56
Y BAN NHÂN DÂN THÀNH PHHCHÍ MINH SKHOA HC VÀ CÔNG NGH**************** HI NGHSÁNG TO KTHUT, PHÁT TRIN TÀI SN TRÍ TU, CHNG BUÔN LU, HÀNG GIVÀ GIAN LN THƯƠNG MI TP.HCM - 15.5.2014

tài liệu Hội nghị

  • Upload
    lamdang

  • View
    228

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tài liệu Hội nghị

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ****************

HỘI NGHỊ

SÁNG TẠO KỸ THUẬT, PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ, CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ

VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

TP.HCM - 15.5.2014

Page 2: tài liệu Hội nghị

LỜI DẪN

Hoạt động sáng tạo tài sản trí tuệ, bảo hộ độc quyền tài sản trí tuệ, tiếp thị tài sản trí tuệ và sản phẩm được tạo ra từ tài sản trí tuệ… là một quá trình có nhiều rủi ro: rủi ro từ khâu chọn đối tượng nghiên cứu sáng tạo và phương pháp nghiên cứu sáng tạo, rủi ro trong từng bước triển khai hoạt động nghiên cứu sáng tạo, rủi ro trong việc xác lập quyền các sở hữu trí tuệ tương ứng, rủi ro trong quá trình chọn lựa đối tác chuyển giao các tài sản trí tuệ, rủi ro trong đàm phán và giao kết các loại hợp đồng chuyển giao tài sản trí tuệ, rủi ro bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường…

Trong chuỗi sự kiện góp phần chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18.5.2014, Hội nghị Sáng tạo Kỹ thuật - Hỗ trợ Phát triển Tài sản trí tuệ - Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại hôm nay mong muốn góp thêm một cái nhìn không nhằm mang tính toàn diện, nhưng có tính quan sát liên hoàn từ khâu sáng tạo tài sản trí tuệ đến các rủi ro về kinh doanh tài sản trí tuệ và một số kinh nghiệm, biện pháp quản trị ban đầu để bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của các nhà sáng chế, các trường đại học và các doanh nghiệp.

Hội nghị bao gồm một số tham luận của cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ và kích thích phong trào sáng tạo kỹ thuật và đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại tại TP.HCM, mở ý cho việc trình bày một số kinh nghiệm thực tế trong hoạt động sáng tạo và tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của một số doanh nghiệp, trường đại học, và một số kết quả hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ ban đầu của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua Chương trình đào tạo quản trị viên tài sản trí tuệ với sự phối hợp và hỗ trợ của Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TP.HCM

Page 3: tài liệu Hội nghị

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ SÁNG TẠO KỸ THUẬT, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ

CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 8g00 – 8g30: Đón tiếp khách mời Ban Tổ chức 8g30 – 8g35: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Ban Tổ chức 8g35 – 8g45: Giới thiệu về Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Toàn quốc lần thứ 13 (2014-2015) và Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ KH&CN

PGS.TS. Vũ Văn Khiêm, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ KH&CN

8g45 – 8g55: Báo cáo tóm tắt về hoạt động sáng chế trong phong trào Sáng tạo Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Ông Trịnh Minh Tâm, Phó Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM

8g55 – 9g05: Giới thiệu về Cuộc thi Sáng chế do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì

Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng Đại diện Cục SHTT tại TP.HCM

9g05 – 9g10: Một số suy nghĩ về Giải thưởng Sáng chế TP.HCM

KS. Thân Thế Hào, Giám đốc Công ty TNHH Ninh Phong

9g10 – 9g25: Tiệc trà giao lưu 9g25 – 9g40: Đánh giá tình hình kiểm tra, xử lý

hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn TP.HCM

Chi Cục Quản lý Thị trường TP.HCM

9g 40– 9g45: Báo cáo tóm tắt công tác quản lý Chất lượng Mũ bảo hiểm trên địa bàn TP.HCM năm 2013

Thanh tra Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM

9g45 – 9g55: Quản trị tài sản trí tuệ: một công cụ ngày càng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp

Bà Phan Thị Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Vĩ Long

9g55 – 10g05: Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Hệ thống quản trị tài sản trí tuệ tại Đại học Quốc gia TP.HCM

PGS. TS. Nguyễn Anh Thi, Phó Trưởng Ban KHCN, Đại học Quốc gia TP.HCM

10g05 – 10g15: Báo cáo tóm tắt kết quả Chương trình đào tạo Quản trị viên Tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2013

TS. Đào Minh Đức, Chủ nhiệm Chương trình

10g15 – 10g45: Trao Giấy Chứng nhận các Mô-đun của Chương trình đào tạo Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Ban Tổ chức

10g45 – 11g30: Trao đổi ý kiến và bế mạc Ban Tổ chức

Page 4: tài liệu Hội nghị

KHÁI QUÁT VỀ HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC

VÀ GIẢI THƯỞNG TẠ QUANG BỬU

PGS. TS. Vũ Văn Khiêm Cục trưởng Cục Công tác phía Nam,

Bộ Khoa học và Công nghệ

Kính thưa quý vị đại biểu,

Kể từ sau ngày thống nhất đất nước, phong trào sáng tạo kỹ thuật và pháp luật sở hữu trí tuệ có thể nói là được bắt đầu với Nghị định số 31-CP ngày 23.01.1981 ban hành Điều lệ lệ Sáng Kiến Cải tiến kỹ thuật, Hợp lý hóa sản xuất và Sáng chế.

Trong suốt thập niên 1980s, Điều lệ Sáng kiến đã được triển khai mạnh mẽ trong hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh thời bấy giờ, tạo nên một phong trào cải tiến kỹ thuật, khắc phục khó khăn do thiếu thốn vật tư, nguyện liệu, phụ tùng thay thế… trong điều kiện của nền kinh tế kế hạch hóa, góp phần khôi phục và thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng, kích thích sáng tạo công nghệ và sản phẩm thay thế hàng ngọai nhập.

Đến năm 1990, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển nhanh và chuyển mạnh sang cơ chế kinh tế thị trường, Điều lệ Sáng kiến năm 1981 sau một số lần sửa đổi, bổ sung tỏ ra vẫn chưa thích ứng trong việc tham gia điều chỉnh các hoạt động sáng kiến, sáng tạo tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cũng như tại các trường, viện đang bắt đầu chuyển đổi hoạt động R&D của họ theo cơ chế kinh tế mới.

Trong bối cảnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn quốc lần thứ nhất (1990), tạo cơ chế khen thưởng, tôn vinh và kích thích sáng tạo trong mọi tầng giới, bên cạnh các hoạt động nghiên cứu hàn lâm theo các Chương trình Khoa học Công nghệ trọng điểm của từng giai đoạn.

Hội thi đã được sự hưởng ứng rộng rãi, đặc biệt là với sự tham gia vận động và chủ động tổ chức phong trào tương ứng tại địa phương như của Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, Hội thi đã từng bước phát triển qua 12 lần tổ chức (1990, 1991, 1992-1993, 1994-1995, 1998-1999, 2000-2001, 2002-2003, 2004-2005, 2006-2007, 2008-2009, 2010-2011, 2012-2013), và năm nay đang bước vào Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn quốc lần thứ 13 (2014-2015) với Thể lệ chi tiết đã gởi đến quý vị đại biểu.

Page 5: tài liệu Hội nghị

Sau Hội thi Toàn quốc lần thứ 4 (1994-1995), Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuyển giao vai trò chủ trì Hội thi qua Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật phối hợp cùng các bộ, ngành, đoàn thể liên quan hình thành thêm Giải thưởng Khoa học Công nghệ Việt Nam VIFOTEC và sau đó là Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh, Thiếu niên Toàn quốc, nhằm đáp ứng phù hợp hơn với các đặc thù kích thích sáng tạo trong từng giới. Các phong trào này cũng đã nhanh chóng lan rộng đến các địa phương với rất nhiều thành quả tốt đẹp.

Trên cơ sở đó, đến năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức phát động thêm hai hình thức giải thưởng đặc thù:

- Cuộc thi Sáng chế 2013 dành cho các tỉnh phía Nam, với sự phối hợp của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và Tổng cục Sở hữu Trí tuệ Hàn quốc (KIPO). Trong Cuộc thi sáng chế lần đầu tiên này, Cục Công tác phía Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ ghi nhận các nhà sáng chế tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tham dự với số lượng rất đông đảo (trên 1/3 sáng chế dự thi) với kết quả cũng rất khả quan.

- Giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho các nhà khoa học trong các lĩnh vực: Toán học, Khoa học máy tính và thông tin, Vât lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và Môi trường, Sinh học và các lĩnh vực khoa học tự nhiên khác, theo Quy chế Giải thưởng chi tiết đã gởi đến quý vị đại biểu. Hai Giải thưởng đầu tiên của năm 2013 được trao nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18.5.2014 tới đây, và Hội đồng Giải thưởng năm 2014 cũng vừa được thành lập theo Quyết định số 644/QĐ-BKHCN ngày 07.4.2014 của Bợ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

Rất mong được quý vị đại biểu quan tâm theo dõi các hình thức tôn vinh họat động sáng tạo nêu trên và chia sẻ các thông tin liên quan đến các nhà khoa học, nhà sáng tạo, nhà sáng chế, các trường, viện, các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ cùng tham gia hưởng ứng.

Kính thưa quý vị đại biểu,

Trong các năm qua, Cục Công tác phía Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ đã có dịp được theo dõi, ghi nhận và đánh giá rất cao các nỗ lực bám sát thực tiễn cuộc sống để vừa góp phần triển khai pháp luật và chủ trương chung, vừa chủ động đề xuất và triển khai một số chính sách đặc thù của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh mà trong khuôn khổ của Hội nghị này, có thể đề cập đến Giải thưởng Sáng chế Thành phố và Chương trình Đào tạo Quản trị viên Tài sản trí tuệ cùng được bắt đầu từ năm 2008. Xin chúc các chính sách đó sẽ triển khai ngày càng có hiệu quả, góp phần đắc lực vào hoạt động khoa học công nghệ của Thành phố trong giai đoạn hội nhập.

Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu.

Page 6: tài liệu Hội nghị

Thể lệ HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC lần thứ 13 (2014- 2015)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 985/QĐ-LHHVN ngày 18.12.2013 của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam)

Thực hiện Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 13 (2014 - 2015), bao gồm những điều, khoản sau:

Điều 1. Mục đích, ý nghĩa: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc (sau đây gọi tắt là Hội thi) được tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của toàn dân trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Điều 2. Cơ quan tổ chức: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là cơ quan thường trực tổ chức Hội thi.

Điều 3. Lĩnh vực thi: Tất cả các giải pháp sáng tạo kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống, kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng đều có quyền tham dự Hội thi. Các giải pháp dự thi đăng ký theo 6 lĩnh vực sau đây:

1. Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; 2. Cơ khí tự động hoá, xây dựng, giao thông vận tải; 3. Vật liệu, hoá chất, năng lượng; 4. Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường; 5. Y dược; 6. Giáo dục và đào tạo.

Điều 4. Đối tượng dự thi 1. Mọi cá nhân người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, cá nhân người nước ngoài

đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, dân tộc, nghề nghiệp, có các giải pháp kỹ thuật là kết qủa của hoạt động sáng tạo, sáng kiến, cải tiến và ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động kinh tế - xã hội được tạo ra và áp dụng tại Việt Nam từ năm 2009 trở lại đây đều có quyền tham dự Hội thi.

2. Mọi tổ chức của Việt Nam đã đầu tư để tạo ra giải pháp kỹ thuật đều có quyền đứng tên tham dự Hội thi. Trong trường hợp này, những người trực tiếp tham gia sáng tạo ra giải pháp kỹ thuật được tổ chức đứng tên dự thi đăng ký là tác giả hoặc nhóm tác giả của giải pháp kỹ thuật dự thi đó.

Page 7: tài liệu Hội nghị

3. Các công trình đã đoạt giải Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam thì không được tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc.

Điều 5. Tiêu chuẩn đánh giá giải pháp dự thi 1. Tính mới, tính sáng tạo so với các giải pháp đã có ở Việt Nam: Giải pháp dự thi

không trùng với giải pháp đã được công bố trong bất kỳ nguồn thông tin nào có ở Việt Nam hoặc đã được áp dụng ở Việt Nam trước ngày nộp hồ sơ.

2. Khả năng áp dụng rộng rãi trong điều kiện của Việt Nam: Giải pháp dự thi đã được thử nghiệm, sản xuất thử và được chứng minh khả năng áp dụng hoặc đã được áp dụng có hiệu quả.

3. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật -xã hội: Giải pháp mang lại lợi ích kinh tế - kỹ thuật - xã hội cao hơn so với giải pháp tương tự đã biết ở Việt Nam, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội.

Điều 6. Hồ sơ dự thi (trình bày trên khổ giấy A4): Hồ sơ dự thi gồm hai bộ, bao gồm phiếu đăng ký dự thi, bản mô tả giải pháp dự thi và toàn văn giải pháp dự thi thuộc các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật nêu tại Điều 3 của Thể lệ này. 1. Phiếu đăng ký dự thi ( theo mẫu) gồm các nội dung sau:

- Họ và tên người dự thi; - Tên tổ chức dự thi; - Địa chỉ nơi làm việc; - Địa chỉ nơi cư trú - Điện thoại liên hệ (nếu có); - Nghề nghiệp của tác giả hoặc nhóm tác giả (ghi riêng từng cá nhân); - Tên giải pháp dự thi; - Lĩnh vực dự thi; - Thời điểm tạo ra giải pháp (ghi ngày, tháng, năm); - Danh sách chủ nhiệm và các thành viên, thỏa thuận về phần trăm đóng góp của

mỗi người và ủy quyền cho 01 (một) người đứng ra làm đại diện dự thi nếu giải pháp do nhóm tác giả tạo ra;

- Cam đoan của người dự thi về những điều ghi trong hồ sơ dự thi là đúng sự thật; - Xác nhận của tổ chức cho phép dự thi nếu tác giả dự thi với tư cách cá nhân hoặc

tập thể nêu tại Điều 4, hoặc xác nhận của địa phương nơi tác giả cư trú.

2. Bản mô tả giải pháp dự thi: - Tên giải pháp dự thi (ghi như tên đăng ký trong phiếu đăng ký dự thi); - Mô tả giải pháp kỹ thuật đã biết (nếu có), mô tả ngắn gọn các giải pháp kỹ thuật

đã biết trước ngày tạo ra giải pháp dự thi, đặc biệt cần nêu rõ những nhược điểm cần khắc phục của các giải pháp đó;

Page 8: tài liệu Hội nghị

- Mô tả giải pháp dự thi, thuyết minh tính mới, tính sáng tạo của giải pháp dự thi, mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ và rõ ràng toàn bộ nội dung của giải pháp dự thi. Đặc biệt, cần nêu rõ đã khắc phục những nhược điểm nào, sáng kiến cải tiến những chỉ tiêu nào của giải pháp kỹ thuật đã biết (nếu có) hoặc những sáng tạo hoàn toàn mới;

- Khả năng áp dụng được chứng minh thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng sản xuất thử, hợp đồng bán hàng hoặc hóa đơn bán hàng;

- Hiệu quả kinh tế của giải pháp dự thi là lợi ích trực tiếp có thể thu được do áp dụng giải pháp mới vào sản xuất. Có bản tính toán kinh tế so với giải pháp cũ hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở Việt Nam;

- Hiệu quả kỹ thuật thể hiện bằng những chỉ tiêu kỹ thuật mới, tiến bộ hơn so với kỹ thuật đã biết trước đó;

- Hiệu quả xã hội như cải thiện đời sống, nâng cao trình độ dân trí, bảo vệ sức khỏe, điều kiện làm việc, an toàn lao động, bảo vệ trường, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động . . .

