20
Trang 1: Bìa, Mục lục Trang 02-03: Tin trong tỉnh Trang 04-05: Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 06-10: Xuất nhập khẩu Trang 11-13: Sản xuất kinh doanh Trang 14-15: Tin thế giới Trang 16-20: Doanh nghiệp cần biết Muïc luïc Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Tin theá giôùi Saûn xuaát kinh doanh Doanh nghieäp caàn bieát m m m m m m SOÁ 8 T4-2013

m Tin trong tænh m ñaùng quan taâm trong tuaàn m Xuaát ... 8.pdf · các biện pháp tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Trang 1: Bìa, Mục lục Trang 02-03: Tin trong tỉnh Trang 04-05: Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 06-10: Xuất nhập khẩuTrang 11-13: Sản xuất kinh doanh Trang 14-15: Tin thế giớiTrang 16-20: Doanh nghiệp cần biết

Muïc luïc

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuTin theá giôùiSaûn xuaát kinh doanhDoanh nghieäp caàn bieát

m

m

m

m

m

m

SOÁ 8T4-2013

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHTăng cường thực

hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh.

Nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17/6/2010, Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện, các văn bản chỉ đạo liên quan về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đồng thời chủ động đối phó với tình hình thiếu điện xảy ra trong năm 2013 và những năm tới, đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 19/3/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về tăng cường thực hiện tiết kiệm điện trên dịa bàn tỉnh. Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu :

1. Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các doanh nghiệp sản xuất, đơn vị quản lý chiếu sáng công cộng, cơ sở kinh doanh dịch vụ và các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc trách nhiệm và biện pháp được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; các biện pháp tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo liên quan về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Sở Công Thương, chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo liên quan về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Công ty Điện lực tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt khách hàng

sử dụng điện quan trọng hàng năm và Kế hoạch cung cấp điện trên địa bàn tỉnh trong trường hợp hệ thống điện quốc gia xảy ra thiếu nguồn điện; chỉ đạo thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện khi xảy ra thiếu nguồn điện; kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp không thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện theo quy định. Giám sát việc thực hiện cung cấp điện của Công ty Điện lực theo kế hoạch được phê duyệt, giải quyết các khiếu nại về tình hình cung cấp điện không tuân thủ các quy định, việc phân bổ sản lượng điện chưa hợp lý cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các tổ chức, trung tâm tiết kiệm năng lượng hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất xây dựng, thực hiện đầu tư và các giải pháp tiết kiệm năng lượng, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng. Kiểm tra, đánh giá báo cáo và kế hoạch sử dụng năng lượng của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

Phòng QLĐN

3. Công ty Điện lực Ninh Thuận, Phối hợp với Sở Công Thương lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt khách hàng sử dụng điện quan trọng hàng năm và Kế hoạch cung cấp điện khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện trên địa bàn tỉnh; ưu tiên cung cấp điện cho các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng diễn ra trên địa bàn tỉnh và các khách hàng sử dụng điện quan trọng đã được phê duyệt. Thực hiện báo cáo định kỳ kết quả thực hiện tiết kiệm điện, thống kê chỉ tiêu sản lượng điện tiết kiệm đạt được so với chỉ tiêu kế hoạch được giao. Thực hiện phương thức vận hành ổn định, an toàn trong hệ thống điện; bố trí kế hoạch sửa chữa lưới điện hợp lý; tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, nâng cao năng lực khai thác thiết bị; hạn chế sự cố, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn; phát huy tối đa sử dụng các nguồn điện tại chỗ để cung cấp điện cho các khách hàng trong khu vực. Phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan, cơ quan thông tin, truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông

tin đại chúng bằng nhiều hình thức, giải pháp thiết thực như : tờ rơi, cẩm nang tiết kiệm điện, pano; các Chương trình truyền thông; các mô hình tiết kiệm điện trong cộng đồng… nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong việc sử dụng tiết kiệm điện. Phối hợp với Sở Công Thương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện khi xảy ra thiếu điện; tổ chức giám sát, kiểm tra xử lý các trường hợp không thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện; tổ chức Hội nghị triển khai các văn bản liên quan về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; sơ, tổng kết hàng năm nhằm đánh giá tình hình thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Ninh Thuận có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương, Công ty Điện lực xây dựng các chương trình phát thanh và truyền hình với thời lượng thích hợp để tuyên truyền chủ trương của Nhà nước về thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện; đưa tin, bài, phóng sự về những tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc trên địa bàn quản lý thực hiện nghiêm túc các nội dung yêu cầu của Chỉ thị này; phối hợp với Điện lực các huyện, thành phố triển khai các hoạt động tuyên truyền công tác tiết kiệm điện trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; chủ trì kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp không thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện trên địa bàn quản lý.

6. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

7. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Công ty Điện lực theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Chỉ thị này; hàng năm tiến hành tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác tiết kiệm điện, đồng thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh.

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

Chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng trong những tháng tiếp theo

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, 9 tháng còn lại của năm 2013, bên cạnh các yếu tố tác động như giá xăng dầu thế giới diến biến phức tạp, bão lũ, dịch bệnh… thì 2 yếu tố mang tính chủ quan trong chỉ đạo điều hành có thể làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là viện phí và học phí.

Dự kiến 8 tỉnh, thành phố sẽ tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh trong năm nay và khả năng tăng giá dịch vụ giáo dục phổ thông và mầm non năm học 2013-2014.

Bộ Tài chính kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Giáo dục và đạo tạo, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo lộ trình, thời gian, mức độ tăng học phí, viện phí đảm bảo hạn chế thấp nhất tác động đến tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2013.

CPI 3 tháng đầu năm tăng 2,39%, thấp nhất so với cùng kỳ 4 năm qua. Mục tiêu Quốc hội đặt ra là giữ CPI năm 2013 dưới 8%.

Chưa tăng giá điện trong tháng 4

Đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết hiện tại

vẫn chưa nhận được đề xuất nào của EVN về việc tăng giá điện.

Trả lời báo chí trong cuộc họp báo Quý I/2013 chiều 1/4 của Bộ Công Thương, ông Đặng Huy Cường - Cục trưởng Cục điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2013, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và tiêu dùng. Hiện EVN cũng đã chuẩn bị đầy đủ các phương án để việc cung cấp điện tháng 4 và các tháng cao điểm mùa khô không bị gián đoạn.

Được hỏi về tình hình điều chỉnh giá điện trong thời gian tới, ông Cường cho biết, cho đến thời điểm này, Bộ Công Thương vẫn chưa nhận được đề xuất nào của EVN về việc tăng giá điện, vì thế trước mắt trong tháng 4, giá điện sẽ chưa có phương án điều chỉnh.

“Bộ Công Thương cũng chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đảm bảo vận hành ổn định các nhà máy điện trong các tháng mùa khô, nếu cần thiết sẽ huy động các nguồn điện giá cao như khí và dầu” - ông Đặng Huy Cường nhấn mạnh.

Trước đó, theo báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình sản xuất và cung ứng điện, sản lượng điện toàn hệ thống trong 3 tháng đầu năm 2013 tăng 10,42% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 3, sản lượng điện sản xuất toàn ngành ước đạt 10,236 tỷ kWh, tăng khoảng 12,18%; Lũy kế Quý I ước đạt 27,859 tỷ kWh, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, điện thương phẩm Quý I đạt 25,866 tỷ kWh tăng 10,8% so với Quý I năm trước.

Cũng theo ông Cường, trong 3 tháng mùa khô sắp tới, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo EVN cập nhật lại tình hình sử dụng điện, nguồn điện, tình hình hồ chứa... ước tính trong tháng 4 – tháng 6, sản lượng điện sẽ tăng khoảng 11% so với cùng kỳ.

Đại diện Cục Điều tiết điện lực cũng cho biết, dự kiến trong tháng 4 này, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 (Thanh Hóa) có công suất 600 MW và Nhà máy thủy điện Bản Chát (Lai Châu) có công suất 220 MW sẽ phát điện lên, bổ sung công suất cho hệ thống điện quốc gia.

Liên quan đến vấn đề vận hành, điều tiết các hồ thủy điện tại miền Trung, lãnh

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

đạo Cục điều tiết điện lực cho biết, sẽ có các phương án đảm bảo hài hòa giữa phát điện với việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mục tiêu cao nhất vẫn ưu tiên nước cho tưới tiêu và sinh hoạt.

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Tổng cục năng lượng (Bộ Công Thương) cũng cho biết thông tin liên quan đến các dự án điện BOT - Nghi Sơn 2, Mông Dương và Hải Dương đang được triển khai.

Theo đó, để triển khai các dự án BOT kể trên, các chủ đầu tư sẽ phải huy động 2 tỷ USD để xây dựng và sử dụng nguồn nguyên liệu than nhập khẩu.

Ngày 4-4, đấu thầu bán tiếp 26.000 lượng vàng

Vào 8h30 ngày mai (4-4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu tổ chức đấu thầu 26.000 lượng vàng miếng SJC (loại 1 lượng, hàm lượng 99,99%) tại Sở Giao dịch- NHNN (tầng 2, Nhà K, 16 Tông Đản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Khối lượng vàng của mỗi lô đấu thầu là 100 lượng. Tỷ lệ đặt cọc là 10%. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc ở mức 43,61 triệu đồng/lượng

Khối lượng vàng miếng tối thiểu mỗi thành viên được phép đặt thầu là 5 lô (tương đương 500 lượng), tối đa là 50 lô (tương đương 5.000 lượng).

Cơ quan quản lý này chưa công bố giá trần và giá sàn mà chỉ cho biết giá đặt thầu là 10.000 đồng/lượng, bước khối lượng đặt thầu là 1 lô (100 lượng). Mỗi thành viên dự thầu chỉ được đăng ký 1 mức giá trong phạm vi giá trần và giá sàn.

Phiên đấu thầu bán vàng miếng ngày mai sẽ thu hút sự chú ý của doanh nghiệp cũng như người dân, bởi trước đó, vào ngày 28-3 NHNN đã tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng đầu tiên với khối lượng 26.000 lượng nhằm bình ổn thị trường. Tuy nhiên, trái ngược với mong đợi, phiên đấu thầu đã không thành công khi chỉ có 2.000 lượng được bán. Đặc biệt, do giá sàn được đưa ra ở mức quá cao (43,81 triệu đồng/lượng), cao hơn giá niêm yết của doanh nghiệp tới hơn 300.000 đồng/lượng nên sau phiên đấu thầu này giá vàng trên thị trường tăng vọt lên 43,80 triệu đồng và chênh lệch với giá vàng thế giới nới rộng ra.

Giá xăng trong nước bất ngờ giảm 500 đồng mỗi lít

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, sẽ giảm giá các mặt hàng xăng, dầu từ 450-500 đồng/lít kể từ 18 giờ tối 9/4. Việc điều chỉnh này được áp dụng trong toàn hệ thống của Petrolimex và các đại lý.

Cụ thể, theo lãnh đạo Petrolimex, mặt hàng xăng sẽ có mức giảm 500 đồng mỗi lít, từ 24.550 đồng/lít về mức 24.050 đồng/lít. Trong khi đó, dầu diesel và dầu hỏa có mức giảm thấp hơn là 450 đồng/lít.

Như vậy, mức giá mới sau khi điều chỉnh tại vùng 1 sẽ như sau: Xăng RON95 là 24.550 đồng/lít, Xăng RON92 là 24.050 đồng/lít; dầu diesel 0,5s là 21.450 đồng/lít; dầu hỏa cũng có mức giá mới là 21.600 đồng/lít.

Lãnh đạo Petrolimex cho biết, việc giảm giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản hướng dẫn của Liên bộ Tài chính - Công thương.

Như vậy, sau gần 2 tuần giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng mạnh, giá xăng trong nước đã có dấu hiệu giảm nhiệt.

Trong lần điều chỉnh giá xăng, dầu gần nhất tối ngày 28/3, giá xăng đã được liên Bộ Tài chính - Công thương quyết định tăng tối đa là 1.430 đồng/lít. Trong khi đó, giá các mặt hàng dầu cũng được điều chỉnh tăng từ 362-807 đồng/lít,kg.

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

Trung tâm TTCN&TM

Cũng trong thông báo vừa được phát đi cuối giờ chiều nay, Bộ Tài chính cho biết, kể từ ngày 4/4/2013 đến nay, giá xăng dầu thế giới đã liên tục có biến động giảm.

Nếu tính bình quân 30 ngày (từ ngày 10/3/2013 đến 8/4/2013) thì giá xăng thế giới chỉ ở ngưỡng hơn 119 USD/thùng, trong khi đó dầu diesel cũng chỉ ở mức trên 122 USD/thùng.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, giá mặt hàng xăng trước thời điểm giảm giá đang cao hơn giá cơ sở là 481 đồng mỗi lít. Tương tự, giá bán các mặt hàng dầu cũng chênh so với giá cơ sở từ 42-445 đồng/lít,kg.

Bởi vậy, theo Bộ Tài chính, mặc dù thuế suất thuế nhập khẩu các chủng loại xăng

dầu trong nước còn thấp hơn nhiều so với barem quy định nhưng để đảm bảo hài hòa lợi ích cho người tiêu dùng, Nhà nước và doanh nghiệp thì trước mắt Nhà nước vẫn chưa khôi phục thuế suất thuế nhập khẩu.

Thay vào đó Liên Bộ Tài chính - Công thương quyết định yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chủ động rà soát lại phương án giá, cách tính giá để giảm giá bán xăng dầu trong nước.

Giá trái cây tăng mạnh Theo Hiệp hội Rau quả

Việt Nam, hiện giá các loại trái cây đều tăng giá, trong đó tăng mạnh nhất là bưởi, chôm chôm, mãng cầu,

Xuất khẩu thủy sản quý I giảm khoảng 8%

Theo VASEP, nguyên nhân do nguồn nguyên liệu tôm thiếu hụt vì dịch bệnh và đầu ra lớn nhất là thị trường Nhật Bản bị kiểm tra Ethoxiquyn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong tháng 3/2013 tiếp tục bị tác động bởi những khó khăn về thị trường tiêu thụ

và nguồn nguyên liệu, vì vậy ước tính giá trị xuất khẩu giảm 17-18% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 447 - 450 triệu USD. Tổng xuất khẩu trong cả quý I năm nay ước đạt khoảng 1,2 tỷ USD, giảm 7,5 – 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu cá tra trong tháng 3 tiếp tục giảm trên 13% đạt 140 triệu USD, tổng xuất khẩu trong quý I đạt 393 triệu USD, giảm 7,6% so

với cùng kỳ năm ngoái. DN xuất khẩu cá tra vẫn chưa thoát khỏi bế tắc về vốn và khó khăn về nguồn tiêu thụ, giá trung bình thấp và áp lực từ các rào cản thị trường.

Xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng ước đạt 145 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng xuất khẩu trong tháng 3 đã có xu hướng đi xuống, giảm 16%. Mặc dù sản lượng khai thác cá ngừ được đánh giá là khả

thanh long, dừa, chanh... Sau một thời gian dài

rớt giá mạnh, có lúc chỉ còn 14.000 - 16.000 đồng/12 quả, song hiện nay, giá dừa tại Tiền Giang, Bến Tre đã tăng lên gấp 2-3 lần. Giá bưởi năm roi cũng tăng gấp đôi, lên 25.000 đồng/kg; giá thanh long đã tăng gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2012, từ 10.000 đồng/kg lên 29.000 - 32.000 đồng/kg...

Lý giải về sự tăng giá này, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, thị trường trong nước đang có nhu cầu tiêu thụ mạnh, thị trường xuất khẩu cũng khan hàng, trong khi nguồn cung hạn chế do đang trái mùa vụ nên giá cả tăng mạnh.

XUẤT NHẬP KHẨU

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

quan trong những tháng đầu năm, tuy nhiên ngày càng nhiều ngư dân có xu hướng chuyển sang đánh bắt cá ngừ theo phương pháp câu tay (để giảm chi phí và tăng năng suất) nhưng lại khiến cho chất lượng cá đánh bắt được thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Xu hướng này có thể tiếp tục trong những tháng tới làm ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng cá xuất khẩu.

Hàn Quốc siết kiểm tra tôm Việt Nam

Tôm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc sẽ gặp khó khăn khi nước này có kế hoạch kiểm tra chỉ tiêu Eth-oxyquin trong tôm đông lạnh của Việt Nam.

Tổng cục Thanh tra, Kiểm dịch Động thực vật và Thủy sản Hàn Quốc (QIA) cho biết họ sẽ tiến hành kiểm tra chỉ tiêu Ethoxyquin trong tôm đông lạnh nhập từ Việt Nam trong thời gian 1 năm, từ 1/1 - 31/12/2013 với giới hạn phát hiện là 0,01 mg/kg.

Năm ngoái, Hàn Quốc cùng với Australia được coi là 2 thị trường khả quan nhất của nước ta bởi giá trị xuất khẩu (XK) sang 2 quốc gia này đều tăng trưởng trong khi XK sang nhiều thị trường lớn khác lại sụt giảm.

Cũng trong năm 2012, Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 5 của Việt Nam với giá trị XK tôm sang

thị trường này đạt 171,4 triệu USD, tăng 8,8% so với năm 2011. Trong khi đó, XK tôm sang các thị trường chính khác như Mỹ giảm 18,6%, EU giảm 24,5% và Nhật Bản cũng chỉ tăng 1,7%.

Trước thông tin từ phía nhà nhập khẩu (NK) về việc Hàn Quốc áp dụng chế độ kiểm tra Ethoxyquin, nhiều DN đã tỏ ra lo ngại cho đầu ra của tôm Việt Nam bởi vấn đề Ethoxyquin trên thị trường Nhật Bản vẫn chưa được giải quyết.

Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, hai tháng đầu năm 2013, giá trị XK tôm của Việt Nam đạt trên 242,2 triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ đã vượt qua Nhật Bản để dẫn đầu các thị trường NK tôm Việt Nam. Tuy vậy, XK tôm sang thị trường này năm nay gặp khó khăn nhiều hơn bởi nguy cơ Mỹ áp thuế chống trợ cấp.

Do nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh bởi suy thoái kinh tế nên EU đã từ vị trí thứ 3 về NK tôm Việt Nam trong nhiều năm qua xuống vị trí thứ 4 sau Trung Quốc.

Bên cạnh nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, ngành tôm năm 2013 có lẽ tiếp tục phải đối mặt với tình trạng bất ổn về nguồn cung nguyên liệu do tôm chết sớm, chết hàng loạt tại nhiều vùng nuôi chính trên cả nước.

Cho phép xuất khẩu 200.000 tấn đường

Ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN, khẳng định Bộ Công thương vừa cho phép các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu 200.000 tấn đường, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6-2013.

Tuy nhiên, ông Long cho rằng động thái này chỉ mới giải quyết được lượng đường mà các doanh nghiệp đang sản xuất, chứ không làm giảm lượng đường tồn kho, bởi khu vực miền Trung và miền Bắc đang vào cao điểm sản xuất mía đường. Lượng đường tồn kho hiện nay của các doanh nghiệp ngành mía đường đã xấp xỉ 500.000 tấn, cao nhất từ trước tới nay.

Thương mại Việt nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm 2013

Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho thấy, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2012 đạt 24,4 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 19,6 tỷ USD và nhập khẩu từ Hoa Kỳ 4,8 tỷ USD.

Sang năm 2013, đặc biệt là hai tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã thu về từ thị trường Hoa Kỳ 3,1 tỷ USD, tăng 21,75% so với cùng kỳ năm 2012, tính riêng tháng 2/2012 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt trên 1 tỷ USD.

XUẤT NHẬP KHẨU

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

Phần lớn kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian này đều tăng trưởng, chỉ có hai mặt hàng giảm kim ngạch là cà phê giảm 13,34% và dây điện và dây cáp điện giảm 74,07%.

Mặt hàng có kim ngạch đạt cao nhất trong 2 tháng đầu năm là hàng dệt may với kim ngạch 1,2 tỷ USD, tăng 15,75% so với cùng kỳ, chiếm 39% tỷ trọng, kế đến là hàng giày dép các loại tăng 27,42%, tương đương với 359,8 triệu USD.

Đáng chú ý, mặt hàng dá quý, kim loại và sản phẩm tuy kim ngạch chỉ đạt 35,2 triệu USD, nhưng lại là mặt hàng có sự tăng trưởng cao hơn cả, tăng 453,82% so với 2 tháng năm 2012.

Ngược lại Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ 713 triệu USD, gồm các mặt hàng chủ yếu là sữa và sản phẩm sữa 29,8 triệu USD; bông các loại 77,2 triệu USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 104,5 triệu USD...

Theo dự báo của Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, thì thương mại Việt – Hoa Kỳ đến năm 2013, thương mại song phương có thể đạt con số hơn 27 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 22,5 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chỉ hơn 5 tỷ USD. Đến năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên có thể lên đến

hơn 33 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức hơn 27 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là trên 6 tỷ USD.

Tuy nhiên, nhập khẩu may mặc vào thị trường Hoa Kỳ từ Việt Nam bị chững lại trong những năm gần đây vì sự gia tăng nhanh chóng của chi phí nhân công, cạnh tra-nh cao từ các quốc gia láng giềng và nhu cầu sụt giảm tại Hoa Kỳ mà nguyên nhân đến từ khủng hoảng kinh tế tài chính từ năm 2008.

Dệt may đạt 1,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu

Theo ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Quý I/2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 3,79 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ, tiếp tục đứng đầu danh sách nhóm hàng xuất khẩu của cả nước. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 3/2013, ngành dệt may đạt 1,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.

Các thị trường xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vẫn bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, chỉ tính riêng Hà Quốc đạt mức tăng trưởng ấn tượng, trên 25% so với cùng kỳ. Thị trường EU mặc dù tăng trưởng thấp hơn nhưng vẫn đạt mức 13%.

Ông Trường cũng cho biết, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp chủ động đầu

tư trang thiết bị, nhân lực để đón đầu xu hướng dịch chuyển đơn hàng của nhà nhập khẩu Nhật Bản từ nước khác sang nên đã có đơn hàng sản xuất ổn định hết Quý II, thậm chí Quý III.

Chiến lược trong thời gian tới, nghành dệt may tập trung củng cố hợp đồng tại các trường nhỏ và tăng thị phần ở những thị trường mới như Nga, Đông Âu, Trung Đông…

Theo các chuyên gia, khi Hiệp định TPP được ký kết, các hiệp định khu vực tự do ASEAN, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Trung Quốc có hiệu lực, thuế suất hàng may mặc XK Việt Nam vào các thị trường này là 0% nên khả năng bùng nổ đơn hàng có thể xảy ra.

Do đó, các DN cần khẩn trương phát triển năng lực cung ứng bằng việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tăng tỷ lệ nội địa hóa để có thể nắm bắt cơ hội mới.

Mật ong Việt Nam được phép vào thị trường EU

EU đã công nhận chất lượng và cho phép mật ong tươi của Việt Nam được xuất khẩu bình thường vào thị trường này

Vụ thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) đã

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

chính thức công nhận bản kế hoạch do Việt Nam đệ trình liên quan tới quản lý dư lượng các chất trong mật ong tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh khi xuất khẩu vào thị trường EU. Với quyết định này, Liên minh châu ÂU (EU) đã công nhận chất lượng mật ong tươi từ Việt Nam và cho phép mật ong tươi của Việt Nam được xuất khẩu bình thường vào EU.

EU cũng đã thông báo chính thức trên Công báo của Liên minh châu Âu việc ban hành quyết định sửa đổi quyết định số 2011/163/EU (đính kèm) về việc công nhận kế hoạch các biện pháp giám sát về dư lượng của các sản phẩm động thực vật sống từ các nước thứ ba nhập khẩu vào EU.

Ban hành kèm cùng với quyết định nói trên là danh sách các nước đã đệ trình bản kế hoạch cam kết kiểm soát chất lượng đối với các sản phẩm từ động thực vật sống đã được EC chấp thuận.

Theo đó, cùng với việc Việt Nam được xuất khẩu mật ong vào EU, các nước như Bosnia & Herzegovina được chấp thuận xuất khẩu gia cầm, trứng, sữa và mật ong; Nhật Bản được chấp thuận xuất khẩu thịt bò; Moldova được chấp thuận xuất khẩu gia cầm, hải sản và trứng.

Mật ong Việt Nam trong thời gian qua đã gặp phải một số khó khăn khi xuất

khẩu, đặc biệt là vào thị trường Mỹ và EU vì chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về giám sát an toàn cũng như kiểm soát dư lượng các chất, nhất là là chất Carbenzamin (thuốc trừ nấm).

Trong những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 30 ngàn tấn mật ong, với giá dao động trên dưới 2.400 USD/tấn./.

Nhật Bản công nhận kiểm nghiệm nông sản của Việt Nam

Chính phủ Nhật đã chấp nhận các phòng kiểm nghiệm của Việt Nam trong việc kiểm tra chất lượng thủy sản và thực phẩm xuất khẩu sang Nhật. Ông Nguyễn Trung Dũng - Tham tán thương mại tại Nhật Bản vừa cho biết.

Quyết định này nằm trong thỏa thuận về an toàn vệ sinh thực phẩm giữa 2 nước. Với việc công nhận kiểm dịch lẫn nhau sẽ là điều kiện tốt để VN chủ động đẩy xuất khẩu nông thủy sản sang Nhật.

Tôm nước ấm đông lạnh có thể thoát kiện phá giá ở Mỹ

Cục quản lý cạnh tranh hôm nay 8.4 cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố quyết định sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 7 (POR7) đối với mặt hàng tôm nước ấm

đông lạnh của VN.Theo đó, mức thuế tạm

thời đối với tất cả các công ty VN là bị đơn bắt buộc (có khối lượng xuất khẩu chiếm đa số trong tổng lượng tôm xuất vào Mỹ, được DOC chọn làm bị đơn bắt buộc) đều bằng 0,00%. Mức thuế tạm thời cho bị đơn tự nguyện (tự nguyện tham gia điều tra) cũng là 0,00%.

Tuy nhiên, mức thuế toàn quốc (dành cho các nhà xuất khẩu còn lại không tự nguyện hoặc tham gia không đầy đủ, không chứng minh được hoạt động độc lập với sự kiểm soát của chính phủ) lên tới 25,76%.

Cục quản lý cạnh tranh nhận định, mức thuế sơ bộ trên là kết quả tích cực so với mức thuế trong các đợt rà soát hành chính trước. Tuy nhiên, kết quả cụ thể như thế nào phải đợi đến quyết định cuối cùng của POR 7 vào tháng 7 năm nay.

Ngoài ra, hai trong số các công ty xuất khẩu VN bị kiện chống bán phá giá đồng thời là bị đơn bắt buộc trong vụ kiện chống trợ cấp đang trong quá trình trả lời câu hỏi của DOC.

Dự báo sản lượng hồ tiêu giảm 20%

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo sản lượng hồ tiêu cả nước năm nay chỉ đạt khoảng 88.000 - 90.000 tấn, giảm 20% so với năm ngoái

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

sau khi tổ chức này đã cùng các doanh nghiệp hội viên khảo sát 6 tỉnh trồng tiêu trọng điểm trong cả nước là Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đắc Nông, Đắc Lắc và Gia Lai.

Theo báo cáo kết quả khảo sát của VPA thì diện tích trồng mới tăng khá mạnh, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, nơi còn nhiều quỹ đất. Tuy nhiên, tại nhiều nơi trồng tiêu, những vườn tiêu đã khai thác trên 10 năm, nay già cỗi, nhà nông ít quan tâm chăm sóc, giảm thâm canh, dẫn đến năng suất giảm dần.

Tháng 6 năm ngoái các vùng trồng tiêu bị ảnh hưởng cơn bão số 1, sau đó mưa lớn kéo dài, nên cây tiêu phát lộc non, nhiều lá nhưng ít nụ hoa. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giảm năng suất tiêu ở hầu hết các tỉnh. Ngoài ra, do lượng mưa lớn kéo dài, gây ngập úng, làm thối rễ tiêu, gây bệnh chết nhanh.

Mỗi tháng phải xuất khẩu hơn 10,7 tỷ USD

Theo Bộ Công Thương để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đề ra, từ nay đến hết năm, kim ngạch xuất khẩu bình quân 1 tháng phải đạt hơn 10,7 tỷ USD, đây là con số phải rất nỗ lực để thực hiện.

Theo Bộ Công Thương, mục tiêu kim ngạch xuất

khẩu (KNXK) cả năm tăng 2013 tăng 10% so với 2012, tức là phải đạt 126,1 tỷ USD. Ba tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt đạt hơn 29,68 tỷ USD bằng 23,5% kế hoạch (bình quân 1 tháng đạt 9,89 tỷ USD).

Như vậy 9 tháng tiếp theo phải đạt trên 96,42 tỷ USD, nghĩa là bình quân 1 tháng kim ngạch xuất khẩu phải đạt hơn 10,7 tỷ USD, theo kinh nghiệm từ những năm trước và xu hướng phục hồi chậm của kinh tế thế giới thì phải rất nỗ lực mới thực hiện được mục tiêu này.

Bộ Công Thương cho biết: Kim ngạch 3 tháng đầu năm ước đạt 23,5% kế hoạch năm cao hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu Quốc hội thông qua là 10%. Trong đó, xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng với mức tăng trưởng 31,8%. Trong khi đó nhóm hàng nông sản, thủy sản giảm nhẹ 0,3% và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản chỉ tăng nhẹ 1,2%.

Đáng chú ý, tỷ trọng của các nhóm hàng đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, tăng dần nhóm hàng công nghiệp chế biến. So với tỷ trọng của quý I năm 2012, quý I năm 2013 tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến đã tăng từ 63,3% lên

69,7%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm từ 10,45% xuống còn 8,84%; nhóm hàng nông lâm sản giảm từ 19% xuống còn 15,8%.

Đồng thời, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu khôi phục và có xu hướng tăng dần, theo đó xuất khẩu tăng 10,1% và nhập khẩu tăng 7,9% ( cùng kỳ năm 2012 xuất khẩu tăng 5,1% và nhập khẩu giảm 10,7%), đây có thể là tín hiệu khả quan về việc sản xuất bắt đầu hồi phục.

Bên cạnh đó, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu, nếu không kể dầu thô, xuất khẩu khối này tăng 27,1%. Điều này cho thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực, kinh nghiệm và thị trường sẵn có vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu.

Với xu hướng nhập khẩu tăng dần từ tháng 2, xuất siêu ở mức 482 triệu USD. Trong bối cảnh hiện nay, xu hướng tăng nhập khẩu có thể xem là yếu tố phục hồi sản xuất. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu về giảm dần nhập siêu các biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu vẫn cần được duy trì.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

GDP năm 2013 sẽ tăng trưởng 5,5%

HSBC dự báo, kinh tế năm 2013 sẽ tốt đẹp hơn và lạm phát cũng sẽ được kiềm chế ở mức thấp hơn.

