105
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ TRẠM GỐC THÔNG TIN DI ĐỘNG E-UTRA PHẦN TRUY NHẬP VÔ TUYẾN

mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

THUYẾT MINH DỰ THẢO

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ TRẠM GỐC THÔNG TIN DI ĐỘNG E-UTRA

PHẦN TRUY NHẬP VÔ TUYẾN

HÀ NỘI - 2016

Page 2: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................2

DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................4

DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................6

1. Giới thiệu dự thảo QCVN...................................................................................8

1.1. Tên dự thảo theo đề cương..........................................................................................8

1.2. Mục tiêu......................................................................................................................8

2. Tình hình triển khai mạng LTE/LTE-Advanced tại một số quốc gia trên thế giới.............................................................................................................................8

2.1. Tình hình triển khai tại Mỹ.......................................................................................10

2.1.1. Verizon Wireless.....................................................................................................11

2.1.2. AT&T.....................................................................................................................11

2.1.3. T-Mobile USA........................................................................................................12

2.1.4. Sprint.......................................................................................................................12

2.2. Tình hình triển khai tại Trung Quốc.........................................................................13

2.2.1. China Mobile..........................................................................................................13

2.2.2. China Telecom........................................................................................................14

2.2.3. China Unicom.........................................................................................................15

2.2.4. Các thông tin quản lý liên quan..............................................................................15

2.3. Tình hình triển khai tại Singapore............................................................................16

2.3.1. M1...........................................................................................................................16

2.3.2. StarHub...................................................................................................................16

2.3.3. SingTel....................................................................................................................16

2.3.4. Các thông tin quản lý liên quan..............................................................................173. Nghiên cứu các thiết bị trạm gốc E-UTRA của các nhà cung cấp triển khai trong mạng di động theo công nghệ LTE/LTE-Advanced................................18

3.1. Nokia Siemens Networks (NSN)..............................................................................18

3.2. Alcatel Lucent..............................................................................................................19

3.3. Ericsson......................................................................................................................21

3.4. Huawei......................................................................................................................23

2

Page 3: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

3.5. ZTE...........................................................................................................................27

4. Đánh giá tình hình triển khai thử nghiệm LTE/LTE-Advanced tại Việt Nam.........................................................................................................................28

4.1. Tình hình quy hoạch tần số.......................................................................................28

4.2. Tình hình triển khai thử nghiệm LTE/LTE-Advanced tại Việt Nam.......................33

4.2.1. Tình hình triển khai thử nghiệm LTE của VNPT................................................34

4.2.2. Tình hình triển khai thử nghiệm LTE của Viettel................................................37

4.2.3. Tình hình triển khai thử nghiệm LTE của Mobifone...........................................38

5. Khảo sát tình hình chuẩn hóa thiết bị trong nước và ngoài nước cho thiết bị trạm gốc E-UTRA trong mạng thông tin di động LTE/LTE-Advanced..........40

5.1. Ngoài nước................................................................................................................40

5.1.1. Viện tiêu chuẩn Châu Âu (ETSI)............................................................................40

5.1.2. Nhóm Dự án đối tác thế hệ thứ 3 (3GPP)...............................................................49

5.1.3. Liên minh viễn thông quốc tế (ITU).......................................................................51

5.1.4. Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC)......................................................................51

5.1.5. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn tại một số nước tại một số nước trên thế giới.........52

5.1.6. Nhận xét chung.......................................................................................................57

5.2. Trong nước................................................................................................................58

6. Phân tích sự cần thiết phải xây dựng quy chuẩn cho thiết bị trạm gốc E-UTRA trong mạng thông tin di động LTE/LTE-Advanced..............................61

7. Xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị trạm gốc E-UTRA trong mạng thông tin di động LTE/LTE-Advanced.....................................................62

7.1. Lựa chọn tài liệu tham khảo......................................................................................62

7.2. Hình thức xây dựng...................................................................................................63

7.3. Tên dự thảo quy chuẩn kỹ thuật................................................................................63

7.4. Nội dung dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.......................................................................63

KẾT LUẬN............................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................73

3

Page 4: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2-1: Tình hình triển khai mạng LTE/LTE-Advanced trên thế giới............................9

Hình 2-2: Biểu đồ số lượng mạng triển khai theo công nghệ LTE/LTE-Advanced trên thế giới.......................................................................................................................................9

Hình 2-3: Biểu đồ thiết bị người dùng LTE trên thế giới..................................................10

Hình 2-4: Thống kê số lượng thiết bị người dùng hỗ trợ LTE hoạt động theo các chế độ TDD và FDD.....................................................................................................................10

Hình 4-1: Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz đến năm 2010.........................................28

Hình 4-2: Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz từ năm 2010...........................................29

Hình 4-3: Quy hoạch băng tần 1710 – 2200 MHz.............................................................29

Hình 4-4: Quy hoạch băng tần 2300 – 2400 MHz.............................................................30

Hình 4-5: Quy hoạch băng tần 2500 – 2690 MHz.............................................................31

Hình 4-6: Thống kê đánh giá chất lượng RSRP driving test mạng 4G LTE tại Phú Quốc...........................................................................................................................................36

Hình 4-7: Thống kê đánh giá chất lượng RSRQ driving test mạng 4G LTE tại Phú Quốc...........................................................................................................................................37

Hình 4-8: 40 site triển khai thử nghiệm mạng 4G LTE của Mobifone do Huawei cung cấp tại Đà Nẵng........................................................................................................................39

Hình 5-1: Thời gian phát hành các phiên bản liên quan đến LTE và LTE-Advanced của 3GPP..................................................................................................................................50

DANH MỤC BẢNG BIỂU

4

Page 5: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Bảng 3-1: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc LTE Flexi Multiradio 10 của hãng Nokia Siemens Networks..................................................................................................19

Bảng 3-2: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc 9100 Multi standard của hãng Alcatel Lucent theo công nghệ GSM.................................................................................20

Bảng 3-3: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc 9100 Multi standard của hãng Alcatel Lucent theo công nghệ UMTS và GSM/UMTS...................................................20

Bảng 3-4: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc LTE RBS-6000 của hãng Ericson...........................................................................................................................................22

Bảng 3-5: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc LTE RBS 6601 của hãng Ericson...........................................................................................................................................22

Bảng 3-6: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc BTS 3900/DBS 3900 của hãng Huawei...............................................................................................................................23

Bảng 3-7: Các chế độ hoạt động và băng tần số được RRU 3259 hỗ trợ..........................24

Bảng 3-8: Các đặc tính RF của RRU 3259........................................................................24

Bảng 3-9: Các tiêu chuẩn tuân thủ của RRU 3259............................................................24

Bảng 3-10: Các chế độ hoạt động và băng tần số được RRU 3279 hỗ trợ........................25

Bảng 3-11: Các đặc tính RF của RRU 3279......................................................................25

Bảng 3-12: Các tiêu chuẩn tuân thủ của RRU 3279..........................................................25

Bảng 4-1: Quy hoạch băng tần (dự kiến) cho hệ thống thông tin di động LTE/LTE-Advanced...........................................................................................................................32

Bảng 4-2: Kết quả đo thử nghiệm mạng thông tin 4G LTE của VNPT Vinaphone tại Phú Quốc...................................................................................................................................34

Bảng 4-3: Chủng loại và cấu hình thiết bị trạm gốc triển khai mạng 4G LTE của Mobifone do Huawei cung cấp tại Đà Nẵng.....................................................................40

Bảng 5-1: QCVN sử dụng để đánh giá chất lượng thiết bị trạm gốc trong hệ thống di động GSM, WCDMA FDD trong Thông tư 05/2014/TT-BTTTT....................................60

Bảng 7-1: Bảng các băng tần lược bỏ của QCVN XXX:2016/BTTTT so với tài liệu tham chiếu...................................................................................................................................66

Bảng 7-2: Bảng đối chiếu nội dung QCVN XXX:2016/BTTTT và tài liệu tham khảo....67

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

5

Page 6: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

2G Thế hệ thứ 2

6

Page 7: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

3G Thế hệ thứ 3

3GPP Nhóm dự án đối tác thế hệ thứ 3

4G Thế hệ thứ 4

BS Trạm gốc

CDMA Đa truy nhập phân chia theo mã

DL Đường xuống

EC Ủy ban châu Âu

EEC Ủy ban viễn thông Châu Âu

ETSI Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu

E-UTRA Truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS tiến hóa

FDD Ghép song công phân chia theo tần số

FDMA Đa truy nhập phân chia theo tần số

GSM Hệ thống thông tin di động toàn cầu

ICT Công nghệ thông tin và truyền thông

IDA Cơ quan quản lý viễn thông Singapore

IEC Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế

IMT Mạng thông tin di động toàn cầu

LTE Tiến hóa dài hạn

MSR Vô tuyến đa tiêu chuẩn

RF Tần số vô tuyến

RX Thu

ITU Liên minh viễn thông quốc tế

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

TDD Ghép kênh phân chia theo thời gian

TDMA Đa truy nhập phân chia theo thời gian

TETRA Thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất

TT&TT Thông tin và Truyền thông

TX Phát

UL Đường lên

UMTS Hệ thống viễn thông di động toàn cầu

7

Page 8: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

UTRA Truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS

W-CDMA Đa truy nhập phân mã băng rộng

8

Page 9: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

THUYẾT MINHDỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ TRẠM GỐC THÔNG TIN DI ĐỘNG E-UTRAPHẦN TRUY NHẬP VÔ TUYẾN

National technical regulation on Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA), Base Stations (BS)

1. Giới thiệu dự thảo QCVN

1.1. Tên dự thảo theo đề cương

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông E-UTRA, Phần truy nhập vô tuyến.

1.2. Mục tiêu

Quy định các chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp đo cho thiết bị trạm gốc E-UTRA trong mạng thông tin di động LTE/LTE-Advanced phục vụ công tác quản lý chất lượng sản phẩm (đo kiểm, chứng nhận, công bố hợp quy).

2. Tình hình triển khai mạng LTE/LTE-Advanced tại một số quốc gia trên thế giới

Công nghệ LTE sau khi đã hoàn thành chuẩn hóa ở phiên bản 3GPP Release 8 vào tháng 12 năm 2008, ngay sau đó đã có dịch vụ đầu tiên triển khai bởi nhà mạng TeliaSonera khai trương ở Oslo (Na Uy) và Stockholm (Thụy Điển) vào ngày 14/12/2009 thông qua kết nối dữ liệu modem USB. Tiếp sau đó, các hãng sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng cũng đã tích hợp các mẫu thiết bị đầu cuối hỗ trợ LTE.

Công nghệ LTE-Advanced sau đó được triển khai thương mại hóa đầu tiên bởi nhà mạng SK Telecom (Hàn Quốc) vào tháng 6/2013 và ngày càng có nhiều nhà mạng thử nghiệm cũng như triển khai theo công nghệ này. Gần đây, số lượng các thiết bị đầu cuối smartphone hỗ trợ LTE/LTE-Advanced cũng được đưa ra nhiều hơn như Iphone 6S, Iphone 6S Plus, Iphone 7, Samsung Galaxy S7, Samsung Note 5, Sony Xperia Z3+, Z4, HTC One M9,… Các thiết bị này hỗ trợ tốc độ download lên đến 150 – 300 Mbit/s.

Theo số liệu có được từ Hiệp hội các nhà cung cấp thiết bị điện thoại toàn cầu (GSA) mới nhất (10/10/2016):

Hiện tại có tổng cộng 537 mạng LTE hoặc LTE-Advanced triển khai trên 170 quốc gia, trong đó bao gồm 80 mạng LTE TDD (TD-LTE) triển khai ở 47 quốc gia; có 166 mạng theo công nghệ LTE-Advanced đã được triển khai (chiếm hơn

9

Page 10: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

30 %) ở 76 quốc gia. Nếu tính riêng về khía cạnh đầu tư, có đến 771 mạng LTE đang được đầu tư tại 195 quốc gia và 192 mạng LTE-Advanced tại 84 quốc gia (như mô tả trong Hình 2-1);

Số lượng mạng triển khai theo công nghệ LTE/LTE-Advanced được dự đoán đến hết năm 2016 đạt khoảng 560 mạng;

Hình 2-1: Tình hình triển khai mạng LTE/LTE-Advanced trên thế giới

Hình 2-2: Biểu đồ số lượng mạng triển khai theo công nghệ LTE/LTE-Advanced trên thế giới

Cũng theo thống kê mới nhất (10/10/2016) của GSA, nếu xét trên khía cạnh thiết bị người dùng hỗ trợ LTE:

Số lượng thuê bao đã đăng ký sử dụng mạng LTE trên thế giới đến hết quý 2 năm 2016 đạt khoảng 1.453 triệu thuê bao trên tổng số 4.770 triệu thuê bao di động (chiếm 1/3 tổng số thuê bao).

10

Page 11: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Số lượng thiết bị người dùng hỗ trợ LTE đạt 5.614 thiết bị (xem Hình 2-3), bao gồm đầy đủ các thiết bị từ Smartphone, router điểm truy nhập cá nhân, notebook, tablets, PC cards,… trên các băng tần hỗ trợ: 800 MHz, 1.800 MHz, 2.100 MHZ, 1.800 MHz, 2.600 MHz,… hoạt động theo các chế độ TDD và FDD (xem Hình 2-4).

Hình 2-3: Biểu đồ thiết bị người dùng LTE trên thế giới

Hình 2-4: Thống kê số lượng thiết bị người dùng hỗ trợ LTE hoạt động theo các chế độ TDD và FDD

2.1. Tình hình triển khai tại Mỹ

Vào ngày 21/9/2010, MetroPCS trở thành công ty đầu tiên tại Mỹ triển khai LTE. MetroPCS cung cấp điện thoại LTE thương mại đầu tiên trên thế giới là Samsung SCH-R900/Craft. Dịch vụ LTE được triển khai tại Las Vegas, sau đó là đến Dallas/Forth Worth, Detroit, Boston, Sacramento và New York. Đây là chiếc điện

11

Page 12: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

thoại đầu tiên đa chế độ hỗ trợ đồng thời CDMA-LTE. MetroPCS sau đó sát nhập với T-Mobile USA.

2.1.1. Verizon Wireless

Vào ngày 5/12/2010, Verizon Wireless triển khai thương mại hóa LTE ở băng tần 700 MHz (băng 13). Theo số liệu vào tháng 7/2015, mạng LTE đã được phủ tới 98% dân số tại 500 thị trường. Verizon cũng đang triển khai LTE trên băng tần AWS vào ngày 19/5/2014 và dịch vụ này có tên là “XLTE”.

Các thiết bị người dùng cho phép tùy chọn giữa 700 MHz hoặc băng tần AWS tại khu vực có sóng. XLTE hiện có mặt trên 400 thị trường. Verizon đã triển khai dịch vụ VoLTE và các tính năng chính của LTE-Advanced vào năm 2014. Dịch vụ Advanced Calling của Verizon Wireless với thoại HD trên LTE (VoLTE) và dịch vụ video call được triển khai thương mại hóa vào ngày 15/9/2014.

Tháng 7/2014, Verizon công bố kế hoạch hợp tác với Qualcomm và Ericsson trên một đường downlink LTE thử nghiệm tại băng tần 3,5 GHz. LTE-Advanced kết hợp giữa băng 13 và băng tần AWS được triển khai và thương mại hóa vào năm 2015.

Thông qua chương trình “LTE tại vùng nông thôn Mỹ” Verizon đang làm việc với các đối tác để xây dựng và điều hành mạng LTE phủ sóng cho hơn 2,6 triệu khách hàng tại các vùng nông thôn với hơn 82.000 dặm vuông bằng cách chia sẻ băng tần khối Upper C 700 MHz.

Verizon Wireless đang refarming băng 1.900 MHz (băng 2) cho triển khai LTE.

Verizon Wireless đang thử nghiệm dịch vụ LTE Broadcast (được biết với tên là LTE Multicast) và được giới thiệu công nghệ tại SuperBowl 2014 và Indy 500, kế hoạch sẽ triển khai dịch vụ trong năm 2015.

Vào tháng 10/2015, ứng dụng Go90 TV của Verizon hỗ trợ LTE Broadcast / Multicast và một số eMBMS có khả năng thiết bị được quảng bá trên trang web của công ty.

2.1.2. AT&T

Hãng AT&T triển khai thương mại LTE vào ngày 18/9/2011 tại 700 MHz (băng 17) tại Atlanta, Chicago, Dallas, Houston và San Antonio. Mạng LTE của AT&T hiện tại phủ sóng đến 308 triệu người (trang web công ty, tháng 7/2015). AT&T dự định ngừng dịch vụ 2G muộn nhất vào năm 2017 và refarming băng tần để phục vụ cho các dịch vụ mạng 3G và 4G.

Băng tần 1.900 MHz (băng 2) được triển khai tại một số khu vực từ cuối năm 2013. Tháng 1/2013, AT&T đã thông báo kế hoạch trả cho Verizon Wireless 1,9 tỷ USD để mua lại băng tần tần 700 MHz để phục vụ 42 triệu người trên 18 bang cộng với băng tần AWS tại các thị trường như Phoenix, Los Angeles, Fresno và Portland. Tất cả băng tần này dành cho LTE.

12

Page 13: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

AT&T đã triển khai LTE-Advanced tại Chicago vào tháng 3 năm 2014, sử dụng cộng gộp sóng mang của băng 700 MHz và băng tần AWS (tốc độ tối đa hướng xuống là 110 Mbps). VoLTE được triển khai thương mại vào ngày 23/5/2014 tại Illinois, Indiana, Minnesota và Wisconsinand sau đó được mở rộng thêm.