3. Toàn văn giải pháp dự thi: Cần nêu cụ thể quá trình từ khi bắt đầu thực hiện đến khi hoàn thành giải pháp. Các tác giả có thể gửi kèm theo mô hình, sản phẩm chế thử, sơ đồ công nghệ, các bản vẽ, hình ảnh, các tính toán minh họa . . .

4. Các tài liệu khác (nếu có).

Điều 7. Nộp, nhận hồ sơ dự thi 1. Hồ sơ dự thi gửi qua Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật của bộ, ngành và của

tỉnh, thành phố. Nếu địa phương chưa có Ban Tổ chức Hội thi thì Hồ sơ được gửi qua Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật hoặc Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh, thành phố.

2. Mỗi bộ, ban, ngành , tỉnh, thành phố, được gửi tối đa 20 giải pháp tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc sau khi đã tuyển chọn từ các giải pháp tham dự Hội thi cấp bộ ngành và địa phương. Hồ sơ gửi theo địa chỉ:

QUỸ HỖ TRỢ SÁNG TẠO KỸ THUẬT VIỆT NAM (VIFOTEC) 53 Nguyễn Du, Hà Nội - Điện thoại: 04.38.226.419 - Fax: 844.39.434.627

E-mail: [email protected]; Website: www.vifotec.vn

3. Thời hạn nhận, xét duyệt giải pháp và trao giải thưởng Hội thi: - Thời hạn nhận hồ sơ dự thi được bắt đầu từ khi công bố Thể lệ Hội thi đến hết

ngày 31/8/2015; - Chấm các giải pháp dự thi trong tháng 9 và tháng 10/2015; - Công bố giải pháp được chọn vào chung khảo tháng 11/2015; - Lễ trao giải thưởng trong tháng 3/2016.

Page 9: tài liệu Hội nghị

4. Hồ sơ dự thi sẽ không trả lại. Riêng sản phẩm hoặc mô hình được trả lại sau khi trao giải Hội thi trong vòng 3 tháng nếu người dự thi yêu cầu.

Điều 8. Đánh giá giải pháp dự thi: Hội đồng Giám khảo do Ban Tổ chức Hội thi thành lập. Việc đánh giá được thực hiện bằng cách cho điểm từng tiêu chuẩn theo thang điểm do Ban Tổ chức Hội thi quy định.

Điều 9. Giải thưởng: Giải thưởng Hội thi lần thứ 13 có tối đa: - 06 Giải nhất, mỗi giải được tặng 01 biểu trưng vàng và tiền thưởng 26 triệu đồng. - 12 Giải nhì, mỗi giải được tặng 01 biểu trưng vàng và tiền thưởng 20 triệu đồng. - 24 Giải ba, mỗi giải được tặng 01 biểu trưng vàng và tiền thưởng 15 triệu đồng. - 48 Giải khuyến khích, mỗi giải được tặng tiền thưởng 7 triệu đồng. Tác giả và đồng tác giả, cộng sự có mức đóng góp bằng chính lao động sáng tạo của

mình từ 20% trở lên mới được Ban Tổ chức Hội thi xét tặng bằng khen; Tác giả là chủ nhiệm đoạt giải ba trở lên được xét tặng Bằng Lao động Sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Tác giả đoạt giải Ba trở lên là đoàn viên thanh niên thì được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xét tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo hoặc Bằng khen.

Ban Tổ chức Hội thi cũng tặng bằng khen cho các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Hội thi, cho cá nhân và đơn vị tích cực tham dự và có nhiều giải pháp dự thi đem lại hiệu quả cao. Các tác giả đoạt giải cao và các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong tuyên truyền, vận động, phổ biến Hội thi sẽ được Ban Tổ chức đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Điều 10. Ban tổ chức, Ban thư ký, Hội đồng giám khảo 1. Ban tổ chức Hội thi bao gồm đại diện Lãnh đạo của Liên hiệp các Hội Khoa học và

Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và một số Bộ, ngành hữu quan. Trưởng ban Tổ chức Hội thi do Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đảm nhiệm. Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Trưởng Ban Tổ chức Hội thi thay mặt bốn cơ quan phối hợp tổ chức Hội thi ký quyết định thành lập Ban Thư ký, Hội đồng giám khảo, ban hành Thể lệ Hội thi và Quy định về chấm điểm, đánh giá các giải pháp dự thi.

2. Ban Thư ký Hội thi, Ban Tổ chức Hội thi triển khai các hoạt động của Hội thi trên phạm vi toàn quốc.

3. Hội đồng giám khảo gồm các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực dự thi giúp Ban Tổ chức Hội thi trong việc xem xét, đánh giá các giải pháp dự thi.

Điều 11. Tài chính 1. Kinh phí dành cho Hội thi được lấy từ các nguồn sau:

- Ngân sách nhà nước ở trung ương và địa phương;

Page 10: tài liệu Hội nghị

- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân. 2. Kinh phí dành cho Hội thi được chi cho các nội dung sau:

- Chi thưởng cho các giải pháp đoạt giải thưởng, các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, vận động, tổ chức và tham gia Hội thi;

- Tổ chức triển khai các hoạt động Hội thi.

Điều 12. Bảo hộ sở hữu công nghiệp: Việc tham gia Hội thi không thay thế cho việc đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp. Khi phát hiện thấy giải pháp cần được bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…), Ban tổ chức sẽ thông báo cho người dự thi lập hồ sơ yêu cầu được bảo hộ. Các giải pháp dự thi muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải tiến hành đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ trước ngày công bố trao thưởng của Ban tổ chức Hội thi.

Điều 13. Quyền công bố: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có Quyết định trao giải, tác giả có trách nhiệm gửi cho Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam các tài liệu dưới dạng file mềm sau đây:

+ Phiếu đăng ký dự thi, tóm tắt giải pháp, toàn văn giải pháp dưới dạng file văn bản word.

+ Các file ảnh giới thiệu giải pháp (bmp, png, jpeg . . . ) nếu có. + Các video phóng sự về giải pháp nếu có.

- Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam sẽ công bố nội dung các giải pháp sau khi trao giải lên hệ thống truyền thông như website vifotec.vn, báo chí, truyền hình, kỷ yếu . . . trừ những giải pháp thuộc diện bảo mật quốc gia.

Điều 14. Tổ chức thực hiện 1. Tại các cơ quan Trung ương: Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa

học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các Bộ, ngành khác có công văn chỉ đạo gửi theo ngành dọc của mình để tổ chức triển khai tham dự Hội thi. Việc chỉ đạo này cần cụ thể để Hội thi được phổ biến sâu rộng và có nhiều giải pháp tham dự Hội thi.

2. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tùy theo tình hình thực tế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật hoặc Sở Khoa học và Công nghệ của các địa phương chủ trì cùng với các tổ chức cùng cấp như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và các ban, ngành có liên quan phối hợp tổ chức Hội thi ở địa phương. Từ kết quả đó, địa phương lựa chọn giải pháp tham dự Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc.

Điều 15. Điều khoản thi hành: Bản Thể lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày có quyết định ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có điều gì chưa hợp lý, Thường trực Ban Thư ký Hội thi tổng hợp và trình Ban Tổ chức Hội thi xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.

Page 11: tài liệu Hội nghị

QUY CHẾ GIẢI THƯỞNG TẠ QUANG BỬU (Ban hành kèm theo Quyết định số: 2635/QĐ-BKHCN ngày 26/8/2013

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Chương I - QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về đối tượng, tiêu chí, trình tự, thủ tục xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu.

Điều 2. Đối tượng được xét, tặng Giải thưởng 1. Nhà khoa học là công dân Việt Nam và là tác giả chính của công trình khoa học xuất

sắc được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. 2. Nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, nhà khoa học nước ngoài ở Việt Nam có đóng

góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam.

Điều 3. Mục đích, ý nghĩa

1. Giải thưởng Tạ Quang Bửu (sau đây gọi tắt là Giải thưởng) là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho các nhà khoa học Việt Nam là tác giả của công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và các nhà khoa học Việt Nam, nước ngoài có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam.

2. Giải thưởng nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản, có đóng góp thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập và phát triển.

Chương II - NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Lĩnh vực xét, tặng Giải thưởng Giải thưởng được xét, tặng cho các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực sau:

1. Toán học; 2. Khoa học máy tính và thông tin; 3. Vật lý; 4. Hóa học; 5. Khoa học trái đất và môi trường; 6. Sinh học; 7. Khoa học tự nhiên khác.

Page 12: tài liệu Hội nghị

Điều 5. Cơ cấu Giải thưởng: Cơ cấu Giải thưởng hằng năm bao gồm: từ một đến ba giải thưởng chính và một giải thưởng nhà khoa học trẻ (dưới 30 tuổi, tính đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ đề nghị xét, tặng Giải thưởng) dành cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc; một giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam. Điều 6. Quyền lợi của cá nhân đạt Giải thưởng: Cá nhân đạt Giải thưởng được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và tiền thưởng theo quy định.

Điều 7. Tiêu chí đánh giá 1. Tiêu chí đánh giá công trình khoa học xuất sắc:

a) Giá trị khoa học của công trình; b) Chất lượng của tạp chí khoa học có công trình được đăng tải, được xác định thông

qua chỉ số tác động và các xếp hạng quốc tế tại thời điểm công bố công trình; c) Công trình khoa học được đánh giá phải là công trình nghiên cứu cơ bản, được

thực hiện tại Việt Nam, thuộc các lĩnh vực nêu tại Điều 4 và có thời gian công bố (tính theo thời điểm công bố của tạp chí) trong khoảng thời gian 5 năm tính đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ đề nghị xét, tặng Giải thưởng.

2. Tiêu chí đánh giá đối với đóng góp của nhà khoa học Việt Nam, nước ngoài: a) Hỗ trợ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu cơ bản; b) Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.

Điều 8. Ban Tổ chức Giải thưởng 1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Ban tổ chức Giải thưởng

hàng năm, do một Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Trưởng ban. Thành viên của Ban Tổ chức Giải thưởng bao gồm đại diện một số cơ quan có liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Ban Tổ chức Giải thưởng chỉ đạo mọi hoạt động của Giải thưởng.

2. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia là Cơ quan Thường trực của Giải thưởng, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Ban Tổ chức Giải thưởng quy định.

Điều 9. Hội đồng Giải thưởng 1. Hội đồng Giải thưởng có từ 7 đến 9 thành viên. Chủ tịch và các thành viên của Hội

đồng Giải thưởng là các nhà khoa học có uy tín thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên do Ban tổ chức Giải thưởng đề xuất, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.

2. Thành viên Hội đồng Giải thưởng là những người không có công trình, đóng góp tham dự xét thưởng hoặc có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét, tặng Giải thưởng.

Page 13: tài liệu Hội nghị

3. Hội đồng Giải thưởng có trách nhiệm xem xét và lựa chọn nhà khoa học được đề xuất từ các Hội đồng khoa học chuyên ngành để tặng Giải thưởng. Hội đồng Giải thưởng bỏ phiếu lựa chọn Giải thưởng trên cơ sở tham khảo kết quả đánh giá, đề xuất của các Hội đồng khoa học chuyên ngành và các tài liệu liên quan, theo nguyên tắc quá bán. Số lượng Giải thưởng được Hội đồng Giải thưởng lựa chọn không vượt quá cơ cấu Giải thưởng quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

Điều 10. Hội đồng khoa học chuyên ngành 1. Hội đồng khoa học chuyên ngành là các hội đồng khoa học và công nghệ thuộc các

lĩnh vực khoa học tự nhiên của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tương ứng với các lĩnh vực tham gia xét thưởng quy định tại Điều 4 của Quy chế.

2. Thành viên Hội đồng khoa học chuyên ngành không tham gia quá trình đánh giá, đề xuất xét tặng Giải thưởng nếu có công trình, đóng góp tham dự xét thưởng hoặc có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét, tặng Giải thưởng.

3. Hội đồng khoa học chuyên ngành có trách nhiệm đánh giá, đề xuất nhà khoa học trong lĩnh vực tham gia xét, tặng Giải thưởng. Việc đánh giá được thực hiện đối với từng hồ sơ, theo thang điểm do Ban Tổ chức quy định phù hợp với tiêu chí đánh giá quy định tại Điều 7 của Quy chế này. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng khoa học chuyên ngành đề xuất xin ý kiến của các chuyên gia độc lập trước khi thực hiện đánh giá, đề xuất.

Điều 11. Hồ sơ tham dự Giải thưởng: Hồ sơ đề nghị gồm: 1. Đối với nhà khoa học là tác giả của các công trình khoa học xuất sắc:

a) Lý lịch khoa học; b) Công trình khoa học được công bố; c) Thuyết minh về giá trị khoa học của công trình.

2. Đối với nhà khoa học có đóng góp tích cực đối với nghiên cứu cơ bản của Việt Nam: a) Lý lịch khoa học; b) Thuyết minh về đóng góp của nhà khoa học đối với nghiên cứu cơ bản của Việt

Nam.

Điều 12. Nguyên tắc xét duyệt Giải thưởng 1. Ban Tổ chức Giải thưởng có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận và sơ bộ phân loại hồ

sơ tham gia xét, tặng Giải thưởng theo đúng quy định, trình các Hội đồng khoa học chuyên ngành xét chọn.

2. Đối với các công trình khoa học của các đồng tác giả, trong trường hợp được lựa chọn xem xét tại Hội đồng Giải thưởng, nhà khoa học được xem xét trao Giải thưởng phải có xác nhận về mức độ đóng góp đối với công trình khoa học từ các tác giả còn lại của công trình.

Page 14: tài liệu Hội nghị

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả đánh giá của Hội đồng Giải thưởng, Ban tổ chức Giải thưởng hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định danh sách nhà khoa học được tặng Giải thưởng.

Điều 13. Thời hạn nhận, xét duyệt hồ sơ và trao Giải thưởng 1. Giải thưởng được tổ chức xét, tặng hàng năm.

Thời hạn nhận hồ sơ đề nghị xét, tặng Giải thưởng bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Thời hạn xét chọn Giải thưởng được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

2. Lễ trao tặng Giải thưởng được tổ chức vào tháng 5 năm sau.

Điều 14. Kinh phí cho Giải thưởng 1. Kinh phí cho Giải thưởng được bố trí từ ngân sách sự nghiệp khoa học của Quỹ Phát

triển khoa học và công nghệ quốc gia và các nguồn khác do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp.

2. Kinh phí hoạt động của Ban Tổ chức Giải thưởng, Hội đồng Giải thưởng, các Hội đồng khoa học chuyên ngành xét chọn giải thưởng, tổ chức Lễ trao giải thưởng và kinh phí phục vụ công tác tổ chức xét giải thưởng được bố trí từ ngân sách của Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hàng năm.

3. Cơ quan Thường trực của Giải thưởng có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí của Giải thưởng theo đúng quy định của Quy chế này và quy định tài chính.

Điều 15. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm 1. Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, công dân có

quyền tố cáo về kết quả xét, tặng Giải thưởng và những vi phạm quy định về trình tự, thủ tục xét tặng Giải thưởng.

Đơn phải có chữ viết là tiếng Việt; ghi rõ ngày, tháng, năm; có họ tên, địa chỉ người viết đơn; họ tên, địa chỉ, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại, tố cáo; đơn được ký tên trực tiếp.

Không xem xét đơn không có tên, địa chỉ không rõ ràng, mạo danh hoặc không đúng quy định của Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo.

2. Cơ quan Thường trực của Giải thưởng có trách nhiệm xem xét, trả lời đơn khiếu nại, tố cáo giải quyết theo Quy chế xử lý đơn thư của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo lên Ban Tổ chức Giải thưởng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Các công trình tham gia xét, tặng Giải thưởng nếu vi phạm Luật khoa học và công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ, các quy định của nhà nước có liên quan và Quy chế này, Ban Tổ chức Giải thưởng sẽ thu hồi giải thưởng, thông báo với cơ quan chức năng để giải quyết theo quy định pháp luật hiện hành.