HSBC vừa công bố báo cáo Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2013. Theo đó, HSBC dự báo GDP năm 2013 sẽ tăng trưởng 5,5% nhờ vào sự hỗ trợ của nhu cầu nội địa đang được cải thiện dần dần, hoạt động đầu tư nước ngoài tăng tốc và lượng kiều hối ổn định.

Đến cuối năm 2014, xuất khẩu sẽ tăng trưởng, đóng góp khoảng 90% cho tăng trưởng GDP.

Trong khi nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng trưởng có nghĩa là thặng dư thương mại sẽ không đáng kể nhưng Việt Nam có vẻ sẽ không quay lại thời kỳ thâm hụt thương mại cao do hiện nay hành vi tiêu dùng đang trở nên cẩn trọng hơn.

Đối với quý I/2013, trong khi cả hai chỉ số PMI và GDP chính thức cho thấy một sự sụt giảm tuần tự thì chỉ số PMI của HSBC vẫn cho thấy một sự tăng trưởng nhẹ, trong khi số liệu về GDP thống kê lại có sự sụt giảm mạnh với tốc độ còn nhanh

hơn quý I/2012. Vì chỉ số GDP, đặc biệt là của Việt Nam, thường là những ước tính mà sau đó có thể được chỉnh sửa, những con số này nên được diễn tả như là một hướng đi của nền kinh tế hơn là con số tuyệt đối. Dự tính hơi cao của GDP quý I.2013 so với con số chính thức đã chỉnh sửa 4,75% của quý I/2012 cho thấy nền kinh tế năm 2013 dự kiến sẽ tốt đẹp hơn.

HSBC cũng lưu ý rằng, con số tăng trưởng GDP trong quý I/2013 được tính toán dựa trên giá so sánh năm 2010 trong khi các số liệu GDP trong quá khứ được dựa trên chỉ số giá so sánh năm 1994. Với giá so sánh năm 2010, chỉ số GDP quý I/2012 cũng được điều chỉnh tăng lên từ mức 4,1% thành 4,75% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát tháng 3 đã chậm lại từ mức 7% trong tháng 2 xuống còn 6,6% trong tháng 3. Tỷ lệ lạm phát trung bình của cả quý I.2013 thấp hơn mức 7%, một con số tích cực từ mức lạm phát 16% trong quý I/2012. Lạm phát giảm là nhờ vào giá cả thực phẩm giảm mạnh thêm 0,5% so với tháng trước từ

mức 2,3% trong tháng 2. Trong khi Chính phủ cam

kết giữ nền kinh tế ổn định, với bối cảnh nhu cầu nội địa còn yếu và giá cả hàng hoá được kìm lại, chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ được kiềm chế trong năm 2013. Trừ phi giá cả hàng hoá tăng mạnh hoặc chi phí dịch vụ công tăng thêm như trường hợp lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tăng vào quý III/2012, lạm phát sẽ chậm lại trong quý III/2013, tạo điều kiện cho NHNN giảm lãi suất thị trường mở OMO thêm 50 điểm vào cuối quý II/2013./.

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Nóng nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài

Trong quý I-2013, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đã thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với 84 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,539 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong quý I.

Tiếp đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 249,84 triệu USD,

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

chiếm gần 4,1% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 29 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 85,2 triệu USD.

Tính chung, trong quý I-2013, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 2,7 tỷ USD, tăng 7,1% với cùng kỳ năm 2012. Đến ngày 20-3-2013 cả nước có 191 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2,927 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2012 và 71 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,1 tỷ USD, tăng hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2012. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 6,034 tỷ USD, tăng 63,6% so với cùng kỳ năm 2012.

Nhìn về các đối tác đầu tư, trong quý I -2013 đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,159 tỷ USD, chiếm 52,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Sin-gapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,278 tỷ USD, chiếm 37,8% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 156,99 triệu USD, chiếm 2,6% tổng vốn

đầu tư.Mặt khác, nếu tính theo

địa bàn đầu tư, trong quý I -2013 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 28 tỉnh thành phố, trong đó với sự điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,8 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 46,4% tổng vốn đầu tư. Thái Nguyên đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,016 tỷ USD, chiếm 33,4% vốn đăng ký. Bình Dương đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 385,97 triệu USD.

2.000 tỉ đồng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay

Ngày 2.4, ngân hàng SeABank cho biết sẽ dành gói tín dụng ưu đãi 2.000 tỉ đồng tài trợ vốn lưu động với lãi suất 9,9%/năm (áp dụng tối đa ba tháng đầu của kỳ hạn vay) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành khuyến khích phát triển tín dụng như: lĩnh vực sản phẩm xuất khẩu; sản xuất, chế biến, gia công, dược phẩm và thiết bị y tế; xăng dầu, gas, nhiên liệu, dệt may, sợi, da giày… Các

doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng sẽ được hưởng lãi suất từ 11%/năm áp dụng tối đa cho ba tháng đầu của kỳ hạn vay.

Năm 2013 lạm phát Việt Nam dự kiến khoảng 7,5%

Đó là nhận định của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong phiên họp báo tình hình kinh tế châu Á và Việt Nam ngày 9-4 tại Hà Nội.

Theo đó, ADB dự báo trong vài năm tới lạm phát của Việt Nam sẽ dừng lại ở một con số, dự kiến lạm phát trung bình năm 2013 khoảng 7,5% trước khi tăng lên khoảng 8,2% trong năm 2014. Thặng dư thương mại dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 12,5 tỉ USD trong năm 2013.

Về hệ thống ngân hàng (NH), các chuyên gia kinh tế ADB cho rằng rủi ro đối với kinh tế Việt Nam xoay quanh sự lành mạnh của hệ thống NH và quy mô nợ xấu. Tiến bộ trong việc tái cấp vốn cho hệ thống NH hay giải quyết nợ xấu rất hạn chế. Theo đánh giá của ADB, việc làm sạch bảng cân đối tài sản của NHTM sẽ mở đường cho việc tăng cường mạnh mẽ hoạt động tín dụng. Kế hoạch thành lập một công ty quản lý tài sản (VAMC) để mua lại các khoản nợ xấu từ các NHTM là điều thích hợp.

ADB cũng cho rằng sự phục hồi của thị trường bất động sản có thể giảm bớt áp lực đối với các NHTM trong

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

vấn đề nợ xấu, ít nhất trong thời gian trước mắt. Về gói cứu trợ 30.000 tỉ đồng dự kiến dành cho bất động sản, ADB cho rằng gói cứu trợ này đã đi đúng hướng khi tập trung vào đối tượng nhà ở xã hội và người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, quy mô của gói này chưa đủ lớn để giải cứu thị trường.

Pháp sẽ tăng gấp đôi thị phần doanh nghiệp ở VN

Theo Đài RFI, hôm 9/4, sau khi trở về từ Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole Bricq tuyên bố Paris dự định sẽ tăng gấp đôi thị phần của các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam trong bốnnăm tới.

Bộ trưởng Bricq giải thích rằng thị phần của các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam mới chỉ là 1% vào năm 2012, so với tỷ lệ trung bình 1,5% tại các nước Đông Nam Á khác.

Bà Bricq nhận định “với tăng trưởng trung bình 5% trong những năm gần đây, Việt Nam là một thị trường quan trọng đối với các doanh nghiệp Pháp, vốn còn hiện diện rất ít tại đây.” Cho đến nay, Pháp đứng hàng thứ hai trong số các nhà đầu tư châu Âu vào Việt Nam.

Trong chuyến công du Việt Nam đầu tuần này, Bộ trưởng Ngoại thương Pháp chính thức khởi động năm

Pháp-Việt và gợi ra nhiều khả năng hợp tác song phương, đặc biệt trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, như kế hoạch xây dựng tàu điện ngầm tại Hà Nội, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn công nghiệp lớn.

