1 17.4 5.9Buôn bán-dịch vụ 16.3 43.6 13.6 38.2Tiểu thủ công 25.1 9.9 23.5 9.6Lao động giản đơn 16.3 11.9 8.3 9.6Nông dân 9.0 16.1 6.1 8.8Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0

Nguồn: [97], [101].

Ba nhóm xã hội nghề nghiệp nằm ở tầng đỉnh luôn có vị thế kinh tế - xã

hội cao nhất thì ở cả hai thời điểm năm 2002 và 2010, tỷ lệ lao động nam

chiếm đa số, nữ giới rất ít. Trong 4 nhóm xã hội nghề nghiệp ở tầng trung của

tháp phân tầng, có 2 nhóm nghề là công nhân và tiểu thủ công có tỷ lệ nam

giới chiếm đa phần, 2 nhóm nghề là nhân viên và buôn bán - dịch vụ có tỷ lệ

nữ nổi trội hơn ở cả 2 thời điểm năm 2002 và 2010. Còn lại 2 nhóm nghề nằm

ở tầng đáy của tháp phân tầng nghề nghiệp là nhóm nông dân và lao động

giản đơn đang có xu hướng thu hút lao động nữ nhiều hơn nam. Thời điểm

năm 2002, nhóm nghề lao động giản đơn có tỷ lệ lao động nam trội hơn nữ

114

(16.3% nam so với 11.9% nữ), nhưng đến năm 2010, tỷ lệ nữ cao hơn nam

(8.3% nam so với 9.6% nữ); nhóm nghề nông dân thì cả 2 thời điểm năm

2002 và 2010 đều có tỷ lệ lao động nữ vượt trội so với nam. Đánh giá về giới

tại Việt Nam, Ngân hàng thế giới có nhận xét “phụ nữ ra khỏi khu vực nông

nghiệp chậm hơn nam giới” [67, tr.18]. Về điểm này thì sự dịch chuyển lao

động ra khỏi khu vực nông nghiệp ở Đà Nẵng cũng không nằm ngoài xu

hướng chung đó.

Từ kết quả nghiên cứu thực tế đó cho thấy, những nhóm xã hội nghề

nghiệp dịch vụ như nhân viên, buôn bán - dịch vụ thì lao động nữ chiếm ưu thế;

hơn nữa, những nhóm xã hội nghề nghiệp không có lợi thế, hay nói đúng hơn là

có vị thế kinh tế - xã hội thấp kém (nông dân, lao động giản đơn) cũng thường

gắn với lao động nữ nhiều hơn. Như vậy, đang còn sự bất bình đẳng giới trong

phân công lao động nghề nghiệp. Bất bình đẳng giới đang là vật cản tiến trình

chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp phát triển theo hướng xã hội hiện đại.

Mặt khác, khi xem xét mức thu nhập chia theo 5 nhóm từ thấp đến cao

(từ nghèo đến giàu) - chỉ báo rất quan trọng quy định vị thế kinh tế - xã hội

của cá nhân hay nhóm cũng cho thấy yếu tố giới có tác động rất mạnh. Kết

quả xử lý số liệu ở bảng 4.3 cho thấy, thuộc về các nhóm thu nhập thấp nhất

(nhóm 1 và 2), nữ giới bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới rất nhiều.

Cụ thể, năm 2002 nữ có 48.0% so với nam là 32.9%; và năm 2010 tỷ lệ tương

ứng là nữ có 46.5% so với nam là 32.2%. Nhưng ở chiều có thu nhập cao nhất

(nhóm 4 và 5) thì ngược lại, tỷ lệ nam giới chiếm đa số so với nữ, năm 2002

tỷ lệ nam có 45.2% so với nữ là 32.9%; và đến năm 2010, lợi thế về thu nhập

của lao động nam càng rõ hơn khi có tới 50.4% trong khi tỷ lệ nữ chỉ ở mức

28.4%. Như vậy, ở cả 2 thời điểm năm 2002 và 2010, tỷ lệ lao động nam và

nữ có diễn tiến trái chiều nhau, đối với lao động nữ thì có tỷ lệ giảm dần khi

lên các nhóm có thu nhập càng cao, ngược lại, tỷ lệ lao động nam lại tăng dần

trong các nhóm này.

115

Bảng 4.3: Giới tính chia theo 5 nhóm thu nhập

Đơn vị tính: %

Nhóm thu nhập Năm 2002 Năm 2010Nam Nữ Nam Nữ

Nhóm 1 17.5 23.7 17.5 21.9Nhóm 2 15.4 24.3 14.7 24.6Nhóm 3 21.9 19.1 17.5 25.1Nhóm 4 19.3 19.7 24.6 14.2Nhóm 5 25.9 13.2 25.8 14.2Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện.Như vậy, dù xem xét ở chiều cạnh nào cũng thấy giới tính là yếu tố có

tác động đến sự PTXH nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở thời

điểm từ năm 2002 đến năm 2010.

4.2.2. Yếu tố độ tuổi

Trong tất cả các đặc điểm tạo nên sự nhạy bén, quyết đoán của người

lao động trong việc lựa chọn hay chuyển đổi nghề nghiệp thì độ tuổi của họ

cũng được coi là yếu tố có vai trò quan trọng. Mỗi nhóm tuổi có những đặc

điểm riêng và tác động trực tiếp tới ý chí quyết tâm và khả năng thích nghi

với môi trường làm việc mới, tính chất công việc mới.

Đi tìm và lý giải yếu tố tuổi tác có tác động như thế nào đến sự biếnđổi PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng từ năm 2002 đến 2010, thiết nghĩ phảitập trung xem xét cơ cấu nhóm tuổi người lao động ở thời điểm năm 2002,vì độ tuổi này tác động trực tiếp đến khả năng di động nghề nghiệp củangười lao động ngay những năm tiếp theo; còn việc phân tích độ tuổi năm2010 là cơ sở để đưa ra dự báo xu hướng biến đổi nghề nghiệp cho nhữngnăm sau 2010.

Với cơ cấu nhóm tuổi của lực lượng lao động ở Đà Nẵng (trong mẫu

khảo sát năm 2002 của Tổng cục Thống kê cũng như trong mẫu điều tra bổ

sung) thực sự là “cơ cấu dân số vàng” - đa số lao động nằm trong các nhóm

tuổi 1, 2, 3 (xem bảng 4.4). Mặt mạnh của đội ngũ lao động trên địa bàn Đà

116

Nẵng là phần đông ở vào độ tuổi dưới 50. Đây là độ tuổi con người cường

tráng về thể lực, sung sức về mặt trí tuệ. Nhiều người coi đây là thời đoạn con

người đạt độ chín về tri thức, kinh nghiệm và cháy bỏng khát khao được cống

hiến, khẳng định mình. Ở khoảng tuổi này, chiếm tới 85.5 % trên tổng số

người đang hoạt động kinh tế thường xuyên trên 9 nhóm xã hội nghề nghiệp.

Đặc biệt có tới 5/9 nhóm xã hội nghề nghiệp có tỷ lệ lao động cao nhất thuộc

nhóm1 ( 30 tuổi). Đây là một ưu thế rất lớn bởi lao động trẻ thường có tính

năng động, sáng tạo, nhạy bén với cái mới trội hơn các nhóm tuổi khác.

Những phẩm chất này cũng rất cần thiết trong hoạt động của mọi lĩnh vực

nghề nghiệp. Số người trên 60 tuổi còn tham gia lao động chiếm tỷ lệ nhỏ

(4.6% năm 2002), họ đều hoạt động chủ yếu trong những nhóm nghề nông

dân, buôn bán - dịch vụ.

Bảng 4.4: Cơ cấu tuổi các nhóm xã hội nghề năm 2002

Đơn vị tính:%

Nhóm xã hội

nghề nghiệp

Các nhóm tuổi

TổngNhóm 1

( 30)

Nhóm 2

(31-40)

Nhóm 3

(41-50)

Nhóm 4

(51-60)

Nhóm 5

( 60)

Lãnh đạo, quản lý 0.0 33.3 33.3 33.3 0.0 100

Doanh nhân 12.5 37.5 50.0 0.0 0.0 100

Chuyên môn cao 43.1 25.5 17.6 13.7 0.0 100

Nhân viên 34.2 23.3 28.8 13.7 0.0 100

Công nhân 42.3 32.7 21.2 3.8 0.0 100

Buôn bán-dịch vụ 24.1 29.6 31.0 10.6 4.8 100

Tiểu thủ công 44.1 35.4 14.2 4.7 1.6 100

Lao động giản đơn 40.2 34.3 18.6 5.9 1.0 100

Nông dân 16.7 18.9 23.3 18.9 22.2 100

Tổng 32.4 29.4 23.7 10.0 4.6 100

Nguồn: [97].

117

Khả năng di động xã hội nghề nghiệp từ các nhóm nghề nông dân, lao

động giản đơn, tiểu thủ công lên các tầng lớp trên của tháp phân tầng diễn ra

nhanh trong giai đoạn từ năm 2002 - 2010 như đã phân tích ở phần trên (mục

3.2) có một thuận lợi cơ bản là phần lớn họ thuộc nhóm tuổi trẻ. Tuổi trẻ thì

dễ có cơ hội tham gia các chương trình đào tạo, đào tạo lại để có kiến thức và

kỹ năng thích ứng với những công việc mới, nghề nghiệp mới hơn so với khi

đã lớn tuổi. Trong khoảng thời gian từ 2002 - 2010 là giai đoạn chính quyền

TP Đà Nẵng tiến hành quy hoạch, chỉnh trang đô thị mạnh nhất, khoảng 1/3

số hộ và dân số của thành phố trong diện di dời, giải tỏa trong khoảng thời

gian này. Sau tái định cư, những người vốn bao đời nay là nông dân, lao động

giản đơn, tiểu thủ công phải nhanh chóng chuyển đổi nghề nghiệp để thích ứng

với hoàn cảnh mới với tư cách là thị dân của đô thị loại 1. Trong quá trình

chuyển đổi nghề nghiệp, đương nhiên các nhóm tuổi trẻ rất có lợi thế. Thực tế là

trong giai đoạn kể trên, một tỷ lệ khá lớn lao động vốn trước đây gắn với 3 nhóm

nghề mang đặc trưng xã hội truyền thống kể trên đã chuyển dịch và làm gia tăng

tỷ lệ lao động trong các nhóm nghề ở nửa trên của tháp phân tầng.

Đến năm 2010, tỷ lệ lao động trong các nhóm tuổi cân bằng hơn (xem

bảng 4.5). Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, những nhóm xã hội gắn với các

nghề nghiệp mang đặc trưng xã hội truyền thống (nông dân, lao động giản

đơn…) nếu ở vào độ tuổi từ nhóm 4 trở lên thì khả năng di động lên những

nhóm nghề nghiệp hiện đại rất khó khăn bởi hạn chế về khả năng đào tạo,

thích nghi. Hai nhóm nghề cần chuyển đổi nghề nghiệp nhất là nông dân và

lao động giản đơn thì tỷ trọng lao động nhiều nhất của 2 nhóm nghề này ở độ

tuổi nhóm 4 và 5; Ngoài ra, hai nhóm nghề nghiệp này cũng có tỷ lệ lao động

nằm ở độ tuổi nhóm 6 cao nhất. Điều này cũng sẽ hạn chế đến sự biến đổi

PTXH nghề nghiệp những năm sau 2010.

118

Bảng 4.5: Cơ cấu tuổi các nhóm xã hội nghề nghiệp năm 2010

Đơn vị tính:%

Nhóm xã hộinghề nghiệp

Các nhóm tuổi TổngNhóm 1( 30)

Nhóm 2(31-40)

Nhóm 3(41-50)

Nhóm 4(51-60)

Nhóm 5( 60)

-Lãnh đạo, quản lý 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 100-Doanh nhân 0,0 62,5 25,0 12,5 0,0 100-Chuyên môn cao 41,5 31,7 14,6 12,2 0,0 100-Nhân viên 27,6 20,7 37,9 10,3 3,4 100-Công nhân 41,9 29,0 16,1 9,7 3,2 100-Buôn bán-dịch vụ 25,7 20,0 32,9 18,6 2,9 100-Tiểu thủ công 22,7 38,6 27,3 4,5 6,8 100-Lao động giản đơn 25,0 20,8 33,3 12,5 8,3 100-Nông dân 28,6 14,3 19,0 33,3 4,8 100

Tổng 29,4 26,8 26,4 13,8 3,7 100

Nguồn: [101].

Người lao động ở các nhóm tuổi trẻ thì đương nhiên có lợi thế hơn

nhóm tuổi già trong việc tham gia các chương trình đào tạo và đào tạo lại để

có cơ may lựa chọn nghề nghiệp có vị thế kinh tế - xã hội cao hơn. Đó là xét

về khả năng di động nghề nghiệp của người lao động, còn nếu xem xét mối

tương quan giữa độ tuổi với các nhóm thu nhập thì chúng ta lại thấy ưu thế

của các nhóm lớn tuổi.

Bảng 4.6: Tương quan giữa nhóm tuổi với phân tầng thu nhập năm 2010

Các nhóm thunhập

Nhóm tuổiDưới 30 31-40 41-50 51-60 trên 60

% % % % %1.00 31.1 20.7 14.2 18.0 44.42.00 33.3 23.4 16.1 10.0 11.13.00 22.2 23.4 20.9 8.0 33.34.00 11.1 11.7 28.0 18.0 11.15.00 2.2 20.7 20.9 46.0 .0Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả từ điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện.

Kết quả bảng 4.6 cho thấy rõ ưu thế nổi trội của các nhóm tuổi 41-50 và

51-60 trong việc mang lại thu nhập cao. Thuộc về nhóm có thu nhập cao nhất

(nhóm 4 và 5) nhóm tuổi 51-60 chiếm tới 64%, nhóm tuổi từ 41-50 là 48.9%.

119

Ngược lại, ở chiều thuộc về các nhóm có thu nhập thấp nhất, các nhóm tuổi

dưới 30 và nhóm trên 60 tuổi lại chiếm tỷ lệ cao. Diễn tiến trên hoàn toàn hợp

logic cuộc sống. Nếu người lao động thuộc diện làm công ăn lương thì tuổi

thâm niên càng cao (trong giới hạn 60 tuổi với nam và 55 với nữ) càng tiệm

cận đến những thang bậc lương cao nhất; nếu là người lao động trong các

ngành nghề tự do thì sau tuổi 40 cũng là lúc họ đã được tích lũy nhiều về kiến

thức, kỹ năng nghề nghiệp để có được hiệu quả sản xuất cao nhất. Như vậy,

những lao động trong độ tuổi trẻ thì có lợi thế trong di động nghề nghiệp, còn

những lao động trong các nhóm tuổi cao (giới hạn trong tuổi lao động) thì lại

càng có ưu thế vươn lên những nhóm thu nhập cao.

