13
PHM MẠNH HƯNG – Mt sđặc điểm ngoi hình, khnăng sinh trưởng và sinh sn ca ngan Nam B27 MT SÐC ÐIM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SN CỦA NGAN NAM BỘ Phạm Mạnh Hưng 1 , Võ Chn Hưng 2 và Lã Vãn Kính 2 1 Hc vin Nông nghip Vit Nam; 2 Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi Tác giliên hệ: PGS. TS. Lã Văn Kính; Tel: 0913 916 201; E-mail: [email protected] ABSTRACT Morphological characterization of qualitative traits and productive performance in Muscovy duck from Southern Vietnam Muscovy duck is suitable for smallholder production and adapted to tropical climate because they have the ability to self-feeding and hatching. Moreover, Muscovy duck production in smallholders plays an essential role in providing a high quality protein source and improve income for farmers. Data were collected from 436 Muscovy ducks with the range from 3 to 30 months of age, which originated from 60 randomly selected smallholders in An Giang, Soc Trang and Vinh Long Province, using questionnaires. The results showed that the percentage of plumage color, skin color and shank color was significant differences among provinces (P<0.01). The proportion of Muscovy ducks with black and black-white plumage was 70.18 and 20.41%, respectively. In addition, the percentage of Muscovy ducks with white skin and grey shank was high at the values of 94.95 and 96.56%, respectively. The percentage of Muscovy ducks in this survey were horizontal body cariage, normal feather distribution, white-pink bill, uniform bill, black bill bean, red caruncle and yellow eyes color was 100%. The most popular of morphological characteristics in Muscovy duck was horizontal body cariage, black or black-white plumage; grey shank, white-pink bill, uniform bill and black bill bean. The highest correlation was found between the wing length and bill length, body weight and body length, body weight and circumference chest, Spearman's rank correlations were 0.82, 0.86 and 0.89, respectively (P<0.001). The mean of body weight was 1,797.90 g in female and that of drake was 2,964.16 g. The circumference chest and body length were 31.99 and 40.41 cm in female and 37.87 and 49.08 in drake, respectively. For the reproductive performance, the average of egg weight was 69.53 g. The average of age at first egg was at 5.91 months. The number of eggs was 56.34 eggs per year. The analysis of the morphological characteristics, productive performance for Muscovy duck is useful for conservation and development of this genetic resources in Vietnam. Keywords: morphological characterization, Muscovy duck, Southern Vietnam ĐẶT VẤN ĐỀ Slượng thy cm của nước ta đứng thhai thế gii vi khong 85 triệu con. Đàn thủy cm phân bchyếu đồng bng Sông Hồng và đồng bng sông Cu Long, slượng lần lượt vào khong 22 và 31 triu con. Tng sđầu ngan miền Đông Nam Bộ và Đồng bng Sông Cu Long lần lượt là 203 và 2.115 ngàn con, tp trung chyếu các tnh Bến Tre, Vĩnh Long, Long An và Sóc Trăng (Cục thng kê, 2013). Ngan (Cairina moschata) có ngun gốc xa xưa ở Mêhicô, Nam M, thuc vùng khí hu nhit đới. Tại bán đảo Ukatan ca Mê-hi-cô, vn còn giđược loài ngan nguyên thu(Johnsguard, 1978). Ngan còn được người dân Nam Bgi là vt Xiêm, có thđược đưa vào nước ta bi người Pháp và triều đại nhà Nguyn vào thế k18, chúng được nuôi ri rác trong các hchăn nuôi trên cnước. Ngan nội đóng vai trò quan trọng cho hthng sn xut, cung cp ngun thc phẩm có lượng đạm chất lượng cao, góp phn nâng cao thu nhp của người dân và văn hóa bản địa (Nguyễn Đức Hin (2011); Wu và cs., 2014). Theo Cục Chăn nuôi (2009), nước ta có ba ging ngan ni chính là ngan trng hay còn gi là ngan Ré, ngan loang đen-trng hay còn gọi là ngan Sen và ngan đen được gi là ngan Trâu. Đặc điểm chung ca ging ngan ni là chịu được môi trường khc nghit của địa phương và kháng bnh tốt hơn so với ngan nhp ni. Tuy nhiên, mt sgiống ngan Pháp được nhp v

MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

PHẠM MẠNH HƯNG – Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của ngan Nam Bộ

27

MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ

SINH SẢN CỦA NGAN NAM BỘ

Phạm Mạnh Hưng1, Võ Chấn Hưng2 và Lã Vãn Kính2

1Học viện Nông nghiệp Việt Nam; 2Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi

Tác giả liên hệ: PGS. TS. Lã Văn Kính; Tel: 0913 916 201; E-mail: [email protected]

ABSTRACT

Morphological characterization of qualitative traits and productive performance in Muscovy duck from

Southern Vietnam

Muscovy duck is suitable for smallholder production and adapted to tropical climate because they have the

ability to self-feeding and hatching. Moreover, Muscovy duck production in smallholders plays an essential role

in providing a high quality protein source and improve income for farmers.

Data were collected from 436 Muscovy ducks with the range from 3 to 30 months of age, which originated from

60 randomly selected smallholders in An Giang, Soc Trang and Vinh Long Province, using questionnaires. The

results showed that the percentage of plumage color, skin color and shank color was significant differences

among provinces (P<0.01). The proportion of Muscovy ducks with black and black-white plumage was 70.18

and 20.41%, respectively. In addition, the percentage of Muscovy ducks with white skin and grey shank was

high at the values of 94.95 and 96.56%, respectively. The percentage of Muscovy ducks in this survey were

horizontal body cariage, normal feather distribution, white-pink bill, uniform bill, black bill bean, red caruncle

and yellow eyes color was 100%. The most popular of morphological characteristics in Muscovy duck was

horizontal body cariage, black or black-white plumage; grey shank, white-pink bill, uniform bill and black bill

bean. The highest correlation was found between the wing length and bill length, body weight and body length,

body weight and circumference chest, Spearman's rank correlations were 0.82, 0.86 and 0.89, respectively

(P<0.001). The mean of body weight was 1,797.90 g in female and that of drake was 2,964.16 g. The

circumference chest and body length were 31.99 and 40.41 cm in female and 37.87 and 49.08 in drake,

respectively. For the reproductive performance, the average of egg weight was 69.53 g. The average of age at

first egg was at 5.91 months. The number of eggs was 56.34 eggs per year. The analysis of the morphological

characteristics, productive performance for Muscovy duck is useful for conservation and development of this

genetic resources in Vietnam.

Keywords: morphological characterization, Muscovy duck, Southern Vietnam

ĐẶT VẤN ĐỀ

Số lượng thủy cầm của nước ta đứng thứ hai thế giới với khoảng 85 triệu con. Đàn thủy cầm

phân bố chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, số lượng lần lượt vào

khoảng 22 và 31 triệu con. Tổng số đầu ngan ở miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu

Long lần lượt là 203 và 2.115 ngàn con, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long,

Long An và Sóc Trăng (Cục thống kê, 2013).

Ngan (Cairina moschata) có nguồn gốc xa xưa ở Mêhicô, Nam Mỹ, thuộc vùng khí hậu nhiệt

đới. Tại bán đảo Ukatan của Mê-hi-cô, vẫn còn giữ được loài ngan nguyên thuỷ (Johnsguard,

1978). Ngan còn được người dân Nam Bộ gọi là vịt Xiêm, có thể được đưa vào nước ta bởi

người Pháp và triều đại nhà Nguyễn vào thế kỷ 18, chúng được nuôi rải rác trong các hộ chăn

nuôi trên cả nước. Ngan nội đóng vai trò quan trọng cho hệ thống sản xuất, cung cấp nguồn

thực phẩm có lượng đạm chất lượng cao, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và văn

hóa bản địa (Nguyễn Đức Hiền (2011); Wu và cs., 2014).

Theo Cục Chăn nuôi (2009), nước ta có ba giống ngan nội chính là ngan trắng hay còn gọi là

ngan Ré, ngan loang đen-trắng hay còn gọi là ngan Sen và ngan đen được gọi là ngan Trâu.

Đặc điểm chung của giống ngan nội là chịu được môi trường khắc nghiệt của địa phương và

kháng bệnh tốt hơn so với ngan nhập nội. Tuy nhiên, một số giống ngan Pháp được nhập về

Page 2: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

VIÊN CHĂN NUÔI - Tạp chi Khoa hoc Công nghê Chăn nuôi. Số 54. Tháng 6/2015

28

để lai với giống ngan nội nhằm cải thiện năng suất bắt đầu từ thập niên 1990. Về mục đích

kinh tế, việc lai tạo có hiệu quả cao trong việc nâng cao sức sản xuất của nhiều tính trạng vì

khai thác được ưu thế lai của đời con (Pham, 2013), nhưng việc không kiểm soát được quá

trình lai tạo dẫn đến nhiều giống ngan nội bị pha tạp.

Ngan có thể sinh sống cả dưới nước và trên cạn hay hoàn toàn trên cạn mà không ảnh hưởng

nhiều đến sinh trưởng và sinh sản nên có thể nuôi chăn thả hay nuôi công nghiệp đều được

(Wu và cs., 2014). Số liệu về ngoại hình, sức sản xuất thịt và trứng của giống ngan được dùng

trong công tác quản lý nhằm nâng cao sức sản xuất và đóng góp vào an toàn thực phẩm ở các

nước đang phát triển (Yakubu, 2013). Một số nghiên cứu cho biết, chỉ số ngoại hình không

những là kết quả của việc thích nghi với môi trường mà còn dùng để phân biệt với các giống

ngan khác nhau (Ogah, 2009). Để quản lý hiệu quả nguồn gen đòi hỏi phải có kiến thức về

nguồn gốc và đặc điểm của giống bao gồm: số liệu về số lượng, phân bố, giá trị văn hóa và

lịch sử của giống. Bảo tồn nguồn gen ngan nội còn là vật liệu để lai tạo ra những giống ngan

mới có đặc tính quý từ các giống nội trong các chương trình giống (Dessie và cs., 2012). Ngan

còn được dùng làm nguyên liệu lai với giống vịt siêu thịt để tạo ra con lai (mule) có sức sống,

năng suất thịt và gan cao, được thị trường chấp nhận (Nguyen Van Duy và cs., 2013). Ngan có

cơ ngực to và liên kết giới tính lưỡng hình ở con trống, con trống thường có khối lượng cao

gần gấp đôi khối lượng con mái (Larbier và Leclercq, 1994).

Hiện có rất ít nghiên cứu chi tiết về đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của

giống ngan nội Nam Bộ. Từ kết quả điều tra sơ bộ trên 139 con ngan cườm tại bốn xã của

huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Võ Văn Sự và cs. (2009) cho biết ngan mái và ngan trống

có khối lượng trung bình lần lượt là 2.500 và 4.000 g. Chất lượng thịt ngan thơm ngon, tỷ lệ

thịt ức cao. Con mái mỗi lứa đẻ từ 18 đến 20 quả trứng, thời gian ấp nở là 35 ngày. Việc tiến

hành điều tra nhằm thu thập một số đặc điểm ngoại hình, tính trạng sinh trưởng và sinh sản

của giống ngan Nam Bộ nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen ngan là cần

thiết. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm thu thập một số đặc điểm ngoại hình, tính

trạng sinh trưởng và sinh sản của giống ngan Nam Bộ nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát

triển nguồn gen ngan.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu

Thông tin về đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của ngan Nam Bộ được

thu thập tại ba tỉnh An Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long. Giống ngan Nam Bộ chủ yếu được

nuôi nhốt để phục vụ cho nhu cầu thịt, trứng cho gia đình hoặc bán cho thương lái. Bình quân

mỗi hộ chỉ nuôi khoảng 28 con, dao động trong khoảng từ 5 đến 120 con.

Thời gian thực hiện nghiên cứu: năm 2014.

Phương pháp nghiên cứu

Điều tra sơ cấp

Tìm hiểu thông tin chung về phân bố và số lượng giống ngan ở một số tỉnh đồng bằng sông

Cửu Long thông qua cán bộ xã, khuyến nông và thú y của các địa phương. Đây là cơ sở để

tiến hành điều tra số liệu thực địa.

Page 3: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

PHẠM MẠNH HƯNG – Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của ngan Nam Bộ

29

Điều tra thực địa

Điều tra từng cá thể của 20 hộ nuôi ngan có quy mô nhiều hơn 10 con/hộ, đại diện cho các

huyện của mỗi tỉnh An Giang (gồm 6 xã của thị xã Tân Châu: Long Châu, Long Hưng, Long

Phú, Long Sơn, Long Thạnh, và Long Thị), Sóc Trăng (gồm 2 xã của huyện Kế Sách: Đại Hải

và Kế An) và Vĩnh Long (gồm 1 xã của huyện Vũng Liêm: Hiếu Nghĩa). Các thông tin cần

thu thập về ngoại hình, kích thước một số chiều đo cơ thể và khả năng sản xuất bằng phương

pháp mô tả dựa trên sự quan sát trực tiếp của 2 cán bộ điều tra, chụp ảnh từng con và phỏng

vấn trực tiếp từng hộ chăn nuôi. Thông tin cần thu thập được miêu tả chi tiết trong mẫu điều

tra tham khảo của tác giả Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011) và FAO (2012).

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Số liệu về tính trạng ngoại hình, khả năng sản xuất chủ yếu và kích thước một số chiều đo cơ

thể được thu thập từ 436 con ngan Nam Bộ bao gồm 188 con trống có độ tuổi trung bình lần

lượt là từ 6,76, 7,70 và 12,61 tháng ở tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long và An Giang, và 248 con

mái có độ tuổi trung bình lần lượt là từ 7,34, 8,99 và 10,53 tháng ở tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng

và An Giang (Bảng 1). Theo Nguyễn Thị Mai và cs. (2009) thì ngan phát triển đầy đủ vào thời

điểm 3 tháng tuổi với biểu hiện như cơ lườn phát triển đầy đủ, lông cánh hoàn chỉnh và không

còn tủy trong ống lông. Do vậy, có thể thu thập số liệu về ngoại hình, khối lượng và kích

thước chiều đo cơ thể vào độ tuổi này.

Bảng 1. Cơ cấu tuổi của ngan ở các tỉnh thu thập số liệu (Đơn vị tính: Tháng)

Chỉ tiêu theo dõi

An Giang Sóc Trăng Vĩnh Long

n Mean ± SE n Mean ± SE n Mean ± SE

Ngan trống 51 76 61

Tuổi trung bình 12,61 ± 1,35 6,76 ± 0,70 7,70 ± 1,01

Tuổi thấp nhất 3,0 3,0 3,0

Tuổi cao nhất 30,0 30,0 30,0

Ngan mái 94 70 84

Tuổi trung bình 10,53 ± 0,78 8,99 ± 0,86 7,34 ± 0,62

Tuổi thấp nhất 3,0 3,0 3,0

Tuổi cao nhất 26,0 24,0 24,0

Ghi chú: n, số mẫu thu thập; SE, sai số chuẩn.

Tính trạng ngoại hình thu thập bao gồm:

Dáng đứng: ngang, hơi đứng, thẳng đứng.

Phân bố lông trên cơ thể: bình thường, có chùm lông đầu.

Màu sắc bộ lông: trắng, xám, đen.

Màu da: trắng, vàng, xanh-đen.

Màu da cẳng chân: trắng, vàng, xám, đen.

Màu sắc mỏ: trắng-hồng, cam, vàng, xám, đen.

Page 4: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

VIÊN CHĂN NUÔI - Tạp chi Khoa hoc Công nghê Chăn nuôi. Số 54. Tháng 6/2015

30

Hình dạng mỏ: cân đối, võng, cong.

Màu sắc đầu mỏ: trắng, đen, nâu đen.

Màu sắc mào: đỏ, đen.

Màu sắc mắt: vàng, đen.

Tính trạng ngoại hình được mã hoá theo dạng nhị phân (0 là không xuất hiện và 1 là có xuất

hiện). Tiếp theo, những tính trạng này được xác định tần số và xử lý thống kê bằng trắc

nghiệm Kruskal-Wallis trong phần mềm SAS 9.3 để phân tích mức độ sai khác về tần số của

các tính trạng ngoại hình giữa các tỉnh.

Khối lượng và một số chiều đo cơ thể thu thập bao gồm:

Khối lượng (cân lúc 3 tháng tuổi trở lên)

Dài thân (từ khớp xương chẩm đến khấu đuôi)

Vòng ngực (đo vòng quanh ngực, sát sau gốc cánh)

Dài cánh (khoảng cách từ gốc cánh đến đầu mút của cánh)

Cao chân (khoảng cách từ khớp khuỷu cẳng chân đến khớp xương của ngón chân)

Vòng ống chân (đo ở vị trí nhỏ nhất của ống chân)

Dài mỏ (khoảng cách từ đầu mỏ đến phần thịt giáp với đầu)

Khối lượng cơ thể của ngan được cân từng con bằng cân Nhơn Hoà có mức sai số ± 50 g. Các

chiều đo cơ thể ngan được đo bằng thước dây, tính bằng cm. Khối lượng được phân tích bằng

mô hình tuyến tính đơn giản (Linear model) trong phần mềm R (R Core Development Team,

2006). Khối lượng cơ thể là biến phụ thuộc, trong khi đó ảnh hưởng cố định của trại thu thập

mẫu, tỉnh thu thập mẫu (tỉnh An Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long), tuổi, giới tính (trống hay

mái) và tình trạng sinh sản (đang ấp, đang đẻ hay đang nuôi con hay nghỉ đẻ); dài thân, vòng

ngực, dài cánh, cao chân, vòng ống chân và dài mỏ là biến độc lập. Số liệu này dùng để ước

lượng các hệ số trong mô hình tuyến tính đơn giản. Mô hình thống kê tuyến tính của khối

lượng ngan như sau:

Y = −4.140,40 + 7,47X1 − 152,23X2 − 130,52X3 + 1.262,08X4 + 48,77X5 + 46,15X6 + 78,64X7

+ 16,42X8 + 153,21X9 + 194,54X10 – 123,59X11 + 2,82X3*6 + 2,22X3*7 – 3,42X3*8 – 11,57X3*9 –

18,09X3*10 + 33,05X3*11 – 33,25X4*6 ± 227,60

Trong đó Y là khối lượng cơ thể của ngan (g). Hệ số −4.140,40 = hệ số hồi quy của mô hình

(α); X1 = ảnh hưởng cố định của trại thu thập mẫu; X2 = ảnh hưởng cố định của tỉnh thu thập

mẫu; X3 = ảnh hưởng cố định của tuổi ngan; X4 = ảnh hưởng cố định của giới tính ngan; X5 =

ảnh hưởng của tình trạng sinh sản của ngan; X6 = chiều dài thân; X7 = vòng ngực; X8 = dài

cánh; X9 = cao chân; X10 = vòng ống chân; X11 = dài mỏ; X3*6 = ảnh hưởng do tương tác của

tuổi ngan và chiều dài thân; X3*7 = ảnh hưởng do tương tác của tuổi ngan và vòng ngực; X3*8 =

ảnh hưởng do tương tác của tuổi ngan và dài cánh; X3*9 = ảnh hưởng do tương tác của tuổi

ngan và cao chân; X3*10 = ảnh hưởng do tương tác của tuổi ngan và vòng ống chân; X3*11 =

ảnh hưởng do tương tác của tuổi ngan và dài mỏ; X4*6 = ảnh hưởng do tương tác của giới tính

ngan và chiều dài thân; 227,60 = sai số còn dư của mô hình. Hệ số xác định của mô hình (R2)

cao, là 0,92, cho biết độ tin cậy cao của mô hình dự đoán khối lượng. Ảnh hưởng do tương tác

giữa giới tính ngan và một số kích thước chiều đo cơ thể là không có sai khác về mặt thống kê

nên không được đưa vào mô hình.

Page 5: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

PHẠM MẠNH HƯNG – Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của ngan Nam Bộ

31

Tiếp theo, khối lượng của ngan cũng được phân tích bằng mô hình tuyến tính đơn giản, nhưng

không bao gồm các ảnh hưởng của yếu tố cố định. Khối lượng cơ thể ngan là biến phụ thuộc,

trong khi đó chiều dài thân, vòng ngực, dài cánh, cao chân, vòng ống chân và dài mỏ là biến

độc lập. Mô hình thống kê tuyến tính đơn giản như sau:

W = −4.312,45 + 16,97Z1 + 108,95Z2 + 3,86Z3 + 111,54Z4 + 144,56Z5 + 81,45Z6 ± 263,00

Trong đó W là khối lượng cơ thể của ngan (g). Hệ số −4.312,45 = hệ số hồi quy của mô hình

(α); Z1 = dài thân; Z2 = vòng ngực; Z3 = dài cánh; Z4 = cao chân; Z5 = vòng ống chân; Z6 = dài

mỏ; 263,00 = sai số còn dư của mô hình. Hệ số xác định của mô hình (R2) khá là cao, 0,90.

Giá trị bình phương nhỏ nhất của khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể được phân

tích bằng mô hình thống kê tuyến tính tổng quát (GLM) có hiệu chỉnh các yếu tố như trại thu

thập mẫu, tỉnh thu thập mẫu, tuổi, giới tính của ngan và tình trạng sinh sản của ngan mái. Trắc

nghiệm t-test được dùng để đánh giá mức độ sai khác giữa các số trung bình. Tương quan

giữa khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể được phân tích bằng phương pháp

tương quan xếp hạng Spearman. Phân tích số liệu được thực hiện bởi phần mềm SAS phiên

bản 9.3.

Khả năng sinh sản thu thập bao gồm:

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên (tháng); Sản lượng trứng một năm (quả); Khối lượng trứng (g/quả)

Trứng ngan được mua từ một số hộ chăn nuôi. Khối lượng trứng của ngan được cân từng quả

bằng cân điện tử có mức sai số ± 0,01 g. Giá trị trung bình và sai số chuẩn được tính bằng

lệnh Proc means trong phần mềm SAS 9.3.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm ngoại hình

Dáng đứng

Giống ngan Nam Bộ trong phạm vi thu thập số liệu ở ba tỉnh tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long và

An Giang đều có dáng đứng ngang (100%), chưa gặp cá thể nào có dáng đứng thẳng (Hình 1).

Nhìn chung, dáng đi của ngan nặng nề và chắc chắn hơn vịt.

Hình 1. Dáng đứng và phân bố bộ lông của ngan.

(a) Dáng đứng ngang và lông bình thường của con trống);

(b) dáng đứng ngang và lông bình thường của con mái.

Page 6: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

VIÊN CHĂN NUÔI - Tạp chi Khoa hoc Công nghê Chăn nuôi. Số 54. Tháng 6/2015

32

Hình 2. Màu sắc bộ lông ngan. (a) Lông ðen; (b) lông ðen-trắng;

(c) lông xám; (d) lông nâu-trắng.

Phân bố lông trên cơ thể

Tỷ lệ ngan có bộ lông bình thường ở ba tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long và An Giang đều là 100%,

chưa thấy cá thể nào có chùm lông đầu (Hình 1).

Màu sắc bộ lông

Ngan con một ngày tuổi thường có màu lông vàng nhạt ở vùng bụng và cổ, lưng có màu đen

nhạt. Đối với ngan từ ba tháng tuổi trở lên, kết quả ở Bảng 2 và Hình 2 cho thấy có 26,90%

trong số 145 con được thu thập ở tỉnh An Giang có màu lông đen. Tỷ lệ ngan có màu lông

đen-trắng chiếm 52,41%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với 6,4% lông đen và 26,1% lông trắng-

đen ở ngan bản địa châu Phi (Yabuku, 2013). Ngan có màu xám, nâu-trắng và xám trắng

chiếm tỷ lệ thấp hơn, lần lượt là 7,59, 6,90 và 6,21%. Trong khi đó, ngan có màu lông đen ở

tỉnh Sóc Trăng và Vĩnh Long có tỷ lệ cao lần lượt là 89,04 và 94,48%, phù hợp với ghi nhận

của Cục Chăn nuôi (2009). Không có ngan có màu lông xám và nâu-trắng ở tỉnh Vĩnh Long,

trong khi đó tỷ lệ ngan có màu lông xám và nâu-trắng ở tỉnh Sóc Trăng chiếm tỷ lệ thấp, lần

lượt là 0,68 và 2,05%. Tỷ lệ ngan có màu lông đen-trắng ở tỉnh Sóc Trăng và Vĩnh Long lần

lượt là 4,11 và 4,83%. Sự phân bố màu lông của ngan trong cùng một tỉnh và giữa các tỉnh

đều có sai khác về mặt thống kê (P<0,01). Sự khác biệt này là do sự chọn lọc theo nhu cầu

của người chăn nuôi ngan ở các địa phương. Ngan có màu lông đen có kiểu gen là [p+p+] hay

[n+n+] hoặc [c+c+] hoặc [Ch+Ch+] hoặc [D+D+], ngan có đầu, một phần cổ và một phần cánh có

màu trắng mang kiểu gen [CC] hoặc [Cc+]. Ngan có lông màu xám có kiểu gen lặn là [ll], có

màu nâu-trắng mang kiểu gen trội [NN] và màu lông xám-trắng mang kiểu gen dị hợp tử [L+l]

(http://kippenjungle.nl/; truy cập ngày 11/04/2014). Tính chung cho 3 tỉnh thì tỷ lệ ngan có

màu lông đen và đen-trắng chiếm đa số với 70,18 và 20,41%.

Màu sắc da

Kết quả từ Bảng 2 và Hình 3 cho thấy, tỷ lệ ngan có màu da trắng trong phạm vi thu thập ở

tỉnh An Giang, Vĩnh Long và Sóc Trăng chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 91,03, 93,79 và 100,00%.

Màu sắc da của ngan ở ba tỉnh có sai khác về mặt thống kê (P<0,01). Ngan có màu da vàng ở

tỉnh Vĩnh Long và An Giang chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 6,21 và 8,97% , trong khi đó, không

có ngan có màu da vàng ở tỉnh Sóc Trăng. Ngan có màu da vàng mang kiểu gen lặn [y+y+],

Page 7: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

PHẠM MẠNH HƯNG – Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của ngan Nam Bộ

33

ngan có da màu trắng mang gen trội Y và có kiểu gen là [YY] (http://kippenjungle.nl/; truy

cập ngày 11/04/2014). Nhìn chung, tỷ lệ ngan có màu da trắng chiếm tỷ lệ cao là 94,95%.

Hình 3. Màu sắc da của ngan. (a) Da màu trắng; (b) da màu vàng.

Màu da cẳng chân

Đa số giống ngan khi thu thập số liệu có da cẳng chân màu xám, tương ứng với 89,66, 100,00

và 100,00% ở tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng và An Giang (Bảng 2 và Hình 4). Chỉ có 10,34% số

ngan thu thập ở tỉnh Vĩnh Long có màu vàng. Màu sắc da cẳng chân ở ba tỉnh có sai khác về

mặt thống kê (P<0,01). Gộp chung 3 tỉnh thì ngan có da cẳng chân màu xám chiếm tỷ lệ cao

với 96,56%.

Bảng 2. Màu sắc bộ lông, màu sắc da và màu da cẳng chân của giống ngan Nam Bộ.

Ghi chú: (**)cho biết mức độ sai khác có ý nghĩa của các tính trạng giữa các tỉnh với mức 1% sác xuất. Giá trị 2

của các tính trạng chỉ ra sai khác có ý nghĩa giữa các tỉnh dựa vào trắc nghiêm Kruskal-Wallis.

Màu sắc mỏ

Kết quả cho thấy tất cả ngan thu thập ở ba tỉnh An Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long đều có mỏ

màu trắng-hồng (Hình 5). Màu trắng-hồng của mỏ là do kiểu gen [Yy+] quy định (nguồn:

http://kippenjungle.nl/; truy cập ngày 11/04/2014).

Tính trạng An Giang Sóc Trăng Vĩnh Long

2

Chung

Tần số % Tần số % Tần số % Tần số %

1. Màu sắc bộ lông**: 180,44

Đen 39 26,90 130 89,04 137 94,48 306 70,18

Xám 11 7,59 1 0,68 - - 12 2,75

Đen-trắng 76 52,41 6 4,11 7 4,83 89 20,41

Nâu-trắng 10 6,90 3 2,05 - - 13 2,98

Xám-trắng 9 6,21 6 4,11 1 0,69 16 3,67

2. Màu sắc da** 12,79

Trắng 132 91,03 146 100,00 136 93,79 414 94,95

Vàng 13 8,97 - - 9 6,21 22 5,05

3. Màu da cẳng chân** 31,10

Vàng - - - - 15 10,34 15 3,44

Xám 145 100,00 146 100,00 130 89,66 421 96,56

Page 8: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

VIÊN CHĂN NUÔI - Tạp chi Khoa hoc Công nghê Chăn nuôi. Số 54. Tháng 6/2015

34

Hình 4. Màu sắc da chân của ngan. (a) Da màu vàng; (b) da màu xám.

Hình dạng mỏ

Giống ngan thu thập ở cả ba tỉnh đều có mỏ cân đối là 100%, không bị võng hay cong (Hình

5). Mỏ của ngan dẹt, giúp chúng thu nhận thức ăn dễ dàng.

Hình 5. Màu sắc mỏ: Mỏ trắng-hồng; mỏ cân ðối; màu sắc ðầu mỏ ðen.

Màu sắc đầu mỏ

Tất cả số ngan thu thập được ở ba tỉnh đều có màu sắc ðầu mỏ đen (Hình 5), chưa có cá thể

nào có đầu mỏ trắng.

Màu sắc mào

Qua số liệu thu thập được từ ba tỉnh thì 100% số ngan có mào màu đỏ, chưa có cá thể nào có

màu mào đen (Hình 6). Con trống mào rộng và to hơn con mái, kéo dài từ mang tai đến gốc

mỏ.

Hình 6. Màu sắc mào và mắt của ngan: Mào màu ðỏ; mắt màu vàng.

Màu sắc mắt

Kết quả điều tra cho biết 100% số ngan thu thập được có màu mắt vàng, chưa thấy cá thể nào

có màu mắt đen (Hình 6).

Page 9: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

PHẠM MẠNH HƯNG – Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của ngan Nam Bộ

35

Khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể

Tương quan dương giữa khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể có sai khác và cao

hơn giá trị 0,70 (Bảng 3), ngoại trừ tương quan giữa vòng ngực và dài mỏ, vòng ngực và cao

chân tương ứng là tương quan xếp hạng Spearman = 0,67 và 0,68 (P<0,001). Tương quan cao

nhất được tìm thấy ở chiều dài cánh và dài mỏ, khối lượng và chiều dài thân, khối lượng và

vòng ngực lần lượt là tương quan xếp hạng Spearman = 0,82, 0,86 và 0,89 (P<0,001). Tương

quan giữa khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể của bài báo này cao hơn nhiều so

với ngan bản địa của Nigeria (Ogah, 2009). Tương quan cao giữa khối lượng và một số chiều

đo cơ thể được dùng để dự đoán khối lượng của ngan.

Bảng 3. Tương quan giữa khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể của giống ngan

Nam Bộ.

Diễn giải Khối lượng Dài thân Vòng ngực Dài cánh Cao chân Vòng ống chân Dài mỏ

Khối lượng - 0,86(**) 0,89(**) 0,76(**) 0,78(**) 0,81(**) 0,76(**)

Dài thân - 0,81(**) 0,81(**) 0,81(**) 0,77(**) 0,79(**)

Vòng ngực - 0,70(**) 0,68(**) 0,75(**) 0,67(**)

Dài cánh - 0,79(**) 0,74(**) 0,82(**)

Cao chân - 0,73(**) 0,80(**)

Vòng ống chân - 0,71(**)

Dài mỏ -

(**) Giá trị trong ngoặc đơn là giá trị xác suất P<0,001.

Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất của khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể

của ngan mái và trống thu thập ở ba tỉnh được trình bày ở Bảng 4. Khối lượng cơ thể trung

bình của ngan mái lần lượt là 1.669,19 g ở tỉnh Vĩnh Long, 1.803,99 g ở tỉnh Sóc Trăng và

1.867,95 g ở tỉnh An Giang, và ở ngan trống lần lượt là 2.618,65 g ở tỉnh Vĩnh Long, 3.008,78

g ở tỉnh Sóc Trăng và 3.387,26 g ở tỉnh An Giang. Khối lượng ngan trống có sai khác giữa ba

tỉnh thu thập mẫu (P<0,05). Tính chung cho 3 tỉnh thì khối lượng cơ thể ngan mái và trống lần

lượt là 1.797,90 và 2.964,16 g. Khối lượng cơ thể ngan ở nghiên cứu này tương đương với kết

quả của Lê Viết Ly (2001), nhưng thấp hơn so với 2.500 g ở con mái và 4.000 g ở con trống

(Võ Văn Sự và cs., 2009; Cục Chăn nuôi, 2009). Huang và cs. (2012) cho biết ngan ở Đài

Loan trưởng thành lúc 28 – 29 tuần tuổi, khối lượng lúc trưởng thành ở con mái là 2.700 –

3.600 g/con và ở con trống là 4.600 – 4.800 g/con. Khối lượng ngan của nghiên cứu này thấp

hơn ngan Đài Loan, nhưng cao hơn khối lượng trưởng thành của ngan bản địa Nigeria, con

mái dao động từ 1.400 đến 1.900 g/con, và ở trống dao động từ 2.200 đến 3.300 g/con (Ogah,

2009).

Vòng ngực của ngan Nam Bộ dao động trong khoảng lần lượt là từ 31,76 – 32,15 cm ở con

mái và từ 36,18 – 39,71 cm, nằm trong khoảng kích thước của vòng ngực của ngan bản địa

châu Phi, con mái là 31,3 cm và con trống là 38,8 cm (Yakubu, 2013). Dài thân của ngan dao

động trong khoảng lần lượt là từ 39,38 – 41,13 cm ở con mái, và từ 48,05 – 49,65 cm ở con

trống, cao hơn so với lần lượt là từ 22,0 – 23,8 ở ngan mái, và từ 26,7 – 31,4 cm ở ngan trống

bản địa ở ba vùng sinh thái của Nigeria (Ogah, 2009). Dài cánh của ngan Nam Bộ dao động từ

25,7 – 27,6 cm ở ngan mái, và từ 30,8 – 32,1 cm ở ngan trống, cao hơn so với khoảng 19,2 –

Page 10: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

VIÊN CHĂN NUÔI - Tạp chi Khoa hoc Công nghê Chăn nuôi. Số 54. Tháng 6/2015

36

23,1 cm ở ngan mái, và từ 29,0 – 30,7 cm ở ngan trống bản địa Nigeria (Ogah, 2009). Dài

cánh của ngan mái có sai khác giữa ba tỉnh thu thập mẫu (P<0,05). Hơn nữa, cao chân của con

mái là từ 5,90 – 6,72 cm, và con trống dao động từ 7,30 – 8,26 cm, cao hơn so với 4,7 – 5,3

cm ở ngan mái, và từ 6,2 – 6,3 cm ở ngan trống bản địa Nigeria (Ogah, 2009). Chiều cao chân

ở cả ngan mái và trống có sai khác về mặt thống kê (P<0,05). Vòng ống chân của ngan dao

động lần lượt là 4,39 – 4,78 cm (P<0,05) ở ngan mái và 5,35 – 5,60 cm ở ngan trống. Dài mỏ

của ngan Nam Bộ dao động từ 5,67 – 5,88 cm ở ngan mái, và từ 6,56 đến 6,80 cm ở ngan

trống, cao hơn nhiều so với khoảng 4,1 – 5,2 cm ở ngan mái, và từ 6,2 đến 6,3 cm ở ngan

trống bản địa Nigeria (Ogah, 2009).

Bảng 4. Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất và sai số chuẩn của khối lượng và kích thước

một số chiều đo cơ thể trên ngan mái và ngan trống.

An Giang Sóc Trăng Vĩnh Long Chung

Diễn giải Đơn

vị LSMean±SE LSMean±SE LSMean±SE LSMean±SE

Ngan mái n=94 n=70 n=84 n=248

Khối lượng g/con 1.866,95±81,48 1.803,99±38,79 1.669,19±84,49 1.797,90±28,65

Vòng ngực cm 31,76±0,57 32,01±0,27 32,15±0,59 31,99±0,19

Dài thân cm 41,13±0,54 40,39±0,26 39,38±0,56 40,41±0,16

Dài cánh cm 27,64a±0,33 26,38b±0,16 25,67c±0,34 26,67±0,10

Cao chân cm 6,72a±0,11 6,17b±0,05 5,90c±0,12 6,29±0,03

Vòng ống cm 4,78a±0,09 4,63a±0,04 4,39b±0,09 4,61±0,02

Dài mỏ cm 5,88±0,07 5,72±0,03 5,67±0,07 5,77±0,02

Ngan trống: n=51 n=76 n=61 n=188

Khối lượng g/con 3.387,26a±161,66 3.008,78b±55,66 2.618,65c±135,63 2.964.16±33,11

Vòng ngực cm 39,71±1,06 38,07±0,36 36,18±0,89 37,87±0,21

Dài thân cm 48,05±0,92 49,58±0,32 49,65±0,77 49,08±0,18

Dài cánh cm 32,11±0,59 31,01±0,20 30,84±0,49 31,18±0,11

Cao chân cm 8,26a±0,18 7,92a±0,06 7,30b±0,15 7,80±0,04

Vòng ống cm 5,60±0,12 5,38±0,04 5,35±0,10 5,43±0,03

Dài mỏ cm 6,80±0,12 6,62±0,04 6,56±0,10 6,65±0,02

Ghi chú: n, số mẫu thu thập; Lsmeans (trung bình bình phương nhỏ nhất) trong cùng một hàng với chữ viết trên

khác nhau cho biết mức độ sai khác giữa các tỉnh thu thập mẫu (P<0,05); SE, sai số chuẩn.

Tính chung cho 3 tỉnh thì khối lượng cơ thể của ngan mái và trống lần lượt là 1.797,90 và

2.964,16 g. Vòng ngực và dài thân lần lượt là 31,99 và 40,41 cm ở ngan mái và 37,87 và

49,08 cm ở ngan trống. Chiều dài mỏ của con mái và trống lần lượt là 5,77 và 6,65 cm. Mỏ

dài giúp ngan có thể thu nhận thức ăn hiệu quả hơn là mỏ ngắn. Kết quả về kích thước một số

chiều đo cơ thể của giống ngan Nam Bộ cao hơn giống ngan bản địa Nigeria, vì giống ngan

bản địa Nigeria có khối lượng thấp hơn nhiều so với giống ngan Nam Bộ.

Page 11: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

PHẠM MẠNH HƯNG – Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của ngan Nam Bộ

37

Khả năng sinh sản

Kết quả ở Bảng 5 cho thấy khối lượng bình quân của trứng ngan Nam Bộ là 69,53 g, dao động

trong khoảng từ 50,85 đến 87,40 g. Khối lượng trứng ngan Nam Bộ nằm trong khoảng từ

50,85 – 87,40 g/quả, nằm trong khoảng 65,0 – 70,0 g/quả đối với giống ngan nội (Cục Chăn

nuôi, 2009) và tương đương với khối lượng của trứng ngan Ấn Độ (Banerjee, 2013). Từ kết

quả điều tra, giống ngan Nam Bộ có tuổi đẻ lần đầu trung bình lúc 5,91 tháng, sớm nhất là lúc

5,50 tháng và chậm nhất là lúc 6,20 tháng tuổi, kết quả này tương đương với tuổi đẻ lần đầu

của ngan trắng bản địa Phúc Kiến, Trung Quốc là từ 6,1 – 6,2 tháng (Wu và cs., 2014), và

cũng phù hợp với định mức kỹ thuật đối với thủy cầm giống gốc ở Việt Nam (Quyết định số

675/QĐ-BNN-CN, 2014). Theo Lê Viết Ly (2001) thì ngan thay lông vào tháng 4 đến tháng

5, ngan sẽ bắt đầu vào đẻ sau khi thay lông xong. Khi ngan ấp thì chỉ một phần lông được

thay gọi là thay lông từng phần, vào tháng 10 đến tháng 11 hàng năm ngan sẽ thay lông toàn

phần trước khi bước vào vụ đẻ.

Bảng 5. Một số chỉ số sinh sản của giống ngan Nam Bộ.

Diễn giải Đơn vị n Giá trị Thấp nhất Cao nhất CV (%)

Khối lượng trứng Gam 143 69,53±0,72 50,85 87,40 12,32

Tuổi đẻ lần đầu Tháng 79 5,91±0,02 5,50 6,20 3,56

Số trứng/lứa đẻ Quả 79 14,51±0,13 12,00 18,00 7,75

Số lứa đẻ/năm Lần 79 3,90 3,00 5,00 25,35

Số trứng/năm Quả 79 56,34 39,00 85,00 25,04

Ghi chú: n, số mẫu thu thập; cột “Giá trị”, giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE); CV, hê số biến thiên.

Số lượng trứng cho mỗi lứa đẻ là 14,51 quả, dao động từ 12 đến 18 quả (Bảng 5). Tùy thuộc

vào chế độ ăn và có nuôi con hay không nuôi con mà ngan đẻ nhiều lứa/năm hay ít. Nếu tách

con ngay sau khi ấp nở và cho ăn đầy đủ thì chỉ sau một tháng là ngan lại vào ổ đẻ tiếp, nên số

lứa đẻ/năm có thể là từ 5 đến 6 lứa (qua trao đổi với hộ chăn nuôi ngan). Tốt nhất là cho ngan

đẻ trong khoảng 8 tháng/năm, từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 của năm sau. Từ tháng 5 đến

tháng 8 ngan nghỉ đẻ và thay lông (Lê Viết Ly, 2001). Số lượng trứng bình quân/năm là 56,34

quả dao động từ 39 đến 85 quả. Số lượng trứng của giống ngan Nam Bộ của bài báo này cũng

tương đương với khả năng sinh sản của giống ngan nội (Lê Viết Ly, 2001; Cục Chăn nuôi,

2009). Kết quả này thấp hơn so với 150 – 180 quả/hai lứa đẻ của giống ngan Đài Loan

(Huang và cs., 2012), và cũng thấp hơn so với sản lượng trứng của ngan trắng bản địa Phúc

Kiến, Trung Quốc đạt từ 85,8 đến 90,4 quả/300 ngày (Wu và cs., 2014).

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Ngan Nam Bộ là giống ngan nội được người dân nuôi giữ từ lâu đời và thích nghi với chăn

thả trên cạn và cả dưới nước. Ngan cung cấp thịt và trứng chất lượng cao cho bữa ăn hàng

ngày và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, do không quản lý và khai thác tốt, số lượng

và chất lượng nguồn gen ngan đang suy giảm. Khảo sát một số đặc điểm ngoại hình cho thấy

100% ngan Nam Bộ có dáng đứng ngang, bộ lông bình thường, màu sắc mỏ, mỏ cân đối, đầu

mỏ màu đen, mào đỏ và màu mắt vàng. Tỷ lệ ngan có màu lông đen và đen-trắng chiếm đa số

với 70,18 và 20,41%. Tỷ lệ ngan có màu da trắng và da cẳng chân màu xám chiếm tỷ lệ cao

Page 12: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

VIÊN CHĂN NUÔI - Tạp chi Khoa hoc Công nghê Chăn nuôi. Số 54. Tháng 6/2015

38

lần lượt là 94,95 và 96,56%. Đặc điểm nổi bật của ngan Nam Bộ là có dáng đứng ngang, màu

lông đen hoặc đen-trắng, da cẳng chân có màu xám, mỏ có màu trắng-hồng, mỏ cân đối và

màu sắc đầu mỏ có màu đen. Tương quan cao nhất được tìm thấy ở chiều dài cánh và dài mỏ,

khối lượng và chiều dài thân, khối lượng và vòng ngực có tương quan xếp hạng Spearman lần

lượt là 0,82, 0,86 và 0,89. Khối lượng cơ thể ngan mái và trống lần lượt là 1.797,90 và

2.964,16 g. Vòng ngực và dài thân lần lượt là 31,99 và 40,41 cm ở ngan mái và 37,87 và

49,08 cm ở ngan trống. Chiều dài mỏ của con mái và trống lần lượt là 5,77 và 6,65 cm. Các

chỉ tiêu sinh sản cho thấy khối lượng trứng trung bình là 69,53 g. Tuổi đẻ lần đầu lúc 5,91

tháng với sản lượng trứng bình quân/năm là 56,34 quả, dao động từ 39,00 đến 85,00 quả.

Đề nghị

Với những đặc điểm ngoại hình và sức sản xuất của giống ngan Nam Bộ đã được điều tra thì

Nhà nước cần có chương trình bảo tồn giống ngan này nhằm phục vụ cho nhu cầu thực phẩm,

tránh nguy cơ lai tạp và còn dùng cho nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo. Việc ước lượng cá thể

ngan thể để bảo tồn dựa vào số lượng ngan trống và mái được áp dụng theo phương pháp đề

xuất của Wright (1931).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Huy Đạt. 2011. Các chỉ tiêu dùng trong nghiên

cứu chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam.

Cục chăn nuôi. 2009. Tập bản đồ Chăn nuôi Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam.

Cục thống kê. 2013. Số lượng gia súc và gia cầm tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2013. Hà Nội, Việt Nam.

Nguyễn Đức Hiền. 2011. Đáp ứng miễn dịch tạo thành sau tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh dịch tả vịt ở vịt Xiêm.

Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Số 5: 1 – 5.

Lê Viết Ly. 2001. Chuyên khảo: Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam. Tập II: Phần gia cầm. Nhà xuất bản

Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam.

Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh. 2009. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp,

Hà Nội, Việt Nam.

Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN ngày 04 tháng 4 năm 2014. Định mức Kinh tế - Kĩ thuật đối với thuỷ cầm

giống gốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội.

Võ Văn Sự, Hoàng Thanh Hải, và Phạm Hải Ninh. 2009. Kết quả thu thập các nguồn gen vật nuôi còn tiềm ẩn tại

vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và một số tỉnh miền núi phía Nam. Tài liệu bảo tồn, Viện Chăn nuôi, Hà

Nội, Việt Nam.

Tiếng nước ngoài

Banerjee, S. Morphological traits of duck and geese breeds of West Bengal, India. 2013. Anim. Genet. Resour.

52: 1–16.

Dessie, T., N. Dana, W. Ayalew, and O. Hanotte. 2012. Current state of knowledge on indigenous chicken

genetic resources of the tropics: domestication, distribution and documentation of information on the

genetic resources. Worlds Poult. Sci. J. 68: 11–20.

FAO. 2012. Phenotypic characterization of animal genetic resources. FAO Animal Production and Health

Guidelines No. 11. Rome, Italy.

Huang, J. F., H. Pingle, G. Guy, E. Lukaszewicz, E. Baéza, and S. D. Wang. 2012. A century of progress in

waterfowl production, and a history of the WPSA waterfowl working group. Worlds Poult. Sci. J. 68:

551–563.

Johnsguard, P. A. 1978. Duck geese and swans of the world. Univ. Nebraska press Lincoln Nebraska.

Page 13: MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ …demo.iasvn.vn/ajax.phpuploads/files/2015-6 VCN Bai 27-39 Hung Kinh.pdf60 randomly selected smallholders in

PHẠM MẠNH HƯNG – Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của ngan Nam Bộ

39

Larbier, M. and B. Leclercq. 1994. Żywienie drobiu. In: Pastuszewskiej B., Smulikowskiej S. (eds.):

Tłumaczenie zbiorowe pod red. Wyd. Nauk. PWN, Warszawa.

Nguyen Van Duy, Nguyen Van Trong, Hoang Van Tieu, Ngo Van Vinh, Luong Thi Bot. 2013. Productivity of

crossbred between RT11 Muscovy and MT12 duck kept in farmer household. The 5th World Waterfowl

Conference, Hanoi, Vietnam.

Ogah, D. M. 2009. Analysis of morphological traits of geographically separated population of indigenous

Muscovy duck (Cairina Moschata). Intl. J. Poult. Sci. 8: 179–182.

Pham, M. H. 2013. Analysis of genetic diversity and conservation priorities in Asian domestic chicken

populations based on microsatellites. Ph.D thesis. National Chung Hsing University, Taichung, Taiwan.

R Core Development Team. 2006. R: A language and environment for statistical computing. R foundation for

statistical computing, Vienna, Austria.

SAS 9.3. Copyright© 2002–2010 by SAS Institute Inc., Cary, NC, USA.

Wright, S. 1931. Evolution in Mendelian populations. Genetics 16: 97–159.

Wu, X., M. J. Yan, S. Y. Lien, X. T. Liu, and A. Li. 2014. GH gene polymorphisms and expression associated

with egg laying in Muscovy ducks (Cairina moschata). Hereditas 151: 14–19.

Yakubu, A. 2013. Characterization of the local Muscovy duck in Nigeria and its potential for egg and meat

production. Worlds Poult. Sci. J. 69: 931–938.

Trang web http://kippenjungle.nl/; truy cập ngày 11/04/2014.

Người phản biện: TS. Lê Thị Nga và TS. Phạm Thị Minh Thu

Ngày nhận bài: 8/4/2015

Ngày chấp nhận đăng: 28/5/2015