20
Mc lc SOÁ 7 T4-2015 m m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Thoâng tin du lòch Doanh nghieäp caàn bieát Hoäi chôï trieån laõm Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-03 : Tin trong tỉnh Trang 04-06 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 07-10 : Xuất nhập khẩu Trang 11-13 : Sản xuất kinh doanh Trang 14-15 : Tin thế giới Trang 16 : Thông tin du lịch Trang 17-20 : Doanh nghiệp cần biết Trang 20 : Doanh nghiệp cần biết

Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Muc luc

SOÁ 7T4-2015

m

m

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiThoâng tin du lòchDoanh nghieäp caàn bieátHoäi chôï trieån laõm

Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-03 : Tin trong tỉnhTrang 04-06 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 07-10 : Xuất nhập khẩuTrang 11-13 : Sản xuất kinh doanh Trang 14-15 : Tin thế giớiTrang 16 : Thông tin du lịchTrang 17-20 : Doanh nghiệp cần biếtTrang 20 : Doanh nghiệp cần biết

Page 2: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHHoạt động Công

ThươngNinh Thuận Quý I năm 2015 tiếp tục tăng trưởng so cùng kỳ

Quý I/2015, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh về những giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, ngành Công Thương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng triển khai các nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực; kết quả nhiều mặt, lĩnh vực đều tăng trưởng so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định 94) quý I/2015 ước đạt 693,3 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ và đạt 20,9% kế hoạch. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)ước tăng 12,8% so cùng kỳ;trong đó:Công nghiệp khai khoáng tăng 40,92% so cùng kỳ (khai thác muối tăng 42,5%; đá xây dựng tăng 38,5%); Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,32% so cùng kỳ.Công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1% so cùng kỳ. Nhìn chung, quý I/2015 sản xuất công nghiệp tăng trưởng có xu hướng chậm lại so với cùng kỳ năm trước, một số sản phẩm chủ yếu có tỷ trọng giá trị cao tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ. Mặc dù sản xuất công nghiệp vẫn

còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của kinh tế cả nước, chi phí vốn vay cao, chi phí đầu vào tăng, nguồn nguyên liệu, thời gian nghỉ tết Nguyên đán kéo dài,...là những yếu tố không thuận lợi tác động trực tiếp đến sản xuất; nhưng với sự nỗ lực quyết tâm ổn định và phát triển sản xuất của doanh nghiệp nên đã mang lại tăng trưởng cho sản xuất công nghiệp ngay từ quý đầu năm 2015.

Lĩnh vực thương mại: Tình hình lưu thông hàng hóa quý I/2015 diễn ra tương đối sôi động; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 3.453,8 tỷ đồng, tăng 15,62% so cùng kỳ, đạt 24,25% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu quý I ước đạt 10,3 triệu USD, đạt 13,7% so kế hoạch và tăng 28,5% so cùng kỳ;Mặt hàng xuất khẩu, chủ yếu của tỉnh: Hạt điều nhân ước đạt 3,58 triệu USD, giảm gần 28% so cùng kỳ, chiếm 34,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; Hàng thủy sản ước đạt 6,56 triệu USD, tăng hơn 132% so cùng kỳ, chiếm 63,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; Hàng thủ công mỹ nghệ và dệt may (khăn bông)

ước đạt 0,16 triệu USD, giảm 21% so cùng kỳ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đài Loan và một số nước EU.

Công tác quản lý thị trường đã tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạh kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; đảm bảo ổn định thị trường, giá cả các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015; tăng cường công tác kiểm soát, bảo đảm ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhất là mặt hàng pháo nổ, súng, đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực; tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; kiểm tra, giám sát các điểm bán hàng bình ổn giá, các điểm bán hàng lưu động, đưa

Page 3: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

hàng Việt về nông thôn,…Kết quả, trong quý I/2015 lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý được 216 vụ, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 267 triệu đồng./.

PHÒNG QLCN

Ninh Thuận hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2015.

Sự kiện Giờ Trái đất 2015 se được diễn ra từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 28/3/2015 trên toàn thế giới; tham gia sự kiện Giờ Trái đất cùng với cộng đồng quốc tế là cơ hội để Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng thể hiện trách nhiệm của mình trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Để hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2015 do Bộ Công thương phát động, góp phần nỗ lực chung của thế giới, nâng cao ý thức tiết kiệm điện trong toàn xã hội và thúc đẩy việc thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương tại công văn số 2203/TCNL-KHCN ngày 06/3/2015 và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại công

văn số 1081/UBND-KTN ngày 18/3/2015 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2015. Theo đó:

Sở Công Thương phối hợp Công ty Điện lực Ninh Thuận in và treo 106 băng rôn tuyên truyền trên các tuyến phố chính khu vực các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với khẩu hiệu “Tiết kiệm năng lượng Ứng phó biến đổi khí hậu, cùng tắt đèn từ 20h30-21h30 ngày 28/3/2015”.

Vào ngày 28/3/2015, Sở Công Thương phối hợp Công ty Điện lực Ninh Thuận, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Đài Phát thanh – Truyền hình Ninh Thuận, Báo Ninh Thuận, Thành đoàn Phan Rang-Tháp Chàm, Câu lạc bộ xe đạp Ninh Thuận, Trường THPT Ishool và Trường THPT Chu Văn An tổ chức đạp xe đạp diễu hành trên các tuyến đường phố chính thành phố Phan Rang – Tháp Chàm với sự tham gia hơn 200 tình nguyện viên để tuyên truyền, phát cẩm nang, tờ rơi cho người dân hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2015.

Đặc biệt, trong đêm ngày 28/3/2015 tại Quảng trường 16 Tháng 4 thành phố Phan

Rang – Tháp Chàm tổ chức đêm ca nhạc có lòng ghép các câu hỏi thi tìm hiểu về Giờ Trái đất năm 2015; bên cạnh đó trong lúc diễn ra sự kiện Giờ Trái đất, Công ty Điện lực Ninh Thuận vận động các khách hàng, nhà hàng, doanh nghiệp hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất băng cách tắt 100% các bảng đèn trang trí, quảng cáo dọc các tuyến phố chính trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, làm việc với Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Duy Anh cắt giảm đèn chiếu sáng quảng cáo, đèn chiếu sáng xung quanh khu vực Quảng Trường 16 Tháng 4, nhà Bảo tàng Ninh Thuận…

Thông qua các hoạt động nêu trên cùng với sự chung tay phối hợp của các sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh và sự ủng hộ tích cực của người dân se góp phần nâng cao ý thức tiết kiệm điện trong toàn xã hội và thúc đẩy việc thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới./.

Phòng QLĐN

(Hình ảnh tập trung chuẩn bị diễu hành) (Hình ảnh đạp xe đạp diễu hành các tuyến đường phố chính thành phố Phan Rang – Tháp Chàm)

Page 4: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Tháng 3, CPI cả nước tăng 0,15%

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 3/2015. Theo đó, CPI cả nước tháng 3 tăng 0,15% so với tháng trước, và 0,93% so với cùng kỳ năm trước.

So với cùng kỳ năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng này tăng 0,93%. Tính đến hết quý I/2015, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tăng 0,74%.

Cụ thể, 6/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng so với tháng trước, trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh nhất 0,36% so với tháng trước; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,18% so với tháng trước; nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 0,16%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,09%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; nhóm giáo dục tăng nhe 0,01%.

5/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với tháng trước gồm: Nhóm giao thông giảm 0,31%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,11%; nhóm may mặc, mu nón, giày dép giảm 0,04%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.

Không năm trong giỏ tính chỉ số giá, chỉ số giá vàng tháng 3 giảm 1,53% so với tháng 2, so với cùng kỳ năm trước chỉ số giá vàng 5,36%.

Quý I, chỉ số giá vàng giảm 2,48% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3 trong khi đó tăng 0,16% so với tháng trước và 1,29% so với tháng 3/2015. Chỉ số giá đô la Mỹ 3 tháng đầu năm 2015 tăng 1,26% so với cùng kỳ quý I/2014.

Công bố giá trần sữa trẻ em dưới 6 tuổi

Bộ Tài chính chính thức công bố giá bán buôn tối đa và giá kê khai đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam.

Theo đó, Nestlé Việt Nam có 1 sản phẩm là S-26 GOLD 24x 400 g, giá bán buôn tối đa (bao gồm thuế GTGT) áp dụng từ ngày 20/3 là 208.725 đồng/hộp, giá bán lẻ khuyến nghị là 240.000 đồng/hộp. Friesland Campina Việt Nam có 9 sản phẩm được áp dụng giá từ 1/4, trong đó sản phẩm có giá thấp nhất là Dutch Baby Gold 400g là 152.000 đồng/hộp (bán buôn) và 169.000 đồng/hộp bán lẻ; sản phẩm có giá cao nhất là Dutch Lady sáng tạo Gold loại 1.500g là 415.000 đồng/hộp (bán buôn) và 460.000 đồng/hộp (bán lẻ).

Bộ Tài chính cho biết, việc cung cấp mức giá bán buôn tối

đa, mức giá kê khai, giá bán lẻ khuyến nghị đối với các sản phẩm sữa của Công ty TNHH Nestle Việt Nam và Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam như trên nhăm tăng cường kiểm soát giá bán lẻ tới người tiêu dùng và làm căn cứ thực hiện việc kiểm tra, rà soát xác định, kê khai giá bán lẻ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi tại địa phương.

Điều được giá Hơn 135.000 ha điều trên

toàn tỉnh Bình Phước đang vào vụ thu hoạch chính của năm 2015. Nông dân ở một số địa phương có diện tích trồng điều lớn như Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú đang ra sức thu hoạch để kịp bán ra thị trường. Đặc biệt, mặc dù thời tiết năm nay có lúc, có nơi diễn biến bất thường như mưa trái mùa, sương muối và sâu bọ hại vườn điều nhưng bù lại điều được giá bán hơn. Với giá bán dao động từ 24.000 đến 25.000 đồng/kg hạt điều tại vườn.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước khuyến cáo các chủ vườn điều trong tỉnh cần chú ý các đối tượng gây hại như bọ xít muỗi, bệnh thán thư, sâu đục thân cành, bọ trĩ. Đối với bọ xít muỗi, các nông dân trồng

Page 5: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

điều cần sử dụng các loại thuốc Alpha Cypermethrin (FM-Tox 50 EC, Fotox 50 EC); Cypermethrin (Cyperan 5 EC, 10 EC); Thiamethoxam (Actara 25 WG), để phun khi bọ xít muỗi mới xuất hiện và gây hại ở mức độ nhe.

Đối với bệnh thán thư, nông dân có thể sử dụng những thuốc có hoạt chất như Propined (Antracol 70 WP), các hoạt chất hỗn hợp như Metalaxyl + Mancozeb (Ridomil gold 68 WP, Rorigold 680 WG). Sâu đục thân cành, sử dụng các loại thuốc có khả năng nội hấp, xông hơi mạnh như Regent 800WG, Vibasudin 50ND, Viphensa 50ND, Bini 58 40ND, pha theo hướng dẫn của nhãn thuốc, dùng xy lanh bơm dung dịch thuốc vào đường hầm. Sau khi bơm thuốc dùng đất sét hoặc bông gòn bịt lỗ đục để diệt sâu non bên trong.

Giá rau xanh tăng caoThời tiết mưa nhiều và liên

tục, ngoài ra khí hậu đang trong giai đoạn chuyển mùa nên nguồn cung của các loại rau xanh bị ảnh hưởng lớn. Theo đó, giá rau xanh ở Hà Nội đã bị đẩy cao, nhiều loại rau, củ tăng gấp rưỡi thậm chí gấp 2 lần so với trước đó.

Tại nhiều chợ đầu mối và các chợ truyền thống như chợ Ngã Tư Sở, chợ Thành Công, chợ Hoàng Văn Thái, Kim Liên, chợ Hôm… giá các loại rau, củ đã tăng từ 1.000-10.000 đồng so với tuần trước.

Rau cải thảo có giá 18.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; khoai tây tăng giá từ 15.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg; xu hào trước chỉ từ 2.000-3.000 đồng/củ nay tăng giá gần gấp đôi lên thành 4.000 đồng/củ, rau bí tăng từ 8.000 đồng/mớ lên 10.000-12.000 đồng/mớ…

Một số loại rau bị ảnh hưởng nặng của thời tiết mưa nhiều đã tăng giá trước đó, nay vẫn tiếp tục tăng trong đợt mưa này như: rau xà lách có giá 20.000 đồng/kg tăng lên 30.000 đồng/kg, hành lên 40.000 đồng/kg , rau muống tăng từ 4.000-5.000 đồng/mớ lên 6.000-7.000 đồng/mớ, cải ngọt tăng từ 12.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg...

Các tiểu thương kinh doanh rau củ cung nhận định, nếu tình hình thời tiết không mưa và ấm dần lên thì giá cả các loại rau se sớm “hạ nhiệt” trở lại khi nguồn cung ổn định hơn.

Giá muối giảm nhẹLượng muối tồn lớn cùng

với sản lượng muối tăng đã tác động đáng kể lên giá muối, đặc biệt là đối với khu vực Nam Trung Bộ và Đồng băng sông Cửu Long. Giá muối đã giảm nhe khiến người làm muối không có lãi.

Cụ thể: Đồng băng sông Cửu Long có giá muối khoảng 600–1.100 đồng/kg giảm so với mức giá 850-1.400 đồng/kg của tháng Hai; khu vực Nam Trung Bộ: muối thủ công có giá chỉ từ 400–1.200

đồng/kg, muối công nghiệp cung chỉ có giá 700–1.100 đồng/kg; riêng chỉ có giá muối ở khu vực miền Bắc khá ổn định với mức từ 1.600-2.500 đồng/kg.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện khu vực Nam Trung Bộ và Đồng băng sông Cửu Long đã vào chính vụ sản xuất và thời tiết trong tháng ở hai khu vực này thuận lợi nên diện tích và sản lượng muối sản xuất tăng khiến giá muối giảm nhe.

Cụ thể, tính đến ngày 20/3, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.802ha, tăng 294ha so với cùng kỳ năm 2014. Trong số đó, diện tích muối thủ công đạt 10.890ha, diện tích muối công nghiệp đạt 3.912ha.

Sản lượng muối cung đạt khoảng 275.428 tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2014. Trong số đó, so với cùng kỳ năm trước, muối sản xuất công nghiệp tăng mạnh đến 51 % với sản lượng đạt 103.673 tấn, còn muối sản xuất thủ công đạt 171.755 tấn.

Mặt khác, lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất vẫn còn khoảng 167.324 tấn, cụ thể: miền Bắc tồn 15.300 tấn; miền Trung tồn 67.805 tấn; Đồng băng sông Cửu Long tồn 84.219 tấn.

Nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

Hơn 15 năm qua, nghề chăn nuôi bò sữa đã và đang

Page 6: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Trung tâm TTCN&TM

phát triển mạnh ở xã Vĩnh Thịnh đem lại hiệu quả kinh tế cao và làm thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây.

Với giá sữa hiện nay, từ 14.000-15.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày, một con cho được 25 – 30 kg sữa.

Theo Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh, hiện nay, toàn xã Vĩnh Thịnh có khoảng 800 hộ gia đình nuôi bò sữa, với gần 4.000 con bò sữa, sản lượng sữa trung bình từ 30 đến 35 tấn/ngày. Trừ mọi chi phí, trung bình mỗi con bò sữa cho thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng. Mặc dù hiệu quả kinh tế cao nhưng mức đầu tư ban đầu cho việc chăn nuôi bò sữa là không nhỏ. Hiện giá một con bò sữa dao động từ 60 đến 70 triệu đồng. Do đó, để phát triển mô hình này, các hộ chăn nuôi được UBND xã hướng dẫn vay vốn từ nhiều nguồn vay khác nhau và khuyến khích tự chủ động nguồn bò sữa giống. Bên cạnh đó, để đảm bảo đầu ra cho nguồn sữa, chính quyền xã đã hỗ trợ người dân tạo mối liên kết giữa người chăn nuôi và các công ty sữa nên đầu ra cho sản phẩm luôn ổn định.

Chính quyền xã đã liên kết 2 công ty thu mua sữa là Công ty sữa Vinamilk và Công ty cổ phần sữa Quốc tế. Các công ty này ngày càng tạo mối liên kết chặt che với người chăn nuôi không chỉ về đầu ra của sản phẩm mà còn hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi và phòng

ngừa bệnh dịch cho người chăn nuôi bò sữa.

Hoàng Anh Gia Lai được nhập khẩu 50.000 tấn đường với thuế suất trong hạn ngạch 2,5%

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản bổ sung nguyên tắc hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai đầu tư, sản xuất tại Lào.

Theo đó, Văn phòng Chính Phủ yêu cầu Bộ Công Thương bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai đầu tư, sản xuất tại Lào vào Bản Thỏa thuận về các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam - Lào với số lượng 50.000 tấn, với thuế suất trong hạn ngạch 2,5%.

Nông dân Tiền Giang mất trắng 180 tỷ đồng vì nghêu chết hàng loạt

Trong những ngày qua, người dân ở vùng nuôi nghêu tập trung tại ven biển Gò Công Đông thuộc địa bàn Tân Điền và khu vực giáp ranh của tỉnh Tiền Giang đang phải chật vật chống đỡ tình trạng nghêu chết tràn lan chưa rõ nguyên nhân.

Theo bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Gò Công Đông, tình trạng nghêu chết phát hiện từ khoảng giữa tháng 3/2015, rải rác tại một số sân nghêu với tỷ lệ chết 30-40%. Thế nhưng, chỉ mấy

ngày sau đó, tình trạng nghêu chết diễn ra ngày một phức tạp và trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về vật chất, khiến bà con hết sức lo lắng.

Cụ thể, đến cuối tháng 3/2015, toàn vùng nuôi có 180 hộ dân thả nuôi trên diện tích gần 2.000ha thì đã có 156 hộ dân đến kê khai tình trạng nghêu chết với chính quyền địa phương trên diện tích 1.151ha và sản lượng thiệt hại gần 12.000 tấn.

Nếu tính giá trị trên thị trường hiện nay là 15 triệu đồng/tấn nghêu thịt thì tổng thiệt hại đến thời điểm này lên đến khoảng 180 tỷ đồng.

Khối lượng tịnh thủy sản không bao gồm nước mạ băng

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT vừa thông báo, ngày 30-3, Cục đã nhận được công thư Ref. Ares (2015) 1308322 của Cơ quan thẩm quyền EU giải thích về khối lượng tịnh của lô hàng thủy sản XK vào EU theo quy định số 1169/2011/EC ngày 25-10-2011 của Liên minh châu Âu.

Theo đó, cơ quan thẩm quyền EU khẳng định: Khối lượng tịnh (Net weight) của sản phẩm được mạ băng là khối lượng tịnh của sản phẩm không bao gồm khối lượng nước mạ băng và phải được thể hiện không những trên nhãn hàng hóa mà còn trên chứng thư kèm theo lô hàng.

Page 7: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Sơ bộ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 3

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 03/2015 ( từ 01/03 đến 15/03) đạt 12,82 tỷ USD, tăng gấp đôi (tương ứng tăng hơn 6,8 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2015 (chủ yếu do nửa cuối tháng 02/2015 rơi vào kỳ nghỉ lễ tết Nguyên đán).

Như vậy, tính đến hết ngày 15/03/2015 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt gần 59,76 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 7,22 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014. Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ 1 tháng 3/2015 có mức thâm hụt 539 triệu USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa của cả nước tính đến hết ngày 15 tháng 3/2015 thâm hụt 1,63 tỷ USD.

Về xuất khẩu: Kim ngạch hàng hoá xuất

khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 03/2015 đạt 6,14 tỷ USD, gấp 2,8 lần (tương ứng tăng 3,98 tỷ USD) so nửa cuối tháng 2/2015. Tính đến hết ngày 15/03/2015 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt gần 29,06 tỷ USD, tăng 8,4% (tương ứng tăng gần 2,25

tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014.

So với nửa cuối tháng 02/2015, kim ngạch xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 3 tăng mạnh do tăng một số mặt hàng sau: cà phê tăng 55 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 859 triệu USD; hàng dệt, may tăng 548 triệu USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 410 triệu USD; giày dép các loại tăng 225 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 187 triệu USD

Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt gần 4,3 tỷ USD, tăng 2,8 lần (tương ứng tăng hơn 2,79 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 02/2015 và chiếm hơn 70% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước trong kỳ.

Về nhập khẩu:Trị giá hàng hoá nhập

khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 03/2015 đạt 6,68 tỷ USD, tăng 1,7 lần ( tương ứng tăng gần 2,84 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2. Tính đến hết ngày 15/3/2015 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 30,69 tỷ USD, tăng 19,3% (tương ứng tăng hơn 4,97 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014.

Kim ngạch nhập khẩu 15 ngày đầu tháng 03/2015

tăng so với nửa cuối tháng 02/2015 chủ yếu ở một số mặt hàng sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 423 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 277 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 221 triệu USD; sắt thép các loại tăng 168 triệu USD; chất dẻo các loại tăng 150 triệu USD; xăng dầu các loại tăng gần 121 triệu USD,... Than đá là mặt hàng duy nhất trong kỳ 1 tháng 3 có kim ngạch nhập khẩu giảm so với nửa cuối tháng 2/2015 (giảm 8,7 triệu USD).

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 03/2015 đạt gần 4,06 tỷ USD, tăng 61,2% (tương ứng tăng 1,54 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2015 và chiếm 60,7% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước trong kỳ này.

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may 2 tháng đầu năm 2015

Theo số liệu thống kê, 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 3,25 tỷ USD, tăng 10,65% so với cùng kỳ năm 2014. Trong số các thị trường chính tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam thì Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đang chiếm ưu thế. Trong đó, xuất khẩu dệt may Việt Nam

Page 8: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục đứng đầu về kim ngạch, với 1,57 tỷ USD, tăng trưởng 9,37% so với cùng kỳ, với thị phần chiếm tới 48,32% tổng kim ngạch, trong năm nay có thể đạt trên 11 tỷ USD.

Sau Hoa Kỳ là một số thị trường lớn cung đạt kim ngạch trên 100 triệu USD như: Nhật Bản 412,33 triệu USD, chiếm 12,69% trong tổng kim ngạch, tăng 8,69%; Hàn Quốc 321,66 triệu USD, chiếm 9,9%, tăng 15,66%; Anh đạt 104,59 triệu USD, chiếm 3,22%, tăng trên 40%.

Ngay từ thời điểm giữa tháng 1, phần lớn các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã có đơn hàng đến hết quý II/2015 và đây là tiền đề để ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2015 đạt từ 28-28,4 tỷ USD, tăng khoảng 16% so với năm 2014.

Năm 2015 này được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, khi quá trình đàm phán một số hiệp định thương mại có thể kết thúc, cơ hội cho dệt may Việt Nam rộng hơn.

Thị trường châu Âu (EU) được đánh giá tiếp tục là thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam trong thời gian tới nhờ nhu cầu lớn và khi FTA Việt Nam-EU được ký kết, thuế từ 12% về 0% se tạo ra sức cạnh tranh lớn cho hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU. Tương tự, với thị trường Hoa Kỳ, kỳ vọng lớn nhất là Hiệp định TPP se được ký kết, khi đó, thuế suất

se giảm dần và tăng thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị phần tại thị trường này.

Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương sơ với cùng; sự tăng trưởng mạnh me của dệt may Việt Nam chủ yếu là do doanh nghiệp trong ngành đã không ngừng nỗ lực đầu tư cho công nghệ sản xuất, chuyển dần sang phương thức sản xuất đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Cùng đó, các doanh nghiệp cung đã dành nguồn lực không nhỏ đầu tư cho các dự án sản xuất nguyên phụ liệu, hạn chế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh trên thị trường xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, vấn đề sống còn của ngành dệt may vẫn là thị trường. Nhiều năm nữa ngành vẫn phải phụ thuộc vào xuất khẩu do vậy phát triển thị trường là nhiệm vụ trọng tâm.

Có thể nói, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam 2 tháng đầu năm tăng trưởng 2 con số là sự hội tụ của những nỗ lực và cơ hội. Thế nhưng, sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch tại các thị trường nhỏ của ngành mới đáng quan tâm. Chẳng hạn xuất khẩu tăng mạnh ở một số thị trường như: Chi Lê (+384,88%), Hy Lạp (+299,9%), Phần Lan (+167,59%), Achentina (+142,84%), Senegal (+108%).

Điều này chứng tỏ, cơ hội mở rộng quy mô xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam tại các thị trường này là rất lớn. Đây cung là gợi ý tốt cho các doanh nghiệp dệt may đa dạng hóa, tránh phụ thuộc vào một số thị trường chính.

Bốn thị trường xuất khẩu tỷ USD tính đến hết tháng 2

Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 2-2015, nước ta đã có thị trường xuất khẩu đạt giá trị kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. 4 thị trường xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất với tổng giá trị kim ngạch đạt 4,471 tỷ USD, chiếm gần 19,5% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ là dệt may với kim ngạch 1,57 tỷ USD, chiếm hơn 35% trong tổng trị giá xuất khẩu vào thị trường này.

Các mặt hàng lớn khác có thể kể đến như: Giày dép các loại đạt gần 557 triệu USD; Gỗ và sản phẩm gỗ gần 385 triệu USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 374 triệu USD; Điện thoại các loại và linh kiện gần 285 triệu USD;…

Tại thị trường lớn thứ 2 là Trung Quốc, Việt Nam xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá hơn 2,21 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và

XUẤT NHẬP KHẨU

Page 9: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

linh kiện (đạt hơn 322 triệu USD); Sắn và các sản phẩm từ sắn (gần 218 triệu USD); Xơ, sợi dệt các loại (173 triệu USD); Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (gần 158 triệu USD)…

Đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc là thị trường Nhật Bản với trị giá kim ngạch gần 2,064 tỷ USD. Trong đó mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là hàng dệt, may (hơn 412 triệu USD); kế đến là: Phương tiện vận tải và phụ tùng (gần 320 triệu USD); Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (gần 208 triệu USD)…

Thị trường xuất khẩu đạt giá trị từ 1 tỷ USD trở lên thứ 4 là Hàn Quốc với trị giá kim ngạch 1,087 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu lớn vào “xứ sở kim chi” như: Dệt may có kim ngạch lớn nhất (gần 322 triệu USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 84 triệu USD); thủy sản (gần 77 triệu USD); gỗ và sản phẩm gỗ (gần 68 triệu USD)…

Với tổng giá trị kim ngạch hơn 9,8 tỷ USD, 4 thị trường xuất khẩu chủ lực trên chiếm gần 42,8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước trong cùng thời điểm (hết tháng 2 cả nước xuất khẩu hơn 22,971 tỷ USD).

Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm qua

Quý I/2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 3 ước đạt 417 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2015 đạt 1,27 tỷ USD giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu của thị trường thường tăng mạnh vào các quý cuối năm để phục vụ dịp lễ Giáng sinh và năm mới. Vì vậy các doanh nghiệp thường tập trung các đơn hàng xuất khẩu vào các quý cuối năm. Do đó theo quy luật hàng năm, xuất khẩu thủy sản trong quý I thường thấp hơn so với quý IV của năm trước đó và thấp nhất trong năm. Tuy nhiên, với mức sụt giảm 23% của xuất khẩu thủy sản trong quý I/2015 là đáng phải quan tâm.

Trong số các thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam, Mỹ luôn duy trì vị trí dẫn đầu, chiếm 18,62% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, tại thị trường này các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang phải chịu áp lực từ thuế chống bán phá giá của Bộ thương mại Mỹ (POR8) đối với tôm và (POR10) đối với cá tra ở mức cao, đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của mặt hàng tôm và cá tra. Mặt khác, xuất khẩu thủy sản cung chịu ảnh hưởng bởi thời tiết giá lạnh của Mỹ trong những tháng đầu năm do đó nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh. Trong 2 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đã giảm tới 44% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại thị trường châu Âu, Nhật do biến động tỷ giá đồng Euro, đồng Yên Nhật giảm mạnh khiến hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này trở nên đắt đỏ hơn. Các nhà nhập khẩu đã hạn chế nhập khẩu hoặc giảm giá thu mua khiến giá cá tra và tôm giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản sang thị trường này, xuất thủy sản sang thị trường châu Âu đã giảm 10%, sang Nhật Bản giảm 14,5%. Thị trường châu Âu chiếm 18% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, Nhật Bản chiếm 14%. Tại thị trường Nga, căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraina đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của thủy sản của nước ta do Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga.

Bên cạnh đó, Ấn Độ là một trong những nước có nguồn cung tôm lớn cạnh tranh trực tiếp với tôm của Việt Nam và hiện Ấn Độ đang vào mùa thu hoạch tôm do đó lượng cung tăng lên đã làm cho giá trên thị trường thế giới giảm mạnh. Trong khi đó tình hình dịch bệnh trên tôm của Thái Lan cung đã được kiểm soát cho nên thị trường ngày càng phải cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng. Như vậy, tất cả các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bất lợi cho doanh nghiệp là nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm mạnh trong quý I vừa qua.

XUẤT NHẬP KHẨU

Page 10: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

Bàn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm thủy sản

Trước thực trạng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm 2015 suy giảm, chiều ngày 30/3/2015, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp “Bàn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm thủy sản”.

Theo báo cáo của Bộ NN và PTNT, mặc dù dự báo năm 2015 kim ngạch xuất khẩu (XK) cả ngành tiếp tục tăng trưởng so với năm ngoái, dự kiến đạt 32 tỷ USD, nhưng thực tế, trong quý I năm nay, xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn, giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt 6,13 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó các mặt hàng XK chủ lực như gạo, cà phê, thủy sản... đều giảm về cả khối lượng và giá trị. Việc hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại sắp được ký kết như: TPP, Liên minh Hải quan FTA Việt Nam - Hàn Quốc khiến nông sản của Việt Nam đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm xuất khẩu của nước khác.

Về lĩnh vực thủy sản, 3 tháng đầu năm 2015, XK thủy sản giảm mạnh nhất trong 5 năm qua, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm 2014 trong đó, tôm giảm mạnh nhất 23%, cá tra giảm 18%, cá ngừ giảm 14%. Nguyên nhân chính do thị trường đối thủ là Ấn Độ, Thái Lan đang vào vụ sản xuất, sản lượng tăng, giá lại cạnh tranh. Tôm Ấn độ loại lớn giảm 2 USD/kg, loại nhỏ

giảm từ 0,5 - 1kg trong khi đó giá tôm Việt Nam lại đang cao hơn tôm của nước này do tôm Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá, áp lực từ luật nông trại Mỹ…

Bên cạnh đó, trong vô vàn bất lợi mà doanh nghiệp XK nông sản đang gặp phải, phí vận tải cung góp phần kéo sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp tụt xuống. Theo các DN, phí vận tải nước ta luôn cao hơn so với các nước trong khu vực. Xăng dầu giảm mạnh trong thời gian qua, nhưng phí vận tải giảm không đáng kể chỉ khoảng 3-4% do chi phí khác không giảm. Hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản bình quân mỗi năm sử dụng tới 600.000 container chở hàng. Cước phí và phụ phí tăng nên xăng dầu có giảm chi phí cho vận tải vẫn rất lớn. Chẳng hạn, tháng 8/2014, chi phí vận tải cho một container chuyển hàng sang Mỹ khoảng 2.300-2.400 USD/container đến nay đã lên 2.900 USD.

Tại cuộc họp, đại diện doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng nông sản cho răng, để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Nhà nước cần có chính sách điều chỉnh tỷ giá, tháo gỡ cho doanh nghiệp trong bối cảnh nhiều ngoại tệ tại thị trường xuất khẩu đang trượt giá như hiện nay. Bao năm qua, ngành nông nghiệp luôn muốn giá XK nông sản cao hơn nhưng thực tế rất khó vì thị trường thế giới ngày càng bão hòa. Vì vậy, đã đến lúc cần phải nghiên cứu giảm giá

thành sản phẩm mới mong cạnh tranh được.

Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát nhận định, xuất khẩu nông sản là vấn đề sống còn đối với ngành nông nghiệp, hiện nay ta đang sản xuất nhiều hơn so với nhu cầu nội địa nên muốn duy trì tăng trưởng không còn cách nào hơn là phải tháo gỡ thị trường, thúc đẩy xuất khẩu. Bộ NN và PTNT se ghi nhận các ý kiến và giao trách nhiệm cho các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ tổng hợp ý kiến các Hiệp hội, doanh nghiệp về thực trạng những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trước ngày 15/4 để Bộ trưởng báo cáo với Chính phủ từ đó có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Để hoạt động thương mại ngành nông nghiệp thông suốt hơn, Bộ trưởng đã quyết định trong tháng 4 se thành lập Ban chỉ đạo thương mại trực thuộc Bộ. Văn phòng Ban chỉ đạo se phải thường xuyên tập hợp khó khăn vướng mắc, đề xuất kiến nghị để thúc đẩy nâng cao hiệu quả thương mại phát triển nông nghiệp nông thôn.

Bộ trưởng cung đề nghị Cục trưởng Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản sắp xếp làm việc với doanh nghiệp để biến chủ trương rút ngắn giảm 50% thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu, giảm thời gian XK qua đường biển 78%, XK qua đường hàng không 54% thành thực tiễn.

Trung tâm TTCN&TM

XUẤT NHẬP KHẨU

Page 11: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

Ninh Thuận: Xúc tiến thương mại thu hút đầu tư

Sáng 25/3, Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận diễn ra tại TP.HCM. Đây là sự kiện quan trọng, khởi đầu để tiếp tục triển khai thành công các nội dung trong Chương trình hợp tác giữa tỉnh Ninh Thuận và TP.HCM đến năm 2020 đã được lãnh đạo hai địa phương ký kết cuối năm 2014.

Đồng thời đây cung là cơ hội để các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận cho biết, trong giai đoạn 2010-2014, tỉnh Ninh Thuận có nhiều chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển ổn định với bình quân GDP đạt 11%/năm. Tính đến hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 293 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận địa điểm, với tổng vốn đăng ký 95.016,8 tỷ đồng. Trong đó, có 255 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư (chiếm 87% số dự án), vốn đăng ký 55.579 tỷ đồng (chiếm 59% tổng vốn dự án).

Trong số các dự án được

cấp giấy chứng nhận đầu tư có 125 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng với tổng vốn đăng ký 42.695,5 tỷ đồng; 96 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ với tổng vốn đăng ký 10.857,8 tỷ đồng và 34 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn đầu tư 2.025,6 tỷ đồng.

Như vậy về giá trị thu hút đầu tư cung như tốc độ tăng trưởng, mặc dù Ninh Thuận luôn duy trì sự phát triển ổn định, nhưng vẫn chưa có tính bứt phá, việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Ninh Thuận ưu tiên các dự án đầu tư vào các cụm ngành kinh tế trụ cột, là lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh với khoảng 70 dự án tiềm năng kêu gọi đầu tư.

Cụ thể, ở lĩnh vực năng lượng, mục tiêu của tỉnh là trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước (gồm điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời), phấn đấu đến năm 2020, giải quyết 5-8% nhu cầu năng lượng quốc gia. Trọng tâm là đầu tư xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân với công suất mỗi nhà máy 4.000 MW; phát triển các nhà máy điện gió ở các vùng tiềm năng gió theo quy hoạch, với quy mô 1.500 - 2.000 MW; phát

triển loại hình thủy điện tích năng với quy mô 1.200 MW.

Với du lịch, một trong những lĩnh vực thế mạnh của Ninh Thuận với các sản phẩm nổi trội như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa... Định hướng của địa phương là xây dựng ngành du lịch có tính cạnh tranh cao, có chất lượng và đa dạng về sản phẩm... Tất cả hướng đến mục tiêu xây dựng Ninh Thuận trở thành một điểm đến nổi bật trong mạng lưới du lịch cả nước và khu vực.

Tại hội nghị Xúc tiến đầu tư 2015, Ninh Thuận đã công bố 11 dự án du lịch trọng điểm đến các nhà đầu tư. Phần lớn các dự án này được quy hoạch dựa trên những lợi thế đặc biệt của địa phương, tập trung trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, đào tạo nguồn nhân lực, công nghiệp, hạ tầng và đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.

Để thu hút đầu tư, ông Nguyễn Đức Thanh – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Thuận cam kết: “Các nhà đầu tư se tìm thấy ở Ninh Thuận những cơ hội đầu tư mới, hết sức hấp dẫn và lý tưởng. Tỉnh chủ trương ngoài các ưu đãi cao nhất trong khung quy định của Chính phủ, tỉnh vận dụng tối đa các hỗ trợ cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án trên

Page 12: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

địa bàn. Đặc biệt là được hưởng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu. Chúng tôi khẳng định se luôn đồng hành, hợp tác chặt che, sẵn sàng hỗ trợ và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư! ”.

Về phía TP HCM, với vị thế đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP HCM se hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận triển khai xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhiều ưu đãi khuyến khích đầu tư dành cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào tỉnh.

Chủ tịch IPU đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam

Chủ tịch IPU, Ngài Saber Choudhury bày tỏ ấn tượng về công tác chuẩn bị của nước chủ nhà IPU 132 để chào đón hàng nghìn đại biểu các nước.

"Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng mọi nội dung. IPU 132 chắc chắn se thành công để lại dấu ấn sâu sắc". Đó là phát biểu của Chủ tịch IPU, Ngài Saber Choudhury trong buổi tiếp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, sáng ngày 25/3, tại trụ sở Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ vui mừng được đón Ngài Chủ tịch IPU tại Hà Nội và kiểm tra bước đầu công việc chuẩn bị cho

Đại hội IPU 132 của Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội cảm ơn sự ủng hộ, hỗ trợ của IPU để Việt Nam tổ chức Đại hội lần này, đồng thời tin tưởng với kinh nghiệm ngoại giao và điều hành nghị viện của Ngài Saber Choudhury, Đại hội đồng IPU 132 se thành công tốt đep.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh với chủ đề chính của IPU 132 là "Các mục tiêu phát triển bền vững- biến lời nói thành hành động", Việt Nam mong muốn cùng cộng đồng quốc tế, nghị viện các nước xây dựng một thế giới phát triển vững chắc. Các phiên họp tại Đại hội se thành công nếu các Nghị quyết được các nước nhất trí cao và kết quả đó se thể hiện trong Tuyên bố của Đại hội. Đây se là cơ sở cho nghị viện các nước cùng nhau tham gia vào các vấn đề toàn cầu như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ nguồn nước, giữ gìn an ninh và hòa bình.

Chủ tịch Quốc hội Nguyến Sinh Hùng cung cho biết, Đại hội đồng IPU 132 được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cung như các đại biểu Quốc hội và cử tri rất quan tâm. Mọi chương trình, hoạt động của Đại hội được tuyên truyền mạnh me và nhiều chương trình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Chủ tịch IPU, Ngài Saber Choudhury bảy tỏ hết sức ấn tượng về công tác chuẩn bị của nước chủ nhà IPU 132 để chào đón hàng

nghìn đại biểu, nghị sị các nước tới dự.

Ngài Saber Choudhury nhấn mạnh, Đại hội đồng lần này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh các nước nỗ lực đạt được các thỏa thuận quốc tế. Để các thảo thuận đó thành công thì vai trò của các nghị sị hết sức quan trọng và đặc biệt tại các phiên thảo luận, Nghị quyết của IPU 132 lần này.

Về các chủ đề thảo luận tại Đại hội đồng IPU 132, Ngài Saber Choudhury cho răng đây là những nội dung phong phú và thiết thực trong đó đề cập tới một loạt vấn đề quan trọng như vấn đề nước, an ninh mạng, luật quốc tế... mà các nước cùng quan tâm.

Ngài Chủ tịch IPU, tin tưởng Đại hội đồng IPU 132 mà Việt Nam là nước chủ nhà se thành công tốt đep, để lại ấn tượng trong mỗi đại biểu không chỉ là sự chuẩn bị chu đáo, mến khách, thân tình mà còn là những quyết định mang ý nghĩa thiết thực của IPU 132 cho cộng động quốc tế./.

Tạm trữ gạo đạt gần 80% kế hoạch

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đến ngày 29/3, các DN thu mua tạm trữ được 760.000 tấn gạo, đạt gần 80% theo kế hoạch tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong vụ ĐX 2014-2015.

Mới đây, nhăm kiểm tra, xử lý các vướng mắc trong mua lúa gạo tạm trữ, Bộ NN-

Page 13: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

PTNT thành lập đoàn kiểm tra liên ngành từ ngày 29/3 đến 9/4. Đoàn se thực hiện kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ thóc, gạo của các DN được giao chỉ tiêu tại 8 tỉnh, thành gồm: TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp.

Theo báo cáo sơ bộ của Tổng Cty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2), đến ngày 30/3 sau 1 tháng thực hiện tạm trữ, các DN thành viên đã thu mua được 272.000 tấn quy gạo, đạt 83,7% kế hoạch, trong đó bên cạnh tạm trữ gạo lần đầu tiên các DN thu mua tạm trữ lúa đạt gần 70.000 tấn.

Trong các DN thành viên Vinafood 2 hiện có 10 DN đạt 100% chỉ tiêu tạm trữ được phân bổ và 2 DN chưa thực hiện thu mua tạm trữ vì lý do tài chính (nợ xấu), chưa vay được vốn. Tuy nhiên, Vinafood 2 cho biết hiện có phương án dự phòng sắp xếp đảm bảo thực hiện hoàn thành kế hoạch tạm trữ trước ngày 15/4 (hạn chót mua tạm trữ).

Trong thời gian một tháng vừa qua thu mua tạm trữ, lúc đầu giá lúa gạo tăng bình quân thêm 200 đ/kg, nhưng hiện nay chỉ tăng 100 đ/kg so với trước thời điểm thực hiện tạm trữ. Theo VFA, đến ngày 15/3 các DN se hoàn thành thu mua tạm trữ. Đến nay các DN Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 540.000 tấn gạo trong tổng số 2 triệu tấn gạo theo hợp đồng xuất khẩu đã ký.

Tình hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản quý I/2015

Tổng sản lượng thủy sản 3 tháng đầu năm ước tính đạt 1223,1 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 893,7 nghìn tấn, tăng 2,6%; tôm đạt 124,5 nghìn tấn, tăng 5,3%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng 3 tháng ước tính đạt 511,6 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó cá đạt 352,7 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 92,8 nghìn tấn, tăng 6,1%.

Nuôi trồng cá tra có sự chuyển dịch khá rõ nét từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất lớn tập trung, đảm bảo chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, nhăm đáp ứng các điều kiện khắt khe của thị trường nhập khẩu.

Sản lượng cá tra tại các địa phương với chủ yếu là các hộ nuôi nhỏ, phân tán giảm mạnh: Trà Vinh giảm 64%; Vĩnh Long giảm 36%; Tiền Giang giảm 34%. Trong khi đó, những địa phương có quy hoạch vùng nuôi lớn với mô hình doanh nghiệp liên kết chặt che với người dân từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ đều tăng: Bến Tre tăng 11,1%; Cần Thơ tăng 5,1%; An Giang tăng 2,1%...

Nuôi tôm tại các địa phương tiếp tục phát triển khá và có sự chuyển dịch nhe từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng. Diện tích tôm thẻ chân trắng trong kỳ tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2014; sản lượng tăng 8,5%. Một số địa phương có sản lượng tôm thẻ chân trắng

tăng cao: Thành phố Hồ Chí Minh đạt 3 nghìn tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2014; Bạc Liêu 2 nghìn tấn, tăng 37%; Trà Vinh 1,5 nghìn tấn, tăng 50%. Tuy nhiên, thời gian gần đây tôm sú được giá nên người dân một số địa phương có xu hướng thả nuôi trở lại. Diện tích tôm sú trong kỳ tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2014; sản lượng tăng 6,3%.

Một số tỉnh có sản lượng tôm sú tăng cao: Cà Mau đạt 29,9 nghìn tấn, tăng 7%; Bạc Liêu đạt 7 nghìn tấn, tăng 11%.

Sản lượng thủy sản khai thác 3 tháng đầu năm ước tính đạt 711,5 nghìn tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 541 nghìn tấn, tăng 3,2%; tôm đạt 31,7 nghìn tấn, tăng 3,3%.

Khai thác thủy sản biển 3 tháng đạt 673,4 nghìn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng thuỷ sản khai thác trong kỳ đạt khá chủ yếu do thời tiết tương đối thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt.

Một số địa phương có sản lượng thủy sản khai thác biển đạt khá trong kỳ: Bà Rịa-Vùng Tàu 75,7 nghìn tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; Cà Mau 52 nghìn tấn, tăng 22%; Bến Tre 36 nghìn tấn, tăng 19%. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trong 3 tháng đạt 7 nghìn tấn, giảm 0,9 %, trong đó Quảng Ngãi đạt 1,7 nghìn tấn, giảm 17%; Bình Định 2,2 nghìn tấn, tăng 5,1%, Phú Yên 2,6 nghìn tấn, tăng 6%.

Page 14: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

Điểm tin thủy sản thế giới tuần quaTây Ban Nha tăng hạn ngạch thăn cá ngừ giai đoạn 2016-2018Hiệp hội Các nhà sản xuất thủy sản đóng hộp và Trung tâm Bảo vệ Các sản phẩm thủy sản

Tây Ban Nha (ANFACO-CECOPESCA) yêu cầu tăng hạn ngạch thăn cá ngừ lên tới 30.000 tấn để duy trì việc làm cho công nhân trong ngành cá ngừ hộp.

Ngành đồ hộp đang ngày càng phải đối mặt với cạnh tranh từ thế giới, điều này làm tăng nhu cầu cá ngừ nguyên liệu trong khi sản lượng khai thác của các đội tàu EU được giao dịch ở các thị trường khác nhau, làm hạn chế khả năng tiếp cận nguyên liệu của ngành đóng hộp ở EU.

Để đảm bảo tính bền vững của ngành đóng hộp ở EU, ANFACO-CECOPESCA thống nhất yêu cầu hạn ngạch thăn cá ngừ lên tới 30.000 tấn với thuế suất 0% với một điều kiện thuế có thể tự động tăng tới 20% tùy thuộc vào mức độ sử dụng của giai đoạn 2016-2018.

Theo ANFACO-CECOPESCA, các nhà sản xuất cá ngừ hộp ở Châu Âu như Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Bồ Đào Nha đều thống nhất tăng hạn ngạch thăn cá ngừ vì như thế mới đủ nguyên liệu để duy trì hoạt động chế biến.

Nga ký thỏa thuận với Mỹ chống khai thác cua bất hợp phápNga đang có kế hoạch ký thỏa thuận song phương với Mỹ về chống khai thác bất hợp pháp,

không báo cáo và không theo quy định (IUU) năm 2015, nhăm giảm đáng kể nguồn cung cua khai thác bất hợp pháp của Nga sang thị trường Mỹ. Thỏa thuận này se có lợi cho cả Nga và Mỹ. Thỏa thuận dự kiến se được ký trước phiên họp của Ủy ban Bảo tồn Nghề cá Liên chính phủ Nga-Mỹ diễn ra vào tháng 9 năm nay.

Theo ước tính sơ bộ, lượng cập cảng cua khai thác bất hợp pháp ở các nước đã ký thỏa thuận với Nga giảm mạnh năm 2014 so với các năm trước đó.

Báo cáo mới nhất của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) về cua bất hợp pháp ở Nga cho thấy, nguồn lợi cua ở vùng Viễn Đông Nga có nguy cơ cạn kiệt do nạn khai thác cua bất hợp pháp. Sản lượng khai thác cua bất hợp pháp đã giảm trong vài năm qua tuy nhiên vẫn ở mức cao. Năm 2014, tổng sản lượng khai thác cua của Nga ở vùng Viễn Đông đạt 46.900 tấn. Phần lớn sản lượng cua của Nga được XK sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ.

Mỹ tăng cường quản lý thủy sản nhập khẩuChính quyền tổng thống Obama đang hướng đến kế hoạch tăng cường quản lý thủy sản. Kế

hoạch này bao gồm theo dõi nguồn gốc cá và động vật giáp xác từ nơi đánh bắt đến đến cảng tại Mỹ để đảm bảo thủy sản đánh bắt bất hợp pháp không thể tiếp cận thị trường toàn cầu.

Trước khi thủy sản được bán trên thị trường Mỹ, phải có những thông tin về nguồn gốc, người đánh bắt, thời gian bắt và dụng cụ đánh bắt. Hiện nay, không cần khai những thông tin này. Những thông tin này phải được đưa đến cơ sở dữ liệu trung tâm để theo dõi.

Se phải mất ít nhất 2 năm để thực hiện chương trình truy xuất nguồn gốc. Chương trình này se tập trung vào các loài có dấu hiệu bị đe dọa như cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương và cá vược biển và các loài có nguy cơ cao.

Mỹ là thị trường thủy sản lớn thứ hai trên thế giới, sau EU. Hơn 80% thủy sản được người Mỹ tiêu thụ đến từ các trại nuôi và bờ biển của Nga, Chile, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, đến 32% thủy sản đánh bắt tự nhiên là NK bất hợp pháp. Theo kế hoạch, Mỹ se chi ra 3 triệu USD dự toán ngân sách hàng năm cho Bộ Thương mại để giám sát khai thác thủy sản.

Braxin đặt mục tiêu tăng gấp 4 lần sản lượng nuôi trồng thủy sản vào năm 2020

Page 15: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

Braxin đặt mục tiêu tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản lên 2 triệu tấn vào năm 2020 so với 480.000 tấn hiện nay. Bộ trưởng Khai thác và Nuôi trồng thủy sản của nước này Helder Barbalho cho biết Braxin có kế hoạch quy hoạch nuôi thủy sản ở các hồ thủy điện như hồ thủy điện ở Tucurui hoặc Itaipu. Tuy nhiên, các mục tiêu đạt sản lượng nuôi đối phó với các rào cản như quản lý và cấp phép môi trường cung như quy định sử dụng đất.

Ấn Độ công bố báo cáo về dịch bệnh tôm mớiCác nhà khoa học tại Ấn Độ đã công bố báo cáo về dịch bệnh trắng từng mảng (WPD) có thể

khiến tỉ lệ tôm chết cao ở hầu hết các trại nuôi. WPD khiến tôm chết dần dần và khi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, các trại nuôi phải đối mặt với tỷ lệ tôm chết lên tới 70% trong vòng 3 đến 5 ngày.

Các báo cáo cho biết, tôm bệnh có các triệu chứng chính bao gồm những mảng màu trắng đục trên vỏ, hoại tử cơ, cơ có màu trắng xanh và kém ăn. Theo nghiên cứu, mầm bệnh WPD chủ yếu là do vi khuẩn gram dương Bacillus cereus.

Xuất khẩu hàng hóa sang Pakistan tăng trưởng mạnhTheo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pakistan trong 2 tháng

đầu năm 2015 đạt 65,98 triệu USD, tăng 131,66% so với cùng kỳ năm trước.Trong cơ cấu xuất khẩu hàng Việt Nam sang Pakistan trong 2 tháng đầu năm 2015, nhóm

hàng xuất khẩu chủ đạo vẫn là nông sản. Đứng đầu là mặt hàng chè, Việt Nam xuất khẩu 4.983 tấn chè sang thị trường này, trị giá 10,13 triệu USD, tăng 92,92% về lượng và tăng 103,51% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen PF qua cảng Hải Phòng, Fob). Pakistan cung là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam.

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai là hàng thủy sản, trị giá 4,72 triệu USD, tăng 22,08%. Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng là mặt hàng xơ, sợi dệt các loại trị giá 3,85 triệu USD, giảm 15,09% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng khác sang thị trường Pakistan: cao su; sắt thép và hạt điều, trong đó xuất khẩu mặt hàng hạt điều có mức tăng cao nhất, tăng 726,67% về lượng và tăng 998,39% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Tiềm năng thúc đẩy phát triển thương mại Việt Nam- Pakistan rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đã hình thành hành lang pháp lý khá đầy đủ thông qua các văn kiện hợp tác cấp Chính phủ. Cụ thể, Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định Khung về hợp tác khoa học- công nghệ; Hiệp định Hợp tác phát triển nghề cá và nuôi trồng thủy sản... Với mối quan hệ sâu rộng của với cơ quan chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp nước sở tại, Thương vụ Việt Nam cam kết tiếp tục nỗ lực góp phần làm cầu nối hiệu quả cho sự phát triển hợp tác kinh doanh giữa hai bên.

Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu sang Pakistan 2 tháng đầu năm 2015

Mặt hàng 2Tháng/2014 2Tháng/2015 Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước (%)

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Tổng 28.482.556 65.982.422 +131,66Chè 2.583 4.979.002 4.983 10.132.931 +92,92 +103,51

Hàng thủy sản 3.874.293 4.729.650 +22,08Xơ, sợi dệt các loại 1.578 4.537.920 1.038 3.853.007 -34,22 -15,09

Hạt tiêu 717 4.704.852 189 1.650.145 -73,64 -64,93Cao su 805 1.816.671 1.150 1.385.412 +42,86 -23,74

Hạt điều 15 83.000 124 911.666 +726,67 +998,39Sắt thép các loại 1.072 743.373 268 222.622 -75 -70,05

Trung tâm TTCN&TM

Page 16: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

THÔNG TIN DU LỊCH

Trung tâm TTCN&TM

Bế mạc Đại hội đồng IPU-132

Chiều 1/4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Đại hội đồng IPU-132 đã long trọng tuyên bố bế mạc Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132.

Tham dự lễ bế mạc có Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Saber Chowdhury; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch IPU-132 Nguyễn Sinh Hùng; Tổng thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới Martin Chungong, cùng đông đảo lãnh đạo nghị viện, nghị sỹ các nước tham dự IPU-132.

Phát biểu tại lễ bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, sau 5 ngày làm việc tích cực, với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đồng IPU 132 đã thành công tốt đep.

Đại hội đồng đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của nghị viện, đặc biệt là chủ đề chung “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động”. Các Ủy ban chuyên trách của Đại hội đồng cung đã thảo luận và IPU đã ra nghị quyết về các vấn đề quan trọng như chiến tranh mạng, quản trị nước, luật pháp quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ và nhân quyền.

Các nội dung khác liên

quan đến vấn đề của Liên Hợp Quốc, nghị sỹ trẻ, quyền của phụ nữ, Hiệp hội các Tổng Thư ký Nghị viện, bảo vệ quyền của nghị sỹ, HIV-AIDS, trẻ em, dân chủ trong kỷ nguyên kỹ thuật số, báo cáo nghị viện toàn cầu, loại bỏ nguy cơ về chiến tranh hạt nhân... cung đã được thảo luận tại các Ủy ban chuyên trách và các diễn đàn của Đại hội đồng.

Đại hội đồng cung đã tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Hội nghị nữ nghị sỹ IPU và 20 năm Tuyên bố Bắc Kinh về quyền của Phụ nữ.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, những kết quả quan trọng nhất của Đại hội đồng đã được thể hiện qua Tuyên bố Hà Nội. Đây là văn kiện thể hiện nguyện vọng và cam kết của IPU cùng các nghị viện thành viên trong việc xây dựng và thúc đẩy thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Liên Hợp Quốc đang xây dựng cho đến năm 2030.

Tuyên bố Hà Nội se được gửi tới Hội nghị Thượng đỉnh của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm nay, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, kết quả của Đại hội đồng IPU-132 đã nói lên tiếng nói chung của nghị viện các nước, góp phần vào việc bảo vệ hòa bình, tăng cường

hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia, giữa các nghị viện và thúc đẩy bước phát triển mới của cộng đồng quốc tế giai đoạn sau 2015.

Gần 620 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2015 đạt 617.895 lượt, giảm 12,9% so với tháng 3/2014.

So với cùng kỳ năm 2014, lượng khách đến băng phương tiện đường không đạt 538.554 lượt, giảm 10,2%; khách đến băng phương tiện đường bộ đạt 70.096 lượt, giảm 19,7%; riêng khách đến băng phương tiện đường biển đạt 9.245 lượt, tăng 379%.

Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2015 đạt 2.007.884 lượt khách, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 3 tháng đầu năm, có 8 thị trường khách tăng, cụ thể: Hàn Quốc tăng 31,4%; Phần Lan tăng 28,2%; Tây Ban Nha tăng 10,8%; Singapore tăng 7,1%; Italy tăng 6%; Mỹ tăng 2,9%; Nhật tăng 0,8%; Đức tăng 0,2%.

Trong 3 tháng đầu năm 2015, số du khách nội địa đạt 19,5 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt 96.359 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2014.

THÔNG TIN DU LỊCH

Page 17: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

Cấm xuất khẩu 35 loài thủy sản

Theo Thông tư số 04/2015 của Bộ Nông nghiệp-PTNT, kể từ ngày 29/3/2015 bắt đầu cấm xuất khẩu 35 loài thủy sản.

Cụ thể là trai ngọc, cá cháy, cá còm, cá anh vu, cá hô, cá chìa vôi sông, cá cóc Tam Đảo, cá tra dầu, cá ông sư, cá heo vây trắng, cá heo, cá voi, cá trà sóc, cá rồng, bò biển/cá ông sư, rùa biển, bộ san hô cứng, bộ san hô xanh, bộ san hô đen, bộ san hô đá, rùa da, đồi mồi dứa, đồi mồi, quản đồng, rùa hộp ba vạch (rùa vàng), rùa hộp trán vàng miền Bắc, rùa trung bộ, rùa đầu to, họ ba ba, giải khổng lồ, giải Sin-hoe (giải Thượng Hải), cá lợ thân thấp, cá chép gốc, cá mè Huế, các loài cá dao.

Trường hợp đặc biệt để thực hiện điều ước quốc tế mà VN đã ký kết hoặc gia nhập, các loài thủy sản nêu trên vẫn được xuất khẩu, nhưng thương nhân phải có giấy phép.

Mỹ công bố sơ bộ mức thuế chống bán phá giá với tôm Việt Nam

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố kết quả sơ bộ xem xét hành chính lần

thứ 09 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ giai đoạn từ 1/2/2013 tới 31/1/2014.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam giảm xuống mức trung bình là 0,93%, thấp hơn nhiều so với mức 6,36% của kỳ xem xét lần trước (POR8).

Cụ thể, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có mức thuế 1,5%, Công ty Cổ phần Thực Phẩm Sao Ta (FIMEX VN) là 0% và Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước là 1,06%.

Mức thuế cho các công ty khác tham gia trong kỳ xem xét lần này là 0,93%, thấp hơn nhiều so với mức 6,36% của kỳ xem xét lần trước (POR8).

Theo đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, nếu kết quả sơ bộ được giữ nguyên trong kết quả cuối cùng se tạo thuận lợi lớn cho xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả sơ bộ, mức thuế cụ thể se được áp dụng chính thức sau khi công bố kết quả cuối cùng.

Hiện nay, Mỹ là nhà nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 1 tỷ USD vào năm 2014./.

Đánh giá rủi ro đối với thủy sản sống nhập khẩu

Kể từ ngày 11/5/2015, cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân có hoạt động trực tiếp hoặc có liên quan đến nhập khẩu, kinh doanh thủy sản sống dùng làm thực phẩm cần áp dụng các quy định tại Thông tư số 11/2015/TT-BNNPTNT ngày 10/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Theo đó, Thông tư này quy định về nội dung, phương pháp đánh giá rủi ro và quản lý đối với thủy sản sống nhập khẩu vào Việt Nam làm thực phẩm bao gồm các loài thủy sản chưa có tên trong các Danh mục sau: Danh mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm; Danh mục loài ngoại lai xâm hại; Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Các loài thủy sản này phải được đánh giá rủi ro về khả năng trở thành vật dữ, xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại và khả năng cạnh tranh thức ăn đối với các loài thủy sản bản địa; nguy cơ phát tán mầm bệnh cho thủy sản bản địa, con người.

Bên cạnh đó, thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm phải được vận chuyển, lưu giữ cách ly,

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Page 18: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

bảo quản, chế biến, tiêu thụ trong điều kiện phù hợp với từng đối tượng thủy sản sống và không để thất thoát ra ngoài môi trường. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra, kiểm kê định kỳ và kết quả phải được lưu giữ trong hồ sơ ghi chép của cơ sở; không được gây nuôi, phát tán thủy sản sống dùng làm thực phẩm ra môi trường tự nhiên và môi trường nuôi trồng thuỷ sản. Trường hợp xảy ra thất thoát trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, chế biến và tiêu thụ, tổ chức, cá nhân phải triển khai ngay các biện pháp để thu hồi tất cả số lượng thuỷ sản sống bị thất thoát và xử lý băng biện pháp phù hợp, đồng thời chậm nhất trong vòng 2 ngày làm việc phải báo cáo cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương và Tổng cục Thủy sản.

Một số điểm mới trong chính sách thuế của Nigeria năm 2015

Từ ngày 01/01/2015, Nigeria se áp dụng biểu thuế đối ngoại chung CET cùng với các quốc gia khác thuộc Khối Liên minh kinh tế và Tiền tệ Tây Phi ECOWAS. Theo đó, Nigeria se áp dụng 5 dòng thuế từ 0-35% bao gồm:

- Thuế nhập khẩu 0% đối với tư liệu sản xuất, máy móc và các dược phẩm thiết yếu không được sản xuất nội

địa- Thuế nhập khẩu 5% đối

với nguyên liệu thô- Thuế nhập khẩu 10%

đối với hàng hóa trung gian- Thuế nhập khẩu 20%

đối với hàng hóa thành phẩm- Thuế nhập khẩu 35%

đối với những hàng hóa được Chính phủ Nigeria bảo hộ

Ngoài ra, một số hàng hóa se được miễn thuế như nguyên liệu sản xuất thức ăn gia cầm, nếu đạt đủ tiêu chuẩn chứng nhận của Bộ Nông nghiệp.

Nigeria vẫn tiếp tục các chính sách hạn chế nhập khẩu đối với thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời cấm nhập khẩu sản phẩm gia cầm, thịt lợn, thịt bò và một vài sản phẩm tiêu dùng quan trọng khác. Chính phủ Nigeria đã tăng thuế nhập khẩu với hạt lúa mỳ từ 5% lên 20%, bột mỳ từ 35% lên 100%, gạo lức từ 5% lên 35% và gạo đã xay xát từ 30% lên 100%. Thuế nhập khẩu đường thô là 60% và đường tinh luyện là 80%. Đến 2018, Nigeria se cấm nhập khẩu hoàn toàn đối với cá da trơn và cá rô phi.

Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria đạt 190 triệu USD, tăng 28% so với năm 2013. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường này bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện (89,8 triệu USD); điện thoại di động & linh kiện (37,3 triệu USD);

sản phẩm dệt may (15,8 triệu USD); linh kiện ô tô dưới 12 chỗ ngồi (9,7 triệu USD); ... kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nigeria trong năm 2014 đạt 99 triệu USD, tăng 41,7% so với năm 2013 với các mặt hàng nhập khẩu chính là: hạt điều (70 triệu USD); gỗ & sản phẩm gỗ (17,6 triệu USD); khí đốt hóa lỏng (7,4 triệu USD); rau quả (2 triệu USD).

Những điều cần biết khi kinh doanh tại Campuchia

Tập quán kinh doanhGiống như nhiều quốc gia

khác ở châu Á, các mối quan hệ kinh doanh tại Campuchia có nền tảng là các mối quan hệ cá nhân. Các kết nối rất quan trọng trong tiếp xúc và xây dựng lòng tin. Người Campuchia cởi mở, gần gui và thân thiện. Việc tiếp cận với các đầu mối kinh doanh tiềm năng nên được thực hiện khi đã có giới thiệu trước. Các đối tác tiềm năng và khách hàng tại Campuchia thường dễ tiếp cận hơn đối với những người đến liên hệ được một quan chức chính phủ hoặc một đầu mối quan hệ kinh doanh giới thiệu. Nên mang tặng những món quà nhỏ có logo của công ty, cung có thể mời ăn trưa hay ăn tối.

Nên mang theo danh thiếp. Cung như ở nhiều quốc gia khác, các danh thiếp được trao đổi trong quá trình giới thiệu. Luôn đưa và nhận danh thiếp băng cả hai

Page 19: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

tay để tỏ ý tôn trọng và đọc các danh thiếp sau khi nhận. Điều này đặc biệt quan trọng khi giao dịch với Hoa kiều tại Campuchia, vì nhiều người trong số đó giữ các chức vụ có ảnh hưởng trong cộng đồng doanh nghiệp của nước này.

Chắp tay cúi chào “sampeah” vẫn là cử chỉ chào đón truyền thống, đặc biệt đối với phụ nữ, mặc dù việc bắt tay đang trở nên phổ biến hơn. Người nước ngoài có thể bắt tay với đàn ông và cả phụ nữ, nhưng phải chờ người phụ nữ đưa tay trước; nếu không sử dụng lối chào sampeah truyền thống. Chạm vào đầu một người nào đó, chỉ băng bàn chân hoặc chỉ tay vào mặt ai đó được coi là hành vi cực kỳ thô lỗ và gây khó chịu. Đội mu trong nhà và đặc biệt là trong các đền thờ cung được coi là hành vi thô lỗ.

Trong các cuộc họp chính thức, đàn ông nên mặc áo vest và cà vạt và phụ nữ nên mặc váy hoặc bộ vest phù hợp. Trong một bối cảnh ít trang trọng hơn, có thể dùng trang phục bình thường.

Vận chuyểnCampuchia có ba sân bay

quốc tế: Phnom Penh, Siem Reap và Sihanoukville. Ba sân bay đã được nâng cấp trong những năm gần đây các sảnh đón khách hiện đại. Các tuyến bay nội địa kết nối Phnom Penh với Siem Reap và Siem Reap với Sihanoukville.

Xe ô tô, xe buýt là những phương tiện rẻ tiền để đi đến hầu hết các tỉnh lỵ. Campuchia đã khai trương dịch vụ xe buýt công cộng tại Phnom Penh vào tháng 2/2014. Số lượng hành khách sử dụng phương tiện công cộng đang dần tăng lên. Các dịch vụ vận chuyển băng xe máy, xe ba bánh (được gọi là tuk-tuk) và xích lô rất phổ biến.

Xe hơi tư nhân có thể thuê ở hầu hết các thành phố. Chi phí thuê biến động từ 25 đến 50 USD mỗi ngày.

Mạng lưới đường bộ của Campuchia đã được cải thiện đáng kể trong vài năm qua nên có thể du lịch khắp đất nước dễ dàng hơn so với vài năm trước đây. Tuy nhiên, trong mùa mưa, vẫn không thể đi đến một số địa điểm băng đường bộ.

Thông tin liên lạcCước điện thoại quốc tế

tương đối đắt đỏ so với các nước khác trong khu vực. Dịch vụ điện thoại di động đã bao trùm hầu hết các vùng trong cả nước và được cung cấp bởi một số công ty, như Mobitel, Smart, Metfone, và Beeline. Dịch vụ chuyển vùng quốc tế cho điện thoại di động cung có sẵn nhưng có thể khá tốn kém. Dịch vụ Internet đang được cải thiện nhanh chóng cả về giá cả và dịch vụ, nhưng không giới hạn dịch vụ băng thông rộng vẫn còn tương đối đắt. Truy cập Internet không dây được cung cấp tại hầu hết

các khách sạn lớn và được sử dụng miễn phí trong nhiều nhà hàng và quán cà phê.

Ngôn ngữTiếng Khmer là ngôn ngữ

chính thức của Campuchia. Tiếng Anh thường được sử dụng trong hầu hết các cuộc hội họp kinh doanh. Tuy nhiên, một số quan chức cao cấp của chính phủ thích sử dụng tiếng Khmer trong các cuộc họp chính thức. Tiếng Hoa, Pháp, Thái Lan và Việt Nam cung được sử dụng rộng rãi.

Y tếCơ sở vật chất và dịch

vụ y tế ở Campuchia chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Cả thành phố Phnom Penh lẫn Siem Reap chỉ có vài phòng khám và bệnh viện quốc tế có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản.

Giờ làm việc

Nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản được áp thuế 0% từ tháng 4

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 24/2015/TT-BTC về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2015-2019.

Bộ trên cung ban hành Thông tư số 25/2015/TT-BTC về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam, để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 2015-2019.

Page 20: Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/k… · nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 3,1%so cùng kỳ; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 9,1%

Soá 07 thaùng 04 naêm 2015

Trung tâm TTCN&TM

Trung tâm TTCN&TM

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,

Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm -

Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập

Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.

* Thành viên: Nguyễn Bá Đoán

Nguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông

Quảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông

Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận

Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBT

Ngày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền

thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số.

Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

Thông báo giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thuỷ sản Seoul 2015

Theo kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc se có 1 gian hàng trưng bày giới thiệu về các mặt hàng thủy sản Việt Nam tại Hội chợ Thủy sản Seoul (Seoul Seafood Show 2015 - http://www.seoulseafood.com/eng/main.asp) từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 4 năm 2015.

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam quan tâm và muốn giới thiệu các mặt hàng của mình đến đối tác Hàn Quốc có thể gửi các tài liệu giới thiệu

về Thương vụ theo địa chỉ:EMBASSY OF VIETNAM IN

KOREA, TRADE OFFICEAdd: 6th Floor, Golden

Bridge Build., Chungjeongno 3-ga, No.222,

Seodaemun-Gu, Seoul, 120-708, Korea

Tel: +82-2-364 3661; Fax: +82-2-364 3664;

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Anh Ngô Xuân Tỵ, Bí thư thứ ba

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc

Email: [email protected]; [email protected]

Điện thoại: +82-10-3441-1016

Tính đến thời điểm 1/4/2015, đối với biểu ASEAN-Nhật Bản, se có 2.874 số dòng thuế có thuế suất 0% (tương đương với 30% tổng biểu thuế) và 413 dòng thuế suất không cam kết cắt giảm, thuế suất áp dụng se theo mức thuế MFN tại thời điểm hiện hành.

Đối với biểu Việt Nam-Nhật Bản se có 3.234 số dòng thuế có thuế suất 0% (tương đương với 33,8% tổng biểu thuế) và 354 dòng thuế suất không cam kết cắt giảm, thuế suất áp dụng se theo mức thuế MFN tại thời điểm hiện hành.

Bộ Tài chính cho biết, các

dòng thuế có thuế suất băng 0% tại thời điểm 1/4/2015 tập trung vào các nhóm mặt hàng chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm tân dược…

Hàng hóa nhập khẩu để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo ASEAN-Nhật Bản, Việt Nam-Nhật Bản cần đáp ứng yêu cầu về xuất xứ theo quy định của Bộ Công Thương và thuộc danh sách nước được hưởng ưu đãi quy định tại Thông tư./.

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM