262
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUYỄN XUÂN THỌ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ : 9310105 NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1 : PGS.TS BÙI TẤT THẮNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2 : TS NGUYỄN TRỌNG THỪA

MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

NGUYỄN XUÂN THỌ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY

VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN

MÃ SỐ : 9310105

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1 : PGS.TS BÙI TẤT THẮNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2 : TS NGUYỄN TRỌNG THỪA

HÀ NỘI - 2019

Page 2: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh

của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

” là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Công trình nghiên cứu và học

tập tại Viện chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch đầu tư.

Các tài liệu, số liệu mà tác giả sử dụng có nguồn trích dẫn hợp lí, không

vi phạm quy định của pháp luật.

Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tác giả

hoàn toàn xin chịu trách nhiệm.

Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Thọ

Page 3: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS

Bùi Tất Thắng, cùng TS Nguyễn Trọng Thừa. Xin được trân trọng cảm ơn các

thầy đã rất nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn NCS trong suốt quá trình học tập và

công tác tại Viện.

Nghiên cứu sinh xin gửi lơi cảm ơn đến các thầy, cô giáo tại Viện chiến

lược phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để NCS hoàn thành tốt luận án

tiến sĩ của mình.

Nghiên cứu sinh xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong hội đồng đã chia sẻ và

đóng góp những ý kiến rất thiết thực để luận án từng bước được hoàn thiện

hơn.

Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lơi cảm ơn đến Ban lãnh đạo Tập đoàn Dệt

May Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam, gia đình và bạn bè đã nhiệt tình

giúp đỡ để NCS hoàn thành được bản luận án này.

Trân trọng cảm ơn.

Page 4: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………

MỤC LỤC…………………………………….................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................vii

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.........................................................................ix

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................ii

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án......................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án...................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.....................................................3

5. Những đóng góp của luận án...........................................................................5

6. Kết cấu của luận án.........................................................................................6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.........................................................................................8

1.1. Các công trình nghiên cứu quốc tế...............................................................8

1.2. Nghiên cứu trong nước...............................................................................15

1.3. Một số nhận xét về khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của

Luận án......................................................................................................21

Page 5: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

iv

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC

TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT

MAY..................................................................................................................24

2.1. Một số khái niệm........................................................................................24

2.1.1. Cạnh tranh.............................................................................................24

2.1.2. Năng lực cạnh tranh..............................................................................26

2.1.4. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm...........................30

2.2. Đặc điểm liên quan đến năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may...............31

2.2.1. Đặc điểm của ngành dệt may.................................................................31

2.2.2. Đặc điểm của chuỗi giá trị dệt may.......................................................31

2.2.3. Đặc tính của sản phẩm dệt may.............................................................33

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may.........35

2.3.1. Các nhân tố bên ngoài...........................................................................35

2.3.2. Các nhân tố trong nước.........................................................................36

2.4. Các tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may..................38

(1) Thị phần sản phẩm dệt may........................................................................38

(2) Chất lượng nguồn nhân lực dệt may..........................................................39

(3) Công nghệ thiết bị dệt may.........................................................................39

(4) Thương hiệu sản phẩm dệt may.................................................................40

(5) Thời gian sản xuất sản phẩm dệt may........................................................40

2.5. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về nâng cao năng lực cạnh

tranh của sản phẩm dệt may......................................................................41

2.5.1. Kinh nghiệm của các quốc gia...............................................................41

2.5.2. Bài học cho Việt Nam............................................................................46

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN

PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM......................................................................49

3.1. Khái quát về sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam..........................49

Page 6: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

v

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam............52

3.2.1. Thị phần sản phẩm Dệt May Việt Nam..................................................52

3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực dệt may Việt Nam......................................67

3.2.3. Công nghệ thiết bị ngành Dệt May Việt Nam........................................70

3.2.4. Thương hiệu sản phẩm Dệt May Việt Nam............................................72

3.2.5. Thời gian sản xuất sản phẩm dệt may Việt Nam...................................72

3.2.6. Chi phí lao động dệt may Việt Nam.......................................................74

3.2.7. Chính sách nhà nước tác động đến sản phẩm dệt may..........................75

3.3. Đánh giá chung về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...........................................78

3.3.1. Điểm mạnh nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may..............78

3.3.2. Hạn chế nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may...................80

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế......................................................................82

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY TRONG BỐI

CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.....................................................87

4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến cung cầu thị trương dệt

may............................................................................................................87

4.1.1. Bối cảnh quốc tế.....................................................................................87

4.1.2. Bối cảnh trong nước..............................................................................91

4.1.3. Dự báo phát triển thị trường dệt may....................................................94

4.2. Quan điểm và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt

may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...........................99

4.2.1. Quan điểm..............................................................................................99

4.2.2. Muc tiêu tông quát...............................................................................100

4.2.3. Muc tiêu cu thể.....................................................................................100

Page 7: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

vi

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt

may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.........................101

4.3.1. Nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm............101

4.3.2. Đẩy mạnh thị trường hàng dệt may nội địa.........................................102

4.3.3. Tăng cường xúc tiến thương mại,đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. .103

4.3.4. Đào tạo nhân lực dệt may chất lượng cao...........................................105

4.3.5. Phát triển công nghiệp phu trợ Dệt May Việt Nam bền vững.............106

4.3.6. Sản xuất thông minh với công nghệ số 4.0..........................................108

4.3.7. Nâng tầm thương hiệu sản phẩm Dệt May Việt Nam..........................111

4.3.8. Hoàn thiện chính sách quản lý và điều hành nhà nước.......................112

KẾT LUẬN....................................................................................................117

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................121

PHỤ LỤC...........................................................................................................1

Page 8: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng ViệtCMT Gia công xuất khẩu

CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

DMVN Dệt May Việt Nam

DN Doanh nghiệpEU Liên minh Châu Âu

FDI Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài

FOB Xuất khẩu trực tiếp

FTA Hiệp định Thuơng mại Tự do

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

KNXK Kim ngạch xuất khẩu

NCS Nghiên cứu sinh

NLCT Năng lực cạnh tranh

OBM Sản xuất theo thương hiệu riêng

ODM Sản xuất theo thiết kế riêngOEM Sản xuất theo tiêu chuẩn của khách hàng

SHTT Sở hữu trí tuệUNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc

VCCI Phòng Thuơng mại và Công nghiệp Việt Nam

VINATEX Tập đoàn Dệt may Việt Nam

VITAS Hiệp hội Dệt may Việt Nam Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Page 9: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

viii

Từ viết tắt Tiếng ViệtWEF Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang3.1 Số liệu khái quát về ngành dệt may Việt Nam năm 2017 50

3.2So sánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp dệt may với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp

51

3.3Tổng mức tiêu thụ thị trương may mặc nội địa Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017

53

3.4Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam giai đoạn 2010-2017

55

3.5So sánh chi phí và thơi gian vận chuyển sợi bán trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc

58

3.6 So sánh chi phí sản xuất sợi 583.7 Cung cầu vải trong nước năm 2016 593.8 Tình hình xuất, nhập khẩu vải năm 2016 60

3.9Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực của hàng may mặc Việt Nam năm 2016

66

3.10Số liệu so sánh tương đối giữa năng suất lao động nguồn nhân lực dệt may và tăng trưởng xuất khẩu dệt may giai đoạn 2010 – 2017

68

3.11Số lượng học sinh, sinh viên dệt may tuyển mới giai đoạn 2010 – 2017

69

3.12Thơi gian sản xuất hàng may mặc tại một số quốc gia châu Á năm 2010

73

4.1Tác động của CM 4.0 đến chuỗi giá trị Dệt May Việt Nam

90

4.2 Dự báo thị trương hàng may mặc trên thế giới giai đoạn 98

Page 10: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

ix

Bảng Nội dung Trang2020-2030

4.3Dự báo thị trương theo chủng loại sản phẩm dệt may giai đoạn 2020- 2030

98

4.4Các mục tiêu cụ thể sản phẩm của ngành dệt may giai đoạn 2020- 2030

100

Page 11: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Nội dungTran

g

1.1 Sơ đồ kim cương của M. Porter 10

1.2 Khung phân tích năng lực cạnh tranh ngành của UNIDO 11

2.1 Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Gereffi 32

2.2 Mô hình chuỗi giá trị đương cong nụ cươi Stan Shih 33

3.1Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may và tăng

trưởng GDP giai đoạn 1986 – 2017

51

3.2Kim ngạch xuất khẩu dệt may top 5 quốc gia/vùng lãnh thổ

trên thế giới 2001-2017

54

3.3 Kim ngạch xuất khẩu Sợi Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017 56

3.4Các thị trương xuất khẩu Sợi Cotton lớn của Việt Nam năm

2016

56

3.5Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các quốc gia xuất khẩu Sợi

cotton lớn năm 2016

57

3.6 Kim ngạch xuất khẩu Vải Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017 59

3.7Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam giai đoạn

2010 – 2017

60

3.8 Tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2017 61

3.9Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2017

phân theo tính chất mặt hàng

61

3.10Tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc tại Mỹ theo quốc gia

xuất khẩu giai đoạn 2010 -2016

62

Page 12: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

xi

Hình Nội dungTran

g 3.11 Tỷ trọng các nước xuất khẩu dệt may lớn sang EU năm 2016 63

3.12Tỷ trọng các nước xuất khẩu dệt may lớn sang Nhật giai

đoạn 2010-2016

64

3.13Tỷ trọng các nước xuất khẩu dệt may lớn sang Hàn Quốc

giai đoạn 2010-2016

65

3.14 Cơ cấu nhập khẩu thiết bị ngành Sợi năm 2015 70

3.15 Cơ cấu nhập khẩu thiết bị ngành Dệt nhuộm năm 2015 70

3.16 Cơ cấu nhập khẩu thiết bị ngành May năm 2015 71

3.17Thơi gian sản xuất các đơn hàng may mặc trung bình tại

Việt Nam

74

3.18

Lương hàng tháng tối thiểu của công nhân nhân may tại 20

quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới năm

2015

74

4.1Tích hợp trong các quá trình của chuỗi giá trị sản phẩm dệt

may và IoT

89

4.2 Xu thế sử dụng sản phẩm vải của thế giới 102 4.3 Mô hình hệ thống trồng Bông tưới nhỏ giọt 107 4.4 Mô hình hệ thống Sợi tự động 1084.5 Mô hình máy dệt 3D Kniterate 110

4.6 Tính liên kết sản xuất ứng dụng CAM trong lĩnh vực May 111

Page 13: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của hoạt động kinh tế trong nền

kinh tế thị trương, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy

nghiên cứu vấn đề về nâng cao năng lực cạnh trong luôn được đặt ra nhằm chỉ

ra những vấn đề cần giải quyết và những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng

cao sức cạnh tranh. Sản phẩm dệt may là một trong những sản phẩm công

nghiệp xuất khẩu có mức tăng trưởng tốt và có lợi thế cạnh tranh của Việt

Nam. Năm 2017, với giá trị xuất khẩu đạt 31 tỷ đô la, dệt may Việt Nam đã

đóng góp trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay, sản

phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia trên thế giới, có thị

phần đứng thứ 2 tại những thị trương khó tính như Mỹ, Nhật Bản. Ngành dệt

may hiện đang sử dụng đến gần 2,5 triệu lao động, chiếm khoảng 30 % số lao

động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp [79].

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, để tiếp tục duy trì được

vị thế của các sản phẩm dệt may và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành

này, còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu diễn ra, với trình độ tự động

hóa cao, sử dụng robot, tất yếu lượng lao động dệt may sẽ giảm mạnh. Không

những thế, các khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông được kết nối với nhau

nhơ internet nên có nhiều thay đổi về quản lý, thiết kế, chào hàng và các dịch

vụ khác. Nhiều loại lợi thế cũ như nhân công giá thấp, nguyên vật liệu truyền

thống… sẽ không còn, dẫn đến nguy cơ sản xuất hàng dệt may sẽ dịch chuyển

ngược trở lại các quốc gia phát triển. Trong khi đó, nhiều nước có nhân công

giá rẻ như Bangladesh, Campuchia…., sẽ cạnh tranh quyết liệt với Việt Nam.

Page 14: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

2

Triển vọng từ việc tham gia các hiệp định thương mại tự do trong thơi gian tới

như CPTPP, FTA-EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực Asean

6+, …sẽ là cơ hội thật sự lớn cho hàng hóa Việt Nam nói chung và ngành Dệt

May nói riêng. Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược chuyển đổi hợp

lý, lựa chọn đầu tư không đúng đắn thì dệt may Việt Nam sẽ gặp trở ngại lớn

trong việc duy trì sự phát triển và tồn tại. Đồng thơi, việc tìm kiếm những giải

pháp góp phần giải quyết những khó khăn thúc đẩy phát triển sản phẩm dệt

may, phát huy được những thế mạnh tiềm năng của đất nước, đưa ngành dệt

may trở thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững.

Từ sự nhận thức sâu sắc, cấp bách cả về lý luận và thực tiễn nêu trên,

Nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của

sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề

tài nghiên cứu luận án.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Luận án tập trung vào những mục tiêu chính sau:

(1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh

nói chung và đối với sản phẩm dệt may nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh

tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

(2) Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt

may Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của tình hình.

(3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh

tranh sản phẩm dệt may, tham gia sâu vào chuỗi giá trị may mặc thế giới.

Các câu hỏi cần nghiên cứu trong luận án gồm:

(1) Cơ sở lý thuyết nào để đánh giá năng lực cạnh tranh đối các sản

phẩm dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ?

Page 15: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

3

(2) Những bài học kinh nghiệm gì của quốc tế cho Việt Nam để nâng

cao năng lực sản xuất của các sản phẩm dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh

tế quốc tế ?

(3) Năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam trong nước và thế

giới hiện nay đang ở mức nào ? Các tiêu chí liên quan nào đánh giá/nâng cao

năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam ?

(4) Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và Việt Nam trong

những năm sắp tới như thế nào?

(5) Những xu hướng, triển vọng về năng lực cạnh tranh của các sản

phẩm dệt may Việt Nam trên thị trương trong nước và thế giới ra sao?

(6) Những hệ thống giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh các

sản phẩm dệt may Việt Nam ?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là nâng cao năng lực cạnh

tranh sản phẩm dệt may dưới tác động bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu, phân tích thực trạng năng lực

cạnh tranh sản phẩm dệt may, đề cập đến các yếu tố thuộc môi trương

bên trong và bên ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

dệt may Việt Nam.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu các sản phẩm dệt may của Việt Nam

trên các thị trương trong nước và thị trương xuất khẩu.

- Phạm vi thơi gian: Luận án chủ yếu sử dụng các số liệu từ năm 2010

trở về đây và định hướng thơi kỳ đến năm 2030.

Page 16: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

4

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận

Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, lý thuyết chuỗi giá trị toàn

cầu, Luận án sẽ xác định vị thế sản phẩm dệt may Việt Nam, phân tích các cơ

hội và thách thức đối với ngành dệt may trong chuỗi giá trị may toàn cầu, từ

đó đưa ra khuyến nghị về những khâu then chốt, có tính quyết định cần tập

trung. Trên cơ sở đó, đề án đề xuất các giải pháp, kiến nghị chính sách cụ thể

nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may.

4.2. Phưong pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương

pháp nghiên cứu. Trong đó, có một số phương pháp cơ bản nhất là:

- Phương pháp định tính: sử dụng hệ thống số liệu, dữ liệu lịch sử và sử

dụng lý thuyết về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và mô hình mô hình kim

cương (diamond model) năng lực cạnh tranh của Michael Porter để phân tích

năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: đặt đối tượng nghiên cứu trong sự

liên hoàn của chiến lược phát triển nền kinh tế thị trương định hướng xã hội

chủ nghĩa ở nước ta, bối cảnh của nền kinh tế thế giới. Việc so sánh, đối chiếu

giữa các nước, giữa một số doanh nghiệp dệt may trong khía cạnh phát triển

thị trương cho sản phẩm dệt may để rút ra những định hướng và giải pháp

đúng đắn nhằm phát triển thị trương sản phẩm dệt may trong thơi gian tới.

- Phương pháp thống kê: Từ việc thu thập dữ liệu, số liệu về hoạt động

phát triển thị trương hàng dệt may của Việt Nam, của Tập đoàn Dệt may Việt

Nam trong những năm qua và kinh nghiệm của các nước có liên quan để đưa

ra những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động này.

Page 17: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

5

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: từ những tài liệu đã có viết

về ngành dệt may, tác giả sẽ phân tích, tổng hợp lại nhằm có cái nhìn toàn

diện và thực tế nhất về đối tượng nghiên cứu, để đạt được mục tiêu nghiên

cứu. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm

hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội

(Opportunities) và Thách thức (Threats), từ đó có những chiến lược căn bản

đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

4.3. Nguồn số liệu

Đề tài về cơ bản sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các số

liệu của Tổng cục thống kê, Báo cáo hàng năm của Hiệp hội Dệt may Việt

Nam (VITAS), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX), các số liệu công

bố về cạnh tranh sản phẩm Dệt May Việt Nam của Bộ Công thương, các báo

cáo hàng năm, hàng quý của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nước ngoài

đánh giá tốc độ phát triển ngành Dệt may của các nước khu vực Châu Á, Mỹ,

Châu Âu như UNIDO, World Bank, WEF,….Ngoài ra, tác giả còn tham vấn ý

kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý của các công ty và các chuyên gia

thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực Dệt may.

5. Những đóng góp của luận án

5.1. Về mặt học thuật, lý luận

Dựa trên khung lý luận về cạnh tranh theo các cấp độ và quan hệ liên

kết theo chiều dọc, chiều ngang giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm,

luận án làm rõ bản chất, các đặc trưng cơ bản và vai trò của việc nâng cao

năng lực cạnh tranh sản phẩm Dệt May trong bối cảnh hội nhập kinh tế, với

sự phát triển có hiệu quả và bền vững các Doanh nghiệp trong chuỗi giá trị

sản phẩm.

Page 18: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

6

Luận án nghiên cứu và xác định bộ tiêu chí cơ bản nâng cao năng lực

cạnh tranh sản phẩm Dệt May bao gồm: Thị phần sản phẩm dệt may, Chất

lượng nguồn nhân lực dệt may, Công nghệ thiết bị dệt may, Thương hiệu sản

phẩm dệt may, Chi phí lao động dệt may, Thơi gian sản xuất sản phẩm dệt

may .Trong đó, yếu tố Chính sách của Nhà nước đều tác động lên các tiêu chí

nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm

5.2. Về mặt thưc tiễn

Vận dụng những vấn đề lý thuyết cơ bản về năng lực cạnh tranh sản

phẩm, từ phân tích những nét khái quát thực trạng của ngành công nghiệp dệt

may, luận án đã đi sâu phân tích thực trạng về thị phần sản phẩm Dệt May

trên thị trương thế giới, đánh giá về năng suất lao động, quá trình đổi mới

công nghệ thiết bị dệt may, xác định rõ chi phí lao động và thơi gian sản xuất

sản phẩm dệt may. Các chính sách hỗ trợ nhà nước đối với việc cạnh tranh

sản phẩm cũng được phân tích một cách kỹ lưỡng đặc biệt trong bối cảnh

ngành Dệt may đang chịu sự ảnh hưởng cách mạng công nghiệp lần thứ tư

ngày một sâu sắc.Từ đó, luận án đã đánh giá rõ nhu cầu, những điều kiện tiền

đề thuận lợi và những khó khăn cản trở việc cạnh tranh của sản phẩm dệt may

Việt Nam. Trên cơ sở phân tích SWOT, luận án đã làm rõ luận cứ khoa học

định hướng hình thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may

Việt Nam. Định hướng đó lấy hạt nhân là “Phát triển sản phẩm dệt may theo

hướng tiếp cận công nghệ hiện đại (công nghiệp lần thứ tư), thân thiện môi

trương, đảm bảo hiệu quả và bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế”.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo hữu

ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp (DN) dệt may và các nhà hoạch định

chính sách phát triển công nghiệp dệt may trong việc nghiên cứu cạnh tranh

sản phẩm Dệt May Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển sự phát triển có

Page 19: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

7

hiệu quả và bền vững các DN dệt may, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phần

phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao

năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may

Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt

Nam

Chương 4: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc

tế.

Page 20: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

8

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH

NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Các công trình nghiên cứu quốc tế

Các công trình nghiên cứu cuả các học giả, các tổ chức quốc tế về chủ

đề năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may

nói riêng hết sức đa dạng, phong phú, cả những vấn đề lý thuyết lẫn thực tiễn

của các nước. Sau đây, tác giả xin phân tích một số công trình tiêu biểu liên

quan trực tiếp đến đề tài luận án.

Sanjaya Lall (2001) trong cuốn sách “Competitiveness, Technology

and Skills” đã đưa ra các nhận định liên quan đến vấn đề tại sao cạnh tranh lại

quan trọng và làm thế nào để các quốc gia năng cao năng lực cạnh tranh

[123]. Những quốc gia có tiềm lực về kinh tế giữ vững phát triển khoa học,

công nghệ thông tin để tạo ra hàng hóa với chi phí thấp, cạnh tranh so với các

đối thủ. Trong khi các quốc gia ở trình độ phát triển trung bình cố gắng bắt

kịp thay đổi về cách mạng khoa học công nghệ, thì các nước kém phát triển

bằng mọi phương thức để tiệm cận được công nghệ tiên tiến nhất và tạo ra sản

phẩm có thể cạnh tranh trong nền kinh tế. Có thể thấy rằng cuốn sách đưa ra

nhiều yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh, nhưng yếu tố mấu chốt là

chất lượng của nguồn nhân lực ở các cấp độ trong quá trình quản trị, sản xuất

kinh doanh. Để đảm bảo tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên

trong nền kinh tế, việc đầu tư vào công nghệ thiết bị, đổi mới sáng tạo và lực

lượng lao động là vấn đề cấp thiết.

Appelbaum and Gereffi (2003): “The global apparel chain: What

prospects for upgrading by developing countries” đã sử dụng phương pháp

tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu đề lý giải các chuyển đổi trong phương thức sản

Page 21: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

9

xuất kinh doanh, phân phối, marketing sản phẩm, thương mại quốc tế đối với

các doanh nghiệp may mặc tại một số quốc gia ở khu vực phía Bắc thị trương

Mỹ. Tác giả nhận định chuỗi giá trị hàng may mặc được tổ chức quanh các bộ

phận chính “ (1) mua nguyên liệu, bao gồm sợi tổng hợp và tự nhiên; (2) cung

cấp vật tư như chỉ và vải được sản xuất bởi các công ty dệt; (3) mạng lưới sản

xuất tạo thành từ các nhà máy may mặc, bao gồm các nhà gia công trong

nước và nước ngoài; (4) các kênh xuất khẩu được tổ chức bởi các trung gian

thương mại; và mạng lưới tiếp thị ở cấp bán lẻ “ [104]. Kết quả nghiên cứu

cho thấy mỗi thị trương có mô hình phát triển dệt may không giống nhau, dẫn

đến sự cạnh tranh sản phẩm ở mức độ khác nhau. Tại thị trương Mỹ, các

doanh nghiệp sản xuất tiến tới đáp ứng theo nhu cầu đại trà của ngươi tiêu

dùng và phản ứng kịp thơi với những thay đổi về nhu cầu của thị trương may

mặc. Các doanh nghiệp may mặc Caribbe hầu như chỉ tham gia công đoạn gia

công, cần xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối các nhà bán lẻ tại Mỹ,

đồng thơi tham gia vào các hoạt động gắn liền với sản xuất trọn gói. Vấn đề

đối với mô hình Mexico và Đông Á là nâng cao các mạng lưới phân phối mới

và tốt hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm.

Tác giả Michael E. Porter (1979) trong cuốn “ How competitive force

shape strategy” đã đưa ra mô hình “Kim cương” nêu lên các yếu tố quyết định

sự cạnh tranh thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế của quốc gia bao

gồm (i) các điều kiện về yếu tố sản xuất; (ii) các điều kiên về cầu; (iii) các

điều kiên về các ngành phụ trợ và liên quan; (iv) chiến lược, cơ cấu và cạnh

tranh ngành. Theo Michael Porter, trong nền kinh tế thế giới phẳng như hiện

nay “ nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so

sánh mà tự nhiên ban cho, sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra

và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các công ty trên thương trương quốc tế

“ [118].

Page 22: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

10

Hình 1.1 : Sơ đồ kim cương của M. Porter

Nguồn : [118]

Các nhóm yếu tố trong mô hình Kim cương của Michael Porter có mối

liên kết và quan hệ tương trợ lẫn nhau , dẫn đến việc xây dựng và phát triển

khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế trong bối

cảnh hội nhập quốc tế. Để tăng cương năng lực cạnh tranh của một ngành thì

việc huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài là rất cần thiết, đảm bảo

cho sự phát triển bền vững ngành. Bên cạnh đó, việc tận dụng và nắm bắt

được những thơi cơ, vận hội một cách kịp thơi giúp doanh nghiệp có các

chiến lược, đối sách phù hợp đáp ứng yêu cầu cạnh tranh tình hình mới.

Ngoài ra, hệ thống các quan điểm đương lối , tư duy quản trị, điều hành ,nhân

sự …đều có thể đẩy mạnh và thôi thúc các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo,

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đáp

ứng tốt các yêu cầu của thị trương và ngươi tiêu dùng.Vai trò của chiến lược

tổng thể công ty trong việc khai thác, phân phối hài hòa các nguồn lực là rất

quan trọng.Đặc biệt ở đây, yếu tố điều hành và quản lý nhà nước giữ một vị

trí quan trọng, tác động đến tất cả các những nhóm yếu tố cạnh tranh của mô

hình kim cương; đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ , công bằng và thuận lợi

nhất cho các doanh nghiệp tăng cương năng lực cạnh tranh trong nước và trên

thế giới.

Page 23: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

11

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc – UNIDO đưa ra quan

điểm về năng lực cạnh tranh ngành dựa trên bối cảnh hội nhập quốc tế và các

mối quan hệ trong chuỗi giá trị toàn cầu như sau “ Sự thành công của một

ngành không chỉ phụ thuộc vào năng lực công nghệ của doanh nghiệp, mà

còn phụ thuộc vào môi trương kinh doanh (điều kiện phân tích), hiệu quả thị

trương đầu vào (lao động, kỹ năng, công nghệ, tài chính, nguyên liệu đầu vào

và hạ tầng) và chất lượng hỗ trợ từ các tổ chức trung gian (về đào tạo, dịch vụ

công nghệ, nghiên cứu và phát triển,…) “. Trong đó, các cơ chế, chính sách

nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tác động theo chiều hướng tệ hơn

với những yếu tố của năng lực cạnh tranh ngành [131]. Đối với các ngành

công nghiệp sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều nhân công như dệt may, da giầy

thì yếu tố đặc trưng là chuỗi giá trị sản phẩm được ngươi mua hoặc phía cầu

quyết định. Các nhà phân phối, bán lẻ, công ty thơi trang giữ vai trò cầu nối

trong việc hình thành các hệ thống sản xuất tại các quốc gia xuât khẩu hàng

dệt may.

Hình 1.2: Khung phân tích năng lực cạnh tranh ngành của UNIDO

Nguồn : [131]

Page 24: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

12

Nhóm Michael A. Hitt, R. Duane Ireland, and Robert E. Hoskisson

(2007) trong cuốn sách “Strategic Management: Competitiveness and

Globalization” đưa ra quan điểm “ Năng lực cạnh tranh chiến lược đạt được

khi một công ty thành công trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược tạo ra

giá trị. Chiến lược là một bộ cam kết và hành động được kết hợp và phối hợp

để khai thác các năng lực cốt lõi nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh “ [116]. Do

vậy, chiến lược ở đây mang ý nghĩa tạo ra sự khác biệt thông qua việc lựa

chọn các nội dung cạnh tranh.

Eckhard Siggel & John Cocburn (1997) cho rằng lợi thế cạnh tranh là

một yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh và đưa ra cách tiếp cận lợi thế

cạnh tranh giá của sản phẩm trên trương quốc tế có sự tương quan giữa nhập

khẩu và xuất khẩu "Cạnh tranh nhập khẩu là sự chênh lệch giữa giá của các

nhà sản xuất trong nước và mức giá nhập khẩu trung bình được xử lý đúng từ

nhiều nhà xuất khẩu quốc tế. Tính cạnh tranh xuất khẩu được đo bằng sự khác

nhau giữa giá xuất khẩu của nhà sản xuất trong nước và giá của tất cả các nhà

xuất khẩu quốc tế tới một thị trương nhất định" [102].

Theo Barney thì “ Lợi thế cạnh tranh bền vững là lợi thế dài hạn của

việc thực hiện một chiến lược kinh doanh tạo ra các giá trị độc đáo cho khách

hàng, đồng thơi chiến lược này không được thực hiện hoặc bắt chước bới đối

thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng của hãng đó “[108]. Trong khi đó theo

quan điểm của Michel Porter thì lợi thế cạnh tranh có thể có được từ 2 nguồn.

Thứ nhất là lợi thế cạnh tranh bên trong bằng chiến lược chi phí thấp. Mục

tiêu là đạt được tổng hao tổn và chi phí ở mức thấp nhất trong khi doanh thu

là bằng hoặc nhiểu hơn so với đối thủ trong cùng ngành kinh doanh. Thứ hai

là lợi thế cạnh tranh bên ngoài là khác biệt hóa. Theo đó, những sản phẩm và

dịch vụ độc đáo nhằm tạo ra sự vượt trội hoặc duy nhất mà đối thủ cạnh tranh

Page 25: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

13

không có được, đảm bảo sự hài lòng của ngươi mua với chi phí chấp nhận

được là mục tiêu then chốt của chiến lược.Trong môi trương kinh doanh hiện

nay, ngoài 2 chiến lược cơ bản trên còn có những phương pháp khác để tạo

được lợi thế cạnh tranh như chiến lược tập trung vào một phân đoạn thị

trương nhất định.

Những lợi ích mà hàng hóa có thể mang lại chi phối đến việc chọn lựa

sản phẩm hay hàng hóa nào đó. Thheo David Arnold trong cuốn “ The

handbook of brand management “ đưa ra nhận định “ thông tin dựa trên

Country of Origin – xuất sứ của sản phẩm ảnh hưởng đến sự đánh giá tổng thể

về sản phẩm, niềm tin về chất lượng sản phẩm và từ đó dẫn đến ý định mua

của ngươi tiêu dùng “ [100].

Kotler và các đồng sự trong cuốn “ B2B Brand Management “ (2006)

cho rằng việc mua hàng nội thay vì sử dụng các sản phẩm, dịch vụ nước ngoài

phụ thuộc nhận thức của ngươi tiêu dùng. Khi ngươi mua có một thái độ tich

cực đối với các sản phẩm tiêu dùng trong trong nước, ngươi tiêu dùng sẽ có ý

thức sử dụng hàng nội nhiều hơn [113]. Thông thương, ngươi mua sẽ cảm

nhận chất lượng thông qua các tín hiệu ban đầu mà họ tiếp nhận được như giá

cả, thương hiệu, nguồn gốc xuất sứ, mẫu mã sản phẩm,…Những yếu tố đó có

ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định và lựa chọn sản phẩm trong nước hay

nước ngoài. Bổ sung vai trò nhận thức trong hành vi tiêu dùng có lựa chọn,

Wang và Chen (2004) với các nghiên cứu tại thị trương Trung Quốc cho rằng

“ cảm nhận chất lượng hàng nội là biến điều tiết mối quan hệ giữa chủ nghĩa

vị chủng tiêu dùng và sự sẵn sàng mua hàng nội. Điều đó có nghĩa là ngươi

tiêu dùng vị chủng sẽ tích cực mua hàng nội nếu họ đánh giá sản phẩm nội có

chất lượng cao và mối quan hệ này sẽ yếu hơn nếu họ đánh giá chất lượng

hàng nội là thấp “ [132].

Tác giả Celia Mather trong bài viết “Garment industry supply chain”

Page 26: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

14

năm 2004 đã phân tích chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành may. Bài viết lấy

công ty GAP là một nhà bán lẻ quần áo và phụ kiện đa quốc gia có trụ sở tại

Mỹ  là chủ thể nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập từ nhiều quốc gia như

Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan, Hồng Kông, Bangladesh. Kết quả phân tích

cho thấy các công ty may có thể hợp tác dọc theo chuỗi cung ứng thông qua

tăng cương phối hợp giữa công nhân chính thức và lao động phi chính thức.

Nghiên cứu cũng chỉ ra cách thức giúp lực lượng lao động công ty có thể cải

nâng cao tay nghề và vị trí công việc trong quá trình sản xuất kinh doanh [98].

Nghiên cứu của các tác giả Khalid Nadvi và John Thoburn (2003):

“Vietnam in the global garment and textile value chain: implications for firms

and workers” trong khuôn khổ Chương trình Toàn cầu hóa và Nghèo đói

[111] đã chỉ ra những vấn đề đối với ngành dệt may trong bối cảnh toàn cầu

hóa. Theo đó, các nhân tố nhà sản xuất và ngươi lao động tại những quốc gia

đang phát triển chịu sự tác động nhất định từ bối cảnh hội nhập. Đối với Việt

Nam, mối quan hệ giữa những doanh nghiệp dệt và may đối với ngươi mua

toàn cầu trong chuỗi giá trị dệt may đã chỉ ra được những thành công ban đầu

của quá trình toàn cầu hóa đến với ngành công nghiệp dệt may.

Bài nghiên cứu “How do industry clusters success: a case study in

China’s textiles and apparel industries “của nhóm tác giả Zhiming Zhang,

Chester and Ning Cao đăng trên tạp chí Quản lý và Công nghệ dệt may của

Trung Quốc, số 4, năm 2004, chỉ ra sự thành công của những cụm công

nghiệp dệt may ở Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Qua các

điểu tra và đánh giá về cụm công nghiệp dệt may Wujiang ở tỉnh Jiangsu, các

nhà nghiên cứu đã đưa ra 5 nhóm yếu tố chi phối sự thành công của cụm công

nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh của ngành bao gồm: “ 1) Cơ cấu ngành

và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp; 2) Các yếu tố đầu vào (nguồn nhân

lực, tài nguyên, cơ sở hạ tầng...); 3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên

Page 27: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

15

quan; 4) Các điều kiện về cầu; 5) Vai trò chính phủ và chính quyền địa

phương “ [136].

1.2. Nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu về chủ đề năng lực cạnh tranh nói chung và

năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may nói riêng cũng khá phong phú,

nhất là từ khi đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trương và hội nhập quốc

tế. Song, có điều đáng chú ý là, phần lớn các nội dung về năng lực cạnh tranh

được đề cập rải rác trong nhiều công trình nghiên cứu, như một trong những

nội dung của các vấn đề kinh tế, xã hội, luật pháp… Tuy vậy, cũng có những

công trình nghiên cứu hoặc bài viết tập trung bàn về vấn đề cạnh tranh, năng

lực cạnh tranh nói chung cũng của các ngành, các địa phương. Một số công

trình tiêu biểu có thể kể đến gồm:

Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

(Sách tham khảo) – Nhiều tác giả. Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà nội

2001. Đây là tập hợp các bài nghiên cứu của các nhà khoa học bàn một cách

khá có hệ thống về nhiều vấn đề liên quan đến cạnh tranh và pháp luật về

cạnh tranh, cả về phương diện lý luận lẫn chính sách và thực tế, đặc biệt là

cách tiếp cận vấn đề từ góc độ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trương và

những điểm đặc thù của mô hình kinh tế thị trương ở Việt Nam [68].

Tác giả Bùi Tất Thắng trong bài “Sơ lược về khung khổ lý thuyết của

việc xác định lợi thế kinh tế so sánh” đăng trên Tạp chí Thông tin lý luận, số

Tháng 10/1997, đã phân tích về vấn đề lợi thế kinh tế so sánh – một trong

những nhân tố cốt lõi quyết định năng lực cạnh tranh qua việc so sánh các

cách tiếp cận khác nhau của các học thuyết kinh tế, từ kinh tế học cổ điển đến

hiện đại. Bài viết đưa ra nhận định “ Theo quan điểm tối ưu về kinh tế, về mặt

nguyên tắc lý thuyết, các hoạt động có lợi thế so sánh thực xứng đáng được

Page 28: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

16

hỗ trợ cho dù là sự hỗ trợ không mang tính chất bóp méo; ngược lại, các hoạt

động có được tính cạnh tranh chỉ do hoặc chủ yếu là do sự sai lệch giá cả

không xứng đáng được hỗ trợ “ [19].

Tác giả Bùi Tất Thắng còn có bài viết về “Tính cạnh tranh của nền kinh

tế Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số tháng

11/2000, đã phân tích khái niệm về cạnh tranh, bản chất cạnh tranh trong nền

kinh tế thị trương và thông qua việc đánh giá mức độ chuyển sang kinh tế thị

trương để đánh giá mức độ cạnh tranh của kinh tế Việt Nam ở thơi điểm giao

thơi của hai thiên niên kỷ [20].

Tác giả Phạm Thị Thu Phương trong công trình “Những giải pháp

chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả ngành may Việt Nam”, NXB Khoa học

Kỹ thuật năm 2000. Những vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả và phát triển

của ngành may Việt Nam đã được tác phẩm phân tích và làm sáng tỏ. Những

giải pháp về việc phát triển sản xuất các sản phẩm đầu vào, sản phẩm thượng

nguồn của ngành may đề cập đến, mặc dù còn gặp khó khăn trong việc triển

khai liên quan đến việc phát triển các vùng nguyên phụ liệu dệt may [70].

Trong tác phẩm về “Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm

phát triển ngành công nghiệp dệt may trong quá trình công nghiệp hóa – hiện

đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Dương Đình Giám (2001) đã phân tích vị trí,

vai trò, của ngành công nghiệp dệt may bằng việc phân tích khả năng cạnh

tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế.

Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra các phương pháp đẩy mạnh phát triển ngành

công nghiệp dệt may Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa

Việt Nam [49].

Ấn phẩm “Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong

bổi cảnh hội nhập” năm 2003 của tác giả Đỗ Thị Đông tập trung nghiên cứu

Page 29: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

17

chính sách phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam như

Điện tử viễn thông, Thép, Dệt May, Da giày, …Đối với ngành công nghiệp

dệt may, nội dung về giá trị gia tăng và chiến lược phát triển công nghiệp dệt

may được phát triển dựa trên phương thức sản xuất kinh doanh gia công xuất

khẩu và sản xuất xuất khẩu trực tiếp. Trên cơ sở đó, các chính sách hỗ trợ

phát triển công nghiệp dệt may đã được đề xuất khá rõ ràng [47].

Trong luận án tiến sĩ về “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng

may mặc của Việt Nam trên thị trương Châu Âu – EU ” năm 2006 của tác giả

Nguyễn Anh Tuấn, tác giả đã tổng hợp, phân tích lý luận về khả năng cạnh

tranh của hàng may mặc. Tác giả đã đề xuất Bộ tiêu chí cơ bản để đánh giá

khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng may mặc Việt Nam tại thị trương

Châu Âu trên cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh của hàng may

mặc [61].Tuy vậy, luận án mới dừng lại ở góc độ thị trương EU, chưa đề cập

đến thị trương chính dệt may Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Nhóm tác giả Phạm Thu Hương và cộng sự đã khai thác chủ đề “Chiến

lược và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sau khi

dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch dệt may - một cách tiếp cận trong chuỗi giá trị toàn

cầu” theo dự án nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam - Đan Mạch có tên “Nâng

cao năng lực nghiên cứu trong kinh doanh quốc tế và quốc tế hóa các doanh

nghiệp Việt Nam” năm 2006. Kết quả phân tích cho thấy nhu cầu các doanh

nghiệp dệt may Việt Nam chuyến từ xuất khẩu theo phương thức gia công

(CMT) sang phương thức xuất khẩu trực tiếp (FOB). Nghiên cứu cũng đã chỉ

ra Việt Nam đang tích cực chủ động tham gia chuỗi giá trị dệt may thế giới

[71].

Trong bài báo của tác giả Nguyễn Trần Quế năm 2006 về việc “Nghiên

cứu phương pháp phản ánh và phân tích về năng lực cạnh tranh “ đưa ra nhận

Page 30: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

18

định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa trên bốn tiêu chí

“ Tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đa dạng hoá sản phẩm; Tính cạnh

tranh về giá cả; Khả năng thâm nhập thị trương mới; Khả năng khuyến mãi,

lôi kéo khách hàng và phương thức kinh doanh “. Bài viết cũng đồng thơi đưa

ra những tiêu chí để có thể phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh

tranh như “Chất lượng sản phẩm cao; Năng lực sản xuất lớn; Góp phần quan

trọng trong việc phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế; Có khả năng góp

phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Gia tăng doanh số cho xuất

khẩu và tạo thêm việc làm “[67].

Tác giả Vũ Quốc Dũng trên Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 9 năm

2007 với bài viết “ Dệt may Việt Nam hậu WTO: Thực trạng và những mục

tiêu hướng tới” đã đi sâu vào đánh giá thực trạng phát triển của ngành Dệt

May trong thơi gian qua. Trên cơ sở bối cảnh hội nhập, nghiên cứu đã đưa ra

những giải pháp để khắc phục các tồn tại như cần phát triển nguồn nguyên

phụ liệu dệt may tập trung như bông, xơ với quy mô lớn. Vai trò hỗ trợ của

nhà nước thông qua các chính sách về tài chính, khoa học công nghệ cho các

vùng trồng đay, gai... không tập trung cũng được đề cập đến [94].

Tác giả Nguyễn Thị Loan - Đại học Ngoại thương năm 2008 đã công

bố ấn phẩm “Đẩy mạnh việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao

năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam”. Có thế coi đây

là một trong những công trình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về nâng cao

năng năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp dệt may và chuỗi giá trị dệt may

Việt Nam. Chỉ đáng tiếc là báo cáo này chưa lượng hóa phần đóng góp của

các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu [66].

Trong bài viết “Tổ chức lại cụm liên kết công nghiệp dệt may

(CLKCN) nhằm tăng cương khả năng xuất khẩu của ngành may xuất khẩu

Page 31: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

19

Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Đông trên tạp chí Kinh tế và Phát triển số 154

năm 2010, một trong những giải pháp được tác giả đề xuất để nâng cao năng

lực xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam là tổ chức lại các CLKCN dệt

may [48]. Việc kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và sản xuất

nguyên, phụ liệu trong các CLKCN sẽ tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm hoàn

thiện, tiết giảm được các chi phí logistic, thông tin thị trương chia sẻ hiệu quả

hơn. Qua đó, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và khả năng

cạnh tranh của sản phẩm dệt may.

Bài viết “Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt

Nam” được đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Đà Nẵng

số 2/2010 của nhóm tác giả Trương Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng [85].

Bài viết đưa ra nhận định các yếu tố về hệ thống sản xuất và thương mại của

ngành dệt may trên thế giới đang thay đổi dần dưới góc tiếp cận theo chuỗi

giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất sản phẩm với mô hình thiết

bị gốc có thể được cải tiến và nâng cấp thông qua những chính sách hỗ trợ,

không nhất thiết phải chuyển đổi đột phá hình thức gia công (CMT) sang

phương thức xuất khẩu với thương hiệu qua nhà sản xuất.

Tác giả Hoàng Thị Liên - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công

nghiệp – Bộ Công thương đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu của sản phẩm công

nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực”. Mục tiêu của đề

tài là tăng cương và nâng cao việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các

sản phẩm công nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đã đưa ra được hệ thống các

giải pháp và các chính sách của nhà nước đề hỗ trợ các doanh nghiệp phát

triển thương hiệu sản phẩm[52]. Việc cải thiện môi trương kinh doanh đầu tư,

chính sách về tiền tệ giúp các doanh nghiệp dệt may tiếp cận dễ dàng các

Page 32: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

20

nguồn vốn vay ưu đãi, mua được ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng nhà nước,

tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm may mặc.

“Hoàn thiện chiến lược thương hiệu hàng may mặc Việt Nam theo tiếp

cận cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài” là đề tài nghiên cứu khoa học

do tác giả Nguyễn Bách Khoa - Trương Đại học Thương mại làm chủ nhiệm.

Vấn đề cạnh tranh được tác giả tiếp cận để xây dựng các quan điểm và chiến

lược phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Kết

quả của công trình nghiên cứu đã chỉ ra được hệ thống các giải pháp và các

kiến nghị với Nhà nước, hiệp hội dệt may để có những cơ chế, chính sách phù

hợp. Theo đó, quản trị nhãn hiệu như một tài sản trí tuệ được coi là một trong

những giải pháp căn cơ, đột phá giúp thương hiệu hàng may mặc có lợi thế

cạnh tranh trên trương quốc tế [62].

“ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối

cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương “ của tác giả

Nguyễn Hồng Chỉnh năm 2017 đưa ra nhận định “ Trong bối cảnh toàn cầu

hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia các hiệp định

thương mại tự do (FTA) mới, nhất là các FTA thế hệ mới như CPTPP, các

giao dịch xuyên biên giới ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thương mại

dịch vụ toàn cầu, ranh giới giữa thị trương trong nước và thị trương nước

ngoài gần như bị san phẳng”. Theo đó, Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào

chuỗi giá trị dệt may thế giới thông qua việc mở rộng thị trương xuất khẩu,

chuyển giao công nghệ, kêu gọi dòng vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh; qua đô

nâng cao sức cạnh tranh của Ngành dệt may Việt Nam khi là thành viên

CPTPP [58].

Các nghiên cứu gần đây cho thấy tầm quan trọng của thị trương nội địa

với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bài viết “Một số vấn đề về phát

Page 33: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

21

triển thị trương nội địa đối với các doanh nghiệp may Việt Nam” trên Tạp chí

Quản lý kinh tế năm 2012 của tác giả Đặng Thị Kim Thoa đưa ra nhận định “

thị trương nội địa không chỉ là một phân khúc thị trương mà với cái nhìn toàn

diện, đó là hậu phương, là điểm tựa cho ngành may vươn ra thế giới” [41].

Với dân số hơn 90 triệu ngươi thì thị trương nội địa có tiềm năng tăng trưởng

rất lớn đới với ngành dệt may. Cùng quan điểm trên, tác giả Dương Đình

Giám đưa ra góc nhìn khá lạc quan, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và đơi

sống thu nhập ngươi dân tiếp tục tăng cao, thì doanh thu của doanh nghiệp dệt

may có thể đến từ 75 % thị phần trong nước [49].Trong bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc cạnh tranh trên trương quốc tế là

rất khốc liệt, điều này thôi thúc việc đẩy mạnh thị trương nội địa nhằm tăng

năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Hơn thế nữa, sản phẩm dệt may nội địa đã

ngày một cải thiện về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng,..Rất nhiều các sản

phẩm may có xuất xứ Việt Nam như May Hưng Yên, May 10, May Đức

Giang, Việt Tiến, Nhà Bè, Phong Phú,... được một bộ phận không nhỏ ngươi

tiêu dùng trong nước sử dụng.

“ Tăng cương tiếp cận thị trương nội địa cho các doanh nghiệp dệt may

Việt Nam “của Đặng Thị Kim Thoa đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển

năm 2013 đánh giá rằng “ các doanh nghiệp dệt may đang tập trung đầu tư

vào công tác xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã, tổ chức mạng lưới bán

lẻ và đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nên giơ đây ngươi tiêu dùng đã dễ dàng

tìm thấy hệ thống bán lẻ hàng may mặc Việt Nam ở khắp các tỉnh, thành trên

cả nước “. Hạn chế của tác giả là mới tập trung phân tích ở góc độ marketing

và phân phối sản phẩm mà chưa xác lập được một chiến lược tổng quan cho

việc phát triển sản phẩm dệt may Việt Nam tại thị trương nội địa [42].

Page 34: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

22

1.3. Một số nhận xét về khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên

cứu của Luận án

Như Luận án đã phân tích, các công trình nghiên cứu đã xuất bản về

chủ đề năng lực cạnh tranh nói chung và trong ngành dệt may nói riêng là rất

phong phú và là nguồn tư liệu tham khảo, kế thừa rất hữu ích. Tuy nhiên, mỗi

công trình đều có mục tiêu và cách tiếp cận, phạm vi nghiên cứu riêng nên

không phải bao giơ cũng thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của ngươi đọc.

Đồng thơi, cùng với thơi gian, những vấn đề mới luôn đặt ra và đòi hỏi những

nghiên cứu tìm tòi mới, nhất là các giải pháp để phát triển và nâng cao năng

lực cạnh tranh.

Tại công trình nghiên cứu này đề cập đến những vấn đề mới cho nâng

cao năng lực cạnh tranh. Thứ nhất, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là

xu thế mới đang xuất hiện trên thế giới, áp dụng các ứng dụng tự động hóa,

công nghệ thông tin với 3 trụ cột Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn

(Big data) và trí tuệ nhân tạo (AI). Quá trình tự động hóa, sử dụng robot hay

những nhà máy thông minh đang ngày càng được nhiều Doanh nghiệp Dệt

May lựa chọn nhằm tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao năng suất. Chưa có

đề tài nghiên cứu ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào

quá trình năng lực cạnh tranh của sản phẩm Dệt May Việt Nam. Thứ hai,

trong lúc bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang tiến triển sâu rộng với các

FTA “thế hệ mới” như CPTPP, Viet Nam – EU… mở ra triển vọng to lớn cho

thương mại và đầu tư, phổ cập hóa các tiêu chuẩn về bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ (IPR), môi trương và tiêu chuẩn lao động…, đòi hỏi phải rà soát toàn bộ

chính sách, hệ thống pháp luật, nghiên cứu, phân tích những vấn đề mới trong

quá trình hội nhập. Ngoài ra, mấy năm gần đây lại nổi lên cái gọi là vấn đề

chủ nghĩa bảo hộ sống lại, và đặc biệt là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -

Trung bùng nổ, liệu có tác động đến trao đổi thương mại hóa toàn cầu, trong

Page 35: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

23

đó có sản phẩm dệt may Việt Nam.

Tất cả những vấn đề nêu trên cho thấy, việc tiếp tục nghiên cứu chủ đề

nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh

mới là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất thiết thực.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh

tranh ngành dệt may nói riêng được đông đảo các nhà khoa học, các nhà quản

lý quan tâm, khảo cứu, đánh giá trong quá trình phát triển công nghiệp hóa,

hiện đại hóa tại các quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu từ lý thuyết đến

thực tế, từ những vấn đề chung đến những sản phẩm cụ thể đều là nguồn tư

liệu phong phú và hữu ích để triển khai nghiên cứu tiếp chủ đề này.

Các hướng nghiên cứu tiếp theo gắn với bối cảnh mới, cả trong nước và

quốc tế, nhất là những xu hướng mới của hội nhập và cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư. Đó cũng chính là lý do để tác giả lựa chọn nghiên cứu đề

tài này.

Page 36: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

24

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO

NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY

2.1. Một số khái niệm

2.1.1. Cạnh tranh

Các lý luận xung quanh chủ đề cạnh tranh được đông đảo các học giả và

nhà nghiên cứu quan tâm và tiếp cận dưới nhiều giác độ khác nhau tromg quá

trình phát triển nền kinh tế xã hội.

Theo Đại từ điển Bách khoa Việt Nam (1999) “Cạnh tranh là hoạt động

tranh đua giữa những ngươi sản xuất hàng hóa, các thương nhân, các nhà kinh

doanh trong nền kinh tế thị trương, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm

giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trương có lợi nhất” [33].

Trong từ điển Thuật ngữ Kinh tế học (2001) có đưa ra định nghĩa

“Cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia.

Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố giành lấy thứ mà không

phải ai cũng có thể giành được” [86].

Giáo trình kinh tế học Chính trị Mác-Lê nin (2002) khái niệm về cạnh

tranh “là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản

xuất-kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất

cho mình” [54].

Khi bàn về cạnh tranh, tác giả Đỗ Thế Tùng – Học viện Chính trị -

hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nhận định “cạnh tranh là động lực thúc đẩy

tiến bộ khoa học – công nghệ và phát triển kinh tế thị trương. Cạnh tranh bao

gồm cạnh tranh giũa các doanh nghiệp trong nội bộ một ngành và giữa các

Page 37: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

25

ngành; cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh; cạnh tranh hoàn

hảo và cạnh tranh không hoàn hảo; cạnh tranh giữa những ngươi bán, giữa

những ngươi mua và giữa ngươi bán với ngươi mua” [46].

Dưới góc tiếp cận của tác giả Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thương Lạng -

Đại học Kinh tế Quốc dân có đề cập quan điểm cạnh tranh trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế là “ một hiện tượng thương xuyên diễn ra trong nền kinh

tế thị trương, cạnh lành mạnh và cạnh tranh hoàn hảo là các hình thái cạnh

tranh cần phải hướng tới, cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh không

hoàn hảo cần phải hạn chế và tiến tới xóa bỏ “ [45].

Tại diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác

và Phát triển Kinh tế OECD (2010) đã thống nhất định nghĩa về cạnh tranh là

“khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra

việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” [120].

Khái quát lại vấn đề này, tác giả Bùi Tất Thắng trong bài viết “Tính

cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,

số tháng 11/2000) cho biết :

“Kinh tế học định nghĩa cạnh tranh là sự tranh giành thị trương (khách

hàng) để tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp. Như vậy, đã là kinh tế thị

trương thì đương nhiên có cạnh tranh, và cạnh tranh theo nghĩa là tranh giành

khách hàng (thị phần) thì chỉ có trong khuôn khổ của kinh tế thị trương. Trạng

thái cạnh tranh được phân chia thành 2 loại: cạnh tranh hoàn hảo và cạnh

tranh không hoàn hảo. Cạnh tranh hoàn hảo là tình trạng thị trương trong đó

số ngươi mua và số ngươi bán một mặt hàng đồng nhất nhiều đến nỗi không

ai có khả năng ảnh hưởng đến giá cả trên thị trương. Tình trạng thị trương

không đạt được như trên, tức là có ít nhất một ngươi bán hàng lớn đến mức có

Page 38: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

26

thể ảnh hưởng đến giá cả thị trương, thì được coi là cạnh tranh không hoàn

hảo, hay còn gọi là tình trạng độc quyền “ [20].

Từ các quan điểm trên có thể nhận thấy quan điểm về cạnh tranh rất đa

dạng và phong phú. Tuy vậy, có một nội hàm đổng nhất ở đây là các quốc gia

đều xác định cạnh tranh là một trong nhưng động lực quan trọng thúc đẩy, đổi

mới phát triển nền kinh tế, xã hội.

2.1.2. Năng lực cạnh tranh

Trong nền kinh tế có sự cạnh tranh, các nhà cung cấp có năng lực

cạnh tranh tốt hơn sẽ chiếm ưu thế. Khái niệm năng lực cạnh tranh được xác

lập trên những góc độ, cấp độ khác nhau như một ngành, lĩnh vực, sản phẩm,

thậm chí toàn bộ nền kinh tế.

Năng lực cạnh tranh quốc gia

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đưa ra nhận định về năng lực cạnh

tranh quốc gia như sau : “Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của nền

kinh tế quốc gia nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các

chính sách, thể chế bền vững tương đối và đặc trưng kinh tế khác” [135].

WEF lực chọn đa dạng các tiêu chí để đánh giá một cách đầy đủ về năng lực

cạnh tranh quốc gia, và chia thành các nhóm nhân tố chủ yếu sau :

Vai trò của Chính phủ: Những cải cách mạnh mẽ về kinh tế và thể chế

thông qua các chính sách về môi trương kinh doanh, đầu tư, tài chính, tiền tệ,

lạm phát,..giúp cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ do Chính phủ

cung cấp.

Mức độ mở cửa của nền kinh tế: Trong quá trình phát triển và hội nhập,

nền kinh tế Việt Nam có độ mở khá cao và có xu thế tăng nhanh. Chính sách

hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thực hiện một cách đồng bộ cả ở

cấp độ khu vực cũng như thế giới như việc tham gia ASEAN, APEC,..hay

Page 39: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

27

việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP,

EVFTA,..

Chính sách về tài khóa: Chính sách tài chính cần huy động được các

thành phần, nguồn lực trong xã hội theo hướng chủ động, linh hoạt, hợp lý để

đảm bảo cho việc tăng trưởng nhanh nhưng bền vững trong quá trình phát

triển kinh tế - xã hội.

Cơ sở hạ tầng: Chất lượng kết cấu hạ tầng về đô thị, logistic, dịch vụ

viễn thông,…cần phải đồng bộ với việc sử dụng hiệu quả nguồn lực về vốn,

nhân lực,..từng bước hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đầu tư, phát

triển

Ứng dung khoa học công nghệ: phát triển công nghệ nhằm mục đích

tạo ra những công nghệ mới để thay thế những quy trình sản xuất lạc hậu để

nâng cao năng suất, chất lượng, của các dịch vụ và sản phẩm thông qua tiêu

chí về chuyển giao công nghệ, sỡ hữu trí tuệ, môi trương khởi nghiệp sáng

tạo,…

Lao động: Việc sử dụng và phân bổ thị trương lao động một cách hiệu

quả, hợp lý được thể hiện qua các yếu tố về năng suất lao động, thỏa ước lao

động, chương trình phúc lợi, an sinh xã hội, tính hội nhập, thích ứng với môi

trương lao động khu vực và quốc tế,…

Các yếu tố trên có yếu tố lượng hóa nhưng cũng có những yếu tố mang

tính chất định tính, được lồng ghép với nhau để có sự đánh giá và so sánh

toàn diện về năng lực cạnh tranh quốc gia cho từng giai đoạn cụ thể.

Năng lực cạnh tranh ngành

Quan niệm Michael E. Porter về ngành là “ một nhóm doanh nghiệp

sản xuất những sản phẩm hay dịch vụ mà những sản phẩm dịch vụ này cạnh

tranh trực tiếp với nhau “ [117]. Mục đích của việc cạnh tranh giúp các doanh

Page 40: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

28

nghiệp nâng cao được thị phần, tăng doanh thu nếu không muốn bị thu hẹp

phạm vi hoạt động kinh doanh, thậm chí bị loại bỏ khỏi thị trương.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy năng lực cạnh tranh ngành đạt được

thông qua việc sử dụng chiến lược chi phí thấp hoặc tạo ra các sản phẩm, dịch

vụ với những đặc tính vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc các

ngành tương tự trên thị trương. Vai trò của Chính phủ là một trong những yếu

tố quan trọng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngành.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là việc duy trì hay gia

tăng thị phần sản phẩm, với giá tốt so với các sản phẩm cùng loại trên thị

trương. Tác giả Keinosuke Ono và Tatsuyuki Negoro [57] đưa ra lập luận về

cạnh tranh sản phẩm “ Sản phẩm cạnh tranh tốt là sản phẩm hội tụ đủ các yếu

tố chất lượng, giá cả, thơi gian giao hàng, dịch vụ trong đó yếu tố cơ bản nhất

là chất lượng sản phẩm. Sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm đem lại môt giá trị

gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không

phải lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”. Hiện nay, các doanh nghiệp

có thể sử dụng mô hình SWOT ( Strengths, Weaknesses, Opportunities, and

Threats ) để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu cũng như phân tích các thơi

cơ và thách thức có thể phải đối mặt, đề đánh giá về lợi thế cạnh tranh sản

phẩm của công ty.

Có thể thấy có nhiều yếu tố để đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm

như chất lượng, thơi gian sản xuất, thương hiệu, giá thành, tính năng, mẫu

mã…, Sức cạnh tranh còn thể hiện ở mức độ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách

hàng, ngươi tiêu dùng; qua đó nâng cao khả năng duy trì và phát triển sản

phẩm các thị trương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sẽ không có sức cạnh

tranh của sản phẩm cao khi sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành sản

xuất, của quốc gia kinh doanh sản phẩm đó thấp.

Page 41: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

29

2.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tham gia và gắn kết của mỗi nền

kinh tế quốc gia với kinh tế các quốc gia khác của khu vực hoặc trên toàn thế

giới dưới nhiều hình thức, mức độ cam kết và thực thi khác nhau [14]. Quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế thương được phân thành các hình thức cơ bản

sau :

Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA- Preferential Trade

Arangements) : Danh mục sản phẩm ưu đãi và mức độ cắt giảm thuế quan bị

hạn chế trong thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia thành viên . Ví dụ như

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong

năm 2001.

Khu vực mậu dịch tự do (FTA - Free Trade Agreement): là một Hiệp

ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia thành viên, theo đó các rào cản

thuế quan cũng như phi thuế quan sẽ được tiến hành cắt giảm theo lộ trình,

không bị hạn chế về định lượng trong giao dịch, trao đổi thương mại hàng hóa

nội khối của Hiệp định thương mại. Ví dụ Khu vực Mậu dịch tự do

he ASEAN Free Trade Area  - AFTA. Thơi gian gần đây, các hiệp định FTA

mới có phạm vi lĩnh vực tham gia mở rộng hơn, không đơn thuần chỉ là các

vấn để trao đổi thương mại truyền thống mà còn đề cập đến những vấn đề phi

truyền thống như di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, môi trương, mua sắm

công,…Việc điều chỉnh các nội dung cam kết theo hướng thông thoáng, đa

dạng hơn trong FTA thế hệ mới sẽ giúp các quốc gia có nhiều cơ hội tăng

trưởng kinh tế thông qua việc tăng cương cơ hội kinh doanh, chuyển dịch đầu

tư và mở rộng tiếp cận thị trương ở phạm vi toàn cầu. Tuy vậy, nếu không có

những góc nhìn đầy đủ và một sự chuẩn bị kỹ càng trước những tác động mà

nó có thể mang lại, các nền kinh tế sẽ không tận dụng được các thơi cơ bởi

Page 42: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

30

những yêu cầu, tiêu chuẩn cao về chính sách pháp luật, cái cách thể chế, môi

trương đầu tư kinh doanh, rào cản kỹ thuật, quy tắc xuất sứ..phù hợp với

thông lệ quốc tế. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương - CPTPP với 11 quốc gia thành viên tham dự, trong đó có Việt Nam

hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là những FTA thế

hệ mới.

Liên minh thuế quan (CU :Customs union ): Các nước thành viên sẽ

nhất quán trong việc thực hiện đương lối chính sách thuế quan chung với các

quốc gia ngoài liên minh trong khi vẫn áp dụng, thực hiện các ưu đãi về thuế

quan trong nội khối. Đơn cử như Liên minh Liên minh Hải quan (bao gồm 3

nước là Nga, Belarus và Kazakhstan ).

Mỗi quốc gia tùy thuộc bối cảnh lịch sử, tình hình kinh tế văn hóa, xã

hội có thể tham gia vào các tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với nội dung,

phạm vi và hình thức khác nhau trong bối cảnh toàn cầu hóa.

2.1.4. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm

Từ các học thuyết trên có thể thấy rằng năng lực cạnh tranh ở các cấp

độ không những không tương khắc nhau mà thậm chí còn chế định và hỗ trợ

lẫn nhau cùng phát triển. Năng lực cạnh tranh quốc gia thể hiện qua sự tăng

trưởng của nền kinh tế, nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao sẽ thu hút được

đầu tư, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cải thiện chất lượng đơi sống

ngươi dân, nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm cao. Do vậy khi xét đến các yếu tố

nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì cần phải xét đến cả các yếu tố

năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trên cơ sở các phân tích các luận điểm về cạnh tranh, năng lực cạnh

tranh, và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả đưa ra quan điểm nâng cao

năng lực cạnh tranh các sản phẩm là “ Là mức độ các doanh nghiệp nâng cao

Page 43: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

31

năng lực sản xuất và thương mại các sản phẩm dệt may trên thị trương công

bằng, tự do mở, mà ở đó nó sẽ phát sinh những yếu tố làm tăng hiệu quả sản

xuất kinh doanh và giá trị của sản phẩm đó “

2.2. Đặc điểm liên quan đến năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may

2.2.1. Đặc điểm của ngành dệt may

Ngành công nghiệp dệt may là một ngành sử dụng nhiều lao động đơn

giản, vốn đầu tư ban đầu không lớn, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã

hội. Đối với các quốc gia đang phát triển, sản xuất dệt may thương phát huy

được hiệu quả, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ban

đầu của nền kinh tế. Khi nền công nghiệp bước sang giai đoạn cao hơn với

việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ, chi phí lao động cao, đồng nghĩa với

việc suy giảm năng lực cạnh tranh trong sản xuất dệt may. Những tác động

bởi lợi thế cạnh tranh là nguyên nhân của việc chuyển dịch công nghiệp dệt

may từ những nền kinh tế công nghiệp phát triển sang những nền kinh tế công

nghiệp kém phát triển hơn. Về bản chất, ngành công nghiệp dệt may vẫn tồn

tại các nước phát triển nhưng với những quy trình sản xuất và sản phẩm dệt

may mang lại giá trị gia tăng cao.

Theo xu thế và quy luật dịch chuyển của ngành công nghiệp dệt may

trên thế giới, sau khi chuyển dịch từ Anh sang các nước Châu Âu khác, rồi

sang Nhật Bản, Trung Quốc ( được coi như đại công xưởng dệt may của thế

giới), các nước trong khối ASEAN đang là những địa điểm hấp dẫn đề đón

nhận ngành công nghiệp này. Ngành dệt may Việt Nam cũng đã đạt những

kết quả khả quan với mức kim ngạch xuất khẩu cao trong hơn thập kỷ qua.

2.2.2. Đặc điểm của chuỗi giá trị dệt may

Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu bao gồm 5 khâu cơ bản “ Nguyên liệu

đầu vào (bao gồm sợi tự nhiên và sợi nhân tạo); các yếu tố sản xuất (bao gồm

Page 44: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

32

vải từ sợi tự nhiên và vải từ sợi tổng hợp) được cung cấp bởi các công ty sợi;

Hệ thống sản xuất bao gồm các công ty sản xuất hàng may mặc; Hệ thống

xuất khẩu bao gồm các trung gian thương mại, các công ty may với thương

hiệu riêng; Hệ thống Marketing bao gồm các nhà bán lẻ, cửa hàng phân phối

sản phẩm tới ngươi tiêu dùng “ [104].

Hình 2.1: Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Gereffi

Nguồn : [104]

Stan Shih – ngươi sáng lập ra công ty máy tính Acer của Đài Loan đưa

ra luận điểm mô hình chuỗi giá trị đương cong nụ cươi “ Chuỗi giá trị khác

nhau ở từng tổ chức cụ thể và mỗi tổ chức là một chuỗi giá trị đặc thù. Ngành

dệt may là một minh họa kinh điển của chuỗi giá trị do ngươi mua quyết định,

việc tạo ra sản phẩm cuối cùng phải qua nhiều công đoạn và hoạt động sản

xuất thương được tiến hành ở nhiều nước. Trong đó các nhà sản xuất với

thương hiệu nổi tiếng, các nhà buôn, nhà bán lẻ lớn đóng vai trò then chốt

trong việc thiết lập mạng lưới sản xuất và định hình việc tiêu thụ hàng loạt

thông qua các thương hiệu mạnh và sự phụ thuộc của chúng vào những chiến

lược thuê gia công toàn cầu nhằm thỏa mãn nhu cầu này “ [124]

Page 45: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

33

Hình 2.2: Mô hình chuỗi giá trị đường cong nụ cười Stan Shih

Nguồn : [124]

2.2.3. Đặc tính của sản phẩm dệt may

Các sản phẩm dệt may

Trong lịch sử giao thương trên thế giới, hàng hóa dệt may là một trong

những mặt hàng tham gia đầu tiên vào mậu dịch quốc tế. Từ thế kỉ thứ 2 trước

công nguyên, những sản phẩm vải lụa, gấm vóc đã được các thương nhân

Trung quốc buôn bán, trao đổi với Ba Tư , La Mã thông qua con đưởng tơ lựa

nối Châu Á với Châu Âu. Sản phầm dệt may rất đa dạng, phong phú bao gồm

các sản phẩm chủ yếu : sợi, vải, và các hàng may mặc [92].

Sản phẩm Sợi

Sợi tự nhiên có nguồn gốc từ Bông, đay, lanh, tơ, lụa... trong đó, bông

chiếm tỷ trọng cao nhất trong khi Sợi nhân tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ, khí

đốt, qua quá trình trùng hợp tạo ra PTA, MEG.

Sản phẩm Vải

Trên thực tế, ngươi ta thương chia theo phương pháp sản xuất, theo tiêu

thức này thì vải được chia làm hai loại là vải dệt thoi và vải dệt kim. Vải dệt

thoi được tạo thành từ hai hệ thống sợi dọc và sợi ngang đan với nhau theo

Page 46: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

34

phương vuông góc. Vải dệt kim được hình thành trên cơ sở tạo vòng, các sợi

được uốn cong liên tục hình thành nên vòng sợi. Vải dệt kim có đặc điểm

khác với vải dệt thoi là có tính co dãn, đàn hồi đáng kể, vì vậy khi xác định

kích thước của mẫu vải hoặc tấm vải dệt kim thì phải lưu ý đến tính chất này.

Hàng may mặc

Hàng may mặc là những sản phẩm thuộc ngành dệt may, bao gồm các

loại quần áo nói chung và các phụ kiện kèm theo. Cùng với quá trình phát

triển kinh tế xã hội, mức độ thu nhập và chất lượng cuộc sống của ngươi dân

ngày một nâng cao. Các sản phẩm may mặc không chỉ mang nét đẹp truyền

thống mà còn phải đa dạng về mẫu mã, công năng sử dụng và phù hợp với xu

thế hiện đại. Việc phân loại hàng may mặc phù hợp với đối tượng và yêu cầu

của từng nhím khách hàng là cần thiết với mục tiêu và chiến lược phát triển

sản phẩm.

Hàng may mặc thương được chia thành hai loại: thơi trang cao cấp và

thơi trang sản xuất công nghiệp. Tác giả Ngọc Châu đưa ra quan điểm “ Thơi

trang cao cấp là những sản phẩm có chất lượng cao nhất của các nhà thiết kế

may mặc đặt làm riêng theo kích thước, là một sản phẩm nghệ thuật bao hàm

sự kết hợp tuyệt vơi với công nghệ kỹ thuật các ngành nghề thủ công với phụ

kiện cao cấp cụ thể như: các nhà sản xuất lông, kim hoàn, thợ thêu, để tôn tạo

các thiết kế của họ. Trong khi đó,hàng thơi trang sản xuất công nghiệp là các

mẫu thiết kế chuẩn phù hợp với hầu hết mọi ngươi. Họ sử dụng các thông số

chuẩn, trang thiết bị nhà máy với kỹ thuật hoàn thiện sản phẩm nhanh, để giữ

chi phí thấp, so với một phiên bản đơn chiếc cùng kiểu dáng” [60].

Các đặc điểm sản phẩm dệt may

Page 47: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

35

Trong lịch sử của nền mậu dịch thế giới, sản phẩm ngành dệt may là

một trong những sản phẩm đầu tiên tham gia vào thị trương và có những đặc

điểm chủ yếu sau:

- Sản phẩm dệt may có nhu cầu rất phong phú, đa dạng tuỳ theo đối

tượng tiêu dùng, đặc điểm về truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, tín

ngưỡng, vị trí địa lý, độ tuổi …

- Tính thơi trang của sản phẩm dệt may là quan trọng. Do đó việc cập

nhật, thay đổi theo các xu thế thơi trang hiện đại, hay việc phát triển những

mẫu sản phẩm độc đáo để đáp ưng thị yếu khách hàng là cần thiết.

- Nhãn hiệu thơi trang có tầm quan trọng trong việc kinh doanh các sản

phẩm dệt may. Khách hàng không chỉ quan tâm đến giá cả mà còn chú trọng

đến chất lượng của sản phẩm thông qua thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.

- Nhân tố mùa vụ, thơi tiết liên quan chặt chẽ tới việc lựa chọn, kinh

doanh sản phẩm dệt may phù hợp, quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu

để bảo đảm vấn đề vận chuyển hàng hóa đúng tiến độ.

- Các sản phẩm dệt may là một trong những mặt hàng được bảo hộ chặt

chẽ, thông qua hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế, tác động đến quá trình sản xuất và thương mại hàng dệt may

toàn cầu.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may

2.3.1. Các nhân tố bên ngoài

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng giúp Việt

Nam chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất trên toàn cầu. Tổng kim ngạch

xuất khẩu tăng nhanh, trong đó có một số mặt hàng vươn lên hàng đầu thế

giới, không ít ngành hàng có doanh thu xuất khẩu hàng chục tỷ USD và nhiều

Page 48: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

36

sản phẩm chất lượng cao nhơ đầu tư kỹ thuật - công nghệ tiên tiến. Ngày càng

có nhiều mặt hàng sản xuất tại Việt Nam chiếm lĩnh thị trương thế giới, nhất

là tại các nước phát triển ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản như máy tính, sản phẩm

điện tử, dệt may, da giày.

Chính sách tài chính tiền tệ một số quốc gia: Trong năm 2015, sự phá

giá đồng tiền của các nước như Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, Ấn độ

và Indonesia phá giá đồng rupi… ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói

chung và Việt Nam nói riêng, dẫn đến mặt bằng giá sản phẩm Dệt May đi

xuống. Tỷ giá USD cũng biến động mạnh so với 2014 nhất là những tháng

cuối năm dẫn tới nhiều doanh nghiệp bị lỗ do tỷ giá. Các doanh nghiệp vay

Ngân hàng bằng USD cũng gánh chịu áp lực do biến động tỷ giá.

Tín hiệu tích cực nhơ những Hiệp định Thương mại tự do như Hiệp

định CPTPP,VN-EU,VN-LMTQ Nga-Belarus-Kazakhstan,...mở ra cho ngành

Dệt May Việt Nam những cơ hội lớn từ việc mở rộng thị trương với nhiều

dòng thuế được miễn trừ.

Làn sóng dịch chuyển sản xuất, dịch chuyển đơn hàng ra khỏi cương

quốc Dệt may như Trung Quốc sẽ tiếp tục lan rộng, đã và đang mở ra cho

Việt Nam cơ hội mở rộng thị phần. Trong tương lai, hoạt động dịch chuyển

sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ tiếp tục mạnh hơn bởi chi phí sản xuất tại

Trung Quốc được đánh giá gần bằng so với Mỹ. Biểu hiện rõ nét nhất của tình

trạng này là ngày càng có nhiều công ty lớn chuẩn bị rơi Trung Quốc sang

một số nơi khác như các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

2.3.2. Các nhân tố trong nước

Trong điều kiên hội nhập, các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như

của nước ngoài đều có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất

khẩu. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước có tác động lớn đến sức cạnh tranh

Page 49: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

37

của hàng dệt may quốc gia. Các chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ tạo điều

kiện cho sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may phát triển nhanh. Ngược lại,

chính sách không đúng đắn sẽ là một lực cản rất lớn đối với sự phát triển của

của sản xuất và xuất khẩu dệt may.

Định hướng về phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt

Nam giai đoạn 2016- 2020 theo Nghị quyết Quốc hội số 24/2016/QH14 ngày

8/11/2016 với định hướng phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp

chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch [74] :

- Chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ

trợ ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch.

- Tiếp tục phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao

động. GDP bình quân đầu ngươi năm 2020 khoảng 3.200 - 3.500 USD

- Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP năm 2020 khoảng 85%

trong khi tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội năm

2020 khoảng 40% và Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt khoảng

65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%.Theo đó, Ngành

Dệt may Việt Nam trong thơi gian tới được xác định là một trong

những ngành công nghiệp đột phá khẩu cho CNH – HĐH nông nghiệp,

nông thôn Việt Nam với mức tăng trưởng KNXK tốt và sử dụng 2,5

triệu lao động.

Tác động các chính sách của Đảng, Chính phủ đặc biệt quan tâm tạo

môi trương đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp bằng nhiều chỉ đạo

quyết liệt, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục đạt nhiều kết quả tích

cực. Dự án Luật đơn vị kinh tế hành chính đặc biệt tại Vân Đồn, Phú Quốc,

Bắc Vân Phong đang được kỳ vọng tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm một số

thể chế mới. Để tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu thì các ngành cần có

chính sách ưu tiên để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ tiên tiến.

Page 50: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

38

Chú trọng đến các ngành sản xuất các tư liệu sản xuất và nguyên nhiên vật

liệu phục vụ sản xuất; phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành công

nghiệp mũi nhọn, ưu tiên trên cơ sở lợi thế cạnh tranh trong đó có dệt may.

Chi phí đầu vào cho sản xuất tăng nhanh do chi phí điện nước, tiền

lương, chi phí BHXH đã tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp và giảm tính cạnh tranh của sản phẩm Dệt May Việt Nam so

với các đối thủ Bangladesh, Campuchia.

Hoàn thành xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật quan

trọng về giao thông, thủy lợi, cầu cảng, hạ tầng điện nước và các hạ tầng kỹ

thuật phục vụ khu, cụm công nghiệp…là những nhân tố quan trọng tạo bước

đột phá đến năng lực cạnh tranh công nghiệp. Hiện nay toàn quốc mới chỉ có

01 khu công nghiệp Dệt May Phố Nối quy mô 120 ha tại tỉnh Hưng Yên.

2.4. Các tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may

Từ việc phân tích chuỗi giá trị toàn cầu trong phân tích NLCT ngành

của UNIDO, các yếu tố quyết định sự cạnh tranh thương mại trong bối cảnh

hội nhập quốc tế của mô hình “Kim cương” Michael Porter và các nhân tố

ảnh hưởng đến quá trình nâng cao NLCT cho thấy có nhiều tiêu chí được sử

dụng để có thể đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm dệt may. Trong điều kiện

hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam để đánh giá đúng năng lực cạnh tranh

của sản phẩm dệt may, có thể sử dụng một số tiêu chí sau:

(1) Thị phần sản phẩm dệt may

Các loại sản phẩm dệt may khác nhau sẽ có phân khúc thị trương khác

nhau và từng thị trương có những yêu cầu riêng về tiêu chuẩn, chất lượng, số

lượng, mẫu mã,...của sản phẩm. Các doanh nghiệp cần chiếm lĩnh và mở rộng

thị phần tại các thị trương thông qua việc tạo ra những sản phẩm chất lượng

cao, giá thành hợp lý, phát triển được những thương hiệu mạnh, đa dạng hóa

Page 51: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

39

kênh phân phối sản phẩm,..Một sản phẩm có thị phần càng lớn trên thị trương

thì đồng nghĩa với việc sản phẩm đó càng có sức cạnh tranh cao, năng lực

cạnh tranh tốt và ngược lại.

Thị phần của sản phẩm Dệt May xuất khẩu trên thị trương được tính

theo công thức sau:

MS = MB/ M x100%

Trong đó:

MS: Thị phần của sản phẩm

MB: Số lượng sản phẩm B được tiêu thụ trên thị trương

M: Tổng số lượng sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên thị trương.

Để trở thành trung tâm sản xuất một loại hàng hóa nào đó của thế giới

thì quốc gia sản xuất phải cung ứng ra thị trương tối thiểu 5-10% tổng cầu

toàn thế giới [113]. Với thị trương hàng hóa dệt may thế giới quy mô tương

đối ổn định trong 10 năm qua ở mức 700 – 720 tỷ USD, một quốc gia được

coi là một trung tâm sản xuất dệt may của thế giới nếu có khả năng cung ứng

và được lựa chọn làm nhà cung ứng với quy mô từ 40 – 70 tỷ USD/năm[79].

(2) Chất lượng nguồn nhân lực dệt may

Đối với lao động ngành dệt may, chất lượng nguồn nhân lực đóng một

vai trò quan trọng đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm

dệt may. Đơn cử như với sản phẩm ngành dệt vải, không chỉ đòi hỏi về kĩ

năng tay nghề, mà còn phải ý thức, trách nhiệm với công việc đối với các lao

động đứng máy như độ đồng đều về kết cấu, màu sắc... Mặc dù đứng trước

những tác động của cuộc cách mạng 4.0, các lao động ngành May có nguy cơ

bị đào thải bởi quá trình tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong

sản xuất dây chuyền, nhưng để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện, cần thực hiện

rất nhiều công đoạn, trong đó cũng có những quy trình cần sự tham gia của

Page 52: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

40

lao động thủ công.

(3) Công nghệ thiết bị dệt may

Vai trò của yếu tố công nghệ trong quá trình sản xuất sản phẩm dệt may

là rất quan trọng. Sự thay đổi của công nghệ mang lại những thơi cơ và thách

thức cho doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ thiết bị hiện đại có thể giúp tạo ra

các sản phẩm nhanh hơn, sản phẩm đa dạng hơn, đáp ứng được các yêu cầu

quy mô lớn của khách hàng trong thơi gian ngắn. Cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư xoay quanh 3 trụ cột Internet cho vạn vật (IoT), big data và

trí tuệ nhân tạo được kỳ vọng giúp các doanh nghiệp dệt may kết nối thông tin

toàn cầu, thực hiện các giao dịch thương mại, đầu tư dệt may một cách một

cách nhanh chóng, nhơ đó nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh sản

phẩm dệt may.

(4) Thưong hiệu sản phẩm dệt may

Việc xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm dệt may có ý nghĩa

hết sức quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay.

Yếu tố thương hiệu bao hàm các đặc điểm của sản phẩm về chất lượng, nguồn

gốc xuất xứ, mẫu mã ,…để giúp ngươi tiêu dùng dễ dàng nhận biết, lựa chọn.

Qua đó, các doanh nghiệp khẳng định uy tín, giá trị doanh nghiệp, niềm tin

đối với khách hàng. Đây là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá sức

cạnh tranh và sự tồn tại của sản phẩm dệt may trên thị trương xuất khẩu và

nội địa khi mà thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn còn đang diễn

ra.

(5) Thời gian sản xuất sản phẩm dệt may

Một trong những tiêu chí quan trọng tác động đến năng lực cạnh tranh

của sản phẩm dệt may được thể hiện rõ nhất qua thơi gian sản xuất. Xu thế

thơi trang thế giới thay đổi chóng và liên tục, việc đáp ứng được các đơn hàng

Page 53: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

41

trong thơi gian ngắn, đảm bảo tiến độ sẽ tạo một lợi thế cạnh tranh không nhỏ

trong quá trình đầu tư, thương mại sản phẩm dệt may.

(6) Chi phí lao động dệt may

Việt Nam đang là điểm hẹn hấp dẫn với các nhà đầu tư dệt may trong

và ngoài nước bởi việc cải thiện môi trương đầu tư kinh doanh theo hướng

thông thoáng, chi phí lao động ở mức thấp. Đối với sản phẩm may mặc, thì

tiền lương chiếm một tỷ trọng cao trong giá thành sản xuất sản phẩm, giúp

doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm với chi phí thấp. Tuy vậy, về dài hạn lợi

thế này là không bền vững bởi các chính sách của nhà nước về tăng tiền lương

tối thiểu có thể sẽ tác động mạnh mẽ đối với việc khả năng cạnh tranh và phát

triển bền vững của doanh nghiệp.

2.5. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về nâng cao năng

lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may

2.5.1. Kinh nghiệm của các quốc gia

a) Trung Quốc

Với quy mô hơn 100.000 doanh nghiệp, chiếm tới một phần tư khối

lượng thương mại dệt may toàn cầu, Trung Quốc được xem như là một đại

công xưởng của dệt may thế giới. Lợi thế về nguồn nhân lực , trình độ công

nghệ thiết bị, khả năng cung ứng nguyên phụ liệu , cũng như xây dựng các

kênh phân phối hàng hóa dệt may rộng rãi. Để có được thành công như ngày

hôm nay, Trung Quốc đã tận dụng rất tốt những tiềm lực sẵn có cũng như

khai thác triệt các lợi ích của quá trình hội nhập kinh tế. Cuốn sách “ Làm thế

nào để ngành dệt may thành công: một nghiên cứu trương hợp trong ngành

công nghiệp dệt may của Trung Quốc” của Zhiming Zhang, Chester và Ning

Page 54: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

42

Cao năm 2004 đã mô tả về quá trình đưa Trung Quốc lên vị trí hàng đầu của

ngành Dệt May thế giới [136].

Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã thực hiện rất

nhiều biện pháp và chính sách để năng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Dệt

may.Chính phủ đã khuyến khích tập trung phát triển các nhà máy Dệt có năng

lực sản xuất, quy mô cấp quốc tế. Đơn cử như trong giai đoạn 2001-2004,

chính phủ đã hỗ trợ gần 21 tỷ USD chủ yếu là vốn hỗ trợ không hoàn lại để

nâng cấp trang thiết bị cho toàn ngành. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của các tổ

chức nhà nước như Tổ chức nghiên cứu và phát triển (commercial R&D

organization), Tập đoàn phát triển công nghệ và khoa học Dệt trung quốc

(The chinese textile science and Technology Development Corporation) đã

giúp ích nhiều cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn và sử dụng các thiết

bị máy móc công nghệ dệt may tiến tiến.Thêm vào đó, sự hướng dẫn của

chuyên gia dệt may nước ngoài như Đức, Anh trong quản lý, kinh doanh đã

giúp các nhà máy quy mô lớn được vận hành hiệu quả.

Thơi gian qua ,Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm

để có thể đáp ứng được nhiều phân khúc của thị trương. Các sản phẩm dệt

may Trung Quốc luôn có lợi thế cạnh tranh so với các nước bởi giá thành thấp

và mẫu mã đa dạng , phong phú. Tuy nhiên do yêu cầu của các thị trương như

Mỹ, Châu Âu ngày càng nghiêm ngặt, Trung quốc đã tập trung phát triển đầu

tư vào chất lượng sản phẩm, công nghệ, thiết bị để hướng tới mục tiêu mà

chính phủ đã đề ra “ chuyển từ một quốc gia có ngành công nghiệp may

mặc “lớn” thành “mạnh”. Máy móc thiết bi ngành May, Sợi ,Dệt Nhuộm

được nhập khẩu từ Nhật Bản, Ấn Độ, Thụy Sỹ đã góp phần vào việc hiện đại

hóa và năng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp dệt may trung quốc.

Những mặt hàng cao cấp như veston, váy dạ hội đạt chuẩn quốc tế về chứng

chỉ ISO 9000, tiêu chuẩn bảo vệ môi trương ISO 14000, Eco Friendly … đã

Page 55: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

43

và đang được đầu tư và sản xuất tại Trung quốc. Một trong những yếu tố then

chốt trong thành công của dệt may trung quốc đó là đã xây dựng được một

ngành công nghiệp phụ trợ mạnh và bền vững. Trung quốc hiện cung cấp

khoảng 40% lượng xơ của thế giới (30 triệu tấn xơ) và nhà cung cấp hàng đầu

thế giới về xơ hoá học, sợi, vải, tơ tằm. Đó là thành quả của việc liên kết chặt

chẽ giữa chính phủ, các doanh nghiệp dệt may và nông dân. Chính phủ trợ giá

cho doanh nghiệp thông qua ổn định tỷ giá đồng nội tệ, cước phí vận tải,cho 1

Kg Bông là 0,6 USD. Sản phẩm cây nguyên liệu của ngươi dân thì được các

doanh nghiệp đảm bảo thu mua, bao tiêu đầu ra.

Cải tiến là chìa khoá để mở cửa xây dựng thương hiệu cho Doanh

nghiệp và là 1 trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất. Các doanh nghiệp dệt

may trung quốc luôn nỗ lực cải thiện năng lực của mình để xây dựng giá trị

thương hiệu bền vững. Các doanh nghiệp dệt may trung quốc đã và đang

chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh OEM (original equipment

manufacturing) sử dụng thiết bị của mình sang ODM (original design

manufacturing) nhà sản xuất cung cấp cả dịch vụ thiết kế. Lợi thế được tạo ra

bởi có sự khác biệt lớn giữa các đơn hàng OEM và ODM. Tính trung bình

một sản phẩm Veston theo đơn giá OEM có thể mang lại 10 USD cho nhà

sản xuất nhưng con số đó cho đơn hàng ODM là gấp 3 lần ≈ 30 USD [103].

Đa phần những Tập đoàn và thương hiệu dệt may lớn hiện nay của Trung

quốc đã cải tiến theo phương thức sản xuất kinh doanh ODM và đang hướng

tới mô hình OBM (own brand manufacturing) sở hữu nhãn hiệu riêng của

mình. Công ty cổ phần quốc tế Bosideng được thành lập từ những năm 1975,

sau một thơi gian dài tích lũy kinh nghiệm từ việc gia công cho các thương

hiệu quốc tế như Polo, Nike, H&M và phát triển thương hiệu riêng đã trở

thành công ty may độc lập đầu tiên Trung quốc xâm nhập được vào thị trương

Page 56: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

44

Châu âu và trở thành nhà cung cấp sản phẩm lông vũ lớn nhất tại quốc gia

Đông Á này.

b) Ấn độ

Việc WTO xóa bỏ hạn ngạnh theo hiệp định đối với ngành Dệt may

(ATC: Agreement on textiles and clothing) đã mở rộng cánh cửa cho hàng

hóa dệt may Ấn Độ thâm nhập sâu và rộng hơn trên thị trương quốc tế. Ấn

Độ là một trong những nhà cung ứng vải và sợi lớn trên thế giới, đặc biệt các

sản phẩm dệt trong nhà tới khắp 170 quốc gia trên thế giới [114].

Có thể thấy Ấn Độ đã tận dụng triệt để các lợi thế sẵn có của mình

trong cuộc chay đua chiếm lĩnh thị phần dệt may với các đối thủ trên thế giới.

Chi phí nhân công thấp, các kỹ sư có trình độ tay nghề cao, thiết bị dệt may

hiện đại đã giúp các mặt hàng dệt may của Ấn độ phong phú, đa dạng. Đặc

biệt trong phân khúc sản phẩm cấp cao, Án độ có phần trội hơn Trung Quốc

trong việc đáp ứng các sản phẩm gia đình như chăn ,ga ,khăn với những kiểu

dệt và màu sắc khác nhau.

Tương tự như Trung Quốc, Chính phủ Ấn Độ rất coi trọng phát triển

ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, đặc biệt là dệt vải. Ấn Độ đang đứng đầu

trên thế giới về chỉ số sản xuất chỉ may . Bên cạnh đó là những phụ liệu cho

sản xuất như sợi cotton, vải bông xù, vải bông chéo cùng là thế mạnh của Ấn

Độ trong ngành công nghiệp dệt may trên thế giới. Ấn độ đã chuyên môn hóa

công nghiệp dệt nhân tạo như các sản phẩm dệt Polyester, Rayon, Acrylic để

tạo ra được những sản phẩm tinh, đẹp, mang tính hội nhập cao với chi phí sản

xuát và thơi gian giao hàng thật sự cạnh tranh cho các thị trương khác nhau.

Chính sách kêu gọi thu hút đầu tư ngoại khối của Ấn độ trong lĩnh vực

dệt may là linh hoạt. Việc bãi bỏ hạn chế với đầu tư nước ngoài giúp cho sự

hiện diện nhiều hơn của các chi nhánh danh tiếng dệt may của Mỹ, Châu âu

Page 57: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

45

tại quốc gia đông dân nhất khu vực Nam Á. Việc giao thương với các hãng

thơi trang danh tiếng trên thế giới giúp cho công tác phát triển thương hiệu và

thiết kế thơi trang của Ấn độ tại các thành phố lớn như Bombay, Newdeli

ngày càng chuyên nghiệp hóa.

c) Inđônêxia

Theo thống kê của Bộ Thương mại Indonesia, ngành dệt may là một

trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất tại quốc gia này

với 1,5 triệu ngươi. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2017 của

Indonesia đạt 11,4 tỷ USD, chiếm 1,7% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may

toàn cầu [130]. Với những biến động về tình hình kinh tế, chính trị trên thế

giới trong thơi gian qua, có nguy cơ ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu,

Chính phủ Indonesia đang quay sang chiến lược phát triển thị trương nội địa

dệt may vốn còn nhiều tiềm năng. Các doanh nghiệp dệt may được tiếp cận

với nhiều nguồn vốn vay ưu đãi từ Chính phủ, qua đó hiện đại hoá máy móc

thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm

trong nước. Đặc biệt, các đề xuất về hình thành và phát triển ngành May thơi

trang khu vực do Hiệp hội Các nhà thiết kế Thơi trang Indonesia kiến nghị

đang được Chính phủ xem xét và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết.

d) Cămpuchia

Công nghiệp dệt may Campuchia năm 2017 đạt giá trị xuất khẩu 7 tỷ

USD, chiếm 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn cầu [128]. Với những

lợi thế về chi phí lao động rẻ, lực lượng lao động trẻ, được ưu đãi thuế nhập

khẩu 0 % tại nhiều quốc gia trên thế giới,..nên Campuchia đang là điểm đến

hấp dẫn của các nhà đầu tư dệt may từ Hồng Kông, Hàn Quốc,Trung

Quốc,Ấn Độ….Tuy nhiên, chuỗi giá trị cung ứng dệt may chưa hoàn thiện,

các vấn đề về nhiệm xã hội với công nhân như môi trương làm việc hay chế

Page 58: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

46

độ phúc lợi xã hội chưa được quan tâm đúng mức, năng suất lao động thấp,…

đamg là những vấn đề tồn tại trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh

sản phẩm Ngành dệt may Campuchia. Bên cạnh đó, thiết chế hạ tầng kỹ thuật

chưa đồng bộ, chi phí đầu vào cao (giá điện khá cao), cùng với các chi phí phi

chính thức trong quá trình đầu tư đang là lực cản trong quá trình sản xuất và

kinh doanh may mặc tại quốc gia này.

Ngoài kinh nghiệm của một số nước nêu trên, nhóm NICs Đông Á, bao

gồm Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông cũng đã có thơi phát triển rất mạnh

ngành công nghiệp dệt may, đặc biệt là thơi kỳ thực hiện CNH. Ngày nay, tuy

công nghiệp dệt may không còn là chủ lực trong cơ cấu công nghiệp của họ

nữa, nhưng vẫn không ngừng được đầu tư áp dụng các công nghệ hiện đại vào

sản xuất vải và các sản phẩm dệt may, với việc áp dụng công nghệ thông tin

vào sản xuất kinh doanh như hệ thống CAD/CAM (sử dụng máy tính trợ giúp

cho thiết kế và sản xuất), qua đó đã đẩy năng suất lao động lên rất cao. Năm

2000, Hàn Quốc đã đầu tư 3 tỷ USD cho các hoạt động này, còn ở Đài Loan

hoạt động này là 7,4 tỷ USD [101].

2.5.2. Bài học cho Việt Nam

Qua việc tìm hiểu những kinh nghiệm thực tế của các nước trên thế giới

cho thấy sự tăng trưởng của sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may đều xuất

phát từ các lợi thế vốn có và biết tạo ra các lợi thế mới trên cơ sở điều chỉnh

và đổi mới chính sách, áp dụng khoa học công nghệ, tăng vốn đầu tư vào thị

trương,… Từ kinh nghiệm của các nước có thể rút ra một số kinh nghiệm về

việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm DMVN như sau:

Các quốc gia có ngành công nghiệp dệt may phát triển như Trung

Quốc, Ấn Độ,.. đều duy trì và đẩy mạnh sản xuất nguồn nguyên liệu

cung ứng trong nước. Việc chủ động các nguồn nguyên , phụ liệu

Page 59: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

47

không những giúp ngành Dệt may chủ động được hoạt động sản xuất

mà còn giúp hạn chế những rủi ro như biến động về giá cả , thơi gian

giao hàng, lưu trữ…

Đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra các sản phẩm dệt may

mang lại giá trị gia tăng cao, giúp có thể cạnh tranh và tham gia vào

chuỗi cung ứng toàn cầu dệt may.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hàng dệt may, tăng cương đổi

mới hệ thống tiếp thị phát triển các khâu từ sản xuất, đến xuất khẩu, coi

trọng chữ tín để tạo lập thị trương mới. Đổng thơi chú trọng đến công

tác đào tạo nguổn nhân lực, được xem như là môt trong những yếu tố

quyết định đến sự thành công trong hoạt động sản xuất hàng dệt may.

Đầu tư cho công nghệ sẽ nâng cao năng suất lao động, nâng cao khả

năng cạnh tranh trên thị trương thế giới, không những trong ngành sản

xuất vải mà còn quyết định sự phát triển bền vững của sản phẩm hạ

nguồn, đó là may mặc. Đầu tư cho hiện đại hóa công nghệ sản xuất

theo hướng đón đầu các công nghệ hiện đại nhất trên thế giới, mà

không cần theo trình tự chuyển giao từ lạc hậu đến hiện đại.

Vai trò định hướng và hoạch định chiến lược phát triển cho ngành công

nghiệp Dệt may là hết sức quan trọng. Nhà nước cần xây dựng những

chính sách, thông tư , nghị định , những kênh thông tin hiện đại, chuẩn

xác hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong công tác đầu tư, xuất nhập

khầu hàng hóa dệt may, đào tạo nhân lực, chương trình phát triển ngành

công nghiệp phụ trợ dệt may

Page 60: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

48

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nghiên cứu tổng quan lý luận về cạnh tranh và năng lực

cạnh tranh nói chung và lĩnh vực sản phẩm dệt may nói riêng. Trong đó đề cập

một nội dung về khái niệm cạnh tranh, năng lực canh tranh sản phẩm Dệt may

và hội nhập kinh tế quốc tế cùng các đặc trưng của sản phẩm Dệt may trong

chuỗi giá trị toàn cầu là chuỗi giá trị do ngươi mua chi phối và chuỗi giá trị do

ngươi sản xuất chi phối cũng được trình bày và phân tích kỹ lưỡng.

Tác giả đã dựa vào các mô hình lý thuyết kinh tế trên thế giới của

Micheal Porter, UNIDO để phân tích ra các tiêu chí tác động đến năng lực

cạnh tranh của sản phẩm Dệt May trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo cách nhìn nhận về chuỗi giá trị, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên

thế giới sẽ trở thành những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển

của một sản phấm hay một ngành nào đó. Đặc biệt, chương này đã nêu rõ hệ

thống tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Dệt may Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thơi, tác giả cũng lựa chọn các

quốc gia có nền công nghiệp Dệt may phát triển mạnh như Trung Quốc, Hàn

Quốc, Ấn Độ, Campuchia, … để tìm hiểu một số kinh nghiệm nâng cao năng

lực cạnh tranh sản phẩm Dệt may của họ , từ đó rút ra các bài học để nghiên

cứu ứng dụng cho trương hợp của sản phẩm dệt may Việt Nam.

Page 61: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

49

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM

3.1. Khái quát về sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam ra đơi từ rất sớm và kể từ khi

Đổi mới đến nay, luôn gắn liền với công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế mà

Đảng và nhà nước ta đã đề ra.

Giai đoạn 1945 - 1975, các ngành công nghiệp của Việt Nam vẫn chịu

sự chi phối của nền kinh tế kế hoạch nhà nước nên sự lưu thông hàng hóa và

chủ động trong sản xuất hàng dệt may còn bị hạn chế. Các sản phẩm dệt may

chủ yếu tiêu thụ trong nội địa và xuất sang một số quốc gia tại khu vực Đông

Âu [47].

Khoảng thơi gian mà chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ năm 1991,

Việt Nam bắt đầu có sự chuyển dịch từ nền kinh tế chủ yếu bao cấp sang nền

kinh tế thị trương định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc thay đổi đã khiến các

doanh nghiệp dệt may trong đó có các doanh nghiệp nhà nước chưa thích ứng

được với điều kiện môi trương kinh doanh mới thay vì sản phẩm làm ra được

Page 62: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

50

bao tiêu toàn bộ. Các tồn tại về thiếu kỹ năng lao động, trình độ quản trị kém,

công nghệ lạc hậu,…đã khiến ngành công nghiệp dệt may khó khăn trong sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thông qua quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế, Việt Nam đã mở rộng thêm các mối quan hệ với những quốc

gia mới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN,…Thông qua Hiệp định

thương mại song phương với Hoa Kỳ năm 2001,được kết nạp vào APEC năm

1998, chính thức là thành viên của WTO từ năm 2006, ….ngành dệt may Việt

Nam đã tích cực tăng cương quy mô và mở rộng thêm thị trương xuất khẩu.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam bình quân giai đoạn

1998 – 2016 đạt 17,7%/năm, cao hơn mức tăng trưởng GDP cùng giai đoạn

là 6,05%/năm [50].

Bảng 3.1: Số liệu khái quát về ngành dệt may Việt Nam năm 2017

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Số lượng công ty Công ty 9826

Quy mô doanh nghiệp Ngươi SME 200-500+ chiếm tỷ trọng lớn

Cơ cấu công ty theo hình thức sở hữu Tư nhân (84%), FDI (15%), nhà nước (1%).

Cơ cấu công ty theo hoạt động

May (70%), se sợi (6%), dệt (17%),nhuộm (4%), công nghiệp phụ trợ (3%)

Vùng phân bố công ty Miền Bắc (35 %), Trung và Tây Nguyên (25%),

miền Nam (40 %)

Số lượng lao động Ngươi 2,5 triệuThu nhập bình quân công nhân VND 4,5 triệu

Số ngày làm việc/tuần Ngày 6

Giá trị xuất khẩu dệt may 2017 USD 31 tỷ

Page 63: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

51

Giá trị nhập khẩu dệt may 2017 USD 18,9 tỷ

Thị trương xuất khẩu chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc

Thị trương nhập khẩu chính Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu Áo jacket, áo thun, quần, áo sơ mi

Phương thức sản xuất CMT (65%); khác (35%)

Thơi gian thực hiện đơn hàng (lead time) Ngày

60 – 90

Nguồn : [79]Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may và tăng

trưởng GDP giai đoạn 1986 - 2017

Nguồn : [50]

Bảng 3.2: So sánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp dệt may với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp năm 2017

Đơn vị : tỷ đồng

Stt Tên doanh nghiệp

Nộp ngân sách

Lợi nhuận

Tổng quỹ

lương

Tổng thu

nhập cho ngân

sách và nền

kinh tế

Vốn chủ sở

hữu

So sánh tỷ lệ vốn trên thu

nhập

1 Tập đoàn điện 16.000 7.000 7.000 30.000 216.00 7/1

Page 64: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

52

lực 02 Tập đoàn dầu

khí 97.500 31.900 4.000 133.400180.00

01/0,75

3 Tập đoàn CN Than - Khoáng Sản 14.000 2.500 13.200 29.700 38.758

1/0,77

4 Tổng công ty Hàng không 1.900 2.800 24.000 28.700 12.275

1/2,33

5 Tập đoàn xăng dầu 36.000 5.000 4.666 45.666

114.000 1/0,4

6 Tập đoàn dệt may 1.079 1.500 15.000 17.500 5.000 1/3,5

Nguồn :[63]

Ngành Dệt may Việt nam trong thơi gian qua còn đóng góp tích cực về

hiệu quả đầu tư, giải quyết lao động với các ngành công nghiệp khác trong

quá trình CNH, HĐH đất nước. Kết quả năm 2017 của 6 tập đoàn kinh tế chủ

chốt của đất nước cho thấy, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đóng góp quỹ lương

lớn thứ 2 với 15.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho 126.000 lao động, góp phần

bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nền kinh tế (Bảng 3.2).

Qua các phân tích, đánh giá trên có thể thấy ngành công nghiệp dệt

may Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt (quy mô và tốc độ tăng

trưởng). Tuy vậy, việc sản xuất kinh doanh và thương mại sản phẩm dệt may

vẫn đang ở cấp thấp, tương tự như con đương phát triển công nghiệp dệt may

tại Trung Quốc, Đức, Nhật Bản,.. đã từng trải qua.

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt

Nam

3.2.1. Thị phần sản phẩm Dệt May Việt Nam

a) Thị trường trong nước

- Sức hấp dẫn từ thị trương nội địa

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, một quốc gia dân số hơn 90 triệu

ngươi, mức tiêu dùng hàng dệt may hiện nay chiếm khoảng 5-6% chi tiêu của

Page 65: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

53

ngươi dân, tương đương khoảng 3,5 tỷ USD, thị trương dệt may nội địa hết

sức tiềm năng [90]. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh phát triển thị trương trong

nước thông qua hệ thống kênh phân phối bán hàng toàn quốc và thay đổi các

dòng sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Các sản phẩm áo sơ

mi May 10 Expert, Manhattan Viet Tien, khăn bông cao cấp Mollis của Tổng

Công ty CP Phong Phú,…đã mang đến cho khách hàng trong nước những trải

nghiệm thú vị.

- Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm chưa cao

Từ bảng 3.3 có thể thấy hiện nay lượng sản phẩm dệt may tiêu thụ có

nguồn gốc nội địa chiếm tỷ trọng từ 23 % năm 2010 đến 33 % năm 2017, mặc

dù tỷ trọng nội địa hóa có tăng nhưng chậm. Trong khi tỷ lệ sản phẩm Trung

Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao chiếm hơn 50% thị trương tiêu thụ sản phẩm

may mặc nội địa trong cùng giai đoạn trên. Có thể do hiện nay sản phẩm

chính hãng trong nước có giá thành còn cao chưa cạnh tranh được so với các

hàng không rõ xuất xứ, hàng nhái, hàng giả với đặc trưng nguyên liệu sản

xuất rẻ, không phải đóng thuế.

Bảng 3.3: Tổng mức tiêu thụ thị trường may mặc nội địa Việt Nam 2010 – 2017

Đvt :triệu USD

NĂM 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng mức tiêu thụ 2.736 3.180 3.705 4.191 4.389 4.585 4.589 4.709

Nguồn nội địa 634 824 991 1293 1402 1506 1479 1527

Nguồn nhập khẩu 2.102 2.356 2.714 2.899 2.987 3.079 3.110 3.183

Trung Quốc1.725 1.940 2.301 2.420 2.450 2.501 2.520

2.587

ASEAN 135 187 172 210 242 257 260 255

Page 66: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

54

KHÁC 242 229 240 268 295 321 330 340

Nguồn: [81] , [90]

- Xu thế ngươi Việt Nam lựa chọn hàng Việt : Cuộc vận động “Ngươi

Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang được Chính phủ lan tỏa mạnh

mẽ khắp toàn quốc sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, ngươi dân lựa

chọn xu thế sản phẩm dệt may Việt Nam chất lượng cao, thân thiện môi

trương, giá hợp lý. Ông Hoàng Vệ Dũng - Phó Tổng Giám đốc Vinatex kiêm

Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Đức Giang, là chuyên gia phụ trách về thị

trương nội địa cho biết: “Coi trọng thị trương nội địa chính là một yếu tố để

đẩy mạnh xuất khẩu, vì làm tốt được ở trong nước, doanh nghiệp sẽ có thương

hiệu của riêng mình, có giá trị thiết kế, giá trị gia tăng. Hơn nữa Việt Nam

đang ở thơi điểm thuận lợi để tập trung vào thị trương trong nước bởi ngươi

tiêu dùng đang có xu hướng đẩy mạnh lựa chọn hàng Việt Nam” [72]. Theo

đó, việc giành lại thị trương nội địa là hướng đi cần thiết để nâng cao năng lực

cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam.

b) Thị trường xuất khẩu

Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may top 5 quốc gia/vùng lãnh thổ

trên thế giới 2001-2017

Page 67: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

55

Nguồn: [129],[114]

Quy mô thị trương dệt may toàn cầu hiện nay với giá trị mậu dịch đạt

700 tỷ USD. 5 quốc gia dệt may lớn nhất trên thế giới hiện nay có Trung

Quốc, Ấn độ, EU, Bangladesh và Việt Nam. EU là thị trương tiêu thụ lớn

nhất, đạt 350 tỷ USD/năm và Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất với

288 tỷ USD. Các quốc gia đi trước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chủ yếu tập

trung vào khâu mang lại giá trị gia tăng cao nhất của chuỗi giá trị dệt may là

thiết kế, marketing và phân phối. Trong khi đó, hoạt động sản xuất tập trung

tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển như Bangladesh, Việt

Nam, Pakistan, Indonesia,…Mặc dù có quy mô nhỏ về mặt tỷ trọng trong

xuất khầu toàn thế giới, nhưng 10 năm qua Việt Nam là nước có mức độ tăng

trưởng nhanh nhất. Trong khi KNXK dệt may Ấn độ tăng 3,5 lần, Trung

Quốc tăng 5 lần, Bangladesh tăng 8 lần nhưng quy mô xuất khẩ dệt may Việt

Nam tăng 15 lần trong giai đoạn 2008 -2017 (Hình 3.2). Kết quả trên cho thấy

tiềm năng, năng lực cạnh tranh, sức hút về đầu tư nước ngoài lẫn trong nước

và sức phát triển của thị trương dệt may Việt Nam.

Bảng 3.4: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Namgiai đoạn 2010-2017

Page 68: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

56

Đvt : Triệu USD

Năm

KNXK

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

13.304 16.760 18.150

21.12

5

24.68

6

26.78

1

28.21

7 31.284

Bông 18 25 21 24 25 42 55 61

Xơ 535 722 719 644 605 548 644 715

Sợi 1.166 1.465 1.510 1.887 2.357 2.406 2.798 3.128

Vải 748 1013 1003 1099 1248 1409 1395 1521

May mặc10.838 13.535 14.897

17.47

2

20.45

0

22.37

6

23.32

3 25.859

Nguồn : [79]

Sản phẩm Sợi

Hình 3.3: Kim ngạch xuất khẩu Sợi Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017 ( Đvt : triệu USD)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 20170

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

1,166

3,128

KNXK Sợi

Nguồn : [79]

Trong những năm qua, các sản phẩm Sơị có xu hướng xuất khẩu tăng

trưởng tốt trong giai đoạn 2010-2017. Kim ngạch xuất khẩu sản phầm Sợi từ

1,1 tỷ USD năm 2010 tăng lên 3,1 tỷ USD năm 2017 ( tăng 3 lần ). Đây có

thể do hiệu ứng các Hiệp định thương mại tự do thơi gian qua có yêu cầu về

Page 69: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

57

quy tắc xuất sứ như với CPTPP là từ Sợi thì các sản phẩm may mặc Việt Nam

mới có thể hưởng lợi ích giảm thuế quan, nên các doanh nghiệp Dệt May đã

tăng cương đầu tư cho các sản phẩm nguyên, phụ liệu (Hình 3.3).

Hình 3.4: Các thị trường xuất khẩu Sợi Cotton lớn của Việt Nam năm 2016

84%

6%

4%

3%Trung QuốcHàn QuốcThổ Nhĩ Kỳ Thai LanIndonesiaCác nước khác

Nguồn : [78]

Hình 3.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các quốc gia xuất khẩu Sợi cotton lớn năm 2016

Ấn độViệt Nam

Trung QuốcPakistan

MỹHong Kong

IndonesiaUzbekistan

TurkeyKhác

24%

16 %

15 %

11 %

9 %

9 %

4 %

3 %

3 %

6 %

Nguồn : [82]

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu sợi

cotton lớn nhất thế giới trong năm 2016, chỉ sau Ấn Độ ( Hình 3.5). Các thị

trương xuất khẩu chính của sợi cotton là Trung Quốc 84%, theo sau là các

quốc gia Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Thai Lan,… Có thể thấy rằng hiện này Việt

Nam đang xuất Sợi tự nhiên chủ yếu sang quốc gia láng giềng, việc thay đổi

Page 70: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

58

các chính sách về kinh doanh, dự trữ bông Trung Quốc sẽ tác động đáng kể

đến ngành Sợi Việt Nam. Mặc dù vậy Việt Nam đang đối diện với việc mất

cân đối cung cầu ngành Sợi. Trong năm 2017, sản lượng Sợi toàn ngành đạt

khoảng 2 triệu tấn, nhưng lại xuất khẩu 1,3 triệu tấn. Trong khi các doanh

nghiệp dệt nhuộm lại phải nhập khẩu sợi từ nước ngoài thì Việt Nam xuất

khẩu gần 70 % sản lượng Sợi trong nước.

Nguyên nhân có thể do việc xuất khẩu Sợi mang lại lợi nhuận tốt hơn

sơ với việc kinh doanh Sợi nội địa. Đơn cử như chi phí xuất Sợi sang Trung

Quốc chỉ khoảng 3 – 3,5 cent/kg trong khi chi phí trong nước là gấp đôi,

khoảng 6 cent/kg. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoạt

động chủ yếu theo phương thức gia công xuất khẩu. Các đối tác và bên đặt

hàng chỉ định sử dụng việc chọn lựa vải để sản xuất nên dẫn đến hạn chế của

Ngành dệt nhuộm, tác động không tốt đến đầu ra ngành sợi trong nước. Có

thể thấy rằng với lợi thế về chi phí điện và giá nhân công thấp, năng năng lực

cạnh tranh của sợi Việt Nam chỉ tạo ra được lợi thế cạnh tranh ngắn hạn, chưa

thể là yếu tố để phát triển bền vững (Bảng 3.6).

Bảng 3.5: So sánh chi phí và thời gian vận chuyển sợi bán trong nước và xuất sợi sang Trung Quốc

Thị trường Xuất sợi sang Trung Quốc Bán sợi trong nước

Chi phí vận chuyển 3 – 3,5 cent/kg 6 cent/kg

Thơi gian vận chuyển 4 - 5 ngày 10 - 20 ngày

Nguồn: [99]

Bảng 3.6: So sánh chi phí sản xuất sợi

Quốc gia Mức lương tối thiểu (USD/tháng) Gíá điện (USD/kwh)

Việt Nam 114-165 0,07Ấn Độ 395 0,12

Pakistan 200 0,10

Page 71: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

59

Trung Quốc 151-330 0,11Thổ Nhĩ Kỳ 333-433 0,08Indonesia 248 0,11

Nguồn : [99], [50]

Sản phẩm dệt vải

Trong những năm qua, các sản phẩm Dệt Vải có xu hướng xuất khẩu

tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2010-2017. Kim ngạch xuất khẩu các sản

phầm vải tăng gấp 2 lần ở mức 1,5 tỷ USD năm 2017 so với 0,75 tỷ USD năm

2010. Đây có thể do hiệu ứng các Hiệp định thương mại tự do thơi gian qua

có yêu cầu về quy tắc xuất sứ FTA Viet Nam – EU từ Vải thì các sản phẩm

may mặc Việt Nam mới có thể hưởng lợi ích giảm thuế quan, nên các doanh

nghiệp Dệt May đã tăng cương đầu tư cho các sản phẩm nguyên, phụ liệu.

Hình 3.6: Kim ngạch xuất khẩu Vải Việt Nam

giai đoạn 2010 – 2017 ( Đvt : triệu USD)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 20170

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

748

1521

KNXK Vải

Nguồn:[79]

Từ bảng 3.7 cho thấy, Năng lực sản xuất Vải của Việt Nam khoảng

khoảng 3 tỷ mét vải/năm trong khi nhu cầu của ngành May mỗi năm gần 9 tỷ

mét vải; lượng vải xuất khẩu không đáng kể. Có thể thấy một thực tế bất cập

Page 72: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

60

trong phát triển sản phẩm dệt may là trong khi nhu cầu vải phải nhập khoảng

6 tỷ mét ( khoảng 65 - 70% lượng vải/năm ) thì sợi sản xuất trong nước hiện

nay phải xuất khẩu 2/3 sản lượng. Kim ngạch vải xuất khẩu ra nước ngoài

không nhiều, chủ yếu vải tổng hợp sang các thị trương Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn

Quốc, UAE,…

Bảng 3.7: Cung cầu vải trong nước năm 2016Đơn vị: tỉ m2 vải

Sản xuất 2,85

Nhập khẩu 6,44

Xuất khẩu 0,39

Nhu cầu trong nước 8,9

Nguồn :[78]

Bảng 3.8: Tình hình xuất, nhập khẩu vải năm 2016Đơn vị: 1.000 USD

 Loại vải Nhập khẩu Xuất khẩuVải Cotton 2.038.565 88.986

Vải Tổng hợp 4.001.489 234.602

Nguồn :[82]

Sản phẩm may mặc Hình 3.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam

giai đoạn 2010 – 2017 ( Đvt : triệu USD)

Page 73: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

61

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 20170

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

81 %81 %

82 %

83 %

83 %84 %

82 %82 %

Tổng KNXK Dệt May Việt NamKNXK hàng may mặc

Nguồn : [79]

Từ hình 3.7 cho ta thấy sản phẩm chủ lực của ngành Dệt May Việt

Nam là sản phẩm quần áo may mặc, chiếm tỷ trọng trên 82 % tổng kim ngạch

xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2017. Việt Nam xuất khẩu

dệt may chủ yếu sang Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, trong đó, thị

trương Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất. Hiện tại Việt Nam đã và đang tham gia và

các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các đối tác

này và được hưởng các ưu đãi thuế quan nhất định trong các thị trương này.

Ngành sản xuất hàng may mặc Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở

công đoạn sản xuất, chủ yếu theo phương thức CMT (65%) và FOB (30%,

trong đó FOB cấp 1: 20%, FOB cấp 2: 10%), thiếu khả năng cung cấp trọn

gói nên giá trị gia tăng còn thấp ( Hình 3.8, 3.9).

Hình 3.8: Tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2017

Page 74: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

62

40%

13%10%

10%

10%

16%

MỹEUNhật BảnHàn QuốcTrung QuốcKhác

Nguồn : [79]

Hình 3.9: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2017phân theo tính chất mặt hàng

65%

30%

5%

CMT

FOB

ODM

Nguồn : [79]

Thị trường MỹHình 3.10: Tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc tại Mỹ theo quốc gia xuất

khẩu giai đoạn 2010-2016

Page 75: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

63

Trung Quốc Việt Nam Bangladesh Indonesia Ấn Độ

05

101520253035 30 %

8 %5,6 %

5,1 %3,7 %

35 %

14 %6,7 %

4,3 % 4,5 %

Năm 2010Năm 2016

Nguồn : [50],[134]

Nhìn từ biểu đồ các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ (Hình

3.10) có thể nhận ra, tỷ trọng hàng may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc có xu

hướng tăng chậm, thay vào đó là tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Việt Nam tăng từ

8 % năm 2010 lên 14 % năm 2016 trong khi tỷ trọng nhập khẩu từ các quốc

gia khác vẫn tăng trưởng ở mức 1 con số như Bangladesh, Ấn Độ tại Mỹ.

Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh tốt của hàng may mặc Việt Nam tại thị

trương Mỹ chỉ sau hàng may mặc Trung Quốc, vốn luôn chiếm thị phần xuất

khẩu may mặc lớn nhất vào Mỹ.

Thị trường Châu Âu - EU

Hình 3.11: Tỷ trọng các nước xuất khẩu dệt may lớn

Page 76: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

64

sang EU năm 2016

21%

11%

6%

4%2%

2%2%

53%

Trung QuốcBangladeshThổ Nhĩ KỳẤn ĐộViệt NamCampuchiaPakistanKhác

Nguồn : [50],[78]

Trong năm 2016, Việt Nam chỉ chiếm 2 % tổng kim ngạch nhập khẩu

hàng may mặc của EU, đứng vị trí thứ 5 so với các quốc gia xuất khẩu may

mặc lớn sang EU (Hình 3.11). Có thể thấy với thuế suất hiện tại vào EU đối

với hàng dệt may Việt Nam khoảng 12% là khá cao, EU có xu hướng nhập

khẩu hàng may mặc từ các quốc gia như Bangladesh, Campuchia bởi mức

thuế nhập khẩu mà EU áp lên các quốc gia này là 0%. Tuy vậy, khi hiệp định

EVFTA được thông qua, thì các sản phẩm may mặc của Việt Nam sẽ có cơ

hội cạnh tranh lớn tại EU. Các dòng thuế dệt may theo lộ trình sẽ về 0 % nếu

đảm bảo được yêu cầu về hàng rào kỹ thuật, quy tắc xuất sứ do Hiệp định đề

ra [ Phụ lục 6 ].

Thị trường Nhật

Hình 3.12: Tỷ trọng các nước xuất khẩu dệt may lớn sang Nhật giai đoạn 2010-2016

Page 77: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

65

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

0%

50%

100%

70 %58,5 %

4 %10,2 %

26 % 31,3%

Thị trương khác

Việt Nam

Trung Quốc

Nguồn : [50],[78]

Trong năm 2016, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn

nhất vào Nhật Bản với 58,5% thị phần, trong khi Việt Nam đứng thứ 2 với

10,2 %. Tuy nhiên có thể thấy tín hiệu tích cực thị trương Nhật Bản đó là

nhập khẩu từ Trung Quốc về lượng đang có xu thế giảm từ 17,7 tỷ USD

xuống khoảng 15,4 tỷ USD, trong khi đó hàng nhập khẩu từ Việt Nam đang

tăng dần từ 1 tỷ USD lên 2,67 tỷ USD trong giai đoạn 2010 đến 2016. Hiệp

định thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản đang áp dụng mức thuế nhập

khẩu 0% đối với hàng may mặc Việt Nam [ Phụ lục 6 ].

Thị trường Hàn Quốc

Hình 3.13: Tỷ trọng các nước xuất khẩu dệt may lớn sang Hàn Quốc giai

đoạn 2010-2016

Page 78: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

66

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

0% 50% 100%

65,4 %

56,8 %

8,4 %

26,6 %

26,2 %

25,4 %

Trung Quốc

Việt Nam

Thị trương khác

Nguồn : [50],[78]

Trong năm 2016, hàng may mặc Trung Quốc chiếm tỷ trọng nhập khẩu

cao nhất với 56,8 %, Việt Nam đứng thứ 2 với 26,6 %, theo sau là các quốc

gia khác là đối với hàng may mặc nhập khẩu vào thị trương Hàn Quốc (Hình

3.13). Kết quả cho thấy kim ngạch dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc giảm

dần từ giai đoạn 2010 - 2016 và có xu hướng chuyển dịch dần đơn hàng sang

Việt Nam. Nguyên nhân một phần có thể do Hiệp định thương mại tự do Việt

Nam - Hàn Quốc đang áp dụng mức thuế 0% cho hàng dệt may Việt Nam

[ Phụ lục 6 ].

Cơ cấu hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu

Số liệu Bảng 3.9 về chủng loại các mặt hàng xuất khẩu năm 2016 cho

thấy: 70% giá trị xuất khẩu của ngành may mặc là từ áo Jaket, áo thun, quần

Page 79: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

67

dài sơ mi, trẻ em, áo sơ mi. Các sản phẩm cao cấp như váy, đồ vest được xuất

khẩu với số lượng rất hạn chế, khoảng 10 % tỷ trọng KNXK hàng may mặc.

Bảng 3.9: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực

của hàng may mặc Việt Nam năm 2016 (Đvt : Triệu USD)

Nguồn :[82]

Có thể thấy đối với thị trương xuất khẩu, hàng may mặc Việt Nam có

lợi thế cạnh tranh lớn trên trương quốc tế, đứng thứ 2 về thị phần nhập khẩu

tại thị trương Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, thứ 5 tại thị trương EU. Tuy vậy,

Việt Nam mới tập trung ở những sản phẩm may mặc cấp trung và thấp. Thực

tế về cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu của dệt may Việt Nam đã chỉ ra một

hướng đi nâng cấp ngành dệt may Việt Nam là đa dạng hóa các sản phẩm

xuất khẩu, hướng đến các sản phẩm có giá trị cao hơn như đồ vest, váy.

3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực dệt may Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam là ngành hội nhập toàn diện và cạnh tranh

bình đẳng với ngành dệt may thế giới, vì vậy để chiếm được lợi thế trong

cạnh tranh, tăng trưởng và phát triển bền vững của sản phẩm dệt may trong

Chủng loại Năm 2016 Cơ cấu (%)

Tổng 23,323 100

Áo Jacket 4,924 20.65

Áo thun 4,712 19.76

Quần dài 4,055 17.01

Áo trẻ em 1,492 6.26

Áo sơ mi 1,340 5.62

Váy 1,338 5.61

Đồ vét 1,042 4.37

Page 80: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

68

những năm qua thì một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ mà ngành

sử dụng là nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Ngành dệt may

Việt Nam là ngành sử dụng số lượng lao động lớn, đặc biệt là ngành công

nghiệp may; tính đến hết năm 2017, ngành dệt may đã có khoảng 9.826 doanh

nghiệp với lượng lao động công nghiệp trực tiếp là 1,84 triệu ngươi trong

tổng số khoảng 2,5 triệu lao động của ngành (Bảng 3.1).

Yếu tố nguồn nhân lực đã thực sự có những đóng góp đặc biệt lớn cho

tăng trưởng xuất khẩu dệt may, đặc biệt là vào giai đoạn khủng hoảng tài

chính thế giới 2009 - 2013 khi mà thị trương dệt may thế giới suy giảm, đi

kèm với điều đó là sự sụt giảm nghiêm trọng trong sản xuất dệt may trên toàn

cầu. Mặc dù vậy, nhơ có những tác động tích cực từ yếu tố con ngươi trong

đó ảnh hưởng mạnh nhất là yếu tố đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nên

mặc dù trong 5 năm khủng hoảng tài chính 2009 - 2013 nhưng tăng trưởng

xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam không những không bị giảm mà còn

tăng trưởng hơn gấp đôi, từ 10,416 tỷ USD (năm 2009) lên 21,125 tỷ USD

(năm 2013). Với giai đoạn 2010 - 2017, kim ngạch xuất khẩu của dệt may

Việt Nam vẫn tăng gấp gần 3 lần. Nguyên nhân là do năng suất lao động và

chất lượng sản phẩm dệt may Việt Nam giai đoạn này được cải thiện căn bản.

Năng suất lao động tính theo kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 12.755

USD/ngươi/năm vào 2010 lên mức 17.042 USD/ngươi vào năm 2017 chưa

tính đến bối cảnh giá gia công và giá bán hàng liên tục giảm khoảng 5%-

10%/năm trong giai đoạn 2010-2017. Số liệu tại Bảng 3.10 cho thấy nguồn

kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2010 - 2017 cho các trương

trên 485 tỷ đồng, chỉ tương đương với 23,26 triệu USD nhưng giúp ngành dệt

may tăng trưởng xuất khẩu thêm gần 18 tỷ USD từ mức 13,304 tỷ USD vào

năm 2010 lên mức 31,284 tỷ USD vào năm 2017 ( kim ngạch xuất khẩu dệt

may thêm khoảng 775 tỷ đồng thì có cứ 1 tỷ đồng hỗ trợ đào tạo).

Page 81: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

69

Bảng 3.10: Số liệu so sánh tương đối giữa năng suất lao động nguồn nhân

lực dệt may và tăng trưởng xuất khẩu dệt may giai đoạn 2010 - 2017

TT Chỉ tiêu so sánh ĐVT

Thống kê theo nămTổng

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

1 Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

13.304

16.760

18.150

21.125

24.686

26.781

28.217

31.284

180.307

2 Số lượng doanh nghiệp dệt may

Doanh nghiệp

5.854

6.792

7.188

7.599

8.271

8.770

9.298

9.826

3 Số lượng nhân lực thực tế

Nghìn Ngươi

1.043

1.153

1.197

1.333

1.477

1.580

1.708

1.835

4Năng suất lao động tính theo kim ngạch xuất khẩu

USD/

ngươi12.755

14.531

15.152

15.846

16.713

16.944

16.519

17.042

5

Kinh phí hỗ trợ nhà nước cho các trương đào tạo dệt may

Triệu USD 2.38 3.06 3.11 3.08 3.06 2.99 2.79 2.78 23.26

 Nguồn: [10], [13]

Từ Bảng 3.11 cho thấy nhu cầu tuyển dụng sinh viên học nghề dệt may

giai đoạn 2010 - 2017 của các cơ sở đào tạo dệt may toàn quốc tập trung vào

các ngành như: công nghệ may, cơ khí sửa chữa thiết bị may, công nghệ sợi

dệt, công nghệ nhuộm…. Trong 8 năm (2010-2017), số lượng tuyển sinh ở

trình độ cao đẳng là 38.468 sinh viên, tuyển sinh trình độ trung cấp là 10.989

sinh viên. Đây là các nhân lực cần thiết để làm việc tại các vị trí trọng yếu

trong nhà máy dệt may như: may mẫu đối, kiểm tra chất lượng sản phẩm,

quản lý nhà máy sợi - dệt - nhuộm - may, tổ trưởng sản xuất, kỹ thuật viên tại

dây chuyền sản xuất sợi - dệt - nhuộm - may… đã góp phần đáp ứng nguồn

nhân lực cho tăng trưởng xuất khẩu tới gần 300% của ngành dệt may giai

đoạn 2010 - 2017 với tỷ lệ nội địa hóa đạt 15,5 tỷ USD (khoảng 50%) vào

năm 2017. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho chuyên ngành thiết kế thơi trang,

thiết kế mẫu sản phẩm, thiết kế dây chuyền sản xuất, công đoạn mang lại giá

Page 82: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

70

trị gia tăng cao cho các sản phẩm Dệt may chưa thật được chú trọng khi chỉ

có khoảng gần 4000 sinh viên theo học chiếm tỷ lệ chưa đến 5 % tổng số

lượng tuyển sinh ( 93.000 sinh viên ) các hệ Dài hạn, Cao Đẳng và Trung cấp,

Ngắn hạn khoảng trong giai đoạn 2010 – 2017.

Bảng 3.11: Số lượng học sinh, sinh viên dệt may

tuyển mới giai đoạn 2010 - 2017

Stt Trình độ đào tạo

Số lượng tuyển sinh theo năm ( ngươi ) Tổng số2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

I Dài hạn 6100 10171 6438 6239 5928 5410 5155 4016 49457

1 Cao đẳng 4675 7721 4993 5240 4581 4295 4046 2917 38468

Thiết kế thời trang 613 610 279 336 326 169 142 108 2583

Các ngành khác 4062 7111 4714 4904 4255 4126 3904 2809 35885

2 Trung cấp 1425 2450 1445 999 1347 1115 1109 1099 10989

Thiết kế thời trang 190 151 61 150 47 21 - - 620

Các ngành khác 1235 2299 1384 849 1300 1094 1109 1099 10369

II

Ngắn hạn:

2395 2425 2457 3350 3811 8804 10499 10555 44296Cán bộ quản lý,

kỹ thuật, thiết kế,

kỹ năng bán hàng…

Tổng cộng 8495 12596 8895 9589 9739 14214 15654 14571 93753

Nguồn: [10], [13]

Page 83: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

71

3.2.3. Công nghệ thiết bị ngành Dệt May Việt Nam

Ngành Sợi

Hình 3.14: Cơ cấu nhập khẩu thiết bị ngành Sợi năm 2015

32%

19%13%

12%

7%

7%5% 5%

Trung QuốcNhật BảnThụy SĩẤn ĐộĐứcĐài LoanHàn QuốcKhác

Nguồn : [50],[77]

Máy móc thiết bị ngành Sợi bao gồm các thiệt bị về chải thô, máy chải

kỹ, xe sợi,…được chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc với tỷ lệ 32 %, Nhật Bản

19 %, Thụy Sĩ 13 %,... ( Hình 3.14 ). Một trong những nguyên nhân khiến

phẩm cấp Sợi còn hạn chế là do việc các doanh nghiệp vẫn sử dụng những

máy móc cũ, chưa nâng cấp đồng bộ.

Ngành Dệt nhuộm

Hình 3.15: Cơ cấu nhập khẩu thiết bị ngành Dệt nhuộm năm 2015

30%

19%19%

11%

21%

Trung QuốcĐứcĐài LoanHàn QuốcKhác

Nguồn : [50],[77]

Page 84: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

72

Khu vực dệt dệt nhuộm đang là điểm nghẽn trong quá trình phát triển

sản phẩm theo chuỗi giá trị hoàn thiện Sợi – Dệt - Nhuộm – May. Máy móc

thiết bị dệt nhuộm là tương đối cũ, có những thiết bị đã sử dụng trên 20 năm,

khá là lạc hậu so với các quốc gia cạnh tranh (Phụ lục 9). Thiết bị dệt nhuộm

chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc (Hình 3.15) tuy chi

phí cạnh tranh những vẫn có những tác động nhất định với môi trương, có

nguy cơ mất an toàn cho ngươi lao động.

Ngành May

Hình 3.16: Cơ cấu nhập khẩu thiết bị ngành May năm 2015

58%22%

6%

14%

Trung Quốc

Nhật Bản

Đài Loan

Khác

Nguồn : [50],[77]

Các thiết bị ngành May được nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó

nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với hơn 58 % thị phần tại Việt Nam

(Hình 3.16). Chi phí đầu tư đối với các nhà máy May không quá lớn, nhưng

hiện nay các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đa phần là những doanh

nghiệp quy mô nhỏ. Việc ứng dụng và vận hành các thiết bị May tự động hóa

đồng bộ cần đủ vốn và kỹ năng quản trị hiện đại.

Page 85: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

73

3.2.4. Thương hiệu sản phẩm Dệt May Việt Nam

Để các sản phẩm dệt may có thể khẳng định được tên tuổi, vị thế và

cạnh tranh tốt trong môi trương thơi trang toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp

cần xây dựng được uy tín, thương hiệu nổi bật. Theo khảo sát năm 2017 của

Bộ khoa học công nghệ về đề án “Tăng cương hiệu quả thực thi và khai thác,

phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với Tập đoàn Dệt may Việt

Nam” do tác giả Nguyễn Như Quỳnh làm chủ nhiệm đề án với mục tiêu chiến

lược là “xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng Vinatex đến năm 2020 ”

với 49 đơn vị thành viên của Vinatex đã cho thấy kết quả như sau [65]:

Đa phần các doanh nghiệp dệt may chỉ mới chú trọng xây dựng nhãn

hiệu cho các sản phẩm tại thị trương trong nước trong khi chỉ có vài doanh

nghiệp lớn như TCTy CP May Nhà Bè, TCTy CP May Việt Tiến đăng ký

nhãn hiệu tại nước ngoài. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng đối với các

doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt vải và kinh doanh Sợi chưa xây dựng và đăng

ký nhãn hiệu. Ngoài ra, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua bảo hộ

kiểu dáng công nghiệp hay bằng sáng chế với các sản phẩm dệt may chưa

được các doanh nghiệp dệt may Vinatex thực hiện.

Có thể thấy việc phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm dệt may

Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt các vấn đề về sở hữu trí tuệ, thực thi

các vấn đề liên quan quyền sáng chế, thiết kế sản phẩm trong bối cảnh hội

nhập kinh tế đối với ngành công nghiệp được coi là thế mạnh của Việt Nam

trong thơi gian qua.

3.2.5. Thời gian sản xuất sản phẩm dệt may Việt Nam

Đối với thương mại dệt may quốc tế thì vấn đề thơi gian sản xuất

nhanh là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh

của sản phẩm. Có thể thấy với những cương quốc dệt may như Trung Quốc

Page 86: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

74

hay Ấn Độ thì thơi gian sản xuất trung bình các đơn hàng rất nhanh chỉ

khoảng 50 ngày bởi các quốc gia này có quy mô doanh nghiệp dệt may lớn,

chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước. Việt Nam có

thơi gian sản xuất ở mức trung bình khoảng 70 ngày, nhanh hơn Indonesia,

Bangladesh, Campuchia ( Bảng 3.12 ). Nguyên nhân có thể do như đã phân

tích thực trạng Việt Nam vẫn phải chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ nước

ngoài, gần 70 % vải nhập khẩu, thơi gian nhập nguyên liệu mất khoảng 10 -

20 ngày. Hơn thế nữa, nguồn nhân lực cho thiết kế sản phẩm, công đoạn

mang lại giá trị cao trong chuỗi sản phẩm còn rất hạn chế, dẫn đến thơi gian

xử lý mẫu sản phẩm kéo dài sau khi có đơn hàng. Các quốc gia dệt may tiên

tiến đã sử dụng công nghệ thiết kế và in 3D, qua đó rút ngắn được thơi gian

xử lý đơn hàng đáng kể.

Bảng 3.12: Thời gian sản xuất hàng may mặc

tại một số quốc gia châu Á năm 2010

Nguồn: [50]

Quốc gia Quần áo bằng vải dệt thoi Quần áo bằng vải dệt kim

Trung Quốc 40-60 ngày 50-60 ngày

Ấn Độ 50-70 ngày 60-70 ngày

Thái Lan 60-90 ngày 50-60 ngày

Malaysia 60-90 ngày 60-70 ngày

Sri Lanka 60-90 ngày 60-70 ngày

Việt Nam 60-90 ngày 60-70 ngày

Indonesia 60-90 ngày 60-70 ngày

Bangladesh 90-120 ngày 60-80 ngày

Campuchia 80-110 ngày 80-110 ngày

Page 87: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

75

Hình 3.17: Thời gian sản xuất các đơn hàng may mặc trung bình tại Việt Nam

Nguồn : [50]

3.2.6. Chi phí lao động dệt may Việt Nam

Đặc thù ngành dệt may là ngành thâm dụng khá nhiều lao động. Chi phí

lao động là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến việc các doanh

nghiệp dệt may quyết định đầu tư và lựa chọn các đối tác để sản xuất sản

phẩm dệt may.

Hình 3.18: Lương hàng tháng tối thiểu của công nhân nhân may tại 20 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới năm 2015

Nguồn: [106]

Nhìn vào bảng thống kê về mức lương tối thiểu hàng tháng của công

nhân may tại 20 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn có thể thấy chi phí lao động

dệt may tại Việt Nam là khá cạnh tranh khoảng 145 USD/ tháng, tương đương với

Page 88: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

76

các nước Campuchia, Ấn Độ, Pakistan. Các quốc gia có chi phí lương tối

thiểu thấp như Sri Lanka (66 USD/tháng) và Bangladeh (68 USD/tháng) trong

khi mức lương tối thiểu cao nhất là tại Trung Quốc với gần 300 USD/ tháng.

Về lâu dài dệt may Việt Nam có thể sẽ bị cạnh tranh mạnh bởi

Myanmar, Bangladesh,..với những chính sách ưu đãi tốt hơn về chi phí lao

động, thuế doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm. Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch

VITAS cho biết “ Thực tế trong 10 năm qua (2007 - 2017), bình quân hàng

năm Việt Nam đã tăng lương tối thiểu ở mức 21,8% đối với doanh nghiệp

trong nước và tăng 15% đối với doanh nghiệp nước ngoài [56]. Điều này

khiến nhiều doanh nghiệp gặp ít khó phải tìm giải pháp ứng phó như giảm

tiền lương mềm, sử dụng máy móc thay thế ngươi lao động. Đặc biệt, với các

doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may, da giày, việc tăng

lương đang gây rất nhiều khó khăn “

3.2.7. Chính sách nhà nước tác động đến sản phẩm dệt may

Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính

phủ về “ Để án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 “ có đề cập đến nội dung “Nhanh chóng hình thành

các cụm dệt may, tạo mạng liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong

ngành, phát triển chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đến phân phối sản phẩm may

mặc”. Hiện nay đa phần các doanh nghiệp dệt may có quy mô nhỏ, quyết định

này sẽ giúp tăng cương tính liên kết và hỗ trợ nhau cùng phát triển, đặc biệt là

các doanh nghiệp dệt và nhuộm có cơ hội mở rộng tại các địa bàn, khu công

nghiệp có xu hướng hoàn thiện về thể chế hạ tầng kỹ thuật và điều kiện môi

trương.

Page 89: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

77

Quyết định 3218/QĐ-BCT năm 2014 của Bộ công thương về quy

hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 đề cập định hướng phát triển sản phẩm và bố trí quy

hoạch đề cập đến phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ

sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu. Việc xây dựng và phát triển các vùng nguyên

liệu để trồng Bông tại vùng duyên hải nam trung bộ như Ninh Thuận, Bình

Thuận hay tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc như Sơn La, Điện Biên

là rất phù hợp với thực trạng phát triển công nghiệp dệt may nhưng quá trình

triển khai thực tiễn còn gặp các khó khăn về mặt cơ chế thuê đất, chuyển giao

công nghệ, vay vốn,...

Nội dung của Nghị định 60/2014/NĐ-CP năm 2014 về quy định về

hoạt động in ấn có đề cập đến vấn đề “ chủ doanh nghiệp dệt may muốn

nhập khẩu máy in phải có bằng cấp từ cao đẳng trở lên về ngành in hoặc

được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp

vụ quản lý hoạt động in". Rõ ràng đây là một chính sách chưa phù hợp cho

phát triển các ngành dệt và nhuộm của Việt Nam bởi rất ít lãnh đạo doanh

nghiệp có chuyên môn ngành in.

Thông tư 37/2015/TT-BCT được Bộ Công Thương ban hành năm

2015 quy định “ về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và

amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm trong sản phẩm dệt may “. Việc ban

hành Thông tư 37 đã khiến không ít các doanh nghiệp dệt may gặp khó khăn

trong việc kiểm tra các nguyên liệu nhập về trong khi đã có đầy đủ các giấy tơ

nguồn gốc, xuất sứ. Chi phí trung bình kiểm định formaldehyd của vài mét

vải sản xuất hàng mẫu cũng tốn đến 40 USD. Trong khi thực tế số trương hợp

vi phạm hàm lượng formaldehyd vượt quá tiêu chuẩn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, vài

% tổng số vụ kiểm tra.

Page 90: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

78

Quyết định số 320/QĐ-TTg năm 2013 của Chính phủ phê duyệt Đề

án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015. Đề án

đã chỉ ra mục tiêu quan trọng là “ hình thành chuỗi cung ứng Sợi - Dệt -

Nhuộm hoàn tất - May; nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may “.

Theo đó, giải pháp cổ phần hóa, sắp xếp các doanh nghiệp thành viên giúp

Vinatex có thêm các nguồn lực tài chính, hỗ trợ hiệu quả sản xuất kinh doanh

và sức cạnh tranh của Vinatex.

Tháng 02/2014, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 288/QĐ-

TTg về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực dệt may Việt Nam

cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Theo đó, các đơn vị sự nghiệp bao gồm

trương cao đẳng công nghiệp dệt may Nam Định, trương đại học công nghiệp

dệt may Hà Nội và trương cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vinatex Hồ Chí Minh sẽ

hỗ trợ 65,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương để hỗ trợ thiết bị, chương

trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt may Việt Nam.

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1513/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ năm 2015 về đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam

tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm

2020. Đề án này đã hỗ trợ ,thúc đẩy các doanh nghiệp của Việt Nam, trong đó

có các doanh nghiệp dệt may tham gia mạnh mẽ vào các khâu marketing và

phân phối ở nước ngoài. Đơn cử như giải pháp “ Xây dựng chuyên mục trong

Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương về đầu mối nhập khẩu hàng hóa

Việt Nam trong các hệ thống phân phối nước ngoài để tạo điều kiện cho

doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu, khai thác”.

Page 91: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

79

3.3. Đánh giá chung về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt

may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

3.3.1. Điểm mạnh nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may

1. Vị trí địa lý trung tâm thuận lợi là cơ hội để Việt Nam tiếp tục thu

hút đầu tư quốc tế với làn sóng chuyển dịch dệt may từ Trung Quốc, Mỹ,

Nhật Bản, Hồng Kông,..Việt Nam là quốc gia biển với hệ thống cảng biển

phong phú từ Bắc vào Nam, đảm bảo các khu vực sản xuất ra đến các cảng

biển trong vòng 200km là điều kiện tự nhiên không nhiều quốc gia có được là

cơ sở quan trọng để các chuỗi cung ứng toàn cầu lựa chọn Việt nam là quốc

gia sản xuất.

2. Lực lượng lao động tương đối dồi dào, dễ đào tạo, kỹ năng và tay

nghề may tốt. Hiện nay dệt may Việt nam có quy mô xuất khẩu lên tới 31 tỷ

USD, Với các tác động tích cực của CPTPP và FTA EU, dự báo đến năm

2020 dệt may Việt nam có thể đạt quy mô xuất khẩu 50 tỷ USD [134]. Hiện

tại, ngành dệt may đang sử dụng trên 2.5 triệu lao động, như vậy cần thêm

khoảng 2,5 triệu lao động mới tạo thêm nữa. Với cơ cấu lao động hiện nay

của cả nước với 70% lao động trong khu vực nông nghiệp ước tính lên tới 30

triệu ngươi thì việc thu hút thêm 3 triệu lao động cho ngành dệt may trong

thơi gian tới là hoàn toàn khả thi, góp phần hoàn thành chỉ tiêu đưa lao động

trong khu vực nông nghiệp xuống dưới 40% như dự thảo nghị quyết Đại hội

12 của Đảng.

3. Chi phí lao động tương đối cạnh tranh. Chi phí lương tối thiểu cho

lao động dệt may tại Việt Nam thấp thứ 5 trong số 20 quốc gia xuất khẩu dệt

may lớn tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong khi thơi gian sản xuất

sản phẩm may trung bình tại Việt Nam từ 60 - 90 ngày là tương đương với

các quốc gia tại ASEAN như tại Indonesia và Malaysia.

Page 92: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

80

4. Nâng cao năng lực sản xuất nhờ việc chuyển dịch đơn hàng từ

Trung Quốc. Với chiến lược “Made in China 2025”, Trung Quốc xác định

những ngành công nghiệp có xu thế sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng

gây ô nhiễm môi trương như dệt nhuộm, da giày không còn là thế mạnh và

được khuyến khích đầu tư ra bên ngoài [95]. Thay vào đó, định hướng chiến

lược của Ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc trong giai đoạn tới là tham

gia vào công đoạn sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn như phân phối

bán hàng, thiết kế và phát triển sản phẩm. Các quốc gia lân cận như

Campuchia, Bangladesh, Việt Nam với lợi thế về chi phí sản xuất và lực

lượng lao động trẻ là những điểm đến hứa hẹn của dệt may Trung Quốc.

5. Lợi ích do các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa

phương. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ hội

nhập nhanh nhất thế giới. Các Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và

Liên minh châu Âu (EVFTA) – hay còn gọi là FTA với EU, Hiệp định đối tác

xuyên Thái Bình Dương (TPP) Liên minh Thuế quan (Nga, Belarus,

Kazakhstan), …đã tạo ra thị trương mới rộng lớn cho các ngành kinh tế Việt

Nam, trong đó ngành dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi

nhiều nhất, do hầu hết các dòng thuế của sản phẩm dệt may ( EU (9%), Liên

minh Hải quan (11%),… đang áp trên các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ

Việt Nam có thể được giảm xuống còn 0% ).

6. Định hướng phát triển của Chính phủ và các chính sách tạo điều

kiện thuận lợi cho ngành dệt may tiếp tục tăng trưởng: Tín hiệu tích cực

từ thành công APEC tại Việt Nam năm 2017 khuyến khích khu vực doanh

nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ 4, cùng kỳ vọng cắt giảm tối thiểu 30-50% thủ tục hành

chính, điều kiện kinh doanh của Chính phủ,…mang lại những đột phá về đầu

tư, kinh doanh, mở rộng thị trương DN trong đó có DN dệt may. Việt Nam

Page 93: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

81

được đánh giá là điểm đến ổn định và an toàn, hấp dẫn đối với các nhà nhập

khẩu và đầu tư nước ngoài. Đề án 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong

và Phú Quốc được kỳ vọng sẽ tạo nên lực hút đầu tư quy mô lớn trong thơi

gian tới. Đặc khu kinh tế là một chính sách hữu ích để thu hút đầu tư, tạo việc

làm và thúc đẩy khả năng cạnh tranh các ngành công nghiệp trong đó có Dệt

May. Theo số liệu thống kê, đầu tư FDI vào ngành dệt may tính đến hết 2017

là gần 2000 dự án với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 15,3 tỷ USD. Có 52

quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, trong đó một

số quốc gia có số vốn đăng ký lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,

British VirginIslands…[32]. Các doanh nghiệp FDI Dệt may luôn chiếm một

tỷ trọng xuất khẩu lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, mở rộng

năng lực sản xuất các sản phẩm may mặc trong thơi gian tới.

3.3.2. Hạn chế nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may

1. Sản xuất dệt may theo phương thức gia công mang lại giá trị thấp

Hiện nay các sản phẩm May xuất khẩu chủ yếu theo phương thức gia

công CMT chiếm tỷ lệ cao (65%), phương thức mua nguyên liệu, bán thành

phẩm FOB (35%), Sản xuất theo thiết kế riêng ODM (5% ).Thông thương lợi

nhuận sau thuế của các doanh nghiệp CMT chỉ đạt 1 - 3% đơn giá gia công,

với đơn hàng FOB là khoảng 3 - 5%, đơn hàng ODM từ 5 - 7% trở lên.

2. Liên kết chuỗi giá trị hoàn tất sản phẩm Dệt May còn hạn chế

Ngành dệt may Việt Nam mang đặc điểm vừa thừa vừa thiếu ở từng

mắt xích. Dệt nhuộm đang là điểm đứt gãy của cả chuỗi giá trị sản phẩm dệt

may Việt Nam. Ngành sợi phải xuất khẩu đi 2/3 sản lượng đầu ra trong khi

ngành sản xuất hàng may mặc phải nhập khẩu 70% nguyên vật liệu đầu vào.

Như vậy khâu dệt nhuộm đã chưa hoàn thành vai trò tốt trong chuỗi giá trị

toàn ngành khi chưa khai thác triệt để được nguyên liệu đầu vào (sợi) trong

Page 94: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

82

nước sản xuất dư thừa và gây thiếu hụt nghiêm trọng đầu ra (vải). Khi các

hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực, đặc biệt là EVFTA và

CPTPP với quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” và “từ sợi trở đi”, điểm yếu về

chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam sẽ là cản trở để các doanh nghiệp mở

rộng đơn hàng sản phẩm dệt may và hưởng ưu đãi thuế quan 0% tại các thị

trương này.

3. Thiếu hụt nguồn nhân lực dệt may chất lượng cao

Toàn ngành có khoảng 2,5 triệu lao động nhưng chủ yếu là lao động

giản đơn, nguồn nhân lực có kinh nghiệm về quản lý sản xuất, kỹ thuật,

marketing, thiết kế sản phẩm, …còn hạn chế. Ngoài ra, sức thu hút hấp dẫn

nhân lực cho ngành dệt may ngày càng yếu đi so với các ngành công nghiệp

khác như điện tử, năng lượng,.. về chế độ đãi ngộ, điều kiện môi trương làm

việc, sản xuất kinh doanh. Điều này tác động năng suất lao động, giảm sức

cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam.

4. Chậm đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất dệt may

Qua các phân tích ở trên cho thấy hiện nay các công nghệ thiết bị

ngành Dệt vải đa phần là những thiết bị cũ. Yếu tố công nghệ lạc hậu thể là

một trong vài nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của ngành dệt trong

mối liên kết với ngành may. Để nâng cao năng suất và cải tiến chất lượng sản

phẩm dệt may Việt Nam cần đổi mới chất lượng thiết bị công nghệ sản xuất,

đặc biệt cho ngành Dệt nhuộm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

5. Phát triển thương hiệu sản phẩm dệt may chưa tương xứng với

tiềm năng

Việc xây dựng và phát triển giá trị thương hiệu với các sản phẩm dệt

may tại Việt Nam còn rất hạn chế. Sản phẩm dệt may Việt Nam chưa có

thương hiệu nào vươn tầm quốc tế mặc dù là một trong những ngành công

Page 95: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

83

nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Vấn đề vi phạm tác quyền, sản phẩm dệt may

giả, kém chất lượng vẫn diễn ra phức tạp.

6. Chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm dệt may thiếu tính linh hoạt

Chính phủ đã có định hướng phát triển ngành dệt may, trong đó có chú

trọng đến các sản phẩm dệt may là một trong những sản phẩm công nghiệp

được ưu tiên hỗ trợ trong quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, Chính phủ cần có

những chính sách cụ thể, mang tính đồng bộ về đầu tư, tài chính, nhân lực,

chuyển giao công nghệ, …đề nâng cao năng lực sản xuất và giúp sản phẩm

Dệt may có thể cạnh tranh tốt trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

1. May là khâu mà các nước mới gia nhập ngành thương chọn để thâm

nhập đầu tiên vì nó không đòi hỏi đầu tư cao về công nghệ và rất thâm dụng

lao động. Những nước đang tham gia ở khâu này thương thực hiện việc gia

công lại cho các nước gia nhập trước, đây chính là đặc điểm chung của khâu

sản xuất trong ngành dệt may thế giới. Tại Việt Nam, tổng số lượng doanh

nghiệp May chiếm đến 70% tổng số các doanh nghiệp dệt may toàn quốc,

trong khi các công ty hoạt động trong lĩnh vực Dệt chỉ khoảng 17%, Sợi là

6%, Nhuộm khoảng 4 %. Các doanh nghiệp sản xuất nguyên, phụ liệu ít nên

khó chủ động được nguồn cung ứng cho các doanh nghiệp dệt may làm FOB.

Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp May trung bình khoảng 500 lao động, khó

để đảm nhận các đơn hàng lớn. Do vậy, tỷ trọng sản phẩm dệt may sản xuất

theo hình thức CMT lớn nhưng giá trị gia tăng của sản phẩm không cao.

2. Nguyên nhân sản phẩm ngành dệt nhuộm trong nước còn kém so với

các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ… có thể xuất phát từ việc thiếu các

khu, cụm công nghiệp dệt may dẫn đến việc liên kết các khâu trong chuỗi giá

trị từ Sợi – Dệt – Nhuộm – May rơi rạc. Như phân tích ở trên trong khi các

Page 96: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

84

doanh nghiệp Sợi phải xuất ra nước ngoài thì các doanh nghiệp dệt nhuộm lại

phải nhập vải từ ngoài nước về để sản xuất. Cả phía Bắc mới có 01 khu công

nghiệp dệt may hạ tầng phố nối tại Hưng Yến, với quy mô cũng chỉ khoảng

120 ha. Bên cạnh đó, vấn đề chung mà các doanh nghiệp dệt và nhuộm đều

phải đối mặt là phải xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn bởi đặc

thù sử dụng nhiều hóa phẩm trong quá trình sản xuất. Trong khi các địa

phương cũng không có thiện chí với việc kêu gọi các dự án đầu tư lĩnh vực

dệt nhuộm bởi quan ngại về vấn đề môi trương có thể phát sinh. Thống kê

cũng cho thấy toàn quốc cũng chỉ có khoảng 20 % tổng số doanh nghiệp dệt

may trong lĩnh vực dệt nhuộm.

3. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đang tích cực chuyển bị cho

việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng hấp thụ

được thành quả của cuộc CMCN 4.0. Tuy vậy, thơi gian qua nhân lực cho

chuyên ngành thiết kế thơi trang, thiết kế mẫu sản phẩm, quản lý sản xuất,…

những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm Dệt may

chưa thật được chú trọng. Đơn cử như Thiết kế là khâu có tỷ suất lợi nhuận

cao trong chuỗi giá trị và rất thâm dụng tri thức, nhưng cũng chỉ chiếm

khoảng 5 % nhu cầu đào tạo, tuyển sinh của các trương đào tạo về dệt may.

Các nước đi trước trong ngành công nghiệp dệt may, sau khi đã dịch chuyển

hoạt động sản xuất sang các nước đi sau thương chỉ tập trung vào khâu

nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm tạo ra những thương hiệu để đạt

được tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Nguồn nhân lực lĩnh vực dệt nhuộm quá

thiếu so với yêu cầu của ngành do tính chất môi trương làm việc có nguy cơ

độc hại trong khi các chế độ đãi ngộ, phúc lợi xã hội chưa tương xứng.

Page 97: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

85

4. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn đầu tư thiết bị vào dệt, nhuộm

là tương đối khó khăn bởi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô

vốn không lớn. Theo đánh giá của ông Lê Tiến Trương - Tổng giám đốc

Vinatex cho biết “ Nếu đầu tư một vị trí làm của công nhân may thì doanh

nghiệp chỉ cần 3.000 USD (con ngươi và công nghệ), nhưng nếu đầu tư vị trí

công nhân sợi hoặc dệt thì phải mất 200.000 USD. Theo đó, đầu tư ngành dệt,

nhuộm, Việt Nam cần 15 tỷ USD, trung bình mỗi dự án đầu tư dệt nhuộm cần

đầu tư vốn tương đối lớn (khoảng 2 - 5 triệu USD) do đầu tư vào hệ thống xử

lý nước thải đạt chuẩn rất tốn kém và thơi gian thu hồi vốn lâu “ [50]. Do đó,

cần cân nhắc cơ hội đầu tư cơ sở trên đánh giá lại tình hình thị trương và và

tìm kiếm công nghệ mới phù hợp với xu thế. Đổi mới trong quản lý và tự

động hóa từng bước, từng công đoạn sản xuất,nâng cao giá trị gia tăng cho

sản phẩm, cải thiện môi trương làm việc cho ngươi lao động.

5. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Như Quỳnh - Bộ khoa học

và công nghệ năm 2017 được thực hiện trên 40 doanh nghiệp dệt may

Việt Nam về vấn đề xây dựng thương hiệu cho thấy “ 3 đơn vị Tổng Công

ty CP May Việt Tiến, Tổng Công ty CP May Nhà Bè, Cty Cp May 10 có

hình thành chiến lược xây dựng thương hiệu dài hạn, còn lại đa số các

doanh nghiệp chỉ có những họat động quảng bá trước mắt. Đơn vị sử dụng

nguồn lực xây dựng thương hiệu cao nhất chiếm tỉ trọng 4% trên doanh

thu, còn lại hầu hết chỉ dành nguồn lực từ 0,1 đến 1% trên doanh thu hàng

năm “ [65]. Đối với các hãng thơi trang danh tiếng trên thế giới như Zara,

HM,..thì chi phí để quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm phải

chiếm ít nhất 10% doanh thu[59]. Đây có thể là một trong những nguyên

nhân khiến các sản phẩm dệt may Việt Nam chưa có những thương hiệu

thơi trang ở tầm châu lục và thế giới. Ngay tại thị trương trong nước, thị

phần của hàng dệt may Việt Nam bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi hàng giả,

Page 98: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

86

hàng không rõ xuất sứ. Thực trạng này có phần buông lỏng trách nhiệm

của cơ quan quản lý nhà nước trong việc chủ động đưa ra các giải pháp

ngăn chặn, cũng như có các công cụ pháp lý và các chế tài xử lý đủ mạnh

cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng các sản phẩm dệt may nội

địa.

6. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cơ chế chính sách của Chính

phủ, các Bộ ngành liên quan cần linh hoạt hơn để hỗ trợ nhiều cho DN Dệt

may nói chung và các sản phẩm may mặc nói riêng. Ông Trương Văn Cẩm -

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết “ Một số

nước gần đây tập trung hỗ trợ cho dệt may nước mình như Bangladesh giảm

thuế thu nhập DN từ 35% xuống còn 20%, thuế nhập khẩu hóa chất, thuốc

nhuộm từ 25% xuống 15%. Pakistan áp dụng cơ chế miến thuế cho nguyên

liệu và năng lượng cho hàng dệt may XK, miến thuế NK thiết bị máy móc.

Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu cho một số loại xơ, sợi từ 5% xuống 2,5% “ [Phụ

lục 6]. Hay như việc định hướng chủ động về sản xuất bông nhưng chưa có

các quy hoạch cụ thể từng khu vực sản xuất bông, hoặc chưa có các trợ cấp

cho ngươi nông dân trồng bông. Để nâng cao tỷ trọng sản xuất FOB và nâng

cao năng suất lao động, các doanh nghiệp trong nước cần vốn để chủ động về

nguyên vật liệu đầu vào và nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại. Tuy nhiên,

nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể về lãi suất cho vay đối với các

doanh nghiệp dệt may.

Page 99: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

87

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong 2 thập kỷ qua, sản phẩm Dệt May Việt Nam đã đạt được những

kết quả khích lệ cả về quy mô và chất lượng sản phẩm, đặc biệt trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng. Cùng với điện thoại và linh

kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm

qua. Hiện nay sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia

và vùng lãnh thổ.

Tuy vậy bên cạnh những kết quả đạt được, việc nâng cao năng lực cạnh

tranh các sản phẩm Dệt May đang còn những vấn đề nổi cộm như giá trị của

sản phẩm May còn thấp, thiếu nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất dệt

may, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển thương hiệu sản

phẩm…. . Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các hiệp định thương

mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA… sẽ vừa là cơ hội to lớn cho sản

phẩm dệt may nâng cao sức cạnh tranh, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức

mới phải vượt qua. Các đánh giá chung về Điểm mạnh, hạn chế và nguyên

nhân của việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay sẽ là các tiền đề quan trọng

để đề xuất các giải pháp được trình bày trong chương 4 của Luận án.

Page 100: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

88

CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY TRONG BỐI CẢNH HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến cung cầu thị

trường dệt may

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

- Thương mại trực tuyến đang thay đôi bộ mặt của thương mại hàng

hóa truyền thống

Kết quả từ PWC - một trong những mạng lưới cung cấp dịch vụ chuyên

nghiệp hàng đầu trên thế giới ( văn phòng trên 158 quốc gia và hơn 236.000

nhân viên ) về công tác điều tra tình hình mua sắm thương mại trên thế giới

trong năm 2017 cho thấy khách hàng và ngươi tiêu dùng đang có xu thế

shopping thông qua các phương tiên, kênh trực tuyến thay vì các phương

pháp truyền thống tại cửa hàng như hiện nay. Ngay tại các thị trương lớn như

Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc thì có khoảng 30% - 40% khách

hàng khi được hỏi có xu hướng ít đến các cửa hàng bán lẻ trong khi các kênh

trực tuyến của Ebay, Walmart, Amazon,Alibaba,… lại có mức tăng trưởng

doanh thu tốt trong thơi gian qua [121].

- Sự khác biệt hóa sản phẩm giúp thỏa cơn khát người tiêu dùng

Một trong những trào lưu và xu thế tiêu dùng sản phẩm ngày nay đó là

xu thế cá nhân hóa sản phẩm với tôn chỉ “ Khách hàng là thượng đế”. Với

những mong muốn cho các khách hàng những trải nghiệm thật nhất, phù hợp

nhất, các hãng dày dép như Nike, Adiddas,Puma đã áp dụng phương thức để

Page 101: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

89

khách hàng tự lựa chọn thiết kế, mẫu mã, chất liệu, màu sắc và đặt sản phẩm

trực tiếp từ các nhãn hiệu. Rõ ràng đây là một trải nghiệm mà ngươi tiêu dùng

hết sức lý thú mặc dù họ có thể phải trả thêm phần chi phí theo yêu cầu đặt

hàng riêng. Hãng thơi trang danh tiếng như Burberry,Longchamp cũng đang

theo dần xu thế phong cách hóa cá nhân của khách hàng. Phương thức sản

xuất truyền thống theo dây chuyền quy mô lớn dương như cần linh hoạt hơn

về quy mô và đa dạng hóa về sản phẩm để đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu

ngày càng khắt khe của nhiều đối tượng khách hàng.

- Chọn sản xuất tinh gọn hay sản xuất linh hoạt

Sự thay đổi xu thế tiêu dùng trong ngành công nghiệp thơi trang là rất

nhanh chóng bởi tính chất mùa vụ. Một trong những nhãn hiệu thơi trang hiện

nay được rất nhiều khách hàng sử dụng và ưa chuộng là Zara. Bí quyết thành

công của hãng thương hiệu này là luôn cập nhật và thay đổi những mẫu mã

sản phẩm một cách nhanh chóng, cho nhiều đối tượng khách hàng. Trung

bình mỗi năm Zara cho ra đơi hơn 11.000 sản phẩm, mỗi tuần là 3 sản phẩm

tại hàng nghìn cửa hàng trên thế giới trong đó có Việt Nam [91]. Yếu tố thơi

gian sản xuất đóng một vai trò quan trọng để hiện thực hóa từ khi lên ý tưởng

thiết kế cho đến khi kết thúc quy trình sản phẩm. Hiện nay Zara chỉ mất trung

bình khoảng 15 ngày thay vì 30 ngày như trước kia cho mỗi đơn hàng. Xu

thế tinh gọn thơi gian sản xuất dương như đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho

các doanh nghiệp dệt may.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cơ hội và thách thức của ngành

dệt may

Ngành dệt may là ngành thâm dụng nhiều lao động trong khi tổng chi

phí sản xuất có xu thế tăng nên về lâu dài có thể giảm khả năng cạnh tranh

của trên thị trương thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có ảnh

Page 102: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

90

hưởng trực tiếp lên các nhà sản xuất và lực lượng lao động tại các doanh

nghiệp dệt may. Việc ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại có thể giúp nâng

cao năng suất lao động nhưng chỉ cần số lao động ít hơn, do vậy sẽ tiết giảm

được chi phí sản xuất. Nhơ vậy mà khoảng cách chi phí cho một sản phẩm

giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển sẽ được rút ngắn lại

Hình 4.1: Tích hợp trong các quá trình của chuỗi giá trị sản phẩm dệt may và IoT

Nguồn : [85]

.

Tuy vậy, tổ chức Lao động Thế giới đã đưa ra số liệu dự báo, máy móc

công nghệ có thể thay thế có thể thay thế 65% lao động dệt may, da giày của

Indonesia, 86% của Việt Nam, 88% của Campuchia trong một thập niên tới

[107]. Bên cạnh đó, quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất dệt

may ban đầu chỉ diễn ra ở những công đoạn sản xuất chuyên biệt, có tính đơn

giản và chu kỳ. Nói cách khác mới dừng lại ở những sản phẩm dệt may phổ

thông, dễ bị cạnh tranh. Các sản phẩm cao cấp thì vẫn cần nguồn nhân lực

chất lượng cao, trình độ tay nghề, đặc biệt là khâu thiết kế sản phẩm.

Bảng 4.1: Tác động của CMCN lần thứ tư

Page 103: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

91

đến chuỗi giá trị Dệt May Việt Nam

SẢN PHẨM DỆT MAY - Vật liệu mới, công năng mới- Cá nhân hóa sản phẩm

QUY TRÌNH SẢN XUẤT

- May hàng dệt kim, sơ mi, quần Jeans, quần âu cơ bản sẽ được tự động hoá- Áo Jacket, hàng thơi trang mẫu mã luôn thay đổi máy móc chưa thay thế được con ngươi- Công nghệ đòi hỏi nguồn lực lớn. Quy mô thiết bị đồng bộ, máy móc hàng loạt- Tốc độ thay đổi công nghệ ngày càng rút ngắn- Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin yếu sẽ không phù hợp được quy trình làm việc của các hãng- Xây dựng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin

QUẢN LÝ

- Các phần mềm quản lý sẽ thay thế nhiều nhân công lao động- Thay đổi văn hoá kinh doanh cả bên trong và bên ngoài

doanh nghiệp- Các đơn vị kinh doanh nhỏ và có xu hướng sử dụng cơ sở hạ tầng liên quan đến công nghệ thông tin

MARKETING

- Thay đổi lớn trong thương mại, chuỗi cung ứng, công cụ marketing.- Đo lương ROI của chiến dịch đưa sản phẩm mới ra thị trương bằng cách đăng ký, lượt tải về hoặc số lần mua- Doanh nghiệp kết hợp phương thức kinh doanh truyền thống với thương mại điện tử

Nguồn : [90]

- “Xanh hóa” chuỗi dệt may đang được xem là một bước ngoặt đối với

ngành dệt may

Trong xu thế ngươi tiêu dùng luôn lựa chọn những sản phẩm chất

lượng, sạch, và xanh thì đối với ngành công nghiệp thơi trang, Chương trình

Zero Discharge of Hazardous Chemicals về việc không sử dụng hóa chất độc

hại trong sản phẩm may mặc đã và đang được các nhãn hàng thơi trang hết

sức quan tâm và đồng thuận cao như Hugo Boss, Gap , H&M, Burberry,…

Điều này cũng phù hợp với các thông lệ quốc tế đặc biệt trong bối cảnh khí

thải độc hại từ các sản phẩm dệt nhuộm ra môi trương có thể gây ra các hiệu

Page 104: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

92

ứng nhà kính và tác động không tốt lên hệ sinh thái và môi trương sinh sống

trên thế giới. Lựa chọn phương pháp , quy trình sản xuất xanh đang là xu

hướng mà nhiều ngành công nghiệp trên thế giới xác lập cho chiến lược kinh

doanh, phát triển bền vững, trong đó có công nghiệp dệt may [26].

4.1.2. Bối cảnh trong nước

-Chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên

Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW

ngày 22/3/2018 của về định hướng xây dựng chính sách phát triển công

nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kết hợp hài hoà giữa

phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển

theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức

cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp [4]. Tận dụng tối đa lợi thế của nước

đang trong thơi kỳ cơ cấu dân số vàng, khai thác triệt để thành tựu của cuộc

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, lợi thế thương mại để phát triển nhanh,

chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược, có lợi thế cạnh

tranh. Lựa chọn một số ngành công nghiệp để ưu tiên phát triển theo hướng

phải đáp ứng các nguyên tắc: Dựa trên kết quả phân tích khách quan lợi thế

của đất nước; là ngành có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi

giá trị toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, có tác động lan toả cao đến các ngành

kinh tế khác; sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện môi trương; có khả năng

tạo ra giá trị gia tăng cao; một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động

mà Việt Nam vẫn đang có lợi thế như Dệt may, da giầy.

- Ðẩy nhanh tiến độ cô phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước

Chính sách đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà

nước trong lĩnh vực công nghiệp được triển khai hiệu quả thông qua việc thực

hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung

Page 105: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

93

ương khoá XII. Theo đó, Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi phối đối với các

doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp có ý nghĩa đặc

biệt quan trọng về kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh [3]. Đồng thơi, Chính

phủ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy hình thành các tập đoàn

kinh tế lớn, đa sở hữu trong lĩnh vực công nghiệp, có khả năng cạnh tranh trên

thị trương khu vực và thế giới. Việc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá các doanh

nghiệp nhà nước đã được Tập đoàn Dệt may xác định và đang trong quá trình

thực hiện. Quá trình cổ phần hoá, bán cổ phiếu ra thị trương sẽ huy động được

nguồn vốn đáng kể, mang lại rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp. Các

doanh nghiệp dệt may chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, đầu tư thiết

bị, chú trọng việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

- Phát triển công nghiệp theo chuỗi giá trị gia tăng

Để hỗ trợ các sản phẩm công nghiệp theo chuỗi cung ứng bền vững,

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016

về việc Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu

dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Một trong những

mục tiêu quan trọng đã được xác lập là “Hình thành, phát triển các mối

liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng một số sản

phẩm nông sản thực phẩm, đồ uống, dệt may và da giầy”. Quyết định

cũng nêu rõ tính cấp thiết của việc đề xuất các cơ chế, chính sách liên kết

chặt chẽ giữa các khâu “ Nhà cung cấp nguyên liệu - nhà sản xuất - nhà phân

phối - Ngươi tiêu dùng “ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm

Việt Nam, trong đó có hàng dệt may [21].

- Gỡ nút thắt trong tiếp cận vốn tín dung của các doanh nghiệp

Page 106: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

94

Một trong những khó khăn để phát triển các dự án dệt nhuộm hiện nay

là chi phí vốn đầu tư ban đầu là khá lớn, trong khi thơi gian thu hồi vốn là

chậm. Chính phủ đã có những giải pháp, cơ chế hỗ trợ và tháo gỡ các khó

khăn trong doanh nghiệp trong vấn đề tiếp cận tín dụng ưu đãi. Quỹ Bảo vệ

môi trương Việt Nam cho biết từ ngày 1/1/2017 “ Mức lãi suất cho vay ưu đãi

đối với các dự án thuộc các lĩnh vực xử lý nước thải tập trung khu/cụm công

nghiệp đã hạ từ 3,6%/năm xuống còn 2,6%/năm “ [18]. Một mặt các chủ đầu

tư sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trương hơn với mức

mức vay ưu đãi lãi suất thấp, trong khi lại thúc đẩy được các doanh nghiệp

tích cực đầu tư vào thiết bị, cơ sở hạ tầng lĩnh vực dệt và nhuộm, vốn đang là

điểm nghẽn trong việc phát triển chuỗi giá trị hoàn thiện sản phẩm dệt may.

- Phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường

Việt Nam có điều kiện tự nhiên phong phú, các nguồn nguyên liệu như

tre, bột gỗ, tơ tằm dâu, …có thể tạo ra các sản phẩm dệt may thân thiện môi

trương. Có thể kể đến như dòng sản phẩm khăn Mollis của Tổng công ty CP

Phong Phú, được tạo ra từ sợi tự nhiên sản xuất từ cây tre, không những đa

dạng về kiểu dáng, mẫu mã mà đặc biệt không có hoá chất, không gây độc

hại, do vậy rất mềm mại và không gây các phản ứng kích ứng da. Các sản

phẩm khăn của Phong Phú không chỉ được đông đảo ngươi tiêu dùng, khách

sạn trong nước đón nhận mà thậm chí đã xuất khẩu được sang một trong

những trị trương hết sức khó tính tại Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,..Hơn thế nữa,

nguyên liệu như tre, gỗ sồi do doanh nghiệp trồng và khai thác sử dụng trong

quá trình sản xuất không xả chất thải độc hại ra môi trương. Đây có lẽ là một

trong những hướng đi phát triển sản phẩm một cách bền vững, dưới góc độ

bảo vệ môi trương và trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp dệt may.

Page 107: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

95

4.1.3. Dự báo phát triển thị trường dệt may

a) Thị trường nội địa

Thị trương xuất khẩu chiến lược và truyền thống được xem là thế mạnh

của ngành dệt may Việt Nam trong suốt thơi gian qua. Tuy nhiên, thị trương

nội địa cũng được xem là nhiều tiềm năng và triển vọng lớn, với hơn 93 triệu

dân và mức sống ngươi dân ngày càng tăng, và nhu cầu tiêu dùng ngày càng

cao, trong đó có các nhu cầu về may mặc. Với quy mô thị trương dệt may nội

địa có thể đạt 4-5 tỷ USD, cho thấy chiếm lĩnh được thị trương này thì sản

phẩm dệt may Việt Nam sẽ phát triển mạnh, bền vững. Wazir Advisors dự

báo dân số Việt Nam khoảng 103 triệu vào năm 2030 cùng với dân số trẻ

chiếm tỷ trọng lớn. Với GDP trên một ngươi vào năm 2030 đạt 5.400USD với

mức chi phí cho các mặt hàng tiêu dùng năm 2030 là ước khoảng 1.890

USD/năm; trong đó chi phí cho hàng dệt may trung bình từ (8 – 9 %) cho thấy

dung lượng của thị trương nội địa Việt Nam có thể đạt 10,1 - 11,4 tỷ USD

vào năm 2030 [133].

Tuy vậy, thị trương sản phẩm dệt may nội địa còn phải đương đầu với

nhiều thách thức trong đó có sự cạnh tranh trực tiếp của các doanh nghiệp dệt

may FDI như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc có tiềm lực về vốn, công

nghệ, quản trị,…Rõ ràng cần có một lộ trình và bước đi phù hợp để nâng cao

năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam, tránh bị thua ngay tại

sân nhà.

b) Thị trường xuất khẩu

- Thị trường Mỹ: là thị trương tiêu thụ sản phẩm may khá lớn chiếm

khoảng 28% trên toàn thế giới và là thị trương số một của các sản phẩm dệt

may của Việt Nam. Với “quy chế đãi ngộ tối huệ quốc” (MFN) được xem là

cơ hội lớn để các sản phẩm dệt may của các quốc gia phát triển và một số

Page 108: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

96

nước đang phát triển đều là thành viên WTO vào thị trương Mỹ, thông qua

việc giảm và miễn thuế nhập khẩu hàng hóa nhưng trong đó Việt Nam chưa

được áp dụng [134]. Trong thơi gian tới, mặc dù CPTPP không có Hoa Kỳ

nhưng Việt Nam vẫn sẽ có nhiều cơ hội để tiếp tục tăng xuất khẩu hàng dệt

may vào thị trương Mỹ. Đặc điểm đáng chú ý tại thị trương khó tính như Mỹ

là các nhà nhập khẩu chỉ ưa chuộng các sản phẩm dệt may trọn gói FOB thay

vì hình thức may mặc kiểu gia công CMT. Các doanh nghiệp dệt may cần lưu

ý tìm hiểu rõ thói quen tiêu dùng, thị yếu khách hàng Mỹ để có cánh tiếp cận

sản phẩm phù hợp nhất. Bên cạnh đó, với khoảng 50 bang, pháp luật của từng

bang và liên bang Mỹ về thương mại hàng hóa cũng là vấn đề xem xét cân

nhắc để tránh bị các rào cản liên quan như Luật chống phá giá, chứng nhận

nguồn gốc xuất xứ,...

- Thị trường EU: là một thị trương rộng lớn, đa dạng và có nhiều tiềm

năng đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam, với 28 quốc gia

thành viên, hơn 500 triệu ngươi, chiếm 43% tổng nhập khẩu sản phẩm dệt

may toàn cầu [88]. Hiện nay EU đang có xu hướng chiến lược tăng cương mở

rộng quan hệ với các nước châu Á, theo chiều hướng này Việt Nam ngày

càng có vị thế quan trọng trong chiến lược mới của Châu Âu. Tuy vậy, các

vấn đề về truy xuất nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, nhãn hiệu, trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp dệt may,…là những yêu cầu khắt khe tại thị trương hết

sức tiềm năng như EU. Với thói quen và thị yếu cấp cao đòi hỏi các sản phẩm

dệt may cao cấp có vẻ như được ưa chuộng và tiêu dùng tốt hơn các sản phẩm

bình dân. Bên cạnh đó, các sản phẩm dệt may ít chứa hóa chất, có nguồn gốc

từ thiên nhiên, có tính năng bảo vệ sức khỏe,..là những đặc tính mà cư dân

EU rất ưa chuộng và thương xuyên lựa chọn. Ngoài ra, tính thơi trang và

phong cách đôi khi cũng được đặt lên hàng đầu, thay vì các tiêu chí khác thậm

chí là giá thành. Sự thay đổi nhanh chóng và kịp thơi nắm bătd các xu thế tiêu

Page 109: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

97

dùng tại nơi luôn được coi như là kinh đô thơi trang EU rất cần được xem xét

kỹ lưỡng trong chiến lược kinh doanh sản phẩm. Đặc biệt, khi FTA Việt Nam

- EU có hiệu lực, với việc cắt giảm thuế từ 12 % xuống còn 0% chắc chắn sẽ

là động lực tăng trưởng cho dệt may Việt Nam vào EU trong thơi gian tới.

Thị trường Nhật Bản: Trung bình mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ khoảng

4 tỷ USD cho hàng dệt may, là một trong những thị trương nhập khẩu lớn đối

với sản phẩm dệt may Việt Nam. Quy trình sản phẩm nhập khẩu từ nước

ngoài thương thông qua Công ty thương mại trước khi đến với ngươi mua và

cuối cùng là ngươi tiêu dùng tại Nhật Bản. Luật nhãn hiệu cùng với tiêu

chuẩn nghiêm ngặt về đảm bảo sức khỏe, ít sử dụng chất gây phản ứng độc

hại với da là những quy định ngặt nghèo đối với các sản phẩm dệt may muốn

xuất khẩu vào Nhật Bản. Quan hệ căng thẳng bởi tranh chấp lãnh thổ giữa

Trung Quốc và Nhật Bản trong thơi gian qua đang làm xu thế nhập khẩu hàng

dệt may từ Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu hàng dệt lớn nhất tại thị trương

Nhật Bản bị suy giảm. Giảm dần sự phụ thuộc vào các khâu trung gian và

tuân thủ tối đa quy định chặt chẽ về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm là

hướng di cần thiết để Việt Nam gia tăng thị phần tại Nhật Bản khi cả 2 quốc

gia đều là thành viên của hiệp định thương mại CPTPP.

- Thị trường Hàn Quốc: Hàn Quốc là thị trương có sự tăng trưởng khá

cao, là quốc gia xếp thứ tư sau 4 thị trương lớn là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản

đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hiện nay Hàn Quốc đã chuyển

xu hướng phát triển các sản phẩm dệt may sang phân khúc cao cấp sang thị

trương trung cấp, đây là cơ hội để các sản phẩm dệt may Việt Nam tăng

cương xuất khẩu vào thị trương này. Các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc trong

lĩnh vực dệt may hiện cũng đầu tư rất nhiều tại Việt Nam.

Page 110: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

98

-Thị trường khối CPTPP : Dệt May Việt Nam là ngành nghề duy nhất

đồng hành cùng 7 năm đàm phán hiệp định TPP (nay là CPTPP) và các doanh

nghiệp hết sức vui mừng khi các nỗ lực của Ngành đã có thành quả. Mặc dù

CPTPP không có thị trương Mỹ (chiếm 48% kim ngạch xuất khẩu trong năm

2017) nhưng vẫn còn những thị trương đầy tiềm năng khác như Úc, Canada.

Theo báo cáo của World bank, đây là 2 thị trương có sự phát triển cao, sử

dụng dệt may khá lớn với khoảng 10 tỷ USD một năm trong khi thị phần xuất

khẩu của dệt may Việt Nam còn nhỏ chỉ khoảng đến 500 triệu USD [134].Vì

vậy, Dệt May Việt Nam vẫn nhìn thấy CPTPP có một cơ hội để mở rộng kim

ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may vào 2 thị trương này để đóng góp vào mục

tiêu tăng trưởng trên 10% của Ngành.

- Thị trường khối BRIC: Bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm

Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South

Africa) là những thị trương tiềm năng bên cạnh các thị trương truyền thống

của dệt may Việt Nam. Trung Quốc và Ấn độ là những thị trương đông dân

với tống dân số 2,5 tỷ ngươi, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Trung Quốc

với tổng mức nhập khẩu dệt may năm 2017 đạt 3,2 tỷ USD gần 11 % tổng

kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam [129]. Các nước khối BRIC

là những thị trương xuất khẩu dệt may mới mà Việt Nam cần chú trọng để mở

rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may.

- Thị trường khối ASEAN: Với quy mô thị trương 600 triệu dân, GDP

dự kiến đạt 4,7 nghìn tỉ USD vào năm 2020 cho thấy tiềm năng kinh tế của

khu vực Đông Nam Á đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong thơi gian qua [5].

Với việc hình thành đồng kinh tế ASEAN ( AEC ) trên 4 trụ cột chính gồm “

Thị trương chung và không gian sản xuất thống nhất; Một khu vực kinh tế

cạnh tranh; Phát triển kinh tế đồng đều; Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu

“ ,ASEAN sẽ là khu vực thị trương rất tiềm năng đối với dệt may Việt Nam.

Page 111: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

99

Bảng 4.2: Dự báo thị trường hàng may mặc trên thế giới

giai đoạn 2020-2030

Khu vựcBắc

Mỹ

Tây

Âu

Đông Âu

và Thổ

Nhĩ Kỳ

Nhật Bản

và Hàn

Quốc

Các

nước

khác

Tổng

Giá trị (tỷ USD)

2020 243 258 85 142 219 947

2030 447 409 128 385 334 1.703

Cơ cấu (%)

2020 25,7 27,2 9,0 15,0 23,1 100,0

2030 26,2 24,0 7,5 22,6 19,6 100,0

Nguồn: [110]

Bảng 4.3: Dự báo thị trường theo chủng loại sản phẩm dệt may giai đoạn 2020- 2030

Chủng loại sản

phẩm

Quần

áo nữ

Đồ lót

nữ

Quần

áo nam

Quần

áo trẻ

em

Quần

áo thể

thao

Tổng

sp

Giá trị (tỷ USD)

2020 387 155 181 123 101 947

2030 681 329 307 161 225 1.703

Cơ cấu (%)

2020 40,9 16,4 19,1 13,0 10,7 100,0

2030 40,0 19,3 18,0 9,5 13,2 100,0

Nguồn: [110]

Page 112: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

100

4.2. Quan điểm và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản

phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

4.2.1. Quan điểm

Sản phẩm dệt may là mặt hàng chiến lược, có vai trò quan trọng trong

chiến lược xuất khẩu nói riêng và xây dựng, phát triển kinh tế xã hội đất nước

nói chung. Quan điểm chung là xây dựng ngành công nghiệp Dệt may trở

thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và

có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều

việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào

nền kinh tế khu vực và thế giới; đảm bảo cho ngành Dệt may phát triển bền

vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng,

quản lý lao động, quản lý môi trương theo các chuẩn mực quốc tế; đến năm

2030, ngành Dệt may xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng. Theo đó,

chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt nam cần chú

trọng vào những luận điểm sau :

Một là, phát triển sản phẩm dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và

bền vững; tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản

xuất nguyên phụ liệu, hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm dệt may.

Hai là, đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa thị trương xuất khẩu, xây

dựng chiến lược bán hàng ổn định, bền vững, trên cơ sở thiết lập hệ thống

khách hàng thân thiết, hợp tác lâu dài.

Ba là, đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực của các doanh nghiệp may

phù hợp với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới; phù hợp với nhu cầu phát

triển của đất nước cũng như của các doanh nghiệp dệt may.

Bốn là, tập trung đầu tư chiều sâu và khai thác hiệu quả, ứng dụng thiết

bị công nghệ hiện đại 4.0 theo hướng phát triển bền vững, thân thiện môi

trương và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất hàng may mặc

Page 113: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

101

Năm là, xây dựng thương hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gắn liền

với nâng cao hiệu quả thực thi, phát triển và khai thác hiệu quả giá trị sản

phẩm dệt may Việt Nam cho sự phát triển và hội nhập kinh tế.

4.2.2. Muc tiêu tông quát

Nâng cao năng lực cạnh trạnh sản phẩm Dệt May Việt Nam, góp phần

phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng

điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đặt mục tiêu nằm trong 3 nước xuất khẩu dệt

may hàng đầu trên thế giới, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng trong nước.

4.2.3. Muc tiêu cu thể

Xuất phát từ chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt

Nam, căn cứ vào mục tiêu năng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may và

thực trạng phát triển hàng dệt may trong những năm qua. Luận án đưa ra mục

tiêu phát triển của sản phẩm may mặc năm 2020, định hướng 2030 như sau :

Bảng 4.4: Các mục tiêu cụ thể sản phẩm của ngành dệt may giai đoạn 2020-

2030

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2030

1. Kim ngạch XK Tỷ USD 36-38 64-67

Tỷ lệ XK so cả nước % 13-14 9-10

2. Sử dụng lao động 1.000 ng 3.300 4.400

3. Sản phẩm chủ yếu

- Bông xơ 1000 Tấn 15 30

- Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 700 1.500

- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) 1000 Tấn 1.300 2.200

- Vải các loại Tr. m2 2.000 4.500

- Sản phẩm may Tr. SP 6.000 9.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 65 70

Page 114: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

102

Nguồn : [11]

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam đến năm

2020 định hướng năm 2030, trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển của

ngành và tình hình thực tiễn thị trương trong và ngoài nước, bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế, Tác giả xin đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu sau:

4.3.1. Nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm

Doanh nghiệp cần chuyển dần từ sản xuất gia công CMT sang các hình

thức sản xuất có hàm lượng giá trị giá tăng cao hơn, giảm chi phí để nâng cao

năng lực cạnh tranh, giành thế chủ động cao hơn trong sản xuất, kinh doanh

như gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu -sản xuất - bán thành phẩm

(FOB) hoặc thiết kế - sản xuất - cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan

(ODM), tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM). Đạt mục

tiêu từ nay đến 2030 tăng tỉ lệ FOB từ 38% lên khoảng 50% và ODM từ 5%

đến 10%.

Tái cơ cấu chất lượng và đẳng cấp sản phẩm, tăng tỉ lệ sản xuất hàng

trung, cao cấp từ 10% hiện nay lên 25%, giữ tỉ lệ hàng trung bình khá là 30%

và giảm tỉ lệ hàng chất lượng trung bình và thấp xuống dưới 30% vào năm

2030. Tập trung nhóm sản phẩm cao cấp dệt thoi như đồ vest nam, váy dạ hội,

hay các sản phẩm dệt kim như quần áo nữ, đồ lót nữ.

Chuyển đổi chiến lược ưu tiên về giá sang các sản phẩm chiến lược tạo

sự khác biệt. Thúc đấy các khả năng cạnh tranh và các lợi thế truyền thống,

với mục tiêu chiến lược là đa dạng hóa sản phẩm (thiết kế sản phẩm bằng

giấy, kết hợp giữa chất lượng và marketing), sản phẩm chất lượng cao (về vải,

phụ kiện và hoàn tất) mới, chuẩn quốc tế về chứng chỉ ISO 9000, tiêu chuẩn

Page 115: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

103

bảo vệ môi trương ISO 14000, Eco Friendly,… góp phần đảm bảo xuất khẩu

bền vững .

Hình 4.2: Xu thế sử dụng sản phẩm vải của thế giới Các loại vật liệu vải không dệt,

được gắn cảm biến, mạch điện, IC

để thay đổi màu sắc, có thể định vị

(RFID).

Các loại vải đặc biệt dành cho quân

đội, bảo hộ lao động, y tế, sức khoẻ,

chống cháy để sản xuất bảng mạch

in và linh kiện dệt may mềm dẻo

được phát triển mạnh mẽ

4.3.2. Đẩy mạnh thị trường hàng dệt may nội địa

Chủ động tiếp xúc khách hàng mọi nơi, mọi chỗ, giảm thiểu quan hệ

qua trung gian. Thông qua Bộ Công Thương, Hiệp hội Dệt May Việt Nam

cùng các tổ chức hiệp hội ngành hàng trong và ngoài nước tổ chức các Triển

lãm, hội chợ chung nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm,

dịch vụ sản phẩm Dệt May đến khách hàng nội địa cũng như nước ngoài như

Hội chợ Thơi trang Việt Nam do Tập đoàn Dệt May Việt Nam phối hợp với

Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hội chợ Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Triển

lãm Quốc tế Ngành Công nghiệp Dệt & May, Thiết bị & Nguyên phụ liệu với

Công ty Triển lãm CP Hồng Kông (CP Exhibition),…

Nguồn : [110]

Page 116: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

104

Gia tăng doanh thu hàng may mặc nội địa bằng cách củng cố và mở

rộng thêm hệ thống phân phối bằng cách hợp tác với các nhà phân phối bán lẻ

lớn tại Việt Nam như chuỗi siêu thị Saigon Coopmart, Big C, Aeon

Vietnam… Mở chuỗi cửa hàng, siêu thị và tổ chức hệ thống bán lẻ các sản

phẩm thơi trang có mặt ở hầu hết các tỉnh thành, thị trấn trong cả nước.

Hợp tác đưa sản phẩm may mặc lên các kênh bán hàng trực tuyến,

chính thống, độ tín nhiệm cao trong nước như Facebook, Lazada.vnn,

Adayroi.com. Theo The Next Web, Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia có

nhiều ngươi dùng Facebook nhất thế giới. Việt Nam xếp thứ 7 với 64 triệu

ngươi dùng, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn cầu [126].

Lazada.vnn là thành viên của Lazada Group – Trung tâm mua sắm trực tuyến

số một Đông Nam Á, hiện đang có mặt tại Indonesia, Malaysia, Philippines,

Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Adayroi.com là website thương mại điện

tử của tập đoàn Vingroup có giao diện đẹp, chuyên nghiệp, hình ảnh hàng hóa

bắt mắt mô hình đại siêu thị điện tử

Khuyến khích đẩy mạnh và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Cuộc

vận động “Ngươi Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” như việc thúc đẩy

ký kết và thực hiện thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm của nhau giữa các doanh

nghiệp trong nước. Đơn cử như việc ký kết giữa Tập đoàn Dệt May Việt Nam

cung cấp đồng phục cho Vietnam Airlines, Vietcombank, VNPT. Năm 2015,

Vingroup cũng đã hợp tác và mua lại chuỗi siêu thị thơi trang Vinatexmart

của Tập đoàn Dệt May Việt Nam để củng cố và phát triển mục tiêu phát triển

100 siêu thị và 1.000 cửa hàng tiện ích đến năm 2020 cho thương hiệu

Vinmart trên toàn quốc, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu chuỗi bán lẻ

hàng hóa, trong đó có các sản phẩm may mặc [76].

Page 117: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

105

4.3.3. Tăng cường xúc tiến thưong mại,đa dạng hóa thị trường xuất

khẩu

Thay đổi lớn trong thương mại, chuỗi cung ứng, công cụ marketing đối

với các sản phẩm xuất khẩu may mặc thông qua các trang thương mại trực

tuyến tại các thị xuất khẩu dệt may như Amazon được xem là nhà bán lẻ trực

tuyến lớn nhất Hoa Kỳ; qua các siêu thị Nhiều chi nhánh của Walmart đã xuất

hiện khắp nơi như: Nhật Bản, Mexico, Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức,

Anh…Hoặc Alibaba là một tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung

Quốc. Hiện nay, cả hai ông lớn Amazone và Alibaba đã bước chân vào thị

trương Việt Nam. Tổng công ty May 10 là một trong những đơn vị đi đầu

trong công tác phân phối sản phẩm thông qua thương mại trực tuyến. Ông

Thân Đức Việt – Phó Tổng Giám Đốc Tổng công ty May 10 cho biết “ Trang

thương mại điện tử lớn nhất nhì thế giới Amazon.com của Mỹ đã quảng bá

thông tin cho sản phẩm áo sơ-mi nam dài tay mầu hồng của thương hiệu

Garco 10. Chiếc áo được bán với giá 29 USD, mức giá trung bình khá trong

mặt bằng các sản phẩm cùng loại đang có trên trang.Trong năm 2017,

Garco10 đã triển khai bán hàng 2.000 chiếc đầu tiên trên Amazon và lô hàng

đã được xuất đi từ Việt Nam để giao trực tiếp đến khách hàng tại Mỹ, không

qua bất kỳ nhà phân phối hay nhập khẩu nào như cách nhiều năm qua Công ty

vẫn làm. Giá bán cao hơn hẳn sản phẩm Garco10 xuất xứ tại Việt Nam “ [1].

Các doanh nghiệp dệt may cần tích cực chủ động thông qua VITAS, Bộ

Công thương làm việc với các kênh tham tán thương mại tại những thị trương

xuất khẩu là cầu nối giúp các sản phẩm Dệt May thâm nhập và phát triển ở

những thị trương tiềm năng như các nước khối BRIC, CPTPP, liên minh kinh

tế Á Âu,… Đối với thị trương Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc cần nắm

bắt kịp thơi các chính sách về tài chính, thuế, tiêu chuẩn về môi trương đối

với sản phẩm dệt may trong khi tại thị trương Trung Quốc cần cập nhật chính

Page 118: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

106

sách về tồn kho và phân phối nguyên liệu như Bông, Sợi để dự đoán được xu

thế và dòng dịch chuyển sản xuất dệt may. Tập trung nghiên cứu, nắm vững

các quy định của pháp luật thương mại quốc tế, yêu cầu xuất xứ, lộ trình giảm

thuế, rào cản kỹ thuật… của các FTA thế hệ mới như CPTPP, FTA VN –

EU… để tận dụng cơ hội và vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu.

Phối hợp với các Doanh nghiệp kinh doanh logistics, kinh doanh cảng

biển hình thành các kho ngoại quan, các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu

tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Hợp tác trong

khâu vận chuyển, đặt hàng lô lớn… để giảm chi phí bởi một trong những

nguyên nhân đó là chi phí vận tải, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tổng

chi phí logistics của Việt Nam thuộc loại khá cao khoảng 25% GDP, Thái Lan

là 19%, Trung Quốc 18%, Nhật Bản 11%, Singapore 8%, Mỹ là 7.7% [80].

4.3.4. Đào tạo nhân lực dệt may chất lượng cao

Đa phần các doanh nghiệp May Việt Nam ở quy mô nhò và vừa, việc

xác định chiến lược đầu tư vào nguồn nhân lực cần phối hợp chặt chẽ với các

cơ sở đào tạo để đảm bảo phù hợp với yêu cầu hoạt động thực tiễn của doanh

nghiệp. Các mã ngành đào tạo về công nghệ may, thiết kế thơi trang các bậc

từ cao đẳng đến sau đại học cần được chú trọng tăng cương tại các trương, cơ

sở đào tạo bởi đây là khâu giá trị cao nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm dệt

may. Trong khi đó, các doanh nghiệp dệt may cũng cần chủ động phối hợp

với các trương mở các lớp tập huấn ngay tại các doanh nghiệp về văn hóa,

thái độ,kỹ năng làm việc thực tiễn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may có

thể đặt hàng các cơ sở đào tạo thông qua các chương trình học bổng bán phần,

toàn phần,..tùy vào yêu cầu, mục đích sử dụng nhân sự của doanh nghiệp và

quy mô, chất lượng cơ sở đào tạo.

Page 119: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

107

Xây dựng mô hình doanh nghiệp May loại vừa trong các cơ sở đào tạo

nhân lực dệt may. Rõ ràng với đặc thù của ngành kỹ thuật May thì việc thực

hành thương xuyên không chỉ giúp doanh nghiệp, nhà trương nâng cao chất

lượng nhân lực đào tạo mà còn hỗ trợ cho các bạn sinh viên có thêm nguồn

thu nhập để trang trải trong quá trình học tập. Trương Đại học công nghiệp

Dệt May Hà Nội tại Gia Lâm, Hà Nội đã ứng dụng mô hình nay với một

doanh nghiệp May khoảng 500 lao động và đạt được những kết quả khả quan

thơi gian qua [53]. Học sinh, sinh viên được nâng cao tay nghề, kiến thức

nghiệp vụ, rèn luyện kĩ năng bởi các sản phẩm thực tập làm ra là nguồn để

doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực tế ngoài thị trương.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Dệt May thông qua

Chương trình hợp tác với chuyên gia, tổ chức quốc tế giữa Bộ Công Thương

Việt Nam với Meti Nhật Bản, với Bộ Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc

cũng như các chương trình hợp tác giữa VITAS –Viện Công nghiệp Kỹ thuật

Hàn Quốc - KITECH, Liên đoàn Dệt may Hàn Quốc KOFOTI ;Liên đoàn Dệt

May Đài Loan (TTF), Hiệp hội Dệt May Italia ACIMIT,..

4.3.5. Phát triển công nghiệp phu trợ Dệt May Việt Nam bền vững

Quy hoạch phát triển nguyên liệu thượng nguồn đối với sản xuất trồng

Bông tập trung ở các địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây bông,

theo hướng sản xuất trên diện tích, quy mô lớn hàng nghìn ha phát huy hiệu

quả của sản xuất hàng hoá như: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Quảng Nam,

Ninh Thuận, Bình Thuận.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào quá

trình sản xuất Bông phù hợp với điều kiện thơi tiết và thổ nhưỡng của Việt

Nam như áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt của Israel. Các cánh đồng trồng

bông lớn được cung cấp nước qua hệ thống các mạnh nước nhỏ tới từng cây,

Page 120: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

108

đảm bảo đủ độ ẩm của rễ cây. Phần lá bông được tưới thêm thông qua hệ

thống phun sương [44]. Tất cả quy trình đều được thực hiện tự động hóa

thông qua bảng điều khiển điện tử thông minh điều tiết các van đóng mở theo

quy trình nghiêm ngặt. Hiện nay từ khâu canh tác cho đến thu hoạch, bảo

quản sản phẩm của Bông đều được ứng dụng công nghệ thông tin qua đó

khiến cho việc quản lý, khai thác hết sức thuận lợi. Đơn cử, với cánh đồng

bông hàng nghìn hecta, ngươi nông dân chỉ cần máy tính bảng thông qua phần

mềm kết nối với các thiết bị định vị, cảm ứng là có thể Lập được kế hoạch

canh tác, loại giống Bông nào, sử dụng lượng nước bao nhiêu, phân bón như

thế nào, chất lượng phân tích mẫu đất ra sao, tưới bao nhiêu là vừa, ….

Hình 4.3: Mô hình hệ thống trồng Bông tưới nhỏ giọt

Nguồn :[44]

Đẩy mạnh khối liên kết 4 nhà giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà

nước và nhà băng ( ngân hàng ) trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

thượng nguồn của chuồi giá trị là nguyên phụ liệu dệt may. Các doanh nghiệp

có thể hỗ trợ một phần chi phí đầu tư ban đầu, ký các hợp đồng bao tiêu sản

phẩm trồng bông, dâu tơ tằm để ngươi dân yên tâm canh tác, đồng thơi có

những thỏa thuận điều kiện về chất lượng, sản lượng,…đảm bảo tính pháp lý,

hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro trong những điều kiện khách quan như hạn

hán, thiên tai, dịch bệnh,…Chính phủ có vai trò hỗ trợ cho doanh nghiệp

thông qua việc định hướng, đàm phàn thương mại, xúc tiến thị trương tiêu thụ

Page 121: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

109

trong nước và xuất khẩu sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà nước hỗ trợ ngươi dân

về việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật canh tác, lựa chọn giống bông năng

suất,..đảm bảo tối đa hóa lợi ích các bên trong mối liên kết 4 nhà.

Nhân rộng mô hình khu công nghiệp dệt may Phố Nối Hưng Yên của

Tập đoàn Dệt may Việt Nam, bao gồm hạ tầng cơ sở đương xá, thoát nước,

đặc biệt chú ý đến vấn đề xử lý nước thải. Xử lý nước thải là vấn đề rất quan

trọng trọng đối với các cơ sở in nhuộm, hoàn tất. Các khu công nghiệp sẽ thu

hút các nhà đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất phẩm cấp, chất lượng sản

phẩm Dệt nhuộm đồng thơi đảm bảo định hướng quy hoạch và quản lý của

nhà nước về các vấn đề môi trương, lao động.

4.3.6. Sản xuất thông minh với công nghệ số 4.0

Doanh nghiệp cần nắm bắt tốt với tốc độ phát triển của cuộc cánh mạng

4.0, thích nghi việc ứng dụng công nghệ số và tự động hóa trong quy trình sản

xuất, tiêu hao ít nhiên liệu (điện hơi nước), đặt nền tảng cho việc phát triển

nhanh và bền vững sản phẩm dệt may. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại cần

thực hiện theo lộ trình thích hợp, đảm bảo cân đối các nguồn lực về tài chính,

nhân lực,…, tránh việc khai thác không hiệu quả trở thành bãi rác công

nghiệp.

Công nghệ Sợi

Hình 4.4: Mô hình hệ thống nhà máy Sợi tự động

Page 122: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

110

Nguồn : [99]

Đối với các sản phẩm Sợi, việc ứng dụng công nghệ tự động trong các

khâu từ đổ sợi, vận chuyển cho đến đánh ống sợi sẽ tiết giảm được số lao

động đứng máy, giảm được các vấn đề chủ quan do con ngươi có thể tác động

máy móc thiết bị. Qua đó, chi phí sản xuất được tiết giảm trong khi quá trình

sản xuất sợi được vận hành đồng đều và chất lượng cũng được nâng lên. Bên

cạnh những sản phẩm Sợi truyền thống như Sợi cotton, Sợi PE thì các doanh

nghiệp có thể nghiên cứu thêm các sản phẩm Sợi có giá trị cao như sợi

compact, sợi siro, hay các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi

trương từ xơ Modal gỗ sồi, bắp, tre,…đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của

khách hàng.

So sánh hiệu quả của nhà máy thông minh trong ngành sợi tự động:

Tập đoàn Dệt May Weiqiao và Ruyi: 15-20 lao động/1 vạn cọc sợi

Tập đoàn Huaxing ở Sơn đông: 9 lao động/1 vạn cọc sợi (Giải nhất

2016 về ứng dụng công nghệ tiên tiến của HHDMTQ).

Tập đoàn Dệt may Việt Nam : 100 lao động/1 vạn cọc sợi.

Công nghệ Dệt vải

Page 123: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

111

Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến về thiết bị nhuộm có

dung tỷ thấp, tiết kiệm nước, hóa chất , cải thiện tốc độ dệt để tạo ra các sản

phẩm vải giảm trọng, chống co, chống khuẩn, thoáng khí, chống tia tử ngoại,

… với các tính năng chuyên biệt, hiệu quả sử dụng cao. Công nghệ dệt 3D là

một trong những công nghệ dệt tiên tiến hiện nay trên thế giới. Công ty

Kniterate của Anh đã sáng tạo Máy dệt 3D có khả năng in ra được các sản dệt

kim chỉ trong thơi gian rất ngắn. Sau khi các thông tin về sản phẩm được tích

hợp vào một thẻ nhớ và được cắm trực tiếp vào Máy dệt Kniterate, là quá

trình dệt sẽ bắt đầu không cần qua công đoạn may [112].

Hình 4.5: Mô hình máy dệt 3D Kniterate

Nguồn : [112]

Công nghệ may

Bên cạnh những giải pháp kỹ thuật về hiện đại hóa dây chuyền sản

xuất, nâng cao hiệu suất thiết bị, thì các giải pháp về quản trị điều hành, nâng

cao tính chủ động, sáng tạo của cán bộ quản lý là rất cấp thiết. Việc ứng dụng

phương thức sản xuất tinh gọn Lean, 5S, …trong sản xuất hàng may mặc để

tối ưu hóa từng công đoạn sản xuất, sử dụng các dây chuyền treo tự động, tiết

giảm được lao động đứng máy, góp phần tăng năng suất và ổn định chất

lượng các sản phẩm May.

Page 124: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

112

Với những quy trình sản xuất mang tính tự động hóa cao, thiết bị máy

móc có thể thay thế con ngươi ở những khâu khó như kiểm tra chất lượng sản

phẩm. CAD/CAM là phần mềm máy tính kiểm soát sản lượng và truy xuất

nguồn gốc sản phẩm đang được các doanh nghiệp dệt may tại Châu Âu sử

dụng. Hàn Quốc cũng đã sử dụng CAD để giúp nâng cao hiệu suất quản lý

của các sản phẩm dệt may thông qua việc cắt giảm chi phí vận hành máy móc

và nhân công không cần thiết. Hay việc sử dụng các robot tự động trong các

nhà máy May như ZARA có 14 nhà máy tự động hóa cùng hệ thống robot

làm việc ( 1 Robot tự động may Hãng SoftWear Automation thay thế 10 công

nhân ). Sử dụng công nhân có chi phí may một chiếc áo T-shirt ở Bangladesh

là 0,22 USD, ở Mỹ là 7,47 USD. Sử dụng robot tại Mỹ là 0,33 USD [91].

Hình 4.6: Tính liên kết sản xuất ứng dụng CAM trong lĩnh vực May

Nguồn :[101]

4.3.7. Nâng tầm thưong hiệu sản phẩm Dệt May Việt Nam

Tăng cương các nguồn lực về nhân lực và tài lực, công nghệ cho quảng

bá xây dựng và phát triển thương hiệu phải chiếm ít nhất 10% doanh thu thay

vì chỉ dưới 1% như các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện. Chú trọng

cho khâu thiết kế thơi trang, đưa ra những kiểu cách, mẫu mã sản phẩm mới

Ứng dụng CAM trong lĩnh vực dệt

may

Máy trải vải tự động

Máy may lập trình điện tử

Hệ thống dò xơ ngoại lai

Máy cắt vải, máy in sơ đồ, máy thêu vi

tính

Page 125: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

113

và những chất liệu mới đáp ứng sự thay đổi thị hiếu của các loại đối tượng

khách hàng khác nhau ở những thị trương khác nhau. Tham dự show diễn thơi

trang trong và nước ngoài tạo để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, hình thành ,

định hướng nhãn quan tốt về xu thế thơi trang trên thế giới.

Đẩy mạnh phương thức khai thác thương mại các hoạt động như

chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng), chuyển nhượng quyền sở hữu, nhượng

quyền thương mại (franchising), góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ… đối với

các sản phẩm Dệt May Việt Nam. Hiện các hãng thơi trang bình dân có tiếng

thế giới như Zara, Massimo Dutti, Pull&Bear của Tây Ban Nha, H&M của

Thụy Điển, GAP,..đã xâm nhập thị trương Việt Nam, là những cơ hội các

doanh nghiệp Dệt may có thể nắm bắt hợp tác. Thương hiệu Manhattan do

Tập đoàn Perry Ellis International Europe và Perry Ellis International tại Mỹ

chuyển nhượng quyền kinh doanh Việt Tiến là một trong những sản phẩm

thơi trang sơ mi nam cao cấp được Tổng công ty may đưa ra thị trương tại

Việt Nam. Đây là bước đi phù hợp trong lộ trình xuất khẩu thương hiệu của

các doanh nghiệp Việt Nam trên con đương hội nhập kinh tế quốc tế.

Nghiên cứu khả năng lập chi nhánh, đại lý ở nước ngoài. Đối với

những thị trương mới xâm nhập, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm các

nhà phân phối, đại lý để cung cấp sản phẩm vào thị trương của nước sở tại.

Các nhà phân phối đã nắm bắt được nhu cầu và thị yếu thông tin khách hàng,

nên có thể quảng cáo sản phẩm Việt Nam đến ngươi tiêu dùng nước ngoài

một cách thuận lợi và nhanh nhất. Tuy nhiên, để phát triển thương hiệu sản

phẩm xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam nên tiến hành thiết lập

các văn phòng hoặc chi nhánh đại diện tại nước ngoài. Các chi nhánh sẽ giúp

doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một cách chính xác, cập nhật đầy đủ

các xu thế, cũng như phản ứng khách hàng đối với các thương hiệu và sản

phẩm doanh nghiệp bởi các nhà phân phối không có chức năng bảo vệ thương

Page 126: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

114

hiệu. Các chi nhánh cũng sẽ tìm kiếm, mở rộng các đại lý, nhà phân phối để

việc kinh doanh và quảng bá sản phẩm dệt may tại nước ngoài được mở rộng,

nâng cấp, phát huy hiệu quả một cách đồng bộ.

4.3.8. Hoàn thiện chính sách quản lý và điều hành nhà nước

Chính phủ tăng cương quán triệt Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày

19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cương thực hiện và khai thác

hiệu quả các FTAs đã có hiệu lực.

Chính phủ nên điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt

Nam giai đoạn 2017 – 2025, tầm nhìn 2035 cho phù hợp với tình hình và điều

kiện mới. Bởi KNXK của ngành DMVN dự kiến đạt ngưỡng 40 tỷ USD năm

2020, vượt chỉ tiêu 36 - 38 tỷ USD theo Quyết định 3218 của Chính phủ về

Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chính phủ thống nhất quy hoạch và cấp phép các KCN dệt may lớn tại

3 miền Bắc, Trung, Nam, để kêu gọi và thu hút đầu tư trong và ngoài nước

vào lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất, tránh chồng chéo, hỗ trợ đầu tư xử

lý nước thải tại các KCN này. Các dự án đầu tư xử lý môi trương của các DN

trong ngành dệt may được vay vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn

của quỹ môi trương.

Chính phủ xem xét điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm về mức hợp lý để

DN có thể tập trung nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng sản

xuất giải quyết việc làm cho các vùng nông thôn, miền núi. Hiện nay tỷ lệ

đóng BHXH còn quá cao so với các nước trong khu vực lên tới 27,5%.Trong

khi đó, cùng khu vực nhưng Malaysia chỉ phải đóng BHXH chiếm 13% lương

tháng, Philippines là 10%, Indonesia 8%, Thái Lan 5%....

Page 127: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

115

Chính phủ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thích ứng với cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0 theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của

Thủ tướng Chính phủ về tăng cương năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0. Cần thành lập Khoa dệt may tại các trương Đại học lớn trong cả

nước. Dành một phần vốn ODA để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

cao cho công nghiệp hỗ trợ dệt may, cho khâu thiết kế thơi trang tại các cơ sở

đào tạo trong nước.

Cải cách thể chế hành chính, giảm thiểu đến mức tối đa các thủ tục liên

quan đến cấp phép đầu tư, thuế, hải quan, nhất là các thủ tục kiểm tra chuyên

ngành dệt may… theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 và

Nghị quyết 35/NQ-CP ngày ngày 16/5/2016 của Chính phủ. Ngoài ra, các cơ

quan Nhà nước cũng cần nâng cao nhận thức, đạo đức đi đôi với trình độ

nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức trong thi hành công vụ.

Bộ Thông tin Truyền thông tham mưu cho Chính phủ sửa đổi Nghị

định 60/2014/NĐ-CP quy định điều kiện cấp phép nhập khẩu máy in để in

trên sản phẩm dệt may xuất khẩu là “chủ DN phải có bằng cấp từ cao đẳng trở

lên về ngành in hoặc được Bộ TTTT cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp

vụ quản lý hoạt động in”.

Bộ Tài chính nghiên cứu để các DN sử dụng vải trong nước sản xuất

hàng xuất khẩu không phải nộp thuế VAT để khuyến khích sử dụng vải sản

xuất trong nước nhằm bình đẳng với vải nhập khẩu để gia công XK, vì theo

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực từ 01/9/2016 thì NPL nhập

khẩu để sản xuất XK sẽ được miễn thuế thay vì hoàn thuế như trước đây. Vải

trong nước để sản xuất XK được miễn nộp thuế sẽ căn cứ vào Hợp đồng xuất

khẩu DN ký với khách hàng để Hải quan giám sát tránh gian lận.

Page 128: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

116

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho phép các DN được vay ngoại tệ phục

vụ SXKD từ 01/01/2018, vì theo Thông tư 31/2016/TT-NHNN ngày

15/11/2016 sửa đổi Thông tư 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 chỉ cho

phép các DN xuất khẩu được vay ngoại tệ đến hết năm 2017. Như vậy các

DN sẽ gặp nhiều khó khăn, vì khi xuất khẩu thu ngoại tệ phải bán để lấy tiền

VNĐ trả lương cho NLĐ, song khi cần trả ngoại tệ cho khách hàng lại phải đi

mua ngoại tệ rất phiền phức và tốn kém chi phí.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam – VITAS tập trung làm tốt hơn vai trò cầu

nối giữa các DN hội viên và mạng lưới tham tán thương mại ở nước ngoài để

thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp tiếp cận và

thâm nhập thị trương, hình thành chuỗi cung ứng dệt may đáp ứng yêu cầu

xuất xứ của các FTAs; tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến đến DN hội viên

những nội dung của FTA Việt Nam – EU, CPTPP…

VITAS làm tốt vai trò của Hiệp hội khi tham gia là thành viên Hội

đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính và Hội đồng tiền lương quốc gia, tích

cực liên kết giữa các Hiệp hội ngành nghề khác như Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam, Diễn đàn kinh tế tư nhân, Hiệp hội Da Giày và Túi

xách Việt Nam, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu Thủy sản, Hiệp hội Bông Sợi

Việt Nam, Hiệp hội Len Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản để

cùng nghiên cứu, vận động chính sách về lao động, tiền lương, BHXH, kinh

phí công đoàn và kiến nghị Nhà nước và các Bộ ngành liên quan cải cách

chính sách, thủ tục hành chính về thuế, hải quan, kiểm tra chuyên ngành…

VITAS tích cực nghiên cứu định hướng hoạt động trong lĩnh vực thơi

trang và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền thành lập Hiệp hội các nhà thiết

kế trẻ Việt Nam để thúc đẩy vai trò, đóng góp trong việc phát triển các

Page 129: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

117

thương hiệu thơi trang Việt Nam.

VITAS đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn

lực hỗ trợ (tài chính, chuyên gia) của các tổ chức như ILO, Cơ quan Phát triển

Quốc tế của Hoa Kỳ hoặc Cơ quan Hoa Kỳ về phát triển quốc tế USAID, các

Hiệp hội dệt may các nước… để tổ chức hội thảo, trang bị kiến thức chuyên

môn, kết nối giao thương giữa DN trong nước, chuyên gia và DN nước ngoài.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước, đặc biệt là những

nhân tố mới có ảnh hưởng đến cung và cầu trong lĩnh vực dệt may, chương

này đã trình bày các quan điểm, mục tiêu có tính chất định hướng cho việc

nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong thơi gian

tới với trọng tâm là phát triển sản phẩm dệt may theo hướng hiện đại, hiệu

quả và bền vững.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản

phẩm dệt may Việt Nam được đề cập gồm: chú trọng các sản phẩm công

nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa thị trương xuất khẩu;

đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh

nghiệp may phù hợp với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới; ứng dụng thiết

bị công nghệ hiện đại 4.0 theo hướng phát triển bền vững, thân thiện môi

trương và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất hàng may mặc; xây

dựng thương hiệu và khai thác hiệu quả giá trị sản phẩm dệt may Việt Nam

Page 130: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

118

cho sự phát triển và hội nhập kinh tế và nâng cao vai trò quản lý của Nhà

nước.

KẾT LUẬN

Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” đã thực hiện được các mục

tiêu nghiên cứu, thông qua việc phân tích, đánh giá và trả lơi những câu hỏi

nghiên cứu đã đặt ra, góp phần giải quyết những vấn đề về phát triển ngành

Dệt May bền vững, gắn với công tác an sinh xã hội, thúc đẩy quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh Việt nam đang hội nhập quốc tế ngày

một sâu rộng.

Thứ nhất, luận án đã trình bày được tổng quan các lý thuyết về cạnh

tranh, năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế, chuỗi giá trị dệt may toàn

cầu để phân tích năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam.

Luận án chỉ ra nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may gồm 6

tiêu chí là Thị phần sản phẩm dệt may, Chất lượng nguồn nhân lực dệt may,

Công nghệ thiết bị dệt may,Thương hiệu sản phẩm dệt may, Chi phí lao động

dệt may, Thơi gian sản xuất sản phẩm dệt may. Đây là những tiêu chí cơ bản

Page 131: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

119

và quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm dệt may từ khâu nguyên liệu đầu

vào, đến quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm dệt may tới ngươi tiêu

dùng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tất cả các tiêu chí trên đều

chịu ảnh hưởng và tác động của yếu tố Chính sách của Nhà nước. Những kinh

nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của các cương quốc dệt

may như Trung Quốc, Ấn độ và các nước khác trên thế giới đã góp phần giúp

Việt nam xây dựng các bài học kinh nghiệm quý báu.

Thứ hai, quá trình phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của sản

phẩm Dệt may Việt Nam theo bộ tiêu chí đã xác định được vị trí của các sản

phẩm dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế, các mối liên kết của sản phẩm Dệt may. Từ đó, luận án đã chỉ

ra những thành công, hạn chế cũng như các nguyên nhân cần phải khắc phục.

Bên cạnh đó, những điểm mạnh, điềm yếu, cơ hội cũng như là những thách

thức bởi cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 với các sản phẩm dệt may Việt

Nam trong nước và thị trương quốc tế cũng đã được khắc họa rõ nét. Các

phân tích về yêu cầu quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm dệt may để hưởng các

lợi ích thuế quan theo các quy định FTAs như từ Sợi với CPTPP, từ vải với

FTA VN – EU đã mở ra hướng năng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm

dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là những xu thế mới mà

ngành dệt may Việt Nam cần nắm bắt, tận dụng tốt cơ hội để tăng trưởng

mạnh và bền vững.

Thứ ba, luận án đã trình bày một cách hệ thống và khoa học các giải

pháp đối với việc Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm dệt may Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thông qua xác định các mục tiêu,

định hướng trong nước và thế giới tác động lên ngành Dệt May Việt Nam

trong giai đoạn tới. Đặc biệt các giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại 4.0,

tự động hóa trong việc hỗ trợ, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vứng của sản

Page 132: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

120

phẩm dệt may Việt Nam. Hay việc xây dựng xưởng May trong các cơ sở đào

tạo Dệt May đặc biệt là nguồn nhân lực cho đội ngũ thiết kế sản phẩm nếu

được nhân rộng sẽ mang lại hiệu quả cao trong thơi gian tới. Những giải pháp

nâng cao năng lực cạnh tranh trên có ý nghĩa khoa học mới và ý nghĩa thực

tiễn cao trong việc hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm dệt may.

Để giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Dệt May Việt

Nam có thể nhanh chóng được áp dụng và vận dụng hiệu quả, Đảng và Chính

phủ cần xây dựng cơ chế tạo động lực phù hợp và có những cải cách thực sự

để cải thiện môi trương kinh doanh (bao gồm cả quy trình, thủ tục hành

chính) và việc tiếp cận các nguồn lực (lao động có kỹ năng, vốn và mặt bằng

kinh doanh) và thúc đẩy các hành lang pháp lý, cơ chế, điều kiện để các

doanh nghiệp dệt may tham gia hội nhập kinh tế thuận lợi nhất. Hiệp hội dệt

may Việt Nam với gần 1.000 hội viên là các doanh nghiệp, các tổ chức đối tác

trong và ngoài nước, cần thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp

dệt may, nhà nước và các hiệp hội ngành nghề khác. Các doanh nghiệp dệt

may năng cao năng lực cạnh tranh với phương châm quản trị chặt chẽ, tăng

tốc đầu tư, phát triển thị trương, tăng cương nhân lực trên cơ sở phù hợp với

điều kiện và bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam.

Mặc dù tác giả đã cố gắng tìm tòi, thu thập dữ liệu và thông tin về

ngành dệt may nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định như việc phân tích

sâu hơn về ảnh hưởng của xu thế mới bảo hộ mậu dịch sản phẩm, chiến tranh

thương mại trên thế giới… Đây có thể sẽ là hướng nghiên cứu cho các công

trình khoa học tiếp theo. Tác giả rất mong nhận được những góp ý của các

chuyên gia phản biện, các thầy cô giáo và các bạn đọc để hoàn thiện hơn nữa

phân tích này. Tác giả xin chân thành cảm ơn về những góp ý quý giá đó.

Page 133: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

121

Page 134: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

122

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Tiến Trương, Nguyễn Xuân Thọ (2015), “Để Việt Nam trở thành

trung tâm dệt may của thế giới”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Nhà

xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, trang 480.

2. Nguyễn Xuân Thọ ( 2018), “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản

phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ”, Tạp

chí Công thương, (số 9) tháng 6/2018, trang 170-175.

3. Nguyễn Xuân Thọ ( 2018), “ Nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi

giá trị dệt may thế giới “, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (số 18) tháng

6/2018, trang 99-102.

Page 135: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

123

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt 1. Anh Bình. 2018. Nang-tam-thuong-hieu-det-may-viet-nam-[ Trực tuyến

]. Địa chỉ: http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/35669102-

nang-tam-thuong-hieu-det-may-viet-nam-ky-1.html [Truy cập : 1/3/2018].

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2016), Nghị quyết số 06-NQ/TW

ngày 5/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu

quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ôn định chính trị - xã hội

trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ

mới, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết số 12-NQ/TW,

ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tuc cơ cấu lại, đôi

mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2018), Nghị quyết số 23-NQ/TW

ngày 22/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Định hướng xây

dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2045, Hà Nội.

5. Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập kinh tế (2017), Kỉ yếu diễn đàn hội

nhập kinh tế việt Nam 2017, Hà Nội. ( Ban cố vấn tạp chí dệt may Việt Nam

(2018), Tạp chí dệt may và thơi trang, số 361, tháng 8/2018, Hà Nội )

6. Báo Công thương. 2016. Nỗ lực giành lại thị trường nội địa [ Trực

tuyến ].Địa chỉ: Nguồn: http://baocongthuong.com.vn/no-luc-gianh-lai-thi-

truong-noi-dia-81623.html [Truy cập : 1/02/2017].

7. Bộ Chính trị ( 2011), Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 Bộ

Chính trị khóa IX “về hội nhập kinh tế quốc tế” , Hà Nội.

8. Bộ Chính trị ( 2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ

Chính trị về hội nhập quốc tế, Hà Nội.

Page 136: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

124

9. Bộ Công Thương (2008), Quyết định số 36/2008/QĐ-TTG ngày

14/3/2008 của Thủ tướng ngày Chính phủ : Phê duyệt Chiến lược phát triển

ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm

2020, Hà Nội.

10. Bộ Công Thương (2008), Quyết định số 39/2008/QĐ-BCT ngày

23/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt chương trình

đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn

đến năm 2020 , Hà Nội.

11. Bộ Công Thương (2014), Quyết định số 3218/2014/QĐ-TTG ngày

11/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát

triển ngành công nghiệp DMVN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

Hà Nội.

12. Bộ Công Thương (2015), Công văn 1966/BCT - XNK ngày 27/2/2015

của Bộ Công Thương tăng thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng xơ polyester

(mã HS 5503.20.00) lên 2%, Hà Nội.

13. Bộ Công Thương (2018), Báo cáo tình hình thực hiện chương trình đào

tạo nguồn nhân lực cho ngành theo Quyết định số 36/2008/QĐ-TTG ngày 14

tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, đề xuất cơ chế thực hiện cho

giai đoạn 2018-2020, Hà Nội.

14. Bộ Ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu

hóa: Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

15. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011

của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Hà Nội.

16. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư số 49/2015/TT-BCT ngày 21/12/2015

quy định về hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu quân phuc cho các lực

lượng vũ trang nước ngoài, Hà Nội.

Page 137: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

125

17. Bộ Tài nguyên môi trương (2015), QCVN 13-MT: 2015/BTNMT quy

định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công

nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải, Hà Nội.

18. Bộ Tài nguyên môi trương (2017), Thông tư số 03/2017/TT-BTNMT

ngày 21/03/2017 hướng dẫn việc cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất

sau đầu tư từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Hà Nội.

19. Bùi Tất Thắng (1997), “Sơ lược về khung khổ lý thuyết của việc xác

định lợi thế kinh tế so sánh “, Tạp chí Thông tin lý luận, số 10 (236).

20. Bùi Tất Thắng (2000), “ Tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

hiện nay “, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 11 (270 ).

21. Chính phủ ( 2016), Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016 về phê

duyệt kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến

năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.

22. Chính Phủ (2001), Quyết định số 55/2001/QĐ – TTg ngày 23/4/2001

của Chính phủ có quy định về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp dệt may nói chung

và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành dệt may, Hà Nội.

23. Chính Phủ (2014), Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 quy định

điều kiện cấp phép nhập khẩu máy in trên sản phẩm dệt may xuất khẩu, Hà

Nội.

24. Chính Phủ (2014), Quyết định số 288/QĐ-TTg 26/02/2014 của Thủ

tướng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực dệt may Việt

Nam cho Vinatex, Hà Nội.

25. Chính Phủ (2015), Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của

Chính phủ: Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Hà Nội.

26. Chính Phủ (2015), Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2015 ngày 12 tháng 03

năm 2015 về những nhiệm vu, giải pháp chủ yếu tiếp tuc cải thiện môi trường

kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2015 – 2016, Hà Nội.

Page 138: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

126

27. Chính Phủ (2015), Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 8/2/2013 của Thủ

tướng chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam giai

đoạn 2013- 2015, Hà Nội.

28. Chính Phủ (2016), Nghị quyết 35/NQ-CP ngày ngày 16/5/2016 về hỗ

trợ doanh nghiệp đến năm 2020, Hà Nội.

29. Chính Phủ (2017), Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng

Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,

Hà Nội.

30. Chính Phủ (2017), Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ

tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các FTA đã

có hiệu lực, Hà Nội.

31. Công thương. 2018. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may:

Chiến lược đúng đắn & sự kiên trì[ Trực tuyến ].Địa chỉ:

http://congthuong.vn/phat-trien-cong-nghiep-ho-tro-nganh-det-may-chien-

luoc-dung-dan-su-kien-tri-103491.html[Truy cập : 19/05/2018].

32. Cục đầu tư nước ngoài .2017.Số liệu FDI dệt may [ Trực tuyến ].Địa

chỉ: http://fia.mpi.gov.vn/chuyenmuc/172/So-lieu-FDI-hang-thang [Truy cập

: 1/12/2017].

33. Đại từ điển Bách khoa Việt Nam (1999), NXB Văn hóa – Thông tin,

Hà Nội.

34. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội.

35. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội.

36. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội.

37. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

Page 139: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

127

lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội.

38. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội.

39. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội.

40. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội.

41. Đặng Thị Kim Thoa (2012), “Một số vấn đề về phát triển thị trương nội

địa đối với các doanh nghiệp may Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số

tháng 5+6, 2012.

42. Đặng Thị Kim Thoa (2013), “Tăng cương tiếp cận thị trương nội địa

cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số

tháng 9/2013.

43. Dantri.2017. Doanh nghiệp dệt may kêu khô vì tăng lương liên

tuc[ Trực tuyến ].Địa chỉ: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-det-

may-keu-kho-vi-tang-luong-lien-tuc-20171005143304683.htm [Truy cập :

06/10/2017].

44. Diễm Hằng. 2018. Học hỏi nông nghiệp sạch của Israel từ ứng dung

công nghệ cao[ Trực tuyến ]. Địa chỉ: https://greenbot.vn/tin-tuc/hoc-hoi-

nong-nghiep-sach-cua-israel-tu-ung-dung-cong-nghe-cao-1865.html [Truy

cập : 5/3/2018].

45. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thương Lạng (2002), Giáo trình kinh tế quốc

tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động xã hội.

46. Đỗ Thế Tùng. 2017. Để hiểu rõ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân[Trực

tuyến]. Địa chỉ : http://ajc.hcma.vn/Nghien-cuu-khoa-hoc/De-hieu-ro-Nghi-

Page 140: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

128

quyet-Hoi-nghi-lan-thu-5-Ban-Chap-hanh-Trung-uong-Dang-khoa-XII-ve-

phat-trien-kinh-te-tu-nhan/33546.ajc/[ Truy cập : 01/12/2017].

47. Đỗ Thị Đông (2003), “Công nghiệp Dệt May: Giá trị gia tăng và Chiến

lược Phát triển”, Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập, Tập II, trang 37- 116.

48. Đỗ Thị Đông (2010), “Tổ chức lại cụm công nghiệp dệt may nhằm tăng

cương khả năng xuất khẩu của ngành may xuất khẩu Việt Nam”, Tạp chí Kinh

tế & Phát triển, Số đặc biệt, tr 24-31.

49. Dương Đình Giám (2001), Phương hướng và các biện pháp chủ yếu

nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt may trong quá trình công nghiệp hóa

– hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Trương Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

50. FPT Securities .2017. Báo cáo ngành Dệt May [ Trực tuyến ].Địa

chỉ :http://fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/01/11/FPTSTextiles%20an

%20Clothing%20Industry%20Report-Dec.2017.pdf[Truy cập : 2/ 2/2018].

51. Hà Yên , Hồng Nguyên.2017.Thời trang Việt đang làm gì sau khi Zara,

H&M đô bộ giành thị phần? [ Trực tuyến ]. Địa chỉ:

https://news.zing.vn/thoi-trang-viet-dang-lam-gi-sau-khi-zara-h-m-do-bo-

gianh-thi-phan-post785353.html [Truy cập : 8/6/2017].

52. Hoàng Thị Liên (2004), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả xây dựng thương hiệu của sản phẩm công nghiệp trong tiến

trình hôi nhập kinh tế thế giới và khu vực, Bộ Công thương, Hà Nội.

53. Hoàng Xuân Hiệp (2014), Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các

doanh nghiệp may Việt Nam, Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội, Hà Nội.

54. Hội đồng lý luận Trung ương (2002), Giáo trình kinh tế học Chính trị

Mác-Lê nin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 141: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

129

55. James Champy và Michael Hammer (2007), Tái lập công ty, NXB Trẻ,

Hà Nội.

56. Jobstreet. 2017. Lao động Dệt may ở Việt Nam: Có còn lợi thế ‘mức lương’?

[ Trực tuyến ]. Địa chỉ: https://www.jobstreet.vn/career-resources/lao-dong-

det-may-o-viet-nam-co-con-loi-muc-luong/#.WsSFzExuLIU [Truy cập :

15/7/2017].

57. Kenichi Ohno và Tat suyuki Negoro (2001), Quản trị chiến lược các

doanh nghiệp sản xuất, NXB Minh Khai, Hồ Chí Minh.

58. Nguyễn Hồng Chỉnh ( 2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành

dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

Dương, Viện hàn lâm khoa học Việt Nam, Hà Nội.

59. Ngô Kim Thanh (2013), Giáo trình quản trị chiến lược , NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

60. Ngọc Châu. 2016 .Thị trường may mặc nội địa: Thời trang thắng thế,

chất liệu lên ngôi[Trực tuyến].Địa

chỉ:http://novelty.com.vn/chi-tiet-tin-tuc/28/852/thi-truong-may-mac-noi-dia-

thoi-trang-thang-the-chat-lieu-len-ngoi [ Truy cập : 10/9/2017 ].

61. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh

hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU, Trương Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

62. Nguyễn Bách Khoa (2006), Hoàn thiện chiến lược thương hiệu hàng

may mặc Việt Nam theo tiếp cận cạnh tranh với các thương hiệu nước

ngoài”, Bộ khoa học công nghệ, Hà Nội.

63. Nguyễn Đức Kiên ( 2018), Đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

từ ngành dệt may, Tạp chí Cộng sản, Số 135.

64. Nguyễn Ngọc Sơn (2009), Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ cho

ngành dệt may Việt Nam trong điều kiện là thành viên của WTO, Bộ Khoa

Page 142: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

130

học và công nghệ, Hà Nội.

65. Nguyễn Như Quỳnh (2017), Tăng cường hiệu quả thực thi và khai

thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Dệt may Việt

Nam, Bộ khoa học và công nghệ và Vinatex, Hà Nội.

66. Nguyễn Thị Loan (2008), Đẩy mạnh việc tham gia chuỗi giá trị toàn

cầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may Việt

Nam, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

67. Nguyễn Trần Quế (2006), Nghiên cứu phương pháp phản ánh và phân

tích về năng lực cạnh tranh, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Hà Nội.

68. Nhóm tác giả (2001), Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở

Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân, Hà nội.

69. Phạm Quốc Trụ (2010), “Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt

Nam những năm qua và triển vọng những năm tới”, Tạp chí Nghiên cứu quốc

tế số 1 (80) tháng 3/2010.

70. Phạm Thị Thu Phương (2000), Những giải pháp chiến lược nhằm nâng

cao hiệu quả ngành may Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

71. Phạm Thu Hương (2006), Chiến lược và năng lực cạnh tranh của các

doanh nghiệp dệt may Việt Nam sau khi dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch dệt may-

một cách tiếp cận trong chuôi giá trị toàn cầu, Báo cáo nghiên cứu của Đại

học Ngoại Thương, Hà Nội.

72. Phương Lan. 2016. Nỗ lực giành lại thị trường nội địa [ Trực tuyến ].

Địa chỉ: http://congthuong.vn/no-luc-gianh-lai-thi-truong-noi-dia-

78672.html [Truy cập : 1/3/2017].

73. Quốc Hội ( 2013), Luật sửa đôi, bô sung một số điều của Luật thuế thu

nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19/06/2013 của Quốc hội, Hà

Nội.

Page 143: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

131

74. Quốc Hội (2016), Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại

nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 ngày 8-11-2016 của Quốc Hội ban hành, Hà

Nội.

75. Quốc Hội (2018), Luật Cạnh tranh 2018 số: 23/2018/QH14

ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Quốc Hội ban hành, Hà Nội.

76. Quốc Hùng.2015. Vingroup thâu tóm toàn bộ hệ thống

Vinatexmart[ Trực tuyến ]. Địa chỉ: http://www.brandsvietnam.com/6612-

Vingroup-thau-tom-toan-bo-he-thong-Vinatexmart [Truy cập : 8/6/2017].

77. Tập đoàn Dệt May Việt Nam ( 2015), Báo cáo thường niên 2015, Hà

Nội.

78. Tập đoàn Dệt May Việt Nam ( 2016), Báo cáo thường niên 2016, Hà

Nội.

79. Tập đoàn Dệt May Việt Nam ( 2017), Báo cáo thường niên 2017, Hà

Nội.

80. Tapchigiaothong. 2016. Nang-luc-canh-tranh-toan-cau-ha-tang-gtvt-

vn[ Trực tuyến ]. Địa chỉ: http://www.tapchigiaothong.vn/chi-so-nang-luc-

canh-tranh-toan-cau-ha-tang-gtvt-vn-tang-dot-pha-d15695.html [Truy cập :

5/6/2017].

81. Tổng cục thống kê ( 2017), Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa

xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam, NXB thống kê, Hà Nội.

82. Tổng cục thống kê (2016), Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa

xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam, NXB thống kê, Hà Nội.

83. Tổng cục thống kế. 2016. Tông sản phẩm trong nước theo giá thực tế

phân theo khu vực kinh tế [ Trực tuyến ].Địa chỉ

:https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715 [Truy cập : 12/12/2017 ].

84. Tổng cục thống kê.2016. Lao động và cơ cấu lao động từ 15 tuôi trở

lên đang làm việc hàng năm phân theo ngành kinh tế [ Trực tuyến ].Địa chỉ :

Page 144: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

132

https://www.gso.gov.vn/SLTK/Table.aspx?rxid=8f161760-9ba0-4c6d-8898-

fdef1a92c072&px_db=02.+D%C3%A2n+s%E1%BB%91+v

%C3%A0+lao+5cV02.3738.px&layout=tableViewLayout1[Truy cập :

12/12/2017 ].

85. Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm,

(2010), “Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam”,

Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 2 (37), Đà Nẵng.

86. Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học (2001), NXB Từ điển Bách khoa, Hà

Nội.

87. VCCI. 2018. Hiệp định thương mại tự do[ Trực tuyến ].Địa chỉ:

http://trungtamwto.vn/fta [Truy cập : 19/02/2018].

88. Vietnambiz.2017. Det-may-viet-nam-nhung-kho-khan-da-duoc-du-bao-

truoc [ Trực tuyến ].Địa chỉ: https://vietnambiz.vn/det-may-viet-nam-nhung-

kho-khan-da-duoc-du-bao-truoc-15180.html [Truy cập : 1/7/2017].

89. Vietnamnet .2018. Mức đóng BHXH ở Việt Nam là cao hay thấp?

[ Trực tuyến ]. Địa chỉ:.http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/muc-

dong-bhxh-o-viet-nam-la-cao-hay-thap-432737.html [Truy cập : 5/3/2018].

90. VITAS. 2017. Dệt may Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng thị trường

[ Trực tuyến ].Địa chỉ: http://www.vietnamtextile.org.vn/ban-tin-thong-

ke_p1_1-1_2-1_3-199_4-633.html [Truy cập : 1/02/2018].

91. VITAS. 2016. Đột nhập nhà máy tìm hiểu bí mật sản xuất “hàng hiệu

giá rẻ” ZARA[ Trực tuyến ]. Địa chỉ:.http://www.vietnamtextile.org.vn/tin-

tuc-su-kien_p1_1-1_2-1_3-597_4-973_9-2_11-10_12-40_13-414.html, [Truy

cập : 5/3/2018].

92. Võ Phước Tấn, Bùi Thị Cẩm Loan, Trần Kim Phượng, Nguyễn Thị

Thanh Trúc (2006), Vật liệu dệt may, Trương Đại học công nghiệp Tp. HCM

khoa Dệt May, Tp. HCM.

Page 145: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

133

93. Võ Thị Kim Thanh (2016), Biểu thuế xuất khẩu – nhập khẩu tông hợp

2016, NXB Lao động, Hà Nội.

94. Vũ Quốc Dũng (2007), “Dệt may Việt Nam hậu WTO: Thực trạng và

những mục tiêu hướng tới”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, (Số 9) 2007.

95. Xuân Tuấn. 2017. “Made in China 2025” và tham vọng trở thành

cường quốc chế tạo [ Trực tuyến ].Địa chỉ:

https://www.vietnamplus.vn/made-in-china-2025-va-tham-vong-tro-thanh-

cuong-quoc-che-tao/441467.vnp [Truy cập : 10/7/2017].

Tài liệu Tiếng Anh

96. Arthur Zaczkiewicz.2016. Top Spots in Brand Value Ranking [ Trực

tuyến ]. Địa chỉ: http://wwd.com/business-news/marketing-promotion/nike-

zara-hm-most-valuable-brands-list-10447288/. Nike, Zara and H&M Garner

Top Spots in Brand Value Ranking [Truy cập : 8/6/2017].

97. Bloomberg.2016.Textile Company Overview of Bosideng

InternationalHoldingsLimited [ Trực tuyến ].Địa chỉ :

https://www.bloomberg.com/research/stocks/private/snapshot.asp?

privcapId=6462589 [ Truy cập : 12/8/2017 ].

98. Celia Mather (2004), Garment Industry Supply Chain, Manchester

Metropolitan University, England.

99. China Chemical & Fiber Economic Information Network.2017.

Cotton and Textile[ Trực tuyến ].Địa chỉ :

http://www.ccfei.net/sort/cottontextile.aspx[Truy cập : 2/ 2/2018 ].

100. David Arnold (1998), The Handbook of Brand Management, Addison-

Wesley Publishing Company, 3rd Printing.

Page 146: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

134

101. Dennis McNamara (2003), Market and Society in Korea: Interest,

Institution and the Textile Industry, Routledge,  Abingdon.

102. Eckhard Siggel and John Cocburn (1997), “International

Competitiveness and Comparative Advantage: A Survey and a Proposal for

Measurement“, Journal of Industry, Competition and Trade, Springer, vol.

6(2), pages 137-159.

103. Fredrik Gronkvist .2017.What’s the Difference Between OEM and

ODM Products [ Trực tuyến ].Địa chỉ :

https://www.chinaimportal.com/blog/difference-between-oem-odm-products/

[ Truy cập : 12/9/2017 ].

104. G. Gereffi and Olga Memedovic (2003), “The global apparel chain:

What prospects for upgrading by developing countries ?”, United Nations

Industrial Development, pages 36.

105. IBP (2015), Indonesia Clothing and Textile Industry Handbook

Volume 1 Strategic and Practical Information, IBP, Inc. , Washington DC .

106. ILO (2015), Wages and Working Hours in the Textiles, Clothing,

Leather and FootwearIndustries, Geneva.

107. ILO Viet Nam .2016. Industry 4.0 a threat to textiles labour [ Trực

tuyến ].Địa chỉ: http://www.ilo.org/hanoi/lang--en/index.htm [Truy cập :

10/7/2017].

108. Jay B. Barney  and  William S. Hesterly (2011), Strategic

Management and Competitive Advantage, Pearson,  London.

109. Jay W. And Paul R. Lawrence, Editors Lorsch (1970), Studies in

Organization Design, The Dorsey Press, Chicago.

110. Just-style.2018. Performance apparel markets: product developments

and innovations [ Trực tuyến ].Địa chỉ: https://www.just-style.com/market-

Page 147: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

135

research/performance-apparel-markets-product-developments-and-

innovations-june-2018_id296375.aspx[Truy cập : 8/7/2018].

111. Khalid Nadvi and John Thoburn (2003), Vietnam in the global

garment and textile value chain: implications for firms and workers, Wiley,

New Jersey.

112. Kickstarter. 2017. kniterate-the-digital-knitting-machine [ Trực

tuyến ]. Địa chỉ:https://www.kickstarter.com/projects/kniterate/kniterate-the-

digital-knitting-machine [Truy cập : 5/3/2018].

113. Kotler, Philip and Pfoertsch, Waldemar (2006), B2B Brand

Management,Curt Hitchcock, Columbia.

114. Mausumi Kar ( 2015 ), The Indian Textile And Clothing Industry : An

economic Analysis, Springer India, India.

115. Melani Cammett (2006), Development and the Changing Dynamics of

Global Production: Global Value Chains and Local Clusters in Apparel

Manufacturing. Harvard Academy for International and Area Studies.

116. Michael A. Hitt, R. Duane Ireland, and Robert E. Hoskisson (2007),

Strategic Management: Competitiveness and Globalization, Seventh Edition,

Thomson Higher Education 5191 Boulevard Mason, OH 45040 USA.

117. Michael E . Porter ( 2011), Competitive Advantage of Nations:

Creating and Sustaining Superior Performance, Simon and Schuster,  New

York.

118. Michael E . Porter (1979), How competitive force shape strategy,

Harvard Business Review, New York.

119. Michael E . Porter and Kramer M, R (2006), Strategy and Society:

The link Between Competitive Andvantage and Corporate Social

Responsibility, Harvard Business Review, 84 (12), 78-92.

Page 148: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

136

120. OECD (2010), Electronic Commerce: Opportunities and Challenges

for Government, Paper presented at the Workshop 3, Asia Development

Forum, 5-8 June, Singapore.

121. PWC.2017. New consumer behaviours, new business solutions[ Trực

tuyến ]. Địa chỉ:

https://www.pwc.com/gx/en/industries/consumer-markets/consumer-insights-

survey/new-business-models.html [Truy cập : 8/7/2017].

122.  Sanchita Banerjee Saxena (2014 ), Made in Bangladesh, Cambodia,

and Sri Lanka: The Labor Behind the Global Garments and Textiles

Industries ,Cambira Press, New York.

123. Sanjaya Lall (2001), Competitiveness, Technology and Skills, Edward

Elgar Publishing, Cheltenham.

124. Stan Shih (1996), Me - Too is Not My Style : Challenge Difficulties,

Break Through Bottlenecks, Create Values, Acer Publications.

125. Terry Satsuki Milhaupt (2014), Kimono: A Modern History, Reakyion

Book, London.

126. Thenextweb.2017. India overtakes the USA to become Facebook’s #1

country[ Trực tuyến ]. Địa chỉ:

https://thenextweb.com/contributors/2017/07/13/india-overtakes-usa-become-

facebooks-top-country/, India overtakes the USA to become Facebook’s #1

country, y SIMON KEMP [Truy cập : 25/9/2017].

127. Trademap.2017. Bilateral trade between Viet Nam and WorldProduct

group: Textile and Apparel HS50-63[ Trực tuyến ].Địa chỉ

https://www.trademap.org/Bilateral_TS.aspx?nvp1[Truy cập : 12/12/2017 ].

128. Trademap.2017.CambodiaApparel [ Trực tuyến ].Địa chỉ

:https://www.trademap.org/Country_SelProductCountry_TS.aspx?nvpm=1|

360|||||35335||2|1|2|[ Truy cập : 12/12/2017 ].

Page 149: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

137

129. Trademap.2017.ChinaApparel [ Trực tuyến ].Địa chỉ:

https://www.trademap.org/Country_SelProductCountry_TS.aspx?nvpm=1|

360|||||35335||2|1|2| [Truy cập : 8/10/2017].

130. Trademap.2017.IndonesiaAppare l[ Trực tuyến ].Địa chỉ :

https://www.trademap.org/Country_SelProductCountry_TS.aspx?nvpm=1|

360|||||35335||2|1|1|2|2|1|2| [ Truy cập : 12/12/2017 ].

131. UNIDO. 2010. Global Value Chains and Development :UNIDO’s

Support towards Inclusive and Sustainable Industrial Development [ Trực

tuyến ].Địa chỉ :

https://www.unido.org/sites/default/files/2016-03/GVC_REPORT_FINAL_0.P

DF [ Truy cập : 10/4/2016 ].

132. Wang and Chen Lindstrom (2004), “Brand Sense: Build Powerful

Brands through Touch, Taste, Smell, Sight, and Sound”, The Free Press,

California.

133. Wazir Advisors (2013), The Road to 2025-Trade and Investment

trends thas will define the course of global textile and apparel industry,

Business and Lifestyle.

134. World Bank (2018), Economic and Distributional Impacts of Comprehensive

and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership: The case of Vietnam,

Washington DC.

135. World Economic Forum. 2017 .The Global Competitiveness Report

2017–2018[ Trực tuyến ].Địa chỉ

:http://www3.weforum.org/docs/GCR20172018/05FullReport/TheGlobalCom

petitivenessReport2017%E2%80%932018.pdf [ Truy cập : 10/5/2017 ].

136. Zhiming Zhang, Chester and Ning Cao (2004), How do industry

clusters success: a case study in China’s textiles and apparel industries,

Journal of textile and apparel technology and management, Volume 4 (issue

Page 150: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

138

2), China

Page 151: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

PHỤ LỤC

Page 152: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Phụ lục 1 : Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam theo mặt hàng qua các năm

Đvt: 1.000 USDNăm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Bông 254 259 725 1.332 4.390 3.726 6.228 10.622 10.042

17.731

25.047 21.364 24.10

825.35

242.14

655.46

8 61497

46.13

5

102.5

80

96.34

9

130.5

69

155.96

4

221.45

7

312.6

49

251.24

7

369.3

12

534.8

11

722.4

18

719.00

4

643.7

12

605.4

72

547.9

57

644.2

62

714.50

0

Sợi97.48

788.64

4110.2

91150.2

64179.23

8277.92

9351.3

91567.41

8736.1

631.165.

8371.464.652

1.509.834

1.886.787

2.357.154

2.405.874

2.798.368

3.128.200

Vải

80.038

118.938

120.203

133.382

148.748

268.817

353.897

461.736

506.905

747.596

1.012.893

1.003.036

1.099.167

1.247.802

1.409.067

1.394.968

1.520.797

May mặc

1.991.890

2.695.994

3.546.277

4.369.574

4.820.076

5.754.309

7.579.016

8.859.667

8.794.224

10.837.757

13.535.012

14.896.600

17.471.638

20.450.074

22.375.764

23.323.498

25.859.006

Tổng KNXK

2.215.8

04

3.006.4

15

3.873.8

45

4.785.1

21

5.308.41

6

6.526.23

8

8.603.1

81

10.150.6

90

10.416.6

46

13.303.7

32

16.760.0

22

18.149.8

38

21.125.4

12

24.685.8

54

26.780.8

08

28.216.5

64

31.284.00

0

Nguồn : Tông hợp kết quả của nghiên cứu sinh từ Trademap.org, Tông cuc thống kê, Vinatex

Page 153: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Phụ lục 2 : Kim ngạch nhập khẩu dệt may Việt Nam theo quốc gia theo mặt hàng qua các năm

Đvt: 1.000 USDNăm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Bông

60.6

28

54.88

5

71.56

6

140.069

114.8

59

175.3

89

220.2

20

372.2

50

340.1

61

555.3

86

731.09

9

790.0

80

978.6

75

1.216.2

61

1.289.5

09

1.480.224

2.039.717

227.951

281.2

44

338.5

43

421.805

470.8

73

519.9

69

602.5

99

635.5

18

684.9

02

923.1

76

1.197.6

11

1.231.4

09

1.311.4

99

1.434.0

14

1.334.3

29

1.416.889

806.5

15

Sợi

383.176

459.4

51

554.1

07

693.726

761.9

50

872.4

58

1.094.0

63

1.228.7

77

1.180.9

67

1.659.8

67

2.279.1

46

2.416.6

49

2.958.6

68

3.446.3

08

3.355.8

26

3.425.055

1.777.626

Vải

878.349

1.281.8

40

1.649.5

98

2.002.115

2.263.3

58

2.659.2

15

3.512.1

94

4.289.0

65

4.138.4

80

5.509.4

30

7.110.6

67

7.484.0

05

9.225.8

02

11.689.5

27

13.332.9

76

13.063.4

88

5.817.380

Hàng may mặc

86404

184686

246652

225432

235801

252029

414074

727024

1239603

1607637

2369769

4470920

6413059

7148970

5372163

2997117

822587

Tổng KNNK

1.636.508

2.262.106

2.860.466

3.483.147

3.846.841

4.479.060

5.843.150

7.252.634

7.584.113

10.255.496

13.688.292

16.393.063

20.887.703

24.935.080

24.684.803

22.382.773

11.263.825

Nguồn : Tông hợp kết quả của nghiên cứu sinh từ Trademap.org, Tông cuc thống kê, Vinatex

Page 154: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Phụ lục 3 : Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam theo quốc gia qua các năm

Đvt : 1.000 USDCác nước

nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Total

1.927.7

62

2.834.9

17

4.495.0

88

5.166.2

83

5.604.0

87

7.056.4

41

9.200.7

07

11.391.0

95

11.626.4

45

13.303.7

32

16.760.0

22

18.149.8

38

21.125.4

12

24.685.8

54

26.780.8

08

28.216.5

64

31.284.0

00

United States of America

49.067

968.314

2.549.4

69

2.749.7

49

2.896.3

07

3.427.5

80

4.626.6

88

5.548.08

7

5.405.75

2

6.361.59

6

7.177.34

0

7.626.82

0

8.720.42

9

9.931.10

4

11.286.3

61

11.444.2

31

12.269.7

24

Japan

616.323

541.904

576.897

661.615

714.818

756.573

833.424

1.010.26

9

1.193.77

8

1.390.90

5

2.092.34

0

2.453.71

4

2.782.79

2

3.142.64

6

3.381.06

0

3.664.35

1

3.937.12

1

Korea, Republic of

72.981

85.426

95.823

123.867

139.082

180.561

239.414

371.850

520.628

816.766

1.398.52

2

1.617.36

4

2.219.53

2

2.657.95

7

2.734.60

1

3.015.45

2

3.522.13

6

Germany

281.455

263.250

235.390

305.310

306.191

426.587

538.519

646.164

618.011

660.783

899.242

846.420

977.839

1.209.56

7

1.226.31

7

1.292.50

0

1.364.62

2

France

134.536

125.577

125.873

168.257

157.697

246.306

286.733

312.802

313.007

323.060

432.947

399.395

446.118

498.125

697.903

838.958

972.413

Canada

32.161

41.098

44.957

58.746

94.543

132.989

173.535

242.842

263.760

293.760

372.250

423.177

555.284

653.451

721.925

722.628

815.732

United Kingdom

122.039

121.700

119.788

167.956

219.511

321.522

402.292

463.844

410.477

456.382

649.427

555.641

587.297

670.719

765.852

741.762

670.693

Netherlands

54.294

42.192

42.979

63.998

51.434

75.088

77.413

124.686

113.449

137.451

176.481

182.209

187.712

228.592

262.303

320.180

430.569

Taipei, Chinese

106.165

120.424

97.712

122.258

129.111

181.954

182.616

203.191

182.081

241.492

330.974

297.590

272.240

296.865

365.064

369.880

382.261

Spain

70.452

77.019

64.531

100.817

110.586

165.688

233.474

347.068

318.589

392.456

463.292

424.154

504.075

671.210

574.474

480.028

381.822Hong Kong, China

39.493

36.657

62.661

42.700

32.615

42.291

55.271

57.914

68.500

87.371

125.712

176.021

227.433

295.500

377.149

408.139

353.746

Page 155: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Các nước nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Russian Federation

1.617

3.408

3.813

10.555

14.352

35.216

78.662

140.288

106.126

112.948

185.447

230.363

284.100

316.797

225.359

240.901

325.512

Turkey

3.219

3.561

3.933

14.794

10.148

15.753

69.582

120.690

219.737

357.529

474.540

501.241

471.218

433.041

336.049

302.014

287.827

Thailand

6.317

9.460

9.147

10.294

30.134

48.326

64.839

85.504

78.437

124.780

165.513

214.279

173.344

201.246

206.433

223.017

278.374

Italy

51.767

51.949

45.584

73.397

57.164

101.187

131.537

149.102

131.680

150.926

188.869

181.801

176.472

242.251

248.319

238.939

272.502

Australia

23.909

25.480

24.633

27.217

35.123

34.221

36.503

46.386

44.261

59.128

73.176

93.615

121.819

173.452

204.779

237.599

256.494

Mexico

10.621

14.793

21.664

28.427

42.702

63.161

92.303

117.039

107.943

117.314

158.586

158.109

174.760

226.188

236.208

238.852

242.441

India

133

294

1.738

1.201

2.758

8.028

7.203

10.971

34.887

37.305

48.541

59.301

88.228

108.316

155.877

158.630

239.734

Switzerland

12.262

12.485

10.180

12.004

12.585

15.579

17.211

20.298

20.974

20.920

31.166

93.643

114.766

140.438

141.875

176.672

219.970

Belgium

45.014

43.369

51.275

65.287

77.959

118.280

137.793

161.556

115.762

125.188

128.010

143.843

171.860

177.473

183.081

214.805

212.114

Malaysia

16.580

20.518

19.825

25.960

34.390

51.539

70.969

66.884

54.803

79.421

98.788

101.829

142.214

176.896

219.162

199.164

207.463

Singapore

17.853

45.990

64.761

32.522

28.669

34.280

23.274

37.034

47.739

50.412

61.023

71.083

473.534

110.751

113.950

120.170

173.594

Brazil

2.591

1.691

596

1.864

2.898

8.342

9.436

18.617

49.864

65.926

84.014

82.960

115.873

169.933

167.206

119.755

145.613

Norway

7.073

6.557

7.328

11.586

15.885

20.341

27.761

32.557

31.120

39.030

52.913

54.748

75.239

82.355

77.586

81.113

97.060

Philippines

4.379

2.679

4.354

7.011

13.102

20.751

27.359

31.934

39.906

26.396

19.807

25.544

28.850

31.131

41.360

72.339

91.629

Sweden

10.752

9.376

14.414

18.110

23.089

33.273

47.535

54.079

40.100

57.452

66.947

57.735

67.115

75.923

72.686

68.268

88.336

Denmark

11.800

14.419

19.179

26.027

34.907

41.371

50.221

59.631

54.180

70.268

92.613

96.395

84.119

97.226

93.579

90.852

75.681

Egypt

Page 156: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Các nước nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

703 418 321 946 2.327 2.062 2.190 7.839 11.921 17.438 29.822 37.266 35.749 31.375 35.328 40.235 70.004

Chile

2.863

2.484

1.411

3.554

3.995

6.549

10.160

13.845

13.576

18.509

26.821

40.516

43.025

54.104

56.051

54.984

68.638

Colombia

421

869

1.185

3.139

4.395

11.531

19.429

24.883

21.923

22.084

29.284

34.930

57.457

73.002

66.058

53.287

62.664

Poland

10.080

17.717

16.905

25.367

20.394

29.432

47.990

57.797

47.788

61.568

82.192

80.947

96.187

145.238

130.923

137.928

54.321

Austria

17.050

15.294

16.378

25.878

31.109

43.551

56.822

68.148

64.917

66.261

90.160

24.438

29.647

25.495

33.497

47.044

47.439

New Zealand

2.661

3.668

3.712

4.851

6.106

5.707

7.049

9.084

8.066

11.931

17.821

19.072

26.295

32.145

33.074

34.156

43.304

Argentina

1.811

356

965

1.237

1.255

3.253

6.301

12.194

13.803

13.695

28.269

28.703

31.031

27.945

33.269

30.539

38.687

Israel

1.349

1.854

1.213

1.304

1.148

1.906

3.676

4.568

3.400

3.781

4.322

3.349

4.070

3.995

3.580

5.157

35.641

Luxembourg

73

40

-

4

-

21

55

3.452

3.661

4.470

4.893

4.515

39.922

43.201

39.723

35.706

33.333

South Africa

1.495

1.231

1.376

2.376

2.391

4.716

16.826

19.987

18.141

21.059

21.875

26.336

30.206

34.277

29.281

31.392

32.442

Ireland

6.227

6.787

3.980

5.298

9.001

19.576

32.546

36.128

32.035

32.382

46.149

53.390

41.557

43.863

53.179

59.693

28.222

Portugal

1.702

848

2.670

1.365

830

1.082

1.309

1.496

1.604

5.165

4.712

2.984

4.653

4.405

6.212

9.915

16.702

Romania

679

1.297

1.949

2.815

5.080

5.441

6.334

10.691

4.675

2.503

3.175

2.770

3.902

4.556

6.979

9.021

16.560

Ecuador

449

18

647

1.030

740

1.519

1.152

1.401

4.106

3.385

6.804

5.147

12.910

16.321

18.901

13.954

14.948

Croatia

369

1.253

1.169

2.246

2.295

4.539

8.026

10.417

10.057

8.801

9.560

10.438

959

6.338

2.824

9.847

14.305

Ethiopia

36 -

28

3.139

2.508

7.510

18.590

4.679

7.502

54.235

10.952

27.017

24.203

14.389

17.512

1.729

14.240

Finland

5.252

5.590

6.313

8.175

11.079

15.886

14.830

25.583

24.807

29.654

11.319

33.803

41.503

39.998

34.655

38.391

12.030

Page 157: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Các nước nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Slovakia

1.718

1.859

2.674

3.500

6.515

5.113

9.670

11.590

16.246

15.813

27.182

21.700

27.230

28.295

32.298

30.824

11.072

Czech Republic

10.045

11.668

7.925

13.728

17.335

37.540

37.053

30.836

28.233

27.870

45.126

43.338

37.472

41.977

45.088

56.347

8.469

Greece

4.595

6.989

6.008

9.965

11.007

13.463

15.234

18.600

13.295

11.558

12.062

7.477

7.312

7.030

7.104

7.629

8.369

Zambia

295

122

418

337 -

-

1.472

1.429

1.733

70

6.869

6

4.626

2.100

428

6

7.195

Iceland

860

624

521

1.007

1.254

1.712

2.440

2.447

1.687

2.392

3.987

2.663

3.741

3.617

4.030

4.469

6.748

Serbia

2.104

3.639

6.167

4.157

3.800

4.131

4.444

4.622

5.453

4.993

5.823

6.336

El Salvador

-

106

114

4

85

15

196

576

303

514

1.655

2.665

4.339

6.066

8.058

6.797

6.276

Bulgaria

481

1.244

2.439

3.341

3.020

2.973

3.640

5.579

5.260

1.339

788

6.559

8.494

9.139

8.133

7.238

6.141

Kazakhstan

3

9

107

72

91

306

1.150

4.034

3.580

3.171

5.223

6.371

7.887

8.022

7.403

5.407

5.764

Uruguay

209

112

113

102

131

150

304

774

1.072

1.978

2.578

3.080

4.168

4.650

5.589

5.012

5.163Bosnia and Herzegovina

141

257

611

713

969

1.653

1.817

1.471

1.921

2.512

3.019

4.359

3.866

4.804

4.604

Madagascar

20

2

271

1.566

3.549

4.605

14.453

8.067

6.824

3.551

136

2.374

72

1.192

25.241

4.059

4.575

Central African Republic

-

-

-

-

738

1.009

54

-

6

247

276

1.170

14

30

4.282

Mozambique

-

8

-

-

710

1.369

1.661

4.093

531

704

182

196

3.235

2.039

1.537

3.023

3.528

Hungary

3.802

4.352

4.319

2.261

1.532

1.374

1.815

3.253

2.112

1.060

2.117

1.527

1.133

1.008

751

851

2.646

Lithuania

446

338

316

196

172

129

279

309

811

602

614

299

663

471

967

894

1.996

Page 158: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Các nước nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Latvia

158

229

287

202

341

522

268

308

758

1.599

1.071

1.336

1.134

1.168

1.319

1.052

1.086

Paraguay -

-

9

6

-

73

48

57

188

163

447

638

1.260

1.090

1.207

1.893

948

Slovenia

1.297

1.267

1.555

2.007

2.379

3.937

6.203

8.399

8.237

7.431

8.504

854

916

1.134

1.074

657

593

Barbados 1

5

5

8

41

76

26

37

54

67

62

95

159

161

312

322

426

Nigeria

51

39

29 -

2.204

6.167

9.897

2.680

4.324

384

386

869

593

623

423

Kyrgyzstan

-

-

-

-

-

-

3

4

80

60

74

5.318

203

7

252

216

363

Georgia -

-

-

-

-

-

1

-

-

86

100

195

159

194

-

88

277

Malta

114

146

98

242

148

313

161

151

219

251

127

66

387

59

142

77

248

Estonia

1.367

1.217

854

1.408

1.035

1.580

3.697

4.778

3.883

3.558

5.159

6.077

6.423

7.061

4.711

6.499

229

Cyprus

477

473

405

288

286

374

351

240

389

486

548

663

542

460

579

351

173Antigua and Barbuda

-

2

20

5

55

39

39

52

60

60

63

Belize -

-

-

-

6

-

-

-

2

-

-

-

3

1

-

15

7

Benin

35

63

73

139

200

152

4.458

299 -

1

17

15

6

7.578

2.833

-

-

Tajikistan 3

1

5

Iraq 5

Haiti -

45

263

4

Sudan

Page 159: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Các nước nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

16.508 5.046

Palau -

-

79

-

Bermuda

51

82

60

81

248

Myanmar

5.299

7.473

3.303

4.422

4.884

3.056

8.924Lao People's Democratic Republic

3.481

2.797

4.768

10.799

21.479

22.505

23.988

Afghanistan

-

-

-

59

-

-

-

9

12

Palestine, State of

-

36

51

45

85

109

157

279

453

585

Congo 4

6

84

79

9.073

11

43

30

Libya, State of

-

-

12

163

Vanuatu 1

20

2

29

1

Montenegro

185

450

616

584

371

566

744

722

971

969

1.244

United Arab Emirates

20.399

34.992

49.674

129.126

179.543

245.347

158.302

154.768

Kiribati -

-

-

-

-

-

-

-

-

15

Bhutan -

506

-

50

-

-

2

-

Netherlands Antilles

-

-

5

-

Timor-Leste

2

1

70

Angola

Page 160: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Các nước nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

2.314 4.345 7.605 4.914 15.523 8.249 6.905 14.175 8.279 12.486 3.432

Yemen -

77

214

3.136

2.189

448

385

443

1.647

626

636

873

Nepal

871

342

85

4.609

1.369

348

528

642

Pakistan

226

880

2.213

7.094

7.204

5.797

21.475

28.820

41.998

27.568

28.866

31.422

32.616

26.922

Sierra Leone

-

47

-

7

Fiji 1

4

101

10

27

169

39

24

106

119

48

152

280

43

295

Micronesia, Federated States of

-

-

-

-

-

-

10

-

-

-

-

-

Suriname -

-

-

95

91

62

-

-

-

-

-

Mongolia -

2

29

10

24

45

214

357

669

919

1.785

1.743

1.410

Ghana

862

502

104

2.459

2.019

658

855

2.127

2.898

6.903

4.576

2.435

3.388

Guinea 8

3

24

465

578

1.946

23

113

578

117

51

11.258

99

193

3.028

Zimbabwe -

-

-

-

-

941

-

2

-

-

2.573

12

7

16

42

Serbia and Montenegro

121

387

1.271

Tonga -

-

-

-

-

-

-

1

-

-

Lesotho -

-

-

-

-

-

1.478

7

3.274

9.005

8.016

16.711

Papua New Guinea

3

37

-

426

518

3.248

Brunei Darussala

Page 161: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Các nước nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

m 135 111 272 235 160 351 283 161 184 339 191 379 302 342 318

Kuwait

2.014

2.236

3.200

4.817

4.931

6.838

7.180

8.621

8.887

12.711

21.956

25.863

32.579

30.565

26.984

Andorra

199

289

245

337

459

889

1.237

1.511

1.652

2.113

1.616

2.521

2.780

Mauritania -

-

-

61

-

-

3

24

194

5

18

-

85

2.307

2.149

Togo

26

124

175

181

321

287

1.492

3.310

359

151

120

99

116

289

264

Burkina Faso

73

202

3

-

-

669

4.745

2.644

6.565

4.512

921

7.065

295

3.818

40.098

Comoros -

-

-

-

-

-

-

-

25

-

-

-

Seychelles -

-

-

-

1

-

18

-

12

8

-

5

4

8

Sudan (before 2012)

5

-

-

375

117

-

70

109

134

334

Swaziland -

-

-

-

-

-

-

12

343

578

656

339

86

Macedonia, The Former Yugoslav Republic of

20

9

40

18

42

83

275

878

1.924

1.742

1.706

2.817

2.506

2.203

4.476

Saint Lucia

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Mali

12

10

11 2

1.024

1.859

6.534

11

1.645

4.780

6.983

3.085

Solomon Islands

3

-

-

-

1

141

145

-

-

1

5

8

-

-

1

Macao, China

169

537

410

1.022

543

419

399

316

378

388

826

799

2.242

124

3.708

Bangladesh

Page 162: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Các nước nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

2.965 3.750 3.822 4.108 7.921 9.299 10.725 13.308 17.045 31.561 16.582 36.953 47.706 84.731Iran, Islamic Republic of

-

-

25

79

106

113

100

269

783

888

546

338

264

32

741

Albania -

1

-

-

15

-

86

65

53

47

19

253

132

488

759

1.440

Algeria 1

8

56

110

74

189

108

982

1.629

1.663

1.638

2.227

4.155

7.533

9.198

9.233

Azerbaijan 1

7

2

3

5

6

6

1

20

7

5

235

113

235

437

2.812

Bahrain

28

61

63

178

290

215

476

1.348

809

786

1.222

1.751

2.594

8.367

9.476

7.963

Armenia -

-

-

-

2

65

192

413

357

847

1.228

1.715

2.164

2.234

2.305

1.869

Bolivia, Plurinational State of

18

29

16

3

119

83

251

361

306

1.268

618

563

816

887

1.902

2.284

Botswana -

-

-

-

-

-

42

-

-

99

-

5

13

6

-

-

Burundi -

-

-

-

587

607

151

-

-

449

6.089

3.042

1.738

22

13

43

Belarus

232

69

164

101

74

300

967

1.218

1.480

2.228

2.680

1.758

2.511

17

2.199

4.157

Cambodia

3.218

8.672

14.339

18.512

13.812

19.806

32.878

36.741

40.002

77.909

98.174

88.699

99.926

116.945

197.006

296.625

Cameroon -

1

233

3

8

8

404

5.752

2.923

370

44.071

1.007

730

1.113

5.241

6.860

Cabo Verde

-

-

1

-

-

1

-

-

-

-

-

-

-

6

-

-

Sri Lanka

4.422

1.414

2.922

3.826

2.187

3.385

3.732

6.204

5.227

12.212

19.907

18.746

29.566

52.232

58.350

63.255

China

16.104

21.280

40.625

39.840

54.655

77.277

101.065

187.880

311.980

539.903

862.473

1.106.61

1

1.563.86

9

2.154.74

7

2.534.86

0

2.987.85

8

Page 163: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Các nước nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Costa Rica

23 2

21

40

69

394

876

1.577

995

1.508

2.059

3.720

5.498

5.678

4.908

5.959

Dominican Republic

28

2

10

-

350

442

149

441

567

1.995

2.287

3.960

2.005

2.616

2.951

2.721

Gambia -

-

-

-

-

-

-

-

-

875

1.862

235

5.004

1

-

223

Greenland -

-

479

-

-

352

58

127

205

282

353

352

300

112

141

206

Guatemala -

20

163

48

626

1.869

1.193

1.688

11.104

6.767

7.462

9.551

8.298

4.898

12.525

10.692

Guyana -

-

-

-

79

27

43

145

59

50

146

2

72

86

-

3

Honduras -

-

-

17

-

-

34

14

263

493

638

978

1.632

2.194

2.925

3.435

Indonesia

1.359

1.264

1.284

1.807

2.348

3.470

7.814

53.748

63.723

111.202

169.016

171.484

202.417

205.429

228.278

237.149

Côte d'Ivoire

314

84

364

989

1.360

1.204

784

6.569

2.171

21.713

10.888

7.126

1.970

27.672

1.872

3.497

Jamaica 1

7

6

3

37

28

33

53

1.348

85

96

326

549

433

318

734

Jordan

21

47

187

308

600

480

822

754

608

961

2.422

5.363

5.177

6.270

8.326

13.076

Lebanon

729

962

726

1.035

1.009

1.626

2.469

3.764

4.815

6.123

7.468

10.417

13.915

15.497

15.150

14.060

Maldives -

-

-

26

12

5

7

52

22

13

22

32

192

189

92

481

Mauritius

87

63

157

146

588

115

385

194

235

1.101

2.770

4.049

3.772

3.874

3.937

6.256Moldova, Republic of

15

11

8

10

11

63

272

488

743

756

779

844

911

1.117

713

748

Morocco

111

362

444

796

793

1.266

1.506

3.934

7.249

5.109

9.086

12.328

9.601

14.134

15.649

15.548

Oman

Page 164: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Các nước nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

233 441 - 598 2 - 299 195 657 334 170 341 342 591 478 709

Namibia -

-

-

-

322

720

334

78

793

144

-

-

74

9

7

5

Niger -

243

-

242

10.036

2.594

613

1.163

4.425

643

-

76

81

502

103

2.854

Panama 6

4

100

4

2

3.982

6.021

11.091

9.502

13.598

25.794

33.872

42.601

24.537

34.332

26.748

Peru

383

317

408

3.820

3.274

1.927

2.989

4.487

5.969

8.205

8.630

12.696

14.969

20.687

24.996

24.200

Qatar

171

229

244

223

388

5.203

843

1.506

3.510

5.445

6.691

7.121

13.842

16.922

22.637

21.830

Rwanda -

13

6

121

-

-

4

20

3.761

31.649

78

2.407

18.337

1

9.822

139

Saudi Arabia

5.102

4.021

5.645

4.984

5.901

13.127

17.571

20.362

28.160

20.740

29.888

44.641

62.689

68.610

111.700

106.352

Senegal

500

749

476

1.007

2.767

1.037

2.562

1.900

10.997

3.839

3.283

1.353

1.456

11.046

1.869

1.554

Tunisia

202

85

378

141

318

483

485

730

815

1.265

1.793

2.132

1.949

2.878

1.481

1.575

Uganda

124

130

299

1.121

1.628

2.007

1.987

1.369

2.428

6.663

22

3.490

30.328

6.277

4.635

20.983Tanzania, United Republic of

2

25

-

-

617

164

260

507

461

76

249

28

190

214

236

6.677

Samoa 2

1

-

-

-

-

-

5

3

-

-

6

-

2

5

4

French Polynesia

70

115

114

110

136

207

167

195

179

110

159

224

248

189

253

Malawi -

-

-

-

5

228

1.017

1.262

2.908

367

239

3.775

9

616

487

New Caledonia

293

315

354

455

473

664

717

757

799

900

1.021

1.280

1.393

1.187

1.000

Nicaragua

Page 165: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Các nước nhập khẩu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1 - 16 20 17 232 571 320 373 254 616 727 773 1.071 1.350Trinidad and Tobago

19

107

200

291

243

546

149

569

694

403

270

548

716

826

1.195

Ukraine

2.011

3.133

2.545

1.843

5.463

5.975

8.192

17.250

11.435

10.596

19.442

27.215

20.423

20.895

13.558

Kenya

169

441

733 -

3.932

10.266

2.195

542

1.157

2.124

2.657

1.665

4.818

18.933

Saint Kitts and Nevis

-

-

-

-

-

-

13

12

1

-

-

1

-

-

Dominica -

-

-

-

-

-

-

-

-

4

1

-

1

Venezuela, Bolivarian Republic of

643

324

168

137

500

2.671

5.662

8.791

10.230

11.656

5.616

7.888

4.481

Syrian Arab Republic

-

1.409

2.539

-

2.319

1.197

1.052

498

2.580

1.940

Mayotte 1

7

9

25

4

14

83

45

10

Faroe Islands

50

92

102

152

158

191

283

355

378

Gabon 3

-

5

-

-

60

1.056

6

4

Grenada -

-

6

-

-

-

-

2

Cuba

402

468

1.256

1.913

2.956

4.285

Nguồn : Tông hợp kết quả của nghiên cứu sinh từ Trademap.org, Tông cuc thống kê, Vinatex

Page 166: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Phụ lục 4: Chính sách thương mại cuộc chiến tranh Mỹ - Trung Quốc

Tên rủi ro Diễn giải rủi ro Nguyên nhân cốt lõi

Ảnh hưởng bất lợi từ cuộc chiến tranh TM Mỹ - Trung

1. Hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ bị đánh thuế 10% trong đó đã có SHS Dệt May lớn (từ ngày 01/10/2018).2. Nguy cơ sẽ bị đánh thuế 25% (từ ngày 1/1/2019).3. Mỹ tiếp tục tuyên bố có thể đánh thuế lên 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc còn lại. Trong đó có gần 40 tỷ USD hàng dệt may.4. Nguy cơ Trung QUốc phá giá đưa hàng sang các thị trương EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và sang nội địa Việt Nam, đầu tư sang Việt Nam để lấy xuất xứ.5. Rủi ro hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam có sử dụng tỷ lệ cao nguyên liệu Trung Quốc cũng bị xem xét, đánh thuế.

1. Thâm hụt thương mại Mỹ -Trung quá lớn (xấp xỉ 400 tỷ USD) làm Mỹ quyết định áp thuế để cải thiện cán cân thương mại.2. Các hoạt động vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ.

Nguồn : Tông hợp kết quả của nghiên cứu sinh từ China Chemical & Fiber Economic Information Network

Page 167: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Phụ lục 5: So sánh thời gian vận chuyển và thuế suất nhập khẩu sợi cotton Việt Nam, Pakistan, Ấn Độ tại thị trường Trung Quốc

Quốc gia Thuế nhập khẩu Thời gian vận chuyển

Việt Nam 0% 7 - 15 ngày

Pakistan 5% 15 - 30 ngày

Ấn Độ 3% 15 - 30 ngày

Nguồn : Tông hợp kết quả của nghiên cứu sinh từ báo cáo ngành Dệt May của FPT Securities

Page 168: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Phụ lục 6: Bảng tóm tắt yêu cầu xuất xứ và ưu đãi thuế quan tại các thị trường xuất khẩu quan trọng của dệt may Việt Nam

Thị trường FTA Tình trạng

Yêu cầu

xuất xứ

Sản phẩm

Thuế nhập khẩu từ

Việt Nam

Thuế nhập khẩu từ

Trung Quốc

Mỹ

Hiệp định thương

mại Việt Mỹ

Hiệu lực từ 2001Sợi

May mặc

10%

17.5%

10%

17.5%

Châu Âu EVFTA Chưa có hiệu lực Từ vải trở đi

Sợi

May mặc

4%

12%

4%

12%

Nhật VJEPA Hiệu lực từ 2009 Từ vải trở đi

Sợi

May mặc

0%

0%

5%

8.4%-10.9%

Hàn Quốc VKFTA Hiệu lực từ 2015 Cắt và

May

SợiMay mặc

0%

0%

8%

13%

Nguồn :Tông hợp kết quả của nghiên cứu sinh từ phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

Page 169: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Phụ lục 7: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế chia theo Năm,Chỉ tiêu và Khu vực kinh tế

Giá trị (Tỷ đồng)

Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

1986 599,00 228,00 173,00 198,00 ..1987 2.870,00 1.164,00 814,00 892,00 ..1988 15.420,00 7.139,00 3.695,00 4.586,00 ..1989 28.093,00 11.818,00 6.444,00 9.831,00 ..1990 41.955,00 16.252,00 9.513,00 16.190,00 ..1991 76.707,00 31.058,00 18.252,00 27.397,00 ..1992 110.532,00 37.513,00 30.135,00 42.884,00 ..1993 140.258,00 41.895,00 40.535,00 57.828,00 ..1994 178.534,00 48.968,00 51.540,00 78.026,00 ..1995 228.892,00 62.219,00 65.820,00 100.853,00 ..1996 272.036,00 75.514,00 80.876,00 115.646,00 ..1997 313.623,00 80.826,00 100.595,00 132.202,00 ..1998 361.017,00 93.073,00 117.299,00 150.645,00 ..1999 399.942,00 101.723,00 137.959,00 160.260,00 ..2000 441.646,00 108.356,00 162.220,00 171.070,00 ..2001 481.295,00 111.858,00 183.515,00 185.922,00 ..2002 535.762,00 123.383,00 206.197,00 206.182,00 ..2003 613.443,00 138.285,00 242.126,00 233.032,00 ..2004 715.307,00 155.992,00 287.616,00 271.699,00 ..2005 914.001,00 176.402,00 348.519,00 389.080,00 ..2006 1.061.565,00 198.797,00 409.602,00 453.166,00 ..2007 1.246.769,00 232.586,00 480.151,00 534.032,00 ..2008 1.616.047,00 329.886,00 599.193,00 686.968,00 ..2009 1.809.149,00 346.786,00 676.408,00 785.955,00 ..

Page 170: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

2010 2.157.828,00 396.576,00 693.351,00 797.155,00 270.746,002011 2.779.880,00 543.960,00 896.356,00 1.021.126,00 318.438,002012 3.245.419,00 623.815,00 1.089.091,00 1.209.464,00 323.049,002013 3.584.262,00 643.862,00 1.189.618,00 1.388.407,00 362.375,002014 3.937.856,00 696.969,00 1.307.935,00 1.537.197,00 395.755,002015 4.192.862,00 712.460,00 1.394.130,00 1.665.962,00 420.310,002016 4.502.733,00 734.830,00 1.473.071,00 1.842.729,00 452.103,00

(*) Bắt đầu từ năm 2010 giá trị tăng thêm của các khu vực kinh tế được tính theo giá cơ bản.

Nguồn : Tông hợp kết quả của nghiên cứu sinh từ Tông cuc thống kê

Page 171: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Phụ lục 8 : Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo ngành kinh tế chia theo Ngành, Phân tổ và Năm Tổng số (Nghìn người)

2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

TỔNG SỐ42.774,90

45.208,00

46.460,80

47.743,60

49.048,50

50.352,00

51.422,40

52.207,80

52.744,50

52.840,00

53.302,80

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản23.563,20

23.931,50

24.303,40

24.606,00

24.279,00

24.362,90

24.357,20

24.399,30

24.408,70

23.259,10

22.315,20

Khai khoáng256,5

0298,8

0291,4

0291,5

0275,6

0279,1

0285,5

0267,6

0253,2

0237,6

0236,1

0

Công nghiệp chế biến, chế tạo5.031,

205.665,

005.998,

806.449,

006.645,

806.972,

607.102,

207.267,

307.414,

708.082,

808.866,

60Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

135,40

121,30

132,70

131,60

130,20

139,70

129,50

133,70

138,60

146,00

158,70

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải121,0

0108,2

0 94,20 95,40117,4

0106,3

0107,8

0108,7

0109,1

0119,8

0137,5

0

Xây dựng1.979,

902.371,

902.468,

402.594,

103.108,

003.221,

103.271,

503.308,

703.313,

403.431,

803.800,

10

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác4.593,

104.929,

505.100,

405.150,

705.549,

705.827,

606.313,

906.562,

506.651,

606.709,

806.735,

80

Vận tải, kho bãi1.290,

401.341,

601.433,

301.426,

101.416,

701.414,

401.498,

301.531,

801.535,

401.592,

301.614,

30

Dịch vụ lưu trú và ăn uống824,5

01.096,

401.307,

401.573,

701.711,

001.995,

302.137,

402.216,

602.301,

102.441,

302.482,

30

Thông tin và truyền thông151,4

0180,5

0204,8

0228,0

0257,4

0269,0

0283,6

0297,7

0317,9

0338,0

0342,7

0

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm185,9

0191,6

0204,3

0230,3

0254,5

0301,1

0312,5

0335,1

0352,1

0364,7

0376,3

0

Hoạt động kinh doanh bất động sản 19,00 53,90 51,50 65,20101,3

0119,0

0148,1

0150,0

0158,1

0165,7

0179,5

0

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ157,5

0158,3

0183,1

0218,5

0217,5

0220,2

0248,8

0249,2

0250,6

0251,8

0252,3

0

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ119,5

0147,7

0158,1

0171,8

0185,5

0197,9

0229,3

0245,6

0262,1

0279,6

0283,7

0Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, 1.679, 1.665, 1.650, 1.596, 1.569, 1.542, 1.582, 1.631, 1.697, 1.706, 1.701,

Page 172: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc 90 90 60 90 60 20 70 00 20 80 50

Giáo dục và đào tạo1.258,

001.513,

501.492,

701.583,

901.673,

401.731,

801.767,

101.813,

301.860,

401.896,

201.901,

70

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội349,9

0384,6

0365,6

0364,7

0437,0

0480,8

0482,4

0490,8

0492,8

0539,7

0568,6

0

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 82,20129,7

0180,4

0210,8

0232,4

0250,1

0256,0

0271,6

0285,7

0295,2

0305,1

0

Hoạt động dịch vụ khác781,8

0737,9

0673,8

0569,0

0687,3

0734,9

0731,9

0749,5

0764,4

0799,8

0848,2

0Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

189,90

175,60

163,40

183,30

196,70

183,10

173,90

174,90

175,00

179,20

194,10

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế 4,70 4,50 2,50 3,20 2,50 2,80 2,80 2,90 2,40 2,80 2,50

Nguồn : Tông hợp kết quả của nghiên cứu sinh từ Tông cuc thống kê

Phụ lục 9 : Thiết bị Dệt thoi Vinatex

Page 173: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

STT Loại máy Tổng số <5 năm 5-10 năm 10-15 năm 15-20 nămTrên 20

năm

1 Máy dệt

Kiếm 458 12 225 120 101

Khí 618 160 184 109 67 98

Thoi 0 0 0 0 0 0

2 Máy hồ 12 1 1 4 6

3 Máy mắcĐồng loạt 16 4 1 5 1 5

Phân băng 7 1 1 2 3

Tổng cộng 1111 178 186 344 190 213

Cơ cấu máy móc thiết bị dệt thoi 16% 17% 31% 17% 19%

Nguồn : Tông hợp kết quả của nghiên cứu sinh từ Vinatex

Page 174: MỞ ĐẦUvids.mpi.gov.vn/Includes/NewsDetail/3_2019/dt_14320191057... · Web viewNâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội

Phụ lục 10 : Thiết bị dệt kim Vinatex

STT Loại máy Tổng số <5 năm5-10

năm

10-15

năm15-20 năm Trên 20 năm

1Máy đan tròn đương

kính lớn ( > 22 inch)

Single 90 2 41 19 20 8

Interlock 20 14 2 1 3

Rib 16 2 4 6 2 2

2

Máy đan tròn đương

kính trung bình (6 - 22

inch)

Single 4 4

Interlock 26 11 8 7

Rib 63 17 9 2 5 30

3 Máy dệt cổ 81 27 6 14 34

Tổng cộng 300 62 73 32 49 84

 Cơ cấu máy móc thiết bị dệt kim 21% 24% 11% 16% 28%

Nguồn : Tông hợp kết quả của nghiên cứu sinh từ Vinatex