32
[email protected] 1 Chương 2 MÁU VÀ BẠCH HUYẾT (P3) (Blood and lympatic System) Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University

Mau va bach huyet p3

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Mau va bach huyet p3

[email protected] 1

Chương 2 MÁU VÀ BẠCH HUYẾT (P3)

(Blood and lympatic System)

Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University

Page 2: Mau va bach huyet p3

[email protected] 2

Các yếu tố hữu hình

granular

agranular

Page 3: Mau va bach huyet p3

[email protected] 3

Các loại tế bào máu

Page 4: Mau va bach huyet p3

[email protected] 4

1.5. Thành phần của máu (tt) 1.5.2. Hồng cầu

1.5.2.1. Hình thái, cấu tạo, số lượng+ Hình thái- Hồng cầu động vật có vú có hình dĩa, lõm

2 mặt, không có nhân (trừ loài chim)- Hồng cầu chim, bò sát, lạc đà, nai có hình

thoi, còn hồng cầu đa số động vật có vú và người có hình dĩa tròn, lõm 2 mặt để tăng diện tích tiếp xúc oxy lên 1,6 lần.

-Hồng cầu có đường kính từ 7-8 micromet, chiều dày 2 micromet

Page 7: Mau va bach huyet p3

[email protected] 7

Hồng cầu chim

Hồng cầu gà

Page 8: Mau va bach huyet p3

[email protected] 8

1.5.2. Hồng cầu (tt)

+ Cấu tạo: - Màng hồng cầu là một màng lipoproteit, có

khả năng thẩm thấu, có khả năng đàn hồi. Nhờ vậy hồng cầu có thể len lõi qua các mao mạch có đường kính bé hơn

- Bên trong tế bào chất chứa một sắc tố chromoproteit màu đỏ, đó là hemoglobin (Hb).

- Thành phần hóa học: nước chiếm 60% và 40% là vật chất khô, trong chất khô Hb chiếm đến 90%.

Page 10: Mau va bach huyet p3

[email protected] 10

+ Cấu tạo (tt): - Trong hồng cầu có một số enzym quan trọng

như anhydraza, catalaza; trên màng có men glucozo-6-photpha dehydrogenaza, glutation-reductaza có vai trò làm màng bền vững và trao đổi chất dễ dàng

- Muối vô cơ chủ yếu là Kali + Số lượng

- Số lượng hồng cầu ở các loài không giống nhau. Thay đổi theo tuổi, tính biệt, chế độ dinh dưỡng, trạng thái cơ thể và bệnh tật.

- Ví dụ: Trâu: 4,5-5,3 triệu/1mm3 máu; Lợn: 6-8 ; Bò: 6-8, Ngựa: 7-10, Dê: 13-14, Cừu: 10-13, Chó, mèo: 6-8, gà: 2,5-3,2

- Ở người : Nam: 5-6; nữ: 4-5 triệu/mm3

Page 11: Mau va bach huyet p3

[email protected] 11

+Ở trẻ sơ sinh số lượng hồng cầu khoảng 6 triệu, sau khi sinh hai tuần giảm xuống 5 triệu, rồi 4,5 triệu. Đến tuổi dậy thì hơi tăng lên. Số lượng hồng cầu cũng hơi tăng sau bữa ăn, mùa lạnh, lao động nặng, ở độ cao từ 700m so với mặt biển trở lên và khi mất nhiều mồ hôi, đái nhiều.

+ Số lượng hồng cầu giảm khi uống nhiều, cuối kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Trường hợp bệnh lý, hồng cầu tăng khi bị ngạt. Hồng cầu giảm khi bị xuất huyết, chứng bệnh thiếu máu...

Page 12: Mau va bach huyet p3

[email protected] 12

1.5.2. Hồng cầu (tt)

1.5.2.2. Đời sống hồng cầu: - Hồng cầu được sinh ra từ tủy đỏ

xương (trong bào thai thì do gan sinh ra). Trung bình hồng cầu sống được 120 ngày (hồng cầu trâu bò chỉ sống 1-2 tháng)

- Ban đầu tủy đỏ xương sinh ra các tế bào gốc chung cho tất cả tất cả các tế bào máu. Tế bào này biệt hóa thành hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Page 14: Mau va bach huyet p3

[email protected] 14

- Hồng cầu nguyên thủy có nhân, có ribosom, bộ máy golgi và ty thể. Hb được tạo ra ngay trong giai đoạn này, sau đó tăng dần, Nhân teo dần và các bào quan biến mất.

Page 15: Mau va bach huyet p3

[email protected] 15

+ Các hồng cầu già bị phá hủy chủ yếu ở lách và gan. Tuy nhiên, ở những người bị cắt lách sự phá hủy hồng cầu cũng không bị ảnh hưởng.

+ Do vậy, có thể hồng cầu còn bị phá hủy ở nhiều nơi trong hệ tuần hoàn. Khi bị phá hủy, lượng globin và sắt được tái thu hồi cho tủy xương để sản xuất hồng cầu mới. Một phần hemoglobin tạo thành sắc tố mật

Page 16: Mau va bach huyet p3

[email protected] 1616

Page 17: Mau va bach huyet p3

[email protected] 17

+ Trong cơ thể sản sinh một yếu tố kích thích sự tăng sinh hồng cầu. Yếu tố này là erythropoietin, đó là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 34.000, được sản xuất ra từ thận và gan (thận sản xuất khoảng 80-90% tổng số).

+ Mọi nguyên nhân gây thiếu oxy ở các mô đều kích thích thận và gan tăng sản xuất erythropoietin. Đến lượt mình erythropoietin kích thích tuỷ xương tăng sinh hồng cầu.

Page 18: Mau va bach huyet p3

[email protected] 18

Erythropoietin

Page 20: Mau va bach huyet p3

[email protected] 20

Vòng đời của hồng cầu (RBC)

Page 22: Mau va bach huyet p3

[email protected] 22

+ Khi cơ thể thiếu sắt, hemoglobin không được tạo thành đầy đủ trong hồng cầu. Các hồng cầu này vào máu gây bệnh thiếu máu nhược sắc.

+ Các vitamin B nhất là vitamin B12 và acid folic tham gia quá trình tạo hồng cầu. Thiếu vitamin B12 và acid folic sẽ làm giảm sự tổng hợp thymidin triphosphat, một thành phần quan trọng của ADN nghĩa là giảm lượng ADN và do đó làm cho tế bào không phân chia và không chín được.

+Cholin và thymidin cần thiết cho sự tạo màng hồng cầu. Thiếu acid nicotinic và Thiamin gây thiếu máu vừa. Thiếu pyridoxin gây thiếu máu nặng.

Page 23: Mau va bach huyet p3

[email protected] 23

1.5.2. Hồng cầu (tt)

1.5.2.3. Hemoglobin (Hb) - Hemoglobin là thành phần cấu tạo

quan trọng nhất của hồng cầu, đây là một protein màu: cromoproteit. Khối lượng phân tử là 64.450. Nó được cấu tạo bởi một phân tử globin kết hợp với 4 phân tử Hem

- Mỗi phân tử globin có 4 mạch peptit: 2 mạch α và 2 mạch β. Mạch α có 141 axit amin và mạch β có 146 axit amin. Chúng xếp đối xứng nhau và 4 hem gắn vào 4 mạch.

Page 24: Mau va bach huyet p3

[email protected] 24

• Dedicated to carry respiratory gas

Page 25: Mau va bach huyet p3

[email protected] 25

Hem có màu đỏ nên hồng cầu có màu đỏ

Page 26: Mau va bach huyet p3

[email protected] 26

1.5.2.2. Hemoglobin (Hb) (tt)- Hem được cấu tạo bằng một vòng

protoporphiring gồm 4 vòng pyrol nối với nhau và ở giữa là một nguyên tử sắt có hóa trị 2 (Fe++).

- Diệp lục ở lá cây cũng có cấu tạo tương tự nhưng ở giữa là nguyên tử Magie (Mg), điều này chứng minh giữa thực vật và động vật có nguồn gốc tiến hóa chung.

Page 28: Mau va bach huyet p3

[email protected] 28

Trong cơ thể Hb tạo thành các dạng kết hợp như sau:

− Oxyhemoglobin (HbO2). Khi tiếp xúc với O2, một hợp chất được hình thành là HbO2. Đây là dạng kết hợp lỏng lẻo hai chiều:

Hb + O2 ⇔ HbO2

HbO2 có màu đỏ tươi đặc trưng cho máu động mạch.

Page 29: Mau va bach huyet p3

[email protected] 29

−Carbohemoglobin (HbCO2): Khi tiếp xúc với CO2 tạo thành HbCO2, cũng là phản ứng thuận nghịch.

Hb + CO2 ⇔ HbCO2

HbCO2 có màu đỏ thẫm, đặc trưng cho máu tĩnh mạch.

Page 30: Mau va bach huyet p3

[email protected] 30

− Carboxyhemoglobin (HbCO): Hemoglobin gặp khí carbon oxyd (CO) sẽ xảy ra phản ứng tạo thành HbCO :

Hb + CO → HbCO Đây là một liên kết bền vững làm cho Hb tự

do giảm không còn đủ để vận chuyển O2. Đó là trường hợp ngộ độc và ngạt do khí CO.

- Khi gặp một số chất độc (nitrobenzen, anilin, cloratkali…) Fe++ của Hb sẽ bị khử thành Fe+++

Hb+ + OH- → HbOH

HbOH không có khả năng kết hợp với O2 . Trong cơ thể có enzym phân giải HbO. Một số cá thể thiếu enzym này sẽ còi cọc, chậm lớn…

Page 31: Mau va bach huyet p3

[email protected] 31

- Hàm lượng Hb ở các loài động vật khác nhau: Ngựa: 8-14 g%Hb; Bò: 9-14; Dê: 7-14; Cừu 10-15; Lợn 10-14; Chó 11-18; Mèo: 7-15; Gà: 12,7; Vịt: 13,5.

-Ở người hàm lượng Hb là 13-14g% (Nam: 14,6; Nữ: 13,2). Với hàm lượng này tổng lượng Hb trong máu có thể kết hợp và vận chuyển 20 ml oxy.

- Lượng Hb thay đổi tùy thuộc vào lứa tuổi, giống, dinh dưỡng, trạng thái cơ thể…

Page 32: Mau va bach huyet p3

[email protected] 32

Thank you . . .