212
HỌC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH Tác giả: NGUYỄN NGỌC NAM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................1 BÀI SỐ 1: QUY TRÌNH NHẬN DẠNG PHIÊN ÂM.....................................15 I. Thành phần của một từ tiếng Anh.......................................15 II. Quy tắc nhận dạng số âm tiết..........................................16 III. Trọng âm............................................................17 IV. Các bước viết phiên âm và đọc tiếng Anh.............................18 V. Quy trình các bước viết và nhận dạng phiên âm.........................19 VI. Quy trình sửa lỗi khi đọc sai tiếng Anh.............................20 BÀI SỐ 2...................................................................23 QUY TẮC CHUNG VỀ ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH........................................23 I. Cách nhận dạng tổng quá của 5 nguyên âm...............................24 1. TRƯỜNG HỢP 1........................................................25 2. TRƯỜNG HỢP 2........................................................25 II. Nhận dạng tổng quát của các phụ âm....................................26 III. Quy tắc chung cách đọc nguyên âm....................................27 1. CÁCH ĐỌC ÂM ĐƯỢC NHẤN TRỌNG ÂM......................................28 2. CÁCH ĐỌC ÂM KHÔNG ĐƯỢC NHẤN TRỌNG ÂM................................29 3. QUY TẮC NHẬN DẠNG PHỤ ÂM “C”........................................31 BÀI SỐ 3...................................................................33 NHẬN DẠNG ÂM NHẤN TRỌNG ÂM.................................................33 I. Nguyên âm không được nhấn trọng âm....................................33 II. Quy tắc không gấp đôi phụ âm..........................................38 III. Quy tắc nhận dạng phụ âm d..........................................40 BÀI SỐ 4: QUY TẮC NHẬN DẠNG TRỌNG ÂM.......................................41 I. Quy tắc nhận dạng phụ âm /t/..........................................41 II. Quy tắc nhận dạng trọng âm theo dấu hiệu ATE..........................42 1. Quy tắc xác định trọng âm...........................................42 2. Quy tắc đọc âm [ate]................................................42 III. Nhận dạng âm /æ/....................................................43 BÀI SỐ 5...................................................................45

MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

  • Upload
    vandien

  • View
    247

  • Download
    8

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

HỌC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH

Tác giả: NGUYỄN NGỌC NAM

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

MỤC LỤCMỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 1BÀI SỐ 1: QUY TRÌNH NHẬN DẠNG PHIÊN ÂM...............................................................15

I. Thành phần của một từ tiếng Anh...............................................................................15II. Quy tắc nhận dạng số âm tiết.....................................................................................16III. Trọng âm................................................................................................................. 17IV. Các bước viết phiên âm và đọc tiếng Anh................................................................18V. Quy trình các bước viết và nhận dạng phiên âm.........................................................19VI. Quy trình sửa lỗi khi đọc sai tiếng Anh.....................................................................20

BÀI SỐ 2.............................................................................................................................. 23QUY TẮC CHUNG VỀ ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH..................................................................23

I. Cách nhận dạng tổng quá của 5 nguyên âm...............................................................241. TRƯỜNG HỢP 1.......................................................................................................252. TRƯỜNG HỢP 2.......................................................................................................25

II. Nhận dạng tổng quát của các phụ âm........................................................................26III. Quy tắc chung cách đọc nguyên âm........................................................................27

1. CÁCH ĐỌC ÂM ĐƯỢC NHẤN TRỌNG ÂM..................................................................282. CÁCH ĐỌC ÂM KHÔNG ĐƯỢC NHẤN TRỌNG ÂM.....................................................293. QUY TẮC NHẬN DẠNG PHỤ ÂM “C”..........................................................................31

BÀI SỐ 3.............................................................................................................................. 33NHẬN DẠNG ÂM NHẤN TRỌNG ÂM.................................................................................33

I. Nguyên âm không được nhấn trọng âm......................................................................33II. Quy tắc không gấp đôi phụ âm...................................................................................38III. Quy tắc nhận dạng phụ âm d...................................................................................40

BÀI SỐ 4: QUY TẮC NHẬN DẠNG TRỌNG ÂM.................................................................41I. Quy tắc nhận dạng phụ âm /t/....................................................................................41II. Quy tắc nhận dạng trọng âm theo dấu hiệu ATE........................................................42

1. Quy tắc xác định trọng âm.......................................................................................422. Quy tắc đọc âm [ate]...............................................................................................42

III. Nhận dạng âm /æ/...................................................................................................43BÀI SỐ 5.............................................................................................................................. 45QUY TẮC NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM ĐƯỢC NHẤN TRỌNG ÂM.....................................45

I. Trọng âm chính và trọng âm phụ................................................................................451. TRỌNG ÂM CHÍNH CỦA TỪ (PRIMARY STRESS)........................................................462. QUY TẮC TRỌNG ÂM PHỤ CỦA TỪ (SECONDARY STRESS).......................................46

II. Nhận dạng nguyên âm /i/............................................................................................47

Page 2: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

III. Nhận dạng nguyên âm /e/........................................................................................48IV. Nguyên âm /ər/ (có cách viết khác là /ə:/ hoặc /3:/).................................................49

BÀI SỐ 6.............................................................................................................................. 50QUY TẮC NHẬN DẠNG TRỌNG ÂM...................................................................................50

I. Nguyên âm đôi /ei/......................................................................................................50II. Phụ âm /ʃ/.................................................................................................................... 53III. Quy tắc nhận dạng trọng âm...................................................................................55

1. DẤU HIỆU NHẤN TRỌNG ÂM NGAY TRƯỚC HẬU TỐ.................................................56BÀI SỐ 7.............................................................................................................................. 59QUY TẮC NHẬN DẠNG TRỌNG ÂM (tiếp theo)...............................................................59

I. Trọng âm của hậu tố (tiếp theo).................................................................................591. NHẤN TRỌNG ÂM CÁCH HẬU TỐ MỘT ÂM TIẾT........................................................592. NHẤN TRỌNG ÂM VÀO CHÍNH HẬU TỐ.....................................................................59

II. Trọng âm của từ có hai âm tiết...................................................................................601. QUY TẮC CHUNG NHẤN TRỌNG ÂM TỪ CÓ HAI ÂM TIẾT..........................................612. MỘT TỪ NHƯNG CÓ HAI CÁCH PHÁT ÂM KHÁC NHAU..............................................613. QUY TẮC RIÊNG NHẤN TRỌNG ÂM TỪ HAI ÂM TIẾT..................................................634. DANH TỪ VÀ ĐỘNG TỪ CÓ CÁCH PHÁT ÂM GIỐNG NHAU........................................63

BÀI SỐ 8.............................................................................................................................. 65NHẬN DẠNG PHỤ ÂM S/Z.................................................................................................65

I. Nguyên âm.................................................................................................................. 65II. Phụ âm /s và z/............................................................................................................67

1. PHỤ ÂM /S/...............................................................................................................672. PHỤ ÂM /Z/...............................................................................................................68

III. Quy tắc nhận dạng /s/ và /es/..................................................................................68IV. Quy tắc liên quan đến /s/ và /z/................................................................................69

1. Một số quy tắc chung...............................................................................................692. Cách đọc /s/ và /z/ của danh từ và động từ..............................................................693. Một số ghi chú liên quan đến s/z..............................................................................70

BÀI SỐ 9.............................................................................................................................. 72NHẬN DẠNG PHỤ ÂM X.....................................................................................................72

I. Nhận dạng phụ âm /x/.................................................................................................72II. Phụ âm /j/.................................................................................................................... 74III. Phụ âm /ʤ/...............................................................................................................74

BÀI SỐ 10............................................................................................................................ 77NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM.................................................................................................77

I. Nhận dạng phụ âm......................................................................................................781. NHẬN DẠNG PHỤ ÂM G............................................................................................782. PHỤ ÂM QU/Q...........................................................................................................793. PHỤ ÂM /PH/.............................................................................................................79

II. Nguyên âm /i:/.............................................................................................................79III. Nhận dạng hậu tố /ed/.............................................................................................81

Page 3: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

IV. Một số quy tắc nhận dạng phụ âm (tiếp).................................................................831. NHẬN DẠNG PHỤ ÂM /N/..........................................................................................832. NHẬN DẠNG ÂM /GU/...............................................................................................843. NHẬN DẠNG TỪ CÓ HÌNH THỨC “PHỤ ÂM + R”.......................................................84

BÀI SỐ 11............................................................................................................................ 86NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM /R/...........................................................................................86

I. Nguyên âm đôi /ait/.....................................................................................................86II. Nguyên âm đôi /iə/......................................................................................................87III. Nguyên âm đôi /aiə/.................................................................................................89

BÀI SỐ 12............................................................................................................................ 91NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM + R (tiếp theo)......................................................................91

I. Nguyên âm đôi /eə/.....................................................................................................91II. Nguyên âm đôi /juə/....................................................................................................92III. Nguyên âm /ɔ:/.........................................................................................................93

BÀI SỐ 13............................................................................................................................ 95NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM ĐÔI.........................................................................................95

I. Nguyên âm đôi /ou/.....................................................................................................96(cách viết trong tiếng Anh-Anh là /əu/)..............................................................................96II. Nguyên âm đôi /au/.....................................................................................................97III. Phụ âm /ʤ/...............................................................................................................98

BÀI SỐ 14............................................................................................................................ 99NHẬN DẠNG PHỤ ÂM........................................................................................................99

I. Phụ âm /th/..................................................................................................................99II. Nguyên âm /ʌ/...........................................................................................................101III. Phụ âm /tʃ/ = t + ʃ..................................................................................................103

BÀI SỐ 15.......................................................................................................................... 104TRỌNG ÂM........................................................................................................................ 104TỪ CÓ NHIỀU ÂM TIẾT.....................................................................................................104

I. Nhấn trọng âm của từ có 3 âm tiết...........................................................................1051. TỪ CÓ Y ĐỨNG CUỐI..............................................................................................1052. TỪ CÓ OR ĐỨNG CUỐI...........................................................................................1053. TỪ CÓ AGE ĐỨNG CUỐI.........................................................................................106

II. Nhấn trọng âm của từ có 4 âm tiết trở lên................................................................1061. TỪ CÓ ATOR ĐỨNG CUỐI.......................................................................................1062. TỪ CÓ ARY ĐỨNG CUỐI.........................................................................................107

III. Âm câm – silent sound...........................................................................................107BÀI SỐ 16.......................................................................................................................... 109CHIA NHÓM TƯ DUY........................................................................................................109THOUGHT GROUPS..........................................................................................................109

I. Chia nhóm tư duy –Thought groups..........................................................................111(cách gọi khác là chia đoạn)............................................................................................111II. Cách đọc âm /t/ trong tiếng Anh-Mỹ..........................................................................115

Page 4: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

1. ÂM /T/ ĐỨNG GIỮA HAI NGUYÊN ÂM......................................................................1152. ÂM /T/ ĐỨNG SAU /N/.............................................................................................116

BÀI SỐ 17.......................................................................................................................... 118TRỌNG ÂM CỦA CÂU.......................................................................................................118

I. Nhấn trọng âm của câu.............................................................................................1181. NHỮNG TỪ NÀO ĐƯỢC NHẤN TRỌNG ÂM TRONG CÂU?.......................................1192. NHỮNG TỪ MANG TÍNH CHỨC NĂNG CỦA CÂU (FUNCTION WORDS).....................120

II. Cách đọc các từ chức năng trong câu.......................................................................1201. ĐỘNG TỪ “TO BE”.................................................................................................1212. TRỢ ĐỘNG TỪ.......................................................................................................1213. GIỚI TỪ.................................................................................................................. 1214. MẠO TỪ..................................................................................................................1225. ĐẠI TỪ...................................................................................................................1226. LIÊN TỪ.................................................................................................................. 122

III. RHYTHM-Nhạc điệu của câu...................................................................................122BÀI SỐ 18.......................................................................................................................... 124KỸ THUẬT NỐI ÂM KHI NÓI TIẾNG ANH........................................................................124

I. Kỹ thuật nối âm khi nói tiếng Anh – Linking sound....................................................1241. PHỤ ÂM + NGUYÊN ÂM..........................................................................................1252. PHỤ ÂM + PHỤ ÂM.................................................................................................1253. NGUYÊN ÂM + NGUYÊN ÂM....................................................................................1264. NỐI ÂM “THE”........................................................................................................1275. NỐI ÂM KHI TỪ ĐỨNG SAU BẮT ĐẦU BẰNG /Y/......................................................127

II. Cách nói rút gọn - Contractions.................................................................................127BÀI SỐ 19.......................................................................................................................... 130MỘT SỐ QUY TẮC NHẬN DẠNG KHÁC...........................................................................130

I. Dấu hiệu không ảnh hưởng đến trọng âm.................................................................131II. Trọng âm của từ ghép...............................................................................................131III. Quy tắc đọc từ có nguyên âm [o] đứng cuối..........................................................132IV. Ngoại lệ của trọng âm phụ.....................................................................................132

BÀI SỐ 20.......................................................................................................................... 134NỘI DUNG BỔ SUNG........................................................................................................134

I. Từ có đuôi itive, utive: đọc là /ətiv/...........................................................................135II. Từ hai âm tiết và âm thứ hai là /al/: đọc là /əl/..........................................................135III. Từ có hai âm tiết và âm thứ hai là /us/ hoặc /is/: đọc là /əs/..................................136IV. Từ có âm [ure] đứng cuối cùng..............................................................................137V. Từ có chứa âm [ive] đọc là /iv/..................................................................................137VI. Từ hai âm tiết có âm thứ hai là [y] (hoặc [ey]): đọc là /i/.......................................138VII. Từ có chứa âm [or] đứng cuối cùng: đọc là /ə/.......................................................139VIII. Cách nhấn trọng âm của từ có đuôi [osis]: đọc là /’ousis/......................................139IX. Cách nhận dạng nguyên âm [y].............................................................................140X. Nhận dạng từ một âm tiết, với âm [e] đứng cuối......................................................140

Page 5: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

XI. Quy tắc đọc từ 2 âm tiết, có đuôi [le].....................................................................141XII. Cách đọc một số ký tự đặc biệt..............................................................................141

BÀI SỐ 21.......................................................................................................................... 142PHƯƠNG PHÁP NÓI TIẾNG ANH.....................................................................................142

I. Phương pháp nói tiếng Anh.......................................................................................142II. Lưu ý khi luyện nói tiếng Anh....................................................................................145

BÀI SỐ 22.......................................................................................................................... 145PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH VẦN VÀ ĐỌC..............................................................................145

I. Phương pháp đọc và đánh vần tiếng Anh..................................................................1461. PHƯƠNG PHÁP TẬP ĐỌC TIẾNG ANH.....................................................................1462. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG BỀN VỮNG............................................................148

II. Thời khóa biểu học tiếng Anh hàng ngày..................................................................154III. Các bước sửa lỗi khi nói sai tiếng Anh....................................................................156

MỞ ĐẦUMỘT SỐ LƯU Ý KHI CÁC QUY TẮC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH

Mỗi một quy tắc đưa ra trong cuốn sách này đã thử nghiệm và nghiên cứu kỹ lưỡng, chi tiết. Tác giả có một số công cụ để biết với mỗi quy tắc đánh vần, trong tiếng Anh sẽ có bao nhiêu từ. Nếu quy tắc đó là có 1000 từ thì tác giả phải thử nghiệm 1000 lần, có 15.000 từ sẽ thử nghiệm 15.000 lần.

Có quy tắc được thực hiện rất nhanh, chỉ khoảng 1 tuần là xong. Có quy tắc thử nghiệm trong 1 tháng nhưng cũng quy tắc là một quá trình móc nối, phân tích kéo dài gần 4 năm.

Tuy nhiên, có một số nguyên tắc không áp dụng được hết 100% số từ của Tiếng Anh, còn có một số ít từ ngoại lệ.

Những ngoại lệ này ngay cả người bản ngữ cũng phải chấp nhận. Và chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc áp dụng chúng vào từng ngữ cảnh cụ thể để có được cách đọc chính xác.

Giống như tiếng Việt, rất khó để có được quy tắc phân biệt khi nào dùng “ch”, khi nào dùng “tr”. Hoặc khi nào dùng “x”, khi nào dùng “s”.

Đôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”, “sung túc”, “xổ số”, “châu chấu”, “con trâu”... Nhưng nó cũng là một điểm hay và khác biệt về sự đa dạng của mỗi ngôn ngữ.

Page 6: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Tuy nhiên theo kinh nghiệm giảng dạy các khóa học Đánh vần Tiếng Anh hơn 4 năm thì việc học theo quy tắc vẫn tốt hơn là học theo phán đoán. Phán đoán giống như việc bạn chơi xổ số, tỷ lệ đúng mang tính hên xui. Còn học theo quy tắc, bạn chỉ cần thực hiện hai bước:

Bước 1: học quy tắc chung để đọc đúng phần lớn số từ, số câu tiếng Anh.

Bước 2: còn lại là một số ít từ ngoại lệ.

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các bạn học viên của khóa học “Đánh vần tiếng Anh”.

Sẽ rát khó để tôi hoàn thành cuốn sách này nếu trong quá trình giảng dạy, tôi không nhận được những câu hỏi, những phản biện và sự góp ý bổ ích từ các bạn.

Chính sự ham học hỏi của các bạn đã thúc đẩy tôi viết cuốn sách này. Một số kiến thức tôi chưa kịp giảng dạy đã được đưa vào đây, hi vọng chúng sẽ hữu ích với các bạn.

Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới các anh, chị và các bạn giảng dạy tiếng Anh ở trong và ngoài nước đã nhận xét, chỉnh sửa và đóng góp ý kiến về những quy tắc còn rất mới mẻ và khác biệt của phương pháp học Đánh vần tiếng Anh.

Cuối cùng, cũng là quan trọng nhất, tôi muốn dành tặng cuốn sách này tới bạn đời của tôi. Người đã luôn khích lệ và động viên trong suốt 6 năm nghiên cứu và thử nghiệm cuốn sách này.

Nguyễn Ngọc Nam

AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY?

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY TIẾNG ANH

Có phải bạn nghĩ, người đã học chuyên tiếng Anh, đã và đang dạy người khác, bây giờ lại phải đi đọc cuốn sách Đánh vần tiếng Anh sơ đẳng này sao?

Khi tôi nghiên cứu các nội dung trong cuốn sách này, tôi đã gặp gỡ và nói chuyện với nhiều giáo viên đang dạy tiếng Anh, nhiều Việt kiều đã sống ở nước ngoài nhiều năm. Khi đó tôi hỏi họ hai câu sau:

Câu thứ nhất:

“Tại sao từ global lại đọc là /gloub∂l/ mà không đọc là /glôb∂l/ hay /glob∂l/?”.

Page 7: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Câu thứ hai:

“Để nói được chính xác từ global như bây giờ, anh/chị đã học bằng cách nào?”

Với câu hỏi thứ nhất, chưa có ai giải thích được. Vì ban đầu họ cũng học giống như đa số mọi người. Với mỗi từ, họ cũng đoán, cũng đọc theo thói quen, theo mặt chữ.

Với câu hỏi thứ hai, họ được học ít nhất 4 năm chuyên ngữ, có môi trường tiếng Anh, mỗi lần nói sai họ sẽ sửa bằng cách nói lại nhiều lần đến khi đúng thì thôi. Và bây giờ, bạn thấy những người đó nói tiếng Anh rất hay và chuẩn.

Nhưng như thế có nghĩa là khi dạy người khác, họ cũng sẽ nói với bạn hãy học giống cách họ học ngày xưa, về xem phiên âm từ điển và lặp lại cho đến khi đúng.

Chẳng lẽ bạn cứ phải đoán hoặc đi tra từ điển mỗi khi bạn gặp các từ như thế này:

Local, Clonal, copal, focal, modal, oval, total…

Trong khi đó, nếu giáo viên dạy tiếng Anh biết được quy tắc sau:

“Từ hai âm tiết có cấu tạo {O + 1 PHỤ ÂM + AL}, nguyên âm O sẽ đọc thành /OU/”.

Họ sẽ giúp người học đọc tiếng Anh dễ hơn, nhanh hơn và nhớ lâu hơn, tự tin đọc các từ ở trên không cần tra từ điển.

Tôi đã nhiều lần nhận được phản hồi của các bạn sinh viên, khi họ đến trường hỏi giáo viên tại sao từ “language” lại đọc thành /'læɳgwidʤ/ nhưng giáo viên không giải thích được cho các bạn những quy tắc liên quan, thường họ chỉ nói nên nghe nhiều hoặc về tra từ điển.

Cuốn sách này sẽ giúp anh chị đang dạy tiếng Anh có thêm một cẩm nang thật sự hữu ích, những quy tắc mà anh chị chưa bào giờ nghe tới trong việc nhận dạng đánh vần, đọc và nói tiếng Anh.

SINH VIÊN

Mong ước lớn nhất của hầu hết các bạn sinh viên là nói và nghe được tiếng Anh để có thể vượt qua các vòng phỏng vấn xin việc và phục vụ cho công việc sau này.

Vậy tại sao bạn phải tham gia đủ loại khóa học từ ngữ pháp, giao tiếp kéo dài nhiều tháng trời?

Bạn chỉ cần tập hợp các câu tiếng Anh nói về trường, ngành bạn học, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cá nhân (giao tiếp, tin học văn phòng, dịch vụ khách hàng...), mục tiêu sự nghiệp, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân....

Page 8: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Những mẫu câu tiếng Anh như thế bạn lấy ở đâu cũng có. Việc duy nhất bạn cần làm là thay đổi một số thông tin cá nhân của bạn. Tất cả những câu bạn cần nói cho tất cả các cuộc phỏng vấn xin việc chỉ khoảng 3 trang giấy.

Sau khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ tự tin nói chuẩn (ngữ điệu, trọng âm của câu, trọng âm của từ...) 3 trang giấy đó trong vòng 7 ngày.

NGƯỜI ĐI LÀM

Những ngày đầu đi làm và giao tiếp bằng tiếng Anh, tôi rất lúng túng. Tôi không biết bắt đầu từ đâu, sắp xếp câu như thế nào, sử dụng ngữ pháp và từ vựng ra sao… Sau vài ngày quen với công việc, tôi đã biết phải nói những câu tiếng Anh gì, dùng những từng vựng nào.

Tôi lên mạng tìm kiếm các mẫu câu có sẵn, thay đổi một số từ vựng liên quan đến công việc của công ty. Tôi in ra 5 trang giấy, khi đó tôi phải mất hơn một tháng mới có thể nói được 5 trang đó, nhưng khi đó tôi cảm thấy không tự tin vì khi nói không có ngữ điệu, không có nhấn trọng âm, không biết khi nào nên dừng, khi nào không được dừng trong mỗi đoạn...

Bây giơ nghĩ lại nếu 10 năm về trước tôi có được những quy tắc này, chắc chắn tôi có thể nói tiếng Anh chuẩn và có ngữ điệu chỉ trong khoảng 10 ngày.

Còn bạn, công việc của bạn có đòi hỏi giao tiếp bằng tiếng Anh ở nhiều lĩnh vực nhiều chủ đề không?

Tôi đã hỏi rất nhiều người đi làm, với các câu có sẵn trong 5 trang giấy là họ có thể thoải mái nói chuyện, giao tiếp với khách hàng, giao tiếp với người quản lý bằng tiếng Anh.

Cũng giống như các bạn sinh viên, bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn luyện nói ở trong cuốn sách này, bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng nói tiếng Anh của bạn.

CÁC BẬC CHA MẸ

Bậc cha mẹ nào cũng lo lắng cho con cái, đặc biệt là việc học hành. Ngoại ngữ là một môn học ngày càng được các phụ huynh và học sinh coi trọng.

Có rất nhiều phụ huynh tiếng Anh rất tốt, ở cơ quan họ giao tiếp bằng tiếng Anh với khách hàng, với các chuyên gia nước ngoài nhưng câu hỏi tôi thường nhận được từ họ là bây giờ họ nên dạy con họ học tiếng Anh theo cách nào?

Với độ tuổi mẫu giáo và tiểu học: Nếu đưa đến các trung tâm học, họ sẽ mất nhiều thời gian đưa đón, thời gian ở lớp chơi nhiều hơn cả học. Có rất nhiều bạn đi học 5 năm liền vẫn đọc và nói sai tiếng Anh.

Page 9: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Với độ tuổi cấp II: Bạn bắt đầu nản và cảm thấy mệt mỏi vì hàng năm bạn vẫn đưa đón con đi học thêm, tìm những giáo viên giỏi nhất cho con học. Vậy mà kết quả là con mình vẫn không dám đọc tiếng Anh, vốn từ vựng rất ít dù điểm ở lớp luôn ở mức 8-9 phẩy.

Nếu con bạn đang ở tuổi mẫu giáo và tiểu học, bạn sẽ dạy chúng bằng những kiến thức ở trong cuốn sách này. Tôi đảm bảo những quy tắc này còn đơn giản hơn rất nhiều những kiến thức ngữ pháp mà một trẻ em lớp 2, lớp 3 đang học ở trường. 

Nếu con bạn đang học cấp II, cấp III thì cuốn sách này là một chiếc chìa khóa để giúp chúng yêu thích tiếng Anh, tự học được tiếng Anh và tự tin hơn khi đọc, nói tiếng Anh.

THAM GIA CÁC KỲ THI IELTS, TOEIC, TOEFL

Khi bạn đang gấp rút chuẩn bị cho kỹ năng nói của các kỳ thi như IELTS chẳng hạn, bạn thường nhận được lời khuyên nên nghe và luyện tập nói nhiều.

Nhưng luyện tập bằng cách nào? Chẳng lẽ cứ nói tiếng Anh nhanh như gió theo cách cũ để rồi chẳng ai hiểu bạn đang nói cái gì?

Những quy tắc trong cuốn sách này giúp bạn tự tin nói bất kỳ câu tiếng Anh nào bạn muốn.

Những người phỏng vấn chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên về kỹ năng nói tiếng Anh của bạn, ngữ điệu, cảm xúc của bạn.

AI KHÔNG NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY?

Không có cuốn sách nào có thể đáp ứng hết nhu cầu của người học, đặc biệt là với tiếng Anh bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau.

Đo đó, bạn nên xem phần này trước khi quyết định có nên tiếp tục đọc cuốn sách này hay không.

BẠN KHÔNG NÊN đọc cuốn sách này nếu:

- Mục đích của bạn chỉ là học ngữ pháp cơ bản, ngữ pháp nâng cao.- Bạn chỉ muốn nâng cao kỹ năng đọc hiểu.- Bạn muốn học dịch ngược, dịch xuôi.- Bạn chỉ muốn có điểm cao ở lớp, bạn không cần phải đọc và nói - Các em học sinh tiểu học cũng chưa thể đọc hiểu hết được nội dung của cuốn

sách này.

CẢM NHẬN CỦA HỌC VIÊN THAM GIA KHÓA HOC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH

Page 10: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Bạn Cún Cận: https://www.facebook.com/can.cun.5680?fref=ufi

Cún Cận: À, suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu em là "đánh vần như tiếng việt á”. Rồi sau đó em bắt đầu mơ tưởng đến 1 tương lai nói tiếng anh như gió, xem phim không cần sub… bla bla mơ đủ rồi trở lại với hiện thực là trung tâm ở xa lắc lơ không học được.

Bạn Caramen Do https://www.facebook.com/xim.do?fref=ufi

Caramen Do Tại sao bây giờ mới có người tìm ra các quy luật này nhỉ, bao nhiêu thế hệ người Việt đã phải vật lộn với TA mà sau bao nhiêu năm một từ đơn giản vẫn nói sai. Giá mà ngày xưa chúng ta được học những quy tắc đánh vần này thì đâu đến nỗi. Chúc Đánh vần tiếng Anh ngày càng phát triển.

CHIA SẺ TỪ TÁC GIẢ

Khi con trai của tôi được gần 3 tuổi, tôi bắt bắt đầu nghĩ đến việc dạy tiếng Anh Cũng giống như nhiều bậc cha mẹ khác, tôi đã rất hào hứng. Nhưng sau vài ngày suy nghĩ, tìm tòi cách dạy tôi mới nhận ra là tôi chẳng có kiến thức gì để dạy con học tiếng Anh.

Bạn có thấy kỳ lạ không?

Khi dạy trẻ con, chắc chắn bạn không thể dạy ngữ pháp, từ loại (danh từ, tính từ, động từ...). Ở độ tuổi đó cách dạy hiệu quả duy nhất là hướng dẫn chúng đọc các từ vựng, các câu chính xác.

Trong khi đó, tôi và vô số người học tiếng Anh khác chỉ được dạy và học về ngữ pháp, nghĩa của từ vựng mà chưa có bất kỳ giáo viên nào dạy cách đọc.

Kể từ thời điểm đó tôi đã suy nghĩ rất nhiều về phương pháp học tiếng Anh, cũng như về trách nhiệm của một người cha. Dù tôi không học chuyên ngữ nhưng tôi cũng đã từng làm việc ở công ty nước ngoài, giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Anh, biết rất nhiều từ vựng, hiểu khá nhiều ngữ pháp, chẳng lẽ tôi lại không dạy nổi con mình đọc đúng tiếng Anh?

Việc đầu tiên là tôi dành nhiều thời gian để nghiên cứu về cách đọc của tiếng Việt.

Tôi xin vào ngồi ở lớp học đánh vần tiếng Việt ở trường mẫu giáo để xem lịch học tiếng Việt. Tôi cũng đến trường tiểu học nói chuyện với giáo viên lớp 1 để hiểu thêm cách các cô dạy học sinh lớp 1 đọc chữ như thế nào.

Sau đó đưa các em bé 5 tuổi một danh sách các từ tiếng Việt (bao gồm cả từ dễ và khó) để các bé đọc.

Page 11: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Danh sách gồm có 9 từ tiếng Việt:

1. Trường học2. Con đường3. Thương trường4. Lương thiện5. Xương6. Vô thường7. Âm dương8. Tha hương9. Bất thường

Các bé đều đọc lưu loát 9 từ ở trên nhưng khi tôi hỏi nghĩa thì các bé chỉ có thể hiểu được 3 từ là “trường học”, “con đường” và “xương”. Các từ còn lại đều không hiểu.

Một thời gian sau, tôi lập một bảng tiếng Anh gồm 8 từ và đưa cho các bạn sinh viên thử đọc.

Danh sách đó gồm các từ:

1. Person2. Nervous3. Service4. Certain5. Commercial6. Germany7. Berlin8. derby

Bạn tự tin đọc đúng được bao nhiêu từ ở trên?

Tôi đã làm một cuộc khảo sát với hàng trăm bạn sinh viên, chưa có bất kỳ ai đ chính xác được 4/8 từ trên, mặc dù rất nhiều bạn biết hết nghĩa của 8 từ đó.

Đến lúc này bạn đã thấy được sự khác biệt giữa hai cách học tiếng Việt và cách học tiếng Anh.

Với tiếng Việt, bạn chỉ cần học đánh vần trong vài tháng là có thể đọc bất kỳ 1 nào (dù là từ không biết nghĩa, từ chưa gặp bao giờ). Còn với tiếng Anh, với 8 từ ở trên bạn đều biết nghĩa nhưng lại không thể đọc và thậm chí là không dám đọc.

Page 12: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Và bạn cũng đã hiểu tại sao vài năm về trước tôi không dám dạy tiếng Anh cho con trai, vì tại thời điểm đó tôi cũng giống như bạn bây giờ, tôi không thể nói 8 từ tiếng Anh ở trên.

Và tôi không biết đọc, không hiểu tại sao lại đọc như vậy thì làm sao tôi có thể dạy cho người khác được.

Tôi đã luôn tự hỏi tại sao với tiếng Việt chỉ học có 6 tháng là đọc hết mọi từ? Trong khi học tiếng Anh 6 năm, 16 năm mà không đọc nổi những từ đơn giản nhất, chẳng lẽ mỗi lần muốn đọc từ tiếng Anh nào lại phải lật từ điển.

Và kể từ thời điểm đó tôi bắt đầu nghiên cứu các quy tắc để đọc tiếng Anh.

Để viết ra một cuốn sách hoàn chỉnh như bạn đang cầm trên tay thật sự là một hành trình dài, dài tưởng chừng bất tận. Tôi đã tham khảo rất nhiều giáo viên nước ngoài đang dạy tiếng Anh ở Việt Nam, tôi đã đọc hàng nghìn cuốn sách khác nhau liên quan đến phát âm và đánh vần, tôi cũng đã nghiên cứu hàng nghìn video clip để tìm ra được những quy tắc hợp lý nhất.

Nhưng nếu chỉ có thế thì tôi đã không in cuốn sách này. Tôi quyết định in cuốn sác này, vì:

Có rất nhiều quy tắc bạn đọc trong cuốn sách này là thành quả mà tôi đã phải nghĩ về nó, trăn trở và tìm kiếm nó kéo dài hơn 5 năm.

Có rất nhiều quy tắc chưa có bất kỳ cuốn sách nào (kể cả sách nước ngoài) chưa có giáo viên, trường lớp nào viết về nó.

Tôi không viết về ngữ pháp, không viết về phần tích các bài đọc hiểu, phân tích các cấu trúc, các thành ngữ, tôi chỉ viết theo cách nhìn của tôi, một người cũng đã từng học tiếng Anh giống như các bạn.

Tôi đã từng rất ham thích học tiếng Anh, thấy sách, tài liệu nào hay là tôi mua về đọc (có thời điểm chỉ tính riêng các tài liệu, sách tiếng Anh trong máy tính của tôi đã lên đến hơn 100 GB). Và hết năm này sang năm khác tôi cứ loay hoay với rất nhiều loại tài liệu mà không biết nên học tiếng Anh theo cách nào có được hiệu quả.

Tôi cũng đã từng tham gia một số khóa học như giao tiếp, ngữ pháp, khóa học tổng quát nhưng không có bất kỳ sự cải thiện nào đáng kể.

Chỉ sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi các quy tắc để đánh vần và đọc tiếng Anh lưu loát tôi mới thấy mình đang đi đúng hướng và thấy mình thực sự thích nói tiếng Anh. 

Page 13: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nhờ các quy tắc đó, tôi đã đào tạo được hàng ngàn sinh viên, người đi làm và các bạn học sinh.

Nếu chỉ mình tôi giảng dạy, sẽ cần rất nhiều thời gian nữa mới thay đổi được tư duy của người học. Nhưng nếu tôi tổng hợp các quy tắc vào một cuốn sách thì sẽ giúp được nhiều người hơn nữa. Không phải ai cũng biết đến khóa học của tôi, không phải ai cũng có thể đến học trực tiếp, đó chính là lý do cuốn sách này đến với bạn.

Tôi đã cố gắng viết với nội dung đơn giản, súc tích nhất để bất kỳ ai cũng có thể tự học được. Và tôi tin chắc chắn bạn cũng sẽ đọc và nói tiếng Anh tốt sau khi tham khảo hết cuốn sách này.

Cảm ơn bạn rất nhiều vì bạn đã tin tưởng vào nội dung của cuốn sách. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng, muốn góp ý vể bất kỳ nội dung gì trong cuốn sách này, bạn vui lòng gửi email tới địa chỉ: [email protected].

Tôi sẽ đọc cẩn thận tất cả email của bạn và sẽ cố gắng trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

Nguyễn Ngọc Nam

TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG

Tôi tự tin nói với bạn rằng cuốn sách này hoàn toàn khác biệt với tất cả sách tiếng Anh khác mà bạn đã đọc.

Bạn sẽ không thấy các cấu trúc ngữ pháp, bạn không thấy các bài đọc hiểu. Nội dung xuyên suốt của cuốn sách này là các quy tắc để ghép vần, đánh vần, viết phiên âm, tập đọc và tập nói.

Có thể ban đầu bạn sẽ có phần bỡ ngỡ với nội dung, với cách học được hướng dẫn trong sách này, có lẽ bởi vì từ trước tới nay chưa có ai hướng dẫn bạn những kiến thức như vậy.

Bạn cứ tưởng tượng cách học này giống bạn đang chơi trò xếp hình. Để xếp hình bạn cần có 10 miếng ghép khác nhau và nhiệm vụ của bạn là đặt từng miếng ghép vào đúng chỗ của nó. Có thể lúc đầu bạn chưa quen, có một hai miếng ghép bị sai, nhưng không sao, bạn chỉnh sửa lại một chút và sau một đến hai lần (có thể 4-5 lần), bạn đã ghép được chính xác.

Cách học đánh vần tiếng Anh cũng vậy. Các quy tắc đã có sẵn ở trong sách này, các bước hướng dẫn với từng quy trình cụ thể cũng đã có, việc của bạn là tìm đúng quy tắc để đặt vào đúng vị trí của nó.

Ví dụ bạn sẽ cần đọc các từ như:

Page 14: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

media, immediate, intermediate, medium, region, genius...

Với các từ trên sẽ có từ bạn đọc đúng và có nhiều từ bạn đọc không chuẩn, đó là do:

- một là bạn đọc theo mặt chữ- hai là đọc theo thói quen- ba là đoán- và cuối cùng là bạn thường nghe thấy như vậy

Kết quả là khi bạn đọc lên, bạn không thật sự tự tin về cách đọc của mình. Bạn không chắc là bạn đang đọc hay sai.

Nhưng nếu bạn chỉ cần biết quy tắc:

e + 1 phụ âm + {ia, io, iu, ie} thì âm e sẽ đọc là /i:/

Bạn thử áp dụng quy tắc này vào các từ ở trên xem thế nào?

Khi bạn đã biết quy tắc này rồi, bạn sẽ không cần tra từ điển, bạn vẫn biết tất cả các âm /e/ được gạch chân đều đọc là /i/. Trong khi nếu đọc theo phán đoán thì có từ bạn sẽ đọc là /e/, có từ bạn đọc là /i/, có từ đọc là /ê/.

Nội dung của sách có ba phần chính

Phần I: QUY TẮC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH

PHẦN II: QUY TẮC NÓI TIẾNG ANH

PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP HỌC NÓI VÀ TỪ VỰNG

Tôi viết cuốn sách này không chỉ với mục đích cung cấp tới bạn quy tắc đánh vần và nói tiếng Anh. Tôi không chỉ mong muốn bạn tự học giỏi tiếng Anh, nói tiếng Anh thành thạo mà tôi còn mong rằng, với sự thấu hiểu về các quy tắc, bạn sẽ trực tiếp hướng dẫn bạn bè của bạn, người thân, con của bạn, đồng nghiệp của bạn.

Nhờ những quy tắc này tôi đã hướng dẫn, đào tạo được nhiều lớp học với nhiều học viên.

Tôi hoàn toàn tin tưởng bạn cũng sẽ làm được như tôi, chắc chắc là như vậy.

NÊN HỌC ĐÁNH VẦN NHƯ THẾ NÀO?

Có rất nhiều học viên nói với tôi rằng các bạn học ngày, học đêm nhưng vẫn không giỏi. Có người nói họ rất thích học tiếng Anh nhưng không biết nên thọc ngữ pháp hay giao tiếp.

Nhưng phổ biến nhất là những bạn học đã học từ 10-15 năm mà vẫn còn băn khoăn không biết nên học tiếng Anh bắt đầu từ đâu?

Page 15: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Bạn đam mê, bạn rất muốn học nhưng nếu không đúng phương pháp thì trước sau gì bạn cũng sẽ nản và bỏ cuộc. Chính vì thế trước khi vào nội dung chính, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thức học để có thể áp dụng hiệu quả các quy tắc của cuốn sách.

Bạn hãy dành chút thời gian quay trở về tuổi thơ để xem cách bạn học đánh vần tiếng Việt như thế nào.

Hình ảnh 1 ở trên là nội dung tôi có được từ lớp học chữ ở trường mẫu giáo dạy cho các bé 5 tuổi (chuẩn bị vào lớp 1).

Tôi không chắc bạn còn nhớ cách học đánh vần tiếng Việt ngày xưa của bạn hay không, còn bản thân tôi thì thực sự là không nhớ mình học như thế nào nên tôi đã đến tham gia vào lớp học tiếng Việt ở trường mẫu giáo.

Tôi nghĩ chỉ hai hình ảnh này cũng đủ giúp bạn hình dung được cách bạn sẽ học tiếng Anh.

Hình ảnh số 1 là bạn tập đánh vần và đọc các từ vựng riêng lẻ. Có một dòng chữ in nghiêng ở hình ảnh số 1 không biết bạn có để ý không? Đó là câu:

“Mỗi bài đọc 10 lần”

Học tiếng Anh lâu rồi, có bao giờ bạn đọc đi đọc lại 1 từ vựng đến 10 lần chưa?

Tôi đã hỏi tất cả học viên câu hỏi này và câu trả lời tôi nhận được đều giống nhau, đó là “chưa bao giờ”. Vậy mà với tiếng Việt bạn đã học như vậy, và bạn thực sự đã đọc được tiếng Việt chỉ trong thời gian rất ngắn.

Vậy bước 1 của phương pháp học “Đánh vần tiếng Anh” là:

Lặp lại nhiều lần một từ, một câu (5-10 lần) cho đến khi thuần thục.

Còn với hình ảnh số 2, nó minh họa cho cả cách học từ vựng và cách học nói tiếng Việt.

Đầu tiên bạn học từng âm (có thể là nguyên âm, có thể phụ âm), bước tiếp theo là áp dụng các nguyên âm (phụ âm) đó vào các từ khác nhau.

Ví dụ bạn thấy trong bài học đó đang học chữ “ph”, từ mẫu là “phố”, sau khi bạn đọc được từ “phố’ rồi, bạn sẽ tập đọc các từ khác có chữ “ph” như “phố xá”, “phở bò”, “phố phường”...

Tiếp theo bạn nhìn sang bên cạnh là các mẫu câu có chứa các từ vựng bạn vừa tập đọc, như câu “nhà dì Na ở phố, nhà dì Na có phở bò”...

Vậy bước 2 của phương pháp học “Đánh vần tiếng Anh” là:

Page 16: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Áp dụng 1 quy tắc để đọc hàng trăm từ khác nhau, với mỗi từ bạn phải đọc lặp lại nhiều lần.

Sau đó áp dụng các từ đó vào mẫu câu có sẵn. Và cũng lặp lại nhiều lần các câu này giống như đọc từ vựng riêng lẻ.

Việc nói các mẫu câu này chính là bước bạn đang học nói tiếng Anh mà không cần phải biết đến ngữ pháp.

Bạn chỉ cần làm theo 2 bước đơn giản dưới đây

Bước 1: TẬP ĐỌC MỘT TỪ ĐẾN KHI THUẦN THỤC

Bước 2: TẬP NÓI CÁC CÂU VỚI NHỮNG TỪ Ở BƯỚC 1.

Giả sử bạn cần nói câu:

I have a secret. (Tôi có một bí mật).

Với câu đơn giản ở trên, nếu bạn không tập nói chuẩn từ “secret”, đến khi nói cả câu có từ “secret” chắc chắn là bạn sẽ gặp lúng túng (lúc đó giống như bạn đang phải đánh vẩn, ghép vần từ “secret”).

Nhưng trước khi nói câu ở trên, bạn tập đọc thật nhiều lần từ “secret” thì sau đó dù cho hàng trăm câu khác nhau có từ “bí mật” (secret) đó bạn đều có thể nói trôi chảy.

Khi đọc cuốn sách này, đôi lúc bạn thấy nhàm chán và khô khan vì cách học không khác gì ngày xưa bạn học đánh vần, ghép âm tiếng Việt ở lớp học mẫu giáo. 

Có thể đôi khi bạn thấy khó chịu vì bạn đã học tiếng Anh hàng chục năm, bây giờ phải lặp đi lặp lại chỉ 1-2 câu đến hàng trăm lần. Bạn không được thoải mái như khi bạn học các khóa học giao tiếp.

Và bạn có thể sẽ thấy hơi nản vì bình thường bạn nói tiếng Anh “nhanh như gió” nhưng học theo phương pháp này bạn phải nói từng câu, từng từ rất chậm như trẻ bắt đầu học đánh vần.

Những điều bạn cảm thấy không thoải mái là hết sức tự nhiên. Vì hơn 10 năm qua bạn học tiếng Anh không có nguyên tắc, không có phương pháp, thích gì thì học, học không tiến bộ lại bỏ... rồi thấy cần lại học... một vòng quay đi lặp lại hết năm này qua năm khác làm bạn lãng phí thời gian mà không có kết quả xứng đáng với công sức của bạn.

Bạn chỉ cần học có kỷ luật và chăm chỉ trong thời gian ngắn (bạn yên tâm là phương pháp học ở cuốn sách này không đòi hỏi bạn cần phải thức khuya, dậy

Page 17: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

sớm), chỉ cần bạn kiên trì thực hiện theo các bước đã có trong sách và thực hiện tốt các bài tập trong mỗi bài học, chắc chắn chỉ sau 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả thần kỳ mà bạn cố gắng hơn 10 năm qua không có được.

Bạn hãy học chậm và chậm nhưng chắc chắn, vì đánh vần, ghép vần luôn là cái gốc cơ bản của một ngôn ngữ, nên khi bạn đã xây dựng được nền móng vững chắc rồi thì việc nói và nghe đối với bạn sẽ dễ dàng hơn.

Không có gì là quá muộn, cuốn sách này sẽ là người đồng hành tuyệt vời giúp bạn sửa chữa cách học sai lầm trong thời gian dài vừa qua.

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI HỌC

Bạn đã mất quá nhiều thời gian để học tiếng Anh trong một thời gian dài, thời gian đó bạn có thể làm được rất nhiều việc hữu ích khác;

Bạn cũng đã lãng phí rất nhiều tiền bạc, công sức để học ngữ pháp, từ vựng.. .rất nhiều cơ hội khác đã bị bạn bỏ qua;

Chắc hẳn bạn cũng phải đắn đo trước khi dành một số tiền để mua cuốn sách này, bạn cần phải học được kiến thức gì đó cho xứng đứng với số tiền của bạn.

Do đó, để đảm bảo cuốn sách này thực sự hữu ích, cung cấp những kiến thức có giá trị tới bạn, xứng đáng với công sức và thời gian quý giá của bạn, bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây.

1. Không nên dùng phán đoán khi đánh vần, đọc và nói tiếng Anh. Nếu không chắc chắn, cần xem lại các quy tắc đã học hoặc dùng từ điển để kiểm tra lại.

2. Cần làm theo đúng từng bước của quy trình và chỉ dẫn khi áp dụng các quy tắc.

3. Nên có một cuốn từ điển uy tín của nước ngoài (Oxford, Cambridge). Bạn có thể tham khảo từ điển Oxford Essential Dictionary (for elementary and pre-intermediate learners of English - sách này với những từ phổ biến dành cho người học ở mức độ cơ bản) hoặc Oxford Advanced Learners Dictionary (mức độ cao cấp). Hạn chế sử dụng từ điển Anh - Việt.

4. Nên có một phần mềm phát âm chuẩn (Oxford, Cambridge) của nước ngoài. Không nên sử dụng nhiều loại từ điển, làm như thế bạn dễ bị nhầm lẫn vì nhiều từ điển có nhiều cách viết phiên âm khác nhau.

5. Khi nói nên chắc chắn hình dung được hình ảnh phiên âm và thể viết được phiên âm của từ cần nói.

6. Khi học đánh vần, thời gian đầu cần luyện tập viết phiên thường xuyên.

Page 18: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

7. Luyện đọc, nói thường xuyên và liên tục (nhưng không luyện tập quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên dành ra 5 - 10 phút).

8. Khi đánh vần, ghép vần, đọc và nói, luôn nói thật to và rõ ràng.9. Không nên học từ vựng đơn lẻ. Nên học từ vựng bằng cách học các cụm từ

(phrases) trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.10. Khi nghe tiếng Anh, chỉ nên nghe một bài trong nhiều ngày khác nhau. Đến

khi nghe thành thục rồi chuyển sang bài nghe tiếp theo.11. Khi nói tiếng Anh, chỉ nên nói một bài trong nhiều ngày, không nên nói nhiều

bài một lúc, trong một ngày.12. Hãy đảm bảo là học hàng ngày, dù chỉ có 5 hoặc 10 phút/ngày cũng được.

Miễn là bạn học đều đặn và liên tục.13. Không nên tập trung quá nhiều thời gian học ngữ pháp (trừ khi bạn cần tham

gia các kỳ thi như TOEIC, TOEFL hoặc IELTS).

