20
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LƢU THỊ THU HƢƠNG Nghệ thuật kịch Tào Ngu LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Huy Tiêu HÀ NỘI - 2003

Môc lôc

  • Upload
    dinhnhi

  • View
    220

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Môc lôc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƢU THỊ THU HƢƠNG

Nghệ thuật kịch Tào Ngu

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Huy Tiêu

HÀ NỘI - 2003

Page 2: Môc lôc

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TƢ TƢỞNG NGHỆ THUẬT - QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI VÀ HIỆN

THỰC TRONG SÁNG TÁC CỦA TÀO NGU

11

1.1. Bối cảnh lịch sử và văn học - Những tiền đề cho việc hình

thành tƣ tƣởng nghệ thuật.

11

1.1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tào Ngu 11

1.1.2 Tình hình phát triển của kịch hiện đại Trung Quốc nửa

đầu thế kỉ 20

15

1.1.3. Ảnh hưởng của kịch phương Tây trong sáng tác kịch

Tào Ngu

21

1.2. Tƣ tƣởng chủ đề và quan niệm về hiện thực và con ngƣời

trong kịch Tào Ngu

31

1.2.1. Tư tưởng chủ đề 31

1.2.2. Cảm hứng nhân đạo trong kịch Tào Ngu 37

1.2.3. Quan niệm về hiện thực và con người 39

Chương 2 HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT 47

2.1. Khái niệm về nhân vật 48

2.2. Những hình tƣợng nhân vật chủ yếu trong kịch Tào Ngu 48

2.2.1. Hình tượng nhân vật tư sản 49

2.2.2. Hình tượng người phụ nữ 52

2.2.3. Hình tượng "những con người thừa" 55

2.3.4. Hình tượng người công nhân 59

2.2.5. Hình tượng người nông dân 60

2.2.6. Những người lao động nghèo khổ - lớp người dưới đáy

xã hội

61

2.3. Những thủ pháp xây dựng hình tƣợng nhân vật 62

Page 3: Môc lôc

2.3.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật 63

2.3.2. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật 74

Chương 3 KẾT CẤU 89

3.1. Khái niệm về kết cấu kịch 89

3.2. Xung đột và kết cấu 90

3.2.1. Tình tiết thúc đẩy xung đột kịch 90

3.2.2. Xung đột và cao trào 96

3.2.3. Yếu tố trùng hợp ngẫu nhiên 99

3.2.4. Nhân vật và sự kiện sau màn 101

3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật 103

3.3.1. Sự kết hợp không gian - thời gian quá khứ và hiện tại

(kết cấu đồng hiện)

105

3.3.2.Từ không gian vật thể đến không gian tâm tưởng (kết

cấu song tuyến) 108

PHẦN KẾT LUẬN 116

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

Page 4: Môc lôc

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Là loại hình nghệ thuật du nhập từ phương Tây, kịch hiện đại xuất

hiện ở Trung Quốc vào khoảng trước sau năm 1898. Nếu như ca kịch truyền

thống Trung Quốc nghiêng về nghệ thuật tả ý thì kịch hiện đại lại thường dùng

phương pháp tả thực để miêu tả cuộc sống, "lấy mô phỏng, tả thực làm hình thức

biểu hiện, lấy sự quan tâm đến hiện thực cuộc sống, đến kết cục đời người làm

nội dung chủ yếu, và lấy sự cao thượng và thi vị làm mục tiêu mĩ học để hướng

tới" [55, 39]. Sự khác biệt cơ bản này giữa kịch hiện đại và ca kịch truyền thống

đã khiến một số nhà soạn kịch Trung Quốc mong muốn tiếp thu kịch nói phương

Tây, đem đến cho đời sống văn hoá của nhân dân Trung Hoa một món ăn tinh

thần mới. Và vì thế kịch hiện đại, thời kỳ đầu được gọi là "kịch văn minh", "kịch

mới" đã ra đời và bén rễ ở mảnh đất Trung Hoa ngàn năm lịch sử và dần dần trở

thành một hình thức nghệ thuật độc lập, làm đa dạng và phong phú thêm nền văn

học hiện đại Trung Quốc.

