54
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB National technical regulation on Digital Video Broadcasting (DVB) - Specification for service information (SI) and program specific information (PSI) in DVB systems (Tài liệu sau nghiệm thu cấp Bộ)

mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGHỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

THUYẾT MINH DỰ THẢO

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀTRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) –

ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

National technical regulation onDigital Video Broadcasting (DVB) - Specification for service information (SI)

and program specific information (PSI) in DVB systems

(Tài liệu sau nghiệm thu cấp Bộ)

HÀ NỘI - 12/2017

Page 2: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................1

1. TÊN GỌI VÀ KÝ HIỆU CỦA TIÊU CHUẨN VIỆT NAM...........................................4

1.1. Tên Tiêu chuẩn Việt Nam................................................................................................4

1.2. Ký hiệu Tiêu chuẩn Việt Nam..........................................................................................4

2. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................4

2.1. Tóm tắt đặc điểm tình hình.............................................................................................4

2.2. Sự cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn..........................................................................5

2.3. Tình hình tiêu chuẩn hóa trong nước............................................................................72.3.1. QCVN 63:2012/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2........................................................................................................................82.3.2. QCVN 64:2012/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu phát truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2..........................................................................................................82.3.3. QCVN 80:2014/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thu tín hiệu truyền hình số vệ tinh DVB-S và DVB-S2............................................................................................9

2.4. Tình hình tiêu chuẩn hóa ngoài nước.........................................................................102.4.1. Tình hình tiêu chuẩn hóa của tổ chức tiêu chuẩn hóa của ETSI..................................102.4.2. Tình hình tiêu chuẩn hóa của tổ chức tiêu chuẩn hóa của ISO/IEC.............................13

2.5. Đánh giá nội dung các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đến PSI/SI.........................182.5.1. Tiêu chuẩn ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03).........................................................182.5.2. Tiêu chuẩn ETSI TS 101 211 V1.12.1 (2013-12).........................................................202.5.3. ETSI TS 102 470-2 V1.2.1 (2011-09)...........................................................................212.5.4. Tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-1:2015...............................................................................222.5.5. Tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-2:2013...............................................................................242.5.6. Tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-3:20008.............................................................................25

2.6. Đánh giá nội dung các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia có liên quan đến PSI/SI...262.6.1. Quy chuẩn QCVN 63:2012/BTTTT...............................................................................262.6.2. Quy chuẩn QCVN 64:2012/BTTTT...............................................................................272.6.3. Quy chuẩn QCVN 80:2014/BTTTT...............................................................................28

2.7. Kết luận...........................................................................................................................29

3. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia..................................................29

3.1. Lựa chọn sở cứ chính để xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia...........................29

3.2. Đề xuất thay đổi tên dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.......................................30

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 1

Page 3: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

3.3. Các phiên bản đã phát hành của tiêu chuẩn ETSI EN 300 468..................................30

3.4. Hình thức xây dựng tiêu chuẩn....................................................................................32

4. Nội dung của dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia........................................33

4.1. Tên Tiêu chuẩn...............................................................................................................33

4.2. Bố cục của Tiêu chuẩn..................................................................................................33

5. Bảng đối chiếu nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia với tài liệu tham khảo...................................................................................................................................33

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 2

Page 4: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB) - Đặc tả thông tin dịch vụ (SI) và thông tin chương trình (PSI) trong các hệ thống DVB (Digital Video Broadcasting (DVB) - Specification for service information (SI) and program specific information (PSI) in DVB systems) được xây dựng trên cơ sở đề tài “Nghiên cứu xây dựng TCVN về các bảng thông tin dịch vụ PSI/SI” mã số 02-07-NSCL theo Quyết định số 1273/QĐ-BTTTT ngày 4/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành Thông tin và Truyền thông” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”; Quyết định số 858/QĐ-BTTTT ngày 6/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc giao trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ thuộc Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành Thông tin và Truyền thông” năm 2017.

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB) - Đặc tả thông tin dịch vụ (SI) và thông tin chương trình (PSI) trong các hệ thống DVB do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện thực hiện trên cơ sở kết quả nghiên cứu:

- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới và trong nước về các bảng thông tin dịch vụ PSI/SI.

- Nghiên cứu, đánh giá và xác định nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn cho các bảng thông tin dịch vụ PSI/SI ở Việt Nam.

- Phân tích, lựa chọn cơ sở tham chiếu xây dựng tiêu chuẩn về các bảng thông tin dịch vụ PSI/SI.

- Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về các bảng thông tin dịch vụ PSI/SI.

Dự thảo “Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB) - Đặc tả thông tin dịch vụ (SI) và thông tin chương trình (PSI) trong các hệ thống DVB do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông chủ trì thực hiện. Trong quá trình xây dựng dự thảo quy tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia đã sử dụng nhiều tài liệu, dữ liệu khác nhau làm cơ sở, cho nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Nhóm xây dựng tiêu chuẩn rất mong nhận được các ý kiến góp ý chỉnh sửa, bổ sung để tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia được hoàn thiện.

Xin trân trọng cảm ơn !Nhóm xây dựng tiêu chuẩn

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 3

Page 5: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

THUYẾT MINH DỰ THẢOTIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH

ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TẢ THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

Digital Video Broadcasting (DVB) - Specification for service information (SI) and program specific information (PSI) in DVB systems

1. TÊN GỌI VÀ KÝ HIỆU CỦA TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

1.1. Tên Tiêu chuẩn Việt NamTiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB) - Đặc

tả thông tin dịch vụ (SI) và thông tin chương trình (PSI) trong các hệ thống DVB.

1.2. Ký hiệu Tiêu chuẩn Việt NamQCVN xxx:2016/BTTTT.

2. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1. Tóm tắt đặc điểm tình hìnhXu hướng phát triển công nghệ dịch vụ truyền hình trên thế giới hiện nay đang

chuyển dần từ công nghệ truyền hình tương tự sang công nghệ truyền hình số. Theo đó các dịch vụ truyền hình cũng đang phát triển rất đa dạng và hướng tới cung cấp các loại hình dịch vụ truyền hình truy cập đa phương tiện, ở mọi nơi, mọi lúc và trên mọi thiết bị. Trong lĩnh vực truyền hình, ngoài công đoạn ban đầu là xây dựng chương trình truyền hình và công đoạn kết cuối thu nhận tín hiệu truyền hình, thì một công đoạn trung gian nhưng có vai trò rất quan trọng đó là truyền dẫn/phát sóng chương trình truyền hình. Công đoạn truyền dẫn/phát sóng này bảo đảm tín hiệu hay chương trình truyền hình từ đầu phát tới được đầu thu với chất lượng tốt nhất. Các công nghệ hệ thống truyền dẫn/phát sóng số được phát triển trên thế giới như: Hệ thống truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB) phát triển ở châu Âu; Hệ thống truyền hình tiên tiến (ATSC) phát triển ở Mỹ; Hệ thống quảng bá số các dịch vụ hợp nhất (ISDB) phát triển ở Nhật Bản;Hệ thống quảng bá đa phương tiện số (DMB) phát triển ở Hàn Quốc; Hệ thống quảng bá đa phương tiện số mặt đất (DTMB) phát triển ở Trung Quốc.

Trong các công nghệ hệ thống truyền dẫn/phát sóng trên thì DVB tỏ ra có nhiều ưu điểm với khoảng 84% số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã lựa chọn

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 4

Page 6: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

sử dụng. Công nghệ này bao gồm các loại phương tiện truyền tải khác nhau như: truyền phát/quảng bá truyền hình số vệ tinh (DVB-S); truyền phát/quảng bá truyền hình số cáp (DVB-C); truyền phát/quảng bá truyền hình số mặt đất (DVB–T); truyền phát/quảng bá truyền hình số vi ba (DVB–M); truyền phát/quảng bá truyền hình số tương tác (DVB-I); truyền phát/quảng bá truyền hình số cộng đồng (DVB-CS); truyền phát/quảng bá truyền hình số di động (DVB-H); ... Trong công nghệ DVB, để thiết bị thu có thể tự động cấu hình nhằm tách kênh và giải mã các dòng dữ liệu khác nhau của chương trình truyền hình thì nó cần phải được cung cấp thông tin dữ liệu về dịch vụ (PSI/SI). Cho nên, dữ liệu PSI/SI là rất cần thiết và quan trọng đối với đầu thu/phát DVB nói riêng và với hệ thống DVB nói chung.

Hình 1 : Mô hình tổng quát các hệ thống truyền phát hình ảnh số (DVB)

2.2. Sự cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩnĐể thúc đẩy phát triển truyền hình Việt Nam theo kịp với xu hướng phát triển

chung của thế giới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020” (Quyết định phê duyệt số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009). Theo đó, về công nghệ và tiêu chuẩn đã được xác định xây dựng tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất Việt Nam trên cơ sở áp dụng bộ tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn Châu Âu (DVB-T) và các phiên bản tiếp theo để triển khai cho truyền hình số mặt đất tại Việt Nam; tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các hệ tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất khác để có những lựa chọn phù hợp đối với hệ thống phát sóng truyền hình số của Việt Nam trong tương lai.

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 5

Page 7: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

Lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T của Châu Âu là một sự lựa chọn đúng đắn để xây dựng hệ thống truyền hình số mặt đất ở Việt Nam. Truyền hình số mặt đất có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với công nghệ truyền hình tương tự. Nhu cầu người xem truyền hình ngày càng tăng cao cả về thời lượng phát sóng, chất lượng chương trình và chất lượng hình ảnh. Với xu thế hội tụ trong lĩnh vực đa phương tiện, và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật truyền hình các dịch vụ truyền hình mới như: HDTV, 3D TV… ra đời đã đang và sẽ được nhiều người lựa chọn do đó tiêu chuẩn DVB-T cần phải nhanh chóng bổ sung thêm các tính năng mới.

Bắt đầu từ ngày 1/4/2014, lộ trình của Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 nhằm chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả tại Việt Nam đã chính thức bắt đầu. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tất cả các TV nhập khẩu vào Việt Nam từ 32 inch trở lên đều phải tích hợp chức năng thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB-T2. Các đầu thu (SB: Setup Box) để chuyển đổi tín hiệu Số - Tương tự, tại thị trường Hà Nội phải được kiểm soát chất lượng, có thương hiệu rõ ràng và được hỗ trợ tiếng Việt, nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Các SB phải bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng theo quy định và phải đáp ứng được yêu cầu của mô hình kinh doanh dịch vụ mới trên DVB-T2.

Với những lợi ích và việc áp dụng phổ biến hiện nay, Việt Nam đã xác định việc áp dụng tiêu chuẩn truyền hình số DVB-T2 sẽ đem lại nhiều hiệu quả về kinh tế, xã hội, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2020. Trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo Đề án số hoá chính thức yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số cần áp dụng ngay tiêu chuẩn phát sóng DVB-T2, chuẩn nén tín hiệu âm thanh hình ảnh MPEG-4/H.264. Sự lựa chọn tiêu chuẩn DVB-T2 dự kiến sẽ đem lại nhiều hiệu quả về kinh tế, xã hội, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ và đẩy nhanh quá trình số hóa truyền hình mặt đất tại Việt Nam.

Trong công nghệ DVB, để thiết bị thu có thể tự động cấu hình nhằm tách kênh và giải mã các luồng dữ liệu khác nhau của chương trình truyền hình thì nó cần phải được cung cấp thông tin dữ liệu về dịch vụ (PSI/SI), cho nên, dữ liệu PSI/SI là rất cần thiết và quan trọng đối với đầu thu/phát DVB. Đồng thời, dữ liệu PSI cũng cần thiết để cung cấp nhận dạng dịch vụ và các khả năng có thể xảy ra đối với người sử dụng dịch vụ. Trong các hệ thống (truyền dẫn/phát sóng) DVB, thông tin dịch vụ (SI - Service Information) có liên quan đến dữ liệu thông tin đặc tả chương trình (PSI - Program Specific Information), bởi dữ liệu PSI cho phép tự động cấu hình máy thu

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 6

Page 8: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

để tách ghép kênh và giải mã các luồng chương trình khác nhau trong bộ ghép kênh. Dữ liệu PSI có cấu trúc với 4 loại bảng được truyền đi trong các phiên gồm:

- Bảng kết hợp chương trình (PAT - Program Association Table): Với mỗi dịch vụ trong bộ ghép kênh, PAT chỉ báo xác định (các giá trị nhận dạng gói PID - Packet Identifier của luồng truyền tải TS - Transport Stream) tương ứng với Bảng sắp xếp chương trình (PMT - Program Map Table). Nó cũng xác định cho Bảng thông tin mạng (NIT - Network Information Table).

- Bảng truy cập có điều kiện (CAT - Conditional Access Table): CAT cung cấp thông tin về hệ thống truy cập có điều kiện (CA - Conditional Access) được sử dụng trong bộ ghép kênh; thông tin là riêng tư và phụ thuộc vào hệ thống CA, nhưng lại bao hàm cả việc xác định luồng thông tin quản lý cấp quyền (EMM - Entitlement Management Message) khi có thể.áp dụng được.

- Bảng sắp xếp chương trình (PMT - Program Map Table): PMT nhận dạng và chỉ báo xác định luồng tạo nên mỗi dịch vụ và xác định các trường tham chiếu đồng hồ chương trình đối với một dịch vụ.

- Bảng thông tin mạng (NIT - Network Information Table): Vị trí của NIT được xác định tuân theo đặc trưng ISO/IEC 13818-1, nhưng khuôn dạng dữ liệu lại không thuộc phạm vi của ISO/IEC 13818-1. Nó thay cho việc cung cấp thông tin về mạng vật lý.

- Hơn nữa, dữ liệu PSI là cần thiết để cung cấp nhận dạng các dịch vụ và các khả năng có thể xảy ra đối với người dùng.

- Như vậy, cần thiết phải nghiên cứu TCVN về bảng thông tin dịch vụ PSI/SI để làm cơ sở áp dụng cho các hệ thống DVB đã và đang được triển khai rộng rãi ở nước ta hiện nay.

Bên cạnh đó, các QCVN liên quan tới truyền hình DVB đã được công bố đều có quy định việc tuân thủ các bảng PSI/SI, cụ thể:

- QCVN 63:2012/BTTTT về Thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2, PSI/SI được quy định tại 2.2.3 “Thông tin dịch vụ”.

- QCVN 64:2012/BTTTT về Tín hiệu phát truyền hình kỹ thuật số DVB-T2, PSI/SI được quy định tại điều 2.8 “Thông tin dịch vụ và phụ đề”.

- QCVN 80:2014/BTTTT về Thiết bị thu tín hiệu phát truyền hình kỹ thuật số vệ tinh DVB-S và DVB-S2, PSI/SI được quy định tại 2.2.3 “Thông tin dịch vụ”.

Mặt khác, ở nước ta hiện nay chưa xây dựng và công bố tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về PSI/SI. Do vậy cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về các bảng thông tin dịch vụ (SI) và thông tin đặc tả chương trình (PSI).

2.3. Tình hình tiêu chuẩn hóa trong nước

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 7

Page 9: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

Hiện tại ở nước ta đã lựa chọn triển khai công nghệ truyền hình kỹ thuật số công nghệ DVB thống nhất trong toàn quốc. Cho đến 01/07/2017, ở nước ta đã có 29/63 tỉnh/thành được số hóa truyền hình theo công nghệ DVB. Đồng thời, trong những năm gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông (cơ quan chủ trì giúp Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai và theo dõi việc thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình) đã tích cực, chủ động xây dựng và ban hành nhiều TCVN, QCVN có liên quan tới công nghệ DVB. Trong đó có các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan tới thông tin dữ liệu về dịch vụ (PSI/SI) gồm:

2.3.1. QCVN 63:2012/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2

QCVN 63:2012/BTTTT tại 2.2.3 “Thông tin dịch vụ” đã quy định như sau:- Tại 2.2.3.1 “Xử lý các bảng báo hiệu PSI/SI” quy định: Thiết bị thu phải có phần

mềm hệ thống để phân tích và xử lý các thông tin dịch vụ đang hoạt động đồng thời kiểm soát các phần cứng/ phần mềm theo các chuẩn EN 300 468 [6] và ETSI TR 101 211 [7]. Thiết bị thu phải có khả năng xử lí các bảng sau: NIT, PAT, PMT, SDT, EIT, TDT. Các bảng thông tin trên được mô tả trong quy chuẩn đối với phần tín hiệu phát của DVB-T2.

- Tại 2.2.3.2 “Đồng hồ thời gian thực” quy định: Thiết bị thu phải có một đồng hồ thời gian thực và đồng hồ này phải được cập nhật bởi các dữ liệu từ các bảng TDT.

- Tại 2.2.3.3 “Các tính năng của EPG cho bảng EIT thực và các bảng EIT khác” quy định: Thiết bị thu phải cung cấp các chức năng cơ bản của EPG như sau: EIT thực (hiện tại/tiếp theo/lịch trình); EIT khác (hiện tại/tiếp theo/lịch trình). Tính năng EPG của thiết bị thu phải có khả năng cung cấp thông tin về các chương trình dự kiến được phát trong ít nhất 7 ngày tiếp theo.

2.3.2. QCVN 64:2012/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu phát truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2.

QCVN 64:2012/BTTTT tại điều 2.8 “Thông tin dịch vụ và phụ đề” đã quy định như sau:

- Tại 2.8.1 “Các bảng thông tin PSI/SI” quy định:+ Các dữ liệu PSI/SI cung cấp thông tin cho thiết bị thu tự động cấu hình để

tách kênh và giải mã các dòng dữ liệu khác nhau của chương trình. Các dữ liệu PSI được cấu trúc thành bốn loại bảng được quy định trong ETSI EN 300 468 v1.11.1: Bảng liên kết chương trình (PAT); Bảng điều khiển truy nhập (CAT); Bảng sơ đồ chương trình (PMT); Bảng thông tin mạng (NIT).

+ PAT, CAT và PMT chỉ đưa ra thông tin cho các dịch vụ trong kênh vật lý chứa nó. Do vậy, các thông tin phụ trợ khác (thông tin sự kiện, thông tin dịch vụ mang bởi các kênh khác, thậm chí mạng khác) phải được bao gồm trong 9 bảng

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 8

Page 10: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

sau: Bảng thông tin nhóm kênh (BAT); Bảng mô tả dịch vụ (SDT); Bảng thông tin sự kiện (EIT); Bảng trạng thái (RST); Bảng thông tin thời gian (TDT); Bảng chênh lệch thời gian (TOT); Bảng căn chỉnh (ST); Bảng thông tin lựa chọn (SIT); Bảng thông tin gián đoạn (DIT).

+ Các thông số của các bảng thông tin được quy định trong Bảng 1 (Bảng BAT, ST, SIT, DIT không quy định trong Quy chuẩn này).

+ Tất cả các PSI phải được mã hóa theo tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-1.+ Các bảng SI và MPEG-2 PSI phải được phân đoạn thành một hoặc nhiều

phần trước khi đưa vào các gói truyền tải TS. Việc sắp xếp các phần trong gói dòng truyền tải được quy định trong ETSI 300 468 v1.11.1 và ISO/IEC 13818-1.

+ Các bảng NIT phải được truyền trên mỗi TS trong mạng. Các NIT thực tế phải mang các thông tin chi tiết của tất cả các TS trong mạng đượcxác định bởi giá trị của Network ID. Các bảng NIT phải được truyền đi ít nhất mỗi 10 s.

+ Bảng PAT là bắt buộc và phải được truyền đi ít nhất mỗi 200 ms.+ Bảng PMT phải được truyền đi ít nhất mỗi 200 ms.+ Việc truyền tải các phần của EIT p/f là bắt buộc với tất cả các dịch vụ “nhìn

thấy” trong các TS thực tế và TS “khác”.+ Các EIT_actual_p/f phải được truyền đi mỗi 2 s.+ Các EIT_other_p/f phải được truyền đi mỗi 20 s.+ Bảng TDT là bắt buộc trên mỗi TS trong mạng. Độ chính xác thời gian là ±2

s so với UTC. Mỗi phần của TDT phải được truyền đi mỗi 15 s.

2.3.3. QCVN 80:2014/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thu tín hiệu truyền hình số vệ tinh DVB-S và DVB-S2.

QCVN 80:2014/BTTTT tại 2.2.3 “Thông tin dịch vụ” đã quy định như sau:- Tại 2.2.3.1 “Xử lý các bảng PSI/SI” quy định:

+ Thiết bị thu phải có phần mềm hệ thống để phân tích và xử lý các thông tin dịch vụ đang hoạt động đồng thời kiểm soát các phần cứng/phần mềm theo các chuẩn EN 300 468 [4] và ETSI TR 101 211 [5].

+ Thiết bị thu phải có khả năng xử lý các bảng sau: NIT, PAT, PMT, SDT, EIT, TDT.

- Tại 2.2.3.2 “Đồng hồ thời gian thực” quy định: Thiết bị thu phải có đồng hồ thời gian thực và đồng hồ này phải được cập nhật bởi các dữ liệu từ bảng TDT.

- Tại 2.2.3.3 “Các tính năng của EPG” quy định: Thiết bị thu phải cung cấp các chức năng cơ bản của EPG hiển thị như sau: EIT thực (hiện tại/tiếp theo/lịch trình); EIT khác (hiện tại/tiếp theo/lịch trình).

- Ngoài ra còn có đề tài KC.01.16 về tiêu chuẩn truyền số liệu ETSI TR 101 202 V.1.1.1.

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 9

Page 11: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

Tuy nhiên, hiện nay chưa có một tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào được ban hành nhằm đưa ra các quy định cụ thể về PSI/SI. Do vậy nhiệm vụ đặt ra cho đề tài này là nghiên cứu xây dựng các yêu cầu kỹ thuật quy định cho các bảng thông tin dịch vụ PSI/SI nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực truyền hình số công nghệ DVB ở Việt Nam.

2.4. Tình hình tiêu chuẩn hóa ngoài nướcTrong công nghệ DVB, để thiết bị thu có thể tự động cấu hình nhằm tách kênh

và giải mã các dòng dữ liệu khác nhau của chương trình truyền hình thì nó cần phải được cung cấp thông tin dữ liệu về dịch vụ (PSI/SI). Cho nên, dữ liệu PSI/SI là rất cần thiết và quan trọng đối với đầu thu/phát DVB nói riêng và với hệ thống DVB nói chung. Do vậy, để chuẩn hóa dữ liệu PSI/SI này, Viện nghiên cứu tiêu chuẩn hóa châu Âu (ETSI) và tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO/IEC đã ban hành một số tiêu chuẩn có liên quan như sau:

2.4.1. Tình hình tiêu chuẩn hóa của tổ chức tiêu chuẩn hóa của ETSI

2.4.1.1. Khái quát tổ chức ETSIViện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (viết tắt ETSI) là một tổ chức tiêu chuẩn

hóa, phi lợi nhuận, và độc lập trong công nghiệp viễn thông (các nhà sản xuất thiết bị và vận hành mạng) tại Châu Âu, với dự án rộng khắp trên thế giới. ETSI đã thành công trong việc tiêu chuẩn Vô tuyến công suất thấp, Thiết bị tầm ngắn, hệ thống điện thoại tế bào GSM và hệ thống vô tuyến di động chuyên nghiệp TETRA.

Trong ETSI cơ quan tiêu chuẩn hóa quan trọng nhất là TISPAN (cho các mạng cố định và hội tụ Internet). ETSI là nhà sáng lập và là một đối tác trong 3GPP.

ETSI được thành lập bởi CEPT vào năm 1988 và chính thức được công nhận bởi Ủy ban châu Âu và ban thư ký EFTA. Trụ sở của viện đặt tại Sophia Antipolis (Pháp), ETSI là tổ chức chịu trách nhiệm chính thức cho việc tiêu chuẩn hóa về các công nghệ truyền thông và thông tin (ICT) tại châu Âu. Những công nghệ này bao gồm viễn thông, phát thanh truyền hình và các lĩnh vực liên quan như truyền tải thông minh và điện tử y sinh. ETSI có 740 thành viên từ 62 quốc gia/tỉnh trong và ngoài châu Âu, bao gồm các nhà sản xuất, các nhà vận hành khai thác mạng, các nhà quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan nghiên cứu và người sử dụng - trong thực tế, mọi lĩnh vực then chốt trong ICT.

Vào năm 2005, ETSI có ngân sách trên 20 triệu Euro, ngân sách được đóng góp từ các thành viên, các hoạt động thương mại như bán tài liệu, thiết bị thử nghiệm và các diễn đàn lưu trữ, công việc về hợp đồng và kinh phí với đối tác. Khoảng 40% ngân sách dành cho các cho phí hoạt động và 60% còn lại dành cho các chương

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 10

Page 12: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

trình làm việc bao gồm cả trung tâm năng lực và các dự án đặc biệt.ETSI là một tổ chức đối tác sáng lập nên sáng kiến Phối hợp các tiêu chuẩn toàn

cầu. Hệ thống các tiêu chuẩn của ETSI như sau:

TTViết tắt

Tên Nội dung

1 EN

Tiêu chuẩn châu Âu, nhóm viễn thông

Được sử dụng khi tài liệu được mong đợi đáp ứng các yêu cầu riêng cho châu Âu và các yêu cầu chuyển thành các tiêu chuẩn quốc gia, hoặc khi khi việc soạn thảo tài liệu được yêu cầu dưới một sự ủy thác của EC/EFTA

2 ESTiêu chuẩn châu Âu

Được sử dụng khi tài liệu chứa các yêu cầu quy chuẩn và nó là cần thiết để đệ trình tài liệu tới các thành viên của ETSI phê duyệt

EGHướng dẫn của ETSI

Được sử dụng khi tài liệu chứa hướng dẫn xử lý các hoạt động tiêu chuẩn hóa kỹ thuật, nó được đệ trình cho toàn thể thành viên ETSI phê duyệt

SRBáo cáo đặc biệt của ETSI

Được sử dụng cho các mục đích khác nhau, bao gồm đưa ra khả năng có sẵn công cộng cho thông tin không được tạo ra trong một ủy ban kỹ thuật. Các SR của ETSI cũng được sử dụng cho các tài liệu 'ảo', ví dụ các tài liệu động được tạo ra bởi một truy vấn tới một cơ sở dữ liệu qua web. Một SR được phát hành bởi ủy ban kỹ thuật mà nó được tạo ra

TSChỉ tiêu kỹ thuật của ETSI

Được sử dụng khi tài liệu chứa các yêu cầu quy chuẩn và khi thời gian đưa ra thị trường ngắn, việc phê chuẩn và bảo trì là rất cần thiết, nó được chấp thuận bởi ủy ban kỹ thuật đã soạn thảo nó

TRBáo cáo kỹ thuật của ETSI

Được sử dụng khi tài liệu chứa các yêu tố thông tin chính, nó được chấp thuận bởi ủy ban kỹ thuật đã soạn thảo nó

GSChỉ tiêu kỹ thuật nhóm của ETSI

Được sử dụng bởi Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật công nghiệp theo quyết định thực hiện các thủ tục được định nghĩa trong Điều khoản tham khảo của nhóm. Đây là kiểu có thể chuyển giao được phê duyệt và thông qua bởi Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật công nghiệp đã soạn thảo nó

2.4.1.2. Các tiêu chuẩn của ETSI có liên quan tới truyền hình kỹ thuật số công nghệ

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 11

Page 13: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

DVB và các bảng thông tin dịch vụ PSI/SI1) ETSI TS 102 470 V1.1.1 (2006-04): Digital Video Broadcasting (DVB); IP

Datacast over DVB-H: Program Specific Information (PSI)/Service Information (SI) - Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB), Phân phối dữ liệu IP trên DVB-H: Thông tin đặc tả chương trình (PSI)/thông tin dịch vụ (SI).

2) ETSI TS 102 470-1 V1.2.1 (2009-03): Digital Video Broadcasting (DVB); IP Datacast: Program Specific Information (PSI)/Service Information (SI); Part 1: IP Datacast over DVB-H - Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB), Phân phối dữ liệu IP trên DVB-H: Thông tin đặc tả chương trình (PSI)/thông tin dịch vụ (SI), Phần 1: Truyền phát dữ liệu trên DVB-H.

3) ETSI TS 102 470-2 V1.2.1 (2011-09): Digital Video Broadcasting (DVB); IP Datacast: Program Specific Information (PSI)/Service Information (SI); Part 2 : IP Datacast over DVB-SH - Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB), Phân phối dữ liệu IP trên DVB-H: Thông tin đặc tả chương trình (PSI)/thông tin dịch vụ (SI), Phần 2: Truyền phát dữ liệu trên DVB-SH.

4) ETSI TR 101 154 V1.4.1 (2000-07): Digital Video Broadcasting (DVB); Implementation guidelines for the use of MPEG-2 Systems, Video and Audio in satellite, cable and terrestrial broadcasting applications - Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB); Hướng dẫn thực thi cho sử dụng các hệ thống MPEG-2, hình ảnh và âm thanh trong các ứng dụng truyền phát quảng bá truyền hình vệ tinh, cáp, mặt đất.

5) ETSI TS 101 211 V1.12.1 (2013-12): Digital Video Broadcasting (DVB); Guidelines on implementation and usage of Service Information (SI) - Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB); Hướng dẫn thực thi và cách sử dụng thông tin dịch vụ (SI).

6) ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03): Digital Video Broadcasting (DVB); Specification for Service Information (SI) in DVB systems - Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB), Đặc tính thông tin dịch vụ (SI).

7) ETSI EN 302 755 V1.4.1 (2015-07): Digital Video Broadcasting (DVB); Frame structure channel coding and modulation for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2) - Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB); Mã hóa và điều chế kênh kiến trúc khung cho hệ thống truyền phát quảng bá truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai (DVB-T2).

8) ETSI EN 300 472 V1.4.1 (2017-04): Digital Video Broadcasting (DVB); Specification for conveying ITU-R System B Teletext in DVB bitstreams - Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB); Đặc tính chuyển vận văn bản từ xa ITU-R hệ thống B trong các dòng bít DVB.

9) ETSI EN 301 775 V1.2.1 (2003-05): Digital Video Broadcasting (DVB);

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 12

Page 14: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

Specification for the carriage of Vertical Blanking Information (VBI) data in DVB bitstreams Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB); Đặc tính truyền tải dữ liệu thông tin xóa dọc (xóa dòng) VBI trong các dòng bít DVB.

10) ETSI EN 301 790 V1.5.1 (2009-05): Digital Video Broadcasting (DVB); Interaction channel for satellite distribution systems - Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB); Kênh tương tác cho các hệ thống phân phối vệ tinh.

11) ETSI EN 301 192 V1.6.1 (2015-08): Digital Video Broadcasting (DVB); DVB specification for data broadcasting - Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB); Đặc tính DVB cho truyền phát quảng bá dữ liệu.

12) ETSI EN 301 545-2 V1.2.1 (2014-04): Digital Video Broadcasting (DVB); Second Generation DVB Interactive Satellite System (DVB-RCS2); Part 2: Lower Layers for Satellite standard - Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB); Hệ thống truyền hình vệ tinh tương tác thế hệ thứ hai (DVB-RCS2); Phần 2: Các lớp thấp hơn cho tiêu chuẩn vệ tinh.

13) ETSI EN 302 755 V1.4.1 (2015-07): Digital Video Broadcasting (DVB); Frame structure channel coding and modulation for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2) - Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB); Mã hóa và điều chế kênh kiến trúc khung cho hệ thống truyền phát quảng bá truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai (DVB-T2).

2.4.2. Tình hình tiêu chuẩn hóa của tổ chức tiêu chuẩn hóa của ISO/IEC

2.4.2.1. Khái quát tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO)ISO (International Organization for Standardization) là một tổ chức quốc tế độc

lập, phi chính phủ gồm 163 thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia. Thông qua các thành viên, ISO tập hợp các chuyên gia để cùng chia sẻ kiến thức và xây dựng tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện, dựa trên sự đồng thuận và thích hợp với thị trường, hỗ trợ đổi mới và cung cấp giải pháp đối với các thách thức toàn cầu.

Tiêu chuẩn quốc tế đưa ra quy định kỹ thuật cấp thế giới cho sản phẩm, dịch vụ và hệ thống để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Các tiêu chuẩn là công cụ tạo thuận lợi thương mại quốc tế. Hiện nay, ISO đã công bố hơn 21.478 tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu liên quan, bao trùm gần như tất cả các ngành công nghiệp, từ công nghệ tới an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe. Tiêu chuẩn quốc tế ISO tác động tới mọi người, mọi nơi.

ISO được thành lập năm 1946 khi đoàn đại biểu từ 25 quốc gia gặp mặt tại Hiệp hội kỹ sư xây dựng ở Luân Đôn và quyết định thành lập một tổ chức quốc tế “để tạo thuận lợi cho hợp tác và thống nhất quốc tế các tiêu chuẩn công nghiệp”. Vào ngày 23/2/1947, tổ chức mới, ISO, chính thức bắt đầu hoạt động. Cơ cấu tổ chức của ISO bao gồm:

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 13

Page 15: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

- Đại Hội đồng (General Assembly): là cơ quan có thẩm quyền cao nhất đối với tất cả các công việc của ISO. Đại hội đồng họp toàn thể mỗi năm một lần, gồm tất cả các nước thành viên và quan chức của ISO;

- Hội đồng ISO (ISO Council): chịu trách nhiệm về hầu hết các vấn đề quản lý. Hội đồng họp một năm hai lần gồm 20 thành viên được Đại Hội đồng ISO bầu ra, các cán bộ của ISO và Chủ tịch Uỷ ban Phát triển chính sách (CASCO, COPOLCO, DEVCO). Dưới Hội đồng là một số cơ quan cung cấp các hướng dẫn và quản lý về các vấn đề cụ thể:

+ Ủy ban Chủ tịch - tư vấn cho Hội đồng và giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng và Đại hội đồng.

+ CASCO - cung cấp hướng dẫn về đánh giá sự phù hợp.+ COPOLCO - cung cấp hướng dẫn các vấn đề về người tiêu dùng.+ DEVCO - cung cấp hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến các quốc gia

đang phát triển.+ Ủy ban Thường vụ Hội đồng - tư vấn về các vấn đề tài chính và chiến lược.+ Ủy ban đặc biệt - có thể được thành lập để thúc đẩy các mục tiêu và mục

tiêu chiến lược của tổ chức.- Ban Quản lý Kỹ thuật (Technical Management Board - TMB): quản lý các hoạt

động kỹ thuật. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm về các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn và ban cố vấn chiến lược;

- Ban Thư ký Trung tâm (Central Secretariat): do Tổng Thư ký điều hành;- Các Ban Kỹ thuật/Tiểu ban kỹ thuật (Technical Committees/Sub-Committees -

ISO/TCs/SCs): tiến hành nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn và tài liệu dạng tiêu chuẩn của ISO.

Các thành viên của ISO là các tổ chức tiêu chuẩn hàng đầu các nước và mỗi quốc gia chỉ có một thành viên đại diện. Mỗi thành viên đại diện cho ISO trong nước của mình. Các cá nhân hoặc công ty không thể giữ vai trò thành viên ISO.

ISO có ba loại hình thành viên. Mỗi loại đều có một mức độ tiếp cận và ảnh hưởng khác nhau đối với hệ thống ISO. Trong số 163 thành viên của ISO, có 119 thành viên đầy đủ, 40 thành viên thông tấn và 4 thành viên đăng ký. Điều này giúp ISO tính đến cũng như nhận diện các nhu cầu và năng lực khác nhau của mỗi cơ quan tiêu chuẩn quốc gia.

Thành viên đầy đủ ảnh hưởng đến chiến lược và việc xây dựng tiêu chuẩn ISO bằng cách tham gia và bỏ phiếu trong các cuộc họp về chính sách và kỹ thuật của ISO. Thành viên đầy đủ có quyền bán và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO tại quốc gia mình.

Thành viên thông tấn tham gia việc xây dựng tiêu chuẩn và chiến lược của ISO

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 14

Page 16: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

bằng cách tham dự các cuộc họp về chính sách và kỹ thuật ISO với tư cách quan sát viên. Các thành viên thông tấn có thể bán và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO tại quốc gia.

Thành viên đăng ký duy trì việc cập nhật về công việc của ISO nhưng không thể tham gia. Họ không được bán hoặc chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO tại quốc gia.

Ngoài ra còn có 711 tổ chức quốc tế có quan hệ với các Ban Kỹ thuật và Tiểu ban kỹ thuật của ISO.

Hoạt động kỹ thuật của ISO được triển khai bởi 3.555 đơn vị kỹ thuật, trong đó có 247 ban kỹ thuật (TC), 508 tiểu ban kỹ thuật, 2.674 nhóm công tác và 126 nhóm đặc biệt. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, ISO đã xây dựng được 21.478 tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu dạng tiêu chuẩn, trong đó có 27,3% về công nghệ kỹ thuật; 21,8% về công nghệ vật liệu; 17,7% về điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông; 10,7% về giao thông vận tải và phân phối hàng hóa; 9,3% về các lĩnh vực chung, cơ sở hạ tầng, khoa học và dịch vụ; 5,6% về nông nghiệp và công nghệ thực phẩm; 4,1% về y tế, sức khỏe và môi trường; 2,5 % về xây dựng và 1,0% về công nghệ đặc biệt. Trong năm 2016, ISO đã tổ chức 1.509 cuộc họp kỹ thuật tại 45 quốc gia, xử lý 4.997 hạng mục công việc với 1.648 hạng mục công việc trong giai đoạn chuẩn bị + 754 dự thảo ban kỹ thuật + 2595 dự thảo tiêu chuẩn quốc tế (DIS) và dự thảo cuối tiêu chuẩn quốc tế (FDIS). công bố 1.381 tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu dạng tiêu chuẩn.

Việt Nam (đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tham gia ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định cho tổ chức này. Việt Nam đã tham gia Hội đồng ISO trong 3 nhiệm kỳ: 1997 - 1998, 2001 - 2002 và 2004 - 2005; hiện tham gia với tư cách thành viên P (Thành viên chính thức) trong 17 Ban kỹ thuật và Tiểu ban Kỹ thuật của ISO; tham gia với tư cách thành viên O (Thành viên quan sát) trong 70 Ban kỹ thuật và Tiểu ban Kỹ thuật của ISO; là thành viên P của 2 ban phát triển chính sách của ISO: DEVCO (Ban về những vấn đề của các nước đang phát triển), CASCO (Ban Tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp); thành viên O của Ban Chính sách người tiêu dùng COPOLCO và Ban Mẫu chuẩn (REMCO).

2.4.2.2. Khái quát Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC)Hàng triệu thiết bị điện tử, sử dụng hoặc sản xuất điện, dựa vào các tiêu chuẩn

quốc tế IEC và Hệ thống đánh giá sự phù hợp trong hoạt động, lắp đặt và vận hành an toàn.

Được thành lập vào năm 1906, Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế IEC (International Electrotechnical Commission) là tổ chức hàng đầu thế giới chịu trách nhiệm xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả công nghệ điện, điện tử và các công nghệ liên quan, được gọi chung là “kỹ thuật điện”. IEC phục vụ thị trường và xã hội

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 15

Page 17: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

thế giới thông qua công tác tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp, cung cấp nền tảng cho các công ty, ngành công nghiệp và chính phủ có thể gặp gỡ, thảo luận và xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế mà họ cần, thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế thế giới, khuyến khích phát triển các sản phẩm, hệ thống, dịch vụ an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Tất cả các Tiêu chuẩn Quốc tế IEC đều dựa trên sự đồng thuận và đại diện cho nhu cầu của các bên liên quan chính của mọi quốc gia tham gia IEC. Mỗi quốc gia thành viên, dù lớn hay nhỏ, đều có một phiếu bầu và tiếng nói trong quá trình xây dựng Tiêu chuẩn Quốc tế IEC.

Thành viên của IEC đến từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù từng thành viên khác nhau nhưng đều có một điểm chung: họ đại diện cho toàn bộ mối quan tâm về kỹ thuật điện tại quốc gia, công ty và doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các cơ quan giáo dục, các cơ quan chính phủ và các cơ quan quản lý. Tất cả các bên liên quan được tập hợp lại thông qua Ban kỹ thuật quốc gia của các quốc gia thành viên. IEC cũng hướng tới các nước công nghiệp hóa mới thông qua Chương trình Quốc gia Liên kết (có 87 quốc gia tham gia Chương trình) và, cùng với 83 quốc gia thành viên, đã lan tỏa phạm vi của gia đình IEC trên hơn 97% dân số thế giới. IEC cũng hợp tác với một số đối tác quốc tế, khu vực và quốc gia nhằm tạo ra các ấn bản chung, giúp quảng bá tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa trên toàn thế giới và điều phối các mối liên hệ tiềm năng trong công việc.

Cơ cấu tổ chức của IEC bao gồm:- Hội đồng IEC (IEC Council): Thiết lập chính sách, các mục tiêu chiến lược dài

hạn và tài chính của IEC. Hội đồng IEC giao cho Ủy ban Hội đồng (Council Board) quản lý công việc của IEC, với trách nhiệm quản lý cụ thể trong các lĩnh vực tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp và chiến lược thị trường lần lượt do các ban SMB (Ban quản lý tiêu chuẩn hóa), CAB (Ban đánh giá sự phù hợp) và MSB (Ban chiến lược thị trường) đảm trách. Mỗi năm Hội đồng IEC họp ít nhất một lần tại Đại hội đồng IEC (IEC General Assembly);

- Ủy ban Hội đồng IEC (IEC Council Board): gồm 15 thành viên do Hội đồng IEC bầu ra và các cán bộ của IEC. Ủy ban Hội đồng đưa ra những khuyến nghị về chính sách của IEC cho Hội đồng, quyết định các hoạt động (trừ các vấn đề về tài chính) và thực hiện các chính sách của hội đồng. Là đơn vị tiếp nhận và xem xét các báo cáo của SMB, CAB và MSB. Khi cần thiết Ủy ban Hội đồng sẽ lập ra các đơn vị tư vấn hoặc nhóm công tác đặc biệt cho các vấn đề cụ thể, chỉ định chủ tịch và các thành viên của những đơn vị này. Ủy ban hội đồng họp ít nhất hai lần mỗi năm;

- Ban Điều hành (Executive Committee): Chịu trách nhiệm triển khai các quyết định của Hội đồng và Ủy ban Hội đồng, giám sát hoạt động của Văn phòng Trung

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 16

Page 18: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

tâm và trao đổi thông tin với các Ủy ban IEC quốc gia. Ban điều hành chuẩn bị chương trình và tài liệu cho Ủy ban Hội đồng. Ban điều hành họp ít nhất là bốn lần mỗi năm.

- Các ban chức năng gồm:+ Ban quản lý tiêu chuẩn hóa (Standardization Management Board);+ Ban chính sách thị trường (Market Strategy Board);+ Ban đánh giá sự phù hợp (Comformity Assessment Board).

- Văn phòng Trung tâm: do Tổng Thư ký điều hành, có trụ sở tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.

- Các cơ quan kỹ thuật: IEC hiện có 104 Ban kỹ thuật và 90 Tiểu ban kỹ thuật, 559 nhóm công tác, 268 nhóm dự án, 607 nhóm duy trì, 4 hệ thống đánh giá sự phù hợp toàn cầu.

Có hai hình thức tham gia IEC: Thành viên đầy đủ và thành viên liên kết. Tính đến nay IEC có 83 quốc gia thành viên (trong đó: 60 thành viên đầy đủ và 23 thành viên liên kết). Thành viên đầy đủ có quyền tham gia vào tất cả các hoạt động của IEC với quyền biểu quyết bằng lá phiếu có trọng lượng ngang nhau, trong khi đó thành viên liên kết chỉ được tham gia một cách hạn chế vào các hoạt động của IEC và không có quyền biểu quyết. Sự khác nhau giữa hai loại thành viên này còn được thể hiện ở kinh phí đóng góp. Ngoài ra, còn có quy chế "Thành viên tiền liên kết" với mục đích khuyến khích và thúc đẩy các nước thành viên thuộc loại này trở thành thành viên liên kết trong vòng 5 năm.

Tháng 4/2002, Việt Nam đã tham gia IEC với tư cách Thành viên liên kết. Việt Nam là thành viên P (thành viên tham gia) của ba Ban kỹ thuật IEC.

Hoạt động chính của IEC là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế IEC và các báo cáo kỹ thuật. Các tiêu chuẩn IEC hiện được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, được các nước chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia, được viện dẫn khi soạn thảo các hồ sơ dự thầu và hợp đồng thương mại. Các ấn phẩm của IEC được xuất bản chính thức bằng hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Pháp). Uỷ ban Kỹ thuật điện Quốc gia của Liên bang Nga chịu trách nhiệm xuất bản phiên bản tiếng Nga. Một số ấn phẩm đã được dịch sang tiếng Tây Ban Nha.

Ngoài việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc tế IEC, IEC còn duy trì các hệ thống đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn IEC, đó là:

- IECEE: Hệ thống thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp toàn cầu cho các thiết bị và linh kiện kỹ thuật điện, gồm 54 tổ chức quốc gia thành viên với 77 tổ chức chứng nhận quốc gia, 497 phòng thử nghiệm. Đến nay đã có 96.954 giấy chứng nhận IECEE được cấp.

- IECQ: Hệ thống đánh giá chất lượng linh kiện điện, gồm 14 tổ chức quốc gia

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 17

Page 19: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

thành viên với 21 tổ chức chứng nhận, 50 chi nhánh tổ chức chứng nhận đã đăng ký IECQ và 14 tổ chức đào tạo được IECQ thông qua. Đến nay đã có 7.047 giấy chứng nhận IECQ được cấp.

- IECEx: Hệ thống chứng nhận với tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị điện dùng trong môi trường dễ cháy nổ, gồm 33 tổ chức quốc gia thành viên với 83 tổ chức chứng nhận được thừa nhận và 59 phòng thử nghiệm. Đến nay có hơn 6.500 giấy chứng nhận và báo cáo được cấp.

- IECRE: Hệ thống chứng nhận cho tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị sử dụng trong việc ứng dụng năng lượng tái tạo, gồm 15 quốc gia thành viên, 3 cơ quan chứng nhận, 3 phòng thử nghiệm và 2 chứng chỉ được cấp.

Tổng số tài liệu phát hành của IEC là 6.327 tiêu chuẩn quốc tế, 288 quy định kỹ thuật, 481 báo cáo kỹ thuật và 42 IEC-PAS. Trong năm 2016, IEC đã công bố 476 tiêu chuẩn quốc tế, 56 quy định kỹ thuật, 52 báo cáo kỹ thuật và 8 IEC-PAS

2.4.2.3. Các tiêu chuẩn của ISO/IEC có liên quan tới truyền hình kỹ thuật số công nghệ DVB và các bảng thông tin dịch vụ PSI/SI

1) ISO/IEC 13818-1:2015, Information technology - Generic coding of moving pictures and associated audio information - Part 1: Systems (Công nghệ thông tin - Mã hóa tổng quát các hình ảnh động và thông tin âm thanh kết hợp - Phần 1: Các hệ thống). Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-1:2015 quy định:

2) ISO/IEC 13818-2:2013, Information technology - Generic coding of moving pictures and associated audio information - Part 2: Video (Công nghệ thông tin - Mã hóa tổng quát các hình ảnh động và thông tin âm thanh kết hợp - Phần 2: Hình ảnh).

3) ISO/IEC 13818-3:20008, Information technology - Generic coding of moving pictures and associated audio information - Part 3: Audio (Công nghệ thông tin - Mã hóa tổng quát các hình ảnh động và thông tin âm thanh kết hợp - Phần 3: Âm thanh).

4) ISO/IEC 11172-1:1993: Information technology -- Coding of moving pictures and associated audio for digital storage media at up to about 1,5 Mbit/s -- Part 1: Systems (Công nghệ thông tin - Mã hóa hình ảnh động và âm thanh kết hợp cho phương tiện lưu trữ số lên tới 1,5 Mb/s - Phần 1: Hệ thống).

5) ISO/IEC 11172-2:1993: Information technology -- Coding of moving pictures and associated audio for digital storage media at up to about 1,5 Mbit/s -- Part 2: Video (Công nghệ thông tin - Mã hóa hình ảnh động và âm thanh kết hợp cho phương tiện lưu trữ số lên tới 1,5 Mb/s - Phần 2: Hình ảnh).

6) ISO/IEC 11172-3:1993: Information technology -- Coding of moving pictures and associated audio for digital storage media at up to about 1,5 Mbit/s -- Part 3: Audio (Công nghệ thông tin - Mã hóa hình ảnh động và âm thanh kết hợp cho phương tiện lưu trữ số lên tới 1,5 Mb/s - Phần 3: Âm Thanh).

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 18

Page 20: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

2.5. Đánh giá nội dung các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đến PSI/SI

2.5.1. Tiêu chuẩn ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03)

2.5.1.1. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03) Tiêu chuẩn này đặc tả dữ liệu Thông tin Dịch vụ (SI) theo hình thức là một phần

của dòng bít (bitstream) DVB, để người sử dụng có thể được cung cấp thông tin giúp họ lựa chọn các dịch vụ và/hoặc có khả năng xảy ra trong dòng bít, và do vậy bộ giải mã đầu thu tích hợp (IRD) có thể tự động cấu hình cho các dịch vụ đã chọn.

Tiêu chuẩn này đặc tả dữ liệu bổ sung đầy đủ cho PSI bằng cách cung cấp dữ liệu nhằm tự động điều chỉnh IRD và bổ sung thông tin để hiển thị cho người dùng. Cách thể hiện thông tin không được chỉ rõ trong tiêu chuẩn này, và các nhà sản xuất IRD có quyền tự do lựa chọn phương pháp tthể hiện thích hợp.

2.5.1.2. Các nội dung chính của tiêu chuẩn ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03)Ngoài các phần phạm vi áp dụng, tài liệu tham chiếu, thuật ngữ, định nghĩa và từ

viết tắt, nội dung chính của tiêu chuẩn ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03) như sau:- Mô tả thông tin dịch vụ (SI).- Các bảng thông tin dịch vụ (SI):

+ Cơ cấu bảng SI.+ Các quy định bảng.

- Các mô tả:+ Giới thiệu.+ Mô tả định danh và xác định vị trí.+ Mô tả mã hóa.+ Mô tả mở rộng định danh và xác định vị trí.+ Mô tả mở rộng mã hóa.+ Quy định phạm vi cho mô tả phạm vi.

- Tiêu chuẩn đánh giá khả năng tương tác phương tiện lưu trữ (SMI):+ Giới thiệu.+ Các bảng SMI.+ Các mô tả SMI.

- Các phụ lục:+ Phụ lục A (quy định): Mã hóa các đặc tính nguyên bản.+ Phụ lục B (quy định): Chế độ giải mã CRC.+ Phụ lục C (tham khảo): Chuyển đổi định chuẩn thời gian và ngày.+ Phụ lục D (quy định): Thực thi thông tin dịch vụ âm thanh AC-3, AC-3 nâng

cao và AC-4 trong các hệ thống DVB.+ Phụ lục E (quy định): Cách sử dụng scrambling_descriptor.

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 19

Page 21: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

+ Phụ lục F (tham khảo): Mô tả ngôn ngữ ISO 639 cho đường ghi âm “âm thanh gốc”.

+ Phụ lục G (quy định): Thực thi thông tin dịch vụ của âm thanh mã hóa DTS® trong các hệ thống DVB.

+ Phụ lục H (quy định): Thực thi thông tin dịch vụ của âm thanh mã hóa ÂAC trong các hệ thống DVB.

+ Phụ lục I (quy định): Phân định và giải thích trường service_type.+ Phụ lục J (quy định): Tín hiệu âm thanh bổ sung.+ Phụ lục K (quy định): Mô tả cách sử dụng liên kết sự kiện mở rộng.+ Phụ lục L (quy định): Thực thi thông tin dịch vụ của âm thanh mã hóa

Surround™ DTS trong các hệ thống DVB.+ Phụ lục M (tham khảo): Tài liệu tham khảo.+ Phụ lục N (tham khảo): Lịch sử thay đổi.

Đánh giá: Tiêu chuẩn ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03) quy định các bảng thông tin dịch vụ (SI) và đặc tả dữ liệu bổ sung đầy đủ cho PSI. Tiêu chuẩn này cũng tham chiếu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế khác để hoàn thiện các quy định cho PSI/SI, bao gồm: ETSI TS 101 211 V1.12.1 (2013-12); ETSI TS 102 470-2 V1.2.1 (2011-09); ISO/IEC 13818-1:2015; ISO/IEC 13818-2:2013; ISO/IEC 13818-3:20008.

2.5.2. Tiêu chuẩn ETSI TS 101 211 V1.12.1 (2013-12)

2.5.2.1. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ETSI TS 101 211 V1.12.1 (2013-12)Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn thực hiện để sử dụng và thực thi mã hóa

thông tin dịch vụ (SI) DVB trong môi trường truyền hình số DVB bao gồm các mạng truyền hình cáp, truyền hình mặt đất, truyền hình vệ tinh.

Các hướng dẫn lưu ý các quy định được khuyến nghị mức độ cao về cách sử dụng cú pháp SI DVB được mô tả trong bộ giải mã đầu thu tích hợp (IRD).

Các quy định được đặc tả dưới dạng các ràng buộc của luồng SI DVB hoặc trong các giới hạn được lưu ý thể hiện bởi các IRD.

- Các hướng dẫn không bao hàm các đặc trưng có liên quan tới các chi tiết giao diện người dùng hoặc các hướng dẫn chương trình điện tử nâng cao (EPG). -

2.5.2.2. Các nội dung chính của tiêu chuẩn ETSI TS 101 211 V1.12.1 (2013-12)Ngoài các phần phạm vi áp dụng, tài liệu tham chiếu, thuật ngữ, định nghĩa và từ

viết tắt, nội dung chính của tiêu chuẩn ETSI TS 101 211 V1.12.1 (2013-12) như sau:- Quy tắc vận hành:

+ Thông tin bảng thông tin dịch vụ (SI);+ Mô tả cấp phát và cách sử dụng SI;+ Thông tin đặc tả chương trình (PSI) và các trạng thái tương tác hoạt động

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 20

Page 22: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

của SI DVB;+ Tốc độ lặp lại tối thiểu;+ Các hệ thống truyền hình mặt đất;+ Định dạng chuỗi văn bản.

- Các ứng dụng:+ Các dịch vụ NVOD;+ Các daichj vụ trang trí ghép ảnh;+ Chuyển dịch ở vùng biên phương tiện phân phối truyền phát quảng bá;+ Các thông báo.

- Phương tiện lưu trữ:+ Bảng kết hợp chương trình (PAT);+ Bảng sắp xếp chương trình (PMT);+ Các bảng SI (NIT, SDT, EIT, BAT, RST, TDT, TOT);+ Bảng thông tin lựa chọn (SIT);+ Bảng thông tin gián đoạn (DIT);

- Phụ lục A (tham khảo): Lịch sử thay đổi.

Đánh giá: Tiêu chuẩn ETSI TS 101 211 V1.12.1 (2013-12) có các nội dung liên quan tới PSI/SI đó là “Thông tin bảng thông tin dịch vụ (SI); Mô tả cấp phát và cách sử dụng SI; Thông tin đặc tả chương trình (PSI) và các trạng thái tương tác hoạt động của SI DVB”. Tiêu chuẩn này cũng hướng dẫn cách sử dụng cú pháp SI DVB được đặc tả trong ETSI EN 300 468. Nhìn chung tiêu chuẩn này cung cấp thêm thông tin, hướng dẫn cho ETSI EN 300 468.

2.5.3. ETSI TS 102 470-2 V1.2.1 (2011-09)

2.5.3.1. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ETSI TS 102 470-2 V1.2.1 (2011-09)Tiêu chuẩn này cung cấp sự hội tụ của các bảng PSI/SI mã mô tả sử dụng trong

hệ thống DVB-SH.Các bảng được sử dụng và các mô tả được giới thiệu và mô tả cách sử dụng

chúng.Tiêu chuẩn này cũng quy định tập dữ liệu PSI/SI đầu thu DVB-SH có thể có khả

năng sẵn sàng mang DVB-SH (băng cơ sở truyền phát dữ liệu) và mạng DVB-SH mong muốn tạo khả năng mang DVB-SH.

2.5.3.2. Các nội dung chính của tiêu chuẩn ETSI TS 102 470-2 V1.2.1 (2011-09)Ngoài các phần phạm vi áp dụng, tài liệu tham chiếu, thuật ngữ, định nghĩa và từ

viết tắt, nội dung chính của tiêu chuẩn ETSI TS 102 470-2 V1.2.1 (2011-09) như sau:- PSI/SI cho các hệ thống DVB-SH:

+ Giới thiệu về PSI/SI (thông tin tham khảo);

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 21

Page 23: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

+ Phân vùng nội dung trong các mạng SH (không phải mạng đơn tần có cấc khả năng khác nhau trên các tần số khác nhau) (quy định);

+ Đóng gói đa giao thức (quy định);+ Các mô tả (quy định);+ Các bảng PSI (quy định);+ Các bảng SI (quy định);+ Các tham số báo hiệu truyền phát (TPS);+ Bảng thông báo cập nhật (quy định);+ Thông báo INT (quy định);+ Gói bắt đầu khung SH (quy định);+ Trường báo hiệu.

- Phụ lục A (tham khảo): Lịch sử thay đổi.

Đánh giá: Tiêu chuẩn ETSI TS 102 470-2 V1.2.1 (2011-09) có các phần liên quan tới PSI/SI đó là “Giới thiệu về PSI/SI (thông tin tham khảo); Các bảng PSI (quy định); Các bảng SI (quy định)”, nhưng chủ yếu cho hệ thống DVB-SH (DVB vệ tinh tới thiết bị cầm tay). Tiêu chuẩn này cũng quy định tập dữ liệu PSI/SI của máy thu DVB-SH. Nhìn chung tiêu chuẩn này cũng dẫn chiếu tham khảo tới tiêu chuẩn ETSI EN 300 468.

2.5.4. Tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-1:2015

2.5.4.1. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-1:2015- Tiêu chuẩn này xác định lớp hệ thống của mã hóa. Nó được phát triển chủ yếu

để hỗ trợ kết hợp các phương pháp mã hóa video và âm thanh được xác định trong Phần 2 và 3 của ISO/IEC 13818.

- Tiêu chuẩn này xác định việc ghép dòng bit là dòng truyền tải hoặc dòng chương trình. Cả hai dòng này được xây dựng từ các gói tin PES và các gói có chứa các thông tin cần thiết khác. Cả hai loại dòng đều hỗ trợ ghép các dòng nén video và âm thanh từ một chương trình với một gốc thời gian chung. Dòng truyền tải bổ sung hỗ trợ ghép xen các dòng nén video và âm thanh từ nhiều chương trình với các gốc thời gian chung. Đối với hầu hết các môi trường không có lỗi, dòng chương trình nhìn chung phù hợp hơn, hỗ trợ xử lý phần mềm của thông tin chương trình. Dòng truyền tải phù hợp hơn để sử dụng trong các môi trường có khả năng xảy ra lỗi.

- Tiêu chuẩn này xác định việc ghép dòng bit, dù là dòng truyền tải hay dòng chương trình đều được xây dựng trong hai lớp: lớp ngoài cùng là lớp hệ thống, và trong cùng là lớp nén. Lớp hệ thống cung cấp các chức năng cần thiết để sử dụng một hoặc nhiều dòng dữ liệu nén trong một hệ thống. Phần video và âm thanh của tiêu chuẩn này xác định lớp mã hóa nén cho dữ liệu âm thanh và video. Mã hóa các

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 22

Page 24: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

loại dữ liệu khác không được xác định bởi tiêu chuẩn này, nhưng được hỗ trợ bởi lớp hệ thống với điều kiện các loại dữ liệu khác tuân theo các ràng buộc được xác định trong mục 2.7.

2.5.4.2. Các nội dung chính của tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-1:2015Ngoài các phần phạm vi áp dụng, tài liệu tham chiếu, thuật ngữ, định nghĩa và từ

viết tắt, nội dung chính của tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-1:2015 như sau:- Phương pháp mô tả cú pháp dòng bít.- Các yêu cầu dòng bít luồng truyền phát.- Các yêu cầu dòng bít luồng chương trình.- Chương trình và mô tả thành phần chương trình.- Đăng ký ngữ nghĩa luồng đa kênh.- Tương thích với ISO/IEC 11172.- Đăng ký định danh sao chép.- Đăng ký khuôn dạng dữ liệu riêng.- Truyền mang dữ liệu ISO/IEC 14496.- Truyền mang siêu dữ liệu.- Truyền mang dữ liệu ISO 15938.- Truyền mang hình ảnh ITU-T H.264/ISO/IEC 14496-10.- Truyền mang dòng văn bản ISO/IEC 14496-17.- Truyền mang dòng hình ảnh phụ thêm.- Truyền mang HEVC.- Các phụ lục:

+ Phụ lục A: Chế độ giải mã CRC;+ Phụ lục B: Điều khiển và kiểm soát môi trường lưu trữ dữ liệu (DSM-CC).+ Phụ lục C: Thông tin đặc tả chương trình (PSI);+ Phụ lục D: Chế độ định thời hệ thống và các ứng dụng của tiêu chuẩn quốc

tế;+ Phụ lục E: Các ứng dụng truyền phát dữ liệu;+ Phụ lục F: Cú pháp đồ họa đối với các tiêu chuẩn quốc tế;+ Phụ lục G: Thông tin chung;+ Phụ lục H: Dữ liệu riêng;+ Phụ lục I: Khả năng tương thích các hệ thống và giao diện thời gina thực;+ Phụ lục J: Giao dienej các mạng giảm méo rungvới giải mã MPEG-2;+ Phụ lục K: Phân chia dòng truyền tải;+ Phụ lục L: Quy trình đăng ký;+ Phụ lục M: Dạng ứng dụng đăng ký;+ Phụ lục N: Sơ đồ quyền đăng ký của kiến trúc quản trị;

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 23

Page 25: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

+ Phụ lục O: Quy trình đăng ký;+ Phụ lục P: Dạng ứng dụng đăng ký;+ Phụ lục Q: Các chế độ đệm T-STD và P-STD cho ISO/IEC 13818-7 ADTS;+ Phụ lục R: Truyền mang kịch bản ISO/IEC 14496 trong ITU-T

H.220.0/ISO/IEC 13818-1;+ Phụ lục S: Truyền mang hình ảnh JPEG phần 1 trên luồng truyền tải MPEG-

2;+ Phụ lục T: Loại MIME cho các luồng truyền tải MPEG-2.

Đánh giá: Tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-1:2015 có Phụ lục C “Thông tin đặc tả chương trình (PSI)” có liên quan tới PSI/SI.

2.5.5. Tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-2:2013

2.5.5.1. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-2:2013- Tiêu chuẩn này cụ thể hoá các đại diện mã hoá thông tin hình ảnh cho truyền

thông kỹ thuật số và phương tiện lưu trữ kỹ thuật số và xác định quá trình giải mã. Các đại diện này hỗ trợ truyền tải tốc độ bit, chuyển đổi tốc độ bit, truy cập ngẫu nhiên, nhảy kênh, giải mã tốc độ, chỉnh sửa dòng bit, cũng như các chức năng đặc biệt như phát nhanh, phát ngược nhanh, chuyển động chậm, tạm dừng và ảnh tĩnh. Tiêu chuẩn Quốc gia này phù hợp với tương thích với tiêu chuẩn ISO/IEC 11172-2 và tương thích trở lên hoặc tương thích với các định dạng SDTV, HDTV, EDTV.

- Tiêu chuẩn này chủ yếu áp dụng cho phát sóng video, truyền thông và phương tiện lưu trữ kỹ thuật số. Các phương tiện lưu trữ có thể được kết nối trực tiếp với bộ giải mã, hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như các buss, LAN, hoặc các đường truyền viễn thông.

2.5.5.2. Các nội dung chính của tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-2:2013Ngoài các phần phạm vi áp dụng, tài liệu tham chiếu, thuật ngữ, định nghĩa và từ

viết tắt, nội dung chính của tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-2:2013 như sau:- Các thỏa thuận:

+ Phương pháp mô tả cú pháp dòng bít;+ Quy định các chức năng;+ Dành trước, ngăn chặn và bít đánh dấu;+ Thuật toán chính xác.

- Cú pháp và ngữ nghĩa dòng bít hình ảnh:+ Kiến trúc của dữ liệu hình ảnh được mã hóa;+ Cú pháp dòng bít hình ảnh;+ Ngữ nghĩa dòng bít hình ảnh.

- Quy trình giải mã hình ảnh:

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 24

Page 26: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

+ Kiến trúc cú pháp cao hơn;+ Giải mã độ dài thay đổi;+ Quét ngược;+ Lượng tử hóa ngược;+ DCT ngược;+ Bù chuyển động;+ Tỷ lệ động;+ Đầu ra của quá trình giải mã.

- Lược sử và các mức:+ Tính tương thích ISO/IEC 11172-2;+ Quan hệ giữa các lược sử đã quy định;+ Quan hệ giữa các mức đã quy định;+ Các lớp tỷ lệ;+ Các giá trị tham số cho các lớ, các mức và các lược sử đã định;+ Yêu cầu tương thích cho các giải mã.

- Đăng ký định danh sao chép:+ Tổng quát;+ Thực thi quyền đăng ký (RA).

- Các phụ lục:+ Phụ lục A: Các phép biến đối Cosin rời rạc ngược;+ Phụ lục B: Các bảng mã hóa cđộ dài thay đôi;+ Phụ lục C: Kiểm tra bộ đệm hình ảnh;+ Phụ lục D: Báo hiệu sắp xếp gói khung cho nội dung ảnh nổi 3D;+ Phụ lục E: Các hạn chế lược sử và mức;+ Phụ lục F:Các đặc trưng hỗ trợ bởi thuật toán;+ Phụ lục G: Thủ tục đăng ký;+ Phụ lục H: Dạng ứng dụng hạn chế;+ Phụ lục I: Sơ đồ quyền đăng ký của kiến trúc quản trị;+ Phụ lục J: Kết quả đo kiểm tra lược sử 4:2:2;+ Phụ lục K: Tác động của thực tế đối với chuỗi các dòng bít không tuần tự;+ Phụ lục L: Lịch sử thay đổi.

Đánh giá: Tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-2:2013 được tham chiếu tới những quy định về hình ảnh có liên quan tới PSI/SI.

2.5.6. Tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-3:20008

2.5.6.1. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-3:20008Tiêu chuẩn này đặc tả phần mở rộng của ISO/IEC 11172-3 với các tần số lẫy

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 25

Page 27: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

mẫu thấp, thể hiện mã hóa đa kênh và âm thanh chất lượng cao đa ngôn ngữ để truyền phát quảng bá và phương tiện lưu trữ, phương thức giải mã tín hiệu âm thanh chất lượng cao đa kênh và đa ngôn ngữ. Đầu vào của bộ mã hóa và đầu ra của bộ giải mã tương thích phù hợp với các tiêu chuẩn PCM hiện tại.

2.5.6.2. Các nội dung chính của tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-3:20008Ngoài các phần phạm vi áp dụng, tài liệu tham chiếu, thuật ngữ, định nghĩa và từ

viết tắt, nội dung chính của tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-3:20008 như sau:- Phương pháp mô tả cú pháp dòng bít.- Các yêu cầu mở rộng của ISO/IEC 11172-3 với các tần số lấy mẫy thấp hơn.- Các yêu cầu mở rộng của ISO/IEC 11172-3 với âm thanh đa kênh.- Đăng ký định danh sao chép.- Các phụ lục:

+ Phụ lục A: Các sơ đồ;+ Phụ lục B: Các bảng;+ Phụ lục C: Quá trình mã hóa;+ Phụ lục D: Các mô hình cảm nhận âm thanh;+ Phụ lục E: Sử dụng dữ liệu phụ thêm;+ Phụ lục F: Danh sách các chủ sở hữu sáng chế;+ Phụ lục G: Thủ tục đăng ký;+ Phụ lục H: Dạng áp dụng đăng ký;+ Phụ lục I: Quyền đăng ký.

Đánh giá: Tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-3:20008 được tham chiếu tới những quy định về âm thanh có liên quan tới PSI/SI.

2.6. Đánh giá nội dung các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia có liên quan đến PSI/SI

2.6.1. Quy chuẩn QCVN 63:2012/BTTTT

2.6.1.1. Phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn QCVN 63:2012/BTTTTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với thiết

bịthu tín hiệu truyền hình số mặt đất không khóa mã (Free To Air - FTA) theo chuẩn DVB-T2, hỗ trợ SDTV và/hoặc HDTV tại Việt Nam.

Quy chuẩn này áp dụng cho cả thiết bị thu hoạt động độc lập (STB) và thiết bị thu được tích hợp trong máy thu hình (iDTV), hỗ trợ SDTV và /hoặc HDTV.

2.6.1.2. Đối tượng áp dụngQuy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất,

nhập khẩu thiết bị thu truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2 tại Việt Nam.

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 26

Page 28: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

2.6.1.3. Các nội dung chính của quy chuẩn QCVN 63:2012/BTTTTNgoài các phần phạm vi áp dụng, tài liệu tham chiếu, thuật ngữ, định nghĩa và từ

viết tắt, nội dung chính của quy chuẩn QCVN 63:2012/BTTTT như sau:- Yêu cầu chung:

+ Yêu cầu thu và giải mã tín hiệu.+ Yêu cầu về nguồn điện đối với STB.+ Tương thích điện từ trường.+ Nâng cấp phần mềm.

- Yêu cầu tính năng:+ Điều khiển từ xa.+ Hiển thị chỉ thị chất lượng tín hiệu (SQI) và chỉ thị cường độ tín hiệu (SSI).+ Thông tin dịch vụ.+ Bộ quản lí chương trình.+ Phụ đề.+ Đánh số kênh logic (LCN).

- Yêu cầu giao diện.- Yêu cầu kỹ thuật.- Phụ lục A(Quy định)Yêu cầu đối với các phép đo.

Đánh giá: Quy chuẩn QCVN 63:2012/BTTTT có khoản 2.2.3 “Thông tin dịch vụ” đã quy định đối với các bảng PSI/SI. Quy chuẩn này cũng tham chiếu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế khác để hoàn thiện các quy định cho PSI/SI, bao gồm: EN 300 468 [6]; ETSI TR 101 211 [7].

2.6.2. Quy chuẩn QCVN 64:2012/BTTTT

2.6.2.1. Phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn QCVN 64:2012/BTTTTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với

tín hiệu truyền hình số mặt đất không khóa mã (FTA) theo chuẩn DVB-T2 tại phía phát.

2.6.2.2. Đối tượng áp dụngQuy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức Việt Nam có hoạt động phát tín hiệu

truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2 trên lãnh thổ Việt Nam.

2.6.2.3. Các nội dung chính của quy chuẩn QCVN 64:2012/BTTTTNgoài các phần phạm vi áp dụng, tài liệu tham chiếu, thuật ngữ, định nghĩa và từ

viết tắt, nội dung chính của quy chuẩn QCVN 64:2012/BTTTT như sau:- Mã hóa tín hiệu hình ảnh.- Mã hóa âm thanh.- Ghép kênh.

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 27

Page 29: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

- Mã hóa sửa lỗi và điều chế.- Tạo, mã hóa và điều chế báo hiệu lớp 1.- Cấu trúc khung.- Tạo OFDM.- Thông tin dịch vụ và phụ đề.- Thông số vô tuyến đối với tín hiệu đầu ra

Đánh giá: Quy chuẩn QCVN 64:2012/BTTTT có khoản 2.8.1 “Các bảng thông tin PSI/SI” đã quy định đối với các bảng thông tin PSI/SI với các thông số quy định. Quy chuẩn này cũng tham chiếu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế khác để hoàn thiện các quy định cho PSI/SI, bao gồm: ETSI 300 468 v1.11.1; ISO/IEC 13818-1.

2.6.3. Quy chuẩn QCVN 80:2014/BTTTT

2.6.3.1. Phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn QCVN 80:2014/BTTTTQuy chuẩn này quy định yêu cầu đối với thiết bị thu dùng để thu, giải mã tín hiệu

truyền hình vệ tinh không khoá mã (Free To Air - FTA) công nghệ DVB-S và/hoặc DVB-S2, hỗ trợ SDTV/HDTV tại Việt Nam.

Thiết bị thu tín hiệu DVB-S và/hoặc DVB-S2 có thể là thiết bị thu độc lập hoặc thiết bị thu tích hợp.

2.6.3.2. Đối tượng áp dụngQuy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất,

nhập khẩu thiết bị thu tín hiệu truyền hình số vệ tinh theo chuẩn DVB-S và /hoặc DVB-S2 tại Việt Nam..

2.6.3.3. Các nội dung chính của quy chuẩn QCVN 80:2014/BTTTTNgoài các phần phạm vi áp dụng, tài liệu tham chiếu, thuật ngữ, định nghĩa và từ

viết tắt, nội dung chính của quy chuẩn QCVN 80:2014/BTTTT như sau:- Yêu cầu chung:

+ Yêu cầu thu và giải mã tín hiệu.+ Yêu cầu về nguồn điện.+ Tương thích điện từ.+ Nâng cấp phần mềm.

- Yêu cầu tính năng:+ Điều khiển từ xa.+ Hiển thị SQI và SSI.+ Thông tin dịch vụ.+ Bộ quản lý chương trình.+ Phụ đề.+ Đánh số kênh lôgíc.

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 28

Page 30: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

- Yêu cầu giao diện:+ Cổng kết nối RF.+ HDMI.+ Đầu ra video tổng hợp.+ Giao diện audio RCA.

- Yêu cầu kỹ thuật:+ Bộ dò kênh và giải điều chế.+ Bộ giải ghép MPEG-2.+ Giải mã video.+ Giải mã âm thanh.

- Phương pháp đo.

Đánh giá: Quy chuẩn QCVN 80:2014/BTTTT có khoản 2.2.3 “Thông tin dịch vụ” đã quy định đối với xử lý các bảng PSI/SI với các thông số quy định. Quy chuẩn này cũng tham chiếu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế khác để hoàn thiện các quy định cho PSI/SI, bao gồm: 300 468 [4]; ETSI TR 101 211 [5].

2.7. Kết luận

Trong dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN xxx:2017 có sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế sau làm tài liệu tham khảo: ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03); ETSI TS 101 211 V1.12.1 (2013-12); ETSI TS 102 470 V1.1.1 (2006-04); ETSI TS 102 470-1 V1.2.1 (2009-03); ETSI TS 102 470-2 V1.2.1 (2011-09); ISO/IEC 13818-1:2015; ISO/IEC 13818-2:2013; ISO/IEC 13818-3:20008; ISO/IEC 11172-3:1993.

3. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

3.1. Lựa chọn sở cứ chính để xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc giaTrong các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực có liên quan tới bảng thông tin dịch

vụ (SI)/thông tin chương trình (PSI) có tiêu chuẩn ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03) là tiêu chuẩn hoàn chỉnh đầy đủ nhất về PSI/SI. Các tiêu chuẩn khác như ETSI TS 101 211 V1.12.1 (2013-12); ETSI TS 102 470 V1.1.1 (2006-04); ETSI TS 102 470-1 V1.2.1 (2009-03); ETSI TS 102 470-2 V1.2.1 (2011-09) đều dẫn chiếu sử dụng tiêu chuẩn ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03). Còn các tiêu chuẩn ISO/IEC 13818-1:2015; ISO/IEC 13818-2:2013; ISO/IEC 13818-3:20008; ISO/IEC 11172-3:1993 mà tiêu chuẩn ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03) tham chiếu tới chỉ mô tả các ví dụ (thông tin tham khảo) cho các bảng thông tin dịch vụ PSI/SI.

Mặt khác, trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã ban hành hiện nay gồm QCVN 63:2012/BTTTT QCVN 64:2012/BTTTT QCVN 80:2014/BTTTT đều đưa ra những quy định có liên quan tới bảng thông tin dịch vụ (SI), bảng thông tin đặc tả

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 29

Page 31: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

chương trình (PSI) và tham chiếu tới tiêu chuẩn ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03) và ETSI TR 101 211.

==> Do vậy nhóm thực hiện đề tài đề xuất lựa chọn tiêu chuẩn ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03) làm tiêu chuẩn tham khảo chính cho xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về PSI/SI.

3.2. Đề xuất thay đổi tên dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc giaTheo đề cương nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng TCVN về các bảng thông tin

dịch vụ PSI/SI” mã số 02-07-NSCL, sản phẩm chính của nhiệm vụ là Dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN về các bảng thông tin dịch vụ PSI/SI. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn tham khảo chính và xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, nhóm nghiên cứu nhận thấy tên dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia cần thiết và nên thay đổi cho phù hợp với tài liệu tham khảo chính cũng như đáp ứng yêu cầu, mục tiêu quản lý hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

Do vậy, trên cơ sở tài liệu tham chiếu chính ETSI EN 300 468 V1.15.1 (2016-03) - Digital Video Broadcasting (DVB); Specification for Service Information (SI) in DVB systems (Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB); Đặc tính của thông tin dịch vụ (SI) trong hệ thống DVB). Đề xuất đổi tên dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phù hợp với nội dung tiêu chuẩn tham chiếu gốc là: “Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB) - Đặc tả thông tin dịch vụ (SI) và thông tin chương trình (PSI) trong các hệ thống DVB”.

3.3. Các phiên bản đã phát hành của tiêu chuẩn ETSI EN 300 468

Bảng 1 - Tổng hợp các phiên bản đã phát hành của tiêu chuẩn ETSI EN 300 468

Phiên bản Thời gian Phát hành Chú thíchEdition 1 October 1995 Publication as ETSI

ETS 300 468Phát hành tháng 10/1995

Edition 2 January 1997 Publication as ETSI ETS 300 468

Phát hành tháng 01/1997

V1.3.1 February 1998 Publication Phát hành tháng 02/1998V1.4.1 November 2000 Publication Phát hành tháng 11/2000V1.5.1 May 2003 Publication Phát hành tháng 03/2003V1.6.1 November 2004 Publication Phát hành tháng 11/2004V1.7.1 May 2006 Publication Phát hành tháng 05/2006V1.8.1 July 2008 Publication Phát hành tháng 06/2008V1.9.1 March 2009 Publication Phát hành tháng 03/2009V1.10.1 November 2009 Publication Phát hành tháng 11/2009V1.11.1 April 2010 Publication Phát hành tháng 04/2010

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 30

Page 32: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

Phiên bản Thời gian Phát hành Chú thích

V1.12.1 October 2011 Publication Phát hành tháng 10/2011V1.13.1 August 2012 Publication Phát hành tháng 08/2012V1.14.1 May 2014 Publication Phát hành tháng 05/2014V1.15.1 December 2015 EN Approval

ProcedureThủ tục phê duyệt EN

V1.15.1 March 2016 Publication Phát hành tháng 03/2016

Bảng 2 - TThông tin về những thay đổi của tiêu chuẩn ETSI EN 300 468 V.1.15.1

TT Phát hành Chú thíchImplemented Change Requests Các yêu cầu thay đổi được thực hiện

1 3DTV phase 3 signalling Tín hiệu 3 pha 3DTV

2signal presence of multi-region disparity SEI data

Tín hiệu thể hiện dữ liệu SEI chênh lệch đa vùng

3extended descriptor tag 0x12 for NGH delivery system descriptor

Cờ mô tả mở rộng 0x12 để mô tả hệ thống phân phối NGH

4new URI linkage type for MRS identifier

Kiểu liên kết URI mới cho định danh MRS

5Expanding the capability of the AAC Descriptor to support clean_audio

Mở rộng khả năng mô tả AAC với sự hỗ trợ của clean_audio

6Allocate bit in adaptation field_data_identifier for TSAP timeline

Bít cấp phát thích ứng field_data_identifie cho lịch trình TSAP

7MVC dependent view component descriptor (Note about 24 Hz isconfusing)

Mô tả thành phần tầm nhìn phụ thuộc MVC (lưu ý 24 Hz là rối loạn)

8annex A code point differences since revision 1.12.1

Phụ lục A những khác biệt điểm mã trước đây đã được sửa lại 1.12.1

9code point errors in figure A.6 introduced with 1.12.1

Các lỗi điểm mã trong hình A.6 mở đầu bằng 1.12.1

10code point errors in figure A.7 introduced with 1.12.1

Các lỗi điểm mã trong hình A.7 mở đầu bằng 1.12.1

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 31

Page 33: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

TT Phát hành Chú thích

11a reserved field should be reserved for future use in supp. audio desc

Trường dành trước sẽ được dành trước cho tương lai sử dụng trong việc hỗ trợ xáo trộn âm thanh

12service type 0x1F for HEVC digital television service

Loại dịch vụ 0x1F cho dịch vụ truyền hình số HEVC

13 update annex I for HEVC Cập nhật phụ lục I cho HEVC

14stream content and component type for HEVC

Loại nội dung và thành phần luồng trong HEVC

15naming of HEVC UHD component type?

Tên của loại thành phần UHD HEVC

16promote various audio annexes from informative to normative

Các phụ lục âm thanh tăng lên khác nhau từ thông tin tham khảo tới quy định

17various typos in r99 of draft of ETSI EN 300 468

Các dạng khác nhau của mô tả thành phần lọc danh mục dịch vụ

18explain use of component descriptor for service list filtering

Giải nghĩa sử dụng mô tả thành phần cho lọc danh mục dịch vụ

19 add signalling for Dolby AC-4 Tín hiệu bổ sung cho Dolby AC-4

20Note 7 in component descriptor table 26 in 6.2.8

Chú thích 7 trong bảng 26 mô tả thành phần tại 6.2.8

21Note 4 in annex J tables J.1 and J.2 confusing

Chú thích 4 trong các bảng J gây khó hiểu J.1 và J.2

22Annex I.2.5 add additional text to warn explicit about future backwards compatible services

Phụ lục I.2.5 bổ sung văn bản truyền thống với cảnh báo rõ ràng về các dịch vụ tương thích ngược tương tai

23Table K.1 in annex K needs updating to include new SFC-3DTV event linkage value

Bảng K.1 trong Phụ lục K cần thiết phải cập nhật giá trị liên kết sự kiện SFC-3DTV mới

24update C2 delivery system descriptor for PLP bundling

Mo tả hệ thống cấp phát C2 cập nhật cho đóng gói PLP

25descriptor_tag_extension 0x16 for C2 bundle delivery system descriptor

descriptor_tag_extension 0x16 cho mô tả hệ thống cấp phát đóng gói C2

26add a revision history table at the end

Bổ sung một bảng lịch sử hiệu chỉnh ở phần cuối

3.4. Hình thức xây dựng tiêu chuẩn

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 32

Page 34: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

Dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN xxx:2017 được biên soạn theo phương pháp chấp thuận hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế EN 300 468 V1.15.1 (2016-03) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI)., dưới hình thức biên soạn tổng hợp các quy định, chỉ tiêu từ tiêu chuẩn quốc tế và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cũng như văn bản pháp quy của Việt Nam có liên quan. Nội dung tiêu chuẩn quốc tế được chuyển thành nội dung tiêu chuẩn theo hình thức chấp thuận hoàn toàn tương đương.

Dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN xxx:2017 được bố cục và trình bày theo đúng các quy định hiện hành của Việt Nam tại Thông tư số 03/2011/TT-BTTTT ngày 4/01/2011 Quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

4. Nội dung của dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

4.1. Tên Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Truyền phát quản bá hình ảnh số (DVB) – Đặc tính thông tin dịch vụ (SI) và thông tin đặc tả chương trình (PSI) trong các hệ thống DVB, ký hiệu là TCVN xxx:2017.

4.2. Bố cục của Tiêu chuẩnLời nói đầu1. Phạm vi áp dụng.2. Tài liệu viện dẫn.3. Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt.4. Mô tả thông tin dịch vụ (SI).5. Các bảng thông tin dịch vụ.6. Các mô tả.7. Đo khả năng tương tác phương tiện lưu trữ.Các phụ lục: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N.

5. Bảng đối chiếu nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia với tài liệu tham khảoBảng đối chiếu nội dung dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN xxx:2017

với tài liệu tham khảo chính EN 300 468 V1.15.1 (2016-03), trong đó thể hiện đối chiếu những đề mục của TCVN với tài liệu tham khảo và những điểm sửa đổi, bổ sung về nội dung.

Bảng 1 - Đối chiếu nội dung dự thảo TCVN xxx:2017 với tài liệu tham khảo

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 33

Page 35: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

Dự thảo Tiêu chuẩn TCVN xxx:2017

EN 300 468 V1.15.1 (2016-03)

Chú thích

Tên TCVN: Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Truyền phát quảng bá hình ảnh số (DVB); Đặc tính thông tin dịch vụ (SI)/thông tin đặc tả chương trình (PSI) trong các hệ thống DVB

Digital Video Broadcasting (DVB); Specification for Service Information (SI) in DVB systems

Tên dự thảo tiêu chuẩn

Trang bìa Cover page Theo TCVN 1-2:2008

Mục lục Contents Theo TCVN 1-2:2008

Lời nói đầu Theo TCVN 1-2:2008

Tên tiêu chuẩn Theo TCVN 1-2:2008

1. Phạm vi áp dụng 1 Scope Theo TCVN 1-2:2008

2. References Không sử dụng

2. Tài liệu viện dẫn 2.1. Normative references Theo TCVN 1-2:2008

3. Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt

3 Definitions and abbreviations

Nội dung phần kỹ thuật

3.1 Thuật ngữ, định nghĩa 3.1 DefinitionsNội dung phần kỹ thuật

3.2 Các từ viết tắt 3.2 AbbreviationsNội dung phần kỹ thuật

4. Mô tả thông tin dịch vụ4 Service Information (SI) description

Nội dung phần kỹ thuật

5. Các bảng thông tin dịch vụ (SI)

5 Service Information (SI) tables

Nội dung phần kỹ thuật

5.1. Cơ cấu bảng SI 5.1 SI table mechanismNội dung phần kỹ thuật

5.2. Các quy định bảng 5.2 Table definitions Nội dung phần kỹ

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 34

Page 36: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

Dự thảo Tiêu chuẩn TCVN xxx:2017

EN 300 468 V1.15.1 (2016-03)

Chú thích

thuật

6. Các mô tả: 6 DescriptorsNội dung phần kỹ thuật

6.0. Giới thiệu 6.0 IntroductionNội dung phần kỹ thuật

6.1. Mô tả định danh và xác định vị trí

6.1 Descriptor identification and location

Nội dung phần kỹ thuật

6.2. Mô tả mã hóa 6.2 Descriptor codingNội dung phần kỹ thuật

6.3. Mô tả mở rộng định danh và xác định vị trí

6.3 Extended descriptor identification and location

Nội dung phần kỹ thuật

6.4. Mô tả mở rộng mã hóa6.4 Extended descriptor coding

Nội dung phần kỹ thuật

6.5. Quy định phạm vi cho mô tả phạm vi

6.5 Scoping rules for scoping descriptors

Nội dung phần kỹ thuật

7. Tiêu chuẩn đánh giá khả năng tương tác phương tiện lưu trữ (SMI)

7 Storage Media Interoperability (SMI) measures

Nội dung phần kỹ thuật

7.0. Giới thiệu 7.0 IntroductionNội dung phần kỹ thuật

7.1. Các bảng SMI 7.1 SMI tablesNội dung phần kỹ thuật

7.2. Các mô tả SMI 7.2 SMI descriptorsNội dung phần kỹ thuật

Các phụ lục Theo TCVN 1-2:2008

Phụ lục A (quy định): Mã hóa các đặc tính nguyên bản

Annex A (normative): Coding of text characters

Nội dung phần kỹ thuật

Phụ lục B (quy định): Chế độ giải mã CRC

Annex B (normative): CRC decoder model

Nội dung phần kỹ thuật

Phụ lục C (tham khảo): Chuyển đổi định chuẩn thời gian và ngày

Annex C (informative):Conversion between time and date conventions

Nội dung phần kỹ thuật

Phụ lục D (quy định): Thực Annex D (normative): Nội dung phần kỹ

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 35

Page 37: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

Dự thảo Tiêu chuẩn TCVN xxx:2017

EN 300 468 V1.15.1 (2016-03)

Chú thích

thi thông tin dịch vụ âm thanh AC-3, AC-3 nâng cao và AC-4 trong các hệ thống DVB

Service information implementation of AC-3, Enhanced AC-3, and AC-4 audio in DVB systems

thuật

Phụ lục E (quy định): Cách sử dụng scrambling_descriptor

Annex E (normative):Usage of the Scrambling_descriptor

Nội dung phần kỹ thuật

Phụ lục F (tham khảo): Mô tả ngôn ngữ ISO 639 cho đường ghi âm “âm thanh gốc”

Annex F (informative):ISO 639 Language Descriptor for "original audio" Soundtrack

Nội dung phần kỹ thuật

Phụ lục G (quy định): Thực thi thông tin dịch vụ của âm thanh mã hóa DTS® trong các hệ thống DVB

Annex G (normative):Service information implementation of DTS® coded audio in DVB systems

Nội dung phần kỹ thuật

Phụ lục H (quy định): Thực thi thông tin dịch vụ của âm thanh mã hóa ÂAC trong các hệ thống DVB

Annex H (normative):Service information implementation of AAC coded audio inDVB systems

Nội dung phần kỹ thuật

Phụ lục I (quy định): Phân định và giải thích trường service_type

Annex I (normative):Assignment and interpretation of the service_type field

Nội dung phần kỹ thuật

Phụ lục J (quy định): Tín hiệu âm thanh bổ sung

Annex J (normative):Signalling of Supplementary Audio

Nội dung phần kỹ thuật

Phụ lục K (quy định): Mô tả cách sử dụng liên kết sự kiện mở rộng

Annex K (normative):Extended event linkage descriptor usage

Nội dung phần kỹ thuật

Phụ lục L (quy định): Thực thi thông tin dịch vụ của âm thanh mã hóa Surround™ DTS trong các hệ thống

Annex L (normative):Service information implementation of DTS Neural Surround™ coded

Nội dung phần kỹ thuật

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 36

Page 38: mic.gov.vnmic.gov.vn/.../Thuyet-minh-du-thao-TCVN-ve-PSI---SI.docx · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRUYỀN PHÁT TRUYỀN PHÁT QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH SỐ (DVB) – ĐẶC TÍNH THÔNG TIN DỊCH VỤ (SI) VÀ THÔNG TIN ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH (PSI) TRONG CÁC HỆ THỐNG DVB

Dự thảo Tiêu chuẩn TCVN xxx:2017

EN 300 468 V1.15.1 (2016-03)

Chú thích

DVB audio in DVB systemsPhụ lục M (tham khảo): Tài liệu tham khảo

Annex M (informative):Bibliography

Nội dung phần kỹ thuật

Phụ lục N (tham khảo): Lịch sử thay đổi

Annex N (informative):Change History

Nội dung phần kỹ thuật

Tài liệu tham khảo 2.2 Informative references Theo TCVN 1-2:2008

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN - RIPT Trang: 37