Page 15: tài liệu Hội nghị

Chương III - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Điều khoản thi hành 1. Cơ quan Thường trực của Giải thưởng có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên

quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy chế Giải thưởng tới các đối tượng; chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất phục vụ trong quá trình làm việc của Ban Tổ chức, Hội đồng Giải thưởng, các Hội đồng khoa học chuyên ngành và tổ chức Lễ trao Giải thưởng.

2. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thường trực Giải thưởng và Ban Tổ chức Giải thưởng tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định tặng thưởng cho nhà khoa học đạt Giải thưởng theo quy định của Quy chế này.

3. Các thành viên Ban Tổ chức có trách nhiệm phối hợp triển khai tổ chức Giải thưởng theo đúng các quy định của Quy chế này.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Cơ quan Thường trực Giải thưởng tổng hợp ý kiến và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định./.

Page 16: tài liệu Hội nghị

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA HỘI ĐỒNG GIẢI THƯỞNG TẠ QUANG BỬU (Ban hành kèm theo Quyết định số 644/QĐ-BKHCN ngày 07.4.2014

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định cơ cấu tổ chức, chức năng của Hội đồng Giải thưởng Tạ

Quang Bửu (sau đây viết tắt là Hội đồng); nguyên tắc và phương thức làm việc của Hội đồng; phân công trách nhiệm của các thành viên Hội đồng; kinh phí hoạt động của Hội đồng.

2. Quy chế này áp dụng đối với thành viên Hội đồng, Ban Tổ chức giải thưởng, các đơn vị và cá nhân có liên quan đến quá trình tổ chức xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu.

Điều 2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng 1. Hội đồng có từ 7 đến 9 thành viên, bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký khoa

học và các thành viên. 2. Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học có uy tín trong các lĩnh vực khoa học tự

nhiên do Ban Tổ chức giải thưởng đề xuất trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định và là những người không có công trình tham dự xét thưởng hoặc có quyền, lợi ích liên quan, có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét, tặng giải thưởng.

Điều 3. Chức năng của Hội đồng Hội đồng có trách nhiệm xem xét và lựa chọn các nhà khoa học được đề xuất từ các

Hội đồng khoa học chuyên ngành trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định xét tặng Giải thưởng.

Điều 4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng làm việc trên nguyên tắc thảo luận khách quan, dân chủ.

2. Hội đồng chỉ xem xét các hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ.

3. Hội đồng bỏ phiếu lựa chọn nhà khoa học được giải thưởng trên cơ sở tham khảo kết quả đánh giá, đề xuất của các Hội đồng chuyên ngành và các tài liệu liên quan, theo nguyên tắc quá bán trên tổng số thành viên có mặt.

4. Số lượng Giải thưởng được Hội đồng lựa chọn không vượt quá cơ cấu giải thưởng quy định tại Điều 5 của Quyết định số 2635/QĐ-BKHCN ngày 26/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu”.

Page 17: tài liệu Hội nghị

Điều 5. Phương thức làm việc của Hội đồng

1. Các phiên họp xét tặng giải thưởng của Hội đồng phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng.

2. Hội đồng căn cứ kết luận, kiến nghị của các Hội đồng khoa học chuyên ngành và đối chiếu hồ sơ, tài liệu với các tiêu chí của mỗi loại giải thưởng, tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín đối với từng loại giải thưởng.

Phiếu đánh giá hợp lệ là phiếu đánh dấu vào một trong hai ô tương ứng “Đề nghị giải thưởng” và “Không đề nghị giải thưởng” (Mẫu phiếu tại Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Quyết định này).

3. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu có trách nhiệm lập danh sách các cá nhân nhà khoa học được đề nghị trao giải (Mẫu Bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định này).

4. Kết quả đánh giá của Hội đồng được ghi vào biên bản họp của Hội đồng (Mẫu biên bản tại Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định này) và gửi đến Ban Tổ chức Giải thưởng để trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.

Điều 6. Phân công trách nhiệm của các thành viên Hội đồng

1. Chủ tịch Hội đồng:

a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về nội dung và hiệu quả hoạt động của Hội đồng;

b) Chủ tịch Hội đồng căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quy định tại Điều 3 Quy chế này để phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;

c) Điều hành các phiên họp của Hội đồng, tổng hợp kết quả thảo luận của Hội đồng và đưa ra kết luận chung của Hội đồng.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng:

a) Giúp Chủ tịch Hội đồng trong hoạt động chung của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về lĩnh vực được phân công phụ trách;

b) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc thuộc quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền.

3. Thư ký khoa học Hội đồng:

a) Giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức các hoạt động chung của Hội đồng;

b) Ghi biên bản họp Hội đồng, kiểm tra, tổng hợp phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng.

Page 18: tài liệu Hội nghị

4. Các thành viên Hội đồng: a) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các nhiệm vụ được phân công; b) Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; c) Đóng góp ý kiến trực tiếp tại phiên họp Hội đồng hoặc trả lời các văn bản lấy ý

kiến do Hội đồng gửi đến; d) Chủ động đề xuất ý kiến, kiến nghị các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của

Hội đồng và các vấn đề có liên quan đến việc xét chọn Giải thưởng; đ) Được Hội đồng cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết và những tài liệu, văn

bản liên quan đến nội dung thảo luận tại phiên họp Hội đồng; e) Được bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết theo chế độ quy định hiện hành

để thực hiện các nhiệm vụ được giao; g) Có trách nhiệm quản lý tài liệu và văn bản mật theo quy định chung của Nhà

nước.

Điều 7. Kinh phí hoạt động của Hội đồng 1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng được bố trí từ ngân sách nhà nước của Bộ Khoa

học và Công nghệ, được giao cho Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia quản lý để chi cho các hoạt động thường xuyên của Hội đồng, bao gồm: a) Phục vụ họp, thù lao bồi dưỡng cho các thành viên Hội đồng; b) Mời chuyên gia tư vấn độc lập; c) Các chi phí phát sinh khi cần xác minh thông tin liên quan đến hồ sơ.

2. Mức thù lao bồi dưỡng cho các thành viên Hội đồng và các hoạt động khác của Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định theo các quy định hiện hành.

Điều 8. Điều khoản thi hành 1. Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm thi hành Quy chế

này. 2. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Ban Tổ chức giải thưởng và các đơn vị có liên

quan trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định./.

Page 19: tài liệu Hội nghị

HOẠT ĐỘNG SÁNG CHẾ TRONG PHONG TRÀO SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

Ông Trịnh Minh Tâm Phó Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM

Kính thưa quý vị đại biểu,

Phong trào Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố được hình thành từ năm 1990 trên cơ sở hưởng ứng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn quốc lần thứ nhất vào cùng năm đó. Trong suốt giai đoạn 1990-2006, phong trào được tổ chức định kỳ hàng năm và Thành phố luôn là đơn vị góp phần hàng đầu vào phong trào sáng tạo kỹ thuật chung do Bộ Khoa học & Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung Ương Đoàn TNCS và Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.

Từ năm 2007, phong trào sáng tạo kỹ thuật của Thành phố được vận hành theo Đề án tổ chức Phong trào Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật TP.HCM giai đoạn 2007-2012 (đính kèm), được UBND TP phê duyệt theo Quyết định số 4077/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007. Trong giai đoạn này, Phong trào bao gồm ba hình thức triển khai chính với các kết quả tóm tắt như sau:

- Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố: do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố chủ trì, nhằm vừa hưởng ứng các nội dung phát động của Hội thi Sáng tạo Toàn quốc định kỳ hai năm một lần, vừa phát động thêm một số lĩnh vực công nghệ có tính bức thiết của Thành phố qua từng năm. Sau 05 năm, Hội thi đã tiếp nhận 1.078 giải pháp kỹ thuật dự thi cấp Thành phố, chuyển tiếp 337 đề tài ra tham dự Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn quốc và Giải thưởng Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC). Kết quả đã có 243 giải pháp được vinh danh cấp Thành phố và 55 giải pháp được trao tặng giải thưởng cấp quốc gia.

Kết quả chính của Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố Giai đoạn 2007-2012

Năm 2007 2008 2009 2010 2011-2012 Tổng cộng

Số lượng đề tài/ giải pháp tham gia dự thi

cấp Thành phố 183 167 323 191 214

Thu hút 1.087 giải pháp dự thi

Số lượng đề tài/ giải pháp được trao giải thưởng

cấp Thành phố 47 45 62 51 38

243 Giải TP, 55 Giải cấp quốc gia

Page 20: tài liệu Hội nghị

- Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh Thiếu niên, Nhi đồng Thành phố: do Thành Đoàn chủ trì, nhằm vừa hưởng ứng các nội dung phát động của Cuộc thi Toàn quốc hàng năm, vừa phát động thêm một số nội dung phù hợp với phong trào thanh thiếu niên Thành phố. Trong giai đoạn 2007-2012, đã có 541 mô hình kỹ thuật của học sinh, sinh viên gởi đến tham dự, trong đó có 140 mô hình được chuyển tiếp ra Cuộc thi cấp toàn quốc; với kết quả là 90 mô hình đoạt giải cấp Thành phố và 20 mô hình được vinh danh cấp quốc gia.

- Giải thưởng Sáng chế Thành phố: do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố chủ trì, được bắt đầu từ năm 2008 với mục tiêu thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong phong trào sáng tạo kỹ thuật. Sau 3 lần phát động đã có 19 sáng chế được vinh danh, góp phần vào việc tăng trưởng lượng Đơn đăng ký từ 104 đơn vào năm 2008 lên 22 đơn vào cuối năm 2013 như biểu đồ đính kèm

Trong thực tế, trong kế họach 5 năm 2011-2015, Thành phố đã đề ra chỉ tiêu đến cuối năm 2015, mỗi năm phải có tối thiểu 200 đơn đăng ký sáng chế của các chủ thể trên địa bàn Thành phố và đến cuối năm 2020, mỗi năm phải có tối thiểu 400 đơn đăng ký sáng chế được nộp. Chỉ tiêu này được xây dựng trên hai cơ sở:

- Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25.7.2011 ngày 25.7.2011 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Phương hướng, Mục tiêu, Nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011-2015 mà trong đó, theo Điểm 1, Mục II (Mục tiêu cụ thể): "Số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ tăng gấp 1,5 lần giai đoạn 2006-2010".

- Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11.4.2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 mà trong đó, theo Điểm b, Khoản 2, Mục II (Mục tiêu cụ thể): “… Số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ giai đoạn 2011 - 2015 tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 2 lần so với giai đoạn 2011 – 2015…”

Page 21: tài liệu Hội nghị

Theo đó, qua dữ liệu thống kê từ biểu đồ trên, trong giai đoạn 2006-2010, số lượng đơn đăng ký bảo hộ của các chủ thể tại TP.HCM là (98 + 115 + 104 + 127 + 153) = 597 đơn, với mức bình quân hàng năm là 597/5 = 119 đơn/năm. Trong 3 năm 2011, 2012 và 2013, số lượng đơn đăng ký hiện là (153+ 183 + 222) = 558 đơn, với mức bình quân hàng năm là 558/3 = 186 đơn/năm, tức đang đạt 1,56 lần chỉ tiêu đã đề ra cho giai đoạn 2006-2010.

- Bên cạnh ba hình thức tổ chức chủ yếu trên, trong cơ chế kích thích hoạt động sáng tạo kỹ thuật của Thành phố còn có Phong trào Lao động Sáng tạo của công nhân, viên chức do Liên Đoàn Lao động Thành phố chủ trì trên cơ sở của Điều lệ Sáng kiến vừa được Chính phủ ban hành mới vào năm 2012, cũng như việc đề cử các tổ chức, cá nhân đoạt giải từ phong trào sáng tạo kỹ thuật Thành phố tham gia hưởng ứng các Giải thưởng và Triển lãm có tính quốc tế có liên quan. Thí dụ, hiện có 08 cá nhân (DS. Nguyễn Đăng Thoại, ThS. Võ thị Hạnh, Bà Mai Kiều Liên, PGS. Hồ Huỳnh Thùy Dương, Học sinh Nguyễn Ánh Khánh Hoàng, TS. Cao Thị Bảo Vân, ThS. Lê Thị Bình, KS. Lê Tiến Thắng) và 04 doanh nghiệp (Vinamilk, Kym Đan, Việt Tiến, Mỹ phẩm Sài Gòn) tại Thành phố đã được nhận các Giải thưởng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).

Hiện Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố cùng Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố và các sở, ngành liên quan đang chờ Ủy Ban Nhân dân Thành phố phê duyệt Quy chế Giải thưởng Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố giai đọan 2014-2020; đồng thời, cũng đang chờ Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng chế năm 2014. Rất mong được các nhà khoa học công nghệ trên địa bàn Thành phố quan tâm theo dõi thông tin về các Hội thi, Cuộc thi, Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật khác nhau đã, đang và sắp được phát động, để cùng góp phần thúc đẩy hoạt động phát triển và đổi mới công nghệ trong giai đọan cạnh tranh sôi động sắp tới.

Trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu.

Page 22: tài liệu Hội nghị

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ GIẢI THƯỞNG SÁNG CHẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ông Thân Thế Hào Giám đốc Công ty TNHH Ninh Phong

Kính thưa quý vị đại biểu,

Trước hết, xin được cảm ơn Ban Tổ chức Hội nghị đã cho phép tôi được hân hạnh có mặt ở đây để chia sẻ một vài trải nghiệm và suy nghĩ của mình với sự phát triển của phong trào sáng tạo kỹ thuật Thành phố.

Là một nhà sáng chế độc lập đã nhiều lần tham gia các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật trước đây và gần đây nhất, đã đạt 02 giải thưởng sáng chế của Thành phố qua các năm 2008 và 2009, tôi ghi nhận Giải thưởng Sáng chế Thành phố là một sự đổi mới rất có ý nghĩa trong các hình thức tổ chức phong trào, đặc biệt là trong cách thức tổ chức xét giải.

Cụ thể, nếu trong việc tham dự các Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Toàn quốc và ở hầu hết các tỉnh phía Nam, Người dự thi vẫn có thói quen phải trình bày các nội dung kỹ thuật trong giải pháp dự thi của mình trước một Hội đồng Giám khảo là các chuyên gia công nghệ, vẫn phải cân nhắc về mức độ có thể bộc lộ các bí quyết kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả dự thi cao nhất, thì khi đến với Giải thưởng Sáng chế của Thành phố với một giải pháp kỹ thuật đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng độc quyền Sáng chế hoặc Bằng độc quyền Giải pháp Hữu ích, các Người dự thi nói chung và cá nhân tôi nói riêng gần như lần đầu tiên phải trải qua một sân chơi về thương mại hóa công nghệ: Hội đồng Giám khi này tuy vẫn có các chuyên gia công nghệ, nhưng chủ yếu lại là các nhà kinh doanh có quan tâm đến sáng chế dự thi, các khách hàng có nhu cầu sử dụng sáng chế hoặc sản phẩm từ sáng chế, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực mà sản phẩm sản xuất từ sáng chế được lưu hành, kể cả các đối thủ cạnh tranh tiềm năng với chính người dự giải...

Qua đó, không chỉ phải trả lời rõ hơn về các khía cạnh ứng dụng của giải pháp kỹ thuật đã được cấp Bằng độc quyền, mà chúng tôi còn phải trình bày cụ thể hơn về lợi ích tiềm năng của sáng chế trên thị trường, cách thức đưa sáng chế vào sản xuất, cách thức đưa sản phẩm sản xuất từ sáng chế vào tiếp cận thị trường, việc đáp ứng các quy chuẩn pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng và môi trường, việc ước lượng các dòng tiền có thể phát sinh, cách đối phó với các sản phẩm nhái theo sau khi sáng chế may mắn vào được thị trường... Hội đồng Giám khảo đa dạng đó của Giải thưởng Sáng chế đã khiến chúng tôi dầu không đoạt giải hoặc đạt giải không cao vẫn thấy hài lòng, vì đã có dịp cọ xát sáng chế với nhiều góc cạnh thực tiễu của kinh doanh và pháp luật, giúp mình tỉnh táo hơn trong hoạt động sáng tạo cũng như nhận biết tiềm năng tiếp thị các sản phẩm sáng tạo đó.

Page 23: tài liệu Hội nghị

Điều đó cũng đã thực sự giúp ích cho tôi khi tham gia các hoạt động khác có liên quan đến sáng chế tại Thành phố. Cụ thể như khi có dịp được biết và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Văn phòng Đại diện Cục SHTT tại Thành phố, tôi đã tham gia chương trình “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ quốc gia” (Chương trình 68) và đến cuối năm 2013, đã nhận được quyết định phê duyệt dự án của Bộ Khoa học và Công nghệ cho sáng chế: “Ứng dụng hố ga nhựa chống triều cường”. Dự án đang được tích cực triển khai và hy vọng sẽ có được các kết quả tốt đẹp trong thời gian sắp tới.

Tiếp đó, với Cuộc thi Sáng chế đầu tiên do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức dành cho các tỉnh phía Nam vào năm 2013, có sự phối hợp cùng Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới và Cơ quan Sáng chế Hàn quốc, các nhà sáng chế bắt đầu được có dịp tiếp cận dần với phong trào sáng tạo và họat động bảo hộ sáng chế trên thế giới. Đây rõ ràng cũng là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập.

Một kinh nghiệm nhỏ tôi muốn xin được chia sẻ với các nhà sáng chế tham dự hôm nay: hiện vẫn còn nhiều nhà sáng tạo kỹ thuật có thói quen cứ đợi đến khi sáng chế vào được thị trường sơ bộ rồi mới ra quyết định có đăng ký bảo hộ độc quyền hay không. Điều này sẽ đem đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Thí dụ, các nhân viên, đồng nghiệp, người trợ giúp đã cùng tham gia vào quá trình sáng tạo ban đầu có thể vô tình hoặc hữu ý bộc lộ điểm mới hoặc điểm sáng tạo của sáng chế; tương tự là nhân sự tại các đơn vị gia công tạo mẫu, tạo khuôn, kiểm nghiệm... sản phẩm sản xuất từ sáng chế...; từ đó, sẽ phát sinh các sản phẩm sao chép hoặc gây tranh chấp về sở hữu trí tuệ, làm nặng nề thêm môi trường cạnh tranh không lành mạnh cùng vấn nạn hàng giả, hàng nhái

Mặt khác, nếu chờ đến khi sản phẩm sản xuất từ sáng chế đã vào thị trường mới đi đăng ký thì Đơn đăng ký nói chung đã bị mất tính mới và gần như đánh mất cơ hội nhận bằng độc quyền. Khi này, nếu sáng chế may mắn có được triển vọng thị trường tốt, thì mọi đối thủ cạnh tranh đều có thể lao vào và nhà sáng chế có thể chỉ còn là người lót đường cho dòng sản phẩm mới mà chính mình đã sáng tạo ra...

Một giải pháp có tính căn cơ xuất phát từ pháp luật về sáng chế mà tôi nhận biết được qua việc tham dự Giải thưởng Sáng chế Thành phố và tiếp đó là Chương trình Quản trị viên Tài sản trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh là: ngay sau khi các suy nghĩ kỹ thuật đã được kiểm chứng về lý thuyết, hãy nộp đơn đăng ký ngay với lệ phí nộp đơn không cao. Tiếp đó, mọi sáng tạo, cải tiến, mở rộng tiếp theo, nếu có, đều có thể tiếp tục nộp đơn bảo hộ mới, trên cơ sở bảo lưu các nội dung đã hàm chứa trong các đơn được nộp trước đó, theo nguyên tắc có 12 tháng hưởng quyền ưu tiên từ Đơn nộp trước trong pháp luật sáng chế hiện hành...

Xin cảm ơn Ủy Ban Nhân dân TP.HCM, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Sở hữu Trí tuệ đã nỗ lực phát triển nhiều chính sách đa dạng như đã đề cập, góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo kỹ thuật và sáng chế, đưa pháp luật sở hữu trí tuệ đến gần hơn với các chủ thể quyền và các nhà sáng tạo.

Xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý đại biểu.

Page 24: tài liệu Hội nghị

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KIỂM TRA, XỬ LÝ HÀNG GIẢ, HÀNG XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH

Chi Cục Quản lý Thị Trường Thành phố Hồ Chí Minh

Kính thưa quý vị đại biểu,

Được sự phân công của Ban Tổ chức hội nghị, tôi xin thay mặt Chi cục Quản lý thị trường Thành phố trình bày tham luận với nội dung "Đánh giá công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến nay".

Sau gần tám năm chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, chính sách về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã có một bước tiến dài nhằm đạt được mục tiêu là đảm bảo thực thi bảo hộ có hiệu quả về quyền SHTT, với quyết tâm góp phần tăng cường hệ thống đa phương về sở hữu trí tuệ, bao gồm các điều ước do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới hoặc Tổ chức Thương mại Thế giới điều hành, theo đó quy định các biện pháp hữu hiệu và phù hợp nhằm thực thi các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, có tính đến sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật quốc gia.

Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh với cơ cấu tổ chức gồm 28 đội Quản lý thị trường và 3 phòng chuyên môn có trên 500 cán bộ, công chức. Trong những năm qua, lực lượng Quản lý thị trường thành phố đã tích cực góp phần cùng các cơ quan chức năng thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có phối hợp với Phòng Sở hữu công nghiệp và Thanh tra Sở Khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của lực lượng Quản lý thị trường thành phố.

I- TÌNH HÌNH HÀNG GIẢ, XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Theo số liệu thống kê các vụ việc do Chi cục QLTT TP.HCM kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong 03 năm gần đây cho thấy có đến 2/3 trường hợp do chủ thể quyền khiếu nại và yêu cầu xử lý, chỉ 1/3 số vụ việc còn lại được lực lượng QLTT phát hiện và xác định được chủ thể quyền (phần lớn đều thông qua các đại diện SHTT là những công ty tư vấn luật). Nguyên nhân chủ yếu do nhiều trường hợp qua kiểm tra phát hiện nhưng QLTT không thể tìm được chủ thể quyền hoặc đại diện SHTT theo ủy quyền, có đủ năng lực xác định hàng hóa thực tế để phân biệt hàng thật-hàng giả.

Page 25: tài liệu Hội nghị

Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, hàng giả được sản xuất ngày càng tinh vi hơn, gây hết sức khó khăn cho cả người tiêu dùng lẫn cơ quan thực thi trong việc phân biệt giữa hàng thật – hàng giả. Do đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, và cũng nhằm tự bảo vệ mình, các nhà sản xuất chân chính không ngừng đầu tư nghiên cứu, áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, cải tiến mẫu mã để đưa ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện nhất. Vì vậy, hơn ai hết, chính họ mới có khả năng nhận biết sản phẩm nào do mình làm ra, mà ngay cả các cơ quan chuyên môn hay bất cứ tổ chức giám định nào cũng phải nhận được thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ từ chủ thể quyền mới có khả năng đưa ra kết luận về hàng thật-hàng giả một cách chính xác nhất. Trong quá trình kiểm tra, phát hiện hàng hóa nghi ngờ là hàng giả, Chi cục QLTT TP.HCM thường gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm chủ sở hữu hoặc đại diện sở hữu trí tuệ được ủy quyền hợp lệ để liên hệ về việc giám định hàng hóa làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm. Nguyên nhân khách quan là các cơ quan thực thi chưa có được cơ sở dữ liệu cung cấp những thông tin cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ. Song, điều đó cũng cho thấy các doanh nghiệp cũng chưa có những động thái tích cực trong việc hợp tác chặt chẽ, lâu dài với cơ quan thực thi trên địa bàn thành phố nói riêng và cả nước nói chung.

Thực trạng, ngoài một số ít các thương hiệu nổi tiếng có xây dựng được bộ phận nhân sự bảo vệ thương hiệu, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phần lớn các doanh nghiệp bị xâm phạm quyền vẫn chưa chủ động liên hệ với cơ quan thực thi. Nguyên nhân của thực trạng này có thể nêu ra đây 02 lý do chính như sau:

- Các thủ tục khi nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định hiện hành còn hết sức rườm rà, phức tạp. Do đó, doanh nghiệp thường tìm đến các tổ chức hành nghề luật sư tư vấn về sở hữu trí tuệ để ủy quyền đại diện thực hiện các biện pháp bảo vệ thương hiệu, điều này dẫn đến chi phí không nhỏ khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa e ngại phát sinh tốn kém.

- Hiện nay, trong việc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái ở nước ta, biện pháp hành chính gần như là giải pháp ưu tiên được đa số chủ thể quyền áp dụng, vì giải quyết tương đối nhanh các yêu cầu trước mắt như tịch thu tiêu hủy một số lượng nhất định hàng giả, hàng nhái cụ thể nào đó. Tuy nhiên biện pháp này thường có mức chế tài xử lý vi phạm không đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, người vi phạm sau khi nộp phạt thường tiến hành thay đổi pháp nhân để tiếp tục kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền. Trong khi đó, biện pháp dân sự là khởi kiện tại Tòa án, ngoài yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, chủ sở hữu còn có thể đòi đối tượng xâm phạm bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho mình, nhưng thực tế rất ít chủ thể quyền áp dụng biện

Page 26: tài liệu Hội nghị

pháp này. Nguyên nhân do nước ta chưa có Tòa chuyên trách xét xử các vụ kiện tụng về sở hữu trí tuệ nên việc áp dụng quy trình tố tụng thường kéo dài thời gian, khi đó tính cấp bách của việc ngăn chặn thiệt hại không còn phát huy tác dụng, dẫn đến tâm lý ngán ngại cho doanh nghiệp.

Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện tại còn nhiều diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi và đa dạng; trong thực tế qua kiểm tra hoặc tiếp nhận thông tin về xâm phạm quyền nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp thì Chi cục QLTT thành phố cũng gặp nhiều khó khăn về thẩm quyền kiểm tra, xử lý; với những khó khăn này cũng được sự hỗ trợ nhiệt tình về chuyên môn của Phòng Sở hữu công nghiệp hoặc tiếp nhận hồ sơ xử lý theo thẩm quyền của Thanh tra Sở khoa học và Công nghệ thành phố. Nơi buôn bán hàng giả thường là cửa hàng kinh doanh cố định có đăng ký kinh doanh vừa bán hàng thật và cả hàng giả. Một số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh cũng sản xuất và buôn bán hàng giả. Địa bàn kinh doanh hàng giả phần lớn phân bố trên các quận 1, 5, 6, Tân Bình, tại các chợ bán sỉ như Bến Thành, An Đông, Kim Biên, Tân Thành, Bình Tây, chợ Tân Bình.

Hàng giả phần nhiều được sản xuất từ Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam dạng nguyên chiếc hoặc linh kiện, bao bì rời. Hàng giả sản xuất trong nước do các đối tượng thuê nhà, mặt bằng tại các hẻm sâu, hoặc nơi hẻo lánh thuộc khu vực nông thôn đang đô thị hóa, vừa để ở vừa là nơi sản xuất, tàng trữ hàng giả, thời gian thuê ngắn rồi đổi địa điểm khác để tránh bị phát hiện. Hiện tại, các mặt hàng may mặc, hàng tiêu dùng bằng da hoặc giả da như giày dép, va ly, ba lô du lịch, dây nịt, bóp, túi xách thời trang, băng đĩa sao chép lậu, mực in máy tính, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, gas, pin, bình đun nước nóng siêu tốc … là các mặt hàng có hàng giả chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại hàng giả đã được cơ quan chức năng phát hiện và kiểm tra, xử lý trên địa bàn thành phố.

Thủ đoạn sản xuất hàng giả, xâm phạm quyền SHTT ngày càng tinh vi, phổ biến là dùng hàng có chất lượng thấp, giá rẻ hoặc nguyên liệu rẻ tiền pha trộn với hàng thật như rượu, bột ngọt, xi măng, phân bón giả sau đó đóng gói vào bao bì được đặt in sẵn giả mạo các nhãn hiệu của những doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ. Đối với mặt hàng mực in vi tính giả mạo nhãn hiệu đang phổ biến hiện nay thường được làm theo đơn đặt hàng, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ trong kho, thành phần gồm có cartridge đã qua sử dụng thu mua lại, nạp mực do Trung Quốc sản xuất có giá rẻ, chất lượng kém sau đó dán nhãn mác của các hãng có uy tín rồi đưa ra tiêu thụ. Trong thời gian gần đây việc sản xuất hàng giả đã có sự phân công chặt chẽ, có đối tượng chuyên sản xuất các loại bao bì, tem, nhãn giả, kể cả các loại tem phản quang chống giả, sau đó bán cho các đối tượng trực tiếp sản xuất thành phẩm.

Page 27: tài liệu Hội nghị

Phương thức vận chuyển, giao nhận, mua bán hàng giả, xâm phạm SHTT rất linh hoạt theo loại hàng hóa bằng nhiều con đường gồm có: đường hàng không, chuyển phát nhanh, đường bộ (xe khách, xe tải), đường sắt, đường biển (đối với hàng nhập khẩu). Có những đường dây buôn bán hàng giả đặt hàng với nhà sản xuất hàng giả tại Trung Quốc qua điện thoại, giao hàng tại thành phố, và nhận thanh toán sau.

Nguyên nhân của vấn nạn này là do hàng giả, hàng nhái có giá rẻ hơn nhiều so với hàng thật, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng nêu trên. Người tiêu dùng thu nhập thấp và trung bình chấp nhận mua chủ yếu do giá rẻ và đáp ứng được thị hiếu về nhãn hiệu, kiểu dáng. Một thực tế khách quan là sự nhận thức chưa đầy đủ về tác hại của nạn hàng giả, hàng nhái cũng như ý thức chưa cao của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng lẫn người kinh doanh trong việc hợp tác với cơ quan phòng và chống tệ hàng giả, hàng nhái. Mặt khác đó là do các ngành, địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và các lực lượng chức năng đấu tranh chống hàng giả và gian lận thương mại phối hợp chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ. Các chế tài xử lý vi phạm chưa thật sự đủ mạnh để ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm.

II - KẾT QUẢ CÔNG TÁC THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, Chi cục QLTT TP.HCM luôn chú trọng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống hàng giả và các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Nhiều vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái đã được ngăn chặn và xử lý kịp thời, trong đó có một số vụ hàng hóa, sản phẩm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có giá trị lớn.

Trong năm 2013, Quản lý Thị trường Thành phố đã kiểm tra 228 vụ vi phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đã tịch thu 226.484 đơn vị sản phẩm, giảm 296 vụ so với năm 2012.

Các mặt hàng giả gồm có áo sơ mi Việt Tiến, giày Adidas, túi xách Gucci, Chanel, áo thun giả hiệu Lacoste, giày thể thao giả hiệu Nike, Adidas, kính mắt giả hiệu Rayban, máy tính giả hiệu Casio, kem bôi da giả hiệu Thanh Thảo, bột trét tường xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Dulux, bột ngọt giả hiệu Ajinomoto, gas chai 12 kg giả các nhãn hiệu của các công ty gas. Phạt tiền 10 tỉ 870 triệu đồng, tiêu hủy hàng giả trị giá 2 tỉ 610 triệu đồng.

Phần lớn hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hàng hóa tiêu dùng các loại, xuất xứ Trung Quốc, bán giá từ rẻ đến trung bình, giả các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài, bày bán tại các cửa hàng kinh doanh cố định trên đường phố và trong các chợ.

Page 28: tài liệu Hội nghị

Trong 4 tháng đầu năm 2014, Quản lý thị trường thành phố đã kiểm tra 112 vụ, tạm giữ 263.295 đơn vị sản phẩm các mặt hàng nữ trang, dây nịt, kẹp tóc, túi xách, ví, bóp, kính mắt, mỹ phẩm giả các nhãn hiệu Chanel, Gucci, LV, nhãn quần áo giả hiệu Nike, Adidas, áo sơmi giả nhãn hiệu Victtien, máy ampli, loa, micro giả mạo nhãn hiệu Arirang, 113 kg bột ngọt Trung Quốc đóng gói giả nhãn hiệu Ajinomoto, 58 chai gas loại 12 kg giả các nhãn hiệu Saigon Petro, VT gas, Petrolimex, 12,44 kg yến sào xâm phạm quyền về nhãn hiệu. Đã xử lý phạt tiền 01 tỷ 977 triệu đồng, tiêu hủy hàng hóa trị giá 545 triệu đồng.

III - PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI

- Tăng cường các biện pháp kiểm soát thị trường, quản lý theo từng địa bàn phường, xã, từng lĩnh vực mặt hàng nhằm thu thập nguồn tin, phát hiện các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Tổ chức tốt công tác tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm về SHTT, các đơn thư tố cáo khiếu nại đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, xâm phạm SHTT và xử lý kịp thời theo nội dung khiếu nại, bảo đảm đúng quy trình nghiệp vụ.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi trong công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm SHTT đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, gia công, đóng gói, sang chiết, nhập khẩu, chứa trữ, bán buôn, bán lẻ,...Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo hiệu ứng giáo dục, răn đe.

- Hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài với các cơ quan thực thi tại Việt Nam bao gồm: tổ chức các khóa tập huấn nhằm cập nhật và nâng cao kỹ năng cho tất cả các cơ quan thực thi, giúp phân biệt được hàng thật-hàng giả đối với những sản phẩm cụ thể; liên kết, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực thực thi bảo hộ quyền SHTT của các nước với các cơ quan thực thi tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các cơ quan truyền thông đại chúng, các tổ chức xã hội và đoàn thể, đặc biệt là các ban quản lý chợ, trung tâm thương mại phối hợp tham gia tích cực trong việc tuyên truyền chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, từ người kinh doanh đến người tiêu dùng về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Cuối cùng, chúc hội nghị thành công tốt đẹp và xin cám ơn sự chú ý lắng nghe của quý vị ./.

Page 29: tài liệu Hội nghị

BÁO CÁO TÓM TẮT CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MŨ BẢO HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2013

Thanh tra Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (MBH), Sở Khoa học và Công nghệ đã khẩn trương đề nghị các sở, ngành, quận, huyện thực hiện và báo cáo kết quả hiện trong năm 2013. Trên cơ sở đó, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng mũ bảo hiểm năm 2013 như sau:

1. Sở Khoa học và Công nghệ

1.1. Công tác tuyên truyền

- Chủ trì, phối hợp với các quận, huyện trong công tác tuyên truyền pháp luật về khoa học và công nghệ trong đó lồng ghép tuyên truyền các nội dung liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm (tổ chức 153 lớp với 14.959 lượt người tham dự).

- Công bố công khai trên website của Sở về danh sách các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

- Phát động phong trào “Toàn Sở đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn”, đại diện Lãnh đạo Sở và các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc cùng ký bản cam kết với chỉ tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn.

1.2. Công tác xây dựng kế hoạch và việc triển khai kế hoạch

- Tham mưu UBND ban hành Kế hoạch 2383/KH-UBND ngày 20/5/2013 về tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy trên địa bàn thành phố năm 2013.

- Ban hành Kế hoạch số 945/KH-SKHCN ngày 10/6/2013 của Sở Khoa học và Công nghệ về thanh tra việc chấp hành pháp luật về đo lường, chất lượng, sản phẩm, hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa và sở hữu trí tuệ đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy trên địa bàn thành phố năm 2013.

- Triển khai Kế hoạch số 945/KH-SKHCN từ ngày 25/6/2013 đến ngày 30/9/2013, đoàn thanh tra liên ngành của Sở KH&CN tiến hành thanh tra 24 đơn vị sản xuất, nhập khẩu. Kết quả: xử phạt vi phạm hành chính đối với 09 đơn vị sản xuất mũ bảo hiểm với tổng số tiền phạt là 62.730.000 đồng.

Page 30: tài liệu Hội nghị

1.3. Công tác phối hợp

- Tham gia Hội đồng thẩm định hồ sơ các doanh nghiệp tham gia chương trình “đổi mũ bảo hiểm đạt chuẩn có trợ giá” do Ban An toàn giao thông thành phố thành lập, hỗ trợ cung cấp nội dung thông tin tuyên truyền về chọn và sử dụng MBH an toàn.

- Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về chất lượng mũ bảo hiểm lưu thông trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 3131/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 của UBND.

- Tham gia Đoàn kiểm tra Trung ương số 1 về chất lượng MBH trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán, nhập khẩu theo Quyết định số 158/QĐ-UBATGTQG ngày 13/6/2013 của Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

2. Chi cục Quản lý thị trường

2.1. Công tác xây dựng kế hoạch

- Tham mưu cho UBND ban hành Quyết định số 3131/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về chất lượng MBH lưu thông trên thị trường.

- Ban hành Công văn số 306/QLTT-NV ngày 05/3/2013 chỉ đạo các đội Quản lý thị trường triển khai đợt cao điểm kiểm tra kinh doanh MBH.

- Ban hành Kế hoạch số 563/QLTT-NV ngày 18/3/2013 về kiểm tra kinh doanh MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy năm 2013.

- Ban hành Kế hoạch 996/KH-KTLNMBH ngày 20/6/2013 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng MBH lưu thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Công tác điều tra; kiểm tra và xử lý vi phạm

- Tiến hành điều tra trên địa bàn thành phố, kết quả điều tra có 713 cơ sở sản xuất, kinh doanh MBH (44 cơ sở sản xuất, 564 cơ sở kinh doanh cố định, 87 điểm bán trên vỉa hè và 18 xe đẩy lưu động).

- Tiến hành 299 cuộc kiểm tra chuyên ngành (282 vụ vi phạm: 152 vụ buôn bán MBH nhập lậu; 58 vụ sản xuất, buôn bán mũ có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; 06 vụ bán mũ giả nhãn hiệu; 13 vụ vi phạm quy định về công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy; 07 vụ không niêm yết giá bán hàng; 07 vụ vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, số vụ còn lại vi phạm về đăng ký kinh doanh).

- Phạt tiền 390.000.000 đồng. Tịch thu 26.850 chiếc mũ bảo hiểm không có chứng từ, nhập lậu, không có chứng nhận và dấu hợp quy, giả mạo nhãn hiệu, chất lượng, gắn dấu hợp quy giả, 26.634 chiếc và 1.518 kg phụ liệu, phụ kiện thành phần mũ bảo hiểm không có chứng từ, tem hợp quy và nhãn hàng hóa giả.

Page 31: tài liệu Hội nghị

2.3. Công tác phối hợp

- Phối hợp với các đoàn liên ngành quận huyện kiểm tra 128 cửa hàng (40 cửa hàng vi phạm, tạm giữ và tiêu hủy 63 MBH). Riêng Đoàn kiểm tra liên ngành về chất lượng mũ bảo hiểm trong lưu thông trên thị trường đã kiểm tra 25 cửa hàng (15 cửa hàng vi phạm, đã phạt tiền 83 triệu đồng, tiêu hủy 227 cái MBH, tái chế 862 MBH).

- Đáng chú ý là qua phối hợp với Đoàn liên ngành của Trung ương kiểm tra Công ty Duyên Lành có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy tại Quận Bình Tân, Quản lý thị trường đã đề xuất UBND thành phố xử phạt Công ty đã sản xuất 03/04 kiểu mũ (gồm 4.393 mũ bảo hiểm không đạt chỉ tiêu kỹ thuật và sản xuất mũ bảo hiểm giả có nhãn hàng hóa giả mạo tên nhà sản xuất, giả mạo dấu hợp quy CR).

3. Công an thành phố

3.1. Công tác tuyên truyền:

- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ chức 7.551 cuộc sinh hoạt quần chúng với 306.287 người tham gia, đã có 4.109 ý kiến đóng góp, phát hành 93.277 thông báo, 50.191 bản tin, 10.325 tờ bướm, phát loa 237 lượt, gắn mới 689 bảng tuyên truyền; tổ chức 49 buổi tuyên truyền trực quan sinh động có 3.708 người tham dự. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các quy định xử phạt hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, buôn bán mũ bảo hiểm không đạt chuẩn chất lượng, mũ giả mạo mũ bảo hiểm; cách nhận biết và phân biệt giữa mũ giả mạo mũ bảo hiểm và mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng theo quy định; cách sử dụng mũ bảo hiểm theo quy định khi tham gia giao thông; cảnh báo các tác hại và hậu quả của việc sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn chất lượng, mũ giả mạo mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Đồng thời, tuyên truyền phản biện đối với các quan điểm, nhận thức không đầy đủ về các nội dung liên quan đến mũ bảo hiểm.

- Phối hợp với báo Sài Gòn Giải Phóng, Đài truyền hình Việt Nam thực hiện 05 bài viết, 01 phóng sự về công tác xử lý các trường hợp vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm, qua đó cung cấp những thông tin đối với các quy định về mũ bảo hiểm đạt chuẩn, chất lượng.

3.2. Công tác xử lý vi phạm:

- Qua thời gian thực hiện từ ngày 20/5/2013 đến ngày 31/08/2013, Công an thành phố đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý 38 cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm trên địa bàn thành phố, tạm giữ 7.288 mũ bảo hiểm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, 1.800 gáo mũ bảo hiểm, tiêu hủy 323 cái, phạt tiền 31.150.000 đồng nộp kho bạc nhà nước, giải tỏa 27 điểm bày bán mũ bảo hiểm tràn lan trên lòng, lề đường gây cản trở giao thông.

Page 32: tài liệu Hội nghị

- Thông qua công tác tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã phát hiện và xử lý 24.095 trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm không đúng quy định.

4. Ban An toàn giao thông

4.1. Công tác xây dựng kế hoạch:

- Ban hành kế hoạch số 63/KH-BATGT ngày 26/3/2013 về thực hiện chiến dịch tuyên truyền kết hợp với tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em giai đoạn 2 năm 2013;

- Ban hành Kế hoạch số 86/KH-BATGT ngày 15/4/2013 về tổ chức chiến dịch tuyên truyền và cao điểm xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm.

4.2. Công tác tuyên truyền:

- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (AIP) và BATGT các quận, huyện tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền:

+ Tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, hội nghị tuyên truyền về MBH cho trẻ.

+ Tổ chức nhiều sự kiện cho học sinh, phụ huynh, giáo viên và cộng đồng như “Ngày hội gia đình”, triển lãm tranh an toàn giao thông “Bé yêu mũ bảo hiểm”.

+ Phối hợp đài truyền hình phát sóng các chương trình, đồng thời phát clip tại các siêu thị, bệnh viện, trên xe buýt liên quan đến chất lượng MBH.

+ Lắp đặt 340 pa nô, phát 400.000 tờ rơi, đồng thời tổ chức hàng trăm buổi tuyên truyền tại các trường học.

+ Tặng 500 mũ bảo hiểm trên địa bàn Quận 1, 9, 12, Bình Thạnh, Bình Tân.

+ Tổ chức triển khai kế hoạch số 86/KH-BATGT ngày 15/4/2013 với chủ đề “Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn để bảo vệ chính mình”:

+ Cách nhận biết và phân biệt cũng như sử dụng MBH đạt chất lượng theo quy định. Qua đó cảnh báo các tác hại và hậu quả của việc sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn chất lượng, mũ giả mạo mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

+ Phát hành DVD “Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn để bảo vệ chính mình”: in 30.000 đĩa, phát hành rộng rãi đến tất cả các cơ quan, xí nghiệp, siêu thị, trường học, doanh nghiệp vận tải hành khách, khu chế xuất, khu công nghiệp, …

+ Phối hợp với Sở VHTTDL thực hiện 14 pa nô với tổng diện tích 2.000 m2.

+ Tổ chức 5 đợt đổi mũ bảo hiểm có trợ giá, liên tục trong 5 tuần tại 22 điểm của 19 quận, huyện trên địa bàn thành phố, tổng số mũ đổi được là 27.015 mũ bảo hiểm.

Page 33: tài liệu Hội nghị

5. Ủy ban nhân dân quận, huyện

- Đã xây dựng và ban hành kế hoạch về tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy trên địa bàn.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm về việc chấp hành các quy định của pháp luật, hướng dẫn cách thức đội mũ bảo hiểm đúng cách, phân biệt mũ bảo hiểm đạt chất lượng và mũ bảo hiểm kém chất lượng cho nhân dân, đoàn viên, thanh niên, học sinh,…Tổ chức phát thanh tuyên truyền phủ khắp trên địa bàn phường, xã, thị trấn, treo pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tại các trụ sở Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn, trạm y tế, trường học, bệnh viện, bến xe, chợ, khu phố, nơi tập trung đông người, nơi có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông nhiều,….Phối hợp với ban, ngành, hiệp hội tổ chức nhiều chuyên đề như: “Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, đúng cách để bảo vệ chính mình”, “An toàn cho trẻ - Hạnh phúc của gia đình”,…

- Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo các lực lượng chức năng, phường, xã, thị trấn tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy trên địa bàn phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm, kiên quyết xóa các điểm kinh doanh mũ bảo hiểm trên lề đường, vỉa hè.

III. Đánh giá tình hình quản lý chất lượng mũ bảo hiểm trên địa bàn thành phố

Theo số liệu thống kê từ 24 quận, huyện, hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 661 cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (43 đơn vị sản xuất, 04 đơn vị nhập khẩu và 614 đơn vị kinh doanh), tập trung chủ yếu tại các Quận 5, 6, Bình Tân, Bình Chánh, Tân Bình.

Trong năm 2013, được quan tâm và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố cùng với sự phối hợp triển khai thực hiện giữa các sở, ngành, quận, huyện nhìn chung tình hình công tác quản lý chất lượng mũ bảo hiểm trên địa bàn thành phố từng bước được cải thiện và đạt được một số kết quả nhất định:

1. Công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được phát động và triển khai rộng khắp bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, sinh động đến người dân.

1.1. Tổng số cuộc vận động, tuyên truyền (hội thảo, tọa đàm, họp báo, hội nghị, sinh hoạt quần chúng) được tổ chức: 7.551

Page 34: tài liệu Hội nghị

- Tổng số bản tin, bài viết, thông báo được phát hành: 161.027

- Tổng số lượt phát sóng (truyền thanh, truyền hình, phát clip tại siêu thị, bệnh viện, trường học, chợ,…): 2.174

- Tổng số tờ rơi, tờ bướm, pa nô, áp phích tuyên truyền được phát hành: 568.369

- Tổng số đĩa DVD được in và phát hành: 30.500

- Tổng số lượt người tham dự các cuộc vận động, tuyên truyền: 335.902

1.2. Tổ chức chương trình đổi MBH đạt chuẩn có trợ giá hoặc tặng MBH đạt chất lượng đã diễn ra trên diện rộng tại 23 điểm trên địa bàn trên thành phố.

- Tổng số đợt đổi mũ bảo hiểm có trợ giá: 06

- Tổng số mũ bảo hiểm đạt chất lượng được đổi: 41.224

- Tổng số mũ bảo hiểm được tặng: 712

1.3. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai: 803

- Tổng số vụ việc vi phạm được phát hiện: 476

- Tổng số vụ vi phạm bị xử lý: 476

- Tổng số tiền phạt: 703. 580.000

- Tổng số điểm bày bán mũ bảo hiểm trên lòng lề đường, vỉa hè chưa được giải tỏa: 45

- Tổng số mũ bảo hiểm bị tịch thu, tiêu hủy: 69.811

- Tổng số phụ kiện, linh kiện bị tịch thu: 3.131 gáo mũ và 1 518 kg phụ kiện.

1.4. Công tác tuần tra đã phát hiện và xử lý 24.095 trường hợp vi phạm đối với người tham gia giao thông không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy định.

2. Khó khăn:

- Việc các đối tượng sản xuất MBH giả, kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức tạp bằng nhiều hình thức và thủ đoạn hết sức tinh vi như sản xuất MBH giả, kém chất lượng sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy hoặc trên nhãn hàng hóa thể hiện đầy đủ tên và địa chỉ cơ sở sản xuất nhưng thực tế tên và địa chỉ này không có thật.

- Việc sản xuất các linh kiện, phụ kiện MBH kém chất lượng để cung cấp các đơn vị sản xuất hiện đang diễn ra rất phổ biến, đặc biệt các đối tượng còn tự mua linh kiện, phụ kiện về lắp ráp thành mũ bảo hiểm để mang đi tiêu thụ mà không cần phải đăng ký kinh doanh, không phải qua khâu thử nghiệm, đánh giá chứng nhận hợp quy.

Page 35: tài liệu Hội nghị

- Tình hình kinh doanh, buôn bán MBH không có giấy phép đăng ký kinh doanh vẫn còn tồn tại, nhiều cửa hàng kinh doanh MBH nhỏ với số lượng ít hoặc bán MBH kèm với các hàng tiêu dùng khác.

- Tình hình buôn bán MBH kém chất lượng, MBH nhưng không phải là mũ bảo hiểm trên lòng lề đường, vỉa hè vẫn còn tồn tại nhưng chưa được các cơ quan chức năng giải quyết triệt để. Nguyên nhân các điểm kinh doanh MBH trên vỉa hè, lề đường thường xuyên thay đổi địa điểm, địa bàn, thời gian, phương thức hoạt động.

- Một số người tiêu dùng chưa ý thức được tầm quan trọng trong việc chọn mua và sử dụng MBH đạt chất lượng khi tham gia giao thông, chủ yếu mua và đội các loại mũ giả, kém chất lượng hoặc mũ không phải là MBH với chi phí thấp để đối phó.

Ngoài các khó khăn nêu trên, công tác quản lý nhà nước đối với chất lượng mũ bảo hiểm ở một số quận, huyện vẫn chưa được quan tâm đúng mức, công tác chỉ đạo chưa thật sự đúng trọng tâm theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.

IV. Đề xuất, kiến nghị

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo đã ban hành, đặt biệt là Kế hoạch 2383/KH-UBND ngày 20/5/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng MBH cho người đi mô tô, xe máy trên địa bàn thành phố năm 2013, Thành phố cần tiếp tục ban hành kế hoạch tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng MBH trên địa bàn thành phố trong năm 2014 và các năm tiếp theo, trong đó quy định nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của từng sở, ngành, quận, huyện trong công tác quản lý nhà nước. Đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm chủ đạo của Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp sản xuất, lắp ráp mũ bảo hiểm lậu, buôn bán mũ bảo hiểm trên lòng lề đường, vỉa hè, kinh doanh mũ bảo hiểm nhưng không đăng ký giấy phép hoạt động.

Page 36: tài liệu Hội nghị

QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ: MỘT CÔNG CỤ NGÀY CÀNG QUAN TRỌNG TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Bà Phan Thị Châu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần

Thương mại và Đầu tư Vĩ Long Kính thưa quý đại biểu Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực trang thiết bị y tế và dược phẩm với

kênh phân phối trên cả nước, như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty chúng tôi cũng đã từng va vấp với nhiều vấn đề về hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong phạm vi thời gian hữu hạn tại Hội nghị, chúng tôi xin chia sẻ hai tình huống mà Công ty đã trải nghiệm, phản ánh cả hai mặt của vấn đề này.

Vào đầu năm 2011, chúng tôi có kế hoạch đưa vào thị trường một mặt hàng thực phẩm chức năng mà chúng tôi đánh giá là rất có tiềm năng thị trường. Nếu may mắn chọn đúng thời cơ, có thể nhanh chóng đưa được vào kênh phân phối trên diện rộng. Mọi hoạt động xúc tiến kinh doanh đã được thực hiện khẩn trương và do thực phẩm chức năng thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, chúng tôi đã tiến hành các việc:

Bước một: Đăng ký thủ tục lưu hành sản phẩm: kiểm nghiệm chỉ tiêu và tiêu chuẩn áp dụng đối với thực phẩm chức năng; sau đó, lấy phiếu kiểm nghiệm lập thủ tục xin cấp giấy Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm. Đến tháng 8/2011, được Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm (hiện nay gọi là Cục An toàn Thực phẩm và Giấy Xác nhận công bố phù hợp qui định an toàn thực phẩm).

Bước hai: Xúc tiến bán hàng: đầu tư in ấn bao gói sản phẩm, hướng dẫn sử dụng và các tài liệu marketing khác như: tờ rơi, poster …; sau đó, đàm phán, giao kết hợp đồng với các nhà phân phối cấp I

Bước ba: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ: tháng 1/2012, chúng tôi nộp Đơn đăng ký Nhãn hiệu đến tháng 3/2012 thì nhận được Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Theo đó, chúng tôi kỳ vọng có thể nhận được Giấy Chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu vào cuối năm, để có cơ sở pháp lý cho phép ngăn cản mọi hành vi làm hàng giả, hàng nhái nếu may mắn sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng.

Mọi việc đang trơn tru thì bất ngờ chúng tôi nhận được thông báo của Cục Sở hữu Trí tuệ về việc có Bên thứ ba gửi đơn phản đối đơn đăng ký, với lý do nhãn hiệu của chúng tôi trùng đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu của họ. Đối chiếu với Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ và Điểm 39 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, chúng tôi chua xót nhận biết rằng việc phản đối của Bên thứ ba là có cơ sở.

Hậu quả là chúng tôi chắc chắn sẽ không được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu, nhưng một tổn thất lớn hơn ở giai đọan đó là toàn bộ chi phí tiếp thị sản phẩm đã bỏ ra đành uổng phí, phải bồi thường thêm cho các hợp đồng đã giao kết với các nhà

Page 37: tài liệu Hội nghị

phân phối lại ít nhiều tổn thất uy tín với họ. Quá trình tiếp theo là lại phải tiếp tục bỏ thêm chi phí để chuẩn bị lại mọi thủ tục từ đầu.

Tuy nhiên, thật sự là vẫn còn may mắn vì nhờ hành vi phản đối sớm đối với Đơn đăng ký của Bên thứ ba, mà chúng tôi chưa bị rơi vào trường hợp xâm phạm quyền của người khác, vừa có thể bị phạt hành chính, vừa có thể phải bồi thường dân sự nếu đã bán hàng thuận lợi với doanh thu cao. Qua đó, chúng tôi mới nhận biết thấm thía của việc không chú ý tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ.

Cũng từ góc cạnh sở hữu trí tuệ, ở mặt ngược lại, Công ty chúng tôi cũng có lúc đã phải gánh chịu rủi ro do quan tâm không đúng mức đến việc quản lý các bí mật kinh doanh, các bí quyết kỹ thuật, hay đăng ký các sáng chế… mà Công ty đã đầu tư tạo dựng hoặc mua về khai thác. Qua đó, chúng tôi ghi nhận và cho rằng, một bộ phận lớn các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trên thị trường, mà bộc lộ trên các kênh phân phối là các loại hàng giả, hàng nhái có nguyên nhân chủ yếu từ việc buông lỏng quản lý hoặc đánh giá không đúng tầm quan trọng của pháp luật sở hữu trí tuệ trong kinh doanh. Thí dụ, một kiểu dáng công nghiệp mới chưa kịp đăng ký mà đã bị một nhân viên tiết lộ ra bên ngòai, thì thậm chí doanh nghiệp chưa đưa hàng ra chợ đã bị cạnh tranh không lành mạnh và có khi dù muốn cũng không còn thời cơ để vào thị trường nữa. Một sáng chế dù đã nộp đơn bảo hộ, nhưng thiết lập Yêu cầu bảo hộ không đầy đủ mà sản phẩm liên quan lại may mắn được thị trường mong muốn, thì không chóng thì chầy sẽ có mặt hàng tương tự hoặc được cải tiến tốt hơn lao vào chia sẻ mất thị phần… Nếu muốn kết luận đó là hàng nhái thì còn phải xem “hàng nhái” đó có nằm trong phạm vi bảo hộ của Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp hay không?

Do vậy, từ khi có điều kiện tham dự Chương trình Đào tạo Quản trị viên Tài sản trí tuệ do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố phối hợp cùng Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, các “lỗ hổng” trong quản trị tài sản trí tuệ của Công ty đã từng bước được khắc phục; từ việc quan tâm trả thưởng xứng đáng các sáng kiến mới của người lao động chuyên môn theo Điều lệ Sáng kiến năm 2012 và Thông tư hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2013, đến việc ban hành các Quy chế Quản trị Tài sản Trí tuệ, Quy chế Bảo mật, thành lập Ban Quản trị Tài sản trí tuệ đặt trực thuộc Ban Tổng Giám đốc…

Qua đây, xin chân thành cảm ơn Sở Khoa học & Công nghệ, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Chương trình Đào tạo Quản trị viên Tài sản trí tuệ. Đặc biệt, xin cảm ơn Ủy Ban Nhân dân Thành phố đã quan tâm đưa nghề quản trị viên tài sản trí tuệ vào Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân trong các Kế hoạch và Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Thành phố. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp khác cũng quan tâm tìm hiểu lĩnh vực này, để chúng ta cùng hiểu rõ và tôn trọng luật chơi về sở hữu trí tuệ trong kinh doanh, thiết lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp tác tin cậy và cùng đấu tranh hạn chế các hành vi sản xuất kinh doanh hàng lậu, hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xin cảm ơn đã lắng nghe và kính chúc sức khỏe quý đại biểu.

Page 38: tài liệu Hội nghị

SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ

TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PGS.TS. Nguyễn Anh Thi, ThS. Lê Đăng Quang Trung tâm SHTT & Chuyển giao Công nghệ ĐHQG-HCM

Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM

Sơ lược về ĐHQG-HCM Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) được thành lập ngày

27.01.1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học lại thành 8 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 06.02.1996.

Năm 2001, ĐHQG-HCM được tổ chức lại theo Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12.02.2001 của Thủ tướng Chính phủ. ĐHQG-HCM cũng như ĐHQG Hà Nội có Quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Theo đó, ĐHQG-HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 17.11.2013, Chính phủ ban hành Nghị định Số 186/2013/NĐ-CP về Đại học Quốc gia thay thế cho Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01.02.2001 của Chính phủ về Đại học Quốc gia. Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên được ban hành theo Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26.3.2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, ĐHQG-HCM gồm 06 trường đại học thành viên, 01 Viện nghiên cứu, 01 Khoa trực thuộc và một số trung tâm nghiên cứu và dịch vụ.

Cơ quan hành chính của ĐHQG-HCM đặt tại phường Linh Trung - Thủ Đức. Hiện ĐHQG-HCM đang được xây dựng trên diện tích 643,7 hecta tại khu quy hoạch Thủ Đức – Dĩ An theo mô hình một đô thị khoa học hiện đại.

Quy mô đào tạo chính quy (bao gồm đại học và sau đại học) của ĐHQG-HCM là 49.714 với 74 ngành đào tạo bậc đại học, 89 ngành đào tạo Thạc sĩ và 91 ngành đào tạo Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và khoa học kinh tế.

Về đội ngũ, ĐHQG-HCM có tổng cộng 4.302 cán bộ - công chức bao gồm 2.403 cán bộ giảng dạy (1.899 người có trình độ sau đại học với 640 tiến sỹ và 1.259 thạc sỹ, 169 người có chức danh GS, PGS).

Như vậy, có thể thấy ĐHQG-HCM là một nguồn hình thành tài sản trí tuệ quan trọng và đa dạng. Quản trị tài sản trí tuệ vì vậy có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh ĐHQG-HCM mong nuốn đẩy mạnh hoạt động phục vụ cộng đồng, trong đó hoạt động chuyển giao và thương mại hóa công nghệ là trọng tâm.

Page 39: tài liệu Hội nghị

2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển hệ thống quản trị tài sản trí tuệ tại ĐHQG-HCM

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) là một trong những tổ chức được hưởng lợi trực tiếp từ chương trình đào tạo Quản trị viên tài sản trí tuệ do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với Viện khoa học Sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức. Tính đến tháng 4/2014, ĐHQG-HCM đã cử gần 40Thầy, Cô, cán bộ, chuyên viên quản lý khoa học và công nghệ tham gia chương trình đào tạo Quản trị viên tài sản trí tuệ. Đây là lực lượng nòng cốt giúp xây dựng và phát triển hệ thống quản trị tài sản trí tuệ tại ĐHQG-HCM.

Năm 2009, lần đầu tiên Giám đốc ĐHQG-HCM ký ban hành Quy định Sở hữu trí tuệ trong ĐHQG-HCM. Cùng với việc ban hành Quy định Sở hữu trí tuệ, ĐHQG-HCM đã xây dựng một bộ phận chuyên trách trực thuộc Ban Khoa học và Công nghệ giúp thực thi quy định quản trị tài sản trí tuệ. Bộ phận chuyên trách này là tiền thân của Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ thuộc ĐHQG-HCM được thành lập năm 2011.

Đến nay, bốn (4) trường thành viên của ĐHQG-HCM, bao gồm Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tự nhiên và năm (5) đơn vị, bao gồm Trung tâm ICDREC, Khu Công nghệ Phần mềm, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh sinh viên, Phòng thí nghiệm Tế bào gốc, Phòng thí nghiệm Điều khiển số và Kỹ thuật hệ thống đã ban hàng Quy định Quản trị Tài sản trí tuệ và thành lập bộ phận chuyên trách và bổ nhiệm chuyên viên quản trị tài sản trí tuệ.

Từ năm 2009, hoạt động đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ trong ĐHQG-HCM đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ với 142 đơn đăng ký, trong đó có 43 đơn đã được cấp văn bằng bảo hộ, 64 đơn đang trong giai đoạn thẩm định nội dung và 35 hồ sơ đang trong giai đoạn thẩm định hình thức. Đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ là sản phẩm bắt buộc đối với các đề tài nghiên cứu định hướng ứng dụng, nhằm vừa góp phần tài sản hóa các kết quả nghiên cứu, vừa hạn chế các tranh chấp sở hữu trí tuệ có thể phát sinh trong tương lai do tiết lộ hoặc công bố không đúng lúc, do rò rỉ thông tin cần bảo mật, do thỏa thuận và xác định không rành mạch phần đóng góp của các đồng tác giả hoặc tỷ lệ đầu tư của các bên hợp tác nghiên cứu…

Có thể nhận định, sau năm 5 năm kể từ khi ban hành Quy định Sở hữu trí tuệ, trong ĐHQG-HCM đã bắt đầu hình thành dần văn hóa sở hữu trí tuệ ngày càng sâu sắc hơn trong đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên. Các đơn vị, giảng viên, nghiên cứu viên bắt đầu quan tâm đến các quyền của mình đối với các tài sản trí tuệ phát sinh trong mọi quá trình tác nghiệp, đặc biệt là trong quan hệ với doanh nghiệp và các đối tác nước ngoài. Tuy vậy, có thể nhận định ĐHQG-HCM vẫn đang trong giai đoạn “học” về quản trị tài sản trí tuệ được đặc trưng bởi sự tăng nhanh của đơn đăng ký xác lập quyền nhưng “giá trị” của các tài sản này hiện chưa cao. Hoạt động khai thác thương mại các tài sản trí tuệ vẫn chưa thực sự được chú trọng đúng mức.

Page 40: tài liệu Hội nghị

3. Định hướng phát triển hệ thống quản trị tài sản trí tuệ tại ĐHQG-HCM

Quy định Sở hữu trí tuệ 2009 quy định ĐHQG-HCM là chủ sở hữu đối với các tài sản trí tuệ được tạo lập dùng ngân sách nhà nước cấp thông qua ĐHQG-HCM hoặc/và phương tiện vật chất kỹ thuật của nhà nước. Mô hình quản lý tập trung này đang được xem xét thay thế từ các lý do khách quan và chủ quan sau đây:

1. Sự ra đời của Luật Khoa học và Công nghệ 2013, có hiệu lực từ ngày 01.01.2014 với những quy định tiến bộ về việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học thuộc sở hữu nhà nước, do các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đại diện quản lý cho các tổ chức chủ trì và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu để thúc đẩy khai thác thương mại. Quy trình, thủ tục chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng được hướng dẫn bởi Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ 2013;

2. Năng lực quản trị tài sản trí tuệ ở các đơn vị thành viên, trực thuộc đã được nâng cao đáng kể so với thời điểm ban hành Quy định Sở hữu trí tuệ 2009, tạo thuận lợi cho việc áp dụng mô hình quản lý phân tán, trong đó quyền sở hữu các các tài sản trí tuệ được giao cho các đơn vị chủ trì với kỳ vọng là có thể nâng cao hiệu quả quá trình khai thác thương mại các tài sản trí tuệ;

3. Việc được nêu tên trên văn bằng bảo hộ là một nhu cầu chính đáng, đặc biệt đối với các trường đại học thành viên của ĐHQG-HCM, và chỉ có thể thực hiện khi các đơn vị thành viên, trực thuộc là chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ được bảo hộ. Điều 4, Luật Khoa học và Công nghệ 2014 đã tạo khung pháp lý cho việc giao quyền sở hữu cho các đơn vị thành viên, trực thuộc.

Quy chế quản trị tài sản trí tuệ 2014, với mô hình quản lý phân tán các tài sản trí tuệ là một bước chuyển lớn về quan điểm của ĐHQG-HCM, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động khai thác thương mại các tài sản trí tuệ trong toàn ĐHQG-HCM.

Có thể nói chương trình đào tạo Quản trị viên tài sản trí tuệ do Viện khoa học Sở hữu trí tuệ Việt Nam phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức có tác động trực tiếp và sâu sắc đến việc hình thành và phát triển hệ thống quản trị tài sản trí tuệ tại ĐHQG-HCM trong thời gian qua.

Xin cảm ơn UBND TP.HCM đã chỉ đạo từng bước đưa hoạt động quản trị tài sản trí tuệ thành một nghề nghiệp. Xin cảm ơn Bộ KH&CN đã có những chính sách ngày càng cụ thể về quản trị TSTT, cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã thiết kế và triển khai một Chương trình đào tạo có tính thực tiễn và thiết thực.

Trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu.

Page 41: tài liệu Hội nghị

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ VIÊN TÀI SẢN TRÍ TUỆ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011-2013

TS. Đào Minh Đức Chủ nhiệm Chương trình

Chương trình Đào tạo Quản trị viên Tài sản Trí tuệ (TSTT) của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM được triển khai thực hiện trên cơ sở Công văn phê duyệt số 5985/UB-CNN ngày 23.9.2005 của Ủy Ban Nhân dân Thành phố và các Thỏa Thuận Hợp tác triển khai với Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, chính thức khai giảng mô-đun đầu tiên vào ngày 12.5.2008.

Đến năm 2011, Chương trình được đưa vào làm một trong nhiều đầu việc triển khai Chương trình Đào tạo đội ngũ doanh nhân của Thành phố theo:

- Điểm 4.3, Mục C, Kế hoạch thực hiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về Chương trình Nâng cao Chất lượng Nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015, ban hành kèm theo Quyết định 22/2011/QĐ-UB ngày 14.5.2011 của UBND Thành phố;

- Điểm 2.6 và Điểm 2.11.3, Mục I, Phần Thứ Tư, Quy hoạch Phát triển Nhân lực Thành phố giai đoạn 2011-2020, ban hành kèm theo Quyết định 1335/QĐ-UB ngày 15.3.2012 của UBND Thành phố;

Đến hết năm 2013, Chương trình đã triển khai đầy đủ qua một lượt cả ba cấp độ đào tạo theo thứ tự nâng cao dần trình độ tổ chức tác nghiệp về quản trị tài sản trí tuệ, bao gồm: cấp độ Chuyên Tài sản trí tuệ, cấp độ Trưởng Bộ phận Tài sản trí tuệ và cấp độ Giám đốc Tài sản trí tuệ. Mỗi cấp độ nghiên cứu 05 mô-đun, mỗi mô-đun gồm 10 chuyên đề, mỗi Chuyên đề gồm 3 giờ học lý thuyết và song song đó, người tham gia nghiên cứu phải xúc tiến các hoạt động thực hành đa dạng tại nơi mình đang làm việc rồi trao đổi lại các vướng mắc, trở ngại trong quá trình áp dụng thực tiễn với tập thể tham gia nghiên cứu, để cùng phân tích và hệ thống hóa thành kiến thức chung của cộng đồng.

Đến cuối tháng 4.2014, đã có 347 người tham dự nghiên cứu tại Chương trình, trình lãnh đạo của 77 doanh nghiệp, trường, viện liên quan ký ban hành các loại Nội quy Quản trị Tài sản trí tuệ khác nhau. Trong đó, có 61 người đã được đơn vị ra quyết định bổ nhiệm hoặc phân công vào các chức danh quản trị viên tài sản trí tuệ theo danh sách đính kèm, cùng 13 lãnh đạo đơn vị ký quyết định ban hành các Nội quy Quản trị Tài sản trí tuệ nhưng không ra quyết định tự phân công/bổ nhiệm. Theo đó, còn có 26 nhân sự khác không tham gia nghiên cứu tại Chương trình, nhưng cũng có quyết định phân công, bổ nhiệm vào các chức danh quản trị viên tài sản trí tuệ khác nhau để cùng thiết lập và vận hành bước đầu chức năng quản trị tài sản trí tuệ cho tổ chức của họ.

Page 42: tài liệu Hội nghị

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ VIỆN KHOA HỌC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ VIÊN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TP.HCM 2011-2015

NHÂN LỰC QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TP.HCM 5.2014

A - CÁC QUẢN TRỊ VIÊN ĐÃ THAM DỰ ĐÀO TẠO TẠI CHƯƠNG TRÌNH & ĐÃ CÓ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM VÀO CÁC CHỨC DANH QUẢN TRỊ TSTT

TT Người được bổ nhiệm,

Chức danh quản trị tài sản trí tuệ, Đơn vị

Quyết định số, ngày Người ký bổ nhiệm

1.

ThS. Ngô Đức Hoàng, Trưởng Bộ phận Quản trị TSTT Giám Đốc Trung Tâm Nghiên cứu

và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC), Đại học Quốc gia TP.HCM

2.

ThS. Lê Trầm Ngọc Dũng, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Trung Tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC), Đại học Quốc gia TP.HCM

183/QĐ-

ICDREC-VP,

20.10.2010

ThS. Ngô Đức Hoàng,

Giám Đốc Trung Tâm

ICDREC

3.

Ông Phan Thành Tựu, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ, Phó Trưởng Phòng Hành chính

Nhân sự, Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Sài Gòn (SPSC)

34/2010/ QĐ-SPSC, 18.11.2010

Ông Tạ Thái Mẫn, Tổng Giám Đốc

Công ty

4.

Ông Nguyễn Quốc Dân, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ,

Giám đốc Nhà Máy 2, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Lạnh Hoa Sáng

41/QĐ-HS/2010, 01.12.2010

Ông Lê Văn Quý, Tổng Giám Đốc

Công ty

5.

PGS. TS. Nguyễn Anh Thi, Giám Đốc Trung Tâm Sở hữu Trí tuệ

& Chuyển giao Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM

604/QĐ-ĐHQG-TCCB,

30.6.2011

GS. TS. Phan Thanh Bình,

Giám Đốc

6.

Ông Trần Đông Duy, Thư ký Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận

1016/2011/ QĐ-BTGĐ-CTY,

04.8.2011

Bà Cao Thị Ngọc Dung,

Tổng Giám Đốc

Page 43: tài liệu Hội nghị

TT Người được bổ nhiệm,

Chức danh quản trị tài sản trí tuệ, Đơn vị

Quyết định số, ngày Người ký bổ nhiệm

7.

KTS. Huỳnh Ngọc Xuân, Quản trị viên Tài sản trí tuệ,

Công ty TNHH Trang Trí Nội thất Thành Nhân

10.02.2012 Ông Phạm Quốc Thống,

Chủ Tịch Hội Đồng Thành viên

8.

ThS. Lê Đăng Quang, Trưởng Phòng Sở hữu Trí tuệ,

Trung Tâm Sở hữu Trí tuệ & Chuyển giao Công nghệ ,

ĐHQG TP.HCM

01/QĐ-SHTT, 23.02.2012

TS. Nguyễn Anh Thi, Giám Đốc

9. LS. Phạm Thị Thùy Dung,

Quản trị viên Tài sản Trí tuệ Công ty TNHH Xây Nhà Đẹp

07/2012/ QĐ-GĐ, 01.4.2012

Ông Phạm Hùng Cường, Giám Đốc

10.

LS. Trần Văn Thôi, Tư vấn Thường trực

Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ

Môi trường Tiến Thanh

01-12/ QĐBH-GĐ,

09.4.2012

Ông Võ Tòng, Giám Đốc,

Chủ Tịch Hội Đồng Thành viên

11.

ThS. Lâm Vỹ Nguyên, Thư ký Ban Quản Trị Tài sản Trí tuệ

Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM

12.

ThS. Võ Minh Phát, Quản Trị viên Tài sản Trí tuệ

Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM

25/QĐ-CNSH, 16.4.2012

TS. Dương Hoa Xô, Giám Đốc

13. ThS. Vũ Bích Ngọc,

Quản trị viên Tài sản Trí tuệ Công ty TNHH Thế giới Gen

14. Ông Phạm Quốc Việt,

Quản trị viên Tài sản Trí tuệ Công ty TNHH Thế giới Gen

15. Ông Nguyễn Trọng Hải,

Quản trị viên Tài sản Trí tuệ Công ty TNHH Thế giới Gen

06/QĐ-GW-SHTT,

16.6.2012

Ông Nguyễn Văn Lễ, Giám Đốc

Page 44: tài liệu Hội nghị

TT Người được bổ nhiệm,

Chức danh quản trị tài sản trí tuệ, Đơn vị

Quyết định số, ngày Người ký bổ nhiệm

16.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoa, Trưởng Phòng Pháp Chế và Quản lý Tài sản Trí tuệ

Công ty Cổ phần Nam Thái Bình Dương

32/QĐ.BN-

NTBD,

20.7.2012

Ông Ong Yue,

Tổng Giám Đốc

17. Bà Phan Thị Phương Linh, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ Công ty TNHH Xây Nhà Đẹp

12/2012/ QĐ-GĐ,

25.7.2012

Ông Phạm Hùng Cường,

Giám Đốc

18.

Bà Hồ Thị Thu Trang, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Công ty TNHH Lotte-Sea Logistics

01/2012 QĐ-LSL

25.7.2012

Bà Chung Thị Tố Quyên,

Trưởng Phòng

Hành chính Nhân sự

19.

Ông Trần Truyền Kiệt, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ Công ty TNHH Một Thành viên

Trần Chí TOYO

20.

Ông Trần Truyền Tiến, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ Công ty TNHH Một Thành viên

Trần Chí TOYO

03/QĐ-TSTT,

26.7.2012

Ông Trần Chí,

Giám Đốc

21.

ThS. Hồ Thị Phương Thảo, Trưởng Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

Công ty TNHH United Registrar of Systems Việt Nam

01/2012/

QĐ-QTTSTT

30.7.2012

Ông Trần Hoài Phong,

Giám Đốc Điều hành

22.

Bà Đặng Thị Hạnh Vân, Quản trị viênTài sản Trí tuệ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia TP.HCM

161/XHNV-

QLKH-DA,

08.8.2012

PGS.TS. Võ Văn Sen,

Hiệu Trưởng

Page 45: tài liệu Hội nghị

TT Người được bổ nhiệm,

Chức danh quản trị tài sản trí tuệ, Đơn vị

Quyết định số, ngày Người ký bổ nhiệm

23.

Bà Huỳnh Thị Duyên, Trợ lý Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Công ty TNHH Trang Trí Nội thất Thành Nhân

10.8.2012 KTS. Huỳnh Ngọc Xuân,

Giám Đốc Thiết kế

24.

Bà La Thị Thanh Phúc, Thư ký Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn

(CNS)

267/CNS-HCNS, 22.8.2012

Ông Nguyễn Văn Thọ, Tổng Giám Đốc

25.

ThS. Nguyễn Thanh Phong, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ Công ty TNHH Một Thành viên

Trần Chí TOYO

04/QĐ-TSTT, 26.10.2012

Ông Trần Chí, Giám Đốc

26.

ThS. Nguyễn Thị Huyền, Trưởng Phòng

Thanh tra Pháp chế - Sở hữu Trí tuệ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia TP.HCM

1700/QĐ-KHTN-TCHC,

20.11.2012

PGS. TS. Trần Linh Thước,

Hiệu Trưởng

27.

Ông Trần Chí, Trưởng Bộ phận Quản trị

Tài sản Trí tuệ Công ty TNHH Một Thành viên

Trần Chí TOYO

05/QĐ-TSTT, 26.11.2012

Ông Trần Chí, Giám Đốc

28.

Ông Ngô Quang Bạch, Trưởng Bộ phận Quản trị TSTT

Công ty TNHH Quảng cáo & Tiếp thị Triệu Tú

07-12/ QĐBN-TT, 10.12.2012

Ông Ngô Quang Bạch, Giám Đốc

29.

Bà Nguyễn Thị Bích Tiên, Trưởng Bộ phận Quản trị TSTT Công ty TNHH Công nghệ Tin học

HI&HI

04/QĐ/2013, 30.01.2013

Bà Đặng Thị Thanh Thảo,

Giám Đốc

30.

Ông Lê Trung Tín, Chuyên viên Quản trị TSTT

Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT

82/QĐBN-NSCL, 01.02.2013

Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến,

Trưởng Khối Tổng hợp

Page 46: tài liệu Hội nghị

TT Người được bổ nhiệm,

Chức danh quản trị tài sản trí tuệ, Đơn vị

Quyết định số, ngày Người ký bổ nhiệm

31.

Bà Đào Thanh Thủy, Chuyên viên Quản trị TSTT

Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT

83/QĐBN-NSCL, 01.02.2013

32.

Bà Hồ Thảo Nguyên, Chuyên viên Quản trị TSTT

Công ty Cổ phần Thương mại & Đầu tư VĨ LONG

04-2013/QĐ-VL, 03.3.2013

Bà Phan Thị Châu, Tổng Giám Đốc

33.

Bà Phạm Thanh Tuyền Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Dược Nanogen

34.

Bà Phạm Thị Kim Hằng Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Dược Nanogen

35.

ThS. DS. Trần Thị Diễm Hà Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Dược Nanogen

2013/QĐ-NNG 07.3.2013

TS. Hồ Nhân, Tổng Giám Đốc

36.

ThS. Trần Thị Kim Anh, Trưởng Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia TP.HCM

37.

ThS. Nguyễn Thị Xuân Anh, Phó Trưởng Ban Quản trị TSTT

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia TP.HCM

881/QĐ-XHNV-TCCB

06.4.2013

PGS.TS. Võ Văn Sen, Hiệu Trưởng

Page 47: tài liệu Hội nghị

TT Người được bổ nhiệm,

Chức danh quản trị tài sản trí tuệ, Đơn vị

Quyết định số, ngày Người ký bổ nhiệm

38.

ThS. Nguyễn Võ Hoàng Mai, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia TP.HCM

39.

Bà Bùi Thanh Vân, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia TP.HCM

40.

ThS. Nguyễn Bảo Trâm, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia TP.HCM

881/QĐ-XHNV-

TCCB

06.4.2013

PGS.TS. Võ Văn Sen,

Hiệu Trưởng

41. Ông Lê Trung Hiếu

Quản trị viên Tài sản Trí tuệ Công ty Cổ phần PQC HOSPITALITY

1005213/QĐ-

HĐCĐ-PQCH

10.5.2013

Ông Bùi Trọng Bình,

Tổng Giám Đốc

42.

Ông Lê Hoàng Phúc Chuyên viên Quản trị Tài sản Trí tuệ

Trung Tâm Tư vấn – Đào tạo APAVE Châu Á – Thái Bình Dương

APS/QLT/254/

2013

10.6.2013

Bà Nguyễn Phước

Thị Túy Hà,

Giám Đốc

43. TS. Tôn Thất Hoàng Hải,

Trưởng Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ Công ty Cổ Phần Khóa VĨNH CỬU

02/QĐ-VC

25.6.2013

44. Ông Nguyễn Phúc Duy,

Quản trị viên Tài sản Trí tuệ Công ty Cổ Phần Khóa VĨNH CỬU

03/QĐ-VC

25.6.2013

TS. Tôn Thất

Hoàng Hải,

Chủ tịch Hội đồng

Quản trị

Page 48: tài liệu Hội nghị

TT Người được bổ nhiệm,

Chức danh quản trị tài sản trí tuệ, Đơn vị

Quyết định số, ngày Người ký bổ nhiệm

45. Bà Nguyễn Thị Huyền Trang, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Công ty Cổ Phần Khóa VĨNH CỬU

03/QĐ-VC

25.6.2013

46. Ông Tạ Đức Hưng,

Quản trị viên Tài sản Trí tuệ Công ty Cổ Phần Khóa VĨNH CỬU

04/QĐ-VC

25.6.2013

TS. Tôn Thất

Hoàng Hải,

Chủ tịch Hội đồng

Quản trị

47.

Bà Phạm Mộng Quỳnh, Trưởng Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

Công ty Cổ Phần Giải pháp TÂN PHÁT MINH

48.

Ông Thái Hoàng Minh Tuấn, Chuyên viên Quản trị Tài sản Trí tuệ

Công ty Cổ Phần Giải pháp TÂN PHÁT MINH

49.

Ông Trần Danh Thái, Chuyên viên Quản trị Tài sản Trí tuệ

Công ty Cổ Phần Giải pháp TÂN PHÁT MINH

013/QĐ-TPMS 05.7.2013

Ông Nguyễn Anh Vũ, Chủ tịch Hội đồng

Quản trị

50.

ThS. Lưu Trương Thị Như Khuê, Chuyên viên Quản trị Tài sản Trí tuệ Công ty TNHH Thương mại - Kỹ thuật

SONG HIỆP LỢI

35/QĐ-SHL 15.7.2013

Bà Vương Lệ Minh, Tổng Giám Đốc

51.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Công ty Cổ Phần Phát triển Đô thị ĐẤT VIỆT

002/QĐ-TSTT 17.7.2013

Ông Lê Minh Toàn Phó Giám Đốc

52. Bà Trương Thu Minh,

Chuyên viên Sở hữu Trí tuệ Công ty Cổ Phần Đầu tư ME GA

23/2013/QĐ-MG 31.7.2013

Ông Nguyễn Xuân Châu, Tổng Giám Đốc

Page 49: tài liệu Hội nghị

TT Người được bổ nhiệm,

Chức danh quản trị tài sản trí tuệ, Đơn vị

Quyết định số, ngày Người ký bổ nhiệm

53.

Bà Lê Thị Hồng Nga, Chuyên viên Sở hữu Trí tuệ Công ty TNHH Dược phẩm

ĐỒNG TÂM

36/QĐ 05.8..2013

Bà Nguyễn Thị Dung, Giám Đốc

54. Bà Lý Lê Minh Phương,

Chuyên viên Sở hữu Trí tuệ Công ty TNHH THIÊN AN NAM

04/2013/TAN 07.8.2013

Ông Trần Ái Quốc, Giám Đốc

55.

Bà Trần Thị Thanh Ngân, Chuyên viên Sở hữu Trí tuệ Công ty TNHH Tư vấn Dịch vụ

Thương mại NHỰA XANH

35/QĐ 08.8.2013

ThS. Trần Vĩnh Minh, Giám Đốc

56.

ThS. Phan Tường Lộc Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

116/QĐ-SHNĐ 14.8.2013

TS. Hoàng Nghĩa Sơn, Viện Trưởng

57.

Bà Lê Minh Nhật, Chuyên viên Sở hữu Trí tuệ

Trung Tâm Nghiên cứu & Chuyển giao Công nghệ, Sở KH&CN TP.HCM

27/QĐ-TTCGCN 20.8.2013

ThS. Trần Đức Đạt, Giám Đốc

58.

ThS. Đỗ Đặng Hồng Tâm Trưởng Bộ phận Quản trị

Tài sản Trí tuệ Trung Tâm Tư vấn

Hỗ trợ Kinh tế Hợp Tác Xã, Liên minh Hợp Tác Xã TP.HCM

48/QĐ-TTTV 10.9.2013

Ông Nguyễn Lê Phi, Giám Đốc

59.

BS. Phạm Thị Kim Loan Trưởng Ban Quản trị

Tài sản Trí tuệ Công ty TNHH Một Thành viên

Thương mại Sản xuất Xuất Nhập khẩu NGÂN HÀ

02/QĐNH-2013 18.12.2013

BS. Phạm Thị Kim Loan, Phó Tổng Giám Đốc

Page 50: tài liệu Hội nghị

TT Người được bổ nhiệm,

Chức danh quản trị tài sản trí tuệ, Đơn vị

Quyết định số, ngày Người ký bổ nhiệm

60.

ThS. Ngô Đắc Thuần Trưởng Ban Quản trị

Tài sản Trí tuệ Công ty Cổ phần HẠT GIỐNG SỐ

013013 2013/HGS 30.12.2013

ThS. Ngô Đắc Thuần, Giám Đốc Điều hành

61.

Ông Nguyễn Văn Doanh Chuyên viên Quản trị

Tài sản Trí tuệ Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư

DT INCORP

01.4.2014 Bà Nguyễn Thị Hồng Trang,

Tổng Giám Đốc

Page 51: tài liệu Hội nghị

B – LÃNH ĐẠO CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ THAM DỰ NGHIÊN CỨU TẠI CHƯƠNG TRÌNH

& ĐÃ KÝ BAN HÀNH NỘI QUY QUẢN TRỊ TSTT CỦA ĐƠN VỊ

TT Nhân sự,

Chức danh, Đơn vị Nội quy Quản trị tài sản trí tuệ, Quyết định ban hành số, ngày

62. Ông Nguyễn Quang Ngọc, Giám Đốc

kiêm Chủ Tịch Hội đồng Quản trị

Công ty Cổ phần TRÁI ĐẤT XANH TƯƠI

Quy Chế Quản trị Tài sản Trí tuệ, 30.4.2011

63. Ông Lê Việt Hưng, Giám Đốc

Công ty TNHH Một Thành viên Công nghệ

PHI LONG

Quy Định về Quản lý Tài sản Trí tuệ, 01/QĐ-CTPL,

23.3.2012

64. Ông Trần Trọng Quyền, Giám Đốc

Công ty TNHH Dịch vụ và Tư vấn

TINH THÔNG

Quy Định về Quản lý Tài sản Trí tuệ, 01/QĐ-CTTT,

05.4.2012

65. Ông Nguyễn Chính Sách, Chủ Nhiệm

Hợp tác xã Tranh Sơn mài Xuất khẩu

BÌNH MINH

Quy Chế về Tài sản Trí tuệ, 06/BM,

16.4.2012

66. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám Đốc

Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ

ĐÔNG NAM BÁO

Quy Chế Bảo mật Thông tin, 02/QĐ,

10.6.2012

67. Ông Thân Thế Hào, Giám Đốc

Công ty TNHH

NINH PHONG

Quy Chế Quản trị Tài sản Trí tuệ, 0612/QĐ-CTPL,

25.6.2012

68. Ông Lê Quốc Anh, Giám Đốc

Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm

THÔNG MINH VIỆT

Quy Chế Quản trị Tài sản Trí tuệ, 101012/QĐ-VIS,

10.10.2012

Page 52: tài liệu Hội nghị

69. Bà Lê Thị Kim Thư, Giám Đốc

Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ

THIÊN HÒA

Chính sách & Thủ tục Bảo mật, 05/QĐ-TH/2013,

02.01.2013

70. Bà. Phan Thị Châu, Tổng Giám Đốc

Công ty Cổ Phần Thương Mại và Đầu tư

VĨ LONG

Quy Chế Quản trị Tài sản Trí tuệ, 01/QĐ-SHTT,

15.5.2013

71. LS. Thân Đức Phúc,

Trưởng Văn Phòng Luật sư

ĐÔ THÀNH

Quy chế Quản lý và Bảo mật Tài liệu 09/QĐ-VPLS,

08.8.2013

72. ThS. Nguyễn Ngọc Hoàng Uyên,

Giám Đốc Công ty TNHH

Khoa học Công nghệ HONEYB

Quy định về Hoạt động Sáng kiến 03/QĐ/HnB, 19.3.2014

73. TS. Trần Thanh Toàn

Giám Đốc Công ty TNHH

Tư vấn và Đào tạo TRI HÀNH

Quy Chế Quản trị Tài sản Trí tuệ, 01/QĐ-TH-13,

20.12.2013

74. Ông Trần Ái Quốc, Giám Đốc

Công ty TNHH

THIÊN AN NAM

Quy Chế Quản trị Tài sản Trí tuệ, 24.3.2014

Page 53: tài liệu Hội nghị

C – NHÂN SỰ KHÔNG THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH, NHƯNG ĐÃ ĐƯỢC BỔ NHIỆM/PHÂN CÔNG VÀO CÁC CHỨC DANH QUẢN TRỊ TSTT

TẠI CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ CỬ NGƯỜI THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH & ĐÃ BAN HÀNH NỘI QUY QUẢN TRỊ TSTT CỦA ĐƠN VỊ

TT Nhân sự, Đơn vị,

Chức danh quản trị tài sản trí tuệ Quyết định

số, ngày Người ký bổ nhiệm

75. Ông Nguyễn Thế Đại Dương, Nhóm Quản lý IP,

Trung Tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC), Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

76. Bà Vũ Thị Sông Hương, Chuyên viên Văn Phòng

Trung Tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC), Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

183/QĐ-ICDREC-

VP, 20.10.2010

ThS. Ngô Đức Hoàng, Giám Đốc Trung Tâm

77. Ông Tạ Thái Mẫn, Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần

Dịch vụ Dầu khí Sài Gòn (SPSC), Trưởng Bộ phận Quản trị Tài sản Trí tuệ

34/2010/ QĐ-SPSC, 18.11.2010

Ông Tạ Thái Mẫn, Tổng Giám Đốc Công ty

78. Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Phó Tổng Giám Đốc

Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Trưởng Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

79. Bà Trần Thị Toàn Tâm, Giám Đốc Quản trị Hành chánh,

Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Phó Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

80. Ông Nguyễn Quốc Nghĩa, Giám Đốc Nhân sự,

Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Thành viên Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

81. Ông Lê Vĩnh Thái, Giám Đốc Nghiên cứu Thị trường, Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ),

Thành viên Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

82. Bà Phạm Thị Thu, Nhân viên Pháp chế,

Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Thành viên Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

1016/2011/ QĐ-BTGĐ-

CTY, 04.8.2011

Bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng Giám Đốc Công ty

Page 54: tài liệu Hội nghị

TT Nhân sự, Đơn vị, Chức danh quản trị tài sản trí tuệ

Quyết định số, ngày

Người ký bổ nhiệm

83. Ông Phạm Trung Châu, Phó Giám đốc Kinh doanh,

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Môi trường Tiến Thanh, Trưởng Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

84. Ông Võ Trung Nguyên, Trưởng Phòng Kỹ thuật, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Môi trường Tiến Thanh, Phó Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

85. Bà Lý Hạ Vy, Phó Trưởng Phòng Kế tóan,

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Môi trường Tiến Thanh, Nhân viên Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

01-12/

QĐBH-GĐ,

09.4.2012

Ông Võ

Tòng,

Giám Đốc,

Chủ Tịch

Hội Đồng

Thành viên

86. TS. Dương Hoa Xô, Giám Đốc

Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM, Trưởng Ban Quản Trị Tài sản Trí tuệ

87. TS. Nguyễn Quốc Bình, Phó Giám Đốc

Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM, Phó Ban Quản Trị Tài sản Trí tuệ

88. Ông Đỗ Đắc Long,

Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM Quản Trị viên Tài sản Trí tuệ

25/QĐ-

CNSH,

16.4.2012

TS. Dương

Hoa Xô,

Giám Đốc

Trung Tâm

89. Ông Đặng Ngọc Hùng, Phó Tổng Giám đốc,

Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) Trưởng Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

90. Ông Huỳnh Phương, Giám đốc Kỹ thuật - Chất lượng,

Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) Phó Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

91. Ông Nguyễn Chí Tân, Phó Phòng Hành chính Nhân sự,

Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) Thành viên Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

267/CNS-HCNS,

22.8.2012

Ông Nguyễn

Văn Thọ, Tổng Giám

Đốc

Page 55: tài liệu Hội nghị

TT Nhân sự, Đơn vị, Chức danh quản trị tài sản trí tuệ

Quyết định số, ngày

Người ký bổ nhiệm

92. Ông Huỳnh Văn Quang Trung, Phòng Tài chính - Kế toán, Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS)

Thành viên Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

93. Ông Phan Thành Trực, Phòng Pháp chế, Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) Thành viên Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

94. Ông Phạm Phú Quốc, Phòng Nghiên cứu - Phát triển,

Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) Thành viên Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

267/CNS-HCNS,

22.8.2012

Ông Nguyễn

Văn Thọ, Tổng Giám

Đốc

95. TS. Hồ Nhân, Tổng Giám Đốc

Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Dược Nanogen, Trưởng Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

2013/QĐ-

NNG

07.3.2013

TS. Hồ Nhân,

Tổng Giám Đốc

Công ty

96. ThS. Nguyễn Trung Tự,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Thành viên Ban Quản trị Tài sản Trí tuệ

918/QĐ-XHNV-TCCB

25.7.2013

PGS.TS. Võ Văn

Sen, Hiệu

Trưởng

97. Ông Phan Xuân Bách

Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm Thông Minh Việt, Chuyên viên Quản trị Tài sản Trí tuệ

020813/QĐ

BN-VIS01

12.8.2013

98. Ông Nguyễn Thành Duy

Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm Thông Minh Việt, Chuyên viên Quản trị Tài sản Trí tuệ

020813/QĐ

BN-VIS02

12.8.2013

Ông Lê

Quốc Anh,

Giám Đốc

99.

Ông Nguyễn Trung Thành Công ty TNHH Một Thành viên Thương mại Sản xuất

Xuất Nhập khẩu NGÂN HÀ Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

02/QĐNH-

2013

18.12.2013

BS. Phạm Thị Kim Loan,

Phó Tổng Giám đốc

Page 56: tài liệu Hội nghị

TT Nhân sự, Đơn vị, Chức danh quản trị tài sản trí tuệ

Quyết định số, ngày

Người ký bổ nhiệm

100.Ông Ngô Đắc Thiêng

Công ty Cổ phần HẠT GIỐNG SỐ

Quản trị viên Tài sản Trí tuệ

013013

2013/HGS

30.12.2013

ThS. Ngô

Đắc Thuần,

Giám đốc

Điều hành