1.2.Trong lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc, Tào Ngu giữ một vị trí

quan trọng bởi sự cách tân trong nghệ thuật viết kịch của ông. Sự xuất hiện các

tác phẩm nổi tiếng của Tào Ngu như Lôi vũ, Nhật xuất, Người Bắc Kinh,

Nguyên dã (Đồng hoang)... đã đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá của

kịch nói hiện đại Trung Quốc. " Nếu nói rằng những năm 30, kịch nói Trung

Quốc đã đi đến thuần thục thì một trong những dấu hiệu của sự thuần thục đó là

sự xuất hiện của Tào Ngu với các vở kịch Lôi vũ, Nhật xuất, Nguyên dã. Với

nội dung sâu sắc, kỹ xảo thuần thục, những vở kịch đó được coi là những tác

phẩm kinh điển của kịch nói Trung Quốc" [DT.14,1]. Cùng với Lỗ Tấn, Quách

Page 5: Môc lôc

Mạt Nhược, Tào Ngu được coi là một trong những nhà văn có nhiều đóng góp

cho tiến trình hiện đại hoá nền văn học Trung Quốc. Nếu như Lỗ Tấn được coi là

“ngọn cờ đầu” của chủ nghĩa hiện thực trong thể loại truyện ngắn, Quách Mạt

Nhược là người mở đầu cho trào lưu lãng mạn trong thơ ca, thì Tào Ngu chính là

người mở đường cho sự cách tân và phát triển của kịch nói hiện đại Trung Quốc.

Các tác phẩm kịch của Tào Ngu trong đó tiêu biểu là vở Lôi vũ đã đặt những

viên gạch đầu tiên cho phương pháp tâm lý hiện thực chủ nghĩa trong thể loại

kịch. Có thể nói, kịch Tào Ngu là sự kết hợp của kịch hiện đại phương Tây và ca

kịch truyền thống Trung Quốc. Và sự kết hợp đó đã cho ra đời một loại hình kịch

nói mới vừa mang yếu tố hiện đại, vừa mang tính đặc sắc dân tộc. Chính điều

này là lý do chúng tôi lựa chọn Tào Ngu như một kịch tác gia tiêu biểu của quá

trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc nửa đầu thế kỷ 20.

1.3. Trong bài Sự chuyển đổi khuôn mẫu văn hoá và sự thịnh suy của

kịch hiện đại Trung Quốc trong thế kỷ 20, các tác giả Trần Kiêm, Bàn Kiếm

viết: "Thành tựu cao nhất của kịch nói Trung Quốc thế kỷ 20 chỉ có Tào Ngu

dành được vào thập niên 30, 40. Những tác giả trước đó phần nhiều đều thiếu tố

chất văn hoá hiện đại tương ứng" [55, 41].

Chính những cách tân nghệ thuật trong các tác phẩm của Tào Ngu đã đưa

kịch hiện đại Trung Quốc bước vào con đường "hiện đại hoá". ông đã kết hợp

những kỹ thuật viết kịch phương Tây với những nội dung hiện thực của xã hội

Trung Quốc để tạo nên một sự đan xen văn hoá Đông - Tây đầy lôi cuốn.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu Tào Ngu còn rất sơ lược. Đã có một số công

trình nghiên cứu về văn học Trung Quốc, trong đó có đề cập đến Tào Ngu song

mới chỉ được trình bày dưới hình thức văn học sử. Việc đi sâu phân tích để tìm

ra những cách tân, sáng tạo trong nghệ thuật viết kịch của Tào Ngu trên cơ sở

tiếp thu những ảnh hưởng của nghệ thuật viết kịch phương Tây vẫn chưa được

Page 6: Môc lôc

giải quyết thoả đáng. Để hiểu rõ hơn về kịch Tào Ngu, chúng tôi muốn phân tích

và khảo sát một cách cụ thể những tư tưởng, quan niệm sáng tác của ông cùng

những thủ pháp nghệ thuật mà ông đã áp dụng trong các tác phẩm của mình.

Luận văn này nhằm làm rõ hơn vai trò và vị trí của Tào Ngu cùng những

đóng góp của ông đối với nền văn học hiện đại Trung Quốc, trong đó có thể loại

kịch. Đây cũng là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài này làm luận văn cao học của

mình.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu Tào Ngu đã đạt được những thành tựu

đáng kể. Trong các giáo trình lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc, Tào Ngu

được đánh giá như một tác giả tiêu biểu, người đặt nền móng cho thể loại kịch

hiện đại Trung Quốc. Trong các chuyên luận của các nhà nghiên cứu văn học

Trung Quốc, Tào Ngu được coi là người mở đường cho truyền thống chủ nghĩa

hiện thực tâm lý trong thể loại kịch nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung.

