10
Ðc San Trà-Vinh Ðinh Hi - 2007 21 Nè. Nước hèm nu canh chua ngon hết xy đó nghen. Nó đục ngào, chua lè mà vn còn vngt ngt, cho nên đem nu cá ngác, trê trng, lương, lch thì phi kêu nó là cao lương mvmi xng. My thnày tht dai, đụng vô hèm nó mau mm mà vn giòn và trnên ngt lk. Kế ti là cá đui, cá úc, cá lăng xếp hng nhì. Còn cá lóc mà chơi vi hèm thì knhư thua mm mình. Đặc bit dân mit Cn có món ba khía tươi nu canh chua hèm. Khi chê, nó ngt ngay ngt ngt, vgiòn tan, mnh răng nhai luôn xác mi đã. Còn món na, đàng trong mình ít ai biết, là dùng xác hèm, chhông ly nước, nht là hèm nếp than, đem nu vi cá, kêu là nu bng. Bn tui, Bc k, nu cho ăn th. Nó bùi bùi ngót ngót, hng chua, mà bc hết k. Cái món nu bng này cũng độc đáo như món bng (da heo sy) ngoài y vy. Vài thrượu bà con. Các bn thường nghe nói rượu đậu nành, rượu nếp than, lão tu...my thđó đều là con cháu ca rượu đế. Đậu nành đem rang cho vàng và thơm ri xay thành bt to ht, đem gói vô miếng vi mùng, đợi khi lên kháp thì bnó vô bn trượu. Rượu lên sthm đậu rang, chy ra scó màu vàng vàng, thơm phc. Nếu cn để thêm chút đường phèn. Va thơm va ngót ngót. Ung say chết b. Có vy thôi mà dám kêu là rượu đậu nành!? Má tui li no nhđồ mc dch này. Còn rượu nếp than thì sao? Nu mt ni nếp than còn lt làm cơm da, ri bng men cơm rượu ngt. Sau 3 ngày thì, thay vì chan bng nước, mà ly rượu trng chan vô. Ri ngâm đó đôi ba ngày hay 1 tun cũng hng sao, cơm rượu sbã ra. Mun xài thì ly vi mùng lược ly nước, chhng có cái vct hay nu. Cht nước hn hp này đục ngvà tím ngt, vnng nng ngt ngay. Đó là rượu nếp than! Ung say hết ngi dy. Tulương tâm, người ta pha cht nếp than nhiu ít, thêm đường hay nước lnh vô hay không. Còn rượu lão tu là rượu b, dành cho ông già bà cvà người mi sanh. Cách làm ging như rượu nếp than nhưng có thêm thang thuc bc bchung vô ngâm. Chan rượu loi ngon vô ri hthchng vài tháng, càng chơn càng tt. Hi nhtui ăn cp ung hoài nhưng có lvì chưa ti tui biết b, hay chưa có chđể b, nên chnghe nó ngt du như rượu con mèo tây co. Nói nhnghe, má tui nhung lão tu dài dài nên sanh 13 đứa con mà vn còn khe như gái xuân. Còn món rượu thuc? Vnào mà mun cường dương bgân bct, mun ngâm toa thuc Mênh Mng hay ngâm rn, rết, cc kè, sâm nhung, hi mã, xuyên đỗ trng, cao xương cp, vân vân, thì tui bày cho, cging vô sóc mà mua rượu chính gc loi chai nht hay chai nhì đem vìa ngâm cho đáng đồng tin bát go, đừng mua rượu ch. Ti đây hai tui xin dt vnày. Xin ktiếp món cm dp. 2.CM GIP. Cái món này nó lđối vi bà con vùng ngoài, nhưng li rt là phbiến xrung, mit Sóc Trăng và Trà Vinh ca mình. Riêng đối vi tui, nó là món rut, vì tui sng trong rut ca nó: xMiên. a, cm dp là món ăn truyn thng ca người Khmer và là đặc sn ca Trà Vinh. Vnày tui cũng rành 6 câu, xin ksơ sơ cho bà con nghe chơi. Mùa cm gip. Mi năm, cvào cui thu, lá ngoài đường rng nhiu...À không, bt chước trt ri. Phi nói như vy mi trúng: Tui skcho bn nghe, hi đó khi mùa đông va chm, vào nhng bui sm mai, tui đi hc trên con đường ging cát bũn, bên phi là rung đồng bao la, bên trái là hàng rào tre xanh ngt. Chân trn dm cát lp bp mà mt lo nhìn quanh qut đâu đâu. Khí tri mát rượi, cây cnm im, Nhng git sương trong veo còn ôm cái đuôi nhn ca muôn ngàn hoa lá. Hàng tre cúi đầu gt gù say ng, dưới gc, dây bìm bìm giăng kín như đấp mn, đim đầy bông tím, tng khúm ri rác, lan xa. Đối li, bên kia đường là rung đồng đầy p lúa chín, thoang thong hương thơm, cũng đang còn ng, ht lúa cũng ngm sương. đây làm lúa mùa, loi thân cao, phkhi đầu đám nhchơi cút bt trong đó, gichín thân nng ngn on. Có lvài cơn gió chướng đầu mùa đã lướt qua, nhè nhvut ve, nhthôi, cũng khiến nó ngoan ngon cùng nhau nm rp xung ng, xuôi theo mt chiu, gi đầu lên nhau, thy toàn ht, mà hàng cui da đầu lên b, coi thit ti nghip và dthong làm sao. Nhng mnh màu vàng, màu nâu đen ca nhiu loi lúa khéo trang trí cho tm thm mênh mông này. Có nhiu chlõm xung, gc rtrơ lên. Rung đã khô nước. Mùa gt đã bt đầu. Tháng 10 âm lch ri. Và, by gicũng chính là mùa cm gip. Cách làm cm gip. Cm gip làm ra tnếp, nhưng phi là nếp non, hay nếp mi thì mi đúng điu, chdùng nếp cũ là trt sách v. Khi nào cn, chy ra ra đám rung vàng gt vài bó đem vìa, loi nếp va già mà chưa chín ti, ri tri đệm ra, ly hai chưn đạp tng bó, tro qua tro li, giũ ly ht, đem sy sơ bng cái nia, sthúng nếp mm mm thơm phc. Đem rang làm lin. Nhưng trước khi vô chuyn giã hay đâm cm gip, xin nhc sơ qua vìa cái ci. Xưa có bài hát: “Trong đêm trăng, tiếng chày khua, ai hát vang trong đêm trường mênh mang..”. Ông Hoàng thi Thơ giã go kiu đó là giã bng cái ci vuông, làm bng khi cây b, nhưng lùn xt, cao chưa ti mt thước, cng vi cái chày mcó cái cán tm vong li vô ngang hông, to thành hình chT, dùng hai tay nm cán blên bxung như đóng cc nhà. Thnh thong gchày nghiêng vô ming ci cái kinh cho rơi go dính, đứng xa nghe cp-kinh, cp cp-kinh, kinh-cp, đó là tiếng

Nè. N ấu canh chua ngon hết xảy đó 2.CỐM GIẸP. · Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 21 Nè. Nước hèm nấu canh chua ngon hết xảy đó nghen. Nó đục

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nè. N ấu canh chua ngon hết xảy đó 2.CỐM GIẸP. · Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 21 Nè. Nước hèm nấu canh chua ngon hết xảy đó nghen. Nó đục

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 21

Nè. Nước hèm nấu canh chua ngon hết xảy đó nghen. Nó đục ngào, chua lè mà vẫn còn vị ngọt ngọt, cho nên đem nấu cá ngác, trê trắng, lương, lịch thì phải kêu nó là cao lương mỹ vị mới xứng. Mấy thứ này thịt dai, đụng vô hèm nó mau mềm mà vẫn giòn và trở nên ngọt lạ kỳ. Kế tới là cá đuối, cá úc, cá lăng xếp hạng nhì. Còn cá lóc mà chơi với hèm thì kể như thua mềm mình. Đặc biệt dân miệt Cồn có món ba khía tươi nấu canh chua hèm. Khỏi chê, nó ngọt ngay ngọt ngất, vỏ giòn tan, mạnh răng nhai luôn xác mới đã. Còn món nữa, đàng trong mình ít ai biết, là dùng xác hèm, chớ hông lấy nước, nhứt là hèm nếp than, đem nấu với cá, kêu là nấu bổng. Bạn tui, Bắc kỳ, nấu cho ăn thử. Nó bùi bùi ngót ngót, hổng chua, mà bốc hết kể. Cái món nấu bổng này cũng độc đáo như món bống (da heo sấy) ngoài ấy vậy. Vài thứ rượu bà con.