4.2.3. Yếu tố địa bàn cư trú

Đà Nẵng là tỉnh/thành có tỷ trọng dân cư sinh sống ở thành thị cao nhất

nước. Theo kết quả thống kê thì năm 2002, tỷ trọng dân cư của Đà Nẵng sinh

sống ở khu vực thành thị là 79.19%, nông thôn là 20.81%; đến năm 2010 tỷ lệ

tương ứng là 87.03% và 12.97% [108, tr.14]. Rõ ràng vào thập niên đầu của

thế kỷ XXI, Đà Nẵng là địa phương thực hiện tiến trình ĐTH sôi động và hiệu

quả nhất, đây là một lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng văn minh

hiện đại.

Nhìn vào bảng thống kê số liệu về địa bàn cư trú của 9 nhóm xã hội

nghề nghiệp (xem bảng 4.7), ta thấy rõ lợi thế của những người ở thành thị.

Kết quả khảo sát ở cả hai thời điểm năm 2002 và 2010, ba nhóm xã hội nghề

nghiệp nằm ở phần trên của tháp phân tầng (tầng đỉnh) đều có tỷ lệ người cư

trú ở địa bàn thành thị cao nhất, gồm 43.7%; trong khi đó, tỷ lệ ngưòi lao

động cư trú ở nông thôn chỉ có 9.2%. Ngược lại, trong ba nhóm xã hội nghề

nghiệp có địa vị kinh tế - xã hội lần lượt đến thấp nhất trong cấu trúc tháp

phân tầng là: Tiểu thủ công, lao động giản đơn và nông dân đều có tỷ lệ người

lao động cư trú ở địa bàn nông thôn cao nhất,gồm 45.7%, trong khi tỷ lệ

người cư trú thành thị chỉ có 18.1%. Xâu chuổi các phân tích dữ liệu cho thấy,

120

một vấn đề mang tính quy luật là, do cư trú ở nông thôn nên người lao động

thường làm những nghề truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công.

Đây là những người thường lao động chân tay, giản đơn. Họ thường có mức

sống không cao. Điều kiện chăm sóc y tế, giáo dục và các dịch vụ khác thường

không đảm bảo... Tất cả dẫn đến những khó khăn cho khả năng di động sang

những nhóm xã hội nghề nghiệp mới trong xã hội hiện đại ở Đà Nẵng.

Bảng 4.7: Địa bàn cư trú của 9 nhóm nghề nghiệp chia theo khu vựcthành thị - nông thôn ở thành phố Đà Nẵng

Đơn vị tính: %

Nhóm nghề nghiệp Năm 2002 Năm 2010Thành.thị Nông thôn Thành.thị Nông thôn

-Lãnh đạo, quản lý 11.6 3.8 15.4 4.3-Doanh nhân 6.5 1.6 8.9 5.8-Chuyên môn cao 25.6 3.8 17.1 2.9-Nhân viên 24.1 18.3 18.4 13.0-Công nhân 7.0 10.2 7.0 18.8-Buôn bán-dịch vụ 7.0 16.7 19.5 10.1-Tiểu thủ công 4.0 5.4 4.3 8.7-Lao động giản đơn 12.1 17.7 8.1 0.0-Nông dân 2.0 22.6 1.1 36.2Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả từ điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện.

4.2.4. Yếu tố trình độ học vấn

Học vấn là điều kiện cơ bản, mấu chốt của sự phát triển, là một trongnhững yếu tố quan trọng quy định vị thế của mỗi người trong xã hội. Họcvấn tạo ra cơ hội về việc làm, tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp. Họcvấn còn tác động trực tiếp đến khả năng tạo thu nhập, chi tiêu cũng như đờisống văn hóa của hộ gia đình. Trong xã hội truyền thống, với thang giá trị:“Nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ thương” không chỉ nói lên các thứ hạng vịthế nghề nghiệp từ cao xuống thấp mà còn khẳng định ưu thế tuyệt đối củayếu tố trình độ học vấn đối với vị thế xã hội của mỗi người. Học để làmquan, học để nhanh chóng thay vận, đổi đời là con đường thăng tiến mà từthời phong kiến đến nay đã được nhiều người theo đuổi.

121

Càng đi dần vào xã hội hiện đại, trình độ học vấn càng trở thành loại

quyền năng mà nhiều người phải thừa nhận và lựa chọn. Bởi khi có trình độ

học vấn cao con người ta có cơ may tìm kiếm, lựa chọn được nghề nghiệp cao

sang, thu nhập tốt. “Trình độ học vấn càng cao thì triển vọng chiếm lĩnh

những địa vị cao trong xã hội càng dễ và ngược lại nếu trình độ học vấn thấp

thì sự thăng tiến xã hội sẽ trở nên khó khăn hơn” [94, tr.155]. Mặt khác,

“Thực tế chỉ ra rằng, những cá nhân có trình độ học vấn cao thường năng

động hơn những cá nhân không có trình độ học vấn” [94, tr.155]. Trong quá

trình vận động, phát triển của nền kinh tế công nghiệp, hiện đại, các nhóm

nghề đều yêu cầu người lao động có trình độ học vấn, nói chung và trình độ

chuyên môn kĩ thuật, nói riêng, ngày càng cao, phù hợp và chuyên sâu hơn để

mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc.

Trình độ học vấn không chỉ ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp

của mỗi cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng quyết định vị thế của mỗi người

cũng như của từng nhóm xã hội nghề nghiệp. Mối quan hệ giữa trình độ học

vấn với nghề nghiệp, việc làm, thu nhập...của các nhóm xã hội nghề nghiệp

trong mẫu khảo sát ở Đà Nẵng vào năm 2002 và 2010 cũng không nằm

ngoài xu hướng đó.

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người lao động trong ba nhóm

xã hội nghề nghiệp có vị thế kinh tế - xã hội cao nhất trong tháp phân tầng

nghề nghiệp (là nhóm doanh nhân, chuyên môn cao và lãnh đạo, quản lý)

đều có trình độ học vấn cao hơn so với các nhóm xã hội nghề nghiệp còn

lại. Năm 2002, nhóm chuyên môn cao có 98.3% người có trình độ CĐ-ĐH

trở lên, trong đó có 58.6% sau đại học; nhóm lãnh đạo quản lý có 96.7% có

trình độ CĐ-ĐH; nhóm doanh nhân có 62,6% trình độ CĐ-ĐH trở lên. Đến

năm 2010, nhóm chuyên môn cao vẫn có trình độ học vấn vượt trội nhất

khi có tỷ lệ 100% trình độ CĐ-ĐH trở lên, trong đó có 66.2% số người trên

đại học; kế tiếp là nhóm lãnh đạo, quản lý với 98.3% từ CĐ-ĐH trở lên,

122

trong đó có 20% số người có trình độ trên đại học; nhóm doanh nhân có

78.4% từ CĐ-ĐH trở lên, trong đó có 18.9% số người trên đại học.

Xuyên suốt cả 2 thời điểm năm 2002 và 2010, nhóm nghề nhân viên

cũng có trình độ học vấn khá cao; năm 2002, nhóm này có 65.8% số người

tốt nghiệp THCN trở lên, trong đó 52.4% có trình độ CĐ-ĐH; đến năm

2010, tỷ lệ tương ứng là 76.6% và 58.4%.

Những nhóm xã hội nghề nghiệp còn lại không ai có trình độ trên đại

học, trình độ CĐ-ĐH có tỷ lệ thấp, chủ yếu người lao động có trình độ từ

CNKT-THCN trở xuống, đặc biệt trong đó các nhóm nghề tiểu thủ công,

nông dân vẫn còn người lao động mù chữ (xem phụ lục bảng 2 và 3). Đây

đều là những nhóm xã hội nghề nghiệp có vị thế kinh tế - xã hội nằm ở nửa

dưới tháp phân tầng mà với thực trạng trình độ học vấn như trên thì rất khó

trong việc di động lên những nhóm xã hội nghề nghiệp có vị thế kinh tế -

xã hội cao hơn.

Bảng 4.8: Trình độ học vấn (bằng cấp cao nhất) của 5 nhóm thu nhập

Đơn vi tính: %

Bằng cấpcao nhất

5 nhóm thu nhập năm 2002 5 nhóm thu nhập năm 2010Nhóm

1Nhóm

2Nhóm

3Nhóm

4Nhóm

5Nhóm

1Nhóm

2Nhóm

3Nhóm

4Nhóm

5Mù chữ 2.6 2.4Tiểu học 19.7 25.0 8.9 1.3 19.0 12.2 6.7 8.0 2.2THCS 27.6 18.1 21.5 12.2 7.6 31.0 17.1 11.1 8.0 6.6THPT 36.8 30.6 25.3 14.9 7.6 20.2 23.2 11.1 8.0 11.0CNKT-THCN 5.3 15.3 13.9 6.8 8.9 20.2 22.0 15.6 2.3 7.7

CĐ-ĐH 7.9 9.7 25.3 45.9 55.7 7.1 25.6 44.4 39.8 47.3Trên ĐH 1.4 5.1 20.3 19.0 11.1 34.1 25.3Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả từ điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện.

Rõ ràng là, trình độ học vấn của người lao động là yếu tố quan trọng,

quyết định tạo ra sự khác biệt về vị thế kinh tế - xã hội của nhóm nghề

nghiệp. Thực tế khảo sát được phân tích ở trên đã chỉ rõ rằng, để được

tham gia vào các nhóm xã hội nghề nghiệp thuộc tầng trên, nhất thiết phải

123

có trình độ học vấn cao. Như vậy, vị thế kinh tế - xã hội của các nhóm xã

hội nghề nghiệp tuy là hệ quả từ nhiều yếu tố xã hội, song trình độ học vấn

được coi là yếu tố có ảnh hưởng vừa trực tiếp vừa quan trọng quyết định.

4.2.5. Yếu tố vốn xã hội

Vốn xã hội là hệ thống các mối liên hệ, quan hệ xã hội mà con người

thiết lập và sử dụng để làm gia tăng giá trị của hành vi, hoạt động của họ

trong đời sống xã hội.

Xuất phát từ cách hiểu nói trên thì vốn xã hội cũng là yếu tố tác động

đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp. Tuy nhiên, để đo lường vốn xã hội 1 cách

thực nghiệm là công việc không hề dễ dàng. Phương pháp thu thập dữ liệu để

đo lường mức độ tác động của vốn xã hội đến biến đổi PTXH nghề nghiệp

được luận án sử dụng chủ yếu là phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát.

Nghiên cứu tác động của vốn xã hội đến sự biến đổi PTXH nghề

nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận án tập trung xem xét trên các

đặc trưng: Mối quan hệ xã hội; lòng tin xã hội và các giá trị, chuẩn mức xã hội.

Trước hết, là xem xét mức độ tác động của mối quan hệ xã hội đến sự

biến đổi PTXH nghề nghiệp qua ý kiến đánh giá của các đối tượng trong mẫu

phỏng vấn:

Muốn đi xin việc, muốn chuyển đổi nghề nghiệp, hay muốn làm bất

cứ việc gì bây giờ đều phải có các mối quan hệ thân quen, có tiền để

chạy lo lót thì cũng phải có người quen để dẫn dắt mới làm được

(PVS, nam, 52 tuổi, cán bộ quận).

Chuyển đổi nghề nghiệp khó lắm, nhất lại là chuyển lên những nghề

nghiệp có giá trị. Nói thật, con cái nuôi ăn học có bằng đại học hẵn

hoi mà chạy mấy năm không ra việc làm, huống hồ như mình đã

luống tuổi mà bằng cấp lại lèng mèng. Điều cơ bản là phải thật giỏi

bậc nổi tiếng, không thì phải có nhiều tiền và quen biết để nhờ họ

giúp đỡ (PVS, nam, 43 tuổi, lao động giản đơn ở phường Cẩm Lệ).

124

Trong thảo luận nhóm, khi yêu cầu cho biết ý kiến đánh giá về những

yếu tố ảnh hưởng đến sự PTXH nghề nghiệp thì nhiều ý kiến đều thống nhất

cho rằng có 3 yếu tố cơ bản nhất: tiền, quyền và mối quan hệ. Có ý kiến còn

lý giải rằng, những ai có quyền và có nhiều tiền thì dễ thiết lập và duy trì tốt

các mối quan hệ, và ngược lại, để có quyền và tiền thì lại phải nhờ vào các

mối quan hệ xã hội.

Như vậy, các mối quan hệ xã hội đang là một trong những yếu tố quan

trọng nhất chi phối đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp. Điều đó cũng có

nghĩa ràng, sự bất lợi đang thuộc về các nhóm xã hội nghề nghiệp nằm ở các

tầng dưới của tháp phân tầng bởi họ khó có điều kiện để thiết lập được các

mối quan hệ xã hội có hiệu quả.

Thứ hai, là tác động của lòng tin xã hội và các giá trị, chuẩn mức xã hội

đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp. Quan sát dân cư thành phố Đà Nẵng sẽ

thấy họ ít chịu ảnh hưởng bởi các ràng buộc truyền thống. Đến nay, quy mô

và tỷ lệ dân số nông thôn rất ít; địa bàn nông thôn của Đà Nẵng thuộc vùng

ven đô, hoặc gần các khu công nghiệp. Vì vậy những giá trị, chuẩn mức

truyền thống như coi trọng nghề nông (quan niệm “nông vi bản”), quan niệm

làm giàu phải là “ruộng sâu, trâu nái”, hay sự lo sợ khi phải rời làng quê và

nghề nông (“sẩy nhà ra thất nghiệp”)... không còn chi phối nhiều đến các

quyêt định lựa chọn chuyển đổi nghề nghiệp của người dân. Những giá trị,

chuẩn mực của xã hội hiện đại như đề cao trình độ, năng lực chuyên môn và

sự nhạy bén nắm bắt cơ hội để vươn lên những nghề nghiệp mới được xã hội

đề cao. Người dân tin tưởng về một tương lai tốt đẹp hơn khi vươn lên những

nghề nghiệp gắn với xã hội hiện đại.

Như vậy, kết quả nghiên cứu bước đầu đã cho thấy yếu tố vốn xã hội có

sự tác động đến biển đổi PTXH nghề nghiệp. Tuy nhiên, phải cần có thêm

những nghiên cứu chuyên sâu mới có những kết luận vững chắc hơn.

125

4.2.6. Mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến biến đổi phân tầng

xã hội nghề nghiệp về thu nhập ở thành phố Đà Nẵng

Phân tích đa biến sẽ kiểm tra được những ảnh hưởng đồng thời nhiềubiến số kết hợp cùng nhau, cho phép chúng ta đo lường sự tác động của từngbiến số riêng rẽ với điều kiện giữ nguyên những ảnh hưởng của các biến khácở mức không đổi. Do bị hạn chế nhất định về mặt dữ liệu nghiên cứu, tức làkhông có đầy đủ các thông tin về vị thế quyền lực, vị thế kinh tế và vị thế xãhội của các nhóm nghề nghiệp trên cùng một file dữ liệu nên tác giả lựa chọnxây dựng hàm hồi quy đa biến về khía cạnh biến đổi PTXH nghề nghiệp vềthu nhập trên file số liệu do tác giả Luận án tiến hành điều tra chọn mẫu trênđịa bàn thành phố Đà Nẵng.

Biến phụ thuộc là sự biến đổi PTXH nghề nghiệp về thu nhập được

phân chia thành 5 nhóm theo thứ tự từ nghèo đến giàu. Các biến độc lập được

giả thuyết là có tác động mạnh đến biến đổi PTXH nghề nghiệp về thu nhập

bao gồm giới tính (nữ là biến tham chiếu), địa bàn cư trú (nông thôn là biến

tham chiếu), tuổi ( 30 tuổi là biến tham chiếu), học vấn (tiểu học là biến

tham chiếu). Khi sử dụng phương trình hồi quy, chúng ta sẽ phải loại ra một

biến để so sánh (được gọi là biến tham chiếu) và khi xem xét tác động của một

biến độc lập lên biến phụ thuộc cần phải giới hạn với điều kiện các biến độc lập

khác không đổi. Từ đó sẽ tìm hiểu các biến số độc lập tác động đến biến đổi

PTXH nghề nghiệp về thu nhập và chỉ ra những yếu tố có vai trò quan trọng trong

việc tạo ra sự biến đổi PTXH nghề nghiệp về thu nhập ra sao (xem bảng 4.9).

Kết quả mô hình hồi quy trên đã cho thấy vai trò và mức độ tác động mạnh

nhất đến biến đổi PTXH nghề nghiệp về thu nhập là các biến số sau đây:

Thời điểm năm 2002, các biến trình độ học vấn (bằng cấp cao nhất) có

mối tương quan mạnh đến PTXH nghề nghiệp về thu nhập. Kết quả hồi quy

cho thấy, những nhóm người có bằng cấp từ THCS đến đại học trở lên càng

có giá trị p càng nhỏ (từ 0,013 đến 0,000) và hệ số Beta càng lớn dần (từ

0,156 đến 0,622) theo chiều tăng lên của bằng cấp, điều đó có nghĩa rằng,

126

trình độ học vấn càng cao thì càng có nhiều cơ hội và điều kiện vươn lên

những nhóm thu nhập cao hơn trong tháp PTXH.

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy biến đổi PTXH nghề nghiệp về thu nhập trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng

Biến phụ thuộc: Biến đổi PTXH nghề nghiệp về thu nhậpNăm 2002 Năm 2010

Biến độc lập Hệ số Beta Giá trị p Hệ số Beta Giá trị pGiới tínhNam 0,040 0,356 0,109 0,006Nữ Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu

Địa bàn cư trúThành thị 0,043 0,375 0,098 0,019Nông thôn Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu

Tuổi của lao độngTừ 31 đến 40 tuổi 0,007 0,887 0,253 0,000Từ 41 đến 50 tuổi 0,000 0,994 0,347 0,000Từ 51 đến 60 tuổi -0,021 0,646 0,297 0,000Từ 61 tuổi trở lên 0,110 0.022 30 tuổi Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếuHọc vấnMù chữ -0,041 0,347 -0,062 0,125THCS 0,150 0,013 0,001 0,991THPT 0,130 0,054 0,125 0,032CNKT- THCN 0,223 0,000 0,045 0,444CĐ - ĐH 0,622 0,000 0,454 0,000Trên đại hoc 0,455 0,000 0,440 0,000Tiểu học Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu

Có giá trị P ≥ 5% là không có ý nghĩa thống kê.

Đến năm 2010, các biến giới tính nam, biến địa bàn cư trú thành thị có

mối tương quan mạnh đến PTXH nghề nghiệp về thu nhập; Biến tuổi của

người lao động (bao gồm các nhóm tuổi từ 31-40, 41-50, 51-60 và trên 60)

cũng cho thấy mức tác động rất mạnh đến phân tầng thu nhập; Đặc biệt là

biến học vấn, nếu thời điểm năm 2002, trình độ bằng cấp từ THCS trở lên đã

tác động mạnh đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp về thu nhập thì nay, chỉ có

nhóm người có trình độ THPT và nhóm trình độ từ CĐ-ĐH trở lên mới cho

thấy rõ mối tương quan với vị thế cao trong phân tầng theo thu nhập.

127

Như vậy, từ mô hình hồi quy nêu trên, chúng ta đã có căn cứ chính xác

hơn để chứng minh sự tác động của các biến số độc lập đến biến đổi PTXH

nghề nghiệp về thu nhập. Chung quy lại, ở thời điểm năm 2002, biến số: các

nhóm có trình độ học vấn từ tốt nghiệp THCS trở lên có ảnh hưởng mạnh đến

quá trình biến đổi PTXH nghề nghiệp về thu nhập trên địa bàn Đà Nẵng. Đến

thời điểm năm 2010, sự biến đổi PTXH nghề nghiệp về thu nhập lại chủ yếu do

sự tác động từ các biến số: Giới tính nam, cư trú thành thị và những nhóm có

trình độ học vấn THPT và nhóm từ CĐ-ĐH trở lên.

Để hướng đến một cấu trúc PTXH nghề nghiệp tiến bộ tất yếu cần thực

hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tuy nhiên, với sự hạn hẹp của nguồn vốn đầu tư

như hiện nay, thiết nghĩ kết quả từ phương trình hồi quy trên có ý nghĩa như

những gợi mở hướng đầu tư vào những biến số có tính trọng yếu mới hi vọng

được có những hiệu quả phát triển xã hội tốt nhất.

128

Chương 5

XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH

PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

SAU NĂM 2010

5.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ

NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

5.1.1. Xu hướng biến đổi về quy mô, mức độ phân tầng xã hội nghề nghiệp

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽđã tạo ra những biến đổi to lớn về cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế vàcơ cấu lại lực lượng lao động theo nhiều nghề nghiệp khác nhau. Sự thay đổinày đã yêu cầu nâng cao về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn, tăng thunhập, chi tiêu và những thay đổi khác trong định hướng giá trị xã hội. Cácnhóm xã hội nghề nghiệp gắn với xã hội nông nghiệp truyền thống đang dầnthu hẹp lại, các nhóm xã hội nghề nghiệp mang tính chất của xã hội côngnghiệp được mở rộng không ngừng. Quá trình đô thị hóa đang tăng tốc làmcho cư dân đô thị tăng nhanh. Cơ cấu ngành nghề lao động ngày càng đa dạnghơn, cách biệt nhau hơn trên nhiều tiêu chí. Dòng dịch chuyển lao động từlĩnh vực nghề nghiệp này sang lĩnh vực nghề nghiệp khác, từ thành phần kinhtế này sang thành phần kinh tế khác diễn ra ngày càng sôi động. Kinh tế thịtrường cũng khiến cho sự PTXH về mức sống, về giáo dục, y tế và thụ hưởngcác thành tựu văn hóa tinh thần giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp cũng diễnra mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Khoảng cách phân hóa, nhất là phân hóa giàunghèo, phân tầng xã hội giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp ngày càng xa,rộng hơn.

Bên cạnh sự biến đổi của cấu trúc nghề nghiệp và lao động, dưới tácđộng của các chính sách về dân số và kế hoạch hoá gia đình, cấu trúc dân cưvà dân số của thành phố cũng đang có sự chuyển động mạnh mẽ. Cơ cấu củacác nhóm tuổi cũng thay đổi. Nhóm những người trẻ tuổi đang giảm bớt,người cao tuổi tăng lên (thời điểm năm 2002 so với 2010).

129

Sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế, sự đa dạng hóa các thành phần kinhtế trong quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước ta đã tạo ra nhữngbiến đổi mạnh mẽ, to lớn chưa từng thấy trong PTXH nghề nghiệp của thànhphố. Cấu trúc kinh tế - xã hội của Đà Nẵng đang chuyển sang giai đoạn phânhóa nhanh, mạnh hơn với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữukhác nhau. Cùng với điều đó, xã hội truyền thống nặng tính khép kín đangchuyển sang một xã hội với nhiều nét hiện đại, mở và hội nhập hơn.

Sự biến đổi PTXH nghề nghiệp ở TP Đà Nẵng là sản phẩm tất yếu củatiến trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và phát triểnKTTT. Nó gắn liền với sự đa dạng hóa sở hữu và quá trình phân công laođộng đang diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ này. Cùng với sự phát triển củakinh tế - xã hội, nhiều ngành nghề mới đã, đang và sẽ xuất hiện và thúc đẩysự phân bố có hiệu quả nguồn nhân lực, thúc đẩy PTXH nghề nghiệp pháttriển từ đơn giản đến phức tạp. Do vậy, sự biến đổi PTXH nghề nghiệp là mộtlát cắt hết sức đáng lưu ý trong PTXH thời kỳ đổi mới hiện nay.

Từ kết quả phân tích ở phần trên (chương 3), cho thấy, trong nhữngnăm gần đây (từ 2002-2010), mức gia tăng bất bình đẳng giữa các nhóm xãhội nghề nghiệp mang đặc trưng của xã hội công nghiệp với các nhóm nghềnghiệp gắn với xã hội nông nghiệp truyền thống ở thành phố Đà Nẵng đangdiễn ra với mức độ ngày càng gay gắt hơn. Với diễn tiến này, trong một tươnglai gần, quy mô, mức độ PTXH nghề nghiệp ở TP Đà Nẵng sẽ lớn hơn, mứcđộ bất bình đẳng sẽ tiệm cận đến gay gắt. Với việc đẩy mạnh triến trình CNH,HĐH, đặc biệt là ĐTH và sự thâm nhập càng sâu của kinh tế thị trường sẽ tạora những sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế, cấu trúc nghề nghiệp theohướng đa dạng với những lợi thế khác nhau. Chủ trương nhất quán của Đảngta là khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp cùng với những cơ chế,chính sách của Nhà nước ngày càng thông thoáng đang và sẽ khơi dậy tínhnăng động sáng tạo với khát vọng vươn lên ngày càng lớn. Kinh tế thị trườngphát triển là sự chấp nhận tính cạnh tranh cao. Trong cuộc cạnh tranh nàycũng phải chấp nhận một thực tế là, các điều kiện về đất đai, tài sản, nguồn

130

vốn, lao động, năng lực trí tuệ, ý chí, ưu thế về nghề nghiệp cũng như trình độvấn, sự năng động sáng tạo trong nắm bắt cơ may, vận hội của mỗi người,mỗi nhà là không giống nhau. Vì vậy, sự phân hóa giàu nghèo sẽ diễn ra ngàycàng gay gắt hơn là xu hướng tất yếu trong những năm tới.

Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2010, PTXH nghề nghiệp trên địa

bàn TP Đà Nẵng đã diễn ra với tốc độ khá nhanh so với diễn tiến chung của

cả nước. Có cơ sở để dự báo rằng, những năm sau 2010, tốc độ di động xã

hội nghề nghiệp hướng đến cơ cấu xã hội hiện đại sẽ ở mức chậm hơn. Cơ sở

để khẳng định điều này là dựa trên những lý do chính yếu: i) Tiến trình đô thị

hóa trên địa bàn Đà Nẵng sau năm 2010 được kiểm soát và thực hiện từng

bước chậm hơn chứ không tiến hành ồ ạt như giai đoạn trước năm 2010; ii)

Lý do rất quan trọng khác là từ năm 2010, cơ cấu độ tuổi người lao động

trong các nhóm xã hội nghề nghiệp có xu hướng già hóa, nhất là trong các

nhóm nghề nông, nhóm những người lao động giản đơn (sau tuổi 40, khả

năng di động nghề nghiệp của người lao động trong những nhóm nghề này rất

khó khăn).

5.1.2. Xu hướng phân cực mức sống giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp

Phân cực xã hội được hiểu như là kết quả của sự phân hóa xã hội. Nó là

trạng thái đã hoàn thành của sự phân hóa mà kết quả là một xã hội nào đó sẽ

được phân chia thành hai cực đối lập, trong một trạng thái xung đột và mâu

thuẫn xã hội ít nhiều gay gắt [84, tr.158].

Như vậy, phân cực là kết quả (hay hệ quả) của sự PTXH. PTXH diễnra với mức thấp tức là bình đẳng xã hội tương đối được xác lập, các nhóm xãhội có xu hướng xích lại gần nhau. Ngược lại nếu để cho PTXH diễn ranhanh, mạnh, gay gắt, xã hội sẽ tồn tại tình trạng bất bình đẳng quá cao, sựkhác biệt giữa các nhóm xã hội lớn sẽ dẫn đến nguy cơ mâu thuẫn, xung độtgiữa các tầng lớp trong một xã hội.

Thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp như đã nhận diện ở phần trên

(chương 3) với hệ số bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp ở phần

131

đỉnh tháp so với các nhóm xã hội nghề nghiệp ở phần đáy tháp đang ngày

càng dãn cách xa trên phương diện thu nhập. Mặc dù sự PTXH, phân hóa giàu

nghèo những năm gần đây đang diễn ra theo xu hướng gia tăng song xuất phát

điểm bất bình đẳng của Đà Nẵng còn ở mức thấp nên mức độ bất bình đẳng

chưa lớn. Mặt khác, Đảng và Nhà nước Việt Nam đang có những quan điểm,

chính sách hợp lý nhằm điều chỉnh sự PTXH. Chủ trương phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN, khuyển khích làm giàu hợp pháp nhưng

không quên nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo cùng vươn lên là cơ sở để

khẳng định rằng sự phân cực ở nước ta sẽ không đến mức làm cho các nhóm

xã hội phải đối nghịch với nhau.

Riêng với Đà Nẵng, cấp ủy và chính quyền thành phố rất chú trọng việcđề ra và thực hiện các chính sách xã hội nhằm kiểm soát PTXH. Thực tế chothấy, Đà Nẵng và Khánh Hòa là 2 địa phương có mức tăng trưởng kinh tế caonhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nhưng sự biến đổi PTXH lại diễn ra theoxu hướng khác nhau. Với Khánh Hòa, đồng hành với tăng trưởng kinh tế là sựgia tăng chênh lệch giàu nghèo, tăng bất bình đẳng xã hội ngày càng gay gắt,(mức độ chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 1 và nhóm 5 năm 2002 là 5,9 lần,năm 2010 là 7,5 lần); trong khi đó, ở Đà Nẵng, sự PTXH về mức sống giữacác nhóm dân cư lại không có sự cách biệt quá lớn (mức độ chênh lệch về thunhập giữa nhóm 1 và nhóm 5 năm 2002 là 5,4 lần, năm 2010 là 6,6 lần) [91,tr.50-51]. Được vậy là vì, bên cạnh việc thúc đẩy phát triển mạnh về kinh tế,Đà Nẵng là địa phương thực hiện khá tốt các chính sách xã hội, nhất là cácchính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho tầng lớp người nghèo, giúp họ vươn lêntrong sản xuất và đời sống. Chính vì vậy, chênh lệch mức sống (gồm thunhập, chi tiêu, tài sản...) của các tầng lớp dân cư Đà Nẵng không lớn, tốc độgia tăng giàu nghèo thấp hơn các địa phương khác. Ở một chừng mực nào đócó thể nói Đà Nẵng đã và đang thực hiện khá tốt hoạt động quản lý, kiểm soátcác vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề PTXH, phân hóa giàu nghèo, hướng đếnmục tiêu phát triển bền vững.

132

Mục tiêu và phương hướng phát triển thành phố đến năm 2020 được

Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng xác định là

“Phấn đấu đến năm 2020, Đà Nẵng có quy mô dân số không vượt quá 2 triệu

người, trở thành một thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu tính

nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng

kinh tế tri thức; một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một

thành phố hấp dẫn và đáng sống”.

5.1.3. Xu hướng biến đổi vị thế kinh tế - xã hội của các nhóm xã hội

nghề nghiệp

- Từ năm 2000 đến nay, chính quyền thành phố Đà Nẵng vẫn kiên trìthực hiện chủ trương: “Thành phố 5 không”, trong đó có mục tiêu không cóngười mù chữ trong độ tuổi. Những năm gần đây, các cơ sở trường lớp ở ĐàNẵng còn chủ trương tăng cường hơn nữa công tác quản lý học sinh và kiênquyết không để học sinh bỏ học vì những lý do không chính đáng. Đồng thờithực hiện hàng loạt các chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ giáo viên chấtlượng cao, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học đạt và vượt chuẩn;nâng cao từng bước mức sống của mọi tầng lớp nhân dân; “phát triển nhanhnguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong 5 hướng đột phá Nghị quyết Đạihội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ TP Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010-2015. Đây làcơ sở để dự báo rằng, trình độ học vấn của các nhóm xã hội nghề nghiệp trênđịa bàn Đà Nẵng sẽ được nâng lên trong những năm tới, kể cả các nhóm nằmở tầng đáy tháp phân tầng.

- Mức sống chung của dân cư sẽ được nâng lên, khoảng cách chênh

lệch mức sống giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp sẽ gia tăng như một lẽ tất

yếu, song không đến mức gay gắt như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay Hải

phòng bởi Đà Nẵng đã thiết lập được một hệ thống thiết chế xã hội cả

chính thức và phi chính thức khá vững chắc và hữu hiệu, cho phép thành

phố này kiểm soát được các vấn đề xã hội bất ổn để hướng đến mục tiêu phát

triển bền vững.

133

Điều chỉnh sự chênh lệch về mức sống, điều kiện sống giữa thành thị và

nông thôn là việc vô cùng nan giải đối với các tỉnh/thành trên cả nước, nhưng

với Đà Nẵng, tỷ lệ dân số nông thôn và nông dân ít, nên thành phố cũng dễ bề

lo toan đầu tư, tạo điều kiện cho họ cùng vươn lên mạnh mẽ hơn. Với tốc độ

CNH, ĐTH như những năm vừa qua, dụ báo những năm tới, phạm vi nông

thôn và tỷ lệ nông dân của Đà Nẵng sẽ còn được thu hẹp nhanh chóng hơn

nữa; các hoạt động sản xuất kinh doanh nghề nông, lâm, ngư nghiệp sẽ được

chú trọng đầu tư theo hướng năng suất, chất lược cao.

- Các nhóm nghề lao động giản đơn, tiểu thủ công, nhất là các thợ tay

nghề thấp sẽ bị suy giảm dần cả về mặt tỷ trọng trong dân số cũng như trong

cơ cấu nghề nghiệp chung. Khi quá trình chỉnh trang đô thị của Đà Nẵng đã đi

dần vào ổn định, nhu cầu lao động giản đơn cho các loại hoạt động như xây nhà

sau khi giải tỏa, vận chuyển vật liệu, phế thải…sẽ ít dần đi và họ không còn có

lợi thế được trả tiền công giá cao như những năm vừa qua. Điều này xuất phát từ

thực tế là sau năm 2010, Đà Nẵng không còn như một đại công trường xây dựng

luôn khát nguồn lao động giản đơn như trong giai đoạn 2002 - 2010.

- Nội dung bản “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành

phố Đà Nẵng đến năm 2020” [93] có ghi: “Tập trung tạo bước chuyển biến

mạnh mẽ trong phát triển dịch vụ nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, tăng mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế”. Trong đó các ngành

thương mại; khách sạn, nhà hàng; vận tải, kho bãi, thông tin truyền thông; tài

chính, ngân hàng, bảo hiểm; du lịch là những ngành mũi nhọn.

Về công nghiệp, “phát triển công nghiệp có chọn lọc, tập trung ưu tiên

phát triển những ngành hàng và sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ

thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, có giá trị gia tăng cao; coi trọng

phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu”.

Về lĩnh vực nông nghiệp, “chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,

nông thôn theo hướng năng suất, chất lượng cao”.

134

Với việc quy hoạch phát triển cơ cấu kinh tế như vậy, sẽ góp phần làm

biến đổi rất nhanh cấu trúc phân tầng nghề nghiệp sang xã hội hiện đại. Dòng

di chuyển lao động từ các nhóm nghề nghiệp mang đặc trưng xã hội truyền

thống dịch chuyển nhanh sang các loại hình nghề nghiệp của xã hội hiện đại

sau năm 2015.

5.1.4. Xu hướng tác động của biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp

đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng trong những năm tới

PTXH nghề nghiệp là một hiện tượng xã hội mang tính hai

mặt, vừa tác động tích cực, vừa tiêu cực đối với phát triển xã hội.

Tuy nhiên sự tác động của hai mặt này không phải bao giờ và ở đâu

cũng như nhau. Đối với thành phố Đà Nẵng thì sự biến đổi PTXH nghề

nghiệp có tác động tích cực chủ yếu sau đây.

Một là, quá trình chuyển đổi từ PTXH nghề nghiệp truyền thống sang

PTXH nghề nghiệp hiện đại là tiền đề để giải phóng người dân khỏi những

hạn chế của những thiết chế thời bao cấp khiến họ trở nên năng động, tích cực

và sáng tạo hơn trong bối cảnh kinh tế thị trường. Trong cơ chế mới, người

dân đang thoát dần khỏi sự ràng buộc của chế độ quản lý theo kiểu cũ, những

định chế, định kiến lạc hậu kìm hãm tính tích cực, năng động, sáng tạo của

con người. Người dân nông thôn hiện nay đã mạnh dạn, chủ động tìm đến

những ngành nghề mới thu lợi nhiều hơn, sẵn sàng vào thành phố kinh doanh,

kiếm việc làm mới. Nhiều người trong số họ thành công, trở thành các chủ

doanh nghiệp, những người giàu có. Sự biến đổi PTXH nghề nghiệp đó thực

sự là dấu hiệu tích cực trong xã hội đang chuyển đổi từ mô hình truyền thống

sang mô hình hiện đại. Nó có tác dụng kích thích mọi thành viên phấn đấu,

bứt lên, nâng cao vị thế và vai trò trong xã hội. Vì vậy, hiện nay đây là nhân

tố tích cực cần phát huy, cần tạo các điều kiện thuận lợi cho người dân thể

hiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong quá trình thực thi các

chính sách phát triển.

135

Khi phát biểu ý kiến trong cuộc thảo luận nhóm (tác giả khảo sát tại Đà

Nẵng vào tháng 12 năm 2011), người dân và cán bộ đều đánh giá cao vai trò

tác động của PTXH đối với việc tạo ra một xã hội năng động, tạo cho mọi

người động lực, khát vọng thăng tiến trong xã hội; ai lười nhác, kém cỏi thì có

đời sống thua thiệt, còn ai tài năng, chăm chỉ vươn lên địa vị cao, thu nhập tốt

là kết quả tự nhiên và chính đáng. Trong những năm đầu chuyển sang cơ chế

thị trường, giữa các “tầng” xã hội tồn tại bức tường ngăn rất lớn, đó là thái độ

ứng xử kỳ thị, ganh ghét của “tầng nghèo” đối với “tầng giàu”. Song những

năm lại đây, PTXH ở Đà Nẵng đang biến đổi theo xu hướng mạnh mẽ và

ngày càng được người dân chấp nhận như là lẽ tự nhiên, tất yếu. Sự đố kị,

ganh ghét người giàu có đang dần được thay thế bằng sự ngưỡng mộ.

Hai là, biến đổi PTXH nghề nghiệp đã và đang góp phần thúc đẩy

nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế hướng đến hiện đại.

Với một cơ cấu lao động nghề nghiệp nghiêng về những nghề gắn vớiđặc trưng xã hội nông nghiệp (nhóm xã hội nghề nghiệp nông dân, lao độnggiản đơn, tiểu thủ công), cùng với trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuậtkhông cao thì thường có mức sống thấp và đương nhiên phần đóng góp choGDP của xã hội thấp; Còn với một cơ cấu lao động nghề nghiệp thiên vềnhững nghề nghiệp mang tính chất của xã hội công nghiệp, với yêu cầu vềtrình độ học vấn cao thì sẽ rất có lợi thế về mặt kinh tế, cũng như khả năngthăng tiến xã hội.

Dòng di dân, di chuyển lao động từ nông thôn lên đô thị, từ cáctầng/nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với đặc trưng xã hội nông nghiệp lên cáctầng/nhóm xã hội nghề nghiệp mang tính chất của xã hội hiện đại ở Đà Nẵngvừa khẳng định xu hướng tất yếu của sự phát triển, vừa là thước đo trình độphát triển có tính “bước nhảy” từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp.Có thể khẳng định rằng, sự biến đổi PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng trongnhững năm qua vừa là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vừalà tác nhân chính yếu tác động đến quá trình phát triển đó.

136

Ba là, những biến đổi trong PTXH đang là nhân tố thúc đẩy quá trình

dân chủ hóa đời sống xã hội ở Đà Nẵng. Thực tế chứng minh, quá trình hình

thành các giai tầng mới cũng chính là quá trình chuyển biến tư tưởng và quan

điểm của các thành viên trong xã hội. Sự thay đổi và nâng cao vị thế xã hội đã

làm cho ý thức dân chủ của các nhóm xã hội cũng được nâng cao. Họ không

chỉ mong muốn cải thiện đời sống, mà còn có nguyện vọng tham gia đầy đủ

hơn vào các hoạt động quản lý xã hội, đất nước. Người dân đã ý thức rõ hơn

quyền lợi, trách nhiệm của mình, chủ động hơn trong việc tham gia các công

việc chung của cộng đồng địa phương nơi cư trú.

Bên cạnh những tác động tích cực trên, sự biến đổi PTXH nghề nghiệp

ở TP Đà Nẵng cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, tạo ra những bức

xúc, ái ngại trong tâm tư, suy nghĩ của nhiều người dân, không chỉ gây cản trở

đến việc thực hiện chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn dẫn đến

những hệ quả xã hội tiêu cực không thể coi thường. Có thể nhận thấy một số

tác động tiêu cực chủ yếu sau đây:

Một là, khoảng cách giàu - nghèo giữa hai cực của xã hội hiện nay ngày

một gia tăng. Những cơ hội phát triển dành cho một số nhóm xã hội nghề

nghiệp có vị thế kinh tế - xã hội cao thường nhiều hơn. Cuộc sống của những

nhóm xã hội nghề nghiệp có vị thế kinh tế - xã hội thấp chậm được cải thiện

và gặp nhiều khó khăn hơn do những hạn chế trong chăm sóc sức khỏe, khả

năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục - đào tạo... Trong điều kiện kinh tế thị

trường, những người nghèo đang và sẽ càng thiếu các cơ hội, điều kiện cần

thiết để cải thiện cuộc sống của mình. Do đó, cơ hội để thoát khỏi tình trạng

nghèo của họ càng khó khăn hơn, nhất là ở khu vực nông thôn, các vùng

núi,…Phân hóa gay gắt là yếu tố dẫn đến những hệ quả phức tạp, không mong

đợi, là mầm mống có thể gây nên những bất ổn định, tiêu cực và xung đột xã

hội trong quá trình thực thi chính sách CNH, HĐH, ĐTH cũng như chủ

trương phát triển kinh tế thị trường.

137

Hai là, quá trình PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng không chỉ dẫn đến sự

phân hóa giàu - nghèo, mà còn dẫn tới sự thay đổi về văn hóa, lối sống, thay

đổi hệ giá trị cuộc sống ở các tầng lớp dân cư. Đó là nguồn gốc dẫn tới những

hiện tượng phức tạp trong quan hệ xã hội, phát sinh những tệ nạn, hiện tượng

tiêu cực, phá vỡ những truyền thống tốt đẹp, phá vỡ sự cố kết vốn có của cộng

đồng truyền thống. Ý kiến của người dân trong buổi thảo luận nhóm do tác

giả tổ chức đã cho thấy rằng:

Trẻ con đi học, con nhà giàu, nhà có quyền lực có xe hơi đời mớiđưa đón trước cửa trường, được ngồi học trong phòng điều hòa vớitiện nghi sang trọng (trường hợp các“đại gia”chung tiền sắm thêmcác thiết bị ở phòng học có con mình học, có tài trợ và quà cáp chonhà trường và giáo viên), con nhà nghèo chỉ biết ngước mắt nhìn lênghen tỵ. Chúng ta không thể lường hết được những gì xảy ra trongtâm trí của trẻ thơ hôm nay, kể cả con nhà giàu và nhà nghèo trướchiện thực xã hội đó. Trẻ nhỏ sẽ hiểu sai về chế độ xã hội ta (TLN,nam 43 tuổi, giảng viên Đại học Đà Nẵng).Một bộ phận dân cư, chủ yếu là những người già, người về hưu, cácgia đình chính sách, những người yếu thế không thích ứng kịp vớinền kinh tế thị trường, với thang giá trị mới, xuất hiện tâm lý bất an,thậm chí mất niềm tin về công bằng xã hội, về ý nghĩa tốt đẹp củachế độ - những ý niệm vốn gắn bó với thời kỳ bao cấp trước đây(TLN, nữ 37 tuổi, giảng viên Đại học Đà Nẵng).

Điều này cũng tạo ra những điều kiện không thuận lợi cho việc thực thicác chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đó là những yếu tố sẽ tácđộng tiêu cực đến sự đồng thuận xã hội, đến khả năng động viên, tổ chứcnhân dân thực hiện các chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng vàNhà nước.

Trong thời gian tới, khi công cuộc CNH, HĐH và kinh tế thị trường

ngày càng được tăng cường, kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng phát

138

triển thì sự biến đổi trong phân tầng xã hội nghề nghiệp sẽ còn nhanh chóng

và sâu sắc hơn nữa.

