26
31 ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa động vật và thực vật là sự thích ứng của động vật với môi trường xung quanh nhờ bởi sự vận động. Các sinh vật trên trái đất có 3 loại vận động. - Loại vận động kiểu amibe nhờ chất nguyên sinh. - Loại vận động nhờ các lông chuyển. Ví dụ: con thảo trùng. - Loại vận động nhờ các cơ ở đại đa số các động vật. Phản ánh quá trình phát triển chủng loại ở con người, cũng có 3 loại vận động đó: - Vận động kiểu amibe của bạch cầu. - Vận động kiểu lông chuyển của biểu mô. - Vận động do sự co thắt của các cơ vận (làm cho cơ thể và các bộ phận cơ thể chuyển động) và của các cơ trơn (làm cho các tạng và các mạch máu hoạt động). Hệ vận động của cơ thể gồm 2 phần: - Phần thụ động gồm bộ xương và liên kết giữa các xương (các khớp). - Phần hoạt động gồm các cơ. Hai phần này có liên quan mật thiết với nhau về chức phận và cùng phát sinh ở một nguồn gốc, từ trung bì (mesoderma). Ở người lớn, cơ quan vận động chiếm 72,45 % trọng lượng cơ thể, trong đó cơ chiếm 2/5 và xương chiếm 1/5 trọng lượng cơ thể. HỆ XƯƠNG 1. Chức năng. Xương có 3 nhiệm vụ chính: bảo vệ, nâng đỡ và vận động. 1.1. Nhiệm vụ bảo vệ: Một số xương tạo nên một hộp (hộp sọ để bảo vệ não), một ống (ống sống để bảo vệ tuỷ sống) và một khung xương (lồng ngực để bảo vệ tim, phổi; chậu hông để bảo vệ bàng quang và tạng sinh dục). 1.2. Nhiệm vụ nâng đỡ: Bộ xương là trụ cột của cơ thể (ví dụ: cột sống), xung quanh xương sẽ xây dựng và lắp đặt các phần mềm và mọi bộ phận khác của cơ thể. Bộ xương phản ánh trung thực hình thể và đặc tính của từng loại, từng giống. Mỗi một chức năng, một đặc tính sinh hoạt đều in sâu sắc trên xương, cho nên bộ xương không chỉ là một vật nghiên cứu của các nhà sinh vật và giải phẫu mà còn là tài liệu quý giá của những nhà khảo cổ, nhân chủng học. 1.3. Nhiệm vụ vận động:

ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

31

ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG

Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa động vật và thực vật là sự thích ứng của

động vật với môi trường xung quanh nhờ bởi sự vận động. Các sinh vật trên trái

đất có 3 loại vận động.

- Loại vận động kiểu amibe nhờ chất nguyên sinh.

- Loại vận động nhờ các lông chuyển. Ví dụ: con thảo trùng.

- Loại vận động nhờ các cơ ở đại đa số các động vật.

Phản ánh quá trình phát triển chủng loại ở con người, cũng có 3 loại vận động đó:

- Vận động kiểu amibe của bạch cầu.

- Vận động kiểu lông chuyển của biểu mô.

- Vận động do sự co thắt của các cơ vận (làm cho cơ thể và các bộ phận cơ thể

chuyển động) và của các cơ trơn (làm cho các tạng và các mạch máu hoạt động).

Hệ vận động của cơ thể gồm 2 phần:

- Phần thụ động gồm bộ xương và liên kết giữa các xương (các khớp).

- Phần hoạt động gồm các cơ.

Hai phần này có liên quan mật thiết với nhau về chức phận và cùng phát sinh

ở một nguồn gốc, từ trung bì (mesoderma). Ở người lớn, cơ quan vận động chiếm

72,45 % trọng lượng cơ thể, trong đó cơ chiếm 2/5 và xương chiếm 1/5 trọng

lượng cơ thể.

HỆ XƯƠNG

1. Chức năng.

Xương có 3 nhiệm vụ chính: bảo vệ, nâng đỡ và vận động.

1.1. Nhiệm vụ bảo vệ:

Một số xương tạo nên một hộp (hộp sọ để bảo vệ não), một ống (ống sống để

bảo vệ tuỷ sống) và một khung xương (lồng ngực để bảo vệ tim, phổi; chậu hông

để bảo vệ bàng quang và tạng sinh dục).

1.2. Nhiệm vụ nâng đỡ:

Bộ xương là trụ cột của cơ thể (ví dụ: cột sống), xung quanh xương sẽ xây dựng và lắp đặt các phần mềm và mọi bộ phận khác của cơ thể. Bộ xương phản ánh trung thực hình thể và đặc tính của từng loại, từng giống. Mỗi một chức năng, một đặc tính sinh hoạt đều in sâu sắc trên xương, cho nên bộ xương không chỉ là một vật nghiên cứu của các nhà sinh vật và giải phẫu mà còn là tài liệu quý giá của những nhà khảo cổ, nhân chủng học.

1.3. Nhiệm vụ vận động:

Page 2: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

32

Các xương tiếp khớp với nhau và là nơi bám của các cơ (nên các cơ này còn gọi là cơ xương), do vậy xương là chỗ dựa vững chắc cho các cơ hoạt động. Xương được coi như một đòn bẩy và đóng vai trò bị động trong cả bộ máy vận động (gồm xương, cơ và thần kinh). Khi bị kích thích, cơ co ngắn lại hay duỗi dài ra, làm xương vận động được và cơ thể được chuyển vận toàn bộ hay một bộ phận để đáp ứng với nhu cầu cần thiết.

1.4. Các chức năng khác:

Xương còn là cơ quan sinh sản ra hồng cầu. Nếu vận động được nhiều thì tạo được nhiều điều kiện cho việc tạo huyết. Ngoài ra, xương còn tham gia vào việc trao đổi chất sắt và chất vôi. Như vậy, xương không phải là cơ quan chết, mà là cơ quan sống của cơ thể, sinh trưởng và phát triển như những cơ quan khác.

2. Thành phần của bộ xương

Bộ xương người gồm có 208 xương (phần lớn là xương đôi) phân chia ra:

2.1. Xương thân mình:

Gồm có:

Cột sống có 32 đốt sống, trong đó 5 đốt sống cùng dính liền nhau, tạo nên xương cùng và 2 - 4 đốt sống cụt dính liền, tạo nên xương cụt.

Lồng ngực gồm có đoạn cột sống ngực, xương ức và 12 đôi xương sườn.

2.2. Xương sọ mặt:

Gồm 8 xương sọ và 14 xương mặt họp thành hộp sọ và khối xương mặt

2.3. Xương chi trên và chi dưới.

Chi trên dính vào thân bởi đai vai (gồm có xương đòn và xương vai); chi dưới dính vào thân bởi đai chậu (gồm có 2 xương chậu dính thẳng vào xương cùng), nên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng đỡ thân người.

Mỗi chi có 3 đoạn: cánh tay hoặc đùi, cẳng tay hoặc cẳng chân, bàn tay hoặc bàn chân (gồm có cổ tay hoặc cổ chân, bàn tay hoặc bàn chân, ngón tay hoặc ngón chân).

3. Hình thể ngoài các xương.

3.1. Phân loại:

208 xương của cơ thể có nhiều hình thể khác nhau, chia làm 5 loại:

- Xương dài (xương ở chi): gồm có 1 thân xương (diaphysis) và hai đầu

(epiphysis), phần nối giữa đầu và thân xương là cổ (collum).

- Xương ngắn: hình thể như xương dài, gồm các xương bàn tay, bàn chân,

ngón tay, ngón chân.

- Xương dẹt: xương sọ, xương bả vai, xương ức, xương chậu

- Xương khó định hình: gồm các xương hình thể phức tạp (xương hàm trên,

xương thái dương, xương sàng, xương bướm)

- Xương vừng: các xương nằm ở giữa các gân cơ.

Page 3: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

33

3.2. Mô tả bên ngoài của một xương

Xương có chỗ lồi, chỗ lõm. Xương trẻ em nhẵn nhụi hơn xương người lớn.

Xương nam gồ ghề hơn xương nữ, xương người lao động chân tay thường to, chắc,

với các lồi lõm phát triển nhiều hơn người ít lao động hoặc ít rèn luyện thân thể.

Sự lồi lõm chia thành hai loại: loại tiếp khớp (diện khớp) và loại không tiếp

khớp (diện không khớp).

- Diện khớp : lõm như ổ chảo, ổ cối , lồi như chỏm (capitis) , lồi cầu

(condylus), ròng rọc (trochlea)... Các diện khớp phần lớn là do một điểm cốt hoá

phụ tạo nên

- Diện không khớp: lồi củ (tuberositas), củ (tuberculum), mỏm (processus),

mấu động (trochiter), mấu chuyển (trochanter), ụ (protuberantia), gai (spina), mào

(crista), hố (fosa, fovea, foveola), rãnh, khe (sulcus), lỗ (foramen), ống, đường

(canalis, canaliculus), cống (aqueductus), khuyết, mẻ (incisura).

Các lồi, lõm được tạo nên là do các cơ bám và tuỳ theo hoạt động của các cơ mà

lồi lõm nhiều hay ít. Các rãnh, khe, ống... là do mạch máu hay thần kinh tạo nên khi

chạy qua, xẻ vào xương hoạc xiên qua xương. Ngoài ra, ở một số xương sọ mặt, có

các hốc xương ở giữa, gọi là xoang (sinus) hoặc hang (antrum); các xoang làm xương

sọ mặt nhẹ đi, đầu bớt nặng. Các xoang này thông với mũi (trừ các xoang ở xương

chũm) và tạo nên các thùng cộng hưởng cho tiếng nói.

4. Hình thể trong của xương.

Xét về đại thể, xương được cấu tạo gồm :

4.1. Xương đặc (substantia compacta):

Là một lớp xương mịn, chắc rắn, màu vàng nhạt, thường bao quanh thân

xương, tạo nên một ống xương dầy ở quãng giữa và mỏng dần ở hai đầu. Nơi nào

mà xương phải chịu sức ép nhiều hoặc bị lực kéo nhiều (như ở chỗ cong của thân

xương) thì ở đó có nhiều xương đặc. Ở xương dẹt, xương đặc tạo hai bản xương:

bản ngoài dày và chắc, bản trong mỏng dễ vỡ ; giữa hai bản là tổ chức xốp. Các

xương sọ đều được tạo nên bởi hai bản, nên khi va chạm vào bên ngoài thì bên

trong bị rạn vỡ, làm tổn thương đến các mạch máu chạy sát xương và làm toạc

màng não.

4.2. Xương xốp (substantia spongiosa):

Xương xốp tạo nên một lớp xương ở bên trong lớp đặc. Lớp này gồm các

bè xương bắt chéo, chằng chịt, để hở những hốc nhỏ giống như bọt bể, trong

đó có các tuỷ đỏ. Các bè xương đều hướng theo một chiều nhất định, phù hợp

với chức năng của xương ( theo chiều những lực mà xương phải chịu đựng: ví

Page 4: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

34

dụ các bè của xương chày chịu đựng sức nặng cơ thể theo chiều dọc). Các bè

xương có thể được xây dựng hoặc phân bố lại, khi một lực nào tác động

thường xuyên, tăng hoặc giảm trên đầu hay thân xương. Kiến trúc của xương

phù hợp với quy luật chung của kiến trúc xây dựng (ví dụ như các bè xương ở

đầu xương đùi), với một số lượng chất nhất định, các bè xương được xếp đặt

để cho xương có một độ chắc cao nhất.

4.3. Cốt mạc (periosta):

Cốt mạc (hay màng xương) là một lớp màng liên kết mỏng, chắc, bao phủ

toàn mặt ngoài xương, trừ ở diện khớp được bao bọc bởi một sụn trong. Cốt mạc

dính chặt vào xương bởi những sợi liên kết, gồm hai lá:

Hình 13: Các bè xương ở các xương

vùng cổ chân

1. Đầu dưới xương chầy 2. Các bè xương dọc 3. Xương sên 4. Xương gót 5. Điểm yếu giữa các bè xương 6. Các bè xương hình cung

- Lá ngoài có tác dụng che chở xương. Ở đây có nhiều nhánh tận thần kinh,

nên ta thấy đau khi xương bị va chạm.

Page 5: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

35

- Lá trong có tác dụng sinh xương, mang nhiều mạch máu, thần kinh và có

nhiều tế bào non làm xương dày thêm và phát triển về bề ngang. Khi mổ gẫy

xương, không nên dọn sạch các mảnh cốt mạc, cũng như khi cắt bỏ một xương,

thì phải giữ lại cốt mạc, để xương có thể tái tạo được.

4.4. Ống tuỷ (cavum medullare):

Ống tuỷ của xương dài, cũng như các bè xương trong xương xốp, có tác dụng

làm xương nhẹ bớt (giảm bớt số lượng vật chất cần thiết cho cấu trúc xương) và

làm tăng sức chống đỡ của xương đối với sức ép, sức kéo...

Trong ống tuỷ và các loại hốc giữa các bè xương của xương xốp, có tuỷ

xương. Có hai loại: tuỷ đỏ và tuỷ vàng.

- Tuỷ đỏ (medulla ostium rubra): Tuỷ đỏ có nhiều ở thai nhi và trẻ sơ sinh; ở

người lớn, tuỷ đỏ chỉ có ở các hốc xương xốp. Tuỷ màu đỏ vì có nhiều mạch máu,

cơ bản là tổ chức lưới nội mô. Trong tổ chức này, có các tế bào đã trưởng thành,

tế bào non, tế bào khổng lồ và các tế bào huỷ xương. Ở người lớn có khoảng

1300g tuỷ đỏ. Tuỷ đỏ là một trong những cơ quan tạo huyết và có chức năng đưa

mạch máu đến nuôi mặt trong xương, giúp cho xương lớn mạnh và phát triển.

- Tuỷ vàng ( medulla ostium flava ), ở trong ống tuỷ của các xương dài người

lớn, xốp và nhẹ, chủ yếu có nhiều tế bào mỡ.

4.5. Mạch máu xương:

Có hai loại chính:

- Mạch nuôi xương: động mạch từ ngoài chui qua lỗ nuôi xương chạy vào trong một ống xiên chếch và được xẻ trong xương để đi tới ống tuỷ. Trong ống tuỷ, động mạch chia làm hai nhánh chạy dọc theo chiều dài của ống tuỷ và phân chia dần thành các nhánh nhỏ để vào tuỷ và vào xương đặc.

Các nhánh nuôi xương chui vào các ống Havers hoặc nối tiếp rộng rãi với các nhánh mạch nhỏ của cốt mạc.

- Mạch nhỏ của cốt mạc: ở thân xương, đầu xương hay chung quanh các

diện khớp.

5. Sự tái tạo xương.

Khi xương gãy, ở đầu và giữa hai đoạn gãy sẽ phát triển một khối tổ chức liên kết. Tổ chức này phần lớn ở cốt mạc sinh ra, phần nhỏ ở cân cơ, mạch máu, tuỷ xương, ống Havers. Sau đó, do có muối canxi mang lại tổ chức liên kết sẽ biến thành xương, không qua thời kỳ sụn. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, khi hai đoạn xương không ghép lại gần thì mới có tổ chức sụn nhưng sụn này không bao giờ hoá xương nên ở chỗ gãy hình thành khớp giả.

6. Kết luận.

Page 6: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

36

Xương có nhiệm vụ bảo vệ, nâng đỡ và vận động. Tuỷ xương là nơi sản xuất

hồng cầu. Hình thể, kiến trúc và cấu tạo của xương phù hợp với chức năng của

mỗi xương.

- Kiến trúc các bè, các hốc, các ống tuỷ đảm bảo cho xương "một độ chắc cao

nhất, xây dựng trên một số lượng vật chất tiết kiệm nhất".

- Thành phần hoá học bảo đảm hai đặc tính của xương: tính đàn hồi và độ rắn

chắc khá lớn.

Xương là một chất sống, vì có một màng mạch phong phú và vì kiến trúc,

hình thể luôn đổi mới (kiến thiết và phá huỷ) giúp cho xương luôn luôn phát triển

không ngừng.

Xương trong quá trình phát triển, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bên trong

và bên ngoài. Ảnh hưởng bên trong: do các tuyến nội tiết (tuyến yên, tuyến cận

giáp...), hệ thần kinh, các cơ và các huyết quản. Ảnh hưởng bên ngoài: do lao

động hoặc thể dục thể thao.

Cơ càng hoạt động xương càng phát triển. Khi cơ co bóp lâu và có hệ thống,

thì chuyển hoá vật chất trong xương sẽ biến đổi và làm cho xương tăng trưởng.

Ở những người lao động nặng, xương dài và to hơn so với xương của những

người lao động nhẹ. Khi xương chịu đựng lâu dài một lực nào hay một sức ép

nào, thì các bè xương được sắp xếp theo chiều hướng của lực hoặc của sức ép đó,

làm cho xương có một độ rắn chắc cao nhất.

Tập thể dục thể thao hàng ngày cũng làm cho xương phát triển tốt, tạo điều

kiện cho con người nói chung phát triển thêm lên.

HỆ KHỚP

Khớp xương là nơi mà các xương liên kết lại với nhau. Lúc còn phôi thai, ở

giữa các xương, có tổ chức liên kết hoặc sụn trung gian. Các tổ chức này sẽ biến

đổi tiếp theo tuỳ theo chức năng của xương. Nếu là xương dùng để bảo vệ (như

hộp sọ) thì khớp rất chặt (khớp bất động). Nếu là xương vận động nhiều (như

xương tứ chi ) thì giữa các đầu xương có môt khoang giúp cho xương cử động dễ

dàng (khớp động). Ngoài ra có loại trung gian (khớp bán động), khác khớp bất

động ở chỗ có bao khớp, khác khớp động ở chỗ không có ổ khớp và nếu có chỉ là

một khe.

Vậy về phương diện động tác, khớp xương chia làm 3 loại: khớp bất động,

khớp bán động và khớp động.

Page 7: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

37

1. Khớp bất động.

Khớp bất động (synarthrosis) gồm các khớp ở sọ và mặt. Hai xương mắc chặt

vào nhau bởi tổ chức liên kết sợi hoặc sụn trung gian, mà không có khoang ở

giữa hai xương. Chạm thương vào các khớp này thì không làm sai khớp mà chỉ

làm gẫy hoặc dập xương. Người ta phân chia khớp bất động thành hai loại:

1.1. Khớp bất động sợi (syndesmosis hay junctura fibrosa).

Hai xương mắc vào nhau theo nhiều cách:

- Khớp răng (sutura serrata): hai xương khớp nhau theo hình răng cưa, ví dụ

khớp trán đỉnh, khớp đỉnh chẩm. - Khớp vảy (sutura squamosa): xương nọ lợp lên xương kia như vảy cá, ví dụ

khớp trai đỉnh. - Khớp nhịp (sutura plana): hai xương lắp đều đặn ăn nhịp với nhau, ví dụ

khớp giữa hai xương sống mũi. - Khớp mào: mào của một xương lắp vào khe của một xương khác, ví dụ

khớp bướm lá mía.

1.2. Khớp bất động sụn: (synchondrosis hay junctura cartilaginea): một sụn

đính chặt hai đầu xương vào nhau và ở phía ngoài thì liên tiếp với cốt mạc của

hai đầu xương, ví dụ thân bướm đính vào mỏm nền xương chẩm, mỏm trâm đính

vào xương đá.

Các khớp bất động sợi và sụn có thể giữ nguyên mãi mãi (ví dụ sụn kết hợp

giữa xương sườn và xương ức), hoặc sau một thời gian sẽ biến thành tổ chức

xương (ví dụ các thóp ở trẻ em).

Page 8: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

38

Hình14: Các dạng khớp bất động sợi và sụn

A. Khớp bất động sợi B. Khớp bất động sụn 1. Khớp răng 1. Xương ức 2. Khớp vẩy 2. Sụn sườn 3. Khớp nhịp 4. Khớp mào

2. Khớp bán động.

Khớp bán động (ampiarthrosis) là những khớp cử động được rất ít, ở giữa hai

đầu xương, có một đĩa sợi hay sợi sụn đính liền hai xương vào nhau.

2.1. Các khớp ở hai thân đốt sống:

Giữa thân hai đốt sống, có một đĩa sợi sụn liên đốt (được coi như một dây

chằng liên cốt). Ngoài ra còn có một dây chằng ngoại vi (dây chằng đốt sống

chung ở trước và sau) nối hai đốt sống vào nhau bởi các sợi sâu và nối chung

nhiều đốt sống vào nhau bởi các sợi nông.

2.2. Khớp mu và khớp cùng chậu:

Các khớp này khác với các khớp trên là đĩa liên cốt có ở giữa một khe

được coi như một ổ khớp, khe này được phát triển rộng lớn lúc phụ nữ sắp đẻ,

làm cho khớp giãn ra và xê dịch được nhiều hơn.

3. Khớp động

Khớp động (diarthrosis) là những khớp cử động nhiều (ví dụ các khớp chi).

Nhưng cũng có những khớp cử động tương đối

ít cũng thuộc vào loại này (ví dụ khớp ở cổ tay

cổ chân). Đặc tính của các khớp động là có ở

giữa hai xương một ổ khớp. Ổ khớp là một

khoang đóng kín, không thông với bên ngoài,

không có không khí ở trong, nên áp lực ở

ngoài sẽ ấn và giữ chặt hai đầu xương vào

nhau.

Một khớp động gồm có: mặt khớp (diện

khớp), sụn khớp, bao khớp và bao hoạt dịch

3.1. Mặt khớp

Mặt khớp (facies articulares) có hình thể khác nhau, tuỳ theo tính chất động

tác của từng khớp. Nói chuung vì hai diện khớp phải lắp vào nhau, nên hình thể

đối chiếu với nhau, diện này lồi thì diện khớp kia lõm. Tuỳ theo hình thể người ta

Hình 15: Khớp bán động

Page 9: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

39

phân ra các loại khớp.

- Khớp phẳng (articulation plana): hai mặt khớp cùng phẳng, khớp này chỉ có

động tác trượt; ví dụ khớp cùng vai - đòn.

- Khớp lồi cầu (articulation condylaris): một mặt khớp tròn, lồi cầu, một

mặt lõm là hõm khớp (ổ chảo). Động tác của khớp rộng rãi là: gấp, duỗi, xoay

vòng, ví dụ: khớp cánh tay quay. Có thể một khớp có hai lồi cầu, ví dụ khớp

hàm - thái dương

- Khớp chỏm (articulation spheroidea): một mặt khớp là chỏm, một mặt khớp

là ổ chảo hay ổ cối. Khớp chỏm có động tác rộng rãi như khớp lồi cầu và có thể

dạng, khép, quay tròn, ví dụ khớp vai, khớp chậu - đùi.

- Khớp ròng rọc (articulation trochoidea): một mặt khớp là ròng rọc, một

mặt khớp với mào giữa và rãnh bên, phù hợp với ròng rọc. Khớp ròng rọc chỉ

có động tác gấp duỗi, ví dụ khớp gối và bánh chè, khớp trụ - cánh tay, khớp

ngón tay, ngón chân.

- Khớp trục (articulation axialis): một mặt khớp là vành khăn, một mặt là

hõm khớp (ổ chảo), mặt vành khăn quay trong hõm khớp, ví dụ khớp trụ - quay.

Hình 16: Sơ đồ cấu tạo khớp động A - Khớp động giữa 2 đầu xương dài

B - Khớp thái dương - hàm dưới 1. Hố hàm dưới; 5. Bao hoạt dịch 8. Túi hoạt dịch 2. Mỏm gò má x. thái dương; 6. Sụn viền 9. Bao khớp 3. Sụn chêm 7. Màng xương 10. Ổ khớp 4. Chỏm x. hàm dưới

Page 10: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

40

Hình 17: Khớp một trục

A - Kiểu ròng rọc ; B - Kiểu trục 1. Chiều cử động (sấp - ngửa) 2. Trục cử động 3. Chiều cử động (gấp - duỗi)

3.2. Sụn khớp

- Sụn bọc (cartilago articularis): mặt khớp được bọc một lớp sụn dày từ 1,5mm đến 2mm, gọi là sụn bọc (thuộc loại sụn trong). Sụn rất trơn, nhẵn và đàn hồi, được coi như miếng nệm lò so giữa hai mặt khớp.

- Sụn viền (discus articularis hay labrum glenoidale)

Trong khớp chỏm, nếu chỏm quá to mà hõm khớp lại hẹp và nông, thì có xung quanh hõm khớp 1 sụn viền làm cho hõm này rộng và sâu thêm tạo như 1 ổ (ổ chảo, ổ cối ), để chỏm lắp vào chắc hơn, ví dụ khớp vai, khớp hông.

- Sụn chêm (meniscusdiscus articularis): khi hai mặt khớp không ăn khớp với nhau về hình dáng, thì có một sụn chêm lót ở giữa hai mặt khớp; sụn chêm đi chuyển theo động tác của khớp, còn sụn viền thì cố định. Sụn chêm còn có tác dụng giảm nhẹ những va chạm ở khớp, ví dụ sụn chêm ở khớp gối, sụn chêm ở khớp hàm - thái dương.

Page 11: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

41

Hình 18: Khớp hai trục

A - Kiểu soan B - Kiểu lồi cầu C - Kiểu yên 1. Đốt bàn ngón I 3. Nhìn nghiêng 2. Xương thang 4. Nhìn thẳng

3.3. Nối khớp. Các phương tiện nối khớp gồm có:

- Bao khớp (capsula articularis hay membrana fibrosa) là một bao tổ chức liên kết sợi bọc xung quanh khớp và giữ liền hai đầu xương vào nhau. Bao khớp bám với bờ xung quanh các mặt khớp. Bao khớp có chỗ dầy và chỗ mỏng tuỳ theo chiều động tác của khớp. Ở chỗ dày sẽ lại thành các dây chằng (ligament). Ví dụ, bao khớp của khớp khuỷu mỏng ở trước và ở sau, rất dày ở hai bên, để cẳng tay không chuyển được sang bên, mà chỉ gấp duỗi được.

Bao sợi có nhiều mạch máu và thần kinh. Bao sợi có tác dụng bảo vệ khớp. Bao sợi rất chắc và dai, nên có trường hợp đầu xương bị gãy trong ổ khớp, mà bao sợi vẫn còn nguyên vẹn.

- Dây chằng liên cốt ở giữa hai đầu xương. Dây chằng này ở giữa hai xương chứ không ở giữa khớp, vì nằm ngoài ổ khớp, và nằm ngoài bao hoạt dịch. Thường dây chằng rất ngắn, rất chắc. Ví dụ: dây chằng liên cốt ở khớp sên - gót, dây chằng tròn ở khớp hông, tuy là gân của một cơ thoái hoá, cũng được coi là một dây chằng liên cốt giả.

Hình 19: Khớp nhiều trục

A - Kiểu chỏm B - Kiểu phẳng

Page 12: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

42

SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI KHỚP

- Dây chằng xa không thuộc vào bao khớp và nối hai xương xa nhau. Các dây

chằng xa khác các dây chằng của bao khớp là co dãn được và có màu vàng (vì có

nhiều sợi đàn hồi). Ngoài ra, các khớp còn được tăng cường bởi các gân của các

cơ, bám vào các đầu xương ở xung quanh khớp.

Khi khớp bị va chạm mạnh, hay lúc ta trượt chân hoặc ngã, hai mặt khớp

xê xích nhiều làm một mặt khớp trật hẳn ra ngoài khớp, gây sai khớp. Trong

trường hợp mà mặt khớp chỉ bị di chuyển rồi lại lắp vào nhau, nhưng lại làm

bao khớp rách và các dây chằng bị bong rời khỏi chỗ bám, thì gây nên giãn

dây chằng (hay bong gân).

3.4. Bao hoạt dịch (membrana synovialis):

Bao hoạt dịch là một lớp thanh mạc lót tất cả các mặt trong bao khớp, đính ở

hai đầu xương và xung quanh sụn bọc hoặc rất gần sụn bọc của mặt khớp. Khi có

gân cơ hoặc có dây chằng đi vào trong khớp để tới bám đầu xương, thì thanh

mạc sẽ bọc quanh các gân và các dây chằng đó. Vậy là các gân và các dây chằng

này ở trong bao khớp, nhưng ở ngoài bao hoạt dịch.

Lớp thanh mạc cùng với sụn bọc tạo nên ổ khớp (cavum articulare). Thanh

KHỚP BẤT ĐỘNG KHỚP ĐỘNG KHỚP BÁN ĐỘNG

Sợi Xương Sụn Sụn sơ Sụn

trong

1 Trục 2 trục Nhiều

trục

Tạm thời Vĩnh

viễn

Trụ Ròng

rọc

Soa

n

Lồi

cầu

n

Chỏm

Dây

chằng

Màng Đường khớp

Răng Nhịp Vảy Mào

Phẳn

g

Page 13: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

43

mạc khi đi từ sụn bọc đến bao khớp, thì tạo nên các nếp gấp hoặc các diềm hay

các túi bịt ở các khe, ở dưới các gân cơ. Ổ khớp và các túi bịt thường xuyên chứa

đựng một chất nhờn là hoạt dịch (synovia) để làm khớp cử động dễ dàng.

Ổ khớp là một khoang kín trong đó áp lực là âm tính, vì vậy luôn bị áp lực

ngoài trời tác động tới làm cho các mặt khớp sát vào nhau. Điều đó giải thích

được tính nhạy cảm của khớp khi áp lực bên ngoài thay đổi lúc thời tiết

xấu, ở những người bị viêm khớp mãn tính.

3.5. Động tác của khớp động

Động tác của khớp tuỳ thuộc vào sự co rút của các cơ bám vào các xương ở

trên và dưới khớp. Động tác của khớp rộng rãi hay hạn chế là tuỳ thuộc ở chức

phận của khớp.

Mỗi khớp có thể:

- Gấp, duỗi.

- Nghiêng vào trong hay ra ngoài.

- Khép hay dạng.

- Quay xoay vòng.

- Trượt lên nhau (khớp phẳng)

Khi khớp cử động, đầu xương có thể quay theo trục ngang, trục dọc hoặc theo

nhiều trục, có thể quay theo một trục, hai hay ba trục, tuỳ theo các động tác của

khớp, trong ba chiều của không gian.

Ví dụ về hướng của trục:

. Trong động tác gấp duỗi của cẳng tay, trục quay của khớp khuỷu thẳng góc

với chiều dài của xương (trục ngang).

. Trong động tác sấp ngửa của cẳng tay, trục quay của khớp quay trụ song

song với chiều dài của xương (trục dọc).

. Trong động tác của cánh tay và của đùi, khớp vai và khớp hông quay theo ba

trục (trục ngang, trục dọc và trục đứng thẳng)

Ví dụ về số trục:

. Khớp 1 trục: khớp cánh tay trụ (trục ngang) mà động tác là gấp duỗi ; khớp

quay trụ trên (trục dọc) mà động tác là sấp ngửa (khớp trục: art. trochoidea).

. Khớp 2 trục: khớp cổ tay và cẳng tay (khớp lồi cầu: art. condylaris) mà

động tác là gấp duỗi và nghiêng bên; khớp thuyền - đốt bàn tay mà động tác cũng

là gấp duỗi và nghiêng bên.

. Khớp 3 trục: khớp vai, khớp hông (khớp chỏm cầu: art. spheroidea) mà

động tác là gấp duỗi, khép dạng và quay vòng.

Page 14: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

44

HỆ CƠ

Hệ cơ đóng một vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt đời sống con người.

Hoạt động của cơ là co rút, do một kích thích nào tác động đến. Do co rút, mà

con người cử động và di động được (cơ thuộc về đời sống động vật, cử động theo

ý muốn) hoặc vận chuyển được các chất (hoặc khí) dinh dưỡng, bài tiết trong cơ

thể. Vì vậy có hai loại cơ, cơ vân và cơ trơn. Ở đây chỉ đề cập đến cơ vân, còn cơ

trơn sẽ được học cùng với các mạch máu và nội tạng.

Ở người khoẻ, cơ vân chiếm 42% trọng lượng của toàn cơ thể. Tổng số cơ (kể

cả cơ trơn) trong cơ thể là khoảng trên 600 cơ. Trong cơ, có 75% nước, 25% các

chất lipit, prôtit, cacbonhydrat, muối khoáng và chất co rút.

1. Sơ lược về tổ chức học.

Có hai loại tổ chức cơ: cơ trơn, ở trong các thành của các nội tạng, mạch máu,

chân tóc, chân lông và cơ vân, liên hệ với xương (cơ xương: musculus skeleti).

1.1. Tổ chức cơ trơn:

Gồm có các tế bào cơ hình thoi với nhân dài hình que. Trong nguyên sinh

chất, có những tơ cơ rất mảnh. Cơ trơn hoạt động không theo ý muốn, được

điều hoà bởi hệ thần kinh thực vật. Cơ trơn về chủng loại phát sinh cổ hơn cơ

vân. Cơ trơn gồm có các sợi dọc, sợi chéo và sợi vòng. Ở một vài tạng, khi

cần thiết phải để các chất trong tạng không chảy ra ngoài, thì các sợi vòng

phát triển thành cơ thắt.

1.2. Tổ chức cơ vân:

Tạo nên các cơ xương, cơ tim và một số tạng (hầu, thanh quản, lưỡi...). Ngoài

cơ tim ra (cơ tim là một cơ vân đặc biệt), các cơ vân đều là những cơ hoạt động

theo ý muốn và do hệ thần kinh động vật chi phối.

Đơn vị cấu tạo về chức phận là các sợi cơ. Ở người, sợi cơ có thể dài tới

12,5 cm và có đường kính từ 9 đến 100 micron. Một sợi cơ gồm có nguyên

sinh chất và rất nhiều nhân. Nguyên sinh chất có nhiều tơ cơ. Mỗi tơ cơ gồm

có những đĩa sáng và đĩa tối chồng chất lên nhau. Khi cơ co, thì các đĩa tối

thu ngắn và phình to, khi cơ duỗi các đĩa sáng kéo dài thêm và bị thu hẹp lại.

Tổ chức liên kết thưa nối liền các sợi cơ với nhau, thành từng bó nhỏ, các bó

nhỏ hợp thành bó lớn, các bó lớn hợp thành cơ. Trong tổ chức liên kết thưa,

có mạch máu và thần kinh.

Cơ được bao bọc trong một màng liên kết (perimysium). Các bó cơ tạo nên

thân cơ, còn tổ chức liên kết thưa giữa các bó cơ, sẽ chuyển ở hai đầu của thân

cơ, thành gân cơ. Khi gân cơ rất ngắn, thân cơ hình như bám trực tiếp vào xương.

ở gân, mạch máu ít hơn ở thân.

Trước đây, người ta cho rằng các sợi cơ vân đã biệt hoá cao độ, nên không

Page 15: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

45

thể tái tạo được. Theo nhà tổ chức học Liên Xô A.N.Studixkie, các sợi cơ vân

có thể phục hồi lại trong những điều kiện nhất định.

2. Quy luật phân phối các cơ.

2.1. Cơ được sắp xếp từng đôi một, đối xứng hai bên giống nhau:

2.2. Cơ còn giữ dấu vết của sự phân đốt:

Ví dụ: cơ liên sườn, cơ thẳng bụng. Các cơ rộng ở bụng là do những cơ liên sườn

phân đốt dính lại với nhau, do có sự thoái hoá của các đốt sống và xương sườn.

2.3. Cơ được sắp xếp theo đường ngắn nhất giữa hai điểm bám:

(Điểm cố định và điểm động). Biết được 2 điểm đó, thì khi cơ co, ta biết được

ở phía nào sẽ sinh ra chuyển động của cơ và xác định được chức phận của cơ.

2.4. Các sợi cơ vân được sắp xếp hình như thẳng góc với trục quay của khớp:

Nếu ở khớp mà trục quay là trục ngang, thì cơ nằm theo chiều dọc, sinh ra

động tác gấp (ở mặt gấp) hoặc động tác duỗi (ở mặt duỗi). Nếu ở khớp mà trục

quay là trục trước - sau thì hai cơ đối vận phải thẳng góc hay nằm chéo với trục

đó ở hai bên , sinh ra động tác khép vào đường giữa (adductio) nếu ở phía

trong trục hoặc động tác dạng (abductio) nếu ở phía ngoài trục. Nếu ở khớp mà

trục quay là trục thẳng đứng, thì cơ nằm chéo hay thẳng góc với trục đó và sinh ra

động tác xoay (rotatio): xoay vào trong, nếu ở chi là sấp (pronatio) và xoay ra

ngoài, nếu ở chi là ngửa (supinatio).

3. Phân loại và tên gọi các cơ.

Mỗi cơ vân đều có phần thịt và phần gân. Phần thịt tạo nên thân hay bụng

cơ (venter), màu đỏ nâu, bám vào hai đầu xương bởi các sợi gân (một đầu là

nguyên uỷ, một đầu là bám tận). Gân (tendo) là tổ chức liên kết dầy đặc, màu ngà,

thông thường hình tròn. Nhưng có khi ở một cơ rộng (ví dụ ở bụng), gân toả rộng

ra thành một cân. Một số cơ có nhiều đầu bám vào xương, mỗi đầu là một bó cơ

(cơ nhị đầu, cơ tam đầu, cơ tứ đầu). Một số cơ khác lại phân chia ra nhiều bó,

mỗi bó tận hết bởi một gân (ví dụ cơ gấp, cơ duỗi ngón tay hoặc ngón chân). Cơ

có thể có một gân trung gian (cơ nhị thân) hoặc nhiều gân trung gian (cơ thẳng

bụng).

Cơ có thể bám vào xương, vào sụn, vào cân hoặc vào da, vào niêm mạc: bám

thẳng (các sợi cơ liên tiếp và cùng hướng với các gân hay cân bám), bám xiên

vào 2 bên một gân hoặc bám xiên vào một bên gân.

Mỗi cơ đều có một tên. Người ta gọi tên cơ, dựa vào:

- Vị trí: cơ nông hay cơ dưới da, cơ sâu dưới cân: cơ thái dương

Page 16: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

46

- Chỗ bám: cơ ức - đòn - chũm

- Hình dáng: cơ vuông, cơ thang.

- Hướng các thớ cơ: cơ thẳng, cơ chéo, cơ vuông

- Chức năng: cơ gấp, cơ duỗi, cơ thắt

- Cấu tạo: cơ bán gân, cơ bán mạc

4. Các tổ chức phụ thuộc vào cơ.

Cơ hoạt động dễ dàng và không bị cọ xát khi co rút là nhờ sự hỗ trợ các cơ

quan phụ thuộc:

4.1. Cân (fascia).

Là một tổ chức liên kết bao bọc một nhóm cơ hay tất cả cơ ở một vùng. Ở

giữa da và cân, có 3 lớp dưới da:

- Lớp mỡ gồm các cuốn mỡ phân cách nhau bởi các sợi liên kết

- Cân nông (fascia superficialis) được cấu tạo bởi một tổ chức liên kết nhão.

Tổ chức này hình như được tạo thành bởi các sợi liên kết ở lớp mỡ kết hợp lại.

- Lớp tổ chức tế bào dưới da làm cho da trượt dễ dàng trên các lớp sâu. Trong

lớp này, có mạch máu và thần kinh nông phân nhánh vào da.

Cân bọc các cơ ở tứ chi rất dày và chắc. Cơ càng nở nang thì cân càng dày và

chắc; trái lại ở mặt, cân mỏng mảnh hơn. Đôi khi, khó phân biệt giữa cân và bao

cơ và tách riêng cân ra rất khó. Có nơi mà xương ở nông và không đủ rộng để cơ

bám, thì cơ bám thẳng vào cân ở mặt sâu, nên ở đó không thể tách riêng cân ra

mà không làm tổn thương đến cơ. Có nơi, cân lại tách ra các sợi chạy xen vào các

thớ cơ (như cơ đenta, cơ mông).

Thường giữa cân và cơ, có một tổ chức liên kết nhão, làm cho ta tách dễ dàng

cân và cơ. Ở giữa 2 nhóm cơ, cân tách ra các vách liên cơ (septum

intermusculare) đi từ cân tới bám vào cốt mạc, và chia các đoạn chi ra từng khu

(khu cơ gấp, khu cơ duỗi...). Nếu cơ được sắp xếp làm nhiều lớp, thì ở giữa các

lớp, cân tách ra các mảnh lá cân (lamina): có lá nông, lá giữa, lá sâu (lamina

superficialis, media, prounda)

Page 17: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

47

Cân còn tạo nên các bao sợi (vagina fibrosa tendinus) bao bọc các gân cơ

ở ngón chân, ngón tay, hoặc các bao xương sợi, tạo cho một gân hoặc một

toán gân, một đường ống xương nửa sợi, có tác dụng giữ gân tại chỗ không

tách rời khỏi xương.

Cân có tác dụng giữ cho một toán

cơ co được đúng hướng, không bị di

chuyển sang 2 bên, hoặc tạo điều kiện

cho mỗi cơ co bóp riêng rẽ theo chức

năng của nó. Nếu cân bị rách, thì cơ

sẽ lòi ra ngoài.

Tóm lại, cân tạo nên các bao, bọc

các cơ, các nhóm cơ cùng một chức

phân hoặc bọc các gân cơ (bao sợi

gân, bao xương sợi), tách ra các trẽ

gân (vách liên cơ, lá cân), để phân

cách các nhóm cơ hoặc các lớp cơ.

4.2. Bao hoạt dịch (vagina synovialis

tendinus).

Là các túi thanh mạc bao quanh

gân, gồm có 2 lá, lá trong bọc gân và

lá ngoài dính sát vào bao sợi. Ở hai

đầu bao, 2 lá liên tiếp với nhau, tạo

nên một túi kín trong đó có chất nhờn (hoạt dịch) làm cho các gân cử động dễ

dàng, không bị cọ xát. Dọc theo hai cạnh của gân, hai lá cũng liên tiếp với nhau,

tạo như một mạc treo gân (mesotendineum). Ở trong mạc treo, có mạch máu và

thần kinh của gân.

4.3. Túi thanh dịch (bursa mucosae):

Là một túi kín trong đó có chất nhày, nằm đệm giữa 2 cơ, giữa cơ và xương

hoặc giữa gân và xương, thường ở gần chỗ bám. Một số túi khi ở gần bao khớp,

thì có thể thông với ổ khớp và biến thành túi hoạt dịch

4.4. Ròng rọc:

Ở chỗ gân thay đổi hướng, thì thường có một ròng rọc. Gân sẽ đi qua đó, như

một dây curoa đi qua ròng rọc. Có ròng rọc sợi và ròng rọc xương (ở đây, giữa

xương và gân có một túi hoạt dịch)

4.5. Xương vừng:

Nằm ở trong gân, gần chỗ bám vào xương, làm tăng góc bám của gân vào

xương, nên sức mạnh của cơ tăng lên. Ví dụ: xương bánh chè đó là một xương

vừng to nhất ở cơ thể) nằm trong gân cơ tứ đầu đùi.

Hình 20: Gân của cơ tứ đầu đùi

1. Cơ rộng trong 3. Cơ rộng ngoài

2. Cơ thẳng đùi 4. Lồi củ trước xương chầy

Page 18: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

48

Hình 21: Tác dụng của cơ gấp cánh tay và cẳng tay

1. Chỗ cơ bám vào x.cánh tay 6. Xương trụ 2. Thân cơ co 7. Bám tận của cơ 3. Chỗ cơ bám vào x. trụ 8. Thân cơ co 4. Vị trí ban đầu của x. cánh tay 9. Chỗ cơ bám vào x.cánh tay 5. Xương cánh tay 10. Xương cánh tay 11. Vị trí ban đầu của x. trụ

5. Chức năng của các cơ

- Hệ cơ có chức năng quan trọng trong cử động và di chuyển, bảo đảm hoạt

động của các cơ quan sinh sản, hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết, tiếng nói và biểu lộ

tình cảm của con người.

- Hệ cơ còn là yếu tố quyết định hình dạng

bên ngoài, biểu thị sức mạnh của cơ thể.

- Hoạt động của cơ là sự co rút và do sự co

rút mà cơ thể cử động được và đảm bảo cho các

tạng hoạt động được. Hoạt động của cơ còn sinh

ra năng lượng, làm thay đổi thành phần của nội

môi, do đó giữ được thân nhiệt và ảnh hưởng

nhiều tới các quá trình sinh lý.

- Cơ luôn luôn ở trạng thái hơi co, đó là sự

cường cơ do thần kinh giao cảm đảm nhiệm. Nhờ

có sự cường cơ mà cơ thể giữ vững được tư thế.

- Hoạt động của cơ là do các tác nhân kích

thích (chất hoá học, điện sinh học...) gây nên. Sự

kích thích này được chuyển qua cơ là do các sợi

dẫn truyền thần kinh.

Hình 22: Cơ gấp trùng

lại khi duỗi chi trên

1. Nguyên uỷ cơ; 4. Xương trụ

2. Thân cơ; 5. Xương cánh tay

3. Bám tận cơ

Page 19: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

49

PHÔI THAI TIM

1. Quá trình phát triển phôi thai của tim.

Tim được phát sinh từ 2 nguồn nguyên thuỷ, họp thành một ống đứng dọc ở

vùng cổ của bào thai, ngay trước ruột trước.

Trong quá trình phát triển của tim, có 3 hiện tượng chính xảy ra : sự gấp khúc

ống tim nguyên thuỷ, sự phân chia tim ra làm 2 nửa và sự biến đổi của thành tim.

1.1. Sự gấp khúc của ống tim nguyên thủy

Sau khi hình thành, ống tim nguyên thuỷ có những thay đổi về kích thước và

phân đoạn; tim có những chỗ phình và chỗ hẹp:

- Chỗ phình (kể từ trên xuống dưới):

+ Hành động mạch (bulbus arteriosus): Là phần đầu của các thân mạch từ tim

đi ra.

+ Tâm thất nguyên thuỷ (ventriculus): Sau này trở thành các tâm thất.

+ Tâm nhĩ nguyên thuỷ (atrium): Sau này trở thành các tâm nhĩ.

+ Xoang tĩnh mạch (sinus venosus): Là nơi các thân tĩnh mạch tập trung đổ

vào tim.

- Chỗ hẹp :

+ Eo Haller : nằm giữa hành động mạch và

tâm thất nguyên thuỷ.

+ Lỗ nhĩ - thất nguyên thuỷ (foramen

atrioventriculare): nằm giữa tâm nhĩ và tâm

thất nguyên thuỷ.

+ Chỗ thắt giữa tâm nhĩ nguyên thuỷ và

xoang tĩnh mạch.

Vì phát triển trong một xoang ngắn, nên

tim phải gấp khúc lại. Khi gấp khúc thì phần

dưới của ống tim (bao gồm xoang tĩnh mạch

và tâm nhĩ nguyên thuỷ) sẽ bị đẩy ra sau và

lên trên. Còn phần trên (bao gồm hành động

mạch và tâm thất nguyên thuỷ) sẽ bị đẩy ra

trước và xuống dưới. Vì vậy sau khi tim gấp khúc ta thấy ở phía trước: hành

Hình 23: Ống tim (nhìn nghiêng)

1. Khoang phế mạc ngoài tâm mạc 2. Mạc treo sau tim; 3. Ống tim

Page 20: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

50

động mạch ở trên và tâm thất ở dưới. Còn tâm nhĩ và xoang tĩnh mạch thì bị

lấp ở phía sau. Tâm nhĩ lại phát triển thêm ra trước và ở 2 bên hành động

mạch, tạo thành hai tiểu nhĩ (auricula).

1.2. Sự phân chia tim ra làm hai nửa:

Tim lúc phôi thai chỉ là một ống được phân chia ra hai nửa do sự phân đôi

của lỗ nhĩ thất và sự hình thành các vách ngăn.

1.2.1. Sự chia đôi của lỗ nhĩ thất (foramen atrioventriculare)

Lỗ nhĩ thất nguyên thuỷ là một khe dài. Đến tuần lễ thứ 4 của bào thai, thì

phần giữa của khe thắt hẹp lại, do hai bờ khe phát triển xích lại gần nhau rồi dính

chặt vào nhau, tạo thành vách trung gian (septum intermedium). Vách này chia lỗ

nhĩ - thất nguyên thuỷ thành hai lỗ (phải và trái) ngăn cách hẳn nhau.

1.2.2. Sự hình thành vách liên nhĩ

Ở thành của tâm nhĩ nguyên thuỷ, có hai vách đứng dọc. Hai vách này khi

phát triển tiến lại gần nhau và sẽ tạo thành vách liên nhĩ. Có hai vách:

Hình 24: Sự tạo thành xoang ngang

1. Hành động mạch 2. Khoang phế mạc - ngoại tâm mạc 3. Eo Haller 4. Ống tiểu tâm nhĩ

5. Tâm thất nguyên thuỷ

6. Xoang tĩnh mạch

7. Tâm nhĩ nguyên thuỷ

8. Mạc treo tim sau

9. Xoang ngang

10. ĐM chủ nguyên thuỷ bên phải

- Vách tiền phát (septum primum): tách ra từ thành sau trên của tâm nhĩ, rồi

tiến dần ra trước và xuống dưới, dính với vách trung gian, còn ở phía trước khi

tới gần thành trước của tâm nhĩ thì dừng lại nên không dính vào thành này.

- Vách thứ phát (septum secundum): tách ra từ thành trước trên của tâm

nhĩ, đối diện với vách tiền phát.

Hai vách này tiến lại gần nhau nhưng không dính hẳn vào nhau, vách tiền

Page 21: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

51

phát ở bên trái, vách thứ phát ở bên phải; vì vậy trong thời kỳ bào thai máu vẫn từ

tâm nhĩ phải lách qua khe giữa hai vách để sang tâm nhĩ trái. Khi thai nhi ra đời

và bắt đầu thở thì áp lực của máu ở tâm nhĩ trái cao hơn ở tâm nhĩ phải, nên hai

vách dính chặt vào nhau và ngăn cách hẳn hai tâm nhĩ để lại dấu vết gọi là hố bầu

dục (fossa ovale). Vì vách tiền phát hình thành trước và phát triển nhanh hơn, nên

hố bầu dục ở gần thành trước của các tâm nhĩ hơn ở thành sau.

Hình 25: Sự tạo thành vách trung gian

1.2.3. Sự hình thành vách liên thất:

Phần lớn của vách liên thất được tạo nên bởi một vách tách ở thành sau dưới

của tâm thất nguyên thuỷ gọi là vách dưới ( septum inferius ). Vách dưới bắt đầu

từ mỏm tim, tiến dần lên trên để tới dính vào vách trung gian; nhưng đường dính

lại lệch sang phải so với đường kính của vách tiền phát; cho nên có một phần của

vách trung gian nằm giữa tâm

nhĩ phải và tâm thất trái. Vách

dưới dừng lại ở gần lỗ thông

của tâm thất với hành động

mạch nên hai tâm thất ở phía

trên sẽ được vách liên chủ -

phổi ngăn cách và bổ sung

cho vách dưới.

1.2.4. Sự hình thành vách liên

chủ - phổi:

Hành động mạch (bulbus asteriosus) ở bào thai, khi từ

Hình 26: Cắt đứng dọc tim đang phát triển

1. Động mạch phổi 6. Lồi viền nội tâm dưới 2. Lồi viền nội tâm trên 7. Vách tiền phát 3. Vách ĐM chủ kéo dài 8. Lỗ liên nhĩ (Botal) 4. Vách trung gian 9. Vách thứ phát 5. Vách dưới 10. Động mạch chủ

Page 22: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

52

tâm thất đi ra được một đoạn, thì chia làm hai động mạch chủ lên (aorta ascendens). Hai động mạch này đi lên phía đầu, rồi vòng xuống thành hai vòng cung (cung động mạch thứ nhất) để trở thành hai động mạch chủ xuống (aorta descendens). Ngoài ra hai động mạch chủ lên và hai động mạch chủ xuống còn được nối với nhau bởi 5 cung động mạch nữa, gọi là các cung thứ 2, 3, 4, 5, 6. Cung thứ 6 phát nguyên ở ngay hành động mạch. Hành động mạch được chia đôi thành: động mạch phổi và động mạch chủ. Các cung động mạch cũng biến đổi đi tạo thành các cuống mạch lớn của tim.

Sự phân đôi của hành động mạch: hành động mạch được phân làm đôi, động

mạch chủ (aorta) và động mạch phổi (a.pulmonaris) bởi vách liên chủ - phổi (còn gọi

là vách động mạch chủ - septum aorticum). Vách liên chủ - phổi phát triển từ trên

xuống dưới (tới quá chỗ hành động mạch đổ vào tim) tới tận bờ trên của vách dươí

(septum inferius) và dính vào vách đó. Nên vách liên thất có hai phần: phần màng do

vách liên chủ - phổi tạo nên, và phần cơ do vách dưới tạo nên.

Hình 27: Cắt ngang các tâm nhĩ

Mũi tên chỉ hướng máu từ xoang tĩnh mạch qua lỗ liên nhĩ sang tâm nhĩ trái)

1. Vách thứ phát 7. Khoảng gian vách -van 2. Lỗ liên nhĩ (Botal) 8. Van trái của xoang TM 3. Tâm nhĩ phải 9. Tâm nhĩ trái 4. Van phải của xoang TM 10. Vách tiền phát 5. Rãnh cùng 11. Khoảng gian vách 6. Xoang TM

Sự biến đổi của các cung mạch: Vách liên chủ - phổi chia hành động mạch

làm hai nửa: nủa trước trở thành động mạch phổi đi từ tâm thất phải (ventriculus

dexter) ra và liên tiếp với cung động mạch thứ 6 bên trái rồi tách ra hai ngành

chạy vào hai phổi. Nửa sau của hành động mạch trở thành động mạch chủ đi từ

Page 23: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

53

tâm thất trái (ventriculus sinister) ra, liên tiếp với động mạch chủ lên trái (aorta

ascendens sinister), và qua cung mạch thứ 4 để vòng xuống liên tiếp với động

mạch chủ xuống, tạo thành quai động mạch chủ (arcus aortae) lúc trưởng thành.

Riêng cung động mạch thứ 5 ở bên trái sẽ teo đi không để lại vết tích.

Từ quai động mạch chủ sẽ tách ra:

Động mạch cánh tay đầu (a.brachiocephalica) do động mạch chủ lên

(aorta ascendens) bên phải tạo nên. Động mạch này tiếp tục chạy lên trên, sẽ

trở thành động mạch cảnh chung phải (a.carotis communis dextra) và tách ra

động mạch dưới đòn phải (lúc bào thai là cung động mạch phải thứ 4). Trong

khi đó các cung 5, 6 (ở bên phải) và động mạch chủ xuống (ở bên phải) sẽ teo

đi, không để lại dấu vết.

Hình 28: Cắt ngang các tâm nhĩ sau khi

lỗ nhĩ thất được bịt kín

1. Vách thứ phát và vòng Vieussens ; 7. Van trái của xoang TM 2. Vách tiền phát (van của hố bầu dục); 8. Khoảng gian vách sau 3. Tâm nhĩ phải ; 9. Tân nhĩ trái 4. Van phải của xoang TM; 10. Vách tiền phát 5. Rãnh cùng ; 11. Nếp bán nguyệt 6. Xoang tĩnh mạch; 12. Khoảng gian vách

Động mạch cảnh chung trái (a. carotis communis sinister): do phần động

mạch chủ lên ở trên cung động mạch thứ 4 bên trái tạo thành.

Như vậy, hai hệ thống mạch được hình thành: hệ chủ và hệ phổi. Nhưng ở

bào thai, hai hệ thống thông nhau bởi chỗ nối giữa cung mạch thứ 6 và động

mạch chủ xuống, chỗ nối đó gọi là ống Botal (ductus Botalli) hay ống động mạch.

Page 24: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

54

Khi đứa trẻ ra đời, ống này teo đi, thành dây chằng động mạch (lig. arteriosum).

Từ đó hai hệ chủ và phổi không thông với nhau nữa.

1.3. Sự hình thành các buồng tim và các van tim:

1.3.1. Các tâm nhĩ ( atrium ):

Sau khi vách liên nhĩ được hình thành, hai tâm nhĩ phải và trái được ngăn cách nhau và phình to ra; đồng thời xoang tĩnh mạch cũng phình to ra để tạo nên thành tâm nhĩ. Chỗ thắt hẹp giữa tâm nhĩ nguyên thuỷ và xoang tĩnh mạch biến đi. Các thân tĩnh mạch đổ thẳng vào tâm nhĩ bởi các lỗ riêng biệt. Hai tĩnh mạch chủ trên và chủ dưới (v. cava sup. et inf.) sẽ đổ vào tâm nhĩ phải; bốn tĩnh mạch phổi (v.pulmonaris) sẽ đổ vào tâm nhĩ trái.

Hình 29: Hành động mạch Hình 30: Hành ĐM, các và các cung ĐM chủ cung ĐM chủ và các thành phần của chúng

1. Động mạch chủ lên 1. ĐM cảnh trong

Page 25: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

55

2. Hành động mạch 2. ĐM cảnh chung 3. ĐM chủ xuống 3. Quai ĐM chủ

4. Động mạch phổi 5. Thân ĐM tay đầu 6. ĐM dưới đòn phải 7. ĐM cảnh ngoài

1.3.2. Các tâm thất (ventriculus):

Lúc đầu, tim được cấu tạo bởi các sợi cơ nối với nhau rất thưa thớt, nên trông toàn bộ như một thể sốp có nhiều hốc. Khoang tim thông với các hốc đó. Nội mạc phủ khoang tim cũng lách vào các hốc. Trong quá trình phát triển, các lớp cơ ngoài dần dần nhiều và đặc xít lại, nhưng ở phía trong, các lóp cơ teo lai và lúc thoái hoá sẽ tạo nên các cột cơ tim và các dây chằng van tim (nối các cột vào các van tim ).

1.3.3. Các van tim ( valvula cordis ): Có 2 loại :

- Các van nhĩ thất (valvula atrioventricilares): các lá trong được tạo nên bởi

những phần của vách trung gian nằm ở hai bên đường mà vách liên nhĩ và liên

thất dính vào vách này. Các lá khác được tạo nên bởi lớp cơ ở phía trên cùng của

cơ tim bị thoái hoá. Mặt của các lá van đều có nội mạc bao phủ và có các dây

chằng van tim dính vào.

- Các van động mạch : lúc đầu có 4 lá van (lá trước, 2 lá bên và lá sau) hình

tổ chim (còn gọi là van sigma) ngăn cách hành động mạch với tâm thất nguyên

thuỷ. Khi vách liên chủ - phổi phát triển, chia hành động mạch làm đôi thì đồng

thời cũng chia đôi luôn cả hai lá van ở hai bên tạo thành 6 lá van, mỗi động mạch

có 3 lá, động mạch phổi có một lá van trước và hai lá van bên, động mạch chủ có

hai lá van bên và một lá van sau.

2. Giải thích một số bệnh tim bẩm sinh.

Qua trình phát triển phôi thai của tim giúp ta hiểu được bệnh lý và giải phẫu

bệnh lý của một số bệnh bẩm sinh của tim.

2.1. Bệnh thông liên nhĩ (bệnh Botal): Khi hai vách tiền phát và vách thứ phát

không phát triển tới sát nhau và không dính lại thì sau khi đứa trẻ ra đời vẫn còn

một lỗ thông giữa hai tâm nhĩ.

2.2. Bệnh hẹp động mạch phổi: Do vách liên chủ - phổi chia đôi hành động mạch

không đều. Thường động mạch phổi hay bị hẹp.

2.3. Bệnh thông liên thất (bệnh Roger): do vách dưới không phát triển tới sát

vách trung gian hay do vách liên chủ - phổi không phát triển xuống tới tận bờ trên

vách dưới, nên để lỗ thông giữa hai tâm thất.

3.4. Bệnh còn ống động mạch: Ống động mạch hay ống Botal là ống thông giữa

động mạch phổi với động mạch chủ lúc còn bào thai. Khi đứa trẻ ra đời, ống

động mạch này đáng lẽ phải teo đi, nếu không teo sẽ gây nên một ống thông giữa

động mạch chủ và động mạch phổi làm cho máu của động mạch phổi pha lẫn

Page 26: ĐẠI CƯƠNG HỆ VẬN ĐỘNG - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Dai-cuong_636712411135350787.pdfnên chi dưới có chỗ tựa vững chắc để nâng

56

máu của động mạch chủ.

2.5. Các bệnh phối hợp: Thường các dị dạng không xảy ra đơn độc mà hay kết

hợp với nhau tạo thành các hội chứng. Có 2 hội chứng hay gặp là:

- Tam chứng Fallot gồm có:

+ Thông liên thất.

+ Động mạch phổi bị hẹp.

+ Tâm thất phải to ra.

- Từ chứng Fallot gồm có 3 dị dạng trên cộng thêm một chứng nữa là động

mạch chủ nằm ở giữa vách liên thất, vừa thông với tâm thất phải, vừa thông với

tâm thất trái (động mạch chủ cưỡi ngựa).