Trong cuốn Tào Ngu kịch tác luận, Điền Bản Tương đã khẳng định thành

công lớn nhất của kịch Tào Ngu là tạo dựng hình tượng nhân vật, đặc biệt là

trong Lôi vũ. Ông cho rằng: "Trên sân khấu kịch nói Trung Quốc, cho đến lúc

Lôi vũ ra đời, chúng ta chưa thấy một nhà soạn kịch nào lại viết được một vở có

nhiều nhân vật và các nhân vật lại có cá tính rõ ràng và điển hình như vậy, không

có ai viết được bi kịch hiện thực và sâu sắc đến như vậy" [65,157]. Tác giả còn

nhấn mạnh thành tựu về chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Tào Ngu, coi đó

là "hòn đá tảng mạnh mẽ đặt nền móng cho truyền thống chủ nghĩa hiện thực của

kịch nói Trung Quốc".

Page 7: Môc lôc

Cũng với quan điểm này, tác giả Trương Canh trong bài Lôi vũ - sự phát

triển của bi kịch [59, 153] đã cho rằng thành công nhất của tác phẩm Lôi vũ là

về phương diện nhân vật, đặc biệt là việc tạo dựng nhân vật điển hình và khẳng

định tác giả Tào Ngu là nhà văn hiện thực chủ nghĩa thành công một cách không

tự giác. Trương Canh đã chỉ ra sự mâu thuẫn giữa thế giới quan và phương pháp

sáng tác của Tào Ngu và cho đó là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của Lôi vũ

trong việc lý giải hiện thực xã hội và số phận con người.

Trong bài Bàn về nghệ thuật kết cấu của Lôi vũ - Nhật xuất, trong cuốn

Tư liệu nghiên cứu Tào Ngu, quyển thượng, các tác giả Thẩm Uý Đức, Trần

Sấu Trúc nhận xét: "Từ kết cấu mà nói, kịch của ông bố cục chặt chẽ, cảnh linh

hoạt, đầu mối nhiều, đan xen lẫn nhau, hô ứng và đối lập nhau, bởi vậy hành

động rõ ràng, không khí căng thẳng, chỗ nào cũng hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh

cho khán giả. Tào Ngu giỏi kế thừa kinh nghiệm nghệ thuật của các nhà biên

kịch cổ điển, đồng thời đã cố gắng phát huy được kinh nghiệm đó. Từ trong

những kịch tác của ông, chúng ta cùng với việc thấy rõ những tiến bộ tư tưởng

của ông, cần phải học tập những thành tựu nghệ thuật rất cao mà ông đã đạt

được" [65, 862].

Tác giả Tôn Khánh Thăng trong cuốn Tào Ngu luận, xuất bản năm 1985,

đã có sự so sánh và đối chiếu các tác phẩm của Tào Ngu với tác phẩm của các

nhà viết kịch nổi tiếng phương Tây, từ đó chỉ ra những ảnh hưởng của nghệ thuật

viết kịch phương Tây trong sáng tác của Tào Ngu trên cơ sở kết hợp với những

giá trị truyền thống trong văn học cổ Trung Quốc. Tác giả Tôn Khánh Thăng còn

nhận định: "Tào Ngu không chỉ là kịch tác gia giỏi về xây dựng hình tượng nhân

vật mà còn xuất sắc trong việc tạo dựng kết cấu. Sự đa dạng trong phương thức

kết cấu của các tác phẩm kịch của Tào Ngu là điều ít gặp trong số các tác giả

kịch hiện đại" [63, 162].

Page 8: Môc lôc

Trong cuốn Tào Ngu - Bước đột tiến và quay trở lại của lịch sử, tác giả

Mã Tuấn Sơn đã tiếp cận các tác phẩm kịch của Tào Ngu từ góc độ phân tâm

học. Tác giả đã vận dụng phương pháp phê bình phân tâm học để phân tích mối

quan hệ giữa tâm lý bị đè nén, ức chế, hướng nội và sáng tác kịch của Tào Ngu.

Tác giả Mã Tuấn Sơn cho rằng kịch Tào Ngu là kịch của những xung đột tâm lý

và khẳng định: "Trước Tào Ngu chưa có nhà biên kịch nào thể hiện được thế giới

tinh thần của thị dân một cách hứng thú và sâu sắc đến thế và thăm dò tới độ sâu

như vậy, không những thể hiện được sự đấu tranh gay gắt của ý thức tự giác mà

còn đụng chạm được đến những rung động nhẹ nhất nơi sâu kín nhất của tiềm ý

thức, khiến cho mọi lớp tâm lý của nhân vật đều rung lên" [61, 254].

Học giả Tống Kiếm Hoa trong cuốn Tinh thần Cơ đốc và kịch của Tào

Ngu, xuất bản năm 2000, đã định nghĩa lại chủ đề tư tưởng của Lôi vũ, cho đó là

tư tưởng “khuyến thiện trị ác”, một trong những luân lý tư tưởng của đạo Cơ đốc.

Tống Kiếm Hoa đồng thời còn đưa ra một kiến giải hết sức mới mẻ. Ông cho

rằng, trong Lôi vũ, không phải quan hệ huyết thống che lấp đi mâu thuẫn giai

cấp mà là mâu thuẫn giai cấp đã làm tăng thêm tính tàn khốc trong xung đột

huyết thống. Ông đi đến kết luận: "Lôi vũ của Tào Ngu là một tác phẩm ưu tú, có

giá trị nghệ thuật to lớn. Dù là quá khứ hay hiện tại, nó đều có sức sống mãnh

liệt trên sân khấu kịch nói của Trung Quốc. Sự sản sinh giá trị xã hội và nghệ

thuật của Lôi vũ không phải vì nó miêu tả đấu tranh và áp bức giai cấp mà bởi vì

nó phản ánh một cách sâu sắc sự cảm thông của tác giả đối với những kẻ nhỏ

yếu, phản ánh tình cảm chân thành của tác giả về sự căm thù đối với cường bạo,

từ đó thể hiện tấm lòng nhân đạo, rộng mở của ông" [66, 159].

2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Đặng Thai Mai là người đầu tiên chuyển dịch các tác phẩm

của Tào Ngu sang tiếng Việt. Tác phẩm Lôi vũ được ông dịch sang tiếng Việt

Page 9: Môc lôc

năm 1943 và sau đó được Đoàn kịch Hoa Lan của Hà Nội công diễn vào năm

1946. "Vở kịch đã làm sôi nổi dư luận một dạo. Làng kịch của ta vốn rời rạc

bỗng hoạt động hẳn lên như một con bệnh được tiếp máu" [DT. 13, 63]. Những

đánh giá của Đặng Thai Mai về Lôi vũ, Nhật xuất và Người Bắc Kinh trong

phần “Lời nói đầu” của các tác phẩm này là những tư liệu quý để chúng tôi tham

khảo.

Trong bài Giá trị hiện thực của Lôi vũ, Đặng Thai Mai đã phê phán lối hiểu

sai lầm cho rằng Lôi vũ chỉ là "tấn kịch vận mạng, là bi kịch của một cuộc loạn luân,

tìm hứng thú của bản kịch trong màu sắc huyền bí của chủ nghĩa tiền định" [30, 264].

Cùng quan điểm này với Giáo sư Đặng Thai Mai, Giáo sư Lương Duy Thứ đã nhận

xét trong bài Tào Ngu và hai vở kịch Lôi vũ, Nhật xuất: "Có người cho Lôi vũ là bi

kịch tình yêu. Họ đã giải thích nguyên nhân tấn bi kịch bằng tình yêu. Vì tình mà Chu

Phác Viên đau khổ. Vì tình mà Phồn Y héo hon, tàn tạ. Vì tình mà Chu Bình, Chu

Xung, Tứ Phượng phải chết thê thảm. Từ cách nhìn nhận như vậy, họ chủ tâm khai

thác, thưởng thức những biểu hiện hoang mang, rạo rực, bực dọc, đau khổ của con

người đang say sưa thất vọng vì tình. Lối hiểu lệch lạc đó dẫn người ta đến chỗ coi

nhẹ hoặc phủ nhận ý nghĩa phê phán xã hội, phản ánh hiện thực của tác phẩm và

đánh giá sai một số nhân vật" [52, 350].