AT&T đang thử nghiệm công nghệ LTE Multicast (LTE Broadcast) giữa Ohio State Buckeyes và Oregon Ducks tại giải vô địch bóng đá học đường tổ chức tại Arlington, Texas ngày 12/1/2015. Triển khai thương mại hóa dịch vụ đã diễn ra trong năm 2015.

Tháng 12/2013, AT&T đã công bố roaming LTE với hãng Rogers Communications (Canada) và EE (UK). Nhiều đối tác khác đang được liên hệ.

Tháng 4/2014, AT&T công bố kế hoạch sử dụng băng tần 2,3 GHz WCS C và D cho việc liên lạc từ trên không xuống mặt đất của các dịch vụ LTE trên các chuyến bay tại Mỹ, từ cuối năm 2015.

AT&T đã triển khai LTE trên băng tần WCS 2,3 GHz để hỗ trợ mở rộng dung lượng tại các khu vực đông dân cư và đô thị. AT&T là công ty giữ phần lớn băng tần WCS.

Quý 1/2016, AT&T công bố trên trăng web chính thức của hãng, mang LTE hiện đang sử dụng các băng 2, 4, 5, 17 và 30.

2.1.3. T-Mobile USA

T-Mobile triển khai thương mại hóa LTE vào tháng 3 năm 2013 trên băng tần AWS. Đến tháng 2/2015, mạng LTE của T-Mobile phủ sóng đến 265 triệu người trên toàn quốc. Với việc sáp nhập MetroPCS thành công ty duy nhất mới là T-Mobile US, và MetroPCS tiếp tục trên thị trường như là một thương hiệu hoạt động của T Mobile tại Mỹ. Dịch vụ VoLTE được triển khai thương mại hóa với thoại HD vào 22/5/2014, bắt đầu từ Seattle và mở rộng ra toàn mạng trong vòng 2 tháng.

T-Mobile đang mở băng thông cho dịch vụ LTE, phân bổ tài nguyên khác nhau cho các thị trường khác nhau. Băng tần tổng 20 MHz đã được triển khai tại khu vực Bắc Dallas vào cuối năm 2013. T-Mobile đã công bố kế hoạch tái sử dụng phần lớn băng tần 1.900 MHz PCS đang được sử dụng trong mạng EDGE và dành cho LTE vào giữa năm 2015. Ngoài ra, công ty đưa vào phục vụ trong quý 4/2014 băng tần 700 MHz (băng 13) mua lại từ Verizon Wireless và những hãng khác (Actel và I-700 A BLock LLC). Phổ băng tần 12 đã được đưa vào khai thác thương mại trong năm 2015 sử dụng cộng gộp sóng mang với băng tần AWS.

Trong tháng 6/2016 T-Mobile thông báo đã bắt đầu thử nghiệm 3C của CA 3C trải phổ trong dải B2, B4 và B12.

2.1.4. Sprint

Sprint công bố triển khai dịch vụ LTE FDD vào ngày 15/7/2012 với băng thông 10 MHz trên băng tần 1.900 MHz (băng 25) tại 15 thành phố : Atlanta, Athens, Calhoun, Carrollton, Newnan và Rome, Ga.; Dallas, Fort Worth, Granbury-Hood County,

13

Page 14: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Houston, Huntsville, San Antonio và Waco, Texas; và St. Joseph và Kansas City. Với việc mua lại Clearwire, Sprint triển khai thêm dịch vụ LTE TDD ở băng 41 từ ngày 19/7/2013. Tính đến tháng 1/2015, Sprint cung cấp dịch vụ LTE tại hơn 470 thị trường.

Sprint ngừng bán dịch vụ WiMAX sau năm 2012 và triển khai công nghệ LTE-Advanced trên 800 MHz (băng ESMR/iDEN) từ năm 2013 sử dụng 3GPP Release 10 với cấu hình 10x10. Dịch vụ iDEN đã bị dừng vào năm 2013. Các dịch vụ Sprint Spark tri-band (băng 25, 26, và 41), sử dụng công nghệ LTE-Advanced kết hợp băng tần được ra mắt vào ngày 17/3/2014, ban đầu ở 18 thị trường và bây giờ phục vụ 48 thị trường (Tính đến tháng 2/2015). Dịch vụ VoLTE cũng đang triển khai.

Vào đầu năm 2014, Sprint cũng thông báo, cùng với hạ tầng mạng của đối tác, nhà mạng đã thử nghiệm tăng tốc độ lên đến 2,6 Gbps trên một sector bởi việc cộng gộp phổ tần số 120 MHz TDD.

2.2. Tình hình triển khai tại Trung Quốc

2.2.1. China Mobile

China Mobile xây dựng mạng TD-SCDMA nên các trạm và thành phần khác có thể sử dụng lại cho mạng LTE TDD.

China Mobile dẫn đầu về công nghệ LTE TDD cho đến tháng 9/2011 với việc sử dụng 850 trạm gốc ở 6 thành phố trong pha 1. Pha này dẫn đến trình diễn thử nghiệm trong phạm vi rộng suốt triển lãm 2010 World Expo tại Thượng Hải.

Pha triển khai thử nghiệm thứ 2 được thực hiện ở 15 thành phố với 7 nhà cung cấp. Vào tháng 6/2013, có 5.000 người dùng bắt đầu thử nghiệm mạng LTE TDD mới triển khai ở Thượng Hải với 1.000 trạm gốc: 700 trạm ngoài trời và 300 trạm trong nhà, phủ sóng toàn bộ vùng Inner Ring sau đó mở rộng ra toàn thành phố.

China Mobile có các giấy phép băng tần 1,9 GHz, 2,0 GHz, 2,3 GHz và 2,6 GHz (băng F, A, E và D). Các thử nghiệm sử dụng băng D và F.

Vào ngày 4/12/2013 MIIT cấp giấy phép hoạt động LTE TDD cho các nhà khai thác viễn thông China Mobile, China Telecom và China Unicom.

China Mobile triển khai thương mại hóa mạng LTE TDD vào ngày 18/12/2013 tại Bắc Kinh, Quảng Châu và Trùng Khánh ở các băng 39, 40, và 41. Công ty cũng thông báo đã có 100 triệu thuê bao LTE vào cuối tháng 1/2015 với trên 700.000 trạm gốc TDD triển khai phủ sóng đến 1 tỷ người. Đầu năm 2016, China Mobile công bố số thuê bao LTE của mạng đạt mức 250 triệu thuê bao.

China Mobile tiến hành thử nghiệm kết hợp băng tần vào năm 2014 và đạt được tốc độ 220 Mbps ở đường xuống. Kết hợp băng tần hướng lên được thử nghiệm trên mạng Jiangsu Mobile. Hiện tại, kết hợp băng tần cho LTE-Advanced ở hướng xuống đã được triển khai 3 sóng mang kết hợp sử dụng băng 41 đã được thử nghiệm cho tốc độ

14

Page 15: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

lên đến 330 Mbps tương đương Cat 9. Các cluster ở Quảng Châu gồm hầu hết các trạm sử dụng kết hợp 2 sóng mang và một vài trạm hỗ trợ 3 sóng mang.

Vào 16/7/2015, có thông tin cho biết rằng Thượng Hải Mobile, một công ty con của China Mobile đã triển khai công nghệ kết hợp liên băng tần TD-LTE-Advanced đầu tiên trên thế giới (băng 3,5 GHz và 2,6 GHz TDD) trên mạng thương mại với tốc độ truyền dẫn đỉnh hướng xuống lên đến 220 Mbps.

China Mobile đã xin cấp phép cho FDD để hỗ trợ mạng LTE TDD hiện tại để cho thấy khả năng hội tụ khi sử dụng đồng thời 2 công nghệ.

Ngày 13/11/2013, China Mobile làm việc với SK Telecom hoàn thành pha 1 việc kiểm tra tương tác VoLTE FDD - TDD. China Mobile đã triển khai VoLTE hỗ trợ eSRVCC trên mạng LTE TDD ở Quảng Châu. China Mobile triển khai thương mại VoLTE dịch vụ thoại HD ở Chiết Giang, và là nhà khai thác dịch vụ viễn thông đầu tiên tại Trung Quốc xâm nhập vào kỷ nguyên VoLTE. Trong tháng 4/2014, những kết quả thử nghiệm LTE-Advanced FDD/TDD cộng gộp sóng mang đã được công bố và giao diện truyền đạt 250 Mbps.

2.2.2. China Telecom

China Telecom triển khai thương mại hóa dịch vụ LTE TDD trên băng tần 40 và 41, và vào ngày 14/2/2014, cung cấp dịch vụ cho gần như 100 thành phố.

China Telecom và China Unicom cùng nhận được giấy phép thử nghiệm FDD từ MIIT vào 6/2014. China Telecom triển khai thử nghiệm FDD tại 16 thành phố bao gồm: Thượng Hải, Tây An, Thành Đô, Hàng Châu, Vũ Hán, Nam Kinh, Tế Nam, Hợp Phì, Hồ Bắc, Hải Khẩu, Trịnh Châu, Trùng Khánh, Thâm Quyến, Nam Xương, Nam Ninh và Lan Châu. China Telecom tuyên bố là mạng đầu tiên thử nghiệm kết hợp FDD-TDD trên thế giới đi kèm với 1 chipset thiết bị người dùng. Tốc độ download đạt được là 260 Mbps sử dụng 20 MHz của băng tần 1,8 GHz FDD (băng 3) và 20 MHz của băng tần 2,6 GHz TDD (băng 41).

China Telecom hiện đang triển khai thương mại LTE FDD 12/40 thành phố bao gồm: Thượng Hải, Giang Tô, Sơn Đông, Chiết Giang, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Phúc Kiến, Giang Tây, Thiểm Tây, Nội Mông và Liêu Ninh. Công ty có kế hoạch triển khai 460 trạm gốc LTE vào cuối năm 2015. China Telecom đang dự kiến sử dụng cộng gộp sóng mang LTE-Advanced giữa FDD và TDD. Mạng LTE-Advanced này có tên dịch vụ là “Tianyi 4G+” có tốc độ 300 Mbps ra mắt vào đầu tháng 8/2015.

China Telecom đã thử nghiệm dịch vụ VoLTE trong năm 2016, và dự kiến sẽ đưa ra dịch vụ triển khai trên mạng vào năm 2018.

Trong tháng 6/2016 MIIT ủy quyền China Unicom để tiến hành các thử nghiệm FDD sử dụng phổ 900 MHz (band 8) tại 4 tỉnh gồm An Huy, Giang Tô, Thượng Hải và Chiết Giang.

15

Page 16: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Cũng trong tháng 6/2016 China Unicom đã hoàn thành thử nghiệm CA 3C và đạt 375 Mbps.

China Telecom đã công bố thành công trong việc cộng gộp sóng mang FDD-TDD gồm cả chipset thiết bị người dùng, tốc độ đỉnh tải 260 Mbps đã đạt được 20 MHz của 1,8 GHz FDD băng 3 và 20 MHz của 2,6 GHz phổ băng 41 TDD.

2.2.3. China Unicom

China Unicom triển khai thương mại hóa dịch vụ LTE TDD trên băng tần 40 và 41, và vào ngày 18/3/2014 tại 25 thành phố và có kế hoạch phủ sóng 100 thành phố vào cuối năm 2014.

China Telecom và China Unicom cùng nhận được giấy phép thử nghiệm FDD từ MIIT vào 6/2014. China Unicom có kế hoạch triển khai công nghệ kết hợp FDD-TDD tại 16 thành phố gồm: Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Trùng Khánh, Trịnh Châu, Vũ Hán, Thành Đô, Tây An, Trường Sa, Tế Nam, Hàng Châu, Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân, Phúc Châu, Nam Kinh and Hồ Bắc.

China Unicom cũng nhận được quyền bổ sung vào tháng 8/2014 cho phép mở rộng thử nghiệm FDD từ 16 thành phố ban đầu lên 40 thành phố. Sau đó, China Unicom và China Telecom cùng nhận được chấp nhận mở rộng triển khai thử nghiệm lên 56 thành phố.

China Unicom triển khai 90.000 trạm gốc LTE FDD và 10.000 trạm gốc LTE TDD vào cuối năm 2014 để tiếp tục phủ sóng 4G tại hầu hết các khu vực đô thị. Tốc độ đạt được hướng xuống là 150 Mbps trên toàn mạng.

Với các giấy phép băng tần dành cho LTE FDD đã nhận được bổ sung vào năm 2013 và 2015, China Unicom dự kiến đầu tư hơn 16 tỷ đô la Mỹ vào 4G và đạt được hơn 100 triệu thuê bao vào quý 1 năm 2016.

2.2.4. Các thông tin quản lý liên quan

Chính phủ Trung Quốc cũng quan tâm đến các băng tần 1,4 GHz và 3,5 GHz sử dụng để cấp phát cho dịch vụ TD-LTE cũng như nghiên cứu ứng dụng của băng 50 GHz và cao hơn để đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ băng rộng di động. Băng 42 (3,5 GHz) là băng tần quan trọng trong chiến lược phát triển của Trung Quốc.

MIIT công bố số lượng thuê bao LTE đã lên đến hơn 200,774 triệu với riêng 22,8 triệu thuê bao đăng ký mới vào tháng 5/2015.

Vào ngày 4/12/2013, MITT thực hiện cấp phát băng tần cho dịch vụ LTE TDD. Trong số 210 MHz băng tần cấp phát LTE TDD, phân bố cho các nhà mạng như sau:

China Mobile được cấp 130 MHz cho 326 thành phố tại các dải tần số 1.880 – 1.900 MHz (băng 39), 2.320 – 2.370 MHz (băng 40), và 2.575 – 2.635 MHz (băng 41).

16

Page 17: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

China Unico được cấp 40 MHz cho 55 thành phố trên các dải tần 2.300 – 2.320 MHz và 2.555 – 2.575 MHz.

China Telecom được cấp 40 MHz cho 42 thành phố trên dải tần 2.370 – 2.390 MHz và 2.635 – 2.655 MHz.

Vào 27/2/2015, MITT tiếp tục cấp phát băng tần dịch vụ thương mại LTE FDD cho China Telecom và China Unicom như sau:

China Telecom nhận được thêm giấy phép 2x20 MHz băng 3 và được phép quy hoạch lại 2x15 MHz băng 1 đã được cấp và sử dụng cho LTE FDD.

China Unicom nhận được thêm giấy phép 2x10 MHz băng 3 cho LTE FDD.

2.3. Tình hình triển khai tại Singapore

2.3.1. M1

M1 triển khai thương mại hóa dịch vụ LTE 75 Mbps tại khu vực quận trung tâm tài chính vào 21/6/2011 trên băng tần 2,6 GHz, sau đó kết hợp thêm băng tần LTE 1800. Sau đó, M1 phủ sóng toàn quốc sử dụng 2 băng trên vào 15/9/2012.

Mạng M1 nâng tốc độ tối đa hỗ trợ lên 150 Mbps vào đầu năm 2014. Mạng LTE-Advanced 300 Mbps đã được thương mại hóa vào 2/12/2014 và phủ sóng hơn 95% khu vực trong nhà và hầu hết các khu vực ngoài trời. Dịch vụ VoLTE được triển khai vào 8/4/2015 không phụ thêm phí cho các thuê bao LTE.

2.3.2. StarHub

StarHub thử nghiệm LTE ở băng tần 2,6 GHz và 1.800 MHz. Mạng LTE 1800 đã được quy hoạch lại băng tần và triển khai thương mại hóa từ ngày 19/9/2012 ở quận trung tâm thương mại, sân bay Changi và triển lãm Singapore Expo. 2,6 GHz (băng tần 7) được đưa vào sử dụng trong năm 2013.

StarHub triển khai dịch vụ VoLTE cho phép các dịch vụ thoại HD vào 28/6/2015 cho các thuê bao SmartSurf HD. Một số khu vực được nâng cấp lên tốc độ 150 Mbps vào giữa năm 2014.

Mạng LTE-Advanced Cat 6 tốc độ tối đa hỗ trợ lên đến 300 Mbps được triển khai vào tháng 12/2014 với công nghệ kết hợp băng tần sử dụng băng 3 và băng 7.

Vào ngày 27/5/2015, Starhub ra thông báo triển khai mạng LTE-Advanced tốc độ hỗ trợ lên đến 600 Mbps sử dụng công nghệ kết hợp băng tần và MIMO 4x4.

StarHub cũng dự kiến sẽ đưa vào khai thác dịch vị thương mại sử dụng công nghệ cộng gộp sóng mang CA 2C với 64QAM trên đường lên vào cuối năm 2016. Và thử nghiệm trải phổ trong các băng 3 và băng 7, thử nghiệm TDD trong băng 38 và 40.

2.3.3. SingTel

SingTel thương mại hóa dịch vụ LTE 1800 vào 22/12/2011 trên băng tần 2,6 GHz.

17

Page 18: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

SingTel cũng thử nghiệm LTE ở nước ngoài trong những hãng công ty có cổ phần như SingTel Optus (Australia), Telkomsel (Indonesia), Globe Telecom (Philippines). SingTel đưa ra tuyên bố vào tháng 5/2013, công ty đã phủ sóng toàn quốc LTE và nâng cấp mạng lên Cat 4 (tốc độ tối đa đường xuống là 150 Mbps).

Vào 28/5/2014, SingTel tiết lộ đã triển khai mạng LTE-Advanced Cat 6 kết hợp 20 MHz băng 3 và 20 MHz băng 7 cho tốc độ tối đa hướng xuống lên đến 300 Mbps. Đến tháng 2/2015, hãng công bố dịch vụ trên sẽ triển khai trên toàn quốc từ tháng 3/2015.

SingTel hiện nay (7/2016) đã triển khai LTE-Advanced trên 3 băng tần, tốc độ tối đa hỗ trợ là 450 Mbps.

VoLTE được SingTel đưa vào khai thác từ 31/5/2015 với tên dịch vụ là “4G ClearVoice”. Vào tháng 12/2013, SingTel triển khai roaming dữ liệu LTE ở 6 quốc gia trong vùng bao gồm: Australia (Optus), Hong Kong (CSL Limited), Indonesia (Telkomsel), Malaysia (Maxis), South Korea (SK Telecom) và Philippines (Globe Telecom).

SingTel cũng đã thử nghiệm dịch vụ quảng bá eMBMS LTE Broadcast vào năm 2014. Dịch vụ này đã được triển khai vào ASEAN Game tổ chức tại Singapore từ 5-16/6/2015.

Vào ngày 6/7/2016 Singtel đã thành công trong việc thử nghiệm LTE LAA trong mạng Singtel’s live 4G/LTE, sử dụng 20 MHz của phổ băng 3 bằng sóng mang Anchor tăng 20 MHz của phổ 5 GHz tăng đến thông lượng 275 MHz.

2.3.4. Các thông tin quản lý liên quan

Cơ quan phát triển truyền thông của Singapore (IDA) vào tháng 6/2013 đã tổ chức đấu giá bổ sung băng tần 1.800 MHz và 2,6 GHz cho 3 nhà khai thác mạng di động: SingTel Mobile, StarHub và M1 để sử dụng cho LTE. IDA cũng chấp nhận phương án triển khai trên băng tần APT700 FDD. Quyền sử dụng băng tần 900 MHz (băng 8) của các nhà mạng kết thúc vào 4/2017. Đầu năm 2016, IDA đã tổ chức đấu giá lại băng 900 MHz cũng như băng APT700.

Vào tháng 2/2015, IDA cũng đã xác nhận cả 3 nhà khai thác mạng di động đã phủ sóng 4G toàn quốc trước thời hạn.

Nhà cung cấp mạng cáp quang băng rộng MyRepublic cũng lên kế hoạch đấu giá để trở thành nhà cung cấp mạng di động thứ 4 tại Singapore và triển khai thử nghiệm công nghệ LTE.

Cả 3 nhà mạng M1, Singtel và StarHub đều tuyên bố, họ sẽ khai tử dịch vụ 2G/GSM tại Singapore từ tháng 4/2017 để giải phóng tần số cho 3G/HSPA và 4G/LTE.

18

Page 19: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

3. Nghiên cứu các thiết bị trạm gốc E-UTRA của các nhà cung cấp triển khai trong mạng di động theo công nghệ LTE/LTE-Advanced

Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã và đang lắp đặt các trạm gốc cung cấp các dịch vụ thông tin di động và các dịch vụ internet trên toàn cầu. Trong mạng di động theo công nghệ LTE/LTE-Advanced, các thiết bị trạm gốc E-UTRA hay còn được gọi là eNodeB đang được các nhà cung cấp thiết bị lớn trên thế giới quan tâm và tiến hành sản xuất, các nhà cung cấp thiết bị trạm gốc này có thể kể đến: NSN, Alcatel Lucent, Ericsson, Motorola, Huawei, ZTE, Tekelec, … hay các nhà cung cấp thiết bị mới như: Công ty thiết bị Postcom, Công ty thiết bị truyền thông di động Datang, …

3.1. Nokia Siemens Networks (NSN)

Với mục tiêu tập trung vào đổi mới và phát triển, NSN được đánh giá là nhà cung cấp thiết bị hàng đầu trên thế giới trong việc cung cấp các thiết bị cho các dịch vụ viễn thông, trong đó bao gồm các thiết bị trong mạng thông tin di động 2G, 3G, 4G theo công nghệ LTE/LTE-Advanced, các thiết bị dùng trong mạng cố định và hội tụ, cũng như các dịch vụ chuyên nghiệp, bao gồm tư vấn và tích hợp hệ thống, triển khai, bảo trì và quản lý dịch vụ. Hiện nay, NSN hoạt động tại hơn 150 quốc gia trên thế giới, có trụ sở chính tại Espoo, Phần Lan với các đối tác lớn như: Telia Sonera ở Thụy Điển, Net com ở Na Uy, T-Mobile ở Đức, …

Đối với thiết bị trạm gốc E-UTRA cho mạng di động theo công nghệ LTE/LTE-Advanced, hãng đã đưa ra thị trường dòng thiết bị trạm gốc LTE/ LTE-Advanced như: Flexi Multiradio 10, ... Thiết bị trạm gốc này hỗ trợ các nghệ LTE, GSM, HSPA, cung cấp các dịch vụ thoại và truyền dữ liệu. Ngoài ra, thiết bị này có thể sử dụng trong các điều kiện thay đổi băng thông và lưu lượng người sử dụng dịch vụ, hỗ trợ 3 mô đun sector RF và cung cấp tốc độ truyền dữ liệu lên tới 10 Gbps. Thiết bị này cũng tích hợp các mô đun tích hợp cho mạng di động theo công nghệ LTE-Advanced và HSPA+ với phương pháp kết hợp 6 chuỗi băng tần cơ bản riêng biệt và có thể phục vụ cho tốc độ lên đến 2,6 Gbps. Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc Flexi Multiradio 10 của NSN được mô tả trong Bảng 3-1.

19

Page 20: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Bảng 3-1: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc LTE Flexi Multiradio 10 của hãng Nokia Siemens Networks

3.2. Alcatel Lucent

Theo đánh giá của các tổ chức viễn thông quốc tế, Alcatel Lucent là nhà cung cấp các thiết bị trong mạng di động theo công nghệ LTE/LTE-Advanced hàng đầu trên thế giới và tham gia trong phần lớn các dự án triển khai LTE/LTE-Advanced tại các quốc gia lớn như: Mỹ, … với các nhà khai thác lơn như AT&T của Mỹ, Verizon của Mỹ.

Alcatel Lucent cung cấp các giải pháp và các dịch vụ chuyên nghiệp liên quan đến việc khai thác mạng di động theo công nghệ LTE/LTE-Advanced. Hãng cũng thành lập các chương trình kết nối, sáng kiến trong việc thúc đẩy phát triển các công nghệ mở liên quan đến mạng thông tin di động, đa dạng trong việc sản xuất các thiết bị LTE/LTE-Advanced, cũng như nội dung và ứng dụng trong các công nghệ liên quan. Thông qua các chương trình này, Alcatel Lucent đã đưa ra các giải pháp triển khai cũng như cung cấp các thiết bị cho mạng di động theo công nghệ LTE/LTE-Advanced. Trong đó, dòng thiết bị trạm gốc 9100 Multi standard đã được hãng cung cấp trên thị trường thế giới. Thiết bị này hỗ trợ các mạng GSM, WCDMA, LTE, ngoài ra cũng hỗ trợ EDGE và HSPA+ cho kết nối internet. Thiết bị này được thiết kế tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cấp cũng như bổ sung các băng tần mới. Nó hỗ trợ cả hai công

20

Page 21: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

nghệ LTE TDD và LTE FDD. Băng tần hoạt động được hỗ trợ bao gồm 700, 850, 900, AWS, 1.800, 1.900, 2.100 và 2.600 MHz với công suất ra trên một sector là 2 x 60W.

Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc 9100 Multi standard của Alcatel Lucent được mô tả trong Bảng 3-2 và Bảng 3-3.

Bảng 3-2: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc 9100 Multi standard của hãng Alcatel Lucent theo công nghệ GSM

Bảng 3-3: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc 9100 Multi standard của hãng Alcatel Lucent theo công nghệ UMTS và GSM/UMTS

21

Page 22: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

3.3. Ericsson

Ericsson cũng là một hãng trong lĩnh vực khai thác và cung cấp các dịch vụ viễn thông và đang dẫn đầu trong việc triển khai LTE/LTE-Advanced. Ericsson đã ký hợp đồng thương mại với sáu nhà khai thác mạng thông tin di động theo công nghệ LTE/LTE-Advanced lớn trên thế giới như: AT&T và Verizon của Mỹ, TeliaSonera của Thụy Điển, Netcom của Phần Lan, … Hãng góp công lớn trong việc đề xuất các tiêu chuẩn cũng như khuyến nghị về các yêu cầu kỹ thuật cho công nghệ LTE/ LTE-Advanced và chiếm đến 25% các bằng sáng chế cho LTE. Ngoài ra, hãng còn dẫn đầu trong việc sản xuất và cung cấp các thiết bị cho mạng thông tin di động theo công nghệ LTE/ LTE-Advanced, trong đó có thiết bị trạm gốc LTE/ LTE-Advanced như: RBS 6000, RBS 6601, …

22

Page 23: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Các thiết bị trạm gốc LTE RBS Series 6000 hỗ trợ các công nghệ GSM, UMTS, LTE. Ngoài ra, nó cũng cung cấp các giải pháp LTE cho các nhà khai thác như: RAN IP, Evolved Packet Core và mobile backhaul. Hiện nay, Ericson cũng đã nâng cấp dòng thiết bị trạm gốc này cung cấp các hỗ trợ cho các công nghệ mới như LTE-Advanced và hỗ trợ các băng tần bất kỳ. Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc LTE RBS-6000 của Ericsson được mô tả trong Bảng 3-4.

Bảng 3-4: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc LTE RBS-6000 của hãng Ericson

Bảng 3-5: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc LTE RBS 6601 của hãng Ericson

23

Page 24: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

3.4. Huawei

Huawei là một công ty thuộc sở hữu của tư nhân đứng đầu trong việc cung cấp các giải pháp viễn thông. Các hoạt động cốt lõi của Huawei là nghiên cứu và phát triển, sản xuất và tiếp thị của thiết bị viễn thông, và cung cấp các dịch vụ mạng để các nhà khai thác viễn thông.

Huawei phục vụ 31 trong số 50 công ty khai thác viễn thông hàng đầu thế giới, cũng chiếm 55% thị phần toàn cầu trong lĩnh vực nối mạng bằng dongle 3G di động. Hàng năm, Huawei đầu tư khoảng 10% doanh thu hàng năm để nghiên cứu và phát triển (R & D) và trong đó 46% nhân lực tham gia vào nghiên cứu và phát triển. Công ty đã nộp đơn xin cấp hơn 49.000 bằng sáng chế.

Ngoài ra, Huawei sản xuất và cung cấp các thiết bị cho mạng thông tin di động theo các công nghệ GSM, UMTS, LTE TDD, LTE-Advanced. Trong đó, hãng cung cấp các thiết bị liên quan đến thiết bị trạm gốc cho mạng di động theo công nghệ LTE/LTE-Advanced cho các nhà khai thác dịch vụ viễn thông lớn như Netcom của Na Uy (hợp tác với Ericsson và NSN), Telenor của Na Uy, Belgacom Mobile của Bỉ, Mobyland và Aero 2 của Ba Lan, … với dòng thiết bị trạm gốc BTS 3900/DBS 3900, … Dòng thiết bị trạm gốc này hỗ trợ nhiều chuẩn và nhiều công nghệ khác nhau như GSM, UMTS, LTE TDD, LTE-Advanced với băng thông lên đến 100 Mbps và các băng tần RF tương ứng. Thiết bị này được cấu hình linh hoạt để đáp ứng các kịch bản khai thác mạng khác nhau như: indoor, outdoor, mạng phối hợp. Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc BTS 3900/DBS 3900 của Huawei được mô tả trong Bảng 3-6.

24

Page 25: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Bảng 3-6: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm gốc BTS 3900/DBS 3900 của hãng Huawei

Ngoài ra, Huawei cũng cung cấp các dòng thiết bị trạm gốc RRU 3259, RRU 3279 hỗ trợ công nghệ LTE TDD.

Bảng 3-7: Các chế độ hoạt động và băng tần số được RRU 3259 hỗ trợ

Chủng loại

Chế độ Băng tần hoạt động (MHz)

Dải tần số (MHz) IBW (MHz)

OBW (MHz)

RRU3259

LTE TDD

2600 2545 đến 2625 60 60

Bảng 3-8: Các đặc tính RF của RRU 3259

Chủng loại

Các kênh thu/phát

Dung lượng Công suất đầu ra

RRU3259

8T8R Ba sóng mang.

Băng thông: 10 MHz hoặc 20 MHz

Hỗ trợ cấu hình công suất cực đại 8 x 12,5 W.

Bảng 3-9: Các tiêu chuẩn tuân thủ của RRU 3259

Mục Tiêu chuẩn

Môi trường hoạt động 3GPP TS 36.14125

Page 26: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Mục Tiêu chuẩn

ETSI EN 300019-1-4 V2.1.2 (2003-04) Class 4.1: "Non weatherprotected locations"

Đặc tính chống chấn động NEBS GR63 zone4

Đánh giá bảo vệ IP65

Bảo vệ đột biến IEC 62305-1 Protection against lightning - Part 1: General principles

IEC 62305-3 Protection against lightning - Part 3: Physical damage to structures and life hazard

IEC 62305-4 Protection against lightning - Part 4: Electrical and electronic systems within structures

ITU-T K.35 Bonding configurations and earthing at remote electronic sites

ITU-T K.56 Protection of radio base stations against lightning discharges

ITU-T K.97 Lightning protection of distributed base stations

ETSI EN 300 253 Environmental Engineering(EE): Earthing and bonding configuration inside telecommunications centers

Bảng 3-10: Các chế độ hoạt động và băng tần số được RRU 3279 hỗ trợ

Chủng loại

Chế độ Băng tần hoạt động (MHz)

Dải tần số (MHz)

IBW (MHz)

OBW (MHz)

RRU3279 LTE TDD 2300 (Băng 40) 2300 đến 2400 80 80

2500 (Băng 41) 2496 đến 2690 80 80

2600 (Băng 38) 2570 đến 2620 50 50

Bảng 3-11: Các đặc tính RF của RRU 3279

Chủng loại

Các kênh thu/phát

Dung lượng Công suất đầu ra

RRU3279

8T8R 2300 MHz:

Bốn sóng mang;

Băng thông trên mỗi sóng: 10,15 hoặc 20 MHz.

Hỗ trợ cấu hình công suất cực đại 8 x 20 W.

26

Page 27: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

2500 MHz:

Bốn sóng mang;

Băng thông trên mỗi sóng: 10,15 hoặc 20 MHz.

2600 MHz:

Ba sóng mang;

Băng thông trên mỗi sóng: 10,15 hoặc 20 MHz.

Bảng 3-12: Các tiêu chuẩn tuân thủ của RRU 3279

Mục Tiêu chuẩn

Môi trường hoạt động 3GPP TS 36.141

ETSI EN 300019-1-4 V2.1.2 (2003-04) Class 4.1: "Non-weatherprotected locations"

Đặc tính chống chấn động NEBS GR63 zone4

Đánh giá bảo vệ IP65

Bảo vệ đột biến IEC 62305-1 Protection against lightning - Part 1: General principles

 IEC 62305-3 Protection against lightning - Part 3: Physical damage to structures and life hazard

IEC 62305-4 Protection against lightning - Part 4: Electrical and electronic systems within structures

ITU-T K.35 Bonding configurations and earthing at remote electronic sites

ITU-T K.56 Protection of radio base stations against lightning discharges

ITU-T K.97 Lightning protection of distributed base stations

ETSI EN 300 253 Environmental Engineering(EE): Earthing and bonding configuration inside telecommunications centers

27

Page 28: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

3.5. ZTE

ZTE là một công ty sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia của Trung Quốc có trụ sở ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. ZTE hoạt động trong ba lĩnh vực chính: mạng truyền dẫn (chiếm 54%), thiết bị đầu cuối (chiếm 29%) và viễn thông (chiếm 17%). Sản phẩm chính của hãng là các thiết bị không dây, tổng đài, thiết bị truy nhập, cáp quang, các thiết bị dữ liệu viễn thông, điện thoại di động, phần mềm viễn thông. Hãng này cũng cung cấp các sản phẩm cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như video theo yêu cầu và streaming media. ZTE chủ yếu bán các sản phẩm dưới tên riêng của mình nhưng họ cũng là một nhà cung cấp thiết bị.

28

Page 29: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Ngoài ra, ZTE sản xuất và cung cấp các thiết bị cho mạng thông tin di động theo các công nghệ GSM, UMTS, LTE TDD, LTE-Advanced. Trong đó, hãng cung cấp các thiết bị liên quan đến thiết bị trạm gốc cho mạng di động theo công nghệ LTE/LTE-Advanced cho các nhà khai thác dịch vụ viễn thông lớn trên thế giới như dòng thiết bị trậm gốc ZXSDR 8000, … Thiết bị trạm gốc này hỗ trợ cho các mạng di động theo các công nghệ GSM, CDMA, UMTS, HSPA+ và LTE hoạt động trên các băng tần cơ bản và thành phần vô tuyến. Với kiến trúc SDR, dòng thiết bị này hỗ trợ nâng cấp các công nghệ và tính năng mới.

4. Đánh giá tình hình triển khai thử nghiệm LTE/LTE-Advanced tại Việt Nam

4.1. Tình hình quy hoạch tần số

Cục Tần số vô tuyến điện là đơn vị quản lý nhà nước ban hành các quy hoạch liên quan đến các băng tần trong đó có thông tin di động. Hiện nay, quy hoạch băng tần tuân theo Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 về quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và các thông tư do Bộ Thông tin truyền thông ban hành đã có hiệu lực khi cấp phép cho các nhà khai thác mạng viễn thông, cụ thể:

a) Quyết định số 25/2008/QĐ-BTTTT ngày 26/4/2008 về phê duyệt quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần 821 - 960MHz và 1710 - 2200 MHz, trong đó:

Quy hoạch băng tần 821 - 960 MHz đến năm 2010

Hình 4-5: Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz đến năm 2010

824 - 829 MHz và 869 - 874 MHz: Dành cho hệ thống CDMA nội tỉnh ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An và Hải Dương. Nhà khai thác CDMA toàn quốc được phép sử dụng các băng tần này ở các khu vực còn lại.

829 - 837 MHz và 874 - 882 MHz: Dành cho hệ thống CDMA toàn quốc.

851 - 866 MHz: Dành cho các hệ thống vô tuyến trung kế (Trunking).

890 - 915 MHz và 935 - 960 MHz: Dành cho ba hệ thống GSM toàn quốc (theo các lô 1, 2, 3).

882 - 890 MHz và 927 - 935 MHz: Dành cho hệ thống E-GSM toàn quốc.

821 - 824 MHz, 837 - 851 MHz, 866 - 869 MHz và 915 - 927 MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.

29

Page 30: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)

BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc).

Quy hoạch băng tần 821 - 960 MHz từ năm 2010

Hình 4-6: Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz từ năm 2010

824 - 835 MHz và 869 - 880 MHz: Dành cho hệ thống CDMA toàn quốc.

851 - 866 MHz: Dành cho các hệ thống vô tuyến trung kế (Trunking).

890 - 915 MHz và 935 - 960 MHz: Dành cho ba hệ thống GSM toàn quốc (theo các lô 1, 2, 3).

880 - 890 MHz và 925 - 935 MHz: Dành cho hệ thống E-GSM toàn quốc.

821 - 824MHz, 835 - 851 MHz, 866-869 MHz và 915 - 925 MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.

BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)

BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc).

Quy hoạch băng tần 1710 - 2200 MHz

Hình 4-7: Quy hoạch băng tần 1710 – 2200 MHz

1710 - 1785 MHz và 1805 - 1880 MHz: Dành cho bốn hệ thống GSM toàn quốc (Theo các lô 1, 2, 3, 4).

1895 - 1900 MHz: Dành cho các hệ thống mạch vòng vô tuyến nội hạt (WLL) dùng chung với các hệ thống điện thoại đa truy cập (PHS, DECT và các loại

30

Page 31: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

tương đương). Tùy mức độ phát triển của thông tin di động tế bào số, đoạn băng tần này sẽ được xem xét lại theo từng thời kỳ.

1785 - 1805 MHz, 1880 - 1895 MHz: Dành cho nghiệp vụ Lưu động

1900 - 1980 MHz, 2010 - 2025 MHz, 2110 - 2170 MHz: Dành cho các hệ thống IMT-2000.

1980 - 2010 MHz, 2170 - 2200 MHz: Dành cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh.

2025 - 2110 MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.

BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)

BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc).

b) Thông tư số 26/2010/TT-BTTTT ngày 24/11/2010 về ban hành quy hoạch băng tần 2300 - 2400 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam

Băng tần 2300 - 2400 MHz được dành cho hệ thống thông tin di động IMT Việt Nam sử dụng phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD).

Băng tần 2300 - 2400 MHz được phân chia như sau:

Hình 4-8: Quy hoạch băng tần 2300 – 2400 MHz

Dành cho mỗi nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT một trong các khối A, B, C.

Băng tần 2390 - 2400 MHz dành làm băng tần bảo vệ với các hệ thống vô tuyến ở băng tần 2400 - 2483,5 MHz

Các nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT được cấp phép trong băng tần này có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và áp dụng các biện pháp phòng tránh nhiễu có hại, bao gồm cả biện pháp đồng bộ.

c) Thông tư số 27/2010/TT-BTTTT ngày 24/11/2010 về ban hành quy hoạch băng tần 2500 - 2690 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam

Băng tần 2500 - 2690 MHz dành cho hệ thống thông tin di động IMT ở Việt Nam

Băng tần 2500 - 2690 MHz được phân chia như sau:

31

Page 32: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Hình 4-9: Quy hoạch băng tần 2500 – 2690 MHz

Dành cho mỗi nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT theo phương thức song công phân chia theo tần số (FDD) một khối A-A’; B-B’; C-C’.

Dành cho nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT theo phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD) khối D theo quy định cụ thể trong giấy phép sử dụng băng tần.

Các đoạn 2570 - 2575 MHz và 2615 - 2620 MHz dành làm băng tần bảo vệ giữa nhà khai thác sử dụng phương thức song công phân chia theo tần số (FDD) và nhà khai thác sử dụng phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD)

Các nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT được cấp phép trong băng tần các khối đã được cấp phép có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và áp dụng các biện pháp phòng tránh nhiễu có hại.

d) Thông tư số 04/2015/TT-BTTTT ngày 10/3/2015 về quy định triển khai hệ thống thông tin di động IMT trên các băng tần 824-835 MHz, 869-915 MHz, 925-960 MHz, 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz”. Theo đó:

Trên cơ sở giấy phép sử dụng tần số đối với các băng tần 824 - 835 MHz, 869 - 915 MHz, 925 - 960 MHz đã được cấp, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai thêm hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (WCDMA và các phiên bản tiếp theo) tại các băng tần nêu trên.

Trên cơ sở giấy phép sử dụng tần số đối với các băng tần 1710 - 1785 MHz, 1805 - 1880 MHz đã được cấp, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai thêm hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo) tại các băng tần nêu trên.

e) Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 21/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020”. Theo đó:

Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách cho phép thực hiện tái sử dụng một phần hoặc toàn bộ băng tần (850MHz/900MHz/1800MHz) hiện có để triển khai các hệ thống thông tin di động IMT đáp ứng nhu cầu sử dụng và chất lượng dịch vụ băng rộng di động;

32

Page 33: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Tổ chức triển khai đấu giá quyền sử dụng băng tần 2300 - 2400 MHz, băng tần 2500 - 2570 MHz và băng tần 2620 - 2690 MHz cho hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT;

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch các băng tần đã giải phóng 694 - 806 MHz phục vụ triển khai hệ thống thông tin di động IMT và cung cấp dịch vụ băng rộng di động.

Nhận xét:

Hiện tại, Việt Nam đang sử dụng khoảng 370 MHz băng thông cho thông tin di động 2G/3G trong tổng số 685 MHz đã quy hoạch cho thông tin di động nói chung. Các băng tần được quy hoạch sẵn sàng cho 4G bao gồm 1800 MHz, 2300 MHz và 2600 MHz với tổng lượng băng thông là 430 MHz. Theo xu hướng chung của thị trường, các băng tần dùng để triển khai LTE theo công nghệ FDD được chú ý hơn các băng tần theo công nghệ TDD.

Riêng đối với băng tần 1800 MHz, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã cho phép doanh nghiệp viễn thông được phép chuyển đổi công nghệ từ GSM sang LTE/LTE-Advanced trên băng tần này; chuyển đổi GSM sang WCDMA trên băng tần 900 MHz đã được cấp phép tại Thông tư 04/2015/TT-BTTTT ngày 10/03/2015.

Bảng 4-13: Quy hoạch băng tần (dự kiến) cho hệ thống thông tin di động LTE/LTE-Advanced

Băng tần E-UTRA Hướng truyền Băng tần thiết bị trạm gốc E-UTRA

Phương thức ghép song công

3 Phát 1805 MHz đến 1880 MHz FDD

Thu 1710 MHz đến 1785 MHz

Thu 824 MHz đến 835 MHz

7 Phát 2620 MHz đến 2690 MHz FDD

Thu 2500 MHz đến 2570 MHz

Thu 880 MHz đến 915 MHz

38 Phát và Thu 2570 MHz đến 2620 MHz TDD

40 Phát và Thu 2300 MHz đến 2400 MHz TDD

Chú thích: Băng tần 850 và 900 được dự kiến sử dụng cho mạng thông tin 4G trong tương lai gần.

4.2. Tình hình triển khai thử nghiệm LTE/LTE-Advanced tại Việt Nam

Dựa trên tình hình triển khai trên thế giới cũng như ở Việt Nam, với những sự chuẩn bị về băng tần, công nghệ, dịch vụ đi kèm với các thiết bị mạng, đầu cuối người dùng đa

33

Page 34: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

dạng, và xu hướng phát triển thuê bao dữ liệu hiện tại, có thể khẳng định các nhà khai thác mạng tại Việt Nam đã sẵn sàng gia nhập vào cộng đồng LTE trên thế giới.

Trước hết, phải khẳng định, quy hoạch băng tần của Việt Nam đã bám rất sát với xu hướng, lựa chọn quy hoạch băng tần của ITU cũng như các quốc gia trên thế giới. Theo đó, các tần số triển khai chủ yếu các mạng LTE trên thế giới cũng tương đồng với các băng tần đã, đang và dự kiến quy hoạch tại Việt Nam. Việc đấu giá các băng tần 2300 MHz và 2600 MHz nhằm mục đích mở rộng băng tần cho các nhà mạng trong tương lai khi triển khai các hệ thống hỗ trợ sóng mang từ LTE-Advanced trở đi để tăng dung lượng, tốc độ. Việc đồng ý chuyển đổi băng tần đã cấp phát 900/1.800 MHz cho phép các nhà mạng triển khai LTE trên băng tần dành cho GSM tạo điều kiện cho các nhà mạng tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như chất lượng phủ sóng, phù hợp với xu hướng triển khai LTE trên thế giới hiện tại, khi băng tần 1800 MHz là băng tần được ưa chuộng nhất, nhiều nhà khai thác nhất, nhiều chủng loại thiết bị đầu cuối hỗ trợ nhất. Tiếp đó là những hứa hẹn về việc quy hoạch lại băng tần 700 MHz sau quá trình số hóa truyền hình ưu tiên dành riêng cho công nghệ băng rộng, cụ thể là LTE có thể làm các nhà mạng thấy hấp dẫn do đặc thù truyền sóng rất tốt, phù hợp phủ sóng phổ biến mạng LTE ở khu vực nông thôn trong tương lai.

Các số liệu về phát triển mạng, thuê bao HSPA, LTE, LTE-Advanced trên thế giới, xu hướng gia tăng thuê bao 3G ở Việt Nam và các chỉ số liên quan đến lưu lượng dữ liệu tăng nhanh chóng từ các dịch vụ dữ liệu cho thấy khả năng khi LTE được triển khai thì lưu lượng mạng, số lượng người dùng còn gia tăng hơn nữa. Mọi số liệu đều ủng hộ việc phát triển LTE và LTE-Advanced ở Việt Nam sẽ giúp các nhà khai thác mạng tăng doanh số, tối ưu hóa lợi nhuận.

Sự chín muồi về công nghệ, các sự chuẩn bị về mạng lõi cũng như các thử nghiệm trước triển khai là động lực mạnh mẽ để các nhà khai thác trong nước không chần chừ, đón đầu công nghệ và sẵn sàng triển khai mạnh mẽ khi được cấp phép.

Hiện tại theo xu hướng phát triển, nhiều khả năng các nhà khai thác sẽ chuyển dần dần từ 3G HSPA lên 4G LTE, trước khi hoàn toàn chuyển đổi sang mạng 4G LTE-Advanced. Băng tần của các nhà mạng không liên tục, bị phân tán là yếu tố chính cần thiết phải nâng cấp hệ thống mạng lên LTE-Advanced khi nhà khai thác muốn cung cấp dịch vụ tốc độ cao hơn cho khách hàng. Thực tế cho thấy, trong số 521 nhà khai thác mạng LTE mới có 147 nhà khai thác công bố triển khai mạng LTE-Advanced (chiếm 28 %), mặc dù từ đầu năm nay, xu hướng có nhiều nhà khai thác chuyển từ công nghệ LTE lên LTE-Advanced.

4.2.1. Tình hình triển khai thử nghiệm LTE của VNPT

Thử nghiệm triển khai LTE với 15 trạm phát sóng eNodeB có lưu lượng phục vụ tối đa đạt 72 Mbps. Một số trạm thử nghiệm tại các khu vực nội thành (bị che chắn bởi các

34

Page 35: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

tòa nhà) và một số trạm được triển khai thử nghiệm tại các khu vực ngoại thành (độ che chắn ít).

Đánh giá một số kết quả thử nghiệm công nghệ LTE FDD độ rộng băng tần 10 MHz tại băng tần 2,6 GHz:

- Tốc độ truy nhập:

Khu vực không bị chắn: DL: 72 Mbps; UL: 25 Mbps;

Khu vực bị chắn: DL: 30 Mbps; UL: 15 Mbps.

- Bán kính phủ sóng:

Khu vực không bị chắn: 5000 m (5 km);

Khu vực bị chắn: 500 m – 1000 m.

- Độ trễ:

Khu vực không bị chắn: 10 ms – 13 ms;

Khu vực bị chắn: 20 ms – 30 ms.

Trong giai đoạn thử nghiệm, VNPT VinaPhone phủ sóng 4G toàn bộ huyện đảo Phú Quốc với 50 trạm và một số quận tại Trung tâm TP Hồ Chí Minh với 100 trạm phát sóng 4G. Theo dự kiến, sau khi được cấp phép, VNPT sẽ tập trung mở rộng lắp đặt các trạm tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và các tỉnh có thị phần cao như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Nam Định… và thử nghiệm dịch vụ VinaPhone 4G, bao gồm dịch vụ xem video chất lượng cao (Mobile TV), dịch vụ truyền video Live streaming (Mobile Broadcast), truyền hình hội nghị (Cloud Video Conferencing) và dịch vụ sử dụng máy tính ảo (Daas).

Bảng 4-14: Kết quả đo thử nghiệm mạng thông tin 4G LTE của VNPT Vinaphone tại Phú Quốc

STT Nội dung Thông số Ngưỡng Kết quả

1Vùng phủ của LTE

RSRP ≥ - 115 dBm 83,25 % số mẫu

RSRQ ≥ - 15 dB 96,24 % số mẫu

SINR ≥ -5 dB 98,11 % số mẫu

2 LTE 1800

Average DL (PDSCH) throughput

41,148 Mbps

Peak DL (PDSCH) throughput 108,738 Mbps

Average UL (PDSCH) throughput

15,704 Mbps

Peak UL (PDSCH) throughput 33,545 Mbps

35

Page 36: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

STT Nội dung Thông số Ngưỡng Kết quả

Data connection setup average 1,469 s

3 LTE 2600

Average DL (PDSCH) throughput

101,552 Mbps

Peak DL (PDSCH) throughput 149,093 Mbps

Average UL (PDSCH) throughput

31,401 Mbps

Peak UL (PDSCH) throughput 48,431 Mbps

Data connection setup average 1,1 s

4Carrier Aggregation (2 bands)

DL Carrier Aggregation – Application throughput Average

163,954 Mbps

DL Carrier Aggregation – Application throughput Peak

259,865 Mbps

5 KPI service LTE 1800

DL

DL Handover Success rate

97,66 %

DL PDP context activation success rate

100 %

Application throughput DL average

40,13 Mbps

Application throughput DL Peak

161,02 Mbps

UL

UL Handover Success Rate

98,98 %

UL PDP context activation success rate

100 %

Application throughput UL average

17,326 Mbps

Application throughput UL Peak

34,43 Mbps

CSFB Call setup time to alerting CSFB

3,538 s

CSFB call setup success rate

99,51 %

36

Page 37: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

STT Nội dung Thông số Ngưỡng Kết quả

CSFB call drop rate 0 %

Hình 4-10: Thống kê đánh giá chất lượng RSRP driving test mạng 4G LTE tại Phú Quốc

Range Samples Percent Samples ≥-115 dBm

Samples ≥-125 dBm

≥-90 dBm 24.847 40,70 %

83,25 % 98,15 %

≥-105 dBm và < -90 dBm 16.276 26,66 %

≥-115 dBm và < -105 dBm 9.701 15,89 %

≥-125 dBm và < -115 dBm 9.094 14,90 %

< - 125dBm 1.132 1,85 %

37

Page 38: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Hình 4-11: Thống kê đánh giá chất lượng RSRQ driving test mạng 4G LTE tại Phú Quốc

Range Samples Percent Samples ≥-15 dB

≥-5 dB 29 0,05 %

96,24 %

≥-10 dB và < -5 dB 12.019 19,69 %

≥-15 dB và < -10 dB 46.701 76,50 %

≥-20 dB và < -15 dB 2.074 3,40 %

< -20 dB 225 0,37 %

4.2.2. Tình hình triển khai thử nghiệm LTE của Viettel

Ngoài VNPT, Viettel cũng là một trong các đơn vị thử nghiệm LTE đầu tiên sau khi được Bộ thông tin và truyền thông cấp giấy phép.

Theo ICT News: “Ngày 12/5/2011, Viettel đã tổ chức họp báo công bố về việc thử nghiệm thành công 4G tại Hà Nội và TP.HCM - 7 tháng sau khi được Bộ TT&TT cấp phép thử nghiệm công nghệ này. Đến nay, Viettel là nhà mạng đầu tiên cho phép khách hàng thử nghiệm các dịch vụ trên nền 4G.

Tại buổi họp báo, Viettel đã trình diễn thử nghiệm 5 dịch vụ đặc trưng và phổ biến nhất của mạng 4G đòi hỏi tốc độ tải lên và tải xuống (Download/Upload) cao là tải phim (video streaming), truyền hình trực tiếp (LiveTV), gọi điện thấy hình độ nét cao

38

Page 39: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

(HD Video Call), hội thoại truyền hình (Video Conference), xem phim và truyền hình theo yêu cầu (VOD – TVoD).

Một số thông tin về tình hình thử nghiệm LTE của Viettel như dưới đây:

Về thiết kế mạng:

Hệ thống LTE triển khai tại Hà Nội với 38 trạm trên 2 quận Ba Đình và Đống Đa. Hệ thống LTE triển khai tại HCM với 37 trạm thuộc quận Tân Bình và 1 trạm thuộc quận Tân Phú;

Các thiết bị Viettel thử nghiệm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh tuân theo chuẩn 3GPP Release 8 theo công nghệ LTE FDD, băng tần hoạt động 2.6 GHz và hỗ trợ các độ rộng băng 1,4, 3,5, 5, 10, 20 MHz. Tốc độ tối đa theo lý thuyết: donwload 150 Mbps (BW = 20 MHz), upload 75 Mbps (BW = 20 MHz);

Toàn bộ các eNodeB đều được kết nối vào mạng Metro sẵn có của Viettel, dung lượng mỗi kết nối của eNodeB với mạng truyền dẫn là 1 Gbps;

Mạng LTE được kết nối đến mạng IP qua 2 switch với dung lượng 4 Gbps và đi ra mạng Internet qua một IGW (là kết nối đi Internet của tất cả các mạng truy nhập hiện tại của Viettel);

Các hệ thống OMC giám sát mạng được đấu nối vào mạng DCN nội bộ của Viettel;

Băng tần thử nghiệm: hướng lên: 2520 – 2530 MHz, hướng xuống 2640 – 2650 MHz;

Độ rộng băng thử nghiệm: 10 MHz;

Công suất phát của trạm: 43 dBm, tăng ích ăng-ten: 18 dBi.

Kết quả thử nghiệm

Tại Hà Nội: lưu lượng hướng xuống cao nhất của 1 sector là 61 Mbps hiệu suất sử dụng phổ 6,1 bps/Hz;

Tại Hồ Chí Minh: lưu lượng hướng lên cao nhất của 1 sector là 71.6 Mbps hiệu suất sử dụng phổ 7,16 bps/Hz.

4.2.3. Tình hình triển khai thử nghiệm LTE của Mobifone

Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, Mobifone đã tiến hành trên cả ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, trong đó quy mô lớn và rầm rộ nhất là tại TP Hồ Chí Minh. Trong lần thử nghiệm này, Mobifone đã đưa các thiết bị của các nhà cung cấp lớn trên thế giới như Ericsson, Samsung, Nokia, Huawei và ZTE vào thử nghiệm 4G/LTE-A.

Song song với đó Mobifone cũng đã  thử nghiệm các dịch vụ hữu ích trên nền công nghệ 4G như dịch vụ data tốc độ cao dịch vụ truyền hình Broadcast trên nền tảng

39

Page 40: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

eMBMS, dịch vụ truyền hình và cho kết quả rất tốt. Tốc độ mạng 4G đo được trong quá trình thử nghiệm của Mobifone đạt tốc độ dowload/upload tối đa 225 Mbps/75 Mbps nhanh hơn rất nhiều so với mạng 3G Mobifone hiện tại.

Trong thời gian tới, để sớm đưa công nghệ  mạng 4G mới đến với người sử dụng MobiFone đã hoàn thành các kịch bản kinh doanh với nhiều dịch vụ hữu ích gồm data tốc độ cao và các dịch vụ khác như: truyền hình Broadcast trên nền tảng eMBMS, dịch vụ truyền hình Unicast, dịch vụ Video 4K, MobiTV,… Ngoài ra Mobifone cũng đã cho thử nghiệm sim 4G trên hệ thống mạng.

Hình 4-12: 40 site triển khai thử nghiệm mạng 4G LTE của Mobifone do Huawei cung cấp tại Đà Nẵng

Bảng 4-15: Chủng loại và cấu hình thiết bị trạm gốc triển khai mạng 4G LTE của Mobifone do Huawei cung cấp tại Đà Nẵng

40

Page 41: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

RRU3959 RRU3971 RRU3281

Band 1800M band for GL 1800M band for LTE FDD 2600M band for LTE FDD

Output power 2*60W output power (2T2R)

4*40W output power (4T4R) 4*40W output power (4T4R)

Dimension 400mm x 300mm x 100mm (without the

housing)

400 mm x 300 mm x 100 mm (without the housing)

400 mm x 300 mm x 150 mm

Application 35 LTE sites 05 LTE-A sites 05 LTE-A sites

Như vậy, các nhà khai thác viễn thông tại Việt Nam đều đã thử nghiệm cung cấp dịch vụ mạng 4G thành công. Việc triển khai thử nghiệm mạng 4G thành công của Mobifone cũng như Vinaphone và Viettel đánh dấu một bước phát triển mới trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ mạng tại Việt Nam mang đến cho người dùng dịch vụ mạng tiên tiến, tốc độ truy cập cao như các nước khác trên thế giới.

5. Khảo sát tình hình chuẩn hóa thiết bị trong nước và ngoài nước cho thiết bị trạm gốc E-UTRA trong mạng thông tin di động LTE/LTE-Advanced

5.1. Ngoài nước

5.1.1. Viện tiêu chuẩn Châu Âu (ETSI)

Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (viết tắt ETSI) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa, phi lợi nhuận, và độc lập trong công nghiệp viễn thông (các nhà sản xuất thiết bị và vận hành mạng) tại Châu Âu, với dự án rộng khắp trên thế giới. ETSI đã thành công trong việc tiêu chuẩn Vô tuyến công suất thấp, hệ thống điện thoại tế bào W-CDMA FDD và hệ thống vô tuyến di động chuyên nghiệp TETRA.

ETSI được thành lập bởi CEPT vào năm 1988 và chính thức được công nhận bởi Ủy ban Châu Âu và ban thư ký EFTA. Trụ sở của viện đặt tại Sophia Antipolis (Pháp), ETSI là tổ chức chịu trách nhiệm chính thức cho việc tiêu chuẩn hóa về các công nghệ truyền thông và thông tin (ICT) tại Châu Âu. Những công nghệ này bao gồm viễn thông, phát thanh truyền hình và các lĩnh vực liên quan như truyền tải thông minh và điện tử y sinh. ETSI có 740 thành viên từ 62 quốc gia/đơn vị hành chính trong và ngoài Châu Âu, bao gồm các nhà sản xuất, các nhà vận hành khai thác mạng, các nhà quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan nghiên cứu và người sử dụng - trong thực tế, mọi lĩnh vực then chốt trong ICT.

Trong ETSI cơ quan tiêu chuẩn hóa quan trọng nhất là TISPAN (cho các mạng cố định và hội tụ Internet).

ETSI là nhà sáng lập và là một đối tác trong 3GPP. 41

Page 42: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Trong hệ thống các tiêu chuẩn, tài liệu và các báo cáo kỹ thuật của mình, ETSI đánh số các tài liệu như sau:

EN: European Standard - tiêu chuẩn châu Âu nhóm viễn thông, được sử dụng khi tài liệu được mong đợi đáp ứng các yêu cầu riêng cho Châu Âu và các yêu cầu chuyển thành các tiêu chuẩn quốc gia, hoặc khi khi việc soạn thảo tài liệu được yêu cầu dưới một sự ủy thác của EC/EFTA.

ES: ETSI Standard - tiêu chuẩn ETSI, được sử dụng khi tài liệu chứa các yêu cầu quy chuẩn và nó là cần thiết để đệ trình tài liệu tới các thành viên của ETSI phê duyệt.

EG: ETSI Guide - hướng dẫn của ETSI, được sử dụng khi tài liệu chứa hướng dẫn xử lý các hoạt động tiêu chuẩn hóa kỹ thuật, nó được đệ trình cho toàn thể thành viên ETSI phê duyệt.

TS: ETSI Technical Specification – chỉ tiêu kỹ thuật của ETSI, được sử dụng khi tài liệu chứa các yêu cầu quy chuẩn và khi thời gian đưa ra thị trường ngắn, việc phê chuẩn và bảo trì là rất cần thiết, nó được chấp thuận bởi ủy ban kỹ thuật đã soạn thảo nó.

TR: ETSI Technical Report – báo cáo kỹ thuật của ETSI, được sử dụng khi tài liệu chứa các yêu tố thông tin chính, nó được chấp thuận bởi ủy ban kỹ thuật đã soạn thảo nó.

SR: ETSI Special Report – báo cáo đặc biệt của ETSI, được sử dụng cho các mục đích khác nhau, bao gồm đưa ra khả thông tin một cách công khai để tham khảo. Một SR được phát hành bởi Ủy ban kỹ thuật tạo ra nó.

GS: ETSI Group Specification – chỉ tiêu kỹ thuật nhóm của ETSI, được sử dụng bởi Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật công nghiệp theo quyết định thực hiện các thủ tục được định nghĩa trong Điều khoản tham khảo của nhóm.

Trong các tiêu chuẩn được quy định tên gọi như trên thì tất cả các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật được phát triển bởi nhóm 3GPP sẽ được phát hành tại ETSI với tên gọi ETSI TS. Việc ánh xạ các tiêu chuẩn 3GPP cho LTE: 3GPP TS 36.xxx ETSI TS 136.xxx. Điều này có thể thấy rõ trong tài liệu hệ thống tiêu chuẩn hóa IMT, IMT-Advanced của ITU khi ánh xạ tiêu chuẩn 3GPP với các tiêu chuẩn của 5 tổ chức trong đó có ETSI.

Ngoài ra, trong các tiêu chuẩn EN, có các tiêu chuẩn hài hòa (Harmonised Standards) là các tiêu chuẩn ở trạng thái đặc biệt. Các tiêu chuẩn này được đưa ra để đáp ứng sự ủy nhiệm của Ủy ban châu Âu (EC). Các tiêu chuẩn này cung cấp các “yêu cầu thiết yếu” của chỉ thị EC nhằm đáp ứng cho một thị trường chung châu Âu thống nhất. Các tiêu chuẩn này thường được sử dụng để xây dựng các quy chuẩn Việt Nam, với các

42

Page 43: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

mức chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng “yêu cầu tối thiểu”, thường được sử dụng khi xây dựng các quy chuẩn về tương thích điện từ trường.

Các tiêu chuẩn ETSI liên quan đến thiết bị trạm gốc thông tin di động 4G (LTE/LTE Andanced) về các chỉ tiêu vô tuyến bao gồm các tiêu chuẩn sau:

a) ETSI TS 136 104: “LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Base Station (BS) radio transmission and reception” – “LTE; Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hoá; Thu và phát vô tuyến trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn đưa ra các quy định các đặc tính RF thiết yếu và các yêu cầu đặc trưng thiết yếu của trạm gốc (BS) E-UTRA.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là phiên bản ETSI TS 136 104 V13.5.0 (10-2016) ban hành tháng 10 năm 2016. Phiên bản này tương đương với tài liệu 3GPP TS 36.104 version 13.5.0 Release 13.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V13.5.0 bao gồm các mục sau:

Phạm vi;

Tài liệu tham chiếu;

Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

Tổng quan;

Bố trí kênh và các băng tần hoạt động;

Các đặc tính máy phát;

Các đặc tính máy thu;

Yêu cầu đặc trưng.

b) ETSI TS 136 141: "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Base Station (BS) conformance testing” – “LTE; Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hoá; Phương pháp đo cho trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định cho các yều cầu và phương pháp đo tần số vô tuyến FR cho các trạm gốc (BS) E-UTRA trong mạng LTE. Các trạm gốc này hoạt động trong cả chế độ FDD (sử dụng trong các băng tần ghép cặp) và chế độ TDD (sử dụng trong các băng tần chưa ghép cặp).

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là phiên bản ETSI TS 136 141 V13.3.0 (05-2016) ban hành tháng 5 năm 2016. Phiên bản này tương đương với tài liệu 3GPP TS 36.141 version 13.13.0 Release 13.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V13.3.0 bao gồm các nội dung sau:

Phạm vi;

Tài liệu tham chiếu;

43

Page 44: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

Các khai báo và điều kiện đo kiểm;

Bố trí kênh và các băng tần hoạt động;

Các đặc tính máy phát;

Các đặc tính máy thu;

Yêu cầu đặc trưng;

Phụ lục A (Quy định): Các kênh đo chuẩn;

Phụ lục B (Quy định): Các điều kiện lan truyền;

Phụ lục C (Quy định): Các đặc tính của các tín hiệu can nhiễu;

Phụ lục D (Quy định): Các điều kiện môi trường cho thiết bị BS;

Phụ lục E (Quy định) Quy tắc chung cho đo kiểm thống kê;

Phụ lục F (Quy định) Đo kiểm TX bên trong kênh công cộng;

Phụ lục G (Tham khảo) Dung sai đo và dẫn xuất của đo kiểm;

Phụ lục H (Tham khảo): Mô hình đo kiểm E-UTRAN;

Phụ lục I (Tham khảo): Thiết lập hệ thống đo;

Phụ lục J (Tham khảo) Phát xạ không mong muốn cho BS đa sóng mang.

c) ETSI TS 125 104: "Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Base Station (BS) radio transmission and reception (FDD)". “Hệ thống viên thông di đông toàn cầu (UMTS); Thu và phát (FDD) trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định cho các đặc tính RF thiết yếu cho UTRA hoạt động trong chế độ FDD.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là phiên bản ETSI TS 125 105 (V11.2.0) (01-2016) ban hành tháng 1 năm 2016. Phiên bản này tương đương với tài liệu 3GPP TS 25.104 version 11.2.0 Release 11.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V11.12.0 bao gồm các nội dung sau:

Phạm vi;

Tài liệu tham chiếu;

Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

Tổng quan;

Bố trí kênh và các băng tần hoạt động;

Các đặc tính máy phát;

Các đặc tính máy thu;44

Page 45: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Yêu cầu đặc trưng;

Phụ lục A (Quy định): Các kênh đo;

Phụ lục B (Quy định): Các điều kiện lan truyền;

Phụ lục C (Quy định): Các đặc tính của tín hiệu can nhiễu W-CDMA;

Phụ lục D (Quy định): Yêu cầu vùng để bảo vệ DTT.

d) ETSI TS 125 105: "Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Base Station (BS) radio transmission and reception" – “Hệ thống viên thông di đông toàn cầu (UMTS); Thu và phát (TDD) trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định cho các đặc tính RF thiết yếu cho ba tùy chọn cho UTRA hoạt động trong chế độ TDD. Ba tùy chọn này là các tùy chọn 3,84 Mcps, 1,28 Mcps, 7,68 Mcps tương ứng.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là phiên bản ETSI TS 125 105 (V13.1.0) (05-2016) ban hành tháng 5 năm 2016. Phiên bản này tương đương với tài liệu 3GPP TS 25.105 version 13.1.0 Release 13.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V13.1.0 bao gồm các nội dung sau:

Phạm vi;

Tài liệu tham chiếu;

Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

Tổng quan;

Bố trí kênh và các băng tần hoạt động;

Các đặc tính máy phát;

Các đặc tính máy thu;

Yêu cầu đặc trưng;

Phụ lục A: (Quy định) Các kênh đo;

Phụ lục B: (Quy định) Các điều kiện lan truyền.

e) ETSI TS 125 141: "Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Base Station (BS) conformance testing (FDD)" – “Hệ thống viên thông di đông toàn cầu (UMTS); Phương pháp đo (TDD) trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định cho các yêu cầu đặc trưng và các phương pháp đo tần số vô tuyến RF cho trạm gốc (BS) UTRA hoạt động trong chế độ FDD.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là phiên bản ETSI TS 125 141 (V11.12.0) (01-2016) ban hành tháng 1 năm 2016. Phiên bản này tương đương với tài liệu 3GPP TS 25.141 version 11.12.0 Release 11.

45

Page 46: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V11.12.0 bao gồm các nội dung sau:

Phạm vi;

Tài liệu tham chiếu;

Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

Các khai báo và điều kiện đo kiểm;

Định dạng và giải thích đo kiểm;

Máy phát

Các đặc tính máy thu

Yêu cầu đặc trưng

Phụ lục A (Quy định): Các kênh đo;

Phụ lục B (Tham khảo) Thiết lập hệ thống đo kiểm;

Phụ lục C (Quy định): Quy tắc chung cho đo kiểm thống kê;

Phụ lục D (Quy định): Các điều kiện lan truyền;

Phụ lục E (Quy định): Đo TX bên trong kênh toàn cầu;

Phụ lục F (Tham khảo) Dẫn xuất của các yêu cầu đo;

Phụ lục G (Tham khảo): Độ không đảm bảo đo có thể chấp nhận của thiết bị đo;

Phụ lục H (Tham khảo): Mô hình đo kiểm UTRAN

Phụ lục I (Quy định): Các đặc tính của tín hiệu can nhiễu W-CDMA

f) ETSI TS 136 211: "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Physical channels and modulation" – “LTE; Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hoá; Điều chế và các kênh vật lý”.

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định cho các kênh vật lý của E-UTRA.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là phiên ETSI TS 136 211 (V12.8.0) (01-2016) ban hành tháng 1 năm 2016. Phiên bản này tương đương với tài liệu 3GPP TS 36.211 version 12.8.0 Release 12.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V12.8.0 bao gồm các nội dung sau:

Phạm vi;

Tài liệu tham chiếu;

Ký hiệu và các từ viết tắt;

Cấu trúc khung;

Đường lên;46

Page 47: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Đường xuống;

Các chức năng chung;

Bộ định thời;

Đường sườn.

g) ETSI EN 301 908-1: "IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 1: Introduction and common requirements" – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị R&TTE; Phần 1: Giới thiệu và các yêu cầu chung”.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là ETSI EN 301 908-1 V11.1.1 (07-2016) ban hành tháng 7 năm 2016 đã bổ sung các yêu cầu cho LTE và LTE-Advanced và đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU. Phiên bản này có tên mới là "IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; Part 1: Introduction and common requirements" – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU; Phần 1: Giới thiệu và các yêu cầu chung”.

