148
MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ HÀNH TRÌNH MÙA CHAY 2020 MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ GIÁO XỨ THÁNH AN-TÔN CẦU ÔNG LÃNH

MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ

HÀNH TRÌNH MÙA CHAY 2020

MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ

GIÁO XỨ THÁNH AN-TÔN CẦU ÔNG LÃNH

Page 2: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn
Page 3: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ

HÀNH TRÌNH MÙA CHAY 2020

MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ

Biên soạn

Lm. Giu-se Nguyễn Tất Thắng, OP Rôma

Page 4: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

Ảnh trên Trang Bìa 1:

F ICON “CHÚA GIÊ-SU MỤC TỬ NHÂN LÀNH”

Giải thích các chữ trên Icon: IC và XC:

• IC là viết tắt của tên “Giê-su” trong tiếng Hy Lạp (ΙΗΣΟΥΣ)

• XC là viết tắt của danh hiệu “Ki-tô” trong tiếng Hy Lạp (ΧΡΙΣΤΟΣ)

• (C là dạng viết của Σ trong tiếng Hy Lạp)

Do vậy, IC XC có nghĩa là Giê-su Ki-tô. Các kí tự này thường xuất hiện trên Thánh giá hoặc bên cạnh Chúa Giê-su trong các icon, như trong hình này hoặc nhiều hình khác.

Page 5: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

Mục lục

Lời giới thiệu ....................................................................................................................7

Dẫn nhập ..........................................................................................................................9

GIAI ĐOẠN II: CHIÊM NIỆM MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ ................................. 11

ĐỀ TÀI 1: CHUA GIÊSU ĐẤNG CƯU ĐỘ ................................................................... 12

ĐỀ TÀI 2: CHUA GIÊSU LÀ THƯỢNG TẾ CỦA GIAO ƯỚC MỚI ................................ 27

ĐỀ TÀI 3: BỮA TIỆC VƯỢT QUA – THÁNH THỂ ......................................................33

ĐỀ TÀI 4: THÁNH GIÁ LÀ NGUỒN ƠN CƯU ĐỘ ......................................................46

ĐỀ TÀI 5: SƯ ĐIỆP CƯU ĐỘ ......................................................................................55

ĐỀ TÀI 6: CHUA KITÔ PHỤC SINH ..........................................................................66

GIAI ĐOẠN III: CỬ HÀNH MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH ...............................................77

CHUA NHẬT LỄ LÁ ..................................................................................................78

THƯ HAI TUẦN THÁNH .......................................................................................... 81

THƯ BA TUẦN THÁNH ............................................................................................83

THƯ TƯ TUẦN THÁNH ............................................................................................85

TAM NHẬT VƯỢT QUA ...........................................................................................87

THƯ NĂM TUẦN THÁNH ........................................................................................89

THƯ SÁU TUẦN THÁNH..........................................................................................93

THƯ BẨY TUẦN THÁNH..........................................................................................98

ĐÊM CANH THƯC VƯỢT QUA ...............................................................................100

CHUA NHẬT PHỤC SINH ...................................................................................... 106

Page 6: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

GIAI ĐOẠN IV: CA NGỢI CÔNG TRÌNH CỨU ĐỘ .......................................111

GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN .........................................................................................114

1. Kinh Đức Chúa Thánh Thần ........................................................................114

2. Kinh Sấp Mình .............................................................................................115

3. Kinh Vì Dấu..................................................................................................115

4. Kinh Sáng soi ...............................................................................................115

5. Kinh Lạy Cha ...............................................................................................115

6. Kinh Kính Mừng ..........................................................................................116

7. Kinh Sáng Danh ...........................................................................................116

8. Kinh Tin Kính ..............................................................................................116

9. Kinh Ăn năn tội ............................................................................................116

10. Kinh Thiên thần bản mệnh .......................................................................... 117

11. Kinh cầu Tổng lãnh Thiên Thần Micae ........................................................ 117

12. Kinh Linh Hồn Chúa Kitô ............................................................................ 117

13. Các Lời kinh của thánh Phanxicô Assisi ......................................................118

14. Kinh lạy Nữ Vương ......................................................................................118

15. Kinh Hãy nhớ ...............................................................................................118

16. Kinh Thánh Giuse ........................................................................................119

17. Kinh nguyện với thánh Giuse khi gặp nguy hiểm ...................................... 120

18. Kinh Cám ơn ............................................................................................... 120

19. Kinh Phó dâng..............................................................................................121

20. Kinh Trông cậy ............................................................................................121

21. Kinh cầu cùng Thánh Gia.............................................................................121

22. Kinh xin ơn chết lành ................................................................................. 122

23. Kinh Vực sâu ............................................................................................... 123

24. Kinh Rước Lễ Thiêng Liêng – Thánh Anphongso ........................................ 124

25. Suy ngắm 7 Sự Thương Khó Kính Đức Mẹ .................................................. 124

26. Kinh Cầu Chịu Nạn ..................................................................................... 128

27. Mầu nhiệm chuỗi Mân Côi ......................................................................... 133

28. Mười Bốn Chặng Đường Thánh Giá Chúa Giê-su ........................................ 135

29. Lời nguyện của ÐTC Phanxicô xin Ðức Mẹ bảo vệ thế giới khỏi đại dịch COVID 19. ...................................................... 145

Page 7: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

7

Lời giới thiệu

Kính thưa quý ông bà và anh chị em,

Ngay từ Thứ Tư Lễ Tro, chúng tôi đã gửi đến anh chị em tập sách Hành Trình Mùa Chay 2020 do cha Giu-se Nguyễn Tất Thắng, OP biên soạn. Ước muốn của ngài là giúp anh chị em hiểu biết ý nghĩa của Mùa Chay và sống mỗi ngày của Mùa Chay theo tinh thần của Phúc âm. Ngài dự định sẽ đến và giúp anh chị em cử hành Tuần Thánh và sống Mùa Phục Sinh với nhiều hoa trái.

Hôm nay, chúng tôi vui mừng gửi đến anh chị em tập sách thứ hai trình bày Mầu Nhiệm Cứu Độ. Trong tập sách này, có nội dung các bài giảng của Cha Giu-se để giúp anh chị em hiểu Mầu nhiệm Cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô. Thêm vào đó, còn có những giải thích về Phụng vụ Tuần Thánh và thần học bí tích Thánh thể. Ngoài ra, còn có nhiều bài kinh và các kinh cầu truyền thống giúp anh chị em cử hành các buổi cầu nguyện ngay tại gia đinh. Thiết nghĩ, đây là món quà rất ý nghĩa và đúng lúc.

Trận đại dịch Covid-19 đang là một thách thức rất lớn cho nhân loại trên toàn thế giới. Chúng ta có thể làm được gì? Từ những lời dạy của Đức Thánh Cha cho đến những hướng dẫn của các Đấng bản quyền địa phương, chúng ta đều được mời gọi hãy hiệp nhất bằng nhiều cách để

Page 8: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

8

cùng ngăn chặn sự gia tăng của dịch bệnh. Đồng thời, là những Ki-tô hữu, chúng ta được đặc biệt mời gọi đối phó với dịch bệnh bằng lời cầu nguyện, nhất là khi chúng ta được biết là không còn thánh lễ công cộng tại nhiều nơi trên thế giới nữa rồi.

Làm sao bây giờ? Chúng ta không muốn mình bị cắt đứt khỏi nguồn mạch sự sống trong Đức Ki-tô. Tập sách này là phương tiện giúp mỗi gia đình anh chị em hiệp thông với nhau trong lời cầu nguyện và hiệp thông với Hội thánh, tại Việt Nam và trên hoàn vũ. Ước muốn của cha Giu-se lúc này là, cho dẫu sẽ xảy ra cho chúng ta điều đang xảy ra cho các Hội thánh tại châu Âu hay châu Mỹ, thì anh chị em, ngay tại gia đình của mình, vẫn có thể sống được ý nghĩa của Tuần Thánh và được cùng Phục sinh với Đức Ki-tô, Đó là tấm lòng quý mến của cha Giu-se Nguyễn Tất Thắng dành cho anh chị em tại Giáo xứ Thánh An-tôn.

Chúng tôi cũng xin chuyển đến anh chị em lời chào đầy thân thương của ngài và của cha Giu-se Nguyễn Đức Thịnh. Cả hai vị gửi đến anh chị em lời chúc mừng lễ Chúa Phục Sinh, vì các ngài sẽ không thể có mặt với chúng ta trong những ngày sắp tới, do tình hình dịch bệnh.

Thay cho anh chị em, chúng tôi đã cám ơn tấm lòng của các ngài. Xin anh chị em cầu nguyện thật nhiều cho các ngài được bình an và chúng ta sẽ còn có dịp sớm gặp lại các ngài.

Nơi đây, chúng tôi cũng cám ơn chị Anna Ngọc Anh đã cộng tác trong việc lên trang, trình bày và in ấn tập sách này.

Kính chúc anh chị em tin tưởng bước vào Tuần Thánh và hưởng trọn niềm vui của Đại lễ Chúa Phục Sinh.

Lm. Giu-se Phạm Văn Bình Quản Xứ Thánh An-tôn

Chúa Nhật thứ IV Mùa Chay 2020

Page 9: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

9

Dẫn nhập

Mầu nhiệm Cứu độ được trải nghiệm qua Chương trình Mùa Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn:

1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn Cứu độ(*): giúp ta chuẩn bị tâm linh để được hoán cải bằng những việc ăn chay hãm mình, cầu nguyện, bác ái và để ta tin vào Tin mừng Cứu độ.

2. Giai đoạn Chiêm niệm mầu nhiệm Cứu độ: giúp ta tìm hiểu chân lý mầu nhiệm và xác tín vào những hiệu quả của ơn Cứu độ.

3. Giai đoạn Cử hành mầu nhiệm Cứu độ: giúp ta thấm thấu và cảm nghiệm được ơn Cứu độ khi cử hành trong Phụng vụ hoặc Bí tích.

4. Giai đoạn Ca ngợi công trình Cứu độ: giúp ta cầu nguyện với nhau trong tình hiệp thông gia đình, giáo xứ và giáo phận, để cao rao công trình cứu chuộc tuyệt vời của Ba Ngôi Thiên Chúa.

(*) NộidunghướngdẫncửhànhGiai đoạn thứ nhấtđãđượcintrongtậpHành Trình Mùa Chay 2020củaGiáoxứthánhAntôn.Dođó,trongtậpsáchnày,ngườibiênsoạnbắtđầutừGiai đoạn thứ haitrởđi.

Page 10: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

10

Những giai đoạn này không thực hiện tách rời, nhưng chúng tiếp nối theo nhau hoặc thực hiện cùng lúc với nhau. Mỗi giai đoạn có mục tiêu riêng nhưng mỗi giai đoạn giúp ta tiến lên giai đoạn kế tiếp với tâm hồn hân hoan mong chờ. Chúa luôn đồng hành với ta trong hành trình đức tin, đặc biệt là trong cuộc Hành trình Mùa chay 40 ngày và Tuần Thánh, để chúng ta được gặp Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng là Đường là Sư Thật và là Sự Sống của ta (Ga 14, 6). Ước mong anh chị em sẽ cảm nghiệm sâu xa được ơn Cứu độ quí giá của Chúa Giêsu mỗi ngày trong cuộc sống dương gian.

Page 11: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

GIAI ĐOẠN II

CHIÊM NIỆM MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ

Chúng ta chiêm niệm Mầu nhiệm Cứu độ qua 6 đề tài như sau:

F Đề tài 1: Chúa Giêsu Đấng Cứu độ

F Đề tài 2: Chúa Giêsu là Thượng tế của Giao Ước mới

F Đề tài 3: Bữa tiệc Vượt Qua - Thánh Thể

F Đề tài 4: Thánh giá là nguồn ơn Cứu độ

F Đề tài 5: Sứ điệp Cứu độ

F Đề tài 6: Chúa Giêsu Phục sinh

Page 12: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

12

ĐỀ TÀI 1

CHUA GIÊSU ĐẤNG CƯU ĐỘ

Page 13: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

13

I. CÁC MẦU NHIỆM(*)

1. CácmầunhiệmcủađứctinKitôgiáo

Mầu nhiệm là gì?

- Mầu: là cao siêu; Nhiệm: là kín đáo.

Mầu nhiệm là những sự thật mà Thiên Chúa, vì lòng yêu thương, đã cho chúng ta biết dù trí khôn chưa thể hiểu được.

Có 3 mầu nhiệm chính:

- Thứ nhất: Mầu nhiệm Một Thiên Chúa có Ba ngôi.

- Thứ hai: Mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể (xuống thế làm người như chúng ta).

- Thứ ba: Mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc nhân loại.

2. MầunhiệmtrungtâmcủađứctinKitôgiáolàgì?

a. Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Nhờ Chúa Giêsu mạc khải mà ta biết mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. (x. Mt 28, 19)

b. Mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi dạy ta biết rằng: Chỉ có Một Thiên Chúa mà thôi, nhưng vị Thiên Chúa ấy lại có tới Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần (Chúa Thánh Linh).

(*) Nộidungcủa6đềtàitrongtậpsáchnàysẽđượcphânđoạnvàđánhsốtheothứtựtừ1đến100.

Page 14: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

14

c. Chúng ta tuyên xưng ba mầu nhiệm đó khi chúng ta làm dấu Thánh giá trên người và đọc rằng: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

3. MầunhiệmMộtChúaBaNgôiđượchiểuthếnào?

a. Ba Ngôi có cùng một bản tính, nên dù Ba Ngôi nhưng chỉ có Một Thiên Chúa mà thôi. (x: Gioan 5, 19; 8, 19; 14, 8-9; 14, 26; 15, 26...) Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể duy nhất và một uy quyền ngang nhau, nên chỉ là một Thiên Chúa duy nhất mà thôi (Kinh tiền tụng lễ Chúa Ba Ngôi)

b. Cả Ba Ngôi đều được tôn thờ bằng nhau, không có Ngôi nào hơn hoặc Ngôi nào kém.

c. Ba Ngôi cùng hoạt động trong mọi công trình, nhưng mỗi Ngôi có những nét riêng biệt:

- Ngôi Cha đã tạo dựng nên vũ trụ muôn loài, trong đó có chúng ta.

- Ngôi Con đã cứu chuộc chúng ta.

- Ngôi Thánh Thần thánh hóa chúng ta để chúng ta nên tốt lành, thánh thiện.

4. LờimờigọitừmầunhiệmBaNgôilàgì?

a. Chúng ta được Chúa mời gọi thông phần vào chính sự sống của Ba ngôi, và góp phần làm cho gia đình ta, giáo xứ và Giáo hội trở thành cộng đoàn hiệp thông yêu thương theo khuôn mẫu Thiên Chúa Ba Ngôi.

b. Chúng ta thể hiện sự liên kết với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bằng cách sống yêu thương với mọi người trong gia đình, với bạn bè và với mọi người.

Page 15: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

15

5. BổnphậncủachúngtađốivớiThiênChúaBaNgôilàgì?

Chúng ta phải tin cậy, kính mến, thờ lạy và biết ơn Ngài. Chúng ta phải luôn nhớ là Ngài đang hiện diện trong tâm hồn của mình, vì tâm hồn mình chính là đền thờ của Ngài. Chúa Giêsu Kitô đã cho biết: “Ai yêu mến Thầy thì sống theo lời Thầy, Cha của Thầy sẽ thương yêu người ấy, và chúng ta sẽ đến ở trong người ấy” (Gioan 14, 23).

6. ChúngtatuyênxưngđứctintrongkinhTinKính

a. Chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình.

b. Thiên Chúa sáng tạo muôn loài để ngài biểu lộ quyền năng và vinh quang của Ngài.

c. Thiên Chúa vẫn tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn mọi loài thụ tạo và muốn vũ trụ tiến đến mức hoàn hảo mà chúng ta thường hiểu là: Thiên Chúa quan phòng.

7. ThiênChúatạodựngconngườivàthânphậnconngười

a. Thiên Chúa tạo ra con người giống hình ảnh Ngài, có trí khôn, có khả năng nhận biết và yêu mến Ngài. Chúng ta phải luôn yêu mến, tôn thờ, phó thác và sống với Ngài bằng tâm tình con thảo, để cùng với mọi người bảo vệ và phát triển thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.

b. Chúa cho con người được sống trong ơn nghĩa Chúa, không phải đau khổ bệnh tật và không phải chết, nhưng con người đã mất đi những đặc ân này khi tổ tông phạm tội.

c. Tội tổ tông đã làm cho loài người mất ơn nghĩa Chúa, mất sự bình an của bản thân, và mất đi sự gắn kết với đồng loại. Hậu quả nghiêm trọng nhất là con người phải đau khổ, bệnh tật và phải chết.

Page 16: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

16

8. TạisaoThiênChúaxuốngthếlàmngười?

Có 3 lý do:

a. Cứu chúng ta khỏi tội chết.

b. Mạc khải cho chúng ta biết tình yêu của Thiên Chúa.

c. Cho chúng ta được kết hiệp với Người và trở nên con cái Thiên Chúa.

9. ChúaGiêsulàNgôiHainhậpthể

a. Chúa Cha đã dùng quyền năng của Chúa Thánh Thần cho Ngôi Hai nhập thể trong cung lòng trinh nữ Maria và Ngài đã làm người như mọi người.

b. Chúa Giêsu có 2 bản tính: vừa là bản tính con người vừa là bản tính thiên Chúa; vừa là người thật cũng vừa là Thiên Chúa thật; vừa là ngôi vị duy nhất trong ngôi hai Thiên Chúa.

c. Chúa Giêsu đã sinh ra tại Bêlem, đã lưu lạc tại Ai Cập, đã sống 30 năm ẩn dật tại Nazarét nước Do Thái, đến tuổi 30 Chúa đi giảng đạo về nước Thiên Chúa, về ơn cứu độ. Cuối cùng Ngài chịu kết án thập giá thời quan tổng trấn Philatô. Sau đó, Ngài sống lại và lên trời.

10. ChúaGiêsutrongnhữngnămsốngcôngkhai

a. Chúa chịu phép rửa tại sông Giodan khai mạc công trình cứu chuộc. Khi nào cuộc khổ nạn chấm dứt thì sứ mạng của Ngài cũng hoàn thành.

b. Chúa chịu cám dỗ là để cảm thông thân phận yếu đuối của con người. Ngài chiến thắng để chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối vào Thiên Chúa Cha, là Ngài không sa ngã như Adam.

c. Chúa mời gọi mọi người sám hối và tin vào Tin mừng cứu độ.

Page 17: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

17

II. MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ

11. Cứuđộ,cứuchuộcvàcứurỗiđượchiểuthếnào?

a. Chữ Cứu có nghĩa: (đt.) 1. Làm cho thoát khỏi mối đe dọa sự an toàn, sự sống còn; 2. Gỡ khỏi cảnh khổ; 3. Giúp; 4. Chạy chữa; 5. Ngăn cản; 6. Sửa dạy; 7. An ủi; 8. Bảo hộ; (dt.) 9. Họ Cứu; 10. Giúp đỡ; 11. Chữa (chạy).

b. Trong Kinh Thánh, từ “cứu” được dùng tương tự như trong ngôn ngữ bình dân Việt Nam. Từ “cứu” được dùng trong một phạm vi rộng lớn bao gồm con người. Khi gặp bất cứ khó khăn tai hoạ gì, thì người ta cầu cứu với Chúa, xin Chúa tới cứu. Kinh Thánh dùng tiếng “cứu” một cách đơn giản, theo nghĩa tới giúp cho một người nào đó đang gặp nguy khốn. Xin Chúa đến cứu khỏi bệnh hoạn, khỏi chết, nguy hiểm, dịch tễ, tai họa, tai ương, chiến tranh, vu oan, tố gian, bất công. Dân Isreal xin Chúa cứu chống tai họa của ngoại xâm, chống lại thiên tai nguy hiểm như mất mùa, hạn hán.

12. Cứuđộ

a. Từ “Cứu độ” (Salvation – Saviour: Đấng Cứu Độ) hiện diện hầu như trong tất cả các tôn giáo với nhiều nghĩa khác nhau. Nói cách đơn giản, cứu độ là giải thoát khỏi một nguy hiểm có thể gây đau thương và chết chóc. Tùy theo bản chất của nguy hiểm mà hành vi cứu độ được hiểu như bảo vệ, cứu chữa, cứu chuộc hay giải thoát.

b. Tùy theo truyền thống tôn giáo, cứu độ lại được hiểu như cảm nhận cuộc sống sung mãn, được giải thoát hay giác ngộ, đạt tới mức

Page 18: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

18

độ viên mãn, tự thực hiện, hạnh phúc vĩnh cửu, kết hợp với Thực Tại Tối Hậu”.

13. CứuđộtheoquanniệmKitôgiáo

a. Theo Kitô Giáo: “Cứu độ là mầu nhiệm về cuộc giải phóng khỏi một cảnh nô lệ, đã được thực hiện do quyền năng của Thiên Chúa, và trong công trình giải phóng này, Con Thiên Chúa nhập thể đã đem chính mạng sống mình mà đền bù”.

b. Cứu độ bao hàm ý nghĩa một tình trạng suy đồi, nay được sửa lại nguyên vẹn như xưa, nhờ sự giúp đỡ, cứu vớt của một vị cứu tinh, ra tay cứu nhân độ thế. Từ cứu độ được hiểu là giúp đưa qua, chuyển từ tình trạng tội lỗi qua tình trạng sạch tội, giải thoát từ chỗ nô lệ đến tự do, từ đau khổ đến hạnh phúc.

14. Cứuchuộc

a. Từ “Cứu chuộc” (Redemption – Redeemer: Đấng Cứu Chuộc): Cứu chuộc nghĩa là giải thoát khỏi tội lỗi bằng việc trả giá, không phải là giải thoát đơn thuần. Như các tù nhân chiến tranh được giải thoát bằng một khoản tiền gọi là “tiền chuộc”.

b. Cứu chuộc là một khái niệm liên quan đến việc tha tội hay xá giải những tội đã phạm và bảo vệ khỏi án phạt đời đời. Khái niệm cứu chuộc có trong nhiều tôn giáo thế giới và trong tất cả các tôn giáo có nguồn gốc từ Abraham, đặc biệt là Kitô Giáo và Hồi Giáo. Trong Kitô Giáo, cứu chuộc đồng nghĩa với cứu rỗi.

c. Theo nghĩa đen, cứu chuộc là giải thoát hay chuộc lại. Bị nô lệ tội lỗi, nhân loại chẳng khác nào bị cầm tù. Ác thần đã quyến rũ con người phạm tội và đã khống chế con người, nên có thể nói, con người bị nô lệ cho ác thần. Hơn nữa, tình trạng bị cầm tù ấy chính là một

Page 19: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

19

món nợ, mà theo đức công bình của Thiên Chúa, con người buộc phải trả.

15. CứuchuộctheoquanniệmKitôgiáo

a. Trước tình cảnh đó, cuộc khổ nạn của Đức Kitô chẳng những đủ mà còn thừa sức đền bù cho tội con người và cho hình phạt phải chịu vì tội. Có thể nói, cuộc khổ nạn của Đức Kitô là tiền chuộc hay một cái giá phải trả để giải thoát con người khỏi hai ràng buộc ấy. Đức Kitô đền tội không phải bằng cách trả tiền nhưng bằng cách cống hiến cái đáng giá nhất là chính bản thân Đức Kitô. Vì thế cuộc khổ nạn của Đức Kitô được gọi là “sự cứu chuộc nhân loại”. Công trình cứu độ hoặc cứu chuộc do Chúa Giêsu thực hiện, nên người ta gọi Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ loài người hay Đấng Cứu Chuộc loài người.

b. Khái niệm về “cứu chuộc” nhờ đó Thiên Chúa “giải phóng” hay “chuộc lại” dân Chúa và một khái niệm khác rất gần với khái niệm trên, đó là khái niệm về “kiếm được”, nhờ đó Thiên Chúa “mua” dân Chúa. Những khái niệm này liên kết mật thiết với khái niệm “cứu rỗi” trong Thánh Kinh. Chúng chỉ rõ phương thế đặc biệt đã được Thiên Chúa chọn để cứu dân Israel bằng cách giải phóng dân này khỏi nô lệ Ai Cập (Xh 12,27; 14,13; x. Is 63,9) và bằng cách lập họ thành “dân riêng” của Chúa (Xh 19,5; Đnl 26,18).

c. Trong Tân Ươc, bản văn Tt 2,13t, phản ánh rõ ràng giáo lý sơ khai, biểu lộ nguồn gốc mà tác giả dựa vào để diễn tả công cuộc của Đức Kitô: Chúa Giêsu là “Đấng Cứu Thế” với tư cách “chuộc chúng ta khỏi mọi tội ác” và “tinh lọc một dân riêng cho Ngài”. Như vậy ý định cứu rỗi của Thiên Chúa được thể hiện cách liên tục, nhưng không vì thế mà chối bỏ những gì mới mẻ và bất ngờ trong việc thực hiện lời sứ ngôn đích thực.

Page 20: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

20

16. Cứurỗi

a. Từ “cứu rỗi” (từ Nôm) là: 1. Giúp cho thoát nạn; 2. Cứu vớt linh hồn, theo quan niệm của một số tôn giáo. Theo Kitô giáo, con người được cứu khỏi tình trạng tội lỗi nguy hiểm cho phần rỗi linh hồn. Các linh hồn được cứu khỏi hình phạt vì tội lỗi của họ.

b. Trong ngôn ngữ Việt, cứu rỗi và cứu chuộc là hai từ ngữ đặc thù Kitô Giáo. Tam Giáo (Nho, Phật, Lão) không có khái niệm “rỗi” hay “chuộc”. Nhưng “độ” là khái niệm quen thuộc trong Phật Giáo.

c. Hai từ cứu chuộc (redemptio) và cứu rỗi (salvare) hơi giống nhau, nhưng cũng có khác biệt: - Cứu rỗi không bao gồm phải trả giá, còn cứu chuộc thường thì phải trả giá; - Cứu chuộc > cứu rỗi. Do đó, cứu chuộc thường là cứu rỗi, mà cứu rỗi thì không nhất thiệt là cứu chuộc.

17. CứurỗitheoquanniệmKitôgiáo

a. Giáo Hội Công Giáo thường dùng từ cứu rỗi hoặc cứu độ để dịch chữ La tinh (salus: cứu, Salvator: Đấng Cứu Thế...) Cứu rỗi là việc kéo ra khỏi sự hư mất và phục hồi sự toàn vẹn. Tội lỗi làm cho con người hư mất, do đó, yếu tố đầu tiên của sự cứu rỗi thực sự và thiêng liêng là sự cứu thoát khỏi tội lỗi.

b. Sự cứu rỗi nhân loại được thực hiện nhờ cuộc vượt qua của Đức Kitô Giêsu. Hành vi cứu rỗi được hiểu như là việc bảo vệ, giải thoát, cứu chuộc hay chữa lành. Ơn cứu rỗi có hai mặt: tiêu cực là xoá bỏ tội lỗi, tích cực là thánh hoá con người. Nhờ bí tích Thánh Tẩy, con người được tha tội và trở nên con cái Thiên Chúa cũng như được gia nhập Hội Thánh Công Giáo. Chính Chúa Kitô là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người (Ep 5,23). Đối với Thiên Chúa, cứu chuộc thể hiện tình thương và lòng nhân từ của Thiên Chúa; đối với con người thì được hưởng tự do và hạnh phúc.

Page 21: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

21

18. ChúaGiêsuchịukhổhìnhvìchúngta

a. Chính Chúa Giêsu loan báo với các Tông đồ về cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Người: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8,31: Mt 16,21-23; Lc 9,22).

b.Trong Kinh Tin Kính Công Đồng Nicea-Constantinopoli, Hội thánh Công giáo tuyên xưng đức tin Chúa Giêsu Kitô “vì chúng ta đã chịu khổ hình thập giá thời Phong-xi-ô Phi-la-tô, chết và được mai táng”.

c. Sau khi Chúa Giêsu sống lại, Phê-rô nói về việc Chúa Giêsu với đồng bào Ít-ra-en tại Giê-ru-sa-lem: “Theo kế hoặch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi” (Cv 2, 23-24).

19. ChúaGiêsuthànhNagiarétbịkếtántửhình

a. Các vị lãnh đạo Do Thái phẫn nộ với Chúa Giêsu về lối giảng dậy, chữa lành, trừ quỉ và tha tội. Họ không thể chấp nhận nguồn gốc siêu việt của Chúa Giêsu là Đấng Hằng Hữu (Ga 8,58), Đấng giảng dậy có uy quyền (Lc 4,32), tuyên bố tha tội (Mc 2,6), chữa bệnh và trừ quỉ vào ngày sa-bát (Mt 12,9-14). Họ ghen ghét với Chúa Giêsu nên tìm mọi cách để tố cáo với chính quyền Roma.

b. Công đồng Vatican 2 đã dậy: “Mặc dầu chính quyền Do Thái và thuộc hạ đã đưa đến cái chết của Chúa Kitô, nhưng không thể quy trách một cách hàm hồ những tội ác đã phạm trong khi Người bị khổ nạn cho hết mọi người Do Thái thời đó, cũng như cho người Do Thái thời nay” (NA 4).

Page 22: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

22

c. Mọi người chúng ta đều có trách nhiệm về cái chết trên thập giá của Chúa Giêsu Kitô. Nói cụ thể hơn, tội lỗi tất cả mọi người chúng ta đã góp phần gây ra cái chết của Chúa Giêsu Kitô, Đấng “hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45).

20.ChúaGiêsuchếttrênthánhgiáđemlạiơncứuđộchomọingười

a. Chúa Cha đã sai Con Một của Người đến trần gian để thi hành thánh ý Chúa Cha. Nhìn tổng quan, chúng ta có thể nói rằng chương trình cứu chuộc là do Chúa Cha đã định trước muôn đời và Chúa Con hoàn tất trong thời gian viên mãn. Để chuẩn bị tinh thần các tông đồ, Chúa Giêsu loan báo cho họ về sự chết và sự sống lại của Người: “Con Người phải bị nộp vào tay người đời, và họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ trỗi dậy” (Mt 17,20).

b. Chúa Cha đã sai Con yếu dấu của Người tự hiến làm hy lễ chuộc tội cho toàn thể nhân loại (Mc 8,31). Sự chết của Chúa Con đem lại ích lợi cho toàn thể nhân loại – đó là ơn cứu độ linh hồn hoặc sự sống đời đời: “Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người. Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giê-su Ki-tô (Ga 17,2-3).

21. CácthánhgiảithíchthếnàovềýnghĩakhổđaucủaChúaGiêsu

a. Thánh Phaolô giải thích sự chết của Chúa Giêsu vì hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha. Chúa Giêsu đã học được vâng phục qua khổ đau và nhờ đó Người đã “đạt tới mức thập toàn” (Dt 5,8). Chính qua tiếng kêu, tiếng khóc và lời van xin của Người, Chúa Giêsu đã hành động như một vị Thượng Tế: Vị này mang nỗi khốn khổ của kiếp người dâng lên Thiên Chúa. Người dẫn con người tới trước mặt Thiên Chúa (Dt 5,8).

Page 23: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

23

b. Thánh Gioan giải thích về hiệu quả của ơn cứu chuộc: “Máu Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, thanh tẩy chúng ta sạch hết mọi tội lỗi” (1Ga 1,7-8). Công đồng Vatican 2 dạy: “Vì tội lỗi mọi người và do tình thương vô biên, Chúa Kitô đã tình nguyện đón nhận khổ nạn và cái chết để mọi người được ơn cứu độ” (NA 4).

22. AicóthểliênđớivớicuộcKhổNạncủaChúaGiêsu?

a. Qua tình yêu của Chúa Cha tỏ ra nơi Chúa Giêu Kitô. Các môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê ngủ gật trong khi Thầy Chí Thánh cầu nguyện với Chúa Cha. Ba ông cùng với những môn dệ khác lẫn tránh trong đám dân chúng khi Philatô lên án Chúa Giêsu, khi quân lính đánh đòn, xỉ nhục, lôi kéo và lặng nhục Ngài trên đường thập giá đau thương.

b. Chính Tông Ðồ Phêrô đã chối Chúa Giêsu là Ðấng Thánh, Ðấng Công Chính 3 lần trước khi gà gáy. Theo trình thuật về cuộc Khổ Nạn của thánh Luca: Chúa quay lại nhìn Phêrô; ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết (Lc 22,61-62). Cái nhìn của Chúa đã đâm thấu lòng Phêrô. Ông đã không đáp lại tình yêu của Chúa Giêsu dành cho ông, nên ông xấu hổ và hối hận.

c. Hơn 3000 người nghe thánh Phêrô giảng trong dịp lễ đã không dự vào vụ xử án Ðức Giêsu. Tuy vậy, nghe lời tố giác của Phêrô, họ đã công nhận lời đó đúng cho họ vì được Chúa Thánh Thần tác động, Sách Công Vụ thuật tiếp: “Nghe thế, họ đau đớn trong lòng”. Họ nói với Phêrô và các Tông Ðồ: “Vậy chúng tôi phải làm gì?” (Cv 2,37). Ông Phê-rô đáp: “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần. Thật vậy, đó là điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em, cũng như cho con cháu anh em và tất cả những người

Page 24: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

24

ở xa, tất cả những người mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi.” Ông Phê-rô còn dùng nhiều lời khác để long trọng làm chứng và khuyên nhủ họ. Ông nói: “Anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này để được cứu độ.” Vậy những ai đã đón nhận lời ông, đều chịu phép rửa. Và hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo” (Cv 2, 38-41).

23. CảmnghiệmsâuxacủaPhaolôvềChúaKitô

a. Thánh Phaolô đã có một cảm nghiệm sâu xa về Chúa Kitô khi ngài bị đánh ngã ngựa trên đường đi Ðamas. Phaolô là người Do Thái thuộc chi tộc Ben amin, tên của ngài là Saolô, quê Tarsê xứ Cilicia. Gia đình của Phaolô đã nhập tịch làm dân Roma, nên ngài cũng là dân Roma. Saolô ngay từ thuở thiếu thời luôn trung thành với truyền thống của cha ông mình. Saolô là một phần tử hăng say thuộc nhóm Biệt phái, luôn thù ghét các Kitô hữu, thù ghét Giáo hội của Chúa Giêsu.

Saolô đã tham dự vào việc ném đá Stêphanô: “Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô” (Cv 7, 58). “Phần ông Saolô, ông tán thành việc giết ông Stêphanô” (Cv 8, 1). “Còn ông Saolô thì cứ phá hoại Hội Thánh: Ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục “(Cv 8, 3). Saolô đã được các thượng tế Do Thái cho phép đến các Hội đường ở Ðamát, để nếu thấy những người theo Ðạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem” (Cv 9, 1).

b.Trong tư cách là một người Pharisêu nhiệt thành và nghiêm túc (Cv 22,3), Saolô thấy mình có bổn phận phải trừng trị những kẻ phản đạo, bằng cách bắt bớ, xiềng xích, tống ngục, thậm chí thủ tiêu (Cv 22, 4-5). Chính lúc đang say sưa đến gần thành Đamát thì anh bị quật ngã. anh đang tự tin và hiên ngang tiến bước, thì ánh sáng chói

Page 25: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

25

lòa từ trời làm anh ngã quỵ (Cv 22,7). Saolô trở nên mù tối giữa ban trưa (Cv 22,11).

c. Đa-mát là nơi Đức Giêsu tỏ mình cho Saolô. Nơi này là khởi đầu cho cuộc hoán cải tận căn của ông. Chính mặc khải của Đấng phục sinh dẫn đến hoán cải và ơn làm tông đồ Dân Ngoại. Phaolô là tên mới dành cho một sứ mạng mới mà Chúa trao cho ông. Giêsu trở nên trung tâm của đời ông. “Tôi coi tất cả như đồ bỏ, để chiếm được Đức Kitô” (Pl 3, 8). Biến cố trên đường đi Đamát đã chia đời ông làm hai. “Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước” (Pl 3, 13).

24.ChiêmniệmvềcuộcKhổNạncủaChúaGiêsuKitô

a. Khi chiêm niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, ta không chỉ dừng lại ở các biến cố lịch sử nhưng ta phải tìm hiểu về lý do cuộc khổ nạn. Lời rao giảng của thánh Phaolô gồm hai yếu tố: yếu tố thứ nhất là sự kiện Chúa đã chịu khổ, chịu chết, yếu tố thứ hai là lý do của sự kiện ấy: vì ta, vì tội ta: Rm 4,25; 5,6.8.

b. Ðức Kitô đã chết vì ta, vì tội lỗi ta, nói lên ý nghĩa là ta đã góp phần làm cho Chúa phải chết. Chính thánh Phêrô đã nói với những người Do Thái ngay hôm lễ Chúa Thánh Thần ngự xuống và những ngày sau đó: “Anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi” (Cv 2,23), “Anh em đã chối bỏ Ðấng Thánh và Ðấng Công Chính. Anh em đã giết Ðấng khơi nguồn sự sống” (Cv 3,14).

25.NhữngtínhữuKitôtiênkhởisốnghiệpnhấttrongcộngđoàn

a. Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ.

Page 26: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

26

b. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ.

c. Khi làm lễ bẻ bánh (Thánh thể) tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.(Cv 2, 42-47)

Page 27: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

27

ĐỀ TÀI 2

CHUA GIÊSU LÀ THƯỢNG TẾ

CỦA GIAO ƯỚC MỚI

Page 28: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

28

Ý NGHĨA VÀ SỨ VỤ CỦA TƯ TẾ

26.TưtếtrongCựuƯớc

Truyền thống Do Thái giáo dạy rằng Thiên Chúa đã chỉ định chi tộc Lêvi trong mười hai chi tộc Israel làm công việc phụng tự, tế lễ nhân danh dân Chúa. Các tư tế như là “chiếc cầu nối” trung gian giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và nhân loại. Cùng với vua, các ngôn sứ, các bậc hiền triết, các tư tế là một phần trong cơ cấu lãnh đạo của đất nước Israel thời xưa. Truyền thống cho rằng các tư tế là hậu duệ của Aaron - anh trai của Môisen. Chức tư tế được lưu truyền trong gia tộc Lêvi.

27. ThượngtếtrongCựuƯớc

Chức vụ “thượng tế” được phát triển theo thời gian vì chức tư tế Lêvi gắn liền với Đền Thờ Giêrusalem. Vào thời Salomon, gia đình Sađoc giữ chức thượng tế (2 Sm 15, 24). Do đó, Cựu Ước đôi khi nói về người Sađoc hay người Lêvi. Chỉ mình vị thượng tế mặc những phẩm phục đặc biệt mới được vào gian Cực Thánh trong Đền Thờ mỗi năm một lần, vào ngày lễ Đền Tội (Yom Kippur) để dâng lễ tế đền tội cho dân. Vai trò đại diện dân chúng của vị thượng tế thật rõ ràng khi ông mang tấm che ngực có hình mười hai chi tộc (Xh 28, 29).

28.ChúaGiêsulàThượngTếtrongTânƯớc

Nói chung, Tân Ước ít khi đề cập đến chức tư tế với giọng điệu tích cực, ngoại trừ vài trường hợp (vd. 1, 5-6: nói về ông bà Zacharia). Các tư tế nói chung được nhìn như là những đối thủ của Chúa Giêsu (vd. Mc 14, 1: họ tìm cách bắt Chúa Giêsu).

Page 29: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

29

Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái chấp nhận nền tảng Cựu Ước về chức tư tế, song phát triển một nhãn quan độc nhất về Chúa Giêsu như là vị Đại Thượng Tế vượt xa chức tư tế của Cựu Ước:

1. Chức tư tế của Chúa Giêsu không xuất phát từ nguồn gốc Lêvi (nghĩa là thừa kế gia đình, cha truyền con nối) mà từ hình ảnh huyền bí của Melchisedek được miêu tả trong sách Sáng Thế như là “Vua Salem” (Vua thành Giêrusalem) và là “tư tế của Thiên Chúa Tối Cao” (St 14, 18-20).

2. Chức tư tế của Chúa Giêsu không xuất phát từ quyền thừa kế nhưng do Thiên Chúa chỉ định (“được Thiên Chúa kêu gọi” Dt 5, 4). Như Melchisedek của Cựu Ước không có gia phả để có thể theo dõi dấu vết, nguồn gốc của Chúa Giêsu cũng mầu nhiệm như vậy. (Dt 7, 3) Thiên Chúa đã một lần thề ước, Người sẽ chẳng rút lời, rằng: “Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Melchisedek” (Tv 110, 4; Dt 5, 6; 6, 20).

3. Chức tư tế của Chúa Giêsu liên quan mật thiết đến sự kiện Ngài là Con Thiên Chúa, trổi vượt lên trên hết mọi loài thụ tạo, gồm cả thiên thần (Dt 1, 4-9). Chức vị Người Con độc nhất của Chúa Giêsu đã cho ngài cách tiếp cận đặc biệt với ý Chúa Cha. Ngài mong muốn vâng lời ý định của Thiên Chúa Cha, để “trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân” (Dt 2, 17).

4. Chúa Giêsu không dùng nhân thân đặc biệt để mưu cầu danh lợi cho mình: “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người, vì Người đã được Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo phẩm trật Melchisedek” (Dt 5, 8-10).

Page 30: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

30

29.ChúaGiêsuliênđớivớichúngta

Với chức vụ Thượng tế, Chúa Kitô vừa trung tín với Chúa Cha mà vừa không buộc Người phải cắt mọi liên đới với chúng ta. Trái lại, chức vụ thượng tế khiến Người nối kết mối giây huynh đệ với chúng ta. Nó thôi thúc Người yêu thương và liên đới với chúng ta đến tột cùng. Người đã trở nên vị thượng tế không phải là bằng cách tách rời chúng ta hay đứng lên chống lại chúng ta, nhưng bằng cách liên kết mật thiết số phận của Người với số phận chúng ta.

Đó chính là ý định cứu độ của Thiên Chúa, một ý định diệu kỳ: “Quả là thích hợp việc Đấng có vạn vật vì Người và do bởi Người tra tay hướng dẫn số đông con cái về phúc vinh quang, thì đã dùng thống khổ luyện cho thành toàn Đấng khơi nguồn cứu rỗi; vì Đấng tác thánh và những người được thánh hóa do lai là một. Vì lẽ ấy Ngài không sượng gọi họ là anh em” (2,10-11).

30.ChúaGiêsuthươngyêuchúngtađếntậncùng

Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước luôn nhắc tới một điều căn bản: đó là tội lỗi và hậu quả do tội lỗi gây ra. Đã phạm tội, thì phải chết. Nguyên là hậu quả và hình phạt của tội, cái chết tự nguyện trên thập giá của Đức Kitô đã trở nên một hành vi bác ái cao vời “Ngài đã yêu thương họ đến cùng”. Cái chết vốn là cửa dẫn đến diệt vong, từ nay đã trở nên cửa dẫn đến vinh quang.

Chúa Kitô trung tín với Thiên Chúa và liên đới với chúng ta, không còn có thể phối hợp với nhau chặt chẽ hơn. Chúa Kitô thượng tế biểu lộ cho chúng ta lòng thương xót của Chúa Cha.

31. ChúaKitôthathứmọitộilỗi

a. Giao Ước cũ cũng được ký kết bằng máu, nhưng là máu của lễ vật hy sinh mà Môsê hay các tư tế dùng để rảy trên dân. Đây chỉ

Page 31: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

31

là điều “mô phỏng”, cho nên “máu không đổ thì tội vạ không tha” (Dt 9,18-22). Ngược lại, trong Giao Ước mới, chính vị Thượng Tế đổ máu mình, lấy máu Ngài làm lễ vật hy sinh đền tội và xoá tội, thì chính Ngài “khử trừ sự tội nhờ việc hy sinh của Ngài” (Dt 9,26); “Ngài đã hiến dâng mình một lần để cứu tội lỗi nhiều người …” (Dt 9,28).

b. Như thế đời sống của con người trong Giao ước mới không còn bị nô lệ tội lỗi nữa, vì không những họ được tha thứ hết mọi tội lỗi; nhưng nếu họ lỡ phạm tội mới, thì họ nại tới Đức Kitô, Vị Thượng Tế Trung gian, Đấng “lo việc Thiên Chúa, vừa biết xót thương, vừa trung tín cốt để lo tạ tội cho dân” (Dt 2,17). “Vậy ta hãy dạn dĩ tiến lại gần ngai toà ân sủng hầu được đáp cứu đúng thời” (Dt 4,16). “Do đó, Người có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Thật vậy, Người hằng sống để chuyển cầu cho họ” (Dt 7,25).

32. ChúaKitôbanơncứuđộquaGiaoướcmới

Những ai tự đặt mình ngoài Giao ước mới thì không thể được ơn tha thứ: “Vì chưng nếu ta cố tình phạm tội sau khi đã lĩnh lấy tri thức về sự thật, thì không còn có tế lễ đền tội nữa, nhưng là viễn tượng đáng kinh hãi: cuộc phán xét và lửa bừng bừng sẽ thiêu đốt phường đối địch. Kẻ nào phạm luật Môsê, tất phải chết, không được dung thứ, theo chứng của hai hay ba người. Thế thì anh em thử nghĩ xem còn đáng chịu một hình phạt dữ dằn hơn gấp mấy, kẻ đã chà đạp Con Thiên Chúa, đã kể Máu Giao ước đã tác thánh mình dường đồ dung tục, và đã lăng mạ Thần Khí ân sủng?” (Dt 10,26-29).

33. ChúaKitômuốnconngườisốngtrungthànhvớiGiaoƯớcMới

Nhờ Chúa Kitô ban cho chúng ta ơn tha thứ tội lỗi, chúng ta phải sống trung thành với Giao ước Mới bằng cách:

Page 32: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

32

- chúng ta không thờ ơ với ơn cứu rỗi (Dt 2,1-4);

- chúng ta giữ vững đến cùng lòng tin tưởng và thái độ hiên ngang về niềm hy vọng của chúng ta (Dt 3,6 – 4,11);

- chúng ta không được xúc phạm đến Máu Giao Ước đã thánh hiến mình và nhục mạ Thần Khí ban ân sủng (Dt 10,26-31);

- chúng ta cần phải kiên nhẫn, để sau khi thi hành ý Thiên Chúa, anh em được hưởng điều Người đã hứa ( Dt 10,36-39).

34.ChúaKitôgắnbóvớiýmuốnThiênChúa

a. Hy tế của Chúa Kitô gắn bó với ý muốn của Thiên Chúa, thay thế Luật bên ngoài vì nó bất lực và vô hiệu (Dt 7,12.18; 10,1.4-11).

b. Ơn gọi người Kitô hữu là thi hành ý muốn của Thiên Chúa: “Quả anh em phải có lòng kiên nhẫn, ngõ hầu sau khi đã thi hành ý muốn của Thiên Chúa, anh em được lĩnh lấy điều đã hứa” (Dt 10,36, 13, 20tt).

35. ChúaKitôliênkếtmọingườitrongNgười

a. Mọi người tự do tiến vào Thánh điện của Thiên Chúa nhờ Máu Đức Kitô (Dt 10,19-23).

b. Mọi người tiến dâng Thiên Chúa lễ tế ngợi khen (Dt 13,15-16). Nhờ vai trò Tư tế trung gian cần thiết của Đức Giêsu (Dt 10,19-21; 13,21).

c. Cộng đoàn tín hữu noi gương lòng tin của các mục tử, vâng phục và noi gương long tin của họ (Dt 13,7).

d. Cộng đoàn khích lệ nhau: “Anh em hãy khuyên răn nhau” (Dt 3,12-13), “không bỏ bê việc nhóm hội với nhau … mà hãy khích lệ nhau …” (Dt 10,25), “hãy theo đuổi sự bình an với mọi người, và sự thánh thiện …” (Dt 12,14-15).

Page 33: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

33

ĐỀ TÀI 3

BỮA TIỆC VƯỢT QUA – THÁNH THỂ

Page 34: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

34

36.ÝnghĩaBữaTiệcVượtQuacủaDânDoTháivàcủaChúaGiêsu

- Bữa ăn Vượt Qua đối với Dân Do Thái là bữa ăn hằng năm để kỷ niệm biến cố Dân được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai-cập, đồng thời hướng lòng Dân về viễn tượng ơn cứu độ trong ngày Đấng Mêsia xuất hiện.

- Bữa Tiệc Vượt Qua này mang trọn vẹn niềm hy vọng vượt qua; vì đó là Bữa tiệc Vượt Qua của Chúa Giêsu trước khi Ngài chịu chết.

- Bữa Tiệc Vượt Qua này trở nên Bữa Tiệc Thánh Thể. Chính Chúa Giêsu đã tinh tế thiết lập Bí tích Thánh Thể trong bối cảnh bữa tiệc Vượt qua.

- Bữa Tiệc Vượt Qua của người Do Thái không phải là bữa tiệc Giao Ước; nhưng bữa Tiệc Vượt Qua này – qua các lời tuyên bố và hành động của Đức Giêsu - đã thật sự trở nên Bữa Tiệc Thánh Thể, Bữa Tiệc Giao Ước Mới và Giao Ước Vĩnh Cửu.

37. BữatiệcVượtQuacủaDânDoThái

Trong bữa tiệc, có chiên Vượt qua để trên bàn và người trưởng tộc nhắc lại cho mọi người trong gia đình biến cố và ý nghĩa Lễ Vượt Qua. Họ ăn chiên Vượt qua với rau diếp đắng và bánh không men; lời chúc tụng đọc trên bánh đã được bẻ ra ngay từ đầu; lời tạ ơn cuối bữa ăn được đọc sau chén rượu thứ ba; Họ kết thúc bằng hát thánh vịnh 113-118 Tiểu tụng Halleluia; Tv 136 Đại tụng Halleluia.

38.BữatiệcVượtQuacủaChúaGiêsu

a. Bí tích Thánh Thể chính là Giao Ước mới được thiết lập trong Máu của Đức Giêsu. Thánh Kinh Tân Ước ghi lại cho chúng ta 4 bản

Page 35: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

35

văn tường thuật việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể: (Mt 26,26-29; Mc 14,22-24; Lc 22,19-20; 1Cr 11,23-26)

b. Chúa Giêsu cầm bánh trong tay và đang có chiên tế lễ Vượt qua trước mặt Ngài, Ngài nói: “Này là Mình Thầy” (sẽ bị nộp vì các con).

c. Sau bữa ăn, tức đã ăn chiên tế lễ Vượt qua – bữa ăn tạ ơn vì máu chiên đã đổ ra nhắc lại máu giải thoát năm xưa – Chúa Giêsu cầm lấy chén rượu trong tay, Ngài nói: “Này là Máu Thầy” (Máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội).

39.ChúaGiêsulàChiênVượtQua

a. Trong dịp lễ Vượt Qua, chính Đức Giêsu đã giải nghĩa về Chiên Hy Tế. Ngài đồng hóa Ngài với Con Chiên Hy Tế Vượt Qua. [Giờ Đức Giêsu chết trên thập giá đúng vào giờ người ta giết chiên Vượt qua ở đền thờ Giêrusalem để mừng đại lễ]. Và như vậy, Đức Giêsu minh nhiên tỏ cho các môn đệ biết trước: Cái chết sắp tới của Ngài (=Máu Ngài đổ ra) cũng phải được hiểu là cái chết có sức mạnh đem lại ơn tha tội như cái chết của Người Tôi Tớ Giavê được ngôn sứ tri Isaia đã loan báo (Is 52,13 – 53,12).

b. Ý nghĩa việc đó là: chính Ta (Mình và Máu) là Chiên Vượt qua thật, Chiên đã được tế hiến (= đổ máu ra).

40.BữatiệcVượtqua–ThánhThể,bắtnguồntừlễtưởngniệmcủaCựuƯớc

Theo Lc 22,19 và 1 Cr 11,24, chính Đức Giêsu đã nói đến việc tưởng niệm, liên tưởng đến bữa ăn chiên vượt qua (Xh 12,14). Đây không thuần túy là việc tưởng nhớ một biến cố quá khứ: - nhắc nhớ lại cuộc giải thoát khỏi cảnh nô lệ Ai cập trong quá khứ, - bằng cách làm sống lại biến cố đó ngày hôm nay, - đồng thời tiên báo cuộc giải thoát cánh chung.

Page 36: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

36

Ba chiều kích đó có những điểm tương tự với việc cử hành Thánh Thể, song những khác biệt thì quá lớn. Trong Thánh Thể, con chiên độc nhất cho toàn dân, qua mọi thế hệ: đó là một con người và là Con Thiên Chúa; biến cố cử hành cũng chính là con người đó, là mầu nhiệm cá vị, vĩnh hằng của cái chết trong đó Người được tôn vinh. Không có việc ăn thịt nướng nhưng hiệp thông với con người này, là hiến vật được thiêu hủy nhờ lửa Thánh Thần; những người tham dự được đưa vào bản thân Người và vào ơn cứu độ mà Người là hiện thân.

41. MụcđíchcôngtrìnhcứuchuộccủaThiênChúa

Công trình chủ yếu của Thiên Chúa trong tạo dựng là việc Thiên Chúa làm người và việc con người được thần hóa trong Đức Kitô, mà cũng là cùng đích của mọi thọ tạo. Do đó, công trình này không chỉ ở tương lai mà một cách nào đó đã khởi sự trong các loài thọ tạo.

Đức Kitô vượt qua là mầu nhiệm cánh chung, cùng tận, viên mãn. Diễn từ về Thánh Thể phải khởi đi từ cùng đích. Chính mầu nhiệm Đức Kitô vượt qua giải thích mầu nhiệm Thánh Thể. Chính mầu nhiệm đó chiếm hữu những thực tại đời này (qua dấu chỉ) và biến thành biểu tượng cho sự hiện diện thực sự của Người.

42.BítíchThánhThểlàMầunhiệmVượtQuacủaĐứcKitô

a. Thánh Thể là một mầu nhiệm không thể nào diễn tả và thấu triệt được. Do đó chỉ có thể hiểu được chiều sâu của nó nhờ ánh sáng của mầu nhiệm vượt qua. Chỉ có thể nói về Thánh Thể qua niềm tin. Người tín hữu cử hành và hiểu Thánh Thể trong Giáo Hội. Mọi diễn từ về Thánh Thể phải được phát biểu bên trong đức tin và lời rao giảng của Giáo Hội.

b. Ngay từ đầu, Kitô-giáo đã liên kết mầu nhiệm Thánh Thể với cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, là mầu nhiệm sự chết, phục sinh và

Page 37: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

37

hiện diện của Người với thế giới. Việc thiết lập bí tích Thánh Thể đã diễn ra trong bầu khí lễ Vượt Qua, nhằm giải thích Thánh Thể như là một bữa tiệc Vượt Qua. Đức Giêsu “khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này trước khi chịu khổ hình” và chắc chắn bữa tiệc cánh chung đã gần kề mà sẽ là lễ Vượt Qua viên mãn (Lc 22,15-18).

43.ThánhThểcũnglàbítíchsựchếtcủaĐứcKitô(1Cr11,23-26)

a. Công Đồng Vatican II có lý mà khẳng định rằng Thánh Thể là việc “tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Đức Kitô”, là “bữa tiệc Vượt Qua” (PV 47), chứa đựng Đức Kitô “Chiên Vượt Qua của chúng ta”, “thịt đã được sống động nhờ Thánh Thần và làm cho người ta được sống” (LM 5).

b. Phụng vụ gọi Thánh Thể là “mầu nhiệm Vượt qua”, là “bí tích của Nước Trời”. Sau lời Truyền phép, các tín hữu công bố Chúa đã chịu chết, ca mừng Chúa đã phục sinh và tung hô Chúa đến trong vinh quang. Thánh Thể là bí tích của Đức Kitô trong cái chết và sự phục sinh của Người, trong việc Người đến hiện thời và mai sau, bí tích của Đức Kitô trong mầu nhiệm Vượt Qua.

44.MầunhiệmVượtqualàmầunhiệmcứuđộ

a. Mầu nhiệm Vượt Qua là mầu nhiệm cứu độ, xét như là mầu nhiệm của chính bản thân Đức Kitô, với tư cách là Con, được thực hiện để cứu độ thế gian, trong cái chết, sự phục sinh và giáng lâm của Người. Nhờ cái chết cứu chuộc đó, Đức Giêsu đã thủ đắc một kho tàng công nghiệp vô cùng để phân phát cho loài người và giao hòa thế gian với Thiên Chúa.

b. Đức Giêsu không chỉ thủ đắc ơn cứu độ, chính Người đã trở nên sự cứu độ… ngõ hầu chúng ta nhận được ơn này nhờ hiệp thông với Người (1 Cr 1,30: “Đức Kitô đã nên sự khôn ngoan cho chúng ta, sự

Page 38: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

38

công chính, sự thánh thiện và cứu chuộc”). “Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người” (Cl 1,19; x. Cl 2,11).

45.ĐứcGiêsuđíchthânđãtrởnênbiếncốcứuđộ trongcuộcVượtquacủaNgười

a. Biến cố này mang tính vĩnh hằng. Đức Giêsu từ khi đó luôn sống ở đỉnh điểm này (không có gì có thể đến sau tình trạng phục sinh). Vì thế mầu nhiệm Vượt Qua mang tính cánh chung, nghĩa là sự viên mãn tối cao và do đó cũng là tối hậu.

b. Thế nhưng, cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu chỉ trở nên ơn cứu độ cho con người trong mức độ Đức Kitô đến với con người, hiến mình cho con người, để con người hiệp thông với Người trong cái chết và sự phục sinh của Người.

c. Thánh Thể là bí tích của Đức Kitô trong cuộc Vượt qua của Người đến hiện diện với Giáo Hội, hiến mình cho Giáo Hội, trong cái chết vinh hiển của Người. Thánh Thể chính là sự hiện diện này, trong biến cố này và là sự hiệp thông với Đức Kitô trong biến cố này.

46.ThánhThểlàBítíchsựhiệndiệncủaChúaKitô

a. Thánh Thể chủ yếu là sự hiện diện, là bí tích của sự phục sinh của Đức Kitô ở giữa các môn đệ. Đức Giêsu đã nói: “Này là Mình Thầy”. Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã hiểu những lời này một cách hiện thực, chỉ sự hiện diện thể chất của Đức Kitô, khiến Giáo Hội cũng trở nên Thân Thể của Chúa nhờ hiệp thông với bánh này (1 Cr 10,16).

b. Lòng tin vào Thánh Thể còn được nuôi dưỡng bởi sự xác tín rằng, nhờ phục sinh, Đức Giêsu hiện diện với cộng đoàn, vì Phục sinh là một mầu nhiệm giáng lâm, nghĩa là mầu nhiệm Chúa đến và hiện diện. Nếu vắng chiều kích này thì cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô không đem lại ơn cứu độ cho con người. Ơn cứu độ ở trong

Page 39: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

39

chính việc Chúa đến. Đức Kitô đến trong cái chết và sự phục sinh của Người. Người đã chết và sống lại vì chúng ta (2 Cr 5,15), vì trong cuộc Vượt Qua, Người đến và thông ban chính mình cho chúng ta.

47. Chúngtatuyênxưng,tintưởngvàtạơnChúaGiêsu

a. Chúng ta tuyên xưng là Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, Đấng Cứu chuộc duy nhất trần gian. Thật vinh phúc cho chúng ta được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.

b. Chúng ta cùng đặt niềm tin nơi Chúa Giêsu, chính là vị Thượng tế chúng ta cần phải có. Trong tư cách là Thượng tế, Ngài đã đổ máu mình trên thập giá để thực hiện Giao Ước mới, Giao Ước vĩnh cửu, nối kết một cách hoàn hảo mối tương quan giữa Thiên Chúa với loài người thụ tạo.

c. Chúng ta cùng tạ ơn vị Thượng tế Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh Thể và còn cho phép Hội Thánh cử hành Bí tích Thánh Thể: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, để Bí tích thật sự là “nguồn mạch và là trung tâm đời sống và sứ vụ của Hội Thánh” cho đến muôn đời.

48.HộiThánhcửhànhmầunhiệmTìnhyêutrongThánhThể

a. Mỗi khi cử hành mầu nhiệm đức tin này, Hội Thánh tung hô: Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến. Như vậy, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm tình yêu trong Bí tích Thánh Thể cho đến khi Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang.

b. Nhờ Tiệc Giao Ước Mới này, Hội Thánh trở nên phong phú nhờ sự hiện diện vĩnh viễn của Chúa Giêsu và nhờ được liên kết với cuộc Khổ nạn hồng phúc của Ngài. Khi cử hành Thánh Thể, Hội Thánh là hiện thân Nước Thiên Chúa ở trần gian này cho đến khi

Page 40: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

40

Nước Thiên Chúa được tỏ hiện. Tóm lại, Giao Ước Mới trong Máu Đức Giêsu làm cho tất cả đều quy tụ trong Ngài.

49.ThánhThểlàhiệndiệnhiếnthânvàcứuđộ

a. Sự hiện diện Thánh Thể vừa được định vị (do bánh và rượu) vừa hoàn toàn mang tính cá vị, có đặc điểm là hiến thân cho nhau và tiếp nhận nhau. Trên trần gian, một sự hiện diện cá vị được thực hiện qua những môi giới vật chất, những biểu tượng tạo nên cuộc gặp gỡ và mối liên kết hiệp thông. Biểu tượng hàng đầu là thân xác con người qua đó mỗi người hội nhập vào toàn thế giới và trong một mạng lưới những quan hệ.

b. Sự hiện diện của Đấng Phục sinh thì hoàn toàn mang tính tương quan. Vì đã phục sinh trong Thánh Thần, Người được biến đổi sang cách thế hiện hữu của Thánh Thần là tình yêu. Được nhận vào mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm tương quan, Đức Kitô hoàn toàn là hữu thể tình yêu hiến thân, là Thần khí ban sự sống (1 Cr 15,45), không có giới hạn nào cho sự hiệp thông nơi Người, vì “Thần khí là sự tự do” (2 Cr 3,17; x. Ga 14,20).

c. Sự hiện diện Thánh Thể cũng là một sự hiện diện đến với kẻ khác: gặp gỡ họ, hiến thân cho họ và đón nhận họ. Một sự hiện diện hoàn toàn hỗ tương mà mọi tình yêu chân thật đều khát vọng. Theo nghĩa đó, Thánh Thể cũng mang tính cánh chung, vì ở đích điểm ước muốn yêu thương và có khả năng lấp đầy ước muốn này.

50.ThánhThểlàBítíchcủacáichếtđemlạiơncứuchuộc

Trong mỗi thánh lễ, chúng ta công bố cái chết của Chúa (1 Cr 11, 26); các tín hữu hiệp thông với máu của Người (1 Cr 10, 16). Ngay từ đầu, các Kitô hữu đã nhận ra trong Thánh Thể hy tế của Đức Kitô trong cái chết của Người trên thập giá. Thánh Thể là biểu tượng hiện thực

Page 41: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

41

của hy tế cũng như sự hiện diện của Đức Kitô. Không thể xác quyết sự hiện diện thực sự mà đồng thời không khẳng định đó là sự hiện diện của Chúa trong hy tế của Người.

51. ThánhThểbiểulộmộtcáichếtvinhquang

a. Bánh và rượu trước hết không phải là những biểu tượng của sự chết nhưng gợi lên bữa ăn, sự sống và niềm vui. Vì vậy biểu tượng của sự sống chồng lên biểu tượng của sự chết. Bữa tiệc ly, tuy có loan báo cuộc thương khó, nhưng không nghịch với cách hiểu Thánh Thể như là biểu tượng của Đức Kitô vinh quang và bữa tiệc Nước trời. Đức Giêsu ám chỉ đến lễ Vượt Qua hoàn hảo trong Nước Thiên Chúa (Lc 22,16; Mc 14,25).

b. Thánh Phaolô khẳng định cái chết được kính nhớ trong Thánh Thể là cái chết của Đức Chúa (Kyrios), nghĩa là Chúa Tể vinh quang (1 Cr 11,26). Như vậy, Thánh Thể là bí tích của cái chết trong đó Đức Giêsu được tôn vinh.

52. ChúaGiêsuKitômãimãiđượctônvinhtrongmầunhiệmtửnạn

a. Tin Mừng thánh Gioan cho biết rằng Đức Kitô được mãi mãi tôn vinh trong mầu nhiệm tử nạn của Người. Cái chết không chỉ là điều kiện để đạt đến vinh quang nhưng là thành phần của vinh quang. Thập giá là ngai vĩnh cửu cho vương quyền của Đức Kitô. Việc giương cao khỏi mặt đất trên thập giá là biểu tượng của sự tôn dương bên Thiên Chúa (Ga 12,32). Từ cạnh sườn bị đâm thủng nước chảy ra (Ga 19,34), nước đó là hình ảnh của Thần khí chỉ chảy ra từ Đức Kitô được tôn vinh (Ga 7,37-39); còn máu là biểu tượng của hy tế. Hai hình ảnh đó đi đôi với nhau và là hình ảnh vĩnh cửu của Đức Kitô. Vinh quang của Người ở ngay bên trong mầu nhiệm cái chết của Người.

Page 42: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

42

b. Sự Phục Sinh thực sự trong thể xác không kéo Đức Giêsu ra khỏi cái chết. Đấng Phục Sinh vẫn còn mang những thương tích của cái chết (Kh 5,6), nhờ vậy, Người luôn đâm rễ sâu trong con người cần được cứu độ và mới có thể làm đầu một Hội Thánh tại thế. Các tín hữu chỉ có thể đến với Người trong sự phục sinh vinh quang nhờ hiệp thông với cái chết của Người mà trong đó bao hàm sự phục sinh. Có như vậy Thánh Thể mới là “của ăn đàng” cho các Kitô-hữu hấp hối, là bí tích của việc cùng chết với Đức Kitô.

53. ThánhThểlàBíTíchcủamầunhiệmtoàndiện

a. Cuộc Vượt qua của Đức Kitô không phải là một biến cố riêng rẽ nhưng là chóp đỉnh và điểm hội tụ của tất cả cuộc sống của Người, từ khi nhập thể cho đến khi được tôn vinh, tất cả đều hàm chứa sự chết và phục sinh. Bữa tiệc ly cô đọng cuộc sống hiến thân của Người. Sự cao cả và vinh quang đích thật của Người ở tại sự khiêm nhường tự hạ phục vụ kẻ khác. Trong thời gian tại thế, Đức Giêsu chưa bao giờ có thể thực hiện được hành vi viên mãn, diễn đạt được toàn bản thân Người (vâng lời cho đến chết, tình yêu cao cả nhất). Nhưng trong cái chết, Người nắm trọn bản thân mình trong tay để hiến dâng, tình yêu của Người có thể thực hiện sự tổng hợp, và vượt lên trên, tất cả những gì đã diễn ra trước.

b. Trong việc cử hành Thánh Thể, khi Giáo hội gặp gỡ Đức Kitô ở đỉnh điểm cuộc đời Người, Giáo hội hiệp thông với toàn thể cuộc sống của Người (từ khi sinh ra cho đến lúc được tôn vinh), nhưng nhất là hiệp thông cách viên mãn với mầu nhiệm Vượt qua của Người. Thánh Thể là bánh và chén tổng hợp.

54.ThánhThểlàhytếcủaBaNgôiThiênChúa

a. Thánh Thể không chỉ liên quan đến Đức Kitô, mà Chúa Cha và

Page 43: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

43

Chúa Thánh Thần cũng có liên hệ đến mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Con. Thánh Thể là một mầu nhiệm mang chiều kích Ba Ngôi: mầu nhiệm của Chúa Cha sinh ra Con trong và cho thế giới hướng đến cái chết; mầu nhiệm con thảo qua đó Đức Kitô hoàn toàn hướng về Chúa Cha và đón nhận Cha vô giới hạn, chỉ sống cho Cha; sau hết, mầu nhiệm của Thánh Thần, trong Người Đức Kitô tự hiến (Dt 9,14), cũng trong Người Chúa Cha sinh ra và phục sinh Chúa Con (Rm 8,11; 1 Pr 3,18).

b. Thánh Thể là bí tích của mầu nhiệm này được đặt trên bàn thờ. Cả Ba Ngôi cùng cử hành hy tế tình yêu thiên quốc, từ nay được thể hiện giữa cộng đoàn, để mời gọi Giáo Hội hiệp thông vào mầu nhiệm hy tế đó.

55. ThánhThểlàmộtmầunhiệmhiệpthông

a. Thánh Thể được gọi với nhiều cách: bàn tiệc của Chúa, bữa tối của Chúa, tấm bánh bẻ ra, lễ bẻ bánh. Thánh Thể được cử hành dưới hình thức một bữa ăn (Mt 26,26). Thánh Thể là bí tích lễ Vượt qua của Đức Giêsu, là một mầu nhiệm hiệp thông.

b. Mọi bữa ăn chung biểu lộ cử chỉ xây dựng tình huynh đệ, tạo sự hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau.Thánh Phaolô lấy cảm hứng từ biểu tượng đó (1 Cr 10,16-17) khi bàn về việc dự tiệc. Nước Thiên Chúa là một bữa tiệc tập họp chung quanh Đức Giêsu. Triều đại đến nơi bản thân Đức Giêsu khi Thiên Chúa tôn vinh Người trong cái chết. Khi dùng hình ảnh bữa tiệc để nói về Nước Thiên Chúa, con người tham dự bàn tiệc được hiệp thông với lễ Vượt qua của Đức Giêsu. Sự hiện diện của Đức Giêsu tạo sự hiệp thông, là bữa tiệc của Giáo Hội, vừa là lương thực nuôi sống mọi người.

56.ThánhThểlàhiệpthônghiếntế

a. Các hy tế xưa kia thường kết thúc bằng một bữa ăn. Nhờ hy tế,

Page 44: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

44

trời và đất nối kết với nhau. Nhờ bữa ăn hiệp thông, phạm vi linh thánh được nới rộng đến những người thông hiệp trong cùng một sự thánh hiến. Nơi Đức Kitô, sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và thế giới trở thành hiện thực. Người là Chiên Thiên Chúa, được thánh hiến từ đời đời (Ga 10,36) và thánh hiến cách viên mãn trong cái chết và vinh quang (17,19) và trong Thần khí của sự phục sinh. Khi ăn chiên Vượt Qua, con người đi vào giao ước Vượt Qua, cùng với Người trở nên cùng một của lễ được Thánh Thần thánh hóa (Rm 15,16), gặp gỡ Đức Kitô trong cái chết và sự phục sinh của Người.

b. Hy tế và bữa ăn làm thành một phụng vụ bất khả phân trong Đức Kitô,. Người vừa chịu hiến tế vừa là lương thực, là Chiên Vượt Qua của chúng ta (1 Cr 5,7), là hy tế và bữa ăn của chúng ta. Thánh Thể là bí tích của cuộc Vượt qua của Đức Kitô và của sự hiệp thông của chúng ta vào cuộc Vượt qua này. Giáo Hội hiệp thông với hy tế khi cùng cử hành hy tế với Đức Kitô vì Thánh Thể là sự hiện diện của hy tế vượt qua trong tính hiện thời của hy tế này. Người Kitô-hữu cử hành hy tế bằng việc hiệp thông với hy tế và chỉ có thể hưởng nhờ ơn ích của hy tế bằng cách thông dự vào.

57. ThánhThểlàhiệpthôngcánhchung

a. Thánh Thể là thế giới tương lai đi vào Giáo Hội để Giáo Hội đi vào thế giới tương lai đó, vì Đức Kitô mà Thánh Thể là bí tích, chính là sự cánh chung. Cuộc Phục-sinh của Người làm cho Người đến và hiện diện. Chính Đức Kitô là Nước Trời. Ai ở trong Người là ở trong Nước Trời (Ep 2,6). Sự phục sinh của loài người đã được thực hiện nơi Người; không có một sự phục sinh nào khác ngoài việc Thiên Chúa sinh ra Con của Người khi làm cho Đức Kitô sống lại (“Hôm nay Cha sinh ra Con”, x. Dt 5,5) và một ngày kia cuộc sinh hạ này sẽ đạt đến hiệu quả viên mãn nơi các chi thể của thân mình Đức Kitô.

Page 45: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

45

b. Nhờ các bí tích, thực tại cánh chung xâm nhập vào thế giới, nhất là bí tích Thánh Thể đặt Giáo hội tiếp cận với thời gian cùng tận. Thánh Thể là “bàn tiệc của Chúa”, là bí tích của việc Chúa đến như Người đã hứa (Ga 14,18.28) mà cũng là việc Chúa đến lần sau hết và sẽ làm cho chúng ta nên giống Người, nhưng ngay từ bây giờ, đã cho chúng ta được sát nhập với Người trong chính giây phút Người được sinh hạ (= phục sinh), khiến chúng ta dám gọi Thiên Chúa là Cha được sự sống đời đời nhờ thông dự vào Thánh Thể. Thánh Thể là phụng vụ thiên quốc ló dạng trong không gian của chúng ta, làm viên mãn thời gian tuy chưa chấm dứt thời gian.

58.ThánhThểhướngđếnQuanglâm

a. Sự hiện diện Thánh Thể là thực sự, nên có khả năng thỏa mãn ước muốn của con người, nhưng vì còn bị che khuất, nó lại đào sâu thêm niềm khát mong. Bánh Thánh Thể gia tăng cơn đói khát mà nó làm no thỏa. Trong cử hành Thánh Thể, mối căng thẳng hướng đến cánh chung mãnh liệt hơn bất cứ nơi đâu, trong đó những người dự tiệc thánh kêu cầu Đấng họ đã gặp: “Lạy Chúa, xin ngự đến! Marana tha” (1 Cr 16,22; Kh 22,17.20).

b. Thánh Thể là cuộc lễ cánh chung nhưng đồng thời cũng là vọng lễ. Thực tại cánh chung, được thích nghi trong Thánh Thể với tình trạng của Giáo Hội tại thế, vẫn còn là điều thuộc tương lai, chúng ta mới chỉ được nếm hưởng trước một phần nào, cho tới khi Ngày chói chang đến xé tan bức màn bao phủ.

c. Thánh Thể là hiệu lệnh lên đường và là của ăn đàng. Các tín hữu tiến bước đến mục đích là Đức Kitô, nhờ sức mạnh của mục đích đã đạt, trong sự hiệp thông đã được thực hiện. Đức Kitô vượt qua vừa là đích điểm vừa là đường đi. Đó là thân phận của Giáo Hội tại thế: được cứu độ trong hy vọng (Rm 8,24) nhờ ân huệ đã lãnh nhận, Giáo hội vững bước tiến thẳng đến hồng ân viên mãn.

Page 46: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

46

ĐỀ TÀI 4

THÁNH GIÁ LÀ NGUỒN ƠN CƯU ĐỘ

Page 47: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

47

I. CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ ĐAU THƯƠNG CỦA CHÚA GIÊSU

59.ChúaGiêsubiếnđaukhổthànhgiátrịcứuđộ

a. Đối với con người, ai cũng sợ đau khổ. Họ muốn tránh né đau khổ được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Nhờ thấu hiểu chân lý về sự đau khổ, những người đau khổ có thể cảm thấy họ được kêu gọi chia sẻ công cuộc cứu độ được thực hiện qua thập giá. Chia sẻ thập giá Chúa Kitô có nghĩa là tin vào sức mạnh cứu độ của hy sinh mà mỗi tín hữu có thể dâng hiến cùng với Chúa Cứu Thế.

b. Đa số chúng ta nhìn đau khổ theo khí cạnh tiêu cực. Chúa Giêsu biến đổi đau khổ theo hướng tích cực: từ đau khổ hướng đến hạnh phúc, sự chết đem lại sự sống, từ thập giá tới vinh quang. “Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình: còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Tóm lại, nếu không mất thì lại không tìm lại được. Không trao ban thì không thể nhận lãnh. Không bỏ con người cũ thì không thể có con người mới. Không chết thì không được sống lại.

60.ChúaGiêsulạivuilòngđónnhậnđaukhổđểđềnbùtộilỗinhânloại

a. Theo Cựu Ước, dân chúng còn nghĩ rằng đau khổ được là hình phạt mà Thiên Chúa giáng trên con người tội lỗi. Nhưng tiên tri Isaia nói về “người tôi trung” của Giavê theo ánh sáng mới bởi vì người đã

Page 48: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

48

hiến thân chịu chết, đã bị liệt kê vào hàng tội nhân, nhưng thực ra, người đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi (53, 12).

b. Theo Tân Ước, Chúa Giêsu là Con chiên vô tội đã chịu đau khổ và chịu chết cho những người có tội. Người chấp nhận chịu đau khổ vì tự nguyện và vì tình thương. Người chấp nhận uống “chén đắng” mà Chúa Cha trao cho Người (Ga 18,11).

c. Chính Đức Giêsu là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những cho tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn cho tội lỗi cả thế gian nữa (1Ga 2,2).

61. ChúaGiêsudùngThậpgiáđểđemlạiơncứuđộ

a. Tất cả giảng dậy, hành động và cuộc đời của Chúa Giêsu được kết thúc bằng hy sinh thập giá vì yêu thương nhân loại. Đó là một mẫu gương lý tưởng và trường tồn. Đúng vậy, Chúa Giêsu đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mt 20,28). Chúa Giêsu đã từ bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên phàm nhân và tự hạ mình vâng lời cho đến chết trên cây thập tự.

b. Theo thánh Phaolô, Chúa Giêsu Kitô đã nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngọt ngào (Ep 5,2). Chấp nhận hy lễ của Chúa Kitô, Chúa Cha tạo dựng nhân loại mới trong sự “công chính và thánh thiện” (Ep 4,24), là những người thờ phượng Thiên Chúa “trong tinh thần và chân lý” (Ga 4,23).

62.ChúaGiêsumuốntavácthánhgiámìnhđitheoNgười

a. Bởi vậy, ân sủng cứu độ phát xuất từ việc bắt chước gương mẫu Chúa Kitô. Chúa Giêsu đã nói rõ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24: Ga 12,26).

Page 49: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

49

Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất: còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được (Mt 10,38-39).

b. Chính nơi thập giá, vinh quang Thiên Chúa tỏ hiện, thập giá đã biến cái chết thành sự sống. Sự chết thua cuộc nơi thập giá. Vì vậy, thập giá tuôn ra sự sống mới cho mọi người. Như thế, Chúa Giêsu đã dùng thập tự để cứu chuộc chúng ta và mời gọi chúng ta vác thập giá mình mà theo Người.

63.Conđườngthậpgiálàconđườngcứuđộ

a. Chúng ta cùng đi con đường cứu độ với Ngài. Chúng ta hãy cố gắng bước đi từng đoạn đường trong kiên nhẫn và nhục nhã. Chúa Giêsu sẽ dẫn chúng ta đến nguồn ơn cứu độ. Chúng ta biết rằng phải qua thánh giá mới đạt tới vinh quang (per crucem ad lucem). Đây chính là mầu nhiệm của hồng ân cứu độ. Đây chính là tình yêu vĩnh cửu! Chúa đã chết vì yêu con người! Chúa đã chết vì tội lỗi chúng con.

b. Chúng ta phải bước theo Chúa mỗi ngày với trọn tâm hồn như môn đệ Gioan yêu dấu. Chúng con thờ lập và ngợi khen Chúa Giêsu, vì Chúa đã dùng thánh giá mà chuộc tội thiên hạ. Chúng con dâng lời ngợi khen, cảm tạ và ca tụng Chúa đến muôn ngàn đời. Khi ta gặp khó khan, ta hãy ngước nhìn lên thập giá của Chúa để tìm nguồn ủi an và yêu thương. Con Thiên Chúa đã đi đến cùng tận trong mọi trạng huống cuộc đời. Từ lúc Chúa sinh ra trong máng cỏ nghèo hèn cho tới lúc bị trần truồng treo trên thập giá. Chúa nhìn xuống nhấn loại tội lỗi và Chúa kéo mọi người lên với Chúa. Chúa cứu mọi người qua sự chết đau thương của Chúa trên thập giá. Ôi thập giá là nguồn hy vọng duy nhất của con người!

Page 50: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

50

64.Chúngtaphải thựcthibácáivớinhữngngườinghèohènvàkhốnkhổ

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn người Samaritanô tốt lành để khuyên mọi người thương yêu và giúp đỡ người gặp nạn (Lc 10,30-37). Hơn thế nữa, Chúa Giêsu còn đồng hóa Người với những người đói khát, khách lạ, không áo che thân, đau yếu, tù đầy. Trong cuộc phán xét chung, Chúa Giêsu xét xử chúng ta theo lòng yêu thương đối với tha nhân: Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các người ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho cho Ta ăn: Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các người đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han… Quân bị nguyền rủa kia, di di cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành cho tên Ác Qủy và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không do cho Ta ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các người đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã không thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi không đến hỏi han” (Mt 25, 31-46).

65.ChúngtabướctheoChúatrênconđườngthậpgiáđauthương

Mỗi chặng đường thánh giá nhắc đến tình yêu cứu chuộc của Chúa Giêsu dành cho mọi người, từ quan Philatô đến những người lính, từ ông Simon đến bà Veronica, từ Mẹ Maria đến các phụ nữ thành Giêrusalem, từ người trộm dữ đến người trộm lành. Chúa mở vòng tay đón nhận tất cả để dâng lên Chúa Cha trong hiến tế thập giá. Đồng thời, Chúa cũng kéo thế giới lên với Ngài. Bước đi theo Ngài sẽ gợi lại trong mỗi người tâm tình của Chúa Giêsu dành cho họ cũng như chính họ tỏ lộ thương cảm và thông phần đau khổ với Ngài.

Page 51: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

51

66.Chúngtatiếntớiánhsángphụcsinhquacuộckhổnạn

a. Các tác giả Tin mừng đã thuật lại cho ta cuộc khổ nạn mang ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu trong những giờ phút sau cùng: bữa ăn cuối cùng của Người với các môn đệ; việc Người bị bắt tại Gietsimani; việc Người bị các lãnh tụ tôn giáo tra vấn; việc binh lính Roma xỉ nhục và đánh đòn; việc Người bị Philatô xử án; việc Người vác thánh giá lên đồi Can-vê; việc Người bị đồng đinh và chết trên thánh giá; việc Người được an táng trong mộ.

Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu vừa là một biến cố lịch sử bắt nguồn từ quá khứ vừa là một ký ức sống động đầy năng lực đem lại ý nghĩa cho hiện tại. Các sách Tin mừng mô tả cái chết của Chúa Giêsu như đỉnh điểm sứ mệnh cứu chuộc của Người, hoàn toàn hiến thân mình vì yêu thương và chịu chết để chuộc tội cho mọi người. Cái chết của Người chứng mình cho một tình yêu vì mọi người, một tình yêu mạnh hơn sự chết. Cái chết lịch sử này đem lại ý nghĩa toàn bộ sứ mệnh cứu chuộc của Người và ban niềm hy vọng lại cho mọi đau khổ của con người. Các trình thuật Tin mừng về khổ nạn gồm tóm cả hai chiều kích vừa nói, nghĩa là vừa lưu truyền lịch sử về những ngày sau hết của Chúa Giêsu vừa mời gọi mọi người tìm thấy nơi cuộc khổ nạn này ý nghĩa tối hậu cho kiếp người theo tinh thần Kitô giáo.

b. Sau khi sống lại từ cõi chết, chính Chúa Giêsu đã thuật lại câu truyện khổ nạn và cái chết của Người và chính Người đã thay đổi ý nghĩa của nó. Các sách Tin mừng đều mô tả về việc Chúa hiện ra với các môn đệ: Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”. Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa (Ga 20, 19-21). Cùng đồng hành với

Page 52: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

52

hai môn đệ trên đường đi Em-mau, Chúa Giêsu giải thích cho họ: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. (Lc 24, 25-27).

II. ĐỨC MẸ THÔNG PHẦN ĐAU KHỔ VỚI CHÚA GIÊSU CON MẸ

67. BẩysựthươngkhócủaĐứcMẹ

a. Cuộc đời Mẹ Maria luôn gắn bó với Con chí thánh Giêsu trong mọi nơi mọi lúc. Tước hiệu Đức Bà Sầu Bi biểu lộ tâm tình của Mẹ với Con Mẹ trong công trình cứu chuộc. Để Kitô hữu có thể chiêm niệm sự đau khổ của Đức Mẹ một cách cụ thể, Hội Thánh chọn bảy sự thương khó tiêu biểu gắn liền với lịch sử cứu độ của Đức Giêsu để tưởng niệm. Các tín hữu Kitô dành sự thương cảm và tôn kính đối với Đức Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu cũng là Mẹ của chúng ta. Việc tôn kính này phổ biến rộng rãi từ thế kỷ XII cho đến ngày nay.

b. Thánh Brigitta (1303-1373) cho biết Đức Mẹ nói với bà, “Con thấy chăng, những đau khổ Con Ta chịu là vì con.” Sự liên hệ giữa nhân loại và Thiên Chúa là một huyền nhiệm của tình yêu. Thiên Chúa chết vì yêu nhân loại là một trong những huyền nhiệm mà chúng vẫn chưa có thể hiểu hết được sự bao la của ân sủng này. Tuy Đức Mẹ không nhắc đến Người, nhưng chúng ta đều biết Đức Mẹ đã thông phần đau khổ với Chúa Kitô. Vì vậy chúng ta cũng có thể nói:

Page 53: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

53

“Đức Mẹ đã chịu đau khổ là vì chúng ta.” Chính vì vậy mà vào thế kỷ IX một số thần học gia đã khởi xướng chủ đề: Đức Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc (Coredemtrix)

68.ChiêmniệmBảysựthươngkhócủaĐứcMẹ

Thứ nhất thì ngắm: khi ông thánh Ximêon ẵm kính Đức Chúa Giêsu thì nói cùng Đức Mẹ rằng: “Con Bà ngày sau nên như bia bắn và gươm sắc sẽ đâm qua lòng Bà”. Đức Mẹ nghe lời ấy thì lo buồn đau đớn như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy.

Thứ hai thì ngắm: khi Đức Mẹ nghe thấy thánh Thiên Thần báo tin vua Hêrôđê đi tìm Đức Chúa Giêsu mà giết, thì đưa Con sang nước Ai Cập, thì Đức Mẹ rất khốn cực mọi đàng, như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy.

Thứ ba thì ngắm: khi Đức Mẹ đem Con đi lễ đền thờ Giêrusalem, mà khi trở về thì lạc mất Con, thâu đêm những lo buồn khóc lóc, như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy.

Thứ bốn thì ngắm: khi Đức Mẹ thấy Con vác cây Thánh Giá mà lên núi Calvariô, bởi cây Thánh Giá nặng thì ngã xuống đất nhiều lần, mà quân dữ đạp dậy, giục đi cho chóng, thì Đức Mẹ lo buồn sầu não, hai con mắt nên như hai suối nước chảy xuống đau đớn thảm thiết khốn cực mọi đàng, như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy.

Thứ năm thì ngắm: khi Đức Mẹ thấy Con ở trên cây Thánh Giá phán ra bảy lời như lối của trọng để lại cho Mẹ vậy, đoạn thì gục đầu xuống mà sinh thì, thì lòng Đức Mẹ đau đớn quá sức, như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy.

Thứ sáu thì ngắm: khi ông thánh Giuse và ông thánh Nicôđêmô, tháo đanh mà đem xác Đức Chúa Giêsu xuống, thì Đức Mẹ giơ hai tay lên cho được đỡ lấy xác Con, mà khi đã được thì ôm vào lòng, liền

Page 54: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

54

sấp mặt xuống trên đầu Con, cùng chẳng nề những gai nhọn ở đầu Con phải mặt Mẹ, mà mặt Mẹ thì dính những máu Con, mà mặt Con thì tràn ra những nước mắt Mẹ chảy xuống. Ai suy được sự thảm thiết đau đớn trong lòng Đức Mẹ bấy giờ? Thật là như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy. Đoạn lấy khăn trắng mà liệm.

Thứ bảy thì ngắm: khi cất xác Đức Chúa Giêsu mà táng trong hang đá, đoạn lấy hòn đá lớn che ngoài cửa hang, thì lòng Đức Mẹ đau đớn thảm thiết như chết mà chôn trong một mồ cùng Con vậy, vì khi trước còn thấy xác Con mà còn đau đớn dường ấy, phương chi bây giờ chẳng còn thấy Con nữa, thì lòng Đức Mẹ rất khốn cực đau đớn là dường nào, như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy.

Page 55: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

55

ĐỀ TÀI 5

SƯ ĐIỆP CƯU ĐỘ

Page 56: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

56

I. NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA CHÚA GIÊSU

69.BảylờicuốicùngcủaChúaGiêsutrênThánhGiá

a. Bảy lời cuối cùng trên Thánh Giá là sứ điệp đầy ý nghĩa mà Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ để lại cho nhân loại. Chính Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa, Đấng yêu thương nhân loại đến nỗi Ngài sẵn sàng hiến dâng chính mình, để chuộc lại mỗi con người Ngài yêu thương, đã để lại Sứ điệp Cứu độ khi bị đồng đinh trên thập giá.

b. Số 7 mang một ý nghĩa biểu tượng trong Kinh Thánh. Đó là con số hoàn hào và con số mang tính cách biến đổi. Mỗi tuần có 7 ngày. Chúng ta cũng biết đến 7 Bí Tích, 7 ơn Thánh của Chúa Thánh Thần, và khi nhắc đến sự tha thứ, Phêrô cũng hỏi Chúa có phải tha đến 7 lần không, Chúa Giê-su đã trả lời Phêrô: “Không phải chỉ tha 7 lần nhưng là 70 lần 7” (x. Mt 18, 22). Hơn nữa, cha Timothy Radcliffe còn coi 7 lời cuối cùng của Chúa như là phương thuốc trị liệu cho 7 mối tội đầu.

70.BẩylờilàSứđiệpCứuđộ

1. “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng đang làm” (Lc 23, 34).

2. “Quả thật, Ta bảo với anh: Hôm nay anh sẽ được ở với Ta trong thiên đàng” (Lc 23, 43).

3. “Thưa Bà, đó là con Bà – Đó là Mẹ của con” (Ga 19,26-27).

Page 57: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

57

4. “Lạy Thiên Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi, sao Người đã bỏ con?” (Mt 27, 46; Mc 15, 34).

5. “Ta khát” (Ga 19, 28).

6. “Mọi sự đã được hoàn tất” (Ga 19, 30).

7. “Cha ơi, Con phó tâm hồn của con trong tay Cha” (Lc 23, 46).

71. Nhìntổngquanvềbẩylời:

Ba lời đầu tiên biểu hiện những công trình cuộc đời tuôn trào từ cái chết của Đấng Cứu Độ. Đó là những biểu hiện sinh lợi của ân sủng. Sự tha thứ các xúc phạm, việc được vào thiên đàng, những mối liên hệ nối kết các tâm hồn xuất hiện với chúng ta như là 3 công trình siêu vời của Kitô giáo.

Bốn lời sau: Đau khổ (tuyệt đối trong trường hợp của Chúa Giêsu bị Thiên Chúa bỏ rơi trong 3 giờ hấp hối), cơn khát, công việc hoàn tất, phó thác chính mình cho Chúa Cha trên trời.

72. Ýnghĩacủabẩylời

1. “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng đang làm” (Lc 23,34) – Chúa Giêsu xin Chúa Cha tha thứ những người gây nên khổ nạn và sự chết cho Người, thay vì than trách chửi rủa họ. Thánh Stêphanô xin Chúa tha thứ cho những người lên án và ném đá ngài (Cv 7, 60).

2. “Quả thật, Ta bảo với anh: Hôm nay anh sẽ được ở với Ta trong thiên đàng” (Lc 23,43) – Chúa Giêsu ban dành phần thưởng lớn lao cho người tin tưởng vào Người. Chúa trở nên niềm hy vọng cho người đồng số phận đang tuyệt vọng. Chúng ta được cứu chuộc nhờ hy vọng. Thánh Phêrô đã chối Chúa 3 lần những đã ăn năn khóc lóc thảm thiết và dược Chúa tha thứ. Ông đã trở nên vị lãnh đạo thánh

Page 58: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

58

thiện đầu tiên của toàn thể Giáo hội. Thánh nhân có quá khứ đau buồn vì gánh nặng tội lỗi. Tội nhân có tương lai sáng lạn vì hy vọng được cứu rỗi. Ai cùng có thể là tội nhân hoặc thánh nhân. Họ khác nhau vì họ lựa chọn con đường sống hoặc chết, chọn Chúa hoặc chính họ.

3. “Thưa Bà, đó là con Bà - Đó là Mẹ của con” (Ga 19,26-27) – Chúa Giêsu trao gửi Mẹ Maria cho Giáo hội qua thánh Gioan và trao gửi Giáo hội cho Mẹ Maria. Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria là Đấng đầy ơn phúc trở thành Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ chúng ta, Mẹ sầu bi, Mẹ Giáo hội, Mẹ phù trợ tín hữu, Mẹ bầu chữa kẻ có tội, Mẹ an ủi kẻ âu lo...

4. “Lạy Thiên Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi, sao Người đã bỏ tôi?” (Mt 27,46; Mc 15,34) – Chúa Giêsu dâng lời nguyện của người Tôi tớ đau khổ lên Thiên Chúa (Rm 2,17-18; 4,15). Qua mầu nhiệm nhập thể, Chúa Giêsu mặc lấy xác phàm với thân phận con người giới hạn trong thời gian và không gian. Chính Ngài đã tự nguyện tước bỏ vinh quang và chấp nhận thân phận tôi tớ: Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự (Pl. 2,8). Người bị tước đoạt trần trụi vì tội lỗi chúng ta. Chúa Giêsu chịu đau khổ vì chúng ta. Vì thế, Người không giúp ta tránh đau khổ nhưng giúp ta vượt trên đau khổ. Đau khổ là một phần trong con đường thánh giá đau thương của Chúa Kitô và của các Kitô hữu.

Trong nỗi đớn đau và cô đơn khủng khiếp, Chúa Giêsu đã đền tội cho 3 hạng người: (1) hạng người từ chối Thiên Chúa; (2) hạng người nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa; (3) hạng người lãnh đạm với Thiên Chúa. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu chính là tiếng kêu van vang lên từ trong nỗi cô đơn sâu thẳm của lòng người, cho con người và vì con người.

Page 59: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

59

5. “Ta khát” (Ga 19,28) – Chúa Giêsu khao khát tình yêu. Chúa muốn hy sinh tất cả vì tình yêu dành cho nhân loại. Thiên Chúa là tình yêu. Thánh Giênônimô gặp gỡ trao đổi với Chúa: Hãy trao cho Cha những tội lỗi của con để Cha tỏ tình yêu của Cha dành cho con, ngay cả khi con phản nghịch Cha. Chúa Giêsu khao khát cứu thoát toàn thể nhân loại và thế giới. Cũng chính trong ngày lễ Lều, Chúa Giêsu nói rõ rằng khát là “tin vào Chúa Giêsu” và uống là “đến với Chúa Kitô.” Người làm dịu đi bằng cách quy hướng cuộc sống của chúng ta về Người. Khát là khát Chúa.

6. “Mọi sự đã được hoàn tất (Ga 19,30) Chúa Giêsu đã hoàn tất mọi sự theo ý muốn của Chúa Cha trong kế hoạch cứu chuộc nhân loại. Ngài đã vâng phục thánh ý Chúa Cha và đã chết trên thập giá. Thập giá trở thành dấu hiệu của hy vọng cho những ai theo Chúa Giêsu. Hãy vác thập giá mọi ngày mà theo Thầy.

7. “Cha ơi, Con phó tâm hồn của con trong tay Cha” (Lc 23,46). Chúa Giêsu đã qui hướng mọi sự về Cha, đã trao phó tất cả cho cha, và cuối cùng dâng trong tay Cha chính sự sống của mình. Rồi “Người gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Ga 19, 30). Còn thánh Stêphanô đã thưa: “Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận linh hồn con” (Cv 7,59). Các anh chị em tu sĩ thì kinh nghiệm lời này khi mỗi ngày hát kinh tối: Con dâng linh hồn trong tay Chúa, Chúa gìn giữ con yên hàn trong đêm nay. Chúa đã cứu con, Chúa ơi, như lời Chúa đã hứa.

Page 60: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

60

II. NHỮNG TÂM TÌNH CỦA CHÚA GIÊSU TRÊN THÁNH GIÁ

73. ChúaGiêsutươngquanthântìnhvớiChatrêntrời

Thánh Luca nhấn mạnh đến mối tương quan thân tình với Cha trên trời là một trong những nét rất đặc biệt trong đời sống của Chúa Giêsu. Khi cầu nguyện tại vườn Giêtsimani, Chúa Giêsu biểu lộ tâm tình của Người với cha mình: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha”. (Lc 22, 42).Chúa Giê-su đã kêu cứu và cầu nguyện với Cha trong những giây phút đầu tiên khi Ngài vừa bị đóng đinh trên Thánh Giá. Ngài cũng kêu lên Cha khi Ngài cảm thấy nỗi cô đơn tột cùng như bị Thiên Chúa bỏ rơi hoàn toàn. Cuối cùng khi Ngài trút hơn thờ cuối cùng, Ngài phó thác linh hồn của Ngài trong tay Cha.

74. ChúaGiêsubiểulộlòngnhântừ

Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng nhân từ cho những người đóng đinh Chúa vào Thánh Giá. Sau đó Ngài còn gián tiếp xin lỗi Cha trên trời thay cho những kẻ đó vì họ không biết việc họ làm (x. Lc 23, 34). Chúa Giêsu đã không lên án nhưng bênh vực cho những người đã kết thúc cuộc đời của Ngài trên thánh giá. Như vậy, Chúa Giêsu cảm thông cho sự không biết hay không hiểu biết của những kẻ hại Ngài, để tha thứ cho họ. Qua đó, Chúa Giêsu phân biệt rõ rệt sự ác và con người hoặc thần dữ và thụ tạo. Đặc biệt Ngài yêu thương những con người bị sự ác và thần dữ chế ngự và điều khiển để hãm

Page 61: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

61

hại Ngài. Ngài bênh vực Adam và Evà nhưng lên án con rắn quỉ quyệt đã cám dỗ họ. Ngài ban cho họ hy vọng được cứu độ nhưng nguyển rủa thần dữ. Ngài thông cảm và tha thứ cho họ. Ngài cũng diễn tả lòng nhân từ với một kẻ trộm cùng chịu đóng đinh với Ngài: “Hôm nay anh sẽ được ở với Ta trong thiên đàng”. (Lc 23, 43).

75. ChúaGiêsuphóthácGiáohộichoMẹMaria

Chúa Giêsu nói với Mẹ mình và nói với môn đệ yêu dấu: “Thưa Bà, đó là con Bà – Đó là Mẹ của con” (Ga 19,26-27). Chúa Giêsu phó thác người Mẹ cho người môn đệ yêu dấu trông nom, và Ngài cũng trao chính người môn đệ cho Mẹ trông coi. Đây là Giáo hội, Gia đình mới của Mẹ, Cộng Đoàn Dân Chúa. Mỗi người thuộc về Giáo hội và sống trong Giáo Hội.

76. ChúaGiêsudiễntảđaukhổtâmhồnvàthânxác

Chúa Giêsu diễn tả rất thực nỗi đau khổ tâm hồn khi Ngài cảm nghiệm bị bỏ rơi: “Lạy Thiên Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi, sao Người đã bỏ con?” (Mt 27, 46; Mc 15, 34). Lời này được lấy từ Thánh Vịnh 22, diễn tả lời kêu cầu của người lành thánh gặp hoạn nạn, và kêu cầu Thiên Chúa. Ngài cùng kêu lên về sự đau khổ thân xác: “Ta khát” (Ga 19, 28). Ngài khao khát biết bao linh hồn tìm đến với Ngài nguồn sức sống tràn đầy.

77. ChúaGiêsutuyênbốhoàntấtviệccứuchuộcnhânloại

Chúa Giêsu đã thực hiện trọn vẹn sứ mạng cứu độ được Cha trên trời tin tưởng giao phó. Ngài biểu lộ trọn vẹn sự dâng hiến toàn bộ con người của Ngài cho Cha, và cho nhân loại. Tất cả những lời ngôn sứ trong Cựu Ước về Đấng Cứu Chuộc đã được thực hiện hoàn hảo nơi Thánh Giá của Chúa Giêsu.

Page 62: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

62

78.ChúaGiêsuphódânglinhhồntrongtayCha

Cuối cùng Chúa Giêsu thốt lên: “Cha ơi, con phó tâm hồn của con trong tay Cha” (Lc 23, 46). Trong niềm tin tưởng tuyệt đối, Chúa Giêsu đã phó thác hồn mình trong bàn tay dấu ái của Cha. Tâm tình này diễn tả sống động (Thánh Vịnh 16, 1.10-11).

79. ChúaGiêsuchếtđểchialìatavớithếgian

a. Nhìn thoáng qua, cái chết của Đức Giêsu dường như không có vai trò gì đối với cuộc sống chúng ta, vì đó là “tiêu hủy”, chứ không phải là “tái tạo”. Thế nhưng, nếu suy tư từ bản chất của sự sống phát xuất từ sự Phục Sinh của Chúa Kitô, chúng ta sẽ thấy cái chết của Ngài có một ý nghĩa thực sự.

b. Nhìn dưới khía cạnh phủ định, cái chết của Đức Giêsu hủy diệt những yếu tố chống lại Thiên Chúa trong thế giới hiện tại. Dưới khía cạnh tích cực, cái chết ấy, nhờ loại bỏ những ngăn trở, đưa con người đã xa lìa lại gần với Thiên Chúa. Cái chết của Đức Giêsu tạo nên cho chúng ta “một trạng thái chết và chia lìa đối với thế gian”.

c. Phép Rửa là biểu tượng và là thể hiện “tác động” của cái chết của Đức Giêsu trên mỗi một người chúng ta (xóa bỏ con người cũ, thiết lập con người mới). Bàn tiệc Thánh Thể cũng là một Hy tế như cái chết của Đức Giêsu (1 Cr 10,16-21). Thánh Thể liên kết các kitô-hữu lại với nhau, nhờ nối kết họ với thân thể Đức Kitô.

80.ChúaGiêsuchếtvìtộilỗichúngta

a. Thánh Phaolô viết: “Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta” là một công thức cổ điển lấy từ Isaia 53. Phaolô lập lại chính những từ ngữ của tiên tri: “Ngài đã bị phó nộp vì các lỗi lầm của ta...”(Rm 4,25).

b. Tư tưởng của Phaolô được biểu lộ rất rõ qua những công thức khác như “chúng ta chết cho tội” (Rm 6,2) hay “con người cũ của

Page 63: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

63

chúng ta đã chịu đóng đinh với Đức Kitô, để thân xác tội lỗi bị phế hủy” (Rm 6,6).

Phaolô không nói các tội ở số nhiều, nhưng nói “tội lỗi” ở số ít.

c. Tội lỗi không là những hành vi riêng rẽ, nhưng là “cách thế hiện hữu”, là “quyền lực sự dữ” chi phối hành động con người. Tội lỗi là tình trạng thù nghịch của nhân loại đối với Thiên Chúa.

81. ChúaGiêsuchếtđểgiảithoáttakhỏitộilỗi

a. “Chúng ta đã làm nô lệ cho tội” (Rm 6,7). “Chúng ta bị trói buộc bởi lề luật của tội lỗi” (Rm 7,23). “Tội lỗi thống trị chúng ta” (Rm 6,14), nhưng chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi nhờ cái chết của Đức Giêsu (Rm 6,18.20.22), để sẵn sàng phục vụ cho công lý và cho Chúa.

b. “Tự do” là hoa quả của công chính, ân sủng và đời sống Kitô- giáo. Từ ngữ tự do tương đương với từ ngữ “sống lại”. Cái chết của Đức Giêsu giải thoát ta, biến ta thành những con người tự do đích thực.

82.ChúaGiêsuchếtđểcứuchuộcta.

Đức Kitô đã trả một giá rất đắt để chuộc những người Kitô-hữu (1 Cr 6,20; 7,23), vì ta đã bị bán làm tôi cho tội (Rm 7,14). Chúng ta được giải án tuyên công cách nhưng không bởi ân nghĩa của Người, nhờ công việc cứu chuộc trong Đức Giêsu Kitô (Rm 3,24-25). Theo (1 Cr 1,30), Đức Kitô là giá cứu chuộc chúng ta, đồng thời cũng là sự khôn ngoan, công chính, thánh thiện của chúng ta.

83.ChúaGiêsuchếtđểgiaohòatavớiThiênChúa

Cái chết của Đức Giêsu giao hòa nhân loại với Thiên Chúa. “Vì nếu là nghịch thù, mà ta được giảng hòa với Thiên Chúa bởi cái chết nơi Con của Người” (Rm 5,10-11). Sáng kiến giao hòa là của Thiên Chúa, nhưng cái chết của Đức Giêsu “đưa ta xích lại gần Thiên Chúa” (Ep 2,13), khiến

Page 64: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

64

ta “đạt tới Thiên Chúa” (Rm 5,2), ban cho ta “bình an với Thiên Chúa” (Rm 5,1). Gắn liền với sự giao hòa cùng Thiên Chúa, còn có sự giao hòa giữa dân ngoại và Do thái và sự giao hòa với vũ trụ vạn vật (Cl 1,20).

84.ChúaGiêsuchếtđểđềntộita

a. Tội lỗi làm mất lòng Thiên Chúa. Sáng kiến tha thứ đến từ Thiên Chúa và ơn tha thứ được ban cho ta nhờ cái chết của Đức Giêsu. Sự chết đóng vai trò “Hy tế đền tội”.

b. Trong tư tưởng Phaolô, “Hy tế đền tội” có chiều kích thiêng liêng sâu xa. Cái chết có giá trị đền tội, không phải vì là cái chết đẫm máu, nhưng vì là hành vi yêu thương và vâng phục (Pl 2,6-11).

c. “Hết thảy đều phạm tội và khuyết hẳn vinh quang Thiên Chúa, nhưng nay thì được giải án tuyên công một cách nhưng không bởi ơn nghĩa của Người, nhờ công việc cứu chuộc trong Đức Giêsu Kitô, Đấng Thiên Chúa bày ra trước mắt thiên hạ như phương xá tội” (Rm 3,23-25).

III. CHÚNG TA ĐÓNG ĐINH CHÍNH MÌNH VÀO THÁNH GIÁ

85.ChiêmngắmChúaGiêsubịđóngđinhkhơinguồnơncứuđộ

a. Thánh sử Gioan viết: “Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu” (Ga 19,37). Lời ngôn sứ Zacaria mà Gioan trích dẫn còn nói tiếp thế này: “Chúng sẽ khóc than như người ta khóc than đứa con một” (Dcr 12,10). Đối với ta, lời ngôn sứ cũng có thể được thực hiện trong đời ta.

b. Thánh Phaolô nói về kinh nghiệm của mình như sau: “Tôi cùng chịu đóng đinh với Ðức Kitô vào Thập giá. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,19-20). Ngài muốn nói

Page 65: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

65

rằng: “cái tôi” của tôi hoặc chính tôi đã chết để Chúa Kitô sống trong tôi, nói cách khác tôi sống vì Chúa Kitô trong tôi. Ngài đã chấp nhận mất “cái tôi” của mình, từ bỏ chính mình. Xét cách thực tế, “cái tôi” vẫn còn có thể gây ra những rắc rối, nhưng kể từ đây nó đã thất bại.

c. Chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thập giá với tất cả tin cậy mến. Sau khi hiển dung sáng chói, Chúa Giêsu và các tông đồ phải đi xuống núi và trở về cuộc sống thực tế hằng ngày. Chúa Giêsu không đi con đường tắt dễ dàng và vinh dự. Trái lại, Ngài muốn đi trọn con đường cứu độ đầy thương đau do Chúa Cha đã trao phó. Sứ mệnh cứu độ không chỉ qua sự giảng dạy, chữa bệnh, phép lạ, nhưng là chấp nhận đau khổ và cái chết trên thập giá. Không có một hy lễ nào cao trọng hơn hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá vì Ngài vô tội lại chết cho những người có tội.

86.ChúngtaphảichếtchotộiđểsốngchoThiênChúa

a. Việc suy niệm về cuộc Khổ Nạn đòi ta phải chết đi cho con người cũ, và làm phát sinh con người mới sống cho Thiên Chúa. Nhưng để khởi sự sống đời sống mới, phải thực sự chấm dứt đời sống cũ.

b. Tất cả những suy niệm về cuộc Khổ Nạn, những suy niệm đã làm nên bao vị thánh, đều có nền tảng ở việc này, tức việc nhìn lên Thánh giá. Chúng ta được đóng đinh chính mình vào thập giá. Chúng ta đã được rửa tội trong sự chết của Ðức Kitô. Chúng ta từ bỏ những gì thuộc con người cũ, chôn vùi nó mãi mãi trong cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Bỏ cuộc đời cũ để sống cuộc đời mới với Người.

c. Ðiều đáng kể trước mặt Thiên Chúa chính là ý muốn “được chịu đóng đinh với Chúa Kitô vào Thập giá.” Tuy nhiên, chính ngài thú nhận vẫn còn cuộc chiến đấu giữa luật của thân xác và luật của Thần Khí (Rm 7,14tt). Ý thức như vậy, tôi phải quyết tâm ngay ngày hôm nay: chấm dứt cuộc sống tội lỗi cũ, để đi vào cuộc sống mới đầy ân sủng.

Page 66: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

66

ĐỀ TÀI 6

CHUA KITÔ PHỤC SINH

Page 67: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

67

87. ThiênChúaChađãlàmchoChúaConphụcsinh

a. Trước hết, sự Phục Sinh của Chúa Giêsu là công trình của Chúa Cha, là hành vi vô cùng yêu thương của Chúa Cha. Chúa Cha đã nhờ Thánh Thần làm cho Con của mình, đã chịu khổ và chịu chết, được sống lại, và đặt Con của mình làm Chúa. Ðây là hành động tột đỉnh mà Thiên Chúa đã làm trong lịch sử. Do hành động này mà Thiên Chúa có danh hiệu cao quý nhất, danh hiệu “Ðấng làm cho Ðức Giêsu sống lại từ cõi chết”. Danh hiệu này còn cao quý hơn danh hiệu “Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và Giacóp”, là danh hiệu mà Thiên Chúa đã mạc khải cho Israel ngày xưa. Từ đây, Thiên Chúa nói với chúng ta: “Ðó là Danh Ta cho đến muôn thuở, danh hiệu các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời nọ đến đời kia” (Xh 3,15). Như vậy, sự Phục sinh tiên vàn là hồng ân của Cha ban cho Con Một yêu quý, là sự âu yếm vô cùng của Cha dành cho Con.

b. Thiên Chúa đã làm cho Ðức Giêsu sống lại tiên vàn vì chính Ðức Giêsu, vì chính Con của mình.

c. Thiên Chúa đã làm cho Ðức Giêsu sống lại chỉ là vì con người chúng ta.

88.SựPhụcsinhđượcthựchiệngiữaChavàCon,nhờThánhThần.

a. Không một người nào có mặt lúc Chúa Giêsu sống lại. Các chứng nhân như nói trong Phúc Âm chỉ là những người đến sau, và cũng chỉ thấy những dấu chỉ về sự sống lại thôi.

b. Trong Ca nhập lễ của Thánh Lễ Phục Sinh, Giáo Hội được Thần Khí linh hứng, đã đặt vào miệng Chúa Giêsu Phục sinh những lời sau đây thưa lên Chúa Cha: “Con đã chỗi dậy và lại được ở với Cha. Cha

Page 68: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

68

đã đặt tay Cha trên Con”. Ðây là những ý rút từ các Thánh vịnh 3 và 138, được các Giáo Phụ áp dụng vào sự Phục sinh của Ðức Kitô. Ðể đáp lại, Chúa Cha đã nói với Chúa Con: “Con là Con Cha. Hôm nay Cha đã sinh ra Con” (Cv 13,33; Rm 1,4). Như thể sự sống lại của Ðức Kitô khơi lại nơi Chúa Cha niềm vui từ đời đời đã sinh ra Con.

c. Qua sự Phục sinh, Chúa Cha long trọng nói với Chúa Con: “Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị” (Cv 2,34). Chúa Cha “đã ra tay uy quyền nâng Ngài lên” (Cv 5,31).

d. Ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô đã công bố rằng: “Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết”. Và khi trưng dẫn lời Thánh vịnh 16, Phêrô cho hay: đó không phải là Ðavít nói, mà là Ðức Giêsu nói trong Thánh vịnh. Ðức Giêsu hoàn toàn tin tưởng Thiên Chúa sẽ không đành bỏ mặc linh hồn Ngài trong cõi âm ty, nhưng cho Ngài được vui sướng tràn trề khi ở trước Thánh nhan Thiên Chúa (Cv 2,24tt).

89.ChúaGiêsusốnglạilà“côngtrìnhcủaChúa,côngtrìnhkỳdiệutrướcmắtchúngta”(Tv118,22)

a. Như chúng ta nghe Phụng vụ ca lên trong ngày Phục sinh, ngày Chúa Kitô sống lại là “công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta” (Tv 118,22). Sự kỳ diệu là như thế này: Ðức Giêsu là “viên đá sống động bị người ta loại bỏ, nhưng đã được Thiên Chúa chọn lựa và coi là quý giá” (1Pr 2,4). Chúa Cha đã biến Ngài thành “Ðá góc” của thế giới mới. Làm như thế, Chúa Cha muốn chứng tỏ mình chấp nhận hy tế của Chúa Con, hài lòng vì sự vâng phục của Chúa Con. Theo nghĩa này thì Phục sinh chính là sự đăng quang, sự hoàn thành của hy tế Thập giá.

b. Chúa Giêsu được Chúa Cha làm cho sống lại nhờ Chúa Thánh Thần, thì được đặt “làm Ðức Chúa và làm Ðấng Kitô” (Cv 2,36), “làm

Page 69: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

69

Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” (Rm 14,9), “làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1,4). Cao điểm của Phục sinh là địa vị làm Chúa. Phục sinh mới chỉ là một sự kiện. Còn địa vị làm Chúa nói lên một tình trạng vững bền. Chúng ta phải tuyên xưng ngoài miệng rằng “Ðức Giêsu là Chúa” (Rm 10,9). Hơn nữa, cũng như Phaolô, chúng ta còn muốn “biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh” (Pl 3,10), biết quyền năng bên trong của sự sống lại. Ðể có được điều này, không thể chỉ dựa vào đức tin thuần tuý tri thức, mà phải biến nó thành một kinh nghiệm sống động. Người ta có thể để cả một đời học hỏi sự kiện Phục sinh, mà vẫn không “biết” sự Phục sinh của Chúa.

90.ChúaGiêsusốnglạilànhờChúaThánhThần.

a. Ngón tay mà Chúa Cha đặt trên Ðức Giêsu, như lời Thánh vịnh nói trên, không gì khác hơn là Chúa Thánh Thần. Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng Thánh Thần “là Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống”. Chúa Thánh Thần ban sự sống cách đặc biệt khi làm cho Ðức Giêsu sống lại. Nhiều nghệ nhân trình bầy Chúa sống lại theo một cách hết sức bên ngoài: ra khỏi mồ, tay cầm cờ chiến thắng, lính canh ngã lăn ra đất. Nhưng sự sống lại đích thực lại là biến cố hoàn toàn bên trong, và là việc của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần vẫn hằng ở trong nhân tính của Chúa Giêsu, không bao giờ rời xa linh hồn Ngài, cả khi linh hồn ra khỏi xác, giờ đây, theo ý Chúa Cha, ùa vào thân xác bất động của Chúa Giêsu, làm thân xác ấy sống lại và đưa vào cuộc sống mới, cuộc sống mà Tân Ước gọi là “sống theo Thần Khí”.

b. Việc này làm ta nhớ tới lời ngôn sứ Êzêkiel về các bộ xương khô. Có thể nói lời tiên tri này được thực hiện cách tiêu biểu nhất nơi Chúa Giêsu: “Này chính Ta mở huyệt cho các ngươi, Ta đưa các

Page 70: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

70

ngươi lên khỏi. Ta sẽ đặt Thần khí của Ta vào trong các ngươi. Và các ngươi sẽ được hồi sinh” (Ed 37,12.14). Chúa Cha đã đặt Thần khí của Ngài vào Ðức Giêsu. Ðức Giêsu sống lại và mộ phải mở ra, vì không thể chứa nổi một sự sống như thế.

91. ChúaGiêsuđãsốnglạithật

Buổi sáng ngày Phục Sinh, sứ thần Chúa hiện ra với các phụ nữ và nói: “Ðừng hoảng sợ. Các bà tìm Ðức Giêsu Nagiarét, Ðấng bị đóng đinh chứ gì? Người đã chỗi dậy rồi” (Mc 16,6). Chỗi dậy tức là sống lại. Trong chương trình cứu độ, sự Phục sinh của Chúa Kitô bảo đảm những điều ngài giảng dậy và thực hiện đem lại ơn cứu độ. Sự Phục sinh đem lại sự sống mới cho tất cả bí tích và sứ mạng của Giáo Hội. Phục sinh là lúc sự chết biến thành sự sống, thời gian lịch sử biến thành thời kỳ cánh chung. Ðó là một sáng tạo mới. Phụng vụ Ðêm Vọng Phục sinh ghi sâu vào tâm trí ta điều này, khi chọn bài đọc 1 là bài nói về việc tạo dựng của Thiên Chúa. Khi tạo dựng vũ trụ, Thiên Chúa đã phán: Hãy có ánh sáng và liền có ánh sáng. Bây giờ, Thiên Chúa cũng phán như vậy, nhưng là ánh sáng mới. “Người đã được Thiên Chúa làm cho sống lại để chúng ta được nên công chính” (Rm 4,25).

92.MariaMađalênađầutiêngặpChúaGiêsusốnglại

Cô Maria Mađêlana đã được Chúa trừ khỏi 7 quỷ (Mc 16,9; Lc 8,2). Khiếp! Một quỷ đã khốn đốn, huống hồ 7 quỷ thì sức ám hại không biết đâu mà lường. Nhưng cô đã được Chúa thương giải thoát. Rồi cô đã luôn ở bên Chúa trong cuộc hành trình cuối cùng của Ngài lên Giêrusalem. Việc Chúa phải chết, chắc chắn đã làm cho cô đau lòng, thấy cuộc đời mình như hụt hẫng. Cô đã đứng dưới chân Thập giá (Ga 19,25), đã theo đến tận huyệt mộ và nhìn kỹ chỗ đặt Chúa (Mc 15,42).

Page 71: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

71

Sáng ngày thứ nhất trong tuần, lúc tờ mờ đất, Maria Mađalêna đã đi đến mộ và thấy mộ trống (Ga 20,1). Khi trở lại gặp Phêrô và Gioan, cô đã nói cho các ông là: “Chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”. “Chúng tôi”, có nghĩa là cô không chỉ có mình cô đã đi nhưng đi chung với người khác nữa. Quả thực, Phúc Âm Nhất Lãm rõ ràng cho biết có những phụ nữ khác. Tuy vậy, tên của Maria Mađalêna vẫn được các tác giả khi nhận vì có vai trò đặc biệt (Mt 25,1; Mc 16,1.9; Lc 24,10). Chính Chúa Giêsu nói với cô: “Hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ” (Ga 20,17). Cụ thể là chính cô đã đi báo tin cho các môn đệ Chúa về ngôi mộ trống. Ðặc biệt hơn, cô là người đầu tiên được Chúa Phục Sinh hiện ra với mình. Ðó là sự ưu ái Chúa dành cho một nữ môn đệ.

93.ChúaGiêsusốnglạiđãmởmắtđứctinchoTôma

Phúc Âm cho biết Tông Ðồ Tôma không tin Chúa sống lại như các bạn nói, đến nỗi Chúa đã bảo ông thọc ngón tay vào cạnh sườn Ngài. Ông ta đã nhìn thấy và cảm nghiệm nguồn sức mạnh nơi những những vết thương trên thân thể Chúa Phục sinh, nên ông đã kêu lên: “Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28). Tôma đã chạm vào Chúa không phải bằng ngón tay nhưng bằng đức tin. Đúng vậy, đức tin giúp ta tiếp xúc với Chúa và nhận được ánh sáng và sức mạnh. Nhờ đức tin, vào Chúa sống lại mà chúng ta được trở nên công chính. Thánh Seraphin de Sarov rất được kính trọng ở Giáo Hội Chính Thống Nga đã nói: “Niềm vui của tôi là Ðức Kitô đã sống lại”.

94.NhữngchứngnhânđầutiênvềChúaKitôPhụcSinh

Người môn đệ biết Ðức Kitô, đi theo Ngài, học tập với Ngài, tin yêu Ngài, không thể không làm chứng về Ngài cho người khác. Chứng từ là hình thức đầu tiên của việc loan báo Tin Mừng. Quả thực, “con người ngày nay tin vào các chứng nhân hơn là các thày dạy, tin vào kinh nghiệm hơn là giáo lý, tin vào đời sống và các sự

Page 72: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

72

kiện hơn là các lý thuyết” (ÐGH Gioan Phaolô II, TÐ Sứ vụ Ðấng Cứu Thế, số 42). Chứng từ của các Tông Ðồ của ta xoay quanh mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Ðức Kitô, vì đây là trọng tâm của Kitô giáo cũng như của đời sống Kitô chúng ta.

95.ChúaGiêsuKitôđượcsuytônlàChúatrêncácchúa,làVuatrêncácvua

a. Việc Đức Kitô được siêu tôn trên trời không kéo Người ra khỏi thế gian mà trái lại đánh dấu việc Người được sai đến thế gian (Cv 3,26). Trong tình trạng được tôn dương, Đức Giêsu đến và tỏ mình cho các môn đệ thấy (Mt 26,64). Giờ Vượt Qua là giờ Đức Giêsu được thánh hiến trong Thiên Chúa (Ga 17,19) và cũng là giờ Người đến (Ga 14,28). Đức Giêsu biến dạng và lại tỏ cho thấy (16,16) và việc thấy này đem lại ơn cứu độ (1 Ga 3,2). Phục sinh là việc Đức Kitô được Thiên Chúa tôn vinh và đồng thời là một mầu nhiệm về việc Người hiện diện và hiện đến đến với thế giới.

b. Thiên Chúa phục sinh Đức Giêsu bằng cách ban Người cho thế giới (Ep 1,19-20) và làm cho thế giới đầy sự hiện diện của Người (x. Ep 4,9; Mt 28,18.20). Khi tôn vinh Đức Giêsu, Thiên Chúa phục sinh Người hướng đến chúng ta (2 Cr 5,15). Việc Đức Giêsu đến với chúng ta, đó là cuộc hiện đến duy nhất, đem ơn cứu độ cánh chung. Biến cố phục sinh hoàn tất lịch sử cứu độ.

96.ChúaGiêsuđếnvớithếgiớibằngnhiềuconđườngkhácnhau.

a. Chúa Giêsu đến và hiện diện qua bí tích cơ bản là Giáo hội, thân thể của Người (Ep 1,22t); qua các tông đồ là trung gian của sự hiện diện vượt qua và của sự hiệp thông (2 Cr 2,14-16; 4,10-12); qua lời Kinh Thánh và mọi lời rao giảng đức tin chân chính, và qua các bí tích.

Page 73: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

73

b. Thánh Thể là bí tích tuyệt hảo, cao vời nhất của việc hiện đến và hiệp thông này. Trung thành với lời Chúa hứa: “Thầy ra đi và đến cùng anh em” (Ga 14,28) và “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy” (Ga 16,16), các Kitô-hữu đầu tiên đã sống mầu nhiệm Thánh Thể như một sự hiện diện của Chúa với Giáo Hội. Thánh Thể là bí tích của Đấng Phục sinh hiện đến, là một hình thức thường trực của việc hiện ra trong cuộc Vượt qua.

97. Chúngta“đượctáisinhđểnhậnlãnhniềmhyvọngsốngđộng”(1Pr1,3)

a. Theo thánh Phaolô, ba nhân đức đối thần (tin, cậy, mến) phát xuất từ Mầu nhiệm Vượt qua. Ngài giải thích như sau trong thư Rôma: “Một khi được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được bình an với Thiên Chúa. Chúng ta còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Trông cậy như thế, chúng ta không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta” (Rm 5,1-5).

b. Trong ba thần đức này, chính đức cậy được thánh Phêrô coi như có liên hệ nhất với sự Phục sinh, khi ngài nói rằng Thiên Chúa “cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Ðức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại” (1Pr 1, 3). Vậy khi làm cho Ðức Giêsu sống lại, Chúa Cha không những ban cho ta một bằng chứng chắc chắn về Ðức Giêsu, mà còn ban cho ta niềm hy vọng sống động. Sự Phục sinh không chỉ là một bằng chứng xây dựng chân lý Kitô giáo, mà còn là một sức mạnh nuôi dưỡng đức cậy Kitô giáo.

98.Chúngtađượckhíchlệtiếnbướctrongđứctin,đứccậyvàđứcmến

a. Phục sinh làm khai sinh đức cậy Kitô giáo. Trong lời rao giảng của Chúa Giêsu, không có chữ đức cậy. Sau ngày Chúa sống lại,

Page 74: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

74

trong lời rao giảng của các Tông Ðồ đã thấy có ý tưởng về đức cậy, bên cạnh đức tin và đức mến, như một trong ba thành tố cấu tạo nên đời sống mới kitô giáo (1Cr 13,13). Thiên Chúa cũng được định nghĩa là “Thiên Chúa nguồn hy vọng” (Rm 15,13). Chúng ta có thể hiểu lý do bởi vì khi sống lại, Chúa Kitô đã khơi nguồn hy vọng, đã tạo ra đối tượng của đức cậy. Cho nên, Giáo Hội đã hát lên trong bài Ca tiếp liên lễ Phục sinh: “Niềm hy vọng của tôi là Ðức Kitô đã sống lại”.

b. Chúng ta thấy mối liên hệ giữa sự sống lại và đức cậy. Đôi khi liên hệ này bị đảo ngược. Thay vì coi sự sống lại là nền tảng của đức cậy, người ta lại coi đức cậy là nền tảng của sự sống lại. Nghĩa là: vì hy vọng mình không phải chết muôn đời, vì hy vọng mình sẽ được sống lại, nên người ta cố biện minh và chứng minh sự sống lại của Ðức Kitô.

Như vậy, lý do chủ quan (vì con người) đã thay thế cho sự kiện khách quan (Chúa đã sống lại). Ý nghĩa của biến cố thay thế cho chính biến cố. Không phải Phục sinh làm phát sinh đức cậy hoặc làm nền tảng cho đức cậy nữa, nhưng chính đức cậy đòi phải có sự Phục sinh để làm cho những hy vọng của con người có cơ sở và giá trị. Thánh Phaolô quả quyết: “Nếu Ðức Kitô đã không chỗi dậy, thì đức tin cũng trống rỗng, hão huyền” (1Cr 15,12tt).

99.ChúaGiêsuhiệndiệnđếntậncùng

a. Thánh Thể là một sự hiện diện đến tận cùng, nơi Đức Kitô lập cư vĩnh viễn. Việc tôn vinh Người trong Thiên Chúa không cất Người khỏi thế giới nhưng làm cho Người trở nên sự viên mãn của mọi loài thọ tạo (Cl 1,16). Sự hiện diện Thánh Thể đến từ đỉnh điểm viên mãn này, từ tương lai mà cũng là đích điểm nơi chúng ta được kêu gọi đến hiệp thông.

b. Vậy sự hiện diện Thánh Thể chính là sự viên mãn tương lai lộ diện trong thế giới hiện tại. Bánh Thánh Thể là bánh cánh chung,

Page 75: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

75

là một lương thực làm no thỏa nhưng đồng thời khơi lên niềm khát vọng. Chỉ nhờ đức tin ta mới nhận ra sự hiện diện này.

100. Chúngtamongchờsựsốnglạithânxácvàlinhhồn

a. Đối tượng của niềm hy vọng Kitô giáo là được sống lại. “Ðấng đã làm cho Chúa Giêsu chỗi dậy, cũng sẽ làm cho chúng ta được chỗi dậy với Ðức Giêsu” (Cr 4,14). Ðức Kitô là hoa quả đầu mùa, và hoa quả này tiên báo một vụ mùa phong phú. Không có vụ mùa phong phú tiếp sau, hoa quả đầu mùa đó không còn đáng nói nữa. Tuy vậy, có sự sống lại của thân xác và linh hồn. Nếu sự sống lại của thân xác chỉ xẩy ra ngày tận thế, thì sự sống lại của linh hồn lại xẩy ra mỗi ngày. Chúng ta phải quan tâm hơn đến sự sống lại này, vì nó tuỳ thuộc nơi ta ngay tự bây giờ. Thánh Lêô Cả nói: “Chớ gì những dấu chỉ của sự sống lại sau này cũng xuất hiện ngay tự bây giờ, và chớ gì điều phải được thực hiện trong thân xác, cũng được thực hiện bây giờ trong các tâm hồn”.

b. Chúng ta phải luôn để đức cậy dẫn dắt ta. Phải hy vọng một sự gì đó có thể làm thay đổi đời sống của ta. Phải hy vọng rằng mọi cái không thể trước ra sao thì sau như vậy. Có hy vọng, tức là tin rằng lần này sẽ phải khác, dù đã tin như thế cả trăm lần, và lần nào cũng thấy không có gì thay đổi. Nhưng nếu còn hy vọng, chúng ta vẫn làm cho Thiên Chúa xúc động và sẽ giúp ta. Không một cố gắng nào, dù cuối cùng không đi tới đâu, mà lại vô ích, nếu như nó thành thực. Thiên Chúa quan tâm đến mọi sự. Ân sủng của Ngài vẫn đủ cho tất cả những lần chúng ta có can đảm bắt đầu lại, dù cả trăm lần trước đây đã thất bại. Isaia nói: “Những người cậy trông Ðức Chúa thì được thêm sức mạnh. Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân” (Is 40,31).

Page 76: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn
Page 77: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

GIAI ĐOẠN III

CỬ HÀNH MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ

PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH

BữaTiệcLy–ChúaGiê-suvàNhómMườiHai–(GilbertTurley)

Trong Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những mầu nhiệm cứu độ mà Chúa Ki-tô đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng của Người ở trần gian: từ lúc Người vào thành Giê-ru-sa-lem với

tư cách là Đấng Mê-si-a đến cuộc thương khó hồng phúc và sự phục sinh vinh quang của Người. Mùa Chay kết thúc ngay trước Thánh lễ Tiệc Ly.

Page 78: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

78

CHÚA NHẬT LỄ LÁ

Hôm nay, Hội Thánh tưởng niệm việc Chúa Ki-tô vào thành Giê-ru-sa-lem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Vì thế, trước mọi Thánh lễ, đều kính nhớ việc Chúa vào

thành bằng cuộc rước kiệu (hình thức I), hoặc bằng nghi thức nhập lễ trọng thể (hình thức II), hay bằng nghi thức nhập lễ đơn giản (hình thức III). Nghi thức nhập lễ trọng thể có thể lập lại trước một hoặc hai Thánh lễ khác có đông giáo dân tham dự. Cuộc rước kiệu chỉ làm một lần. Lá đã làm phép được lưu giữ tại các gia đình, nhằm nhắc nhớ Chúa Ki-tô vinh thắng.

Chủ đề: Chúa Giêsu hoàn tất chương trình Cứu độ

Lời Chúa: Tin mừng theo thánh Mác-cô (Mc 11, 1-10):

Khi Đức Giê-su và các môn đệ đến gần thành Giê-ru-sa-lem, gần làng Bết-pha-ghê và Bê-ta-ni-a, bên triền núi Ô-liu, Người sai hai môn đệ và bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây. Nếu có ai bảo: “Tại sao các anh làm như vậy?, thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi lại đây ngay.” Các ông ra đi và thấy một con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các ông liền cởi dây lừa ra. Mấy người đứng đó nói với các ông: “Các anh cởi con lừa ra làm gì vậy?” Hai ông trả lời như Đức

Page 79: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

79

Giê-su đã dặn. Và họ để mặc các ông. Hai ông đem con lừa về cho Đức Giê-su, lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó, và Đức Giê-su cỡi lên. Nhiều người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!” Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem và đi vào Đền Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự, và vì giờ đã muộn, Người đi ra Bê-ta-ni-a cùng với Nhóm Mười Hai.

Chiêm niệm: Sự việc xảy ra tại Giêrusalem ứng nghiệm lời ngôn sứ Zacharia: “Hãy bảo thiếu nữ Xi-on: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ” (Dcr 9, 9; Mt 21, 5; Ga 12, 15). Cử hành việc đón Chúa vào thánh thánh, chúng ta được mời cử hành sốt sáng và cảm nhận sâu xa mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Ki-tô trong Tuần Thánh.

Page 80: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

80

Chúa Kitô hoàn tất lịch sử cứu độ, qua lịch sử cứu độ, viết lên lịch sử của nhân loại đã được cứu chuộc bằng ân sủng.

Lời nguyện: Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã muốn cho Ðấng cứu chuộc loài người phải sống kiếp phàm nhân và chịu khổ hình thập giá để nêu gương khiêm nhường cho thiên hạ noi theo. Xin cho chúng con biết đón nhận bài học Người để lại trong cuộc thương khó, và được thông phần vinh quang phục sinh với Người. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển tri cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Tâm niệm: Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa

Page 81: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

81

THƯ HAI TUẦN THÁNH

Chủ đề: Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống (Ga 11,25)

Lời Chúa: Tin mừng theo thánh Gioan (12,1-11):

Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a, nơi anh La-da-rô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết. Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giê-su; cô Mác-ta lo hầu bàn, còn anh La-da-rô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. Một trong các môn đệ của Đức Giê-su là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói: “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo?” Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung. Đức Giê-su nói: “Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có; còn Thầy, anh em không có mãi đâu.” Một đám đông người Do-thái biết Đức Giê-su đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Đức Giê-su, nhưng còn để

Page 82: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

82

nhìn thấy anh La-da-rô, kẻ đã được Người cho sống lại từ cõi chết. Các thượng tế mới quyết định giết cả anh La-da-rô nữa, vì tại anh mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giê-su.

Lời nguyện: Lạy Thiên Chúa toàn năng, loài người chúng con quả yếu đuối, đã gục ngã thảm thương; nhưng vì Ðức Ki-tô Con Chúa đã chịu khổ hình, xin cho chúng con được trỗi dậy và tìm lại được sức sống. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển tri cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Tâm niệm: “Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian.” (Ga 11,27)

Page 83: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

83

THƯ BA TUẦN THÁNH

Chủ đề: Chúa Giêsu yêu thương các môn để còn ở thế gian đến cùng (Ga 13,1)

Lời Chúa: Tin mừng theo thánh Gioan (Ga 13,21-33.36-38)

Nói xong, Đức Giê-su cảm thấy tâm thần xao xuyến. Người tuyên bố: “Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. Trong số các môn đệ, có một người được Đức Giê-su thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giê-su. Ông Si-môn Phê-rô làm hiệu cho ông ấy và bảo: “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai?” Ông này liền nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su và hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy?” Đức Giê-su trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy.” Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt. Y vừa ăn xong miếng bánh, Xa-tan liền nhập vào y. Đức Giê-su bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!” Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Người nói với y như thế. Vì Giu-đa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Đức Giê-su nói với y: “Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ”, hoặc bảo y bố thí cho người nghèo. Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó,

Page 84: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

84

trời đã tối. Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy; nhưng như Thầy đã nói với người Do-thái: ‘Nơi tôi đi, các người không thể đến được’, bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy. Ông Si-môn Phê-rô nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?” Đức Giê-su trả lời: “Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo.” Ông Phê-rô thưa: “Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con vì Thầy!” Đức Giê-su đáp: “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.”

Lời nguyện: Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin cho gia đình Chúa đem trót cả lòng tin sốt sắng cử hành mầu nhiệm Ðức Ki-tô chịu khổ hình hầu đáng hưởng ơn thứ tha của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Chúa Giêsu, là Con Chúa và là Chúa chúng con, Đấng hằng sống và hiển tri cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Tâm niệm: Lạy Chúa, xin đừng phó mặc con cho kẻ thù hung hãn (Tv 26,12)

Page 85: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

85

THƯ TƯ TUẦN THÁNH

Chủ đề: Chúa Giêsu đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mt 20,28)

Lời Chúa: Tin mừng theo thánh Mát thêu (Mt 26,14-25):

Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế mà nói: “Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su. Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giê-su: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” Người bảo: “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: “Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy.” Các môn đệ làm y như Đức Giê-su đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua. Chiều đến, Đức Giê-su vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Đang bữa ăn, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?” Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về

Page 86: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

86

Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!” Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi: “Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh nói đó!”

Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho Con Một Chúa chịu khổ hình thập giá để giải thoát chúng con khỏi quyền lực ác thần. Xin cho chúng con hưởng nhờ mọi ơn phúc bởi mầu nhiệm phục sinh. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu, Con Chúa và là Thiên Chúa và là Chúa. Người hằng sống và hiển tri cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Tâm niệm: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con được thông phần vào cuộc thương khó và vinh quang của Ngài.

NụHôncủaGiuđa-(Tranhmosaicthếkỷ19)

Page 87: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

87

TAM NHẬT VƯỢT QUA

Phụng vụ đã dành hẳn 40 ngày trong Mùa Chay để giúp các tín hữu chuẩn bị tâm hồn sốt sắng mừng đại lễ Chúa Phục Sinh, Đấng cứu độ duy nhất của toàn thể nhân loại. Hội Thánh cử

hành long trọng những ngày này với ước muốn con cái mình hiểu biết đầy đủ và tham gia tích cực vào những cử hành ích lợi này.

Chúa Kitô đã hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại và tôn kinh Thiên Chúa cách hoàn hảo, nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Nhờ đó, Người đã chết để tiêu diệt sự chết của chúng ta và

Page 88: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

88

sống lại để khôi phục sự sống cho chúng ta. Cũng như trong tuần lễ, Chúa Nhật là ngày trọng đại, thì trong năm phụng vụ, lễ Vượt Qua là lễ trọng đại nhất. Cũng như Đức Ki-tô đã vượt qua những khổ nhục đau đớn và chấp nhận cái chết trên thập giá để cứu chuộc loài người, thì các Ki-tô hữu cũng phải vượt qua những sự đau thương trong đời và đoạn tuyệt với tội lỗi, để sống trong sự tự do của con cái Thiên Chúa, mong hưởng phúc vinh quang với Con của Người.

Tam Nhật Vượt Qua tưởng niệm cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa, bắt đầu từ Thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh, tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa và kết thúc bằng giờ Kinh Chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Trung tâm của Tam Nhật là đêm Canh Thức Vượt Qua. Như thế, Tam Nhật Vượt Qua sáng chói lên như tột đỉnh của cả năm Phụng vụ.

Chúa Ki-tô chết đúng vào dịp lễ Vượt Qua của Do Thái giáo nên từ Vượt Qua đã mang một ý nghĩa mới: đó là cuộc Phục Sinh vinh hiển của Chúa Ki-tô, chính Người đã vượt qua cái chết để vào cõi sống. Phụng Vụ dùng từ này để diễn tả cuộc Vượt Qua của Đức Ki-tô, đi từ cái chết đến cuộc chiến thắng trong ngày Phục Sinh.

Tam Nhật thánh hay cùng được gọi là Tam Nhật Vượt Qua (Triduum paschale) là những ngày trọng đại nhất và có ý nghĩa nhất trong năm phụng vụ. Hội Thánh cử hành long trọng những ngày này và muốn con cái mình hiểu cặn kẽ những ngày đó, để tham dự cho thật có ích. Muốn như vậy, thiết tưởng cần phải hiểu biết để chuẩn bị.

Page 89: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

89

THƯ NĂM TUẦN THÁNH

Chủ đề: Thầy đã nêu gương cho anh em để anh em cùng làm như Thầy đã làm cho anh em (Ga 13,15)

Lời Chúa: Tin mừng theo thánh Gioan (Ga 13,1-15):

Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ

Page 90: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

90

thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng. Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ý định nộp Đức Giê-su. Đức Giê-su biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” Đức Giê-su trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu.” Ông Phê-rô lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” Đức Giê-su đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy.” Ông Si-môn Phê-rô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa.” Đức Giê-su bảo ông: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!” Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch.” Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.

Lời nguyện: Lạy Chúa, trong bữa Tiệc Ly trọng đại, trước ngày tự hiến thân chịu khổ hình, Ðức Giêsu đã trối cho Hội Thánh một hy lễ mới muôn đời tồn tại làm bằng chứng tình thương của Người. Chiều nay, chúng con đến tham dự yến tiệc cực thánh, như lời Người truyền dạy, xin Chúa cho tất cả chúng con được tràn đầy tình yêu

Page 91: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

91

và sức sống viên mãn của Người. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển tri cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Chiêm niệm: Tại mỗi giáo phận đều cử hành Lễ Truyền Dầu do Đức Giám Mục chính tòa hoặc Đức Giám quản chủ tọa. Trong thánh lễ này, các linh mục quy tụ chung quanh Đức Giám mục để lập lại lời hứa linh mục. Đức Giám mục làm phép các loại dầu dự tòng, thánh hiến và bệnh nhân. Các loại dầu này cần thiết trong cộng đoàn dân Chúa và gắn bó với mọi thành phần trong Giáo hội.

Dầu dự tòng sử dụng cho các tín hữu trong ngày họ lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy. Dầu thánh hiến dành cho hàng giáo sĩ trong ngày truyền chức thanh. Dầu bệnh nhân dành cho có người bệnh nặng hoặc ai gặp nguy hiểm tính mạng.

LễTruyềnDầu:DầuThánhHiến,DầuDựTòng,DầuBệnhNhân

Page 92: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

92

Tam Nhật Vượt Qua bắt đầu từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh với Bữa Tiệc Ly của Đức Giê-su và các môn đệ trước khi Người nộp mình chịu chết. Trong ngày Thứ Năm Thánh, Phụng vụ giúp chúng ta ý thức được tầm quan trọng của bí tích Thánh Thể do Chúa Giêsu thiết lập trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, trước khi bước vào cuộc khổ nạn. Thánh Thể là tâm điểm đời sống của Giáo hội: Giáo hội cử hành Thánh Thể và Thánh Thể làm nên hình nên dạng Giáo hội.

Do vậy, toàn bộ cuộc đời của tín hữu không thể không gắn liền với bí tích cực trọng này, vốn là của ăn bổ dưỡng nuôi linh hồn chúng ta. Để cử hành bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã tuyển chọn các linh mục thừa tác và ban cho họ quyền cử hành bí tích Thánh Thể để nhớ đến Người. Khi cộng đoàn tham dự Lễ Tiệc Ly, mọi người không khỏi được đánh động bởi lời nói và hành động của Đức Giêsu khi Ngài rửa chân cho các môn đệ. Chính Ngài đã nêu cao tấm gương phục vụ cùng với lệnh truyền thực thi luật yêu thương qua cử chỉ rửa chân. Đó cũng là dấu hiệu đặc thù để thế gian nhận ra căn tính người môn đệ của Đức Kitô.

Tâm niệm: Lạy Chúa, xin giúp con yêu mến Chúa.

Page 93: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

93

THƯ SÁU TUẦN THÁNH

PHỤNG VỤ THỨ SÁU TUẦN THÁNH

Phần I:F Phụng Vụ Lời Chúa

F Lời nguyện

F Cầu nguyện cho mọi người

Phần II:F Kính Thờ Thánh Giá

Phần III:F Rước Lễ

Page 94: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

94

Chủ đề: Chúa Giêsu đã hiến mạng vì chúng ta

Lời Chúa: Trích thư gửi tín hữu Do-thái (Dt 4,14-16; 5,7-9):

Anh chị em thân mến. Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa. Vậy chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin. Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.

Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người.

Lời nguyện: Lạy Chúa, vì yêu thương chúng con vô ngần, Chúa đã vui lòng cho Con Một Chúa đổ máu đào trên thập giá để hoàn thành mầu nhiện Vượt Qua, đem lại ơn cứu độ cho loài người. Giờ đây, xin Chúa nhớ lại tình thương ấy mà thánh hoá và che chở đoàn con luôn mãi. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu, Con Chúa và là Thiên Chúa và là Chúa. Người hằng sống và hiển tri cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Chiêm niệm: Ngày Thứ Sáu Thánh, Hội thánh tưởng niệm cuộc Thương Khó và cái chết đau thương của Chúa Giêsu trên thập giá. Vào Chúa nhật Lễ Lá chúng ta đã nghe đọc bài Thương Khó trong các sách Tin Mừng Nhất Lãm. Vào thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta luôn nghe đọc bài Thương Khó theo Gioan. Thánh Gioan kể lại cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu với những nét riêng của ông. Trong cuộc

Page 95: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

95

Khổ Nạn, Đức Giêsu của Gioan tỏ ra là người chủ động, vì Ngài biết trước các biến cố sắp xảy ra và Ngài có quyền làm chủ mọi sự. Chính Ngài tiến ra và hỏi các kẻ đến bắt Ngài: “Các anh tìm ai?” Câu trả lời của Ngài đủ làm họ lùi lại và ngã xuống đất (18, 4-9). Đức Giêsu uy nghiêm bước vào cuộc Khổ nạn vì Ngài đã chấp nhận chén đắng Cha trao (18, 11). Ngài đến để làm chứng về chính Ngài là Đấng được sai đến để thiết lập vương quốc công bình và bác ái, tha thứ và thương xót, ân sủng và cứu chuộc.

Page 96: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

96

Philatô đã giới thiệu Đức Giêsu với dân chúng “Đây là Vua các người” (19, 14). Ông đã cương quyết giữ lại tấm bảng treo trên thập giá mang dòng chữ “Giêsu Nadarét, Vua dân Do thái” (19, 19). Hơn thế nữa, Chúa Giêsu là Vua của các vua, Chúa của các chúa, Vua vinh hiển muôn đời. Sau khi Chúa Giêsu bi lên án, dù không có tội, Người đã tự mình vác thập giá lên đồi Sọ và bị đóng đinh vào giữa trưa. Người là Chiên Thiên Chúa bị giết đúng vào lúc ở Đền Thờ người ta giết chiên Vượt qua. Chúa Giêsu không cô đơn trên thập giá vì có Mẹ và người môn đệ dấu yêu. Người cầu xin ơn tha thứ cho những ai lên án tử hình cho Người. Người còn hứa nước thiên đàng cho người trộm hối cải. Người hoàn tất sứ mạng Cha trao khi Người “gục đầu xuống và trao Thần Khí” (19, 30).

Tình yêu trao hiến cả Máu và Nước từ trái tim bị đâm thâu (19, 34). Qua chặng đường thánh giá thương đau và qua cái chết trên thập giá, Đức Giêsu đã làm chứng về tình yêu lớn nhất của Ngài là chết cho mọi người, cả những người không biết Người hoặc không đáng được lãnh nhận (15, 13). Đức Giê-su trả lời Tô-ma: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.” (Ga 14, 6-7). Ai muốn đi theo Người phải xác tín rằng con đường thập giá dẫn họ đến ánh sáng của phục sinh (per crucem ad lucem). Nhưng thập giá cũng cho thấy tình yêu của Chúa Cha dành cho thế gian khi ban Con Một cho ta (3, 16).

Hôm nay là ngày duy nhất trong năm phụng vụ không có lễ mà chỉ có nghi thức suy tôn thánh giá. “Đây là cây thánh giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian. Chúng ta hãy đến thờ lậy”. Ba lần, toàn thể cộng đoàn cùng quỳ lậy Đấng Cứu Độ trần gian đã vâng phục thánh ý Chúa Cha, đến nỗi chịu chết trên thánh giá. Thánh giá trở nên nguồn hy vọng duy nhất cho tất cả Kitô hữu. Họ mang thánh giá để

Page 97: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

97

chứng tỏ rằng họ thuộc về Chúa Kitô, Đấng đã chết để cứu chuộc họ vì tình yêu bao la của Người dành cho họ, dù họ không xứng đáng.

Những bài sách thánh trong nghi thức này, đặc biệt bài tường thuật cuôc Thương Khó theo thánh Gio-an rất có ý nghĩa và gây xúc động. Sau phần phụng vụ Lời Chúa, Hội Thánh dâng lên những lời cầu nguyện tha thiết cho mọi quốc gia, dân tộc, chức vụ và trách nhiệm, tín hữu Kitô hoặc người Do thái, cho mọi người được hưởng nhờ công trình cứu chuộc của Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi sám hối như Phêrô, vác thánh giá như Simon Sirênê, an ủi Chúa trên đường lên núi Sọ như các bà đạo đức thành Giêsuralem, đứng bên thánh giá như Gioan, Mađalêna và Mẹ Maria, xin Chúa thương xót như người trộm lành, và tuyên xưng đức tin như viên sĩ quan chứng kiến giây phút hấp hối của Chúa.

Trong ngày thứ Sáu, tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa và tùy nghi cả ngày thứ Bảy cho tới lễ Canh Thức Vượt Qua, khắp nơi đều giữ chay thánh Vượt Qua.

Tâm niệm: Lạy Chúa, con phó linh hồn con trong tay Chúa. (Lc 23, 46)

Page 98: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

98

THƯ BẨY TUẦN THÁNH

Chủ đề: Mọi người phải chết như A-dam.

Lời Chúa: Trích thư thánh Phaolô gửi tín hữu Côrinthô (1Cor 15, 3-8, 20-22).

Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Gia-cô-bê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác

Page 99: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

99

nào một đứa trẻ sinh non. Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống.

Tâm niệm: Tôi mất tất cả để được kết hợp với Chúa Kitô (Pl 3,8)

Chiêm niệm: Vì Chúa đang nằm trong mộ nên Hội Thánh chỉ cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh. Nhà thờ để trống. Các tín hữu có thể đến nhà thờ viếng xác Chúa Giêsu nằm trong mộ. Bầu khí ban ngày thinh lặng, trống vắng và buồn bã. Thứ Bẩy Tuần Thánh, Hội Thánh ở bên cạnh mồ Chúa để suy niệm cuộc thương khó và sự chết của Người, nên bàn thờ không trải khăn, không cử hành thánh lễ, cho đến sau đêm Canh Thức Vượt Qua, nghĩa là đêm mong chờ Chúa sống lại. Sau đó mới bừng lên niềm vui phục sinh, một niềm vui tràn đầy trải dài 50 ngày tiếp theo. Phụng vụ đêm canh thức mời gọi các tín hữu sống tâm tình thinh lặng chiêm ngắm Đức Giêsu được nằm trong huyệt mộ. Ngài đã chết thực sự để sống lại vinh quang.

Page 100: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

100

ĐÊM CANH THƯC VƯỢT QUA

Chủ đề: Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta đã sống lại từ cõi chết

Lời Chúa: Tin mừng theo thánh Mát thêu (Mt 28,1-10)

Sau ngày sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác cũng tên là Ma-ri-a, đi viếng mộ. Thình lình, đất rung chuyển dữ dội: thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên; diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết. Thấy người, lính canh khiếp sợ, run rẩy chết ngất đi. Thiên thần lên tiếng bảo các phụ nữ: “Này các bà, các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giê-su, Đấng bị đóng đinh. Người

Page 101: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

101

không có ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói. Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm, rồi mau về nói với môn đệ Người như thế này: Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người đi Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người. Đấy, tôi xin nói cho các bà hay.” Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giê-su hay. Bỗng Đức Giê-su đón gặp các bà và nói: “Chào chị em!” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. Bấy giờ, Đức Giê-su nói với các bà: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.”

Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã dùng ánh vinh quang của Ðức Kitô sống lại làm cho đêm thánh này rực sáng. Xin cử Thánh Thần đến đổi mới và làm cho chúng con thêm lòng hiếu thảo để phục vụ Chúa tận tình. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu, Con Chúa và là Thiên Chúa và là Chúa. Người hằng sống và hiển tri cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Chiêm niệm: Theo truyền thống xa xưa, đêm nay là đêm Chúa truyền phải giữ (Xh 12,42). Nên, theo lời khuyên của Tin Mừng (Lc 12,35 tt), các tín hữu cần đèn cháy trong tay, giống như người trông đợi Chúa trở lại, để lúc Người đến, Người thấy họ tỉnh thức và mời họ vào bàn tiệc. Từ xa xưa, Đêm Canh Thức Vượt Qua được cử hành để kính nhớ đêm thánh Chúa sống lại, gọi là Mẹ của mọi Đêm Canh Thức. Trong Đêm Canh Thức Vượt Qua này, Hội Thánh canh thức để mong đợi Chúa sống lại và cử hành mầu nhiệm Vượt Qua ấy trong các Bí tích khai tâm Ki-tô giáo. Toàn thể truyền thống Ki-tô giáo luôn nhìn nhận Đêm Canh Thức Vượt Qua này mang tính chất trông đợi cuộc quang lâm cánh chung của Chúa.

Lễ Canh Thức Vượt Qua trong đêm thánh Chúa sống lại, được gọi là “Mẹ của mọi lễ Canh Thức” Trong lễ Canh Thức này, Hội Thánh

Page 102: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

102

canh thức để mong đợi Chúa Kitô sống lại và cử hành mầu nhiệm Phục Sinh ấy trong các bí tích. Vì thế, tất cả buổi lễ Canh Thức này phải được cử hành ban đêm: khởi sự khi đêm tối đã bắt đầu và kết thúc trước rạng đông ngày Chúa Nhật.

Nghi thức đêm Canh Thức mở đầu bằng việc làm phép Lửa, đốt và rước Nến rồi công bố Tin Mừng Phục Sinh. Mọi nơi trong nhà thờ đều tối trừ chỗ làm phép lửa có lò than cháy. Cảnh tối đen trong giây lát có ý nói về tình trạng tăm tối của loài người đang đắm chìm trong tội lỗi, trước khi Đức Ki-tô là ánh sáng trần gian xuất hiện. Cuộc rước nến Phục Sinh tiến dần vào nhà thờ theo từng chặng một. Mỗi chặng, nến được đốt lên cho đến khi vào giữa nhà thờ, đèn điện được bật lên sáng rực, báo hiệu Ánh Sáng Thật đã đến trần gian, soi dẫn đoàn người đang bước đi trong tăm tối. Bài công bố Tin Mừng

Page 103: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

103

Phục Sinh được long trọng hát lên, kêu gọi mọi người hãy vui mừng đón nhận ơn cứu độ. Khi nghe bài hát này, mọi người đều cầm nến trong tay để công bố Chúa Giê-su là ánh sáng trần gian.

Đêm Vọng Phục sinh là đêm hồng phúc, mang lại bầu khí vui mừng tràn ngập trong suốt buổi cử hành phụng vụ. Đặc biệt, các trình thuật Phục sinh mời gọi chúng ta vững tin nơi Đức Giêsu, Đấng đã chiến thắng sự dữ, tội lỗi, và sự chết để mở ra con đường dẫn đưa tất cả những ai tin vào Người đến sự sống vĩnh cửu nơi Thiên Quốc, nơi không còn nước mắt và đau khổ, nhưng là nơi của bình an, hoan lạc, và sự sống đời đời được dọn sẵn cho những người được chúc phúc.

Phụng vụ Canh Thức Phục sinh có các bài đọc Thánh kinh giúp cộng đoàn nhìn lại lịch sử cứu độ từ buổi tạo dựng cho đến công trình cứu chuộc của Đức Giêsu. Những bài tường thuật về sự hình thành trời đất, trăng sao, vũ trụ, và về cuộc di cư đông đảo dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, nhất là cuộc Vượt Qua Biển Đỏ của họ nhờ quyền năng của Chúa. Đêm nay, người Do Thái nhớ lại cuộc Vượt Qua của họ thoát khỏi cảnh nô lệ, còn Ki-tô hữu thì hát mừng cuộc Vượt Qua của họ vượt qua cái chết để tiến tới sự sống, từ bỏ tội lỗi để thành con cái Thiên Chúa. Thiên Chúa can thiệp để giải thoát dân riêng của minh; cũng như đến thời sau hết, Người sai chính Con Một của mình đến trong thế gian để thí mạng sống làm giá cứu chuộc nhân loại. Tất cả cho thấy tình thương vô biên của Ngài dành cho loài người tội lỗi đáng thương.

Kinh Vinh Danh được cất lên sau bẩy bài Thánh kinh và các lời nguyện. Lúc này, mọi chuông trong nhà thờ đồng loạt trổi vang, mừng ngày Chúa Phục Sinh. Tiếp theo, thánh lễ được cử hành như thường lệ với lời ca Ha-lê-lui-a được long trọng cất lên ba lần, mỗi

Page 104: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

104

lần một lên cung, trước bài ca Tiếp Liên. Sau bài giảng là nghi thức làm phép nước và tuyên xưng đức tin, từ bỏ ma quỉ của mọi người tham dự nhắc lại Phép Rửa mình đã được lảnh nhận.

Những tân tòng sẽ đón nhận Phép Rửa, nhưng nói đúng hơn phải được gọi là Phép Dìm trong nước. Thánh lễ Vọng Phục sinh đem lại cho cộng đoàn cảm nghiệm niềm vui trọn vẹn nơi Chúa Phục Sinh qua ánh sáng, thánh ca, phụng vụ, trang hoàng, và tâm tình… Mầu nhiệm Phục sinh hoàn tất lời hứa của Thiên Chúa đối với nhân loại kể từ khi Tổ Tông phạm tội và giải thoát mọi người khỏi nô lệ của tội lỗi để đưa họ trở về tình trạng nguyên tuyền của địa vị làm con Thiên Chúa.

PhầnI:

- Khai Mạc Trọng Thể Ðêm Canh Thức

- Làm Phép Lửa Và Chuẩn Bị Nến

- Nghi Thức Thắp Nến Phục Sinh

Page 105: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

105

PhầnII:

- Phụng vụ Lời Chúa

PhầnIII:

- Phụng Vụ Thánh Tẩy

- Làm Phép Nước

- Lặp Lại Lời Tuyên Hứa Khi Lãnh Nhận Bí Tích Thánh Tẩy

PhầnIV:

- Phụng Vụ Thánh Thể

Tâm niệm: Xin ánh sáng Chúa phá tan bóng tối đang bao phủ lòng trí con.

Page 106: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

106

CHÚA NHẬT PHỤC SINH

Chủ đề: Chúa Kitô đã phục sinh vì chúng ta. Halleluia

Lời Chúa: Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 20,1-9)

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến.

Page 107: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

107

Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu." Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết. Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà.

Lời nguyện: Lạy Chúa từ ái, ngày hôm nay, Ðức Giêsu đã đánh bại thần chết, khai đường mở lối cho chúng con vào cuộc sống muôn đời. Nay chúng con đang hoan hỷ mừng Người sống lại, xin Chúa ban Thánh Thần làm cho chúng con trở nên người mới để sống một cuộc đời tràn ngập ánh sáng Ðấng Phục Sinh. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Chiêm niệm: Thánh Ma-ri-a Mác-đa-la đã được Chúa Giêsu trừ cho khỏi 7 quỷ (Lc 8,2). Sau khi được Chúa Giêsu chữa lành, bà đi theo Người. Bà dùng của cải mình để giúp Chúa Giêsu và các môn đệ trong công việc loan báo Tin mừng. Thánh Luca kể lại: “Sau đó, Chúa Giê-su rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, bà Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ” (Lc 8,1-3).

Page 108: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

108

Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi theo thầy Giêsu từ Galilêa đến Giuđêa. Trong cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, khi mà hầu hết các Tông đồ bỏ trốn thì chính Bà đã trung thành theo Đức Giêsu mãi tới đồi Can-vê, cùng với Mẹ Maria và Thánh Gioan đứng gần bên Thập Giá Đức Giêsu (x. Mc 15, 40-41). Không những thế, bà còn có mặt khi Đức Giêsu được người ta an táng trong hang đá. Chính bà là người đầu tiên đến thăm Thầy nằm trong mộ cùng với các bà khác. Đặc biệt, bà là người đầu tiên gặp được Đức Giêsu phục sinh. Các sách Tin mừng đều ghi lại biến cố này (x. Mt 27,56.61; 28,1; Mc 15,40.47; 16,1.9; Lc 8,2; 24,10; Ga 19,25; 20,1.11.16.18).

Tin mừng hôm nay kể lại rằng: “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mađalêna đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ”(Ga 20,1). Ngài nhìn vào trong mộ không thấy xác Đức Giêsu đâu, nên Ngài khóc (x. Ga 20,11). Lúc đó, Đức Giêsu hiện ra với Ngài và gọi chính tên Ngài. Rồi, Đức Giêsu nhắn nhủ Ngài đi báo cho các Tông đồ biết là Người đã sống lại. Ngài đã đi và báo với các môn đệ rằng: Tôi đã thấy Chúa, và bà kể lại những điều Người đã nói với Ngài (x. Ga 20,15-18). Ngài lại được vinh dự này có lẽ vì lòng yêu mến và nhiệt thành của Ngài đối với Chúa Giêsu.

Theo truyền thống Hy Lạp, Thánh Nữ Ma-ri-a Mác-đa-la sống quãng đời cuối cùng ở Êphêsô và qua đời tại đó. Cuộc đời của thánh Ma-ri-a Mác-đa-la để lại cho chúng ta những gương mẫu rất ý nghĩa:

1. Thánh Ma-ri-a Mác-đa-la là một người phụ nữ quảng đại, đã góp công, góp của để giúp Đức Giêsu và các môn đệ trên con đường truyền giáo. Mỗi người cần quảng đại giúp đỡ trong việc xây dựng cả về tinh thần và vật chất cho giáo xứ và giáo phận tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mình.

2. Thánh Ma-ri-a Mác-đa-la là người phụ nữ can đảm và trung thành. Ngài can đảm theo Chúa mọi nơi mọi lúc, đặc biệt là

Page 109: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

109

trong những lúc gian nan, đau khổ và nguy hiểm. Ngài thực hành lời mọi gọi của Chúa Giêsu: “Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình vác thập giá mình hằng ngày mà theo Thầy” (Mt 16,24).

3. Thánh Ma-ri-a Mác-đa-la đã trở thành người đầu tiên loan báo Tin mừng phục sinh. Thánh Ma-ri-a Mác-đa-la được tôn kính như là “tông đồ của các tông đồ” trong phụng vụ Đông phương. Dòng Đa Minh tôn kính thánh nữ là Đấng bảo trợ Dòng Anh em Giảng thuyết.

Với quyết định nâng bậc lễ Thánh Maria Mađalêna (ngày 22 tháng Bảy) thành “lễ kính”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhìn nhận tầm quan trọng của Thánh nữ như là “Tông đồ của các Tông đồ”. Trong lịch phụng vụ Giáo hội hiện nay, các Thánh được mừng theo ba bậc lễ: lễ nhớ (buộc hay tự do), lễ kính, hay lễ trọng. Từ nay lễ Thánh Maria Mađalêna sẽ có cùng bậc lễ với lễ của các Thánh Tông đồ.

Qua bức thư thông báo việc thay đổi này - quy định trong Sắc lệnh ký ngày 03 tháng Sáu 2016, nhằm ngày Lễ trọng Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Tổng giám mục Arthur Roche, Thư ký Bộ Phụng tự thánh và Kỷ luật các Bí tích, viết: Quyết định trên đây muốn nói rằng chúng ta “phải suy tư sâu xa hơn về phẩm giá của phụ nữ, về Tân Phúc âm hoá, và về sự cao cả của mầu nhiệm Lòng Chúa thương xót”.

Tâm niệm: Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài (Tv 51, 17).

Page 110: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn
Page 111: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

GIAI ĐOẠN IV

CA NGỢI CÔNG TRÌNH CỨU ĐỘ

Page 112: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

112

Giáo hội Chúa Kitô là cộng đoàn của những người đã được cứu chuộc nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Ai tin và được rửa tội đều thuộc về Giáo hội duy nhất, công

giáo, thánh thiện và tông truyền. Giáo hội Kitô không ngừng ca ngợi công trình cứu độ kỳ diệu của Chúa qua cầu nguyện và phụng vụ, Như thế, Giáo hội Chúa Kitô thực sự hiện diện tại Giáo phận, Giáo xứ và Gia đình như Bí tích của ơn Cứu độ.

Nhóm G3 (tức là Giáo phận, Giáo xứ, và Gia đình) có những đặc tính giống nhau:

1. Mỗi cộng đoàn nhóm G3 được Thiên Chúa thành lập để các thành viên sống hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau.

2. Mỗi cộng đoàn nhóm G3 cùng được chia sẻ mầu nhiệm Tình yêu Thiên Chúa.

3. Mỗi cộng đoàn nhóm G3 cùng sống và loan báo Tin mừng cho mọi người.

Gia đình là nơi mỗi chúng ta cảm nghiệm, học tập và vun đắp tình yêu chân thật, theo giải thích của thánh Phao lô như sau:

Đó là tình yêu kiên nhẫn, biết đón nhận người khác như họ là; tình yêu phục vụ, không chỉ bằng cảm tính hay lời nói nhưng bằng hành động cụ thể; tình yêu không ghen tị, nhưng trân trọng thành quả của người khác; tình yêu không khoe khoang tự phụ, không coi mình hơn người khác; tình yêu dịu dàng, không cứng cỏi; tình yêu

Page 113: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

113

quảng đại, cho đi mà không tính toán; tình yêu tha thứ, biết tìm hiểu người khác để thông cảm và tha thứ hơn là soi mói; tình yêu vui với niềm vui của người khác, chứ không vui vì sự thất bại của họ; tình yêu chịu đựng, giữ gìn miệng lưỡi, tránh xét đoán và nói xấu; tình yêu tin tưởng tất cả nên không tìm cách thống trị nhưng tôn trọng người khác; tình yêu hi vọng tất cả vì Thiên Chúa có thể vẽ đường thẳng bằng những nét cong; tình yêu chịu đựng tất cả với thái độ tích cực (1Cr 13).

Page 114: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

114

GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN

Gia đình cùng cầu nguyện với sự hiện diện của Chúa Giêsu phục sinh bởi vì "Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy" (Mt 18,20).

Xin giới thiệu với anh chị em một số Kinh quen thuộc, giàu ý nghĩa, và có hiệu lực kéo ơn Chúa xuống trên cá nhân, gia đình, và Hội thánh của chúng ta. Anh chị em tùy nghi sử dụng trong các giờ kinh của mình hoặc của gia đình,

1. KinhĐứcChúaThánhThần

Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống, đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.

- Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dậy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rầy chúng con

Page 115: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

115

cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

2. KinhSấpMình

Lạy Chúa con, con sấp mình xuống trước mặt Chúa con. Con tin thật Chúa ở khắp mọi nơi, thông biết mọi sự, hằng xem thấy con, hằng nghe lời con cầu nguyện. Xin Chúa rất nhân từ hãy đoái xem sự nghèo ngặt con và nhận lời con nguyện.

Lạy Chúa xin hãy mở miệng lưỡi con ra, thì con sẽ cao rao những lời ngợi khen Chúa.

3. KinhVìDấu

Lạy Chúa chúng con, vì dấu Thánh Giá , xin chữa chúng con cho khỏi kẻ thù, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

4. KinhSángsoi

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh, mỗi việc chúng con, từ khi khởi sự cho đến hoàn thành, đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.

5. KinhLạyCha

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen

Page 116: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

116

6. KinhKínhMừng

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

7. KinhSángDanh

Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.

8.KinhTinKính

Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh, chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng, ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần, tôi tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.

9. KinhĂnnăntội

Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời, chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa. Thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự. Con dốc lòng chừa cải,

Page 117: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

117

và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

10. KinhThiênthầnbảnmệnh

Lạy Thiên Thần của Chúa là Thiên Thần Bản Mệnh yêu dấu của con, nơi Ngài Tình yêu của Chúa được ban cho con. Mỗi ngày, xin Ngài hãy ở cạnh bên con để soi sáng và canh giữ, để điều khiển và hướng dẫn con. Amen.

11. KinhcầuTổnglãnhThiênThầnMicae

Lạy Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, xin bảo vệ chúng con nơi trận chiến chống lại sự quỷ quyệt, cùng những cạm bẫy của ma quỷ. Chúng con khẩn cầu xin Chúa hãy trừng phạt chúng. Ôi Tổng Lãnh của Đạo Binh Thiên Đàng, qua quyền năng của Thiên Chúa, xin đẩy lui quân Satan vào địa ngục và tất cả quỷ thần đang lảng vảng trên thế giới tìm cách làm hư hại các linh hồn. Amen.

Lạy Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, xin soi sáng chúng con với ánh sáng của Ngài và xin bảo vệ chúng con với lưỡi gươm của Ngài.

12. KinhLinhHồnChúaKitô

Lạy Linh Hồn Chúa Kitô, xin thánh hóa con. Lạy Mình Thánh Chúa Kitô, xin cứu chuộc con. Lạy Máu Thánh Chúa Kitô, xin làm cho con yêu mến Chúa. Lạy Nước từ cạnh sườn Chúa Kitô, xin thanh tẩy con.

Vì sự Thương khó Chúa Kitô, xin an ủi con. Lạy Chúa Giêsu nhân từ, xin nhận lời con. Xin cho con ẩn náu nơi các vết thương của Chúa. Xin đừng để con lìa xa Chúa. Xin bảo vệ con khỏi kẻ thù gian ác. Xin Chúa gọi con trong giờ lâm tử. Xin đưa con đến với Chúa, để ngợi khen Chúa cùng với các thanh đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Page 118: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

118

13. CácLờikinhcủathánhPhanxicôAssisi

a. Lạy Chúa Giêsu Kitô chí thánh,

chúng con thờ lạy Chúa nơi đây,

và trong hết mọi nhà thờ trên thế giới.

Chúng con chúc tụng Chúa,

vì Chúa đã dùng thánh giá mà cứu chuộc nhân loại.

b. Kinh đọc trước Thánh Giá:

Lạy Thiên Chúa tối cao và vinh hiển

xin chiếu sáng cõi lòng tăm tối của con.

Xin ban cho con đức tin ngay thẳng,

đức cậy vững vàng, và đức mến hoàn hảo

Lạy Chúa, xin ban cho con được ơn hiểu biết tỏ tường

để thi hành huấn lệnh thánh thiện và chân thật của Chúa.

Amen.

14. KinhlạyNữVương

Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống được vui, được cậy. Thân lạy Mẹ chúng con con cháu Evà, ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc, than thở kêu khẩn Bà thương. Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con. Xin ghé mặt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay! Thánh Maria trọn đời Đồng trinh. Amen.

15. KinhHãynhớ

Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ

Page 119: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

119

xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời. Nhân vì sự ấy, con lấy lòng trông cậy than van, chạy đến sấp mình xuống dưới chân Đức Mẹ, là Nữ Đồng Trinh trên hết các kẻ đồng trinh. Xin Đức Mẹ đoái đến con là kẻ tội lỗi.

Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Cứu Thế, xin chớ bỏ lời con kêu xin, một rủ lòng thương mà nhậm lời con cùng. Amen.

16. KinhThánhGiuse

Lạy ơn Ông Thánh Giuse, chúng con chạy đến cùng Người, trong cơn gian nan, chúng con mắc phải, chúng con đã kêu van cùng rất Thánh Đức Bà, là Đấng đã làm bạn cùng Người phù hộ, gìn giữ chúng con. Thì chúng con cũng lấy lòng trông cậy cho vững vàng mà xin Ông Thánh Giuse bầu cử cho chúng con như vậy. Chúng con xin vì nhân đức kính mến mà Người làm bạn cùng Rất Thánh Đồng Trinh Maria là Mẹ Chúa Trời, và là Đấng chẳng mắc tội tổ tông truyền, cũng vì lòng thương Người đã ẵm lấy Đức Chúa Giêsu, thì chúng con xin Ông Thánh Giuse ghé mặt lại mà thương đến Hội Thánh, là phần sản nghiệp Đức Chúa Giêsu đã lấy Máu Thánh Mình mà chuộc, lại xin Người dùng sức mạnh thiêng liêng là quyền phép Người mà giúp đỡ những sự chúng con còn thiếu thốn.

Lạy Đấng đã coi sóc Đức Chúa Giêsu cùng Đức Bà cho cẩn thận, thì chúng con xin Người bênh vực con cái Đức Chúa Giêsu đã chọn. Lạy Cha rất thương yêu! Chúng con xin Người cất mọi sự dối trá cùng mọi tội lỗi cho chúng con khỏi mắc phải những sự ấy. Lạy Đấng rất mạnh đang ở trên trời, hãy gìn giữ chúng con đang khi chiến trận cùng kẻ thù tối tăm là các ma quỉ, như xưa Người đã gìn giữ Đức Chúa Giêsu cho khỏi cơn hiểm nghèo thế nào, thì rầy

Page 120: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

120

chúng con cũng xin Người cứu chữa lấy Hội Thánh, cho khỏi các mưu kế giặc thù, và các sự gian nan khốn khó như vậy. Cùng xin Người hằng bầu cử cho chúng con được bắt chước Người. Và trông cậy vì quyền thế Người, cho được giữ Đạo cho trọn, cùng được chết lành, và được hưởng phúc vô cùng trên Thiên đàng. Amen.

17. KinhnguyệnvớithánhGiusekhigặpnguyhiểm

Lạy thánh Giuse là tôi tớ trung tín và khôn ngoan của Chúa, Chúa đã trao phó Thánh Gia cho ngài coi sóc,

Chúa đã ban quyền cho ngài để gìn giữ Ðức Giê-su Ki-tô và Đức Trinh Nữ Maria nơi trần gian.

Xin ngài thương nhìn đến chúng con với tình phụ tử và giúp chúng con vượt qua những hiểm nguy trong cuộc đời.

Mong rằng chúng con sẽ được ngài che chở trong giờ lâm tử và cầu bầu cho chúng con trước thánh nhan Thiên Chúa, để được hưởng hạnh phúc muôn đời cùng với các thánh trên Nước Trời. Amen.

18. KinhCámơn

Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời, mà lại sinh ra con, cho con được làm người, cùng hằng gìn giữ con, hằng che chở con, lại cho Ngôi Hai xuống thế làm người, chuộc tội chịu chết trên cây Thánh Giá vì con, lại cho con được đạo thánh Đức Chúa Trời, cùng chịu nhiều ơn nhiều phép Hội Thánh nữa, và đã cho phần xác con đêm nay (hoặc ngày hôm nay) được mọi sự lành, lại cứu lấy con kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. Vậy các Thánh ở trên Nước Thiên Đàng cám ơn Đức Chúa Trời thế nào, thì con cũng hợp cùng các Thánh mà dâng cho Chúa con cùng cám ơn như vậy. Amen.

Page 121: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

121

19. KinhPhódâng

Lạy Chúa con, con xin phú dâng linh hồn và xác con ở trong tay Chúa con. Chúa đã phù hộ con ban ngày, thì xin Chúa cũng gìn giữ con ban đêm, kẻo sa phạm tội gì mất lòng Chúa, hay là chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. Chớ gì sống chết con được giữ một lòng kính mến Chúa luôn. Amen.

20.KinhTrôngcậy

X. Chúng con trông cậy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện, trong cơn gian nan thiếu thống Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng.

Đ: Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

X: Lạy Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu.

Đ: Thương xót chúng con.

X: Lạy Trái Tim Cực Thanh Cực Tịnh Rất Thánh Đức Bà Maria.

Đ: Cầu cho chúng con.

X: Lạy Ông Thánh Giuse là Bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời Đồng Trinh.

Đ: Cầu cho chúng con.

21. KinhcầucùngThánhGia

Lạy Đức Chúa Giêsu, xin Người hằng ban cho chúng con được bắt chước Thánh Gia Người, để trong giờ chúng con chết có Đấng Đồng Trinh sáng láng là Mẹ Người, cùng Ông Thánh Giuse đến đón chúng con, mà vì Đức Chúa Giêsu thì chúng con đáng được Người rước vào Thiên đàng. Amen.

• Giêsu-Maria-Giuse, xin dâng lòng con cùng sự sống con cho Ba Đấng.

Page 122: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

122

• Giêsu-Maria-Giuse, xin Ba Đấng giúp con trong giờ hấp hối.

• Giêsu-Maria-Giuse, xin cho linh hồn con được chết bình an trong tay Ba Đấng.

• Giêsu-Maria-Giuse, xin soi sáng, phù hộ cùng cứu giúp chúng con. A.men.

22. Kinhxinơnchếtlành

Lạy Chúa, con biết thật con sẽ chết / có khi chỉ còn sống được ít phút nữa mà thôi / có khi đêm nay con vào giường nằm nghỉ mà sáng mai chẳng còn chỗi dậy nữa / cho nên Chúa dặn bảo con dọn mình vào giường ngủ như là vào mồ chết vậy. Lạy Chúa, con biết thật đến giờ lâm chung con sẽ ước ao chớ gì khi sống con chẳng có phạm tội, lại hết lòng kính mến Chúa luôn, lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy / con ước ao sống và chết trong sự kính sợ Chúa.

Ôi Chúa con, con xin phó dâng linh hồn con cho Chúa vì Chúa đã mua nó với giá rất cao / xin Chúa đừng để nó ra vô phúc mà chẳng nhờ được Máu thánh Chúa đã đổ ra mà cứu chuộc nó. Lạy Mẹ hằng cứu giúp , lạy thiên thần hộ thủ ,lạy thánh bổn mạng con , lạy các thánh nam nữ trên nước thiên đàng, xin hãy chuyển cầu cho con được sống trong sự kính sợ Chúa, chết trong sự yêu mến Chúa và làm tôi Chúa ở đời này; hầu ngày sau sẽ được về cùng Chúa và Đức Mẹ trên nước thiên đàng. Amen.

• Giêsu Maria Giuse, con xin dâng lòng con trí khôn con và sự sống con trong tay Ba Đấng.

• Giêsu Maria Giuse , xin giúp con trong giờ hấp hối lâm chung.

• Giêsu Maria Giuse , xin cho con được chết bình an trong tay Ba Đấng. Amen.

Page 123: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

123

23. KinhVựcsâu

Lạy Chúa con, con ở dưới vực sâu kêu lên Chúa con, xin Chúa hãy thương nhận lời con kêu van, hãy lắng nghe tiếng con cầu xin. Nếu Chúa con chấp tội, nào ai rỗi được. Bởi Chúa con hằng có lòng lành, cùng vì Lời Chúa con phán hứa. Con đã trông cậy Chúa con. Những kẻ làm Dân Đức Chúa Trời đêm ngày hãy trông cậy Người cho liên, vì Người rất nhân lành hay thương vô cùng, sẽ tha hết mọi tội lỗi kẻ làm Dân Người thay thảy.

TượngPietacủaMichelangelotạiĐềnthờThánhPhê-rô(Rôma)

Page 124: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

124

Lạy Chúa con, xin ban cho (các) linh hồn (…) được nghỉ ngơi đời đời, và được sáng soi vô cùng. Lạy Chúa con, xin cứu lấy (các) linh hồn (…) cho khỏi tù ngục, và được nghỉ yên. A.men.

Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, Chúa con đã phán dạy rằng: “bây hãy xin thì bây sẽ được”. Vậy con xin Chúa con lòng lành vô cùng thương đến các linh hồn nơi luyện ngục. Xin Chúa con nghe lời con cầu xin kêu van cho linh hồn ông, bà, cha, mẹ, anh, em, bạn hữu con. Xin Chúa con mở cửa Thiên đàng cho các linh hồn ấy vào, xin cho các linh hồn ấy được sự sáng vô cùng hằng soi cho liên. Amen.

24.KinhRướcLễThiêngLiêng–ThánhAnphongso

Lạy Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự trong Bí tích Mình Thánh. Con yêu mến Chúa trên hết mọi sự, cùng ước ao rước Chúa vào linh hồn con. Nhưng, bởi vì bây giờ con không thể rước Chúa được, thì xin Chúa ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng, chẳng khác gì như con được rước Chúa thật. Con xin đón rước Chúa, cùng kết hợp làm một với Chúa cho trọn. Xin Chúa đừng để con lìa bỏ Chúa bao giờ.

25. Suyngắm7SựThươngKhóKínhĐứcMẹ

Thứ nhất thì ngắm: khi ông thánh Ximêon ẵm kính Đức Chúa Giêsu thì nói cùng Đức Mẹ rằng:

“Con Bà ngày sau nên như bia bắn và gươm sắc sẽ đâm qua lòng Bà”. Đức Mẹ nghe lời ấy thì lo buồn đau đớn như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy.

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một Kinh Lạy Cha, bảy Kinh Kính Mừng,

Page 125: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

125

xin Đức Mẹ cầu cho chúng con nhớ sự thương khó Đức Chúa Giêsu cho liên, như Đức Mẹ thuở xưa. Amen.

Thứ hai thì ngắm: khi Đức Mẹ nghe thấy thánh Thiên Thần báo tin vua Hêrôđê đi tìm Đức Chúa Giêsu mà giết, thì đưa Con sang nước Ai Cập, thì Đức Mẹ rất khốn cực mọi đàng, như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy.

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một Kinh Lạy Cha, bảy Kinh Kính Mừng, xin Đức

Mẹ cầu cho chúng con được giữ nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu cho liên, chớ làm sự gì trái nghịch mất lòng Đức Chúa Giêsu nữa. Amen.

Thứ ba thì ngắm: khi Đức Mẹ đem Con đi lễ đền thờ Giêrusalem, mà khi trở về thì lạc mất Con, thâu đêm những lo buồn khóc lóc, như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy.

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một Kinh Lạy Cha, bảy Kinh Kính Mừng, xin Đức Mẹ cầu cho chúng con, chớ có đi đàng tội lỗi, mà bỏ nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu nữa. Amen.

Thứ bốn thì ngắm: khi Đức Mẹ thấy Con vác cây Thánh Giá mà lên núi Calvariô, bởi cây Thánh Giá nặng thì ngã xuống đất nhiều lần, mà quân dữ đạp dậy, giục đi cho chóng, thì Đức Mẹ lo buồn sầu não, hai con mắt nên như hai suối nước chảy xuống đau đớn thảm thiết khốn cực mọi đàng, như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy.

Page 126: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

126

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một Kinh Lạy Cha, bảy Kinh Kính Mừng, xin Đức Mẹ cầu cho chúng con vác Thánh Giá theo chân Đức Chúa Giêsu cho đến trọn đời. Amen.

Thứ năm thì ngắm: khi Đức Mẹ thấy Con ở trên cây Thánh Giá phán ra bảy lời như lối của trọng để lại cho Mẹ vậy, đoạn thì gục đầu xuống mà sinh thì, thì lòng Đức Mẹ đau đớn quá sức, như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy.

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một Kinh Lạy Cha, bảy Kinh Kính Mừng, xin Đức Mẹ cầu cho chúng con hằng nhớ bảy lời cực trọng ấy như của châu báu cha lối cho con, mà tích vào lòng chúng con cho đến trọn đời. Amen.

Thứ sáu thì ngắm: khi ông thánh Giuse và ông thánh Nicôđêmô, tháo đanh mà đem xác Đức Chúa Giêsu xuống, thì Đức Mẹ giơ hai tay lên cho được đỡ lấy xác Con, mà khi đã được thì ôm vào lòng, liền sấp mặt xuống trên đầu Con, cùng chẳng nề những gai nhọn ở đầu Con phải mặt Mẹ, mà mặt Mẹ thì dính những máu Con, mà mặt Con thì tràn ra những nước mắt Mẹ chảy xuống. Ai suy được sự thảm thiết đau đớn trong

Page 127: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

127

lòng Đức Mẹ bấy giờ? Thật là như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy. Đoạn lấy khăn trắng mà liệm.

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một Kinh Lạy Cha, bảy Kinh Kính Mừng, xin Đức Mẹ cầu cho chúng con được lòng ăn năn khóc lóc, vì tội lỗi chúng con đã phạm làm cho Đức Chúa Giêsu chịu chết làm vậy. Amen.

Thứ bảy thì ngắm: khi cất xác Đức Chúa Giêsu mà táng trong hang đá, đoạn lấy hòn đá lớn che ngoài cửa hang, thì lòng Đức Mẹ đau đớn thảm thiết như chết mà chôn trong một mồ cùng Con vậy, vì khi trước còn thấy xác Con mà còn đau đớn dường ấy, phương chi bây giờ chẳng còn thấy Con nữa, thì lòng Đức Mẹ rất khốn cực đau đớn là dường nào, như gươm sắc đâm qua lòng Đức Mẹ vậy.

Khi ngắm sự ấy, thì nguyện một Kinh Lạy Cha, bảy Kinh Kính Mừng, xin Đức Mẹ cầu cho chúng con được bỏ đàng tội lỗi mà đi đàng các nhân đức, cho được chết làm một cùng Đức Chúa Giêsu. Amen.

Lời nguyện: Lạy ơn Đức Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết, thì đã hợp như lời ông thánh Ximêon nói rằng: “Con Bà ngày sau nên như bia bắn, và gươm sắc sẽ đâm qua lòng Bà”, thì chúng con xin cho được kính bảy sự thương khó Rất Thánh Đức Bà cho liên, xin Đức Bà cầu cho chúng con được ích bởi ngắm bảy sự thương khó ấy mà ra, cùng vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu đã chịu chết vì chúng con, cho ngày sau được hằng sống hằng trị làm một cùng Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.

Page 128: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

128

26.KinhCầuChịuNạn

(Được đọc các Thứ Sáu trong Mùa Chay & mỗi ngày trong Tuần Thánh, và đọc trong Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa)

Xin Chúa thương xót Chúng con.

• Thưa: Xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa Kitô thương xót chúng.

• Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

• Xin Chúa thương xót chúng con.

Chúa Kitô nghe cho chúng con.

• Chúa Kitô nhận lời chúng con.

Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.

• Thương xót chúng con (thưa như thế trong các câu tiếp theo)

Đức Chúa Con Chuộc Tội Cứu Thế là Đức Chúa Trời thật.

Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật.

Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.

Chúa Giêsu thương hết người thế.

Chúa Giêsu xuống thế làm người.

Chúa Giêsu ba mươi năm ở cùng Đức Mẹ.

Chúa Giêsu ba mươi năm giảng dạy nước Giudêu.

Chúa Giêsu cứu kẻ liệt kẻ khốn.

Chúa Giêsu cho Thánh Lagiarô chết bốn ngày sống lại.

Chúa Giêsu để thằng Giuda làm mối cho quân dữ bắt.

Page 129: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

129

Chúa Giêsu quân Giudêu ra rước mừng hát.

Chúa Giêsu thương thành Giêrusalem nước mắt chảy ra.

Chúa Giêsu rửa chân cho các đầy tớ.

Chúa Giêsu truyền phép Thánh Thể nuôi lấy linh hồn chúng tôi.

Chúa Giêsu vào vườn Giệtsimani mà nguyện cùng Đức Chúa Cha.

Chúa Giêsu lo buồn vì thương hết người thế.

Chúa Giêsu mồ hôi máu chảy ra nhỏ xuống đất.

Chúa Giêsu ra rước quân dữ phó mình cho nó.

Chúa Giêsu cho quân ấy buộc trói mình.

Chúa Giêsu các đầy tớ bỏ trốn ra hết.

Chúa Giêsu thánh Phêrô một đêm chối ba lần.

Chúa Giêsu soi lòng thánh Phêrô ăn năn khóc lóc.

Chúa Giêsu chịu vả trước mặt thiên hạ.

Chúa Giêsu chịu vạ cáo gian.

Chúa Giêsu thầy cả mắng rằng đáng phải giết.

Chúa Giêsu thâu đêm chịu những khốn nạn.

Chúa Giêsu quân dữ nộp cho quan Philatô đối xét.

Chúa Giêsu Philatô nộp cho vua Erode.

Chúa Giêsu Erode chê rằng dại dột.

Chúa Giêsu quân Giudêu ghét hơn thằng dữ là Baraba.

Chúa Giêsu chịu đòn đánh nát cả và mình.

Chúa Giêsu chịu những gai nhọn thâu vào đầu.

Chúa Giêsu quân dữ quì nhạo cho xấu hổ.

Chúa Giêsu Philatô đem ra cho dân thấy mà thương.

Page 130: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

130

Chúa Giêsu quân Giudêu kêu xin đóng đanh vác Thánh Giá.

• Thưa: Thương xót chúng con.

Chúa Giêsu Philatô phó cho quân dữ đem đi giết.

Chúa Giêsu chịu vác Thánh Giá nặng lắm.

Chúa Giêsu chịu đóng đanh chân tay vào Thánh Giá.

Chúa Giêsu chịu nạn cùng hai kẻ gian dữ.

Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha tha tội cho kẻ làm khốn mình.

Chúa Giêsu chịu các quan lấy hết áo chia nhau.

Chúa Giêsu còn trên Thánh Giá chịu thiên hạ nhạo cười.

Chúa Giêsu tha tội cho một kẻ trộm phải dóng đanh cùng.

Chúa Giêsu trối Đức Mẹ cho ông thánh Gioan.

Chúa Giêsu phó ông Thánh Gioan cho Đức Mẹ.

Chúa Giêsu nữa ngày cất sáng mặt trời tối hết thiên hạ.

Chúa Giêsu than thở cùng Đức Chúa Cha.

Chúa Giêsu phán rằng khát nước.

Chúa Giêsu phán rằng đã đoạn, ấy là hết việc chuộc tội cho thiên hạ.

Chúa Giêsu rằng: Con phó linh hồn ở tay Đức Chúa Cha.

Chúa Giêsu chảy hết máu mình ra.

Chúa Giêsu chịu chết vì tội thiên hạ.

Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông yên ủi các thánh.

Chúa Giêsu thiên sầu địa thảm.

Chúa Giêsu quan tướng quân xưng ra là Con Đức Chúa Trời.

Chúa Giêsu quân dữ đâm mình máu cùng nước chảy ra.

Page 131: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

131

Chúa Giêsu đầy tớ táng trong hang đá.

Chúa Giêsu ngày thứ ba sống lại đem các Thánh lên.

Chúa Giêsu sống lại trước hết đi viếng Đức Mẹ.

Chúa Giêsu cho thánh Tôma xem năm dấu mình.

Chúa Giêsu truyền cho thánh Phêrô cai Hội Thánh.

Chúa Giêsu phán các đầy tớ đi khắp thế giảng đạo.

Chúa Giêsu trước mặt thiên hạ lên trời.

Chúa Giêsu hết đời lại xuống phán xét.

Chúa Giêsu hằng có lòng lành.

• Thưa: Tha tội chúng con.

Kẻo gặp sự tai sự dữ.

• Thưa: Chúa Giêsu chữa chúng con. (Thưa như trên trong các câu sau)

Kẻo mất nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu.

Kẻo phạm tội nghe ma quỷ cám dỗ.

Kẻo chối đạo Đức Chúa Giêsu.

Kẻo sa hoả ngục chẳng được công Đức Chúa Giêsu chuộc cho.

Chúng con là kẻ có tội.

• Thưa: Cầu Chúa Giêsu nghe chúng con. (Thưa như trên trong các câu sau)

Chúa Giêsu cho chúng con ăn năn tội chừa mọi sự dữ.

Chúa Giêsu cho chúng con kính mến trên hết mọi sự.

Chúa Giêsu cho chúng con cậy trông vì đã chuộc tội chúng con.

Chúa Giêsu mở lòng thiên hạ kính thờ cho nên.

Page 132: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

132

Chúa Giêsu cho các nước tin đạo cho bền càng ngày càng thịnh.

Chúa Giêsu cho linh hồn chúng con khi mong lìa xác khỏi tay ma quỷ.

Chúa Giêsu cho chúng con được phần phúc ở trên trời.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.

• Thưa: Tha tội chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.

• Thưa: Nghe cho chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.

• Thưa: Thương xót chúng con.

LỜI NGUYỆN:

Chúng con là vật mọn mà cả lòng lạy Đức Chúa Giêsu cực cao cực trọng. Chúng con nhớ đến những sự thương khó Đức Chúa Giêsu, xưa chịu ba mươi ba năm vì chúng con, thì trong lòng thảm thiết đau đón, nào có khi nào trả nghĩa Đức Chúa Giêsu cho nên. Thuở xưa, khi Đức Chúa Giêsu chịu nạn, thì trời đất động địa , núi non là đá vỡ ra tan tác như thương Chúa sinh nên muôn vật, phương chi chúng con mà chẳng thương Cha Cả thì sao? Ấy Máu Thánh Cha đã chảy ra hết vì quân dữ là chúng con, mà con thấy Cha thương dường ấy, chẳng có khi đừng nước mất chảy ra ăn năn tội lỗi, vì đã phạm cùng Đức Chúa Cha. Ấy thật bởi tội chúng con cho nên Đức Chúa Giêsu xuống thế liều mình chịu đóng đanh chịu chết làm vậy. Chúng con hằng kính mến Đức Chúa Giêsu mà tích năm Dấu Thánh ở trong lòng. Lạy Dấu Thánh chân tả; lạy Dấu Thánh chân hữu; lạy Dấu Thánh tay tả, lạy Dấu Thánh tay hữu, lạy Dấu Thánh cạnh nương long Đức Chúa Giêsu. Amen.

Page 133: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

133

27.MầunhiệmchuỗiMânCôi

F Năm sự VUI

• Thứ nhất: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai,

ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.

• Thứ hai: Đức Bà đi viếng Bà Thánh Isave,

ta hãy xin cho được lòng yêu người.

• Thứ ba: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá,

ta hãy xin cho được lòng khó khăn.

• Thứ bốn: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong Đền thánh,

ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.

• Thứ năm: Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong Đền thánh,

ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.

F Năm sự SÁNG

• Thứ nhất: Đức Chúa Giê-su chịu phép Rửa tại sông Gio-dan.

Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.

• Thứ hai: Đức Chúa Giê-su dự tiệc cưới Ca-na.

Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Ngài.

• Thứ ba: Đức Chúa Giê-su rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.

Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.

• Thứ bốn: Đức Chúa Giê-su biến hình trên núi.

Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành Lời Chúa.

• Thứ năm: Đức Chúa Giê-su lập Bí Tích Thánh Thể.

Ta hãy xin cho được năng kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.

Page 134: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

134

F Năm sự THƯƠNG

• Thứ nhất: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu,

ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.

• Thứ hai: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đón,

ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.

• Thứ ba: Đức Chúa Giêsu chịu đội mũ gai,

ta hãy xin cho được chịu mọi sự xỉ nhục bằng lòng.

• Thứ bốn: Đức Chúa Giêsu vác cây Thánh Giá,

ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa.

• Thứ năm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá,

ta hãy xin đóng đinh tính xác thịt vào Thánh giá Chúa.

F Năm sự MỪNG

• Thứ nhất: Đức Chúa Giêsu sống lại,

ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.

• Thứ hai: Đức Chúa Giêsu lên trời,

ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.

• Thứ ba: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống,

ta hãy xin cho được lòng đầy rẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.

• Thứ bốn: Đức Chúa Trời cho Đức Mẹ lên trời,

ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.

• Thứ năm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời,

ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên Nước Thiên Đàng.

Page 135: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

135

28.MườiBốnChặngĐườngThánhGiáChúaGiê-su

Quì, làm Dấu Thánh Giá và đọc kinh:

Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen.

Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, chúng con ước ao ngắm 14 nơi thương khó Đức Chúa Giêsu trong đàng thánh giá này, cho được kính mến trả nghĩa Đức Chúa Giêsu. Chớ gì chúng con được đến viếng những nơi thương khó ấy, như bổn đạo thành Giêrusalem cho được ăn mày các ơn bởi đàng thánh giá mà ra.

Song le chúng con là con chiên lạc xa đàng thì xin dâng lòng chúng con làm đàng thánh giá mà ngắm, cùng in vào lòng những sự thương khó Đức Chúa Giêsu đã chịu, để mà yên ủi chúng con ở chốn khách đời này, cho ngày sau được trông cậy 14 nơi thương khó ấy, như bậc thang đem chúng con về thiên đàng mà hát mừng tạ ơn Đức Chúa Giêsu đời đời chẳng cùng. Amen.

Đứng, hướng về chặng 1 và hát:

Mẹ xưa đứng bên thánh giá thảm thương, thấy con đớn đau Mẹ nát gan vàng, đôi giòng nước mắt tuôn ròng ròng.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

F NƠI THỨ NHẤT:

Quan Phi-la-tô luận giết Ðức Chúa Giêsu

Lạy ơn Ðức Chúa Giêsu là Vua cả trên trời dưới đất, là Ðấng thiên hạ ước ao lâu đời, mà Philatô luận giết Chúa con cách xấu hổ nhuốc nha dường ấy. Xin ban cho con ăn năn đền tội, cho đáng Chúa con cứu lấy con nơi toà phán xét sau này.

Page 136: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

136

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 2 và hát:

Lòng thân mẫu như gươm sắc thâu qua, biết bao đắng cay cùng Chúa chan hòa, ôi Mẹ đau khổ suy nào cùng.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

F NƠI THỨ HAI:

Ðức Chúa Giêsu vác Thánh Giá

Lạy ơn Ðức Chúa Giêsu chịu đánh nát cả và mình ra cùng vác Thánh Giá nặng vì tội chúng con. Xin ban ơn cho con chịu các sự khốn khó trong bậc con, như Thánh Giá Ðức Chúa Trời đã định cho con phải chịu mà theo chân Ðức Chúa Giêsu cho trọn.

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 3 và hát:

Đã thương Con Một Thiên Chúa chí nhân, đã cưu mang xưa vinh phúc vô ngần, nay Người đau khổ hơn mọi người.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Page 137: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

137

F NƠI THỨ BA:

Ðức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất

Lạy ơn Ðức Chúa Giêsu chịu nhiều sự khốn khó cùng nhịn đói, vác Thánh giá nặng yếu nhọc hết sức, thì ngã xuống đất. Xin ban ơn cho con giữ mình cho đến chết, chớ để con phạm tội lỗi gì mất lòng Chúa con.

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 4 và hát:

Nào ai chẳng cùng than khóc thảm thương với Maria Mẹ Chúa thiên đàng trong giờ Con Chúa mang cực hình.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

F NƠI THỨ BỐN:

Ðức Mẹ gặp Ðức Chúa Giêsu vác Thánh Giá

Lạy ơn Ðức Mẹ, khi trước thấy Con ra đời thì Thiên Thần hát mừng, mà rầy thấy Con nát cả và mình ra trong tay quân dữ đem đi giết, thì lòng Ðức Mẹ đau đớn như phải dao sắc thâu qua lòng vậy. Xin Ðức Mẹ cầu bầu cho chúng con được lòng ăn năn đau đớn, và cầu cho kẻ có tội được trở lại cùng Ðức Chúa Trời.

Page 138: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

138

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 5 và hát:

Người ơi hãy trông Mẹ Chúa Giêsu dưới cây khổ đau tâm trí thảm sầu, sao lòng chai đá không buồn rầu?

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

F NƠI THỨ NĂM:

Ông Simon vác cây Thánh Giá

Khi quân dữ thấy Ðức Chúa Giêsu yếu nhọc hầu chết, thì nó bắt ông Simong vác Thánh Giá đỡ Ðức Chúa Giêsu. Thương ôi. Nào con chiên Chúa con đâu hết mà để Thánh giá nặng cho kẻ ngoại vác làm vậy. Xin ban ơn giúp sức cho con cùng kẻ thuộc về con được chịu mọi sự khó bằng lòng, như vác đỡ Thánh giá Ðức Chúa Giêsu vậy.

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 6 và hát:

Giờ đây ngắm suy Con Chúa chí nhân hiến thân hy sinh chuộc lỗi nhân trần, cam chịu bao đớn đau nhục hình.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Page 139: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

139

F NƠI THỨ SÁU:

Bà Veronica trao khăn cho Ðức Chúa Giêsu lọt mặt

Con khen lòng mạnh bạo bà Veronica chẳng sợ quân dữ, một mến Ðức Chúa Giêsu, mà thấy cả và mình máu chảy ra, thì trao khăn cho Người lau mặt đi. Xin in hình tượng Ðức Chúa Giêsu vào lòng con, như in vào khăn bà Veronica cho con được lòng mến Ðức Chúa Giêsu cho trọn.

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 7 và hát:

Mẹ Maria là suối yêu thương, hãy xin cho con đau đớn cùng Người, gây nhiều công phúc trên đường đời.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

F NƠI THỨ BẢY:

Ðức Chúa Giêsu Ngã xuống đất lần thứ hai

Các sự khốn khó Ðức Chúa Giêsu chịu một ngày một hơn gượng đi chẳng được, thì ngã xuống đất lần nữa, quân dữ đạp dậy, giục đi cho chóng. Xin Ðức Chúa Giêsu ban ơn cho con được giữ lòng vững vàng đi đàng nhân đức một ngày một hơn.

Page 140: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

140

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 8 và hát:

Nguyện xin lửa yêu nung đốt tâm con, biết yêu mến Chúa trọn cả tâm hồn, cho dù sao cũng không sờn lòng.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

F NƠI THỨ TÁM:

Ðức Chúa Giêsu đứng lại yên ủi con thành Giêsusalem.

Lạy ơn Ðức Chúa Giêsu chịu trăm nghìn sự thương khó cho được đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem như Cha yên ủi con trong cơn khóc lóc. Xin Ðức Chúa Giêsu yên ủi linh hồn con cùng các con chiên nước này, như yên ủi con thành Giêrusalem vậy, chớ bỏ chúng con mồ côi làm chi.

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 9 và hát:

Mẹ Maria xin hãy giúp con khắc sâu vết thương của Chúa nhân lành trong lòng con chẳng khi nào sờn.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Page 141: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

141

F NƠI THỨ CHÍN:

Ðức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba

Lạy ơn Ðức Chúa Giêsu, đã gần đến núi Calavariô, chẳng còn ai nhìn, máu đã chảy ra hết thì ngã xuống đất một lần nữa. Ớ con cháu Adong, hãy xem Chúa mình ngã xuống đất nhiều lần làm vậy vì ai? Xin Ðức Chúa Giêsu thương chúng con cho đến sau hết, chớ bỏ con mọn yếu đuối dại dột làm chi.

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 10 và hát:

Nguyện xin khóc than với Đức Nữ Trinh, đớn đau thảm thương chung với Chúa mình, bao ngày con sống trên phàm trần.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

F NƠI THỨ MƯỜI:

Quân dữ lột áo Ðức Chúa Giêsu

Lạy ơn Ðức Chúa Giêsu, khi quân dữ toan đóng đanh Ðức Chúa Giêsu thì nó lột áo ra hết để cho xấu hổ cùng đau đớn, xin ban ơn cho con giữ mình cho khỏi chước ma quỷ cám dỗ.

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Page 142: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

142

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 11 và hát:

Mẹ Maria trinh khiết vô song, hãy xin cho con chung nỗi u buồn, không hề than trách, không ngại ngùng.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

F NƠI THỨ MƯỜI MỘT:

Quân dữ đóng đanh Ðức Chúa Giêsu

Lạy ơn Ðức Chúa Giêsu chịu đóng đanh vào Thánh Giá vì tội con, xin ban ơn cho con đóng đanh tính xác thịt con vào Thánh Giá Chúa con, kẻo còn phạm tội lỗi nữa.

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 12 và hát:

Lòng con nhớ luôn ơn Chúa cứu con, hiến dâng lên Chúa toàn thể xác hồn, cho dù đau đớn không hề rời.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

Page 143: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

143

F NƠI THỨ MƯỜI HAI:

Ðức Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh Giá

Lạy ơn Ðức Chúa Giêsu chịu mọi sự khó cho đến gần hết hơi, thì gục đầu xuống giã (biệt) Ðức Mẹ mà sinh thì, xin ban ơn cho con giữ đạo cho đến giờ sau hết được phó linh hồn trong tay Chúa con.

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 13 và hát:

Lòng con ước được thương tích Chúa ban, biết thiết tha mến yêu Chúa muôn loài, vui lòng khi chết đi vì Người.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

F NƠI THỨ MƯỜI BA:

Tháo đanh Ðức Chúa Giêsu xuống mà phó ở tay Ðức Mẹ

Ai xem thấy hai ông thánh tháo đanh Ðức Chúa Giêsu, mà đem xác xuống cách thảm thiết làm vậy mà cầm nước mắt được ru? Xin ban ơn cho con gỡ mình cho khỏi các tội, như tháo đanh Ðức Chúa Giêsu vậy.

• 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh

Page 144: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

144

Lạy Chúa, xin Chúa thương xót chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Đứng, hướng về chặng 14 và hát:

Nguyện xin Giêsu thương đến chúng con, khấng ban Mẫu Thân thương giúp linh hồn, công toàn danh thắng khi lìa trần.

(Quì): Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô

Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.

F NƠI THỨ MƯỜI BỐN:

Táng xác Ðức Chúa Giêsu trong hang đá

Ông thánh Giuse, ông thánh Nicôđêmô, ông thánh Gioan tắm xác Ðức Chúa Giêsu cho sạch các dấu, lấy thuốc thơm mà xức, lấy khăn sạch mà bọc cùng táng trong hang đá. Mọi sự khốn khó Ðức Chúa Giêsu chịu nào có khi nào khó khăn thiếu thốn cho bằng khi táng xác ru? Xin ban lòng mến cho con như thuốc thơm và lòng sạch sẽ như khăn sạch, cùng lòng vững vàng như hang đá và các ơn bởi sự thương khó Ðức Chúa Giêsu, cho con dọn mình chịu Mình Thánh, Máu Thánh Ðức Chúa Giêsu vào lòng như táng nhiện ở đời này, cho ngày sau được xem thấy tỏ tường Ðức Chúa Giêsu hằng sống hằng trị cùng Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.

Đứng, hướng lên Bàn Thờ (trong Nhà Thờ), và hát:

Kìa khi chúng con sau phút lâm chung, cúi xin Chúa thương ban phước linh hồn, thiên đàng vinh phước muôn ngàn trùng.

(Quì đọc): 5 Kinh Lạy Cha, 5 Kinh Kính Mừng, 5 Kinh Sáng Danh

Page 145: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

145

LỜI NGUYỆN:

Chúng con là vật mọn, mà cả lòng lạy Đức Chúa Giêsu cực cao cực trọng; Chúng con nhớ đến những sự thương khó Đức Chúa Giêsu xưa chịu ba mươi ba năm vì chúng con, thì trong lòng thảm thiết đau đớn, nào có khi nào trả nghĩa Đức Chúa Giêsu cho nên. Thuở xưa khi Đức Chúa Giêsu chịu nạn, thì trời đất động địa, núi non là đá vỡ ra tan tác như thương Chúa sinh nên muôn vật, phương chi chúng con mà chẳng thương Cha Cả thì sao? Ấy Máu Thánh Cha đã chảy ra hết vì quân dữ là chúng con, mà con thấy Cha thương dường ấy, chẳng có khi đừng, nước mắt chảy ra ăn năn tội lỗi vì đã phạm cùng Đức Chúa Cha. Ấy thật bởi tội chúng con cho nên Đức Chúa Giêsu xuống thế liều mình chịu đóng đanh chịu chết làm vậy. Chúng con hằng kính mến Đức Chúa Giêsu mà tích năm Dấu Thánh ở trong lòng chúng con:

• Chúng con lạy Dấu Thánh chân tả Đức Chúa Giêsu.

Đáp: Vì tội chúng con. (Câu nào cũng thưa như vậy)

• Chúng con lạy Dấu Thánh chân hữu Đức Chúa Giêsu.

• Chúng con lạy Dấu Thánh tay tả Đức Chúa Giêsu.

• Chúng con lạy Dấu Thánh tay hữu Đức Chúa Giêsu.

• Chúng con lạy Dấu Thánh cạnh nương long Đức Chúa Giêsu.Amen.

29.LờinguyệncủaÐTCPhanxicôxinÐứcMẹbảovệthếgiớikhỏiđạidịchCOVID19.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn tỏa sáng trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con tín thác nơi Mẹ là Sức khỏe của những người đau bệnh; cạnh bên Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông với đau khổ của Chúa Giêsu và giữ vững đức tin.

Page 146: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

146

Lạy Mẹ là Phần Rỗi của dân thành Roma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, sau thời gian thử thách này, niềm vui và lễ hội sẽ có thể trở lại.

Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu sẽ nói với chúng con rằng Ngài đã mang lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài gánh lấy những đau thương của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh.

Lạy Mẹ Thiên Chúa, dưới sự che chở của Mẹ, chúng con tìm nương ẩn. Xin đừng chê bỏ lời khấn xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và lạy Ðức Trinh nữ vinh hiển và được chúc phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi nguy hiểm. Amen.

Page 147: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn

Hành Trình Mùa Chay 2020

MẦU NHIỆM CƯU ĐỘ

Biên soạn: LM. GIU-SE NGUYỄN TẤT THẮNG, OP

Rôma

Giới thiệu: LM . GIU-SE PHẠM VĂN BÌNH

Quản xứ Thánh Antôn Cầu Ông Lãnh

Trình bày: ANNA NGÔ NGỌC ANH

Page 148: MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ...Chay 40 ngày và Tuần Thánh tại giáo xứ thánh Antôn là một Hành trình gồm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn Chuẩn bị đón nhận ơn