Vẫn biết rằng, PTXH là một hiện tượng xã hội mang tính tất yếu khách

quan, khi mở cửa đổi mới, chuyển sang KTTT; ảnh hưởng của PTXH rất phức

tạp khó lường, song các chủ thể quản lý (thông qua cơ chế, chính sách) có thể

điều chỉnh PTXH không diễn ra một cách tự phát, phát huy mặt tích cực, hạn chế

các tác động tiêu cực đảm bảo sự phát triển xã hội ngày càng ổn định, bền vững.

Với tinh thần này, có thể khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát huy mặt tác

động tích cực, hạn chế mặt tác động tiêu cực của sự biến đổi PTXH nghề nghiệp

đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Đà Nẵng.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ

NGHIỆP, PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BỀN VỮNG

5.2.1. Tạo cơ hội bình đẳng cho các tầng lớp nhân dân trên các lĩnh

vực việc làm, sản xuất, kinh doanh

Thực tiễn đã kiểm chứng rằng: chỉ có thể phát triển kinh tế nhanhchóng, mạnh mẽ, vững chắc, vừa nâng cao mức sống của dân cư vừa thu hẹpkhoảng cách phân tầng kinh tế - xã hội giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp mộtkhi Nhà nước và chính quyền các cấp thiết lập được một môi trường pháp lývà cơ chế chính sách nhằm tạo lập cơ hội bình đẳng trong một nền kinh tế thịtrường lành mạnh. Đây là điều kiện quan trọng giúp hạn chế và điều chỉnh cóhiệu quả sự khác biệt giữa các nhóm và các tầng xã hội; mới hạn chế tìnhtrạng làm giàu phi pháp, phi lý và vô đạo đức, cũng như sự lười biếng, ỷ lạitrong một bộ phận dân cư, bảo đảm mục tiêu cách mạng mà Đảng đã đề ra:“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Cơ hội phát triển kinh tế phải được hình thành thông qua việc tạo lập

thị trường lao động một cách đầy đủ mà ở đó mọi người có thể tìm thấy việc

làm phù hợp với khả năng nghề nghiệp của mình, có thu nhập tương xứng với

khả năng đó. Thực tế đang cho thấy, cơ hội để gia nhập vào nhóm xã hội

nghề nghiệp có vị thế cao, nhất là trong bộ máy công chức nhà nước là quá ít

139

đối với con em các nhóm xã hội nghề nghiệp nằm phía đáy tháp phân tầng.

Con em nông dân, lao động giản đơn...dù có được đầu tư học hành, có bằng

cấp chuyên môn nghiệp vụ nhưng vẫn không dễ “chạy” được việc làm khi

nguyên tắc ngầm: “Thứ nhất hậu duệ, thứ nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư

trí tuệ...” còn chi phối nặng nề trong đời sống. Vì vậy, công bằng về cơ hội

việc làm, phát triển kinh tế cần được hiện thực hóa thông qua cơ chế công

khai, minh bạch và phản biện xã hội.

Ngoài ra, phải tạo điều kiện cho việc phát huy năng lực cạnh tranh lành

mạnh, đúng pháp luật giữa các ngành nghề, các đơn vị sản xuất, kinh doanh

và giữa các cá nhân; phải có cơ chế chống độc quyền, mọi người dân, mọi tổ

chức đều phải được tôn trọng và có cơ hội phát triển một cách dân chủ và

bình đẳng.

5.2.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý và thể chế, làm trong sạch bộ

máy lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành nhằm ngăn ngừa việc làm giàu

phi pháp

Khi cán bộ, công chức nhận thức đúng việc làm giàu chính đáng, đúngpháp luật sẽ hạn chế phân tầng xã hội không hợp thức. Cụ thể sẽ hạn chếcách làm ăn chụp dật, gian dối, trốn thuế, lừa đảo, kinh doanh trái phép.Chính trong một môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, đúng pháp luậtsẽ tạo điều kiện, cơ hội điều chỉnh hợp lý sự phân tầng xã hội- phân hóa giàunghèo giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, bịtcác kẻ hở; công khai, minh bạch trong đấu thầu, xét duyệt các dự án để ngănchặn các tiêu cực như hối lộ, gian lận trong tất cả các quá trình quản lý sựphát triển kinh tế, xã hội.

5.2.3. Tổ chức thực hiện các chính sách xã hội cơ bản có hiệu quả

thiết thực

- Trước hết, phải thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội nhằm thu hẹp

khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp. Khi chúng ta

chưa làm tốt vấn đề này thì tình trạng phân hóa tất yếu sẽ ngày càng gay gắt

140

và sự thiệt thòi sẽ nghiêng nhiều về bộ phận người nghèo, người dễ bị tổn

thương. Rủi ro về mặt xã hội sẽ càng cao, tích tụ những yếu tố tạo ra mâu

thuẫn sẽ ngày càng dồn nén khiến xã hội dễ bùng nỗ những xung đột xã hội.

Điều này cũng sẽ tạo mảnh đất thuận lợi cho các lực lượng thù địch, phản

động lợi dụng kích động, gây thêm khó khăn trở ngại cho quá trình phát triển.

- Thư hai, thực hiện công bằng xã hội trong kinh tế.

Hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công hợp lý, công bằng giữa cácloại hình nghề nghiệp; tạo động lực cho người lao động trong các nhóm xãhội nghề nghiệp phấn đấu học tập nâng cao trình độ và năng suất lao động.Thực hiện có hiệu quả chính sách phân phối lại, điều tiết thu nhập giữa cácnhóm xã hội nghề nghiệp bằng các công cụ thuế (những nghề nghiệp nào cólợi thế mang lại cho người lao động nguồn thu cao thì họ phải có nghĩa vụnộp thuế nhiều; nghề nào thấp thì xã hội phải trợ giúp), từ đó đầu tư cho cácvùng nông thôn, miền núi, cho nhóm nghèo. Đồng thời phát triển các loại dịchvụ công, mở rộng các phúc lợi xã hội tạo điều kiện cho nhóm nghèo thụhưởng phúc lợi xã hội. Thông qua luật pháp, chính sách và bộ máy quản lýnhà nước vừa tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn đinh, vừa hạn chế sựphân hóa xã hội, giải quyết hài hòa các mâu thuẫn xã hội nảy sinh từ sự bấtbình đẳng về vị thế kinh tế - xã hội giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp.

5.2.4. Thực hiện bình đẳng giới trên các lĩnh vực nghề nghiệp

Trong phần phân tích các yếu tố tác động đến biến đổi PTXH nghề

nghiệp (mục 3.4), luận án đã cho thấy, vấn đề bất bình đẳng giới đang là nhân

tố tác động khá mạnh. Nam giới có lợi thế di động lên những nhóm xã hội

nghề nghiệp có địa vị cao trên tháp phân tầng, ngược lại, nữ giới chiếm tỷ lệ

lớn trong những nhóm xã hội nghề nghiệp có địa vị thấp kém. Phân tích mối

tương quan giới với mức thu nhập cho thấy rõ tình trạng bất bình đẳng còn

khá cao. Năm 2002, thu nhập nhóm 1(thấp nhất), nam có tỷ lệ là 14,1% thì nữ

là 28,6 (nữ cao hơn nam 2 lần); còn ở nhóm 5 (nhóm cao nhất), nam có tỷ lệ

23,4%, nữ chỉ có 14,3% (nam cao hơn nữ 1,6 lần). Đến năm 2010, ở nhóm

141

thu nhập thấp nhất (nhóm 1), mức độ chênh lệch giới có giảm xuống song tỷ

lệ nữ vẫn còn cao hơn nam 1,4 lần; nhưng ở nhóm thu nhập cao nhất (nhóm

5), mức độ chênh lệch thu nhập theo giới lại tăng lên 2,1 lần (nam 29,2% so

với nữ 13,6%).

Đánh giá vấn đề thành kiến giới trong lao động việc làm ở Đà Nẵng, ý

kiến người đứng đầu tổ chức Liên đoàn lao động thành phố này cho rằng:

Thực tế, phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới khi tìm

việc làm và khi có việc, họ phải nhận mức lương thấp hơn và ít

phúc lợi hơn so với nam giới làm cùng một công việc. Có nhiều

thông báo tuyển dụng lao động chỉ tuyển nam, nếu tuyển lao động

nữ thì yêu cầu phải cam kết thời gian lấy chồng, sinh con cùng với

các yêu cầu khác... [54].

Từ thực tế nói trên càng đặt ra yêu cầu cần nghiêm túc trong thực hiện

quyền bình đẳng giới. Chủ trương, chính sách, Luật Bình đẳng Giới đã được

ban hành ở mọi cấp mọi ngành trong toàn xã hội, vấn đề đặt ra là phương

thức thực hiện phải chặt chẽ, có trách nhiệm, có chế tài nghiêm khắc với

những cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm.

5.2.5. Điều chỉnh kế hoạch đô thị hóa phù hợp với điều kiện, trình độ

và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng để quá trình

biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp diễn ra đúng thực chất, hợp quy luật

Xây dựng một cấu trúc phân tầng nghề nghiệp hài hòa, ổn định, mang

đặc trưng của xã hội hiện đại là mong muốn thường xuyên, phổ biến của mọi

cộng đồng xã hội. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó, cần hội đủ những điều

kiện cần thiết về vật chất, về trình độ học vấn, văn hóa vv...Ngoài ra, còn phải

lựa chọn lộ trình và bước đi thích hợp. Với TP Đà Nẵng, đã có những thành

tựu rực rỡ trong tiến trình ĐTH. Chính nhờ quá trình này mà trong một

khoảng thời gian ngắn (từ sau 1997 đến 2010) Đà Nẵng không chỉ có sự phát

triển nhanh chóng về không gian vật chất đô thị mà các mặt văn hóa, lối sống

142

đô thị hiện đại cũng được tạo lập; đặc biệt là đã và đang tạo ra được cơ sở làm

nền tảng cho phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng văn minh hiện đại. Từ

chỗ tái cấu trúc không gian vật chất môi trường sống đã kéo theo việc xác lập

cấu trúc cơ cấu giai tầng nghề nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

Tuy nhiên, để cho quá trình biến đổi PTXH nghề nghiệp diễn ra thực

chất theo sự vận động khách quan, tất yếu như là sản phẩm của xã hội hiện

đại thì nhất thiết phải kiểm soát tiến độ ĐTH. Bởi vì kinh nghiệm thực tiễn

những năm qua cho thấy, nếu ở thời điểm nào mà thực hiện tiến trình ĐTH

quá nhanh so với trình độ và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của thành phố

thì hệ lụy gây bất ổn, khó lường. Khi số đông nhóm xã hội nghề nghiệp nông

dân, lao động giản đơn đồng loạt mất đất đai canh tác, mất việc làm, để mưu

sinh, bất đắc dĩ, họ phải chuyển sang làm dịch vụ hay buôn bán với quy mô

nhỏ ngay tại nhà hoặc bất cứ ở đâu có thể để duy trì thu nhập cho gia đình

mình. Nhìn trên bề mặt của sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp có vẻ diễn tiến

tích cực, tiến bộ, song thực chất lại khác. Tình trạng buôn bán, làm dịch vụ

tràn ngập các vỉa hè, lề đường. Ở một góc độ nào đó, trong những năm qua,

tại Đà Nẵng đã có ít nhiều tình trạng tự phát, thậm chí ở một vài nơi đã có

sự hỗn loạn, khó kiểm soát trong quản lý, điều chỉnh sự phát triển có tính

chất tự phát của biến đổi cấu trúc xã hội - nghề nghiệp. Sự biến đổi cấu

trúc xã hội - nghề nghiệp chưa thật sự xuất phát tự thân từ sự vận động phát

triển của xã hội.

5.2.6. Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới, cần đầu tư

để tạo ra sự thay đổi căn bản về điều kiện sống, mức sống cho các nhóm xã

hội nghề nghiệp ở nông thôn, thu hẹp chênh lệch với khu vực thành thị

Những nhóm xã hội nghề nghiệp ở địa bàn nông thôn gặp nhiều bất lợi

hơn hẳn thành thị về điều kiện sống, môi trường sống và mức sống. Tình

trạng đó trước hết do lợi thế nghề nghiệp và khu vực làm việc tạo ra. Đa số

người dân nông thôn gắn với 3 nhóm xã hội nghề nghiệp mang đặc trưng nền

143

nông nghiệp truyền thống vốn không có lợi thế về thu nhập, chi tiêu mà xác

suất rủi ro lại rất lớn; họ chủ yếu làm việc ở khu vực kinh tế cá thể (làm cho

hộ nhà mình), khu vực thường có mức thu nhập thấp nhất. Nhiều ý kiến đánh

giá của người dân cũng thấy rõ những bất lợi của nông dân:

Người thành thị làm công ăn lương, nhất là những ai làm cán bộ nhà

nước, bất kể nắng hay mưa, hạn hán hay lũ lụt, cứ hễ ngũ dậy mở

mắt ra là ngày có mấy trăm nghìn tiền lương, trời sập xuống đó

cũng chẳng phải lo. Nông dân bọn tôi đừng có mơ giữa ban ngày,

tất cả đều nhờ trời. Làm nông mà (PVS, nam 44 tuổi, xã Hòa Nhơn,

huyện Hòa Vang).

Tình trạng bất lợi tiếp theo là lao động trẻ, có trình độ học vấn rời bỏ

làng quê, rời bỏ các nghề nghiệp truyền thống (nông dân, tiểu thủ công, lao

động giản đơn) vào thành thị kiếm sống ngày càng phổ biến, để lại nông thôn

phần đông là phụ nữ luống tuổi và những người già cả, trình độ thấp kém.

Thiết nghĩ, dù ở thời đại nào thì các thành quả sản xuất của các nhóm

xã hội nghề nghiệp nông dân, tiểu thủ công, lao động giản đơn vẫn còn cần

thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy lời giải hiệu quả nhất cho

những bất lợi nêu trên là phải có sự đầu tư thỏa đáng cho địa bàn nông thôn

một cách toàn diện, trong đó chú trọng hiện đại hóa các ngành sản xuất truyền

thống để năng cao hiệu quả kinh tế, hỗ trợ về giáo dục - đào tạo (nên miễn

100% học phí), có cơ chế ưu tiên tuyển dụng việc làm cho người lao động

nông thôn khi họ có được bằng cấp chuyên môn kỹ thuật.

Mặt khác, khi cho phép các doanh nghiệp lấy đất nông nghiệp làm nhà

máy, khu chế xuất, chính quyền phải cùng với các doanh nghiệp bàn bạc để

có những giải pháp hợp lý cho những người nông dân mất đất nông nghiệp,

giúp họ đào tạo nghề, chuyển nghề, tìm được việc làm và thu nhập ổn định.

Những giải pháp này phải được ràng buộc bằng các văn bản mang tính pháp

lý, có như vậy các doanh nghiệp mới có trách nhiệm đối với người nông dân

144

và tránh được những hậu quả mang tính xã hội sau này. Điều này yêu cầu

phải có kế hoạch chuẩn bị thật chu đáo về mọi mặt để người nông dân sau khi

mất đất có thể gia nhập vào các nhóm xã hội nghề nghiệp khác, vào xã hội

một cách chủ động, sáng tạo.

5.2.7. Tiếp tục ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực

Đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh hơn nữa công cuộc CNH,

HĐH đất nước, để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế

giới và thực hiện mực tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh”. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và mục tiêu lớn lao đó đương

nhiên phải dựa trên một hệ thống các nguồn lực, trong đó quan trọng nhất là

nguồn lực con người được trang bị tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng đầy đủ có ở

mỗi địa phương và trên phạm vi quốc gia. Theo Peter F.Drucker thì “lợi nhuận

từ các nguồn truyền thống: lao động, đất đai, và tư bản (tiền) ngày càng trở nên ít

đi. Cái tạo ra của cải chủ yếu bây giờ là thông tin và tri thức” [11, tr.208].

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn

khẳng định con người đóng vai trò “chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của

cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh” [18, tr.15].

Ngoài ra, một căn cứ rất quan trọng để chú trọng giải pháp phải ưu tiên

phát triển giáo dục - đào tạo vì đây là biến số quyết định nhất đến sự biến đổi

PTXH nghề nghiệp hướng đến xã hội hiện đại. Kết quả phương trình hồi quy

đa biến đã cho thấy, từ sau năm 2010 yêu cầu giáo dục không chỉ dừng lại ở

phổ cập kiến thức phổ thông hay ở các cấp đào tạo nghề đơn giản mà phải chú

ý đào tạo nhân lực có bằng cấp cao phải từ trình độ cao đẳng trở lên. Bởi khi

có được bằng cấp càng cao, người lao động có cơ hội nhiều hơn trong việc

tham gia vào các nhóm xã hội nghề nghiệp của nền công nghiệp hiện đại.

Như vậy, để có những chủ thể xã hội dựng xây nền văn minh công

nghiệp, không có con đường nào khác ngoài việc coi “giáo dục - đào tạo là

145

quốc sách hàng đầu”, phải nhanh chóng tạo ra nguồn lao động chất lượng cao.

Nhận thức được điều cốt tử này, Đà Nẵng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015, tỷ

lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề đạt 55% và đến năm 2020 đạt

trên 70% từ trình độ sơ cấp trở lên. Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX

Đảng bộ TP Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định “phát triển nhanh

nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong “năm hướng đột phá chiến lược

về phát triển kinh tế - xã hội” của Đà Nẵng.

Đào tạo nghề gắn với định hướng phát triển cấu trúc nghề nghiệp của

thành phố [89]. Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn mà chính quyền

thành phố Đà Nẵng đã đề ra.

Trong “Quy hoạch phát triển đào tạo nghề thành phố Đà Nẵng, giai

đoạn 2011- 2020” đã được chính quyền thành phố phê duyệt, có quan điểm

rất rõ ràng:

Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng của đào tạo nguồn nhânlực; phát triển nhanh đội ngũ lao động có tay nghề cao là giải phápđột phá để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH thành phố. Đào tạo nghềphải xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghềvới chương trình “Có việc làm” của thành phố. Phát triển đào tạonghề phải bảo đảm mở rộng quy mô hợp lý; cơ cấu ngành nghề, cơcấu trường, lớp, cơ cấu trình độ theo yêu cầu phát triển của thànhphố và cân đối ở các địa bàn. Phát triển đào tạo nghề theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa một cách toàn diện, đồng bộ về mục tiêu,nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, phương phápđánh giá kết quả học tập, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trangthiết bị dạy nghề theo từng giai đoạn. Phát triển đào tạo nghề cótrọng điểm: Một số trường trọng điểm và một số nghề trọng điểm;một số cơ sở đào tạo nghề và một số nghề tiếp cận với chuẩn khuvực và thế giới. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đào tạonghề và hội nhập quốc tế [104].

146

Có thể nói rằng, Đà Nẵng là một trong số ít tỉnh/thành coi trọng việc

đầu tư phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài có hiệu quả. Giải pháp

quan trọng để tạo ra lợi thế phát triển cho Đà Nẵng trong những năm tới là

tiếp tục đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và tạo môi trường làm

việc tốt cho người lao động có trình độ. Đặc biệt phải chú ý đến vấn đề nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực cho các gia đình nghèo là biện pháp chủ

yếu, có ý nghĩa lâu dài.

147

KẾT LUẬN

Sau hơn một thập niên đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH và ĐTH, đến

năm 2010, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đã có sự thay đổi căn bản,

toàn diện. Một trong những thành quả to lớn của thành phố trong những năm

qua là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, điều này đã làm thay

đổi bộ mặt thành phố, thu hút các nhà đầu tư, tác động tích cực đến quá trình

biến đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội của địa phương này, đặc biệt là sự

biến đổi PTXH nghề nghiệp. Dòng di chuyển lao động từ các tầng/nhóm xã

hội nghề nghiệp gắn với đặc trưng xã hội nông nghiệp lên các tầng/nhóm xã

hội nghề nghiệp mang tính chất của xã hội hiện đại ở Đà Nẵng vừa khẳng

định xu hướng vận động tất yếu, vừa là thước đo trình độ phát triển từ xã hội

nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Có thể khẳng định rằng, sự biến đổi

PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng trong những năm qua vừa là sản phẩm của quá

trình phát triển kinh tế - xã hội, vừa là tác nhân chính yếu tác động đến quá

trình phát triển đó.

Nghiên cứu về biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà

Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010 là một vấn đề mới. Luận án đã vận dụng các

lý thuyết của Karl Marx, Max Weber và của các nhà xã hội học hiện đại trên

thế giới và Việt Nam để luận giải sự biển đổi PTXH nghề nghiệp trên ba yếu

tố cơ bản: vị thế quyền lực, vị thế kinh tế và vị thế xã hội của các nhóm xã hội

nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ một số nội dung quan

trọng về lý luận như: Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về

PTXH và biến đổi PTXH nghề nghiệp, nhất là việc xây dựng khái niệm và hệ

thống tiêu chí đánh giá để nghiên cứu về biến đổi PTXH nghề nghiệp ở thành

phố Đà Nẵng. Từ cơ sở lý luận đó, tác giả đã phân tích, xử lý thông tin để

nhận diện thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp, chỉ ra hai nhóm biến số tác

động mạnh đến quá trình biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng

những năm từ 2002 - 2010, đó là nhóm biến số thuộc về đặc trưng cá nhân

148

người lao động, gồm yếu tố trình độ học vấn, địa bàn sinh sống, giới tính, độ

tuổi; và nhóm biến số thuộc về hệ thống chính sách, gồm chính sách đẩy

mạnh tiến trình CNH, HĐH, ĐTH; chính sách ưu tiên phát triển giáo dục -

đào tạo nguồn nhân lực; thu hút nhân tài; và chiến lược xây dựng cơ cấu

nền kinh tế hiện đại của cấp ủy và chính quyền thành phố Đà Nẵng.

Kết quả khảo sát và phân tích số liệu đã nhận diện được mô hình tháp

phân tầng nghề nghiệp của Đà Nẵng đang có sự biến đổi hướng đến cấu trúc

xã hội hiện đại. Những nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với nền nông nghiệp

truyền thống (nông dân, lao động giản đơn, tiểu thủ công) không chỉ ngày

càng giảm sút số lượng và tỷ trọng trong cấu trúc lao động xã hội mà vị thế

kinh tế - xã hội của họ cũng ở các tầng thấp nhất trong thang giá trị nghề

nghiệp hiện nay. Những nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với nền công nghiệp

hiện đại (lãnh đạo quản lý, doanh nhân, chuyên môn cao) thì có tỷ trọng ngày

càng tăng lên và luôn có vị thế kinh tế - xã hội ở các tầng cao nhất. Các tầng

trung gian của tháp phân tầng (gồm các nhóm nghề nhân viên, công nhân,

buôn bán - dịch vụ) có sự gia tăng nhanh vể mặt số lượng do quá trình đô thị

hóa nhanh, song vị thế kinh tế - xã hội được xác lập chưa thật sự vững chắc vì

có những trường hợp người lao động gia nhập các nhóm xã hội nghề nghiệp

này một cách bất đắc dĩ do áp lực của việc thực hiện quá trình đô thị hóa quá

nhanh, nông dân mất hết tư liệu sản xuất nên buộc phải chuyển đổi nghề để

sinh tồn.

Trong tiến trình CNH, HĐH và ĐTH để đi đến xã hội hiện đại, nông

dân vẫn là nhóm xã hội bị xáo trộn nghề nghiệp và điều kiện sống nhiều nhất

và cũng gặp khó khăn nhất trong quá trình thích ứng với môi trường sống

mới. Sự biến đổi nghề nghiệp của nhóm xã hội này là xu hướng tất yếu và cần

thiết, song từ thực tế ở Đà Nẵng cũng gợi mở bài học trong quản lý xã hội và

trong việc giải quyết các vấn đề xã hội đối với những nông dân nghèo, thất

học, lớn tuổi, không đủ khả năng và nghị lực để thực hiện sự thay đổi lớn lao

149

về nghề nghiệp và đời sống. Người dân phải tự phấn đấu nổ lực tới đâu và

chính quyền có trách nhiệm như thế nào trong quá trình hậu tái định cư trong

các dự án phát triển kinh tế hay đô thị hóa là bài toán cần được tiên liệu và có

lời giải chính xác.

Biến đổi PTXH nghề nghiệp là xu hướng vận động tất yếu mang tính

quy luật của sự phát triển từ xã hội truyền thống đến hiện đại. Nó vừa có

những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đó là khiến người

lao động trở nên năng động, tích cực và sáng tạo hơn trong bối cảnh kinh tế

thị trường; góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế

hướng đến hiện đại; là nhân tố thúc đẩy quá trình dân chủ hóa đời sống xã

hội. Mặt khác, nó vừa có những tác động tiêu cực, đó là làm cho khoảng cách

giàu nghèo giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với xã hội hiện đại với các

nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với xã hội nông nghiệp sẽ doãng ra; là nguồn

gốc dẫn tới những hiện tượng phức tạp trong quan hệ xã hội, phát sinh những

tệ nạn, hiện tượng tiêu cực, phá vỡ những truyền thống tốt đẹp, phá vỡ sự cố

kết vốn có của cộng đồng truyền thống.

Như vậy, kết quả tổng hợp của toàn bộ nghiên cứu về sự biến đổi

PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng đã kiểm định đúng giả thuyết được nêu ra.

Thành phố Đà Nẵng có lợi thế về cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội được tạo lập

khá tốt, tất yếu sẽ tạo đà cho quá trình di động nghề nghiệp hướng đến xã hội

hiện đại. Tuy nhiên, để điều chỉnh PTXH nghề nghiệp phát triển hướng đến

giá trị tích cực, nhân văn thì cần chú ý thực hiện các giải pháp nêu trên một

cách đồng bộ và hệ thống với sự tham gia tích cực, chủ động của cả cộng

đồng. Tất nhiên cũng rất cần có thêm những nghiên cứu khoa học chuyên sâu

để tiếp tục có những kiến giải, những đề xuất xác đảng hơn nữa để phục vụ tốt

cho công tác hoạch định sách phát triển kinh tế - xã hội.

150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Trần Văn Thạch (2005), “Một số kết quả khảo sát về biến đổi thu nhập của

nhóm dân cư sau tái định cư ở thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Sinh

hoạt lý luận, (4), tr.73-77.

2. Trần Văn Thạch (Chủ nhiệm), đề tài khoa học cấp cơ sở (2006), Biến đổi

việc làm và thu nhập nhóm dân sau tái định cư ở Đà Nẵng.

3. Trần Văn Thạch (2006), “Biến đổi chi tiêu của người dân sau tái định cư ở

Đà Nẵng”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (3), tr.61-64.

4. Trần Văn Thạch (2006), “Trình độ học vấn có ý nghĩa gì sau tái định cư ở

Đà Nẵng”, Tạp chí Lao động & xã hội, (207) , tr.32-35.

5. Trần Văn Thạch (2010), “Quá trình nhận thức và thực hiện chính sách xã

hội ở Việt nam”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (6), tr.60-62.

6. Trần Văn Thạch (Chủ nhiệm), đề tài khoa học cấp cơ sở (2011), Biến đổi

phân tầng xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong quá trình

CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường hiện nay.

7. Trần Văn Thạch (2011), “Biến đổi phân tầng xã hội về mức sống ở miền

Trung trong quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường từ

năm 2002 đến nay”, Tap chí Sinh hoạt lý luận, (4), tr.80-84.

8. Trần Văn Thạch (2011), “Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1), tr.60-65.

9. Trần Văn Thạch (2012), “Chính sách xã hội của Đảng và nhà nước nhằm

điều chỉnh phân tầng xã hội trong nền kinh tế thị trường XHCN”,

Tạp chí Khoa học chính trị, (5), tr.35-38.

10. Trần Văn Thạch (2012), “Giải quyết vấn đề nhà ở cho hộ thu nhập thấp ở

một số nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam” Tạp chí Lý luận

chính trị, (12), tr.93-99.

151

11. Trần Văn Thạch (2013), Xây dựng chính sách nhà ở cho hộ thu nhập thấptrên địa bàn thành phố Đà Nẵng, PGS, TS Lể Văn Đính - TS Hồ KỳMinh (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Trần Văn Thạch (2013), “Quan điểm của Karl Marx và Max Weber vềphân tầng xã hội và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu cơ cấu xã hội,phân tầng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (4),tr.3- 6.

13. Trần Văn Thạch (2014), “Phân tầng xã hội nghề nghiệp về thu nhập, chitiêu và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội (qua khảo sát ở ĐàNẵng)”, Tạp chí Lý luận chính trị, (4), tr.41-46.

14. Trần Văn Thạch (2014), “Chênh lệch về mức sống giữa các vùng miền,các dân tộc ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (6).

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn (Chủ biên), (1997), Nghiên cứu xã hội học,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Tuyên giáo thành ủy Đà Nẵng (2010), Thông tin nội bộ, (7).

3. Tony Bilton, Kenvin Bonmett, Phillip Jones, Michelle Stanworth, Ken

Sheard và Andrew Webster (1993), Nhập môn xã hội học, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Mai Huy Bích (2006), “Lý thuyết phân tầng xã hội và những phát triển

gần đây ở phương Tây”, Tạp chí Xã hội học, (3), tr.106-115.

5. Jean Caznneuve (1999), Mười khái niệm lớn của Xã hội học, Nxb Thanh

niên, Hà Nội.

6. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổng cục Thống kê

(GSO) (2001), Mức sống trong thời kỳ kinh tế bùng nổ ở Việt Nam,

nhóm biên tập: Dominique Haughton, Jonathan Haughton, Nguyễn

Phong, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng (2013), Giới thiệu các Khu công

nghiệp tại Đà Nẵng, Đà Nẵng.

8. Cuzơmin (1986), Nguyên lí tính hệ thống trong lý luận và phương pháp

luận của Mác, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Cục Thống kê Đà Nẵng (2005), Thành phố Đà Năng 30 năm xây dựng

và phát triển (1975-2005), Đà Nẵng.

10. Cục Thống kê Đà Nẵng (2012), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2011, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

11. Peter F.Drucker (1995), Xã hội hậu tư bản, Hà Nội.

12. Nguyễn Tấn Dũng (2010), “Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm

xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước

ta”, Tạp chí Cộng sản điện tử, (14).

153

13. Nguyễn Mậu Dựng (2012), “Để nhận diện đúng Về phân tầng xã hội và

sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt

lý luận, (6), tr.53-54.

14. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2010), Báo cáo chính trị của Ban chấp

hành Đảng bộ TP Đà Nẵng khóa XVIII tại Đại hội Đảng bộ TP lần

thứ XIX, Đà Nẵng.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần tư Ban Chấp

hành Trung ương khóa khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

23. Đề tài KX-04-02, (1995), “Cảm nhận và bình luận từ những số liệu khảo

sát xã hội học về phân tầng xã hội”, Tạp chí Xã hội học, (3/51),

tr.40-67.

24. G.Endruwet và G. Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, Nxb Thế

giới, Hà Nội (người dịch Nguyễn Hữu Tâm, Nguyễn Hoại Bảo).

154

25. Guter Endruweit, Hansjurger Daheim, Bernhard Giesen và KarlheinzMesselken (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Thế giới,Hà Nội.

26. Dominique Haughton, Jonathan Haughton, Sarah Bales, Trương Thị KimChuyên, Nguyễn Nguyệt Nga và Hoàng Văn Kình (1999), Hộ giađình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội.

27. Vũ Quang Hà (2002), Các lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học quốc gia HàNội, Tập 1 + 2, Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Hằng, Lê Duy Đồng (2005), Phân phối và phân hóa giàunghèo sau 20 năm đổi mới, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

29. Phạm Xuân Hảo (2000), “Thực trạng phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiệnnay và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (9),tr.44-46.

30. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâmkhoa học Ba Lan (2011), Biến đổi xã hội ở Việt Nam và Ba Lan, Kỷyếu Hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội.

31. Tô Duy Hợp (1993), “Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nôngthôn trong thời kỳ đổi mới hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, (4), tr.44.

32. Tô Duy Hợp (1993), “Sự phân tầng xã hội ở nông thôn miền Bắc”, Tạpchí Cộng sản, (11).

33. Tô Duy Hợp (1996), “Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học”, Tạpchí Xã hội học, (4).

34. Tô Duy Hợp (2007), Khinh - Trọng một quan điểm trong nghiên cứutriết học và xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội.

35. Phùng Thị Huệ (Chủ biên), (2008), Biến đổi cơ cấu giai tầng ở TrungQuốc trong thời kỳ cải cách mở cửa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. Vũ Tuấn Huy (2006), “Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá

trình biến đổi xã hội theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”,

Tạp chí Xã hội học, (2/94).

155

37. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử & lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

38. Lê Ngọc Hùng (2004), Xã hội học kinh tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

39. Lê Ngọc Hùng (2010), Xã hôi học về lãnh đạo, quản lý, Nxb Đại học

quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

40. Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

41. Lê Ngọc Hùng (2010), “Chênh lệch giàu nghèo và phân tầng xã hội ở Hà

Nội hiện nay”, Báo điện tử Đảng Cộng sản, ngày 8/10/2010.

42. Đỗ Thiên Kính (1995), "Sự biến đổi của cơ cấu nghề nghiệp và phân

tầng mức sống ở nông thôn đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Xã hội

học, (3/51).

43. Đỗ Thiên Kính (1999), “Tác động của một số nhân tố đến phân tầng mức

sống ở nông thôn đồng bằng sông Hồng: cảm nhận so sánh giữa

Việt Nam và Nhật Bản”, Tạp chí Xã hội học, (1/65).

44. Đỗ Thiện Kính (2002), “Tìm hiểu phân tầng xã hội trong lịch sử và áp

dụng vào nghiên cứu phân hoá giàu nghèo ở nước ta hiện nay”, Tạp

chí Xã hội học, (1/77).

45. Đỗ Thiên Kính (2003), Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học

vấn đến nâng cao mức sống cho ngời dân Việt Nam, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

46. Đỗ Thiên Kính (2010), Một số vấn đề cơ bản về sự biến đổi cơ cấu xã

hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đề tài khoa học cấp bộ 2009-

2010, Hà Nội.

47. Đỗ Thiên Kính (2013), “Khái niệm phân tầng xã hội và cách tiếp cận

trong việc đo lường các tầng lớp xã hội”, Tạp chí Xã hội học,

(1/121), tr.91 - 103.

48. Hermann Korte (1997), Nhập môn lịch sử xã hội học, Nxb Thế giới, Hà

Nội (người dịch: Nguyễn Liên Hương).

156

49. Thanh Lan (2013), "Thu nhập ngoài lương: “phong bì đi họp là con số

nhỏ”", http://www.kienthuc.net.vn, ngày 12/4/2013.

50. Tương Lai (1994), “Tính năng động xã hội, sự phân tầng xã hội trong sự

nghiệp đổi mới của nước ta”, Tạp chí Khoa học xã hội, (19), tr.117-127.

51. Tương Lai (1995), “Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội- cơ sở lý

luận và phương pháp luận”, Tạp chí Xã hội học, (3).

52. Tương Lai (1995), Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

53. Tương Lai (1997), “Tiếp cận xã hội học về công bằng xã hội”, Tạp chí

Xã hội học, (2).

54. Đặng Thị Kim Liên (2013), "Vẫn còn thành kiến về Giới trong lao động

việc làm", http://www.phunudanang.org.vn/vn/gioiphattrien ngày

30/3/2013.

55. Vũ Mạnh Lợi (2013), “Vấn đề nghề phụ và cơ cấu nghề nghiệp xã hội”,Tạp chí Xã hội học, (1).

56. Trịnh Duy Luân (1992), Hà Nội: Những biến đổi xã hội trong thời kỳ đổimới, Báo cáo tổng kết đề tài khảo sát thực trạng KT-XH tại 4 quận

nội thành Hà Nội.

57. Trịnh Duy Luân, Bùi Thế Cường (2001), “Về phân tầng xã hội và công

bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, (2/74).

58. Trịnh Duy Luân (2003), “Nghiên cứu những vấn đề biến đổi xã hội ở nư-

ớc ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, (2/82).

59. Trịnh Duy Luân (2004), “Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay:

Nhìn lại một số khía cạnh phương pháp luận từ cách tiếp cận xã hội

học”, Tạp chí Xã hội học (3).

60. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 16, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

61. C.Mác - Ph.Ănggen (1993), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

157

62. Hồ Chí Minh (1995), Về chính sách xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

63. Lưu Hồng Minh (2001), Thực trạng phân tầng xã hội theo mức sống ởnông thôn Đồng bằng Sông Hồng - dự báo và những kiến nghị,Luận án tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh, Hà Nội.

64. Ngân hàng Thế giới (2002), Toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo đói:xây dựng một nền kinh tế thế giới hội nhập, Nxb Văn hóa thông tin,Hà Nội.

65. Ngân hàng Thế giới (2005), Báo cáo Phát triển Thế giới 2006: Côngbằng và Phát triển, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

66. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2010), Báo cáo phát triển Việt Nam2001. Việt Nam 2010. Tiến vào thế kỷ 21. Các trụ cột của phát triển,Hà Nội.

67. Ngân hàng thế giới (2010), Đánh giá giới tại Việt Nam, Trung tâm thông tinphát triển Việt Nam, Hà Nội.

68. Lục Học Nghệ (Chủ biên), (2002), Báo cáo nghiên cứu giai tầng xã hộiTrung Quốc đương đại, Nxb Văn Hiến Khoa học xã hội, Bắc Kinh,(bản dịch của Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội).

69. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Tấn, Lê Ngọc Hùng (2010), Cơ cấu xã hộivà phân tầng xã hội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

70. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Báo cáo mục tiêu pháttriển thiên niên kỷ 2010 ,Việt Nam 2/3 chặng đường thực hiện các mụctiêu phát triển thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015, Hà Nội tháng 8 năm2010, Hà Nội.

71. Trần Văn Phòng (2006), "Tác động của chính sách xoá đói giảm nghèođối với sự phân tầng xã hội ở nước ta", Tạp chí Lý luận chính trị,(4), tr.40.

72. Đoàn Thị Lan Phương (2009), Nghiên cứu về phân tầng xã hội trên địabàn thành phố Đà Nẵng, Đề tài khoa học, Mã số: B2009-DDN04-39, Đại học Đà Nẵng.

158

73. Đỗ Nguyên Phương (Chủ biên), (1994), Về sự phân tầng xã hội ở nước

ta trong giai đoạn hiện nay, Chương trình Khoa học công nghệ cấp

Nhà nước KX-07, Đề tài KX-07-05, Hà Nội.

74. Đỗ Nguyên Phương (1995), Thực trạng và xu thế phát triển cơ cấu xã

hội nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp nhà nước KX-07-

05, Hà Nội.

75. Đỗ Nguyên Phương (2004), Cơ cấu xã hội và một số vấn đề xã hội bức

xúc trong quá trình đổi mới, Đề tài nhánh độc lập cấp Nhà nước

KX-05, Hà Nội.

76. Đỗ Nguyên Phương, Trần Xuân Kiên (2010), Cơ cấu xã hội Việt Nam và

những vấn đề bức xúc trong quá trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

77. Nguyễn Ngọc Quang (Chủ biên), (1998), Cơ cấu xã hội trong quá trình

phát triển của lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

78. Vũ Hào Quang (2004), Xã hội học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

79. Phạm Ngọc Quang, Đinh Quang Ty (2006), “Góp phần nhận diện cơ cấu

xã hội ở nước ta qua 20 năm đổi mới”, Tạp chí Triết học, (3), tr 3-9.

80. Rodney Stark (2001), Xã hội học đại cương, Bản dịch của Trung tâm Xã

hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

81. Nguyễn Đình Tấn (1993), “Góp phần tìm hiểu khái niệm phân tầng xã

hội”, Tạp chí Xã hội học, (43).

82. Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý

luận chính trị, Hà Nội.

83. Nguyễn Đình Tấn (2005), “Phân tầng xã hội từ góc độ tiếp cận lý luận

của C. Mác và những phát triển mới”, Tạp chí Nghiên cứu con

người, (1).

84. Nguyễn Đình Tấn (2005), Xã hội học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

159

85. Nguyễn Đình Tấn (2006), “Tiếp tục nghiên cứu các quan niệm về phân

tầng xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị, (7).

86. Nguyền Đình Tấn (2009), “Các nhân tố tác động đến phân tầng xã hội”,

Tạp chí Xã hội học, (1).

87. Nguyễn Đình Tấn (2010), Sự hình thành tầng lớp xã hôi ưu trội và vai

trò của nó ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường

và hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính

trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

88. Nguyễn Đình Tấn (Chủ biên), (2010), Xu hướng phân tầng xã hội trong

quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb

Lao động, Hà Nội.

89. Trần Văn Thạch (2006), Biến đổi việc làm và thu nhập của nhóm dân cư

sau tái định cư ở Đà Nẵng, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện

Chính trị khu vực III, Đà Nẵng.

90. Trần Văn Thạch (2011), “Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1).

91. Trần Văn Thạch (2011), Biến đổi phân tầng xã hội ở vùng Duyên hải Nam

Trung Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển

kinh tế thị trường hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính

trị khu vực III, Đà Nẵng.

92. Nguyễn Duy Thắng (2004), “Tác động của đô thị hoá đến nghèo khổ và

phân tầng xã hội nghiên cứu trường hợp vùng ven đô Hà Nội”, Tạp

chí Xã hội học, (3/87).

93. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08

tháng 10 năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Hà Nội.

94. Lê Văn Toàn (2011), Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình

chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Luận án

160

Tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội.

95. Tổng cục Thống kê (2000), Số liệu về sự biến đổi xã hội ở Việt Nam thờikỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội.

96. Tổng cục Thống kê (2000), Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1999,Nxb Thống kê, Hà Nội.

97. Tổng cục Thống kê (2002), Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm2002, Hà Nội.

98. Tổng cục Thống kê (2005), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm2004, Nxb Thống kê, Hà Nội.

99. Tổng cục Thống kê (2007), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm2006, Nxb Thống kê, Hà Nội.

100. Tổng cục Thống kê (2009), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm2008, Nxb Thống kê, Hà Nội.

101. Tổng cục Thống kê (2010), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm2010, Hà Nội.

102. Nguyễn Thanh Tuấn (2007), “Về nhóm xã hội trung lưu ở Việt Nam hiệnnay”, Tạp chí Cộng sản, (2+3), tr.122-123.

103. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Tập 2, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.104. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quy hoạch phát triển đào

tạo nghề thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2011 - 2020, Đà Nẵng.105. Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.106. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội.107. Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam và Ngân hàng thế giới (2006), Báo

cáo phát triển VN 2004: Nghèo, Hà Nội.108. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng (2010),

Một số chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu của thành phố Đà

Nẵng giai đoạn 1997-2010, Hà Nội.

161

109. Viện Ngôn ngữ học (1995), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

110. Max Weber (2008), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư

bản, Nxb Tri thức, Hà Nội (bản dịch do nhóm dịch giả Bùi Nam

Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng và Trần Hữu Quang dịch).

111. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin,

Hà Nội.

II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

112. Andrew G.Walder (1992), Property Rights and Stratification in Socialist

Redistributive Economic, American Siciological Review 1992. Vol.

57 (August: 524-539).

113. Giddiens Anthony, Tumer Jonathan (1987), Social Theory Today,

Califonia: Stanford University Press.

114. Giddiens Anthony (1997) , Sociology, Polity Press, London.

115. Raymond Edward, (1993), Social Stratification - Response to

sociologiacal approaches, New York: Academic Press.

162

PHỤ LỤC

Bảng 1: Giới tính của 5 nhóm thu nhập

NămGiới

tính

Phân tầng theo 5 nhóm thu nhập nghề chính

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

2002 Nam 12,9 20,2 19,4 22,1 25,1

Nữ 27,9 20,9 21,4 16,4 13,4

2010 Nam 18,5 20,0 20,0 18,5 23,1

Nữ 20,0 21,3 20,0 21,3 17,5

Nguồn: [97], [101].