Tiêu chuẩn này phiên bản V11.1.1 đưa ra các quy định chung cho thiết bị người dùng, các trạm lặp và trạm gốc trong mạng IMT, mạng này thuộc phạm vi một trong các phần của ETSI EN 301 980 (loại trừ IMT-2000 FDMA/TDMA (DECT)). Các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến được phân định cho thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo để tránh nhiễu có hại.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V11.1.1 bao gồm các nội dung sau:

Phạm vi;

Tài liệu tham chiếu;

Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

Các quy định yêu cầu kỹ thuật;

Các phương pháp đo tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật;

Phụ lục A (Quy định): Tương quan giữa tiêu chuẩn này và yêu cầu thiết yếu của điều khoản 2014/53/EU;

Phụ lục B (Tham khảo): Hoạt động chính xác chủa thiết bị;

Phụ lục C (Tham khảo): Tổng quan và cấu tạo các phần của tiêu chuẩn ETSI EN 301 908.

47

Page 48: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

h) ETSI EN 301 908-18: "IMT cellular networks; Harmonised Standard covering theessential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 18: E-UTRA, UTRA and GSM/EDGE Multi-Standard Radio (MSR) Base Station (BS)" – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của R&TTE; Phần 18: E-UTRA, UTRA và GSM/EDGE Vô tuyến đa chuẩn (MSR) Trạm gốc (BS)”.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là EN 301 908-14 V11.1.1 (07-2016) ban hành tháng 7 năm 2016 đã bổ sung các yêu cầu cho LTE và LTE-Advanced đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU. Phiên bản này có tên mới là “"IMT cellular networks; Harmonised Standard covering theessential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; Part 18: E-UTRA, UTRA and GSM/EDGE Multi-Standard Radio (MSR) Base Station (BS)" – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU; Phần 18: E-UTRA, UTRA và GSM/EDGE Vô tuyến đa chuẩn (MSR) Trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn này phiên bản V11.1.1 đưa ra các quy định về yêu cầu kỹ thuật cho MSR là các trạm gốc (E-UTRA, UTRA và GSM/EDGE) có thể hoạt động trong toàn bộ hoặc một phần băng tần được quy định trong tiêu chuẩn này. Các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến được phân định cho thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo để tránh nhiễu có hại.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V11.1.1 bao gồm các nội dung sau:

Phạm vi;

Tài liệu tham chiếu;

Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

Các quy định yêu cầu kỹ thuật;

Các phương pháp đo tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật

Phụ lục A (Quy định): Tương quan giữa tiêu chuẩn này và yêu cầu thiết yếu của điều khoản 2014/53/EU;

Phụ lục B (Quy định): Các cấu hình trạm gốc;

Phụ lục C (Tham khảo) Quy định môi trường mẫu.

i) ETSI EN 301 908-14: “IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) - Base Stations (BS)” – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục

48

Page 49: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

3.2 của Chỉ thị R&TTE; Phần 14: Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hoá – Các trạm gốc (BS)”.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là EN 301 908-14 V11.1.1 (05-2016) ban hành tháng 5 năm 2016 đã bổ sung các yêu cầu cho LTE và LTE-Advanced và đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU. Phiên bản này có tên mới là “IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) - Base Stations (BS)” – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU; Phần 14: Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hoá – Các trạm gốc (BS)”.

Tiêu chuẩn này phiên bản V11.1.1 đưa ra các quy định về yêu cầu kỹ thuật cho trạm gốc (BS) của truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hóa (E-UTRA) có thể hoạt động trong toàn bộ hoặc một phần băng tần được quy định trong tiêu chuẩn này. Các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến được phân định cho thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo để tránh nhiễu có hại. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này đều thỏa mãn các quy định trong ETSI EN 301 908-18.

Nội dung của tiêu chuẩn này phiên bản V11.1.1 bao gồm các nội dung sau:

Phạm vi;

Tài liệu tham chiếu;

Định nghĩa, ký hiệu và các từ viết tắt;

Các quy định yêu cầu kỹ thuật;

Các phương pháp đo tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật

Phụ lục A (Quy định): Tương quan giữa tiêu chuẩn này và yêu cầu thiết yếu của điều khoản 2014/53/EU;

Phụ lục B (Quy định): Các cấu hình trạm gốc;

Phụ lục C (Tham khảo) Quy định môi trường mẫu.

Nhận xét:

Các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật cho các thiết bị vô tuyến của ETSI là các tiêu chuẩn cơ sở chung đầy đủ và có hệ thống. Các tiêu chuẩn của các tổ chức khác thường tham chiếu đến các tài liệu của ETSI. Trong đó, ETSI đưa ra các tiêu chuẩn riêng về yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho các loại thiết bị trong hệ thống thông tin di động bao gồm cả thiết bị trạm gốc trong thông tin di động LTE/LTE Advanced. Trong các tiêu chuẩn riêng này, các tiêu chuẩn ETSI TS 136 104 và ETSI EN 301 908-14 đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị trạm gốc trong thông tin di động 4G (LTE/LTE

49

Page 50: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Advanced) đầy đủ và có hệ thống nhất. Các yêu cầu cho thiết bị trạm gốc trong tiêu chuẩn này thỏa mãn các yêu cầu tương ứng được quy định trong các tiêu chuẩn ETSI EN khác, cũng như các tài liệu 3GPP cho thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động theo công nghệ LTE và LTE-Advanced. Nói cách khác, việc nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn áp dụng cho thiết bị trậm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced) phải dựa trên các yêu cầu được quy định trong ETSI TS 136 104 hoặc ETSI EN 301 908-14.

5.1.2. Nhóm Dự án đối tác thế hệ thứ 3 (3GPP)

Nhóm Dự án đối tác thế hệ thứ 3 (viết tắt tên tiếng Anh của cụm từ Third Generation Partnership Project - 3GPP) là một sự hợp tác giữa các nhóm hiệp hội viễn thông, nhằm tạo ra một tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ 3 (3G) áp dụng toàn cầu nằm trong dự án Viễn thông di động quốc tế - 2000 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Các chỉ tiêu kỹ thuật của 3GPP được dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật của Hệ thống thông tin di động toàn cầu. 3GPP thực hiện chuẩn hóa kiến trúc Mạng vô tuyến, Mạng lõi và dịch vụ.

Các nhóm hợp tác tạo nên 3GPP là Viện các tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI), Hiệp hội thương mại và công nghiệp vô tuyến/Ủy ban công nghệ viễn thông (ARIB/TTC) (Nhật Bản), Hiệp hội tiêu chuẩn truyền thông Trung Quốc (CCSA), Liên minh các giải pháp công nghiệp viễn thông (ATIS) (Bắc Mỹ) và Hiệp hội công nghệ viễn thông (TTA) (Hàn Quốc). Dự án được thành lập vào tháng 12 năm 1998.

Nhóm 3GPP khác với nhóm Dự án 2 đối tác thế hệ thứ 3 (3GPP2), nhóm 3GPP2 xác định các tiêu chuẩn cho công nghệ 3G khác dựa trên IS-95 (CDMA), thường gọi là CDMA2000.

Các tiêu chuẩn của 3GPP được cấu trúc như các Phiên bản (Release). Thảo luận của 3GPP do đó thường xuyên được tham chiếu tới chức năng trong 1 release này hoặc release khác.

Phạm vi của 3GPP khi nó được thành lập vào năm 1998 là để đưa ra các yêu cầu kỹ thuật toàn cầu cho hệ thống di động 3G dựa trên phát triển mạng lõi GSM, bao gồm WCDMA dựa trên truy nhập vô tuyến UTRA FDD và TD-CDMA dựa trên truy nhập vô tuyến UTRA TDD. Nhiệm vụ phát triển và duy trì các yêu cầu kỹ thuật GSM/EDGE được bổ sung cho 3GPP ở giai đoạn sau và hiện tại bao gồm cả LTE (E-UTRA). Các yêu cầu về UTRA, E-UTRA và GSM/EDGE được phát triển, duy trì và chấp thuận trong 3GPP. Sau khi chấp thuận, các tổ chức đối tác sẽ chuyển đổi và phát hành sang tiêu chuẩn tương ứng ở từng vùng.

Song song với các công việc 3GPP ban đầu, hệ thống 3G dựa trên TS-SCDMA cũng được phát triển ở Trung Quốc. TD-SCDMA cũng được sáp nhập vào Release 4 của quy định kỹ thuật 3GPP bổ sung vào chế độ TDD. Các công việc ở 3GPP được thực

50

Page 51: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

hiện với các khuyến nghị ITU có liên quan và kết quả của công tác cũng được trình đến ITU như một phần của IMT-2000 và IMT-Advanced.

Các đối tác trong tổ chức có nghĩa vụ xác định các yêu cầu theo khu vực có thể đưa ra các tùy chọn trong tiêu chuẩn. Ví dụ như các băng tần số của khu vực và các yêu cầu bảo vệ đặc biệt từ địa phương đến khu vực. Các yêu cầu kỹ thuật trên được phát triển theo hướng chuyển vùng quốc tế và các thiết bị đầu cuối dùng lẫn nhau giữa các khu vực. Điều này nghĩa là các yêu cầu ở nhiều khu vực về bản chất sẽ phải là các yêu cầu chung toàn cầu cho tất cả các thiết bị, khi một thiết bị chuyển vùng phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt cho mọi khu vực. Tùy chọn theo khu vực trong yêu cầu kỹ thuật thường liên quan đến trạm gốc hơn là thiết bị đầu cuối.

Các yêu cầu kỹ thuật của tất cả các phiên bản có thể được cập nhật sau mỗi lần hội thảo TSG diễn ra 4 lần trong 1 năm. Các tài liệu 3GPP được phân chia thành các phiên bản, mỗi phiên bản sẽ có một bộ các đặc tính được bổ sung so với phiên bản trước đó. Các đặc tính này được xác định trong biên bản đồng ý của Work Items và được thực hiện bởi các TSG. Các phiên bản từ Release 8 trở về sau với một số tính năng chính dành cho LTE. Phiên bản Release 10 của LTE là phiên bản đầu tiên được chấp nhận bởi ITU-R như là một công nghệ IMT-Advanced và do đó cũng là phiên bản đầu tiên được gọi là LTE-Advanced như mô tả trong Hình 5-13.

Hình 5-13: Thời gian phát hành các phiên bản liên quan đến LTE và LTE-Advanced của 3GPP

Các tiêu chuẩn đối với thiết bị trạm gốc thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced) của 3GPP được liệt kê và mô tả trong mục 5.1.1.

Nhận xét:

51

Page 52: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Hệ thống các tiêu chuẩn 3GPP đã đưa ra đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đo cho các thiết bị trong các mạng di động GSM (bao gồm cả GPRS và EDGE), W-CDMA (bao gồm cả HSPA) và LTE (bao gồm cả LTE-Advanced). Hiện nay, hầu hết tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật của LTE/LTE-Advanced đều do tổ chức 3GPP xây dựng và được các tổ chức như ITU, ETSI… tham chiếu trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, khuyến nghị về các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp cho các thiết bị liên quan.

5.1.3. Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)

Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) đã có nhiều qui định, tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị vô tuyến. Trong đó ITU đưa ra yêu cầu phân bổ về tần số, công suất phát xạ, can nhiễu đối với các hệ thống và dịch vụ vô tuyến. Tuy nhiên ITU không đề cập đến các yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị vô tuyến cụ thể mà chỉ đưa ra các dải tần, mức phát xạ cực đại, nhiễu, ... cho một chủng loại thiết bị, hệ thống hoặc một dịch vụ vô tuyến cụ thể nào đó. Các yêu cầu kỹ thuật này phù hợp cho công tác quản lý, thiết kế, khai thác hệ thống, dịch vụ vô tuyến.

Nhận xét:

Các khuyến nghị trên của ITU đưa ra những khái niệm cơ bản, khuyến nghị các giao diện vô tuyến, đặc tính kỹ thuật chung, … và không đưa ra các yêu cầu cụ thể cũng như phương pháp đo kiểm cho từng loại thiết bị trong hệ thống thông tin di động bao gồm cả thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced).

5.1.4. Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC)

Liên quan đến hệ thống tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho các thiết bị trên thế giới, hệ thống tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission – IEC) được đánh giá là khá đầy đủ, đồng thời hệ thống tiêu chuẩn này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Hầu hết các nước trên thế giới đều tuân theo các tiêu chuẩn này.

Nhận xét:

Các tiêu chuẩn của IEC là các tiêu chuẩn cơ sở chung đầy đủ và có hệ thống. Các tiêu chuẩn của các tổ chức khác thường tham chiếu đến các tài liệu của IEC. Tuy nhiên, IEC không có tiêu chuẩn riêng về yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho các loại thiết bị trong hệ thống thông tin di động bao gồm cả thiết bị trạm gốc dùng trong hệ thống thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced).

5.1.5. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn tại một số nước tại một số nước trên thế giới

5.1.5.1. Liên minh châu Âu

Ngày 22.5.2014 Văn phòng của Liên minh châu Âu (Official Journal of the European Union) ra thông báo số L 153/62 (DIRECTIVE 2014/53/EU OF THE EUROPEAN PARLIAMENT AND OF THE COUNCIL of 16 April 2014 on the harmonisation of the laws of the Member States relating to the making available on the market of radio

52

Page 53: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

equipment and repealing Directive 1999/5/EC) thông báo về việc Chỉ thị số 2014/53/EU thay thế cho Chỉ thị số 1999/5/EC. Mục đích của Chị thị này là thiết lập một khung quản lý mới đối với thiết bị vô tuyến và thiết bị đầu cuối viễn thông trong việc đưa ra thị trường, vận chuyển tự do và đưa vào sử dụng trong cộng đồng châu Âu. Mục 3.2 của Chỉ thị này quy định rõ thiết bị vô tuyến phải được chế tạo để có thể sử dụng hiệu quả phổ tần số phân bổ cho thông tin vô tuyến mặt đất/ không gian và các quỹ đạo cũng như tránh gây ra các nhiễu có hại.

Ngày 8.7.2016 Văn phòng này cũng ra thông báo số 2016/C 249/01 về việc phát hành tiêu đề và tham chiếu của các tiêu chuẩn hài hoà về thiết bị vô tuyến. Trong thông báo này, tiêu chuẩn áp dụng với thiết bị trạm gốc E-UTRA LTE/LTE-Advanced là EN 301 908-14 “IMT cellular networks; Harmonised EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Base Stations (BS)”.

5.1.5.2. Mỹ

Liên minh các giải pháp công nghiệp viễn thông (ATIS) (Bắc Mỹ) là cơ quan quản lý viễn thông khu vực Bắc Mỹ, đồng thời là một thành viên trong nhóm hợp tác tạo nên 3GPP, vì vậy các yêu cầu kỹ thuật đối với trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE-Advanced) tuân thủ theo các tiêu chuẩn 3GPP quy định.

5.1.5.3. Trung Quốc

Cũng giống như ATIS, Hiệp hội tiêu chuẩn truyền thông Trung Quốc (CCSA) là cơ quan quản lý viễn thông tại Trung Quốc, đồng thời là một thành viên trong nhóm hợp tác tạo nên 3GPP, vì vậy các yêu cầu kỹ thuật đối với trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE-Advanced) cũng tuân thủ theo các tiêu chuẩn 3GPP quy định.

5.1.5.4. Hồng Kông

Cơ quan quản lý viễn thông Hong Kong ban hành tài liệu kỹ thuật HKCA 1072 Issue 1 (01-2015) quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với tram gốc sử dụng trong mạng truy nhập vô tuyến phổ biến tiến hóa (E-UTRA) Ghép song công phân chia theo thời gian (TDD) – Performance specification of the Base Station for use in Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Time Division Duplex (TDD) Network. Nội dung của tài liệu này quy định:

1. Phạm vi

Quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với tram gốc sử dụng trong mạng truy nhập vô tuyến phổ biến tiến hóa (E-UTRA) Ghép song công phân chia theo thời gian (TDD).

2. Tần số hoạt động

Thiết bị hoạt động trong dải tần số 2300 – 2900 MHz.

53

Page 54: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

3. Các yêu cầu kỹ thuật

Thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn sau:

(a) ETSI EN 301 908-1 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 1: Introduction and common requirements;

(b) ETSI EN 301 908-14 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Base Station (BS).

4. Các yêu cầu đánh giá

Việc đánh giá sự phù hợp với dải tần số hoạt động tuân thủ theo các quy định trong mục 2 và các yêu cầu kỹ thuật quy định trong các tiêu chuẩn ETSI tương ứng tại mục 3.

5. Tài liệu tham chiếu

(a) ETSI EN 301 908-1 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 1: Introduction and common requirements;

(b) ETSI EN 301 908-14 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Base Station (BS).

Tài liệu kỹ thuật HKTA 1056 Issue 1 (05-2011) quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị trạm gốc và các thiết bị lặp sử dụng trong các mạng dịch vụ thông tin di động toàn cầu dựa trên truy nhập vô tuyến phổ biến tiến hóa (E-UTRA) Ghép song công phân chia theo tần số (FDD) – Performance specification of the Base Station and Repeater Equitmet for use in Public Mobile Communications Services based on Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Time Division Duplex (TDD) Network. Nội dung của tài liệu này quy định:

1. Phạm vi

Quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị trạm gốc và thiết bị lặp sử dụng trong mạng dịch vụ thông tin di động toàn cầu dựa trên truy nhập vô tuyến phổ biến tiến hóa (E-UTRA) Ghép song công phân chia theo tần số (FDD).