Campuchia cam kết ủng hộ các dự án cao su Việt Nam

Dự kiến trong năm 2014, tập đoàn cao su Việt Nam sẽ hoàn thành trồng 100.000 ha cao su tại Campuchia.

Chính phủ và Quốc hội Campuchia cam kết ủng hộ mạnh mẽ các dự án của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trên đất Campu-chia, coi đây một biểu hiện sinh động của tình đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đây là khẳng định của ngài Nguon Nhel - Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia trong buổi tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sáng 3/4 tại Phnom Penh.

Tại buổi tiếp, đoàn lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đến chúc Tết Chol Chnam Thmey cổ truyền của Campuchia, thay mặt Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Campuchia, ngài Nguon Nhel bày tỏ đánh giá cao các dự án trồng cao su của Việt Nam tại Campuchia đã thực hiện đúng tiến độ đề ra trong kế hoạch.

Chính phủ, Quốc hội và người dân Campuchia hoàn toàn tin tưởng rằng, các dự án của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại Campuchia không chỉ mang lại nguồn thu ngân sách cho Chính phủ Campuchia, mà còn mang lại hiệu quả xã hội rất lớn khi tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân ở các vùng dự án, đặc biệt là tại tỉnh Kom-pong Thom, nơi được xác định sẽ là “thủ đô cao su” của Campuchia trong tương lai không xa.

“Nhân dân ở tỉnh Kom-pong Thom luôn nhiệt liệt ủng hộ các chính sách xã hội của Tập đoàn cao su Việt Nam ở các vùng dự án. Đó là việc xây dựng đường sá, nâng cao đời sống cả về vật chất và tín ngưỡng cho nhân dân, mà cụ thể là việc xây dựng 2 ngôi chùa mới đây ở tỉnh Kompong Thom” - ngài Nguon Nhel nói

Trong năm 2013, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam bắt đầu đưa vào khai thác cạo mủ những vườn cao su đầu tiên trên đất Campuchia. Dự kiến trong năm 2014, tập đoàn sẽ hoàn thành trồng 100.000 ha cao su tại Cam-puchia, đúng như kế hoạch đã được lãnh đạo Chính phủ hai nước thông qua.

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

Trung Quốc đang nợ nước ngoài tới gần 737 tỷ USD

Theo Tân Hoa xã, ngày 3/4, Cơ quan Quản lý Ngoại hối Quốc gia Trung Quốc (SAFE) cho biết vào cuối năm 2012, nợ nước ngoài của Trung Quốc là 736,99 tỷ USD.

Báo cáo của SAFE lưu ý rằng khoản tiền kể trên được đầu tư vào ngành công nghiệp, giao thông vận tải, hậu cần, dịch vụ bưu chính, bất động sản và công nghệ thông tin.

Khoản tiền này không bao gồm nợ nước ngoài của các đặc khu hành chính Hong Kong, Macau và của Đài Loan. Nợ nước ngoài ngắn hạn, 1 năm hoặc ngắn hơn, của Trung Quốc hiện vào khoảng 540,93 tỷ USD. Trong khi đó, nợ nước ngoài trung và dài hạn hiện là 196,06 tỷ USD.

Theo SAFE, nợ nước ngoài của Trung Quốc chiếm khoảng 8,96% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, thấp hơn nhiều “giới hạn đỏ” 20% của quốc tế.

ODA thế giới giảm mạnh do khủng hoảng nợ công

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, viện trợ phát triển chính thức của các nước phát triển đã giảm 4% trong năm ngoái do nhiều quốc gia cắt giảm ngân sách vì ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.

OECD cho biết trong năm 2011, viện trợ phát triển chính thức (ODA) giảm 2%. Ngoại trừ năm 2007, sự sụt giảm ODA trong năm 2012 là lớn nhất và đây cũng là năm thứ hai liên tiếp nguồn ODA bị giảm.

Theo Tổng thư ký OECD Angel Gurria, việc thắt chặt ngân sách ở các nước thành viên đã dẫn đến tổng nguồn viện trợ giảm trong năm thứ hai liên tiếp.

Nhiều nước trong Liên minh châu Âu trước đây là những nhà tài trợ lớn nhưng nay đã cắt giảm mạnh viện trợ như Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland.

Trong năm 2012, viện trợ ODA từ các nước thành viên của câu lạc bộ các nước giàu có thuộc Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) của OECD đạt 125,7 tỷ USD, chiếm 0,29% Tổng thu nhập quốc dân (GNI) của

những nước này cộng lại, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Liên hiệp quốc đề ra là 0,7%. Tuy nhiên, dù xảy ra khủng hoảng vẫn có chín nước cố gắng tăng viện trợ ODA trong năm 2012.

Chủ tịch mới của DAC, ông Erik Solheim cho biết Anh là một ví dụ điển hình. Mặc dù đang phải tiến hành các chính sách thắt chặt chi tiêu nhưng Anh vẫn cam kết tăng ngân sách viện trợ ODA lên 0,7% GNI trong tài khóa 2013-2014.

Các nhà tài trợ ODA lớn nhất hiện nay là Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Nhật Bản. Còn Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và Luxem-bourg là những nước tiếp tục đóng góp viện trợ ODA vượt chỉ tiêu 0,7% GNI của Liên hợp quốc.

Sản lượng đường của Ấn Độ đạt 23 triệu tấn từ tháng 10 đến tháng 3

Các nhà máy đường của Ấn Độ đã sản xuất 23 triệu tấn đường từ 1/10 đến 31/3, ít hơn khoảng 2% so với một năm trước.

Hiệp hội các nhà máy đường của Ấn Độ (ISMA) cho biết bang Maharashtra sản xuất hàng đầu đã đưa ra 7,7 triệu tấn trong giai

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

đoạn này, thấp hơn khoảng 4% so với năm trước.

Sản lượng từ nhà sản xuất Uttar Pradesh tại phía bắc Ấn Độ, lớn thứ hai của nước này đã đạt 6,7 triệu tấn, gần như không đổi so với một năm trước.

Ấn Độ nước tiêu thụ hàng đầu thế giới và là nước sản xuất lớn nhất sau Brazil có thể sản xuất 24,6 triệu tấn đường trong niên vụ 2012/13 so với nhu cầu hàng năm khoảng 22 triệu tấn.

Fitch cảnh báo nợ của Trung Quốc

Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đã ban hành một cảnh báo về các mức nợ quá mức của Trung Quốc, cho rằng sự đột biến trong tín dụng và sự phụ thuộc vào hoạt động cho vay không minh bạch đã làm tăng nguy cơ bất ổn tài chính.

Hôm qua, 9/4, Fitch đã hạ mức đánh giá dài hạn đồng nội tệ của Trung Quốc từ hạng AA- xuống A+, phù hợp với xếp hạng nợ nước ngoài của nước này. Việc hạ bậc xếp hạng tín dụng chỉ áp dụng với các khoản nợ bằng đồng nhân dân tệ.

Fitch cho biết, xếp hạng của Trung Quốc bị hạ vì 3 yếu tố: sự yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế Trung Quốc, việc mở rộng cho vay dễ dàng và sự nổi lên của

một hệ thống ngân hàng không minh bạch.

Để đáp ứng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2008, Trung Quốc đã kích thích nền kinh tế bằng cách tăng lượng tín dụng có sẵn. Đến cuối năm 2012, lượng cho vay của các ngân hàng Trung Quốc với khu vực tư nhân đạt 136% GDP, mức cao thứ ba ở các nước thị trường mới nổi được Fitch đánh giá.

Phần lớn lượng cho vay được cấp cho chính quyền địa phương và được sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, giúp Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính.

Fitch cũng ước tính, quy mô của khu vực ngân hàng ngầm hiện đã đạt 60% GDP.

