33
Trưởng Ban Biên soạn Văn nghệ Long Xuyên LÝ TÀI TRÍ Thường trực Ban Biên soạn PHAN THỊ YẾN NGUYỄN TÂY HỒ MAI HỮU TRÍ Email: [email protected] ĐT: 0989.952.171 Địa chỉ: 124 Lê Minh Ngươi, P.Mỹ Long, Tp.Long Xuyên, tỉnh An Giang Tập 02 năm 2019 Kỷ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2019) Ảnh bìa 1: Trung tâm Y tế Tp.Long Xuyên (Khu B) Tác giả: Kỳ Nam * Văn - Thư Ban Biên soạn Ban Biên soạn 3 - Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Y tế Phạm Hồng Thanh 4 - Chị Nguyễn Thị Ánh Loan, người... Trí Tâm 8 - Hành trình một tập nhật ký Lý Tài Trí 10 - Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân... Mai Hữu Trí 15 - Thực hiện chiến dịch vệ sinh môi... Phạm Hồng Thanh 25 - Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân... Mai Hữu Trí 27 - Truyền thống chăm sóc sức khỏe... Phạm Hồng Thanh 29 - Nghiên cứu các yêu tố nguy cơ... Nguyễn Minh Tân 30 - Khuyến cáo cộng đồng: Hãy phòng... Phạm Hồng Thanh 33 - Có mối liên quan giữa vi rut Zika... Khổng Thị Hồng Duy 35 - Sự chân thành và cảm hóa Ca Mai 39 - Cần tăng cường thực hiện các... Phạm Hồng Thành 49 - Tìm hiểu một danh sư Việt Nam... Trần Trọng Triết 51 - Từ Hyppocrates đến... Trần Quang Khanh 53 - Công dụng chửa bệnh từ cây... Khổng Thị Hồng Duy 57 MỤC LỤC

MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

Trưởng Ban Biên soạn Văn nghệ Long Xuyên

LÝ TÀI TRÍ

Thường trực Ban Biên soạnPHAN THỊ YẾN

NGUYỄN TÂY HỒMAI HỮU TRÍ

Email: [email protected]

ĐT: 0989.952.171Địa chỉ: 124 Lê Minh Ngươi, P.Mỹ Long,

Tp.Long Xuyên, tỉnh An Giang

Tập 02 năm 2019Kỷ niệm 64 năm

ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2019)

Ảnh bìa 1: Trung tâm Y tế Tp.Long Xuyên (Khu B) Tác giả: Kỳ Nam

* Văn- Thư Ban Biên soạn Ban Biên soạn 3- Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Y tế Phạm Hồng Thanh 4- Chị Nguyễn Thị Ánh Loan, người... Trí Tâm 8- Hành trình một tập nhật ký Lý Tài Trí 10- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân... Mai Hữu Trí 15- Thực hiện chiến dịch vệ sinh môi... Phạm Hồng Thanh 25- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân... Mai Hữu Trí 27- Truyền thống chăm sóc sức khỏe... Phạm Hồng Thanh 29- Nghiên cứu các yêu tố nguy cơ... Nguyễn Minh Tân 30- Khuyến cáo cộng đồng: Hãy phòng... Phạm Hồng Thanh 33- Có mối liên quan giữa vi rut Zika... Khổng Thị Hồng Duy 35- Sự chân thành và cảm hóa Ca Mai 39- Cần tăng cường thực hiện các... Phạm Hồng Thành 49- Tìm hiểu một danh sư Việt Nam... Trần Trọng Triết 51- Từ Hyppocrates đến... Trần Quang Khanh 53- Công dụng chửa bệnh từ cây... Khổng Thị Hồng Duy 57

MỤC LỤC

Page 2: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

3

Thư Ban biên soạn

Tháng hai lại về theo vòng quay của vũ trụ. Ngày Thầy thuốc Việt Nam lại đến với chúng ta như một sự tri ân những thiên

thần áo trắng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Văn nghệ sĩ Long Xuyên, thông qua đặc san của mình hãy trải lòng, ghi nhận sự đóng góp ấy. * * * * Đính chính: Tập san Văn nghệ Long Xuyên số Xuân Kỷ Hợi 2019 với chủ đề: “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân thắng lợi”, Ban Biên soạn và kỷ thuật dàn trang có sự nhầm lẫn nội dung giữa hai bài thơ của hai tác giả Nguyễn Ngọc Thành và Trần Thanh Thoa. Cụ thể, ở trang 22 và trang 23, tựa bài thơ “Hạnh phúc xuân về” của tác giả Nguyễn Ngọc Thành nhưng nội dung là bài thơ “Mùa xuân dịu dàng” của tác giả Trần Thanh Thoa. Còn tựa bài thơ “Mùa xuân dịu dàng” của tác giả Trần Thanh Thoa nhưng nội dung là bài thơ “Hạnh phúc xuân về” của tác giả Nguyễn Ngọc Thành. Ban biên soạn rất mong hai tác giả thông cảm. Xin chân thành cảm ơn. Trân trọng!

Ban Biên soạn

* Thơ- Gửi lời tri ân Yên Giang 18- Thơ gửi riêng anh Nguyễn Quốc Thanh 19- Cho anh lời ước Thủy Tiên 20- Màu Blouse trắng Nguyễn Xuân Hạnh 21- Nghề cao quý Ca Mai 22- Nhớ ngày 27/2 Huyền Trinh 23- Lời thầy thuốc Lệ Liên 23- Tâm sự người điều dưỡng Tâm Như 24- Chào mừng kỷ niệm ngày... Nguyễn Đình Khương 41- Viết cho chị Ca Mai 42- Con chọn ngành Y Huyền Ca 43- Mơ tuổi xuân thì Yên Giang 44- Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45- Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền Mi 46- Muỗi vằn và bệnh sốt xuất huyết Đoàn Bé Năm 47- Yêu sao người thầy thuốc Trần Quang Khanh 48* Nhạc- Nhớ ngày 27 tháng 02 Nguyễn Công Minh 59- Vì tương lai giống nòi Nguyễn Công Minh 60* Vọng cổ- Tâm sự người thầy thuốc Nguyễn Thuận Thảo 61

HỘP THƯ VĂN NGHỆ LONG XUYÊN

ThờigianquaVănnghệLongXuyênđãnhậnđượcnhiềutácphẩmtừcáctácgiảtrongcũngnhưngoàiThànhphốLongXuyên.Dokhuônkhổấnphẩmcóhạn,cáctácphẩmcộngtácsẽđượcchúngtôituyểnchọnđăngdầnvàocáctậpsau.RấtmongnhậnthêmnhiềutácphẩmmớichoấnphẩmVănnghệLongXuyêntậpsau. * Mọi thư từ, bài vở xin gửi về: - Địachỉ:124LêMinhNgươn,P.MỹLong,TP.LongXuyên -Email: [email protected]. -Điệnthoại:0916.699.681 Bài vở cộng tác xin dùngmã Unicode, kiểu chữ TimesNewRoman.Trongthưxinghirõđịachỉliênlạc,sốđiệnthoạiđể tiện gửi sách biếu và nhuận bút. Xin chân thành cảm ơn!

Một góc Long Xuyên - Ảnh Kỳ Nam

Page 3: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

4 5

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Y tếPhạm Hồng Thanh

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành hết tình thương yêu và sự quan tâm đặc biệt đến với nhân dân. Người căn dặn: “Chính sách của

Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Đối với công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Người nêu lên hàng đầu phương châm “phòng bệnh là chính”, Bác Hồ căn dặn: “... Phải dạy đồng bào vệ sinh thường thức”. Người nói: “Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe”, “... Việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Bác Hồ luôn đánh giá cao vai trò, nhiệm vụ của ngành Y tế trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Năm 1946, Bác căn dặn cán bộ y tế: “Đừng có ngại khó ngại khổ. Phải lao mình vào chỗ bẩn để làm cho sạch; phải dấn thân vào chỗ đau khổ để làm giảm bớt đau khổ. Lương y phải như từ mẫu, phải dịu dàng, khiêm tốn, thương yêu đồng bào, không được hách dịch, ban ơn...”. Do đó, trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc ngày 27/2/1955, Bác viết: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe của đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Cán bộ phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói đó rất đúng. Vì vậy, cán bộ nhân viên ngành y cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế tiên tiến, dân tộc, khoa học, đại chúng gắn với nhu cầu thực tế của nhân dân”.

Bên cạnh đó, Người còn quan tâm đến việc nâng cao trình độ y học của đất nước, phục vụ ngày càng tốt hơn sức khỏe nhân dân, Bác Hồ đòi hỏi sự nỗ lực và đóng góp chung của toàn ngành y tế. Người nhấn mạnh vấn đề đoàn kết: “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới, đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân”. Năm 1962, Bác Hồ viết: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được học hành, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục, tập quán không tốt thì dần dần xóa bỏ”. “Ốm đau có thuốc” được Bác nêu lên chính là nhiệm vụ, trách nhiệm và vai trò của ngành Y tế. Nhiều cuộc họp của Bộ Chính trị và họp Trung ương Bác Hồ dự và chủ trì, đều quan tâm đến vấn đề này, khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường nêu lên những nội dung cụ thể, thiết thực, nhưng chứa đựng những tư tưởng quan trọng cho việc xây dựng ngành Y tế nước nhà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với đội ngũ trí thức ngành Y (ảnh tư liệu)

Page 4: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

6 7

Trong bức thư tháng 6/1948, Bác nói: “Tôi nêu ra đây vài điểm chính để thêm ý kiến cho hội nghị thảo luận”, nhưng ba điểm mà Bác Hồ nêu chứa đựng tư tưởng rất quan trọng: 1. Nay những thứ thuốc ta quen dùng ngày càng hiếm. Vậy anh em y tế nên thi đua nhau tìm ra những thứ thuốc mà nước ta sẵn nguyên liệu; 2. Cùng những thứ thuốc ta có, anh em nên thi đua nhau tìm ra cách chữa bệnh chóng khỏi mà tốn ít thuốc; 3. Những bệnh phổ thông nhất nước ta là: đau mắt, ghẻ, kiết lị, tả, sốt cơn... Anh em nên thi đua nhau tìm ra những thứ thuốc dễ sắm nhất và hiệu nghiệm nhất. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác y tế, ngành y tế cách mạng nước ta đã nêu cao tinh thần yêu nước và tự lực cánh sinh, phục vụ cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp thắng lợi. Trong 21 năm tiếp theo, từ 1954 - 1975, phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài đầy hy sinh, gian khổ ở miền Nam, ngành y tế nước ta đã trưởng thành trong lửa đạn và xây dựng thành công mô hình y tế nhân dân, một mô hình y tế tiên tiến cho một nước đang phát triển trên một nửa nước. Ngày nay, đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, với chủ trương xã

hội hóa công tác y tế, với nhiều chế độ, chủ trương thích ứng, cho mở các cơ sở hoạt động y, dược tư nhân, mở rộng bảo hiểm y tế, quan tâm đến người nghèo..., ngành y tế đã cố gắng vươn lên đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và càng cao của các tầng lớp nhân dân. Với những thành tựu to lớn đó, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước; sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, sự tham gia ủng hộ của toàn xã hội và sự nỗ lực của ngành y tế. Tư tưởng của Người trong việc xây dựng và phát triển ngành Y tế còn được thể hiện trong những bài nói, bài viết, trong nhiều bài phát biểu khi đến thăm các cơ sở của ngành. Trong lần về thăm bệnh viện Vân Đình ngày 20/4/1963, Bác căn dặn: “Trong công tác phục vụ cần coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần... cần phải có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt, cần chú ý đến việc phòng bệnh, tuyên truyền và giải thích cho đồng bào chung quanh nhà thương và trong huyện biết cách giữ gìn vệ sinh, làm cho mỗi người bệnh khi khỏi bệnh biết cách phòng bệnh cho họ và gia đình họ...”. Trong bức thư gửi ông Hướng Tề tháng 6/1948 Bác nói: “Tôi mong ông sẽ cố gắng tìm thêm các thứ thuốc cần cho dân ta để thay thế tây dược, như thế thì tốt lắm”. Lương y Đặng Văn Cáp, Hội trưởng Hội Đông y Việt Nam trong bài “Người đã chỉ lối đưa đường” kể lại có lần Bác bảo: Ở mỗi nơi có thời khí riêng, nên người bệnh cũng có đặc điểm riêng. Người dân ở địa phương nào cũng có kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây cỏ ở địa phương mình, do đó các chú cũng cần học hỏi thêm kinh nghiệm để chữa bệnh cho tốt”. Có thể nói, đi sâu nghiên cứu những lời Bác dặn, những bài Bác viết... chúng ta sẽ còn tìm thấy những nội dung quan trọng, những bài học bổ ích về tư tưởng của Người trong việc xây dựng và phát triển ngành Y tế nước nhà, không những trong các giai đoạn cách mạng đã qua, mà cả cho thời kỳ hiện nay cũng như sau này. Bởi vì, những tư tưởng của Người nêu lên thực sự mang một ý nghĩa khoa học và nhân văn sâu sắc mà ngành Y tế cách mạng mọi thời kỳ đều phải lấy đó làm phương châm và nội dung hoạt động. Kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, hơn lúc nào hết, việc rèn luyện đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của người thầy thuốc, người cán bộ ngành y tế phải được đưa lên hàng đầu, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, để xứng đáng truyền thống tốt đẹp giữa người thầy thuốc và người bệnh theo lời dạy của Bác Hồ: “Lương y phải như từ mẫu”.

Page 5: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

8 9

Chị Nguyễn Thị Ánh Loan, người cán bộ Dân số học tập và làm theo BácTrí Tâm

Quán triệt các quan điểm, tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”. Trong thời gian qua, hệ thống công tác Dân số -

Kế hoạch hoá gia đình từ thành phố đến các phường xã đã không ngừng phấn đấu nâng cao ý thức, trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của người dân trong công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình. Trong số đó, có thể nói đến chị Nguyễn Thị Ánh Loan, người cán bộ Dân số của phường Mỹ Xuyên luôn tận tâm, tận tụy với công việc theo như lời Bác dạy phải “hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Chị Nguyễn Thị Ánh Loan trước đây là cán bộ dân số của phường Bình Khánh. Sau đó, do điều kiện gia đình chị đã xin chuyển về làm cán bộ phụ trách công tác dân số của phường Mỹ Xuyên. Nhận thức được rằng làm cán bộ Dân số thì phải biết kiên trì và có cái tâm thì mới gắn bó với công việc được lâu dài. Địa bàn phường Mỹ Xuyên có 05 khóm được chia ra thành 23 địa bàn, đa số nhân dân trên địa bàn là cán bộ, công nhân viên chức và người lao động làm thuê, nên số hộ gia đình, nhân khẩu thường xuyên biến động. Để giúp cho người dân địa phương thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, chị thường xuyên sắp xếp thời gian xuống địa bàn, đi theo kiểu cuốn chiếu để thăm hỏi đối tượng, cập nhật các thông tin biến động. Đối với những hộ không có ở nhà, đi làm việc đóng cửa, chị tranh thủ ngày chủ nhật đến thăm hỏi. Khi đi địa bàn chị luôn mang theo bảng kê hộ gia đình, sổ tay, phiếu hộ trắng, thuốc viên, ... để ghi chép đầy đủ các thông tin biến động cũng như thực hiện phân loại nhóm đối tượng đăng ký sử dụng là hộ cận nghèo, khó khăn, gia đình chính sách … Đồng thời, chị cũng tiếp thị thêm cho các đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng. Bên cạnh việc chủ động sắp xếp thời gian làm công tác dân số chị cũng tranh thủ lồng ghép, tư vấn, tuyên

truyền về dân số - kế hoạch hoá gia đình cho các chị em phụ nữ đến Trạm y tế của phường khám thai, khám sàng lọc trước sinh hay đến chích ngừa bé theo định kỳ. Nhờ đó mà chị đã thu thập thêm thông tin về sự biến động dân số trên địa bàn như sinh, tử, kết hôn, đi đến... chia sẽ thêm về kinh nghiệm của mình trong công tác quản lý địa bàn và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, chị Ánh Loan chia sẽ: “Để làm tốt công tác Dân số thì người cán bộ phải quản lý địa bàn tốt địa bàn mà mình được phân công phụ trách. Trước tiên tôi lên danh sách các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ để phân nhóm tư vấn. Sau đó tới lui thường xuyên để tư vấn theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Từ đó mà các chị em trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn phường đều tin tưởng và an tâm thực hiện các biện pháp tránh thai do tôi giới thiệu. Công tác kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn đạt được chỉ tiêu trên giao”. Nhờ sự tận tụy, nhiệt tình của chị Loan trong việc vận động các vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thực hiện tốt các biện pháp tránh thai. Nên hàng năm, kết quả số người thực hiện các biện pháp tránh thai luôn ở mức cao như: số người thực hiện đặt vòng là 56/37 đạt 151%, triệt sản 2/2 đạt 100%, thuốc viên 738/630 đạt 117%, sử dụng bao cao su là 347/250 đạt 138%. Nhận xét về chị Ánh Loan, chị Đoàn Thanh Phương, người dân của phường cho biết: “Hoàn cảnh kinh tế gia đình tôi cũng khá, dù đã sinh được hai con trai nhưng chồng tôi muốn sinh thêm con gái cho gia đình đủ nếp đủ tẻ. Nhờ có cô Loan đến gia đình tư vấn nhiều lần không nên sinh thêm con để đầu tư cho hai con trai học hành. Sau nhiều lần nghe chị Loan giải thích, thuyết phục thì vợ chồng tôi thấy có lý, có tình nên quyết định dừng sinh”. Nhận xét về chị Nguyễn Thị Ánh Loan, cán bộ Ban DS-KHHGĐ phường. Bác sĩ CKI. Nguyễn Trọng Lễ, Trưởng Trạm y tế phường cho biết: “Chị Nguyễn Thị Ánh Loan, là cán bộ phụ trách công tác Dân số phường rất tâm huyết, nhiệt tình, không ngại khó khăn, gian khổ “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để nắm bắt tâm tư, tình cảm để tuyên truyền, tư vấn, vận động người dân thực hiện tốt chính sách dân số tại địa phương”. Với những cống hiến của mình, chị Loan liên tục nhận được nhiều giấy khen của UBND thành phố Long Xuyên, Trung tâm y tế và UBND phường Mỹ Xuyên. Tại hội nghị tổng kết điển hình tiên tiến 05 năm của Trung tâm y tế thành phố, giai đoạn 2010 - 2015. Chị Nguyễn Thị Ánh Loan đã vinh dự được Sở y tế tỉnh An Giang tặng giấy khen “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền, giai đoạn 2010 - 2015”.

Page 6: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

10 11

Đầu năm 2007 tình cờ tôi đọc lời nhận xét của một nhà báo Mỹ về tập Nhật ký của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành: “ Thúc bách và giản

dị, xuyên thẳng trái tim người đọc”. Quả thật nó để lại trong ta cảm xúc đầy kịch tính như chính sự kịch tính của chiến tranh. Hôm nay, nhân kỉ niệm 64 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chúng ta nhắc lại như một sự tri ân sâu sắc đến những cống hiến của Chị. Đặng Thùy Trâm sinh năm 1942 trong một gia đình trí thức, bố là bác sĩ Đặng Ngọc Khuê công tác tại bệnh viện Saint Paul.Mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm, giảng viên trường đại học Dược Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp năm 1966, Đặng Thùy Trâm được phân công làm trưởng bệnh viện Đức Phổ(Quãng Ngãi) và được kết nạp Đảng năm 1968. Tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác, chị bị phục kích và hi sinh anh dũng lúc chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề. Hài cốt của chị được an táng nơi chiến trường, sau giải phóng được đưa vào nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Hiện nay, chị đang yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ Xuân Phương huyện Từ Liêm, Hà Nội. Một buổi sáng mùa hè 2005, chị Đặng Kim Trâm, em gái liệt sĩ Đặng Thùy Trâm nhận được cuộc điện thoại của tổ chức nhân đạo Mỹ QUAKER thông báo có người đang giữ cuốn nhật kí của chị mình. Sau khi gặp Fred, một tiến sĩ luật, hóa học, cựu chuyên gia cao cấp của quân đội Hoa Kỳ, chị biết được rằng Fred đã giữ quyển nhật ký suốt 35 năm qua và đang nổ lực tìm kiếm gia đình chị. Trong chiến tranh, Fred là

Hành trình một tập nhật kýLý Tài Trí

một sĩ quan quân báo Mỹ, nhiệm vụ của anh là thu thập thông tin quân sự sau mỗi cuộc càn quét để đề xuất phương án tác chiến mới. Hình ảnh trẻ em, người dân vô tội chết hàng loạt đã để lại dấu ấn sâu sắc trong anh. Tại chiến trường Đức Phổ, trong lúc đang sàng lọc tài liệu thì người thông dịch là thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu cầm một quyển sổ nhỏ đến gặp anh và nói “Đừng đốt! Trong đó có lửa”. Nhiều đêm sau đó, với sự trợ giúp của thượng sĩ Hiếu, nội dung nhật ký được phơi bày. Từ ngạc nhiên, anh vô cùng cảm động trước tình cảm, lời lẽ hằn sâu trong nhật ký. Năm 1972, phục viên về Mỹ, hành trang của anh có những tấm ảnh về những người vô tội bị cày nát vì bom đạn và tất nhiên có quyển nhật ký của Đặng Thùy Trâm. Mẹ anh vốn là một nhà giáo, đọc xong nhật ký đã vô cùng xót xa và nói rằng” Hãy cẩn thận. Nó có thể thiêu cháy cuộc đời con”. Hội chứng, nổi ám ảnh sau chiến tranh càng đè nặng trong tâm tư, thúc giục anh phải hành động. Cuối cùng, anh phát đơn kiện Cục Điều tra liên bang về tội ác của quân đội Hoa Kỳ gây ra trong chiến tranh Việt Nam : đốt sách và giết sạch nhà cửa, người dân vô tội… Thế là sau những nổ lực tìm kiếm, anh đã tìm được địa chỉ của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tình cờ như một câu truyện cổ tích. Chính Fred - chứ không ai khác - đã nhận định: “Lời Đặng Thùy Trâm là một cây cầu bắc qua sông, chất chứa bao vô tình, cay đắng, bao nỗi buồn, lòng tin lầm lạc đã chia cắt dân tộc ta quá lâu”. Cũng chính em gái Đặng Thùy Trâm đã nhắn với thượng sĩ Hiếu: “Cám ơn anh, người đã cứu nhật ký của chị tôi khỏi đống lửa. Cho tôi được nhìn vào ánh mắt anh để nói với nhau bằng tiếng nói của tình yêu và khát vọng hòa bình. Tại sao chúng ta không thể vượt qua mọi chiến tuyến để đến với nhau bằng trái tim tốt lành”.

Page 7: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

12 13

Thế là 35 năm lưu lạc, quyển nhật ký đã trở về mái nhà xưa, ở đó chứa đựng bao kỷ niệm ngọt ngào, cay đắng. Không chỉ là những dòng tâm sự thường tình hay lưu bút ghi dấu những kỷ niệm xa xưa, nhật ký còn bộc lộ tâm tư, lý tưởng sống của một thế hệ thanh niên đáng để chúng ta suy ngẫm: Nỗi niềm của thế hệ thanh niên thời chiến Hà nội trước chiến tranh êm ả lắm. Trong sinh hoạt hàng ngày mọi người luôn ở tư thế sẳn sàng đối diện với chiến tranh. Là một sinh viên năm cuối đại học, chị luôn sôi sục bầu nhiệt huyết được công hiến cho Tổ Quốc bằng cách phải ra chiến trường. Trong thư gửi em gái, chị xác định rõ quan điểm của mình: “Không ở đâu, giá trị đích thực của con người được thấy rõ như ở chiến trường Miền Nam và lúc này. Chị sẽ là đứa em ngoan của các chiến sĩ giải phóng, chị sẽ chăm lo cho họ, sẽ hát cho họ nghe vì ở trong đó trong gian lao, chị sẽ tìm thấy hạnh phúc chân chính”. Không phải nông nổi và ngẫu hứng, Đặng Thùy Trâm đã cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định ra chiến trường: “So với nhiều gia đình, nhà mình vẫn chưa thuộc loại cùng cực, các em đều đã lớn, cuộc sống tuy còn thiếu thốn song hằng ngày vẫn có 3 bữa ăn, nhà vẫn có hoa và tiếng hát”. Cuối năm 1965, cuộc chiến tranh đã leo thang đến cửa ngõ Hà Nội, sân bay Nội Bài, kho xăng Đức Giang lần lượt bị không kích. Dẫu tình sâu nghĩa nặng với bố mẹ và các em, Thùy Trâm vẫn không quên trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc: “Bố mẹ thương yêu ơi, đừng lo cho con. Con chỉ ân hận ngày mai này đi công tác xa chẳng giúp gì được cho bố mẹ và các em. Ngày xưa mơ ước có một mái nhà êm ấm, ở đó tất cả chúng mình sống quây quần bên bố mẹ chắc là khó thực hiện được”. “Hơn 20 năm kháng chiến, nhà mình vẫn nguyên vẹn, trong khi biết bao người đã ngã xuống. Mình lớn lên giữa thời buổi này, lẽ nào lại tìm một nơi an toàn nhất. Thế thì có gì đâu mà phải khóc! Đừng lo là tai ương sẽ đến, cứ tin rằng nhất định chúng ta sẽ thắng”. Củng có người cho rằng, quyết định ra chiến trường của Thùy Trâm là theo tiếng gọi của tình yêu, bởi M - người yêu của Trâm đã vào Nam và đang chiến đấu ở Quảng Ngãi (chị đề cập đến tên M như một

ẩn số). Thế nhưng, sau vài lần gặp nhau ở chiến trường, tình cảm của họ không còn đẹp như xưa, bởi có hố cách ngăn về nhận thức: “M ơi, hãy đi đi! Đừng gieo đau buồn lên con tim rướm máu của Thùy Trâm nữa. Giữa chúng ta không thể nào có một hạnh phúc vĩnh viễn, nếu ta còn sống sót sau cuộc chiến tranh này”. Sự đồng cảm, yêu thương con người sâu sắc Thùy Trâm là một cô gái có tâm hồn thơ mộng và nội tâm sâu sắc. Từng là giọng ca xuất sắc của trường THPT Chu Văn An và đại học Y khoa Hà Nội, chỉ đã thể hiện xuất sắc nhạc phẩm Bài ca hi vọng, Cây Thùy Dương, Sulico và đã đoạt nhiều huy chương, cả lúc cha mẹ và các em đi sơ tán, hàng ngày chị vẫn hát và cứ hát. Thói thường, một con người vô tư, yêu đời như vậy thường dẫn đến sự ích kỷ, nặng nề về cái tôi. Trái lại chị luôn đồng cảm yêu thương mọi người, nhất là bệnh nhân: “Vuốt nhẹ trên đôi tay nóng bỏng vì sốt rét của Thuận, mình nghẹn lời. Mong sao em vững vàng trong công tác và học tập, vững vàng trên con đường máu lửa những vinh quang mà em đã chọn”. “Ơi những người thương binh mà tôi yêu thương như ruột

thịt, hãy cười lên trong gian khổ, hãy giữ sự lạc quan vô bờ bến dù hoàn cảnh khó khăn thế nào”. “Hãy ghi đi, ghi cho đầy đủ những máu xương, mồ hôi, nước mắt của đồng bào ta đã đổ”. “Vĩnh biệt Khiêm người bạn thân thương đã ngã xuống trên mặt đất anh hùng, mình sẽ trả thù cho Khiêm đến hơi thở cuối cùng…”. Lý tưởng sống của một thế hệ thanh niên Là một thanh niên mới lớn, lẽ ra ở chị độ chín chắn sẽ không cao. Kỳ lạ thay, suy nghĩ và hoài bão của chị đã vượt xa so với tuổi đời:

Tượng đài vị Bác sĩ - Liệt sĩ - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân: Đặng Thùy Trâm

Page 8: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

14 15

“Đời phải qua giông tố nhưng chớ có cúi đầu trước giông tố”. “Không có máu thì trái tim sẽ chết, nhưng thà chết mà giữ mãi trái tim cao quý của người cộng sản, một con người chân chính”. “Cuộc chiến sẽ còn dài, ai biết rồi sẽ ra sao. Nhưng hãy tin đi, tin như Simonov đã viết: “Em ơi đợi chị về, đợi chị về em nhé”. Lý tưởng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân được xác định rõ: “Vì nền hòa bình độc lập mà chúng ta phải hy sinh tất cả. Cả mình nữa, mình cũng hy sinh cuộc sống riêng tư cho sự nghiệp vĩ đại ấy”. “Bàn chân nhỏ bé của người cán bộ y tế sẽ tạo những bước chân lớn và dài trong cuộc sống vĩ đại của thế hệ chúng ta”. Sẽ thật là thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến nội tâm của cô bác sĩ trẻ. Chị yêu những cánh chim, tiếng suối chảy róc rách, cành hoa đẹp và cả một thoáng xa xăm khi chợt nhớ đến người yêu xưa: “Ta thực sự xa nhau rồi sao anh! Em cảm thấy con tim mình đang rỉ máu. Chúng ta cùng đang sống trong cùng một cuộc chiến, nhưng sao lại cảm thấy xa cách hỡi người đồng chí thân yêu!”. Cũng có lúc chị mơ về tổ ấm của mình: “Mình sẽ trở về chắt chiu cho tổ ấm gia đình, sẽ quý từng phút, từng giây hòa bình. Bởi vì, có sống ở đây mới hiểu hết giá trị của cuộc sống”. Giữa lúc bệnh viện hết gạo, đường sá hiểm trở, chiến tranh càng ác liệt, chị cần một lời động viên của người thân, nhưng tất cả quá xa xôi. Bất giác chị nhớ đến Bác Hồ và xem đó là động lực của mình: “Bây giờ trời đất mênh mông Bác ơi có thấu tấm lòng trẻ thơ”. Chị dũng cảm đi tiếp tế lương thực cho bệnh viện. Chuyến đi ấy không có ngày trở lại và dòng nhật ký đứt đoạn từ đây. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, bạn của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã nhận xét về thế hệ thanh niên thuở ấy: “So với lớp thanh niên ngày nay, thế hệ thanh niên của 40 năm về trước có một cách sống khác: Không lắm chiều, lắm cạnh nhưng lại rất phong phú, không tự do nhiều vẻ nhưng lại trong sáng và thánh thiện đến kỳ lạ. Sự tận tụy làm người của Thùy Trâm là nhân tố khiến cho người

(Xem tiếp trang 17)

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An GiangMai Hữu Trí

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác

bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp, bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Nghị quyết Hội nghị T.Ư VI, khóa XII chỉ ra nhiều giải pháp tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trong đó nhấn mạnh việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, mà trong đó ngành y tế là nòng cốt. Tại các phường nội ô trên địa bàn thành phố như: Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Xuyên... thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn

được cấp ủy, chính quyền cũng như Trạm y tế thường xuyên quan tâm thực hiện tốt. Chia sẻ về hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn phường Mỹ Long, ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Trạm y tế phường Mỹ Long cho biết: “Ngay từ đầu năm, Trạm y tế đã tham mưu cho UBND phường chủ động, xây dựng kế hoạch triển khai phòng chống dịch bệnh. Trong đó, chú trọng nhất là công tác truyền thông đến từng hộ gia đình người dân cũng như theo dõi sát những ổ dịch, điểm dịch đã xảy ra để cùng với Ban ngành, đoàn thể ra quân vệ sinh môi trường. Nhờ đó trên địa bàn phường dịch bệnh đã giảm rất nhiều. Đối với việc tiêm chủng mở rộng, theo khuyến cáo của ngành y tế hàng năm số trẻ em được tiêm chủng mở rộng trên địa bàn phường đều đạt 100%. Đây là việc

Page 9: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

16 17

làm nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn phường”. Để đảm bảo hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện theo đúng quy định của ngành. Trong năm 2018, Trạm y tế phường Mỹ Long đã tổ chức 8 đợt kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh, 16 cơ sở hành nghề y tế tư nhân, 04 phòng khám chữa bệnh, 02 cơ sở nha khoa, 02 cơ sở thẩm mỹ, 01 cửa hàng bán thuốc Đông dược, 01 phòng chuẩn trị đông y. Qua kiểm tra các cơ sở này đều thực hiện tốt quy định 12 điều y đức. Bên cạnh, Trạm còn chủ động phối hợp với Trung tâm y tế thành phố tổ chức 15 lần phun thuốc dập dịch sốt xuất huyết, từ đó đã góp phần mang lại sự bình yên và hài lòng cho người dân tại địa phương. Cô Nguyễn Thị Mỹ Linh, người dân sinh sống trên địa bàn phường Mỹ Long nhận xét về hoạt động phòng, chống dịch bệnh của Trạm y tế: “Thời gian qua thì Trạm y tế của phường thường xuyên tổ chức các đoàn đến nhà từng hộ dân trên địa bàn kiểm tra các lu, hũ có lăng quăng để đổ bỏ. Bên cạnh đó còn tuyên truyền về việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nhờ đó mà tình hình dịch bệnh trên địa bàn phường như: sốt xuất huyết, tay chân miệng … đã giảm rõ rệt. Những hoạt động trên đã góp phần tích cực trong công tác

kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh trên địa bàn phường”. Từ những kết quả trên Trạm y tế phường Mỹ Long đã được Sở Y tế tỉnh An Giang công nhận là Trạm y tế thực hiện đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Đây là cơ sở để Trạm y tế phường ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Tại Trạm y tế phường Mỹ Xuyên, trong năm 2018 Trạm cũng đã tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 28 ngàn lượt người, tổ chức tuyên truyền cách phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng cho 948 lượt hộ gia đình, tổ chức cho 564 trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi uống Vitamin A, đạt tỷ lệ 100%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trên địa bàn xuống dưới 11%, công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn đạt 85%, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế toàn dân ước đạt 83%... Với những kết quả như trên, năm 2018 Trạm y tế phường đã được thành phố xếp hạng đạt loại xuất sắc. Cho biết về hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn phường, BS.CKI Nguyễn Trọng Lễ, Trưởng Trạm y tế phường Mỹ Xuyên chia sẻ: “Trong thời gian qua, Trạm y tế phường Mỹ Xuyên luôn nổ lực, triển khai có hiệu quả công tác y tế dự phòng và thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban

đầu cho nhân dân. Từ đó đã góp phần kiểm soát tốt các loại dịch bệnh nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, Trạm y tế phường đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương thức hoạt động trong đó có việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực khám chữa bệnh, để quản lý đầy đủ, chính xác thông tin của bệnh nhân nhằm tạo sự hài lòng cho người bệnh và thân nhân của họ. Với những nổ lực trong hoạt động khám chữa bệnh, Trạm y tế phường đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại địa phương, thực hiện hoàn thành các mục tiêu về y tế theo Nghị quyết Đảng ủy phường đề ra”. Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác khám, chữa bệnh như: tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ tận tình, chu đáo. Điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp, các Trạm y tế của tuyến phường, xã trên địa bàn thành phố đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Nhờ đó mà mọi người dân đều được theo dõi và quản lý sức khỏe ngay từ tuyến cơ sở, bảo đảm hướng tới mục tiêu phát triển hệ thống y tế “Công bằng - Hiệu quả - Chất lượng và Bền vững”.

lính Mỹ, tuy khác nhau về lý tưởng cũng phải kính trọng”. Đến nay đã có 15 nước thỏa thuận mua bản quyền Nhật ký Đặng Thùy Trâm - kể cả Mỹ - và chắc rằng con số này sẽ không dừng lại ở đây. Một mùa xuân nữa sắp trôi qua! Nếu còn sống, Đặng Thùy Trâm đã trên 70 tuổi. Theo thứ bậc, chúng ta sẽ gọi bằng cô, bằng bác. Nhưng kỳ lạ thay! Cũng như những anh hùng liệt sĩ khác, Đặng Thùy Trâm sẽ mãi mãi là người Chị của bao thế hệ đã qua và phía trước, bởi các Chị đã hiến dâng cuộc đời của mình cho Tổ Quốc khi tuổi đời còn rất trẻ. Sự hy sinh ấy không chỉ là nỗi mất mát riêng cho gia đình các Chị mà là của dân tộc Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

(Tiếp theo trang 14)

Page 10: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

18 19

Lời dịu dàng, ánh mắt mẹ hiền Áo blue trắng màu em khoác Vẫn dáng đi nhẹ nhàng thanh thoát Để bệnh nhân cảm thấy bình yên

Nét rạng ngời đôi mắt làm duyên Niềm hạnh phúc lần đầu làm mẹ Tiếng khóc òa, lần đầu của bé Xua tan bao mệt mỏi muộn phiền

Nghề thầy thuốc giàu sang chi lắm Bận lo toan trăm thứ việc nhà Mẹ cha già ở tận quê xa Ngày xuân đến, lấy gì mua sắm

Nhưng trong em trái tim sâu thẳm Hạnh phúc dành người bệnh hôm nay Bàn tay hiền xoa dịu nỗi đau Mắt rỏ lệ chia ly tử biệt

Với em tình yêu nghề tha thiết Dẫu đêm khuya có bệnh đi liền Cứu được người tâm lại bình yên Trái tim đỏ một màu thuần khiết

Long Xuyên, 17/02/2019

Gửi lời tri ân

Thơ gửi riêng anh

Yên Giang

Bác sĩ Nguyễn Quốc Danh

Bài thơ này em viết gửi cho anh Những Blouse trắng xuân này chưa nghỉ phép Không cùng mẹ nhóm lò đun bánh tét Đón Giao thừa lần nữa lại vắng anh

Bài thơ này em viết gửi cho anh Những Blouse trắng năm canh dài không ngủ Thương nhớ lắm mắt người yêu đang đợi Băng ca buồng lách cách bước chân anh

Bài thơ này em viết gửi cho anh Khi sân nhà sắc mai vàng rực rỡ Mùa xuân đến giương mắt tròn bỡ ngỡ Em thì thầm: thơ viết gửi riêng anh

Page 11: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

20 21

Cho anh lời ước

Màu Blouse trắng

Thủy Tiên

Nguyễn Xuân Hạnh

Cho anh lời ước an lành Tháng Ba mùng tám thay anh làm chồng Để cho đời bớt bất công Đến khi em được làm chồng thấy cho Nào là việc nước phải lo Lên non xuống biển lụy đò sá chi Cơ quan chẳng thiếu việc gì Nào là tiếp khách, đến khi họp hành Nội bộ phải giải quyết nhanh Để lo đối ngoại lòng thành xếp trên Bạn bè chiến hữu nào quên Tỏ ra nhiệt huyết hớ hênh được nào Mắt xanh môi đỏ má đào Lỡ trên ra lệnh làm sao hỡi trời Thương vợ đành phải cãi lời Công danh sự nghiệp tiêu đời nhà ma Làm theo chẳng dám về nhà Đôi đường khốn khó sao mà khổ thân Năm nay em thử một lần Làm chồng để thấy muôn phần khó khăn Có câu hữu ngữ nói rằng Thương chồng ngậm đắng nuốt cay cả đời Em ơi xin hãy nhớ lời Tháng Ba mùng tám sáng ngời niềm tin

Long Xuyên, ngày 8/3/2019

Thương sao áo trắng tinh khôi. Chứa chan nhân ái giữa đời bao la. Bàn tay ân cần thiết tha. Xoa dịu nổi đau bệnh nhân phai nhòa.

Em mang êm ái nhẹ nhàng. Đem lòng nhân ái giúp cho mọi người. Trở trăn đêm trắng chưa nguôi. Quên bao vất vả nụ cười trao tay.

Mắt sâu khắc khoải từng ngày. Tấm lòng thầy thuốc đẹp thay hoa đời. Tặng màu hồng đỏ em ơi! Áo muôn vạn sắc trắng thời đáng yêu.

Page 12: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

22 23

Nghề cao quýCa Mai

Thầm lặng trước những đắng cay Mới mong đứng vững tháng ngày ngành y Dẫu rằng có lắm thị phi Từ lúc vào học đến khi ra trường “Lương y Từ Mẫu’’ khiêm nhường Bàn tay xoa dịu vết thương tình người Trên môi luôn nở nụ cười Nhịp cầu nhân ái giúp người bớt đau Lặng thầm chia sẻ đắng cay Chăm lo người bệnh sớm mau về nhà Nhãn tiền còn lắm xót xa Những điều trăn trở chẳng qua số trời Tâm lương y dẫu sáng ngời Cũng không ngăn được tuổi đời qui tiên Đời vui cũng lắm ưu phiền Giữ tâm bình lặng sống yên cộng đồng Nghề y chẳng trải hoa hồng Trái tim thầy thuốc mênh mông tình người

Long Xuyên, 16/02/2019

Nhớ ngày 27/2Huyền Trinh

Blouse em khoác trắng tựa bông Tâm cao thanh khiết áng mây hồng Phải nhớ đôi điều tâm hiền đức Lại quên hai chữ kim tiền không? Tấm lòng nhân ái lưu đời lại Bàn tay đạo hạnh dẫu bão giông Cứu người thoát khỏi bờ sinh tử Trái tim nhân hậu tỏa hương nồng Long Xuyên, 14/02/2019

“Lương y như Từ Mẫu’’ sống khiêm nhường Trái tim nhân ái vẫn tỏa hương Y đức hồng chuyên do tu dưỡng Tâm hiền thánh thiện bởi tình thương Khi vào xóa nỗi buồn lo hết Bước ra để lại những vấn vương Giúp người bước tiếp con đường sống Trái tim thầy thuốc giữa đời thường

Long Xuyên, 10/02/2019

Lời thầy thuốcLệ Liên

Page 13: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

24 25

Tâm sự người điều dưỡngTâm Như

Áo trắng điều dưỡng rạng ngời Nhớ lời Bác dạy suốt đời hiến dâng Nhiệt tình chăm sóc bệnh nhân Ngày đêm sớm tối ân cần hỏi han Nỗi buồn sớm được xua tan Niềm vui ánh mắt chứa chan tình người Gương mặt rạng rỡ vui tươi Bàn tay đánh thức nụ cười ngủ sâu Chẳng cần phép thuật gì đâu Tấm lòng nhân ái thấm sâu tình nồng Trái tim điều dưỡng mênh mông Bao người tóc bạc vẫn không bỏ nghề Lặng thầm chia sẻ mọi bề Sớm đưa người bệnh trở về an sinh Hiến dâng tất cả ân tình Tấm lòng điều dưỡng hy sinh dâng đời

Long Xuyên, 15/02/2019

Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) khi đang vào mùa mưa tại địa bàn thành phố Long Xuyên nói riêng và toàn tỉnh An Giang nói chung.

Căn cứ Kế hoạch số 817/KH-TTYT, ngày 06 tháng 06 năm 2018 của Trung tâm y tế TPLX, về việc tổ chức thực hiện Chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng, phòng chống dịch sốt xuất huyết, đợt 3/2018 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên phê duyệt. Vào lúc 15 giờ, ngày 20/06/2018, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh phường Mỹ Thạnh đã tiến hành triển khai Kế hoạch số 883/KH-TTYT, ngày 18 tháng 06 năm 2018, thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng phòng chống dịch sốt xuất huyết, đợt 3/2018, tại khóm Đông Thạnh, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Sáng ngày 21/06/2018, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh phường Mỹ Thạnh huy động lực lượng ra quân thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng đợt 3/2018, vào 02 ngày 21 và 22/06/2018. Tham gia trực tiếp chiến dịch lần này Ban chỉ đạo PC dịch bệnh phường đã huy động 64 người, bao gồm các ban, ngành, đoàn thể, Trạm y tế, Công an, Ban chỉ huy quân sự, Ban Bảo vệ dân phố phường, trưởng, phó, thành viên và các tổ trưởng/tổ phố tổ dân phố khóm Đông Thạnh, lực lượng hỗ trợ của 08 khóm không làm chiến dịch, cùng mạng lưới tổ y tế, cộng tác viên phụ trách địa bàn 09 khóm tham gia.

Thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, đợt 3/2018BS CK1 Phạm Hồng Thanh

Page 14: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

26 27

Ngoài ra, UBND phường còn chỉ đạo cho Ban Văn hóa thông tin phường thực hiện truyền thông trên đài phát thanh phường từ 19/06/2018 đến ngày 22/06/2018 và tổ chức 02 xe truyền thông loa lưu động, thông tin các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho các hộ gia đình và tuyên truyền “điểm b) khoản 2, Điều 11 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nếu không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch, sẽ bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng, nhằm để tác động đến các hộ gia đình trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, xem đây là trách nhiệm của hộ gia đình, cần phải làm thường xuyên hàng tuần, để phòng bệnh sốt xuất huyết cho gia đình mình và cộng đồng.

Khóm Đông Thạnh (phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) họp triển khai công việc

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của Trạm Y tế xã Mỹ Hòa HưngMai Hữu Trí

Mỹ Hòa Hưng là xã cù lao, nằm giữa dòng sông Hậu, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 3 km. Diện tích tự nhiên là 2.119 ha, với 9 ấp, 156 tổ tự quản, 5.424

hộ và 22.326 nhân khẩu. Những năm gần đây, do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, người dân trên địa bàn càng quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Điều này đòi hỏi Trạm y tế xã càng phải nổ lực trong công tác theo dõi, quản lý tình hình dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa phương. Trong năm qua, được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND, Trạm y tế xã luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân trên địa bàn. Hiện Trạm y tế xã có 08 phòng chức năng, với 14 cán bộ, nhân viên y tế. Với địa bàn dân cư đông nên công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được Trạm đặt lên hàng đầu. Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao. Trạm tổ chức chỉ đạo, phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ tại trạm, và lập kế hoạch hoạt động ở mỗi lĩnh vực

Page 15: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

28 29

chuyên môn theo từng quý, tháng. Cán bộ Trạm luôn bám sát kế hoạch và chỉ tiêu được giao. Đội ngũ y, bác sĩ của Trạm luôn phấn đấu thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân. Công tác trực, khám và điều trị bệnh luôn được đảm bảo, kể cả ngày thứ bảy và chủ nhật cũng đều có nhân viên y tế túc trực. Các y, bác sĩ tại Trạm chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo làm cho người bệnh khi đến khám tại Trạm rất yên tâm. Năm 2018, Trạm đã tổ chức khám và điều trị cho 66.849 lượt bệnh nhân. Ngoài công tác khám chữa bệnh, Trạm còn luôn chú trọng đến các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho người dân trên địa bàn như: tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, cấp phát 6.000 tờ rơi và treo 14 băng ron và 28 áp phích phòng chống sốt xuất huyết. Vệ sinh môi trường luân phiên hàng tuần tại các nơi nguy cơ xảy ra dịch, diệt lăng quăng... Để nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh cho người dân, cán bộ y tế của Trạm luôn chú trọng công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, với nhiều hình thức như: thông qua các chiến dịch truyền thông, các cuộc trao đổi với người dân khi đến khám bệnh tại Trạm, các cuộc họp tổ dân phố, hệ thống pano, áp phích, trên loa truyền thanh của xã với các nội dung chủ yếu như: vệ sinh phòng bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng, an toàn vệ sinh thực phẩm, sinh sản - kế hoạch hoá gia đình... Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khoẻ bản thân và phòng, chống dịch bệnh cho cộng đồng. Từ những việc làm ý nghĩa trên nên trong những năm gần đây, việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn không có diễn biến phức tạp, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được đảm bảo. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Ghi nhận những kết quả trên của Trạm y tế xã Mỹ Hòa Hưng, đoàn phúc tra Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên đánh giá số điểm đạt của Trạm Y tế xã Mỹ Hòa Hưng năm 2018 là 97,47/100 điểm, đạt 97,47%, xếp loại xuất sắc, xếp hạng 1/13 phường, xã. Đặc biệt Trạm Y tế xã Mỹ Hòa Hưng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 4 năm liền. Mỗi cán bộ của Trạm luôn tâm niệm thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Lương y như từ mẫu”, tận tình, niềm nở, thực hiện tốt 12 điều y đức để tạo sự tin tưởng của nhân dân khi đến khám và điều trị bệnh tại Trạm y tế xã Mỹ Hòa Hưng. Tin tưởng rằng với tinh thần đoàn kết, sự tận tuy, hết lòng vì người bệnh và với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua. Trạm y tế xã Mỹ Hòa Hưng luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân trên địa bàn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Truyền thống “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên” cho học sinh khối lớp 9, Trường THCS Nguyễn HuệBS CK1 Phạm Hồng Thanh

Nhằm từng bước thực hiện tốt hoạt động Dân số kế hoạch hóa gia đình tại địa phương, đặc biệt là chuyển tải thông tin về vấn đề “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên”,

đến đúng nhóm đối tượng. Chiều ngày 06/04/2018, Ban chỉ đạo Dân số kế hoạch hóa gia đình phường Mỹ Thạnh (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) phối hợp với Ban giám hiệu trường THCS Nguyễn Huệ tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên”, cho trên 120 học sinh khối lớp 9 (15 tuổi). Tại buổi nói chuyện chuyên đề đã có hơn 120 học sinh khối lớp 9, trường THCS Nguyễn Huệ tham dự, qua đó các em đã cơ bản cập nhật được các nội dung về “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên”, là một trong nhiều kiến thức về chăm sóc sức khỏe, giúp cho các em chuẩn bị bước vào bậc học trung học phổ thông.

Page 16: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

30 31

Nghiên cứu các yêu tố nguy cơ tim mạch và nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn thành phố Long Xuyên (năm 2017 - 2018) (*)

Nguyễn Minh Tân

TÓM TẮT NGHIÊN CỨUĐặt vấn đề: Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa tại địa bàn TP.Long Xuyên (TPLX) diễn ra rất nhanh, mô hình

bệnh tật và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) có nhiều thay đổi, từ các bệnh nhiễm trùng sang các bệnh mãn tính không lây như: bệnh tim mạch, tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ), ung thư,... các yếu tố nguy cơ như rượu, thuốc lá, THA, thừa cân - béo phì, tăng cholesterol (mỡ máu), tăng đường máu, chế độ ăn thiếu rau quả và thiếu vận động thể lực là nguyên nhân của tử vong tim mạch. Nếu giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ này, tuổi thọ sẽ tăng thêm khoảng 05 năm. Mục tiêu: Xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch (YTNCTM) và nhu cầu tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của NCT trên địa bàn TPLX, tỉnh An Giang, năm 2017 - 2018. Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được chọn là người dân có tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên, nhân viên Trạm Y tế và nhân viên y tế khóm, ấp tham gia chăm sóc sức khỏe NCT tại địa bàn TPLX, tỉnh An Giang. Thời gian từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích. Thiết kế 02 bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp (01 bộ phỏng vấn NCT và 01 bộ phỏng vấn cho nhân viên Trạm Y tế - tổ Y tế khóm, ấp

ở 13 phường, xã thuộc địa bàn TPLX) . Mô tả tỷ lệ % các đặc điểm chung, nhu cầu tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các chỉ số đánh giá các YTNCTM (tình trạng THA, thừa cân/béo phì, tăng mỡ máu, tăng đường máu) ở NCT và bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp mô tả tỷ lệ % kiến thức và các hoạt động của nhân viên y tế, tổ y tế khóm, ấp tại 13 phường, xã thuộc địa bàn TPLX. Phân tích mối liên quan giữa YTNCTM với giới, tuổi, hiện đang sống cùng với gia đình, nhóm có một-hai đến ba-bằng hoặc trên bốn YTNCTM và nhu cầu, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở NCT bằng phép kiểm X2,đo lường mức độ kết hợp bằng tỉ số chênh OR (odds ratio) và khoảng tin cậy 95% của OR, với mức p < 0,05. Kết quả: Tỷ lệ các YTNCTM ở người cao tuổi chiếm 89,7%, chiếm cao nhất là tăng huyết áp tỷ lệ là 71,97%, kế đến là thiếu vận động thể lực tỷ lệ là 53,94%, thừa cân/béo phì tỷ lệ là 43,94%, tăng Cholesterol máu tỷ lệ là 29,55%, tăng đường máu tỷ lệ là 15,61%, hút thuốc lá tỷ lệ là 14,24%. Có mối liên quan giữa nhóm YTNCTM với các yếu tố như: thừa cân/béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cho-lesterol, với p < 0,001. Về nhu cầu tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của NCT: có đến 97,28% NCT mắc ≥ 02 bệnh mãn tính, có tỷ lệ 38,8% NCT bị ốm trước thời điểm điều tra trong một tháng, 56,5% NCT có nhu cầu cần người chăm sóc và mong muốn người chăm sóc chính là con đẻ chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,5%, là vợ/chồng chiếm tỷ lệ là 24,1%. Có đến 94,2% NCT có nhu cầu nhận thông tin về chăm sóc sức khỏe và mong muốn nhận được thông tin từ cán bộ Y tế chiếm tỷ lệ cao nhất là 84,7%, có 52,6% NCT không đi khám sức khỏe định kỳ với lý do không thuận tiện tỷ lệ là 19,5%, không cần thiết là 16,2%. Nơi thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi tại Trạm Y tế phường, xã chiếm tỷ lệ cao nhất 52%, tổ chức xã hội chiếm thấp nhất 11,4%. Có 54,8% NCT mong muốn được khám chữa bệnh ban đầu tại Trạm Y tế (hiện tại là 41,7%), bệnh viện thành phố là 20,8% (hiện tại là 28,5%), bệnh viện tỉnh là 8,3% (hiện tại là 12,1%). Lý dó sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại Trạm Y tế chủ yếu là thuận tiện, gần nhà chiếm tỷ lệ 43,5%, có bảo hiểm y tế (BHYT) chiếm tỷ lệ là 28,2%, phục vụ tận tình, chu đáo là 10,3%. Lý do sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện TPLX chủ yếu là có BHYT chiếm 30,9%, có bệnh nặng chiếm 17,9% và thấp nhất là chuyên môn giỏi 15,8%. Có đến 93,03% NCT có BHYT do con cháu

Page 17: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

32 33

mua chiếm tỷ lệ cao nhất 53,03. NCT có BHYT khám, chữa bệnh tại cơ sở nhà nước cao hơn NCT không có BHYT, có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Có tỷ lệ là 40,06% NCT có vận động thể lực, do nhận thức bản thân chiếm tỷ lệ là 30,3%, do bạn bè khuyến khích, hỗ trợ là 29,2%, Hội NCT khuyến khích, hỗ trợ là 24,1%, của Y tế địa phương là 10,2%, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể là 2,4% và người thân, con cháu thấp nhất 1,8%. Hoạt động khám chữa bệnh của Trạm Y tế đối với NCT còn thấp tỷ lệ là 17,84%. Có 61,02% nhân viên y tế được tập huấn về chăm sóc sức khỏe NCT, nội dung ít được tập huấn là sử dụng thuốc cho NCT tỷ lệ là 33,3%. Có 76,3% nhân viên y tế có tổ chức truyền thông cho NCT, nội dung ít được chú trọng là giáo dục sức khỏe cho NCT đang có các YTNCTM hoặc mắc bệnh tim mạch về phương pháp luyện tập, dinh dưỡng tỷ lệ là 46,7% và sử dụng thuốc tỷ lệ là 33,3%.

(*) Nguồn: Phạm Hồng Thanh, Phó TP KHNV - Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang soạn thảo)

Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên (ảnh: Kỳ Nam)

Khuyến cáo cộng đồng: Hãy phòng và chống bệnh tăng huyết áp bằng cách điều chỉnh lối sống thích hợp BS CK1 Phạm Hồng Thanh

Hiện nay, Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng. Nếu như năm 1960, tỷ lệ người bị bệnh tăng huyết áp ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là

1% và hơn 30 năm sau (1992) thì tỷ lệ này đã là 11,7%, tăng lên hơn 11 lần (mỗi năm tăng trung bình 0,33%). Năm 2002, tỷ lệ người bị bệnh tăng huyết áp tăng lên 16,3% (trung bình mỗi năm tăng 0,46%) và đến năm 2009 thì tỷ lệ này đã lên đến 25,1% với người trên 25 tuổi. Như vậy, với dân số 84 triệu người Việt Nam (tính đến năm 2007), ước tính có khoảng 6,85 triệu người bị bệnh tăng huyết áp thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người bị tăng huyết áp, nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời. Các biến chứng của tăng huyết áp là rất nặng nề như: tai biến mạch máu não (TBMMN), nhồi máu cơ tim (NMCT), suy tim, suy thận, mù lòa, bệnh động mạch ngoại vi... Những biến chứng này có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, gây tàn phế thậm chí là tử vong và trở thành

Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe (ảnh: ITN)

Page 18: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

34 35

gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất cho gia đình bệnh nhân cũng như toàn xã hội. Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân chính (chiếm 59,3% các nguyên nhân) gây ra TBMMN, nhồi máu cơ tim, suy tim... Như vậy, hằng năm chúng ta phải chi một khoản kinh phí rất lớn, tới cả ngàn tỷ đồng để trực tiếp điều trị bệnh và phục vụ những người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do TBMMN, nhồi máu cơ tim, suy tim,... Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng như: tuổi cao, hút thuốc lá, uống nhiều rượu/bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp... Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được khi người dân có hiểu biết đúng và biết được cách phòng tránh. Hiện nay, theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam (năm 2008-2009), đa số người dân (77%) hiểu sai về bệnh tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh. Đây cũng là một trong các nguyên nhân để tỷ lệ bệnh Tăng huyết áp ngày càng gia tăng ở nước ta. Tăng huyết áp không những là bệnh phổ biến mà còn là “Kẻ giết người thầm lặng”. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh: Thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học là một trong các biện pháp chính để phòng ngừa tăng huyết áp cũng như góp phần điều trị bệnh tăng huyết áp, nhờ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng. Do đó: Toàn cộng đồng chúng ta “Hãy phòng, chống bệnh tăng huyết áp bằng cách điều chỉnh lối sống thích hợp.

Có mối liên quan giữa virut Zika và bệnh teo não ở trẻ sơ sinh không?Khổng Thị Hồng Duy

Thế nào là bệnh do virus zika gây ra?Virus Zika là 1 vurus RNA thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviri-dae. Tên của virus lấy tên của khu rừng Zika, gần hồ Victoria

ở Uganda, nơi virus được tìm thấy đầu tiên vào năm 1947 ở khỉ và ở người vào năm 1952 tại Uganda và Tazaia. Bệnh Zika là 1 bệnh gây ra bởi virus Zika, có thể lan truyền rộng rãi trong cộng đồng qua vết đốt của loài muỗi vằn Aedes mang virus gây bệnh. Khoảng 1/5 số người bị nhiễm virus Zika bị phát bệnh, số còn lại hầu như không có triệu chứng. Những triệu chứng chính của bệnh là sốt phát ban, viêm kết mạc, đau cơ và khớp, mệt mỏi, đau đầu kéo dài trong vài ngày đến 1 tuần. Bệnh Zika thường nhẹ, Bệnh nhân ít phải đến bệnh viện và hiếm khi tử vong do mắc bệnh. Các đợt bùng phát của bệnh Zika trước đây đã được báo cáo ở vùng nhiệt đới Châu Phi, Châu Mỹ, Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương. Virus Zika có khả năng sẽ tiếp tục lây lan sang các khu vực mới. Tháng 05/2015, tổ chức y tế liên Mỹ ( PAHO) đã ban hành 1 cảnh báo

Page 19: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

36 37

về ca lây nhiễm virus Zika đầu tiên được xác nhận ở Brazil. Từ đó, sự lan truyền bệnh đã được ghi nhận tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Zika được lây truyền như thế nào? Virus Zika được lây truyền từ người sang người chủ yếu qua các vết đốt của loài muỗi vằn Aedes ( A. aegupti và A. Albopictus) mang vi-rus gây bệnh, cũng là loài muỗi làm lây lan bệnh Chikungynya và SXH. Loài muỗi này có thể đốt người cả ngày lẫn đêm. Virus cũng có thể lây truyền từ mẹ qua thai nhi trong quá trình mang thai hoặc lúc sinh. Ai có nguy cơ bị nhiễm Zika? Bất cứ ai sống trong hoặc đi đến vùng có virus Zika và trước đó chưa mắc bệnh thì đều có thể bị nhiễm virus từ vết muỗi đốt. Nguy cơ bị nhiễm virus Zika?Virus Zika đã phát triển và lan truyền ồ ạt ở Brazil kể từ tháng 05/2015. Trước đây trong một số trường hợp, các nhà khoa học nhận thấy có mối liên quan giữa virus Zika và hội chứng Guillian-Barre (GBS), là một rối loạn hiếm gặp mà hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ tấn công các tế bào thần kinh làm yếu cơ và đôi khi làm tê liệt tạm thời một phần hay toàn cơ thể. Những triệu chứng này có thể kéo dài một vài tuần hoặc vài tháng. Theo báo cáo của văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Châu Mỹ, gần đây bệnh gia tăng ở một số vùng ở Polynesia ( một lãnh thổ hải ngoại của Pháp ) và Brazil, nơi đang có dịch Zika diễn ra, nhưng các nghiên cứu chưa chứng minh được mối liên hệ trực tiếp giữa virus và GBS. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa các các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (CDC) đang phối hợp với Bộ Y tế Brazil xác định xem liệu virus Zika có gây GBS hay không. Bên cạnh đó, hiện đã có những cảnh báo về các trường hợp bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng của não gọi là bệnh teo não ( hay tật đầu nhỏ, là tình trạng kích thước đầu của trẻ nhỏ hơn so với trẻ bình thường ở cùng độ tuổi và giới tính ) và những trường hợp trẻ suy dinh dưỡng khi mẹ bị nhiễm virus Zika khi đang mang thai. Bệnh teo não làm chậm sự phát triển của não, tàn phá và gây tổn thương não của thai nhi, đôi khi dẫn đến tử vong cho trẻ hay sẩy thai hoặc thai chết lưu. Kể từ khi dịch Zika bùng phát, các quan chức ở Brazil cũng đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể các trẻ sơ sinh bị tật đầu nhỏ bẩm sinh. Tháng 01/2016, WHO đã tuyên bố các dị tật bẩm sinh liên quan đến sức khỏe của cộng đồng. Cùng thời gian đó, CDC đã kiểm tra các mẫu thai bị sẩy và hai trẻ bị bệnh teo não đã chết ngay sau khi sinh do Bộ Y tế Brazil cung cấp. Trong hai trường hợp trẻ sinh đủ tháng, CDC tìm thấy virus Zika hiện diện trong não của trẻ. Trong

cả 4 trường hợp, xét nghiệm di truyền học cho thấy sự trùng hợp trong phân tích gen của Zika và virus tìm thấy ở Brazil. Bộ Y tế Brazil, với sự hỗ trợ của Tổ chức Pan American Health, CDC và các cơ quan khác đã và đang nghiên cứu mối liên quan có thể có giữa virus Zika và các trường hợp bệnh teo não ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm Zika trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây trên Techtimes, các bác sĩ thuộc Physicians in Crop-Sprayed Towns (PCST) của Argentina cho rằng nguyên nhân gây bệnh teo não không phải do virus Zika mà do Pyriprox-yfen. Năm 2014, Pyriproxyfen, một loại hóa chất diệt ấu trùng muỗi do công ty Sumimoto ( công ty con của Monsanto) sản xuất, đã được đưa vào nguồn nước sinh hoạt tại Brazil để ngăn chặn sự sinh sôi phát triển của ấu trùng muỗi trong các bồn nước. Pyriproxyfen đã được sử dụng trong chương trình diệt muỗi quy mô lớn do chính phủ Brazil triển khai. Nhóm bác sĩ Argentina cũng chỉ ra trong các dịch lây lan virus Zika trước đó, không ghi nhận bất cứ trường hợp bị teo não nào.

Page 20: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

38 39

Làm sao để phòng ngừa nhiễm Zika? Hiện chưa có vaccin phòng bệnh Zika. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lây lan qua muỗi là bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị muỗi đốt bằng cách mặc áo dài tay, quần dài; ở những nơi thoáng mát, có lưới chống muỗi hoặc sử dụng chất đuổi côn trùng ( đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận ). CDC cũng khuyến cáo biện pháp phòng ngừa đặc biệt cho các nhóm sau: - Đối với những phụ nữ dự định mang thai thì không nên đến nơi đang có dịch Zika lưu hành và nếu phải đi thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ và phòng tránh muỗi đốt trong suốt thời gian đó. - Đối với phụ nữ dự định mang thai: trước khi đi cần tham khảo ý kiến bác sĩ về kế hoạch mang thai, nguy cơ nhiễm virus Zika và tránh muỗi đốt trong suốt chuyến đi. Điều trị bệnh Zika như thế nào? Hiện chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh Zika. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng thuốc để giảm sốt và đau (nếu có) như paracetamol. Không dùng aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không ster-oid khác (NSAIDs). Trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm, virus Zika có thể truyền từ người bị nhiễm sang người khác, nên tránh bị muỗi đốt trong tuần đầu tiên phát bệnh. Đối với phụ nữ đang mang thai, nếu bị sốt, phát ban, đaun khớp, hoặc đỏ mắt trong vòng 2 tuần sau khi đến nơi mà Zika đã được ghi nhận thì nên đến bác sĩ khám bệnh. Hiện nay CDC đã có các hướng dẫn xét nghiệm cần thiết cho phụ nữ mang thai khi nhiễm Zika.Những người đã nhiễm bệnh thì thường không mắc bệnh này nữa. Lời kết: Hiện chưa có những bằng chứng cụ thể và rõ ràng về nguyên nhân gây bệnh teo não ở trẻ sơ sinh, một căn bệnh gây tổn thương não nghiêm trọng đang được báo động toàn cầu. Các nghiên cứu đã và đang được tiến hành khẩn trương nhằm đưa ra các kết luận cuối cùng là có hay không mối liên hệ trực tiếp giữa virus Zika và căn bệnh này. Do đó, cách phòng ngừa bệnh tốt nhất hiện nay được WHO, CDC và Bộ Y tế khuyến cáo là người dân không nên đến những nơi đang có dịch Zika lưu hành và phòng tránh muỗi đốt.

* Tài liệu tham khảo: http://www.cdc.gov/zika http://www.who.int/mediacentre/factsheets/zika/en/

Sự chân thành và cảm hóaCa Mai

Anh sinh ra trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, cha tử trận tại

Khe Sanh năm anh 10 tuổi, mẹ tảo tần nuôi anh khôn lớn, anh ăn học thành tài. Sau khi tốt nghiệp trường đại học Sư phạm anh được phân công dạy một trường gần nhà khoảng 3km, năm đó anh vừa tròn 28 tuổi. Những tưởng cuộc sống yên bình với hai mẹ con anh, nhưng bất ngờ mẹ anh bệnh nặng theo bác sĩ báo bị suy thận mãn và hở van tim, sự sống rất mong manh. Từ đó bệnh viện là căn nhà thứ hai của anh, hàng ngày phải chăm sóc mẹ và tiếp tục đi dạy học. Theo bác sĩ thời gian trị bệnh rất dài, chưa biết bao giờ mới khỏi anh rất bi quan và vô cùng bế tắc trước bệnh tình của mẹ và thêm phần kinh tế eo hẹp của mình.

Những buổi chiều buồn trên tầng cao của bệnh viện, ngoài trời mưa nặng hạt rơi, miền Trung mùa đông gió bấc thổi lạnh lẽo, anh ngồi nhìn mưa lòng suy nghĩ tương lai của mình sao mù mịt quá, không biết mẹ có khỏi bệnh không? Nếu mổ tim thì tiền đâu lo cho đủ, nếu mẹ không qua khỏi tương lai mình đi về đâu? Tự nhiên nước mắt tủi buồn lăn dài trên má, cũng lúc đó mẹ anh khẽ gọi: Tâm ơi! cho mẹ ly nước. Anh trở về với thực tại, lấy nước và đỡ mẹ dậy uống. Nhiều lúc anh tự nghĩ khi mình đi vắng ai giúp mẹ anh uống thuốc và uống nước như thế này. Anh có hỏi thì mẹ bảo tự lo được con à. Mỗi sáng anh dậy sớm mua cháo về đút mẹ ăn xong, anh mới đi dạy, trưa tất tả chạy về lo cơm nước cho mẹ, chiều tối rảnh rang hơn hai mẹ con ngồi nói chuyện cho mẹ vui.

Page 21: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

40 41

Ban đêm khoảng 12 giờ khuya yên tĩnh anh ngồi soạn giáo án cho các giờ dạy ngày mai, nhiều lúc mệt mỏi anh tựa đầu vào đuôi giường mẹ ngủ vùi cho đến sáng. Vì hằng đêm anh trải chiếu dưới nền gạch ngủ gần mẹ để có gì lo cho tiện. Những lúc bệnh tình đau nhức mẹ ăn uống không được anh phải năn nỉ vỗ về động viên để đút từng muỗng cháo, giọt sữa cho mẹ đỡ đói đỡ khát. Trong phòng bệnh ai nhìn hoàn cảnh của hai mẹ con cũng ngậm ngùi thương cảm, trong đó có cô bác sĩ trẻ Thủy Tiên khoảng 25 tuổi thường trực chăm sóc bệnh nhân tại phòng, cô đứng nhìn anh đút từng muỗng cơm, ly nước, rửa mặt, thay đồ cho mẹ, cô cảm động vô cùng sự chí hiếu, lòng kiên nhẫn cũng như khát vọng sống của anh làm cho cô cảm thấy mình quá bé nhỏ, ích kỷ, tự phụ với gia đình và xã hội. Bởi cô được sinh ra trong một gia đình giàu có, được chu cấp học hành đầy đủ, khi ra trường làm việc tại bệnh viện lớn của Tỉnh, nhiều lúc cô cảm thấy tự mãn với những gì mình có được mà quên mình chưa làm được gì cho gia đình và có ích cho xã hội. Từ những suy nghĩ như vậy nên cô thường xuyên thay anh giúp đỡ “ bệnh nhân’’ tận tụy hơn khi

anh đi vắng và dặn mẹ anh không nói cho anh biết việc này. Rồi thời gian dần trôi qua, những tháng ngày gian nan vất vả hơn 6 tháng ở bệnh viện, ngày mai mẹ anh được xuất viện, đêm đó hai mẹ con vui mừng thức suốt đêm trò chuyện. Hôm sau anh xin nghỉ dạy ở lại với mẹ, anh đi chào hỏi chia tay các bệnh nhân và gia đình họ cùng phòng. Anh không quên mua 1 bó hoa thật tươi để cám ơn cô bác sĩ giúp đỡ mẹ anh khi anh đi vắng (các bệnh nhân trong phòng kể lại). Anh rất cảm động trước tấm lòng nhân ái của cô. Rồi anh cũng gặp bác sĩ Thủy Tiên, anh tặng cô bó hoa và lời cảm ơn chân tình đã quan tâm giúp đỡ cho mẹ con anh, vượt qua những khó khăn để có ngày xuất viện hôm nay. Cầm bó hoa trên tay cô cảm thấy vui mừng vì đã làm được một việc có ý nghĩa (nhiều lúc cô phải mua thêm thuốc ngoại nhập giúp mẹ anh mau khỏi bệnh) còn việc cô cảm thấy buồn là hằng ngày không được gặp anh nữa, một khoảng trống mênh mông làm tim cô nghẹn ngào, từng giọt lệ lăn dài trên má, lấy khăn lau dòng nước mắt, cô quay lại nhìn anh và nói anh nhớ tháng sau đưa bác đi tái khám để theo dõi bệnh tình anh nhé!

CHÀO Mậu Tuất ngành Y phát triển MỪNG Kỷ Hợi tiếp bước vinh quang KỶ NIỆM vui qua sáu bốn năm (64) NGÀY tôn vinh thiên thần áo trắng THẦY rèn dạy “Lương Y như từ mẫu” THUỐC Tây, Nam, Y học dự phòng VIỆT NAM bước lên tầm cao mới

Chào mừng kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2Nguyễn Đình Khương

Page 22: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

42 43

Con chọn ngành YHuyền Ca

Con xin chọn ngành y mẹ nhé Trải nghiệm đời cay đắng nhục vinh Dẫu biết toàn mất mát tử sinh Với nhiệt huyết mong đời suôn sẻ

Con sẽ biết những đêm thức trắng Cứu bệnh nhân thao thức đêm thâu Giúp cho người giảm bớt nỗi đau Niềm vinh dự, trái tim sâu lắng

Con vẫn biết vượt qua mỏi mệt Giúp người khi sự sống mong manh Để bệnh nhân được sống yên lành Vượt qua giữa hai bờ sống chết

Con biết mẹ nhiều đêm trăn trở Lo cho con tuổi trẻ dại khờ Nhưng khi nhìn đôi mắt trẻ thơ Trong tim con sáng lên rạng rỡ

Mẹ cho con thỏa niềm mơ ước Bởi đam mê cháy bỏng trong lòng Chẳng phụ tình của mẹ hoài mong Bao người đã đợi con phía trước

Long Xuyên, 17/02/2019

Viết về chị (*)

Ca Mai

Từ trạm xá tiền phương Đức Phổ Cứu thương binh ngay giữa trận tiền Sau trận càn, tiếng súng lặng yên Chị chăm sóc thương binh tại láng

Vùng đất hẹp, ngập trời bom đạn In dấu giày, của kẻ xâm lăng Chị kiên trì bám trụ nhiều năm Để cứu sống đồng bào đồng đội

Những ca nặng mình không cứu nổi Chị cắn răng bật khóc thật tình Sẻ chia cùng đồng đội của mình Những mất mát, đau thương khôn xiết

Trong nhật ký chân tình chị viết “Vừa cấp cứu cho anh Nước mắt mình vừa chảy tràn trên mặt Thương anh vô hạn Muốn tìm mọi cách cứu anh Nhưng không có cách nào’’.

Lòng căm thù ánh mắt tựa sao Tay cầm súng diệt thù hăng hái Tay cầm kim tấm lòng nhân ái Đặng Thùy Trâm ! Tổ quốc tự hào.

Long Xuyên, 20/02/2019

(*) Liệt sĩ, Bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Page 23: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

44 45

Khỏi bệnhĐinh Xuân Hiệp

Hôm nay ta hết bệnh rồi Soi gương lại thấy dáng người thảnh thơi Vần thơ cất cánh tung trời Yêu thơ yêu bạn yêu đời hơn xưa.

Ngọc Hoàng hỏi Nam Tào thưa Hắn còn nặng nợ chưa đưa về trời Diêm Vương tâu giọng bồi hồi Hắn còn khẳng định đường đời còn xa Ngọc Hoàng sai viết trường ca Gởi về hạ giới kết hoa tặng người

Long Xuyên, ngày 20/02/2019

Mơ tuổi xuân thìYên Giang

Say đắm xuân mơ khoảng trời xanh Đàn yến liệng gọi nhau tha thiết Mùa xuân về vui trong mắt biếc Vọng ngàn xa, câu hát yên bình

Mùa xuân về, khoác áo thiên thanh Dệt mơ ước em thành thi sĩ Gởi về anh bao điều suy nghĩ Nồng nàn xuân, dám tỏ ngọn ngành

Chút tình riêng trao cả miền anh Em chậm bước, suốt chiều hoa nắng Nghe trong tim bồi hồi lo lắng Mây lững lờ, che khoảng trời xanh

Ôi mùa xuân ! Hãy bước qua nhanh Kẻo nhớ thương cháy thành tro bụi Lang thang buồn, bước chân lầm lũi Lỡ yêu rồi, sám hối nghe anh!

Long Xuyên, 7/02/2019

Page 24: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

46 47

Nhớ ngày 8 tháng 3Lý Huyền Mi

(Tặng người đi xa)

Hôm nay mùng tám tháng Ba Tặng em duy nhất một bông hoa hồng Gởi thêm một chút tình nồng Âm dương xa cách nhớ mong tháng ngày Xót thương duyên nợ không may Người đi thanh thản, nỗi đau một người Áo cơm chưa trọn nụ cười Khó khăn như muốn trêu ngươi cuộc đời Lặng yên không nói lên lời Sông hồ rong duỗi muôn nơi tảo tần Cuộc đời là kiếp phù vân Sáng còn tối mất phước phần được không Sống vui trang trải nỗi lòng Muôn vàn hạnh phúc không đong cũng đầy Tháng Ba mùng tám năm này Đôi dòng tâm sự tỏ bày cùng em

Long Xuyên, 08/03/2011

Đoàn Bé Năm

Em là con muỗi vo ve Đầu nhỏ, chân dài, thân vằn sọc Ai ngủ hớ hênh châm đỏ thịt Anh mà say khướt chích thâm da Trẻ nhỏ không tha, em cũng đốt Sốt cao, xuất huyết chớ coi thường

Sinh sản lăng quăng là em đó Ao hồ, nước động có em ngay Muốn em không đốt thì xin nhớ Diệt muỗi, lăng quăng với ngủ mùng Ao tù, nước động thường xem xét Dẹp bỏ, xúc lu cùng thả cá Rồi thì Sốt xuất huyết cũng xin thua!

Muỗi vằn và bệnh sốt xuất huyết

Page 25: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

48 49

Đời Thầy thuốc như đời người thợ máy. Chữa mát tay tùy thuộc vào Đức Tài, Mạnh tâm huyết giúp người - bao kiếp nạn. Dấn thân vàng - danh lợi - cứ loay hoay. Hành trình ấy... Tiếng vọng - Thầy để lại, Đức và Tâm - Tài Trí - chính nhân giai. Người đời ôi! Bệnh là do tư tưởng Bởi hơn thua... chỉ khổ. Bởi dung sai Này máy ơi ! Hoại thì thay thứ khác. Còn loài người, loài vật dễ thay sao? Đố Sĩ, Bác Vật Lang tầm thuốc quý Giúp giống loài động vật mãi trường sanh Ngày hăm bảy tháng hai ta mơ mãi: “Cải lão hoàn niên” - xóa cõi vô thường! Trăn trở mãi - kiếp Phù Dung tàn nở? Lữ khách rời nhà trọ của nhân gian

Ngẩng đầu lên, ai chẳng khỏi lỡ lầm? Cúi đầu xuống lòng mình, mai có nhẹ? Đời Thầy thuốc như đời người thợ máy Trị bệnh nhân – Ai trị bịnh cho mình? Để lại gì ?... Đời, biết bốn chữ “T” “Tình - Tiền - Tù - Tội” Để lại gì cho thế hệ cháu con? Giá trị nhân phẩm... Bấy nhiêu thôi! Hãy trân quý mùa Xuân của chính mình.

Yêu sao người thầy thuốcTrần Quang Khanh

Theo Bộ Y tế, với sự nỗ lực của nhiều cơ quan chức năng, hơn 5 năm qua, tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng đã giảm xuống, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao. Việc hút thuốc lá nơi

công cộng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường, xã hội mà còn là tấm gương xấu cho thế hệ trẻ. Theo kết quả điều tra về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2015 (GATS 2015) cho thấy tỷ lệ hút thuốc ở cả nam và nữ có xu hướng giảm từ 23,8% đến 22,5%. Trong đó, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm từ 47,7% xuống 45,3%. Ngoài ra, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tuy có giảm rõ rệt tại hầu hết các địa điểm công cộng như nơi làm việc giảm 13,3% (từ 55,9% xuống 42,6%); trên phương tiện giao thông công cộng giảm 15% (34,3% xuống còn 19,4%), nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao (tại nhà là 62%, tại nơi làm việc là 42%, trong nhà hàng là 80%). Mục tiêu của Nhà nước là giảm số nam giới hút thuốc lá từ 47,4% như hiện nay xuống còn 39% và giảm số thanh thiếu niên hút thuốc từ 26% xuống 18% từ nay đến năm 2020. Nhưng trên thực tế cho thấy, ở nhiều điểm công cộng như công viên, bến xe, nhà ga, sân vận động, bệnh viện, trường học, công sở, khu vui chơi giải trí…dù có biển cấm nhưng tình trạng sử dụng thuốc lá vẫn diễn ra một cách thường xuyên và với số lượng khá nhiều. Đại diện Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá cho biết, trong thời gian qua, ngay sau khi Luật Phòng chóng tác hại (PCTH) thuốc lá và các văn bản hướng dẫn được ban hành, Quỹ PCTH thuốc lá đã phối hợp chặt chẽ với Thanh tra y tế tổ chức phổ biến Luật và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến phòng chống tác hại của thuốc lá cho thanh tra y tế các tỉnh thành phố trên toàn quốc, đồng thời hỗ trợ tổ chức

Cần tăng cường thực hiện các giải pháp trong giảm hút thuốc lá nơi công cộngPhạm Hồng Thanh

Page 26: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

50 51

Tìm hiểu một danh sư Việt Nam có tầm vóc quốc tế: Lê Hữu TrácTrần Trọng Triết

Lê Hữu Trác nhân dân tôn gọi là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương). Thuở nhỏ học hành thông minh, thi đỗ làm quan, rồi học thêm

binh thư và được sung vào quân đội của Chúa Trịnh, ông lập được nhiều công to, nhưng chán cảnh quan trường, bỏ về quê nhà học nghề thuốc rồi trở thành một thầy thuốc nổi tiếng vào bậc nhất. Tác giả của nhiều bộ sách y học được truyền bá trong quảng đại nhân dân đồng thời mở trường dạy thuốc để nối truyền và giúp ích cho đời sau. Ông cất nhà bám rừng thanh vắng, đóng cửa đọc sách. Ông soạn bộ Bách Khoa toàn thư. Lãn Ông Tâm Lĩnh xuất hiện như một vì sao sáng chói, gồm 66 quyển, biên soạn trong suốt 40 năm trời, được đánh dấu như một giai đoạn phát triển kinh nghiệm để tiến lần lên thực nghiệm, tổng kết mọi hiện tượng bệnh lý, mọi phương thuốc hay của nhân dân một cách có hệ thống khoa học, chứng tỏ tầm vóc tư tưởng lớn của Lãn Ông thể hiện một thái độ độc lập suy nghĩ tìm đến chân lý bằng một bản lĩnh nhiệt tình với y học.

một số lớp phổ biến về các hành vi vi phạm, mức xử phạt và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của thuốc lá cho lực lượng thanh tra, công an các tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng đã được tăng cường. Tuy nhiên, theo đại diện nhiều cơ quan liên quan đều có chung ý kiến, việc triển khai Luật phòng chống tác hại của thuốc lá nói chung và xử lý người hút thuốc ở nơi cộng cộng còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu nhân lực, phương tiện, công cụ hỗ trợ. Đặc biệt là ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định về hút thuốc lá không nghiêm. Một số ý kiến cho rằng để giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, lực lượng chức năng cần thực hiện nghiêm các Quy định của Nhà nước như Nghị định số 176/NĐ - CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định về phòng chống tác hại thuốc lá. Hay Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thêm quy định mức xử phạt hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẫu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng. Mặt khác, cần rà soát nghiên cứu sửa đổi bổ sung các quy định nhằm mở rộng quyền hạn xử lý vi phạm cho một số lực lượng chức năng khác. Có như vậy mới từng bước hạn chế và đi đến triệt để tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng, trả lại môi trường trong sạch cho cộng đồng.

Page 27: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

52 53

Mặc dù chán cảnh công danh, để xa lánh cuộc đời phiền muộn của xã hội trước sự băng rả giữa vua Lê - chúa Trịnh (Trịnh - Nguyễn phân tranh), đồng thời Lê Hữu Trác quay lưng lại việc mời mọc của giai cấp thống trị để giữ mình được trong sạch. Nhưng ở Lãn Ông Lê Hữu Trác với cách giải quyết cuộc đời không tiêu cực như một số nhà nho ẩn dật khác, chỉ biết tìm thú vui trong cảnh hưởng nhàn, tìm lãng quên trong men rượu. Riêng Lãn Ông biết một phong cách giải quyết tích cực hơn có định hướng, vừa làm thuốc trị bệnh giúp đời, vừa truyền bá y học cho hậu thế, một người dám bỏ công danh để trở về phục vụ quần chúng và phát hiện ra những giá trị chân chính của xã hội đương thời, chẳng qua là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã biết đặt mình với một trách nhiệm cao quý: đem y học phục vụ đời sống, mình sống vì con người và hành động vì con người, thể hiện phương châm: Thà thắp nên một ngọn đuốc, còn hơn nguyền rủa bóng tối”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khuyên dạy “mình vì một người, mọi người vì mình” hay “Lương y như từ mẫu”.

Tượng Hải Thượng Lãn Ông được dựng ở Hoa viên Nghĩa trang Chánh Phú Hòa, tỉnh Bình Dương (ảnh: ITN)

Từ Hyppocrates đến Hải Thượng Lãn ÔngTrần Quang Khanh

Y đức của người Thầy thuốc luôn giữ vai trò quan trọngAi đã từng sống với ngành y đều biết đến Lời thề Hyppo-crate - danh y nổi tiếng thế giới (Người Hy Lạp) sinh ra,

trưởng thành và từ giã cõi đời đều từ đảo Cos vào năm 460 - 375 trước Công nguyên. Đã là Bác sĩ ai cũng nhớ lời thề - xem như lời tuyên thệ trước khi ra trường. “Tôi sẽ suốt đời hành nghề trong sự vô tư và chân chất. Lấy y đức làm trọng”. Ông bà ta nói: “Lương y như từ mẫu” (Thầy thuốc như mẹ hiền). Đại văn hào Bernashow đã từng nói: “Vũ trụ có nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan tuyệt phẩm là trái tim người mẹ của ta”. Cõi trần đời - thử hỏi - có đức hy sinh nào cao cả, lòng yêu thương độ lượng cho bằng người Mẹ của mình? Người tiết kiệm hoặc thu nhập kém cứ đến tiệm thuốc tây gần nhà để mua vài liều thuốc. Nếu như người bán thuốc ấy lấy giá cao rồi lại không đúng liều thì rõ khổ vô cùng? (Thậm chí có những nơi tiêu thụ thuốc giả - kém phẩm quá hạn định... hoặc những Lang Băm điều trị vô tội vạ chủ yếu “tất cả vì nồi cơm - vì còn ham muốn nhiều”. Trong lăng kính dòng đời ấy, xưa nay vẫn có những y tá, bác sĩ kể cả những Đông y sĩ,... luôn hướng về lương tâm nghề nghiệp, sống thanh bạch, xem nghề thuốc làm cảnh nhàn vượt thoát nỗi buồn của mình. Họ luôn sống với phương châm: “Chữa khỏi bệnh mang đến niềm vui cho bệnh nhân. Đó là người cảm thấy hạnh phúc nhất”.

Page 28: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

54 55

Ở Việt Nam có Phạm Bân (thời vua Anh Tông), cụ Đồ Chiểu ở Bến Tre thời Pháp thuộc (triều Nguyễn), Nguyễn Khuyến (làng Yên Đổ) triều Nguyễn. Suy ngẫm – bỗng dưng làm nghề này sao mà dễ rơi vào những cảnh huống buồn quá vậy? rất dễ bị dư luận người đời xâm kích. Trong khi chỉ một vài “con sâu đủ làm sầu nồi canh”. Từ xưa đến nay, chúng tôi luôn nhớ đến Thời nhà Trần có bậc đại y Tôn Thiền sư – Tuệ Tĩnh. Ngày Thầy thuốc Việt Nam, các vị Đông y, thầy thuốc cũng đều nhớ đến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ông sinh năm 1720 - người Làng Liêu Xá - huyện Đường Hào - tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mỹ - tỉnh Hải Dương). Người đương thời ngưỡng mộ ông với quý danh “Hải Thượng Lãn Ông” (ông già lười ở phủ Thượng Hồng - tỉnh Hải Dương - có sách viết là ông già lười trên biển Hải Dương) Nổi tiếng với đạo cao đức trọng, lại có tài văn thơ xuất chúng (Người Việt ta ái mộ ca ngợi thơ ông sánh ngang với Thi Tiên Lý Bạch). Lê Hữu Trác, ông mất năm 1791 an táng ở Hương Sơn.

Lúc sinh thời, ông viết quyển “Y Tông Tâm Lĩnh” và “Thượng Kinh ký sự” (Nhà xuất bản Thanh Hóa tái bản năm 2002). Trong đó nổi bật những truyện ký hay, độc đáo. Đặc biệt có đoạn thơ nguyên tác: “Thập niên ma nhất kiếm Phong nhẫn chính quang mang Hồ Hải không phiêu lãng Trách chi thành dại cuồng”. Dịch thơ: “Mười năm mài nhất kiếm Sắc bén tựa hào quang Hồ Hải từng trôi dạt Chí mạnh hóa ngông cuồng”. Bài thơ cho thấy ông vẫn nặng tình với non sông Tổ quốc và luôn bàng bạc nỗi đau đớn, day dứt, hết sức khổ sở (Dưới triều đại thời Lê Mạt và Trịnh Sâm, Trịnh Cán). Đặc biệt, khi đọc “Thượng Kinh ký sự” của Hải Thượng Lãn Ông, tôi xin được nhắc lại những lời giáo huấn ngỏ lời khuyên dạy, nhắc nhở con cháu mình nên nhớ câu “Nhất thế y, tam thế suy. Đó là luật nhân – quả vốn công tâm vi diệu”. Điều 1: Học nghề thuốc phải thấu hiểu cả nho lý, đạo lý làm người. Nên khiêm tốn đọc thêm những bài thuốc, kinh nghiệm của các lương y đời trước. Điều 2: Nếu nhà bệnh có mời nên tùy bệnh nặng nhẹ mà đi xem chớ thấy kẻ phú quý mà đi trước. Điều 3: Xem mạch cho phái nữ, phải có người nuôi bệnh kề bên để tránh hiềm nghi. Điều 4: Đã là nhà làm thuốc phải có mặt thường xuyên giảm bớt đi hành lạc. Điều 5: Gặp bệnh nghiêm trọng, phải nói cho người nhà có bệnh về chẩn đoán, rồi hãy đi lấy thuốc. Điều 6: Thuốc phải chọn vị tốt và bào chế cẩn trọng. Điều 7: Gặp người đồng nghiệp kiêu ngạo, ta nên khiêm cung. Gặp người học hơn mình thì thờ làm Thầy, người cao hơn mình thì kính cẩn. Người kém mình thì tìm cách khuyên bảo.

Hippocrates được xem là cha đẻ của Y học và là người thầy thuốc vĩ đại nhất lịch sử

thời Hy Lạp cổ đại

Đại Y tôn Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác được các thầy thuốc Việt Nam, noi gương,

học tập và tôn thờ

Page 29: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

56 57

Điều 8: Trị bệnh cho người nghèo, vị quan thanh liêm, người con hiếu, người vợ hiền, ta nên miễn phí và trợ giúp thêm (nếu nghèo thật sự). Nhân thuật. Điều 9: Khi bệnh nhân khỏi bệnh, chớ cần đền ơn, trả lễ. Nên để họ tùy ý, tự nguyện. Thanh cao của nghề thuốc. Điều 10: Tôi xét, hành nghề thuốc là nhân thuật giữ tính mạng cho người. Vậy không nên mưu lợi. Ngạn ngữ có câu : “Ba đời làm thuốc hay, tất đời sau có người thăng hoa bậc Hiền Khanh” Trên đây là ngôn ngữ thâu tóm mười điều của bậc Thánh y Việt Nam, tôi không trích nguyên tác vì nội dung cổ văn rất dài. Viết bài này, tôi không sống trong ngành y nhưng tôi rất trân quý các vị Thầy thuốc. Chính các vị là những người quyết định kéo dài sự sống còn của loài người và loài vật. Chỉ những người có tâm thánh thiện, nhân đức mới yêu nghề. Bởi lẽ, “càng yêu người bao nhiêu càng yêu nghề bấy nhiêu”. Trong ngành giáo, ngành y kể cả đạo giáo cũng vậy “Lương sư hưng Quốc” Mong rằng các vị Tam thế sư này luôn là những người đạo cao đức trọng thì dân ta giảm thiểu phần nào nạn tai. Người Thầy giỏi cốt ở tấm lòng.

Công dụng chữa bệnh từ cây sầu đâuKhổng Thị Hồng Duy

Cây sầu đâu có tên gọi khác là cây xoan ăn gỏi, nim hay xoan Ấn Độ. Loài cây được xem là 1 trong nhừng cây thuốc quý không chỉ ở Việt Nam mà con nhiều nước trên thế giới.

Trên thế giới, cây sầu đâu phân bố ở SriLanka, Lào, Camphuchia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ. Đặc biệt ở Ấn Độ cây sầu đâu được tôn thờ là một cây thiêng liêng đồng thời được xem là một cây dược liệu quý với tên gọi là “cây thuốc của dân làng”. Ở Việt Nam, cây sầu đâu phân bố nhiều ở Kiên Giang, Ninh Thuận, An Giang và rải rác ở đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận nước ta Sầu Đâu còn được trồng thành rừng. Cây sầu đâu rất dễ trồng, bắt đầu thay lá, ra hoa vào khoảng tháng 10 đến tháng giêng âm lịch. Lá Sầu Đâu có thể ăn được nhưng có thể chế biến thành một món duy nhất là gỏi Sầu Đâu. Sầu đâu (Phía Nam) tên khoa học: Azdirachta indica Juss, f. Họ Xoan Meliaceae. Cây gỗ cao 10-15m, lá mọc so le dài 23-30 cm, một lần kép lông chim gồm 6-15 đôi lá chét mọc đối nhau, hình ngọn giáo với gốc không cân đối, mép có răng tù. Cụm hoa: cờ ở kẽ lá, ngắn hơn lá gồm nhiều xim nhỏ. Hoa thơm màu trắng, cao 5-6m, dài có lông, 10 nhị, núm nhụy phình lên với 3 gai và mottj vòng lông. Quả hạch màu đỏ, dài 2cm, có một vỏ cứng để đỡ và một hạt hóa gỗ. Thịt quả khi chín màu đen. Cây sầu đâu có nhiều công dụng với sức khỏe mà bạn có thể chưa biết như là đẹp da, chữa bệnh răng miệng, kiểm soát đường huyết. Dưới đây là những công dụng của cây sầu đâu: 1. Làm đẹp da: Nhờ giàu Vitamin C, lá sầu đâu thường được xem là thảo dược giúp điều trị các vấn đề về da chẳng hạn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, vết thâm, nám và ngăn ngừa lão hóa da. Loại lá này còn được sử dụng để điều trị nấm da như lác đồng tiền ở chân tay. Người dân Ấn Độ thường xuyên sử dụng lá sầu đâu để có một làn da khỏe mạnh, mềm mại và sáng. Bạn có thể xay lá Sầu Đâu thành bột để làm mặt nạ dưỡng da hoặc thuốc bôi ngoài da.

Page 30: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

58 59

2. Chữa bệnh răng miệng: từ xưa tới nay, các nhánh của cây sầu đâu còn được sử dụng để điều trị bệnh liên quan đến răng miệng. Trước đây cuống lá sầu đâu còn được sử dụng thay cho bàn chải đánh răng. Các chất trong cành sầu đâu có thể chống lại bệnh sâu răng, nhiễm trùng miệng và ngăn ngừa sự hình thành các mùi hôi. Lá sầu đâu cũng được chứng minh có đặc tính tương tự và chiết xuất của nó được sử dụng trong một số kem đánh răng. 3. Kiểm soát đường huyết: Bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tiêu thu lá sầu đâu. Các nghiên cứu đã chứng minh lá sầu đâu rất hiệu quả trong việc giảm bớt nồng độ Glucose trong cơ thể. Nó cho phép tuyến tụy tiết insulin, khiến lượng đường trong máu được kiểm soát trong mức cho phép. Người bị tiểu đường có thể dùng 5 - 10 lá, tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày, nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt, cũng không khó uống. Ngành công nghiệp dược phẩm của nhiều nước đã chiết xuất từ cành, lá sầu đâu và chế thành thuốc viên trị bệnh Đái Tháo Đường do thiếu insulin, làm thuốc lọc máu, trị bệnh cao huyết áp và rối loạn nhịp tim, làm giảm mỡ và cholesterol trong máu. Điều đặc biệt là những viên thuốc được làm từ chiết xuất cây sầu đâu không gây ra tác dụng phụ. Tóm lại: Sầu đâu có nhiều công dụng dân gian khá hay và đã được dùng thử nhiều. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng lâm sàng được công bố, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng.

Nhớ ngày 27 tháng 02

Thơ: Huyền TrinhNhạc: Nguyễn Công Minh

Page 31: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

60 61

Vì tương lai giống nòi

Nhạc và lời:Nguyễn Công Minh

Tâm sự người thầy thuốc Sáng tác: Nguyễn Thuận Thảo

Khóc Hoàng Thiên Khi chọn ngành y, làm nghề thầy thuốc, thì tôi luôn nhớ ngày hai mươi bảy, tháng... Hai, là ngày vinh danh nghiệp tổ, và niềm tin không bao giờ tắt: là thương người, quý nghiệp, đến lâm chung, mình mưu sinh vì sức khỏe bao người. Dưới áo tinh khôi, có trái tim yêu, nhịp nhàng cùng dòng máu đỏ bao dung. Vọng, vấn, thiết, văn* là điều hệ trọng, để biết người khỏe, ốm, mạnh hay suy, bắt mạch, kê đơn là chuyện chuyên làm, quan trọng là chăm sóc, dõi trông. Giúp người qua nguy, mạnh khỏe, thọ trường. Thật tự hào về thầy thuốc, lương y!

Vọng cổ Câu 1: Làm thầy thuốc phải nêu cao lòng nhân ái.Tâm niệm “Lương y như từ mẫu”, quý tiện đồng nghênh, gắng sức đêm.... ngày Không câu nệ danh vọng, tiền tài. Người bệnh nặng thì ưu tiên, trị trước; dao mổ ống nghe, công tâm bình đẳng trước người đau. Chăm lo nụ cười, hơi thở em thơ, quan tâm đến nóng lạnh, tiếng ho của người có tuổi. Không để dưới lần áo trắng có trái tim đen, không để bạc tiền làm nhơ y đức.

Câu 2: Ở phương tây, tổ ngành y là Hy-Pô-Crat, Đông y có Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, danh lừng. Đó là những bậc y sư, nhắc đến, dạ vui mừng. Thầy thuốc luôn ghi lời của tổ nghiệp, chăm chỉ chuyên cần,phòng chữa bệnh giúp nhân dân. Mình vừa mưu sinh, mà đem sức khỏe niềm vui, cho người bệnh và người phòng bệnh. Kết hợp tinh hoa, Đông tây kim cổ, góp phần làm rạng ngời cho y học trời Nam.

Page 32: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

62 63

Cao Phi Bao đời dân Nam, yêu thuốc và cỏ cây trời Nam. Hải Thượng lãn ông, viết Y Tông Tâm Lĩnh lưu truyền mãi sau. Nam Dược (1) của Tuệ Tĩnh, đến phương Bắc, nhà Minh trọng nể! (2) Nghiên cứu sưu tầm “Bài thuốc, vị thuốc” trở thành Dược gia (3) (danh lừng lưu phương).

Vọng cổ Câu 5: Nhiều thầy thuốc, Dược Sư vì kết hợp Đông Tây mà lừng danh thiên hạ. Bác sĩ Tài Thu nhờ Kim châm mà năm châu kính phục, giáo sư Tất Lợi được tôn vinh bởi hiểu cỏ cây và vị thuốc quê... nhà. Làng quê Việt Nam, người dù trẻ hay già. Thảy đều dốc tâm sưu tầm thuốc quý, để mọi người phòng , trị bệnh tại gia. Từ Đô thị cho đến huyện, xã, ấp, thôn, có trạm xá, lương y, bác sĩ. Có Y học cổ truyền bên cạnh tây Y, phục vụ từ hài nhi cho đến lão bạc đầu. Câu 6: Ta tự hào những đường phố mang tên danh y, do công sức cống hiến cho non sông, cho thế giới. Đường Hải Thượng Lãn Ông có khắp ba miền, và nhiều đường Tôn Thất Tùng, Yer-Sin, Calmex... Ta từng có trường phái mổ gan đất Việt,từng có thần huyệt kim châm nổi tiếng hoàn cầu (4). Nhân ngày thầy thuốc Việt Nam (Hai mươi bảy tháng Hai), Tôi người thầy thuốc có đôi lời ca ngâm. Ngâm rằng: ở khắp trời Nam, Y nhân, Dược Thảo xứng tầm năm châu.

* Chú thích: (1) Tuệ Tĩnh là danh y lớn của Việt Nam, có khả năng khám chữa bệnh giỏi, sưu tầm và viết sách về dược thảo rất tài tình, tác phẩm “Nam Dược thần hiệu”của ông rất nổi tiếng. Vua chúa nhà Minh bên Tàu mời ông qua trị bệnh cho hoàng hậu, nể tài, lưu ông lại Trung quốc và ban tước Thái y. (2) Vọng, văn, vấn, thiết: Còn gọi là Tứ Chẩn.Những thao tác chính của thầy thuốc khi khám bệnh, là nghe, hỏi, gõ đoán bệnh. (3), (4) Dược gia: Ý nói quyển sách của giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi ““Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.”rất quý giá.được thế giới đánh giá như Dược điển của Việt Nam. Việt Nam từng có trường phái mổ gan của giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng, trường phái châm cứu huyệt đạo của GS. Bác sĩ Nguyễn Tài Thu, nổi tiếng thế giới.

Page 33: MỤC LỤC - trungtamytetplongxuyen.comtrungtamytetplongxuyen.com/multimedia/Tin tuc/VN LONG XUYEN S… · - Khỏi bệnh Đinh Xuân Hiệp 45 - Nhớ ngày 8 tháng 3 Lý Huyền

VĂN NGHỆ LONG XUYÊNTẬP 02 - NĂM 2019

Nhiều tác giả

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA - VĂN NGHỆ TP.HCM Hochiminh City Culture-Literature and Arts Publishing House

88-90 Ký Con, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCMĐT: (028) 38216009 - 39142419 - Fax: (028) 39142890

Email: [email protected]@yahoo.com.vn

Website và bán hàng trực tuyến: www.nxbvanhoavannghe.org.vnCửa hàng sách: 310 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP.HCM

Gian hàng 03 Đường sách TP.HCM, đường Nguyễn Văn Bình,Quận 1, TP.HCM

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc, Tổng Biên tậpĐinh Thị Phương Thảo

Biên tập: Trần Thị Hoàng Tân

Sửa bản in: Mai Hoàng

Bìa: Kỳ Nam

Trình bày: Nguyễn Văn Kỳ Nam

Liên kết xuất bản: Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Long Xuyên

(124, Lê Minh Ngươn, P.Mỹ Long, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang)

In lần thứ I số lượng 500 cuốn, khổ 16 x 24 cm In tại Công ty Cổ phần In An Giang

(Địa chỉ: 53/5 Trần Hưng Đạo, P.Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, An Giang)Giấy đăng ký KHXB số: 669-2019/CXBIPH/2-36/VHVNTPHCM

Quyết định xuất bản của giám đốc số: 158-QĐ/NXBVHVN ngày 12/3/2019Mã số sách quốc tế - ISBN: 978-604-68-5456-2

In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2019