49
i MC LC MĐẦU ......................................................................................................................... 1 I. CÁC BƯỚC THC HIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUNGHIÊN CU CHÍNH ............................................................................................................................ 3 I.1. Tng quan tài liu và la chn mô hình khái nim xây dng bchtiêu PTBV Tây Nguyên .................................................................................................................................... 3 I.2. Xây dng bchtiêu PTBV Tây Nguyên và phương pháp tiến hành ............................. 7 I.3. Tính toán các giá trthc tế, các giá trngưỡng (giá trti hn, giá trmc tiêu), các giá trđã chuẩn hóa ca các chtiêu cho các mc nghiên cu (toàn vùng, tnh và huyn) ........ 14 I.4. Đánh giá hin trng PTBV của các địa phương và đề xut các gii pháp PTBV ........... 14 1.4.1. Mt skhái nim và nguyên tắc đánh giá hiện trng PTBV Tây Nguyên ........................... 14 1.4.2. Các kết quđánh giá chính.................................................................................................. 15 1.4.3. Đề xut các gii pháp PTBV Tây Nguyên ............................................................................ 32 II. DANH MC CÁC KT QU, SN PHẨM KHCN ĐẠT ĐƯỢC VI SLƯỢNG, CHNG LOI VÀ CHTIÊU CHẤT LƯỢNG, YÊU CU KHOA HC CHÍNH ................................................................................................................ 34 III. TÁC ĐỘNG ĐỐI VI KINH T, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG ..................... 37 IV. KT LUN VÀ KIN NGH............................................................................... 38

MỤC LỤC - vast.ac.vnvast.ac.vn/images/Diep/bctt_nn cuoi_26-3.pdf · vừa nêu, chưa bao quát được toàn bộ lãnh hải của Việt Nam (hải đảo và vùng đặc

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHÍNH ............................................................................................................................ 3

I.1. Tổng quan tài liệu và lựa chọn mô hình khái niệm xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV Tây

Nguyên .................................................................................................................................... 3

I.2. Xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV Tây Nguyên và phương pháp tiến hành ............................. 7

I.3. Tính toán các giá trị thực tế, các giá trị ngưỡng (giá trị tới hạn, giá trị mục tiêu), các giá

trị đã chuẩn hóa của các chỉ tiêu cho các mức nghiên cứu (toàn vùng, tỉnh và huyện) ........ 14

I.4. Đánh giá hiện trạng PTBV của các địa phương và đề xuất các giải pháp PTBV ........... 14

1.4.1. Một số khái niệm và nguyên tắc đánh giá hiện trạng PTBV Tây Nguyên ........................... 14

1.4.2. Các kết quả đánh giá chính .................................................................................................. 15

1.4.3. Đề xuất các giải pháp PTBV Tây Nguyên ............................................................................ 32

II. DANH MỤC CÁC KẾT QUẢ, SẢN PHẨM KHCN ĐẠT ĐƯỢC VỚI SỐ

LƯỢNG, CHỦNG LOẠI VÀ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG, YÊU CẦU KHOA

HỌC CHÍNH ................................................................................................................ 34

III. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG ..................... 37

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 38

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 1

MỞ ĐẦU

Chiến lược PTBVcủa một quốc gia, một lãnh thổ có thể định nghĩa là một

quá trình được tổ chức và điều phối, với sự tham gia các thành phần trong xã hội,

được tiến hành thường xuyên thông qua tư duy và hành động để đạt được các

mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường bằng cách tiếp cận hài hòa và tổng hợp.

Cho đến nay vẫn chưa có một thiết kế về nội dung chung thống nhất cho tất cả

các nước như mong muốn, tuy nhiên có 5 nguyên tắc của một chiến lược PTBV

được công nhận rộng rãi, đó là 1) Chiến lược của một vùng, một lãnh thổ và đã

được các quốc gia cam kết thực hiện; 2) Một chiến lược tổng hợp kinh tế, xã hội

và môi trường liên và xuyên suốt các ngành, các lãnh thổ và cho nhiều thế hệ; 3)

Chiến lược có sự tham gia rộng rãi và có hiệu quả của nhiều đối tác, thành phần

xã hội; 4) Cần xây dựng năng lực và tạo dựng một môi trường làm việc đoàn kết

của toàn xã hội; 5) Một chiến lược chú ý đến ngưỡng (giá trị) mục tiêu PTBV và

các biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu. Có thể nói xây dựng Chiến

lược PTBV của một Quốc gia/Lãnh thổ là một quá trình mở, hoàn thiện từng

bước và thông suốt với quá trình PTBV chung của cả thế giới.

Bộ chỉ tiêu PTBV là một công cụ giúp cho một quốc gia, một lãnh thổ,

một tỉnh, một huyện, thậm chí là một xã thực hiện việc xây dựng chính sách và

giám sát quá trình phát triển hướng tới bền vững một cách khoa học nhất. Bộ chỉ

tiêu PTBV là tập hợp các chỉ tiêu đa chiều, đa và liên lĩnh vực nhằm chẩn đoán,

theo dõi quá trình phát triển hướng tới bền vững. Các chỉ tiêu PTBV có nhiều

chức năng, là công cụ giúp cho các nhà hoạch định chính sách (xây dựng và thực

thi chiến lược và PTBV) ra quyết định tốt hơn, hành động có hiệu quả hơn bằng

việc đơn giản hóa, minh bạch hóa và tổng hợp hóa các tài liệu có thể có trong

suốt quá trình đánh giá, giám sát, lập báo cáo và đánh giá quá trình phát triển

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 2

hướng tới bền vững. Các chỉ tiêu có thể tích hợp tri thức về khoa học tự nhiên và

khoa học xã hội vào việc ra quyết định, giúp đo và điều chỉnh quá trình phát triển

hướng tới mục tiêu bền vững. Chúng giúp cho việc cảnh báo sớm, ngăn ngừa các

hậu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Các chỉ tiêu còn là công cụ để liên kết các

ý tưởng, các suy nghĩ và các giá trị khác nhau.

Yêu cầu của một bộ chỉ tiêu PTBV cho một lãnh thổ là phải thể hiện được

mọi khía cạnh (toàn diện) và bản chất của PTBV nhưng lại phải gọn, không quá

phức tạp với nhiều chỉ tiêu, phù hợp với điều kiện địa phương và định lượng, đo

được sự PTBV để có thể đánh giá và giám sát được quá trình phát triển hướng

tới bền vững của địa phương.

Tây Nguyên là vùng đầu nguồn quan trọng của hệ thống sông Nam Trung

bộ, Đồng Nai và các phụ lưu của sông Mê Kông; là nơi sinh sống của các dân

tộc bản địa đặc trưng; là nơi giàu tài nguyên, đặc biệt là đất đai, tuy nhiên hiện

có nhiều mẫu thuẫn trong việc sử dụng đất và nước và là nơi có sự đa dạng sinh

học cao vẫn chưa có bộ chỉ tiêu để đánh giá và giám sát quá trình phát triển

hướng tới bền vững. Nếu có được một Bộ chỉ tiêu PTBV (danh sách các chỉ tiêu,

các giá trị thực tế, các giá trị chuẩn hóa, cũng như các biểu bảng, đồ thị...) sẽ

giúp cho việc hoạch định chiến lược, theo dõi, đánh giá PTBV của vùng Tây

Nguyên cũng như các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum

một cách tổng thể và định lượng là một việc làm hết sức cần thiết.

Với những lý do trên, Ban Chủ nhiệm Chương trình Tây Nguyên 3 cho

phép tập thể tác giả thực hiện Đề tài “nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về

các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên”. Mục tiêu được

phê duyệt của Đề tài gồm: 1) Làm rõ hiện trạng phát triển khu vực Tây Nguyên;

2) Xác định được Bộ chỉ tiêu PTBV về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 3

trường của Tây Nguyên (khu vực, tỉnh và huyện); 3) Đánh giá được hiện trạng

phát triển khu vực Tây Nguyên theo các chỉ tiêu PTBV; Đề xuất được các giải

pháp PTBV lãnh thổ.

I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN

CỨU CHÍNH

I.1. Tổng quan tài liệu và lựa chọn mô hình khái niệm xây dựng bộ chỉ tiêu

PTBV Tây Nguyên

Các bộ chỉ tiêu về PTBV trên thế giới thường được xây dựng theo một mô

hình khái niệm nhất định. Các mô hình này giúp cho hệ thống chỉ tiêu có được

một cấu trúc rõ ràng, đầy đủ, không trùng lặp về ý nghĩa, đảm bảo cân bằng và

độc lập giữa các chỉ tiêu. Tùy theo mục đích xây dựng các bộ chỉ tiêu, các mô

hình khái niệm được sử dụng rộng rãi là: Mô hình nhân quả (Causal based

framework), mô hình theo chủ đề (Theme based) và mô hình theo mục đích

(Goal based). Đề tài sử dụng Hướng dẫn của LHQ theo mô hình chủ đề để tiến

hành xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV của Tây Nguyên.

Nghiên cứu Hướng dẫn Xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV của LHQ (2007);

Nghiên cứu Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (2011); Nghiên cứu Bộ chỉ tiêu

giám sát và đánh giá PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (2004) và Bộ chỉ tiêu

giám sát, đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013-2020 (2013). Xem xét

nhiều công trình nghiên cứu khác có liên quan đến xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV.

Dưới góc độ khoa học, các nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá, giám sát

PTBV ở nước ta mới đạt được những kết quả hạn chế:

- Trong giai đoạn đầu, theo xu hướng xây dựng các bộ chỉ tiêu PTBV trên

thế giới, các bộ chỉ tiêu được xây dựng ở Việt Nam cũng đặt nhẹ các chỉ tiêu lĩnh

vực kinh tế, thiên nhiều hơn về lĩnh vực môi trường và được xây dựng dựa trên

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 4

mô hình khái niệm nhân quả PSR và phát triển hơn là DPSIR; Số lượng chỉ tiêu

trên các lĩnh vực kinh tế khá khiêm tốn: chẳng hạn trong bộ 80 chỉ tiêu của cục

môi trường chỉ có 20 chỉ tiêu kinh tế và xã hội; bộ chỉ tiêu của nhóm các nhà

khoa học hội Liên liệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đề xuất 42 chỉ tiêu

nhưng chỉ có 5 chỉ tiêu về kinh tế...

- Các bộ chỉ tiêu đa số dừng lại ở mức “khung”, nghĩa là xác định danh

sách Bộ chỉ tiêu. Việc tính toán các giá trị thực tế, cũng như giá trị mục tiêu

(phải hướng tới) của các chỉ tiêu để biết khoảng cách giữa giá trị bền vững với

giá trị hiện tại là bao nhiêu vẫn còn bỏ ngõ.

- Các bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV của Thủ tướng Chính phủ có lẽ

được xây dựng theo mô hình mục tiêu, được thiết kế theo dạng một ma trận,

trong đó hàng là các chỉ tiêu và cột là mục tiêu cần đạt được ở những thời điểm

khác nhau, chung cho cả mước. Mô hình khái niệm theo mục đích (tiêu) hiện nay

đang được hoàn thiện và sử dụng để xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát và đánh giá

mục tiêu phát triển triển thiên niên kỷ (MTK) trước đây và hiện nay được gọi

mục tiêu PTBV. Ngoài ra có thể nhận xét: 1) Các chỉ tiêu trong hai bộ chỉ tiêu

vừa nêu, chưa bao quát được toàn bộ lãnh hải của Việt Nam (hải đảo và vùng

đặc quyền kinh tế); 2) Các đích (mục tiêu) PTBV trong hai bộ chỉ tiêu này đều là

chung cho cả nước, hoặc cho một vùng nhất định, chưa chi tiết hóa đến các tỉnh

và huyện; 3) Một số chỉ tiêu sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp. Các chỉ tiêu tổng hợp

thực chất là một bộ chỉ tiêu “con”, trong khi đó chỉ tiêu về các lĩnh vực là các

“biến” độc lập. Dẫn đến, các chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu không độc lập với nhau.

- Một số bộ chỉ tiêu phát triển dựa trên mô hình chủ đề và hướng dẫn của

Uỷ ban PTBV năm 2001, như „Bộ tiêu chí và cơ sở dữ liệu giám sát PTBV ở

Việt Nam“ do Bộ KH&ĐT, UNDP, DANDA, SIDA thực hiện trong khuôn khổ

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 5

VIE/01/021 (2006). Qua nghiên cứu thí điểm ở nhiều nước, mô hình này (2001)

đã xuất hiện một số điểm yếu và do đó Uỷ ban PTBV đã xuất bản bộ chỉ tiêu sửa

đổi vào năm 2007. Sự thay đổi này nhằm nhấn mạnh tính liên ngành, đa lĩnh vực

và xuyên suốt của PTBV và nâng cao sự liên kết giữa các chủ đề này. Qua đó,

các chủ đề liên ngành như nghèo đói, tai biến thiên nhiên đã được đưa thêm vào

bộ chỉ tiêu. Tại Việt Nam hiện nay, chưa có địa phương nào xây dựng bộ chỉ tiêu

PTBV theo hướng dẫn năm 2007 của Uỷ ban PTBV, các Bộ chỉ tiêu giám sát,

đánh giá PTVB do Thủ tướng chính phủ ban hành cũng chưa kế thừa được

nghiên cứu của Bộ KH&ĐT và các tổ chức quốc tế đề xuất trong Dự án

VIE/01/021 (2006), nghiên cứu này có lẽ là nghiên cứu đầu tiên sử hướng dẫn

của Ủy Ban PTBV, LHQ (2007) để xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV .

- Địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, nơi có đặc thù rất riêng biệt cả về vị trí

địa chính trị, kinh tế, con người, xã hội và môi trường (là vùng đầu nguồn quan

trọng của hệ thống sông Nam Trung bộ, Đồng Nai và các phụ lưu của sông Mê

Kông; là nơi sinh sống của các dân tộc bản địa đặc trưng; là nơi có nhiêu mẫu

thuẫn trong sử dụng đất và nước và là nơi có sự đa dạng sinh học cao) vẫn chưa

có bộ chỉ tiêu để đánh giá và giám sát quá trình phát triển hướng tới bền vững.

- Chưa có một hệ thống thông tin (HTTT) với một CSDL, với các modul

tính toán chỉ tiêu, các modul trợ giúp đánh giá tự động để hỗ trợ cho sự thành

công của việc xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV.

Để triển khai các bước tiếp theo, đề tài đã xây dựng một “khung

logic”thực hiện (xem hình 1). Trong khung logic này chú ý đến logic tiến hành

xây dựng Bộ chỉ tiêu và các kết quả cần đạt được trong từng bước. Ở các phần

sau của mục I, các tác giả trình bày lần lượt các bước nghiên cứu từ 2 đến 4,

bước 1 đã trình bày tại mục này (I.1).

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 6

Các bước nghiên cứu Kết quả

Đề xuất giải pháp PTBV

Đánh giá hiện trạng

PTBV Tây Nguyên

Xây dựng danh sách bộ

chỉ tiêu PTBV và tính

toán các giá trị của bộ chỉ

tiêu

Tổng quan tài liệu, lựa

chọn mô hình khái niệm

Hình 1. Logic xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV Tây Nguyên

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 7

I.2. Xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV Tây Nguyên và phương pháp tiến hành

So sánh Bộ chỉ tiêu LHQ (2007), với các Bộ chỉ tiêu trong nước để đề

xuất Bộ chỉ tiêu bước đầu của Đề tài theo logic trình bày tại hình 2. Hàng ngang

thể hiện mức độ phù hợp về nội dung của các chỉ tiêu, cột dọc thể hiện sự đáp

ứng về số liệu.

Hình 2. Logic xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV sơ bộ

Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu đã có chia ra các chỉ tiêu được sử dụng, các

chỉ tiêu sử dụng có thay đổi và các chỉ tiêu của tập thể tác giả Đề tài bổ sung

thêm, một danh sách các chỉ tiêu bước đầu được đề xuất. Bộ chỉ tiêu này kết hợp

là sự kết hợp giữa khách quan của các bộ chỉ tiêu đã có và ý kiến chủ quan của

tập thể tác giả. Danh các chỉ tiêu PTBV sách này được đưa đi xin ý kiến của 5

tỉnh Tây Nguyên bằng các Hội thảo tại các tỉnh được tổ chức từ ngày 10/2 - 20/2

năm 2012. Sau khi có ý kiến của địa phương tập thể tác giả đề xuất một danh

sách gồm 113 các chỉ tiêu. Bộ chỉ tiêu này đã khách quan hơn, phù hợp với điều

kiện của lãnh thổ Tây Nguyên hơn.

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 8

Để tiến thêm một bước khách quan hơn và sát với địa phương hơn, danh

sách 113 chỉ tiêu này được gửi tham vấn 61 các chuyên gia trong và ngoài nước

bằng các phiếu hỏi và xử lý bằng phương pháp Delphi. Phương pháp Delphi là

một phương pháp hệ thống, tương tác để lựa chọn dựa trên một bảng tham vấn ý

kiến các chuyên gia qua nhiều vòng, cho đến khi hội tụ Md trên 3,5 và Q dưới

0,5. Do số lượng các chỉ tiêu đề xuất nhiều (113 chỉ tiêu) bao quát toàn bộ các

khía cạnh của PTBV, số chuyên gia được tham vấn nhiều, các chuyên gia lại có

chuyên môn khác nhau, cho nên khó có thể sử dụng phương pháp Delphi nhiều

vòng như lý thuyết. Vòng 1, trong số 113 chỉ tiêu có 63 chỉ tiêu được chọn (đáp

ứng yêu cầu Md trên 3,5 và Q dưới 0,5). Vòng 2 các tác giả đã tiến hành tham

khảo ý kiến của 10 chuyên gia chọn lọc. Trong số 10 chuyên gia này có 3 chuyên

gia quốc tế là tác giả của Hướng dẫn xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV của LHQ, hoặc

là tham gia dự án Dự án VIE/01/021.

Hình 3. Logic xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV Tây Nguyên

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 9

Bảng 1. Danh sách bộ chỉ tiêu PTBV Tây Nguyên và mối quan hệ chẩn đoán của chúng

T

T

Bộ chỉ tiêu Kinh

tế Xã hội

Môi

trường

Cấp vùng

C

p

tỉ

n

h

C

p

h

u

y

n

Phát

tri

ển k

inh t

ế Q

uan

hệ

kin

h t

ế quốc

tế

Phư

ơng t

hứ

c sả

n x

uất

tiêu

dùng

M

ức

sống

Quản

trị

S

ức

kh

ỏe

Giá

o d

ục,

văn

a D

ân s

Thiê

n t

ai

Khí

quyển

Đ

ất đ

ai

Tài

ng

uyên

ớc

Đa

dạn

g s

inh h

ọc

1. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người

(VNĐ/người) V -

GDP xanh bình quân đầu người (VNĐ) V -

2. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản

phẩm trên địa bàn (%) V -

3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) V -

4. Tỷ lệ thu ngân sách địa bàn/tổng ngân sách (%) V V

5. Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số (%) V V

6. Tỷ lệ lao động người dân tộc đang làm việc so với tổng

dân số người dân tộc (%) V V

7. Năng suất lao động trên địa bàn (VNĐ/lao động) V V

8. Tỷ lệ nữ lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp (%) V V

9. Số thuê bao internet/1 vạn dân V V

10. Doanh thu dịch vụ du lịch/GDP (%) V -

11. Tỷ lệ ODA/GDP (%) V -

12. Tỷ lệ FDI/GDP (%) V -

13. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt/khối

lượng phân bón sử dụng trong trồng trọt (VNĐ/kg) V V

14.

Số kw điện sử dụng khu vực công nghiệp và xây

dựng/GDP khu vực công nghiệp và xây dựng (kw/triệu

đồng)

V -

15. Số kw điện sử dụng khu vực nông lâm thủy sản/ GDP khu

vực nông lâm thủy sản (kw/triệu đồng) V -

16. Số kw điện sử dụng khu vực dịch vụ - du lịch/GDP khu V -

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 10

vực dịch vụ - du lịch (kw/triệu đồng)

17. Tỷ lệ chất thải nguy hại đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia tương ứng (%) V V

18. Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy

chuẩn quốc gia tương ứng (%) V V

19. Tỷ lệ hành khách vận chuyển bằng đường bộ/tổng hành

khách vận chuyển (%) V -

20. Tỷ lệ hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ/tổng hàng hóa

vận chuyển (%) V -

21. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn (%) V V

22. Tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc thiểu số (%) V V

23.

Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của 20% hộ có

thu nhập cao nhất so với 20% hộ có thu nhập thấp nhất

(lần)

V -

24. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (%) V V

25. Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch (%) V V

26. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch (%) V V

27. Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn dùng điện sinh hoạt (%) V V

28. Tỷ lệ hộ dân thành thị sống ở nhà phi kiên cố (%) V V

29. Số bị cáo đã xét xử là cán bộ, công chức/1 nghìn cán bộ,

công chức V V

30. Số bị cáo mới thụ lý/1 vạn dân V V

31. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (‰) V V

32. Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc dưới 5 tuổi (‰) V -

33. Tỷ lệ giường bệnh bình quân trên 1000 người V V

34. Tỷ lệ bác sỹ bình quân trên 1000 người V V

35. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại

vắc xin (%) V V

36. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi (dân tộc thiểu số) được tiêm

chủng đầy đủ các loại vắc xin (%) V -

37. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi (%) V V

38. Tỷ lệ trẻ em (dân tộc thiểu số) dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

cân nặng/tuổi (%) V -

39. Tỷ lệ tử vong do sốt rét bình quân trên 1000 người V V

40. Tỷ lệ tử vong do sốt rét (người dân tộc) bình quân trên

1000 người người dân tộc V -

41. Tỷ lệ người nhiễm HIV bình quân trên 1000 người V -

42. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh (năm) V -

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 11

43. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học (%) V -

44. Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học (%) V -

45. Tỷ lệ dân số học hết THPT hoặc cao hơn (%) V V

46. Tỷ lệ người lớn mù chữ (%) V V

47. Tỷ lệ làng văn hóa (%) V V

48. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên (%) V V

49. Tỷ suất tăng dân số cơ học (%) V V

50. Tỷ lệ dân số sống trong vùng có nguy cơ bị thiên tai (%) V V

51. Tổn thất về người do thiên tai/1 vạn dân (%) V V

52. Tổn thất về kinh tế do thiên tai/GDP (%) V V

53. Lượng thải CO2 của ngành công nghiệp (m3) V V

54. Tỷ lệ mẫu đo hàm lượng bụi trong không khí tại các điểm

tiêu biểu vượt quy chuẩn quốc gia (%) V V

55. Tỷ lệ mẫu đo hàm lượng SO2 trong không khí tại các điểm

tiêu biểu vượt quy chuẩn quốc gia (%) V V

56. Tỷ lệ mẫu đo hàm lượng NO2 trong không khí tại các

điểm tiêu biểu vượt quy chuẩn quốc gia (%) V V

57. Tỷ lệ mẫu đo mức độ ồn tại các điểm tiêu biểu vượt quy

chuẩn quốc gia (%) V V

58. Tỷ lệ thay đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp (Sau 5

năm) (%) V V

59. Tỷ lệ thay đổi diện tích đất lâm nghiệp có rừng (Sau 5

năm) (%) V V

60. Xói mòn đất thực tế (tấn/ha/năm) V V

61. Tỷ lệ diện tích hạn nặng (chỉ số khô hạn (SPI) < -1,5) (%) V -

62. Tỷ lệ diện tích trồng cây nông nghiệp hàng năm/diện tích

đất phù hợp canh tác (%) V V

63. Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp được tưới (%) V -

64. Tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên/Diện tích đất cần bảo vệ

rừng (%) V V

65. Tỷ lệ diện tích rừng trồng và cây công nghiệp dài ngày/

Diện tích đất cần che phủ bởi rừng (%) V V

66. Tỷ lệ diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý (%) V V

67. Tỷ lệ sử dụng tài nguyên nước so với tổng trữ lượng nước

(%) V -

68. Tỷ lệ lượng nước được sử dụng cho các hoạt động kinh

tế/GDP (l/VNĐ) V -

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 12

69.

Tỷ lệ mẫu phân tích Feacal Coliform trong nước mặt tại

các điểm tiêu biểu có nồng độ vượt quy chuẩn quốc gia

(%)

V V

70. Tỷ lệ mẫu phân tích BOD nước mặt tại các điểm tiêu biểu

có nồng độ vượt quy chuẩn quốc gia (%) V V

71. Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn trên diện tích rừng tự nhiên

(%) - -

72. Tỷ suất thay đổi diện tích hệ sinh thái rừng khộp (%) - -

73. Tỷ suất thay đổi diện tích hệ sinh thái rừng lá rộng thường

xanh (%) - -

74. Mức độ phân mảnh của các hệ sinh thái rừng - -

75. Biến động số lượng taxon về mức độ đe dọa của các taxon

đó trong sách đỏ (%) - -

76. Tỷ lệ loài đặc hữu của Tây Nguyên/tổng số loài ở Việt

Nam (%) - -

77. Tỷ lệ loài ngoại lai xâm nhập vào lãnh thổ Tây Nguyên

(%) - -

Liên kết chẩn đoán chính Liên kết chẩn đoán phụ

V: Chỉ tiêu được xây dựng cho cấp tỉnh hoặc huyện; -: Chỉ tiêu không được xây dựng cho cấp tỉnh hoặc huyện

Chúng tôi được tư vấn qua email và qua hệ thống Skype. Bảy chuyên gia

khác của Việt Nam được chúng tôi lựa chọn vì cho rằng họ là những người am

hiểu sâu sắc về chỉ tiêu PTBV và lãnh thổ Tây Nguyên và độc lập với các tác giả

của Đề tài. Việc tham khảo ý kiến của 10 chuyên gia "túi khôn" tập trung vào 50

chỉ tiêu chưa hội tụ đủ điều kiện của phương pháp Delphi. "Túi khôn" đã cùng

tập thể tác giả chọn thêm 14 chỉ tiêu. Bộ chỉ tiêu PTBV Tây nguyên được xây

dựng gồm có 77 chỉ tiêu cấp vùng, 70 chỉ tiêu cấp tỉnh và 49 chỉ tiêu cấp huyện

(bảng 1). Logic xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV Tây Nguyên trình bày ở hình 3.

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 13

Hình 4. Cấu trúc phần mềm sử dụng sử dụng để hổ trợ cho tính toán, phân tích và đánh

giá PTVB Tây Nguyên

Cơ sở dữ liệu

- Thông tin mô tả chỉ tiêu - Giá trị chỉ tiêu và giá trị đã phi thứ nguyên hóa - Các thông tin liên quan: nguồn tài liệu, phương pháp tính ...

Đầu vào: - Danh sách bộ chỉ tiêu

- Giá trị chỉ tiêu và các bản đồ thể hiện giá trị chỉ tiêu

1)Modul quản lý và nhập liệu

- Cập nhật danh sách chỉ tiêu

- Cập nhật giá trị chỉ tiêu và các thông tin đính kèm

2) Modul phi thứ nguyên hóa

Tự động chuẩn hóa giá trị chỉ tiêu theo thang đo 0 - 1

3) Modul Truy vấn, tìm

kiếm dữ liệu

4) Modul vẽ biểu đồ

- Vẽ theo các dạng điểm, đường, cột và hoa gió.

- Vẽ dựa trên đơn vị hành chính, năm và chỉ tiêu lựa chọn. - Vẽ để so sánh theo tỉnh (huyện) hoặc theo năm.

6) Modul Xuất dữ liệu

Đầu ra

- Bảng excel - Các biểu đồ - Các bản đồ

5) Modul vẽ bản đồ Các bản đồ xu thế phân bố giá trị chỉ tiêu theo năm

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 14

I.3. Tính toán các giá trị thực tế, các giá trị ngưỡng (giá trị tới hạn, giá trị mục

tiêu), các giá trị đã chuẩn hóa của các chỉ tiêu cho các mức nghiên cứu (toàn

vùng, tỉnh và huyện)

Các giá trị thực tế được tính toán trên cơ sở các nguồn số liệu: 1) Số liệu

thống kê của Tổng cục thống kê, các bộ Y tế, Giáo dục… công bố, số liệu thống

kê do các Chi cục thống kê địa phương cung cấp; 2) Số liệu do các đề tài trong

Chương trình Tây Nguyên 3 cung cấp; 3) Số liệu do chính đề tài tính toán được

bằng nhiều phương pháp khác nhau, như sử dụng ảnh viễn thám, tính toán bằng

Hệ thống thông tin địa lý. Để tính toán các giá trị chuẩn hóa (phi thứ nguyên),

lập biểu bảng, vẽ đồ thị, quản lý dữ liệu đề tài đã xây dựng một phần mềm hỗ trợ

cho việc tính toán, phân tích và đánh giá PTBV Tây Nguyên. Sơ đồ cấu trúc của

phần mềm trình bày tại hình 4.

I.4. Đánh giá hiện trạng PTBV của các địa phương và đề xuất các giải pháp

PTBV

1.4.1. Một số khái niệm và nguyên tắc đánh giá hiện trạng PTBV Tây Nguyên

Việc đánh giá hiện trạng PTBV của Tây Nguyên tuân theo một số tiêu chí

sau:

- Về định nghĩa: Đánh giá hiện trạng kinh tế, xã hội và môi trường là việc

đánh giá thông qua các giá trị thực tế của các chỉ tiêu PTBV; Đánh giá hiện trạng

PTBV về kinh tế, xã hội và môi trường là đánh giá thông qua các giá trị chuẩn

hóa của các chỉ tiêu PTBV.

- Thời đoạn đánh giá: Cả hiện trạng và hiện trạng bền vững kinh tế, xã hội

và môi trường đều được đánh giá hàng năm, cho một giai đoạn nhất định (ngắn

hạn và dài hạn). Những giá trị ngưỡng của các chỉ tiêu được lấy từ quy hoạch

của các địa phương, các ngành và quốc gia có thời đoạn đánh giá đến năm 2020,

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 15

tương ứng với thời gian quy hoạch. Các chỉ tiêu có giá trị ngưỡng được lấy từ

các quy chuẩn quốc gia, quốc tế và tài liệu khoa học sẽ đánh giá cho mục tiêu dài

hạn (phần lớn các chỉ tiêu lĩnh vực môi trường sẽ được đánh giá cho thời gian

dài hạn).

- Về cách tổng hợp các chỉ số PTBV: Các giá trị được tổng hợp từ các giá

trị chuẩn hóa của các chỉ tiêu theo chủ đề (13 chủ đề), theo lĩnh vực (3 lĩnh vực)

và chung được gọi là các chỉ số PTBV. Các giá trị của các chỉ tiêu, các chỉ số

PTBV được sử dụng để đánh giá PTBV cho Tây Nguyên (xem hình 1).

- Về mức độ bền vững: Các giá trị chuẩn hóa dao động từ 0 đến 1. Giá trị

0 là không bền vững, giá trị 1 là bền vững. Do số liệu Đề tài có được (2005-

2012), so với mục tiêu cần đạt được đến năm 2020 nằm ở khoảng giữa, cho nên

các tác giả giả thiết rằng: nếu các chỉ tiêu nào đạt được trên 0,5 là bền vững, các

giá trị nằm dưới 0,5 là chưa bền vững.

- Về mức độ “báo động” của các chỉ tiêu: Trong các chuỗi giá trị chuẩn

hóa, các chỉ tiêu có giá trị dưới 0,5 được coi là không “báo động” nếu chúng có

xu thế tăng liên tục qua các năm và các năm cuối (2011, 2012) đã vượt qua

ngưỡng 0,5. Những chỉ tiêu có giá trị có giá trị chuẩn hóa nhỏ, hoặc có mức độ

thay đổi không ổn định, còn dưới 0,5 thì được cho là “báo động”.

1.4.2. Các kết quả đánh giá chính

1.4.2.1. Kết quả đánh giá PTBV Tây Nguyên theo giá trị các chỉ số PTBV

Chỉ số PTBV chung của Tây Nguyên có giá trị 0,47 (bảng 2) gần đạt được

sự bền vững, trong 3 lĩnh vực chỉ số PTBV môi trường có giá trị 0,57 (trên mức

bền vững), xã hội 0,45 và kinh tế 0,32 (cả hai đều dưới mức bền vững).

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 16

Bảng 2. Chỉ số PTBV chung và theo 3 lĩnh vực (giá trị chuẩn hóa trung bình của giai đoạn 2005-

2012)

Chỉ số PTBV chung

Chỉ số PTBV theo 3 lĩnh vực

Kinh tế Xã hội Môi trường

Tây Nguyên 0,47 0,32 0,45 0,57

Kon Tum 0,5 0,26 0,49 0,63

Gia Lai 0,47 0,36 0,43 0,59

Đăk Lăk 0,46 0,28 0,40 0,60

Đăk Nông 0,46 0,29 0,46 0,67

Lâm Đồng 0,53 0,38 0,55 0,60

Buôn Hồ 0,46 0,31 0,38 0,68

Ngọc Hồi 0,56 0,58 0,54 0,77

Nếu xét thêm về giá trị của của các lĩnh vực (bảng 2) thấy rằng tất cả các

tỉnh và Tây Nguyên nói chung chỉ số PTBV về môi trường đều trên ngưỡng bền

vững (Gia Lai thấp nhất đạt 0, 59, cao nhất Kon Tum đạt 0,63). Về lĩnh vực xã

hội chỉ có Lâm Đồng trên mức bền vững (0,55) và Kon Tum gần mức bền vững

(0,49), các tỉnh còn lại đều dưới mức bền vững và lần lượt Đắk Nông 0,46, Gia

Gia Lai 0,43 và Đắk Lắk 0, 40. Về kinh tế tất cả các tỉnh Tây Nguyên đều

nằm dưới mức bền vững, lần lượt từ trên xuống dưới như sau: Lâm Đồng 0,38;

Gia Lai 0,36; Đắk Nông 0,29; Đắk Lắk 0, 28 và Kon Tum 0,26. Trong hai thị xã

nghiên cứu chỉ số PTBV về kinh tế của Ngọc Hồi đạt 0,58 (trên mức bề vững),

trong khi đó Buôn Hồ chỉ đạt giá trị 0,31.

Trong các tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng có chỉ số PTVB chung cao nhất

đạt 0,53 và Kon Tum 0,50 (trên mức bền vững), trong khi đó chỉ số PTBV của

các tỉnh còn lại đều có giá trị dưới mức bền vững, cụ thể: Gia Lai 4,7; Đắk Lắk

và Đắk Nông đạt 0,46 (bảng 2). Tuy nhiên, nếu xét cả 3 lĩnh vực thì Lâm Đồng

có vẻ bền vững hơn cả, do có chỉ số bền vững về xã hội và kinh tế đều dẫn đầu

Tây Nguyên và có 2 chỉ số về xã hội và môi trường trên mức bền vững. Trong

khi đó, Kon Tum có chỉ số PTBV chung đạt 0,5 nhưng có chỉ số PTBV về kinh

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 17

tế thấp nhất trong vùng, nhưng do chỉ số PTBV về môi trường cao kéo lại. Như

vậy, có thể nói trong 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường của Tây Nguyên

thì môi trường hiện tại đang ở mức bền vững (0,57) và 5 tỉnh của vùng đều nằm

trên mức bền vững. Lĩnh vực xã hội dưới mức bền vững (0,45), tuy nhiên có hai

tỉnh Lâm Đông và Kon Tum đạt mức bền vững. Trong khi đó lĩnh vực kinh tế

kém bền vững nhất (0,32), đồng thời tất cả các tỉnh đều năm ở dưới mức bền

vững.

Trong hai thị xã được đề tài nghiên cứu thì Ngọc Hồi có chỉ số PTBV

chung đạt 0,56 (trên mức bền vững) với các chỉ số PTBV của 3 lĩnh vực đều cao

hơn mức bề vững. Trong khi đó, giá trị chỉ số PTBV của Buôn Hồ dưới mức bền

vững (0,46), trong số 3 lĩnh vực chỉ có lĩnh vực môi trường có chỉ số PTBV trên

mức bền vững (bảng 2).

Từ các kết quả tính toán các giá trị của các chỉ số PTBV theo 13 chủ đề

(trình bày tại bảng 3) có thể đánh giá: 1) Trong 13 chủ đề, 2 chủ đề về thiên tai

và khí quyển có chỉ số PTBV cao nhất 0,74 và 0,81. Chỉ số PTBV của 2 chủ đề

này ở các tỉnh Tây Nguyên cũng đạt giá trị cao và trên mức bền vững (xem bảng

3 và hình 5); 2) Các chủ đề mức sống, sức khỏe, dân số, tài nguyên nước và đa

dạng sinh học có chỉ số PTBV trên mức PTBV (trên 0,5). Giá trị các chỉ số trên

không đồng đều ở các tỉnh Tây Nguyên, mỗi chỉ số có ít nhất 1 đến 2 tỉnh chưa

đạt mức bền vững. 3) Những chủ đề còn lại (phát triển kinh tế, quan hệ quốc tế,

phương thức sản xuất và tiêu dùng, quản trị, giáo dục và văn hóa, đất đai đều có

chỉ số PTBV dưới mức bền vững. Đặc biệt thấp là chỉ số phương thức sản xuất

và tiêu dùng, tiếp đến là quản trị và giáo dục văn hóa (xem bảng 3, hình 5).

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 18

Bảng 3. Chỉ số PTBV theo 13 chủ đề (giá trị chuẩn hóa trung bình của giai đoạn 2005-2012)

TT Địa danh

Chủ đề

Tây

Nguyên

Kon

Tum

Gia

Lai

Đăk

Lăk

Đăk

Nông

Lâm

Đồng

Buôn

Hồ

Ngọc

Hồi

1. Phát triển kinh tế 0,46 0,43 0,46 0,49 0,38 0,52 0,16 -

2. Quan hệ kinh tế

quốc tế

0,38 0,33 0,42 0,34 0,36 0,43 0,46 0,58

3. Phương thức sản

xuất và tiêu dùng

0,13 0,02 0,20 - 0,12 0,20 - -

4. Mức sống 0,54 0,65 0,55 0,47 0,45 0,58 0,51 0,56

5. Trật tự, an toàn

xã hội

0,30 0,41 0,23 0,21 0,34 0,29 0,19 0,71

6. Sức khỏe 0,57 0,66 0,57 0,48 0,51 0,64 0,30 0,45

7. Giáo dục 0,34 0,32 0,21 0,36 0,27 0,53 0,44 0,56

8. Dân số 0,58 0,40 0,61 0,49 0,72 0,71 0,44 0,44

9. Thiên tai 0,74 0,76 0,69 0,76 0,76 0,75 0,73 0,86

10. Khí quyển 0,80 0,69 0,77 0,86 0,82 0,86 0,94 1

11. Đất đai 0,41 0,44 0,39 0,46 0,38 0,37 0,40 0,21

12. Tài nguyên nước

ngọt

0,52 0,61 0,51 0,33 0,72 0,41 0,63 1

13. Đa dạng sinh học 0,55 - - - - - - -

1.4.2.2. Kết quả đánh giá PTBV Tây Nguyên theo giá trị chuẩn hóa (phi thứ

nguyên hóa) của các chỉ tiêu PTBV

Giá trị trung bình chuẩn hóa cho giai đoạn 2005-2012 có sự thay đổi (biến

thiên) lớn giữa các chỉ tiêu. Các hình từ 6-21 thể hiện sự thay đổi giá trị các chỉ

tiêu PTBV của Tây Nguyên, 5 tỉnh và 2 huyện (trung bình và theo năm).

Hình 5. Chỉ số PTBV theo 13 chủ đề của 5 tỉnh Tây Nguyên

00.10.20.30.40.50.60.70.80.9

1

Phát triển

kinh tế

Quan hệ

kinh tế

quốc tế

Phương

thức sản

xuất và tiêu dùng

Mức

sống

Quản trị Sức khỏe Giáo

dục, văn

hóa

Dân số Thiên tai Khí

quyển

Đất đai Tài

nguyên

nước ngọt

Kon Tum Gia Lai Đăk Lăk Đăk Nông Lâm Đồng

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 19

Hình 6. Đồ thị hoa gió giá trị các chỉ tiêu PTBV của toàn vùng Tây Nguyên 2009-2012

Hình 7. Giá trị các chỉ số PTBV Tây Nguyên theo các lĩnh vực

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 20

Hình 8. Đồ thị hoa gió giá trị trung bình 2008-2012 của tỉnh Kon Tum

Hình 9. Giá trị các chỉ số PTBV tỉnh Kon Tum theo các lĩnh vực

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 21

Hình 10. Đồ thị hoa gió giá trị trung bình của tỉnh Gia Lai

Hình 11. Giá trị các chỉ số PTBV tỉnh Gia Lai theo các lĩnh vực

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 22

Hình 12. Đồ thị hoa gió giá trị trung bình 2008-2012 của tỉnh Đắk Lắk

Hình 13. Giá trị các chỉ số PTBV tỉnh Đắk Lắk theo các lĩnh vực

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 23

Hình 14. Đồ thị hoa gió giá trị trung bình của tỉnh Đắk Nông

Hình 15. Giá trị các chỉ số PTBV tỉnh Đắk Nông theo các lĩnh vực

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 24

Hình 16. Đồ thị hoa gió giá trị trung bình giai đoạn 2008-2012 của tỉnh Lâm Đồng

Hình 17. Giá trị các chỉ số PTBV tỉnh Lâm Đồng theo các lĩnh vực

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 25

Hình 18. Đồ thị hoa gió giá trị chuẩn hóa trung bình giai đoạn 2005 -2012 của thị xã Buôn Hồ

Hình 19. Giá trị các chỉ số PTBV thị xã Buôn Hồ theo các lĩnh vực

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 26

Hình 20. Đồ thị hoa gió giá trị các chỉ tiêu PTBV của huyện Ngọc Hồi 2009-2012

Hình 21. Giá trị các chỉ số PTBV huyện Ngọc Hồi theo các lĩnh vực

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 27

Đối với Tây Nguyên, trong tổng số 77 chỉ tiêu PTBV Tây nguyên, có 67

chỉ tiêu có số liệu, trong đó có 31 chỉ tiêu đạt tiêu chí bền vững (trên 0,5), chiếm

46% và 36 chỉ tiêu chưa bền vững (dưới 0,5), chiếm 54%. Giá trị thay đổi lớn

của các chỉ tiêu làm cho sơ đồ “mạng nhiện” mô tả tổng thể PTBV không “tròn”,

có hình “răng cưa” rất không đều.

Đối với 5 tỉnh Tây Nguyên: Lâm Đồng có nhiều chỉ tiêu đạt mức bền

vững nhất trong các tỉnh (35/67, chiếm tới 52%) và giá trị trung bình của các chỉ

tiêu đạt 0,52; tiếp đó là Kon Tum có 30 chỉ tiêu đạt mức bền vững, giá trị trung

bình đạt 0,49; Gia Lai và Đăk Nông cùng có 28 chỉ tiêu đạt mức bền vững, giá

trị bền vững trung bình của 2 tỉnh lần lượt là 0,475 và 0,460; thấp nhất là Đăk

Lăk chỉ có 27 chỉ tiêu đạt mức bền vững, tuy nhiên giá trị bền vững trung bình

cao hơn Đắk Nông đạt gần 0,47.

1.4.2.3. Kết quả đánh giá PTBV Tây Nguyên theo theo mức độ báo động của các

chỉ tiêu

Hầu hết các chủ đề PTBV Tây Nguyên đều có chỉ tiêu có giá trị “báo

động”, trừ chủ đề thiên tai (xem bảng 4).

Bảng 4. Các chủ đề có chỉ tiêu ở mức “báo động”

TT Địa danh

Chủ đề

Tây

Nguyên

Kon

Tum

Gia

Lai

Đăk

Lăk

Đăk

Nông

Lâm

Đồng

Buôn

Hồ

Ngọc

Hồi

1. Phát triển kinh tế x x x x x x x x

2. Quan hệ kinh tế

quốc tế

x x x x x x - -

3. Phương thức sản

xuất và tiêu dùng

x x x x x x x x

4. Mức sống x x x x x x x x

5. Quản trị x x x x x x x x

6. Sức khỏe x x x x x x x x

7. Giáo dục x x x x x x x x

8. Dân số x x x

9. Thiên tai

10. Khí quyển x x

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 28

11. Đất đai x x x x x x x x

12. Tài nguyên nước

ngọt

x x x x x x - -

13. Đa dạng sinh học x - - - - - - -

Các chỉ tiêu có giá trị chuẩn hóa thấp, xu thế thay đổi khó có thể vượt lên

trên mức bền vững (trên 0,5) trong thời gian tới, được coi có mức “báo động”.

Danh sách những chỉ tiêu này được trình bày tại bảng 5. Đề tài coi việc đề xuất

các giải pháp để “kích” sự tăng trưởng của các chỉ tiêu này, chính là các giải

pháp hỗ trợ cho quá trình phát triển hướng tới bền vững của Tây Nguyên.

Bảng 5. Tên các chỉ tiêu nằm ở mức báo động

Địa

danh

Các chỉ tiêu ở mức báo động

Tây

Nguyên

(1) Tổng sản phẩm trên địa bàn/ đầu người; (4) Tỉ lệ thu ngân sách địa bàn/ tổng ngân

sách; (7) Năng suất lao động xã hội; (9) Số thuê bao internet trên 1 vạn dân; (10)

Doanh thu dịch vụ du lịch/GDP; (12) Tỉ lệ FDI/GDP; (13) Giá trị sản phẩm thu hoạch

trên 1ha đất trồng trọt/khối lượng phân bón sử dụng trong trồng trọt; (15) Số kw điện

sử dụng khu vực N-L-TS/GPD khu vực N-L-TS; (17) Tỉ lệ chất thải nguy hại đã xử lí

đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia tương ứng; (19) Tỉ lệ hành khách vận

chuyển bằng đường bộ/TS hành khách vận chuyển; (20) Tỷ lệ hàng hóa vận chuyển

bằng đường bộ/tổng hàng hóa vận chuyển;

(22) Tỉ lệ hộ nghèo của dân tộc thiểu số; (23) Chênh lệch thu nhập bình quân đầu

người của 20% hộ có thu nhập cao nhất so ới 20% số hộ có thu nhập thấp nhất; (25)

Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch; (29) Số bị cáo đã xét xử là cán bộ,

công chức / 1 nghìn cán bộ, công chức; (30) Số bị cáo mới thụ lí/1 vạn dân; (34) Tỉ lệ

bác sĩ bình quân trên 1 vạn dân;(42) Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh; (43). Tỉ lệ

học sinh hoàn thành cấp tiểu học; (45) Tỉ lệ dân số học hết THPT hoặc cao hơn; (46)

Tỉ lệ người lớn mù chữ; (47) Tỉ lệ làng văn hóa;

(58) Tỉ lệ thay đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp (sau 5 năm); (59) Tỉ lệ thay đổi

diện tích đất lâm nghiệp có rừng (sau 5 năm); (60) Xói mòn đất thực tế; (63) Tỷ lệ đất

sản xuất nông nghiệp được tưới; (64) Tỉ lệ diện tích rừng tự nhiên/ diện tích đất cần

bảo vệ rừng; (65) Tỉ lệ diện tích rừng trồng và cây công nghiệp dài ngày/ diện tích

phù hợp phát triển rừng; (66) Tỷ lệ diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý; (70)

Tỉ lệ mẫu phân tích BOD nước mặt tại các điểm tiêu biểu có nồng độ vượt quy chuẩn

quốc tế; (72) Tỷ suất thay đổi diện tích hệ sinh thái rừng khộp; (73) Tỷ suất thay đổi

diện tích hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh.

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 29

Kon

Tum

(1) Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người; (9) Số thuê bao internet/1 vạn

dân (10) Doanh thu dịch vụ du lịch/GDP; (12) Tỷ lệ FDI/GDP; (13) Giá trị sản phẩm

thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt/khối lượng phân bón sử dụng trong trồng trọt; (15)

Số kw điện sử dụng khu vực nông lâm thủy sản/GDP khu vực nông lâm thủy sản;

(19) Tỷ lệ hành khách vận chuyển bằng đường bộ/tổng hành khách vận chuyển; (20)

Tỷ lệ hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ/tổng hàng hóa vận chuyển;

(23) Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của 20% hộ có thu nhập cao nhất so

với 20% hộ có thu nhập thấp nhất; (24) Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ

sinh; (30) Số bị cáo mới thụ lý/1 vạn dân; (37) Tỷ lệ tre em < 5 tuôi suy dinh dương

cân năng/tuổi; (42) Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh (năm); (45) Tỷ lệ dân số học

hết THPT hoặc cao hơn; (46) Tỷ lệ người lớn mù chữ ; (47) Tỷ lệ làng văn hóa; (48)

Tỷ suất tăng dân số tự nhiên; (49) Tỷ suất tăng dân số cơ học

(57) Tỷ lệ mẫu đo Mức độ ồn tại các điểm tiêu biểu vượt quy chuẩn quốc gia; (58)

Tỷ lệ thay đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp (Sau 5 năm); (60) Xói mòn đất thực

tế; (63) Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp được tưới; (65) Tỷ lệ diện tích rừng trồng và

cây công nghiệp dài ngày/ Diện tích phù hợp phát triển rừng sản xuất; (69) Tỷ lệ mẫu

phân tích Feacal Coliform trong nước mặt tại các điểm tiêu biểu có nồng độ vượt quy

chuẩn quốc gia

Gia Lai (1) Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người; (4) Tỷ lệ thu ngân sách địa

bàn/tổng ngân sách; (9) Số thuê bao internet/1 vạn dân; (10) Doanh thu dịch vụ du

lịch/GDP; (12) Tỷ lệ FDI/GDP; (13) Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng

trọt/khối lượng phân bón sử dụng trong trồng trọt; (15) Số kw điện sử dụng khu vực

nông lâm thủy sản/GDP khu vực nông lâm thủy sản; (19) Tỷ lệ hành khách vận

chuyển bằng đường bộ/tổng hành khách vận chuyển; (20) Tỷ lệ hàng hóa vận chuyển

bằng đường bộ/tổng hàng hóa vận chuyển.

(23) Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của 20% hộ có thu nhập cao nhất so

với 20% hộ có thu nhập thấp nhất; (24) Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ

sinh; (25) Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch; (29) Số bị cáo đã xét xử là

cán bộ, công chức/1 nghìn cán bộ, công chức; (30) Số bị cáo mới thụ lý/1 vạn dân;

(34) Tỷ lệ bác sỹ bình quân trên 1 vạn dân; (37) Tỷ lệ tre em < 5 tuôi suy dinh dương

cân năng /tuổi; (42) Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh (năm); (43) Tỷ lệ học sinh

hoàn thành cấp tiểu học; (45) Tỷ lệ dân số học hết THPT hoặc cao hơn; (46) Tỷ lệ

người lớn mù chữ; (47) Tỷ lệ làng văn hóa

(59) Tỷ lệ thay đổi diện tích đất lâm nghiệp có rừng (Sau 5 năm); (60) Xói mòn đất

thực tế; (63) Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp được tưới; (65) Tỷ lệ diện tích rừng

trồng và cây công nghiệp dài ngày/ Diện tích phù hợp phát triển rừng sản xuất; (66)

Tỷ lệ diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý; (70) Tỷ lệ mẫu phân tích BOD nước

mặt tại các điểm tiêu biểu có nồng độ vượt quy chuẩn quốc gia

Đăk

Lăk

(1) Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người; (2) Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển

trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn; (9) Số thuê bao internet/1 vạn dân;

(10) Doanh thu dịch vụ du lịch/GDP; (12) Tỷ lệ FDI/GDP; (13) Giá trị sản phẩm thu

hoạch trên 1ha đất trồng trọt/khối lượng phân bón sử dụng trong trồng trọt; (15) Số

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 30

kw điện sử dụng khu vực nông lâm thủy sản/ GDP khu vực nông lâm thủy sản; (19)

Tỷ lệ hành khách vận chuyển bằng đường bộ/tổng hành khách vận chuyển; (20) Tỷ lệ

hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ/tổng hàng hóa vận chuyển

(22) Tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc thiểu số; (23) Chênh lệch thu nhập bình quân đầu

người của 20% hộ có thu nhập cao nhất so với 20% hộ có thu nhập thấp nhất; (24) Tỷ

lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh; (25) Tỷ lệ dân số thành thị được cung

cấp nước sạch; (30) Số bị cáo mới thụ lý/1 vạn dân; (34) Tỷ lệ bác sỹ bình quân trên 1

vạn dân; (37) Tỷ lệ tre em < 5 tuôi suy dinh dương cân năng /tuổi; (41) Tỷ lệ người

nhiễm HIV bình quân trên 1 vạn dân; (42) Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh (năm);

(43) Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học; (45) Tỷ lệ dân số học hết THPT hoặc cao

hơn; (47) Tỷ lệ làng văn hóa.

(59) Tỷ lệ thay đổi diện tích đất lâm nghiệp có rừng (Sau 5 năm); (63) Tỷ lệ đất sản

xuất nông nghiệp được tưới; (66) Tỷ lệ diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý;

(70) Tỷ lệ mẫu phân tích BOD nước mặt tại các điểm tiêu biểu có nồng độ vượt quy

chuẩn quốc gia

Đăk

Nông

(1) Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người; (4) Tỷ lệ thu ngân sách địa

bàn/tổng ngân sách; (7) Năng suất lao động xã hội; (9) Số thuê bao internet/1 vạn

dân; (10) Doanh thu dịch vụ du lịch/GDP; (12) Tỷ lệ FDI/GDP; (13) Giá trị sản

phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt/khối lượng phân bón sử dụng trong trồng trọt;

(15) Số kw điện sử dụng khu vực nông lâm thủy sản/ GDP khu vực nông lâm thủy

sản; (17) Tỷ lệ chất thải nguy hại đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

tương ứng; (19) Tỷ lệ hành khách vận chuyển bằng đường bộ/tổng hành khách vận

chuyển; (20) Tỷ lệ hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ/tổng hàng hóa vận chuyển;

(22) Tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc thiểu số; (23) Chênh lệch thu nhập bình quân đầu

người của 20% hộ có thu nhập cao nhất so với 20% hộ có thu nhập thấp nhất; (25) Tỷ

lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch; (30) Số bị cáo mới thụ lý/1 vạn dân;

(34) Tỷ lệ bác sỹ bình quân trên 1 vạn dân; (37) Tỷ lệ tre em < 5 tuôi suy dinh dương

cân năng /tuổi; (42) Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh (năm); (43) Tỷ lệ học sinh

hoàn thành cấp tiểu học; (45) Tỷ lệ dân số học hết THPT hoặc cao hơn; (47) Tỷ lệ

làng văn hóa; (48) Tỷ suất tăng dân số tự nhiên

(58) Tỷ lệ thay đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp (Sau 5 năm); (59) Tỷ lệ thay

đổi diện tích đất lâm nghiệp có rừng (Sau 5 năm); (60) Xói mòn đất thực tế; (63) Tỷ

lệ đất sản xuất nông nghiệp được tưới; (65) Tỷ lệ diện tích rừng trồng và cây công

nghiệp dài ngày/ Diện tích phù hợp phát triển rừng sản xuất; (66) Tỷ lệ diện tích rừng

được cấp chứng chỉ quản lý; (70) Tỷ lệ mẫu phân tích BOD nước mặt tại các điểm

tiêu biểu có nồng độ vượt quy chuẩn quốc gia

Lâm

Đồng

(1) Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người; (9) Số thuê bao internet/1 vạn

dân; (10) Doanh thu dịch vụ du lịch/GDP; (12) Tỷ lệ FDI/GDP; (13) Giá trị sản

phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt/khối lượng phân bón sử dụng trong trồng trọt;

(17) Tỷ lệ chất thải nguy hại đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

tương ứng; (19) Tỷ lệ hành khách vận chuyển bằng đường bộ/tổng hành khách vận

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 31

chuyển; (20) Tỷ lệ hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ/tổng hàng hóa vận chuyển

(23) Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của 20% hộ có thu nhập cao nhất so

với 20% hộ có thu nhập thấp nhất; (25) Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước

sạch; (30) Số bị cáo mới thụ lý/1 vạn dân; (34) Tỷ lệ bác sỹ bình quân trên 1 vạn dân;

(42) Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh (năm); (46) Tỷ lệ người lớn mù chữ

(57) Tỷ lệ mẫu đo Mức độ ồn tại các điểm tiêu biểu vượt quy chuẩn quốc gia; (59) Tỷ

lệ thay đổi diện tích đất lâm nghiệp có rừng (Sau 5 năm); (60) Xói mòn đất thực tế;

(63) Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp được tưới; (64) Tỷ lệ diện tích rừng tự

nhiên/Diện tích đất cần bảo vệ rừng; (65) Tỷ lệ diện tích rừng trồng và cây công

nghiệp dài ngày/ Diện tích phù hợp phát triển rừng sản xuất; (66) Tỷ lệ diện tích rừng

được cấp chứng chỉ quản lý; (70) Tỷ lệ mẫu phân tích BOD nước mặt tại các điểm

tiêu biểu có nồng độ vượt quy chuẩn quốc gia

Buôn

Hồ

(5) Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số; (4) Tỷ lệ thu ngân sách địa

bàn/tổng ngân sách; (9) Số thuê bao internet/1 vạn dân; (17) Tỷ lệ chất thải nguy hại

đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

(22) Tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc thiểu số; (25) Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp

nước sạch (30) Số bị cáo mới thụ lý/1 vạn dân; (31) Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5

tuổi; (39) Tỷ lệ tử vong do sốt rét bình quân trên 1 vạn dân; (43) Tỷ lệ học sinh hoàn

thành cấp tiểu học; (45) Tỷ lệ dân số học hết THPT hoặc cao hơn;

(60) Xói mòn đất thực tế; (63) Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp được tưới; (66) Tỷ lệ

diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý; (70) Tỷ lệ mẫu phân tích BOD nước mặt

tại các điểm tiêu biểu có nồng độ vượt quy chuẩn quốc gia.

Ngọc

Hồi

(5) Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số; (9) Số thuê bao internet/1 vạn

dân; (13) Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt/khối lượng phân bón sử

dụng trong trồng trọt; (17) Tỷ lệ chất thải nguy hại đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia tương ứng;

(24) Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh; (30) Số bị cáo mới thụ lý/1 vạn

dân; (31) Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi; (34) Tỷ lệ bác sỹ bình quân trên 1 vạn

dân; (37) Tỷ lệ tre em < 5 tuôi suy dinh dương cân năng /tuổi; (4) Tỷ lệ học sinh hoàn

thành cấp tiểu học; (45) Tỷ lệ dân số học hết THPT hoặc cao hơn; (48) Tỷ suất tăng

dân số tự nhiên;

(60) Xói mòn đất thực tế; (63) Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp được tưới; (64) Tỷ lệ

diện tích rừng tự nhiên/Diện tích đất cần bảo vệ rừng; (65) Tỷ lệ diện tích rừng trồng

và cây công nghiệp dài ngày/ Diện tích phù hợp phát triển rừng sản xuất; (66) Tỷ lệ

diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 32

1.4.3. Đề xuất các giải pháp PTBV Tây Nguyên

Để đề xuất các giải pháp PTBV cho Tây Nguyên, đề tài một mặt điểm lại

những văn bản về PTBV từ Trung ương đến các tỉnh, để có một cách nhìn chung

ở một khía cạnh về thể chế PTBV, mặt khác dựa vào các kết quả phân tích hiện

trạng PTBV Tây Nguyên do đề tài tiến hành đã được trình bày tại mục 1.4.2. Các

giải pháp đề xuất bao gồm: 1) Nâng cao năng lực đánh giá, giám sát PTBV và 2)

Các giải pháp nhằm “kích” những chỉ tiêu có giá trị chuẩn hóa “báo động” của

Tây Nguyên.

1.4.3.1. Nâng cao năng lực đánh giá, giám sát PTBV

Nâng cao năng lực đánh giá, giám sát PTBV thông qua việc phân biệt rõ

hai bộ chỉ tiêu 1) Bộ chỉ tiêu đánh giá, giám sát mục tiêu PTBV (trước đây gọi

mục tiêu TNK) với 2) Bộ chỉ tiêu đánh giá, giám sát PTBV của nước ta (từ quốc

gia đến địa phương). Nếu Bộ chỉ tiêu đánh giá, giám sát PTBV mục tiêu PTBV

của quốc gia bám sát với mục tiêu PTBV của cả thế giới, để từ đó LHQ có thể so

sách các kết quả PTBV của các quốc gia trên thế giới với nhau (nước ta thường

được nêu gương là một nước có thành tích trong việc xóa đói, giảm nghèo như là

một chỉ tiêu của Bộ chỉ tiêu TNK). Trong khi đó, Bộ chỉ tiêu PTBV của một

quốc gia cần thể hiện sự liên, xuyên suốt từ cấp quốc gia-vùng-tỉnh-huyện và

bám sát mục tiêu PTBV của từng địa phương cụ thể. Mặc dầu, tên của một số chỉ

tiêu trong 2 bộ chỉ tiêu này có thể giống nhau, nhưng giá trị mục tiêu của các chỉ

tiêu này khác nhau, vì vậy sử dụng kết quả tính toán của 2 chỉ tiêu này khác

nhau. Chính vì thế, Bộ chỉ tiêu mục tiêu PTBV của LHQ xây dựng theo mô hình

khái niệm theo mục đích, còn Bộ chỉ tiêu PTBV của LHQ xây dựng theo mô

hình khái niệm theo chủ đề. Thực hiện đánh giá, giám sát PTBV của một Quốc

gia hiện nay, thông thường được tiến hành song song theo 2 Bộ chỉ tiêu, một để

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 33

thực hiện báo cáo định kỳ cho LHQ và một tự đánh giá hiện trạng PTBV của

nước mình.

Hình dạng các đồ thị hoa gió từ 6-21 ta thấy sự biến thiên giá trị của các

chỉ tiêu rất lớn, ở một mức độ nào đó cho thấy cần thiết nâng cao năng lực đánh

giá, giám sát bền vững của các Văn phòng PTBV để các Văn phòng này có cơ sở

đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh các giải pháp PTBV hợp lý và

kịp thời. Các lĩnh vực cần nâng cao năng lực cho các văn phòng PTBV có thể là

tạo điều kiện nhận thức của cán bộ theo kịp nhận thức của cộng đồng quốc tế về

PTBV, cung cấp cơ sở dữ liệu, phần mềm, phương pháp phân tích, đánh giá

PTBV...

1.4.3.2. Các giải pháp PTBV đối với Tây Nguyên

- Các giải pháp cho PTBV tổng thể đối với vùng Tây Nguyên: Xây dựng

và phê duyệt, triển khai các chương trình, kế hoạch hành động liên quan đến

PTBV; Tăng cường nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp về PTBV;

Đầu tư nguồn lực tài chính để thực hiện PTBV. Đẩy mạnh ứng dụng các thành

tựu khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời sống, trong quản lí xã hội nhằm

mục tiêu PTBV; Thống nhất hệ thống chỉ tiêu giám sát và đánh giá PTBV ở Tây

Nguyên.

- Giải pháp nhằm cải thiện tính bền vững về kinh tế: Cho đến nay, các chỉ

tiêu về phát triển kinh tế tuy tăng khá, nhưng còn thấp nhiều so với ngưỡng

PTBV (xem bảng 5). Các giải pháp đề xuất được đưa ra nhằm năng cao tổng sản

phẩm bình quân đầu người, tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện

phương thức sản suất và tiêu dùng bằng công nghệ xanh và mới.

- Giải pháp trong lĩnh vực xã hội: Có thể nói đây là lĩnh vực đáng quan

tâm nhất đối với PTBV của Tây Nguyên, đặc biệt tập trung vào 2 chủ đề Quản

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 34

trị và Giáo dục, văn hóa, với các giải pháp: Cổ động, tuyên truyền lối sống văn

minh, lành mạnh; Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao lôi kéo nhiều

hơn nữa mọi đối tượng, tầng lớp tham gia; Tập huấn phòng, chống tội phạm, ma

túy tại các tỉnh Tây Nguyên.

- Nhóm giải pháp để văn hóa Tây Nguyên PTBV: việc giáo dục văn hóa

trong nhà trường giải quyết bài toán chủ thể văn hóa; ứng xử hợp lý với rừng và

phát triển du lịch văn hóa được xem là nhóm giải pháp hiệu quả.

- Giải pháp trong lĩnh vực môi trường: Thực thi tốt các chính sách về chế

độ sở hữu, quy hoạch và quản lý tài nguyên, giao đất giao rừng, hỗ trợ đồng bào

dân tộc ít người; Giải pháp về tổ chức và thực thi đi kèm như: tuân thủ chiến

lược về quy hoạch tổng thể chung của toàn vùng; giữ gìn và bảo vệ rừng, bảo vệ

không gian sinh tồn và PTBV; Tiến hành kiểm kê thực trạng sử dụng đất của

đồng bào và tất cả các tổ chức kinh tế trên địa bàn để có hướng xử lý một cách

căn bản....

Mỗi tỉnh có hiện trạng PTBV khác nhau bởi vậy những giải pháp được đề

xuất cũng khác nhau (xem chi tiết trong báo cáo Tổng hợp).

II. DANH MỤC CÁC KẾT QUẢ, SẢN PHẨM KHCN ĐẠT ĐƯỢC VỚI SỐ

LƯỢNG, CHỦNG LOẠI VÀ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG, YÊU CẦU

KHOA HỌC CHÍNH

a) Sản phẩm Dạng II:

Số

TT Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học

cần đạt

Ghi chú

Theo kế

hoạch

Thực tế

đạt được

Các kết quả đã được phê duyệt

1 Bộ chỉ tiêu PTBV

cấp khu vực, tỉnh,

Phù hợp

với điều

Phù hợp với thông lệ

quốc tế, quốc gia và

Đúng theo

yêu cầu.

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 35

huyện thuộc Tây

Nguyên về các lĩnh

vực kinh tế, xã hội

và môi trường

kiện thực tế Tây Nguyên. Bộ chỉ

tiêu gồm 77 chỉ tiêu

cấp vùng; 70 chỉ tiêu

cấp tỉnh và 48 chỉ

tiêu cấp huyện

Được in

A4, đóng

quyển và

lưu trên đĩa

CD

2 Bộ chỉ tiêu PTBV

được tính toán cho

2 huyện, 1 tỉnh và

vùng Tây Nguyên

Phù hợp

với điều

kiện thực tế

Tính toán cho 2

huyện, 5 tỉnh và vùng

Tây Nguyên, bao

gồm các giá trị thực

tê, giá trị ngưỡng và

giá trị chuẩn hóa.

Vượt mức

yêu cầu 4

tỉnh. Được

in A4, đóng

quyển và

lưu trên đĩa

CD

3 Đánh giá hiện trạng

PTBV khu vực Tây

Nguyên và các giải

pháp PTBV

Đạt tiêu

chuẩn của

một báo

cáo khoa

học

Đánh giá theo tiêu chí

do đề tài đề xuất, có

cơ sở khoa học. Đáp

ứng tiêu chuẩn một

báo cáo khoa học

Vượt mức

yêu cầu 4

tỉnh. Được

in A4, đóng

quyển và

lưu trên đĩa

CD

4 Cơ sở dữ liệu Đạt tiêu

chuẩn quốc

gia, ngành

Đạt tiêu chuẩn quốc

gia, ngành

Đúng theo

yêu cầu.

Lưu trên đĩa

DVD

5 Báo cáo tổng kết đề

tài

Đạt tiêu

chuẩn của

một báo

cáo khoa

học

Đạt tiêu chuẩn của

một báo cáo khoa học

Đúng theo

yêu cầu. In

A4, đóng

quyển và

lưu trên đĩa

CD

Các kết quả khác ngoài phê duyệt

6 Quy trình cùng với các

phương pháp sử dụng

tương ứng để xây dựng

một Bộ chỉ tiêu PTBV

Có thể sử

dụng cho các

địa phương

khác

Trình bày

trong báo

cáo tổng kết

7 Phần mềm hỗ trợ tính

toán, phân tích và đánh

giá PTBV

Có thể sử

dụng cho các

địa phương

khác

Có hướng

dẫn sử dụng

và lưu trên

đĩa CD

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 36

8 Hệ chuyên gia đánh giá

đất đai trên nền tảng Hệ

thống Thông tin Địa lý-

Đánh giá đa chỉ tiêu

(GIS-MCA)

Có thể sử

dụng cho

nhiều địa

phương (đang

làm thủ tục

đăng ký bản

quyền)

Có hướng

dẫn sử dụng

lưu trên đĩa

CD

c) Sản phẩm Dạng III:

Số

TT

Tên sản

phẩm

Yêu cầu khoa học

cần đạt

Số lượng, nơi công bố

(Tạp chí, nhà xuất bản) Theo

kế hoạch

Thực tế

đạt được

1 03 bài báo Đạt tiêu chuẩn

quốc gia

Đạt tiêu chuẩn

quốc gia

Tạp chí khoa học và

công nghệ; Tạp chí

Khoa học Trái đất; Tạp

khoa học đo đạc và bản

đồ

2 02 bài báo Đạt tiêu chuẩn

quốc gia

Đạt tiêu chuẩn

quốc gia

Kỷ yếu Hội thảo Quốc

tế Việt Nam học “Việt

Nam trên đường hội

nhập và phát triển bền

vững”, Hội nghị khoa

học Địa lý Việt Nam

trong chiến lược đổi

mới, hội nhập và phát

triển.

3 02 bài báo Đạt tiêu chuẩn

quốc tế

Đạt tiêu chuẩn

quốc tế

1 đã gửi, 1đã có bản

thảo

d) Kết quả đào tạo:

Số

TT

Cấp đào tạo,

Chuyên ngành đào

tạo

Số lượng Ghi chú

(Thời gian kết thúc) Theo kế

hoạch

Thực tế đạt

được

1 Thạc sỹ 03 03 Đã bảo vệ

2 Tiến sỹ 01 01 2015

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 37

III. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

a) Tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường

- PTBV là sự phát triển tổng thể và hài hòa của cả ba lĩnh vực kinh tế, xã

hội và môi trường, thông qua các chủ đề, các chỉ tiêu mô tả đầy đủ bản chất của

PTBV; xuyên suốt các cấp lãnh thổ (từ quốc tế đến quốc gia và từ quốc gia

xuống địa phương và ngược lại); xuyên suốt các ngành sản xuất và dịch vụ và

xuyên suốt các thế hệ. Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá quá trình phát triển hướng

tới bền vững là một công cụ quan trọng để thực hiện Chiến lược PTVB của một

quốc gia, một địa phương trước mắt và lâu dài, do đó kết quả của đề tài nếu được

đưa vào sử dụng có thể sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện thể chế, cũng

như đánh giá và giám sát và xây dựng các giải pháp PTBV ở nước ta nói chung

và Tây Nguyên nói riêng.

- Danh sách các chỉ tiêu PTBV 3 cấp của Tây Nguyên, cũng như việc tính

toán, đánh giá hiện trạng PTBV của các chỉ tiêu, các chỉ số của các chủ đề, các

lĩnh vực, chỉ số PTBV chung cho từng cấp, cũng như các giải pháp phát triển

hướng tới bền vững của Tây Nguyên do đề tài đề xuất có thể nói là mới ở nước

ta, do đó Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, cũng như các tỉnh Tây Nguyên có thể sử

dụng kết quả của đề tài để xây dựng, hoàn thiện Chiến lược và giám sát quá trình

PTBV của địa phương mình sẽ tạo ra những tác động nổi bật của đề tài.

b) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

Quy trình xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV, kết hợp với các phương pháp thực

hiên tương ứng với các bước, do đề tài phát triển; đặc biệt là việc sử dụng

phương pháp Delphi để xây dựng danh sách Bộ chỉ tiêu PTBV Tây Nguyên, việc

sử dụng kết quả tính toán các giá trị (thực, ngưỡng và chuẩn hóa) các chỉ tiêu,

cũng như tổng hợp các chỉ số PTBV theo chủ đề, theo lĩnh vực và chung để phân

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 38

tích hiện trạng PTBV là những đóng góp rất mới cho khoa học và thực tiễn trong

nghiên cứu PTBV ở Việt Nam. Do đó kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu rất

đáng tham khảo đối với các cán bộ quản lý, các nhà khoa học và sinh viên quan

tâm đến PTBV của Việt Nam.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Đề tài đã bám sát mục tiêu, sử dụng các phương pháp truyền thống và hiện

đại, định tính kết hợp với định lượng và đã đạt được các kết quả sau đây:

Kết quả 1. Đã xây dựng được Bộ chỉ tiêu sử dụng cho mục đích đánh giá

và giám sát quá trình phát triển hướng tới bền vững của địa bàn Tây nguyên. Bộ

chỉ tiêu được xây dựng giúp cho việc chuẩn đoán tổng thể quá trình PTBV của

Tây Nguyên về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường cho các gian đoạn: các

chỉ tiêu về các lĩnh vực kinh tế và xã hội xây dựng cho giai đoạn 2005-2020, các

chỉ tiêu về lĩnh vực môi trường xây dựng cho dài hạn.

Bộ chỉ tiêu PTBV Tây Nguyên được xây dựng trên cơ sở mô hình khái

niệm theo “chủ đề” của LHQ (2007), thừa kế và sử dụng “Hệ thống chỉ tiêu

thống kê quốc gia” (2010), “Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá PTBV Việt Nam

giai đoạn 2011-2020” (2012) và “Bộ chỉ tiêu giám sát và đánh giá PTBV địa

phương giai đoạn 2013-2020” (2013). Đặc biệt, đã tiến hành nghiên cứu để xây

dựng Bộ chỉ tiêu phù hợp với đặc thù về kinh tế, xã hội và môi trường của Tây

Nguyên bằng cách tham vấn các chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt là các

nhà quản lý và nhà khoa học tại địa phương và xử lý định lượng bằng phương

pháp Delphi.

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 39

Bộ chỉ tiêu xây dựng đo được tổng thể quá trình hướng tới bền vững Tây

Nguyên gồm có 77 chỉ tiêu cấp vùng (lĩnh vực kinh tế 20 chỉ tiêu, lĩnh vực xã

hội 29 chỉ tiêu và lĩnh vực môi trường 28 chỉ tiêu), 70 chỉ tiêu (trong đó lĩnh vực

kinh tế có 20 chỉ tiêu, xã hội – 29 chỉ tiêu, môi trường – 21 chỉ tiêu) chỉ tiêu cấp

tỉnh và 48 chỉ tiêu cấp huyện (trong đó lĩnh vực kinh tế có 9 chỉ tiêu, xã hội – 20

chỉ tiêu, môi trường – 17 chỉ tiêu).

Kết quả 2. Bộ chỉ tiêu đã được tính toán, bao gồm các giá trị thực tế,

ngưỡng (cận trên và cận dưới) và chuẩn hóa (phi thứ nguyên hóa), trực quan hóa

bằng các biểu đồ, hình vẽ cho lãnh thổ Tây Nguyên, 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai,

Đăk Lăk, Lâm Đồng và Đắc Nông), 2 huyện/thị xã (Buôn Hồ và Ngọc Hồi)

từng năm từ 2005 đến 2012 và cả giai đoạn.

Số liệu tính toán các chỉ số PTBV thực tế thu thập từ số liệu thống kê ở địa

phương, số liệu do địa phương cung cấp theo yêu cầu của Đề tài, số liệu do các

đề tài của Chương trình Tây Nguyên 3 cung cấp và số liệu do chính Đề tài thu

thập và tính toán. Chuỗi số liệu thống kê dài từ 8 đến 3 năm trong giai đoạn

2005-2012 được sử dụng để tính toán. Trong 77 chỉ tiêu cấp vùng có 10 chỉ tiêu

không có số liệu (lĩnh vực kinh tế có chỉ tiêu số 6 và 11; lĩnh vực xã hội chỉ tiêu

số 32, 39 và 40 và lĩnh vực môi trường chỉ tiêu số 50, 53, 67, 68 và 77).

Số liệu ngưỡng (cận trên và cận dưới) được tính toán, cân nhắc từ các cơ

sở sau: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương; các quy chuẩn

quốc gia, quốc tế; các tài liệu khoa học và các ý kiến chuyên gia.

Để thuận tiện cho việc tính toán, phân tích và đánh giá các giá trị Đề tài đã

xây dựng một phần mềm dùng để tính toán các giá trị chuẩn hóa (phi thứ nguyên

hóa), thành lập các biểu bảng, biểu đồ, bản đồ để so sánh, đánh giá các chỉ tiêu

PTBV của Tây Nguyên. Ngoài chức năng tính toán hỗ trợ phân tích đánh giá làm

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 40

báo cáo giám sát, đánh giá PTBV, phần mềm còn cho phép truy tìm nguồn gốc

số liệu khi cần thiết, quản lý số liệu theo thời gian, tìm kiếm, xây dựng biểu

bảng, đồ thị....

Việc tính toán Bộ chỉ tiêu, không chỉ dừng lại ở việc tính toán các giá trị

của các chỉ tiêu, đề tài còn tổng hợp (từ dưới lên) các chỉ số của các chủ đề, các

lĩnh vực và chỉ số phát triển chung cho Tây Nguyên, 5 tỉnh và 2 huyện.

Kết quả 3. Đánh giá hiện trạng PTBV Tây Nguyên (theo các giá trị chuẩn

hóa của các chỉ tiêu PTBV) cho ba cấp: vùng, tỉnh và huyện/thị xã đã được tiến

hành.

Đối với Tây Nguyên. Trong tổng số 77 chỉ tiêu PTBV Tây nguyên, có 67

chỉ tiêu có số liệu, trong đó có 31 chỉ tiêu đạt tiêu chí bền vững (trên 0,5), chiếm

46% và 36 chỉ tiêu chưa bền vững (dưới 0.5), chiếm 54%. Giá trị thay đổi lớn

của các chỉ tiêu làm cho sơ đồ “mạng nhiện” mô tả tổng thể PTBV không “tròn”,

có hình “răng cưa” rất không đều. Chỉ số PTBV chung (giá trị chuẩn hóa trung

bình) đạt 0,46, dưới ngưỡng bền vững (0,5).

Sự thay đổi giá trị trung bình của các chỉ số PTBV lĩnh vực kinh tế (chỉ số

PTBV lĩnh vực kinh tế) có xu thế tăng trong giai đoạn nghiên cứu, tuy nhiên giá

trị trung bình vẫn chưa vượt qua ngưỡng bền vững (0,39). Chỉ số PTBV lĩnh vực

xã hội có giá trị trung bình (0,48) dưới mức bền vững và thay đổi không ổn định,

năm 2012 giảm. Lĩnh vực môi trường có chỉ số 0,53, trên mức bền vững, tuy

nhiên trong 4 năm gần đây có xu hướng giảm. Có xu hướng chứng tỏ, nếu giá trị

trung bình của các chỉ tiêu của lĩnh vực lĩnh vực kinh tể tăng thì giá trị trung

bình của các chỉ tiêu lĩnh vực môi trường giảm, kinh tế phát triển chủ yếu dựa

vào khai thác tài nguyên.

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 41

Trong 13 chủ đề, 2 chủ đề về thiên tai và khí quyển có chỉ số PTBV cao

nhất 0,74 và 0,81. Chỉ số PTBV của 2 chủ đề này ở các tỉnh Tây Nguyên cũng

đạt giá trị cao và trên mức bền vững; 2) Các chủ đề mức sống, sức khỏe, dân số,

tài nguyên nước và đa dạng sinh học có chỉ số PTBV trên mức PTBV (trên 0,5).

Giá trị các chỉ số trên không đồng đều ở các tỉnh Tây Nguyên, mỗi chỉ số có ít

nhất 1 đến 2 tỉnh chưa đạt mức bền vững. 3) Những chủ đề còn lại (phát triển

kinh tế, quan hệ quốc tế, phương thức sản xuất và tiêu dùng, quản trị, giáo dục

và văn hóa, đất đai đều có chỉ số PTBV dưới mức bền vững. Thấp nhất là chỉ số

phương thức sản xuất và tiêu dùng, tiếp đến là quản trị và giáo dục văn hóa.

Đặc biệt, trong số các các chỉ tiêu chưa bền vững của Tây Nguyên có đến

33/70 (chỉ tiêu có số liệu) được coi là báo động (giá trị các năm thấp trong

khoảng 0,1-0,3, hoặc có giá trị thay đổi không ổn định qua các năm và năm

2011-2012 chưa vượt qua được giá trị 0.5). Các giải pháp do đề tài đề xuất, chủ

yếu nhằm “kích” sự tăng trưởng của giá trị của các chỉ tiêu này.

Đối với 5 tỉnh Tây Nguyên:

Lâm Đồng có nhiều chỉ tiêu đạt mức bền vững nhất trong các tỉnh (35/67,

chiếm tới 52%) và giá trị trung bình của các chỉ tiêu đạt 0,52; tiếp đó là Kon

Tum có 30 chỉ tiêu đạt mức bền vững,giá trị trung bình đạt 0,49; Gia Lai và Đăk

Nông cùng có 28 chỉ tiêu đạt mức bền vững, giá trị bền vững trung bình của 2

tỉnh lần lượt là 0,475 và 0,460; thấp nhất là Đăk Lăk chỉ có 27 chỉ tiêu đạt mức

bền vững, tuy nhiên giá trị bền vững trung bình cao hơn Đắc Nông đạt gần 0,47.

Theo giá trị chuẩn hóa trung bình về mức độ bền vững (chỉ số PTBV) của 5 tỉnh

Tây nguyên lần lượt từ cao xuống thấp sẽ là Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đắc

Lắc và cuối cùng là Đắc Nông. Tuy nhiên, giá trị chuẩn hóa trung bình các tỉnh

Gia Lai, Đấc Lắc và Đắc Nông chỉ nhỉn hơn nhau 0.05.

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 42

Giá trị chuẩn hóa trung bình (chỉ số PTBV) lĩnh vực kinh tế của Kon Tum,

Gia Lai và Đăk Nông có những bước nhảy vọt, lĩnh vực xã hội có giá trị trung

bình cả giai đoạn thấp hơn môi trường, tuy nhiên cả hai lĩnh vực này đều có dấu

hiệu đi xuống. Đăk Lăk đang có xu thế đi lên của cả 3 lĩnh vực, như với giá trị

trung bình còn khá thấp. Kinh tế, xã hội và môi trường của Lâm Đồng đều có giá

trị trung bình tương đương và hiện tại đang ở mức bền vững, tuy môi trường

dường như đã có dấu hiệu xuống cấp từ 2011, 2012.

Trong 5 tỉnh, Đăk Nông có số lượng chỉ tiêu nằm ở mức báo động của sự

bền vững lớn 29/67 chỉ tiêu, điều này cũng dẫn đến, tỉnh có giá trị trung bình các

lĩnh vực kém bền vững nhất trong 5 tỉnh. Tiếp đó là Gia Lai với 27 chỉ tiêu đang

ở mức báo động, Đăk Lăk có 25 chỉ tiêu và Kon Tum có 24 chỉ tiêu. Ít nhất là

Lâm Đồng chỉ có 22 chỉ tiêu đang ở mức báo động.

Đối với cấp huyện, Buôn Hồ có 15 chỉ tiêu nằm trên mức bền vững, Ngọc

Hồi có 24 chỉ tiêu nằm trên mức bền vững. Sơ đồ mạng nhện của Ngọc Hồi giãn

rộng hơn của Buôn Hồ. Buôn Hồ có giá trị trung bình môi trường 4 năm gần đây

đạt trên mức bền vững (0,7), còn lại kinh tế phát triển chậm và đến 2012 mới có

bước nhảy vọt. Xã hội đang đi lên với tốc độ khá, và năm 2012 đang vợt lên mức

bền vững trung bình. Ngọc Hồi có giá trị môi trường trường biến động lớn, hiện

đang nằm trên ngưỡng bền vững trung bình một đoạn dài, kinh tế và xã hội có

tốc độ tăng chậm chắc và hiện đều nằm trên mức bền vững trung bình.

Kết quả 4. Các giải pháp PTBV Tây Nguyên đề tài đề xuất một mặt dựa

vào các văn bản của Đảng và Nhà nước về PTBV, mặt khác dựa vào việc phân

tích, đánh giá hiện trạng PTBV Tây Nguyên (trình bày tại kết quả 3). Các giải

pháp đề xuất theo logic: Từ các giải pháp tổng thể đến các giải pháp theo các

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 43

lĩnh vực (kinh tế, xã hội và môi trường) và giải pháp cho các ngành sản xuất; Từ

các giải pháp cho cả vùng đến các giải pháp cho từng tỉnh.

Kết quả 5. Cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ quản lý PTBV các tỉnh Tây

Nguyên được xây dựng dựa trên biên tập bản đồ tỷ lệ 250.000, cập nhật từ bản

đồ đất tỷ lệ 100.000, giải đoán ảnh vệ tinh Spot 5 độ phân giải cao, các số liệu

thống kê từ niên giám thông kê, báo cáo của các tỉnh, 2 huyện trọng điểm, kết

quả tính toán các giá trị thực của các chỉ tiêu PTBV về các lĩnh vực kinh tế, xã

hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên. CSDL gồm 4 nhóm dữ liệu: (1) Điều

kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (08 dữ liệu: địa chất, địa mạo, tài nguyên

nước dưới đất, tài nguyên nước mặt, tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài

nguyên rừng, thảm thực vật); (2) Kinh tế và xã hội (06 dữ liệu: hiện trạng sử

dụng đất; dân cư lao động; cơ sở hạ tầng; du lịch văn hóa; mức độ nghèo đói, cơ

cấu các ngành kinh tế); (3) Môi trường (07 dữ liệu: các khu bảo tồn; môi trường

không khí; xói mòn đất; môi trường nước mặt, nguy cơ trượt lở, mức độ che phủ

rừng, thu gom rác thải); (4) dữ liệu về các chỉ tiêu PTBV (03 dữ liệu: dữ liệu về

chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường)

Kết quả 6. Đã xây dựng được một quy trình xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV

(các bước và phương pháp thực hiện đi kèm) gồm có: 1) Nghiên cứu tổng quan,

xác định vấn đề và lựa chọn mô hình khái niệm; 2) Xây dựng danh sách các chỉ

tiêu PTBV đề xuất và tiến hành tham vấn chuyên gia và xử lý định lượng bằng

phương pháp Delphi; 4) Tính toán các giá trị thực tế, giá trị ngưỡng của các chỉ

tiêu PTBV phù hợp với địa phương nghiên cứu từ các nguồn số liệu và phương

pháp tính toán khác nhau; 5) Tính toán các giá trị chuẩn hóa và tiến hành đánh

giá mức PTBV của các cấp khác nhau; và 6) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp

PTBV của địa bàn nghiên cứu. Các kết quả tương ứng của từng bước của quy

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 44

trình này được trình bày trong các kết quả từ 1 đến 5 (trong phần kết luận). Với

quy trình tương đối hoàn chỉnh này các địa phương có thể sử dụng để tiến hành

xây dựng Bộ chỉ tiêu nhằm đánh giá, giám sát quá trình phát triển hướng tới bền

vững của địa phương mình.

Kết quả 7. Để hỗ trợ cho việc tính toán giá trị (thực tế, ngưỡng và phi thư

nguyên hóa), cũng như vẽ biểu đồ, đồ thị phục vụ cho việc phân tích, đánh giá

hiện trạng phát triển và hiện trạng PTBV của Tây nguyên đề tài đã xây dựng

được một phần mềm. Phần mềm có các chức năng chính: quản lý (xuất/ nhập dữ

liệu); tính toán các giá trị của các chỉ tiêu và chỉ số và vẽ đồ thị....hỗ trợ tính

toán, phân tích và đánh giá PTBV Tây Nguyên.

Kết quả 8. Đã xây dựng được hệ chuyên gia đánh giá đất đai dựa trên các

thông số sinh thái nông nghiệp của cây trồng, các tác động môi trường và tính

khả thi về kinh tế; được xây dựng trên nền tảng Hệ thống Thông tin Địa lý-Đánh

giá đa chỉ tiêu (GIS-MCA). Hệ chuyên gia GIS-MCA có thể chạy trên máy tính

cá nhân, theo 5 bước: nhập số liệu, cho điểm và chuẩn hóa, xác định trọng số,

tổng hợp và phân loại. Hệ chuyên giá có thể sử dụng để đánh giá đất đai cho các

cây công nghiệp quan trọng như cao su, cà phê, ca cao, maca....cho địa bàn Tây

Nguyên.

Nếu so sánh với các kết quả đã được Chương trình Tây Nguyên 3 phê

duyệt, Đề tài tự nhận thấy:

Thứ nhất, Đề tài đã tiến hành thực hiện đúng tiến độ, đã đạt được các kết

quả dự kiến 1) Bộ (danh sách) các chỉ tiêu PTVB cấp khu vực, tỉnh, huyện thuộc

Tây Nguyên về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường; 2) Bộ chỉ tiêu được

tính cho 2 huyện, 1 tỉnh và khu vực Tây Nguyên; 3) Kết quả đánh giá hiện trạng

PTBV khu vực Tây Nguyên và 4) Đề xuất các giải pháp PTBV.

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 45

Thứ hai, các kết quả 2, 3, 4 Đề tài đã thực hiện vượt mức yêu cầu của

Chương trình Tây Nguyên 3, cụ thể tính toán các giá trị thực tế, giá trị ngưỡng

và giá trị chuẩn hóa của các chỉ tiêu PTBV cho vùng Tây Nguyên và cả 5 tỉnh

(Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai và Công Tum) thuộc địa bàn Tây

Nguyên và 2 huyện/thị xã, vượt mức 4 tỉnh. Từ đó, Đề tài có điều kiện đánh giá,

so sánh hiện trạng PTVB của cả vùng, 5 tỉnh và 2 huyện, cũng như đề xuất các

giải pháp PTBV tương ứng cho cả vùng và 5 tỉnh đều vượt mức so với yêu cầu

của Chương trình .

Thứ ba, trong quá trình thực hiện đề tài đã hoàn thiện được 2 sản phẩm: 1)

Quy trình xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV từ việc nhận diện bộ chỉ tiêu cần xây

dựng, đến việc tính toán cụ thể giá trị của từng chỉ tiêu, đánh giá hiện trạng

PTBV và đề xuất các giải pháp PTBV; 2) Xây dựng được phần mềm hổ trợ tính

toán, đánh giá PTBV; 3) Xây dựng được hệ chuyên giá đánh giá thích nghi cây

trồng (GIS-MCA). Đây là những kết quả vượt mức, ngoài các kết quả đã được

phê duyệt của đề tài.

Thứ tư, ngoài những kết quả mà đề tài đã đạt được, Chương trình Tây

nguyên 3 sau một thời gian thực thiện, có thể tham khảo kết quả của Đề tài để

nhận dạng thêm các vấn đề cấp bách, nổi cộm về phương diện PTBV của Tây

Nguyên để tập trung các nguồn lực cho các nghiên cứu của Chương trình ở giai

đoạn tiếp theo.

KIẾN NGHỊ

Đối với Chương trình Tây Nguyên 3

- Kính đề nghị Chương trình Tây Nguyên 3 tạo điều kiện để Đề tài chuyển

giao các kết quả nghiên cứu cấp khu vực và cấp tỉnh cho Ban chỉ đạo Tây

Nguyên và các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai và Công Tum về 1)

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 46

Danh sách các chỉ tiêu PTBV, 2) Cách tính các giá trị (giá trị thực tế, giá trị

ngưỡng và giá trị chuẩn hóa) của Bộ chỉ tiêu và việc đánh giá hiện trạng PTBV

của địa phương, 3) Sử dụng phần mềm hổ trợ tính toán và đánh giá PTBV Tây

Nguyên và 3) Trao đổi về các biện pháp PTBV do Đề tài Đề xuất đối với các Địa

phương.

- Về phương diện học thuật, kết quả của đề tài có nhiều điểm mới về

phương pháp luận, phương pháp và kết quả đánh giá định lượng PTBV bằng một

bộ chỉ tiêu, có thể chuyển giao để các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ

quan quản lý có liên quan đến hoạch định Chiến lược PTBV ở nước ta tham

khảo, kính đề nghị Chương trình Tây Nguyên 3 hỗ trợ kinh phí xuất bản.

- Đề tài có một số hạn chế nhất định, cụ thể: 1) Trong số 77 chỉ tiêu có 10

chỉ tiêu chưa thu thập được số liệu, các chỉ tiêu này phần lớn có liên quan đến

người dân tộc địa phương, do thời gian và kinh phí không cho phép, tuy nhiên

đây là những chỉ tiêu rất quan trọng với đặc thù của vùng nghiên cứu; 2) Không

thể nói, cả 77 chỉ tiêu PTBV đề tài đề xuất đều đúng, số liệu thu thập được đều

chính xác, nên nếu được chuyển giao cho địa phương đề tài sẽ có điều kiện kiểm

nghiệm để hoàn chỉnh Bộ chỉ tiêu PTBV Tây Nguyên; 3) 2 huyện Buôn Hồ và

Ngọc Hồi khi đề tài được triển khai thực hiện đã trở thành 2 thị xã (đô thị), cho

nên kết quả nghiên cứu về 2 địa phương này chưa đại diện được cho phần lớn

các huyện “nông thôn“ của Tây Nguyên; 4) Phần mềm tính toán hỗ trợ đánh giá

PTBV Tây Nguyên chưa gắn kết được với CSDL của đề tài chặt chẽ về mặt tin

học cần thiết phải hoàn thiện thêm. Kính đề nghị Ban Chủ nhiệm Chương trình

Tây Nguyên 3 tạo điều kiện để đề tài có thể triển khai khắc phục những hạn chế

vừa nêu ở những giai đoạn tiếp theo của Chương trình.

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 47

Đối với Nhà nước (thông qua, Chương trình Tây Nguyên 3)

- Trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện đề tài, tập thể tác giả nhận

thấy rằng hệ thống số liệu thống kê về dân tộc (địa phương và ít người) còn thiếu

rất nhiều. Nếu nhìn từ góc độ PTBV những địa bàn có nhiều người dân tộc địa

phương sinh sống thì việc sử dụng các số liệu chính thống của Nhà nước thông

qua hệ thống thống kê rất quan trọng, vì vậy, tập thể tác giả đề nghị Nhà nước bổ

sung vào Bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia, những chỉ tiêu thống kê liên quan đến

dân tộc đối với những vùng có nhiều dân tộc địa phương và dân tộc ít người sinh

sống.

- Một số chỉ tiêu đánh giá, giám sát PTBV không thể thu thập được từ hệ

thống kê quốc gia, thì hàng năm hoặc theo định kỳ giao nhà nước nên giao cho

các tổ chức có chuyên môn, có năng lực tiến hành thực hiện (như các số liệu liên

quan đến sử dụng ảnh vệ tinh, GIS, hay điều tra chuyên sâu...).

- Đối với Chiến lược PTBV của nước ta cần hoàn thiện hơn nữa về thể chế

và các công cụ đánh, giám sát quá trình hướng tới PTBV để trở thành một chiến

lược tổng hợp kinh tế, xã hội và môi trường liên và xuyên suốt các ngành, các

lãnh thổ và cho nhiều thế hệ; một chiến lược có sự tham gia rộng rãi và có hiệu

quả của nhiều đối tác, thành phần xã hội, cộng đồng dân cư; có môi trường làm

việc đoàn kết của toàn xã hội; chú ý đến ngưỡng (giá trị) mục tiêu PTBV và các

biện pháp thực hiện. Hội nhập sâu, rộng hơn nữa và hòa cùng nhịp với thế giới

về Chiến lược PTBV.

Đặc biệt là hình thành 3 bộ chỉ tiêu đánh giá, giám sát PTBV: 1) Bộ chỉ

tiêu đánh giá, giám sát mục tiêu Thiên niên kỷ (nay được gọi là Bộ chỉ tiêu mục

tiêu PTBV) LHQ của Việt Nam; 2) Bộ chỉ tiêu đánh giá, giám sát PTBV của

riêng Việt Nam (theo mô hình của LHQ) mà kết quả nghiên cứu của đề tài là một

Đề tài TN3/T08

Báo cáo tóm tắt 48

ví dụ; 3) Bộ chỉ tiêu đánh giá, giám sát PTBV về môi trường của Việt Nam. Ba

bộ chỉ tiêu này vốn cùng phát triển từ một gốc vào những năm đầu 90 của thập

kỷ 20 tại Ủy ban PTBV của LHQ. Những năm đầu của thế kỷ này, phần lớn các

quốc gia trên thế giới theo khuyến cáo của LHQ đã hình thành cho nước mình 3

bộ chỉ tiêu độc lập theo 3 mô hình khái niệm khác nhau (theo mục đích, theo chủ

đề và nhân/quả ).