317
1 Chương I MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN LỊCH SỬ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KẾT HỢP HAI NỀN Y HỌC Y học cổ truyền dân tộc Việt Nam; nền y học của 54 bộ tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển trong suốt chiều dài hàng nghìn năm lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên để dựng nước và giữ nước, giao lưu với các dân tộc khác trong khu vực, nên Việt Nam có nền Y học truyền thống rất phong phú và đa dạng. Thuốc cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc từ thực vật, động vật và khoáng vật. 1. Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam. 1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: mặt trời đã có khoảng 5 tỷ năm. + Thời đại Cổ sinh cách đây 600 triệu năm. - Thời nguyên đại Trung sinh cách đây 200 triệu năm, dải đất nước ta lúc đầu như mầm xương sống hình chữ S đó là dãy núi Trường Sơn. + Thời đại Tân sinh cách đây 50 triệu năm là thời kỳ tạo đất bồi đắp hợp thành lục địa Á châu với kết cấu địa chất địa tầng có sông, núi… + Cuối thời kỳ Đệ Tam cách đây 10 - 20 triệu năm đã có vượn cao cấp . Nhiều nhà khảo cổ học Việt Nam đã chứng minh con người Việt Nam xuất hiện từ thời kỳ Canh Tân, cái nôi của loài người và cũng là cái nôi của các thuốc thảo mộc. Do thời kỳ băng hà kéo dài Thuỷ Canh Tân đến Canh Tân. Nhưng ở nước ta nói riêng và ở Đông Nam Á nói chung chỉ có mưa lớn. Sau băng hà nước biển trào lên kết hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển và là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật trong đó có con người. Vượn ăn cỏ cây động vật để sống, đồng thời cũng chọn lọc tự nhiên những động vật và cây cỏ để ăn để chữa bệnh. Vì vậy thuốc chữa bệnh được lưu truyền từ thời này sang thời khác, đời này sang đời khác và tồn tại đến nay. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Y học cổ truyền Việt Nam đã đúc kết được nhiều phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh bằng thuốc và không dùng thuốc (châm cứu, day, bấm huyệt…) có hiệu quả. Đã phát hiện nhiều vị thuốc quí: quả giun, gừng gió, ý dĩ, xương bồ, kỳ nam, sa nhân, đậu khấu, hương phụ… được lưu truyền đến ngày nay. 1.2. Việt Nam có lịch sử xã hội lâu đời: + Việt Nam có nhà nước Văn Lang từ đời Hồng Bàng năm 2879 trước Công Nguyên; thời đại các Vua Hùng, tổ tiên ta sớm sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật,

MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

1

Chương I

MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN

LỊCH SỬ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM VÀ

PHƯƠNG HƯỚNG KẾT HỢP HAI NỀN Y HỌC

Y học cổ truyền dân tộc Việt Nam; nền y học của 54 bộ tộc trong đại gia đình

các dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển trong suốt chiều dài hàng nghìn

năm lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên để dựng nước và giữ nước, giao

lưu với các dân tộc khác trong khu vực, nên Việt Nam có nền Y học truyền thống rất

phong phú và đa dạng. Thuốc cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc từ thực vật, động

vật và khoáng vật.

1. Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam.

1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng:

+ Theo nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: mặt trời đã có khoảng 5 tỷ

năm.

+ Thời đại Cổ sinh cách đây 600 triệu năm.

- Thời nguyên đại Trung sinh cách đây 200 triệu năm, dải đất nước ta lúc đầu

như mầm xương sống hình chữ S đó là dãy núi Trường Sơn.

+ Thời đại Tân sinh cách đây 50 triệu năm là thời kỳ tạo đất bồi đắp hợp

thành lục địa Á châu với kết cấu địa chất địa tầng có sông, núi…

+ Cuối thời kỳ Đệ Tam cách đây 10 - 20 triệu năm đã có vượn cao cấp . Nhiều nhà

khảo cổ học Việt Nam đã chứng minh con người Việt Nam xuất hiện từ thời kỳ Canh Tân,

cái nôi của loài người và cũng là cái nôi của các thuốc thảo mộc.

Do thời kỳ băng hà kéo dài Thuỷ Canh Tân đến Canh Tân. Nhưng ở nước ta

nói riêng và ở Đông Nam Á nói chung chỉ có mưa lớn. Sau băng hà nước biển trào lên

kết hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển

và là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật trong đó có con người. Vượn ăn cỏ cây

động vật để sống, đồng thời cũng chọn lọc tự nhiên những động vật và cây cỏ để ăn

để chữa bệnh. Vì vậy thuốc chữa bệnh được lưu truyền từ thời này sang thời khác, đời

này sang đời khác và tồn tại đến nay. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Y học cổ

truyền Việt Nam đã đúc kết được nhiều phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh bằng

thuốc và không dùng thuốc (châm cứu, day, bấm huyệt…) có hiệu quả. Đã phát hiện

nhiều vị thuốc quí: quả giun, gừng gió, ý dĩ, xương bồ, kỳ nam, sa nhân, đậu khấu,

hương phụ… được lưu truyền đến ngày nay.

1.2. Việt Nam có lịch sử xã hội lâu đời:

+ Việt Nam có nhà nước Văn Lang từ đời Hồng Bàng năm 2879 trước Công

Nguyên; thời đại các Vua Hùng, tổ tiên ta sớm sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật,

Page 2: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

2

động vật và khoáng vật để làm thuốc. Ngoài ra còn biết sử dụng cả thuốc độc tẩm

vào tên, giáo mác để chống giặc ngoại xâm… Hiện nay có tượng và miếu thờ An Kỳ

Sinh - Nhà châm cứu Việt Nam đầu tiên tại Trúc sơn, Yên Tử, huyện Đông Triều,

tỉnh Quảng Ninh. Tượng và miếu thờ Bảo Cô - Nhà nữ châm cứu (thế kỷ thứ III

trước Công Nguyên). Tài liệu do Giáo sư, thầy thuốc nhân dân Nguyễn Tài Thu -

Viện trưởng Viện châm cứu Việt Nam sưu tầm.

+ Hơn một thiên niên kỷ dân tộc Việt Nam dưới ách xâm lược nô dịch và

đồng hoá của phong kiến Trung Quốc. Các dược liệu quí hiếm đều bị cướp bóc

mang về chính quốc. Thời kỳ độc lập dưới các triều đại phong kiến (938 - 1884) sau

chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền từ 938 nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập.

- Đời lý (1010 - 1224) có tổ chức thái y viện ở Kinh đô cũng như ở các địa

phương.

- Đời Trần (1225 - 1399), phát triển nghề nuôi trồng dược liệu khắp nơi,

nhiều danh y nổi tiếng trong thời kỳ này, đặc biệt là Nguyễn Bá Tĩnh hiệu là Tuệ

Tĩnh, quê Nghĩa Phú, Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương, đỗ Tiến sĩ nhưng đi tu. Tác

phẩm y học nổi tiếng của ông là “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển, chọn lọc 580

vị thuốc phân loại theo nguồn gốc (23 loại): cỏ hoang, dây leo, mọc ở nước, có cánh

(chim), cầm thú… Chọn lọc dược liệu có trong nước tổ chức thành 8 - 873 bài thuốc

điều trị 182 chứng bệnh của 10 khoa.

Tác phẩm “Hồng nghĩa giác tư y thư” tóm tắt tác dụng 630 vị thuốc theo biện

chứng luận trị, Ông được tôn là thánh thuốc nam. Năm 1335, Tuệ Tĩnh được mời sang

Trung Quốc chữa bệnh cho Vua nhà Minh và bị giữ lại cho đến khi chết.

- Đời Hồ (1400 - 1406), phát triển châm cứu có Nguyễn Đại Năng soạn cuốn

sách “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca”…

- Thời kỳ đô hộ của giặc Minh Trung Quốc (1047 - 1472), trong 20 năm dưới

ách đô hộ của Triều Minh y học dân tộc bị tổn thất nghiêm trọng.

- Hậu Lê (1428 - 1788) có bộ luật Hồng Đức đời Lê Thánh Tông (1460 -

1479) ban hành qui chế làm thuốc. Năm 1665, Lê Huyền Tông 2 lần ra lệnh cấm hút

thuốc lào; ở Triều đình có Thái y viện, các tỉnh có tế sinh đường, ở quân đội có sở

lương y. Hoàng Đôn Hoà và Trịnh Đôn Phát là lương y phục vụ trong quân đội nhà

Lê. Tác phẩm nổi tiếng của Ông là sách “Hoạt nhân toát yếu”; Ông được Vua Lê

Thánh Tông sắc phong sáu chữ vàng “Lương Y Quốc - Thọ Tư Dân”. Hiện nay,

nhân dân lập đền thờ Hoàng Đôn Hoà tại quê Ông, Đa Sĩ, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà

Tây.

Đặc biệt, trong thời kỳ này có Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông

(1720 – 1791), quê Văn Xá, Yên Mỹ, Hải Hưng. Ông đã tóm được y lý Y học cổ

truyền phương Đông, tổng kết những thành tựu Y học cổ truyền Việt Nam từ trước

đến thế kỷ XVIII và đã vận dụng sáng tạo những tinh hoa Y học cổ truyền vào điều

kiện thời tiết khí hậu liên quan đến đặc điểm phát bệnh ở nước ta. Tác phẩm “Hải

Thượng Lãn Ông y tâm lĩnh” là bộ sách đồ sộ gồm 28 tập, 66 quyển, đến nay vẫn

Page 3: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

3

được coi là bộ sách bách khoa về Y học cổ truyền. Ông đã tổng kết sáng tác hoàn

chỉnh hệ thống hoá nền Y học truyền thống Việt Nam trên các lĩnh vực: nội khoa,

ngoại khoa, sản phụ và nhi khoa, ngũ quan khoa trên phương diện chẩn trị dự phòng

từ lý pháp đến phương dược, từ y đức đến y sử, y thuật đến các lĩnh vực thiên văn y

học và thực trị học. Về dược học Lãn Ông đã sưu tầm thêm 300 vị thuốc tổng hợp

thành 2854 bài thuốc kinh nghiệm. Nét độc đáo trong biện chứng luận trị Y học cổ

truyền của Lãn Ông đến nay và mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động chẩn trị

theo y lý cổ truyền của các thế hệ thầy thuốc y học dân tộc Việt Nam.

1.3. Thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ (1884 - 1945):

Thực dân Pháp đưa y học phương Tây vào nước ta, giải tán các tổ chức y tế

Triều Nguyễn (Y học phương Đông và Y học dân tộc). Thực hiện chính sách ngu

dân chia để trị, coi thường y học truyền thống dân tộc, hiện nay vẫn còn tản dư ở

một số tri thức coi thường y học dân tộc cần phải khắc phục để xây dựng nền y học

xã hội chủ nghĩa.

2. Phương hướng kết hợp Y học hiện đại (YHHĐ) với Y học cổ truyền

(YHCT) của Đảng và nhà nước ta.

Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra

đời. Mặc dù phải trải qua 2 cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp và đế

quốc Mỹ nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí

Minh sáng lập chính phủ ta rất chú trọng phát triển y tế nói chung và phát triển

YHCT nói riêng. Phong trào sử dụng thuốc nam theo “toa căn bản” ở Nam bộ đã

đóng góp đáng kể trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho các lực lượng vũ trang và

nhân dân. Ngày 27 - 2 - 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi cho ngành

Y tế: “… y học cũng phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng…

Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc

ta thuốc bắc, để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên

cứu phối hợp thuốc Đông y với Tây y…”

Nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 đã ghi rõ phương hướng

kết hợp 2 nền y học “phối hợp chặt chẽ Đông y với Tây y trong công tác y tế trên

các mặt phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc nam, đào tạo cán bộ và nghiên cứu

khoa học”

Chỉ thị 101/TTg của thủ tướng chính phủ cũng ghi cụ thể: “Trên cơ sở khoa

học, thừa kế, phát huy những kinh nghiệm tốt của Đông y với Tây y nhằm tăng

cường khả năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân tiến lên xây dựng một nền y

học Việt Nam xã hội chủ nghĩa”

Chỉ thị 21/CP ngày 19/2/1967 của thủ tướng chính phủ. Chỉ thị 210 TTG/VP

ngày 6/12/1966 về công tác dược liệu. Triển khai nghị quyết Đại hội Đảng IV, V

nghị quyết 200 - CP ngày 21/8/1978 và NQ 266 - CP ngày 19/10/1978. Ngày nay,

việc kết hợp 2 nền y học đã được ghi trong hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, trở thành một pháp lệnh của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội Đảng

Page 4: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

4

VII (1991) “kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền từng bước hiện đại hoá y

học cổ truyền, giữ gìn bản sắc Y học cổ truyền. Hiện nay Hội nghị Trung ương 4

khoá 7 có riêng nghị quyết về YHCT: “Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu, ứng

dụng và hiện đại hoá YHCT dân tộc kết hợp với YHHĐ, phát triển nuôi trồng cây

con làm thuốc, trang bị thêm phương tiện cho việc khám chữa bệnh và sản xuất

thuốc YHCT dân tộc. Khẩn trương đào tạo đội ngũ cán bộ và cán bộ đầu đàn y học

dân tộc. Tăng thêm đầu tư và nâng cấp các cơ sở YHCT”, kết hợp hai nền y học đã

trở thành phương châm của ngành Y tế. Về tổ chức của Bộ y tế có Vụ YHCT, có

viện y học dân tộc, có 2 viện nghiên cứu dược học dân tộc ở thủ đô Hà Nội và thành

phố Hồ Chí Minh, ở tỉnh có viện y học dân tộc tỉnh, trong các bệnh viện đa khoa

tỉnh có khoa y học dân tộc, trong các bệnh viện huyện, trạm y tế xã cũng đều có bộ

phận YHCT.

Trong Quân đội có Viện y học dân tộc Quân đội, Học viện Quân y có Bộ

môn Y học dân tộc, cục Quân y có phòng y học dân tộc, các bệnh viện loại A đa

khoa, loại B, các quân khu, quân đoàn, quân chủng đều có bộ phận y học dân tộc.

Về tổ chức quần chúng có Hội YHCT, Việt Nam có Hội châm cứu Trung

ương được thành lập ở hầu khắp trên 64 tỉnh và thành phố thị xã, hiện đã trở thành

tổ chức chuyên môn rộng khắp từ Trung ương đến các cơ sở.

3. Phương hướng kết hợp hiện nay.

+ Theo tinh thần của báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV

là: “Để không ngừng nâng cao khả năng chất lượng phòng và chữa bệnh phải kết

hợp chặt chẽ giữa YHHĐ với YHCT dân tộc, vận dụng phát triển những thành tựu

tiên tiến của y học thế giới, đồng thời coi trọng đúng mức việc phát triển y học dân

tộc, tích cực thừa kế áp dụng nâng cao những thành tựu và kinh nghiệm của y học

dân tộc, từng bước xây dựng nền y học Việt Nam; mở rộng một cách có kế hoạch

nguồn dược liệu thiên nhiên phong phú trong nước, xây dựng nền y dược học Việt

Nam, nhanh chóng phát triển công nghiệp dược phẩm và đẩy mạnh sản xuất thiết bị

y tế”. Nghị quyết 46 của Bộ chính trị ngày 23-2-2005 cũng nhấn mạnh: "... Đẩy

mạnh việc nghiên cứu thừa kế bảo tồn và phát triển y dược học cổ truyền thành một

chuyên ngành khoa học. "

+ Tại các tuyến Trung ương kết hợp chặt chẽ trong chẩn đoán: chẩn đoán

bệnh dựa trên thành tựu YHHĐ kết hợp với y lý cổ truyền. Tiêu chuẩn chẩn đoán

bệnh, tiêu chuẩn đánh giá dựa trên YHHĐ kết hợp với chẩn trị YHCT. Về điều trị

tùy theo tình trạng của bệnh nhân và khả năng đảm bảo thuốc theo từng tuyến có thể

áp dụng cổ phương, nghiệm phương hay đối pháp lập phương, có thể dùng thuốc,

dùng châm, xoa, bấm, hoặc thuốc, châm, xoa, bấm kết hợp. Mở rộng quan hệ hợp

tác quốc tế với các nước phương Tây. Hoà nhập với Tổ chức Y tế thế giới (OMS), tổ

chức đã và đang kêu gọi các nước phát triển y học cổ truyền góp phần đưa y học cổ

truyền dân tộc vào chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu của cộng đồng, đóng

góp tích cực trong dự phòng và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Page 5: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

5

+ Các bước tiến hành ở các tuyến.

- Trên cơ sở khoa học hiện đại kết hợp với y học phương Đông mà thừa kế

chỉnh lý nâng cao phát huy và phát triển hệ thống lý luận y học cổ truyền dân tộc

Việt Nam.

- Kết hợp YHHĐ với YHCT trên các mặt: phòng bệnh, chữa bệnh và sản

xuất thuốc đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học.

- Tiến tới xây dựng một nền y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa có đầy đủ tính

chất: khoa học, dân tộc và đại chúng.

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ ỨNG DỤNG

TRONG Y HỌC

Âm dương ngũ hành là học thuyết cơ bản của YHCT. Học thuyết này thể

hiện quan điểm duy vật biện chứng tự phát được ứng dụng từ hơn 2000 năm trước

Công Nguyên, qua tổng kết thực tiễn ngày nay đã trở thành hệ thống lý luận cơ bản

của YHCT dân tộc. Nội dung học thuyết đã chỉ rõ chức năng của cơ thể, đã khái

quát quy luật phát sinh, phát triển và thoái lui của nguyên nhân bệnh lý và chỉ đạo

mọi nội dung chẩn đoán, điều trị và dự phòng trong lâm sàng.

1. Học thuyết âm dương.

Khái niệm cơ bản: học thuyết âm dương là học thuyết phác thảo quan điểm

mâu thuẫn, giới thiệu các hiện tượng sinh lý, bệnh lý trong cơ thể, từ đó đề ra

nguyên tắc điều trị và dụng dược (hay lý luận sử dụng dược vật).

Người xưa cho rằng: các bộ phận cấu tạo nên cơ thể đều do hai khái niệm vật chất

và công năng (hai mặt đối lập thống nhất) tức là âm dương cấu tạo thành. Sự phát sinh và

phát triển của bệnh tật đều do mất thăng bằng về âm dương.

Quy luật thuộc tính âm dương ứng dụng trong cấu tạo và công năng.

1.1. Âm dương đối lập:

Ví dụ: Dương: Âm:

- Mặt ngoài - Mặt trong

- Bên trên - Bên dưới

- Mặt lưng - Mặt bụng

- Lục phủ - Ngũ tạng

- Khí - Huyết

- Công năng - Vật chất

- Hưng phấn - Ức chế

- Hoạt động - Yên tĩnh

Page 6: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

6

- Phát triển - Thoái hoá

- Thăng lên - Giáng xuống

- Hướng ra ngoài - Hướng vào trong

Thuộc tính âm dương của sự vật không phải là tuyệt đối mà là tương đối, vì

vậy trong điều kiện nhất định, thuộc tính sẽ thay đổi.

VD: quan hệ giữa lưng và bụng thì bụng thuộc âm mà lưng thuộc dương;

nhưng khi xét tương quan giữa ngực và bụng thì tất nhiên ngực ở trên thuộc dương,

bụng ở dưới thuộc âm.

1.2. Âm dương hỗ căn.

Người xưa cho rằng: “dương sinh ở âm, âm sinh ở dương”, “cô âm bất sinh,

độc dương bất trưởng” nghĩa là âm dương cùng song song tồn tại, dựa vào nhau mà

phát triển (không có dương tức là không có âm, trái lại không có âm tức là không có

dương). Âm dương là hai phạm trù căn bản để duy trì sự sống “sinh vi bản, bản

thuộc âm dương": Sinh mệnh từ mở đầu đến kết thúc là một quá trình đấu tranh

tương hỗ, quá trình tương quan chặt chẽ tới âm dương, nếu như mất đi mối quan hệ

âm dương cũng có nghĩa là không còn sự sống; vì thế quan điểm của y học dân tộc

là: “âm dương hỗ căn”.

Về sinh lý thì công năng của toàn cơ thể thuộc dương, cơ sở vật chất của toàn

cơ thể thuộc âm. Công năng hoạt động chủ yếu dựa vào vật chất là cơ sở mà quá

trình bồi bổ vận động của vật chất lại phải dựa vào hoạt động công năng (bao gồm

một loạt hoạt động ăn uống, tiêu hoá, hấp thu, tuần hoàn máu và dịch thể…).

Ví dụ về bệnh lý: tâm dương bất túc (không đầy đủ) tất nhiên dẫn đến tâm âm

bất túc và ngược lại.

1.3. Âm dương tiêu trưởng:

“Âm dương tiêu trưởng, dương tiêu âm trưởng”. Tiêu và trưởng là hai quá

trình song song tồn tại và biến động thường xuyên, bởi vì tổ chức của các cơ quan

trong cơ thể không ngừng hoạt động, vật chất không ngừng bị tiêu hao và lại thường

xuyên được bổ sung. Trong phạm vi nhất định, tiêu trưởng biến đổi bình thường duy

trì chức năng hoạt động của cơ thể sống. Nếu như nhấn mạnh một mặt nào hoặc là

tiêu thái quá hoặc là trưởng thái qúa đều phát sinh bệnh lý.

Ví dụ: sở dĩ có âm hư (tức là tiêu thái quá) sẽ dẫn đến dương vượng, dương

hư sẽ dẫn đến âm thịnh. Ngược lại quá trình âm thịnh (trưởng thái qúa sẽ dẫn đến

dương hư, dương vượng sẽ dẫn đến âm hư).

Trong bệnh cao huyết áp: có những triệu chứng đau đầu, chóng mặt hay mất

ngủ, hay mê, hay cáu gắt, giận dữ, lưỡi hồng, khô, mạch huyền tế sác, đó chính là

âm hư dương vượng.

Trong bệnh cấp tính có sốt thường sốt rất cao là “dương quá thịnh” làm

thương tổn phần âm huyết, âm dịch bị tiêu hao tức là dương thịnh dẫn đến âm hư.

Tất cả những ví dụ trên đều làm sáng tỏ phạm trù âm dương tiêu trưởng hỗ căn.

Page 7: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

7

1.4. Âm dương chuyển hoá:

Quan điểm YHCT “trọng âm tất dương, trọng dương tất âm” nghĩa là trong

điều kiện bình thường hai mặt âm và dương luôn luôn chuyển hoá tương hỗ, âm có

thể chuyển thành dương, dương có thể chuyển thành âm. Nguyên nhân gây bệnh

thường gặp trên lâm sàng khi mới mắc thường là biểu (dương chứng) khi chuyển

vào lý (âm chứng), từ thực (dương) chuyển hư (âm) và từ nhiệt (dương) hoá thành

hàn (âm).

Phong hàn biểu chứng, không ra được mồ hôi, có thể hoá nhiệt nhập lý, tà

thịnh thực chứng, nếu như không được điều trị đúng có thể chuyển thành hư chứng

bởi vì khi dương thịnh nhiệt chứng dùng quá nhiều thuốc hàn lương sẽ thành chứng

hàn và trái lại khi âm thịnh, dùng quá nhiều thuốc ôn nhiệt sẽ thành chứng nhiệt.

Cũng tương tự các nguyên nhân bệnh lý có thể biến hoá từ lý đến biểu, hư

chuyển thành thực, hàn biến thành nhiệt…

Ví dụ: khi trẻ bị sởi (ma chấn) độc tố sởi tích lũy trong các tạng phủ gây các

biến chứng nguy hiểm, do quá trình điều trị đưa các độc tố ra ngoài (nghĩa là tự lý ra

biểu).

Chứng khí hư cũng có nguyên nhân khí bất hành huyết, huyết uất lại mà

thành huyết ứ (thực chứng).

Chứng lý hàn trong quá trình điều trị nhiều thuốc ôn táo làm tổn thương âm dịch sẽ

chuyển thành chứng “âm hư nội nhiệt”. Tất cả những ví dụ trên đều nói lên âm dương

chuyển hoá lẫn nhau, nương tựa, tương hỗ lẫn nhau và cùng tồn tại.

Kết luận:

Âm dương hai mặt đối lập trong một thể thống nhất luôn luôn vận động và

chuyển hóa lẫn nhau. Trong sự vận động chuyển hoá, tiêu trưởng là hai quá trình

song song tương hỗ. Mặt này tiêu mặt kia trưởng và ngược lại.

2. Học thuyết ngũ hành.

2.1. Khái niệm:

Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương ứng dụng cụ thể trong việc

quan sát, quy nạp mối liên quan giữa các tạng phủ.

Triết học xưa cho rằng: vật chất cơ bản cấu tạo nên vũ trụ là mộc, hỏa, thổ,

kim, thủy; mỗi loại có đặc tính riêng nhất định. Giữa vũ trụ bao la có vô vàn vật

chất, sự vật; phải dựa vào đặc tính của 5 loại vật chất cơ bản để từng bước quy loại.

Bởi vậy, vật chất cũng được chia năm loại lớn: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy để giải thích

các mối liên hệ tương hỗ giữa các sự vật, gọi tắt là “ngũ hành”.

Trong y học xưa, dựa vào quan hệ tương hỗ của ngũ hành để giải thích mối

quan hệ giữa hoàn cảnh tự nhiên bên ngoài với bên trong cơ thể và giữa các cơ quan

trong cơ thể với nhau.

Ví dụ: đem ngũ khí, mùa thời tiết… của tự nhiên liên hệ với ngũ tạng ở trong

cơ thể, dựa vào các đặc điểm khác của nó mà quy loại ngũ hành.

Page 8: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

8

Hiện nay, sự quy loại ngũ hành của YHCT được sắp đặt theo bảng dưới đây:

2.2. Quy loại ngũ hành:

Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy

Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận

Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang

Ngũ khiếu Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai

Ngũ thế Cân Mạch Cơ nhục Bì phu Cốt

Ngũ chí Nộ (giận) Vui (mừng) Tư (lo) Bi (buồn) Sự

Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen

Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn

Ngũ khí Phong Thử Thấp Táo Hàn

Theo sự quy loại của bảng trên, tạng can liên hệ với mắt, cân, vị chua, khí

gió, mùa xuân, đặc điểm can ưa thư thái, thích điều đạt.

Học thuyết ngũ hành là ngũ tạng có quan hệ sinh khắc, sinh là xúc tiến, thúc

đẩy phát triển, khắc là ức chế.

2.3. Quy luật ngũ tạng tương sinh là tác dụng thúc đẩy:

Can sinh tâm, tâm sinh tỳ, tỳ sinh phế, phế sinh thận, thận sinh can (tức là mộc sinh

hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc).

Trong quan hệ tương sinh: mỗi hành đều sinh ra hành kia và được hành khác

sinh ra mình và quan hệ với hành sinh ra mình là “mẹ”, hành được sinh ra là “con”.

Lấy thổ làm ví dụ thì hỏa sinh thổ, hỏa là mẹ của thổ, thổ sinh kim “kim vi

thổ chi tử”.

2.4. Quy luật ngũ tạng tương khắc là tác dụng ức chế:

Can đối với tỳ, tâm đối với phế, tỳ đối với thận, phế đối với can và thận đối

với tâm (tức là mộc khắc thổ, hỏa khắc kim, thổ khắc thủy, kim khắc mộc, thủy khắc

hỏa).

Trong quan hệ tương khắc: mỗi tạng đều bị một tạng khắc mình và quan hệ

với tạng khác… (thắng và không thắng).

Lấy mộc làm ví dụ: mộc khắc thổ tức là “thổ vi mộc chi sở thắng”. Kim khắc mộc

tức là “kim vi mộc chi sở bất thắng”, ngoài ra còn có phản khắc.

Ví dụ: tỳ thổ khắc thận thủy, nhưng trong trường hợp bệnh lý thận thủy phần

lớn phản khắc tỳ xuất hiện đại tiện lỏng nát. Như vậy, một tạng xúc tiến đẩy một

Page 9: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

9

tạng khác và tạng này ức chế tạng kia và thúc đẩy một tạng khác, thúc đẩy và ức

chế, hay tương sinh và tương khắc phải luôn luôn kết hợp và cân bằng, để bảo vệ

quan hệ bình thường giữa các tạng, duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.

2.5. Ứng dụng trên lâm sàng:

Ngũ hành có quan hệ chặt chẽ với chẩn đoán và điều trị trên lâm sàng.

Ví dụ: trong vọng chẩn thường lấy việc quan sát sự nhuận sáng tươi hồng của

sắc mặt:

Sắc mặt xanh thuộc về can phong.

Sắc mặt đỏ phần nhiều thuộc về tâm hỏa.

Sắc mặt vàng thuộc về tỳ thấp.

Sắc mặt trắng thuộc về phế hàn.

Sắc mặt đen thuộc về thận hư.

Trong điều trị bệnh tạng phủ phần nhiều dựa vào sự liên quan ngũ vị đối với

ngũ tạng mà chọn thuốc. Nói chung vị chua vào can, thuốc có vị mặn vào thận, có vị

ngọt vào tỳ, vị đắng vào tâm, vị cay vào phế… như vậy là ngũ sắc, ngũ vị trong ngũ

hành được ứng dụng cụ thể trong chẩn đoán và điều trị.

Về ngũ hành sinh khắc được ứng dụng trên lâm sàng để tìm vị trí phát sinh ra

bệnh tật và cách điều trị khác nhau. Tương sinh là quá trình thúc đẩy bình thường, là

có lợi cho điều trị bệnh lý. Ví dụ: bồi bổ tỳ, vị để nâng đỡ cơ thể trong bệnh lao

phổi. Như thế gọi là bồi thổ sinh kim; trong điều trị can dương thượng nghịch phải

căn cứ vào thủy sinh mộc, phải dùng phương pháp tư dưỡng thận âm gọi là tư thủy

dưỡng mộc.

Về mặt tương khắc, tuy nhiên tạng này trong điều kiện bình thường tác dụng

ức chế tạng khác, đó là ức chế có lợi, do tác dụng cân bằng hiệp đồng. Ví dụ: quan

hệ tương khắc của thận thủy với tâm hỏa bình thường là tương tế “thủy hỏa tương

tế, hay thủy hỏa tương giao”. Nhưng khi thủy quá mạnh gọi là tương thừa (tức là

tạng bị khắc phát sinh ra bệnh lý), khi đó quan hệ hiệp đồng giữa tâm thận bị phá

vỡ, thủy hỏa không giao nhau, xuất hiện tâm phiền tâm quý, mất ngủ, hay quên,

lưng gối đau mỏi và phù gọi là “tâm thận bất giao”, “thủy hỏa bất tương tế”.

Khi điều trị phải dùng phương pháp giao thông tâm thận (dùng bài; tần giao

thang gia giảm). Hoặc can mộc quá mạnh dẫn đến tỳ thổ thất điều, xuất hiện phúc

thống tiết tả gọi là “mộc khắc thổ” “can mộc thừa tỳ”, trong điều trị phải thư can

kiện tỳ.

Khi dùng thuốc phải dựa vào tính vị của thuốc và trong bào chế phải làm thay đổi

tính chất vị thuốc theo yêu cầu đi vào các tạng phủ và cơ quan cần thiết.

Kết luận:

Học thuyết âm dương ngũ hành là học thuyết phác thảo quan điểm duy

vật biện chứng tự phát, thừa nhận thế giới là do vật chất cấu tạo thành, mọi sự

Page 10: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

10

vật đều có quan hệ tương hỗ. Trong một sự vật luôn có hai quá trình âm và

dương luôn đối lập, hỗ căn hoặc dựa vào nhau, đấu tranh thúc đẩy nhau mà

tồn tại. YHCT luôn coi đó là phương châm chỉ đạo trong điều trị và dự

phòng.

Page 11: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

11

3. Ứng dụng học thuyết ngũ hành trong lâm sàng.

3.1. Vận dụng trong nguyên nhân sinh bệnh:

YHCT cho rằng: “Âm bình dương bí, tinh thần nại trị” nghĩa là nói hai mặt

âm và dương chỉ có thể ở trạng thái tương đối cân bằng, song song tồn tại thì mới

duy trì được hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.

Nếu như sự cân bằng âm dương bị phá vỡ sẽ phát sinh bệnh lý. Ví dụ: dương

thiên thắng hoặc thiên suy, âm thiên thắng hoặc thiên suy. Dựa vào lý lẽ âm dương

tiêu trưởng mà trên lâm sàng thường thấy: nếu âm thịnh dẫn đến dương suy và sẽ

thấy các triệu chứng dương khí bất túc: sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt trắng bủng,

tự hãn, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt, mạch hư.

Ví dụ: phế âm hư, trong phế kết hạch khái thấu (ho lao phổi) dẫn đến dương

vượng, xuất hiện triệu chứng trằn trọc, mất ngủ, miệng khô, muốn uống nước liên

tục, lưỡi hồng, mạch sác.

Dựa vào lý lẽ âm dương hỗ căn; nếu như một trong hai mặt âm dương thiên thắng

hoặc là thiên duy đều dẫn đến âm hoặc dương bất túc (không đầy đủ) “dương tổn cập âm,

âm tổn cập dương” (nội kinh). Ví dụ: trong một số bệnh nhân mãn tính thường giai đoạn

cuối đều phát triển theo chiều hướng âm dương lưỡng hư.

3.2. Vận dụng trong chẩn đoán:

Đông y đề xuất “phàm trấn bệnh phương trị tật tu trí thẳm âm dương” tức là khi

phân tích tình hình bệnh lý thường phải dùng phép quy nạp về âm dương, tập hợp các

triệu chứng khái quát thành hai loại âm chứng hay dương chứng.

Ví dụ: thực chứng phân thành âm thịnh hay dương vượng, hư chứng thì âm

hư hay dương hư, trên cơ sở đó đề ra nguyên tắc phương trị.

3.3. Vận dụng trong điều trị:

Y học xưa cho rằng: “cẩn sắt âm dương sở tại nhi điều chi dĩ bình vi kỳ”

nghĩa là nói nguyên tắc điều trị của Đông y, thông qua điều trị làm biến đổi tình

trạng âm dương thiên thắng hoặc thiên suy trong cơ thể, điều chỉnh quan hệ giữa âm

và dương nhằm mục đích khôi phục trạng thái tương đối cân bằng của âm dương,

tiêu trừ bệnh tật. Sở dĩ dương thịnh dùng âm dược, âm thịnh dùng dương dược, mục

đích tả phần hữu dư của âm dương, dương hư dùng dương dược, âm hư dùng âm

dược mục đích bổ thêm phần bất túc của âm dương.

Về tính vị công năng của các vị thuốc cũng phải phân chia theo âm dương.

Ví dụ: thuốc có tính năng ấm nóng thuộc dương dược, thuốc có tính mát lạnh

thuộc âm dược, thuốc có vị cay, ngọt, đạm thuộc dương dược, vị chua, mặn, đắng

thuộc âm dược, thuốc có tính thăng phù phát tán thuộc dương dược, tác dụng trầm

giáng thông tiết thuộc âm dược.

Tóm lại, phải vận dụng linh hoạt các vị thuốc đúng với thuộc tính âm dương

của dược vật mới đạt được hiệu quả tốt.

Page 12: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

12

Âm dược Dương dược

- Mát lạnh - Ấm nóng

- Chua, mặn, đắng - Cay, ngọt, đạm

- Trầm, giáng, thông, tiết - Thăng, phù, phát tán

Trên lâm sàng thường gặp các hội chứng:

- Bán biểu bán lý.

- Biểu lý đồng bệnh.

- Hư chung hiệp thực, thượng thực hạ hư.

- Chân hàn giả nhiệt, chân nhiệt giả hàn.

- Âm hư dương vượng, dương hư âm thịnh.

- Âm dương lưỡng hư, âm trung chi dương, dương trung chi âm…

Phải luôn luôn nắm vững thuộc tính âm dương tương hỗ, tiêu trưởng, bình

hành, đối lập nhưng thống nhất, luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau, phân biệt chính xác,

sử dụng linh hoạt các loại thuốc theo đúng thuộc tính âm dương sẽ đạt kết quả cao

trong chẩn đoán và phương trị.

Sắc mặt trắng bủng, tứ chi vô lực, rối loạn ngôn ngữ (loạn ngôn), nói nhỏ đó

là dương bất túc hay là âm bất túc ?

DỊCH, Y DỊCH, THỜI GIAN KHÍ THỊNH THEO ĐỊA CHI

VÀ THEO NGŨ HÀNH

1. Khái niệm về dịch, y dịch:

+ Dịch là tác phẩm triết học cổ đại của Trung Quốc và các nước phương

Đông, tư tưởng triết học được trình bày trong dịch là duy vật. Dịch học đã giải thích

thế giới bằng chính thế giới; thừa nhận thế giới là do sự vận động phát triển không

ngừng của khối vật chất đối lập tạo nên, đả phá các quan điểm triết học mơ hồ trong

chính kinh “Thánh nhân lập tượng dĩ tận ý”, nghĩa là thánh nhân mượn hình tượng -

dịch để nói tiếp cái ý của mình. Thực tế là một số học thuyết của YHCT như: học

thuyết âm dương ngũ hành của Trần Diễn, thuyết “đạo”- phép biện chứng của Lão

Tử và thuyết khí hoá của các học giả nước Tề chưa giải thích rõ về biện chứng luận

trị. Do tổng hợp các thành tựu triết học thời Chiến Quốc (403 - 221 trước Công

Nguyên) nên nội dung của dịch rất rộng, ảnh hưởng của dịch với các ngành khoa

học Xã hội và Y học rất lớn. YHCT coi Dịch là môn học nhập môn của nhiều thế hệ

“tiên học dịch hậu học y”, “chưa biết kinh dịch thì chưa nên làm thuốc” (Hải

Page 13: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

13

Thượng Lãn Ông). Người làm thuốc theo quan niệm xưa là phải am hiểu về thiên

văn, về địa lý và con người “thượng tri thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự”.

+ Tóm lược lịch sử Y - Dịch.

- Dịch là bộ sách có vào khoảng 2000 năm trước Công Nguyên, trên cơ sở

phát triển của triết học duy vật cổ đại, đã phát triển và bổ sung thêm 6 phần Dịch: hệ

từ truyện, thuyết quái truyện, tạp quái truyện, tự quái… Những tác giả chính biên

soạn Dịch:

- Phục Hy: nhân vật của truyền thuyết, tương truyền rằng cách đây 4100 năm

Phục Hy đã dùng vạch cửu (⎯), lục (– – ) để tạo ra các quẻ (gọi là quái).

- Chu Văn Vương (1150 - 1066 trước Công Nguyên); thời kỳ này đã có chữ

viết. Ông viết “thoán từ” để giải thích từng quẻ của Phục Hy (64 quẻ).

- Chu Công Đán (1060 trước Công Nguyên) viết “Hào từ” để giải thích cho

từng hào của các quẻ của Phục Hy (384 hào).

- Khổng Tử (551 - 479 trước Công Nguyên) viết thêm “Thoán từ truyện, đại

tượng truyện, tiểu tượng truyện” để giải thích bổ sung cho ý nghĩa của từng quẻ,

từng hào và cuối cùng ông viết “Văn Ngôn” cho hai quẻ Càn và Khôn. Như vậy,

Khổng Tử là người hoàn chỉnh nội dung rất cơ bản của Dịch.

2. Nội dung chính của Dịch.

+ Chính kinh là các quẻ (quái) của Phục Hy, các hào của Chu Công Đán và

các truyện của Khổng Tử, phần hai là dịch truyền của các tác giả cuối thời Chiến

Quốc:

- Hệ từ thượng truyện, hệ từ hạ truyện.

- Thuyết quái truyện, từ quái truyện thượng.

- Từ quái truyện hạ, tạp quái truyện.

+ Sự vận động không ngừng của vật chất hỗn độn, cổ nhân dùng các ký hiệu

thay cho chữ viết để giải thích các hiện tượng biến đổi của vật chất, của thiên nhiên,

của vạn vật trong trong thái cực (vũ trụ ngày nay) từ vô danh, vô sắc (Đạo là không)

đến có danh, có sắc (sắc). Lão Tử cho rằng: đạo thường vô danh “vô danh vạn vật

chi khí” nghĩa là cái đạo thường không đặt tên được và vô danh là sự bắt đầu của

vạn vật (tức là con người chưa nhận thức được vật chất). “Thiên địa vạn vật sinh ra

từ hữu (có), hữu sinh ra từ vô (không)”, sự vận động phát triển không ngừng của vật

chất là đi từ vô danh đến hữu danh. Từ ký hiệu nhất dương (⎯), nhất âm (– – ), đến

lưỡng nghi, đến tứ tượng, bát quái, thập nhị quái và cuối cùng là lục thập tứ quái (64

quẻ). Những học thuyết: bát quái tiên thiên, bát quái hậu thiên, hà đồ, lạc thư, ngũ

vận, lục khí… đều là những thành tựu rất lớn của triết học thời Chiến Quốc, tuy chưa hẳn

là Dịch nhưng có liên quan chặt chẽ với Dịch, bởi vì cùng thời với Dịch là tài liệu Hoàng

Đế - Nội Kinh, một bộ sách đặt cơ sở cho biện chứng luận trị của nền Y học phương Đông.

Trong tài liệu này (phần phụ lục), chúng tôi sắp xếp mối liên quan giữa ngũ vận, lục khí với

Page 14: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

14

tạng phủ và thập nhị quái với hy vọng dần dần tìm hiểu, thống kê, nghiên cứu suy đoán,

tiên lượng và dự phòng bệnh lý theo quy luật vận khí tương lâm.

2.1. Nội dung của thập nhị quái hậu thiên:

+ Quẻ phục là nhất dương sinh ở cung tý, tiết đông chí tháng 11.

+ Quẻ khảm là nhị dương sinh thành ở cung sửu, tiết đại hàn tháng 12.

+ Quẻ đại tráng tứ dương sinh ở cung mão, tiết xuân phân tháng 2.

+ Quẻ quái ngũ dương sinh ở cung thìn, tiết cốc vũ tháng 3.

- Quẻ kiền thuần dương sinh ở cung tỵ, tiết hạ chí tháng 4.

Khi dương đã qua hai giai đoạn thành, thịnh thì dương cực sinh âm.

+ Quẻ cầu một hào âm bắt đầu sinh ra ở cung ngọ, tiết hạ chí tháng 5.

+ Quẻ đôn nhị âm sinh ở cung mùi, tiết đại thử tháng 6.

+ Quẻ bĩ tam âm sinh ở cung thân, tiết sử thử tháng 7.

+ Quẻ quán tứ âm sinh ở cung dậu, tiết thu phân tháng 8.

+ Quẻ bác ngũ âm sinh ở cung tuất, tiết xương giáng tháng 9.

+ Quẻ khôn lục âm sinh ở cung hợi, tiết lập đông tháng 10.

Quẻ khôn là quẻ thuần âm, các hào âm chiếm toàn quái, khi âm cực lại

sinh dương, thịnh suy, sức khoẻ liên quan đến các quẻ và ngày của các tiết

quý.

Thời gian khí thịnh theo địa chi (time of maximum energy) - huyệt theo

ngũ hành (points of the five elements).

2.2. Khai huyệt thời gian khí thịnh theo địa chi:

Theo tài liệu của Thanh Triều Liêm (Nam Kinh - Trung Quốc, 1959) và của

Anton Jayasurijya (Indian, 1993); ngay từ thế kỷ thứ nhất năm 45 trước Công

Nguyên. Các nhà thiên văn học, toán học và triết học phương Đông đã thiết lập

những công thức về sự liên quan giữa các tổ chức cơ quan trong cơ thể con người

với lực tương tác của các hành tinh trong vũ trụ; khái niệm “nhân thân chi tiểu thiên

địa” con người là vũ trụ nhỏ, trên vũ trụ bao la có bao nhiêu tinh tú thì trong cơ thể

con người có bấy nhiêu vi tinh tú. Học thuyết vận khí (lục thập niên vận khí tương

hợp) từ thời Tần Việt Nhân (hiệu là Biển Thước) đã nêu lên các qui luật biến hoá

của thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí với ngũ hành,

qui luật tương hợp của địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu,

Tuất, Hợi với lục khí “khắc khắc bất định”. Lực điện trường trong vũ trụ tác động đến

mọi hoạt động sống của các tổ chức cơ quan trong cơ thể thay đổi từng giờ, hàng ngày,

hàng tháng theo âm lịch, những nhịp bẩm sinh theo mùa và hàng năm. Các nhà YHCT

Trung Quốc cũng đã chứng minh các hoạt động của hormon, các men (enzyme), hoạt động

của hệ thống miễn dịch, các trung tâm hạch lympho, lách, tuyến ức, tủy xương cũng song

song theo kiểu nhịp sinh học.

Page 15: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

15

Ví dụ: hàm lượng chất corticosterone và ACTH huyết tương cao nhất vào

buổi trưa, rồi tụt xuống vào buổi chiều và xuống tối thiểu vào nửa đêm.

Năm 1030 sau Công Nguyên, những nghiên cứu về nhịp mặt trăng được

Yensu Hai và Chao Tu Lun đã tổng kết: mặt trăng là thực thể của âm; nước cũng

thuộc âm; mặt trời là thực thể của dương, nhờ một lực hấp dẫn tương tác theo nhịp,

y học xưa đã giải thích tại sao nước thủy triều ở mức cao nhất lúc mới có trăng và

lúc trăng tròn, nước thủy triều ở mức thấp dần khi trăng khuyết dần hoặc tròn dần và

thấp nhất ở đầu và cuối quí, từ đó giải thích thủy triều có nước lớn và có nước nhỏ.

Giải thích sự thay đổi của mặt trăng với chu kỳ của kinh nguyệt, với sự có thai và

một số bệnh tật.

Nhịp cơ thể hàng ngày được biết rõ như một chu kỳ ngày một lần (đồng hồ sinh

học của cơ thể). Nhịp thịnh suy của các dòng năng lượng âm và dương; dòng năng

lượng dương là hoạt động nhất vào buổi sáng và đạt mức tối đa vào buổi trưa, sau

đó chuyển chậm sang âm và đạt mức tối đa vào nửa đêm rồi lại đảo ngược dần về

dương và buổi sáng. Chu kỳ 24 giờ của năng lượng (YHCT gọi là khí - vital energy)

với đỉnh năng lượng ở tạng phế (giữa 3 - 5 giờ sáng gọi là giờ dần) và được tiến dần

qua 12 chính kinh (Meridian) theo thứ tự đều đặn như thế và được lặp lại ở chu kỳ

sau.

+ Bảng khai huyệt thời gian khí thịnh theo địa chi.

+ Bảng chọn huyệt theo ngũ hành.

Chương II

NGŨ VẬN LỤC KHÍ VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

ĐẠI CƯƠNG HỌC THUYẾT VẬN KHÍ VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

1. Khái niệm học thuyết vận khí.

+ Ngũ lục vận khí được gọi tắt là vận khí, đây là một trong những học thuyết

quan trọng của YHCT phương Đông. Học thuyết vận khí, giải thích sự biến hóa khí

hậu thiên thời của giới tự nhiên. Người xưa cho rằng: mọi sự biến hóa của khí hậu

thiên thời đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vạn vật trong vũ trụ, đặc

biệt là con người. Trên quan điểm chỉnh thể của YHCT, học thuyết vận khí lấy học

thuyết âm dương ngũ hành làm trung tâm “thiên nhân tương ứng”; "nhân thân chi

tiểu thiên địa”. Con người là vũ trụ thu nhỏ… mọi sự biến đổi phức tạp của vũ trụ

đều có thể xảy ra những biến đổi trong cơ thể con người.

- Ngũ vận là thủy, kim, thổ, mộc, hoả (ngũ hành) phối hợp với thiên can

trong quá trình vận động để suy đoán tuế vận của mỗi năm.

Page 16: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

16

- Lục khí là phong, nhiệt, hoả, thấp, táo, hàn phối hợp với địa chi để suy đoán

tuế khí của mỗi năm (tính chất của khí hậu từng năm phụ thuộc vào khí của năm

đó).

- Vận khí là kết hợp cả hai “ngũ vận” và “lục khí”. Học thuyết vận khí được

vận dụng làm sáng tỏ mọi sự liên quan, ảnh hưởng qua lại trong giới tự nhiên cũng

như trong cơ thể con người.

- Học thuyết vận khí được vận dụng vào y học: người xưa cho rằng: con

người luôn có sự quan hệ rất mật thiết với giới tự nhiên, mọi sự sinh hoạt của con

người nhất thiết phải thích ứng với mọi biến hóa của giới tự nhiên, vì vậy các nhà y

học xưa thường lấy con người so sánh đối chiếu với giới tự nhiên để suy đoán.

- Nội dung học thuyết vận khí: gồm ba vấn đề lớn luôn chuyển dịch và biến

đổi: thiên (trời), địa (đất), nhân (con người).

- Mục đích: nghiên cứu học thuyết vận khí (trên phương diện y học) là nắm chắc

quy luật biến hóa của thời khí (khí hậu thiên thời) để suy đoán, dự đoán nguyên nhân sinh

bệnh của ngoại cảm (tà khí lục dâm). Vì vậy, lấy biến hóa khí hậu của các tiết quý trong

mỗi năm để suy đoán việc phát sinh bệnh tật trong năm đó, để tham khảo trong chẩn

đoán và điều trị các bệnh trên lâm sàng.

+ Khi nghiên cứu học thuyết vận khí cần phải nắm vững hai vấn đề:

- Nắm chắc học thuyết âm dương ngũ hành, nó là trung tâm mà chủ yếu là

quan hệ ngũ hành sinh khắc.

- Nắm vững tên gọi ngũ hành can chi để vận dụng.

Can chi là gọi tắt của thiên can và địa chi. Thiên can có 10 (gọi là thập can)

là: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí. Địa chi có 12 (gọi là thập nhị

chi) là: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Can chi trong ngũ

vận lục khí đều sử dụng tên đại diện để suy đoán.

+ Thuộc tính âm dương của thiên can: thiên can và địa chi đều có thuộc tính

âm dương khác nhau. Giữa can và chi thì can thuộc trời (thuộc dương), chi thuộc đất

(thuộc âm), chi dương khác nhau. Theo tuần tự số lẻ là dương, số chẵn là âm (dương

là thái quá, âm là bất cập), ta có:

- Dương can: (1) Giáp (3) Bính (5) Mậu (7) Canh (9) Nhâm

- Âm can: (2) Ất (4) Đinh (6) Kỷ (8) Tân (10) Quý

- Dương chi: (1) Tý (3) Dần (5) Thìn (7) Ngọ (9) Tân (11) Tuất

- Âm chi: (2) Sửu (4) Mão (6) Tỵ (8) Mùi (10) Dậu (12) Hợi

2. Nội dung học thuyết vận khí.

Ngũ vận - lục khí - can chi - ngũ hành

+ Thiên can phối hợp với ngũ vận.

Đại vận: 1- Giáp 2 - Ất 3 - Bính 4 - Đinh 5 - Mậu

6 - Kỷ 7 - Canh 8 - Tân 9 - Nhâm 10 - Quý

Page 17: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

17

Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa

Page 18: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

18

2.1. Địa chi phối hợp với ngũ hành:

Tuế hội:

3 - Dần 6 - Tỵ 9 - Thân 12 - Hợi 5 - Thìn 2 - Sửu

4 - Mão 7 - Ngọ 10 - Dậu 1 - Tý 11 - Tuất 8 - Mùi

Mộc Hỏa Kim Thủy Thổ Thổ

2.2. Địa chi phối hợp với tam âm, tam dương và lục khí, khách khí:

1 - Tý 2 - Sửu 3 - Dần 4 - Mão 5 - Thìn 6 - Tỵ

7 - Ngọ 8 - Mùi 9 - Thân 10 - Dậu 11 - Tuất 12 – Hợi

Thiếu Thái Thiếu Dương Thái Quyết

Âm Âm Dương Minh Dương Âm

Quân Thấp Tương Táo Hàn Phong

Hỏa Thổ Hỏa Kim Thủy Mộc

3. ứng dụng ba phương thức trên.

+ Ứng dụng khi suy đoán đại vận, đại vận chủ soái của một năm dùng để giải thích

sự biến đổi khí hậu của cả năm và là cơ sở để suy đoán khách vận.

- Ứng dụng để suy đoán tuế hội (trong 60 năm có 8 tuế hội).

- Ứng dụng khi suy đoán khách khí.

- Phương pháp suy đoán được ứng dụng cụ thể: theo y văn YHCT Trung

Quốc (Mã Thiệu Nhi, 1959) phương pháp ghi năm dựa theo can chi kết hợp có vào

khoảng thế kỷ thứ 2 - 3 sau Công Nguyên, trước Đông Hán chỉ được dùng để ghi

ngày còn sau thời Vua Quang Vũ mới được dùng để ghi ngày, tháng, năm. Phương

pháp này hiện nay trong âm lịch vẫn còn dùng.

(1) Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý

(2) Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu

Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi

Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ

Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão

Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu

Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi

(1): thiên can (2): địa chi

Tên mỗi năm đều có cấu tạo một thiên can, một địa chi kết hợp.

Ví dụ: giáp tý (giáp là thiên can, tý là địa chi).

Page 19: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

19

Ất sửu: (ất là thiên can, sửu là địa chi).

Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng cho ngày, tháng, giờ.

+ Chuyển dịch của ngũ vận: di chuyển, vận động không ngừng (không dừng

lại), ngũ vận được chia ra thành: đại vận, chủ vận, khách vận.

- Đại vận: chủ về biến hóa khí hậu của cả năm. Theo thiên can chúng ta có:

• Giáp, kỷ đại vận là thổ vận.

• Ất, canh đại vận là kim vận.

• Bính, tân đại vận là thủy vận.

• Đinh, nhâm đại vận là mộc vận.

• Mậu, quý đại vận là hỏa vận.

Mỗi vận chủ suốt cả năm, chu kỳ của nó là 5 năm. Theo ngũ hành tương sinh

thì trong 30 năm mỗi kỷ, mỗi vận chủ 6 năm, trong 60 năm mỗi vận chủ 12 năm

(theo ngũ hành, cứ mỗi hành trong một vòng giáp tý (60) năm có 12 năm chủ về

biến hóa khí hậu của cả năm). Đại vận của cả năm có thái quá và có bất cập.

Quy luật chung: năm dương thái quá khí của năm ấy lưu hành. Năm âm bất

cập thì khí tương khắc, khí của năm ấy lưu hành.

- Chủ vận là chỉ sự biến đổi bình thường của các vận quý (một năm có 5 giai

đoạn) trong một năm. Suy đoán chủ vận bắt đầu từ ngày đại hàn, mỗi vận quý chiếm

khoảng 73 ngày lẻ 5 khắc.

Theo ngũ hành tương sinh: Mộc thuộc sơ vận.

Hỏa thuộc nhị vận.

Thổ thuộc tam vận.

Kim thuộc tứ vận.

Thủy thuộc cuối vận.

Khí hậu bình thường của chủ vận lấy thuộc tính ngũ hành của lục khí.

Sơ vận: mộc khí chủ phong, nhị vận hỏa, khí chủ thử nhiệt, tam vận hỏa, khí

chủ thấp, tứ vận kim, khí chủ táo, cuối vận thủy, khí chủ hàn (khí hậu ở các giai

đoạn của mỗi năm là giống nhau)

- Khách vận: chỉ sự biến đổi khí hậu khác thường trong 5 vận quý của mỗi

năm. Suy đoán khách vận dựa theo năm thiên can đại vận là sơ vận, khách vận kết

hợp với 5 tiết qúy và 5 bước suy đoán.

Page 20: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

20

Sơ vận Nhị vận Tam vận Tứ vận Cuối vận

Giáp kỷ Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa

Ất canh Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ

Bính tân Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim

Đinh nhâm Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy

Mậu quý Hoả Thổ Kim Thủy Mộc

Tóm lại:

- Đại vận là suy đoán biến hóa khí tượng của các năm, 10 năm một vòng theo

thiên can (5 năm thái quá, 5 năm bất cập)

- Chủ vận là chủ biến hóa khí hậu bình thường của 5 giai đoạn trong một

năm.

- Khách vận là suy đoán khí hậu khác thường của năm giai đoạn (tiết quý)

của mỗi năm.

+ Chuyển dịch của lục khí: lục khí là sáu khí trong vũ trụ bao gồm: phong,

nhiệt, hoả, thấp, táo, hàn. Mỗi năm lục khí được chia làm 2 loại: chủ khí và khách

khí.

- Chủ khí là khí chủ thời dùng để chỉ rõ quy luật khí hậu bình thường trong

mỗi năm, có ý nghĩa giống như vận chủ tứ thời. Lục khí chủ thời cố định hay biến

đổi được gọi là chủ khí.

Phương pháp suy đoán chủ khí: chủ khí chủ thời được chia làm sáu giai đoạn.

Sáu giai đoạn này lại được chia làm 24 tiết tự. Bắt đầu từ ngày đại hàn thuộc sơ vận

(quyết âm phong mộc) qua bốn tiết khí chuyển dịch một bước. Thứ tự của nó từ sơ

khí đến cuối khí. Liên quan 6 giai đoạn, 6 khí và 24 tiết khí:

Lục

Sơ Nhị Tam Tứ Ngũ Cuối (lục)

Lục

khí

Quyết - Âm

Phong -

Mộc

Thiếu - Âm

Quân - Hoả

Thiếu Dương

Tướng - Hỏa

Thái - Âm

Thấp - Thổ

Dương minh

Táo - Kim

Thái -

Dương

Hàn - Thủy

Tiết

tự

Đại - Hàn

Lập - Xuân

Vũ - Thủy

Kinh - Trập

Xuân - Phân

Cốc - Vũ

Thanh Minh

Lập - Hạ

Tiểu - Mãn

Hạ - Chí

Mạng Chửng

Tiểu - Thử

Đại - Thử

Sử - Thử

Lập - Thu

Bạch - Lộ

Thu - Phân

Sương Giáng

Hàn - Lộ

Lập - Đông

Tiểu - Tuyết

Đông - Chí

Đại - Tuyết

Tiểu - Hãn

Chủ khí nói rõ biến hóa khí hậu bình thường trong một năm, mỗi khí chủ 60

ngày và 78 khắc rưỡi, tuy nhiên cũng như ý nghĩa chủ vận tứ thời, nhưng trong thời

gian chủ khí có khác nhau.

Page 21: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

21

Ví dụ: khí hậu bốn mùa nói chung: xuân ôn (phong), hạ nhiệt (hỏa), thu

lương (táo), đông hàn và hạ trưởng chủ thấp (bảng trên là lục khí: phong, thử, thấp,

hỏa, táo, hàn chia ra 6 bước là chuyển dịch cụ thể).

+ Khách khí: khách khí để giải thích khí hậu biến hóa khác thường hàng năm

có thay đổi, khác với chủ khí cố định. “Khách ở lại là không bình thường” vì (khách

là đi qua) nên gọi là khách khí.

Phương pháp suy đoán khách khí: khách khí chuyển dịch là do khí âm dương

nhiều hay ít và thứ tự chuyển dịch là: quyết âm (âm), thiếu âm (âm), thái âm (âm),

thiếu dương (dương), dương minh (dương), thái dương (dương).

Mỗi năm có một khí chủ lĩnh, từng năm chuyển dịch tuần hoàn không ngừng

đó là khách khí chủ quán một năm.

Những năm khách khí chủ lĩnh suy đoán thế nào ?

Khí tự thiên theo địa chi làm cơ sở. Năm Tý Ngọ trên thấy thiếu âm, năm

Sửu Mùi trên thấy thái âm, năm Dần Thân thấy thiếu dương, năm Mão Dậu thấy

dương minh, năm Thìn Tuất thấy thái dương, năm Tý Hợi thấy quyết âm. Địa chi

mỗi năm phàm là trùng Tý Ngọ không chuyển đến thiên can. Tý và Ngọ khách khí

đều thuộc thiếu âm tư thiên Sửu và Mùi khách khí đều thuộc thái âm tư thiên…

Mỗi tuần hoàn 6 năm 6 khí, mỗi tuần hoàn của địa chi là 12 năm (6 âm chi và

6 dương chi). Trong 60 năm chuyển dịch 5 vòng, lục khí tuần hoàn 10 vòng.

Quy luật năm chi với tư thiên tại uyển.

Năm chi Tư thiên Tại uyển

Tý ngọ Thiếu âm - Quân hỏa Dương minh - Táo kim

Sửu mùi Thái âm - Thấp thổ Thái dương - Hàn thủy

Dần thân Thiếu dương - Tướng hỏa Quyết âm - Phong mộc

Mão dậu Dương minh - Táo kim Thiếu âm - Quân hỏa

Thìn tuất Thái dương - Hàn thủy Thái âm - Thấp thổ

Tỵ hợi Quyết âm - Phong mộc Thiếu dương - Tướng hỏa

Vị trí của 6 giai đoạn khách khí.

4. Thiên văn can chi và tạng phủ (heavanly stems, terrestrial pranches and

zangfu).

4.1. Ngũ vận lục khí phối hợp:

Từng năm có khí hỏa, ngũ chủ vận, ngũ khách vận lại thêm tư thiên tại tuyền

lục khí chủ khí, lục khí khách khí, bảy loại hội tụ cùng một thời gian. Trong đó

khách khí khắc trở thành tà khí (nếu như khách khí là mộc tức tỳ cũng sinh bệnh).

Tạng bị khắc sẽ bị bệnh, ngoài ra đều suy đoán như trên.

Page 22: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

22

+ Tuế (năm) vận có tư thiên tương hợp là thiên phù. Ví dụ: tuế vận mộc lại

gặp quyết âm phong mộc, tư thiên tuế vận hỏa lại gặp thiếu dương tướng hỏa tư

thiên đều là thiên phù. Vì vậy, trong khi bệnh lý diễn biến nguy hiểm và nhanh. Tuế

vận có năm khí tương hợp là tuế hội nếu như Mộc vận trùng với năm chỉ Dần Mão.

Hoả vận trùng với năm Tỵ, Ngọ, bình khí vận chủ cả năm. Vì vậy trong diễn biến

của nó cũng từ từ và lâu dài. Tuế vận gặp tư thiên và năm chi “tam hội” hợp, nếu

như tuế hỏa vận gặp thiếu âm quân hỏa tư thiên lại gặp phải năm chi là ngọ, tức là

năm mậu ngọ, tuế thổ vận gặp thái âm thấp thổ, tư thiên lại gặp năm chi là sửu mùi

cũng là năm kỷ sửu, kỷ mùi nếu như năm kim gặp vận dương minh táo kim tư thiên

lại gặp năm chi là dậu cũng tức là năm ất dậu vẫn là thiên phù tuế hội mà còn là thái

ất thiên phù còn là quý thân thiên thắng, chi đắc.

+ Trong khi bệnh tà thiên thắng, bệnh rầm rộ có nguy cơ tử vong còn phải

chiếu theo ngày cụ thể mà xét tà khí của năm đó.

4.2. Thiên văn - can - chi và tạng phủ:

+ Tại sao giáp kỷ hoá thổ ?

Thiên văn ngày nay cho rằng: giáp kỷ hóa thổ là do lực tương hỗ (lực điện

trường trong vũ trụ), khi mặt trời (định tinh trên thiên không) chiếu vào sao thổ, ánh

sáng khúc xạ lên nền trời xuất hiện quang phổ màu kiềm, cố nhân gọi là “kiềm

thiên kiến vận”.

Năm mậu quý hóa hỏa khi mặt trời chiếu vào sao hỏa, khúc xạ có quang phổ

mà đỏ, cổ nhân gọi là “đan thiên kiến vận” mậu quý hóa hỏa.

+ Khi mặt trời chiếu vào sao thủy thì cổ nhân gọi là: "huyền thiên kiến vận.

Bính tân hóa thủy”.

+ Khi mặt trời chiếu vào sao mộc, quang phổ mầu xanh cổ nhân gọi: “thanh

thiên kiến vận. Đinh nhâm hóa mộc”

- Khi mặt trời chiếu vào sao kim, cổ nhân gọi: “bạch thiên kiến vận, ất canh

hóa kim”.

Trong đó có âm can và dương can (dương can thuộc số lẻ thường thái quá,

âm can thuộc số chẵn thường bất cập).

4.3. Địa chi từng năm liên quan đến tạng phủ kinh lạc:

Như đã nói trên (mục địa chi phối hợp lục khí) ta có:

Tý ngọ → thuộc thiếu âm quân hỏa.

Sửu Mùi Thìn Tuất → thuộc thái âm thấp thổ.

Dần Thân → thuộc thuộc thiếu dương tướng hỏa.

Mão Dậu → thuộc dương minh táo kim.

Tỵ Hợi → thuộc quyết âm phong mộc.

Chủ khí là đại biểu ngũ tạng.

Khách khí là đại biểu lục kinh (tam âm tam dương).

Page 23: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

23

Khách khí khi thì hoạt động trên vũ trụ (thuộc tứ thiên), khi thì vận động

trong khí quyển và sâu trong lòng đất gọi là tại tuyền (tuyến đài)

+ Những năm đó, khắc khách khí thường gia lâm vào chủ khí tác động chủ

vận và chủ khí.

+ Vận khí khác hành khác loại ít bệnh tật. Vận khí cùng hành cùng loại tai

hại vô cùng.

+ Năm vận hỏa khí tư thiên hỏa gọi là thiên phù. Hỏa cộng hỏa thời tiết nóng gấp

đôi trạng thái thiên thắng và nhiệt, rêu lưỡi hình lưỡi chất biểu hiện nhiệt.

+ Năm vận hỏa năm chi cùng là hỏa (Tý Ngọ) gọi là tuế hội thời tiết nắng

nóng bệnh tật cứ nâng cao, hình thể lưỡi ráng đỏ rêu vàng, trạng thái thiên nhiệt,

thực nhiệt.

+ Năm vận hỏa tư thiên hỏa, năm chi hỏa gọi là thái ất thiên phù. Tử vong rất

cao, hình lưỡi cực nhiệt.

+ Năm vận hỏa tư địa (tại tuyền) hỏa gọi là đồng thiên phù. Năm vận hỏa

năm chi của khí tư thiên là hoả đồng tuế

4.4. Thiên văn được vận dụng trong y học:

+ Một đêm ngày: quả đất tự quay quanh trục của mình một vòng

+ Một tháng: mặt trăng quay quanh quả đất một vòng theo hình số 8 (bát

quái).

+ Một năm: quả đất quay xung quanh mặt trời một vòng 10 thiên can (gốc

trời), 12 địa chi (cành đất).

- Thiên can liên quan đến tạng phủ:

Giáp (1) Dương mộc → Đởm Kỷ (6) Âm thổ → Tỳ

Ất (2) Âm mộc → Can Canh (7) Dương kim → Đại trường

Bính (3) Dương hỏa → Tiểu trường Tân (8) Âm kim → Phế

Đinh (4) Âm hỏa → Tâm Nhâm (9) Dương thủy→ Bàng quang

Mậu (5) Dương thổ → Vị Quý (10) Âm thủy → Thận

- Địa chi liên quan đến ngũ hành (đã giải thích rõ ở phần trên):

Địa chỉ:

Tý Hợi (Â - D) Thủy Thìn Tuất (D) Thổ

Dần Mão (D - Â) Mộc Sửu Mùi (A) Thổ

Tý Ngọ (Â - D) Hỏa Thân Dậu (D – A) Kim

5. Cơ chế sinh bệnh theo ngũ vận lục khí liên quan đến trạng thái thiên thắng.

+ Chủ yếu là khí hậu khắc cơ quan và tạng phủ.

+ Tùy theo bản tạng thiên thắng mà phát ra bệnh khác nhau liên quan đến

kinh mạch lạc mạch.

Page 24: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

24

+ Do thuộc tính khác nhau của nguyên nhân gây bệnh, vì yếu tố thể chất khác

nhau của mỗi người mà có sự khác nhau về chứng trạng và cơ quan phát bệnh. Việc

phát bệnh phụ thuộc vào biến hóa khí hậu “ngũ vận lục khí”. Ngũ vận thái quá hay

bất cập. Lục khí tư thiên hay tại tuyền mà dẫn đến bệnh tật khác nhau.

Ví dụ: năm Đinh Nhâm tức thuộc vận mộc, Đinh là vận mộc bất cập thì nhâm

là vận mộc thái quá, mộc bất cập tức là táo khí lưu hành. Mộc thái quá tức là phong

khí lưu hành.

Khi táo khí lưu hành: phát sinh kỳ bệnh, da xanh, đau sườn, đau bụng dưới,

dễ đi lỏng, bệnh hàn nhiệt khái thấu. Trong đó xuất hiện triệu chứng của ba tạng: tỳ,

can, phế tất nhiên trong trạng thái thiên thắng sẽ có biểu hiện ở lưỡi về rêu lưỡi, chất

lưỡi, hình thể ở vùng giữa lưỡi, hai bên rìa lưỡi và 1/3 trước lưỡi, các chỉ tiêu lượng

hóa pH, nhiệt độ lưỡi, soi mao mạch lưỡi (thiệt chẩn) sẽ bị chi phối nhất là trên cơ

thể bình thường mà có trạng thái thiên thắng trùng với sự biến đổi của khí hậu và

ngũ vận lục khí.

Nếu như năm mộc thái quá phong khí lưu hành kỳ bệnh, ăn uống kém, không

ngon miệng, gầy gò, mệt mỏi, thường đau ngực sườn, hay giận dữ, bụng trướng đầy,

các triệu chứng tập trung vào tỳ, vị, can trạng thái thiên thắng sẽ biểu hiện bằng biến

đổi rêu lưỡi, chất lưỡi và hình thể lưỡi theo sự phân vùng của tạng phủ trên lưỡi, cụ

thể là giữa lưỡi và hai bên rìa lưỡi.

Năm Tý Ngọ (địa chi) tại tuyền là thiếu âm quân hoả. Tư thiên dương minh

táo kim tại tuyền khí tư thiên chủ nửa năm đầu, khí tại tuyền chủ nửa năm sau, việc

phát bệnh trong năm cũng khác nhau.

Thiếu âm quân hỏa tư thiên nhiệt (dâm) thiên thắng lại gặp trạng thái thiên

thắng về nhiệt lại càng nhiệt thái quá. Kỳ bệnh: trong ngực tức nóng, họng khô, hồi

hộp, sườn phải đầy đau, hàn nhiệt, khái nhiệt khái thấu, nôn máu, ỉa máu, đái máu.

Bệnh biểu hiện chủ yếu tâm, phế, can, các hình thể lưỡi ở trạng thái thiên thắng biểu

hiện biến đổi nhiều ở đầu lưỡi và hai bên rìa lưỡi. Nếu dương minh tại tuyền táo

(dâm) thiên thắng, kỳ bệnh hay nôn, miệng đắng, tâm, sườn, ngực đau, bệnh biểu

hiện phế và can, biểu hiện hình thể lưỡi và các chỉ tiêu lượng hóa trong các trạng

thái thiên thắng sẽ thay đổi.

6. Vận dụng trong dự phòng và điều trị.

+ Biện pháp không dùng thuốc:

- Châm cứu theo cấu trúc thời gian (Tý Ngọ lưu trữ và lĩnh quy bát pháp hay

linh quy phi đăng).

- Bấm huyệt, chích nhể theo cấu trúc thời gian.

- Khí công xoa bóp trong dưỡng sinh phòng bệnh.

+ Dùng thuốc:

- Thu hái thuốc uống thuốc theo cấu trúc thời gian (thời dược học).

- Dựa vào liên quan chặt chẽ giữa biến đổi khí hậu (học thuyết vận khí) với

việc phát sinh phát triển và các trạng thái thiên thắng ở người khỏe, có lợi cho biện

chứng dự phòng và điều trị lâm sàng. Cụ thể là việc lập ra các phương thuốc chính

xác.

Page 25: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

25

Ví dụ: khí phong thiên thắng thì dùng thuốc tân lương để phát tán trừ phong,

khi hỏa nhiệt thiên thắng thì dùng thuốc tả hỏa, khi thấp thiên thắng thì dùng thuốc

thông hạ nhuận táo. Hàn thiên thắng dùng thuốc ôn nhiệt táo hàn. Vì vậy cần phải

dựa vào yếu tố bản tạng trạng thái thiên thắng ở người khoẻ bình thường cũng như

mắc bệnh để có hướng dự phòng và điều trị bằng cách sử dụng phương dược để thay

đổi bản tạng của người bệnh.

+ Nguyên nhân của sự thiên thắng:

Chúng tôi cho rằng: nguyên do của sự thiên thắng không phải chỉ là “tiên

thiên bất túc”. Nếu người ta sinh ra bẩm thụ đã không đầy đủ, đã có dị tật bẩm sinh

hoặc ăn uống không đầy đủ, ngũ tạng thiếu nguồn ngũ cốc, công năng để hóa sinh

thì cơ thể không phát triển bình thường được. Vì vậy trạng thái thiên thắng ở người

khoẻ mạnh bình thường trước hết là do hậu thiên: quá trình lao động đấu tranh với

thiên tai hoả hoạn, động đất, sóng thần, lũ lụt… căng thẳng, lại ăn uống không điều

hoà, nhất là việc kết hợp luyện tập với nghỉ ngơi không điều độ, làm rối loạn trạng

thái cân bằng giữa khí huyết âm - dương.

Trong “sinh khí thông thiên luận sách Tố Vân” viết “ âm bình dương bế, tinh

thần nại trị” tránh thái qúa, bất cập. Trong hoàn cảnh hiện nay và trong đấu tranh với

bệnh tật, trạng thái thiên thắng là thực tế nhưng chúng ta có thể tiên đoán, điều chỉnh

và dự phòng được.

Trong “tứ khí điều thần đại luận sách Tố Vân” viết “thất tứ thời âm dương

giả vạn vật chi căn bản dã”, không có bốn mùa, không có âm dương thì vạn vật mất

đi nguồn hóa sinh căn bản, muốn tồn tại và phát triển con người phải thích ứng với

giới tự nhiên, duy trì sự thống nhất giữa trạng thái bên trong cơ thể với hoàn cảnh

bên ngoài, không làm cho âm dương thiên thắng hoặc thiên suy là vấn đề căn bản

trong dự phòng và dưỡng sinh phòng bệnh, khi bàn về phục khí, phục tà và phân

biệt giữa phục tà và tâm cảm trong “thiên âm dương ứng tượng đại vận”, sách Tố

Vân viết: ”đông thương thuộc hàn, xuân tất thấp bệnh, xuân thương thuộc phong hạ

tất thuộc trệ, hạ thương thuộc thử, thu tất hạch ngược, thu thương thuộc thấp đông

sinh thái thấu chi loại”.

Trong lao động sản xuất, con người thường cảm phải tà khí lục dâm của bốn

mùa, nhưng tà khí lúc đầu còn yếu chưa đủ để gây bệnh mà tiềm phục ở trong cơ

thể, qua một thời gian nhất định khi xuất hiện trạng thái thiên thắng (chính khí - sức

đề kháng của cơ thể suy giảm) mới phát bệnh, đó cũng là nguyên nhân có trạng thái

thiên thắng ở người bình thường, điểm này cũng phải bàn thêm, trạng thái thiên

thắng hay phục tà (phục khí) không phải là thời kỳ nung bệnh của các bệnh truyền

nhiễm (theo quan điểm của YHHĐ); vì trong các bệnh truyền nhiễm của YHHĐ, y

học dân tộc đã mô tả đầy đủ trong “ôn bệnh”, “lệ dịch”, “thương hàn luận”. Các y

gia tiền bối của YHCT không xếp vào mục này.

- Trạng thái thiên thắng hậu thiên phụ thuộc vào yếu tố nội nhân.

Nguyên nhân bên trong theo YHCT là “thất tình” những tâm lý tình cảm cá

thể: vui mừng, giận dữ, buồn phiền, sợ hãi, yêu ghét, ham muốn (hỷ, nộ, bi, ưu ái, ố

dục) luôn bị chi phối bởi quá trình vận động chuyển hóa không ngừng của vận khí,

tứ thời, bão gió, sóng thần, động đất, sấm chớp, hạn hán, lũ lụt. Ngoài ra còn liên

chặt chẽ đến yếu tố căng thẳng: hoàn cảnh kinh tế, chế độ chính trị xã hội tác động

Page 26: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

26

trực tiếp đến tình khí (thất tình) làm rối loạn công năng của tạng phủ. Công năng của

tạng phủ không được điều hoà ảnh hưởng đến vận hóa, chuyển hóa chính khí (sức

đề kháng của cơ thể giảm sút). Đó cũng là lý do làm tăng thêm tính phổ biến của

trạng thái thiên thắng ở người khoẻ mạnh bình thường (trung y khái luận Nam kinh

1959), trang 320 - 351) Hải Thượng Lãn Ông y gia quan niệm, trang 1 - 50). Học

thuyết tâm thuận trong YHCT (Hoàng Tuấn, 1993).

- Trạng thái thiên thắng biến đổi tùy thuộc vào thời tiết bốn mùa.

Như trên đã nói quy luật phát sinh, phát triển của con người tuân theo quy

luật của tứ thời: sinh - trưởng - hóa - thu - tàng.

- Trong một ngày buổi sáng (tảo thần) công năng cơ thể bắt đầu thịnh vượng

giống như sinh khí mùa xuân. Trạng thái thiên thắng trong người khoẻ bình thường

cũng như bệnh lý đều giảm, người ốm sẽ thấy khoẻ hơn.

- Khi giữa trưa (chính Ngọ) công năng cơ thể thịnh vượng nhất giống như

sinh khí của mùa hè, tà khí bị ức chế không có cơ may để gây bệnh.

- Khi chiều tà (hoàng hôn) công năng cơ thể giống như thiện khí mùa thu,

thời hậu đến lúc thu dâm khí bệnh bắt đầu hoạt động, dễ cảm ngoại tà, bệnh tích lại

nặng lên.

Đến nửa đêm (giờ Tý), công năng cơ thể ở trong trạng thái nghỉ ngơi, giống

như khí mùa đông chủ bế tàng chỉ có tà khí hoành hành trong cơ thể, bệnh tật hay

nặng lên và biến chứng.

Tất cả các giai đoạn trên đều ảnh hưởng đến trạng thái thiên thắng trong thiệt

chẩn.

Trạng thái thiên thắng chẩn ở người khoẻ mạnh bình thường chưa mắc bệnh

cũng liên quan đến quy luật và đặc điểm của tứ thời. Vì vậy, khi khám lưỡi phải

khám vào giờ thống nhất trong ngày và trong mùa với tất cả các đối tượng nghiên

cứu.

(Trung y học khái luận Nam Kinh, 1958, tân biên trong y học khái luận Bắc

kinh 1974, bài giảng Đông y tập I).

7. Biểu hiện bệnh lý lâm sàng của trạng thái thiên thắng và ý nghĩa.

7.1. Biểu hiện bệnh lý lâm sàng:

+ Trạng thái thiên về hàn: khi gặp phong hàn hay đau bụng, nôn ra nước

trong, tay chân giá lạnh, ỉa chảy, huyết áp thường xuyên thấp, hay đau khớp, đau

dây thần kinh khi bị lạnh.

+ Trạng thái thiên về thấp: hay rối loạn tiêu hoá, rối loạn chức năng dạ dày,

đại tràng do tỳ vị bị ảnh hưởng (tỳ không ưa thấp) đặc biệt hay mắc bệnh ngoài da

(thấp chẩn) eczema, tổ đỉa, vảy nến…

+ Trạng thái thiên về thấp: “nhiệt uất lâu ngày hóa hỏa, hỏa động sinh

phong”, (phong hành thủy phiếm, thủy phiếm vi đàm “Hải Thượng Lãn Ông”) tức là

hay mắc bệnh nhiệt độc, dị ứng, mụn nhọt, dễ nhiễm trùng, nhiễm độc, dễ mắc bệnh

tiêu khát (đái tháo đường), thoát cốt thư, viêm tắc động mạch chi, thấp khớp cấp,

thấp tim, viêm cầu thận cấp, trúng phong (tai biến mạch máu não) do cao huyết áp,

rối loạn nội tiết, ý bệnh (tâm thần).

Page 27: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

27

+ Trạng thái thiên thắng về thấp nhiệt: hay mắc các bệnh lâm chứng; viêm sỏi

đường tiết niệu, viêm phần phụ (tử cung, buồng trứng), viêm niệu đạo bàng quang, viêm

gan siêu vi trùng, sỏi đường mật và viêm đường mật, rối loạn chức năng đại tràng, lỵ,

ngược tật (sốt rét), rối loạn chức năng thần kinh tim.

+ Trạng thái về thiên hàn thấp: hay có hiện tượng sợ lạnh, rối loạn chức năng

thần kinh tim, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn vận động đường mật, rối loạn

chức năng các thể.

Page 28: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

28

7.2. Ý nghĩa của trạng thái thiên thắng ở người khoẻ bình thường:

+ Phát hiện khả năng dễ mắc bệnh (yếu tố bản tạng) ở người khoẻ bình

thường thông qua khám và chẩn đoán lưỡi, rêu lưỡi, chất lưỡi, hình thể lưỡi và một

số chỉ tiêu vi sinh học như pH niêm dịch mặt lưỡi và nhiệt độ dưới lưỡi.

+ Góp phần cho quân - dân y các tuyến cơ sở: áp dụng thiệt chẩn cùng với

những phát hiện khác, trong dịp kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm, nắm chắc

quân số của đơn vị. Chú trọng các đối tượng có trạng thái thiên thắng chủ yếu là hàn

và thấp nhiệt để có hướng dự phòng cho các cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

+ Dựa trên các tiêu chuẩn về hình thể lưỡi và các chỉ tiêu sinh học sẽ chẩn đoán

hàn, nhiệt để quyết định sử dụng thuốc tránh sai lầm trong nguyên tắc: “hàn gặp hàn tắc

tử”, “nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng” làm cho bệnh nặng thêm.

+ Với các tuyến trung ương có những căn cứ để tham khảo trong việc chẩn

đoán tính chất bệnh, quan trọng là hàn hay nhiệt. Trong khi vận dụng các phương

thức, phương huyệt thông thường để điều trị còn phải chú trọng dùng thuốc làm thay

trạng thái thiên thắng, yếu tố bản tạng của người bệnh. Đặc biệt là phát huy cao nhất

khả năng của các thuốc có tác động đến thể chất (cơ địa) người bệnh :

- Thuốc dưỡng âm sinh tân kết hợp thẩm thấp lợi niệu.

- Thuốc thu liễm cố sáp với thuốc nhuận táo hoạt trưởng.

- Thuốc bổ âm, dưỡng âm thu liễm cộng thuốc tả hạ lợi niệu thông lâm.

- Thuốc sáp trường chỉ tả, dưỡng âm kết hợp với phát tán, nhằm đạt hiệu quả

cao nhất trong điều trị.

- Thuốc thanh trừ nhiệt độc thấp nhiệt, huyết nhiệt với thuốc bổ âm tiếp

dương, dẫn hỏa quy nguyên.

CHỨC NĂNG TẠNG PHỦ (HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG)

1. Mở đầu.

Học thuyết tạng phủ là bộ phận chủ yếu tạo thành lý luận cơ bản của YHCT.

Đây là lý một học thuyết xuất phát từ quan điểm chỉnh thể, mọi hoạt động sinh lý,

bệnh lý của cơ thể đều do lục phủ ngũ tạng thông qua hệ thống kinh lạc chi phối;

mọi tổ chức cơ quan liên kết thành một thể thống nhất, chỉnh thể và có quan hệ hữu

cơ với nhau không thể tách rời.

+ Về mặt sinh lý giữa tạng phủ song song tồn tại và hỗ tương chế ước lẫn

nhau. Khi bệnh lý tức là quan hệ hỗ tương, chế ước đã bị thay đổi.

- Tạng là chỉ ngũ tạng: tâm - can - tỳ - phế - thận.

- Phủ là chỉ lục phủ: đởm - vị - đại trường - tiểu trường - bàng quang - tam tiêu.

+ Quan niệm về chức năng ngũ tạng, lục phủ của YHCT có mặt cơ bản gần

giống Tây y. Có tạng khác nhau rất lớn, có những phủ đến nay trong YHHĐ chưa có

cơ quan tương ứng (tam tiêu). Vì vậy, ta không thể đơn giản gán ghép các cơ quan

của YHHĐ vào các tạng phủ của y học xưa. Học thuyết tạng phủ là lý luận về chức

Page 29: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

29

năng hệ thống tạng phủ ngày càng được phát triển và nâng cao trên cơ sở lâu dài của

thực tiễn lâm sàng. Nó có ý nghĩa chỉ đạo rất quan trọng trong việc chẩn trị của

YHCT, tuy nhiên trong đó có một số vấn đề thuộc bản chất đang còn chưa rõ, cần

được chỉnh lý và nâng cao thêm.

2. Sinh lý và bệnh lý chủ yếu của tạng phủ.

Con người là một chỉnh thể, giữa ngũ tạng và lục phủ luôn tồn tại trong mối

quan hệ phức tạp, có sự phân công nhưng lại có sự tương hỗ phối hợp.

Tóm lại, tạng và phủ có đặc điểm khác nhau là:

+ Ngũ tạng có chức năng tàng trữ tinh khí.

+ Lục phủ có chức năng truyền đạt tinh thô, phân biệt thanh trọc, nhào chế

thủy cốc. Ngoài ra còn có não, tủy, xương, mạch, đởm, tử cung, chức năng của nó

có sự giống, có mặt khác tạng phủ nên được gọi là phủ kỳ hàng.

2.1. Tâm và tiểu trường:

+ Chủ thần chí:

Tâm chủ hoạt động tư duy, ý thức, tinh thần tương đương với hoạt động thần

kinh cao cấp. Nếu như chủ thần chí bình thường con người thường tinh thông nhanh

nhẹn, thậm chí thông minh sáng suốt. Khi bệnh lý thường có triệu chứng tâm lý:

kinh hoảng, hay quên, mất ngủ, nói cười quá mức hoặc nặng thì phát phiền, loạn

ngôn, hôn mê.

+ Chủ huyết mạch:

Tâm gắn liền với mạch, sở dĩ máu tuần hoàn được trong mạch máu là nhờ có

sự hoạt động của tâm. Khi tâm khí hư nhược thì mạch tế nhược vô lực, khí đến

không đều, mạch không đầy đủ (có hình mạch, súc, kết đại). Tâm chủ về sắc mặt

nhuận trạch sáng tươi và khai khiếu ra lưỡi, sự phân bố huyết mạch ở lưỡi và mặt

đều phong phú. Khi bình thường, sắc mặt nhuận trạch hồng, nhuận sáng tươi, sắc

lưỡi hồng nhạt. Nếu tâm khí bất túc, tuần hoàn không đầy đủ, sắc mặt trắng bạch

hoặc xanh tía không tươi nhuận, sắc lưỡi tím xám; còn tâm hỏa quá vượng, đầu lưỡi

hồng đỏ, miệng lưỡi sinh mụn nhọt hoặc lở loét.

Khi đàm mê tâm khiếu, thấy lưỡi cứng không nói được, người xưa cho rằng

“thiệt vi tâm chi miêu” lưỡi là nơi khai khiếu của tâm.

+ Tâm quan hệ với mồ hôi:

Tâm và mồ hôi có quan hệ mật thiết, cổ nhân cho rằng “hãn vi tân dịch”

người bệnh dùng thuốc phát hãn quá độ hoặc do nguyên nhân khác dẫn đến ra mồ

hôi quá nhiều làm tổn hại tâm dương, thậm chí xuất hiện chứng nguy kịch “đại hãn

vong dương”.

+ Phụ:

Tâm bào còn gọi là tâm bào lạc, là ngoại vệ của tâm. Do tâm là tạng quan

trọng, tâm chủ chi quan. Nếu “tâm suy thập nhị quân đều nguy” nên còn có một cơ

quan ngoại vệ để bảo vệ nó. Nếu như ngoại tà phạm tâm trước tiên vào tâm bào.

Trong bệnh ôn nhiệt, sốt cao mê sảng (loạn ngôn) là biểu hiện nhiệt nhập tâm bào,

tâm bào ở đây chủ yếu chỉ hoạt động thần kinh cao cấp.

Page 30: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

30

+ Bệnh lý, sinh lý của tiểu trường:

Chức năng sinh lý của tiểu trường là tiếp thu thức ăn từ vị chuyển xuống để

tiếp tục quá trình tiêu hoá phân biệt thanh trọc. Thanh là chỉ tinh hoa của thức ăn

“thủy cốc chi tinh” từ tiểu trường sau khi hấp thu vận chuyển lên phế. Trọc chỉ chất

thô của vật chất từ tiểu trường đưa xuống đại trường hoặc vận chuyển qua bàng

quang.

- Khi tiểu trường có bệnh, không những ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá

hấp thu mà còn xuất hiện tiểu tiện thất thường.

- Tâm liên hệ với tiểu trường thông qua kinh lạc tạo thành liên hệ biểu và lý.

Nếu như tâm hỏa quá vượng có thể thấy đầu lưỡi đau, hồng, miệng rộp loét, tiểu tiện

ngắn đỏ, thậm chí đái ra máu. Bệnh lý như vậy gọi là “tâm đa nhiệt vu tiểu trường”.

Tâm trong Đông y, trên cơ bản gồm: tạng tâm của YHHĐ và một bộ phận thần kinh

trung khu hệ thống thần kinh thực vật… cả về chức năng sinh lý bình thường và khi

phát bệnh.

2.2. Can và đởm:

+ Sinh lý và bệnh lý của can:

- Chủ sơ tiết:

Can có tác dụng thăng phát, thấu tiết, chủ quản về thư thái điều đạt khí cơ của

toàn cơ thể.

Nếu như can mất điều đạt, sơ tiết thất thường, khí cơ không thăng dẫn đến

nhiều chứng bệnh.

Nếu như can khí uất hay sinh giận dữ, đau đầu, ngực sườn đau chướng, kinh

nguyệt không đều… trái lại can khí thăng phát quá làm cho can dương thượng

nghịch hóa hỏa sẽ dẫn đến trúng phong, thấy đau đầu dữ dội hoặc mắt đỏ, mắt đau,

tai ù, tai điếc.

Can khí không thăng phát - sinh huyễn vựng, mất ngủ dễ giật mình, tinh thần

hoảng hốt.

- Chủ tàng huyết:

Can có chức năng tàng huyết và điều tiết lượng huyết, khi hoạt động huyết

dịch trữ tàng ở can cung cấp cho các cơ quan tổ chức, khi nghỉ ngơi hoặc ngủ huyết

lại dồn về can, tàng huyết còn có nghĩa là có khả năng dự phòng chảy máu. Nếu

chức năng tàng huyết kém sẽ sinh ra chảy máu: thổ huyết, nục huyết…

- Khai khiếu ở mắt:

Can và mắt có liên quan mật thiết với nhau, can có bệnh thường ảnh hưởng

đến sự tinh tường của mắt. Can hư tất thị lực giảm (quáng gà), can hỏa vượng hay

có mắt đỏ.

- Can chủ cân, vinh nhuận móng tay, chân:

Can chủ quản hoạt động của cân, chi phối khớp xương và hoạt động cơ nhục

của toàn cơ thể. Can nhờ vào sự nuôi dưỡng của can huyết. Nếu như can huyết bất

túc không dưỡng được cân sẽ phát sinh đau cân, tê mỏi, co duỗi khó khăn hoặc có

Page 31: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

31

những chứng cấp tính, nhiệt cực dẫn đến can phong nội động cũng có thể phát sinh

co giật.

Móng tay, chân là phần dư của cân. Móng tay, chân và can có quan hệ mật

thiết, can huyết xung túc thì móng ngón tay hồng nhuận. Can huyết bất túc, móng

tay khô sác, bạc trắng, y học xưa cho rằng: “ký hoa tại quá”.

+ Sinh lý bệnh của đởm:

- Đởm là một trong sáu phủ nhưng chức năng của nó khác các phủ khác nên

gọi là phủ kỳ hàng. Tác dụng chủ yếu của đởm là trữ tàng dịch mật. Dịch mật là

dịch thể màu xanh.

Người xưa gọi mật (đởm) là “trung thanh chi phủ”. Bệnh đởm biểu hiện chủ

yếu là đau sườn, vàng da, đắng miệng, nôn mửa ra nước đắng.

- Can đởm quan hệ với nhau thông qua kinh lạc tạo thành quan hệ biểu lý,

can đởm tương liên, khi phát bệnh thường ảnh hưởng tương hỗ, khi điều trị thường

can đởm đồng trị.

Do những lý luận trên người xưa coi chức năng can đởm như là chức năng

gan mật của Tây y (về mặt cơ bản) ngoài ra còn bao gồm cả một bộ phận hệ thống

thần kinh cao cấp, hệ thống huyết dịch và cơ quan thị giác.

2.3. Tỳ và vị (sinh lý và bệnh lý của tỳ và vị):

+ Sinh lý và bệnh lý của can:

- Chủ về vận hoá và chuyển hóa:

Tỳ chủ quản tiêu hóa hấp thu và vận chuyển thức ăn. Thức ăn vào vị, sau khi

tiêu hóa bước đầu, tới tỳ tiếp tục tiêu hóa thêm một bước những vật chất tinh vi

(dinh dưỡng) được hấp thu phân bố khắp toàn thân, cung cấp dinh dưỡng cho tất cả

các cơ quan tổ chức của cơ thể. Ngoài sự vận hóa thức ăn tinh vi, tỳ còn có chức

năng vận hóa thủy cấp cùng với phế và thận duy trì sự cân bằng thủy dịch trong cơ

thể. Khi chức năng vận hóa của tỳ được bình thường thì tiêu hóa hấp thu chuyển hóa

tốt, khí huyết vượng thịnh, tinh lực khỏe mạnh. Nếu tỳ hư vận hóa thất thường, tiêu

hóa hấp thu không tốt dẫn đến bụng trướng, đại tiện lỏng nát có thể là nguyên nhân

vận hóa thủy dịch trở ngại dẫn đến thủy cấp đình trệ phát sinh thủ thũng (phù) hoặc

đàm ẩm.

- Chức năng thống huyết:

Tỳ có chức năng thống nhiếp huyết dịch của toàn cơ thể. Nếu như tỳ hư chức

năng thống nhiếp ảnh hưởng làm cho “hiếp bất tuần kinh” sinh các triệu chứng chảy

máu, nôn máu, chảy máu cam, băng lậu, đại tiện ra máu… Ngoài ra, tỳ quan hệ với

việc sinh huyết cũng rất chặt chẽ. Tỳ hư chức năng sinh hóa huyết dịch giảm sút dẫn

đến thiếu máu.

- Tỳ chủ cơ nhục tứ chi và khai khiếu ở môi miệng:

Bình thường tỳ vận hóa thủy cốc tinh vi dinh dưỡng toàn thân, ăn uống đầy

đủ, cơ nhục to khoẻ, cơ thể cường tráng, tứ chi có lực, môi miệng hồng nhuận. Tỳ

khí hư nhược, vận hóa thất thường, ăn uống kém, cơ nhục yếu mềm, tứ chi vô lực,

sắc môi trắng nhợt hoặc vàng tối.

Page 32: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

32

+ Sinh lý và bệnh lý của vị:

Chức năng chủ yếu của vị là thu nạp thủy cốc và cũng có tham gia nhào trộn

thủy cốc. Người xưa cho rằng “vị thủy cốc chi hải”. Khi vị bị bệnh có các triệu

chứng: bụng đau, đầu nặng, ăn uống giảm sút, buồn nôn, nôn khan. Tỳ và vị quan hệ

biểu lý thông qua kinh lạc. Tỳ chủ vận hóa, vị chủ thu nạp cùng hoàn thành nhiệm

vụ tiêu hóa hấp thu vận chuyển dinh dưỡng, tác dụng của tỳ vị đối với cơ thể vô

cùng quan trọng. Người xưa cho rằng: “Hữu vị khí tắc sinh, vô vị khí tắc tử”.

- Vị vi hậu thiên chi bản, tỳ và vị có đặc điểm khác nhau. Tỳ khí chủ thăng,

sợ thấp, thích táo.

- Vị khí chủ giáng, thích nhuận, sợ táo, hai mặt tương phản, tương thành. Vị

khí giáng thủy cốc mới có thể đi xuống đường tiêu hóa, đi toàn thân và đến các tạng

phủ khác. Nếu vị khí không giáng trái lại nghịch lên sẽ buồn nôn, nôn khan, ợ hơi, ợ

chua, ách nghịch, vị thống. Tỳ khí bất thăng lại hạ hãm (gọi là trung khí hạ hãm) sẽ

dẫn đến các triệu chứng loạn ngôn, thiếu khí, tiết tả, thoát giang, sa các tạng. Tỳ

thuộc âm; tỳ hư dễ sinh thấp (tỳ không kiện vận được thủy thấp) thường dễ bị thấp

tà xâm phạm, nếu tỳ bị thấp tà từ ngoài xâm phạm sẽ phát sốt, nặng đầu, đau mình,

thân thể nặng nề, thượng vị đầy tức, mạch nhu hoãn, rêu lưỡi trắng dày. Điều trị

phải dùng “ôn tỳ táo thấp”.

- Vị thuộc dương: bệnh ở vị đa phần thuộc nhiệt, vị hỏa, miệng khô, thích

uống, không muốn ăn hoặc đau răng, chảy máu chân răng, thổ huyết, chảy máu cam,

điều trị phải “thanh nhiệt giáng hỏa”. Liên hệ Đông y và Tây y, vị và dạ dày tương

ứng với nhau. Còn tỳ của Đông y bao gồm chức năng bệnh tật của quá trình tiêu hóa

hấp thu vật chất, cân bằng chuyển hóa dịch thể và một phần sự tuần hoàn huyết dịch.

So với Tây y, tỳ của Đông y có chức năng rất khác biệt.

2.4. Phế và đại trường (sinh lý và bệnh lý của phế và đại trường).

+ Sinh lý và bệnh lý của phế:

- Phế chủ khí:

Chỉ chức năng hô hấp, trao đổi khí để duy trì chức năng hoạt động sinh mệnh

trong cơ thể. Mặt khác còn chỉ phế triều bách mạch, tham gia tuần hoàn huyết dịch,

đem thủy cốc tinh vi chuyển tới các tổ chức toàn thân (phế chủ nhất thân chi khí).

Khí của tạng phủ, kinh lạc thịnh, suy đều có liên quan chặt chẽ với phế. Chức năng

phế chủ khí trở ngại chủ yếu biểu hiện bệnh lý của hệ thống hô hấp, khái thấu, khí

suyễn, nói nhỏ, đoản khí, loạn ngôn.

- Phế chủ túc giáng thông điều thủy đạo:

Phế khí là để thanh túc hạ giáng, nếu phế khí nghịch lên sẽ phát sinh khí

suyễn, khái thấu. Việc vận hóa bài tiết thủy dịch của cơ thể không những chỉ dựa

vào sự vận hóa và chuyển hóa của tỳ mà còn phải dựa vào sự túc giáng của phế khí

mới có thể thông điều thủy đạo xuống bàng quang. Nếu như phế mất khả năng túc

giáng sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa thủy dịch dẫn đến thủy thấp đình trệ, xuất hiện

tiểu tiện không thông, thủy thũng hoặc tiện huyết. Người xưa cho rằng: “ phế vị thủy

chi thượng nguyên”, phế khí bất năng túc giáng, có khi liên quan đến “phế khí bế

trở”. Vì vậy một số chứng ho hen và thủy thũng thường phối hợp với thuốc “khai

phế khí”. Ví dụ: ma hoàng, tế tân, hạnh nhân…

Page 33: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

33

- Phế chủ bì mao:

Phế có quan hệ mật thiết với bì phu cơ biểu, phế vệ mà vững chắc thì cơ biểu kín

đáo kiên cố, da lông nhuận trạch (tươi sáng, óng mượt), sức đề kháng của cơ thể mạnh, nếu

không dễ bị ngoại tà xâm phạm. Khí của phế vệ không kiên cố, lỗ chân lông sơ hở dễ bị

ngoại tà xâm phạm, nặng hơn là tà phạm phế. Ngoài ra nếu cơ biểu không kiên cố, tân dịch

tiết ra ngoài có htể phát sinh tự hãn, đại hãn.

- Phế khai khiếu ở mũi:

Mũi là cửa của hô hấp tương thông với phế, khí phế có bệnh thường biểu hiện

mũi tắc, mũi chảy, hô hấp khó khăn, cánh mũi phập phồng.

- Phế có liên quan đến tiếng nói:

Thanh âm có liên quan với tác dụng của phế khí, phế khí đầy đủ thì thanh âm

to rõ, phế khí hư thanh âm nhỏ yếu; phong hàn phạm phế, phế khí tụ tắc, nói không

rõ (do bệnh tà gây hại) hoặc do phế khí hao tổn quá mức dẫn đến mất tiếng nói (thất

âm).

+ Sinh lý và bệnh lý của đại trường:

Chức năng chủ yếu của đại trường là chuyển đạt tinh thô, bài tiết đại tiện (nếu

đại tiện táo kết, tiểu tiện bế hoặc đau bụng ỉa lỏng hoặc ỉa máu đều thuộc đại

trường). Phế quan hệ với đại trường thông qua kinh lạc tạo thành quan hệ biểu lý.

Phế khí túc giáng tốt thì chức năng đại trường bình thường, đại tiện thông suốt. Nếu

đại trường tích trệ, không thông cũng có thể gây tác dụng trái ngược làm cho sự túc

giáng của phế khí ảnh hưởng. Trên lâm sàng thường phế, đại trường đồng trị. Bệnh

phế thường chữa phế kèm theo có chữa đại trường và ngược lại, bệnh đại trường

chữa đại trường kèm theo chữa phế. Ví dụ: đại tiện bế, ngoài việc dùng thuốc thông

điều còn dùng thêm thuốc nhuận phế hoặc giáng phế khí thường có kết quả tốt hơn.

Trái lại, một số chứng phế thực nhiệt, ngoài việc dùng thuốc thanh phế nhiệt còn

dùng các thuốc thông đại tiện thường đạt hiệu quả tốt hơn nhiều. Dựa vào chức năng

sinh lý, bệnh lý trên, về căn bản phế và đại trường của YHCT và YHHĐ là gần

tương ứng. Nhưng chức năng phế theo YHCT thì ngoài chức năng hô hấp còn một

phần tuần hoàn máu, chuyển hóa nước và chức năng điều tiết độ ẩm của cơ thể (điều

hòa thân nhiệt).

2.5. Thận và bàng quang (sinh lý, bệnh lý của thận và bàng quang):

+ Sinh lý và bệnh lý của thận:

- Thận chủ tàng tinh:

Chức năng thận tàng tinh phân ra 2 loại:

Tính sinh dục: chủ về sinh dục phát triển nòi giống.

Tinh hoa của ngũ tạng lục phủ: tức là chủ quản về sinh trưởng, phát dục và

các hoạt động sinh mệnh trọng yếu khác của cơ thể. Bệnh nhân trên lâm sàng phần

nhiều là hư chứng, thường gặp trong các bệnh thuộc hệ thống sinh dục và một số

bệnh trong hệ nội tiết. Điều trị chủ yếu là bổ thận.

- Thận chủ thủy:

Page 34: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

34

Thận là cơ quan chủ yếu điều tiết chuyển hóa nước ở bên trong cơ thể (người

xưa cho rằng thận là tạng có nước). Khi thận bệnh dẫn đến chuyển đạt nước thất

thường, tiểu tiện bất lợi, thủy dịch lưu trệ, toàn thân phù thũng (phù) hoặc tiểu tiện

són, ăn nhiều, đái nhiều (di niệu), đái đêm.

- Thận chủ cốt:

Cốt sinh tủy, tủy thông với não (phủ nguyên thần), thận tàng tinh, tinh sinh

tủy, thận còn quan hệ với não. Thận tàng tinh (sung túc) đầy đủ thì xương, tủy não

sung thực, cường tráng (khoẻ mạnh), tứ chi khoẻ mạnh, hoạt động linh hoạt, tinh lực

dồi dào, tai tinh, mắt sáng.

Khi thận tinh bất túc thường xuất hiện các triệu chứng: động tác chậm chạp, xương

cốt vô lực, thiếu máu hoặc chóng mặt hay quên, trẻ con chậm chạp phát dục và tài lực.

Ngoài ra răng là phần dư của cốt: “xỉ vỉ cốt chi dư”, răng có liên quan với cốt. Khi thận khí

hư suy, răng lung lay và rụng.

- Thận chủ mệnh môn hỏa:

Thận là tạng thuộc thủy nhưng lại tàng hỏa của mệnh môn (thận dương là

duy trì năng lượng chủ yếu của sinh mệnh, gọi là hỏa mệnh của mệnh môn). Nó

cùng với thận thủy (thận tinh), một âm, một dương hợp đồng tương hỗ duy trì mọi

chức năng sinh thực (sinh trưởng và phát dục) và chức năng tạng phủ của cơ thể

được bình thường. Khi mệnh môn hỏa suy có thể dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm,

mất khả năng hoàn tỳ nên hay ỉa lỏng vào sáng sớm (ngũ canh tả), ỉa chảy mãn tính.

Mệnh môn hỏa vượng hay gặp: thất tiết, di tinh...

- Thận chủ nạp khí:

Việc hô hấp do phế là chủ nhưng điều hành, điều độ lại quan trọng ở chức

năng của thận. Thận có tác dụng giúp đỡ phế và hô hấp và giáng khí, gọi là nạp khí.

Nếu như thận không nạp khí sẽ phát sinh háo suyễn đoản khí, đặc điểm là thở ra

nhiều, thở vào ngắn. Trên lâm sàng điều trị phải bổ thận (bổ thận nhập tức, bổ thận

nạp khí).

Liên hệ với YHHĐ: thận có vai trò điều hòa kiềm, toan, sự tăng giảm độ

kiềm, toan có liên quan đến thông khí ở phổi (nhịp hô hấp).

- Thận bên trên khai khiếu ở tai, bên dưới khai khiếu ở nhị âm:

Tai có liên quan với thận “nhĩ vị thận chi thượng khai khiếu” thận khí đầy đủ

thì thính giác bình thường, thận khí hư thì ù tai, tai điếc. Nhị âm là chỉ niệu đạo và

hậu môn là hạ khiếu của thận “nhị tiện vi thận chi hạ khiếu”. Bài tiết đại tiểu tiện có

liên quan với thận. Thận khí hư dẫn đến bí đái hoặc đái dầm dề, thận âm bất túc, đại

tiện bế tắc, mệnh môn hỏa suy có thể dẫn đến ỉa lỏng sáng sớm (ngũ canh tả).

- Thận chủ lông tóc:

“Kỳ hoa tại phát” lông tóc, dài, tốt xanh hay dễ rụng, dễ bạc đều có liên quan

đến thận khí thịnh hay suy.

Thận khí vượng thì lông tóc đen óng mượt. Thận khí hư suy thì lông tóc dễ

rụng, bạc nhanh.

+ Sinh lý, bệnh lý của bàng quang:

Page 35: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

35

Chức năng của bàng quang chủ yếu là chứa đựng và bài tiết nước tiểu. Khi bàng

quang có bệnh xuất hiện đái dắt, đái bí hoặc đái đau. Thận liên hệ với bàng quang thông

qua kinh lạc, tạo thành mối quan hệ biểu lý, chức năng bài tiết của bàng quang thất thường

có khi liên quan với bệnh tật của thận. Khi thận hư bất năng cố nhiếp sẽ xuất hiện tiện bế

hoặc di niệu.

Từ sinh lý và bệnh lý trên, Đông y coi thận về cơ bản bao gồm những chức

năng và bệnh tật của hệ thống sinh dục, tiết niệu của Tây y và một bộ phận tạo máu,

hệ thống nội phân tiết và hệ thống thần kinh của Tây y. Bàng quang của Đông y gần

như bàng quang của Tây y.

CHỨC NĂNG SINH LÝ, BIỂU HIỆN BỆNH LÝ CỦA

KHÍ, HUYẾT, TINH, TÂN, DỊCH

1. Khái niệm.

+ Khí, huyết, tinh, tân, dịch đều là cơ sở vật chất quan trọng không thiếu

được trong hoạt động sống của cơ thể.

+ Tinh khí là tiên thiên; ăn uống, không khí là hậu thiên (do sự hóa sinh của

lục phủ ngũ tạng) vì chịu sự chi phối của lục phủ ngũ tạng. Đồng thời cũng là cơ sở

vật chất để tư dưỡng lục phủ ngũ tạng và các tổ chức duy trì hoạt động bình thường

của toàn cơ thể.

1.1. Khí:

Khí là chỉ công năng sinh lý hoặc động lực, chỉ tác dụng dinh dưỡng của vật

chất tinh vi. Khí có tác dụng hóa sinh huy động cố nhiếp huyết dịch, ôn dưỡng tổ

chức toàn thân, nâng cao sức đề kháng cơ thể chống lại ngoại tà, duy trì hoạt động

của tổ chức tạng phủ.

+ Dựa vào tác dụng sinh lý khác nhau, chia khí ra các loại sau:

- Nguyên khí, còn gọi là chính khí hay chân khí: là khi biểu hiện tập trung

năng lực hoạt động sinh mệnh của cơ thể. Nói chung nguyên khí đầy đủ, người khoẻ

mạnh không dễ mắc bệnh, hoặc khi mắc bệnh chỉ cần điều trị đúng mức cũng có thể

nhanh chóng chiến thắng bệnh tà mà khỏi bệnh. Vì vậy, nguyên khí quyết định sức

khoẻ của con người, khí của tạng phủ huy động hoạt động của cơ thể. Ví dụ: tâm

khí,can khí, thận khí, phế khí…

- Trung khí: thực chất là khí của tỳ vị, tác dụng xúc tiến chức năng tiêu hóa

hấp thu và duy trì vị trí bình thường của nội tạng ở trong khoang bệnh, khi trung khí

bất túc chức năng trên giảm sút.

- Tôn khí: là khí của tâm phế, tác dụng huy động công năng tuần hoàn hô

hấp. Tôn khí bất túc thì hô hấp và nhịp tim giảm.

- Vệ khí và doanh khí: vệ khí là phần khí đi phần ngoài mạch nhưng thông

với mạch tỏa ra ở sườn, ngực, bụng và hai bên. Chức năng ôn dưỡng tạng phủ, tuần

hành giữa bì phu và cơ nhục ôn dưỡng da cơ có tác dụng cố biểu chống lại mọi sự

Page 36: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

36

xâm phạm của ngoại tà. Doanh khí (dinh khí) có tác dụng dinh dưỡng toàn thân,

sinh hóa huyết dịch phân bố tuần hành ở trong mạch. Vệ khí và doanh khí phối hợp

dinh dưỡng có thể chống lại ngoại tà.

+ Lâm sàng bệnh của khí có 3 loại:

- Khí hư:

Triệu chứng khí hư nói chung là chỉ khí của ngũ tạng bất túc. Lâm sàng phần nhiều

thấy khí của tỳ phế lưỡng hư; biểu hiện chính là: loạn ngôn, thiếu khí, âm thanh nhỏ nhẹ,

chóng mặt, mệt mỏi, tự hãn, ăn không ngon, có thể sa nội tạng, mạch hư nhược, lưỡi nhợt

bệu, rêu mỏng; điều trị dùng phép bổ khí là chủ yếu.

- Khí trệ (khí uất):

Khí cơ của tạng phủ không lưu thông, sự vận hành bị trở ngại, là xuất hiện triệu

chứng của khí trệ, thường gặp phế khí trệ, tỳ vị khí trệ và can khí uất trệ. Khí trệ mức độ

nhẹ thường thấy triệu chứng chung là: ngực, sườn, bụng, chướng đầy, đau; vì khí phế trệ

nên đau ngực, đầy ngực, khí đoản, đàm nhiều. Tỳ vị khí trệ nên bụng chướng đầy, đau,

kinh nguyệt không đều hoặc thống kinh, khí trệ ở kinh mạch nên cơ nhục tứ chi và các

khớp đều đau mỏi, khi điều trị phải dùng pháp lý khí.

- Khí nghịch:

Thường theo chiều thuận từ phế khí và tỳ khí đều hạ hành (đi xuống dưới),

ngược lại khí của phế vị không giáng xuống mà nghịch lên sẽ xuất hiện triệu chứng

khí nghịch, ngoài ra can khí sơ tiết thăng phát thái quá cũng dẫn đến can khí nghịch

lên:

Phế khí nghịch tất sinh suyễn khái.

Vị khí nghịch tất sinh ách nghịch, nôn thổ.

Can khí nghịch tất sinh huyễn vựng, thốt đảo hoặc thổ huyết.

Điều trị phải dùng pháp “giảng phế vị khí nghịch”, điều trị can khí nghịch lên

phải dùng pháp “chấn tiềm”. Tóm lại: khí là một thành phần có vai trò rất to lớn

trong hoạt động chức năng thần kinh và các loại năng lượng của hoạt động bên trong

cơ thể. Nói cách khác, khí thực chất là cơ sở vật chất, khi khí hóa (chuyển hóa) cho

ra năng lượng thúc đẩy, duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể.

1.2. Huyết:

+ Huyết: là vật chất ăn uống thông qua quá trình hóa sinh của tỳ vị mà thành.

Chức năng của huyết là tuần hoàn không ngừng để dinh dưỡng toàn thân, để duy trì

mọi hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Sở dĩ mắt có khả năng nhìn, chân có

khả năng bước, tay có khả năng co duỗi… là do có sự hoạt động của các cơ quan tổ

chức của toàn cơ thể (tạng phủ, cân cốt, da lông…); nếu không có sự tư dưỡng của

huyết dịch thì không để duy trì chức năng sinh lý bình thường. Nếu như huyết dịch

vận hành trở ngại, cơ phu không đủ huyết dịch làm cho tê mỏi, huyết dịch đến tứ chi

không đủ, tay chân không nóng ấm, thậm chí liệt bại, không bước được.

Huyết và khí có quan hệ rất mật thiết với nhau, thông thường khí huyết đầy

đủ, khí huyết như một âm, một dương hỗ tương tồn tại “khí vi huyết chi soái, huyết

vi khí chi mẫu”, nghĩa là sự vận hành của huyết phải dựa vào sức huy động của khí,

khí hành tắc huyết hành, khí trệ tắc huyết ứ. Mặt khác, công năng hoạt động của một

Page 37: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

37

cơ quan, tổ chức lại phải nhờ vào sự tư dưỡng của huyết dịch đưa lại (huyết vi khí

chi mẫu) hay huyết là cơ sở vật chất. Chứng bệnh của huyết chủ yếu biểu hiện: xuất

huyết, huyết hư và huyết ứ.

+ Xuất huyết: là hỏa nhiệt tà thực bức huyết vong hành hoặc khí hư bất năng

nhiếp huyết hoặc can bất tàng huyết, tỳ bất thống huyết hoặc thận âm hao tổn, hư

hỏa nội sinh thương phạm mạch lạc hoặc tinh thần kích thích, tình chí uất hoá hỏa

đều có thể dẫn đến xuất huyết. Vì vậy, điều trị chứng xuất huyết không chỉ đơn

thuần sử dụng thuốc chỉ huyết mà phải phân tích từng nguyên nhân cụ thể để kết

hợp điều trị.

- Nếu do vị hỏa mà thổ huyết phải thanh nhiệt, giáng hỏa.

- Nếu do tỳ hư mà kinh nguyệt quá nhiều hoặc rong kinh phải dùng phương

pháp bổ trung ích khí.

+ Huyết hư: do mất máu quá nhiều hoặc quá trình sinh huyết kém đều có thể

dẫn đến huyết hư. Lâm sàng thường biểu hiện: sắc mặt vàng nhợt, môi, lưỡi, móng

tay chân không hồng nhuận, nhợt nhạt, đầu choáng, mắt hoa, tâm quý, gầy gò, mệt

mỏi, vô lực, tay chân hay tê, mạch tế nhược. Điều trị phải dùng pháp bổ huyết

nhưng dựa trên lý luận “khí vi huyết chi soái”, vì vậy khi dùng pháp bổ huyết

thường phải kết hợp với phương pháp bổ khí.

+ Huyết ứ: do nhiều nguyên nhân, có thể do ngoại nhân (chấn thương) huyết

tích tụ ở tổ chức cơ quan, có thể do khí trệ huyết đính, có thể do hàn ở mạch huyết

ngưng thành ứ và có thể do nhiệt thịnh bức huyết vong hành “huyết dịch ly khai

mạch đạo”, tích thành ứ, cũng có thể do nhiệt cực thương âm, thương huyết làm cho

huyết uất thành ứ. Tùy thuộc vào vị trí của huyết ứ mà có triệu chứng khác nhau.

Nếu huyết ứ ở tâm gây tâm quý, tâm thống, huyết ứ ở phế có thể khái lạc đàm huyết,

đau tức ngực, huyết ở bào cung thì xung nhâm không điều hòa làm cho kinh nguyệt

không điều hòa, huyết ứ ở chi thể thấy chi thể mỏi, tê bại hoặc vận động không linh

hoạt…

Điều trị chứng huyết ứ phải dùng pháp khử ứ hoặc phương pháp bổ khí hoạt

huyết.

1.3. Tinh:

+ Tinh là chỉ sinh tinh thực nam, nữ, là nguồn gốc của sinh mệnh.

+ Hai là chỉ chất dinh dưỡng do ăn uống chuyển hóa sinh tinh. Nghĩa là, tinh

chỉ cơ sở vật chất của sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể. Bình thường tinh của

lục phủ ngũ tạng được tàng trữ ở thận, trong đó có một bộ phận được chuyển hóa

thành tinh sinh thực.

Tóm lại: tinh là cơ sở của sinh mệnh, là vật chất cơ bản cấu tạo nên cơ thể và duy

trì các loại hoạt động sinh mệnh của cơ thể. Tinh có quan hệ trực tiếp đến quá trình sinh

trưởng, phát dục, lão hóa và tử vong của con người. Nếu như tinh khí đầy đủ thì cơ thể

cường tráng, khoẻ mạnh, tinh lực đầy đủ, sức đề kháng cơ thể cao; còn tinh khí hư tổn, cơ

thể suy nhược, tinh lực không đủ, phát dục chậm, già trước tuổi, sức đề kháng cơ thể

giảm yếu.

1.4. Tân dịch:

Page 38: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

38

Tân dịch là chỉ toàn bộ phần dịch thể và nước bình thường trong cơ thể, là một

trong những vật chất chủ yếu duy trì hoạt động cơ thể sống. Nguồn gốc của tân dịch là do

ăn uống dinh dưỡng thông qua sự vận hóa của tỳ, vị, sự điều tiết của phế, thận, bàng quang,

tam tiêu… mà phân bố toàn thân và bài xuất ra ngoài cơ thể.

+ Người ta hay gọi tân và dịch hoặc gọi chung là tân dịch, nhưng mỗi loại

đều có khu vực riêng khác nhau:

- Tân thường phân bố ở giữa da, cơ và tổ chức cơ quan có tác dụng nhuận

trạch dinh dưỡng các cơ quan và tổ chức.

- Dịch thường phân bố ở khớp xương, não tủy, ngũ quan, có tác dụng lưu

thông và nhuận trạch.

- Ngoài ra; mồ hôi, dịch, tụy, nước mắt, mũi, dịch vị, các tuyến nội tiết đều

gọi là tân dịch.

- Tân dịch và khí huyết có quan hệ mật thiết với nhau, có thuyết cho rằng

“tân huyết đồng nguyên” tân dịch hao tổn thường dẫn đến khí huyết hư nhược, nếu

nôn nhiều, ỉa chảy, đại hãn (ra mồ hôi nhiều) sau đó tân dịch bị tiêu hao thường xuất

hiện thở nhanh, nhịp tim nhanh, mạch vi tế, tứ chi lạnh là triệu chứng của khí huyết

hao tổn.

- Sau mất máu nhiều thường thấy miệng khát, tiểu ít, đại tiện táo là triệu chứng tân

dịch không đầy đủ. Trên lâm sàng, mất máu, mất tân dịch thường đi đôi với nhau. Từ lâu

(thương hàn luận) đã sớm đề ra những bệnh nhân chảy máu thì không thể phát hãn mà phải

dưỡng huyết để sinh tân, bảo vệ tân tức là bảo vệ huyết.

Tất cả đều chỉ tân dịch và khí huyết luôn có quan hệ mật thiết.

+ Bệnh lý của tân dịch thường do hai yếu tố: chủ yếu là hỏa nhiệt thương tân,

thứ yếu là tân dịch hao tổn.

- Hỏa nhiệt thương tân phần nhiều do cảm phải lục dâm tà khí và tà khí hóa

hỏa dẫn đến thương tân.

Triệu chứng chung: sốt cao, tâm phiền, nói sảng, loạn ngôn, đại khát, đại hãn,

đại tiện bí kết, môi khô, lưỡi khô mất gai, mạch hồng sác hoặc trầm sác. Điều trị

phải dùng thanh nhiệt tả hỏa hoặc pháp tả hạ để bảo tồn tân dịch trong bệnh ôn

nhiệt. Bảo tồn tân dịch là nguyên tắc trọng yếu.

Tổn thương tân dịch cũng có thể do nhiệt ở tạng phủ quá thịnh có thể phát

sốt, đại tiện táo, mắt đỏ, miệng khô mà khát, rêu lưỡi vàng khô. Lâm sàng cần phân

biệt giữa hỏa nhiệt tổn thương tân dịch ở tạng phủ và trong bệnh ôn nhiệt để điều trị.

- Tân dịch hao tổn thuộc trạng thái hư gồm: phế âm hư, vị âm hư, thận âm hư

làm tổn thương tân dịch.

- Hỏa nhiệt thương tân thuộc thực chứng.

Triệu chứng tân dịch hao tổn gồm: sốt cao triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, ăn

uống kém, miệng khô, muốn ăn nóng hoặc nặng về nửa đêm, mệt mỏi, gầy gò, lưỡi

đỏ ít tân, rêu lưỡi mỏng hoặc không rêu, mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: phải dùng “dưỡng âm nhuận táo”.

1.5. Đàm (ẩm).

Page 39: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

39

Đàm là sản vật chuyển hóa bệnh lý, cũng có thể là nguyên nhân của nhiều

loại chứng bệnh. Khái niệm về đàm tương đối rộng, không đơn thuần là dịch đàm

của đường ho (khái lạc).

Cổ nhân cho rằng: “tỳ vi sinh đàm chi nguyên, phế vi trữ đàm chi quan”.

Thận dương bất túc, thủy khí bất hóa nên tụ thành đàm. Bệnh lý về đảm ẩm thường

ở phế nhưng cũng có ở tâm, ở cơ biểu và ở kinh lạc.

YHCT cho rằng: “tích thủy thành ẩm, ẩm ngưng thành đàm”, thủy dịch đình

lưu tích tụ có thể do ảnh hưởng của bệnh tà, cũng có thể do phế khí hư, khí không

thông, không giáng được mà lưu tụ lại thành đàm, thành ẩm, ngoài ra tỳ không kiện

vận được hoặc do ăn uống quá nhiều, thủy dịch không vận hóa bình thường, thủy

thông lưu trệ ở phế.

- Đàm ở phế; khái thấu, khí suyễn, không nằm yên, ngực đầy, đau, điều trị

ngoài thuốc trừ đàm còn phải tìm thuốc chữa nguyên nhân.

- Đàm ở tâm; tâm quý, tân sổ không đều, ngoài ra có thể thấy điên đảo, hôn

quyết, trúng phong… bệnh thần kinh tinh thần có thể do đàm mê tâm khiếu mà dẫn

đến. Điều trị phải tuyên khiếu trừ đàm.

- Đàm ở cơ biểu kinh lạc: loa lịch (lâm ba kết hạch), hạch thư (thũng lưu),

giáp trạng tuyến sưng to, đàm thấp lưu trú (cốt kết hạch, kết hạch tính), điều trị phải

“trừ đàm thông lạc”.

1.6. Tam tiêu:

“Tam tiêu thuộc lục phủ chi nhất”, bao gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu.

+ Về chức năng và hình thái của tam tiêu, đại đa số các tác giả cho rằng:

thượng tiêu chỉ tâm, phế, tương đương các chức năng của vùng ngực. Trung tiêu chỉ

tỳ, vị, tương đương các chức năng của cơ quan vùng bụng trên. Hạ tiêu chỉ can,

thận, bàng quang, đại trường, tiểu trường tương đương các chức năng của cơ quan

vùng bụng dưới. Chức năng của tam tiêu:

- Thượng tiêu như “vụ”, chỉ tác dụng (quản lý xuất nhập, phân bố chuyên

chở) các vật chất dinh dưỡng của tâm và phế (vụ còn có ý nghĩa như xương mù).

- Trung tiêu như âu (bọt nước, trắng như sữa), chỉ tác dụng vận hóa của tỳ, vị.

- Hạ tiêu như độc (rãnh, nước), chỉ tác dụng bài tiết của bàng quang và thận.

+ Trong học thuyết “ôn bệnh” phần biện chứng tam tiêu là lấy tam tiêu làm

cương lĩnh cho biện chứng luận trị và phân loại chứng hậu.

- Thượng tiêu bệnh (thời kỳ đầu của bệnh truyền nhiễm).

- Trung tiêu bệnh (thời kỳ toàn phát, khí phận chứng hậu, triệu chứng của khí

phận).

- Hạ tiêu bệnh (xuất hiện triệu chứng, huyết phận chứng hậu, tác nhân gây

bệnh là tà khí vào huyết phận).

Tóm lại: chức năng của tam tiêu là chỉ tổng hợp chức năng sinh lý của nhóm

tạng phủ nào đó trong khoang ngực, bụng. Bệnh tật của tam tiêu có liên quan đến sự

chuyển vận các chất dinh dưỡng ở tạng phủ (chú ý hệ bạch mạch, hệ thống dưỡng

chấp chi phối cho các tạng phủ và cơ quan)

Page 40: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

40

1.7. Tử cung:

Gọi là bào cung, bao gồm tử cung và phần phụ của nó, tác dụng chủ về kinh

nguyệt và sinh sản, có liên quan mật thiết với thận và đặc biệt là hai mạch xung,

nhâm. Ba bộ phận (bảo đảm cho thai sản, kinh nguyệt và sinh dục được bình

thường). Thận tinh đầy đủ, mạch xung nhâm thịnh, kinh nguyệt, sinh dục bình

thường. Thận tinh hư tổn, mạch xung nhâm hư, kinh nguyệt không điều hòa, thậm

chí không có thai.

2. Sự liên quan ngũ tạng.

Sự liên quan ngũ tạng: giữa tạng với tạng và giữa phủ với tạng có liên quan

chặt chẽ với nhau. Trên lâm sàng thường biểu hiện chủ yếu là mối quan hệ giữa tạng

với tạng.

2.1. Tâm:

+ Liên quan giữa tâm và phế: tâm chủ huyết, phế chủ khí, “tâm phế tương

hữu” cả hai đều làm nhiệm vụ tuần hoàn huyết dịch trong cơ thể “tâm huyết túc, tắc

phế khí xung bái”, phế khí thịnh vượng thì tuần hoàn bình thường, trái lại phế khí

bất túc ảnh hưởng đến tuần hoàn huyết dịch, chức năng của tâm không tốt sẽ ảnh

hưởng đến hô hấp.

+ Liên quan giữa tâm và thận: “Tâm cư thượng tiêu thuộc hỏa. Thận cự hạ

tiêu thuộc thủy”. Trong điều kiện bình thường hai tạng liên hệ hỗ căn, duy trì mối

quan hệ hiệp đồng. “Tâm thận tương giao, thủy hỏa tương tế”. Nếu như quan hệ đó

bị phá vỡ sẽ phát bệnh lý, tâm phiền thất miên, đầu choáng tai ù, tai điếc, lưng gối

đau mỏi, đó là hội chứng tâm thận bất giao”.

+ Liên quan giữa tâm và can: tâm chủ huyết mạch toàn thân, can có chức

năng trữ tàng điều tiết huyết dịch, hai tạng liên quan mật thiết, nếu như tâm huyết

bất túc thì huyết hao can hư, huyết bất dưỡng, cân, đau cân cốt, co quắp, co giật…

+ Liên quan giữa tâm và tỳ: sự vận hoá của tỳ nhờ vào sức huy động của tâm

dương và tư dưỡng của tâm huyết, còn chức năng của tâm cũng nhờ vào sự chuyển

vận, vận hóa thủy cốc tinh vi của tỳ để tư dưỡng.

+ Tâm chủ tuần hoàn (vận hành) huyết dị. Tỳ có chức năng thống nhiếp

huyết dịch.

Vậy nên tâm tỳ có quan hệ mật thiết, trên lâm sàng thường thấy:” hội chứng

tâm tỳ lưỡng hư, hoặc tâm tỳ suy tổn”.

Các triệu chứng: mất ngủ, hay quên, hồi hộp, sắc mặt vàng tối, ăn kém, đại

tiện nát.

2.2. Can:

+ Can và tỳ: can khí thái vượng hoặc tỳ khí hư đều dễ xuất hiện “can mộc

thừa tỳ, can vị bất hoà”; đau sườn, đau bụng, bụng trướng…

+ Can và phế: bình thường phế là tạng khắc can: khi bệnh lý thông thường

can phản khắc phế.

Ví dụ: phế khí hư không thể chế can để can khí thượng nghịch (nghịch lên)

làm cho phế khí túc giáng khó khăn, ngực đầy chướng khó chịu; mặt khác can hỏa

Page 41: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

41

quá thịnh tắc chế ước phế, xuất hiện triệu chứng: dễ giận dữ, đau ngực sườn, ho

khan hoặc ho có đờm, có máu (mộc hỏa hình kim).

Can và thận: can thận có liên quan mật thiết “can thận đồng nguyên”, can dựa

vào thận thủy (thận âm) để tư dưỡng, thận thủy bất túc, can âm bất túc, âm hư bất

năng liễm dương - can dương thượng nghịch, đau đầu choáng váng, huyết áp cao…

2.3 Tỳ:

+ Tỳ và phế: phế khí dựa vào sự vận hóa thủy cốc tinh vi của tỳ để tu dưỡng.

Lâm sàng đối với bệnh phế khí hư có lúc dùng pháp điều trị: “bổ tỳ ích phế” hay

“bồi thổ sinh kim”.

+ Tỳ và thận: sự vận hóa của tỳ phải nhờ vào sự giúp đỡ mệnh môn hỏa của

thận thủy (thổ khắc thủy), nếu tỳ hư chức năng vận hóa kém không thể chế được

thủy phát bệnh, thủy phiếm loạn sinh chứng thủy thũng.

+ Phế và thận: phế chủ khí, thận chủ nạp khí. Thận có thể giúp cho sự túc

giáng của phế khí tốt nếu thận dương hư bất năng nạp khí tất sinh khó thở. Lâm sàng

có thể thấy hen suyễn do thận hư nên phải dùng pháp bổ thận để nạp khí.

Tóm lại:

+ Về mặt tiêu hóa và hấp thụ: vị chủ thu nạp, tỳ chủ vận hóa, tiểu trường

phân biệt thanh trọc, đại trường truyền đạt tinh thô, ngoài ra còn có sự tham gia sơ

tiết của can và mệnh môn hỏa của thận.

+ Về mặt hoạt động hô hấp: phế chủ về trao đổi khí của cơ thể, thận chủ nạp

khí giúp đỡ cho sự thăng giáng của phế.

+ Về tuần hoàn huyết dịch: tâm chủ huyết (chức năng tuần hoàn), phế triều đi bách

mạch tham gia tuần hoàn, can tàng huyết có thể điều tiết lượng huyết. Tỳ thống huyết làm

cho huyết vận hành trong mạch không cho lạc đường.

+ Về mặt tạo huyết: hậu thiên cơ bản là tỳ vị, tỳ vị là nguồn gốc hóa sinh

huyết dịch. Thận là tiên thiên, việc tạo huyết còn phải ôn dưỡng thận.

+ Về mặt chuyển hóa nước: tỳ chủ vận hóa thủy thấp, phế chủ thông điều

thủy đạo, thận chủ bài tiết nước, tam tiêu chủ khí hóa, bàng quang chủ về trữ niệu và

bài niệu.

+ Về hoạt động thần kinh: một phần chức năng của tâm, chức năng hoạt động

tình chí, tư duy; bao gồm hoạt động thần kinh và tinh thần.

+ Chức năng vận động: thận chủ cốt vận động hợp đồng các động tác tinh vi,

can chủ cân co duỗi khớp, tỳ chủ cơ nhục toàn thân và tứ chi.

+ Sinh dục nội tiết: quan hệ giữa các tạng can, thận và xung nhâm.

NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH

1. Đại cương.

1.1. Khái niệm về nguyên nhân phát bệnh:

Page 42: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

42

YHCT cho rằng: “chính khí tồn nội, tà bất khả can”, “tà chi sở tấu, kỳ khí tất

hư” nghĩa là nói sở dĩ bệnh tật phát sinh chủ yếu là do chính khí hư, bệnh tà mới có

thể tụ lại và phát bệnh, nếu chính khí đầy đủ, sức đề kháng cơ thể mạnh thì không dễ

dàng sinh được bệnh.

1.2. Phân loại về nguyên nhân sinh bệnh:

+ Người xưa cho rằng: tất cả bệnh tật đều có nguyên nhân của nó. Từ hơn hai

nghìn năm trước Công Nguyên trong “Nội kinh” đã chia nguyên nhân sinh bệnh làm

hai loại lớn: “Nội nhân” và “Ngoại nhân”.

+ Thời kỳ sau Công Nguyên thuyết tam nhân cho rằng:

Lục dâm sinh ra bệnh ngoại cảm gọi là “ngoại nhân”, còn thất tình, lao

thương, ẩm thực dẫn đến bệnh nội thương gọi là “nội nhân”. Ngoài ra những nguyên

nhân không nằm trong hai loại trên như kích thương, đả thương, trùng thương (rắn,

rết, côn trùng đốt) gọi là “bất nội ngoại nhân”. Cách phân loại này tồn tại thời gian

khá dài trên lâm sàng.

Phương pháp phân loại như trên không phù hợp với biện chứng, không phù

hợp với quy luật phát triển của sự vật. Cách phân loại này vô hình dung đã không

chú ý đến sự biến đổi của khí hậu ngoại giới (môi trường), ngoại thương, trùng

thương, lao động quá mức, tinh thần kích thích căng thẳng, ăn uống không điều

hòa… đều là nhân tố ngoại lai dẫn đến bệnh; tất cả đều tương ứng với ngoại nhân,

còn sự biến đổi về nhân tố tinh thần của con người và sức đề kháng của cơ thể mới

là nhân tố phát sinh bệnh lý.

+ Học thuyết thường dùng của YHCT:

Là “vận chứng cứu nhân”, nghĩa là thông qua biện chứng để truy chẩn, truy

cứu căn nguyên, cũng là một mặt của biện chứng. Vì vậy, nguyên nhân sinh bệnh

khác nhau dẫn đến diễn biến bệnh lý trong cơ thể cũng khác nhau, cho nên nắm

vững quy luật dẫn đến bệnh lý khác nhau của nguyên nhân sinh bệnh và đặc điểm

lâm sàng của nó có ý nghĩa quan trọng.

2. Nguyên nhân sinh bệnh.

2.1. Lục dâm:

+ Lục dâm là biểu hiện quy luật biến hóa của khí hậu bốn mùa, của tự nhiên:

phong, hàn, thấp, thử, táo, hoả lúc bình thường gọi là lục khí (vẫn tồn tại có lợi cho

sự sống). Khi trái thường lục khí trở thành nguyên nhân sinh bệnh gọi là lục dâm.

Lục dâm gây bệnh đầu tiên vào cơ biểu hoặc miệng, mũi.

+ Lâm sàng biểu hiện: ngoại cảm, nhân tố của khí hậu và vi sinh vật cũng có

vai trò trong ngoại phong. Do điều kiện lịch sử cổ nhân chưa nhận thức được vi

khuẩn, vi sinh vật.

+ Đặc điểm: phát bệnh theo mùa.

- Xuân bệnh đa phần thuộc phong.

- Hạ bệnh đa phần thuộc thử.

- Thu bệnh đa phần thuộc táo.

- Trưởng hạ (giao khí của hạ thu) đa phần thuộc thấp.

Page 43: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

43

- Lục dâm cũng có thể đơn độc gây nên bệnh. Ví dụ: thương phong, trúng

thử… có khi phối hợp với nhau để gây bệnh. Trên lâm sàng thường thấy phong hàn

thấp cũng có tác động ở chứng lý.

- Ngoài ra còn phải chú ý là trong quá trình bệnh nội thương xuất hiện một

loại bệnh lý: nội phong, nội hàn, nội thấp, nội nhiệt, nội táo. Các yếu tố nội thương

này kết hợp với tà khí của lục dâm dẫn đến bệnh ngoại cảm khác nhau, vì vậy biểu

hiện lâm sàng của hai loại này cũng khác nhau.

2.2. Nội dung cụ thể của lục dâm:

+ Phong:

- Ngoại phong thắng di chuyển biến hóa thoạt đến thoạt đi, bệnh đột ngột dễ

tổn thương đến cơ thể nhất. Bốn mùa đều có thể gây bệnh cho nên cổ nhân nói

“phong vi bách bệnh chi trưởng”.

- Đặc điểm của phong là:

Khởi phát đột ngột, biến hóa nhanh, bệnh không kéo dài như phong chẩn (ma

chẩn) thương phong…

Triệu chứng di chuyển như phong tý chứng (đau khớp di chuyển), đau không

cố định gọi là phong hành.

Phong tà thường xâm nhập vào cơ biểu phế vệ: phong tà lưu lại cơ phu tất

gây tiên phong phong tà phạm phế sẽ gây triệu chứng ác phong; phát sốt, tự hãn,

ngứa họng, khái thấu, mạch phù. Nếu ngoại phong đơn thuần không thể gây bệnh

được trên thực tế ngoại phong thường phối hợp nguyên nhân khác.

Phong hàn nằm trong “biện chứng bệnh ôn nhiệt”.

Phong nhiệt cũng nằm trong “biện chứng bệnh ôn nhiệt”.

Phong thấp xâm phạm vào cơ biểu, kinh lạc thấy đầu choáng, khớp toàn thân

đau mỏi, đau di chuyển, không cố định hoặc phát sinh thấp chẩn mụn ngứa. Nội

phong: can phong thường do tâm, can, thận có bệnh mà dẫn đến, đặc điểm lâm sàng

của can phong.

- Đa phần đột nhiên phát bệnh.

- Nhẹ: biểu hiện đầu choáng, mắt hoa, tính tình bất định; tay chân quờ quạng,

tê dại, miệng méo xệch.

Nặng: đột nhiên thốt thảo, bất tỉnh nhân sự, tay chân không cử động hoặc co

giật.

- Nếu như do nội phong thường thấy 3 trường hợp sau:

- Nhiệt cực sinh phong: phần nhiều thấy ở bệnh ôn nhiệt và hay ở trẻ nhỏ, do

nhiệt thương tân dịch doanh huyết, công năng của tâm và can bị ảnh hưởng, có thể

thấy xuất hiện kinh quyết, thần hôn loạn ngôn, liên hệ YHHĐ là chứng sốt cao co

giật.

- Âm hư phong động: thường gặp can thận âm hư dẫn đến can dương thượng

nghịch và can phong động; nhẹ thì đau đầu chóng mặt, nặng thì đột nhiên thốt đảo, gọi là

trúng phong, thường gặp ở bệnh nhân cao huyết áp, chảy máu não…

Page 44: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

44

- Huyết hư sinh phong: chủ yếu do huyết hư thận âm hư mà dẫn đến triệu

chứng đầu choáng, mắt hoa, tai ù, tứ chi tê dại, thậm chí co giật, hôn mê; thường gặp

ở triệu chứng thiếu máu hoặc do đường máu và can xi máu thấp (theo YHHĐ).

+ Hàn tà:

- Ngoại hàn: hàn tà gây bệnh thường vào mùa đông nhưng có thể do ôn khí

hạ thấp khi thay đổi thời tiết. Đặc điểm là hàn tà dễ tổn thương dương khí, cơ thể bị

hàn tà xâm phạm, dương khí ngoại vệ hao kiệt (sợ lạnh), xuất hiện ác hãn, phát sốt

không có mồ hôi, mạch phù khẩn.

- Hàn tà từ biểu vào lý dễ hóa nhiệt. Nhìn chung sau khi hàn tà từ kinh thái

dương chuyển vào kinh dương minh (bàng quang, tam tiêu, vị, tiểu trường) xuất

hiện các triệu chứng: sốt cao, phiền khát, đại hãn đó là thực nhiệt. Đặc tính của hàn

là ngưng trệ, khi hàn vào cơ thể thường lưu lại ở cơ phu, kinh lạc, cân cốt, khớp

xương hoặc trong tạng phủ làm cho khí huyết không thông, huyết ứ khí trệ mà thành

chứng đau, hàn tà lưu lại ở trường bị gây nôn mửa, đau bụng, tiết tả. Hàn tà thường

hợp với phong tà, thấp tà để gây bệnh, biểu hiện “thường thấy”.

+ Phong hàn sẽ mô tả trong chứng “ôn nhiệt”.

- Trúng hàn (hàn tà trực trúng tạng phủ), mình lạnh, tay chân lạnh toát (hàn

chiến), sắc trắng nhợt, khi nặng đột nhiên thất đảo, bất tỉnh nhân sự, mạch trầm tế.

- Hàn tý: hàn là lưu trệ ở kinh lạc và cân cốt gây nên các khớp xương và cơ

nhục đều đau mỏi, đau cố định, gặp lạnh đau tăng, gặp nóng giảm đau.

- Nội hàn: tức là lý hàn có phần hư thực.

- Hư chứng: do âm khí thịnh ở trong cơ thể, âm thịnh sẽ sinh nội hàn, lâm

sàng thấy sợ lạnh, thích nóng, tay chân không ấm, nôn khan, nôn mửa nước trong,

ăn kém, tiện nát, bụng đau, ruột thắt “phúc trống trường ố”, tiểu tiện trong dài, lưỡi

nhợt, rêu trắng nhuận, mạch trầm trì.

- Do ăn quá nhiều thức ăn sống lạnh dẫn đến hàn trầm tích lắng đều là nội

hàn, triệu chứng thường thấy là đau bụng, ăn kém, tiện bế, nặng bụng, cảm giác lạnh

mà đau đớn nhiều, rêu lưỡi trắng dày và trắng nhờn, mạch trầm trì có lực đó là

chứng thực hàn.

+ Thử: tà gây bệnh thường vào mùa hạ.

- Bệnh sốt mùa hạ gọi là thương thử hoặc cảm thử hoặc trong những ngày hè

nắng nóng hoạt động quá lâu mà sinh bệnh gọi là trúng thử.

Đặc điểm:

- Bệnh do thử tà phần nhiều. Có triệu chứng khát nước, sốt cao, phiền táo, đa

hãn.

- Thử tà gây hao khí, thương tân làm cho thân thể mệt mỏi, vô lực, miệng ráo,

môi khô, tiện bế, tiểu ít.

- Bệnh thử thường kiêm thấp, mùa hè thiên khí triều thấp, mặt khác con

người ngày hè thường thích ăn sống lạnh dễ tổn thương tỳ, vị mà sinh nội thấp.

Bệnh do thử thường gây ngực bĩ, nôn khan hoặc buồn nôn, ăn uống không ngon.

- Bệnh do thường gặp: thương thử, trúng thử.

Page 45: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

45

Thương thử (cảm thử nhẹ) phát sốt, phiền khát, hãn xuất, đau đầu, nôn khan,

buồn nôn, phúc tả, khí súc, tứ chi vô lực, mạch chứng hồng mà sác.

Trúng thử: ngày nắng nhiều hoặc nhiệt độ cao làm việc quá lâu cảm thử quá nặng

biểu hiện đột nhiên thốt đảo, thần chí bất thanh, sốt cao không có mồ hôi hoặc ra mồ hôi

lạnh, thở thô, mặt đỏ, lưỡi hồng, môi đỏ, mạch hồng đại mà vô lực.

+ Thấp tà:

- Ngoại thấp: gây nên bệnh đa phần có quan hệ với ảnh hưởng khí hậu, hoặc

mưa ẩm liên miên (âm vũ liên miên) hoặc là tiếp cận với nơi ẩm thấp kéo dài, ngâm

nước, nằm hầm, sống trong đường hầm điều kiện bảo vệ không tốt, thợ lặn… tất cả

yếu tố trên đều có gây chứng thấp. Ngoài ra, khi tỳ vị yếu cũng dễ dàng cảm phải

ngoại thấp.

Ngoại thấp thương nhân phần nhiều từ cơ phu (biểu) mà xâm nhập vào

(thông qua đường da lông), xâm phạm vào cơ, cân, mạch, khớp xương rồi đi sâu vào

tạng phủ. Sau khi thấp tà đi vào cơ thể còn có thể hoá hàn hoặc hóa nhiệt, sự chuyển

hóa này chủ yếu thường phụ thuộc vào trạng thái cơ thể, chức năng của tạng phủ

trong cơ thể. Vấn đề này có quan hệ đến nguyên tắc điều trị và dung dược. Ví dụ:

nếu gặp phải trạng thái cơ thể vốn sẵn có tỳ dương hư dễ chuyển hóa thành thấp khi

gặp ngoại thấp. Trái lại, nếu gặp trạng thái cơ thể ngoài bệnh sẵn có vị nhiệt sẽ

chuyển hóa thành nhiệt, hoặc khi dùng quá nhiều thuốc hàn lương trạng thái cơ thể

dễ hóa hàn, trái lại dùng thái quá thuốc ôn táo trạng thái cơ thể dễ hóa nhiệt.

- Đặc điểm bệnh do thấp tà:

Thấp tà nặng: người bệnh thường nặng đầu như kéo xuống, thân thể nặng

trĩu, tứ chi như vô lực, phát bệnh thường bắt đầu từ phần dưới cơ thể, người bệnh

cảm thấy nặng chân không muốn bước, thậm chí có phù nề.

Thấp do âm hàn ngưng trệ kèm có thể làm trở ngại sự lưu thông khi có, khi

có tắc trở đa phần bệnh nhân cảm thấy ngực bĩ, phúc quản chướng đầy đó là chứng

khí trệ.

Thấp trọc: đái trắng (đục lâm trọc hạ lỵ), thấp chẩn, nổi mụn nước đều thuộc

về thấp chứng.

Thấp nhiễm tứ tiếp cận liên miên gây nên một số bệnh thấp không phải dễ

chữa, thường lâu ngày không khỏi.

Rêu lưỡi trắng nhuận hoặc nhờn, mạch hoãn hoặc như là đặc trưng của bệnh

thấp.

- Khi thấp là thương nhân (làm tổn thương đến cơ thể) thường hợp với phong

và hàn. Vì thế bệnh do thấp tà được chia theo 3 loại:

Thương thấp tà chỉ thấp tà từ biểu vào, cũng có thể gọi là biểu thấp, biểu

hiện: sợ lạnh, sốt nhẹ không cao, căng đầu, nặng đầu, thân thể nặng nề, chi mỏi,

ngực bĩ, miệng không khát, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch phù hoãn. Thời kỳ mở đầu

thường do tiếp xúc với mưa dầm ẩm thấp.

Thấp tý - tý chứng (còn gọi là trước tý) là thấp phạm vào kinh lạc dẫn đến

toàn thân đau mỏi nếu các khớp đau đớn là nặng, đau có điểm cố định, da cơ tê dại,

vận động khó khăn.

Page 46: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

46

Thấp nhiệt là thấp kết hợp với nhiệt nói chung thấp nhiệt thường sốt không

cao, miệng khát, tự hãn, tâm phiền, ngực đầy, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn,

mạch hoạt sác hoặc nhu sác.

Ví dụ: thấp nhiệt nội uẩn trong tỳ vị có thể xuất hiện hoàng đản, thấp và nhiệt

tương kết ở đại trường có thể gây hạ lợi nục huyết, thấp nhiệt có thể lưu trú ở bàng

quang gây đái buốt, đái dắt, đái đỏ gọi là lâm chứng, bạch đới, nếu thấp nhiệt tụ trệ

ở bì phu có thể sinh mụn nhọt, nhọt bọc thấp chẩn.

- Nội thấp: thường do ăn uống không điều hòa tổn thương đến tỳ vị dẫn đến

tỳ dương không đầy đủ, công năng vận hóa thất thường, từ đó sinh nội thấp tích tụ

mà phát bệnh. Biểu hiện lâm sàng hoặc là tiết tả hoặc là phù thũng hoặc là đàm ẩm

có thể gọi “thấp thũng, đầy đều thuộc tỳ”.

+ Táo tà:

- Ngoại táo (thu táo): “Khí hậu can táo đích thu thiên” dễ sinh bệnh táo, khí

hậu chuyển lạnh mà khô ráo dễ sinh chứng lương táo, táo hóa nhiệt sẽ thành chứng

ôn táo.

- Đặc điểm của táo tà khi gây bệnh:

+ Táo tà dễ thương phế: phế táo sẽ ho khan không đàm hoặc long đàm có dây

máu mũi, mũi họng khô, hung thống phát sốt.

+ Táo tà dễ thương âm thương tân, bệnh do táo thường biểu hiện miệng, mũi,

lưỡi, môi, da khô ráo, miệnh khát thích uống, phát sốt vô hãn, đại tiện khô ráo,

mạch tế sác.

- Ngoại táo được phân 2 loại: lương táo và ôn táo.

Lương táo: sợ lạnh nhiều hơn phát sốt, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Ôn táo: phát sốt nhiều hơn sợ lạnh, miệng khát hoặc mắt đỏ, họng đau, ho

đờm có dây máu, tiểu tiện ngắn đỏ, đầu và rìa lưỡi đỏ, mạch phù sác.

- Nội táo: nguyên nhân sinh nội táo chia làm 3 loại:

Nôn mửa, phúc tả, phát hãn, xuất huyết quá nhiều.

Bệnh ôn nhiệt lâu ngày thương tân.

Điều trị thái quá thuốc phát hãn, tả hạ hoặc ôn táo.

Biểu hiện lâm sàng của nội táo là da khô, lông ráo, sắc không tươi nhuận,

họng khô, môi nứt, mắt đục sáp (mục sáp) lỗ mũi cảm giác nóng, táo ở lâu trong cơ

thể sinh triều nhiệt tự hãn, tâm phiền thất miên, khát uống nước ít một, đại tiện táo

kết, tiểu tiện ít, lưỡi đỏ ít tân, rêu trắng, mạch tế sác hoặc sáp.

+ Hoả tà: hỏa là nhiệt là chỉ mức độ khác nhau.

Nhiệt cực có thể hóa hỏa, ngược lại phong, hàn, thấp, táo, thử vào lý cũng có

thể hóa hỏa. Ngoài ra khi công năng tạng phủ không điều hòa, tinh thần bị kích thích

cũng có thể hóa hỏa, vì thế cũng có thể nói chứng hỏa phần nhiều thuộc lý chứng.

Lâm sàng phân hai loại: thực hỏa và hư hỏa.

- Thực hỏa: đa phần do ngoại cảm phải tà khí lục dâm phát sinh hóa hỏa, đặc

điểm lâm sàng là khởi bệnh đột ngột, biến hóa nhanh, mạnh.

Page 47: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

47

Hỏa nhiệt nhiều sẽ thương tân, hỏa chứng thường sốt cao, sợ nóng ráo, khát

uống nước mát, đa hãn, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khô, môi ráo, đại tiện táo kết, tiểu

tiện ngắn, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Hoả thường có biểu hiện viêm ở trên: triệu chứng bên ngoài của nó tùy thuộc

ở vào tạng phủ khác nhau mà biểu hiện khác nhau (tạng phủ bị bệnh). Ví dụ: tâm

hỏa thượng viêm thường thấy tâm phiền mất ngủ, thần chí bất thanh, loạn ngôn, điên

đảo (ý bệnh), nói lảm nhảm. Vị hỏa thượng viêm răng, lợi sưng đau, thổ huyết, nục

huyết, đau đầu. Cảm hỏa thượng viêm dễ cáu gắt, nổi giận, mắt đỏ sưng đau, đau

đầu.

Hỏa là loại tà khí dương nhiệt có thể bức huyết vong hành nên thường xuất

huyết, nôn ra máu, đổ máu cam, bì phu ban chẩn. Hoả chứng thường chất lưỡi ráng

đỏ, rêu lưỡi vàng táo, ít tân mạch hồng sác.

- Hư hỏa: đa phần do nguyên nhân nội thương mà dẫn đến. Ví dụ: tạng phủ

(phế thận can) chức năng mất điều hòa, khí huyết không thông hoặc bệnh lâu mất

điều dưỡng, tinh khí hao tổn hoặc tình chí bất thư đều dẫn đến phát sinh hư hoả.

Đặc điểm lâm sàng của hư hỏa: khởi bệnh từ từ, quá trình bệnh kéo dài, triệu

chứng chủ yếu là triều nhiệt tự hãn, ngũ tâm phiền nhiệt, gò má đỏ về buổi chiều

“hậu ngọ quyền hồng”, hư phiền thất tinh, lưỡi đỏ, ít tân, rêu lưỡi xanh lục hoặc

không rêu, mạch tế sác.

3. Lệ khí.

YHCT xếp những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh có tính chất truyền

nhiễm rất mạnh vào “dịch lệ”. Dịch lệ là do một số lệ khí của lục dâm khác nhau

hoặc dịch tà gây nên, tóm lại nó là phạm vi của bệnh truyền nhiễm gọi chung là dịch

lệ. Biểu hiện lâm sàng thường giống nhau (thuyết “Ngũ dịch chi chí tỷ tương nhiễm

dễ, vô vấn đại tiểu, bệnh trạng tương dĩ”.

Theo YHCT bệnh dịch là mối nguy hại rất lớn đối với nhân loại thường phát

sinh truyền lan có liên quan đến sự biến đổi khí hậu trái thường, điều kiện vệ sinh

kém, kích thương, trùng độc thương.

4. Thất tình.

Gồm: hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khung, kinh, 7 loại hoạt động tình chí gọi là thất tình.

Bản chất hoạt động của thất tình là một loại phản ứng sinh lý của cơ thể con

người đối với hoàn cảnh ngoại giới. Trong điều kiện bình thường, cơ thể không có

bệnh nhưng tình chí hoạt động quá độ, công năng của tạng phủ mất điều hòa, kinh

lạc trở tắc, khí huyết bất hòa sẽ có thể dẫn đến âm dương thất điều trong cơ thể, tạo

điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh bệnh tật.

Tình chí bất hòa không chỉ dẫn đến chính khí hư nhược dễ cảm phải ngoại tà,

đồng thời bản thân sự biến hóa của bảy tình chí cũng có thể dẫn đến bệnh lý. Bảy

tình chí chủ yếu dẫn đến chứng bệnh về khí của ngũ tạng, ví dụ: lo lắng quá độ hại

tỳ tất sẽ xuất hiện vị quản chướng đau, ăn uống kém, chức năng tỳ vị mất điều hòa.

Còn như nộ quá hại can, can khí uất kết hoặc can khí thượng nghịch có thể hóa hỏa

tất sẽ có đau đầu, đầu choáng, mắt đỏ, tai ù, tai điếc, tính tình cáu gắt, đắng mồm,

sườn đau…

Page 48: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

48

5. Ăn uống không điều hòa.

Ăn tục, uống tục (bạo ăn, bạo uống) quá nhiều thức ăn sống lạnh, quá nhiều mỡ,

chất béo (nhiễm trùng ngộ độc thức ăn theo YHHĐ):

+ Ăn quá nhiều thức ăn sống lạnh tổn thương dương khí của tỳ vị gây nên tỳ

vị hư hàn, nôn mửa ra nước trong, phúc thống thiện án, thích ấm nóng, khát không

muốn uống, tiêu hóa bất lương, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trì…

+ Ăn quá nhiều thức ăn có vị ngọt béo, sinh nhiệt, sinh thấp, sinh đàm tạo

thành nhiều loại nguyên nhân gây bệnh ở tạng phủ.

+ Ăn uống quá lượng sẽ thành thực trệ nôn khan hoặc nôn mửa, ợ chua, phúc

thống, cự án, đại tiện nhiều, nhầy mũi, mạch hoạt.

6. Lao thương.

Lao thương quá độ dẫn đến khí huyết bất hòa, sức đề kháng cơ thể (chính

khí) giảm sút, tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên nhân phát sinh một số bệnh.

Tóm lại: YHCT cho rằng bệnh tật phát sinh có nguyên nhân của nó và mỗi

loại bệnh cũng đều có nguyên nhân để nó tồn tại: “ Bách bệnh chi sinh, các hữu sở

nhân”. Nhiều diến biến phức tạp, nhiều phương pháp đều qui về tam nhân: lục dâm

(ngoại nhân), thất tình và trạng thái hoạt động tinh thần (nội nhân) và bất nội ngoại

nhân.

Những nguyên nhân dẫn đến thất tình chính là kích thích hoạt động tinh thần

của môi trường, xã hội mang lại mà kích tích tinh thần lại chính là yếu tố ngoại

nhân. Mặt khác lao thương quá độ dẫn đến bệnh lý (là nguyên nhân bệnh) ứng với

ngoại nhân nhưng hậu qủa tạo nên chính khí có thể giảm sút, rối loạn chức năng

tạng phủ (tạng phủ lại nội nhân). Bệnh tật là “quá trình tà chính tương tranh” cũng là

phản ứng của chính khí với tà khí. Trong điều kiện trị một mặt phải chú ý ngoại tà,

mặt khác phải coi trọng chính khí. “Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư”, “Chính khí tồn nội,

tà bất khả can”. Khi biện chứng luận trị thầy thuốc phải coi trọng điều kiện sinh

hoạt, hoạt động tinh thần và điều kiện ẩm thực (ăn uống) của người bệnh để nâng

cao chính khí, nâng cao sức đề kháng cơ thể thể hiện quan điểm “Chính thịnh tà

khứ, tà khứ chính phục”, theo luận trị YHCT phương Đông thì cả hai mặt đều phải

coi trọng.

Chương III

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ HỘI CHỨNG TẠNG PHỦ

THƯỜNG GẶP TRÊN LÂM SÀNG

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ VỀ BỆNH ÔN NHIỆT

(BỆNH TRUYỀN NHIỄM)

Page 49: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

49

1. Đại cương.

1.1. Khái niệm:

Bệnh ôn nhiệt thường chỉ những triệu chứng ngoại cảm do lục dâm và lệ khí gây

nên, bệnh cấp tính mà triệu chứng chủ yếu mở đầu là sốt cao. Trong biện chứng bệnh ôn

nhiệt của YHCT bao gồm 3 loại lớn; có lục kinh, tam tiêu và vệ, khí, doanh, huyết. Đặc

điểm lâm sàng cũng có giai đoạn kéo dài, cũng có giai đoạn ngắn. Trong phần này chủ

yếu là trình bày biện chứng về vệ, khí, doanh, huyết. Đương nhiên cũng có phần liên

quan hoặc tương tự với lục kinh và tam tiêu, sẽ giới thiệu thêm.

1.2. Biện chứng luận trị:

Vệ, khí, doanh, huyết là một bộ phận cấu tạo nên cơ thể, vì vậy sau khi cơ thể

cảm nhiễm chứng ôn nhiệt sẽ làm thay đổi chức năng của vệ, khí, doanh, huyết. Sự

ảnh hưởng thường theo qui luật nhất định, qui luật của 4 giai đoạn hay 4 thời kỳ;

nông, sâu, nặng, nhẹ thoái lui. Mọi nguyên tắc điều trị bệnh ôn nhiệt đều phải dựa

theo 4 thời kỳ phát bệnh. Trước hết biện chứng luận trị phải chú ý một số đặc điểm:

+ Phân biệt vị trí phát bệnh: phần vệ của bệnh ôn nhiệt tương ứng với biểu

chứng của bát cương, còn phần khí, doanh, huyết tương ứng với lý chứng của chẩn

đoán bát cương. Bệnh tà ở phần khí thường có triệu chứng phế, tỳ, đại trường, vị và

đởm. Bệnh tà ở phần doanh thường có triệu chứng của tâm và can. Bệnh tà ở phần

huyết thường có triệu chứng của tâm, can và thận.

+ Đặc trưng của các giai đoạn:

- Triệu chứng đặc trưng của vệ khí: phát sốt, sợ rét, đau đầu, rêu lưỡi trắng

mỏng, mạch phù hoặc phù sác.

- Triệu chứng đặc trưng của phần khí: sốt cao, không sợ lạnh, vã mồ hôi (phát

hãn), miệng khát, thích uống, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác hoặc trầm

thực.

- Triệu chứng đặc trưng của phần doanh: phát sốt, càng giữa đêm sốt càng

cao, phiền táo, thần chí không minh mẫn, mê sảng, loạn ngôn, miệng không khát, có

thể thấy xuất huyết mờ ở dưới da, lưỡi ráng đỏ, rêu ít hoặc không có rêu, mạch tế

sác.

- Triệu chứng đặc trưng ở phần huyết: cũng như triệu chứng của doanh phận

thần chí bất thanh (bán hôn mê), táo quá phát cuồng, xuất huyết rõ, nặng có thể thấy

nôn ra máu, đái máu hoặc đại tiện có máu, chất lưỡi ráng đỏ hoặc tía mà khô, không

có rêu, mạch trầm tế sác.

1.3. Quy luật chuyển biến của bệnh:

Nhìn chung quy luật chuyển biến là vệ, khí, doanh, huyết theo tuần tự nông

vào sâu, nhưng có khi bệnh phát triển không theo quy luật chung đó: tà khí vào

thẳng phần khí hoặc doanh huyết không qua phần vệ và cũng có thể cả vệ khí doanh

huyết cùng phát bệnh hoặc không thấy triệu chứng của vệ của khí mà phát bệnh đã

thấy triệu chứng của doanh và huyết. Sở dĩ có những quy luật trái thường là do

tương quan giữa tính chất của tà khí và tính phản ứng của trạng thái cơ thể người

Page 50: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

50

bệnh khác nhau, tính chất nặng nhẹ, tiên lượng bệnh phụ thuộc nhiều vào sức đề

kháng (chính khí), yếu tố nội nhân của cơ thể.

1.4. Xác định phương pháp trị liệu:

Bệnh ở phần vệ giải biểu, phần khí phải thanh khí, bệnh ở phần doanh phải

thanh doanh tiết nhiệt, bệnh ở phần huyết phải lương huyết giải độc.

2. Nội dung biện chứng luận trị của bốn giai đoạn.

2.1. Bệnh ở phần vệ:

Giai đoạn khởi phát thường phát sốt, sợ rét, đau đầu, đau mình, chi thể, rêu

lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Vì phát bệnh theo mùa nên tính chất của bệnh tà và đề

kháng cơ thể khác nhau, nên lâm sàng có những điểm khác nhau.

+ Biểu chứng phong ôn: sốt nhiều, rét ít, không sợ rét nhưng có ho khái thấu,

chảy nước mũi hoặc tắc ngạt mũi, miệng hơi khát, đầu và rìa lưỡi hơi hồng, mạch

phù sác. Thường gặp ở hai mùa đông, xuân do ngoại tà là phong ôn xâm nhập phế

vị, ôn tà thuộc nhiệt nên phát sốt nặng, rìa lưỡi và đầu lưỡi đỏ, mạch sác. Nhiệt tà

thương tân nên miệng khát tương đương biểu nhiệt của biện chứng bát cương.

- Pháp trị: tân lương giải biểu thường dùng ngân kiều tán gia giảm, nếu sợ

lạnh dùng liều thấp kinh giới, đạm đậu xị, nếu sốt cao tăng liều kim ngân hoa, liên

kiều. Nếu miệng khát gia thiên hoa phấn, khái thấu gia hạnh nhân hoặc thay bài

“tang cúc ẩm”, nếu khái huyết gia bạch mao căn, sơn chi tử, tây thảo căn, bỏ kinh

giới, đậu xị; nếu đau họng hầu, đau sưng trước tai thì thêm huyền sâm, bản lam căn,

tức ngực, chướng bụng thì thêm hoắc hương, uất kim; nếu xuất huyết ngoài da, sốt

tăng bỏ kinh giới, đạm đậu xị, bạc hà thêm đan bì, sinh địa, đại thanh diệp.

- Chỉ định điều trị: sốt truyền nhiễm, cảm mạo, viêm kết mạc cấp, viêm

amiđan cấp, viêm phế quản cấp tính, quai bị (viêm tuyến nước bọt), viêm não, màng

não cấp tính thời kỳ đầu (biểu hiện phong ôn biểu chứng).

+ Biểu chứng thử ôn:

- Triệu chứng: có triệu chứng đặc trưng của phần vệ, mình nặng, tức thượng

vị , không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, rêu lưỡi trắng nhờn, chất lưỡi hồng nhợt, mạch

nhu sác. Đa phần bệnh phát sinh vào mùa hạ vì ngày nắng hạ thường bị thương thử

(cảm nắng) lại bị nhiễm lạnh hoặc ngâm nước lạnh thành chứng hàn thử thấp. Hàn

uất ở cơ biểu tất sẽ sợ lạnh vô hãn, thử là hoả tà, vì vậy phát sốt, mạch sác, thử làm

tổn thương tân dịch, vì vậy mà chất lưỡi hồng, thử nhiều kiêm thấp nên toàn thân tân

quản nặng nề, đau tức, mạch nhu.

+ Phương pháp điều trị: giải biểu thanh thử thường dùng “hương nhu ẩm”. -

Chỉ định: các bệnh truyền nhiễm, cảm mạo, viêm não thời kỳ đầu.

+ Ôn thấp biểu chứng (biểu chứng ôn thấp):

- Triệu chứng: có triệu chứng đặc trưng bệnh ở vệ khí, đầu nặng, đầu choáng,

chi thể nặng nề, các khớp đau mỏi, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoãn, bệnh

thường phát vào tiết tính thủy do thấp nhiệt tà xâm phạm phần biểu mà phát bệnh,

đặc tính của thấp là nê trệ nên có triệu chứng trên.

Page 51: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

51

- Phương pháp điều trị: giải biểu hoà thấp thường dùng “tam nhân thang” gia phong

lan. Thường được chỉ định ở giai đoạn đầu của ruột cảm phải hàn tà, viêm gan truyền nhiễm,

viêm đường tiết niệu, cảm sốt truyền nhiễm và cảm mạo.

+ Biểu chứng thu táo:

- Triệu chứng đặc trưng: miệng khô, ho khan, họng mũi khô, rêu lưỡi trắng

mỏng mà khô, mạch phù mà tế. Thường bệnh phát vào mùa thu do táo tà xâm phạm

vào phế vệ, táo tà đặc biệt dễ làm tổn thương phế, tổn thương tân dịch (phế thuộc

táo kim). Triệu chứng ho khan, hầu, họng, mũi khô, trong thu táo thường sợ lạnh

nhiều, mạch phù mà khẩn gọi là lương táo, nếu sốt cao, miệng khát, mạch phù mà

sác là ôn táo.

- Phương pháp điều trị: phải ôn táo kèm theo tán hàn giải biểu, tuyên phế

nhuận táo thường dùng tang hạnh thang. Lương táo, ôn táo khi truyền vào vệ khí

đều chuyển thành nhiệt táo, điều trị phải thanh phế nhuận táo thường dùng “thanh

táo cứu phế thang”. Thường được dùng trong thời kỳ đầu bệnh truyền nhiễm, cảm

mạo, bạch hầu, ma tý tiểu nhi…

+ Biểu chứng phong hàn: tương đương với biểu hàn trong chẩn đoán bát

cương cũng chính là hội chứng thái dương trong biện chứng lục kinh, thường phát

bệnh vào mùa hè (mùa đông) do tà khí phong hàn phạm vào phần vệ.

- Phương pháp điều trị: khi điều trị phải dùng tân ôn giải biểu. Chứng biểu thực

hàn phải dùng bài thuốc “ma hoàng thang” hoặc bài kinh phòng giải biểu thang. Nếu

biểu chứng hư hàn phải dùng bài thuốc quế chi thang điều hoà vệ biểu.

- Chỉ định trong các bệnh: cảm sốt truyền nhiễm, cảm mạo và các triệu chứng

biểu phong hàn đều có thể dùng được 5 nhóm bệnh trên về lâm sàng thường gặp

nhiều hơn là biểu chứng phong ôn; rêu lưỡi từ trắng chuyển thành vàng là chỉ tiêu

chính đánh giá bệnh từ biểu chuyển vào phần lý. Biểu chứng thử ôn nếu không kết

hợp với hàn tà bệnh biến nhanh, quá trình bệnh ở phần vệ rất ngắn. Sau đó ít gặp

hơn là phong ôn, thấp ôn thu táo, quá trình chuyển biến chậm là biểu chứng phong

hàn.

2.2. Bệnh ở phần khí:

Bệnh ở phần khí là giai đoạn thứ hai của bệnh ôn nhiệt, triệu chứng đặc trưng

là: phát sốt tương đối cao, không sợ lạnh, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.

Bệnh tà xâm phạm vào phần khí, tà khí thịnh còn chính khí cũng thịnh, khí hữu dư

thành hoả vì vậy phần khí nóng. Ngoài ra, ôn thấp từ phần vệ chuyển vào phần khí

đều biến thành chứng nhiệt ở khí phận. Trên lâm sàng có thể không phân biệt riêng

lẻ phong, hàn, lương, táo…thường gặp các hội chứng sau:

+ Khí phận nhiệt thịnh (nhiệt ở phần khí):

- Triệu chứng đặc trưng là: sốt rất cao, khát nhiều, vã mồ hôi, mạch hồng đại,

rêu lưỡi vàng mà khô đỏ, có thể có co giật, nói mê sảng, do khí phận nhiệt thịnh, vì

vậy có sốt cao, mặt đỏ. Lý nhiệt hại tân bức tân dịch nên vã mồ hôi (đại hàn), sốt rất

cao kết hợp với đại hãn làm tổn thương tân dịch nên sinh khát nước nhiều, nhiệt vào

tâm thần nên nói loạn ngôn, mê sảng, co giật, đó là nhiệt cực sinh phong.

- Phương pháp điều trị: phải thanh nhiệt sinh tân, thường dùng bạch hổ thang, nếu

có tức ngực, nặng mình mẩy, khát không uống nhiều, rêu lưỡi nhờn là có thấp trọc kèm

Page 52: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

52

theo phải trọng dụng các vị thuốc phương hương hóa thấp như phong lan, hoắc hương, có

nói sảng phải gia thêm liên kiều, mạch đông, trúc diệp, nếu co giật phải thêm địa long, câu

đằng, nếu nhiệt tà quá thịnh, vã mồ hôi nhiều, khát nhiều, mạch hồng đại, vô lực là nhiệt

làm tổn thương tân khí phải thêm thuốc ích khí sinh tân tây dương sâm hoặc dùng “vương

thị thanh thử ích khí thang”

+ Đàm nhiệt tụ phế (đàm nhiệt trở phế):

- Triệu chứng đặc trưng có bệnh ở phần khí: ho tức ngực, nhiều đờm, màu

rêu vàng dính, khí suyễn, mạch hoạt sác. Do nhiệt tà thương phế thiêu đốt tân dịch

mà thành đàm vàng, đàm nhiệt trở phế, phế không tuyên giáng được nên suyễn ho

đau ngực.

- Phương pháp điều trị: thanh phế tiết nhiệt, hoá đàm bình suyễn thường dùng ma

hạch thạch cam thảo, tham gia ngưu bàng tử, đông qua tử, liên kiều, hoàng cầm, nếu miệng

khát thêm lô căn, thiên hoa phấn, nếu tiện bế bụng chướng gia thêm đại hoàng, qua lâu

nhân (dùng trong viêm phế quản cấp tính phế viêm).

+ Vị trướng thực nhiệt (nhiệt ở vị trướng):

- Triệu chứng chính là sốt cao hoặc sốt về chiều, đại tiện táo hoặc vàng lỏng,

bụng dưới trướng đầy, đau bụng cự án, phiền táo loạn ngôn, tay chân nhiều mồ hôi,

lưỡi đỏ, rêu vàng khô hoặc lá gai lưỡi xám đen, mạch trầm xác hữu lực. Do tà nhiệt

vào lý đình trệ ở đại trường nên trướng vị tích nhiệt, lý nhiệt thịnh thương tân, tân

dịch hao tổn gây sốt cao hoặc sốt về chiều, tay chân nhiều mồ hôi, lưỡi đỏ, rêu vàng

khô hoặc gai lưỡi xám đen, nhiệt động tâm thần nên loạn ngôn, táo kết ở trướng nên

phần bụng dưới trướng đầy, bụng đau cự án hoặc đại tiện táo kết hoặc lỏng vàng.

- Phương pháp điều trị: tả hạ tiết nhiệt thường dùng bài thuốc “đại thừa khí

thang”, nếu bụng trướng đau nhiều thêm liều hậu phác, chỉ thực. Nếu đại tiện táo kết

tăng liều đại hoàng, mang tiêu. Nếu miệng khô, lưỡi khô thêm sinh đại, mạch môn,

nên dùng một hoặc hai thang sau khi đại tiện cải thiện tốt tùy theo mà phối hợp

phương thuốc cho phù hợp. Bài thuốc thường dùng trong bệnh truyền nhiễm, viêm

não thời kỳ toàn phát.

+ Khí phận thấp ôn (lý nhiệt kiêm thấp)

- Triệu chứng chủ yếu là bệnh ở khí phận, mình nặng, ngực tức, bụng trướng

đầy, khát mà không muốn uống, tinh thần mệt mỏi, tai ù, tiểu tiện ngắn sác, đại tiện

bất thường, lưỡi đỏ, rêu vàng trắng nhưng dầy nhờn, mạch huyền hoãn có thể kèm

theo phúc tả hoặc xuất hiện vàng da, phát ban trắng đỏ, hoặc thần hôn loạn ngôn

(nói sảng). Do thấp nhiệt trở trệ ở khí phận, nổi mụn trắng có nước ở trên da giống

như hạt vừng, do thấp nhiệt nội uẩn, hàn xuất không hết mà sinh ra đa số xuất hiện ở

cổ, trán, mặt và bụng, ngực, mụn mọng nước, căng, sáng bóng là thuận, khô dính

xám là nghịch, thần hôn loạn ngôn mà lưỡi đỏ, rêu vàng trắng, dầy nhờn là thấp

nhiệt kiêm đàm tụ che lấp tâm khiếu khác với nhiệt nhập tâm bào mà sinh hôn mê.

- Phương pháp điều trị: phải thanh khí hóa thấp thường dùng bài thuốc “cam lộ

tiêu độc ẩm”, nếu như có sốt cao, miệng khát, phiền nhiều có thể thêm thạch cao, tri

mẫu, nếu sốt không cao, miệng không khát là thấp nhiều, nhiệt ít thêm phong lan.

Nếu có hoàng đản thêm nhân trần, kê cốt thảo, điền có hoàng, nếu lỵ tật phải dùng

bài cát cầm liên thang, nếu thần hôn loạn ngôn phải dùng xương bồ uất kim thang

(thạch xương bồ, uất kim, chế sơn chi, liên kiều, cúc hoa, hoạt thạch, đan bì, đạm

Page 53: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

53

trúc diệp, ngưu bàng tử, trúc lịch, nước gừng sống, ngọc khu đan) để thanh nhiệt hóa

thấp, giáng đàm khai khiếu.

Quá trình bệnh thấp ôn tương đối dài, bệnh tình phức tạp, đàm nhiều thấp là

âm tà, tính nó dính trệ dễ tổn thương đến dương khí khi điều trị không nên dùng

thuốc quá hàm lượng hoặc dùng thuốc hư nhờn nhiều. Trường vị có hàn đều có thể

ngưng thành lịch hay gặp trong bệnh viêm gan truyền nhiễm hoặc lỵ cấp tính.

+ Khí vệ đồng bệnh:

- Triệu chứng: đặc trưng của phần vệ là toàn thân đau mỏi, lạnh và sợ lạnh.

Sở dĩ gọi biểu lý đồng bệnh vì biểu tà chưa được giải hết lại tiếp tục chuyển vào

phần lý. Đông y cho rằng ”hữu thất phân ác hàn (ố hàn) thì hữu nhất phân biểu

chứng” nghĩa là ý nghĩa quan trọng của chẩn đoán biểu chứng là sợ lạnh.

- Phương pháp điều trị: khi khí vệ đồng bệnh dùng pháp thanh khí giải biểu. Ví

dụ: bệnh thân cảm nhiễm biểu hiện lâm sàng có biểu nhiệt và lý nhiệt, có thể dùng

hợp phương bạch hổ thang và ngân kiều tán, nếu như bệnh nhân có triệu chứng biểu

hàn và lý nhiệt có thể dùng bài thuốc sài cát giải cơ thang (sài hồ, cát căn, khương

hoạt, bạch chỉ, hoàng cầm, bạch thược, cát cánh, cam thảo, thạch cao, sinh khương,

đại táo), các phương pháp trên đều là biểu lý song giải.

+ Bán biểu, bán lý:

- Triệu chứng: chính là hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, nôn khan, chán

ăn, tâm phiền, miệng đắng, họng khô, mắt hoa, rêu lưỡi trắng, mạch huyền, chủ yếu

bệnh tà xâm phạm đởm kinh, tà khí và chính khí giao tranh ở giữa biểu và lý. Bệnh

thiếu dương cũng được mô tả trong biện chứng lục kinh.

- Phương pháp điều trị: phải dùng phép hoà giải, thường dùng bài thuốc tiểu

sài hồ thang (sài hồ, hoàng cầm, chế bán hạ, sinh khương, cam thảo), nếu miệng

khát bỏ bán hạ gia thêm thiên hoa phấn, trúc nhự, nếu hàn nhiều gia thêm quế chi,

nhiệt nhiều gia thêm hoàng liên, nếu kèm theo đại tiện, bế bụng, trướng đau phải gia

thêm đại sài hồ thang.

Liên hệ y học hiện đại: các bệnh truyền nhiễm, viêm đường mật, ngược tật

(sốt rét, sốt miền ngược) đều có thể chỉ định được bằng phương thuốc trên, nếu

ngược tật gia thêm thảo quả, thường sơn.

2.3. Bệnh ở phần doanh:

Thường do bệnh từ phần khí hoặc phần vệ chuyển vào, nhưng cũng có khi

ngay từ đầu đã có triệu chứng của phần doanh, tà khí vào thẳng phần doanh, vì vậy

không thấy triệu chứng của vệ và khí. Có thể nhiệt truyền thẳng vào khí, doanh phận

vào tâm và can nên xuất hiện sớm triệu chứng nhập tâm bào và nhiệt động can

phong.

+ Bệnh ở doanh phận: sốt cao về đêm, không khát nhiều, tâm thần mê sảng,

loạn ngôn hoặc xuất hiện ban chẩn lờ mờ, lưỡi ráng đỏ, không rêu, mạch tế sác. Do

nhiệt tà vào phần doanh và âm doanh bị tổn thương vì thế nên phát sốt cao về đêm,

lưỡi ráng đỏ, không có rêu, mạch tế sác. Nhiệt trưng âm doanh thăng lên, vì vậy nên

không khát nhiều. Nhiệt nhập tâm thần nên phiền táo không yên hoặc loạn ngôn,

nhiệt nhập mạch lạc nên ban chẩn lờ mờ.

Page 54: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

54

- Phương pháp điều trị: thanh doanh tiết nhiệt thường dùng bài thuốc thanh

doanh thang. Chỉ định dùng trong viêm não, viêm não màng não và các bệnh truyền

nhiễm có triệu chứng ở phần doanh.

+ Doanh vệ đồng bệnh (doanh nhiệt kèm theo biểu chứng): bệnh doanh phần

kèm theo đau đầu, đau mình, sợ lạnh gọi là vệ doanh đồng bệnh, khi điều trị dùng

thanh doanh tiết nhiệt kết hợp với tân lương giải biểu. Ví dụ: dùng bài thuốc thanh

doanh thang và ngân kiều tán kết hợp.

+ Khí doanh đồng bệnh: bệnh có triệu chứng của phần doanh kèm theo có

triệu chứng của phần khí có rêu lưỡi trắng vàng, chất lưỡi ráng là doanh khí đồng

bệnh. Khi điều trị phải thanh khí lương doanh có thể dùng bài thuốc bạch hổ thang

cộng thanh doanh thang gia giảm.

+ Nhiệt nhập tâm bào:

- Triệu chứng chính: rối loạn ý thức ở mức độ khác nhau, nói khó, phản ứng

chậm, có ảo thính, ảo giác, thần hôn loạn ngôn, nếu nặng thì hôn mê, đại tiểu tiện

không tự chủ, chất lưỡi ráng, mạch hoạt tế sác, có thể có bệnh nhân co giật. Do nhiệt

nhập tâm bào gây bế trở tâm khiếu gọi là “bế chứng”.

- Phương pháp điều trị: thanh doanh tiết nhiệt, thanh tâm khai khiếu, thường

dùng thanh doanh thang gia thêm tử tuyết đan hoặc dùng an cung ngưu hoàng hoặc

dùng chỉ ngọc đan, nếu có co giật thì thêm địa long, câu đằng…Ba bài thuốc an

cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, chỉ ngọc đan đều có tác dụng thanh tâm khai

khiếu. Nếu xếp theo thứ tự về tác dụng thanh tâm thì ngưu hoàng hoàn > tử tuyết

đan > chỉ ngọc đan, ngược lại về tác dụng khai khiếu thì chỉ ngọc đan > ngưu hoàng

hoàn và tử tuyết đan. Ngoài ra an cung ngưu hoàng hoàn còn có tác dụng hóa đàm

giải độc, tử tuyết đan chấn kinh tức phong nhưng thuốc này thường là hiếm (nói

chung bất lợi), còn trong thực tế thuốc thanh nhiệt đều có thể gia thêm xương bồ là

thuốc khai khiếu để thay thế và kết hợp châm cứu phối hợp.

- Chỉ định trong các chứng: viêm não, viêm màng não, thiếu máu, nhiễm

trùng, ngộ độc thức ăn, trúng thử và các biểu hiện chứng nhiệt nhập tâm bào.

+ Nhiệt động can phong (nhiệt cực sinh phong):

- Triệu chứng: sốt cao, vật vã không yên, co giật hoặc tứ chi co quắp, cổ

cứng, lưỡi lệch, lưỡi rụt, mạch huyền sác, chất lưỡi đỏ (khí phận) hoặc ráng (doanh

phận), có 50% bệnh nhân hôn mê, các triệu chứng trên cũng có thể biểu hiện ở

doanh huyết và khí phận nhưng huyết phận và doanh phận thường gặp nhiều hơn.

- Phương pháp điều trị là: thanh nhiệt tức phong, thường dùng các thuốc điều

trị doanh phận, khí phận, huyết phận nhưng gia thêm các vị thuốc có tác dụng tức

phong thanh nhiệt: địa long, câu đằng, bạch cúc hoa, bạch thược, đó là các thuốc chỉ

kinh tán. Chỉ định trong viêm não, viêm màng não và các loại bệnh truyền nhiễm ở

giai đoạn toàn phát.

2.4. Bệnh thuộc huyết phận:

Bệnh ôn nhiệt khi có triệu chứng huyết phận là bệnh nguy do bệnh tà còn

mạnh là chính khí đã hư suy.

+ Bệnh phần huyết (nhiệt ở phần huyết): sốt cao, xuất huyết (nôn ra máu, đái

ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu), dưới da có nhiều ban điểm màu đen tím, mê

Page 55: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

55

sảng, vật vã, loạn ngôn hoặc co giật, chất lưỡi ráng tím, không rêu, mạch tế sác, do

nhiệt bức huyết vong hành, nhiệt cực sinh phong (co giật), huyết nhiệt tích thịnh (sốt

cao).

- Phương pháp điều trị: lương huyết thanh nhiệt giải độc, thường dùng bài

thuốc tê giác địa hoàng thang (tê giác hiếm có thể dùng nước mài của sừng trâu từ 1

- 2 lượng để thay thế), nếu xuất huyết nhiều thêm hạn liên thảo, tiên cước thảo, nếu

nổi ban mầu tím đen thêm huyền sâm, thanh đại diệp, nếu lưỡi ráng đỏ xanh tía, tức

ngực, bụng đau (cự án) trằn trọc không yên là huyết nhiệt có ứ, thường dùng phương

pháp trên gia thêm thuốc hoạt huyết khư ứ: đào nhân, đan sâm. Ban và chẩn đều là

những nốt xuất huyết màu hồng trên mặt da. Ban, chẩn hồng nhuận, nổi rõ rồi biến

mất dần đi là thuận, nếu tím xám xung quanh nhanh chóng có vòng tròn kín là

nghịch. Ban chẩn tím xám đen, ấn căng da không biến mất, lưỡi ráng đỏ là tiêu

chuẩn đánh giá bệnh tà vào huyết phận.

- Chỉ định dùng: thương hàn tổn thương ruột, viêm phế, thiếu máu do nhiễm

độc và các loại xuất huyết, bệnh biểu hiện tác nhân gây bệnh vào huyết phận đều có

thể dùng phương thuốc trên.

+ Biểu lý nhiệt độc (nhiệt độc nội thịnh):

- Triệu chứng chính: sốt cao, đau đầu kịch liệt, nhìn không rõ, toàn thân đau

mỏi dữ dội, khó thở, trằn trọc không yên, thần chí bất thanh hoặc co giật, xuất huyết

nhiều, nôn ra máu, đái, ỉa ra máu hoặc đổ máu cam, ngoài da xuất hiện các nốt xuất

huyết màu tím đen, lưỡi ráng đỏ, rêu lưỡi vàng có gai dày, mạch hồng đại, sác hoặc

trầm tế mà sác, đa phần là do ôn dịch nhiệt độc lưu lại ở biểu lý, bệnh có cả ở vệ khí

doanh huyết.

- Phương pháp điều trị: thanh giải khí huyết nhiệt độc ở biểu và lý, thường

dùng bài thuốc ôn bại độc ẩm. Nếu bệnh nhân có biểu hiện mạch trầm tế càng nhiều

thì nhiệt độc nội uẩn càng sâu phải dùng thuốc liều cao. Điều trị cả huyết phận và

khí phận. Nếu biểu hiện sốt cao, miệng khát, phát ban hoặc chảy máu mũi, lưỡi

ráng, rêu vàng, mạch sác hoặc tế sác, điều trị phải tham khảo thêm “ngọc nữ tiễn”

gia giảm bỏ ngưu tất, thục địa gia thêm lượng nhỏ sinh địa, huyền sâm. Chỉ định

trong bại huyết, viêm não và các bệnh truyền nhiễm giai đoạn toàn phát nặng.

3. Triệu chứng tổn thương âm, tổn thương dương của bệnh ôn nhiệt.

Bệnh ôn nhiệt: thường dễ tổn thương âm dịch, nhẹ thì thương tân, nặng thì

thương âm, thậm chí vong âm nên khi điều trị phải chú ý bảo vệ tư dưỡng âm dịch.

Y học cổ truyền cho rằng: ”tồn đắc nhất phân âm dịch, tiễn hữu nhất phân sinh cơ”.

Phương pháp bảo vệ tân dịch nói chung “vệ phận bất tuyên quá hãn, phận khí (vị

trường thực nhiệt) tuyên cấp hạ”, nếu không biểu hiện thấp nhiều thì không được

dùng các thuốc khô táo hoặc ôn táo.

+ Nếu tổn thương tân dịch thường ở phần vệ và khí: biểu hiện mồm khô,

miệng khát, rêu lưỡi khô, mạch sác có thể thấy triệu chứng sốt cao, mất nước.

Điều trị phải dùng đối pháp lập phương hay đối chứng trị liệu, trong phương

thuốc phải có: lô căn, thiên hoa phấn để sinh tân khi sốt lui mà miệng vẫn khô, lưỡi

vẫn táo, ăn kém, ho khan phải dùng bài thuốc ích vị thang (sa sâm, mạch trong, sinh

đại, ngọc trúc và nước đường) hoặc bài sa sâm đông thang.

Page 56: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

56

+ Tổn thương dịch thể: đa phần bệnh ở cuối thời kỳ toàn phát, bệnh ở phần

huyết, người bệnh gầy gò, mệt mỏi, mình nóng, mặt đỏ, lòng bàn tay, bàn chân càng

nóng, miệng khô, lưỡi ráo, môi se, nứt nẻ, họng đau, tai ù, đau lưng, mỏi gối, chân

phù nề không muốn bước. Chất lưỡi đỏ nóng và khó vận động, lưỡi khô, mạch tế sác

vô lực là triệu chứng của chân âm bị tổn thương. Một số nữa bệnh nhân có nhịp tim

nhanh (tâm quí, loạn nhịp), khi nhiều mồ hôi lạnh, mạch kết lại (triệu chứng ở mạch

tâm hư tổn), có thêm viêm cơ tim, tay chân co quắp, lưỡi rụt là âm hư long động

(hay để lại di chứng gần như viêm não, màng não).

- Phương pháp điều trị: phải tư âm thường dùng bài thuốc phục mạch thang gia

giảm. Nếu tân hư và âm hư phong động phải dùng tam giác phục mạch thang. Nếu như

đêm sốt, sáng lạnh, ăn được mà vẫn gầy gò là tà còn lưu ở phần âm, phải dùng bài thuốc

thanh doanh miết giáp thang để tư âm thanh nhiệt.

- Triệu chứng của vong âm: do chân âm bị tổn thương mà nhiệt tà vẫn chưa

hết hoặc “ngộ hãn, ngộ hạ” (ra nhiều mồ hôi ở dưới) làm cho âm dịch tiêu hao (mất

nước điện giải), mình nóng vã mồ hôi, mồ hôi mặn không dính, mặt đỏ, mồm khô,

khát nước, có thể chảy máu chân răng, chất lưỡi ráng đỏ và khô rụt, mạch hư sác vô

lực, đa phần gặp ở thời kỳ cuối của các bệnh truyền nhiễm nặng. Phải dùng ngay bài

thuốc phục mạch thang gia giảm, gia cát sâm, long cốt, mẫu lệ, đồng tiện (ngũ tuế dĩ

hạ tiểu đồng tích trung đoạn niệu), giữ bãi nước tiểu trẻ em 5 tuổi có tác dụng tư âm

giáng hỏa, lương huyết tán ứ. Ngoài ra còn phải phối hợp với các loại thuốc: tư âm

ích khí, liễn hãn cố thoát.

- Triệu chứng của vong dương: có thể gặp khi bệnh ở khí phận hoặc ở doanh

huyết, do nhiệt độc vào sâu (tà khí thịnh, chính khí hư suy). Bệnh nhân sốt cao, “đột

nhiên đại hãn lâm li” mồ hôi ra liên tục không ngừng, mồ hôi lạnh như dầu nhạt mà

nhờn dính, tay chân lạnh, thân thể lạnh, hơi thở yếu, lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận,

mạch vi muốn tuyệt. Như vậy là dương khí đột nhiên biến mất, tính mạng nguy

kịch.

- Phương pháp điều trị: phải dùng pháp hồi dương cứu nghịch, bổ khí cố thoát,

thường dùng bài thuốc tứ nghịch thang gia cát lâm sâm, hoàng kỳ, long cốt, mẫu lệ,

ngũ vị tử và phối hợp với châm cứu trị liệu. Ngoài ra do bệnh ôn nhiệt làm thương

âm thương dương gây nên tạng phủ hư nhược, mất điều hoà chức năng tạng phủ,

nên sau khi khỏi bệnh đa phần bệnh nhân có trạng thái hư nhược, có thể có đàm trở

thanh khiếu, tắc trệ kinh lạc dẫn đến mê man bất tỉnh, tiếp xúc khó khăn, tai ù, tai

điếc, hoặc di chứng rối loạn đại tiểu tiện.

Vì vậy, điều trị giai đoạn sau phải kết hợp biện chứng tạng phủ chặt chẽ để

kết hợp dùng thuốc bổ ích khí huyết, âm dương của tạng phủ hoặc phải hóa đàm

khai khiếu, thông lạc kết hợp hoặc phải phối hợp châm cứu trị liệu.

Tóm lại: bốn điểm trọng yếu về lý luận biện chứng luận trị của bệnh ôn nhiệt

là vệ, khí, doanh, huyết và phương pháp điều trị theo bốn giai đoạn phát triển phát

triển của bệnh.

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ VỀ HỘI CHỨNG

TẠNG PHỦ

Page 57: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

57

1. Tâm và tiểu trường.

+ Chức năng chủ yếu của tâm:

Tâm chủ huyết mạch và chủ về thần chí vì thế phản ứng bệnh lý trên lâm

sàng thường cũng biểu hiện chủ yếu ở hai mặt “thần chí và huyết mạch”.

+ Trên lâm sàng triệu chứng huyết mạch thường là: tâm dương hư, tâm âm

hư và tâm huyết ứ trệ… biểu hiện triệu chứng của thần chí là: đam mê tâm khẩu và

đàm hoả nội bế…

+ Triệu chứng thường thấy ở tiểu trường là: "tâm đa nhiệt vụ tiểu trường”:

dẫn đến nhiệt nhập tâm bào thuộc phạm vị bệnh “ôn nhiệt” (sẽ mô tả ở phần sau).

1.1. Tâm dương bất túc:

+ Bao gồm: tâm khí hư, tâm dương hư, tâm dương hư thoát đều có triệu chứng chủ

yếu là: hồi hộp, đoản khí (khi gắng sức tăng lên), tự hãn, lưỡi nhợt, rêu trắng.

- Thiên về tâm khí hư: kèm theo gầy gò vô lực, sắc mặt trắng nhợt hay thở

dài (hỷ xuất trướng khí) lưỡi mềm, bệu, mạch hư.

- Thiên về tâm dương hư: kèm theo tứ chi lạnh, vùng tim đầy tức, đau, mạch

tế nhược hoặc kết đại.

- Tâm dương hư thoái: kèm theo ra mồ hôi nhiều, tứ chi quyết lạnh, miệng

môi xanh tím, thở yếu, thậm chí hôn mê, mạch vị muốn tuyệt (ảnh hưởng đến thần

chí)

- Phương pháp điều trị: tâm khí hư phải bổ tâm khí, an thần, có thể dùng bổ

khí: tứ quân tử thang gia toan táo nhân, viễn chí, ngũ vị tử.

- Tâm dương hư phải thông tâm dương, dùng qua lâu giới bạch quế chi thang.

(Qua lâu giới bạch tửu thang, qua lâu giới bạch bán hạ thang, qua lâu giới

bạch quế chi thang chỉ thực)

Qua lâu thực Qua lâu thực Chỉ thực

Giới bạch Giới bạch Hậu phác

Rượu trắng Bán hạ chế Quế chi

Rượu trắng Qua lâu Giới bạch

1.2. Tâm âm bất túc (thực chất là tâm nhiệt):

Trên lâm sàng thường có hai hội chứng:

+ Hội chứng tâm nhiệt (hội chứng nhiễm trùng):

- Nói lảm nhảm.

- Tâm phiền trằn trọc khó ngủ, ít ngủ.

- Mặt đỏ, mắt đỏ, khát nước.

- Mũi chảy máu cam.

- Tiểu tiện vàng đỏ.

Page 58: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

58

- Lưỡi đỏ, mạch sác.

Phương pháp điều trị: thanh tâm lợi niệu; hoàng liên, mộc thông, sa tiền tử (bài

thuốc được dùng trong các chứng tâm thần; ảo giác, ảo thính, hoang tưởng).

+ Tâm hư:

- Hồi hôp, lo sợ, hay quên.

- Ngủ không say, hay mê, sợ hãi, mê vui vẻ.

- Di mộng tinh, đau vùng trước tim.

- Tự đổ mồ hôi, từ hãn hoặc ra mồ hôi trộm (đạo hãn).

- Chất lưỡi nhợt nhạt.

- Mạch tế nhược.

Điều trị: ôn tâm dương; nhục quế, hắc phụ tử, phá cố chỉ…

1.3. Hội chứng tiểu trường:

+ Hư hàn:

- Đau bụng dưới.

- Thích xoa bóp.

- Tiểu tiện trong dài.

- Phân trắng.

- Mạch tế nhược.

- Rêu lưỡi trắng mỏng.

+ Thực nhiệt:

- Đau bụng dưới, đầy bụng.

- Tiểu tiện thường đỏ.

- Hay đau tinh hoàn.

- Rêu lưỡi vàng, chất đỏ.

- Mạch hoạt sác.

Trên thực tế lâm sàng ít thấy hội chứng tiểu trường riêng mà thường nằm

trong hội chứng tỳ vị hư hàn.

2. Phế và đại tràng.

Chức năng sinh lý của phế là chủ khí, chủ hóa giáng, khi biến đổi bệnh lý

phần nhiều là bệnh hệ thống hô hấp.

+ Biểu hiện chứng thực hàn gồm:

- Đàm trọc trở phế.

- Phế hàn khái thấu (ho do lạnh).

+ Biểu hiện chứng thực nhiệt có:

- Phế nhiệt khái thấu.

Page 59: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

59

+ Các triệu chứng phế hư gồm có:

- Phế khí hư.

- Phế âm hư.

- Phế tỳ lưỡng hư.

- Phế thận lưỡng hư.

+ Bệnh đại trường thường thấy là đại trường thấp nhiệt.

2.1. Đàm trọc trở phế (đàm ẩm phạm phế):

+ Triệu chứng chủ yếu:

- Khái thấu khí suyễn.

- Trong họng có đàm.

- Đàm dính mà nhiều.

- Ngực sườn đầy tức.

- Đau không nằm ngửa được.

Rêu lưỡi trơn nhớt, mạch hoạt, nếu kèm theo hàn có triệu chứng phế hàn và

kèm theo nhiệt có triệu chứng phế nhiệt.

- Đàm trọc trở phế, phế khí không thông, xuất hiện khí suyễn, đàm dính đặc

và nhiều. Ngực sườn đau tức không nằm ngửa được.

- Rêu lưỡi trơn nhớt, mạch hoạt là chứng hậu của đàm kiêm hàn, đàm lỏng

mà nhiều bọt, lưỡi nhợt, rêu nhờn, mạch hoạt hoãn, nếu kèm theo nhiệt thì có đàm

nhiều, đặc, vàng có phát sốt, lưỡi đỏ, rêu vàng mạch hoạt sác.

- Phương pháp điều trị: tả phế trục đàm.

- Thường dùng bài thuốc: đình lịch đại táo tả phế thang hoặc bài thuốc tam tử

bình suyễn thang gia giảm, ngoài ra còn căn cứ vào triệu chứng có kiêm hàn hay

kiêm nhiệt mà gia giảm.

+ Liên hệ với Y học hiện đại hay gặp trong:

- Khí phế thũng.

- Viêm phế quản thể hen mãn tính.

- Viêm màng phổi do lao.

- Có tràn dịch màng phổi là đàm trọc trở phế.

Giãn phế quản cũng thuộc đàm trọc trở phế có thể dùng đình lịch đại táo tả

phế thang gia thêm tang bạch bì, bách bộ, bách cập, qua lâu, tử uyển…

2.2. Phế hàn khái suyễn:

+ Triệu chứng: ho kịch liệt, khó thở, đờm dính trắng nhiều hoặc đờm lỏng

khó khạc; trường hợp nặng thì ho tức ngực, khó nằm yên hoặc kèm theo phát sốt, sợ

lạnh, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch khẩn hoặc phù khẩn. Do phế có hàn tà hoặc hàn

đàm, phế khí bất năng tiềm giáng làm cho khái thấu đa đàm; trường hợp nặng hơn

Page 60: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

60

thì đau ngực, khó thở, không nằm ngửa được, do hàn tà tất sẽ kèm theo phát sốt, sợ

rét, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch khẩn đó là hình mạch và lưỡi của hàn chứng.

- Phương pháp điều trị: ôn phế trừ hàn, trục đàm dùng bài thuốc tiểu thanh

long thang gia vị bài thuốc còn được dùng trong các bệnh theo YHHĐ, bao gồm:

viêm phế quản cấp mãn tính, viêm phế quản thể hen, hen phế quản. Do hàn tà dùng

tiểu thanh long thang, nếu do phế khí thũng mà đàm nhiều nội trở (chủ yếu là đàm

nhiều) phải dùng thuốc linh quế truật thảo thang gia giảm. Nếu khó thở phải dùng

bài thuốc tiểu thanh long thang hoặc bài thuốc tam ảo thang gia địa long, bán hạ để

trừ đàm định suyễn.

2.3. Phế nhiệt khái suyễn:

+ Triệu chứng:

- Ho, thở gấp.

- Đờm vàng, đặc dính.

- Hoặc đàm ho có máu.

- Khí vị tanh, đau họng, đau ngực, sợ lạnh, phát sốt, lưỡi đỏ, rêu vàng

nhờn, mạch sác hoặc hoạt sác.

+ Biện chứng bệnh lý: phế nhiệt khái thấu là phế có thực nhiệt, đàm nhiệt

quánh làm phế khí không tuyên thông gây khái suyễn (ho khó thở). Nếu đàm nhiệt

hở tắc mạch phế không thông thấy ngực đầy tức, hoặc nhiệt thịnh huyết ứ có thể nôn

ra máu, thường sợ lạnh phát sốt, lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch sác hoặc hoạt sác là

chứng thực nhiệt.

- Phương pháp điều trị: thanh phế hóa đàm, chỉ khái bình suyễn dùng bài thuốc

ma thạch cam thang. Có thể dùng thêm thuốc trừ đàm bài nùng (tiêu mủ).

Ví dụ: triết bối mẫu, chế xuyên sơn giáp, tạo giác thích, bồ công anh, ngư

tinh thảo…

Liên hệ với YHHĐ: viêm phế quản cấp và mãn tính, bài thuốc còn được chỉ

định hen phế quản cấp và triệu chứng phế nhiệt. Dùng bài ma hạnh thạch cam thang

gia giảm. Nếu như lưỡi hồng, rêu vàng mà khô, thân nhiệt tăng về chiều là phế nhiệt

thương tâm, phải dùng bài tả bạch tán gia giảm, nếu khó thở gia ma hoàng, khổ hạnh

nhân; ho nhiều gia triết bối mẫu, qua lâu. Trong thời kỳ đầu của phế viêm thuộc

chứng phế nhiệt cơ thể dùng ma hạnh thạch cam thang hợp với bài thuốc phượng vĩ

kinh thang thêm ngũ tinh thảo nếu giãn phế quản là thuộc chứng phế nhiệt gia thêm

bách bộ bạch cập.

1.4. Phế khí hư:

+ Triệu chứng:

- Khái thấu khí đoản nặng, khó thở.

- Đàm nhiều xanh lỏng, mệt mỏi, nói nhỏ yếu.

- Sợ lạnh, tự hãn, sắc mặt trắng sáng.

- Lưỡi nhợt mềm, bệu mạch hư hoặc nhược nếu kèm theo đau ngực, hai bên

lưỡi có ban điểm ứ huyết là khí hư huyết ứ.

Page 61: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

61

- Phế khí hư: khí bất túc làm ho khí đoản, âm thanh nhỏ nhẹ, yếu, khí hư tất

sinh đàm, đàm nhiều trong lỏng. Phế khí bất túc bì mao sơ hở mà có sợ lạnh, tự hãn,

chất lưỡi nhợt mềm, bệu, mạch nhược là triệu chứng của hư, sắc mặt trắng sáng là

phế khí bất túc.

- Phương pháp điều trị: ích phế trừ đàm thường dùng các thuốc: hoàng kỳ, ngũ

vị tử, bán hạ, quất hồng, đẳng sâm, tử uyển, hải nhũ thạch, trích thảo… nếu phế khí

hư kèm theo huyết ứ phải dùng thêm thuốc hoạt huyết tiêu ứ như tam lăng, nga

truật. Nếu trong đàm có máu gia thêm bách thảo sương hoặc huyết dư cháy để chỉ

huyết.

Liên hệ với YHHĐ: phế khí hư hay gặp trong viêm phế quản mãn tính, lao

phổi, khí phế thũng nếu bệnh nhân hen phế quản phải dùng thêm thuốc bổ khí, kiện

tỳ, ích phế, bổ thận.

1.5. Phế âm hư (âm hư phế táo):

+ Triệu chứng:

- Khái thấu vô đàm hoặc ít (ho khan không có đàm).

- Đàm ít mà dính, có khi có máu.

- Triều nhiệt, đạo hãn, tự hãn.

- Thủ túc tâm nhiệt (lòng bàn tay, lòng bàn chân nóng).

- Gò má đỏ, mất ngủ, miệng khô, họng ráo.

- Nói nhỏ, yếu, lưỡi mềm bệu, chất hồng.

- Rêu ít, mạch tế sác.

- Phế âm hư: tân dịch không đầy đủ dẫn đến khái thấu vô đàm hoặc đàm ít

mà dính. Tân dịch không đủ để nhuận dưỡng mạch phế, nên khi ho làm cho đàm có

máu, âm hư sinh nội nhiệt; nên triều nhiệt thủ túc tâm nhiệt, miệng khô, họng ráo,

âm hư thủy bất chế hoả, nội hoả long động bức tân dịch tiết ra ngoài mà sinh tự hãn.

Tâm thần không yên mà sinh mất ngủ, lưỡi mềm hồng, ít rêu, mạch tế sác. Âm hư

kèm theo gò má đỏ là triệu chứng thường thấy ở phế âm hư.

- Phương pháp điều trị: tư âm dưỡng phế.

- Bài thuốc: bạch hợp cổ kim thang gia giảm. Nếu giãn phế quản phải dùng

thêm; bách bộ, bách hợp, bạch cập, ngũ vị tử, hải nhũ thạch, chỉ sác…

1.6. Phế tỳ lưỡng hư, phế thận lưỡng hư:

+ Phế tỳ lưỡng hư (tỳ phế khí hư).

Thuộc về khí hư:

- Ho lâu ngày.

- Đàm nhiều xanh lỏng.

- Sắc mặt xanh nhợt, mệt mỏi, gầy gò, vô lực.

- Ăn uống kém.

- Bụng chướng, đại tiện lỏng, nát, lưỡi mềm mỏng, sắc nhợt, rêu trắng, mạch tế hư

đại.

Page 62: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

62

+ Phế thận lưỡng hư:

Phần nhiều thuộc âm hư:

- Khái thấu đàm thiểu (ít).

- Vận động thì khí đoản “động tắc khí đoản”.

- Mặt trắng, gò má đỏ.

- Triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt.

- Gầy gò, mất ngủ, tự hãn, khô miệng.

- Đau lưng, di tinh.

- Lưỡi hồng, rêu ít, mạch tế sác.

Phế tỳ, thận phế đều có tác dụng tương sinh tương hỗ, một tạng bị hư suy sẽ

dẫn đến hai tạng đều suy nên xuất hiện chứng bệnh của hai tạng. Ví dụ: phế tỳ khí

hư, ho lâu ngày, đàm nhiều, xanh lỏng, phế hư. Còn gầy gò, mệt mỏi, ăn uống kém,

bụng trướng, tiện lỏng… là tỳ hư. Phế thận lưỡng hư phần nhiều thuộc âm hư. Ngoài

triệu chứng phế âm hư còn có triệu chứng thận âm hư. Miệng khô, lưng đau, gối

mỏi, di tinh.

- Phương pháp điều trị: bổ tỳ ích phế dùng bài thuốc hương sa lục quân gia

giảm, nếu là phế thận lưỡng hư phải tư bổ phế thận phải dùng bài thuốc lục vị địa

hoàng hoàn gia thêm thiên hoa phấn, mạch môn đông, sa sâm.

1.7. Đại trường thấp nhiệt:

+ Triệu chứng:

- Đau bụng, tiết tả “lỵ cấp hậu trọng”.

- Đại tiện có niêm dịch, nục huyết (dây máu theo phân).

- Trĩ hậu môn.

- Rêu trắng dày, hoặc vàng nhờn, lưỡi đỏ hồng.

- Mạch trầm sác.

Thấp nhiệt tụ ở đại trường là tà chính tương tranh làm cho đau bụng tiết tả,

thấp nhiệt thiên thịnh làm thương tổn đến khí huyết, trọc khí hạ hãm làm cho "lỵ cấp

hậu trọng”, tà thực (tà khí thực), phạm vào mạch làm cho mục huyết thấp nhiệt trệ ở

huyết mạch làm cho trĩ hậu môn và tiện huyết.

- Phương pháp điều trị: thanh lợi thấp nhiệt. Nếu như thấp biểu tiết tả dùng bài

thuốc “cát căn cầm liên thang” hoặc thấp biểu lỵ tật, trĩ dùng bài thuốc “bạch đầu

ông thang”. Nếu trĩ hoặc đại tiện ra máu có thể dùng thêm: quỉ hoa, địa du, kim

ngân hoa, đông qua nhân, trắc bá diệp, kinh giới sao, chỉ sác…

Phế chủ giáng khí, phế khí đại hư phải kiện tỳ thăng đề, phế đại trường tương

quan biểu lý, phế thực biểu phải tả đại tràng, có lợi cho sự hoá giáng của phế khí,

còn như tâm khí bất túc mà dẫn đến tiện bế, không phải dùng tả pháp mà phải bổ

phế khí để nhuận tràng.

2. Thận và bàng quang.

2.1. Thận vi tiên thiên chi bản:

Page 63: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

63

Công năng sinh lý: chủ tàng tinh, chủ thủy thận nội tạng có nguyên âm,

nguyên dương. Khi bệnh lý phần nhiều là hư, thường chia hai loại; thận âm hư và

thận dương hư, trong đó bao gồm sinh dục, tiết niệu, thần kinh, nội tiết… còn triệu

chứng hay gặp ở bàng quang là thấp nhiệt

+ Triệu chứng thận âm hư:

- Đau choáng mắt hoa.

- Tai ù, tai điếc.

- Răng đau hoặc lung lay, mất ngủ, môi miệng khô.

- Ngũ tâm phiền nhiệt, đạo hãn (ra mồ hôi trộm).

- Lưng gối đau mỏi, xương đùi, xương ống chân đau, di tinh.

- Lưỡi hồng khô hoặc rêu xanh, tiểu tiện ngắn, đỏ, miệng khô về đêm tăng,

mạch sác hoặc huyền sác là “âm hư hoả vượng”.

- Thận âm hư: tân dịch bất túc, tường hoả vượng thịnh nên thấy ngũ tâm

phiền nhiệt, miệng khô (thuộc âm).

- Âm hư tắc dương vượng: đầu chóng, mắt hoa, tai ù, tai điếc, mất ngủ. Thận

chủ cốt, thận âm bất túc làm cho gối mỏi, đau trong xương đùi cổ chân “xỉ vi cốt chi

hư” cốt tủy không thông, răng lung lay mà đau.

Thận âm hư: tinh tân bất cố làm cho tự hãn, di tinh “âm hư nặng tắc hư hoả

vượng” vì thế xuất hiện lưỡng quyền hồng (gò má đỏ, môi đỏ, tiểu tiện ngắn đỏ…)

đó là chứng hậu nội nhiệt tân hao. Lưỡi hồng không rêu, mạch tế sác là âm hư. Nếu

âm hư hoả vượng phải tư âm giáng hoả trọng dụng “tri bá bát vị hoàn”. Hay gặp

trong suy nhược thần kinh, lao phổi, bệnh đái đường, viêm đường tiết niệu, chảy

máu tử cung…

2.2. Thận dương hư:

+ Triệu chứng:

- Sắc mặt ảm đạm. - Tay chân không ấm.

- Phát dễ thoát lạc (tóc dễ rụng). - Đoản khí, suyễn.

- Sợ lạnh. - Tinh thần ủ rũ.

- Tai ù, tai điếc. - Răng lung lay.

- Lưng gối đau mỏi. - Tiểu tiện ít.

- Phù thũng hoặc tiểu tiện về đêm nhiều.

- Đại tiện lỏng nát, tự hãn.

- Chất lưỡi bệu mềm, rêu trắng nhuận.

- Mạch hư phù hoặc trầm trì vô lực.

- Nếu mệnh môn hỏa suy có thể xuất hiện:

- Dương nuy, hoạt tinh, ỉa chảy mãn tính.

- Tứ chi lạnh hoặc đoản khí, khí suyễn vã mồ hôi, mạch ở lưỡng xích nhược

hoặc vi tế trầm trì, trường hợp tiểu tiện nhiều, đái són, đái nhiều về đêm, sau khi đái

Page 64: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

64

nước tiểu còn sót lại, hoạt tinh tảo tiết, lưỡi mềm, rêu trắng, mạch hư trì nhược là:

”thận khí bất cố”.

+ Giải thích bệnh lý: thận khai khiếu ra tai, kỳ hoa tại phát (vẻ đẹp của râu

tóc, móng tay chân), thận khí bất túc làm cho tai ù, tai điếc, tóc râu dễ rụng. Thận

chủ cốt, thận dương bất túc làm cho lưng gối đau mỏi, răng lung lay “thận hư bất

năng nạp khí quy thận” gây nên đoản khí mà suyễn.

- Thận dương hư khiến toàn thân dương khí đều hư nên chỉ thể không nóng

ấm, tự hãn (dương hư biểu bất cố), tinh thần không thoải mái, đại tiện lỏng nát

(dương hư thủy phiếm), (thận hư thủy phiếm) tất sinh nước tiểu ít mà phù thũng lại

thêm mệnh môn hoả suy tất sinh hư hàn càng nặng làm cho tứ chi quyết lạnh, dương

nuy, hoạt tinh, ỉa lỏng sáng sớm là triệu chứng mệnh môn hoả suy.

- Mệnh môn hoả suy: thận bất năng nạp khí sinh ra khí đoản, khí suyễn và mồ

hôi ra nhiều (tự hãn)

Lại nói “thận khí bất cố tắc thu nhiếp bất lực: nên sinh ra hoạt tinh, táo tiết.

Chứng tiểu tiện lượng nhiều hoặc đái són là thận dương hư, rêu lưỡi trắng nhuận còn

dương hư thủy phiếm thì lưỡi mềm bệu và mạch trầm vô lực, nếu trầm trì là hàn

năng hơn thiên.

- Phương pháp điều trị: phải bổ thận dương thường dùng phương thuốc kim

quỉ thận khí hoàn gia vị. Nếu mệnh môn hoả suy thì lấy ỉa lỏng làm chủ chứng phải

trọng dụng bài tứ thần hoàn, nhược bằng khí đoản, khí suyễn có thể dùng “hắc

duyên đan gia vị”. Nếu thận khí bất cố phải bổ thận để cố sáp niệu, nếu di niệu, di

tinh là chính phải dùng bài thuốc cố tinh hoàn.

Liên hệ y học hiện đại: hay gặp trong nhược năng vỏ thượng thận, nhược

năng tuyến giáp trạng, suy nhược thần kinh… thận dương hư phải dùng phương

pháp điều trị trên. Viêm thận mãn tính cũng thuộc thận dương hư phải dùng bài

thuốc ôn bổ thận dương kèm theo lợi thủy.

Dùng kim quĩ thận khí hoàn gia ngưu tất, sa tiền, còn như hen phế quản

là thận dương hư không nạp được khí phải dùng kim quĩ thận khí hoàn gia hồ

đào nhục, ngũ vị tử, nếu mệnh môn hoả suy không nạp khí phải dùng hắc

duyên đan. Còn như chứng bệnh đái đường, đái nhạt, viêm thận mãn tính, di

niệu do thận khí bất cố phải dùng bài thuốc sá truyền hoàn để diều trị. Ngoài

ra còn phải kết hợp châm cứu; thận du - tam âm giao.

2.3. Thận âm dương lưỡng hư:

+ Triệu chứng chủ yếu:

- Sắc mặt ảm đạm. - Tâm phiền.

- Rụng tóc, răng đau . - Tự hãn.

- Khô miệng. - Sợ lạnh.

- Chi lạnh, di tinh. - Lưỡi nhợt, co ngắn.

- Dạ đa tiểu tiện (đái đêm nhiều). - Rêu mỏng.

- Mạch trầm tế nhược.

Page 65: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

65

+ Giải thích: bệnh lý do âm dương hỗ căn, âm hư lâu ngày dẫn đến dương hư, trái

lại dương hư cũng dẫn đến âm hư, nếu thận âm dương đều hư tất nhiên sẽ dẫn đến hai loại

chứng hậu.

Khi biện chứng cụ thể cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể, chẳng những

phân biệt là âm hư nặng hay nhẹ mà còn là dương hư nặng hay nhẹ để chọn dùng

thuốc điều trị cho phù hợp.

- Phương pháp điều trị: phải âm dương cùng bổ, phải dùng hợp phương bài

thuốc; hữu qui ẩm, tả qui ẩm gia giảm. Nếu dương hư nặng hơn thêm hai loại: ba

kích, nhục quế, còn âm hư nặng hơn gia qui bản, miết giáp, đan bì…

2.4. Tâm thận bất giao:

+ Triệu chứng chủ yếu:

- Tâm quí. - Đầu choáng.

- Tâm phiền. - Mất ngủ, hay quên.

- Tai ù, tai điếc. - Lưng gối đau mỏi.

- Lưỡi thon hồng. - Mạch tế hoặc tế sác.

- Tâm và thận tương hỗ chế ước, hỗ tương tự sinh, tương tắc tương thành,

nếu tâm thận thất điều, xuất hiện các triệu chứng trên.

- Phương pháp điều trị: phải dưỡng tâm thận dùng bài lục vị hoàn gia: ngũ vị

tử, toan táo nhân, bán hạ chế. Nếu có đái són thêm: liên tu, nếu hư hoả vượng, mất

ngủ nặng thêm: hoàng liên, nhục quế tâm (hoàng liên vị đắng vào tâm thanh tâm hoả

là chủ dược lại cho quế vào thận để dẫn hoả quy nguyên) tác dụng chính để giao

thông tâm - thận gọi là phương thuốc giao tần hoàn (hoàng liên 8g, nhục quế 4g).

Liên hệ với YHHĐ hội chứng và bệnh suy nhược thần kinh thường thuộc tâm thận

bất giao.

2.5. Bàng quang thấp nhiệt:

+ Chủ chứng: phát sốt, đái són, dắt buốt, đau hoặc đái dầm dề, nếu dột nhiên

trung đoạn (đái ngắt quãng), nước tiểu đục hoặc có máu hoặc bên trong có sa thạch

(có sạn sỏi), rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhờn, mạch sác.

+ Bệnh lý: bàng quang thấp nhiệt, nhiệt thịnh ở trong gây phát sốt, nếu sợ lạnh là

kèm theo biểu chứng, bàng quang thấp nhiệt ở dưới (do rối loạn bài niệu gây nên). Nếu

thấp nhiệt nội ẩn lâu ngày tất sinh sỏi niệu (sa thạch), thấp nhiệt quá thịnh tất sinh nục

huyết.

+ Triệu chứng đặc trưng thấp nhiệt: rêu lưỡi vàng, mạch sác.

- Phương pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, phải dùng bài thuốc bát chính tán

gia: hải kim sa đằng, diệp hạ châu, kim tinh thảo, nếu có sa thạch phải dùng thêm

kim tiền thảo, hải kim sa, nếu niệu huyết phải dùng lương huyết, chỉ huyết, sinh địa,

đại tiểu kế, bạch mao căn, tía châu thảo…

Liên hệ YHHĐ: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến đều

thuộc về thấp nhiệt ở bàng quang nên có thể dùng bài thuốc bát chính tán hoặc phải

thêm nhĩ châm (vùng thận và bàng quang). Nếu lâu ngày thận khí hư phải dùng kim

quĩ thận khí hoàn gia: ngưu tất, sa tiền tử.

Page 66: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

66

+ Đặc điểm biện chứng luận trị của thận và bàng quang:

- Bệnh thận ít thực chứng không có biểu chứng, thận hàn là do dương hư mà

dẫn đến, thận hỏa vượng là do âm hư. Vấn đề căn bản trong điều trị là phải bổ thận

dương, tư thận âm.

- Thận chủ tàng tinh: phép bổ dương thường trên cơ sở bổ âm mà gia thêm

thuốc. Ví dụ: tên phương thuốc bổ thận dương “kim quĩ thận khí hoàn” tức là trên

cơ sở bài lục vị địa hoàng hoàn của phép bổ tư thận âm. Thêm chế phụ tử, nhục quế

để ôn thận dương còn như dương hư quá nặng cũng có thể chuyển hướng phù dương

để phối âm nhưng chỉ tạm thời không nên dùng lâu sẽ chuyển sang âm hư.

- Bàng quang và thận tương quan biểu lý, vì vậy chứng bàng quang hư phải bổ

thận dương để trị bản, còn trị bàng quang thấp nhiệt có thể trực tiếp thanh lợi ở bàng

quang.

3. Chứng trị can và đởm.

Chức năng sinh lý của can chủ yếu sơ tiết và tàng huyết, khi bệnh lý chủ yếu

biểu hiện triệu chứng của sơ tiết thất thường mà dẫn đến.

+ Can uất, can hoả vượng.

+ Can dương thượng nghịch (khang), can âm bất túc.

Can mất khả năng sơ tiết hoặc can hoả thịnh đều ảnh hưởng đến chức năng

tàng huyết, xuất hiện các triệu chứng xuất huyết còn chứng bệnh thường gặp của

đởm là đởm nhiệt.

3.1. Can uất (can khí uất kết, can khí bất thư):

+ Triệu chứng: hay cáu gắt giận dữ, tinh thần uất ức, đầu choáng, hai bên

sườn đau hoặc đau nhói, ợ hơi, ăn kém, miệng đắng hoặc nôn mửa, đau bụng ỉa lỏng

kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch huyền; nếu can uất lâu ngày dẫn

đến huyết ứ, tất sẽ thấy hòn khối (chỉ can tỳ sưng to), rìa lưỡi có điểm ứ huyết, mạch

huyền hoặc sáp.

+ Giải thích bệnh lý: can khí uất kết không sơ tiết được nên tính tình hay cáu gắt

giận dữ, khí huyết uất trệ ở can kinh làm cho đau hai bên mạn sườn, can khí không sơ tiết

triệt để, can khí hoành nghịch xâm phạm vào tỳ vị nên có thể xuất hiện đau sườn, đau

bụng, ỉa lỏng, ợ hơi, ăn uống không tiêu, nôn mửa…

Phụ nữ do can kinh khí huyết thông không ảnh hưởng đến hai mạch xung

nhâm mà dẫn đến kinh nguyệt không đều. Mạch tượng của can thường thấy mạch

huyền.

- Phương pháp điều trị: phải sơ can lý khí.

Thường dùng sài hồ xơ can thang, nếu có huyết ứ kèm theo thì trong sơ can

lý khí phải gia thêm thuốc hoạt huyết thường dùng tiêu giao tán gia: đan sâm, bồ

hoàng, ngũ linh chi.

- Liên hệ Y học hiện đại: dùng tiêu giao tán trong viêm gan mãn tính, nếu viêm gan

kéo dài hoặc thời kỳ đầu của sơ gan mà kèm theo huyết ứ có thể thêm thuốc hoạt huyết.

Page 67: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

67

Nếu trong bệnh lao phổi có triệu chứng can uất (ví dụ: dễ giận dữ, đau sườn,

miệng đắng, mạch huyền), nói chung đều là có âm hư, có thể chọn dùng: tiểu sài hồ

thang, bỏ các thuốc ôn táo thêm hà thủ ô, nữ trinh tử, sa sâm để dưỡng can.

Kinh nguyệt không đều thuộc chứng can uất dùng bài thuốc tiêu giao tán gia

giảm (sài hồ, bạch thược, cam thảo, bạch truật, xuyên qui, can khương, bạc hà).

3.2. Can dương thượng cang (can dương cang thịnh, âm hư, can vượng, can

dương quá thịnh):

+ Chủ chứng: đau đầu, huyễn vựng, dễ cáu gắt, đau sườn, nhìn sự vật không

rõ (mắt mờ, đắng miệng, hai bên lưỡi hồng, rêu trắng, mạch huyền.

Nếu như thấy đau đầu dữ dội, huyễn vựng, tai ù, tai điếc, mắt đỏ, đau hai bên

đầu, giận dữ, lưỡi hồng, rêu vàng hoặc vàng dày mà khô, mạch huyền sác hữu lực

đó là can hoả thịnh.

Can dương quá vượng dẫn đến can phong nội động tức là dẫn đến trúng

phong (chảy máu não). Xuất hiện triệu chứng: thất ngôn, mồm méo, mắt xếch hoặc

hôn mê, co giật, bán thân bất toại. Nếu do nhiệt cực (sốt cao) mà dẫn đến can phong

nội động trong bệnh ôn nhiệt (bệnh truyền nhiễm) nằm trong phương pháp điều trị

bệnh ôn nhiệt.

Giải thích bệnh lý: do can dương thăng phát thái quá, dương thiên thịnh ở

mắt, ở đầu nên thấy đầu choáng, mắt hoa, huyễn vựng (huyết áp cao), miệng đắng,

sườn đau, hai bên rìa lưỡi hồng, mạch huyền là triệu chứng thường thấy ở kinh can

đởm. Còn can hoả thịnh (can hoả tích thịnh, kinh can thực hoả) ngoài triệu chứng

của can dương khang thịnh còn thấy triệu chứng của hoả nhiệt. Ví dụ: hoả vượng ở

trên là do đầu đau dữ dội kèm theo mắt đỏ, tai ù, do can hoả thịnh ảnh hưởng đến

chức năng tàng huyết “nhiệt bức huyết vong hành” xuất hiện nôn máu, máu cam…

can hoả thượng cang dẫn đến đau một bên đầu, đầu lưỡi và rìa lưỡi hồng đỏ, rêu

vàng, mạch huyền sác là triệu chứng của hoả nhiệt. Cả hai thể bệnh trên đều có thể

xuất hiện triệu chứng của can phong nội động dẫn đến triệu chứng trúng phong.

+ Phương pháp điều trị:

- Nếu do can dượng thịnh phải bình can tức phong, tiềm dương dùng bài thuốc

“long đởm tả can thang”. Nếu chảy máu não thuộc triệu chứng bế chứng (hôn mê, bất

tỉnh nhân sự, hai tay nắm chặt hoặc hàm răng cắn chặt mạch huyền hoặc khẩn) phải chọn

pháp khai khiếu (thiên nhiệt phải dùng pháp lương khai, thiên hàn phải dùng thuốc ôn

khai bài thuốc: sài hồ, hoàng cầm, long đởm thảo, đương qui, sinh địa, trạch tả, sa tiền tử,

thông thảo) kết hợp với châm cứu điều trị, sẽ nói rõ hơn về kỹ thuật trong điều trị chứng

trúng phong.

- Liên hệ YHHĐ: cao huyết áp nếu như thuộc về can dương thịnh dùng

(thạch quyết câu đằng ẩm) để bình can tức phong tiềm dương. Nếu rêu vàng, mạch

sác là kèm theo nhiệt phải dùng thêm hoàng cầm liên tử tâm để thanh nhiệt. Ngoài

ra có thể dùng các thuốc: câu đằng, tật lê, thạch quyết minh, tần cửu, trạch tả, trần

bì, bán hạ chế, bạch chỉ để bình can tức phong trừ đàm. Nếu cao huyết áp thuộc can

hoả vượng phải dùng pháp thanh can tả hoả dùng “long đởm tả can thang” bỏ sài hồ

(hoặc liều nhỏ, giảm tác dụng, thăng phát) gia thạch quyết minh, ngưu tất để tăng

cường sức giáng hoả đi xuống. Trong viêm tai giữa cấp tính có mủ, nhọt ống tai

ngoài và trong đều có thể dùng long đởm thảo tả can thang để điều trị.

Page 68: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

68

Các bệnh bạch huyết thuộc can hoả vượng mà có xuất huyết có thể dùng

đương qui lô hội hoàn (qui, long đởm thảo, chi tử, hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá,

đại hoàng, thanh đại, lô hội, sa hương, mộc hương).

- Bệnh về mắt, về tiêu hóa do can hoả vượng (chảy máu tiêu hóa) có thể

dùng: long đởm thảo, sơn chi tử, hoàng cầm, đại hoàng, sinh địa, hạn liên thảo, trắc

bá diệp để thanh can tả hoả, chỉ huyết. Nếu có triệu chứng xuất huyết như trên cấm

dùng thuốc thăng đề.

Page 69: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

69

3.3. Can âm bất túc:

+ Chủ chứng: huyễn vựng, đau đầu, tai ù, tai điếc, quáng gà, mất ngủ hay mơ

hoặc tay chân tê dại, lưỡi hồng, ít tân (khô), rêu ít hoặc không rêu, mạch huyền tế

hoặc tế sác.

+ Giải thích bệnh lý: can dựa vào sự tư dưỡng của thận thủy, can âm bất túc

thường do thận âm bất túc “tinh bất hóa huyết, huyết bất dưỡng can” mà dẫn đến

can âm bất túc, cũng có thể dẫn đến can dương thiên vượng (nhưng đây là hư

chứng) không phải can dương thiên vượng do thận âm bất túc đó là thực chứng chú

ý phân biệt còn can hoả thịnh thuộc chứng hoả nhiệt càng không giống nhau. Tuy

nhiên các hội chứng trên đều có đau đầu, huyễn vựng, tai ù, tai điếc…Nhưng đau

đầu không thành cơn mà triền miên không ngừng, huyễn vựng mà không muốn

nhắm mắt, can hoả, tai ù đột nhiên xuất hiện, tay chân tê dại do thận âm bất túc,

(không đủ để dưỡng can) mà dẫn đến.

- Phương pháp điều trị: phải tư thận dưỡng can bài: kỷ cúc địa hoàng hoàn

(lục vị cộng kỷ tử, cúc hoa). Cao huyết áp thuộc can âm bất túc có thể dùng lục vị

địa hoàng hoàn gia qui bản hoặc miết giáp, mẫu lệ, ngọc mễ tu. Trong viêm võng

mạc trung tâm thuộc chứng can âm bất túc, có thể dùng kỷ cúc địa hoàng hoàn để

dục âm tiềm dương. Trong viêm gan mãn tính hoặc viêm gan kéo dài, ấn các gian

sườn thấy đau âm ỉ vùng mạn sườn, lưỡi hồng không rêu hoặc ít rêu, ít tân, mạch tế

hoặc tế sác là can âm bất túc có thể dùng nhất quán tiễn để dưỡng can âm hay tư âm

dưỡng huyết sơ can.

Sa sâm 12g Quy thân 12g Câu kỷ tử 12g

Sinh địa 12 Mạch môn đông 12g Xuyên luyện tử 6g

3.4. Đởm nhiệt (can đởm thấp nhiệt):

+ Chủ chứng: đau tức sườn phải, vàng da, tiểu ít, màu vàng đỏ, miệng đắng,

họng khô, hàn nhiệt vãng lai hoặc nôn khan, bụng trướng, ăn kém, lưỡi đỏ, rêu vàng,

mạch huyền sác.

+ Giải thích bệnh lý: đởm nhiệt làm cho can đởm không sơ tiết được, hạ sườn

phải đau ngày càng nặng (tăng dần) kinh đởm có nhiệt xuất hiện miệng đắng, họng

khô, hàn nhiệt vãng lai (lúc rét lúc nóng) nhiệt mà kém thấp, thấp nhiệt uất trưng

(tụ) sinh vàng da tiểu ít mà vàng đỏ. Can khí phạm vị (can, vị bất hoà) làm nôn khan

và bụng trướng, kém ăn, lưỡi hồng, rêu vàng, mạch huyền sác là triệu chứng của

nhiệt.

+ Phương pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp (đởm).

- Thường dùng: sơn chi tử - uất kim - chỉ xác.

- Hoà hoàng cầm - huyền minh phấn - kim tiền thảo.

- Nếu đại tiện bí kết thêm đại hoàng, chỉ thực, nếu đau kịch liệt dữ dội gia

mộc hương hành khí, bồ hoàng, ngũ linh chi hoạt huyết chỉ thống, nếu vàng da rõ rệt

thêm nhân trần, đại hoàng. Bài thuốc thường được dùng điều trị viêm túi mật cấp

tính và sỏi mật, nếu viêm túi mật mãn tính phải dùng thêm tô tử, uất kim, hoàng

cầm, bạch thược, kim tiền thảo, huyền minh phấn, bồ hoàng, ngũ linh chi, cam thảo.

Page 70: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

70

- Điểm chủ yếu về biện chứng luận trị của bệnh can đởm là: bệnh can phần

nhiều là chứng dương vượng, lâu ngày không khỏi dễ dàng tổn hại đến can âm gây

chứng hậu can dương vượng. Phép trị dưỡng can âm bình can dương. Can hư chứng

phần nhiều thuộc về âm hư “can thận đồng nguyên” phép chữa phải tư thận dưỡng

can”

4. Hội chứng tỳ vị.

Chức năng sinh lý chủ yếu của tỳ là chủ vận hóa và thông huyết. Khi tỳ bị

bệnh phần nhiều là hư thấp (dương hư). Bệnh ở vị đa phần là thực nhiệt hư chứng

hay gặp là vị âm hư. “Tỳ vị vi hậu thiên chi bản”, tỳ vị hư sẽ ảnh hưởng đến ngũ

tạng đặc biệt là với tâm phế thận (chứng phế tỳ lưỡng hư) là hội chứng thường gặp

trên lâm sàng.

4.1. Tỳ dương hư (tỳ vị hư hàn, tỳ dương bất túc):

+ Chủ chứng:

- Sắc mặt vàng nhợt.

- Phần bụng hoặc vị quản chướng đau.

- Đau mà thích nóng, ấm.

- Miệng ứa nước trong (khẩu phiếm thanh thủy).

- Ăn uống kém, không ngon.

- Đại tiện lỏng, bạc màu.

- Ỉa chảy hoặc lỵ tật kéo dài, chi thể gầy gò, vô lực, tứ chi không ấm, tiểu tiện

trong dài hoặc đái ít, phù thũng, cơ nhục teo mềm, lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận, mạch

hoãn hoặc nhợt.

+ Giải thích bệnh lý: tỳ dương hư (hư hàn). Vận hoá giảm yếu, mặt vàng,

kém nhuận, ăn kém, không ngon… là do tỳ chủ cơ nhục tỳ dương bất túc, làm cho

tứ chi không ấm mà gầy gò vô lực, cơ nhục teo mềm tỳ dương hư vận hóa thủy thấp

rối loạn, tiểu tiện trong dài hoặc niệu ít mà sinh phù thũng. Nếu có lưỡi nhợt, mềm,

rêu trắng nhuận, mạch hoãn hoặc nhược là chứng dương hư.

+ Phương pháp điều trị: ôn trung kiện tỳ, thường dùng bài thuốc phụ quế lý

trung thang gia giảm. Liên hệ với YHHĐ: tỳ dương hư, thường bao gồm: viêm dạ

dày mãn tính, rối loạn chức năng thần kinh, dạ dày, ruột, rối loạn chức năng vị

trường, viêm ruột mãn tính, lỵ tật mãn tính, rối loạn dinh dưỡng đều dùng bài thuốc

phụ tử lý trung thang gia giảm để điều trị. Viêm ruột mãn tính có thể dùng thêm xích

thạch chi, thạch lựu bì. Lỵ tật mãn tính phải dùng mộc hương, bạch thược, đương

quy.

4.2. Tỳ vị khí hư (tỳ vị hư nhược hoặc trung khí bất túc):

+ Chủ chứng:

- Sắc mặt vàng, gầy gò, ăn kém.

- Đau bụng thích ấm (thiện án).

- Bụng trên chướng ợ hơi, ợ chua.

- Đại tiện lỏng trắng.

Page 71: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

71

- Lưỡi nhợt mềm hoặc có hằn răng.

- Rêu lưỡi trắng, mạch hư, hoặc tiếng nói nhỏ, khí đoản, trường hợp bệnh

nặng trung khí hạ hãm, sa dạ dày, sa thận, thoát giang, sa tử cung… là khí phận càng

hư gọi là trung khí hạ hãm (hoặc tỳ khí hạ hãm). Nếu nhũ tỳ vị khí huyết đều có các

triệu chứng sốt nhẹ, thậm chí sốt cao, hoặc tỳ vị khí hư, can khí phạm vị, đau bụng,

bụng sườn đầy tức, nôn, ợ chua hoặc đau bụng ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch

huyền là hội chứng “can vị bất hòa”.

+ Giải thích bệnh lý: tỳ vị khí hư (gầy gò, kém ăn, bụng đau, thích ấm, đại

tiện lỏng trắng, mạch hư. Nếu tỳ vị khí hư nặng, sức thăng đề bất túc dẫn đến sa nội

tạng đoản khí, nói nhỏ, do tỳ vị khí hư ăn uống kém nặng hơn sẽ dẫn đến khí huyết

đều hư, tỳ bất thống huyết nên sinh chảy máu, cũng có thể không xuất huyết mà phát

nhiệt, mối quan hệ giữa can với tỳ là quan hệ khắc chế và bị khắc chế (can mộc khắc

tỳ thổ). Khi can khí hoành nghịch khắc tỳ vị sẽ xuất hiện triệu chứng của tiêu hóa.

Khi bản thân chức năng tỳ vị hư nhược cũng có thể dẫn đến can khí phạm vị xuất

hiện triệu chứng can vị bất hòa, tức là can khí mạnh hoặc là tỳ vị hư.

+ Phương pháp điều trị: kiện tỳ ích phế (tỳ vị khí hư), dùng bài “tứ quân tử

thang” gia giảm, hoặc bài thuốc “tiểu kiến trung thang”. Nếu trung khí bất túc phải

bổ khí thăng đề dùng “bổ trung ích khí thang” gia giảm. Nếu can vị bất hòa phải sơ

can kiện tỳ dùng bài thuốc dùng bài thuốc gia vị giao tán. Trong bệnh loét ruột, tỳ vị

hư nhược dùng “ tứ quân tử thang” gia sài hồ, hải phiêu tiêu hoặc hoàng kỳ kiến

trung thang, nếu trung khí hạ hãm dùng bổ trung ích khí, phải kết hợp thêm châm

cứu.

Nếu chảy máu dùng “quy tỳ hoàn” gia các thuốc chỉ huyết. Nếu can bị bất

hòa trong viêm gan mãn tính, có rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn chức năng

đại tràng có thể dùng bài thuốc tiêu dao tán thêm đẳng sâm. Một số trường hợp có

sốt rõ, biện chứng có tỳ vị hư nhược thiên về khí hư dùng bổ trung ích khí thang,

nếu khí huyết đều hư phải dùng quy tỳ thang, phương pháp đó gọi là “cam ôn trừ

nhiệt” pháp (phương pháp dùng vị thuốc ngọt và ấm để trừ chứng bệnh sốt cao).

4.3. Tỳ vị thấp khốn (tỳ hư thổ khốn, thấp khốn tỳ dương):

+ Chủ chứng: ăn uống giảm yếu, bụng đầy trướng, thậm chí buồn nôn, hoặc

nôn khan, thích uống nóng, nặng đầu, chỉ thể gầy yếu, mệt mỏi không muốn hoạt

động hoặc phù thũng, tiết tả (ỉa lỏng, nữ giới thường có khí hư), bạch đới nhiều, rêu

lưỡi dày, chất lưỡi nhợt, mạch hoãn.

+ Giải thích bệnh lý: tỳ vị thấp khốn, tức là thấp trọc trở ngại đến chức năng

chuyển hoá của tỳ nên xuất hiện triệu chứng ăn kém, bụng trướng đầy, nôn hoặc nôn

khan. Tỳ chủ tứ chỉ nên khi tỳ hư thấy chi thể mệt mỏi, gầy yếu, thấp trở ở trong,

chất thanh dương bất thăng làm cho đầu nặng như cùng. Thấp tụ ở dưới làm cho đau

bụng ỉa lỏng, bạch đới nhiều, miệng nhạt hoặc dính, rêu lưỡi dày nhờn, mạch hoãn

là chứng thấp nặng. Nếu như chất lưỡi bệu mềm mà mạch hư là đặc trưng của hư

chứng. Ngoài thấp khốn còn tỳ hư, phần nhiều là tỳ hư bất năng hoả thấp.

+ Phương pháp điều trị: phải vận tỳ hóa thấp, thường dùng bài thuốc “vị linh

tán”, nếu chất lưỡi mềm bệu, mạch hư, tỳ hư thấp khốn phải kiện tỳ trừ thấp dùng

“ngũ linh tán” và “tứ quân tử thang” gia giảm.

Page 72: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

72

Liên hệ YHHĐ: viêm dạ dày mãn tính, viêm ruột mạn tính, lỵ tật mãn tính

thuộc về khí hư thấp khốn phải đều có thể dùng phương thuốc trên gia giảm. Viêm

gan mãn tính, phù thũng nhiều, phải lựa chọn nguyên nhân tỳ hư bất năng hóa thấp,

sau đó là thấp tự tiêu có thể dùng “sâm linh bạch truật tán” để kiện tỳ trừ thấp.

Page 73: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

73

4.4. Thấp nhiệt nội uẩn (tỳ uẩn thấp nhiệt):

+ Triệu chứng: củng mạc và toàn thân vàng, kèm theo ngứa toàn thân (bì phu

phát tiên), thượng vị tức trướng, không muốn ăn uống, thân thể gầy gò, tiểu tiện

ngắn vàng, miệng khô đắng, phát sốt, đại tiện lỏng nát, rêu lưỡi vàng, nhờn, mạch

nhu sác.

+ Giải thích bệnh lý: thấp nhiệt nội uẩn ở tỳ vị ảnh hưởng đến tác dụng sơ tiết

của can đởm, dịch đởm ứ bị phù làm vàng da, da ngứa. Thấp nhiệt nội uẩn làm vận

hoả thất thường, không tư ẩm thực (ăn uống kém, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện ngắn và

đỏ hoặc thấp nhiệt nội uẩn mà thiên ở nhiệt làm miệng khô đắng, phát sốt, mạch nhu

sác, rêu vàng, nhờn.

+ Phương pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp bài thuốc nhân trần cao thang

hoặc nhân trần trữ linh tán gia giảm. Liên hệ với YHHĐ thường gặp trong viêm gan

truyền nhiễm có vàng da, viêm túi mật cấp tính.

4.5. Tâm tỳ lưỡng hư (tỳ thận dương hư):

+ Triệu chứng: sắc mặt vàng tối, hồi hộp hay quên, mất ngủ, gầy xanh, vô

lực, ăn kém, bụng trướng, đại tiện lỏng nát, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế nhược.

Nếu là tỳ thận dương hư thì tinh thần mệt mỏi, khí nhược, loạn ngôn, đởm ố mà khí

suyễn, tứ chi vô lực, chi lạnh, đại tiện lỏng nát, (ngũ canh tả), ỉa lỏng vào lúc sáng

sớm, lưng lạnh, sợ lạnh. Toàn thân phù thũng hoặc cổ trướng, rêu lưỡi trắng nhuận,

mạch tế nhược.

+ Giải thích bệnh lý: do tỳ hư sinh đàm, thận chủ nạp khí nên thận hư khí

suyễn. Thận chủ thủy, tỳ có chức năng vận hóa thủy thấp nên tỳ thận dương hư sẽ

sinh ra chứng phù (phù thũng, bụng có nước). Đặc trưng của dương hư lưỡi bệu, rêu

lưỡi trắng nhuận, mạch hư nhược.

+ Phương pháp điều trị: bổ ích tâm tỳ “qui tỳ thang” gia vị, tỳ thận đều hư

phải ôn bổ tỳ thận dùng bài thuốc “ chân vũ thang gia vị”

- Tâm phế mãn tính có khí suyễn đàm nhiều, phù thũng “chân vũ thang” gia

bán hạ, ma hoàng, nhục quế tâm.

- Nếu phù tim hoặc xơ gan cổ trướng là tỳ thận dương hư dùng hợp phương

chân vũ thang + ngũ linh tán. Nếu viêm ruột lỵ tật mãn tính phải dùng phụ tử lý

trung thang hợp phương với bài thuốc tứ thần hoàn gia giảm.

4.6. Vị hoả thịnh, vị âm hư:

+ Triệu chứng: phát sốt, tiện bế, răng đau, chân răng chảy máu, máu cam,

nôn máu, phiền táo không yên, miệng khô, miệng đắng, lưỡi hồng, rêu vàng, mạch

sác. Vị âm hư ăn uống kém thậm chí không ăn được. Nếu nhiệt, cực nhiệt, tiện bế,

lưỡi đỏ, có ít rêu hoặc không rêu, mạch tế hoặc tế sác đó là vị hỏa thịnh. Vị hỏa

thịnh (dương thịnh tắc nhiệt) vì vậy nên có triệu chứng trên. Vị hỏa thịnh theo kinh

mạch dương minh thượng xung xuất hiện triệu chứng ở răng mũi. Vị âm hư cũng có

thể xuất hiện triệu chứng nhiệt “âm hư sinh nội nhiệt” khác với thực nhiệt là: vị hoả

thịnh làm thương âm, vị âm hư có thể sinh nhiệt (thực hỏa khác hư hỏa), bản chất

khác nhau.

Page 74: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

74

+ Phương pháp điều trị: phải thanh vị hỏa, trọng dụng thạch cao, tri mẫu, chi

tử, hoàng cầm, đạm trúc diệp. Nếu là vị âm bất túc phải dưỡng âm ích vị phải dùng

thạch hộc, mạch môn đông, sa sâm, liên nhục.

+ Chú ý đặc điểm bệnh tỳ vị: bệnh ở tỳ đa phần là thấp, nên phải kiện tỳ hóa thấp.

- Chứng tỳ hư thường kèm theo tâm tỳ và tỳ thận vì vậy phải bồi thổ sinh

kim, kiện tỳ hành thủy.

- Tỳ vị tương quan biểu lý trên lâm sàng; hư hàn thuộc tỳ, nhiệt thực thuộc vị,

dương hư thuộc tỳ, âm hư thuộc vị.

Chương IV

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ TẠNG PHỦ

CHẨN ĐOÁN BÁT CƯƠNG

1. Đặc điểm chung của chẩn đoán bát cương.

+ Bát cương là xác định chính xác bản chất của bệnh, trên thực tế chẳng

những phải tìm hiểu điều tra về người bệnh; địa danh, thời gian phát bệnh mà còn

phải thông qua tứ chẩn, tập hợp các triệu chứng chỉnh thể, phân tích tổng hợp về

bệnh sử, đề xuất được chẩn đoán chính xác về trạng thái hiện tại của cơ thể người

bệnh.

+ Yêu cầu biện chứng bát cương: phải vừa chú ý tính chất chung, vừa chú ý

tính chất riêng của bệnh, vừa chú ý đến cục bộ, vừa chú ý đến yếu tố toàn thân, vừa

chú ý tính đến quá trình tiêu trưởng (diễn biến tăng giảm), vừa chú ý đến sức đề

kháng mạnh hay yếu của cơ thể người bệnh.

+ YHCT thường diễn tả hai khái niệm khác nhau: triệu chứng của bệnh và

hội chứng (tập nhiều chứng trạng của bệnh để chứng minh), chứng bệnh là chỉ triệu

chứng cụ thể như đau đầu, sốt, nôn… hội chứng là chỉ tập hợp triệu chứng chỉnh thể

nhất định thực chất là khái quát tổng hợp những hiện tượng bệnh lý lâm sàng. Từ

hội chứng có thể đề ra nguyên tắc điều trị, ví dụ: hội chứng “đại trường thấp nhiệt”,

hội chứng giúp ta hiểu nơi phát bệnh là phủ đại trường và nguyên nhân là do ngoại

tà thấp nhiệt và nguyên tắc điều trị là: phải thanh nhiệt táo thấp. Nói “tỳ vị hư hàn”

một hội chứng nó chỉ rõ bệnh diễn ra ở tỳ vị, nguyên nhân dẫn đến bệnh là chính khí

của cơ thể hư nhược và hàn tà xâm phạm, đồng thời cũng đề xuất.

- Phương pháp điều trị: là ôn tỳ kiện vị.

Tóm lại: gọi là hội chứng chỉ nhiều phương diện: triệu chứng tổng hợp, bệnh

nguyên, vị trí tạng phủ và sức đề kháng của cơ thể…

Trải qua thời gian dài kiểm nghiệm trên lâm sàng, YHCT đã hình thành

phương pháp biện chứng: bao gồm chủ yếu là biện chứng bát cương, biện chứng

tạng phủ và biện chứng vệ khí doanh huyết… trong đó biện chứng bát cương là tổng

cương. Thông qua bát cương có thể khái quát diễn biến của bệnh từ vị trí, tính chất

của bệnh đến quá trình đấu tranh giữa cơ thể với bệnh tà. Nếu như cần phân tích sâu

Page 75: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

75

thêm về đặc tính của bệnh tà còn phải kết hợp giữa bát cương với biện chứng tạng

phủ và biện chứng vệ khí doanh huyết mới có thể xác định được thuộc tính của bệnh

tà và đang ở tạng phủ nào? Bệnh tà gây tổn hại có thể dẫn đến đâu? Vì vậy cần phải

kết hợp cả ba loại biện chứng để có thể bổ sung cho nhau thì chẩn đoán bệnh mới có

thể hoàn thiện được.

- Tiến hành biện chứng không những phải nắm chắc biểu hiện lâm sàng của

một hội chứng mà còn phải biết phân biệt giữa các hội chứng với nhau, có như vậy

mới có thể chẩn đoán chuẩn xác định.

- Bát cương bao gồm: biểu và lý, hàn và nhiệt, hư và thực, âm và dương. Tám

cương khái quát về bốn mâu thuẫn, biểu và lý phân biệt vị trí, hàn nhiệt, hư thực

phân biệt tính chất, còn âm và dương là khái quát về tổng cương. Trên cơ sở phân

tích, tổng hợp qui nạp làm cho ta có nhận thức toàn diện về đặc điểm và tính chất

khác nhau của bệnh tật.

2. Nội dung cụ thể của bát cương.

+ Biểu và lý: biểu và lý là chỉ vị trí bệnh nông hay sâu và bệnh tình nặng hay

nhẹ, nói chung bệnh ở cơ biểu đều thuộc biểu, bệnh nhẹ biểu hiện ở phần ngoài, còn

bệnh ở tạng phủ phần nhiều thuộc lý chứng, bệnh diễn biến nặng hơn và vị trí ở sâu.

- Biểu chứng đa phần là thời kỳ đầu của bệnh ngoại cảm, biểu hiện lâm sàng

chủ yếu; phát sốt, sợ lạnh, sợ gió, đau đầu, tứ chi nhức mỏi, tắc ngạt mũi, ho khan,

rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù, trong đó phát sốt, sợ lạnh, mạch phù là đặc trưng

của biểu chứng.

Biểu chứng còn được phân ra biểu hàn, biểu nhiệt, biểu hư, biểu thực. Trong

biểu hàn có sợ lạnh nhiều, phát sốt ít, mạch phù khẩn, điều trị dùng tân ôn giải biểu.

Trái lại sợ lạnh ít, phát sốt nhiều, mạch phù sác là chứng biểu nhiệt, điều trị phải

dùng tân lương giải biểu. Biểu chứng không có mồ hôi là biểu thực, phải dùng thuốc

phát biểu mạnh, trái lại biểu chứng đa hãn là biểu hư, không được dùng quá nhiều

thuốc phát biểu. Đối với người già, cơ thể suy nhược vừa giải biểu khử tà vừa phải

chú ý phù chính (nâng cao chính khí).

- Lý chứng: thường gặp trong thời kỳ toàn phát của các bệnh ngoại cảm hoặc

là biểu tà được giải, hoặc là tác nhân gây bệnh được chuyển vào lý, bệnh có biểu

hiện ở tạng phủ. Mặt khác, các bệnh do nội thương đều thuộc lý chứng. Biểu hiện

lâm sàng của lý chứng rất đa dạng, không phải chỉ có chia ra hàn nhiệt, hư thực mà

còn có biểu hiện các triệu chứng của các tạng phủ khác nhau. Biểu hiện cụ thể giống

như sự kết hợp chứng tạng của bệnh ôn nhiệt và biện chứng tạng phủ. Triệu chứng

chung nhất của lý chứng: không sợ gió, không sợ lạnh, mạch tượng trầm, chất lưỡi

thường có biến đổi, rêu lưỡi thường vàng hoặc đen. Ví dụ: thời kỳ đầu của phế viêm

có sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, đau mình, mạch phù sác thuộc về chứng biểu, nếu như

bệnh phát triển bệnh nhân sốt cao, mặt đỏ, không sợ lạnh, miệng khát, đau ngực,

khái thấu (ho), nôn, đờm máu rỉ sắt tanh, phiền táo, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hồng

sác là triệu chứng của phế nhiệt (thuộc lý chứng).

Lý chứng không chỉ biểu hiện có lý hàn, lý nhiệt, lý hư, lý thực mà còn có

nhiều diễn biến phức tạp. Ví dụ: có hư đi với hàn là hư hàn, hoặc hàn đi với thực là

thực hàn và tất nhiên sẽ có hư nhiệt hoặc thực nhiệt, vì vậy lâm sàng cần phải phân

biệt đủ các chi tiết để chẩn đoán đúng. Ngoài ra, có khi bệnh không ở biểu, cũng

Page 76: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

76

không ở lý mà là bán biểu bán lý hoặc ở giữa biểu và lý, triệu chứng chủ yếu là hàn

nhiệt vãng lai, điều trị phải dùng phép hoà giải.

- Biểu lý đồng bệnh: có khi cả biểu và lý đều mắc bệnh. Ví dụ: thời kỳ đầu

của lỵ cấp tính có đau bụng, đại tiện máu mũi, miệng khát, rêu lưỡi vàng hoặc trắng

là triệu chứng của lý, còn sợ lạnh phát sốt, tứ chi mỏi đau, mạch phù sác là triệu

chứng của biểu. Biểu lý đồng bệnh thường gặp trong các tình huống sau; một là

trong bệnh ngoại cảm, biểu chứng chưa giải hết, tà đã chuyển vào lý, hai là bệnh

nhân sẵn có bệnh nội thương lại vừa bội nhiễm thêm bệnh ngoại tà (tân cảm). Biểu

lý đồng bệnh phải biểu lý song giải, sau là ưu tiên điều trị tân cảm.

- Điểm chủ yếu phân biệt biểu chứng và lý chứng: trong chứng bệnh có sốt,

có sợ lạnh, có khi không, chất lưỡi lúc đỏ lúc nhợt, rêu lưỡi lúc trắng lúc vàng, mạch

tượng khi phù khi trầm nhưng chủ yếu là có phát sốt, sợ lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng,

mạch phù là thuộc biểu chứng, trái lại phát sốt, không sợ lạnh, lưỡi đỏ, rêu vàng,

mạch trầm hoặc sác là thuộc lý chứng.

+ Hàn và nhiệt: hàn và nhiệt là chỉ tính chất của bệnh tật “dương thắng tắc

nhiệt, âm thắng tất hàn”, thực chất của hàn nhiệt là biểu hiện cụ thể của âm dương

thiên thịnh hay thiên suy. Việc phân biệt hàn nhiệt có ý nghĩa quan trọng trong dùng

thuốc ôn ấm hay dùng thuốc hàn lương.

- Chứng hàn có biểu hàn và lý hàn, ở đây chủ yếu đi sâu vào chứng hàn. Biểu

hiện chủ yếu là sợ lạnh, tay chân mát lạnh, miệng nhạt, không khát, thích uống lạnh,

tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện bí kết, sắc mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô hoặc

đen, mạch sác hay gặp trong các loại bệnh có sốt cao, thời kỳ toàn phát của các bệnh

truyền nhiễm và nhiễm trùng, điều trị phải dùng pháp thanh nhiệt.

- Hàn nhiệt giao thế: là chỉ chứng hàn và chứng nhiệt cùng xuất hiện. Ví dụ:

sợ lạnh, phát sốt, vô hãn (không có mồ hôi), đau đầu, đau mình, khí suyễn, phiền

táo, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu trắng vàng, mạch phù khẩn gọi là biểu hàn lý nhiệt

(trong nóng ngoài lạnh). Ngoài ra còn có biểu nhiệt, lý hàn, thượng nhiệt, hạ hàn, hạ

nhiệt thượng hàn. Ví dụ: sốt, đau đầu, ho đờm vàng, họng khô nhưng bụng trướng,

đại tiện lỏng nát là biểu nhiệt lý hàn (có thể gặp ở người sẵn có tỳ vị hư hàn lại bị

ngoại cảm phong nhiệt). Trường hợp đau đầu, mắt đỏ, đau răng, mồm lở loét mà

bụng dưới lạnh đau là trên nhiệt dưới hàn (có thể gặp ở hạ tiêu hư hàn nhưng tâm vị

có nhiệt), vị quản thống, ái khí thốn toan (ợ nước chua, miệng nhạt, ăn không ngon

miệng, tiểu tiện dắt, khó đi, sáp thống (đi tiểu đau, không thông) là trên hàn dưới

nhiệt, thường gặp trong chứng bệnh vị hàn nhưng hạ tiêu thấp nhiệt.

Hàn nhiệt chân giả: trên lâm sàng thường gặp các trường hợp bản chất bệnh

là chứng nhiệt, nhưng biểu hiện ra ngoài là tượng nhiệt, hiện tượng bệnh lý này gọi

là chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn. Nếu như không chú ý đến bản chất

bệnh sẽ phạm sai lầm trong (ngộ chẩn, ngộ trị) chẩn đoán và điều trị. Ví dụ: bệnh

sởi trẻ con, nốt ban chẩn ở ngoài da mọc thuận hay không thuận biểu hiện sốt nóng

dữ dội, nói nhảm, la hét, giãy giụa không yên, nhưng tay chân giá lạnh, sắc mặt

xanh nhợt, mạch trầm tế mà sác là biểu hiện chứng hàn. Một số bệnh ở trẻ em;

miệng, mũi khí nhiệt (thở nóng), ngực bụng đều nóng, miệng khát, uống nhiều, thích

mát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mà khô, mạch trầm tế sác, hữu lực, xét về bản chất

bệnh vẫn là chứng nhiệt. Y học cổ truyền cho rằng: “tà nhiệt nội uất việt thân, chi

thể mạt đoạn việt lương” tức là nhiệt càng cao, lạnh càng nhiều “nhiệt thâm quyết

Page 77: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

77

cũng thâm” những trường hợp nêu trên là chân nhiệt giả hàn. Trong chứng bệnh sốt

(nhiệt thắng), khi tuần hoàn ngoại vi không tốt thường có biểu hiện chân nhiệt giả

hàn, khi điều trị chủ yếu vẫn phải dùng thuốc hàn lương để thanh nhiệt giải độc. Một

số bệnh mãn tính kéo dài, người gầy, cảm giác mình nóng, hai gò má đỏ về chiều

hay phiền táo, rêu lưỡi đen, mạch phù đại, bên ngoài thấy gần như có nhiệt nhưng

bệnh nhân thích uống nước ấm, ăn nóng, nằm co quắp, đa số thích mặc áo, đắp kín,

chất lưỡi trắng nhợt, rêu lưỡi đen mà nhuận, mạch phù đại nhưng vô lực vì vậy bản

chất vẫn là chứng hàn gọi là chân hàn giả nhiệt, phải dùng thuốc ôn nhiệt để ôn

dương trừ hàn.

+ Tiêu chuẩn chủ yếu phân biệt chứng hàn và chứng nhiệt:

Chứng hàn Chứng nhiệt

- Nhiệt miệng, không khát. - Miệng khát.

- Thích uống ấm nóng. - Thích uống mát.

- Tiểu tiện trong dài. - Tiểu tiện ngắn đỏ.

- Đại tiện lỏng nát. - Đại tiện khô kết (táo).

- Sắc mặt trắng xanh. - Sắc mặt đỏ.

- Chất lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận. - Lưỡi đỏ, rêu vàng mà khô.

- Mạch trì. - Mạch sác.

Chú ý: không phải đem chứng nhiệt so với bản tạng thiên nhiệt (thân nhiệt

tăng). Chứng nhiệt là chỉ một nhóm chứng trạng có trạng thái nhiệt, còn thân nhiệt

tăng cao chỉ là một triệu chứng trong chứng nhiệt. Không phải cứ thân nhiệt thiên

thắng là có chứng nhiệt, trái lại tất cả các chứng nhiệt đều có thân nhiệt tăng cao. Ví

dụ: chứng biểu hàn tuy thân nhiệt của người bệnh cao hơn bình thường nhưng lại có

sợ lạnh nhiều, miệng không khát, rêu lưỡi trắng nhuận đều thuộc chứng hàn, vì vậy

vẫn có thể chẩn đoán là chứng lý nhiệt.

Tóm lại: khi biện chứng về hàn nhiệt hoặc hàn nhiệt chân giả, khó khăn đa

phần là bệnh tình phức tạp, về chẩn đoán phải chú ý đến mạch và lưỡi, phải tham

khảo quá trình bệnh sử, yếu tố bản tạng thiên hàn hay thiên nhiệt, phân biệt hàn

nhiệt chân giả để có hướng điều trị chính xác.

+ Hư và thực: trạng thái hư và thực là chỉ sự thịnh suy của chính khí và tà

khí, nói chung hư là chỉ chính khí của cơ thể bất túc, sức đề kháng cơ thể giảm sút,

thực chứng là chỉ bệnh tà, khí thịnh tà chính đấu tranh quyết liệt.

- Chứng hư thường gặp trong bệnh nặng, sau khi bị bệnh lâu ngày sức đề

kháng cơ thể giảm sút, chính khí bất túc, cơ thể hư nhược. Biểu hiện chủ yếu: sắc

mặt trắng bủng, tinh thần mệt mỏi, gầy gò vô lực, tâm quí, khí đoản, tự hãn, tư hãn,

lưỡi mềm bệu, không rêu, mạch tế nhược, vô lực, điều trị chủ yếu dùng bổ pháp. Hư

chứng có: âm hư (hư nhiệt), dương hư (hư hàn), khí hư, huyết hư và ngũ tạng hư.

- Thực chứng đa phần thuộc bệnh mới mắc, tà khí còn thịnh. Ví dụ: ngoại

cảm tà thịnh; đàm ẩm thủy thấp nội đình, khí trệ huyết ứ, thực tích, trùng tích… mặt

khác do sức đề kháng cơ thể mạnh, kết quả là tà chính đều mạnh nên đấu tranh

quyết liệt hơn.

Page 78: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

78

- Đặc điểm lâm sàng của thực chứng là:

Quá trình diễn biến bệnh ngắn.

Tà khí, chính khí đều mạnh, đấu tranh quyết liệt, triệu chứng lâm sàng rầm

rộ.

Tinh thần hưng phấn, âm thanh cao, khí thô hoặc sốt cao, mặt đỏ hoặc không

sốt, mặt xanh, hoặc đàm nghịch tích thịnh hoặc đau dữ dội, cự án, rêu lưỡi thường

dầy, mạch hồng có lực.

Trong thực chứng cũng có thực hàn, thực nhiệt. Ví dụ: áp xe phổi thì phát

sốt, miệng khát, suyễn khái, hung thống do đàm mủ tích tụ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi

vàng dầy, mạch hoạt sác, có lực là chứng thực nhiệt, phải dùng thuốc tả phế thanh

nhiệt để điều trị. Nếu như đau bụng dữ dội, từng cơn, âm thanh cao, khí thô, mặt

xanh, chi lạnh, rêu lưỡi trắng dầy, mạch trầm khẩn, có lực đó là chứng lý thực hàn,

khi điều trị phải dùng thuốc ôn trung tán hàn.

Hư thực thác tạp: trên lâm sàng thường có hư chung hiệp thực, trong thực có

hư, trong diễn biến bệnh đều tồn tại cả hư và thực. Ví dụ: người bệnh xơ gan cổ

trướng; toàn thân gầy gò, thiếu máu, xanh vàng, mệt mỏi, vô lực, chán ăn, ăn kém,

vì vậy bản chất của bệnh là thuộc chứng hư nhưng đương nhiên tồn tại lượng nước

trong ổ bụng (cổ trướng), có gan to hoặc lách to, sườn bụng đau, đây là thuộc chứng

thực, về điều trị phải công bổ kiêm dùng (kiêm trị) hoặc trước bổ sau công hoặc

trước công sau bổ.

- Hư thực chân giả: bản chất của bệnh là chứng hư nhưng biểu hiện lâm sàng

lại thuộc thực. Triệu chứng của giả thực biểu hiện; bụng chướng nhưng không giống

như trướng bụng trong thực chứng (trướng kéo dài không giảm) mà ở đây lúc

chướng lúc giảm, tuy có đau bụng nhưng đau thiện án, không đau cự án, tuy có vẻ

sốt nhưng lưỡi mềm, mạch hư. Biểu hiện thứ hai bản chất bệnh thuộc thực chứng

nhưng biểu hiện lâm sàng là hư chứng nên gọi là giả hư. Triệu chứng của giả hư tuy

không thất ngôn nhưng âm thanh cao, khí thô, tuy không muốn ăn nhưng khi ăn có

thể ăn được, tuy tiết tả nhưng sau tả cảm giác đau lại mau hơn, tuy ngực bụng

chướng đầy nhưng có đau khi ấn hoặc đau cố định không nhiều.

+ Điểm chủ yếu để phân biệt chứng hư và chứng thực là: bệnh lịch dày hay

ngắn (thời gian mắc bệnh lâu hay mới), âm thanh, khí thở mạnh hay yếu, chỗ đau

khi ấn thiện án hay cự án (đau tăng hay không đau tăng), chất lưỡi thô cứng hay mền

bệu, mạch tượng có lực hay vô lực.

Chứng thực:

- Quá trình bệnh ngắn, mới mắc.

- Nói to, thở thô.

- Ấn chỗ đau cự án (đau tăng).

- Lưỡi cứng khô, mạch có lực.

Chứng hư:

- Quá trình bệnh kéo dài.

- Nói nhỏ nhẹ, khí đoản.

Page 79: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

79

- Chỗ đau thiện án (ấn vào dễ chịu).

- Chất lưỡi mềm bệu, mạch vô lực.

+ Âm và dương:

Âm và dương có thể gọi là tổng cương của bát cương bởi vì khái quát: biểu

thực nhiệt là thuộc dương còn lý hư hàn là thuộc âm. Tất cả các chứng bệnh đều có

thể quy nạp thành hai loại âm chứng và dương chứng.

- Âm chứng: có những biểu hiện như tinh thần uỷ mị, sắc mặt xám tối, chân

tay lạnh, toàn thân mát, thích nằm co, đoản khí, nói nhỏ nhẹ, thích yên tĩnh, không

khát hoặc thích uống ấm nóng, bụng đau thích xoa bóp, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện

trong dài, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi nhuận trơn, mạch tượng đa phần trầm trì tế

nhược.

- Dương chứng: biểu hiện tinh thần thường hưng phấn, sắc mặt hồng đỏ,

mình nóng, tay chân ấm nóng, thích nằm ngửa duỗi, khí thô, nói nhiều, thích động,

miệng khát hoặc thích uống nước mát, bụng đau không thích xoa ấn (cự án), đại tiện

khô táo, tiểu tiện ngắn đỏ, chất lưỡi hồng ráng, lưỡi cứng rêu lưỡi vàng khô, mạch

tượng đa phần hồng sác vô lực.

- Âm hư: chỉ phần âm bất túc “âm hư sinh nội nhiệt” thường gọi tắt là hư

nhược, biểu hiện chủ yếu là lòng bàn tay, bàn chân nóng ấm, hay có nóng vào buổi

chiều, gầy gò tự hãn, miệng ráo họng khô, tiểu tiện ngắn và đỏ, đại tiện khô ít, chất

lưỡi đỏ, rêu ít hoặc không có rêu, mạch tế sác vô lực.

- Dương hư: là dương khí bất túc dương hư tắc sinh hàn nói chung là trạng

thái hư hàn biểu hiện chủ yếu là mệt mỏi vô lực, thiếu khí, lười nói, sợ lạnh, tay

chân lạnh, tự hãn, sắc mặt trắng mềm, rêu trắng, mạch trì nhược hoặc đại mà vô lực.

Dương hư thường gặp ở người già, các loại bệnh chuyển hoá cơ bản thấy công năng

của cơ thể suy giảm. Ngoài ra lâm sàng còn có hai hội chứng vong dương và vong

âm là chỉ các trạng thái cơ thể khi sốt cao đại hãn tả hạ hoặc nôn mửa nhiều hoặc

mất máu quá nhiều. Khi vong âm vong dương là triệu chứng nguy kịch, điều trị cần

phải tích cực khẩn trương cấp cứu.

Vong âm biểu hiện chủ yếu là hãn xuất (mồ hôi nóng) vị mặn không dính, tứ

chi còn ấm, khí thở thô, miệng khát thích uống, sắc mặt hơi đỏ, lưỡi đỏ, khô, mạch

hư đại sác vô lực.

Vong dương biểu hiện chủ yếu là mồ hôi lạnh vị nhạt mà dính; mồ hôi chảy

lâm li không ngừng, tứ chi quyết lạnh, khí thở yếu, miệng không khát, sắc mặt trắng

xám, lưỡi nhợt, rêu nhuận, mạch nhược muốn tuyệt.

Trên lâm sàng thường sau khi ra mồ hôi quá nhiều (đại hãn), nôn mửa (đại

thổ), ỉa chảy mất nước (đại hạ) bệnh nhân có triệu chứng vong âm và cũng có thể

xuất hiện triệu chứng vong dương, bệnh sốt cao tổn thương âm dịch hoặc mất máu

quá nhiều thường dẫn đến vong âm còn do hàn tà thương dương có thể dẫn đến vong

dương vì âm dương luôn luôn hỗ căn, triệu chứng và chuyển hoá lẫn nhau cùng song

song tồn tại nên khi vong âm tất sẽ dẫn đến vong dương, ngược lại vong dương cũng

sẽ dẫn đến vong âm nhưng tùy theo mức độ nặng nhẹ, chủ thứ. Nhìn chung đi từ

vong âm dẫn đến vong dương chiếm tỷ lệ nhiều hơn là vong dương mở đầu, nên

Page 80: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

80

phương pháp điều trị là cứu âm sinh tân, nếu vong dương xảy ra cấp tính phải hồi

dương cứu nghịch.

Biện chứng bát cương là một loại phương pháp dựa trên tám mặt diễn biến

khác nhau của bệnh mà tiến hành phân tích chẩn đoán, tuy nhiên còn phải phối kết

hợp với biện chứng tạng phủ mới có thể hoàn thiện được chẩn đoán nhưng bát

cương là cơ sở của biện chứng. Mỗi hội chứng của bát cương đều có thể biến đổi ở

điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau: bệnh từ biểu chuyển vào lý là

bệnh nặng, từ lý chứng ra biểu là tiên lượng nhẹ, bệnh có thể qua khỏi; nhiệt chứng

biến thành hàn chứng, thực chứng biến thành hư chứng là chính khí đã suy; trái lại

hàn chứng biến thành nhiệt chứng, hư chứng biến thành thực chứng là dương khí đã

dần dần hồi phục. Những hội chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng rất ít khi đơn

thuần mà thường kết hợp biểu lý, hàn nhiệt, hư thực, thậm chí có khi còn hàn nhiệt

thác tạp và không ít khi có hiện tượng “chân giả”. Vì vậy trong quá trình biện chứng

yêu cầu phải có điều tra nghiên cứu tìm ra mâu thuẫn chủ yếu và tập trung giải

quyết, có thể mới đề ra được kết luận chính xác. Bát cương có quan hệ với sinh lý,

bệnh lý, biểu chứng thường gặp ở thời kỳ đầu của bệnh truyền nhiễm, phản ứng

phòng ngự của cơ thể đối với nguyên nhân gây bệnh còn mạnh; lý chứng là thời kỳ

phát bệnh và toàn phát của các bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng, thời kỳ này tác

nhân gây bệnh đã ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan tạng phủ, đặc trưng chủ

yếu là bệnh ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng của các cơ quan tạng phủ và hệ

thống thần kinh trrung ương.

Nếu như ở thời kỳ toàn phát, khi biểu chứng chưa hết, lại xuất hiện triệu chứng tạng

phủ bị tổn thương gọi là biểu lý đồng bệnh. Chứng nhiệt đa phần do công năng sinh lý của

cơ thể vượng thịnh, chuyển hoá năng lượng tăng cao, quá trình sản nhiệt tăng, thân nhiệt

tăng, hô hấp nhanh, nhịp tim nhanh, máu ngoại vi giãn, da đỏ, tăng tuần hoàn, vỏ đại não

hưng phấn mạnh gây sốt cao, vã mồ hôi, gây triệu chứng tân dịch giảm.

Chứng hàn đa phần do công năng sinh lý của cơ thể giảm thấp, chuyển hóa

năng lượng giảm có quan hệ đến tính phản ứng đối với nguyên nhân gây bệnh của

cơ thể, biểu hiện quá trình sản nhiệt giảm, thân nhiệt thấp, nhịp hô hấp và nhịp tim

chậm, mạch máu ngoại vi cơ thể co nhỏ, tính hưng phấn vỏ đại não thấp. Hư chứng

nói chung chỉ sức đề kháng cơ thể giảm thấp, công năng sinh lý giảm hoặc suy kiệt

gây nên bệnh lý. Ví dụ: chức năng của vị chướng trở ngại, chức năng tuyến yên,

tuyến giáp trạng giảm… thực chứng là chỉ tính phản ứng của cơ thể mạnh, công

năng hoạt động của tổ chức cơ quan mạnh.

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ BÁT PHÁP

1. Pháp hãn.

Pháp hãn là dùng thuốc làm cho ra mồ hôi đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài,

thường được chỉ định khi tà khí còn ở biểu chứng, chủ yếu điều trị các chứng bệnh

do ngoại cảm (lục dâm) gây nên, thuốc theo pháp này được chọn dùng theo 2 loại:

cay mát (tân lương), cay ấm (tân ôn).

Page 81: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

81

Các vị thuốc cay ấm để điều trị ngoại cảm phong hàn thường trọng dụng các

vị: sài hồ, cát căn, thăng ma, ngưu bàng tử, tang diệp, bạc hà, cúc hoa, phù bình.

Đặc điểm của thuốc là làm cho ra mồ hôi, nếu ra mồ hôi nhiều (đại hãn) sẽ làm giảm

khối lượng máu lưu hành và rối loạn điện giải ảnh hưởng đến nhịp đập của tim (tâm

quý, tâm thống). Thuốc có nhiều tinh dầu thơm, nên không được sắc lâu và khi đạt

hiệu quả thì ngừng thuốc hoặc nếu muốn tiếp tục dùng phải phối hợp với thuốc bổ

âm hoặc dưỡng âm như huyền sâm, sinh địa, mạch môn, thiên hoa phấn, với người

già cần thận trọng phối hợp với bổ âm phải tiếp dương.

- Phương pháp điều trị này không được dùng khi bệnh nhân nôn nhiều, mất

máu nhiều, mất nước, về liều lượng thì mùa hè thường dùng liều thấp hơn mùa

đông, tùy theo phản ứng của trạng thái cơ thể với thuốc.

Page 82: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

82

2. Pháp thổ.

Pháp thổ là dùng thuốc gây nôn, đưa bệnh tà ra ngoài miệng được chỉ định

khi uống, ăn phải chất độc hoặc uống nhầm thuốc độc, thực tích, ăn nhiều thức ăn

sống lạnh, bụng thường đầy, muốn nôn. Thường dùng các thuốc gây nôn hoặc ngoáy

họng gây nôn. Không được áp dụng pháp thổ đối với người suy tim, thai sản, thai

phụ quá yếu, khi điều trị đã đạt hiệu quả thì ngừng.

3. Pháp hạ.

Pháp hạ là làm thông đại tiện, thông tích trệ ở đại trường, chỉ định trong táo

bón kéo dài, nhiệt tích ở đại trường, đờm kết, tích thủy, tích huyết. Ngoài tác dụng

thông đại tiện, các thuốc thông hạ còn có tác dụng lợi mật, tháo phù dịch cổ trướng,

hạ huyết áp tâm trương, chống nhiễm độc thần kinh, đau đầu, mất ngủ. Chỉ định loại

thuốc và liều lượng phải dựa vào trạng thái cơ thể người bệnh. Trạng thái hàn

thường dùng loại thuốc ôn hạ, nhuận hạ như ba đậu xương, lưu hoàng thủy phi, qua

lâu nhân, hắc ma nhân. Trạng thái cơ thể nhiệt thường dùng thuốc hàn hạ như đại

hoàng, phác tiêu, mang tiêu, chút chít (thổ đại hoàng) lô hội…

Chú ý: người già, dương khí suy yếu thường phải dùng nhuận hạ hoặc dưỡng

phế âm, bổ tôn khí để hoạt trường vị, muốn tăng hiệu quả phải phối hợp với thuốc

bổ dương khí. Thuốc tả hạ để hoạt trường vị, muốn tăng hiệu quả phải phối hợp với

thuốc bổ dương khí. Thuốc tả hạ thường gây mất nước và điện giải không nên dùng

cho người có thai, rong kinh, khi đạt hiệu quả phải ngừng thuốc. Trường hợp bệnh

nhân xơ gan cổ trướng mà chức năng thận bị ảnh hưởng, người xưa thường mượn

đường đại tiện để đưa nước cố trướng ra ngoài, vì phần lớn thuốc hạ đều có phân tử

lượng cao, kéo nước từ ngoài lòng đại tràng vào và tống ra ngoài, cần thận trọng khi

sử dụng, không có kinh nghiệm thì không nên dùng kéo dài.

4. Pháp hoà.

Thực chất là hoà giải biểu lý, kết hợp giữa nâng cao chính khí với đuổi tà khí,

các thuốc được chọn dùng đều có tác dụng điều trị chứng bán biểu bán lý khi tà xâm

phạm kinh thiếu dương, thái dương và dương minh hoặc các chứng can vị bất hoà,

can khí uất kết, rối loạn kinh nguyệt. Các thuốc thường dùng: sài hồ, hoàng cầm,

đẳng sâm, bán hạ, cam thảo, đại táo, sinh khương (biểu lý đồng trị). Nếu can huyết

hư dùng thêm đương quy, bạch thược, nếu tỳ hư dùng thêm bạch truật, bạch linh,

bạc hà, sinh khương; bệnh tà ở biểu hoặc ở lý không nên dùng.

5. Pháp ôn.

Pháp ôn là dùng thuốc ôn dương tán hàn hoặc khu hàn thường được chỉ định

khi tác nhân gây bệnh là hàn tà nhập vào lý hoặc xâm phạm các kinh âm. Thuốc ôn

ấm được chỉ định rộng rãi trong các chứng huyết áp thấp, các chứng đau mỏi khớp,

thần kinh do lạnh, thường chọn các vị: can khương, bạch truật, cam thảo chích, hắc

phụ tử, sa nhân, xuyên tiêu, nhục quế, ngô thù du… trong trường hợp lý nhiệt không

được dùng, nếu hư hiệt cần phải dùng theo pháp tòng trị.

6. Pháp thanh.

Pháp thanh là dùng các vị thuốc đắng mát có tác dụng thanh nhiệt, thoái

nhiệt, giáng hoả, một số vị thuốc sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Thuốc được chỉ định

rộng rãi trong các chứng sốt trong bệnh “ôn nhiệt”, bệnh tà xâm phạm phần khí,

Page 83: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

83

dinh, huyết thuộc lý chứng. Các thuốc dùng theo pháp thanh gồm nhiều loại: thanh

nhiệt tả hoả (hạ sốt đơn thuần) trọng dụng thạch cao, tri mẫu, trúc diệp, lô căn, chi

tử. Thuốc thanh nhiệt giải độc: bồ công anh, kim ngân hoa, liên kiều, sài đất… thuốc

thanh nhiệt táo thấp: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, nhân trần, long đởm thảo,

khổ sâm. Thuốc thanh nhiệt lương huyết: huyền sâm, sinh địa, đan bì, tê giác hoặc

sừng trâu và thuốc thanh nhiệt giải thử như tây qua, hà diệp. Ngoài ra còn trọng

dụng các thuốc dưỡng âm để thanh hư nhiệt. Các thuốc thanh nhiệt đều có tác dụng

kháng khuẩn mạnh và rộng rãi: liên cầu khuẩn tan huyết, phế cầu khuẩn, tụ cầu

khuẩn, các vi khuẩn đường ruột, thương hàn phó thương hàn, trực khuẩn lỵ đều có

tác dụng ức chế.

Chú ý: đa số thuốc đều có tính mát và lạnh nên tránh dùng kéo dài, khi đạt

hiệu quả phải ngừng thuốc. Mùa hè thường dùng liều lượng cao hơn mùa đông, khi

sắc phải sắc lâu. Muốn tăng hiệu quả cần phải phối hợp thuốc, không những phối

hợp trong cùng một nhóm mà phải phối hợp các vị thuốc khác nhóm với nhau.

Thuốc có tác dụng chống viêm do nhiễm khuẩn và đặc biệt trong nhiễm siêu vi

trùng nhưng phải dùng đủ liều, liều ở mức cao ngay từ đầu, đủ ngày, liên tục, mỗi

ngày uống nhiều lần, uống liền từ 7-10 ngày. Nếu do bệnh lý cần dùng kéo dài phải

phối hợp thêm thuốc ôn bổ… hoặc nghỉ từ hai đến ba ngày rồi lại dùng tiếp đợt hai.

7. Pháp tiêu.

Pháp tiêu là pháp điều trị các chứng tích thực đạo trệ làm tiêu ngưng đọng ứ

trệ do các bệnh về khí tụ, huyết tích, đờm tích và thực tích gây nên. Nếu do khí tụ

trọng dụng các vị thuốc: sài hồ, chỉ thực, bạch thược, bạch truật, cam thảo. Nếu

huyết tích thì dùng các vị thuốc: đương quy, xích thược, đào nhân, hồng hoa, đan

sâm, xuyên khung, ngưu tất. Nếu thực tích trọng dụng các vị thuốc: thương truật,

hậu phác, sơn tra, mạch nha, thần khúc, trần bì, bán hạ.

Các vị thuốc sử dụng trong pháp tiêu là những thuốc có tác dụng sâu sắc đến

chuyển hoá, hấp thu và hoá giáng các chất tinh vi của thủy cốc, thường dùng phối

hợp với các thuốc: bổ khí, bổ huyết, kiện tỳ để tăng cường. Trong các trường hợp

âm hư hoặc chướng phù do khí hư dùng thuốc tiêu phải hiệu quả phối hợp với các

thuốc khác.

8. Pháp bổ.

Pháp bổ là dùng phương thuốc bồi bổ lại âm, dương, khí, huyết tạo nên trạng

thái cân bằng duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Thuốc được chỉ định rộng

rãi trong các chứng âm hư, khí hư, huyết hư, dương hư. Theo YHCT thuốc bổ cũng

chính là thuốc tấn công bệnh và ngược lại. Trên lâm sàng nếu huyết hư thường trọng

dụng các vị thuốc: thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung, tang thầm, hà thủ

ô đỏ. Nếu khí hư thường dùng các vị thuốc: sâm, hoàng kỳ, bạch truật, hoài sơn,

bạch linh, cam thảo. Nếu âm hư thường dùng: thục địa, sa sâm, mạch môn, thiên

môn, quy bản, miết giáp, kỷ tử… Nếu tổn hao tân dịch phải dùng: mạch môn, sâm,

ngũ vị, nhân sâm. Nếu dương hư phải dùng: phụ tử chế, nhục quế, phá cố chỉ, cốt

toái bổ, ngô thù du, ích trí nhân, can khương… Phải thận trọng khi dùng thuốc bổ

trong các chứng thực; muốn tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ của các thuốc bổ

phải chú ý phối hợp thuốc, người xưa thường phối hợp thuốc bổ âm với thu liễm, bổ

khí với kiện tỳ bổ khí huyết, bổ khí với hành khí, bổ huyết với hoạt huyết và phối

hợp với bổ âm và tiếp dương hoặc bổ dương và tiếp âm. Trên thực tế lâm sàng

Page 84: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

84

thường phải phối hợp giữa các pháp với nhau, hiếm có những bệnh chỉ dùng đơn

thuần một pháp, nhất là đối với bệnh mãn tính kéo dài, ở bệnh nhân có thai, sau đẻ,

trẻ nhỏ và tuổi già.

PHƯƠNG PHÁP KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH

1. Vấn chẩn.

Vấn chẩn là một phần trọng yếu của tứ chẩn, thông qua vấn chẩn gợi cho

chẩn đoán chính xác. Nội dung chính của vấn chẩn gần giống như trong YHHĐ, vừa

phải giải thích triệu chứng đau hiện tại vừa phải hiểu được quá trình phát bệnh,

nguyên nhân và khái quát quá trình bệnh nhân đã điều trị, phản ứng của bệnh sau

uống thuốc hoặc châm. Khái quát bệnh sử và tập quán sinh hoạt, ăn uống, tình hình

tư tưởng và gia đình… vấn chẩn có những đặc điểm riêng, y học xưa có người đặt

thành bài ca thập vấn để khỏi quên thứ tự khám xét:

“Nhất vấn hàn nhiệt, nhị vận hãn.

Tam vấn ẩm thực, tứ vận tiện.

Ngũ vấn đầu thân, lục vấn phúc hung.

Thất vấn tai, bát vấn khát, cửu vấn bệnh cũ.

Thập vấn nhân”.

Ngoài ra, hỏi về uống thuốc, riêng nữ giới hỏi về kinh, đới thai sản, trẻ em

vấn đề sởi đậu.

+ Vấn hàn nhiệt, hãn: phải hỏi rõ có sốt hay không sốt, mức độ nặng nhẹ của

sợ gió lạnh, sợ rét nóng, đặc biệt của phát sốt, có mồ hôi hay không có mồ hôi, tính

chất nhiều ít thế nào ?

- Bệnh mới mắc phát sốt, sợ lạnh là biểu chứng ngoại cảm, sốt ít; sợ lạnh

nhiều, không có mồ hôi là biểu chứng ngoại cảm phong hàn; nếu sốt cao, sợ lạnh ít,

có mồ hôi là biểu chứng ngoại cảm phong nhiệt.

- Lạnh rồi lại sốt, sốt rồi lại lạnh là chứng hàn nhiệt vãng lai; nếu thời gian

phát bệnh ngắn kèm theo họng đắng, miệng khô, đầu choáng, mắt hoa, ngực sườn

đầy tức là chứng “bán biểu bán lý”.

- Phát sốt, không sợ lạnh, có mồ hôi, miệng khát, tiện bế là chứng lý thực

nhiệt.

- Bệnh mãn tính: thường bệnh nhân cố sốt nhẹ về chiều, ngực và lòng bàn

tay, bàn chân nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), gò má đỏ, môi khô, tự hãn là âm hư sinh

nội nhiệt thường sợ lạnh, đoản khí vô lực, tự hãn là dương hư.

- Vấn về đầu, thân, ngực, bụng: chủ yếu là hỏi về vị trí đau, tính chất đau và

thời gian đau.

- Đầu đau, chóng mặt, đau đầu liên tục, đau ở hai bên thái dương kèm theo

phát sốt, sợ lạnh thường là do ngoại cảm (cảm mạo); nếu lúc đau, lúc không có kèm

theo huyễn vựng, không rét, không nóng thường là do chứng bệnh nội thương thuộc

Page 85: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

85

lý, nếu đau nửa đầu đa phần do nội phong hoặc huyết hư, đau đầu sáng sớm, khi mệt

mỏi đau tăng thường do dương hư, đau đầu buổi chiều thường do huyết hư, đau đầu

giữa đêm thường do âm hư. Đau đầu, huyễn vựng, mắt đỏ, miệng đắng là do can

thương hỏa thịnh. Đầu choáng, tâm quí, khí đoản, vô lực thường do khí huyết đều

hư. Đột nhiên nhức như căng đầu ra thuộc thực chứng, lâu ngày thuộc hư chứng.

Đau nhức nặng như ghì xuống, như mặc giáp thường thuộc về chứng thấp.

- Đau thân thể: toàn thân đau mỏi, phát sốt, sợ lạnh do ngoại cảm; đau thân

thể lâu ngày đa phần là do khí huyết bất túc, phần lưng đau mỏi do thận hư, khớp tứ

chi, cơ nhục, cân cốt đau mỏi, tê nhiều hoặc sưng khớp, đau di chuyển nhiều hoặc cố

định phần nhiều do phong hàn thấp tý.

- Đau ngực: đau ngực phát sốt, ho, nôn máu (nục huyết) phần nhiều phế ung

thũng (giãn phế quản, u phế quản), đau ngực triều nhiệt, ho khan, ít đàm, trong đàm

có dây huyết do phế lao thương (phế kết hạch), u phổi. Đau ngực hướng lan ra sau

lưng và lên vai hoặc đau xương ức, cảm giác nặng vùng tim là hung tý (chú ý tâm

giao thống), hiếp thống thường do can khái không thư thái (căng thẳng kéo dài).

- Phúc thống: chỉ đau bụng trên, hay oẹ hoặc nôn ra nước trong thuộc vị hàn,

đau trướng bụng trên hay ợ chua, có thể do thực trệ, quanh rốn đau tức, lúc đau, lúc

không, khi đau như có hòn cục nổi lên thường do giun đũa. Đau bụng phát sốt tiết tả

hoặc hạ lợi (có máu), lỵ cấp hậu trọng phần nhiều do thực chứng thấp nhiệt. Đau

bụng lâm râm, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh, tứ chi lạnh phần nhiều là chứng hư hàn

thấp.

Nói chung đau đột ngột, dữ dội là thực, đau lâu là hư, đau sau khi ăn, bụng

trướng là thực, sau khi ăn đau giảm, vị trí đau cố định, đau đớn kịch liệt, khi ấn đau

tăng (cự án) là thực, còn đau âm ỉ, vị trí không cố định, khi ấn đau giảm hoặc thiện

án là hư.

+ Vấn về ăn uống (ẩm thực): phải hỏi bệnh nhân tỉ mỉ về cảm giác thèm ăn,

lượng ăn, khẩu vị, phản ứng sau khi ăn và cảm giác khát. Người bệnh ăn uống bình

thường chứng tỏ vị khí không tổn thương; không muốn ăn uống lại hay buồn nôn

hay ợ là vị có tích trệ; ăn nhiều hay đói là vị thực hỏa (chú ý chứng tiêu khát); miệng

khát, thích uống nước mát phần nhiều là vị nhiệt thương âm; miệng khát thích uống

nước ấm nóng thường là do vị dương bất túc; miệng khát, không khát hoặc do biểu

chứng chuyển vào lý hoặc do chứng lý dương hư hàn thịnh; miệng khô không muốn

uống là tỳ hư thấp thịnh. Bệnh nhân đắng miệng là can đởm có nhiệt, miệng chua là

trường vị tích trệ, trong miệng lở loét thường là tỳ có thấp nhiệt, miệng nhạt là hư

chứng.

+ Vấn về đại, tiểu tiện: phải hỏi rõ số lần, tính chất có máu hay không có

máu.

- Đại tiện táo kết, khô ráo khó đi, phát sốt thuộc chứng nhiệt (thực chứng),

bệnh lâu, mới đẻ, người già tiện bí kết thường thuộc chứng khí hư hoặc tân hao.

- Đại tiện lỏng nát, trước đại tiện không đau bụng là do tỳ vị hư hàn; trước

ngủ dậy (sáng sớm) đau bụng, ỉa lỏng (gọi là ngũ canh tiết) thường do thận dương

hư đại tiện lỏng như nước, phản xạ mót dặn, nóng ở giang môn là vị trường có nhiệt;

đại tiện phân chua, bạc màu, nhiều bọt, bụng đau phúc tả, sau tả đau giảm là thực

trệ.

Page 86: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

86

- Đại tiện nùng huyết “lỵ cấp hậu trọng”, bụng đau phát sốt là thấp nhiệt hạ

lợi, đại tiện phân có dây máu, sắc tươi hồng là mới xuất huyết, đại tiện phân hồng

đen là máu cũ.

- Tiểu tiện lượng nhiều mà trong, trắng phần nhiều là hư hàn; trong trắng

nhiều lần (phiền số) thậm chí đái són là khí hư. Tiểu tiện ít mà vàng thuộc nhiệt

hoặc tiểu đục, đái buốt, tiểu khó khăn phần nhiều do thấp nhiệt.

- Tiểu tiện nhiều về đêm hoặc trong giấc ngủ di niệu là thận hư, niệu cấp,

nhiều lần, buốt, dắt, bài niệu khó khăn hoặc nước tiểu có máu, sa thạch phần nhiều

do lâm chứng. Miệng khát uống nhiều, tiểu tiện nhiều, toàn thân gầy nhanh là tiêu

khát (đái tháo đường). Đột nhiên phát sinh niệu bế, bàng quang đau nhiều, phát sốt

là thực chứng, lượng nước tiểu giảm ít, thậm chí vô niệu, sắc mặt trắng bệch, đau

thắt lưng, tay chân lạnh là hư chứng.

+ Vấn về giấc ngủ (thùy miên): phải hỏi rõ vào giấc ngủ khó hay dễ, buổi tối

khó vào giấc ngủ, ăn kém, gầy gò vô lực, tâm quí kiện vong, tinh thần hoảng loạn là

tâm tỳ lưỡng hư phần nhiều do ưu tư quá độ, hư phiền không ngủ được, triều nhiệt

tự hãn, lưỡi đỏ, ít tân, mạch tế là âm hư. Trong trường hợp mất ngủ sau khi ốm nặng

hoặc là người già khí huyết lưỡng hư, khí huyết hư thường dẫn đến mất ngủ. Đêm

ngủ không yên giấc, thiếu ngủ, tâm phiền, miệng lưỡi sinh mụn nhọt, đầu lưỡi đỏ là

tâm hỏa vượng thịnh, mất ngủ, hay mộng, đau đầu, miệng đắng, hay giận dữ, cáu gắt

là can hỏa vượng thịnh. Trong mộng kinh sợ nhiều là đởm khí hư hoặc vị nhiệt. Mơ

mộng nhiều, chi thể gầy gò, ngủ nhiều, giấc ngủ không sâu là khí hư, sau khi ăn mệt

mỏi, muốn ngủ đa phần là tỳ khí bất túc. Sau khi ốm ngủ tốt là chính khí đã hồi

phục. Mình nặng, mạch hoãn, ngủ nhiều là thấp thắng.

+ Vấn về tai ù: thận can đởm có quan hệ chặt chẽ với tai, ù tai nhiều, đột ngột

là can đởm hỏa vượng thực chứng, ù tai nhiều ngày kéo dài là thận hư, khí hư.

Trong ôn bệnh xuất hiện tai ù là nhiệt tà thương âm, tai ù kèm theo tâm quí, đầu

choáng là hư chứng, nếu kèm theo tức ngực, sườn đau, miệng đắng, đại tiện táo kết,

hay nôn mửa đa phần thuộc thực chứng.

+ Thai phụ bệnh, ngoài đặc điểm vấn như trên, vẫn phải chú ý:

- Người bệnh là nữ phải hỏi tỉ mỉ kinh nguyệt, đã kết duyên hay chưa (bao

gồm dậy thì, chu kỳ, tính chất của kinh nguyệt nhiều hay ít, có hay không có thống

kinh, màu sắc khí vị bạch đới) và hỏi khả năng sinh dục (số lần có thai, đẻ, có khó

đẻ hay không, sảy thai…).

- Về kinh nguyệt: kinh nguyệt lượng nhiều, đỏ thẫm mà đặc, miệng đắng,

môi đỏ là huyết nhiệt; kinh huyết tím đen, có máu cục đa phần thuộc thực chứng.

Kinh nguyệt kéo dài, kinh huyết lượng ít, đỏ nhợt mà loãng, sắc mặt vàng nhợt là

huyết hư, nếu chi lạnh, mặt trắng là hàn thực, nếu huyết xám tím thành cục, bụng

dưới đau đớn cự án hoặc trướng to là khí trệ huyết ứ. Kinh nguyệt huyết có mùi hôi

là chứng nhiệt, có mùi tanh là chứng hàn. Bạch đới trong, lỏng mà tanh là hư hàn,

vàng đặc mà hôi là thấp nhiệt. Sau đẻ sản dịch rong kinh kéo dài kèm theo bụng đau

cự án là huyết ứ.

- Đối với bệnh thiếu nhi đều phải hỏi rõ thời kỳ dậy thì (phát dục), tiền sử có bị đậu

mùa, sởi hay không, sau cùng là chú ý đến ăn uống và nuôi dưỡng.

Page 87: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

87

2. Vọng chẩn.

Vọng chẩn là thông qua quan sát trạng thái chung, thần, sắc, hình thái mắt,

môi và quan sát lưỡi giúp thêm cho chẩn đoán về tính chất bệnh. Trẻ em từ ba tuổi

trở xuống, có thể xem “chỉ văn” để giúp thêm cho chẩn đoán.

2.1.Vọng về trạng thái chung:

Tinh thần uỷ mị, ánh mắt không thần, da mặt xanh bệu trệ, sắc mặt sáng tối,

không sáng thường biểu hiện chính khí tổn thương, sắc mặt trắng bệch, da trông

khô, môi nhợt phần nhiều do huyết hư; sắc mặt vàng bủng do tỳ hư; bệnh lâu ngày,

sắc mặt xám đen phần nhiều do thận hư, hai gò má đỏ về chiều, có sốt thường do âm

hư sinh nội nhiệt; bệnh nhi có gò má hồng đỏ, quanh môi lại xanh tím là can phong.

Trong màu sắc của các loại bệnh nhìn chung: nhuận sáng là bệnh tương đối nhẹ,

xám tối là nặng. Trong các bệnh ôn nhiệt hoặc trẻ con bị cấp kinh phong, vận động

nhãn cầu không linh hoạt, lúc cố định, lúc nhìn lên hoặc nhìn thẳng hoặc nhìn lệch,

đa phần thuộc can phong nội động hoặc đàm nhiệt tụ bế, đây là một trong những

triệu chứng của tiểu nhi kinh phong. Trong bệnh trẻ em mà không có mồ hôi, lỗ mũi

khô, không có dịch thường là chứng nặng, sắc mũi trắng bệch là khí huyết hư

nhược.

2.2.Vọng về hình thái:

Hình thể tiều tụy, chi thể gầy gò, bì phu khô ráo là khí huyết hư nhược, hư

bệu, ăn kém là tỳ hư có đàm; hình gầy, ăn ít là trung khí hư nhược, hình gầy ăn

nhiều là trung tiêu có hỏa, da toàn thân thấy vàng, củng mạc, kết mạc phát vàng là

hoàng đản; sắc vàng thẫm, tươi như quất bì, phát sốt là do dương hoàng (phần nhiều

là cấp tính). Toàn thân phù thũng, bệnh tăng dần, khớp chi nặng nề, đau mỏi hoặc

kèm theo sợ lạnh, sợ gió là thủy khí nội đình; phong tà xâm nhập, mình nặng, tinh

thần mệt mỏi là thấp nặng; lưng mỏi, chi lạnh, sắc mặt ám tối là thận dương hư. Hạ

chi phù thũng, sắc mặt vàng bủng, ăn không ngon, bụng chướng, đại tiện lỏng nát là

tỳ dương hư. Ngoài ra xuất hiện ban chẩn (dạng điểm là chẩn, dạng phiếu là ban) đa

phần là nội nhiệt. Bệnh ôn nhiệt nặng là nhiệt vào huyết phận, ban chẩn sắc tươi, sắc

hồng nhuận là bệnh nhẹ, sắc xám tối là bệnh nặng.

2.3.Vọng về lưỡi (thiệt chẩn):

Khi quan sát, trông lưỡi để chẩn đoán bệnh, YHCT luôn coi lưỡi như một

trong những bức tranh phản ánh bệnh tật của cơ quan nội tạng. Vì vậy trông lưỡi để

chẩn đoán bệnh theo y lý cổ truyền cần phải toàn diện, tỉ mỉ.

+ Trước hết phải khám để loại bỏ những bệnh tại lưỡi và sự biến đổi của lưỡi

liên quan đến chứng bệnh theo YHHĐ. Những bệnh của lưỡi: viêm lưỡi, lưỡi sưng

to, đau, cử động hạn chế thường gặp là trạng thái viêm lưỡi xung huyết. Loét lưỡi,

lưỡi có các vết loét ở niêm mạc, người bệnh thường đau khó chịu, bệnh lưỡi ngoại

khoa thường gặp u lành và các khối giả u. U máu (angiome) thành một đám gồ lên,

màu hồng tươi hoặc xanh lơ, ở dưới niêm mạc có tính cương tụ, đám u này thường

gặp ở lưỡi, lợi, môi. Lưỡi có hình thể to và thường xuyên bị đẩy ra phía trước, sờ ấn

đám u máu thấy mềm, ấn xuống được và khi bảo người bệnh làm động tác cố gắng

thì u máu cương tụ lên. U hạt: thường phát sinh sau một vết thương của lưỡi thành

một u hạt, có nhiều mao mạch giãn, khi khám u hạt thấy như quả dâu tây có nhiều

mạch máu, dễ chảy máu, dễ tái phát. Bướu giáp lạc chỗ ở lưỡi: bướu giáp lạc chỗ có

Page 88: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

88

thể thoái hóa biến thành dạng nang. U cơ, u mỡ, u xơ mỡ, u nang, u tuyến nang, u

bẩm sinh, u nang do ký sinh trùng gây ra. U xơ hiếm gặp thường ở thân lưỡi.

- Các loại u ác tính:

Saccom: thường gặp ở người trẻ, gặp ở nam giới hai lần nhiều hơn nữ, vị trí

gặp ở hai phần ba phía sau của lưỡi, u cứng, mầu trắng, có tính chất đàn hồi, phát

sinh ở bề sâu của lưỡi.

Ung thư biểu mô: thường gặp ở người có tuổi (40 - 60), người nghiện thuốc

lá nặng, có đám vẩy trắng ở niêm mạc lưỡi (do sự kích thích trường diễn của thuốc

lá), ở người có vết loét giang mai ở lưỡi. Lâm sàng thể hiện lúc đầu một đám (vết)

tổn thương không đau, nhẵn, bóng như vết khảm, mềm, không chảy máu. Đám này

lớn rộng dần, trở nên cứng, màu chuyển thành xám, diện gồ ghề, hơi đau và dễ chảy

máu khi chạm tới. Theo vị trí ung thư lưỡi ở đầu lưỡi, ở viền lưỡi, ở cuống lưỡi, khi

khám thấy có hạch ở dưới hàm, vùng cổ kèm theo, chẩn đoán bằng sinh thiết làm xét

nghiệm giải phẫu bệnh học.

- Các thương tổn lưỡi của bệnh giang mai: khi khám lưỡi thấy các đám niêm

mạc lột bong đi lộ ra các nền trống trên lưỡi được ví như các mảnh ruộng đã được

gặt sạch.

- Bệnh lưỡi và niêm mạc miệng:

Niêm mạc miệng và lưỡi có vết loét ở bờ lưỡi thành vệt màu trắng xám, kèm

theo có hạch đau. Theo Bergeron là do một loại giống xoắn khuẩn.

Viêm lưỡi do thuốc (cả viêm niêm mạc miệng): thường do bismuth, vàng,

asen. Tùy theo thuốc dùng mà có triệu chứng như khô niêm mạc miệng lưỡi, có vị

kim loại, đau răng, đau khi nhai, nếu do bismuth thì có vết xanh đen ở niêm mạc

miệng lưỡi, do vùng loét có mầu xà cừ, do asen loét có mầu hoại tử.

- Viêm lưỡi mất gai lưỡi do nhiều nguyên nhân:

Thiếu máu ác tính (viêm lưỡi Hunter) niêm mạc lưỡi nhợt nhạt mà đau, nhẵn,

bóng, mất gai, lưỡi teo toàn bộ bề mặt hoặc teo 1/2 phần trước mặt dưới lưỡi, cần

xét nghiệm máu để phát hiện thiếu máu ưu sắc có nhiễm tiểu cậu nhẹ, viêm lưỡi

Moeller cũng do thiếu máu ác tính biểu hiện ở lưỡi bằng các vệt đỏ hoặc nhợt nhạt

hình bầu dục rải rác trên mặt lưỡi, đau dữ dội ở các vết đó khi đụng vào.

Viêm lưỡi do thiếu máu nhược sắc, thiếu dưỡng chất, biểu hiện viêm lưỡi mất gai,

khô, đau niêm mạc miệng, cần xét nghiệm máu (số lượng hồng cầu gần bình thường nhưng

huyết sắc tố giảm mạnh, xét nghiệm dịch vị không có hồng cầu lưới, thiếu dưỡng chất).

Viêm lưỡi do thiếu vitamin C: viêm lưỡi mất gai, nhẵn, bóng, giảm tiết nước bọt,

tổn thương móng tay, chân, mồ hôi giảm (móng lõm, rối loạn tiêu hóa với thiểu toan).

+ Hội chứng Gougerch - Sjoegren: viêm miệng khô, viêm lưỡi mất gai (cả khô mắt)

+ Viêm lưỡi mất gai thành đám: cần xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán để

xác định hoặc loại trừ, có thể do sâu răng, rối loạn tiêu hóa, đái đường.

+ Viêm lưỡi hình thoi trung tâm: mặt lưỡi nhẵn, đôi khi hơi tím và có bạch cầu

nhẹ, đôi khi mất mô, giải phẫu bệnh lý có tăng gai, nguyên nhân chưa rõ, có thể là một

loại bột (novi); lưỡi địa đồ gồm nhiều đám mất gai đỏ và nhẵn, có một viền trắng bao

Page 89: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

89

quanh vằn vèo vẽ thành như hình địa đồ, không đau, kéo dài vô tận, chưa rõ nguyên

nhân.

- Viêm lưỡi do nấm mốc: xét nghiệm tìm Candida albicans có cả viêm miệng

môi (tứa miệng, lưỡi).

- Liken phẳng ở lưỡi: cần khám niêm mạc miệng ở lưỡi hình mạng lưới, hình

vàng hoặc hình rêu dương xỉ, trắng đục, gờ cao.

- Bạch sản (leucoplasie)thường chỉ gặp ở nam giới, nhẹ thì trông như một

mạng trắng, đục, nhẵn đồng đều, ranh giới không rõ. Nặng và để lâu thì như đám

trắng xà cừ đục, bề mặt nhẵn hoặc có khía ô vuông, vách mặt trên như có bự niêm

mạc, ở chỗ đó không mềm mại, cần làm sinh thiết vì bạch sản dễ bị ung thư.

- Lưỡi đen hay gặp tương đối, mầu có thể từ nâu hoặc đen thật sự: phân chia

thành hai loại.

+ Lưỡi đen có nhung mao, gai lưỡi phì đại, xù xì màu đen và có lẽ do chất

sừng tạo ra.

+ Lưỡi đen do thuốc, do dùng thuốc súc miệng hoặc thuốc khác có tính oxy

hóa làm phì đại gai lưỡi và sẫm màu.

- Đau lưỡi là một cảm giác đau cảm nhận thấy ở một điểm cố định ở lưỡi

hoặc ở một phần lớn của lưỡi, nhìn qua không phát hiện được những biến đổi ở lưỡi,

thường xuất hiện ở những người có trạng thái tâm lý (bị ám ảnh, sợ ung thư), khám

kỹ lưỡi sẽ thấy ở trên một vùng lưỡi nào đó có phì đại gai lưỡi dạng chỉ. Các gai này

lởm chởm, đỏ chói, thường rất đau khi chạm vào, dù rất nhẹ. Hiện tượng viêm gai

này bề ngoài có vẻ nguyên phát và có lẽ là nguyên nhân của đau vì khi đốt điện

nông các gai viêm này thì hết đau lưỡi, người ta phát hiện có giãn tĩnh mạch dưới

lưỡi. Căn nguyên thường khó xác định, có thể do viêm lợi, răng, do liken phẳng

không nhìn thấy, do sản sinh ra các hóa chất hoặc dòng điện từ răng giả hoặc chất

hàn răng, do rối loạn tiêu hóa làm biến đổi pH nước bọt… cũng có thể do viêm gai

nhiễm khuẩn (do liên cầu khuẩn).

- Biến đổi lưỡi liên quan đến bệnh lý toàn thân:

Lưỡi mập, bệu, nhẽo: thường do phù nề tổ chức khi albumin trong huyết

tương giảm thấp. Do có giảm trương lực các nhóm cơ ở lưỡi nên diện tiếp xúc của

bờ rìa lưỡi và đầu lưỡi với mặt trong các răng có các vết dấu hằn của răng.

Lưỡi to mập, bệu, chắc nhưng cử động lưỡi khó; gặp trong bệnh to mặt và

các chi, lưỡi miệng hầu dầy.

- Cần phân biệt với các trạng thái dị dạng bẩm sinh về hình thể lưỡi sau đây.

Lưỡi to bẩm sinh: ngay sau khi mới đẻ do sự phát triển quá nhiều tổ chức cơ,

tổ chức tuyến, tổ chức bạch mạch. Do lưỡi quá to nên chèn các bộ phận khác trong

miệng, làm lệch vẹo vị trí các răng.

Lưỡi rụt ngắn bẩm sinh: do ngắn bẩm sinh đoạn nối lưỡi với nền miệng nên

không thè lưỡi ra được và do đó cử động lưỡi bị hạn chế.

Page 90: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

90

Tuyến giáp lạc vị trí và ở ngay trên viền lưỡi, nơi tiếp giáp đường viền nhú

dạng đài với thanh nhiệt. Khi khám thấy có phần gồ ở nền lưỡi, có tổ chức tuyến

giáp và màng lưới mạch máu phong phú.

- Biến đổi màu sắc lưỡi:

+ Bình thường chất lưỡi hồng tươi, khi thiếu máu có phù to do albumin huyết

tương giảm, màu lưỡi sẽ trắng nhợt.

+ Khi có tăng sinh các huyết quản có xung huyết, mầu lưỡi thường xẫm.

+ Khi có ứ trệ lưu thông huyết, màu lưỡi thường xanh tím.

- Biến đổi độ ẩm lưỡi: lưỡi khô khi trạng thái cơ thể bị thiếu nước (mất nước

do đi lỏng, nôn nhiều, do ra quá nhiều mồ hôi), khi lượng nước bọt bị giảm do sự

tiết các tuyến nước bọt kém hoặc bị ức chế thần kinh.

- Biến đổi cử động lưỡi: khi thương tổn dây thần kinh vận động của lưỡi và ở

một số trạng thái nhiễm độc, nhiễm khuẩn, cử động lưỡi không được bình thường.

Khi khám lưỡi yêu cầu người bệnh há miệng để xem lưỡi có đúng vị trí không, bảo

người đó thè lưỡi, rụt lưỡi xem lưỡi có được đưa ra và trở lại theo đúng với đường

giữa hoặc lệch về một bên. Cũng cần khám xem có hiện tượng teo các nhóm cơ lưỡi

không.

- Biến đổi niêm mạc lưỡi:

Lớp biểu mô của niêm mạc lưỡi dầy lên do tăng sinh và sừng hóa, thường

gặp ở những người nghiện thuốc lá, thuốc lào, khi khám thấy có những đám trắng

bệch, dày ở lưỡi.

Lớp niêm mạc lưỡi có những rãnh nứt, có những vết trợt loét.

Lớp gai nhú lưỡi teo lại, khi khám thấy lưỡi dẹt, mỏng và bóng nhẵn.

- Biến đổi rêu lưỡi: bình thường lưỡi sạch, không có rêu hoặc lớp rêu trắng

rất mỏng và đều. Rêu lưỡi được tạo thành do sự kết hợp cáu bẩn, những gai nhú lưỡi

đã bị sừng hóa với những mảnh bong của lớp tế bào biểu mô niêm mạc lưỡi cùng

với các tế bào thẩm thấu của nước bọt, các vi sinh vật sống ở trong miệng và với

một số thành phần của thức ăn khi nhai ở miệng, sự biến đổi của rêu lưỡi (dầy,

mỏng, mầu sắc trắng, vàng, đen…) có liên quan đến một số quá trình bệnh lý tại

lưỡi, miệnh hoặc toàn thân (xem ở các phần sau)

+ Trạng thái rêu lưỡi liên quan với chất lưỡi trong một số chứng bệnh theo

YHHĐ:

- Bệnh tiêu hóa:

Chất lưỡi sạch, đỏ, ướt, thường gặp ở các người bệnh bị loét đường tiêu hóa ở

các giai đoạn không có biến chứng.

Rêu lưỡi xám trắng, có mùi hôi, thường gặp ở người có viêm dạ dày cấp.

Lưỡi khô, khi ổ bụng có những biến chứng nặng, khi người bệnh bị viêm tụy cấp.

Lưỡi viêm có các vết trợt và chuyển dần sang màu đỏ bóng (như sơn mài) khi

bị bệnh viêm teo mãn tính niêm mạc đại tràng có đi lỏng mãn tính.

Lưỡi màu đen hoặc đỏ tía như màu sơn mài thường gặp ở người bị xơ gan.

Page 91: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

91

Lưỡi teo, các nhú lưỡi mất, thường gặp ở người ung thư dạ dày, viêm teo dạ

dày có giảm nặng các chức phận tiết của dạ dày.

- Bệnh truyền nhiễm:

Lưỡi khô, có rêu dày, màu nâu xẫm ở cuống lưỡi và giữa lưỡi, còn phía bờ

viền, quanh lưỡi, đầu lưỡi không có rêu và nhìn thấy vết hằn của răng, gặp ở các

bệnh thương hàn, phó thương hàn. Trong các bệnh này ở thời kỳ khỏi bệnh: lưỡi hơi

trắng; ở thời kỳ toàn phát, lưỡi bự trắng, có các rêu mầu nâu xẫm hoặc đen trông

như lưỡi lợn quay, lưỡi co nẻ khô lại như lưỡi vẹt, còn viền quanh lưỡi, đầu lưỡi

màu đỏ rừ.

Lưỡi khô, môi và niêm mạc miệng khô trong bệnh dịch tả thể hiện trạng thái

mất nước nhiều.

Lưỡi và môi khô, rêu lưỡi trắng: bệnh dịch hạch.

Lưỡi đỏ tía: bệnh hồng ban.

- Bệnh thiếu sinh tố:

Lưỡi đỏ tươi, phù, có các vết loét gây đau, gặp trong bệnh thiếu sinh tố PP.

Lưỡi đỏ tươi, bóng, ánh nhẵn (do teo lớp gai lưỡi), hình thể lưỡi dẹt, có thể

có các vết loét ở viền lưỡi và đầu lưỡi, ở niêm mạc miệng: còn thấy hiện tượng teo

lớp niêm mạc ở miệng, ở thành sau hầu, hiện tượng hà răng phát triển gặp trong

thiếu sinh tố B12.

+ Lưỡi viêm cùng với niêm mạc miệng; gặp trong thiếu sinh tố B2.

- Trạng thái nhiễm khuẩn nặng, nhiễm độc nặng: lưỡi khô, rêu lưỡi xám xẫm,

có khi có mầu vàng đen, có những đường nứt ở niêm mạc lưỡi, rêu mầu vàng có

quan hệ đến sự phát triển của các quá trình nhiễm độc, nhiễm khuẩn nặng, sức

chống đỡ của cơ thể giảm sút nhiều, các rối loạn vi tuần hoàn nặng, số lượng vi

khuẩn, nấm xâm nhập nhiều.

- Trạng thái dị ứng thuốc như: dị ứng penixilin, lưỡi bị viêm loét, có đám gai

lưỡi bị lột đi.

+ Lý luận về “thiệt chẩn”:

- Vị trí của “thiệt chẩn” trong chẩn đoán bệnh: thiệt chẩn (xem lưỡi) là một

bộ phận quan trọng trong chẩn đoán Đông y. Việc xem lưỡi đối với Đông y rất tỷ

mỉ, chi tiết. Từ việc xem lưỡi mà hiểu được thực, hư của tạng phủ, tính chất của

ngoại tà, vì vậy ở mức độ nhất định có thể giúp thêm cho chẩn đoán.

- Rêu lưỡi và mầu sắc của rêu lưỡi:

Rêu lưỡi do vị khí mà hình thành: bình thường ở người khoẻ mạnh rêu trắng

sáng bóng, mà ướt, mỏng; cũng có khi màu hơi vàng nhạt, mỏng, khô vừa phải. Mùa

hè rêu dày hơn một chút. Khi xem bệnh phải xem rêu lưỡi dày hay mỏng, màu sắc

gì, nhuận hay khô, nhờn dính hay nát vụn…Khi khám lưỡi phải phân biệt với một số

biểu hiện giả vì một số thức ăn, một số vị thuốc có thể làm cho mầu sắc rêu lưỡi

thay đổi.

- Theo Mã Triệu Nhi (1959): khi cạo rêu lưỡi mà vẫn thấy còn rêu ở mặt bề

mặt lưỡi đó là rêu thực. Rêu thực do vị khí mà có, rồi tà khí kết lại mà hình thành.

Page 92: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

92

Rêu giả khi cạo lưỡi thì rêu mất hẳn, lưỡi sạch. Rêu giả do trọc khí ngưng tụ mà có

hoặc do vị khí hư suy nên các lớp rêu mới không hình thành được vì thế trên mặt

lưỡi không còn được nối tiếp liên tục (không có rễ nối với sinh khí ở trong)

Tiên lượng bệnh thuận lợi hơn khi có rêu thực. Song khi đã có rêu thực rồi,

sau đó diễn biến xấu không có rêu mới sau khi cạo lưỡi là vị âm đã khô kiệt, khí

sinh phát đã không còn nữa, đó là biểu hiện của bệnh nặng. Khi chỉ có rêu giả nhưng

sau đó hình thành rêu thực là trọc khí ở vị tràn lên hoặc nhiệt tà thịnh lên dần.

Rêu lưỡi hình thành trên khắp bề mặt lưỡi mỏng là tà khí ở biểu, rêu lưỡi dày

là tà khí vào lý, nếu rêu đang dày trở nên không có rêu là sức khoẻ tốt, bệnh giảm

hoặc có thể rêu đang dày trở nên trắng mỏng là tà khí đã lui.

Vì vậy quan sát sự hình thành và biến đổi của rêu lưỡi cũng có thể giúp thêm

cho tiên lượng bệnh.

Nếu rêu lưỡi lúc đầu dầy, sau mỏng dần và thưa, rồi dần dần rêu lưỡi hết từ

gốc trước rồi dần dần ra đầu lưỡi, sau đó xuất hiện một rêu lưỡi non mới màu trắng,

mỏng sáng bóng, ướt cũng từ phía trong ra như thế là hiện tượng tốt vì vị khí hồi

phục dần, cốc khí tiến bộ dần.

Nếu rêu mọc dầy rồi đột nhiên biến mất, lưỡi trở nên bóng, sáng, khô, trơn

(như vecni) đó là vị khí đã tuyệt, bệnh nguy kịch (chứng nghịch).

Bệnh mới phát, còn nhẹ có rêu mỏng, khi rêu trở nên dày là tà khí đã vào lý,

sâu hơn là ở trong có sự ngưng trệ.

Rêu lưỡi ướt nhuận là có thấp, rêu lưỡi khô ráo là có nhiệt. Nhưng cũng có

khi thấp tà truyền vào khí phận, khí không hóa được tân thì rêu lưỡi cũng khô, hoặc

nhiệt tà vào huyết phận nhiễu động âm khí thì rêu lưỡi cũng trở nên nhuận, do đó

phải kết hợp với tứ chẩn mới có thể xác định đúng được.

Rêu nhuận là tân dịch chưa bị hao tổn, rêu khô là tân dịch đã bị hao tổn.

Rêu nát như bã đậu, cạo chùi đi là sạch ngay là dương khí hữu dư còn có thể

hóa được trọc khí ở vị.

Rêu nhờn dính, trơn, che kín cả lưỡi, cạo không hết, chùi không sạch, thấy có

niêm dịch, đó là dương khí bị đàm ẩm, thấy trọc tính trệ ức chế.

- Màu sắc rêu lưỡi: do bệnh tình có hàn, có nhiệt nên màu sắc rêu cũng có sự

thay đổi khác nhau; rêu lưỡi có thể trắng, vàng, màu xám tro, màu đen.

Rêu lưỡi trắng: là thuộc chứng hàn, chứng hư hàn cũng có thể thuộc chứng

nhiệt nếu có chất lưỡi đỏ. Rêu màu trắng mỏng là bệnh tà còn ở phần biểu, chủ về

phong hàn.

Rêu trắng mỏng là ngoại cảm phong hàn. Nếu ở trong có nhiệt mà ngoài bị

cảm phong hàn thì rêu trắng mỏng mà chất lưỡi đỏ hồng.

Rêu trắng dày, khô là nhiệt tà nhẹ, làm hao tân dịch mà trọc khí chưa hóa

được.

Rêu trắng như phấn đọng là biểu hiện của bệnh ôn dịch nhẹ hoặc là do thử tà

với thấp tà ở kinh phế sinh ra.

Page 93: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

93

Rêu lưỡi vàng: thuộc chứng nhiệt, màu vàng càng thẫm thì nhiệt càng cao.

Rêu vàng là tà đã vào lý. Rêu vàng mỏng là do ngoại cảm phong nhiệt; rêu vàng,

nhờn, dính là thấp nhiệt hoặc đàm nhiệt thực trệ ở trung tiêu. Rêu vàng mỏng, khô là

tân dịch đã bị tổn thương, nhưng tà còn nhẹ (rêu mỏng), nếu rêu vàng dầy, khô là

bệnh nặng hơn, thường có kèm theo chứng đại tiện bí kết. Rêu vàng mà khô là màu

xám tro, trơn, ướt là hàn thủy hại thổ, thường gặp ở các chứng ỉa lỏng, thổ tả và có

kèm theo đầu chi lạnh, mạch trầm tế. Rêu màu xám tro, khô, chất lưỡi đỏ xẫm là

nhiệt thịnh hại tâm.

Rêu lưỡi đen: thuộc lý chứng, biểu hiện bệnh nặng. Khi khám thấy rêu đen

phải phân tích hư thực, hàn nhiệt.

Rêu đen, trơn ướt, nhuận, chất lưỡi hồng nhạt là chứng hàn mà dương hư.

Nếu rêu đen, nhuận khắp cả bề mặt lưỡi mà người bệnh không có các triệu chứng gì

nguy nặng thì là do đàm ẩm phục ở lồng ngực. Nếu rêu đen như mầu mực, đen nhợt,

đồng thời khám thấy đầu chi lạnh, mạch nhỏ, nhanh, yếu là chứng hư hàn.

Rêu đen, khô, chất lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm là tổn thương âm, hoả nhiệt hại âm.

Nếu ở lưỡi có gai nhọn nổi cao, rêu đen nứt là chân thủy ở thận sắp kiệt, bệnh đang

nguy nặng, khô là do nhiệt nhưng cũng có khi vì hàn ở thiếu âm làm cho chân

dương không trưng bốc được tân dịch làm lưỡi khô có nổi gai nhọn đen. Rêu đen

khô thấy ở vùng giữa lưỡi khi bụng trướng đau cần xem xét hiện tượng phân táo

bón, bế tắc đại tiện kéo dài. Rêu lưỡi đen khô kèm theo lợi, môi, miệng, răng đều có

màu đen là vị khí sắp bại, tiên lượng nguy kịch. Rêu lưỡi đen là hoả thịnh âm hao.

Rêu đen khô, chỉ có ở cuống lưỡi là nhiệt ở hạ tiêu. Rêu đen, khô chỉ có ở đầu lưỡi

là tâm hoả tự đốt ở trong. Khi thấy rêu lưỡi đen, nếu người bệnh tỉnh táo là hư, nếu

hôn mê cuồng sảng là thực, nếu người bệnh khát nước nhiều là nhiệt, nếu không đòi

hỏi uống nước là hàn.

- Sự diễn biến về màu sắc rêu lưỡi:

Rêu lưỡi từ trắng biến thành vàng, sau lại từ vàng chuyển thành màu xám tro

rồi hình thành các gai nhọn có điểm đen là nhiệt tà từ nông đã dần dần vào sâu hơn.

Rêu lưỡi từ trắng biến thành vàng, sau khi rêu vàng biến đi thì tái sinh rêu trắng

mỏng là chứng thuận, rêu lưỡi từ trắng biến thành xám và từ xám thành đen là chứng

nghịch. Rêu lưỡi giảm hoặc mất đi đột ngột cũng là biểu hiện của bệnh đã nặng lên.

- Chất lưỡi và động thái lưỡi:

Người bình thường, khoẻ mạnh, lưỡi mềm mại, linh hoạt, màu hồng tươi

sáng nhuận, động thái lưỡi thè ra thụt lại dễ dàng, không lệch vẹo, không liệt, không

xiên. Chất lưỡi là chỉ thể chất của lưỡi có liên quan đến quá trình bệnh lý nhất định.

Ví dụ: đầu lưỡi đỏ là tâm hoả vượng (đầu lưỡi chủ yếu phản ảnh sự biến đổi của tâm

và phế). Viền lưỡi hoặc bên có những nốt tím hoặc tĩnh mạch dưới căng đầy, uất,

thường mặt bên lưỡi chủ yếu phản ánh sự biến đổi của can đởm. Bệnh của tỳ vị

được thể hiện bằng những biến đổi ở giữa lưỡi. Còn bệnh ở thận được phản ảnh

bằng những biến đổi ở phần gốc lưỡi. Khám lưỡi cần quan sát chất lưỡi trên các mặt

sau đây: màu sắc và độ nhuận, hình thái và động thái.

- Độ nhuận và màu sắc của lưỡi:

Page 94: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

94

Sắc lưỡi nhợt (hồng ít trắng nhiều) là huyết hư, dương hư hoặc hàn chứng,

sắc lưỡi nhợt mà không rêu thường thường là dương khí suy, khí huyết hư, sắc lưỡi

nhợt mà ướt; trơn là hàn ở các rối loạn dinh dưỡng, thiếu máu và một số bệnh nội

tiết như phù niêm dịch…có thể thấy loại lưỡi trắng dầy.

Sắc lưỡi hồng tươi mà khô là âm hư, đỏ mà không có rêu là âm hư hỏa

vượng, ở các thời kỳ tiến triển của bệnh lao phổi, cường giáp trạng, đái đường… có

thể thấy âm hư nội nhiệt. Sắc lưỡi đỏ (đỏ tức là hồng thẫm) thuộc về thực nhiệt. Sắc

lưỡi đỏ thẫm là cực nhiệt. Bệnh truyền nhiễm cấp tính hoặc những bệnh truyền

nhiễm dẫn đến nhiễm khuẩn huyết đều thấy lưỡi đỏ thẫm.

Trong y học dân tộc sắc lưỡi đỏ là dấu hiệu quan trọng của bệnh ôn nhiệt từ

phần khí chuyển đến phần doanh, đỏ mà có gai là nhiệt thịnh ở phần doanh; đỏ thẫm

là nhiệt làm tổn thương đến tâm bào lạc gặp ở bệnh nhiễm khuẩn huyết và truyền

nhiễm mức độ nặng; sắc lưỡi đỏ, hồng mà không rêu là vị âm đã mất; nếu khô,

không tươi nhuận là thận âm đã suy, bệnh tình nguy hiểm. Sắc lưỡi chuyển sang đỏ

thẫm, khô là dấu hiệu quan trọng thể hiện nhiệt tà đã vào doanh (dinh), huyết. Sắc

lưỡi tím, lưỡi tím đen, ướt, nhuận thường do huyết ứ, còn gặp ở các giai đoạn suy

thở, suy tuần hoàn. Sắc lưỡi tím nhợt mà ướt là do chứng hàn.

Sắc lưỡi màu xanh lam: lưỡi xanh là khí huyết lưỡng hư (hao tổn nặng) nếu

còn rêu lưỡi là tiên lượng nặng; nếu sắc lưỡi xanh bóng, không rêu là tiên lượng rất

xấu (thấy ở suy tuần hoàn, suy thở nặng, thiếu ôxy nặng).

Sắc lưỡi đen thể hiện cực hàn hoặc cực nhiệt: lưỡi đen mà trơn nhuận là cực

hàn, lưỡi đen mà khô là cực nhiệt.

- Hình thái của lưỡi:

Quan sát lưỡi to hoặc nhỏ, có các vết nứt, các gai nổi cao. Lưỡi to bè, nếu to

bệu, mầu hồng nhạt, viền lưỡi có các dấu hằn của các răng là chứng hư hàn. Nếu

lưỡi to, mầu hồng thẫm là tâm tỳ có nhiệt, nếu lưỡi to màu nhợt là ở trong có đờm

ẩm. Nếu lưỡi to đầy miệng, màu đỏ làm khó thở là huyết hao, nhiệt thịnh, khí huyết

ngưng trệ.

Lưỡi teo nhỏ (mỏng và thon): nếu lưỡi màu hồng nhạt là khí huyết thiếu, nếu

màu đỏ là tân dịch hao tổn nhiều, âm hư nhiệt thịnh. Nếu lưỡi teo khô, sắc tối,

không tươi, nói giọng hoặc không nói được là bệnh nặng, ở thời kỳ nguy kịch. Trên

mặt lưỡi có gai nổi lên cao là nhiệt uất (nhiệt tà kết bên trong), gai mọc càng nhiều,

càng to là nhiệt kế càng sâu (sốt rất cao), thường gặp ở viêm phổi cấp… trên mặt

lưỡi có vết nứt phần nhiều là âm huyết hư và nhiệt thịnh (sốt cao, mất nước, suy

dinh dưỡng…).

- Động thái của lưỡi, quan sát trạng thái vận động của lưỡi:

- Nếu đầu lưỡi cứng, cử động vướng ngượng, mỗi khi nói thường vướng rít, sắc

lưỡi dỏ thẫm là nhiệt tà vào tâm bào, nhiễu loạn thần minh làm cho lưỡi mất linh hoạt;

khô hao tân dịch, sự nuôi dưỡng của lưỡi bị giảm sút, lưỡi đẩy lên mà cứng, rêu lưỡi màu

đen đục do đờm trở tắc đường lạc mạch của lưỡi, nếu sắc lưỡi trắng nhợt là khí huyết hư

suy, nếu sắc lưỡi đỏ hồng là do nhiệt thịnh hao âm (gây âm hư), lưỡi thè dài ra được

nhưng đầu và thân lệch về một bên được gọi là lưỡi lệch gặp ở người bị trúng phong.

Lưỡi thè dài ra được mà bệnh nhân có cảm giác tê dại phần thò ra ngoài miệng là do khí

hư; nếu người bệnh có cảm giác nóng do tâm kinh có đàm nhiệt, nếu khó rụt lưỡi lại là

Page 95: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

95

bệnh nặng. Lưỡi rụt vào được mà không thè dài ra được gọi là lưỡi rụt. Nếu lưỡi ướt

nhuận là hàn ngưng ở cân mạch, nếu đỏ là nhiệt bệnh hại tâm, nếu lưỡi to bệu, nhờn, dính

là đờm thấp trở tắc. Nếu lưỡi rụt không nói được là bệnh nguy kịch.

- Đầu lưỡi cứ rung, không yên gọi là lưỡi run, nếu run nhẹ là do hư suy,

huyết ít, can phong động ở trong hoặc do tâm tỳ hư; nếu lưỡi run mạnh bần bật mà

sắc lưỡi đỏ hồng là can nhiệt phong động.

+ Liên quan của lưỡi với kinh lạc và tạng phủ:

- Lưỡi liên quan với kinh lạc.

Đường mạch túc thiếu âm xuyên qua thận nối ở cuống lưỡi (túc thiếu âm chi

mạch quản thận hệ thiệt bản).

Đường mạch túc thiếu âm đi kèm hai bên cuống lưỡi (túc thiếu âm hiệp thiệt bản).

Đường mạch túc thiếu âm đi dưới lưỡi (túc thiếu âm thiệt hạ).

Đầu ngọn là túc thiếu âm ở bối du và có hai đường mạch dưới lưỡi (túc thiếu

âm chi tiêu tại bối du, hữu thiệt hạ lưỡi mạch).

Đường mạch túc thiếu âm đi lên nối ở lưỡi (túc chi thiếu âm thượng hệ ư

thiệt).

Đường kinh biệt túc thái âm liền với cuống lưỡi tản ra ở dưới lưỡi (túc thái

âm chi biệt liên thiệt bản tán thiệt hạ).

Đường kinh cân thủ thiếu dương có nhánh vào chằng ở cuống lưỡi (túc thái

dương chi cân, chi gia biệt thiệt bản). Quyết âm là đường của can, can hợp với cân,

cân tụ hội ở âm khí mà đường mạch nối ở cuống lưỡi (quyết âm giả, can mạch giả,

can giả chi cân hợp giả, cân giả tụ ở âm khí, nhi mạch lạc, ư thiệt bản).

Nắm được sự liên quan của các chính kinh liên quan với lưỡi theo sự phân

vùng kết hợp với triệu chinh kinh lạc (kinh lạc chẩn) sẽ giúp thêm cho chẩn đoán

đúng bệnh ở tạng phủ hoặc tổ chức cơ quan.

- Lưỡi liên quan với phủ tạng:

Tinh hoa của thực ăn từ vị đi ra, đi ra môi lưỡi mà thành vị khí. Tâm khí

thông ra lưỡi, tâm khí hòa thì lưỡi biết được ngũ vị (tâm khí thông ư thiệt, tâm hoà

tắc thiệt năng chi ngũ vị). Lưỡi là cửa ngõ của tâm (thiệt giả tâm chi quan dã). Tỳ

khai khiếu ở miệng, bệnh biểu hiện ở cuống lưỡi (tỳ khai khiếu ư khẩu, có bệnh tại

thiệt bản). Thượng tiêu ở trên đến lưỡi (thượng tiêu thượng chi thiệt). Lưỡi để rung

động âm thanh (thiệt giả âm thanh chi cơ).

Căn cứ vào những điểm trên, YHCT đã xác định lưỡi ở trong miệng để nếm,

để rung chuyển âm thanh, để đưa đẩy thức ăn nhưng thông hệ thống kinh lạc, lưỡi

luôn có liên quan với các hệ thống phủ tạng ở trong. Phủ tạng ở trong có được bình

thường thì lưỡi mới được nuôi dưỡng và sự điều chỉnh bình thường. Khi tạng phủ có

bệnh thường có những biểu hiện ở chất lưỡi và rêu lưỡi.

Phân khu vực theo tam tiêu: đầu lưỡi thuộc thượng quản, cuống lưỡi thuộc hạ

quản, giữa lưỡi thuộc trung quản. Cách phân chia này để áp dụng với bệnh trường

vị.

Page 96: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

96

Phân khu vực theo tạng phủ: cuống lưỡi thuộc thận; giữa lưỡi thuộc tỳ vị, trong đó

vị ở giữa tỳ ở xung quanh, hai bên can đởm, đầu lưỡi thuộc tâm phế.

Phân chia thuộc tính ngũ hành: lưỡi thuộc hoả, nước miếng thuộc thổ (hỏa

sinh thổ, thổ sinh kim, thủy khắc hỏa, hoả khắc kim, mộc sinh hỏa).

Như vậy khám lưỡi trong vọng chẩn bao gồm khám về rêu lưỡi, chất lưỡi,

hình thể lưỡi. Rêu lưỡi là đánh giá tình trạng mới cũ, nông sâu, tiến triển của bệnh,

là yếu tố gợi ý để khám sâu thêm về chất lưỡi; chất lưỡi là đánh giá bản chất hoạt

động của tâm, mạch huyết, huyết dịch. Chất lưỡi luôn là yếu tố quyết định rêu lưỡi.

Chất lưỡi có ảnh hưởng đến hình thể lưỡi.

Tổng hợp tư liệu đánh giá khách quan rêu lưỡi, chất lưỡi và hình thể lưỡi còn

giúp ta phân biệt được bệnh tà đang ở tạng phủ nào và tạng phủ nào đang bị bệnh,

sau nữa là mức độ nặng nhẹ, tính chất hàn nhiệt, xu thế khỏi bệnh hay tiên lượng

nguy kịch dẫn đến tử vong.

+ Vọng về chỉ văn ở tiểu nhi:

Đối với bệnh nhi thường quan “chỉ văn” nhánh tĩnh mạch nhỏ, mạch nổi lên

mé trong ngón tay chỏ (giữa vùng da mu tay và da bàn tay), da ấu nhi mềm mỏng,

tĩnh mạch dễ nổi lên, vì vậy chỉ văn tương đối rõ, khi tuổi càng lớn, da dầy lên thì

xem chỉ văn không rõ nữa. Trong điều kiện, mức độ nhất định chỉ văn có thể phản

ánh tính chất và mức độ nặng nhẹ của bệnh tật, vì phần mạch của bệnh nhi ngắn và

nhỏ, khi chẩn bệnh đôi khi còn phải vuốt ngón tay, co duỗi ngón tay để khỏi ảnh

hưởng đến tính chân thực của mạch tượng. Trên các khoa lâm sàng với trẻ em dưới

ba tuổi thường dùng chỉ văn để hỗ trợ thêm cho thiệt chẩn.

Vọng chỉ văn chủ yếu là quan sát sự lưu thông hay ứ trệ và màu sắc của

đường tĩnh mạch nhỏ nổi lên. Ngón tay có ba đốt.

- Đốt ngón tay thứ nhất được gọi là phong quan.

- Đốt ngón tay thứ hai được gọi là khí quan.

- Đốt ngón tay thứ ba được gọi là mệnh quan.

Phương pháp vọng chỉ văn là giơ ngón tay hướng ra sáng, y sinh dùng tay

phải cầm lấy đốt thứ hai của ngón tay chỏ của bệnh nhi, vuốt, xoa, co, duỗi cho tĩnh

mạch nổi rõ, để đánh giá chính xác hơn. Bình thường chỉ văn có màu tía nhạt mà

tươi sáng, nói chung không vượt nổi khỏi phong quan, khi có bệnh chỉ văn thường

có những biến đổi cả về sự lưu thông cũng như màu sắc. Chỉ văn đặc biệt nổi rõ lên

đa phần là biểu chứng, chỉ văn trầm (chìm) bệnh tà ở lý, chỉ văn sắc nhợt là chứng

hư, chứng hàn, sắc đỏ tía là chứng nhiệt, sắc xanh thường là phong hàn hoặc kinh

phong hoặc chứng đau hoặc thương thực (tổn thương do ăn uống) hoặc là đàm khí

thượng nghịch, sắc đen là huyết ứ. Chỉ khi uất trệ, khi co duỗi huyết dịch không lưu

thông tốt thường do đàm thấp, thực thấp hoặc tà nhiệt uất kết, đó là chứng thực. Về

vị trí mà nói, chỉ văn ở phong quan bệnh nhẹ, nếu kéo dài đến khí quan bệnh tương

đối nặng, nếu kéo dài đến mệnh quan và hết ngón, người xưa gọi “thấu quan tạ

giáp” là bệnh tình thường nguy, nặng. Tóm lại: điểm chủ yếu của vọng chỉ văn là

phù trầm để phân biệt biểu hay lý; màu đỏ tía, tím tái, phân biệt nhiệt hay hàn màu

nhợt trệ quyết định thực hư.

Page 97: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

97

Tư liệu hiện đại nghiên cứu chỉ văn: người ta cho rằng mức độ biến đổi, co

giãn của chỉ văn liên quan với áp lực tĩnh mạch ở những bệnh nhân như sức bóp của

tim yếu và sự lưu thông của phế kém (phế viêm). Đại bộ phận thấy chỉ văn dẫn đến

mệnh quan, chính là do tuần hoàn máu bị cản trở và áp lực tĩnh mạch tăng cao mà

dẫn đến. Khi áp lực tĩnh mạch không cao, chỉ văn co nhỏ lại vị trí bình thường là

bệnh khỏi. Màu sắc của chỉ văn ở mức độ nào đó sẽ phản ánh tình trạng thiếu ôxy ở

trong cơ thể; thiếu ôxy nặng, trong huyết còn có lượng hồng cầu, bạch cầu không

cao, chỉ văn có sắc xanh tía. Sắc chỉ văn tía hoặc xanh tía thường thấy ở bệnh nhi bị

phế viêm hoặc tâm khí bị suy kiệt, tâm lực yếu. Chỉ văn chuyển thành màu trắng

nhợt thường gặp ở những bệnh nhi có số lượng tế bào hồng cầu và huyết sắc tố

giảm.

3. Văn chẩn.

Bao gồm hai phương diện là nghe âm thanh và văn về khí vị.

+ Nghe âm thanh: hơi thở, ợ nấc, khái thấu (ho), tiếng nói. Âm thanh của

người bệnh nói nhỏ nhẹ, không liên tục, thiếu khí có khi loạn ngôn đa phần là hư

chứng, hàn chứng. Âm thanh đột nhiên lạc giọng hoặc mất tiếng hoặc khàn trầm

phần nhiều do phong hàn hoặc do đàm trệ là thực chứng. Âm thanh giảm từ từ phần

nhiều là phế viêm tân khô thuộc hư chứng. Âm thanh cao to, có lực hoặc phiền táo,

đa ngôn phần nhiều thuộc chứng thực, chứng nhiệt. Khi mắc bệnh lâu ở phế và ở

thận chức năng đều giảm có thể thấy khí thô nhưng không thường xuyên là hư

chứng; tiếng ho vô lực là phế nhiệt. Tiếng nấc; tiếng nấc mạnh, có lực, mạch hoạt

thực, phần nhiều là thực ách; nấc to, ngắn (nấc cụt), táo khát, mạch sác là nhiệt ách

(nấc nhiệt chứng); tiếng nấc nhỏ, mạch vô lực kèm theo triệu chứng hư là hư ách

(nấc hư chứng). Lâm sàng bệnh nặng, lâu ngày xuất hiện ách nghịch là triệu chứng

nguy.

+ Văn về khí vị: tức là văn khí vị của các chất bài tiết, hơi thở ở khoang miệng và

toàn thân. Khí vị của cơ thể người bệnh ở một số bệnh có giá trị đặc thù. Ví dụ: trong bệnh

ôn nhiệt (ôn dịch), khi bệnh nhân mắc bệnh can thận lâu năm, tiến triển nặng: miệng hôi,

hơi thở hôi uế thường là phế vị có nhiệt, hơi chua là vị có thực tích, đàm tan hôi là phế

nhiệt, hôi nhiều có mủ như phế ung, đại tiểu tiện, kinh đới cũng có thể tham khảo ở phần

vấn bổ sung thêm và văn (nghe, ngửi). Y học cổ truyền cho rằng âm thanh chỉ bản (bản

chất tiếng nói trong, đục, khàn, trầm, to rõ hoặc nhỏ nhẹ đều thuộc tỳ), thận vị thanh âm chi

căn (gốc rễ của giọng nói to khoẻ, âm sắc rõ, nói lâu không nghỉ mà âm sắc vẫn tốt đều do

thận quyết định). Vì vậy, lâm sàng có thể thông qua sự thay đổi của âm thanh, âm sắc mà

đánh giá tình hình hư thực, hàn nhiệt của tạng phủ…

1.4. Thiết chẩn.

Bao gồm toàn bộ súc chẩn thân mình, tứ chi và xem mạch.

+ Thiết mạch (bắt mạch ở thốn khẩu): Y học cổ truyền rất coi trọng khám

mạch để chẩn bệnh, nhiều tài liệu ghi lại việc khám rất tỉ mỉ, hiện nay được chia ra

hai mươi tám loại mạch khác nhau thường được sử dụng trong lâm sàng.

+ Phương pháp khám bệnh: thường được thao tác ở chỗ đập của động mạch

quay trên mặt trước khớp cổ tay của người bệnh (được gọi là mạch thốn khẩu), động

mạch này được chia làm ba phần (bộ), bộ thốn, bộ quan và bộ xích. Bộ quan ở

ngang mỏm châm xương quay, trên bộ quan là bộ xích, dưới bộ quan là bộ thốn.

Page 98: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

98

Trước khi khám mạch phải yêu cầu bệnh nhân thư thái tinh thần yên tĩnh, nếu vừa

sau hoạt động, lao động nặng phải nghỉ ngơi rồi mới khám mạch. Khi chẩn mạch tay

bệnh nhân ở tư thế ngửa thoải mái, bàn tay duỗi, thầy thuốc lần lượt đặt ngón tay

giữa vào bộ quan, sau đó đặt ngón tay chỏ vào bộ thốn, và ngón tay nhẫn (ngón vô

danh) vào bộ xích, khoảng cách của ba ngón tay phải linh hoạt, nếu người bệnh cao

to, khoảng cách của ba ngón tay phải xa hơn với người thấp bé. Thốn khẩu của bệnh

nhi mạch ngắn nên cả ba bộ chỉ có thể dùng một ngón cái đặt ở bộ quan, còn bên

phải, bên trái để đánh giá bộ thốn và bộ xích (cũng chỉ dùng một ngón cái), nếu

bệnh nhi trên 8 tuổi, có thể thích hợp chẩn mạch (một ngón tay cái dùng cho cả ba

bộ). Khi chẩn mạch quan trọng là lực ấn của các ngón tay, phải khám ở ba động tác

(tam cử) sơ án để các ngón tay tiếp xúc với mặt da, trung án là ấn nhẹ, trọng án là ấn

mạnh sát xương quay. Sau khi khám mạch chung ở ba động tác (tam cử) thì xem vi

khán từng bộ mạch, y sinh phải tập trung vào cảm giác tinh tế ở các đầu ngón tay, từ

các đầu ngón tay biết được sóng mạch nổi chìm (phù, trầm), mạch yếu vơi đầy. Do

ba bộ thốn quan xích có giá trị chẩn mạch tương ứng với các tạng phủ khác nhau và

khác nhau cả bên phải bên trái. Mạch bên trái (bên tả) thứ tự ba bộ thốn quan xích là

tương ứng với tạng tâm, can, thận, còn bên mạch phải thứ tự ba bộ thốn quan xích là

tương ứng với ba tạng phế, tỳ và mệnh môn hỏa. Người xưa cho rằng gợn sóng khí

huyết, nó có thể đánh giá trung thành hoạt động của tạng phủ (do tạng phủ có tương

quan biểu lý với nhau).

- Đặc điểm của mạch và chủ bệnh của mạch: trong phần này sẽ giới thiệu

những hình mạch thường gặp trên lâm sàng, đặc điểm của hình mạch về tần số

nhanh chậm, biên độ mạch cao thấp, sóng mạch mạnh hay yếu, hình thái mạch to

hay nhỏ… bình thường tần số mạch đều đặn 4 - 5 lần trong một nhịp thở (nhất tức)

gần tương đương với 72 - 80 lần trong một phút, không phù, không trầm, không

nhỏ, đều đều hoà hoãn gọi là mạch hoãn, nhưng nếu khí huyết có thấp trở ngại cũng

có thể thấy mạch hoãn, cũng có thể thấy mạch hoãn kèm theo phù, hoãn kèm theo

trầm, hoãn kèm theo đại hoặc tiểu đó là mạch bệnh lý.

- Mạch phù và mạch trầm: là hai chỗ mạch cao thấp tương phản, mạch phù là

mạch nổi cao, để tay tiếp xúc với mặt da đã thấy mạch đập rõ, dùng lực tay ấn mạnh

thấy sóng mạch giảm yếu, mạch trầm là mạch chìm sâu, để tay tiếp xúc mặt da

không thấy mạch đập, ấn nhẹ cũng không thấy mạch đập, phải ấn mạnh mới thấy rõ

mạch đập.

- Biểu hiện bệnh lý của mạch phù: bệnh thuộc biểu chứng, mạch phù mà có

lực là biểu thực, phù mà không có lực là biểu hư. Nếu như bệnh ngoại cảm mà sợ

lạnh, phát sốt không có mồ hôi, mạch phù khẩn là chứng biểu thực hàn, còn bệnh

ngoại cảm phát sốt có mồ hôi, sợ gió, mạch phù nhược là chứng biểu hư hàn, với

những bệnh nhân có thể chất hư nhược, khi bị bệnh ngoại cảm mạch thường không

phù. Thời kỳ đầu của các bệnh truyền nhiễm cấp tính thường có mạch phù.

Biểu hiện bệnh lý của mạch trầm: bệnh thuộc lý chứng, trầm mà có lực là lý

thực, trầm mà có lực là lý hư, nếu ho (khái thấu) vô lực, đàm lỏng trắng, khí đoản,

sắc mặt trắng, ăn ít, gầy gò, mạch trầm nhược là phế khí hư thuộc về chứng khí hư.

Mạch trì và mạch sác: đặc điểm hai loại trì và sác là hai loại mạch nhanh

chậm tương phản; mạch trì nhất tức (một lần thở) có ba lần mạch đập “nhất tức là

tam lai thị mạch trì” tương đương với mỗi phút 90 lần trở lên.

Page 99: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

99

Biểu hiện bệnh lý của mạch trì: là chứng hàn, phù mà trì là biểu hàn, trầm mà

trì là lý hàn, trì mà có lực là thực chứng, vô lực là hư hàn thuộc về lý chứng.

+ Biểu hiện bệnh lý của mạch sác: là chứng nhiệt, sác mà có lực là dương

thịnh, sác mà có lực là âm hư nội nhiệt, nếu như mặt đỏ, họng khô, tâm trạng phiền

nhiệt, mạch sác có lực là tâm hoả vượng thuộc chứng dương thịnh. Mồm lở loét,

sưng đau, ăn không tiêu, mạch tế sác là vị âm hư, hư hoả thượng viêm thuộc hư

nhiệt.

Mạch hư và mạch thực: đặc điểm mạch hư và mạch thực là hai loại mạch có

lực đập mạnh yếu tương phản.

Mạch hư là mạch phù, cả trung, trọng án đều vô lực, mạch thực là phù, trung,

trọng án đều có lực. Mạch hư chủ bệnh khí huyết đều hư, mạch hư phù là thương

thử.

Mạch thực chủ bệnh chứng thực, sốt cao, trằn trọc không yên, đại tiện bí kết,

mạch thực mà hoạt là ngoan đàm ngưng kết tụ, thực mà huyền là can khí uất kết.

- Mạch hoạt và mạch sáp: là hai trạng thái mạch tương phản.

Mạch hoạt là sóng mạch đi lại lưu lợi dưới tay có cảm giác như hạt trâu lăn,

mạch sáp là mạch đi lại sáp trệ (dung lai nhi mạt tức lai, dung khí nhi mạch tức khứ)

nghĩa là sóng mạch muốn tới lại không tới cùng, muốn đi mà không đi hết; ứng với

điện tâm đồ mạch sóng có hiện tượng dẫn truyền bị trở lại, mạch đồ cũng có biểu

hiện to nhỏ không đều.

Mạch hoạt thường gặp trong chứng đàm thấp, nếu như tiếng ho khàn, đàm

nhiều trắng, dễ khạc, tức ngực, ăn kém, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt đó là chứng

đàm thấp khái thấu, khi có thai thường thấy mạch hoạt.

Mạch sáp thường gặp trong thiếu máu, khí trệ huyết ứ.

Mạch hồng và mạch tế: đặc điểm mạch tượng, mạch hồng và mạch tế là hai

loại mạch tượng to, nhỏ và mạch yếu tương phản nhau.

+ Mạch hồng: mạch to, sóng mạch mạnh, cuồn cuộn như hồng thủy phù và

đập rõ; mạch tế là mạch nhỏ như sợi dây, lực mạch không mạnh, khi ấn nặng tay

(trọng án) mới thấy mạch đập.

Mạch hồng thường gặp trong trạng thái nhiệt thịnh, nếu như bệnh ôn nhiệt

phần khí có mạch hồng đại nhiệt thịnh, sốt cao, phiền khát, đại hãn, mạch hồng đại,

như vậy mạch hồng đại thường gặp trong chứng nhiệt thịnh. Nhiệt thịnh thương âm,

khi âm hư ở trong thì dương phù ở ngoài cũng có thể thấy mạch hồng. Ở thời kỳ

toàn phát của các bệnh truyền nhiễm thường thấy mạch hồng.

Mạch tế thường gặp trong hư chứng hư lao, suy nhược cơ thể , phần nhiều

thấy mạch tế hoặc khi thấp khí ở dưới, khi thấp tà trở ngại mạch đạo cũng có thể

thấy mạch tế, như vậy mạch tế cũng có thể thấy trong thực chứng. Ví dụ: sắc mặt

trắng bủng, môi lưỡi trắng nhợt, đầu choáng mắt hoa, tâm quí thấy mạch tế là huyết

hư. Khi đại tiện có nhầy mũi, mệt mỏi, ăn kém, bụng trướng, tứ chi không ấm, mạch

đa phần là huyền tế mà hoãn thường gặp trong hàn thấp ly tật, bệnh thuộc thực

chứng.

Page 100: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

100

- Mạch huyền và mạch khẩn: có đặc điểm giống nhau, sóng mạch liền một

mạch ở cả ba bộ thốn quan xích, cảm giác dưới ba đầu ngón tay sóng mạch đi khẩn

trương, khác nhau là mạch huyền thấy căng khi ấn, mạch khẩn khi ấn không căng,

lực mạch khẩn cấp cảm thấy có lực ở dưới tay, lực của mạch huyền không cương

cấp như của mạch khẩn, trên hình mạch đồ mạch khẩn có sóng mạch cao hơn, to

hơn mạch huyền.

Mạch khẩn thường gặp ở chứng hàn, chứng đau, khi ngoại cảm phong hàn

thấy mạch phù khẩn, khi lý hàn có mạch trầm khẩn, ví dụ: trong chứng hàn tý (thống

tý), các khớp của chi thể đau mỏi dữ dội, đau cố định khi thấy sốt đau giảm, đa phần

thấy mạch huyền khẩn.

Mạch huyền thường gặp trong chứng thống (đau), phong chứng ngược tật và

đàm ẩm, âm hư dương vượng đa phần thấy mạch huyền, ví dụ: trong chứng cao

huyết áp (can dương thiên vượng) thường là mạch huyền có lực, nhóm can âm bất

túc thường là mạch huyền tế, trong chứng can vị bất hòa thường thấy mạch huyền,

trong các bệnh về gan, loét hành tá tràng, viêm túi mật, kinh nguyệt không đều, ung

thư cổ tử cung, bệnh thuộc tạng thận đều có thể thấy mạch huyền.

+ Ở trên đã nếu 12 loại mạch thường gặp trên lâm sàng, sau đây là một số

loại mạch ít gặp trên lâm sàng:

- Mạch súc là mạch hoà hoãn, không có qui luật, đôi lúc hẫng nhịp, không

đều, chủ mạch của chứng thực nhiệt, khí trệ huyết ứ.

- Mạch kết là mạch hoà hoãn, không có qui luật, đôi khi không đều, có nhịp

hẫng chủ mạch của chứng âm thịnh, khí kết, hàn đàm huyết ứ.

- Mạch đại là mạch nhanh chậm như thường nhưng tự ngừng có qui luật, đập

lại sau khi ngừng nhịp, chủ mạch của chứng tạng khí suy vi hoặc do kinh sợ, chấn

thương, ngoài ra các chứng nôn, ỉa lỏng nhiều cũng có thể thấy mạch đại.

Ba loại mạch súc, kết, đại có thể thấy các loại bệnh ở tạng tâm, ví dụ: trong

thấp tim, hẹp ống thông động mạch, thiếu máu tâm cơ.

- Mạch nhu là mạch phù nhỏ mà mềm, ấn nhẹ thấy mạch đập mềm như màng

nước, ấn mạnh thì thấy mất mạch. Mạch nhu chủ bệnh của chứng thấp, chứng hư, ví

dụ: thủy thũng và khí huyết đều hư nhược.

- Mạch nhược là mạch trầm nhỏ mà mềm, chủ bệnh của chứng khí huyết bất túc.

- Mạch vi là mạch rất nhỏ, rất mềm, như có, như không có mạch, khó đếm, chủ

bệnh của chứng đại hư, các triệu chứng nguy kịch, bệnh nặng lâu ngày.

- Mạch to (đại) mạch có hình to hơn bình thường, nhưng sóng mạch không

căng, không trào dâng như mạch hồng, chủ bệnh của chứng tà thịnh, mạch to mà

không có lực là chứng hư.

- Mạch khâu là mạch phù đại mà rỗng, sờ mạch chỉ thấy thành mạch, không thấy

sóng mạch ở giữa như ấn vào dọc hành, chủ bệnh của chứng mất máu nhiều, thiếu máu.

+ Trên lâm sàng thường đa phần là kiêm mạch còn ít thấy đơn thuần một loại

mạch. Qua thực tế thường chia làm ba loại sau đây.

- Loại mạch thứ nhất: xuất hiện đơn thuần một loại mạch, còn loại mạch thứ

hai và ba là kiêm mạch.

Page 101: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

101

- Mạch kiêm thường thấy: mạch phù sác, phù hoãn, phù khẩn, trầm trì, trầm

huyền, trầm tế, huyền tế, tế sác, hoạt sác, huyền tế sác…chủ bệnh của mạch kiêm

tương ứng với các loại mạch tổng hợp chủ bệnh.

Mạch trầm thể hiện bệnh ở lý, mạch trì chủ hàn, nếu trầm đi với trì là lý hàn.

Mạch tượng xuất hiện đơn độc ở một số phần khi bị bệnh. Ví dụ: đau đầu

thấy bộ thốn mạch phù…

Trong quan hệ giữa mạch và bệnh có thể thấy bệnh nào mạch ấy, nhưng cũng

có thể thấy nhiều loại mạch khác nhau ở một bệnh, ví dụ: mạch huyền chủ về đau,

về phong, về ngược tật còn chứng hàn thường thể hiện mạch trì hoặc mạch khẩn.

+ Những điểm cần chú ý khi chẩn mạch cụ thể:

Biểu hiện mạch bình thường: mạch hoãn là một nhịp thở có 4 - 5 lần mạch

đập, không phù, không trầm, đều đều hoà hoãn, tuy nhiên do ảnh hưởng hoàn cảnh

bên ngoài với bên trong của từng cơ thể có thấy một số biến đổi sinh lý: sau khi ăn

mạch có lực hơn, sau khi vận động mạnh mạch thường hồng sác hoặc sau uống rượu

mạnh phần nhiều là sác, lao động mạch đại có lực, vận động viên thể thao thường có

mạch trì, thường có tới 50% người bình thường mạch thiên về trầm tế, và một số

người có mạch phù đại. Phụ nữ thường có mạch hơi tế nhược, khi hành kinh thường

mạch ở bộ quan bên trái hồng hoặc trì, mạch trẻ con thường nhanh, ở trẻ 5 tuổi trở

xuống một nhịp thở có thể tới 6 lần mạch đập cũng là bình thường. Mạch người già

thường cứng chắc hơn (xơ), một số người do vị trí giải phẫu bẩm sinh, động mạch

quay không ở trong rãnh quay mà ở phía sau ngoài gọi là “mạch phản quan” cũng là

bình thường.

+ Người xưa thường có ba căn cứ để phân biệt giữa mạch bình thường và

mạch bệnh lý đó là “vị, thần, căn”.

- Mạch không phù, không trầm, đều đều hoà hoãn là vị khí tốt (hay là có bị

khí).

- Sóng mạch đến nhu hoà, bên trong có lực là mạch có thần.

- Khám mạch ở cử trầm (ấn các ngón tay sát xương) mạch vẫn đập rõ là vì

mạch hữu căn (có rễ).

Thường mạch hữu căn, hữu vị, hữu thần là mạch tốt, con người khoẻ mạnh,

khi bệnh nghiêm trọng hoặc sau bệnh thoái lui cũng thường phải dựa vào ba loại căn

cứ này để suy đoán và tiên lượng tốt hay không tốt.

+ Hai mươi tám loại mạch là trải qua quá trình nghiên cứu tổng kết kinh

nghiệm thực tiễn của Y học cổ truyền phương đông nói chung và Y học dân tộc Việt

Nam nói riêng, trong khi ứng dụng vào chẩn trị có thể tóm lược trên các mặt sau

đây:

- Về đại thể đều có quan niệm giống nhau, mạch thường là do các yếu tố: vị

trí, tần số, nhịp, cường độ, biên độ, hình thái quyết định, nói chung vị trí mạch đập

nông hay sâu có thể liên hệ phù hay trầm, từ tần số nhịp đập của mạch có thể liên hệ

với hư, thực, từ hình thái mạch đập có thể liên hệ với mạch huyền, hồng, hoạt, vi,

sáp, từ nhịp đập của mạch đều hay hẫng nhịp không đều có thể liên hệ với mạch súc,

mạch kết, mạch đại…

Page 102: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

102

- Đối chiếu mạch với bát cương trên đại thể có thể xếp tương ứng:

Mạch phù là biểu chứng, mạch trầm là lý chứng.

Mạch sác là nhiệt chứng, mạch trì là hàn chứng.

Mạch có lực là thực chứng, mạch vô lực là hư chứng.

Thông qua phân tích sáu loại mạch trên có thể kết luận tình hình mạch yếu xu

thế chung của chính khí và tà khí, đưa đến tổng cương “âm dương”.

- Đối chiếu giữa mạch với chứng bệnh tương ứng, có thể khái quát quy luật

chung là mạch và chứng là tương hợp, chứng nào có mạch ấy, tuy nhiên có một số ít

trường hợp không tương ứng giữa mạch tượng và triệu chứng bệnh. Như vậy, việc

bỏ mạch lấy chứng, hay bỏ chứng lấy mạch cần phải dựa trên cơ sở phân tích toàn

diện những yếu tố chính quyết định trong chẩn đoán.

Liên hệ với Y học hiện đại, còn một số vấn đề chưa phù hợp, ví dụ: như bệnh

viêm ruột thừa triệu chứng thực thể về cơ bản đã hết nhưng mạch vẫn sác (nhanh).

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

1. Về mặt sử dụng thuốc.

Thường vận dụng quan hệ biểu lý, quan hệ sinh khắc giữa tạng và phủ thành

nguyên tắc bổ tả trong trị liệu.

1.1. Phải biết phối hợp giữa âm và dương:

Khi thận dương cang thịnh, thận âm bất túc xuất hiện hội chứng dương

vượng, điều trị thường dùng đại bổ thận âm (ví dụ: dùng lục vị địa hoàng hoàn để tư

thận thủy mà chế ước thận dương) gọi là hiệp pháp, làm cho thận thủy đầy đủ thì

chứng thận hoả cang thịnh sẽ tự biến mất (tiêu trừ). Cách chữa như vậy gọi là

“tráng thủy chế hoả”. Trái lại nếu thận âm quá thịnh, thận dương hư suy sẽ xuất hiện

chứng âm hàn, điều trị thường dùng đại bổ thận dương (ví dụ: dùng kim quĩ thận khí

hoàn để ích thận dương để tiêu âm uế) cũng gọi là hiệp pháp làm cho thận dương

đầy đủ thì triệu chứng âm hàn tự tiêu trừ, pháp chữa này gọi là “ích hoả tiêu âm”.

Đó là cách nhìn chỉnh thể của y lý cổ truyền.

1.2. Bổ tả gián tiếp:

Khi một tạng nào đó bị bệnh, có thể tả tạng con của nó để điều trị bệnh của

tạng mẹ, thường gọi phương pháp điều trị này là “thực tắc tả con - thực tắc tả kỳ tử”.

Ví dụ: can dương thượng cang, can uất hóa hoả; mặt đỏ, đau đầu, cáu gắt, nóng nảy,

tâm phiền bất miên, khi điều trị ngoài việc phải bình can tiềm dương còn có thể

dùng hiệp điều tả tâm hỏa, thường chữa như vậy sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

Bổ tả gián tiếp còn có thể vận dụng khi một tạng nào đó hư nhược, ngoài việc

bổ ích tạng đó còn xuất phát từ quan điểm chỉnh thể mà bổ ích một tạng khác có

quan hệ mật thiết với nó, nguyên tắc điều trị này thường được gọi là “hư tắc bổ kỳ

Page 103: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

103

mẫu”. Ví dụ: bệnh nhân bị phế lao nếu lâu ngày không khỏi, điều trị có thể bổ tỳ ích

phế cũng chính là hiệp pháp bồi thổ sinh kim.

1.3. Biểu lý hỗ trị:

Giữa tạng và phủ có quan hệ biểu lý nhất định. Nếu như biểu lý đồng bệnh có

thể sử dụng phương pháp hiệp điều biểu lý hỗ trị. Ví dụ: chứng lý nhiệt, đại tiện táo

kết dẫn đến khí tụ tắc nhưng vì phế có quan hệ biểu lý với đại tràng, vì vậy dùng bài

thuốc “lương cách tán” dụng ý lấy tả hỏa ở đại trường mà thanh phế khí.

Nếu như tâm đa nhiệt vụ tiểu trường; miệng lưỡi sinh nhọt, tiểu tiện ngắn đỏ,

sáp đan, vì tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý, vì vậy thường dùng “đạo xích tán”

để thanh tâm hỏa mà tả được nhiệt ở tiểu trường.

1.4. Dựa vào ngũ tạng để điều trị bệnh ngũ quan:

Ngũ tạng và ngũ quan có quan hệ mật thiết, ngũ quan có bệnh có thể lấy ngũ

tạng để điều trị.

- Ví dụ: bệnh mắt thực chứng có thể dùng phương thuốc thanh can, chứng hư

có thể dùng phương thuốc bổ can. Miệng lưỡi sinh nhọt có thể dùng thuốc thanh tâm

hoả để điều trị.

2. Dùng châm cứu điều trị.

Y học cổ truyền thường xuất phát từ quan niệm chỉnh thể, vận dụng nguyên

tắc chọn phương huyệt (ví dụ: thượng bệnh hạ thủ) trị can dương khang thịnh nhóm

cao huyết áp thường chọn dũng tuyền hoặc thái xung, trái lại hạ bệnh thượng thủ (trị

thoát giang thường cứu bách hội), tứ tả trị hữu và tứ hữu trị tả, phối hợp du mộ,

nguyên lạc là biểu lý phối ngũ trước, sau, thượng hạ và tả hữu phối ngũ.

3. Coi trọng nguyên nhân sinh bệnh, xử lý chính xác giữa quan hệ chính

với tà.

Theo phép duy vật biện chứng tự phát của Y học cổ truyền cho rằng “ngoại

nhân là điều kiện biến hóa, nội nhân là căn cứ gốc rễ của sự biến hóa, ngoại nhân

thông qua nội nhân để phát huy tác hại cho cơ thể”. Quá trình bệnh tật của cơ thể

người thực tế là quá trình đấu tranh giữa hai mặt luôn luôn mâu thuẫn. Sức đề kháng

của cơ thể hay còn gọi là chính khí (yếu tố nội nhân) với nhân tố gây bệnh (tà khí),

yếu tố ngoại nhân.

Bài thuốc lương cách tán: đại hoàng 20 lượng, mang tiêu 20 lượng, cam thảo 20

lượng, chi tử 10 lượng, hoàng cầm 10 lượng, lá bạc hà 10 lượng, liên kiều 40 lượng. Mỗi

lần uống 10 - 20g, ngày một đến hai lần có thể gia trúc diệp 16g và mật ong cùng uống.

Bài thuốc đạo xích tán: sinh địa, mộc thông, cam thảo, trúc diệp.

Điều trị bệnh tức là thông qua nghệ thuật, thủ pháp sử dụng thuốc giúp đỡ

(hỗ trợ) cơ thể để chiến thắng bệnh tật, giải quyết mâu thuẫn, hồi phục sức khoẻ, vì

vậy công tác điều trị lâm sàng trước hết và trên hết phải chú trọng yếu tố nội nhân,

thừa nhận trạng thái tinh thần là yếu tố quan trọng, tinh thần phấn chấn vui vẻ thì

phát huy được tính tích cực bên trong cơ thể (chính khí), đó chính là quan hệ biện

chứng giữa “chính” với “tà”.

Về mặt điều trị, mục tiêu căn bản của Y học cổ truyền là ở chỗ làm cải biến

tương quan giữa chính khí và tà khí, thúc đẩy chuyển hóa bệnh theo hướng khỏi

Page 104: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

104

bệnh. Các loại thủ thuật thủ pháp sử dụng thay đổi trong điều trị tuy phong phú đa

dạng nhưng đều không ngoài mục đích có tính nguyên tắc là “phù chính khứ tà”.

Nguyên tắc chung trong điều trị được khái quát trên mấy điểm sau đây.

3.1. Phù chính để khứ tà:

Là vận dụng thuốc, dinh dưỡng, rèn luyện cơ thể, dưỡng sinh nhằm giúp đỡ

chính khí, tăng cường thể chất nâng cao sức đề kháng cơ thể để tự nó trừ đuổi tà khí,

giúp cho cơ thể khôi phục sức khoẻ chiến thắng tà khí, vận dụng nguyên tắc như thế

gọi là “lấy phù chính để khứ tà”, tuy nhiên trên lâm sàng phải linh hoạt vận dụng ở

chỗ chính khí hư là chính, phân tích tỉ mỉ cụ thể sử dụng các loại thuốc bổ ích; trợ

dương, tư âm hay ích khí, bổ khí.

3.2. Khứ tà để phù chính:

Vận dụng mọi thủ thuật, thủ pháp châm cứu, chườm xoa để trừ tà. Mục đích

để trừ tà phù chính, thích hợp với thể bệnh tà thịnh, chính khí hư. Vì chính hư, tà

thịnh là mâu thuẫn chủ yếu, trên lâm sàng có thể căn cứ vào bệnh tình cụ thể chọn

dụng pháp hãn (khi tà ở biểu), thổ pháp khí tà (ở lý, ở trên), hạ pháp nếu tà ở lý ở

dưới và hoà pháp nếu tà bán lý, bán biểu, ôn pháp nếu là hàn chứng, thanh pháp nếu

là nhiệt chứng, tiêu pháp nếu là tà khí tích tụ thực chứng phối hợp với bổ pháp là

những phương pháp điều trị cơ bản trong nguyên tắc điều trị đông y.

3.3. Công bổ kiêm trị (công bổ kiêm dùng):

Vì bệnh tình phức tạp, quan hệ giữa tà chính biến hóa muôn vẻ, vì vậy trong

điều trị phải kết hợp giữa biện chứng chặt chẽ cả hai mặt phù chính, khứ tà, khứ tà

để phù chính và phù chính để khứ tà phù hợp với sự biến hóa không ngừng của bệnh

tật. Xác định chính xác phương châm điều trị; nếu như tà thịnh, chính suy thì tà thực

là chính, tất nhiên phải nhấn mạnh khứ tà nhưng cũng phải thêm thuốc phù chính

hoặc bệnh diễn biến kéo dài. Do tà tồn tại làm chính khí hư suy hoặc đại hư phải chú

trọng phù chính nhưng cũng phải thêm thuốc trừ tà. Ngoài ra còn tùy theo diễn biến

của bệnh mà vận dụng trước bổ sau công, trước công sau bổ hoặc phải vận dụng

nguyên tắc thanh ôn tiên bổ phối hợp.

Page 105: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

105

4. Nguyên tắc điều trị cơ bản là tiêu bản, hoãn cấp, chính trị và phản trị.

4.1. Tiêu bản hoãn cấp:

+ Tiêu và bản là một khái niệm tương đối chỉ rõ hai mặt quan hệ chủ thứ

(mâu thuẫn luôn luôn song song tồn tại) trên một bệnh hoặc một chứng bệnh.

- Về quan hệ giữa chính và tà có thể nói chính khí của cơ thể là bản, ngoại

nhân là tiêu.

+ Cấp tắc trị kỳ tiêu: trong quá trình bệnh tật, xuất hiện các triệu chứng nặng

lên, nếu không xử lý khẩn cấp sẽ ảnh hưởng đến sự an nguy của người bệnh nên

phải lấy trị tiêu làm trọng để cứu bệnh nhân ra khỏi tình trạng cấp cứu. Ví dụ: trong

xơ gan ngạnh kết phúc thủy; bệnh nhân khó thở do lượng dịch cổ trướng nhiều,

không nằm co được, vật vã, nhị tiện đều bí, không thể nhấn mạnh dưỡng can sơ can

mà phải nhấn mạnh công hạ, giải trừ phúc thủy, giải quyết chứng tiêu sau đó mới trị

bản.

+ Hoãn tắc trị kỳ bản: nhìn chung điều trị phải thường xuyên chú ý đến điều

trị bản chất của bệnh. ví dụ: trong lao phổi, khái thấu là tiêu, âm hư là bản, khi điều

trị không phải chỉ chú ý đến chỉ khái trừ đàm để trị tiêu mà quan trọng là trị bản phải

tư âm nhuận phế, chỉ có nâng cao sức đề kháng cơ thể mới điều trị khỏi bệnh lao.

+ Tiêu bản kiêm trị: trong giai đoạn cả triệu chứng tiêu bản đều khẩn cấp

phải vận dụng tiêu bản cùng trị. Ví dụ: bệnh nhân khái thấu, tức ngực, đau lưng, đái

ít, toàn thân phù thũng (viêm thận cấp tính), bản chất của bệnh là thận hư thủy

phiếm, triệu chứng tiêu của bệnh là phong hàn phạm phế, cả hai đều cấp, như vậy

một mặt phải phát hãn giải biểu, một mặt phải lợi niệu, tiêu phù, đó là biểu lý song

giải.

4.2. Chính trị và phản trị:

+ Chính trị còn gọi là nghịch trị hay ngược trị tức là lấy thuốc ấm nóng chữa

chứng hàn, thuốc mát lạnh chữa chứng nhiệt, lấy bổ pháp trị chứng hư, tả pháp trị

chứng thực, đó là nguyên tắc điều trị thông thường trên lâm sàng.

+ Phản trị còn gọi là tòng trị tức là thuốc điều trị bề ngoài là thuận theo triệu

chứng nhưng trên thực tế là vận dụng nguyên tắc điều trị bản chất của bệnh. Ví dụ:

điều trị chứng “tâm hạ bĩ mãn” dùng thuốc tiêu đạo hành khí. Nói chung nếu như

bản chất bệnh là do hư phải bổ khí “hữu nhân, hữu dụng” “nhân có, dụng có”. Ví

dụ: điều trị tiết tả; mục đích là chỉ tả phải dùng thuốc thu liễm cố sáp nhưng bản chất

phải trị là thanh nhiệt đạo trệ dùng thuốc trị thấp nhiệt (bệnh do thấp nhiệt gây nên)

như thế gọi là “thông nhân thông dụng”. Hoặc điều trị chứng chân hàn giả nhiệt của

chứng lý hàn biểu nhiệt, tất phải dùng thuốc ôn nhiệt để điều trị chân hàn của bệnh,

như vậy gọi là “nhiệt nhân, nhiệt dụng” hoặc gọi là nhiệt trị nhiệt. Trong điều trị

chứng lý nhiệt quyết nghịch, chứng nhân nhiệt giả hàn, tứ chi giá lạnh phải dùng

thuốc hàn lương để điều trị chứng nhân nhiệt của bệnh, như vậy gọi là “nhân hàn,

dụng hàn” hoặc gọi là lấy hàn trị hàn. Ngoài ra, khi dùng pháp chính trị để trị chứng

đại hàn hoặc đại nhiệt, có khi sau khi uống thuốc vào gây buồn nôn và nôn ra thuốc

(gọi là cách cự) nên thường trong thuốc đại hàn dùng một ít lượng thuốc ôn ấm hoặc

Page 106: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

106

uống thuốc khi còn ấm nóng. Trái lại dùng thuốc đại ôn nên cho một ít thuốc mát

hoặc là phải để nguội mới uống, như thế sẽ không có hiện tượng buồn nôn hoặc nôn

(cách cự) và hiệu quả điều trị được tăng cường.

5. Quan hệ giữa phân tích cụ thể, tình hình cụ thể, kết hợp tính nguyên

tắc và tính linh hoạt với xử lý chính xác.

5.1. Phải xem xét nhân, địa, thời:

Biến hóa khí hậu bốn mùa có ảnh hưởng nhất định đến cơ thể. Mùa hạ cơ thể

hay bộc lộ để tránh nóng, ngày đông thường cơ phu kín đáo, nên cũng là cảm mạo

phong hàn nhưng mùa hè không nên dùng cay ôn thái quá dễ ra nhiều mồ hôi dẫn

đến biểu hư, thương tân hóa táo. Mùa đông có thể dùng thuốc cay ấm mạnh, để cho

tà bệnh ra theo đường mồ hôi, gọi là “thời nhân tuyên chế”. Ở nước ta, phía Bắc hàn

khi ngoại cảm phải dùng thuốc cay ấm nhiều hơn ở phía Nam, trái lại ở phía Nam

thường ấm nóng đa phần nhiệt, khi cảm mạo phải dùng thuốc tân lương nhiều hơn.

Người bệnh có tuổi giới tính, thể chất khác nhau. Phụ nữ liên quan nhiều đến kinh

đới, thai sản, khi bị bệnh diễn biến phức tạp. Bệnh nhi có tạng phủ non nớt dễ

chuyển biến hư thực, hàn nhiệt hoặc do yếu tố bản tạng thiên thắng, có người thiên

nhiệt, thiên hàn, thiên thấp. Phải tùy đối tượng mà chọn thuốc và liều lượng của

thuốc cho thích hợp với từng đối tượng mới thu được hiệu quả điều trị cao.

5.2. Đồng bệnh dị trị:

Tuy quy luật bệnh giống nhau nhưng phân loại cụ thể khác nhau, trên nguyên tắc

điều trị phải phân biệt chi tiết. Ví dụ: cũng là hen (háo suyễn) nhưng hen hàn phải dùng

thuốc tính ôn ấm, hen nhiệt phải dùng thuốc có tính mát. Bệnh khác nhau tuy có tính đặc

thù nhưng giữa chúng có cùng tính chất nên trên nguyên tắc điều trị có thể quy nạp làm

một. “Tán giả thu chi, ức giả tán chi”, “táo giả nhuận chi, cáp giả hoãn chi, kiên giả nhuyễn

chi… ”Ví dụ: sa dạ dày, tử cung, trực tràng sa thuận… tất cả đều do trung khí hạ hãm, về

nguyên tắc đều giống nhau là bổ khí thăng đề đó là dị bệnh đồng trị. Còn như ách nghịch

nôn mửa, khái thấu khí suyễn đều do chứng khí nghịch mà dẫn đến nên có thể dùng

phương thuốc giáng khí giống nhau.

Kết luận:

Về nguyên tắc điều trị của Y học cổ truyền xưa và nay đều nhất quán phải

trên tinh thần cơ bản của phép biện chứng, điều chỉnh chỉnh thể, vận dụng triệt để

những quy luật phạm trù âm dương, thuộc tính ngũ hành, vận dụng nguyên tắc bổ tả

gián tiếp kết hợp biểu lý với ngũ tạng, ngũ quan. Nguyên tắc bao trùm là phù chính,

khứ tà, khứ tà để phù chính và công bổ kiêm trị. Nắm vững mâu thuẫn chủ yếu, vận

dụng linh hoạt nguyên tắc “cấp tắc trị kỳ tiêu, hoãn tắc trị kỳ bản”, tắc trị kỳ tiêu,

hoãn tắc trị kỳ bản, tiêu bản kiêm trị, chính trị và phản trị. Chú ý: vận dụng dị bệnh

đồng trị, đồng bệnh dị trị và nguyên tắc thời nhân địa, nhằm địa chỉ đạo tốt công tác

điều trị thực tiễn trên lâm sàng bệnh.

Page 107: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

107

Chương I

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM - THUỐC GIẢI

BIỂU THANH NHIỆT TẢ HẠ

ĐẠI CƯƠNG THUỐC NAM

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa.

Thuốc Y học cổ truyền (gọi là dược vật) là những vật liệu có nguồn gốc thực

vật, khoáng vật và động vật dùng để làm thuốc đã được văn bản hoá hoặc truyền đạt

theo gia truyền và dân gian.

+ Thực vật (thảo mộc):

- Thân gỗ: tô mộc, đỗ trọng, hoàng bá.

- Thân thảo: mã tiên thảo (cỏ roi ngựa), mần trầu, lưỡi rắn, hàm ếch.

- Dây leo: hà thủ ô, dây đau xương.

+ Khoáng vật:

- Quặng: mật đà tăng, khô phàn, duyên đơn, hàn the, chu sa, thần sa.

- Kim loại.

+ Động vật (con thuốc): thuỷ điệt, ngô công, toàn yết, thuyền thoái… được

văn bản hoá ở Việt Nam chính thức có văn bản hoá thuốc Y học cổ truyền từ năm

1960, sau được thể chế hoá bằng pháp luật.

1.2. Tính năng của thuốc thảo mộc:

Nói tính năng tức là nói đến tính chất công năng tác dụng của dược vật bao

gồm trong tứ khí, ngũ vị, thăng lên, giáng xuống, phù trầm và thuốc có độc hay

không độc, tác dụng ưu tiên của nó.

1.2.1. Tứ khí:

Tứ khí là tính năng cơ bản của dược vật, tính vị của thuốc thường dựa vào vị

giác, khứu giác của người để phân biệt. Nhưng chủ yếu là căn cứ vào tổng kết, đánh

giá hiệu quả lâm sàng của thuốc vì vậy để phản ánh khách quan về sự quy kinh của

tính vị dược vật. Trong đó lương và hàn thuộc hàn, ôn và nhiệt được quy về nhiệt.

Page 108: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

108

Ngoài ra còn một số vị thuốc có tính chất bình hoà được gọi là tính bình (ví dụ

không đơn thuần là một tính chất, vì vậy dược vật chỉ có tứ khí chứ không có ngũ

khí. Các vị thuốc hàn lương thường có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, giải độc (chống

viêm, chống nhiễm khuẩn, hạ sốt) dùng để điều trị các chứng nhiệt (dương chứng).

Các vị thuốc có tính ôn nhiệt đa phần có tác dụng tán hàn, cứu nghịch ôn dương

dùng để điều trị các chứng bệnh thuộc hàn (âm chứng). Tuy nhiên các vị thuốc ôn

nhiệt đều có thể phối hợp với các vị thuốc có tính bình hoặc tính hàn trong điều trị.

1.2.2. Ngũ vị là năm loại vị của thuốc:

Cay, ngọt, đắng, chua, mặn, đó là năm vị cơ bản của thuốc được quy loại theo ngũ

hành, ngoài ra còn có loại đạm. Vị của thuốc khác nhau có tác dụng lâm sàng khác nhau.

+ Vị cay thường có tác dụng phát tán (phát triển, tản suất, suất ra) như: ma

hoàng, quế chi hoặc có tác dụng chỉ thống hành khí tức là lưu thông chuyển hoá chất

sinh năng lượng sẽ làm giảm được đau như: mộc hương, sa nhân.

+ Vị ngọt thường được dùng trong bổ dưỡng, hoà hoãn, giảm đau, chống mệt

mỏi, thuốc thường đi vào kinh tỳ và tạng tỳ, ngoài ra còn có tác dụng điều hoà các vị

thuốc khác như: cam thảo, nhân sâm (đẳng sâm), hoàng kỳ.

+ Vị chua thường đi vào kinh can hoặc tạng can, các vị thuốc đều có tác dụng

thu liễm, cố sáp, kha tử cầm ỉa chảy (chỉ tả), ngũ vị tử thu liễm cố sáp, kim anh tử,

cố tinh sáp niệu, sơn thù, sơn tra.

+ Vị đắng có tác dụng thanh nhiệt hoặc tả thanh nhiệt, táo thấp như: hoàng

cầm, hoàng bá, hoàng liên, thuốc có vị đắng thường vào tâm kinh.

+ Vị mặn thường có tác dụng nhuyễn kiên tán kết và tư nhuận tiềm giáng

như: huyền sâm, mẫu lệ, quy bản, tặc cốt, hải tảo.

+ Vị đạm thường có tác dụng thấm thấp, lợi niệu như: thông thảo, ý dĩ nhân,

hoạt thạch, trạch tả, phục linh, sa tiền tử.

Ngũ vị của thuốc có liên quan đến ngũ tạng như trên đã nói, các vị thuốc có vị cay

vào phế, ngọt vào tỳ, đắng vào tâm, chua vào can và mặn vào thận.

1.2.3. Thăng giáng phù trầm:

+ Thăng giáng phù trầm là chỉ tác dụng của dược vật sau khi đã uống vào cơ

thể, mỗi loại thuốc, vị thuốc đều phát huy tác dụng khác nhau. Qua thực tiễn lâm

sàng Y học cổ truyền phương Đông đã tổng kết tác dụng của dược vật, thuốc sau khi

uống.

+ Thăng lên, giáng xuống, phát tán và tiết lợi, dựa vào tính chất này của thuốc để

lựa chọn thuốc, điều trị các chứng bệnh ở trên, ở dưới, ở trong, ở ngoài ở nửa thân người

hoặc các triệu chứng bệnh: nghịch lên trên, nôn, nấc, đau đầu, bốc hoả từng cơn, hen

suyễn, chóng mặt, ù tai…), các chứng hạ hãm do khí hư hoặc tỳ hư, hạ hãm là sa các

Page 109: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

109

tạng: sa trực tràng (thoát giang), sa tử cung, âm đạo, sa dạ dày, sa gan, sa lách, thoát vị,

trĩ…

+ Tính thăng phù của thuốc thường có tác dụng thăng dương phát biểu trừ

phong, tán hàn, ôn lý. Trong lâm sàng thường dựa vào tính thăng giáng phù trầm

của thuốc để điều trị các chứng bệnh ở dưới, ở lý và nghịch lên trên, ví dụ: các vị

thuốc được lựa chọn: thạch quyết minh (ốc cửu khổng) có tác dụng tiềm dương, điều

trị can dương thượng nghịch, tô tử giáng khí thang điều trị khí nghịch (hen phế

quản), tô tử sao, tiền hồ, nhục quế, chích thảo, đương quy, hậu phác, bán hạ. Thăng

giáng phù trầm chủ yếu còn phụ thuộc vào khí vị, độ dày mỏng, sự nặng nhẹ của các

vị thuốc.

- Đặc điểm chung thuốc thăng phù thường có vị cay, ngọt và ôn nhiệt, thuốc

trầm giáng đa phần là có vị đắng, chua, mặn, hàn lương, thuốc có tỷ trọng nhẹ

thường thăng lên, thuốc có tỷ trọng nặng thường giáng xuống. Lâm sàng cần phải

chú ý phân biệt khí của khí vị và khí của tứ khí.

Khí vị mỏng sẽ phát tiết (phát hãn và thăng dương), ví dụ: thăng ma, kinh

giới, ma hoàng, sài hồ, cát căn, khương hoạt…

Khí vị dày sẽ phát nhiệt (tán hàn, ôn lý), ví dụ: phụ tử chế, nhục quế, can khương.

Vị dày thường có tác dụng tiết hoả, thanh hoả, tả hạ, ví dụ: đại hoàng, mang tiêu, kinh

giới, hoàng liên, long đờm thảo. Vị mỏng thường có tác dụng thông giáng hạ hành, ví dụ,

phục linh, thông thảo, thược dược, mẫu lệ.

Thăng giáng phù trầm còn liên quan đến tính năng nhẹ của hoa, lá, cành, rễ

của từng loại thuốc. Ví dụ cúc hoa, hà diệp chủ yếu là thăng phù (nếu bệnh nhân

nhức đầu cho cúc hoa đau đầu sẽ nặng lên. Bộ phận hạt, quả, tính chất nặng: tô tử,

chỉ thực, từ thạch phần nhiều là trầm giáng. Ngoài tác dụng chọn lọc, quy kinh có

một số trường hợp ngoại lệ: phức hoa vị thuốc là hoa mà tính giáng nghịch, chỉ khái

(chữa ho), ngưu bàng tử là hạt nhưng lại có tính thăng phù có thể sơ can tiết nhiệt.

Khi bào chế làm biến đổi tính chất của vị thuốc. Tính thăng giáng phù trầm

của dược vật có thể do phối hợp các vị thuốc với nhau hoặc do bào chế để làm biến

đổi các vị thuốc. Nếu thuốc thăng phù nhưng ở trong tập hợp (nhóm thuốc) tiềm

giáng thì thăng phù phải giáng xuống theo và ngược lại. Thuốc vị nhẹ sao rượu sẽ

thăng lên, sao với nước gừng sẽ phát tán, sao với dấm sẽ thu liễm và sao với muối sẽ

tiềm giáng đi xuống…

1.2.4. Quy kinh của thuốc:

Qua kinh nghiệm phong phú trên lâm sàng, Y học cổ truyền đã tổng kết và

rút đúc về tác dụng ưu tiên trên tạng phủ gọi là sự quy kinh của dược vật. Một số vị

thuốc tác dụng đặc thù với bệnh ở tạng hoặc đường kinh nhất định. Ví dụ: khi phế bị

bệnh thường ho long đờm phải dùng thuốc hoá đờm chỉ khái phải quy về phế kinh,

Page 110: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

110

khi tỳ có bệnh, bệnh nhân thường đau bụng, ỉa lỏng, khi dùng thuốc phải chọn thuốc

quy về tỳ kinh. Ví dụ: tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu) thanh phế nhiệt quy về phế kinh,

hạ khô thảo (cây cải trời) thanh can đởm quy về can đởm, thạch cao thanh phế nhiệt

quy về phế, thục địa bổ thận quy về thận kinh, bạch truật bổ tỳ quy về tỳ kinh…

1.2.5. Phối ngũ và cấm kỵ phối ngũ (phối hợp và không phối hợp):

+ Phối hợp thuốc thường dùng 2 - 3 loại thuốc phối hợp nhau, Y học cổ

truyền gọi là phối ngũ. Phối hợp thuốc nhằm tăng cường tác dụng hiệp đồng trong

chứng bệnh phức tạp mà còn hạn chế được tác dụng phụ (phát huy sở trường, khống

chế sở đoản), có những cách phối hợp sau:

- Các thuốc cùng nhóm hoặc khác nhóm khi phối hợp làm tăng sinh tác dụng

hiệp đồng nâng cao hiệu quả điều trị.

Tăng cường tác dụng hiệp đồng: huyền sâm + sinh địa tăng tác dụng tư âm

(cùng nhóm), hoàng bá + thương truật làm tăng tác dụng thanh nhiệt táo thấp (khác

nhóm)

Dùng tác dụng các loại này khi phối hợp khống chế loại thuốc khác làm cho

thuốc biến đỗi tác dụng, phát huy hiệu quả điều trị: sinh khương ức chế tác dụng gây

ngứa của bán hạ và tăng tác dụng tác dụng trừ đàm.

Hoàng liên, nhục quế, một hàn, một nhiệt tạo nên loại thuốc thứ ba đứng giữa

hàn và nhiệt có tác dụng khác hoàn toàn (đó là tác dụng giao thông tâm thận, tác

dụng gây ngủ, an thần tốt)

- Nếu dùng độc vị (một vị) khi tăng liều phát huy tác dụng của thuốc: khi

dùng cam thảo để giải độc, nhân sâm để cứu thoát, bồ công anh để điều trị mụn nhọt

thì cần phải tăng liều cao hơn bình thường.

- Ứng dụng phối hợp trong một bài thuốc: bạch truật, cam thảo trong bài

thuốc tứ quân tử thang (sâm, linh, truật thảo, cam thảo bổ khí, điều hoà, sinh tân, chỉ

khát, tái hấp thu, tuy nhiên bạch truật thì ngược lại)

+ Cấm kỵ phối hợp (không phối hợp thuốc):

- Y học cổ truyền dụng dược cấm kỵ phối hợp không quá nghiêm ngặt nhưng

phải chú ý một số vị thuốc có tác dụng đặc thù:

Tác dụng tương phản sau khi phối hợp phát sinh tác dụng độc.

Tác dụng tương úy sau khi phối hợp giảm tác dụng.

- Trên lâm sàng cần phải chú ý các vị thuốc sau:

Tương phản: cam thảo tương phản với cam toại, đại kích, nguyên hoa, hải

cảo… ô đầu tương phản với bán hạ, bối mẫu, qua lâu, bạch cập; lê lô tương phản với

đan sâm, sa sâm, đẳng sâm, khổ sâm.

Page 111: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

111

Tương uý: thủy ngân tương úy với phác tiến, nhân ngôn. Ba đậu tương úy với

khiêu ngưu tử; đinh hương tương úy với uất kim, nhân sâm với ngũ linh chi, thường

là cấm kỵ tuyệt đối vì phát sinh tác dụng độc, tuy nhiên cũng có trường hợp phối

hợp lại tăng tác dụng mạnh hơn, cá biệt trong xơ gan cổ trướng.

Cho uống trong dùng nước cam thảo ngâm cam toại để tháo dịch cổ trướng là

phát huy tác dụng của cam toại. Đẳng sâm + ngô thù du làm tăng tác dụng khi điều

trị huyết áp thấp.

+ Thuốc cấm dùng cho người có thai:

- Các vị thuốc thường gây đẻ non hoặc xẩy thai: ba đậu, đại kích, ban miêu,

thủy điệt, hồng hoa, xạ hương, thiên hoàng.

- Một số thuốc: thông kinh phá ứ, phá khí hành trệ và các thuốc cay, nóng,

hoạt lợi phải thận trọng đối với bệnh nhân có thai. Ví dụ như: đào nhân, đại hoàng,

phụ tử chế, can khương, nhục quế, ngưu tất, mang tiêu, đan bì.

1.2.6. Thuốc có độc và không độc:

Các thuốc dùng đều có tính hai mặt, mặt có lợi và có hại. Người xưa chia làm

4 loại: độc nhiều, độc vừa, độc ít và không độc, để đề xuất nguyên tắc điều trị.

+ Chỉ dùng sau khi đã bào chế loại bỏ độc tính như: ô đầu, phụ tử, mã tiền, lê

lô, ba đậu, thiềm tô, trúc đào…Khi trúng độc biểu hiện tim đập chậm, thậm chí

ngừng đập. Một số thuốc gây tả hạ như: cam toại, đại kích, nguyên hoa. Một số

thuốc duyên đơn, hàng đơn, đởm phàn, khi dùng nấu thuốc bôi ngoài da phải chú ý

giảm độc và diện tích bôi theo quy định.

+ Cần phải chế cho giảm độc và phải phối hợp thuốc để tăng hiệu quả và

giảm độc tính.

+ Chỉ định liều dùng phải chặt chẽ rõ ràng, dùng ngoài hay uống trong với

thuốc độc đều phải chỉ định theo tuổi, các thuốc đều phải sắc lâu, nếu dùng liều cao

sắc thời gian ngắn sẽ bị ngộ độc.

2. Bào chế phương tễ, lượng dùng và phương pháp uống.

2.1. Phương pháp bào chế thường dùng:

+ Mục đích bào chế:

- Giảm bớt, loại bỏ độc tính. - Làm thay đổi tính năng thuốc.

- Tăng cường hiệu quả thuốc. - Loại bỏ tạp chất.

+ Bào chế đơn giản: sao, sấy, lùi, ngâm, tẩm (dấm, gừng, rượu, muối), phơi

âm can, sao vàng hạ thổ.

+ Bào chế thành phẩm: muốn bào chế thành phẩm tốt phải có đơn thang cố

định. Nếu làm thành phẩm phải thông qua liều độc LD50. Ở Trung Quốc nếu thành

phần kế thừa nguyên vẹn bài thuốc cổ thời Chu Đan Khê (1281 - 1358), Lý Đông

Page 112: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

112

Viễn (1180 - 1251), Lưu Hoàng Tố (1120 - 1200) và Trương Tử Hoà (1156 - 1230)

sau Công Nguyên. Theo quy định của tổ chức Y tế thế giới không phải thử liều độc,

ở ta hiện nay đều phải thử liều độc LD50.

Các dạng bào chế thuốc cốm, viên hoàn, viên dẻo (thuốc tễ), thuốc bọc sáp,

viên nén, viên nhộng…

Từ năm 1970 - 1974, Y học cổ truyền Trung Quốc đã có những bài thuốc bổ,

những vị thuốc thảo mộc (herbal medicine) chế thành dạng tiêm truyền và được

dùng thủy châm vào huyệt như dung dịch đào nhân, hồng hoa tiêm vào phong trì,

túc tam lý điều trị di chứng viêm não.

2.2. Cấu tạo bài thuốc cổ nguyên tắc phổ biến là:

+ Quân dược + Tá dược

+ Thần dược + Sứ dược

(ý nghĩa của từng phần sẽ nói rõ hơn ở phần phương tễ).

+ Thuốc nghiệm phương.

+ Thuốc chế theo đối pháp lập phương.

+ Thuốc chế theo kinh nghiệm gia truyền và dân gian sẽ nói rõ hơn ở phần

phương tễ.

3. Cơ sở để xét tác dụng của thuốc theo khoa học hiện đại.

3.1. Nhóm những chất vô cơ:

+ Các gốc axit:

- Axit sunfuric; mang tiêu, phác tiêu, đảm phàn, minh phàn.

- Axit clohydric: muối ăn, các thuốc chế với muối.

- Axit fotforic: thuốc chế tại xương, nguồn gốc động vật

- Axit silixic: hoạt thạch.

+ Kim loại và á kim:

- Ca trong thạch cao, ô tặc cốt, mẫu lệ. Fe trong hắc phàn, Cu (đởm phàn).

Hg, selen: chu sa, thần sa. Mg: hoạt thạch. Kali: râu ngô, mã đề. Iốt: hải tảo,

côn bố, ké đầu ngựa, nhân sâm có germani.

- Tác dụng: xúc tiến chuyển hóa cục bộ.

Selen có trong hầu hết các thuốc thảo mộc 1mg selen/1kg khô có selen cao là

loại hoàng kỳ của Mỹ (Astragalus racemosus).

Selen một nhóm hoạt động của nhiều men, ngăn chặn sự tạo thành lipopeoxyt

làm chậm quy trình lão hóa (oxy hóa), tham gia chuyển ion qua màng tế bào, điều

khiển tổng hợp collagen, proteine, hồng cầu, gan, AND, ARN và các globulin miễn

dịch và các Ubiquinon có vai trò trong hô hấp tế bào, nếu thiếu selen là thiếu

Page 113: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

113

vitamin C, teo cơ, tim mạch và hệ thống miễn dịch bị tổn hại. Thiếu selen còn sinh

bệnh đục thủy tinh thể, thiếu tế bào gan mất khả năng hô hấp. Selen được chỉ định

rộng rãi trong điều trị; xơ vữa động mạch (chủ yếu là mạch vành), thấp khớp, chống

độc, kích thích miễn dịch, chữa K, nha chu viêm, sáng mắt do tăng dòng điện từ

võng mạc lên não.

Kẽm (Zn): có vai trò trong một số men tham gia tổng hợp chất đạm, chống

rụng tóc, chữa loét lâu liền.

Silicium: thành phần quan trọng trong gân, xương, sụn giúp cho sự đàn hồi

của thành mạch máu cải thiện mang chất keo giữ lại chất canxi trong thấp khớp

chống thoái hóa xương khớp, nhanh liền xương. Silicium có nhiều trong nước rong

hoa quả, vị quả, đặc biệt có nhiều trong vị thuốc thiên trúc hoàng.

- Tác dụng: gây táo bón dùng để điều trị ỉa lỏng ngoài ra còn có tác dụng cầm

máu và bổ.

3.2. Nhóm những chất hữu cơ.

+ Nhóm những chất độn có ở rất nhiều cây và động vật khác: nước, muối vô

cơ chất hydrat cácbon (đường, tinh, bột), chất béo (dầu mỡ sáp, chất protein các

men, lục diệp tố và các sắc tố.

+ Xơ thực vật do thành tế bào thực vật tạo ra cao phân tử cellulose,

hemicellulose pectin, mucilage (chất nhầy) liguin, gomme (gôm) là những dẫn chất

tủa a. uronic.

Tác dụng: chống táo bón kích thích sự co bóp ruột, tham gia chữa béo phì,

không cho đường máu tăng đột ngột, gián tiếp hạ cholesterol máu do xơ thực vật giữ

lại các muối mật không cho vào máu.

+ A xit hữu cơ thường gặp: a. focmic, a. xitric, a. malic, a. tactric, a. axêtic, a.

oxalic… phần lớn làm cho vị thuốc có vị chua.

Tác dụng của những axit thường khác nhau: a. benzoich sát trùng chữa ho, a.

xitric, a. tactric: thanh nhiệt, nhuận tràng giúp cho sự tiêu hóa.

+ Dầu béo: hạnh nhân, đào nhân, thầu dầu, ba đậu (khi ép trên giấy có vết

trong).

Tác dụng: bổ dưỡng; dầu lạc, vừng nhuận tràng; ba đậu, thầu dầu có khi được

dùng trong điều trị bệnh ngoài da.

+ Tinh dầu:

Tinh dầu làm cho vị thuốc có mùi thơm, đa số là những thuộc chất của tecpin

(trừ xạ hương), thường có tác dụng sát trùng, trị bệnh hô hấp, kích thích tiêu hóa,

chữa đau bụng nôn mửa hoặc chữa cảm sốt, nhức đầu, hay dùng .

Page 114: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

114

+ Chất nhựa (résine) những chất được tạo thành do oxy hóa các tinh dầu

không tan trong nước; nhũ hương, một dược, an tức hương, có thứ nhựa đặc biệt gọi

là nhựa tẩy; khiên ngưu, khoai lang có loại giống nhựa nhưng thực chất lại là

glucozit.

+ Chất glucozit hay heterorit hay gặp trong cây thuốc nam.

Glucozit không đơn thuần, khi đun với axit loãng và kiềm loãng thường tách

ra làm 2 phần; glucoza và ramnoza, genin tùy theo thành phần không đường mà

glucozit chia ra nhiều loại khác nhau.

- Glucozit chữa tim rất đắng và rất độc có trong trúc đào, thông thiên, hạt

đay, vạn niên thanh, nhựa cóc…

- Glucozit đắng, có vị rất đắng nhưng không phải là ancaloit; long đờm thảo,

bồ công anh, thạch xương bồ thường khai vị, kích tiêu hóa chữa dạ dày…

- Saponin hay saponozit là những glucozit có tinh chất gây bọt, phá huyết: bồ

kết, viễn trí, cát cánh, cam thảo, tri mẫu…

Thuốc có chứa saponin thường là thuốc chữa ho long đờm, thông tiểu. Nếu

tiêm saponin bị phá huyết gây tử vong.

+ Antraglucozit là những glucozit có tính chất kích thích sự co bóp của ruột,

khi dùng liều nhỏ, kích thích tiêu hóa lợi mật gan, khi dùng liều vừa nhuận tràng,

khi dùng liều cao gây tẩy mạnh, dùng ngoài da đều có tác dụng sát trùng chữa bệnh

ngoài da; đại hoàng, chút chít, mòng trâu, vỏ đại phan tả diệp, lô hội, thảo quyết

minh là những chất có nhiều antraglucozit.

+ Chất tanin (chất chát) cũng là một loại glucozit có vị chát và chua tác dụng

ngược với glucozit.

Những thuốc có chất tanin khi dùng không được dùng đồ sắc thuốc có màu

đen nên phải sắc bằng nồi đất, nồi nhôm.

+ Flavon (Flavonozit) và antoxyan (antoxyannozit): là những glucozit có mầu sắc.

+ Flavon: màu vàng, antoxyan: màu tím (trung tính, môi trường axit có màu

đỏ, màu xanh nên ở môi trường kiềm), chất Flavon quí là rutin cầm máu, tính chất

kháng khuẩn rất mạnh; hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đại hoàng, hoàng đằng.

+ Ancaloit: vai trò rất quan trọng trong điều trị; là những chất hữu cơ có tính

chất kiềm tìm thấy trong thuốc động vật và thực vật, có vị rất đắng tác dụng rất

mạnh tuy với liều nhỏ. Tỷ lệ ancaloit thay đổi tùy theo thời kỳ thu hái và bào chế.

Những vị thuốc có chứa ancaloit rất nhiều: ô đầu, mã tiền, hoàng nàn, đại

hoàng, thuốc phiện, cà độc dược.

+ Vitamin A, B, C, D, E, B1, B2, B6, B12, C1, C2, D1, D2, D3…

Page 115: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

115

+ Các chất nội tiết (hormon) thường gặp trong các vị thuốc có nguồn gốc

động vật: kê nội kim, tử hà sa, lộc nhung, hải cẩu.

+ Chất kháng sinh thường là ancaloit, tinh dầu nhưng cũng có thể là nhiều chất

khác.

4. Quy chế thuốc độc Y học cổ truyền.

4.1. Bảng xếp loại thuốc độc và liều lượng tối đa:

+ Ba đậu (hạt sống): là hạt của quả cây Croton tiglium, họ Euphorbiaceae.

Liều tối đa uống 0,05g/1lần, 0,10g/24giờ.

+ Ban miêu (cả con): là con sâu Lytta vesicatoria. Liều tối đa uống 0,03g/1

lần - 0,06g/24giờ.

+ Hoàng nàn (sống): là vỏ thân, vỏ cành của cây Strychnos gantheriana, họ

Loganiaceae. Liều tối đa uống 0,02g/1 lần, 0,04g/24 giờ.

+ Mã tiền (sống): là hạt cây Strychnos nux vomica, họ Loganiaceae. Liều tối

đa uống 0,10g/1 lần 0,30g/24 giờ.

+ Ô đầu (sống): là củ mẹ (củ to) của cây Aconitum fortunei họ

Ranunculaceae. Liều tối đa uống 0,05g/1 lần, 0,15g/24 giờ.

+ Phụ tử (sống): là củ non chưa muối của cây Aconitum fortunei, họ Ranun -

culaceae. Liều tối đa 0,05g/1 lần; 0,15g/24 giờ.

+ Thạch tín (Arsenicum crudum 98% As): liều tối đa (loại thăng hoa) 0,002g

/1 lần - 0,004g/24 giờ. Chỉ được bán loại thạch tín thăng hoa gọi là thạch tín chế.

+ Ba đậu chế: uống liều tối đa 0,05g/1 lần - 0,10g/24giờ.

+ Hoàng nàn chế: liều tối đa uống 0,10g/1 lần - 0,40g/24 giờ.

+ Hùng hoàng: (Sulfua As) thường dùng ngoài.

+ Khinh phấn (calomel): liều tối đa uống 0,25g/1 lần 0,40g/24 giờ.

+ Mã tiền chế: liều tối đa uống 0,40g/1 lần - 1g/24 giờ.

Loại giảm độc B.

+ Phụ tử chế: liều tối đa uống 2,5g/1 lần - 5,0g/24 giờ (áp dụng khi đơn thuốc

kèm theo cam thảo, gừng)

4.2. Quy định tạm thời về quản lý và bào chế thuốc đông y.

+ Quản lý thuốc độc:

- Loại A: ba đậu, hoàng nàn, mã tiền, ô đầu, phụ tử.

Lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền muốn mua thuốc sống (chưa bào

chế giảm độc) phải đem đăng ký đến cửa hàng dược làm giấy biện nhận về việc bào

chế, chế biến.

Page 116: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

116

- Loại B: phụ tử muối; không bán thẳng cho bệnh nhân mà chỉ bán cho lương y,

người có bài thuốc gia truyền để chế thành phụ tử chế; thủ tục như với thuốc loại A.

+ Bào chế, chế biến thuốc Đông y.

- Ba đậu chế (bảng B): lấy hạt ba đậu còn chắc, đập giập, bỏ vỏ cứng lấy

nhân sao vàng, ép, dùng giấy thấm hoặc vải hút bỏ hết dầu cho đến chỉ còn bã (ba

đậu xương), đem sấy khô, tán bột.

- Hoàng nàn chế (bảng B): lấy vỏ cây, cành cây hoàng nàn ngâm nước trong

12 - 24 giờ, cạo hết vỏ vàng bên ngoài, ngâm nước vo gạo 3 ngày (1 ngày thay nước

vo gạo 1 lần) thái mỏng, phơi khô.

- Mã tiền chế (bảng B): lấy hạt của quả mã tiền ngâm vào nước vo gạo đến

mềm, cạo bỏ vỏ ngoài và mầm, rồi thái mỏng, sấy khô, tẩm dầu vừng một đêm, sao

cho vàng đậm (khô hết dầu) cho vào lọ nút kín.

- Ô đầu (bảng A): lấy củ mẹ khi chưa ra hoa hoặc củ con còn nhỏ của cây ô đầu,

rửa sạch, thái mỏng, ngâm rượu (dùng ngoài xoa bóp, không được uống).

- Phụ tử muối (bảng B) còn gọi là diêm phụ tử.

Lấy củ con của cây ô đầu rửa sạch cho vào muối như muối cà (1 lớp củ lại

rắc 1 lớp muối).

Nén nặng, đậy kín, 6 tháng trở lên mới lấy ra dùng.

Phụ tử muối, không bán thẳng cho bệnh nhân.

- Phụ tử chế: còn gọi là phụ tử giảm độc loại B.

Lấy phụ tử muối cắt bỏ đầu, đuôi và rốn (chỗ nối giữa các củ), cạo vỏ, thái

mỏng, dùng nước đậu đen đặc tẩm vào phơi khô rồi lại tẩm (3 lần), đem đồ như đồ

sôi 1 giờ (kể từ khi sôi nước), sau đó đem phơi khô thành hắc phụ tử hay phụ tử chế.

THUỐC GIẢI BIỂU

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Thuốc giải biểu là những vị thuốc tính vị cay nóng và phát tán, có tác dụng

làm ra mồ hôi để đưa biểu tà ra ngoài, giải trừ biểu chứng, nên còn gọi là thuốc phát

biểu.

1.2. Tác dụng:

Page 117: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

117

+ Các vị thuốc trong nhóm có vị cay, tán, nhẹ bốc lên, chủ yếu nhập vào kinh

phế, kinh bàng quang, có tác dụng phát hãn (ra mồ hôi) làm cho biểu tà theo đường

mồ hôi mà bài xuất ra ngoài, mục đích là để điều trị biểu chứng và đề phòng sự

chuyển biến của tật bệnh.

+ Ngoài ra, một số vị thuốc còn có tác dụng lợi tiểu, giảm ho (chỉ khái), giảm

khó thở (bình suyễn), giảm đau (chỉ thống), làm mọc nhanh các nốt ban chẩn ...

1.3. Chỉ định chung:

+ Ngoại cảm biểu chứng: sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, đau mình mẩy, không ra

mồ hôi hoặc mồ hôi ra ít, mạch phù.

+ Chứng phù thũng: phù toàn thân, tiểu tiện ít.

+ Chứng khái suyễn: ho, khó thở

+ Chứng ma chẩn, phong chẩn: phát ban dị ứng

+ Chứng phong thấp tý: xưng đau các khớp.

1.4. Chú ý:

+ Không nên dùng lượng quá lớn làm mồ hôi ra nhiều để tránh hao tổn dương

khí và tân dịch, tạo thành “vong dương”, “thương âm “. Mồ hôi là tân dịch, huyết

hãn đồng nguyên, vì vậy phải thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị ra mồ hôi nhiều

về ban ngày (biểu hư tự hãn) và các trường hợp ra mồ hôi trộm về ban đêm (âm hư

đạo hãn), mụn nhọt lâu ngày, bệnh nhân mất máu ...

+ Không nên sắc lâu để tránh bay hơi các tinh dầu có tác dụng điều trị.

2. Thuốc phát tán phong hàn.

+ Thuốc phát tán phong hàn tính vị phần lớn là cay nóng, chủ yếu dùng điều

trị bệnh do ngoại cảm phong hàn gây nên: biểu hiện là sợ lạnh phát sốt, không có

mồ hôi hoặc ra ít mồ hôi, đau đầu, toàn thân đau nhức, miệng không khát, rêu lưỡi

trắng bạc, mạch phù.

+ Ngoài ra còn điều trị xưng đau các khớp, ho, khó thở, phù thũng, phát ban,

mụn nhọt giai đoạn đầu mà có kèm theo biểu chứng.

2.1. Ma hoàng:

- Ma hoàng (Herba Ephedrae) là phần ngọn hay trên mặt đất phơi âm can

hoặc sấy khô của cây ma hoàng (Ephedra Sinica Stapf) thuộc họ ma hoàng

(Ephdraceae).

+ Tính vị: cay, hơi đắng, ấm. Qui kinh phế-bàng quang.

+ Tác dụng: phát hãn giải biểu, tuyên phế bình xuyễn, lợi niệu tiêu thũng.

+ Chỉ định:

Page 118: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

118

- Chứng ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, không có mồ hôi, phát sốt đau đầu,

mạch phù mà khẩn; thường dùng phối hợp với quế chi trong bài ma hoàng thang.

- Ma hoàng còn có tác dụng khai tuyên phế khí, dùng để điều trị bệnh suyễn

khái thực chứng, thường phối hợp với hạnh nhân, cam thảo. Ngoài ra ma hoàng còn

phối hợp với tế tân, can khương, bán hạ... để điều trị chứng hàn đàm đình ẩm (ho

khó thở, đờm nhiều, trong loãng) như bài Tiểu thạch lâm thang. Điều trị phế nhiệt

vượng thịnh gây sốt cao, khó thở cấp thường phối hợp với thạch cao, hạnh nhân,

cam thảo để thanh phế bình suyễn, như bài ma hạnh thạch cam thang.

- Chứng phong tà xâm nhập biểu, phế mất công năng tuyên giáng thủy thũng, gây

nên tiểu tiện không thông; phối hợp với cam thảo tức là bài cam thảo ma hoàng thang; nếu

kèm theo nóng trong, tỳ hư, có thể phối hợp với thạch cao, sinh khương, cam thảo, bạch

truật ...

+ Liều dùng: 3 -10g/ngày. Nếu phát hãn giải biểu thì dùng tươi, nếu chỉ khái

bình suyễn thì dùng trích.

Chú ý: ma hoàng phát tán rất mạnh, nếu biểu hư tự hãn, âm hư đạo hãn và

hư xuyễn đều phải rất thận trọng khi dùng.

+ Tác dụng dược lý: ma hoàng có chứa Ephedrine, dầu bay hơi, d - Pseudo-

Ephedrine. Chất dầu bay hơi có tác dụng phát hãn. Ephedrin có khả năng làm tuyến

mồ hôi tăng tiết nhiều và nhanh. Ephedrin còn có tác dụng giãn cơ trơn của khí

quản, d - Pseudo-Ephedrine lợi niệu gây hưng phấn tạng tim, co mạch tăng huyết áp,

gây hưng phấn trung khu thần kinh, gây nên trạng thái hưng phấn mất ngủ không

yên. Chất dầu bay hơi có tác dụng ức chế đối với bệnh cảm cúm.

2.2. Quế chi:

+ Quế chi (Ramulus Cinnamomi) là quế bóc vỏ ở cành nhỏ hoặc dùng cả cành

con của cây quế (Cinnamomum cassia Presl), thuộc họ long não (Lauraceae). Quế của

Thanh Hóa Việt nam có tên là Cinamomum loureirii Nees.

+ Tính vị: cay, ngọt, ấm. Qui kinh tâm, phế, bàng quang.

+ Tác dụng: phát hãn giải cơ, ôn thông kinh mạch, trợ dương hoá khí.

+ Chỉ định:

- Chứng biểu thực phong hàn: không có mồ hôi, thường phối hợp với ma

hoàng như bài ma hoàng thang, nếu biểu hư có mồ hôi thường phối hợp với bạch

thược để điều hoà doanh vệ như bài quế chi thang .

- Chứng tâm mạch ứ trệ gây đau tức ngực: điều trị thường phối hợp với chỉ

thực, giới bạch như bài chỉ thực giới bạch quế chi thang. Điều trị trung tiêu hư hàn,

đau bụng do lạnh thì điều trị phối hợp dùng với bạch thược, di đường như bài tiểu

kiến trung thang. Nếu huyết hàn ứ trệ, đau bụng kinh, bế kinh, điều trị phối hợp

Page 119: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

119

dùng với đương qui, ngô thù du như bài ôn kinh thang; nếu phong hàn thấp tý, vai,

lưng đau nhức, điều trị phối hợp với phụ tử như bài quế chi phụ tử thang .

- Chứng đàm ẩm tích tụ do tỳ dương không vận hoá: thường phối hợp dùng

cùng với phục linh, bạch truật như bài linh quế truật thảo thang; nếu rối loạn công

năng khí hóa của bàng quang, phù thũng, tiểu tiện bất lợi thường phối hợp dùng

cùng với trư linh, trạch tả như bài ngũ linh tán.

- Chứng hồi hộp trống ngực, mạch kết đại: thường dùng phối hợp với cam

thảo, đẳng sâm, mạch môn như bài chích cam thảo thang.

+ Liều dùng: 3 -10g/ngày .

- Chú ý: quế chi cay ấm rất dễ thương âm động huyết, nên cấm dùng ở những

trường hợp ngoại cảm nhiệt bệnh, âm hư hoả vượng, huyết nhiệt vong hành... nên

thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, kinh nguyệt ra nhiều.

+ Tác dụng dược lý: quế chi chứa tinh dầu.

Nước sắc quế chi có tác dụng giáng ôn giải nhiệt, có tác dụng ức chế tụ cầu

vàng (Staphylococcus aureus), tụ cầu trắng - (Staphylococcus albus), TK, thương

hàn (Salmonella typhi), một số TK ngoài da. Tinh dầu quế chi có tác dụng kiện vị,

giảm co thắt đường tiêu hoá, lợi niệu, cường tâm, giảm đau, trấn tĩnh, chống co giật.

2.3. Tử tô:

+ Tử tô (Herba Perilla) là cành hoặc lá của cây tử tô (tía tô) Perilla frutescens

(L.) Britt, thuộc họ hoa môi Lamiceae. Cành gọi là tử tô ngạnh (Caulis Perilla), lá

gọi là tử tô diệp (Folium Perilla).

+ Tính vị: cay ấm. Qui kinh phế - tỳ.

+ Tác dụng: phát hãn giải biểu, hành khí khoan hung.

+ Chỉ định:

- Chứng cảm mạo phong hàn gây ho nhiều đờm, thường phối hợp dùng cùng

với khương hoạt, phòng phong như bài khương tô đạt biểu thang. Nếu kiêm có khí

suyễn khái thấu, điều trị thường phối hợp với tiền hồ, hạnh nhân như bài hạnh tô tán.

Nếu kiêm khí trệ, đau tức ngực, điều trị thường phối hợp hương phụ, trần bì như bài

hương tô tán.

- Chứng nội thương thấp trệ gây tức ngực, buồn nôn, đau đầu: thường phối

hợp với hoắc hương, trần bì, bán hạ như bài hoắc hương chính khí tán. Nếu thai khí

thượng nghịch, thai động không yên, tức ngực buồn nôn, điều trị thường phối hợp

với sa nhân, trần bì.

+ Liều dùng: 3 -10g/ngày. Không nên sắc lâu.

+ Tác dụng dược lý: tô tử có chứa tinh dầu bay hơi, chủ yếu là Perilladehyde.

Nước sắc tô diệp có tác dụng giảm sốt nhẹ, kích thích tăng tiết dịch tiêu hoá, tăng

Page 120: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

120

cường nhu động ruột, giảm tiết dịch, giảm co thắt khí quản. Ngoài ra còn có tác

dụng ức chế TK coli (Bacillus coli), TK lỵ (Shigella shigae), tụ cầu

(Staphylococcus).

2.4. Sinh khương (gừng tươi):

+ Sinh khương (Rhizoma Zingiberis Recens) là thân rễ tươi của cây gừng

Zingiber officinale Rosc, thuộc họ gừng Zingiberaceae.

+ Tính vị: cay ấm . Qui kinh phế - tỳ - vị.

+ Tác dụng: phát hãn giải biểu, ôn trung chỉ ẩu (cầm nôn), ôn phế chỉ khái (giảm

ho).

Page 121: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

121

+ Chỉ định:

- Chứng cảm mạo phong hàn: khi điều trị có thể dùng đơn độc, có thể dùng

phối hợp thông bạch hoặc các thuốc tân ôn giải biểu khác để tăng cường khả năng

phát hãn giải biểu như bài quế chi thang.

- Chứng đau bụng buồn nôn do lạnh: sinh khương có tác dụng ôn vị tán hàn, hoà

trung giáng nghịch, cầm nôn, phối hợp với bán hạ như bài tiểu bán hạ thang. Nếu vị nhiệt,

buồn nôn, có thể phối hợp với hoàng liên, trúc nhự. Một số các thuốc cầm nôn khác

thường dùng nước gừng để chế như bán hạ - trúc nhự ...

- Chứng ho do lạnh: sinh khương dùng để điều trị phế cảm phong hàn, đàm

nhiều, ho nhiều, sợ lạnh,đau đầu có thể phối hợp với hạnh nhân, tử tô, trần bì, bán hạ

như bài hạnh tô nhị trần thang.

Ngoài ra sinh khương còn giải độc của bán hạ, thiên nam tinh, khử mùi tanh

và giải độc cá.

+ Liều dùng: 3 -10g/ngày.

Chú ý: cấm dùng cho những người âm hư nội nhiệt.

+ Tác dụng dược lý: sinh khương làm tăng tiết dịch tiêu hoá, tăng cường khả năng

tiêu hoá, có tác dụng làm giảm nôn, giảm đau, kháng viêm, tiêu thũng; hưng phấn trung

khu vận động huyết quản - hô hấp - tim mạch; tăng huyết áp. Có tác dụng ức chế và diệt

khuẩn: thương hàn (Salmonella typhi), phẩy khuẩn tả (Vibrio Cholrrae), bệnh nấm

Trichophyton, trùng roi ở âm đạo (Trichomonas vaginalis)...

2.5. Hương nhu:

+ Hương nhu (Herba Ocimi) là toàn cây bỏ rễ, phơi hoặc sấy khô của cây hương

nhu Elsholtzia splendens Nakai ex F. Mackawa, thuộc họ hoa môi Lamiaceae (jubiatea).

- Trung Quốc hiện nay dùng hương nhu còn có mấy loại sau:

Elsholtzia ciliata (Thumb.) Hyland.

Mosla chinensis Maxim.

Origanum vulgare L.

- Việt Nam hiện nay có hai loại

Hương nhu trắng: Ocimum gratissmum L.

Hương nhu tía: Ocimum sanctum L.

+ Tính vị: cay, hơi ấm . Qui kinh phế - tỳ - vị.

+ Tác dụng: phát hãn giải biểu, hoá thấp hoà trung, lợi niệu tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Chứng cảm mạo phong hàn, nội thương thử thấp gây sợ lạnh phát sốt, đau đầu,

không mồ hôi, buồn nôn, thường dùng cùng với hậu phác, biển đậu như bài hương nhu ẩm.

Page 122: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

122

- Chứng thủy thũng cước khí: có thể dùng một vị hương nhu hoặc phối hợp

cùng với bạch truật để kiện tỳ lợi thủy như bài hương truật hoàn.

- Liều dùng: 3 - 10g/ngày sắc uống.

Chú ý: không dùng trong trường hợp biểu hư có mồ hôi và chứng dương thử.

+ Tác dụng dược lý: hương nhu chứa nhiều tinh dầu bay hơi trong đó có

Elshotzidiol. Các tinh dầu bay hơi có tác dụng làm ra mồ hôi và hạ nhiệt độ, kích

thích tăng tiết và tăng nhu động ruột, ngoài ra còn có tác dụng lợi niệu.

2.6. Kinh giới:

+ Kinh giới (Herba Schizonepeta ) là toàn cây gồm cành, hoa, lá phơi hoặc

sấy khô của cây kinh giới Schizonepeta tenuifolia Briq, thuộc họ hoa môi

Limiaceae.

+ Tính vị: cay, hơi ấm. Qui kinh phế - can.

+ Tác dụng: phát biểu tán phong, mọc ban chẩn, tiêu mụn nhọt, sao cháy để cầm

máu

+ Chỉ định:

- Chứng cảm mạo phong hàn gây sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, không ra mồ hôi

thì dùng phối hợp với phòng phong, khương hoạt, độc hoạt như bài kinh phòng bại

độc tán. Điều trị chứng cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện đau đầu, mắt đỏ, thường

dùng phối hợp với kim ngân hoa, liên kiều, bạc hà như bài ngân kiều tán.

- Các chứng ban sẩn không mọc, dị ứng ngoài da: kinh giới có tác dụng làm

mọc các ban sẩn, trừ phong giảm ngứa, tiêu độc mụn nhọt nên dùng để điều trị biểu

tà ngoài kinh, trẻ con sởi không mọc; thường dùng phối hợp với thuyền thoái, bạc

hà, tử thảo như bài thấu chẩn thang. Điều trị trường hợp mẩn ngứa ngoài da, chàm,

thường phối hợp kinh giới cùng với phòng phong, xích thược, khổ sâm như bài tiêu

phong tán.

- Điều trị mụn nhọt giai đoạn đầu kết hợp với biểu chứng: thường dùng cùng

với khương hoạt, xuyên khung, độc hoạt, như bài bại độc ẩm; nếu thiên về phong

nhiệt thì dùng phối hợp kinh giới với kim ngân hoa, liên kiều, sài hồ như bài kim

ngân bại độc tán.

- Chứng nôn ra máu, đại tiện, tiểu tiện ra máu: kinh giới sao cháy có tác dụng lương

huyết, chỉ huyết, được dùng trong các chứng xuất huyết. Điều trị chứng huyết nhiệt vong

hành, nôn ra máu chảy máu cam, thường dùng phối hợp với các thuốc lương huyết, chỉ

huyết như sinh địa, bạch mao căn, trắc bách diệp; trường hợp tiểu tiện, đại tiện ra máu, trĩ

chảy máu thường dùng phối hợp với địa du, hoàng cầm sao cháy; trường hợp phụ nữ có

thai bị động thai ra huyết có thể phối hợp dùng với tông lư thán, huyết dư thán, liên phòng

thán.

Page 123: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

123

+ Liều dùng: 3 -10g/ngày, không nên sắc lâu. Dùng sống trong trường hợp làm

tiêu mụn nhọt, mọc ban chẩn; sao vàng dùng trong trường hợp muốn cầm máu.

+ Tác dụng dược lý: kinh giới chứa nhiều tinh dầu bay hơi, trong đó có d.

menthone, d - limonene. Nước sắc kinh giới làm tăng tuần hoàn ngoại vi, tăng tiết

mồ hôi, có tác dụng hạ sốt nhẹ, có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn và trực khuẩn bạch

hầu (Bacillus diphtheria), TK thương hàn (Salmonella typhi), TK lỵ (Shigella

shigae), TK mủ xanh (Pseudomonas pyocyanea). Kinh giới có tác dụng cầm máu,

giảm đau và kháng viêm.

2.7. Phòng phong:

+ Phòng phong (Radis Ligustici brachylobi) là rễ phơi khô của cây phòng

phong Ligusticum brachylobum Franch, thuộc họ hoa tán Umbelliferae.

Ngoài ra còn nhiều loài khác nữa:

- Xuyên phòng phong: Ligusticum brachylobum Franch.

- Trúc diệp phòng phong: Seseli mairei Wolff.

- Vân phòng phong: Seseli yunnanense Franch

+ Tính vị: cay , ngọt , hơi ấm . Qui kinh bàng quang - can - tỳ.

+ Tác dụng: phát biểu tán phong, thắng thấp chỉ thống, giảm co quắp, cầm đi lỏng.

+ Chỉ định:

- Chứng phong hàn, đau đầu, đau nhức mình mẩy, sợ gió lạnh: thường phối

hợp dùng cùng với kinh giới, khương hoạt,độc hoạt như bài phòng phong bại độc

tán.

- Điều trị ngoại cảm phong thấp, đau đầu, đau nhức chi trên, chi dưới: thường dùng

cùng với khương hoạt, cảo bản như bài khương hoạt thắng thấp thang. Điều trị phong nhiệt

biểu chứng phát sốt, sợ gió, sưng đau họng, thường dùng cùng với bạc hà, liên kiều, thuyền

thoái. Điều trị chứng nổi ban ngứa, thường phối hợp với khổ sâm , kinh giới, đương qui

như bài tiêu phong tán.

- Chứng phong thấp tý: các khớp đau nhức, co rút cân mạch, thường dùng phối hợp

với khương hoạt, quế chi, khương hoàng trong bài quyên tý thang.

- Chứng phá thương phong (uốn ván): thường phối hợp với thiên ma, thiên

nam tinh, bạch phụ tử trong bài ngọc châu tán.

- Chứng can uất vũ tỳ, phúc thống tiết tả: phòng phong sao lên có tác dụng

chỉ tả, thường phối hợp với trần bì, bạch thược, bạch truật trong bài thống tả yếu

phương. Phòng phong sao cháy có thể dùng để điều trị đại tiện ra huyết.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

Page 124: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

124

Chú ý: thận trọng khi dùng trong âm hư hoả vượng, huyết hư sinh ra co rút cân

mạch.

+ Tác dụng dược lý: phòng phong chứa các tinh dầu bay hơi có tác dụng giảm sốt,

chống viêm, giảm đau, chống co rút cân mạch. Nước sắc phòng phong có tác dụng ức chế

tụ cầu vàng, TK mủ xanh, trực khuẩn lị, liên cầu khuẩn.

2.8. Khương hoạt:

+ Khương hoạt (Rhizoma Notopteygii) là thân rễ hay thân rễ của cây khương

hoạt Notopterygium incisum Ting ex H. T. Chang, thuộc họ hoa tán Umbelliferae.

+ Tính vị: cay, đắng, ấm . Qui kinh bàng quang - thận .

+ Tác dụng: tán hàn khứ phong, thắng thấp chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Chứng cảm mạo phong hàn: đau đầu, đau mình mẩy, sợ lạnh, phát sốt

không mồ hôi, cứng gáy, chân tay tê, thường dùng phối hợp với phòng phong, tế

tân, thương truật, xuyên khung trong bài cửu vị khương hoạt thang. Nếu thiên về

hàn thấp, đau đầu, toàn thân nặng nề thường dùng phối hợp với độc hoạt, cảo bản,

xuyên khung trong bài khương hoạt thắng thấp thang.

- Chứng phong hàn thấp tý, đau nhức cổ lưng: khương hoạt cay tán trừ phong,vị

đắng táo thấp, tính ấm tán hàn có thể trừ phong hàn thấp, thông lợi các khớp để giảm đau,

tác dụng ưu tiên các khớp từ thắt lưng trở lên, thường dùng phối hợp với phòng phong,

khương hoàng, đương qui trong bài quyên tý thang.

+ Liều dùng 3 -10g/ngày.

Chú ý: khương hoạt vị nồng, không nên dùng nhiều vì dễ gây buồn nôn, tỳ vị hư

nhược không nên uống. Thận trọng khi dùng trong huyết hư tý thống, âm hư đầu thống.

+ Tác dụng dược lý: khương hoạt chứa nhiều tinh dầu bay hơi. Khương hoạt có

tác giảm đau, hạ sốt, ức chế trực khuẩn ngoài da. Thực nghiệm chứng minh khương hoạt

có tác dụng chống loạn nhịp tim, chống thiếu máu cơ tim, tăng cường tuần hoàn vành.

2.9. Bạch chỉ:

+ Bạch chỉ (Radis Angelicea) là rễ phơi hay sấy khô của cây bạch chỉ

Angelica dahurica ( Fisch . ex Hoffm )Benth. et Hook. f, thuộc họ hoa tán

Umbelliferae.

+ Tính vị: cay, ấm. Qui kinh phế - vị.

- Tác dụng: giải biểu tán phong, chỉ thống, táo thấp, chỉ đới, tiêu thũng bài

nùng.

+ Chỉ định:

Page 125: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

125

- Chứng ngoại cảm phong hàn, đau đầu, tắc mũi: thường dùng phối hợp với

phòng phong, khương hoạt trong bài cửu vị khương hoạt thang.

- Chứng dương minh gây đau đầu, đau răng, phong thấp tý thống: thường

dùng phối hợp với kinh giới, phòng phong, xuyên khung như bài xuyên khung trà

điều tán. Nếu là ngoại cảm phong nhiệt, điều trị thường phối hợp với bạc hà, cúc

hoa, mạn kinh tử. Điều trị đau nhức răng do lạnh thường phối hợp với tế tân; do

phong hoả thì phối hợp với thạch cao, hoàng liên. Nếu do phong hàn thấp tý, đau

lưng mỏi gối, điều trị thường dùng phối hợp với khương hoạt, độc hoạt, uy linh tiên.

- Chứng bạch đới; nếu là hàn thấp đới hạ dùng phối hợp với lộc giác, bào

khương, bạch truật, sơn dược, long cốt trong bài bạch đới hoàn; nếu là thấp nhiệt đới

hạ thì phối hợp với sa tiền tử, hoàng bá.

- Điều trị mụn nhọt giai đoạn đầu thường phối hợp với kim ngân hoa, đương

qui, xuyên sơn giáp trong bài tiên phương hoạt mệnh ẩm. Điều trị sưng đau tuyến vú

thường dùng phối hợp với qua lâu, bối mẫu, bồ công anh .

Ngoài ra bạch chỉ còn có tác dụng giải độc rắn cắn, điều trị các bệnh ban

chẩn ngoài da .

+ Liều dùng: 3 -10g/ngày.

Chú ý: cấm dùng trong trường hợp âm hư huyết nhiệt .

+ Tác dụng dược lý: bạch chỉ có chứa Angenomalin, Angelicotoxin,

Furocoumarin. Bạch chỉ liều nhỏ gây hưng phấn trung khu thần kinh, nâng

cao huyết áp, đồng thời gây chảy nước rãi và buồn nôn. Bạch chỉ có thể

kháng độc tố của rắn độc cắn gây ức chế thần kinh trung ương. Bạch chỉ gây

ức chế trực khuẩn đường ruột (Bacillus coli), trực khuẩn lỵ, trực khuẩn

thương hàn, trực khuẩn mủ xanh.

2.10. Tế tân:

+ Tế tân (Herba Asari sieboldi) là toàn cây phơi hoặc sấy khô của cây tế tân

Asarum sieboldi Miq, thuộc họ mộc thông Aristolochiaceae.

+ Tính vị qui kinh: cay, ấm, có ít độc. Qui kinh phế - thận - tâm .

+ Tác dụng: khứ phong tán hàn, thông khiếu, chỉ thống, ôn phế hoá ẩm.

+ Chỉ định:

- Chứng cảm mạo phong hàn: tế tân nhập phế kinh có tác dụng tán phong hàn

ở biểu, thường phối hợp với khương hoạt, phòng phong, bạch chỉ như bài cửu vị

khương hoạt thang. Tế tân nhập kinh thận có tác dụng điều trị chứng lý hàn, thường

phối hợp với phụ tử, ma hoàng, như bài ma hoàng phụ tử tế tân thang.

- Điều trị ngoại cảm phong tà, đau đầu thì dùng phối hợp với xuyên khung,

bạch chỉ, khương hoạt như bài xuyên khung trà điều tán. Điều trị phong tà phạm

Page 126: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

126

phế, tắc mũi chảy nước mũi, đau đầu thường phối hợp với tân di, bạch chỉ, thương

nhĩ tử. Điều trị chứng cảm phong hàn gây đau răng thì có thể dùng đơn độc tế tân.

Điều trị vị hoả gây đau răng thì phối hợp với thạch cao, hoàng liên, ma hoàng. Điều

trị phong hàn thấp tý, đau lưng do lạnh thường dùng với độc hoạt, tang kí sinh,

phòng phong như bài độc hoạt ký sinh thang.

- Chứng hàn đàm đình ẩm, khí nghịch xuyễn khái: tế tân cay, tán, ôn táo có

tác dụng tán hàn ngoại biểu, hạ khí tiêu viêm, ôn phế hoá ẩm dùng trong ngoại cảm

phong hàn, thủy ẩm nội đình, suyễn khái, đàm nhiều trong loãng, thường phối hợp

với ma hoàng, quế chi, can khương như bài tiểu thanh long thang.

+ Liều dùng: 3 - 5g/ngày.

Chú ý: cấm dùng khi âm hư dương vượng gây đau đầu, phế táo thương âm

gây ho khan.

+ Tác dụng dược lý: tế tân có tác dụng hạ sốt, chống viêm, trấn tĩnh chống co

giật. Dùng liều cao thì lúc gây hưng phấn thần kinh trung ương về sau sẽ gây ức chế,

biểu hiện tác dụng có độc ít. Thực nghiệm chứng minh tế tân có tác dụng ức chế

khuẩn, cường tim, giãn mạch, tăng đường máu...

2.11. Cảo bản:

+ Cảo bản (Rhizoma Ligustici) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cảo bản

Ligusticum sinensis Oliv, thuộc họ hoa tán Umbeliferae.

+ Tính vị: cay, ấm. Qui kinh bàng quang - can.

+ Tác dụng: khứ phong, tán hàn - thắng thấp, chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Chứng cảm mạo phong hàn: tắc mũi, đau dữ dội đỉnh đầu, thường dùng phối

hợp với khương hoạt, thương truật, xuyên khung như bài thần truật tán. Điều trị ngoại

cảm do phong hàn thấp thường dùng phối hợp cùng với phòng phong, khương hoạt, mạn

kinh tử như bài khương hoạt thắng thấp thang.

- Chứng phong hàn thấp tý: thường dùng cùng với khương hoạt, phòng

phong, uy linh tiên, thương truật.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày .

Chú ý: cấm dùng khi huyết hư gây đau đầu.

+ Tác dụng dược lý: cảo bản chứa nhiều tinh dầu bay hơi, trong đó chủ yếu là

3 - Butylphthalide, Cniditide. Cảo bản có tác dụng trấn tĩnh, giảm đau, hạ sốt, chống

viêm, ức chế cơ trơn của ruột - tử cung, đồng thời có tác dụng giảm thấp tốc độ tiêu

hao ô xy, kéo thời gian sống của chuột, tăng cường khả năng chịu đựng thiếu ô xy tổ

chức. Ngoài ra cảo bản còn có tác dụng hạ huyết áp, kháng khuẩn gây bệnh ngoài

da.

Page 127: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

127

2.12. Thương nhĩ tử (ké đầu ngựa).

- Thương nhĩ tử (Fructus Xanthii) là quả phơi, sấy khô hoặc sao cho cháy

lông bên ngoài của cây thương nhĩ Xanthium. Sibiricum Patr, thuộc họ cúc

Compositae.

- Tính vị: đắng, cay, ấm, có ít độc . Qui kinh phế.

- Tác dụng: tán phong trừ thấp, thông khiếu chỉ thống.

- Chỉ định:

- Điều trị viêm mũi dị ứng - đau đầu do phong hàn; thương nhĩ tử có tác

dụng ôn ấm và khai thông, vị cay đắng để tán phong táo thấp, thông khiếu, chỉ

thống, dùng để điều trị viêm mũi dị ứng, đau đầu, không ngửi thấy mùi, chảy nước

mũi, thường phối hợp với tân di, bạch chỉ, bạc hà như bài thương nhĩ tán. Điều trị

ngoại cảm phong hàn, thường phối hợp với phòng phong, bạch chỉ, khương hoạt,

cảo bản.

- Chứng phong thấp tý thống gây tứ chi co quắp: có thể dùng đơn độc thương

nhĩ tử hoặc phối hợp với tần cửu, tỳ giải, cương tàm .

- Ngoài ra thương nhĩ tử thường dùng phối hợp với bạch tiên bì, bạch tật lê

để điều trị phong chẩn gây ngứa ngoài da.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

Chú ý: không nên dùng ở người huyết hư đau đầu. Dùng quá liều gây ngộ

độc.

+ Tác dụng dược lý: thương nhĩ tử có chứa xanthostrumarin, mỡ, protein, sinh tố C

... có tác dụng giảm đường máu. Nước sắc có tác dụng điều trị mụn nhọt, sưng viêm hạch,

có tác dụng ức chế tim mạch làm giảm nhịp tim, giảm sức co tâm thu, có tác dụng ức chế

tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu khuẩn (Streptococcus), song cầu khuẩn phế

viêm (Diplococcus pneumoniae). Thương nhĩ tử có độc tính thấp, người lớn khi dùng liều

quá 100g có thể trúng độc, biểu hiện là đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, hôn mê, toàn thân

co quắp, tăng trương lực, vàng da, gan to, chức năng gan giảm, nước tiểu có protein - HC-

trụ. Nếu nặng sẽ gây suy tuần hoàn, hô hấp, suy thận sẽ dẫn đến tử vong.

2.13. Thông bạch (hành hoa, đại thông):

+ Thông bạch là củ(thân rễ), phần mầu trắng, dùng tươi hay khô của cây

thông bạch Allium fistulosum L, thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

+ Tính vị: cay, ấm. Qui kinh phế - vị.

+ Tác dụng: phát hãn giải biểu, tán hàn thông dương .

+ Chỉ định:

Page 128: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

128

- Chứng cảm mạo phong hàn mức độ nhẹ: thường dùng phối hợp với sinh

khương, đậu xị để tăng cường khả năng phát hãn như bài liên tu thông bạch thang

hoặc thông xị thang.

- Chứng âm thịnh cách dương hạ lợi mạch vi, âm hàn phúc thống: thông bạch

cay tán ôn thông, tuyên thông dương khí, phát tán hàn ngưng, thường phối hợp với

phụ tử, can khương để thông dương hồi nghịch trong bài bạch thông thang.

- Ngoài ra thông bạch dùng ngoài có tác dụng tán kết thông lạc, lợi sữa để

điều trị các chứng tắc tia sữa, tuyến sữa sưng đau, mụn nhọt sưng tấy ...

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày. Dùng ngoài tùy theo lượng thích hợp.

+ Tác dụng dược lý: thông bạch chứa tinh dầu bay hơi, chủ yếu là Allicin, Allkyl

Sulfide, sinh tố B, C, sắt. Thông bạch có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, lỵ trực khuẩn, trực

khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu. Ngoài ra còn có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, lợi kích

thích ăn uống, tiêu viêm.

2.14. Hồ tuy (rau mùi, ngổ thơm, nguyên tuy, hương thái):

+ Hồ tuy là toàn cây và hạt của cây mùi Coriandrum sativum L, thuộc họ

hoa tán Umbellifera.

+ Tính vị: cay ấm . Qui kinh phế - vị.

+ Tác dụng: phát biểu thấu chẩn, khai vị tiêu thực.

+ Chỉ định: điều trị các chứng ban chẩn không mọc được, có thể sắc lấy nước

để lau rửa bên ngoài hoặc dùng phối hợp với các thuốc giải biểu khác. Ngoài ra rau

mùi có tác dụng khai vị tiêu thực, kích thích ăn uống.

+ Liều dùng: 3 - 6g/ngày. Dùng ngoài tuỳ theo lượng thích hợp.

Chú ý: cấm dùng cho các trường hợp ban sẩn do nhiễm trùng, nhiễm độc.

3. Thuốc phát tán phong nhiệt.

+ Thuốc phát tán phong nhiệt phần lớn tính vị cay mát, tác dụng phát hãn giải

biểu tương đối hòa hoãn, tân (cay) để phát tán, lương (mát) để trừ nhiệt. Chủ yếu

dùng để điều trị ngoại cảm phong nhiệt gây ra các chứng phát sốt, hơi sợ lạnh,

miệng khô họng khát, đau đầu mắt đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.

+ Một vài loại thuốc trong nhóm còn dùng để điều trị các chứng phong nhiệt:

mắt đỏ, nhiều gỉ, sưng đau họng, ban sởi không mọc, ho...

3.1. Bạc hà:

+ Bạc hà (Herba Menthae) là toàn bộ phần thân lá của cây bạc hà Mentha

haplocalyx Briq, thuộc họ hoa môi Lamiaceae.

Ngoài ra còn có loài: Mentha arvensis L. và Mentha piperita L.

+ Tính vị: cay mát. Qui kinh phế - can

Page 129: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

129

+ Tác dụng: sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mắt, thấu chẩn, sơ can, giải uất.

+ Chỉ định:

- Điều trị cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh giai đoạn đầu: nhóm thuốc này lấy

tân để phát tán, lương để thanh nhiệt dùng để điều trị cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh

giai đoạn đầu, tà khí ở phần vệ, đau đầu, phát sốt, hơi sợ lạnh thường dùng với kim

ngân hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, kinh giới... trong bài ngân kiều tán.

- Điều trị đau đầu mắt đỏ: thường phối hợp với tang diệp, cúc hoa, mạn kinh

tử. Điều trị hầu họng sưng đau, thường dùng cùng với cát cánh, cam thảo, cương tàm,

kinh giới, phòng phong.

- Chứng phong nhiệt còn bế ở biểu, ban chẩn không mọc, thường dùng cùng

với thuyền thoái, kinh giới, ngưu bàng tử, tử thảo... như trong bài thấu chẩn thang.

Dùng để điều trị ban dị ứng gây ngứa, thường phối hợp với khổ sâm, phòng

phong, bạch tiên bì...

- Chứng can uất khí trệ, đau tức ngực sườn, kinh nguyệt không đều: thường dùng

cùng với sài hồ, bạch thược, đương qui như trong bài tiêu dao tán.

+ Liều dùng: 3 - 6g/ngày, khi sắc thuốc nên cho vào sau.

Chú ý: bạc hà có tác dụng phương hương tân tán, phát hãn hao khí, nên

những người hư chứng ra nhiều mồ hôi không nên dùng.

+ Tác dụng dược lý: bạc hà có nhiều tinh dầu bay hơi. Tinh dầu bạc hà uống

có tác dụng thông qua hưng phấn thần kinh trung ương làm giãn vi mạch ở da, tăng

tiết ở tuyến mồ hôi, tăng cường tán nhiệt làm ra mồ hôi, hạ sốt, tinh dầu bạc hà còn

ức chế co thắt cơ trơn ở ruột, tăng tiết dịch đường hô hấp nên có tác dụng điều trị

các chứng viêm đường hô hấp. Thực nghiệm chứng minh tinh dầu bạc hà có tác

dụng ức chế tụ cầu vàng (Staphylococus auteus), tụ cầu trắng (Staphylococcus

albus), liên cầu khuẩn nhóm A-B (Streptococcus), Bacillus diphtheria (trực khuẩn

bạch hầu), Pseudomonas pyocyanea (trực khuẩn mủ xanh), Bacillus coli (trực

khuẩn đại tràng), Shigella flexneri (trực khuẩn lỵ), Neisseria catarrhalis, TK ruột

non (Salmonella enteriatidis, TK than (Bacillus anthracis) .

3.2. Ngưu bàng tử:

+ Ngưu bàng tử (Fructus Arctii) là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu

bàng Arctium lappa L, thuộc họ cúc Compositae.

+ Tính vị: cay, đắng, lạnh. Qui kinh phế - vị.

+ Tác dụng: sơ tán phong nhiệt, thấu chẩn, giải độc, tán thũng.

+ Chỉ định:

- Điều trị cảm mạo phong nhiệt, sưng đau hầu họng: thường dùng cùng với

liên kiều, kim ngân hoa, kinh giới, cát cánh, trong bài ngân kiều tán. Điều trị sốt mà

Page 130: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

130

có ho, đờm nhiều khó khạc, thường dùng cùng với kinh giới, cát cánh, tiền hồ, cam

thảo.

- Điều trị chứng ban chẩn không mọc: ngưu bàng tử có tác dụng thanh tiết

thấu tán, để sơ phong tán nhiệt, thấu tiết nhiệt độc làm cho mọc ban chẩn, thường

phối hợp với bạc hà, kinh giới, thuyền thoái, tử thảo... trong bài thấu chẩn thang.

- Điều trị mụn nhọt quai bị: ngưu bàng tử cay, đắng, hàn vừa có tính thăng

phù, vừa có tính thănh giáng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng lợi yết,

tính thiên về hoạt lợi, thông nhị tiện, nên dùng để điều trị ngoại cảm phong nhiệt,

hỏa độc nội kết, mụn nhọt sưng đau, đại tiện bí kết, thường dùng cùng với đại

hoàng, mang tiêu, chi tử, liên kiều, bạc hà. Ngưu bàng tử dùng với qua lâu, liên

kiều, thiên hoa phấn, thanh bì để điều trị can uất hóa hỏa gây sưng đau tuyến vú

trong bài qua lâu ngưu bàng thang. ngưu bàng tử dùng cùng với huyền sâm, hoàng

cầm, hoàng liên, bản lan căn để điều trị chứng nhiệt độc gây nên quai bị như bài phổ

tễ tiêu độc ẩm.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày, khi sao lên thì tính hàn giảm bớt.

Chú ý: thuốc có tính hàn, hoạt trường thông tiện, nên người khí hư, tiện lỏng

phải thận trọng khi dùng.

+ Tác dụng dược lý: nước sắc ngưu bàng tử có tác dụng kháng song cầu

khuẩn gây viêm phổi, nước ngâm chiết có tác dụng ức chế nhất định đối với 1 số

khuẩn ngoài da. Ngưu bàng tử có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu. Gần đây đã phát hiện

thuốc có tác dụng kháng ung thư, liều thấp có tác dụng ức chế tế bào ung thư tăng

sinh, làm cho tế bào ung thư hướng dần về tế bào bình thường.

3.3. Thuyền thoái (thuyền thuế):

+ Thuyền thoái (Periostracum Cicadae) là xác lột của con ve sầu

Cryptotympana pustulata Fabricius, thuộc họ ve sầu Cicade.

+ Tính vị: ngọt, lạnh. Qui kinh phế, can.

+ Tác dụng: sơ tán phong nhiệt, làm mọc các ban chẩn, giảm ngứa, giảm co

quắp.

+ Chỉ định:

- Thuyền thoái ngọt, hàn thanh nhiệt, tính chất nhẹ và thăng phù thường dùng

để sơ tán phong nhiệt ở kinh phế, nên thường dùng để điều trị các chứng cảm mạo

phong nhiệt hoặc ôn bệnh giai đoạn đầu, thường dùng phối hợp với bạc hà, liên

kiều, cúc hoa.

- Thuyền thoái có tác dụng tuyên tán thấu phát, sơ tán phong nhiệt, thấu chẩn

giảm ngứa, dùng để điều trị ban sởi không mọc thường phối hợp với bạc hà, ngưu

bàng tử, tử thảo... như bài thấu chẩn thang; dùng điều trị phong thấp nhiệt, ban chẩn,

Page 131: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

131

thấp chẩn, da ngứa ngáy thường dùng phối hợp với kinh giới, phòng phong, khổ

sâm, như bài tiêu phong tán.

- Điều trị chứng phong nhiệt gây ra mắt đỏ sưng đau, viêm kết mạc mắt,

thường dùng phối hợp với cúc hoa, bạch tật lê, quyết minh tử như bài thuyền hoa

tán.

- Thuốc có vị ngọt lạnh, tác dụng sơ tán phong nhiệt, bình can tức phong làm

giảm co quắp nên thường dùng để điều trị các chứng trẻ em cảm mạo gây co giật,

động kinh; thường dùng với bạc hà, câu đằng, như bài chỉ đế tán; nếu trẻ em sốt cao

co giật có thể phối hợp dùng cùng với ngưu hoàng, hoàng liên, cương tàm. Điều trị

uốn ván mức độ nhẹ có thể dùng đơn độc uống cùng với hoàng tửu, mức độ nặng

phối hợp với thiên ma, cương tàm, toàn yết, như bài ngũ hổ bức phong tán.

+ Liều dùng: sắc trước 3 - 10g. Nói chung nên dùng liều nhỏ, muốn chống co

giật; thì phải dùng liều cao.

+ Tác dụng dược lý: thuyền thoái có tác dụng kháng kinh quyết (chống co

giật). Thực nghiệm gây uốn ván thỏ dùng tửu tễ chứng minh thuốc này có tác dụng

giảm co giật; thuyền thoái có tác dụng giải nhiệt (hạ sốt).

3.4. Tang diệp:

+ Tang diệp (Folium Mori) là lá phơi hoặc sấy khô của cây dâu Morus alba

L, thuộc họ dâu tằm Moraceae.

+ Tính vị: đắng, ngọt, lạnh. Qui kinh phế - can.

+ Tác dụng: sơ tán phong nhiệt, thanh phế nhuận táo, bình can minh mục.

+ Chỉ định:

- Điều trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, ho khan, phát sốt, thường dùng phối

hợp với cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân như bài tang cúc ẩm.

- Điều trị phế nhiệt gây ho: thuốc có vị đắng lạnh để thanh tiết phế nhiệt, ngọt

lạnh ích âm, lương nhuận phế táo nên thường dùng để điều trị táo nhiệt thương phế,

ho khan ít đờm, thường dùng phối hợp với hạnh nhân, sa sâm, bối mẫu như bài tang

hạnh thang; trường hợp nặng có thể phối hợp với sinh thạch cao, mạch đông, a giao

như bài thanh táo cầu phế thang.

- Điều trị can dương thượng cang, đau đầu, huyễn vựng, thường dùng cùng

với cúc hoa, thạch quyết minh, bạch thược. Thuốc còn có tác dụng sơ tán phong

nhiệt, thanh tiết can hỏa, ích âm, lương huyết, minh mục nên thường dùng để thanh

can minh mục, thường dùng phối hợp với cúc hoa, hạ khô thảo, sa tiền tử. Có thể

dùng điều trị phong nhiệt kinh can, can hỏa thượng xung gây ra mắt đỏ, đau rát,

chảy nước mắt... thường dùng phối hợp cùng với hắc chi ma như bài tang ma hoàng;

còn có tác dụng điều trị can thận bất túc gây hoa mắt chóng mặt.

Page 132: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

132

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, dùng để điều trị các

chứng huyết nhiệt vong hành gây nôn ra máu, chảy máu cam có thể dụng đơn độc,

hoặc phối hợp với các thuốc cầm máu khác.

+ Liều dùng: sắc trước 5 - 10g. Nước sắc có thể dùng ngoài để rửa mắt.

+ Tác dụng dược lý: nước sắc tang diệp có tác dụng ức chế một số vi khuẩn

gây bệnh như liên cầu tan huyết. Thực nghiệm trên động vật chứng minh nước sắc

tang diệp có tác dụng giảm đường máu.

3.5. Cúc hoa (cam cúc hoa, bạch cúc hoa, hoàng cúc):

+ Cúc hoa (Flos Chysanthemi) là hoa cúc phơi hoặc sấy khô của cây cúc hoa

Chrysanthemum morifolium Ramat, thuộc họ cúc Compositae.

+ Tính vị: cay, ngọt, đắng, hơi lạnh. Qui kinh phế, can.

+ Tác dụng: tán phong nhiệt, bình can minh mục, thanh nhiệt giải độc.

+ Chỉ đinh:

- Điều trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu phát sốt: thường dùng phối hợp với

tang diệp, liên kiều, bạc hà, cát cánh như bài tang cúc ẩm.

- Điều trị mắt đỏ, hoa mắt, thường dùng phối hợp với tang diệp, quyết minh tử, long

đởm thảo, hạ khô thảo. Nếu can thận bất túc, hoa mắt, chóng mặt thì thường phối hợp với

kỷ tử, thục địa, sơn thù như bài kỷ cúc địa hoàng hoàn.

- Điều trị chứng chóng mặt co giật, thường dùng thạch quyết minh, trân châu mẫu,

ngưu tất. Điều trị can dương thượng cang, đau đầu chóng mặt thường dùng với linh dương

giác, câu đằng, bạch thược, như bài linh giác câu đằng thang.

- Dùng trong mụn nhọt sưng đau, thường dùng cùng với kim ngân hoa, sinh

cam thảo như bài cam cúc thang.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: cúc hoa có tác dụng ức chế trực khuẩn Staphylococcus

aureus, các trực khuẩn gây bệnh ngoài da. Ngoài ra cúc hoa còn có tác dụng giãn

mạch vành, giảm tiêu hao ôxy cơ tim, giảm huyết áp, hạ sốt trên thỏ thực nghiệm.

3.6. Mạn kinh tử (quan âm):

+ Mạn kinh tử (Fructus Viticis) là quả chín phơi khô của cây mạn kinh Vitex

trifolia L.var. simplicifolia Cham, thuộc họ cỏ roi ngựa Verbenaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, hơi hàn. Qui kinh bàng quang - can - vị.

+ Tác dụng: tán phong nhiệt - thanh lợi đầu mắt.

+ Chỉ định:

Page 133: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

133

- Chứng cảm mạo phong nhiệt, đau đầu: mạn kinh tử có tác dụng tán tà khí

trên đầu mặt, trừ phong, giảm đau, thường dùng cùng với cúc hoa, bạc hà, bạch tật

lê, xuyên khung, câu đằng...

- Chứng mắt đỏ sưng đau, mắt viêm nhiều dử: thường dùng cùng với cúc hoa

thuyền thoái, long đởm thảo. Ngoài ra mạn kinh tử còn có tác dụng giảm đau, dùng trong

điều trị phong thấp tý chứng, thường phối hợp với khương hoạt, độc hoạt, phòng phong,

xuyên khung như bài khương hoạt thắng thấp thang.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

3.7. Sài hồ:

+ Sài hồ (Radis Bupleuri) là rễ phơi hay sấy khô của bắc sài hồ Bupleurum

chinensis Dc, và nam sài hồ Bupleurum scorzonerifolium Willd. Thuộc họ hoa tán

Umbelliferae.

+ Tính vị: đắng, bình, hơi hàn. Qui kinh can - đởm.

+ Tác dụng: thoái nhiệt, sơ can giải uất, thăng dương.

+ Chỉ định:

- Chứng hàn nhiệt vãng lai: sài hồ dùng để điều trị tà khí ở thiếu dương, hàn nhiệt

vãng lai, ngực sườn đầy tức, miệng khô, họng khát, thường phối hợp dùng cùng với hoàng

cầm như bài tiểu sài hồ thang. Điều trị chứng sốt cảm mạo thường phối hợp với cam thảo,

nếu sốt cao thường dùng phối hợp với cát căn, hoàng cầm , thạch cao như bài sài cát giải

cơ thang.

- Chứng can uất khí trệ, kinh nguyệt không đều, đau tức ngực sườn: thường

dùng phối hợp với đương quy, bạch thược như bài tiêu dao tán. Đối với đau tức

ngực sườn thường phối hợp với hương phụ, xuyên khung, xích thược như bài sài hồ

sơ can tán.

- Chứng khí hư hạ hãm, ỉa chảy lâu ngày gây trĩ sa trực tràng, sa dạ con...

thường dùng cùng với nhân sâm, hoàng kỳ, thăng ma như bài bổ trung ích khí thang.

Ngoài ra sài hồ còn dùng trong điều trị hạ sốt trong bệnh sốt rét: thường dùng

phối hợp với thường sơn, hoàng cầm, thảo quả.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

Chú ý: cấm dùng ở người có chứng can dương thượng cang, can phong nội

động, âm hư hỏa vượng, khí cơ thượng nghịch.

+ Tác dụng dược lý: bắc sài hồ có chứa nhiều tinh dầu, bupleurumol, oleic

axit, linoleic axit, palmutic axit, stearic axit, lingnoceric axit, đường và nhiều dẫn

chất saponin như saikosaponin a.c.d, saikogenin F. E. G, longispinogenin. Ngoài ra

rễ sài hồ còn chứa spinasterol, stimasterol; cành và lá chứa rutin.

Page 134: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

134

Sài hồ có tác dụng trấn tĩnh, an thần, giảm đau, hạ sốt, giảm ho, chống viêm,

giảm cholesterol máu, kháng gan nhiễm mỡ, lợi niệu, ngoài ra sài hồ còn có tác

dụng ức chế TK lao, bệnh do vi rút gây ra, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ

thể.

3.8. Thăng ma:

+ Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae foetidae) là thân rễ phơi hay sấy khô của

cây thăng ma Cimicifuga foetida L, thuộc họ mao lương Ranunculaceae

+ Tính vị: cay ngọt, hơi hàn. Qui kinh phế - tỳ - vị - đại tràng.

+ Tác dụng: phát biểu thấu chẩn, thanh nhiệt giải độc, thanh đề dương khí.

+ Chỉ định:

- Chứng phong nhiệt ở phía trên, thuộc kinh dương minh gây đau đầu: thường phối

hợp với thạch cao, hoàng cầm , bạch chỉ. Chứng ngoại cảm phong nhiệt, hiệp thấp gây đau

đầu, đau cổ gáy thường dùng cùng với thương truật, bạc hà, kinh giới như bài thanh chấn

thang. Thăng ma có tác dụng thăng tán thấu biểu, làm mọc ban sởi, thường dùng cùng với

cát căn, bạch thược, cam thảo như bài thăng ma cát căn thang.

- Điều trị đau răng, loét miệng, sưng đau họng: thường dùng cùng với thạch cao,

hoàng liên, đan bì như bài thanh vị tán; nếu trị sưng đau họng thường dùng cùng với hoàng

cầm, hoàng liên, huyền sâm như bài phổ tễ tiêu độc ẩm. Điều trị bệnh truyền nhiễm phát

ban sưng đau họng, mắt đỏ thường dùng cùng với miết giáp, đương qui, hùng hoàng như

bài thăng ma miết giáp thang.

- Chứng khí hư hạ hãm, ỉa chảy lâu ngày gây trĩ, sa trực tràng, băng kinh:

thường dùng cùng với nhân sâm, hoàng kỳ, hoàng kỳ, bạch truật như bài cử nguyên

tiễn.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: thăng ma có tác dụng hạ sốt, chống viêm giảm đau

chống co giật, ức chế TK lao, Staphylococcus aureus, ngoài ra cón có tác dụng giảm

nhịp tim, hạ huyết áp.

3.9. Cát căn (sắn dây):

+ Cát căn (Radis Puerariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây sắn dây Pueraria

lobata (Willd) ohw, hoặc Pueraria thomsonii Benth, thuộc họ cánh bướm

Papillionaceae.

+ Tính vị: ngọt, cay, mát. Qui kinh tỳ, vị.

+ Tác dụng: giải cơ thoái nhiệt, mọc ban chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ

tả.

+ Chỉ định:

Page 135: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

135

- Chứng ngoại cảm biểu chứng, tà uất hóa nhiệt, phát sốt cao, sợ lạnh ít, đau đầu,

miệng khát, rêu lưỡi vàng mỏng: thường dùng cùng với sài hồ, hoàng cầm, bạch chỉ như

bài sài cát giải cơ thang. Điều trị biểu chứng phong hàn: sợ lạnh, không mồ hôi, đau mỏi cổ

gáy, thường phối hợp với ma hoàng, quế chi, bạch thược như bài cát căn thang.

- Điều trị ban sởi không mọc: thường dùng cùng với thăng ma, bạch thược, cam

thảo như bài thăng ma cát căn thang, cũng có thể dùng với bạc hà, ngưu bàng tử, kinh giới.

- Chứng sốt cao, khát nước âm hư tiêu khát: thường phối hợp với lô căn,

thiên hoa phấn, tri mẫu. Điều trị tiêu khát thì thường dùng cùng với ô mai, thiên hoa

phấn, mạch môn, đẳng sâm, hoàng kỳ như bài ngọc tuyền hoàn.

+ Chứng tỳ hư tiết tả: thường dùng cùng với nhân sâm, phục linh, cam thảo

như bài thất vị bạch truật tán.

+ Liều dùng: 10 -15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: cát căn có tác dụng giãn vi mạch ở não, giãn động mạch

vành, và tăng cung lượng tuần hoàn vành, giảm mức tiêu hao oxy cơ tim, giảm

huyết áp, ức chế tụ tập tiểu cầu, chẹn thụ thể .

3.10. Phù bình (bèo ván):

+ Phù bình (Herba Spirodelae) là toàn cây, có thể dùng tươi hoặc phơi khô,

của cây phù bình Spirodela polyrrhiza (L.) Schleid. Việt Nam dùng cây bèo ván, bèo

tía Pistia stratiotes L. Thuộc họ ráy Araceae.

+ Tính vị: cay, hàn. Qui kinh phế, bàng quang.

+ Tác dụng: phát hãn giải biểu, mọc ban chẩn, giảm ngứa, lợi niệu, tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Chứng ban sởi không mọc, dị ứng gây ngứa: thường dùng cùng với kinh

giới, bạc hà, liên kiều.

- Chứng thủy thũng, bí tiểu tiện: thường dùng cùng với ma hoàng, liên kiều,

qua lâu bì..

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: lợi tiểu, hạ sốt.

THUỐC THANH NHIỆT

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Thuốc thanh nhiệt là những thuốc có tác dụng thanh giải nhiệt tà ở phần lý.

Page 136: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

136

1.2. Phân loại:

+ Thanh nhiệt tả hoả. + Thanh nhiệt táo thấp.

+ Thanh nhiệt lương huyết. + Thanh nhiệt giải độc.

+ Thanh hư nhiệt.

1.3. Chỉ định chung:

Thuốc thanh nhiệt điều trị các trường hợp tà khí ở biểu đã giải, nhiệt ở phần

lý tích thịnh. Ví như: bệnh ngoại cảm, phát sốt, bứt dứt, khát nước (phiền khát), đại

tiện phân lỏng nát lẫn nhầy máu mũi (thấp nhiệt tiết tả), phát ban, mụn nhọt sưng

đau....

1.4. Chú ý khi dùng:

+ Thuốc thanh nhiệt tính mát lạnh (hàn lương), dễ gây tổn thương tỳ vị, nên

thận trọng dùng khi tỳ vị khí hư, ăn ít, đại tiện lỏng.

+ Thuốc có tính lạnh dễ gây hoá táo thương âm, nên thận trọng dùng khi âm

thịnh cách dương, chân hàn giả nhiệt.

2. Thanh nhiệt tả hoả.

Nhiệt và hoả đều thuộc lục dâm, thuộc về dương tà. Nhiệt là cận của hoả, hoả

là cực của nhiệt, nên thanh nhiệt và tả hoả 2 loại không thể phân biệt. Thuốc có tác

dụng thanh nhiệt phần lớn đều có thể tả hỏa. Thuốc thanh nhiệt tả hoả lấy thanh tiết

phần khí là chính, chủ yếu dùng trong nhiệt bệnh, tà nhập vào khí phận, biểu hiện là

sốt cao, miệng khát, ra mồ hôi, bứt dứt không yên (phiền táo) thậm chí mê sảng,

mạch hồng đại. Bản hư mà có lý nhiệt chứng thì nên chú ý phù chính khu tà phối

hợp với thuốc bổ hư.

2.1.Thạch cao (bạch hổ, băng thạch, là khoáng thạch):

+ Thạch cao (Gypsum) có công thức CaSO4.2H2O:

+ Cách dùng: rửa sạch, tán nhỏ uống hoặc sắc uống. Khi nung lên không

được uống mà chỉ được dùng ngoài.

+ Tính vị: cay, ngọt, đại hàn. Qui kinh phế, vị.

+ Tác dụng: thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát, thu liễm sinh cơ.

+ Chỉ định:

- Chứng sốt cao, phiền khát, thường dùng với tri mẫu như bài bạch hổ thang.

Điều trị ôn tà nhập huyết phận, gây phát ban chẩn, thường dùng cùng sinh địa như

bài hóa ban thang.

- Chứng phế nhiệt khái suyễn.

- Điều trị mụn nhọt, lở loét lâu liền, thường dùng cùng với hoàng liên tán bột

dùng ngoài.

Page 137: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

137

+ Liều lượng: 15 - 60g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi tỳ vị hư hàn, âm hư nội nhiệt.

+ Tác dụng dược lý: rút ngắn thời gian ngưng huyết, tăng bài tiết dịch

mật, lợi tiểu.

2.2. Tri mẫu:

+ Tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tri

mẫu Anemarrhena asphodeloides Bge, thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

+ Tính vị: đắng, ngọt, hàn. Qui kinh phế, vị, thận.

+ Tác dụng: thanh nhiệt tả hoả, tư âm nhuận táo.

+ Chỉ định:

- Chứng phế vị thực nhiệt gây sốt cao, phiền khát, mạch hồng đại, thường phối hợp

dùng với thạch cao như bài bạch hổ thang.

- Chứng phế nhiệt khái thấu, đờm vàng dính, thường dùng cùng với qua lâu,

bối mẫu, đởm nam tinh, hoặc âm hư ho khan, ít đờm thường dùng cùng với bối mẫu

như bài nhị bối tán.

- Chứng cốt trưng triều nhiệt, ra mồ hôi trộm (đạo hãn), tâm phiền (âm hư

hỏa vượng) thường dùng cùng với thuốc dưỡng âm để tăng cường tư âm giáng hoả

như bài tri bá địa hoàng hoàn.

- Chứng âm hư tiêu khát, thường dùng cùng với thiên hoa phấn, cát căn như

bài ngọc dịch thang. Điều trị chứng đại tiện táo bón thường phối hợp với hà thủ ô,

đương qui, ma nhân để nhuận tràng thông tiện.

+ Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

+ Chú ý: không dùng khi tỳ hư, đại tiện lỏng nát.

+ Tác dụng dược lý: hạ sốt, khứ đàm, lợi niệu, giảm đường máu, ức chế trực

khuẩn lỵ, song cầu khuẩn.

2.3. Lô căn (lô vĩ):

+ Lô căn (Rhizoma Phragmitis) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây lô căn

Phragmites communis (L.) Trin, thuộc họ hòa thảo (họ lúa) Gramineae.

+ Tính vị: ngọt, hàn. Qui kinh phế, vị.

+ Tác dụng: thanh nhiệt sinh tân, trừ phiền chỉ ẩu.

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt bệnh phiền khát, lưỡi táo ít tân, thường dùng cùng với thiên

hoa phấn, mạch môn.

- Chứng vị nhiệt buồn nôn, thường phối hợp với trúc nhự, nước gừng.

Page 138: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

138

- Chứng phế nhiệt khái thấu, đờm vàng dính, thường dùng cùng với qua lâu,

bối mẫu, hoàng cầm. Điều trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt, ho, thường phối hợp

với tang diệp, cúc hoa, cát cánh như bài tang cúc ẩm. Ngoài ra lô căn còn có tác

dụng lợi niệu, thấu chẩn, tiểu tiện ít, đỏ, đái buốt thường dùng cùng với bạch mao

căn, sa tiền tử. Điều trị ban chẩn không mọc thường dùng cùng với bạc hà, thuyền

thoái.

+ Liều dùng: 5 - 30g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi tỳ vị hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm chứng minh lô căn có tác dụng ức chế liên

cầu tan huyết .

2.4. Thiên hoa phấn:

+ Thiên hoa phấn (Rhizoma Trichosanthis) là thân rễ phơi hay sấy khô của

cây qua lâu Trichosanthes kirilowii Maxim, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi đắng, hơi hàn. Qui kinh phế, vị.

+ Tác dụng: thanh nhiệt sinh tân, nhuận phế nhuận táo, giải độc tiêu ung.

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt bệnh thương tân, miệng khô phiền khát, thường dùng cùng với

lô căn, sơn dược như bài ngọc dịch thang.

- Chứng phế nhiệt táo khái: ho khan ít đờm, trong đờm lẫn máu, thường dùng

cùng với thiên môn, mạch môn, sinh địa như bài tư táo ẩm.

- Chứng mụn sưng loét: thiên hoa phấn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu

thũng bài nùng, thường dùng cùng với kim ngân hoa, bạch chỉ, xuyên sơn giáp như

bài tiên phương hoạt mệnh ẩm.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai. Kỵ ô đầu.

+ Tác dụng dược lý: tác dụng trực tiếp đến sự nuôi dưỡng tế bào tầng ở nhau

thai gây ra hoại tử, dễ gây ra thai chết lưu hoặc sảy thai. Liều cao có thể gây ra hoại

tử tế bào gan thận. Có tác dụng nhất định trong chống ung thư. ức chế liên cầu tan

huyết, song cầu khuẩn, TK bạch hầu. Gần đây phát hiện thiên hoa phấn có tác dụng

ức chế AIDS, nâng cao khả năng miễn dịch, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân

AIDS.

2.5. Trúc diệp (lá tre, lá vầu):

+ Trúc diệp (Folium Phyllostachis) là lá tươi hoặc phơi khô của cây tre, vầu

Phyllostachys nigra (Lodd.) Munro var. henonis (Mitf.) Stapf ex Rendle, thuộc họ

lúa Gramineae.

Page 139: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

139

+ Tính vị: ngọt, cay, đạm, hàn. Qui kinh tâm, vị, tiểu trường.

+ Tác dụng: thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân lợi niệu.

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt bệnh phiền khát, thường dùng cùng với thạch cao, mạch

môn, nhân sâm như bài trúc diệp thạch cao thang. Điều trị ngoại cảm phong

nhiệt, phiền nhiệt miệng khát, thường dùng cùng với kim ngân hoa, liên kiều,

bạc hà như bài ngân kiều tán.

- Chứng tâm hoả thượng viêm, miệng lưỡi lở loét, thậm chí tâm di nhiệt

xuống tiểu trường gây ra chứng tiểu tiện ngắn đỏ, đau buốt, thường dùng cùng với

mộc thông, sinh địa, cam thảo như bài đạo xích tán.

+ Liều dùng: 6 - 15g/ngày. Dùng tươi 15 - 30g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng trong âm hư hoả vượng, cốt trưng triều nhiệt.

2.6. Đạm trúc diệp (cỏ lá tre):

+ Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây

đạm trúc diệp Lophatherum gracile Brongn, thuộc họ lúa Gramineae.

+ Tính vị: ngọt, đạm, hàn. Qui kinh tâm, vị, tiểu trường.

+ Tác dụng: thanh nhiệt trừ phiền, thông lợi tiểu tiện.

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt bệnh phiền khát, thường dùng cùng với thạch cao, lô căn.

- Chứng tâm hoả tích thịnh, miệng lưỡi loét, di nhiệt xuống tiểu trường gây ra

chứng đái buốt, đái dắt, thường dùng cùng đăng tâm thảo, hoạt thạch, bạch mao căn.

Điều trị chứng thủy thũng, tiểu ít, thường dùng cùng với nhân trần, hoàng cầm, chi

tử.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

2.7. Chi tử.

+ Chi tử ( Fructus Gardeniae) là quả chín phơi khô của cây dành dành (sơn

chi tử) Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ Cà phê Rubiaceae.

+ Tính vị: đắng, hàn. Qui kinh tâm, can, phế, vị, tam tiêu.

+ Tác dụng: tả hỏa trừ phiền, thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc, tiêu

thũng chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Chứng ôn nhiệt bệnh, tà nhiệt ở tâm, gây tâm phiền bứt rứt không yên,

thường dùng với đạm đậu xị để tuyên tiết tà nhiệt, giải uất trừ phiền, như bài chi tử

xị thang. Nếu hoả nhiệt tích thịnh, sốt cao, phiền táo lơ mơ nói nhảm, điều trị

Page 140: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

140

thường phối hợp với hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá như bài hoàng liên giải độc

thang.

- Chứng thấp nhiệt hoàng đản, vàng da, phát sốt, tiểu đỏ thường dùng cùng

với nhân trần, đại hoàng như bài nhân trần cao thang.

- Chứng huyết nhiệt gây chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu,

thường dùng với bạch mao căn, sinh địa, hoàng cầm.

- Chứng mụn nhọt lở loét, bầm giập do ngã thường dùng với kim ngân hoa,

liên kiều, bồ công anh.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: không nên dùng khi tỳ hư gây đại tiện lỏng nát.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng lợi mật, tăng cường bài tiết mật, giảm

bilirubin máu, ức chế liên cầu tan huyết và một số TK ngoài da, giảm sốt, giảm đau,

giảm huyết áp, cầm máu.

2.8. Hạ khô thảo:

+ Hạ khô thảo (Spica Prunellae) là hoa tự và quả phơi hay sấy khô của cây hạ

khô thảo Prunella vulgaris L, thuộc họ hoa môi Labiateae.

+ Tính vị: đắng, cay, hàn. Qui kinh can, đởm.

+ Tác dụng: thanh can hoả, tán uất kết.

+ Chỉ định:

- Chứng can hoả thượng xung, gây ra mắt đỏ sưng đau, hoa mắt chóng mặt,

thường dùng cùng với cúc hoa, quyết minh tử. Nếu do can âm bất túc, mắt có gỉ,

sưng đau, nặng về đêm, điều trị thường dùng cùng với đương qui, kỷ tử.

- Chứng loa lịch (tràng nhạc): thuốc có tác dụng thanh can tán kết, dùng trong

can uất hoá hoả, đàm hoả ngưng tụ, kết ở quanh cổ mà gây ra loa lịch thường dùng

cùng với bối mẫu, huyền sâm, mẫu lệ. Trị bướu cổ thường dùng cùng với hải cáp

xác, côn bố, hải tảo. Ngoài ra còn dùng để điều trị cao huyết áp.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi tỳ vị hư nhược.

+ Tác dụng dược lý: hạ huyết áp, chống rối loạn nhịp tim, ức chế TK lỵ, TK

thương hàn, TK lao, hưng phấn tử cung, tăng nhu động ruột.

2.9. Quyết minh tử (hạt muồng)

+ Quyết minh tử (Semen Cassiae) là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết

minh Cassia tora L, thuộc họ vang Caesalpiniaceae.

+ Tính vị: ngọt, đắng, mặn, hơi hàn. Qui kinh can, thận, đại trường.

+ Tác dụng: thanh can minh mục, nhuận tràng thông tiện.

Page 141: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

141

+ Chỉ định:

- Chứng can kinh thực hoả gây đau mắt, nhiều gỉ thường dùng cùng với hạ khô

thảo, chi tử, nếu phong nhiệt gây đau đầu, mắt đỏ thường dùng cùng với cúc hoa, tang diệp.

- Chứng đại tiểu tiện bí kết thường dùng cùng với hoả ma nhân, qua lâu nhân.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: không dùng khi khí hư gây đại tiện lỏng nát.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng hạ huyết áp

và lợi niệu, co tử cung. Trên động vật cũng như lâm sàng đều chứng minh quyết

minh tử có tác dụng cứ chế tăng cholesterol máu, ức chế sự hình thành vữa xơ động

mạch. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế TK ngoài da, TK bạch hầu, TK thương hàn

và phó thương hàn...

2.10. Cốc tinh thảo (cỏ dùi trống, cỏ đuôi công):

+ Cốc tinh thảo (Scapus Eriocauli) là cán nang phơi hoặc sấy khô của cây

cốc tinh thảo Eriocaulon sexangulare L, thuộc họ cốc tinh thảo Eriocaulaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh can, vị.

+ Tác dụng: sơ tán phong nhiệt, minh mục, tiêu trừ màng nhày che mắt.

+ Chỉ định:

- Chứng đau mắt đỏ có màng mờ che phủ, nhiều gỉ, chảy nước mắt nhiều,

thường dùng cùng với long đởm thảo, kinh giới, xích thược như bài cốc tinh thảo

thang. Điều trị đau đầu, đau răng, sưng đau họng, có thể dùng cùng với bạc hà, cúc

hoa, ngưu bàng tử.

+ Liều dùng: 6 - 15g/ngày.

+ Chú ý: không nên dùng ở người âm hư huyết hao .

+ Tác dụng dược lý: ức chế một số khuẩn như TK mủ xanh, TK lỵ, liên cầu

khuẩn.

3. Thanh nhiệt táo thấp.

+ Thuốc trong nhóm tính vị khổ hàn (đắng, lạnh), đắng để táo thấp, lạnh để

thanh nhiệt, nên có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, đồng thời có cả tác dụng thanh

nhiệt tả hoả. Chủ yếu dùng để điều trị các chứng thuộc về thấp nhiệt và hoả nhiệt.

+ Tính vị đắng lạnh phần lớn làm ảnh hưởng đến vị, tính táo dễ làm thương

âm; do đó không nên dùng lượng lớn. Thận trọng khi dùng cho người tỳ vị hư hàn,

tân thương âm hao. Nếu cần dùng thì phải kết hợp thêm thuốc kiện tỳ và dưỡng âm.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng tả hoả, giải độc.

3.1. Hoàng cầm:

Page 142: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

142

+ Hoàng cầm (Radis Scutellariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm

Scutellaria baicalensis Georgi, thuộc họ hoa môi Labiateae.

+ Tính vị: đắng, hàn. Qui kinh phế, vị, đởm, đại trường.

+ Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, tả hoả giải độc, lương huyết, chỉ huyết, trừ

nhiệt an thai.

+ Chỉ định:

- Chứng thấp ôn thử thấp, thấp nhiệt bụng trướng căng, vàng da tả lỵ. Thuốc

tính đắng lạnh, thanh nhiệt táo thấp, có tác dụng thanh thấp nhiệt ở phế vị, đởm, đại

trường, ưu tiên thanh nhiệt ở thượng tiêu. Điều trị chứng thấp nhiệt uất trệ, bụng

ngực căng đầy trướng, buồn nôn, nôn, sốt âm ỉ, rêu lưỡi vàng bẩn, thường dùng

cùng với hoạt thạch, thông thảo như bài hoàng cầm hoạt thạch thang. Điều trị thấp

nhiệt trở trệ ở trong, trướng đầy buồn nôn, thường dùng cùng với hoàng liên, can

khương, bán hạ như bài bán hạ tả tâm thang. Điều trị thấp nhiệt vàng da, thường

dùng cùng với nhân trần, chi tử.

- Chứng phế nhiệt làm phế mất công năng thanh giáng, gây ho, đờm dính, có

thể dùng đơn độc 1 vị hoàng cầm như bài thanh kim hoàn, có thể phối hợp dùng với

tang bạch bì, tri mẫu, mạch môn như bài thanh phế thang. Thuốc nhập vào kinh

thiếu dương đởm, thường dùng điều trị tà ở thiếu dương gây hàn nhiệt vãng lai,

thường dùng cùng với sài hồ để hoà giải thiếu dương, như bài tiểu sài hồ thang.

- Thuốc có tác dụng tả hoả giải độc tương đối mạnh, để điều trị hoả độc tích

thịnh gây mụn nhọt, sưng đau họng, thường dùng cùng với kim ngân hoa, liên kiều,

ngưu bàng tử, bản lan căn.

- Chứng huyết nhiệt gây chảy máu mũi, nôn ra máu, băng lậu, thường dùng

cùng với sinh địa, bạch mao căn, tam thất.

- Chứng thai nhiệt bất an, thường dùng cùng với bạch truật, đương qui như

bài đương qui tán.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày. Khi dùng để an thai thì nên sao qua, cầm máu thì

phải sao cháy, thanh nhiệt ở thượng tiêu thì sao với rượu.

+ Chú ý: không dùng khi tỳ vị hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: trên thực nghiệm, hoàng cầm có phổ kháng khuẩn tương

đối rộng, có tác dụng ức chế TK thương hàn, TK lỵ, TK mủ xanh, TK bạch hầu, liên

cầu khuẩn, song cầu khuẩn gây viêm phổi, song cầu khuẩn gây viêm màng não, ức

chế vi rút gây cúm. Ngoài ra còn có tác dụng hạ sốt, giảm huyết áp, lợi tiểu, trấn

tĩnh, lợi mật, giảm tính thẩm thấu ở vi mạch, ức chế nhu động ở ruột.

3.2. Hoàng liên:

Page 143: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

143

+ Hoàng liên ((Rhizoma Coptidis) là thân rễ phơi khô của cây hoàng liên

chân gà Coptis chinensis Franch, thuộc họ mao lương Ranunculaceae.

Ngoài ra còn có các loại hoàng liên khác như:

- Tam giác diệp hoàng liên: Coptis đeltoidea C.Y. Cheng et Hsiao.

- Vân liên: Coptis teeta Wall.

+ Tính vị: đắng, lạnh. Qui kinh tâm, can, vị, đại trường.

+ Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, tả hoả giải độc.

+ Chỉ dịnh:

- Tác dụng thanh nhiệt táo thấp của hoàng liên mạnh hơn hoàng cầm. Điều trị

thấp nhiệt trở trệ, bụng căng trướng đầy, buồn nôn, nôn, thường dùng cùng với

hoàng cầm, can khương, bán hạ như bài bán hạ tả tâm thang. Điều trị thấp nhiệt tả

lỵ, mức độ nhẹ có thể dùng đơn độc hoàng liên, kết quả tương đối tốt; nếu đau bụng

đi ngoài, lý cấp hậu trọng, thường dùng cùng với mộc hương như bài hương liên

hoàn. Điều trị đi ngoài, phát sốt, thường dùng cùng với cát căn, hoàng cầm, cam

thảo như bài cát căn cầm liên thang. Điều trị đi ngoài ra nhầy máu thường dùng

cùng với đương quy, nhục quế, bạch thược, mộc hương như bài thược dược thang.

Hoàng liên thích hợp dùng trong thấp nhiệt ở tỳ, vị, đại trường.

- Hoàng liên có tác dụng tả hoả giải độc, thanh thực hoả ở tâm kinh. Điều trị

tam tiêu nhiệt thịnh, sốt cao phiền táo thường cùng với hoàng cầm, hoàng bá, chi tử

như bài hoàng liên giải độc thang. Điều trị nhiệt tà tích thịnh, âm dịch hao tổn, tâm

phiền mất ngủ thường dùng cùng với hoàng cầm, a giao, bạch thược, như bài hoàng

liên a giao thang. Nếu tâm hoả nội thương, nhiệt bức huyết vong hành gây chảy máu

cam, nôn ra máu thường dùng cùng với hoàng cầm, đại hoàng như bài tả tâm thang.

- Điều trị mụn nhọt thường cùng với hoàng cầm, chi tử như bài hoàng liên

giải độc thang. Điều trị bì phu thấp chẩn, có thể dùng cao lỏng hoàng liên bôi ngoài.

Điều trị xưng đau, chảy mủ ống tai, thường phối hợp với khô phàn, băng phiến tán

bột dùng ngoài. Điều trị đau xưng đỏ mắt thường dùng nước sắc hoàng liên nhỏ mắt.

Ngoài ra điều trị vị hoả tích thịnh gây buồn nôn thường dùng cùng trúc nhự,

trần bì, bán hạ. Điều trị đau răng thường dùng cùng với thạch cao, thăng ma, đan bì.

Điều trị can hoả phạm vị, đau tức ngực sườn, buồn nôn ợ chua thường dùng cùng

với ngô thù du như bài tả kim hoàn.

+ Liều dùng: 2 - 10g/ngày.

+ Chú ý: dùng lâu dễ gây tổn thương tỳ, vị. Không nên dùng trong tỳ vị hư

hàn.

+ Tác dụng dược lý: phạm vi kháng khuẩn tương đối rộng, ức chế TK lỵ, TK

thương hàn, TK mủ xanh, TK bạch hầu, TK ho gà, TK lao, liên cầu khuẩn, song cầu

Page 144: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

144

khuẩn, TK ngoài da, vi rút... trong đó tác dụng ức chế TK lỵ là mạnh nhất. Đồng

thời tăng cường khả năng đại thực bào, giảm huyết áp, lợi mật, hạ sốt, trấn tĩnh,

giảm đau, tăng cường hưng phấn cơ trơn thành mạch, tử cung, bàng quang, ruột...

3.3. Hoàng bá:

+ Hoàng bá (Cortex Phellodenron amurensis) là vỏ thân cây cạo sạch vỏ

ngoài phơi hoặc sấy khô của cây hoàng bá Phellodenron chinensis Schneid, thuộc họ

cam quít Rutaceae.

Ở Việt Nam hiện nay dùng cây núc nác có tên khoa học là Oroxylum indicum

L. thuộc họ chùm ớt Bignoniaceae, để thay vị hoàng bá.

+ Tính vị: đắng, hàn. Qui kinh thận, bàng quang, đại trường.

+ Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc.

+ Chỉ định:

- Chứng thấp nhiệt hạ tiêu, đới hạ hoàng trọc thường dùng cùng với khiếm

thực, hoài sơn, sa tiền tử như bài dịch hoàng thang. Điều trị bàng quang thấp nhiệt,

tiểu tiện nóng, đái són, đái buốt thường dùng cùng với sa tiền tử, hoạt thạch, mộc

thông. Điều trị thấp nhiệt hạ tiêu, cước khí, đầu gối sưng đau, thường dùng cùng

thương truật, ngưu tất như bài tam diệu hoàn. Điều trị thấp nhiệt tả lỵ, thường dùng

cùng với bạch đầu ông, hoàng liên, trần bì như bài chi tử bá bì thang.

- Điều trị mụn nhọt, sưng đau, lở loét có thể uống trong và dùng ngoài (uống

trong thường dùng cùng với hoàng liên, chi tử; dùng ngoài thì nghiền bột, chế với

mật lợn hoặc trứng gà để bôi). Điều trị thấp chẩn xuất tiết, thường dùng cùng với

kinh giới, khổ sâm, uống trong và dùng ngoài đều được, có thể phối hợp với thanh

đại, hoạt thạch, cam thảo tán bột rắc lên chỗ tổn thương.

- Chứng âm hư phát sốt, đạo hãn di tinh, thường dùng cùng với tri mẫu, thục

địa, sơn thù, qui bản như bài tri bá địa hoàng hoàn, đại bổ âm hoàn.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tác dụng kháng khuẩn gần giống như hoàng liên, ngoài

ra còn có tác dụng ức chế kháng nguyên bề mặt gây viêm gan B, bảo vệ tiểu cầu,

dùng ngoài để tăng cường hấp thu xuất huyết ngoài da, lợi mật, lợi niệu, giảm huyết

áp, hạ sốt. Hoàng bá còn có tác dụng hạ đường máu và tăng cường sinh kháng thể

trên chuột.

3.4. Long đởm thảo:

+ Long đởm thảo (Radis Gentianae) là rễ phơi hay sấy khô của cây long đởm

Gentiana Scabra Bge, thuộc họ long đởm Gentianaceae.

Ngoài ra còn có cây Tam hoa long đởm: Gentiana triflora Pall.

+ Tính vị: đắng, lạnh. Quy kinh can, đởm, bàng quang.

Page 145: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

145

+ Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa can đởm.

+ Chỉ định:

- Chứng thấp nhiệt hạ tiêu, sưng đau, ngứa âm hộ, khí hư bạch đới mầu vàng,

nam giới âm nang sưng đau thường dùng cùng với hoàng bá, khổ sâm, thương truật.

Điều trị can đởm, thấp nhiệt vàng da, tiểu đỏ, dùng cùng với nhân trần, chi tử, hoàng

bá.

- Chứng can hoả đau đầu, mắt đỏ, ù tai, tức ngực sườn, đắng miệng thường

dùng cùng với sài hồ, hoàng cầm, mộc thông, như bài long đởm tả can thang.

- Chứng can kinh nhiệt thịnh, nhiệt cực sinh phong gây sốt cao, co giật, co quắp

chân tay thường dùng cùng với ngưu hoàng, câu đằng, hoàng liên như bài lương kinh hoàn.

+ Liều dùng: 3 - 6 g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi tỳ vị hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: ức chế một số TK như TK mủ xanh, TK thương hàn, tụ

cầu khuẩn, trấn tĩnh, giảm huyết áp trên thực nghiệm, tăng tiết dịch vị tiêu hóa, lợi

mật.

3.5. Tần bì:

+ Tần bì (Cortex Fraxini) là vỏ cành phơi hay sấy khô của cây tần bì Fraxinus

rhynchophylla Hance, thuộc họ nhài Oleaceae.

+ Tính vị: đắng, sáp, hàn. Quy kinh đại trường, can, đởm.

+ Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, chỉ lợi, chỉ đới, minh mục,

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt độc tả lỵ, lý cấp hậu trọng thường dùng cùng với hoàng liên,

hoàng bá, bạch đầu ông như bài bạch đầu ông thang. Điều trị thấp nhiệt hạ tiêu, xích

bạch đới hạ thường dùng cùng với đan bì, đương quy.

- Chứng mắt đỏ sưng đau, mắt có màng che, có thể dùng đơn độc, sắc lấy nửa

để rửa mắt hoạc dùng cùng với cúc hoa, hoàng liên, long đởm thảo.

+ Liều dùng: 3 - 12g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi tỳ vị hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: ức chế TK lỵ, chống viêm khớp, trấn tĩnh, giảm co quắp,

lợi niệu, tăng bài tiết acid uric.

3.6. Khổ sâm (dã hòe, khổ cốt):

+ Khổ sâm (Radis Sophorae) là rễ phơi hay sấy khô của cây khổ sâm Sophora

Flavescens Ait, thuộc họ cánh bướm Papilionaceae.

+ Tính vị: đắng, hàn. Quy kinh tâm, can, vị, đại trường, bàng quang.

+ Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, sát trùng lợi niệu.

Page 146: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

146

+ Chỉ định:

- Chứng thấp nhiệt uẩn kết vị trường, đau bụng ỉa lỏng, thậm chí ỉa ra máu thường

dùng cùng với mộc hương. Điều trị thấp nhiệt, đại tiện ra máu, trĩ chảy máu thường dùng

cùng với sinh địa như bài khổ sâm địa hoàng hoàn. Điều trị thấp nhiệt vàng da, tiểu đỏ

thường dùng cùng với chi tử, long đởm thảo.

- Chứng đới hạ, ngứa âm hộ, thấp chẩn, tiểu tiện không lợi, thường dùng

cùng với hoàng bá, có thể dùng ngoài để rửa hoặc uống trong. Điều trị ghẻ thường

dùng cùng với khô phàn, lưu hoàng chế thành cao lỏng bôi tại chỗ. Điều trị phụ nữ

có thai, tiểu tiện không thông lợi thường dùng cùng với bối mẫu, đương quy như bài

đương quy khổ sâm hoàn. Điều trị thấp nhiệt bàng quang, tiểu tiện không thông

dùng cùng với bồ công anh, thạch vĩ.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: không dùng khi tỳ vị hư hàn, âm hư thương tân.

+ Tác dụng dược lý: chữa rối loạn nhịp tim. Tăng lưu lượng tuần hoàn vành,

giảm mỡ máu, ngăn ngừa giảm bạch cầu. Sát khuẩn TK âm đạo, ức chế TK lao, TK

lỵ, tụ cầu vàng, lợi niệu, chống viêm, chống quá mẫn, tiêu đàm.

4. Thuốc thanh nhiệt giải độc.

+ Thuốc thanh nhiệt giải độc là những vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải

độc hoặc hoả độc.

+ Chú ý: trên lâm sàng nên căn cứ vào biểu hiện vào lâm sàng và kiêm chứng

kết hợp với đặc điểm cụ thể của thuốc để ứng dụng chọn lựa thuốc cho thích hợp,

đồng thời căn cứ vào sự phát triển bệnh tật để có phối ngũ tương ứng. Để điều trị

nhiệt độc ở huyết phận thường phối hợp với thuốc thanh nhiệt tả hoả. Ngoài ra nhiệt

độc, đại tiện ra máu, lỵ cấp hậu trọng thường dùng phối hợp cùng với thuốc hành

khí hoạt huyết ....

Thuốc tính hàn lương, khi điều trị bệnh đã chuyển sang nhẹ hơn thì nên dừng

thuốc để tránh tổn thương đến tỳ vị.

4.1. Kim ngân hoa (hoa cây kim ngân hay còn gọi là nhẫn đông):

+ Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân

Lonicera Japonica Thund, thuộc họ nhẫn đông Capridaceae.

+ Tính vị: ngọt, lạnh. Quy kinh phế, tâm, vị.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, sơ tán phong nhiệt.

+ Chỉ định:

- Điều trị mụn nhọt giai đoạn đầu, sưng nóng đỏ đau, có thể dùng đơn độc

một vị kim ngân hoa hoặc dùng phối hợp với xuyên sơn giáp, bạch chỉ như bài tiên

phương hoạt mệnh ẩm. Điều trị viêm ruột thừa cấp thường dùng cùng với đương

Page 147: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

147

quy, địa du, hoàng cầm như bài thanh trường ẩm. Điều trị viêm phổi gây ho, nôn ra

máu mủ thường dùng cùng với ngư tinh thảo, lô căn, đào nhân để thanh phế bài

nùng.

- Chứng ngoại cảm phong nhiệt, bệnh truyền nhiễm giai đoạn đầu thường

dùng cùng với liên kiều, bạc hà, ngưu bàng tử như bài ngân kiều tán.

- Điều trị chứng nhiệt độc, lỵ ra máu mủ thường dùng cùng với hoàng cầm,

hoàng liên, bạch đầu ông.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: không dùng trong tỳ vị hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế liên cầu

khuẩn, TK lỵ... ức chế bệnh do vi rút gây nên, có tác dụng chống viêm, giải độc,

giảm cholesteron máu.

4.2. Liên kiều (hạn liên tử, trúc căn):

+ Liên kiều (Fructus Forsythinae) là quả phơi hay sấy khô của cây liên kiều

Forsythia suspensa (Thunb) Vahl, thuộc họ nhài Oleaceae.

+ Tính vị: đắng, hơi lạnh. Qui kinh phế, tâm, đởm.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu ung tán kết, sơ tán phong nhiệt.

+ Chỉ định:

- Điều trị mụn nhọt thường dùng cùng với kim ngân hoa, bồ công anh, cúc

hoa. Điều trị lao hạch thường dùng cùng với hạ khô thảo, bối mẫu, huyền sâm, mẫu

lệ để thanh can tán kết, hóa đàm tiêu thũng.

- Chứng ngoại cảm phong nhiệt, bệnh truyền nhiễm giai đoạn đầu, thường

dùng cùng với kim ngân hoa, bạc hà, ngưu bàng tử như bài ngân kiều tán. Điều trị

nhiệt nhập doanh huyết thường dùng cùng với huyền sâm, đan bì, kim ngân hoa

như bài thanh doanh thang. Điều trị nhiệt nhập tâm bào thường dùng cùng với huyền

sâm, mạch môn, đan sâm, như bài thanh doanh thang. Ngoài ra còn điều trị tiểu tiện

buốt đau thường dùng cùng với trúc diệp, mộc thông, bạch mao căn.

+ Liều dùng: 6 - 15g/ngày.

+ Chú ý: không dùng khi tỳ vị hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt là tụ cầu vàng, có tác

dụng ức chế nhất định đối với 1 số TK khác và vi rút gây cảm cúm, ngoài ra còn có

tác dụng cường tim, lợi niệu, giảm huyết áp, giảm nôn.

4.3. Bồ công anh (diếp dại, mũi mác, rau mũi cày):

+ Bồ công anh (Herba Taraxaci) là lá tươi hay sấy khô của cây bồ công anh

Taraxacum mongolicum Hand. Mazz, thuộc họ cúc Compositae.

Page 148: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

148

Bồ công anh Việt Nam: Lactuca indica L, cũng thuộc họ cúc

+ Tính vị: đắng, ngọt, lạnh. Qui kinh can, vị.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm.

+ Chỉ định:

- Điều trị mụn nhọt thường dùng cùng với cúc hoa, tử hoa địa đinh, kim ngân

hoa như bài ngũ vị tiêu độc ẩm. Điều trị sưng đau tuyến vú, có thể dùng độc vị uống

trong hoặc bôi ngoài, có thể dùng cùng với kim ngân hoa, qua lâu, ngưu bàng tử.

Điều trị viêm ruột thừa cấp thường dùng cùng với đại hoàng, đan bì, đào nhân. Điều

trị viêm phổi ho ra máu mủ thường dùng cùng với lô căn, bản lan căn.

- Chứng tiểu tiện rắt buốt, thường dùng cùng với bạch mao căn, kim tiền

thảo, sa tiền tử. Điều trị thấp nhiệt vàng da, dùng cùng với nhân trần, chi tử, đại

hoàng. Ngoài ra bồ công anh còn có tác dụng thanh can minh mục.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: ức chế tụ cầu vàng, liên cầu tan huyết, song cầu khuẩn

(gây viêm phổi, viêm não mô cầu), TK bạch hầu, TK lỵ, TK thương hàn, ngoài ra

còn có tác dụng lợi mật, lợi niệu, tăng cường khả năng miễn dịch.

4.4. Dã cúc hoa (cúc hoa vàng, kim cúc)

+ Dã cúc hoa (Flos Chysanthemi) là hoa cúc phơi hay sấy khô của cây cúc

hoa Chrysanthemum indicum L, thuộc họ cúc Compositae.

+ Tính vị: đắng, cay, hơi lạnh. Qui kinh phế, can.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc.

+ Chỉ định:

- Điều trị mụn nhọt, thường dùng cùng bồ công anh, kim ngân hoa như bài

ngũ vị tiêu độc ẩm.

- Chứng sưng đau yết hầu thường dùng cùng với bồ công anh, kim ngân hoa

như bài kim hoàng tẩy cam thang. Ngoài ra dùng nước sắc rửa ngoài còn điều trị

bệnh ban sẩn, ngứa ngoài da.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: hạ huyết áp, ức chế TK lỵ, TK bạch hầu.

4.5. Xuyên tâm liên (cây công cộng, khổ đảm thảo):

+ Xuyên tâm liên (Herba Andrographitis) là dùng rễ hay toàn cây phơi hay

sấy khô của cây xuyên tâm liên Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees, thuộc họ ô

rô Acanthaceae.

+ Tính vị: đắng, lạnh. Qui kinh phế, vị, đại trường, tiểu trường.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, táo thấp tiêu thũng.

Page 149: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

149

+ Chỉ định:

- Chứng ngoại cảm phong nhiệt, thường dùng cùng với kim ngân hoa, liên

kiều, bạc hà. Điều trị viêm phổi, hen thường dùng cùng với hoàng cầm, tang bạch bì,

địa cốt bì. Điều trị sưng họng thường dùng cùng với huyền sâm, ngưu bàng tử.

- Chứng thấp nhiệt tả lỵ, thường dùng cùng với mã xỉ hiện, hoàng liên. Điều

trị bàng quang thấp nhiệt, đái buốt, đái dắt thường dùng cùng sa tiền tử, bạch mao

căn, hoàng bá.

- Điều trị mụn nhọt, rắn cắn có thể dùng đơn độc hoặc dùng cùng với kim

ngân hoa, dã cúc hoa.

+ Liều dùng: 3 - 6g/ngày.

+ Chú ý: không dùng khi tỳ vị hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: ức chế tụ cầu vàng, TK mủ xanh, TK lỵ, TK thương hàn,

liên cầu tan huyết, song cầu khuẩn, tăng cường khả năng đại thực bào, hạ sốt, lợi

mật, chống độc tố rắn cắn.

4.6. Đại thanh diệp:

+ Đại thanh diệp là lá phơi hay sấy khô của cây đại thanh Isatis indigodica

Fort, thuộc họ chữ thập Crusiferae.

+ Tính vị: đắng, mặn, rất lạnh. Qui kinh tâm, phế, vị.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu ban.

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt nhập doanh phận, ôn bệnh phát ban thường dùng cùng với chi

tử. Điều trị phong nhiệt biểu chứng, bệnh truyền nhiễm giai đoạn đầu thường dùng

cùng với kim ngân hoa, liên kiều, ngưu bàng tử.

+ Chứng sưng họng, lở loét miệng lưỡi, thường dùng cùng với huyền sâm,

sơn đậu căn, hoàng liên.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: tỳ vị hư hàn không nên dùng.

+ Tác dụng dược lý: ức chế TK lỵ, song cầu khuẩn, tụ cầu vàng, tăng cường

khả năng đại thực bào, giảm tính thẩm thấu ở mạch nhỏ ngoài da, chống viêm khớp,

hạ sốt... ức chế kháng nguyên bề mặt gây viêm gan B.

4.7. Thanh đại:

+ Thanh đại (Indigo Naturalis) là sắc tố trong cành lá cây đại thanh Isatis

indigodica Fort, thuộc họ chữ thập Crusiferae; cây chàmIndigofera Tinctoria L,

thuộc họ cánh bướm Papilionaceae.

Page 150: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

150

Cách chế chàm: tuốt lá thanh đại, cho vào thùng gỗ, đổ nước vào ngâm cho

lên men, khoảng 1-3 ngày. Sau đó gạn lọc lấy nước. cho vôi cục vào để kiềm hóa

môi trường. Dùng gậy khoắng liên tục 4 - 6h để ôxy hóa. Dung dịch sẽ nổi bọt lên

và ngả màu xanh lam, dùng phèn để kết tủa chàm. bột chàm vớt ra, ép thành bánh,

cắt thành khúc nhỏ, phơi âm can cho đến khô là dùng được.

+ Tính vị: mặn, lạnh. Qui kinh phế, vị, can.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu ban, thanh can tả hoả, định

kinh.

+ Chỉ định:

- Chứng ôn bệnh phát ban thường dùng cùng với đan bì, sinh địa. Điều trị

huyết nhiệt vong hành gây nôn ra máu, chảy máu cam, thường dùng cùng với sinh

địa, đan bì, bạch mao căn.

- Chứng sưng đau họng, thường dùng cùng với hoàng cầm, huyền sâm.

- Chứng ho đau tức ngực, đờm lẫn máu, thường dùng cùng với qua lâu, chi

tử, đan bì như bài hạch huyết hoàn.

- Chứng co giật, sốt cao thường dùng cùng cam thảo, hoạt thạch như bài bích

ngọc tán.

+ Liều dùng: 1,5 - 3g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi tỳ vị hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng kháng nham (chống ung thư) trên thực

nghiệm, ức chế tụ cầu vàng, TK lỵ.

4.8. Ngư tinh thảo (diếp cá):

+ Ngư tinh thảo (Herba Houttuyniae) là toàn cây dùng tươi hay phơi sấy khô

của cây ngư tinh thảo Houttuynia cordata Thumb, thuộc họ lá giấp Saururaceae.

+ Tính vị: cay, hơi lạnh. Qui kinh phế.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu ung bài nùng, lợi niệu thông lâm.

+ Chỉ định:

- Chứng phế ung thổ nùng (ho ra máu mủ), thường dùng cùng cát cánh, lô

căn, qua lâu. Điều trị phế nhiệt khái thấu thường dùng cùng hoàng cầm, bối mẫu, tri

mẫu.

- Điều trị mụn nhọt lở loét, thường dùng cùng với cúc hoa, bồ công anh, kim

ngân hoa.

- Chứng thấp nhiệt lâm chứng: thường dùng cùng với sa tiền tử, bạch mao

căn, hải kim sa.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

Page 151: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

151

+ Chú ý: không nên sắc lâu làm bay tinh dầu.

+ Tác dụng: ức chế tùy mức độ đối với TK thương hàn, tụ cầu vàng, song cầu

khuẩn, liên cầu khuẩn, TK lao, tăng cường khả năng đại thực bào, tăng cường khả

năng miễn dịch, giãn động mạch thận, tăng lưu lượng tuần hoàn động mạch thận,

giảm đau, cầm máu, giảm ho.

4.9. Xạ can (rẻ quạt):

+ Xạ can (Rhizoma Belamcandae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xạ can

Belamcanda chinensis (L.) DC, thuộc họ lay ơn Iridaceae.

+ Tính vị: đắng, lạnh. Qui kinh phế.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, khứ đàm, lợi yết.

+ Chỉ định:

- Điều trị yết hầu sưng đau, thường dùng cùng với hoàng cầm, cát cánh, cam thảo.

- Chứng đàm thịnh khái xuyễn, thường dùng cùng tang bạch bì, cát cánh, mã dâu

linh như bài xạ can mã dâu linh thang, có thể dùng cùng với tế tân, sinh khương, bán hạ

để ôn phế hoá đàm như bài xạ can ma hoàng thang.

+ Liều dùng: 6 - 10g/ngày.

+ Chú ý: không dùng cho phụ nữ có thai.

4.10. Sơn đậu căn:

+ Sơn đậu căn (Radis Sophorae tonkinensis) là rễ của cây sơn đậu Sophora

tonkinensis Gapnep, thuộc họ đậu Papilionaceae.

+ Tính vị quy kinh: đắng, hàn. Qui kinh phế ,vị.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi yết tiêu thũng.

+ Chỉ dịnh:

- Chứng nhiệt độc uẩn kết, hầu họng sưng đau, có thể dùng cùng với huyền

sâm, bản lam căn, xạ can.

- Viêm quanh răng, thường dùng cùng với thạch cao, hoàng liên, thăng ma,

mẫu đơn bì.

Ngoài ra còn điều trị các chứng thấp nhiệt hoàng đản, phế nhiệt khái thấu.

Gần đây qua nghiên cứu còn dùng điều trị giai đoạn đầu của ung thư phổi, ung thư

vòm họng, ung thư bàng quang, thường phối hợp với bạch hoa xà thiệt thảo, ngư

tinh thảo.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: tác dụng phụ gây nôn, ỉa lỏng, hồi hộp đánh trống ngực. Thận trọng

dùng khi tỳ vị hư hàn.

Page 152: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

152

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng chống ung thư gan, ức chế bệnh bạch cầu,

ức chế tiết dịch vị dạ dày, ức chế tụ cầu vàng, tăng bạch cầu, điều chỉnh rối loạn

nhịp tim.

4.11. Bạch đầu ông:

+ Bạch đầu ông (Radis Pulsatillae) là rễ phơi hay sấy khô của cây bạch đầu

ông Pulsatilla chinensis (Bge.) Regel, thuộc họ mao lương Ranunculaceae.

+ Tính vị: đắng, hàn. Qui kinh đại trường.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lợi.

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt độc huyết lỵ thường dùng cùng hoàng liên, hoàng bá, tần bì

như bài bạch đầu ông thang.

- Ngoài ra dùng nước sắc bạch đầu ông , tần bì, dùng ngoài rửa để điều trị viêm

âm đạo. Điều trị sốt rét thường dùng cùng với sài hồ, hoàng cầm, binh lang.

+ Liều dùng: 6 -15g/ngày.

+ Chú ý: không dùng trong hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng, TK lỵ, TK thương

hàn, diệt khuẩn đường âm đạo. Ngoài ra còn có tác dụng trấn tĩnh, giảm đau.

4.12. Mã xỉ hiện (rau sam):

+ Mã xỉ hiện (Herba Portulacae) là toàn cây dùng tươi hay sấy khô của cây

mã xỉ hiện Portulaca oleracea L, thuộc họ rau sam Potulacaceae.

+ Tính vị: chua, lạnh. Qui kinh can, đại trường.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ.

+ Chỉ định:

- Chứng thấp nhiệt hạ lỵ, thường dùng cùng hoàng cầm, hoàng liên.

- Điều trị mụn nhọt lở loét, dùng lá giã nát đắp rửa tại chỗ hoặc dùng cùng

với các thuốc thanh nhiệt giải độc.

- Chứng băng lậu tiện huyết, mã xỉ hiện có tác dụng co tử cung làm cầm máu.

Điều trị đi ngoài ra máu có thể dùng cùng địa du, phượng vĩ thảo.

+ Liều dùng: 30 - 60g/ngày khô.

+ Chú ý: không dùng trong tỳ vị hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: ức chế TK thương hàn, TK lỵ, hưng phấn cơ trơn tử

cung, tăng nhu động ruột, lợi tiểu.

4.13. Nha đạm tử (sầu đâu cứt chuột, khổ luyện tử):

Page 153: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

153

+ Nha đạm tử (Fructus Bruceae) là quả chín phơi khô của cây nha đạm tử

Brucea javanica (L.) Merr, thuộc họ thanh thất Simarubaceae.

+ Tính vị: đắng, lạnh, có độc. Qui kinh can, đại trường.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, trị lỵ tiệt ngược, ăn mòn mụn cóc.

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt độc huyết lỵ, đi ngoài ra máu mũi, lý cấp hậu trọng, dùng đơn

độc, bỏ vỏ, dùng 20 - 30 hạt uống.

- Chứng ngược tật: thuốc có tính khổ hàn, qui kinh can có tác dụng thanh can

đởm thấp nhiệt, diệt ký sinh trùng sốt rét.

- Dùng ngoài làm bào mỏng các mụn cóc, dùng ở dạng cao bôi lên bề mặt,

tránh bôi lên vùng da lành.

+ Liều dùng: 10 - 15 hạt/ngày.

+ Chú ý: thuốc có độc gây tổn thương ruột, can, thận cho nên không được dùng

lâu.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng ức chế diệt ký sinh trùng sốt rét, giun đũa,

giun kim, trùng âm đạo, chống ung thư, đối với các tế bào mụn cóc có tác dụng co

nhỏ, hoại tử và rụng.

4.14. Bán biên liên:

+ Bán biên liên (Herba Lobeliae chinensis) là toàn cây phơi hay sấy khô của

cây bán biên liên Lobelia chinensis Lous, thuộc họ Lobeliaceae.

+ Tính vị: ngọt, đạm, lạnh. Qui kinh phế, tâm, tiểu trường.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Điều trị mụn nhọt sưng đau, sưng đau tuyến vú, rắn cắn dùng ngoài đắp

hoặc sắc uống.

- Chứng bụng trướng thủy thũng, thường dùng cùng kim tiền thảo, phục linh,

đại hoàng, chỉ thực. Điều trị vàng da thường dùng cùng nhân trần, bạch mao căn.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi hư chứng thủy thũng.

4.15. Bạch hoa xà thiệt thảo:

+ Bạch hoa xà thiệt thảo (Herba Oldenlandiae) là toàn cây phơi hay sấy khô

của cây bạch hoa xà thiệt thảo Oldenlandia diffusa (Willd.) Roxb, thuộc họ cà phê

Rubiaceae.

+ Tính vị: hơi đắng, ngọt, lạnh. Qui kinh vị, đại trường, tiểu trường.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm.

Page 154: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

154

+ Chỉ định:

- Điều trị mụn nhọt sưng tấy, có thể dùng ngoài hoặc uống trong, thường phối

hợp kim ngân hoa, liên kiều, cúc hoa. Điều trị viêm loét đại tràng thường dùng cùng

với bại tương thảo, mẫu đơn bì. Điều trị xưng đau họng thường dùng cùng hoàng

cầm, huyền sâm, bản lam căn. Điều trị rắn độc cắn thường dùng cùng bán biên liên,

tử hoa địa đinh.

- Chứng nhiệt lâm gây đái buốt đái khó, thường dùng cùng bán biên liên, thạch

vĩ.

+ Liều dùng: 15 - 60g/ngày.

+ Chú ý: tỳ vị hư hàn không nên dùng.

+ Tác dụng dược lý: tác dụng kháng ung thư, trên chuột thực nghiệm thấy có

tác dụng giảm đau, trấn tĩnh, tăng cường kích thích tổ chức liên võng sản sinh kháng

thể, tăng cường khả năng thực bào của bạch cầu để đạt mục đích kháng khuẩn tiêu

viêm. Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan, lợi đởm.

4.16. Thổ phục linh:

+ Thổ phục linh (Rhizoma Smilacis glabrae) là thân rễ phơi hay sấy khô của

cây thổ phục linh Smilax glabra Roxb, thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

+ Tính vị: ngọt, đạm, bình. Quy kinh can, vị.

+ Tác dụng: giải độc trừ thấp, thông lợi quan tiết.

+ Chỉ định:

- Dùng trong điều trị bệnh giang mai hoặc uống các thuốc có thủy ngân (để

điều trị giang mai) mà bị trúng độc gây ra co quắp tứ chi, thường lấy thổ phục linh

500g sắc lấy nước, pha với 30g đường để uống; hoặc dùng cùng với kim ngân hoa,

bạch tiên bì, uy linh tiên, cam thảo.

- Chứng lâm trọc, đới hạ thường cùng với mộc thông, bồ công anh, sa tiền tử.

Điều trị thấp nhiệt gây mụn nhọt, ngứa âm hộ gây đới hạ thường dùng với thương

truật, hoàng bá, khổ sâm. Điều trị vẩy nến thường dùng với sinh địa, xích thược,

bạch tiên bì, nhân trần.

Gần đây dùng phối hợp với ngư tinh thảo, hạ khô thảo, hải kim sa, sa tiền tử,

đại thanh diệp, thanh đại để dự phòng điều trị sốt xoắn khuẩn Leptospira.

+ Liều dùng: 15 - 60g/ngày.

4.17. Mật gấu:

+ Mật gấu (Fel Ursi) là túi mật phơi hay sấy khô của con gấu Ursus arctos

Linnaeus thuộc họ gấu Ursidae.

+ Tính vị: đắng, hàn. Quy kinh can, đởm, tâm.

Page 155: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

155

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tức phong chỉ kinh, thanh can minh mục.

+ Chỉ định:

- Chứng can kinh nhiệt thịnh, nhiệt cực sinh phong gây sốt cao, co giật, chân

tay co quắp, dùng đơn độc mật gấu uống với nước ấm.

+ Điều trị mụn nhọt sưng đau, trĩ chảy máu, uống cùng với nước.

+ Chứng can nhiệt, mắt đỏ sưng đau, mắt có màng che, có thể uống trong

hoặc tra vào mắt.

+ Liều dùng: uống trong 1 - 2,5g/ngày, thường dùng trong viên hoàn tán.

+ Tác dụng dược lý: tăng tiết dịch mật, tan sỏi mật, giải độc, sát khuẩn, chống

viêm, chống quá mẫn, giảm ho, tiêu đàm, bình suyễn, trợ tiêu hoá, giảm huyết áp.

4.18. Đậu xanh:

+ Đậu xanh là toàn hạt phơi hay sấy khô cuả cây đậu Phaseolus radiatus L,

thuộc họ đậu Papilionaceae.

+ Tính vị: ngọt, lạnh. Qui kinh tâm, vị.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi niệu.

+ Chỉ định:

- Điều trị mụn nhọt sưng đau, dùng đơn độc 1 vị đậu xanh sắc uống, hoặc

nghiền bột ngâm nước lạnh, chắt lấy nước uống.

- Đậu xanh có tác dụng trừ phiền chỉ khát, mùa hè thường dùng nước sắc đậu

xanh uống.

- Ngộ độc ăn uống, thuốc men như ngộ độc phụ tử, ba đậu dùng nước ngâm

bột đậu xanh uống, hoặc nước sắc đậu xanh với cam thảo uống.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

+ Chú ý: không dùng trong tỳ vị hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: trên thực nghiệm làm giảm mỡ máu.

5. Thanh nhiệt lương huyết.

Thuốc thanh nhiệt lương huyết phần lớn có tính vị ngọt, mặn, lạnh, có tác

dụng thanh giải nhiệt tà ở doanh phận, huyết phận.

5.1. Sinh địa hoàng

+ Sinh địa hoàng (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây

sinh địa hoàng Rehmannia glutinosa Libosch, thuộc họ hoa mõm chó

Scrophulariaceae.

+ Tính vị: ngọt, đắng, lạnh. Qui kinh tâm, can, phế.

+ Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết, dưỡng âm sinh tân.

Page 156: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

156

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt nhập doanh huyết, miệng khô, lưỡi hồng giáng, sốt cao, hôn

mê, thường dùng cùng huyền sâm như bài thanh doanh thang. Điều trị ôn bệnh giai

đoạn cuối, sốt chưa dứt, âm dịch hao tổn, đêm sốt ngày lạnh, lưỡi hồng, mạch sác

thường dùng cùng với miết giáp, thanh cao, tri mẫu như bài thanh doanh miết giáp

thang.

- Chứng huyết nhiệt vong hành, ban chẩn, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra

máu, băng lậu (đều dùng tươi) như bài tứ sinh hoàn.

- Chứng tân dịch hao tổn, nội nhiệt tiêu khát, thường dùng cùng sinh hoàng

kỳ. Điều trị ôn bệnh thương âm, trường táo tiện bí thường phốp hợp với huyền sâm,

mạch môn như bài tăng dịch thang.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

+ Chú ý: không dùng khi tỳ hư khí trệ, bụng trướng đầy.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng cường tim, lợi niệu, nâng huyết áp, giảm

đường máu. Trên thực nghiệm ở chuột thấy rút ngắn thời gian chảy máu. Ngoài ra

còn bảo vệ tế bào gan, chống tổn thương do phóng xạ, ức chế sinh trưởng của một

số khuẩn.

5.2. Huyền sâm:

+ Huyền sâm (Radis Scrophulariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây huyền

sâm Scrophularia ningpoensis Hemsl, thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae.

+ Tính vị: đắng, ngọt, mặn, hàn. Qui kinh phế, vị, thận.

+ Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết, tư âm giải độc.

+ Chỉ định:

- Chứng ôn bệnh nhập doanh gây sốt cao về đêm, tâm phiền, miệng khát,

lưỡi hồng giáng, mạch sác thường dùng cùng sinh địa, mạch môn, liên kiều như bài

thanh doanh thang. Điều trị bệnh ôn nhiệt, khí huyết lưỡng hư, phát ban chẩn,

thường dùng cùng thạch cao, tri mẫu như bài hoá ban thang.

- Điều trị hầu họng sưng đau trong bệnh ngoại cảm, sốt cao thường dùng

cùng bạc hà, liên kiều, bản lam căn như bài phổ tễ tiêu độc ẩm. Điều trị sưng đau

hầu họng do âm hư hoả vượng thường dùng cùng mạch môn, cát cánh, cam thảo

như bài huyền mạch cam cát thang. Điều trị đàm hoả uất kết gây sưng hạch thường

dùng cùng bối mẫu, mẫu lệ như bài tiêu loa hoàn. Điều trị mụn nhọt lở loét thường

dùng cùng kim ngân hoa, liên kiều, tử hoa địa đinh.

Ngoài ra điều trị ho ra máu thường dùng cùng với bách hợp, địa hoàng, bối

mẫu. Điều trị cốt trưng triều nhiệt thường dùng cùng địa cốt bì, ngân sài hồ, đan bì.

Điều trị nội nhiệt tiêu khát thường dùng cùng với ngũ vị tử, kỷ tử, mạch môn.

Page 157: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

157

+ Liều dùng: 10 - 15g.

+ Chú ý: không nên dùng trong tỳ vị hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng hạ huyết áp, giảm đường máu mức độ nhẹ,

cường tim mức độ nhẹ. Khi dùng liều cao sẽ có biểu hiện trúng độc. Ngoài ra có tác

dụng giãn mạch, tăng cường tuần hoàn cục bộ, dùng để điều trị viêm tắc động tĩnh

mạch, ức chế một số trực khuẩn ngoài da. Trên thực nghiệm có tác dụng trung hoà

độc tố bạch hầu.

5.3. Mẫu đan bì:

+ Mẫu đan bì (Cortex Paeoniae suffruticosae) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của

cây mẫu đơn Paeonia suffruticosa Andr, thuộc họ mao lương Ranunculaceae.

+ Tính vị: đắng, cay hơi lạnh. Qui kinh tâm, can, thận.

+ Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết tán ứ.

+ Chỉ định:

- Chứng ôn bệnh, nhiệt nhập doanh huyết, bức huyết vong hành, phát ban

chẩn, nôn ra máu, chảy máu cam, thường dùng cùng sinh địa, xích thược.

- Chứng ôn bệnh giai đoạn phục hồi, tà nhiều âm phận, tân dịch hao tổn đêm

sốt ngày mát, sốt giảm không có mồ hôi, thường dùng cùng miết giáp, sinh địa, tri

mẫu như bài thanh doanh miết giáp thang.

- Chứng huyết trệ kinh bế, co thắt nổi cục ở bụng thường dùng cùng đào nhân, xích

thược, quế chi như bài quế chi phục linh hoàn. Điều trị các vết bầm giập do ngã, gây tụ

máu thường dùng cùng đương qui, đào nhân, nhũ hương.

- Điều trị mụn nhọt lở loét thường dùng cùng kim ngân hoa, liên kiều, bồ

công anh. Điều trị viêm loét đại tràng thường dùng cùng đại hoàng, mang tiêu, đào

nhân như bài đại hoàng mẫu đan bì thang.

+ Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

+ Chú ý: không dùng khi huyết hư có hàn, kinh nguyệt quá nhiều, phụ nữ có

thai.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng kháng viêm, trấn tĩnh, hạ sốt, giảm đau,

chống co quắp, giảm huyết áp, ức chế TK lỵ, TK thương hàn. Thực nghiệm động vật

thấy gây sung huyết niêm mạc tử cung, có tác dụng thông kinh. Ngoài ra có tác dụng

chống loét dạ dày, ức chế tiết dịch vị.

5.4. Xích thược:

+ Xích thược (Radis Paeoniae rubae) là rễ phơi hay sấy khô của cây xích

thược Paeonia lactiflora Pall, thuộc họ mao lương Ranunculaceae . Không nên nhầm

với cây hoa thược dược vẫn được trồng làm cảnh thuộc họ cúc Compositae.

Page 158: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

158

+ Tính vị: đắng, hơi lạnh. Qui kinh can.

+ Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết, tán ứ chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt nhập doanh huyết, ban chẩn, chảy máu cam thường dùng cùng

với sinh địa, đan bì.

- Chứng huyết nhiệt ứ trệ, bế kinh, thống kinh thường dùng cùng ích mẫu

thảo, đan sâm, trạch lan. Điều trị huyết ứ gây hòn khối ở bụng, thường dùng cùng

đan bì, đào nhân, quế chi như bài quế chi phục linh hoàn. Điều trị vấp ngã gây bầm

giập thường dùng cùng nhũ hương, một dược, huyết kiệt. Điều trị mụn nhọt lở loét

thường dùng cùng kim ngân hoa, liên kiều, chi tử.

- Chứng đau mắt đỏ có màng che, thường dùng cùng cúc hoa, mộc tặc, hạ khô

thảo.

+ Liều dùng: 6 - 15g/ngày.

+ Chú ý: huyết hàn kinh bế không nên dùng.

+ Tác dụng dược lý: giãn mạch vành, tăng cường khả năng chịu đựng thiếu

oxy, ngăn ngừa tụ tập tiểu cầu, chống hình thành cục máu đông, chống thiếu máu cơ

tim trên thực nghiệm, giảm co thắt, trấn tĩnh, chống viêm, giảm đau, chống co giật,

chống loét và giảm huyết áp.

5.5. Thủy ngưu giác:

+ Thủy ngưu giác (Cornu Bubali) là sừng của con trâu Bubalus bubalis

Linnaeus, thuộc họ trâu bò Bovidae, mài hoặc tán bột hoặc sắc uống.

+ Tính vị: mặn lạnh, quy kinh tâm can thận.

+ Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết giải độc.

+ Chỉ định:

- Chứng ôn bệnh, nhiệt nhập huyết phận, sốt cao không giảm, lơ mơ nói

nhảm, lưỡi hồng giáng, mạch sác hoặc có ban chẩn thường dùng cùng với sinh địa,

huyền sâm, ngân hoa, liên kiều. Nếu sốt cao, vật vã, chân tay co quắp thường dùng

với linh dương giác, thạch cao.

- Chứng huyết nhiệt vong hành, nôn ra máu, chảy máu cam, thường dùng

cùng với sinh địa, đan bì, xích thược.

+ Liều dùng: 6 -15g/ngày.

+ Chú ý: tỳ vị hư hàn không nên dùng.

+ Tác dụng dược lý: trên thực nghiệm thấy tăng cường khả năng co bóp của

tim, trên chuột thấy có tác dụng trấn tĩnh, giảm co quắp, chống viêm, rút ngắn thời

gian chảy máu, giảm tính thấm của vi mạch...

Page 159: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

159

6. Thuốc thanh hư nhiệt.

+ Định nghĩa: thuốc thanh hư nhiệt là những vị thuốc có tác dụng thanh hư

nhiệt, thoái cốt trưng.

+ Chỉ định: chủ yếu dùng trong can thận âm hư, hư hỏa nội nhiễu gây ra cốt

trưng triều nhiệt, sốt về chiều, ngũ tâm phiền nhiệt, đạo hãn, di tinh, lưỡi hồng ít rêu,

mạch tế sác.

+ Khi sử dụng thường phối hợp với thuốc thanh nhiệt lương huyết và thanh

nhiệt dưỡng âm.

6.1. Thanh hao:

+ Thanh hao (Herba Artemisiae) là toàn bộ phần trên mặt đất phơi hay sấy

khô của cây thanh hao Artemisia annua L, thuộc họ cúc Compositae.

+ Tính vị: đắng, cay, lạnh. Qui kinh can, đởm, thận.

+ Tác dụng: thanh hư nhiệt, trừ cốt trưng, giải thử, tiệt ngược.

+ Chỉ định:

- Chứng ôn tà thương âm, đêm sốt, ngày mát, thường dùng cùng miết giáp, tri

mẫu, đan bì như bài thanh cao miết giáp thang.

- Chứng âm hư phát nhiệt, lao nhiệt cốt trưng thường dùng cùng với ngân sài

hồ, hoàng liên, tri mẫu, miết giáp như bài thanh cốt tán.

- Chứng cảm phải thử tà, phát sốt, đau đầu, miệng khát, thường dùng cùng

với liên kiều, phục linh, hoạt thạch, thông thảo.

- Chứng sốt rét có thể dùng thanh cao liều cao hãm nước uống, hoặc phối hợp

với quế tâm, hoàng cầm, hoạt thạch, thanh đại.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

- Chú ý: không dùng trong tỳ vị hư nhược.

+ Tác dụng dược lý: ức chế sinh trưởng của ký sinh trùng sốt rét, trực tiếp có

tác dụng diệt KST sốt rét. Ngoài ra có tác dụng giảm huyết áp, hạ sốt, ức chế vi

khuẩn phát triển ở ngoài da, giảm ho, tiêu đàm, bình suyễn. Trên thực nghiệm chuột

bạch có tác dụng lợi mật.

6.2. Bạch vi:

+ Bạch vi (Radis Cynanchi atrati) là rễ của cây bạch vi Cynanchum atratum

Bge phơi hay sấy khô.

+ Tính vị: đắng, mặn, lạnh. Qui kinh can, vị.

+ Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết, lợi niệu thông lâm, giải độc.

+ Chỉ định:

Page 160: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

160

- Thuốc có tác dụng thanh thực nhiệt, thoái hư nhiệt, dùng để điều trị ôn tà

nhập doanh, sốt cao phiền khát, lú lẫn, lưỡi hồng giáng, thường dùng cùng sinh địa,

huyền sâm. Điều trị âm hư nội nhiệt, cốt trưng triều nhiệt, thường dùng cùng sinh

địa, tri mẫu, thanh cao. Điều trị sản hậu phát nhiệt, đêm sốt ngày mát, hôn mê co

giật... thường dùng cùng đương qui, nhân sâm, cam thảo như bài bạch vi thang.

- Chứng thấp nhiệt bàng quang, đái buốt, đái máu, thường dùng cùng mộc

thông, hoạt thạch, thạch vĩ.

- Điều trị mụn nhọt, sưng đau họng, rắn cắn, uống trong dùng ngoài đều

được. Ngoài ra còn điều trị viêm phổi, ho, sốt, họng khô, khát nước.

+ Liều dùng: 3 - 12g/ngày.

+ Chú ý: không dùng trong tỳ vị hư hàn.

+ Tác dụng dược lý: tăng sức bóp tâm thu, hạ sốt, lợi niệu.

6.3. Địa cốt bì:

+ Địa cốt bì (Cortex Lycii chinensis) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây kỷ tử

Lycium chinensis Mill, thuộc họ cà Solannaceae.

+ Tính vị: ngọt, đạm, lạnh. Qui kinh phế, can, thận.

+ Tác dụng: lương huyết thoái trưng, thanh phế giáng hoả.

+ Chỉ định:

- Chứng âm hư phát nhiệt, đạo hãn cốt trưng thường dùng cùng với tri mẫu,

miết giáp, ngân sài hồ như bài địa cốt bì thang.

- Chứng phế nhiệt khái thấu, thường dùng cùng tang bạch bì, cam thảo như

bài trạch bạch tán.

- Chứng nhiệt bức huyết vong hành gây nôn ra máu, chảy máu mũi, đái ra

máu, thường dùng cùng với bạch mao căn, trắc bá diệp.

+ Liều dùng: 6 - 15g/ngày.

+ Chú ý: không dùng khi tỳ vị hư hàn, ngoại cảm phong hàn.

- Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên thỏ thấy có tác dụng hạ sốt, giảm huyết

áp, giảm đường máu, giảm cholesterol máu, hưng phấn tử cung, ức chế TK thương

hàn, phó thương hàn, TK lỵ.

6.4. Ngân sài hồ:

+ Ngân sài hồ (Radis Stellariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây ngân sài hồ

Stellaria dichotoma L. var, thuộc họ cẩm chướng Caryophyllaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi lạnh. Qui kinh can, vị.

+ Tác dụng: thanh hư nhiệt, trừ cam nhiệt.

+ Chỉ định:

Page 161: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

161

- Chứng âm hư phát nhiệt, đạo hãn, cốt trưng triều nhiệt, thường dùng cùng

địa cốt bì, thanh cao, miết giáp như bài thanh cốt tán.

- Chứng cam tích phát nhiệt, thường dùng cùng kê nội kim, sử quân tử, đẳng

sâm, để tiêu tích trừ giun, kiện tỳ.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: không dùng khi ngoại cảm phong hàn.

+ Tác dụng dược lý: giảm cholesterol máu.

6.5. Hồ hoàng liên:

+ Hồ hoàng liên (Rhizoma Picrophizae) là thân rễ phơi hay sấy khô của

cây hồ hoàng liên Picrophiza scrophulariiflora Rennell, thuộc họ hoa mõm chó

Scrophulariaceae.

+ Tính vị: đắng, hàn. Qui kinh tâm, can, vị, đại trường.

+ Tác dụng: thoái hư nhiệt, trừ cam tích, thanh thấp nhiệt.

+ Chỉ định:

- Chứng cốt trưng triều nhiệt, thường dùng cùng ngân sài hồ, địa cốt bì trong

bài thanh cốt tán.

- Chứng trẻ em cam tích thường dùng cùng đẳng sâm, bạch truật, sơn tra như

bài phì nhi hoàn.

+ Chứng thấp nhiệt đại tràng gây đi lỏng lỵ thường dùng cùng hoàng cầm,

hoàng bá, bạch đầu ông. Điều trị trĩ sưng nề thường dùng cùng với xạ hương, thạch

quyết minh, qủy hoa, xuyên sơn giáp làm thành viên hoàn.

+ Liều dùng: 3 - 10g.

+ Tác dụng dược lý: lợi mật, kháng khuẩn.

THUỐC TẢ HẠ

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Thuốc tả hạ là những thuốc gây đi lỏng (phúc tả) hoặc nhuận tràng, làm tăng

cường bài tiết phân.

1.2. Tác dụng:

+ Thông đại tiểu tiện để bài trừ tích trệ

Page 162: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

162

+ Thanh nhiệt tả hoả, làm cho tà khí gây thực nhiệt tích trệ thông qua tả hạ

mà bài trừ ra ngoài.

+ Trục thủy để giảm phù thũng, làm cho thủy thấp bị ứ trệ theo đường đại

tiểu tiện mà bài xuất ra ngoài, đạt đến mục đích tiêu trừ đình ẩm, làm giảm phù

thũng.

1.3. Chỉ định điều trị:

+ Đại tiện táo bón, vị trường tích trệ, thực nhiệt nội kết, thủy thũng ứ trệ (lý thực

chứng).

1.4. Phân loại:

+ Căn cứ vào đặc điểm tác dụng của thuốc cùng với sự khác nhau trong phạm vi sử

dụng mà có thể phân thành: thuốc công hạ - nhuận hạ - trục thủy. Trong đó nhóm thuốc

công hạ - trục thủy có tác dụng mãnh liệt, nhóm thuốc nhuận hạ có tác dụng hoà hoãn.

1.5. Chú ý:

+ Trường hợp lý thực kiêm biểu tà: đầu tiên nên giải biểu sau là công lý, nếu

cần có thể dùng với thuốc giải biểu, biểu lý song giải, để tránh cho biểu tà bị giữ lại

ở bên trong (nội hãm).

+ Trường hợp lý thực chính hư: nên dùng cùng với thuốc bổ ích, công bổ

kiêm thi, làm cho công tà mà không tổn thương đến chính khí.

+ Thuốc công hạ và trục thủy có tác dụng mạnh, có độc tính, dễ làm tổn

thương chính khí và tỳ vị, nên trường hợp già yếu, tỳ vị hư nhược khi dùng phải hết

sức thận trọng. Cấm dùng khi phụ nữ có thai, trong kỳ kinh nguyệt.

+ Khi dùng thuốc tả hạ có tác dụng tương đối mạnh, đạt được hiệu quả thì

phải ngừng thuốc, để tránh không làm tổn thương vị khí.

+ Khi dùng thuốc tả hạ có tác dụng mãnh liệt, có độc, nhất định phải tuân thủ

theo đúng nguyên tắc bào chế, để tránh phát sinh hiện tượng trúng độc, đảm bảo an

toàn khi dùng thuốc.

2. Thuốc công hạ.

+ Thuốc công hạ phần lớn tính vị đắng lạnh, trầm giáng, chủ yếu quy kinh vị - đại

trường. Tác dụng thông tiện tả hạ tương đối mạnh, đồng thời có thể thanh nhiệt tả hỏa.

+ Ứng dụng: điều trị chứng đại tiện phân khô cứng, thực nhiệt tích trệ,

thường phối hợp với thuốc hành khí để tăng cường tác dụng tả hạ và tiêu trừ đầy

trướng. Nếu điều trị chứng tiện bí do lạnh, tất yếu phải phối hợp với thuốc ôn lý trừ

hàn.

+ Thuốc công hạ có tác dụng thanh nhiệt tả hoả tương đối mạnh, còn ứng

dụng điều trị trường hợp sốt cao, hôn mê, phát cuồng; đau đầu, mắt đỏ, sưng đau

hầu họng do hoả nhiệt thượng viêm; nôn ra máu, chảy máu cam do hoả nhiệt tích

Page 163: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

163

thịnh. Các chứng trên bất luận có hoặc không có đại tiện bí kết đều có thể dùng

thuốc công hạ để thanh trừ thấp nhiệt, dẫn nhiệt hạ hành. Ngoài ra, đối với lỵ tật giai

đoạn đầu, bụn quặn đau mà đi ngoài nhiều lần (hạ lợi hậu trọng), hoặc ẩm thực tích

trệ đều có thể phối hợp với thuốc công hạ để công trục tích trệ, tiêu trừ nguyên nhân

bệnh. Đối với bệnh ký sinh trùng đường ruột, có thể phối hợp với thuốc khu trùng

để tăng cường bài xuất ký sinh trùng ra ngoài.

+ Căn cứ vào lý luận “lục phủ dĩ thông vi dụng”, “bất thông tắc thống”, trên

lâm sàng thường ứng dụng thuốc công hạ phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc -

hoạt huyết khứ ứ để điều trị các chứng: sỏi mật, giun chui ống mật, viêm túi mật,

viêm tuyến tụy cấp tính, tắc ruột cấp tính…

2.1. Đại hoàng (còn gọi là tướng quân):

+ Đại hoàng (Rhizoma Rhei) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây đại hoàng

Rheum palmatum L, thuộc họ rau răm Polygonaceae.

+ Tính vị: đắng, lạnh. Quy kinh tỳ - vị - đại trường - can - tâm.

+ Tác dụng: tả hạ công tích, thanh nhiệt tả hoả, chỉ huyết, giải độc, hoạt huyết

khứ ứ.

+ Chỉ định:

- Chứng bệnh ôn nhiệt, nhiệt kết tiện bí, sốt cao không giảm, nặng thì gây ôn

mê loạn ngữ, thường phối hợp dùng với mang tiêu, chỉ thực, hậu phác để tăng cường

tác dụng thông phủ tả hạ tiết nhiệt, như bài đại thừa khí thang (đại hoàng, hậu phác,

chỉ thực, mang tiêu). Điều trị lý thực nhiệt kết kiêm khí huyết hao hư hoặc kiêm âm

hư tân hao thường phối hợp dùng với thuốc bổ khí huyết hoặc dưỡng âm sinh tân.

Điều trị tỳ dương bất túc, lãnh tích tiện bí thường phối hợp dùng với thuốc ôn lý như

phụ tử, can khương trong bài ôn tỳ thang (phụ tử, nhân sâm, đại hoàng, cam thảo,

can khương). Điều trị thấp nhiệt lỵ tật giai đoạn đầu, lý cấp hậu trọng, thường phối

hợp dùng với hoàng liên, mộc hương. Điều trị thực tích đau bụng thường phối hợp

dùng với thanh bì, mộc hương để công tích đạo trệ.

- Chứng huyết nhiệt vong hành, gây nôn ra máu, chảy máu cam; chứng hoả tà

thượng viêm gây mắt đỏ, sưng đau hầu họng, viêm quanh răng, thường phối hợp

dùng với hoàng liên, hoàng cầm như bài tả tâm thang (đại hoàng, hoàng liên, hoàng

cầm). Gần đây trên lâm sàng còn dùng đại hoàng để điều trị chứng xuất huyết đường

tiêu hoá trên, thấy có hiệu quả tốt.

- Điều trị mụn nhọt mưng mủ thường phối hợp dùng với kim ngân hoa, bồ

công anh, liên kiều. Điều trị viêm đại tràng thường phối hợp dùng với đan bì, đào

nhân như bài đại hoàng mẫu đan bì thang (đại hoàng, mẫu đan bì, đào nhân, đông

qua tử, mang tiêu). Đại hoàng dùng ngoài có tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu tan

ung nhọt, nghiền bột đại hoàng trộn với mật ong bôi lên chỗ tổn thương. Điều trị lở

Page 164: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

164

loét, thường phối hợp dùng với bột khô phàn bôi lên nơi tổn thương. Điều trị vết

bỏng dùng bột đại hoàng hoặc trộn lẫn với bột địa du, hoà lần với dầu vừng bôi lên

bề mặt vết bỏng.

+ Điều trị phụ nữ sản hậu, ứ trệ bụng đau, thường phối hợp dùng với đào

nhân. Điều trị phụ nữ bế kinh thường phối hợp dùng với hồng hoa, đương quy. Điều

trị chấn thương sưng nề thường phối hợp dùng với đào nhân, hồng hoa, xuyên sơn

giáp như bài phúc nguyên hoạt huyết thang.

Ngoài ra đại hoàng tính đắng lạnh giáng tiết, có thể phối hợp thuốc thanh tiết

thấp nhiệt để điều trị chứng hoàng đản, lâm chứng. Điều trị chứng hoàng đản thường

phối hợp dùng với nhân trần, chi tử như bài nhân trần cao thang (nhân trần, chi tử,

đại hoàng). Điều trị lâm chứng thấp nhiệt thường phối hợp dùng với mộc thông, sa

tiền tử như bài bát chính tán (mộc thông, sa tiền tử, biển xúc, cù mạch, hoạt thạch,

cam thảo, đại hoàng, chi tử, đăng tâm).

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày. Sắc nên cho vào sau. Chế với rượu làm tăng tác

dụng hoạt huyết; sao cháy làm tăng tác dụng cầm máu.

+ Chú ý: không dùng khi phụ nữ có thai, đang kỳ hành kinh.

+ Tác dụng dược lý: tăng cường nhu động ruột, ức chế hấp thu nước ở đại

tràng, tăng cường bài tiết phân, ức chế vi khuẩn Gram (-), (+), mạnh nhất là tụ cầu

và liên cầu, sau đó là trực khuẩn bạch hầu - thương hàn - phó thương hàn - song cầu

khuẩn - trực khuẩn lỵ. Ngoài ra còn có tác dụng kiện vị, lợi mật, hạ huyết áp, cầm

máu, giảm cholesterol.

2.2. Mang tiêu (huyền minh phấn, phác tiêu):

+ Mang tiêu (Mirabilita), Na2SO410H2O là muối natri sunfat thiên nhiên.

+ Tính vị: mặn, đắng, lạnh. Quy kinh vị - đại trường.

+ Tác dụng: tả hạ, nhuyễn kiên, thanh nhiệt.

+ Chỉ định:

- Chứng vị trường thực nhiệt tích trệ, đại tiện táo kết, ngôn ngữ phát cuồng…

thường phối hợp dùng với đại hoàng để tăng tả hạ thông tiện, tiết nhiệt như bài đại

thừa khí thang (đại hoàng, hậu phác, chỉ thực, mang tiêu) hoặc bài điều vị thừa khí

thang (đại hoàng, mang tiêu, chích cam thảo). Gần đây trên lâm sàng thường dùng

để điều trị sỏi mật, bụng đau tiện bí.

- Điều trị sưng đau hầu họng, miệng lưỡi lở loét thường phối hợp dùng với

bằng sa, băng phiến, chu sa bôi lên nơi tổn thương. Điều trị trĩ sưng đau, sắc nước

mang tiêu để rửa ngoài.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: không dùng khi phụ nữ có thai, cho con bú.

Page 165: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

165

2.3. Phan tả diệp:

+ Phan tả diệp (Folium Sennae) là lá phơi hay sấy khô của cây hiệp diệp phan

tả Cassia angustifolia Vahl, thuộc họ vang Caesalpiniaceae.

+ Tính vị: ngọt, đắng, lạnh. Quy kinh đại trường.

+ Tác dụng: tả hạ đạo trệ.

+ Chỉ định:

- Chứng bí đại tiện, thường dùng dạng bột hãm với nước uống, liều nhỏ có

tác dụng nhuận tràng, liều cao có tác dụng công hạ. Nếu nhiệt kết tiện bí, bụng căng

trướng đau thường phối hợp dùng với chỉ thực, hậu phác để tăng cường tác dụng tả

hạ.

Ngoài ra phan tả diệp còn có tác dụng tả hạ hành thủy tiêu trướng, dùng trong

chứng phúc thủy. Có thể dùng bột phan tả diệp hãm nước sôi uống, hoặc dùng cùng với

khiên ngưu tử, đại phúc bì để tăng cường tác dụng tả hạ hành thủy.

- Liều dùng: hãm nước sôi uống 1,5 - 3g/ngày. Sắc uống 5 - 9g/ngày, cho

vào sau.

- Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ đang kỳ kinh, có thai, cho con bú. Khi dùng

liều cao có thể gây buồn nôn, đau bụng.

- Tác dụng dược lý: kích thích đại trường gây đau bụng. Ức chế 1 số vi khuẩn

như tụ cầu, trực khuẩn đại tràng và trực khuẩn ngoài da.

2.4. Lô hội (lưỡi hổ):

+ Lô hội (Aloe) là dịch cô đặc của lá cây lô hội Aloe barbadensis Miller,

thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

+ Tính vị: đắng, lạnh. Quy kinh can - đại trường.

+ Tác dụng: tả hạ, thanh can, sát trùng (diệt ký sinh trùng đường ruột).

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt kết tiện bí, gặp trong chứng tâm can hoả vượng, phiền táo mất

ngủ thường phối hợp dùng với chu sa.

- Chứng can kinh thực hoả gây ra đại tiện bí, tiểu tiện đỏ, đau đầu chóng mặt,

phiền táo dễ cáu, co giật thường phối hợp dùng với long đởm thảo, chi tử, thanh đại

như bài đương quy lô hội hoàn (đương quy, long đởm thảo, chi tử, hoàng liên,

hoàng cầm, hoàng bá, đại hoàng, thanh đại, lô hội, mộc hương, xạ hương).

+ Chứng cam tích ở trẻ em, đau bụng giun, sắc mặt ám vàng, hình thể gầy

yếu thường phối hợp dùng với thuốc kiện tỳ - khu trùng. Ngoài ra lô hội dùng ngoài

còn có tác dụng điều trị hắc lào.

+ Liều dùng: 1 - 2g/ngày. Dùng ngoài thì lượng tùy theo mức độ bệnh.

Page 166: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

166

+ Chú ý: cấm dùng khi tỳ vị hư nhược, ăn ít đại tiện lỏng, phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: lô hội có tác dụng kích thích tả hạ đồng thời gây đau

bụng và xung huyết vùng khung chậu, có thể gây nên việm thận; ức chế sinh trưởng

của ung thư biểu mô; ức chế trực khuẩn ngoài da, trực khuẩn lao. Mỹ dùng lô hội

chế thành thực phẩm để tăng cường sức khoẻ, nước uống lô hội để dự phòng cảm

mạo.

3. Thuốc nhuận hạ.

+ Thuốc trong nhóm phần lớn là thực vật ở dạng hạt và nhân, vị ngọt tính

nhuận, thường quy kinh tỳ - đại trường.

+ Chỉ định: người già tân dịch hao khô, sản hậu huyết hư, nhiệt bệnh thương

tân và các loại mất huyết.

+ Khi dùng thường phối hợp dùng với các nhóm thuốc khác. Nếu nhiệt thịnh

thương tân gây tiện bí thường phối hợp dùng với thuốc thanh nhiệt dưỡng âm; nếu

huyết hư thường phối hợp dùng với thuốc bổ huyết; nếu kiêm khí trệ thường phối

hợp dùng với thuốc hành khí. Ngoài thuốc nêu trong nhóm ra, trên lâm sàng thường

dùng 1 số vị khác như: qua lâu nhân, bá tử nhân, hạnh nhân, đào nhân, quyết minh

tử, mật ong, đương quy, nhục thung dung, hà thủ ô cũng có tác dụng nhuận hạ.

3.1. Hoả ma nhân (gai dầu, gai mèo, đại ma nhân, sơn ty miêu, hỏa ma tử…):

+ Hoả ma nhân (Semen Cannabis) là quả phơi hay sấy khô của cây gai dầu

Cannabis sativa L, thuộc họ gai mèo Cannabinaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh tỳ - đại trường.

+ Tác dụng: nhuận tràng thông tiện.

+ Chỉ định:

- Chứng trường táo tiện bí (người già, phụ nữ có thai, tân huyết bất túc), thường

phối hợp dùng với các thuốc nhuận hạ khác và phối hợp với đại hoàng, hậu phác như bài

ma tử nhân hoàn (ma tử nhân, thược dược, chỉ thực, đại hoàng, hậu phác, hạnh nhân).

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: thành phần chủ yếu là dầu béo. Tác dụng chủ yếu là tăng

cường nhu động ruột. Thực nghiệm trên chuột - mèo thấy có tác dụng giảm huyết

áp.

3.2. Uất quý nhân:

+ Uất quý nhân (Semen Pruni) là hạt quả chín cây uất quý Prunus japonica

Thumb, thuộc họ hoa hồng Rotaeceae.

+ Tính vị: cay đắng, ngọt, bình. Quy kinh đại trường - tiểu trường.

+ Tác dụng: nhuận tràng thông tiện, lợi thủy tiêu thũng.

Page 167: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

167

+ Chỉ định:

- Chứng trường táo tiện bí, đại trường khí trệ thường phối hợp dùng với bá tử

nhân, hạnh nhân, đào nhân như bài ngũ nhân hoàn (đào nhân, hạnh nhân, bá tử nhân,

uất quý nhân, tùng tử nhân, trần bì).

- Chứng thủy thũng, cước khí phù thũng thường phối hợp dùng với tang bạch

bì, xích tiểu đậu.

+ Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên chó thấy có tác dụng hạ huyết áp.

4. Thuốc trục thủy.

+ Thuốc trục thủy phần lớn tính vị đắng, lạnh, có độc, tác dụng tả hạ rất mạnh. Sau

khi dùng thuốc có thể gây đi lỏng ồ ạt, làm cho thủy dịch tích tụ trong cơ thể theo phân mà

bài tiết ra ngoài, ngoài ra nó còn có tác dụng lợi niệu.

+ Thường dùng trong thủy thũng, cổ trướng, tích nước ở ngực sườn…

+ Thuốc có độc, dễ làm tổn thương chính khí, không được dùng lâu. Cơ thể

hư nhược dùng phải thận trọng. Cấm dùng khi phụ nữ có thai. Khi điều trị cổ

trướng, thủy thũng nên chú ý bảo vệ chính khí, tiên bổ hậu công hoặc công bổ kiêm

thi. Ngoài ra còn phải chú ý đến phương pháp bào chế, liều dùng, phương pháp

dùng… để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

4.1. Cam toại:

+ Cam toại (Radis Kansui) là rễ của cây cam toại Euphorbia Kansui T.N.Liou

es T.P.Wang, thuộc họ thầu dầu Euphorblaceae.

+ Tính vị: đắng, lạnh; có độc. Quy kinh tỳ- thận- đại trường.

+ Tác dụng: tả thủy trục ẩm, tiêu thũng tán kết.

+ Chỉ định:

- Chứng thủy thũng, cổ trướng, tích nước ở ngực sườn, có thể dùng cam toại

tán bột để uống, hoặc dùng cùng với khiên ngưu tử, hoặc dùng cùng với đại kích,

nguyên hoa tán bột, dùng nước sắc đại táo uống như bài thập táo thang.

- Chứng phong đàm động kinh, cam toại có tác dụng trục đàm Tán bột cam

toại, cho vào tim lợn đun cách thủy cùng với bột chu sa làm thành hoàn để uống như

bài toại tâm đan.

- Điều trị mụn nhọt, bột cam toại hoà nước bôi lên nơi tổn thương.

+ Liều dùng: cho vào viên hoàn liều 0,5 - 1g/ngày. Dùng uống trong phải chế

với dấm để giảm độc tính. Dùng ngoài ở dạng sống.

+ Chú ý: không dùng khi phụ nữ có thai, cơ thể hư nhược, kị với cam thảo.

Page 168: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

168

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên chuột thấy có tác dụng tả hạ, kích thích

niêm mạc đại trường gây xung huyết và tăng nhu động ruột làm đi lỏng ồ ạt, tác

dụng phụ nhiều có thể gây khó thở, hạ huyết áp.

4.2. Đại kích:

- Đại kích (Radis Euphorbiae pekinensis) là rễ phơi hay sấy khô của cây đại

kích Euphorbia pekinensis Rupr, thuộc họ thầu dầu Euphorblaceae.

- Tính vị: đắng, cay, lạnh, có độc. Quy kinh phế - thận - đại trường.

- Tác dụng: tả thủy trục ẩm, tiêu thũng tán kết.

- Chỉ định:

- Chứng thủy thũng, cổ trướng, tràn dịch khoang ngực, thường phối hợp dùng

với đại kích, đại táo sắc thật kỹ, sau đó ăn táo; hoặc dùng cùng với cam toại, nguyên

hoa để tăng cường tác dụng trục thủy. Điều trị đàm thấp thủy ẩm đình trệ ở khoang

ngực thường phối hợp dùng với cam toại, bạch giới tử để khứ đàm trục ẩm.

- Điều trị hạch vùng cổ gáy thường phối hợp dùng với đương quy, bạch truật,

sinh bán hạ làm thành viên hoàn uống. Điều trị chứng loa lịch do đàm ẩm tích tụ,

dùng đại kích đun với trứng gà, sau đó ăn trứng.

+ Liều dùng: 1,5 - 3g/ngày sắc uống. Viên hoàn dùng liều 1g/1 lần. Uống

trong phải chế với dấm.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai, kị với cam thảo.

+ Tác dụng dược lý: tác dụng kích thích đại trường, hưng phấn tử cung, giãn

vi mạch, đối kháng với tác dụng tăng huyết áp của tuyến thượng thận. Trên thực

nghiệm khi dùng chung với cam thảo thấy tăng độc tính.

Page 169: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

169

4.3. Nguyên hoa:

+ Nguyên hoa (Flos Genkwa) là hoa phơi hay sấy khô của cây nguyên hoa

Daphne genkwa Sieb. et Zucc, thuộc họ trầm Thymeleaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, ấm, có độc. Quy kinh phế, thận, đại trường.

+ Tác dụng: tả thủy trục ẩm, khứ đàm chỉ khái, sát trùng.

+ Chỉ định:

- Chứng ho suyễn, đau âm ỉ ngực sườn, tức nặng vùng tim do ngực sườn tích

nước gây nên; hoặc thủy thũng, cổ trướng thường phối hợp dùng với cam toại, đại

kích như bài thập táo thang, chu xa hoàn (cam toại, đại kích, nguyên hoa, hắc sửu,

mộc hương, thanh bì, trần bì, khinh phấn, binh lang).

- Điều trị mụn nhọt ở đầu, rụng tóc do nấm, viêm da thần kinh, có thể dùng

bột nguyên hoa bôi tại chỗ hoặc dùng cùng với bột hùng hoàng, mỡ lợn nấu thành

cao, bôi tại chỗ.

+ Liều dùng: sắc uống 1,5 - 3g/ngày. Cho vào viên hoàn liều 0,6g/1 lần, nên chế

với dấm.

+ Chú ý: cấm dùng ở phụ nữ có thai, kị với cam thảo.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên thỏ cho uống nước sắc nguyên hoa

thấy có tác dụng hưng phấn hồi tràng, làm tăng nhu động, tăng trương lực, lợi niệu;

liều cao có tác dụng ức chế. Nguyên hoa chế với dấm có tác dụng ức chế trực khuẩn

gây viêm phổi, liên cầu tan huyết. Nghiên cứu cho thấy nguyên hoa có hoạt tính

chống ung thư trong bệnh ung thư tế bào lympho, bạch cầu. Thực nghiệm trên chó

thấy nguyên hoa có tác dụng co tử cung, giảm đau, trấn tĩnh…

4.4. Khiên ngưu tử (hắc sửu, bạch sửu, bìm bịp):

+ Khiên ngưu tử (Semen Pharbitidis) là hạt phơi khô của cây khiên ngưu

Pharbitis nil (L.) Choisy, thuộc họ bìm bịp Convolvulaceae.

+ Tính vị: đắng, lạnh. Có độc. Quy kinh phế- thận - đại trường.

+ Tác dụng: tả hạ trục thủy, khứ tích, sát trùng.

+ Chỉ định:

- Chứng phù thũng, cổ trướng, đại tiểu tiện bất lợi, có thể dùng bột khiên ngưu tử

uống; hoặc dùng cùng với bột hồi hương, uống với nước gừng. Bệnh tình nặng có thể

dùng cùng với đại kích, nguyên hoa như bài chu xa hoàn.

- Chứng ho nhiều đờm, khó thở, mặt mắt phù thũng thường phối hợp dùng

với đình lịch tử, hạnh nhân, trần bì như bài khiên ngưu tử tán.

Page 170: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

170

- Chứng trường vị thực nhiệt tích trệ, đại tiện bí kết hoặc lỵ tật lý cấp hậu

trọng (bụng quặn đau, đi ngoài nhiều lần) thường phối hợp dùng với mộc hương,

binh lang, chỉ thực.

- Chứng đau bụng do giun (trùng tích phúc thống) thường phối hợp dùng với

binh lang, sử quân tử tán bột uống.

+ Liều dùng: 3 - 9g/ngày sắc uống. Cho vào viên hoàn uống 1,5 - 3g/lần.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai, không dùng cùng với ba đậu.

+ Tác dụng dược lý: tăng cường kích thích đường tiêu hoá, làm tăng nhu

động gây nên tác dụng tả hạ mạnh. Thuốc có độc, liều cao gây buồn nôn, đau bụng,

ỉa lỏng, ỉa ra máu, kích thích thận gây đái ra máu, nếu nặng gây tổn thương thần

kinh trung ương làm cho hôn mê, rối loạn ngôn ngữ.

4.5. Ba đậu:

+ Ba đậu (Fructus Crotonis) là hạt phơi hay sấy khô (hạt khi ép hết dầu thì

gọi là ba đậu sương) của cây ba đậu Croton tiglium L, thuộc họ thầu dầu

Euphorbiaceae.

+ Tính vị: cay, nóng, có độc. Quy kinh vị - đại trường - phế.

+ Tác dụng: tiêu tích, trục thủy, thoái thũng, khứ đàm, thực sang (tiêu mụn

nhọt).

+ Chỉ định:

- Chứng hàn tích tiện bí cấp tính, có thể phối hợp với đại hoàng, can khương

làm thành viên hoàn uống như bài tam vật bị cấp hoàn.

- Chứng phúc thủy cổ trướng (có dịch trong ổ bụng) thường phối hợp dùng

với hạnh nhân, chích hoàng làm thành viên hoàn uống.

- Điều trị chảy nhiều nước rãi, ngực tức căng, chân lạnh, ra mồ hôi (hàn thực uẩn

kết ở ngực), thường phối hợp dùng với bối mẫu, cát cánh như bài tam vật tiểu mạch tán.

Điều trị sưng đau hầu họng, tăng tiết nhiều đờm rãi khí đạo, hô hấp khó khăn. Ngoài ra

đối với trẻ nhỏ đờm rãi nhiều, tích trệ sữa gây ra hoảng hốt, có thể dùng cùng với đởm

nam tinh, chu sa, lục thần khúc như bài vạn ứng bảo xích tán.

- Điều trị mụn nhọt có mủ chưa có loét thường phối hợp dùng với nhũ hương,

một dược bôi lên chỗ tổn thương. Điều trị ghẻ lở, hắc lào dùng cùng với bột hùng

hoàng, khinh phấn bôi lên bề mặt tổn thương.

+ Liều dùng: cho vào viên hoàn liều 0,1 - 0,3g/ lần.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai, cơ thể hư nhược; kỵ với khiên ngưu.

+ Tác dụng dược lý: dầu ba đậu dùng ngoài có tác dụng kích thích mạnh trên da.

Khi dùng đường uống liều 1/2 - 1 giọt sẽ sinh ra cảm giác nóng ở khoang miệng và

Page 171: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

171

đường tiêu hoá, gây buồn nôn và nôn, một thời gian ngắn sau sẽ gây đi lỏng ồ ạt kèm

theo đau bụng dữ dội và cảm giác lý cấp hậu trọng. Nước sắc ba đậu có tác dụng ức chế

tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh.

THUỐC KHỨ PHONG THẤP

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Thuốc khứ phong thấp là những thuốc có tác dụng tiêu trừ phong hàn thấp tà,

để giảm đau .

1.2. Chỉ định:

Các chứng đau ở cơ nhục, kinh lạc, cân cốt, xương khớp… tê nhức và sưng

nề các khớp, cân mạch co rút, co duỗi không thuận lợi.

1.3. Phân loại:

+ Khứ phong thấp tán hàn.

+ Khứ phong thấp thanh nhiệt.

+ Khứ phong thấp cường cân cốt.

1.4. Chú ý:

+ Khi dùng thuốc phải căn cứ vào phân loại tý chứng, bệnh cũ hay mới, phạm

vi xâm nhập của tà khí để mà lựa chọn và phối hợp thuốc cho thích hợp.

+ Thuốc khứ phong thấp phần lớn có tính táo, dễ làm hao thương âm huyết,

cho nên âm hư huyết hao khi dùng phải thận trọng.

2. Thuốc khứ phong thấp tán hàn.

Thuốc trong nhóm này phần lớn tính cay, đắng, ấm, quy kinh can, tỳ, thận.

Cay để khứ phong, đắng để táo thấp, ôn để trừ hàn. Thuốc có tác dụng khứ phong

thấp, tán hàn giảm đau, thư cân thông lạc.

2.1. Độc hoạt:

+ Độc hoạt (Radis Angelicae pubescentis) là rễ phơi hay sấy khô của cây độc

hoạt Angelica pubescens Maxim, thuộc họ hoa tán Umbelliferae.

+ Tính vị: cay, đắng, hơi ấm. Quy kinh can, bàng quang.

+ Tác dụng: khứ phong thấp, chỉ tý thống, giải biểu.

+ Chỉ định:

Page 172: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

172

- Điều trị thể hành tý thường dùng phối hợp với phụ tử, ô đầu, phòng phong như

bài độc hoạt tửu; nếu thận khí suy nhược, cảm phải phong hàn mà sinh ra hàn thống

thường dùng cùng với tang ký sinh, đỗ trọng, phòng phong như bài độc hoạt ký sinh

thang.

- Chứng ngoại cảm phong hàn thường dùng cùng với khương hoạt, phòng

phong, kinh giới như bài kinh phòng bại độc ẩm.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: chống viêm khớp, giảm đau, trấn tĩnh, giãn mạch, hạ

huyết áp, hưng phấn trung khu hô hấp

2.2. Uy linh tiên (cây kiến cò, bạch hạc):

+ Uy linh tiên (Radis Clematidis) là rễ phơi hay sấy khô của cây uy linh tiên

Clematis chinensis osbeck, thuộc họ mao lương Ranunculaceae.

Việt Nam dùng rễ cây kiến cò Rhinacanthus nasuta L, thuộc họ Ô rô

Acanthaceaegọi là nam uy linh tiên.

+ Tính vị: cay, mặn, ấm. Quy kinh bàng quang.

+ Tác dụng: khứ phong thấp, thông kinh lạc.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống, chân tay tê nhức thường phối hợp với đương

quy, quế tâm như bài thần ứng hoàn. Hiện nay trên lâm sàng thường dùng với

khương hoạt, phòng phong, xuyên ô, khương hoàng.

- Chứng hóc xương, uy linh tiên có tác dụng nhuyễn kiên tiêu cốt, có thể

dùng đơn dộc hoặc dùng cùng với đường cát, từ từ nuốt vào trong họng, thông

thường có thể làm cho xương tiêu mất.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày. Điều trị hóc xương có thể dùng 30 -50g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm đau, lợi niệu, nhuyễn hoá xương cá, đồng thời làm

cho khối cơ tại chỗ tăng co bóp, đẩy mảnh xương hóc ra ngoài. Ngoài ra còn có tác

dụng kháng khuẩn.

2.3. Xuyên ô (phụ tử, ô đầu):

+ Xuyên ô (Radis Aconiti) là rễ củ nhỏ của cây ô đầu Aconitum carmichaeli

Debx, thuộc họ mao lương Ranunculaceae.

+ Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm. Rất độc. Quy kinh tâm, phế, can, thận.

+ Tác dụng: khứ phong trừ thấp, tán hàn chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Chứng phong hàn thấp tý gây đau đầu, đau mỏi gân, cơ, xương, khớp, co

ruỗi khó khăn, thường dùng với ma hoàng, bạch thược, hoàng kỳ như bài ô đầu

Page 173: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

173

thang. Nếu do trúng phong, chân tay tê dại, cân mạch co rút thường dùng với nhũ

hương, một dược, địa long như bài tiểu hoạt lạc đan.

- Chứng sưng đau tinh hoàn, đau bụng do lạnh (hàn sán phúc thống), chân tay

lạnh có thể dùng đơn độc vị xuyên ô pha với mật để uống như bài đại ô đầu tiễn.

Điều trị ngoại thương gây đau, sưng nề thường dùng với nhũ hương, một dược, tam

thất.

+ Liều dùng: 3 - 9g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai. Không dùng cùng với bán hạ, qua lâu, bối

mãu, bạch cập. Không nên dùng lâu, dạng tươi chỉ nên dùng ngoài.

+ Tác dụng dược lý: giảm đau, trấn tĩnh, gây tê cục bộ. Thực nghiệm trên

động vật thấy có tác dụng tiêu viêm khớp. Tăng lưu lượng tuần hoàn vành, liều nhỏ

làm giảm nhịp tim, liều cao gây loạn nhịp tim, thậm chí gây rung thất.

2.4. Ô tiêu xà:

+ Ô tiêu xà (Zaocys) là toàn thân trừ bỏ nội tạng phơi hay sấy khô của rắn hổ

mang Zaocys dhumnades ( Cantor ).

+ Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh can.

+ Tác dụng: khứ phong thông lạc, định kinh giảm co quắp.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống, thường dùng với phòng phong, thiên nam tinh,

bạch phụ tử như bài ô xà hoàn.

- Điều trị can thấp tiễn chứng (hắc lào nhiễm khuẩn) thường dùng với can hà

diệp, chỉ xác như bài tam vị ô xà tán.

- Dùng trong phá thương phong ( uốn ván ), thường dùng với bạch hoa xà.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

2.5. Lôi công đằng:

+ Lôi công đằng là rễ và cành phơi hay sấy khô của cây lôi công

Tripterygium wilfordii Hook.

+ Tính vị quy kinh: đắng, hàn; rất độc. Quy kinh tâm, can.

+ Tác dụng: khứ phong trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, tiêu thũng chỉ thống,

sát trùng giải độc.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống, có thể dùng đơn độc lôi công đằng sắc uống

hoặc dùng ngoài.

Page 174: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

174

- Điều trị mụn nhọt mưng mủ, lôi công đằng có tác dụng giải độc, sát trùng,

giảm nề, giảm đau. Gần đây còn dùng để điều trị viêm thận mãn, luput ban đỏ cũng

đạt hiệu quả nhất định.

+ Liều dùng: thận trọng khi dùng đường uống vì rất độc. Dùng ngoài liều

lượng thích hợp, nhưng cũng không nên quá 30 phút vì để lâu sẽ tạo thành phỏng

nước.

+ Chú ý: phụ nữ có thai cấm dùng.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng chống ung thư.

Page 175: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

175

2.6. Mộc qua:

+ Mộc qua (Fructus Chaenomelis) là quả chín phơi hay sấy khô của cây mộc

qua Chaenomeles speciosa (Sweet) Nakai, thuộc họ hoa hồng Rosaceae.

+ Tính vị: chua, ấm. Quy kinh can, tỳ.

+ Tác dụng: thư cân hoạt lạc, trừ thấp hoà vị.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống gây đau cổ gáy cấp, không thể quay được cổ

gáy thường dùng với nhũ hương, một dược, sinh địa như bài mộc qua tiễn. Điều trị

cước khí sưng đau thường phối hợp với ngô thù du, binh lang như bài kê ô tán.

- Các chứng do thấp trọc trở trệ, thăng giáng thất thường gây ra nôn, đại tiện

lỏng, đau bụng thường dùng cùng ngô thù du, bán hạ, hoàng liên như bài mộc qua

thang. Ngoài ra mộc qua còn có tác dụng tiêu thực, dùng trong điều trị rối loạn tiêu

hóa.

+ Liều dùng: 10 -15g/ngày.

+ Chú ý: vị chua nhiều cho nên dùng phải thận trọng.

- Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên động vật gây viêm khớp thấy có tác

dụng giảm sưng nề rõ rệt.

2.7. Tàm sa:

+ Tàm sa (Bombyx Batryticatus) là con tằm bị nhiễm khuẩn Batrytis bassiana

Bals làm chết cứng, sắc trắng như vôi của con tằm Bombyx mori Linaeus, thuộc họ

tằm Bombycidae.

+ Tính vị: ngọt, cay, ấm. Quy kinh can, tỳ, vị.

+ Tác dụng: khứ phong thấp, hoà trung hoá trọc.

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt tý, các khớp sưng nóng, đỏ, đau thường phối hợp với phòng

kỷ, ý dĩ nhân, tần cửu như bài tuyên tý thang. Điều trị phong hàn tý trệ, các khớp

sưng đau, co duỗi khó khăn, lưng lạnh đau có thể dùng đơn độc tàm sa sắc uống.

- Điều trị chứng nôn và đại tiện lỏng do thấp trọc nội trệ, thường dùng với

mộc qua, ngô thù du như bài tàm thỉ thang. Ngoài ra nước sắc tàm sa dùng để rửa

ngoài da còn có tác dụng trừ phong hoạt lạc, giảm ngứa.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày.

2.8. Tùng tiết: cây thông:

+ Tùng tiết là mắt thông phơi hay sấy khô của cây thông Pinus tabulaefomis

Carr, thuộc họ thông Pinaceae.

+ Tính vị: đắng, ấm. Quy kinh can, thận.

Page 176: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

176

+ Tác dụng: khứ phong thấp, hoạt lạc chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống, thường dùng với ngưu tất, phụ tử, xuyên

khung. Điều trị chấn thương gây sưng nề thường dùng với nhũ hương, một dược,

đào nhân, hồng hoa.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

2.9. Hải phong đằng.

+ Hải phong đằng (Caulis Piperis Kadsurae) là cành phơi hay sấy khô của

cây hải phong Piper kadsura (Choisy) Ohwi, thuộc họ hồ tiêu Piperaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, hơi ấm. Quy kinh can.

+ Tác dụng: khứ phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.

+ Chỉ định:

- Điều trị phong thấp tý thống, các khớp co duỗi khó khăn, cân cơ co rút…

thường dùng với độc hoạt, uy linh tiên, đương quy.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành, nâng cao khả

năng chịu đựng thiếu oxy của cơ tim.

2.10. Lạc lạc thông:

+ Lạc lạc thông (Fructus Liquidambaris) là quả chín phơi khô của cây lạc lạc

thông Liquidambar formosana Hance, thuộc họ sau sau Hamamelidaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, bình. Quy kinh can, vị, bàng quang.

+ Tác dụng: khứ phong thông lạc, lợi thủy, lợi sữa.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống, chi thể tê nhức, tứ chi co quắp thường dùng với

lạc thạch đằng, tần cửu. Điều trị chấn thương sưng nề, thường dùng với tam thất,

hồng hoa, nhũ hương, một dược.

- Chứng phù thũng, tiểu tiện khó khăn, thường dùng với trư linh, trạch tả, bạch

truật.

- Chứng không thông sữa, tuyến sữa sưng đau, thường dùng với vương bất

lưu hành, xuyên sơn giáp. Ngoài ra lạc lạc thông còn có tác dụng khứ phong giảm

ngứa dùng trong các bệnh phong chẩn, thường dùng với địa phu tử, tật lê, khổ sâm.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

Page 177: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

177

3.Thuốc khứ phong thấp thanh nhiệt.

Thuốc khứ phong thấp thanh nhiệt phần lớn tính vị cay, đắng, hàn; quy kinh

can, tỳ, thận; nên có tác dụng khứ phong thắng thấp, thông lạc chỉ thống, thanh nhiệt

tiêu thũng.

Page 178: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

178

3.1. Tần cửu (tần qua, thanh táo, tần giao):

+ Tần cửu (Radis Gentianae macrophyllae) là rễ phơi hay sấy khô của cây tần

cửu Gentiana macrophylla Pall, thuộc họ long đởm Gentianaceae.

+ Tính vị: đắng, cay, hơi hàn. Quy kinh vị, can, đởm.

+ Tác dụng: khứ phong thấp, chỉ tý thống, thoái hư nhiệt, thanh thấp nhiệt.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống các loại đều có thể dùng được, nhưng do có tính

hàn thanh nhiệt,nên dùng trong nhiệt tý thì hiệu quả hơn. Điều trị xưng, nóng, đỏ,

đau các khớp thường dùng với nhẫn đông đằng, phòng kỷ, hoàng bá. Nếu do phong

hàn thấp tý, thường dùng với thiên ma, khương hoạt, đương quy, xuyên khung như

bài tần cửu thiên ma thang.

- Chứng thấp nhiệt vàng da, thường dùng với nhân trần, chi tử, trư linh.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày. Liều cao 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, tăng đường máu, kháng

khuẩn, lợi niệu… tần cửu có tác dụng ức chế một số trực khuẩn ngoài da, TK lỵ, TK

phó thương hàn, song cầu khuẩn…

3.2. Phòng kỷ:

+ Phòng kỷ (Radis Stephaniae) là rễ phơi hay sấy khô của cây phòng kỷ

Stephania tetrandra S. Moore, thuộc họ tiết dê Menispermaceae.

+ Tính vị: đắng, cay, hàn. Quy kinh bàng quang, thận, tỳ.

+ Tác dụng: khứ phong thấp, chỉ thống, lợi thủy chỉ thũng.

+ Chỉ định:

- Chứng tý gây đau khớp, co duỗi khó khăn, thường dùng với ý dĩ nhân, hoạt

thạch, tàm sa. Điều trị phong hàn thấp tý, thường dùng với phụ tử, quế tâm, bạch

truật như bài phòng kỷ thang.

- Chứng phù thũng toàn thân, tiểu tiện ít, thường dùng với hoàng kỳ, bạch

truật như bài phòng kỷ hoàng kỳ thang. Điều trị thấp nhiệt ủng trệ, bụng chướng có

dịch, thường dùng với đình lịch tử, đại hoàng, tiêu mục như bài kỷ tiêu lịch hoàng

hoàn.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi âm hư.

+ Tác dụng dược lý: giảm đau, hạ sốt, tiêu viêm, chống quá mẫn, lợi niệu,

giảm huyết áp.

3.3. Tang chi:

Page 179: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

179

+ Tang chi (Ramulus Mori) là cành dâu phơi hay sấy khô của cây dâu Morus

alba L, thuộc họ dâu tằm Moraceae.

+ Tính vị: đắng, bình. Quy kinh can.

+ Tác dụng: khứ phong thông lạc, lợi quan tiết.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống, nhất là phong thấp tý thống ở chi trên, có thể dùng

đơn độc tang chi nấu thành cao để dùng. Nếu do hàn thấp thường dùng với khương hoạt,

quế chi, phòng phong, khương hoàng. Ngoài ra còn có tác dụng lợi niệu để điều trị trong

thủy thũng.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm huyết áp.

3.4. Hải đồng bì (cây vông nem):

+ Hải đồng bì (Cortex Erythrinae) là lá hoặc vỏ cây phơi hay sấy khô của cây

hải đồng bì Erythrina variegata L, thuộc họ cánh bướm Papilionaceae.

+ Tính vị: đắng, cay, bình. Quy kinh can.

+ Tác dụng: khứ phong thấp, thông lạc chỉ thống, trừ giun, giảm ngứa.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống, nhất là ở chi dưới, thường dùng với ngưu tất,

ngũ gia bì, khương hoạt, ý dĩ nhân như bài hải đồng bì tửu.

- Chứng thấp chẩn gây ngứa, thường dùng với hoàng bá, thổ phục linh, khổ

sâm, sắc uống hoặc rửa ngoài da đều được.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: ức chế một số trực khuẩn ngoài da, chấn tĩnh thần kinh,

liều cao có thể gây loạn nhịp tim.

3.5. Ty qua lạc (mướp hương, ty qua, ty lạc):

+ Ty qua lạc (Retinervus Luffer Fructus) là xơ mướp già của quả cây mướp

Luffa cylindica ( L.) Roem, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh phế, vị, can.

+ Tác dụng: khứ phong thông lạc, giải độc hoá đàm.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống, xưng dau khớp, chân tay co quắp thường dùng

với tần cửu, phòng phong, đương quy, kê huyết đằng.

- Điều trị chứng ho có nhiều đờm khó khạc, gây đau tức ngực, thường dùng

với qua lâu, giới bạch.

Page 180: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

180

- Điều trị chứng đau tức ngực sườn do can uất khí trệ thường dùng với sài hồ,

bạch thược, uất kim.

- Điều trị sưng đau tuyến vú do can vị nhiệt kết, thường dùng với bồ công

anh, bối mẫu, qua lâu.

+ Liều dùng: 6 - 10g/ngày. Liều cao có thể dùng 60g/ngày.

4. Thuốc khứ phong thấp cường cân cốt.

Thuốc phần lớn tính vị đắng, ngọt, ấm; quy kinh can thận, nên có tác dụng

khứ phong thấp, bổ can thận, cường cân cốt.

4.1. Ngũ gia bì:

+ Ngũ gia bì (Cortex Acanthopanacis) là vỏ rễ cây phơi hay sấy khô của cây

ngũ gia bì Acanthopanax gracilistylus W. W. Smith, thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, ấm. Quy kinh can thận.

+ Tác dụng: khứ phong thấp, cường cân cốt, lợi thủy.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống, cân mạch co rút, co duỗi khó khăn, có thể dùng

ngũ gia bì pha với rượu uống như bài ngũ gia bì tửu, có thể dùng với mộc qua, tùng

tiết như bài ngũ gia bì tán.

- Chứng can thận bất túc, đau lưng mỏi gối, thường dùng với ngưu tất, đỗ

trọng, dâm dương hoắc.

- Chứng phù thũng, tiểu tiện ít, thường phối hợp với phục linh bì, trần bì, đại

phúc bì như bài ngũ bì ẩm.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: chống viêm, giảm đau, chống mỏi mệt, tăng cường ức

chế vỏ đại não, bảo vệ cơ thể chống tổn thương do phóng xạ, tăng cường sức đề

kháng của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Điều chỉnh huyết áp

phục hồi trở về bình thường, giảm đường máu, chống lợi niệu, chống viêm, ức chế

sự phát triển tế bào u, tiêu đàm, giảm ho.

4.2. Tang ký sinh (cây sống ký sinh trên cây dâu):

+ Tang ký sinh (Herba Taxilli) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây tang ký

sinh Taxillus chinensis (DC.) Danser, thuộc họ tầm gửi Loranthaceae.

+ Tính vị quy kinh: đắng, ngọt, bình. Quy kinh can, thận.

+ Tác dụng: khứ phong thấp, ích can thận, cường cân cốt, an thai.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống, đau lưng mỏi gối, chân tay vô lực, thường dùng

với độc hoạt, tần cửu, quế chi, đỗ trọng, đương quy như bài độc hoạt ký sinh thang.

Page 181: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

181

- Chứng có thai ra huyết, thai động không yên, thường dùng với a giao, tục

đoạn, thỏ ty tử như bài thọ thai hoàn.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm huyết áp, chấn tĩnh, lợi niệu, giãn động mạch vành,

tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành.

4.3. Cẩu tích (rễ lông cu ly, cây lông khỉ):

+ Cẩu tích (Rhizoma Cibotii) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cẩu tích

Cibotium barometz ( L.) J. Sm, thuộc họ lông cu ly Dicksoniaceae.

+ Tính vị: đắng, ngọt, ấm. Quy kinh can, thận.

+ Tác dụng: khứ phong thấp, bổ can thận.

+ Chỉ định:

- Chứng phong thấp tý thống, thường dùng với đỗ trọng, tang ký sinh, tục

đoạn. Điều trị các thể đau lưng thường dùng với tỳ giải, thỏ ty tử như bài cẩu tích

hoàn.

- Chứng thận khí bất cố gây di niệu, bạch đới thường dùng với ngũ gia bì, ích

trí nhân, tang phiêu tiêu. Điều trị xung nhâm hư hàn, đới hạ thường dùng với lộc

giác, bạch liễm.

THUỐC HÓA THẤP

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Những thuốc khí vị cay thơm, tính thiên về ôn táo, có tác dụng hoá thấp vận

tỳ gọi là thuốc hoá thấp.

1.2. Chỉ định chung:

+ Tỳ ghét thấp, nếu thấp trọc nội trệ ở trung tiêu làm cho công năng vận hoá

thủy cốc của tỳ vị bị trở trệ mà gây nên bệnh. Thuốc cay thơm mà có tác dụng hoá

thấp tỉnh tỳ, ôn táo đều có tác dụng kiện tỳ táo thấp.

+ Thuốc hoá thấp dùng trong thấp trọc ứ trệ ở bên trong, tỳ bị thấp khốn, vận

hoá thất thường gây nên chứng bụng đầy trướng, buồn nôn, ợ chua, đại tiện lỏng nát,

ăn ít, miệng ngọt, chảy nhiều dãi, rêu lưỡi trắng bẩn.

+ Thuốc còn có tác dụng giải thử, dùng để điều trị các chứng thấp thử, thấp

ôn…

Page 182: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

182

1.3. Chú ý khi dùng:

+ Điều trị tỳ vị hư nhược, thường phối hợp với thuốc bổ tỳ kiện vị; thấp trở khí

trệ, bụng chướng đầy thường phối hợp thuốc hành khí; nếu hàn thấp ứ trệ ở trung tiêu,

thường phối hợp thuốc ôn lý; nếu lý thấp hoá nhiệt, phối hợp thuốc thanh nhiệt hoá

thấp.

+ Thuốc hoá thấp phần lớn cay - ấm nóng - thơm - táo, dễ làm hao khí

thương âm, nên dùng thận trọng khi âm hư huyết táo, khí hư.

+ Thuốc có nhiều tinh dầu nên khi sắc thường cho vào sau, không nên sắc

lâu.

2. Các vị thuốc.

2.1. Hoắc hương:

+ Hoắc hương (Herba Pogostemonis) là cành và lá phơi hay sấy khô của cây

hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco) Benth, thuộc họ hoa môi Labiatae.

+ Tính vị: cay, hơi ấm. Quy kinh tỳ, phế, vị.

+ Tác dụng: hoá thấp, giải thử, chỉ ẩu (cầm nôn).

+ Chỉ định:

- Chứng thấp trọc nội trệ, trung khí bất vận gây ra bụng căng trướng tức, ăn

ít, buồn nôn, mệt mỏi thường dùng cùng thương truật, hậu phác như bài Bất hoán

kim chính khí tán.

- Chứng ngoại cảm phong hàn, nội thương sinh lạnh gây nên sợ lạnh, phát

sốt, đau đầu buồn nôn, nôn và ỉa lỏng, thường phối hợp dùng với tử tô, hậu phác,

bán hạ như bài hương nhu chính khí tán.

Điều trị bệnh thấp ôn giai đoạn đầu, thấp nhiệt nặng thường phối hợp với

hoàng cầm, hoạt thạch, nhân trần như bài cam lộ tiêu độc đan.

- Chứng thấp trọc ứ trệ trung tiêu gây buồn nôn, thường dùng cùng bán hạ;

nếu thiên về hàn thấp thì phối hợp với đinh hương, bạch đậu khấu; thiên về thấp

nhiệt phối hợp với hoàng liên, trúc nhự; nếu có thai buồn nôn dùng cùng với sa

nhân, tô ngạnh; tỳ vị hư nhược dùng cùng với đẳng sâm, bạch truật.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tinh dầu có tác dụng tăng tiết dịch vị dạ dày, tăng khả năng tiêu

hoá, giảm co thắt đường tiêu hoá. Hoắc hương có tác dụng phòng tạo mủ và kháng khuẩn.

Ngoài ra có tác dụng thu liễm chỉ tả, chống giãn vi huyết quản, lá hoắc hương có tác dụng

giải biểu, cành có tác dụng hoà trung.

2.2. Bội lan:

Page 183: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

183

+ Bội lan (Herba Eupatorii) là toàn cây trừ rễ của cây bội lan Eupatorium

fortunei Turcz, thuộc họ cúc Compositae.

+ Tính vị: cay, bình. Quy kinh tỳ, phế, vị.

+ Tác dụng: hoá thấp giải thử.

+ Chỉ định:

- Chứng thấp trệ trung tiêu, thường phối hợp dùng với thương truật, hậu

phác.

- Chứng thử thấp thường phối hợp dùng với hoắc hương, hà diệp, thanh cao.

Điều trị thấp ôn thường dùng cùng hoạt thạch, ý dĩ, hoắc hương.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: ức chế vi rút gây cảm cúm.

2.3. Thương truật:

+ Thương truật (Rhizoma Atractylodis) là thân rễ phơi khô của cây thương

truật Atractylodes Lancea (Thumb.) DC, thuộc họ cúc Compositae.

+ Tính vị: cay, đắng, ôn. Quy kinh tỳ, vị.

+ Tác dụng: táo thấp kiện tỳ, khứ phong thấp.

+ Chỉ định:

- Chứng thấp trệ trung tiêu, tỳ mất kiện vận gây bụng trướng đầy, buồn nôn,

ăn ít, ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng nhớp, thường dùng cùng hậu phác, trần bì như bài bình

vị tán. Điều trị chứng thấp nhiệt, thấp ôn, đàm ẩm thường phối hợp thuốc thanh

nhiệt.

- Chứng phong thấp tý chứng, thường dùng với độc hoạt, tần cửu. Điều trị

thấp nhiệt tý thống, phối hợp thạch cao, tri mẫu như bài bạch hổ gia thương truật

thang. Phối hợp với hoàng bá thành bài nhị diệu tán dùng để điều trị thấp trọc đới

hạ, thấp sang, thấp chẩn.

- Chứng ngoại cảm phong hàn hiệp thấp, gây sợ lạnh phát sốt, toàn thân đau

nhức, đau đầu, không mồ hôi thường dùng cùng với bạch chỉ, tế tân như bài thần

truật tán. Ngoài ra thương truật có tác dụng minh mục dùng trong điều trị chứng

quáng gà; sắc nước thương truật uống, hoặc sắc cùng với gan dê, gan lợn để ăn.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: liều nhỏ tinh dầu có tác dụng trấn tĩnh, tăng phản xạ gân

xương, liều cao gây ức chế.

2.4. Hậu phác:

Page 184: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

184

+ Hậu phác (Cortex Magnoliae) là vỏ thân cây phơi hay sấy khô của cây hậu

phác Magnolia offcinalis Rehd. et Wils, thuộc họ mộc lan Magnoliaceae. Việt Nam

thay bằng cây vối rừng Magolia hypoleuca, họ mộc lan Magnoliaceae.

+ Tính vị: đắng, cay, ấm. Quy kinh tỳ, vị, phế, đại trường.

+ Tác dụng: hành khí táo thấp, tiêu tích bình suyễn.

+ Chỉ định:

- Chứng thấp trệ trung tiêu, khí trệ gây nên đầy trướng bụng, đau bụng, hoặc buồn

nôn, nôn, thường phối hợp dùng với thương truật, trần bì như bài bình vị tán (thương

truật, hậu phác, trần bì, cam thảo, can khương, đại táo).

- Chứng trường vị tích trệ, bụng đầy ậm ạch, đại tiện bí, thường dùng cùng

với đại hoàng, chỉ thực như bài Hậu phác tam vật thang. Nếu do nhiệt kết tiện bí,

điều trị phối hợp dùng với đại hoàng, mang tiêu, chỉ thực là bài đại thừa khí thang.

- Điều trị chứng ho có đờm, khó thở do phong hàn ngoại cảm mà phát bệnh,

có thể phối hợp với quế chi, hạnh nhân như bài quế chi gia hậu phác hạnh tử thang

(quế chi, thược dược, tích thảo, sinh khương, đại táo, hậu phác, hạnh nhân).

Điều trị chứng đàm thấp nội trệ, tức ngực, khó thở, ho thường phối hợp dùng

với tô tử, trần bì như bài tô tử giáng khí thang (tô tử, trần bì, bán hạ, đương quy, tiền

hồ, hậu phác, nhục quế, cam thảo, sinh khương).

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: ức chế tụ cầu, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu tan huyết, tụ

cầu vàng, TK lỵ. Đối với đường tiêu hoá, liều thấp gây hưng phấn, liều cao gây ức

chế. Đối với khí quản có tác dụng hưng phấn. Hậu phác có tác dụng gây tê mặt đoạn

thần kinh vận động, làm giãn cân cơ toàn thân; hạ huyết áp, khi huyết áp hạ làm

tăng tính phản xạ hưng phấn hô hấp, tăng nhịp tim.

2.5. Sa nhân:

+ Sa nhân (Fructus Amomi) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây sa

nhân Amomum villosum Lour, thuộchọ gừng Zingiberaceae.

+ Tính vị: cay, ôn. Quy kinh tỳ, vị.

+ Tác dụng: hoá thấp, hành khí, ôn trung chỉ ẩu, chỉ tả, an thai.

+ Chỉ định:

- Chứng thấp khốn tỳ thổ, tỳ vị khí trệ, thường phối hợp dùng với hậu phác,

trần bì, chỉ thực. Điều trị chứng tỳ hư khí trệ, thường phối hợp dùng với đẳng sâm,

bạch truật, phục linh như bài hương sa lục quân tử thang.

- Chứng tỳ vị hư hàn gây nôn và đại tiện lỏng nát, có thể dùng bột sa nhân

uống hoặc dùng cùng với phụ tử, can khương.

Page 185: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

185

- Chứng có thai mà buồn nôn, không ăn uống được thì dùng sa nhân sao lên,

tán bột uống. Nếu động thai không yên, dùng cùng với nhân sâm, hoàng kỳ, bạch

truật như bài thái sơn bàn thạch tán (nhân sâm, hoàng kỳ, đương quy, tục đoạn,

hoàng cầm, bạch truật, xuyên khung, bạch thược, thục địa, sa nhân, chích thảo).

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày, nên cho sau.

- Tác dụng dược lý: tinh dầu sa nhân có tác dụng phương hương kiện vị, tăng

tiết dịch vị, bài trừ sự tích trệ ở đường tiêu hoá nên có tác dụng hành khí tiêu trướng.

2.6. Bạch đậu khấu:

+ Bạch đậu khấu (Fructus Amomi Rotundus) là quả chưa chín phơi hay sấy

khô của cây bạch đậu khấu Amomun Kravanh Pirre ex Gagnep, thuộc họ gừng

Zingiberaceae.

+ Tính vị: cay, ấm. Quy kinh phế, tỳ, vị.

+ Tác dụng: hoá thấp hành khí, ôn trung chỉ ẩu.

+ Chỉ định:

- Chứng thấp trệ trung tiêu, tỳ vị khí trệ, không muốn ăn, thường phối hợp dùng

với hậu phác, trần bì. Thấp ôn giai đoạn đầu, bụng đầy không muốn ăn, rêu lưỡi nhớp;

thiên về thấp tà thì phối hợp với hoạt thạch, ý dĩ, hạnh nhân như bài tam nhân thang; nếu

thiên về nhiệt tà thì dùng với hoàng cầm, hoạt thạch như bài hoàng cầm hoạt thạch thang

(hoàng cầm, hoạt thạch, trư linh, phục linh, đại phúc bì, bạch đậu khấu, thông thảo).

- Chứng buồn nôn, nôn, có thể tán bột uống, hoặc dùng cùng với hoắc hương, bán

hạ. Trẻ em vị hàn nôn trớ ra sữa, thường dùng với sa nhân, cam thảo, nghiền bột uống.

+ Liều dùng: 3 - 6g/ngày, nên cho vào sau.

+ Tác dụng dược lý: tăng tiết dịch vị dạ dày, tăng nhu động ruột, giảm ứ đọng

khí ở vị trường tích khí, cầm nôn, ức chế lỵ trực khuẩn.

2.7. Thảo quả:

+ Thảo quả (Fructus Amomi tsao - ko) là quả chín phơi hay sấy khô cây thảo

quả Amomum tsao – ko Crevost et Lemaire, thuộc họ gừng Zingiberaceae.

+ Tính vị: cay, ấm. Quy kinh tỳ, vị.

+- Chỉ định:

- Điều trị bụng đầy đau do hàn thấp ứ trệ trung tiêu, buồn nôn tiết tả, rêu lưỡi

nhớp, thường dùng với sa nhân, hậu phác, thương truật.

- Chứng ngược tật, thường phối hợp với thường sơn, tri mẫu như bài thường sơn

ẩm (thường sơn, tri mẫu, thảo quả, chích thảo, cao lương khương, ô mai).

+ Liều dùng: 3 - 6g/ngày.

Page 186: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

186

THUỐC LỢI THUỶ THẤM THẤP

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Thuốc lợi thuỷ thấm thấp là những vị thuốc có tác dụng thông lợi đường tiểu

tiện, thấm tiết thủy thấp, dùng để điều trị các chứng thủy thấp ứ trệ ở bên trong.

1.2. Tác dụng:

Thuốc lợi thủy thấm thấp phần lớn có vị ngọt, nhạt, có tác dụng lợi thủy tiêu

thũng, lợi niệu thông lâm, lợi thấp thoái hoàng... dùng để điều trị các chứng tiểu tiện

bất lợi, thủy thũng, lâm chứng, hoàng đản, thấp sang, tiết tả, đới hạ, thấp tý... do

thủy thấp gây nên.

1.3. Chú ý:

+ Điều trị chứng thủy thấp đình tụ mà có biểu chứng thường dùng với thuốc

tuyên phế phát hãn. Điều trị chứng thủy thũng lâu ngày, tỳ thận dương hư thường

dùng với thuốc ôn bổ tỳ thận. Điều trị thấp nhiệt hợp tà thường dùng với thuốc thanh

nhiệt. Điều trị hàn thấp thường dùng với thuốc khứ hàn. Điều trị nhiệt thương huyết

lạc gây ra đái ra máu thường dùng với thuốc lương huyết chỉ huyết. Điều trị tiết tả,

đàm ẩm, thấp ôn, hoàng đản... thì tương ứng phối hợp thuốc kiện tỳ, phương hương

hoá thấp, thanh nhiệt táo thấp.

+ Ngoài ra khí hành tắc thủy hành, khí trệ tắc thuỷ ứ nên khi dùng thuốc lợi

thuỷ thấm thấp thường phối hợp với thuốc hành khí để tăng cường tác dụng.

+ Thuốc lợi thuỷ thấm thấp dễ làm hao thương tân dịch, nên khi âm hao tân ít

hoặc thận hư di tinh di niệu thì không nên dùng hoặc phải thận trọng khi dùng.

1.4. Phân loại:

+ Lợi niệu tiêu thũng.

+ Lợi niệu thông lâm.

+ Lợi thấp thoái hoàng.

2. Thuốc lợi niệu tiêu thũng.

Thuốc lợi niệu tiêu thũng tính vị ngọt, nhạt, bình, hơi lạnh nên có tác dụng thấm

tiết, thiên về lợi thuỷ thấm thấp làm cho tiểu tiện thông thoát, lượng nước tiểu tăng.

2.1. Phục linh:

+ Phục linh (Poria) là nấm Poria cocos ( Schw. ) Wolf mọc ký sinh ở rễ cây

thông, phơi hay sấy khô, thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae.

+ Tính vị: ngọt, nhạt, bình. Quy kinh tâm, phế, thận.

Page 187: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

187

+ Tác dụng: lợi niệu thấm thấp, kiện tỳ an thần.

+ Chỉ định:

- Các chứng thuỷ thũng do biểu tà không giải, thuận kinh nhập phủ gây

chứng thuỷ tích bàng quang thường dùng với trư linh, bạch truật, trạch tả như bài

ngũ linh tán. Điều trị thuỷ nhiệt hỗ kết, âm hư tiểu tiện bất lợi, thuỷ thũng, thường

dùng với hoạt thạch, a giao, trạch tả như bài trư linh thang. Điều trị chứng tỳ thận

dương hư thuỷ thũng, thường dùng với phụ tử, sinh khương như bài chân vũ thang.

- Chứng tỳ hư, ăn ít, mệt mỏi thường dùng với nhân sâm, bạch truật, cam

thảo như bài tứ quân tử thang. Điều trị chứng tỳ hư đình ẩm, thường dùng với quế

chi, bạch truật như bài linh quế truật thảo thang. Điều trị tỳ hư thấp tả, thường dùng

với sơn dược, bạch truật, ý dĩ như bài sâm linh bạch truật tán.

- Chứng hồi hộp đánh trống ngực (tâm quý), mất ngủ thường dùng với hoàng

kỳ, đương quy, viễn trí như bài quy tỳ thang.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: lợi niệu, tăng bài xuất Na+ , K+, Cl−, trấn tĩnh, giảm đường

máu.

2.2. ý dĩ nhân (hạt bo bo):

+ Ý dĩ nhân (Semen Coicis) là nhân loại bỏ vỏ phơi hay sấy khô của cây ý dĩ

Coix lacryma - jobi L. var. ma - yuen ( Roman. ), thuộc họ lúa Gramineae.

+ Tính vị: ngọt, nhạt, hơi hàn. Quy kinh tỳ, vị, phế.

+ Tác dụng: lợi niệu thấm thấp, kiện tỳ, trừ tý, thanh nhiệt bài nùng.

+ Chỉ định:

- Chứng tiểu tiện bất lợi, thủy thũng, bụng trướng, ăn ít, tiết tả do tỳ hư thấp

thịnh thường dùng với phục linh, bạch truật, hoàng kỳ. Điều trị thấp nhiệt lâm chứng

có thể dùng ý dĩ nhân sắc uống.

- Chứng phong thấp, đau mình mẩy, phát sốt thường dùng với ma hoàng,

hạnh nhân, cam thảo như bài ma hạnh ý cam thang. Điều trị phong thấp lâu ngày,

cân mạch co rút, dùng ý dĩ nhân nấu cháo ăn như bài ý dĩ nhân chúc. Điều trị thấp tà

nhiệt thịnh, uẩn kết ở kinh lạc thường dùng với hoạt thạch, liên kiều như bài tuyên

tý thang.

- Điều trị viêm phổi, đau tức ngực sườn, ho nhiều đàm thường dùng với đông

qua nhân, đào nhân, vĩ kinh như bài vĩ kinh thang. Điều trị viêm đại tràng thường

dùng với phụ tử, bại tương thảo, đan bì như bài phụ tử ý dĩ bại tương tán.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

Page 188: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

188

+ Tác dụng dược lý: chống co thắt cơ vân, hưng phấn tử cung, giảm đường

máu, giảm Ca++ máu, giảm sốt, trấn tĩnh, giảm đau.

2.3. Trư linh:

+ Trư linh (Polyporus) là nấm Polyporus umbellatus ( Pers ) Fris ký sinh ở

cây sồi, cây sau sau... phơi hay sấy khô, thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae.

+ Tính vị: ngọt, đạm, bình. Quy kinh thận, bàng quang.

+ Tác dụng: lợi thuỷ thấm thấp.

+ Chỉ định:

- Chứng tiểu tiện bất lợi, thủy thũng do tỳ hư, thường dùng với phục linh,

bạch truật, trạch tả như bài tứ linh tán. Điều trị thủy thấp tiết tả thường dùng với

thương truật, hậu phác, phục linh như bài vị linh thang. Âm hư có nhiệt, tiểu tiện bất

lợi, lâm trọc thường dùng với trạch tả, a giao, hoạt thạch như bài trư linh thang.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi không có thuỷ thấp.

+ Tác dụng dược lý: cơ chế lợi tiểu của trư linh là ức chế tiểu cầu thận tái hấp

thu nước, chất điện giải Na+, K+, CL−. Ngoài ra còn có tác dụng chống phát triển tế

bào u, phòng trị viêm gan.

2.4. Trạch tả (mã đề nước):

+ Trạch tả (Rhizoma Alismatis) là thân rễ (củ)phơi hay sấy khô của cây trạch

tả Alisma orientalis ( Sam ) Juzep, thuộc họ trạch tả Alismataceae.

+ Tính vị: ngọt, đạm, hàn. Quy kinh thận, bàng quang.

+ Tác dụng: lợi thủy thấm thấp, tiết nhiệt.

+ Chỉ định:

Chứng thủy thũng, tiểu tiện bất lợi, tiết tả, lâm trọc thường dùng với trư linh,

phục linh, ý dĩ nhân. Điều trị thủy thấp đàm ẩm gây nên hoa mắt chóng mặt thường

dùng với bạch truật như bài trạch tả thang.

+ Liều dùng: 5 -10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: lợi niệu, tăng cường bài tiết ure, clorua; trong viêm thận

khả năng lợi tiểu càng rõ, giảm huyết áp, giảm đường máu, chống nhiễm mỡ gan; ức

chế TK tụ cầu vàng, song cầu khuẩn phế viêm, lao.

2.5. Đông qua bì (bí đao, bí xanh):

+ Đông qua bì (Exocarpium Benincasae) là vỏ quả phơi khô của cây đông

qua Benincasa hispida ( Thumb. ) Cogn, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi hàn. Quy kinh phế, tiểu trường.

+ Tác dụng: lợi niệu tiêu thũng.

Page 189: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

189

+ Chỉ định: điều trị thuỷ thũng, tiểu tiện bất lợi thường dùng với bạch truật,

phục linh, hoàng kỳ.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

2.6. Ngọc mễ tu (râu ngô):

+ Ngọc mễ tu là vòi và núm phơi khô của hoa cây ngô Zea mays L, thuộc họ

lúa Gramineae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh bàng quang, can, đởm.

+ Tác dụng: lợi niệu tiêu thũng, lợi thấp thoái hoàng.

+ Chỉ định:

- Chứng thủy thấp, tiểu tiện bất lợi, tiểu ít mà đỏ, có thể dùng ngọc mễ tu liều

cao sắc uống hoặc dùng với đông qua bì, xích tiểu đậu, sa tiền thảo.

- Chứng thấp nhiệt vàng da (hoàng đản) thường dùng với uất kim, nhân trần,

chi tử. Hiện nay được dùng nhiều trong điều trị chứng vàng da do bệnh gan, mật gây

nên.

+ Liều dùng: 30 - 60g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: lợi niệu tương đối mạnh, ức chế bài tiết protein, tăng tiết

dịch mật, giảm độ nhớt dịch mật, giảm thấp hàm lượng Bilirubin; tăng men đông

máu và thúc đẩy nhanh quá trình đông máu.

2.7. Hồ lô:

+ Hồ lô là vỏ quả phơi hay sấy khô của cây hồ lô Lagenaria siceraria

(Molina) Standl. var. dep-ressa Ser, thuộc họ hồ lô (bầu bí) Cucurbitaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh phế, tiểu trường.

+ Tác dụng: lợi niệu tiêu thũng.

+ Chỉ định: điều trị phù mặt, nước trong ổ bụng, tràn dịch khớp thường dùng

với trư linh, phục linh, trạch tả.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

2.8. Tề thái:

+ Tề thái là toàn cây tề thái Capsella bursa- pastoris ( L.) Medle phơi hay sấy

khô, thuộc họ chữ thập Crucifera.

+ Tính vị: ngọt, lương. Quy kinh can, vị.

+ Tác dụng: thanh nhiệt lợi thủy, lương huyết, chỉ huyết.

+ Chỉ định:

- Chứng thủy thũng, tiết tả, lỵ tật thường dùng với bạch truật, sa tiền tử.

- Chứng huyết nhiệt gây xuất huyết thường dùng với tiên nga thảo, địa du.

Page 190: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

190

Ngoài ra còn có tác dụng hạ huyết áp thường dùng với ích mẫu thảo, hoàng

cầm.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: rút ngắn thời gian xuất huyết, ngưng huyết; giãn mạch

vành, hạ huyết áp. Thực nghiệm trên chuột thấy ức chế loét dạ dày.

3. Thuốc lợi niệu thông lâm.

Thuốc trong nhóm này phần lớn tính vị đắng lạnh hoặc ngọt nhạt, chủ yếu

nhập kinh thận, bàng quang. Đắng để giáng tiết, lạnh để thanh nhiệt, đi xuống hạ

tiêu nên có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu; thường dùng trong chứng tiểu

tiện ngắn đỏ, nhiệt lâm, huyết lâm, thạch lâm, cao lâm.

3.1. Sa tiền tử (hạt của cây mã đề nước):

+ Sa tiền tử (Semen Plantaginis) là hạt của cây mã đề Plantago asiatica L

phơi hay sấy khô, thuộc họ mã đề Plantaginaceae.

+ Tính vị: ngọt, lạnh. Quy kinh can, thận, phế.

+ Tác dụng: lợi niệu thông lâm, thấm thấp chỉ tả, thanh can minh mục, thanh

phế hoá đàm.

+ Chỉ định:

- Chứng thủy thũng, lâm chứng thường dùng với mộc thông, hoạt thạch, biển

súc như bài bát chính tán.

- Chứng thử thấp tiết tả thường dùng với bạch truật, phục linh, trạch tả.

- Điều trị mắt đỏ sưng đau, mắt có màng che thường dùng với cúc hoa, quyết

minh tử.

- Điều trị ho đờm vàng thường dùng với qua lâu, bối mẫu, tỳ bà diệp. Ngoài

ra còn dùng điều trị cao huyết áp.

+ Tác dụng dược lý: lợi niệu, tăng bài tiết dịch đường hô hấp, làm loãng đờm

nên có tác dụng khứ đàm; ức chế tụ cầu khuẩn.

3.2. Hoạt thạch (là chất khoáng):

+ Hoạt thạch (Tancum), thành phần [Mg3. ( Si4O10 ). ( OH )2]9

+ Tính vị: ngọt, đạm, hàn. Quy kinh vị, bàng quang.

+ Tác dụng: lợi niệu thông lâm, thanh giải thử nhiệt, khứ thấp liễm sang.

+ Chỉ định:

- Chứng tiểu tiện bất lợi, nhiệt lâm, thạch lâm, niệu bế thường dùng với mộc thông,

sa tiền tử như bài bát chính tán. Điều trị sỏi đường tiết niệu có thể phối hợp với hải kim sa,

kim tiền thảo, mộc thông như bài nhị kim bài thạch thang.

Page 191: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

191

- Chứng thử thấp gây phiền táo, tiểu tiện ít mà đỏ thường dùng với cam thảo

như bài lục nhất tán. Điều trị thử ôn, tức ngực thường dùng với ý dĩ nhân, hạnh nhân

như bài tam nhân thang.

- Chứng thấp sang, thấp chẩn thường dùng với khô phàn, hoàng bá tán bột dùng

ngoài, hoặc dùng với cam thảo, bạc hà tán bột làm thành bột phấn rôm xoa nơi tổn

thương.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi tỳ hư, nhiệt bệnh thương âm, phụ nữ có thai.

3.3. Mộc thông:

+ Mộc thông (Caulis Aristolochiae Mansuriensis) là thân cây bóc bỏ vỏ phơi

khô, của cây mộc thông aristolochia manshuriensis Kom, thuộc họ mộc hương

Aristolochiaceae.

+ Tính vị: đắng, hàn. Quy kinh tâm, tiểu tràng, bàng quang.

+ Tác dụng: lợi niệu thông lâm, thông kinh hạ nhũ.

+ Chỉ định:

- Chứng nhiệt lâm sáp thống, tâm phiền niệu đỏ, thủy thũng cước khí. Điều trị

chứng tâm hoả thượng viêm gây miệng lưỡi lở loét, hoặc tâm hoả đi suống tiểu

trường gây nên tâm phiền tiểu đỏ thường dùng với sinh địa hoàng, cam thảo, trúc

nhự như bài đạo xích tán. Điều trị bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiện ngắn đỏ, tiểu són,

tiểu buốt thường dùng với biển súc, cù mạch như bài bát chính tán. Điều trị cước khí

phù thũng, tiểu tiện bất lợi thường dùng với trư linh, tô diệp, binh lang như bài mộc

thông tán.

- Điều trị sữa ít, sữa không thông thường dùng với vương bất lưu hành, xuyên

sơn giáp, hoặc dùng với móng lợn sắc uống. Điều trị huyết ứ kinh bế thường dùng

với hồng hoa, đào nhân, đan sâm. Điều trị thấp nhiệt tý thống thường dùng với tần

cửu, phòng kỷ, ý dĩ nhân.

+ Liều dùng: 3 - 9g/ngày.

+ Chú ý: có báo cáo cho thấy dùng mộc thông 60g sắc uống gây nên suy thận

cấp tính, cho nên không nên dùng liều cao.

+- Tác dụng dược lý: lợi niệu, cường tim, ức chế TK lỵ, TK thương hàn, TK

ngoài da; ức chế sự phát triển tế bào u.

3.4. Thông thảo:

+ Thông thảo (Medulla Tetrapanacis) là lõi thân cây phơi khô của cây thông

thảo Tetrapanax paperyferus ( Hook.) K. Koch, thuộc họ ngũ gia bì Araliacea.

+ Tính vị: ngọt, nhạt, hơi hàn. Quy kinh phế, vị.

Page 192: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

192

+ Tác dụng: thanh nhiệt lợi thấp, thông khí hạ nhũ.

+ Chỉ định:

+ Chứng thấp nhiệt gây tiểu tiện bất lợi, tiểu són, tiểu buốt thường dùng với

trúc nhự, bạch mao căn, hoạt thạch.

+ Điều trị phụ nữ sau đẻ sữa không xuống, sữa không thông thường dùng với

móng lợn, xuyên sơn giáp, xuyên khung, cam thảo như bài thông nhũ thang.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

3.5. Cù mạch:

+ Cù mạch (Herba Dianthi) là toàn bộ hoa hạt và lá phơi khô của cây cù mạch

Dianthus superbus L, thuộc họ cẩm chướng Caryophyllaceae.

+ Tính vị: đắng, hàn. Quy kinh tâm, tiểu tràng, bàng quang.

+ Tác dụng: lợi niệu thông lâm, hoạt huyết thông kinh.

+ Chỉ định:

- Chứng thấp nhiệt lâm chứng thường dùng với biển súc, mộc thông, sa tiền

tử như bài bát chính tán. Điều trị thạch lâm thường dùng với kim tiền thảo, hải kim

sa.

- Chứng huyết nhiệt ứ trệ gây bế kinh hoặc kinh nguyệt không đều thường

dùng với đào nhân, hồng hoa, đan sâm, xích thược.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai.

3.6. Biển xúc (cây rau đắng, cây xương cá):

+ Biển xúc (Herba Polygoni) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây biển súc

Polygonum aviculare L, thuộc họ rau răm Polygonaceae.

+ Tính vị: đắng, hơi hàn. Quy kinh bàng quang.

+ Tác dụng: lợi niệu thông lâm, diệt giun giảm ngứa.

+ Chỉ định:

- Điều trị thấp nhiệt lâm chứng gây tiểu tiện ngắn đỏ thường dùng với sa tiền

tử, mộc thông, hoạt thạch như bài bát chính tán. Điều trị tiểu tiện ra máu, thường

dùng với bạch mao căn, cù mạch, thạch vĩ.

- Điều trị trùng tích gây đau bụng, hoặc giun chui ống mật thường pha với

nước dấm gạo để uống. Điều trị thấp chẩn gây ngứa ngoài da, ngứa âm đạo, dùng

biển xúc sắc nước để rửa ngoài.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày

+ Chú ý: uống nhiều làm tổn hại tinh khí .

Page 193: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

193

+ Tác dụng dược lý: lợi niệu, tăng bài tiết Na+, dùng thuốc lâu dài cũng

không gây hiện tượng quen thuốc, dùng liều nhỏ không đạt tác dụng lợi niệu; diệt

giun đũa, giun tóc, ngoài ra có tác dụng ức chế TK tụ cầu, phó thương hàn, TK mủ

xanh, TK ngoài da.

3.7. Hải kim sa:

+ Hải kim sa (Spora Lygodii) là bào tử của cây hải kim sa Lygodium

japonicum (Thumb.) Sw, thuộc họ thòng bong Schizaeaceae.

+ Tính vị: ngọt, hàn. Quy kinh bàng quang, tiểu tràng.

+ Tác dụng: lợi niệu thông lâm.

+ Chỉ định:

- Điều trị các loại lâm chứng. Điều trị nhiệt lâm gây đau cấp tính, lấy hải kim

sa tán bột uống với nước cam thảo. Điều trị tiểu tiện ra máu, thường dùng với ngưu

tất, tiểu kế. Điều trị sỏi đường tiết niệu thường dùng với kê nội kim, hoạt thạch, kim

tiền thảo. Điều trị cao lâm ( đái dưỡng chấp ) thường dùng với tỳ giải, hoạt thạch.

- Điều trị tiểu tiện bất lợi, thuỷ thũng thường dùng với trạch tả, trư linh,

phòng kỷ, mộc thông.

- Liều dùng: 6 - 12g/ngày, nên cho vào bao để sắc uống.

- Tác dụng dược lý: ức chế tụ cầu vàng, TK mủ xanh, TK thương hàn, phó

thương hàn.

3.8. Thạch vĩ (im tinh thảo, thạch lan):

+ Thạch vĩ (Folium Pyrrosiae) là lá phơi khô của cây lô sơn thạch vĩ Pyrrosia

sheareri ( Bak ) Ching, thuộc họ dương xỉ Polypodiaceae.

+ Tính vị: đắng, ngọt, hơi hàn. Quy kinh phế, bàng quang.

+ Tác dụng: lợi niệu thông lâm , thanh phế chỉ khái.

+ Chỉ định:

- Điều trị thấp nhiệt lâm chứng thường dùng với sa tiền tử, hoạt thạch, cù

mạch như bài thạch vĩ tán. Thạch vĩ có tác dụng lương huyết chỉ huyết nên dùng

trong trường hợp đái máu rất có hiệu quả, thường dùng với bạch mao căn, bồ hoàng,

tiểu kế.

-Điều trị phế nhiệt khái thấu khí suyễn, dùng thạch vĩ và binh lang tán bột

uống với nước gừng.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày, liều cao 30 - 60g/ngày.

- Tác dụng dược lý: ức chế tụ cầu, TK lỵ.

3.9. Đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn):

Page 194: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

194

+ Đăng tâm thảo (Medulla Junci) là phần ruột phơi khô của thân cây bấc đèn

Juncus effusus L, thuộc họ bấc Juncaceae.

+ Tính vị: ngọt, đạm, hơi hàn. Quy kinh tâm, phế, tiểu trường.

+ Tác dụng: lợi niệu thông lâm, thanh tâm trừ phiền.

+ Chỉ định:

- Điều trị tiểu tiện bất lợi, thường dùng với mộc thông, chi tử, hoạt thạch, cam

thảo.

- Điều trị tâm phiền mất ngủ, trẻ em khóc đêm có thể dùng đăng tâm thảo sắc

uống, hoặc dùng với thuyền thoái, trúc nhự, câu đằng.

+ Liều dùng: 1.5 - 2.5g/ngày.

3.10. Tỳ giải (tất giã, xuyên tỳ giải):

+ Tỳ giải (Rhizoma Discoreae) là thân rễ sấy khô của cây tỳ giải Dioscorea

septemloba Thumb, thuộc họ củ nâu Dioscoreaceae.

+ Tính vị: đắng, hơi hàn. Quy kinh can, vị.

+ Tác dụng: lợi thấp khứ trùng, khứ phong trừ thấp.

+ Chỉ định:

- Chứng đái dưỡng chấp (cao lâm), bạch trọc thường dùng với ô dược, ích trí

nhân, thạch xương bồ như bài tỳ giải phân thanh ẩm.

- Chứng phong thấp tý gây đau lưng, co duỗi cơ khớp khó khăn, nếu thiên về

hàn thấp thì dùng với phụ tử, ngưu tất như bài tỳ giải hoàn; nếu thiên về thấp nhiệt

thì dùng với hoàng bá, nhẫn đông đằng, phòng kỷ.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi thận âm hao hư di tinh hoạt tiết.

4. Thuốc lợi thấp thoái hoàng.

Thuốc trong nhóm phần lớn tính vị đắng, lạnh, quy kinh tỳ, vị, can, đởm.

Đắng lạnh để lợi thấp, thoái hoàng, lợi đởm, chủ yếu dùng trong chứng thấp nhiệt

vàng da. Nếu nhiệt thịnh hoả vượng thường dùng với thuốc thanh nhiệt tả hoả, thanh

nhiệt giải độc. Nếu thiên về thấp thì dùng với thuốc táo thấp hoặc hoá thấp. Nếu âm

hoàng hàn thấp thường dùng với thuốc ôn lý.

4.1. Nhân trần hao:

+ Nhân trần hao (Herba Artemisiae Scopariae) là toàn cây sấy khô của cây

nhân trần Trung quốc artemisia capillaris Thumb, thuộc họ cúc Compositae.

Việt Nam dùng cây nhân trần Adenosma caeruleum R. Br, thuộc họ hoa mõm

chó Scrophulariaceae.

+ Tính vị: đắng, hơi lạnh. Quy kinh tỳ, vị, can, đởm.

Page 195: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

195

+ Tác dụng: thanh lợi thấp nhiệt, lợi đởm thoái hoàng.

+ Chỉ định:

- Chứng da vàng mắt vàng, tiểu tiện ngắn đỏ thường dùng với hoàng bá, chi

tử, đại hoàng như bài nhân trần cao thang. Nếu hoàng đản thấp nặng hơn nhiệt

thường dùng với phục linh, trư linh như bài nhân trần ngũ linh tán. Điều trị tỳ vị hàn

thấp uất trệ, dương khí không tuyên vận được âm hoàng thường dùng với can

khương, phụ tử như bài nhân trần tứ nghịch tán.

- Chứng thấp chẩn, thấp sang thường dùng với hoàng bá, khổ sâm, sa sàng tử,

sắc uống hoặc rửa ngoài.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi huyết hư gây vàng da.

+ Tác dụng dược lý: lợi đởm, tăng bài tiết Bilirubin, giải nhiệt, giảm huyết

áp.

4.2. Kim tiền thảo (mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng):

+ Kim tiền thảo (Herba Lysimachiae) là toàn cây sấy khô của cây kim tiền

thảo Lysimachia christinae Hance, thuộc họ cánh bướm Papilionaceae.

+ Tính vị: ngọt, đạm, hơi hàn. Quy kinh can, đởm, thận, bàng quang.

+ Tác dụng: trừ thấp thoái hoàng, lợi thấp thông lâm, giải độc tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Chứng thấp nhiệt hoàng đản thường dùng với nhân trần cao, chi tử, hổ trượng.

- Chứng nhiệt lâm, thạch lâm, có thể dùng kim tiền thảo liều cao sắc uống

thay nước hàng ngày, hoặc dùng với hải kim sa, kê nội kim, hoạt thạch như bài nhị

kim bài thạch thang.

+ Liều dùng: 30 - 60g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: lợi tiểu, tăng bài tiết mật, bài thạch.

4.3. Hổ trượng (cốt khí củ, hoạt huyết đan):

+ Hổ trượng (Rhizoma Polygoni cuspidati) là thân rễ phơi khô của cây cốt

khí Polygonum cuspidatum Sieb. et. Zucc, thuộc họ rau răm Poligonaceae.

+ Tính vị: đắng, lạnh. Quy kinh can, đởm, phế.

+ Tác dụng: lợi đởm thoái hoàng, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết khứ ứ, khứ

đàm chỉ khái.

+ Chỉ định:

- Chứng thấp nhiệt hoàng đản thường dùng với nhân trần, hoàng bá, chi tử.

Điều trị thấp nhiệt uất kết bàng quang gây tiểu tiện són đau, đái đục(lâm trọc) đới

Page 196: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

196

hạ, có thể dùng bột hổ trượng uống, hoặc phối hợp với các thuốc lợi tiểu thông lâm

cùng dùng.

- Chứng thấp độc uất kết cơ nhục, bì phu gây mụn nhọt xưng đau dùng nước sắc

hổ trượng rửa nơi tổn thương. Nếu bị rắn độc cắn, điều trị dùng nước sắc hổ trượng uống.

- Chứng huyết ứ kinh bế, thống kinh, thường dùng với đào nhân, diên hồ

sách, hồng hoa. Điều trị vấp ngã xưng nề, thường dùng với đương quy, nhũ hương,

một dược, tam thất.

- Chứng phế nhiệt khái thấu, thường dùng với bối mẫu, tỳ bà diệp, hạnh nhân.

Ngoài ra hổ trượng còn có tác dụng tả hạ thông tiện.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

+ Chú ý: phụ nữ có thai cấm dùng.

+ Tác dụng dược lý: tả hạ, khứ đàm, chỉ khái, chỉ huyết, giảm đau; ức chế tụ

cầu, TK mủ xanh, liên cầu tan huyết, TK thương hàn, TK lỵ.

THUỐC ÔN LÝ TRỪ HÀN

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Thuốc trừ hàn là những thuốc vị cay, tính ấm nóng, có tác dụng ôn lý trừ hàn,

điều trị các chứng lý hàn.

1.2. Tác dụng:

+ Thuốc nhập kinh tỳ, vị có tác dụng ôn trung tán hàn chỉ thống, dùng để

điều trị chứng tỳ vị hư hàn: bụng lạnh đau, buồn nôn, ỉa chảy, lưỡi nhợt, rêu lưỡi

trắng.

+ Thuốc nhập kinh phế có tác dụng ôn phế hoá ẩm, dùng để điều trị chứng

phế hàn đàm ẩm: đàm nhiều, khái thấu, đàm trắng trong loãng.

+ Thuốc nhập kinh can có tác dụng ôn can tán hàn chỉ thống , dùng để điều trị can

kinh nhiễm phải hàn tà: đau bụng dưới, hàn sán gây đau hoặc quyết âm gây đau đầu.

+ Thuốc nhập kinh thận có tác dụng ôn thận trợ dương, dùng để điều trị

chứng thận dương bất túc: liệt dương, tử cung lạnh, đau lưng do lạnh, đái đêm nhiều

lần, hoạt tinh, di niệu.

+ Thuốc nhập kinh tâm, thận có tác dụng ôn dương thông mạch, dùng để điều

trị chứng tâm thận dương hư: hồi hộp trống ngực, thân hàn chi lạnh, tiểu tiện khó

khăn, chi thể phù thũng; hoặc có tác dụng hồi dương cứu nghịch, dùng để điều trị

Page 197: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

197

chứng vong dương quyết nghịch: mồ hôi đầm đìa, tứ chi quyết lạnh, mạch vi muốn

tuyệt.

1.3. Chú ý:

+ Nếu ngoại hàn xâm nhập, biểu hàn chưa giải thì phối hợp với thuốc tân ôn giải

biểu; nếu hàn ngưng kinh mạch, khí trệ huyết ứ thì phối hợp với thuốc hành khí hoạt

huyết …

+ Thuốc ôn lý phần lớn tính vị cay, nóng, táo, dễ làm hao âm trợ hoả, cho nên

cấm dùng khi thực nhiệt, âm hư hoả vượng, tân huyết hao hư. Thận trọng dùng khi

phụ nữ có thai.

2. Các vị thuốc.

2.1. Phụ tử chế:

+ Phụ tử (Radis Aconiti) là rễ củ con của cây ô đầu Aconitum carmichaeli

Debx, thuộc họ mao lương Ranunculaceae . Phụ tử sau khi được bào chế gọi là phụ

tử chế, thuộc nhóm thuốc giảm độc B.

+ Tính vị quy kinh: cay, ngọt, nóng. Quy kinh tâm, thận, tý.

+ Tác dụng: hồi dương cứu nghịch, trợ âm bổ hoả, tán hàn chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng vong dương, hư chứng lâu ngày, dương khí suy kiệt, đại hãn, đại

thổ, đại tả thường dùng với can khương, cam thảo như bài tứ nghịch tán. Điều trị bệnh hư

chứng lâu ngày muốn thoát, hoặc xuất huyết lâu ngày, khí thuận theo huyết mà thoát

thường dùng với nhân sâm như bài sâm phụ thang.

- Điều trị thận dương bất túc, mệnh môn hoả suy gây ra liệt dương, tử cung

lạnh, lưng lạnh đau, đái đêm nhiều lần thường dùng với nhục quế, ngô thù du, thục

địa như bài hữu quy hoàn. Điều trị phế thận dương hư, hàn thấp nội thịnh gây đau

bụng, đại tiện lỏng nát thường dùng với đẳng sâm, bạch truật, can khương như bài

phụ tử lý trung thang. Điều trị tỳ thận dương hư, âm hàn thủy thũng thường dùng

với bạch truật, phục linh, sinh khương. Điều trị tỳ dương bất túc, chứng âm hoàng

do hàn thấp nội trệ thường dùng với nhân trần, bạch truật, can khương. Điều trị

dương hư cảm hàn thường dùng với ma hoàng, tế tân.

- Điều trị chứng hàn tý, đau nhức toàn thân, xương khớp đau thường dùng

với quế chi, bạch truật, cam thảo.

+ Liều dùng: 3 - 15g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai, âm hư dương cang, kỵ bán hạ, qua

lâu, bối mẫu, bạch cập.

Thuốc có độc, khi dùng phải qua bào chế. Dùng quá liều, hoặc bào chế và sắc

thuốc không đúng phương pháp có thể gây trúng độc.

Page 198: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

198

+ Tác dụng dược lý: nước sắc ô đầu, phụ tử có tác dụng cường tim, sắc càng

lâu, tác dụng cường tim càng rõ, độc tính càng giảm; có tác dụng tiêu viêm rõ trong

trường hợp các khớp xưng đau; giảm đau, chấn tĩnh, chống thiếu máu và thiếu

dưỡng khí cơ tim, tăng cường khả năng ngưng huyết. Khi trúng độc có thể gây chậm

nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, nhịp nhanh thất, rung thất, hôn mê, tử vong.

2.2. Can khương:

+ Can khương (Rhizoma Zingiberis) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây

gừng Zingiber officinale Rosc, thuộc họ gừng Zingiberaceae..

+ Tính vị: cay, nóng. Quy kinh tỳ, vị, tâm, phế.

+ Tác dụng: ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch, ôn phế hoá ẩm.

+ Chỉ định:

- Điều trị vị hàn gây đau bụng lạnh, nôn thường dùng với cao lương khương

như bài nhị khương hoàn. Điều trị tỳ vị hư hàn, bụng lạnh đau, buồn nôn, tiết tả

thường dùng với đẳng sâm, bạch truật như bài lý trung hoàn.

- Điều trị chứng vong dương do tâm thận dương hư, âm hàn nội thịnh thường

dùng với phụ tử như bài tứ nghịch thang.

- Điều trị hàn ẩm khái suyễn, thân hàn lưng lạnh thường dùng với tế tân, ngũ

vị tử, ma hoàng như bài tiểu thanh long thang.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: trực tiếp hưng phấn tim và trung khu vận động huyết

quản, giảm nôn, trấn tĩnh, giảm đau, giảm ho.

2.3. Nhục quế:

+ Nhục quế (Cortex Cinamomi) là vỏ thân cây quế Cinnamomum loureirii

Nees, thuộc họ long não Lauraceae.

+ Tính vị: cay, ngọt, nóng. Quy kinh tỳ, thận, tâm, can.

+ Tác dụng: bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống, ôn kinh, thông mạch.

+ Chỉ định:

- Điều trị thận dương bất túc, mệnh môn hoả suy gây liệt dương, lạnh tử cung,

lưng lạnh đau, đái đêm nhiều lần, hoạt tinh di niệu thường dùng với phụ tử, sơn thù

nhục, thục địa như bài thận khí hoàn, hữu quy ẩm. Điều trị hạ nguyên hư suy, dương hư

bố lên trên (thượng phù) gây mặt đỏ, khó thở, ra mồ hôi, hồi hộp trống ngực, mất ngủ,

mạch vi nhược có thể dùng can khương dẫn hoả quy nguyên, thường dùng với ngô thù

du, ngũ vị tử, nhân sâm, mẫu lệ.

- Điều trị hàn tà nội tập, hoặc tỳ vị hư hàn có thể dùng nhục quế tán bột hoà

với rượu uống, hoặc dùng với can khương, cao lương khương. Điều trị tỳ thận

Page 199: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

199

dương hư gây đau bụng, nôn, tứ chi quyết lãnh, đại tiện lỏng thường dùng với phụ

tử, can khương, nhân sâm như bài quế phụ lý trung hoàn.

- Điều trị phong hàn thấp tý, thường dùng với độc hoạt, tang ký sinh, đỗ trọng

như bài độc hoạt ký sinh thang. Điều trị hàn tà nội tập gây đau tức ngực thường

dùng với phụ tử, can khương. Điều trị dương hư hàn ngưng thường dùng với lộc

giác giao, bào khương, ma hoàng như bài dương hoà thang.

- Điều trị bế kinh, thống kinh thường dùng với đương quy, xuyên khung, tiểu

hồi hương như bài tiểu phúc trục ứ thang.

+ Liều dùng: 2 - 5g/ngày, nên cho sau hoặc tán bột dùng ngoài 1 - 2g/lần.

+ Tác dụng dược lý: giãn huyết quản, tăng cường tuần hoàn vành và tuần

hoàn não, giảm trở trệ huyết quản, chống tụ tập tiểu cầu, chống ngưng huyết, trấn

tĩnh, giảm đau, hạ sốt, chống co giật. Tinh dầu quế có tác dụng kích thích nhẹ niêm

mạc dạ dày - ruột, thông qua đó tăng nhu động đường tiêu hoá, tăng tiết dịch tiêu

hoá, tăng bài trừ tích khí đường tiêu hoá, giảm co thắt. Ngoài ra có tác dụng sung

huyết tử cung, ức chế một số vi khuẩn.

2.4. Ngô thù du:

+ Ngô thù du (Fructus Evodine) là quả chín phơi khô của cây ngô thù du

Evodia rutaecarpa ( Juss.) Benth, thuộc họ cam quýt Rotaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, nóng; có độc. Quy kinh can, tỳ, vị, thận.

+ Tác dụng: tán hàn chỉ thống, ôn trung chỉ ẩu, trợ dương chỉ tả.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng đau do can hàn khí trệ thường dùng với tiểu hồi hương, mộc

thông như bài đạo khí thang. Điều trị quyết âm đau đầu thường dùng với nhân sâm,

sinh khương như bài ngô thù du thang. Điều trị xung nhâm hư hàn, ứ huyết trở trệ

gây thống kinh thường dùng với quế chi, đương quy, xuyên khung như bài ôn kinh

thang.

- Điều trị chứng vị hàn ẩu thổ thường dùng với nhân sâm, sinh khương như

ngô thù du thang. Điều trị ngoại hàn nội tập, vị mất hoà giáng gây nôn thường dùng

với bán hạ, sinh khương.

- Điều trị chứng hư hàn tiết tả thường dùng với nhục đậu khấu, phá cố chỉ,

ngũ vị tử như bài tứ thần hoàn. Gần đây lâm sàng dùng điều trị bệnh tăng huyết áp.

+ Tác dụng dược lý: giảm đau, nâng cao thân nhiệt, liều cao gây hưng phấn

thần kinh làm giảm thị lực; giảm huyết áp, khi dùng với cam thảo thì tác dụng hạ

huyết áp không còn; ức chế tụ tập tiểu cầu, ức chế hình thành cục máu đông. Thực

nghiệm trên thỏ thấy có tác dụng hưng phấn tử cung.

2.5. Tiểu hồi hương:

Page 200: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

200

+ Tiểu hồi hương (Fructus Foeniculi) là quả phơi khô của cây tiểu hồi hương

Foeniculum vulgare Mill, thuộc họ hoa tán Umbelliferae.

+ Tính vị: cay, ôn. Quy kinh can, thận, tỳ, vị.

+ Tác dụng: tán hàn chỉ thống, lý khí hòa trung.

+ Ứng dụng:

- Điều trị đau bụng, sưng đau tinh hoàn do lạnh (hàn sán phúc thống), thường

dùng với ô dược, thanh bì, cao lương khương như bài thiên thai ô dược hoàn. Điều

trị sưng đau tinh hoàn do can khí uất trệ thường dùng với lệ chi hạch, sơn tra. Điều

trị vị hàn khí trệ thường dùng với cao lương khương, ô dược. Điều trị tỳ vị hư hàn,

bụng trướng đầy, ăn ít, buồn nôn thường dùng với bạch truật, trần bì, sinh khương.

+ Liều dùng: 3 - 6g/ngày.

2.6. Cao lương khương (riềng):

+ Cao lương khương (Rhizoma Alpiniae officinarum) là thân rễ phơi khô

của cây riềng Alpinia officinarum Hance, thuộc họ gừng Zingiberaceae.

+ Tính vị: cay, nóng. Quy kinh tỳ, vị.

+ Tác dụng: tán hàn chỉ thống, ôn trung chỉ ẩu.

+ Chỉ định:

- Điều trị vị hàn gây đau bụng lạnh thường dùng với bào khương như bài nhị

khương hoàn. Điều trị vị hàn can uất thường dùng với hương phụ như bài lương phụ

hoàn.

- Điều trị vị hàn gây nôn thường dùng với bán hạ, sinh khương, đẳng sâm, bạch

truật.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: ức chế trực khuẩn bạch hầu, liên cầu tan huyết, song cầu

khuẩn, TK mủ xanh, TK lao…

2.7. Đinh hương:

+ Đinh hương (Flos Caryophylli) là nụ quả phơi khô của cây đinh hương

Eugenia caryophyllata Thunb, thuộc họ sim Myrtaceae.

+ Tính vị: cay, ôn. Quy kinh tỳ, vị, thận.

+ Tác dụng: ôn trung giáng nghịch, tán hàn chỉ thống, ôn thận trợ dương.

+ Chỉ định:

- Điều trị hư hàn gây nấc thường dùng với thị đế, đẳng sâm, sinh khương như

bài đinh hương thị đế thang. Điều trị vị hàn gây nôn, thường dùng với bán hạ, sinh

khương. Điều trị tỳ vị hư hàn gây ỉa lỏng, nôn, ăn ít thường dùng với bạch truật, sa

nhân như bài đinh hương tán.

Page 201: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

201

- Điều trị vị hàn, bụng lạnh đau thường dùng với diên hồ sách, ngũ linh chi.

- Điều trị thận hư gây liệt dương, lạnh tử cung thường dùng với phụ tử, nhục

quế, dâm dương hoắc.

+ Liều dùng: 1,5 - 6g/ngày.

+ Chú ý: kỵ với uất kim.

+ Tác dụng dược lý: tăng tiết dịch tiêu hoá, giảm buồn nôn và nôn, giảm đầy

bụng. Có tác dụng gây tê và diệt giun, ức chế TK bạch hầu, TK lỵ, TK thương hàn.

2.8. Hồ tiêu (hạt tiêu):

+ Hồ tiêu (Fructus Piperis) là quả phơi hay sấy khô của cây hồ tiêu Piper

nigrum L, thuộc họ hồ tiêu Piperaceae.

+ Tính vị: cay, nóng. Quy kinh vị, đại trường.

+ Tác dụng: ôn trung chỉ thống, hạ khí tiêu đàm.

+ Chỉ định:

- Điều trị vị hàn gây đau bụng, buồn nôn thường dùng với cao lương khương.

Điều trị tỳ vị hư hàn gây ỉa lỏng thường dùng với ngô thù du, bạch truật.

- Điều trị đàm khí uất trệ, bưng bít thanh khiếu, dùng hồ tiêu tán bột uống.

Ngoài ra còn dùng để khai vị.

+ Liều dùng: 2 - 4g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm co giật và trấn tĩnh, giãn mạch ở ngoài da, gây nên

cảm giác nóng.

THUỐC LÝ KHÍ

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Thuốc lý khí là những vị thuốc có tác dụng điều trị khí nghịch hoặc khí trệ,

còn gọi là thuốc hành khí.

1.2. Tính vị:

+ Thuốc lý khí tính vị phần lớn cay (tân), đắng (khổ), ấm (ôn) mà thơm

(phương hương). Vị cay để hành tán, vị đắng để sơ tiết, phương hương để dẫn đi

khắp nơi, tính ôn để thông hành, nên có tác dụng hành khí.

1.3. Tác dụng:

+ Thuốc lý khí chủ yếu qui kinh tỳ, can, phế nên có tác dụng lý khí kiện tỳ,

sơ can giải uất, lý khí khoan hung, hành khí chỉ thống, phá khí tán kết.

Page 202: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

202

+ Thuốc có tác dụng lý khí kiện tỳ: điều trị vị khí ứ trệ gây ra bụng đầy

trướng đau, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đại tiện lỏng hoặc bí đại tiện.

+ Thuốc có tác dụng sơ can giải uất: điều trị can khí uất trệ gây đau tức ngực

sườn, sưng đau tinh hoàn (sán khí), sưng đau tuyến vú, kinh nguyệt không đều.

+ Thuốc lý khí khoan hung: điều trị phế khí ủng trệ gây đau tức ngực, ho, khó

thở...

1.4. Chú ý:

+ Điều trị tỳ vị khí trệ do thực tích thì nên phối hợp với thuốc tiêu đạo; nếu tỳ

vị khí hư thì nên phối hợp với thuốc bổ khí; nếu thấp nhiệt trở trệ phải phối hợp với

thuốc thanh trừ thấp nhiệt.

+ Thuốc lý khí phần lớn tính vị cay- ôn- hương táo, dễ làm hao khí thương

âm, nên phải thận trọng khi dùng trong khí âm bất túc.

2. Các vị thuốc.

2.1. Trần bì:

+ Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae) là vỏ quả quýt chín phơi khô của cây

quýt Citrus reticulata Blanco, thuộc họ cam quýt Rutaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, ôn. Quy kinh tỳ, phế.

+ Tác dụng: lý khí kiện tỳ, táo thấp hoá đàm.

+ Chỉ định:

- Điều trị tỳ vị khí trệ gây đau bụng, buồn nôn, đi lỏng... thường dùng cùng

với thương truật, hậu phác như bài bình vị tán. Điều trị tỳ hư khí trệ, đau bụng thích

xoa nắn, không muốn ăn, ăn xong bụng đầy, đi lỏng, lưỡi nhợt thường dùng cùng

đẳng âm, bạch truật phục linh như bài dị công tán. Nếu tỳ vị khí trệ nhiều, đầy

trướng bụng gây đau dữ đội thì điều trị thường phối hợp với mộc hương, chỉ thực để

tăng cường hành khí chỉ thống.

- Điều trị đàm thấp, thường dùng cùng với bán hạ phục linh như bài nhị trần

thang. Điều trị hàn đàm khái thấu thường dùng cùng với bán hạ, tế tân, ngũ vị tử.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: liều nhỏ làm tăng sức co bóp cơ tim tăng khả năng tống

máu, liều cao gây ức chế; giãn khí quản. Trần bì có chứa vitamin P, làm giảm tính

thẩm thấu ở vi mạch, ngăn ngừa xuất huyết, tăng cường khả năng tan sợi huyết,

ngăn ngừa hình thành cục máu đông, lợi mật.

Page 203: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

203

2.2. Thanh bì:

+ Thanh bì (Citrus Pericarpium Citri reticulatae) là vỏ quả còn non của cây

quýt Citrus reticulata Blanco, thuộc họ cam quýt Rutaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, ấm. Qui kinh can, đởm, vị.

+ Tác dụng: sơ can lý khí, tiêu tích hóa trệ.

+ Chỉ định:

- Điều trị can khí uất trệ, thường dùng cùng sài hồ, uất kim, hương phụ. Điều

trị sưng đau tuyến vú thường dùng với sài hồ, bối mẫu. Điều trị chứng hàn sán (thoát

vị bẹn, sưng đau tinh hoàn) gây đau tức, thường dùng cùng ô dược, tiểu hồi hương,

mộc hương như bài thiên thai ô dược tán.

+ Điều trị thực tích bụng đau, thường dùng với sơn tra, thần khúc, mạch nha

như bài thanh bì hoàn, nếu nặng có thể dùng với mộc hương, binh lang, đại hoàng.

Ngoài ra còn có tác dụng phá khí tán kết, dùng điều trị khí trệ huyết ứ gây trưng hà

tích tụ (tích hòn khối trong ổ bụng) thường dùng với tam lăng, nga truật, đan sâm.

- Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

2.3. Chỉ thực:

+ Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus) là quả còn non của cây chỉ thực

Citrus aurantium L, thuộc họ cam quýt Rutaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, hơi hàn. Qui kinh tỳ vị đại trường.

+ Tác dụng: phá khí hóa đàm tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng thực tích, bụng đầy trướng đau thường dùng với mạch nha,

sơn tra, thần khúc. Điều trị nhiệt kết tiện bí, bụng đầy trướng ấm ách, thường dùng

cùng mang tiêu, đại hoàng, hậu phác như bài đại thừa khí thang. Điều trị thấp nhiệt

tả lỵ, bụng đau quặn và đi ngoài nhiều lần (lý cấp hậu trọng) thường dùng với hoàng

cầm, hoàng liên như bài chỉ thực đạo trệ hoàn.

- Điều trị đàm trệ, căng tức ngực thường phối hợp với giới bạch, quế chi, qua

lâu như bài chỉ thực giới bạch quế chi thang. Gần đây còn dùng điều trị cơn đau thắt

ngực cũng đạt hiệu quả tốt. Điều trị đàm nhiệt tích kết ở vùng ngực thường dùng với

hoàng liên, qua lâu, bán hạ như bài tiểu hãm hung gia chỉ thực thang.

Ngoài ra còn dùng trong điều trị các chứng trung khí hạ hãm như sa dạ dày,

sa tử cung, trĩ thường dùng với các thuốc bổ khí thăng dương

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày. Liều cao 30g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi phụ nữ có thai.

Page 204: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

204

+ Tác dụng dược lý: tăng cường nhu động ruột, tăng cường co bóp túi mật

Dịch truyền chỉ thực có tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn vành, tuần hoàn não -

thận, giảm cản trở ngoại vi ở tuần hoàn não - thận. . ức chế hình thành cục máu

đông.

2.4. Mộc hương:

+ Mộc hương (Radis Aucklandiae) là rễ phơi khô của cây mộc hương

Aucklandia lappa Decne, hoặc xuyên mộc hương Vladimiria souliei (Franch) Ling,

đều thuộc họ cúc Compositae.

+ Tính vị: cay, đắng, ôn. Qui kinh tỳ, vị, đại trường, tam tiêu, đởm.

+ Tác dụng: hành khí chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị tỳ vị khí trệ, bụng đầy trướng đau thường dùng với trần bì, sa nhân, đàn

hương. Điều trị tỳ hư khí trệ bụng đầy chướng ăn ít, đại tiện lỏng nát dùng phối hợp với

đẳng sâm, bạch truật, trần bì như bài hương sa lục quân tử thang.

- Điều trị tả lỵ, lý cấp hậu trọng thường phối hợp với hoàng liên như bài hương liên

hoàn. Điều trị ẩm thực tích trệ, đại tiện táo lỏng thất thường, thường dùng với binh lang

thanh bì, đại hoàng như bài mộc hương binh lang hoàn.

- Điều trị bụng trướng, tức ngực sườn, vàng da do tỳ mất vận hóa can mất sơ

tiết gây thấp nhiệt uất kết, khí cơ trở trệ thường dùng với uất kim, đại hoàng, nhân

trần. Gần đây dùng điều trị sỏi mật, cơn đau quặn gan do ứ mật cũng đạt hiệu quả

tốt.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: vừa có tác dụng hưng phấn vừa có tác dụng ức chế ruột,

tăng tiết dịch tiêu hóa, ức chế TK thương hàn, TK lỵ, lợi niệu; tăng cường tiêu sợi

huyết.

2.5. Trầm hương (trà hương, gió bầu):

+ Trầm hương (Lignum Aquilariae) là gỗ có những điểm nhựa của cây trầm

hương Aquilaria agallocha Roxb, thuộc họ trầm Thymelacaceae.

+ Tính vị: cay, đắng ấm. Qui kinh tỳ, vị, thận.

+ Tác dụng: hành khí chỉ thống, ôn trung chỉ ẩu, nạp khí bình xuyễn.

+ Chỉ định:

- Điều trị đầy tức ngực bụng do hàn ngưng khí trệ thường dùng với ô dược, mộc

hương, binh lang như bài trầm hương tứ ma thang. Điều trị tỳ vị hư hàn thường dùng với

nhục quế, can khương, phụ tử như bài trầm hương quế phụ hoàn.

Page 205: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

205

- Điều trị vị hàn ẩu thổ, thường dùng với trần bì, hồ tiêu như bài trầm hương

hoàn. Điều trị vị hàn gây nấc phối hợp với thị đế, bạch đậu khấu, tử tô.

- Điều trị khó thở thường dùng với nhục quế, phụ tử, bổ cốt chi như bài hắc

tích đan. Điều trị ho khó thở, khạc nhiều đờm do thượng thịnh hạ hư, thường dùng

với tô tử, bán hạ, hậu phác.

+ Liều dùng: 1 - 3g/ngày, cho vào sau.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên thỏ thấy ức chế vận động tiểu trường

tăng tiết dịch tiêu hoá, lợi mật.

2.6. Đàn hương:

+ Đàn hương (Lignum Santali Albi) là thân gỗ hoặc lá phơi khô của cây đàn

hương Santalam album L, thuộc họ đàn hương Santalaceae.

+ Tính vị: cay ấm. Qui kinh tỳ, vị, phế.

+ Tác dụng: hành khí chỉ thống, tán hàn điều chung.

+ Chỉ định: điều trị hàn ngưng khí trệ gây đau tức ngực thường dùng với diên

hồ sách, tế tân như bài khoan hung hoàn. Điều trị đau dạ dày, buồn nôn, ăn ít thường

phối hợp với sa nhân, bạch đậu khấu, trầm hương

+ Liều dùng: 1 - 3g/ngày, cho vào sau.

+ Tác dụng dược lý: giải độc khi dùng bài tứ nghịch thang, ngũ gia bì gây

loạn nhịp tim.

2.7. Hương phụ (củ gấu, cỏ gấu):

+ Hương phụ (Rhizoma Cyperi) là thân rễ phơi khô hay qua bào chế của cây

cỏ gấu Cyperus rotundus L, thuộc họ cói Cypearceae.

+ Tính vị: bình, hơi đắng, hơi ngọt, cay. Qui kinh can, tỳ, tam tiêu.

+ Tác dụng: sơ can lý khí, điều kinh chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị can khí uất kết gây đau tức ngực sườn thường dùng với sài hồ,

xuyên khung chỉ sác như bài sài hồ sơ can tán. Điều trị hàn ngưng khí trệ, can khí

phạm vị thường phối hợp với cao lương khương như bài lương phụ hoàn.

- Điều trị can uất, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh thường phối hợp với

sài hồ, xuyên khung, đương qui. Điều trị tuyến vú sưng đau thường phối hợp với

thanh bì, qua lâu, sài hồ.

+ Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: trên thực nghiệm thấy ức chế tử cung, giảm trương lực,

giảm co thắt, giảm tính hưng phấn của ruột. ức chế tụ cầu vàng; cường tim và giảm

huyết áp.

Page 206: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

206

2.8. Xuyên luyện tử:

+ Xuyên luyện tử (Fructus Toosendan) là quả chín phơi khô của cây xuyên

luyện Melia toosendan Sieb. et Zucc, thuộc họ xoan Meliaceae.

+ Tính vị: đắng, hàn. Có độc. Qui kinh can, vị, tiểu trường, bàng quang.

+ Tác dụng: hành khí chỉ thống, sát trùng trị tiên (diệt giun, trị nấm ngoài da).

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng đau do can uất hoá hoả, thường dùng cùng huyền hồ sách

như bài kim linh tử tán.

- Điều trị trùng tích gây đau bụng, thường dùng với binh lang, sử quân tử.

Ngoài ra chế thành cao dùng để bôi điều trị các loại nấm trên đầu.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

- Chú ý: có độc không nên dùng quá liều, không dùng kéo dài ngày.

- Tác dụng dược lý: diệt các loại giun, ký sinh trùng ruột; hưng phấn cơ trơn của

ruột; dùng quá liều sẽ gây ngộ độc, gây tổn thương tế bào gan, tinh thần thất thường,

giảm thị lực, xuất huyết nội tạng, hạ huyết áp, suy hô hấp, suy tuần hoàn thậm chí tử

vong.

2.9. Ô dược:

+ Ô dược (Radis Linderae) là rễ phơi khô của cây ô dược Lindera aggregata

(Sims) Kosterm, thuộc họ long não Lauraceae.

Việt Nam dùng rễ phơi khô của cây ô dược nam Lindera myrrha (Lour) Merr,

cũng thuộc họ long não Lauraceae.

+ Tính vị: cay, ấm. Qui kinh phế, tỳ, thận, bàng quang kinh.

+ Tác dụng: hành khí chỉ thống, ôn thận tán hàn.

+ Chỉ định:

- Điều trị hàn ngưng khí trệ gây đau tức ngực bụng, thường dùng cùng giới

bạch, qua lâu bì, diên hồ sách. Điều trị đau bụng kinh, thường dùng cùng đương qui,

hương phụ, mộc hương như bài ô dược thang.

- Điều trị đi tiểu nhiều, di niệu thường dùng cùng ích trí nhân, sơn dược như

bài súc tuyền hoàn.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng điều tiết cả hưng phấn lẫn ức chế cơ trơn

đường tiêu hoá, tăng tiết dịch tiêu hoá, hưng phấn vỏ não, tăng cường hô hấp, tăng

hưng phấn cơ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng huyết áp và làm ra mồ hôi. Dùng

ngoài gây giãn mạch, tăng tuần hoàn, giảm co thắt cơ.

2.10. Lệ chi hạnh:

Page 207: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

207

+ Lệ chi hạnh (Semen Litchi) là hạt quả vải phơi hay sấy khô của cây vải

Litchi chinensis Sonn, thuộc họ bồ hòn Sapindaceae.

+ Tính vị: cay, hơi đắng, ôn chung. Qui kinh can vị.

+ Tác dụng: hành khí tán kết, tán hàn chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị thoát vị bẹn, tinh hoàn sưng đau, thường dùng cùng tiểu hồi hương,

ngô thù du như bài sán khí nội tiêu hoàn.

- Điều trị đau dạ dày do can vị bất hoà có thể dùng cùng bột mộc hương như

bài lệ hương tán. Điều trị can uất khí trệ huyết ứ gây đau bụng kinh dùng cùng với

bột hương phụ, hoặc dùng cùng với xuyên khung, đương qui, sài hồ.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: hạ đường máu.

2.11. Phật thủ:

+ Phật thủ (Fructus Citri) là quả phơi khô của cây phật thủ Citrus medica L.

var. Sarcodactylis Swingle, thuộc họ cam quýt Rutaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, ấm. Qui kinh can, phế, tỳ, vị.

+ Tác dụng: sơ can giải uất, lý khí hoà trung, táo thấp hoá đàm.

+ Chỉ định:

- Điều trị can uất, đau tức ngực sườn, thường dùng với sài hồ, hương phụ, uất kim.

- Điều trị tỳ vị khí trệ, đau chướng bụng, buồn nôn, ăn ít thường dùng với

mộc hương, hương phụ, sa nhân.

- Điều trị ho lâu ngày, nhiều đờm, đau tức ngực, phối hợp với ty qua lạc, qua

lâu bì, trần bì.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: ức chế cơ trơn đường tiêu hóa, giảm co thắt dạ dày - tá

tràng, giãn mạch vành, tăng lưu lượng tuần hoàn vành. Nồng độ cao gây ức chế co

bóp cơ tim, giảm nhịp tim, giảm huyết áp. Ngoài ra còn có tác dụng tiêu đàm.

2.12. Giới bạch (củ kiệu):

+ Giới bạch (Bulbus Allii macrostemi) là thân rễ phơi khô của cây giới bạch

Allium macrostemon Bge, thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, ấm. Qui kinh phế, vị, đại trường.

+ Tác dụng: thông dương tán kết, hành khí đạo trệ.

+ Ứng dụng:

Page 208: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

208

- Điều trị đau tức ngực do hàn đàm trở trệ, thường dùng với qua lâu, bán hạ,

chỉ thực như bài qua lâu giới bạch bạch tửu thang, qua lâu giới bạch bán hạ thang,

chỉ thực giới bạch quế chi thang.

- Điều trị bụng căng trướng đầy đau, lỵ tật, lỵ cấp hậu trọng thường dùng

cùng mộc hương, chỉ thực.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tan fibrin, giảm hình thành mảng vữa xơ động mạch, giảm

mỡ máu, giảm tụ tập tiểu cầu, ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn thành mạch.

2.13. Đại phúc bì:

+ Đại phúc bì (Pericarpium Arecae) là phần vỏ ngoài và vỏ giữa quả cau phơi

khô của cây cau areca catechu L, thuộc họ cau dừa Palmac.

+ Tính vị qui kinh: cay, hơi ấm. Qui kinh tỳ, vị, đại trường, tiểu trường.

+ Tác dụng: hành khí đạo trệ, lợi niệu tiêu thũng.

+ Ứng dụng:

+ Điều trị vị trường khí trệ, thực tích, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bí kết hoặc tả lỵ,

thường dùng cùng sơn tra, mạch nha, chỉ thực.

+ Điều trị thủy thũng, cước khí thũng mãn (sưng nề các khớp) thường dùng

cùng phục linh, ngũ gia bì, hoặc mộc thông, tang bạch bì, mộc hương.

- Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

THUỐC TIÊU THỰC

1. Đại cương.

1.1.Định nghĩa:

Thuốc tiêu thực là những vị thuốc có tác dụng tiêu thực đạo trệ, tăng cường tiêu

hoá, điều trị các chứng ăn uống bị tích trệ, còn gọi là thuốc tiêu đạo.

1.2. Chỉ định:

Điều trị các chứng tích trệ thức ăn; bụng đầy trướng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và

nôn, không muốn ăn, đại tiện thất thường do tỳ vị hư nhược gây nên.

1.3. Chú ý:

+ Điều trị tỳ vị khí trệ, thức ăn đình tích, thường phối hợp dùng với thuốc lý

khí để hành khí đạo trệ.

+ Điều trị tỳ vị khí hư, vận hóa thất điều thường phối hợp dùng với kiện tỳ

ích vị để tiêu bản kiêm thi, tiêu bổ cùng dùng.

Page 209: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

209

+ Nếu bẩm tố tỳ vị hư hàn, điều trị thường phối hợp dùng với thuốc ôn lý để ôn

vận tỳ dương, tán hàn tiêu thực. Nếu kiêm thấp trọc trung trở, nên phối hợp với thuốc

phương hương hoá thấp để hoá thấp tỉnh tỳ, tiêu thực khai vị.

+ Điều trị thực tích hoá nhiệt, thường phối hợp dùng với thuốc công hạ để tả

nhiệt hoá tích.

2. Các vị thuốc.

2.1. Sơn tra:

+ Sơn tra (Fructus Crataegi) là quả chín thái mỏng sấy khô của cây sơn tra

Crataegus pinnatifida Bge. var. major N.E.Br, thuộc họ hoa hồng Rosaceae.

+ Tính vị: chua, ngọt, hơi ấm. Qui kinh tỳ, vị, can.

+ Tác dụng: tiêu thực hóa tích, hành khí tán ứ.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tích trệ thức ăn (thịt cá), gây bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ

chua, đau bụng, tiện lỏng thường dùng với lai phục tử, thần khúc. Điều trị thực tích

khí trệ bụng đầy trướng nên dùng với thanh bì, chỉ thực, nga truật.

- Điều trị ỉa lỏng bụng đau có thể dùng sơn tra sắc uống hoặc dùng với mộc

hương, binh lang, chỉ xác. Điều trị sán khí (thoát vị bẹn, sưng đau tinh hoàn) gây

đau thường dùng với lệ chi hạch, quất hạch.

- Điều trị sản hậu đau bụng ứ trệ, hoặc đau bụng kinh có thể dùng sơn tra sắc

uống hoặc dùng với xuyên khung, đương qui, ích mẫu thảo. Điều trị đau tức ngực

sườn thường dùng với xuyên khung, đào nhân, hồng hoa.

Gần đây dùng sơn tra để điều trị bệnh lý mạch vành, cao huyết áp, cao mỡ

máu, lỵ trực khuẩn đều đạt hiệu quả tốt.

+ Liều dùng: 10 - 15g. Liều cao: 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: sơn tra có tác dụng co tử cung, cường tim, chống lại rối

loạn nhịp tim, tăng lưu lượng tuần hoàn vành, giãn mạch, giảm huyết áp, giảm mỡ

máu, ức chế trực khuẩn đại trường.

2.2. Thần khúc (lục thần khúc):

+ Thần khúc (Massa medicata fermentata) được tạo nên từ nhiều loại thuốc

phối hợp với bột mỳ hoặc bột gạo gây mốc rồi phơi khô.

Công thức chế biến không thống nhất. Việt Nam dùng thanh hao, hương phụ,

cây ké đầu ngựa, sơn tra, ô dược, thiên niên kiện, quế, hậu phác, trần bì, sa nhân, tía

tô, kimh giới, mạch nha, địa liền tán bột trộn với hồ nếp, đóng bánh để dùng.

+ Tính vị: ngọt, cay, ôn. Qui kinh tỳ vị.

+ Tác dụng: tiêu thực hoà vị.

Page 210: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

210

+ Ứng dụng: điều trị chứng ẩm thực tích trệ gây đầy trướng bụng, ăn ít, đại

tiện lỏng nát thường dùng với sơn tra, mạch nha, mộc hương.

+ Liều dùng: 6 - 15g/ngày.

2.3. Mạch nha:

+ Mạch nha (Fructus Hordei Germinatus) là mầm sấy khô của cây lúa mạch

Hordeum vulgare L, thuộc họ lúa Gramineae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh tỳ, vị, can.

+ Tác dụng: tiêu thực kiện vị, hồi nhũ tiêu chướng.

+ Chỉ định:

- Điều trị các chứng thực trệ thường dùng với sơn tra, thần khúc, kê nội kim.

Điều trị trẻ em ăn sữa bị tích trệ dùng mạch nha sắc uống, hoặc tán bột uống. Điều

trị tỳ hư ăn ít, ăn xong bụng căng trướng thường dùng với bạch truật, trần bì.

- Điều trị chứng căng tức tuyến vú có thể dùng sinh mạch nha hoặc mạch

nha sao 120g, sắc uống.

Ngoài ra mạch nha còn có thể sơ can giải uất, dùng điều trị can khí uất trệ

hoặc can vị bất hoà gây đau tức ngực sườn đau trướng bụng thường dùng với các

thuốc sơ can lý khí khác.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày. Liều cao: 30 - 120g/ngày.

+ Chú ý: không nên dùng khi phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.

2.4. Cốc nha:

+ Cốc nha (Fructus Setariae Germinatus) là mầm phơi khô của cây thóc tẻ

Oryza sativa L, thuộc họ lúa Gramineae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh tỳ, vị.

+ Tác dụng: tiêu thực kiện vị.

+ Chỉ định:

- Điều trị thực trệ gây đầy trướng bụng thường dùng với sơn tra, thần khúc,

mạch nha.

- Điều trị tỳ hư ăn ít thường dùng với đẳng sâm, bạch truật, trần bì.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày. Liều cao 30g/ngày.

2.5. Lai phục tử (la bạc tử, hạt củ cải):

+ Lai phục tử (Semen Raphani) là hạt phơi khô của cây cải củ Raphanus

sativus L, thuộc họ chữ thập Cruciferae.

+ Tính vị: ngọt cay, bình. Qui kinh tỳ, vị, phế.

+ Tác dụng: tiêu thực trừ trướng, giáng khí hóa đàm.

Page 211: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

211

+ Ứng dụng:

- Điều trị thực tích ứ trệ gây ra đầy bụng, ợ hơi, ợ chua thường dùng với sơn

tra, thần khúc, trần bì như bài bảo hoà hoàn. Điều trị thực tích ỉa lỏng, lý cấp hậu

trọng thường dùng với mộc hương, chỉ thực, đại hoàng.

- Điều trị ho suyễn nhiều đàm, căng tức ngực, thường dùng với bạch giới tử,

tô tử như bài tam tử dưỡng tân thang.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: thuốc có vị cay tán hao khí, thận trọng dùng khi khí hư không có

thực tích, đàm trệ. Không nên dùng cùng với nhân sâm.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên thỏ thấy có tác dụng điều tiết co thắt

ruột, ức chế bài tiết hơi ở ruột. Ngoài ra có tác dụng hạ huyết áp, ức chế trực khuẩn

thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn ngoài da.

2.6. Kê nội kim (màng trong mề gà, kê hoàng bì):

+ Kê nội kim (Endothelium Corneum Gigeriae Galli) là màng trong mề gà

sấy khô của con gà Gallus gallus domesticus Brisson, thuộc họ Phasianidae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh tỳ, vị, tiểu trường, bàng quang.

+ Tác dụng: tiêu thực kiện vị, sáp tinh chỉ di.

+ Chỉ định:

- Điều trị thực tích, bụng căng trướng đầy thường dùng với sơn tra, mạch nha,

thanh bì. Điều trị trẻ em tỳ hư cam tích thường dùng với sơn dược, sử quân tử, bạch truật.

- Điều trị di tinh thường dùng với khiếm thực, thỏ ty tử, liên nhục. Điều trị di

niệu thường dùng với tang phiêu tiêu, phúc bồn tử, ích trí nhân.

Ngoài ra kê nội kim có tác dụng thông lâm hoá thạch dùng điều trị sỏi mật,

sỏi đường tiết niệu, thường dùng với kim tiền thảo.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tăng cường bài tiết dịch đường tiêu hóa, tăng cường khả

năng tiêu hóa, khả năng vận động, khả năng bài xuất khí.

Page 212: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

212

Chương II

THUỐC HOẠT HUYẾT, CHỈ HUYẾT HOÁ

ĐÀM AN THẦN BÌNH CAN

THUỐC CHỈ HUYẾT

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Thuốc chỉ huyết là những vị thuốc có tác dụng cầm chảy máu ở bên trong và

bên ngoài cơ thể.

1.2. Phân loại:

Thuốc chỉ huyết có tính vị hàn - ôn - tán - liễm, cho nên phân thành 4 loại như

sau:

+ Thuốc lương huyết chỉ huyết. + Thuốc hoá ứ chỉ huyết.

+ Thuốc thu liễm chỉ huyết. + Thuốc ôn kinh chỉ huyết.

1.3. Chỉ định:

Nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, băng lậu, các

loại vết thương chảy máu...

1.4. Chú ý:

+ Điều trị huyết nhiệt vong hành gây xuất huyết thì nên dùng thuốc lương

huyết chỉ huyết, phối hợp với thuốc thanh nhiệt tả hoả, thanh nhiệt lương huyết. Nếu

do âm hư hoả vượng, âm hư dương cang mà gây xuất huyết thì điều trị thường phối

hợp với thuốc tư âm giáng hoả, tư âm tiềm dương. Nếu huyết ứ nội trệ, huyết bất

Page 213: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

213

tuần kinh gây xuất huyết thì nên dùng thuốc hoá ứ chỉ huyết, phối hợp với thuốc

hành khí hoạt huyết. Điều trị chứng hư hàn gây xuất huyết thì nên dùng thuốc ôn

kinh chỉ huyết, thu liễm chỉ huyết, phối hợp với thuốc ích khí kiện tỳ ôn dương. Nếu

xuất huyết quá nhiều, làm cho khí thuận theo huyết thoát ra thì phải nhanh chóng

dùng các thuốc đại bổ nguyên khí để ích khí cố thoát.

+ Thuốc lương huyết chỉ huyết, thu liễm chỉ huyết dễ làm biến tà lưu ứ, cho

nên xuất huyết kiêm có ứ huyết không nên đơn độc sử dụng.

2. Thuốc lương huyết chỉ huyết.

Thuốc lương huyết chỉ huyết phần lớn có tính mát lạnh, hoặc đắng lạnh, hoặc

ngọt lạnh, nhập vào huyết phận, có tác dụng thanh nhiệt ở huyết phận để mà cầm

máu; thường dùng trong chứng huyết nhiệt vong hành.

2.1. Đại kế (ô rô, sơn ngưu bàng, dã hồng hoa):

+ Đại kế (Herba Cirsii japonici) là toàn cây phơi khô của cây đại kế Cirsium

japonicum DC, thuộc họ cúc Compositae.

+ Tính vị: dắng, ngọt, mát. Quy kinh tâm, can.

+ Tác dụng: lương huyết chỉ huyết, tán ứ giải độc tiêu ung.

+ Chỉ định:

- Điều trị huyết nhiệt gây xuất huyết như nôn ra máu, chảy máu cam, băng

lậu, tiểu tiện ra máu, thường dùng với tiểu kế, trắc bá diệp.

- Điều trị mụn nhọt sưng đau, thường dùng với thuốc thanh nhiệt giải độc. Gần đây

dùng điều trị viêm gan, cao huyết áp đạt hiệu quả tốt.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: rút ngắn thời gian chảy máu, giảm huyết áp, ức chế TK

lao.

2.2. Tiểu kế (thích nhi trà, đại tiểu kế):

+ Tiểu kế (Herba Cirsii setosi) là toàn cây phơi khô của cây tiểu kế Cirsium

setosum ( Willd ) MB, thuộc họ cúc Compositae.

+ Tính vị: đắng, ngọt, mát. Quy kinh tâm, can.

+ Tác dụng: lương huyết chỉ huyết, tán ứ giải độc tiêu ung.

+ Chỉ định: giống như đại kế, nhưng tiểu kế có tác dụng lợi niệu nên dùng

trong chứng huyết lâm là thích hợp, như bài tiểu kế ẩm tử. Gần đây còn dùng trong

chứng tử cung co không hoàn toàn, tăng huyết áp.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

Page 214: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

214

+ Tác dụng dược lý: rút ngắn thời gian chảy máu, giảm mỡ máu, lợi mật; ức

chế TK liên cầu tan huyết, TK bạch hầu, song cầu khuẩn, TK lao.

2.3. Địa du (ngọc trát):

+ Địa du (Radis Sanguisorbae) là rễ phơi khô cây địa du Sanguisorba

officinalis L, thuộc họ hoa hồng Rosaceae.

+ Tính vị: đắng, chua, hơi hàn. Quy kinh can, vị, đại trường.

+ Tác dụng: lương huyết chỉ huyết, giải độc liễm sang.

+ Chỉ định:

- Điều trị xuất huyết do nhiệt chứng như nôn ra máu, chảy máu cam, tiện

huyết, băng lậu. Điều trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu thường dùng với qủy hoa. Điều

trị băng lậu thường dùng với sinh địa, hoàng cầm, bồ hoàng. Điều trị lỵ ra máu

thường dùng với hoàng liên, mộc hương.

- Điều trị thấp chẩn, lở loét ngoài da thường dùng với thạch cao, khô phàn tán

bột dùng ngoài.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: rút ngắn thời gian chảy máu, co mạch; trên thực nghiệm

có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, TK mủ xanh, TK thương hàn, phó thương hàn.

2.4. Hòe hoa:

+ Hòe hoa (Flos Sophorae) là hoa chưa nở của cây hòe Sophora japonica L,

thuộc họ cánh bướm Papilionaceae.

+ Tính vị: đắng, hơi hàn. Quy kinh can, đại trường.

+ Tác dụng: lương huyết chỉ huyết, thanh can hoả.

+ Ứng dụng:

- Điều trị chứng xuất huyết do huyết nhiệt gây nôn ra máu, chảy máu cam,

thường dùng với bạch mao căn. Điều trị đại tiện ra máu (tiện huyết), trĩ chảy máu

thường dùng với kinh giới, trắc bá diệp.

- Điều trị đau đầu mắt đỏ do can hoả thượng xung thường dùng với hạ khô

thảo, cúc hoa.

+ Liều dùng: 10 -15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: rút ngắn thời gian chảy máu, hạ huyết áp, phòng trị vữa

xơ mạch, dãn mạch vành.

2.5. Trắc bá diệp:

+ Trắc bá diệp (Cacumen Platyclati) là cành và lá phơi khô của cây trắc bách

Platyclatus orientalis (L.), thuộc họ trắc bách Cupressaceae.

+ Tính vị: đắng, sáp, hơi hàn. Quy kinh phế, can, đại trường.

Page 215: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

215

+ Tác dụng: lương huyết chỉ huyết, hoá đàm chỉ khái.

+ Chỉ định:

- Điều trị các chứng xuất huyết do huyết nhiệt, thường dùng với đại kế, tiểu

kế, bạch mao căn, sinh địa. Nếu xuất huyết do hư hàn, thường dùng với bào khương,

ngải diệp như bài bá diệp thang. Gần đây dùng trong điều trị xuất huyết đường tiêu

hoá do loét dạ dày - hành tá tràng thấy đạt hiệu quả tốt.

- Điều trị ho khan có thể dùng trắc bá diệp sắc uống. Gần đây dùng trong điều

trị viêm phế quản, bách nhật khái thấy có hiệu quả tốt.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: rút ngắn thời gian máu chảy, giảm ho, khứ đàm bình

suyễn, trấn tĩnh, giảm huyết áp mức độ nhẹ.

Page 216: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

216

2.6. Bạch mao căn:

+ Bạch mao căn (Rhizoma Imperatae) là thân rễ phơi khô của cây cỏ tranh

Imperata cylindrica Beauv. var. major ( Nees ) C. E. Hubb, thuộc họ lúa Gramineae.

+ Tính vị: ngọt, lạnh. Quy kinh phế, vị, bàng quang.

+ Tác dụng: lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt lợi niệu.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng huyết nhiệt vong hành, thường dùng với thuốc lương huyết chỉ

huyết.

- Điều trị chứng nhiệt lâm, thường dùng với hoạt thạch, mộc thông như bài

mao căn ẩm. Điều trị thủy thũng, tiểu tiện bất lợi thường dùng với sa tiền tử. Ngoài

ra còn điều trị ôn nhiệt phiền khát, vị nhiệt ẩu thổ, phế nhiệt khái thấu, thấp nhiệt

hoàng đản.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: lợi niệu, giải nhiệt, ức chế một số vi khuẩn.

2.7. Trữ ma căn (cây gai):

+ Trữ ma căn (Radis Boehmeriae) là rễ phơi khô của cây gai Boehmeria

nivea ( L. ) Gaud, thuộc họ gai Urticaceae.

+ Tính vị: ngọt, lạnh. Quy kinh tâm, can.

+ Tác dụng: lương huyết chỉ huyết, an thai, giải độc.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng huyết nhiệt, thường dùng với các thuốc cầm máu khác.

- Điều trị chứng có thai ra huyết, thai động không yên thường dùng với a

giao, đương quy, bạch thược như bài trữ căn thang.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: rút ngắn thời gian chảy máu, thời gian đông máu.

3. Thuốc hoá ứ chỉ huyết.

3.1. Tam thất (kim bất hoán, sâm tam thất):

+ Tam thất (Radis Notoginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất Panax

notoginseng (Burk.) F. H. Chen, thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi đắng, ấm. Quy kinh can, vị.

+ Tác dụng: hoá ứ chỉ huyết, hoạt huyết định thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị các chứng xuất huyết ở bên trong và bên ngoài cơ thể, nhất là

trường hợp xuất huyết do huyết ứ, thường dùng với huyết dư thán.

Page 217: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

217

- Điều trị chấn thương sưng nề, có thể dùng một vị tam thất uống trong hoặc

dùng ngoài đều đạt hiệu quả, hoặc dùng với các thuốc hành khí hoạt huyết. Gần đây

dùng điều trị bệnh lý mạch vành (cơn đau thắt ngực), thiếu máu não, di chứng

TBMM não, viêm gan mạn tính thấy có hiệu quả tốt.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày, tán bột mỗi lần 1 - 1,5g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: cầm máu, rút ngắn thời gian đông máu, ức chế tụ tập

tiểu cầu, giảm thấp độ nhớt máu, giảm lượng tiêu hao ô xy cơ tim, tăng cường hình

thành tuần hoàn bên trong trường hợp bị nhồi máu cơ tim, tăng cung lượng tim,

chống rối loạn nhịp tim, chống viêm giảm đau, trấn tĩnh, tăng cường công năng

tuyến thượng thận diều tiết trao đổi đường, bảo vệ tế bào gan, chống lão suy và

chống ung thư.

3.2. Bồ hoàng (cỏ nến, bồ thảo):

+ Bồ hoàng (Pollen Typhae) là phấn hoa sấy khô của hoa đực cây cỏ nến

Typha angustifolia L, thuộc họ hương bồ Typhaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh tâm, can.

+ Tác dụng: hoá ứ chỉ huyết, lợi niệu.

+ Chỉ định:

- Điều trị các chứng xuất huyết, không kể hàn nhiệt, có hay không có huyết ứ

đều dùng được, thường dùng với các thuốc chỉ huyết khác.

- Điều trị các chứng ứ trệ gây đau thường dùng với ngũ linh chi như bài thất tiêu

tán.

- Điều trị các chứng đái ra máu thường dùng với sinh địa như bài bồ hoàng

tán. Gần đây dùng trong chứng mỡ máu cao, làm giảm cholesterol, triglycerid (TG).

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: cấm đùng khi phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: rút ngắn thời gian đông máu, tăng hoạt lực yếu tố III,

ngăn ngừa hình thành vữa xơ động mạch, ứ chế ruột hấp thu cholesterol, hưng phấn

tử cung, giảm huyết áp, giãn mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn vành, ức chế miễn

dịch; liều cao có tác dụng tăng cường khả năng thực bào, ức chế TK lao.

3.3. Giáng hương:

+ Giáng hương (Ligni Dalbergiea odoriferae) là thân gỗ của cây giáng hương

Dalbergia odorifera T. chen.

+ Tính vị: cay, ấm. Quy kinh can, tỳ.

+ Tác dụng: hoá ứ chỉ huyết, lý khí chỉ thống.

+ Chỉ định:

Page 218: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

218

- Điều trị chứng xuất huyết có tính ứ trệ. Trong vết thương xuất huyết, dùng

ngoài; trong nội thương xuất huyết do ứ huyết hoặc do khí hoả thượng nghịch,

thường dùng với đan bì, uất kim.

- Điều trị đau tức bụng ngực sườn do khí trệ huyết ứ, tán bột sắc uống. Trên

lâm sàng thường dùng với ngũ linh chi, xuyên khung, uất kim. Gần đây dùng dể

diều trị cơn đau thắt ngực đạt hiệu quả tốt.

+ Liều dùng: 3 - 6g/ngày. Tán bột uống mỗi lần 1 - 2g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tăng lưu lượng tuần hoàn vành, giảm nhịp tim.

4. Thuốc thu liễm chỉ huyết. 4.1. Bạch cập:

+ Bạch cập (Rhizoma Bletillae) là thân rễ phơi khô của cây bạch cập Bletilla

striata (Thumb.) Reichb. f, thuộc họ lan Ochidaceae.

+ Tính vị: đắng, ngọt, sáp, lạnh.Quy kinh phế, vị, can.

+ Tác dụng: thu liễm chỉ huyết, tiêu thũng sinh cơ.

+ Chỉ định:

- Dùng điều trị xuất huyết trong, thường dùng với tam thất tán bột uống. Điều

trị ho ra máu, thường dùng với tỳ bà diệp, a giao như bài bạch cập tỳ bà hoàn, nếu

có phế khí bất túc thường dùng với hoàng kỳ, nhân sâm. Điều trị xuất huyết tiêu hoá

thường dùng với ô tặc cốt.

- Điều trị các trường hợp viêm loét thường dùng với kim nhân hoa, thiên hoa phấn

như bài nội tiêu tán. Nếu mụn loét lâu liền dùng mỡ bạch cập bôi tại chỗ.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: kỵ ô đầu.

+ Tác dụng dược lý: rút ngắn thời gian ngưng huyết, ức chế tan huyết, cầm

máu cục bộ rất tốt; ức chế TK lao.

4.2. Tông lư thán:

+ Tông lư thán (Petiolus Trachycarpi) là lá đốt thành than của cây tông lư

Trachycarpus fortunei H. Wendl.

+ Tính vị quy kinh: đắng, sáp, bình. Quy kinh can, phế, đại trường.

+ Tác dụng: thu liễm chỉ huyết.

+ Chỉ định:

- Điều trị phụ nữ băng lậu có thể dùng một vị tông lư thán uống hoặc phối

hợp với huyết dư thán, trắc bá diệp. Điều trị chứng nhiệt bức huyết vong hành

thường dùng với tiểu kế, sơn chi như bài thập khôi tán. Nếu xuất huyết do hư thực

Page 219: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

219

hàn chứng (xung nhâm bất cố gây băng lậu hạ huyết) thường dùng với bào khương,

ô mai. Ngoài ra còn dùng trong chứng cửu lỵ, phụ nữ đới hạ.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày. Tán bột dùng 1 - 1.5g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng trong xuất huyết do ứ trệ.

4.3. Huyết dư thán:

+ Huyết dư thán là tóc rối của người đốt thành than.

+ Tính vị: đắng, sáp, bình. Quy kinh can, vị bàng quang.

+ Tác dụng: thu liễm chỉ huyết, hóa ứ lợi niệu.

+ Chỉ định: điều trị các chứng xuất huyết, thường dùng với các thuốc chỉ

huyết khác. Điều trị chứng xuất huyết ở phía trên thường dùng với ngẫu tiết; điều trị

chứng xuất huyết ở phía dưới thường dùng với hoạt thạch.

+ Liều dùng: 6 - 10g/ngày. Tán bột dùng 1 - 3g/lần.

4.4. Ngẫu tiết:

+ Ngẫu tiết (Nodus Nelumbinis Rhizomatis) thân rễ phơi khô của cây sen

Nelumbo nucfera Gaertn, thuộc họ sen Nelumbonaceae.

+ Tính vị: ngọt, sáp, bình. Quy kinh tâm, can, vị.

+ Tác dụng: thu liễm chỉ huyết.

+ Chỉ định: dùng trong các chứng xuất huyết.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

5. Thuốc ôn kinh chỉ huyết.

5.1. Bào khương:

+ Bào khương (Rhizoma Zingiberis Preprata) là thân rễ phơi khô rồi đốt cho

bề mặt củ xém đen lại của cây gừng Zingiber offcinale Rosc, thuộc họ gừng

Zingiberaceae.

+ Tính vị: đắng, sáp, ôn. Quy kinh vị, can.

+ Tác dụng: ôn kinh chỉ huyết, ôn trung chỉ huyết.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng xuất huyết do hư hàn, dùng bào khương tán bột uống. Điều

trị chứng lỵ có lẫn nhầy máu thường dùng với các thuốc chỉ huyết khác. Khi điều trị

trên lâm sàng thường phối hợp với nhân sâm, hoàng kỳ, phụ tử.

- Điều trị hư hàn gây đau bụng, ỉa lỏng thường dùng với phụ tử. Điều trị sản

hậu huyết hư hàn ngưng, đau bụng dưới thường dùng với đương quy, xuyên khung

như bài sinh hoá thang.

- Liều dùng: 3 - 6g/ngày.

Page 220: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

220

5.2. Ngải diệp:

+ Ngải diệp (Folium Artemisiae Argyi) là lá phơi khô của cây ngải cứu

Artemisia argyi Lévl. et Vant, thuộc họ cúc Compositae.

+ Tính vị: đắng, cay, ấm. Quy kinh can, tỳ, thận.

+ Tác dụng: ôn kinh chỉ huyết, tán hàn điều kinh, an thai.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng xuất huyết do hư hàn thường dùng với a giao, địa hoàng như

bài a giao thang.

- Điều trị hạ tiêu hư hàn gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, thường dùng với

hương phụ, đương quy, nhục quế như bài ngải phụ hoãn cung hoàn. Điều trị động thai ra

huyết thường dùng với tục đoạn, tang ký sinh. Gần đây điều trị hàn chứng gây hen

suyễn, có tác dụng giảm ho, tiêu dàm, giảm khó thở (bình suyễn). Ngoài ra nước sắc

rửa ngoài dể diều trị chứng thấp chẩn.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: bình xuyễn, giảm ho, tiêu đàm, chống quá mẫn.

5.3. Táo tâm thổ (đất lòng bếp, phục long can):

+ Táo tâm thổ (Terra flava usta) là đất lấy ở lòng bếp do đun nhiều mà có,

mầu đất bên ngoài đỏ, bên trong vàng.

+ Tính vị: cay, ấm. Quy kinh tỳ, vị.

+ Tác dụng: ôn trung chỉ huyết, chỉ ẩu, chỉ tả.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tỳ khí hư hàn không thống nhiếp huyết gây xuất huyết,

thường dùng với phụ tử, địa koàng, a giao như bài hoàng thổ thang.

- Điều trị hư hàn gây nôn thường dùng với bán hạ, can khương, bạch truật.

- Điều trị tỳ khí hư hàn gây đại tiện lỏng thường dùng với đảng sâm, bạch

truật, nhục đậu khấu.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

THUỐC HOẠT HUYẾT

1. Đại cương

1.1. Định nghĩa:

- Thuốc hoạt huyết hoá ứ là những vị thuốc có tác dụng lưu thông huyết dịch,

tiêu tán ứ huyết.

Page 221: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

221

1.2. Tác dụng:

Thuốc hoạt huyết hóa ứ phần lớn có vị cay đắng, quy kinh can, tâm, nhập

huyết phận, thông qua tác dụng hoạt huyết hóa ứ mà có tác dụng giảm đau - điều

kinh - phá huyết tiêu trưng - trị thương tiêu thũng - hoạt huyết tiêu mụn nhọt. Huyết

ứ là quá trình bệnh lý, là nhân tố gây nên rất nhiều bệnh tật. Vì thế thuốc hoạt huyết

hóa ứ phạm vi điều trị rất rộng.

1.3. Phân loại:

Thuốc hoạt huyết hóa ứ căn cứ vào tác dụng mạnh yếu khác nhau mà phân ra

nhóm: hòa huyết hành huyết - hoạt huyết tán ứ - phá huyết trục ứ. Tuy vậy thuốc

trong nhóm rất nhiều, để tiện cho việc nắm vững tác dụng của thuốc, dựa vào đặc

điểm tác dụng điều trị mà phân thành 4 nhóm:

+ Hoạt huyết chỉ thống. + Hoạt huyết điều kinh.

+ Hoạt huyết trị thương. + Phá huyết tiêu trưng.

1.4. Chú ý:

+ Thuốc hành khí hoạt huyết dễ làm hao huyết động huyết, cho nên không

dùng trong trường hợp phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều và các chứng xuất huyết khác

mà không có biểu hiện huyết ứ.

+ Không dùng khi phụ nữ có thai.

2. Thuốc hoạt huyết chỉ thống.

Thuốc trong nhóm phần lớn cay - tán, có tác dụng giảm đau mạnh, điều trị

các chứng khí huyết ứ trệ gây đau đầu, đau tức ngực sườn, đau thắt ngực, đau bụng

kinh, thống tý, vấp ngã gây sưng nề tụ máu...

2.1. Xuyên khung:

+ Xuyên khung (Rhizoma Chuanxiong) là thân rễ phơi khô của cây xuyên

khung Ligusticum Chuanxiong Hort, thuộc họ hoa tán Umbelliferae.

+ Tính vị: cay, ấm. Quy kinh can - đởm - tâm bào.

+ Tác dụng: hoạt huyết hành khí - khứ phong chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng đau do huyết ứ khí trệ: điều trị phụ nữ kinh nguyệt không

đều, đau bụng sau đẻ thường dùng cùng với đương quy, đào nhân, hương phụ. Điều

trị bế kinh, đau bụng kinh thường dùng cùng với xích thược, đào ngân như bài huyết

phủ trục ứ thang. Nếu hàn ngưng huyết ứ thường dùng cùng quế nhục đương quy

như bài ôn kinh thang. Điều trị can uất khí trệ, ngực sườn đau tức thường dùng cùng

sài hồ, bạch thược, hương phụ như bài sài hồ sơ can ẩm. Nếu tâm mạch ứ trệ, đau

tức vùng trước tim thường dùng cùng đan sâm, quế chi, đàn hương.

Page 222: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

222

- Điều trị chứng đau đầu, vô luận là phong hàn, phong thấp, phong nhiệt,

huyết hư, huyết ứ đều có thể dùng. Điều trị phong thấp tý chứng, tứ chi tê đau,

xuyên khung có tác dụng khứ phong - hoạt huyết - chỉ thống thường dùng cùng độc

hoạt, quế chi, phòng phong. Gần đây còn dùng điều trị chứng thiếu máu não cấp

tính, đau thần kinh tam thoa, thần kinh tọa.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi âm hư hoả vượng, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt quá

nhiều.

+ Tác dụng dược lý: ức chế co cơ trơn thành mạch, giãn động mạch vành,

tăng lưu lượng tuần hoàn vành, cải thiện thiếu máu cơ tim, giảm thấp tiêu hao oxy

cơ tim, tăng tuần hoàn não và chi thể, giảm thấp trở trệ tuần hoàn ngoại vi, giảm

hoạt tính hoạt động bề mặt tiểu cầu, ức chế tụ tập tiểu cầu, dự phòng hình thành cục

máu đông. Thực nghiệm cô lập tử cung thỏ cho thấy tăng cường co thắt. Thực

nghiệm trên động vật cho thấy có tác dụng trấn tĩnh, giảm huyết áp, giảm sự thiếu

hụt vitamin E, nâng cao globulin và tế bào lympho T. Ngoài ra còn có tác dụng ức

chế TK đại tràng, TK mủ xanh, TK thương hàn - phó thương hàn

2.2. Diên hồ sách (huyền hồ sách, nguyên hồ):

+ Diên hồ sách (Rhizoma Corydalis) là thân rễ của cây diên hồ sách

Corydalis yanhúuo W. T. Wang, thuộc họ thuốc phiện Papaveraceae.

+ Tính vị: cay, đắng, ấm. Quy kinh can, tỳ, tâm.

+ Tác dụng: hoạt huyết, hành khí, chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị đau thắt ngực thường dùng cùng qua lâu, giới bạch hoặc đan sâm,

xuyên khung.

- Điều trị vị thống thường phối hợp với bạch truật, bạch thược, chỉ thực. Điều

trị can uất khí trệ, đau tức ngực sườn, thường dùng cùng với sài hồ, uất kim. Điều trị

đau bụng kinh, đau bụng ứ trệ sau đẻ thường dùng cùng với hương phụ, đương qui,

hồng hoa.

- Điều trị vấp ngã sưng nề thường dùng cùng với nhũ hương, một dược. Điều

trị phong thấp tý chứng thường dùng cùng với tần cửu, quế chi.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, giãn mạch vành, tăng lưu

lượng tuần hoàn vành.

2.3. Uất kim:

+ Uất kim (Radis Curcumae) là rễ củ phơi khô của cây nghệ Curcuma

wenyujin Y. H.Chen et C.Ling, thuộc họ gừng Zingiberaceae.

Page 223: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

223

+ Tính vị: cay, đắng, lạnh. Qui kinh can, đởm, tâm.

+ Tác dụng: hoạt huyết, hành khí, chỉ thống, giải uất, thanh tâm, lợi đởm

thoái hoàng, lương huyết.

+ Chỉ định:

- Điều trị đau tức ngực sườn, đau bụng do khí trệ huyết ứ, thường dùng cùng

mộc hương, đan sâm, sài hồ, hương phụ. Điều trị đau bụng kinh thường dùng cùng

sài hồ, sơn chi như bài tuyên uất thống kinh thang. Điều trị đau tức ngực thường

dùng cùng với đan sâm, diên hồ sách, hạnh nhân.

- Điều trị ôn bệnh, thấp trọc bưng bít tâm khiếu thường dùng cùng với xương

bồ, sơn chi như bài xương bồ uất kim thang.

- Điều trị chứng can đởm thấp nhiệt gây vàng da thường dùng cùng với nhân

trần, sơn chi. Điều trị chứng sỏi mật thường dùng cùng kim tiền thảo.

- Điều trị chứng xuất huyết gây nôn ra máu, chảy máu cam, thường dùng

cùng sinh địa, sơn chi như bài sinh địa hoàng thang.

+ Liều dùng: 5 - 12g/ngày. Dùng bột: 2 - 5g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm mỡ máu. Trên thỏ thực nghiệm thấy đề phòng

được sự hình thành mảng vữa xơ ở động mạch chủ, mạch vành. Lợi mật, ức chế sự

tồn tại phần lớn các vi sinh vật trong túi mật; giảm đau.

2.4. Khương hoàng:

+ Khương hoàng (Radis Curcumae) là rễ phơi khô của cây ngệ Curcuma

Longa L, thuộc họ gừng Zingiberaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, ấm. Qui kinh can, tỳ.

+ Tác dụng: hoạt huyết hành khí thông kinh chỉ thống.

+ Ứng dụng:

- Điều trị đau tức ngực bụng thường dùng cùng với đương qui, mộc hương, ô

dược như bài khương hoàn tán. Điều trị kinh bế thường dùng cùng đương qui, xuyên

khung, hồng hoa.

- Điều trị chứng phong thấp, thường dùng cùng với khương hoạt phong, đương

qui.

- Ngoài ra điều trị đau răng thường cùng tế tân, bạch chỉ. Gần đây ứng dụng

điều trị các chứng tăng cholesterol máu, TG máu có hiệu quả tốt.

+ Tác dụng dược lý: trên thực nghiệm thấy giảm mỡ máu, tăng lưu lượng

tuần hoàn vành; tăng hoạt tính men tiêu fibrin, ức chế tụ tập tiểu cầu, lợi mật, tăng

co bóp túi mật.

2.5. Nhũ hương:

Page 224: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

224

+ Nhũ hương (Olibanum) là chất nhựa dầu lấy ở cây nhũ hương Boswellia

carterii Birdw, thuộc họ trám Burseraceae.

+ Tính vị: cay, đắng, ấm. Qui kinh can, tâm, tỳ.

+ Tác dụng: hoạt huyết hành khí chỉ thống, tiêu thũng sinh cơ.

+ Chỉ định:

- Điều trị vấp ngã gây ứ trệ sưng đau, thường dùng cùng với một dược -

huyết kiệt như bài thất lý tán. Điều trị mụn nhọt giai đoạn đầu gây sưng nóng đỏ đau

thường dùng cùng với kim ngân hoa, bạch chỉ, một dược, như bài tiên phương hoạt

mệnh ẩm. Điều trị các loại mụn nhọt lở loét lâu ngày không liền thường dùng cùng

với một dược nghiền bột để dùng ngoài và ra thêm nhi trà, huyết kiệt.

- Điều trị huyết ứ trở trệ, đau tức ngực bụng, hòn khối tích ổ bụng thường

dùng cùng với đương qui, một dược, đan sâm như bài hoạt lạc vị linh đan. Điều trị

phong hàn thấp tý, chi thể đau buốt thường dùng cùng với khương hoạt, độc hoạt,

tần cửu.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai và không có huyết ứ trệ.

2.6. Một dược:

+ Một dược (Myrrha) là chất gôm nhựa trích từ cây một dược Commiphora

myrrha Engl, thuộc họ trám Burseraceae.

+ Tính vị: đắng, cay, bình. Qui kinh tâm, can, tỳ.

+ Tác dụng: hoạt huyết chỉ thống, tiêu thũng sinh cơ.

+ Chỉ định: giống như nhũ hương. Tuy vậy nhũ hương thiên về hành khí, thư

giãn cân cơ; một dược thiên về tán huyết hóa ứ.

Gần đây dùng một dược để điều trị các chứng cao mỡ máu đạt được hiệu quả

nhất định.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: không dùng khi phụ nữ có thai, không có chứng ứ huyết

+ Tác dụng dược lý: ức chế một số loại trực khuẩn, giảm mỡ máu, ngăn ngừa

hình thành cục máu đông.

2.7. Ngũ linh chi:

+ Ngũ linh chi (Faeces Trogopterum) là phân phơi khô của loài sóc

Trogoptrus xanthipes - Edwards, thuộc họ sóc bay Petauristidae.

+ Tính vị: đắng, mặn, ngọt, ôn. Qui kinh can.

+ Công dụng: hoạt huyết chỉ thống, hóa ứ chỉ huyết.

+ Chỉ định:

Page 225: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

225

- Điều trị huyết ứ trở trệ gây đau tức ngực sườn, đau bụng kinh, kinh bế

thường dùng cùng với bồ hoàng như bài thất tiêu tán. Điều trị đau tức ngực thường

dùng cùng với xuyên khung, đan sâm, nhũ hương, một dược. Điều trị đau bụng

thường dùng cùng với diên hồ sách, hương phụ, một dược như bài thủ niêm tán.

Điều trị thống kinh, kinh bế thường dùng cùng với đương qui, ích mẫu thảo. Điều trị

gãy xương sưng nề thường dùng cùng với bạch cập, nhũ hương, một dược tán bột

dùng ngoài.

- Điều trị các chứng xuất huyết do huyết ứ nội trệ gây ra băng lậu, kinh

nguyệt quá nhiều, sắc đen có hòn cục, bụng dưới đau có thể phối hợp với tam thất,

bồ hoàng, sinh địa.

Ngoài ra ngũ linh chi còn có tác dụng điều trị rắn, rết cắn thường dùng cùng

với hùng hoàng.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi phụ nữ có thai và huyết hư mà không có ứ.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên động vật cho thấy có tác dụng giảm co thắt

cơ trơn. Ngoài ra có tác dụng ức chế một số vi khuẩn ngoài da, trực khuẩn lao.

3. Thuốc hoạt huyết điều kinh.

Thuốc hoạt huyết điều kinh có tác dụng hoạt huyết khứ ứ làm thông huyết

mạch. Chủ yếu điều trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, đau

bụng ứ trệ sau đẻ, hòn khối tích trong ổ bụng, vấp ngã sưng đau...

3.1. Đan sâm (huyết sâm):

+ Đan sâm (Radis Salviae miltiorrhizae) là rễ phơi khô của cây đan sâm

Salvia miltiorrhiza Bge, thuộc họ hoa môi Labiatae.

+ Tính vị: đắng, hơi hàn. Qui kinh tâm can.

+ Tác dụng: hoạt huyết điều kinh, lương huyết tiêu ung, an thần.

+ Chỉ định:

- Điều trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, kinh bế thường

dùng cùng với đương qui, xuyên khung, ích mẫu thảo. Gần đây dùng để điều trị các

trường hợp đau bụng cấp tính gây xuất huyết lượng lớn thường dùng cùng với xích

thược, đào nhân. Điều trị đau tức ngực bụng thường dùng cùng với đàn hương, sa

nhân như bài đan sâm ẩm. Trên lâm sàng điều trị cơn đau thắt ngực thường dùng

cùng với giáng hương, xuyên khung, hồng hoa. Điều trị hòn khối trong ổ bụng

thường dùng cùng với tam lăng, nga truật. Điều trị phong thấp tý chứng thường

dùng cùng với phòng phong, tần cửu.

- Điều trị mụn nhọt sưng đau thường dùng cùng với kim ngân hoa, liên kiều.

Page 226: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

226

- Điều trị các chứng tâm quí, mất ngủ thường dùng cùng với sinh địa, hoàng

liên, trúc diệp, toan táo nhân, bá tử nhân.

Gần đây còn dùng để điều trị các chứng thiếu máu, vữa xơ động mạch, viêm

cơ tim, viêm gan mãn, xơ gan, hen phế quản, tâm phế mãn đạt được hiệu quả nhất

định.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giãn động mạch vành, tăng lưu lượng tuần hoàn vành,

cải thiện thiếu máu cơ tim, điều chỉnh nhịp tim, giãn mạch ngoại vi, chống ngưng

kết, ức chế tụ tập tiểu cầu, ức chế hình thành cục máu đông, giảm mỡ máu, giảm

biến tính tế bào gan xúc tiến tái sinh tế bào gan chống lại fibrin hóa, nâng cao khả

năng chiụ thiếu oxy của cơ thể, nhanh liền xương, tăng sinh tế bào võng, ức chế một

số loại trực khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đường máu và chống ung

thư.

3.2. Hồng hoa:

+ Hồng hoa (Flos Carthami) là hoa phơi khô của cây hồng hoa Carthamus

tinctorius L, thuộc họ cúc Compositae.

+ Tính vị: cay, ôn. Qui kinh tâm, can.

+ Tác dụng: hoạt huyết thông kinh, khứ ứ chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị các chứng huyết ứ kinh bế, đau bụng kinh thường dùng cùng với đào

nhân, xuyên qui, xuyên khung, nga truật nhục quế như bài cách hạ trục ứ thang. Điều trị

các đau bụng kinh thường dùng với xích thược, diên hồ sách.

- Điều trị các chứng tích hòn khối ổ bụng thường dùng cùng với tam lăng,

nga truật. Điều trị chấn thương gây sưng nề, ứ trệ thường dùng cùng với tô mộc, nhũ

hương, một dược. Điều trị tâm mạch ứ trệ gây đau tức ngực thường dùng cùng với

quế chi, qua lâu, đan sâm. Điều trị các chứng huyết khối thường dùng cùng với

đương qui, xích thược, nhũ hương, một dược.

- Điều trị chứng ban chẩn sắc tím, nhiệt uất huyết ứ thường dùng cùng với

đương qui, tử thảo, đại thanh diệp như bài đương qui hồng hoa ẩm.

+ Liều dùng: 3 - 9g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai, khi có xu hướng xuất huyết thì không

nên dùng nhiều.

+ Tác dụng dược lý: hưng phấn tạng tim, tăng lưu lượng tuần hoàn vành,

giảm nhẹ thiếu máu cơ tim giai đoạn cấp tính, giảm nhịp tim, cải thiện sóng S - T

trên điện tim, trên thực nghiệm có tác dụng hạ huyết áp, ức chế tụ tập tiểu cầu, hưng

phấn tử cung, giáng thấp mỡ máu.

Page 227: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

227

3.3. Đào nhân:

+ Đào nhân (Semen Persicae) là nhân hạt quả đào phơi khô của cây đào

Prunus bersica (L.) Batsch, thuộc họ hoa hồng Rosaceae.

+ Tính vị: đắng, ngọt, bình; có độc. Qui kinh tâm can, đại trường.

+ Tác dụng: hoạt huyết khứ ứ, nhuận tràng thông tiện.

+ Chỉ định:

- Điều trị kinh bế, thống kinh, thường dùng cùng hồng hoa, đương qui, xuyên

khung như bài đào hồng tứ vật thang. Điều trị đau bụng ứ trệ sau đẻ dùng với bào

khương, xuyên khung như bài sinh hoá thang. Điều trị hòn khối tích ổ bụng dùng

với quế chi, đan bì, xích thược như bài quế chi phục linh hoàn, hoặc dùng với tam

lăng, nga truật. Điều trị ứ huyết mức độ nặng thì phối hợp với đại hoàng mang tiêu,

quế chi như bài đào hạch thừa khí thang. Gần đây dùng dịch truyền đào nhân để

điều trị gan lách to có tác dụng tốt.

- Điều trị các trấn thương gây sưng nề thường dùng cùng với đương qui, hồng

hoa, đại hoàng như bài phục nguyên hoạt huyết thang.

- Điều trị chứng táo bón thường phối hợp với đương qui, ma nhân như bài

nhuận thang hoàn.

- Điều trị viêm phổi gây ho ra máu mủ có thể dùng với vĩ kinh, đông qua

nhân như bài vĩ kinh thang. Điều trị viêm đại tràng thường dùng cùng với đại hoàng,

đan bì như bài đại hoàng mẫu đan bì thang.

Ngoài ra còn có thể điều trị ho suyễn thường dùng cùng với hạnh nhân.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai. Khi dùng quá liều có thể xuất hiện đau

đầu, hoa mắt, hồi hộp, suy hô hấp và tử vong.

+ Tác dụng dược lý: co thắt tử cung, kháng ngưng kết, cải thiện tình trạng

huyết ứ, tăng tuần hoàn não, trấn tĩnh, nhuận trường.

3.4. Ích mẫu thảo:

+ Ích mẫu thảo (Fructus Leonuri) là toàn bộ phần trên mặt đất phơi khô của

cây ích mẫu Leonurus heterophyllus Sweet, thuộc họ hoa môi Labiatae.

+ Tính vị: đắng, cay hơi hàn. Qui kinh can, tâm, bàng quang.

+ Tác dụng: hoạt huyết điều kinh, lợi thủy tiêu thũng.

+ Ứng dụng:

- Điều trị các chứng ứ huyết gây bế kinh, đau bụng kinh, hành kinh không

thông thoát, đau bụng ứ trệ sau đẻ. Có thể dùng đơn độc nấu thành cao để uống. Có

Page 228: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

228

thể phối hợp với đương qui, xuyên khung, xích thược như bài ích mẫu hoàn. Gần

đây phối hợp với mã xỉ hiện để điều trị các chứng xuất huyết sau đẻ đạt hiệu quả tốt.

- Điều trị thủy thũng, tiểu tiện không lợi, có thể dùng đơn độc, có thể phối

hợp vơí bạch mao căn, trạch lan. Gần đây dùng để điều trị viêm thận có hiệu qủa

nhất định.

- Ngoài ra còn dùng để điều trị các chứng chấn thương sưng nề, mụn nhọt

sưng đau, ngứa ngoài da. Trên lâm sàng có báo cáo dùng để điều trị cơn đau thắt

ngực đạt hiệu quả tốt.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên chuột thấy có tác dụng tăng lưu lượng

tuần hoàn vành, giảm nhịp tim, cải thiện vi tuần hoàn. Trên thực nghiệm gây cục

máu đông thì các giai đoạn đều có tác dụng ức chế rõ rệt; làm giãn mạch ngoại vi,

giảm huyết áp, lợi niệu, ức chế một số vi khuẩn ngoài da.

3.5. Trạch lan:

+ Trạch lan (Herba Lycopi) là toàn bộ phần trên mặt đất phơi khô của cây

trạch lan Lycopus lucidus Turcz.var. hirtus Regel.

+ Tính vị: đắng, cay hơi ấm. Qui kinh can, tỳ.

+ Tác dụng: hoạt huyết hóa ứ, điều kinh, lợi niệu tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Điều trị các chứng huyết ứ kinh bế, đau bụng kinh... thường phối hợp với

đương qui, xuyên khung, hương phụ, gia thêm các thuốc sơ can lý khí để tăng hiệu

quả. Nếu huyết ứ kiêm huyết hư thì phối hợp đương qui, bạch thược như bài trạch

lan thang.

- Điều trị chấn thương ứ huyết sưng đau: có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp

với đương qui, nhũ hương, địa miết trùng. Nếu chấn thương ngực sườn gây đau thì

phối hợp với đan sâm, uất kim, diên hồ sách. Điều trị mụn nhọt thường dùng với

kim ngân hoa, hoàng liên, xích thược như bài thọ mệnh ẩm.

- Điều trị sản hậu thuỷ thũng phối hợp với phòng kỷ. Nếu có phúc thủy, sưng

tuyến vú thì dùng cùng với bạch truật, phục linh, phòng kỷ.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi không có chứng ứ trệ.

3.6. Ngưu tất:

+ Ngưu tất (Radis Achyranthis bidentatae) là rễ phơi khô của cây ngưu tất

Achyranthes bidentata Bl, thuộc họ rền Amaranthaceae.

Page 229: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

229

+ Tính vị: đắng, ngọt, chua bình. Qui kinh can, thận.

+ Tác dụng hoạt huyết thông kinh, bổ can thận, cường cân cốt, lợi niệu thông

lâm, dẫn hoả (huyết) hạ hành.

+ Chỉ định:

- Điều trị các chứng ứ huyết trở trệ gây kinh bế, đau bụng kinh, kinh nguyệt

không đều... thường dùng cùng với đào nhân, hồng hoa, đương qui. Điều trị chấn

thương sưng đau, đau lưng thường dùng với tục đoạn, đương qui, nhũ hương, một

dược.

- Điều trị can thận hao hư gây đau lưng mỏi gối thường dùng với đỗ trọng, tục

đoạn, thục địa. Điều trị tý chứng lâu ngày gây đau tê lưng dùng với độc hoạt, tang ký

sinh.

- Điều trị nhiệt lâm, huyết lâm, sa lâm thường dùng với hoạt thạch như bài

ngưu tất thang. Điều trị thủy thũng tiểu tiện bất lợi thường dùng với địa hoàng, trạch

tả, sa tiền tử như bài tế sinh thận khí hoàn.

- Điều trị đau đầu hoa mắt mắt đỏ do can dương thượng cang thường dùng

với đại giả thạch mẫu lệ như bài trấn thang tức cam thang. Nếu vị hoả thượng viêm

gây đau quanh răng, miệng lưỡi mọc mụn thường dùng với địa hoàng, thạch cao, tri

mẫu như bài ngọc nữ tiễn. Nếu khí hỏa thượng nghịch, bức huyết vong hành gây

nôn ra máu chảy máu cam thường dùng với bạch mao căn, sơn chi, đại giả thạch.

+ Liều dùng: 6 - 15g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai, kinh nguyệt quá nhiều, không nên

dùng khi tỳ hư tiết tả.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên chuột thấy có tác dụng viêm các khớp

và làm giảm sưng nề. Ngoài ra có tác dụng hạ huyết áp, lợi niệu.

3.7. Kê huyết đằng:

+ Kê huyết đằng (Caulis Spatholobi) là thân cây phơi khô của cây kê huyết

đằng Spatholobus suberectus Dunn, thuộc họ huyết đằng Sargentodoxaceae.

Việt Nam dùng cây kê huyết đằng (hồng đằng, dây máu người) Sargentodoxa

cuneata (Oliv) Rehd. et Wils, thuộc họ huyết đằng Sargentodoxaceae.

+ Tính vị: đắng ngọt, ấm. Qui kinh can.

+ Tác dụng: hành huyết bổ huyết, điều kinh, thư cân hoạt lạc.

+ Chỉ định:

- Điều trị các chứng huyết hư kinh bế, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều

thường dùng với xuyên khung, hồng hoa, hương phụ, nếu huyết hư gia thêm thục

địa, đương qui.

Page 230: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

230

- Điều trị phong thấp tý chứng chân tay tê mỏi, co duỗi khó khăn thường phối

hợp với các thuốc phong thấp. Điều trị trúng phong giai đoạn di chứng thường dùng

với các thuốc ích khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc.

Gần đây dùng kê huyết đằng để điều trị chứng giảm bạch cầu đạt hiệu quả

tương đối tốt.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày, liều cao: 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: kháng viêm, tăng cường khả năng co bóp tử cung, có tác

dụng ức chế tụ cầu.

3.8. Vương bất lưu hành:

+ Vương bất lưu hành (Semen Vaccariae) là quả chín phơi khô, bỏ hạt của

cây vương bất lưu hành Vaccaria segetalis (Neck) Garcke, thuộc họ cẩm chướng

Caryophyllaceae. Việt Nam dùng quả cây trâu cổ (bị lệ, cây xộp) Ficus pumila L,

thuộc họ dâu tằm Moraceae.

+ Tính vị: đắng, bình. Qui kinh can, vị.

+ Tác dụng hoạt huyết thông kinh, hạ nhũ, tiêu ung, lợi niệu thông lâm.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng huyết ứ kinh bế, thống kinh phối hợp với đương qui, xuyên

khung, hồng hoa.

- Điều trị chứng sản hậu sữa không xuống hoặc sưng đau tuyến sữa thường

phối hợp với xuyên sơn giáp. Nếu sản hậu khí huyết hao hư sữa loãng mà ít thường

dùng với hoàng kỳ, đương qui hoặc đương qui, móng giò. Điều trị sưng đau tuyến

vú thường dùng với qua lâu, bồ công anh.

- Điều trị nhiệt lâm, huyết lâm, sa lâm thường dùng với thạch vĩ. Gần đây

dùng điều trị viêm tuyến tiền liệt phối hợp với hồng hoa, bại tương thảo.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên chuột thấy có tác dụng tăng cường bài

tiết kali, giảm đau, ức chế ung thư phổi.

4. Thuốc hoạt huyết trị thương.

Thuốc hoạt huyết trị thương có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, tiêu thũng chỉ

thống, nhanh liền xương, chỉ huyết sinh cơ liễm sang. Cho nên chủ yếu được dùng

trong trường hợp chấn thương gây sưng nề, tụ máu, gãy xương. Ngoài ra còn dùng

trong các chứng huyết ứ khác.

4.1. Tô mộc (gỗ vang):

Page 231: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

231

+ Tô mộc (Lignum Sappan) là thân gỗ phơi khô của cây tô mộc Caesalpinia

sappan L, thuộc họ vang Caesalpiniaceae.

+ Tính vị: ngọt, mặn, cay, bình. Qui kinh tâm, can.

+ Tác dụng: hoạt huyết trị thương, khứ ứ thông kinh.

+ Chỉ định:

- Điều trị chấn thương sưng đau, gãy xương thường dùng với nhũ hương, một

dược như bài bát ly tán.

- Điều trị chứng huyết ứ kinh bế, thống kinh, đau tức ngực bụng thường phối

hợp xuyên khung, đương qui, hồng hoa như bài thông kinh hoàn. Điều trị các mụn

nhọt thường dùng với kim ngân hoa, liên kiều, bạch chỉ.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tăng cường khả năng co bóp cơ tim, trấn tĩnh. Liều lớn

có thể gây tê.

Page 232: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

232

4.2. Cốt toái bổ (cây tổ rồng, tắc kè đá):

+ Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae) là thân rễ phơi khô của cây cốt toái bổ

Drynaria fortunei (Kunze) J.Sm, thuộc họ dương xỉ Polypodiaceae.

+ Tính vị: đắng, ấm. Qui kinh can, thận.

+ Tác dụng: hoạt huyết tục thương, bổ thận cường cốt.

+ Ứng dụng:

- Điều trị chấn thương gây đau và sưng nề có thể dùng với một dược như bài

cốt toái bổ tán.

- Điều trị thận hư đau lưng mỏi gối tai ù thường dùng với bổ cốt chi, ngưu

tất, thục địa, sơn thù. Điều trị thận hư tiết tả có thể tán bột để dùng.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi âm hư nội nhiệt .

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng tăng cường hấp thu canxi, nâng cao canxi máu.

Ngoài ra còn có tác dụng cải thiện công năng tế bào xương. Giảm đau và trấn tĩnh.

4.3. Mã tiền tử:

+ Mã tiền tử (Semen Strychni) là hạt mã tiền ngâm trong nước vo gạo 1 ngày,

bóc bỏ vỏ, sấy khô của cây mã tiền Strychnos vierriana A. W. Hill, thuộc họ mã tiền

Loganiaceae.

+ Tính vị: đắng, hàn; rất độc. Qui kinh can, tỳ.

+ Tác dụng: tán tiết tiêu thũng, thông lạc chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị chấn thương sưng nề thường dùng với xuyên sơn giáp như bài mã

tiền tán, thanh long hoàn. Điều trị sưng đau hầu họng thường dùng với sơn đậu căn

nghiền bột uống.

- Điều trị phong thấp tý chứng thường dùng với ma hoàng, địa long. Điều trị

chân tay tê mỏi, bán thân bất toại dùng bột mã tiền hoàn với bột cam thảo uống. Gần

đây dùng điều trị các chứng cơ bắp vô lực, ban đầu dùng mỗi ngày 0,45g chia làm 3

lần uống, sau đó tăng dần lên mỗi ngày 1 - 1,2g có hiệu quả nhất định.

+ Liều dùng: nếu uống phải chế. Liều 0,3 - 0,6g/ngày.

- Chú ý: không nên uống lâu ngày. Cấm dùng khi phụ nữ có thai. Liều cao

trúng độc có thể gây co giật, rối loạn hô hấp, thậm chí hôn mê.

- Tác dụng dược lý: tăng cường hưng phấn phản xạ cơ năng tủy sống, trung

khu vận động huyết quản. Liều lớn có thể gây co giật. Có tác dụng giảm ho, gây tê

mặt đoạn thần kinh, ức chế một số vi khuẩn ngoài da.

Page 233: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

233

4.4. Huyết kiệt:

+ Huyết kiệt (Restina Draconis) là nhựa khô phủ trên bề mặt quả của cây mây

song Daemonorops draco Bl, thuộc họ dừa Pahmaceae.

+ Tính vị: ngọt, mặn, bình. Qui kinh tâm can.

+ Tác dụng: hoạt huyết trị thương, chỉ huyết sinh cơ.

+ Chỉ định:

- Điều trị chấn thương thường phối hợp với nhũ hương, một dược, nhi trà như

bài thất ly tán. Điều trị đau bụng ứ trệ sau đẻ, thống kinh, bế kinh, các chứng đau tức

ngực khác thường phối hợp với đương qui, tam lăng, nga truật.

- Điều trị ngoại thương xuất huyết, mụn nhọt lâu liền thường dùng với nhũ

hương, một dược, nhi trà, tán bột dùng ngoài.

Gần đây dùng bột huyết kiệt để điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu

tĩnh mạch đường tiêu hóa cũng đạt hiệu quả nhất định.

+ Liều dùng: 1 - 1,5g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: rút ngắn thời gian tái canxi hóa huyết tương, ức chế tụ

tập tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, ức chế một số trực khuẩn.

5. Thuốc phá huyết tiêu trưng.

Thuốc phá huyết tiêu trưng tính dược rất mạnh có tác dụng phá huyết trục ứ

để tiêu trừ các tích tụ trong ổ bụng. Thuốc trong nhóm phần lớn là các loại trùng có

đặc điểm tiêu trừ các tích tụ trong ổ bụng. Khi dùng thường phối hợp với thuốc hành

khí phá khí để tăng cường tác dụng khứ ứ tiêu trưng hoặc phối hợp với thuốc công

hạ để công trục huyết ứ. Thuốc trong nhóm phần lớn có độc dễ làm hao huyết, động

huyết, hao khí, thương âm cho nên cấm dùng hoặc thận trọng dùng khi có chứng

xuất huyết, âm huyết hao hư, khí hư thể nhược, phụ nữ có thai.

5.1. Nga truật (nghệ đen, ngải tím):

+ Nga truật (Rhizoma Curcumae) là thân rễ phơi khô của cây nghệ đen

Curcuma Phaeocaulis Val, thuộc họ gừng Zingiberaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, ôn. Qui kinh can, tỳ.

+ Tác dụng: phá huyết hành khí, tiêu tích chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị khí trệ huyết ứ gây ra tích tụ trong ổ bụng, kinh bế thường dùng với

tam lăng. Điều trị kinh bế, đau bụng kinh thường dùng với đương qui, hồng hoa.

Điều trị dưới ngực sườn có hòn khối thường dùng với sài hồ, huyết giáp. Điều trị

đau thắt ngực thường dùng với xuyên khung, đan sâm. Nếu cơ thể hư nhược mà có

huyết ứ lâu ngày thường phối hợp với hoàng kỳ, đẳng sâm.

Page 234: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

234

- Điều trị thực tích gây đầy trướng bụng thường dùng với thanh bì, binh lang

như bài nga truật hoàn.

Gần đây trên lâm sàng dùg dịch truyền nga truật để điều trị ung thư cổ tử

cung, mỗi lần 10 - 30ml, có thể phối hợp các thuốc tễ khác để uống cũng đạt được

hiệu quả nhất định. Ngoài ra còn điều trị các loét cổ tử cung dùng cao nga truật bôi

tại chỗ cũng đạt hiệu quả.

+ Liều dùng: 3 - 15g/ngày.

+ Chú ý: cấm dụng khi phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: chống ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch, ức chế

tụ tập tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, hưng phấn cơ trơn đường tiêu

hóa, ức chế tụ cầu khuẩn đại tràng, trực khuẩn thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết.

5.2.Tam lăng:

+ Tam lăng (Rhizoma Spargani) là thân rễ phơi khô của cây tam lăng

Sparganium stoloniferum Buch - Ham, thuộc họ hắc tam lăng Sparganiaceae. Việt

Nam dùng thân rễ phơi khô của cây tam lăng Scirpus yagara. Thuộc họ cói

Cyperaceae.

+ Tính vị: đắng, cay, bình. Qui kinh can tỳ.

+ Tác dụng: phá huyết hành khí tiêu tích chỉ thống.

+ Ứng dụng: giống như nga truật. Tuy nhiên tam lăng thiên về phá huyết, nga

truật thiên về phá khí.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: thông qua việc làm giảm số lượng tiểu cầu, ức chế công

năng tiểu cầu, ức chế ngưng huyết để tăng cường khả năng dung giải fibrin. Trên

thực nghiệm có tác dụng ức chế cục hình thành máu đông tăng cường khả năng co

bóp ruột.

5.3. Thủy điệt:

+ Thủy điệt (Whitmania pigra whitman) là toàn thân con đỉa sấy khô, thuộc

loài động vật đốt tròn.

+ Tính vị: mặn, đắng, bình; có độc. Qui kinh can.

+ Tác dụng: phá huyết trục ứ tiêu trưng.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng trưng hà tích tụ, kinh bế thường phối hợp tam lăng, đào nhân,

hồng hoa, nếu cơ thể hư nhược thì gia nhân sâm, đương qui như bài hoá trưng hồi sinh

đan. Điều trị chấn thương sưng nề thường dùng với tô mộc như bài tiếp cốt hoả long đan.

Page 235: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

235

Gần đây lâm sàng dùng điều trị chứng tăng tiểu cầu dùng trong thời gian

ngắn đạt hiệu quả nhất định. Ngoài ra điều trị cơn đau thắt ngực, tâm phế mãn tính

giai đoạn cấp, cao mỡ máu đều có hiệu quả nhất định.

+ Liều dùng: 1,5 - 3g/ngày. Nghiền bột dùng 0,3 - 0,5g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng ngăn ngưng huyết, phòng ngừa hình thành

cục máu đông trên chuột thực nghiệm làm giảm thấp tỷ lệ tử vong của chuột.

5.4. Mang trùng (ruồi trâu, ve trâu):

+ Mang trùng (Tabanus bivittatus Matsumura) là toàn bộ con ve trâu, bỏ cánh

và chân sấy khô.

+ Tính vị: đắng, hơi hàn; có độc. Qui kinh can.

+ Tác dụng: phá huyết trục ứ tiêu trưng.

+ Chỉ định:

- Điều trị các chứng trưng hà tích tụ, huyết trệ kinh bế thường phối hợp với

thủy điệt, đại hoàng. Điều trị chấn thương sưng nề phối hợp với đan bì hoặc là nhũ

hương, một dược.

Gần đây lâm sàng dùng để điều trị cơn đau thắt ngực thường phối hợp với

trần bì thấy đạt hiệu quả tốt.

+ Liều dùng: 1 - 1,5g/ngày. Tán bột dùng 0,3g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai, phúc tả.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên chuột thấy có tác dụng tăng cường khả

năng khi thiếu oxy, tăng cường lưu lượng tuần hoàn ở tai của thỏ, tăng cường khả

năng tâm thu, cải thiện thiếu máu cơ tim cấp tính.

5.5. Ban miêu:

+ Ban miêu (Mylabris) là toàn thân con sâu ban miêu Mylabris phalerata

Pallas, bỏ đầu và chân, sao vàng tán bột để dùng.

+ Tính vị: cay, ôn; rất độc. Qui kinh can thận, vị.

+ Tác dụng: phá huyết trục ứ tiêu trưng, công độc tán kết.

+ Chỉ định:

- Điều trị trưng hà, kinh bế thường dùng với đào nhân, đại hoàng. Gần đây

dùng điều trị các khối ung thư; ví dụ như ung thư gan, dùng ban miêu 1 - 3 con cho

vào trong trứng gà đun lên để ăn có thể cải thiện được các chứng trạng và làm co

nhỏ khối u.

+ Điều mụn nhọt sưng cứng mà không phá ra được: dùng ban miêu nấu cao

dán ra ngoài. Điều trị hắc lào ghẻ lở: dùng bột ban miêu hòa với mật ong để bôi, gần

Page 236: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

236

đây có người phối hợp với cam toại nghiền bột để dùng. Điều trị loa lịch thường

dùng với bạch phàn, thanh đại nghiền bột dùng ngoài như bài sinh cơ can nùng tán.

+ Liều dùng: cho vào viên hoàn liều 0,03 - 0,06g/ngày.

+ Chú ý: thuốc rất độc khi uống nên thận trọng, phải nắm vững được liều

lượng, cấm dùng khi phụ nữ có thai. Dùng ngoài có thể gây bỏng rộp ngoài da thậm

chí lở loét, cho nên không được dùng trên diện rộng. Khi uống quá liều có thể gây

buồn nôn, nôn, ỉa lỏng, đái ra máu, suy thận.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng cứ chế một số trực khuẩn ngoài da, chống

viêm khớp, thực nghiệm trên chuột thấy LD50 là 1,25mg/kg sẽ gây ra các tổn hại ở

tâm, can, tỳ, phế, thận.

5.6. Xuyên sơn giáp (vảy tê tê, vảy con trút):

+ Xuyên sơn giáp (Squama Manitis) là vảy phơi khô của con tê tê Manis

pentadactyla Linnaeus, thuộc họ tê tê Manidae.

+ Tính vị: mặn, hơi hàn. Qui kinh can, vị.

+ Tác dụng: hoạt huyết tiêu trưng, thông kinh, hạ nhũ, tiêu thũng bài nùng.

+ Ứng dụng:

- Điều trị tinh hà tích tụ thường phối hợp với tam lăng, nga truật. Điều trị huyết ứ

kinh bế thường dùng với đương qui, hồng hoa. Điều trị phong thấp tý chứng co duỗi

khớp khó khăn tê nhức thường phối hợp với bạch hoa xà, ngô công, khương hoạt, độc

hoạt.

- Điều trị sản hậu sữa không xuống thường phối hợp với vương bất lưu hành,

nếu huyết hư sữa loãng, ít thường dùng với hoàng kỳ, đương qui.

- Điều trị mụn nhọt, thường dùng với kim ngân hoa, thiên hoa phấn như bài

tiên phương hoạt mệnh ẩm, nếu có mủ mà chưa có lở loét thường dùng với hoàng

kỳ, đương qui để tiêu độc bài nùng như bài thấu nùng tán. Điều trị loa lịch thường

phối hợp với hạ khô thảo, bối mẫu, huyền sâm. Gần đây còn dùng điều trị ngoại

thương xuất huyết, xuất huyết sau mổ và các chứng giảm bạch cầu đều thấy có tác

dụng tốt.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày. Tán bột dùng bột 1 - 1,5g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai, mụn nhọt đã loét.

Page 237: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

237

THUỐC HOÁ ĐÀM CHỈ KHÁI BÌNH SUYỄN

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

+ Thuốc hoá đàm là những vị thuốc có tác dụng trừ đàm hoặc tiêu đàm.

+ Thuốc chỉ khái bình suyễn thuốc có tác dụng ức chế hoặc làm giảm ho,

giảm khó thở.

1.2. Phân loại:

Thuốc hoá đàm chủ yếu điều trị các chứng đàm trong đó có hàn đàm, nhiệt

đàm, táo đàm, thấp đàm. Căn cứ vào tính dược ôn táo và lương nhuận của thuốc mà

phân thành ba nhóm:

+ Ôn hóa hàn đàm. + Thanh hóa nhiệt đàm.

+ Thuốc chỉ khái bình suyễn.

1.3. Chỉ định:

+ Thuốc hóa đàm:

- Nếu đàm trệ ở phế sẽ gây ho, nhiều đàm.

- Đàm bít tâm khiếu sẽ gây hôn mê, co giật; đàm bít ở thanh dương sẽ gây

chóng mặt can phong nội động.

- Đàm trệ kinh lạc: chi thể tê buốt, bán thân bất toại, khẩu nhãn oa tà...

+ Thuốc chỉ khái bình suyễn: bệnh ngoại cảm, nội thương gây ra ho, khó thở.

1.4. Chú ý:

+ Vì ho suyễn thường kiêm có đàm và đàm rất dễ phát sinh ho suyễn, cho nên

3 loại hóa đàm, chỉ khái, bình suyễn thường dùng phối hợp với nhau. Nếu ngoại cảm

gây nên bệnh thì dùng cùng với thuốc giải biểu, hỏa nhiệt gây bệnh thì dùng cùng

với thuốc thanh nhiệt, lý hàn gây bệnh thì dùng cùng với thuốc ôn lý tán hàn. Ngoài

ra nếu chóng mặt co giật hôn mê thường dùng với thuốc trừ phong, bình can, khai

khiếu, an thần. Nếu có chứng loa lịch, hàn đàm thường dùng với thuốc nhuyễn kiên

tán kết.

+ Một số thuốc ôn táo hoá đàm có tác dụng rất mạnh cho nên những chứng ho

khạc đàm lẫn máu, có xu hướng chảy máu thì phải rất thận trọng khi dùng.

2. Thuốc hoá đàm.

+ Thuốc ôn hoá hàn đàm tính dược ôn táo có tác dụng ôn phế trừ đàm, táo

thấp hoá đàm. Chủ yếu điều trị các chứng hàn đàm, thấp đàm, ví như ho suyễn, đàm

màu trắng, rêu lưỡi nhợt, hoa mắt chóng mặt, chi thể tê buốt...

Page 238: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

238

+ Thuốc thanh hóa nhiệt đàm tính dược mát lạnh, có tác dụng thanh nhiệt hoá

đàm, thuốc có tính nhuận sẽ kiêm có tác dụng nhuận táo; thuốc có vị mặn sẽ kiêm

có tác dụng nhuyễn kiên tán kết. Tác dụng chủ yếu để điều trị các chứng nhiệt đàm,

gây ho khó thở, đờm vàng dính, khó khạc, lưỡi khô ráo. Ngoài ra còn dùng để đều

trị chứng đàm nhiệt hoá hoả gây ra trúng phong co giật, co quắp chân tay, loa

lịch.....

+ Trong khi dùng thuốc hoá đàm, phải phân biệt rõ nguyên nhân sinh đàm để

mà điều trị “Tỳ vị sinh đàm chi nguyên”, tỳ hư làm tân dịch không vận hoá, tụ thấp

thành đàm nên khi điều trị thường phải phối hợp với thuốc kiện tỳ táo thấp, để tiêu

bản kiêm thi. Vì đàm dễ làm trở trệ khí cơ, “Khí trệ tắc đàm ngưng, khí hành tắc

đàm tiêu” nên thường phối hợp với thuốc lý khí để tăng cường tác dụng tiêu đàm.

2.1. Bán hạ:

+ Bán hạ (Rhizoma Pinelliae) là thân rễ chọn củ nhỏ của cây bán hạ Pinellia

ternata (Thumb.) Breit, thuộc họ ráy Araceae.

+ Tính vị: cay, ấm, có độc. Qui kinh tỳ, vị, phế.

+ Tác dụng: táo thấp hoá đàm, giáng nghịch chỉ ẩm, tiêu bĩ tán kết, dùng

ngoài để tiêu sưng nề, giảm đau.

+ Chỉ định:

- Điều trị đàm thấp trở trệ gây ho, khí nghịch, đàm nhiều mà đặc, thường

dùng cùng với trần bì như bài nhị trần thang. Điều trị đàm thấp gây chóng mặt

thường dùng cùng với thiên ma, bạch truật như bài bán hạ bạch truật thiên ma thang.

- Điều trị vị khí thượng nghịch gây nôn, thường dùng cùng với sinh khương

như bài tiểu bán hạ thang. Điều trị vị nhiệt gây nôn thì dùng cùng với thạch hộc,

mạch môn... nếu phụ nữ có thai mà gây nôn, tuy có thuyết cho là cấm kỵ dùng,

nhưng cũng có thể dùng cùng với các thuốc phù chính an thai. Gần đây đã chế thành

dịch tiêm để chữa các loại buồn nôn.

- Điều trị các chứng ngực bụng đầy trướng, thấp nhiệt trở trệ thường phối hợp

với can khương, hoàng liên, hoàng cầm để khai bĩ tán kết như bài bán hạ tả tâm

thang. Điều trị chứng đàm nhiệt kết hung thường phối hợp với qua lâu, hoàng liên

như bài tiểu hãm hung thang. Điều trị chứng mai hạch khí, khí uất đàm ngưng

thường dùng cùng với tử tô, hậu phác, phục linh để hoá đàm tán kết như bài bán hạ

hậu phác thang.

Gần đây trên lâm sàng còn dùng bán hạ ở dạng tươi nghiền bột dùng ngoài để

điều trị các trường hợp viêm loét cổ tử cung cũng đạt hiệu quả tốt; có thể phối hợp

với thiên nam tinh nghiền bột làm hoàn để điều trị cơn đau thắt ngực, có tác dụng

Page 239: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

239

cải thiện sóng ST - T trên điện tim; có thể phối hợp với xương bồ nghiện bột nhỏ

vào mũi để điều trị nhịp nhanh trên thất.....

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày. Phải chế trước khi dùng.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi huyết hư, âm hư.....

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng trấn tĩnh các trung khu gây ho, làm giãn khí

quản, giảm tiết ở khí quản do đó có tác dụng tiêu đàm. Trên thỏ thực nghiệm thấy có

tác dụng giảm áp lực nội nhãn.

2.2. Thiên nam tinh:

+ Thiên nam tinh (Rhizoma Arsaematis) là thân rễ của cây thiên nam tinh

Arisaema erubescens (Wall) Schott, thuộc họ ráy Araceae. Một số sách cho rằng

thiên nam tinh là cũng dùng thân rễ nhưng chọn củ to của cây bán hạ Pinellia ternata

(Thumb.) Breit, thuộc họ ráy Araceae.

+ Tính vị: đắng, cay, ấm. Có độc. Qui kinh phế, can, tỳ.

+ Tác dụng: táo thấp hoá đàm, khứ phong giải kinh, dùng ngoài để tiêu thũng chỉ

thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị các chứng hen suyễn tức ngực thường dùng cùng với bán hạ chỉ

thực như bài đạo đàm thang; nếu thuộc về nhiệt đàm thì phối hợp hoàng cầm, qua

lâu.

- Điều trị chứng phong đàm gây chóng mặt thường phối hợp với bán hạ thiên

ma. Điều trị phong đàm trở trệ kinh mạch gây bán thân bất toại, liệt mặt thường

dùng cùng với bán hạ, xuyên ô, bạch phụ tử như bài thanh châu bạch hoàn tử. Điều

trị phá thương phong gây co giật, đờm dãi nhiều thường phối hợp với bạch phụ tử,

thiên ma, phòng phong như bài ngọc chân tán.

- Điều trị các chứng do côn trùng cắn, rắn cắn có thể phối hợp hùng hoàng để

dùng ngoài.

Gần đây còn dùng thiên nam tinh uống để điều trị các khối u nhất là khối u cổ

tử cung đạt hiệu quả nhất định.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai, âm hư táo đàm.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng tiêu đàm, chống co giật, trấn tĩnh, giảm đau.

Trên chuột thực nghiệm thấy có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

2.3. Bạch giới tử (hạt cây cải canh):

+ Bạch giới tử (Semen Sinapis) là hạt quả chín phơi khô của cây giới tử

Sinapis alba L, thuộc họ chữ thập Cruciferae.

Page 240: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

240

+ Tính vị quy kinh: cay, ấm. Qui kinh phế, vị.

+ Tác dụng: ôn phế hoá đàm, lợi khí tán kết.

+ Chỉ định:

- Điều trị hàn đàm trệ tắc ở phế, hen suyễn đàm nhiều thường dùng cùng với

tô tử, lai phục tử như bài tam tử dưỡng tân thang; nếu thiên về hàn có thể phối hợp

tế tân, cam toại, xạ hương tán bột pha uống hoặc dùng dán lên huyệt phế du, cao

hoang. Gần đây dùng dịch tiêm bạch giới tử 10% thủy châm vào huyệt phế du, định

suyễn để điều trị hen suyễn.

- Điều trị các chứng đàm trở trệ ở kinh lạc cơ khớp, thường dùng cùng với

lộc giác giao, nhục quế, thục địa để ôn dương thông trệ, tiêu đàm tán kết như bài

dương hoà thang. Điều trị chứng đàm thấp trở trệ kinh lạc gây tê chân tay hoặc sưng

đau các khớp thường dùng cùng với mã tiền tử, một dược như bài bạch giới tử tán.

+ Liều dùng: 3 - 6g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng trong trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết,

kích ứng ngoài da. Không nên dùng liều cao vì dễ gây viêm đường tiêu hoá, gây đau

bụng ỉa chảy.

2.4. Bạch tiền:

+ Bạch tiền (Rhizoma Cynanchi stauntonii) là thân rễ phơi khô của cây bạch

tiền Cynanchum stauntonii (Decne.) Schltr. ex Levl, thuộc họ thiên lý

Asclepiadaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, hơi ấm. Qui kinh phế.

+ Tác dụng: giáng khí hoá đàm.

- Chỉ dịnh:

- Điều trị ho đờm nhiều, tức ngực, khó thở, không cần phân biệt thuộc về hàn

hay thuộc về nhiệt đều có thể dùng được, thường phối hợp với bán hạ, tử uyển.

- Điều trị ngoại cảm phong hàn gây ho thường dùng cùng với kinh giới, cát

cánh như bài chỉ thấu tán.

- Điều trị nội thương phế nhiệt gây ho thì dùng với tang bạch bì, đình lịch tử

như bài bạch tiền hoàn. Điều trị ho suyễn có phù thũng, sưng đau họng thì phối hợp

với tử uyển, bán hạ, đại kích như bài bạch tiền thang.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

2.5. Cát cánh:

+ Cát cánh (Radis Platycodi) là rễ phơi khô của cây cát cánh Platycodon

grandiflolum (Jaoq.) A.DC, thuộc họ hoa chuông Campanulaceae.

+ Tính vị: đắng, cay, bình. Quy kinh phế.

Page 241: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

241

+ Tác dụng: tuyên phế khứ đàm, lợi yết bài nùng.

+ Chỉ định:

- Điều trị ho do phong hàn, thường phối hợp với tử tô, hạnh nhân như bài

hạnh tô tán. Nếu do phong nhiệt, thường dùng cùng với tang diệp, cúc hoa, hạnh

nhân như bài tang cúc ẩm. Nếu trong ngực cảm thấy tức đầy, đàm trở khí trệ, mất

khả năng thăng giáng thường dùng cùng với chỉ thực để thăng giáng khí cơ, lý khí

khoan hung.

- Điều trị sưng đau hầu họng, mất tiếng thường dùng cùng với cam thảo,

ngưu bàng tử như bài cát cánh thang, hoặc gia vị cam cát thang. Nếu sưng họng,

kèm theo sốt cao thường dùng cùng với xạ can, bản lam căn.

+ Điều trị viêm phổi, ho nhiều, đàm đặc thường dùng cùng với cam thảo như

bài cát cánh thang, trên lâm sàng hay phối hợp với ngư tinh thảo, đông qua nhân để

tăng cường khả năng thanh phế bài nùng.

Ngoài ra còn dùng để tuyên thông phế khí mà thông nhị tiện.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: không nên dùng trong khí cơ thượng nghịch, buồn nôn, chóng mặt,

âm hư hoả vượng. Khi dùng liều cao có thể gây nôn.

+ Tác dụng dược lý: tăng tiết dịch khí quản, làm lỏng đàm để tăng cường bài

tiết ra ngoài; kháng viêm; ức chế tiết dịch dạ dầy và chống loét; giảm co thắt, giảm

đau, chấn tĩnh, giảm đường máu...

3. Thuốc thanh hoá nhiệt đàm.

+ Thuốc thanh hoá nhiệt đàm tính dược mát lạnh, có tác dụng thanh nhiệt hoá

đàm, nhuận táo; thuốc có vị mặn còn có tác dụng nhuyễn kiên tán kết.

+ Tác dụng chủ yếu để điều trị các chứng nhiệt đàm: ho, suyễn, khạc đờm

vàng dính, lưỡi khô ráo.

+ Ngoài ra còn dùng để điều trị chứng đàm niệt hoá hoả gây trúng phong

kinh quyết, loa lịch...

3.1. Tiền hồ (quy nam, thổ đương quy):

+ Tiền hồ (Radis Peucedani) là rễ phơi khô của cây tiền hồ Peucedanum

praeruptorum Dunn, thuộc họ hoa tán Umbelliferae.

+ Tính vị: đắng, cay, hơi hàn. Qui kinh phế.

+ Tác dụng: giáng khí hoá đàm, tuyên tán phong nhiệt.

+ Chỉ định:

- Điều trị hen suyễn đàm nhiều, màu vàng thường dùng cùng với hạnh nhân, tang

bì, bối mẫu như bài tiền hồ tán. Điều trị hàn đàm, thấp đàm thì phối hợp với bạch tiền.

Page 242: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

242

- Điều trị ngoại cảm phong nhiệt gây ho có đàm thường dùng cùng với tang

diệp, ngưu bàng, cát cánh; nếu do phong hàn khái thấu thì phối hợp kinh giới, tử

tuyển.

+ Liều dùng: 6 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tăng cường tiết dịch ở đường khí đạo cho nên có tác

dụng tiêu đàm, tác dụng này tương đối dài, hiệu quả so với cát cánh là tương đương.

Có tác dụng ức chế vi rút cúm. Tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành nhưng không

ảnh đến nhịp tim và khả năng co bóp thì tâm thu.

3.2. Xuyên bối mẫu:

+ Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae cirrhosae) là tép dò phơi khô của cây

bối mẫu Fritillaria cirrhosa D. Don, thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

+ Tính vị: đắng, ngọt, hơi lạnh. Quy kinh tâm, phế.

+ Tác dụng: thanh nhiệt hoá đàm, tuyên phế chỉ khái, tán kết tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Điều trị hư lao phế khái, âm hư gây ho có đàm lâu ngày thường dùng cùng

với sa sâm, mạch môn. Điều trị phế nhiệt, phế táo gây ho thường dùng cùng với tri

mẫu như bài nhị mẫu hoàn.

- Điều trị các chứng loa lịch thường dùng cùng với huyền sâm, mẫu lệ để hoá

đàm, nhuyễn kiên, tiêu loa lịch như bài tiêu loa hoàn. Điều trị nhiệt độc ứ trệ gây

viêm phổi thường dùng cùng với bồ công anh, ngư tinh thảo.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: kỵ ô đầu.

+ Tác dụng dược lý: giảm ho, tiêu đàm, giảm co thắt, chống loét. Thực

nghiệm trên chó thấy có tác dụng giảm huyết áp.

3.3. Qua lâu:

+ Qua lâu (Semen Trichosanthis) là hạt quả chín phơi khô của cây qua lâu

Trichosanthes kirilowii Maxim, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi hàn. Quy kinh phế, vị, đại trường.

+ Tác dụng: thanh nhiệt hoá đàm, khoan hung tán kết, nhuận trường thông

tiện.

+ Chỉ định:

- Điều trị đàm nhiệt khái suyễn thường dùng cùng với bối mẫu, tri mẫu. Nếu đàm

nhiệt nội kết, ho có đàm đặc dính, tức ngực, đại tiện bí, thường dùng cùng với hoàng

cầm, đởm nam tinh, chỉ thực như bài thanh khí hoá đàm hoàn.

Page 243: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

243

- Điều trị căng tức ngực do đàm trọc trở trệ thường dùng cùng với giới bạch.

Gần đây dùng trong điều trị bệnh lý mạch vành, có thể dùng một vị qua lâu hoặc

phối hợp với trầm hương, uất kim, hương phụ để điều trị thể khí trệ, phối hợp với

đan sâm, hồng hoa, đào nhân để điều trị thể huyết ứ.

- Điều trị viêm phổi gây ho ra máu mủ, thường dùng cùng với lô căn, ngư

tinh thảo. Điều trị viêm tuyến vú, sưng nóng đỏ thường dùng cùng với đương quy,

nhũ hương, một dược như bài thần hiệu qua lâu tán.

- Điều trị đại tiện táo bón, qua lâu nhân có tác dụng thông tiện, thường dùng

cùng với hoả ma nhân.

+ Liều dùng: 10 - 20g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi tỳ hư, hàn đàm, thấp đàm.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên chuột thấy có tác dụng giãn mạch

vành, giảm mỡ máu, ức chế một số trực khuẩn .

3.4. Trúc nhự (đạm trúc nhự):

+ Trúc nhự (Caulis bambusae in taeniam) là vỏ xanh phơi khô của cây tre

Bambusa tuldoides Munro, thuộc họ lúa Graminaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi hàn. Quy kinh phế, vị.

+ Tác dụng: thanh nhiệt hoá đàm, trừ phiền chỉ ẩu.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng đàm nhiệt gây ho, tâm phiền mất ngủ, thường dùng cùng với

chỉ thực, bán hạ, phục linh như bài ôn đởm thang.

- Điều trị vị nhiệt ẩu thổ thường dùng cùng với hoàng liên, bán hạ, có thể

dùng với trần bì, sinh khương, nhân sâm như bài trần bì trúc nhự thang.

Ngoài ra trúc nhự còn có tác dụng lương huyết chỉ huyết, điều trị nôn ra máu,

chảy máu cam, băng lậu.

+ Liều dùng: 6 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: ức chế một số trực khuẩn (TK thương hàn, TK lỵ...)

3.5. Trúc lịch:

+ Trúc lịch (Succus bambusae) là nước vắt lấy từ cây tre non sau khi đã được

nướng lên.

+ Tính vị: ngọt, lạnh. Qui kinh tâm, phế, can.

+ Tác dụng: thanh nhiệt hoá đàm, định kinh lợi khiếu.

+ Chỉ định:

- Điều trị đàm nhiệt khái suyễn, đàm dính khó khạc thường dùng với bán hạ,

hoàng cầm như bài trúc lịch đạt đàm hoàn.

Page 244: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

244

- Điều trị trúng phong đàm mê tâm khiếu, điên cuồng thường dùng với nước gừng

để uống. Điều trị trẻ con co giật thường dùng với đởm nam tinh, ngưu hoàng. Gần đây

điều trị viêm não A, sốt do vi rút cũng đạt hiệu quả nhất định.

+ Liều dùng: 30 - 50g/ngày. Thuốc không thể để lâu.

+ Chú ý: cấm dùng trong trường hợp hàn đàm, đại tiện lỏng nát.

3.6. Thiên trúc hoàng (trúc cao, trúc hoàng phấn):

+ Thiên trúc hoàng (Concretio slicea bambusae) là cặn đọng ở đốt của cây

nứa Bampusa textilis MeClure, thuộc họ lúa Graminaceae.

+ Tính vị: ngọt, lạnh. Qui kinh tâm can.

+ Tác dụng: thanh nhiệt hoá đàm, thanh tâm định kinh.

+ Chỉ định:

- Điều trị trẻ em đàm nhiệt co giật (kinh phong), thường dùng với xạ hương,

đởm nam tinh, thần xa như bài bao long hoàn. Điều trị trúng phong thường dùng với

hoàng liên, xương bồ, uất kim.

+ Liều dùng: 3 - 6g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm đau chống viêm.

3.7. Hải tảo (rong biển, rau mã vĩ):

+ Hải tảo (Sargassum) là toàn cây phơi khô của cây tảo Sargassum pallidum

(Turn.) C.Ag, thuộc họ rong mơ Sargassaceae.

+ Tính vị: mặn hàn. Qui kinh can, thận.

+ Tác dụng: tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi niệu tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Điều trị bướu cổ thường dùng với côn bố, bối mẫu, hạ khô thảo, huyền sâm,

liên kiều như bài nội tiêu loa lịch hoàn. Điều trị tinh hoàn sưng đau thường dùng với

lệ chi hạnh, côn bố, xuyên luyện tử.

- Điều trị cước khí phù thũng, thủy thũng thường dùng với trạch tả.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Chú ý: kỵ với cam thảo.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng điều trị các bướu cổ địa phương, ức chế tạm

thời chức năng tuyến giáp tăng tiến, giảm mỡ máu, giảm nhẹ vữa xơ động mạch,

giảm huyết áp, chống ngưng huyết, ức chế trực khuẩn lao.

3.8. Côn bố (hải đới)

+ Côn bố (Thallus Laminariae) là toàn cây phơi khô của cây tảo dẹt

Laminaria japonica aresch, thuộc họ côn bố Laminariaceae.

Page 245: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

245

+ Tính vị: mặn lạnh. Qui kinh can, thận.

+ Tác dụng: tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi niệu tiêu thũng.

+ Chỉ định: giống như hải tảo.

+ Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

Page 246: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

246

3.9. Hải cáp sác:

+ Hải cáp sác (Concha Meretricis seu cyclinnae) là vỏ hến phơi khô hoặc

nung qua lửa của con hến Meretrix meretrix Linnaeus, thuộc loài động vật nhuyễn

thể.

+ Tính vị: mặn lạnh. Qui kinh phế, vị.

+ Tác dụng: thanh phế hoá đàm, nhuyễn kiên tán kết.

+ Chỉ định:

- Điều trị phế nhiệt, đàm hoả gây ra ho, khí suyễn thường dùng với tang bạch

bì, hải phù thạch. Điều trị đàm hoả nội uất gây đau tức ngực sườn, ho ra máu thường

dùng với thanh đại như bài đại cáp tán.

- Điều trị loa lịch, đàm hạch thường dùng với hải tảo, côn bố như bài hàm hoá

hoàn.

Ngoài ra còn có tác dụng lợi niệu ức toan dùng trong thủy khí phù thũng, tiểu

tiện bất lợi.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

3.10. Bán đại hải (lười ươi, bàng đại hải, đại phát):

+ Bán đại hải là quả chín phơi khô của cây đại hải Sterculia lychnophora

Hance, thuộc họ trôm Sterculiaceae.

+ Tính vị: ngọt, lạnh. Qui kinh phế đại trường.

+ Tác dụng: thanh phế hoá đàm, lợi yết khai âm, nhuận tràng thông tiện.

+ Chỉ định:

- Điều trị phế nhiệt, sưng đau yết hầu, khái thấu có thể dùng đơn độc bán đại

hải tán bột uống, có thể dùng với cát cánh, cam thảo.

- Điều trị táo nhiệt tiện bí, đau đầu mắt đỏ thường dùng với các thuốc thanh

nhiệt tả hạ.

+ Liều dùng: 2 - 4g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng co cơ trơn mạch máu, cải thiện chứng viêm niêm

mạc, giảm co thắt gây đau, tăng cường nhu động ruột, cầm ỉa chảy, giảm huyết áp.

4. Thuốc chỉ khái bình suyễn.

4.1. Khổ hạnh nhân:

+ Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum) là hạt khô của cây mơ

Prunus armeniaca L. var. ansu Maxim, thuộc họ hoa hồng Rosaceae.

+ Tính vị: đắng, hơi ấm. Hơi độc. Qui kinh phế, đại trường.

+ Tác dụng: chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện.

Page 247: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

247

+ Chỉ định:

- Điều trị phong hàn gây khó thở thường dùng với ma hoàng, cam thảo. Nếu

do phong nhiệt khái thấu thường dùng với tang diệp, cúc hoa như bài tang cúc ẩm.

Nếu do táo nhiệt khái thấu thường dùng với tang diệp, bối mẫu, sa sâm như bài tang

hạnh thang. Điều trị phế nhiệt khái suyễn thường dùng với thạch cao như bài ma

hạnh thạch cam thang.

- Điều trị đại tiện táo bón thường dùng với bá tử nhân, uất quý nhân như bài

ngũ nhân hoàn.

+ Liều dùng: 3 -10g/ngày.

+ Chú ý: thuốc có độc, không nên dùng liều cao.

+ Tác dụng dược lý: giảm ho, bình suyễn. Liều trúng độc ở người lớn khả

năng dùng 60g có thể tử vong. Ngoài ra có tác dụng ức chế TK thương hàn, phó

thương hàn.

4.2. Tô tử:

+ Tô tử (Fructus Perillae) là quả chín phơi khô của cây tía tô Perilla

frutescens ( L.) Britt, thuộc họ hoa môi Labiatae.

+ Tính vị: cay, ấm. Quy kinh phế, đại trường.

+ Tác dụng: giáng khí hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện.

+ Chỉ định:

- Điều trị phế ủng khí nghịch, khó thở, ho khan, thường dùng với bạch giới tử, lai

phục tử như bài tam tử dưỡng tân thang. Điều trị khái thấu đàm xuyễn do thượng thực hạ

hư thường dùng với nhục quế, đương quy, hậu phác như bài tô tử giáng khí thang.

- Điều trị trường táo tiện bí thường dùng với hạnh nhân, hoả ma nhân, qua

lâu nhân như bài tử tô ma nhân châu.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi âm hư khái thấu, tỳ hư tiết tả.

4.3. Bách bộ (dây ba mươi):

+ Bách bộ (Radis Stemonae) là rễ phơi khô của cây bách bộ Stemona

sessilifolia (Miq.) Miq, thuộc họ bách bộ Stemonaceae.

+ Tính vị: ngọt, đắng,hơi ấm. Quy kinh phế.

+ Tác dụng: nhuận phế chỉ khái, sát trùng (diệt giun).

+ Chỉ định:

- Điều trị khái thấu cũ và mới, bách nhật khái. Điều trị phong hàn khái thấu

thường dùng với kinh giới, cát cánh, tử uyển như bài chỉ thấu tán. Nếu ho lâu ngày

không dứt, khí âm lưỡng hư thường dùng với hoàng kỳ, sa sâm, mạch môn như bài

Page 248: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

248

bách bộ thang. Điều trị khái thấu do âm hư thường dùng với sa sâm, mạch môn,

xuyên bối mẫu. Gần đây dùng bách bộ phối hợp với hoàng cầm, đan sâm điều trị lao

hạch đạt được hiệu quả nhất định.

- Điều trị giun đũa, dùng nước sắc trước khi đi ngủ thụt vào đại tràng. Điều trị âm

đạo ngứa ngáy thường dùng với sà sàng tử, khổ sâm sắc nước rồi ngâm rửa.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm ho, tăng cường khả năng co cơ trơn khí quản, diệt

giun, ức chế trực khuẩn lao, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn ngoài da.

4.4. Tử uyển (thanh uyển, dã ngưu bàng):

+ Tử uyển (Radis Asteris) là rễ và thân phơi khô của cây tử uyển Aster

tataricus L. f, thuộc họ cúc Copositae.

+ Tính vị: cay, ngọt, đắng, ấm. Qui kinh phế.

+ Tác dụng: nhuận phế hóa đàm chỉ khái.

+ Chỉ định:

- Điều trị khái thấu có đàm, bất luận là mới cũ, hàn nhiệt hư thực đều có thể

dùng được.

- Điều trị phong hàn phạm phế, ho và ngứa họng thường dùng cùng với kinh

giới, cát cánh.

- Điều trị âm hư lao khái, trong đàm lẫn máu thường dùng với a giao, bối

mẫu như bài vương hải tàng tử uyển thang. Ngoài ra còn có thể dùng trong viêm

phổi, viêm phế quản, tiểu tiện không thông.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tiêu đàm giảm ho, ức chế trực khuẩn lỵ, trực khuẩn

thương hàn phó thương hàn, trực khuẩn mủ xanh.

4.5. Khoản đông hoa:

+ Khoản đông hoa (Flos Farfarae) là hoa phơi khô của cây khoản đông

Tussilago farfara L, thuộc họ cúc Copositae.

+ Tính vị: cay hơi đắng ấm. Qui kinh phế.

+ Tác dụng: nhuận phế chỉ khái hóa đàm.

+ Chỉ định:

- Điều trị các loại khái thấu, công dụng giống như tử uyển. Thuốc cay ấm mà

nhuận nên hay dùng ở hàn khái, thường dùng với ma hoàng.

- Điều trị phế nhiệt khái suyễn thường dùng với tang bạch bì, qua lâu. Điều

trị phế khí hư thường dùng với nhân sâm, hoàng kỳ.

Page 249: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

249

- Điều trị âm hư táo khái thường dùng với sa sâm, mạch môn. Nếu khái suyễn

lâu ngày trong đàm lẫn máu thường dùng với bạch hợp như bài bách hoa cao.

- Điều trị viêm phổi có mủ thường dùng với cát cánh, ý dĩ như bài khoản hoa

thang.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm ho, nâng huyết áp, ức chế cơ trơn đường tiêu hoá.

4.6. Mã dâu linh:

+ Mã dâu linh (Fructus Aristolochiae) là quả chín phơi khô hoặc trích mật

ong của cây mã dâu linh Aristolochia contorta Bge, thuộc họ mộc hương

Aristolochiaceae.

+ Tính vị: đắng, hơi cay, hàn. Qui kinh phế, đại trường.

+ Tác dụng: thanh phế hoá đàm chỉ khái bình xuyễn.

+ Chỉ định:

- Điều trị phế nhiệt khái suyễn thường dùng với tang bạch bì, tỳ bà diệp,

hoàng cầm.

- Điều trị phế hư hoả thịnh khái suyễn họng khô hoặc trong đàm có máu thì

phối hợp với a giao như bài bổ phế a giao thang. Ngoài ra còn có tác dụng thanh

nhiệt bình can giáng áp để điều trị cao huyết áp do can dương thượng cang.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày

+ Chú ý: không nên dùng liều quá cao vì sẽ gây buồn nôn.

4.7. Tỳ bà diệp (nhót nhật bản):

+ Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae) là lá phơi khô của cây tỳ bà Eriobotrya

japonica (Thumb) Lindl, thuộc họ hoa hồng Rosaceae.

+ Tính vị: đắng, hơi hàn. Qui kinh phế vị.

+ Tác dụng: nhuận phế hoá đàm chỉ khái, giáng nghịch chỉ ẩu.

+ Chỉ định:

- Điều trị phế nhiệt khái thấu thường dùng với tang diệp, tiền hồ, tang bạch

bì, tri mẫu, sa sâm.

- Điều trị phế hư gây ho lâu ngày thì dùng với a giao, bách hợp.

- Điều trị vị nhiệt gây nôn thường dùng với trúc nhự, trần bì.

- Ngoài ra còn dùng trong nhiệt bệnh miệng khát, tiêu khát.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm ho, bình suyễn, tiêu đàm, ức chế tụ cầu vàng.

4.8. Tang bạch bì:

Page 250: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

250

+ Tang bạch bì (Cortex Mori) là vỏ rễ cây dâu Morus alba L, thuộc họ dâu

tằm Moraceae.

+ Tính vị: ngọt hàn. Qui kinh phế .

+ Tác dụng: tả phế bình suyễn, lợi niệu, tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Điều trị phế nhiệt khái suyễn thường dùng với địa cốt bì như bài tả bạch tán. Điều

trị thủy ẩm ứ trệ phế, chướng mãn suyễn tức thường dùng với ma hoàng, hạnh nhân, đình

lịch tử. Nếu phế hư có sốt, ho suyễn, khó thở, ra mồ hôi trộm, thường dùng với nhân sâm,

ngũ vị tử, thục địa như bài bổ phế thang.

- Điều trị chứng phù thũng thường phối hợp với phục linh bì, đại phúc bì như

bài ngũ bì ẩm.

Ngoài ra còn có tác dụng chỉ huyết thanh can điều trị chảy máu cam do can

dương can hoả thượng cang.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng lợi niệu, thực nghiệm động vật chứng minh tăng

cường bài tiết Na, Ca, giảm huyết áp, trấn tĩnh, chống co giật, giảm đau, hưng phấn tử

cung.

4.9. Đình lịch tử:

+ Đình lịch tử (Semen Lepidii) là quả chín phơi khô của cây đình lịch

Lepidium apetalum Willd, thuộc họ chữ thập Cruciferae.

+ Tính vị: đắng cay rất lạnh. Qui kinh phế, bàng quang.

+ Tác dụng: tả phế bình suyễn, lợi niệu, tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Điều trị đàm nhiều, khó thở thường dùng với đại táo như bài đình lịch đại

táo tả phế thang.

- Điều trị phù thũng thường dùng với phòng kỷ, đại hoàng. Điều trị tích thủy ở

khoang ngực thường dùng với hạnh nhân, đại hoàng, mang tiêu như bài đại hãm hung

hoàn.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

4.10. Bạch quả:

+ Bạch quả (Semen Ginkgo) là quả chín phơi khô của cây bạch quả Ginkgo

biloba L, thuộc họ bạch quả Ginkgoaceae.

+ Tính vị: ngọt, đắng, sáp, bình. Có độc. Quy kinh phế.

+ Tác dụng: liễm phế định suyễn, chỉ trệ, sáp niệu.

+ Chỉ định:

Page 251: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

251

- Điều trị hen suyễn do phế thận lưỡng hư thường dùng với ngũ vị tử, hồ đào

nhục. Điều trị phong hàn gây suyễn khái thì phối hợp với ma hoàng. Điều trị ngoại

cảm phong hàn gây khái suyễn thường dùng với ma hoàng, hoàng cầm.

+ Điều trị đới hạ, bạch trọc thường dùng với sơn dược, liên tử. Nếu do thấp nhiệt

đới hạ thường dùng với hoàng bá, sa tiền tử như bài dịch hoàng thang.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Chú ý: thuốc có độc, không nên dùng nhiều.

THUỐC AN THẦN

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Thuốc an thần là những thuốc có tác dụng an thần định trí, dùng để điều trị

các chứng tâm thần bất an.

1.2. Phân loại:

Dựa vào nguồn gốc của thuốc mà phân thành hai loại:

+ Thuốc trọng chấn an thần: có nguồn gốc khoáng thạch, hoá thạch. Tính

trầm giáng nên có tác dụng trọng chấn an thần.

+ Thuốc dưỡng tâm an thần: có nguồn gốc thực vật. Tính nhuận dưỡng, có

tác dụng dưỡng tâm an thần.

1.3. Chỉ định:

Điều trị các chứng tinh thần hoảng hốt không yên (tâm thần bất ninh), hồi

hộp trống ngực, mất ngủ, hay quên, ngủ mê nhiều, co giật, điên cuồng.

1.4. Chú ý:

+ Khi điều trị, nên căn cứ vào các chứng biểu hiện trên lâm sàng mà phối hợp

thuốc để tăng cường hiệu quả:

- Điều trị các chứng tâm hoả vượng thịnh thường dùng với thuốc thanh tâm giáng

hoả.

- Điều trị các chứng đàm nhiệt nhiễu tâm thường dùng với thuốc hoá đàm, thanh

nhiệt.

- Điều trị các chứng can dương thượng cang thường dùng với thuốc bình can tiềm

dương.

- Điều trị các chứng huyết ứ khí trệ thường dùng với thuốc bổ khí.

Page 252: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

252

+ Thuốc nguồn gốc khoáng thạch thường có độc, khi dùng phải thận trọng.

Khi làm viên hoàn hoặc tán bột uống dễ làm tổn thương tỳ, vị, không nên dùng lâu,

khi sắc uống nên sắc kỹ.

Page 253: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

253

2. Thuốc trọng trấn an thần.

2.1. Chu sa (đan sa):

+ Chu sa (Cinnabaris) là dạng bột còn sống chưa chế qua lửa, thành phần chủ

yếu là sunfua thủy ngân thiên nhiên HgS.

+ Tính vị: ngọt, lạnh; có độc. Quy kinh tâm.

+ Tác dụng: trấn tâm an thần, thanh nhiệt giải độc.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tâm thần bất ninh, hồi hộp trống ngực, phiền táo mất ngủ

thường dùng với hoàng liên, liên tử tâm. Điều trị chứng tâm huyết hư thường dùng

với đương quy, sinh địa như bài chu sa an thần hoàn. Điều trị chứng âm huyết hư

thường dùng với toan táo nhân, bá tử nhân, đương quy. Nếu do kinh sợ hoặc tâm khí

hư, tâm thần bất ninh, có thể dùng chu sa cho vào tim lợn đun cách thủy để ăn.

- Điều trị chứng co giật do sốt cao, lú lẫn, mê man thường dùng với ngưu

hoàng, xạ hương như bài an cung ngưu hoàng hoàn. Điều trị trẻ con sốt cao, co giật

thường dùng với ngưu hoàng, toàn yết, câu đằng như bài ngưu hoàng tán.

- Điều trị mụn nhọt lở loét thường dùng với hùng hoàng, đại kích, sơn từ cô

như bài tử kim định. Dùng trong sưng đau họng, miệng lở loét thường dùng với

băng phiến, bằng sa như bài băng bằng tán.

+ Liều dùng: 0,3 - 1g/ngày.

+ Chú ý: thuốc có độc, không được dùng quá liều. Để tránh ngộ độc thuỷ

ngân, không dùng lửa đun trực tiếp sẽ tránh được chiết xuất ra thủy ngân.

2.2. Từ thạch:

+ Từ thạch (Magnetitum) là một loại quặng có chứa sắt từ, thành phần chủ

yếu là Fe3O4.

+ Dạng dùng: dạng bột mịn.

+ Tính vị: mặn, hàn. Quy kinh tâm, can, thận.

+ Tác dụng: trấn kinh an thần, bình can tiềm dương, thông nhĩ minh mục, nạp

khí định suyễn.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tâm thần bất ninh, hồi hộp trống ngực, mất ngủ do thận hư

can vượng, can hoả thượng xung nhiễu động tâm thần hoặc kinh sợ khí loạn, thường

dùng với chu sa, thần khúc như bài từ chu hoàn.

- Điều trị chứng can dương vượng gây đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt thường

dùng với thạch quyết minh, mẫu lệ, bạch thược.

Page 254: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

254

- Điều trị chứng thận hư, tai ù thường dùng với thục địa, sơn thù, ngũ vị;

dùng trong can thận bất túc, mắt mờ thường dùng với kỷ tử, cúc hoa.

- Điều trị chứng thận hư gây khó thở (suyễn tức) thường dùng với ngũ vị tử,

hồ đào nhục, cáp giới.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày sắc uống. Nếu nhập hoàn dùng 1 - 3g/ngày.

+ Chú ý: sau khi uống khó tiêu hoá, không nên uống nhiều. Thận trọng dùng

khi tỳ vị hư nhược.

2.3. Long cốt:

+ Long cốt (Os Draconis) là hóa thạch của xương một số loài động vật cổ đại

(voi mamut, tê giác...).

+ Tính vị: ngọt, sáp, bình. Quy kinh tâm, can, thận.

+ Tác dụng: trấn kinh an thần, bình can tiềm dương, thu liễm cố sáp.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tâm thần bất ninh, hồi hộp, mất ngủ, mê nhiều, hay quên

thường dùng với chu sa, toan táo nhân, bá tử nhân. Điều trị chứng điên cuồng

thường dùng với ngưu hoàng, đởm nam tinh, từ thạch.

- Điều trị chứng can dương vượng thường dùng với đại giả thạch, mẫu lệ,

ngưu tất như bài trấn can tức phong thang.

- Điều trị thận hư gây di tinh, hoạt tinh thường dùng với mẫu lệ, sa uyển tử,

khiếm thực như bài kim toả cố tinh hoàn. Điều trị tâm thận lưỡng hư, tiểu tiện nhiều

thường dùng với tang phiêu tiêu, quy bản, đỗ trọng như bài tang phiêu tiêu tán. Điều

trị phụ nữ khí hư, xung nhâm bất cố gây kinh nguyệt kéo dài ngày không dứt (băng

lậu), thường dùng với hoàng kỳ, ô tặc cốt, ngũ vị tử như bài cố xung thang. Điều trị

biểu hư tự hãn, âm hư đạo hãn thường dùng với hoàng kỳ, mẫu lệ, phù tiểu mạch,

ngũ vị tử.

Ngoài ra dùng ngoài điều trị mụn nhọt có tác dụng thu liễm sinh cơ thường

dùng với bột khô phàn.

+ Liều dùng: 15 -30g/ngày sắc uống.

3. Thuốc dưỡng tâm an thần.

3.1. Toan táo nhân:

+ Toan táo nhân (Semen Ziziphi) là nhân hạt táo phơi hay sấy khô của cây

táo Ziziphus jujuba Mill, thuộc họ táo Rhamnaceae.

+ Tính vị: ngọt, chua, bình. Quy kinh tâm, can, đởm.

+ Tác dụng: dưỡng tâm ích can, an thần, liễm hãn.

+ Chỉ định:

Page 255: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

255

- Điều trị chứng hồi hộp trống ngực, mất ngủ do tâm can huyết hư thường

dùng với đương quy, hà thủ ô, long nhãn nhục. Điều trị chứng can hư có nhiệt

thường dùng với tri mẫu, phục linh, xuyên khung như bài toan táo nhân thang. Điều

trị chứng tâm tỳ khí hư gây hồi hộp mất ngủ thường dùng với đương quy, hoàng kỳ,

đẳng sâm như bài quy tỳ thang. Điều trị chứng tâm thận bất túc, âm hư dương cang

gây mất ngủ, hồi hộp, hay quên thường dùng với mạch môn, sinh địa, viễn trí như

bài thiên vương bổ tâm đan.

- Điều trị chứng cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi (đa hãn) thường dùng với

ngũ vị tử, sơn thù, hoàng kỳ.

+ Liều dùng: 10 - 20g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: trấn tĩnh, gây ngủ, giảm đau, chống co giật, giảm huyết

áp, rối loạn dẫn truyền tim, hưng phấn tử cung.

3.2. Bá tử nhân:

+ Bá tử nhân (Semen Platycladi) là hạt phơi hay sấy khô của cây trắc bách

Platyclatus orientalis ( L. ) Franco, thuộc họ trắc bách Cupressaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh tâm, thận, đại trường.

+ Tác dụng: dưỡng tâm an thần, nhuận trường, thông tiện.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng hồi hộp trống ngực, mất ngủ (tâm qúy thất miên) do tâm âm

hư, tâm thận bất giao thường dùng với ngũ vị tử, nhân sâm, mẫu lệ như bài bá tử

nhân hoàn. Điều trị tâm âm bất túc hư phiền mất ngủ, hồi hộp trống ngực, đạo hãn

thường dùng với mạch môn, thục địa, thạch xương bồ như bài bá tử dưỡng tâm

hoàn.

- Điều trị chứng đại tiện bí kết thường dùng với hỏa ma nhân, uất quý nhân

như bài ngũ nhân hoàn.

+ Liều dùng: 10 - 20g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi đại tiện lỏng, đa đàm.

3.3. Viễn trí:

+ Viễn trí (Radis Polygalae) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây viễn trí

Polygala tenuifolia Willd, thuộc họ viễn trí Polygalaceae.

+ Tính vị: đắng, cay, hơi ấm. Quy kinh tâm, thận, phế.

+ Tác dụng: ninh tâm an thần, khứ đàm khai khiếu, tiêu tán ung thũng.

+ Chỉ định:

Page 256: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

256

- Điều trị chứng tâm thận bất giao gây tâm thần bất ninh, hồi hộp không yên, mất

ngủ hay quên thường dùng với nhân sâm, long sỉ, phục thần như bài an thần định trí

hoàn.

- Điều trị chứng đàm trệ tâm khiếu, ngã lăn bất tỉnh, co giật thường dùng với

bán hạ, thiên ma, toàn yết.

- Điều trị chứng đàm nhiều, ho nhiều thường dùng với hạnh nhân, bối mẫu, cát

cánh.

- Điều trị mụn nhọt, sưng đau vú, không phân biệt hàn nhiệt hư thực, dùng

viễn trí tán bột pha với hoàng tửu uống.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi vị hoả, loét dạ dày - tá tràng.

+ Tác dụng dược lý: trấn tĩnh, giảm co giật. Thực nghiệm thấy có tác dụng hưng

phấn tử cung; ức chế TK lao, TK mủ xanh, TK lỵ, TK thương hàn.

3.4. Dạ giao đằng (dây hà thủ ô, dạ hợp):

+ Dạ giao đằng là thân leo phơi hay sấy khô của cây dạ giao Polygonum

multiflorum Thumb, thuộc họ rau răm Polygonaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh tâm, can.

+ Tác dụng: dưỡng tâm an thần, khứ phong thông lạc.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng hư phiền mất ngủ, tâm thần bất ninh thường dùng với long

sỉ, bá tử nhân, trân châu mẫu như bài giáp ất quy tàng thang.

- Điều trị chứng huyết hư, đau nhức mình mẩy, phong thấp tý thống thường dùng

với kê huyết đằng, tang ký sinh, đương quy, xuyên khung. Ngoài ra nước sắc dùng ngoài

để rửa có tác dụng giảm ngứa ngoài da.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Thuốc bình can tức phong là những thuốc có tác dụng bình can tiềm dương, tức

phong chỉ kinh, chủ yếu dùng để điều trị can dương thượng cang hoặc can phong nội

động.

1.2. Phân loại:

Page 257: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

257

+ Thuốc bình ức can dương.

+ Thuốc tức phong chỉ kinh.

1.3. Chú ý:

+ Khi dùng thuốc bình can tức phong phải căn cứ vào bệnh nhân, bệnh cơ,

kiêm chứng để có sự phối hợp thuốc cho thích đáng. Điều trị chứng can dương

thượng cang thường dùng với tư dưỡng thận âm, ích âm để chế dương.

+ Điều trị chứng can phong nội động:

- Do can dương hoá phong: thường phối hợp thuốc tức phong chỉ kinh với

thuốc bình can tiềm dương.

- Do nhiệt cực sinh phong thường phối hợp thuốc thanh nhiệt tả hoả.

- Do âm hư huyết hao (huyết hư sinh phong) thường dùng với thuốc bổ âm.

Nếu kiêm có khiếu bế thần hôn thường dùng với thuốc khai khiếu tỉnh thần.

Nếu kiêm mất ngủ hay mê (thất miên đa mộng), tâm thần bất ninh thường dùng với

các thuốc an thần; kiêm có ho nhiều đờm thường dùng với các thuốc hoá đàm…

+ Thuốc trong nhóm có tính hàn lương và có tính ôn táo nên khi dùng phải

phân biệt tính vị để dùng cho thích hợp.

2. Thuốc bình ức can dương.

Thuốc trong nhóm phần lớn là khoáng thạch, có tác dụng bình can tiềm

dương, bình ức can dương, thanh can nhiệt, an tâm thần. Chủ yếu dùng để điều trị

can dương thượng cang gây đau đầu chóng mặt, tai ù hoặc can hoả vượng gây mặt

đỏ mắt đỏ, đau dầu, phiền táo, dễ cáu. Thuốc trong nhóm này thường dùng với thuốc

tức phong chỉ kinh và thuốc an thần để điều trị chứng can phong nội động, phiền táo

mất ngủ.

2.1. Thạch quyết minh (ốc khổng, cửu khổng):

+ Thạch quyết minh (Concha Haliotidis) là vỏ phơi khô của ốc cửu khổng

Haliotis diversicolor Reeve, thuộc họ Haliotidae, ngành nhuyễn thể Mollusca.

+ Tính vị: mặn, hàn. Quy kinh can.

+ Tác dụng: bình can tiềm dương, thanh can minh mục.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng can dương thượng cang gây đau đầu chóng mặt thường dùng

với sinh địa, mẫu lệ, bạch thược. Điều trị chứng can hoả cang thịnh, đau đầu, dễ cáu,

phiền táo thường dùng với hạ khô thảo, câu đằng, cúc hoa.

- Điều trị chứng can hoả thượng viêm gây mắt đỏ sưng đau thường dùng với

hạ khô thảo, quyết minh tử. Điều trị chứng âm hư huyết thiếu gây mắt mờ, hoa mắt

thường dùng với địa hoàng, câu kỷ tử, thỏ ty tử.

Page 258: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

258

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: trấn tĩnh, trung hoà dịch vị dạ dày.

2.2. Trân châu mẫu:

+ Trân châu mẫu (Concha Margaritifera) là hạt ngọc mài thành bột hoặc tán

nhỏ trong con trai Pteria martensii Dunker, thuộc họ trân châu Aviculidaceae hay

Pteridae.

+ Tính vị: mặn, hàn. Quy kinh tâm, can.

+ Tác dụng: bình can tiềm dương, thanh can minh mục, trấn tâm an thần.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng can dương thượng cang gây hoa mắt chóng mặt thường dùng

với mẫu lệ, bạch thược, từ thạch. Nếu can dương thượng cang, kiêm có can nhiệt

phiền táo dễ cáu thường dùng với câu đằng, cúc hoa, hạ khô thảo.

- Điều trị chứng can nhiệt gây mắt đỏ sưng đau thường dùng với thạch quyết minh,

cúc hoa, sa tiền tử. Nếu do can hư mắt mờ, hoa mắt thường dùng với kỷ tử, hắc chi ma.

- Điều trị chứng kinh quý thất miên, tâm thần không yên thường dùng với

thiên ma, câu đằng, thiên nam tinh. Ngoài ra trân châu mẫu còn tán bột dùng ngoài,

điều trị thấp chẩn ngứa ngáy, chảy nước vàng. Gần đây dùng bột trân châu uống để

điều trị loét dạ dầy tá tràng.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

2.3. Mẫu lệ:

+ Mẫu lệ (Concha Ostreae) là vỏ phơi khô của con hàu Ostrea gigas Thumb,

thuộc họ mẫu lệ Ostreidae.

+ Tính vị: mặn, sáp, hơi hàn. Quy kinh can, thận.

+ Tác dụng: bình can tiềm dương.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng can dương thượng cang, đau đầu chóng mặt thường dùng với

long cốt, quy bản, ngưu tất như bài trấn can tức phong thang. Nếu nhiệt bệnh lâu

ngày, hun đúc chân âm, hư phong nội động thường dùng với miết giáp, quy bản,

sinh địa như bài đại định phong châu.

- Điều trị chứng đàm hạch, loa lịch do đàm hoả uất kết thường dùng với bối

mẫu, huyền sâm như bài tiêu loa hoàn. Gần đây dùng trong điều trị gan to, lách to

thấy đạt hiệu quả tốt.

- Điều trị di tinh, hoạt tinh, di niệu, tiểu tiện nhiều lần, băng lậu, đới hạ, tự

hãn, đạo hãn… thường dùng với thuốc bổ hư, thuốc thu liễm cố sáp. Gần đây có báo

cáo dùng mẫu lệ sắc uống điều trị lao phổi mà bị đạo hãn đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra

Page 259: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

259

mẫu lệ còn có tác dụng thu liễm ức toan dùng để điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng

thường dùng với ô tặc cốt, bối mẫu tán bột uống.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

2.4. Đại giả thạch:

+ Đại giả thạch (Haematitum) là khoáng thạch tán bột, thành phần chủ yếu là

Fe2O3 .

+ Tính vị: đắng, lạnh. Quy kinh can, tâm.

+ Tác dụng: bình can tiềm dương, trọng trấn giáng nghịch, lương huyết chỉ

huyết.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng can dương thượng cang, can hoả thịnh thường dùng với

thạch quyết minh, hạ khô thảo, ngưu tất như bài đại giả thạch thang. Điều trị can

thận âm hư, can dương thượng cang thường dùng với quy bản, mẫu lệ, bạch thược

như bài trấn can tức phong thang.

- Điều trị vị khí thượng nghịch gây nôn, ợ hơi, ợ chua thường dùng với bán

hạ, sinh khương.

- Điều trị chứng tức ngực, ho, khó thở dùng đại giả thạch tán bột pha với

nước cơm uống. Điều trị phế thận bất túc, âm dương lưỡng hư gây khó thở (khí

suyễn) thường dùng với đảng sâm, sơn thù, hồ đào nhục như bài sâm giả trấn khí

thang.

- Điều trị chứng huyết nhiệt vong hành gây nôn ra máu, chảy máu cam

thường dùng với bạch thược, trúc nhự, ngưu bàng tử như bài hàn giáng thang. Dùng

trong huyết nhiệt gây hành kinh kéo dài không dứt thường dùng với xích thạch chi,

ngũ linh chi.

+ Liều dùng: 19 - 30g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai, không nên dùng lâu.

+ Tác dụng dược lý: tăng sinh hồng cầu, tăng hưng phấn đường tiêu hoá làm

tăng nhu động ruột; trấn tĩnh.

2.5. Tật lê (gai ma vương, gai trống, thích tật lê):

+ Tật lê (Fructus Tribuli) là quả chín phơi hay sấy khô của cây tật lê Tribulus

terrestris L, thuộc họ tật lê Zygophyllaceae.

+ Tính vị: đắng, cay, bình. Quy kinh can.

+ Tác dụng: bình can sơ can, khứ phong minh mục.

+ Chỉ định:

Page 260: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

260

- Điều trị chứng can dương thượng cang, hoa mắt chóng mặt, thường dùng

với câu đằng, trân châu mẫu, cúc hoa để tăng cường tác dụng bình can.

- Điều trị chứng can uất khí trệ thường dùng với sài hồ, hương phụ, thanh bì.

Điều trị đau tức ngực sườn, có thể dùng tật lê tán bột uống. Dùng trong sản phụ sau

đẻ, do can uất sữa không thông thường dùng với xuyên sơn giáp, vương bất lưu

hành.

- Điều trị chứng phong nhiệt gây mắt đỏ sưng đau thường dùng với cúc hoa,

quyết minh tử, mạn kinh tử như bài bạch tật lê tán.

- Điều trị chứng phong chẩn, ngứa ngoài da, thường dùng với phòng phong, kinh

giới.

+ Liều dùng: 6 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên động vật thấy có tác dụng hạ huyết áp.

Ngoài ra có tác dụng lợi niệu, ức chế TK tụ cầu vàng, TK lỵ.

3. Thuốc tức phong chỉ kinh.

+ Thuốc tức phong chỉ kinh là thuốc có tác dụng bình tức can phong, điều trị

can phong nội động, co giật (kinh quyết).

+ Phong bệnh có nội phong, ngoại phong. Nội phong nên bình tức, ngoại

phong nên sơ tán. Thuốc trong nhóm dùng để điều trị bệnh ôn nhiệt, nhiệt cực

phong động, can dương hoá phong, huyết hư sinh phong gây ra chứng chóng mặt

muốn ngã, cứng gáy, chân tay run; hoặc dùng điều trị chứng phong dương kết hợp

với đàm ẩm; hoặc dùng trong phá thương phong gây co cứng như hình cánh cung.

+ Thuốc trong nhóm còn có tác dụng bình can tiềm dương, thanh tả can hoả,

dùng trong các chứng can dương thượng cang gây đau đầu, chóng mặt.

3.1. Linh dương giác:

+ Linh dương giác (Cornu Saigae Tataricae) là sừng thái thành phiến mỏng

của con linh dương Saiga tatarica Linnaeus, thuộc họ trâu bò (sừng rỗng) Bovidae.

+ Tính vị: mặn, hàn. Quy kinh can, tâm.

+ Tác dụng: bình can tức phong, thanh can minh mục, thanh nhiệt, giải độc.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng can phong nội động trong bệnh ôn nhiệt, nhiệt tà tích thịnh,

nhiệt cực phong động, thường dùng với câu đằng, cúc hoa, bạch thược như bài linh

giác câu đằng ẩm.

- Điều trị chứng can dương thượng cang gây hoa mắt chóng mặt thường dùng

với thạch quyết minh, mẫu lệ, thiên ma.

Page 261: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

261

- Điều trị chứng can hoả thượng xung gây mắt đỏ, đầu đau thường dùng với

long đởm thảo, quyết minh tử, hoàng cầm như bài linh dương giác tán.

- Điều trị chứng nhiệt bệnh thần hôn gây phát sốt, phát cuồng thường dùng

với thạch cao, hàn thuỷ thạch. Ngoài ra linh dương giác còn dùng để điều trị phế

nhiệt khái thấu như bài linh dương thanh phế tán .

+ Liều dùng: 1 - 3g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: ức chế hệ thống trung khu thần kinh, trấn tĩnh, tăng

cường khả năng chịu thiếu oxy trên thực nghiệm. Nước sắc có tác dụng chống co

giật, giải nhiệt; liều nhỏ làm sức co bóp tâm thu; liều trung bình làm rối loạn dẫn

truyền; liều cao làm giảm nhịp tim, ngừng tim.

3.2. Ngưu hoàng:

+ Ngưu hoàng (Calculus Bovis) là sạn sỏi mật của con bò Bos taurus

domesticus Gmelin, hoặc của con trâu Babalus bubalis L, thuộc họ trâu bò (sừng

rỗng) Bovidae.

+ Tính vị: đắng, mát. Quy kinh can, tâm.

+ Tác dụng: tức phong chỉ kinh, hóa đàm khai khiếu, thanh nhiệt giải độc.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng bệnh ôn nhiệt, trẻ em kinh phong thường dùng với chu sa,

toàn yết, câu đằng như bài ngưu hoàng tán.

- Điều trị chứng bệnh ôn nhiệt, nhiệt nhập tâm bào, trúng phong, kinh phong

thường dùng với xạ hương, chi tử, hoàng liên như bài an cung ngưu hoàng hoàn.

- Điều trị sưng đau hầu họng, miệng lưỡi lở loét thường dùng với hoàng cầm,

hùng hoàng, đại hoàng như bài ngưu hoàng giải độc hoàn. Điều trị mụn nhọt, loa

lịch thường dùng với xạ hương, nhũ hương, một dược như bài tê hoàng hoàn.

+ Liều dùng: 0,2 - 0,5g/ngày.

+ Chú ý: thận trọng dùng khi phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: trấn tĩnh, giảm co thắt, giãn huyết quản, giảm huyết áp,

tăng tiết mật, bảo vệ tế bào gan.

3.3. Câu đằng:

+ Câu đằng (Ramulus Uncariae Cumuncis) là mẩu thân có gai của dây câu

đằng Uncaria rhynchophylla ( Miq) Jacks, thuộc họ cà phê Rubiaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi hàn. Quy kinh can, tâm bào.

+ Tác dụng: tức phong chỉ kinh, thanh nhiệt bình can.

+ Chỉ định:

Page 262: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

262

- Điều trị trẻ em bị kinh phong gây sốt cao, răng nghiến chặt, chân tay co

quắp thường dùng với ma hoàng, toàn yết như bài câu đằng ẩm. Điều trị bệnh ôn

nhiệt, nhiệt cực sinh phong, chân tay co quắp thường dùng với linh dương giác, bạch

thược, cúc hoa như bài linh giác câu đằng thang.

+ Điều trị chứng can dương thượng cang gây đau đầu, chóng mặt buồn nôn.

Nếu do can hoả vượng thường dùng với hạ khô thảo, chi tử, hoàng cầm. Nếu do can

dương vượng thường dùng với thiên ma, cúc hoa, thạch quyết minh. Gần đây, dùng

câu đằng điều trị cao huyết áp thấy có tác dụng ôn hoà và hạ áp. Ngoại trừ bệnh

nhân cao huyết áp giai đoạn III ra, còn lại phần lớn bệnh nhân đều thấy huyết áp

giảm, cùng với dó là các triệu chứng lâm sàng cũng giảm theo.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày. Không nên sắc quá 20 phút.

3.4. Thiên ma:

+ Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae) là thân rễ phơi khô của cây thiên ma

Gastrodia elata Bl, thuộc họ lan Orchidaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh can.

+ Tác dụng: tức phong chỉ kinh, bình ức can dương, khứ phong thông lạc.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng can phong nội động, không phân biệt hàn nhiệt hư thực, đều

có thể dùng được. Điều trị trẻ em bị cấp kinh phong thường dùng với linh dương

giác, câu đằng, toàn yết như bài câu đằng ẩm tử. Điều trị phá thương phong, co giật

hình cánh cung thường dùng với thiên nam tinh, bạch phụ tử, phòng phong như bài

ngọc chân tán.

- Điều trị chứng can dương thượng cang gây đau đầu chóng mặt thường dùng

với câu đằng, thạch quyết minh như bài thiên ma câu đằng thang.

- Điều trị chứng trúng phong kinh lạc, bại liệt nửa người, chân tay co quắp

thường dùng với xuyên khung như bài thiên ma hoàn. Điều trị chứng phong thấp tý

thống, cơ khớp co duỗi khó khăn thường dùng với tần cửu, khương hoạt, tang chi

như bài tần cửu thiên ma thang. Gần đây dùng thiên ma điều trị đau thần kinh toạ,

đau thần kinh sinh ba đạt hiệu quả tốt.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm huyết áp ngoại vi, giảm trở lực ở động mạch vành,

giảm nhịp tim, giảm đau

3.5. Địa long (khâu dẫn, giun đất):

+ Địa long (Pheretima) là toàn bộ con giun. Phertima aspergillum (Perrier),

mổ bỏ ruột sấy khô, thuộc họ cự dẫn Megascolecidae.

+ Tính vị: mặn, hàn. Quy kinh can, tỳ, bàng quang.

Page 263: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

263

+ Tác dụng: thanh nhiệt tức phong, thông lạc, bình suyễn, lợi niệu.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng ôn bệnh nhiệt cực sinh phong, hôn mê, loạn ngôn ngữ, chân

tay co quắp thường dùng với câu đằng, ngưu hoàng, bạch cương tàm.

- Điều trị chứng khí hư huyết trệ, bán thân bất toại thường dùng với hoàng

kỳ, đương quy, xuyên khung như bài bổ dương hoàn ngũ thang.

- Điều trị chứng tý thường dùng với phòng kỷ, tần cửu, nhẫn đông đằng. Nếu

do phong hàn thấp tý, cơ khớp tê buốt, co duỗi khó khăn thường dùng với xuyên ô,

thiên nam tinh, nhũ hương như bài tiểu hoạt lạc đan.

- Điều trị chứng phế nhiệt khái suyễn, khi thở nghe có tiếng rít ở cổ thường

dùng với ma hoàng, thạch cao, hạnh nhân. Gần đây chế thành dịch tiêm, bột địa long

điều trị co thắt khí quản, viêm khí quản thấy có tác dụng mhất định.

- Điều trị chứng nhiệt kết bàng quang, tiểu tiện bất lợi thường dùng với sa

tiền tử, mộc thông, trạch tả. Ngoài ra còn điều trị cao huyết áp nguyên phát, bệnh

tâm thần cũng đạt hiệu quả nhất định.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: duy trì hạ huyết áp tương đối lâu, hưng phấn tử cung, hạ

sốt, trấn tĩnh, chống co giật.

3.6. Toàn yết (bọ cạp, toàn trùng):

+ Toàn yết (Scorpio) là toàn bộ con bọ cạp Buthus martensii Karsch, qua bào

chế mới sử dụng, thuộc họ bò cạp Scorpionidae.

+ Tính vị: cay, bình; có độc. Quy kinh can.

+ Tác dụng: tức phong chỉ kinh, công độc tán kết, thông lạc chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng co quắp do các nguyên nhân khác nhau thường dùng với ngô

công nghiền bột uống. Nếu trẻ em bị cấp kinh phong gây sốt cao co giật, hôn mê

thường dùng với linh dương giác, câu đằng, thiên ma. Điều trị chứng uốn ván (phá

thương phong) thường dùng với ngô công, thiên nam tinh, thuyền thoái như bài ngũ

long bức phong tán. Điều trị chứng trúng phong kinh lạc, khẩu nhãn oa tà thường

dùng với bạch cương tàm, bạch phụ tử.

- Điều trị mụn nhọt, loa lịch kết hạch, lấy toàn yết, chi tử 7 phần cho vào dầu

vừng nấu thành cao bôi ngoài. Gần đây dùng toàn yết, ngô công, địa long… tán bột

làm viên hoàn để điều trị viêm tắc động mạch, tĩnh mạch, lao hạch, lao khớp đạt

hiệu quả tốt.

Page 264: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

264

- Điều trị phong thấp tý chứng, cân mạch co rút, khớp xương biến dạng

thường dùng với xuyên ô, bạch hoa xà, một dược.

- Điều trị chứng đau đầu dai dẳng, thường dùng với ngô công, bạch cương

tàm, bạch phụ tử, xuyên ô.

+ Liều dùng: 2 - 5g/ngày.

+ Chú ý: thuốc có độc, không nên dùng liều cao, thận trọng dùng khi phụ nữ

có thai.

+ Tác dụng dược lý: giảm áp, trấn tĩnh.

3.7. Ngô công:

+ Ngô công (Scolopendra) là xác phơi khô của con rết Scolopendra

subspinipes mutilans L. Koch, thuộc họ rết Scolopenđriae.

+ Tính vị: cay, ôn; có độc. Quy kinh can.

+ Tác dụng: tức phong chỉ kinh, công độc tán kết, thông lạc chỉ thống.

+ Chỉ định: giống như toàn yết, điều trị phần lớn các nguyên nhân gây ra co

quắp như bài chính kinh tán.

- Điều trị mụn nhọt, loa lịch kết hạch thường dùng với hùng hoàng, mật lợn

nấu thành cao bôi chỗ tổn thương như bài bất nhị tán. Điều trị rắn cắn thường dùng

với hoàng liên, đại hoàng, sinh cam thảo.

- Điều trị phong thấp tý chứng thường dùng với phòng phong, độc hoạt, uy

linh tiên.

- Điều trị chứng đau đầu lâu ngày thường dùng với thiên ma, xuyên khung,

bạch cương tàm.

+ Liều dùng: 1 - 3g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai. Thuốc có độc, không nên dùng liều

cao.

+ Tác dụng dược lý: ức chế TK lao, TK ngoài da, ức chế tế bào ung thư.

3.8. Cương tàm:

+ Cương tàm (Bombyx Batryticatus) là cả con tằm Bombyx mori Linnaeus,

bị bệnh chết do trùng Batrytis bassiana Bals gây ra, thuộc họ tằm vôi Bombycidae.

+ Tính vị: mặn, cay, bình. Quy kinh can, phế.

+ Tác dụng: tức phong chỉ kinh, khứ phong chỉ thống, hoá đàm tán kết.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng trẻ em đàm nhiệt gây co giật cấp, thường dùng với toàn yết,

ngưu hoàng, đởm nam tinh như bài thiên kim tán. Điều trị trẻ em tỳ hư gây đại tiện

lỏng nát, sống phân thường dùng với đảng sâm, bạch truật, thiên ma như bài tỉnh tỳ

Page 265: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

265

tán. Điều trị chứng phá thương phong thường dùng với toàn yết, ngô công, câu đằng

như bài nhiếp phong tán.

- Điều trị chứng trúng phong kinh lạc, khẩu nhãn oa tà thường dùng với toàn

yết, bạch phụ tử như bài khiên chính tán.

- Điều trị chứng phong nhiệt gây đau đầu, mắt đỏ sưng đau thường dùng với

tang diệp, mộc tặc, kinh giới như bài bạch cương tàm tán. Điều trị chứng phong

nhiệt thượng công gây hầu họng sưng đau thường dùng với cát cánh, kinh giới, cam

thảo như bài lục vị thang. Điều trị phong chẩn, có thể dùng cương tàm tán bột uống,

hoặc dùng với thuyền thoái, bạc hà.

- Điều trị chứng đàm hạch, loa lịch thường dùng với bối mẫu, hạ khô thảo,

liên kiều.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

THUỐC KHAI KHIẾU

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Thuốc khai khiếu là những thuốc có tính tân hương tán (cay, thơm, phát tán), có tác

dụng khai khiếu tỉnh thần, dùng để điều trị chứng bệnh bế chứng thần hôn.

1.2. Tác dụng chung:

+ Tâm tàng thần, chủ thần minh, tâm khiếu khai thông làm cho tâm chủ thần

ninh, thần chí tỉnh táo, tư duy logic. Nếu tâm khiếu bị trở trệ, thanh khiếu bị bưng

bít làm cho thần minh nội bế, thần thức hôn mê, bất tỉnh nhân sự.

+ Thuốc khai khiếu vị cay, phương hương, tính phát tán, đều nhập vào tâm

kinh, có tác dụng thông quan khai khiếu, tỉnh thần.

1.3. Chỉ định chung:

Ôn bệnh nhiệt hãm tâm bào, đàm trọc bưng bít thanh khiếu gây ra mê man,

nói lảm nhảm, co giật…

1.4. Chú ý khi dùng:

+ Thần chí hôn mê phân thành hư - thực: hư chứng thuộc chứng thoát, thực

chứng thuộc chứng bế.

- Thoát chứng nên dùng pháp bổ hư cố thoát (không nên dùng thuốc khai

khiếu).

Page 266: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

266

- Bế chứng nên dùng thuốc thông quan khai khiếu, tỉnh thần (dùng thuốc khai

khiếu).

. Hàn bế: mặt xanh, người lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch trì, điều trị nên phối hợp

thuốc ôn lý trừ hàn để điều trị

. Nhiệt bế: mặt hồng, người nóng, rêu lưỡi vàng, mạch sác, điều trị nên phối

hợp thuốc thanh nhiệt giải độc để điều trị.

+ Nếu bế chứng mà tinh thần lơ mơ, mê man, kiêm có co giật thì phối hợp

với thuốc tức phong chỉ kinh.

+ Thuốc khai khiếu vị cay, thơm, phát tán là thuốc dùng để cấp cứu, dễ làm

hao thương chính khí, nên chỉ dùng trong thời gian ngắn, không nên sắc uống mà

thường là cho vào viên hoàn hoặc tán bột uống.

2. Các vị thuốc.

2.1. Xạ hương:

+ Xạ hương (Moschus) là chất đặc lổn nhổn ở hạch sát dương vật của con cầy

hương đực Moschus berezovskii Flerov, thuộc họ hươu xạ Moschidae.

+ Tính vị: cay, ấm. Quy kinh tâm, tỳ.

+ Tác dụng: khai khiếu tỉnh thần, hoạt huyết thông kinh, chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị bế chứng thần hôn, không phân biệt hàn bế, nhiệt bế đều có thể

dùng. Điều trị ôn bệnh, nhiệt hãm tâm bào, đàm nhiệt bưng bít tâm khiếu, trẻ em co

giật, trúng phong đàm quyết… thường phối hợp dùng với ngưu hoàng, băng phiến,

chu sa… như an cung ngưu hoàng hoàn - chí ngọc đan - ngưu hoàng bào long hoàn.

Điều trị trúng phong đột nhiên hôn mê do hàn bế thần hôn (hàn trọc hoặc đàm thấp

trệ bế khí cơ, bưng bít thần minh) thường phối hợp dùng với tô hợp hương, đàn

hương, an tức hương như bài tô hợp hương hoàn.

- Điều trị chứng mụn nhọt mưng mủ, thường phối hợp dùng với hùng hoàng,

nhũ hương, một dược như bài tỉnh tiêu hoàn. Điều trị sưng đau hầu họng, thường

phối hợp dùng với ngưu hoàng, thiềm thừ, chu sa như bài lục thần hoàn.

- Điều trị chứng huyết ứ kinh bế, trưng hà tích tụ thường phối hợp dùng với

hồng hoa, đào nhân, xuyên khung như bài thông khiếu hoạt huyết thang. Điều trị

tâm phúc bạo thống (đau dữ dội) thường phối hợp dùng với mộc hương, đào nhân…

như bài xạ hương thang.

Điều trị chấn thương tụ máu, gãy xương kín, thường phối hợp dùng với nhũ

hương, một dược, hồng hoa như bài thất lý tán - bát lý tán.

Gần đây dùng dịch tiêm xạ hương 0,2% tiêm vào nơi đau để điều trị thoát vị

đĩa đệm, mỗi lần tiêm 2 - 4 ml, 1 tuần/1lần trong 2 tuần liền, đạt hiệu quả tốt.

Page 267: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

267

Điều trị chứng tý đau nhức, điều trị lâu ngày không khỏi thường phối hợp

dùng với độc hoạt, uy linh tiên, tang ký sinh.

- Dùng trong đẻ khó, thai chết lưu, rau thai không bong thường dùng cùng

với nhục quế bột là bài hương quế tán. Gần đây có báo cáo dùng xạ hương khí vụ tễ

để điều trị cơn đau thắt ngực thấy có hiệu quả tốt.

Ngoài ra còn dùng xạ hương, răng lợn, bạch chỉ chế thành xạ hợp tâm giảo

thống cao, dán lên vùng trước tim và huyệt tâm du, 24h thay 1 lần để điều trị bệnh lý

mạch vành. Dùng xạ hương chú xạ dịch để điều trị ung thư đường tiêu hoá (ung thư

gan, thực quản, dạ dày, trực tràng) đều thấy cải thiện rõ rệt về lâm sàng.

+ Liều dùng: cho vào viên hoàn, liều 0,06g - 0,1g/ngày. Không nên sắc uống.

+ Chú ý: không dùng khi phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: xạ hương liều nhỏ gây hưng phấn hệ thống thần kinh,

liều cao gây ức chế. Tác dụng giảm nhẹ não úng thủy, tăng cường sức chịu đựng

thiếu oxy của tổ chức não, cải thiện tuần hoàn não. Thực nghiệm cô lập tim trên

động vật thấy có tác dụng tăng hưng phấn, tăng lưu lượng tuần hoàn vành. Trên chó

gây mê thấy có tác dụng tăng huyết áp, tăng tần số hô hấp. Xạ hương có tác dụng ức

chế TK đại tràng, tụ cầu vàng. Đối với ung thư thực quản, dạ dày, bàng quang đều

thấy có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

2.2. Băng phiến (long não hương, từ bi):

+ Băng phiến (Borneo - Camphor) được chế bằng cách cất tinh dầu từ gỗ cây

long não hương Dryobalanops aromatica Gaertn. f, thuộc họ dầu Dipterocarpaceae.

Việt Nam chế băng phiến từ cây đại bi, từ bi Blumera balsamifera DC; thuộc

họ cúc Copositae.

+ Tính vị: cay, đắng, hơi lạnh. Quy kinh tâm - tỳ - phế.

+ Tác dụng: khai khiếu tỉnh thần, thanh nhiệt chỉ thống.

+ Ứng dụng:

- Điều trị chứng nhiệt bế (nhiệt bệnh thần hôn, đàm nhiệt nội bế, thử nhiệt đột

quyết, trẻ em co giật…) thường phối hợp dùng với ngưu hoàng-xạ hương - hoàng

liên như bài an cung ngưu hoàng hoàn. Nếu phối hợp với thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc

khai khiếu thiên về tính ôn nhiệt thì có thể điều trị chứng hàn bế.

- Điều trị mắt sưng đỏ, có thể dùng 1 vị băng phiến nhỏ mắt cũng đạt hiệu

quả, có thể phối hợp với bằng sa - mật gấu chế thành dịch nhỏ mắt. Điều trị sưng

đau họng, lở loét niêm mạc miệng lưỡi thường phối hợp dùng với bột bằng sa - chu

sa - huyền minh phấn bôi tại chỗ như bài băng bằng tán.

- Điều trị các vết lở loét lâu liền thường phối hợp dùng với huyết kiệt- nhũ

hương như bài sinh cơ tán.

Page 268: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

268

Ngoài ra băng phiến còn dùng trong điều trị cơn đau thắt ngực, đau răng thấy

đạt kết quả tốt.

+ Liều dùng: cho vào viên hoàn, mỗi lần uống 0,03g - 0,1g. Không nên cho

vào thuốc sắc.

+ Chú ý: không dùng cho phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: băng phiến dùng tại chỗ hơi có tác dụng hơi hưng phấn

thần kinh cảm giác, giảm đau và ngăn ngừa tạo mủ. Khi dùng nồng độ cao 0,5%

thấy có tác dụng ức chế tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn

ngoài da…

2.3. Tô hợp hương:

+ Tô hợp hương (Styrax) là chất nhựa dầu lấy từ cây tô hạp Liquidambat

Orientalis Mill, thuộc họ sau sau Hamamelidaceae.

+ Tính vị: cay, ấm. Quy kinh tâm, phế.

+ Tác dụng: khai khiếu tỉnh thần, giảm đau.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng hàn bế thần hôn (trúng phong do hàn tà, đàm trọc nội bế)

thường phối hợp dùng với xạ hương, an tức hương, đàn hương như bài tô hợp hương

hoàn.

+ Điều trị chứng bụng ngực trướng đầy, lạnh đau do đàm trọc, huyết ứ hàn ngưng

thường phối hợp dùng với băng phiến như bài quán tâm tô hợp hoàn. Gần đây còn dùng

bài này để điều trị cơn đau thắt ngực đạt hiệu quả tốt.

+ Liều dùng: cho vào viên hoàn, mỗi lần uống 0,3 - 1g, không nên sắc uống.

+ Tác dụng dược lý: tô hợp hương có tác dụng tiêu đàm, kháng khuẩn nhẹ

nên có thể dùng trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp, ngoài ra còn có tác dụng

tăng sức chịu đựng thiếu oxy tổ chức. Thực nghiệm trên chó gây nhồi máu cơ tim

thấy có tác dụng giảm nhịp tim, cải thiện tuần hoàn vành, giảm tiêu hao oxy cơ tim,

đồng thời giảm hoạt tính tụ tập tiểu cầu.

2.4. Thạch xương bồ:

+ Thạch xương bồ (Rhizoma Acori Tatarinowi) là thân rễ phơi khô của cây

thạch xương bồ Acorus tatarinowii Schott, thuộc họ ráy Araceae.

+ Tính vị: cay, đắng, ấm. Quy kinh tâm- vị.

+ Tác dụng: khai khiếu an thần, hoá thấp hoà vị.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng thần chí hôn mê, đàm thấp bưng bít thanh khiếu thường phối

hợp dùng với uất kim, bán hạ, trúc lịch như bài xương bồ uất kim thang. Điều trị

Page 269: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

269

đàm trọc bưng bế, chóng mặt buồn ngủ, hay quên, ù tai thường phối hợp dùng với

phục linh, viễn trí, long cốt như bài an thần định chí hoàn.

- Điều trị thấp nhiệt trở trệ gây bụng căng trướng thường phối hợp dùng với

sa nhân, thương truật, hậu phác. Điều trị thấp nhiệt lỵ tật, ăn không tiêu thường phối

hợp dùng với hoàng liên, phục linh, thạch liên tử.

Ngoài ra thạch xương bồ còn điều trị khàn tiếng, phong thấp tý thống, chấn

thương gây sưng nề.

+ Liều dùng: sắc uống 5 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: nước sắc thạch xương bồ có tác dụng trấn tĩnh, giảm co

giật. Thực nghiệm trên khí quản - ruột cô lập ở chuột thấy có tác dụng giảm co thắt;

nước sắc thấy có tác dụng tăng tiết dịch vị.

2.5. Thiềm thừ:

+ Thiềm thừ (Venenum Bufonis) là nhựa cóc lấy từ các tuyến ở mang tai và

dưới da của con cóc Bufo bufo gargarizans Cautor, thuộc họ cóc Bufonidae. Hứng

lấy nhựa cóc vào đĩa sành sứ hoặc thủy tinh, đem phơi khô để dùng.

+ Tính vị: cay, ấm; có độc. Quy kinh tâm.

+ Tác dụng: khai khiếu tỉnh thần, giảm đau, giải độc.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tả lỵ gây đau bụng, nôn và ỉa chảy không cầm, nếu nặng có

thể gây hôn mê, co giật thường phối hợp dùng với xạ hương, đinh hương, thương

truật như bài thiềm thừ hoàn.

- Điều trị mụn nhọt đinh độc, thường dùng với hùng hoàng, khô phàn, chu sa

làm thành viên hoàn bằng hạt đậu uống ngày 5 viên, dùng nước sắc thông bạch

thang để uống. Điều trị sưng đau lở loét hầu họng thường phối hợp dùng với hùng

hoàng, thủy phiến, ngưu hoàng như bài lục thần hoàn.

Gần đây dùng thiềm thừ điều trị các loại ung thư, thấy có tác dụng công độc

kháng ái, tiêu thũng chỉ thống. Điều trị ung thư gan, ung thư đại trường, bạch huyết

bệnh, ung thư da… dùng uống trong và dùng ngoài đều đạt hiệu quả nhất định. Trên

lâm sàng, dùng trong suy hô hấp, suy tuần hoàn, thấy có tác dụng thăng áp, hưng

phấn hô hấp.

+ Liều dùng: cho vào viên hoàn, mỗi lần 0,015 - 0,03g.

+ Chú ý: thuốc có độc, dùng uống không được quá liều. Dùng ngoài không

được cho vào mắt. Cấm dùng khi phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: độc tố của thiềm thừ giống như ngộ độc digoxin, thiềm

thừ pha với rượu nồng độ 80% thấy có tác dụng gây tê bề mặt, gấp 90 lần cocain.

Thiềm thừ có tác dụng ức chế tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh… ngoài ra còn có tác

Page 270: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

270

dụng giảm đau, hưng phấn tử cung, bình suyễn, giảm ho, chống viêm, kháng ung

thư, tăng bạch cầu…

2.6. Long não:

+ Long não (Oleum Eucalipti) là tinh thể không mầu, mùi thơm đặc biệt được

cất từ lá gỗ rễ cây long não Cinnamomum camphlora (L.) Sich, thuộc họ long não

Lauraceae.

+ Tính vị: cay, nóng; có độc. Quy kinh tâm - tỳ.

+ Tác dụng: uống trong có tác dụng khai khiếu, dùng ngoài có tác dụng trừ

thấp sát trùng, ôn tán chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng cảm nhiễm dịch độc hoặc phong hàn thử thấp gây nên đau

bụng đầy trướng, sốt, rét, nôn, đại tiện lỏng (thổ tả), nặng thì thần hôn có thể dùng

long não làm thành viên tễ uống; hoặc dùng với tế tân, nhũ hương, một dược pha

thành trà uống; hoặc dùng tinh chế long não 10g pha với 50 ml rượu mỗi ngày uống

1 ml.

- Điều trị ghẻ nhiễm trùng, có mủ, thường dùng với bột lưu hoàng, khô phàn,

xuyên luyện bôi lên nơi tổn thương. Điều trị viêm hạch vùng cổ gáy mà bị lở loét,

thường phối hợp dùng với bột hùng hoàng, trộn với dầu vừng đắp nơi tổn thương.

- Điều trị đau nhức răng, dùng long não trộn với bột hoàng đan hoàn với mật

ong nhét vào lỗ răng sâu.

+ Liều dùng: cho vào viên hoàn liều 0,1 - 0,2g. Dùng ngoài tùy theo lượng thích

hợp.

+ Chú ý: thuốc có độc nên thận trọng, phải khống chế được liều cho vào viên

hoàn. Không dùng khi phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: hưng phấn hệ thần kinh, tăng nhịp hô hấp, nhịp tim.

Thực nghiệm trên động vật thấy có tác dụng cường tim, nâng huyết áp, hưng phấn

hô hấp. Long não bôi lên ngoài da thấy có cảm giác mạt lạnh, giảm đau, giảm ngứa

và có tác dụng ngăn ngừa tạo mủ nhẹ. Tác dụng kích thích niêm mạc đường tiêu

hoá, tạo cảm giác ấm nóng, liều cao gây buồn nôn và nôn.

Chương III

THUỐC BỔ

Page 271: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

271

THUỐC BỔ KHÍ, BỔ DƯƠNG

1.Đại cương.

1.1.Định nghĩa:

Thuốc bổ là những thuốc có tác dụng bổ ích chính khí, tăng cường thể chất,

nâng cao sức đề kháng của cơ thể, để điều trị hư chứng.

1.2. Phân loại:

Hư chứng trên lâm sàng biểu hiện rất phức tạp, nhưng khái quát lại không ngoài:

khí hư - huyết hư - dương hư - âm hư. Thuốc bổ cũng căn cứ vào đó mà chia ra bổ khí -

bổ dương - bổ huyết - bổ âm.

1.3. Chú ý khi dùng:

+ Khi dùng thuốc bổ phải chú ý đến mối quan hệ giữa âm - dương - khí huyết

của bệnh nhân. Nói chung những người có chứng dương hư phần lớn kiêm có khí

hư, mà khí hư cũng dễ dẫn đến dương hư. Những người có chứng âm hư thường

kiêm có huyết hư, mà huyết hư cũng dễ dẫn đến âm hư.

+ Khi dùng thuốc bổ thường phối hợp với thuốc trừ tà dùng trong trường hợp

tà thịnh, chính khí suy hoặc chính khí hư nhược mà tà khí chưa dứt, để đạt được tác

dụng phù chính khu tà.

+ Khi dùng thuốc bổ phải chú ý đến tỳ vị, phối hợp với các thuốc kiện tỳ tiêu

thực, tăng cường vận hóa làm cho thuốc bổ phát huy được tác dụng.

+ Khi sắc thuốc bổ nên sắc lâu, kỹ.

+ Không nên lạm dụng dùng thuốc bổ cho những người khỏe mạnh, không có

biểu hiện hư nhược, để tránh gây nên mất cân bằng âm - dương.

2. Thuốc bổ khí.

+ Định nghĩa: thuốc bổ khí là những thuốc có tác dụng bổ ích khí của tạng phủ.

+ Ứng dụng lâm sàng:

- Tỳ khí hư biểu hiện là cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn, bụng trướng đầy, đại

tiện lỏng nát, nặng thì gây phù thũng, thoát giang...

- Phế khí hư biểu hiện là ngại nói, tiếng nói nhỏ, hơi thở ngắn, nặng thì khó thở,

dễ ra mồ hôi...

- Khi điều trị chứng khí hư mà kiêm có dương hư thì phối hợp với thuốc bổ

dương, kiêm có âm hư thì phối hợp với thuốc bổ âm. Ngoài ra khí có tác dụng thống

nhiếp huyết, nên bổ khí lại có khả năng sinh huyết - sinh tân. Do đó trên lâm sàng điều

trị các chứng xuất huyết, ra mồ hôi, tiểu tiện nhiều, huyết hư tân hao... đều phối hợp với

thuốc bổ khí hoặc với thuốc cầm máu, cầm mồ hôi, sáp niệu, bổ huyết sinh tân.

+ Chú ý: thuốc bổ khí phần lớn có tính nê trệ, nên khi dùng thường phối hợp

cùng với thuốc hành khí.

2.1. Nhân sâm:

+ Nhân sâm (Radis Ginseng) là rễ phơi hay sấy khô của cây nhân sâm Panax

ginseng C.A.Mey, thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae.

Page 272: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

272

+ Tính vị : ngọt, hơi đắng, hơi ôn. Qui kinh tâm - phế - tỳ.

+ Tác dụng: đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, sinh tân, an thần.

+ Chỉ định:

- Điều trị các chứng bệnh nặng như khí hư dục thoát, mạch vi muốn tuyệt dùng

nhân sâm liều cao sắc uống để đạt được hiệu qủa đại bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát

như bài độc sâm thang. Điều trị chứng tứ chi lạnh ngắt (quyết lãnh), dương khí suy hao

thì phối hợp với phụ tử để ích khí hồi dương như bài sâm phụ thang.

Nếu kiêm có ra mồ hôi nhiều, miệng khát thì phối hợp dùng cùng với mạch môn -

ngũ vị tử để ích khí liễm âm, như bài sinh mạch tán.

- Điều trị chứng khí suyễn lâu ngày, phế thận lưỡng hư thường dùng cùng với hồ đào

nhục, cáp giới... như bài nhân sâm cáp giới tán, nhân sâm hồ đào thang.

- Điều trị chứng trung khí bất túc gây ra mệt mỏi, chân tay như không có sức, ăn

ít, đại tiện lỏng nát... nhân sâm thường phối hợp dùng với bạch thược, phục linh, cam

thảo như bài tứ quân tử thang.

- Điều trị chứng sốt cao gây hao tổn khí - tân dịch, ra nhiều mồ hôi, miệng khát,

mạch hư, thường phối hợp với thạch cao, tri mẫu như bài bạch hổ gia nhân sâm thang.

- Điều trị chứng khí huyết hao hư gây nên hồi hộp trống ngực, mất ngủ, hay quên

thường dùng cùng với sinh địa, đan sâm, toan táo nhân ... như bài thiên vương bổ tâm

đan.

+ Liều dùng: sắc uống 5 - 10g/ngày. Trường hợp nặng có thể dùng đến liều 15

- 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: nhân sâm có tác dụng tăng cường khả năng hưng phấn - ức

chế của hoạt động thần kinh cao cấp. Nhân sâm tăng cường khả năng linh hoạt của hoạt

động thần kinh, nâng cao sức làm việc trí óc. Đối với thực nghiệm trêm tim động vật ,

nhân sâm có khả năng liều nhỏ gây hưng phấn, liều cao gây ức chế. Nhân sâm có tác

dụng chữa ngất, mệt mỏi giảm đường máu, điều hoà chuyển hóa cholesterol, tăng cường

khả năng tạo huyết, giảm nhẹ tác dụng tổn hại của bức xạ với cơ quan tạo máu, tăng

cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra nhân sâm còn có tác dụng chống lại phản

ứng quá mẫn, chống ung thư...

2.2 Đẳng sâm:

+ Đẳng sâm (Radis Codonopsis) là rễ phơi khô cây đảng sâm Codonopsis pilosula

(Franch.) Nannf, thuộc họ hoa chuông Campanulaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh tỳ - phế.

+ Tác dụng: ích khí - sinh tân, dưỡng huyết.

+ Chỉ định:

Page 273: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

273

- Điều trị trung khí bất túc, cơ thể mệt mỏi, ăn ít, đại tiện lỏng nát... thường phối

hợp cùng với hoàng kỳ, bạch truật.

- Điều trị phế khí hao hư, khái suyễn, đoản khí, âm thanh thấp bé, thường dùng

cùng với hoàng kỳ, ngũ vị tử.

- Điều trị chứng khí - tân dịch hư hao, gây đoản khí, miệng khô họng khát, hoặc

khí huyết lưỡng hư gây sắc mặt ám vàng, hoa mắt, hồi hộp trống ngực thường dùng cùng

với mạch môn, ngũ vị hoặc đương qui, thục địa.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: đẳng sâm có tác dụng hưng phấn hệ thống thần kinh tăng

cường sức đề kháng của cơ thể, giãn mạch ngoại vi gây hạ huyết áp, ức chế tác dụng tăng

huyết áp của tố chất tuyến thượng thận, điều tiết vận động của ruột, chống viêm loét

đường ruột, ức chế tiết dịch a xít của dạ dày, có tác dụng chống lại sự giảm bạch cầu khi

bệnh nhân điều trị hóa liệu và phóng xạ.

2.3 Thái tử sâm:

+ Thái tử sâm (Radis Pseudostellariae) là rễ phơi khô của cây thái tử sâm

Psendostellaria heterophylla (Miq.) Pax ex Hoffm, thuộc họ cẩm chướng

Caryophyllaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi đắng. Qui kinh tỳ - phế.

+ Tác dụng: bổ khí sinh tân.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tỳ khí hư nhiệt, vị âm bất túc, thường phối hợp dùng cùng với sơn

dược, thạch hộc, nhưng tác dụng bổ khí không mạnh bằng đẳng sâm.

- Điều trị chứng khí hư tân hao, ho khan, hồi hộp trống ngực, mất ngủ, sốt nhẹ, ra

nhiều mồ hôi, thường phối hợp dùng với sa sâm, mạch môn, toan táo nhân, ngũ vị tử.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

Page 274: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

274

2.4. Hoàng kỳ:

+ Hoàng kỳ (Radis Astragali) là rễ phơi khô của cây hoàng kỳ Astragalus

membranaceus (Fisch.) Bge, thuộc họ đậu Fabaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi ôn. Qui kinh tỳ - phế.

+ Tác dụng: bổ khí thăng dương, ích vệ cố biểu, lợi niệu tiêu thũng, thác sang sinh

cơ.

+ Chỉ định:

- Điều trị tỳ vị khí hư, khí đoản, ăn ít, đại tiện lỏng nát, tứ chi mệt mỏi thường

dùng phối hợp với bạch truật như bài kỳ truật cao; nếu khí hư tương đối nặng, thường

dùng phối hợp với nhân sâm để tăng cường tác dụng bổ khí như bài sâm kỳ cao; nếu khí

hư dương nhược, mệt mỏi ra nhiều mồ hôi, thường phối hợp với phụ tử để ích khí ôn

dương cố biểu như bài kỳ phụ thang; nếu trung tiêu hư hàn, đau bụng thường phối hợp

với quế chi, bạch thược, cam thảo để bổ khí ôn trung như bài hoàng kỳ kiến trung thang.

- Điều trị chứng trung khí hạ hãm, gây sa trực tràng, trĩ hoặc sa dạ con, sa dạ dày...

như bài bổ trung ích khí thang.

- Điều trị chứng phế khí hư nhược, ho hen khí đoản, thường dùng cùng với tử

uyển, ngũ vị tử. Gần đây điều trị viêm khí phế quản mạn thường phối hợp bách bộ, địa

long. Điều trị biểu hư, tự hãn thường dùng phối hợp với bạch truật, phòng phong như bài

ngọc bình phong tán.

- Điều trị phù thũng do khí hư thủy thấp đình trệ, tiểu tiện không lợi, thường phối

hợp dùng với phòng kỷ, bạch truật như bài phòng kỷ hoàng kỳ thang.

- Điều trị khí huyết bất túc, mụn nhọt nội hãm, thường dùng phối hợp với đương

qui, xuyên sơn giáp, tạo giác thích.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày, liều cao 30 - 60g/ngày.

+ Chú ý: không dùng trong biểu thực tà thịnh, bên trong có tích trệ, âm hư dương

vượng.

+ Tác dụng dược lý: hoàng kỳ có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch lợi

niệu, chống lão suy, dưỡng can, hạ áp. Thực nghiệm gây viêm thận, hoàng kỳ có tác

dụng tiêu trừ protein niệu, tăng lực bóp cơ tim, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn, ổn

định màng tế bào hồng cầu, nâng cao hàm lượng C - AMP, tăng cường tái sinh DNA,

điều tiết hàm lượng đường máu.

2.5. Bạch truật:

+ Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) là thân rễ phơi khô của cây

bạch truật Atractylodes macrocephala KoidZ, thuộc họ cúc Compositae.

+ Tính vị: đắng, ngọt, ấm. Qui kinh tỳ - vị.

Page 275: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

275

+ Tác dụng: bổ khí kiện tỳ, táo thấp lợi thủy, cầm mồ hôi, an thần.

+ Chỉ định:

- Điều trị tỳ vị khí hư, vận hóa vô lực, ăn ít, ỉa lỏng, bụng đầy trướng, tứ chi mệt

mỏi, thường dùng cùng với nhân sâm, phục linh, can khương, chỉ thực.

- Điều trị chứng tỳ hư thủy đình trệ, do đàm ẩm thủy thũng, tiểu tiện không lợi.

Trị đàm ẩm thường phối hợp với quế chi, phục linh để ôn tỳ hóa ẩm như bài tứ linh tán.

- Điều trị chứng tỳ hư khí nhược, cơ biểu bất cố mà nhiều mồ hôi, thường phối

hợp dùng với hoàng kỳ, phù tiểu mạch .

- Điều trị chứng tỳ hư khí nhược, động thai không yên, thường dùng cùng với sa

nhân.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: bạch truật có tác dụng cường tráng, lợi niệu, giảm đường

máu, kháng ngưng huyết.

2.6. Hoài sơn (sơn dược, củ mài):

+ Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ củ cây hoài sơn Dioscorea opposita

Thumb, thuộc họ củ nâu Dioscoreceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh phế - tỳ - thận.

+ Tác dụng: ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phế thận, cố tinh - chỉ đới

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tỳ hư, ăn ít, mệt mỏi, đại tiện phân lỏng, phụ nữ đới hạ, trẻ em ỉa

chảy đều có thể dùng được, thường phối hợp với nhân sâm, bạch truật, phục linh như bài

sâm linh bạch truật tán.

- Điều trị phế hư gây ho và hen lâu ngày, thường phối hợp dùng với nhân sâm,

mạch môn, ngũ vị. Điều trị di tinh - di niệu do thận hư thường dùng cùng với thục địa,

sơn thù, thỏ ty tử, kim anh tử. Điều trị các chứng thận hư bất cố, đới hạ, trong loãng,

không cầm, thường dùng cùng với thục địa, sơn thù, ngũ vị tử.

- Điều trị âm hư nội nhiệt, miệng khát, uống nhiều, tiểu tiện nhiều, thường dùng

cùng với hoàng kỳ, sinh địa, thiên hoa phấn.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày, liều cao 60 - 250g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: hoài sơn có tác dụng tư bổ, giúp tiêu hoá, giảm ho, tiêu đàm,

giảm đường máu.

2.7. Bạch biển đậu (đậu ván trắng):

+ Bạch biển đậu (Semen Lablab Album) là hạt phơi khô của cây bạch biển đậu

Dolichos lablab L, thuộc họ cánh bướm Papilionaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi ôn. Qui kinh tỳ - vị.

Page 276: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

276

+ Tác dụng: kiện tỳ - hoá thấp - tiêu thử.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tỳ hư thấp thịnh, vận hóa thất thường gây ăn ít, đại tiện lỏng nát,

tỳ hư thấp trọc - bạch đới, thường dùng cùng với nhân sâm, bạch truật, phục linh.

- Điều trị chứng thử thấp gây nôn và đi lỏng, phối hợp cùng với hương nhu, hậu

phác như bài hương nhu ẩm. Ngoài ra còn điều trị chứng nôn do ngộ độc ăn uống, dùng

bạch biển đậu tươi, giã vắt lấy nước uống, có tác dụng giảm độc và giảm nôn.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

2.8. Cam thảo:

+ Cam thảo (Radis Glycyrrhizae) là rễ phơi khô của cây cam thảo Glycyrrhiza

uralensis Fisch, thuộc họ cánh bướm Papilionaceae.

+ Tính vị: ngọt - bình. Qui kinh tâm - phế - tỳ - vị.

+ Tác dụng: ích khí bổ trung - thanh nhiệt giải độc - khứ đàm chỉ khái - hoãn cấp

chỉ thống - điều hòa thuốc.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tâm khí bất túc gây tim hồi hộp, mạch kết đại thường dùng phối

hợp với nhân sâm, a giao quế chi như bài chích cam thảo thang. Điều trị chứng tỳ khí hư

nhược hoặc mệt mỏi, vô lực, ăn ít, đại tiện lỏng nát trong, thường phối hợp với đẳng sâm,

bạch truật.

- Điều trị chứng ho do phong hàn có thể dùng cùng với ma hoàng, hạnh nhân, nếu

do phong nhiệt có thể dùng cùng với thạch cao, ma hoàng, hạnh nhân; nếu là hàn đàm thì

dùng cùng với can khương, tế tân; nếu là thấp đàm thì dùng cùng với bán hạ, phục linh.

- Điều trị chứng đau bụng do âm huyết bất túc, không nuôi dưỡng được cân mạch

gây đau co rút thường dùng cùng với bạch thược như bài thược dược cam thảo thang.

Điều trị chứng đau bụng do tỳ vị hư hàn, doanh huyết mất khả năng ôn dưỡng, thường

dùng phối hợp với quế chi, bạch thược, di đường như bài tiểu kiến trung thang. Gần đây

có báo cáo dùng cam thảo, ô tặc cốt điều trị loét hành tá tràng đạt hiệu qủa rất tốt.

- Dùng trong bài thuốc có tính dược mạnh. Cam thảo có tác dụng hòa hoãn, làm

giảm tác dụng phụ của thuốc, điều hòa tỳ vị, như trong bài điều vị thừa khí thang dùng

cam thảo để hòa hoãn mang tiêu, đại hoàng, làm cho tả hạ mà không qúa mạnh, tránh sự

kích thích đại tràng gây đau.

- Điều trị mụn nhọt nhiễm độc, sưng đau họng thường dùng phối hợp với kim ngân

hoa, liên kiều. Điều trị sưng họng thường dùng cùng với cát cánh. Điều trị ngộ độc thức ăn,

ngộ độc thuốc, khi không có thuốc giải độc đặc thù, có thể dùng cam thảo hoặc đậu xanh

uống.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

Page 277: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

277

+ Chú ý: Không dùng khi thấp thịnh gây đầy trướng bụng, phù thũng. Kỵ với đại

kích, nguyên hoa, cam toại, hải tảo. Dùng cam thảo liều cao lâu ngày có thể gây phù.

+ Tác dụng dược lý: cam thảo ức chế sự tăng tiết của dịch axít dạ dày, giảm có thắt

cơ trơn của ruột, giảm ho, tiêu đàm, chống viêm, chống qúa mẫn, bảo vệ niêm mạc hầu

họng và khí quản khi bị viêm nhiễm.

2..9. Đại táo:

+ Đại táo (Fructus Jujubae) là quả chín sấy khô của cây táo Ziziphus jujuba Mill,

thuộc họ táo Rhamnaceae.

+ Tính vị: ngọt - ôn. Qui kinh tỳ - vị.

+ Tác dụng: bổ trung ích khí - dưỡng huyết an thần, hòa hoãn tính dược.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tỳ hư ăn ít, đại tiện lỏng nát, mệt mỏi thường dùng cùng với

đẳng sâm, bạch truật.

- Điều trị chứng huyết hư gây vàng da, thường dùng cùng với thục địa, a

giao. Nếu thần trí không yên, thường dùng cùng với cam thảo, tiểu mạch như bài

cam mạch đại táo thang.

- Dùng trong phương tễ có tính dược mạnh để giảm tác dụng phụ, bảo vệ

chính khí, như bài thập táo thang để làm giảm độc tính của cam toại, đại kích,

nguyên hoa. Ngoài ra thường dùng cùng với sinh khương trong phương giải biểu để

điều hòa doanh vệ, trong phương thuốc bổ để bổ tỳ vị.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: đại táo nâng cao khả năng thực bào của đại thực bào, ngoài ra

có tác dụng bảo hộ tạng can, tăng cường sức cơ tăng thể trọng.

2.10. Mật ong:

+ Mật ong (Mel) là mật của loài ong Apis cerana Fabricius, thuộc bộ cánh mỏng

Hymenoptera, họ ong Apidae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh phế - tỳ - đại trường.

+ Tác dụng: bổ trung hoãn cấp, nhuận táo, giải độc.

+ Chỉ định:

- Điều trị đau bụng hư chứng, thường dùng cùng với bạch thược, cam thảo.

- Điều trị ho khan do phế hư, thường dùng cùng với nhân sâm, sinh địa. Trị đại tiện

bí kết, thường dùng đơn độc, liều 30 - 60g/ngày uống, hoặc dùng cùng với đương qui, hắc

chi ma, hà thủ ô.

+ Dùng để giải độc do ngộ độc ô đầu.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

Page 278: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

278

+ Chú ý: thận trọng dùng khi thấp nhiệt đàm trệ, tiết tả.

+ Tác dụng dược lý: sát khuẩn, giải độc, giảm huyết áp, giảm động mạch vành,

giảm đường máu.

3. Thuốc bổ dương.

+ Thuốc bổ dương phần lớn có tính vị ngọt, ấm hoặc mặn ấm hoặc cay nóng để ôn

bổ dương khí của cơ thể. Vì thận dương là nguyên dương, thận dương hư nên bổ thì mới

làm ôn ấm được tạng phủ khác, từ đó mới làm tiêu trừ hoặc cải thiện được chứng dương

hư.

+ Thuốc bổ dương dùng để điều trị thận dương bất túc, chân tay lạnh, đau lưng mỏi

gối - liệt dương tảo tiết, di tinh di niệu. Thận dương hư không thể nạp khí gây ra thở nhanh,

thở nông, ho, hen, suyễn. Thận dương suy, hỏa không sinh thổ, tỳ mất sự ôn vận, gây ra

đau bụng lạnh, tiết tả. Thận dương hư làm tinh tủy hư, gây ra chóng mặt ù tai, bạc lông tóc,

mềm cân cốt, nhi đồng phát dục không đầy đủ, răng lung lay. Thận dương hư khí hóa bất

hành gây ra thủy phiếm, xung nhâm thất điều, băng lậu không cầm, đới hạ trong loãng.

+ Thuốc bổ dương phần lớn ôn táo nên chứng âm hư hỏa vượng không nên

dùng.

3.1. Lộc nhung (nhung hươu, nhung nai):

+ Lộc nhung (Cornu Cervi Pantotrichum) là sừng non của con hươu Cervus nippon

Temminck, thuộc họ hươu Cervidae.

+ Tính vị: ngọt, mặn, ấm. Qui kinh can thận.

+ Tác dụng: tráng thận dương - ích tinh huyết - cường cân cốt, điều xung

nhâm - thác sang độc.

+ Chỉ định:

- Điều trị thận dương bất túc, tinh huyết hao hư: liệt dương, tảo tiết, tiểu nhều không

cầm, hoa mắt ù tai, đau lưng mỏi gối, chi lạnh, có thể dùng đơn độc, có thể dùng cùng với

nhân sâm, ba kích như bài sâm nhung cố bản hoàn.

- Điều trị chứng can thận tinh huyết bất túc: cân cốt mềm yếu, trẻ em phát dục kém,

thường dùng cùng với sơn thù, thục địa như bài lục vị gia giảm.

- Điều trị chứng xung nhâm hư hàn, băng lậu không cầm, thường dùng cùng với

đương qui, a giao, bồ hoàng như bài lộc nhung tán. Trị đới hạ quá nhiều, thường dùng cùng

với cẩu tích, bạch liễm

- Điều trị mụn nhọt lở loét lâu ngày không liền, thường dùng cùng với hoàng kỳ,

đương qui, nhục quế.

+ Liều lượng: 1 - 3g/ngày, nghiền bột để dùng.

Page 279: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

279

+ Chú ý: đầu tiên nên dùng liều nhỏ, sau tăng dần liều để tránh dương thăng phong

động, gây ra đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ hoặc trợ hỏa động huyết gây chảy máu mũi. Cấm

dùng trong âm hư dương vượng, huyết nhiệt, phế nhiệt, vị hỏa thịnh.

+ Tác dụng dược lý: lộc nhung có tác dụng tăng cường phát dục, nâng cao sức làm

việc, giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ và ăn uống, cải thiện sự trao đổi chất protit, tăng

cường khả năng lợi tiểu tiện. Thực nghiệm trên thỏ cho thấy lộc nhung làm tăng hồng cầu -

huyết sắc tố - tế bào võng. Lộc nhung tăng trương lực cơ tử cung, điều tiết khả năng co tử

cung. Lộc nhung làm tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim, tăng cường tái sinh hàn gắn vết

loét, nhanh liền xương.

3.2. Ba kích thiên (cây ruột gà):

+ Ba kích thiên (Radis Morindae officinalis) là rễ của cây ba kích Morinda

offcinalis How, thuộc họ cà phê Rubiaceae.

+ Tính vị: ngọt, cay, hơi ấm. Qui kinh can - thận.

+ Tác dụng: bổ thận dương - cường cân cốt - khứ phong thấp.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng thận dương hư; liệt dương, không thụ được thai thường dùng cùng

với dâm dương hoắc, kỷ tử. Trị hạ vị lạnh đau, rối loạn kinh nguyệt thường dùng cùng với

cao lương khương, nhục quế, ngô thù du như bài ba kích hoàn.

- Điều trị chứng can thận bất túc gây cân cốt mềm yếu, đau lưng thường dùng cùng

với đỗ trọng, tỳ giải như bài kim cương hoàn.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giáng thấp huyết áp.

3..3. Dâm dương hoắc:

+ Dâm dương hoắc (Herba Epimedii) là toàn cây phơi khô của cây dâm dương

hoắc Epimedium brevicornum Maxim, thuộc họ hoàng liên gai Berberidaceae.

+ Tính vị: cay, ngọt, ấm. Qui kinh can - thận.

+ Tác dụng: ôn thận tráng dương - cường cân cốt - khứ phong thấp.

+ Chỉ định:

- Điều trị thận dương hư: liệt dương, không có thai, tiểu tiện nhiều, thường dùng

cùng với thục địa, kỷ tử, ba kích như bài tán dục hoàn.

- Điều trị can thận bất túc gây đau cân cốt, tê nhức co rút do phong thấp, thường

dùng cùng với đỗ trọng, ba kích, tang ký sinh. Ngoài ra gần đây áp dụng điều trị chứng

hen suyễn, cao huyết áp đạt hiệu qủa cao.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

Page 280: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

280

+ Tác dụng dược lý: nâng cao khả năng miễn dịch, đặc biệt có cải thiện khả năng

miễn dịch đối với bệnh nhân suy thận, giãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu, giảm cản

trở ngoại vi, tăng lưu lượng tuần hoàn vành. Ngoài ra còn có tác dụng trấn tĩnh, giảm ho,

tiêu đàm.

3.4. Bổ cốt chỉ (phá cố chỉ, hạt đậu miêu):

+ Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae) là hạt phơi khô của cây phá có chỉ Psoralea

corylifolia L, thuộc họ cánh bướm Papilionaceae.

+ Tính vị: cay, đắng, ôn. Qui kinh thận - tỳ.

+ Tác dụng: bổ thận trợ dương - cố tinh sáp niệu - ôn tỳ chỉ tả - nạp khí bình

suyễn.

+ Chỉ định:

- Điều trị đau lạnh lưng, thường dùng cùng với đỗ trọng, hồ đào nhục như bài thanh

nga hoàn. Trị liệt dương thường dùng cùng với thỏ ty tử, trầm hương, hồ đào như bài bổ cốt

chỉ hoàn.

- Điều trị chứng tỳ thận dương hư, tiết tả, thường phối hợp với ngũ vị tử, nhục đậu

khấu, ngô thù du như bài tứ thần hoàn.

- Điều trị chứng hen suyễn do thận không nạp khí, thường phối hợp dùng với nhân

sâm, nhục quế, trầm hương.

+ Liều dùng: 6 - 15g/ngày.

+- Tác dụng dược lý: giãn động mạch vành, hưng phấn thần kinh tim, tăng

sức co bóp tim, rút ngắn thời gian chảy máu, chống ung thư, sát khuẩn, diệt giun.

3.5. ích trí nhân:

+ Ích trí nhân (Fructus Alpiniae oxyphyllae) là quả gần chín phơi khô của cây ích trí

Alpinia oxyphylla Miq, thuộc họ gừng Zingiberaceae.

+ Tính vị: cay, ấm. Qui kinh tỳ - thận.

+ Tác dụng: ôn thận cố tinh, sáp niệu, ôn tỳ chỉ tả.

+ Chỉ định:

- Trị di tinh thường dùng cùng với bổ cốt chi, long cốt, kim anh tử. Trị di

niệu hoặc đái đêm thường dùng cùng với ô dược, sơn dược như bài xúc tuyền hoàn.

- Điều trị tỳ vị hư hàn gây đau bụng đi lỏng, bụng lạnh đau, thườg dùng cùng với

bạch truật, can khương. Trị trẻ em chảy dãi, hoặc đêm ngủ chảy dãi nhiều, thường dùng

cùng với đẳng sâm, bạch truật, trần bì.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

3.6. Hải mã (cá ngựa, hải long):

Page 281: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

281

+ Hải mã (Hippocampus) là toàn bộ con cá ngựa Hippocampus kelloggi jordan et

Snyder, thuộc họ hải long Syngnathidae.

+ Tính vị: ngọt, mặn, ấm. Qui kinh can - thận.

+ Tác dụng: bổ thận tráng dương, hoạt huyết tán kết, tiêu thũng chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị liệt dương, tinh ít, thận dương hư suy, tử cung lạnh không có thai, đau

lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều lần. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với bổ cốt chỉ, dâm

dương hoắc.

- Điều trị chứng khối tích tụ trong ổ bụng thường dùng cùng với đại hoàng, thanh

bì như bài hải mã thang; do vấp ngã thường dùng cùng với tô mộc, hồng hoa. Ngoài ra có

thể dùng để điều trị thận hư gây hen suyễn.

+ Liều dùng: 1 - 1,5g/ngày.

3.7. Nhục thung dung:

+ Nhục thung dung (Herba Cistanches) là thân phơi khô cây nhục thung dung

Cistanche deserticola Y.C.Ma.

+ Tính vị: ngọt, mặn, ôn. Qui kinh thận - đại trường.

+ Tác dụng: bổ thận dương - ích tinh huyết - nhuận tràng thông tiện.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng thận dương bất túc gây liệt dương, đau lưng mỏi gối, thường dùng

cùng với thục địa, thỏ ty tử, ngũ vị tử như bài nhục thung dung hoàn. Trị lạnh tử cung

không có thai thường dùng cùng với lộc giác giao, đương qui, tử hà sa.

- Điều trị đại tiện bí kết, thường dùng cùng với đương qui, chỉ xác như bài tế xuyên

tiễn.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày. Liều cao dùng 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng giảm huyết áp,

chống lại vữa xơ động mạch, chống lão suy, tăng cường nhu động đại tràng, ức chế khả

năng hấp thu nước của đại tràng.

3.8. Toả dương:

+ Toả dương (Herba Cynomorii) là thân phơi khô của cây tỏa dương Cynomorium

songaricum Rupr.

+ Tính vị: ngọt, ấm. Qui kinh can - thận - đại trường.

+ Tác dụng: bổ thận dương - ích thận tinh - nhuận tràng thông tiện.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng liệt dương,đau lưng mỏi gối, không có thai do thận dương hư,

thường dùng cùng với ba kích, bổ cốt chi, thỏ ty tử.

Page 282: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

282

- Điều trị đại trường táo kết, tiểu tiện bí, thường dùng cùng với hắc ma nhân, đương

qui.

+ Liều dùng: 10 -15g/ngày.

3.9. Thỏ ty tử ( hạt dây tơ hồng):

+ Thỏ ty tử (Semen Cuscutae) là hạt cây tơ hồng phơi khô Cuscuta chinensis Lam,

thuộc họ bìm bìm Convolvulaceae.

+ Tính vị: ngọt, ấm. Qui kinh can - tỳ - thận.

+ Tác dụng: bổ thận cố tinh - dưỡng can minh mục - chỉ tả - an thai.

+ Chỉ định:

- Trị liệt dương di tinh thường dùng cùng với kỷ tử, ngũ vị tử như bài diễn tông

hoàn. Trị tiểu nhiều thường dùng cùng với tang phiêu tiêu, lộc nhung, ngũ vị tử. Trị đới hạ,

thủy trọc, thường dùng cùng với phục linh, liên tử, khiếm thực như bài phục thỏ hoàn.

- Điều trị thận dương bất túc, gây mắt hoa, thị lực giảm, thường dùng cùng với thục

địa, kỷ tử, sa tiền tử như bài trú cảnh hoàn.

- Điều trị tỳ thận dương hư gây đi lỏng, thường dùng cùng với bạch truật, nhân sâm,

bổ cốt chỉ.

- Điều trị can thận bất túc gây động thai, thường dùng cùng với tục đoạn, tang ký

sinh, a giao như bài thọ thai hoàn. Ngoài ra còn trị tiêu khát, thường dùng cùng với thiên

hoa phấn, ngũ vị tử, lộc nhung.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tăng cường khả năng tâm thu, giảm huyết áp trên chó gây mê;

ức chế vận động đại trường, hưng phấn tử cung trên chuột.

3.10. Đỗ trọng:

+ Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) là vỏ phơi khô của cây đỗ trọng Eucommia

ulmoides Oliv, thuộc họ đỗ trọng Eucommiaceae.

+ Tính vị: ngọt, ấm. Qui kinh can - thận

+ Tác dụng: bổ thận can - cường cân cốt - an thai.

+ Ứng dụng lâm sàng:

- Điều trị chứng hạ liệt chi dưới, liệt dương, tiểu nhiều do can thận bất túc, thường

dùng cùng với bổ cốt chi, hồ đào nhục như bài thanh nga hoàn, hoặc dùng cùng với sơn thù,

thỏ ty tử.

- Điều trị chứng có thai ra huyết, động thai, sảy thai liên tục, thường dùng cùng với

tục đoạn, đại táo, thỏ ty tử, a giao.

Page 283: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

283

Trên lâm sàng ứng dụng điều trị tăng huyết áp do thận hư, thường dùng cùng với

dâm dương hoắc, tang ký sinh, ngưu tất, do can hỏa vượng thường dùng cùng với hạ khô

thảo, cúc hoa, hoàng cầm.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: hạ huyết áp, giảm hấp thụ cholesterol khi dùng hạ huyết áp thì

đỗ trọng sao tốt hơn là dùng sống. Trên thực nghiệm cô lập tử cung, đỗ trọng làm giảm khả

năng co cơ tự chủ của tử cung. Đối với chó - chuột đều có tác dụng lợi niệu giảm đau. Trên

động vật thấy tăng cường chức năng của tuyến thượng thận, tăng cường khả năng miễn

dịch của cơ thể.

3.11. Tục đoạn:

+ Tục đoạn (Radis Dipsaci) là rễ phơi khô của cây tục đoạn Dipsacus aspercides

C.Y. cheng et T. M. Ai, thuộc họ tục đoạn Dipsacaceae.

+ Tính vị: đắng, ngọt, cay, hơi ôn. Qui kinh can - thận.

+ Tác dụng: bổ can thận, cường cân cốt, chỉ huyết an thai, nhanh liền xương.

+ Ứng dụng:

- Điều trị đau lưng mỏi gối, vô lực, thường dùng cùng với đỗ trọng, ngưu tất, bổ cốt

chỉ. Trị phong thấp co cân cốt gây đau thường dùng cùng với tỳ giải, phòng phong, ngưu

tất như bài tục đoạn hoàn, vấp ngã gãy xương, sưng nề thường dùng cùng với cốt toái bổ.

- Điều trị động thai ra huyết hoặc sảy thai liên tục thường dùng cùng với tang ký

sinh, thỏ ty tử, a giao như bài thọ thai hoàn. Trị băng kinh, dùng cùng với hoàng kỳ, địa du,

ngải diệp như bài tục đoạn hoàn.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

3.12. Cáp giới (tắc kè):

+ Cáp giới (Gekko) là con tắc kè Gekko geko Linnacus, mổ bỏ ruột, phơi hay sấy

khô, thuộc họ tắc kè Gekkonidae.

+ Tính vị: mặn, bình. Qui kinh phế - thận.

+ Tác dụng: trợ thận dương, ích tinh huyết - bổ phế khí - định xuyễn thấu.

+ Chỉ định:

- Điều trị hen suyễn do phế thận lưỡng hư, thận không nạp khí, thường dùng cùng

với nhân sâm như bài nhân sâm cáp giới tán.

- Điều trị liệt dương do thận dương bất túc, tinh huyết hao hư, thường dùng cùng

với nhân sâm, dâm dương hoắc, lộc nhung.

+ Liều dùng: tán bột uống 1 - 2g/ngày.

Page 284: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

284

+ Tác dụng dược lý: tăng cường khả năng miễn dịch, chống co thắt để bình suyễn,

chống viên, hạ đường máu, tăng cường hoạt kích của men trao đổi gốc tự do, giảm thấp

hàm lượng LPO.

3.13. Đông trùng hạ thảo:

+ Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) là cả phần nấm và con sâu phơi hay sấy khô của

con đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis (Berk.) Sac.c, thuộc họ nang khuẩn

Ascomycetes.

+ Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh phế - thận.

+ Tác dụng: ích thận tráng dương, bổ phế bình xuyễn, chỉ huyết hoá đàm.

+ Chỉ định:

- Thận hư gây đau lưng, liệt dương, di tinh, thường dùng cùng với dâm dương hoắc,

ba kích, thỏ ty tử.

- Phế hư - phế thận lưỡng hư gây ho hen - ho ra máu thường dùng cùng với nhân

sâm, cáp giới, hồ đào nhục.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên chuột cho thấy có tác dụng giãn cơ khí quản,

tăng cường tác dụng của tuyến thượng thận, tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào.

Thực nghiệm gây viêm thận trên chuột, đều thấy có tác dụng giảm protein niệu, creatinin

máu. Ngoài ra đông trùng hạ thảo có tác dụng giảm nhịp tim, giảm huyết áp, giảm thiếu

máu cơ tim, ức chế hình thành cục máu đông, giảm cholesterol máu, TG máu, chống ung

thư, chống viêm, kháng khuẩn, tiêu đàm, chống phóng xạ.

3.14. Tử hà sa (nhau thai, thai bàn):

+ Tử hà sa (Placenta Hominis) là nhau thai sản phụ khỏe mạnh (bóc sạch màng,

dùng tươi ngâm rượu hoặc ngâm mật ong để uống, hoặc đêm đồ lên), phơi sấy khô, tán bột,

thuộc họ người Hominidae.

+ Tính vị: ngọt, mặn, ôn. Qui kinh tâm - phế - thận.

+ Tác dụng: ôn thận bổ tinh - ích khí dưỡng huyết.

+ Chỉ định:

- Điều trị di tinh, liệt dương, đau lưng, ù tai do thận khí bất túc thường dùng cùng

với lộc nhung, nhân sâm, đương qui, thỏ ty tử.

- Điều trị ho hen do phế thận lưỡng hư, thường dùng cùng nhân sâm, cáp giới, hồ

đào nhục, địa long.

- Điều trị chứng sau đẻ ít sữa do khí huyết bất túc, thường dùng cùng với đẳng sâm,

hoàng kỳ, đương qui, thục địa.

Page 285: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

285

+ Liều dùng: tán bột uống ngày 1,5 - 3g. Dùng tươi, ăn 1 tuần 2 - 3 lần, mỗi lần 1

cái.

- Tác dụng dược lý: tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, tăng cường

khả năng phát dục của tuyến vú - tử cung - âm đạo.

THUỐC BỔ HUYẾT, THUỐC BỔ ÂM

1. Thuốc bổ huyết.

+ Thuốc bổ huyết phần lớn có tính vị ngọt ấm hoặc ngọt bình, có tác dụng tư nhuận,

bổ can dưỡng tâm, ích tỳ tăng sinh huyết dịch, tư dưỡng can thận, chủ yếu điều trị tâm can

huyết hư gây ra da mặt sắc vàng ám hoặc trắng bệch, chóng mặt, ù tai, hồi hộp trống ngực,

mất ngủ, hay quên, kinh nguyệt kéo dài, lượng ít; sắc nhạt, thậm chí bế kinh, mạch vi

nhược.

+ Thuốc bổ huyết có tính tư nhuận, nê trệ, nên những người tỳ vị thấp trệ, bụng

trướng đầy, ăn ít, đại tiện lỏng nát dùng nên thận trọng.

1.1. Đương qui:

+ Đương qui (Radis Angelicae Sinensis) là rễ phơi khô của cây đương quy

Augelica sinensis (Oliv) Diels, thuộc họ hoa tán Umbellafera.

+ Tính vị: ngọt, cay, ấm. Qui kinh tâm - can - tỳ.

+ Tác dụng: bổ huyết - hoạt huyết - điều kinh - nhuận tràng.

+ Chỉ định:

- Điều trị tâm can huyết hư, sắc mặt ám vàng, chóng mặt, hồi hộp, thường dùng

cùng với thục địa, bạch thược như bài tứ vật thang. Nếu khí huyết đều hư, thường dùng

cùng với hoàng kỳ, nhân sâm như bài đương qui bổ huyết thang - nhân sâm dưỡng cam

thang.

- Điều trị huyết hư - huyết ứ gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, bế kinh: nếu

do khí trệ huyết ứ thường dùng cùng với hương phụ, đào nhân, hồng hoa; nếu do hàn

ngưng thường phối hợp với nhục quế, ngải diệp; nếu do huyết nhiệt thường dùng cùng với

xích thược, đan bì.

- Điều trị huyết trệ kiêm hàn gây đau đầu thường dùng cùng với xuyên

khung, bạch chỉ. Điều trị khí huyết ứ trệ gây đau ngực, sườn thường dùng cùng với

uất kim, hương phụ. Điều trị đau bụng do hư hàn thường dùng cùng với quế chi,

bạch thược. Nếu đau bụng đi ngoài ra máu thường dùng cùng với hoàng cầm, hoàng

liên, mộc hương. Nếu trong bụng có hòn khối thường dùng cùng với tam lăng, nga

truật. Điều trị vấp ngã gây đau, sưng nề thường dùng cùng với nhũ hương, một

Page 286: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

286

dược. Điều trị phong thấp tý chứng gây chân tay tê nhức thường dùng cùng với

khương hoạt, quế chi, tần cửu. Hiện nay dùng điều trị đau thắt ngực, viêm tắc mạch

máu.

- Điều trị mụn nhọt sưng đau, thường dùng cùng với kim ngân hoa, liên kiều.

- Điều trị chứng đại tiểu tiện bí kết do huyết hư, thường dùng cùng với hỏa ma

nhân, nhục thung dung. Ngoài ra còn điều trị ho hen lâu ngày như bài quan âm cầu khổ tán.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày. Qui thân bổ huyết, qui vĩ hoạt huyết, toàn qui hòa huyết

(bổ huyết - hoạt huyết).

+ Tác dụng dược lý: ức chế co thắt cơ tử cung, giảm tụ tập tiểu cầu, chống lại sự

đông máu, tăng cường sản sinh hồng cầu, giảm thiếu máu cơ tim, giãn mạch, cải thiện

tuần hoàn ngoại vi. Thực nghiệm chứng minh, đương qui giảm mỡ máu, tăng cường khả

năng miễn dịch. Thực nghiệm chuột thấy đương qui làm tăng tái sinh tế bào gan, phục

hồi 1 vài công năng của gan. Ngoài ra đương qui còn có tác dụng trấn tĩnh, giảm đau,

chống viêm, giảm tổn thương do phóng xạ, ức chế 1 vài loại ung thư tăng trưởng, kháng

khuẩn.

1.2. Thục địa hoàng:

+ Thục địa hoàng (Radis Rehmannia Preparata) là rễ của cây sinh địa Rehmannia

glutinosa, khi qua bào chế thì gọi là thục địa, thuộc họ hoa mõm chó Scrophunlariaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi ấm. Qui kinh can - thận .

+ Tác dụng: bổ huyết tư âm, ích tinh.

+ Chỉ định:

- Điều trị huyết hư gây sắc mặt vàng, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, rối loạn kinh

nguyệt, băng kinh, thường dùng cùng với đương qui, bạch thược.

- Điều trị thận âm bất túc cốt trưng triều nhiệt, đạo hãn, di tinh tiêu khát, thường

dùng cùng với sơn thù, sơn dược như bài lục vị địa hoàng hoàn.

- Điều trị can thận tinh huyết hao hư, đau lưng mỏi gối, ù tai, bạc lông tóc, thường

dùng cùng với hà thủ ô, kỷ tử, thỏ ty tử.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: cường tim, lợi niệu, giảm đường máu tăng bạch cầu ngoại vi,

tăng cường khả năng miễn dịch.

1.3. Bạch thược:

+ Bạch thược (Radis Paconiae Alba) là rễ phơi khô của cây bạch thược Palonia

lactiflora Pall, thuộc họ mao lương Ranunculaceae.

+ Tính vị: đắng, chua, ngọt, hơi hàn. Qui kinh can - tỳ.

+ Tác dụng: dưỡng huyết, điều kinh, bình can chỉ thống, liễm âm chỉ hàn.

Page 287: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

287

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng huyết hư âm hư nội nhiệt gây rối loạn kinh nguyệt, băng lậu

thường dùng cùng với thục địa, a giao, địa cốt bì.

- Điều trị chứng can âm bất túc, can khí uất kết hoặc can dương thượng cang

gây đau đầu, chóng mặt, đau tức ngực sườn, đau bụng, tứ chi co quắp, thường dùng

cùng với ngưu tất, sinh địa, thạch quyết minh để điều trị đau đầu - chóng mặt, trị can uất

gây đau tức ngực sườn thường dùng cùng với đương qui, bạch truật, sài hồ. Trị đau

bụng, tứ chi co quắp thường dùng cùng với cam thảo. Trị can vị bất hòa, đau bụng tiết

tả thường dùng cùng với phòng phong, bạch truật.

- Liều dùng: 10 - 15g/ngày. Liều cao 15 - 30g/ngày.

- Tác dụng dược lý: giảm co quắp, ức chế co thắt cơ trơn tử cung đại trường,

trấn tĩnh, giảm đau, giãn mạch hạ huyết áp. Bạch thược, cam thảo cùng dùng điều trị

co thắt cơ gây đau bụng, đau đại tràng. Điều tiết khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng

lưu lượng tuần hoàn, ức chế 1 số loại vi khuẩn.

1.4. Hà thủ ô (giao đằng, dạ hợp):

+ Hà thủ ô (Radis Polygoni Multiflori) là rễ của cây hà thủ ô Polygonum

multiflorum Thunb, thuộc họ rau răm Polygonaceae.

+ Tính vị: ngọt, sáp, hơi ấm. Qui kinh can - thận.

+ Tác dụng: hà thủ ô chế bổ ích tinh huyết, cố thận, đen lông tóc. Sinh hà thủ ô giải

độc, nhuận tràng thông tiện.

+ Chỉ định:

- Điều trị huyết hư gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi

thường dùng cùng với thục địa, đương qui, kỷ tử, thỏ ty tử.

- Điều trị sốt rét lâu ngày, khí huyết tổn thương, thường dùng cùng với nhân sâm,

đương qui như bài hà nhân ẩm, điều trị đại trường bí kết, thường hư tân dao thường dùng

cùng với đương qui, hỏa ma nhân. Trị mụn nhọt sưng tấy, dùng cùng với kim ngân hoa,

liên kiều như bài hà thủ ô thang. Ngoài ra huyết táo sinh phong gây ngứa ngoài da, ban

chẩn thường dùng cùng với kinh giới, phòng phong, khổ sâm.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: thực nghiệm trên thỏ thấy có átc dụng ức chế tăng cholesterol,

giảm sự hình thành cục máu đông, giảm sự lắng đọng mỡ ở nội mạc động mạch, giảm nhịp

tim, tăng lưu lượng tuần hoàn vành, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, làm đường

máu lúc đầu tăng sau đó hạ thấp, tăng cường tạo hồng cầu.

1.5. A giao:

+ A giao (Gelatinum Asini) là một loại keo được chế từ da của con lừa Equus

asinus L, thuộc họ ngựa Equidae.

Page 288: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

288

+ Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh phế - can - thận.

+ Tác dụng: bổ huyết, chỉ huyết, tư âm, nhuận táo.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng huyết hư gây vàng da, hồi hộp, chóng mặt, thường dùng cùng với

thục địa, đương qui, hoàng kỳ.

- Trị huyết nhiệt gây chảy máu cam thường dùng cùng với bồ hoàng, sinh địa, trị ho

ra máu, thường dùng cùng với mạch môn, ngũ vị, bạch cập, nhân sâm như bài a giao tán, trị

đi tiểu ra máu, dùng cùng với đương qui, xích thược như bài a giao thược dược thang. Trị

đi tiện ra máu cuối bãi, thường dùng cùng với bạch thược, hoàng liên như bài a giao hoàn.

Trị suy nhâm bất cố, băng lậu, có thai ra huyết thường dùng cùng với sinh địa, ngải diệp

như bài giao ngải thang.

- Điều trị chứng ôn táo thương phế, ho khan không đàm, thường dùng cùng

với mạch môn, hạnh nhân, như bài thanh táo cầu phế thang. Trị hư nhiệt thương âm,

hư phiền mất ngủ thường dùng cùng với bạch thược như bài hoàng liên a giao thang.

+ Liều dùng: 5 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tăng cường sản sinh hồng cầu - hemoglobin cân bằng hàm

lượng sắt trong cơ thể, tăng cường hấp thu sắt và dự trữ sắt, tăng huyết áp.

1.6. Long nhãn nhục:

+ Long nhãn nhục (Arillus Longan) là áo hạt quả phơi khô nửa chừng của quả cây

nhãn Dimocarpus longan. Lour, thuộc họ bồ hòn Sapindaceae.

+ Tính vị: ngọt, ấm. Qui kinh tâm - tỳ.

+ Tác dụng: bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần.

+ Chỉ định:

- Điều trị tâm tỳ hư tổn, khí huyết bất túc, gây hồi hộp, mất ngủ, hay quên,

thường dùng cùng với hoàng kỳ, nhân sâm, đương quy, toan táo nhân như bài qui tỳ

thang.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày. Liều cao 30 - 60g/ngày.

2. Thuốc bổ âm.

+ Thuốc bổ âm phần lớn tính vị ngọt, hàn, nhuận để điều trị các chứng âm hư - dịch

hao.

+ Chứng âm hư phần lớn gặp trong bệnh phát sốt giai đoạn cuối hoặc một số

bệnh mãn tính khác. Chứng hàn thường gặp là phế - vị - can - thận âm hư. Thuốc bổ

thận âm thường cũng có tác dụng bổ phế âm, bổ can âm. Khi dùng thuốc bổ âm phải

căn cứ theo chứng mà phối hợp thuốc. Nếu nhiệt tà thương âm mà nhiệt tà chưa giải

thì phải dùng cùng với thuốc thanh nhiệt. Nếu âm hư nội nhiệt thì phối hợp với

Page 289: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

289

thuốc hư nhiệt. Nếu âm hư dương cang thì phối hợp với thuốc tiềm dương. Khi dùng

thuốc bổ âm phải căn cứ vào qui luật âm dương hỗ căn, nên dùng thêm thuốc bổ

dương để giảm bớt tính ngưng trệ của thuốc bổ âm.

+ Chú ý: không nên dùng trong những người tỳ vị hư nhược, đàm thấp nội trệ.

2.1. Bắc sa sâm:

+ Bắc sa sâm (Radis Glehniae) là rễ phơi hay sấy khô của cây sa sâm Glehnia

littoralis Fr. Schmidt ex Miq, thuộc họ hoa tán Umbellyfereae.

+ Tính vị: ngọt, hơi đắng, hơi hàn. Qui kinh phế - vị.

+ Tác dụng: dưỡng âm thanh phế, ích vị sinh tân.

+ Chỉ định:

- Điều trị phế âm hư gây ho khan, ít đờm, họng khô, giọng khàn, thường dùng cùng

với mạch môn, thiên hoa phấn, xuyên bối mẫu.

- Điều trị vị âm hư, tân dịch bất túc gây miệng khô họng khát, chất lưỡi hồng giáng,

đau bụng âm ỉ, nôn khan thường dùng cùng với mạch môn, thạch hộc.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm nhiệt độ, giảm đau, tăng cường khả năng tâm thu.

2.2. Bách hợp:

+ Bách hợp (Bulbus Lilii) là dò do nhiều lá kết lại phơi khô của cây bách hợp

Lilium brownii F.E.Brown var. viridulum Baker, thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi đắng, hơi hàn. Qui kinh phế - vị.

+ Tác dụng: dùng làm nhuận phế - ích vị sinh tán, thanh tâm trừ phiền.

+ Chỉ định:

- Điều trị phế âm hư gây táo nhiệt, ho khan, đờm lẫn máu, thường phối hợp dùng

với khoản đông hoa như bài bách hóa cao, hoặc dùng cùng với sinh địa, huyền sâm, xuyên

bối mẫu như bài bách hợp cố kim thang

- Điều trị bệnh sốt lâu ngày, hư phiền, mất ngủ, hay mê, thường dùng cùng với tri

mẫu, sinh địa như bài bách hợp chi mẫu thang, bách hợp địa hoàng thang.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

2..3. Mạch môn:

+ Mạch môn (Radis Ophyopogonis) là rễ củ phơi khô của cây mạch môn

Ophyopogon faponicus (L.f.) Kev - Gawl, thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi đắng, hơi hàn. Qui kinh phế - vị.

+ Tác dụng: dưỡng âm nhuận phế, ích vị sinh tán, thanh tâm trừ phiền.

+ Chỉ định:

Page 290: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

290

- Điều trị phế âm bất túc, ho khan, đàm dính, họng khô, mũi khô, thường dùng cùng

tang diệp, hạnh nhân, a giao như bài thanh táo cầu phế thang.

- Điều trị vị âm hư, miệng khô họng khát, đại tiện táo kết, thường dùng cùng ngọc

trúc, sa sâm như bài ích vị thang. Sốt lâu ngày gây tổn hao tân dịch, đại tiện bí kết, thường

dùng cùng với huyền sâm, sinh địa như bài tăng dịch thang.

- Điều trị tâm âm hư, tâm phiền mất ngủ, lưỡi khô, hồng giáng, thường dùng cùng

với sinh địa, toan táo như bài thiên vương bổ tâm đan.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tăng bạch cầu ngoại vi, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường

tác dụng của tố chất tuyến thượng thận, chống loạn nhịp tim, giãn mạch ngoại vi, giảm

đường máu, ức chế 1 số vi khuẩn.

2.4. Thiên môn đông:

+ Thiên môn đông (Radis Asparagi) là rễ củ phơi khô của cây thiên môn Asparagus

cochinchinensis (.Lour.) Merr, thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

+ Tính vị: ngọt, đắng, hàn. Qui kinh phế, thận.

+ Tác dụng: dưỡng âm nhuận táo, thanh hỏa, sinh tân.

+ Chỉ định:

- Điều trị âm hư phế nhiệt, ho khan, ho lẫn máu, thường dùng cùng với mạch môn,

sa sâm, xuyên bối mẫu, a giao.

- Điều trị âm hư hỏa vượng, di tinh thường dùng cùng với thục địa, tri mẫu, hoàng bá.

Trị tiêu khát, nhiệt bệnh thương tân thường dùng cùng với nhân sâm, sinh địa như bài tam tài

thang.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm ho trừ đờm, chống lại sự phát triển tế bào ung thư,

ức chế 1 số khuẩn.

2.5. Thạch hộc (hoàng thảo, hắc tiết thảo):

+ Thạch hộc (Herba Dendrobii) là thân phơi khô của cây hoàng thảo Dendrobium

loddigesii Rolfe, thuộc họ lan Orchidaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi hàn. Qui kinh vị - thận.

+ Tác dụng: dưỡng âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân.

+ Chỉ định:

- Điều trị nhiệt bệnh thương tân, sốt ít, phiền táo, miệng khô, họng khát, lưỡi hồng,

rêu ít thường dùng cùng với sinh địa, mạch môn.

Page 291: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

291

- Điều trị vị âm bất túc, miệng khô, họng khát, ăn ít, buồn nôn đau bụng âm ỉ,

thường dùng cùng với mạch môn, trúc nhự, bạch thược. Ngoài ra bạch thược có tác dụng

bổ thận, dưỡng can minh mục, cường cân cốt.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày. Dùng tươi 15 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm đau, hạ sốt, tăng tiết dịch vị đường tiêu hóa giúp kích

thích tiêu hóa.

2.6. Ngọc trúc:

+ Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati) là thân rễ phơi khô của cây ngọc trúc

Polygonatum odoratum (Mill.) Bruce, thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

+ Tính vị: ngọt, hơi hàn. Qui kinh phế - vị.

+ Tác dụng: dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát.

+ Chỉ định:

- Điều trị âm hư phế táo, ho khan ít đờm, thường dùng cùng với sa sâm mạch môn,

xuyên bối mẫu.

- Điều trị nhiệt bệnh thương tân, phiền táo khát, tiêu khát thường dùng cùng với

thiên hoa phấn, sinh địa.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: cường tim, tăng huyết áp khi dùng cùng với đẳng sâm, cải

thiện thiếu máu cơ tim, giảm đường máu, giảm mỡ máu.

2.7. Hoàng tinh (cây cơm nếp):

+ Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati) là thân rễ phơi khô của cây hoàng tinh

Polygonatum sibiricum Red, thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Không nên nhầm với cây hoàng

tinh hay củ dong, thuộc họ dong Marantaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh tỳ - phế - thận.

+ Tác dụng: tư thận nhuận phế, bổ tỳ ích khí.

+ Chỉ định:

- Điều trị âm hư phế táo, ho khan đàm ít, thường dùng cùng với sa sâm, xuyên bối

mẫu, tri mẫu, bạch bộ...

- Điều trị tỳ vị hư nhược, gây mệt mỏi, ăn không tiêu, mạch hư, thường dùng cùng

với đẳng sâm, bạch truật. Điều trị tỳ vị âm hư gây miệng khô, ăn ít, lưỡi hồng không rêu,

thường dùng cùng thạch hộc, mạch môn, sơn dược.

- Thận hư tinh hao, thường dùng cùng với kỷ tử.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

Page 292: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

292

+ Tác dụng dược lý: tăng cường khả năng miễn dịch, chống lão suy, chống mệt

mỏi, tăng sức chịu đựng thiếu ôxy, tăng cường trao đổi chất, giảm đường máu, ức chế vi

khuẩn.

2.8. Câu kỷ tử (khởi tử, địa cốt tư):

+ Câu kỷ tử (Fructus Lycii) là quả chín phơi khô của cây câu kỷ Lycium barbarum

L, thuộc họ cà Solanaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh can - thận

+ Tác dụng: bổ can thận, minh mục.

+ Chỉ định:

- Điều trị can thận bất túc, đau lưng di tinh, hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm

sút, tiêu khát, thường dùng phối hợp với thục địa, thỏ ty tử, cúc hoa như bài kỷ cúc địa

hoàng hoàn. Trị tiêu khát thường dùng cùng với sinh địa, mạch môn, thiên hoa phấn.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tăng bạch cầu máu ngoại vi, tăng cường miễn dịch thể dịch,

tăng khả năng tạo máu, chống lão suy, chống ung thư, giảm đường máu.

2..9. Tang thầm:

+ Tang thầm (Fructus Mori) là quả chín của cây dâu Morus alba L, thuộc họ dâu

tằm Moraceae.

+ Tính vị: ngọt, hàn. Qui kinh can , thận.

+ Tác dụng: tư âm bổ huyết, sinh tân, nhuận tràng.

+ Chỉ định:

- Điều trị âm huyết hao hư, chóng mặt ù tai, hoa mắt, mất ngủ, lông tóc bạc, di tinh,

thường phối hợp dùng cùng với hà thủ ô như bài thủ ô diễn thọ đan.

- Trị tân thương khẩu khát, tiêu khát thường dùng cùng với mạch môn thiên

hoa phấn. Trị trường táo tiện bí thường dùng cùng với hà thủ ô, hỏa ma nhân.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tăng cường miễn dịch, tăng cường tác dụng của tế bào lympho.

2.10. Qui giáp (yếm rùa):

+ Qui giáp (Carapax Et Plastrumtestudinis) là yếm phơi khô của con rùa Chinemys

reevesii (Gray), thuộc họ rùa Testudinidae.

+ Tính vị: ngọt, mặn hàn. Qui kinh can , thận, tâm.

+ Tác dụng: tư âm tiền dương, ích thận kiện cốt, cố kinh chỉ huyết, dưỡng huyết bổ

tâm.

+ Chỉ định:

Page 293: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

293

- Điều trị âm hư nội nhiệt, cốt trưng đạo hãn, thường dùng phối hợp với thục

địa, tri mẫu, hoàng bá như bài đại bổ âm hoàn. Trị âm hư dương cang, hoa mắt chóng

mặt, thường dùng cùng với sinh địa, thạch quyết minh, cúc hoa. Trị nhiệt bệnh thương

âm, hư phong nội động, lưỡi khô hồng giáng, thường dùng phối hợp với sinh địa, miết

giáp.

- Điều trị thận hư, đau lưng mỏi gối, cân cốt rã rời, phối hợp với thục địa, tỏa

dương, ngưu tất.

- Điều trị âm hư huyết nhiệt, xung nhâm bất cố, gây băng lậu, kinh nguyệt quá

nhiều thường dùng cùng với hoàng bá, hương phụ như bài cố kinh hoàn.

-+ Điều trị tâm hư, hồi hộp trống ngực, mất ngủ, hay quên, thường dùng cùng với

long cốt, viễn trí.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: tăng cường khả năng miễn dịch.

2.11. Miết giáp (mai ba ba):

+ Miết giáp (Carapax Trionycis) là mai con ba ba Trionyx sinensis Wiegmann,

thuộc họ ba ba Triomychidae.

+ Tính vị: mặn, hàn. Qui kinh can, thận.

+ Tác dụng: tư âm tiềm dương, nhuyễn kiên, tán kết.

+ Chỉ định:

- Điều trị âm hư phát nhiệt, thường dùng cùng với thanh cao, tần cửu, tri mẫu

như bài thanh cao miết giáp thang, tần cửu miết giáp tán. Trị âm hư dương can, hoa

mắt chóng mặt thường dùng cùng với sinh địa, cúc hoa. Trị nhiệt bệnh thương âm, âm

hư phong động, lưỡi khô hồng giáng thường dùng cùng với sinh địa, qui giáp.

- Khối u tích tụ trong ổ bụng, sốt rét, thường dùng phối hợp với sài hồ, đan bì như

bài miết giáp tiễn hoàn.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày, nên sắc trước.

+ Tác dụng dược lý: ức chế tăng sinh tổ chức tế bào gan và tỳ, nâng cao protit

huyết tương, kháng tế bào ung thư.

Page 294: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

294

THUỐC CỐ SÁP

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa:

Thuốc cố sáp là những thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp.

Thuốc cố sáp phần lớn có vị chua, sáp, tính ôn hoặc bình, chủ yếu nhập kinh

phế - tỳ - thận - đại trường.

1.2. Tác dụng:

+ Cố biểu chỉ hãn.

+ Liễm phế chỉ khái, sáp trường chỉ tả.

+ Cố tinh sáp niệu, thu liễm chỉ huyết, chỉ đới...

1.3. Chỉ định:

Các chứng tự hãn, đạo hãn, ho lâu ngày, suyễn, tiết tả, di tinh, hoạt tinh, di

niệu, băng đới không cầm.

1.4. Chú ý khi dùng:

+ Thuốc cố sáp, chủ yếu có tính thu liễm cố sáp các chứng hao tán nào đó, để

trị các chứng bệnh hoạt thoát. Nguyên nhân căn bản của chứng hoạt thoát là chính

khí hư nhược, nên ứng dụng điều trị các thuốc cố sáp vẫn là trị bệnh ở phần tiêu

(ngọn). Vì vậy trên lâm sàng khi ứng dụng nhóm thuốc cố sáp để điều trị thường

phối hợp dùng cùng với các thuốc bổ để tiêu bản kiêm trị. Nói chung nên căn cứ

vào các triệu chứng cụ thể, tìm ra nguyên nhân căn bản, dùng thuốc phối hợp thích

đáng, tiêu bản kiêm trị mới có thể thu được hiệu qủa cao trên lâm sàng.

+ Thuốc cố sáp có tính sáp liễm tà khí, vì thế nếu biểu tà chưa giải, thấp nhiệt

gây tiết tả, đới hạ, xuất huyết đều không nên dùng. Tuy vậy có một số thuốc cố sáp

có tác dụng thanh thấp nhiệt, giải độc, cho nên cần phân biệt rõ để dùng cho thích

đáng.

2. Thuốc cố biểu chỉ hãn (cầm mồ hôi):

+ Khí hư làm cơ biểu bất cố, tân dịch ngoại tiết mà gây ra tự ra mồ hôi khi nghỉ

(tự hãn), âm hư không thể chế dương, dương nhiệt bức tân dịch ngoại tiết mà gây ra mồ

hôi vào ban đêm (đạo hãn). Thuốc nhóm này có tác dụng hành cơ biểu, điều tiết phần

vệ, vì thế mà có tác dụng giảm ra mồ hôi (liễm hãn), cầm mồ hôi (chỉ hãn). Trên lâm

sàng thường dùng điều trị tỳ phế khí hư - vệ dương bất cố - tấu lý sơ hở - tân dịch ngoại

tiết gây ra tự hãn; phế thận âm hư, dương thịnh sinh nội nhiệt, nhiệt bức tân dịch ngoại

tiết gây ra chứng đạo hãn.

+ Điều trị chứng khí hư tự hãn thường dùng phối hợp với thuốc bổ khí cố

biểu, trị âm hư đạo hãn thường dùng phối hợp với thuốc tư âm.

Page 295: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

295

2.1. Ma hoàng căn:

+ Ma hoàng căn (Radis Ephedrae) là rễ cây ma hoàng Ephedra sinica Stapf,

thuộc họ ma hoàng Ephedraceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh phế.

+ Tác dụng: liễm phế chỉ hãn.

+ Chỉ định:

- Điều trị khí hư tự hãn thường dùng cùng với hoàng kỳ, bạch truật. Điều trị âm hư

đạo hãn thường dùng cùng với sinh địa, ngũ vị tử. Điều trị hậu sản, mồ hôi ra không cầm

thường dùng cùng với đương qui, hoàng kỳ như bài ma hoàng căn tán.

+ Liều dùng: 3 - 9g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi tà còn ở biểu.

+ Tác dụng dược lý: rễ ma hoàng có tác dụng nâng cao huyết áp, hưng phấn

cơ trơn ở ruột - tử cung.

2.2. Phù tiểu mạch:

+ Phù tiểu mạch hạt chưa chín của cây tiểu mạch Triticum aestivum L, thuộc

họ lúa Graminea.

+ Tính vị: ngọt, mát. Qui kinh tâm.

+ Tác dụng: liễm hãn, ích khí - trừ nhiệt.

+ Chỉ định:

- Điều trị tự hãn dùng cùng với hoàng kỳ, ma hoàng căn. Trị đạo hãn thường dùng

với ngũ vị tử, mạch môn, địa cốt bì.

- Điều trị chứng cốt trưng triều nhiệt, thường phối hợp với huyền sâm, mạch môn,

sinh địa, địa cốt bì.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

- Chú ý: cấm dùng khi tà ở biểu chứng gây ra mồ hôi.

3. Thuốc liễm phế sáp trường.

Thuốc trong nhóm này có tính toan - sáp thu liễm, chủ yếu nhập vào kinh phế

- đại trường. Nhóm này phân ra hai loại; liễm phế giảm ho - hen và sáp trường chỉ tả

(cầm đi lỏng). Điều trị ho hen lâu ngày phải chú ý đến phế - thận, dùng các thuốc bổ

phế - bổ thận. Điều trị bệnh tả lỵ lâu ngày, nếu kiêm có tỳ thận dương hư, thường

dùng cùng với các thuốc bổ tỳ thận; nếu kiêm có khí hư hạ hãm, thường dùng cùng

với thuốc bổ khí thăng đề, nếu kiêm tỳ vị khí hư thường phối hợp với thuốc bổ ích

tỳ vị.

3.1. Ngũ vị tử:

Page 296: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

296

+ Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae) là quả chín phơi khô của cây ngũ vị

Schisandra chinensis (Turiz) Baill, thuộc họ ngũ vị Schisandraceae.

+ Tính vị: chua, ngọt, ấm. Qui kinh phế, tâm, thận.

+ Tác dụng: liễm phế - tư thận, sinh tân liễm hàn, sáp tinh chỉ tả - an thần.

+ Chỉ định:

- Ngũ vị tử vị chua để thu liễm, tính ôn mà lại nhuận, phía trên liễm phế khí, phía

dưới tư bổ thận âm. Điều trị phế hư gây ho lâu ngày, thường dùng cùng với anh túc xác

như bài ngũ vị tử hoàn.

Điều trị phế thận lưỡng hư gây ho hen thường dùng cùng với sơn thù, thục địa, hoài

sơn như bài uất khí hoàn. Điều trị hàn ẩm ho hen thường dùng cùng với ma hoàng, tế tân,

sinh khương.

- Dùng trong chứng tiêu khát. Điều trị các chứng nhiệt làm thương âm, mồ

hôi nhiều, miệng khát, thường dùng cùng với nhân sâm, mạch môn như bài sinh

mạch tán. Trị âm hư nội nhiệt, khát - uống nhiều, thường dùng cùng với hoài sơn chi

mẫu, thiên hoa phấn, hoàng kỳ như bài ngọc dịch thang.

- Điều trị chứng đạo hãn - tự hãn, có thể dùng cùng với ma hoàng căn.

- Điều trị chứng di tinh - hoạt tinh, thường dùng cùng với tang phiên tiêu, kim anh

tử, long cốt.

- Điều trị chứng tả lỵ không cầm thường dùng cùng với phá cố chỉ, ngô thù du,

nhục đậu khấu như bài tứ thần hoàn.

- Điều trị chứng hồi hộp - mất ngủ - ngủ hay mê, thường dùng cùng với sinh địa sân

sâm, toan táo nhân.

+ Liều dùng: 3 - 6g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi tà còn ở biểu, bên trong thực nhiệt, ban sởi, ho khan

giai đoạn đầu.

+ Tác dụng dược lý: hưng phấn TK trung ương, hưng phấn hệ thống hô hấp,

giảm ho, tiêu đàm, giảm huyết áp, lợi đờm, bảo vệ tế bào gan, ức chế 1 số loại trực

khuẩn mủ xanh, trực khuẩn âm đạo, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn.

3..2. Ô mai (mơ, hạnh):

+ Ô mai (Fructus Mune) là quả chín qua chế biến và sấy khô của cây mơ

Prunus mume (Sieh.) Sieh. et Zucc, thuộc họ hoa hồng Rosaceae.

Việt Nam dùng quả chín phơi khô của cây mơ Prunus armeniaca L, thuộc họ hoa

hồng Rosaceae.

+ Tính vị: chua, sáp, bình. Qui kinh can, phế, tỳ, đại trường.

Page 297: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

297

+ Tác dụng: liễm phế chỉ khái, sáp trường chỉ tả, giảm đau bụng do giun, sinh

tân chỉ khát.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng đau bụng do giun, buồn nôn, thường dùng cùng với tế tân,

xuyên tiêu, hoàng liên, phụ tử như bài ô mai hoàn

- Điều trị chứng hư nhiệt tiêu khát, thường dùng cùng với thiên hoa phấn,

mạch môn, nhân sâm như bài ngọc tuyền tán. Ngoài ra ô mai còn có tác dụng cầm

máu, điều trị băng huyết.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày, liều cao 30g/ngày.

+ Chú ý: không dùng khi tà còn ở biểu chứng, hoặc thực nhiệt tích trệ.

+ Tác dụng dược lý: ô mai có tác dụng sát khuẩn, thực nghiệm trên ruột thỏ,

có tác dụng ức chế vận động. Ngoài ra ô mai có tác dụng lợi mật, tăng cường khả

năng miễn dịch của cơ thể.

3.3. Ngũ bội tử:

+ Ngũ bội tử (Galla Chinensis) là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu

ngũ bội tử Schlechtendalia sinensis Bell gây ra trên cuống lá và cành của cây muối

Rhus chinensis Mill, thuộc họ đào lộn hột Anacardiaceae.

+ Tính vị: chua, sáp, hàn. Qui kinh phế, đại trường, thận.

+ Tác dụng: liễm phế giáng hỏa, sáp trường chỉ tả, cố tinh, liễm hãn, chỉ huyết.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng ho do phế hư, hoặc ho có đờm do phế nhiệt. Trị ho lâu ngày

do phế hư thường dùng cùng với ngũ vị tử, anh túc xác. Trị ho có đờm do phế nhiệt

thường dùng cùng với qua lâu, hoàng cầm, bi mẫu.

- Điều trị chứng tả lỵ, thường dùng cùng với kha tử, ngũ vị tử.

- Điều trị chứng di tinh - hoạt tinh, thường dùng cùng với long cốt, phục linh

như bài ngọc tỏa đan.

- Điều trị chứng tự hãn, đạo hãn; nghiền bột hòa với nước xoa vào rốn.

- Điều trị chứng băng huyết, thường dùng cùng với tông lư thán, huyết dư

thán. Trị đi đại tiện ra huyết, trĩ chảy máu thường dùng cùng với qủy hoa, địa du.

Ngoài ra ngũ bội tử còn có tác dụng giải độc, tiêu thũng, cầm máu dùng điều trị các

chứng sa trực tràng, sa dạ con, mụn nhọt chảy nước, dùng bột hòa nước xoa ngoài,

hoặc dùng nước sắc để rửa tại chỗ.

+ Liều dùng: 3 - 9g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi bị tả lỵ do thấp nhiệt.

Page 298: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

298

+ Tác dụng dược lý: ngũ bội tử làm cố định protit tổ chức, tạo thành màng

bảo vệ, ức chế bài tiết do tạo màng ngưng kết ở màng tế bào, làm khô se niêm mạc,

lắng đọng protein ở mặt đoạn thần kinh nên có tác dụng gây tê cục bộ nhẹ. Ngoài ra

còn có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, thương hàn, phó

thương hàn, bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh...

3.4. Anh túc xác (cù túc xác, anh tử túc):

+ Anh túc xác (Pericarpium Papaveris) là quả thuốc phiện sau khi đã lấy hạt

và nhựa của cây thuốc phiện Papaver somniferum L, thuộc họ thuốc phiện

Papaveraceae.

+ Tính vị: chua, sáp, bình, có độc. Qui kinh phế, đại trường, thận.

+ Tác dụng: sáp trường chỉ tả, liễm phế chỉ khái, chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tả lỵ lâu ngày, thường dùng cùng với kha tử, ô mai.

- Điều trị chứng ho lâu ngày do phế hư, có thể dùng độc vị hoặc dùng phối

hợp với ô mai như bài tiểu bách lao tán.

- Điều trị chứng đau dạ dày, đau bụng, đau gân cơ , có thể dùng đơn độc hoặc

dùng phối hợp với các bài cổ phương.

+ Liều dùng: 3 - 6g/ngày.

+ Chú ý: không nên dùng lâu, cấm dùng khi tà thực gây tiết tả giai đoạn đầu.

3.5. Kha tử:

+ Kha tử (Fructus Chebulae) là quả chín phơi khô của cây kha tử Terminalia

chebnla Retz, thuộc họ bàng Combretaceae.

+ Tính vị: đắng, chua, sáp, bình. Qui kinh phế, đại trường.

+ Tác dụng: sáp trường chỉ tả, liễm phế chỉ khái, lợi yết khai âm.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tả lỵ lâu ngày, trĩ - sa trực tràng, thường dùng cùng với anh

túc xác, can khương, trần bì như bài kha tử bì ẩm

- Điều trị chứng ho lâu ngày, mất tiếng thường dùng cùng với nhân sâm, ngũ

vị tử, hoặc với cát cánh, cam thảo như bài kha tử thang.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi tà còn ở biểu, thấp nhiệt tích trệ.

+ Tác dụng dược lý: kha tử có tác dụng thu liễm, cầm đi ngoài, ức chế trực

khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, liên cầu khuẩn.

3.6. Thạch lựu bì:

Page 299: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

299

+ Thạch lựu bì (Pericarpiium Granati) là vỏ quả phơi khô của cây thạch lựu

Punica granatum L, thuộc họ lựu Punicaceae.

+ Tính vị: chua, sáp, ôn. Qui kinh đại trường.

+ Tác dụng: sáp trường chỉ tả, diệt giun .

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tả lỵ - trĩ, có thể dùng độc vị hoặc phối hợp cùng với nhục

đậu khấu, kha tử. Nghiên cứu gần đây cho thấy có thể dùng điều trị lỵ trực khuẩn

cấp.

- Dùng để diệt các loại ký sinh trùng đường ruột (giun đũa, giun kim, sán),

thường dùng cùng với binh lang. Ngoài ra thạch lựu bì còn có tác dụng sáp tinh, chỉ

đới, chỉ huyết.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: ức chế tụ cầu vàng, liên cầu tan huyết, trực khuẩn mủ

xanh, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao và 1 số trực khuẩn ngoài da.

3.7. Nhục đậu khấu:

+ Nhục đậu khấu (Semen Myristicae) là nhân phơi hay sấy khô của quả cây

nhục đậu khấu Myristica fragrans Houtt, thuộc họ nhục đậu khấu Myristicaceae.

+ Tính vị: cay, ấm. Qui kinh tỳ, vị, đại trường.

+ Tác dụng: sáp trường chỉ tả - ôn trung hành khí.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng đi lỏng do tỳ thận hư hàn, thường dùng cùng với quế nhục, đẳng

sâm, bạch truật, kha tử. Trị tỳ thận dương hư, gây ngũ canh tiết tả thường dùng cùng với

phá cố chỉ, ngũ vị tử, ngô thù du như bài tứ thần hoàn.

- Điều trị chứng vị hàn gây bụng đầy trướng, ăn ít, buồn nôn thường dùng

cùng mộc hương, can khương, bán hạ.

+ Liều dùng: 3 - 9g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi thấp nhiệt gây đi lỏng.

3.8. Xích thạch chi:

+ Xích thạch chi là khoáng vật, chủ yếu thành phần là {AL4(Si4O10)(OH)8 -

4H2O}

+ Tính vị: ngọt, sáp, ôn. Qui kinh vị, đại trường.

+ Tác dụng: sáp trường chỉ tả, thu liễm, chỉ huyết, bài nùng sinh cơ.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng tả lỵ lâu ngày, thường phối hợp với thuốc ôn trung tán hàn

như can khương - ngạnh mễ trong bài đào hoa thang.

Page 300: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

300

- Điều trị chứng băng huyết, bạch đới, đại tiện ra máu, thường dùng cùng với

ô tặc cốt, khiếm thực.

- Điều trị chứng mụn nhọt lở loét, thường dùng cùng với long cốt, huyết kiệt,

nghiền nhỏ rắc lên miệng vết loét.

+ Liều dùng: 10 - 20g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng trong thấp nhiệt tích trệ, phụ nữ có thai.

+ Tác dụng dược lý: hấp thụ các độc chất, độc tố vi khuẩn ở đường tiêu hóa, bảo vệ

niêm mạc đường tiêu hóa, cầm máu trong chảy máu đường tiêu hóa.

4.Thuốc cố tinh - sáp niệu.

Thuốc trong nhóm vị chua, sáp, thu liễm, có tác dụng cố tinh - sáp niệu - chỉ

đới. Một số vị thuốc còn có công dụng bổ thận.

4.1. Sơn thù du:

+ Sơn thù du (Fructus Corni) là quả chín phơi khô của cây sơn thù Cornus

offcinalis Sieb et Zucc, thuộc họ sơn thù Cornaceae.

+ Tính vị: chua, sáp, hơi ôn. Qui kinh can - thận.

+ Tác dụng: bổ ích can thận, thu liễm cố sáp.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng can thận hao hư, hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, liệt

dương. Sơn thù vừa là bổ thận ích tinh, vừa là ôn thận trợ dương, vừa là bổ âm vừa là bổ

dương. Trị can thận âm hư thường dùng cùng với thục địa, hoài sơn như trong bài lục vị

địa hoàng hoàn. Trị thận dương bất túc, thường dùng cùng với quế nhục, phụ tử như bài

thận khí hoàn. Trị thận dương hư - liệt dương thường dùng cùng với ba kích, phá cố chỉ.

- Điều trị chứng di tinh - di niệu, thường dùng cùng với thục địa, hoài sơn như bài

lục vị hoàn - thận khí hoàn, hoặc dùng cùng với phúc bồn tử, kim anh tử, tang phiêu tiêu.

- Điều trị chứng băng huyết đới hạ - kinh nguyệt quá nhiều thường dùng cùng với

hoàng kỳ, bạch truật, long cốt, ngũ vị tử như bài cố thũng thang.

+ Điều trị chứng ra mồ hôi nhiều không cầm trong chứng hư thoát, thường

dùng cùng với nhân sâm, phụ tử, long cốt. Ngoài ra còn chữa chứng tiêu khát, dùng

cùng với sinh địa, thiên hoa phấn.

+ Liều dùng: 5 - 10g/ngày. Cấp cứu cố thoát dùng 20 - 30g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: sơn thù có tác dụng lợi niệu, giảm huyết áp, ức chế TK

lỵ, tụ cầu vàng. Thực nghiệm chứng minh sơn thù ức chế tế bào ung thư, ức chế

giảm bạch cầu khi dùng hóa liệu, phóng xạ, hưng phấn thần kinh phó giao cảm.

4.2. Tang phiêu tiêu:

Page 301: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

301

+ Tang phiêu tiêu (Ootheca Mantidis) là tổ trứng chưa nở của con bọ ngựa

Tenodera sinensis Saussure sống trên cây dâu Morus alba L, thuộc họ dâu tằm

Moraceae.

+ Tính vị: ngọt, mặn, bình. Qui kinh can, thận.

+ Tác dụng: cố tinh sáp niệu, bổ thận trợ dương.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng di tinh - di niệu. Trị thận hư gây di tinh, hoạt tinh thường

dùng cùng với sơn thù, thỏ ty tử, phúc bồn tử. Trị trẻ em đái dầm, có thể dùng đơn

độc, tán bột uống cùng với nước cơm. Trị thần trí không yên, tiểu tiện nhiều lần, đái

đục, thường dùng cùng với viễn trí, long cốt, thạch xương bồ như bài tang phiêu tiêu

tán.

- Điều trị chứng liệt dương do thận hư, thường dùng cùng với lộc giác, nhục

thung dung, thỏ ty tử.

+ Liều dùng: 6 - 10g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi âm hư hỏa vượng, thấp nhiệt bàng quang.

4.3. Kim anh tử:

+ Kim anh tử (Fructus Rosae Laevigatae) là qủa giả hay đế hoa chín phơi

khô, loại bỏ hết quả thực ở trong (vẫn gọi nhầm là hạt) của cây kim anh Rosa

laevigata Michx, thuộc họ hoa hồng Rosaceae.

+ Tính vi: chua, sáp, bình. Qui kinh thận, bàng quang, đại trường.

+ Tác dụng: cố tinh sáp niệu - sáp trường chỉ tả.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng di tinh, hoạt tinh, di niệu, tiểu nhiều lần, đới hạ, dùng đơn

độc nấu thành cao để uống hoặc phối hợp dùng cùng với khiếm thực như bài thủy

lục nhị tiên đan.

- Điều trị chứng tả lỵ lâu ngày, thường dùng cùng với anh túc xác, khiếm

thực.

+ Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: giảm mỡ máu, trên thực nghiệm có tác dụng sát khuẩn tụ

cầu vàng, TK mủ xanh, TK lỵ.

3.4. Liên tử:

+ Liên tử (Semen Nelumbinis) là hạt sen bỏ mầm bên trong, phơi khô của cây

sen Nelumbo nucifera Gaertn, thuộc họ sen Nelumbonaceae.

+ Tính vị: ngọt, sáp, bình. Qui kinh tỳ, thận, tâm.

+ Tác dụng: ích thận cố tinh - bổ tỳ chỉ tả - chỉ đới, dưỡng tâm.

Page 302: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

302

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng thận hư di tinh, di niệu thường dùng cùng với khiếm thực,

long cốt như bài kim tỏa cố tinh hoàn.

- Điều trị chứng ăn kém đi lỏng do tỳ hư, thường dùng cùng với đẳng sâm,

phục linh, bạch truật.

- Điều trị chứng bệnh đới hạ, thường dùng cùng với phục linh, bạch truật,

đẳng sâm, khiếm thực.

- Điều trị chứng lo âu, hồi hộp, mất ngủ, thường dùng cùng với toan táo nhân

phục thần, viễn trí.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

3.5. Khiếm thực:

+ Khiếm thực (Semen Euryales) là hạt phơi khô của cây khiếm thực Euryale

ferox Salisb, thuộc họ súng Nymphaeaceae.

+ Tính vị: ngọt, sáp, bình. Qui kinh tỳ, thận.

+ Tác dụng: ích thận cố tinh - kiện tỳ chỉ tả - trừ thấp chỉ đới.

+ Chỉ định:

- Điều trị chứng di tinh, hoạt tinh, thường dùng cùng với kim anh tử như bài

thủy lục nhị tiên đan.

- Điều trị chứng ỉa chảy kéo dài do tỳ hư, thường dùng cùng với bạch truật

phục linh, biển đậu.

- Dùng trong bệnh đới hạ. Trị đới hạ do thấp nhiệt thường dùng cùng với

hoàng bá, sa tiền tử, như bài dịch hoàng thang. Trị đới hạ do tỳ thận hư, thường

dùng cùng với đẳng sâm, bạch truật, hoài sơn.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

Chương IV

THUỐC ĐIỀU TRỊ MỤN NHỌT, KHỐI U, KHU TRÙNG

THUỐC ĐIỀU TRỊ MỤN NHỌT- KHỐI U

1. Thuốc thanh nhiệt giải độc tiêu thũng.

1.1. Ngọc trâm (Hosta plantaginea (Lam.) aschers):

+ Tính vị: đắng, cay, lạnh; có độc.

+ Tác dụng: giải độc, tiêu thũng, bài nùng, tán khí, chỉ thống.

+ Chỉ định:

Page 303: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

303

- Viêm tuyến vú, sưng hạch lympho, mụn nhọt.

- Ung thư vú, ung thư gan.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

1.2. Lậu lô (lô căn) (Rhaponticum Uniflorum (L.) DC):

+ Tính vị: mặn lạnh.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng lợi sữa.

+ Chỉ định:

- Loa lịch, mụn nhọt, sưng tuyến vú.

- Tắc tuyến vú.

- Các loại khối u.

+ Liều dùng: 10 - 15g/ngày.

1.3. Sơn từ cô (Tulipa edulis Baker):

+ Tính vị: ngọt, hơi cay lạnh; có độc.

+ Chỉ định:

- Viêm hạch lympho.

- Mụn nhọt lở loét.

- Giải độc rắn cắn.

- Các loại khối u.

+ Liều dùng: bệnh thông thường dùng liều 1 - 3g/ngày. Điều trị khối u dùng liều

12 - 16g/ngày.

+ Tư liệu tham khảo: trong sơn từ co có chứa nhiều tinh bột, colchicine. Hiện

nay đã chiết xuất được colchicine có tác dụng ức chế phân liệt tế bào và chống bức

xạ, dùng trong chứng thống phong (gout) và ung thư da. Uống mỗi lần 0,5 - 1ml,

một ngày không quá 6ml.

1.4. Thất diệp nhất chi hoa (Paris polyphylla Sm):

+ Tính vị: đắng, hơi lạnh; có độc.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng tán ứ, giảm co giật.

+ Chỉ định:

- Khối u.

- Vết thương rắn cắn

- Viêm amidal, bệnh bạch hầu.

- Trẻ em mọc ban chẩn kết hợp viêm phổi.

- Trĩ, sa niêm mạc trực tràng, mụn nhọt sưng nề.

Page 304: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

304

- Hen suyễn.

+ Liều dùng: 3 - 15g/ngày. Dùng ngoài thì tán bột hoà với rượu dấm bôi lên nơi tổn

thương.

1.5. Bát giác liên (Dysosma chengii (Chien) Keng f):

+ Tính vị: đắng lạnh, có độc.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc.

+ Chỉ định:

- Viêm hạch lympho, viêm tuyến mang tai.

- Mụn nhọt lở loét, vết thương do rắn cắn.

- Khối u: thường dùng trong u tuyến vú.

+ Liều dùng: 6 - 10g/ngày.

1.6. Xà môi (Duchesnea indica (Andr) Focke):

+ Tính vị: ngọt, nhạt, mát.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tán kết.

+ Chỉ định:

- Khối u, mụn nhọt. loa lịch.

- Vết thương do rắn cắn.

+ Liều dùng: 10 - 30g/ngày.

1.7. Thiên qùy tử (hạt hướng dương) (Semiaquilegia adoxoides (DC) Mak):

+ Tính vị: ngọt lạnh.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tán kết.

+ Chỉ định:

- Sưng tuyến vú, loa lịch, mụn nhọt lở loét.

- U gan, u vú, u hạch.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

1.8. Hoàng độc (Dioscoren bulbifera L.):

+ Tính vị: ngọt, hơi đắng, mát.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ huyết, chỉ khái bình suyễn.

+ Chỉ định:

- Ung thư thực quản - dạ dày.

- U tuyến giáp.

- Nôn ra máu, chảy máu cam, xuất huyết tử cung.

- Mụn nhọt lở loét, vét thương do rắn cắn.

Page 305: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

305

- Viêm khí quản cấp - mạn tính, hen phế quản.

+ Liều dùng: 10 -15g/ngày.

- Tư liệu tham khảo: hoàng độc chứa nhiều tinh bột, axit tannic, dioscin.

Thuốc được dùng trong điều trị ung thư thường chế thành viên hoàn để uống trường

kỳ.

1.9. Giả yết diệp (Solanum verbascifolium L.):

+ Tính vị: đắng, mát; có độc.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết.

+ Chỉ định:

- Bệnh bạch cầu mạn.

- Dự phòng cảm mạo.

- Xuất huyết do chấn thương.

+ Liều dùng: 6 - 10g/ngày.

- Tư liệu tham khảo: dùng toàn cây sắc uống để điều trị trẻ em mọc mụn nhọt

ở trên đầu, giải độc rượu, tăng cường thị lực.

1.11. Oa ngưu (con sên) (Eulota simiiaris Ferussac):

+ Tính vị: mặn, lạnh; có độc.

+ Tác dụng: tiêu thũng giải độc.

+ Chỉ định:

- Sa trực tràng, trĩ.

- Viêm hạch lympho.

- Viêm tuyến nước bọt do virut.

2. Thuốc thanh nhiệt, lợi thủy, khứ thấp.

2.1. Bạch hoa xà thiệt thảo (Oldenlandia diffusa (willd.) Roxb):

+ Tính vị: ngọt, nhạt, mát.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Các loại ung thư.

- Các loại viêm nhiễm: viêm đường tiết niệu, viêm hạch hạnh nhân, viêm ruột

thừa, viêm khí quản cấp - mạn tính, viêm gan cấp có vàng da hoặc không có vàng

da.

- Vết thương do rắn cắn, mụn nhọt lở loét, chấn thương xưng nề.

+ Liều dùng: 30 - 60g/ngày khô. Dùng tươi liều 120 - 240g/ngày.

+ Tư liệu tham khảo:

Page 306: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

306

- Thuốc có chứa Stigmasterol, axit ursolic, steroid.

- Kích thích tăng sinh tế bào nội bì, tăng cường khả năng thực bào, xúc tiến

hình thành kháng thể từ đó đạt được mục đích diệt khuẩn tiêu viêm.

2.2. Bán chi liên (Scutellaria barbata Don):

+ Tính vị: hơi đắng, mát.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Các loại ung thư.

- Viêm ruột thừa, viêm gan, sơ gan cổ trướng.

- Vết thương do rắn cắn, mụn nhọt lở loét.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

+ Tư liệu tham khảo:

- Chứa Alkaloids, Flavonoid, Phenol, Steroid, Tannin.

- Khi điều trị ung thư thường phối hợp với bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi thứ

60g sắc uống. Thuốc thường dùng để điều trị giai đoạn sớm ung thư gan, phổi, trực

tràng, vòm họng.

2.3. Thạch trúc căn (Dianthus chinensis L.):

+ Tính vị: đắng lạnh.

+ Tác dụng: thanh nhiệt lợi thủy.

+ Chỉ định:

- Viêm đường tiết niệu.

- Bế kinh.

- Ung thư thực quản, trực tràng.

+ Liều dùng: 15 - 24g/ngày.

2.4. Bạch anh (bạch mao đằng) (Solanum lyratum Thumb.):

+ Tính vị: hơi đắng, mát; có độc.

+ Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thoái hoàng.

+ Chỉ định:

- Ung thư

- Viêm gan vàng da, viêm đường mật, thời kỳ đầu xơ gan cổ trướng.

- Liều dùng: 15 - 30g khô. Dùng tươi liều 60 - 90g.

2.5. Long qùy (Solanum nigrum L.):

+ Tính vị: chua, sáp, mát.

Page 307: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

307

+ Tác dụng: thanh hiệt giải độc, khứ phong trừ thấp, lợi niệu chỉ huyết.

+ Chỉ định:

- Các loại ung thư, đặc biệt hay dùng ở ung thư dạ dày.

- Viêm khớp dạng thấp.

- Vàng da.

+ Liều dùng: 15 -30g/ngày.

+ Tư liệu tham khảo:

- Thuốc có chứa Saponin, Solanin.

- Khi điều trị ung thư mỗi ngày dùng 120g khô sắc uống. Điều trị tràn dịch

ngực - ổ bụng dùng trong 3 ngày có thể thấy đạt hiệu quả.

2.6. Tam bạch thảo (Saururus chinensis (Lour.) Baill.):

+ Tính vị: đắng cay, mát.

+ Tác dụng: thanh nhiệt trừ thấp, tiêu thũng giải độc.

+ Chỉ định:

- Thủy thũng cước khí.

- Viêm khớp do thấp nhiệt, mụn nhọt mưng mủ.

- Ung thư gan có cổ trướng.

+ Liều dùng: 30 - 60g/ngày khô. Dùng tươi 60 - 120g/ngày.

+ Tư liệu tham khảo: khi điều trị ung thư gan thường dùng cùng với rễ đại kế

60 -90g sắc uống.

3. Thuốc trừ đàm tán kết.

3.1. Trạch tất (Euphorbia helioscopia L.):

+ Tính vị: đắng hơi lạnh; có độc.

+ Tác dụng: lợi niệu tiêu thũng, hoá đàm tán kết, diệt giun, giảm ngứa.

+ Chỉ định:

- Viêm hạch lympho vùng cổ - gáy.

- Tràn dịch ổ bụng, viêm thận có phù.

- Hen suyễn nhiều đờm.

- Ung thư hạch, sốt rét.

+ Liều dùng: điều trị bệnh thông thường dùng 5 -10g/ngày. Điều trị ung thư

dùng liều 15 - 30g/ngày.

3.2. Thông quang tán (Marsdenia tenacissima (Roxb) Wight et arn.):

+- Tính vị: đắng, hơi lạnh; có độc.

Page 308: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

308

+ Tác dụng: chỉ khái, bình xuyễn, kháng ái (chống ung thư).

+ Chỉ định:

- Các loại ung thư.

- Viêm khí quản, hen suyễn.

- Viêm khớp dạng thấp.

+ Liều dùng: 10 -15g/ngày.

+ Tư liệu tham khảo: điều trị ung thư mỗi lần dùng 30g, gia bạch hồ tiêu 10

hạt sắc uống, chia làm 3 lần. Có thể nghiền bột uống mỗi lần 1,5g, ngày uống 3 lần.

3.3. Lỗ kiềm (là khoáng vật):

+ Tính vị: đắng lạnh,

+ Tác dụng: thanh nhiệt trừ phiền, tiêu đàm trừ tích, thải trừ độc của ký sinh

trùng, kích thích ăn uống, trấn tĩnh an thần, lợi niệu tiêu thũng, giảm đau tiêu viêm,

hạ huyết áp, lợi mật, giảm ngứa.

+ Chỉ định:

- Viêm các khớp lớn.

- Viêm thận, viêm gan cấp tính, rối loạn chức năng đường tiêu hoá.

- Viêm khí quản, hen suyễn.

- Cao huyết áp; bệnh rối loạn chức năng thần kinh.

- Bệnh vảy nến; các loại ung thư (thường dùng trong ung thư thực quản, ung

thư gan, ung thư cổ tử cung).

+ Liều dùng: 1,5 - 2g/1lần, ngày 3 lần. Có thể dùng dạng dịch truyền 500 -

1000mg/ 1lần pha với dịch glucoza 5% truyền tĩnh mạch chậm.

+ Tư liệu tham khảo:

- Thành phần chủ yếu gồm Mg++, Cl– , magnesium chloride, hàm lượng

nguyên tố vi lượng như Li (Lithium), Al (Aluminium), Sr (Strontium), Ti

(Titanium), Th (Thorium), U (uranium) chỉ chiếm vài phần mười vạn.

- Căn cứ vào quan sát dược lý thấy thuốc có tác dụng ức chế hệ thống trung

khu thần kinh, tăng cường hoạt động cơ trơn, cơ vân làm giảm co thắt, giãn mạch

máu, giảm đau, khứ phong thấp, giảm huyết áp, lợi niệu, tiêu đàm, giảm sưng nề các

khớp.

- Có báo cáo dùng lỗ kiềm để điều trị chứng tắc xoang tĩnh mạc trên.

- Tác dụng phụ của thuốc: đại tiện lỏng, sôi bụng, cảm giác nóng trong ruột,

cá biệt có thể thấy ngứa ngoài ra, mọc ban chẩn, chóng mặt.

4. Thuốc hoá đàm nhuyễn kiên.

Page 309: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

309

4.1. Cấp tính tử (Impatiens balsamina L.):

+ Tính vị: hơi đắng ấm. Hơi có độc.

+ Tác dụng: giáng khí hành ứ, phá kết tiêu ứ.

+ Chỉ định:

- Hóc xương cá.

- Bế kinh.

- Ung thư thực quản.

+ Liều dùng: điều trị ung thư dùng liều khoảng 15g/ngày.

4.2. Khứu linh đan (Laggera pterodonta (DC.) Benth.):

+ Tính vị: cay, đắng, mát; có độc.

+ Tác dụng: tiêu đàm thoái độc, tán ứ chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Viêm nhiễm đường hô hấp trên, sưng đau amidal cấp tính.

- Viêm ruột thừa đơn thuần.

- Bệnh bạch cầu mãn tính.

- Vết thương do rắn cắn, chấn thương sưng nề, mụn nhọt mưng mủ, lở loét.

+ Liều dùng: 10 -15g/ngày.

+ Tư liệu tham khảo:

- Trong thuốc có chứa tinh dầu thơm.

- Trên thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng tăng cường khả năng thực

bào của tế bào nội bì.

- Tác dụng phụ: đau bụng, đại tiện lỏng, bạch cầu giảm.

4.3. Lục lăng cúc (tam lăng ngải) (Laggera alata (Roxb) Sch. -Bip.):

+ Tính vị: cay, hơi ấm, hơi thơm.

+ Tác dụng: tiêu thũng thoái độc, tán ứ chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Ung thư tuyến vú.

- Mụn nhọt mưng mủ, vết thương bỏng, chấn thương sưng nề.

- Vết thương rắn cắn, thấp chẩn.

- Viêm đa khớp dạng thấp, viêm thận phù thũng.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

+ Tư liệu tham khảo: điều trị ung thư vú thường dùng phối hợp với bán chi

liên, cúc hoa.

Page 310: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

310

4.4. Mộc man đẩu (Ficus pumila L.):

+ Tính vị: ngọt, sáp, bình.

+ Tác dụng: bỏ cốt, cố tinh, lợi sữa, hoạt huyết tiêu thũng.

+ Chỉ định:

- Liệt dương di tinh.

- Thiếu sữa.

- Mụn nhọt giai đoạn đàu.

- Các loại ung thư.

+ Liều dùng: 10 -15g/ngày.

+ Tư liệu tham khảo: thuốc có chứa inositol, rutin, sitosterol, taraxeryl acette,

-amyrin acetate.

4.5. Tô thiết thụ diệp (Cycas revoluta Thumb.):

+ Tính vị: ngọt, sáp

+ Tác dụng: hoạt huyết chỉ thống.

+ Chỉ định: ung thư gan và các loại ung thư khác.

+ Liều dùng: mỗi lần dùng 1 lá, sắc nước uống.

4.6. Thạch kiến xuyên (Salvia chinensis Benth.):

+ Tính vị: đắng, cay, bình.

+ Tác dụng: hoạt huyết chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Đau nhức xương, mụn nhọt.

- Viêm gan.

- Chứng ung thư: thường dùng trong ung thư gan.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

4.7. Câu quất (Poncirut trifoliata (L.) Raf.):

+ Tính vị: cay, đắng, ấm.

+ Tác dụng: hành khí kiện vị, tiêu kết chỉ ẩu.

+ Chỉ định:

+ Quả: sưng hạch tuyến vú, đầy trướng bụng.

- Lá: diều trị ợ hơi, buồn nôn.

+ Liều dùng: đối với quả dùng liều 10 - 15g/ngày. Đối với lá dùng 10g/ngày.

+ Tư liệu tham khảo: thuốc có tác dụng giống như chỉ thực.

4.8. Qùy thụ tử (Livistona chinensis R. Br.):

Page 311: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

311

+ Tính vị: ngọt, sáp, bình.

+ Tác dụng: nhuyễn kiên tán kết, kháng ung thư.

+ Chỉ định: các loại ung thư.

+ Liều dùng: 30 - 60g/ngày, sắc trong 3 giờ.

4.9. Hỉ thụ (Camptotheca acuminata Decne.):

+ Tính vị: đắng lạnh.

+ Tác dụng: phá huyết hoá ứ.

+ Chỉ định:

- Đối ung thư lympho-ung thư tuỷ mạn tính có tác dụng điều trị tương đối hiệu

quả; đối với bệnh bạch cầu cấp tính chỉ có tác dụng làm giảm tạm thời triệu chứng lâm

sàng.

- Có báo cáo dùng để điều trị các loại ung thư khác như ung thư dạ dầy, ung

thư trực tràng, ung thư gan, ung thư bàng quang thấy cũng có hiệu quả nhất định.

+ Tư liệu tham khảo:

- Trên thực nghiệm cho thấy quả có tác dụng kháng ung thư mạnh hơn lá.

- Hiện nay đã chế ở dạng dịch truyền, liều 10 - 20ml/24h, 10 -14 ngày là 1

liệu trình, về sau duy trì 3 ngày truyền 1 lần. Thuốc có ảnh hưởng rất ít đến thành

phần trong máu, nói chung khi dùng đến liều 140 - 160ml mới thấy xuất hiện giảm

bạch cầu nhưng tốc độ giảm rất chậm. Trong quá trình điều trị không được dừng

thuốc đột ngột, nên dùng liều nhỏ duy trì. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn,

nôn, đại tiện lỏng, loét niêm mạc miệng, đái máu.

4.10. Thủy hồng hoa tử (Polygonum orientale L.):

+ Tính vị: mặn, hơi lạnh.

+ Tác dụng; tán huyết tiêu thũng, tiêu tích chỉ thống.

+ Chỉ định:

- Đau dạ dầy, bụng trướng có hòn khối.

- Các loại ung thư.

+ Liều dùng: điều trị ung thư dùng liều 10 - 30g/ngày.

4.11. Thạch đả xuyên (Hediotis chrysotricha (Palib.) Merr.):

+ Tính vị: cay, đắng, bình.

+ Tác dụng: thanh nhiệt lợi thuỷ, bình can tán kết.

+ Chỉ định:

- Thử nhiệt tả lợi, thấp nhiệt hoàng đản.

- Viêm thận ở trẻ em.

Page 312: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

312

- Các loại ung thư.

+ Liều dùng: điều trị ung thư dùng liều 30 - 60g/ngày.

5. Thuốc thông kinh hoạt lạc:

5.1. Qủy tiễn vũ (Euonymus alatus (Thumb) Regel.):

+ Tính vị: đắng lạnh.

+ Tác dụng: phá huyết hành ứ, thông kinh, diệt trùng.

+ Chỉ định:

- Bế kinh, sản hậu huyết ứ.

- Đau bụng do giun.

- Các loại ung thư

+ Liều dùng: điều tị ung thư dùng liều 10 - 30g/ngày.

5.2. Trư ương ương (Galium spurium L. var. echinospermum (Wallr) Hayek):

+ Tính vị: cay, đắng, hơi lạnh.

+ Tác dụng: hoạt huyết khứ ứ, thông lạc, thanh nhiệt giải độc, kháng ung thư.

+ Chỉ định:

- Cảm mạo phát sốt.

- Viêm ruột thừa, mụn nhọt.

- Phù thũng, lâm chứng.

- Xuất huyết chân răng.

- Ung thư gan, ung thư vú, bệnh bạch cầu và các loại ung thư khác.

+ Liều dùng: 30 - 60g/ngày.

5.3. Xuyên phá thạch (Cudrania cochinchinensis (Lour.) Kudo et Matsum):

+ Tính vị: nhạt, hơi đắng, hơi mát.

+ Tác dụng: lương huyết tán ứ, thư cân hoạt lạc.

+ Chỉ định:

- Lao phổi.

- Hội chứng thắt lưng - hông, chấn thương sưng nề.

- Bế kinh; ung thư.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

+ Tư liệu tham khảo: thuốc có chứa flavonoid, phenol, amino acid.

5.4. Hổ chưởng thảo (Anemone rivularis Buch.-Ham):

+ Tính vị: đắng, cay, lạnh; có độc.

+ Tác dụng: tiêu đàm chỉ thống, sơ can lợi đởm, thư cân hoạt lạc.

Page 313: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

313

+ Chỉ định:

- Các loại ung thư.

- Xơ gan, viêm gan mạn.

- Viêm khớp dạng thấp, đau răng, đau dạ dầy.

+ Liều dùng: 6 - 12g/ngày.

5.5. Bích hổ (thiên long) (Gekko chinensis Gray):

+ Tính vị: mặn lạnh; có độc.

+ Tác dụng: khứ phong trấn kinh, thông kinh tán kết.

+ Chỉ định:

- Thống phong (gout), phá thương phong (uốn ván).

- Viêm khớp dạng thấp.

- Loa lịch (bướu cổ).

+ Liều dùng: 1,5 - 4,5g/ngày.

5.6. Xuyên sơn giáp (Manis pentadactyla L):

+ Tính vị: mặn, hơi lạnh.

+ Tác dụng: tiêu thũng bài nùng, tán huyết thông lạc, thông sữa.

+ Chỉ định:

- Mụn nhọt, loa lịch.

- Bệnh khớp.

- Sữa không thông.

+ Liều dùng: 3 - 10g/ngày.

THUỐC KHU TRÙNG

1. Đại cương.

1. 1. Định nghĩa:

Thuốc khu trùng là những vị thuốc có tác dụng khu trừ hoặc tiêu diệt ký sinh

trùng trong cơ thể người.

1.2. Tác dụng:

Thuốc phần lớn có độc tính, quy kinh tỳ, vị, đại trường; đối với ký sinh trùng

sống ký sinh trong cơ thể, đặc biệt là ký sinh trùng ở đường ruột, thuốc có tác dụng

tiêu diệt, gây tê làm cho ký sinh trùng bài xuất ra ngoài.

Page 314: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

314

1.3. Chỉ định:

+ Thuốc khu trùng phần lớn dùng để điều trị các loại ký sinh trùng đường

ruột như giun đũa, giun kim, sán, giun móc, sán lá…

+ Biểu hiện lâm sàng: đau bụng vùng quanh rốn, không muốn ăn hoặc thích

uống, ăn nhiều, thích ăn đồ lạ, lâu dần sẽ gầy sút cân, sắc mặt ám vàng, nổi tĩnh

mạch ở da bụng, phù thũng… có một số người thì triệu chứng biểu hiện rất nhẹ hoặc

không có, chỉ khi kiểm tra xét nghiệm phân mới phát hiện ra. Những trường hợp

nặng cũng nên dùng thuốc khu trùng để điều trị căn nguyên bệnh. Đối với bệnh ký

sinh trùng ở các bộ phận khác của cơ thể, như sán lá máu, trùng roi âm đạo… thì

một số thuốc khu trùng cũng có tác dụng điều trị.

1.4. Chú ý:

+ Khi dùng thuốc khu trùng phải căn cứ vào chủng loại ký sinh trùng và thể chất

của bệnh nhân, bệnh tình hoãn cấp để mà lựa chọn thuốc cho thích hợp. Đồng thời căn cứ

vào các triệu chứng lâm sàng kèm theo để mà phối hợp thuốc.

Ví dụ: đại tiện táo bón khi điều trị nên phối hợp với thuốc tả hạ; nếu có tính

trệ nên dùng cùng với thuốc tiêu tích đạo trệ; nếu tỳ vị hư nhược nên phối hợp với

thuốc kiện tỳ hoà vị; nếu cơ thể suy nhược thì nên tiên bổ hậu công hoặc công bổ

kiêm thi.

+ Ngoài ra một số thuốc khu trùng có tính vị ngọt ấm, có tác dụng khu trùng và

kiện tỳ hoà vị, tiêu tích hoá trệ cho nên còn dùng để điều trị trẻ em cam tích.

+ Khi uống thuốc khu trùng, thông thường uống lúc đói để tăng cường hiệu

quả. Những thuốc khu trùng không có tác dụng tả hạ thì nên phối hợp với thuốc tả

hạ để tăng cường bài xuất ký sinh trùng ra ngoài.

+ Thuốc có độc tính, nên phải chú ý đến liều dùng, phương pháp dùng để

tránh ngộ độc và tổn thương chính khí, thận trọng dùng khi phụ nữ có thai, người

già yếu. Trường hợp bệnh lâu ngày, phát sốt, đau bụng dữ dội, tạm thời không nên

dùng thuốc khu trùng, chờ đến khi các triệu chứng giảm mới tiến hành cho dùng

thuốc khu trùng.

2. Các vị thuốc.

2.1. Sử quân tử (cây quả giun):

+ Sử quân tử (Fructus Quisqualis) là quả chín phơi hay sấy khô của cây sử

quân tử Quisqualis indica L, thuộc họ bàng Combretaceae.

+ Tính vị: ngọt, ấm. Quy kinh tỳ, vị.

+ Tác dụng: khu trùng tiêu tích.

+ Chỉ định:

Page 315: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

315

- Điều trị bệnh giun đũa, giun kim. Đối với trường hợp nhẹ có thể dùng sử

quân tử sao thơm rồi nhai uống; trường hợp nặng có thể phối hợp với khổ luyện bì

như bài sử quân tử thang.

- Điều trị trẻ con cam tích, sắc mặt ám vàng, bụng to, chân tay gầy, bụng đau,

thường phối hợp dùng với binh lang, thần khúc, mạch nha như bài phì nhi hoàn

(thần khúc, hoàng liên, nhục đậu khấu, sử quân tử, mạch nha, binh lang, mộc

hương).

+ Liều dùng: 10 - 15g sắc uống, sao thơm nhai uống 6 - 9g, trẻ em mỗi tuổi dùng

1 - 1,5 hạt/ ngày, tổng liều không quá 20 hạt. Uống khi đói, ngày dùng 1 lần x 3 ngày

liền.

+ Chú ý: liều cao gây ợ chua, buồn nôn, chóng mặt, đại tiện lỏng. Nếu uống

cùng với nước trà nóng có thể gây ợ hơi, nấc, đi lỏng.

+ Tác dụng dược lý: gây tê liệt giun đũa, giun kim, ngoài ra còn có tác dụng

ức chế một vài loại trực khuẩn ngoài da.

2.2. Khổ luyện bì:

+ Khổ luyện bì (Cortex Meliae) là vỏ thân hoặc vỏ rễ cây xoan Melia

azedarach L, thuộc họ xoan Meliaceae.

+ Tính vị: đắng, lạnh; có độc. Quy kinh tỳ, vị, can.

+ Tác dụng: sát trùng (diệt giun), trị hắc lào, ghẻ.

+ Chỉ định:

- Điều trị bệnh giun kim, giun đũa, giun móc: dùng khổ luyện bì sắc uống,

hoặc dùng cùng với sử quân tử, binh lang như bài hoá trung hoàn (binh lang, hồ

phấn, bạch phàn, sử quân tử, khổ luyện bì, nhân sâm).

Nếu phối hợp dùng với bách bộ, ô mai sắc cô lấy nước đặc, buổi tối thụt vào

đại tràng, liên tục dùng 2 - 4 ngày để điều trị giun kim thì thấy đạt hiệu quả tốt. Điều

trị giun đũa gây trệ tắc ruột, lấy nước sắc khổ luyện bì (vỏ rễ cây xoan) 25% thụt giữ

vào đại tràng. Điều trị giun chui ống mật, dùng khổ luyện bì tươi sắc uống đều thấy

đạt hiệu quả tốt.

- Điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ, hắc lào, mụn, eczema… lấy khổ luyện

bì tán bột, hoà với mỡ lợn hoặc dấm bôi lên nơi tổn thương.

+ Liều dùng: sắc uống 6 - 9g/ngày. Dùng tươi liều 15 - 30g/ngày.

+ Chú ý: thuốc có độc, không nên dùng quá liều và không dùng thời gian dài.

+ Tác dụng dược lý: gây tê liệt giun kim, giun đũa. Nước sắc khổ luyện bì

trên thực nghiệm thấy có tác dụng diệt giun móc. Thuốc có độc, thường gây đau

đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, nếu ngộ độc nặng có thể gây liệt trung khu hô

Page 316: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

316

hấp, xuất huyết tạng phủ, nhiễm độc gan, thị lực giảm, rối loạn tâm thần, thậm trí tử

vong.

2.3. Binh lang (tân lang, hạt cau):

+ Binh lang (Semen Arecae) là hạt quả cau phơi hay sấy khô của cây cau

Areca catechu L, thuộc họ cau dừa Palmac.

+ Tính vị: đắng, cay, ấm. Quy kinh vị, đại trường.

+ Tác dụng: khu trùng tiêu tích, hành khí lợi thủy.

+ Chỉ định:

- Điều trị các loại bệnh KST đường tiêu hoá như sán, giun đũa, giun kim,

giun móc… trong đó đặc biệt có tác dụng diệt sán. Điều trị giun đũa, giun kim

thường phối hợp dùng với sử quân tử, khổ luyện bì. Điều trị sán, thường dùng với ô

mai, cam thảo.

- Điều trị thực tích khí trệ, tả lỵ hậu trọng, thường phối hợp dùng với mộc

hương, thạch bì, đại hoàng như bài mộc hương binh lang hoàn.

- Điều trị thủy thũng, chân xưng đau (cước khí), thường phối hợp dùng với

trạch tả, mộc thông.

Ngoài ra còn dùng binh lang điều trị chứng ngược tật, sốt nóng, rét lâu ngày

không giảm, thường phối hợp dùng với thường sơn, thảo quả như bài tiệt ngược thất

bảo ẩm (thường sơn, hậu phác, thanh bì, trần bì, chích thảo, binh lang, thảo quả).

+ Liều dùng: sắc uống liều 6 - 15g/ngày. Khi dùng 1 vị binh lang để điều trị

sán và sán lá có thể dùng đến 60 - 120g/ngày.

+ Chú ý: cấm dùng khi tỳ hư tiết tả, khí hư hạ hãm.

+ Tác dụng dược lý: tác dụng diệt tương đối mạnh đối với sán dây lợn, gây tê

liệt toàn thân sán; đối với sán dây bò có tác dụng gây tê vùng đầu sán và các đốt

chưa trưởng thành. Nước sắc binh lang có tác dụng ức chế trực khuẩn ngoài da, vi

rút gây cảm cúm. Ngoài ra binh lang còn có tác dụng tăng tiết mồ hôi, tăng nhu

động ruột, giảm nhịp tim, hạ huyết áp…

2.4. Nam qua tử (hạt cây bí ngô, hạt bí đỏ):

+ Nam qua tử là hạt bí phơi hay sấy khô của cây bí ngô Cucurbita moschata

(Duch) poiret, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh vị, đại trường.

+ Tác dụng: sát trùng (diệt giun).

+ Chỉ định:

- Điều trị sán thường phối hợp dùng với binh lang.

Page 317: MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713037295523479.pdf1.1. Việt Nam có địa sinh học riêng: + Theo

317

Ngoài ra, nam qua tử còn dùng để điều trị sán máu nhưng đòi hỏi phải dùng

liều cao và thời gian dài.

+ Liều dùng: tán bột, 60 - 120g/ngày.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng gây tê sán ở đoạn giữa và đoạn sau. Đối với

sán máu chưa trưởng thành có tác dụng ức chế và tiêu diệt, đối với sán máu trưởng

thành làm sán co nhỏ lại, thoái hoá cơ quan sinh sản nhưng không có khả năng tiêu

diệt.

2.5. Phỉ tử:

+ Phỉ tử (Semen Torreyae) là quả chín phơi khô của cây phỉ Torreya grandis Fort.

Việt Nam dùng hạt của cây thùn mũn Embelia riber Burn, thuộc họ đơn nem

Myrsinaceae.

+ Tính vị: ngọt, bình. Quy kinh phế - vị - đại trường.

+ Tác dụng: sát trùng tiêu tích, thông tiện, nhuận phế.

+ Chỉ định:

- Điều trị giun đũa thường phối hợp dùng với sử quân tử, khổ luyện bì; điều

trị giun móc thường phối hợp dùng với binh lang, quán chúng; điều trị sán thường

phối hợp dùng với binh lang, nam qua tử…

- Điều trị chứng bí đại tiện thường phối hợp dùng với hoả ma nhân, uất quý

nhân, qua lâu nhân.

- Điều trị phế táo gây ho khan, nhưng tác dụng tương đối nhẹ, thường phối

hợp dùng với xuyên bối, qua lâu nhân, tang diệp để tăng cường tác dụng nhuận phế

chỉ khái.

+ Liều dùng: 15 - 30g/ngày.

+ Chú ý: cho vào thuốc sắc nên dùng sống. Đại tiện lỏng không nên dùng.