Trong "Lời giới thiệu" của tập kịch Người Bắc Kinh, Đặng Thai Mai đã đánh

giá cao nghệ thuật của tác phẩm này: "Trong tập kịch này, đã có phần nào đi tới chỗ

nhuyễn hơn, chắc chắn hơn trong các tác phẩm trước. Trong Người Bắc Kinh, tác giả

có những cố gắng rõ rệt để không "làm văn chương", để đi tới giản dị. Trong Lôi vũ,

Nhật xuất, đôi lúc người ta thấy ngòi bút của tác giả cố tình viết cho bay bướm, cho

lâm ly, cám cảnh. Ở đây, chữ nghĩa hết sức bình thường, nhưng do đó mà lời nói

cũng có hơi, có sức hơn. Bởi một lẽ là nó chân thật, nó chất phác, không phải là tô vẽ

theo cảnh ngộ, mà là từ cảnh ngộ "thốt ra", một cách tự nhiên. So với Nguyên dã thì

Page 10: Môc lôc

Người Bắc Kinh về mặt cấu tứ, trong tình tiết, cũng như trong đối thoại, rõ ràng là

nhuần nhị, đằm thắm hơn nhiều..." [35, 10].

Trong cuốn Văn học Trung Quốc hiện đại, nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã đánh

giá rất cao nghệ thuật lựa chọn đề tài, dàn cảnh, xếp đặt tình tiết, dẫn dắt đối thoại

trong kịch của Tào Ngu. Nhưng về mặt nội dung tư tưởng, ông lại cho rằng Tào Ngu

còn nhiều hạn chế: "Nhân sinh quan của ông bi thảm: con người hoàn toàn bị thiên

nhiên chi phối, cá nhân hoàn toàn bị xã hội đè bẹp; chống lại thì chỉ gây chết chóc, tự

tử, hoảng loạn; cảnh gia đình trong kịch ông chỉ là thối nát, tội lỗi, mà ái tình cũng

không có được một chung cục đẹp đẽ. Tóm lại, ông thiếu sự chừng mực trong tư

tưởng cũng như trong bút pháp, không biết điều hoà những năng lực tương phản

trong các sự xung đột..." [24, 294].

Trong Lịch sử Văn học hiện đại Trung Quốc, tập 1, do Đường Thao chủ

biên, các tác phẩm của Tào Ngu được đánh giá là đã phản ánh rất sâu sắc một mặt

nhất định của xã hội Trung Quốc và nghệ thuật cũng đạt đến độ chín thuần thục: "Sự

xuất hiện những tác phẩm của Tào Ngu đã tiêu biểu cho những thành tựu mới của

sáng tác kịch nói từ phong trào Ngũ Tứ tới nay. Chúng không chỉ được hoan nghênh

rộng rãi đương thời, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của kịch nói đương thời, mà

qua thử thách của sân khấu lâu dài, chúng vẫn được hoan nghênh rộng rãi, giữ mãi

được sức hấp dẫn lớn. Các tác phẩm ưu tú Lôi vũ, Nhật xuất, Người Bắc Kinh đã

mở ra một cục diện hoàn toàn mới cho sáng tác kịch bản trong văn học hiện đại

Trung Quốc" [40, 428].

Trong cuốn Văn hoá, văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt

Nam, tác giả Phương Lựu với bài Lôi vũ đọc lại và nghĩ thêm cũng đã đề cao giá

trị nội dung xã hội và nghệ thuật của kịch Tào Ngu đặc biệt là nghệ thuật kết cấu và

khắc hoạ tính cách nhân vật: "Nhưng lần này đọc lại Lôi vũ, điều làm tôi ngạc nhiên

hơn là ở kết cấu về mặt thời gian và không gian nghệ thuật của nó. Về mặt này, lịch

Page 11: Môc lôc

sử sân khấu thế giới tự tách đôi, một bên là sân khấu Aristote, và bên này là kịch tự

sự của Brêch. Được nuôi dưỡng trong truyền thống rất gần gũi với kịch tự sự, nhưng

lúc sáng tác ông lại viết theo kiểu Aristote, hơn thế nữa, lại tuân thủ theo đúng luật

của tam duy nhất Boalô, một quy định ngặt nghèo mà đến Môlie cũng có phần tránh

né. Quả vậy, câu chuyện Lôi vũ chỉ xảy ra ở một địa điểm và chỉ trong khoảng hai

mươi bốn tiếng đồng hồ - chính xác hơn là từ bảy giờ sáng hôm trước đến hai giờ

sáng hôm sau" [ 26, 205 - 206].

2.3. Ngoài những sách và chuyên luận kể trên, chúng tôi còn tham khảo

về Tào Ngu thông qua mạng Internet trong các trang web về kịch hiện đại Trung

Quốc như: http://www.google.com; mục Modern Chinese drama.

2.4. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu kể trên đều chưa đi sâu tìm hiểu

nghệ thuật kịch của Tào Ngu qua từng tác phẩm cụ thể, mà mới chỉ dừng ở mức

bình điểm, nhận xét, còn lẻ tẻ, rời rạc, chưa có hệ thống và chưa xác định được

vị trí và vai trò của tác giả trong toàn bộ nền văn học hiện đại Trung Quốc. Với

luận văn này, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật kịch Tào Ngu trên

một số phương diện cụ thể về tư tưởng chủ đề, kết cấu, hệ thống nhân vật...và hi

vọng sẽ góp phần đưa ra những kiến giải về sự chuyển hoá của kịch hiện đại

Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử đầy biến động nửa đầu thế kỷ 20.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu được xác định là nghệ thuật kịch của Tào Ngu

3.2. Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu mộ t

cách hệ thống nghệ thuật kịch Tào Ngu trên các phương diện tư tưởng và quan

niệm nghệ thuật, hệ thống hình tượng nhân vật , kết cấu...

Văn bản chính mà chúng tôi sử dụng để khảo sát là ba tập kịch Lôi vũ

(Đặng Thai Mai dịch, [34]), Nhật xuất (Đặng Thai Mai dịch [36]), Người Bắc

Page 12: Môc lôc

Kinh (Nguyễn Kim Thản dịch [35]) và một số tư liệu về tác phẩm Nguyên dã

bằng tiếng Trung [62], [64], [65], [66]. Đây là những sáng tác tiêu biểu nhất của

Tào Ngu trong giai đoạn trước năm 40. Những tác phẩm sáng tác trong giai đoạn

sau này như : Thoái biến, Nhà, Trời trong sáng, Vương Chiêu Quân, Đảm

kiếm thiên… do chưa có điều kiện khảo sát và nghiên cứu kỹ, chúng tôi có ý

định dành thời gian nghiên cứu sau.

Trong khi tiến hành phân tích và khảo sát các tác phẩm của Tào Ngu, để

có thể hiểu kĩ hơn nghệ thuật kịch của ông, chúng tôi có so sánh, đối chiếu với

một số tác giả, tác phẩm kịch phương Tây cũng như một số tác giả, tác phẩm của

Trung Quốc trước và cùng thời với Tào Ngu. Vì thế luận văn có sử dụng những

tác phẩm của các tác giả khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

4. Mục đích và ý nghĩa khoa học của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài này của luận văn góp phần tìm hiểu nghệ thuật viết

kịch của Tào Ngu trên một số phương diện như kết cấu, hệ thống nhân vật, chủ

đề và tư tưởng nghệ thuật... để từ đó làm rõ hơn vai trò và vị trí của ông trong

lịch sử phát triển của kịch hiện đại Trung Quốc.

Đề tài cũng bước đầu tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về nghệ thuật

viết kịch của Tào Ngu trên cơ sở so sánh với những yếu tố mỹ học cơ bản của

kịch truyền thống Trung Quốc và kịch hiện đại phương Tây.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau

đây:

- Khảo sát văn bản để tìm ra những đặc trưng trong nghệ thuật viết kịch

của Tào Ngu dưới cả góc độ nội dung và nghệ thuật. Tham khảo những ý kiến

Page 13: Môc lôc

phê bình, những chuyên luận về Tào Ngu kết hợp với những phân tích, lý luận

riêng để làm sáng tỏ mục đích của đề tài.

- Phương pháp đối chiếu, so sánh để nhận diện rõ hơn những đặc điểm

trong nghệ thuật kịch Tào Ngu.

- Phương pháp phân tích tổng hợp để lý giải những nguyên nhân và dụng ý

của tác giả trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật.

- Phương pháp phân tích theo loại hình để thấy rõ đặc trưng thể loại kịch

nói của các tác phẩm của Tào Ngu.

6. Cấu trúc của luận văn

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi triển khai ba phương diện được tổ

chức thành các phần: Mở đầu, Nội dung (gồm ba chương), Kết luận, Mục tài

liệu tham khảo, trong đó phần nội dung chính được trình bày trong ba chương:

Chƣơng 1: Tƣ tƣởng chủ đề - quan niệm nghệ thuật về hiện thực và

con ngƣời trong kịch Tào Ngu

Chƣơng 2: Hệ thống hình tƣợng nhân vật

Page 14: Môc lôc

Chƣơng 3: Kết cấu của kịch Tào Ngu

Page 15: Môc lôc

THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Anhikst - Lý luận kịch từ Aristote đến Lessin. Nxb Văn học. Viện sân

khấu. H.2003.

2. Aristote- Nghệ thuật thơ ca. Nxb Văn học.

3. M.Arnauđôp - Tâm lý học sáng tạo văn học (Hoài Lam, Hoài Ly dịch).

Nxb Văn học. H.1978.

4.Bakhtin M. Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki. Nxb Giáo dục. H.

1993.

5. Lại Nguyên Ân - 150 thuật ngữ văn học. Nxb Đại học Quốc gia.

H.1999.

6. Nguyễn Văn Dân - Nghiên cứu văn học- lý luận và ứng dụng. Nxb

Giáo Dục. H.1999.

7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử - Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb Giáo Dục,

1992.

8. Lê Từ Hiền - Nhân vật nữ - điểm quy chiếu mới của hệ thống nhân vật

trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Tạp chí văn học số 01/1993.

9. Lưu Hiệp - Văn tâm điêu long. Nxb Văn học, 1997.

10. Đỗ Đức Hiểu, Mai Thục, Nguyễn Văn Khoả - Điển tích văn học. Nxb

KHXH, Nxb Mũi Cà Mau, 1990.

11. Đỗ Đức Hiểu - Thi pháp hiện đại. Nxb Hội nhà văn. H. 2000.

12. Đỗ Đức Hiểu - Mấy điều về kịch và thi pháp kịch. Tạp chí văn học số

2/1998.

Page 16: Môc lôc

13. Nguyễn Văn Hiệu - Tìm hiểu việc nghiên cứu, giới thiệu văn học

hiện đại Trung Quốc ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm

1945. Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5/2000.

14.Trịnh Thị Hoa - Tình trong Lôi vũ của Tào Ngu. Luận văn Thạc sĩ.

2003.

15. Nguyễn ThịViệt Hương - Yếu tố ngẫu nhiên trong Lôi vũ của Tào

Ngu. Luận văn Thạc sĩ. 1993

16.Trần Đình Hượu - Các bài giảng về tư tưởng phương Đông. Nxb Đại

học Quốc gia. H.2001.

17. Trần Đình Hượu - Đến hiện đại từ truyền thống. Nxb Văn hoá

18. Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh (biên dịch) - Văn học Trung Quốc

(3 tập). Nxb Phụ Nữ. H.2000.

19. Henric Ibxen - Ngôi nhà búp bê. Nxb Văn học. H. 1970.

20. Thành Đăng Khánh - Lịch sử kịch hát Trung Quốc. Viện sân khấu,

1998.

21. M.B. Khraptrenkô - Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn

học. Nxb Tác phẩm mới. H.1978.

22. M.B. Khraptrenkô - Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người. Nxb

KHXH. H.1984.

23. Nguyễn Hiến Lê - Đại cương văn học sử Trung Quốc (trọn bộ). Nxb

Trẻ, 1997.

24. Nguyễn Hiến Lê - Văn học Trung Quốc hiện đại. Nxb Văn học, 1993.

25. Phương Lựu - Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc. Nxb

Giáo Dục. H. 1989.

Page 17: Môc lôc

26. Phương Lựu - Văn hoá, văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở

Việt Nam. Nxb Hà Nội,1996.

27. Nguyễn Huy Liên - Lý luận xung đột kịch. Luận văn tiến sĩ.

28. Macxen Mactanh - Ngôn ngữ điện ảnh (Nguyễn Hậu dịch). Cục điện

ảnh, 1985.

29. Đặng Thai Mai - Lược sử lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc. Nxb

Sự Thật. H. 1985.

30. Đặng Thai Mai - Trên đường học tập và nghiên cứu. Nxb Văn học.

1959.

31. X.X.Môcunxki (chủ biên) - Lịch sử sân khấu thế giới (tập 1). Nxb Văn

hoá. H.1976.

32.Tôn Gia Ngân (giới thiệu) - Bi kịch cổ điển Pháp. Nxb Văn Học. H.

1978.

33. Hồ Ngọc - Tính ước lệ của nghệ thuật sân khấu. Nxb Sân khấu, 2001.

34. Tào Ngu - Lôi vũ. Nxb Văn Hoá. H.1958.

35. Tào Ngu - Người Bắc Kinh. Nxb Văn học. H. 1963.

36. Tào Ngu - Nhật xuất. Nxb Văn Hoá. H. 1958.

37. Nhiều tác giả - Chủ nghĩa Mao và văn hoá, văn nghệ Trung Quốc.

Viện văn hoá- Bộ Văn hoá, 1983.

38. Nhiều tác giả - Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc (tập 2). Nxb Thế

Giới. H.2002.

39. Nhiều tác giả - Kinh nghiệm viết kịch ( Hoàng Minh, Hoàng Liên, Lê

Sơn, Đức Kôn dịch). Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, 1982.

Page 18: Môc lôc

40. Nhiều tác giả - Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại (tập 1). Nxb Giáo

Dục, 1999.

41. Nhiều tác giả - Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên). Nxb Giáo

Dục, 1997.

42. Nhiều tác giả - Mối quan hệ sân khấu Việt Nam- Trung Quốc. Viện

sân khấu, Nxb Văn Hoá, 1995.

43. Nhiều tác giả - Văn học Phương Tây. Nxb Giáo Dục. H. 1998.

44. Đình Quang - Phương pháp sân khấu Bectôn Brêch. Nxb Văn Hoá,

1983.

45. U. Sêchxpia - Hămlet. Nxb Văn Học, 1986.

46. Lưu Lực Sinh - Từ điển điển cố Trung Hoa ( Nguyễn Văn Thiệu, Đào

Duy Đạt biên dịch). Nxb Văn Hoá - Thông Tin, 2002.

47. Vũ Phong Tạo - Lôi vũ trên truyền hình. Tạp chí truyền hình số

12/1998.

48.Lỗ Tấn - Truyện ngắn Lỗ Tấn (Trương Chính dịch). Nxb Văn học

2000.

49. Tất Thắng - Tính hiện đại của kịch hát dân tộc. Tạp chí Văn học số

2/1984.

50.Tất Thắng - Về thi pháp kịch. Nxb Sân Khấu, 2000.

51. Đường Thao (chủ biên) - Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc . Nxb

Giáo Dục. H. 1999.

52.Lương Duy Thứ - Bài giảng văn học Trung Quốc. Nxb Đại học Quốc

gia tp HCM. 2000.

53. Lương Duy Thứ - Lỗ Tấn, tác phẩm và tư liệu. Nxb Giáo dục. 1997.

Page 19: Môc lôc

54. A.P. Tsêkhôp - Tuyển tập truyện ngắn (Phan Hồng Giang, Cao Xuân

Hạo dịch). Nxb Cầu Vồng. M. 1988.

Tiếng Trung

55. 陈坚、盘?剑。二?十世纪中?国文化转型与话剧兴衰。文 学 评

论。 1999 年 第 4 期。

56. 高文升? 主编。中?国当代戏剧文学史。广?西人民出版社。1990。

57. 郝字民。生存的悲剧 –– “雷雨”。名作欣尝。第1期。2001。

58. 老舍、张咏华。解读骆驼?样子。京华出版社。2000。

59. 梁秉坊。在曹禺身边。中?国戏剧出版社。1999。

60. 马俊山。 “曹禺:历史的突进与回旋?”。中? 国 工 人 出 版

社。1992

61. 彭耀«春。曹禺 1910 -1996。 江苏?文艺Ơ?ö版社。1999。

62. 孙庆?升?。 “曹禺论”。北京大学出版社。

63. 田本相。曹禺现实主义创作的基本特色。文艺Ơ?¨。 1990 年 10月

20 日?。

64. 田本相、胡叔和。“曹禺研?究资料”。上书。中?国戏剧出版 社。

65.王?兆胜。“解读雷雨”。北京出版社。

66. 张培恒? 主编。中?国文学史。复旦出版社。1996 年。

67. 传谨。20世纪中?国戏剧发展新论。新华文摘2000年10月。

Page 20: Môc lôc

68. 邹?红?。中?国现代化剧民族化的历史进程?。 文学评论 1999 年

第 4 期。