2. Tần số hoạt động

Thiết bị hoạt động trong các dải tần số như sau:

54

Page 55: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Đường lên(Hướng phát của trạm gốc)

Đường xuống(Hướng thu của trạm gốc)

Băng tần ghép đôi

925 - 960 MHz 880 - 915 MHz

1805 - 1880 MHz 1710 - 1785 MHz

2110 - 2170 MHz 1920 - 1980 MHz

2620 - 2690 MHz 2500 - 2570 MHz

3. Các yêu cầu kỹ thuật

Thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn sau:

(a) ETSI EN 301 908-1 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 1: Harmonized EN forIMT-2000, introduction and common requirement, covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;

Cho thiết bị trạm gốc

(b) ETSI EN 301 908-14 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 14: Harmonized EN for IMT-2000, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) (BS) covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive.

Cho thiết bị trạm lặp

(c) ETSI EN 301 908-15 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 15: Harmonized EN for IMT-2000, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) (FDD Repeaters) covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive

4. Các yêu cầu đánh giá

Việc đánh giá sự phù hợp với dải tần số hoạt động tuân thủ theo các quy định trong mục 2 và các yêu cầu kỹ thuật quy định trong các tiêu chuẩn ITSI tương ứng tại mục 3.

5. Tài liệu tham chiếu

55

Page 56: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

(a) EN 301 908-1 - Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 1: Harmonized EN for IMT-2000, introduction and common requirement, covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;

(b) EN 301 908-14 - Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 14: Harmonized EN for IMT-2000, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) (BS) covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;

(c) EN 301 908-15 - Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Base Stations (BS), Repeaters and User Equipment (UE) for IMT-2000 Third-Generation cellular networks; Part 15: Harmonized EN for IMT-2000, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) (FDD Repeaters) covering the essential requirementsof article 3.2 of the R&TTE Directive.

5.1.5.5. Singapo

IDA đã ban hành tài liệu kỹ thuật IDA TS CBS Issue 1 (06-2011) quy định về yêu cầu kỹ thuật trạm gốc và hệ thống lặp mạng thông tin di động – Technical Specification for Cellular Base Station and Repeater System. Nội dung tài liệu kỹ thuật này quy định:

1. Phạm vi

Quy đinh các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu cho các trạm gốc và thiết bị lặp được sử dụng trong hệ thống và các dịch vụ thông tin vô tuyến di động công cộng dùng:

- Công nghệ GSM; và

- Công nghệ ITU IMT-2000 (UTRA FDD và E-UTRA FDD).

2. Tần số hoạt động

Thiết bị hoạt động trong các dải tần số:

Tần số phát Tần số thu

925 MHz – 960 MHz 880 MHz – 915 MHz

1805 MHz – 1880 MHz 1710 MHz – 1785 MHz

2110 MHz – 2170 MHz 1920 MHz – 1980 MHz

2620 MHz – 2690 MHz 2500 MHz – 2570 MHz

56

Page 57: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

3. Yêu cầu về giao diện vô tuyến

Các trạm gốc thông tin di động và trạm phát lặp phải được đo kiểm và chứng nhận theo băng tần hoạt động quy định và đáp ứng một hoặc nhiều hơn trong các tiêu chuẩn sau:

ETSI EN 301 502 Global System for Mobile communications (GSM); Harmonized EN for Base Station Equipment covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;

ETSI EN 300 609-4 Global System for Mobile communications (GSM); Part 4: Harmonized EN for GSM Repeaters covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive;

ETSI EN 301 908-01 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 1: Introduction and common requirements;

ETSI EN 301 908-03 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 3: CDMA Direct Spread (UTRA FDD) Base Station (BS);

ETSI EN 301 908-11 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 11: CDMA Direct Spread (UTRA FDD) (Repeaters);

ETSI EN 301 908-14 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) Base Stations (BS);

ETSI EN 301 908-15 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 15: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA FDD) (Repeaters);

ETSI EN 301 908-18 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 18: E-UTRA, UTRA and GSM/EDGE Multi- Standard Radio (MSR) Base Station (BS). ITU-R M.1457-9 Detailed specifications of the terrestrial radio interfaces of International Mobile Telecommunications-2000 (IMT-2000).

4. Yêu cầu về tương thích trường điện từ

Các trạm gốc thông tin di động và trạm phát lặp phải được đo kiểm và chứng nhận theo các tiêu chuẩn sau:

57

Page 58: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

ETSI EN 301 489-1 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 1: Common technical requirements;

ETSI EN 301 489-23 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 23: Specific conditions for IMT-2000 CDMA, Direct Spread (UTRA and E-UTRA) Base Station (BS) radio, repeater and ancillary equipment

5. Yêu cầu về an toàn điện

Các trạm gốc thông tin di động và trạm phát lặp phải được đo kiểm và chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

IEC 60950/EN 60950 Safety of Information Technology equipment including electrical business equipment;

IEC 60215/ EN 60215 Safety requirements for radio transmitting equipment.

5.1.6. Nhận xét chung

Các khuyến nghị của ITU gồm những khái niệm cơ bản, khuyến nghị các giao diện vô tuyến, đặc tính kỹ thuật chung … Khuyến nghị của ITU không đưa ra các yêu cầu cụ thể cũng như phương pháp đo kiểm cho từng loại thiết bị trong hệ thống thông tin di động quốc tế IMT-Advanced, bao gồm cả thiết bị lặp và trạm gốc dùng trong hệ thống thông tin di động LTE/LTE-Advanced.

Trong khi đó các tiêu chuẩn của ETSI quy định các các mức ngưỡng cụ thể đối với từng loại thiết bị. Liên quan đến hệ thống thông tin di động LTE/LTE-Advanced, ETSI đã xuất bản bộ tiêu chuẩn EN ETSI 301 908 quy định các chỉ tiêu cụ thể cho từng thiết bị cấu thành mạng LTE/LTE-Advanced bao gồm trạm lặp và trạm gốc. Cụ thể:

Tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-1 quy định các yêu cầu kỹ thuật chung và các phép đo kiểm cho các loại thiết bị vô tuyến IMT-Advanced như: thiết bị đối tượng sử dụng, các thiết bị lặp và các trạm gốc, trong đó Phát xạ bức xạ là tham số kỹ thuật chung được xác định cho trạm gốc và thiết bị lặp, nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến được thiết kế để sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến được phân chia cho thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo sao cho tránh khỏi can nhiễu có hại.

Tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-14 quy định các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu và các phép đo kiểm cho các thiết bị gốc trong hệ thống IMT-Advanced bao gồm: mặt nạ phổ phát xạ, các phát xạ giả, công suất ra cực đại,… nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến được thiết kế để sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến được phân chia cho

58

Page 59: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo sao cho tránh khỏi can nhiễu có hại.

Qua khảo sát tình hình quản lý và chuẩn hóa của một số nước trên thế giới có chính sách quản lý viễn thông tương đồng với Việt Nam (chứng nhận hợp chuẩn- Type Approval) thì hầu hết các nước đều có các tiêu chuẩn tham chiếu hoặc quy định chuẩn tuân thủ đối với thiết bị trạm gốc trong mạng LTE/LTE-Advanced là ETSI EN 301 908-1, ETSI EN 301 908-14 và ETSI TS 136 104.

5.2. Trong nước

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các thiết bị thuộc quản lý chuyên ngành. Việc quản lý chất lượng sản phẩm (đo kiểm, chứng nhận, công bố hợp quy) cho thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động được Bộ TT&TT đặc biệt quan tâm. Bộ TT&TT đã ban hành một số tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến thiết bị trạm gốc trong các mạng thông tin di động như:

a) QCVN 14:2010/BTTTT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động CDMA 2000-1x

Các yêu cầu kỹ thuật quy định trong QCVN 14:2010/BTTTT phù hợp với tài liệu C.S0010-A “Tiêu chuẩn khuyến nghị các đặc tính tối thiểu cho trạm gốc trải phổ CDMA2000” của 3rd Generation Partnership Project 2 (3GPP2).

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này qui định các yêu cầu thiết yếu và phương pháp đo đối với thiết bị trạm gốc thông tin di động sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA 2000-1x hoạt động trong các băng tần 450 MHz, 800 MHz và 2 GHz.

b) QCVN 16: 2010/BTTTT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD:

Các yêu cầu kỹ thuật của QCVN 16:2010/BTTTT phù hợp với các tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-3 V2.2.1 (2003-10), ETSI EN 301 908-1 V2.2.1 (2003-10) và TS 125 141 V6.4.0 (2003-12) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng cho các thiết bị trạm gốc của hệ thống thông tin di động IMT-2000 CDMA trải phổ trực tiếp W-CDMA FDD (UTRA FDD).

Quy chuẩn này áp dụng cho các trạm gốc UTRA FDD, kể cả các trạm gốc hỗ trợ việc phát HS-PDSCH sử dụng điều chế QPSK và 16QAM và cũng áp dụng cho các trạm gốc diện rộng, các trạm gốc có vùng phục vụ trung bình và các trạm gốc cục bộ. Các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến được phân bổ cho thông tin mặt đất/vệ tinh và nguồn tài nguyên quĩ đạo để tránh nhiễu có hại giữa các hệ thống thông tin đặt trong vũ trụ và mặt đất và các hệ thống kỹ thuật khác.

59

Page 60: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

c) QCVN 41:2011/BTTTT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM:

Các yêu cầu kỹ thuật được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn I-ETS 300 609-1 (GSM 11.21 V4.14.1) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu về vô tuyến đối với các thiết bị trạm gốc của hệ thống thông tin di động GSM trong băng tần cơ sở 900 MHz. Các yêu cầu tuân thủ thiết yếu thỏa mãn các mục tiêu:

Đảm bảo sự tương thích giữa các kênh vô tuyến trong cùng một ô (cell);

Đảm bảo sự tương thích giữa các ô (cho cả các ô kết hợp và không kết hợp);

Đảm bảo sự tương thích với các hệ thống đã có trước trong cùng một băng tần số hoặc các băng tần số lân cận;

Thẩm tra những khía cạnh quan trọng về chất lượng truyền dẫn của hệ thống.

Các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến được phân bổ cho thông tin mặt đất/vệ tinh và nguồn tài nguyên quĩ đạo để tránh nhiễu có hại giữa các hệ thống thông tin đặt trong vũ trụ và mặt đất và các hệ thống kỹ thuật khác.

d) QCVN 18:2014/BTTTT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện:

QCVN 18:2014/BTTTT thay thế QCVN 18:2010/BTTTT.

Các quy định kỹ thuật và phương pháp xác định của QCVN 18: 2010/BTTTT phù hợp với tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-9) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị thông tin vô tuyến và phụ trợ liên quan.

Cách bố trí đo kiểm EMC và phương pháp đánh giá kết quả đo kiểm riêng thích hợp cho từng loại thiết bị thông tin vô tuyến được quy định trong các phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489.

Cùng với các quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm liên quan, quy chuẩn này chỉ rõ khả năng áp dụng các phép đo thử EMC, phương pháp đo thử, các giới hạn và chỉ tiêu chất lượng đối với thiết bị thông tin vô tuyến và thiết bị phụ trợ liên quan. Trong trường hợp khác biệt (ví dụ về điều kiện riêng, định nghĩa, chữ viết tắt) giữa quy chuẩn này và các quy định trong Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 thì phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 được áp dụng.

60

Page 61: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quy định điều kiện riêng cho thiết bị/dịch vụ vô tuyến cụ thể, ví dụ trong trường hợp khởi tạo mới một dịch vụ vô tuyến hoặc một ứng dụng cụ thể, quy chuẩn này có thể được sử dụng cùng với thông tin riêng của thiết bị thông tin vô tuyến do nhà sản xuất cung cấp để kiểm tra các yêu cầu EMC như đã nêu ra trong quy chuẩn này.

e) QCVN 47:2015/BTTTT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị vô tuyến điện

QCVN 47:2015/BTTTT thay thế QCVN 47:2011/BTTTT.

Các quy định kỹ thuật và phương pháp xác định của QCVN 47:2011/BTTTT phù hợp với Thể lệ vô tuyến điện quốc tế - ITU (2012), Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện (Quyết định số 125/2009/QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện đối với thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện hoạt động trong dải tần số từ 9 kHz đến 40 GHz, sử dụng các phương thức điều chế, mã hoá và nén dãn phổ tần khác nhau.

Hiện nay, thiết bị trạm gốc trong hệ thống GSM và WCDMA đã được đưa vào “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy” quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BTTTT ngày 19/03/2014 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định “Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông”, do đó bắt buộc phải thực hiện thủ tục chứng nhận và công bố hợp quy. Hiện nay, Quy chuẩn dùng để đánh giá các thiết bị này là:

Bảng 5-16: QCVN sử dụng để đánh giá chất lượng thiết bị trạm gốc trong hệ thống di động GSM, WCDMA FDD trong Thông tư 05/2014/TT-BTTTT

STT Tên sản phẩm Quy chuẩn áp dụng

1 Thiết bị trạm gốc trong hệ thống GSM

QCVN 41:2011/BTTTT

QCVN 47:2011/BTTTT

QCVN 18:2010/BTTTT

2Thiết bị trạm gốc thông tin di động WCDMA FDD

QCVN 16:2010/BTTTT

QCVN 18:2010/BTTTT

Chú thích:

QCVN 18:2014/BTTTT thay thế QCVN 18:2010/BTTTT;

QCVN 47:2015/BTTTT thay thế QCVN 47:2011/BTTTT.

61

Page 62: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đã xây dựng dự thảo QCVN xxx:2015/BTTTT trong việc quản lý về tương tích điện từ đối với thiết bị trạm gốc và trạm lặp trong mạng thông tin di động GSM, W-CDMA FDD và LTE. Bộ TT&TT cũng tiến hành rà soát và sửa đổi QCVN 16:2010/BTTTT.

Tuy nhiên, Bộ TT&TT chưa xây dựng và ban hành các quy định quản lý về các yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced). Do đó, việc xây dựng QCVN về yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced) là cần thiết để hoàn thiện bộ quy chuẩn để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng các thiết bị này.

6. Phân tích sự cần thiết phải xây dựng quy chuẩn cho thiết bị trạm gốc E-UTRA trong mạng thông tin di động LTE/LTE-Advanced

Với sự bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin, điện, điện tử, đặc biệt là các yêu cầu sử dụng thiết bị vô tuyến trong các mạng thông tin di động GSM, IMT-2000 trải phổ trực tiếp W-CDMA FDD (UTRA FDD), các mạng thế hệ mới LTE, LTE Advanced,... Trong đó, thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced) là sẽ những thiết bị vô tuyến đa dạng về chủng loại và chiếm số lượng lớn trong hệ thống mạng thông tin di động ở nước ta trong tương lai gần.

Việc quản lý chất lượng sản phẩm về yêu cầu kỹ thuật chung đối với các thiết bị vô tuyến điện đang được Bộ TT&TT đặc biệt chú trọng. Bộ TT&TT đã cho xây dựng nhiều dự thảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật chung áp dụng cho các loại thiết bị vô tuyến để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Bộ TT&TT đã ban hành một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để quản lý riêng các thiết bị trạm gốc đối với các chỉ tiêu kỹ thuật phần vô tuyến trong các mạng thông tin di động GSM, W-CDMA FDD (UTRA FDD),…

Tuy nhiên, hiện nay Bộ TT&TT chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật phần vô tuyến cho thiết bị trạm gốc trong mạng di động 4G (LTE/LTE Advanced).

Do đó, việc nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị trạm gốc trong mạng di động 4G (LTE/LTE Advanced) là cần thiết để hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để phục vụ công tác quản lý chất lượng các thiết bị vô tuyến, cũng như phục vụ công tác đo kiểm hợp chuẩn, hợp quy cho các thiết bị này hiện nay và trong tương lai gần.

62

Page 63: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

7. Xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị trạm gốc E-UTRA trong mạng thông tin di động LTE/LTE-Advanced

7.1. Lựa chọn tài liệu tham khảo

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu việc tiêu chuẩn hóa của ETSI, 3GPP và tham khảo việc áp dụng tiêu chuẩn của một số nước, nhóm chủ trì đề tài lựa chọn tài liệu tham chiếu là:

- ETSI EN 301 908-1 V11.1.1 (2016-07) – “IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; Part 1: Introduction and common requirements” – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU; Phần 1: Các yêu cầu chung”. Tài liệu tham chiếu này là sở cứ xây dựng quy định về phát xạ bức xạ đối với thiết bị trạm gốc thông tin di động LTE/LTE-Advanced;

- ETSI EN 301 908-14 V11.1.1 (2016-05) – “IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) - Base Stations (BS)” – “Các mạng thông tin di động IMT; Tiêu chuẩn hài hòa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của mục 3.2 của Chỉ thị 2014/53/EU; Phần 14: Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hoá – Các trạm gốc (BS)”. Tài liệu tham chiếu này là sở cứ xây dựng các quy định về đặc tính kỹ thuật cho thiết bị trạm gốc thông tin di động LTE/LTE-Advanced hoạt động trong các băng 3,7, 8, 38 và 40;

với các lý do sau đây:

- ETSI là Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu, là tổ chức tiêu chuẩn hóa nổi tiếng trên thế giới, tuân theo các quy định, các khuyến nghị của ITU, tuân theo các Chỉ dẫn EEC và tham chiếu đến các tổ chức tiêu chuẩn khác;

- Nội dung của tài liệu tham chiếu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về nội dung đã đăng ký trong bản đề cương;

- Các tài liệu này được xây dựng theo cấu trúc môđun theo Chỉ dẫn Thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông (Chỉ dẫn R&TTE);

- Nội dung của các các tài liệu này cung cấp đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu kỹ thuật cũng như các phương pháp đo tương ứng với từng chỉ tiêu cho thiết bị trạm gốc E-UTRA trong mạng di động LTE/LTE-Advanced. Các chỉ tiêu được chọn đều nhằm bảo đảm một mức chất lượng nghiệp vụ được chấp nhận và làm tối thiểu can nhiễu có hại đến các nghiệp vụ và thiết bị khác, đáp ứng được các yêu cầu cụ thể đối với một quy chuẩn về thiết bị vô tuyến, phục vụ cho công tác quản lý và đo kiểm chứng nhận và công bố hợp quy thiết bị;

63

Page 64: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

- ETSI EN 301 908-1 V11.1.1 (2016-07) và ETSI EN 301 908-14 V11.1.1 (2016-05) là các phiên bản mới nhất được ban hành.