Các bạn thường nghe nói rượu đậu nành, rượu nếp than, lão tữu...mấy thứ đó đều là con cháu của rượu đế. Đậu nành đem rang cho vàng và thơm rồi xay thành bột to hột, đem gói vô miếng vải mùng, đợi khi lên kháp thì bỏ nó vô bồn tụ rượu. Rượu lên sẽ thấm đậu rang, chảy ra sẽ có màu vàng vàng, thơm phức. Nếu cần để thêm chút đường phèn. Vừa thơm vừa ngót ngót. Uống say chết bỏ. Có vậy thôi mà dám kêu là rượu đậu nành!? Má tui lời no nhờ đồ mắc dịch này. Còn rượu nếp than thì sao? Nấu một nồi nếp than còn lứt làm cơm da, rồi ủ bằng men cơm rượu ngọt. Sau 3 ngày thì, thay vì chan bằng nước, mà lấy rượu trắng chan vô. Rồi ngâm đó đôi ba ngày hay 1 tuần cũng hổng sao, cơm rượu sẽ bã ra. Muốn xài thì lấy vải mùng lược lấy nước, chớ hổng có cái vụ cất hay nấu. Chất nước hổn hợp này đục ngừ và tím ngắt, vị nồng nồng ngọt ngay. Đó là rượu nếp than! Uống say hết ngồi dậy. Tuỳ lương tâm, người ta pha chất nếp than nhiều ít, thêm đường hay nước lạnh vô hay không. Còn rượu lão tữu là rượu bổ, dành cho ông già bà cả và người mới sanh. Cách làm giống như rượu nếp than nhưng có thêm thang thuốc bắc bỏ chung vô ngâm. Chan rượu loại ngon vô rồi hạ thổ chừng vài tháng, càng củ hơn càng tốt. Hồi nhỏ tui ăn cắp uống hoài nhưng có lẻ vì chưa tới tuổi biết bổ, hay chưa có chỗ để bổ, nên chỉ nghe nó ngọt dịu như rượu con mèo tây cổ ẹo. Nói nhỏ nghe, má tui nhờ uống lão tữu dài dài nên sanh 13 đứa con mà vẫn còn khỏe như gái xuân. Còn món rượu thuốc? Vị nào mà muốn cường dương bổ gân bổ cốt, muốn ngâm toa thuốc Mênh Mạng hay ngâm rắn, rết, cắc kè, sâm nhung, hải mã, xuyên đỗ trọng, cao xương cọp, vân vân, thì tui bày cho, cứ vô giồng vô sóc mà mua rượu chính gốc loại chai nhứt hay chai nhì đem vìa ngâm cho đáng đồng tiền bát gạo, đừng mua rượu chợ. Tới đây hai tui xin dứt vụ này. Xin kể tiếp món cốm dẹp.

2.CỐM GIẸP. Cái món này nó lạ đối với bà con vùng ngoài, nhưng lại rất là phổ biến ở xứ ruộng, miệt Sóc Trăng và Trà Vinh của mình. Riêng đối với tui, nó là món ruột, vì tui sống ở trong ruột của nó: xứ Miên. Ừa, cốm dẹp là món ăn truyền thống của người Khmer và là đặc sản của Trà Vinh. Vụ này tui cũng rành 6 câu, xin kể sơ sơ cho bà con nghe chơi.

Mùa cốm giẹp. Mỗi năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều...À không, bắt chước trật rồi. Phải nói như vầy mới trúng: Tui sẽ kể cho bạn nghe, hồi đó khi mùa đông vừa chớm, vào những buổi sớm mai, tui đi học trên con đường giồng cát bũn, bên phải là ruộng đồng bao la, bên trái là hàng rào tre xanh ngắt. Chân trần dậm cát lụp bụp mà mắt lo nhìn quanh quất đâu đâu. Khí trời mát rượi, cây cỏ nằm im, Những giọt sương trong veo còn ôm cái đuôi nhọn của muôn ngàn hoa lá. Hàng tre cúi đầu gật gù say ngủ, dưới gốc, dây bìm bìm giăng kín như đấp mền, điểm đầy bông tím, từng khúm rải rác, lan xa. Đối lại, bên kia đường là ruộng đồng đầy ắp lúa chín, thoang thoảng hương thơm, cũng đang còn ngủ, hột lúa cũng ngậm sương. Ở đây làm lúa mùa, loại thân cao, phủ khỏi đầu đám nhỏ chơi cút bắt trong đó, giờ chín thân nặng ngọn oằn. Có lẻ vài cơn gió chướng đầu mùa đã lướt qua, nhè nhẹ vuốt ve, nhẹ thôi, cũng khiến nó ngoan ngoản cùng nhau nằm rạp xuống ngủ, xuôi theo một chiều, gối đầu lên nhau, thấy toàn hột, mà hàng cuối dựa đầu lên bờ, coi thiệt tội nghiệp và dễ thong làm sao. Những mảnh màu vàng, màu nâu đen của nhiều loại lúa khéo trang trí cho tấm thảm mênh mông này. Có nhiều chỗ lõm xuống, gốc rạ trơ lên. Ruộng đã khô nước. Mùa gặt đã bắt đầu. Tháng 10 âm lịch rồi. Và, bấy giờ cũng chính là mùa cốm giẹp.

Cách làm cốm giẹp. Cốm giẹp làm ra từ nếp, nhưng phải là nếp

non, hay nếp mới thì mới đúng điệu, chớ dùng nếp cũ là trật sách vỡ. Khi nào cần, chạy ra ra đám ruộng vàng gặt vài bó đem vìa, loại nếp vừa già mà chưa chín tới, rồi trải đệm ra, lấy hai chưn đạp từng bó, trẹo qua trẹo lại, giũ lấy hột, đem sẫy sơ bằng cái nia, sẽ có thúng nếp mềm mềm thơm phức. Đem rang làm liền.

Nhưng trước khi vô chuyện giã hay đâm cốm giẹp, xin nhắc sơ qua vìa cái cối. Xưa có bài hát: “Trong đêm trăng, tiếng chày khua, ai hát vang trong đêm trường mênh mang..”. Ông Hoàng thi Thơ giã gạo kiểu đó là giã bằng cái cối vuông, làm bằng khối cây bự, nhưng lùn xịt, cao chưa tới một thước, cọng với cái chày mổ có cái cán tầm vong lụi vô ngang hông, tạo thành hình chữ T, dùng hai tay nắm cán bổ lên bổ xuống như đóng cọc nhà. Thỉnh thoảng gỏ chày nghiêng vô miệng cối cái kinh cho rơi gạo dính, đứng xa nghe cụp-kinh, cụp cụp-kinh, kinh-cụp, đó là tiếng

Page 2: Nè. N ấu canh chua ngon hết xảy đó 2.CỐM GIẸP. · Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 21 Nè. Nước hèm nấu canh chua ngon hết xảy đó nghen. Nó đục

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 22

chày khua, hay lắm.Mà cũng mệt lắm.Thường phải giã chày đôi, cho mau.Kiểu giã này phổ biến ở vùng ngoài và người ta vừa giã vừa hát hò “là-hụ là-khoan, là-hụ là khoan” cho xì hơi bớt mệt. Trà Vinh thì khác. Cũng là cối vuông, hình dáng y chang vậy, nhưng bự hơn, giã lần cả giạ gạo, dùng chân đạp thay tay. Cái chày này bự lắm, nhưng được gắn vô đầu to của cái đòn bẫy làm bằng trọn 1 thân cây lớn gần 1 ôm, dài ba bốn thước, tạo thành hình chữ “L” hay cái ống điếu. Đó là chày đạp, nó được nâng bằng cả cái giàn cây cứng chắc, có lót sàn hai bên bàn đạp để đứng, hai ba người leo lên hổng nhằm nhò gì. Đứng trên sàn cao, chỉ cần 1 người lớn cũng đủ, dùng một chân đạp, chỉ có việc bước lên bước xuống, chày ngóc lên mổ xuống, một cái rột là gạo trắng liền. Đây nó chỉ kêu ình ịch mà hông khua cụp-kinh, cho nên lâu lâu người giã phải ngừng chân nhảy xuống, lấy cây chóng đầu chày cho hỏng lên, để trộn nghẹn, tức là lấy tay moi moi gạo khắn dưới đáy cối lên trộn cho đều và rời ra. Cối này tiện lợi hơn thấy rỏ, già trẻ lớn bé gì đều giã được ráo.

Làm cốm giẹp hổng có xài hai thứ vừa nói. Mà phải dùng cối dọt và chày dọt. Cái cối này được làm bằng thân cây tròn, cao cả thước, khoét cái lỗ rộng từ 2 gang trở lên, cạn sâu tùy thích, hông cối đẽo cho eo eo, đít cối giữ nguyên cái bàn tọa bự để ngồi cho vững. Cái chày cũng bằng cây tròn, bự hơn bắp chân, dài cở thước rưỡi, giữa thì eo thon làm chỗ nắm, hai đầu chờ vờ mum múm, đầu nào dọt cũng đặng. Nhìn hai người đàn bà Bahnar hay Seđang miền núi, mình ngực trần, đứng đối diện nhau sát cối, cùng dọt chày đôi một cối lúa, dáng điệu nhịp nhàng, phía trước tưng tưng, cái mình ưởn ẹo tới lui, như 2 con hải mã khiêu vũ, tui đã từng nhớ nhà muốn đứt ruột, nhớ bà con tui ở quê đâm cốm giẹp. Nói vậy có nghỉa là cái cối dọt này hông phải của riêng ai, từ Bắc vô Nam, từ đồng lên tới núi, đâu đâu cũng biết xài. Nhưng mà, tui dám cam đoan, nghề đâm cốm dẹp là của riêng quê tui, vùng ruộng giồng Trà Vinh.

Cái cối dọt là chánh. Còn phải có thêm nia, thúng, 1 cái vừng và 1 cái sàng. Một người không thể làm được. Phải cần ít nhứt là 4 người để làm nhiều việc nối tiếp nhau, mà Mỹ kêu là phương pháp Taylor dây chuyền gì đó, thì mới mong làm được nhiều đem bán. Nè hén, 1 người đứng rang nếp, hai người kế đứng giã, và cuối cùng là 1 hay 2 người nữa lo sẫy, sàng và lựa thóc. Phải làm ngoài trời, tốt nhứt là vìa chiều hay đầu hôm, cho mát. Đổ nếp vô cái mẽ nồi đất bự đang nóng trên bếp, chừng 1,2 lít mỗi lần, rang cho lẹ và đều tay. Khi nghe thấy vài hột bắt đầu nổ lốp bốp thì bưng lên trút vô cối, để đâm ngay. Hột cốâm chuồi nửa vời đó còn nóng hổi xốp xộp. Trong khi người kia tiếp tục rang mẻ kế thì hai người thợ giã phải dọt cho gấp cho nhanh, hông thôi nếp nguội sẽ bị cứng, giòn, mất dẽo, khó đâm. Mấy chày đầu nghe xột

xột vì còn xốp. Rồi chuyển qua bụp bụp, cụp cụp, liên hồi. Đặc biệt là cốm dẹp dễ bị nghẹn, dễ bị dính nhau. Cho nên 1 trong hai người, tay này thì đâm, tay kia thì cầm cái đũa bếp tre dài cả thước nạy lia nạy lịa để chống mắc nghẹn.Tiếng nạy chen giữa tiếng chày dộng, rất ăn nhịp, tạo nên âm thanh ngồ ngộ: bụp, cà-xẹt, bụp, cà-xẹt, bụp..Hông biết tụi Tây có thấy vụ này hông mà họ chế ra nhịp disco nghe y chang. Giã xong cối, đổ cốm xuống nia, chuyển qua khâu thứ 3, để sàng sẫy cho sạch trấu, bóp rời hột dính, rồi vừng để bắt cốm lép.

Nếu làm vào mùa gặt, dùng được nếp non, hột cốm có xanh lợt hổng đều, nhưng đó mới chính là loại cốm ngon, nó dẽo mềm và thơm phức, để lâu hổng thiêu hổng hư. Còn nếu làm trái mùa, dùng nếp già khô, thì phải ngâm trước nhiều giờ cho nếp mềm trước khi rang, nhưng nó cho ra loại cốm màu trắng ngà đều trân, mà lại giòn và lạt xèo. Dân buôn vì mưu câu lợi nhuận thường bỏ màu, nhuộm xanh, biến cốm thành màu cỏ non xanh tận chân trời, coi thấy phát ghê. Ai mà khùng mới mua loại này.

Sau đây nói vìa cách ăn cốm giẹp. Cách ăn cốm giẹp thì nói hổng hết. Tui xin

phân loại làm 2 cách: Cách thứ nhứt theo nghi thức lễ ăn ót của đồng bào tui, người Khmer, và 1 loại khác phàm phu tực tử của người An Nam mình.

Lể Ok ombok của đồng bào Khmer. Mùa cốm giẹp chính là mùa ót-ombok. Mình

kêu gọn là mùa ăn ót. Chỉ ở Sóc Trăng và Trà Vinh mới có. Cốm giẹp (tiếng Miên kêu là Ombôk) là món lễ vật chính, như kiểu bánh chưng bánh dày của con cháu Hùng Vương. Hằng năm, sau khi xong mùa màng (xứ mình chỉ làm ruộng 1 mùa, tháng 9 tháng 10 là chín hết), đồng bào Khmer tổ chức nhiều lễ lộc, kể từ tháng 9 ta trở đi, nào là He ca thinh, Đuônn Ta rồi tới ót-ombok*. Lễ ăn ót tổ chức đúng ngày rằm tháng mười. Mục đích là tạ ơn trời đất, giúp mưa thuận gió hòa, được mùa no ấm, cùng thần thánh đã phò hộ cho mạnh giỏi bình an, và cùng lúc cầu xin được phò hộ tiếp cho mùa tới. Sau lễ ăn ót, đồng bào tui còn thả thững lên trời cũng với điều cầu nguyện tương tự như trên. Hầu hết mỗi nhà tự đâm cốm giẹp để cúng. Nhiều nhà ở chung vuông thì gom lại cúng chung cho xôm tụ. Chuẩn bị xong, đợi trăng lên khỏi ngọn tre, gia đình đặt bàn thờ giữa sân, sân rất rộng và sạch vì đã được dọn dẹp để làm bãi đạp lúa, trên bàn có nhang đèn, cốm giẹp trộn dừa, trái cây, dừa xiêm, bình bông, nước mía ép v.v. và mấy cây mía tươi lá cong cong để trang trí. Ít có ai cúng bánh, vì đây từa tựa như cúng ông thiên. Phía sau có trải tấm đệm bự. Ông Dượng tui, người Khmer chánh hiệu, sau khi cúng vái rất lâu, lẩm bẩm bằng tiếng Miên mà tui chưa hiểu nổi, rồi mới kêu gia đình con cháu đứng hay quỳ xuống sau bàn thờ, nhắm hướng mặt trăng mà lạy. Sau cùng là

Page 3: Nè. N ấu canh chua ngon hết xảy đó 2.CỐM GIẸP. · Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 21 Nè. Nước hèm nấu canh chua ngon hết xảy đó nghen. Nó đục

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 23

cái mục ót. Cái muc ót nay có phải dành ưu tiên hay bắt buộc cho con nít? Trong khi người lớn được miễn, chỉ đứng coi. Còn tụi nhỏ như tui, dù đang chạy giỡn vòng vòng, đều bị kêu lại, bắt quỳ gối xuống, ngước mặt lên, hả họng ra cho bự, rồi thì được một bụm cốm trút vô miệng, đầy cứng. Trời đất. Mắc nghẹn chết. Nhưng được cưng mới cho ăn nhiều như vậy. Ăn nhiều được phước nhiều. Như ăn bánh thánh trong nhà thờ? Đằng kia chỉ le cái lưỡi ra nhận mình Thánh, chút nị. Đằng này phải ngốn phùng mang!? Phải nghiêm trang nhận lấy, phải lấy tay bụm lại rồi nhai chậm chậm, nuốt vô từ từ. Tinh hoa phước lộc trời cho mà. Tiếng ót, phát âm Khmer cho thật trúng là ook, có nghỉa là ăn một dốc đầy miệng, như Hai tui vừa được ăn. Đó là nghi thức. Chỉ cần một ót như vậy là đủ lễ. Rồi sau đó muốn ăn kiểu nào thì ăn. Cốm dẹp mới, trộn dừa rám nạo, ủ nước mía mềm mịn, ngon hết biết. Hoặc chan nước mía vô làm chè, kiểu ăn corn flake sữa tươi, cũng hấp dẫn chưa từng. Còn nước mía! Bà Dì năm của tui dùng cái máy ép giống cái khuôn bàn bào thợ mộc, rồi bỏ từng lóng mía ngắn như khúc mía ghim vô, lấy miếng đòn bẫy giẹp như lưỡi bào, nạy nạy, nước mía chảy xuống diệm ro ro, mặc sức uống. Mùa trăng mùa gặt tháng mười và Ok-ombok là vậy đó bạn ạ. Nhắc lại mà thèm mà nhớ. Hồn ở đâu bây giờ? Còn cách ăn cốm giẹp của người Việt thì nói ra chắc sẽ thừa. Tùy khẩu vị, biến chế ra đủ thứ. Đây tui chỉ dám khoe mấy điều. Trước hết là bà nhạc của tui chuyên nghề bánh tét, bánh ú, bánh dừa, một thời vang bóng, mà trong đó hổng thiếu món bánh tét cốm giẹp. Bánh tét cốm giẹp nhưn đậu xanh! Tui dám dứt 1 lần 2 xâu, tức 1 chục cái, tỉnh bơ. Đặc sản Trà Vinh đó bà con. Rồi tới chuyện bà chị dâu vợ bất hủ nữa. Có đồng hương TV đã nhắc tới tiếng rao hàng ngày xưa mà đành quên mất tiếng rao của chị vợ tui. Xin nhắc lại. “Ai ăn đậu đen nấu đư.ư ừ ờ.ờng hôn” Tiếng “đường” vang lên cao tới ngọn cây dầu lớn. Chè đậu đen mà rao kiểu vậy nghe mới đã. Đó là về ban đêm. Lúc đó chưa làm em chị, ngồi học bài mà nghe chị rao thì tỉnh ngủ, và còn sửa lại “ Ai...em giữa đường” gì đó, rồi xúm nhau cười như quỷ xứ. Nhưng mà chưa bằng cái câu rao sau đây, vìa cốm giẹp, bán ban ngày, thường vào xế trưa, như vầy nè: Ai ăn chuối- chưng- chuối- xào- dừa- sa- kê- cốm- giẹp- trộn- dừa đường ca.a.at.át hôôôn. Nghe đã quá xá đã. Tiếng rao dài nhằng, cao vút, trong veo, ngọt còn hơn đường phèn nữa chứ đừng nói đường cát. Cốm giẹp, dù đã trộn dừa nạo, ướp nước dừa tươi, trộn đường cát, đã “cực kỳ” ngon rồi, mà lại chan nước chuối chưng nước cốt dừa vô nữa, thì ây dôi, mèn ơi, chu choa...ăn thử một lần sẽ nhớ luôn mấy kiếp. Đó có lẻ là món độc chiêu của bà chị nghèo nàn, ngày lẩn đêm vất vả buôn gánh bán bưng, một trong những người chị của đất Trà

Vinh thân yêu xa lắc. Rồi còn cái trái sa kê nữa. Sa kê trộn dừa. Ôi! Càng nhắc lại càng …cách chi rựa.

Tản mạn vìa cốm giẹp. Sau cùng, xin phép bà con cho tui nói thêm

chút xíu. Là hổng biết làm sao mà nghề cốm giẹp lại bùng nổ sau 75, nhứt là đầu vào thập niên 80. Gạo hông có đủ để ăn mà cốm dẹp bán đầy trời, xuất tỉnh lan đi khắp nước. Chở hơn 5, 10 kí là bị tịch thu, nhưng cốm giẹp lại lọt khe. Có lẻ bà con mua cốm giẹp ăn trừ cơm. Hay chính nó đã trỡ thành món ăn quý hiếm giàu chất lượng dinh dưỡng đối với những “dân tộc tiến bộ” nào đó. Còn bọn vượt biên phản quốc thì mua cốm giẹp làm lương khô, lềnh bềnh trên biển cả 2 tháng vẫn chưa hư. Tui hổng tìm ra câu kết. Riêng phần cá nhân tui, nhờ cái đà đó, cũng đã kiếm ăn được chút chút. Số là sau khi đậu tiến sỹ sơn lâm, vìa nhà bị coi như người cùi sứt móng, ít ai dám lại gần. Và giữa cái thời XHCN tiến nhanh tiến mạnh lên đỉnh cao bo bo đó, tui cũng thành vô sản chiên giòn, hổng còn gì ráo ngoài quần xà loỏn và một cái áo ka ki công nhân viên củ kỷ do thằng em cho. Tui bèn mượn chiếc xe đạp đầm và cái quần dài của thằng em vợ, đi buôn trong sóc. Ngày đạp cả trăm cây số trên những nẽo đường làng tồi tệ. Tui cỡi xe, rồi xe cỡi tui. Bán bột ngọt, thuốc hút, trà, kim chỉ, nước tương v. v., bận vìa thì lén giấu vài kí gạo, đi luồn đường trong. Đem vìa nuôi con. Có lần ghé nhà em tui dưới quê, tui nghe tiếng đâm cốm giẹp rân trời. Hỏi ra, toàn là bà con tui, họ đang làm để bán. Tui bèn mua chịu, hôm sau xuống trả, chở bằng xe đạp lên tỉnh bỏ mối. Lần đầu chở 2 giạ. Ngon hơ. Lần 2 cố chở 3 giạ, đường quá xấu, xe đạp gẫy, đem lại ông ba Chập-lác, ba của anh Phước và Lộc, ở đường số 3 hàn lại, đi tiếp. Xe lại bị gẫy trở lại. Đành hàn sơ trả cho chủ, cắn môi mắc cở. May trong nhà còn cái sườn xe hiệu anh-sông (alcon) củ từ thời Bảo Đại treo trên giàn khói. Lấy xuống lau chùi sơ, kiếm 2 cái bánh ráp vô, hông thắng, hông vè, vừa chạy vừa la vô vô, đi làm ăn tiếp. Lại bị gẫy nữa. Hai chiếc xe đạp tội nghiệp, bắt nó chịu khổ hơn tui sao đặng. Cái quần dài thì bị rách đáy, làm sao mà trả, giựt luôn. Thằng em vợ cười thông cảm. Cốm giẹp! Ôi cốm giẹp. Tưởng nó giúp tui, hông dè nó làm tui choáng váng. Bây giờ, tui chỉ dám nhớ thương ok-ombôk mà thôi.

Tôi vừa kể cho bà con cô bác nghe chơi về 2 loại đặc sản làm từ lúa gạo, nét độc đáo của đồng quê Trà Vinh. Chuyện đồng quê kể biết cho tới chừng nào mới hết. Thôi, tới đây thì:

“Tình quê góp nhặt đã dài “Mua vui cũng đặng một vài.. phút giây. “Hẹn quang năm cũng mùa này... Giờ thì xin kiếu, chia tay... cũng vừa. /.

Hai Quẹo Tuyết Lê, Bính Tuất niên, 2006.

Page 4: Nè. N ấu canh chua ngon hết xảy đó 2.CỐM GIẸP. · Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 21 Nè. Nước hèm nấu canh chua ngon hết xảy đó nghen. Nó đục

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 24

Cước chú: (*) Bài cổ nhạc Nam phần, không có lời, thường dùng để đờn bái tổ, mở đầu tuồng hát cải lương, gọi là bài Tam pháp nhập môn. Trẻ con còn đặt thêm lời để giỡn như sau: Chị này là chị đưa đò. Chị này là chị có con. Có con chị có con chị đò.vv.Xự hò xề xự xang hò..gì đó. (*) He ca thanh, hay He Takhanh cũng vậy, là lể làm phước và dâng bông, cúng dường cho chùa. Sau mấy ngày dựng rạp tiệc tùng cho chòm xóm ăn free tại nhà, là dâng bông. Những cây bông đội trên đầu những cô thiếu nữ lủng lẳng đơm đầy vàng bạc, để dâng đi. Họ nối đuôi từng đoàn sau giàn trống nhạc ngủ âm khlên-xiêm tùng tung lên chùa lể bái. Còn Đuônn Tà là lể tạ ông bà, tổ tiên. Chi-Đuônn là Bà, Chi-Ta là Ông. (*) Bao bố tời. Là bao đong lúa, bằng bố, ngoài kia kêu là bao tải bằng đay. Còn kêu là bao chỉ xanh hay bao tạ, vì nó có hiệu in màu xanh, có thể chứa 3gịa3 lúa, khoảng 100kí, hay chứa gạo, lưng bao, cũng vừa đủ 100k. (*) Khạp da bò. Khạp trán men màu vàng da bò, chứa được 2 đôi nước, đôi 40lít X 2= 80 lít. Khạp đường= 1 đôi 40lit

Haï Vuõ ! Hạ vũ mông lung tiền nhân khứ Hạ vũ hi hửu nhân khách địa Hạ vũ công viên đồng hương lạc Hạ vũ trùng phùng nhân mãn duyên. Trần Sinh

Möa Haï ! Mưa Hè man mác nhớ người xưa, Ðất khách quê người Hạ ít mưa. Công viên mưa Hạ vui họp mặt, Mưa Hạ mát tình thắm duyên xưa. Võ Văn Diệu phỏng dịch

Ñoâng Nhôù Trời càng lạnh cho tim anh càng nóng, Mây xuống gần cho ước vọng bay cao. Gió phơn phớt khơi bùng bao kỷ niệm, Không có em, Anh thơ thẩn…chiêm bao.

* Nhớ hồi đó, gặp nhau em ngoảnh mặt, Vừa thấy em, anh ngỡ lạc Bồng Lai. Có gì đâu, chỉ đôi lần liếc mắt. Mà về nhà nửa tỉnh nửa say,

* Rồi Đông ấy, ta thôi yêu bằng mắt, Những hẹn hò, riu ríu bước chân em. Dáng nho nhỏ, theo tiếng lòng dẩn dắt Lạc vào đời, lạc mất cõi thần tiên.

* Đông những đông, ấm nồng men hạnh phúc. Góp hình hài cùng đốt chảy tuyết băng, Nếm yêu đương bằng ái ân ngọt ngất, Tiết Đông già mà ngờ ngợ đang xuân !

* Em ở đó chiều nay sương có lạnh ? Anh bên nầy đun kỷ niệm thành thơ Trời Đông giá, mà lòng anh nắng hạ, Càng nhớ em càng dậy lửa hương xưa. !

Lâm Thanh. Mùa Đông Sydney 6/2005 Riêng tặng Bé Chạy

Kỷ niệm ngày xanh Niêm kín phong thơ gởi đến người Nhắc nhau dĩ vãng để cùng vui Học đường Văn Lễ cây cao mát Tỉnh lỵ Trà Vinh bóng nắng trôi Có những mối tình thầm gạt lệ Cùng nhiều ánh mắt chứa chan lời Tấm lòng hoài vọng niềm mơ ước Kỷ niệm ngày xanh đẹp tuyệt vời

Bakewell, Xuân 2005 Chiêu Anh

Page 5: Nè. N ấu canh chua ngon hết xảy đó 2.CỐM GIẸP. · Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 21 Nè. Nước hèm nấu canh chua ngon hết xảy đó nghen. Nó đục

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 25

Ký sự đồng quê Bọn nhóc “SAÊN ÑAÀU CHUOÄT ”

DIEÄP HOÀNG PHÖÔNG

Tụi nhỏ gọi tôi là bác Ba, có đứa gọi là ông Ba; vì vai vế của tôi lớn. Ba tụi nó là em hoặc ông ngoại tụi nó là em tôi cho nên tôi lớn chức. Nhưng bù lại, cái gan của tôi không lớn bằng bọn trẻ nhà quê nầy. Chứng kiến từ đầu tới cuối mấy đứa nhỏ truy bắt và hành quyết bọn chuột đồng, tôi rùng mình về sự gan dạ và khá tàn bạo của chúng. Tôi gọi mấy đứa nhỏ đứng xớ rớ trước mặt tôi là bọn nhóc “săn đầu chuột”

Quê tôi miệt Trà Vinh, làng tôi là làng Hòa Thuận, nhà tôi thuộc ấp Xuân Thạnh phía trước nhìn ra con kinh nối sông Cổ Chiên với thị xã, phía sau là cánh đồng mênh mông. Sau Tết nguyên đán, lúa đông xuân chín rộ, cánh đồng vàng rực một màu. Buổi chiều khi con nước ngoài sông đổi dòng dâng lên, gió bỗng thổi mạnh hơn. Gió chạy ngang cánh đồng có lúc xô ngã những bụi lúa trĩu hạt.

Đi ra đồng mùa nầy thấy lúa “xao xát” lắm và nhìn bờ mẫu thấy rất nhiều hang chuột. Ngày và đêm, ngoài cánh đồng lúa chín luôn có mặt lũ chuột đồng. Chuột sống ngoài đồng, ăn lúa nên con nào cũng mập ú, lông vàng mượt. Để đuổi chuột, nhà nông – nhất là bọn nhóc mười bốn, mười lăm tuổi, có nhiều cách: đào hang, đặt bẫy, đuổi chó ( nhưng chó thường làm hư lúa ) và khi quân số chuột quá đông, thì giăng lưới. Bọn nhóc diệt chuột rất hiệu quả, bởi vì chuột là thực phẩm “ tươi sống” ngon hơn thịt gà.

Sau mùa gặt, cánh đồng trơ chân rạ phơi mình trong nắng gió. Lúc nầy chuột không làm hang ngoài đồng mà kéo vô rẫy, leo tuốt đọt dừa làm ổ đẻ con. Nhưng dù ở ngoài đồng hay leo lên ngọn dừa, bọn chuột vẫn có nhiều cơ hội trở thành nạn nhân của bọn nhóc..

-Kiếm chuột nhậu nghen bác Ba ? – Thằng Tí 12 tuổi là con của Sáu Dắt, em tôi, hỏi ý kiến tôi trong lúc tôi và Sáu Dắt, Hai Hải chuẩn bị bàn nhậu lai rai. Sáu Dắt háy một cái, thằng Tí gật đầu. Thằng Mót đứng gần bên, cười toét miệng, nói vô: -Lẹ lắm, ông Ba. Nó trên đọt dừa …kia cà ! -Đi đi, còn đứng đó nói ! – Hai Hải hất đầu khiến hai thằng nhóc thụt lùi, biến đi. Vài phút thôi, trên con đường nhỏ cặp bờ sông tôi đã thấy hai thằng nhóc ban nảy và ba tên nhóc khác nữa kéo đi, trên vai chúng là cây tre dài sọc do ba đứa vác, hai đứa kia xách giỏ đệm vừa đi vừa nói chuyện, vô tư.

Chúng nó đi “ví” chuột. Trong lúc chờ đợi, Hai Hải nướng mấy con

khô cá khoai, Sáu Dắt đong hai xị rượu còn tôi lột mấy chiếc nem hôm qua mua ở ngã ba Vũng Liêm, nơi nổi tiếng với món nem chua. Sáu Dắt đong rượu xong xách chai rượu tới đặt lên bàn. Tôi nhìn thấy bọt “cá lia thia” nổi hơn nửa vòng trên mặt rượu nên biết đây là rượu loại một chánh gốc Xuân Thạnh. Vậy là bữa tiệc nhỏ đồng quê hôm nay rất là …chất lượng !

-Chuột ở ngoài đồng làm sao bắt ? – Tôi bắt đầu chú ý đến chuyện chuột đồng nên hỏi Hai Hải. Hai Hải giải thích sau khi bưng dĩa khô cá khoai tới:

-Dễ. Chuột nằm trong hang luôn luôn đưa đầu ra ngoài. Mình đè cây dao chận miệng hang rồi đào từ trên xuống. Tụi chuột vọt ra thì chấn cây dao đè đầu nó, nắm đuôi bắt sống. Nếu nó xẩy thì mấy con chó dẫn theo “ví” sát đít. Chạy gì khỏi…

Ngồi nhậu lai rai trước sân nhà, nhìn ra bờ sông nhỏ với hàng dừa nghiêng lá, tôi cảm thấy hết sức khoan khoái, thanh bình, tâm hồn dần thư giãn. Nhưng ngay sau đó, chính tôi lại bị cuốn hút với cái không khí ồn ào ngoài bờ sông, sau đám bắp, nơi bọn nhóc đang “ví”chuột trên đọt dừa. Tiếng reo hò của bọn nhóc “ săn đầu chuột” khiến tôi tò mò, rời chỗ ngồi bước nhanh ra bờ sông.

- Thọt mạnh đi Tí, nhóc chuột luôn ! – Thằng Mót đứng xa gốc dừa vừa quan sát vừa hướng dẫn thằng Tí và một tên nhóc khác đang chọc cây sào tre lên đọt dừa. Đầu cây tre quét nát cuốn lá và tôi nghe tiếng kêu chút chít của bọn chuột. Rồi một con chuột rớt xuống. Nhanh như con chó săn, thằng Mót phóng tới chụp lấy đuôi con chuột lúc nó đang sửng dửng vì cú té nặng, bỏ gọn vô giỏ đệm.

Mỗi đọt dừa rớt xuống vài ba con, không thấy chuột con, có lẽ chúng chưa kịp đẻ thì bị tấn

Page 6: Nè. N ấu canh chua ngon hết xảy đó 2.CỐM GIẸP. · Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 21 Nè. Nước hèm nấu canh chua ngon hết xảy đó nghen. Nó đục

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 26

công.Vài ba cây dừa, đủ một chục con chuột mập ú. Thằng Tí day lại nhìn tôi hỏi:

-Đủ nhậu chưa, Bác Ba ? Thằng Mót cười ngất:

-Ngon hơn thịt gà ông Ba ơi. Để tía con khìa đãi ông Ba với ông ngoại nhậu.

Tôi rùng mình. Nhưng cái rùng mình của tôi thật vô nghĩa, chưa phải lúc vì sau đó tôi còn được chứng kiến cảnh bọn nhóc hành quyết lũ chuột rùng rợn hơn nữa. Lúc bọn trẻ trở về báo cáo thành tích “ví” chuột thì Hai Hải nhìn tôi cười mĩm:

-Để tặng anh Ba mấy cái “xâu chuỗi” ngâm rượu uống nghen ! Chuột có chửa không hà ! Xâu chuổi là hà nàm á anh Ba. Bổ lắm.

Điểm hành quyết cạnh bên nên tôi không phải rời chiếc bàn với chai rượu ngon và món khô cá khoai nướng để chứng kiến màn hai của bọn nhóc” săn đầu chuột”. Trước tiên, thằng Mót xách đuôi một con chuột đồng lông vàng, tròn quay ra khỏi giỏ đệm. Nó đè đầu con chuột bằng tay trái, tay phải nó nắm vành tai con chuột kéo mạnh theo chiều dọc. Con chuột chỉ kịp kêu lên một tiếng “ ét” vì đau đớn thì lớp da ngoài của nó đã tuột ra tận đuôi lòi ra những thớ thịt trắng tươm những mụn máu li ti. Thằng Mót xé lỗ tai con chuột lần thứ hai thì toàn bộ thân thể con chuột đã trần trụi. Riêng cái đầu nó với đôi mắt long lanh là vẫn con nguyên và… nó còn sống. Sự sống của tên chuột đồng xấu số chỉ kết thúc khi bàn tay phải thằng Mót ngắt ngang, bứt lìa cái đầu ra khỏi mình, quăng vô chiếc rổ tre kế bên.

-Lấy “xâu chuỗi” mậy Tí ! – Sáu Dắt nhắc con mình.

Mót đưa phần mình con chuột cho Tí để rảnh tay “xé lỗ tai” con kế tiếp.

Tí cầm con chuột lột gọn trong bàn tay và cũng rất gọn khi chọc cây dao Thái Lan rạch bụng chuột, moi cái bào thai ra ngoài. Đúng như mọi người ví bào thai chuột là “xâu chuỗi” vì đám chuột con đỏ hỏn, khoanh tròn, xếp thành hàng dài trong cái bọc mỏng manh giống như xâu chuổi “Hồng ngọc” …

Mười con chuột, moi được tám cái “xâu chuỗi” ửng hồng với đám chuột con còn cựa quậy. Sáu Dắt bỏ hết vô cái keo rượu đã chuẩn bị sẵn. Hai Hải nói:

-Anh Ba đem về Sài Gòn. Ngâm sáu tháng là uống được. Bảo đảm ..tăng cường sinh lực còn hơn anh bổ thang thuốc Minh Mạng..cái gì mà..à..”nhứt dạ lục giao…” gì á !

Nhìn keo rượu trắng tinh, đám “xâu chuỗi” nằm hổn độn tái dần trong rượu có nồng độ cao, tôi thấy lợm giọng. Ựïc vội ly rượu để trước mặt tôi nảy giờ tôi thấy dễ chịu hơn. Hải hiểu ý xé cho tôi miếng khô đưa cay.

Lúc công việc của bọn nhóc xong xuôi, Sáu Dắt cầm cái rỗ chuột vô bếp.

Riêng bọn nhóc, chúng tiếp tục chơi đùa với nhau và biết chắc thế nào lát nữa đây cũng sẽ được thưởng mỗi đứa một con chuột rim thơm phức, ngọt hơn thịt gà. Còn trò chơi của bọn nhóc là trò chơi gì ? Chúng chơi trò tung hứng những cái đầu chuột, đứa nầy ném cho đứa kia, đứa kia chụp và ném cho đứa nọ. Đầu chuột trở thành những trái cầu nho nhỏ.

-Tụi nó đứa nào cũng ăn cỡ vài chục con chuột đồng ! – Hải nói sau khi uống một ly rượu.-Quê mình chuột nhóc luôn, tha hồ ăn. Nếu không săn bắt chuột, không diệt nó từ trong bào thai thì nó sanh sản dữ lắm, phá lúa mình chịu gì nỗi. Thấy anh Ba rùng mình, tui biết anh ái nái vì hành động của tụi nhỏ là tàn nhẫn phải không ? Mình là nhà nông mà. Đồng ruộng mình có tôm, có cá, có cả chuột. Có gì ăn nấy. Không ăn chuột mùa màng mình thất bát, mình đói. Nghe nói dạo nầy bên Đồng Tháp người ta chở chuột lên thành phố bán cho mấy quán nhậu, có cả khô chuột đồng…Tui nghĩ xứ mình có khả năng “xuất khẩu” chuột chế biến các kiểu …ra nước ngoài. Nhưng mấy ông Tây bà Đầm có dám ăn không, không biết

Sáu Dắt bưng dĩa chuột đồng xào lăn ra cắt đứt câu nói của Hải:

-Thôi nhậu. Có món mới đây. anh Ba ! Mấy đứa nhỏ có phần trong bếp. Vợ em đang rim mấy con nữa ..Aùi chà chà …Mồi nầy chắc nhậu …tới mai !

Diệp Hồng Phương Trà Vinh 2-2001

Page 7: Nè. N ấu canh chua ngon hết xảy đó 2.CỐM GIẸP. · Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 21 Nè. Nước hèm nấu canh chua ngon hết xảy đó nghen. Nó đục

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 27

Traø-Vinh HoïpMaët Mừng Xuân Bính Tuất 2006

(Bài và ảnh: Nguyễn Văn.) Santa Ana -- Lúc 10 giờ sáng ngày Chủ Nhựt 5 tháng 2 năm 2006 nhằm ngày mùng 8 Tết , thân hữu và đồng hương Trà-Vinh đã qui tụ hơn 200 người tại nhà hàng Lucky House Thành phố Santa Ana họp mặt mừng xuân Bính Tuất 2006 và cho ra mắt Đặc San Trà Vinh số 6 trong khung cảnh của một ngày đẹp trời miền nắng ấm Nam California.

Tân Xuân hội ngộ ngày 5/2/2006

Sau màn biểu diễn múa lân chào đón đồng

hương, buổi hội xuân được bắt đầu với nghi lễ dâng hương Bàn Thờ Quốc Tổ do các cụ Cao Niên mặc quốc phục cổ truyền nghiêm trang hành lễ. Tiếp theo là trình diện tân Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2006-2008 với toàn Ban Chấp Hành được lưu nhiệm và Giáo Sư Văn Tường vẫn dược tín nhiệm là hội trưởng.

Với lời tâm tình chân thành của Trưởng Ban Tổ Chức Tân Xuân Hội Ngộ 2006, cụ Hàng Công Thành nhân dịp nầy chúc lành Đồng Hương Trà Vinh trong năm mới niềm vui mang đến khắp mọi nhà, cụ cũng tỏ ra hân hoan nhìn thấy trong hội trường rất đông đảo người Trà Vinh thế hệ thứ hai, thứ ba, cụ kêu gọi và hy vọng rằng "Tre già măng mọc" mắt cụ đảo nhìn hướng về hai thanh niên trẻ Kiên Phi Dũng, Kiên Phi Bằng hình như muốn gởi gấm một điều gì thầm kín lắm chăng!.Ai hiểu cho tấm lòng của cụ?

Hội xuân có đầy đủ các phần: nào là chúc thọ , tặng hoa hồng đến các cụ cao niên, nào là lì xì cho các cháu thiếu nhi, trao bằng cảm tạ...tất cả với ý nghĩa duy trì ý đẹp kính già yêu trẻ trong nếp sống của mọi gia đình chúng ta dù đang là người viễn xứ.

Sau giọng ca ngọt ngào của ca sĩ Hương Thơ mở màn văn nghệ với bản "Ngày Đầu Một Năm" là hợp ca " Ly Rượu Mừng" vừa hát, vừa uống rượu thật, để rồi hơi men ngà ngà làm hừng say lòng người với màn văn nghệ cây nhà lá vườn nhưng làm mọi người thích thú đó là màn vũ "Lầm Thôn" điệu vũ dân tộc đặc thù của người Khmer, lôi cuốn hơn 20 người đủ mọi lứa tuổi, nam nữ, làm sôi động cả nhà hàng.

Sự việc làm mọi người thấy bạo dạn tham dự văn nghệ tạo bởi hai em thiếu nhi Kevin Ngô 5 tuổi và Sarah Ngô 7 tuổi trình tấu dương cầm .

Màn vũ tuyệt đẹp của các em GĐPT Hương Tích, liền sau đó Thầy Trần Sinh, trưởng ban văn nghệ thông báo có một danh sách ghi tên các đồng hương tình nguyện trình diễn giúp vui rất đông đảo, điều nầy khiến Ban Tổ Chức hơi bối rối trong việc sắp xếp.

Có tiếng cảnh báo của Cố Vấn Trưởng Trần Xiều "coi chừng không đủ giờ" có tiếng "dạ, dạ" đáp lễ.

Cuộc vui ngày đầu Xuân trong không khí tưng bừng hứng khởi, tiếng nói, tiếng cười huyên thuyên dường như bất tận. Nghe vang vang trên micro tiếng vọng của MC Kiều Trương" đây người về từ Texas với "Các nẻo đường Trà Vinh" rồi tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô như không muốn dứt.

Ðài truyền hình STBN đang thâu hình đoàn Lân GÐPT

Hương Tích Xen kẽ chương trình là phần xổ số lấy hên

đầu năm gồm 12 phần quà do Hội và các Mạnh thường quân gởi tặng.

Page 8: Nè. N ấu canh chua ngon hết xảy đó 2.CỐM GIẸP. · Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 21 Nè. Nước hèm nấu canh chua ngon hết xảy đó nghen. Nó đục

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 28

Đang hăng say làm phần công tác của mình, trưởng ban tài chánh, Anh Trương Bạc Xuổl lại nhận được tin, đồng hương Nguyễn Văn Nhựt tặng 200$ tiền mặt để xổ lô độc đắc.

Hoạt náo viên Lê Thu Hà vui cười hớn hở “hoan nghinh, hoan nghinh” và kết luận: vậy thì phó tổng thư ký chơi nổi hơn tổng thư ký Võ Trung Tín rồi, chắc vậy cho nên, giò Lan Quý của Tổng Thư Ký Phu Nhân được Ban Xổ Số đem ra làm phần quà xổ số luôn?

Trước khi ra về chúng tôi có ghi nhận cảm nghĩ của bà Vũ Thị Ngọc Huệ, người may mắn từ San Diego đến trúng lô độc đắc 200$ cho biết “Cảm tưởng tôi là rất vui mừng tham dự họp mặt hôm nay.Thức ăn rất ngon y như là đi dự buổi tiệc cưới, còn văn nghệ phong phú sống động. Ban tổ chức rất chu đáo, hấp dẫn. Thành thật cảm ơn ban tổ chức”.

Cùng đến tham dự chúng tôi ghi nhận Cô Bích Phượng và Anh Thái Doãn Minh đại diện đài truyền hình Sài Gòn TV, cô An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên và một nhân viên thu hình đại diện đài truyền hình SBTN.

Hai cơ quan truyền thông đã thu hình phỏng vấn nhiều thành phần trong buổi tiệc. Riêng đài SBTN ký giả Kiều Mỹ Duyên lần nầy có nhã hứng vì nhận thấy một vài hình ảnh đặc biệt nào đó trong buổi tiệc, như là được tiếp xúc với quý cụ người Trà Vinh gốc Hoa như Tăng Đông Sanh, Trần Cẫm Quỳ, Trần Hùng...

Rồi đến quý cụ người Trà Vinh gốc Khmer như Thầy kiên Chệch, Thầy Thạch Bông, Thầy Trần Hửu Quang, Champa Chương...nên Cô đã lưu lại với Hội Trà Vinh đến giờ gần tàn tiệc, âu, đây cũng là niềm an ủi , khích lệ và là phần thưởng vô giá cho Ban Tổ Chức.

(Bài và ảnh: Nguyễn Văn.)

Ban đại hợp xướng hội AHTV

Về Trà Vinh nghe điệu “Lầm Thôn”

‘Tre già măng mọc’

Các Bà Mẹ Trà-Vinh

Page 9: Nè. N ấu canh chua ngon hết xảy đó 2.CỐM GIẸP. · Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 21 Nè. Nước hèm nấu canh chua ngon hết xảy đó nghen. Nó đục

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 29

Hình Ảnh Tân Xuân Hội Ngộ Tết Bính Tuất 2006 tại Little Sài Gòn

Vũ “lâm Thôn “

Một vũ khúc của GĐPT Hương Tích

Trúng số lấy hên đầu năm

“Nhân sinh thất thập cổ lai hi “

Gia đình Anh Ðoàn Duy Ðạt

Các Ô&B.Lý Ðăng Khoa, Huỳnh Long Thăng, Võ Văn Diệu

Các Anh Tín, Ðạt,Vui và Xuổl

Page 10: Nè. N ấu canh chua ngon hết xảy đó 2.CỐM GIẸP. · Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 21 Nè. Nước hèm nấu canh chua ngon hết xảy đó nghen. Nó đục

Ðặc San Trà-Vinh Ðinh Hợi - 2007 30

GAËP LAÏI TRAØ-VINH

(trích “Năm Ngày ở Quận Cam”) Hồi đó, lâu lắm rồi, tôi biết Trà-Vinh qua dĩa

hát Asia có thu tiếng ca của cô Ba Trà-Vinh??? Rồi sau này đi học, trong môn Địa-lý, tôi được biết Trà-Vinh là Tỉnh thứ năm của Miền Nam (kể cả các Tỉnh miền Đông như: Bà-Rịa, Biên-Hòa, v.v...) Trong câu “vè”: Gia Châu Hà, Rạch Trà Sa Bến v.v... Và Trong đầu óc còn rất non nớt đó, hình ảnh Trà-Vinh là xứ của người Miên. Mỗi đêm đấm lưng cho Ba tôi, tôi được nghe Ông kể lại chuyện “dọc đường gió bụi”, “ngang dọc giang-hồ” của Ông trong mấy mươi năm về trước. Lúc ấy ông theo ghe thương hồ, sống lênh đênh trên sông nước từ miệt Cần Thơ qua Trà Ôn, Măng thít... tới Miệt Cổ-Chiên, Bến-Tre, xuyên qua Tân-An, Bến-Lức rồi lên Sài-gòn giao hàng ở Chợ Cầu Ông Lãnh. Thời-gian thắm thoát trôi, đứa nhỏ đấm lưng lớn lên, vào đời. Cuối năm 1968, tôi đã không chọn Tỉnh Vĩnh-Bình làm nơi tùng-sự. Tôi đã phiêu dạt tới tận gần cuối trời ở Tỉnh Bạc-Liêu, và có dịp sinh sống cùng hai sắc dân Tiều và Miên. Nhưng sau đó, vì có duyên số với Trà-Vinh, tôi “được” sếp đẩy qua Vĩnh-Bình với lý do “hoán-chuyển” một cách thật bất ngờ, vào gần cuối năm 1969. Và tôi đã ở đây cho đến cuối tháng 11/1976 “được” lên tàu đi “du-học” ở Trường Đại Học cải tạo “Miền Bắc của nước “CHXHCN ƯU VIỆT.”

Trong vùng đồi núi Tam-đảo, tôi đã “tam cùng” với những người Trà-Vinh cho đến ngày “Trở về mái nhà xưa” (phải gọi đây là nhà mới, vì cho đến lúc đó, tôi là kẻ vô-gia-cư.) Sáu năm ở Trà-Vinh cho tôi đầy ắp những kỷ-niệm đến nỗi tôi tự nhận đó là quê hương thứ hai (trước khi sống ở Mỹ). Và tôi đã nhiều lần trở lại chỗ cũ để thăm những người xưa. Thời gian đầu của những ngày mới đến, tôi đã có nhiều bở-ngỡ, dĩ-nhiên, dần dà tôi cũng thích nghi được với cảnh và người, nhất là Tỉnh-lỵ Phú-Vinh với

những con đường có tên nhưng được gọi bằng những con số 1,2,3 những quán cơm, cà-phê...Đặc biệt là có những nổi “nhâm-nhi” như: nơi hóng mát như Đầu Bờ (Hòa-Thuận), Vàm Trà-Vinh, Vườn dừa...hoặc phong-cảnh hữu tình như Ao Bà Om... Tôi đã đặt chân tới hầu hết các xã trong tỗng-số 52 xã cũa 7 Quận băng mọi phương tiện như xe, xuồng, “Máy bay lên thẵng,” lội bộ...ở mỗi nơi tôi có thêm bạn bè ở nhiều giai-cấp khác nhau, làm cho đời kẻ tha-hương vơi bớt phần lẻ loi, cô độc. Tuy đất Trà-Vinh lúc bấy giờ không được “lành”, nhưng chim vẫn đậu cho đến ngày bị cắt cánh và nhốt trong lồng để chim có thêm bạn mới và có thêm những suy tư về con người và cuộc đời. Trong “trường học” mới này, ngoài những người trực tiếp đối đầu, xứng đáng “được” thu nhận làm “học viên,” còn có những thành phần không đủ điều kiện mà vẫn được “đặc-cách” vào học như các vị Bác-Sĩ, Giáo-Sư (dạy học), Tu-sĩ các Tôn-giáo, đặc biệt là các Thương-gia là những người chỉ biết lo làm ăn, buôn bán, đóng thuế và giao thiệp với cả hai phía, thế mà cũng bị sa vào cảnh tội tù vì là giai-cấp “bóc lột”, Ngoài ra còn có những “trại viên” thuộc các thành phần tệ đoan xã hội được học tập chung với các “bạn dân”, là những người đã từng truy bắt họ trước đây. Đúng là “con tạo trớ trêu!” Và quả thật là “phong phú và đa dạng “trong những trại tập trung cải tạo của Chế độ XHCN. Tuy nhiên, thế sự xoay vần, cuộc đời thay đổi và sẽ còn thay đổi hoài hoài. Cho nên hầu hết những “Đồng-cảnh” ngày xưa, bây giờ có mặt trên toàn thế giới. Và trong một ngày đẹp trời họ gặp lại nhau dù không hề nói lới “hẹn ngày tái ngộ”. Chúng tôi, tôi và những người Trà-Vinh cũ, đã tình cờ gặp lại nhau nơi Thủ đô mới rất đặc biệt của người Viêt-nam. Đó là Little Saigon của miền Nam Cali, vào một ngày chớm Xuân 2006. Ở Việt Nam, ai cũng tưởng rằng qua Mỹ định cư là được ở Calỉonia, cho nên khi biết gia đình tôi đến Vỉginia, ai cũng ngạc nhiên. Bởi vì chúng tôi là con Bà Phước, không người bảo trợ. Nhờ có cơ quan thiện nguyện USCC nhận giúp đỡ đưa chúng tôi tới đây, sau 12 ngày sống khá vất vả trong trại tù của Bộ Nội vụ Thái Lan. Nói chung, những tin tức về cuộc sống mới ở Mỹ chúng tôi không biết bao nhiêu, vì thời thế đưa đẩy,