Giá dầu thô tăng ngày thứ 3 liên tiếp

Giá dầu thô tăng ngày thứ 3 liên tiếp sau khi chỉ số S&P 500 tăng hơn 1,3%.

Giá dầu thô thế giới trên sàn giao dịch West Texas Intermediate (WTI) qua đêm đạt mức cao nhất trong vòng 1 tuần qua sau khi chỉ số chứng khoán Mỹ tăng lên.

Thêm vào đó, dự trữ dầu thô của quốc gia này đã tăng lên mức kỉ lục 250.000 thùng trong tuần trước lên

389 triệu USD, mức cao nhất kể từ tháng 7/1990. OPEC cũng thu hẹp dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.

Giá dầu thô giao dịch trên WTI giao tháng 5 có mức 94,47 USD/thùng, giảm 17 cent. Khối lượng của tất cả các kỳ hạn giao dịch là 80% dưới mức trung bình 100 ngày. Giá dầu thô hợp đồng đã tăng 44 cent lên 94,64 USD/thùng ngày hôm qua, đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ 2/4.

Giá dầu Brent giao tháng 5 đã giảm 44 cent xuống còn 105,79 USD/thùng trên sàn ICE Futures tại London. Chênh lệch giá dầu Brent và dầu thô WTI thu hẹp nhất gần 10 tháng còn 11,15 USD/thùng.

Trong một cuộc khảo sát của Bloomberg News, dự kiến mức tiêu thụ dầu toàn thế giới sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày. Trước đó, con số dự báo mức tiêu thụ dầu trên toàn thế giới sẽ tăng khoảng 800.000 thùng/ngày, giảm so với dự báo 840.000 thùng/ngày trong tháng trước.

Ông Ibrahim al-Muhan-na, cố vấn bộ trưởng Dầu khí Arab Saudi nhận định, giá dầu Brent sẽ tiếp tục giảm, dự báo giao dịch ở mức 100 USD/thùng trong năm nay.

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Lãi suất cho vay có thể xuống 10%/năm

“Lạm phát năm 2013 nhiều khả năng ở mức dưới 7%, lãi suất huy động có thể xuống 7%/năm, lãi suất cho vay xuống 10%/năm”, đó là đánh giá do uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) vừa công bố.

Theo nhận định của NFSC, nền kinh tế vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn như sức sản xuất của doanh nghiệp còn yếu, tổng cầu của nền kinh tế thấp; động lực quan trọng cho tăng trưởng trong quý 1/2013 là xuất khẩu, song trong năm 2013 giá hàng hoá thế giới lại được dự báo sẽ không tăng thậm chí giảm…

Lạm phát năm 2013, theo dự báo của NFSC, tiếp tục được kiềm chế ở mức thấp. Nguyên nhân: lực cầu của nền kinh tế yếu; tăng trưởng tín dụng ba tháng đầu năm ở mức rất thấp; chưa có điều chỉnh về chính sách giá, và theo thống kê số liệu mười năm trở lại đây, bình quân lạm phát quý 1 bằng khoảng 40% cả năm. Với những dữ liệu như vậy, “lạm phát cả năm nhiều khả năng sẽ dưới mức 7%”, NFSC nhận định.

Với diễn biến này của lạm phát, NFSC cho rằng, lãi suất

huy động có thể dao động quanh mức 7%/năm, lãi suất cho vay ở mức 10% là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Trong khi đó, thanh khoản ngân hàng tiếp tục duy trì ổn định song mặt bằng lãi suất giảm chưa như mong đợi của các doanh nghiệp. Bên cạnh vấn đề lãi suất, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, do vậy, vốn tín dụng vào khu vực sản xuất vẫn chưa có nhiều cải thiện so với cuối năm ngoái. Biểu hiện, tính đến ngày 21.3.2013, dư nợ tín dụng chỉ tăng 0,03% trong khi huy động tăng 3,86% so với 31.12.2012. Thêm vào đó, nợ xấu chưa được khắc phục cơ bản vẫn là một trong những trở ngại lớn cho việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, trái phiếu chính phủ tiếp tục là một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các tổ chức tín dụng khi lợi suất ở mức hấp dẫn và rủi ro giảm, biểu hiện qua khối lượng trái phiếu chính phủ huy động trên thị trường sơ cấp lớn. Do vậy, cơ quan này nhận định, “mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 12% vẫn đối mặt với thách thức lớn”.

Với diễn biến đó của nền kinh tế, NFSC cho rằng với chính sách tiền tệ, cần

tiếp tục giảm lãi suất để giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu, sớm đưa công ty mua bán nợ (VAMC) đi vào hoạt động; chủ động đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất để hỗ trợ khu vực xây dựng và thị trường bất động sản; thực thi chính sách tỷ giá linh hoạt, hài hoà mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Chính sách tài khoá cần cân nhắc khả năng giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% để khuyến khích đầu tư tư nhân, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khắc phục hiện tượng chuyển giá; xem xét giảm thuế VAT.

Về chính sách với tỷ giá, NFSC nhận định, tỷ giá tiếp tục ổn định nhờ cán cân thương mại tiếp tục thặng dư và đầu tư ngắn hạn tiếp tục được cải thiện. Trong ngắn hạn, cơ quan giám sát cho rằng, tiếp tục thực thi chính sách ổn định tỷ giá. Song, trong điều kiện lạm phát đã trong khả năng kiểm soát, NFSC cho rằng “tỷ giá nên điều chỉnh với một mức độ cho phép để không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu về lâu dài và hạn chế đầu tư ngắn hạn từ nước ngoài”.

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Sản xuất hàng giả bị phạt tới 200 triệu đồng

Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, người buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng có thể bị phạt tới 100 triệu đồng; còn người sản xuất các loại mặt hàng trên có thể bị phạt tới 200 triệu đồng.

Cụ thể, các đối tượng có hành vi buôn bán các loại hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị phạt từ 1 – 100 triệu đồng. Khung phạt này được áp dụng đối với 4 nhóm hàng giả, gồm:

1. Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hoá; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

2. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hoá;

3. Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất;

có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hoá;

4. Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

Cũng theo quy định tại dự thảo, mức phạt nêu trên sẽ được tăng gấp 2 lần đối với một trong 3 trường hợp: 1. Người sản xuất, người nhập khẩu hàng giả hoặc người buôn bán hàng giả là người nhập khẩu hàng giả đó; 2. Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; 3. Hàng giả là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy và hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh.

Bên cạnh đó, các đối tượng vi phạm còn chịu hình

phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; tiêu hủy hàng hóa; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 3 – 6 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 3 – 6 tháng nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm...

Kinh doanh hàng nhập lậu bị phạt tới 50 triệu đồng

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (trường hợp nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hoá, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hoá của thương nhân khác; nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hoá) thì mức phạt tiền từ 500 nghìn đồng - 70 triệu đồng.

Còn vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng - 50 triệu đồng (tùy giá trị hàng hóa nhập lậu). Trường hợp người trực tiếp nhập lậu hàng hóa thực hiện hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu (nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự) thì mức phạt sẽ gấp 2 lần mức trên.

Dự thảo đang được Bộ Công Thương công bố lấy ý kiến nhân dân.

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

Hỗ trợ 100% kinh phí xúc tiến đầu tư nước ngoài

Từ ngày 5/5, cơ chế quản lý tài chính Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 31/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành.

Theo đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho công tác tuyên truyền, quảng bá về môi trường đầu tư của Việt Nam; Kinh phí tổ chức chương trình vận động xúc tiến thu hút vốn đầu tư tại các địa bàn trọng điểm ở nước ngoài. Các thành viên tham gia chương trình sẽ được hỗ trợ từ 70 - 100% công tác phí, tùy thuộc vào việc hưởng lương ngân sách hay không.

Phạt tới 100 triệu

đồng nếu in hóa đơn giả Theo dự thảo Nghị định

quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí và hóa đơn vừa được Bộ Tài chính hoàn tất và đưa ra lấy ý kiến, dự kiến từ ngày 1/7, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoá đơn không chỉ bị phạt nặng mà còn phải có các biện pháp khắc phục hậu quả.

Mức phạt nhẹ nhất từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ các nội dung quy định; mức phạt cao nhất là có thể đến 100 triệu đồng

đối với hành vi in hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả, đồng thời bị phạt đình chỉ quyền tự in hóa đơn và quyền khởi tạo hóa đơn điện tử trong thời hạn 36 tháng kể từ khi hành vi bị phát hiện

Sẽ xóa nợ cho doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước giải thể trước ngày 1-7-2013 hoặc đã cổ phần hóa hoặc đã chuyển đổi dưới dạng giao, bán sẽ được xóa tiền thuế nợ, tiền phạt phát sinh trước ngày 1-7-2007 mà chưa nộp ngân sách.

Đây là quy định trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xóa nợ do Bộ Tài chính công bố ngày 3-4.

Tiền thuế được xóa gồm thuế môn bài, thuế doanh thu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế nhà đất, thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất… Tiền phạt chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế cũng được xóa.

Ngoài doanh nghiệp nhà nước thì hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn và không thanh toán được nợ thuế, đã ngừng kinh doanh cũng được xóa nợ.

Gia hạn thêm 24 tháng cho vay tín dụng xuất khẩu

Vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước cũng được gia hạn tăng từ 12 năm lên tối đa 15 năm

Theo Dự thảo Nghị định về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, các nhóm hàng xuất khẩu rau quả, thủy sản sẽ được gia hạn thời gian vay vốn tối đa từ 12 tháng lên 36 tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng).

Đối tượng được áp dụng ưu đãi này là các doanh nghiệp bị lỗ trong năm 2011 và năm 2012; không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Dự thảo cũng bổ sung gia hạn thời gian cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ 12 năm lên tối đa 15 năm (tổng thời gian vay vốn tối đa 15 năm) đối với một số dự án kết cấu hạ tầng kinh tế có qui mô đầu tư lớn trong lĩnh vực sản xuất điện, cung cấp nước sạch, xi măng, thép, môi trường.

Theo dự thảo, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được giao hướng dẫn hồ sơ, thủ tục và xem xét, quyết định gia hạn nợ cho các dự án đáp ứng quy định của Nghị định.

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

DN thuỷ sản được vay vốn theo cơ chế tín dụng xuất khẩu

Mức cho vay tối đa bằng 85% tổng nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi thuỷ sản phục vụ xuất khẩu

Theo Dự thảo Nghị định về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, sẽ bổ sung các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mua thức ăn chăn nuôi thuỷ sản phục vụ xuất khẩu vay vốn theo cơ chế tín dụng xuất khẩu.

Theo đó, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện: Có hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng bán thuỷ sản cho doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu; Có phương án nuôi thuỷ sản phục vụ xuất khẩu có hiệu quả được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và chấp thuận cho vay...

Mức cho vay tối đa bằng 85% tổng nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi thuỷ sản phục vụ xuất khẩu theo phương án đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và chấp thuận cho vay, đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi đối tượng được vay không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc

điểm của từng phương án vay vốn để mua thức ăn chăn nuôi thuỷ sản phục vụ xuất khẩu đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và chấp thuận cho vay, nhưng thời hạn cho vay của từng khoản vay không quá 12 tháng.

Theo dự thảo, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được giao hướng dẫn hồ sơ, thủ tục và xem xét, quyết định cho vay vốn để mua thức ăn chăn nuôi phục vụ xuất khẩu theo cơ chế vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước./.

Hỗ trợ pháp lý tài chính cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa phê duyệt kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho DN trong năm 2013 nhằm giúp DN, người nộp thuế, người khai hải quan, tổ chức, cá nhân liên quan nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài chính, góp phần hạn chế rủi ro pháp lý, từng bước tháo gỡ khó khăn cho DN.

Trong lĩnh vực thuế, sẽ hỗ trợ, cung cấp thông tin về những quy định của các luật thuế: Thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, giá trị gia tăng. Đối với lĩnh vực hải quan, sẽ hỗ trợ và cung cấp thông tin về những quy định mới của Luật Quản lý thuế; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về hải quan.

Hỗ trợ thông tin đối với các văn bản hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với DN đủ điều kiện…

Cảnh báo khi tìm kiếm đối tác đến từ UAE

Bộ Công Thương mới đây đã đưa ra cảnh báo với các DN khi ký hợp đồng với một số đối tác đến từ các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).

Bộ Công Thương đề nghị các DN tìm hiểu kỹ về đối tác, về các quy định quản lý nhập khẩu của cả UAE và Việt Nam, nâng cao nghiệp vụ giao dịch, nghiệp vụ ngoại thương, cẩn thận trong khâu dự thảo, đàm phán và ký hợp đồng để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Cẩn trọng tình trạng lừa đảo hợp đồng xuất khẩu sang Mexico

Một số doanh nghiệp Việt Nam phản ảnh tình trạng lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm, để chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp

Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công thương) dẫn báo cáo quý I/2013 của Thương vụ Việt Nam tại Mexico cho biết, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại nước này đã

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 08 thaùng 04 naêm 2013

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.* Thành viên:Trần Văn Tỵ

Nguyễn Bá ĐoánNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn LuôngQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

01/GP-XBBTNgày cấp 03\12\2012

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

Trung tâm TTCN&TM

nhận được hồ sơ của một số doanh nghiệp Việt Nam phản ảnh tình trạng lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm, để chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp Việt Nam do không sử dụng Thư tín dụng (L/C) trong thanh toán quốc tế và do doanh nghiệp nước ngoài lập chứng từ giả.

Nhân các sự vụ đã xảy ra, Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần thận trọng khi ký kết và thực hiện Hợp đồng Ngoại thương. Cụ thể như sau:

Người ký hợp đồng nhập khẩu phải là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hoặc phải là người được ủy quyền hợp pháp để tránh trường hợp khi xảy ra tranh chấp nếu phía doanh nghiệp Việt Nam khởi kiện, sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

Trong hợp đồng ngoại thương phải ghi rõ địa chỉ email, điện thoại, fax theo đăng ký kinh doanh của nhà nhập khẩu. Trên thực tế, người nhận hàng và người được thông báo (Consignee & Notify) không có trách nhiệm phải trả tiền cho doanh nghiệp Việt Nam nếu họ không phải là nhà nhập khẩu.

Tại mục người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp trong các hợp đồng ngoại thương phải ghi tên, không được để trống và phải có bằng chứng người ký hợp

đồng là đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp. Phía dưới chữ ký người đại diện phải ghi họ tên và chức danh. Có trường hợp người giao dịch khác với người ký kết hợp đồng (người đại diện hợp pháp) - doanh nghiệp cần lưu ý trường hợp này.

Khi xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp trong nước nên sử dụng phương thức thanh toán bằng Thư tín dụng không hủy ngang (Ir-revocable Letter of Credit At sight – viết tắt là L/C), đây là hình thức an toàn nhất nhưng vẫn cần lưu ý các trường hợp ký hậu vận đơn chấp nhận thanh toán.

Khi chấp nhận phương thức thanh toán TT, doanh nghiệp Việt Nam hết sức thận trọng vì có thể gặp rủi ro trong các trường hợp như giá thị trường tiêu thụ xuống, đối tác không có thiện chí thanh toán, hoặc lý do khác... đối tác nhập khẩu không thanh toán hoặc từ chối thanh toán khiến doanh nghiệp Việt Nam bị mất vốn, đối với doanh nghiệp nhỏ, số tiền này có thể dẫn đến phá sản.

Các doanh nghiệp cũng cần thận trọng khi thấy đối tác chỉ sử dụng email giao dịch tại Yahoo, Gmail, Hot-mail, không có email chính thức tại nước sở tại.

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT