97
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KINH TẾ PHÁT TRIỂN MỤC LỤC Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO LƯỜNG MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.......................1 1.1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế............1 1.1.1. Khái niệm..........................................1 1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế.......................1 1.2. Nguồn gốc tăng tưởng kinh tế..........................3 1.2.1. Khái quát..........................................3 1.2.2. Một số mô hình phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế........................................................4 1.3. Đo lường mức ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế.................................................... 8 1.3.1. Cách tiếp cận thông thường.........................8 1.3.2. Cách tiếp cận hàm sản xuất.........................9 Bài 2: LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ.........................10 2.1. Bản chất của phát triển kinh tế.....................10 2.1.1. Khái niệm.........................................10 2.1.2. Mặt trái của phát triển kinh tế...................11 2.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế........12 2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế........12 2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thay đổi cơ cấu kinh tế....14 2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội.............15 2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường.................17 2.3. Các giai đoạn phát triển kinh tế.....................17 2.3.1. Lý thuyết cất cánh................................17 2.3.2. Lý thuyết về thay đổi cơ cấu......................21 2.3.3. Lý thuyết về phân chia nhóm các nước theo trình độ phát triển kinh tế.......................................21 Bài 3: LÝ THUYẾT NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP.................................................... 22 3.1. Khái niệm và thước đo nghèo đói, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập........................................22

Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

  • Upload
    buithuy

  • View
    219

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KINH TẾ PHÁT TRIỂN

MỤC LỤCBài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO LƯỜNG MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.............................1

1.1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế...................................11.1.1. Khái niệm....................................................................................11.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế......................................................1

1.2. Nguồn gốc tăng tưởng kinh tế...........................................................31.2.1. Khái quát.....................................................................................31.2.2. Một số mô hình phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế..........4

1.3. Đo lường mức ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế.. .81.3.1. Cách tiếp cận thông thường........................................................81.3.2. Cách tiếp cận hàm sản xuất.......................................................9

Bài 2: LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ.....................................................102.1. Bản chất của phát triển kinh tế...................................................10

2.1.1. Khái niệm..................................................................................102.1.2. Mặt trái của phát triển kinh tế..................................................11

2.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế................................122.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế............................122.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thay đổi cơ cấu kinh tế.......................142.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội.....................................152.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường.........................................17

2.3. Các giai đoạn phát triển kinh tế......................................................172.3.1. Lý thuyết cất cánh....................................................................172.3.2. Lý thuyết về thay đổi cơ cấu.....................................................212.3.3. Lý thuyết về phân chia nhóm các nước theo trình độ phát triển kinh tế.................................................................................................21

Bài 3: LÝ THUYẾT NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP.........................................................................................................22

3.1. Khái niệm và thước đo nghèo đói, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.................................................................................................22

3.1.1. Khái niệm.................................................................................223.1.2. Thước đo...................................................................................24

3.2. Mô hình phân tích bất bình đẳng về thu nhập và nghèo đói trong quá trình phát triển kinh tế....................................................................30

3.2.1. Mô hình Arthus Lewis................................................................30

Page 2: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

3.2.2. Mô hình phân phối lại trước, tăng trưởng sau...........................303.2.3. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng của World Bank....31

Bài 4: CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ...........................................314.1. Lao động với phát triển kinh tế...................................................31

4.1.1. Khái niệm..................................................................................314.1.2. Vai trò......................................................................................324.1.3. Đặc điểm...................................................................................334.1.4. Cơ cấu thị trường lao động........................................................34

4.2. Vốn với phát triển kinh tế................................................................354.2.1. Vai trò.......................................................................................354.2.2. Phân tích vốn sản xuất và vốn đầu tư.......................................35

4.3. Tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế.................................394.3.1. Đặc điểm...................................................................................394.3.2. Vai trò.......................................................................................394.3.3. Thước đo đánh giá lợi ích mang lại từ khai thác tài nguyên thiên nhiên...................................................................................................39

4.4. Công nghệ với phát triển kinh tế.....................................................414.4.1. Bản chất....................................................................................414.4.2. Vai trò.......................................................................................424.4.3. Những hình thức để có công nghệ mới.....................................434.4.4. Hướng phát triển công nghệ ở Việt Nam...................................43

Bài 5: CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ...........................................435.1. Nông nghiệp................................................................................43

5.1.1. Khái niệm và đặc điểm..............................................................435.1.2. Vai trò.......................................................................................445.1.3. Các giai đoạn phát triển............................................................47

5.2. Công nghiệp....................................................................................485.2.1. Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế..........................485.2.2. Công nghiệp hóa với phát triển kinh tế.....................................495.2.3. Mô hình tăng trưởng và phát triển công nghiệp........................54

5.3. Ngoại thương...................................................................................555.3.1. Vai trò của ngoại thương với phát triển kinh tế.........................555.3.2. Các chiến lược phát triển ngoại thương....................................56

5.4. Chính sách tài chính với phát triển kinh tế......................................625.4.1. Nội dung chính sách tài chính quốc gia....................................625.4.2. Chính sách tài khóa...................................................................645.4.3. Chính sách tiền tệ.....................................................................65

Page 3: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

5.4.4. Chính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển kinh tế....................67Bài 6: LỰA CHỌN ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM.................69

6.1. Lựa chọn đường lối phát triển kinh tế Việt Nam..........................696.1.1. Giai đoạn 1955 - 1975...............................................................696.1.2. Giai đoạn 1976 – 1985.............................................................696.1.3. Giai đoạn 1986 - 2000...............................................................706.1.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới..716.1.5. Những mặt còn hạn chế............................................................74

6.2. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.......756.2.1. Chiến lược phát triển.................................................................756.2.2. Kế hoạch phát triển...................................................................76

Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO LƯỜNG MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế.

1.1.1. Khái niệm.Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về qui mô sản lượng quốc gia hoặc qui mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định.

1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế.1.1.2.1. Các chỉ tiêu tổng quát.a. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products - GDP).GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).b/ Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products - GNP).GNP là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân của một nước trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).GNP = GDP + Thu nhập từ nước ngoài chuyển vào trong nước chuyển - Thu nhập từ trong nước chuyển ra nước ngoài

Page 4: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

c/ Mức tổng sản phẩm tính theo đầu người.GDP/người, GNP/người, ... Chỉ tiêu này còn gọi là mức thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income - PCI) theo công thức:PGI = Y/PY: GDP (GNP) P: tổng dân sốÝ nghĩa và hạn chế của các chỉ tiêu tổng quát:* Ý nghĩa:- Các chỉ tiêu trên được sử dụng làm thước đo cho sự thay đổi trong kinh tế và còn là các mục tiêu đặt ra để phấn đấu của quốc gia ở thời điểm tương lai.- Kết quả của sự tăng trưởng là khi qui mô các chỉ tiêu trên ngày càng mở rộng.* Hạn chế: - Không phản ánh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội;- Việc tính toán thu nhập ở các nước đang phát triển thường xác định không chính xác hoặc bỏ sót;- Dễ dẫn tới đánh giá sai lệch trong phân tích kinh tế.Để hạn chế điều này, có thể sử dụng tỷ giá tính theo ngang bằng sức mua (Purchasing Power Parity - PPP). Có sự ngang bằng sức mua khi đồng tiền của một nước có giá trị như nhau ở các nước, tức là có sức mua bằng nhau ở các nước.Ví dụ: giá 1 hộp đĩa vi tính ở Mỹ là 10 USD và Canada là 14 CAN$. Như vậy tỷ giá hối đoái tính theo ngang bằng sức mua là 14/10 = 1,4 hoặc 1 USD =1,4 CAN$.1.1.2.2. Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế.a. Xác định mức tăng trưởng tuyệt đối.Denta Y = Yt-Y0

Y: GDP, GNPYt: GDP, GNP tại thời điểm t của kỳ thời gian phân tíchY0: GDP, GNP tại thời điểm gốc của kỳ thời gian phân tíchb. Xác định tốc độ tăng trưởng.

Page 5: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Tốc độ tăng trưởng sẽ cho thấy quy mô sản lượng gia tăng nhanh hay chậm qua các thời kỳ.+ Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và thời điểm gốc.Gy = (Denta Y/ Y0) * 100Y: GDP hoặc GNPDenta Y: mức gia tăng GDP hoặc GNP giữa hai thời điểmY0 : GDP hoặc GNP ở thời điểm gốc+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn Gy = n-1 (căn bậc 2 (Yt/Y0)) - 1Ghi chú: n là tổng số năm trong giai đoạn, tính từ năm thứ 0.

1.2. Nguồn gốc tăng tưởng kinh tế.

1.2.1. Khái quát.Tăng trưởng kinh tế có nghĩa là gia tăng tổng sản lượng quốc gia mà sản lượng được tạo ra từ sản xuất. Như vậy,nguồn gốc của tăng trưởng xuất phát từ quá trình sản xuất.Quá trình sản xuất là quá trình mà trong đó các yếu tố đầu vào được phối hợp theo những cách thức nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.Nếu xét ở góc độ phạm vi toàn bộ nền kinh tế, thì việc tạo ra tổng sản lượng quốc gia (GDP, GNP) sẽ có quan hệ phụ thuộc với các nguồn lực đầu vào của quốc gia.Để liên kết mối quan hệ đầu ra (GNP, GDP) với đầu vào được khái quát qua hàm số: Y = F (Xi)với i =1,2,... nXi là các yếu tố đầu vào.Hàm sản xuất trên biểu thị cho tối đa sản lượng quốc gia sẽ lệ thuộc nhiều yếu tố đầu vào. Hầu hết các nhà kinh tế thống nhất các yếu tố đầu vào cơ bản của nền kinh tế gồm:(1) Vốn sản xuất (K, capital): là bộ phận quan trọng của tổng giá trị tài sản quốc gia, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng sản lượng quốc gia. Sự thay đổi của qui mô vốn sản xuất ảnh hưởng đến thay đổi tổng sản lượng quốc gia.

Page 6: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

(2) Lao động (L, labour): là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao động mà còn cả chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt là yếu tố phi vất chất của lao động như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm.(3) Đất đai nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên (R, natural resources): Đất đai nông nghiệp có vai trò đặc biệt, là tư liệu sản xuất chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp. Các tài nguyên khác dưới các tầng đất, từ rừng, biển,… cũng là các đầu vào của sản xuất.(4) Công nghệ (T, technology): là đầu vào quan trọng làm thay đổi phương pháp sản xuất, tặng năng suất lao động. Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất sẽ nâng cao quy mô sản lượng, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất thấp.Hàm sản xuất tổng hợp được xác định như sau: Y = F (K, L, R, T) Ý nghĩa hàm sản xuất:- Tăng trưởng tổng sản lượng phụ thuộc vào quy mô, chất lượng của các yếu tố đầu vào K, L, R, T và cách thức phối hợp chúng.- Mỗi yếu tố giữ một vai trò nhất định và tác động qua lại.- Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, có thể yếu tố nào đó được đề cao hơn yếu tố khác nhưng không có nghĩa là phụ thuộc duy nhất vào một yếu tố.Ngoài các yếu tố đầu vào, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, đó là yếu tố phi kinh tế:(*) Thể chế kinh tế - chính trị: bộ máy tổ chức, pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược... Một thể chế không phù hợp sẽ tạo rào cản làm ảnh hưởng đến sử dụng hiệu quả nguồn lực.(*) Đặc điểm về văn hóa - xã hội, tôn giáo: trình độ văn hóa của dân tộc, khả năng nghiên cứu phát minh, quan niệm sống lạc hậu... cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

1.2.2. Một số mô hình phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế1.2.2.1. Mô hình David Ricardo (1772 -1823).Ông cho rằng đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế.a. Luận điểm.

Page 7: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Ricardo tranh luận rằng đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc tăng trưởng kinh tế.(1) Giới hạn của đất làm cho lợi nhuận của người sản xuất có xu hướng giảm.

Sản xuất nông nghiệp cần có đất, mà đất sản xuất có giới hạn. Trong khi đó dân số ngày càng tăng lên -> lương thực tăng.

Lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp có xu hưởng giảm. Do chi phí sản xuất lương thực - thực phẩm cao, giá bán tăng. Để đảm bảo đời sống công nhân ở khu vực công nghiệp, tiền lương tăng -> lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm.

Lợi nhuận là nguồn của tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng.

(2) Giới hạn của đất làm cho năng suất lao động nông nghiệp thấp.Đất nông nghiệp có giới hạn trong khi dân số tăng, trình trạng thừa lao động trong nông nghiệp xuất hiện. Dư thừa lao động -> thất nghiệp, bán thất nghiệp trong nông thôn. Do đó năng xuất lao động thấp -> điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.b. Ứng dụng vào hoạch định chính sách.- Cho thấy được nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tài nguyên đất nông nghiệp.- Lợi nhuận của người sản xuất là nguồn gốc của tích lũy vốn đầu tư và yếu tố quyết định mở rộng sản xuất.- Tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn.- Mối quan hệ giữa giới hạn đất và tăng trưởng dân số.1.2.2.2. Mô hình hai khu vực.a. Mô hình Arthus Lewis (1955).Ông là nhà kinh tế học người Mỹ gốc Jamaica trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển kinh tế” đã đưa ra các mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng.(*) Khu vực nông nghiệp:- Đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi lao động ngày càng tăng. Hệ quả là có tình trạng lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp.- Sản phẩm biên của lao động nông nghiệp bằng không.

Page 8: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

- Mức tiền lương ở mức tối thiểu.- Lao động giảm đi nhưng không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp.(*) Khu vực công nghiệp:Lewis cho rằng mức tiền lương của khu vực công nghiệp cao hơn khu vực nông nghiệp, khu vực này có thể thu hút lao động dư thừa khu vực nông nghiệp.b. Trường phái Tân cổ Điển.Các nhà kinh tế học thuộc trường phái này cho rằng:- Khi thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp, tiền lương sẽ tăng chứ không phải là không đổi.- Đầu tư cho nông nghiệp ngay từ đầu để nâng cao năng suất lao động nhằm giảm áp lực tăng giá nông sản.- Đầu tư cho công nghiệp phát triển theo chiều sâu nhằm giảm áp lực cầu lao động.c. Mô hình Harry T. Oshima.Ông cho rằng:- Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng chỉ lúc thời vụ không căng thẳng.- Đầu tư chiều sâu cả nông nghiệp và công nghiệp là không khả thi vì nguồn lực và trình độ lao động có hạn của các nước đang phát triển. T. Oshima đề nghị phát triển 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: đầu tư cho nông nghiệp phát triển theo chiều rộng nhằm đa dạng hóa sản xuất thu hút lao động tại nông nghiệp không cần dịch chuyển qua khu vực công nghiệp.Hướng này phù hợp vì vốn đòi hỏi không lớn, trình độ kỹ thuật nông nghiệp không cao và không đầu tư lớn như đầu tư cho công nghiệp.Kết thúc giai đoạn 1: thể hiện chủng loại nông sản đa dạng với qui mô lớn, đòi hỏi chế biến nông sản có qui mô lớn.

Giai đoạn 2: đồng thời đầu tư phát triển theo chiều rộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất theo qui mô

Page 9: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

lớn (trang trại). Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp.Kết thúc giai đoạn 2: thể hiện tốc độ tăng trưởng việc làm lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao động.

Giai đoạn 3: phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu lao động.Sự phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch, vụ của giai đoạn 2 làm cho hiện tượng thiếu lao động ngày càng phổ biến. Do đó:

Trong nông nghiệp đẩy nhanh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ sinh học để tăng nhanh năng suất lao động. Nông nghiệp có thể giảm số lao động chuyển sang khu vực công nghiệp mà không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp.

Công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và chuyển dịch theo hướng xuất khẩu.

1.2.2.3. Mô hình Harrod - Domar.Ông tranh luận rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia.(1) Mô hình này cho rằng đầu ra (Y) của bất kỳ đơn vị kinh tế nào hoặc toàn bộ nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn sản xuất (K). K chính là giá trị tài sản quốc gia trực tiếp dùng vào sản xuất được gọi là quy mô vốn sản xuất hoặc vốn dự trữ.Sự thay đổi của qui mô vốn sản xuất (Denta K) ảnh hưởng đến sự thay đổi tổng sản lượng quốc gia hoặc đầu ra (Denta Y). Hệ số xác định mối quan hệ tỷ lệ giữa sự thay đổi vốn với đầu ra được gọi là ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra - Incremental Capital Output Ratio). Công thức:Denta K/ Denta Y = ICOR (1)Từ (1) => Denta K = Denta Y * ICOR (2)(2) Có được vốn tăng thêm là do thực hiện các hoạt động đầu tư. Đầu tư chính là cơ sở gia tăng vốn sản xuất, do đó:I = Denta K (3)Hoặc I = Denta K = Denta Y = ICOR (4)

Page 10: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

I: Tổng đầu tư quốc gia(3) Vốn đầu tư quốc gia có nguồn gốc từ tiết kiệm. Nếu gọi s là tỷ lệ tích lũy trong GDP và mức tích lũy quốc gia là S:s = S/YHoặc là: S = s.Y (5)Trong đó: S là tổng mức tiết kiệm quốc gia.(4) Tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư do đóS = I (6)Thế (4) và (5) vào phương trình (6), ta có:s (nhỏ).Y = Denta Y. ICORhoặcDenta Y /Y = s/ICOR (7)Đặt GY: tốc độ tăng trưởng đầu ra,như vậy: GY = s /ICOR (8)Từ phương trình (8) cho thấy:Tốc độ tăng trưởng đầu ra phụ thuộc vào (1) tỷ lệ tiết kiệm (s) (hay tỷ lệ đầu tư); hoặc (2) Hệ số gia tăng vốn đầu ra (ICOR); hoặc phụ thuộc vào cả 2 yếu tố trên. Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển kinh tế với các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là phải tăng đầu tư 3% để tăng 1% GDP.Hệ số này nói lên rằng: vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng; tiết kiệm của nhân dân và các công ty là nguồn gốc của đầu tư.

1.3. Đo lường mức ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế.

1.3.1. Cách tiếp cận thông thường.1.3.1.1. Phân tích.Gọi:g: Tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng quốc giaDenta Y : Sự thay đổi của tổng sản lượng quốc giaY : Tổng sản lượng quốc gia

Page 11: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Ta có: g = Denta Y/Y (1)Từ phương trình (1) có thể diễn giải:g = Denta Y/Y = I/Y * Denta Y/I (2)Trong đó: I là vốn đầu tư quốc giaTừ phương trình (2) cho thấy tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào:- Qui mô vốn đầu tư trên 1 đơn vị giá trị sản lượng.- Số đơn vị giá trị sản lượng tăng thêm trên 1 đơn vị vốn đầu tư.1.3.1.2. Hạn chế.(1) Không làm rõ một cách đầy đủ về nguồn gốc tăng trưởng(2) Không lượng hóa được cụ thể các yếu tố đến tốc độ tăng trưởng kinh tế

1.3.2. Cách tiếp cận hàm sản xuất.1.3.2.1. Hàm sản xuất chung.Phần lớn các nhà kinh tế đồng nhất cho rằng 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng kinh tế :K: Vốn sản xuấtL: Lao động R: Tài nguyên thiên nhiênT: Trình độ công nghệTừ các yếu tố trên, ta có hàm sản xuất: Y = F (K, L, R, T)Yếu tố K, L có thể đo lường trực tiếp được.Yếu tố R khi được khai thác sẽ bổ sung nguồn vốn tích lũy của nền kinh tế (K).Yếu tố công nghệ thường không đo lường trực tiếp được và thường đo lường một cách gián tiếp.Như vậy có thể viết lại phương trình sau: Y = F (K, L)1.3.2.2. Hàm sản xuất Cobb - DouglasTa có: Y = f (K, L, R, T)Y: Đầu ra (GDP), K: Vốn sản xuất; L: Số lượng lao động, R: Nguồn tài nguyên thiên nhiên; T: Khoa học-công nghệMột dạng của kiểu phân tích này là hàm Cobb-Douglas, hàm này có dạng Y = T * K anpha * L beta * R gamma

Page 12: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Ở đây anpha, beta, gamma là các số lũy thừa, phản ánh tỷ lệ cận biên các yếu tố đầu vào. anpha + beta + Gamma = 1Sau khi biến đổi Cobb-Douglas thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng của các biến số: g = t + anpha k + beta l + gamma rTrong đó :g: Tốc độ tăng trưởng của GDPk, l, r: Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào.t: Phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học-công nghệ.Ví dụ: Giả sử các biến số của phương trình trên nhận các giá trị sau:y = 0,06 (tốc độ tăng trưởng của GDP là 6%)k = 0,07 (vốn tăng 7%)l =0,02 (lao động tăng 2%)r = 0,01 (tài nguyên - ví dụ đất đai tăng 1%)anpha = 0,3 (vốn chiếm 30% trong GDP)beta = 0,6 (lao động chiếm 60% trong GDP)gamma = 0,1 (tài nguyên chiếm 10% trong GDP)t =? (khoa học công nghệ)Thay các số liệu vào phương trình ta có :0,06 = t + (0,3 * 0,07) + (0,6 * 0,02) +(0,1 * 0,01) = 0,026Trong số 6% tăng GDP thì tác động của khoa học công nghệ là 2,6%.

Bài 2: LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ

2.1. Bản chất của phát triển kinh tế.

2.1.1. Khái niệm.Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.

Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo 3 tiêu chí sau:

Page 13: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người (tiêu thức thể hiện biến đổi về lượng) là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của mỗi quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế (tiêu thức phản ánh biến đổi về chất). Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được.Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự gia tăng tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục... hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.

2.1.2. Mặt trái của phát triển kinh tế.Trong quá trình phát triển kinh tế có nhiều vấn đề cần phải lưu tâm giải quyết. Mặt trái của quá trình phát triển kinh tế mà các quốc gia có thể gặp:(1) Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đánh đổi bằng việc khai thác quá mức tài nguyên, môi trường sống của con người.(2) Đẩy nhanh việc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế nhằm đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.(3) Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng sự gia tăng này được hưởng thụ này bởi một bộ phận nhỏ dân cư trong khi phần lớn dân cư vẫn trong tình trạng thu nhập thấp và nghèo đói, phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.(4) Đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển kinh tế nhưng lại tập trung ở vùng đô thị. Mức sống, hưởng thụ có sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các cộng đồng dân tộc. (5) Tăng trưởng kinh tế cũng có thể làm mất đi truyền thống văn hóa, thiếu quan tâm đến cộng đồng, thay đổi lối sống, nảy sinh đạo đức xã hội...Phát triển kinh tế bền vững.

Page 14: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Từ những mặt trái xuất hiện trong phát triển kinh tế đòi hỏi phát triển kinh tế cần quan tâm đến phát triển toàn diện. Hay nói cách khác là hướng tới sự phát triển bền vững.Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam được Chính phủ xác định:+ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.+ Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển.+ Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân.+ Tăng cường nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng và an ninh.+ Phát triển xã hội gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên.

2.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế.

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế.(1) Quy mô sản lượng quốc gia(2) Thu nhập bình quân đầu người(3) Tốc độ tăng trưởng về sản lượng, thu nhập bình quân đầu người.Bảng: Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế của một số nước năm 2003

Page 15: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Tên nước

GDP GNP GNP theo PPP

Tỷ USD

% tăng trung bình hàng năm

Tỷ USD

USD/ngườiTỷ USD

USD/người

1. Theo nhóm nướcThu nhập cao

29.170

2.527.732

28.550 28.603 29.450

Thu nhập trung bình

5.995 3.3 5.732 1.920 17.933 6.000

Thu nhập thấp

1.101 4.3 1.038 450 5.052 2.190

2. Một số nước tiêu biểu

Mỹ10.881

3.210.946

37.610 10.946 37.610

Nhật 4.326 1.3 4.390 34.510 3.641 28.620Anh 1.794 2.6 1.680 28.350 1.639 27.650Pháp 1.747 1.9 1.523 24.770 1.640 27.460Trung quốc 1.409 9.5 1.470 1.100 6.435 4.990Ấn Độ 598 5.8 568 530 3.068 2.8803. Một số nước Đông Á và Đông Nam ÁSingapo 91 6.3 90 21.230 103 24.180Hồng Kông 158 3.7 173 25.430 196 28.810Hàn Quốc 605 5.5 576 12.020 859 17.930Thái Lan 143 3.7 136 2.190 462 7.450Indonesia 208 3.5 173 810 689 3.210Malaysia 103 5.9 94 3.780 222 8.940Philipin 80 3.5 88 1.080 379 4.640Việt Nam 40 7.5 39 480 202 2.490

Nguồn : Báo cáo phát triển thế giới, 2005

Page 16: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

PPP: Purchansing Power Patity - Giá sức mua tương đương (Sử dụng tỷ giá tính theo ngang giá sức mua khi đồng tiền của một nước có giá trị như nhau ở các nước, tức là có sức mua bằng nhau ở các nước).Bảng số liệu trên cho thấy tăng trưởng kinh tế đối với các nước trên thế giới có các khía cạnh đáng lưu ý:+ Theo nhóm nước, có sự khác biệt lớn về quy mô GDP, GNP giữa nhóm nước có thu nhập cao, trung bình và thấp.+ Trung Quốc là quốc gia có GDP lớn và tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất so với các quốc gia khác.+ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất ở khu vực Đông Nam Á, nhưng GDP nhỏ hơn các nước khác.

2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thay đổi cơ cấu kinh tế.Thể hiện các mặt: cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế, vùng kinh tế, lao động, và ngoại thương.(1) Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế.Sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế gắn với quá trình phát triển kinh tế qua thời gian phải theo xu hướng: tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp giảm dần, các tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần.Bảng: Cơ cấu ngành theo GDP cho một số nhóm nước năm 2003

Đơn vị tính: %Nhóm nước Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ1. Các nước thu nhập cao 2 27 712. Các nước thu nhập trung bình

11 38 50

3. Các nước thu nhập thấp 25 25 504. Đông Á & Thái Bình Dương 14 49 385. Nam Á 23 25 526. Châu Mỹ la tinh 7 25 687. Châu phi 14 29 57

Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2005, ngân hàng thế giới (WB).(2) Cơ cấu vùng kinh tế.

Page 17: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Sự phát triển kinh tế thể hiện ở cơ cấu vùng kinh tế theo góc độ thành thị và nông thôn.Ở các nước đang phát triển kinh tế nông thôn chiếm tỷ trọng rất cao và khi đó các nước phát triển đối ngược lại.Bảng: Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên và dân số thành thị theo nhóm nước

Đơn vị tính: %Nhóm nước Tốc độ tăng trưởng

dân số tự nhiênTốc độ tăng dân số thành thị

45 nước có thu nhập thấp 2 3.960 nước có mức thu nhập trung bình

1.7 2.8

Các nước phát triển có thu nhập cao

0.6 0.8

Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2003, ngân hàng thế giới.(3) Cơ cấu ngoại thương.Trong quá trình phát triển kinh tế, những câu hỏi thường đặt ra đối với mỗi nước là: nền kinh tế của quốc gia đã “mở” chưa? Tính chất hoạt động xuất nhập khẩu?(4) Cơ cấu lao động.Sự thay đổi cơ cấu lao động của nền kinh tế gắn với quá trình phát triển kinh tế qua thời gian phải theo xu hướng: tỷ trọng lao động của khu vực nông nghiệp giảm dần, các tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần.

2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội.Sự tiến bộ xã hội xem xét trên các mặt: tuổi thọ, trình độ giáo dục, thu nhập dân cư của quốc gia.(1) Tuổi thọ. Phản ánh kết quả cuối cùng của tiến bộ xã hội như môi trường sống, chăm sóc sức khỏe, thu nhập, điều kiện lao động tác động đến đời sống dân cư.

Page 18: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Để phản ánh tuổi thọ dân cư, các chỉ tiêu được sử dụng: tuổi thọ trung bình của dân cư và chỉ số tuổi thọ. Gắn với quá trình phát triển kinh tế, các chỉ tiêu trên phải được cải thiện theo thời gian:Công thức tính tuổi thọ (Life Index, LI):LI = (Lf –Lm)/(LM-Lm)Trong đó:Lf: Tuổi thọ trung bình của quốc gia được đánh giáLm: Tuổi thọ trung bình của quốc gia được xếp hạng thấp nhất thế giới (ví dụ: Lm của Swaziland 31,9)LM: Tuổi thọ trung bình của quốc gia được xếp hạng cao nhất thế giới (ví dụ: LM của Andorra 82,5)Mười nước có tuổi thọ cao nhất là: Andorra 82,5; Nhật 82,1; San Marino 82; Singapore 82; Úc 81,6; Canada 81,2; Pháp 81; Thụy Điển 80,9; Thụy Sĩ 80,8; Iceland 80,7.Còn mười nước có tuổi thọ thấp nhất là: CH Trung Phi 44,5; Malawi 43,8; Djibouti 43,4; Liberia 41,8; Mozambique 41,2; Sierra Leone 41,2; Lesotho 40,4; Zambia 38,6; Angola 38,2; Swaziland 31,9.(2) Giáo dục.Phản ánh trình độ giáo dục và dân trí của một quốc gia. Các chỉ tiêu sử dụng: tỷ lệ người lớn biết chữ (tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ), tỷ lệ dân số đi học phổ thông đúng độ tuổi (tỷ lệ dân số 6-17 tuổi đi học phổ thông), chỉ số giáo dục (Education Index, EI).EI = (2Pe + Pa)/3Pe: tỷ lệ người lớn biết chữPa: tỷ lệ dân số đi học phổ thông đúng độ tuổi (3) Thu nhập.Nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ calo tối thiểu bình quân một ngày của mỗi người (2.100 - 2.300 calo) đảm bảo khả năng sống và làm việc bình thường. Để đảm bảo nhu cầu này, con người cần một khoản thu nhập nhất định để chi tiêu cho lương thực, thực phẩm. Để phản ánh mức thu nhập trên, các chỉ tiêu được sử dụng: GNP/người và chỉ số thu nhập (Income Index, YI).YI = (Y’ – Ymin)/(Ymax-Ymin)

Page 19: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Y’: GNP/người của quốc gia được đánh giáYmin: GNP/người của quốc gia được xếp hạng thấp nhất thế giới.Ymax: GNP/người của quốc gia được xếp hạng cao nhất thế giới

2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường.Gắn với sự phát triển kinh tế bền vững, môi trường sống, môi trường tự nhiên, cân bằng sinh thái phải được bảo vệ và được cải thiện cùng với tăng trưởng kinh tế. Để đánh giá tiến bộ về môi trường, các chỉ tiêu được sử dụng bao gồm:(1) Mức độ ô nhiễm môi trường nhỏ hơn hoặc bằng tiêu chuẩn qui định.(2) Lượng sử dụng tài nguyên nhỏ hơn hoặc bằng lượng khôi phục, tái tạo.

2.3. Các giai đoạn phát triển kinh tế.

2.3.1. Lý thuyết cất cánh.Lý thuyết “cất cánh” của Waet Walt Rostow, nhà lịch sử kinh tế Mỹ với tác phẩm “những giai đoạn tăng trưởng kinh tế”. Rostow đưa ra các giai đoạn phát triển của quá trình phát triển kinh tế hiện đại vào năm 1961. Ông chia làm 5 giai aoạn.Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống (The Traditional Society)Xã hội với năng suất lao động thấp. Nông nghiệp giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế, tích lũy kém, ảnh hưởng đến môi trường xã hội kém linh hoạt. Ông đưa ra một số nội dung cụ thể:- Nông nghiệp là chính.- Áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ còn hạn chế.- Tiêu chí xã hội nông nghiệp truyền thống chiếm 75% lực lượng lao động xã hội tạo ra lương thực, thực phẩm cho xã hội.- Tích lũy cho nền kinh tế chủ yếu năm trong tay địa chủ, phong kiến. - Xã hội thuần nông nghiệp, chậm thay đổi, kém linh hoạt và người dân sử dụng phần lớn các thu nhập cho hoạt động phi sản xuất.Giai đoạn 2: Chuẩn bị cất cánh (Precondition for the take off)Trong xã hội tồn tại song song 2 khu vực

Page 20: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

- Đối với phân công lao động xã hội, nó đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng lao động nông nghiệp chuyển dần sang khu vực công nghiệp và gắn liền với nó là quá trình đô thị hóa.- Đối với việc tích lũy vốn trong xã hội đã có sự chuyển dịch từ vai trò của tầng lớp địa chủ sang vai trò của chủ doanh nghiệp. Và việc này tăng lên rất nhiều lần.Trong nền kinh tế, thị trường trong nước ngày càng mở rộng để có sự phát triển về mặt ngoại thương và trong nền kinh tế đã có một số lĩnh vực công nghiệp có xu hướng hướng ngoại.Trong xã hội bắt đầu xuất hiện các giai cấp khác nhau. Theo ông những giai cấp đó là:+ Những người chịu đổi mới, chủ doanh nghiệp, lực lượng công nhân. Ông cho rằng những người này đã kích hoạt những hệ thống kinh tế nhằm đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và tuân thủ các nguyên tắc về phân công lao động.+ Ông cho rằng đây là giai đoạn tích lũy tiền đề để cất cánh và có thể kéo dài cả 100 năm.+ Trong giai đoạn này tồn tại sự mất bình đẳng trong phân phối và thu nhập. Quá trình tích lũy của nền kinh tế không ngừng tăng lên và trong nền kinh tế các quốc gia đã có thể lựa chọn được các khu vực kinh tế mũi nhọn. Thị trường ngoại thương được mở rộng và công nghiệp phát triển.Giai đoạn 3: cất cánh (Take off)Theo ông giai đoạn này chỉ xảy ra khi hội đủ 3 điều kiện- Tỷ lệ đầu tư mới đạt trên 10%.- Phát triển một số ngành có tốc độ cao, có tính dẫn đầu và đây là những ngành mũi nhọn có thể đẩy mạnh ngoại thương như: chế biến nông sản, công nghiệp khai hóa, chế tạo...- Xây dựng được thể chế chính trị phù hợp. Theo ông phải thay đổi được thế hệ lãnh đạo bảo thủ bằng những tiến bộ, trên cơ sở đó mới huy động được nguồn vốn đầu tư, phát triển và trưởng thành đội ngũ các doanh nhân.

Page 21: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Đây là giai đoạn diễn ra trong thời gian ngắn và tạo ra một sự chuyển biến nhanh chóng về chất trong nền kinh tế và ông cho rằng để tiến hành cất cánh thường gắn liền với một biến cố nào đó.Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, tầng lớp chủ các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thực hiện đổi mới nền kinh tế.Giai đoạn 4: Trưởng thành (The drive to technological maturity)- Tỷ lệ đầu tư mới yêu cầu cao hơn đạt trên 20%. - Kỹ thuật hiện đại được áp dụng với quy mô lớn.- Ngành công nghiệp bước sang giai đoạn trưởng thành hiện đại.- Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm dần, dân số thành thị tăng lên. Quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh hơn và thị trường lao động được tổ chức có hiệu quả hơn.- Cơ cấu xã hội có sự thay đổi lớn và ông nhấn mạnh đã xuất hiện các nhà chính trị, những chủ doanh nhân tham gia lãnh đạo đất nước với phẩm chất mới (có tầm nhìn bao quát và nhạy bén)- Đời sống nhân dân được nâng cao.Giai đoạn 5: Tiêu dùng cao (The age of high mass consumption)- Đây là giai đoạn thỏa mãn nhu cầu ở mức độ cao trong đại đa số nhân dân.- Năng suất lao động đạt đến mức độ cực kỳ cao, hàng hóa sản xuất dôi ra, giai đoạn này đôi khi xảy ra khủng hoảng thừa.- Đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao.- Theo ông khi xã hội đạt được những mục tiêu cơ bản nêu trên thì các quốc gia có thể chuyển theo 3 hướng:+ Tăng phúc lợi xã hội, đảm bảo an sinh và thời gian nghỉ ngơi cho người lao động.+ Cung cấp mở rộng các hàng hóa tiêu dùng cá nhân bao gồm nhà ở, các hàng hóa dịch vụ lâu bền.+ Khuếch trương sức mạnh của quốc gia trưởng thành trên thị trường quốc tế.Nhận xét:Ưu điểm:- Lý thuyết này chỉ ra xu hướng vận động của quá trình phát triển.

Page 22: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

- Những điều kiện cần thiết để có thể thực hiện giai đoạn cất cánh trong đó vai trò của giai đoạn tiền cất cánh là hết sức quan trọng.- Các nước đang phát triển thông qua kinh nghiệm lịch sử có thể vận dụng vào thực tế lý thuyết Rostow đặc biệt là sự lựa chọn trong bước đi, trong cơ cấu và những lĩnh vực mũi nhọn trong quá trình phát triển.Hạn chế:- Trên thực tế những giai đoạn mà Rostow đưa ra được xác định một cách thiếu chính xác, khó có thể kiểm định được về mặt khoa học, những điều kiện để phân biệt giữa giai đoạn này và giai đoạn khác thì khó, ranh giới giữa các giai đoạn thường nhầm lẫn và khá mờ nhạt. Đó là giai đoạn chuẩn bị cất cánh và cất cánh.- Ông đưa ra điều kiện để tăng trưởng là 10% & 20%, đây chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ.- Liệu lý thuyết này có thích hợp với các nước thế giới thứ ba hiện nay hay không, khi những nước này thiếu cả vốn và những điều kiện cần thiết cho sự phát triển. Trong điều kiện hiện nay vấn đề toàn cầu, quốc tế hóa đặt ra rất nhiều những biến động đối với các nước đang phát triển.- Lý thuyết này không thích hợp hoặc không tương thích với điều kiện thực tế của các nước đang phát triển. Bởi vì nó dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước mà chưa tính đến một cách đầy đủ hoàn cảnh lịch sử của các nước đang phát triển.Kết luận:Vấn đề đặt ra đối với chúng ta là phải tìm hiểu ra điểm hợp lý của lý thuyết và vận dụng nó một cách có chọn lọc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước và với ý nghĩa đó khi nghiên cứu lý thuyết của Rostow gợi cho ta rất nhiều những điểm để suy nghĩ. Chẳng hạn như là:- Chúng không có sự rập khuôn khuôn mẫu khi có sự vận dụng.- Để tăng trưởng kinh tế phải có những điều kiện:-> Đầu tư.-> Các ngành kinh tế dẫn đầu.-> Môi trường chính trị, xã hội để phát triển kinh tế.- Các nước có thể vận dụng để rút ngắn được các giai đoạn phát triển mà Rostow đưa ra: trong giai đoạn 1, 2 chúng ta có thể giảm tỷ trọng nông

Page 23: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

nghiệp, gia tăng sản phẩm chế biến. Trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh chúng ta có thể thực hiện phương châm “đi tắt, đón đầu, nhảy vọt, tuần tự”.

2.3.2. Lý thuyết về thay đổi cơ cấu.Lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế của nhà kinh tế học Mỹ Hollis Chenery, ông dựa vào sự phát triển của nhiều quốc gia từ giai đoạn 1950 đến 1973, ông kết luận rằng:(1) Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần.(2) Tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng dần.

2.3.3. Lý thuyết về phân chia nhóm các nước theo trình độ phát triển kinh tế.Ngân hàng thế giới World Bank sắp xếp các nước trên thành 4 nhóm quốc gia.Nhóm 1: Các nước công nghiệp phát triểnCác nước này qui mô GDP hơn 500 tỷ USD và có tỷ trọng cao trong khu vực công nghiệp, khoảng 40 quốc gia gồm: 8 nước công nghiệp phát triển (G7+Nga) và các nước công nghiệp phát triển khác (các nước Tây Âu, Bắc Âu, Úc và Newzealand).Nhóm 2: Các nước công nghiệp mới (NICs)Các quốc gia Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Braxin, Mehicô, Achentina, Israen, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Hầu hết những quốc gia này vào thập niên 60, trong đường lối phát triển kinh tế đã tận dụng lợi thế so sánh qua từng thời kỳ để xuất khẩu.

Nhóm 3: Các nước xuất khẩu dầu mỏCác quốc gia này tận dụng sự ưu đãi tự nhiên, khai thác xuất khẩu, nhanh chóng tích lũy vốn. Để bảo vệ nguồn thu nhập từ dầu mỏ, các quốc gia này họp lại hình thành tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPECs (Organization Petrolium Exporting Countries).Hiện nay tổ chức này có 12 nước thành viên được liệt kê dưới đây với ngày tháng gia nhập.

Page 24: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Châu Phi: 4 thành viên (Algérie; Libya; Nigeria; Angola)Trung Đông: 6 thành viên (Iran; Kuwait; Qatar; Ả Rập Saudi; Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thông nhất và Iraq không được đếm vào phần xuất khẩu của OPEC từ năm 1998)Nam Mỹ: 2 thành viên (Venezuela và Ecuador)Cựu thành viên: Gabon (Thành viên chính thức từ 1975 đến 1995); Indonesia (tháng 12 năm 1962 đến 2008)Thành viên tương lai: Bolivia, Canada, Sudan và Syria đã được OPEC mời tham giaNhóm 4: Các nước đang phát triển. Nhóm này chia 3 loại:- Các nước có mức thu nhập trung bình trên 2.000 USD/người- Các nước thu nhập thấp từ 600 USD đến dưới 2.000 USD/người.- Các nước thu nhập rất thấp dưới 600 USD/người.

Bài 3: LÝ THUYẾT NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP

3.1. Khái niệm và thước đo nghèo đói, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

3.1.1. Khái niệm.Nghèo là tình trạng thiếu thốn về nhiều phương diện như: thu nhập thấp, thiếu những nhu cầu cơ bản hằng ngày, thiếu tài sản và dễ bị tổn thương trước những mất mát. Nghèo được nhận diện trên hai khía cạnh: nghèo đói tuyệt đói và nghèo đói tương đối.

a. Nghèo đói tuyệt đối (Absolute Poverty)Là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cuộc sống (ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục...) mà những nhu cầu đó đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.Các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn về mức thu nhập của World Bank đưa ra để phân tích tình trạng nghèo của quốc gia.Bảng 3.1: tiêu chuẩn nghèo đói của World Bank

Page 25: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

STT Khu vực Mức thu nhập tối thiểu (USD/người/ngày)

1 Các nước đang phát triển 1 USD2 Châu Mỹ Latinh và Caribe 2 USD3 Các nước Đông Âu 4 USD4 Các nước phát triển 14,4 USD

Nguồn: World BankBảng 3.2: Tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam trong thời kỳ 2000 - 2005.

STT Khu vựcTiêu chuẩn nghèo đóiMức thu nhập/người/tháng Mức thu nhập/người/năm

1 Thành thị 150.000 đồng1.800.000 đồng (128 USD)

2Nông thôn đồng bằng

120.000 đồng1.200.000 đồng (85 USD)

3Nông thôn miền núi, hải đảo

80.000 đồng 960.000 đồng (68 USD)

Nguồn: theo QĐ 143/2 của Bộ Lao động Thương binh - xã hội.Như vậy, tiêu chuẩn của Việt Nam thấp hơn nhiều so với World Bank (128 < 360 USD/người/năm). b. Nghèo đói tương đối (Ralative Poverty)Là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội theo những địa điểm cụ thể và thời gian nhất định.Như vậy, nghèo đói tương đối được xác định trong mối tương quan xã hội về tình trạng thu nhập thấp với nhóm người.c. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Inequality).Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là có sự khác biệt lớn về tình trạng thu nhập giữa các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội.

Page 26: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

3.1.2. Thước đo.3.1.2.1. Đánh giá tình trạng nghèo và cải thiện nghèo.a. Đánh giá tình trạng nghèo.Theo WB (World Bank), ngưỡng nghèo mà mức thu nhập hoặc chi tiêu chỉ vừa đảm bảo được mức năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người, mức chuẩn 2.100 calories/người/ngày. Ngưỡng nghèo này được gọi là ngưỡng nghèo về lương thực, thực phẩm.Từ giữa thập niên 70 và 80, nghèo đó được tiếp cận theo khía cạnh là thiếu thốn những nhu cầu cơ bản (không bảo đảm được mức sống tối thiểu), gồm: tiêu dùng, hưởng thụ dịch vụ xã hội và sở hữu nguồn lực. Do đó, theo cách tiếp cận này gọi là ngưỡng nghèo chung.Để đánh giá hiện trạng nghèo của quốc gia, các chỉ tiêu thường sử dụng sau:(1) Số người hoặc số hộ nghèo đói chung: theo tiêu chuẩn WB, mức thu nhập dưới 360 USD/người/năm.(2) Số người hoặc số hộ nghèo đói lương thực: số người hoặc số hộ có thu nhập không đảm bảo mức năng lượng tối thiểu (2.100 calories/ngày/người).(3) Tỷ lệ người hoặc hộ nghèo đói chung: là tỷ lệ phần trăm (%) của số người hoặc số hộ có thu nhập không đảm bảo mức sống tối thiểu trên tổng dân số hoặc tổng số hộ gia đình của một quốc gia. Theo World Bank, mức thu nhập dưới 360 USD/người/năm, như Châu Phi là 80%, Nam Á 79%, Trung Đông 61% và Việt Nam 51%. Đến năm 1998 tỷ lệ hộ nghèo chung của Việt Nam là 37%.(4) Tỷ lệ người hoặc hộ nghèo đói lương thực: là tỷ lệ phần trăm (%) của số người hoặc số hộ có thu nhập không đảm bảo được mức năng lượng tối thiểu (WB: 2.100 calories/ngày/người) trên tổng dân số hoặc tổng số hộ. Việt Nam năm 1998, tỷ lệ hộ nghèo lương thực, thực phẩm là 15%. b. Xu hướng cải thiện tình trạng nghèo.Tình trạng nghèo đói được cải thiện khi các chỉ tiêu về số người hoặc số hộ nghèo đói, tỷ lệ người hoặc tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo thời gian.Bảng 3.3 : Tình trạng và xu hướng nghèo đói của Việt Nam (1993-1998)

Page 27: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Đơn vị tính: %STT Cả nước, vùng 1993 1998I Cả nước1 Nghèo chung 58 372 Nghèo lương thực 25 15II Nông thôn

Nghèo chung 66 45Nghèo lương thực 29 18

III Thành thị1 Nghèo chung 25 92 Nghèo lương thực 8 2

Nguồn: World Bank 1993-1998.3.1.2.2. Đánh giá tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.Thước đo cho bất bình đẳng về phân phối thu nhập đã được các nhà kinh tế và tổ chức thế giới sử dụng phổ biến trong phân tích và nghiên cứu kinh tế là đường cong Lorenz, hệ số GINI, tiêu chuẩn WB, hệ số chênh lệch thu nhập và chỉ số phát triển giới.a. Đường cong Lorenz. Conrad Lorenz - nhà thống kê người Mỹ năm 1905 đã xây dựng biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ.Đường 45° trong hình cho biết ở bất kỳ điểm nào trên đường này đều phản ánh tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm dân số.Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm dân số và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).Khoảng cách giữa đường 45° và đường Lorenz cho biết mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.Các trường hợp có thể xảy ra:

Page 28: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

(1) Bất bình đẳng không xảy ra (công bằng tuyệt đối) trong phân phối thu nhập khi đường Lorenz ở dạng đường 45°.(2) Bất bình đẳng tuyệt đối trong phân phối thu nhập khi đường Lorenz ở dạng đường OCD.(3) Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập khi đường Lorenz như hình vẽ, và nằm giữa đường 45° và đường OCD. Trường hợp này xảy ra phổ biến ở các nước.Ý nghĩa:(1) Khi đường Lorenz dịch chuyển về đường 45°, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng giảm.(2) Khi đường Lorenz dịch chuyển ra xa đường 45°, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng tăng.Cách vẽ đường cong Lorenz:

Page 29: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Bảng 3.4: Phân phối thu nhập của quốc gia ANội dung Nhóm thu nhập

Thấp nhất

Thấp Trungbình

Khá Caonhất

Tỷ lệ dân số xếp theo thứ tự trình độ thu nhập (%)

20 20 20 20 20

Tỷ lệ được hưởng trong tổng thu nhập quốc gia (%)

6,6 7,8 12,6 23,6 49,4

Vẽ đường Lorenz cần tiến hành các bước sau:Bước 1:Chuyển số liệu trong bảng (3.4) sang dạng giá trị cộng dồnNội dung Nhóm thu nhập

Thấp nhất

Thấp Trungbình

Khá Caonhất

Dân số cộng dồn (%) 20 20 20 20 20Thu nhập cộng dồn (%) 6,6 14.4 27.0 50,6 100

Bước 2:- Tỷ lệ thu nhập cộng dồn thể hiện trên trục tung.- Tỷ lệ dân số cộng dồn thể hiện trên trục hoành.- Vẽ các điểm kết hợp giữa tỷ lệ thu nhập cộng dồn và tỷ lệ dân số cộng dồn trên đồ thị.- Nối các điểm kết hợp có được đường cong Lorenz.- Vẽ đường 45°.- Có được hình vẽ.b. Hệ số GINI (Gini Concentration Ratio).Hệ số Gini là thước đo được sử dụng rộng rãi hiện nay. Dựa vào đường cong Lorenz có thể xác định được hệ số Ginni. RGini = SA/(SA + SB)Trong đó:Rgini: Hệ số Gini

Page 30: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

SA: Diện tích hình A (diện tích nằm giữa đường 45° và đường Lorenz)SB: Diện tích tam giác nằm bên dưới đường 45° trừ đi diện tích hình A.Các trường hợp xảy ra đối với hệ số Gini:(1) Gini = 0, hoàn toàn bình đẳng trong phân phối thu nhập.(2) Gini =1, hoàn toàn bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.(3) 0 < RGini < 1, có xuất hiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.Theo kết quả nghiên cứu của WB, giá trị của hệ số Gini biến động từ 0,2 đến 0,6. Những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến động từ 0,3 đến 0,5 và những nước có thu nhập cao hệ số Gini biến động từ 0,2 đến 0,4. Bảng 3.5: Hệ số Gini của các nước thu nhập thấp, trung bình và cao trên thế giớiSTT Quốc gia % thu nhập nhận được bởi Hệ số Gini

40% số người nghèo nhất

20% số người giàu nhất

I Các nước thu nhập thấp

1 Bangladesh 17,3 45,3 0,3752 India 16,2 49,4 0,4133 Indonesia 14,4 49,4 0,4304 Sri Lanka 13,3 56,1 0,4855 Zambia 10,8 61,1 0,537

II Các nước thu nhập trung bình

1 South Korea 16,9 45,3 0,3782 Uruguay 14,3 47,4 0,4233 Argentina 14,1 50,3 0,4424 Peru 12,9 51,9 0,4585 Mexico 9,9 57,7 0,5236 Brazil 8,1 62,6 0,569III Các nước thu nhập

Page 31: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

cao1 Singapore 14,0 48,9 0,4222 Taiwan 20,0 41,4 0,3263 Hongkong 16,2 47,0 0,3964 New Zealand 15,9 46,7 0,3875 Australia 15,5 42,2 0,3746 United Kingdom 17,3 39,5 0,3387 France 18,4 40,8 0,3388 Canada 17,4 39,4 0,3389 Germany 19,5 38,7 0,31510 United States 15,7 41,9 0,36911 Switzerland 16,9 44,6 0,37812 Sweeden 21,2 36,9 0,28813 Japan 21,9 37,5 0,285

Nguồn: World Bank, báo cáo phát triển thế giới 2005.c. Chỉ số phát triển giới (GDI - Gender Development Index).Chỉ số phát triển giơi còn được sử dụng để đánh giá tình trạng bất bình đẳng hoặc phân biệt đối xử với nữ giới nhằm mở rộng việc đánh giá bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đối với đối tượng này.Bảng 3.6: Chỉ số phát triển giới của một số nước trên thế giới năm 1999

Quốc gia HDI Xếp hạng GDI Xếp hạngNorway 0,939 1 0,937 1Singapore 0,876 26 0,871 26Luxembourg 0,924 12 0,907 19Arap Xeut 0,740 68 0,719 75Thailand 0,757 66 0,757 58Sri Lanka 0,735 81 0,732 70Vietnam 0,682 101 0,680 89

Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2001.

Page 32: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

3.2. Mô hình phân tích bất bình đẳng về thu nhập và nghèo đói trong quá trình phát triển kinh tế.

3.2.1. Mô hình Arthus Lewis.Nội dung:+ Bắt đầu khu vực truyền thống (khu vực nông nghiệp)+ Khu vực hiện đại (công nghiệp)Theo các nhà Kinh tế mô hình này cũng có những hạn chế và tập trung ở những tiền đề, điều kiện thực tế ở các nước đang phát triển.- Ông cho rằng khu vực nông nghiệp không có khả năng tích lũy von, không có sự thay đổi trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, không có sự gia tăng năng suất lao động.- Khu vực nông thôn có sự hiện hữu lao động dư thừa, trong khi đó khu vực thành thị có khả năng toàn dụng về lao động.- Những giả định chủ yếu mà ông đưa ra chưa gắn với thực tế. Chẳng hạn như ông cho rằng khu vực công nghiệp thành thị tăng được nguồn vốn đầu tư nên có khả năng thu hút được lao động nông thôn truyền thống.- Mô hình này đưa ra khái niệm về thị trường cạnh tranh. Khi đi vào phân tích ông đưa ra giả định khu vực nông nghiệp và tiền lương cố định không đổi cho đến khi lao động dư thừa ở nông thôn cung ứng sẽ bị cạn kiệt và ở các nước đang phát triển tiền công có xu hướng tăng lên.Mô hình này chú trọng đến phát triển công nghiệp.

3.2.2. Mô hình phân phối lại trước, tăng trưởng sau.Kinh nghiệm phát triển của những quốc gia có nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước tiến hành công hữu hóa các nguồn lực chủ yếu của phát triển kinh tế. Các nguồn lực sản xuất được phân phối lại cho các đơn vị nhà nước và người sản xuất nhỏ trong công nghiệp cũng như nông nghiệp dưới các hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thểThực tế cho thấy rằng, thực hiện phân phối lại thu nhập trước rồi tăng trưởng kinh tế sau đã không đạt kết quả như mong muốn.

Page 33: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

3.2.3. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng của World Bank.Nguồn lợi thu được từ tăng trưởng kinh tế cần được phân phối lại sao cho cùng với thời gian thực hiện tăng trưởng, phân phối thu nhập được cải thiện.Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng mô hình này. Hệ thống chính sách bao gồm:(1) Qui định về mức tiền lương tối thiểu, hỗ trợ về vốn và khuyến khích phát triển các dự án thu hút nhiều lao động không có trình độ.(2) Đầu tư cơ sở hạ tầng và tài trợ vốn vào những lĩnh vực mà người nghèo làm chủ trong sản xuất như: hộ nông dân sản xuất ở vùng nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành thị.(3) Mở rộng đầu tư cho giáo dục và đào tạo ngành nghề nhằm cải thiện trình độ văn hóa, kỹ năng lao động, mở rộng cơ hội việc làm cho người nghèo.(4) Đầu tư và mở rộng mạng lưới dịch vụ cộng đồng như : nước sạch, chăm sóc sức khỏe, cung cấp hàng hóa thiết yếu... ở nông thôn và nơi mà người nghèo tập trung sinh sống ở khu vực thành thị.Ví dụ: Hàn Quốc và Đài Loan đã thành công khi áp dụng mô hình này vào những năm 60 và 70.

Bài 4: CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

4.1. Lao động với phát triển kinh tế.

4.1.1. Khái niệm.Nguồn lao động được thể hiện hai mặt: số lượng và chất lượng.- Số lượng: gồm những người trong độ tuổi và trên độ tuổi lao động có tham gia lao động trong các ngành kinh tế (tức đang có việc làm) và còn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu về việc làm nhưng còn đang đi học, làm nội trợ, hay thất nghiệp...Độ tuổi lao động ở các quốc gia có thể khác nhau, ở Việt Nam Bộ Luật lao động năm 2002 thì độ tuổi lao động 15 đến 60 đối với nam và 15 đến 55 đối với nữ.

Page 34: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mới phản ánh khả năng lao động của nền kinh tế. Nhưng không phải tất cả những người trong độ tuổi đều là những người tham gia lực lượng lao động. Vì vậy, cung lao động sẽ phụ thuộc chủ yếu vào số lượng dân số trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động.- Chất lượng: thể hiện ở khả năng làm việc của người lao động thông qua số sản phẩm đạt được trong một đơn vị thời gian lao động nhất định (tức năng suất lao động).Chất lượng lao động phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, tay nghề, sức khỏe của người lao động tốt tạo năng suất cao, tức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này lại phụ thuộc vào các hoạt động của giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe... do đó, chất lượng nguồn lao động nâng lên là nhờ vào quá trình đầu tư cho các hoạt động này. Cho thấy chất lượng nguồn lao động không phải là yếu tố tự có mà nó biến đổi cùng với quá trình phát triển kinh tế, chúng được xem là nguyên nhân và kết quả của quá trình phát triển kinh tế.

4.1.2. Vai trò.- Lao động là yếu tố chủ động của quá trình sản xuất.Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Hơn nữa, là yếu tố chủ động của quá trình phối hợp các nguồn lực đầu vào.- Lao động vừa là nguồn lực sản xuất chính vừa là người hưởng lợi ích của sự phát triển.Trước hết, lao động là nguồn lực sản xuất chính vì nó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong phát triển kinh tế. Mặt khác, lao động là một bộ phận của dân số, cũng là những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Vì phát triển kinh tế suy cho cùng là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người.- Lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

4.1.3. Đặc điểm.(1) Lực lượng lao động tăng nhanh.Một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển chính là số lượng lao động gia tăng rất nhanh.

Page 35: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Việt Nam từ 1945 đến nay quy mô dân số tăng gấp 3 lần. Hiện nay chuyển sang giai đoạn giảm dần, tốc độ là 2%.Năm 2002, dân số trên 79,5 triệu người và lực lượng lao động Việt Nam có 40,7 triệu người.(2) Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp.Đặc điểm về lao động của các nước đang phát triển là đa số lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp.Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Mức độ nhanh hay chậm tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia.Trong năm 2002, Việt Nam có tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp là 61%, công nghiệp 15%, dịch vụ 24%.(3) Hầu hết người lao động được trả lương thấp.+ Do số lượng lao động ngày càng tăng do nguồn cung lao động dồi dào.+ Trình độ chuyên môn của người lao động còn thấp, thu nhập thấp.(4) Thu nhập của lao động có trình độ tay nghề và lao động không lành nghề còn có sự chênh lệch lớn hơn so với các nước phát triển.Các nước phát triển mức chênh lệch giữa thu nhập của lao động có trình độ tay nghề và lao động không lành nghề từ 20 đến 40%. Trong khi ở các nước đang phát triển, Châu Á là 40-80%, Mỹ La tinh 70-100%. Nguyên nhân chủ yếu do lao động có trình độ tay nghề thấp.

(5) Còn bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng.Trong các nước đang phát triển còn tồn tại một số lượng lớn lao động chưa sử dụng hết, thường tồn tại dưới dạng thất nghiệp trá hình và bán thất nghiệp.Thất nghiệp trá hình thường hiện diện ở khu vực thành thị, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như : làm việc năng suất thấp, thu nhập chỉ đủ sống cho bản thân.

Page 36: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Bán thất nghiệp hiện diện khu vực nông thôn, tồn tại dưới hình thức thiếu việc làm (có việc làm nhưng số ngày làm việc ít), mức độ thiếu việc làm khi hết thời vụ.

4.1.4. Cơ cấu thị trường lao động.Thị trường lao động ở các nước đang phát triển được chia thành 3 khu vực:a. Khu vực thành thị chính thức.Lao động làm việc ở các tổ chức kinh doanh lớn của chính phủ và tư nhân như ngân hàng, công ty, nhà máy, siêu thị... người lao động luôn chờ cơ hội để làm việc ở khu vực này. Khu vực này trả lương cao (mức W1 cao hơn mức lương cân bằng W0) và làm việc ổn định nhất, thị trường này tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy ở thị trường này luôn có người chờ việc làm (L1, L2). Lao động làm việc ở các tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ, bán hàng rong, dịch vụ bên lề đường... khu vực này thu hút những người di cư từ nông thôn lên thành thị, ít vốn, kém trình độ nên khối lượng việc làm được tạo ra nhiều hơn so với khu vực khác. Tuy mức tiền lương thấp hơn khu vực chính thức nhưng vẫn hấp dẫn hơn cho nhiều người khi không thể gia nhập được vào khu vực chính thức (mức cân bằng W2 < W1).c. Khu vực nông thôn.Lao động khu vực này chủ yếu là lao động tạo ra thu nhập cho gia đình của mình tức thiếu sự trao đổi. Tuy nhiên, vẫn tồn tại thị trường lao động làm thuê theo thời vụ trong nông nghiệp hoặc các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán, ngành nghề thủ công. Tiền lương xác định ở mức cân bằng W3 thấp hơn mức cân bằng ở khu vực thành thị không chính thức W2.

4.2. Vốn với phát triển kinh tế.

4.2.1. Vai trò.(1) Vốn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.Mô hình Harrod - Domar cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia phụ thuộc vào mức tăng vốn đầu tư để tạo ra vốn sản xuất trong nền kinh tế.

Page 37: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

(2) Quy mô vốn sản xuất tích lũy là chìa khóa của sự phát triển kinh tế.Vốn sản xuất chính là bộ phận tài sản quốc gia trực tiếp dùng vào sản xuất. Tổng tài sản quốc gia tăng lên theo quá trình tích lũy. Hàng năm, các tài sản quốc gia được mở rộng thêm (nhà máy mới, máy móc mới, cơ sở hạ tầng mới...) do thực hiện các hoạt động đầu tư, các hoạt động đầu tư đòi hỏi phải có vốn đầu tư. Như vậy vốn đầu tư bổ sung hàng năm chỉ làm tăng thêm một bộ phận vốn sản xuất.

4.2.2. Phân tích vốn sản xuất và vốn đầu tư.4.2.2.1. Vốn sản xuất quốc gia.a. Phân loại tài sản quốc gia sản xuất và phi sản xuất.Xét trên phạm vi quốc gia, tổng số vốn vật chất đã tích lũy được qua thời gian được gọi là tài sản quốc gia. Tài sản quốc gia được phân loại như sau:(1) Công xưởng nhà máy(2) Trụ sở cơ quan của các đơn vị sản xuất - kinh doanh(3) Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải(4) Cơ sở hạ tầng(5) Tồn kho của tất cả hàng hóa(6) Các công trình công cộng(7) Các công trình kiến trúc quốc gia(8) Nhà ở của dân cư(9) Các căn cứ quân sự và phương tiện quốc phòng Tài sản chia làm 2 nhóm:- Từ 1-5 được dùng trực tiếp trong sản xuất, được gọi là tài sản quốc gia sản xuất (tức qui mô vốn sản xuất quốc gia)- Từ 6-9 không dùng trực tiếp vào quá trình sản xuất, được gọi là tài sản quốc gia phi sản xuất.b. Khả năng ảnh hưởng đến việc mở rộng vấn sản xuất.- Khả năng tăng sản xuất các tư liệu sản xuất.- Khả năng nhập khẩu các tư liệu sản xuất trên thị trường quốc tế.- Khả năng thuê mướn các tư liệu sản xuất nước ngoài hay chuyển giao tư liệu sản xuất từ chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.4.2.2.2. Vốn đầu tư quốc gia

Page 38: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

a. Bản chất.Quá trình sử dụng tài sản quốc gia sẽ hao mòn theo thời gian sử dụng, nên phải tiến hành bù đắp hao mòn và bổ sung mới thêm tài sản do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Quá trình bù đắp và bổ sung mới thông qua các hoạt động đầu tư. Như vậy, vốn sử dụng trong các hoạt động đầu tư gọi là vốn đầu tư. Vốn đầu tư quốc gia được hiểu như là phần vốn bổ sung vào nền kinh tế hàng năm để làm gia tăng tích tụ tài sản, mở rộng thêm qui mô sản xuất.Đối với một quốc gia, tổng số vốn đầu tư được hình thành từ nguồn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài,b. Nguồn hình thành vốn đầu tư quốc gia.Trong điều kiện nền kinh tế mở, vốn đầu tư quốc gia (I) bao gồm vốn đầu tư trong nước (Id) và vốn đầu tư nước ngoài (If).I = Id + If = Denta K (1)(1) Vốn đầu tư trong nước (Id)Vốn đầu tư trong nước có được từ tiết kiệm trong nước bao gồm: tiết kiệm từ ngân sách chính phủ, doanh nghiệp và dân cư.Id = Sd = Sg + Se + Sh (2)- Tiết kiệm từ ngân sách chính phủ (Sg)Ngân sách được chi tiêu cho các hoạt động:(1) Dự án phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp sở hữu nhà nước.(2) Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.(3) Trả lương cho bộ máy hành chính.(4) Đầu tư mở rộng cho các công trình văn hóa.(5) Hoạt động quốc phòng...Các khoản chi cho hoạt động phát triển kinh tế (1 & 2) được xem là tiết kiệm từ ngân sách chính phủ.- Tiết kiệm của các doanh nghiệp (Se)Phần lợi nhuận còn lại mà các doanh nghiệp dùng để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Phần lợi nhuận này có nguồn gốc như sau:+ Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là bộ phận giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ tổng chi phí.

Page 39: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

+ Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế của doanh nghiệp Phần tiết kiệm của các doanh nghiệp dành cho đầu tư tái sản xuất mở rộng (Se) chính là lợi nhuận còn lại của lợi nhuận sau thuế trừ đi các khoản phân phối lợi nhuận cho các cổ đông và để lại quỹ của doanh nghiệp. - Tiết kiệm của các tầng lớp dân cư (Sh)Phần thu nhập còn lại của thu nhập khả dụng trừ đi chi tiêu của các hộ gia đình được gọi là tiết kiệm.Thu nhập khả dụng là gì? là thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ các hãng, cộng với khoản chuyển giao thu nhập nhận được từ chính phủ, trừ đi thuế trực thu trả cho chính phủ. Đó là thu nhập ròng mà các hộ gia đình sẵn có để chi tiêu hoặc tiết kiệm.(2) Vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện dưới 2 hình thức là trực tiếp và gián tiếp- Foreign Direct Investment (FDI): các đơn vị đầu tư tước ngoài tham gia đầu tư trực tiếp vào các dự án sản xuất kinh doanh.- Foreign Indirect Investment (FII): với hình thức đầu tư này thì đơn vị đầu tư nước ngoài chỉ tham gia bỏ vốn đầu tư, không tham gia quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, thường được thực hiện thông qua cổ phiếu, tín phiếu...Ngoài ra các nước đang phát triển còn nhận được nguồn tài trợ khác như viện trợ hay cho vay gọi là nguồn ODA (Official Development Assistance). Các tổ chức tài trợ có thể là WB (World Bank), IMF (International Money Funds), NGO (None Government Organization)...(3) Mở rộng công thức tăng trưởng.Để đo lường nguồn tiết kiệm trong và ngoài nước ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP có thể mở rộng việc ứng dụng mô hình Harrod - Domar như sau:- Tốc độ tăng trưởng GDP :gy = s/ICORgY: Tốc độ tăng trưởng GDPs: Tỷ lệ đầu tư (tiết kiệm) quốc giaS: Tổng tiết kiệm quốc gia, với S = I = Id + If - Tốc độ tăng trưởng GDP do đầu tư trong nước đem lại

Page 40: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

gyd =sd/ICORSd: Là tiết kiệm trong nước, với:Sd = Id = Sg + Se + Sh

sd: là tỷ lệ tiết kiệm trong nước với: sd = Sd/Y- Tốc độ tăng trưởng GDP do đầu tư nước ngoài đem lại:gyf = Sf/ICORSf: Là tiết kiệm nước ngoài, với:Sf = If = FDI + FIIsf: Là tỷ lệ đầu tư nước ngoài (tiết kiệm nước ngoài), với:sf = Sf/Y

4.3. Tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế.

4.3.1. Đặc điểm.(*) Sự phân bố nguồn tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng khác nhau trên trái đất.(*) Đa số có giá tri kinh tế cao.(*) Quy mô của tài nguyên thiên nhiên được xác định qua trữ lượng thăm dò và khai thác.(*) Quá trình sinh trưởng phát triển của tài nguyên thiên nhiên gắn với môi trường tự nhiên.Qua các điểm trên, nguồn tài nguyên thiên nhiên chia 3 loại:(1) Tài nguyên không tái sinh: bao gồm những tài nguyên có quy mô giới hạn như đất đai và những tài nguyên khai thác sử dụng như khoáng sản, dầu khí.(2) Tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua tác động của con người: như tài nguyên rừng, các loại động thực vật trên cạn và dưới nước.(3) Tài nguyên có khả năng tái sinh vô tận trong thiên nhiên: bao gồm các loại tài nguyên khi sử dụng qua nhiều thế hệ vẫn vô tận như: năng lượng mặt trời, nước biển, gió, không khí...

4.3.2. Vai trò.(1) Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành kinh tế.

Page 41: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

(2) Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho quá trình tích lũy vốn.(3) Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

4.3.3. Thước đo đánh giá lợi ích mang lại từ khai thác tài nguyên thiên nhiên.Phần lớn việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong các nước đang phát triển được tiến hành thông qua các dự án nhờ vào vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài. Lợi ích đem tại từ khai thác tài nguyên thiên nhiên trong các dự án được đo lường bởi các thước đo chủ yếu là giá trị còn lại và giá trị thặng dư xã hội.a. Giá trị còn lại (Return Values - RV)Giá trị còn lại của dự án khai thác tai nguyên thiên nhiên được xác định như sau:RV = Wd + Cd + SV (1-z) + Pd + Td + SdTrong đó:RV : Giá trị còn lạiWd : Tiền lương của người lao động trong nước tham gia dự án.Cd : Thu nhập từ tiền lương được chi tiêu tại địa phương của người lao động nước ngoài tham gia dự án.SV : Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho dự án.z : Tỷ trọng nhập khẩu của giá trị hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho dự án.Pd : Lợi nhuận được chia của các cổ đông trong nước tham gia dự án.Td : Các loại thuế đánh vào các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên.Sd : Các khoản thu của địa phương nơi dự án thực hiện.Giá trị còn lại càng lớn cho thấy lợi ích đem lại càng cao cho quốc gia.b. Giá trị thặng dư xã hội (Social Surplus Values - SSV).(1). Giá trị gia tăng trong nước thuần (Net Domecstic Value Added - NDVA).với t =1...n: số năm Trong đó:Y : Giá trị đầu ra hàng năm của dự án.

Page 42: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

I: Vốn đầu tư hàng năm của dự án.SV : Giá trị hàng hóa và dịch vụ cung ứng hàng năm cho dự án.(2). Giá trị gia tăng quốc dân thuần (Net National Value Added - NNVA).với t=1...n:sốnămt=iTrong đó:RP (Return of payment): Thu nhập của người nước ngoài được chuyển về nước.RP = Pf + Wf + Df

Pf : Lợi nhuận của người nước ngoài tham gia dự án.Wf: Tiền lương của người nước ngoài tham giạ dự án.Df : Khấu hao tài sản cố định của người nước ngoai.(3). Giá trị thặng dư xã hội (Social Surplus Values - SSV).Trong đó:Wd: Tiền lương của lao động trong nước tham gia dự án.Công thức tính trong các chỉ tiêu trên chỉ mới thể hiện ở dạng tổng quát, chưa liên hệ với các yếu tố ảnh hưởng khác theo thờơi gian dài hoạt động của dự án.

4.4. Công nghệ với phát triển kinh tế.

4.4.1. Bản chất.Công nghệ là tập hợp giữa phần phương tiện và phần kiến thức hiểu biết để thực hiện các hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ trong xã hội.Để sản xuất ra sản phẩm vật chất hay dịch vụ đòi hỏi phải có phương tiện để hoạt động tức là có nhà xưởng, máy móc, thiết bị... và phải theo phương pháp, quy trình, bí quyết, kỹ năng, kinh nghiệm riêng...Do đó, bản chất của công nghệ được coi là sự kết hợp giữa phần phương tiện hay còn gọi là phần cứng và phần kiến thức hiểu biết được gọi là phần mềm của công nghệ để tạo ra sản phẩm vật chất hay dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội.

Page 43: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

- Phần cứng là điều kiện về vật chất như : nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, vật liệu...- Phần mềm chính là năng lực hiểu biết, hay khả năng nắm bắt về quá trình sản xuất gồm (1) con người lao động với kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kinh nghiệm làm việc... (2) kiến thức về thông tin như bí quyết, qui trình, phương pháp, kiểu dáng...(3) kiến thức về tổ chức như bố trí, sắp xếp, điều phối, quản lý...Kinh nghiệm từ nhiều nước đang phát triển cho thấy, để phương tiện lao động được cải thiện họ tiến hành nhấp khẩu máy móc thiết bị hiện đại, nhưng lao động thiếu kiến thức, không đủ trình độ vận hành. Do vậy, chất lượng sản phẩm làm ra chưa tương xứng và công suất sử dụng thấp. Để khắc phục tình trạng này các nước đang phát triển phải thuê chuyên gia nước ngoài.

4.4.2. Vai trò.(1) Công nghệ ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng kinh tế.- Khó xác định đóng góp trực tiếp.- Thể hiện qua việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố khác để làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao công suất máy móc thiết bị.(2) Công nghệ làm thay đổi phương pháp sản xuất của nền kinh tế.- Thay đổi phương pháp sản xuất thủ công sang cơ giới và tự động hóa.- Nâng cao năng xuất lao động, giảm bớt hao phí lao động.(3) Công nghệ làm đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tham gia hòa nhập vào thị trường thế giới.Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất ở một số ngành tạo điều kiện cho các nước đang phát triển làm ra nhiều sản phẩm, chất lượng cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.(4) Công nghệ làm cho tài nguyên thiên nhiên được khai thác một cách hiệu quả hơn ở các nước đang phát triển.

Page 44: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Nhờ vào công nghệ mới, các nước đang phát triển khai thác nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao hiệu quả khai thác với chi phí thấp, bảo vệ môi trường, cũng như đảm bảo khả năng tái tạo tài nguyên thiên nhiên.

4.4.3. Những hình thức để có công nghệ mới.- Tự nghiên cứu, chế tạo: đòi hỏi phải có thí nghiệm, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ nghiên cứu.- Liên kết hay hợp tác: các nước đang phát triển mời các chuyên gia nghiên cứu để tạo ra công nghệ thông qua chương trình tài trợ, viện trợ.- Nhập khẩu và chuyển giao: mua quyền sở hữu công nghệ hoặc quyền sử dụng công nghệ.

4.4.4. Hướng phát triển công nghệ ở Việt Nam.(1) Phát huy lợi thế của nước đi sau.Đặc điểm của công nghệ Việt Nam hiện nay là có trình độ thấp so với thế giới. Do đó, biết cách lựa chọn, tiếp thu, thích nghi và làm chủ công nghệ sẵn có.(2) Kết hợp việc đổi mới công nghệ và phát triển công nghệ hiện đại trong phát triển kinh tế.- Đối với các ngành truyền thống và có lợi thế tận dụng lao động, tài nguyên thiên nhiên, thì đẩy nhanh việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ.- Đối với ngành sản xuất có ảnh hưởng dây chuyền với ngành khác cần thực hiện việc ứng dụng công nghệ hiện đại như ngành: điện tử, tin học, vật liệu mới...(3) Có chính sách khuyến khích việc áp dụng các công nghệ mới.- Dự án đầu tư nước ngoài.- Trong nước thì chuyển giao công nghệ, tạo công nghệ mới được tài trợ từ các tổ chức và Chính phủ các nước.

Page 45: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Bài 5: CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

5.1. Nông nghiệp.

5.1.1. Khái niệm và đặc điểm.a. Khái niệm.Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân (còn là ngành duy nhất sản xuất lương thực, thực phẩm; Nông nghiệp nếu xét theo đối tượng sản xuất của nó bao hàm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.b. Đặc điểm.(1) Nông nghiệp có đối tượng sản xuất là những cây trồng và vật nuôi.- Qui luật sinh học riêng có của chúng (yếu tố nội sinh)- Môi trường tự nhiên nhất định: đất, nước, khí hậu, thời tiết (yếu tố ngoại sinh).(2) Ruộng đất sử dụng trong nông nghiệp được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt.(3) Hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất trong nông nghiệp có tính thời vụ.(4) Nông nghiệp có địa bàn sản xuất rộng lớn, nhưng lại mang tính khu vực.

5.1.2. Vai trò.a. Kích thích tăng trưởng nền kinh tế.(1) Cung cấp lương thực thực phẩm.(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: nguyên liệu từ nông nghiệp là yếu tố đầu vào quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến.(3) Cung cấp ngoại tệ: thông qua xuất khẩu nông sản.(4) Cung cấp vốn: trực tiếp và gián tiếp.

Dạng trực tiếp: nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, xuất khẩu nông sản, nhập khẩu tư liệu sản xuất nông nghiệp.

Dạng gián tiếp: chính sách quản lý giá của Nhà nước.(5) Làm phát triển thị trường nội địa.b. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

Page 46: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

- Giai đoạn xuất phát: tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp thường nhanh hơn các ngành kinh tế khác và tỷ trọng ngành kinh tế khác trong GDP thường rất thấp, do đó ngành nông nghiệp đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng nền kinh tế.- Giai đoạn chuyển đổi: trong giai đoạn này, các ngành kinh tế khác bắt đầu tăng trưởng. Nhưng giá trị GDP trong ngành này vẫn còn nhỏ hơn giá trị GDP trong ngành nông nghiệp.- Giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế: các ngành kinh tế khác tăng nhanh cả về tốc độ tăng trưởng và giá trị trong GDP so với nông nghiệp. Do đó, đóng góp của nông nghiệp giảm dần.Bảng: đóng góp của nông nghỉệp trong tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước trên thế giới

Tên nước 1960 1978Bangladesh 0,50 0,28Indonesia 0,29 0,15Thailand 0,27 0,20United Kingdom 0,03 0,008Japan 0,05 0,01Italia 0,07 0,01Mexico 0,09 0,05

Nguồn: Ghatak & Ingersent, 1984.Xu hướng chung của các nước cho thấy rằng sự đóng góp của nông nghiệp trong tăng trưởng GDP giảm dần theo thời gian.c. Bài học kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc lựa chọn chiến lược phát triển nông nghiệp.Trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, quy luật tất yếu là phần đóng góp nông nghiệp trong tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giảm dần cùng với quá trình phát triển nhanh của công nghiệp và các ngành kinh tế khác.Minh họa cho quá trình “nôn nóng công nghiệp hóa”. Khởi điểm từ một nền kinh tế mà nông nghiệp còn đóng góp quan trọng trong GDP, việc làm, ngoại tệ còn khan hiếm.

Page 47: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Bối cảnh: - Đóng góp quan trọng vào GDP- Nguồn ngoại tệ khan hiếm- Cầu lương thực, thực phẩm tăng nhanh do thu nhập các ngành kinh tế tăng.- Phát triển nhanh công nghiệp => sự chuyển dịch nhanh lao động/không dựa trên tăng năng xuất lao động NNTừ các yếu tố trên đưa đến việc Tổng sản lượng NN giảm => Khan hiếm lương thực thực phẩm => Giá tăng => Lạm phát => Lương tăng => Tích lũy giảm => Đầu tư giảm => Tăng trưởng khu vực công nghiệp giảm.d. Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam.(1) Giai đoạn 1976-1980: nền kinh tế trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu, dân số tăng nhanh, ngoại tệ khan hiếm... Hệ quả tốc độ tăng trưởng đạt 0,4%, lạm phát tăng bình quân hằng năm là 22%, thâm hụt cán cân thanh toán. Đây là thời kỳ nền kinh tế rơi vào sự nôn nóng đẩy nhanh công nghiệp hóa.(2) Giai đoạn 1981-1985: chiến lược phát triển theo hướng tập trung vào việc mở rộng và phát triển nông nghiệp trong nước nhằm đáp ứng lương thực thực phẩm. Hệ quả: tốc độ tăng trưởng 6,4%, thâm hụt cán cân thanh toán được cải thiện. Đây là thời kỳ xuất phát của điều chỉnh chiến lược hướng vào phát triển nông nghiệp trong nước.(3) Giai đoạn 1986-1990: kết quả bước đầu thành công cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Hệ quả: tốc độ tăng trưởng 8%, cán cân thanh toán cải thiện, lạm phát được khống chế. Đây là thời kỳ điều chỉnh cấu trúc nền kinh tế tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế đa dạng ngành, ổn định và hướng xuất khẩu nông nghiệp.(4) Giai đoạn 1991-2000: dựa trên nền tảng kinh tế của giai đoạn cải cách, chiến lược tập trung vào đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp và các ngành dịch vụ. Hệ quả: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,6%. Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa theo hướng đẩy nhanh đa dạng hóa nền kinh tế trên cơ sở phát triển ổn định sản xuất nông nghiệp.

Page 48: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

(5) Giai đoạn 2001-2010: chiến lược phát triển kinh tế nhấn mạnh vào đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hệ quả: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,5%.

5.1.3. Các giai đoạn phát triển.a. Mô hình: Ba giai đoạn phát triển nông nghiệp (Todaro, 1990)(1) Giai đoạn 1: Nền nông nghiệp tự cung tự cấp.Thể hiện:- Sản phẩm sản xuất ra được tiêu dùng nội bộ.- Sản phẩm chưa đa dạng.- Công cụ giản đơn, phương pháp sản xuất truyền thống.- Đất, lao động là những yếu tố sản xuất chủ yếu.- Sản lượng nông nghiệp vẫn gia tăng nhưng chủ yếu là do mở rộng diện tích và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.(2) Giai đoạn 2: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa. Đây là bước trung gian từ sản xuất tự cung tự cấp sang chuyên môn hóa. Đặc trưng thể hiện: - Cơ cấu cây trồng vật nuôi trên từng đơn vị diện tích đất nông nghiệp, trên từng hộ.- Sử dụng giống kết hợp với phân bón hóa học và nước tưới tiêu chủ động.- Sản lượng gia tăng và hướng tới thị trường, thoát khỏi tự cung tự cấp.(3) Giai đoạn 3: Nông nghiệp hiện đại.Đặc trưng thể hiện:- Các trang trại được chuyên môn hóa, sản xuất cung ứng toàn thị trường và lợi nhuận là mục tiêu của người sản xuất.- Vốn và công nghệ trở thành yếu tố quyết định đối với việc tăng sản lượng nông nghiệp.- Áp dụng tối đa công nghệ mới, hướng sản xuất một vài loại sản phẩm riêng biệt.b. Mô hình: Hàm sản xuất tăng trưởng nông nghiệp theo các giai đoạn phát triển (Sung Sang Park, 1992).(1) Giai đoạn sơ khai.

Page 49: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Trong giai đoạn đầu, sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu và lao động. Mối quan hệ đầu ra và đầu vào được khái quát bởi hàm sản xuất:Y = F (N,L)Y: Sản lượng nông nghiệpN: Yếu tố tự nhiên L: Lao động(2) Giai đoạn đang phát triển.Sản lượng nông nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào được sản xuất từ khu vực công nghiệp (phân bón, thuốc). Mối quan hệ này được khái quát bởi hàm:Y = F(N,L) + F(R)R: Đầu vào do công nghiệp cung cấp.Cuộc cách mạng xanh đã đưa giống mới năng suất cao ứng dụng trong nông nghiệp, các loại giống mới luôn đòi hỏi lượng phân bón, thuốc nhiều hơn và nước tưới chủ động.(3) Giai đoạn phát triển.Nền kinh tế đạt mức toàn dụng, không còn tình trạng bán thất nghiệp trong nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào công nghệ thâm dụng vốn (máy móc) sử dụng trong nông nghiệp. Mối quan hệ này được khái quát bởi hàm sản xuất sau: Y = F (N,L) + F(R) +P(K)K: Vốn sản xuấtHàm sản xuất của giai đoạn phát triển cho thấy để tăng năng suất cần tăng đầu tư cho khu vực công nghiệp để tăng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp.

5.2. Công nghiệp.

5.2.1. Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế.a. Phân loại ngành công nghiệp.Công nghiệp được phân thành ba nhóm ngành: Công nghiệp khai thác, chế biến và công nghiệp điện - khí - nước.

Page 50: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

(1) Công nghiệp khai thác. Là ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên: nguồn năng lượng (dầu mỏ, khí đốt, than...), quặng kim loại (Sắt, thiếc...) và vật liêu xây đựng (cát, đá...).(2) Công nghiệp chế biến. Chế tạo công cụ sản xuất (chế tạo máy, cơ khí, kỹ thuật điện và điện tử), sản xuất vật phẩm tiêu dùng (dệt may, chế biến thực phẩm - đồ uống, gỗ-giấy...) và ngành công nghiệp sản xuất đối tượng lao động (hóa chất, hóa dầu, luyện kim và vật liệu xây dựng).(3) Công nghiệp điện - khí - nước, sản xuất và phân phối các nguồn điện (thủy điện và nhiệt điện), gas - khí đốt và nước.Theo phân loại này, công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất có vai trò quan trọng hàng đầu vì nó cung cấp tư liệu sản xuất và trang thiết bị cơ sở vật chất cho tất cả các ngành khác.b. Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế.- Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng thu nhập quốc gia.- Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác.- Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư.- Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội.- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

5.2.2. Công nghiệp hóa với phát triển kinh tế.5.2.2.1. Bản chất.Công nghiệp hóa có khởi điểm phát triển vào giữa thế kỷ thứ 18, bắt đầu từ nước Anh. Khoảng 30 năm được ứng dụng vào sản xuất trong các xí nghiệp ngành dệt, đường sắt, vận tải biển và mở ra kỷ nguyên mới của phát triển công nghiệp. Công nghiệp phát triển đã làm cho nước Anh lúc bấy giờ trở nên giàu nhất thế giới.Công nghiệp phát triển lan rộng sang các nước Tây Âu và Bắc Mỹ vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản là nước ở Châu Á bắt đầu công nghiệp hóa vào cuối thế kỷ 19.Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (Industrial Development Organization of United Nation, 1963) đã khái quát bản chất của công nghiệp hóa như sau: “Công nghiệp hóa là một quá trình phát triển về kinh tế, mà trong đó có một bộ phận nguồn lực ngày càng tăng

Page 51: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

của đất nước được huy động để phát triển một cơ cấu kinh tế đa ngành với công nghệ hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi, để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có sự tiến bộ nhanh về mặt xã hội”.5.2.1.2. Các điều kiện tiền đề của công nghiệp hóa.a. Các điều kiện tự nhiên.Vị trí địa lý, đất đai, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện thời tiết, số lượng dân số của một quốc gia. Đây là những điều kiện công nghiệp phát triển.Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng hội đủ điều kiện trên. Ví dụ như Nhật Bản một quốc gia nghèo tài nguyên nhưng công nghiệp phát triển đứng hàng đầu thế giới. Achentina vào thế kỷ 19, dân số đông, diện tích rộng lớn, vị trí thuận lợi nhưng không tiến trình công nghiệp hóa và ngày nay chưa phải là nước công nghiệp phát triển.b. Điều kiện cơ sở hạ tầng.Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển là rất quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, phục vụ tích cực cho phát triển các ngành công nghiệp. Một cơ sở hạ tầng hợp lý đáp ứng 3 yêu cầu: đồng bộ, quy mô và bảo đảm tính phát triển.(1) Đồng bộ: việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với quy mô, tốc độ, định hướng phát triển.(2) Quy mô: quy mô hợp lý là kết quả tính toán giữa khả năng đầu tư và nhu cầu phát triển.(3) Tính phát triển: phải được thiết kế với khả năng cải tiến và tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hệ thống cơ sở hạ tầng có loại không chỉ tồn tại vài chục năm mà có khi cả thế kỷ.

c. Điều kiện về lao động. Để đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, cần có một đội ngũ lao động với kỹ năng lao động, có khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ.

Page 52: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Người có trình độ học vấn và chuyên môn cao sẽ có khả năng nghiên cứu, phát minh, sáng kiến, từ đó có năng suất lao động cao. Do đó, muốn gia tăng kỹ năng lao động, phải có một nền giáo dục vững chắc để nâng cao trình độ và định hình các kỹ năng lao động của lực lượng lao động.Sự hỗ trợ của nhà nước trong việc đào tạo kỹ thuật đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển công nghiệp. Ví dụ Nhật Bản đã chi tiêu liên tục và mạnh mẽ cho giáo dục.d. Điều kiện về chính sách mậu dịch nội và ngoại thương.Chính sách mậu dịch trong và ngoài nước càng mở rộng, thông thoáng thì càng thuận lợi hơn trong quá trình công nghiệp hóa.e. Điều kiện về môi trường kinh tế vĩ mô.Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hóa được thuận lợi. Đó là một môi trường kinh tế có hệ thống pháp luật hoàn thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, lạm phát và thất nghiệp thấp.5.2.2.3. Nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa.a. Đô thị hóa và công nghiệp hóa.Đô thị hóa thể hiện ở quá trình gia tăng tỷ lệ dân số sống ở đô thị, mở rộng các thành phố hiện có và phát triển các thành phố mới.Ví dụ: ở Anh, đầu thế kỷ 19 có 30% dân số sống ở các đô thị, đến cuối thế kỷ dân số sống đến 70%.Bảng: Mức độ đô thị hóa của thế giớiNăm 1800 1900 1950 1970 1992 2000Tỷ lệ dân đô thị (%) 3,0 13,6 28,2 35,0 42,0 >50Số thành phố > 1 triệu dân

Không 11 75 162 - >350

Nguồn: thống kê của Liên hiệp quốcMột số siêu đô thị trên 10 triệu dân như: London, Paris, NewYork, Mexico City, Moskva, Tokyo, Thượng Hải.Các đô thị mọc lên nhiều,đóng vai trò ngày càng lớn trong quá trình phát triển, thể hiện:- Những thành phố văn minh năng động là những bộ phận không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế.

Page 53: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

- Sự phát triển của công nghiệp cũng chủ yếu diễn ra ở các đô thị lớn.- Các hoạt động kinh tế khác cũng thường tập trung ở các đô thị nhiều hơn, giá đất cao, chi phí sinh hoạt cao. Các chi phí cao sẽ được bù đắp bằng những lợi ích kinh tế mang lại từ các đô thị như:

+ Là nơi cung cấp nguyên vật liệu nội địa và nhập khẩu.+ Các đô thị là nơi cung cấp lao động phổ thông lẫn lao động có trình độ cao.+ Là nơi tập trung các cơ quan nhà nước và các cơ quan chức năng tài chính, ngân hàng,bảo hiểm… thuận tiện cho các nhà kinh doanh thuận tiện liên hệ,giảm chi phí giao dịch.+ Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khá phát triển.+ Là thị trường tiêu thụ lớn.+ Là nơi mà ý tưởng và tri thức được quảng bá nhanh, trao đổi thông tin dễ dàng. Nhưng đô thị hóa dẫn đến tập trung các cơ sở công nghiệp, các hoạt động kinh tế, khu dân cư quá đông dẫn đến những vấn nạn sau:- Gây sức ép đối với lương thực, thực phẩm, chất đốt.- Thiếu các dịch vụ cơ bản như nước sạch, cống rãnh... gây thiệt hại sức khỏe.- Ô nhiễm môi trường.- Tắt nghẽn giao thông.- Tệ nạn xã hội.Chính quyền ở tất cả các đô thị trên thế giới rất quan tâm đến việc giải quyết làm giảm tình trạng tập trung dân đông, tập trung công nghiệp quá lớn bằng các biện pháp sau:- Mở rộng qui mô thành phố hiện có.- Xây dựng những thành phố vệ tinh.- Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất.- Phát triển cơ sở hạ tầng.- Phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.- Phát triển nông thôn.- Kiểm soát tốc độ tăng dân số.

Page 54: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

b. Lựa chọn công nghệ trong phát triển các ngành công nghiệp.- Công nghệ thích hợp khi có tỷ lệ vốn - lao động phù hợp với nguồn lực sẵn có của đất nước. Thực tế cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài thường cung cấp những công nghệ phù hợp với điều kiện của họ, tức có tỷ lệ vốn lao động cao.- Công nghệ không thích hợp:+ Sản phẩm chỉ thích hợp với nhu cầu và thị hiếu của ngửời tiêu dùng ở các nước giàu.+ Sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trong khi địa phương có khả năng cung ứng.+ Quy mô hoạt động quá lớn vượt quá khả năng quản lý.+ Sử dụng lao động trình độ cao không có sẵn tại địa phương.+ Sử dụng nhiều máy móc nhập khẩu đắt tiền không thích hợp với điều kiện địa phương.+ Thường chỉ thích hợp với một số doanh nghiệp quy mô lớn.c. Tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô trong phát triển một số ngành công nghiệp.Trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất quy mô lớn có thể giảm được chi phí. Lợi thế kinh tế theo quy mô tồn tại những lý do:+ Một số chi phí như nghiên cứu, thiết kế, khấu hao... có thể cố định so với sản lượng.+ Quy mô lớn cho phép chuyên môn hóa với công nhân, máy móc, thiết bị nên năng suất cao hơn vì giảm thời gian lắp đặt lại thiết bị.d. Phát triển các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.Một số ngành công nghiệp như: thời trang, quần áo, giày dép, đồ gỗ, vật liệu xây dựng... thì quy mô vừa và nhỏ hoạt động khá hiệu qua. Việc phân loại qui mô lớn, vừa hay nhỏ được dựa vào tiêu thức số lao động hay số vốn chỉ mang tính tương đối.Chính phủ có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển như: cung cấp hệ thống pháp luật, duy trì chính sách dựa trên cơ sở thị trường… ngoài ra Chính phủ còn hỗ trợ tài chính cho đối tượng này để phát triển.5.2.2.4. Những mặt trái của công nghiệp hóa.

Page 55: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Công nghiệp hóa tạo ra những nhà máy, công trình kiến trúc, cơ sơ hạ tầng hiện đại và mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên công nghiệp hóa cũng có những mặt tiêu cực như: dân số tập trung ở đô thị quá đông, vật chất hóa, cạnh tranh quá mức, thiếu sự quan tâm giữa người với người. Hậu quả là tý lệ ly hôn, tội phạm vị thanh niên, tình trạng người già cô đơn ngày càng tăng.

5.2.3. Mô hình tăng trưởng và phát triển công nghiệp.(1) Ngành công nghiệp tập trung.Tăng tưởng và phát triển công nghiệp được thực hiện thông qua việc tập trung nguồn lực quốc gia cho các ngành công nghiệp chủ yếu được lựa chọn tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế.- Ngành công nghiệp giai đoạn đầu: cung cấp hàng hóa thiết yếu cho đời sống như: chế biến lương thực - thực phẩm.- Ngành công nghiệp giai đoạn giữa: cung cấp sản phẩm trung gian cho các ngành kinh tế như: gỗ, da, cao su.- Ngành công nghiệp giai đoạn sau: cung cấp hàng lâu bền như: ôtô, tivi, tủ lạnh... và hàng tư liệu sản xuất như: sắt, thép, thiết bị...(2) Phát triển cân đối và không cân đối.- Tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào phát triển nhiều ngành công nghiệp đồng thời trong một giai đoạn phát triển.- Tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào phát triển không cân đối, có nghĩa là tập trung phát triển vào một số ngành.

(3) 4 con đường phát triển công nghiệp.- Con đường phát triển thứ nhất: tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào số lượng lao động và qui mô vốn.Những giả định chủ yếu:+ Nền kinh tế còn tỷ lệ thất nghiệp cao.+ Chưa có ngành công nghiệp sản xuất các tư liệu sản xuất. Tư liệu này phải nhập khẩu từ nước ngoài.+ Chưa phát triển công nghệ tiết kiệm lao động.

Page 56: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

- Con đường phát triển thứ hai. Tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào năng suất lao động.+ Nền kinh tế có đủ việc làm.+ Đã phát triển công nghệ tiết kiệm lao động: máy móc mới thay thế cho lao động.- Con đường phát triển thứ ba. Tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào cả số lượng lao động, quy mô vốn và năng suất lao động.- Con đường phát triển thứ tư. Tăng trưởng công nghiệp thuộc vào cả số lượng lao động, quy mô vốn, năng suất lao động và dịch chuyển lao động.Như vậy, con đường phát triển thứ tư còn được gọi là con đường phát triển tổng hợp được kết hợp cả con đường thứ ba và ảnh hưởng của sự dịch chuyển lao động.Con đường phát triển thứ tư là mô hình hiện thực và rất thực tế đối với quá trình phát triển công nghiệp từ một nền kinh tế lạc hậu lên nền kinh tế công nghiệp hiện đại.

5.3. Ngoại thương.

5.3.1. Vai trò của ngoại thương với phát triển kinh tế.(1) Từ hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với những thị trường mới, tận dụng lợi thế theo quy mô, lợi thế tài nguyên quốc gia, thúc đẩy chuyên môn hóa.(2) Từ hoạt động nhập khẩu. Thông qua buôn bán quốc tế tạo khả năng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại.(3) Ngoại thương mở ra nhiều cơ hội khác.- Làm cho hàng hóa tiêu dùng phong phú hơn, chất lượng hơn sẽ tạo động lực cạnh tranh hàng hóa trong và ngoài nước. Động lực này có tác dụng kích thích cải tiến, tránh độc quyền, người tiêu dùng có sự lựa chọn rộng hơn về hàng hóa và dịch vụ.- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng ra thế giới, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận thị trường, thông tin.- Nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn mở ra cho người lao động.

Page 57: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Tuy nhiên, ngoại thương cũng tạo ra thử thách đối với các nước đang phát triển như: gia tăng sự cạnh tranh gay gắt, bất ổn giá cả của thế giới, sự thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với phân công lao động quốc tế.

5.3.2. Các chiến lược phát triển ngoại thương.5.3.2.1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô.a. Khái niệm.Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là chiến lược xuất khẩu các nông sản và tài nguyên ở dạng thô hoặc chỉ mới sơ chế. Như các loại quặng mỏ, dầu thô, than đá, gỗ...b. Những lợi ích của chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô với phát triển kinh tế.- Thúc đẩy sử dụng các yếu tố và điều kiện thuận lợi sẵn có,Để theo đuổi chiến lược này, các nước đang phát triển cần thu hút đầu tư nước ngoài nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, khai thác lợi thế của đất nước và sau đó đầu tư vào những ngành khác.- Tăng thu nhập ngoại tệ, mở rộng việc tích lũy các nhân tố sản xuất, đặc biệt là vốn và lao động.- Tạo ra các ảnh hưởng liên kết.+ Liên kết ngành trong sản xuất. Ví dụ ngành dệt phát triển sẽ kéo theo ngành bông vải và thiết bị dệt.+ Các mối liên kết tiêu dùng. Phát triển một cách gián tiếp do thu nhập từ xuất khẩu thô làm gia tăng nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng. + Các liên kết về cơ sở hạ tầng. Việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho các ngành công nghiệp xuất khẩu cũng tạo điều kiện giảm chi phí vận tải và mở ra cơ hội phát triển cho các ngành khác.+ Các liên kết về vốn con người. Xuất khẩu thô cũng kích thích phát triển vốn nhân lực thông qua việc phát triển tầng lớp doanh nhân địa phương và lao động có kỹ năng.Các liên kết về vốn: thông qua việc thu thuế xuất khẩu, Nhà nước thu được các khoản tiền để làm nguồn tài trợ cho các ngành khác như đầu tư vào các chương trình giáo dục, y tế, các dự án khác.c. Những trở ngại khi dựa vào chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô.

Page 58: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

(1) Thị trường hàng hóa xuất khẩu thô phát triển quá chậm nên không thể là động lực cho sự tăng trưởng.(2) Thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô biến động.- Cung sản phẩm thô biến động lớn.Ở các nước đang phát triển chủ yếu là sản phẩm chưa qua sơ chế có nguồn gốc từ ngành nông nghiệp và khai khoáng. Những ngành này có lượng cung thay đổi còn phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên.- Các sản phẩm thô biến động theo xu hướng ổn định và giảm trong ngắn hạn.Xu hướng tiêu dùng lương thực, thực phẩm tăng chậm hơn mức tăng thu nhập trong các nước phát triển. Hơn nữa, tác động của phát triển công nghệ làm cho lượng tiêu hao nguyên liệu có xu hướng giảm và ra đời những loại nguyên liệu nhân tạo đã tác động làm cho cầu sản phẩm thô có xu hướng giảm.Sự bất lợi của xuất khẩu mặt hàng thô thường thể hiện chủ yếu trên hai khía cạnh: khi cung tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi và khi cầu có xu hướng giảm.(3) Khó đa dạng hóa sản phẩm.Nhân lực, vật lực trong nước ngày càng tập trung vào việc sản xuất một hay vài mặt hàng sơ chế, nền kinh tế ngày càng lệ thuộc vào sản phẩm cá biệt khó đa dạng hóa sản phẩm.d. Những giải pháp khắc phục trở ngại của chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô.(1) Năm 1974 họ kiến nghị với Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết về “Trật tự kinh tế quốc tế mới”, trong đó đề cập đến những vấn đề:- Cải thiện tỷ lệ trao đổi xuất khẩu giữa các nước giàu và nghèo.- Đẩy mạnh xuất khẩu của các nước đang phát triển sang thị trường các nước phát triển.- Các nước giàu nên trợ giúp tài chính và giảm nợ nhiều hơn cho các nước nghèo.- Cải cách Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và các quy định của các cơ quan quốc tế có liên hệ đến vấn đề thương mại và phát triển.- Chương trình lương thực quốc tế.

Page 59: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

- Đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật.(2) Các nước xuất khẩu cùng một mặt hàng đã liên kết với nhau thành một hiệp hội, kiểm soát giá cả sản xuất. Để tăng giá, họ hạn chế cung.(3) Theo nghị quyết về “Trật tự kinh tế quốc tế mới ”,Liên hiệp quốc đã đưa ra “chương trình tổng hợp về hàng hóa” theo đó một quỹ chung sẽ được hình thành qua sự thỏa thuận giữa cả hai bên xuất và nhập khẩu. Quỹ này được dùng để thành lập các kho dự trữ quốc tế nhằm ổn định giá cả của 18 mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của các nước kém phát triển như: thịt, chuối, cà phê, đường, chè, dầu thực vật, đồng, bông, sợi, quặng sắt, đay, phốt phát, cao su, gỗ xẻ, thiếc...5.3.2.2. Chiến lược thay thế nhập khẩu.a. Khái niệm.Là chiến lược thay thế hàng công nghiệp nhập khẩu bằng hàng sản xuất trong nước với sự bảo hộ của Nhà nước bằng hàng rào thuế quan cao hoặc bằng hạn ngạch nhập khẩu, nhằm mục đích chính là bảo hộ những ngành công nghiệp còn non trẻ trong nước.b. Nội dung.(1) Trước tiên là nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm và tiếp tục gia công chế biến cho thành phẩm hoàn chỉnh hoặc nhập linh kiện rời về lắp ráp tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó khi nhu cầu tăng lên đủ nhiều thì đầu tư sản xuất các sản phẩm tại chỗ.(2) Xác định thị trường rộng lớn trong nước thông qua số lượng nhập khẩu thực tế hàng năm.(3) Phải bảo đảm cho cảc nhà sản xuất trong nước có thể làm chủ kỹ thuật sản xuât và các nhà đầu tư nước ngoài sãn sàn cung ứng vốn, khoa học, công nghệ.(4) Cuối cùng lập các hàng rào bảo hộ bằng thuế quan (thuế đánh vào hàng nhập khẩu) hay hạn mức nhập khẩu (giới hạn về khối lượng hàng nhập khẩu).Mục đích nhằm nâng đỡ các ngành sản xuất non trẻ trong nước vượt qua giai đoạn giá thành cao lúc ban đầu. Tuy nhiên sau một thời gian nhất định các ngành sản xuất trong nước sẽ tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, vốn. Do đó, thuế quan chỉ tạm thời và giảm dần khi ngành công nghiệp

Page 60: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

trưởng thành có đủ sức cạnh tranh: năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm tăng lên và giá thành giảm.Chính phủ sử dụng hai công cụ cơ bản của chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ bằng thuế quan và hạn ngạch (quotas).b1. Bảo hộ của chính phủ bằng thuế quan.Ví dụ trường hợp: Mặt hàng quần áo ở thị trường Mỹ.Nếu quần áo trong nước được bán theo giá thế giới (Pw).Trong trường hợp này có những hệ quả sau:- Q0 sản lượng cung trong nựớc.-Q3 Sản lượng cầu trong nước.-(Q3 – Q0): Lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng cầu trong nước.Để bảo vệ hàng quần áo trong nước, Nhà nước có chính sách đánh thuế vào mặt hàng nhập khẩu này với thuế suất t.Như vậy, giá quần áo trong nước là : Pd = Pw +1Trong trường hợp trên có những hệ quả sau:- Q1 sản lượng cung trong nước. - Q2 Sản lượng cẩu trong nước.- (Q2 – Q1): Lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng cầu trong nước.- Nhà nước thu được khoản thuế (diện tích ABCD)- Lợi ích của người tiêu dùng trong nước bị giảm vì nhu cầu tiêu dùng phải giảm từ Q3 xuống Q2. Phần lợi ích của người tiêu dùng bị giảm chính là phần thặng dư người tiêu dùng bị mất đi do phải trả ở giá Pd ( diện tích PdPwGB).Nếu đánh thuế quá cao, chẳng hạn giá quần áo trong nước là:Pe = Pw + tTrong trường hợp này sẽ không có nhập khẩu. Việc tăng thuế đến mức độ tùy thuộc vào chính sách bảo hộ của quốc gia.b2. Bảo hộ của chính phủ bằng hạn ngạch nhập khẩu.Với hình thức thuế quan lượng nhập khẩu phụ thuộc vào độ co giãn giữa cung và cầu trên thị trường thì bảo hộ bằng hạn ngạch là hình thức Chính phủ xác định trước khối lượng hàng nhập khẩu và cấp giấy phép nhập khẩu.Điểm khác biệt giữa thuế quan và hạn ngạch.

Page 61: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

(1) Thuế quan mang lại doanh thu cho chính phủ, trong khi hạn ngạch ngoại trừ trường hợp được bán đấu giá, lại mang đến đặc lợi cho những người nhận được giấy phép nhập khẩu.(2) Hạn ngạch có thể chuyển một nhà sản xuất nội địa riêng lẻ thành một thế lực độc quyền, có thể tùy tiện đặt giá và tối đa hóa lợi nhuận. Còn đối với thuế quan thì không như vậy, vì ngay cả thuế quan cao, hàng hóa vẫn có thể nhập khẩu và những người sản xuất trong nước được khuyến khích cạnh tranh với hàng nhập khẩu.(3) Là sự thay đổi giá cả thị trường trong nước trong khi giá thế giới thay đổi.Ví dụ: Với chính sách thuế, khi giá thế giới Pw giảm, thì giá trong nước (Pd = Pw + thuế) cũng giảm, người tiêu dùng sẽ có lợi vì giá giảm, tiêu thụ sẽ tăng, sản xuất trong nước sẽ giảm, nhập khẩu sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu. Nhưng khi sử dụng hạn ngạch, nhập khẩu có thể sẽ không tăng, sản xuất và tiêu dùng nội địa không đổi, và giá trong nước vẫn là Pd. Như vậy, người tiêu dùng sẽ bị thiệt.(4) Là sự hạn chế việc thay thế sản phẩm của người tiêu dùng. Một doanh nghiệp được bảo hộ bằng thuế quan có thể tăng giá, nhưng nếu tăng quá mức người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua hàng nhập khẩu. Nhưng nếu doanh nghiệp được bảo hộ bằng hạn ngạch, người tiêu dùng bị ngăn không chuyển sang hàng nhập khẩu được.Vì những lý do trên, chính sách thuế quan được ưa chuộng hơn. Do đó, trong cải cách thương mại và những thỏa thuận thương mại quốc tế thường bắt đầu bằng việc chuyển hạn ngạch thành một mức thuế quan tương đương, quá trình này gọi là thuế quan hóa.c. Những lợi ích và hạn chế của chiến lược thay thế nhập khẩuc1. Lợi ích.- Kích thích hình thành những ngành công nghiệp mới.- Thúc đẩy sự trưởng thành các ngành công nghiệp.- Tiết kiệm được ngoại tệ, giúp nhà sản xuất trong nước tiếp thu công nghệ, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.- Tạo tích chủ động thay thế khi nguồn nhập khó khăn.c2. Hạn chế.

Page 62: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

- Về lâu dài, thuế quan và hạn ngạch không khuyến khích các nhà sản xuất trong nước năng động, sáng tạo để tăng năng suất, hạ chi phí sản xuất. Nói cách khác, chiến lược này làm giảm khả năng cạnh tranh của các xí nghiệp trong nước.- Thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu sẽ dẫn tới tình trạng tiêu cực trong quản lý.- Các nước có thị trường trong nước nhỏ hẹp sẽ không thu hút được đầu tư nước ngoài.- Tình trạng nhập siêu và nợ nước ngoài tăng do sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, trong khi phải nhập khẩu máy móc, nguyên liệu từ nước ngoài.5.3.2.3. Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu (hướng ngoại).a. Những lợi ích của chỉến lược đẩy mạnh xuất khẩu.- Tạo ra nguồn ngoại tệ cho quốc gia.- Nhập khẩu công nghệ và nguyên liệu phục vụ cho phát triển, nhất là công nghiệp.- Tạo nguồn vốn tích lũy cho quá trình công nghiệp hóa.- Mở rộng quy mô ngành sản xuất trong nước.- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.b. Các chính sách chủ yếu của chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu.(1) Chính sách tỷ giá hối đoái và các chính sách đòn bẩy có liên quan.- Nhà nước phải duy trì một tỷ giá hối đoái sao cho các nhà sản xuất, kinh doanh xuất khẩu có lời khi bán hàng hóa ra thị trường thế giới.- Nhà nước khuyến khích nhập khẩu bằng các chính sách thuế thấp, lãi suất ưu đãi. - Giảm bớt sự hấp dẫn của thị trường trong nước bằng cách giảm thuế quan bảo hộ mức thấp hơn mức trợ cấp xuất khẩu.(2) Giá cả các yếu tố sản xuất và sự trợ giúp của Chính phủ.Muốn hoạt động có hiệu quả, chiến lược hướng ngoại phải duy trì giá cả tương đối của các nhân tố sản xuất trong nước ở mức phản ánh được sự khan hiếm của chúng. Nguyên tắc cơ bản là xuất khẩu những mặt hàng nào sử dụng nhiều nhất loại nhân tố sẵn có trong nước.

Page 63: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Chính phủ có thể trợ giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu bằng nhiều cách như giúp tìm thị trường, tổ chức hội chợ, trưng bày sản phẩm, mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc...

5.4. Chính sách tài chính với phát triển kinh tế.

5.4.1. Nội dung chính sách tài chính quốc gia.- Hệ thống tài chính quốc gia.Hệ thống tài chính quốc gia là tổng thể những bộ phận hợp thành một cơ cấu tài chính, những bộ phận này tuy có sự độc lập tương đối về mặt tài chính, nhưng chúng tác động qua lại lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau trong toàn bộ sự vận động tài chính của nền kinh tế, bao gồm :+ Ngân sách Nhà nước: là bộ phận tài chính tập trung lớn nhất của hệ thống tài chính quốc gia.+ Tài chính doanh nghiệp: là những quan hệ tài chính phục vụ cho quá trình sản xuất - kinh doanh.+ Tài chính hộ gia đình: là quan hệ tài chính trực tiếp đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần và các nhu cầu xã hội cho các tầng lớp dân cư.+ Tài chính đối ngoại: trong xu thế quốc tế hóa về kinh tế hiện nay. Hệ thống tài chính cũng được coi là một hệ thống mở với những quan hệ tài chính đối ngoại phong phú (quản lý nhà nước về tài chính đối với các nguồn viện trợ, tài trợ quốc tế cho chính phủ; các khoản tài trợ, viện trợ của chính phủ cho nước ngoài)+ Tài chính trung gian: là các tổ chức tài chính đóng vai trò cầu nối, thực hiện việc trung chuyển các nguồn tài chính (trung gian tài chính thường là một tổ chức trung gian cho kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay. Tức là, người gởi chuyển tiền vốn cho tổ chức này (ví dụ như ngân hàng hay tín dụng tập thể, công ty bảo hiểm, công ty tài chính) và nó sẽ chuyển tiền vốn này cho bên vay/chi tiêu)- Nội dung chính sách tài chính quốc gia.Qua hệ thống tài chính cho thấy các quan hệ tài chính có tác động toàn diện đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội ở tầm vi mô và vĩ mô của đất nước, do đó Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp về tài chính

Page 64: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

trong từng thời kỳ nhất định để định hướng hoạt động cho các quan hệ tài chính. Chính sách tài chính quốc gia là bộ phận của chính sách kinh tế, nó sử dụng tổng thể các công cụ của hệ thống tài chính nhằm khai thác, động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt được hiệu quả cao trong định hướng hoạt động tài chính, chính sách tài chính quốc gia bao gồm các chính sách tài chính bộ phận. Do đó nội dung chính sách tài chính quốc gia bao gồm các chính sách cơ bản sau:+ Chính sách huy động và sử dụng vốn: để đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển, Chính phủ cần đưa ra các định hướng huy động vốn đầu tư trong nước, ngoài nước và định hướng sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả.+ Chính sách tài chính doanh nghiệp: đối với doanh nghiệp, chính sách tài chính của Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ, tăng quy mô vốn đầu tư, nhanh chóng đổi mới công nghệ, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.+ Chính sách tài khóa: trong hệ thông tài chính quốc gia, ngân sách nhà nước có vị trí quan trọng đặc biệt, hoạt động quản lý kinh tế-xã hội của Nhà nước phụ thuộc vào khả năng và hiệu quả hoạt động của ngân sách.+ Chính sách tiền tệ: là bộ phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Trong chính sách này, Nhà nước cần hướng vào sử dụng các công cụ trực tiếp và gián tiếp tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động vào hoạt động kinh tế.+ Chính sách tài chính đối ngoại: thông qua chính sách này, Nhà nước định hướng việc mở rộng các quan hệ tài chính với nước ngoài, sử dụng hiệu quả nguồn vốn này để phát triển kinh tế và cải thiện các điều kiện xã hội.Trong những chính sách trên đây, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là những chính sách bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống chính sách tài chính quốc gia. Những chính sách này được coi là chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ. Thông qua chính sách này, Chính phủ tác động đến thị trường tiền tệ và qua đó tác động đến hoạt động kinh tế của đất nước.

Page 65: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

5.4.2. Chính sách tài khóa.- Chính sách thuế.Nguồn thu của ngân sách bao gồm các khoản: Thuế, phí - lệ phí (Việt Nam có thu từ dầu thô) thu từ bán - cho thuê đất đai, tài sản và các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, thu từ tiền lãi của các tài sản có sinh lời của Nhà nước mang lại, các khoản vay, viện trợ của nước ngoài. Trong các nguồn thu trên thì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách.Ở Việt Nam hiện nay có các loại thuế: Thuế môn bài; Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế xuất - nhập khẩu; Thuế thu nhập của doanh nghiệp; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế nhà, đất; Thuế tài nguyên, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.- Chi tiêu của ngân sách. + Chi đầu tư phát triển. + Chi thường xuyên: chi quản lý hành chính; chi văn hóa, giáo dục, y tế; chi quốc phòng; chi trợ cấp.+ Chi dự trữ, trả lãi suất các khoản tiền vay và trả nợ: Chi dự trữ là khoản chi nhằm mục đích điều chỉnh hoạt động thị trường, ổn định giá cả và phòng ngừa những rủi ro xảy ra đối với nền kinh tế. Dự trữ quốc gia bao gồm dự trữ bằng tiền, ngoại tệ, kim loại quý và các loại hàng hóa cần thiết. Chi trả nợ là khoản chi trả lãi suất tiền vay và thanh toán nợ gốc.- Xử lý bội chi ngân sách.Để xử lý bội chi ngân sách, các biện pháp thường được áp dụng là: phát hành tiền, vay trong nước, vay nước ngoài.

5.4.3. Chính sách tiền tệ.a. Chính sách cung ứng tiền tệ.Việc xác định khối lượng tiền cần đưa thêm vào lưu thông là một nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng Nhà nước. Khối lượng tiền này phụ thuộc: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lưu thông tiền tệ, tỷ lệ lạm phát dự kiến. Mối quan hệ này thể hiện:M = (PxQ)/VTrong đó M: lượng cung ứng tiền tệ

Page 66: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

P: mức giá binh quânQ: tổng sản lượngV: tốc độ lưu thông tiền tệLượng cung ứng tiền cần thiết cho lưu thông bao gồm:M1 = Tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng + Các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàngM2 = M1 + Các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàngb. Chính sách điều tiết lượng tiền tệ trong lưu thông.+ Nghiệp vụ thị trường mở: Là nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ + Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ tối thiểu giữa lượng tiền phải dự trữ so với tổng số tiền huy động mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải duy trì.+ Lãi suất chiết khấu: là lãi suất NHNN tính với các ngân hàng thương mại khi các ngân hàng thương mại đến vay để bảo đảm khả năng thanh toán c. Chính sách tín dụng.Tín dụng là hình thức quan hệ tiền tệ dùng để huy động và sử dụng những vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi của nhân dân, của các tổ chức kinh tế, các công ty và vốn của ngân sách nhà nước.Chính sách tín dụng là những biện pháp của Nhà nước để quản lý hoạt động kinh doanh tiền tệ và sử dụng công cụ lãi suất tín dụng để tác động vào thị trường tiền tệ.Lãi suất tín dụng được coi là giá cả của tài sản tài chính, đó là giá mà người sử dụng vốn tiền tệ phải trả cho người sở hữu khi nhận được quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.Lãi suất tín dụng không chỉ là giá cả kinh doanh của các tổ chức tín dụng mà còn là công cụ để Nhà nước tác động vào cung - cầu trên thị trường tiền tệ. Tuỳ theo tình hình cụ thể và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ mà có phương thức quản lý lãi suất khác nhau:+ Quản lý lãi suất theo phương thức trực tiếp, theo đó Ngân hàng Nhà nước qui định trực tiếp lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.

Page 67: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

+ Quản lý theo phương thức gián tiếp: Ngân hàng Nhà nước qui định lãi suất cơ bản, theo đó các tổ chức tín dụng tự ấn đinh lãi suất trong khung quy định.+ Thả nổi lãi suất: Do lãi suất là giá bán và giá mua của tài sản tài chính, với quan điểm cho rằng đã là giá cả thì lãi suất phải được biến động theo cung - cầu về vốn trên thị trường.Về nguyên tắc, lãi suất huy động phải đảm bảo bù đắp được sự mất giá do lạm phát và lợi nhuận thích đáng cho người gửi, có nghĩa là:Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phátLãi suất cho vay bao gồm lãi suất huy động, các khoản chi phí và lợi nhuận của tổ chức tín dung:Lãi suất thực tế = Lãi suất huy động + Các khoản chi phí + Lợi nhuận định mức.Các khoản chi phí thường là:- Thuế dự phòng (nếu có);- Dự phòng rủi ro;- Dự trữ bắt buộc;- Chi phí hoạt động.d. Chính sách quản lý ngoại hối.+ Chính sách hối đoái: nhiều nước thực hiện chính sách độc quyền hối đoái, cấm lưu hành tiền nước ngoài trên đất nước mình, chính sách ngoại hối hướng vào việc ngăn chặn hành vi tích trữ ngoại tệ trong các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình và quản lý việc mua bán ngoại tệ.+ Dự trữ ngoại tệ: mỗi nước đều có nhu cầu dự trữ ngoại tệ, tùy theo khả năng của nền kinh tế.+ Tỷ giá hối đoái: là tỷ lệ chuyển đổi đơn vị tiền tệ của một nước ra những đơn vị tiền tệ của nước khác, nó phản ánh giá trị của đồng tiền trong từng thời kỳ nhất định.

5.4.4. Chính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển kinh tế.a. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.+ Công cụ thuế tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn kiểm soát và hướng dẫn hoạt động kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo ngành và theo vùng lãnh thổ.

Page 68: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

+ Chi tiêu của ngân sách. Chi của ngân sách cho đầu tư phát triển nhằm xây dựng và mở rộng các cơ sở hạ tầng, hệ thống điện nước, thủy lợi, năng lượng, giao thông vận tải, bưu điện... và một số công trình kinh tế mũi nhọn sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự ra đời của các cơ sở kinh tế khác của tư nhân hoặc đầu tư nước ngoài.+ Công cụ lãi suất và tỷ giá. Lãi suất tiền gửi của các tổ chức tín dụng có tác động đến việc thu hút các khoản tiền tiết kiệm, tạo nguồn vốn cho đầu tư. Do đó để tăng vốn đầu tư phát triển sản xuất cần xác định lãi suất thích hợp. Việc xác định tỷ giá lại có tác động đến hoạt động xuất - nhập khẩu.b. Ổn định kinh tế vĩ mô.Chính phủ các nước thực hiện ổn định kinh tế bằng cách sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ và giá cả để chống lạm phát, thất nghiệp và ổn định giá cả.Đứng trước tình trạng giá cả ngày càng tăng và mức thất nghiệp cao, phần lớn các nước thực thi các chính sách gồm:- Giảm bớt lượng cung tiền và tăng lãi suất.- Giảm chi tiêu của chính phủ.- Tăng thuế, đặc biệt là thuế thu nhập đối với những nhóm có mức thu nhập trung bình và cao.- Đưa ra các chính sách chỉ đạo về lương và giá nhằm cố gắng giảm bớt mức tăng của chi phí và giá cả.- Điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng cố gắng giảm bớt chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và giảm giá hàng tiêu dùng trong nước.Trong trường hợp ngược lại, khi nền kinh tế trong tình trạng giảm phát, chính sách tài chính được sử dụng theo hướng “kích cầu”.c. Thực hiện công bằng xã hội. Nhà nước góp phần thực hiện công bằng xã hội bằng các biện pháp giảm bớt sự bât bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng kinh tế.Bên cạnh giải pháp chi ngân sách, chính sách thuế với mức động viên hợp lý giữa các ngành nghề, giữa các thành phần kinh tế, giữa các tổ chức, đồng thời thông qua thuế suất, biểu thuế, chính sách miễn giảm thuế làm

Page 69: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

cho chính sách thuế trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết và phân phối lại một cách thỏa đáng thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.Việc thực hiện chính sách lãi suất cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo, khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đã tạo cơ hội cho người dân ở các vùng này phát triển kinh tế, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống của dân cư giữa các vùng.

Bài 6: LỰA CHỌN ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

6.1. Lựa chọn đường lối phát triển kinh tế Việt Nam.

6.1.1. Giai đoạn 1955 - 1975.- Thời kỳ 1955 -1965 - Thời kỳ 1966-1975Kế hoạch 5 năm lần thứ I gián đoạn vì ngày 5/8/1964 Mỹ bắt đầu cho máy bay đánh phá miền Bắc.+ Hội nghị BCHTW Đảng tháng 12/1965 xác định nhiệm vụ miền Bắc tiếp tục XDCNXH và chi viện cho miền Nam theo phương châm “Vừa sản xuất vừa chiến đấu”.+ Nông nghiệp được đẩy mạnh, các HTX nông nghiệp tiến hành thâm canh, tăng năng suất lương thực, phát triển chăn nuôi để đảm bảo lương thực cho đời sống nhân dân.Kết quả đạt được: GDP bình quân đạt 6% trong thời gian 20 năm, góp phần đáng kể vào việc thực hiện nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

6.1.2. Giai đoạn 1976 – 1985- Thời kỳ 1976 -1980:Đại hội lần IV (tháng 12/1976) đã quyết định đường lối xây dựng kinh tế XHCN Việt Nam thời kỳ mới và kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980). Mục đích kế hoạch này là hướng vào giải quyết những hậu quả nặng nề của 20 năm chiến tranh và triển khai bước đầu công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.

Page 70: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Kết quả đạt được: GDP bình quân đạt 0,6%, lương thực và hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân không được đảm bảo, lạm phát gia tăng.

- Thời kỳ 1981-1985:+ Chỉ thị 100/BCH.TW với nội dung cơ bản là “Khoán sản phẩm trong nôn nghiệp”.+ Quyết định 25/CP đưa ra chủ trương, biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của xí nghiệp quốc doanh.Đại hội lần thứ V (tháng 3/1982) thông qua kế hoạch 5 năm lần thức III (1981- 1986) điểm nổi bật đó là: tập trung phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; ra sức đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; phát triển kinh tế nhiều thành phần.

6.1.3. Giai đoạn 1986 - 2000.- Thời kỳ 1986 -1990: Đại hội lần thứ VI (12/1986) được coi là mốc quan trọng cho cuộc cải cách kinh tế Việt Nam.Đại hội cũng thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1986-1990) với các mục tiêu: Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý; ưu tiên ba chương trình kinh tế: chương trình lương thực -thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp nhằm từng bước xác lập cơ chế quản lý mới:+ Quyết định 217/HĐBT (11/1987): xí nghiệp quốc doanh có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập.+ Luật đầu tư nước ngoài (1/1988): với nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài.+ Những thay đổi trong chính sách giá cả, tài chính, tiền tệ: tháng 3/1984 Chính phủ chấm dứt việc quyết định giá và áp dụng cơ chế giá thị trường.+...- Thời kỳ 1991-1995: Đại hội lần thứ VII (6/1991), thông qua chiến lược, phát triển kinh tế xã hội đầu tiên của Việt Nam “chiến lược ổn định và

Page 71: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”, đồng thời đề ra phương hướng cho kế hoạch 5 năm 1991-1995.+ Thời kỳ 1991-1995 cải cách kinh tế được tiếp tục tiến hành.+ Luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân (1/1991) tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.+ Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh Ngân hàng (ban hành 4/1990 và có hiệu lực từ 1/1991) đã tạo khuôn khổ pháp luật cho hệ thống ngân hàng thương mại ra đời.+…- Thời kỳ 1996 - 2000: Nghị quyết Đại hội lần thứ VII (7/1996) về kế hoạch 5 năm 1996-2000 đã chỉ rõ cần phải đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ; tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.Tiếp tục đổi mới, nhiều chính sách liên quan đến môi trường đầu tư trong và ngoài nước được ban hành:+ Hai luật thuế mới: thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (1/1999)+ Luật doanh nghiệp mới (7/1999).Với những nổ lực tích cực nền kinh tế bắt đầu khôi phục được đă tăng trưởng từ năm 2000 (6,8%).

6.1.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới.a. Khống chế và đẩy lùi lạm phátSau 15 năm đổi mới và phát triển kinh tế, đặc biệt sau khi hoàn thành chiến lược “ổn định và phát triển kinh tế - xã hội” đã đưa đất nước Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Thời kỳ này Việt Nam đã sử dụng đồng bộ các giải pháp kinh tế, đặc biệt là chính sách tài chính - tiền tệ từng bước khống chế và đẩy lùi lạm phát, đưa tỷ lệ lạm phát từ 3 con số xuống còn một con số.b. Kinh tê tăng trưởng liên tục, cơ cấu có sự chuyển dịch tích cực. * Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Page 72: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

Từ 1991-2000 tổng sản phẩm trong nước tăng tốc độ bình quân 7,56%. Trong cả hai kế hoạch 5 năm của thời kỳ này, các ngành kinh tế đều đạt đựơc tốc độ tăng trưởng cao.Bảng: Tốc độ GDP bình quân thời kỳ 1991-2000

Toàn bộ nền kinh tế (%)

chia theo ngànhNông nghiệp (%)

Công nghiệp (%)

Dịch vụ (%)

Bình quân 10 năm

7,56 4,2 11,8 7,2

Bình quân 5 năm 1991- 1995

8,18 4,1 13,1 8,6

Bình quân 5 năm 1996- 2000

6,94 4,4 10,6 5,7

* Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.Cơ cấu ngành kinh tế đã có những bước chuyển tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu, phát triển công nghiệp nặng có sự lựa chọn để phục vụ sản xuất nông nghiệp và tạo cơ sở cho bước phát triển sau năm 2000.Bảng: Cơ cấu ngành kinh tế.

Đơn vi tính: (%)Ngành 1990 1995 2000Nông nghiệp 38,7 27,2 24,5Công nghiệp 22,7 28,8 36,7Dịch vụ 38,6 44,0 38,8

* Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa VIII (6/2000) đã tổng kết và xác định, nền kinh tế nước ta hiện nay có sáu thành phần

Page 73: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước (hỗn hợp) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Bảng: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Đơn vi tính: %STT Thành phần kinh tế 1995 20001 Kinh tế nhà nước 40,20 38,732 Kinh tế tập thể 10,40 8,583 Kinh tế tư bản tư nhân 3,00 3,484 Kinh tế cá thể và tiểu chủ 36,00 32,415 Kinh tế hỗn hợp 4,20 3,426 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,20 13,38

c. Cân đối của nền kinh tế.+ Cân đối ngân sách:Thu ngân sách nhà nước thời kỳ 1996-2000 tăng bình quân 8,7%, trong đó thu từ thuế (kể cả dầu thô) và phí chiếm 94,2%.Ghi ngân sách nhà nước đó là: tăng chi đầu tư phát triển, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, xóa đói - giảm nghèo.+ Huy động và sử dụng vốn đầu tư:

- Nguồn vốn trong nước- Vốn đầu tư từ nước ngoài- Vốn tài trợ (chủ yếu từ ODA)+ Cán cân thương mại:Những đổi mới về đường lối phát triển kinh tế, đặc biệt là những đổi mới về hoạt động ngoại thương mang lại kết quả trong hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam:Bảng: Cán cân thương mại

Đơn vi tính: tỷ USDThời kỳ 1991 -2000

Trong đó1991-1995 1996-2000

1.Tổng mức ngoại thương 15,3 7,98 22,68

Page 74: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

bình quân+ Bình quân xuất khẩu 6,9 3,43 10,36+ Bình quân nhập khẩu 8,4 4,55 12,322. Cán cân thương mại (XK-NK)

-1,5 -1,12 -1,96

+ Mức sống dân cư:Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập và đời sống các tầng lớp dân cư từng bước được cải thiện. Cùng với sự gia tăng thu nhập, phúc lợi công cộng xã hội cũng không ngừng tăng lên, góp phần cải thiện giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

6.1.5. Những mặt còn hạn chế.a. Chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế còn thấp.- Trước hết thể hiện ở khả năng cạnh tranh hàng hóa Việt Nam- Trình độ thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu.- Tỷ lệ nội địa hóa của hàng Việt Nam thấp.- Nguồn nhân lực kém về chất lượngb. Cơ chế, chính sách tài chính - tiền tệ chưa đồng bộ.- Việc thực hiện các loại thuế mới tuy thành công bước đầu, tuy vậy vẫn còn nhiều bất lợi tác động đến phát triển kinh tế.- Hoạt động ngân hàng thương mại còn nhiều yếu kém, chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn lớn, tình hình tài chính một số ngân hàng thương mại khó khăn.c. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ còn nhiều bất cập.- Chất lượng giáo dục còn thấp, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, mất cân đối về bậc học, ngành nghề và vùng lãnh thổ.- Hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế; trình độ công nghệ Việt Nam còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

d. Những vấn đề xã hội và môi trường đặt ra bức xúc.

Page 75: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

- Lực lượng lao động tăng tự nhiên- Tỷ lệ nghèo đói tuy có giảm nhưng chưa vững chắc- Cơ sở vật chất ngành y có cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn nhất là khu vực nông thôn.- Tệ nạn xã hội, tham nhũng vẫn không giảm.- Môi trường đô thị, khu công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm cao.

6.2. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

6.2.1. Chiến lược phát triển.6.2.1.1. Tổng quan về chiến lược phát triển.a. Bản chất và chức năng.Bản chất: chiến lược phát triển tầm nhìn của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán về con đường cũng như các giải pháp cơ bản để thực hiện.Chức năng:+ Thực hiện định hướng (dài hạn) sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.+ Làm căn cứ cho những hoạch định phát triển toàn diện.b. Nội dung+ Xác định những căn cứ của chiến lược.+ Xác định các quan điểm phát triển cơ bản của chiến lược.+ Xác định các mục tiêu phát triển.+ Xây dựng hệ thống các giải pháp chiến lược.+ Xác định các biện pháp tổ chức thực hiện.6.2.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt nam thời kỳ 2001-2010.a. Căn cứ xác định mục tiêu chiến lược.- Đánh giá thực trạng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm thời kỳ 1991-2000- Nhận định về những cơ hội và thách thứcb. Những quan điểm chiến lược.

Page 76: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

- Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.- Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết.- Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực.- Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập quốc tế.- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh. c. Mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2001-2010.Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân.d. Định hướng phát triển các ngành ,vùng và lĩnh vực kinh tế — xã hội chủ yếu.- Phát triển các ngành kinh tế: phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn; phát triển công nghiệp và xây dựng; phát triển dịch vụ.- Phát triển các vùng: khu vực đô thị; khu vực nông thôn đồng bằng; khu vực nông thôn trung du, miền núi; khu vực biển và hải đảo.- Phát triển một số lĩnh vực xã hội chủ yếu: giáo dục đào tạo; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; dân số và việc làm; xóa đói giảm nghèo.e. Các giải pháp chiến lược.- Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.- Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh.

6.2.2. Kế hoạch phát triển.a. Bản chất.Nghị quyết Đại hội 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng xác định “Xây dựng kế hoạch 5 năm trở thành công cụ chủ yếu của hệ thống kế hoạch phát triển”. Nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm gồm:- Xác định nhiệm vụ tổng quát và các mục tiêu: mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động tiết kiệm, các chỉ tiêu về phúc lợi xã hội.- Xác định các chương trình và các lĩnh vực phát triển.

Page 77: Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO …saomaidata.org/library/797.DeCuongBaiGiangKinhTePhat…  · Web viewChính sách tài khóa- tiền tệ với phát triển

- Xác định các cân đối vĩ mô chủ yếu, bao gồm cân đối vốn đầu tư, cân đối xuất –nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế...b. Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010.- Những căn cứ chủ yếu của kế hoạch.+ Đánh giá khái quát thực hiện kế hoạch 2001-2005.+ Bối cảnh quốc tế.+ Bối cảnh trong nước.- Mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu chủ yếu- Dự báo một số cân đôi vĩ mô lớn của nền kinh tế.- Một số cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện.