20
Mc lc SOÁ 02 T01-2016 m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-04 : Tin trong tỉnh Trang 04-06 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 07 : Xuất nhập khẩu Trang 08 : Sản xuất kinh doanh Trang 09-10 : Tin thế giới Trang 11-20 : Doanh nghiệp cần biết

m Mục lục - ninhthuan.gov.vn 02 2016.pdf · nghị CBCC năm 2015. Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt Đoàn Chủ tịch Ông Nguyễn Thanh Hoan - Giám đốc

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Muc luc

SOÁ 02T01-2016

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-04 : Tin trong tỉnh

Trang 04-06 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 07 : Xuất nhập khẩu

Trang 08 : Sản xuất kinh doanh

Trang 09-10 : Tin thế giới

Trang 11-20 : Doanh nghiệp cần biết

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHHỘI NGHỊ CÔNG CHỨC

NĂM 2016Chiều ngày 04 tháng 01

năm 2016, Sở Công Thương tổ chức Hội nghị công chức năm 2016. Tham dự hội nghị có ông Võ Đại – Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, ông Nguyễn Thanh Hoan – Bí thư Chi bộ - Giám đốc Sở, ông Lê Văn Nguyên – Chủ tịch Công đoàn – Phó Giám đốc Sở, lãnh đạo 2 đơn vị trực thuộc và toàn thể cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan Sở.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức năm 2015 và phương hướng hoạt động năm 2016; Báo cáo công khai tài chính năm 2015; Báo cáo hoạt động Công đoàn năm 2015 và phương hướng thực hiện năm 2016; Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Trong hội nghị này, công chức Sở đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến về các Quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế làm việc; quy chế Văn hóa công sở; quy chế thi đua-khen thưởng,.. và dự thảo Nghị quyết hội nghị CBCC năm 2015.

Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt Đoàn Chủ tịch Ông Nguyễn Thanh Hoan - Giám đốc Sở tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp và đánh giá

cao những thành quả đạt được trong năm 2015 như: Giá trị sản xuất (Giá CĐ 94): ước đạt 3.085 tỷ đồng, tăng 16,1%so cùng kỳ; Trong đó: Giá trị sản xuất phân theo ngành: Công nghiệp khai khoáng tăng 8,94%; Công nghiệp cung cấp nước, xử lý nước thải tăng 24,24%; Công nghiệp chế biến tăng 16,87%; Công nghiệp điện, khí đốt tăng 8,43% so cùng kỳ; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP):năm 2015 ước tăng 14% so cùng kỳ;Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh năm 2015: ước đạt 14.044,6 tỷ đồng, tăng 13,9% so cùng kỳ. ; Kim ngạch xuất khẩu: ước đạt 60 triệu USD, tăng 33,8% so

cùng kỳ; Nhập khẩu:ước đạt 20,5 triệu USD, giảm 17,1% so cùng kỳ và đạt 102,5% kế hoạch.

Tại Hội nghị, Toàn thể cán bộ công chức đã biểu quyết thông qua 8 nội dung, với các chỉ tiêu lớn như: Phấn đấu hòan thành tốt mục tiêu chung của ngành và các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại chủ yếu sau: Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010): Phấn đấu đạt 6.470 tỷ đồng, mức tăng trưởng khoảng 18 ~ 19% so cùng kỳ; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Tăng 16% so cùng kỳ; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ: Phấn đấu đạt 16.100 tỷ đồng, tăng khoảng 14~15%so cùng kỳ; Tổng

(Ông Võ Đại – nguyên PCT Ủy ban nhân tỉnh trao danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở năm 2015)

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

kim ngạch xuất khẩu: Phấn đấu đạt 70 triệu USD, tăng khoảng 16 ~ 17% so cùng kỳ. Trong đó: Nông sản 28 triệu USD; Hải sản 40 triệu USD; Mặt hàng khác 2 triệu USD; Tổng kim ngạch nhập khẩu: đạt khoảng 20 triệu USD; 100% các chương trình công tác trọng tâm được triển khai thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo

nội dung và chất lượng công việc; Phấn đấu 100% hồ sơ hành chính được tiếp nhận và giải quyết đúng quy trình thời gian giải quyết, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Trên cơ sở những kết quả đạt được năm 2015, ông Nguyễn Thanh Hoan phát động thi đua – khen thưởng năm 2016, đề nghị toàn thể CBCC của Sở Công Thương

luôn đoàn kết, thống nhất, tiếp tục tập trung thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2016. Nhân dịp năm mới 2016, ông Nguyễn Thanh Hoan cũng gửi lời chúc tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức người lao động cơ quan Sở Công Thương năm mới sức khỏe, an khang, hạnh phúc./.

Vạn Niên - Văn phòng Sở

Bế giảng lớp Đào tạo nghề sản xuất gốm mỹ nghệ cơ bản tại Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc - Ninh Phước - Ninh Thuận

Triển khai thực hiện hợp đồng giữa Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Ninh Phước với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại về đào tạo nghề sản xuất gốm mỹ nghệ cơ bản năm 2015.

Chiều ngày 29 tháng 12 năm 2015, tại Nhà Trưng bày gốm Bàu Trúc - Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc, Trung tâm Khuyến công và

Xúc tiến thương mại đã tổ chức Lễ bế giảng lớp đào tạo nghề sản xuất gốm mỹ nghệ cơ bản cho 30 học viên. Tham dự Lễ bế giảng gồm có: Lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại; Lãnh đạo Phòng Quản lý Công nghiệp - Sở Công Thương; Đại diện Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội; Phó Chủ tịch UBND thị tấn Phước Dân; Đài PT-TH Ninh Phước phối hợp đưa tin. Về phía Hợp tác xã (HTX) tham dự có Chủ nhiệm HTX, các giáo viên và toàn thể 30

học viên tham gia lớp đào tạo nghề sản xuất gốm mỹ nghệ cơ bản.

Qua 3 tháng đào tạo vừa kết hợp hướng dẫn học lý thuyết vừa thực hành kỹ thuật sản xuất gốm mỹ nghệ cơ bản từ xử lý nguyên liệu, tạo dáng sản phẩm mỹ nghệ, trang trí hoa văn họa tiết cho sản phẩm,… đặc biệt giới thiệu kỹ thuật nung sản phẩm theo mô hình lò nung đã được đầu tư tại HTX. Cuối khóa học toàn thể 30 học viên được kiểm tra, đánh giá quá trình học tập đạt kết quả 100% và được cấp

Quảng cảnh Lễ bế giảng lớp đào tạo nghề gốm mỹ nghệ cơ bản

Trao chứng chỉ Sơ cấp nghề sản xuất gốm mỹ nghệ cơ bản cho học viên

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

chứng chỉ Sơ cấp nghề sản xuất gốm mỹ nghệ cơ bản.

Qua Chương trình đào tạo, các học viên tham gia khóa học đã thực hành thành thạo các thao tác, kỹ thuật tạo hình, tạo hoa văn cho sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc, có khả năng tự xử lý nguyên liệu, tham gia sản xuất các sản phẩm gốm mỹ nghệ cơ bản ở HTX, Tổ hợp tác và tất cả các cơ sở sản xuất gốm thuộc làng nghề gốm Chăm Bàu Trúc.

Sau khóa đào tạo, đa số học viên được vận động

tham gia vào HTX hoặc tham gia các Tổ hợp tác và các cơ sở sản xuất gốm tại địa phương. Thông qua công tác đào tạo nghề sản xuất gốm mỹ nghệ cơ bản đã tăng thêm lực lượng lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kịp thời và mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì và phát triển làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc.

Phát biểu tại Lễ bế giảng, đại diện các cấp, ngành và địa phương đánh giá cao

công tác tổ chức triển khai, thực hiện chương trình đào tạo, kết quả đào tạo và sự quan tâm tạo điều kiện của HTX, sự cố gắng tham gia khóa đào tạo nghề của học viên làng nghề gốm Bàu Trúc. Đồng thời động viên học viên, người lao động tham gia làm việc tốt để phấn đấu cùng HTX hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, duy trì và phát triển làng nghề truyền thống gốm Chăm Bàu Trúc ngày càng bền vững./.

Phòng QLCN

Sản lượng trái cây phục vụ thị trường Tết giảm

Nhà vườn ở tỉnh Hậu Giang cho biết, do mất mùa nên sản lượng trái cây phục vụ thị trường dịp Noel, Tết Nguyên đán 2016 năm nay giảm mạnh. Nhiều khả năng xảy ra thiếu nguồn cung, giá cả tăng vọt.

Nguyên nhân mất mùa là do thời tiết năm nay diễn biến bất thường, lượng mưa giảm nhưng lại kết thúc sớm dẫn đến nhiều vườn cây ăn trái thiếu nước phát triển. Trong khi đó, nếu như những năm trước đây phần lớn nhà vườn xử lý việc ra trái, cho ra quả trái vụ với tỷ lệ đạt cao thì năm nay ngược lại. Cùng với đó, nhiều vườn cây

ăn trái đã già cỗi, sâu bệnh tấn công, thiếu đầu tư chăm sóc…không còn cho trái nhiều như trước.

Theo báo cáo của các địa phương nơi có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh như huyện Châu Thành, Châu Thành A, thị xã Ngã Bảy, Phụng Hiệp, Long Mỹ…thì sản lượng trái cây phục thị trường Tết Nguyên đán năm nay giảm từ 50- 70%, tùy theo loại. Trong đó, nhiều loại trái cây có khả năng xảy ra thiếu nguồn cung như bưởi Năm Roi, bưởi tạo mẫu Hồ Lô, bàn tay phật, bưởi hình bản đồ Việt Nam; xoài cát Hòa Lộc, quý đường Long Trị, cam sành…

Theo tính toán của nhà vườn, lợi nhuận trái cây bán vào dịp tết tăng gấp 2 đến 3 lần so với bán ngày thường, mỗi nhà vườn cho thu nhập từ 150 đến 500 triệu đồng/ha, tùy theo loại trái cây.

Hậu Giang có diện tích vườn cây ăn trái hơn 33.000 ha; trong đó cây có múi chiếm gần 50% diện tích, với sản lượng cung cấp cho thị trường hàng năm hơn 265.000 tấn. Tuy hiện nay đầu ra, giá cả các loại trái cây ở địa phương này chưa ổn định nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, giúp nhiều gia đình ổn định cuộc sống, vươn lên khấm khá.

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Trồng măng tây cho thu nhập cao

Nhiều năm trở lại đây, bên cạnh những cây hoa màu chủ lực chính của địa phương như cà rốt, hành tím, tỏi... nông dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã trồng măng tây xanh, một loại cây trồng mới nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Măng tây là loại cây chịu rét kém nên những tháng mùa đông cây thường ít ra chồi nên chỉ cho thu hoạch liên tục trong vòng 8 tháng. Vào thời gian nắng, nóng một sào cây, 1 ngày cho thu hoạch từ 2 đến 2,5kg măng. Với 3ha, năng suất bình quân thu hoạch là 20 tấn/năm, với giá bán trung bình từ 60.000 - 70.000 đồng/kg.

Thị trường rau, quả trong nước tuần qua: chuối, cam, thanh long được giá

Tại tỉnh Hưng Yên, chuối liên tục được giá. Giá cam sành tại Tuyên Quang dao động 8.400 – 10.000 đ/kg tùy loại, cao hơn 1.200 – 2.500 đ/kg so với cùng thời điểm này năm ngoái....

Tại tỉnh Đồng Nai, hiện dự kiến sản lượng xoài trái mùa đơn vị cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 chỉ đạt khoảng 500 tấn, bằng 1/3 sản lượng xoài cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân khiến sản lượng xoài giảm mạnh là do tình hình bất lợi của thời tiết, tỷ lệ hoa xoài đậu trái thấp, trái non cũng bị

rụng nhiều… Đây cũng là tình hình chung của nhiều nông dân làm xoài nghịch vụ tại các huyện Định Quán, Vĩnh Cửu… Xoài làm nghịch vụ cung cấp cho thị trường tết chủ yếu là giống xoài 3 mùa mưa. Theo dự đoán, giá xoài tết sẽ tăng do sản lượng giảm mạnh.

Thị trường rau củ trong tuần qua tại Đà Lạt, Lâm Đồng diễn biến tương đối ổn định so với tuần trước. Đa phần các mặt hàng như bắp cải, su hào, xúp lơ, cà rốt vẫn duy trì ở mức giá của tuần trước đó do sản lượng khá ổn định với điều kiện thời tiết thuận lợi. Cụ thể, giá bắp cải trắng là 4.000 đ/kg, bắp cải tím là 10.000 đ/kg và cà chua 7.000 đ/kg.

Theo số liệu thống kê, ước giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 12/2015 đạt 167 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch của mặt hàng này trong cả năm trên 1,8 tỷ USD, tăng 23,4% so với năm trước đó. Thị trường xuất khẩu chính bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Giá trị kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này ước tính tăng 19% với tổng giá trị là 621 triệu USD cả năm 2015.

Theo báo cáo tháng 12/2015 của Bộ NN&PTNT, trong tháng qua, tại tỉnh Hưng Yên, chuối liên tục được giá.

Thời điểm này, dù chuối vẫn còn non nhưng nhiều thương lái đã đến vườn đặt cọc.Nguyên nhân là ngoài

nhu cầu trong nước tăng vào dịp cuối năm, hiện nay đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu chuối sang Trung quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện giá chuối 7.000 – 8.000 đ/kg.

Tại Tuyên Quang, người trồng cam sành cũng đang phấn khởi vì giá bán tại vườn dao động 8.400 – 10.000 đ/kg tùy loại, cao hơn 1.200 – 2.500 đ/kg so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Tại tỉnh Đồng Tháp đang thu hoạch chính vụ cam xoàn và cam mật. Giá hai loại cam này cũng đang tăng mạnh, nhà vườn bán được giá. Cụ thể, thương lái mua tại vườn cam xoàn loại 1 giá 31.500 đ/kg, tăng 6.000 đ/kg, cam mật 20.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg so với tháng trước đó. Giá cam tăng do nhu cầu tăng mạnh từ phía hai thị trường Tp.HCM và Campuchia.

Đối với thanh long, gần đây Trung Quốc tiêu thụ mạnh thanh long Việt Nam. Theo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), tính đến thời điểm này đã xuất được khoảng 600.000 tấn thanh long sang Trung Quốc, đạt kim ngạch hơn 360 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho hiết, hiện tại giá thanh long 12.000 – 13.000 đ/kg, loại tốt 15.000 đồng/kg, tiêu thụ tốt.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

Thế giớiSau khi quả xoài Việt Nam

bắt đầu được phép xuất khẩu sang Nhật vào tháng 11 vừa qua, đến nay táo Nhật Bản cũng đã được phép xuất khẩu trở lại vào thị trường Việt Nam. Đây là một trong những thành quả của quan hệ hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản đang rất phát triển trong những năm gần đây. Vừa qua, 1.150 thùng, tương đương khoảng 25 tấn táo Nhật Bản đã chính thức được xuất khẩu sang Việt Nam và bày bán tại các chuỗi siêu thị của Tập đoàn Aeon kể từ ngày 19/12. Được biết, Việt Nam và Nhật Bản vẫn đang tiếp tục đàm phán để có thể đưa được thêm nhiều loại nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và ngược lại.

Thị trường phân bón tuần trong nước tuần qua: giá phân đạm giảm

Dẫn nguồn tin từ tintucnongnghiep.vn, hiện nay giá phân bón, đặc biệt là giá phân đạm đang giảm rất mạnh, chỉ trong một tuần đã giảm từ 300 - 400 đồng/kg.

Nếu đầu vụ thu đông 2015, đạm Cà Mau có giá 7.700 đồng/kg thì nay đã giảm 1.000 đồng/kg, chỉ còn 6.700 đồng/kg (335.000 đồng/bao).

Một đại lý chuyên kinh doanh vật tư nông nghiệp ở huyện Phú Tân (An Giang) cho biết, giá ure Trung Quốc trên thị trường đang giảm rất mạnh. Giá ure Trung Quốc được đại lý cấp 1 bán cho đại lý cấp 2 chỉ còn 6.600 đồng/kg (330.000 đồng/bao).

Nguyên nhân giá phân ure Trung Quốc giảm giá mạnh là do áp lực xả hàng tồn kho đang đè nặng lên các nước sản xuất phân bón lớn, nhất là Trung Quốc. Ở thị trường Việt Nam, ure Trung Quốc giảm giá mạnh còn nhằm để cạnh tranh với phân đạm sản xuất trong nước.

Với mục đích xả hết lượng hàng tồn kho, nên giá nào họ bán cũng được, khiến cho các đại lý trong nước gặp nhiều khó khăn, còn các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt mới mong giữ vững thị phần.

Vì thế, giá đạm trong nước đã bắt buộc phải giảm theo. Đạm Cà Mau hiện chỉ còn 6.700 đồng/kg (335.000 đồng/bao); đạm Phú Mỹ khoảng 380.000 đồng/bao. Như vậy, giá đạm hiện nay đã giảm khoảng 14% so với cùng thời điểm này năm 2014 (giá phân đạm bán từ 380.000 - 390.000 đồng/bao).

Các loại phân bón khác như DAP, NPK… mới chỉ giảm giá nhẹ theo giá phân đạm. Tuy nhiên, khi giá đạm tuột dốc mạnh thì trong thời gian tới nhiều khả năng giá các loại phân bón khác sẽ giảm mạnh theo.

Trước đà phân bón giảm giá mạnh như hiện nay, nông dân lại không muốn mua vào nhiều. Sử dụng tới đâu họ mua tới đó, nên càng tạo áp lực lên các đại lý.

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phân bón dầu khí (PVCFC), cho biết, giá dầu trên thị trường thế giới đang giảm

mạnh nên giá khí dùng sản xuất phân đạm phải xuống theo, vì vậy phân đạm xuống giá là chuyện tất nhiên.

Hiện đạm Phú Mỹ của PVCFC đang bán ra với giá rất cạnh tranh. Giá đạm Phú Mỹ giảm xuống ngay thời điểm bà con sản xuất vụ đông xuân sẽ giúp kéo giảm giá thành sản xuất lúa, bởi chi phí cho phân bón chiếm đến khoảng 1/3.

Dự báo, qua năm 2016, rất có khả năng giá phân bón còn giảm sâu, bởi giá dầu thế giới được dự báo sẽ còn tiếp tục lao dốc. Và nhiều khả năng giá phân bón sẽ còn tiếp tục giảm cho đến năm 2018.

Thế giớiTheo nguồn tin từ mard.

gov.vn, thị trường phân bón Mỹ tiếp tục xu hướng giảm trong tuần thứ 3 của tháng 12. Giá bán lẻ các mặt hàng phân bón đều giảm nhẹ so với tháng trước. Giá DAP hiện là 532 USD/tấn, giá Kali là 410 USD/tấn, ure 392 USD/tấn. Đây là lần đầu tiên giá ure giảm xuống dưới mức 400 USD/tấn kể từ tháng 9/2010. So với cùng kỳ năm trước, giá bán lẻ DAP hiện thấp hơn 6%, giá Kali và ure đang thấp hơn 15%.

Chi phí phân bón tính trên mỗi mẫu đất trồng trọt của nông dân Mỹ trong tháng 12 hiện là 133 USD/mẫu, thấp hơn so với con số 145 USD/mẫu năm 2014. Mức chi phí này trong tháng 12 năm 2015 cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2009.

Trung tâm TTCN&TM

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu hàng dệt may chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước

Năm 2015, sự phá giá đồng tiền của các nước như Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ vào tháng 8-2015, Ấn Độ và Indonesia phá giá đồng rupi… ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, dẫn đến mặt bằng giá sản phẩm dệt may đi xuống tại các quốc gia cạnh tranh về dệt may với Việt Nam. Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn có sự tăng trưởng khá so với mặt bằng chung của các ngành.

Xuất khẩu hàng dệt may 11 tháng đầu năm sang các thị trường đạt mức tăng trưởng 8,77% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, thu về 20,63 tỷ USD, chiếm 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước. Với mức tăng trưởng khả quan tại các thị trường trọng điểm, xuất khẩu dệt may năm 2015 được dự đoán đạt 27,2 tỷ USD, tăng trên 10% so với năm 2014.

Thị trường Hoa Kỳ chiếm gần 48% thị phần hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, đạt trị giá trên 9,88 tỷ USD trong 11 tháng đầu

năm, tăng trưởng 11,57% so với cùng kỳ năm ngoái; thị trường lớn thứ 2 là Nhật Bản, chiếm 12,26% tổng kim ngạch, đạt 2,53 tỷ USD, tăng 6,11%; đứng thứ 3 là thị trường Hàn Quốc 1,98 tỷ USD, chiếm 9,6%, tăng nhẹ trên 1% so cùng kỳ.

Năm 2015, dệt may là một trong những ngành đón nhận nhiều thông tin vui đến từ việc Việt Nam kết thúc đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. 2 trong số đó là việc Việt Nam kết thúc cơ bản đàm phán FTA với Liên minh châu Âu và việc kết thúc đàm phán TPP. Với thuế suất đang áp dụng cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ từ 17-18%, vào EU từ 8-12%, khi TPP, FTA Việt Nam-EU có hiệu lực, Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất lớn.

Chính những thông tin này đã thu hút khách hàng dịch chuyển đơn hàng đến Việt Nam nhiều hơn, đồng thời nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ còn đổ vốn vào Việt Nam. Tất nhiên, song hành với tin vui bao giờ cũng là những thách thức.

Để hưởng được những lợi ích TPP hay FTA Việt Nam-EU mang lại, ngành dệt may phải đáp ứng những yêu cầu

hết sức khắt khe về xuất xứ. Nhưng hiện nay, bất cập lớn nhất của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng là khâu cung cấp nguyên, phụ liệu đầu vào, hiện chỉ đáp ứng được chưa tới 1% nhu cầu về bông, 30% nhu cầu xơ. Sản lượng sợi đạt trên 1 triệu tấn/năm, trong đó gần 70% xuất khẩu. Sợi sử dụng trong nước chủ yếu nhập khẩu (tương đương lượng sợi xuất khẩu, nhưng chất lượng cao hơn) từ Trung Quốc 43%, Hàn Quốc 20%, Đài Loan 15%, các nước TPP chỉ 9,7%.

Trước thực tế này, Nhà nước đang có những chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may; một số DN trong nước như Vinatex cũng có những dự án đầu tư trong lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm. Tuy nhiên, nếu so với các DN FDI thì DN nội đầu tư vào công nghiệp phụ trợ còn quá khiêm tốn, chính điều này đang đặt ra câu hỏi lớn về khả năng hưởng lợi từ các hiệp định cho DN Việt Nam.

11 tháng/2015 xuất siêu 12,04 tỷ USD với trị giá xuất khẩu đạt 101,53 tỷ USD, tăng 18,3% và nhập khẩu đạt 89,48 tỷ USD, tăng 17,2%.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

Sản lượng lúa 2015 của Việt Nam tăng nhẹ bất chấp khô hạn

Sản lượng lúa năm 2015 của Việt Nam ước đạt 45,2 triệu tấn so với 44,97 triệu tấn năm 2014 bất chấp thời tiết khô hạn ảnh hưởng xấu đến 50.000 ha đất trồng lúa ở khu vực miền Trung, các nguồn trong nước dẫn lời Bộ NN&PTNT Việt Nam (MARD) cho biết.

Bên lề hội thảo đánh giá hoạt động của MARD năm 2015, Giám đốc Cục Trồng trọt cho biết năng suất lúa bình quân năm nay tăng 0,1% lên 5,77 tấn/ha, chủ yếu do dự báo thời tiết và phân tích chính xác tình trạng thời tiết khô hạn của MARD.

Tuy nhiên, hơn 9.000 ha đất trồng lúa tại các tỉnh phía nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng xâm mặn.

MARD cũng cho biết, sản lượng ngô của Việt Nam tăng 378.000 tấn lên 50,54 triệu tấn. Chính phủ đang dự kiến tăng cường chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng ngô để đối phó với biến đổi khí hậu.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng lúa của Việt Nam năm 2016 đạt 45,12 triệu tấn so với 44,92 triệu tấn năm 2015; xuất khẩu đạt 7,1 triệu tấn, tăng so với 6,3 triệu tấn năm 2015.

Indonesia có thể tiếp tục nhập khẩu gạo trong năm 2016

Indonesia – đã nhập khẩu 1,5 triệu tấn năm 2015 – có thể tiếp tục nhập khẩu trong năm 2016, Thông tấn xã Antara dẫn lời Bộ Thương mại Indonesia cho biết.

Việc nhập khẩu gạo trong năm 2016 là cần thiết do mùa màng có thể bị ảnh hưởng do khô hạn vì hiện tượng El Nino. Trong số 1,5 triệu tấn gạo nhập khẩu trong năm nay, chỉ 1 triệu tấn được giao hàng trong năm và phần còn lại được giao trong quý I/2016. Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo trong quý I/2016 để bổ sung lượng gạo lưu kho và kiềm chế giá tăng.

Giá gạo nội địa bình quân tại Indonesia trong

tháng 12 đạt 10.633 rupiah/kg (784 USD/tấn) và chính phủ nước này đang tiến hành chương trình hoạt động thị trường lúa gạo nhằm ổn định giá gạo ở 8.300 rupiah/kg (612 USD/tấn).

Tuy nhiên, Bộ Thương mại Indonesia lưu ý rằng chính phủ nước này vẫn đang cân nhắc về khối lượng gạo nhập khẩu năm 2016. Mới đây, Indonesia đã ký Biên bản ghi nhớ với Pakistan để nhập khẩu 1 triệu tấn gạo trong vòng 4 năm tới và cân nhắc nhập khẩu gạo từ Ấn Độ.

Theo ước tính của Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (BPS), sản lượng lúa của nước này năm 2015 đạt 74,99 triệu tấn (43,93 triệu tấn gạo), trong khi nhu cầu tiêu thụ đạt 33,36 triệu tấn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính nhập khẩu gạo của Indonesia năm 2016 đạt 1,6 triệu tấn, tăng so với 1,4 triệu tấn năm 2014.

Trung tâm TTCN&TM

SẢN XUẤT KINH DOANH

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

Nhập khẩu gạo Trung Quốc 11 tháng đầu năm tăng mạnhTrung Quốc nhập khẩu 2,954 triệu tấn gạo trong 11 tháng đầu năm 2015, tăng 32% so

với 2,243 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc.Riêng tháng 11/2015, Trung Quốc nhập khẩu 317.700 tấn gạo, giảm 2% so với 322.600

tấn trong tháng 10 nhưng tăng 38% so với 230.000 tấn trong tháng 11/2014.Trong 11 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo của Trung Quốc đạt 257.900 tấn, giảm

25% so với 345.369 tấn cùng kỳ năm ngoái.Riêng tháng 11, Trung Quốc xuất khẩu 28.500 tấn gạo, tăng 18% so với 24.200 tấn

trong tháng 10, nhưng giảm 74% so với 108.815 tấn trong tháng 11/2014.Năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu 2,563 triệu tấn gạo và xuất khẩu 419.069 tấn.Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính, sản lượng gạo của Trung Quốc niên vụ 2015-2016 (tháng

7 – tháng 6) đạt 145,5 triệu tấn; nhập khẩu đạt 4,7 triệu tấn và xuất khẩu 400.000 tấn năm 2015.

Xuất khẩu tôm của Thái Lan 10 tháng đầu năm 2015

Top thị trường NK tôm của Thái Lan

Thị trườngKL (tấn) GT (nghìn USD)

T1-T10/2014

T1-T10/2015

Tăng, giảm (%)

T1-T10/2014

T1-T10/2015

Tăng, giảm (%)

TG 134.787 136.019 0,9 1.657.046 1.346.141 -18,8

Mỹ 52.442 57.620 9,9 679.210 587.183 -13,5

Nhật Bản 32.292 31.294 -3,1 392.947 331.948 -15,5

Canada 6.858 6.841 -0,2 87.494 70.650 -19,3

Australia 4.949 4.361 -11,9 61.790 45.527 -26,3

Việt Nam 4.321 4.240 -1,9 43.432 37.160 -14,4

Anh 6.372 3.514 -44,9 97.532 46.293 -52,5

Trung Quốc 4.089 5.692 39,2 31.683 54.212 71,1

Hàn Quốc 3.459 4.324 25,0 45.236 44.422 -1,8

Hồng Kông, Trung Quốc 4.183 5.749 37,4 38.524 38.140 -1,0

Taipei, Chinese 1.850 1.630 -11,9 19.051 16.554 -13,1

TIN THẾ GIỚI

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

Sản phẩm tôm XK của Thái Lan

Mã HS

Sản phẩm

KL (tấn) GT (nghìn USD)T1-

T10/2014T1-

T10/2015Tăng,

giảm (%)T1-

T10/2014T1-

T10/2015Tăng,

giảm (%)Tổng tôm 134.787 136.019 0,9 1.657.046 1.346.141 -18,8

160521

Tôm chế biến không đóng gói hút chân

không

62.282 60.167 -3,4 812.040 638.050 -21,4

030617 Đông khác đông lạnh 58.032 52.122 -10,2 676.415 485.483 -28,2

160529Tôm chế biến đóng gói hút chân không

6.294 11.466 82,2 84.669 133.821 58,1

030627 Tôm khác tươi 6.922 11.034 59,4 58.426 67.333 15,2

030616 Tôm nước lạnh đông lạnh 1.131 1.083 -4,3 24.183 18.860 -22,0

030626 Tôm nước lạnh tươi 126 148 17,6 1.313 2.594 97,6

Thị trường surimi Trung Quốc chao đảo trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thấpNăm 2015 là một năm buồn tẻ đối với thị trường surimi của Trung Quốc. Trong bài trình

bày của mình tại Diễn đàn Surimi được tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha, một đại biểu Trung Quốc cho biết, ngành surimi của Trung Quốc cần được hạ nhiệt và đối mặt với thực tế ngành này đang tăng trưởng quá nhanh.

Từ đầu năm nay, giá surimi đã tụt xuống mức thấp nhất do nhu cầu tiêu thụ yếu.Giá surimi cá mè trắng Hoa Nam, sản phẩm đã đạt mức giá cao nhất 2.600 USD/tấn hồi

năm 2013, hiện giá đã xuống dưới 2.000 USD/tấn. Theo chuyện gia, sự sụt giảm này là do sự gia tăng công nghệ chế biến và việc tận dụng các phụ phẩm, như đầu cá, thịt bụng…

Giá surimi cá tạp cũng giảm đột ngột, hiện đang ở mức 2.100 USD/tấn, thấp hơn so với mức 2.340 USD/tấn hồi năm 2013. Các nhà sản xuất buộc phải giảm giá để cạnh tranh được với các sản phẩm giá rẻ từ Việt Nam.

Chỉ có giá surimi cá ribbon vẫn ổn định, vẫn ở mức khoảng 1.250 USD/tấn trong 2 năm qua.Trong bối cảnh thị trường ít biến động như hiện nay, một số nhà sản xuất surimi đang

trông đợi có sự thay đổi đột biến, do nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết âm lịch yếu.Một số thương hiệu lớn đang tiến hành cuộc chiến về giá cả nhằm giữ vững thị phần.

Họ áp dụng các chiến lược như mua 1 tặng 1 ngày càng phổ biến.Đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, tương lai có vẻ đáng lo ngại hơn. Một số DN buộc

phải thay đổi về chất lượng nhằm duy trì doanh số bán hàng.Cạnh tranh về giá đã khiến một số phải thay đổi về nguyên liệu sử dụng, họ sử dụng nhiều

các loài cá tạp rẻ tiền như cá mè trắng Hoa Nam hay cá ribbon nhằm giảm bớt chi phí sản xuất.Một số nhà máy đã phải ngừng sản xuất trong mấy tháng gần đây.Sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc, cùng với sự giảm giá của đồng nhân dân tệ

đã khiến cho ngành surimi của nước này trở nên ảm đạm.Trung tâm TTCN&TM

TIN THẾ GIỚI

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

Phương thức tránh mất nhãn hiệu

Nhãn hiệu là một trong những thành tố quan trọng trong bất kỳ chiến lược tiếp thị của DN thành đạt vì chúng cho phép nhận diện, xúc tiến và chứng nhận các hàng hoá và dịch vụ của họ trên thị trường và phân biệt rõ so với sản phẩm của DN này với sản phẩm của DN khác.

Những dấu hiệu nhận biết của một nhãn hiệu nói lên chất lượng sản phẩm và trong bối cảnh toàn cầu hoá và thương mại điện tử đang gia tăng thì nhãn hiệu là một trong những cách thức để khách hàng nhận diện các sản phẩm và dịch vụ của Cty. Sự bảo hộ nhãn hiệu loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng đối với những sản phẩm và dịch vụ tương tự không bảo hộ. Những hành vi gây tổn thất, làm giảm uy tín hoặc xâm phạm giá trị của nhãn hiệu đã được bảo hộ có thể gây hại lớn đến hoạt động kinh doanh của DN.

Từ khi VN gia nhập WTO, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đang được các DN ngày càng quan tâm nhằm đảm bảo vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Xu thế chung hiện nay của các DN là không đơn thuần làm gia công cho các Cty nước ngoài mà chủ động xây dựng thương hiệu

riêng của mình với tham vọng phát triển ngang tầm với các DN nước ngoài.

Tạo lập thương hiệu tại nước ngoài: có quá sức?

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất về top 200 DN VN của UNDP thì: "Phần lớn các DN VN được hỏi đều cho rằng tạo dựng thương hiệu ở nước ngoài là việc làm tốn kém và khó khăn. Phần lớn các DN VN thâm nhập thị trường quốc tế thông qua các tập đoàn phân phối toàn cầu dưới thương hiệu của họ. Những tập đoàn này không sẵn sàng chấp nhận việc các DN VN tạo dựng thương hiệu độc lập. Dù sao, làm như vậy vẫn còn là điều vượt quá năng lực và nguồn lực của phần lớn các DN lớn của VN".

Theo số liệu của Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO thì kể từ khi nhãn hiệu đầu tiên của VN được đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid (năm 1986) đến tháng 10/2007, mới có 156 nhãn hiệu của VN được đăng ký và nộp đơn theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Madrid, trong khi đó, số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ định đăng ký tại VN là 59.014. Nhìn vào con số này có thể nhận thấy số lượng nhãn hiệu của VN được đăng ký quốc tế còn rất hạn chế so với số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ định vào VN.

Mặc dù có những khó khăn nhất định về tài chính và thủ tục khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, tuy nhiên nhiều DN VN đã quan tâm đăng ký nhãn hiệu từ khá sớm và đã có những thành công đáng kể trên thị trường quốc tế.

Trong số các DN đã đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid, không chỉ các DN lớn với những nhãn hiệu đã được khẳng định vị trí trên thị trường trong nước như: Vinamilk cho sản phẩm sữa, Sài Gòn cho sản phẩm bia, Minh Long cho sản phẩm gốm sứ, Vinataba cho sản phẩm thuốc lá, Kymdan cho sản phẩm đệm mút, Biti's cho sản phẩm giày, dép, Miliket cho sản phẩm mì tôm , Thiên Long cho các sản phẩm bút, Hồng Hà cho các loại văn phòng phẩm, PetroVietnam cho dầu khí và các dịch vụ liên quan đến dầu khí, Vinacafe cho sản phẩm cà phê, Vinatea cho sản phẩm chè, Traphaco cho các sản phẩm dược... mà còn có những nhãn hiệu dường như chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến như: cà phê Mỹ Lệ của Cty TNHH Mỹ Lệ (tỉnh Bình Phước), giày dép Tân Tuấn Kiệt của Cty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Tuấn Kiệt (TP HCM), trà Trâm Anh của DN Trâm Anh (tỉnh Lâm Đồng), nhãn hiệu Lekima của

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

DNTN Hương Nam Phương (TP HCM).

Một trong những ví dụ điển hình về sự nỗ lực tạo dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế là thương hiệu "Minh Long" của Cty gốm sứ Minh Long I. Hiện tại, sản phẩm gốm sứ Minh Long không chỉ chinh phục được người tiêu dùng trên thị trường trong mà còn chiếm lĩnh được các thị trường lớn như Pháp, Đức, Thụy sĩ, Anh và Mỹ...

Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu tại thị trường nước ngoài, ngay từ năm 2000, Cty Minh Long đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid cho các sản phẩm gốm sứ và chỉ định đăng ký tại 16 quốc gia chủ yếu là các nước có nền công nghiệp gốm sứ phát triển của Châu Âu như Pháp, Đức, Cộng hoà Séc, Nga, Hungary... Chính nhờ ý thức tạo dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ cũng như sự quyết tâm của DN mà Cty gốm sứ Minh Long không gặp phải những thua thiệt khi thâm nhập thị trường nước ngoài mặc dù các loại sản phẩm của Cty là nhóm sản phẩm rất dễ bị làm giả, làm nhái.

Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Cách thức nào?

Việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài có thể được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký đơn lẻ tại từng quốc gia nơi DN xuất khẩu hàng hoá/dịch vụ hoặc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid.

Trong trường hợp nộp đơn

đăng ký tại từng quốc gia, trình tự, thủ tục nộp đơn sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật quốc gia đó. Thông thường, DN sẽ phải thực hiện việc nộp đơn thông qua một tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ tại nước sở tại.

Trong trường hợp DN tham gia vào thị trường của một số quốc gia và cần đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia đó thì việc đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid là lựa chọn tốt nhất cho DN. VN đã gia nhập Thoả ước Madid từ năm 1949. Ngày 11/7/2006 VN tiếp tục trở thành thành viên chính thức tham gia Nghị định thư Madrid về nhãn hiệu hàng hoá. Đây là cơ hội để nhãn hiệu của các nước trong hệ thống Madrid được bảo hộ ở VN và hàng hoá trong nước vươn ra thị trường quốc tế vì so với Thỏa ước, Nghị định thư có nhiều ưu điểm và tạo thuận lợi hơn cho các chủ đơn của các quốc gia thành viên.

Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid được quản lý bởi WIPO cho phép DN khả năng bảo hộ một nhãn hiệu ở 77 quốc gia và Cộng đồng Châu Âu (EC) bằng cách nộp một đơn với một trong những ngôn ngữ (Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha) và một khoản lệ phí bằng đồng Francs Thụy sĩ. Người nộp đơn muốn sử dụng hệ thống Madrid phải nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở một cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của quốc gia hay vùng lãnh thổ trước khi đăng ký bảo hộ

quốc tế. Từ đó, việc đăng ký quốc tế có thể được duy trì và đổi mới thông qua một thủ tục đơn giản tại WIPO.

Do Viêt Nam là thành viên của cả hai văn kiện quốc tế là Thỏa ước và Nghị định thư Madrid, do vậy, các cá nhân, pháp nhân, tổ chức của VN có thể tiến hành đăng ký đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo quy định của cả hai văn kiện này.

Theo qui định của Thỏa ước Madrid:

Để được đăng ký nhãn hiệu theo thỏa ước Madrid, nhãn hiệu nhất thiết phải đã được đăng ký bảo hộ. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp, trong đó chỉ rõ các nước thành viên mà DN muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Ngày nộp đơn được quy định là ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được Đơn nếu đơn được gửi cho Văn phòng quốc tế trong vòng 2 tháng. Sau khi Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch giữa người nộp đơn và Văn phòng quốc tế đều phải thông qua Cục Sở hữu trí tuệ kể cả việc sửa đổi tài liệu, hạn chế danh mục sản phẩm, chuyển giao quyền đã đăng ký.

Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên, việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Theo quy định trong vòng 12 tháng

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ.

Theo qui định của Nghị định thư Madrid:

Trình tự, thủ tục nộp đơn và quá trình xét nghiệm đơn theo nghị định thư cũng tương tự như nộp đơn theo thoả ước Madrid, tuy nhiên, thời gian để nhãn hiệu được coi là chấp nhận bảo hộ tại nước chỉ định trong trường hợp nước đó không từ chối bảo hộ là 18 tháng. Việc đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư có những thuận lợi hơn so với đăng ký theo Thỏa ước, như: việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể thực hiện ngay sau khi nhãn hiệu đó được nộp đơn ở VN; Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể được làm bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh...

Để có thể bơi ra biển lớn WTO, các con thuyền nhỏ - DN VN cần phải có ý thức và biết cách tự bảo vệ mình, tự làm cho mình lớn mạnh. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài chính là một trong những biện pháp nhằm tạo dựng sự lớn mạnh cho DN. Có như vậy mới có thể trụ vững và khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế.

Đa dạng về sản phẩm và thị trường: Xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng bền vững

Theo Báo cáo “Dự báo thương mại thế giới HSBC”

do Oxford Economics thực hiện, xuất khẩu của Việt Nam đã có một năm phát triển bền vững.

Báo cáo này cũng kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trưởng 10,1% từ năm 2021 đến năm 2030. Dòng FDI mạnh mẽ trong những năm gần đây góp phần đa dạng hóa xuất khẩu của Việt Nam và dần dần đưa đất nước thâm nhập vào các khu vực đóng góp giá trị cao hơn. Đáng chú ý là thiết bị công nghệ thông tin hiện đang chiếm 25% trong xuất khẩu. Lực lượng lao động trẻ và có tay nghề đang tiếp tục gia tăng, tiếp tục hấp dẫn những nhà sản xuất các mặt hàng quần áo và phụ liệu gia nhập thị trường Việt Nam. Việt Nam là một trong 12 thành viên của TPP, đã kết thúc đàm phán Hiệp định tự do thương mại với châu Âu và đang đẩy nhanh sự chuẩn bị cho việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay. Tốc độ tự do hóa thương mại nhanh đem lại lợi thế cho Việt Nam, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu.

Sự thành công của Việt Nam trong việc đa dạng hóa xuất khẩu trong những năm gần đây được chứng minh bởi tỷ lệ thiết bị công nghệ thông tin trong tổng xuất khẩu, dự báo sẽ đóng góp 19% vào tổng mức tăng xuất khẩu trong giai đoạn 2021 - 2030, từ mức 14% của giai đoạn 2015 - 2020. Samsung là công ty dẫn đầu cho mức tăng trưởng này. Thêm vào đó, LG, Microsoft và Intel

cũng có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Dệt may và sản xuất đồ gỗ, quần áo, phụ liệu sẽ chiếm gần 20% mức tăng của nhập khẩu, phản ánh cả cầu trung gian của khu vực trong nước và cầu cuối cùng của thị trường tiêu thụ rộng lớn (thu nhập gia đình tại Việt Nam được dự báo tăng mạnh trong một thập kỷ tới, mặc dù vẫn thấp hơn Trung Quốc).

Việt Nam là một trong số ít nước trong danh sách khảo sát đạt tăng trưởng GDP hơn 6% trong năm 2015. Trong năm nay, Việt Nam vượt lên các nước láng giềng về FDI và xuất khẩu. Bất chấp sự yếu kém trong vùng, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 9,6% trong 9 tháng đầu năm 2015 xét về giá trị bằng USD (cùng thời điểm, xuất khẩu giảm tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia).

Áp dụng thuế suất ưu đãi cho hàng Hàn Quốc từ 20-12

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 201/2015/TT-BTC về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018 (VKFTA).

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất ưu đãi VKFTA phải đáp ứng 4 điều kiện cơ bản gồm: thuộc Biểu thuế VKFTA; được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam; được vận chuyển trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam theo quy định của Bộ Công

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

Thương; đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc; có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương.

Hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước để được áp dụng thuế suất VKFTA phải thuộc Biểu thuế VKFTA và có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương (C/O VK).

Hàng hóa sản xuất tại Khu công nghiệp Khai Thành thuộc lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên (hàng hóa GIC) tái nhập khẩu về Hàn Quốc rồi xuất khẩu sang Việt Nam cũng được hưởng thuế suất ưu đãi nếu thuộc mặt hàng có ký hiệu GIC trong Biểu thuế VKFTA; được nhập khẩu và vận chuyển trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam theo quy định của Bộ Công Thương; đáp ứng các quy định về xuất xứ đối với hàng hóa đặc biệt trong VKFTA; có C/O KV in dòng chữ “Article 3.5” tại ô số 8 do cơ quan Hải quan Hàn Quốc cấp.

Những thuế suất ưu đãi trong Biểu thuế này sẽ được chính thức thực hiện từ ngày 20-12-2015.

Trước đó, theo chia sẻ của một đại diện Bộ Tài chính về Biểu thuế VKFTA, phía Hàn Quốc sẽ mở cửa thêm 500 mặt hàng, nâng tổng số dòng thuế tự do hóa lên 11.600 dòng thuế (chiếm 95,4% tổng Biểu thuế). Đặc biệt

trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản XK chủ lực của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí...

Một số mặt hàng dệt may, quần áo nguyên chiếc xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ được xóa bỏ toàn bộ thuế quan ngay trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định.

Đặc biệt, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường, xóa bỏ thuế quan có lộ trình đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như hoa quả tươi, chế biến (thuế suất khoảng 30% đến 50%); một số rau quả nhiệt đới và nhất là những mặt hàng như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, đỗ đỏ... (thuế suất những mặt hàng này rất cao từ 241% đến 420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc).

Các sản phẩm dệt may, giầy dép xuất khẩu sang Hàn Quốc của Việt Nam cũng được xóa bỏ ngay từ 10-13% xuống còn 0% vào năm 2016. Riêng với mặt hàng tôm, Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% đối với 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm.

Các mặt hàng tiêu dùng (mỹ phẩm), đồ điện gia dụng (máy lạnh, tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng...) cũng sẽ được cắt giảm thuế quan với lộ trình từ 7 đến 10 năm.

Về thuế nhập khẩu, Việt

Nam đã cam kết mở cửa thêm với Hàn Quốc đối với 200 dòng thuế theo lộ trình 15 năm, chiếm 5,9% tổng kim ngạch nhập khẩu, góp phần nâng số dòng thuế cam kết cắt giảm thuế quan với Hàn Quốc lên 8.520 dòng thuế.

Danh mục 200 mặt hàng cam kết mở cửa song phương với Hàn Quốc chủ yếu với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may; nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện, dòng xe tải từ 10-20 tấn và xe con từ 3.000cc trở lên...

Phần lớn trong số này là các nguyên, phụ liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước, góp phần giảm chi phí đầu vào sản xuất, giúp giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một vài nước khác. Đây là một trong những định hướng tái cơ cấu nền kinh tế và là một trong những mục tiêu của Việt Nam khi ký FTA này.

Việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc được đánh giá là một bước đi cụ thể thực hiện chiến lược chủ động hội nhập, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hỗ trợ quá trình chuyển dịch cơ cấu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời, góp phần tích cực phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc theo hướng ổn định, lâu dài, góp phần duy trì và củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2015

Kể từ ngày 20/12/2015, Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc (được sửa đổi theo Thông tư số 48/2015/TT-BCT ngày 14/12/2015 của Bộ Công Thương) sẽ chính thức có hiệu lực.

Các doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà sản xuất Việt Nam cần triệt để tận dụng cơ hội xuất khẩu những ngày cuối năm 2015 và có kế hoạch xuất khẩu cho năm 2016 để hưởng ưu đãi thuế quan VKFTA ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Dựa trên kết quả thực thi Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế quốc tế giữa ASEAN và Hàn Quốc (AKTIG) từ năm 2007 đến nay, việc triển khai Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh thương mại hai chiều của Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian tới. Bên cạnh C/O mẫu AK, doanh nghiệp Việt Nam hiện giờ có thêm một lựa chọn nữa là đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam - Hàn Quốc đề đề nghị cấp C/O mẫu VK cho hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam. Về cơ bản, hàng hóa Việt Nam được coi là có xuất xứ Việt Nam - Hàn Quốc, được cấp C/O mẫu VK và hưởng thuế suất VKFTA nếu đạt một trong các tiêu chí xuất xứ sau:

1. Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam (WO);

2. Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam (các tiêu chí CTC, RVC(XX)%, tiêu chí lựa chọn hoặc tiêu chí kết hợp) trong danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng gồm 97 Chương (hơn 7000 dòng thuế ở cấp độ HS 6 số).

3. Được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam từ những nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc từ những nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc.

Ngoài tiêu chí xuất xứ, Thông tư viện dẫn các văn bản pháp quy liên quan đến thủ tục hành chính, quy trình và thời hạn cấp C/O mẫu VK tại các Tổ chức cấp C/O của Bộ Công Thương (các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực trực thuộc Cục Xuất nhập khẩu và các tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền). Thông tư cũng quy định cụ thể quy trình phối hợp giữa Bộ Công Thương và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu để quản lý việc cấp C/O và thẩm định xuất xứ C/O mẫu VK.

Thị trường thực phẩm Canada, những điều cần biết

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada trong 11 tháng đầu năm 2015 đạt khoảng 2,2 tỉ USD. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang Canada còn thấp nhưng trong những năm qua đã tăng trưởng đáng kể. Bên cạnh các mặt hàng có

kim ngạch lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ,...các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam như thủy sản, hạt điều, cà phê, rau quả...cũng đang tăng lên đáng kể.

Dưới đây là một số đặc điểm về thị trường thực phẩm và thói quen của người tiêu dùng mà các doanh nghiệp nên biết khi xuất khẩu sang Canada.

Mỗi năm Canada chi khoảng 1,4 tỷ USD cho các loại thực phẩm chế biến sẵn, 1,4 tỷ USD cho các loại rau tươi, 1,3 tỷ USD cho quả tươi, 1 tỷ USD cho các loại đồ ăn nhẹ và 900 triệu USD cho các loại đồ uống không có cồn. Là một nước phát triển có thu nhập cao, xu hướng dân số già hóa và tỉ lệ trẻ em thấp đang là những đặc điểm phổ biến tại Canada, những điều này dẫn đến đặc điểm thị trường có nhiều thay đổi trong các gia đình Canada trong vòng 1 thập kỷ qua.

- Hộ gia đình nhỏ, ít nhân khẩu, thậm chí cha hoặc mẹ đơn thân khá phổ biến tại Canada vì thế hàng thực phẩm thường yêu cầu đóng gói nhỏ, dùng 1 lần, dễ mở và dễ đọc nhãn

- Tỉ lệ nhập cư cao khiến Canada khá đa dạng về văn hóa, sắc tộc và vì vậy nhu cầu cho nhiều loại thực phẩm từ khắp nơi trên thế giới khá cao

- Tỉ lệ người già cao nên họ có nhiều thời gian và khá tỉ mỉ trong việc lựa chọn thực phẩm

- Các loại thực phẩm, đồ uống có xu hướng tăng tại Canada gồm: rau, trái cây tươi hoặc đông lạnh, đồ uống

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

nhẹ và đồ uống có cồn, cá, gạo, đồ ăn sáng, ngũ cốc, đậu và các loại hạt. Các loại thực phẩm tăng mạnh trong giai đoạn từ 2008 - 2014 gồm: đồ nướng và gia vị đồ nướng, ngũ cốc, kẹo dẻo, cà phê, nước quả, thực phẩm đông lạnh, mứt, thạch, mì khô và các loại đồ ăn nhẹ.

- Đối với hành vi người tiêu dùng:

+ Người mua hàng Canada vẫn tiếp tục chú trọng vào các loại thực phẩm tươi, ngon, chất lượng cao

+ Nggười tiêu dùng ngày càng quan tâm đến an toàn thực phẩm cũng như giá trị dinh dưỡng, thành phần đối với mỗi loại thực phẩm họ mua, đặc biệt là thực phẩm liên quan đến vấn đề béo phì, rối loạn tiêu hóa, hàm lượng đường...

+ Thực phẩm hữu cơ được ưa chuộng

+ Sự thuận tiện, giao hàng tận nhà, các loại thức ăn nhẹ, có thể sử dụng với lò vi sóng được người tiêu dùng chú ý

+ Người mua hàng Canada cũng quan tâm nhiều về giá các loại thực phẩm

Xuất khẩu sang Canada 11 tháng đầu năm và những điều cần biết

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Canada 11 tháng đầu năm 2015 đạt mức tăng trưởng 17,31% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 2,21 tỷ USD.

Sáu nhóm hàng xuất sang Canada đạt kim ngạch cao trên

100 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, đó là: hàng dệt may; máy vi tính, điện tử; giày dép; thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải phụ tùng.

Nhóm hàng dệt may đứng đầu về kim ngạch với 487,79 triệu USD, chiếm 22% trong tổng kim ngạch, tăng 11,14% so với cùng kỳ năm ngoái; máy vi tính, điện tử đạt 200,49 triệu USD, chiếm 9,06%, tăng nhẹ 1,18%; giày dép đạt 191,3 triệu USD, chiếm 8,64%, tăng 14,41%; thủy sản đạt 176,44 triệu USD, chiếm 7,97%, sụt giảm 27,46%; gỗ và sản phẩm từ gỗ 139,18 triệu USD, chiếm 6,29%, giảm nhẹ 0,34%; phương tiện vận tải phụ tùng đạt 127,32 triệu USD, chiếm 5,75%, tăng 10,98%.

Bên cạnh các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường Canada như dệt may, giày dép, đồ gỗ,...thì các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam như thủy sản, hạt điều, cà phê, rau quả...xuất khẩu sang thị trường này cũng đang tăng lên đáng kể.

Dưới đây là một số đặc điểm về thị trường thực phẩm và thói quen của người tiêu dùng Canada mà các doanh nghiệp xuất khẩu nên biết:

Mỗi năm Canada chi khoảng 1,4 tỷ USD cho các loại thực phẩm chế biến sẵn, 1,4 tỷ USD cho các loại rau tươi, 1,3 tỷ USD cho quả tươi, 1 tỷ USD cho các loại đồ ăn nhẹ và 900 triệu USD cho các loại đồ uống không có cồn. Là một nước phát triển có thu nhập cao, xu hướng dân số già hóa và tỉ lệ trẻ em

thấp đang là những đặc điểm phổ biến tại Canada, những điều này dẫn đến đặc điểm thị trường có nhiều thay đổi trong các gia đình Canada trong vòng 1 thập kỷ qua.

- Hộ gia đình nhỏ, ít nhân khẩu, thậm chí cha hoặc mẹ đơn thân khá phổ biến tại Canada vì thế hàng thực phẩm thường yêu cầu đóng gói nhỏ, dùng 1 lần, dễ mở và dễ đọc nhãn

- Tỉ lệ nhập cư cao khiến Canada khá đa dạng về văn hóa, sắc tộc và vì vậy nhu cầu cho nhiều loại thực phẩm từ khắp nơi trên thế giới khá cao

- Tỉ lệ người già cao nên họ có nhiều thời gian và khá tỉ mỉ trong việc lựa chọn thực phẩm

- Các loại thực phẩm, đồ uống có xu hướng tăng tại Canada gồm: rau, trái cây tươi hoặc đông lạnh, đồ uống nhẹ và đồ uống có cồn, cá, gạo, đồ ăn sáng, ngũ cốc, đậu và các loại hạt. Các loại thực phẩm tăng mạnh trong giai đoạn từ 2008 - 2014 gồm: đồ nướng và gia vị đồ nướng, ngũ cốc, kẹo dẻo, cà phê, nước quả, thực phẩm đông lạnh, mứt, thạch, mì khô và các loại đồ ăn nhẹ.

- Đối với hành vi người tiêu dùng:

+ Người mua hàng Canada vẫn tiếp tục chú trọng vào các loại thực phẩm tươi, ngon, chất lượng cao

+ Nggười tiêu dùng ngày càng quan tâm đến an toàn thực phẩm cũng như giá trị dinh dưỡng, thành phần đối với mỗi loại thực phẩm họ mua, đặc biệt là thực phẩm liên quan đến vấn đề béo

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

phì, rối loạn tiêu hóa, hàm lượng đường...

+ Thực phẩm hữu cơ được ưa chuộng

+ Sự thuận tiện, giao hàng tận nhà, các loại thức ăn nhẹ, có thể sử dụng với lò vi sóng được người tiêu dùng chú ý

+ Người mua hàng Canada cũng quan tâm nhiều về giá các loại thực phẩm

Pakistan - Thị trường tiềm năng cho hàng xuất của Việt Nam

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pakistan trong 11 tháng đầu năm 2015 đạt 373,88 triệu USD, tăng 49,93% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu xuất khẩu hàng Việt Nam sang Pakistan trong 11 tháng đầu năm 2015, nhóm hàng xuất khẩu chủ đạo vẫn là nông sản. Đứng đầu là mặt hàng chè, Việt Nam xuất khẩu 31.656 tấn chè sang thị trường này, trị giá 71,86 triệu USD, tăng 0,64% về lượng và giảm 1,66% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen PF qua cảng Hải Phòng, Fob).

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai là nhóm hàng xơ, sợi dệt các loại trị giá 23,76 triệu USD, giảm 6,28% về lượng và tăng 4,65% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng khác sang thị trường Pakistan: cao su; sắt thép và hạt điều, trong đó xuất khẩu mặt hàng sắt thép có mức tăng cao nhất, tăng

167,1% về lượng và tăng 71,28% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Pakistan là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại khu vực Nam Á. Hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước hiện nay đang phát triển hết sức tốt đẹp. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng từ 242 triệu USD năm 2010 lên 427 triệu USD năm 2014, với tốc độ trung bình 25%/năm.

Trong năm 2014, Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 81,34 triệu USD trong năm 2014. Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ quốc gia này là vải, bông các loại, nguyên phụ liệu dệt may và da giầy, tân dược, sợi các loại, hàng hải sản, hóa chất, v.v …

Để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại song phương, hai bên đã đề ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp như tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn doanh nghiệp; Tạo điều kiện để doanh nghiệp hai bên tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế thường niên như Vietnam Expo và Pakistan Expo; Tổ chức nhiều hơn các diễn đàn, hội thảo trong cộng đồng doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, cần tận dụng tốt các kênh như Đại sứ quán, Thương vụ, các Phòng Thương mại và Công nghiệp, Bộ Công Thương… để cập nhật thông tin liên quan tới môi trường kinh doanh, cơ hội đầu tư, bạn hàng của mỗi nước.

Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dưa hấu mùa vụ 2015/2016

Nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dưa hấu mùa vụ 2015/2016, ngày 28/12/2015, Bộ Công Thuơng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Lạng Sơn và đại diện các tỉnh sản xuất, tiêu thụ dưa hấu, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dưa hấu tổ chức Hội nghị “Bàn các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dưa hấu mùa vụ 2015/2016”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, đại diện các Bộ, ngành và địa phuơng thông báo về thực trạng sản xuất, lưu thông, khả năng tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu đối với dưa hấu mùa vụ 2015/2016 cũng như những khó khăn, vướng mắc trong việc cung cấp, trao đổi thông tin giữa Bộ, ngành - địa phương, giữa địa phương - nông dân - doanh nghiệp nhằm cân đối hiệu quả cung cầu dưa hấu trong nước, ngoài nước. Trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp về sản xuất, hạ tầng thương mại, lưu thông để đẩy mạnh tiêu thụ dưa hấu trong thời gian tới.

Trung Quốc là thị trường dưa hấu lớn nhất của Việt Nam

Báo cáo về các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dưa hấu mùa vụ 2015/2016, bà Dương Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

biết, dưa hấu là loại nông sản ngắn ngày, dễ chuyển đổi diện tích, nên thường được đưa vào trồng tăng vụ xen kẽ với các loại nông sản khác, do đó không xây dựng được quy hoạch vùng trồng, sản lượng dưa hấu thường không ổn định. Thời vụ trồng và thu hoạch dưa hấu trên cả nước chia làm 3 vụ Đông – Xuân, Xuân – Hè và Thu – Đông. Sản lượng hàng năm khoảng 1,5 triệu tấn chủ yếu tập trung ở Đồng bằng Sông Cửu Long (sản lượng toàn vùng ước đạt khoảng 1,0 - 1,1 triệu tấn mỗi năm, tập trung tại các địa phương Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Long An, Sóc Trăng) và tại Nam Trung bộ (sản lượng toàn vùng ước đạt khoảng 300 - 350 ngàn tấn mỗi năm tập trung chủ yếu 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên). Tổng sản lượng dự kiến mùa vụ 2015/2016 không biến động nhiều so với mùa vụ 2014/2015, đạt khoảng 1,5 triệu tấn, trong đó sản lượng vụ Đông - Xuân ước khoảng 550 nghìn tấn.

Hiện nay, tiêu thụ dưa hấu tại thị trường trong nước khoảng 80% tổng sản lượng thu hoạch của cả nước, còn lại khoảng 20% dành cho xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu dưa hấu của Việt Nam chủ yếu vẫn là các thị trường lân cận có chung đường biên giới như Trung Quốc, Lào, Campuchia, v.v...

Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 85-90% tổng sản lượng dành cho xuất khẩu và chủ yếu qua cửa khẩu

Tân Thanh , tỉnh Lạng Sơn. Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, trong giai đoạn 2012-2014, lượng nhập khẩu dưa hấu của thị trường Trung Quốc dao động khoảng 200 nghìn tấn và tăng nhẹ theo từng năm (các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 192 nghìn tấn, 199 nghìn tấn và 214 nghìn tấn). Tính đến hết tháng 11 năm 2015, lượng nhập khẩu dưa hấu của Trung Quốc khoảng trên 170 nghìn tấn, giảm 12,6% so với cùng kỳ và dự kiến nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Trung Quốc năm 2016 sẽ không còn biến động lớn.

Việt Nam hiện là đối tác xuất khẩu dưa hấu lớn nhất của Trung Quốc với tỷ trọng chiếm khoảng 93-98% tổng lượng dưa hấu nhập khẩu hàng năm của thị trường này. Tuy nhiên, gần đây nhiều thương nhân Trung Quốc đã có xu hướng sang Lào, Campuchia thuê hàng trăm ha để trồng dưa hấu và xuất khẩu ngược lại để tiêu thụ trong nước, do đó sẽ tác động xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Đẩy mạnh tiêu thụ và điều tiết tránh ùn tắc

Trong nhiều năm qua, khi vào thời điểm cận Tết Nguyên đán và chính vụ thu hoạch dưa hấu vụ Đông-Xuân, Xuân Hè, để tiêu thụ và xuất khẩu, dưa hấu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thường bị ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và cho nông dân, cũng như gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nguyên nhân khách quan là

do nhu cầu tiêu thụ dưa hấu của cư dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc thường tăng đột biến mỗi khi vào thời diểm Tết Nguyên đán hoặc vào thời điểm bắt đầu chính vụ thu hoạch. Phía Trung Quốc chỉ làm thủ tục nhận trái cây tươi, trong đó có dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh, không nhận tại các cửa khẩu khác thuộc tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó có nguyên nhân chủ quan là do điều kiện cơ sở hạ tầng như đường xá, bến bãi, kho chứa... từ tuyến đường dẫn từ thành phố Lạng Sơn đến khu vực cửa khẩu Tân Thanh cũng như tại khu vực cặp cửa khẩu Tân Thanh-Pò Chài còn nhiều hạn chế, dẫn đến năng lực tiếp nhận và giải phóng hàng hóa chỉ đáp ứng được tối đa khoảng 300 xe/ngày; Tập quán buôn bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu theo đường tiểu ngạch, buôn bán tự phát, không có hợp đồng ký trước, doanh nghiệp Việt Nam thường làm thủ tục đưa sang biên giới rồi mới tìm đối tác để bán hàng, do đó không chủ động được quá trình tiêu thụ, bị ép giá; Cách thức phân loại, lựa chọn và đóng gói hàng hóa giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc không thống nhất, dẫn đến việc đưa hàng hóa lên đến cửa khẩu để giao hàng rồi mới lại dỡ hàng hóa xuống để lựa chọn, đóng gói lại cho đúng yêu cầu của phía bạn.

Để trái cây nói chung và dưa hấu của Việt Nam nói riêng có chỗ đứng ổn định, bền vững trên thị trường tiêu

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

thụ trong và ngoài nước đòi hỏi nỗ lực tổng thể từ các Bộ, ngành hữu quan, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện các giải pháp mang tính chất căn cơ, nội tại như xây dựng mô hình chuyên canh tập trung; ưu tiên hỗ trợ đầu tư các xưởng sơ chế, đóng gói để bảo quản hàng hóa, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngay tại vùng sản xuất nguyên liệu, v.v...

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chỉ đạo, trước mắt, khi Tết Nguyên đán Bính Thân và thời điểm thu hoạch dưa hấu vụ Đông - Xuân, Xuân - Hè niên vụ 2015/2016 sắp đến, các đơn vị trực thuộc Bộ cần phối hợp chặt chẽ với các địa phuơng, Hiệp hội rau quả Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu dưa hấu; Thiết lập cơ chế phối hợp thông tin chặt chẽ, hiệu quả giữa các Bộ, ngành và các địa phương trong việc cập nhật thông tin về sản lượng, tiến độ thu hoạch, số lượng dưa hấu dự kiến đưa lên biên giới, tổ chức khoanh vùng để xác định những vùng trồng dưa nên đưa lên biên giới, những vùng khác để tiêu thụ trong nước để có kế hoạch điều tiết lưu lượng hàng lên các tỉnh biên giới; Tổ chức tuyên truyền cho thương nhân về việc phân loại, đóng gói, bảo quản phù hợp với yêu cầu của phía nhập khẩu, đặc biệt là Trung Quốc; tổ chức đóng gói ngay ở nơi sản xuất hoặc tại một khu vực trung chuyển

trong nước trước khi đưa lên biên giới để quá trình giao nhận hàng thực hiện nhanh chóng; Kéo dài thời gian làm việc tại Phòng xuất nhập khẩu Khu vực Lạng Sơn và tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân xuất khẩu trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu E; Cải tiến quy trình nghiệp vụ, rút ngắn tối đa thời gian thông quan, hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng, ưu tiên thông quan trước đối với dưa hấu so với các mặt hàng khác; Tổ chức kết nối cung cầu tiêu thụ dưa hấu trong nước trên tinh thần hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” theo nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp; Tích cực tìm kiếm thị trường, đối tác tiêu thụ nông sản, đặc biệt là dưa hấu để đón đầu sớm trước khi vào chính vụ; đẩy mạnh công tác giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá trái cây nói chung và dưa hấu của Việt Nam nói riêng vào các dịp lễ, Tết, v.v...

Dự báo thị trường bánh kẹo Tết Bính Thân giá ổn định, chủng loại đa dạng

Thị trường Tết 2016 được dự báo sẽ có những chuyển biến tốt và người tiêu dùng sẽ tích cực mua sắm nhờ vào những tín hiệu khả quan từ tình hình kinh tế vĩ mô, đặc biệt là những tháng cuối năm.

Nắm bắt xu hướng này, các đơn vị sản xuất, kinh doanh bánh kẹo phía Nam đã tăng khoảng 20% lượng sản xuất so với Tết 2015.

Bibica cho biết đã tung ra

thị trường 1.600 tấn bánh/ kẹo các loại, trong đó, tăng gấp 2 - 3 lần các sản phẩm bánh chủ lực Goody và Lạc Việt, đầu tư mạnh và đa dạng mặt hàng kẹo. Điểm nhấn kẹo Tết của Bibica năm nay là sản phẩm kẹo mềm trái cây Ngũ Quả, Phúc Lộc Thọ và kẹo cứng Phát Tài. Về giá bán, các sản phẩm Tết Bibica 2016 không tăng nhiều, chỉ từ 5 - 10% tùy loại, khoảng 30% sản phẩm giữ nguyên giá. Riêng sản phẩm cao cấp của Bibica là bánh Goody, Lạc Việt có giá bán thấp hơn hàng ngoại từ 15 - 20%, nhưng chất lượng tương đương.

Không tiết lộ về sản lượng tung ra thị trường năm nay song Kinh Đô Bình Dương cho hay, đã tung ra thị trường những sản phẩm đặc biệt với bao bì thiết kế dành riêng cho mùa Tết với chất lượng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhóm sản phẩm Tết của Kinh Đô trong năm nay gồm nhóm Quà Tết đặc biệt, nhóm Quà Tết truyền thống, các sản phẩm cho giỏ quà Tết.

Là địa phương tập trung đông dân nhất, Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh cho biết, năm nay thành phố dự kiến tiêu thụ khoảng 18.000 tấn bánh, kẹo, tăng từ 10 - 20% so với Tết 2015. Sở Công Thương cũng đánh giá, thị trường bánh kẹo Tết sẽ có nhiều sản phẩm mới với mẫu mã đẹp, chất lượng tương đương hàng ngoại nhập. Trong đó, các mặt hàng bánh kẹo của các doanh nghiệp bình ổn thị trường sẽ được

Soá 02 thaùng 01 naêm 2016

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Lê Văn Nguyên: Phó ban

Nguyễn Hoàng Lưu: Phó banPhạm Đăng Thành: Phó ban

* Thành viên: Đinh Thị Tường VânQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc ThôngNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông Nguyễn Bá Đoán

Đạo Văn RớtNguyễn Văn HuấnTrần Minh Khoa

Võ Viết HiếuNơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBTNgày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

phân phối ở các hệ thống phân phối lớn như Saigon Co.op, Vinmart, Big C, Satra...

Với nguồn sản xuất trong nước dồi dào, giá cả ổn định, chủng loại phong phú và xu hướng người tiêu dùng ưu tiên hàng Việt Nam, thị trường bánh kẹo nội địa phần nào đã cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.

Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 11 tháng 2015, kim ngạch nhập khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc giảm 4,46% so với cùng kỳ năm 2014, với kim ngạch 187,4 triệu USD.

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc được nhập nhiều từ các nước châu Á bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippine… trong đó Indonesia chiếm thị phần lớn, 33,4% tổng kim ngạch, tương ứng với 62,6 triệu USD, giảm 5,28%; đứng thứ hai là thị trường Thái Lan, 32,2 triệu USD giảm 12,11%; thứ ba là thị trường Malaysia đạt 24,2 triệu USD, tăng 3,14% so với cùng kỳ…

Nhìn chung, 11 tháng 2015, nhập khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tốc độ tăng trưởng dương từ các thị trường chiếm tới 55,5%, trong đó nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc tăng mạnh vượt trội, tăng 10,34%, ngược lại số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 44,4% và nhập từ Hà Lan giảm mạnh nhất, giảm 53,06% với 687 nghìn USD; thứ hai là thị trường Philippine giảm 20,5% tương ứng với 12,3 triệu USD.

Hướng dẫn mới về phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng

Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn 5460/TCT-KK hướng dẫn tiếp nhận mẫu 06/GTGT đối với doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) mới thành lập trong năm. Theo đó:

- Đối với DN, HTX mới thành lập vào quý 4 hàng năm (từ 01/10 đến 31/12): Việc xác định phương pháp tính thuế GTGT và thời gian ổn định phương pháp tính thuế GTGT được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 1097/TCT-KK ngày 30/3/2015 của Tổng cục Thuế.

- Đối với DN, HTX mới thành lập từ 01/01 đến 30/9 hàng năm:

+ Về nguyên tắc xác định doanh thu khi hết năm dương lịch đầu tiên của DN, HTX hoạt động sản xuất kinh doanh không đủ 12 tháng thì xác định doanh thu ước tính của năm như sau:

Tổng cộng của chỉ tiêu “Tổng doanh thu của hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng hoặc quý hoạt động sản xuất kinh doanh chia số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh và nhân với 12 tháng.

Việc xác định doanh thu theo nguyên tắc này không phân biệt DN, HTX thực hiện khai theo tháng hoặc quý.

+ Xem chi tiết về thời điểm gửi mẫu 06/GTGT tại Công văn 5460/TCT-KK ngày 18/12/2015 của Tổng cục Thuế.