Bảng 2: Bằng cấp cao nhất của người lao động trong các nhóm nghề năm 2002

Trình độ học vấn năm 2002

Mùchữ

Tiểuhọc

THCS THPT CNKT-THCN

CĐ-ĐH TrênĐH

-Lãnh đạo, quản lý 3.3 96.7

-Doanh nhân 12.5 25.0 56.3 6.3

-Chuyên môn cao 1.7 39.7 58.6

-Nhân viên 4.9 29.3 13.4 52.4

-Công nhân 24.2 39.4 30.3 6.1

-Buôn bán-dịch vụ 26.7 40.0 15.6 8.9 8.9

-Tiểu thủ công 5.6 22.2 22.2 44.4 5.6-Lao động giảnđơn

24.6 35.1 31.6 7.0 1.8

-Nông dân 2.2 28.3 32.6 32.6 4.3 .Tổng .5% 11.2 17.9 22.6 9.9 28.8 9.1

Nguồn: Kết quả từ điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện.

163

Bảng 3: Bằng cấp cao nhất của người lao động trong các nhóm nghềnăm 2010

Đơn vị tính: %Trình độ học vấn năm 2010

Mùchữ

Tiểuhọc

THCS THPT CNKT-THCN

CĐ-ĐH TrênĐH

-Lãnh đạo, quản lý 1.7 78.3 20.0-Doanh nhân 10.8 10.8 59.5 18.9-Chuyên môn cao 33.8 66.2-Nhân viên 3.9 19.5 18.2 58.4-Công nhân 12.8 25.6 56.4 5.1-Buôn bán-dịch vụ 20.3 38.0 12.7 16.5 12.7-Tiểu thủ công 4.5 18.2 18.2 50.0 9.1-Lao động giảnđơn

43.3 36.7 13.3 3.3 3.3

-Nông dân 3.4 27.6 34.5 27.6 6.9Tổng .5 9.4 14.4 14.4 13.2 34.0 14.2

Nguồn: Kết quả điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện.

Bảng 4: Tương quan giữa bằng cấp cao nhất với PTXH nghề nghiệp

ở Đà Nẵng năm 2002

Đơn vị tính: %

Bằng cấp caonhất

Điểm số PTXH nghề nghiệp năm 20021,00 2,00 3,33 3,67 5,33 5,67 7,33 8,33

Không bằng cấp 45,7 10,0 5,7 38,6Tiểu học 21,9 22,5 16,9 33,1 3,4 1,7THCS 9,2 20,0 22,2 33,5 10,8 4,3THPT 12,2 22,9 38,2 12,2 10,7 2,3 1,5CNKT- THCN 3,8 1,9 34,0 17,0 15,1 24,5 3,8Cao đảng 18,2 36,4 36,4 9,1ĐH trở lên 1,1 4,3 7,4 2,1 33,0 45,7 6,4Tổng 12,5 14,1 17,6 29,9 7,2 10,1 7,1 1,5

Nguồn: [97], [101].

164

Bảng 5: Tương quan giữa bằng cấp cao nhất với PTXH nghề nghiệp ở ĐàNẵng năm 2010

Đơn vị tính: %Bằng cấp

cao nhấtĐiểm số PTXH nghề nghiệp năm 2010

1,30 2,70 3,00 4,70 5,70 6,00 6,30 7,00 8,30

Không bằng cấp 26,3 10,5 6,3 36,8

Tiểu học 10,0 21,7 18,3 6,7 43,3

THCS 14,5 9,1 21,8 20,0 3,6 29,1 1,8

THPT 2,3 6,8 27,3 11,4 13,6 34,1 2,3 2,3

CNKT- THCN 4,0 4,0 4,0 44,0 36,0 8,0

Cao đảng 15,4 46,2 38,5

ĐH trở lên . 1,9 11,5 5,8 67,3 13,5

Tổng 7,8 9,0 16,4 11,6 10,8 25,7 0,4 15,3 3,0

Nguồn: [97], [101].

Bảng 6: Bằng cấp cao nhất của 5 nhóm thu nhậpĐơn vị tính: %

Bằng cấpcao nhất

5 nhóm thu nhập năm 2002 5 nhóm thu nhập năm 2010Nhóm

1Nhóm

2Nhóm

3Nhóm

4Nhóm

5Nhóm

1Nhóm

2Nhóm

3Nhóm

4Nhóm

5Khôngbằng cấp

60.5 16.3 16.3 4.7 2.3 30.8 46.2 7.7 7.7 7.7

Tiểu học 33.9 31.2 17.4 13.8 3.7 17.6 26.5 23.5 20.6 11.8THCS 16.3 25.0 27.9 19.2 11.5 34.5 27.6 17.2 13.8 6.9THPT 5.6 20.8 19.4 27.8 26.4 15.8 15.8 26.3 21.1 21.1CNKT-THCN

9.8 12.2 31.7 22.0 24.4 17.6 11.8 17.6 11.8 41.2

Cao đẳng .0 11.1 33.3 44.4 11.1 14.3 14.3 14.3 42.9 14.3ĐH trởlên

2.3 7.0 10.5 26.7 53.5 3.8 3.8 23.1 30.8 38.5

Tổng 19.4 20.3 20.3 20.0 20.0 19.3 20.7 20.0 20.0 20.0

Nguồn: [97], [101].

165

NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU

1. Họ tên người được phỏng vấn: …………………………………

Giới: ………………

Tuổi: ………………

Trình độ học vấn cao nhất: ………………

Tôn giáo: ………………

Ngành nghề chính hiện nay: ……………………………………………

Nơi cư trú:

Quận/Huyện ……………………………………………………

Xã/Phường ……………………………………………………

*************************

2. Họ và tên người thực hiện phỏng vấn: …………………………

Ngày phỏng vấn:........ tháng..... năm..........

Địa điểm phỏng vấn:

Những nội dung phỏng vấn:

1. Ông/bà cho biết, quá trình phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động như thế nào đến đời sống của gia

đình ông/bà (tác động tích cực và tác động tiêu cực).

2. Trong những năm qua tại địa phương nơi ông/bà sinh sống có

những cơ chế, chính sách nào đã tác động làm cho kinh tế phát triển mạnh

mẽ, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt?

3. Thực trạng phân tầng xã hội về kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, địa vị

xã hội giữa các hộ gia đình tại địa phương diễn ra như thế nào? Những

nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo giữa các hộ gia đình?

4. Trong 10 năm vừa qua, ở nơi ông/bà sinh sống có sự biến đổi của cơ

cấu xã hội- nghề nghiệp không?

166

5. Trong 9 nhóm xã hội nghề nghiệp sau đây, theo ông/bà thì nhóm xã

hội nghề nghiệp nào có địa vị cao nhất và nhóm xã hội nghề nghiệp nào có

địa vị thấp (chấm điểm từ 1 đến 9-tức là từ vị thế thấp nhất đến cao nhất)

1/ Lãnh đạo, quản lý

2/ Doanh nhân

3/ Chuyên môn cao

4/ Nhân viên

5/ Công nhân

6/ Buôn bán - dịch vụ

7/ Tiểu thủ công

8/ Lao động giản đơn

9/ Nông dân

6. Ông/bà có kiến nghị hay đề xuất vấn đề gì đối với các cấp, các

ngành, Đảng và Nhà nước nhằm điều chỉnh cơ cấu phân tầng xã hội nghề

nghiệp tạo động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

167

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Kính thưa ông/bà!Nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tầng xã hội nghề

nghiệp ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đổi mới, chúng tôi tiến hành cuộc khảosát để tìm hiểu thực trạng biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường.

Chúng tôi xin cam kết rằng, những thông tin ông/bà cung cấp sẽ được giữ kínvà chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Chúng tôi rất mong ông/bà cho biết ý kiến của mình về một số câu hỏi đã đượcchuẩn bị sẵn cùng với các phương án trả lời. Ông/bà đồng ý với phương án nào thìđánh dấu vào ô cùng dòng, nếu không đồng ý xin để trống.

-----------------------------------------------

1. Nơi ở hiện nay của ông/bà: 1. Thành thị □ 2. Nông thôn □Nơi ở cách đây 10 năm: 1. Thành thị □ 2. Nông thôn □

2. Giới tính: 1. Nam □ 2. Nữ □3. Sinh năm: 19 …………;4. Nghề nghiệp chính:

- Hiện nay ông/bà đang làm nghề gì:...............................................................

- Cách đây 10 năm ông/bà làm nghề gì:…………………….....................5. Trình độ học vấn hiện nay (bằng cấp cao nhất):.............................................

Trình độ học vấn cách đây 10 năm (bằng cấp cao nhất):..................................

6. Chức vụ (nếu có):- Chức vụ hiện nay của ông/bà:.............................................................................- Chức vụ cách đây 10 năm:..................................................................................

168

7. Ông/bà hài lòng với mức độ như thế nào đối với các nội dung sau:

Nội dungMức độ

Rất hàilòng

Hàilòng

Khônghài lòng

Khóđánh giá

1. Việc làm2. Thu nhập3. Chi tiêu cho đời sống4. Điều kiện nhà ở5. Học tập của các thành viên6. Vui chơi giải trí, văn hoá nghệ thuật7. Chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh8. Dịch vụ thông tin, liên lạc9. Điện sinh hoạt10. Nước sinh hoạt11. Vệ sinh môi trường12. Vệ sinh an toàn thực phẩm

8. So với các gia đình ở địa phương hiện nay, mức sống của hộ gia đìnhông/bà thuộc loại nào?

1. Giàu có □ 4. Cận nghèo □2. Khá giả □ 5. Nghèo □3. Trung bình □ 6.Không biết/ không trả lời □

9. Ông/bà cho biết mức sống của gia đình hiện nay so với 10 năm trước đâynhư thế nào?

1. Như cũ □ 2. Kém đi □3. Tốt lên một phần □ 4. Tốt hơn nhiều □

10. Tiền lương/tiền công bình quân 1 ngày từ nghề chính của ông/bà vàothời điểm hiện nay là bao nhiêu tiền:.....................nghìn đ; Mỗi tháng thườngcó bao nhiêu ngày làm việc từ nghề chínhđó:..................................................................

- Tương tự, vào thời điểm năm 2002 là mấy:......................nghìn đ;Mỗi tháng thường có bao nhiêu ngày làm việc từ nghề chính đó:..................

(Lưu ý: ĐTV phải gợi nhớ mức lương tối thiểu năm 2002 là 210.000đ và tiềncông thợ hồ lúc đó là 20.000đ).

169

11. Mỗi nhóm nghề nghiệp thường có lợi thế mang lại thu nhập cao thấpkhác nhau, ông/bà hãy sắp xếp 9 nhóm nghề nghiệp sau đây theo thứ hạnglợi thế về thu nhập từ cao xuông thấp? (điều tra viên cung cấp 9 tấm cạc cóghi tên các nhóm XH nghề nghiệp để đối tượng tự xếp đặt thứ hạng, sau đó ghilại kết quả theo quy ước 9 là điểm số thứ hạng cao nhất, 1 là thấp nhất)

Nhóm nghề nghiệpCách đây10 năm

Hiệnnay

1/ Nhân viên (những người phục vụ trong các lĩnh vực Ytế, khoa học, giáo dục, văn phòng, nhà hàng,....)

2/ Doanh nhân (chủ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh)

3/ Buôn bán và làm dịch vụ (những người bán hàng, làmdịch vụ, người mẫu, bảo vệ, tiếp thị hàng hóa...)

4/ Lãnh đạo, quản lý (người lãnh đạo, quản lý trong cácngành, các cấp và các đơn vị Đảng, nhà nước, đoàn thể từTW đến địa phương)

5/ Công nhân (bao gồm những người thợ có chuyên mônvà kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp, là những thợ vậnhành, lắp ráp máy móc, lái xe, điều khiển các máy móc...)

6/ Chuyên môn cao (người có trình độ chuyên môn cao,chuyên nghiệp trong các lĩnh vực Y tế, giáo dục, khoa họckỹ thuật,.....)

7/ Tiểu thủ công (thợ thủ công mỹ nghệ,...các loại thợ kỹthuật có liên quan và có tinh chất tiểu công nghiệp)

8/ Nông dân (lao động trong nông, lâm ngư nghiệp)

9/ Lao động giản đơn (lao động giản đơn trong khai thácmỏ, xây dựng, và các lĩnh vực khác)

170

12. Ông/bà hãy sắp xếp 9 nhóm nghề nghiệp sau đây theo thứ hạng uy tín/hay mức độ ngưỡng mộ từ cao xuống thấp (điều tra viên cung cấp 9 tấm cạccó ghi tên các nhóm XH nghề nghiệp để đối tượng tự xếp đặt thứ hạng, sau đóghi lại kết quả theo quy ước 9 là điểm số thứ hạng cao nhất, 1 là thấp nhất)

Nhóm nghề nghiệpCách đâykhoảng 10

năm

Hiệnnay

1/ Nhân viên (những người phục vụ trong các lĩnh vựcY tế, khoa học, giáo dục, văn phòng, nhà hàng,....)

2/ Doanh nhân (chủ doanh nghiệp sản xuất và kinhdoanh)3/ Buôn bán và làm dịch vụ (những người bán hàng,làm dịch vụ, người mẫu, bảo vệ, tiếp thị hàng hóa...)

4/ Lãnh đạo, quản lý (người lãnh đạo, quản lý trong cácngành, các cấp và các đơn vị Đảng, nhà nước, đoàn thểtừ TW đến địa phương)5/ Công nhân (bao gồm những người thợ có chuyênmôn và kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp, là nhữngthợ vận hành, lắp ráp máy móc, lái xe, điều khiển cácmáy móc...)

6/ Chuyên môn cao (người có trình độ chuyên môn cao,chuyên nghiệp trong các lĩnh vực Y tế, giáo dục, khoahọc kỹ thuật,.....)7/ Tiểu thủ công (thợ thủ công mỹ nghệ,...các loại thợkỹ thuật có liên quan và có tinh chất tiểu công nghiệp)

8/ Nông dân (lao động trong nông, lâm ngư nghiệp)9/ Lao động giản đơn (lao động giản đơn trong khaithác mỏ, xây dựng, và các lĩnh vực khác)

171

13. Ông/ bà cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ tác động của cácchính sách sau đây đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của người dân trongkhoảng 10 năm qua ở Đà Nẵng (ghi chú: 1: rất yếu, 2: yếu, 3: trung bình, 4: mạnh, 5:

rất mạnh).TT

Các chính sáchĐánh giá mức độ tác động đếnsự chuyển đổi nghề nghiệp

1 2 3 4 51 Chính sách giải tỏa, tái định cư để chỉnh

trang đô thị2 Chính sách thu hút đâu tư, xây dựng và

phát triển các khu công nghiệp3 Chính sách đào tạo nghề miễn phí4 Chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo

dục phổ thông (đầu tư cơ sở vật chất dạyvà học)

5 Chính sách ưu tiên ngân sách cho đàotạo đại học và sau đại học ở trong vàngoài nước

6 Chính sách thu hút nhân tài7 Chính sách trọng dụng nhân tài8 Chiến lược phát triển nền kinh tế từ cơ

cấu: Công nghiệp - Dịch vụ,du lịch -nông, lâm, ngư nghiệp; đến cơ cấu: Dịchvụ, du lịch - công nghiệp - Nông, lâm,ngư nghiệp

Trân trọng cảm ơn ông/bà !