PHÂN BIỆT CÁC CÁCH VIẾT PHIÊN ÂM

Cách viết phiên âm chỉ là 1 bước đệm để chúng ta đọc tiếng Anh dễ dàng, thoải mái và tự tin hơn. Do do, cách viết phiên âm trong cuốn sách này có thể hơi khác với từ điển bạn đang dùng.

Một số từ điển phiên âm theo cách đọc Anh - Anh (BrE - British English), một số từ điển phiên âm theo cách đọc Anh Mỹ (AmE- American English). Bảng dưới đây là danh sách các âm có cách đọc giống nhau nhưng cách viết phiên âm khác nhau.

Khi tập luyện viết phiên âm, người học nên chọn một cách viết cho tất cả các từ khác nhau, không nên sử dụng mỗi từ một kiểu viết, như thế bạn dễ bị nhầm lẫn trong quá trình nhận dạng âm dù thực tế bạn viết thế không sai chút nào cả.

PHẦN I: QUY TẮC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH

BÀI SỐ 1: QUY TRÌNH NHẬN DẠNG PHIÊN ÂMNỘI DUNG CHÍNH

I. Thành phần của một từ tiếng AnhII. Quy tắc nhận dạng số âm tiếtIII. Trọng âmIV. Các bước viết phiên âm và đọc tiếng AnhV. Quy trình các bước viết và nhận dạng phiên âmVI. Quy trình sửa lỗi khi đọc sai tiếng Anh

Page 19: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

I. Thành phần của một từ tiếng Anh

Bảng chữ cái trong tiếng Anh được chia ra làm hai loại: Nguyên âm (vowels) và phụ âm (consonants).

Nguyên âm: A, E, I, O, U

Các âm còn lại là phụ âm. Ví dụ: b, d, c, m, v, k, r, s, t, g, h...

Từ đó chúng ta biết, một từ tiếng Anh gồm có 2 thành phần: Nguyên âm và phụ âm. Tất cả các quy tắc của cuốn sách này là để giải đáp xem 2 thành phần đọc thành gì.

Vì trong tiếng Anh có 5 nguyên âm chính là: a, e, i, o và u nhưng khi đọc sẽ có rất nhiều âm khác nhau.

Ví dụ:

Table

Want

Anything

Ward

vitamin

happy

Ở bảng trên, cả 6 từ đều có chứa nguyên âm [a] nhưng khi viết phiên âm, đọc hoặc 1 nguyên âm [a] được đọc thành 6 loại âm khác nhau, như …

Do đó, điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ là:

Không đọc tiếng Anh theo mặt chữ, luôn phải đọc và nói tiếng Anh theo hình ảnh phiên âm của từ đó.

Thực trạng phổ biến đối với người học tiếng Anh hiện nay đó là chỉ đọc theo mặt chữ của tiếng Anh. Lý do lớn nhất là do bảng chữ cái tiếng Việt là gốc Latin, giống tiếng Anh nên thường áp cách đọc mặt chữ tiếng Việt vào. Những từ nào đã nghe nhiều thì phát âm đúng, nghe ít hoặc chưa nghe thì thường phát âm sai mà chúng ta không hề biết là đang nói sai.

II. Quy tắc nhận dạng số âm tiếtBạn hãy ghi nhớ trong tiếng Anh có 5 nguyên âm: a, e, i, o và u.

Quy tắc số 1: Đếm số nguyên âm để biết số âm tiết của từ

Page 20: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Một từ có bao nhiêu nguyên âm thì từ đó sẽ có bấy nhiêu âm tiết.

Want: 1

Wanna: 1 2

Vitamin: 1 2 3

Curriculum: 1 2 3 4

Từ want là từ có 1 âm tiết vì chỉ có một nguyên âm;

Từ wanna là từ có 2 âm tiết vì có hai nguyên âm;

Từ vitamin là từ có 3 âm tiết vì có ba nguyên âm;

Từ curriculum là từ có 4 âm tiết vì có bốn nguyên âm.

Quy tắc số 2: Từ có nguyên âm [e] đứng cuối, không coi [e] là một âm tiết của từ.

Gate:1

Surface: 1 2

Ambulance: 1 2 3

Quy tắc 3: Nhưng những từ có đuôi với cấu tạo là /phụ âm + le/, như noodle, apple, article, little, angle thì âm /le/ vẫn tính là một âm tiết của từ. Và trong trường hợp này /le/ luôn được đọc là “əl”. Ví dụ từ “able” /'eibəl/, “cable”/'keibəl/ là từ có hai âm tiết.

Nếu từ có chứa âm /y/ đứng giữa hoặc ở cuối từ, âm /y/ sẽ được coi là một nguyên âm và được tính là một âm tiết của từ. Ví dụ: gym /ʤim/, bicycle /'baisikal/, ability /ə’biləti/.

Còn trong trường hợp âm /y/ đứng đầu từ sẽ luôn được viết phiên âm thành âm /j/, như yes /jes/, yellow /’jelou/, year /jie/.

III. Trọng âmĐây là phần quan trọng nhất của một từ tiếng Anh nhưng phần lớn người học tiếng Anh không quan tâm đến nó.

Bạn thử hình dung đến các từ tiếng Việt sau:

Ba ba ba bà bà ba

Việc đặt dấu huyền (tiếng Việt) khác nhau ở mỗi tạo ra cách đọc khác nhau dẫn đến nghĩa cũng khác nhau. Người nước ngoài thường kêu tiếng Việt học rất khó vì có nhiều loại dấu.

Page 21: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Với tiếng Anh cũng vậy, đa số người học đọc và nói tiếng Anh không có trọng âm. Việc này dẫn đến 2 hệ quả:

- Chúng ta nói, người khác không hiểu gì vì chúng ta đang nói tiếng Anh không có trọng âm (giống như việc chúng ta nói tiếng Việt không có dấu)

- Người khác nói chúng ta không hiểu gì, không nghe được gì vì họ chủ yếu chỉ nói trọng âm trong khi chúng ta luôn muốn phải nghe đủ cả từ, cả câu 

Có 2 điểm cần lưu ý:

1. Dấu hiệu nhận dạng trọng âm

Dấu trọng âm được ký hiệu bởi dấu (’).

Khi viết phiên âm hoặc nhìn vào phiên âm của một từ, dấu trọng âm (’) giúp việc đọc tiếng Anh chính xác, đúng ngữ điệu của từ.

Do đó việc đầu tiên và quan trọng nhất để nói được tiếng Anh là phải biết vị trí nhấn trọng âm của từ đó.

Khi đã xác định được trọng âm rơi vào nguyên âm nào thì sẽ đặt dấu (') vào âm đó, nếu âm đó có phụ âm đứng trước thì đặt dấu trọng âm (') trước phụ âm, còn không thì đặt dấu trọng âm ngay trước nguyên âm.

Ví dụ với từ hesitate, dấu trọng âm sẽ đặt trước phụ âm [h], viết phiên âm là /'hezəteit/.

Còn với từ estimate, không có phụ âm trước nguyên âm [e] nên sẽ đặt dấu trọng âm ngay trước nó, viết phiên âm là /'estimeit/.

Nếu không thực sự biết rõ trọng âm của từ, thì việc nói tiếng Anh chỉ là phán đoán, mang tính hên xui và thường không chính xác.

2. Cách đọc âm được nhấn trọng âm

Dưới đây là minh họa các âm được nhấn trọng âm của một từ tiếng Anh.

'medical 'second 'decorate 'federal

’little 'million spe’cific o'pinion

Conver’sation be’havior re’lation 'patience

'bonus 'focus 'local e'motion

Những âm có dấu (’) đứng trước nó là âm được nhấn trọng âm. Khi đọc các âm này cần đảm bảo đủ 3 yếu tố: Âm được nhấn trọng âm phải đọc với âm lượng cao hơn,

Page 22: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

dài hơn, to hơn các âm không được nhấn trọng âm. Điều này sẽ giúp việc đọc một từ tiếng Anh có nhịp điệu giống như âm nhạc, có âm cao, âm thấp.

IV. Các bước viết phiên âm và đọc tiếng AnhĐối với những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh thì quy trình các bước dưới đây khá đơn giản và dễ dàng áp dụng.

Tuy nhiên với những bạn đã học tiếng Anh trong một thời gian dài, đặc biệt các bạn đã đến độ tuổi sinh viên hoặc đang đi làm, do học tiếng Anh nhiều năm, mức độ sai nhiều hơn nên để sửa lỗi cần phải có nhiều thời gian và cần phải thực hiện nghiêm ngặt các bước của quy trình sửa lỗi.

Nếu các bạn vội vàng bỏ sót hoặc cố tình bỏ qua một trong các bước thì nhiều khả năng bạn sẽ bị mắc lỗi. Các lỗi đó có thể là nhận dạng sai trọng âm, sai phụ âm, sai nguyên âm hoặc bỏ sót phụ âm đứng cuối cùng.

Kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy: Những bạn học sinh cấp II khi đọc tiếng Anh ít mắc lỗi hơn và cũng sửa lỗi nhanh hơn các bạn sinh viên hoặc người đi làm.

Và đối với các bạn học sinh, ở độ tuổi đó vẫn chỉ có tâm lý tiếp nhận và áp dụng. Còn với độ tuổi lớn hơn, từng trải hơn, kinh nghiệm nhiều hơn, học tiếng Anh lâu năm hơn thường có tâm lý phòng thủ và phản kháng với những kiến thức mới. Khi tiếp nhận một cái gì đó mang tính chất mới mẻ (đặc biệt khi nó khác với nền thông tin họ đang có sẵn), họ thường không chấp nhận luôn, chỉ sau khi vài lần sai sót mới bắt đầu chỉnh sửa.

Có một điều khác biệt khi học theo phương pháp này, đó là bạn phải viết được phiên âm của các từ tiếng Anh.

Giống như bạn học tiếng Việt, bạn phải tập viết rất nhiều khi bắt đầu học tiếng Việt. Sau một thời gian bạn quen rồi, khi nói bất kỳ từ nào bạn cũng biết từ đó được viết như thế nào.

Với phiên âm tiếng Anh, bạn cũng chỉ cần tập viết phiên âm trong khoảng 15 ngày đầu tiên. Khi các bạn đã quen với cách nhấn trọng âm, phiên âm bạn có thể nói bất cứ từ nào.

V. Quy trình các bước viết và nhận dạng phiên âmThông thường, đa số người học tiếng Anh khi định đọc, nói một từ tiếng Anh sẽ đọc từ đầu đến cuối và thường đọc theo mặt chữ. Tuy nhiên, nếu áp dụng như vậy, gần như tất cả các từ tiếng Anh sẽ bị đọc sai.

Page 23: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Đó là lý do có các bước chi tiết dưới đây để làm cơ sở nhận dạng, viết phiên âm và nói tiếng Anh theo một quy chuẩn.

Nó giống với việc học tiếng Việt, luôn ghép các nguyên âm để đánh vần, rồi ghép vần thành một từ hoàn chỉnh.

Việc sửa lỗi nói sai tiếng Anh của hàng chục năm vừa qua là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và kỷ luật. Do đó, khi nói tiếng Anh hoặc viết phiên âm tiếng Anh nên làm theo các bước đã có.

Bước 1: luôn xác định trọng âm của từ vựng trước khi nói hoặc phiên âm. Khi tập viết phiên âm, nên viết song song với chữ dòng trên để dễ nhận dạng từng âm.

Ví dụ: cần viết phiên âm của từ accept

Nếu tập viết phiên âm nằm ở dưới một chữ. Cách này sẽ dễ nhận dạng từng thành phần của từ, tránh bị lỗi và dễ tham chiếu từng âm của từ đó.

Ghi nhớ luôn đặt dấu (') đầu tiên.

accept /ək'sept/

Bước 2: Xác định xem các phụ âm có đổi thành âm khác hay không. Danh sách các phụ âm trong tiếng Anh bao gồm: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z, ch, th, sh, ph, wh… Các quy tắc để nhận biết khi nào phụ âm thay đổi, khi nào giữ nguyên sẽ được trình bày ở các bài học sau.

Bước 3: Xem nguyên âm được nhấn trọng âm sẽ đọc thành âm gì (Dựa vào các quy tắc sẽ được trình bày ở các bài học sau).

Bước 4: Xem nguyên âm không được nhấn trọng âm đọc thành âm gì?

Ví dụ minh họa áp dụng các bước trên vào viết và đọc một từ tiếng Anh.

Bây giờ bạn hãy thật chậm rãi áp dụng các bước ở trên vào viết phiên âm của từ Canadian

Bước 1: Xác định trọng âm. Với từ có chứa âm [ia], trọng âm đứng ngay trước [ia]. Từ trên xác định được trọng âm vào nguyên âm [a].

Kết quả của bước 1: ‘n

Bước 2: nguyên âm [a] đọc thành /ei/ (quy tắc ở bài sau).

Kết quả của bước 2: ‘nei

Bước 3: xem âm [ia] đọc thành âm gì? Quy tắc ở bài sau bạn sẽ biết [ia] đọc thành /iə/

Page 24: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Kết quả của bước 3: ‘neidiən

Bước 4: xem phụ âm [c] đọc thành âm gì? ở từ này quy tắc sẽ cho chúng ta biết phụ âm [c] thành /k/

Kết quả của bước 4: k…‘neidiən

Bước 5: Xem nguyên âm [a] không nhấn trọng âm sẽ đọc thành âm /ə/ (quy tắc trình bày ở bài học sau)

Kết quả của bước 5: kə‘neidiən

(viết xong và đọc lên, bạn sẽ thấy rất khác với cách đọc mà phần lớn người học tiếng anh đang đọc là /kænædiən/

VI. Quy trình sửa lỗi khi đọc sai tiếng AnhLý Tiểu Long đã từng nói “Tôi không sợ người có 1000 cú đá, tôi chỉ sợ những người có 1 cú đá nhưng được luyện tập 1000 lần”.

Việc nói tiếng Anh chính xác cũng giống như việc tập xe đạp, tập piano, tập võ. Bạn không nên kỳ vọng và cũng không thể nói một lần là đúng ngay tức khắc.

Để đi được xe đạp, bạn đã phải chịu đau vài lần do bị ngã. Việc nói tiếng Anh cũng vậy bạn phải chấp nhận sẽ bị sai nhiều lần trước khi đúng. Nếu bạn luôn sợ mình nói sai và không dám nói ra thì bạn sẽ không bao giờ biết mình đang sai ở những điểm nào và cần phải sửa như thế nào.

Do đó, điểm quan trọng nhất là bạn phải nói ra, không quan tâm là nói đúng hay sai. Giống như việc ngày bé rất muốn đi xe đạp, nhưng nếu bạn sợ ngã đau và không dám ngồi lên xe thì bạn không thể đi xe đạp như các bạn khác.

Hãy luôn chuẩn bị tinh thần:

NÓI RA - CHẤP NHẬN SAI - NHẬN DẠNG ĐIỂM SAI - PHẢI SỬA LỖI SAI TRƯỚC KHI SANG TỪ hoặc CÂU TIẾP THEO.

Để thực hiện tốt việc sửa lỗi sai khi nói tiếng Anh, người học cần đảm bảo thực hiện đúng các bước theo quy trình dưới đây.

Khi gặp một từ mà bạn chưa thể đọc thành thạo ngay lập tức, hãy áp dụng cách đọc như bạn đã từng đánh vần tiếng Việt.

Ví dụ nói từ “nghiên cứu”, ban đầu bạn phải tập đánh vần “iên” + “ngh”, “ưu” + “c” rồi ghép vần. Vì lúc đầu bạn chưa thể đọc lưu loát ngay là “nghiên cứu” được.

Page 25: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Tiếng Anh cũng vậy. Sai lầm lớn nhất của người học tiếng Anh là luôn đọc từ đầu chữ ra cuối chữ. Bạn chỉ cần sửa bằng cách nói theo trình tự: Trọng âm - Âm được nhấn trọng âm - Phụ âm - Âm không nhấn trọng âm.

Các bước sửa lỗi sai khi đọc một từ tiếng Anh

- Đọc 1 từ tiếng Anh - Thực hiện theo các bước hướng dẫn ở trên- Điều chỉnh sau mỗi lần sai- Đọc to lên (không đọc thầm):

viết phiên âm sai, đọc saiviết phiên âm đúng, đọc đúng

- Chuyển sang từ tiếp theo

Một số lưu ý khi thực hiện sửa lỗi việc đọc và nói tiếng Anh:

- Khi chưa đọc đúng một từ và chưa sửa được các lỗi liên quan đến từ đó (như nhấn trọng âm sai, nguyên âm sai, phụ âm sai, bỏ sót phụ âm ở cuối...) thì không được phép chuyển sang từ khác. Nhớ là tuyệt đối không chuyển sang từ khác, vì nếu từ đó bạn đọc sai thì nhiều khả năng sang bài khác bạn sẽ gặp lại từ đó.

- Việc nói sai một lần, nhiều lần là chuyện bình thường trong quá trình nói tiếng Anh. Để có thể tự tin đứng trên sân khấu hát một bài hát, ca sĩ đã phải luyện tập hát đi hát lại bài đó đến hàng trăm lần. Hoặc nghệ sĩ piano khi trình diễn một bản nhạc cổ điển trước khán giả cũng phải tập hàng nghìn lần. Không tin bạn cứ thử tập gõ một vài nốt nhạc trên bàn phím piano thử xem, tay bạn sẽ cứng đơ do phải tập đi tập lại nhiều lần. Bạn đủ biết các nghệ sĩ phải thực hiện nhiều lần như thế nào để tay họ dẻo và điêu luyện được như vậy.

- Mỗi khi đọc, nói một từ cần phải biết các quy tắc liên quan đến từ đó. Khi nói sai, cần dừng lại ngay để tìm lỗi và sửa các lỗi mắc phải.

- Luôn lặp lại nhiều lần đến khi chuẩn xác.- Khi tập đọc và nói, nếu không có người hướng dẫn và sửa lỗi giúp bạn, bạn

nên dùng phần mềm từ điển phát âm và tập nói đến khi giống hệt với giọng nói trong từ điển đó (điểm quan trọng nhất là nhấn trọng âm của từ).

Tại sao tôi lại nhấn mạnh câu “tập luyện cho đến khi chuẩn xác rồi mói chuyển sang từ tiếp theo”?

Để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện này, liên quan trực tiếp đến bản thân tôi.

Khi con trai tôi ở lớp mẫu giáo, cháu bắt đầu học đánh vần tiếng Việt. Cháu tỏ ra rất thích đọc, đi đường gặp bất cứ biển hiệu gì cũng đánh vần. Sau một thời gian ngắn,

Page 26: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

bất cứ chữ nào cháu cũng đánh vần được. Cháu có thể đánh vần hết cả một câu chuyện.

Tuy nhiên với mọi câu, từ đầu đến đến cuối chữ nào cũng đánh vần, ghép vần, cháu chưa thể đọc liền một mạch được.

Lúc đó, tôi thay đổi cách dạy. Tôi hướng dẫn cháu chỉ đọc một câu duy nhất, nhưng lặp đi lặp lại rất nhiều lần.

Ví dụ với câu “Ngày xửa, ngày xưa ở một vương quốc nọ..”. Lần đọc thứ nhất vẫn đánh vần từng từ, lần thứ hai đánh vần với tốc độ nhanh hơn, lần thứ ba quen mặt chữ chỉ còn đánh vần 1-2 từ, lần thứ tư đọc được cả câu (không cần đánh vần nữa), lần thứ 5 đọc cả câu trôi chảy.

Với cách học như vậy, chỉ sau một tuần cháu có thể đọc các câu chuyện khác mà không cần đánh vần.

Ở lớp học mẫu giáo, khi các bạn ở trong lớp vẫn phải đánh vần thì cháu có thể đọc truyện cho các bạn nghe được. Và khi hơn 5 tuổi, cháu có thể đọc lưu loát các chữ phụ đề phim trên tivi.

Với tiếng Anh cũng vậy, nếu có một câu tiếng Anh như “if you know this secret, it’s give you everything”.

Khi bạn nói câu này, bạn không luyện nói từ “secret”, “everything” chính xác thì sang 1000, 5000 câu nói khác, bài khác bạn lại gặp từ “secret”, “everything”. Tức là với bất kỳ câu nào bạn cũng không thể nói chính xác cả câu, do bạn không nói được từ "secret”, “everything”.

Và với câu trên, bạn không tập nói cho thuần thục, không tạo được ngữ điệu chuẩn, không biết cách chia đoạn thì sang câu khác bạn cũng sẽ bị lỗi như vậy.

Vậy tại sao chúng ta không học theo cách, chỉ tập trung nói chuẩn một câu? Dù cho cả 1 ngày bạn tập nói 1 câu đó, nhưng chuẩn xác, nghe có ngữ điệu vẫn tốt hơn việc bạn học tiếng Anh 10 năm nhưng chưa nói được bất kỳ câu tiếng Anh nào thực sự hay.

BÀI SỐ 2

QUY TẮC CHUNG VỀ ĐÁNH VẦN TIẾNG ANHNỘI DUNG CHÍNH

I. Cách nhận dạng tổng quát của 5 nguyên âmII. Nhận dạng tổng quát của các phụ âm

Page 27: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

III. Quy tắc chung cách đọc nguyên âm

Bạn hãy tưởng tượng, bạn đang đến một thành phố xa lạ và cần tìm một địa chỉ bạn chưa bao giờ tới.

Có hai việc bạn cần làm: Hoặc là bạn hỏi thăm đường, hai là bạn phải có tấm bản đồ.

Việc hỏi thăm không phải lúc nào cũng hiệu quả vì có thể người chỉ dẫn cũng không rành đường nên sẽ không chính xác, và với nhiều người chỉ khác nhau, mỗi người một kiểu sẽ làm bạn lúng túng không biết nên đi thế nào.

Việc này giống như việc bạn đang học tiếng Anh. Nếu bạn được chỉ dẫn cách học chính xác, mỗi lần sai luôn có người chỉnh sửa với điều kiện người hướng dẫn bạn thành thạo và nói tiếng Anh chuẩn thì bạn cũng sẽ nói chính xác.

Nhưng nếu bạn nói tiếng Anh với những người xung quanh bạn (bạn bè, giáo viên...) mà những người đó cũng nói sai thì chắc chắn là bạn nói không chuẩn. Đa số người học tiếng Anh đang rơi vào trường hợp thứ hai.

Việc học tiếng Anh đòi hỏi khả năng tự học rất nhiều, không phải lúc nào cũng có giáo viên hoặc người hướng dẫn ở bên cạnh để chỉnh sửa giúp bạn.

Nội dung của bài học này cũng giống tấm bản đồ, nó giúp bạn có được cái nhìn tổng quan trước khi định nói một từ tiếng Anh.

Với tấm bản đồ chỉ đường, thông thường bạn nhìn vào sẽ chỉ biết có bao nhiêu cách đi đến một điểm, đi cách nào là ngắn nhất và nhanh nhất.

Bảng nhận dạng tổng quát dưới đây cũng sẽ giúp bạn như vậy. Khi bạn đã xác định âm được nhấn trọng âm, việc còn lại là nhìn vào quy tắc tổng quát. Nếu một lúc nào đó, bạn đọc lên những âm không nằm trong bảng quy tắc này, tức là bạn đang đọc sai và cần dừng lại để chỉnh sửa.

Lưu ý: Bảng nhận dạng tổng quát dưới đây chỉ dành cho những âm được nhấn trọng âm.

Khi bạn đã xác định đúng trọng âm rơi vào nguyên âm nào của từ, hãy tham khảo bảng tổng quát này, nó sẽ vô cùng hữu ích.

I. Cách nhận dạng tổng quá của 5 nguyên âmỞ bài học trước bạn đã biết, ngoài 5 nguyên âm /a,e,i,o,u/ các âm còn lại trong bảng chữ cái là phụ âm

Nhưng trong danh sách các phụ âm, chúng ta sẽ chia phụ âm thành 2 nhóm riêng.

Page 28: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nhóm 1: Phụ âm R

Nhóm 2: Các phụ âm còn lại như b,c,d,g,m … gọi chung là phụ âm.

Với cách phân loại như trên, chúng ta sẽ làm cơ sở để nhận dạng cách đánh vần tổng quát cho các bài học sau này.

(Khi bạn đọc thấy chữ “phụ âm” là bao gồm các phụ âm nhưng không tính phụ âm R).

1. TRƯỜNG HỢP 1NGUYÊN ÂM + 1 PHỤ ÂM (trừ phụ âm R).

Trong sách này nếu bạn nhìn thấy dấu (+), ví dụ: nguyên âm + phụ âm, nó có nghĩa là nguyên âm đứng LIỀN với phụ âm.

Bảng 1. Sơ đồ tổng quát nhận dạng nguyên âm + phụ âm

Khi 5 nguyên âm /a, e, i, o và u/ đứng trước phụ âm và được nhấn trọng âm thì sẽ đọc thành các âm sau:

- Âm /a/ có thể được đọc thành các âm /æ/, /ei/, /a/ và /ɔ:/- Âm /e/ có thể được đọc thành các âm /e/, /i:/ và /i/.- Âm /i/ có thể được đọc thành các âm /i/ và /ai/- Âm /o/ có thể được đọc thành các âm /ou/, // và /ʌ/.- Âm /u/ có thể được đọc thành các âm /u/, /ju/ và /ʌ/.

Ví dụ khi đã xác định được âm /a/ là âm được nhấn trọng âm, nếu bạn đọc âm /a/ thành một âm khác, không phải là một trong bốn âm /ae/, /ei/, // và / ɔ:/ thì chắc chắn là sai, cần phải xem lại các quy tắc đã học và chỉnh sửa lại các lỗi đó.

Hoặc với từ gate (được đọc là /gei-t/) nhưng rất nhiều người đọc từ này là /gết/.

Bạn nhìn vào từ gate có một âm tiết (nguyên âm [e] đứng cuối không coi âm [e] là một âm tiết).

Từ có một âm tiết thì luôn nhấn trọng âm vào chính nó. Với âm /a/ nếu bạn đọc là /ê/ (gết) thì chắc chắn là sai rồi, vì âm /ê/ không nằm trong danh sách 4 âm tiết /ae/, /ei/, /a/ và / ɔ:/.

Với bảng tổng quát này, bạn hoàn toàn có thể tự học được, tự sửa lỗi cho chính mình bằng cách học các quy tắc đọc tiếng Anh như đánh vần tiếng Việt.

2. TRƯỜNG HỢP 2NGUYÊN ÂM + MỘT PHỤ ÂM R.

Page 29: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nếu thấy âm được nhấn trọng âm và đứng trước phụ âm R, chúng ta sẽ tham khảo cách nhận dạng tổng quát theo bảng dưới đây.

Quy tắc chi tiết của từng âm được trình bày ở các bài học sau:

Bảng 2. Sơ đồ tổng quát nhận dạng nguyên âm + R 

AR:

ER:

IR

OR

UR

Khi 5 nguyên âm /a,e,i,o,u/ đứng trước R và được nhấn mạnh trọng âm thì sẽ đọc thành các âm sau:

Sơ đồ tổng quát này giúp bạn rất nhiều khi đọc và nói tiếng Anh. Khi bạn nói các âm được nhấn trọng âm không nằm trong danh sách ở trên thường là sai.

Với trường hợp từ có chứa nguyên âm + RR (hai chữ RR), bạn sẽ nhận dạng các nguyên âm đó tương tự với trường hợp: Nguyên âm + một phụ âm (không nên nhìn thấy hình thức NGUYÊN ÂM + R là áp dụng luôn quy tắc nhận dạng này).

Ví dụ: error /'erə/, irritate /'irəteit/

Bạn thấy từ ở trên có /e + rr/ nên âm /e/ vẫn đọc là /e/, trong /irr/ vẫn đọc là /i/.

II. Nhận dạng tổng quát của các phụ âmCác phụ âm trong tiếng Anh bao gồm: b, c, d, f, g, h, j, k, I, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z, bên cạnh đó còn có th, ch, sh, tr, gh, ph, wh.

Bảng tổng quát này chưa bao gồm một số quy tắc về âm câm (Quy tắc âm câm sẽ được trình bày ở các bài học sau).

Khi các bạn đọc, viết phiên âm và gặp các phụ âm thì không nên đọc theo mặt chữ, luôn tìm hiểu xem phụ âm đó sẽ giữ nguyên hay đọc thành các âm khác.

Có ba trường hợp nhận dạng khi gặp phụ âm:

Phụ âm

Phụ âm giữ nguyên

Phụ âm luôn thay đổi

Phụ âm có thể thay đổi

Page 30: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Những phụ âm luôn được giữ nguyên, bao gồm: b, f, h, k, l, m, p, r, z, v, w, tr. Khi gặp những phụ âm này, bạn chỉ cần tra sơ đồ một lần duy nhất, từ sau đó với bất kỳ từ tiếng Anh nào bạn cứ giữ nguyên nó khi đọc và viết phiên âm tiếng Anh.

Những phụ âm có thể thay đổi thành các phụ âm khác: Quy tắc biến đổi liên quan đến từng phụ âm sẽ trình bày ở các bài học sau. Dưới đây là cách nhận tổng quát.

Phụ âm D: có thể đọc thành /d/ hoặc /ʤ/.

Phụ âm G: có thể đọc thành /g/ hoặc /ʤ/.

Phụ âm S: có thể đọc thành /s/, /ʃ/, /3/ hoặc /z/

Phụ âm T: có thể đọc thành /t/, /tʃ/ hoặc /ʃ/

Phụ âm N: có thể đọc thành /n/ hoặc

Phụ âm TH: có thể đọc thành /ð/ hoặc /θ/

Những phụ âm LUÔN thay đổi: Có nghĩa là các phụ âm nằm trong danh sách này sẽ luôn phải biến đổi thành phụ âm khác.

Với trường hợp này nếu khi đọc hoặc viết phiên âm, bạn vẫn giữ nguyên âm đó y hệt như mặt chữ thì chắc chắn sẽ sai.

Danh sách này bao gồm:

Phụ âm C: có thể đọc thành /s/, /k/ hoặc /ʃ/ (không đọc, viết phụ âm [c] là /c/ trong bất kỳ trường hợp nào).

Phụ âm J: đọc thành /ʤ/.

Phụ âm Q: đọc thành /kw/ hoặc /k/.

Phụ âm X: đọc thành /ks/, /gz/, /k_ / hoặc /kʃ/.

Phụ âm CH: đọc thành /tʃ/, /ʃ/ hoặc /k/.

Phụ âm SH: đọc thành /ʃ/.

Phụ âm PH: đọc thành /f/.

Phụ âm GH: đọc ihành /f/, /g/ hoặc là âm câm.

Phụ âm Y (Y đứng đầu từ): luôn đọc thành /j/.

Phụ âm WH: đọc thành /w/.

Page 31: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

III. Quy tắc chung cách đọc nguyên âmNguyên lý của cách học Đánh vần Tiếng Anh là học một quy tắc đọc chuẩn một từ để rồi từ đó đọc được hàng nghìn từ, hàng vạn từ khác. Do đó, người học cần đảm bảo thành thạo từng quy tắc trước khi chuyển sang phần tiếp theo. Có những điểm, những quy tắc mà đa số người học tưởng đơn giản thì lại là phần sai nhiều nhất. 

1. CÁCH ĐỌC ÂM ĐƯỢC NHẤN TRỌNG ÂMNội dung này tôi đã nói qua ở bài học trước, tuy nhiên đây là phần quan trọng nên sẽ được trình bày chi tiết hơn ở Bài học này để bạn sửa lỗi.

Với âm được nhấn trọng âm: Luôn phải đọc với giọng cao hon, dài hơn và to hơn các âm còn lại trong từ. Luôn ghi nhớ là phải đảm bảo đủ 3 yếu tố khi đọc âm được nhấn trọng âm.

Giọng cao hơn (higher in pitch);

Hơi dài hơn (longer in duration);

Âm lượng to hơn (louder in volume).

Bạn thử áp dụng các yếu tố trên vào đọc từ happy /'hæpi/

1. Longer2. Higher3. Louder

Kết hợp cả ba yếu tố trên sẽ tạo thành trọng âm đúng của từ.

Điểm yếu lớn nhất của người học tiếng Anh hiện nay đó là trọng âm. Dù cho bạn nhận dạng chính xác âm được nhấn trọng âm, biết được cách đọc các phụ âm … nhưng nếu âm nhấn trọng âm không được nói đủ cao, đủ dài thì rất có thể người nghe sẽ không hiểu bạn nói gì.

Gần 10 năm trước tôi làm việc ở Công ty của người Nhật. Những ngày đầu tôi rất ngạc nhiên về cách nói tiếng Anh của người Nhật, thậm chí tôi không nghĩ đó là tiếng Anh vì cảm tưởng họ đang nói tiếng Nhật. Nghĩa là giọng (accent) của họ rất nặng, chắc chắn nghe không hay bằng nhiều người Việt Nam nói tiếng Anh.

Nhưng tôi còn ngạc nhiên hơn khi khách hàng người Mỹ sang làm việc tại công ty và giao tiếp bằng tiếng Anh thì người Mỹ lại hiểu người hơn là người Việt.

Sau đó tôi hiểu ra, đó là do người Nhật nhấn trọng âm chuẩn xác hơn người Việt Nam.

Page 32: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Cho nên, khi học nói tiếng Anh, dù cho bạn nói giọng nào cũng được, miền Trung, miền Nam hay miền Bắc cũng được, không nhất thiết phải giọng Anh, Mỹ, miễn là bạn phải nói có trọng âm, có ngữ điệu lên xuống trầm bổng.

Cũng giống như nói tiếng Việt, miễn là bạn nói chuẩn tiếng Việt, không nhất thiết phải đúng giọng Huế, Sài Gòn thì mới có thể giao tiếp bằng tiếng Việt.

Trừ khi bạn là một em bé, sẵn sàng bắt chước bất kể thứ gì bạn nghe được hoặc bạn đang sống trong môi trường nói tiếng Anh thường xuyên, nếu không bạn đừng mong chờ và kỳ vọng sẽ nói giọng Anh - Anh hay Anh - Mỹ trong một thời gian 6 tháng, 1 năm.

Bạn đừng nhầm lẫn giữa accent và pronunciation. Hai cái đó không giống nhau. Pronunciation giống như bạn biết nói tiếng Việt với các dấu (huyền, nặng, hỏi...) chính xác, còn accent là giọng của bạn, có thể bạn nói theo giọng người miền Nam, giọng Huế, giọng Hà Nội...

Khi bạn tập nói tiếng Anh nếu bước đầu bạn đảm bảo đúng pronunciation cũng đã là thành công, không nhất thiết phải giọng Anh hoặc giọng Mỹ.

Dĩ nhiên việc nói giọng giống người bản ngữ vẫn tốt hơn. Tuy nhiên có hàng nghìn giọng tiếng Anh trên thế giới này. Ngay cả khi thi kỹ năng Speaking trong IELTS, giám khảo không kỳ vọng bạn phải nói giống một người cụ thể nào cả.

2. CÁCH ĐỌC ÂM KHÔNG ĐƯỢC NHẤN TRỌNG ÂMCách đọc âm không nhấn trọng âm sẽ ngược lại với âm được nhấn trọng âm. Bạn nên đọc nhanh, nhẹ, lướt với giọng đi xuống các âm đó.

Nhiều bạn học viên thắc mắc khi nghe tiếng Anh, người bản ngữ thường nói nhanh nên rất khó nghe. Đó là do chúng ta không biết cách nói các âm không đi nhấn trọng âm.

Việc nói đúng âm được nhấn trọng âm là rất tốt, tuy nhiên nói đúng các âm còn lại sẽ giúp bạn nói và nghe hiệu quả hơn nữa.

Thông thường chúng ta đọc theo mặt chữ nên luôn cố gắng âm nào cũng đọ thật to và rõ, luôn lo sợ nếu mình không đọc rõ hết các âm người khác sẽ không nghe được.

Thực sự thì không phải như vậy. Bất cứ từ nào có hai âm tiết trở lên luôn có một âm không được nhấn trọng âm, tức là khi nói nếu cả hai âm bạn đọc đều thấy giọng đi lên, hoặc đều đi xuống hoặc ngang bằng nhau thì chắc chắn đang nói sai.

Ví dụ: từ English hoặc finish, đều là từ phổ biến đối với người học tiếng Anh.

Page 33: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Tuy nhiên hàng ngàn học viên đến tham gia khóa học “Đánh vần tiếng Anh” của tôi không nhấn trọng âm và đọc chính xác hai từ trên.

Nhìn ở bảng trên, trọng âm đều nằm ở âm tiết số 1 (đọc cao hơn), và âm thứ 2 không trọng âm sẽ phải đọc với giọng đi xuống.

Nó khác với cách các bạn đang nói cả hai âm đều đi lên, đặc biệt lỗi phổ biến là các bạn đọc âm số 2 luôn được nói với giọng lên rất cao.

Cách đọc âm không được nhấn trọng âm cũng là lỗi cần phải sửa của người học tiếng Anh, ngay cả một số người đang giao tiếp tiếng Anh thuần thục. Để sửa lỗi này bạn thực hiện như sau:

Với một từ, khi bạn đã biết được trọng âm của từ đó, ví dụ từ finish, trọng âm ở âm đầu tiên.

Khi tập nói, bạn nói âm /fi/ thật dài, cao /fiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii/ giống như bạn đang hát nhạc Opera, cứ kéo dài âm /fi/ đến khi nào bạn cảm thấy bết hơi không lên cao hơn được nữa, bạn để giọng rơi tự do và chuyển ngay tức khắc sang âm /nish/

Bạn cứ thử làm như vậy xem, chắc chắn bạn sẽ nói chuẩn vì với âm /fiiiii/ bạn đã dồn hết hơi vào đó rồi, bạn không còn hơi để đọc âm /nish/ cao được nữa, lúc đó âm /nish/ sẽ được đọc với giọng đi xuống. Vậy là bạn đã cải thiện việc nói theo đúng trọng âm chỉ sau một vài lần tập luyện.

Tôi đặc biệt nhấn mạnh phần này, vì bạn muốn học tốt các bài học sau thì cần phải làm tốt bước này. Bạn chưa cần vội vàng muốn nói thật nhiều từ, nhiều câu. Bạn chỉ cần sửa lỗi nói sai trọng âm ngay từ lúc này. Khi đã tạo thành thói quen rồi, việc đọc và nói tiếng Anh chuẩn sẽ rất nhanh.

Tôi biết để sửa được cũng phải mất thời gian vì bạn đã ở trong tình trạng nói các từ tiếng Anh với các âm không có nhấn nhá, không lên xuống một thời gian quá dài. Nhưng thực sự là không còn cách nào khác, bắt buộc bước đầu tiên bạn phải sửa cách nói âm được nhấn trọng âm và không nhấn trọng âm.

Bạn có thể tập luyện với những bước đơn giản sau:

Very: ’ve-ri

Happy: 'hæ-pi

Bạn nhớ là phải đọc âm 1 lên cao nhất, dài nhất có thể.

Page 34: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Khi nói, vừa nói thật chậm (veeeee) vừa hít hơi vào từ từ, bụng hóp lại đến lúc hơi của bạn không còn có thể lên cao hơn được nữa thì nhả hơi ra, rồi nhanh chóng chuyển sang âm thứ hai (ri), bụng về trạng thái bình thường.

Các từ khác cũng làm tương tự như vậy. Nếu bạn chủ quan, không coi trọng bước sửa lỗi trọng âm này, dù các bài sau có nhận dạng chính xác vẫn không tạo được ngữ điệu khi nói tiếng anh.

3. QUY TẮC NHẬN DẠNG PHỤ ÂM “C”Quy tắc này là một trong những quy tắc đơn giản, nhưng lại giúp bạn áp dụng chúng vào hàng nghìn từ tiếng Anh khác nhau.

Nhưng với những học viên mà tôi gặp, họ mới chỉ nhận dạng âm /c/ này theo thói quen, có từ đúng, có rất nhiều từ sai.

Cũng như tiếng Việt, bạn sẽ thấy có các từ kem, kim, con cò, con cá, con cua..., cá kiếm,... với những từ như thế này đối với bạn rất là đơn giản, bạn có thể viết ra mà không cần phải suy nghĩ gì nhiều, vì ngay từ khi học và làm quen với tiếng Việt bạn đã nhìn thấy chúng và tự nhận biết cách viết các từ đó.

Nhưng đối với người nước ngoài học tiếng Việt thì khác, việc nghĩ xem khi nào là /c/ khi nào là /k/ không đơn giản như bạn nghĩ.

Họ cảm thấy lúng túng không biết khi nào dùng /c/, khi nào dùng /k/. Nhưng nếu bạn đưa ra cho họ một quy tắc:

Âm /k/ sẽ chỉ đi với nguyên âm /e/ và /i/.

Âm /c/ sẽ đi với các âm còn lại.

Lúc đó họ có thể viết ra bất cứ từ nào có chứa hai âm /c/ và /k/ mà không bị nhầm lẫn. Ví dụ: Bạn nói từ “cái kim”, họ sẽ viết được rất nhanh nhờ quy tắc ở trên.

Với tiếng Anh, cũng có quy tắc nhận dạng âm /c/ để bạn đọc được rất nhiều từ. 

Tuy nhiên cách học trong sách này rất khác với cách học thông thường mà bạn từng trải qua. Thay vì nói ra chi tiết luôn thì bạn cần nói ra tổng thể, tức là khi gặp một từ tiếng Anh có phụ âm, chúng ta sẽ nói phụ âm [c] có 3 cách đọc: Âm /ʃ/, /s/ và âm /k/.

Sau đó trình bày cụ thể từng trường hợp như sau:

Nếu phụ âm [c] đứng trước các âm [ia, ie, io] thì phụ âm [c] sẽ đọc thành /ʃ/.

Commercial:

financial

Page 35: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

deficient

delicious:

Nếu âm [c] đứng trước các nguyên âm /e, i và y/, thì phụ âm [c] sẽ đọc thành /s/. center

City

Specific

Bicycle

Trường hợp còn lại, thì phụ âm [c] sẽ đọc thành /k/.

Local

Accelerate

Pacific

cat

Cách học từ tổng thể rồi đi vào chi tiết giúp chúng ta rút ngắn thời gian học, thay vì học cả 3 trường hợp, chúng ta chỉ cần biết 2 trường hợp rồi suy ra trường hợp còn lại.

Áp dụng quy tắc âm /c/ vào từ accept

Phụ âm [c] (vị trí cột thứ 3) đứng trước nguyên âm [e] nên sẽ đọc là /s/.

Phụ âm [c] (vị trí cột thứ 2) không đứng trước 3 nguyên âm [e, i hoặc y], không đứng trước [ a, ie, io] nên sẽ đọc là /k/.

Có một từ không theo quy tắc này, đó là từ soccer /'sɔkə/ (bóng đá Mỹ). Với từ này, mặc dù phụ âm [c] đứng trước [e] nhưng vẫn đọc là /k/ (không đọc là /s/ như quy tắc chung ở trên).

Nếu bạn đã từng thắc mắc tại sao âm /e/ đứng cuối lại không tính là âm tiết của từ? Đã không tính thì đưa vào để làm gì cho mất công? Bây giờ bạn đã có câu trả lời sau khi học xong quy tắc này.

Bởi vì âm [e] đứng cuối chủ yếu để nhận dạng phụ âm đứng trước nó. Như ở trên bạn vừa học quy tắc âm [c] + [e] -> /s/

Ví dụ: sentence 'sentəns/ , absence /'æbsəns/, manage /'mænidʤ/

Phụ âm [C] -> phụ âm luôn thay đổi : / ʃ/, /s/, /k/

Page 36: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Đừng bao giờ viết và đọc phụ âm [c] thành /c/ như tiếng Việt.

Nó sẽ biến đổi thành các âm khác nhau.

Có 53859 từ tiếng Anh có phụ âm [c]. Bằng quy tắc này chúng ta đã trả lời được câu hỏi: Phụ âm [c] biến đôi thành những âm gì của gần 54.000 từ tiếng Anh.

BÀI SỐ 3

NHẬN DẠNG ÂM NHẤN TRỌNG ÂMNỘI DUNG CHÍNH

I. Nguyên âm không được nhấn trọng âmII. Nguyên tắc không gấp đôi phụ âmIII. Quy tắc nhận dạng phụ âm D 

I. Nguyên âm không được nhấn trọng âmKhi gặp một từ tiếng Anh, chúng ta cần xác định trọng âm đầu tiên. Sau đó theo 4 câu hỏi để từng bước ghép quy tắc đánh vần vào cho từng thành phần.

Câu hỏi 1: Trọng âm của từ ở đâu?

Câu hỏi 2: Nguyên âm nhấn trọng âm đọc thành âm gì?

Câu hỏi 3: Phụ âm giữ nguyên hay thay đổi?

Câu hỏi 4: Nguyên âm không nhấn trọng âm đọc thành âm gì?

Sau khi xác định được trọng âm, đến thành phần Nguyên âm, cần đặt ra câu hỏi: Nguyên âm này thuộc âm được nhấn trọng âm hay âm không được trọng âm?

Nếu là âm không được nhấn trọng âm, đặt ra câu hỏi tiếp theo: Nguyên âm không nhấn trọng âm đọc thành âm gì?

Nội dung của phần này sẽ là câu trả lời cho câu hỏi trên.

QUY TẮC SỐ 1

Cách nhận dạng:

5 nguyên âm [a, e, i, o và u] nằm trong âm tiết KHÔNG được nhấn trọng âm sẽ viết thành âm / ə /.

Đọc âm /ə/ tương tự như cách đọc âm [ờ] của tiếng Việt. Không nên đọc như âm [ơ] giống cách chúng ta đang đọc.

Âm /ə/ là nguyên âm đầu tiên được giới thiệu vì đây là âm xuất hiện nhiều nhất trong tiếng Anh và có cách phát âm dễ nhất.

Page 37: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Đa số những từ hai âm tiết trở lên đều có chứa âm / ə / này. Việc hiểu cách dùng và phát âm đúng âm này là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc nhận dạng, viết phiên âm, phát âm và nghe nói tiếng Anh.

Nếu bạn hiểu và sử dụng thành thạo nguyên âm /ə/ này, bạn đã đi được gần 50% hành trình học đánh vần tiếng Anh. Một nửa còn lại bạn chỉ cần xác định âm được nhấn trọng âm nữa là xong.

Thậm chí khi bạn nắm chắc cách sử dụng của âm này, dù cho bạn chưa học đến các quy tắc nhấn trọng âm, nhưng khi bạn nghe người khác nói một từ nào đấy, bạn hoàn toàn có thể biết âm đó nhấn trọng âm ở đâu.

Bạn nên dùng một phần mềm từ điển để kiểm tra cách đọc của mình đang đúng hay sai. Một số từ điển như Cambridge English Pronouncing Dictionary hoặc từ điển chuẩn của Oxford, Cambridge.

Ví dụ minh họa

Nguyên âm

a: Canada, accept /ək'sept/, administrate

e: elephant, develop, eleven

i: possible, family, digital

o: pilot, robot, carrot

u: bonus, syllabus, regulate

Như bạn đã thấy ở trên, gần như tất cả các từ tiếng Anh đều có âm /ə/ ở trong đó.

Và chắc chắn đến đây có nhiều từ bạn nhìn thấy cách viết rất lạ, khác với cách các bạn đang nói những từ đó. Thậm chí bạn sẽ thấy có những từ khác với từ điển.

Bạn đừng lo lắng. Vì cách sử dụng âm /ə/ này sẽ giúp bạn rất nhiều thứ, cụ thể:

Thứ nhất:

Giúp bạn nhận dạng âm tốt hơn rất nhiều so với cách học thông thường.

Ví dụ với từ elephant, khi bạn biết trọng âm ở âm đầu tiên rồi, thay vì bạn phải băn khoăn xem âm /le/ đọc thành âm gì, âm /phant/ đọc thành âm gì thì với quy tắc trên, nguyên âm không được nhấn trọng âm sẽ đọc thành /ə/, lúc đó bạn sẽ thấy đơn giản hơn rất nhiều.

Thứ hai:

Page 38: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Âm /ə/ giúp bạn nhấn trọng âm tốt hơn. Như đã nói ở phần trước, điểm yếu lớn nhất của người học tiếng anh là nhấn trọng âm. Người học thường nói tiếng Anh đều với giọng bằng nhau, không có độ cao thấp. Với âm /ə/ này sẽ giúp chúng ta phần nào cải thiện độ cao của trọng âm khi nói.

Nhìn lại từ elephant ở trên, thông thường bạn sẽ đọc theo thói quen là /’e li fənt/. Thậm chí bạn còn đọc âm /li/ cao hơn các âm còn lại, trong khi đó bạn phải đọc âm /’e/ là cao nhất trong ba âm của từ đó.

Do đó nếu bạn hiểu rõ cách sử dụng, bạn sẽ đọc /li/ thành /lə/ hoặc /lì/ (đọc âm /li/ có thêm dấu huyền của tiếng Việt), lúc đó nó sẽ giúp bạn làm nổi bật âm /e/, người nghe sẽ thấy bạn nhấn trọng âm chính xác hon.

Thứ ba:

Âm /ə/ giúp viết phiên âm dễ hơn. Khi bạn bắt đầu làm quen với tiếng Anh, giáo viên thường chỉ yêu cầu bạn viết từ vựng rất nhiều lần, lặp đi lặp lại. Nhiều bạn còn viết một từ đến hàng trăm lần kín vài trang giấy rồi treo ở trên tường, trên bàn học… nhưng rất ít bạn viết phiên âm các từ đó hoặc đọc đi đọc lại các từ đó.

Chúng ta không viết phiên âm vì không ai dạy cách viết, dạy quy tắc nhận dạng. Giáo viên thường nói với bạn hãy về xem từ điển. Mà từ điển có hàng vạn từ khác nhau, chẳng lẽ từ nào bạn cũng đi xem từ điển, rõ ràng đó không phải là ý tưởng hay.

Tuy nhiên khi học theo cách học “Đánh vần” này, chắc chắn bạn phải viết phiên âm. Đừng ngại và đừng sợ, vì bạn chỉ cần phải viết trong thời gian đầu thôi, rất ngắn thôi, khi viết mọi quy tắc bạn có trong sách này sẽ ngấm dần và sau này mỗi lần nhìn một từ bạn đều hình dung được hình ảnh phiên âm của từ đó.

Đặc biệt với âm /ə/ đang học ở đây, nó sẽ giúp bạn rất nhiều và cực kỳ hiệu quả khi bạn nhận dạng và viết phiên âm.

Ví dụ, với từ curriculum, khi bạn đã học được quy tắc “từ có chứa âm /ulu/ sẽ nhấn trọng âm ngay trước nó”, bạn sẽ biết trọng âm rơi vào âm /i/. Theo cách học cũ, bạn bị lúng túng khi muốn đọc 3 âm /u/ còn lại. Lúc thì đọc là u, lúc thì đọc là /ju/, và có âm lại đọc là /ə/. Nó sẽ làm bạn nản và nhanh chóng đầu hàng.

Nhưng với quy tắc các nguyên âm không được nhấn trọng âm sẽ đọc thành /ə/, bạn thử lắp vào xem thế nào, cực kỳ đơn giản và dễ dàng, không cần nhìn từ điển bạn cũng sẽ tự viết được phiên âm hoàn chỉnh.

Page 39: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Các từ khác bạn cũng làm tương tự như vậy, bây giờ thì việc viết phiên âm của từ tiếng Anh thậm chí còn đơn giản nhanh chóng hơn việc bạn viết mặt chữ. Chắc chắn là như vậy.

Thứ tư:

Tác dụng cuối cùng của âm /ə/ là giúp bạn nói mượt hơn, dễ hơn và nhanh hơn.

Vẫn là từ elephant ở trên, nếu bạn đọc theo phiên âm /’e li fənt/, khi cơ miệng bạn nói âm /li/ có vị trí môi kéo dài sang hai bên, để chuyển sang âm /fənt/ bạn sẽ phải thay đổi cơ miệng từ kéo từ kéo dài sang hên bên của âm /i/ thành miệng hơi hơi tròn của âm /ə/. Khi đó việc nói tiếng Anh của bạn chậm hơn và không mượt, không có độ lướt.

Nhưng nếu bạn nói theo phiên âm /’ə lə fənt/ thì khác, hai âm /ə/ liền nhau nên khi nói cơ miệng của bạn vẫn giữ nguyên vị trí của âm /ə/, lúc đó bạn nói dễ hơn, nhẹ nhàng và mượt hơn.

QUY TẮC SỐ 2:

Nếu 5 nguyên âm [a, e, i, o, u] đi với R (như ar, er, ir, or, ur) hoặc hai nguyên âm đi liền với nhau như ou… nằm trong âm tiết không được nhấn trọng âm sẽ viết thành /ə/.

Sự nhầm lẫn nhiều nhất khi các bạn viết phiên âm đó là viết các âm được nhấn trọng âm nhưng vẫn có /r/ trong đó, ví dụ: work-er /’wərkər/, thay vì chính xác bạn nên viết là /’wərkə/ mặc dù có thể bạn nhìn thấy trong từ điển có viết âm /r/ đứng cuối, nhưng do âm thứ hai trong từ worker đó không được nhấn trọng âm, phải đọc với giọng đi xuống, nên khi bạn viết duy nhất am /kə/ giúp bạn nói chính xác hơn.

Có nhiều trường hợp viết phiên âm sai nhưng khi nói vẫn đúng. Nhưng như thế nhiều khả năng chỉ nói đúng được từ đó, còn nhiều từ khác bạn sẽ nhận dạng sai.

Do đó các bạn cần áp dụng đúng quy tắc của từng từ, luôn ghi nhớ là âm không được nhấn trọng âm được viết thành /ə/.

Ví dụ:

ar: particular, regular

er: worker, singer, certificate

or: doctor, bachelor

ur: nature, picture

ou: nervous

Page 40: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

QUY TẮC SỐ 3: TỪ CÓ CHỨA ÂM /LE/ ĐỨNG CUỐI

Như đã nói ở phần nguyên âm và số âm tiết của từ, với những từ có cấu tạo “phụ âm + le” thì luôn coi /le/ là một âm tiết của từ đó.

Và nếu /le/ này nằm trong âm tiết không được nhấn trọng âm thì /le/ luôn viết phiên âm là /al/.

Để phát âm chuẩn âm /l/, đặc biệt khi âm /l/ đứng cuối từ, bạn chỉ cần uốn lưỡi lên khi cần nói âm /l/ hoặc khi nói cho thêm âm /ə/ vào giữa nguyên âm và phụ âm [l]

Ví dụ:

smile /smail/ đọc thành /smaiəl/

school /sku:l/ đọc thành /sku:əl/

rule /ru:l/ đọc thành /ru:əl/

Phụ âm đứng cuối đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp, nên bạn cần sự chuẩn xác khi nói.

Với quy tắc vừa học ở trên, bạn sẽ thấy /le/ đọc là /əl/, còn /er/ không nhấn trọng âm đọc là /ə/. Hai từ giống nhau nhưng phát âm khác nhau ở vị trí lưỡi của phụ cuối cùng.

QUY TẮC SỐ 4: CÁC TỪ DẠNG PHỦ ĐỊNH

Trong tiếng Anh có khá nhiều từ ở dạng phủ định như haven’t, isn’t, doesn’t, didn’t, wasn’t, hasn’t…

Có thể bạn đã từng đọc các từ này chính xác, nhưng bây giờ bạn còn biết các âm đó được viết như thế nào. Tất cả những âm thứ hai của từ phủ định đều đọc là /ə/.

Ví dụ: didn’t/'di dənt/; haven’t/’hævənt/; isn’t/'izənt/.

Tổng hợp lại cách nhận dạng của âm /ə/ có 4 nội dung chính:

- 5 nguyên âm không được nhấn trọng âm đọc thành /ə/.- 5 nguyên âm đi với R nằm trong âm không nhấn trọng âm đọc thành /ə/.- Đuôi /le/ đọc thành /əl/.- Âm không được nhấn trọng âm trong các từ phủ định đọc thành /ə/.

LƯU Ý QUAN TRỌNG

Với tiếng Anh, có hàng ngàn kiểu giọng khác nhau trên toàn thế giới, bạn không nên kỳ vọng nói giọng nào nhưng nhất thiết khi nói luôn phải đảm bảo có ngữ điệu (intonation).

Page 41: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Quy tắc nhận dạng âm /ə/ ở trên chỉ là một cách giúp chúng ta tập trung tâm trí, hơi, giọng vào phần quan trọng nhất của một từ tiếng Anh là trọng âm. Bạn hoàn toàn có thể viết âm không nhấn trọng âm thành một âm khác (như nhiều loại từ điển khác nhau đang viết), chỉ đơn giản là cho thêm dấu huyền của tiếng Việt vào các âm đó.

II. Quy tắc không gấp đôi phụ âmCó thể kể từ khi biết đến tiếng Anh bạn chưa bao giờ nghe tới điều này, và cũng không có bất kỳ sách, giảng viên nào đề cập đến vấn đề tưởng như rất nhỏ này. Tuy nhiên đây lại là lỗi mà gần như người học tiếng Anh nào cũng đều mắc phải.

Có hai trường họp cần lưu ý trong quy tắc này:

- Từ có chứa một phụ âm ở giữa.- Từ có 2 phụ âm khi viết phiên âm ra thấy giống nhau.

Quy tắc 1: Từ có một phụ âm ở giữa

Nếu từ tiếng Anh có một phụ âm ở giữa, khi viết phiên âm và đọc lưu ý:

- Chỉ viết và đọc một phụ âm.- Phụ âm đó thuộc về âm tiết phía sau.

Quy tắc 2: Khi viết phiên âm có hai phụ âm giống nhau, lưu ý:

- Chỉ viết và đọc một phụ âm. - Phụ âm đó thuộc về âm tiết phía sau

Ví dụ: connect, collection, accurate, back

Với hai quy tắc trên, bạn cần ghi nhớ: “phụ âm sẽ nằm ở âm tiết đứng sau”.

Ví dụ từ nằm trong trường hợp có 1 phụ âm ở giữa: opinion, musician.

Những lỗi này đều do thói quen học tiếng anh ngay từ khi các bạn bắt đầu học tiếng Anh, bắt nguồn từ giáo viên, bạn bè xung quanh…

Tương tự là các từ phổ biến như teacher, marketing… và rất nhiều từ khác nữa.

Bạn chỉ cần ghi nhớ: phụ âm ở giữa chỉ có 1 phụ âm và phụ âm đó là của âm đứng sau.

Hoặc trường hợp có 2 phụ âm giống nhau ở giữa:

Connect: co-nect/ kə-‘nekt

Happy: ha-py/'hæ-pi/

Page 42: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Với từ connect, có rất ít người học tiếng Anh đọc chính xác từ này cả về trọng âm, âm được nhận trọng âm và đặc biệt là khi nói, luôn đọc hai âm /n/. Nếu bạn nhìn bảng ở trên thì sẽ thấy khi đọc chỉ có một âm /n/ và âm /n/ là của âm thứ 2 /kə-‘nekt/.

Và từ happy cũng tương tự như vậy /'hæ-pi/

Trường hợp khác, bạn sẽ thấy hai phụ âm giống nhau đứng cuối từ. Ví dụ với từ back/bæk/.

Với từ này do âm /c/ không đứng trước âm /e, i hoặc y/ nên /c/ sẽ đọc thành /k/ (bækk).

Do hai âm /k/ giống nhau nên khi đọc chỉ giữ lại một âm /k/, viết thành /bæk/.

Đôi khi có hai phụ không giống nhau về mặt chữ viết nhưng có vị trí phát âm không khác biệt nhiều thì bạn cũng sẽ chỉ giữ lại một phụ âm và phụ âm đó cũng sẽ nằm ở âm tiết đứng sau.

Như là commission /kə'misʃn/ - /kə'miʃn/ . Tuy âm /s/ và /ʃ/ là hai phụ âm khác nhau nhưng khi đọc ra có âm thanh gần giống nhau nên một phụ âm.

Hoặc từ bridge /bridʤ/. Tuy nhiên âm /d/ và /ʤ/ khi phát âm có vị trí lưỡi giống nhau nên có thể bỏ âm /d/ đi, từ này sẽ là /briʤ/.

Rõ ràng quy tắc này sẽ giúp bạn nói tiếng Anh chuẩn hơn, tốc độ nhanh hơn.

Tôi hay nhận được câu hỏi “Khi viết mặt chữ có hai phụ âm nhưng khi đọc chỉ đọc một phụ âm, vậy chữ đó có hai phụ âm để nhằm mục đích gì? Sao không một phụ âm cho gọn”. Bạn có đang thắc mắc như vậy không?

Bạn thử nhìn hai từ này: LATER (1) {sau đó} và LATTER (2) {thứ hai, sai cùng}.

Từ LATER, đọc là /'leitə/.

Với từ LATTER, nếu không để hai phụ âm /tt/ thì sẽ đọc giống từ số (1), sẽ gây ra sự hiểu lầm khi nói và nghe. Từ này đọc là /'lætə/ 

III. Quy tắc nhận dạng phụ âm dChúng ta luôn bắt đầu cách học từ tổng thể rồi mới tới chi tiết.

Khi thấy âm /d/, đầu tiên xác định thành phần là phụ âm, thuộc câu hỏi: Phụ âm giữ nguyên hay biến đổi thành âm khác?

Tra cứu sơ đồ, chúng ta nhìn thấy phụ âm [d] nằm trong trường hợp phụ âm có thể thay đổi

Page 43: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Phụ âm [D]:

- /ʤ/: thay đổi- /d/: giữ nguyên

Với sơ đồ như thế này, chúng ta chỉ cần học một trường hợp rồi suy ra trường hợp còn lại

Trường hợp 1: Nếu phụ âm [d] đứng trước [u] và trong âm tiết không được nhấn trọng âm, thì phụ âm [d] đọc thành /ʤ/.

Ví dụ: graduate, educate

Trường hợp 2: Theo phương pháp loại trừ, nếu [d] không đứng trước [u] thì [d] vẫn giữ nguyên là /d/.

Ví dụ bạn có từ academic, phụ âm [d] của từ này đứng trước [e] (không đứng trước [u]ư) do đó vẫn đọc là /d/.

Thứ tự trước sau của các quy tắc đánh vần đã được nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng. Do đó khi nêu ra quy tắc, chúng ta không nên đảo ngược trình tự.

Ví dụ với phụ âm [d] này, trước tiên cần xem [d] có biến đổi thành /ʤ/ hay không, nếu không sẽ giữ nguyên là /d/.

Có khoảng 48000 từ tiếng Anh có phụ âm [d]. Bằng quy tắc nhận dạng phụ âm [d], bạn sẽ thoải mái, tự tin đọc hết các từ còn lại.

LUYỆN TẬP

Với tiếng Anh, viết mặt chữ và đọc là 2 cách khác hẳn nhau. Khi đọc và nói, chúng ta sẽ theo phiên âm. Do đó ở cuốn sách này, trước khi đọc cần hình dung được phiên âm của từ là gì.

Các từ dưới đây được cho sẵn vị trí nhấn trọng âm. Bạn dựa vào trọng âm để viết phiên âm các âm còn lại

Chỉ cần viết các âm không được nhấn trọng âm (trong phần …), đừng quan tâm âm được nhấn trọng âm viết thành âm gì.

Mục đích là để bạn sử dụng thành thạo âm /ə/ và làm quen với việc nhận dạng các phụ âm.

1. Wanna, approach, standard, attack2. Surface, announce, salad, subtract3. Preface, compare, grammar, career

Page 44: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

4. Canada, today, balance, annoy5. Nervous, collect, carrot, eleven6. Bachelor, develop, scandal, effort

BÀI SỐ 4: QUY TẮC NHẬN DẠNG TRỌNG ÂMNỘI DUNG CHÍNH

I. QUY TẮC NHẬN DẠNG PHỤ ÂM /T/II. QUY TẮC NHẬN DẠNG TRỌNG ÂM THEO DẤU HIỆU ATEIII. NHẬN DẠNG ÂM /æ/

I. Quy tắc nhận dạng phụ âm /t/Phụ âm /T/:

- /ʃ/ (1)- /tʃ/ (2)- /t/ (3)

Trường hợp 1: nếu phụ âm /t/ đứng trước [ia, ie, io], phụ âm /t/ viết phiên âm thành /ʃ/

Trường hợp 2: nếu phụ âm /t/ đứng trước [u], và nằm trong âm tiết không được nhấn trọng âm, phụ âm [t] viết phiên âm thành /tʃ/;

Trường họp 3: Không nằm trong trường hợp (1) và (2) thì phụ âm [t] giữ nguyên.

Có khoảng 67.000 từ tiếng Anh có chứa phụ âm [t]

Potential

Congratulate

Nature

Estimate

Activity

Timeconnect

Selection

Late

Better

Relation

Page 45: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Protection

II. Quy tắc nhận dạng trọng âm theo dấu hiệu ATEKhi nhận dạng trọng âm, chúng ta thường dựa vào các dấu hiệu ở cuối từ.

1. Quy tắc xác định trọng âmNhững từ có chứa [ate], trọng âm sẽ rơi vào nguyên âm cách [ate] một âm tiết. Ghi trọng âm được thể hiện bằng dấu (').

Có hơn 1200 từ tiếng Anh có chứa [ate]. Quy tắc này đã được thử nghiệm cho tất từ nằm trong quy tắc này. Chỉ có khoảng 3-5 ngoại lệ.

Speculate: Trọng âm vào nguyên âm [e]

Deliberate: Trọng âm vào nguyên âm [¡]

Accurate: Trọng âm vào nguyên âm [a]

Chocolate: Trọng âm vào nguyên âm [o]

2. Quy tắc đọc âm [ate]Thông thường với bất kỳ từ tiếng Anh nào có hình thức là /ate/ người học đều đọc /ết/.

Ví dụ như: chocolate, estimate, educate, late, lake...

Trong tiếng Anh, không có âm nào là âm /ê/ như tiếng Việt, do đó quy tắc dưới sẽ giúp chúng ta sửa lỗi.

ATE:

- /ət/ (1)- /eit/ (2)- Nếu từ đó có loại từ là Động từ (verb): Âm “ate” sẽ được đọc là /eit/;- Nếu từ đó có loại từ là Danh từ (noun) hoặc Tính từ (adjective): Âm /ate/ sẽ

được đọc là /ət/ (có một cách viết khác là /it/).

Bạn đọc âm /ət/ hay /it/ đều chấp nhận được, tuy nhiên với âm /ət/ bạn sẽ nói dễ hơn, mượt hơn.

Để biết từ vựng đó thuộc loại từ là Danh từ, Tính từ hay Động từ, chúng ta cần có cả ngữ cảnh cụ thể của từng câu tiếng Anh.

Ví dụ: với từ estimate, có hai nghĩa cả Danh từ và Động từ. Bạn sẽ không biết nó mang nghĩa là Danh từ hay Động từ nếu nó chỉ đứng riêng lẻ. Tuy nhiên nếu bạn gặp hai câu như sau:

Page 46: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Câu A. It’s difficult to estimate the possible results in advance.

Câu B. Can you give me an estimate of the amount of wood you will need?

Bạn nhìn vào câu A, sau to sẽ là Động từ, từ đó bạn biết nó phải đọc là /'estəmeit/. Bạn nhìn vào câu B, sau mạo từ “an” sẽ là Danh từ, từ đó bạn biết nó phải đọc là /'estəmət/. 

III. Nhận dạng âm /æ/Khi gặp nguyên âm [a], cần đặt câu hỏi xem nguyên âm [a] đó được nhấn trọng âm hay không?

- Nếu không nhấn trọng âm, nó thuộc câu hỏi: nguyên âm không nhấn trọng âm đọc thành âm gì? Xem lại nội dung ở bài học trước.

- Nếu nhấn trọng âm, nó thuộc câu hỏi: nguyên âm [a] nhấn trọng âm đọc thành âm gì? Nội dung là một phần của câu trả lời.

Nguyên âm [a]:

- /ei/ (1)- /æ/ (2)- /ɔ:/ (3)

Ở bài học đầu tiên về nhận dạng âm [a] này, chúng ta học một số quy tắc đơn giản để biết [a] thành /æ/.

1. Cách phát âm

Đầu tiên đọc âm [a] rồi nối với âm [e] sẽ tạo thành âm /æ/

Ví dụ: “bad”, bạn sẽ đọc là /baaaeeed/ hoặc “fan” /faaaeeen/

2. Cách nhận dạng

Âm /a/ sẽ đọc thành /æ/ trong hai trường hợp sau:

1. Từ có một âm tiết chứa âm A (trừ trường hợp A+R. A+L hoặc W+A). Ví dụ: bank, thanks, map, back.

2. Từ có nhiều âm tiết chứa âm A và nguyên âm A được nhấn trọng âm. Ví dụ calculate, Canada, accurate, handsome, language

1. Nguyên âm /æ/ này không xuất hiện ở cuối từ. Do đó, dù “spa” là từ có một âm tiết chứa /a/ nhưng âm a không đọc thành /æ/.

2. từ phổ biến không theo quy tắc ở trên: “laugh” /læf/

Page 47: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

3. Có hai từ có âm /a/ được nhấn trọng âm nhưng không đọc là /æ/, mà đọc thành /e/. Bao gồm những từ bắt đầu bằng any/’eni/ như anyway, anything, anyone, anybody, anywhere, anytime, anymore… và từ many/’meni/.

4. Một số từ bạn sẽ thấy có hai cách viết phiên âm tùy theo phiên âm Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ: “class”/kla:s/ hoặc /klæs/.

LUYỆN TẬP

Với hai nội dung chính của bài học này kết hợp với một số quy tắc nhận dạng chung của bài học trước, tôi chắc chắn là bạn sẽ tự viết phiên âm, đánh vần và đọc được các từ trong danh sách dưới đây.

Bạn nên cố gắng đảm bảo thực hiện theo từng bước ở bài học đầu tiên, đặc biệt là phần nhận dạng phụ âm.

Khi đã viết phiên âm xong, bạn hãy đọc nó lên rồi so sánh cách bạn đọc với giọng đọc trong phần mềm phát âm, tự chỉnh sửa đến khi giống với giọng trong phần mềm phát âm đó thì bạn chuyển sang từ tiếp theo.

Luôn ghi nhớ “Nếu từ đứng trước chưa đúng thì không nên chuyển sang từ tiếp theo”.

Trước khi viết ra phiên âm hoặc nói không nên sử dụng từ điển, từ điển chỉ là công cụ để bạn check lại xem bạn đã viết đúng hay chưa.

Vì với những từ dưới đây, bạn đã có đủ hết các quy tắc rồi, việc còn là bạn ghép chúng lại với nhau thôi. Nó không quá phức tạp. Việc này giống như bạn chơi trò chơi ghép hình, quan trọng là bạn phải tìm đúng miếng cần ghép đang nằm rải rác

Trong các bài bạn đã học.

Viết phiên âm các từ dưới đây:

Những từ có ký hiệu là (a)-Tính từ; (n)-Danh từ. Những từ còn lại là Động từ (v).

Ví dụ: accurate /'ækərət/ (a)

1. Accurate (a), graduate, activate, elaborate2. Fascinate, collaborate, calculate, validate3. Candidate (n), advocate, evaluate, aggravate4. Animate (a), applicate, congratulate, allocate5. Inaccurate (a), abdicate, aggregate, acerbate6. Aspirate (n), navigate, assassinate, actuate

Page 48: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

BÀI SỐ 5

QUY TẮC NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM ĐƯỢC NHẤN TRỌNG ÂMNỘI DUNG CHÍNH

I. Trọng âm chính và trọng âm phụII. Nhận dạng nguyên âm /i/III. Nhận dạng nguyên âm /e/IV. Nguyên âm /ər/

I. Trọng âm chính và trọng âm phụ Trong phần này tôi chỉ giới thiệu kiến thức chung về trọng âm, nên một số ví dụ về phiên âm và trọng âm là để minh họa về dấu trọng âm, còn cách viết phiên âm hoặc quy tắc nhấn trọng âm bạn tạm thời chưa cần quan tâm, chúng ta sẽ học quy tắc đó ở các bài học sau.

Trong tiếng Anh có hai loại trọng âm: Trọng âm chính và trọng âm phụ.

- Điểm chung: Cả hai loại đều nói về âm được nhấn trọng âm.- Điểm riêng: Ngữ điệu (độ cao thấp của giọng) của mỗi loại trọng âm là khác

nhau.

Do đó ở trong cuốn sách này, nếu bạn đọc được câu “âm được nhấn trọng âm (không nói đến chính hay phụ) thì bạn nên hiểu nó có thể là trọng âm chính hoặc có thể là trọng âm phụ, hoặc là cả hai.

1. TRỌNG ÂM CHÍNH CỦA TỪ (PRIMARY STRESS)Trọng âm là điểm quan trọng nhất khi đọc và nói tiếng Anh. Dấu trọng âm chính được ký hiệu bởi dấu (’). Khi viết phiên âm hoặc nhìn vào phiên âm của một dấu trọng âm (‘) giúp việc đọc tiếng Anh chính xác, đúng ngữ điệu của từ.

Do đó, việc đầu tiên và quan trọng nhất để nói được tiếng Anh là phải biết vị trí nhấn trọng âm của từ đó.

Khi đã xác định được trọng âm rơi vào nguyên âm nào thì sẽ đặt dấu (‘) vào âm đó. nếu âm đó có phụ âm đứng trước thì đặt dấu trọng âm (‘) trước phụ âm, còn không thì đặt dấu trọng âm ngay trước nguyên âm.

Ví dụ: từ hesitate, dấu trọng âm sẽ đặt trước âm “h”, viết phiên âm là /’hez əteit/.

Còn với từ estimate, không có phụ âm trước âm “e” nên sẽ đặt dấu trọng âm ngay trước nó, viết phiên âm là /'estimeit/.

Page 49: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nếu không thực sự biết rõ trọng âm của từ, thì việc nói tiếng Anh chỉ là phán đoán, mang tính hên xui và thường không chính xác.

2. QUY TẮC TRỌNG ÂM PHỤ CỦA TỪ (SECONDARY STRESS)Khi đã xác định được trọng âm chính của từ, bạn dễ dàng xác định được trọng âm phụ.

Có 3 điểm cần ghi nhớ về trọng âm phụ:

- Trọng âm phụ thường đứng trước trọng âm chính và cách trọng âm chính một âm tiết.

- Trọng âm phụ sẽ được thể hiện bằng dấu (,) (khác với dấu (') của trọng âm chính).

- Một từ chỉ có một trọng âm chính nhưng có thể có nhiều trọng âm phụ. Nếu từ có hai trọng âm phụ thì trọng âm phụ thứ hai sẽ đứng trước trọng âm phụ thứ nhất và cách trọng âm phụ thứ nhất 1 âm tiết. Ví dụ từ reconciliation /,re-kən-,si-lə-’ei-ʃən/ (không nhấn trọng âm 2,4,6).

- Trọng âm chính sẽ được đọc với giọng cao nhất (ký hiệu bằng dấu sắc (’) ở bên trên, trọng âm phụ đọc với giọng cao thứ hai, ký hiệu bởi dấu phẩy (,) dưới, các âm còn lại không được nhấn trọng âm sẽ đọc với giọng thấp, nhẹ lướt nhanh. Bạn nhìn lên bảng trên để thấy được độ cao thấp của các trọng âm. Ví dụ từ represent hoặc từ evaluationRepresent: /,re-prə-’zent/ (không nhấn trọng âm 2)Từ represent, trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ 3. Theo quy tắc trọng âm phụ ở trên thì trọng âm phụ sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất và viết phiên âm là /,re-prə-’zent/.Hoặc là từ evaluation, trọng âm chính là âm đứng trước “tion”, từ đó sẽ biết được trọng âm phụ là âm “va”, phiên âm của từ này là /ə,væl ə’eiʃn/

Đến lúc này mặc dù chưa học đến các quy tắc nhận dạng nhưng khi nhìn vào từ điển bạn sẽ tự đọc được tất cả các từ trong đó. Chỉ cần nhìn vào phiên âm và đọc theo đúng độ cao của giọng, bạn sẽ tạo ra được âm chính xác khi nói.

Ví dụ: bạn nhìn thấy hai từ dislike và disconnect. Hai từ gốc là like và connect đều được thêm tiền tố /dis/ vào trước nó.

Theo cách đọc theo mặt chữ hiện nay, đa số mọi người đều đọc âm /dis/ đi lên kiểu như hình vẽ dưới đây:

Page 50: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nếu đọc như thế, có nghĩa cả hai âm dis và like bạn đều đang đọc với giọng đi lên, không tạo được ngữ điệu chính xác của từ và người nghe sẽ không hiểu vì bạn nói trọng âm không chính xác.

Với quy tắc trọng âm phụ ở trên, bạn cũng sẽ phân tích và hiểu được tại sai cả hai từ đều có âm /dis/, nhưng mỗi từ lại có cách đọc khác nhau. Chúng khác nhau vì hai từ có vị trí trọng âm khác nhau.

Từ dislike, trọng âm rơi vào từ /like/ nên /dis/ không nhấn trọng âm, phải đọc với giọng đi xuống.

Còn từ disconnect, bạn nhìn vào bảng dưới: âm /dis/ của từ này là trọng âm phụ, nên cũng sẽ đọc cao hon âm không được nhấn trọng âm.

II. Nhận dạng nguyên âm /i/Bạn xem lại sơ đồ tổng quát nhận dạng âm /i/ khi được nhấn trọng âm.

Âm /i/ khi được nhấn trọng âm có thể được phát âm thành hai âm, đó là /i/ hoặc /ai/

1. Cách phát âm:

- Đọc như cách đọc âm /i/ của tiếng Việt.- Lưu ý cần thêm dấu sắc khi đọc âm /i/.

2. Cách nhận dạng:

Âm /i/ sẽ đọc thành /i/ trong 2 trường hợp sau: 

- Từ có một âm tiết, chứa âm /i/. Ví dụ: will /wil/, sit /sit/, sick /sik/.- Từ có nhiều âm tiết, chứa âm /i/ và âm /i/ được nhấn trọng âm hoặc là trọng

âm phụ. Ví dụ: invalid /'invələd/, inconsiderate/,inkə'sidərət/.

Một số từ ngoại lệ không theo quy tắc chung ở trên vẫn đọc là /i/. Ví dụ: busy/’bizi/, business/'bizənəs/, women /'wimən/, pretty /'priti/.

III. Nhận dạng nguyên âm /e/1. Cách phát âm

- Đọc như cách đọc âm /e/ của tiếng Việt.- Lưu ý cần thêm dấu sắc khi đọc âm /e/.

2. Cách nhận dạng

Có ba trường hợp sau sẽ đọc thành /e/.

Page 51: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- Từ có một âm tiết, chứa âm /e/. Ví dụ: well, men, fell /fel/, next (bạn đừng đọc là nếskt, vì theo quy tắc đang học âm /e/ vẫn được giữ nguyên là /e/, chứ không phải /ê/ như cách bạn đang đọc).

- Từ có nhiều âm tiết, chứa âm /e/ và âm /e/ được nhấn trọng âm hoặc trọng im phụ. Ví dụ: member /'membə/, elephant /'eləfənt/, elevate /'eləveit/.

- Có một trường hợp khác biệt, bạn cần lưu ý. Đó là một số từ có âm /ea/ đọc thành /e/. Ví dụ: ready /'redi/, breakfast /'brekfəst/, heavy /'hevi/.

Từ any, many đứng đầu từ, âm /a/ sẽ đọc là /e/. VD: any /'eni, many/’meni.

Hai từ khác biệt cần ghi nhớ: said /sed/ và says /sez/.

Từ friend /frend/.

Leisure /'leʤə/

Danh sách từ có âm /ea/ nhưng đọc thành /e/.

Danh sách những từ này chúng ta phải ghi nhớ vì tôi đã cố gắng thử nghiệm cách khác nhau nhưng chưa có được quy tắc chung.

1. Ahead, health, thread, steady2. Already, Heaven, wealth, spread 3. Bread, heavy, weather, pleasant4. Breakfast, instead, sweat, pleasure5. Breast, jealous, leopard, deaf6. Breath, leather, weapon, zealot7. Ready, treasure, death, meant8. Stealth, dead, measure, zealous.

IV. Nguyên âm /ər/ (có cách viết khác là /ə:/ hoặc /3:/)Nhắc lại: Khi viết phiên âm bạn nên lựa chọn chỉ viết một kiểu (hoặc là /ər/ hoặc /ə:/ hoặc /3:/), không nên cùng một âm mà mỗi từ lại viết một kiểu khác nhau. Làm như vậy bạn dễ bị nhầm lẫn và cảm thấy lúng túng khi nhận dạng nhiều từ khác nhau.

Đây là một âm khó phát âm, cách đơn giản và cơ bản nhất là khi phát âm nhớ uốn đầu lưỡi lên.

1. Cách phát âm

Có hai điểm cần lưu ý khi phát âm âm này.

- Đầu lưỡi nên uốn lại. Không để đầu lưỡi chạm vào vòm miệng- Môi tròn và chu môi ra ngoài

Page 52: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Lưu ý: Phân biệt sự khác nhau giữa âm /ər/ và /l/.

- Với âm /l/ khi nói chỉ cần hơi uốn lưỡi lên.- Với âm /ər/, ngoài việc đầu lưỡi uốn cong thì môi phải tròn và phải chu môi ra

ngoài. 

2. Cách nhận dạng:

Nếu bạn đang băn khoăn làm sao biết trọng âm của các từ dưới đây là rơi vào âm tiết nào, bạn tạm thời kiên nhẫn thêm. Các quy tắc nhấn trọng âm sẽ có ở các bài học sau.

Bây giờ hãy tập trung vào việc nhận dạng các nguyên âm sẽ được đọc thành âm gì.

Lưu ý:

Tất cả những quy tắc nhận dạng các nguyên âm từ đây về sau đều là âm nằm âm tiết được nhấn trọng âm. Còn những âm không nhấn trọng âm đọc thà (hoặc bạn thêm dấu huyền vào khi đọc)

Xem lại bảng tổng quát nhận dạng của âm /ər/ ở trong sơ đồ.

Bạn nhìn vào sơ đồ trên sẽ thấy âm các nguyên âm /er/, /ir/, /or/ và /ur/ đọc thành /ər/. Chỉ riêng nguyên âm /ar/ sẽ không đọc thành /ər/.

Có 4 trường hợp để nhận dạng âm /ər/

- Từ có er, ir, ur + phụ âm hoặc er, ir, ur đứng cuối từ nằm trong âm tiết được nhấn trọng âm, thì er, ir, ur sẽ đọc thành /ər/. Ví dụ: urgency, person, firm, nervous, occur.

- Từ có W+ or + phụ âm, thì âm or sẽ đọc thành /ər/ (trừ từ “worn” và “sword” không theo quy tắc này). Ví dụ: word /wərd/, work /wərk/, world /wərld/

- Từ có chứa ear + phụ âm, âm ear sẽ đọc thành /ər/ (trừ từ “heart”). Ví dụ: research, search, learn.

- Chỉ có phụ âm J + our thì our đọc thành /ər/. Ví dụ: journalist, journey, journal.

Sơ đồ tổng hợp nhận dạng âm /ər/

Gần như tất cả các từ có chứa /or/ phải có w đứng trước thì /or/ mới đọc thành /ər/. Nếu không âm /or/ sẽ đọc thành / ɔ:/. Âm / ɔ:/ này sẽ học ở các bài học sau. Ví dụ: sort /sɔ:t/

1. Âm /ər/ chỉ xuất hiện ở những âm tiết được nhấn trọng âm hoặc là trọng âm phụ của từ. Còn âm /ə/ chỉ xuất hiện ở những âm tiết không được nhấn trọng âm, nên khi viết phiên âm cần lưu ý và nhận dạng chính xác. Ví dụ:

Page 53: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

worker /’wərkə/. Ở từ này chỉ có /or/ được nhấn trọng âm đọc thành /ər/, còn âm /er/ đứng sau là âm không nhấn trọng âm, phải đọc thành /ə/ (đừng ghi là /'wərkər/).

2. Từ ngoại lệ phổ biến là entrepreneur /,ɔntrəprə'nə:/

BÀI SỐ 6

QUY TẮC NHẬN DẠNG TRỌNG ÂMNỘI DUNG CHÍNH

I. Nguyên âm đôi /ei/II. Phụ âm /ʃ/III. Quy tắc nhận dạng trọng âm

I. Nguyên âm đôi /ei/Bài trước bạn đã có sơ đồ tổng quát cách nhận dạng nguyên âm /a/ như sau:

A:

- ei- æ-- ɔ:

Và bạn cũng đã có được cách nhận dạng nguyên âm /æ/.

Bài học này giúp bạn tiến thêm một bước nữa, với các quy tắc nhận dạng xem khi nào nguyên âm /a/ sẽ đọc thành /ei/.

Khi học viên đến học buổi đầu tiên, tôi yêu cầu họ đọc từ “gate”, gần như tất cả đều không đọc chính xác từ này.

Còn bạn, bạn có đọc được từ “gate” không?

Mọi người không đọc được không phải vì từ đó khó, mà do đọc theo thói quen mà không quan tâm là mình đang đọc đúng hay sai.

Bạn chỉ cần so sánh cách đọc của từ “gate” với từ “race”, wave”? Bạn thấy thế nào? Với từ “gate” bạn thường đọc là “gết”, trong khi với từ wave bạn đọc là /weiv/, race /reis/. Chắc chắn là có một từ bị sai vì ba từ đó có cấu tạo từ giống nhau nhưng khi đọc bạn lại đọc ra hai âm khác nhau.

Bởi vậy, việc học những quy tắc nhận dạng đánh vần sẽ giúp bạn nhận ra cách bạn đang nói là đúng hay sai và sẽ giúp bạn tự sửa những lỗi sai đó.

Page 54: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Bạn đừng sợ nếu thấy có nhiều quy tắc và cũng đừng lo lắng không biết mình có thuộc hết được các quy tắc đó không. Tôi không muốn bạn thuộc lòng chúng. Không thể học thuộc lòng, vì học như thế không hiệu quả.

Khi đọc bất cứ một từ tiếng Anh nào, bạn hãy dừng lại suy nghĩ xem tại sao nó lại như vậy, có theo quy tắc nào mình đã học không, nguyên âm đó có nằm trong phần tổng quát nhận dạng đánh vần không, hay là mình đang đưa một âm của tiếng Việt vào nói tiếng Anh.

Sau mỗi lần như vậy, các quy tắc sẽ dần dần là của bạn, bạn tự hiểu, tự áp dụng và mãi là của bạn.

1. Cách phát âm

Khi bạn phát âm bạn cần chú ý một số điểm sau:

- Mở miệng rộng theo chiều ngang- Hàm hơi thấp xuống, đặt lưỡi ở giữa miệng

Một số người thường nhầm lẫn khi phát âm /ei/ này giống /e/ (hoặc là ê). Nếu phát âm /e/ thay vì /ei/ thì khi đọc ‘late’ nghe sẽ giống ‘let’ (hoặc lết), tương tự là ‘paper’ nghe sẽ giống ‘pepper’

2. Cách nhận dạng

- AY: Tận cùng bằng ‘ay’ luôn đọc /ei/.Ví dụ: play /plei/, pay /pey/, Friday /fraidei/, today /tə’dei/.

- A: Từ có 1 âm tiết chứa a + 1 phụ âm + e hoặc từ nhiều âm tiết có a + 1 phụ âm + e đứng cuối từ.Ví dụ: gate /geit/, take /teik/, lake /leik/, late /'leit/.

- A: a + 1 phụ âm + io, ie, ia, iu (trừ phụ âm R).Ví dụ: Canadian /kə'neidiən/, preparation /,prepə'reiʃən/, patient /'peiʃənt/, stadium/'steidiəm/.

- AI: Âm /ai/ đứng trước phụ âm (trừ R).Ví dụ: rain /rein/, mail /meil/, afraid /ə'freid/.

- A-E: Thường có dạng ange, able, aste.Ví dụ: table /'teibəl/, danger /'deindʤə/, waste /weist/, change /'deindʤə/…

- EI: Thường đứng trước g hoặc n: eight, neighbor.

Có hai từ phổ biến, không theo quy tắc trên, nhưng vẫn đọc là /ei/. Gồm: great /greit/ và break /breik/.

Đa số người học đọc từ great thành /grít/ hoặc /gret/, /grết/.

Page 55: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Tương tự break cũng hay đọc là /brếk/, thực ra phải đọc là /breik/.

Quy tắc ở trên là âm /a/ đứng trước /io/ đọc là /ei/.

Tuy nhiên có một số từ ngoại lệ, bao gồm international, national, rational, companion, fashion, Italian.

Đến lúc này bạn đã có được hai quy tắc để nhận dạng âm /a/. Nếu âm /a/ được nhấn trọng âm sẽ đọc thành một trong hai âm là /ei/ hoặc / æ/.

Do đó, bạn nên thay đổi một chút về quy trình nhận dạng với âm /a/. Khi đã biết âm /a/ được nhấn trọng âm, thay vì bạn nghĩ ngay đến âm /æ/, bạn hãy nghĩ xem âm /a/ đó có đọc thành âm /ei/ không, nếu không đọc thành /ei/ thì sẽ đọc thành /æ/ (Vì xét trong phạm vi các bài học đến thời điểm này chúng ta mới học nhận dạng hai âm trên.)

Cách bạn áp dụng phương pháp loại trừ bao giờ cũng hiệu quả hơn cách học tl tuần tự.

Ví dụ bạn nhìn hình tròn bên dưới

Bạn nhìn vào hình trên sẽ thấy trong hình đó phần A lớn hơn phần B, nếu bạn hết phần A rồi mới đến B sẽ mất nhiều thời gian hơn cách bạn đi tìm đáp án của là gì, nếu không phải là B thì chắc chắn nó là A.

Với âm /a/ cũng vậy, trường hợp bạn gặp nhiều nhất là quy tắc:

A + 1 phụ âm (trừ phụ âm R) + IA, IE, IO, IU => thì A sẽ được đọc thành /ei/.

[bạn đọc kỹ nhé, ở trên ghi 1 phụ âm (nếu là 2 phụ âm thì không theo quy tắc này), và cũng ghi nhớ là không có phụ âm R].

Nếu bạn thấy 4 âm IA, IE, IO, IU khó nhớ, thì bạn có thể nhớ đến 5 nguyên âm của tiếng Anh, và bạn đưa âm [ I ] lên đầu. Từ đó ghi nhớ đứng sau nó là 4 nguyên còn lại.

Tôi nghĩ là không quá khó để bạn ghi nhớ điều này.

Từ quy tắc trên, nếu âm /a/ không đứng trước 4 âm kia thì các bạn đọc là /æ/.

Có rất nhiều bạn học viên hay bị nhầm lẫn giữa hai âm /ei/ và /æ/ này.

Ví dụ với từ relation và từ attraction.

Bạn sẽ thấy từ relation có quy tắc a + 1 phụ âm (ở đây là phụ âm L) + io => do đó /a/ sẽ được đọc là /ei/

Page 56: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Với từ attraction, bạn nhìn thấy a + 2 phụ âm (phụ âm ct) + io do đó âm /a/ không được đọc là /ei/ => Từ đó suy ra kết luận âm /a/ sẽ đọc là /æ/.

Hoặc khi bạn gặp từ academic, trọng âm chính ở âm /e/, và trọng âm phụ cách âm /e/ một âm tiết là âm /a/.

Lúc này bạn sẽ băn khoăn và có thể bị nhầm lẫn vì không biết âm /a/ đọc thành /ei/ hay /æ/?

Nhưng bạn chỉ cần nghĩ đến quy tắc âm /a/ không đứng trước /ia, ie, io và iu/, vậy âm /a/ sẽ đọc thành /æ/ => /,æk ə 'demik/.

II. Phụ âm /ʃ/Từ đầu cuốn sách đến bây giờ bạn thấy các nguyên âm, phụ âm được trình bày không theo một trình tự như bảng chữ cái ABC.

Nó cũng không theo cách các bạn phải học xong hết nguyên âm rồi mới chuyển  sang phụ âm. Nếu học như thế thì phải đợi đến gần hết cuốn sách bạn mới biết đọc, biết viết phiên âm vì với một từ tiếng Anh luôn bao gồm cả nguyên âm và phụ âm và phụ âm ở trong đó.

Nếu chỉ biết nguyên âm mà không biết cách nhận dạng và phát âm các phụ âm thì cũng không hiệu quả và ngược lại.

Với nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy cách học như thế này hiệu quả hơn rất nhiều, sau mỗi bài học bạn lại có thể tự đọc thêm rất nhiều từ nữa, từ đó bạn thấy tự tin, thấy yêu thích và bạn mới có động lực để đọc bài tiếp theo.

Phụ âm /ʃ/ này xuất hiện với tần suất rất nhiều trong tiếng Anh. Thông thường người học tiếng Anh mới chỉ nhận dạng chính xác âm /sh/ sẽ được đọc thành / ʃ/, còn với các đuôi tion, tial chỉ đọc theo thói quen.

Bài học này sẽ cung cấp tới bạn các quy tắc để bạn nhận dạng chuẩn xác âm /ʃ/.

Nhưng trước tiên bạn tìm hiểu qua cách phát âm của phụ âm này.

1. Cách phát âm

Cách đọc giống như khi chúng ta ra hiệu im lặng. Môi tròn, chu môi (Shshshshshshsh),

2. Cách nhận dạng.

- SH: Âm /sh/ thường đọc thành /ʃ/.Ví dụ: should /Jud/, cash /kæʃ/, finish /'finiʃ/.

- SION: Với điều kiện ‘S’ không ở giữa hai nguyên âm, âm /s/ sẽ đọc /ʃ/.

Page 57: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ví dụ: accession, admission, confession.- T: Âm /t/ đứng trước /io/, /ia/, /ie/, âm /t/ sẽ đọc thành /ʃ/.

Ví dụ: nation, potential, ambitious, patient. - C: Khi /c/ + /ia/, /ie/, /io/, âm /c/ đọc thành /ʃ/.

Ví dụ: social, delicious, species, efficient.

Một số từ có chứa âm /s/ nhưng đọc thành /ʃ/: Đó là từ có chứa SURE ở trong như sure, assure, insurance, insure, ensure, assurance.

Một số từ khác có âm /s/ cũng đọc thành /ʃ/ (số lượng từ này không có nhiều) như sugar, pressure, issue, tissue.

Một số từ ‘CH’ đứng giữa hai nguyên âm (gốc là tiếng Pháp): machine, brochure.

Thông thuờng nếu /t/ + ia, io như hậu tố tion hoặc tian thì âm /t/ sẽ đọc là / ʃ/, ví dụ như nation, relation.

Tuy nhiên nếu đứng trước các đuôi TION, TIAN là /s/ như STION, STIAN, bạn phải đọc âm /t/ thành /tʃ/.

Ví dụ như: question, suggestion, exhaustion, congestion, indigestion, ingestion, combustion, Christian (tên riêng), fustian, Sabastion Veron (tên riêng).

Khi học đến bài học này, rất nhiều người học nhầm lẫn khi nhận dạng phụ âm /c/. 

Bạn cần lưu ý,nếu /c/ đứng trước /e/, /i/, /y/ thì /c/ sẽ đọc thành /s/. Nhưng nếu âm /c/ đứng trước /ia/, /io/, /ie/ thì /c/ đọc thành /ʃ/.

Do đó đến lúc này bạn đã có được sơ đồ tổng quát nhận dạng phụ âm /c/ như sau:

C:

- s- ʃ

- k- tʃ (*)

Bạn có thể tạm thời bỏ qua phần (*): âm /c/ đọc thành /tj/, vì chỉ có một số ít từ đọc theo cách này và sẽ được trình bày ở những phần sau.

III. Quy tắc nhận dạng trọng âmTrong tiếng Anh ngoài từ gốc (root words), ta có thể thay đổi thành các loại từ khác nhau hoặc nghĩa khác nhau bằng cách thêm vào tiền tố hoặc là hậu tố.

Ví dụ: Từ gốc là relate (Động từ), để chuyển sang Danh từ, cần thêm hậu tố vào sau nó, đó là hậu tố ION => relation (danh từ).

Page 58: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Hoặc để thay đổi nghĩa của từ gốc, thêm tiền tố vào trước từ gốc, ở đây thêm tiền tố inter => interrelate

Hoặc với từ change - changeable (dễ thay đổi) - interchangeable (có thể thay đổi cho nhau).

(Quy tắc thay đổi loại từ băng cách thêm hậu tố hoặc tiền tố thuộc phạm trù ngữ pháp, tôi sẽ không trình bày ở trong cuốn sách này.)

Tiền tố là gì? (prefix)

Tiền tố là thành phần được đặt ở đầu của một thuật ngữ.

Ngay chính bản thân từ prefix cũng có một tiền tố là “pre-” nghĩa là phía trước, gốc từ là “fix” nghĩa là vị trí, khi ghép vào ta được “prefix” có nghĩa là xếp vào vị trí đầu của một cái gì đó.

Phần lớn các tiền tố không được nhấn trọng âm, như unhappy, dislike.

Nhưng nếu tiền tố là trọng âm phụ thì cũng sẽ được nhấn trọng âm theo quy tắc nhận dạng chung đã học. VD: disagree, unaware..

Hậu tố là gì? (suffix)

Trong tiếng Anh có rất nhiều loại hậu tố khác nhau. Việc thêm hậu tố vào từ gốc để chuyển thành danh từ, hoặc tính từ, hoặc trạng từ...

Rất nhiều từ khi thêm hậu tố vào sẽ làm thay đổi cách nhấn trọng âm của từ gốc.

Chính vì thế, chúng ta sẽ dựa vào các hậu tố đó để tìm ra quy tắc nhấn trọng âm của từ, từ đó nhận dạng cách đọc chính xác.

Với quy tắc nhấn trọng âm của hậu tố, 3 nhóm chính đã được phân loại để bạn dễ nhận dạng.

- Nhấn trọng âm ngay trước hậu tố- Nhấn trọng âm vào chính hậu tố- Nhấn trọng âm cách hậu tố một âm tiết

Khi hoc đến phần này, có thể bạn sẽ gặp từ có chứa cả hai hậu tố ở trong đó, và bạn sẽ thắc mắc nên dựa vào hậu tố nào để đặt dấu trọng âm?

Với từ có nhiều dấu hiệu nhận dạng trọng âm, bạn luôn phải nhìn từ đằng sau ra đằng trước, tuyệt đối không đọc theo thói quen là nhìn mặt chữ và cứ đọc lần lượt từ âm đầu tiên đến âm.

Ví dụ với từ artificial

Page 59: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Sau khi học xong bài học này bạn sẽ thấy từ này có cả hai hậu tố là IA và IC. Và bạn nhìn từ dưới lên trên sẽ xét hậu tố IA trước (theo chiều mũi tên từ sau ra trước).

Đầu tiên, bạn sẽ làm quen với quy tắc thứ nhất. Với quy tắc này bạn hoàn toàn tự tin đọc được hàng nghìn từ tiếng Anh một cách chuẩn xác.

1. DẤU HIỆU NHẤN TRỌNG ÂM NGAY TRƯỚC HẬU TỐ Khi gặp các từ có các hậu tố ở trong danh sách dưới đây, bạn đặt dấu trọng âm ngay trước các hậu tố đó.

Trọng âm ngay trước hậu tố

- ia, io, iu, ien, ual- ic, ish, ify, ity- logy, pathy, lyric- graphy, eous

ví dụ minh họa cách nhấn trọng âm ở trên

- io: bao gồm ion, ional, ious, iour, ior và ioví dụ: collection, celebration, connection, direction

- ia: ia, ian, ial, iarví dụ: artificial, initial, official, potential, financial

- ien: convenience, impatient, efficient, orient, recipient- iu: aluminium, genius, medium, stadium, radium- ual: accentual, gradual, individual, visual, virtual- ic /ik/: ví dụ economic, specific, horrific… từ politics là ngoại lệ.- ish /iʃ/: finish, english, abolish, establish…- ity /əti/: ability, quality, quantity, availability…- ify /əfai/: notify, indentify, specify…- logy: apology, ecology…- pathy: empathy, sumpathy, apathy, allopathy…- eous: advantageous, simultaneous, courageous. Âm /a/ đứng trước đuôi /eous/

sẽ đọc là /ei/- graphy: photography, biography, geography- lysis: analysis, catalysis, dialysis, paralysis

Có thêm một cách nhận dạng nữa cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình đọc tiếng Anh

Dù những âm này không phải là hậu tố, nhưng vẫn được đưa vào nhóm này để bạn có thể ghi nhớ nhanh hơn.

Page 60: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Khi gặp các từ có chứa các âm [ula, ule, ulo, ulu] thì trọng âm sẽ rơi vào nguyên âm ngay trước [ula, ule, ulo, ulu]

Danh sách một số từ có chứa /ula/

- titulary acicula adulatory ambulance- articular angular annular granular- avuncular circular arugula accumulative- campanula binoculars calendula regulatory- clavicular canicular capsular quadrangular- insular cuticular tubular oracular- triangular stimulant singular molecular- regular proconsular rectangular funicular- popular petulance orbicular glandular- vocabulary ovular musculature lenticular- venular modular manipulative cannula- particular macula incalculable unula

Danh sách một số từ có chứa /ulu/

- curriculum vinculum tumulus tintinabulum- regulus speculum modulus mimilus- funiculus cumulus convolvulus cirrocumulus- calculus acetabulum annulus diverticulum

Danh sách một số từ có chứa /ulo/

- tuberculous tremulous sedulous scrupulous- sabulous ridiculous querulous pustulous- populous miraculous fabulous credulous- meticulous fantabulous bibulous acidulous

BÀI TÂP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Bài 6. Luyện viết phiên âm và tự đọc các từ sau

Ví dụ: application

- application additional attention attraction- collection direction admiration education- celebration situation relation information- connection separation decoration investigation- atrabilious satisfaction implication abolition

Page 61: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- selection foundation location accentuation- relationship administration reputation suggestion- preparation facetious calculation ambitious- avaricious consideration inconsideration gracious- capacious consideration inconsideration gracious

BÀI SỐ 7

QUY TẮC NHẬN DẠNG TRỌNG ÂM (tiếp theo)NỘI DUNG CHÍNH

I. Trọng âm của hậu tố (tiếp theo)II. Trọng âm của từ có hai âm tiết

I. Trọng âm của hậu tố (tiếp theo).Nếu có 4 phụ âm [s, g, c, t] đứng trước ia, io, ie thì ia, io, ie sẽ đọc là /ə/. Nếu chúng đứng sau các phụ âm khác sẽ đọc là /iə/.

Ví dụ: nation, religion, vision, social, delicious. Các từ này các âm không nhấn trọng âm (ia, io, ie) đọc là /ə/.

Nhưng nếu là Canadian, opinion, convenience thì âm (ia, io, đọc là /iə/. (Phải đọc âm /i/ ở trong /iə/ sẽ phải đọc với giọng thấp xuống).

Có gần 17.000 từ tiếng Anh có chứa các hậu tố [ia, ie, io], bằng quy tắc đọc này chúng ta không cần tra từ điển mà vẫn đọc chính xác các hậu tố [ia, ie, io].

1. NHẤN TRỌNG ÂM CÁCH HẬU TỐ MỘT ÂM TIẾT- utle, ude- ise/ize- ator- graph

Khi gặp những hậu tố dưới, trọng âm sẽ các các hậu tố đó một âm tiết.

- graph: paragraph, autograph, photograph.- ise/ize: advertise, standardize, modernize, organize.- ator: elevator, alligator, ascalator, refrigerator, accelerator.- ute/ude: absolute, attitude, contribute.

Page 62: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

2. NHẤN TRỌNG ÂM VÀO CHÍNH HẬU TỐKhi gặp từ có chứa hậu tố nằm trong danh sách dưới đây, dấu trọng âm sẽ đặt vào chính hậu tố đó.

- ee, eer, ese- ain, ique- ental, aire - it is, ival

Ví dụ minh họa cho các hậu tố trên:

ee: guarantee, trainee, referee, absentee, refugee, escapee (từ committee là ngoại lệ)

eer: volunteer, pioneer, career, engineer

ese: Vietnamese, Chinese, Japanese

ique: unique, technique, antique

ain: maintain, contain, enterain (Quy tắc này chỉ dành cho động từ)

ental: fundamental, accidental, environmental, oriental, continental, intercontinental.

aire: questionaire, millionaire, extraordinaire

ival: adjectival, survival, revival, arrival

itis/aitis: từ có /itis/ đứng cuối thường dùng trong ngành Y. appendicitis (viêm ruột thừa), arteritis (viêm động mạch), conjunctivitis (viêm màng kết), gastroenteritis (viêm dạ dày ruột).

II. Trọng âm của từ có hai âm tiết Ở bài học đầu tiên, bạn đã làm quen với số âm tiết của từ. Để biết từ có bao nhiêu âm tiết, bạn chỉ cần đếm số nguyên âm của từ đó.

Ở bài học trước bạn cũng đã học cách nhấn trọng âm của hậu tố, và bạn thấy nhận dạng vị trí trọng âm xét theo hậu tố khá là dễ dàng.

Tuy nhiên với từ có hai âm tiết thì việc xác định vị trí nhấn trọng âm lại không đơn giản như vậy, nếu không muốn nói là khá phức tạp. Có những từ thật sự tôi đã tham khảo rất nhiều giảng viên dạy tiếng Anh người bản ngữ nhưng cũng chưa thể tìm ra được câu trả lời thỏa đáng.

Do đó, với từ hai âm tiết này có một số từ bạn phải chấp nhận sự ngoại lệ.

Page 63: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Những bài đầu tiên, với mỗi từ vựng tôi đều viết phiên âm minh họa. Nhưng từ bài số 5 về sau tôi sẽ hạn chế viết phiên âm kèm theo, vì đến lúc này bạn đã có khá nhiều quy tắc để tự viết phiên âm tiếng Anh.

Khi gặp bất kỳ từ vựng nào, bạn hãy viết phiên âm ngay hoặc phải hình dung được hình ảnh phiên âm của từ đó khi đọc và nói tiếng Anh.

1. QUY TẮC CHUNG NHẤN TRỌNG ÂM TỪ CÓ HAI ÂM TIẾT

Loại từ: Vị trí trọng âmNếu là Danh từ, trạng từ, tính từ

Ví dụ: better, sister, circle, person, service.Âm 1

Nếu là Động từVí dụ: invest, collect, connect

Âm 2

Đến đây chắc hẳn bạn cũng sẽ băn khoăn nếu không biết nghĩa của từ vựng thì làm sao biết đó là loại từ gì để nhấn trọng âm?

Nếu bạn chưa biết nghĩa của nhiều từ vựng, cũng không nên lo lắng. Khi tới các bài học sau, với phương pháp học nói cả một câu trong từng ngữ cảnh, bạn sẽ biết từ ở vị trí đó là danh từ hay là động từ.

Có rất nhiều người băn khoăn và lo lắng vì vốn từ vựng không đủ nhiều. Thực ra kể cả người biết nhiều từ vựng tiếng Anh cũng chưa xác định trọng âm tốt hơn bạn nếu chỉ đọc theo phán đoán hoặc theo thói quen.

2. MỘT TỪ NHƯNG CÓ HAI CÁCH PHÁT ÂM KHÁC NHAUĐây là điều mà tôi muốn nói với bạn, từ hai âm tiết đôi khi nhấn trọng âm còn phức tạp hơn các từ có hậu tố ở bài trước. Vì chỉ với một từ nhưng lại có hai cách phát âm khác nhau tùy theo loại từ. 

Ví dụ, bạn nhìn vào từ present ở dưới. Từ này có 2 nghĩa: hiện tại, món quà (nếu là danh từ), nhưng nếu là động từ sẽ mang nghĩa là giới thiệu, trao tặng.

Tùy theo cách sử dụng trong từng ngữ cảnh, tình huống hoặc vị trí trong câu, nó sẽ được nhấn trọng âm ở vị trí khác nhau.

Loại từ Phiên âm Nghĩa Trọng âmpresent noun 'prezənt món quà, hiện tại Âm thứ nhấtpresent verb pri'zənt giới thiệu, tặng Âm thứ hai

Page 64: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Bạn thử xem câu này, nó minh họa đầy đủ nhất cách nhấn trọng âm của danh từ và động từ.

I will present you a present.

1 (động từ) 2 (danh từ)

Tương tự với từ present ở trên, bạn sẽ thấy có rất nhiều từ khác có cách viết giống nhau nhưng phát âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại của từ đó.

- Nếu từ đó là danh từ hoặc tính từ: Nhấn trọng âm vào âm tiết đầu tiên- Nếu từ đó là Động từ: Nhấn trọng âm vào âm tiết thứ hai.

Danh sách từ có hai cách nhấn trọng âm

Noun / Adj

Record

Conflict

project

suspect

progress

object

contest

increase

accent

produce

refund

upset

transfer

Và một số từ khác, bạn nên tự viết phiên âm những từ dưới đây:

concert insult research convertcontrast insert survey convictdesert perfect subject pronounce

discharge reject resume rebel

Page 65: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Một số ghi chú:

- Từ có hai âm tiết bắt đầu bằng /a/ thường nhấn trọng âm vào âm thứ hai. Ví dụ: about, alone, alive, achieve, asleep, abuse, afraid.

- Đại từ phản thân luôn nhấn trọng âm ở cuối từ. Ví dụ: myself, himself, themselves, yourself.

- Từ hai âm tiết có âm thứ hai là /y/ và được nhấn trọng âm ở âm thứ hai, âm /y/ sẽ đọc thành /ai/. Ví dụ: reply, apply, imply, rely, ally, supply, comply, deny, defy.

- Từ bắt đầu bằng every sẽ nhấn trọng âm vào chính every. Ví dụ: every /’evri/, everyday, body, thing, where.

3. QUY TẮC RIÊNG NHẤN TRỌNG ÂM TỪ HAI ÂM TIẾTNếu là Động từ: Nhấn trọng âm ở âm thứ nhất 

Âm thứ 2 là nguyên âm ngắn và kết thúc bởi 1 phụ âm (hoặc không có phụ âm), có dạng er, en, ish, age ở cuối thường nhấn trọng âm ở âm thứ nhất.

Ví dụ: enter, open, manage, answer, listen, finish, study, offer, damage

Nếu là Danh từ: Nhấn trọng âm ở âm thứ hai

Âm thứ 2 có chứa nguyên âm đôi và dài sẽ nhấn trọng âm ở âm thứ hai.

Ví dụ: ballon, estate, mistake, alone, asleep, today, tonight

4. DANH TỪ VÀ ĐỘNG TỪ CÓ CÁCH PHÁT ÂM GIỐNG NHAUỞ phần trên bạn đã thấy, một từ có hai cách phát âm tùy theo đó là danh động từ. Nhưng bây giờ bạn lại có thêm danh sách từ, mà dù nó mang nghĩa là động từ hay danh từ vẫn chỉ có một cách nhấn trọng âm.

Danh sách dưới đây là một số từ phổ biến trong giao tiếp. Dù chúng là danh từ hay động từ, vẫn chỉ có một cách nhấn trọng âm.

Có thể là trọng âm ở âm thứ nhất, có thể là âm thứ hai. Bạn xem quy tắc nhấn trọng âm của từ hai âm tiết ở trên.

Âm 1 Âm 2 Âm 2 Âm 2contact attack design reportpractice respect default replystudy demand advise concern

purchase attempt remark requestrescue Respond (se) affect exchangebalance result repair research

Page 66: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Promise Regret Return ReleaseAccess Reward Applaud (se) reverse

Một số ghi chú khác:

Các từ hai âm tiết tận cùng bằng ever thì nhấn vào chính ever. Ví dụ: forever, however, whenever, whatever, whoever.

Từ kết thúc bằng các đuôi how, what, where sẽ nhấn trọng âm ở âm đầu tiên. Ví dụ: anywhere, somehow, (bằng cách này cách khác, somewhere)

Âm tiết cuối chứa /ow/ sẽ nhấn trọng âm ở âm thứ nhất. Ví dụ: borrow, follow, narrow.

(allow là ngoại lệ, vì âm /a/ đứng đầu thường không được nhấn trọng âm)

BÀI TẬP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Bài 7. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tập.

- Nhấn trọng âm của từ có hai âm tiết "a.- Nguyên âm /æ/- Áp dụng các quy tắc nhận dạng chung

(Những từ in đậm và nghiêng sẽ nhấn trọng âm ở âm thứ 2)

absence happiness rapid subtract

gamble capture battle finance

practice manage challenge command

balance standard cancer attach

grammar happen carrot attack

valid admin manager perhaps

traffic candle accent enhance

salad capital Canada transcript

banker random campus entrance

bankrupt chapter cashier adverb

candy gallon dancer cancel

carry language factor blacker

Page 67: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

channel talent travel daddy

family vanish gangster palace

fragile value vacuum adapt

Havard scandal sandwich magic

BÀI SỐ 8

NHẬN DẠNG PHỤ ÂM S/ZNỘI DUNG CHÍNH

I. Nguyên âmII. Phụ âm /s & z/III. Quy tắc nhận dạng /s/và /es/IV. Quy tắc liên quan đến /s/ và /z/

I. Nguyên âm Có thể bạn sẽ hơi lạ lẫm với âm này, tuy nhiên khi các bạn hiểu rõ được các quy tắc nhận dạng âm // này các bạn sẽ thấy việc đọc tiếng Anh cũng khá đơn giản.

Có thể bạn đã gặp các âm khác nhau trong tiếng Anh như âm /ɔ/, âm /a/, âm /a:/ hoặc /ar/ trong quá trình nhận dạng phiên âm tiếng Anh. Bạn thấy rất khó để biết cách đọc và cách nhận dạng các âm kiểu như vậy.

Tuy nhiên để thuận tiện và đơn giản, giúp bạn không bị lúng túng vì phải nhớ quá nhiều âm khác nhau, tôi đã để tổng hợp các âm ở trên vào một âm // mà không ảnh hưởng đến quá trình phát âm của từ vựng.

Bạn ghi nhớ, âm // này sẽ tương đương với cách viết các âm /ɔ/, /a/, /a:/ và /ar/ trong các loại từ điển khác nhau.

Cách viết này sẽ hơi có sự khác biệt giữa các từ điển, vì cách nói tiếng Anh của Anh - Anh (British English), Anh - Mỹ (American English) có đôi chỗ khác thậm chí mỗi vùng miền trong cùng một nước cũng không giống nhau.

Tuy nhiên, mục đích cuối cùng vẫn là giúp bạn nhận dạng nhanh hơn, chuẩn trong khi việc nói tiếng Anh vẫn đảm bảo là chính xác.

1. Cách phát âm

Mở miệng rộng, giống như đang ngáp.

Page 68: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Trước khi luyện phát âm tiếng Anh, bạn thực hiện động tác ngáp như thế này giúp cơ miệng mềm hơn, đọc tiếng Anh dễ hơn.

Với từ not, nếu bạn đọc là /ou/ thay vì /a/ thì sẽ thành ‘note’. Hoặc đọc âm /ə/ hay /ʌ/ thì sẽ thành ‘nut’. Với từ ‘cot’, nếu chúng ta đọc âm /ɔ/ thay vì /a/ sẽ thành ‘caught’;

Chú ý là khi đọc âm /a/ này miệng sẽ mở rộng hơn tất cả các nguyên âm khác.

2. Cách nhận dạng

Âm /a/

- Wa- Ar- O

Nhìn sơ đồ trên bạn thấy có 3 trường hợp để nhận dạng âm /a/:

- A: Từ có chứa w + a (trừ trường họp những từ có w + a +1). Ví dụ: want, watch, wash, what, swan, swam, quality, quantity, qualify, quarrel.

- AR: Từ có ar + phụ âm hoặc ar đứng cuối từ thì âm /ar/ đọc thành /a/ (với điều kiện không có phụ âm w đứng trước AR). Ví dụ: alarm, start, are, farm, car, enlarge.

- O: Từ có âm /o/ được nhấn trọng âm, âm /o/ sẽ đọc thành âm /a /. Ví dụ: hot, follow, job, stop, common, problem, body, shop, office.

Từ father, spa, heart không theo quy tắc ở trên vẫn đọc thành âm /a/

Với âm này, bạn sẽ băn khoăn nhất ở phần nhận dạng nguyên âm /o/ đọc thành /a/

Thứ nhất, về cách phát âm: Âm /a/ này phát âm khác với các bạn sử dụng, ví dụ từ đem giản nhất là /hot/.

Khi bạn nói mở miệng rộng hết cỡ, nó giúp bạn nói tiếng Anh tròn vành rõ chữ, khẩu hình hay hơn và đặc biệt trọng âm cũng tốt hơn cách nói thông thường. (Ngay như tiếng Việt, khi bạn nói các từ rõ ràng, tròn vành rõ chữ sẽ nghe hay hơn cách nói nhanh, lướt).

Thứ hai, về cách nhận dạng: Bạn sẽ thấy phân vân không biết khi nào âm /o/ sẽ đọc thành /a/. Bạn không nên lo lắng nhiều, ở bài các bài sau khi bạn học đến âm /ou/, bạn sẽ có thêm dữ liệu để nhận dạng, lúc đó bạn sẽ dễ hơn nhiều.

Còn đang ở trong phạm vi bài học này, từ có âm /o/ được nhấn trọng âm hoặc là trọng âm phụ, bạn hãy đọc nó thành /a/

Page 69: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Bạn nhớ phân biệt âm sự khác nhau giữa âm /a/ này với âm /æ/ đã học ở các bài học trước, bao gồm cả cách phát âm và cách nhận dạng.

Âm /æ/ Âm /a/hat hotlack locksang songback bockadd oddcap coptap Top

black blockII. Phụ âm /s và z/

Âm /s, z/ là âm xuất hiện nhiều trong tiếng Anh, quy tắc để nhận dạng và đọc chúng ở đâu bạn cũng tìm thấy. Tuy nhiên, không nhiều người học tiếng Anh quan tâm đến nó, và chỉ đọc theo mặt chữ.

Với những quy tắc của bài học này, hi vọng bạn sẽ nhận dạng chính xác để nói tiếng Anh tốt hơn nữa.

1. PHỤ ÂM /S/1.1 Cách phát âm

- Đặt đầu lưỡi ở phía trên, sau hàm răng trên, gần chạm vào đỉnh của lợi trên cùng.

- Kéo môi lên đều 2 bên và kéo căng.

1.2 Cách nhận dạng

- C: Khi phụ âm [C] đứng trước [e, i hoặc y] (quy tắc này đã học trong phần nhận dạng ở các bài học trước) Ví dụ: city, bicycle, center, place /pleis/.

- S: Âm /s/ đứng đầu của từ vẫn đọc là /s/. Ví dụ: some, survey, settle (trừ một số từ đã liệt kê trong âm /ʃ/).

- S: Âm /s/ ở bên trong một từ và không ở giữa hai nguyên âm thì âm /s/ vẫn đọc là /s/. Ví dụ: most, describe, translate, estimate.

2. PHỤ ÂM /Z/2.1 Cách phát âm

- Vị trí của miệng giống như khi phát âm /s/. - Nhưng chú ý khi phát âm có tạo ra thêm âm thanh.

2.2 Cách nhận dạng

Page 70: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- S: Âm [S] đứng giữa 2 nguyên âm, [S] được đọc thành /z/ (trừ hợp từ có dạng: nguyên âm + s + u, ia và io).Ví dụ: nose, music, season, resort, closet, hesitate.

- Z: Từ có chứa âm /z/, âm /z/ giữ nguyên là /z/.Ví dụ: zoo, zealous.

III. Quy tắc nhận dạng /s/ và /es/Động từ và danh từ trong tiếng Anh đều là những từ mang tính nội dung, truyền tải nội dung của câu. Do đó việc nói đúng các danh từ, động từ đặc biệt quan trọng.

Các danh từ bao gồm cả danh từ số nhiều; động từ bao gồm động từ ở thì quá khứ, động từ ở thì hiện tại.

Đặc biệt, việc giao tiếp tiếng Anh sử dụng ở thì hiện tại rất thường xuyên, do đó các động từ có thêm hậu tố /s/ và /es/ khá phổ biến.

Nếu bạn vẫn chưa có quy tắc nhận dạng và đọc chính xác các hậu tố s/es thì việc nói tiếng Anh của bạn chưa chuẩn xác, từ đó bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nghe. Thực tế hiện nay khi gặp các từ có đuôi s/es, mọi người luôn đọc thành /s/, đọc như vậy thường không chính xác, từ đó dẫn đến việc nối âm không chuẩn.

Những quy tắc dưới đây bạn có thể tìm thấy ở nhiều cuốn sách về tiếng Anh, tuy nhiên vì nó rất quan trọng nên tôi vẫn phải đưa vào để bạn áp dụng khi đọc và nói tiếng Anh.

Chỉ có ba quy tắc chính, và thực ra bạn chỉ cần nắm được hai quy tắc đầu tiên là bạn có thể đọc tất cả các từ tiếng Anh với âm /s/ và /es/ đứng cuối.

Nội dung nhận dạng

- S: Nếu /s/ hoặc /es/ đứng sau các phụ âm p, t, k, f, th (âm /th/ được đọc thành θ), âm /s/ vẫn đọc là /s/.Với quy tắc này, học viên của tôi thường đọc câu “phở tái ko fải thế” để dễ ghi nhớ.Ví dụ: books, stops, makes, cats, months, staffs.

- IZ: Nếu /s/ hoặc /es/ đứng sau các phụ âm ge, ch, x, s, ce, z, sh (phiên âm là /ʤ/, /tʃ/, /s/, /z/, /ʃ/, âm /s/ đọc là /iz/.Các bạn học viên của tôi thường đọc câu “gét chơi xổ kém (ce) zài shu” để dễ ghi nhớ.Ví dụ: manages, changes, washes, dishes, matches, kisses, faces, faxes, phrases, enterprises.

- Z: Khi /s/ đứng sau các phụ còn lại hoặc đứng sau nguyên âm sẽ đọc thành /z/.

Page 71: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ví dụ: eggs, lives, comes, boys.

IV. Quy tắc liên quan đến /s/ và /z/1. Một số quy tắc chung- Một số từ phổ biến người học tiếng Anh hay đọc sai. Đó là những từ kết thúc

bằng /s/ nhưng được đọc là /z/.Ví dụ: is, was, his, hers, as, has, does, goes, these, those, because, whose, who’s, always.

- Âm /s/ của tiền tố /dis/ được đọc là /s/, không đọc là /z/.Ví dụ: disagree, disappear, disability, disapprove.

- Phân biệt cách đọc /this/ và /these - Từ có âm crease, s đọc là /s/: decrease, increase, crease- Từ hai âm tiết có đuôi /se/ và nhấn trọng âm ở âm đầu tiên, âm /s/ vẫn đọc

là /s/, không đọc thành /z/.Ví dụ: purpose, purchase, promise.

Trong quá trình tham khảo biên soạn cuốn sách này, tôi luôn nhận được câu trả lời từ một giáo viên người nước ngoài là tiếng Anh không có logic.

Nhưng tôi nghĩ có quy tắc dù là nhiều vẫn hơn học theo kiểu phán đoán. Những ghi chú ở trên tất nhiên không thể bao phủ hết các từ trong tiếng Anh, tuy nhiên nó áp dụng được với những từ phổ biến dùng trong giao tiếp hàng ngày, giúp bạn rút ngắn thời gian học.

2. Cách đọc /s/ và /z/ của danh từ và động từMột số từ vừa là động từ, vừa là danh từ tùy theo ngữ cảnh của câu. Nếu chúng là danh từ, âm /s/ của từ đó sẽ đọc là /s/, còn nếu là Động từ, âm /s/ sẽ đọc là /z/.

Danh sách một số từ phổ biến

Danh từ Động từuse/ju:s/ use /ju:z/advice / əd'vais/ advise / əd'vaiz/house /haus/ house /hauz/abuse / ə'bjuis/ abuse / ə'bju:z/close /klous/ close /klouz/excuse /ik'skju:s/ excuse /¡k'skju:z/

3. Một số ghi chú liên quan đến s/zỞ trên bạn đã học quy tắc /s/ nằm giữa hai nguyên âm sẽ đọc thành /z/.

Page 72: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Tuy nhiên có những từ dù âm /s/ nằm giữa một nguyên âm và một phụ âm nhưng /s/ vẫn đọc là /z/.

Bao gồm các ghi chú nhỏ sau:

- Từ có chứa SM: cosmetic, cosmic, cosmos, criticism, optimism charismatic, plasma.

- Từ có chứa S hoặc ES + D: doomsday, Thursday, Tuesday, wisdom Nasdaq, Wednesday.

- Từ có chứa SN: Bosnia, Disney, doesn’t, hasn’t, isn’t, wasn’t.- Từ có chứa SB: husband, lesbian, Lisbon- Từ có chứa MS + nguyên âm đứng cuối. Ví dụ: clumsy, flimsy

BÀI TẬP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Bài 8.1 Viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tập:

- Nhấn trọng âm của từ có hai âm tiết- Nhấn trọng âm của hậu tố và nguyên âm /a/

Accommodation strong across adopt

Apologize blonde cotton belong

Block bottom body novel

Bother college column combination

Coffee cottage complicate concept

Constant modern probably dollar

Copy obviously tropical foreign

Doctor hobby follow honest

Office economic qualify problem

Politician properly shocking politics

Quality logical offer quantity

Origin operate response common

Resolve along solid conversation

Apology orange cloth ecology

Page 73: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Biology project forest dishonest

Borrow contribution honour option

From dominate congress pocket

Profit sorry hobby shopping

Bài 8.2 Viết phiên âm và tập đọc các từ sau:

Nội dung ôn tập:

- Nhấn trọng âm- Nhận dạng hậu tố s/é

Opportunities aspects activities investors

Degrees singers choices speakers

Workers actors businesses miracles

Suburbs madness profits teachers

Marks scandals shares students

Jobs rules shareholders languages

Sometimes lives hands lessons

Mirrors rights rankings congratulations

Parents themselves relations tapes

Days kids dividends phrases

BÀI SỐ 9

NHẬN DẠNG PHỤ ÂM XNỘI DUNG CHÍNH

I. Nhận dạng phụ âm /x/II. Phụ âm /j/III. Phụ âm /ʤ/

I. Nhận dạng phụ âm /x/Đây cũng là một âm mà gần như tất cả người học tiếng Anh tôi đã gặp không đọc đúng bất kỳ từ nào.

Page 74: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Có thể bạn đang ngạc nhiên khi tôi nói vậy, nhưng thực sự đúng là như vậy.

Với bất kỳ từ tiếng Anh nào có âm x ở trong, người học tiếng Anh đều đọc là /iks/. Có thể có từ sẽ đọc là âm /iks/ nhưng các bạn đọc sai trọng âm.

Đây là những từ mà tôi thường đưa cho học viên trước khi học âm /x/ này, bạn thử đọc xem bạn có thể đọc đúng bao nhiêu từ trong số các từ dưới đây.

Expert exist exit excellent

Extra examine exercise excecutive

Tôi hi vọng là bạn có thể đọc đúng được 5/8 từ ở trên, tuy nhiên nếu bạn làm được như vậy thì cũng đừng nản. Tôi đã chứng kiến hàng ngàn người đang đọc sai giống bạn mà, đâu chỉ mỗi mình bạn đọc sai đâu.

Bây giờ, bạn quay lại quy tắc nhận dạng đánh vần để xem âm /x/ có thể được thành những âm gì.

Đa số từ có chứa X là đi liền với E, ta sẽ xem xét các trường hợp cụ thể là từ có chứa EX. Với các từ có các nguyên âm khác, bạn chỉ cần thay các nguyên âm đó vào âm E, còn các quy tắc khác vẫn giữ nguyên.

PHỤ ÂM /EX/

- eks- ik’s- ig’z

Thông thường EX có ba cách phát âm: ik's, 'eks, ig'z.

1. Nếu EX là âm được nhấn trọng âm.

Âm /ex/ sẽ luôn đọc là /’eks/

Exercise

Excellent

Expert

Export

Execute

Exhibition

Extra

Exit

Page 75: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

2. Nếu EX không được nhấn trọng âm

Để biết âm /ex/ đọc thành âm gì, trước tiên cần nhìn xem âm /x/ đang nằm giữa hai nguyên âm hay không.

- Nếu âm /X/ nằm giữa hai nguyên âm, âm EX đọc là /ig’z/.Ví dụ: example, exact, exist, executive, auxiliary, exhibit.

- Nếu âm EX không nằm giữa hai nguyên âm, EX đọc là /ik’s/.Ví dụ: explain, excite, export.

3. Khi /X/ đứng cuối từ: X luôn được đọc thành /ks/

Ví dụ: fax, fix, box, inbox…

4. Quy tắc bổ sung

Ngoài ra có thêm một quy tắc nhỏ nữa để nhận dạng cả những từ ít xuất hiện, nó cũng khá hữu ích đối với bạn.

Khi từ có dạng Nguyên âm + X + U, IO và âm X nằm trong âm tiết được nhấn trọng âm thì X sẽ đọc thành /kʃ/.

Ví dụ: sexual, obnoxious, flexure, inflexion, luxury.

Có một số từ ngoại lệ, khác với các quy tắc ở trên:

galaxy nexus tuxedo

anxiety anxious luxurious.

II. Phụ âm /j/1. Cách phát âm

- Kéo môi sang hai bên (giống như đang cười).- Đặt mặt lưỡi chạm vào mặt trong của hàm răng trên, gần với giữa miệng.

2. Cách nhận dạng

- Y, U: Y, U đứng đầu của từ, luôn đọc là /j/.Ví dụ: year, you, yes, yellow, union, university, united, usual.

- U: ‘u’ được nhấn trọng âm và đứng sau b, c, f, g, h, m, n, p, s thì /u/ sẽ đọc là /ju/.Ví dụ: music, future, huge, mature.

- EU: EU đứng đâu cũng đọc là /ju/ (hoặc đọc là juə).Ví dụ: Euro, Europe, European.

Bạn lưu ý quy tắc: U đứng sau các phụ âm /b, c, f, g, h, m, n, p, s/ thì u sẽ đọc thành /ju/.

Page 76: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ở đây các bạn tiếp tục dùng cách loại trừ: Nếu âm /u/ không đứng sau các phụ âm trên, âm /u/ sẽ vẫn đọc là /u:/. Ví dụ: solution, rule.

Làm sao để biết khi nào sử dụng a hoặc an trước các nguyên âm. Đừng dựa vào cách nhìn mặt chữ, hãy dựa vào cách đọc, cách phiên âm.

Ví dụ: euro, university phải sử dụng a thay vì an vì khi viết phiên âm các từ đó âm /eu/ và /u/ đều thành phụ âm /j/.

Và từ bắt đầu bằng h, như hour, honest phải bắt đầu bằng an, các từ đó âm /h/ thành âm câm.

III. Phụ âm /ʤ/Khi học tiếng Anh bạn đã từng nghe, từng học hay đọc sách và được hướng dẫn bạn cần phải đọc chính xác từng phụ âm na ná giống nhau để tránh nhầm lẫn.

Ví dụ như âm /s/ và /ʃ/, âm /z/ và âm /ʤ/… tôi chứng kiến rất nhiều học viên cũng học theo cách như vậy, họ nói theo từng âm riêng lẻ, /s/ rồi /ʃ/, âm /z/ và âm /ʤ/…

Đúng là khi nói chính xác các phụ âm, việc nghe tiếng Anh sẽ hay hơn nhiều.

Nhưng việc quan trọng và cần thiết hơn thì các cuốn sách về tiếng Anh hoặc giáo viên không thường xuyên dạy bạn. Đó là cách nhận dạng để biết khi nào đọc là /z/ khi nào đọc là /ʤ/.

Một điều rõ ràng là, nếu bạn không nhận dạng được thì việc luyện đọc cho chính xác cũng không giải quyết vấn đề gì.

Ví dụ từ decision, 2/3 số người học tiếng Anh mà tôi tiếp xúc đều không đọc đúng từ này, dù đó là từ khá phổ biến trong giao tiếp tiếng Anh. Vấn đề lớn nhất là không nhận dạng được âm s trong từ decision đọc thành âm gì. Lúc đó dù cho bạn nói thật chuẩn âm /s/ cũng vô ích.

Cũng giống như tiếng Việt, khi còn nhỏ bạn được dạy rất kỹ cách đọc các âm /x/ và /s/, cũng như là /ch/ và /tr/. Bản thân tôi nhận thấy việc nói giọng chuẩn 4 âm tiếng Việt đó sẽ rất là hay, rất tốt nhung nếu bạn nói hai âm /s/ và /x/, /ch/ và /tr/ giống nhau cũng không ảnh hưởng gì đến việc giao tiếp và truyền tải nội dung.

Vì khi bạn nói hai âm /x/ và /s/ giống nhau, chắc chắn chưa có ai nói bạn đang nói tiếng Việt sai.

Tuy nhiên, nếu bạn viết sai chính tả, lẫn lộn giữa âm /x/ và /s/, /ch/ và /tr/ thì sẽ không ổn. Hiện nay, có rất nhiều người vẫn đang viết sai chính tả các từ như “bổ xung”, “tỷ xuất”, “lãi xuất”, “xu hướng”... Việc nhận dạng không chính xác âm của tiếng Anh cũng giống như việc bạn đang viết sai chính tả tiếng Việt.

Page 77: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Từ đó có thể kết luận, bạn muốn nói đúng âm XYZ nào đấy thì cần phải biết khi nào nó là X, khi nào nó là Y, khi nào là Z.

Quay lại với từ decision ở trên.

Từ này được viết phiên âm như sau: de cision

Âm /s/ của từ này sẽ đọc là /ʤ/, nhưng nếu bạn đọc nó là /z/ (tức là bạn đang đọc sai) cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc truyền tải nghĩa của từ (tất nhiên là không thể hay bằng cách nói chính xác âm /ʤ/).

Do đó, trước mắt bạn hãy dành nhiều thời gian để học cách nhận dạng các âm chính xác, sau đó trong quá trình học nói ở Phần II, bạn sẽ dần chỉnh sửa và hoàn thiện các âm tốt hơn, chuẩn hơn.

1. Cách phát âm

- Vị trí giống như đang chuẩn bị phát âm /ʃ/.- Nhưng khác với âm /ʃ/, khi phát âm phụ âm này sẽ tạo ra âm thanh (nếu bạn

đặt ngón tay lên cổ họng khi phát âm và thấy cổ họng có độ rung là chính xác).

2. Cách nhận dạng

Từ có cấu tạo như sau:

Nguyên âm + s + u, ia, io thì /s/ đọc thành /ʤ/.

Ví dụ: Asia, vision, division, confusion, television, measure, pleasure, usual.

Asia, Asian có hai cách đọc:

Bạn lưu ý là Asian (Châu Á) khác với ASEAN (viết tắt của Association of South East Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).

Từ ASEAN được đọc là:

(Ghi chú thêm: Thế giới có 5 châu lục, các châu lục bắt đầu bằng chữ cái gì thì kết thúc bằng chữ đó: Asia - Europe - Africa - America - Australia).

Đến lúc này bạn đã có đủ quy tắc để nhận dạng và phân biệt sự khác nhau gi âm /ʃ/ và /ʤ/).

/ʃ/ /ʤ/version visionpromotion explosionrelation occasion

Page 78: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

sure measure

BÀI TẬP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Bài 9.1. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau:

Nội dung ôn tập: Nhận dạng âm /s/, /z/, /ʃ/ và /ʤ/.

operation combination relationship concentrationaccusation competition comprehension conversationconscious opposition vacation observationabrasion position population decision

erasion revision divisionaccommodatio

n

Bài 9.2. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau:

Exact Exam Example ExceedExaggerate Examination Excel Except

Exaggeration Examine Excellent ExcessExclamation Exclude Excuse ExecuteExecutive Exhaust Exhibit ExistExhaustion Exhibition Existence ExpandExpectation Experience Expire ExplainExperiment Expert Explanation Expo

Explore Exploration Explosion ExtraExpress Extension Extinguish TaxiAnxiety Approximate Box Exposition

Saxophone Saxophonist Auxiliary AppendixExaminee Complex Complexity ContextExterior Excavate Exception ExcerptFlexible External Externality ExtraordinaireAbaxial Textual Luxurious Matrix

Expediency Obnoxious Prefix RelaxExtinction Complexity Exchangeability ExistentialExchange Expeditious Experimental ExpiryExclaim Extraneous Fixture AlexanderExercise Expamsibility Galaxy BoxingExtreme Exteriority Maximize Dioxin

Page 79: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Luxury Extract Suffix exchangee

BÀI SỐ 10

NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂMNỘI DUNG CHÍNH

I. Nhận dạng phụ âmII. Nguyên âm /i:/III. Nhận dạng hậu tố /ed/IV. Một số quy tắc nhận dạng phụ âm (tiếp)

Như bài học trước, khi làm bài tập viết phiên âm của các từ vựng, bạn đã thấy các quy tắc chung về nhận dạng không đơn thuần chỉ sử dụng cho một số từ, chúng sẽ lặp đi lặp lại trong hàng nghìn từ khác nhau.

Do đó, việc thành thạo các quy tắc dù là nhỏ cũng sẽ giúp người học tiếng Anh nhận dạng chuẩn xác được vô số từ.

I. Nhận dạng phụ âm1. NHẬN DẠNG PHỤ ÂM G

Rất nhiều người học thường không tự tin khi nhận dạng âm /g/. Họ không biết và không hiểu tại sao lúc thì đọc là /g/, lúc lại đọc giống như âm /gi/ trong tiếng Việt. Từ đó tạo thành thói quen đọc tiếng Anh theo kiểu phán đoán.

Vậy với tiếng Việt, bạn có bao giờ thắc mắc khi nào dùng âm /g/, khi nào dùng âm /gh/ không? Khi nào dùng /ng/, còn khi nào được dùng /ngh/?

Để tìm ra quy tắc của tiếng Việt cũng không khó.

Bạn chỉ cần nhìn vào quy tắc này để biết tiếng Việt nhận dạng thế nào:

- Âm /g/ sẽ đi với các nguyên âm /e, i, a, â, o, ô, ơ/- Âm /gh/ sẽ đi với nguyên âm /ê/.- Âm /ng/ sẽ đi với các nguyên âm /o, ô, ơ, a, â, u/- Âm /ngh/ sẽ đi với các nguyên âm /e, ê, i/.

Có thể những quy tắc nhận dạng âm tiếng Việt ở trên không hữu ích với bạn, tuy nhiên đối với người nước ngoài học tiếng Việt lại vô cùng thú vị, vì nó giúp họ nhận dạng đọc và viết rất nhanh, không còn thấy khó hiểu khi học tiếng Việt.

Tương tự, các quy tắc nhận dạng tiếng Anh mà bạn đang đọc trong cuốn sách này cũng vậy.

Page 80: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Khi tôi nói với người nước ngoài về các quy tắc nhận dạng để đọc tiếng Anh, họ đã rất ngạc nhiên. Vì với họ, việc nói tiếng Anh được thực hiện một cách tự nhiên, ngay khi sinh ra đã được làm quen rồi, nên họ không cần đến các quy tắc như thế này.

Bây giờ, bạn xem chi tiết quy tắc về phụ âm /g/.

- Nếu âm /g/ đứng trước các nguyên âm /e, i và y/, thì âm /g/ thường sẽ đọc thành /ʤ/.Ví dụ: gym, generate, region.

Trừ các đuôi dạng so sánh nhất /gest/, đuôi dạng chỉ người /er/ (singer...) hoặc một số từ khác như give, girl, get, forget, forgive, finger, gear, getaway, together, gift, target...

- Nếu phụ âm [g] không đứng trước 3 nguyên âm [e, i, và y] ở trên (có thể [g] sẽ đứng trước các nguyên âm khác hoặc đứng trước các phụ âm khác) thì phụ âm [g] vẫn sẽ đọc là /g/.Ví dụ: regulate, argumental.

Nhận dạng phụ âm /G/

- ʤ

- g

Trước tiên, cần xem âm /g/ có thành âm /ʤ/ hay không, nếu không nó vẫn được giữ nguyên là /g/.

Có khoảng 45.000 từ có phụ âm [g], bạn hiểu được cách đọc một từ sẽ tự tin đọc 45.000 từ còn lại.

2. PHỤ ÂM QU/QÂm /q/ thường đi với /u/, khi đó /qu/ sẽ được viết phiên âm thành /kw/. Ví dụ: request, question, quality.

Đôi khi âm /q/ không đi với /u/, nhưng /q/ vẫn đọc là /k/. Khi viêt phiên âm, nếu bạn vẫn giữ nguyên chữ /q/ chắc chắn là không đúng. Ví dụ: qwerty.

Nếu từ có chứa /que/ đứng cuối từ thì âm /que/ thường viết thành âm /k/.

Nhận dạng phụ âm /Q/

- kw- k

Trước tiên, cần xem âm /q/ có thành âm /kw/ hay không, nếu không nó vẫn được giữ nguyên là /k/.

Page 81: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

3. PHỤ ÂM /PH/Phụ âm “ph” luôn được đọc và viết phiên âm là /f/

Ví dụ: elephant, photo.

II. Nguyên âm /i:/Cuốn sách tập trung rất nhiều vào phần nhận dạng nguyên âm, phụ âm.

Đó là cái gốc cơ bản của việc đánh vần tiếng Anh. Mục đích cuối cùng là để giúp bạn khi đọc và nói sẽ biết mình đang nói cái gì, nói đúng hay sai.

Ở phương pháp học đánh vần này, bạn cũng không thấy cách luyện phát âm những âm giống nhau hoặc na ná như nhau, kiểu như luyện nói các câu tiếng Anh sau:

- The sixth sick sheik’s sixth sheep’s sick (Con cừu thứ 6 của vị tù trưởng thứ 6 bị bệnh).

- The two-twenty-two train to through the tunnel. (Đoàn tàu chạy lúc 2h22 phút lao vút qua đường hầm).

- She sells sea shells on the seashore (Cô ấy bán vỏ sò trên biển)

Với quan điểm cá nhân, việc nói những câu như thế không hiệu quả và vô ích.

Vì với những từ đơn giản, rất đơn giản hoặc những câu thông thường như “it’s great to see you again”, người học tiếng Anh nhiều năm còn nói chưa chuẩn, vậy đi học nói những kiểu câu như ở trên để làm gì?

Những câu đó thậm chí cả đời bạn không dùng tới trong giao tiếp tiếng Anh.

Ngay cả sự khác nhau giữa /i/và /i:/, tôi cũng thường nói với học viên là đừng quá quan trọng để cố gắng phân biệt sự khác nhau khi phát âm hai âm này.

Bởi cả hai âm /i/ và /i:/ đều được đọc khi chúng nhấn trọng âm và khi đã được nhấn trọng âm nếu bạn áp dụng đúng quy tắc đọc to hơn (louder), cao hơn (higher) và dài hơn (longer) khi nghe không có nhiều sự khác biệt giữa âm /i/ và /¡:/. Nếu nguyên âm [i] không nhấn trọng âm dĩ nhiên chúng ta sẽ đọc thành /ə/ hoặc đọc với giọng đi xuống.

Và nếu có câu nào đó mà có cả hai loại từ chứa âm /i/ và /i:/ thì bạn cũng không phải quá lo lắng, với từng ngữ cảnh cụ thể, người nghe sẽ hiểu bạn đang nói gì.

Nên tốt nhất bạn cứ học những cái đơn giản, thật gần gũi, sử dụng nhiều trong thực tế. Không nên học kiểu sách vở, kiểu đánh đố nhau mà ít khi dùng trong giao tiếp.

Bây giờ bạn hãy quay lại cách nhận dạng của âm /i:/. Ở âm này bạn sẽ học được một quy tắc rất thú vị, có lẽ bạn chưa từng nghe tới.

Page 82: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nó sẽ giúp bạn đọc được rất nhiều từ, đó là quy tắc E + 1 phụ âm + IO, IE, IA và IU thì E sẽ đọc thành /i:/.

Chi tiết hơn bạn xem ở phần dưới, rất nhiều từ có sử dụng quy tắc này.

1. Cách phát âm

- Kéo môi sang hai bên, giống như đang cười.- Khi phát âm thấy có độ căng (tension) của môi, lưỡi.

2. Cách nhận dạng

Những trường hợp sau, các nguyên âm sẽ đọc thành /i:/

- EE: Từ có chứa /ee/ sẽ luôn đọc thành /¡:/.Ví dụ: agree, meet, deep, three.

- E: Từ có E + 1 phụ âm + E đứng cuối, âm /e/ đọc thành /i:/ (hoặc một số từ có hai âm tiết có dạng e + phụ âm + e)Ví dụ: scene, Vietnamese, even, extreme, complete, compete.

- E: Từ có E + 1 phụ âm + ia, io, ie, iu, ual.Ví dụ: previous, region, regional, convenience, intermediate, genius, immediate, premier, obedient, precious, tedious.

- EA: Có khá nhiều từ có chứa âm /ea/ đọc thành /i:/ (dĩ nhiên bạn cũng phải biết một số từ có /ea/ đọc thành /e/).

- EI: Một số từ có chứa /ei/ hoặc /ie/ đọc thành /i:/.Ví dụ:ceiling, receipt, receive, chief, believe, belief

- E: Một số từ có âm thứ hai viết phiên âm là /eil/, âm /e/ đứng trước sẽ đọc thành /i:/.Ví dụ: email, detail, female, retail.

Đôi khi từ có âm /i/ và /eo/ cũng được phát âm là /i:/ như police, people.

Từ không theo quy tắc: prefix

III. Nhận dạng hậu tố /ed/Âm này tiếp tục gây lúng túng cho người học tiếng Anh. Dù cho nó rất quen thuộc, bạn có thể tìm thấy ở bất cứ tài liệu, sách nào về tiếng Anh nhưng đa số vẫn đọc và nói tiếng Anh theo ý thích.

Có hai hình thức của đuôi /ed/:

- Đó là thì quá khứ của động từ thường như worker, started- Và một vài tính từ, như interested hoặc tired.

Page 83: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Khi gặp một động từ có thêm –ed, người học hay đọc đuôi –ed như âm /id/ mà không biết đúng hay sai có lẽ vì –ed nhìn giống /id/. Đây là một trong những lỗi thường gặp nhất trong phát âm tiếng Anh của người Việt Nam.

Đuôi /ed/ này có ba cách đọc khác nhau, đó là /id/; /t/ và /d/.

Ở âm này, bạn chỉ cần xem khi nào /ed/ đọc thành / əd/ rồi dùng cách loại trừ để nhận dạng đuôi /ed/ đọc thành /d/.

Có ba nguyên tắc để nhận dạng về cách đọc đuôi /ed/ này:

- Nếu /ed/ đứng sau động từ kết thúc bằng /t/ hoặc /d/, /ed/ sẽ đọc thành / əd/ (hoặc id).Ví dụ: needed, visited, excited, wanted.

- Nếu /ed/ đứng sau các phụ âm /p/, /k/, /f/, /s/, /ʃ/, /tʃ/, and (th) thì /ed/ đọc là /t/.Bạn có thể đọc quy tắc này thành câu “fở ko phải thế sợ shệt chi” để dễ nhớ hơn.Ví dụ: laughed, worked, helped, bathed, passed, washed, watched, stopped.

- Nếu /ed/ đứng sau các phụ âm còn lại sẽ đọc là /d/.Ví dụ: opened, called, changed, closed.

Nếu động từ kết thúc bằng -y, thì quá khứ của những động từ này là -ied. Cách phát âm cũng là /əd/ (hoặc id).

VD: marry => married, worry => worried.

Ở trên bạn thấy có thể đọc /ed/ là /əd/ hoặc /id/. Tuy nhiên, bạn nên đọc là /əd/, nó sẽ giúp bạn đọc dễ hơn, nhanh hơn, muợt hơn và quan trọng là đúng trọng âm.

Ví dụ, từ needed:

- Đọc là /id/: ‘ni: -did- Đọc là /əd/: ‘ni:-dəd

Đa số người học tiếng Anh có thói quen đọc thật cao âm đứng cuối, và nếu cứ đọc theo âm /id/ sẽ rất khó sửa. Nhưng nếu bạn đọc theo âm /əd/, trong đầu bạn đã có quy tắc mặc định là âm /ə/ phải đọc với giọng đi xuống, lúc đó rất dễ dàng để sửa lỗi sai cách đọc nhấn trọng âm mà nhiều người đang mắc phải.

Đuôi /ed/ ngoài hình thức là động từ, còn có thêm dạng tính từ. Và đặc biệt có một số tính từ dù có đuôi /ed/ nhưng không tuân theo quy tắc nhận dạng ở trên. Ví dụ như tính từ learned, blessed, aged.

Nếu áp dụng quy tắc nhận dạng /ed/ ở trên thì cả ba từ trên đuôi /ed/ sẽ đọc là /d/. Tuy nhiên, /ed/ sẽ đọc là /əd/.

Page 84: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ví dụ:

The professor is a learned man.

My aged parents are living in Hanoi.

Với quy tắc ở trên, nếu một lúc nào đó bạn nghe learned đọc là /'lərnəd/ hoặc aged đọc là /’eiʤəd/, bạn sẽ không còn ngạc nhiên nữa, vì chúng đều là tính từ của câu.

IV. Một số quy tắc nhận dạng phụ âm (tiếp)1. NHẬN DẠNG PHỤ ÂM /N/

Có hai điểm cần lưu ý khi nhận dạng âm /n/:

- Âm /n/ đứng trước g, k ở cuối từ: Đọc là /ɳ/. Ví dụ: sing /siɳ/, song /saɳ/, bank, long /laɳ/.

- Âm /n/ đứng trước c, g, k nằm trong âm tiết được nhấn trọng âm: Cũng đọc là /ɳ/. Ví dụ: function.

Cách phát âm của âm này, bạn nên tìm phần mềm phát âm có tên là English Pronouncing Dictionary để tập nói và chỉnh sửa lỗi sai.

Khi âm /ng/ hoặc /nk/ nằm trong âm không được nhấn trọng âm (lúc đó g hoặc k sẽ nằm ở âm khác) thì âm /n/ vẫn giữ nguyên là /n/.

Ví dụ từ congratulate

Do trọng âm rơi vào âm /a/, nên âm /con/ không được nhấn trọng âm. Có nghĩa là bạn không thể áp dụng quy tắc âm /ɳ/ vào được.

Sơ đồ nhận dạng phụ âm /n/:

NHẬN DẠNG PHỤ ÂM /N/

- ɳ

- n

Trước tiên, cần xem âm /q/ có thành âm /ɳ/ hay không, nếu không chắc chắn nó vẫn được giữ nguyên là /n/.

Trong cuốn sách này, tất cả câu chữ đều là những kiến thức thực sự, không phải mang tính lý thuyết. Bạn cần phải đọc thật kỹ từng câu, từng chữ dù là nhỏ nhất, vì những gì không cần thiết tôi đã cố gắng lược bỏ đi rồi.

Thời gian của bạn, công sức của bạn rất đáng trân trọng, do đó tôi luôn cố gắng để làm sao bạn bỏ thời gian ít nhất, nhưng kiến thức bạn có được phải là nhiều nhất.

Page 85: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ví dụ ở trên có câu âm /n/ phải nằm trong âm tiết được nhấn trọng âm, có nghĩa là nếu âm /n/ không nằm trong âm tiết được nhấn trọng âm thì sẽ không theo quy tắc đó.

2. NHẬN DẠNG ÂM /GU/Âm G + U + nguyên âm nằm trong âm tiết không được nhấn trọng âm sẽ đọc thành /gw/.

Ví dụ: language, trilingual, bilingual, extinguish.

Âm G + U + nguyên âm nằm trong âm tiết được nhấn trọng âm sẽ bỏ âm /u/ đi, tức là chỉ còn âm /g/.

Ví dụ: guess /ges/, guest /gest/, guard /gad/, guiness /'ginəs/.

Trong quá trình học, có nhiều bạn nhầm lẫn quy tắc nhận dạng âm GU này với quy tắc âm /g/ + e, y và i. Bạn cố gắng lưu ý và phân biệt về cách sử dụng.

NHẬN DẠNG ÂM /GU/

- gw- g

Bước đầu tiên cần xem âm /gu/ có thành âm /gw/ hay không, nếu không chắc chắn nó vẫn được giữ nguyên là /g/.

3. NHẬN DẠNG TỪ CÓ HÌNH THỨC “PHỤ ÂM + R” Thông thường trong tiếng Anh, mỗi một phụ âm gọi là một âm riêng biệt. Nếu hai phụ âm đi với nhau được coi là hai phụ âm

Ví dụ: reaction.

Với từ trên, giữa âm /a/ và /io/ là hai phụ âm, gồm phụ âm /c/ và /t/. Do đó, bạn không thể áp dụng quy tắc đã có là:

A + 1 phụ âm + IO thì A đọc thành /ei/.

Có một trường hợp riêng biệt, bạn cần ghi nhớ:

Nếu từ có cấu tạo là Phụ âm + r, ví dụ như {br, cr, dr, fr, gr, pr, tr} thì hai phụ âm liền nhau đó được coi là một phụ âm.

Với quy tắc này, có nghĩa là khi br, cr, dr, fr... nằm trong âm tiết được nhấn trọng âm thì bạn phải đặt dấu trọng âm trước các chữ cái như {b, d, c, f...}, cụ thể như sau: /’br/, /’cr/, /’fr/.

Ví dụ: afraid /ə'freid/, across /ə'kras/, address /ə'dres/, approach /ə'proutʃ/.

Page 86: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

BÀI TẬP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Bài 10.1. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tập: Các từ nhìn có cách viết gần giống nhau, tuy nhiên với những hậu tố khác nhau sẽ phải viết phiên âm và đọc khác nhau. Bạn đọc và viết từ cột 1 sang cột 2, vì hai từ đó bắt nguồn từ một từ gốc, chỉ thay đổi hậu tố.

Able Ability Celebrate CelebrationTechnical Technician Office OfficialEducate Education Political PoliticianPossible Possibility Commerce Commercial

Responsible Responsibility Congratulate CongratulationsGenerate Generation Available AvailabilityExplain Explanation Accommodate AccommodationImitate Imitation Canada Canadian

Abbreviate Abbreviation Memory MemorialAppreciate Appreciation Comedy ComedianEvaluate Evaluation Music Musician

Verify Verification Probably ProbabilityIgnore Ignorance Reserve ReservationExplore Exploration Hesitate HesitationInvite Invitation Eliminate Elimination

Prepare Preparation Finance FinancialObserve Observation Courage courageous

Bài 10.2. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tập: Nhấn trọng âm của hậu tố /ity/

Ability Activity Authority CapacityOpportunity Facility Identity Inability

Quantity Personality Possibility PriorityCommunity Reality Responsibility Security

Locality Minority Quality ComplexityOriginality Familiarity Finality FragilityStability Maturity Vitality Nationality

Similarity Publicity Visibilaty RelativityAccessibility Actuality Agility Availability

Celebrity Circumstantiality Circularity Clarity

Page 87: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Credibility Changeability Culpability EqualityCongeniality Edibility Dependability Expansibility

Charity Brevity Disability UniversityMajority Conventionality Hospitality FeasibilityPublicity Fallibility Necessity simplicity

BÀI SỐ 11

NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM /R/NỘI DUNG CHÍNH

I. Nguyên âm đôi /ait/II. Nguyên âm đôi /iə/III. Nguyên âm đôi /aiə/

I. Nguyên âm đôi /ait/Bạn còn nhớ cách nhận dạng tổng quát của nguyên âm /i/ không?

Khi âm /i/ được nhấn trọng âm, nó sẽ được đọc thành những âm gì?

Nếu không nhớ, bạn có thể xem lại bất cứ lúc nào, đừng lo lắng nhiều, bạn không nên kỳ vọng là bạn có thể nhớ được hết. Chúng ta sẽ học nó, các quy tắc ngấm dần dần bằng cách áp dụng vào từng từ cụ thể.

I:

- ai- i

Âm này là âm khó nhận dạng, nhiều từ không có quy tắc chung rõ ràng.

Tuy vậy, âm /ai/ này lại phát âm rất dễ, nó như tiếng Việt, khi đọc chỉ cần thêm dấu sắc vào âm được nhấn trọng âm.

Cách nhận dạng:

Có 6 trường họp phổ biến dưới đây, nguyên âm /i/ sẽ đọc thành /ai/.

- I: Quy tắc phổ biến và chính xác nhất mà bạn hay gặp đó là từ có chứa âm i + phụ âm + e thì /i/ sẽ đọc thành /ai/.Ví dụ: line /lain/, nice /nais/, rice, write...

- I: Từ có hai âm tiết và chứa âm i + phụ âm + ate, âm /i/ sẽ đọc thành /ai/.Ví dụ: climate, vibrate, private...

- I: từ có hình thức là I + nguyên âm + phụ âm, âm [i] sẽ đọc là /ai/.

Page 88: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ví dụ: violation, appliance, lion, liable, variety, society, violet, violence, violin, society, priority, trial, triumph, quiet, biography, biology, giant, abiotic.

- IND: mind, kind, behind (từ ngoại lệ là wind)- IBR: Từ có chứa /ibr/ và âm /i/ được nhấn trọng âm sẽ đọc thành /ai/

Ví dụ: library, fibre, tribrach- IGHT: fight, night, light…

Đến lúc này, bạn có thể giải thích được cách phát âm và sự khác nhau của từ này chưa?

Nhìn chúng rất giống nhau, và đa số người học tiếng Anh nói theo phán đoán 50/50

Quite, quit, quiet.

- Quite: Theo quy tắc âm i + phụ âm + e, âm /i/ sẽ đọc là /ai/ => /kwait/.- Quit: Từ có một âm tiết, chứa âm /i/, âm /i/ vẫn đọc là /i/ => /kwit/.- Quiet: Từ có quy tắc âm i + nguyên âm + phụ âm, âm /i/ đọc là /ai/ (âm /e/

không nhấn trọng âm đọc là /ə/) => /’kwaiət/.

Qua việc đọc 3 từ /quite, quit, và quiet/, bạn đã thấy được dù là từ đơn giản hay phức tạp bạn cũng nên áp dụng quy tắc vào để đọc và nói.

Bạn chỉ mất thời gian lúc đầu phân tích nhưng sau đó sẽ biết đọc chúng mãi mãi.

Nó khác với cách học từ trước tới nay, bạn đến lớp đọc theo giáo viên. Khi nói theo, bạn sẽ đọc đúng, nhưng không hiểu tại sao lại đọc như thế, nên có thể ngay ngày mai hoặc tuần sau bạn sẽ quên, không biết nên đọc từ đó thế nào, đọc thế là đúng hay sai.

Những quy tắc này giúp bạn tự học, tự áp dụng. Và tất nhiên, những gì bạn tự làm sẽ luôn là của bạn, kể cả một năm sau không dùng tới nó, bạn vẫn biết cách để đọc chúng chính xác.

II. Nguyên âm đôi /iə/Bảng nhận dạng tổng quát của 5 nguyên âm đã được trình bày ở các bài học trước Trong đó có hai trường hợp:

- 5 nguyên âm + Phụ âm;- 5 nguyên âm + R.

Bài học này giúp bạn xem lại sơ đồ trong trường hợp NGUYÊN ÂM + R.

Nguyên âm đầu tiên sẽ là âm /e/ + phụ âm R.

ER:

Page 89: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- ər- ir- e

Âm [er] khi được nhấn trọng âm sẽ chỉ được đọc thành một trong ba âm là /ər/ hoặc /ir/ hoặc /e/ (trường hợp /ir/ có thêm một cách đọc khác là /iə/).

Nếu bạn đọc âm /er/ thành một âm khác với ba âm ở trên thì sẽ không đúng.

Cũng ở những bài trước bạn đã học quy tắc er + phụ âm thì /er/ sẽ đọc thành /ər/ như là nervous, service, person...

Ví dụ: experience

- Quy tắc 1: Với từ này, có hậu tố /ien/ nên xác định được trong âm ngay trước hậu tố, và trọng âm rơi vào âm /er/. Sau /er/ là /ie/ do đó nó chỉ có thể đọc là /ir/;

- Quy tắc 2: Âm /ex/ không được nhấn trọng âm và âm x đứng giữa một nguyên âm và phụ âm => đọc là ik's;

- Quy tắc 3: Âm /ie/ không đứng sau 4 phụ âm (g, s, t, c) nên /ie/, sẽ đọc la /əə/:- Quy tắc 4: Âm /c/ đứng trước /e/ nên đọc là /s/.

Ghép tất cả các quy tắc trên lại, sẽ viết được phiên âm thành /ik'spirəəns/ hoặc /ik’spiriən/.

Bây giờ, bạn sẽ học chi tiết nhận dạng âm /ir/ (hoặc viết cách khác là /iə/).

1. CÁCH PHÁT ÂM

Phát âm /i/ kéo dài rồi nối với âm /ə/, âm /ə/ rất ngắn.

- Nếu /er/ + nguyên âm đứng cuối thì luôn đọc là /iə/.

Nếu /er/ + nguyên âm đứng đầu hoặc đứng giữa thì có thể đọc theo hai cách: /iə/ hoặc /ir/. Quy tắc chung là /er/ + /io, ia, iu, ie, o, e/, thì /er/ sẽ đọc thành /iə/.

Nhưng nếu /er/ các nguyên âm khác thì vẫn đọc là /e/.

Ví dụ: asperity, austerity, celerity, dexterity, insincerity, posterity, prosperity, severity, sincerity, temerity, verity, verify, very.

2. CÁCH NHẬN DẠNG- EAR: ear đứng cuối từ sẽ đọc là /iə/ (trừ từ beard /biəd/: râu)

Ví dụ; appear, clear, dear, ear (trừ pear, bear), hear (v.) /hia/, near, fear- ER: er + /io, ia,iu, ie, o, e/, âm /er/ sẽ đọc là /iə/ (hoặc ir).

Page 90: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ví dụ: experience, bacteria, criterion, hero, zero, material, mysterious, seriously, period, severe, atmosphere, here, sincerely, series.(trừ trường hợp có âm /wh/ đứng trước /ere/ như where /weə/, there).

- EER: Từ có chứa âm /eer/.Ví du: cheerful, engineer, career.

Ở trên, bạn có cách nhận dạng tông quát của âm /er/. /er/ sẽ chỉ có thê đọc thành /ər/ hoặc /iə/.

Tuy nhiên nếu âm /ir/ hoặc /er/ + phụ âm R thì vẫn đọc là /e/ hoặc /i/.

Ghi chú này đã được trình bày ở các bài học trước, tuy nhiên trong quá trình học có nhiều bạn nhầm lẫn nên ở bài học này được nhắc lại một lần nữa. Ví dụ: iritate, error ...

III. Nguyên âm đôi /aiə/Khi bạn đã biết âm IR được nhấn trọng âm, trước khi nói bạn hãy nghĩ đến quy tắc tổng quát như sơ đồ bạn đã có ở các bài học trước.

IR:

- ər- aiə1. CÁCH PHÁT ÂM

Phát âm /ai/ kéo dài rồi nối vói âm /ə/, âm /a/ rất ngắn.

Nếu /ir/ + nguyên âm đứng cuối thì luôn đọc là /aiə/.

Nếu /ir/+ nguyên âm, đứng đầu hoặc đứng giữa thì có thể đọc theo hai cách aiə/ hoặc /air/.

2. CÁCH NHẬN DẠNG

IR: Từ có chữ /ir/ + nguyên âm thì âm /ir/ đọc thành /aiə/.

Ví dụ: acquữe /ə'kwaiə/, admire /əd'maiə/, desire, empire /'empaiə/, entire /in'taiə/, hire, require environment /ən'vairnmənt/, virus /'vaiərəs/.

Tổng kết: Cách nhận dạng khi âm /ir/ được nhấn trọng âm

Với những từ có chứa âm /ir/.

- Nếu /ir/ + phụ âm hoặc /ir/ đứng cuối thì /ir/ đọc là /ər/. Ví dụ: shirt, firm, sir...- Nếu /ir/ + nguyên âm thì /ir/ đọc là /aiə/.

Page 91: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Do đó, nếu bạn gặp từ có chứa /ir/ mà nói âm đó thành /i/ hoặc là một âm khác với hai âm /ər/ và /air/ thì bạn đang đọc sai. Nó chỉ nằm ở một trong hai âm ở trên.

Một lúc nào đấy bạn gặp từ virus mà bạn không nghe được dù bạn đã cố gắng nghe đi nghe lại rất nhiều lần thì đó là do bạn nói khác với cách bạn đang nghe từ đó.

Theo thói quen, luôn đọc từ virus là vi rút. Tuy nhiên, nếu áp dụng quy tắc ở trên thì bạn sẽ đọc hoàn toàn chính xác từ này. Từ này có chứa /ir/ và đằng sau /ir/ là nguyên âm nên nó phải được đọc là /aiə/, virus /’vaiərəs/.

Đây chính là cách học theo phương pháp đánh vần tiếng Anh. Bạn có quy tắc nhận dạng tổng quát, bạn có dữ liệu A, bạn sẽ tự suy ra được dữ liệu B, C …

BÀI TẬP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Bài 11.1. Viết phiên âm và tâp đọc các từ sau:

Nội dung ôn tập: Nhấn trọng âm vào chính hậu tố

absentee cannoneer examinee fourteenChinese between boutique abstain

addressee career cheerful acquaintJapanese agree unique entertainappointee acquaintance agreeable maintaindomineer agreement Vietnamese techniqueemployee engineer amputee argumentai

trainee coincidental extraordinaire Appraiseeexchangee Continental Sentimental Ordinairemillionaire Ablatival Halloween EnvironmentalNineteen Fundamental Adjectival QuestionnaireSolitaire Oversee Intercontinental Arrivalrevival Survival Reduce Substantivalantique Complain Accidental Nominee

warrantee Thirteen Attain Archivalbillionaire Voltaire Volunteer asleep

Bài 11.2. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tập: Nhấn trọng âm của hậu tố /ia/

Artificial commercial secretarial especiallyIndustrial initial material officialSpecial substantial Prudential financial

Bacterial confidential memorial presidential

Page 92: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Adverbial Argentinian auxiliary aviatorComedian controversial Corinthian CroatiaCanadian Asia Asian editorialColonial Estonia Familiar HungarianEssential confidential beautician brilliantpotential residential Deferential impartial

BÀI SỐ 12

NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM + R (tiếp theo)NỘI DUNG CHÍNH

I. Nguyên âm đôi /eə/II. Nguyên âm đôi /juə/III. Nguyên âm /ɔ:/

I. Nguyên âm đôi /eə/Ở phần nhận dạng tổng quát, bạn đã có quy tắc nhận dạng âm /ar/ khi /ar/ + nguyên âm

AR:

- a- eə- ɔ:

Bạn đã học quy tắc khi âm /ar/ + phụ âm thì /ar/ sẽ đọc thành /a/. Bài học này sẽ giúp bạn nhận dạng âm /eə/.

1. Cách phát âm

Bắt đầu phát âm âm /e/ dài hơn bình thường sau đó nối với âm /ə/.

- Nếu /are/ đứng cuối thì luôn đọc là /eə/. Ví dụ: fair /feə/- Nếu /ar/ + nguyên âm đứng đầu hoặc đứng giữa thì có thể đọc theo hai

cách: /eə/ hoặc /æ/. Ví dụ: parent /’peərənt/ hoặc /’pærənt/2. Cách nhận dạng- AR: Từ có chứa ar + nguyên âm.

Ví dụ: care, area, parents, prepare, various, librarian, aware, declare, prepare, square, variation, vary, vegetarian.

- AI: Từ có chứa âm /ai/ + RVí dụ: air, chair, affair

- EAR: Một số từ có âm /ear/ đứng cuối.

Page 93: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ví dụ: pear, bear, swear, wear

Nguyên âm /eə/

- ar- air- ear- Bạn cần ghi nhớ ý chính: /ar/ + nguyên âm thì âm /ar/ sẽ đọc thành /eə/.

Nếu /ar/ là phụ âm thì xem nó đọc thành /a/ hay /ɔ:/

II. Nguyên âm đôi /juə/Cũng ở phần nhận dạng tổng quát, bạn đã có quy tắc nhận dạng khi âm /U/ + R.

UR:

- ər- juə1. Cách phát âm

Bắt đầu phát âm kéo dài /ju/ rồi nối với âm /ə/ (âm /ə/ được phát âm ngắn và nhanh).

- Nếu /ure/ đứng cuối thì luôn đọc là /juə/. Ví dụ: cure /kjuə- Nếu /ur/ + nguyên âm đứng đầu hoặc đứng giữa thì có thể đọc theo 2 cách:

/juə/ hoặc /ju/. Ví dụ: security /sə’kjuərəti/ hoặc /sə’kjurəti/2. Cách nhận dạng

UR: Từ có chứa /ur/ + nguyên âm thì sẽ đọc là /juə/.

Ví dụ: secure, mature, curios

Sau khi đã học xong âm /ur/ + nguyên âm này rồi, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát khi biết âm /ur/ được nhấn trọng âm.

Chỉ cần ghi nhớ hai ý chính sau:

- Nếu /ur/ + phụ âm hoặc đứng cuối thì /ur/ đọc là /ər/.- Nếu /ur/ + nguyên âm thì /ur/ đọc là /juə/.

Nếu bạn gặp từ có chứa /ur/ mà nói âm đó thành /u/ hoặc là một âm nào khác ngoài âm /r/ và /ju/ sẽ không đúng. Nó chỉ được phép nằm ở trong hai âm ở trên.

Ví dụ: urban, urination, urge, Uruguay, security

Nếu âm [ur] + phụ âm R, thì âm [ur] không theo các quy tắc ở nhận dạng âm /ur/.

Thông thường từ có chứa /urr/ và âm /u/ là âm được nhấn trọng âm sẽ đọc thành /ʌ/.

Page 94: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ví dụ: hurry, current.

Âm /ʌ/ này sẽ trình bày ở các bài học sau.

III. Nguyên âm /ɔ:/1. Cách phát âm- Hàm mở rộng theo chiều dọc- Giữ môi theo hình oval, giống như có quả trứng ở trong miệng, hơi chu môi ra.2. Cách nhận dạng- AL: Từ có một âm tiết chứa /al/ hoặc /al/ đứng cuối sẽ được đọc thành /ɔ:/.

Ví dụ: small, wall, salt, talk, uninstall.- OR: Từ có chứa âm /or/ + phụ âm (trừ w+or ở phần âm /ər/ đã học), âm /or/ sẽ

đọc thành /ɔ:/.Ví dụ: bom, comer, ordinate.

- AU: Gần như tất cả từ chứa /au/ sẽ đọc thành /ɔ:/.Ví dụ: fault, launch, auto, pause, author, caught

- AW: Tận cùng là /aw/ hoặc /aw/ + phụ âm sẽ đọc là /ɔ:/.Ví dụ: law, awful, lawyer, awesome, awkward

- OUR: /our/ + phụ âm (trừ trường hợp JOUR đã học)Ví dụ: four, course

- AR: Từ chứa /ar/ và có W đứng trước /ar/Ví dụ: war, ward, warm, warn, reward, quartor.

- OAR: Từ có chứa /oar/ + phụ âmVí dụ: board, aboard, abroad

Với âm /ɔ:/ bạn gặp trường hợp nhiều nhất là âm /or/.

Để nhận dạng nhanh, bạn chỉ cần nhìn xem trước âm /or/ có phụ âm /w/ đứng trước nó hay không, nếu có w + or + phụ âm thì đọc /or/ là âm /ər/.

Nếu không có /w/ đứng trước thì /or/ đọc thành /ɔ:/.

Sơ đồ nhận dạng của /or/:

OR:

- ər- ɔ:

Sơ đồ chung nhận dạng âm /ɔ:/.

Nguyên âm /ɔ:/.

- or, ar

Page 95: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- au, al- aw- our- oar

BÀI TẬP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Bài 12.1. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tập: Nhấn trọng âm của hậu tố /ic/

academic alcoholic alphabetical artisticdomestic dramatic economic electricacrobatic mathematics medical physicalromantic scientific significant specifictypical vertical horrific historicalmagical magnetic majestic mechanicallegoric antibiotic article Atlanticathletic chemical classical Erotic

democratic atmospheric fanatic Gymnasticinformatics acoustic agnostic Melodic

idiotic carbonic classical Climaticdiabolic diagnostic erotic Fantastic

technical authentic optical Cosmeticrealistic Genetic astrologic harmonic

Bài 12.2. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau:

Nội dung ôn tập: Nhận dạng âm /ei/

Female Hate Later SurveyPlace Relate Same TradeGate Sailing Obtain DisableClaim Male Entertain Wake

Wednesday Danger Waiter StableTrading Dangerous Translate Taste

AIDS Unable Training AfraidAmaze Amazing Accommodation ArrangeContain Complaint Admiration BehaveBasic Celebration Application BehaviourFail Neighbour Gave Blade

Page 96: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Combination Complain Arrangement DecadeRetain Maintain Association Email

Container Mistake Available EssayDisplay Strange Shave ExchangeEscape Failure Favourite PersuadeExplain Grateful Flame PotatoPatience Headache Praise RemainPainter Weight Range Preparation

Wait Stage Safety SnakeEngage Today Impatient RefrigeratorMake Translation Daily cable

BÀI SỐ 13

NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM ĐÔINỘI DUNG CHÍNH

I. Nguyên âm đôi /ou/II. Nguyên âm đôi /au/III. Phụ âm /ʤ/

I. Nguyên âm đôi /ou/(cách viết trong tiếng Anh-Anh là /əu/)

Đây cũng là một âm mà người học tiếng Anh hay đọc sai.

Tôi đã thử đưa một số từ dưới đây và đưa nhiều người đọc, nhưng hầu như không đúng.

Code

Promote

Associate

Mode

Promotion

Toeic

Page 97: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Toefl

Loan

Bạn thử so sánh các từ sau: code, nose, rose, mode... Bạn đọc lên có khác gì nhau không?

Lỗi phổ biến nhất có thể nhận thấy người học tiếng Anh đọc code là /kốt/, mode là /mốt/. Nếu bạn cũng đọc hai từ đó như vậy, thì tại sao với từ nose /nouz/, rose /rouz/, bạn lại đọc khác?

Rõ ràng chúng đều có hình thức trông giống nhau, chỉ khác nhau phụ âm đứng cuối cùng, nghĩa là tất cả đều phải đọc thành nguyên âm /ou/.

Hi vọng, sau khi học xong âm /ou/ này, bạn sẽ tự tin đọc được rất nhiều từ khác nữa.

1. Cách phát âm

Âm này giống như khi biểu lộ sự ngạc nhiên. Đầu tiên đặt lưỡi ở vị trí phát âm /o/ sau đó miệng tròn dần để phát âm /u/, phát âm /o/ dài, /u/ ngắn và nhanh.

2. Cách nhận dạng

Âm [o] đọc thành /ou/ trong các trường hợp sau:

- O: từ có chứa nguyên âm [o] ở cuối từ. Ví dụ: go, no, tomato, potato, hero, hello

- OA: OA + Phụ âmVí dụ: road /roud/, loan /loun/, load, oath

- OU: [ou] + L (trừ từ should)Ví dụ: soul, shoulder

- OW: tận cùng là [ow] và có hai phụ âm đứng trước.Ví dụ: know, slow, tomorrow

- OE: goes, toe, toeic, toefl, poem, poet, poetic, poetry- O + một phụ âm + ia, ie, io, iu, e thì nguyên âm [o] đọc thành /ou/

Ví dụ: social, associate, emotional, explosion, location, motion, propasal, home, code, mode, hotel

- OL: [ol] + một phụ âmVí dụ: old, cold, gold

- Một số từ ngoại lệ khác: pronoun, post, most, ghost, host, only, gross.

Bạn đã có quy tắc nhận dạng tổng quát của nguyên âm /O/ ở các bài học trước.

Đến bài học này, khi gặp âm /o/ bạn xem âm /o/ có đọc thành âm /ou/ không, nếu không thì âm /o/ sẽ đọc thành âm /a/.

Page 98: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Sau khi học quy tắc nhận âm /ou/, bạn sẽ có được sơ đồ tổng quát nhận dạng 3 nguyên âm [a, e, và o] khi chúng đứng trước [ia, ie, iom và iu]

- Âm [a] + 1 phụ âm + [ia, ie, io và iu] thì [a] sẽ đọc thành /ei/.- Âm [e] + 1 phụ âm + [ia, ie, io và iu] thì [a] sẽ đọc thành /i:/.- Âm [o] + 1 phụ âm + [ia, ie, ¡o và iu] thì [a] sẽ đọc thành /ou/.

II. Nguyên âm đôi /au/Nhiều người hay đọc sai âm /au/ này thành âm /ao/ trong tiếng Việt.

Bạn thấy âm /ao/ của tiếng Việt, miệng không đóng lại. Còn khi đọc âm /au/ cần phải đóng miệng lại.

Ví dụ: power

1. Cách phát âm - Phát âm /a/ trước, sau đó miệng hơi đóng lại rồi nối với /u/.- Để nói chuẩn âm này, bạn cứ tưởng tượng như có người dùng vật nhọn đâm

vào người và bạn kêu lên /au/, /au/.2. Cách nhận dạng - Từ có chứa âm [ou] + phụ âm, âm /ou/ sẽ đọc thành /au/.

Ví dụ: found, south, out, about, count, hour, house.- [ow] + nguyên âm hoặc + phụ âm.

Ví dụ: tower, power, down, town, flower.

III. Phụ âm /ʤ/1. Cách phát âm

Bạn chỉ cần nhìn vào cách viết của âm này là sẽ nhớ được và hình dung ra cách phát âm chính xác.

ʤ = d + …

Bạn đã học âm /3/ và đã biết cách phát âm của âm đó là: Vị trí môi tròn và chu môi ra.

Bây giờ bạn chỉ cần để đầu lưỡi của bạn theo cách các bạn phát âm /d/ và kết hợp lại là tạo thành âm chính xác.

2. Cách nhận dạng- D: Âm [d] đứng trước nguyên âm [u] nằm trong âm tiết không được nhấn

trọng âm. Ví dụ: schedule, graduate, educate

- G: Âm /g/ đứng trước e, i, y

Page 99: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ví dụ: village, gentle, budget- J: Âm /j/ luôn đọc thành /ʤ/.

Ví dụ: Joke, June, January, just.- dr: dr = ʤ + r.

Ví dụ: hundred, address, dragon, dream, dress.

Ở quy tắc dr = ʤ + r, lưu ý:

Khi viết phiên âm /dr/ vẫn giữ nguyên (trong từ điển bạn cũng chỉ thấy chữ /dr/), tuy nhiên khi phát âm, khi nói phải đọc thành ʤ+ r.

Thử áp dụng quy tắc này vào các từ dress, dream và bạn sẽ thấy bây giờ bạn có thể nói chính xác. Còn từ trước tới nay, bạn hay đọc là dream /d rim/, dress /d res/.

Một số từ có cách đọc khác do mượn từ tiếng Pháp như: garage, massage, mirage.

BÀI TẬP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Bài 13.1. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tập: Nhấn trọng âm của /¡en/.

alien ambience ancient audienceconvenience deficiency disobedient disorientconvenient experience impatience inefficient

inconvenience inexpedience ingredient obedienceinpatient insufficient proficient recipient

conscience efficient orient sufficient

Bài 13.2. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tâp: Nhấn trọng âm của /ual/.

accentual Biannual Bilingual casualCasualty Contextual Continual ConventualGradual Habitual Individual IntellectualMutual Perceptual Punctual Residual

Transexual Trilingual Unequal UnusualUsual Virtual Ritual Factual

Manual Visual Textual EventualEqual Conceptual Victual unequal

Page 100: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

BÀI SỐ 14

NHẬN DẠNG PHỤ ÂMNỘI DUNG CHÍNH

I. Phụ âm /th/II. Nguyên âm /ʌ/III. Phụ âm /tʃ/ = t + ʃ

I. Phụ âm /th/Đây được coi là phụ âm khó nhất đối với người học tiếng Anh, vì âm /th/ có hai âm được đọc khác nhau tùy từng cấu tạo từ. Đó là /θ/ và /ð/

Để phát âm này, lưỡi phải chạm cạnh hàm răng trên và đầu lưỡi rung một trong khi thổi hơi qua khe giữa lưỡi và hàm răng trên.

Có hai âm /th/ trong tiếng Anh: Âm /th/ là âm hữu thanh trong từ như /that/, và là âm vô thanh trong /think/.

Khi đọc âm này bạn sẽ cảm thấy việc phát âm khá khó khăn phải không?

Không sao cả, nếu bạn thấy quá khó, hãy đọc âm /θ/ như âm /t/ và /ð/ như âm /gi/ của tiếng Việt.

Cũng giống như tiếng Việt, bạn đọc “rổ” và “giá” đều là âm /gi/ nhưng không ai kêu là bạn đang nói sai cả.

Trước mắt bạn dành thời gian để tập trung học cách nhấn trọng âm, sau này có thời gian bạn quay lại chỉnh sửa hai âm này sau.

1. Cách phát âm của hai âm /θ/ và /ð/1.1. Âm /θ/

- Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng và thổi hơi ra ngoài.- Khi thổi hơi không tạo ra âm thanh.

1.2. Âm /ð/- Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng và thổi hơi ra ngoài (vị trí môi lưỡi giống

âm /θ/ở trên).- Khi thổi hơi tạo ra âm thanh2. Cách nhận dạng âm /θ/ và /ð/

2.1. /θ/ và /ð/ đứng đầu từ- Nếu từ chứa âm [th] là những từ mang tính nội dung (như danh từ, tính từ, đại

từ, trạng từ) thì [th] đọc là /θ/. Ví dụ: theory, theater, thank, theme, theft, thought.

Page 101: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- Nếu từ chứa âm [th] mang tính chức năng (từ không quan trọng, chỉ đóng vai trò đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp của câu) thì /th/ đọc là /ð/. Ví dụ: the, then, that, though.2.2. /θ/ và /ð/ đứng giữa từ và cuối từ

- Âm [th] được phát âm là /θ/ trong những danh từ được hình thành bắt nguồn tính từ.

Tính từ Danh từ /θ/wide width

strong strengthlong lengthdeep depth

- Âm [th] được phát âm là /θ/ trong những từ chỉ thứ tự số: fourth, sixteenth, sixth, sixtieth2.3. Âm /θ/ và /ð/ đứng ở vị trí cuối từ

- Phụ âm [th] được đọc là /θ/ nếu nó nằm cuối một danh từ hay một tính từ.- Và /th/ được đọc là /ð/ khi nó đứng trước nguyên âm /e/ cuối một động từ.

Danh từ Động từbath bathecloth clothe

breath breatheteeth teethe

II. Nguyên âm /ʌ/Đa số người học mặc định âm này đọc giống với âm /ă/ của tiếng Việt. Nên khi đọc các từ như funny, lucky, number đều đọc âm [u] thành âm /ă/.

Nhưng khi hỏi từ bus hoặc above phát âm thế nào? Đa số người học nói từ “bus” thành âm a, như là /bas/? Rõ ràng bạn không thể đọc âm /ă/ vào từ này được, /bắs/.

Với cùng một âm nhưng mỗi từ bạn phát âm một kiểu thì chắc chắn có một từ (và nhiều từ khác nữa) bạn đang nói sai. Học các quy tắc này để bạn đưa các từ cùng một nhóm về một âm chuẩn, và nó cũng giúp bạn biết bạn đang nói sai thế nào để tự chỉnh sửa theo đúng âm mình đã học.

1. Cách phát âm

Khi phát âm thì chú ý một số điểm sau: Vị trí môi lưỡi thoải mái giống như âm /ə/ nhưng giọng đi lên.

Với từ 'color’, nếu đọc âm [a] thay vì /ʌ/ thì sẽ thành ‘collar’ (cổ áo).

Page 102: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

2. Cách nhận dạng- O: trong từ có một âm tiết (âm w + o thì /o/ thường được phát âm thành /ʌ/),

âm /o/ đọc là /ʌ/.Ví dụ: won, wonder, worry, love, come

- O: một số từ có nhiều âm tiết và âm /o/ được nhấn trọng âm, âm /o/ đọc là /ʌ/.Ví dụ: among, mother, company

- U: từ có [u] + hai phụ âm hoặc từ một âm tiết có chứa âm /u/Ví dụ: but, dust, must, sun, culture, construction.

- OU: OU + một hoặc hai phụ âm, âm /o/ đọc là /ʌ/.Ví dụ: country, young, trouble.

- Một số từ không theo nguyên tắc trên. Ví dụ: does, was, blood, flood.- Âm /ʌ/ chỉ xuất hiện ở những âm tiết được nhấn trọng âm. Nó không xuất hiện

trong âm tiết ko được nhấn trọng âm.

Đó là lý do vì sao các từ dưới đây, dù nhìn mặt chữ giống nhau nhưng đọc với giọng khác nhau.

Ví dụ: unhappy {âm /un/ không được nhấn trọng âm nên /u/ đọc là /ə/}

Với từ unaware {âm /un/ là trọng âm phụ nên /un/ đọc thành /ʌn/}.

Khi học xong âm /a/, bạn sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa âm /ʌ / và /a/.

/ʌ/ và /a/

luck lock

hut hot

won want

shut shot

pup pop

fund fond

Trong tiếng Anh, có thể nói những từ có chứa âm /ough/ là phức tạp nhất, nó có rất nhiều cách phát âm khác nhau. Hầu như không có quy tắc rõ ràng khi nhận dạng âm này.

cough /kaf/

rough / rʌf/

Page 103: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

through /θru:/

bough /bau/

III. Phụ âm /tʃ/ = t + ʃ1. Cách phát âm

Bạn đã học cách phát âm của âm /ʤ/, vị trí môi lưỡi của âm /tʃ/ này cũng giống âm /ʤ/ nhưng khi phát âm không tạo ra âm thanh.

Hoặc bạn cũng có thể áp dụng theo cách nhận biết giống âm /ʤ/ như sau:

/tʃ/ = t + ʃ

/tʃ/ = vị trí lưỡi + vị trí môi

2. Cách nhận dạng- C: Thường là những từ chỉ nhạc cụ trong dàn nhạc.

Ví dụ: cello, concerto.- T: Âm [t] đứng trước [u], nằm trong âm tiết không nhấn trọng âm thì âm [t]

đọc thành /tʃ/.Ví dụ: future, picture.

- CH: Ở đầu, giữa hoặc cuối từ.Ví dụ: cheap, child, chicken, church, bachelor.

Ngoại lệ:

Nhóm “ch” đọc là “k” ở một số từ gốc Hy Lạp hoặc đôi khi đọc là /ʃ/ trong những từ mượn của tiếng Pháp.

Danh sách từ âm /ch/ đọc thành /k/

Chaos Chorus AcheChord Scheme CharacterChoir Scholes Christmas

Architect Chemical ChemistArchaeologist Chemistry Archaeology

Archival Toothache StomachScholarship Scholastic schedule

Ghi chú:

Những từ có chứa /ar+ch/, âm /ch/ thường sẽ đọc thành /k/

BÀI TẬP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Page 104: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Bài 14.1. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tập: Nhận dạng sự thay đổi trọng âm khi hậu tố thay đổi

confidence confidential confidentiallyGeography Geographic Geographical

Biology Biological BiologicallyEcology Ecological Ecologically

Technology Technological TechnologicallyElectric Electrician Electricity

Compete Competitive CompetitionEconomy Economical EconomicVoluntary Volunteer Voluntarity

Family Familiar FamiliarityNecessary Necessarily NecessityHospital Hospitality HospitableOrigin Originality OriginalPolitics Political Politician

Mechanic Mechanism MechanicalDifine Difinition DifinitelyVary Variety Variation

Satisfy Satisfactory satisfaction

Bài 14.2. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tập: nhấn trọng âm của hậu tố /iu/

Aluminium Aquarium Bacterium BelgiumCalcium Celsius Genius MediumPremium Radium Radius SodiumUranium Terrarium Tedium Solarium

Cinerarium Athanasius Geranium genesiusMillennium Sanatorium Belarius stadium

BÀI SỐ 15

TRỌNG ÂM

TỪ CÓ NHIỀU ÂM TIẾTNỘI DUNG CHÍNH

Page 105: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

I. Nhấn trọng âm của từ có 3 âm tiếtII. Nhấn trọng âm của từ có 4 âm tiết trở lênIII. Âm câm – silent sound

I. Nhấn trọng âm của từ có 3 âm tiết1. TỪ CÓ Y ĐỨNG CUỐI

Gồm có 2 điều kiện:

- Từ có 3 âm tiết- Và có [y] đứng cuối

Ta có được quy tắc: trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Còn âm [y] viết phiên âm thành /i/, khi đọc cho thêm dấu huyền vào.

Có 11.890 từ ở dạng này, dưới đây là một số ví dụ minh họa.

Family

Industry

Memory

Penalty

Urgency

Salary

2. TỪ CÓ OR ĐỨNG CUỐIGồm có 2 điều kiện:

- Từ có 3 âm tiết- Và có OR đứng cuối.

Ta có quy tắc sau:

- Nếu ngay trước OR là một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào nguyên âm cách OR một âm tiết.

- Nếu ngay trước OR là hai phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào nguyên âm ngay trước OR.

Có gần 1000 từ ở dạng này, dưới đây là một số ví dụ họa.

director

bachelor

monitor

Page 106: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

adapter

confessor

corridor

3. TỪ CÓ AGE ĐỨNG CUỐIGồm có 2 điều kiện:

- Từ có 3 âm tiết- Và có AGE đứng cuối

Ta có quy tắc sau:

- Nếu ngay trước AGE là một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào nguyên âm cách AGE một âm tiết.

- Nếu ngay trước AGE là hai phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào nguyên âm ngay trước AGE.

- Age viết phiên âm thành /iʤ/

Có 404 từ ở dạng này, dưới đây là một số ví dụ minh họa

Heritage

Average

Percentage

Advantage

Leverage

Orphanage

II. Nhấn trọng âm của từ có 4 âm tiết trở lên1. TỪ CÓ ATOR ĐỨNG CUỐI

Trọng âm rơi vào nguyên âm cách ATOR một âm tiết (giống như ATE)

Lưu ý: âm ei trong các từ này đọc thêm dấu huyền

Có 285 từ ở dạng này, dưới đây là một số ví dụ minh họa

Elevator

Refrigerator

Demonstrator

decorator

Page 107: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

generator

mediator

2. TỪ CÓ ARY ĐỨNG CUỐI- Nếu ngay trước ARY là một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào nguyên âm cách

ARY một âm tiết- Nếu ngay trước ARY là hai phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào nguyên âm ngay

trước ARY.

Có gần 400 từ ở dạng này, dưới đây là một số ví dụ minh họa

Anniversary

Military

extraordinary

accessary

contemporaty

funerary

III. Âm câm – silent sound- B: âm /b/ đứng cuối từ và sau âm /m/.

Âm /b/ cũng là âm câm khi có /t/ đứng sau.Ví dụ: climb, comb, lamb, thumb, bomb, plumber, tomb, debt, doubt, subtle, debtor.

- C: trong cụm “scle” ở cuối từ./c/ đứng sau /s/ ở vị trí đầu tiên của từ và theo sau /c/ là /e/ hoặc /i/.Ví dụ: muscle, scent, science, scissors.

- D: âm /d/ đứng liền với âm /n/. Có thể đứng trước hoặc sau chữ /n/.Âm /d/ đi với geVí dụ: sandwich, Wednesday, gadget, acknowledge, edge, knowledge, judge, pledge, bridge.

- G: âm /g/ đứng trước âm /n/, âm /g/ sẽ thành âm câm.Ví dụ: foreign, sign

- GH: âm /gh/ đứng trước âm /t/ hoặc đứng cuối từ.Ví dụ: thought, through, right

- H: âm /h/ đứng sau âm W, X, RVí dụ: what, when, where, exhibition, exhaustion, rhythm

- K: âm /k/ đứng trước âm /n/ ở đầu các từ.

Page 108: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ví dụ: knife, know, knowledge- L: âm /l/ đứng trước các âm D,F,M,K. Ví dụ: would, hal, talk.- N: âm /n/ cuối từ và trước nó là một âm M.

Ví dụ: autumn, hymn- P: đứng trong các tiền tố “psych”: psychology- W: đứng đầu của một từ và sau đó là R.

Ví dụ: wrap, write, wrong.

BÀI TẬP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Bài 15.1. viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tập: nguyên âm /ou/

Global Almost Alone AlsoAppropriate Arrow Assosiate Below

Borrow Clothes Code BrokenTomato Quote October TotalCope Devote Emotional EnvelopeFocus Follow Frozen Global

Pinocchio Hero Hold HoleHost Hotel Location NarrowToe Motion Smoke Approach

Control Notice Progress SoulTomorrow Only Soldier ProcessPortfolio Social Potato Propose

Poem Poetry Proposal StonePromote Promotion Throat Remote

Radio Cold Smoking PianoBoat Euro Spoken Zero

Explosion Grow Throw video

Bài 15.2. viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tập: nguyên âm đôi /au/

About Account Allow AloudAround Powder Background BrownCrowd Encounter Discount Doubt

Mountain How Throughout FlowerMouse Mouth Household Announce

Page 109: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Wound Tower South SurroundingsAmount Council Thousand power

Bài 15.3. viết phiên âm và tập đọc các từ sau

Nội dung ôn tập: nguyên âm /ɔ:/

Yawn Withdraw Warm TransportTutorial Swordfish Stardory Sport

Transform Record Scorpion ScoreShorten Rawlings Report PortraitShortcut Quarrle Quarter Portal

Ward Mortify Orientation OverallShortage Import Mortgage OrganizeOrdinate Orphan Install MorningLaundry Notorious Explore InformLaunch Incautious Pause perform

BÀI SỐ 16

CHIA NHÓM TƯ DUY

THOUGHT GROUPSNỘI DUNG CHÍNH

I. Chia nhóm tư suy – thought groupsII. Cách đọc âm /t/ trong tiếng Anh-Mỹ

Chúc mừng bạn, bạn đã đọc đến đây, nghĩa là bạn đã đi được 2/3 hành trình học đánh vần tiếng Anh rồi.

Bạn đừng sợ khi đọc đến trang này mà bạn vẫn chưa thành thục hết các quy tắc ở phần I, vì có khá nhiều quy tắc cần phải áp dụng.

Điều quan trọng là tư duy của bạn đã thay đổi.

Ngày trước, khi bạn đọc và nói tiếng Anh, chỉ tập trung đọc cho xong càng nhanh càng tốt. việc đó như là một nghĩa vụ bạn bắt buộc phải hoàn thành, chứ không phải là bạn yêu thích việc đọc.

Page 110: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nhưng bây giờ bạn đã có các quy tắc, mỗi lần đọc bất cứ từ nào, câu nào, bạn chỉ cần đọc thật chậm, nghĩ xem có những quy tắc gì liên quan đến từ đó, câu đó. Mỗi một câu như vậy, các quy tắc sẽ là của bạn.

Khi đọc bất kì cuốn sách nào đó, thông thường sẽ có ba kiểu đọc như sau:

- Một là đọc cho biết. Nghĩa là bạn có biết vấn đề A nào đấy vì ít ra bạn đã đọc ở cuốn sách đó, nhưng nó chưa thực sự là của bạn. Bạn chỉ biết đọc rồi, còn chi tiết thế nào thì không rõ.

- Hai là đọc để hiểu. Nó giống như bạn đọc các cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh, bạn cũng hiểu khá nhiều loại câu, bạn biết thì hiện tại cấu trúc thế nào, có mấy loại câu điều kiện..., nhưng khi cần áp dụng các câu vào việc nói tiếng Anh thì bạn không nói được. Và để giải thích cho người khác bạn cũng không làm được.

- Ba là đọc để biến kiến thức trong sách thành của mình. Đây mới là cách học hiệu quả nhất.

Với cách đọc thứ ba, bạn không cần phải đọc hết cả cuốn sách như hai cách đọc ở trên, bạn cũng không cần biết hết nội dung từ A-Z như cách đọc 1 và 2. Dù cho bạn chỉ đọc có một chương bất kì nhưng câu chữ nào, bạn cũng suy ngẫm, giải thích tìm tòi và đặt ra đủ các loại câu hỏi liên quan đến nó thì bạn sẽ thực sự hiểu, bạn có thể áp dụng chúng vào nhiều vấn đề khác nhau.

Với cách học đánh vần tiếng Anh này, với mỗi quy tắc bạn phải áp dụng chúng vào nhiều từ khác nhau, móc nối quy tắc khác trong sơ đồ nhận dạng tổng quát.

Bên cạnh đó bạn liên hệ với các từ khác, tự giải thích và hướng dẫn lại cho người khác. Chắc chắn chỉ trong một tháng, bạn có thể cải thiện khả năng nói của bạn xa những kì vọng khi bạn bắt đầu biết đến cuốn sách này.

I. Chia nhóm tư duy –Thought groups (cách gọi khác là chia đoạn)

Bạn đã bao giờ nghe đến từ “thought groups” chưa?

Nó có liên quan gì đến việc nói tiếng Anh không?

Có thể nó còn khá lạ lẫm với bạn, nhưng “thought groups” đóng vai trò quan trọng, giúp bạn nói tiếng Anh tốt hơn.

Bạn thử bạn xem ví dụ câu tiếng Việt sau đây, chắc chắn bạn sẽ hiểu.

- Gia đình nào có hai con vợ, chồng sẽ hạnh phúc- Gia đình nào có hai con, vợ chồng sẽ hạnh phúc.

Page 111: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Như vậy, với cùng một câu, nhưng chỉ cần bạn thay đổi vị trí đặt dấu phẩy, nghĩa của câu sẽ thay đổi hoàn toàn.

Tương tự với tiếng Anh, bạn cũng thử xem hai câu sau.

- A woman, without her man, is nothing.- A woman: without her, man is nothing.

Hai câu trên đều là những từ đơn giản, tôi nghĩ bạn sẽ tự dịch và hiểu được nghĩa.

Bây giờ bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc chia đoạn khi nói (dù đó là tiếng Anh hay tiếng Việt). Bạn chỉ cần dừng không đúng chỗ, người nghe sẽ hiểu nhầm ý của câu, từ đó việc giao tiếp sẽ gặp khó khăn.

Khi người bản ngữ nói tiếng Anh, họ thường chia một câu dài thành các đoạn nhỏ, mỗi đoạn sẽ được gọi là thought groups (nhóm tư duy).

Khi nói họ dừng một chút sau mỗi thought groups. Việc dừng này sẽ giúp người nghe có thêm thời gian ghi nhận và xử lí các thông tin.

Đa số người học tiếng Anh chưa bao giờ nghe đến và học về cách sử dụng thought groups khi họ nói tiếng Anh.

Thực sự không có quy tắc rõ ràng khi cần chia câu dài thành từng đoạn. Việc chia đó còn phụ thuộc vào ngữ cảnh, tình huống, tâm trạng của người nói. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng có được cách chia đoạn hợp lý trong quá trình nói, nó sẽ giúp người nghe hiểu bạn rõ hơn, đặc biệt là cách nói của bạn sẽ có nhịp điệu hay hơn và tự nhiên hơn.

Trong bài này, dấu (//) thể hiện đã hết một đoạn, bạn cần dừng lại nghỉ một chút trước khi nói tiếp đoạn sau.

Để nắm được cách chia thought groups, chúng ta có một số quy tắc sau:

1. Quy tắc #1- Chia một câu dài thành từng đoạn ngắn hơn bằng cách hơi giảm nhẹ ngữ điệu

ở mỗi mệnh đề (có thể là mệnh đề danh từ, mệnh đề trạng từ và tính từ).- Ví dụ:

I want to back to your about // something important.Barack Obama // who was my neighbor for five years, // has decided to move to Hanoi.Ann will finish her homework // as soon as she finishes watching // that TV program.

2. Quy tắc #2

Page 112: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- Chia câu dài thành từng đoạn bằng cách hơi giảm nhẹ ngữ điệu ở cuối cụm giới từ (cụm giới từ sẽ bắt đầu bằng một giới từ và kết thúc bằng một danh từ, đại từ hoặc động từ).

- Ví dụ:I like to shop on holidays // in order to get the best deals.She put the book on the desk // next to the lamp.At the football game yesterday // Manchester won Chelsea.At the game last week // I didn’t watch carefully.

3. Quy tắc #3- Các câu trong tiếng Anh thường có cấu trúc:

Cụm danh từ + Cụm động từ + Cụm giới từ.- Quy tắc số 3 là dựa vào trật tự ngữ pháp của câu để có cơ sở chia đoạn khi nói

tiếng Anh.- Có nghĩa là bạn sẽ chia một câu thành 3 đoạn: đoạn thứ nhất là cụm danh từ,

đoạn thứ hai là cụm động từ, đoạn thứ ba là cụm giới từ.- Tất nhiên, một số câu không có đầy đủ thành phần như 3 đoạn trên, nhưng lại

ở dạng khác tương tư kiểu cấu trúc như vậy (có thể là không bắt đầu bằng giới từ, bắt đầu bằng một mệnh đề....).

- Ví dụ đây là những câu bạn sẽ nói, chưa thực hiện chia đoạn:A good accountant helps a business during tax season.A happy couple knows how to solve problems during times of crisis.Competen lifeguards can swim a long distances in the ocean.Most students have not correct method to study English.The other father never finished the eight grade.The grammar rules have helped you learn how to write better.

- Thông thường đa số người học sẽ nói từ đầu đến cuối, không xác định câu đó mình sẽ nói đến đâu, dừng ở đâu, không được phép dừng chỗ nào. Nếu người nào hơi khỏe thì nói một hơi hết một câu, nếu hơi ngắn thì sẽ nói câu thành nhiều đoạn.

- Nếu làm như vậy, sẽ rất khó để bạn có thể nói tiếng Anh có ngữ điệu, trừ khi bạn phải có môi trường xung quanh để giúp bạn nói tiếng Anh thường xuyên và liên tục, lúc đó bạn tự sửa sau mỗi lần nói sai.

- Nhưng khi vận dụng các quy tắc ở trên, bạn sẽ biết nên chia một câu thành mấy đoạn, lúc đó bạn sẽ tự luyện nói để có ngữ điệu hay và chuẩn.

Cụm danh từ Cụm động từ Cụm giới từA good accountant helps a business during tax seasonA happy couple knows how to solve problems during times of crisis

Page 113: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Competen lifeguards can swim a long distances in the oceanMost students have not correct method to study EnglishThe other father never finished the eight gradeThe grammar rules have helped you learn how to write better.

4. Quy tắc #4- Những câu có cấu trúc câu song song (như A and B, C and D, A or B, C or D),

thường nối với nhau bằng các liên từ AND và OR, không nên chia đoạn bắt đầu bằng các từ nối.

- Ví dụ:Do you want happiness, health and wealth?You can have, do or be anything you want.You should forget all the grammar and rules you have learned.Many language schools and teachers tell you that grammar is

important.- Bạn nhìn lại các ví dụ ở trên, khi nói luôn phải nói qua các từ nối (and, or) rồi

dừng lại (có một khoảng nghỉ ngắn và xuống giọng) trước khi nói từ hoặc đoạn tiếp theo.

- Thực hành luyện tập chia đoạn khi nói tiếng Anh bằng các câu sau.The phone book // is on the shelf.Mr Obama// our neighbor //is the President of American.I don’t agree // and I won’t change my mind.Please finish your homework // before you go out. I like to go for long walks // when the weather is cool.My dog barks at people //when they knock on the door.

- Nếu không theo các quy tắc trên, nhiều người không sử dụng cách chia thought groups dẫn đến khi nói sẽ làm thay đổi nghĩa của câu.

- Dưới đây là một số câu, có hai cách chia đoạn. Với mỗi cách chia đoạn khác nhau, nghĩa của câu cũng sẽ khác nhau. Do đó, khi nói bạn cần xem nội dung đang muốn truyền tải là gì, từ đó có cách phân chia đoạn họp lý với nghĩa của câu.

CÁCH CHIA ĐOẠN 1CÁCH CHIA ĐOẠN 2

I know David.Tôi có biết anh David ấy.

I know // David.Tôi biết, David ạ.

Who will help Steve job? Who will help // Steve job?

Page 114: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ai sẽ giúp Steve Job? Ai sẽ giúp hả Steve Job?David said // “The teacher is smart”David nói: Thầy giáo rất thông minh.

David // said The teacher // is smartThầy giáo nói: David rất thông minh

Mary thought // her friend was good.Mary nghĩ rằng, bạn của cô ấy là người

tốt.

Mary // thought her friend // was good.

Bạn của cô ấy nghĩ rằng: Mary là người tốt.

- Tổng quát các quy tắc khi sử dụng thought groups (chia đoạn)1. Khi đã chia đoạn rồi, cố gắng đọc một cách liên tục những từ trong cùng

một đoạn (thought groups).2. Không chia đoạn quá ngắn (làm người nghe cảm thấy câu văn trúc trắc,

vụn vặt) hoặc quá dài (vì bạn không có đủ hơi để nói một mạch cả một đoạn dài).

3. Sau mỗi đoạn nên có một khoảng nghỉ ngắn, nó giúp bạn lấy hơi để đọc đoạn tiếp theo hoặc suy nghĩ xem câu sau bạn sẽ nói gì, nhấn trọng âm như thế nào

4. Bạn có thể chia đoạn linh hoạt theo ý của bạn.- Bạn có thấy mâu thuẫn trong câu nói “chia đoạn linh hoạt theo ý của bạn”

không? Ở trên có khá nhiều quy tắc đòi hỏi bạn phải luyện tập chia đoạn, vậy mà bây giờ lại nói là bạn có thể chia đoạn tùy ý theo ý của bạn.

- Bạn còn nhớ cách bạn tập xe đạp khi còn bé?- Lúc đầu tập đạp xe, chắc là bạn đã rất căng thẳng, lóng ngóng không biết

phải giữ tay lái thế nào, chân đạp ra sao.- Bạn không biết phải điều khiển mắt để có thể vừa nhìn đường, lại nhìn tay rồi

nhìn chân.- Nhưng sau một thời gian bạn đã đi được thành thạo, bạn nhận ra việc đi xe

đạp thông có gì khó. Bạn cứ lên xe và đạp một cách rất tự nhiên, không còn lo lắng về việc điều khiển tay, chân, mắt nữa. Bạn muốn đạp xe nhanh cũng được, đi chậm cũng được, đi lạng lách, đánh võng cũng được.

- Việc chia đoạn khi nói tiếng Anh này cũng giống như vậy. Sau khi đọc 4 quy tắc trên, bạn nghĩ sao việc nói tiếng Anh lại phức tạp như vậy? Chẳng lẽ mỗi lần nói lại phải nhớ đến các quy tắc này sao?

- Hãy kiên nhẫn, bạn chỉ mất thời gian đầu để luyện tập (như quá trình tập xe đạp), sau một thời gian những quy tắc đó tự ngấm vào cách nói của bạn. Và bạn có thể nói tất cả các câu tiếng Anh một cách tự nhiên, thuần thục và có

Page 115: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

ngữ điệu mà không cần phải suy nghĩ thêm một chút nào về các quy tắc này nữa.

- Đó chính là lý do có câu “Bạn có thể chia đoạn linh hoạt theo ý của bạn”. Khi bạn đã thuần thục rồi, bạn nói bất cứ kiểu gì bạn muốn, chắn chắn nó vẫn chính xác đặc biệt khi đó, cách nói của bạn sẽ phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của bạn trong từng ngữ cảnh, tình huống cụ thể.

II. Cách đọc âm /t/ trong tiếng Anh-MỹTrong bài học này, bạn sẽ có quy tắc để đọc chính xác âm /t/, nó giúp hiểu tại sao người ta lại nói được như vậy, khi nào áp dụng được quy tắc này, khi nào không.

Cách nói âm /t/ này người Mỹ áp dụng nhiều hơn. Và bạn cũng thấy, hàng ngày tiếp xúc với các phương tiện thông tin truyền thông từ Mỹ khá là nhiều, từ các phim trên HBO, Star Movie, Cinemax, các kênh thể thao, các trang tài chính kinh tế như www.bloomberg.com, www.finance.yahoo.com, rồi www.cnn.com, www.voanews.com...

Có hai quy tắc chính trong phần nhận dạng âm /t/ trong tiếng Anh-Mỹ.

1. ÂM /T/ ĐỨNG GIỮA HAI NGUYÊN ÂMKhi âm /t/ nằm trong âm tiết không được nhấn trọng âm, đứng giữa hai nguyên âm, /t/ đứng giữa /r/ và một nguyên âm, và /t/ đứng giữa /l/ và một nguyên âm thì /t/ sẽ được đọc thành /d/, nhưng đọc âm /d/ với tốc độ nhanh hơn bình thường.

Quy tắc này cũng áp dụng trong trường hợp nếu âm /t/ nối hai từ với nhau.

Cụ thể, âm /t/ sẽ đọc thành /d/ trong các trường hợp sau:

- Âm /t/ đứng giữa 2 nguyên âm.Ví dụ: water, beauty meeting, city, better, ability.

- Âm /t/ sau nguyên âm và đứng trước âm /l/.Ví dụ: little, bottle, it’ll.

- Âm /t/ đứng sau /r/ và 1 nguyên âm.Ví dụ: party, forty.

- Âm /t/ đứng cuối từ thứ nhất + từ thứ hai bắt đầu bằng nguyên âm.Ví dụ: wait a minute, get up.

Cần đọc kỹ câu ở trên: “âm /t/ nằm trong âm tiết không được nhấn trọng âm” mới đọc là /d/.

Như vậy, dù cho âm /t/ nằm giữa hai nguyên âm nhưng nếu /t/ nằm trong âm được nhấn trọng âm thì vẫn phải giữ nguyên âm /t/. Ví dụ: attack, attention, attend.

Page 116: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Có thể bạn đã nghe đến quy tắc “âm /t/ nằm giữa hai nguyên âm sẽ đọc là /d/”, nhưng với hai quy tắc nhận dạng số 2 và 3 ở trên thì bạn cần nhìn vào phiên âm, đừng nhìn vào mặt chữ.

Vì nếu nhìn mặt chữ, sẽ không thấy được âm /t/ nằm giữa hai nguyên âm. Nhưng nếu nhìn vào phiên âm bạn viết ra, bạn sẽ thấy ngay âm /t/ đứng giữa hai nguyên âm.

Ví dụ: Từ party

Từ này có quy tắc ar + phụ âm, âm /ar/ đọc là /a/, viết phiên âm của từ này là /'pɑ:ti/ và bây giờ bạn đã thấy âm /t/ ở giữa hai nguyên âm.

Tương tự, với quy tắc “nguyên âm + t + le” cũng vậy.

Vớ little /'litəl/, bạn đã thấy âm /t/ ở giữa hai nguyên âm.

2. ÂM /T/ ĐỨNG SAU /N/Nếu /t/ đứng sau âm /n/ và nằm trong âm tiết không được nhấn trọng âm thì /t/ sẽ thành âm câm.

Ví dụ từ interview, thay vì nói /'intəvju:/, bạn có thể đọc là /'inəvju:/.

Hoặc internet /'intənet/, bạn có thể đọc là /'inənet/.

Danh sách từ bạn hay gặp áp dụng quy tắc âm /t/ đứng sau /n/.

interview twenty disappointing accountabledentist intellectual quantity advantage

international center continental accounting

Bây giờ bạn có thể nói câu sau với tốc độ nhanh hơn cách nói cũ của bạn:

Please arrange the interview at twenty.

Mặc dù từ có âm /t/ đứng sau /n/ nhưng nếu âm /t/ được nhấn trọng âm thì phải đọc đầy đủ âm /t/, không được lược bỏ đi. Ví dụ: intelligent, intensity, intend.

Sự lược bỏ này còn xuất hiện ở ký tự /t/ nối các từ với nhau, ví dụ từ want to đọc thành wanna /'wanə/.

Ghi chú:

1. Khi từ có dạng “sten” ở cuối từ, có thể bỏ âm /t/ đi. Ví dụ: listen, fasten, hasten

2. Khi từ có dạng “stl” ở giữa từ, có thể bỏ âm /t/ đi. Ví dụ: castle, whistle

Page 117: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

3. Không đọc “t” trong hai chữ sau: Christmas, often.

BÀI TẬP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Bài 16. Viết phiên âm và tập đọc các từ sau:

Nội dung ôn tập: nguyên âm /ʌ/

Among Above Accompany AnotherColour Come Comfort CoverBlood Company Confront Discover

Wonder Enough Glove GovernCountry Couple Courage Construct

Customer Destruction Husband CousinDisgust Thus Drunk CurrentThumb Ultimate Industrial ConsultFront Introduction Tongue Intrustion

Interrupt Trust Function TouchJustify Lunch Judge Ugly

Luggage Structure Substitute JumpMonth Number Lung Sudden

Nothing Oven Multiply Mondaypronunciation public budget Onion

subject recover stomach Adjuststudy none publication Publicitysuffer understand reduction Resultrubber production fundamental Double

struggle publish justice Discussthorough discovery southern Moneysummary trouble become insult

BÀI SỐ 17

TRỌNG ÂM CỦA CÂUNỘI DUNG CHÍNH

I. Nhấn trọng âm của câuII. Cách đọc các từ chức năng trong câuIII. RHYTHM - Nhạc điệu của câu

Page 118: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

I. Nhấn trọng âm của câuĐa số người học tiếng Anh thấy khó khăn trong việc nghe tiếng Anh, vì trong quá trình nghe họ nhận thấy là:

- Các từ được nói quá nhanh- Lo lắng vì họ không hiểu được hết tất cả các từ của câu.- Có nhiều từ bị rút gọn, dù có chú tâm nghe hoặc đeo tai nghe cả ngày cũng

không thể nghe nổi.

Vậy tại sao lại có những trường hợp ở trên?

Bạn thử đọc câu này thật to và rõ ràng.

Who will win and who will lose?

Bạn thấy thế nào? Bạn thấy dễ hay khó?

Nhấn trọng âm của câu được coi là nhạc điệu trong khi nói tiếng Anh. Khi bạn hát mà không có nốt trầm, nốt bổng sẽ tương tự như nói tiếng không có trọng âm.

Trọng âm của câu là cách chúng ta đọc một từ hoặc một vài từ trong câu cần nhấn mạnh với âm lượng cao, to hơn và dài hơn các từ còn lại.

Như ví dụ trên, 3 từ who, win và lose là những từ được nhấn mạnh trong câu.

Cách đọc nhấn trọng âm vào những từ quan trọng giúp người nghe hiểu rõ hơn và tạo được ngữ điệu khi nói tiếng Anh.

Do đó khi nghe tiếng Anh, chúng ta không nhất thiết phải nghe đủ hết các từ mà người khác nói. Thông thường thì họ nói rất nhanh. Họ nói nhanh vì họ đọc nhẹ, nhanh và lướt qua những từ chức năng (function words) và nhấn trọng âm vào những từ nội dung (content words).

Có nghĩa là khi nghe hãy đừng quá tập trung quá nhiều để nghe rõ từng từ chức (function words), lúc đó bạn sẽ có thời gian để chú tâm nắm bắt các danh từ, tính từ và động từ trong câu nói của họ.

Ví dụ:

Who has never been married.

Nếu bây giờ bạn nói câu trên thành Who never married. Chắc chắn người nghe hiểu bạn nói gì mặc dù bạn bỏ qua hai từ “has” và “been”.

Những từ chức năng đưa vào câu, để đảm bảo câu đúng trật tự ngữ pháp, còn khi nói nó không có nhiều ý nghĩa trong việc truyền tải nội dung.

Page 119: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Hoặc với câu:

I want to ask a question

Bạn hoàn toàn có thể chỉ nghe được 3 từ là “want”, “ask” và “question”. Vì đó là các từ nội dung của câu.

Từ đó bạn chỉ cần ghi nhớ: phải nhấn mạnh vào những từ nội dung (content words) để người nghe có thể hiểu ý chính của câu, đừng có cố gắng nói rõ hết tất cả các từ theo cách bạn đang nói.

Nếu bạn làm như vậy, chỉ sau vài câu bạn sẽ thấy mệt, bị hụt hơi vì từ nào bạn cũng muốn đọc rõ, nói rõ.

1. NHỮNG TỪ NÀO ĐƯỢC NHẤN TRỌNG ÂM TRONG CÂU?Những thành phần sau đây cần nhấn trọng âm khi nói:

- Danh từ (nouns)- Động từ chính (verbs)- Tính từ (adjectives)- Trạng từ (adverbs)- Những từ để hỏi (question words): who, where, which, what…- Trợ động từ phủ định (negative auxiliary verbs): can’t, aren’t, didn’t.- Từ chỉ định (demonstratives): Bao gồm tính từ và đại từ chỉ định như that, this,

those, these

2. NHỮNG TỪ MANG TÍNH CHỨC NĂNG CỦA CÂU (FUNCTION WORDS) Những từ mang tính chức năng (đại từ, trợ động từ, giới từ, liên từ, từ hạn định (some, your, the...) của câu sẽ không được nhấn trọng âm nên phải đọc nhẹ và nhanh.

Những từ mang tính chức năng chỉ để cung cấp tạo thành cấu trúc ngữ pháp, kết nối các từ nội dung trong câu lại với nhau.

Những từ chức năng của câu bao gồm các thành phần sau:

Loại từ Ví dụMạo từ (articles) a, an, theGiới từ (prepositions) for, on, in, to, at, from, with, ofĐại từ (pronouns) I, her, him, she, his, you, it, their, they, yourLiên từ (conjunctions) but, as, and, or, than, soTrợ động từ (auxiliary verbs) has, can, have, don’t, should, must, willĐộng từ “to be” is, was, are, were, am

Page 120: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nếu “That” mang nghĩa là tính từ hoặc đại từ chỉ định sẽ được nhấn trọng âm và đọc là /ðæt/

Còn nếu mang chức năng là từ nối (conjunction) thì không nhấn trọng âm. Lúc đó

dọc là /ðət/.

Ví dụ: I believe that you're smart.

Từ "that” trong ví dụ trên sẽ không nhấn trọng âm.

II. Cách đọc các từ chức năng trong câuGần như tất cả các câu tiếng Anh sẽ có chứa các từ chức năng. Do đó, nếu bạn biết cách đọc và nói các từ chức năng đó thì việc nói và nghe tiếng Anh đơn giản hơn rất nhiều. Việc còn lại bạn chỉ tập cách nói các từ mang tính nội dung.

Các từ chức năng thường sẽ có hai cách đọc:

- Cách 1: Đọc theo cách thông thường (strong form).- Cách 2: Đọc theo cách không nhấn trọng âm (weak form). Cách này có thể

đọc thành nhiều âm khác nhau, bạn nên chọn một âm mà bạn cảm thấy đọc dễ nhất.

Tuy nhiên, bạn nên đọc và nói các từ đó theo cách không nhấn trọng âm. Bạn đừng sợ khi bạn nói như vậy, người nghe sẽ không hiểu bạn, vì họ chỉ nghe những từ nội dung của câu là chính.

1. ĐỘNG TỪ “TO BE”2. TRỢ ĐỘNG TỪ

Các từ be, do, does, has, have, had có hai cách đọc tùy theo cách bạn sử dụng trong câu.

- Dạng động từ. Nếu là động từ bạn phải đọc chúng theo cách được nhấn trọng âm.

- Dạng trợ động từ. Đọc theo cách không được nhấn trọng âm.

Ví dụ:

How do they DO it?

Trợ động từ Động từ

Trong hai câu trên có hai từ “do”:

Nếu /do/ là trợ động từ, đọc là /də/. Nếu là động từ, đọc là /du:/.

Page 121: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nếu từ đứng sau “must” bắt đầu bằng phụ âm, bạn có thể đọc thành /məs/.

Nhưng nếu từ đứng sau “must” bắt đầu bằng nguyên âm, bạn phải đọc là /məst/.

Ví dụ:

I must go to bank now.

(từ đứng sau bắt đầu bằng phụ âm) /məs gou/

I must ask you a question (từ đứng sau bắt đầu bằng nguyên âm) /məst æsk/

3. GIỚI TỪTừ chức năng (function words)

For on in at from with to of by

Giới từ /with/ có hai cách phát âm

Từ with được phát âm là /with/ khi từ đứng sau nó bắt đầu bằng phụ âm vô thanh (voiceless consonant).

Ví dụ: with care

4. MẠO TỪ5. ĐẠI TỪ6. LIÊN TỪIII. RHYTHM-Nhạc điệu của câu

Khi nói tiếng Anh, việc nói nhanh hay chậm một câu nào đó không phụ thuộc vào số âm tiết trong câu đó, mà phụ thuộc vào số âm tiết được nhấn trọng âm.

Ví dụ bạn nhìn thấy hai câu sau:

- Câu 1: 1 2 3 4 - Câu 2: 1 and 2 and 3 and 4

Bạn thấy câu 1 có 4 từ nhưng nhấn trọng âm vào cả 4 từ, trong khi câu 2 có 7 từ nhưng chỉ có 4 từ được nhấn trọng âm.

Do đó, khi nói phải áp dụng quy tắc nhấn trọng âm của câu để đảm bào hai câu trên được nói trong khoảng thời gian bằng nhau. Đừng nhìn vào câu dài hay ngắn mà suy ra cách đọc chậm hoặc là nhanh.

Phần nói cũng đã giải thích cho bạn tại sao người ta nói tiếng Anh nhanh, vì họ chỉ tập trung vào nói các số (1, 2, 3, 4) ở trên, còn các từ “and” họ nói rất nhanh. Bạn cũng thử tập nói theo quy tắc đang học, đảm bảo những câu bạn nói ra sẽ hay hơn rất nhiều việc nói tiếng Anh của bạn từ ngày trước tới nay.

Page 122: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Khi mới tập nói bạn cũng làm giống cách nhấn trọng âm của từ: Với từ được nhấn trọng âm, bạn đọc cao hết cỡ không thể còn hơi kéo dài hơn được nữa rồi nhả hơi rơi xuống âm không nhấn trọng âm rồi chuyển sang từ tiếp theo.

Cả câu lặp đi lặp lại chu trình như vậy, từ đó bạn có thể nói chuẩn bất kỳ câu tiếng Anh nào bạn cần nói mà không phải nghe xem người khác nói thế nào.

Nhạc điệu khi nói tiếng Anh là quãng thời gian khi nối các đoạn với nhau.

Các âm tiết trong tiếng Anh khi đọc lên cũng giống như cách chúng ta đánh trống. Sẽ có những âm tiết dài và âm tiết ngắn. Những âm được nhấn trọng âm sẽ được nói dài hơn, cao hơn và to hơn. Và những âm tiết không được nhấn trọng âm sẽ được nói nhanh hơn và nhẹ hơn.

Những từ mang tính chức năng (function words) thường không được nhấn trọng âm, vì vậy chúng được nói trong khoảng thời gian tương đương với những âm tiết được nhấn trọng âm.

Thực hành nói các câu trên bằng cách gõ ngón tay xuống bàn, khi đến từ nhấn trọng âm thì gõ ngón tay xuống.

Nếu có hai trọng âm đứng cạnh nhau thì chúng ta cần kéo dài việc phát âm của ký tự đầu tiên để tạo ra nhịp và đúng theo nguyên tắc tạo nhạc điệu khi nói tiếng Anh.

Các câu tiếng Anh khác bạn đều có thể thực hành nói theo cách như ở trên. Với cách này, bạn sẽ sửa được cách nói tiếng Anh với giọng đều bằng nhau mà bạn đang mắc phải từ trước tới nay.

Một ngôn ngữ có hàng triệu, hàng tỷ câu khác nhau, nếu không học quy tắc chung để nói chuẩn mà chỉ nói theo cách cũ, nghe câu nào quen thì nói được, câu nào lạ sẽ nói sai thì biết đến bao giờ mới có thể nói tiếng Anh?

Bạn chỉ cần tập nói chuẩn từng câu, bắt buộc phải chuẩn hết bao gồm: nhấn trọng âm của câu, chia đoạn, nối âm… rồi mới chuyển sang câu tiếp theo. Đừng bao giờ cố gắng nói thật nhiều câu trong một khoảng thời gian mà thực ra bạn không nói chuẩn bất cứ câu nào trong đó.

Dù cho cả một ngày bạn nói đúng 1 câu vẫn tốt hơn là 1 ngày bạn nói 10 câu nhưng không đúng câu nào. Đó là lý do ở bài trước tôi đã đề cập, khi bạn đọc sách mà hiểu kỹ một chương sẽ hiệu quả hơn là bạn đã đọc hết cả cuốn sách mà không hiểu gì.

BÀI TẬP ĐỌC VÀ PHIÊN ÂM

Bài 17.1. Viết phiên âm và đọc từ có ba âm tiết

Page 123: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Những từ dưới đây nhấn trọng âm vào âm tiết thứ nhất.

Accident Cinema Confidence InterestAmbulance Balcony Company AgencyObstacle Chemistry Adjective BusinessEmpathy Elephant Pharmacy Camera

Badminton Cucumber Possible ContinentBoundary Reference Character FurnitureCentury Innocence Maintenance Industry

Conference Personal Consonant PassengerCultural Positive Embassy PresidentOpposite Privilege Memory Enemy

Injury Saturday Liberty SensetiveEvidence Similar Scientist ParallelPopular Strawberry Energy InfinitePrincipal Terrible Strategy General

Restaurant Fantasy Evening DifficultSignature Hospital Immigrant DefiniteCalendar Diamond Instrument GovernmentSeveral Elegant Capital InterviewRelative Poisonous Contrary AverageNagative Principle Occupy PermanentFactory Regular Origin battery

Bài 17.2. Viết phiên âm và đọc từ có ba âm tiết

Những từ dưới đây nhấn trọng âm vào âm tiết thứ hai.

Abandon Banana Umbrella AccustomAdvantage Adventure Apparent AgendaAssembly Proposal Computer AnotherImportant Prohibit Outstanding DevelopTogether Redundant Disaster InheritDeliver Oblective Acknowledge remember

BÀI SỐ 18

KỸ THUẬT NỐI ÂM KHI NÓI TIẾNG ANHNỘI DUNG CHÍNH

Page 124: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

I. Kỹ thuật nối âm khi nói tiếng Anh – Linking soundII. Cách nói rút gọn – Contractions

I. Kỹ thuật nối âm khi nói tiếng Anh – Linking soundNối âm là việc nối âm cuối của từ thứ nhất với âm đầu tiên của từ tiếp theo. Có các trường hợp sau khi nói cần thực hiện nối âm

- Phụ âm + nguyên âm- Phụ âm + phụ âm- Nguyên âm + nguyên âm- Âm /the/ + nguyên âm và phụ âm- Nối một số âm đặc biệt

1. PHỤ ÂM + NGUYÊN ÂMKhi nói nếu bạn thấy hai từ đứng liền nhau và có hình thức như sau:

- Từ đứng trước kết thúc bằng phụ âm;- Từ đứng sau bắt đầu bằng nguyên âm. Thì cần phải thực hiện nối hai từ với

nhau.

Ví dụ:

Do you want more happiness, health and wealth?

Do you want to play hide and find?

Với hai câu trên, nếu chỉ quen cách nói “health and wealth” không có nối âm, không đọc từ chức năng “and” thành “ənd” thì bạn sẽ không bao giờ nghe được dù cho bạn cứ đeo tai nghe cả ngày, cà đêm.

Do you want more happiness, health and wealth?

Nếu từ đứng sau bắt đầu bằng âm /y/ và /y/ đọc thành /j/ (âm /j/ là phụ âm) vẫn thực hiện nối âm theo quy tắc ở trên.

Ví dụ: To improve your speaking skill, you should leam pronunciation

Âm /y/ gọi là bán nguyên âm vì âm /y/ vừa là nguyên âm, vừa là phụ âm.

Nếu /y/ nằm ở giữa hoặc cuối từ, /y/ sẽ là nguyên âm. Ví dụ: bicycle, syllabus, gym.

Nhưng nếu /y/ đứng đầu từ, /y/ sẽ là phụ âm, /y/ đứng đầu từ luôn đọc thành /j/. Ví dụ: yellow /’jelou/.

Page 125: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nếu âm /f/ đứng trước nguyên âm, khi nối âm cần chuyển /f/ thành /v/ (âm /f/ là phụ âm vô thanh, âm /v/ là phụ âm hữu thanh), ví dụ: laugh at him. Áp dụng tương tự cho các từ khác.

2. PHỤ ÂM + PHỤ ÂMBạn có thể sử dụng đồng thời hai quy tắc dưới đây, chúng sẽ giúp bạn thấy việc nói tiếng Anh khá đon giản, không hề phức tạp như mặt chữ.

- Khi nói tiếng Anh, nếu hai từ liền nhau có hai phụ âm giống nhau hoặc vị trí cơ miệng lưỡi phát âm gần giống nhau thì bỏ đi 1 phụ âm của từ đứng trước.

- Khi từ đứng trước kết thúc bằng các phụ âm: p, t, d, k, g và từ đứng sau bắt đầu bằng phụ âm, bạn có thể bỏ các phụ âm p, t, d, k, g của từ đứng trước khi nói.

Ví dụ: you should stop learning grammar

Trong tiếng Anh, có một số âm thường được lược bỏ:

Âm “v” trong từ “of” /əv/ khi nó đứng trước phụ âm: lots of them

Phụ âm ở giữa trong nhóm phụ âm thức tạp (thường một nhóm có 3 phụ âm liền nhau), khi nói có thể bỏ đi phụ âm đứng giữa: yesterday, I’ve looked the book everywhere.

3. NGUYÊN ÂM + NGUYÊN ÂMKhi một từ đứng trước kết thúc bằng nguyên âm, nguyên âm đó khi phát âm có vị trí môi kéo dài sang hai bên (thường kết thúc bằng âm a, e, i) và từ tiếp theo bắt đầu bằng nguyên âm thì khi nói sẽ nối hai từ với nhau bằng một bán nguyên âm /y/. Âm /y/ đó sẽ được đọc là /j/.

I also need to improve listening skill.

I asked a stupid question.

She always learn grammar in the morning.

Có một vấn đề nhiều người học tiếng Anh quan tâm, đó là “có nên nghe tiếng Anh khi đang ngủ? Nghe như vậy có tác dụng gì không?”.

Tôi không dám chắc việc nghe tiếng Anh lúc ngủ có mang lại hiệu quả gì hay không, nhưng từ ví dụ câu nói “Do you want more happiness, health and wealth?” ở trên thì bạn sẽ thấy nếu bạn không biết cách nối âm, không hiểu được tại sao từ “and” đọc là /ənd/ thì dù bạn nghe cả ngày sẽ không hiểu được gì.

Page 126: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Bạn cứ nghĩ xem, lúc bạn đang thức mà nghe còn không hiểu, vậy lúc ngủ bạn có hiểu được hơn không?

Dù sao có nghe vẫn tốt hơn là không nghe gì. Nhưng nếu bạn biết tại sao từ đó, câu đó người ta lại nói như vậy thì bạn sẽ hiểu khi nghe và lúc đó dù thức hay ngủ việc nghe cũng sẽ mang lại hiệu quả cho bạn ở một mức độ nào đấy.

4. NỐI ÂM “THE”- Nếu /the/ + phụ âm, /the/ sẽ đọc thành /ðə/. Ví dụ: the time, the girl, the

grammar rules…- Nếu /the/ + nguyên âm, /the/ sẽ đọc thành /ði/. Ví dụ: the idea, the office. Với

trường họp này cần áp dụng nối âm y (j) ở giữa hai từ khi nói.

5. NỐI ÂM KHI TỪ ĐỨNG SAU BẮT ĐẦU BẰNG /Y/5.1. Nối âm /t/, /ts/ + Y, U- Từ đứng trước kết thúc bằng /t/ (hoặc /ts/) và từ đứng sau bắt đầu bằng âm

/y/, khi đó âm /t/ sẽ đọc thành /tʃ/Ví dụ: what’s your name?She helped you a lot yesterday. (Đuôi /ed/ trong từ “helped” đọc thành /t/)

5.2. Nối âm /d/ + Y,U- Từ đứng trước kết thúc bằng /d/ và từ đứng sau bắt đầu bằng âm /y/, khi đó /d/

sẽ đọc thành /ʤ/How did you learn? /hau di d33 larn?/.

- Quy tắc nối âm /d/ + U và âm /t/ + U bạn xem ở các bài học trước đã có.

II. Cách nói rút gọn - ContractionsDo you You’reDid you Your

I’ve We’reYou’ve Were not

It’ll Aren’tWe’ll I’ll

They’re Got toHave to Kind ofHad to Lot ofUsed to Lots ofCome on Don’t know

Page 127: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Một ghi chú khá hữu ích đối với bạn:

Những phụ âm sau đi liền với nhau được coi là một nhóm phụ âm (cluster) và phải đặt dấu trọng âm trước phụ âm đầu tiên nếu chúng nằm trong âm tiết được nhấn trọng âm.

- Có các nhóm chính: r-clusters, s-clusters, 1-clusters, 3 letter clusters- Nhóm phụ âm /r/ (r-blends): br, cr, dr, fr, gr, pr, tr- Nhóm phụ âm /s/ (s-blends): sc, sk, sl, sm, sn, sp, st, sw.- Nhóm phụ âm /l/ (l-blends): bl, cl, fl, gl, pl.- Nhóm 3 phụ âm (3 letter blends): str, spr thr, chr, phr, shr.- Nhóm phụ âm đứng cuối cùng (ending blends): ct, ft, Id, lp, lt, mp, nd, nk, nt,

pt, rd, rk, sk, sp, st.

Cách đọc từ used:

- Nếu used (adj) mang nghĩa là “thường làm gì, thói quen”, sẽ đọc là /ju:st/- Used (adj) mang nghĩa “đã sử dụng”, sẽ đọc là /ju:zd/

Có thể có nhiều người nói rằng: “Khi nói sao lại phải biết nhiều quy tắc đến như vậy?. Tôi nói như hiện tại cũng thấy ổn rồi mà”.

Trước tiên, bạn thử tìm hiểu xem hiện nay có những kiểu nói tiếng Anh nào?

- Nhóm được đào tạo bài bản hoặc có môi trường nói tiếng Anh thường xuyên. Ở nhóm này đa số nói tiếng Anh chuẩn và hay.

Phần lớn trong số đó là những người học chuyên tiếng Anh, những người sống ở nước ngoài, người làm việc trong môi trường tiếng Anh thường xuyên.

- Nhóm không được đào tạo bài bản nhưng nói tiếng Anh cũng rất chuẩn.

Ví dụ sống động nhất bạn thấy ở nhóm người này là những em bé, những người bán hàng ở các khu du lịch có nhiều khách nước ngoài, như Sa Pa, Hội An... Họ không được học tiếng Anh, họ chỉ biết nói tiếng Anh bằng cách nhại lại nhiều lần. Nhưng bạn thấy ngữ điệu của những người bán hàng đó rất hay.

- Nhóm học tiếng Anh nhiều năm, nhưng học không liên tục. Ở nhóm này đa số nói tiếng Anh không chuẩn hoặc rất tệ.

Rất tiếc nhóm này lại chiếm số đông. Một số người nhận ra họ nói tiếng Anh không tốt. Trong khi đó, phần lớn vẫn nghĩ rằng họ có thể nói được tiếng Anh, họ có thể nói chuyện được với người nước ngoài một số câu.

Page 128: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nhưng nếu bạn đã học tiếng Anh từ tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học, đã học thêm nhiều khóa giao tiếp khác nhau mà chỉ đạt đến mức độ ghép từ vào nói cho xong một câu mà không quan tâm đến ngữ điệu, nối âm, chia đoạn thì không quá lãng phí sao?

Bạn chỉ cần áp dụng một số quy tắc rất là nhỏ (tôi đảm bảo nó đơn giản hơn rất nhiều kiến thức ngữ pháp bạn đã học) là bạn có thể nói tiếng Anh hay hơn, trầm bổng hơn, tạo được thiện cảm với người nghe hơn.

Bạn tưởng tượng xem cảm giác của bạn sẽ như thế nào khi lần đầu bạn nghe một người nước ngoài nói tiếng Việt với bạn những câu như sau:

“Xin chảo”! “Bạn khóe không?” “Hôm nay trơi thật đép” {Hôm nay trời thật đẹp}.

Bạn sẽ nghĩ rằng: “Chắc là vốn tiếng Việt của họ không tốt lắm, những từ đơn giản nhất còn nói sai”.

Vậy bây giờ bạn thử nói câu sau: “It’s great to see you again”!

Đa số người học tiếng Anh nói từ great thành /grít/ hoặc /grết/ thay vì phải nói là /greit/.

Bây giờ thì bạn biết cảm giác của người nghe khi thấy bạn nói sai ngay cả những từ đơn giản nhất, dù cho họ hiểu được hết những gì bạn nói.

Do đó, thay vì nói thoải mái, không nhấn trọng âm, không có ngữ điệu, không chia đoạn, bạn chỉ cần luyện tập một thời gian rất ngắn các quy tắc, bạn sẽ nói tiếng Anh hay hơn hẳn những gì bạn đang có.

Bạn thử nói các câu sau xem chúng sử dụng những quy tắc nào bạn đã học.

Câu 1: Tell me a little bit about yourself.

Câu 2: The grammar rules have helped you learn how to write better.

Câu 3: Why would you need to study English grammar?

Đối với câu 1 có một số lưu ý sau:

- Bạn thấy đây không phải là câu dài nên bạn sẽ phải nói trong một hơi.- Xác định những từ không nhấn trọng âm và đọc với giọng đi xuống: me (mi), a

(ə).- Những từ nhấn trọng âm: tell (tel), little /'litəl/, about /ə'baut/,

yourself /jə'self/.- Quy tắc âm /t/ đứng giữa hai nguyên âm đọc thành /d/, bao gồm: little /'lidəl/,

nôi âm từ “bit about” thành /'bi də baut/.

Page 129: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- Quy tắc nối âm:Nối hai nguyên âm: “me a” thành /mi jə/.Nối phụ âm với nguyên âm: about yourself (nhớ lại âm /t/ + /y/ = t ʃ) đó

sẽ đọc là /ə'bau tʃə self/.

BÀI TẬP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Bài 18.1. Viết phiên âm đọc từ có âm /i:/

abbreviate achieve beach believeceiling cheese comedian committee

abbreviation compete dealer decreasebreathe defeat Ethiopic feeling

complete gene genius intermediateconcrete handkerchief ideal illegalmedia medium immediate regional

meaningful feedback delete Canteenabsentee abstemious accede appreciateIndonesia Chinese Japanese breviateobedience leader evening even

Bài 18.2. Viết phiên âm và đọc từ có âm /ai/ 

icon idea identify identityidol deny vital isolate

anticlockwise crisis bilateral titlecompile microscope hibernate itemeither library license minus

microwave excite microphone librarianpriority advise horizon finalisland apply fertilize Arrival

combine certify advisor declineanxiety decide archival dialoguearrive hotline minor clientdivide hygiene verify neither

BÀI SỐ 19

MỘT SỐ QUY TẮC NHẬN DẠNG KHÁCNỘI DUNG CHÍNH

Page 130: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

I. Dấu hiệu không ảnh hưởng đến trọng âmII. Trọng âm của từ ghépIII. Quy tắc đọc từ có nguyên âm [o] đứng cuốiIV. Ngoại lệ của trọng âm phụ

I. Dấu hiệu không ảnh hưởng đến trọng âmỞ các bài học trước, bạn đã học các quy tắc nhấn trọng âm dựa vào các dấu hiệu như [io, ia, ie, ic...].

Tuy nhiên, trong tiếng Anh có một số dấu hiệu khi thêm vào từ gốc sẽ không thay đổi cách nhấn trọng âm của từ gốc.

Nếu từ gốc nhấn trọng âm ở vị trí thứ nhất (hoặc thứ hai), khi thêm các hậu tố trong danh sách dưới đây, trọng âm vẫn được giữ nguyên.

Bạn không cần bỏ thời gian để đi tìm quy tắc liên quan đến các hậu tố đó nữa.

Danh sách các hậu tố không ảnh hưởng đến trọng âm:

able comfortable, changeable...ment management...ful, ly beautiful, lovely...

less, ness hopeless, happiness...ing amazing, listening...ed estimated, related...

II. Trọng âm của từ ghépLoại từ Trọng â

Danh từ ghépví dụ: bus stop, newspaper, airport, passport,

baseball, teenage.Âm 1 của từ thứ nhất

Những từ là bội số của 10.Ví dụ: twenty, thirty, forty, fifty

Âm 1

Từ có đuôi “teen”Ví dụ: six’teen, fif’teen

Âm 2

Tính từ đứng trước danh từVí dụ: nice day, old man, good job

Danh từ

Hai tính từ đứng trước danh từVí dụ: big blue bus, cute little girl

Tính từ 1 và danh từ

Page 131: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Từ viết tắt và số. khi số có 2 từ, 3 từ hoặc hơn thì nhấn trọng âm vào từ cuối cùng.

Ví dụ: MBA, CNN, VIP, 911, 1997, PhDKý tự hoặc số cuối

III. Quy tắc đọc từ có nguyên âm [o] đứng cuốiỞ phần nguyên âm /ou/, bạn đã học được quy tắc:

Với âm [o] đứng cuối, âm [o] luôn đọc là /ou/. Hôm nay bạn có thêm một quy tắc mới:

Từ có chứa [o] đứng cuối từ sẽ thường nhấn trọng âm ngay trước âm [o]

Aikido Alfresco Alonso AlsoAmino Apollo Auto BingoCalisto Cappuccino Casino ChicagoDisco Esperanto Euro EspressoFargo Fernando Francisco heroJudo Kimono Kyoto Latino

Memo Metro Monaco MoroccoPalermo Photo Piano PicassoRhino Santiago Sumo Tomato

Unesco Tuxedo Volcano ZeroToronto Mosquito Hello ExpoBravo Potato Mango Bolero

IV. Ngoại lệ của trọng âm phụỞ bài đầu tiên của cuốn sách, bạn đã có quy tắc trọng âm phụ

Trọng âm phụ đứng trước trọng âm chính và cách trọng âm chính một âm tiết.

Tuy nhiên, có một số từ không theo quy tắc đã học, chính vì thế xuất hiện danh sách ngoại lệ của trọng âm phụ để bạn tra cứu nhanh chóng khi gặp chúng trong quá trình luyện đọc và nói tiếng Anh.

Với những từ có dạng entation, endation, ication, ization, trọng âm phụ sẽ vẫn đứng trước trọng âm chính nhưng cách trọng âm chính 2 âm tiết (thay vì 1 âm tiết như quy tắc chung).

Những từ dạng này thường có dạng từ gốc là ify, ize, như: notify, specify, specialize...

Page 132: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

notify (động từ)notification (danh từ)

No ti fi cation

5 4 3 2 1trọng âm phụ Trọng âm chính

Dưới đây là danh sách từ áp dụng theo quy tắc ở trên, tất nhiên cũng sẽ có một số từ dù không nằm trong dạng entation, endation, ication, ization nhưng trọng âm phụ vẫn cách trọng âm chính 2 âm tiết.

Recommendation Documentation ArgumentationOrientation Certification Clarification

Beautification Modification NotificationIdentification Testification UtilizationSpecification Authorization CategorizationCapitalization Digitization Fertilization

Computerization Localization MechanizationInternalization Optimization OrganizationNeutralization Specialization SymbolizationRegularization Interconnection personification

BÀI TẬP ĐỌC VÀ VIẾT PHIÊN ÂM

Bài 19.1. Viết phiên âm và đọc các từ dưới đây

Albania Algeria Armenia AtlanticAustrian Belgium Bolivia Brazil

Cambodia Canadian China ChineseMorocco Myanmar Nepal TurkeyNigerian Poland Portugal Saudi arabia

Spain Spanish Sweden VietnamCanada Unesco Colombia CroatiaEthiopia Europe European German

Indonesia Iran Iranian SerbianMacedonia Tunisia Seatle WashingtonAustralia Brazilian Estonia VietnameseBulgaria Singapore Germany Malaysia

Page 133: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Bài 19.2. Viết phiên âm và đọc các từ dưới đây

Accompany Anonymous Binoculars AmbassadorAnalysis Available Compulsory Intelligent

Astronomy Participant Economy CatastropheConservative Interpreter Extravagant Monotonous

Academy Rhinoceros Hippopotamus MiraculousEnvironment Machinery Particular SatisfactoryMulticultural Astronomer Coincidence curriculum

BÀI SỐ 20

NỘI DUNG BỔ SUNGNỘI DUNG CHÍNH

I. Từ có đuôi itive, utive: đọc là /ətiv/II. Từ hai âm tiết và âm thứ hai là /al/: đọc là /əl/III. Từ có hai âm tiết và âm thứ hai là /us/ hoặc là /is/: đọc là /əs/IV. Từ có âm [ure] đứng cuối cùngV. Từ có chứa âm [ive]: đọc là /iv/VI. Từ hai âm tiết có âm thứ hai là [y] (hoặc [ey]): đọc là /i/VII. Từ có chứa âm [or] đứng cuối cùng: đọc là /ə/VIII. Cách nhấn trọng âm của từ có đuôi [osis]: đọc là /’ousis/IX. Cách nhận dạng nguyên âm [y]X. Nhận dạng từ một âm tiết, với âm [e] đứng cuốiXI. Quy tắc đọc từ 2 âm tiết, có đuôi [le]XII. Cách đọc một số ký tự đặc biệt

Lưu ý:

Tất cả các quy tắc trong bài học này đều áp dụng cho từ có hình thức:

Nguyên âm + 1 PHỤ ÂM (trừ R) + Dấu hiệu nhận dạng

Nếu bạn thấy những từ khác cũng có các dấu hiệu giống như nội dung đang học, nhưng trước nó là 2 phụ âm (hoặc 3 phụ âm hoặc phụ âm R) thì không dùng các quy tắc này.

Page 134: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

I. Từ có đuôi itive, utive: đọc là /ətiv/Với những từ có [itive] hoặc [utive] đứng cuối cùng, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết đứng ngay trước nó.

Ví dụ:

Từ competitive, trọng âm ngay trước [itive] nên sẽ rơi vào âm /pe/, phiên âm của từ này là /kəm’petətiv/.

Từ executive, trọng âm ngay trước [utive] nên sẽ rơi vào âm /e/, phiên âm của từ này là /ig'zekətiv/.

Danh sách từ có chứa /itive/ đứng cuối.

Acquisitive additive cognitive competitiveDiapositive disquisitive intransitive Expositive

Fugitive genitive Hypersensitive infinitiveInsensitive intuitive Nutritive Prohibitive

seropositive volitive punitive SensitiveDefinitive Factitive Inquisitive RepetitiveTransitive Primitive Prepositive Definitive

Postpositive Genitive Exploitive factitive

II. Từ hai âm tiết và âm thứ hai là /al/: đọc là /əl/Có hai trường hợp:

- Với từ có hai âm tiết và âm thứ hai là âm /al/.- Một số từ nhiều âm tiết, với âm /al/ đứng cuối và trọng âm ngay trước /al/.

Nếu các từ tiếng Anh đáp ứng một trong hai trường hợp ở trên, thì chúng ta có các quy tắc sau:

- Trọng âm rơi vào nguyên âm thứ nhất (từ có 2 âm tiết).- Các nguyên âm đứng trước /al/ sẽ thường đọc thành nguyên âm đôi hoặc

nguyên âm dài.

Nguyên âm đôi là 2 nguyên âm đi liền với nhau.

Nguyên âm dài là nguyên âm có thêm dấu (:) phía sau.

Bảng nhận dạng 5 nguyên âm chuyển thành nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi.

Nguyên âm đôi:

- a: /ei/

Page 135: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- i: /ai/- o: /ou/

Nguyên âm dài

- e: /i:/- u: /ju:/

Nguyên âm /a/ sẽ đọc thành /ei/ (nguyên âm đôi). Ví dụ: fatal

Nguyên âm /e/ sẽ đọc thành /i:/ (nguyên âm dài). Ví dụ: legal, equal

Nguyên âm /i/ sẽ đọc thành /ai/ (nguyên âm đôi). Ví dụ: final, vital

Nguyên âm /o/ sẽ đọc thành /ou/ (nguyên âm đôi). Ví dụ: global, local

Nguyên âm /u/ sẽ đọc thành /ju:/ (nguyên âm dài). Ví dụ: ducal

Trừ một số từ như metal, madal, pedal… không theo quy tắc này

Bảng danh sách từ có chứa âm /al/.

bridal clonal fetal focalfugal hemal nasal ovalillegal modal nodal papalethal mitral opal penalzonal vocal vital tribaltotal tonal tidal tepalsisal sepal renal regal

primal plagal local global

III. Từ có hai âm tiết và âm thứ hai là /us/ hoặc /is/: đọc là /əs/.Giống như ở trên, quy tắc này cũng sẽ có hai trường hợp:

- Với từ có hai âm tiết và âm thứ hai là âm /us/ hoặc /is/.- Một số từ nhiều âm tiết, với âm /us/ hoặc /is/ đứng cuối và trọng âm ngay

trước [us] hoặc [is].

Nếu các từ tiếng Anh đáp ứng một trong hai trường hợp ở trên, thì các nguyên âm đứng trước [us], [is] sẽ đọc thành nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài.

Bảng nhận dạng nguyên âm dài và nguyên âm đôi tham khảo ở trên.

Bảng danh sách từ có chứa âm [us], [is]

anus focus humus negus

Page 136: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

bogus fucus lotus onusbonus genus minus rebusflatus gradus modus thesisoasis osteitis sinus solusbasis amitosis crisis crasisstasis sinusitis pubis lenisphasis cutis paresis kinesis

IV. Từ có âm [ure] đứng cuối cùngQuy tắc này cũng có hai trường hợp:

- Với từ có hai âm tiết và âm thứ hai là âm /ure/.- Một số từ nhiều âm tiết, với âm /ure/ đứng cuối và trọng âm ngay trước /ure/.

Nếu các từ tiếng Anh đáp ứng một trong hai trường hợp ở trên, thì các nguyên âm đứng trước /ure/ sẽ đọc thành nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài.

Bảng danh sách từ có chứa âm /ure/.

brochure closure composure denatureembrasure enclosure nature exposureprocedure erasure future disclosure

V. Từ có chứa âm [ive] đọc là /iv/Với âm /ive/ không có quy tắc cụ thể để xác định trọng âm.

Tùy từng trường hợp cụ thể của từ gốc, nếu biết được trọng âm rơi vào âm ngay trước /¡ve/ thì các nguyên âm sẽ được đọc là nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài.

Có thêm một số ghi chú nhỏ liên quan đến quy tắc này:

- Âm /s/ của âm /sive/ nằm giữa hai nguyên âm nhưng vẫn đọc là /s/.- Với từ hai âm tiết, có âm /¡ve/ là âm thứ hai, thường nhấn trọng âm ngay

trước đuôi ive. Ví dụ: motive, native.- Với từ nhiều âm tiết có đuôi /ive/ thường nhấn trọng âm theo từ gốc:

comprehensive (từ gốc là comprehend), confirmative (confirm), contributive (contribute).

abusive abrasive absolutive accretiveautomotive collusive conclusive conducive

creative dative decisive delusive

Page 137: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

diffusive dissuasive divisive effusiveemotive erosive evasive exclusive

explosive extrusive illative illusiveincisive inclusive inconclusive indecisiveinvasive motive native Pervasive

promotive stative translative vibrativeallusive derisive expletive intrusive

corrosive elusive implosive plosive

VI. Từ hai âm tiết có âm thứ hai là [y] (hoặc [ey]): đọc là /i/Quy tắc này có hai điểm chính: Với từ có hai âm tiết và âm thứ hai là âm /y/ hoặc /ey/ thì:

- Trọng âm thường rơi vào âm thứ nhất.- Nguyên âm của âm thứ nhất sẽ đọc thành nguyên âm đôi hoặc nguyên âm

dài.

Trừ một số từ không theo quy tắc như body, study, money, city…

Danh sách từ có chứa âm /y/ theo quy tắc trên:

Zany Wiry Viny Toby StonyWiny Wholly Truly Tiny SpinyWily Whiny Tracy Tidy Sony

Whity Wavy Tony Snaky ShadySlimy Slaty Shiny Shaly ShakyRuby rosy Ropy Cozy ProsyPosy Phony Pacy Nosy Navy

VII. Từ có chứa âm [or] đứng cuối cùng: đọc là /ə/Có một số nội dung liên quan đến âm [or]:

Từ có đuôi ator thường nhấn trọng âm cách /ator/ một âm tiết và ator đọc là /eitə/.

Từ có hai âm tiết, và [or] là âm thứ hai thì nguyên âm đứng trước nó thường đọc thành nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài. Trừ những từ có âm thứ hai ở dạng /lor/ như color, valor...

Từ có 3 âm tiết, có chứa đuôi [ator] thường nhấn trọng âm vào chính [ator] như creator, curator.

Page 138: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

advisor donator donor creatordilator favor incisor equatormotor major minor labor

devisor provisor savor

VIII. Cách nhấn trọng âm của từ có đuôi [osis]: đọc là /’ousis/Từ có chứa “osis” thường sẽ nhấn trọng âm vào chính [osis].

Ìg từ có dạng đuôi “osi” này thường dùng trong ngành y học.

prognosis diagnosis acidosis neurosisnarcosis amitosis miosis meiosismyosis asbestosis prognosis fibrosis

tuberculosis hypnosis trichinosis dermatosis

Đến lúc này hầu như từ nào bạn cũng sẽ phát âm được. Điểm mấu chốt và đầu tiên khi định đọc một từ nào đấy, bạn phải biết được trọng âm chính của từ đó rơi vào âm nào.

Từ đó bạn suy ra trọng âm, các âm còn lại là âm /ə/. Chỉ cần 3 bước chính như vậy, bạn đã tự tin đọc và viết phiên âm.

thử nhìn từ tuberculosis.

Trước khi học cuốn sách này, chắc chắn bạn không dám đọc từ đó. Nhìn nó dài và lằng ngoằng quá, nếu bắt phải đọc, có phải iẽ đọc là /tju be kju lo sis/?

Bạn nghĩ lại xem, bạn đã học những quy tắc gì liên quan đến từ tuberculosis?

Đuôi /osis/ => Xác định được trọng âm chính vào /osis/

Trọng âm phụ cách trọng âm chính một âm tiết => Xác định được trọng âm phụ vào âm /ber/

Sau /ber/ là phụ âm => âm /er/ đọc là /ər/

Các âm còn lại không được nhấn trọng âm sẽ đọc là /ə/.

Bây giờ, ghép tất cả các quy tắc lại, bạn sẽ tự tin đọc là /tə,bərkə'lousəs/.

IX. Cách nhận dạng nguyên âm [y]Khi âm [y] đứng đầu từ sẽ luôn đọc là /j/.

Khi âm [y] đứng giữa từ, nó được coi là nguyên âm, thường đọc là /i/. Ví dụ: gym, bicycle…

Page 139: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Khi âm [y] đứng cuối từ, sẽ có hai cách đọc:

- Phổ biến nhất, âm /y/ sẽ đọc là /ị/.Ví dụ: economy, sympathy.- Một số từ âm /y/ sẽ đọc là /ai/, gồm các trường hợp sau:

Động từ hai âm tiết, nhấn trọng âm vào âm thứ hai. Ví dụ: deny, apply…Từ có đuôi /ify/. Ví dụ: specify, notify…Hoặc một số từ có 1 âm như: sky, fly…

X. Nhận dạng từ một âm tiết, với âm [e] đứng cuốiVới từ một âm tiết, có âm [e] đứng cuối thì các nguyên âm đứng trước nó sẽ đọc thành nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi. (Danh sách nguyên âm dài và nguyên âm đôi đã có ở phần trên).

Ví dụ: gate, scene, site, hope, use.

Có hai điểm lưu ý đối với các từ có một âm tiết, với âm /e/ đứng cuối.

- Những động từ có một âm tiết, khi có đuôi /ING/ sẽ bỏ âm /e/ đi.- Các nguyên âm đúng trước đuôi /ing/ vẫn sẽ đọc theo nguyên âm đôi hoặc

nguyên âm dài (giống với từ gốc của nó).Ví dụ: hoping, smiling, writing...

XI. Quy tắc đọc từ 2 âm tiết, có đuôi [le]Gồm có 2 điều kiện:

- Từ có 2 âm tiết.- Nguyên âm [a, i, o] + 1 phụ âm + [le]

Thì chúng ta có quy tắc:

1. Trọng âm rơi vào âm thứ nhất2. Nguyên âm sẽ đọc thành nguyên âm đôi:- [a] đọc thành /ei/. Nếu không nằm trong quy tắc trên thì [a] thành /æ/.- [i] đọc thành /ai/. Nếu không nằm trong quy tắc trên thì [i] vẫn đọc thành /i/.- [o] đọc thành /ou/. Nếu không nằm trong quy tắc trên thì [o] sẽ đọc thành /a/.

apple little noble mapletable title nobble stable

XII. Cách đọc một số ký tự đặc biệtKý hiệu Cách đọc các ký hiệu* asterisk? question mark

Page 140: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

, comma! exclamation mark: colon“…” Quotation mảk_ Underline() Brackets& Ampersand@ At signtm Trademark. Drop tone (dấu nặng); Semicolon/ Slash/stroke# Number sign© Copyright symbol

BÀI SỐ 21

PHƯƠNG PHÁP NÓI TIẾNG ANHNỘI DUNG CHÍNH

I. Phương pháp nói tiếng AnhII. Lưu ý khi luyện nói tiếng Anh

I. Phương pháp nói tiếng AnhBạn thử đọc hai câu tiếng sau:

- I want to learn speaking English.- I want to study grammar rules.

Bạn có để ý hai câu trên có gì khác gì nhau không? Tại sao cùng nói về “học” nhưng khi diễn tả câu “học nói tiếng Anh” (speaking) người ta thường sử dụng động từ learn (học), còn với “học ngữ pháp” (grammar) thì lại sử dụng động từ study (nghiên cứu)?

Không phải ngẫu nhiên họ lại sắp xếp từ như vậy, vì với kỹ năng nói tiếng Anh, bạn không cần phải có chỉ số IQ cao, phải có năng khiếu hay tài năng, ai cũng có thể học được.

Page 141: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Tiếng Việt là một ngôn ngữ, bạn đã học được tiếng Việt, nói được tiếng Việt thì chắc chắn bạn sẽ nói được tiếng Anh.

Còn với kiến thức ngữ pháp, họ sử dụng study vì nó thiên về nghiên cứu hơn. Nếu bạn muốn trở thành một nhà ngôn ngữ, bạn thích biên dịch, cần nghiên cứu ngữ pháp. Việc nghiên cứu chắc chắn sẽ phức tạp và mất thời gian.

Điều đó hoàn toàn đúng với đa số người học tiếng Anh. Ngay khi bắt đầu học tiếng Anh, bạn đã được làm quen với ngữ pháp, học đủ các loại kiến thức ngữ pháp, làm bài tập triền miên kéo dài từ khi bắt đầu đến khi đi làm vẫn học. Nhưng kết quả cuối cùng bạn có gì?

Hầu như là không có gì. Mỗi thứ biết một chút, chủ đề gì cũng biết nhưng hầu như là không hiểu rõ, không giải thích được cho người khác, không áp dụng thành thục vào trong giao tiếp thực tế. Chính vì thế, đến lúc tốt nghiệp đại học rồi mà đa số người học tiếng Anh vẫn nói câu “ngữ pháp của em còn kém lắm”.

Vậy biết khi nào bạn mới giỏi ngữ pháp? Bao nhiêu kiến thức ngữ pháp thì gọi là giỏi?

Và cứ cho rằng ngữ pháp của bạn rất giỏi, làm được rất nhiều bài tập, điểm thi TOEIC của bạn rất cao, nhưng bạn không nói được tiếng Anh tốt, nói không có ngữ điệu hoặc mỗi khi muốn nói một câu phải mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ về cấu trúc ngữ pháp thì bạn thấy thế nào?

Đó là lý do tôi đưa ra phương pháp học nói tiếng Anh với từng bước hướng dẫn chi tiết tới bạn.

Dù cho bạn không giỏi ngữ pháp, vốn từ vựng của bạn chưa có nhiều, bạn hoàn toàn có thể nói tiếng Anh trôi chảy.

Ưu điểm của phương pháp luyện nói này:

- Thứ nhất: Bạn không cần phải mất thời gian nghe (đầy là kỹ năng mà nhiều người học tiếng Anh ngại thực hiện, vì nghe cần phải đầu tư nhiều thời gian).

- Thứ hai: Bạn có thể nói tiếng Anh bất cứ lúc nào bạn muốn. Đặc biệt nó không chiếm của bạn bất cứ khoảng thời gian nào. Vì bạn học nói khi bạn đang đi đường, đang giải lao, đang đi chơi, đang nấu ăn...

- Thứ ba: Bạn không cần giỏi ngữ pháp hoặc từ vựng vẫn nói tiếng Anh trôi chảy.

- Thứ tư: Giúp bạn từng bước sửa lỗi khi đọc, đánh vần và nói tiếng Anh.- Thứ năm: Giúp cơ miệng, lưỡi mềm mại hơn, mượt hơn.

Page 142: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nội dung các bước luyện nói:

- Bước 1: Đọc đi đọc lại thật nhiều lần từng từ, đảm bảo phát âm chính xác tất cả các từ trong đó (Nếu từ nào không biết cách phát âm, nên tra từ điển, nghe và lặp lại các từ đó, bao gồm cả từ đơn giản nhất)

- Bước 2: Đọc cả câu với tốc độ thật chậm, đọc to và rõ ràng (thực hiện nối âm, nhấn trọng âm của câu)

- Bước 3: Nâng dần tốc độ đọc các câu nhanh hơn.- Bước 4: Lấy một hơi dài đọc nhanh cả câu không nghỉ, không dừng hơi. Khi

đọc nhanh vẫn phải đảm bảo đủ âm tiết và phát âm chính xác, không bỏ sót phụ âm ở cuối.

- Bước 5: Học thuộc làu làu các câu đó

Một ngày đọc ít nhất 20 lần. Thời gian đọc nên tận dụng những lúc rảnh rỗi như: đang đi đường, đang đi xe buýt, lúc giải lao...

BƯỚC 1: ĐỌC CHUẨN TỪNG TỪ VỰNG RIÊNG LẺ (đánh vần)

BƯỚC 2: ĐỌC CHẬM TỪNG ĐOẠN, TỪNG CÂU (ghép vần)

BƯỚC 3: ĐỌC NHANH TỪNG ĐOẠN, TỪNG CÂU (lưu loát)

Bài nói minh họa.

Với một bài nói như thế này, bạn làm theo các bước ở trên, luyện nói đến khi bạn nói ra không còn phải suy nghĩ về ngữ pháp, từ vựng.

Dù cho 10 ngày chỉ nói một bài này, bạn cũng cần kiên nhẫn. Vì nếu những câu như thế này bạn không nói được, chắc chắn bài khác bạn cũng không nói được.

Bạn cứ tưởng tượng, bạn muốn nói câu tiếng Việt “Cháu yêu bà”. Câu có 3 từ nhưng bạn không biết nói từ “bà”, không lẽ nào sang câu khác có từ “bà’, lại có thể nói được?

Do đó, bạn đừng nóng ruột, học thật chậm và chắc, đó mới là kiến thức của riêng bạn.

1. If you know this secret it gives you everything you want. Happiness, health and wealth.Bí mật này có thể giúp bạn đạt được mọi thứ: hạnh phúc, sức khỏe và tiền tài.

2. You can have, do or be anything you want.Bạn có thể có được, làm được hoặc trở thành bất cứ thứ gì bạn muốn

3. We can have whatever that is we choose. I don’t care how big it is.

Page 143: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Chúng ta có thể lựa chọn có được bất cứ thứ gì chúng ta mong muốn, không cần biết điều đó viển vông đến mức nào.

4. What kind of a house do you wanna live in? Do you wanna be a millionaire?Bạn muốn sống trong ngôi nhà như thế nào? Bạn có muốn trở thành triệu phú hay không?

5. What kind of business do you wanna have? Do you want more success?Bạn muốn công việc kinh doanh của mình ra sao? Bạn có muốn thành công hơn nữa?

6. What do you really want? I’ve seen many miracles take place in people’s lives.Bạn thật sự khao khát điều gì? Tôi đã chứng kiến nhiều phép màu xảy ra trong cuộc sống.

millionaire success miracles don’tlives secret whatever you’ve

II. Lưu ý khi luyện nói tiếng AnhChia một câu dài thành các đoạn ngắn phù hợp (sử dụng các quy tắc đoạn đã học).

Tìm những từ được nhấn trọng âm trong đoạn đó (những từ mang tính nội dung).

Tìm xem âm nào của những từ trên được nhấn trọng âm. Phát âm những âm được nhấn trọng âm to hơn, cao hơn và dài hơn các âm khác của

Thực hiện nối âm (linking sound) khi nói. Áp dụng các quy tắc nối âm: phụ âm + nguyên âm; phụ âm + phụ âm; nguyên âm + nguyên âm, t + u, y; d + u, y.

Luôn đảm bảo phát âm đầy đủ phụ âm cuối khi nói; Nhận dạng và phát âm chính xác các đuôi s/es, ed.

Nên nghe và nói một bài trong một thời gian dài. Khi đã phát âm và nói chuẩn tất cả các từ, các câu trong bài mới chuyển sang bài tiếp theo, đặc biệt không nên nghe nhiều bài khác nhau trong một khoảng thời gian.

Nên chọn một chủ để yêu thích và tập trung nói và nghe về chủ đề đó, không nên nghe nhiều chủ đề khác nhau.

Không dùng phán đoán khi nói và phát âm tiếng Anh.

Khi học nói mà phát âm chưa chuẩn từng từ thì không nên nói nhanh

Nên tạo thói quen nói thật to (speak loud) khi luyện nói tiếng Anh.

Page 144: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

BÀI SỐ 22

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH VẦN VÀ ĐỌCNỘI DUNG CHÍNH

I. Phương pháp đọc và đánh vần tiếng AnhII. Thời khóa biểu học tiếng Anh hàng ngày

I. Phương pháp đọc và đánh vần tiếng Anh1. PHƯƠNG PHÁP TẬP ĐỌC TIẾNG ANH

Phương pháp này chỉ đọc để áp dụng các quy tắc đánh vần, không phải là phương pháp đọc hiểu từ vựng. Cách đọc hiểu từ vựng sẽ được trình bày ở phần sau.

Trước đây khi học tiếng Việt, sau khi học đánh vần, ghép vần, bạn sẽ tập đọc truyện, sách, báo.

Phương pháp đánh vần tiếng Anh này cũng sẽ có giai đoạn bạn tập đọc, vừa đọc vừa đánh vần.

Ở cách đọc này, bạn không cần phải nói, việc duy nhất là tập đọc cho trôi chảy, nhấn trọng âm chính xác.

Các bước chi tiết:

- Bước 1: Xem lướt qua có từ nào quá khó, ngoại lệ hoặc bạn chưa biết phát âm thì tra từ điển để biết. Khi đã biết cách nhấn trọng âm rồi nhớ là phải đọc lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, luôn chủ động vận dụng các quy tắc được học trong khóa học để tìm cách phát âm trước khi kiểm tra lại từ điển.

- Bước 2: Đọc đi đọc lại thật nhiều lần từng từ, đảm bảo phát âm chính xác tất cả các từ trong đó (Nên tra từ điển, nghe và lặp lại các từ đó, bao gồm từ đơn giản nhất).

- Bước 3: Đọc chậm từng từ (không cần ngữ điệu). Với cách đọc này, bạn phải đọc tách rời từng từ (như cách các bạn ngày xưa tập đọc tiếng Việt vậy).

Ở bước này, đảm bảo tối thiểu có đầy đủ các nội dung sau:

- Phụ âm ở cuối từ.- Những từ không được nhấn trọng âm nên đọc nhẹ đi. Ví dụ: for /fə/, to /tə/,

and /ənd/...

Bước này đòi hỏi phải đọc thật nhiều lần (khác với khi nói, đòi hỏi bạn phải nối âm, đọc trong một hơi, có ngữ điệu), còn khi luyện đọc, có thể đọc có thể không cần nối âm nhưng cần đọc trọng âm của từ chính xác, cách này chỉ có mục đích giúp bạn đọc đúng từ một cách trôi chảy và lưu loát).

Page 145: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- Bước 04: Mở file nghe lên, cầm lấy tờ giấy (hoặc bài đọc trên máy tính) và đọc cùng với file nghe. Khi tốc độ đọc của bạn bằng với tốc độ của người nói trong file MP3 (hoặc Clip), chuẩn hết các từ thì bạn đã hoàn thành công việc và có thể chuyển sang bài đọc tiếp theo.

Bài đọc minh họa.

Nếu với những bài đọc như thế này, bạn chưa đọc trôi chảy, khi đọc vẫn phải nghĩ xem nên đọc như thế nào hoặc không đọc được, có nghĩa là bạn sẽ không thể nói được. Chắc chắn là như vậy.

Những bài nghe đã có sẵn chữ để bạn đọc mà không được, thì làm sao bạn có thể nói chuyện được (vì khi nói chuyện bạn phải tìm từ thích hợp, nghĩ về ngữ pháp, không có giấy ở bên cạnh, không có từ điển, không có nhiều thời gian để suy nghĩ...).

Bachelors with two university degrees also stay redundant.

“It’d better not say you have university degree”.

Tran Ngoc Vinh, who finished the Hanoi Trade University, only accepted to the reporter for an interview after the reporter contacted him the third time.

Vinh seemed to be reserved when meeting strange people in his small rent in Thanh Tri district in the suburbs of Hanoi.

He feels the inferiority complex because he is now just a freelance const worker, who only earns a little of money just enough to pay for the room re the basic needs.

Nguồn www.english.vietnam

Mỗi một từ dù là đơn giản nhất, bạn cũng cần phải đọc thật chaamk và nghĩ xem đã học những quy tắc gì liên quan đến từ đó.

- Ví dụ từ BECAUSE, bạn đừng nghĩ là bạn quen thuộc với nó nên đọc nó thật nhanh. Bạn đã học âm /au/ sẽ thành /ɔ:/ chưa? Từ quy tắc này bạn suy ra trọng âm phải rơi vào âm /ɔ:/. Vì /ɔ:/ là nguyên âm dài nên chắc chắn là được nhấn trọng âm. Từ đó cũng sẽ biết âm /BE/ không được nhẫn âm, đọc thành /bə/.

- Âm /cau/ đọc thành gì? Âm /c/ không đứng trước /e, i, y/ nên /c/ đọc thành /k/. Bạn đã có được âm /bə'kɔ:…/.

- Âm /s/ nằm giữa hai nguyên âm, nên đọc là /z/.

Page 146: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Hãy thử phân tích, nó sẽ giúp bạn rất nhiều đấy. Cách học này không đơn thuần để đọc một vài từ, mỗi quy tắc bạn có sẽ được áp dụng cho hàng trăm, hàng nghìn từ khác.

Ghép lại bạn sẽ biết BECAUSE đọc là / ba'k ɔ:z/.

Khi học các quy tắc này, nhiều người phàn nàn các quy tắc nhiều như thế thì làm sao nhớ hết được. Bạn không cần phải học thuộc, với mỗi từ bạn chỉ cần phân tích 1-2 lần như ở trên, bạn sẽ thực sự hiểu, chứ không phải học thuộc lòng. 

2. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG BỀN VỮNGNhiều người học tiếng Anh một thời gian dài nhưng vẫn chưa biết kỹ năng gì là quan trọng nhất trong khi học tiếng Anh?

Khi bạn đọc một bài tiếng Anh (sách, báo, truyện...), mặc dù ngữ pháp của bạn tốt, các loại cấu trúc ngữ pháp, các loại thì (hiện tại, quá khứ, tương lai...) của tiếng Anh bạn đều nắm được hết, nhưng nếu bạn không biết nghĩa của từ vựng thì bạn có đọc được bài báo, cuốn sách, câu chuyện đó không?

Ngược lại, nếu bạn biết nghĩa của từ vựng, thì dù cho bạn không giỏi ngữ pháp bạn hoàn toàn vẫn tự tin đọc được.

Điều đó chứng tỏ từ vựng là quan trọng nhất khi bạn học tiếng Anh.

Và trong quá trình giảng dạy, lời than phiền tôi nhận được nhiều nhất đó là từ “vốn từ vựng”.

Người học luôn cảm thấy lo sợ, thiếu tự tin vì họ biết quá ít từ vựng và cũng không biết học như thế nào để có được nhiều từ Vựng. Thậm chí có người học chăm chỉ nhưng sau một thời gian là quên gần hết.

Vậy tại sao từ vựng cần thiết, quan trọng như thế mà tôi lại để cách học ở phần cuối cùng trong tất cả các kỹ năng? Sao không đưa ngay lên đầu?

Trước tiên, cần phải biết các bạn đang học từ vựng theo cách như thế nào?

Bạn thử xem bạn có đang học giống như một trong các cách dưới đây không?

- Kiểu học số 1: Mỗi ngày học 10 từ vựng đơn lẻ, từ nào dài, khó nhớ chép ra giấy thật nhiều lần và dán lên bất cứ chỗ nào có thể. Hôm sau lại ôn 10 từ cũ trước khi học sang 10 từ mới.

- Kiểu học số 2: Mỗi ngày học vài từ, nhưng với mỗi từ lại ghi thêm các loại từ của từ gốc, ví dụ danh từ, tính từ, động từ, trạng từ...

Page 147: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- Kiểu học số 3: Học không có kế hoạch, khi nào thích thì học, bất cứ từ vựng nào không biết cũng cố học dù đó là từ lạ, từ đặc biệt. Nếu thấy chán thì bỏ, 3 tháng sau có hứng lại học một chút, rồi nản lại bỏ...

- Kiểu học sổ 4: Hầu như là không học, không đọc gì cả, vì luôn thấy sao việc học từ vựng lại khó như vậy. Nhưng luôn ao ước biết nhiều từ vựng.

Bạn nằm trong kiểu học nào ở trên? Hi vọng là bạn không thuộc kiểu học số 3 và 4.

Nhưng không sao cả, với cách học nào tôi vẫn nhận thấy việc học từ vựng của người học đang thực sự không hiệu quả.

Nếu bạn chỉ biết nghĩa của từ vựng mà không thể đọc được các từ đó thì chắc chắn bạn không thể nghe được người khác nói.

Vì với tiếng Anh, chữ viết và âm thanh là không giống nhau.

Ví dụ với từ VIRUS, bạn nhìn vào chữ viết bạn sẽ đọc là Vi rút, nhưng khi nói lại nói thành /’vaiərəs/.

Do đó, biết nghĩa từ vựng rất là tốt, nhưng nếu bạn không biết đọc chính xác các từ đó thì khi nói và nghe, những từ đó sẽ không dùng được. Người ta gọi những từ vựng đó là từ chết (dead words).

Điểm mấu chốt là khi học từ vựng, bạn chưa biết cách đọc các từ vựng đó. Đây chính là lý do mà tôi để đến cuối sách mới đưa ra phương pháp học từ vựng, vì đến lúc này, bạn đã có thể tự tin đọc được rất nhiều từ tiếng Anh bằng các quy tắc đánh vần, ghép vần.

Với cách học như 4 kiểu học ở trên, người học đều mới chỉ dừng lại ở việc học mặt chữ của từ, thành ra dù rất chăm chỉ nhưng kết quả không như mong muốn của người học.

Bạn thử xem xét từ vựng sau đây: inferiority – nghĩa là “tự ti”.

Từ này có 6 âm tiết. Bạn áp dụng các quy tắc đã học để phân tích cách đọc của từng âm, quy tắc nhấn trọng âm, trọng âm phụ…

inferiorityin fe ri o ri ty6 5 4 3 2 1

Bây giờ bạn lại đi từng bước như đã hướng dẫn ở đầu cuốn sách này:

Page 148: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Bước 1: Xác định trọng âm chính. Nhìn vào từ vựng thấy hậu tố “ity” => Xác định được trọng âm ngay trước “ity”, và “ity” đọc là /əti/.

Bước 2: Xem âm được nhấn trọng âm sẽ đọc thành âm gì? Bạn nhìn thấy âm /O/ được nhấn trọng âm và có hai dữ liệu để phân tích:

Có âm OR

Không có W đứng trước OR

OR sẽ đọc thành /ɔ:/.

Bước 3: Trọng âm phụ cách trọng âm chính một âm tiết => Trọng âm rơi vào âm E. và tới đây lại có hai dữ liệu để phân tích:

Có âm ER

Đứng sau ER là nguyên âm

ER sẽ đọc thành /ia/ (hoặc là iə)

Bước 4: Các âm không được nhấn trọng âm còn lại của từ sẽ được đọc thành /ə/

Với 4 bước phân tích ở trên, bây giờ bạn ghép chúng vào sẽ thành: /ən,firə’ɔ:rəti/

Tôi thường nghe người học nói với những từ dài và phức tạp như thế này họ sẽ bỏ qua, không dám đọc, thậm chí không dám viết ra. Nhưng sau khi học được các quy tắc đánh vần, ghép vần, họ rất tự tin đọc các loại từ kiểu như thế này.

Bây giờ bạn cũng đã thấy dù cho đó là từ rất lạ, từ dài hoặc khó nhớ bạn vẫn đọc chính xác (nó hoàn toàn khác với cách đọc theo mặt chữ của bạn ngày trước).

Sau khi phân tích cả 4 bước trên rồi, bạn đã đọc lên được rồi, bây giờ trong đầu bạn chắc chắn nhớ từ này rất lâu.

Lý do mà để cách học từ vựng cuối cùng vì:

- Kỹ năng khó nhất khi học tiếng Anh đó là kỹ năng nói.

Nó đòi hỏi bạn phải kiên trì, mất nhiều thời gian. Do đó, bạn cần làm tốt việc nói đầu tiên. Bạn sẽ phải nói và nói bằng những mẫu câu có sẵn. Và khi học nói mà bạn bị phân tâm vào việc học từ vựng sẽ không đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình học nói theo cách này, bạn cũng sẽ học được các từ vựng một cách tự nhiên dù bạn không chủ định học nó.

- Kỹ năng thứ hai là đánh vần và đọc (reading and spelling).

Page 149: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Trong quá trình học kỹ năng này bạn chỉ cần tập trung vào đọc để đảm bảo đúng trọng âm, nhận dạng các từ chức năng... Mục đích lớn nhất của cách đánh đọc là để sửa lỗi cách đọc không có trọng âm của đa số người học tiếng Anh, nên tôi muốn bạn chỉ tập trung vào việc sửa lỗi đó.

- Cuối cùng là kỹ năng học từ vựng.

Thay vì viết chữ nhiều lần, bạn chỉ cần phần tích cách đánh vần một lần và đọc từ đó khoảng 5-10 lần, đảm bảo là bạn đã có thể viết được mặt chữ và hiểu được nghĩa và đặc biệt bạn nhớ rất lâu.

Vì để nhớ lâu một thông tin nào đấy, bạn càng có nhiều dữ liệu liên quan đến thông tin đó càng tốt. Đặc biệt, khi các dữ liệu đầu vào đó có mối liên hệ với những kiến thức mà bạn đang có.

Với cách học ghi mặt chữ: Bạn chỉ có một dữ liệu đầu vào (input data) duy nhất là hình ảnh mặt chữ. Bây giờ bạn thấy với từ inferiority ở trên, bạn có các dữ liệu gì?

Hình ảnh phiên âm (bao gồm các quy tắc đã có sẵn trong trí não của bạn)

Bạn phát âm chính xác từng âm của từ.

Khi bạn phát âm, bạn đã tách từ vựng đó ra từng âm riêng lẻ, nó giúp bạn hình dung được mặt chữ của từ.

Một từ có 3 dữ liệu liên quan, móc nối lẫn nhau chắc chắn sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn thông tin chỉ có một dữ liệu.

Bạn thử tưởng tượng nếu bạn học tiếng Việt, tiếng Trung Quốc, bạn chỉ biết viết chữ, không biết đọc từ đó thế nào, bạn có thể nhớ từ đó trong bao lâu?

Một số lưu ý trước khi thực hiện học từ vựng:

- Nên chọn bài đọc với các chủ đề (topic) bạn yêu thích hoặc liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang làm: kinh tế, tài chính, thời trang, thể thao... Hoặc bạn cũng có thể lập kế hoạch chỉ đọc duy nhất một cuốn sách. Nếu có thể, bạn chỉ tập trung đọc cuốn sách tiếng Anh mà bạn yêu thích, vì trong một cuốn sách, các từ vựng sẽ lặp đi lặp lại, giúp bạn có điểu kiện ghi nhớ từ tốt hơn. Nên đọc các bài đọc trên máy tính.

- Không nên đọc nhiều bài trong cùng một thời gian. Nên đọc một bài nhiều lần, nhiều ngày. Đọc đến khi 90% số từ của bài bạn đều biết nghĩa thì chuyển sang bài đọc tiếp theo.

- Không nên ghi chép, liệt kê từ vựng riêng lẻ. Nếu cần nên ghi cả câu có chứa từ vựng đó.

Page 150: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- Nên đọc những bài có hội dung gần gũi với thực tế, vì những mẫu câu, cấu trúc ngữ pháp ở trong bài đọc sẽ giúp bạn rất nhiều trong giao tiếp.

- Nên đọc thật to và rõ ràng cả bài đọc. Cách này giúp bạn phát âm tốt hơn, cơ miệng mềm hơn và hình dung được âm thanh của từ vựng, giúp bạn nhớ từ vựng lâu hơn.

- Những từ vựng có tần suất xuất hiện ít và không phổ biến, không hay dùng trong thực tế không nên cố gắng ghi nhớ, có thể bỏ qua nó để tập trung vào học các từ cần thiết khác.

- Một từ chỉ nên học một nghĩa kèm theo ngữ cảnh tương ứng. Đừng ham học nhiều nghĩa của một từ mà không hiểu rõ hết các nghĩa đó (như là học thêm dạng tính từ, trạng từ...), học như thế bạn sẽ bị rối và dần dần sẽ quay lại cách học truyền thống.

- Quy tắc chung là lặp đi lặp lại một bài cho đến khi thuần thục.

Các bước thực hiện cách học từ vựng hiệu quả

- Chọn chủ đề bạn yêu thích, chọn bài có nội dung hay, gần gũi và không quá dài. Copy bài đọc vào WinWord, mở phần mềm từ điển Lingoes và English Pronouncing Dictionary.

- Đọc thật to (read loud), đến từ vựng không biết nghĩa bôi đậm (bôi đậm cả từ hoặc cả câu). Kích đúp chuột để xem nghĩa và nghe từ điển phát âm từ đó.

- Nếu từ đó bạn thấy sau khi tra nghĩa vẫn khó nhớ, hãy mở Google.com => Click vào menu Hình ảnh => Copy từ đó vào google.

Ví dụ: Với từ Pregnancy, có thể bạn thấy khó nhớ nghĩa của nó, nhưng những hình ảnh từ google như ở bên dưới bạn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều. Ngoài các quy tắc đánh vần, những từ khó bạn còn có thêm dữ liệu là hình ảnh minh họa giúp bạn nhớ từ hiệu quả hơn.

- Với những từ tiếp theo cũng làm tương tự các bước ở trên.- Những câu hay (hay về nội dung hoặc cấu trúc ngữ pháp) mà bạn cảm thấy

hữu ích và có thể giúp bạn dùng để giao tiếp, bạn nên copy các câu của bài đọc thành một trang riêng của bạn. Với những câu này bạn nên nói lặp đi lặp lại với tần suất nhiều hơn.

- Lặp lại bài đọc trong nhiều ngày.

Bài đọc minh họa cho cách học từ vựng:School’s out, but kids should still be learning

VietNamNet Bridge - With the summer holidays fast approaching, parents are inking about how to arrange a productive summer vacation for their kids.

Page 151: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nguyen Bich Ha, a mother in Ha Noi, has been asking friends and searching on- line for courses to enroll her son on.

“Last summer, we sent him to stay with his grandparents, but after two weeks, tv sent him back, saying he was ‘too naughty’. My husband and I had to take ms to take him to our offices, and sometimes we left him at home alone,” she says.

Afraid that her son will spend too much time watching TV and playing computer ces, Ha is determined to send him on a summer course.

“I am still anxious. Summer camps are expensive, and if we send him to cheaper rnatives around the city, transport could be a problem.”

Hoang Thi Mai, a mother of two boys, says she dares not let them stay at home, cd that they will be naughty and have an accident.

This summer, she plans to send them to study chess, swimming and football, leg with academic subjects at their teachers house. “My childrens timetable is full. The holidays can be stressful for parents and expensive, but it’s something that we have to deal with,” she says.

Deciding whether to send children to extra classes during the holidays caux headache for parents each summer.

Nguồn www.english.vietnamnet.vn

Bạn có biết nghĩa của từ naughty ở trên không?

Có vẻ khó nhớ nếu lần đầu bạn gặp từ này. Nhưng với những quy tắc đã học chắc chắn là bạn biết đọc nó.

Từ này có hai âm tiết, đứng sau “be” nên sẽ là tính từ. Từ đó bạn biết trọng âm ở âm đầu tiên.

Hoặc nếu bạn không biết loại từ gì, bạn nhìn vào âm /au/ đã học luôn thành /ɔ:/. Tức là trọng âm sẽ rơi vào âm / ɔ:/.

Bạn cũng đã học quy tắc âm câm (silent sound) và biết âm /gh/ là âm câm.

Giờ thì bạn biết viết phiên âm là /'nɔ:ti/.

Bước tiếp theo là xem nghĩa của từ này là gì? Nếu bạn tra từ điển vẫn thấy khó nhớ, bạn thử mở Google Image ra, nhập từ “naughty children”

Page 152: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Vì nghĩa của từ “naughty” dùng cho nhiều lứa tuổi khác nhau, trong khi đang đọc chủ để về trẻ em, do đó bạn nên thu hẹp kết quả tìm kiếm lại bằng nhập “naughty children”.

Và hình ảnh như bạn thấy dưới đây. Nhìn vào những hình ảnh như thế này, cũng hình dung ra nghĩa của từ: nghịch ngợm, hư hỏng, chơi bời, không nghe lời bố mẹ. Đảm bảo là bạn rất lâu mới có thể quên hình ảnh như thế này.

Sau mỗi từ như thế này, bạn đã ôn lại được thêm vô số quy tắc mà không cần phải gắng học thuộc. Và bạn nên tổng kết một cách ngắn gọn xem gồm những quy tắc gì?

- Âm /au/ đọc thành / ɔ:/.- Trọng âm dĩ nhiên là rơi vào nguyên âm dài /ɔ:/.- Quy tắc âm câm của /gh/;- Âm /t/ đứng giữa hai nguyên âm, đọc thành /d/.

II. Thời khóa biểu học tiếng Anh hàng ngày.Nếu bạn muốn:

- Duy trì tinh thần, động lực học tập luôn ở mức cao nhất; Không nản chí quá sớm;

- Học một cách thoải mái, tự nhiên nhất;- Và đặc biệt tránh tình trạng mệt mỏi.

Bạn chỉ cần lập một thời khóa biểu học hàng ngày đảm bảo 4 tiêu chí sau:

- Chỉ học thời gian rất ngắn trong mỗi lần học (10 phút, 15 phút).- Học đều và liên tục.- Học lặp đi lặp lại một bài.- Một ngày không dành quá nhiều thời gian để học tiếng Anh.

Đây là một thời khóa biểu mẫu, để bạn tham khảo, chắc chắn việc học tiếng Anh không ngốn nhiều thời gian như bạn nghĩ.

TT Nội dung học hàng ngày1.Spelling Liệt kê ra 5 từ vựng chưa biết đọc, bao gồm: phiên âm, các quy

tắc liên quan đến các từ.2.Speaking Mỗi ngày học thuộc 5 câu tiếng Anh (đảm bảo ngữ điệu đúng,

nhấn trọng âm câu và từ chuẩn xác, nối âm...).Khi đã thuộc 5 câu, hãy thay thế 5 từ ở trên vào các câu đã có rồi luyện nói các câu mới.

3.Reading Mỗi ngày tập đọc (Reading) một đoạn tiếng Anh với độ dài

Page 153: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

khoảng 5 dòng. Nên đọc bài (đoạn) có file nghe kèm theo.4.Listening Mỗi ngày dành ra 5 phút để nghe bài Reading ở trên.5.Relax Những lúc rảnh rỗi nên dành 5 phút để nói lại nhiều lần 5 câu

nói ở trên. Lúc đi đường, lúc nghỉ làm, khi giải lao, lúc nấu cơm… Không nên nghe quá nhiều và học quá nhiều vì học nhiều sẽ nhanh nản. Hãy học chậm, học ít mỗi lần sẽ ngấm lâu hơn.

Nên dùng những tài liệu nào để học?

Nhiều người học tiếng Anh luôn tìm và lưu giữ rất nhiều loại tài liệu, sách khác nhau để phục vụ cho việc học tiếng Anh. Nhưng tôi dám chắc có rất nhiều tài liệu mà người học download hoặc mua về nhưng không dùng đến lần nào.

Cách làm đó không chỉ lãng phí thời gian, tiền bạc mà nó còn làm cho người học luôn cảm thấy lúng túng không biết nên lựa chọn học theo cách nào, tài liệu nào.

Rất nhiều người học theo sách này một vài ngày chán, nản lại chuyển sang sách khác. Việc đó cứ diễn ra liên tục và kéo dài trong nhiều năm và kết quả là kỹ năng tiếng Anh hầu như không tiến triển vì không biết nên học thế nào và nên kiên trì học theo tài liệu nào.

Do đó để phục vụ cho thời khóa biểu học tiếng Anh ở trên, tôi liệt kê một số tài liệu và phần mềm để bạn sử dụng.

1. Sách Học đánh vần tiếng Anh: Để học các quy tắc nhận dạng và đánh vần tiếng Anh. Trước tiên, bạn cần phải đảm bảo là có thể tự đọc đúng các từ đã được phân loại theo từng âm có trong cuốn sách này.

2. Phần mềm:- Phần mềm chuyên phát âm: English Pronouncing Dictionary của Cambridge- Phần mềm của Oxford hoặc Cambridge có diễn giải nghĩa (Anh-Anh hoặc Anh-

Mỹ)- Phần mềm lingoes có chức năng click chuột vào từ vựng sẽ hiện nghĩa của từ

và phiên âm, phát âm.3. Từ điển

Bạn nên có một cuốn từ điển mà tôi đã nêu ở đầu cuốn sách4. Tài liệu học:

Dùng để tập đọc và tập nói tiếng Anh:

Page 154: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Thời gian đầu nên mua một tờ báo Vietnam News (hoặc nếu bạn có nhiều thời gian sử dụng máy tính có thể vào website www.english.vietnamnet.vn hoặc www.vietnamnews.vn Khi bạn thấy đã đọc thành thục các bài báo ở trên, bạn có thể truy cập vào các website của nước ngoài như www.cnn.com; www.finance.yahoo.com; www.bloomberg.com ...

Với các quy tắc học nói ở trong cuốn sách này, bạn hoàn toàn có thể tự luyện nói các câu trong các bài báo ở trên.

Dùng để luyện nghe tiếng Anh:

Bước đầu tiên bạn có thể chọn những bài nghe tại webiste www.voanews.com; hoặc tìm những bài thuyết trình tiếng Anh ở www.youtube.com để luyện nghe và nói theo.

Nhưng cách tốt nhất là khi bạn đã tập đọc chuẩn rồi, hãy đi gặp trực tiếp người nước ngoài, không nên tham gia các khóa học giao tiếp (trừ khi bạn cần tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ như IELTS, TOEFL... bạn có thể học một khóa rất ngắn khi gần đến ngày thi).

III. Các bước sửa lỗi khi nói sai tiếng AnhBạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng phát âm của bạn trong việc nói tiếng Anh khi bạn tuân thủ theo các bước sau:

- Hiểu được các quy tắc nhận dạng phát âm và đánh vần;- Chú ý và nhận ra được các lỗi bạn đang gặp. Mỗi ngày liệt kê 5 từ bạn phát

âm sai và hay mắc lỗi;- Với mỗi từ khi nói ra, cần suy nghĩ tại sao từ đó lại được phát âm như vậy, quy

tắc là gì, có nằm trong các quy tắc đã học hay không;- Áp dụng các quy tắc đã học và tập trung sửa lỗi đó; - Luyện tập lặp đi lặp lại cho đến khi bạn có thể phát âm chuẩn xác hoàn toàn

mới chuyển sang từ tiếp theo hoặc câu tiếp theo.

BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT

Nếu đến lúc này bạn tự đọc và viết phiên âm chính xác 70% số từ trong danh sách dưới đây, tôi thực sự chúc mừng bạn.

Nhưng nếu bạn không đọc chính xác hết 100%, bạn cũng không nên lo lắng.

Nếu bạn lần đầu học tiếng Anh thì có thể bạn sẽ đọc đúng nhiều hơn. Vì bạn sẽ mất ít thời gian để sửa các lỗi sai đã có.

Page 155: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Nhưng nếu bạn đã học tiếng Anh trong một thời gian dài, con số 70% ở trên đã là một thành công, vì công việc sửa lỗi sai bao giờ cũng khó hơn (đặc biệt là việc học tiếng Anh từ trước tới nay cái gì cũng sai) và mất thời gian nhiều hơn là làm một công việc hoàn toàn mới.

Lần thứ nhất sai 30%, bạn thử đọc lại lấn thứ hai, lần thứ ba... Sau mỗi lần sửa lỗi, bạn sẽ thành thục hơn, đọc lưu loát hơn, có được nhiều quy tắc hơn.

residential society develop violationstrategic horrify horrific Germanyintonation generation population existplumber inferiority behaviour exhibitionsecretary focus purpose prefaceexploration ecology recommend professionalacademy discuss educate Canadianevaluation congratulations deliver Apologyexaggerate opinion afraid Exitindegestion strategy patient Attentiongate wanna surface Prepositionmost gonna presidential Comfortmode nervous service Depositgraduate represent preparation Expertappreciate portfolio approach Editionimmediate comedian vocabulary bachelorrepetition negotiate official resolutionhesitate social specific supposepresident change business greatinterest code announce Mediacompare gave annoy breakfasttraditional position today convenienc

eeconomy of important auxiliaryeconomic question Wednesday Choseobstacle phonetics career guaranteecollect miracles status Necessaryeffort post connection attitudeproposal locality suggestion executivediplomatie academic promotion Continuesecurity decision certificate finish

Page 156: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH:

Q: Học theo cuốn sách này tôi có cần thêm giáo trình hoặc tài liệu khác nữa không?

A. Nếu bạn không có dự định tham gia thi các chứng chỉ như TOEIC, TOEFL, IELTS bạn học đơn thuần chỉ nhằm mục đích đọc và nói tiếng Anh thành thạo thì bạn chỉ cần duy nhất cuốn sách này. Nó đã bao gồm cả lý thuyết là các quy tắc, bài tập để áp dụng.

Bạn biết đánh vần, ghép vần, rồi bạn biết đọc, biết nói. Muốn nghe, muốn giao tiếp bạn nên đi gặp trực tiếp người nước ngoài.

Khi bạn tập trung vào một tài liệu duy nhất, hiệu quả học sẽ cao hơn nhiều so với việc mỗi ngày bạn đọc một tài liệu khác nhau. Bạn nên mua một tờ báo Vietnam News để luyện đọc tiếng Anh hàng ngày. Mỗi khi có thời gian, bạn chỉ cần đọc 2 - 3 câu (không mất đến 5 phút), nhưng bạn cần phải đảm bảo khi đọc bất kỳ từ nào cần hình dung hết các quy tắc liên quan đến từ vựng đó.

Q: Tôi vẫn băn khoăn nếu tôi không giỏi ngữ pháp thì liệu tôi có thể giao tiếp tốt tiếng Anh không?

A. Việc duy nhất bạn cần làm là nói tiếng Anh bằng các mẫu cầu có sẵn. Đây là câu nguyên văn chính người nước ngoài khuyên người học nói tiếng Anh: “You only need to know the correct phrases that English speakers use.” (Bạn chỉ cần biết các cụm từ mà người nói tiếng Anh hay sử dụng).

Và trong quá trình tham khảo, nói chuyện với các giáo viên người nước ngoài, tôi hay nghe được câu nói: “The truth is your grammar is probably better than most of the native English speakers that I taught you”. (Sự thật là ngữ pháp của bạn có lẽ là tốt hơn so với hầu hết người nói tiếng Anh bản địa đã dạy các bạn).

Ví dụ nếu bạn muốn nói câu Once upon a time (ngày xửa ngày xưa), ngữ pháp giúp bạn nói được câu này không? Rõ ràng là không, bạn nói được bằng cách học các cụm từ có sẵn mà người bản ngữ sử dụng.

Với tiếng Việt, bây giờ bạn có kiến thức gì về ngữ pháp tiếng Việt không? Tại sao bạn có thể nói tiếng Việt được?

Có 3 việc bạn cần làm để nói tốt tiếng Anh:

- Bạn chỉ cần biết các mẫu câu người bản ngữ hay sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

Page 157: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- Bạn áp dụng các quy tắc nói đã học trong sách này để tập nói trôi chảy, đúng ngữ điệu các mẫu câu đó.

- Bạn đi gặp trực tiếp người nước ngoài ở những khu mà người nước ngoài hay sống (Ví dụ: Ở Hà Nội, bạn có thể lên Quốc Tử Giám, phố cổ, các quán café xung quanh Hồ Gươm...).

Hiểu đơn giản là bạn chỉ cần đọc và phát âm chuẩn, học các mẫu câu rồi tìm môi

trường để luyện nói tiếng Anh.

Q: Nếu tôi học xong các quy tắc của cuốn sách thì tôi có cần đi học thêm khóa học giao tiếp hay không?

A: Như ở trên tôi đã trả lời, sau khi bạn đã nói tiếng Anh tốt rồi việc duy nhất bạn cần là môi trường để giao tiếp, để nói chuyện.

Và để có được như vậy, bạn không nên đi học vừa lãng phí tiền bạc, vừa mất thời gian. Đặc biệt, khi bạn đến lớp học, nếu người học cùng lớp với bạn nói tiếng Anh không đúng trọng âm (tức là đang nói tiếng Anh như đa số mọi người hiện nay) dần dần bạn sẽ bị ảnh hưởng và bạn sẽ quay lại cách nói cũ mà chính bạn không nhận ra.

Như thế bao nhiêu công sức sửa lỗi của bạn trong quá trình học theo phương pháp đánh vần tiếng Anh này sẽ vô ích.

Bạn nên tìm người bản ngữ để luyện giao tiếp tiếng Anh thay vì đến các lớp học.

Q: Tôi học theo phương pháp này thì bao lâu tôi có thể nói được tiếng Anh?

A: Sai lầm của đa số người học tiếng Anh là cái gì cũng muốn học, cái gì cũng muốn nói.

Nhưng thực ra nếu để nói tốt tiếng Anh, bạn chỉ cần học nói những cấu trúc, những cụm từ trong lĩnh vực bạn đang làm việc (ví dụ bạn làm ở ngân hàng và công việc của bạn là giao tiếp với khách hàng về gửi tiền, rút tiền, tính lãi suất, đầu tư, ngoại tệ, …), vậy bạn chỉ cần học nói những câu mà bạn hay dùng hàng ngày.

Tôi đã thử liệt kê cho một số bạn đang làm ở ngân hàng, tổng số các câu đủ để giao tiếp với khách hàng nằm trong 5 trang giấy, số từ vựng cũng không quá nhiều.

Các bạn đó mất 1 tháng để học các quy tắc trong cuốn sách này 30 ngày, cộng thêm 10 ngày luyện nói liên tục các mẫu câu có trong 5 trang giấy. Vậy là chỉ cần có 40 ngày để giao tiếp tốt tiếng Anh trong lĩnh vực mà bạn đang làm việc.

Page 158: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Tương tự, các công việc khác, hoặc chủ đề nào đấy bạn yêu thích bạn cũng làm tương tự như vậy.

Khi bạn đã nói tốt một chủ đề và bạn cần nói các chủ đề khác nữa, bạn đã có sẵn các mẫu câu rồi, chỉ cần thay đổi các từ nội dung (danh từ, tính từ, động từ...) của chủ đề mới vào. Khi đó việc nói tiếng Anh của bạn sẽ đơn giản và nhanh hơn rất nhiều so với việc bạn nói mọi chủ đề nhưng mỗi chủ đề bạn biết một ít.

Q. Tôi đã được học quy tắc để đọc được hàng trăm từ tiếng Anh rồi. Nhung tôi chưa hiểu làm cách nào khi tôi nói được một câu tiêng Anh rồi tôi có thể nói được thêm nhiều câu khác nữa?

A. Để trả lời cho câu hỏi ở trên, bạn thử xem ví dụ dưới đây.

Giả sử khi luyện nói, bạn sẽ tập nói câu:

What kind of a house do you wanna live in?

Bạn lặp đi lặp lại đến khi bạn nói ra một cách trôi chảy, không còn phải suy nghĩ về cấu trúc câu, về ngữ pháp, nói đúng ngữ điệu là bạn đã thành công.

Việc tiếp theo là bạn nói nhiều câu khác nhau.

Bạn nhìn thấy ở câu đó các từ gạch chân, gồm danh từ và động từ.

Bạn cũng đã có mẫu câu rồi, bây giờ bạn chỉ cần thay thế các từ gạch chân bằng những từ khác rồi tập nói. Từ mới bạn đưa vào tùy thuộc bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào, bạn muốn nói về chủ đề gì. 

Ví dụ: What kind of a job do you wanna look for?

What kind of a business do you wanna have?

Bạn hoàn toàn có thể tự lập danh sách như dưới đây với hàng trăm từ khác nhau.

Danh từ Động từ tương ứngbusiness havegirl friend/ boy friend havejob lookcar ownbook have /getskill learn… …

Page 159: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Các mẫu câu khác bạn cũng làm tương tự như ở trên. Đây vừa là cách bạn học nói dễ dàng theo mẫu câu, vừa là cách giúp bạn học từ vựng theo từng ngữ cảnh cụ thể.

GIỚI THIỆU KHÓA HỌC "ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH".

Bạn có ở trong tình trạng như thế này không?

- Bạn có thể làm được các bài tập ngữ pháp nhưng không thể đọc được các từ đó.

- Có rất nhiều từ bạn biết nghĩa nhưng không biết đọc.- Bạn có thể dịch Anh - Việt, Việt - Anh mà không thể nói ra chính những câu

mình vừa dịch?

Bạn không đọc được tiếng Anh, bạn không dám nói tiếng Anh, đó không phải lỗi của bạn. Đó là do phương pháp đào tạo của hệ thống giáo dục.

Một số thực trạng về cách dạy tiếng Anh hiện nay:

- Chương trình đào tạo tiếng Anh từ trước tới nay tập trung phần lớn thời gian vào việc dạy ngữ pháp và đọc hiểu (Grammar and Comprehension Reading);

- Các trung tâm, các khóa học thường chỉ có các khóa Giao tiếp, Ngữ pháp, thậm chí là tiếng Anh tổng quát (1 buổi học mà bạn phải học đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết);

- Khá nhiều giáo viên còn phát âm sai, khi đọc và nói tiếng Anh không giải thích được cho học viên tại sao lại đọc từ đó như vậy;

- Người học khi bắt đầu làm quen với tiếng Anh đã bị áp đặt với cách học truyền thống, từ năm này sang năm khác chỉ vật lộn với các cấu trúc ngữ pháp, đọc hiểu... nên luôn loay hoay và trăn trở không biết học tiếng Anh theo cách nào để có hiệu quả. Nhiều người nản chí bỏ qua nó, coi như bản thân mình không có năng khiếu. Một số ít tiếp tục theo đuổi nhưng cũng chỉ học theo cảm hứng của bản thân, lúc thích học thì đi học, rồi nghỉ, rồi lại học. Kết quả gần như dậm chân tại chỗ & vô cùng lãng phí.

- Việc học tiếng Anh hiện nay của đa số sinh viên chủ yếu là đối phó. Qua được các kỳ thi, có được các chứng chỉ là các bạn không học nữa. 

Nhưng nếu sau khi kết thúc khóa học ngắn này, bạn vẫn không thể và không dám đọc, nói tiếng Anh thì chắc chắn lỗi là do bạn.

Khóa học này có gì khác biệt?

Page 160: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

1. Khóa học không sử dụng giáo trình, giáo án có sẵn. Giáo trình của khóa học “Đánh vần tiếng Anh” được biên soạn riêng, với rất nhiều quy tắc độc đáo mà không có bất kỳ sách nào, giáo viên nào có được.

2. Tôi coi tiếng Anh chỉ là một ngôn ngữ, không phải là môn học. Có nghĩa là bất cứ ai cũng đều có thể học được. Bạn đã học được tiếng Việt (tiếng Việt là một ngôn ngữ, tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ), vậy tại sao bạn lại không thể học được tiếng Anh? Do đó, dù vốn từ vựng (vocabulary) của bạn rất ít, ngữ pháp (grammar) của bạn không giỏi, bạn vẫn có thể học khóa học này một cách hiệu quả.

3. Nội dung học mang tính thực tiễn và có hiệu quả ngay lập tức. Là khóa học duy nhất cung cấp các quy tắc để bạn có thể đọc và nói được hàng trăm từ tiếng Anh mà không cần phải nhìn đến từ điển.

4. Nội dung học đơn giản, dễ hiểu, giống hệt với cách học đánh vần tiếng Việt. Đây cũng là khóa học duy nhất mà dù cho bạn đã học tiếng Anh 10 năm, hay bạn mới chập chững làm quen với tiếng Anh đều có thể học cùng lớp với nhau.

5. Thông thường, khi học tiếng Anh, đa số mọi người đều coi tiếng Anh là một môn học, do đó sẽ thường phân thành lớp Sơ cấp (Elementary level), trung cấp (Intermediate level) và Cao cấp (Advanced), nhưng với “Đánh vần tiếng Anh” bạn chỉ cần học một khóa duy nhất. Tôi coi tiếng Anh là một kỹ năng (không phải là một môn học). Với môn Toán, bạn cần phải học toán lớp 7 rồi mới học toán lớp 8, lớp 12... nhưng với tiếng Anh, bạn chỉ cần biết đọc, biết nói là đủ để giao tiếp.

6. Việc viết phiên âm tiếng Anh từ trước tới nay chỉ là theo thói quen, phán đoán thường bỏ qua vì không có ai dạy bạn. Tuy nhiên, ở khóa học này, từ những quy tắc có được, bạn có thể viết được phiên âm tất cả những từ bạn đọc mà không nhìn từ điển. Việc có được hình ảnh phiên âm giúp bạn tự tin khi giao tiếp.

7. Với cách học tiếng Anh truyền thống, bạn hầu như không thể dạy, hướng dẫn người khác. Nhưng với khóa học “Đánh vần tiếng Anh”, chỉ sau một gian ngắn bạn hoàn toàn có thể hướng dẫn, giải thích cho bạn bè, người cách học, cách đọc và nói tiếng Anh. Đó là cách bạn đang cùng tôi góp phần thay đổi tư duy của người học tiếng Anh, giúp mọi người tự tin vượt qua rào cản và khơi dậy sự yêu thích học tiếng Anh.

8. Cách giảng dạy được đúc kết từ cách làm việc của người Nhật. Luôn đặt hiệu quả lên cao nhất. Áp lực học cao nhất, đòi hỏi người học phải luôn tập trung trong suốt quá trình học. Đây là một cách giúp bạn có điều kiện rèn luyện và làm quen với môi trường làm việc căng thẳng, áp lực sau này.

Page 161: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

9. Hệ thống đánh giá kiến thức được thiết kế tỉ mỉ, với từng bước nhận dạng lỗi, sửa lỗi, lặp lại và hoàn thiện giúp học viên sửa các lỗi sai trong việc đọc nói tiếng Anh trong thời gian ngắn nhất.

10. Với cách học cũ, bạn sẽ phải ngồi hàng giờ trước máy tính để nghe tiếng Anh liên tục hoặc bạn đeo headphone cả ngày để luyện nghe tiếng Anh. Với phư pháp học của “Đánh vần tiếng Anh”, bạn chỉ cần tận dụng chút thời gian rảnh rỗi trong ngày (trên đường đi học, đi làm, lúc bạn đang nấu ăn, đang tập thể dục, lúc giải lao...) để tập nói tiếng Anh. Cách học này không làm bạn nản chí và đặc biệt là không mất nhiều thời gian vốn bận rộn và quý báu của bạn.

Với những điểm khác biệt ở trên và trên hết là khát vọng sẵn có trong bạn, tôi tuyệt đối tin tưởng rằng bạn sẽ có được kết quả lớn hơn rất nhiều những gì bạn đã học trong hơn 10 năm vừa qua.

Bạn đánh vần được, bạn sẽ nói tiếng Anh thành thạo, và bạn sẽ thuyết trình bằng tiếng Anh với ngữ điệu tự nhiên nhất và thoải mái nhất.

CHI TIẾT QUY TRÌNH TÌM RA QUY LUẬT ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH

(Nguyễn Ngọc Nam)

Bước 1: đọc 1 bài báo (câu chuyện, bài thuyết trình…) tiếng Anh.

Mỗi ngày tôi dành ra khoảng 10 phút để đọc 1 bài báo tiếng Anh bất kỳ. Có hôm sẽ thay đổi bằng một câu chuyện tiếng Anh hoặc một bài thuyết trình của diễn giả nào đó. Việc đọc hàng ngày này không phải để nâng cao vốn từ hay để có thêm kiến thức, việc duy trì đọc hàng ngày kéo dài trong nhiều năm là để tìm xem có những từ tiếng Anh nào mà tôi chưa biết quy tắc đọc, quy tắc đánh vần.

Với mỗi bài báo, tôi đọc thật chậm và nhiều lần từng chữ, từng câu. Việc đọc chậm này sẽ giúp tôi có thời gian lọc ra từ nào đã có quy tắc, từ nào chưa.

Một từ được coi là đã có quy tắc nếu có đủ đáp án cho 4 câu hỏi:

Câu 1: Đã biết trọng âm chưa?

Câu 2: Đã biết cách đọc nguyên âm được nhấn trọng âm của từ đó chưa?

Câu 3: Có quy tắc nhận dạng phụ âm chưa?

Câu 4: Các nguyên âm nhấn trọng âm đọc thành gì?

Như bài báo ở hình ảnh trên, tôi lọc ra được 2 từ cần phải nghiên cứu: MONITOR và BATTERY

Bước 2: Đặt câu hỏi và đặt câu hỏi.

Page 162: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Để có thể chắt lọc ra được 4 câu hỏi ở trên là một quá trình thử nghiệm, lắp ghép trong nhiều năm. Chính 4 câu hỏi đó là kim chỉ nam dẫn đường để tôi dễ dàng biết được với mỗi từ tiếng Anh mình sẽ bắt đầu từ đâu, đến điểm nào và sẽ đi tới đâu.

Quy trình hôm nay tôi sẽ kể lại quá trình đi tìm quy luật đọc từ MONITOR.

Và câu hỏi đầu tiên luôn là: Trọng âm của monitor ở đâu?

Tại sao phần lớn mọi người hay đọc “monitor” thành /mo ni tơ/? Người học đang như vậy là bắt nguồn từ đâu?

- Do được giáo viên dạy như vậy?- Do đọc theo bạn bè xung quanh?- Hay đọc lên do nhìn vào mặt chữ? Hay phán đoán là như vậy?

Tôi tự hỏi cách mà phần lớn mọi người đang đọc là đúng hay sai?

Ở bước này, tôi gõ từ “monitor” vào từ điển và dưới đây là cách viết phiên âm của một số từ điển.

Với các từ điển khác nhau, từ “monitor” có 3 cách viết phiên âm khác nhau:

Từ các hình ảnh phiên âm ở trên và tham khảo cách đọc của nhiều người học tiếng Anh thì do đọc theo mặt chữ phiên âm của từ điển.

Âm /mo/ người học đọc giống “quạt mo” của tiếng Việt

Âm /ni/ người học đọc giống “ni cô” của tiếng Việt

Âm /tə/ người học đọc giống “gà tơ” của tiếng Việt

Bước 3: Hành trình đi tìm quy tắc thực sự bắt đầu

Câu hỏi đầu tiên đặt ra: Tại sao từ MONITOR này trọng âm lại rơi vào nguyên âm đầu tiên (âm [mo] mà không phải là âm [ni] hay [tor]?

Bước đầu tiên tôi dùng Google gõ chuỗi ký tự:

“history of the word monitor” để hiểu thêm về lịch sử của từ “monitor”

Bên cạnh đó để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của từ “monitor”, xem nó bắt nguồn từ đâu, là từ gốc của ngôn ngữ Anh, hay của Pháp, Hy Lạp, Ý…

Thỉnh thoảng có một số từ tôi cần phải tìm kiếm xem có những cách đọc khác nhau như thế nào? Tại sao lại có sự khác nhau như vậy…

Bước 4: Lọc danh sách từ để thử nghiệm

Page 163: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Ở bước này nhìn vào cấu tạo của từ để lấy đó làm cơ sở lọc ra các từ có hình thức giống nhau. Đây là bước mất rất nhiều thời gian.

Thông thường với các từ tiếng Anh, tôi sẽ dựa vào những dấu hiệu sau:

- Nhìn vào âm đầu tiên của từ- Nhìn vào âm giữa của từ- Nhìn vào âm cuối của từ- Hoặc nhìn vào sự kết hợp giữa nguyên âm và phụ âm- Nhìn vào số lượng nguyên âm, số lượng phụ âm- Nhìn vào sự sắp xếp vị trí của nguyên âm, đặc biệt là vị trí của phụ âm- Nhìn vào nguồn gốc của từ- Nhìn vào loại từ- …

Có những từ phải kết hợp nhiều dấu hiệu với nhau, sau đó dùng công cụ đặc biệt cũng như kinh nghiệm cá nhân của nhiều năm để có được danh sách tất cả các từ có cùng dấu hiệu.

Ví dụ với từ MONITOR, lọc ra tất cả những từ có OR đứng cuối.

Có những cấu tạo từ khi lọc ra có đến 16.000 từ. Rất may với dấu hiệu hôm nay, có 961 từ trong danh sách.

Có nghĩa là quá trình thử nghiệm của nó sẽ chỉ phải thực hiện 961 lần.

Bước 5: Quá trình nhặt gạo trong thúng thóc

Bước này là bước hồi hộp nhất, gian nan nhất nhưng cũng là thú vị nhất. Có nhiều lần sau khi thử nghiệm chán chê, kéo dài vài tháng trời cho hàng nghìn từ xong mà không tìm ra được một quy tắc logic nào. Lúc đó lại xóa đi hết để làm lại từ đầu.

Câu hỏi cho từng từ là: Nó có đọc giống với cách đọc của “monitor” không?

Từ nào đọc giống sẽ được lọc ra một bảng riêng, tôi đặt tên bảng này là “Tuyệt vời” [excellent]

Từ nào có cách đọc khác, lọc ra một bảng riêng, tôi đặt tên bảng này là “Trải nghiệm” [Experience].

Sau khi hết quá trình thử nghiệm, tôi đã dồn được 961 từ vào 2 bảng. Sau đó tôi dùng công cụ đếm từ để xem mỗi bảng có bao nhiêu từ. Nếu bảng “tuyệt vời” có số lượng tối thiểu 85% tổng số từ thì quy tắc được chấp nhận. Còn ít hơn 85% của 961 từ, quyr tắc này sẽ bị bỏ đi.

Page 164: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Việc viết ra một quy tắc đều phải đảm bảo các tiêu chí:

1. Câu chữ ngắn gọn, đơn giản, cô đọng nhưng phải đủ ý.2. Câu chữ đọc lên phải dễ hiểu để một em học sinh lớp 3 cũng tự hiểu được.3. Quy tắc đó nên được lồng ghép, móc nối với các quy tắc cũ trong hệ thống.

Tiêu chí này vô cùng quan trọng. Vì cả hệ thống có rất, rất nhiều quy tắc. Nếu học từng quy tắc riêng lẻ thì không thể nhớ hết được, do đó các quy tắc cần móc nối với nhau thành một hệ thống chặt chẽ, logic để giúp người học đỡ tốn công sức đi lại và tiền bạc.

Từ monitor này ra được quy tắc trọng âm không đơn giản như nhiều từ khác, chỉ nhìn vào hậu tố hoặc tiền tố... mà từ này còn phải thử nghiệm với từng phụ âm, lần lượt với hơn 20 phụ âm cho từng bảng.

Với từ MONITOR, quy tắc trọng âm rút ra được là: “Trước OR là 1 phụ âm thì trọng âm thường rơi vào nguyên âm cách OR một âm tiết”.

Bước 6: Tìm quy tắc đọc nguyên âm được nhấn trọng âm

Sau khi tìm ra quy luật trọng âm, bước tiếp theo là xem nguyên âm được nhấn trọng âm sẽ đọc thành âm gì?

Theo từ điển, âm “mo” được viết thành /’ma/ hoặc /’mɔ/

Câu hỏi đặt ra: Tại sao O lại đọc thành /a/ hoặc /ɔ/ mà không đọc thành [ô] như nhiều người học đang đọc?

Tại sao cũng có rất nhiều từ tiếng Anh có chứa âm O như motion, motive, promotion, ĩgotiate... mà thấy âm [O] đọc thành /ou/?

Đây cũng là bước thử nghiệm gian khổ, như hành xác, hành hạ tinh thần, bước này, tôi lại tiếp tục dùng công cụ để lọc ra danh sách từ, dựa trên cấu tạo từ:

- Những từ có chứa âm [O] đứng đầu- Những từ có chứa âm [O] đứng giữa- Những từ có chứa âm [O] đứng cuối cùng

Tiêu chí rất đơn giản nhưng số lượng từ cần thử nghiệm quá khổng lồ: 61.564 từ.

Có nghĩa là tôi sẽ thử nghiệm 61000 lần cho từng từ. Một hành trình thử nghiệm mới lại bắt đầu.

Giống như ở trên, tôi lọc ra một bảng có chứa những từ mà O đọc thành /ou/, một bảng có chữa những từ O đọc thành /a/ và một bảng thứ 3 nữa là có O không đọc thành /ou/ hoặc /a/.

Page 165: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

- Từ bảng có O đọc thành /ou/, lại tiếp tục đặt câu hỏi: Tại sao O đọc thành /ou/? Có quy tắc gì không?

- Từ bảng có O đọc thành /ou/, lại tiếp tục đặt câu hỏi: Tại sao O đọc thành /a/? Có quy tắc gì không?

Quá trình thử nghiệm để biết khi nào O đọc thành /ou/, khi nào O đọc thành /a/ kéo dài hơn 3 năm.

Sau khi hoàn thành quy tắc này, từ MONITOR biết được O đọc thành /a/.

Với quy tắc này, câu hỏi số 2 trong 4 câu hỏi đã được trả lời.

Bước 7: Tìm quy tắc đọc âm [NI] và âm [OR]

Âm [ni] sẽ đọc thành gì? Đọc như từ “ni cô” của tiếng Việt có đúng không? Tại sao phần lớn người học tiếng Anh đọc là /ni/? Nếu sai vậy tại sao lại sai giống nhau?

Bước này là bước đơn giản nhất vì sau gần 3 năm thử nghiệm, lắp ghép, hệ thống đánh vần tiếng Anh đã có được quy tắc:

Âm không nhấn trọng âm khi đọc sẽ cho thêm dấu huyền (Quy tắc chung là viết 5 nguyên âm [a, e, i, o, u] thành /ə/). 

Do đó, âm [ni] có thể có 2 cách đọc:

- Cách 1: [ni] đọc thành /nə/- Cách 2: [ni] viết thành /ni/ nhưng khi đọc cho thêm dấu HUYỀN của tiếng Việt

vào, khi nghe giống như /nì/ (ni huyền nì).

Đáp án sau bước này đã đọc được 2/3 của từ monitor.

Tương tự với âm [i], âm [or] không được nhấn trọng âm nên có quy tắc viết thành /ə/

Còn đa số người học tiếng Anh đọc [ni] là /ni/ do không được ai chỉ dạy cách đọc âm không nhấn trọng âm sẽ đọc như thế nào, nên nhìn vào phiên âm đọc như mặt chữ tiếng Việt.

Bước 8: Tìm quy tắc đọc phụ âm [t] trong âm [TOR]

Với tiếng Việt, âm T chỉ có một cách đọc nhưng trong tiếng Anh, phụ âm T có nhiều cách đọc khác nhau.

- Có lúc [t] đọc thành /ʃ/ như: potential, negotiate....- Có lúc [t] đọc thành /tʃ/ như congratulate, nature...- Có một số từ, phụ âm [t] lại giữ nguyên như tiếng Việt.

Page 166: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

Giống như các bước trên, tôi tiếp tục lọc ra xem có bao nhiêu từ có chứa phụ âm [t] để thử nghiệm xem có ra được quy tắc gì không? Tại sao từ MONITOR, phụ âm [t] lại giữ nguyên?

Số lượng từ có chứa phụ âm [t] ở bước này là: 84.910 từ.

Quá trình thử nghiệm và móc nối các quy tắc lại với nhau cho phụ âm [t] kéo dài hơn 2 năm.

Sau 8 bước với hành trình tưởng như không có điểm kết thúc thì cuối cùng từ MONITOR cũng có đầy đủ quy tắc để người học không nhìn từ điển cũng được thành.

Sau khi tìm ra được quy luật liên quan đến từ này thì gần 1000 từ tiếng Anh trong danh sách người học sẽ tự đọc được và quan trọng hơn là có vài trăm nghìn từ có liên quan đến quy tắc này.

Để hiểu hơn về hành trình đi tìm quy luật Đánh vần Tiếng Anh, bạn tham khảo thêm tại:

www.danhvantienganh.com

www.facebook.com/danhvantienganh

CÁC KHÓA HỌC TẠI HỌC VIỆN NGHIÊN CỨU & ĐÀO TẠO ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH EMPRO

1. KHÓA HỌC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH

Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tự mình có thể viết phiên âm, tự đọc các từ tiếng Anh, tự nói các câu tiếng Anh trôi chảy mượt mà như người bản ngữ mà không cần tới từ điển. Đây là điều mà dù bạn học 5 năm hay 7 năm ở trường học cũng chưa làm được.

NỘI DUNG KHÓA HỌC

- Hệ thống quy tắc nhận biết trọng âm của gần như tất cả từ tiếng Anh- Quy luật nhận dạng sự biến đổi và cách đọc của tất cả nguyên âm và phụ âm

trong tiếng Anh- Quy trình viết phiên âm tiếng Anh- Phương pháp nói tiếng Anh: Cách chia đoạn khi đọc và nói tiếng Anh, quy luật

nhấn trọng âm của câu khi giao tiếp tiếng Anh, cách nối âm của bất kỳ câu tiếng Anh nào

- Phương pháp học từ vựng nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng- Bài tập thiết kế chuyên biệt giúp bạn thực hành và tiến bộ nhanh chóng

Page 167: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

LÝ DO BẠN NÊN ĐI HỌC KHÓA HỌC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH

- Các quy luật móc nối logic giữa các nội dung Đánh vần sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được các quy tắc này và vận dụng nhuần nhuyễn. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian tự mày mò đọc sách

- Hệ thống bài tập được thiết kế đặc biệt dành riêng cho khóa học sẽ giúp bạn thực hành và tiến bộ nhanh chóng.

- Giải thích và support của giảng viên và trợ giảng sẽ nắm bắt bài học nhanh hơn, tiến bộ vượt trội hơn

- Được sửa lỗi sai, hướng dẫn cách học đọc và nói hiệu quả

(Học phí đã bao gồm toàn bộ tài liệu học tập: Sách bài tập, slide các bài học, sơ đồ tư duy Mindmap, từ điển phát âm, từ điển tra nghĩa, bàn mềm bộ sách tập đọc tiếng Anh của Mỹ)

2. KHÓA HỌC NÓI TIẾNG ANH

Khóa học tập trung vào kỹ năng NGHE, ĐỌC VÀ NÓI TIẾNG ANH, khả năng của bạn sẽ được nâng lên tầm cao mới với các bài học được thiết kế chi tiết, hiện đại, dễ hiểu, dễ áp dụng và tiến bộ ngay lập tức.

- Nâng cao kỹ năng phát âm với cách thức cực kỳ đơn giản mà hiệu quả: Bạn sẽ phát âm tốt hơn trông thấy mà không cần phải mỏi miệng với các khẩu hình khó nữa

- Các bài học, luyện tập và thực hành qua các câu tiếng Anh: Bài học này sẽ giúp bạn nói các câu tiếng Anh có ngữ điệu trôi chảy, nối âm mượt mà

- Thực hành thuyết trình tiếng Anh giúp bạn NÓI TIẾNG ANH tự tin, thuyết trình trong công việc và học tập thành thạo

- Phân tích các lỗi sai, chỉ ra cách để bạn sử lỗi sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục những điểm yếu khi nói của bạn

- Các bài tập về đoạn văn không chỉ giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc, nói tiếng Anh mà còn giúp bạn hiểu rõ ngữ pháp và đọc hiểu tốt hơn

- Đặc biệt khóa học được thiết kế phù hợp nhất với người Vỉệt Nam, giúp bạn khắc phục những điểm khó khăn đặc trưng của người ViệtTận dụng các năng lực ngôn ngữ sẵn có của bạn để giúp bạn học tập hiệu quả hơn, nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và công sức

(Khóa học sẽ hiệu quả nhất đối với các bạn đã kết thúc khóa học Đánh vần tiếng Anh và có thời gian ôn luyện hoặc những bạn có khả năng ngữ âm nói tiếng Anh ở mức trung bình)

DANH SÁCH CÁC LỚP ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH & NÓI TIẾNG ANH

Page 168: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

STT Lớp Số buổi Thời gian học

1Lớp sinh viên & người đi làm

8 buổi (bao gồm buổi học khai giảng)

1h45’/buổi (tuần 01 buổi)

2 Lớp người lớn tuổi10 buổi (bao gồm buổi học khai giảng)

1h45’/buổi (tuần 01 buổi)

3 Lớp Speller Sunday1,5 ngày (không tổ chức học thử)

Ngày 1: 14h00 - 17hNgày 2: 8h30 - 17h

4 Lớp học sinh cấp 120 buổi (bao gồm buổi khai giảng)

1h45’/buổi (tuần 01 hoặc 02 buổi)

5 Lớp học sinh cấp 220 buổi (bao gồm buổi khai giảng)

1h45’/buổi (tuần 01 hoặc 02 buổi)

6Khóa học NÓI TIẾNG ANH

12 buổi (bao gồm buổi khai giảng)

1h45’/buổi (tuần 01 hoặc 02 buổi)

Tham khảo chi tiết: www.danhvantienganh.com - www.hocdanhvantienganh.com www.facebook.com/danhvantienganh

Điện thoại: 04 6670 0022 - 0916 876 836 - 0936 01 0907

Địa chỉ: Phòng 209, tầng 02, số 01 Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội

GIỚI THIỆU CÔNG TY

Công ty Cổ phần sách MCBook được thành lập vào ngày 25-8-2008. Qua 7 năm hình thành và phát triển, đến nay MCbooks đã trở thành một trong những thương hiệu sách ngoại ngữ quen thuộc với các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam. Với hàng trăm đầu sách và hàng triệu bản in phục vụ cho nhu cầu học ngoại ngữ của các bạn độc giả Việt Nam.

Từ những ngày đầu thành lập, khát vọng của MCbooks là xuất bản ra những cuốn sách có giá trị, được đầu tư công phu cả về nội dung lẫn hình thức, nhằm mang lại cho độc giả không chỉ kiến thức mà còn là một trải nghiệm mỗi khi cầm từng quyển sách của MCBooks trên tay.

Tên công ty: Công ty cổ phần sách MCBooks

Trụ sở chính: 26/245 Mai Dịch cầu Giấy Hà Nội

Chi nhánh phía nam: 45 đường số 8, khu phố 5, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Tp.HCM

Website: www.mcbooks.vn

Facebook: www.facebook.com/mcbooksvn

Page 169: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

LĨNH VỰC KINH DOANH

Phát hành sách: Hiện nay MCbooks có các kênh phân phối trên toàn quốc (online, offline), sách của MCbooks đã được phát hành trên hầu hết các hệ thống nhà sách, siêu thị sách trên tất cả các tỉnh thành của Việt Nam.

Trên nhiều kênh bán hàng online uy tín như: vinabook.com; tiki.vn, nhasachviet.vn; adayroi.com, sachngoaingu.net...

Xuất bản và liên kết xuất bản sách: Hiện nay MCbooks đã xuất bản các dòng sách ngoại ngữ Anh- Trung - Nhật - Hàn và sách Quốc văn, sắp tới sẽ xuất bản thêm các sách ngoại ngữ khác.

Đối tác: Là các tác giả; các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới tại các nước: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, ...Như hợp tác với tác giả: A.J Hoge giáo viên số 1 thế giới về phương pháp tiếng Anh nổi tiếng thế giới Effortless English, và đã xuất bản cuốn sách “Luyện nói tiếng Anh như người bản ngữ”. Cuốn sách học tiếng Anh được yêu thích nhất tại Việt Nam và thế giới. MCbooks đã hợp tác với các nhà xuất bản nổi tiếng của Nhật Bản như: Công ty 3A, ASK, BJT viện Aichi,... Với những bộ sách tiêu biểu như: Bộ giáo trình Shin nihongo đây là một trong những bộ sách uy tín và phổ biến nhất của Nhật;...

MCBooks đã hợp tác với các nhà xuất bản nổi tiếng của Hàn Quốc như: Công ty xuất bản SAHOI PYOUNGNON; nhà xuất bản DARAKWON; nhà xuất bản BOOK HOUSE,.... Với các bộ sách tiêu biểu như: “Đội thám hiểm từ vựng tiếng Anh gram gram” (gồm 13 tập); "Đội thám hiểm ngữ pháp tiếng Anh gram gram” (gồm 21 tập) đã nhận được giải thưởng giáo dục Hàn Quốc do phụ huynh bình chọn...

MCBooks đã hợp tác với các nhà xuất bản nổi tiếng của Trung Quốc như: Nhà xuất bản Đại Học Ngôn Ngữ Bắc Kinh; Nhà xuất bản Đại Học Bắc Kinh; Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm Trung Hoa...Với các bộ sách tiêu biểu như: "Giáo trình Hán ngữ”; “Giáo trình luyện nghe Hán ngữ”; “345 câu khẩu ngữ Hán” là những bộ sách giáo trình nổi tiếng của Trung Quốc và đã được rất nhiều các bạn độc Việt Nam yêu thích và tin dùng trong nhiều năm.

Đặc biệt, các tác giả nổi tiếng trong nước như tác giả Nguyễn Quốc Hùng MA và đã xuất bản nhiều cuốn sách như: “Luyện kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh qua các câu chuyện kể”. Bộ sách của tác giả Nguyễn Quốc Hùng MA được rất nhiều các bạn độc giả yêu thích và mến mộ. Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn là một trong những tác giả rất nổi tiếng về sách dành cho học sinh tiểu học. Tác giả Nguyễn Anh Đức với cuốn sách “Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh” là một trong những cuốn sách đứng top 1 trong bảng xếp hạng sách ngoại ngữ của tiki.vn. Cuốn sách: “Luyện thi TOEIC cấp

Page 170: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

tốc” của tác giả Mai Phương là một trong những cuốn sách TOEIC best- seller hàng đầu được các bạn độc giả tìm kiếm và chúng tôi cũng sắp xuất bản bộ sách: “Rèn luyện kĩ năng làm bài đọc hiểu môn tiếng Anh”

Với phương châm “Knowledge Sharing - Chia sẻ tri thức” chúng tôi luôn mong muốn được hợp tác với các tác giả trong nước để chia sẻ những phương pháp học, những cuốn sách hay và chất lượng đến với độc giả Việt Nam.

Các tác giả viết sách có nhu cầu xuất bản xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email:

[email protected]

[email protected]

Hoặc bạn có thể Hên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:

ĐT: 04.3792.1466 số mảy lẻ 103 - Phòng Kế Hoạch

MỜI CÁC BẠN ĐÓN ĐỌC VÀ TRẢI NGHIỆM CÙNG CÁC BẠN ĐỘC GIẢ CỦA MCBOOKS

Cuốn sách: “Luyện nói tiếng Anh như người bản ngữ” được viết bởi tác giả A.J.Hoge-giáo viên số 1 thế giới. Nội dung cuốn sách viết về phương pháp học tiếng Anh Effortless English – phương pháp này hoàn toàn khác biệt và hoàn toàn mới. Với phương pháp này, bạn sẽ nói tiếng Anh một cách xuất sắc. Bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và tự tin khi nói tiếng Anh. Hãy cùng MCBooks trải nghiệm sự khác biệt về phương pháp học này nhé!

Sau đây mời các bạn trải nghiệm cùng chúng tôi những dòng chia sẻ về cuốn sách của các bạn độc giả

Đây là cuốn sách thật sự lôi cuốn tôi và tôi nghĩ nó cũng rất cần thiết cho những ai đang cần luyện trình độ nói, phát âm tiếng Anh như giọng người Mỹ. Có thể nói phương pháp học tiếng Anh của Effortless rất hiệu quả, cuốn sách được chia thành từng mục rõ ràng, dễ hiểu. Con đường đi đến thành công trong việc nói tiếng Anh là đây?

- Trịnh Mai Sương, đến từ thành phố Hồ Chí Minh

Một cuốn sách tuyệt vời. Mình đã đọc rất nhiều sách dạy tiếng Anh cũng như sách luyện thi, hay các khóa học luyện TOEIC, IELTS mà không ổn, cho đến khi đọc cuốn sách này và thấy được phương pháp học đúng ý mình cần. Lúc đầu mình đã nghĩ

Page 171: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

rằng sách dạy ngoại ngữ mà không đính kèm DVD nên đã có chút hoài nghi, nhưng sau khi đọc xong cuốn sách này, thậm chí là chỉ trong nửa đầu cuốn sách, mình đã bị cuốn hút hoàn toàn với phương pháp của A.J.Hoge. Trong cuốn sách cũng đã trích dẫn các đường lynk tào liệu nên vấn đề về DVD không còn quan trọng nữa. Hy vọng sẽ có thêm nhiều cuốn sách tuyệt vời như thế này.

- Sỹ Khánh, đến từ Sơn La

Tác giả chỉ ra cặn kẽ những nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến bạn không thể giao tiếp tiếng Anh. Dựa vào đó A.J.Hoge đưa ra những lời khuyên, bài học, xây dựng các giáo trình nhằm cải thiện vấn đề trên. Tôi đã từng cảm thấy việc nói tiếng Anh là trở ngại lớn nhất trong suốt 12 năm đi học. Nhưng cuốn sách này đã khiến tôi phải thay đổi. Việc giao tiếp tiếng Anh không còn là trở ngại nữa, và tôi hoàn toàn cảm thấy tự tin. Nhìn tổng thể, sách tốt về nội dung và đẹp về hình thức, tôi rất hài lòng

- Minh Huyền, đến từ Hà Nội

Bạn có thể xem chi tiết những chia sẻ của các bạn độc giả về cuốn sách qua link: http://bit.ly/1hk71bL

Bộ sách “Đội thám hiểm ngữ pháp tiếng Anh” đã được nhận giải thưởng giáo dục Hàn Quốc do các bậc phụ huynh bình chọn. Nội dung cuốn sách được viết và xây dựng là cuốn truyện tranh và lồng ghép các phần ngữ pháp tiếng Anh qua các câu chuyện, để giúp các bạn độc giả nhí yêu thích hơn việc học tiếng Anh. Ngoài vốn kiến thức về tiếng Anh ra các bạn độc giả nhó còn học được về các quy tắc trò chơi như quy tắc chơi cờ vua,… Đây là một phương pháp học tiếng Anh rất độc đáo và mới mẻ!

Sau đây mời các bạn trải nghiệm cùng chúng tôi những dòng chia sẻ về cuốn sách của các bạn độc giả

Đây là 1 cuốn trong bộ 16 cuốn truyện tranh “Đội thám hiểm ngữ pháp tiếng Anh Gram Gram” đã đạt giải thưởng sách giáo dục do các phụ huynh lựa chọn tại Hàn Quốc. Tập 10 này tập trung giảng dạy về các Trợ động từ, cụ thể bao gồm: 1. Trợ động từ là gì, 2. Must và Have to, 3. Should, Would, 4. May, 5. Danh động từ, 6. Cuộc thám hiểm-trinh thám. Một phong cách dạy ngữ pháp tiếng Anh thực sự mới lạ, lồng ghép vào một câu chuyện với 12 nhân vật, với những nét tính cách và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau. Sau từng mục với khoảng vài chục trang truyện tranh dẫn dắt câu chuyện, sẽ có các trang tổng kết kiến thức ngữ pháp cô đọng, rất quan trọng; bài tập để ôn luyện kiến thức đã học. Cũng thật thú vị ở chỗ là trẻ em

Page 172: MỞ ĐẦU - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/815.HocDanhVanTiengAnh.docx  · Web viewĐôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”,

khi đọc cuốn sách này cũng được học luôn cả quy tắc chơi cờ vua. Phần cuối của sách, như thường lệ là danh sách các từ vựng và nghĩa kèm theo cho các bé học.

- Anita đến từ Hồ Chí Minh

Các bạn có thể xem chi tiết những chia sẻ của các bạn độc giả về cuốn sách qua link:

http://bit.ly/1K2FymB