Các tiêu chuẩn trên đã được nhiều nước áp dụng cho việc đo kiểm và chứng nhận thiết bị trạm gốc E-UTRA trong mạng thông tin di động LTE/LTE-Advanced, do đó có thể sử dụng tiêu chuẩn này để áp dụng tại Việt Nam.

7.2. Hình thức xây dựng

Trên cơ sở nghiên cứu phân tích các tài liệu trên, nhóm thực hiện đề tài xây dựng quy chuẩn theo phương pháp chấp thuận áp dụng nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế và có sửa đổi nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và đề cương khoa học công nghệ đã đăng ký. Hình thức trình bày tuân thủ theo quy định hướng dẫn trình bày của Bộ TT&TT về xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

7.3. Tên dự thảo quy chuẩn kỹ thuật

Theo đề cương khoa học công nghệ đã đăng ký, đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced). Bộ TT&TT đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về phần vô tuyến cho thiết bị này trong hệ thống thông tin di động, cụ thể:

QCVN 16:2010/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD;

QCVN 41:2011/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM.

Để thống nhất cách dùng thuật ngữ với các quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành và để tên dự thảo quy chuẩn kỹ thuật ngắn gọn mà đủ ý, nhóm thực hiện đề tài đề xuất tên dự thảo quy chuẩn kỹ thuật là: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA, Phần truy nhập vô tuyến”.

7.4. Nội dung dự thảo quy chuẩn kỹ thuật

Cấu trúc của dự thảo quy chuẩn tuân thủ theo quy định hiện hành của Thông tư số 03/2011/TT-BTTTT ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Bộ TT&TT quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở tham khảo bổ cục các quy chuẩn kỹ thuật về phần vô tuyến cho các thiết bị trong hệ thống thông tin di động đã ban hành, cụ thể:

QCVN 16:2010/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD;

QCVN 41:2011/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM.

64

Page 65: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Nội dung dự thảo quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng theo tài liệu tham khảo chính ETSI EN 301 908-1 V11.1.1 (2016-07) và ETSI EN 301 908-14 V11.1.1 (2016-05), bố cục lại, bao gồm các mục:

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vị điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích

1.5. Ký hiệu

1.6. Chữ viết tắt

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Điều kiện môi trường

2.2. Các yêu cầu kỹ thuật

2.2.1. Các yêu cầu chung

2.2.2. Phát xạ không mong muốn trong băng tần hoạt động

2.2.3. Tỷ số công suất rò kênh lân cận (ACLR)

2.2.4. Phát xạ giả máy phát

2.2.5. Công suất ra cực đại của trạm gốc

2.2.6. Xuyên điều chế máy phát

2.2.7. Phát xạ giả máy thu

2.2.8. Đặc tính chặn

2.2.9. Đặc tính xuyên điều chế máy thu

2.2.10. Độ chọn lọc kênh lân cận (ACS) và chặn băng hẹp

2.2.11. Công suất ra của máy phát trong nhà để bảo vệ kênh UTRA lân cận

2.2.12. Công suất ra của máy phát trong nhà để bảo vệ kênh E-UTRA lân cận

2.2.13. Công suất ra của máy phát trong nhà để bảo vệ E-UTRA đồng kênh

65

Page 66: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

2.2.14. Mức chọn lọc chuẩn

2.2.15. Phát xạ bức xạ

3. PHƯƠNG PHÁP ĐO

3.1. Điều kiện đo kiểm

3.2. Giải thích các kết quả đo

3.3. Các tham số thiết yếu cho phần vô tuyến

3.3.1. Phát xạ không mong muốn trong băng tần hoạt động

3.3.2. Tỷ số công suất rò kênh lân cận (ACLR)

3.3.3. Phát xạ giả máy phát

3.3.4. Công suất ra cực đại của trạm gốc

3.3.5. Xuyên điều chế máy phát

3.3.6. Phát xạ giả máy thu

3.3.7. Đặc tính chặn

3.3.8. Đặc tính xuyên điều chế máy thu

3.3.9. Độ chọn lọc kênh lân cận (ACS) và chặn băng hẹp

3.3.10. Công suất ra của máy phát trong nhà để bảo vệ kênh UTRA lân cận

3.3.11. Công suất ra của máy phát trong nhà để bảo vệ kênh E-UTRA lân cận

3.3.12. Công suất ra của máy phát trong nhà để bảo vệ E-UTRA đồng kênh

3.3.13. Mức chọn lọc chuẩn

3.3.14. Phát xạ bức xạ

4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục A (Quy định) CẤU HÌNH TRẠM GỐC

Phụ lục B (Tham khảo) ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG

66

Page 67: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Phụ lục C (Tham khảo) MÔ HÌNH ĐO KIỂM

Phụ lục D (Tham khảo) SƠ ĐỒ ĐO

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Qua việc khảo sát công nghệ mạng hiện đang triển khai áp dụng trên mạng lưới tại Việt Nam, tình hình chuẩn hóa trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE-Advanced) của các tổ chức chuẩn hóa và một số quốc gia trên thế giới có chính sách quản lý viễn thông tương đồng với Việt Nam. Bản dự thảo quy chuẩn QCVN XXX:2016/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA, Phần truy nhập vô tuyến” có lược bỏ một số các băng tần hoạt động của thiết bị trạm gốc E-UTRA so với tài liệu tham khảo do các băng tần này chưa được quy hoạch hoặc sử dụng cho nghiệp vụ khác tại Việt Nam và được mô tả trong Bảng 7-17. Vì vậy, nội dung của dự thảo quy chuẩn cũng được sửa đổi so với tài liệu tham khảo để phù hợp việc quy hoạch lại băng tần hoạt động nói trên.

Bảng 7-17: Bảng các băng tần lược bỏ của QCVN XXX:2016/BTTTT so với tài liệu tham chiếu

Băng tần E-UTRA

Hướng truyền

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1ETSI TS 136 104 V13.5.0

QCVN XXX:2016/BTTTT

1 Phát 2 110 MHz đến 2 170 MHz Loại bỏ, dùng cho mạng thông tin IMT 2000Thu 1 920 MHz đến 1 980 MHz

3 Phát 1 805 MHz đến 1 880 MHz 1 805 MHz đến 1 880 MHz

Thu 1 710 MHz đến 1 785 MHz 1 710 MHz đến 1 785 MHz

5 Phát 869 MHz đến 880 MHz 869 MHz đến 880 MHz

Thu 824 MHz đến 835 MHz 824 MHz đến 835 MHz

7 Phát 2 620 MHz đến 2 690 MHz 2 620 MHz đến 2 690 MHz

Thu 2 500 MHz đến 2 570 MHz 2 500 MHz đến 2 570 MHz

8 Phát 925 MHz đến 960 MHz 925 MHz đến 960 MHz

Thu 880 MHz đến 915 MHz 880 MHz đến 915 MHz

20 Phát 791 MHz đến 821 MHz Loại bỏ, chưa có quy định sử dụng cho mạng thông

tin 4GThu 832 MHz đến 862 MHz

22 Phát 3 510 MHz đến 3 590 MHz Loại bỏ, dùng cho vệ tinh

67

Page 68: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

Băng tần E-UTRA

Hướng truyền

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1ETSI TS 136 104 V13.5.0

QCVN XXX:2016/BTTTT

VinasatThu 3 410 MHz đến 3 490 MHz

28 Phát 758 MHz đến 803 MHz Loại bỏ, chưa có quy định sử dụng cho mạng thông

tin 4GThu 703 MHz đến 748 MHz

32 Phát 1 452 MHz đến 1 496 MHz Loại bỏ, chưa có quy định sử dụng cho mạng thông

tin 4GThu N/A

33 Phát và thu 1 900 MHz đến 1 920 MHz Loại bỏ, chưa có quy định sử dụng cho mạng thông

tin 4G

34 Phát và thu 2 010 MHz đến 2 025 MHz Loại bỏ, chưa có quy định sử dụng cho mạng thông

tin 4G

38 Phát và thu 2 570 MHz đến 2 620 MHz 2 570 MHz đến 2 620 MHz

40 Phát và thu 2 300 MHz đến 2 400 MHz 2 300 MHz đến 2 400 MHz

42 Phát và thu 3 400 MHz đến 3 600 MHz Loại bỏ, dùng cho vệ tinh Vinasat

43 Phát và thu 3 600 MHz đến 3 800 MHz Loại bỏ, dùng cho vệ tinh Vinasat

Nội dung đối chiếu dự thảo quy chuẩn kỹ thuật với tài liệu tham khảo được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 7-18: Bảng đối chiếu nội dung QCVN XXX:2016/BTTTT và tài liệu tham khảo

QCVN XXX:2016/BTTTT Tài liệu tham khảo Sửa đổi, bổ sung

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh Tự xây dựng

1.2. Đối tượng áp dụng Tự xây dựng

1.3. Tài liệu viện dẫn Tự xây dựng

1.4. Giải thích từ ngữ ETSI EN 301 908-14 Chấp thuận nguyên vẹn

68

Page 69: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

QCVN XXX:2016/BTTTT Tài liệu tham khảo Sửa đổi, bổ sung

V11.1.1, mục 3.1

1.5. Ký hiệuETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 3.2

Chấp thuận nguyên vẹn

1.6. Chữ viết tắtETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 3.3

Chấp thuận nguyên vẹn

2. Quy định kỹ thuật

2.1. Điều kiện môi trường ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.1

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2. Các yêu cầu kỹ thuật

2.2.1. Các yêu cầu chung ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.1

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.2. Phát xạ không mong muốn trong băng tần hoạt động

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.2

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.3. Tỷ số công suất rò kênh lân cận (ACLR)

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.3

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.4. Phát xạ giả máy phát ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.4

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.1.Công suất ra cực đại của trạm gốc

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.5

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.6. Xuyên điều chế máy phát ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.6

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự

69

Page 70: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

QCVN XXX:2016/BTTTT Tài liệu tham khảo Sửa đổi, bổ sung

thảo.

2.2.7. Phát xạ giả máy thu ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.7

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.8. Đặc tính chặn ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.8

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.9. Đặc tính xuyên điều chế máy thu

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.9

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.10. Độ chọn lọc kênh lân cận (ACS) và chặn băng hẹp

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.10

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.11. Công suất ra của máy phát trong nhà để bảo vệ kênh UTRA lân cận

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.11

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.12. Công suất ra của máy phát trong nhà để bảo vệ kênh E-UTRA lân cận

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.12

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.13. Công suất ra của máy phát trong nhà để bảo vệ E-UTRA đồng kênh

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.13

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.14. Mức chọn lọc chuẩn ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 4.2.14

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.15. Phát xạ bức xạ ETSI EN 301 908-1 V11.1.1, mục 4.2.3

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

70

Page 71: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

QCVN XXX:2016/BTTTT Tài liệu tham khảo Sửa đổi, bổ sung

3. Phương pháp đo

3.1. Điều kiện đo kiểm ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.1 và mục 5.3.0

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.2. Giải thích các kết quả đo ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.2

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3. Các tham số thiết yếu cho phần vô tuyến

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3.1. Phát xạ không mong muốn trong băng tần hoạt động

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.1

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3.2. Tỷ số công suất rò kênh lân cận (ACLR)

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.2

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3.3. Phát xạ giả máy phát ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.3

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3.4.Công suất ra cực đại của trạm gốc

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.4

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3.5. Xuyên điều chế máy phát ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.5

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

2.2.6. Phát xạ giả máy thu ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.6

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

71

Page 72: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

QCVN XXX:2016/BTTTT Tài liệu tham khảo Sửa đổi, bổ sung

3.3.7. Đặc tính chặn ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.7

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3.8. Đặc tính xuyên điều chế máy thu

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.8

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3.9. Độ chọn lọc kênh lân cận (ACS) và chặn băng hẹp

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.9

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3.10. Công suất ra của máy phát trong nhà để bảo vệ kênh UTRA lân cận

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.10

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3.11. Công suất ra của máy phát trong nhà để bảo vệ kênh E-UTRA lân cận

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.1

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3.12. Công suất ra của máy phát trong nhà để bảo vệ E-UTRA đồng kênh

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.11

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3.13. Mức chọn lọc chuẩn ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, mục 5.3.12

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3.3.14. Phát xạ bức xạ ETSI EN 301 908-1 V11.1.1, mục 5.3.2

Chấp thuận nguyên vẹn các nội dung cho các băng tần được quy định tại mục 1.1 của dự thảo.

3. Quy định quản lý Tự xây dựng

4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

Tự xây dựng

5. Tổ chức thực hiện Tự xây dựng

72

Page 73: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

QCVN XXX:2016/BTTTT Tài liệu tham khảo Sửa đổi, bổ sung

Phụ lục A (Quy định) Cấu hình trạm gốc

ETSI EN 301 908-14 V11.1.1, Phụ lục B

Phụ lục B (tham khảo) Điều khiện môi trường

Tự xây dựng trên cơ sở tham khảo Phụ lục D, ETSI TS 136 141 V11.14.0

Phụ lục C (Tham khảo) Mô hình đo kiểm

Tự xây dựng trên cơ sở tham khảo Phụ lục H, ETSI TS 136 141 V11.14.0

Phụ lục D (Tham khảo) Sơ đồ đo

Tự xây dựng trên cơ sở tham khảo Phụ lục I, ETSI TS 136 141 V11.14.0

Thư mục tài liệu tham khảo Tự xây dựng

73

Page 74: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

KẾT LUẬN

Với sự bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin, điện, điện tử, đặc biệt là các yêu cầu sử dụng thiết bị vô tuyến trong các mạng thông tin di động GSM, IMT-2000 trải phổ trực tiếp W-CDMA FDD (UTRA FDD), các mạng thế hệ mới LTE, LTE Advanced,... Trong đó, thiết bị trạm gốc trong mạng thông tin di động 4G (LTE/LTE Advanced) là sẽ những thiết bị vô tuyến đa dạng về chủng loại và chiếm số lượng lớn trong hệ thống mạng thông tin di động ở nước ta trong tương lai gần. Việc quản lý chất lượng sản phẩm về yêu cầu kỹ thuật chung đối với các thiết bị vô tuyến điện đang được Bộ Thông tin và Truyền thông đặc biệt chú trọng và đã cho xây dựng nhiều dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật chung áp dụng cho các loại thiết bị vô tuyến để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, Bộ TT&TT đã ban hành một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để quản lý riêng các thiết bị trạm gốc đối với các chỉ tiêu kỹ thuật phần vô tuyến trong các mạng thông tin di động GSM, W-CDMA FDD (UTRA FDD),… Tuy nhiên chưa có quy chuẩn kỹ thuật thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật phần vô tuyến cho thiết bị trạm gốc trong mạng di động 4G (LTE/LTE Advanced). Do đó, kết quả của đề tài này nhằm mục đích xây dựng QCVN về yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị trạm gốc trong mạng di động 4G (LTE/LTE Advanced) là cần thiết để hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để phục vụ công tác quản lý chất lượng các thiết bị vô tuyến, cũng như phục vụ công tác đo kiểm hợp chuẩn, hợp quy cho các thiết bị này hiện nay và trong tương lai gần.

74

Page 75: mic.gov.vnSau-NTBo... · Web viewBỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] http://www.etsi.org

[2] http://ofca.gov.hk

[3] https://www.ida.gov.sg/

[4] http://gsacom.com/

[5] http://www.3gpp.org/

[6] ETSI TS 136 141: "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Base Station (BS) conformance testing”.

[7] ETSI TS 125 104: "Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Base Station (BS) radio transmission and reception (FDD)”.

[8] ETSI TS 125 105: "Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Base Station (BS) radio transmission and reception (TDD)”.

[9] ETSI TS 136 104: "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Base Station (BS) radio transmission and reception”.

[10] ETSI TS 125 141: "Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Base Station (BS) conformance testing (FDD)”.

[11] ETSI TS 136 211: "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Physical channels and modulation”.

[12] ETSI TS 136 104: "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Base Station (BS) radio transmission and reception”.

[13] ETSI EN 301 908-1: "IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; Part 1: Introduction and common requirements".

[14] ETSI EN 301 908-18: "IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; Part 18: E-UTRA, UTRA and GSM/EDGE Multi-Standard Radio (MSR) Base Station (BS)".

[15] ETSI TS 136 214: "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Physical layer; Measurements”.

[16] ETSI EN 301 908-14: “IMT cellular networks; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; Part 14: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) - Base Stations (BS)”.

75