20
Trang 1 : Bìa, Mục lục Trang 02 : Tin trong tỉnh Trang 03-04 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 05-08 : Xuất nhập khẩu Trang 09-12 : Sản xuất kinh doanh Trang 13-14 : Tin thế giới Trang 15-17 : Doanh nghiệp cần biết Trang 18 : Hi ch trin lm Trang 19 : Thương mại điện tử Trang 20 : Thông tin du lịch Mc lc Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Tin theá giôùi Saûn xuaát kinh doanh Doanh nghieäp caàn bieát Hoäi chôï trieån laõm Thöông maïi ñieän töû Thoâng tin du lòch m m m m m m m m m SOÁ 16 T8-2013

Mục lục - ninhthuan.gov.vn 16.pdf · Soá 16 thaùng 08 naêm 2013 TIN TRONG TỈNH của các nhà cung cấp. Nếu đơn vị nào tăng giá hợp lý, họ sẽ giải quyết

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Trang 1 : Bìa, Mục lục Trang 02 : Tin trong tỉnhTrang 03-04 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 05-08 : Xuất nhập khẩuTrang 09-12 : Sản xuất kinh doanhTrang 13-14 : Tin thế giới Trang 15-17 : Doanh nghiệp cần biết Trang 18 : Hôi chơ triên lamTrang 19 : Thương mại điện tửTrang 20 : Thông tin du lịch

Muc luc

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuTin theá giôùiSaûn xuaát kinh doanhDoanh nghieäp caàn bieátHoäi chôï trieån laõmThöông maïi ñieän töûThoâng tin du lòch

m

m

m

m

m

m

m

m

m

SOÁ 16T8-2013

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHKết quả công tác Quản

lý thị trường tháng 7 năm 2013

Tình hình thị trường trong tháng tương đối ổn định, hàng hóa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Tuy nhiên, với việc tăng giá xăng dầu 02 lần trong tháng (đợt 1: 310 – 380 đồng/lít; đợt 2: 430– 480 đồng/lít) đã tác động đến việc tăng giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác, gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. Giá cả các mặt hàng thiết yếu biến động so với tháng trước như: gạo, nếp thơm cao cấp tăng 1.000 đồng/kg, gas các loại tăng 12.000 – 14.000 đồng/bình, mặt hàng phân bón các loại giảm 500 đồng/kg.

Dưới sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và Sở Công Thương Ninh Thuận, trong tháng 7/2013 Chi cục quản lý thị trường đã kiểm tra được 36 vụ (chấp hành tốt 24 vụ, vi phạm bị xử lý 12 vụ) với tổng số tiền thu nộp ngân sách là 153,34 triệu đồng (phạt VPHC 73,84 triệu đồng, truy thu và phạt thuế 1,71 triệu đồng, bán hàng tịch thu 77,79 triệu đồng), thu được 1.400 bao thuốc lá nhãn hiệu Jet. Theo đó, các hành vi vi phạm chủ yếu như: không có nhãn hàng hóa theo quy định, không có hoá đơn chứng từ kèm theo,

vận chuyển hàng cấm, bán hàng hóa thu tiền dịch vụ cao hơn giá niêm yết, không có Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, thuốc lá,… Điển hình như: vào ngày 29/6/2013, Đội QLTT số 3 nhận được tin báo của cơ sở về việc xe tải mang BKS 85T–3388 do ông Phạm Ngọc Minh điều khiển có dấu hiệu vi phạm, tổ công tác của Đội đã tiến hành kiểm tra và phát hiện trên xe đang vận chuyển hàng cấm là 1.400 bao thuốc lá ngoại nhập lậu (nhãn hiệu Jet). Chi cục đã trình UBND tỉnh ra Quyết định xử phạt VPHC 50 triệu đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ số thuốc lá trên.

Tháng 8/2013 thị trường được dự báo sẽ diễn biến vô cùng phức tạp với sự tăng giá các mặt hàng thiết yếu như: điện, gas, sữa,… kéo theo sự tăng giá các mặt hàng khác. Để hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực có thể xảy ra, Sở Công Thương tiếp tục chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường và các phòng nhiệp vụ của Sở theo dõi, bám sát diễn biến tình hình thị trường trong tỉnh để có hướng xử lý kịp thời; chấn chỉnh công tác quản lý

người nước ngoài cư trú, hoạt động kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực thủy hải sản tại địa phương; chủ trì phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn–Đo lường–Chất lượng và Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; kiểm tra, xử lý vi phạm về nhãn hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ đối với đồ điện gia dụng nhập khẩu; kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; tổ chức ký kết Chương trình hợp tác năm 2013 giữa Chi cục Quản lý thị trường 03 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và nhiều hoạt động khác có liên quan.Nguyên Vũ – Phòng QLTM

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

CPI tháng 8 có thể tăng 0,6%

Theo Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương), dự báo trong tháng 8, CPI có thể tăng gấp đôi so với mức dự kiến, tăng 0,6% nếu Hà Nội có sự điều chỉnh về giá viện phí.

Trong tháng 8, thị trường hàng hóa sẽ chịu tác động của các yếu tố như thời tiết do đang trong mùa mưa bão sẽ ảnh hưởng đến giá các mặt hàng thực phẩm, tỷ giá tăng, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới cao hơn, chuẩn bị vào mùa khai giảng.

Đặc biệt là đợt tăng giá xăng dầu từ 420 - 470 đồng/lít ngày 17/7 đóng góp vào mức tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 so với tháng 7 là khoảng 0,1- 0,15%. Do cung cầu trên thị trường không có nhiều đột biến, một số mặt hàng tiếp tục trong xu hướng ổn định như lương thực, phân bón, đường.

Tuy nhiên, từ ngày 1/8, Hà Nội có sự điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh, Tổ điều hành dự báo, CPI tháng 8 có thể tăng gấp đôi so với dự kiến, khoảng 0,6 - 0,7%. Ngược lại, nếu Hà Nội chưa áp dụng việc tăng giá viện phí thì CPI chỉ dao động quanh mức 0,3- 0,4%.

Trước đó, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 7 tăng 0,27% so với tháng 6, tăng mạnh nhất trong 5 tháng trở lại đây. Nếu so với tháng 12/2012, CPI đã tăng 2,68% và tăng 7,29% so với cùng kỳ.

Giá điện, gas, sữa đồng loạt tăng từ 1/8

Tại TP HCM, giá gas tăng 8.000 đồng/bình 12kg và giá sữa tăng 5-20%. Giá gas bán lẻ đã tăng 3 lần từ đầu tháng 6/2013.

Một số đơn vị kinh doanh tại TP HCM đã bắt đầu rục rịch tăng giá một số mặt hàng thiết yếu như gas, sữa và thực phẩm với lập luận rằng, giá thế giới và chi phí sản xuất tăng.

Theo một số đơn vị kinh doanh mặt hàng gas, kể từ ngày 1/8, giá bán gas sẽ tăng 667 đồng/kg (tương đương 8.000 đồng/bình 12kg) so với đầu tháng 7. Như vậy, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ vào khoảng 386.000 đồng/bình 12kg. Đây là lần thứ 3 liên tiếp kể từ đầu tháng 6/2013, giá gas bán lẻ được điều chỉnh tăng.

Lý giải về việc quyết định này, ông Đỗ Trung Thành, Phó Trưởng phòng Kinh

doanh Công ty Dầu khí TP HCM (Saigon Pertro), do giá gas giao tháng 8/2013 trên thị trường thế giới đã tăng 27,50 USD/tấn so với tháng trước lên 820 USD/tấn nên giá gas trong nước cũng cần phải được điều chỉnh theo.

Cùng với các công ty kinh doanh gas, các hãng sữa đã thông báo đến đại lý và cửa hàng về việc điều chỉnh tăng giá từ 5 đến 20% tùy theo từng loại sữa kể từ đầu tháng 8.

Trước đó, từ giữa tháng 7/2013, nhiều siêu thị trên địa bàn TP HCM đã nhận được thông báo đề nghị tăng giá của một số nhà cung cấp đối với các nhóm ngành tiêu dùng, thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến.

Tuy nhiên, các hệ thống siêu thị như Co.op Mart, Big C và Maximark cho biết, hiện nay sức mua trên thị trường đang giảm nên việc điều chỉnh tăng giá hàng hóa vào thời điểm này gây khó khăn cho cả siêu thị và người dân. Nhiều siêu thị đã phải liên tục thực hiện các chương trình khuyến mãi và giảm giá để thu hút khách hàng và duy trì doanh số.

Mặc dù vậy, theo các siêu thị trên, để đảm bảo cân đối quyền lợi chính đáng cho các bên, họ sẽ nghiên cứu đề xuất

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

của các nhà cung cấp. Nếu đơn vị nào tăng giá hợp lý, họ sẽ giải quyết thỏa đáng.

Cũng bắt đầu từ hôm nay (1/8), giá điện chính thức tăng thêm 5%.

Cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng

Tác động dây chuyền của hàng loạt đợt điều chỉnh tăng giá xăng, điện, dịch vụ y tế và học phí khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong hai tháng tới đây có nguy cơ tăng chóng mặt.

Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia trong báo cáo kinh tế tháng 7.2013 vừa công bố đánh giá, lạm phát tổng thể trong tháng 7 có tốc độ tăng cao hơn so với tháng trước (0,27%) cũng như so với cùng kỳ (7,29%), nhưng nhìn chung, lạm phát 7 tháng đầu năm vẫn ở mức thấp (tăng 2,68% so với đầu năm) và là mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.

Xét trên nền tảng kinh tế vĩ mô, uỷ ban nhìn nhận, lạm phát được kiểm soát tốt và còn dư địa nhất định cho việc tiếp tục điều chỉnh giá (giá điện, than, dịch vụ công) theo nguyên tắc thị trường và áp dụng tỉ giá linh hoạt.

“Tuy nhiên, khung thời gian từ nay cho đến cuối năm không còn nhiều nên cần phải có lộ trình điều chỉnh cụ thể, liều lượng thích hợp và thời điểm cũng cần phải tính toán hợp lý để tránh dồn dập, gây ảnh hưởng tâm lý cho thị

trường” – cơ quan giám sát tài chính đưa kiến nghị.

Giới đầu tư trong khi đó lại bày tỏ lo ngại các đợt tăng giá điện, gas và dịch vụ y tế mới đây có thể khiến CPI của tháng 8, tháng 9 tăng mạnh trở lại. Cụ thể, việc giá điện tăng 5% từ ngày 1.8 sẽ trực tiếp làm CPI tăng 0,15%, trong đó một nửa trong số này sẽ được phản ánh trong CPI tháng 8 và phần còn lại sẽ được phản ánh trong CPI tháng 9.

Ngoài ra, tác động gián tiếp của việc tăng giá điện có thể làm CPI tăng khoảng 0,2-0,3% trong thời gian từ tháng 8-9. Tương tự với diễn biến này, việc giá gas tăng 3% cũng được dự báo sẽ làm CPI tăng khoảng 0,03%. Tuy nhiên, các phân tích chỉ ra rằng, tác động mạnh nhất lên CPI tháng 8 tới đây có thể là việc TP.Hà Nội điều chỉnh tăng mạnh giá của hơn 712 dịch vụ y tế từ 1.8.

Với lịch sử tác động của việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế lên CPI thường khá lớn, điều tương tự được dự báo sẽ diễn ra trong đợt điều chỉnh giá nhóm hàng y tế lần này. Với các yếu tố trên, chỉ số CPI tháng 8 có thể sẽ tăng mạnh khoảng 1% so với tháng 7, cao hơn mức dự báo 0,6-0,7% mà Tổ điều hành thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương dự báo.

Ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá còn chưa dừng lại. Các tính toán cho

thấy, tác động gián tiếp của việc tăng giá xăng vào giữa tháng 7 và của đợt tăng giá dịch vụ y tế tại Hà Nội vẫn sẽ còn tác động vào chỉ số CPI tháng 9 dù chỉ ở mức độ yếu hơn.

Điểm đáng lưu ý là trong tháng 9 tới, TPHCM dự kiến sẽ tăng học phí năm học 2012-2014 lên từ 3-4 lần so với năm học trước, cộng thêm các yếu tố mặt bằng giá cả thường tăng cao hơn so với tháng 7 và tháng 8 kể từ thời điểm khai giảng năm học mới.

Thống kê của một tổ chức đầu tư cho thấy, trong 3 năm qua, chỉ số CPI theo tháng thường tăng từ 0,82-2,2% trong tháng 9, trong đó chỉ số giá nhóm hàng giáo dục tăng từ 8,62-12,02%. “Do đó, chúng tôi dự đoán CPI tháng 9 có thể tăng khoảng 1-1,5% so với tháng 8”.

Tuy nhiên, khả năng CPI tăng mạnh trong năm nay được cho sẽ khó xảy ra do lực cầu của nền kinh tế hiện đang rất yếu. Nhóm phân tích của Cty Maybank Kim Eng cho hay, tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thực tế chỉ tăng 4,9% trong 7 tháng qua so với 6,7% của cùng kỳ năm 2012. Chính vì vậy, nhiều khả năng chỉ số CPI có thể dao động xung quanh mức 8% trong năm nay.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

Xuất siêu 200 triệu USD trong tháng 7

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, tháng 7 này ước tính cả nước sẽ xuất siêu 200 triệu USD, trong khi đó, từ đầu năm đến nay cả nước vẫn nhập siêu.

Riêng tháng 7, kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 11,2 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 11tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 1,2 tỷ USD. Như vậy, việc xuất siêu của cả nước tháng 7 tiếp tục nhờ hưởng lợi từ khu vực này.

Các mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất trong 7 tháng là điện thoại các loại và linh kiện 11,63 tỷ USD, dệt may 9,64 tỷ USD, dầu thô 4,28 tỷ USD, giày dép 4,79 tỷ USD, điện tử, máy tính và linh kiện 5,69 tỷ USD...

Các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất trong 7 tháng gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác 10,06 tỷ USD, điện tử, máy tính và linh kiện 9,9 tỷ USD, sắt thép 3,96 tỷ USD; xăng dầu 3,99 tỷ USD...

Tính chung 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu cả nước ước 72,74 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ 2012; kim ngạch nhập khẩu ước 73,47 tỷ USD, tăng 15% so cùng kỳ 2012.

Thái Lan – thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á

Thời gian qua, Thái Lan luôn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan tăng dần từng năm. Tính đến hết tháng 6 năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 1,58 tỉ USD, tăng 34,06% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, nhóm hàng có kim ngạch cao nhất trong số các nhóm hàng xuất sang Thái Lan là điện thoại các loại và linh kiện với 367,9 triệu USD, chiếm 23,2% tổng kim ngạch, tăng 149,85% so với cùng kỳ năm 2012. Tiếp theo là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu với 178 triệu USD, tăng 90,54%; tiếp đến dầu thô 165,34 triệu USD, chiếm 9,22%...

Đối với mặt hàng thủy sản, cụ thể là mặt hàng tôm, theo Bloomberg, Chủ tịch Hiệp hội tôm Thái Lan, Som-sak Paneetatayasai cho biết, do ảnh hưởng của EMS, xuất khẩu tôm Thái Lan năm nay sẽ giảm 50% so với lượng xuất khẩu thông thường hàng năm, chỉ đạt khoảng 350.000 tấn. Đây là một trong những

cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của ngành công nghiệp tôm nước này. Sản lượng tôm của Thái Lan trong năm 2013 cũng có thể giảm 50% so với khối lượng 500.000 tấn sản xuất hàng năm trước đó. Theo Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan, các công ty nước này đang xem xét nhập khẩu tôm và các sản phẩm đông lạnh liên quan từ Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam để đáp ứng nhu cầu trong nước. Đây cũng là một cơ hội cho ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Là đối tác trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan mong muốn đẩy mạnh hơn nữa hợp tác đầu tư với Việt Nam trong thời gian tới. Thư ký thường trực Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, Thái Lan đánh giá cao về phát triển kinh tế Việt Nam và nhìn thấy nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai. Không chỉ khuyến khích hỗ trợ từ phía Chính phủ. Hiện nay các doanh nghiệp Thái Lan cũng rất quan tâm mong muốn đầu tư vào Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thái Lan có 313 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 6,38 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ 9 về vốn đăng ký so với các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Tại TPHCM theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, hiện nay Thái Lan có 108 dự án đầu tư vaò Tp. HCM với tổng vốn đăng ký là trên 155 triệu USD, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ xây dựng.

Giá tôm xuất khẩu tăng cao hơn dự đoán

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết trong sáu tháng đầu năm 2013, giá tôm xuất khẩu sang các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản… đều tăng.

Cụ thể, ở thị trường Mỹ, từ cuối năm 2012 đến tháng 7-2013, giá tôm tăng liên tục. Đầu tháng 7, giá tôm sú tại Mỹ đã ở mức 15-16 USD/kg, tăng thêm 2-3 USD/kg so với hồi tháng 1. Giá tôm thẻ chân trắng cũng tăng 8,5-9,5 USD/kg lên 10-11 USD/kg. Ở Nhật Bản, giá tôm sú và tôm chân trắng tăng mạnh, đầu năm 2013, Việt Nam xuất khẩu tôm sú có giá khoảng 11-12 USD/kg, đến tháng 6 vừa rồi tăng thêm 5,5 USD/kg (35%).

“Nguyên nhân trước hết là sự thiếu hụt lớn nguồn cung trên toàn thế giới. Chịu ảnh hưởng của bệnh tôm chết sớm, sản lượng tôm ở nhiều nước thiếu hụt nghiêm trọng. Tại hai nước có nguồn nguyên liệu tôm lớn là Thái Lan và Malaysia, bệnh tôm chết sớm đã làm giảm hơn 50% sản lượng” - ông Hòe lý giải.

Cũng theo VASEP, tuy được dự báo tháng 5 và 6, xuất khẩu tôm sẽ giảm mạnh vì rào cản lớn về dư lượng chất ethoxyquin tại Nhật Bản hay thuế chống trợ cấp tại Mỹ nhưng giá trị xuất khẩu tôm lại phục hồi mạnh mẽ.

Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt gần 295 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2012, tôm xuất sang Mỹ đạt hơn 250 triệu USD tăng 22%. Dự báo giá tôm xuất khẩu sẽ ở mức cao đến cuối năm. Trước sự sụt giảm của cá tra xuất khẩu, tôm sẽ là mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam trong cả năm 2013.

Trái cây Việt Nam sẽ ‘rộng cửa’ vào thị trường Mỹ

Mỹ khẳng định đang nhanh chóng tháo gỡ một số vướng mắc về mặt thủ tục để hoa quả Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường này

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack cùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa qua, phía Mỹ khẳng định đang nhanh chóng tháo gỡ một số vướng mắc về mặt thủ tục để hoa quả Việt Nam được nhập khẩu vào Mỹ.

Theo Bộ trưởng, trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng và người đồng nhiệm Mỹ cũng như trong cuộc tiếp kiến của Bộ trưởng Nôngnghiệp Mỹ với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhiều vấn đề về thúc

đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước đã được nêu ra. Trong đó, hai bên đã thống nhất sẽ tăng cường hợp tác về thúc đẩy ứng dụng KHCN, hợp tác trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên sẽ có những thỏa thuận để cụ thể hóa về hai vấn đề này.

Ngoài ra, hai bên cũng đã trao đổi những vấn đề cùng quan tâm và đã thống nhất phối hợp xử lý những vấn đề tồn tại để thúc đẩy quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, trong đó phía Mỹ đã nêu sẽ sớm công bố để một số loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam như nhãn, vải sẽ được nhập khẩu vào thị trường Mỹ, và tiếp tục xem xét đối với những mặt hàng khác.

“Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ cũng ghi nhận và cho biết sẽ trao đổi với các cơ quan liên quan của Mỹ về những vấn đề Việt Nam quan tâm, như vấn đề có liên quan đến nhập khẩu cá tra, tôm, mật ong từ phía Việt Nam vào thị trường Mỹ. Hai bên cũng thống nhất sẽ tích cực tham gia đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) để tăng cường hơn nữa quan hệ về nông sản giữa hai nước”, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.

Năm 2015, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Niu Di-lân hướng tới 1 tỷ USD

Nửa đầu năm 2013, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Niu Di-lân tăng

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

17,7% so với nửa đầu năm 2012, đạt kim ngạch 335,2 triệu USD. Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Niu Di-lân là 114,7 triệu USD, tăng 54,43% và nhập khẩu từ Niu Di-lân là 220,4 triệu USD, tăng 4,85%.

Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Niu Di-lân trong thời gian này là giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng thủy sản, dệt may, hạt điều… trong đó giày dép là mặt hàng chính, chiếm 7,5% thị phần, đạt kim ngạch 8,7 triệu USD, tăng 16,74% so với cùng kỳ năm trước. Kế đến là gỗ và sản phẩm, đạt kim ngạch 7,4 triệu USD, tăng 16,64% …

Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Niu Di-lân các mặt hàng sữa và sản phẩm sữa 142,4 triệu USD, chiếm 64,5% tổng kim ngạch, tăng 9,31%; gỗ và sản phẩm gỗ 25,5 triệu USD, giảm 14,51%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày 15,7 triệu USD, tăng 118,6% so với cùng kỳ năm 2012 – đây là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh.

Theo Đại sứ Niu Di-lân tại Việt Nam, thời gian qua quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển rất tích cực nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng thúc đẩy phát triển hơn nữa.

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều hàng hóa và dịch vụ giữa Niu Di-lân và Việt Nam năm 2012 đã đạt gần 750 triệu USD, tăng 15% so với năm 2011. Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 21 của Niu Di-lân. Kim ngạch

xuất khẩu hàng hóa của Niu Di-lân sang Việt Nam 5 năm qua tăng 60% và Việt Nam đã trở thành thị trường tăng trưởng nhanh nhất trong khối ASEAN của Niu Di-lân. Kết quả đã đạt được và tiềm năng phát triển hiện tại cho thấy, hai nước đang đi đúng hướng để có thể đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 1 tỷ USD vào năm 2015.

Bạc Liêu: Nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho thị trường đã ổn định

Trong tháng 7, lượng tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu tại tỉnh Bạc liêu đã tương đối ổn định với mức từ 500 đến 700 tấn/tuần, cơ bản đáp ứng đủ nguyên liệu cho 25 nhà máy hoạt động. Ngoài tôm, các nhà máy còn mua chế biến các loài thủy sản khác từ 50 đến 70 tấn/tuần phục vụ cho thị trường nội địa, góp phần tạo việc làm ổn định cho công nhân của các nhà máy.

Hiện nay, Bạc Liêu có diện tích tôm đang thả nuôi đạt khoảng 125.000 ha, trong đó tôm nuôi thâm canh hơn 11.500 ha đáp ứng 50 - 60% lượng nguyên liệu cho các nhà máy. Ngoài ra, Bạc Liêu còn có lượng tôm khai thác từ biển đạt 1.300 đến 1.500 tấn tôm/tháng, góp phần đáng kể giải quyết tình trạng thiếu tôm nguyên liệu như trong 5 tháng đầu năm.

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu, tỉnh khuyến khích các

doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất với mô hình liên kết cộng đồng cũng thực hiện tốt việc truy suất nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Dự báo, từ nay đến cuối năm vào mùa khai thác hải sản trên biển và vào vụ tôm nuôi mới, ngư dân và người nuôi tôm rất cần có đầy đủ các thông tin về con giống, thị trường, ngư trường... để người dân chủ động trong sản xuất.

Trong 7 tháng qua, tổng sản lượng tôm nguyên liệu cung ứng cho chế biến từ nuôi và khai thác biển của Bạc Liêu đạt trên 45.400 tấn, trong đó chế biến xuất khẩu 26.000 tấn, tăng 64% so cùng kỳ.

Giá tôm thẻ nguyên liệu tăng do hút hàng

Sau đợt giảm giá liên tục từ đầu tháng 7, giá thu mua tôm thẻ nguyên liệu ở khu vực các tỉnh ven biển phía đông vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tăng trở lại: tôm loại 60 con/kg hiện ở mức 125.000 – 130.000 đồng/kg, loại 90 con/kg khoảng 110.000 – 115.000 đồng/kg, giá tôm các cỡ đều tăng bình quân 10.000 – 15.000 đồng/kg so với tuần trước.

Trong khi đó, giá tôm sú nguyên liệu loại 30 – 40 con/kg hiện tiếp tục giảm và ở dưới mức giá 180.000 đồng/kg. Giới buôn tôm cho rằng, do áp lực từ đối tác nhập khẩu đã khiến doanh nghiệp chế biến không mua tôm sú nguyên liệu cỡ nhỏ, bởi họ lo

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

ngại đây là nguồn tôm đã gặp sự cố trong quá trình nuôi, nên người nuôi buộc phải xổ ao sớm, bán tôm non.

Đồng bằng sông Cửu Long mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây đặc sản sang 76 nước

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI), hiện nay, trái cây đặc sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang mở rộng thị trường xuất khẩu đến 76 nước trên khắp các châu lục. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nga, Nhật, Inđônêxia, Hàn Quốc, Xin-gapo..., trái cây vùng ĐBSCL còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường mới đầy tiềm năng là Mỹ, Hà Lan, Nam Phi, Rumani, Hy Lạp, Ai Cập, Philípin...

Các mặt hàng trái cây chủ lực được thị trường xuất khẩu ưa chuộng gồm thanh long, dừa, dứa, mít, nhãn, xoài, bưởi, chuối, chôm chôm...Trong đó, thanh long luôn là mặt hàng đứng đầu trong danh sách trái cây xuất khẩu, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu quả. Đặc biệt, thanh long đã thâm nhập thành công các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Chi Lê, Trung Đông.

Cũng theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, trong năm qua, nhiều thị trường xuất khẩu trái cây đặc sản ĐBSCL đã tăng đột biến

mang lại niềm vui cho nhà vườn cũng như các ngành chức năng. Chẳng hạn, xuất khẩu sang Nam Phi tăng gấp 13 lần, sang Rumani tăng 6 lần, sang Hy Lạp tăng 3 lần so với năm trước. Trong năm 2012 kim ngạch xuất khẩu trái cây chính ngạch đạt 330 triệu USD, tăng gấp đôi năm 2011.

Năm 2013, khả năng xuất khẩu trái cây chính ngạch vùng ĐBSCL đạt 360 triệu USD. Đó là nhờ dự báo xuất khẩu chôm chôm, nhãn và xoài sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi được chấp thuận cho nhập khẩu vào các thị trường Mỹ, Ôtxtrâylia, Niu Dilân , Hàn Quốc.

Ngoài ra, các chủng loại trái cây đặc sản vùng ĐBSCL cũng được thị trường nội địa hết sức ưa chuộng và Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Bắc là những thị trường lớn nhất.

Đồng Nai xuất khẩu trên 5.500 tấn hạt tiêu

Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai cho biết: xuất khẩu hạt tiêu đen trên địa bàn tỉnh trong 7 tháng năm 2013 đạt trên 5.500 tấn, tăng trên 500 tấn so với cùng kỳ năm 2012.

Ngoài sản lượng xuất khẩu tăng, giá tiêu cũng tương đối ổn định, ở mức trên 6.500 USD/tấn và là mặt hàng nông sản xuất khẩu hiếm hoi giữ được giá cao và tăng sản lượng xuất khẩu.

Hiện nay, Đồng Nai có diện tích trồng tiêu đứng

thứ 3 trong cả nước với gần 7.700 ha. Trong đó khoảng 7.300 ha đang trong thời kỳ thu hoạch với tổng sản lượng trên 15.000 tấn/năm. Diện tích tiêu được trồng tập trung nhiều ở các huyện Cẩm Mỹ (1.724 ha), Tân Phú (1.580 ha), Xuân Lộc (1.300 ha) và Trảng Bom (700 ha).

Đồng Nai cũng là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước áp dụng Global GAP trên cây tiêu. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đang phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Nam triển khai đề tài “Sản xuất tiêu theo tiêu chuẩn Global GAP”. Đây cũng là “giấy thông hành” để các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap dễ dàng thâm nhập những thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ… với giá cao.

Trước mắt, tỉnh đã chọn huyện Cẩm Mỹ - địa phương đang có trên 1.700 ha tiêu, chiếm 30% diện tích tiêu toàn tỉnh để đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP trên cây tiêu nhằm hướng đến việc hình thành những vùng chuyên canh cây trồng bền vững.

Định hướng đến 2015, toàn tỉnh sẽ nâng diện tích cây tiêu đạt trên 8.000 ha, với năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha (diện tích thâm canh 6 tấn/ha). Lợi nhuận bình quân đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

Bốn dự án FDI tỷ USD được cấp phép trong tháng 7

Theo Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 7/2013, tổng vốn đầu tư trực triếp nước ngoài (FDI) cấp mới là 11,9 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2012 đồng thời giải ngân được 6,65 tỷ USD, tăng tương ứng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cục đầu tư nước ngoài cho biết, trong tháng Bảy đã có 4 dự án trị giá tỷ USD được cấp giấy phép là Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD; Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn Sam-sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên đầu tư 2 tỷ USD; Dự án Công ty ty trách nhiệm hữu hạn Bus Indus-trial Center đầu tư 1 tỷ USD và Dự án Công ty ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam tại Bắc Ninh điều chỉnh tăng vốn 1 tỷ USD.

Như vậy, theo các báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài tính đến ngày 20/7, cả nước đã có 677 dự án mới được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư với với tổng vốn đăng ký xấp xỉ 7 tỷ

USD, tăng 10% so với cùng kỳ và 266 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 5 tỷ USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và trong 7 tháng qua, đã có 315 dự án đầu tư đăng ký mới. Trong đó, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là hơn 10 tỷ USD, chiếm tới 87,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Hiện Nhật Bản vẫn là đối tác đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,1 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam. Đứng kế tiếp là Singapore và Liên bang Nga với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm tương ứng 3,7 tỷ USD và 1 tỷ USD, chiếm 8,5%.

Ngành cà phê phát tín hiệu “cấp cứu”

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa kiến nghị với bộ Tài chính về cơ chế hỗ trợ với một số mặt hàng xuất khẩu như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...

Theo bộ này, những mặt hàng trong danh mục kiến nghị được hỗ trợ hiện đang rất khó khăn, đặc biệt về vốn. Trải qua thời kỳ vay lãi suất cao, khoảng 17%, ước tính tổng nợ xấu và nguy cơ nợ xấu của ngành cà phê khoảng 8.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 60% tổng dư nợ của ngành cà phê). Hầu hết các ngân hàng đều quay lưng lại với ngành cà phê, vì vậy các doanh nghiệp này đang đứng bên bờ vực phá sản.

“Nhiều doanh nghiệp cà phê đầu tư lớn nhưng hiện nay tổng tồn kho khoảng 200.000 tấn, lại bị ngân hàng phong toả tài sản, nguy cơ thua lỗ là rất lớn”, thứ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết.

Trước những khó khăn này, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị với bộ Tài chính hỗ trợ các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Cụ thể, với mặt hàng cà phê, điều đã qua chế biến được gia hạn thời gian vay vốn tối đa từ 12 tháng lên 36 tháng với các khoản vay tín dụng từ nhà nước.

Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê được tái cơ cấu các khoản nợ vay trước đây

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

lên thời hạn vay 5 năm. Với 3 loại cao su thiên nhiên xuất khẩu được miễn thuế xuất hoặc tạm dừng thu thuế. Với các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín được áp dụng chương trình “hoàn trước kiểm sau” thuế giá trị gia tăng.

VAMC chính thức đi vào hoạt động

Khai trương hoạt động của VAMC, ngày 26/7, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình lưu ý hoạt động của công ty cần tuân thủ nguyên tắc công khai minh bạch.

Khẳng định Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) không phải là “cây đũa thần” để giải quyết được tất cả nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết NHNN sẽ chỉ đạo sát sao VAMC, đánh giá định kỳ kết quả hoạt động, triển khai các giải pháp đúng đắn góp phần đạt mục tiêu đến năm 2015 sẽ đưa nợ xấu về mức kiểm soát.

Trước đó, Bộ Tài chính cũng công bố dự thảo thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với VAMC. Đáng lưu ý theo dự thảo này, VAMC được mua nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD) theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty phát hành hoặc sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của VAMC ngoại trừ trái phiếu đặc biệt để mua các khoản nợ xấu theo giá trị thị trường.

Tuy nhiên, đối với trường hợp mua nợ xấu theo giá thị trường, VAMC phải xây dựng phương án mua các khoản nợ xấu này trình Thống đốc NHNN chấp thuận trước khi thực hiện.

Ngoài mua nợ xấu, VAMC được sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài (không thông qua việc mua bán nợ và tài sản) và được sử dụng vốn để đầu tư, cung cấp tài chính cho khách hàng vay để xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh.

Riêng hoạt động đầu tư ra ngoài được thực hiện dưới các hình thức như gửi tiền tại các TCTD trong nước; sửa chữa, nâng cấp tài sản đảm bảo đã được VAMC thu nợ; hoặc tham gia góp vốn, mua cổ phần để cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay.

GDP bình quân 1 người trong ngưỡng 2.000 USD

Mới đây, Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC đã công bố bản báo cáo về Kinh tế vĩ mô - Triển vọng thị trường Việt Nam.Theo báo cáo này,lộ trình để kinh tế Việt Nam phục hồi vẫn còn nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, HSBC cũng đánh giá cao việc Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo. Thành quả này có được là nhờ Việt Nam đã thông qua một chiến lược thúc đẩy sản lượng nông

nghiệp cao hơn, cũng như đẩy mạnh tăng trưởng nhờ vào hoạt động sản xuất.

HSBC cũng đưa ra dự đoán, GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng sẽ khó có thể vượt qua mức 2.000 USD vào cuối năm 2013, đồng thời lưu ý nếu những cơ hội bị bỏ lỡ thì dân số đất nước sẽ bắt đầu rơi vào tình trạng dân số già ngay trước khi GDP bình quân đầu người đạt mức 5.000 USD.

“Để quay lại tỷ lệ tăng trưởng 7% như trước đây, cần nhiều cải cách để tận dụng tiềm năng về nhân khẩu học, nguồn lực tự nhiên và địa lý. Chính vì vậy, chúng tôi tin rằng việc cần làm là Chính phủ thông qua các cải cách để thúc đẩy việc hình thành một hệ thống tài chính có thể tận dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó có thể hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả”, HSBC khuyến nghị.

Việc Ngân hàng Nhà nước đưa Công ty Quản lý Tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đi vào hoạt động được HSBC đánh giá là một cột mốc quan trọng, nhằm giải quyết những vấn đề về thanh khoản thông qua việc mua lại một nửa các khoản nợ xấu từ hệ thống tài chính.

Công nghiệp và thương mại đều tăng trưởng khá

Chiều 5-8, Bộ Công thương đã họp giao ban,

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

điểm lại tình hình hoạt động công nghiệp và thương mại tháng 7 và 7 tháng.

Theo đó, Bộ ghi nhận hoạt động sản xuất công nghiệp đang có bước cải thiện đáng kể so với thời gian trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp cả nước tháng 7-2013 tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, tính chung, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 72,74 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ, chứng tỏ đà tăng trưởng khá từ những tháng trước; trong đó khối doanh nghiệp (DN) trong nước chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ở mức 128 tỷ USD, tăng gần 2 tỷ USD so với mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ giao.

Tuy nhiên, hiện dư luận xã hội đang lo ngại về tình hình buôn lậu, trong đó có loại cá tầm gây ảnh hưởng đến sản xuất của bà con và một số loại thuốc kháng sinh thực vật, thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh. Thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung kiểm tra, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Đặc biệt, hiện Bộ đang tiếp tục soạn thảo một nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, trình Chính phủ trong thời gian tới.

PVEP đón nhận dòng dầu đầu tiên từ mỏ West Desaru, Malaysia

Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí – PVEP vừa thông tin mỏ West De-saru thuộc dự án PM304 của PVEP tại Malaysia đã cho dòng dầu đầu tiên với lưu lượng khoảng 2000 thùng/ngày từ giếng WD-01.

Dự án lô PM304 là một trong 17 dự án đầu tư tại nước ngoài của PVEP và là một trong 3 dự án tại nước ngoài cho dòng dầu thương mại. Khi được đưa vào vận hành ổn định, mỏ West De-saru dự kiến sẽ cho sản lượng đỉnh 20.000 thùng/ngày.

Lô PM304 có diện tích khoảng 600km2 thuộc thềm lục địa phía Đông bán đảo Malaysia, phần rìa Tây Nam bể trầm tích Malay.

Hợp đồng chia sản phẩm Lô PM 304 được ký và có hiệu lực ngày 23/02/1998 giữa Petronas và tổ hợp nhà thầu Amerada Hess, Petro-nas Carigali. Hiện tại, các bên tham gia trong Hợp đồng gồm: Petrofac (30% - Công ty Dầu khí của Anh và là Nhà điều hành), Petronas Cariga-li (30%), Công ty Thăm dò dầu khí nước ngoài Kuwait - Kufpec (25%) và Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí - PVEP (15%, có hiệu lực từ ngày 16/6/2004).

Theo đánh giá, trữ lượng tại chỗ của Lô PM304 vào khoảng 650 – 730 triệu thùng dầu và trữ lượng thu

hồi vào khoảng 140 – 150 triệu thùng. Hiện nay dự án đang khai thác mỏ Cendor giai đoạn 1 (với dòng dầu đầu tiên được khai thác vào năm 2006) và mỏ Cendor giai đoạn 2 (dòng dầu đầu tiên vào ngày 13/12/2012) với lưu lượng trung bình 8000 thùng/ngày. Dự kiến trong năm 2014, dự án PM304 sẽ tiếp tục đưa tàu FPSO vào vận hành khai thác, nâng lưu lượng khai thác lên 40 – 50.000 thùng ngày từ mỏ Cendor và West Desaru.

Trong thời gian tới, dự án PM304 sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thăm dò thẩm lượng các mỏ tiềm năng khác trong lô, dự kiến lần lượt đưa các mỏ khác như East Desaru, Cendor Graben vào khai thác, tăng hiệu quả đầu tư cho dự án.

Bên cạnh hai dự án đang khai thác tại Malaysia, PVEP cũng đang khẩn trương để có dòng dầu đầu tiên từ các dự án nước ngoài khác trong thời gian tới như dự án Lô 67 tại Peru, Lô 433a&416b tại Algeria...

Việc tiếp tục gặt hái thành công trong công tác thăm dò khai thác tại Malay-sia góp phần quan trọng vào việc đảm bảo kế hoạch về doanh thu và sản lượng của PVEP, đồng thời đây cũng là động lực lớn giúp khẳng định chủ trương đúng đắn của PVEP trong chiến lược mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong thời gian tới.

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

New Zealand giúp Việt Nam thương mại hóa các giống cây ăn trái chất lượng cao

Chiều 7.8 tại TP.HCM, Toàn quyền New Zealand Jerry Mateparae và phu nhân đã tham dự lễ công bố dự án hỗ trợ nông nghiệp sẽ thực hiện tại tỉnh Tiền Giang.

Thông qua Chương trình viện trợ New Zealand, dự án này trị giá 4 triệu USD do Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand cùng Viện Cây ăn quả miền Nam và Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch phối hợp thực hiện trong năm tới. Dự án sẽ sử dụng công nghệ, kinh nghiệm của Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand trong việc phát triển, thương mại hóa các giống trái cây giá trị cao, bao gồm trái kiwi Zespri, kiwi vàng, táo Jazz, tạo ra giống cây thanh long mới, xây dựng mô hình sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, thương mại hóa đạt hiệu quả nhất cho nông dân cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Cùng ngày, Toàn quyền New Zealand cùng phái đoàn đã dự buổi tiếp của Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân tại Dinh Thống Nhất. Tại cuộc gặp, ông Lê Hoàng Quân đã đề xuất thiết lập quan hệ hợp tác giữa TP.HCM và thành phố Auckland.

EU hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị cá tra bền vững ở Việt Nam

Dự án có tổng giá trị gần 2,4 triệu euro, trong đó EU tài trợ gần 1,9 triệu euro thông qua Chương trình EU SWITCH-Asia.

Hôm nay (5/8), Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cùng các đối tác khác giới thiệu dự án mới mang tên “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” (SUPA) tại TP HCM.

Dự án có tổng giá trị gần 2,4 triệu euro, trong đó EU tài trợ gần 1,9 triệu euro thông qua Chương trình EU SWITCH-Asia. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án là VNCPC cùng với các đối tác khác là VASEP, WWF - Việt Nam và WWF- Austria.

Phát biểu về dự án, bà Be-renice Muraille, Tham tán về Hợp tác Phát triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết: “Dự án sẽ giúp nâng cao tính cạnh tra-nh của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thông qua dự án, EU sẽ hỗ trợ trực tiếp toàn bộ chuỗi cung ứng cá tra từ khâu ươm, sản xuất thức ăn nuôi và chế biến của Việt Nam đến các nhà xuất nhập khẩu và người tiêu dùng cuối cùng nói chung, trong đó có EU, hiện đang là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu cá tra Việt Nam”.

Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm (từ 2013 - 2017), tập trung vào nâng cao năng lực, thúc đẩy việc sản xuất có trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động môi trường và giảm chi phí sản xuất thông qua áp dụng phương pháp luận Sử dụng tài nguyên có hiệu quả và Sản xuất sạch hơn (RE-CP), cải tiến sản phẩm và phát triển thị trường.

PGS TS Trần Văn Nhân, Giám đốc VNCPC nhấn mạnh: “SUPA là một trong những dự án hỗ trợ ngành cá tra Việt Nam không những giúp tiếp cận và hỗ trợ theo chuỗi cung ứng mà còn áp dụng các cách thức vừa “ĐẨY” và “KÉO” cho các hoạt động sản xuất bền vững và thúc đẩy thị trường trong đó bao gồm cả việc chuyển các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn”.

Dự kiến vào cuối dự án, sẽ có ít nhất 70% các doanh nghiệp mục tiêu sản xuất và chế biến cá tra ở quy mô từ trung bình đến lớn, 30% các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và các trang trại nuôi quy mô nhỏ độc lập chủ động thực hiện phương pháp RE-CP. Thêm vào đó, sẽ có ít nhất 50% trong số các doanh nghiệp tham gia dự án sẽ được cung cấp các sản phẩm bền vững phù hợp các tiêu chuẩn như ASC cho thị trường châu Âu và các thị trường khác.

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

Mỹ sẽ kiểm tra gắt gao thực phẩm nhập khẩu

Mới đây, Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đề nghị một số quy định mới kiểm soát chặt thực phẩm nhập khẩu vào nước này (đăng trên website www.fda.gov).

Đáng lưu ý là quy định buộc các nhà nhập khẩu phải tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm giống như các nhà sản xuất thực phẩm trong nước. Cụ thể, các nhà buôn trong và ngoài nước Mỹ muốn bán thực phẩm tại thị trường Mỹ phải nộp cho nhà chức trách Mỹ các kế hoạch chính thức, trong đó cho biết họ đã làm gì để thực phẩm không gây bệnh cho mọi người. Ví dụ, các nhà nông phải cam đoan nước tưới của họ là nước sạch.

Theo FDA, Mỹ nhập khẩu khoảng 15% thực phẩm của 150 nước cho người dân sử dụng. Hiện nay cơ quan này trông cậy vào các thanh tra thực phẩm đặt tại các biên giới nhưng họ “soi” chưa tới 2% thực phẩm nhập vào nội địa. Và với quy định mới này, FDA buộc các nhà nhập khẩu phải xem xét toàn bộ dây chuyền cung ứng và xác định những rủi ro về an toàn nằm ở đâu. Các công ty cần

giữ tài liệu những gì mình làm để kiểm tra các rủi ro. Phải mất ít nhất một năm rưỡi để các quy định mới trải qua phần thăm dò ý kiến của quần chúng, thêm một năm nữa hoặc lâu hơn để bắt đầu có hiệu lực.

Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam lo ngại việc xuất khẩu sang Mỹ sẽ tiếp tục khó khăn vì gặp thêm nhiều rào cản kỹ thuật.

Nợ công của khu vực Eurozone “ngày càng nan giải”

Cơ quan thống kê Euro-stat của Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố số liệu cho thấy nợ trong Khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn tiếp tục tăng và ngày càng nan giải sau ba năm thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng.”

Tính đến hết quý 1/2013, nợ của 17 nước thuộc Euro-zone đã lên tới mức kỷ lục, chiếm tới 92,2% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của khu vực, so với mức 90,6% của quý trước và 88,2% cùng kỳ năm ngoái.

Hy Lạp là nước đầu tiên trong Eurozone phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” mạnh mẽ nhất sau cuộc khủng hoảng năm

2008. Nợ công của nước này đã lên tới 160,5% GDP tăng so với mức 156,9% của quý trước và 136,5% của cùng kỳ năm ngoái.

Nước có số nợ cao thứ hai là Italy, với tỷ lệ tương đương 130,3% GDP.

Không chỉ riêng khu vực Eurozone, nợ trong toàn EU cũng tăng, với 21 nước châu Âu bị tăng tỷ lệ nợ so với GDP vào cuối quý 1/2013 so với quý 4/2012.

Tỷ lệ nợ theo đơn vị quý tăng nhiều nhất tại hai nước là Ireland (hơn 7,7%) và Tây Ban Nha (hơn 4%), Bỉ đứng ở vị trí thứ ba (cũng hơn 4%).

Từ thực tế trên, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Uy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) áp đặt từ năm 2009 dường như không giúp ích nhiều trong việc làm trong sạch ngành tài chính và lành mạnh hóa ngân sách của nền kinh tế khu vực EU.

Không những thế, đây dường như chỉ là kế hoạch cắt giảm công ăn việc làm và các dịch vụ xã hội, dẫn đến nạn thất nghiệp và nghèo đói đối với hàng chục triệu người trên khắp châu Âu./.

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

EU thu giữ lượng lớn hàng giả lên đến 1,3 tỷ USD

Một số mẫu hàng nhái, hàng giả bị cơ quan thuế quan EU thu giữ. (Nguồn: European Commission)

Ngày 5/8, giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết lực lượng thuế quan của tổ chức này đã thu giữ lượng hàng giả, hàng nhái trị giá tới 1 tỷ euro (1,3 tỷ USD) trong năm 2012.

Hầu hết các sản phẩm bị làm giả đều có xuất xứ từ Trung Quốc, bao gồm cả những mặt hàng như thuốc lá và tân dược, trong đó có Viagra.

Báo cáo thường niên của Uy ban châu Âu dựa trên số liệu của các cơ quan thuế, cho biết riêng trong năm 2012, khoảng 40 triệu mặt hàng được cho là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã bị tịch thu và bị tiêu hủy.

Giá trị các loại hàng giả, hàng nhái bị thu giữ tại thị trường EU trong năm 2012 tương tự như năm 2011, mặc dù số lượng mặt hàng đã giảm từ 115 triệu xuống còn 40 triệu.

Theo thống kê, khoảng 70% số hàng giả được tuồn vào thị trường EU chủ yếu là qua đường bưu điện, trong đó khoảng 1/4 số vụ được phát hiện là tân dược giả, gồm những loại thuốc làm đẹp được đặt trực tiếp qua Internet.

Giá ngô Mỹ xuống mức thấp nhất trong 34 tháng qua

Giá ngô Mỹ tiếp tục giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 34 tháng qua nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, mát mẻ và đất ẩm báo hiệu một vụ mùa bội thu ở Mỹ - quốc gia trồng ngô lớn nhất thế giới.

Trong phiên ngày 5/8, giá ngô giao tháng 12/2013 tại sàn giao dịch Chicago đã giảm tới 0,5% xuống 4,6125 USD/bushel (1 bushel ngô = 25,4 kg) - mức thấp nhất kể từ ngày 4/10/2010.

Trong tháng Bảy vừa qua, giá ngô đã giảm 6,3% - mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1996 và là lần giảm thứ sáu liên tiếp tính theo tháng.

Chỉ số GSCI của Standard & Poor bao gồm 8 mặt hàng nông sản đã giảm 19% trong năm nay, trong đó giá ngô giảm 34% trước dự đoán về sản lượng cao và kế hoạch mở rộng diện tích trồng ngô của Mỹ.

Nhiệt độ mát mẻ ở khu vực Trung Tây trong suốt nửa đầu của tháng Tám sẽ tạo điều kiện cho sự thụ phấn ngô và độ ẩm của đất sẽ tạo thuận lợi hơn ở khu vực phía Nam và phía Đông.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính nông dân Mỹ sẽ thu hoạch vụ ngô kỷ lục 13,95 tỷ bushel, tăng 29% so với niên vụ trước đó. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng sản xuất

ngô của Mỹ sẽ vượt dự báo của USDA, lên đến 14,269 tỷ bushel năm 2013.

Cũng trong phiên này, giá một số loại nông sản khác lại tăng nhẹ. Giá lúa mì giao tháng 9/2013 tăng 0,6% lên 6,6425/bushel, còn giá đậu tương giao tháng 11/2013 tăng 0,3% lên 11,845 USD/bushel.

Sản lượng, xuất khẩu cà phê của Colombia tăng trong tháng 7

Xuất khẩu cà phê của Co-lombia tăng 42% lên 787.000 bao 60 kg trong tháng 7 so với cùng tháng một năm trước, do cải tiến rất được mong đợi trong sản lượng của Colombia sau những vụ thu hoạch yếu kém.

Sản lượng cà phê tăng 54% trong tháng trước lên 1,03 triệu bao so với tháng 7/2012. Sản lượng cà phê của tháng trước hơn so với tháng 6 khi đạt 913.000 bao.

Sự tăng cường sản lượng do thời tiết nông vụ tốt và bởi hàng ngàn hectare cà phê đã được trồng lại trong những năm gần đây đang dần dần được thu hoạch.

Liên đoàn cà phê dẫn đầu một chương trình đổi mới cây trồng để cải thiện năng suất bằng cách thay một cây cũ bằng một cây mới, gồm cả các giống kháng bệnh gỉ sắt. Sản lượng của Colombia giảm trong vài năm đợi những cây đạt tuổi thu hoạch.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Phạt chậm nộp thuế theo mức lũy tiến

Trường hợp không đủ điều kiện khai theo quý thì thực hiện khai thuế GTGT tháng 7.2013 chậm nhất là ngày 20.8.2013.

Theo luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 1.7, người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 32, điều 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quản lý thuế.

Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ xác định và thông báo cho người nộp thuế biết.

Việc xác định số thuế chậm nộp như sau: đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh sau ngày 1.7.2013 áp dụng tính 0,05% mỗi ngày trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thứ 90. Từ ngày 91 trở đi, sẽ áp dụng mức 0,07% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 1.7.2013 nhưng sau ngày

1.7.2013 vẫn chưa nộp thì tiền chậm nộp được tính như sau: trước ngày 1.7.2013 thực hiện theo luật Quản lý thuế; từ ngày 1.7.2013 trở đi thực hiện theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quản lý thuế.

Ngoài ra, luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung còn quy định kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quý đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 20 tỉ đồng trở xuống. Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động SXKD, việc khai thuế GTGT được thực hiện theo tháng.

Sau khi SXKD đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm trước liền kề để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý. Người nộp thuế đủ điều kiện khai thuế GTGT theo quý thì không phải kê khai thuế GTGT tháng 7.2013 mà thực hiện kê khai quý 3/2013 (thuế GTGT phải nộp ngân sách tháng 7, tháng 8, tháng 9 năm 2013) chậm nhất là ngày 30.10.2013. Trường hợp không đủ điều kiện khai theo quý thì thực

hiện khai thuế GTGT tháng 7.2013 chậm nhất là ngày 20.8.2013.

Ngành Thuế: Chính thức mở rộng dịch vụ nộp thuế điện tử

Theo tin từ Tổng cục Thuế, cơ quan này chính thức triển khai mở rộng dịch vụ nộp thuế điện tử tới các tỉnh, thành trong cả nước. Đây là một bước nhằm tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ thuế điện tử, tạo thuận lợi hơn nữa cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ với NSNN.

Trước đó, năm 2012, Tổng cục Thuế đã lựa chọn Hà Nội để triển khai thí điểm dịch vụ khai thuế điện tử. Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Phi Vân Tuấn, bước đầu Cục triển khai ở trên 100 DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản thuộc địa bàn quận Đống Đa. Kết quả trong năm 2012, đã có 541 giao dịch thành công, nộp ngân sách 683,7 tỷ đồng.

Dự án đã góp phần tạo thuận lợi cho người nộp thuế về thủ tục nộp tiền đã đơn giản hơn, địa điểm nộp nhiều hơn - nhiều gấp hơn

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

4 lần (trước đây Thành phố chỉ có 37 điểm thu của Kho bạc, đến nay đã có 150 điểm thu kể cả ngân hàng) và thời gian thực hiện nộp ngắn hơn (trung bình là 2 phút, có những giao dịch chỉ tính bằng giây).

Mục tiêu đặt ra của Cục Thuế Hà Nội trong năm 2013 là sẽ tiếp tục triển khai mở rộng dự án nộp thuế điện tử, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các DN thực hiện nộp thuế điện tử. Đồng thời nghiên cứu đề xuất triển khai nộp thuế qua ATM.

Còn theo đánh giá của Tổng cục Thuế, khi triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử là một bước tiến dài trong chương trình hợp tác giữa ngành Thuế với các ngân hàng thương mại trong hoạt động thu NSNN. Lợi ích thiết thực mang lại được “chia đều” cho cả cộng đồng DN, ngân hàng, cơ quan Thuế. Tham gia dịch vụ này, người nộp thuế sẽ thực hiện thủ tục nộp thuế nội địa hay thuế XNK tại bất cứ thời điểm nào trong các ngày, kể cả ngày nghỉ, thuận tiện tại mọi địa điểm có kết nối internet.

Đồng thời, người nộp thuế còn tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian và công sức chờ đợi do không phải đến trực tiếp, không phụ thuộc giờ làm việc của quầy giao dịch. Giám sát và quản lý giao dịch nộp thuế, dễ dàng theo dõi tình hình thực hiện nộp NSNN qua tài khoản và được

sử dụng các dịch vụ gia tăng ưu đãi khác.

Trong khi đó, để tham gia nộp thuế điện tử, DN chỉ cần đáp ứng các điều kiện như: Là các tổ chức, DN đã được cấp mã số thuế; có phát sinh số thuế nộp ngân sách; đang hoạt động tại thời điểm đăng ký nộp thuế qua mạng inter-net; có địa chỉ thư điện tử để liên lạc ổn định với cơ quan Thuế và có khả năng truy cập, sử dụng mạng internet; có mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng đã ký kết thỏa thuận phối hợp thu ngân sách với KBNN và cơ quan Thuế.

Hiện nay, Tổng cục Thuế đã xây dựng ứng dụng hỗ trợ nộp thuế qua mạng in-ternet từ cổng thông tin nộp thuế điện tử hoặc thông qua các đơn vị cung cấp dịch vụ khai thuế điện tử, sử dụng tài khoản tiền gửi mở tại các ngân hàng thương mại; xây dựng quy trình nghiệp vụ nộp thuế điện tử và quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa người nộp thuế, cơ quan Thuế, ngân hàng thương mại và các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Dự kiến, trong năm 2013 sẽ cho phép 3 ngân hàng thương mại là: Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng thương mại CP Quân đội triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Đây sẽ là cách để các ngân hàng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, cũng như để DN dễ dàng lựa chọn sử dụng.

Chậm thoái vốn ngoài ngành sẽ bị cách chức

Đây là nội dung nằm trong kế hoạch của Bộ Tài chính sẽ trình lên Thủ tướng xem xét trong tháng 8, nhằm thúc đẩy quá trình thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, hiện các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng tới 50% vốn đầu tư Nhà nước, 60% nguồn vốn cho vay của các ngân hàng nhưng lại chiếm hơn một nửa tổng nợ xấu.

Còn theo ông Lê Minh Khái, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước, khoản đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp Nhà nước chỉ tính riêng 2 mảng chứng khoán và bất động sản đã chiếm tới 12% tổng vốn điều lệ của các doanh nghiệp này.

Nếu thoái vốn ngoài ngành vào lúc này, nhiều doanh nghiệp Nhà nước sẽ lỗ lớn và lãnh đạo đơn vị sẽ chịu trách nhiệm, do đó việc trì hoãn của họ cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, các biện pháp hành chính mạnh mẽ nếu được áp dụng sẽ buộc lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước phải hành động.

Lập Ban quản lý tại mỗi cửa khẩu quốc tế

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 45/2013/QĐ-TTg ban hành Quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền.

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

Theo đó, sẽ khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.

Quy chế này áp dụng tại các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính (hay cửa khẩu quốc gia và cửa khẩu song phương) trên biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu)

Việc quản lý hoạt động tại cửa khẩu theo nguyên tắc đảm bảo các hoạt động tại cửa khẩu được thực hiện thống nhất, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, có trật tự, có nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người, phương tiện giao thông vận tải qua các cửa khẩu theo hướng đơn giản hóa thủ tụchành chính.

Bên cạnh đó, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.

Quy chế nêu rõ,thành lập Ban Quản lý cửa khẩu tại mỗi cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính nơi chưa có Khu kinh tế cửa khẩu.

Ban Quản lý cửa khẩu điều hành việc phối hợp thống nhất các hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đảm bảo sự đồng bộ, có trật tự, có nề nếp theo

hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Khi tham gia các hoạt động tại cửa khẩu liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người, phương tiện giao thông vận tải và các hoạt động khác, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành Nội quy cửa khẩu và các quy định khác của Ban Quản lý cửa khẩu.

Ban Quản lý cửa khẩu phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố nơi có cửa khẩu và Đồn Biên phòng cửa khẩu để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động của cửa khẩu như đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, cấp điện, cấp nước, thoát nước, vệ sinh, đảm bảo mỹ quan, môi trường sinh thái khu vực cửa khẩu và các vấn đề phát sinh khác...

Kinh hãi những đồ ăn giả của Trung Quốc

Bạn sẽ phải bất ngờ trước mức độ “hoàn hảo như thật” của những loại đồ ăn giả đến từ Trung Quốc.

1. Thịt giảVới việc nguyên liệu thịt

nguyên chất phải nhập về với giá thành không rẻ chút nào, các xưởng sản xuất bánh bao ở Trung Quốc đã không ngần ngại nghĩ tới việc thay thế thịt bằng “bìa các tông”, Có thể bạn sẽ không tin đây là sự thật song việc “bìa các tông” được sử dụng làm thịt là chính xác.

Bằng việc ngâm qua một lượt với xút ăn da, băm nhỏ ra và tẩm ướp các loại gia vị cùng với hương liệu thịt, các “tấm bìa các tông” đã thay thế thịt lợn một cách hoàn hảo đến bất ngờ.

2. Trứng gà giảSự kết hợp chính xác

giữa các thành phần bao gồm calcium carbonate, bột thạch cao và sáp nến giờ đây có thể giúp người nông dân Trung Quốc dễ dàng tạo ra một vỏ trứng gà giả. Đối với phần lòng đỏ bên trong của trứng, họ bắt đầu với việc pha trộn bao gồm gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Tiếp sau đó, người ta tiếp tục trộn lẫn loại màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua để thu được loại “lòng đỏ trứng gà” trông y như thật. Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước mức độ “chất lượng” của loại trứng gà này khi nó sở hữu các đặc điểm vật lí không khác gì loại trứng thông thường ngoại trừ việc đem lại cho người sử dụng một hàm lượng dinh dưỡng nghèo nàn chưa kể đến nguy cơ tiềm tang về sức khỏe khi ăn phải các loại hóa chất công nghiệp.

3. Gạo giảBáo cáo thường nhật tại

Hồng Kông vào năm 2009 đã thông báo về việc các phương tiện truyền thông tại Singapore phát hiện ra việc sản xuất hàng loạt các loại gạo giả ở Thái Nguyên, một thị trấn ở tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc.

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trung tâm TTCN&TM

Thực tế cho thấy đây là một loại hỗn hợp bao gồm khoai tây và khoai lang được đúc thành hình dạng có cùng kích cỡ với hạt gạo thông thường. Để loại “gạo giả” dễ qua mắt người sử dụng hơn thì nhà sản xuất tại đây đã bổ sung thêm một số các hạt nhựa công nghiệp để tăng độ cứng cho những hạt “khoai” nói trên. Mặc dù được chế biến rất công phu và tinh xảo song loại “gạo giả” này lại dễ dàng bị phát hiện khi được nấu lên. Chúng trở thành những loại hạt giống như nhựa và cực kì khó ăn ngay cả khi đã chín, chưa kể tới một loạt loại hóa chất độc hại cho sức khỏe con người.

4. Rượu giảViệc cho ra đời những loại

rượu giả cao cấp từ lâu đã không còn là một điều gì đó quá khó khăn ở Trung Quốc. Nhờ sự gia tăng về số lượng các loại rượu vang nhập khẩu vào thị trường địa phương mà các cơ sở sản xuất rượu tại đây đã bắt đầu cho ra lò một loạt các loại rượu với bao bì tương ứng với loại rượu “chính hãng”. Đối tượng thường hay mua nhầm các loại rượu này thường là những người ít có kinh nghiệm trong việc phân biệt các loại rượu thông dụng.

5. Quả óc chó giảCác nhà cung cấp quả óc

chó để có thể tăng được lợi nhuận của mình đã không

ngừng nghĩ ra cách tạo ra một số lượng không nhỏ các loại quả giả để trộn lẫn với hàng thật. Để khiến cho khách hàng dễ dàng bị “đánh lừa” bởi thị giác khi nhìn vào các quả óc chó, nhà sản xuất sẽ sử dụng loại nhân đặc biệt làm từ “xi măng” và “giấy” làm nhân bên trong . Việc làm giả quả óc chó đã nhanh chóng trở nên ngày càng phổ biến hơn khi mà giá trị trên thị trường của nó ngày một tăng lên. Chính phủ Trung Quốc cũng đã có nhiều biện pháp tác động nhằm kiểm soát hoạt động sản xuất “hàng giả” đáng lo ngại này song vẫn chưa thể giải quyết nó được triệt để.

18 DN Việt Nam tham gia hội chợ thực phẩm và đồ uống tại Đức

Từ ngày 5-9, Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm và Đồ uống Anuga 2013 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Koelmesse, TP Cologne – CHLB Đức. Dự kiến, 18 doanh nghiệp Việt Nam có uy tín xuất khẩu trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và đồ uống sẽ tham gia hội chợ.

Đáng chú ý, việc đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm và đồ uống Anu-

ga 2013 nằm trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2013 do Bộ Công thương phê duyệt. Hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm Việt Nam duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu sang Đức, EU và toàn thế giới.

Các doanh nghiệp tham gia Anuga 2013 sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt như ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí thuê đất, dàn dựng 01 gian hàng tại

Hội chợ; hỗ trợ 100% chi phí trang trí tổng thể Khu trưng bày của doanh nghiệp Việt Nam; được tuyên truyền quảng bá miễn phí trên các phương tiện thông tin đại chúng… Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (đơn vị tổ chức đoàn doanh nghiệp) cho biết: sẽ phối hợp với đối tác bạn để hỗ trợ kịp thời nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị, doanh nghiệp tham gia cũng như đem lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp tham gia chương trình.

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

Trung tâm TTCN&TM

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

THÖÔNG MAÏI ÑIEÄN TÖÛTHƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử

Trần Văn Quân trong doanh nghiệp (Quận Đống Đa, Hà Nội) sắp tới muốn mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử. nhưng chưa biết pháp luật hiện hành có quy định về việc này như thế nào?

Thạc sỹ, luật sư Lê Việt Nga (Công ty Luật Số 5 - Quốc gia, website: www.lu-atsuvietnam.vn) trả lời:

Theo quy định tại khoản 9, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16-5-2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (sau đây gọi là Nghị định 52/2013/NĐ-CP), thì sàn giao dịch thương mại điện tử là web-site thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Sàn giao dịch thương mại điện tử trong nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.

Căn cứ quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 25, Nghị định 52/2013/NĐ-CP,

website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là web-site thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại.

Điều 35 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử được pháp luật quy định như sau: 1. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. 2. Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử: a) Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; b) Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; c) Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; d) Các loại website khác do Bộ Công thương quy định. 3. Website

hoạt động theo phương thức sở giao dịch hàng hóa: a) Thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử, trên đó cho phép người tham gia tiến hành mua bán hàng hóa theo phương thức của sở giao dịch hàng hóa thì phải có giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa và tuân thủ các quy định pháp luật về sở giao dịch hàng hóa; b) Bộ Công thương quy định cụ thể cơ chế giám sát, kết nối thông tin giao dịch giữa cơ quan quản lý nhà nước với sở giao dịch hàng hóa và các yêu cầu khác về hoạt động của website hoạt động theo phương thức sở giao dịch hàng hóa.

Kinh doanh như MB 24 sẽ bị phạt tới 100 triệu đồng

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại do Bộ Công Thương xây dựng đã đưa ra nhiều mức phạt đối với các sai phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), mức cao nhất là 100 triệu đồng.

Theo đó, các cá nhân vi phạm quy định về thiết lập website, sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng nếu cung cấp

Soá 16 thaùng 08 naêm 2013

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.* Thành viên:Trần Văn Tỵ

Nguyễn Bá ĐoánNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn LuôngQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

01/GP-XBBTNgày cấp 03\12\2012

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

Trung tâm TTCN&TM

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

thông tin thông báo/đăng ký thiết lập website không đầy đủ hoặc sai sự thật, thay đổi thông tin không thông báo lại; Phạt từ 20 - 30 triệu đồng nếu không đăng ký khi thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc gian dối, giả

mạo thông tin đăng ký. Đặc biệt, cá nhân có hành vi tổ chức mạng lưới kinh doanh bán hàng đa cấp cho dịch vụ TMĐT sẽ bị phạt từ 40 - 100 triệu đồng. Ngoài ra còn tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp.

Malaysia đứng thứ 10 thế giới về thu hút du khách

Malaysia đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia thu hút du lịch nhiều nhất theo xếp hạng của Tổ chức du lịch toàn cầu của Liên hợp quốc (UNWTO).

Malaysia đã đón 25 triệu lượt khách du lịch trong năm 2012. Trong số đó, 18,5 triệu khách du lịch đến từ Singa-pore, Indonesia, Thái Lan, Brunei và Philippines.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành và du lịch Malay-sia (MATTA) Tan Kok Liang cho rằng số lượng khách du lịch từ các nước ASEAN đến Malaysia hy vọng sẽ tiếp tục tăng. Điều này do mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong khu vực, cũng như mối quan hệ tốt giữa các quốc gia ASEAN.

Ông cho biết: “Ổn định về chính trị và thị trường cũng là những nhân tố quyết định, trong khi đó nền công nghiệp dịch vụ của Malaysia là một trong số những nền công nghiệp tốt nhất và thân thiệt nhất thế giới.”

Bên cạnh đó, ông cho biết Malaysia có sự pha trộn giữa các di sản văn hóa với các bãi biển đẹp, đa dạng văn hóa và một cơ sở hạ tầng tốt. Việc tăng trưởng du lịch tại khu vực Đông Nam Á được cho là do tăng trưởng mạnh mẽ tại các nước này dẫn tới nhu cầu nội tại trong khu vực tăng mạnh.

Thái Lan dẫn đầu tăng trưởng trong lĩnh vực này với mức tăng 16% lượng khách du lịch trong năm 2011, trong khi đó Campu-chia và Việt Nam cũng được ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong năm 2012 lần lượt là 24% và 14%.

Malaysia tụt một bậc trong danh sách xếp hạng của UNWTO, do Nga chiếm vị trí này với 25,7 triệu lượt khách trong năm 2012.

Pháp vẫn duy trì vị trí đầu với một con số khổng lồ 83 triệu lượt khách du lịch, tiếp theo là Mỹ - 67 triệu, Trung Quốc - 57,7 triệu.