25
1 MỤC LỤC I. SỰ CẦN THIẾT.............................................................................................................. 2 1. Lưu vực sông Hồng – Thái Bình đã có các Quy hoạch khai thác, sử dụng nước, nhưng chưa có Quy hoạch tài nguyên nước ................................................................................ 2 2. Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình là công cụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước ................................................................................................ 3 3. Các vấn đề cần giải quyết về tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình ......... 4 II. VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC ................................................... 8 1. Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng–Thái Bình là nền tảng cho Quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng ........................................................................................... 8 2. Vị trí, vai trò của quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng–Thái Bình đối với các Quy hoạch khai thác, sử dụng nước ........................................................................... 9 III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU QUY HOẠCH .................................................. 10 1. Phạm vi Quy hoạch ....................................................................................................... 10 2. Đối tượng Quy hoạch .................................................................................................... 10 3. Mục tiêu của Quy hoạch ................................................................................................ 11 IV. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LẬP QUY HOẠCH ........................................................ 12 1. Sơ đồ lập quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình ........................... 12 2. Xử lý thông tin, số liệu phần thượng nguồn ................................................................... 12 3. Giải pháp chủ động sử dụng nguồn nước nội địa............................................................ 13 4. Đánh giá hiện trạng và xu thế biến đổi nguồn nước, sử dụng nước ................................. 13 5. Chức năng nguồn nước .................................................................................................. 16 6. Phân bổ nguồn nước ...................................................................................................... 17 7. Bảo vệ tài nguyên nước ................................................................................................. 20 8. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra ........................................... 22 9. Định hướng tổng thể phát triển lưu vực sông Hồng – Thái Bình..................................... 22 V. KẾT QUẢ, SẢN PHẨM CỦA QUY HOẠCH .............................................................. 23

MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

1

MỤC LỤC

I. SỰ CẦN THIẾT..............................................................................................................21. Lưu vực sông Hồng – Thái Bình đã có các Quy hoạch khai thác, sử dụng nước, nhưng

chưa có Quy hoạch tài nguyên nước ................................................................................22. Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình là công cụ cho quản lý

tổng hợp tài nguyên nước ................................................................................................33. Các vấn đề cần giải quyết về tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình .........4

II. VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC...................................................81. Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng–Thái Bình là nền tảng cho Quy hoạch

tổng thể khai thác sông Hồng...........................................................................................82. Vị trí, vai trò của quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng–Thái Bình đối với

các Quy hoạch khai thác, sử dụng nước ...........................................................................9III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU QUY HOẠCH ..................................................10

1. Phạm vi Quy hoạch .......................................................................................................102. Đối tượng Quy hoạch ....................................................................................................103. Mục tiêu của Quy hoạch ................................................................................................ 11

IV. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LẬP QUY HOẠCH........................................................121. Sơ đồ lập quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình........................... 122. Xử lý thông tin, số liệu phần thượng nguồn ...................................................................123. Giải pháp chủ động sử dụng nguồn nước nội địa............................................................ 134. Đánh giá hiện trạng và xu thế biến đổi nguồn nước, sử dụng nước.................................135. Chức năng nguồn nước..................................................................................................166. Phân bổ nguồn nước ......................................................................................................177. Bảo vệ tài nguyên nước .................................................................................................208. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra ...........................................229. Định hướng tổng thể phát triển lưu vực sông Hồng – Thái Bình.....................................22

V. KẾT QUẢ, SẢN PHẨM CỦA QUY HOẠCH .............................................................. 23

Page 2: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

2

BÁO CÁO TỔNG QUANLẬP NHIỆM VỤ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG

HỒNG - THÁI BÌNHI. SỰ CẦN THIẾT1. Lưu vực sông Hồng – Thái Bình đã có các Quy hoạch khai thác, sử dụngnước, nhưng chưa có Quy hoạch tài nguyên nước

Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạchkhai thác, sử dụng nước như: thủy điện, thủy lợi, giao thông thủy, cấp nước chođô thị và công nghiệp. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưahợp lý, chưa bảo đảm tổng hợp, hiệu quả; chưa gắn kết giữa khai thác, sử dụngvới bảo vệ, với phòng, chống tác hại do nước gây ra; quản lý chất lượng và sốlượng không đi đôi với nhau. Đồng thời, trên lưu vực sông đã và đang nảy sinhnhiều vấn đề về bảo vệ dòng sông, bảo vệ chất lượng nước, mâu thuẫn giữa cácmục đích khai thác, sử dụng nước…

Luật Tài nguyên nước đã quy định mọi hoạt động bảo vệ, khai thác, sửdụng tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gâyra phải tuân thủ quy hoạch tài nguyên nước. Điều đó có nghĩa là cần phải có quyhoạch tài nguyên nước và quy hoạch tài nguyên nước phải đi trước một bước sovới các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng nước nhằm xem xét, giảiquyết thấu đáo các vấn đề đặt ra ở trên.

Hầu hết các nguồn nước đều chưa có phân vùng mục đích khai thác, sửdụng và bảo vệ do vậy, thiếu cơ sở cho việc cấp phép KTSD TNN.

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các quy hoạch trước đây

QH tổng thể Pháttriển KTXH vùng

QH thủy lợi

QH thủy điện

QH cấp nước

QH giao thôngthủy

QH KTSD nướckhác

Page 3: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

3

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa các quy hoạch trong bối cảnh hiện nay

2. Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình là công cụcho quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Quy hoạch tài nguyên nước là công cụ để quản lý tổng hợp tài nguyênnước vì có xét đến tất cả các ngành dùng nước, cả về số lượng và chất lượngnước nhằm đảm bảo phát triển tài nguyên nước bền vững, có hiệu quả kinh tếgắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và công bằng xã hội. Vì vậy Quyhoạch tài nguyên nước cần phải được tiến hành theo hướng tiếp cận từ tổngquan nguồn nước trên toàn lưu vực sông đến chi tiết từng tiểu lưu vực; pháthuy tối đa tiềm năng tự nhiên nguồn nước để sử dụng hợp lý, hiệu quả tàinguyên nước trên cơ sở chức năng nguồn nước. Đây là điểm rất khác biệt vớiquy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng nước khác.

Là loại quy hoạch tổng hợp đa ngành, vì vậy Quy hoạch tài nguyên nướccần xem xét tới (i) hệ thống tự nhiên (bao gồm mưa, dòng chảy, lũ, kiệt, hệ sinhthái nước, môi trường nước…); (ii) hệ thống xã hội (bao gồm các khai thác tàinguyên nước để phục vụ yêu cầu của con người, phục vụ mục đích sử dụngnước của con người như làm hồ, đập, trạm bơm, cống lấy nước, đê kè…); (iii)hệ thống hành chính và thể chế: gianh giới hành chính, luật pháp và các quyđịnh mà tiến trình quy hoạch, quản lý nước và các quyết định phải giải quyết đểhài hòa giữa khai thác sử dụng nước của con người với hệ thống tự nhiên.

QH tổng thể Pháttriển KTXH vùng/LVS

Quy hoạch tàinguyên nước

QH thủy lợi

QH thủy điện

QH cấp nước

QH giao thông thủy

QH KTSD nước khác

Page 4: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

4

3. Các vấn đề cần giải quyết về tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng –Thái Bìnha) Phụ thuộc vào nguồn nước đến từ Trung Quốc

Tổng diện tích toàn lưu vực sông Hồng-TB là 169,000 km2, trong đó diệntích thuộc Việt Nam là 86,700 km2 (51,3%), diện tích thuộc Trung Quốc là81,200 km2 (48%), diện tích thuộc Lào là 1,100 km2 (0,65%).

Với gần một nửa diện tích lưu vực sông, lượng dòng chảy năm sản sinhtrên lãnh thổ Trung Quốc khoảng 51 tỷ m3 (bằng 38% tổng lượng dòng chảytoàn lưu vực sông).

Hệ thống các công trình khai thác sử dụng nước phần Trung Quốc đanglàm thay đổi lớn đến lượng nước, chế độ dòng chảy và chất lượng nước, phù sacủa sông Đà, Thao, Chảy, Lô trước khi đồ vào Việt Nam qua số liệu, thông tindưới đây:

Các công trình thủy điện vùng thượng nguồn sông Hồng có dung tích hữuích không lớn và các hồ chứa có phương thức vận hành điều tiết ngày đêm1.Trên các nhánh sông chính sông Lý Tiên (thượng nguồn sông Đà) có 11 đập quyhoạch, trong đó 8 đập hiện đang vận hành với tổng dung tích 2 tỷ m3. Trên dòngchính sông Nguyên (thượng nguồn sông Thao) có 1 nhà máy đang vận hành.Trên các nhánh sông chính sông Bàn Long (thượng nguồn sông Lô) hiện có 8công trình đang hoạt động. Tổng các công trình thủy lợi trên phần diện tích lưuvực sông thuộc Trung Quốc đã tưới cho 122.000 ha.

Kết quả phân tích chất lượng nước suối Đỏ (nhánh suối bắt nguồn từTrung Quốc đổ vào sông Chảy) một số năm gần cho thấy nước suối bị ô nhiễmnặng.

1 Theo Báo cáo đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu trên sông Đà (2009) và Cơ sở pháp lý bảo vệnguồn nước quốc tế của Việt Nam (2012).

Page 5: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

5

Hình 1.3: Phạm vi lưu vực sông Hồng – Thái bìnhb) Cạnh tranh trong khai thác, sử dụng nước

Cạnh tranh, mâu thuẫn sử dụng nước thượng – hạ lưu đã xảy ra ở rấtnhiều lưu vực sông và hầu hết đều liên quan đến việc vận hành, chuyển nướccủa các nhà máy thủy điện. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết hợp lý trong bàitoán Quy hoạch phân bổ nguồn nước lưu vực sông. Ở sông Hồng – Thái Bình,cạnh tranh giữa nước cho phát điện và nước cho sản xuất nông nghiệp đã nảysinh từ rất lâu do nhu cầu sản xuất điện và nhu cầu cấp nước nông nghiệp khôngcùng thời kỳ. Thời kỳ phát điện tối đa thường rơi vào tháng 5 trở đi nhưng dotập quán canh tác nên ĐBSH yêu cầu đổ ải vào cuối tháng 1 và tháng 2.c) Một số đề xuất xây dựng công trình trên dòng chính sông Hồng

Gần đây, có một số đề xuất xây dựng các công trình trên sông Hồng (Dựán Giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng), tuy nhiên các đề xuất này chưa đủ

Page 6: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

6

căn cứ để xem xét do chưa có quy hoạch tổng thể, quy hoạch tài nguyên nướctrên lưu vực sông Hồng – Thái Bình.d) Ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nguồn nước dẫn đến chất lượng nước không bảo đảm các mụctiêu sử dụng nước và do đó, càng làm cho nguồn nước bị khan hiếm, sự cạnhtranh trong dùng nước càng tăng cao cụ thể nước dành cho phát điện với nướccho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước sông Nhuệ - Đáy và sông Cầu đang bị ônhiễm nghiêm trọng, nhiều nơi nguồn nước mất khả năng sử dụng.e) Vấn đề chuyển nước giữa các tiểu lưu vực sông, các nguồn nước

Hiện nay, trên sông Đà và sông Hồng đã hình thành một số dự án chuyểnnước lưu vực để phục vụ mục đích phát triển kinh tế, đáng kể là các dự án:

- Chuyển nước từ sông Đà sang sông Tích nhằm tiếp nước và cải tạo sôngTích, sông Đáy (đã xây dựng cống Lương Phú và đang xây dựng hệ thốngkênh);

- Chuyển nước sông Hồng sang sông Đáy qua cống Cẩm Đình và HiệpThuận.

Tất cả những dự án chuyển nước này lẽ ra phải là nội dung của quy hoạchtài nguyên nước nhưng cho tới nay chưa có Quy hoạch tài nguyên nước.f) Mực nước sông Hồng hạ thấp

Mực nước sông Hồng trong những năm gần đây hạ thấp, có những thờiđiểm quá thấp (mực nước thấp nhất tại Hà Nội đạt thấp nhất kỷ lục 0.1m vàongày 21/2/2010), làm cho con sông Hồng không còn giữ được cảnh quan tựnhiên vốn có của nó. Mực nước sông Hồng hạ thấp đã dẫn đến hiện tượng tắcluồng, phương tiện vận tải thủy đã không thể lưu thông. Vì vậy, để bảo đảm mựcnước cho các công trình lấy nước tưới tự chảy và giao thông thủy thì các hồ phảixả thêm một lượng nước lớn gấp 1,5÷2,5 lần so với 10 năm trước đây. Điều nàyđã phá vỡ thiết kế ban đầu của hệ thống hồ chứa, đồng nghĩa với việc mâu thuẫngiữa nhu cầu nước cho thủy điện và hạ du ngày càng tăng.g) Vấn đề biến đổi lòng dẫn, phân lưu sông Đuống

Những năm gần đây, về mùa kiệt, lưu lượng nước từ sông Hồng chảysang sông Đuống ngày càng tăng. Kết quả nghiên cứu gần cho thấy lòng sôngHồng ở khu vực này đã bị biến đổi nhiều do bồi, xói là nguyên nhân gây ra hiệntượng đó. Nếu hiện tượng này tiếp tục xảy ra và gia tăng sẽ làm đảo lộn việckhai thác sử dụng nước ở hạ lưu sông Hồng và sông Đuống. Ngoài ra, việc khai

Page 7: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

7

thác cát, khoáng sản trên sông Hồng, sông Thương ... đã và đang làm biến đổilòng dẫn, gây ra bồi, xói các con sông này.h) Hệ sinh thái thủy sinh đang bị tác động

Trên sông Hồng có 4 loài cá quý hiếm có giá trị là cá lăng chấm, cá chiên,cá bỗng và cá anh vũ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Việc xây dựng các công trình ảnh hưởng đến hành lang di cư và nguồnthức ăn của loài thủy sinh. Đồng thời việc điều tiết nguồn nước của các hồ chứalàm thay đổi chế độ dòng chảy có tác động không nhỏ đến môi trường sống củacác loài thủy sản quý hiếm này.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước gia tăng cũng đe dọa tới sự tồn tại của cácloài thủy sinh đặc hữu trên lưu vực.i) Hạn hán, thiếu nước

Tình trạng hạn hán thiếu nước về mùa kiệt trên hệ thống sông Hồng –Thái Bình đã diễn ra từ hơn 1 thập kỷ qua. Hạn hán đã từng xảy ra trong lịch sửtrên lưu vực sông Lô – Gâm xảy ra trên diện rộng với mức độ khá trầm trọng.Vào mùa khô, các lưu vực sông Chảy, Phó Đáy thường xuyên xảy ra tình trạnghạn hán, thiếu nước.j) Thiếu nước sinh hoạt vùng miền núi

Trên toàn lưu vực sông Hồng – Thái Bình, vấn đề thiếu nước, khan hiếmnước cho sinh hoạt vào mùa khô diễn ra phổ biến chủ yếu ở khu vực vùng núicao, nơi có địa hình hiểm trở, cấu trúc địa chất phức tạp, hạ tầng khó khăn và lànơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Đến nay, đã và đang có một số dự ánđiều tra, tìm kiếm và xây dựng các cụm cấp nước sinh hoạt nông thôn. Tuynhiên, những cố gắng đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của đồng bào miền núi.k) Suy giảm mực nước dưới đất do khai thác quá mức

Việc khai thác nước dưới đất quá mức đang xảy ra ở vùng phía nam củaTP Hà Nội và một số địa phương. Mặc dù tài nguyên nước ngầm thuộc địa bànTP Hà Nội khá phong phú, nhưng do việc khai thác nước ngầm chưa được quyhoạch hợp lý như hiện nay đã gây ra hạ thấp mực nước lớn làm ảnh hưởng đếnmôi trường (ô nhiễm, sụt lún đất). Một số bãi giếng như Hạ Đình, Tương Mai vàPháp Vân do nằm xa sông do đó mực nước hạ thấp lớn.l) Ô nhiễm Asen

Do lịch sử phát triển kiến tạo, địa chất, một số nguồn nước ngầm đangkhai thác, đặc biệt là một số hệ thống cấp nước nằm ở phía nam Hà Nội bị ô

Page 8: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

8

nhiễm bởi amoni và asen cao hơn mức độ cho phép đối với nước ăn uống theotiêu chuẩn hiện hành. Các nguồn nước ngầm khai thác từ các giếng khoan (mộtphần giếng đào) cũng bị ô nhiễm bởi asen và amoni. Theo thống kê của tổ chứcWHO năm 2004 theo kết quả điều tra tại một số tỉnh trên lưu vực sông Hồng vàsông Thái Bình cho thấy tỷ lệ giếng có hàm lượng As cao hơn tiêu chuẩn củaWHO tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Nam, Hà Nội.m) Xâm nhập mặn các tầng chứa nước do khai thác nước dưới đất

Vấn đề xâm nhập mặn các tầng chứa nước xảy ra chủ yếu ở khu vực Đồngbằng sông Hồng. Việc khai thác NDĐ tràn lan, phục vụ lợi ích trước mắt đanglàm ảnh hưởng lớn đến việc quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý và bền vững tàinguyên NDĐ. Xâm nhập mặn các tầng chứa nước diễn ra ở vùng ven biển donước mặn tồn tại trong các tầng chứa nước có liên quan đến các quá trình tiếnhóa trầm tích và các chu kỳ dao động của mực nước biển qua các thời kỳ cũngnhư mức độ quan hệ thủy lực của các tầng chứa nước với nước biển.

Các địa phương hiện nay đang chịu ảnh hưởng nhiễm mặn tầng chứa nướcnhư: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Hải Dương, HưngYên, Bắc Ninh và TP. Hà Nội. Diện tích phân bố nước mặn chiếm 3/5 tầng chứanước Holocen và 2/5 tầng chứa nước Pleistocen trên toàn Đồng bằng Bắc Bộ.

Tóm lạiĐể giải quyết những vấn đề nêu trên, nhằm phát triển bền vững an ninh

nguồn nước, hài hòa lợi ích giữa các đối tượng sử dụng nước, Quy hoạch tàinguyên nước rất cần thiết phải xây dựng và thực hiện ngay cho lưu vực sôngHồng – Thái Bình, một trong những lưu vực sông lớn nhất và có tầm quan trọngđặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của nước ta.Kết quả Quy hoạch tài nguyên nước cho lưu vực sông Hồng-Thái Bình là côngcụ hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên nước, đồng thời là cơ sở cho việc điềuchỉnh và định hướng khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước của cácngành giai đoạn hiện tại và trong tương lai cũng như định hướng về hợp tác vớicác quốc gia láng giềng.II. VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC1. Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng–Thái Bình là nền tảngcho Quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng

Khoản 8 Điều 3 Luật tài nguyên nước quy định: “Các quy hoạch, kếhoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh phải

Page 9: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

9

gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước; bảo đảm duy trì dòngchảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứanước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư”. Vì vậy, phát triển KTXHphải gắn với (i) khả năng nguồn nước, (ii) hài hòa trong bảo vệ và phát triển tàinguyên nước và (iii) bảo đảm công bằng trong khai thác, sử dụng và ưu tiên pháttriển chiến lược.

Trong quá trình phát triển KTXH đòi hỏi phải có sự chuyển dịch cơ cấukinh tế và phải chuyển dịch cơ cấu sử dụng nước phù hợp. Để bảo đảm cơ cấusử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì cần phải có QHTNN là nềntảng cho Quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng.

2. Vị trí, vai trò của quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng–TháiBình đối với các Quy hoạch khai thác, sử dụng nước

Quy hoạch tài nguyên nước là quy hoạch về nguồn, trong khi nguồn nướclại được khai thác, sử dụng bởi rất nhiều đối tượng. Do đó Quy hoạch tài nguyênnước mang tính tổng hợp, đa ngành, tất cả các ngành sử dụng nước đều được xétđến, đồng thời có xét thứ tự ưu tiên dùng nước. Điều này đã được quy định tạiKhoản 2 Điều 16 Luật Tài nguyên nước: “Quy hoạch về thủy lợi, thủy điện, cấpnước, giao thông thủy nội địa và các quy hoạch khác có hoạt động khai thác, sửdụng tài nguyên nước do bộ, ngành, địa phương lập phải phù hợp với quyhoạch tài nguyên nước”.

Page 10: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

10

Khoản 10 Điều 9 Luật Tài nguyên nước quy định về các hành vi bịnghiêm cấm: “Xây dựng hồ chứa, đập, công trình khai thác nước trái quy hoạchtài nguyên nước”. Do chưa có Quy hoạch tài nguyên nước nên các công trìnhkhai thác, sử dụng nước được đề xuất hầu hết đều mang tính đơn ngành, thiếuđịnh hướng và có thể làm tổn hại những đối tượng phụ thuộc vào nguồn nước.

Tóm lạiSau khi quy hoạch tài nguyên nước được phê duyệt, sẽ đóng vai trò:- Các quy hoạch về thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông thủy nội địa

và các quy hoạch khác có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Bộ,ngành, địa phương lập phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước.

- Là căn cứ rà soát hiện trạng các ngành có khai thác, sử dụng nước. CácBộ, ngành, địa phương theo đó điều chỉnh việc khai thác, sử dụng nước phù hợpvới Quy hoạch tài nguyên nước.

- Là căn cứ cho các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước xemxét, thẩm định việc xây dựng hồ chứa, đập, công trình khai thác nước.

- Dự báo được các tác động có thể xảy ra khi đặt các công trình trên lưuvực sông đối với việc sử dụng nước và các hoạt động phát triển kinh tế xã hộitrên toàn lưu vực.

- Căn cứ vào kết quả của Quy hoạch tài nguyên nước, Nhà nước sẽ điềuchỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương chophù hợp với nguồn nước có thể sử dụng, có thể phân bổ và thông báo hạn mứcsử dụng nước trong các tình huống thiếu nước do hạn hán, ô nhiễm theo thờigian và không gian, trong toàn vùng, để điều tiết mọi hoạt động xã hội có sửdụng nước.III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU QUY HOẠCH1. Phạm vi Quy hoạch

Phạm vi quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình làphần diện tích lưu vực sông thuộc Việt Nam, 86.700 km2.2. Đối tượng Quy hoạch

Đối tượng quy hoạch đối với tài nguyên nước mặt là các con sông Đà,Hồng, Chảy, Lô, Gâm, Cầu, Thương, Lục Nam, Đuống, Thái Bình, Nhuệ-Đáyvà các hồ chứa Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang.

Page 11: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

11

Hình 1.4: Các nguồn nước sông thực hiện quy hoạchĐối tượng quy hoạch đối với nước dưới đất là các tầng chứa nước lỗ hổng

ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và các phức hệ chứa nước trong các thành tạocacbonat và trầm tích lục nguyên ở các vùng Đông và Tây Bắc Bộ.3. Mục tiêu của Quy hoạch

- Phân bổ bảo đảm công bằng và hợp lý giữa các vùng, nhóm đối tượng sửdụng nước; giữa các tỉnh; giữa vùng trung du miền núi tây bắc và đông bắc vớiĐồng bằng sông Hồng;

- Ưu tiên nguồn nước bảo đảm phát triển mang tính chiến lược, ổn định ansinh xã hội, đó là: Phát triển thủy điện kết hợp phòng, chống lũ ở trung du, miềnnúi tây bắc đồng thời bảo vệ nguồn sinh thủy ở các tiểu LVS Đà, Lô – Gâm; Sảnxuất nông nghiệp kết hợp phát triển công nghiệp ở Vùng Đồng bằng sông Hồng;Phát triển công nghiệp ở các tiểu LVS Cầu, Thương;

- Cân bằng giữa lượng nước có thể khai thác và nhu cầu sử dụng nước cóxét đến sự biến động tự nhiên của nguồn nước nhằm tránh tình trạng thiếu nướcthường xuyên hoặc không lường trước được;

- Bảo vệ các hệ sinh thái phụ thuộc vào nước trên sông Hồng, các chứcnăng quan trọng của nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệttrên sông Cầu, Nhuệ-Đáy;

- Phòng, chống, giảm thiểu và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

Page 12: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

12

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước hiện có.IV. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LẬP QUY HOẠCH1. Sơ đồ lập quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình

Hình 1.5: Sơ đồ quá trình lập quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình

2. Xử lý thông tin, số liệu phần thượng nguồn- Sử dụng công cụ mô hình kết hợp phân tích ảnh viễn thám- Giả thiết các kịch bản về sử dụng nước và nước đến phía Trung Quốc có

kết hợp sử dụng mô hình- Sử dụng tài liệu thực đo tại các trạm sát biên giới

Page 13: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

13

3. Giải pháp chủ động sử dụng nguồn nước nội địaTrong trường hợp cực đoan (không có nguồn nước đến từ thượng nguồn

và có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu), chỉ xét lượng nước nội sinh trên lãnh thổViệt Nam, Quy hoạch cần thực hiện các nội dung sau:

- Sử dụng tối ưu nguồn nước: tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên cho phát triểnchiến lược và các nhu cầu thiết yếu, tái sử dụng nước;

- Bảo vệ nguồn nước khỏi suy thoái cạn kiệt: khôi phục các nguồn nướcđã bị ô nhiễm;

- Phát triển nguồn nước: tăng khả năng trữ nước (nước mưa, nước lũ),tăng lượng nước có thể khai thác sử dụng.4. Đánh giá hiện trạng và xu thế biến đổi nguồn nước, sử dụng nước

Phần thượng nguồn4.1.Phần thượng lưu lưu vực sông Hồng phía Trung Quốc thiếu số liệu khí

tượng, thủy văn, khai thác sử dụng và phát triển nguồn nước, do đó việc đánhgiá hiện trạng và xu thế biến đổi nguồn nước, sử dụng nước sẽ được tiến hànhnhư sau:

- Sử dụng mô hình thủy văn để xác định tài nguyên nước đến trên 3 nhánhĐà, Thao, Lô vào Việt Nam

- Sử dụng tài liệu thực đo tại các trạm sát biên giới kết hợp kết quả ứngdụng mô hình tính toán thủy văn để xác định lượng nước sử dụng ở phía TrungQuốc

- Sử dụng phân tích ảnh viễn thám và kỹ thuật GIS để khoanh định vị trícác công trình khai thác sử dụng nước

- Xây dựng các kịch bản về nguồn nước và sử dụng nước phía TQ có kếthợp sử dụng mô hình để đánh giá số lượng, chất lượng nước chảy về Việt Namtrên 3 nhánh Đà, Thao, Lô

Page 14: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

14

Hình 1.6: Sơ đồ ứng dụng mô hình phần Trung Quốc

Phần thuộc lãnh thổ Việt Nam4.2.a) Nước mặt

Các phương pháp đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Hồng- TháiBình phía Việt Nam được thực hiện bao gồm:

- Sử dụng số liệu, tài liệu từ mạng quan trắc khí tượng, thủy văn hiện cóđể xác định tiềm năng nguồn nước trong lãnh thổ Việt Nam;

- Kế thừa sơ đồ tính thủy lực, biên tính toán, số liệu mặt cắt, số liệu địahình, và thiết lập công cụ mô hình thủy văn (NAM) thủy lực (MIKE HYDRORIVER, MIKE 21) để cập nhật hiện trạng (2015) và dự báo xu thế biến đổinguồn nước trong kỳ quy hoạch;

- Kế thừa kết quả đánh giá từ các dự án, nghiên cứu trước đây để đánh giátình hình khai thác, sử dụng nước, nhu cầu và lượng nước mặt sử dụng thực tế.

- Xây dựng các kịch bản khai thác, sử dụng nước trong kỳ quy hoạch.

TRUNG QUỐC

LÀO

Page 15: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

15

Hình 1.7: Sơ đồ thủy lực lưu vực sông Hồng – Thái Bình (phần trong nước)

b) Nước dưới đấtHiện nay, trên lưu vực sông Hồng-Thái Bình nước dưới đất được cấp cho

các thành phố Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, HưngYên…để phục vụ mục đích ăn uống sinh hoạt. Các thành phố Thái Nguyên, HảiDương, do trữ lượng nước dưới đất không lớn đã khai thác cả nước dưới đất lẫnnước trên mặt. Các thành phố Lào Cai, Yên Bái, Việt Trì, Hải Phòng, Hòa Bình,Nam Định do không có nguồn nước dưới đất nên phải khai thác nước mặt.

Thành phố Hà Nội có ba hình thức khai thác nước dưới đất: khai thác tậptrung, khai thác đơn lẻ và khai thác cung cấp nước ở vùng nông thôn.

Khai thác nước dưới đất tập trungDo các cơ quan chuyên môn (các Công ty Kinh doanh nước sạch) quản lý,

cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và sản xuất, có lịch sử phát triểnđến trên 100 năm. Theo số thông kê năm 2012, lượng nước khai thác từ nguồnnước dưới đất hình thức này là 620.000 m3/ng. Công trình Sông Đà đã hoànthành đang khai thác với công suất thống kê 2012 là 230.000 m3/ng.đ. Như vậy

Page 16: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

16

tổng lượng nước khai thác theo hình thức tập trung là 850.000 m3/ng, trong đónước mặt chiếm 27%, nước ngầm 73%.

Khai thác đơn lẻLoại hình này tồn tại phổ biến, do các cơ quan, xí nghiệp sản xuất kinh

doanh khác nhau thực hiện do không được loại hình 1 cung cấp đã khoan để cấpnước cho mình. Kết quả thống kê chưa đầy đủ, ở Hà Nội hiện có khoảng trên1000 giếng khoan khai thác với tổng công suất khoảng gần 300.000 m3 nướcmỗi ngày lấy hoàn toàn từ nguồn nước dưới đất từ tầng chứa nước Pleistocen

Khai thác nước vùng nông thônLoại hình này phát triển chủ yếu ở các huyện ngoại thành cung cấp cho

các hộ gia đình ở các vùng nông thôn, có khoảng trên 80 nghìn giếng khoanđường kính nhỏ khoan khai thác chủ yếu tầng chứa nước Holocen và phần trêncủa tầng chứa nước Pleistocen. Ước tính tổng lưu lượng khai thác vùng nôngthôn khoảng 800.000 m3/ng.

Như vậy tổng lượng nước khai thác cung cấp cho ăn uống sinh hoạt ởthành phố Hà Nội hiện nay khoảng 1,95 triệu m3 mỗi ngày, trong đó có 1,72triệu, chiếm 88%, lấy từ nguồn nước dưới đất.5. Chức năng nguồn nước

Chức năng nguồn nước là điểm mới được quy định trong Luật Tài nguyênnước tại Khoản 21 Điều 2: “Chức năng của nguồn nước là những mục đích sửdụng nước nhất định dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước”. Theo đó quyhoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình phải xác định được chứcnăng nguồn nước đối với từng đoạn sông, tầng chứa nước để:

- Phát huy tối đa tiềm năng tự nhiên nguồn nước để sử dụng hợp lý, hiệuquả tài nguyên nước.

- Xây dựng các nội dung phân bổ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước vàphòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra.

- Rà soát, điều chỉnh và định hướng cho các quy hoạch chuyên ngành cókhai thác, sử dụng nước.

Page 17: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

17

6. Phân bổ nguồn nướcSơ đồ phân bổ nguồn nước6.1.

Hình 1.8: Sơ đồ quá trình xây dựng nội dung phân bổ nguồn nước

Các nội dung, phương án phân bổ phải thể hiện được tính nhất quán giữaphân bổ nguồn nước lưu vực sông với phân bổ nguồn nước tiểu lưu vực, nguồnnước của tỉnh, vùng; phân bổ nguồn nước thể hiện tính nhất quán với quy hoạchcủa các ngành, đối tượng sử dụng nước.

1. Tài nguyên nước 2. Sử dụng nướcvà nhu cầu nước

3. Lượng nước cầnbảo đảm

4. Phân vùng chứcnăng nguồn nước

1.1. Xác định tổnglượng tài nguyên nướchiện có.1.2. Xác định lượngnước có thể sử dụng

Đánh giá hiện trạng

Dự báo xu thế

2.1. Lượng nướccó thể sử dụng.2.2. Lượng nướcsử dụng thực tế.2.3 Nhu cầu sửdung

3.1. Xác định dòngchảy tối thiểu3.2. Xác định nguồndự phòng3.3. Xác định nhucầu thiết yếu

Phạm vi và mụcđích sử dụngnước của cácnguồn nước

Nguồn nước Nhu cầu sử dụng

Yes

No

Lượng nước có thểphân bổ

Xây dựng kịch bản. PAphân bổ

- Mô hình phân bổ- Phương án phân bổ theo mùa, tháng, năm, TH thiếu nước- Lựa chọn phương án phân bổ

Phân tích đánh giá Phát triển kinh tế - xãhội

Phát triển nguồnnước, công trình

KTSD

Quản lý nguồn nướcnội địa

Yes

No

Đề xuất giải pháp phù hợp với các phương án được chọn

Quyết định và phê duyệt

Đề xuất giải pháp

Page 18: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

18

Định hướng khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước lưu vực sông Hồng -6.2.Thái Bình

Tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng được đánh giá là phong phú nhưngphân bố rất không đều. Do vậy, định hướng khai thác, sử dụng kết hợp cả nguồnnước mặt và nước dưới đất, ưu tiên sử dụng nguồn nước dưới đất cho ăn uốngsinh hoạt tập trung ở các đô thị và nông thôn, cung cấp cho sản xuất công nghiệpthực phẩm, dược phẩm, công nghiệp công nghệ cao do nước dưới đất có chấtlượng tốt hơn. Nguồn nước mặt sẽ được sử dụng cho nông nghiệp, thủy sản,giao thông thủy, thủy điện ... nhưng phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

Nơi nào không có nước dưới đất hoặc có chất lượng không đạt mới sửdụng nguồn nước mặt và các nguồn nước khác.

Theo kết quả điều tra, đánh giá đến nay, trữ lượng tiềm năng nước dướiđất toàn lưu vực, phần nước nhạt, khoảng 31,9 triệu m3/ng. Vùng đồng bằng,các thành tạo bở rời có mô đun trữ lượng khai thác tiềm năng đạt 1.900m3/ngày.km2 trong khi vùng núi, các thành tạo cố kết chỉ đạt 300 m3/ng.km2.Tức là mức độ phong phú nước vùng đồng bằng gấp hơn 6 lần ở vùng núi.

Ở vùng núi các thành tạo cacbonat giầu nước hơn các thành tạo lụcnguyên, biến chất và macma. Năng xuất các công trình khai thác còn phụ thuộcvào vị trí của chúng. Với cấu trúc địa chất thuận lợi, công xuất các công trìnhkhai thác vùng ven sông có thể lớn gấp 3-4 lần so với các công trình xa sông.

Xác định lượng nước có thế phân bổ6.3.

Lượng nước có thể phân bổ được xác định dựa trên lượng nước có thể sửdụng trừ đi lượng nước bảo đảm dòng chảy tổi thiểu, lượng nước bảo đảm chocác nhu cầu thiết yếu, được tính toán cho từng thời điểm.

Page 19: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

19

Hình 1.9: Sơ đồ quá trình lượng nước có thể phân bổXác định lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước6.4.

trong điều kiện bình thường và điều kiện hạn hán nghiêm trọng

1. Xác định lương nước phân bổ cho các đối tượng theo các mùa, tháng,năm với các tần suất khác nhau tại điểm phân bổ trong kỳ quy hoạch.

2. Xác định lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụngnước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng.

Đánh giá tác động của việc xây dựng các công trình trên lưu vực sông6.5.Hồng – Thái Bình

Page 20: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

20

7. Bảo vệ tài nguyên nước

Hình 1.10: Sơ đồ quá trình xây dựng nội dung bảo vệ tài nguyên nướcĐịnh hướng bảo vệ bền vững nguồn nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình7.1.

a) Nước mặtBảo vệ chất lượng nước phải gắn với các mục đích sử dụng nước, ưu tiên

cho nguồn nước có tầm quan trọng để ổn định an sinh xã hội, thực hiện thỏathuận quốc tế.

`

Đánh giá hiện trạng

Dự báo xu thế

Khu vực ônhiễm, suythoái

Phân vùng chấtlượng nước

Diễn biến chất lượng nước

Yes

No

Xây dựng kịchbản. PA bảo vệ

Phân tích đánh giá Phát triển kinh tế - xãhội

Công trình, biện phápphi công trình bảo vệ

nguồn nước

Quản lý nguồn nướcnội địa

Yes

No

Đề xuất giải pháp phù hợp với các phương án được chọn

Quyết định và phê duyệt

Đề xuất giải pháp

Yêu cầu bảo vệ

Bảo vệ nguồn sinhthủy

Phục hồi nguồn nướcdưới đất

Bảo vệ chất lượngnước

Bảo vệ nguồn nướccần bảo tồn

- Chức năng nguồn nước- Mô hình CLN- Các phương án bảo vệ theo4 nội dung

Phân bổ nguồn nước

Phân bổ nguồn nước

Chất lượngnước

Page 21: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

21

Vùng thượng nguồn các sông Đà, Thao, Lô, Cầu – Thương: định hướngbảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ miền cấp nước dưới đất, bảo đảm chức năngnguồn nước đã được xác định trong Quy hoạch.

Vùng trung du và đồng bằng: bảo vệ hồ, đầm, phá, vùng đất ngập nước;bảo vệ nguồn nước khỏi ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; bảo vệ các nguồn nước cầnbảo tồn; bảo đảm chức năng nguồn nước đã được xác định trong Quy hoạch, bảovệ hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước.b) Nước dưới đất

Nước dưới đất tồn tại dưới mặt đất được che phủ bởi các tầng đất đá do đórất khó bị nhiễm bẩn, song nếu đã bị bẩn thì rất khó khắc phục. Do đó bảo vệchất lượng nước dưới đất phải thực hiện theo phương châm lấy phòng ngừa làchính.

Bảo vệ nước dưới đất về lượng chủ yếu thực hiện ở các vùng khai thác.Một mặt cần khai thác hợp lý để không làm cạn kiệt tài nguyên, không tác độngđến môi trường, mặt khác cần xây dựng kế hoạch bổ sung bù đắp lượng nướchao hụt do khai thác.

Đánh giá tác động của việc xây dựng các công trình trên lưu vực sông7.2.Hồng – Thái Bình

Page 22: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

22

8. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

Hình 1.11: Sơ đồ quá trình xây dựng nội dung phòng, chống khắc phục tác hại do nướcgây ra

9. Định hướng tổng thể phát triển lưu vực sông Hồng – Thái BìnhBảng 1.1: Tỷ lệ đóng góp tổng lượng của các tiểu LV và GDP

Tiểu lưu vựcĐóng góp tổng lượng của

các TLV, %Đóng góp GDP của các tiểu

LV, %Đà 42 3Thao 20 4

Khu vực sạt, lởlòng, bờ, bãi sôngĐánh giá hiện trạng

Dự báo xu thế

Khu vực sụt,lún đất

Khu vực xâmnhập mặn

Nguyên nhân Phân vùng tác hại

Yêu cầu phòng,chống

Xây dựng kịch bản. PAphòng chống

- Mô hình phòng, chống- Phương án phòng, chống theo từng loại hình- Lựa chọn phương án phòng, chống

Phân tích đánh giá Phát triển kinh tế - xãhội

Phát triển nguồn nước,công trình KTSD

Quản lý nguồn nướcnội địa

Yes

No

Đề xuất giải pháp phù hợp với các phương án được chọn

Quyết định và phê duyệt

Đề xuất giải pháp

Diễn biến tác hại do nước gây ra

Bảo vệ tài nguyên nước

Page 23: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

23

Lô – Gâm 25 6Cầu – Thương 6 15Đồng bằng H-TB 7 72

Bảng 1.2: Định hướng tổng thể phát triển cho từng tiểu lưu vựcTiểu lưuvực Nhiệm vụ cần giải quyết trong QHTNN Định hướng phát triển tổng

thể LVS Hồng – Thái Bình

Đà, Thao,Lô – Gâm

1. Bảo vệ nguồn sinh thủy2. Gia tăng hiệu quả sử dụng nước

và mức đóng góp GDP cho toànLV H-TB

3. Hỗ trợ, cải thiện dòng chảy hạ dumùa cạn (hạn hán, xâm nhập mặn)

4. Trực tiếp tham gia công tác quanhệ quốc tế về TNN

5. Giữ vai trò chức năng điều tiết,cung cấp, hỗ trợ

Giữ ổn định diện tích thảm phủtheo Nghị quyết của TrungƯơng khóa 12Tăng cường trồng và bảo vệrừngNâng tỷ lệ đóng góp GDP củalưu vực sông

Cầu -Thương

1. Phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồnnước

2. Bảo vệ số lượng, chất lượng vàphục hồi nguồn nước bị ô nhiễm

3. Giữ vai trò, chức năng cung cấp,văn hóa, cảnh quan

4. Chủ động việc điều phối giám sátvà quản lý các nguồn nước

Sử dụng nước tiết kiệm, hiệuquảTăng cường công tác quản lý,điều phối, giám sát các hoạtđộng khai thác, sử dụng nước

Đồng bằngH-TB

1. Quản lý tổng hợp TNN2. Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả3. Bảo vệ số lương, chất lượng và

cải tạo phục hồi nguồn nước bịsuy thoái

4. Phòng chống sụt, lún, xâm nhậmmặn, hạn hán (là vùng tranh chấpgiữa lũ, nước thủy triều

5. Giữ vai trò, chức năng: điều hòa,cung cấp, hỗ trợ, cảnh quan vănhóa, tín ngưỡng, thể thao, du lịch

Sử dụng nước công bằng, hợplý, tiết kiệm, nâng cao hiệu quảsử dụng nước.Tăng cường sự tham gia của cácbên liên quan trong điều phốigiám sát các hoạt động quản lýkhai thác, sử dụng và bảo vệnguồn nước, phòng, chống vàgiảm thiểu tác hại do nước gâyra

V. KẾT QUẢ, SẢN PHẨM CỦA QUY HOẠCHSau khi Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng-Thái Bình được

hoàn thành và phê duyệt, kết quả của Quy hoạch sẽ:- Đưa ra bức tranh toàn diện về tài nguyên nước bao gồm số lượng, chất

lượng, khả năng khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nước.- Gắn kết Phát triển KTXH với (i) khả năng nguồn nước, (ii) hài hòa trong

bảo vệ và phát triển tài nguyên nước và (iii) bảo đảm công bằng trong khai thác,sử dụng và ưu tiên phát triển chiến lược.

Page 24: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

24

- Định hình phương thức quản lý, xây dựng thể chế, chính sách đặc thùđối với lưu vực sông Hồng – Thái Bình.

- Xác định được chức năng nguồn nước, trên cơ sở đó các ngành khaithác, sử sụng nước phải điều chỉnh định hướng khai thác, sử dụng nước.

Một số chuyên đề sẽ được làm rõ trong Quy hoạch như sau:1. Đánh giá tác động của các hoạt động khai thác, sử dụng nước phía

thượng nguồn phần Trung Quốc đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – TháiBình

2. Định hướng các giải pháp để chủ động ứng phó, phát triển và bảo vệnguồn nước nội địa có xét tới các kịch bản cực đoan nguồn nước

3. Định hướng khung kế hoạch tổng thể phát triển lưu vực sông Hồng –Thái Bình

4. Định hướng khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ bền vững nguồn nướclưu vực sông Hồng - Thái Bình

5. Đánh giá tác động của việc xây dựng các công trình trên lưu vực sôngHồng – Thái Bình

Page 25: MỤC LỤCdanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Refs/2016-07-11_Bao cao tong quan LNV.pdf · Trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình hiện nay có nhiều các quy hoạch khai thác,

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lập kế hoạch phân bổ tài nguyên nước lưu vực (ADB)2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH, vùng Trung Du

và Miền núi phía bắc đến năm 2020;3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội 25 tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng –

Thái Bình đến năm 2020;4. Định hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2020;5. Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2012. Môi trường nước mặt;6. ADB TA 4903-VIE: Dự án đánh giá ngành nước. Báo cáo hiện trạng ngành

nước năm 2008;7. Dự án TA7629-VIE: Tăng cường năng lực quy hoạch tài nguyên nước lưu

vực sông Hợp phần 2: Tăng cường năng lực nhiệm vụ lập quy hoạch tàinguyên nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình năm 2012;

8. Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nướcphía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng năm 2012;

9. Báo cáo quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ toàn quốc năm 2005;10. Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình

năm 2002;11. Quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi

khí hậu và nước biển dâng năm 2012;12. Điều tra đánh giá xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông chính thuộc

lưu vực sông Hồng – Thái Bình năm 2011;13. Tổng hợp công trình thủy điện toàn quốc năm 2016;14. Tổng Sơ đồ VII - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đọan 2011-

2020 có xét đến năm 2030.15. Bộ TMMT (2009). Báo cáo Hoạt động quản lý nhà nước tài nguyên và môi

trường các tỉnh khu vực phía Bắc giai đoạn 2006-2009 và định hướng2010-2015. Tài liệu phục vụ Hội nghị giao ban của Bộ TMMT với các tỉnhkhu vực phía Bắc tại Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2009.

16. Dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùngkhan hiếm nước thuộc chương trình: Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dướiđất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.