16
1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn chuyên đề Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm, xúc cảm của con người. Môn học âm nhạc trong nhà trường là phương tiện tích cực để hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư duy sáng tạo, làm cho học sinh nhanh nhẹn và sống lạc quan yêu đời. Âm nhạc góp phần phát triển những tố chất tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để học sinh phát triển hoàn chỉnh, cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất. Theo đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông có 2 loại hoạt động giáo dục chính là: Dạy học các môn và trải nghiệm sáng tạo. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hành, ngoại khoá đã được thực hiện trong chương trình hiện hành và cũng có nhiều tác dụng hỗ trợ tích cực để các em được phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất. Theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và văn bản số 1452/GDĐT-TC ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Sở GDĐT về hướng dẫn triển khai việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục trực thuộc: “ Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm; tăng cường tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống” Theo sự chỉ đạo về kế hoạch chuyên môn của PGD về bộ môn Âm nhạc ở trường THCS năm học 2017-2018 : “ Tăng cường tổ chức các câu lạc bộ nghệ thuật trong nhà trường cho học sinh tham gia hoạt động đông đảo với các hình thức phong phú, hấp dẫn. Khuyến khích tổ chức tập luyện và thi các nhóm hát, nhóm đàn ...”. Với những lí do trên, được sự quan tâm của lãnh đạo và đồng nghiệp tôi mạnh dạn trình bày chuyên này nhằm cùng đồng nghiệp tìm ra giải pháp

MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn chuyên đề

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm, xúc

cảm của con người. Môn học âm nhạc trong nhà trường là phương tiện tích cực để

hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư

duy sáng tạo, làm cho học sinh nhanh nhẹn và sống lạc quan yêu đời. Âm nhạc góp

phần phát triển những tố chất tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để

học sinh phát triển hoàn chỉnh, cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất. Theo đề án

đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông có 2 loại hoạt động giáo

dục chính là: Dạy học các môn và trải nghiệm sáng tạo. Các hoạt động ngoài giờ

lên lớp, thực hành, ngoại khoá đã được thực hiện trong chương trình hiện hành và

cũng có nhiều tác dụng hỗ trợ tích cực để các em được phát triển toàn diện cả về

kiến thức, kỹ năng, phẩm chất.

Theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định

về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ

chính khóa và văn bản số 1452/GDĐT-TC ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Sở

GDĐT về hướng dẫn triển khai việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống

và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục trực thuộc: “

Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt

động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm; tăng cường tổ

chức và quản lý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống”

Theo sự chỉ đạo về kế hoạch chuyên môn của PGD về bộ môn Âm nhạc ở

trường THCS năm học 2017-2018 : “ Tăng cường tổ chức các câu lạc bộ nghệ

thuật trong nhà trường cho học sinh tham gia hoạt động đông đảo với các hình

thức phong phú, hấp dẫn. Khuyến khích tổ chức tập luyện và thi các nhóm hát,

nhóm đàn ...”. Với những lí do trên, được sự quan tâm của lãnh đạo và đồng

nghiệp tôi mạnh dạn trình bày chuyên này nhằm cùng đồng nghiệp tìm ra giải pháp

Page 2: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

2

tốt nhất cho việc tổ chức giảng dạy nhạc cụ cho học sinh.

2. Phạm vi chuyên đề

Chuyên đề này chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi trường Trung học Cơ

sở và Tiểu học trong địa bàn Huyện Bình Chánh nói riêng và cho các trường

THCS và Tiểu học trong địa bàn TPHCM nói chung.

3. Mục đích nghiên cứu

Nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để tổ chức hoạt động dạy nhạc cụ cho học sinh

Trung học cơ sở và Tiểu học có hiệu quả trong địa bàn Huyện Bình Chánh, thành

phố Hồ Chí Minh.

4. Đóng góp của chuyên đề

Chuyên đề sẽ làm sáng tỏ được vấn đề về những thuận lợi, khó khăn khi xây

dựng câu lạc bộ Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở và Tiểu học trong địa bàn

Huyện Bình Chánh từ đó đưa ra được giải pháp tốt nhất để xây dựng câu lạc bộ

Âm nhạc hoạt động có hiệu quả.

Page 3: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

3

PHẦN 1: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC VÀ LỢI ÍCH CỦA

VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH

1. Khái quát về môn học Âm nhạc

Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với dạy nhạc trong trường âm

nhạc chuyên nghiệp. Quá trình dạy học âm nhạc phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ

giáo dục đề ra, phụ thuộc vào phương tiện, trang thiết bị dạy học và những điều

kiện khách quan khác như: Vùng, miền,thành phố, nông thôn, vùng sâu, vùng xa...

Môn Âm nhạc ở trường phổ thông là môn học bên cạnh những môn văn hóa

khác, nó không có nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu mà chỉ nhằm mục đích giáo dục

văn hóa âm nhạc phổ thông cho học sinh đại trà.

2. Vài nét về thực trạng giáo dục Âm nhạc trong các trường phổ thông ở Việt

Nam hiện nay

Âm nhạc là môn học có tuổi đời non trẻ, năm 2002 mới được triển khai đại trà

trên phạm vi toàn quốc ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Dù trước đó,

nhiều trường Tiểu học, THCS và có cả một số trường Trung học phổ thông đã tổ

chức dạy học Âm nhạc, nhưng phạm vi không rộng, nơi nào có điều kiện thì mới

thực hiện. Hiện nay, nhu cầu được học Âm nhạc của HS là rất lớn, ở những trường

có GV chuyên về giảng dạy Âm nhạc, hầu hết HS đều yêu thích môn học này.

Cán bộ quản lí giáo dục và GV các môn khác cũng cho rằng, giáo dục Âm

nhạc là cần thiết để cân bằng giữa các nội dung học tập, tránh quá tải và góp phần

giáo dục toàn diện cho HS ở Việt Nam. Môn Âm nhạc thực sự đã đem lại không

khí vui tươi, sôi nổi trong nhà trường, làm HS cảm thấy hào hứng hơn trong học

tập.

3. Lợi ích của trẻ khi học nhạc cụ

Âm nhạc có khả năng mang lại niềm vui, nâng đời sống tinh thần và giúp

cuộc sống thú vị hơn. Vì vậy, nhiều phụ huynh hướng con trẻ học chơi nhạc cụ từ

khi còn nhỏ.

Ngoài giá trị tinh thần, âm nhạc còn mang đến nhiều tác động tích cực cho sự

Page 4: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

4

phát triển của trẻ.

Rèn luyện tính kỷ luật

Giống như những môn khác, học chơi một loại nhạc cụ có thể là thử thách

cho trẻ vì cần luyện tập thường xuyên để có thể thành thục. Quá trình luyện tập

hàng ngày giúp rèn luyện tính kỷ luật. Khi tính kỷ luật mang lại sự thành công, trẻ

sẽ có xu hướng coi trọng đức tính này hơn. Điều này cũng có thể áp dụng cho

những hoạt động khác trong cuộc sống như học tập, rèn luyện thể thao hay lâu dài

hơn là trong công việc sau này.

Tăng kỹ năng giao tiếp

Học nhạc cụ thường học theo nhóm, do vậy đòi hỏi mỗi người phải có được

sự tương tác và giao tiếp với nhau. Điều này giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc

nhóm, cách cộng tác với người khác.

Tại các lớp học nhạc, giảng viên thường sẽ phân chia các nhóm và mỗi người

có một nhiệm vụ. Trẻ sẽ tự biết điều chỉnh suy nghĩ và hành động sao cho phù hợp

với các bạn trong nhóm. Từ đó giúp bé hiểu được vai trò của cá nhân trong một tập

thể.

Rèn luyện sự tự tin

Trong quá trình học chơi nhạc cụ, trẻ sẽ nhận được nhiều lời đánh giá có thể

là khen hoặc chê đến từ giảng viên và các bạn cùng lớp. Điều này sẽ giúp trẻ học

cách thay đổi bản thân, cố gắng học tập để có kết quả tốt hơn. Bên cạnh đó, việc

biểu diễn trước lớp mang đến cho trẻ sự tự tin khi biểu diễn trước đám đông.

Phát triển kỹ năng vận động và cân bằng 2 bán cầu não

Điểm khác biệt giữa việc nghe nhạc và chơi nhạc là kỹ năng vận động (motor

skill). Kỹ năng này sẽ được phát triển rõ ràng khi chơi nhạc. Ngoài ra, việc chơi

nhạc cụ cũng giúp phát triển cân bằng cả 2 bán cầu.

Trong đó, bán cầu phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khái niệm không

gian, phân biệt hình vẽ, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước. Bán cầu

trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, viết, tính toán, sắp xếp, phân

Page 5: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

5

loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian.

Đối với những người chơi nhạc cụ, phần cầu nỗi giữa 2 bán cầu phát triển hơn

giúp cho việc xử lý thông tin diễn ra nhanh chóng. Vì vậy, người chơi nhạc thường

có khả năng xử lý các tình huống phức tạp nhanh hơn.

Phát triển trí nhớ

Việc chơi một loại nhạc cụ yêu cầu vận dụng và hiểu được nhiều yếu tố cảm

xúc. Đó là lý do những người chơi nhạc thường có chức năng điều hành cao hơn

trong các công việc như lên kế hoạch, chiến lược hay chú trọng vào chi tiết nhỏ và

khả năng phân tích.

Việc nghe nhạc và chơi nhạc cụ còn giúp trí nhớ phát triển. Theo nhiều

nghiên cứu khoa học, não bộ của người chơi nhạc có khả năng lưu trữ kí ức theo

các “tag” như hình ảnh, âm thanh, cảm xúc và hoàn cảnh. Từ đó, các quá trình ghi

nhớ và nhớ lại diễn ra nhanh hơn.

Việc chơi một loại nhạc cụ không chỉ nâng cao chỉ số IQ của trẻ mà còn giúp

tăng tăng độ nhạy bén và giữ trí não luôn được tỉnh táo.

Page 6: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

6

PHẦN 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC DẠY NHẠC CỤ CHO HỌC

SINH TRONG MÔN ÂM NHẠC

Trong trường học, từ cấp trung học đến đại học chuyên nghiệp đều có thể tổ

chức các loại hình Câu lạc bộ, từ văn học nghệ thuật đến khoa học kĩ thuật, thể dục

thể thao … Tuy nhiên, CLB âm nhạc cho học sinh phổ thông vẫn còn là một dạng

hoạt động chưa được nhiều trường đặt vấn đề chính thức tổ chức cho các em tham

gia.

Câu lạc bộ âm nhạc có rất nhiều nội dung và hình thức hoạt động dễ thực hiện

và có khả năng thu hút HS đông đảo tham gia như: Hát, chơi nhạc cụ, múa,

kịch…trong đó, chơi nhạc cụ là nội dung rất nhiều học sinh rất thích được tham

gia.

Ở Câu lạc bộ nhạc cụ, người tham gia hoàn toàn tự nguyện, không cần thiết

phải là diễn viên, phải là người có ít nhiều năng lực biểu diễn mà chủ yếu có nhiệt

tình và đam mê.

1. Nguyên tắc tổ chức Câu lạc bộ nhạc cụ

Khi lựa chọn các thành viên tham gia Câu lạc bộ cũng như khi tổ chức các buổi

sinh hoạt câu lạc bộ cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

o Tham gia trên tinh thần tự nguyện,

o Không phân biệt đối xử,

o Phát huy tính sáng tạo,

o Tôn trọng ý kiến và nhân cách học sinh,

2. Các bước thành lập câu lạc bộ nhạc cụ

Bước 1: Căn cứ nhu cầu, nguyện vọng học sinh, căn cứ mục tiêu kế hoạch

của nhà trường, xác định loại hình câu lạc bộ.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, hình

thức tổ chức.

Bước 3: Thông qua kế hoạch, xây dựng nội quy hoạt động, thống nhất lịch

Page 7: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

7

hoạt động. Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.

Bước 4: Tổ chức kiểm tra và nhận xét đánh giá cuối mỗi buổi, đợt.

Mỗi nhà trường đều có thể tổ chức nhiều câu lạc bộ nhạc cụ khác nhau cho

các nhóm học sinh tham gia và cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi câu lạc bộ

để việc tổ chức thực hiện đạt được hiệu quả giáo dục cao.

3. Một số giải pháp tổ chức dạy nhạc cụ

Căn cứ vào sở thích, năng khiếu của học sinh, năng lực của giáo viên và điều

kiện cụ thể của đơn vị ta có thể tổ chức dạy nhạc cụ với nhiều loại khác nhau. Ở

trường phổ thông hiện nay chưa có chương trình cụ thể tổ chức dạy nhạc cụ. Do

đó, giáo viên âm nhạc chỉ xây dựng bước đầu không mang tính chất đại trà. Sau

đây là một số nhạc khí thông dụng dễ sử dụng có thể dạy học sinh từ cấp Tiểu học,

THCS:

3.1. Organ

Vào cuối thế kỷ 16, đàn organ còn được gọi là đại phong cầm là loại nhạc cụ

chuyên dùng cho độc tấu, đệm, và hợp xướng phổ biến ở các nhà thờ tại Châu Âu.

Keyboard chính là tên quốc tế của cây đàn organ điện tử mà chúng ta thường gọi.

Đàn organ điện tử là thành quả của công nghệ hiện đại, ứng dụng và sáng tạo âm

nhạc. Nó được gọi là đàn organ điện tử chính vì khả năng mã hóa âm thanh thành

tiếng của nhiều loại nhạc cụ khác nhau.

Đề xuất phương pháp tập Organ

Tư thế ngồi đàn

Ngồi thẳng lưng, hai chân dang rộng bằng vai, cánh tay và bàn tay song song

bàn phím. Trừ ngón cái ra, các ngón còn lại cong tròn, đàn bằng đầu ngón tay.

Page 8: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

8

Làm quen nốt nhạc trên khuông nhạc và phím đàn

Dạy cho học sinh học từ ít đến nhiều nốt ở khuông nhạc và phím đàn. Trước

đó tập bấm 2 tay cho quen cảm giác âm thanh. Lưu ý cách nhớ vị trí các nốt ở bàn

phím và khuông nhạc để học sinh học dễ nhớ.

Kết hợp âm hình tiết tấu

Sau khi đã thuộc vị trí các nốt ở khuông nhạc và phím đàn, tiếp theo cho học

sinh thực hành các loại âm hình tiết tấu từ đơn giản đến phức tạp thông qua các bài

tập thực hành. (Lồng ghép kiến thức nhạc lí từ dễ đến khó thông qua các bài tập

thực hành)

Kết hợp bấm hợp âm

Tập bấm hợp âm tay trái cho quen sau đó kết hợp với tay phải thông qua các

điệu nhạc có tiết tấu từ dễ đến khó.

Sử dụng âm sắc nhạc cụ

Chọn âm sắc phù hợp với nội dung bài nhạc và điệu nhạc. Cần tìm hiểu về

tính năng nhạc cụ để sử dụng âm sắc nhạc cụ cho đúng và phù hợp.

Chú ý tập từng tay rồi sau đó mới kết hợp 2 tay tốc độ thật chậm rồi tăng dần

tốc độ lên đúng yêu cầu bài nhạc.

Thực hành đệm hát

Giáo viên là người soạn và hòa âm cho ca khúc để học sinh thực hành đệm

Page 9: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

9

hát. Phần đệm hát cho 1 ca khúc thường gồm các gồm các phần như sau:

Intro (nhạc dạo đầu),

Đệm hát lần 1 ( có thể chập hợp âm đệm theo điệu nhạc, sử dụng âm

sắc nhạc cụ đàn giai điệu để dẫn câu theo hòa âm của bài…),

Giang tấu (nhạc dạo lần 2),

Đệm hát lần 2

Ending ( Nhạc để kết)

Hình thức biểu diễn

Đàn Organ là nhạc cụ đa dạng về âm sắc nhạc cụ và điệu nhạc nên việc sử

dụng để biểu diễn cũng rất thuận lợi và là một trong những nhạc cụ phổ biến nhất

hiện nay. Đàn Organ có thể độc tấu, hòa tấu cùng dàn nhạc (không mở Rhythm)

hoặc đệm hát.

3.2. Guitar

Guitar, phiên âm: ghi-ta (tiếng Pháp: guitare; tiếng Anh: guitar), còn

được biết đến dưới cái tên Tây Ban cầm vốn xuất xứ là một nhạc cụ có cách

đây hơn 5000 năm (loại guitar cổ), sau này người Tây Ban Nha mới cải tiến nó

thành đàn guitar ngày nay. Đàn guitar ngày nay có 6 dây, nó là một loại nhạc

cụ có phím và dây, có ứng dụng rộng rãi trong các loại nhạc, có thể đệm cho

hát, hòa tấu hoặc chơi độc tấu. Guitar có 2 loại là dây sắt và dây nylon; Dây

nylon thường dùng cho thể loại Classic còn guitar dây sắt thường dùng để đệm

hát (Acoustic). Để kết hợp đệm hát, sinh hoạt CLB nên dùng Guitar dây sắt:

Page 10: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

10

Đề xuất phương pháp tập guitar

Tư thế đàn

Bạn đi học đàn, hay phát triển kỹ năng chơi đàn của bạn sau này, tư thế đàn,

phom tay là cực kỳ quan trọng. Tư thế đàn có 2 thế là đà ngồi và đàn đứng. Đàn

ngồi: Khi ngồi đạt chổ lõm của thùng đàn lên đùi phải hoặc đùi trái, cần đàn hơi

cao lên bên tay trái đễ dể quan sat khi bấm. Tay phải dùng phím gảy

Đàn đứng: Chân phải hoặc chân trái để trên ghế, đạt chổ lõm của của thùng

đàn lên chân và cách cầm đàn cũng tương tự như đàn ngồi. Có thể sử dụng dây đeo

để tiện việc di chuyển khi biểu diễn.

Page 11: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

11

Làm quen nốt nhạc 3 ngăn đầu tiên

Thực hành luyện bấm nốt cho quen ở 3 ngăn đầu tiên. Tiếp theo là vị trí nốt

trên khuông nhạc. Nghĩa là nhìn nốt thô ( không trường độ) ở khuông nhạc bấm

đúng vị trí trên cần đàn sau đó mới kết hợp với trường độ.

Luyện chạy âm giai

Bạn thường thắc mắc, tại sao những giáo viên dạy đàn của mình thường bắt

mình chạy nốt hợp âm (Scale) trong khi bạn thấy nó chẳng được tích sự gì. Đừng

xem thường, âm giai sẽ bổ trợ rất nhiều để bạn solo tốt hơn cũng như trong quá

trình học nâng cao sau này.

Âm giai, giọng cho học sinh tập theo thứ tự hóa biểu từ ít dấu đến nhiều dấu.

Trước khi tập giọng mới nên cho học sinh tập quen với chạy âm giai.

Tập hợp âm

Ở việc chơi guitar, tay trái của bạn sẽ đánh hợp âm, như vậy luyện tay trái

tương tự như việc luyện tập hợp âm. Bạn cần tập những hợp âm dễ trước. Các hợp

âm thông dụng nên ưu tiên hơn.

Thường sẽ chọ giọng La thứ cho học sinh học trước vì giọng Đô trưởng có

nhiều thế bấm hợp âm khó bấm hơn.

Tập điệu

Tập điệu nhạc cũng căn cứ theo tiết tấu. Chọn điệu nào có tiết tấu đơn giản

nhất để học sinh tập trước.

3.3. Pianica, Melodion

Page 12: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

12

Kèn Pianica hay Melodion đều sử dụng phím bấm như Piano nhưng nghe âm

thanh như Harmonica hay Accordion so với Organ thì dễ tập hơn nhiều.

Nhạc cụ này thường chỉ sử dụng tay phải để bấm nốt đàn giai điệu, kết hợp

với các nhạc cụ khác hoặc đồng diễn nhiều nhạc cụ trong các dịp lễ hội.

3.4. Trống Cajon

Cajón là một nhạc cụ gõ hình hộp có nguồn gốc từ Peru, được chơi bằng

cách tát mặt trước hoặc mặt sau bằng tay, ngón tay, hoặc đôi khi các dụng cụ

khác nhau như bàn chải, múa, hoặc gậy.

Cajones chủ yếu được chơi trong âm nhạc Afro-Peru, cũng như các phong

cách đương đại của flamenco và jazz trong số các thể loại khác.

Trống cajón khác với loại trống Jazz ở dàn nhạc là không có cymbal, nếu

muốn phải mua thêm.

Trống Cajon Tư thế đánh trống

Cymbal cajon Trống jazz

Page 13: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

13

Trống Cajon tương ứng với âm của trống Jazz như sau:

Phần giữa mặt trống tương ứng với Kit của trống Jazz

Phần gần cạnh phía trên tương ứng với Snare

Muốn lấy âm trung (Mid) thì đánh vào phần giữa của Kit và Snare.

Việc tập chơi Cajon cho học sinh dễ hơn nhiều so với trống Jazz vì chỉ sử

dụng có 2 tay tương ứng với tối đa 2 âm cùng lúc. Căn cứ vào phách mạnh nhẹ

của loại nhịp, điệu nhạc mà thực hiện. Phách mạnh tương ứng với Kit, phách

nhẹ tương ứng với Snare…

Phương pháp tập cũng tương tự các nhạc cụ khác; Tập theo tiết tấu, loại

nhịp, điệu từ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh…

3.5. Tambourine

Loại không mặt da Loại có mặt da

Bộ tambourine là một nhạc cụ trong gia đình bộ gõ gồm khung, thường là

bằng gỗ hoặc bằng nhựa. Thuật ngữ tambourine cổ điển biểu thị một nhạc cụ có

trống, mặc dù một số biến thể có thể không có đầu. Tambourines thường được sử

dụng với bộ gõ thường xuyên. Chúng có thể được gắn, ví dụ như trên giá đỡ như là

một phần của bộ trống (và chơi với thanh trống), hoặc chúng có thể được giữ trong

tay và được chơi bằng cách nhấn hoặc chạm vào dụng cụ.

Tambourines có nhiều hình dạng với hình tròn phổ biến nhất. Nó được tìm

thấy trong nhiều hình thức âm nhạc: nhạc dân gian Thổ Nhĩ Kỳ, nhạc dân gian Hy

Lạp, nhạc dân gian Ý, nhạc cổ điển, âm nhạc Ba Tư, samba, nhạc gospel, nhạc pop

Page 14: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

14

và nhạc rock.

Hiện nay trong các nhóm nhạc lớn, nhỏ tambourine được sử dụng rất phổ

biến. Nhóm nhạc nhỏ không có trống thì dùng tambourine có mặt da, nếu có trống

thì dùng loại không có mặt da.

Cách đánh cũng căn cứ vào loại nhịp, nhịp và phách, điệu nhạc…

Tambourines có rất nhiều hình dạng, kích thước, loại khác nhau, tùy theo nhu cầu

sử dụng mà ta chọn loại phù hợp.

Ngoài ra, có rất nhiều loại nhạc cụ có thể chọn để dạy cho học sinh giá cả phù

hợp, tiện dụng như Harmonica,…

Page 15: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

15

KẾT LUẬN

Mô hình tổ chức Câu lạc bộ âm nhạc trong các trường THCS là hình thức

hoạt động dễ thực hiện và có khả năng thu hút HS đông đảo. Để duy trì Câu lạc bộ

này, quan trọng nhất là GV chuyên trách phải có năng lực, có kết hoạch cụ thể dài

hạn, phải tranh thủ được sự đồng thuận và ủng hộ của Ban giám hiệu để đứng ra

xây dựng và phát triển Câu lạc bộ.

Mô hình tổ chức, xây dựng Câu lạc bộ âm nhạc học sinh phải khác cách tổ

chức đội văn nghệ của trường, do dó mọi phương thức hoạt động, sinh hoạt nên

thông thoáng và linh hoạt. Trong các trường THCS của chúng ta hiện nay, mô hình

xây dựng CLB âm nhạc học sinh chưa có điển hình, chưa có hình mẫu chuẩn, bắt

tay vào làm công việc này chúng ta cần phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hi vọng

sau một thời gian sẽ có nhiều bài học quí giá từ mô hình hoạt động âm nhạc này.

Khi đã có CLB âm nhạc ở mỗi trường thì việc tổ chức giao lưu giữa các CLB

âm nhạc của những trường lân cận hoàn toàn có thể tiến hành để mở rộng mối

quan hệ của thầy và trò trong môi trường sư phạm rộng hơn phạm vi một trường.

Đây là dịp tốt để các trường có điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Trong giai đoạn hiện nay, các trường học toàn ngành giáo dục đang có phong

trào xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực thì việc tổ chức Câu lạc

bộ âm nhạc chính là một việc làm mang nhiều ý nghĩa, góp phần cụ thể vào cuộc

vận động đang diễn ra sôi nổi trong cả nước. Làm gì để đẩy mạnh nội dung xây

dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực? Tin rằng, nếu các trườngTiểu học,

THCS và kể cả THPT nếu tổ chức được CLB âm nhạc, chắc chắn sẽ góp phần hữu

hiệu vào việc đẩy mạnh phong trào nói trên, là một việc làm hết sức thiết thực và

có nhiều tác dụng tốt (Theo nhạc sĩ Hoàng Long).

Người soạn

Nguyễn Hoàng Mỹ

Page 16: MỞ ĐẦU - f2.hcm.edu.vn...VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH 1. Khái quát về môn học Âm nhạc Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông khác hẳn với

16

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

1. Lí do chọn chuyên đề .......................................................................................... 1

2. Phạm vi chuyên đề .............................................................................................. 2

3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

4. Đóng góp của chuyên đề ..................................................................................... 2

PHẦN 1: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC VÀ LỢI ÍCH CỦA

VIỆC HỌC NHẠC CỤ CỦA HỌC SINH ................................................................. 3

1. Khái quát về môn học Âm nhạc .......................................................................... 3

2. Vài nét về thực trạng giáo dục Âm nhạc trong các trường phổ thông ở Việt Nam

hiện nay ....................................................................................................................... 3

3. Lợi ích của trẻ khi học nhạc cụ ........................................................................... 3

PHẦN 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC DẠY NHẠC CỤ CHO HỌC SINH

TRONG MÔN ÂM NHẠC ............................................................................................ 6

1. Nguyên tắc tổ chức Câu lạc bộ nhạc cụ ............................................................... 6

2. Một số giải pháp tổ chức dạy nhạc cụ ................................................................. 7

3.1. Organ........................................................................................................... 7

3.2. Guitar .......................................................................................................... 9

3.3. Pianica, Melodion ..................................................................................... 11

3.4. Trống Cajon .............................................................................................. 12

3.5. Tambourine ............................................................................................... 13

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 15