119
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GDPT TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC (Mô–đun 4.1) MÔN TIẾNG VIỆT HÀ NỘI, 2020

(Mô–đun 4.1)

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GDPT

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH

TIỂU HỌC

(Mô–đun 4.1)

MÔN TIẾNG VIỆT

HÀ NỘI, 2020

2

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Giáo viên GV

Học sinh HS

Yêu cầu cần đạt YCCĐ

Phẩm chất PC

Kiến thức KT

Kĩ năng KN

Năng lực NL

Phương pháp dạy học PPDH

Sách giáo khoa SGK

Chương trình CT

Chương trình giáo dục phổ thông CT GDPT

Kế hoạch giáo dục KHGD

Kế hoạch dạy học KHDH

Kế hoạch bài dạy KHBD

3

BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU

1. TS Phan Thị Phương Dung1 Đại học Sư phạm Hà Nội

2. TS Đặng Kim Nga2 Đại học Sư phạm Hà Nội

1 Đồng biên soạn chương 1, chương 2. 2 Đồng biên soạn chương 1, chương 2.

4

MỤC LỤC

A. MỤC TIÊU ....................................................................................................... 7

B. NỘI DUNG CHÍNH ......................................................................................... 7

C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG .......................................................... 7

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC .............................................................. 7

PHẦN 1: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC NHÀ

TRƯỜNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC

SINH TIỂU HỌC................................................................................................... 8

CHƯƠNG I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO

HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH ...................... 8

1.1. Phân tích mối quan hệ giữa chương trình giáo dục phổ thông tổng thể với

chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học ............................................................... 8

1.1.1. Về quan điểm xây dựng chương trình ........................................................ 9

1.1.2. Về mục tiêu chương trình ............................................................................ 9

1.1.3. Về yêu cầu cần đạt ..................................................................................... 10

1.1.4. Về kế hoạch dạy học .................................................................................. 11

1.1.5. Về nội dung giáo dục ................................................................................. 12

1.1.6. Định hướng về phương pháp giáo dục ...................................................... 14

1.1.7. Về đánh giá kết quả giáo dục ..................................................................... 17

1.2. Xây dựng KHDH môn Tiếng Việt ................................................................ 18

1.2.1. Khái niệm KHDH môn Tiếng Việt ............................................................ 18

1.2.2. Ý nghĩa của việc xây dựng KHDH môn Tiếng Việt ................................. 18

1.2.3. Các nguyên tắc xây dựng KHDH môn Tiếng Việt .................................... 19

1.2.3.1. Đảm bảo tính pháp lí .............................................................................. 19

1.2.3.2. Đảm bảo tính khoa học .......................................................................... 19

1.2.4. Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện KHDH môn Tiếng

Việt ....................................................................................................................... 20

1.2.5. Cấu trúc và nội dung của KHDH môn Tiếng Việt .................................... 20

1.2.6. Quy trình xây dựng KHDH môn Tiếng Việt ............................................. 21

1.2.7. Tiêu chí đánh giá KHDH môn Tiếng Việt ................................................ 22

1.2.8. Ví dụ minh hoạ .......................................................................................... 22

CHƯƠNG II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT ........ 38

5

2.1. Quan niệm về KHBD Tiếng Việt; vị trí, vai trò của KHBD Tiếng Việt; quan

hệ giữa KHBD Tiếng Việt và KHDH môn Tiếng Việt ....................................... 38

2.1.1. Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt ..................................................................... 38

2.1.2. Vị trí, vai trò của KHBD Tiếng Việt đối với việc thực hiện KHDH

mônTiếng Việt ..................................................................................................... 38

2.1.3. Mối quan hệ giữa KHBD Tiếng Việt với KHDH môn Tiếng Việt ........... 39

2.2. Các nguyên tắc xây dựng KHBD Tiếng Việt ............................................... 39

2.3. Vai trò của KHBD Tiếng Việt trong thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt cấp

tiểu học ................................................................................................................. 40

2.4. Định hướng cấu trúc KHDH bài học Tiếng Việt .......................................... 41

2.5. Quy trình xây dựng KHBD Tiếng Việt ........................................................ 45

2.5.1. Giai đoạn 1 (chuẩn bị): Phân tích bài học Tiếng Việt sẽ được thiết kế kế

hoạch .................................................................................................................... 45

2.5.2. Giai đoạn 2: Tiến hành xây dựng KHBD Tiếng Việt ................................ 45

2.5.3. Ví dụ xây dựng một KHBD Tiếng Việt cụ thể .......................................... 49

2.6. Phân tích, đánh giá KHBD Tiếng Việt ......................................................... 65

CHƯƠNG III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC CÁ

NHÂN TRONG NĂM HỌC ............................................................................... 69

3.1. Quan niệm về kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học .......... 69

3.2. Vai trò của kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học ............... 70

3.3. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm

học ........................................................................................................................ 71

3.4. Định hướng cấu trúc kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học 72

3.5. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học . 76

CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC, HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP

ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC

MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ............................................................. 80

4.1. Xây dựng kế hoạch tự học ............................................................................ 80

4.1.1. Khái niệm kế hoạch tự học ........................................................................ 80

4.1.2. Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tự học .............................................. 81

4.1.3. Nguyên tắc và quy trình xây dựng kế hoạch tự học .................................. 81

4.1.3.1. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch tự học .................................................... 81

4.1.3.2. Quy trình xây dựng kế hoạch tự học ...................................................... 82

6

4.1.4. Định hướng cấu trúc của kế hoạch tự học ................................................. 82

4.2. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ

chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

học sinh tiểu học .................................................................................................. 83

4.2.1. Khái quát về xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng,

điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm

chất, năng lực học sinh tiểu học ........................................................................... 83

4.2.2. Kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp

trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo

hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học ..................................... 83

4.2.3. Hướng dẫn thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng,

điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm

chất, năng lực học sinh tiểu học ........................................................................... 83

PHẦN 2: VÍ DỤ MINH HỌA ............................................................................. 89

PHỤ LỤC ............................................................................................................ 95

7

A. MỤC TIÊU

Sau khi học mô đun này, học viên có thể:

- Phân tích được mục tiêu, YCCĐ về phẩm chất năng lực, nội dung, PPDH, kế

hoạch dạy học của môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học theo chương trình GDPT 2018;

- Xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt;

- Xây dựng kế hoạch bài dạy của một chủ đề/bài học môn Tiếng Việt theo

hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS (bao gồm: mục tiêu, YCCĐ về phẩm chất,

năng lực; PPDH, tiến trình dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả);

- Phân tích, đánh giá được kế hoạch bài dạy của một chủ đề/bài học môn

Tiếng Việt thông qua trường hợp thực tiễn;

- Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của cá nhân trong năm học môn

Tiếng Việt;

B. NỘI DUNG CHÍNH

Phần 1: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục nhà trường theo hướng

phát triển phẩm chất, năng lực HS tiểu học

- Chương I. Xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển

phẩm chất, năng lực HS

- Chương II. Xây dựng kế hoạch bài dạy theo chủ đề/bài học môn Tiếng Việt

- Chương III. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học

- Chương IV. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp

Phần 2: Các ví dụ minh họa

C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG

- Bồi dưỡng trực tiếp

- Bồi dưỡng qua mạng

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Tài liệu đọc của Mô đun 4

- Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tiếng Việt 2018

- Video bài giảng tương ứng với các nội dung Mô đun 4 môn Tiếng Việt

- Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá theo các nội dung

8

PHẦN 1: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC NHÀ

TRƯỜNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC

SINH TIỂU HỌC

CHƯƠNG I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO

HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH

1.1. Phân tích mối quan hệ giữa chương trình giáo dục phổ thông tổng thể với

chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học

CT GDPT là toàn bộ phương hướng và kế hoạch GDPT, trong đó nêu rõ mục

tiêu GDPT, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh,

phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, chuyên đề học

tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo (gọi chung là môn học) ở mỗi lớp và mỗi cấp

học của GDPT. CT tổng thể là phương hướng và kế hoạch khái quát của toàn bộ CT

GDPT, trong đó quy định những vấn đề chung của GDPT, bao gồm: Quan điểm xây

dựng CT, mục tiêu CT GDPT và mục tiêu CTGD của từng cấp học, yêu cầu cần đạt

về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh cuối mỗi cấp học, các lĩnh vực

giáo dục và hệ thống các môn học, thời lượng của từng môn học, định hướng nội

dung giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục và phân chia vào các môn học ở

từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương

pháp, hình thức tổ chức giáo dục và cách thức đánh giá chất lượng giáo dục của từng

môn học, điều kiện tối thiểu của nhà trường để thực hiện được CT.

CT môn học là phương hướng và kế hoạch cụ thể của một môn học, trong đó

xác định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu CT GDPT; mục tiêu và yêu

cầu cần đạt của môn học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng phát triển phẩm

chất, năng lực của học sinh ở mỗi lớp hoặc cấp học; nội dung giáo dục cốt lõi (bắt

buộc) ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; KHDH môn học

ở mỗi lớp và mỗi cấp học; định hướng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,

cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn học. Chương trình GDPT

gồm chương trình tổng thể và chương trình môn học, trong đó có chương trình môn

Ngữ Văn.

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học

từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt. Mọi vấn đề về

môn Tiếng Việt ở tiểu học: quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình,

yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục,

đều tuân thủ theo quy định chung về chương trình môn Ngữ văn. Các yêu cầu cần đạt

trong chương trình môn Tiếng Việt cấp TH được xác định phù hợp nhiệm vụ cấp

9

học, phù hợp đặc điểm tâm lí, nhận thức và năng lực ngôn ngữ của HS độ tuổi TH.

Cụ thể:

1.1.1. Về quan điểm xây dựng chương trình

a. Chương trình môn Tiếng Việt được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực

tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy

học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học hiện đại; thành tựu

văn học Việt Nam qua các thời kì (chủ yếu và văn học Việt Nam hiện đại). Chương

trình môn Tiếng Việt cấp tiểu học cũng được xây dựng dựa trên kinh nghiệm xây

dựng CT môn Tiếng Việt của Việt Nam (gần nhất là kinh nghiệm xây dựng CT môn

Tiếng Việt - 2006) và xu thế quốc tế trong phát triển CT nói chung, CT môn Quốc

ngữ nói riêng những năm gần đây. Thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và

truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh TH xét

về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập, cũng là những cơ sở quan

trọng của việc xây dựng CT môn Tiếng Việt cấp tiểu học.

b. Chương trình môn Tiếng Việt lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc,

viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cấp học, nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học

theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong toàn

cấp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được

hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập lời nói; phục vụ trực tiếp cho

yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.

c. Chương trình môn Tiếng Việt được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở

việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần

đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi

về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học

dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.

1.1.2. Về mục tiêu chương trình

Chương trình môn Ngữ văn cụ thể hoá mục tiêu chung được quy định trong

CT GDPT, đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ và đặc trưng môn học. Đến lượt mình, CT

môn Tiếng Việt xác định mục tiêu cụ thể phù hợp nhiệm vụ cấp học (mở đầu giai

đoạn giáo dục cơ bản), phù hợp đặc điểm và trình độ HSTH. Cụ thể, mục tiêu môn

Tiếng Việt cấp tiểu học được xác định như sau:

a. Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các

biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn;

yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích

lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách

nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

b. Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực

ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng,

10

trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh

ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn

ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết

cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng

tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung

quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

(Trích Chương trình môn Ngữ văn)

1.1.3. Về yêu cầu cần đạt

Chương trình Giáo dục phổ thông nêu những yêu cầu chung về phẩm chất,

năng lực mà học cần đạt theo từng cấp học. Chương trình môn Ngữ văn cụ thể hoá

những yêu cầu đó phù hợp đặc trưng môn học đến từng cấp học, lớp học.

a. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Ở môn Tiếng Việt cấp TH, các yêu cầu chung về phẩm chất (yêu nước, nhân

ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm), các năng lực chung (tự chủ - tư học, giao tiếp

– hợp tác, giải quyết vấn đề - sáng tạo) đã được xác định trong môn Ngữ văn lại được

chi tiết hoá thành những chỉ báo cụ thể, dễ nhận biết, tiện cho việc triển khai thực

hiện cũng như đánh giá kết quả dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. (Xem yêu cầu cụ thể

trong Chương trình môn Ngữ văn.)

b. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt cấp tiểu học

CT GDPT quy định những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ

yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định, là: năng lực ngôn

ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học,

năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Môn Ngữ văn nói chung, môn Tiếng Việt cấp

TH nói riêng có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực

văn học cho HS.

Năng lực ngôn ngữ

Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ của môn Tiếng Việt được thể hiện

thành các kĩ năng:

- Đọc: Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính

của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn

như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc. Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu

cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu. Chương trình lớp 1, lớp 2 chú trọng cả yêu

cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản. Chương

trình lớp 3, lớp 4 và lớp 5 chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể,

hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.

11

- Viết: Từ lớp 1 đến lớp 3, HS cần viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết

được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lớp 4 và lớp 5, yêu cầu HS bước đầu viết được bài

văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản; nêu cảm

xúc, suy nghĩ, nêu ý kiến về một câu chuyện, bài thơ hay một vấn đề đơn giản trong

học tập và đời sống,...

- Nói và nghe: HS cần trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu

biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu

chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của

mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy

trình đơn giản; nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận

biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.

Năng lực văn học

HS cần phân biệt được văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài

văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước

đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ,

nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá); biết liên tưởng, tưởng tượng và

diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.

- Lớp 1 và lớp 2: HS nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết

được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.

- Lớp 3, lớp 4 và lớp 5: HS biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại,

tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự

việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và

địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng

của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh. Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ

văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng

liên tưởng, tưởng tượng.

1.1.4. Về kế hoạch dạy học

Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của CT GDT gồm các môn học và

hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp

(gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn. CT tổng thể quy định danh

sách các môn học bắt buộc và môn học tự chọn ở từng cấp học, thời lượng dành cho

mỗi môn học/ hoạt động GD ở mỗi lớp.

Chương trình môn Ngữ văn tuân thủ kế hoạch giáo dục được quy định trong

CT tổng thể. Theo CT, môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, thời

lượng được quy định trong CT như sau:

Nội dung GD Số tiết/ năm học

Môn Tiếng Việt Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5

12

420 350 245 245 245

Chương trình chỉ quy định số tiết cho cả năm học, không quy định số tiết cho

mỗi học kì hoặc mỗi tháng, mỗi tuần.

Nếu so sánh với CT 2006, sẽ thấy: số tiết Tiếng Việt cho toàn cấp học không

thay đổi, nhưng CT 2018 dành nhiều thời lượng cho lớp 1, 2 với mục đích giúp HS

nhanh chóng biết đọc, viết, tăng cường năng lực nghe nói để học tốt các môn học

khác. (Như vậy, môn Tiếng Việt cấp TH có mối liên quan rất mật thiết với các môn

học/ hoạt động giáo dục khác.)

1.1.5. Về nội dung giáo dục

CT tổng thể quy định: Ngữ văn là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở

cấp tiểu học, môn học ngữ văn có tên là Tiếng Việt. Nội dung cốt lõi của môn học

bao gồm các mạch kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp

ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được

phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định

hướng nghề nghiệp. Môn Tiếng Việt ở tiểu học giúp học sinh sử dụng tiếng Việt

thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học và hoạt

động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của

năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về

tâm hồn, nhân cách.

Cụ thể hoá những quy định chung trong CT tổng thể, CT môn Tiếng Việt ở

tiểu học được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói

và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc,

viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp

nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Nội dung dạy học được xác định dựa trên các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp về

các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Ngoài nội dung về kĩ năng, CT cũng quy định nội

dung về kiến thức và gợi ý lựa chọn ngữ liệu.

a) Các yêu cầu cụ thể của năng lực ngôn ngữ được quy định cụ thể tới từng

lớp trong phần Nội dung giáo dục môn Tiếng Việt trong CT môn Ngữ văn, gồm:

Yêu cầu cần đạt về đọc, bao gồm:

- Yêu cầu về kĩ thuật đọc. gồm các yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành

tiếng, kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, kĩ năng ghi chép trong khi đọc,...

- Yêu cầu về đọc hiểu:

+ Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng,

thông điệp,...;

13

+ Đọc hiểu hình thức thể hiện qua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại,

các thành tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện kể,

nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ, lí

lẽ, bằng chứng,...), ngôn ngữ biểu đạt,…;

+ Liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử,

văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc; đọc hiểu văn

bản đa phương thức,…;

+ Đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học và văn bản

thông tin.

Yêu cầu cần đạt về viết, bao gồm:

- Kĩ thuật viết: gồm các yêu cầu về tư thế viết, kĩ năng viết chữ và viết chính

tả, kĩ năng trình bày bài viết,...

- Viết câu, đoạn, văn bản: gồm các yêu cầu về quy trình tạo lập văn bản và yêu

cầu thực hành viết theo đặc điểm của các kiểu văn bản.

Yêu cầu cần đạt về nói và nghe, bao gồm:

- Kĩ năng nói: gồm các yêu cầu về âm lượng, tốc độ, sự liên tục, cách diễn đạt,

trình bày, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ khi nói,...

- Kĩ năng nghe: gồm các yêu cầu về cách nghe, cách ghi chép, hỏi đáp, thái

độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ khi nghe, nghe qua các phương tiện kĩ thuật,…

- Kĩ năng nói và nghe có tính tương tác: gồm các yêu cầu về thái độ, sự tôn

trọng nguyên tắc hội thoại và các quy định trong thảo luận, phỏng vấn,…

b) Chương trình môn Ngữ văn quy định những kiến thức tiếng Việt và kiến

thức văn học HSTH cần nắm được trong quá trình học tập để hỗ trợ cho việc hình

thành và phát triển kĩ năng ngôn ngữ. Đó là:

Kiến thức tiếng Việt:

- Ngữ âm và chữ viết: âm, vần, thanh, chữ và dấu thanh, quy tắc chính tả,...

- Từ vựng: vốn từ theo chủ điểm, nghĩa của từ, các lớp từ (đồng nghĩa, trái

nghĩa, đồng âm).

- Ngữ pháp: từ loại, các kiểu câu, các thành phần trong câu, dấu câu,...

- Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, đoạn văn, văn bản và các kiểu văn bản,

một số vấn đề về phong cách ngôn ngữ và ngữ dụng.

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Kiến thức văn học:

- Câu chuyện và bài thơ.

- Nhân vật trong truyện; hình dáng, điệu bộ, lời thoại của nhân vật; tình cảm,

thái độ giữa các nhân vật; suy nghĩ và hành động của nhân vật; kết thúc câu chuyện;

chuyện có thật và chuyện tưởng tượng.

14

- Vần trong thơ, hình ảnh trong thơ.

- Nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại của nhân vật trong kịch bản văn

học.

- Đề tài, chủ đề văn bản.

c) Chương trình môn Ngữ văn quy định về tiêu chuẩn lựa chọn ngữ liệu. Các

tiêu chuẩn đó là:

- Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục

tiêu, yêu cầu cần đạt của CT.

- Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm - sinh lí của học

sinh ở từng lớp học, cấp học. Từ ngữ dùng làm ngữ liệu dạy tiếng ở cấp tiểu học

được chọn lọc trong phạm vi vốn từ văn hoá, có ý nghĩa tích cực, bảo đảm mục tiêu

giáo dục phẩm chất, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục thẩm mĩ và phù hợp với tâm lí học

sinh.

- Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiểu văn bản và thể

loại, chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ.

- Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể hiện tinh

thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; có tính nhân văn, giáo

dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mĩ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần

hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại.

Để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước, bên cạnh

những văn bản gợi ý tác giả sách giáo khoa và GV lựa chọn, CT quy định một số văn

bản bắt buộc và văn bản bắt buộc lựa chọn. Danh sách tác phẩm bắt buộc và tác

phẩm tự chọn được quy định cụ thể trong CT môn Ngữ văn.

1.1.6. Định hướng về phương pháp giáo dục

a) Chương trình môn Tiếng Việt vận dụng các phương pháp giáo dục theo

định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ

chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.

- Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn (cả kiến thức và kĩ năng), tích hợp liên

môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên; thực hiện dạy học phân hóa theo

đối tượng học sinh.

- Rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải

nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt

động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng các phương

tiện dạy học, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện học tập

cho học sinh.

15

- Tăng cường, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh; dành nhiều thời gian

cho học sinh luyện tập, thực hành, thảo luận,... để học sinh biết tự đọc, viết, nói và

nghe theo những yêu cầu và mức độ khác nhau.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS: đánh giá toàn

diện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe.

Để hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã nêu

trong CT tổng thể, giáo viên lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp với môn

Tiếng Việt và đối tượng HSTH; không chỉ thông qua những nội dung dạy học đa

dạng, phong phú, giàu tính thẩm mĩ - nhân văn mà còn bằng các phương pháp, hình

thức tổ chức dạy học và cách kiểm tra, đánh giá trong hoạt động tiếp nhận và tạo lập

lời nói với việc chú trọng phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.

b) Định hướng phương pháp hình thành, phát triển năng lực đặc thù (năng lực

ngôn ngữ và năng lực văn học):

Phương pháp dạy đọc:

Mục đích chủ yếu của dạy đọc trong nhà trường phổ thông là giúp học sinh

biết đọc và tự đọc được văn bản, thông qua đó bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất, nhân

cách học sinh.

- Phương pháp chung trong dạy đọc hiểu văn bản: GV cần yêu cầu học sinh

đọc trực tiếp toàn bộ văn bản, chú ý quan sát các yếu tố hình thức của văn bản, từ đó

có ấn tượng chung và tóm tắt được nội dung chính của văn bản; tổ chức cho học sinh

tìm kiếm, phát hiện, phân tích, suy luận ý nghĩa các thông tin, thông điệp, quan điểm,

thái độ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... được gửi gắm trong văn bản; hướng dẫn học

sinh liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân học

sinh,... để hiểu sâu hơn giá trị của văn bản, biết vận dụng, chuyển hoá những giá trị

ấy thành niềm tin và hành vi ứng xử của cá nhân trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi

kiểu văn bản có những đặc điểm riêng, vì thế cần có cách dạy đọc hiểu văn bản phù

hợp.

- Dạy đọc hiểu văn bản văn học:

Khi đọc hiểu văn bản văn học, học sinh cần được hướng dẫn, luyện tập đọc tác

phẩm văn học theo quy trình từ tri nhận văn bản ngôn từ đến khám phá thế giới hình

tượng nghệ thuật và tìm kiếm, đúc kết nội dung ý nghĩa; kĩ năng tìm kiếm, diễn giải

mối quan hệ giữa cái “toàn thể” và chi tiết “bộ phận” của văn bản, phát hiện tính

chỉnh thể, tính thống nhất về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức của tác phẩm văn

học.

Phương pháp dạy đọc phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở

chủ thể đọc: hướng dẫn và khích lệ học sinh chủ động, tự tin, phát huy vai trò “đồng

sáng tạo” trong tiếp nhận tác phẩm; hứng thú tham gia kiến tạo nghĩa cho văn bản;

16

biết so sánh đối chiếu, liên hệ mở rộng, huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải

nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc hiểu, trải nghiệm văn học, phát hiện những

giá trị đạo đức, văn hoá và triết lí nhân sinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hoá thành

giá trị sống.

Khi dạy học đọc hiểu, GV chú ý giúp học sinh tự phát hiện thông điệp của văn

bản. GV có những gợi ý, nhưng không lấy việc phân tích của mình thay thế cho

những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và hạn chế ghi nhớ máy móc; sử dụng

đa dạng các loại câu hỏi ở những mức độ khác nhau để thực hiện dạy học phân hóa

và hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, hình thành kĩ năng đọc; có thể sử dụng các

hình thức dạy học đọc hiểu như: đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để

giải quyết một tình huống, diễn kịch, sử dụng câu hỏi, dùng phiếu học tập, nhật kí

đọc sách, vẽ tranh, ...

- Dạy đọc hiểu văn bản thông tin:

Khi dạy văn bản thông tin, GV cần đặt câu hỏi để HS phát hiện các chi tiết và

toàn bộ nội dung văn bản. Nhiều văn bản thông tin được giới thiệu ở tiểu học có tính

khuôn mẫu cao (về cấu trúc văn bản, về việc sử dụng từ ngữ). Để HS hiểu được các

văn bản này, GV nên gợi ý để HS hiểu cấu trúc văn bản và nội dung của từng phần

trong cấu trúc đó. Mặt khác, không nên bỏ qua việc hướng dẫn HS kĩ thuật đọc (trình

tự đọc) ở những văn bản thông tin dạng bảng hoặc sơ đồ, bởi vì đây chính là điều

kiện để các em hiểu nội dung văn bản.

Phương pháp dạy viết:

Ở cấp tiểu học, dạy viết có hai yêu cầu: dạy kĩ thuật viết và dạy viết đoạn văn,

văn bản.

- Dạy kĩ thuật viết (tập viết, chính tả) chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành

theo mẫu.

- Dạy viết đoạn văn, bài văn một cách linh hoạt, có thể sử dụng các phương

pháp như rèn luyện theo mẫu, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, viết sáng tạo,... GV sử

dụng những phương pháp như phân tích mẫu, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, gợi mở,… để

hướng dẫn học sinh hình thành dàn ý, lựa chọn cách triển khai, diễn đạt; tổ chức cho

học sinh thực hành viết văn bản, có thể viết từng phần: mở bài, kết bài, một hoặc một

số đoạn trong thân bài. Tổ chức dạy viết đoạn và bài văn thường gồm các hoạt động

chủ yếu như: nêu nhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện; yêu cầu học sinh làm việc cá

nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm; tổ chức trình bày kết quả làm việc, thảo luận về các

nhiệm vụ được giao và tự rút ra nội dung bài học; nhận xét, đánh giá,...; sau khi viết

xong, học sinh cần có cơ hội nói, trình bày những gì đã viết.

Phương pháp dạy nói và nghe:

17

Mục đích của dạy nói và nghe là nhằm giúp học sinh có khả năng diễn đạt,

trình bày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn

trọng người nói, người nghe; có thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận. Dạy nói và

nghe không chỉ phát triển năng lực giao tiếp mà còn giáo dục phẩm chất và nhân cách

học sinh.

- Trong dạy nói, GV hướng dẫn cho học sinh quan sát, phân tích mẫu đồng

thời hướng dẫn cách làm và tổ chức cho học sinh thực hành; hướng dẫn cách thức,

quy trình chuẩn bị một bài thuyết trình và trình bày trước nhóm, tổ, lớp; cách thức và

quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận và cách tham gia thảo luận, tranh

luận.

- Trong dạy nghe, GV hướng dẫn học sinh cách nắm bắt được nội dung nghe,

cách hiểu và đánh giá quan điểm, ý định của người nói; cách kiểm tra những thông

tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói, tôn trọng những ý kiến

khác biệt; cách hợp tác, giải quyết vấn đề với thái độ tích cực.

- Đối với kĩ năng nói nghe tương tác, GV hướng dẫn để học sinh biết lắng

nghe và biết đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe, biết nói theo lượt lời trong hội thoại,

biết dùng các phương tiện nghe nhìn khác để hỗ trợ cho lời trình bày miệng.

Thực hành nghe nói là hoạt động chính, nhằm rèn kĩ năng nghe nói cho học

sinh. Để tạo điều kiện cho mọi học sinh được thực hành nói, GV linh hoạt trong việc

tổ chức các hoạt động học tập như: yêu cầu từng cặp học sinh nói cho nhau nghe

hoặc học sinh trình bày bài nói trước nhóm, lớp; tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh

luận, qua đó hiểu được tính chất tương tác của ngôn ngữ nói và hình thành thái độ

tích cực, hợp tác khi trao đổi, thảo luận và có khả năng giải quyết vấn đề qua trao đổi,

thảo luận; chia nhóm, lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm dựa trên những hướng dẫn

cụ thể về tiêu chí đánh giá mà GV cung cấp.

1.1.7. Về đánh giá kết quả giáo dục

Chương trình tổng thể quy định những vấn đề chung về đánh giá, bao gồm

mục tiêu đánh giá, căn cứ đánh giá, phạm vi đánh giá, đối tượng đánh giá, hình thức

đánh giá. Chương trình môn Ngữ văn cụ thể hoá định hướng chung về đánh giá phù

hợp đặc trưng và nhiệm vụ môn học. Ở môn TH, các quy định về đánh giá trong môn

Ngữ văn được cụ thể hoá phù hợp nhiệm vụ và đặc trưng cấp học.

- Mục tiêu đánh giá của môn Tiếng Việt là cung cấp thông tin chính xác, kịp

thời, có giá trị về mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt của CT môn Tiếng Việt và sự

tiến bộ của HS trong và sau khi học để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các

hoạt động dạy học, quản lí và phát triển CT Tiếng Việt, bảo đảm sự tiến bộ của từng

học sinh và nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt.

18

- Căn cứ đánh giá kết quả giáo dục trong môn tiếng Việt là các yêu cầu cần

đạt về phẩm chất, năng lực, đặc biệt là năng lực ngôn ngữ (thể hiện qua các kĩ năng

đọc, viết, nói, nghe) đã được quy định trong CT, đối với học sinh mỗi lớp học.

- Phạm vi đánh giá trong môn Tiếng Việt bao gồm các kĩ năng và kiến thức

tiếng Việt, văn học được quy định trong CT, đối với học sinh mỗi lớp học.

- Đối tượng đánh giá trong môn Tiếng Việt là sản phẩm và quá trình học tập,

rèn luyện của HS trong và sau khi học. Đó là các bài đọc thành tiếng, đọc hiểu, sản

phẩm nói, viết của HS.

- Nội dung đánh giá: Đánh giá năng lực đặc thù tập trung vào sự tiến bộ của

học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe của HS. Đánh giá phẩm chất

chủ yếu và năng lực chung trong môn Tiếng Việt tập trung vào các hành vi, việc làm,

cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói và

nghe; thực hiện chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét,...

- Cách thức đánh giá: Thực hiện theo thông tư số 03/VBHN-BGDĐT (ngày 28

tháng 9 năm 2016) và thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT (ngày 04 tháng 9 năm 2020).

quy định về đánh giá HSTH do Bộ GD&ĐT ban hành.

1.2. Xây dựng KHDH môn Tiếng Việt

1.2.1. Khái niệm KHDH môn Tiếng Việt

KHDH môn Tiếng Việt ở tiểu học là kế hoạch thực hiện CT môn Tiếng Việt ở

mỗi khối lớp tiểu học một cách hiệu quả theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của CT môn

Tiếng Việt và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường, đối tượng

học sinh. Trên cơ sở mạch KT, KN Tiếng Việt và yêu cầu cần đạt của CT môn Tiếng

Việt ở tiểu học (theo từng lớp trong năm học hoặc từng học kì), KHDH môn Tiếng

Việt đề cập tới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt sao hiệu quả và

phù hợp đối tượng học sinh (có thể bao gồm cả sắp xếp, phân bổ lại nội dung bài học

trong sách giáo khoa, kết hợp một số bài học, xác định các nội dung cần tích hợp, xác

định phương pháp dạy học, thiết bị dạy học phù hợp đối với bài/cụm bài; xác định

hình thức tổ chức dạy học đối với bài/ cụm bài,...).

1.2.2. Ý nghĩa của việc xây dựng KHDH môn Tiếng Việt

Xây dựng KHDH môn Tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm

cho việc thực hiện thành công mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt trong

trường tiểu học. KHDH môn Tiếng Việt giúp cho GV có phương hướng phấn đấu, có

kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho cả năm học nhằm đạt mục

tiêu GD môn Tiếng Việt trong điều kiện cụ thể của nhà trường.

Theo CT giáo dục phổ thông 2018, CT các môn học được xây dựng theo

hướng mở: “CT bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi,

bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm

19

cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và

triển khai KHDH phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của

nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính

quyền và xã hội”. Theo quy định này, KHDH môn Tiếng Việt càng có ý nghĩa quan

trọng trong việc cụ thể hoá CT phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nhà trường,

nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà CT đặt ra.

1.2.3. Các nguyên tắc xây dựng KHDH môn Tiếng Việt

Việc xây dựng KHDH môn Tiếng Việt cần tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu

sau:

1.2.3.1. Đảm bảo tính pháp lí

- Thực hiện đúng CT (CT tổng thể; CT môn Ngữ văn nói chung, CT môn

Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng).

- Thực hiện đúng theo các văn bản pháp luật khác: Điều lệ trường tiểu học; các

văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục, văn bản chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học

của cơ quan chức năng có thẩm quyền,...

1.2.3.2. Đảm bảo tính khoa học

- Thực hiện đúng mục tiêu giáo dục của môn học, yêu cầu cần đạt đối với các

mạch nội dung theo quy định của CT môn Tiếng Việt.

- Các mạch KT, KN Tiếng Việt phải được sắp xếp theo đúng logic khoa học

và mối quan hệ giữa các mạch KT, KN đó.

- Bảo đảm tính lô gic, chặt chẽ trong việc sắp xếp, tích hợp, thêm/bớt nội dung

bài học trong sách giáo khoa; tích hợp các nội dung giáo dục địa phương trong triển

khai dạy học.

1.2.3.3. Đảm bảo tính thực tiễn

- Phù hợp với trình độ, đặc điểm HS (về điều kiện sống, đặc điểm văn hóa,

ngôn ngữ sử dụng, năng lực nhận thức, thế mạnh,...).

- Phù hợp đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, các điều kiện khác phục vụ

dạy học và giáo dục.

- Phù hợp môi trường giáo dục: điều kiện kinh tế-xã hội; truyền thống văn hóa,

giáo dục của địa phương…

- Đảm bảo sự chỉ đạo, phối hợp thống nhất, đồng bộ, giữa Hiệu trưởng, tổ

chuyên môn và GV trong việc xây dựng KHDH môn Tiếng Việt.

- Tạo được sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng….

20

1.2.4. Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện KHDH môn Tiếng

Việt

GV là chủ thể xây dựng KHDH môn Tiếng Việt của năm học trên cơ sở thống

nhất trong tổ chuyên môn. Đồng thời, GV cũng là chủ thể thực hiện kế hoạch GD

môn Tiếng Việt dưới sự hỗ trợ và giám sát của tổ chuyên môn và BGH. Cụ thể:

- GV là người cùng tổ chuyên môn nghiên cứu, rà soát toàn bộ mục tiêu, yêu

cầu cần đạt của CT môn Tiếng Việt, rà soát nội dung của sách giáo khoa Tiếng Việt

mà nhà trường sử dụng (tham khảo các sách giáo khoa Tiếng Việt khác).

- GV hiểu HS lớp mình giảng dạy nhất, do vậy là người phù hợp đề xuất

những sắp xếp, bổ sung, thêm/bớt những nội dung, yêu cầu của sách giáo khoa cho

phù hợp đặc điểm học sinh, nhà trường, địa phương trên cơ sở bảo đảm yêu cầu cần

đạt của môn học.

- GV là người trực tiếp tham gia nghiên cứu CT, xây dựng KHDH môn Tiếng

Việt, cũng là người trực tiếp thực hiện KHDH môn Tiếng Việt, lựa chọn và sử dụng

được thiết bị dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp, và có

những điều chỉnh nội dung dạy học đúng đắn (khi cần).

1.2.5. Cấu trúc và nội dung của KHDH môn Tiếng Việt

KHDH môn Tiếng Việt gồm các nội dung sau và có thể được trình bày như

sau:

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch (CT môn Tiếng Việt, SGK Tiếng Việt được sử

dụng tại nhà trường, các SGK Tiếng Việt khác có trong danh mục được Bộ

GDĐT phê duyệt, kế hoạch thời gian thực hiện CT môn Tiếng Việt của nhà

trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện môn học

của các cấp có thấm quyền,...)

II. Điều kiện thực hiện môn học (đội ngũ GV, đặc điểm đối tượng HS, nguồn

học liệu, thiết bị DH, phòng học (nếu có), các nội dung về: GD địa phương, an

toàn giao thông, chủ đề hoạt động GD tập thể, nội dung thực hiện GV liên

môn,...)

III. Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt

Dưới đây là một trong những cách trình bày KHDH môn Tiếng Việt:

Tuần,

tháng

Chương trình và sách giáo khoa Nội dung

điều

chỉnh, bổ

sung

Ghi chú

Chủ

đề/mạch

Tên bài

học

Tiết/thời

lượng

21

nội dung

IV. Tổ chức thực hiện

1. Giáo viên phụ trách

2. Tổ trưởng (khối trưởng)

Tổ trưởng Hiệu trưởng

1.2.6. Quy trình xây dựng KHDH môn Tiếng Việt

Việc xây dựng KHDH môn học Tiếng Việt cấp tiểu học cần được thực hiện

như sau:

(1): Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện:

- Nghiên cứu CT môn Tiếng Việt3; nghiên cứu SGK môn Tiếng Việt sử dụng

tại trường, các SGK Tiếng Việt khác có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt4

để chọn các nội dung phù hợp, thực hiện tích hợp, bổ sung, xây dựng chủ đề dạy học

đưa vào KHDH môn Tiếng Việt; nghiên cứu kế hoạch thời gian thực hiện CT các

môn học, hoạt động GD của nhà trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học,

hướng dẫn thực hiện các môn học, hoạt động GD của các cấp có thẩm quyền và các

quy định khác có liên quan của Hiệu trưởng nhà trường (nếu có).

- Nghiên cứu điều kiện tổ chức dạy học môn Tiếng Việt, gồm: đội ngũ GV,

nguồn học liệu, thết bị dạy học, phòng bộ môn (nếu có); nội dung GD địa phương,...

chủ đề hoạt động GD tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liê môn và các điều kiện

đảm bảo khác có liên quan để tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt trong năm

học tại nhà trường.

Việc xây dựng KHDH môn Tiếng Việt cần đảm bảo pphát huy va trò từng cá

nhân, tính tương tác, hợp tác các thành viên trong tổ để đảm bảo tính liên thông giữ

môn Tiếng Việt và các môn học, HĐGD khác.

(2): Tổ trưởng chuyên môn giao nhiệm vụ cho GV trong tổ xây dựng dự thảo

KHDH môn Tiếng Việt; tổng hợp xây dựng dự thảo KHDH môn Tiếng Việt theo

khối lớp; tổ chức trao đổi, thảo luận giữa các thành viên tổ chuyên môn về dự thảo kế

hoạch; hoàn thiện dự thảo kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt theo khối lớp.

3 Xác định các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, thời lượng

thực hiện; các yêu cầu kiểm tra, đánh giá đoạn văn môn học. 4 Nghiên cứu các chủ đề học tập, bài học và thời lượng thực hiện được thiết kế trong SGK, các học liệu bổ trợ

kèm theo, các ngữ liệu (kênh hình, kênh chữ, các học liệu kèm theo) có trong SGK được sử dụng tại cơ sở giáo

dục để xây dựng phương án tích hợp, điều chỉnh, bổ sung trong quá trình tổ chức dạy học.

22

(3): GV chủ động nghiên cứu CT, SGK và các nội dung liên quan khác; tìm

hiểu về đặc điểm đối tượng HS gồm: các đặc điểm về vùng miền; hoàn cảnh gia đình

HS; chất lượng học tập lớp dưới (dựa vào hồ sơ bàn giao chất lượng GD)...; lập

KHDH môn Tiếng Việt ở khối lớp mình được phân công, phù hợp điều kiện thực

tiễn5.

(4): Tổ chuyên môn xác định những bài học/ chủ đề có nội dung cần điều

chỉnh, bổ sung (nếu có); tổ chức xây dựng KHDH môn Tiếng Việt; hướng dẫn, tạo

điều kiện thuận lợi cho GV tổ chức thực hiện các HDDH môn Tiếng Việt theo kế

hoạch; giám sát, kiểm tra, đánh giá và đề xuất điều chỉnh, bổ sung KHDH.

1.2.7. Tiêu chí đánh giá KHDH môn Tiếng Việt6

Để đánh giá một KHDH môn Tiếng Việt, có thể dựa vào những tiêu chí cơ

bản sau đây:

- Có đầy đủ căn cứ pháp lí và thực tiễn (ví dụ: CT, SGK, các văn bản chỉ đạo

của các cơ quan quản lí có thẩm quyền, điều kiện nhà trường, KHGD nhà trường,...);

- Đáp ứng mục tiêu GDPT quốc gia và mục tiêu phát triển của nhà trường;

- Thể hiện và đủ nội dung dạy học: Các chủ đề, chủ điểm, hệ thống bài học

(theo SGK);

- Phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương;

- Phù hợp với điều kiện đội ngũ và cơ sở vật chất của nhà trường;

- Phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của HS;

- Phù hợp với đặc thù của môn Tiếng Việt ở tiểu học;

- Đảm bảo thời lượng theo quy định của CT GDPT;

- Việc đánh giá được thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu

học.

1.2.8. Ví dụ minh hoạ

Dưới đây là KHDH môn Tiếng Việt lớp 1 của một trường tiểu học ở Hà Nội.

5 Về hình thức tổ chức chủ đề/bài học (gộp tiết để dạy theo chủ đề), không gian tổ chức lớp học và thời lượng

thực hiện bài học/chủ đề một cách hợp lí với đặc trưng môn học để nâng cao chất lượng dạy học. 6 Đây là những gợi ý ban đầu về tiêu chí và quy trình đánh giá. Việc đánh giá sẽ được thực hiện theo hướng

dẫn của Bộ GDĐT.

1

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT - NĂM HỌC 2020 – 2021

TRƯỜNG TIỂU HỌC ... QUẬN ... THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(Bắt đầu thực hiện từ ngày 05/9/2020)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

NĂM HỌC 2020 – 2021

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Chương trình môn Tiếng Việt cấp tiểu học, SGK môn Tiếng Việt lớp 1 được sử dụng tại nhà trường7, các các SGK Tiếng Việt lớp

1 thuộc các bộ sách khác thực hiện môn học có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt;

- Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học của nhà trường vụ năm học 2020 – 2021;

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 – 2021; hướng dẫn thực hiện các môn học của các cấp có thẩm quyền.

II. Điều kiện thực hiện môn học

Đã nghiên cứu, chuẩn bị đầy đủ về:

+ Đội ngũ giáo viên; đặc điểm đối tượng học snh;

+ Nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn;

+ Nội dung giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, … chủ đề hoạt động giáo dục tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liên

môn,…

III. Kế hoạch thực hiện môn Tiếng Việt lớp 1

III.1. Chương trình

A. Nội dung

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.1. Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh

7 SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều.

2

1.2. Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh

1.3. Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng

2. Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi

3. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu

4.1. Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường

4.2. Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép

5. Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1. Câu chuyện, bài thơ

2. Nhân vật trong truyện

B. Yêu cầu cần đạt

ĐỌC

KĨ THUẬT ĐỌC

- Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách, vở mở rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay). Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng

25cm.

- Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng).

- Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 – 60 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy,

dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ.

- Bước đầu biết đọc thầm.

- Nhận biết được bìa sách và tên sách.

ĐỌC HIỂU

Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

3

- Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh.

Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý, hỗ trợ.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua một số từ ngữ trong câu chuyện dựa vào gợi ý của giáo viên.

- Nhận biết được lời nhân vật trong truyện dựa vào gợi ý của giáo viên.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Liên hệ được tranh minh hoạ với các chi tiết trong văn bản.

- Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.

Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 10 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Thuộc lòng 4 – 5 đoạn thơ hoặc bài thơ đã học, mỗi đoạn thơ, bài thơ có độ dài khoảng 30 – 40 chữ.

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

- Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản về các chi tiết nổi bật trong văn bản.

- Trả lời được câu hỏi: “Văn bản này viết về điều gì?” với sự gợi ý, hỗ trợ.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản.

- Hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi với học sinh.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 5 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

VIẾT

KĨ THUẬT VIẾT

4

- Biết ngồi viết đúng tư thế: ngồi thẳng lưng; hai chân đặt vuông góc với mặt đất; một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm bút; không

tì ngực vào mép bàn; khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa).

- Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9); biết viết chữ hoa.

- Đặt dấu thanh đúng vị trí. Viết đúng quy tắc các tiếng mở đầu bằng các chữ c, k, g, gh, ng, ngh.

- Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình thức nhìn – viết (tập chép), nghe – viết. Tốc độ

viết khoảng 30 – 35 chữ trong 15 phút.

VIẾT CÂU, ĐOẠN VĂN NGẮN

Quy trình viết

Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết về ai? Viết về cái gì, việc gì?

Thực hành viết

- Điền được phần thông tin còn trống, viết được câu trả lời, viết câu dưới tranh phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc hoặc đã

nghe.

- Điền được vào phần thông tin còn trống, viết câu nói về hình dáng hoặc hoạt động của nhân vật dưới tranh trong câu chuyện đã học

dựa trên gợi ý.

- Điền được phần thông tin còn trống, viết câu trả lời hoặc viết lại câu đã nói để giới thiệu bản thân dựa trên gợi ý.

NÓI VÀ NGHE

Nói

- Nói rõ ràng, thành câu. Biết nhìn vào người nghe khi nói.

- Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi.

- Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với đối tượng người nghe.

- Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ vật yêu thích dựa trên gợi ý.

- Kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện đơn giản đã đọc, xem hoặc nghe (dựa vào các tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh).

Nghe

5

- Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nói, có tư thế nghe phù hợp). Đặt một vài câu hỏi để hỏi lại

những điều chưa rõ.

- Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học.

- Nghe một câu chuyện và trả lời được các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?

Nói nghe tương tác

- Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu.

- Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý nghĩ và thông tin đơn giản

III.2. Kế hoạch môn học

TT SÁCH GIÁO KHOA ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG Thời gian

thực hiện

Ghi chú

6

Tên bài Yêu cầu đạt Số tiết Nội dung điều chỉnh, bổ

sung Số tiết

1 Bài Mở

đầu 4

Tăng cường rèn nền nếp

và tập tô, viết nét chữ cơ

bản.

3

Tuần 1

Tăng 3 tiết Mở đầu:

Tập tô nét chữ

2 Bài 1 a, c 3 Giai đoạn học chữ:

tham khảo cách tổ

chức nhận diện chữ

cái bằng vật thể và

hành động của SGK

Tiếng Việt 1 “Vì sự

bình đẳng và dân

chủ trong giáo

dục”.

- Tăng 2 – 3 tiết

viết vở / tuần trong

suốt năm học.

- Tăng cường viết

vở: tổ chức tập viết

vào vở sau mỗi bài

học chữ / học vần.

3 Tập viết: a, c 1

4 Bài 2 dấu huyền, sấu sắc 2

5 Tập viết: cà, cá 1

6 Bài 3 Kể chuyện : Hai con dê 1

7 Bài 4. o, ô 2

Tuần 2

8 Tập viết: o, ô , co , cô, cò 1

9 Bài 5. Dấu hỏi, dấu nặng 2

10 Tập viết: cọ, cỏ, cổ 1

11 Bài 6 ơ, d 2

12 Tập viết: ơ, d, cờ, da 1

7

13 Bài 7 đ, e 2

14 Tập viết: đ, e, đe, đò 1

15 Bài 8 Kể chuyện: Chồn con đi

học 1

16 Bài 9. Ôn tập 1

17 Tập viết: cờ đỏ, đồ cổ 1

18 Bài 10 ê, l 2

Tuần 3

19 Tập viết: ê, l, lê, dê 1

20 Bài 11 b, bễ 2

21 Tập viết b, bễ, bờ 1

22 Bài 12 g , h 2

23 Tập viết: g, h, ga, hồ 1

24 Bài 13 i, ia 2

25 Tập viết: i, ia, bia, đĩa 1

26 Bài 14 Kể chuyện: Hai chú gà

con 1

8

27 Bài 15 Ôn tập 1

28 Tập viết: bia, bể cá 1

29 Bài 16 gh 2

Tuần 4

30 Tập viết: gh, ghế gỗ 1

31 Bài 17 gi, k 2

32 Tập viết: gi, k, giá đỗ, kì đà 1

33 Bài 18 kh, m 2

34 Tập viết: kh, m, me, khế 1

35 Bài 19 n, nh 1

36 Tập viết: n, nh, nho, nơ 1

37 Bài 20 Kể chuyện : Đôi bạn 2

38 Bài 21 Ôn tập 1

39 Bài 22 ng, ngh 2

Tuần 5

40 Tập viết: ng, ngh, ngà,

nghé

1

9

41 Bài 23 p, ph 2

42 Tập viết p , ph, phố cổ 1

43 Bài 24 qu, r 2

44 Tập viết: qu, r, rổ cá, quả

1

45 Bài 25 s, x 2

46 Tập viết s, x, sẻ, xe ca 1

47 Bài 26 Kể chuyện: Kiến và bồ

câu 1

48 Bài 27 Ôn tập 1

49 Bài 28 t, th 2

Tuần 6

50 Tập viết: t, th, tổ , thỏ 1

51 Bài 29 tr, ch 2

52 Tập viết tr, ch, tre, chó 1

53 Bài 30 u, ư 2

54 Tập viết: u, ư , tủ, sư tử 1

10

55 Bài 31 ua, ưa 2

56 Tập viết ua, ưa, cua, ngựa 1

57 Bài 32 Kể chuyện: Dê con

nghe lời mẹ 1

58 Bài 33 Ôn tập 1

59 Bài 34 v, y 2

Tuần 7

GV có thể sử dụng

ngữ liệu khác (tham

khảo thêm 4 bộ

sách Tiếng Việt 1

khác8). Nếu ngữ

liệu là văn bản

truyện, chú ý: nhân

vật quen thuộc, lời

thoại ngắn. VB

không có “vần lạc”.

60 Tập viết Tập viết: y, v, ve, y tá 1

61 Bài 35 Chữ thường - Chữ hoa 2

62 Tập viết ví, vẽ ; Dì tư là y tá 1

63 Bài 36 am, ap 2

Ngữ liệu bổ sung:

Thỏ và Rùa

Trưa đó, Thỏ đi thu cỏ

chưa về. Mưa to quá mà

nhà Thỏ thì xa. Thỏ gõ

cửa nhà Rùa .

Cho tớ trú nhờ nhé:

Rùa đáp:

- Nhà tớ đủ to cho cả

Thỏ ở nhé.

11

Rùa mở cửa cho Thỏ

nghỉ nhờ.

64 Tập viết: am , ap, quả

cam, xe đạp

1

65 Bài 37 ăm, ăp 2

66 Tập viết ăm, ắp, chăm chỉ, cặp

da 1

67 Bài 38. Kể chuyện: Chú thỏ

thông minh 1

68 Bài 39 Ôn tập 2

69 Bài 40 âm, âp 2

Tuần 8

70 Tập viết Tập viết: âm, âp, củ sâm,

cá mập

1

71 Bài 41 em, ep 2

72 Tập viết em, ep, kem, dép, cá

chép 1

73 Bài 42 êm, êp 2 Bài Lúa nếp, lúa tẻ: Tách

câu 1 thành 2 câu.

74 Tập viết: êm, êp, đêm,

xếp, bếp lửa

1

12

75 Bài 43 im, ip 2

76 Tập viết im , ip, cà tím , bìm bịp 1

77 Bài 44 Kể chuyện: Ba chú lợn

con 2

78 Bài 45 Ôn tập 1

79 Bài 46. iêm, yêm, iêp 2

Tuần 9

80 Tập viết: iêm, yêm, iêp,

diêm , thiếp, múa kiếm

1

81 Bài 47 om, op 2

82 Tập viết om, op, đom đóm, họp

tổ 1

83 Bài 48 ôm, ôp 2

84 Tập viết: ôm, ôp, tôm,

đốm lửa, hộp sữa

1

85 Bài 49 ơm, ơp 2 Thay đớp cá bằng mâm

cơm.

86 Tập viết ơm, ơp, bờm ngựa, tia

chớp 1

87 Bài 50 Kể chuyện: Vịt con và 1

13

sơn ca

88 Bài 51 Ôn tập 1

89 Ôn tập

giữa học

kì I

- Luyện tập: 2 tiết

- Đánh giá: Đọc thành

tiếng (6 tiết); Đọc hiểu,

viết (4 tiết)

12

Tuần 10

Có thể chọn văn

bản trong 4 bộ sách

khác (đảm bảo

không có vần

“lạc”).

90 Bài 52. um, up 2

Tuần 11

- Tăng cường viết

vở;

- Lưu ý về điều

chỉnh ngữ liệu: Như

tuần 7.

91 Tập viết: um, up, chum ,

búp bê

1

92 Bài 53 uôm 2

Ngữ liệu bổ sung:

Thỏ, Khỉ giúp Nhím

Nhà Nhím nằm nép ở

lùm cỏ. Có hôm, Nhím bị

ốm, Thỏ và Khỉ qua thăm.

Thỏ thủ thỉ:

- Nhà của Nhím luộm

thuộm quá. Vì thế mà

Nhím bị ốm đó.

Thế là Thỏ và khỉ giúp

Nhím xếp đồ, giũ nệm.

Nhím khì khì :

14

- Tớ luộm thuộm quá!

93 Tập viết uôm, buồm, quả muỗm 1

94 Bài 54 ươm, ươp 2

95 Tập viết: ươm, ươp,

bướm, mướp

1

96 Bài 55 an, at 2

97 Tập viết an, at, bàn, thợ hàn, nhà

hát 1

98 Bài 56 Kể chuyện: Sói và Sóc 1

99 Bài 57 Ôn tập 1

100 Bài 58 ăn, ăt 2

Tuần 12

101 Tập viết: ăn, ăt, chăn ,

mắt, bắt cá

1

102 Bài 59 ân, ât 2

103 Tập viết ân, ât, cân, vật, lật đật 1

104 Bài 60 en, et 2

105 Tập viết: en, et, vẹt, xe

ben

1

15

106 Bài 61 ên, êt 2

107 Tập viết ên, êt, bến xe, tên lửa 1

108 Bài 62 Kể chuyện: Sư tử và

chuột nhắt 1

109 Bài 63 Ôn tập 1

110 Bài 64 in, it 2

Ngữ liệu bổ sung:

Về quê thăm bà

Nghỉ hè, bé xin phép bố

mẹ về quê thăm bà. Bà

đưa bé đi chợ. Chợ họp ở

bờ đê. Chợ có cá rô phi,

cá mè, cá chép. Chợ có cả

mít, dưa, lê. Bữa đó, bà

mua thịt về làm nem cho

bé.

Tuần 13

111 Tập viết: in, it, quả mít,

đèn pin

1

112 Bài 65 iên, iêt 2

113 Tập viết iên, iêt, viết, cô tiên 1

16

114 Bài 66 yên, yêt 2

115 Tập viết Tập viết: yên, yêt, yên

ngựa, yết kiến

1

116 Bài 67 on, ot 2

117 Tập viết on, ot, , mẹ con, chim

hót 1

118 Bài 68 Kể chuyện: Mây đen và

mây trắng 1

119 Bài 69 Ôn tập

120 Bài 70 ôn, ôt 2

Tuần 14

121 Tập viết Tập viết: ôn, ôt, cột cờ,

thôn xóm

1

122 Bài 71 ơn, ơt 2

123 Tập viết ơn, ơt, sơn ca, sơn nhà 1

124 Bài 72. un, ut, ưt 2

125 Tập viết: un, ut, ưt, phun,

bút, mứt, cún con

1

126 Bài 73. uôn, uôt 2

17

127 Tập viết uôn, uôt, chuồn, chuột,

tuốt lúa 1

128 Bài 74 Kể chuyện: Thần gió và

mặt trời 1

129 Bài 75 Ôn tập 1

130 Bài 76. uơn, uơt 2

Tuần 15

131 Tập viết: uơn, uơt, lươn,

lướt ván, con lươn

1

132 Bài 77 ang, ac 2

133 Tập viết ang, ac, vạc, thang, cá

vàng 1

134 Bài 78 ăng, ăc 2

135 Tập viết: ăng, ăc, măng,

tắc kè, tia nắng

1

136 Bài 79 âng, âc 2

137 Tập viết âng, âc, nhà tầng, quả

gấc 1

138 Bài 80 Kể chuyện: Hàng xóm 1

139 Bài 81 Ôn tập 1

18

140 Tập chép: Nàng tiên cá là

con vua biển.

1

141 Bài 82 eng, ec 2

Tuần 16

142 Tập viết: eng, ec, xe tec,

xà beng

1

143 Bài 83 iêng, yêng, iêc 2

144 Tập viết iêng, yêng, iêc, chiêng,

yểng, xiếc 1

145 Bài 84 ong, oc 2

146 Tập viết Tập viết: ong, oc, bóng,

sóc, hạt ngọc

1

147 Bài 85 ông, ôc 2

148 Tập viết ông, ôc, gốc đa, dòng

sông 1

149 Bài 86 Kể chuyện: Cô bé và

con gấu 1

150 Bài 87 Ôn tập 1

151 Tập chép: Ông tặng bé

một con chim yểng.

1

19

152

Bài 88. ung, uc 2

Tuần 17

153 Tập viết Tập viết: ung, uc, sung,

cúc

1

154 Bài 89. ưng, ưc 2

155 Tập viết ưng, ưc, lưng, cá mực 1

156 Bài 90 uông, uôc 2

157 Tập viết: uông, uôc,

chuông, đuốc

1

158 Bài 91 ương, ươc 2

159 Tập viết ương, ươc, gương, thước 1

160 Bài 92 Kể chuyện: Ông lão và

sếu nhỏ 1

161 Bài 93 Ôn tập 1

162 Tập chép Tập chép: Ông chủ thử trí

khôn của lừa.

1

163 Ôn tập

cuối học

kì I

- Luyện tập: (2 tiết)

- Đánh giá: Đọc thành

tiếng (6 tiết); Đọc hiểu,

12

Tuần 18

- Có thể sử dụng

ngữ liệu có chủ

điểm phù hợp trong

20

viết (2 tiết)

- Kiểm tra cuối HKI: 2

tiết.

4 bộ SGK Tiếng

Việt lớp 1 khác

(đảm bảo không có

“vần lạc”.

- Có thể linh hoạt

phân chia thời

lượng phù hợp cho

mỗi hoạt động.

164 Bài 94 anh, ach 2

Ngữ liệu bổ sung:

Sóc và chim khách

Sóc làm tổ trên cành

cây dẻ bên bờ sông. Nghe

tiếng chim khách, sóc tiếc

vì mình không có giọng

như chị khách. Còn chị

khách lại muốn chuyền

cành nhanh như Sóc.

Tuần 19

- Điều chỉnh ngữ

liệu: Lưu ý như

tuần 7.

165 Tập viết: anh, ach, quả

chanh, cuốn sách

1

166 Bài 95 ênh, êch 2

167 Tập viết ênh, êch, con ếch, dòng

kênh 1

21

168 Bài 96 inh, ich 2

169 Tập viết: inh, ich, kính

mắt, lịch bàn

1

170 Bài 97 ai, ay 2

171 Tập viết ai, ay, gà mái, máy bay 1

172 Bài 98 Kể chuyện: Ong mật và

ong bầu 1

173 Bài 99 Ôn tập 1

174 Tập chép Tập chép: Bé đi rước đèn

đêm trăng.

1

175 Bài 100 oi, ây 2

Tuần 20

176 Tập viết: oi, ây, con voi,

cây dừa

1

177 Bài 101. ôi, ơi 2

178 Tập viết ôi, ơi, trái ổi, bơi lội 1

179 Bài 102 ui, ưi 2

180 Tập viết: ui, ưi, ngọn núi,

gửi thư

1

22

181 Bài 103. uôi, ươi 2

182 Tập viết uôi, ươi, dòng suối, quả

bưởi 1

183 Bài 104 Kể chuyện: Thổi bóng 1

184 Bài 105 Ôn tập 1

185 Tập chép: Hai bạn cùng

đi chơi.

1

186 Bài 106 ao, eo 2

Tuần 21

Có thể cho HS tập

187 Tập viết: ao, eo, ngôi sao,

con mèo

1

188 Bài 107 au, âu 2

189 Tập viết au, âu, cây cau, chim sâu 1

190 Bài 108 êu, iu 2

191 Tập viết: êu, iu, con sếu,

cái rìu

1

192 Bài 109 iêu, yêu 2

193 Tập viết iêu, yêu, vải thiều, đáng

yêu 1

23

194 Bài 110 Kể chuyện: Mèo con bị

lạc 1

chép câu ngắn có

tiếng chứa vần mới

(không có “vần

lạc”).

Với những lớp HS

chưa viết tốt, vẫn

tiếp tục luyện viết

vần và từ ngữ ứng

dụng.

195 Bài 111 Ôn tập 1

196 Tập chép: Người tốt sẽ

gặp điều tốt.

1

197 Bài 112 ưu, ươu 2

Tuần 22

198 Tập viết: ưu, ươu, con

cừu, hươu sao

1

199 Bài 113 oa, oe 2

200 Tập viết oa, oe, cái loa, chích

chòe 1

201 Bài 114 uê, uơ 2

202 Tập viết: uê, uơ, hoa huệ,

huơ vòi

1

203 Bài 115 uy, uya 2

204 Tập viết uy, uy, tàu thủy, đêm

khuya 1

24

205 Bài 116 Kể chuyện: Cây khế 1

206 Bài 117 Ôn tập 1

207 Tập chép: Chim bay vút

lên ngọn cây cao.

1

208 Bài 118 oam, oăm 2

Tuần 23

209 Tập viết: oam, oăm,

ngoặm, khoằm

1

210 Bài 119 oan, oat 2

211 Tập viết oan, oat, máy khoan,

trốn thoát 1

212 Bài 120 oăn, oăt 2

213 Tập viết: oăn, oăt , tóc

xoăn, chỗ ngoặt

1

214 Bài 121 uân, uât 2

215 Tập viết uân, uât, huân chương,

sản xuất 1

216 Bài 122 Kể chuyện: Hoa tặng bà 2

217 Bài 123 Ôn tập 1

25

218 Tập chép: Chích chòe

nhảy thoăn thoắt.

1

219 Bài 124 oen, oet 2

Tuần 24

220 Tập viết Tậ viết: oen, oet, nhoẻn

cười, khoét tổ

1

221 Bài 125 uyên, uyêt 2

222 Tập viết uyên, uyêt, khuyên,

duyệt binh 1

223 Bài 126 uyn, uyt 2

224 Tập viết: uyn, uyt, màn

tuyn, xe buýt

1

225 Bài 127 oang, oac 2

226 Tập viết oang, oackhoang tàu, áo

khoác 1

227 Bài 128 Kể chuyện: Cá đuôi cờ 1

228 Bài 129 Ôn tập 1 1

229 Tập chép: Mảnh trăng

cong như lưỡi liềm.

230 Bài 130 oăng, oăc 2

26

231 Tập viết: oăng, oăc, con

hoẵng, ngoắc tay

1

Tuần 25

232 Bài 131 oanh, oach 2

233 Tập viết oanh, oach, khoanh

bánh, thu hoạch 1

234 Bài 132 uênh, uêch 2

235 Tập viết: uênh, uêch,

huênh hoang, trống huếch

1

236 Bài 133 uynh, uych 2

237 Tập viết uynh, uych, , ngã uỵch 1

238 Bài 134 Kể chuyện: Chim hoạ mi 1

239 Bài 135 Ôn tập 1

240 Tập chép: Con cá kiêu

ngạo bị mắc lưới.

1

241 Bài 136 oai, oay, uây 2

- Có thể sử dụng

ngữ liệu có chủ

điểm phù hợp trong

4 bộ SGK Tiếng

Việt lớp 1 khác.

242 Tập viết: oai, oay, uây,

lốc xoáy

1

243 Bài 137 Vần ít gặp : oong, ooc,

uyp, oeo, uêu, oao, uyu 2

27

244 Tập viết

oong, ooc, uyp, oeo,

uêu, oao, uyu, xoay, cái

xoong, ngoằn ngoèo

1

Tuần 26

245 Ôn tập

giữa học

kì 2

- Luyện tập: 2 tiết.

- Đánh giá đọc thành

tiếng: 4 tiết

- Đánh giá đọc hiểu,

viết: 2 tiết.

6 Tăng 2 tiết luyện tập.

2

246 Tập đọc Chuột con đáng yêu 2

Tuần 27

- Ở phần LTTH,

GV có thể chủ động

lựa chọn văn bản có

nội dung phù hợp ở

4 bộ sách khác.

- HS có thể bắt đầu

tập viết câu ngắn.

Với những lớp HS

chưa tập viết câu

được, sẽ cho HS tập

chép.

247 Chính tả

Tập chép: Con mèo mà

trèo cây cau.

Bài tập : Chữ: ng, ngh.

Vần: uôn, uôt /ương,

ươc.

1

248 Tập đọc Món quà quý nhất 2

249 Tập viết Tô chữ hoa: A, Ă, Â 1

250 Tập đọc Nắng 1

251 Góc

sáng tạo

Bưu thiếp “Lời yêu

thương” 1

252 Kể Cô bé quàng khăn đỏ 1

28

chuyện

253 Tập viết Tô chữ hoa: B 1

254 Tự đọc

sách báo

Làm quen với việc đọc

sách báo 2

255

Viết 2 - 3 câu kể về cha

(mẹ, ông, bà hoặc người

đỡ đầu) của em.

1

256 Tập đọc Thầy giáo 2

Tuần 28

257 Chính tả

Nghe viết: Cô giáo với

mùa thu.

Bài tập thực hành: Chữ:

g, gh. Vần: ai, ay.

1

258 Tập đọc Kiến em đi học 2

259 Tập viết Tô chữ hoa: C 1

260 Tập đọc Đi học 1

261 Góc

sáng tạo

Trưng bày Bưu thiếp

“Lời yêu thương” 1

262 Kể

chuyện Ba món quà 1

29

263 Tập viết Tô chữ hoa: D, Đ 1

264 Tự đọc

sách báo Đọc truyện 2

265 Viết 2 3 câu kể về một cô

giáo (thầy giáo) của em.

1

266 Tập đọc Sơn ca, nai và ếch 2

Tuần 29

267 Chính tả

Tập chép: Chim sâu.

Bài tập thực hành : Chữ:

c, k. Vần: uyt, uych.

1

268 Tập đọc Chuyện trong vườn 2

269 Tập viết Tô chữ hoa: E, Ê 1

270 Tập đọc Kể cho bé nghe 1

271 Góc

sáng tạo Em yêu thiên nhiên 1

272 Kể

chuyện Chuyện của hoa hồng 1

273 Tập viết Tô chữ hoa: G, H 1

274 Tự đọc

sách báo Đọc truyện tranh 2

30

275 Viết 2 - 3 câu kể về một

cây mà em thích.

1

276 Tập đọc Ông giẳng ông giăng 2

Tuần 30

277 Chính tả

Nghe viết: Ông giẳng

ông giăng (7 dòng thơ

đầu)

Bài tập :

1. Điền tiếng còn thiếu

vào chỗ trống.

2.Chữ: r, d, gi.

1

278 Tập đọc Sẻ anh, Sẻ em 2

279 Tập viết Tô chữ hoa: I, K 1

280 Tập đọc Ngoan 1

281 Góc

sáng tạo

Trưng bày tranh ảnh:

“Em yêu thiên nhiên” 1

282 Kể

chuyện Ba cô con gái 1

283 Tập viết Tô chữ hoa: L 1

284 Tự đọc

sách báo Đọc thơ 2

31

285 T Viết 2 - 3 câu về một con

vật mà em thích.

1

286 Tập đọc Cái kẹo và con cánh cam 2

Tuần 31

287 Chính tả

Tập chép: Cô và mẹ

Bài tập thực hành :Viết

tiếng bắt đầu bằng c, k.

1

288 Tập đọc Giờ học vẽ 2

289 Tập viết Tô chữ hoa: M, N 1

290 Tập đọc Quyển vở của em 1

291 Góc

sáng tạo Quà tặng ý nghĩa 1

292 Kể

chuyện Đi tìm vần “êm” 1

293 Tập viết Tô chữ hoa: O, Ô, Ơ 1

294 Tự đọc

sách báo

Đọc sách về kiến thức,

kĩ năng sống 2

295 Viết 3 - 4 câu về một bạn

em quý mến.

1

296 Tập đọc Cuộc thi không thành 2

32

297 Chính tả

Tập chép: Rùa con đi

chợ

Bài tập thực hành :Chữ:

ng, ngh. Vần: uôi, uây.

1

32

298 Tập đọc Anh hùng biển cả 2

299 Tập viết Tô chữ hoa: P, Q 1

300 Tập đọc Hoa kết trái 1

301 Góc

sáng tạo

Trưng bày: “Quà tặng ý

nghĩa” 1

302 Kể

chuyện

Cuộc phiêu lưu của giọt

nước tí hon 1

303 Tập viết Tô chữ hoa: R, S 1

304 Tự đọc

sách báo Đọc báo 2

305 Viết 3 - 4 câu về ngôi nhà

của em

1

306 Tập đọc Ngôi nhà ấm áp 2

Tuần 33 307 Chính tả

Nghe viết: Cả nhà

thương nhau

Bài tập thực hành: Chữ:

1

33

r, d, gi. Vần: an, ang /

oan, anh.

308 Tập đọc Em nhà mình là nhất 2

309 Tập viết Tô chữ hoa : T 1

310 Tập đọc Làm anh 1

311 Góc

sáng tạo Em là cây nến hồng 1

312 Kể

chuyện Hai tiếng kì lạ 1

313 Tập viết Tô chữ hoa: U, Ư 1

314 Tự đọc

sách báo Đọc sách báo ở thư viện 2

315 Viết 3 - 4 câu về trường

em hoặc lớp em

1

316 Tập đọc Ve con đi học 2

317 Chính tả

Tập chép: Dàn đồng ca

mùa hạ.

Bài tập thực hành :Chữ:

g, gh. Vần: eo, oe.

1

34

318 Tập đọc Sử dụng đồ dùng học tập

an toàn 2

Tuần 34

319 Tập viết Tô chữ hoa: V, X 1

320 Tập đọc Chuyện ở lớp 1

321 Góc

sáng tạo

Trưng bày tranh ảnh

“Em là cây nến hồng” 1

322 Kể

chuyện Chuyện của thước kẻ 1

323 Tập viết Tô chữ hoa : Y 1

324 Tự đọc

sách báo

Củng cố kĩ năng đọc

sách báo 2

325 Viết 3 - 4 câu về ngôi nhà

của em

1

326 Ôn tập

cuối năm

- Luyện tập: (2 tiết)

- Đánh giá: Đọc thành

tiếng (6 tiết); Đọc hiểu,

viết (2 tiết)

- Kiểm tra cuối năm học:

2 tiết.

12

Tuần 35

- Có thể sử dụng

ngữ liệu có chủ

điểm phù hợp trong

4 bộ SGK Tiếng

Việt lớp 1 khác.

35

* Tích hợp các hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động tập thể: Theo KHGD nhà trường.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Giáo viên phụ trách môn Tiếng Việt lớp 1 chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch ở lớp được phân công phụ trách.

2. Tổ trưởng khối lớp 1 chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch trong toàn khối lớp 1.

HIỆU TRƯỞNG

Giải thích:

1) Chương trình môn Tiếng Việt của trường được xây dựng dựa trên cơ sở những quy định chung của cơ quan chỉ đạo

chuyên môn và tình hình thực tiễn của nhà trường, tinh hình năm học.

- Chương trình 2018 quy định là chương trình phát triển năng lực, yêu cầu về chuẩn đầu ra, GV được quyền lựa chọn nội

dung dạy học phù hợp để đảm bảo đạt chuẩn; chương trình quy định thời lượng cả năm học, không quy định thời lượng cho mỗi

học kì hay mỗi tuần học.

- Đặc điểm nhà trường: Đây là một trường Tiểu học dân lập, khá chủ động trong việc phát triển chương trình nhà trường.

Với môn Tiếng Việt (trường học 2 buổi/ngày):

+ Trong những năm học trước, việc rèn kĩ năng đọc của trường được thực hiện rất hiệu quả: Nhà trường đã tập trung vào

việc luyện đọc cho HS bằng việc tổ chức các câu lạc bộ đọc sách cho HS.

36

+ Nhà trường đặc biệt chú trọng hình thành và phát triển năng lực viết của HS: trước hết là tập viết kĩ thuật, sau đó là tập

viết câu, viết có yếu tố sáng tạo. Hoạt động luyện viết được ưu tiên dành một thời lượng đáng kể. Vì vậy, năng lực viết sáng

tạo của HS hình thành khá tốt.

- Đặc điểm của năm học 2020: Năm đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018; thời gian dịch covid kéo dài, năm học bắt

đầu từ 5/9/2020 (không có tuần “làm quen”).

2) Từ tình hình cụ thể, nhà trường đã xây dựng KHDH môn Tiếng Việt lớp 1 theo nội dung bộ sách nhà trường đã chọn, có

tham khảo các bộ sách khác trong sanh mục SGK Tiếng Việt lớp 1 được Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt, trong đó có những

điều chỉnh phù hợp thực tế:

- Tăng 3 tiết cho bài Mở đầu, nhằm: giúp HS làm quen với nền nếp học tập (để giải quyết thực tế: vì dịch covid, trẻ không

được làm quen đầy đủ với các chữ cái; HS không có thời gian “đệm” trước khi vào năm học mới).

- Tăng 2 - 3 tiết cho mỗi tuần (sử dụng quỹ thời gian buổi 2). Tăng cường luyện viết vở:

+ Giai đoạn Học vần: Sau mỗi bài học chữ / học vần mới có một bài tập viết vở. Ngoài ra, sau bài Ôn tập mỗi tuần cũng có

một bài tập viết từ ngữ hoặc tập chép câu vào vở.

- Giai đoạn Luyện tập tổng hợp: Tăng cường các tiết tập chép. Ở một số tuần cuối năm học HS được tập viết câu theo chủ

điểm tuần học.

b) Về ngữ liệu: Thay một số từ ngữ hoặc tăng cường một số bài đọc so với bộ SGK được chọn để hỗ trợ hoạt động luyện

đọc của HS. KHDH môn học có chú ý tới việc khai thác thêm ngữ liệu và hình thức dạy học phù hợp trong các bộ sách khác

trong danh mục SGK Tiếng Việt lớp 1 được Bộ Giáo dục phê duyệt.

c) Về phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học: Bản kế hoạch đã có những lưu ý cần thiết để GV chủ động trong quá trình

thực hiện kế hoạch.

Một số nhận xét về bản kế hoạch:

37

- Các bước thực hiện và nội dung kế hoạch phù hợp với các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp quản lí có thẩm

quyền;

- Nội dung đảm bảo các quy định chung của CT GDPT2018 về mục tiêu, yêu cầu cần đạt;

- Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế và phương châm, chiến lược giáo dục của nhà trường: Có những lưu ý cần thiết

về điều chỉnh thời lượng, ngữ liệu, tham khảo các sách khác liên quan, tích hợp các hoạt động giáo dục theo KHGD nhà

trường,...)

- Hình thức thể hiện tường minh, dễ theo dõi và thực hiện.

38

CHƯƠNG II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT

2.1. Quan niệm về KHBD Tiếng Việt; vị trí, vai trò của KHBD Tiếng Việt; quan

hệ giữa KHBD Tiếng Việt và KHDH môn Tiếng Việt

2.1.1. Kế hoạch bài dạy9 Tiếng Việt

KHBD Tiếng Việt do GV thiết kế, bao gồm các hoạt động của HS và GV trong

quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ đề (sau đây gọi chung là bài học) Tiếng

Việt nhằm giúp HS đạt YCCĐ. KHBD được GV thực hiện chủ động, linh hoạt phù

hợp với đối tượng HS, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các YCCĐ của CT dối với

môn Tiếng Việt để đạt hiệu quả ca nhất; được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho

phù hợp với HS và điều kiện tổ chức dạy học.

KHBD Tiếng Việt là KHDH một bài Tiếng Việt cụ thể, dự kiến công việc của

GV và HS trong quá trình dạy học theo mục đích và yêu cầu đã định sẵn. KHBD

Tiếng Việt không phải là một bản tóm tắt chi tiết một bài trong SGK Tiếng Việt, cũng

không phải là một bản liệt kê các mục, các đầu việc của GV và HS. Nó phải thể hiện

sinh động mối liên hệ giữa YCCĐ, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy học.

KHBD Tiếng Việt tốt thể hiện rõ được dự kiến mọi công việc của GV và HS trên lớp,

thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, sáng tạo của GV trong việc cải tiến PP,

nội dung sao cho HS nhiệt tình chủ động học tập.

2.1.2. Vị trí, vai trò của KHBD Tiếng Việt đối với việc thực hiện KHDH

mônTiếng Việt

KHBD Tiếng Việt có vị trí vai trò rất quan trọng trong việc triển khai hiệu quả

KHDH môn Tiếng Việt. Nó giúp GV xác định những gì HS cần đạt được sau giờ học

và con đường đi đến đích đó một cách thuận lợi và hợp lí nhất, bao gồm các bước từ

xác định mục tiêu/yêu cầu cần đạt đến lựa chọn, sắp xếp nội dung, xác định các

phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức tập luyện cũng như xây dựng tiến trình

giờ học và đánh giá kết quả học tập/tập luyện của học sinh thông qua các phẩm chất,

năng lực đạt được sau mỗi chủ đề/bài học. KHBD Tiếng Việt hiện thực hóa KHDH

môn Tiếng Việt phù hợp với đối tượng học sinh trong những điều kiện thời gian và

môi trường cụ thể. Việc lập KHBD Tiếng Việt giúp GV cấu trúc các hoạt động dạy

học Tiếng Việt theo cách mà học sinh có thể dễ dàng tiếp cận, giúp GV kiểm soát các

yêu cầu đầu ra ở mỗi giai đoạn học tập từ đó thiết kế các hoạt động dạy học Tiếng Việt

phù hợp giúp HS từng bước đạt được những yêu cầu cần đạt của CT. KHBD cũng giúp

GV và HS chủ động về thời gian, chủ động trong lựa chọn phương pháp dạy học, sử

dụng học liệu, thiết bị trong điều kiện có thể một cách hiệu quả. KHBD cũng dự kiến

trước những khó khăn, vướng mắc những tình huống sư phạm phát sinh để GV chủ

động ứng phó kịp thời.

9 Trước đây còn gọi là bài soạn, giáo án

39

2.1.3. Mối quan hệ giữa KHBD Tiếng Việt với KHDH môn Tiếng Việt

Giữa KHBD Tiếng Việt và KHDH môn Tiếng Việt có mối liên quan, thống

nhất với nhau. KHBD Tiếng Việt giúp GV hoàn thành từng phần của KHDH môn

Tiếng Việt, là sự chi tiết hoá các hoạt động triển khai một bài học Tiếng Việt cụ thể

trong KHDH môn học Tiếng Việt.

KHDH môn học Tiếng Việt là bản kế hoạch của nhà trường trong cả năm học,

phù hợp với điều kiện thực tế, đó là các chủ đề, chủ điểm, bài học. KHDH môn học

Tiếng Việt cũng thể hiện rõ mỗi nội dung được thực hiện vào thời gian nào, trong bao

lâu, nhưng không thể hiện rõ mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương tiện dạy học

và hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá của từng bài. Đó là nhiệm vụ của KHBD.

KHBD Tiếng Việt là kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học một bài học

Tiếng Việt cụ thể trong KHDH môn Tiếng Việt. Người xây dựng KHBD phải dự kiến

được:

a) YCCĐ của bài học: các NL đặc thù (NL ngôn ngữ, NL văn học), các phẩm

chất và NL chung cần hình thành/góp phần hình thành sau bài học.

b) Các phương tiện dạy học (đồ dùng dạy học) chuẩn bị.

c) Các hoạt động dạy học chủ yếu. Ở mỗi nội dung, KHBD cần thể hiện: thời

gian, tên hoạt động, những việc GV cần làm (hoạt động của GV), những việc HS cần

làm (hoạt động của HS), phương tiện dạy học.

2.2. Các nguyên tắc xây dựng KHBD Tiếng Việt

Việc xây dựng KHBD Tiếng Việt phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

2.2.1. Đảm bảo tính pháp lí:

- Tuân thủ chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Việt 2018;

- Thực hiện đúng chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền;

2.2.2. Đảm bảo tính khoa học:

- Nội dung dạy học đúng kiến thức ngôn ngữ học, văn học và các kiến thức khác

có liên quan;

- Trình tự sắp xếp các nội dung dạy học đảm bảo logic của CT, của khoa học

ngôn ngữ, văn học và các khoa học khác có liên quan;

- PPDH đảm bảo đặc trưng môn học và đặc điểm tâm, sinh lí, khả năng nhận

thức đặc điểm ngôn ngữ,... (đặc điểm lứa tuổi) của HSTH.

2.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn

- Thực hiện đúng KHGD nhà trường và KHDH môn Tiếng Việt của khối lớp;

- Các phương tiện và hình thức hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện thực tế

của nhà trường và địa phương;

- Tích hợp các nội dung GD (phù hợp) với CTGD địa phương và KHGD nhà

trường.

40

2.2.3. Đảm bảo tính sư phạm

- Quy trình dạy học và các biện pháp, hình thức, phương tiện dạy học được thể

hiện tường minh.

- Biện pháp, hình thức, phương tiện dạy học phù hợp với đối tượng HS ở lớp

giảng dạy;

- Các hoạt động được thiết kế phải thể hiện quan điểm dạy học và đánh giá theo

định hướng phát triển năng lực người học; phát huy thế mạnh và khắc phục những hạn

chế của địa phương, nhà trường, học sinh;

- Với mỗi hoạt động, xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, dự kiến kết

quả, sản phẩm đạt được, dự kiến thời gian, địa điểm, lực lượng tổ chức ở từng học kì

và cả năm học cho mỗi khối lớp;

- Dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong quá trình dạy học;

chú ý dạy học phân hoá;

- Làm rõ những hoạt động học tập và sản phẩm của học sinh sau khi học, nhằm

đạt mục tiêu bài học, hướng vào phát triển được những thành tố của từng năng lực đề

cập;

- Sử dụng những phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập để hỗ trợ

học sinh học tập nhằm đạt mục tiêu.

2.3. Vai trò của KHBD Tiếng Việt trong thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt

cấp tiểu học

Trong thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt cấp tiểu học, KHBD Tiếng Việt có

những vai trò chủ yếu sau đây:

- KHBD Tiếng Việt hoạch định một trình tự logic những hoạt động dự kiến mà

GV mong muốn sẽ thực thi trên lớp của mình để đạt được mục tiêu bài học. Các hoạt

động cần được thiết kế phù hợp với đối tượng cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể về cơ sở

vật chất, phương tiện dạy học và thời gian triển khai;

- Thiết kế KHBD Tiếng Việt là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công một giờ

dạy học Tiếng Việt. Việc thiết kế KHBD Tiếng Việt đòi hỏi sự đầu tư trí tuệ, kinh

nghiệm và thể hiện dấu ấn sáng tạo của người GV. KHBD Tiếng Việt còn thể hiện tinh

thần của sự đổi mới, các hoạt động dạy học được thiết kế giúp học sinh tích cực, chủ

động khám phá và kiến tạo tri thức, phát triển các năng lực, rèn luyện kĩ năng qua hoạt

động và hình thành nhận thức, tình cảm, thái độ cùng với kiến thức và kĩ năng đạt

được. KHBD Tiếng Việt cũng thể hiện được những cách thức tổ chức dạy học phong

phú, sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫn đối với học sinh, đảm bảo đặc trưng môn học, phù hợp

với cơ sở vật chất và điều kiện sư phạm của nhà trường;

- KHBD Tiếng Việt cho phép các nhà quản lí tập trung sự chú ý của mình vào

các mục tiêu dạy học phát triển năng lực, phẩm chất đặc thù, các năng lực chung và

41

các phẩm chất của HS, làm rõ hơn phương hướng hoạt động của tổ chuyên môn, của

nhà trường trong kỳ học, năm học;

- KHBD Tiếng Việt giúp hình thành những nỗ lực có tính phối hợp giữa các GV

trong nhà trường. Nó tạo điều kiện cho tổ chuyên môn và các GV đánh giá khả năng

của chính mình và phối hợp hoạt động để đạt mục tiêu. Nó là cơ sở phối hợp hành

động giữa các cá nhân và đơn vị, là cơ sở thống nhất hành động trong tập thể.

- KHBD Tiếng Việt giúp giảm thiểu hoạt động trùng lặp, chồng chéo giữa các

nội dung và hoạt động dạy học, tạo khả năng hoạt động và sử dụng nguồn lực một

cách có hiệu quả.

- KHBD Tiếng Việt là phương tiện thực hiện dân chủ hoá giáo dục và dân chủ

hoá quản lí nhà trường một cách có hiệu quả. Thông qua việc bàn bạc xây dựng kế

hoạch, thu hút trí tuệ của các thành viên, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà

trường, tạo cơ hội lôi kéo mọi người tham gia xây dựng và triển khai những quyết định

quan trọng.

Tóm lại, KHBD Tiếng Việt vừa là một bản kế hoạch hoạt động của GV, vừa là

phương tiện giúp cán bộ quản lí chỉ đạo chuyên môn một cách căn bản, nhằm hoàn

thành tốt KHDH của đơn vị.

2.4. Định hướng cấu trúc KHDH bài học Tiếng Việt

KHDH bài học Tiếng Việt phải bao những thành tố cơ bản: yêu cầu cần đạt, đồ

dùng dạy học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy. Cụ thể

như sau:

2.4.1. Yêu cầu cần đạt của bài học

Trên cơ sở YCCĐ của mạch nội dung được quy định trong CT môn Tiếng Việt,

GV chủ động sử dụng SGK, thiết bị dạy học, học liệu để xác định YCCĐ của bài học

phù hợp với với đối tượng HS, đặc điểm nhà trường, địa phương. YCCĐ của bài học

cần xác định rõ: HS cần thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào việc giải

quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển PC, NL gì.

2.4.2. Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức hoạt động dạy

học của GV và HS.

2.4.3. Các hoạt động dạy học chủ yếu

GV chủ động tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính

chất bài học (bài kiến thức mới, thực hành, ôn tập), đặc điểm môn Tiếng Việt (gắn với

các hoạt động đọc, viết, nói-nghe) phù hợp đối tượng HS.

a) Hoạt động của học sinh

Hoạt động học tập của HS bao gồm các hoạt động Mở đầu (khởi động – kết nối);

hoạt động Hình thành kiến thức (trải nghiệm, khám phá; phân tích, hình thành kiến

thức mới); hoạt động Luyện tập, thực hành và hoạt động Vận dụng, ứng dụng những

42

điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế. Các hoạt

động học tập (kể cả hoạt động tự nhận xét hay nhận xét hoạt động học tập của bạn hay

nhóm bạn) của HS, tuỳ theo mục đích, tính chất của mỗi hoạt động, được tổ chức làm

việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp; đảm bảo mỗi HS được tạo điều kiện để tự mình

thực hiện nhiệm vụ học tập hay trải nghiệm thực tế.

Theo tinh thần đó, khi thiết kế các hoạt động dạy học chủ yếu trong KHDH bài

học Tiếng Việt, GV có thể thiết kế thành 4 bước lớn:

(1) Khởi động: Hoạt động khởi động dựa trên kinh nghiệm ngôn ngữ và những

hiểu biết sẵn có của HS trước khi học bài mới để liên hệ, kết nối giữa kiến thức, kĩ

năng đã có với kiến thức, kĩ năng mới.

Để HS khởi động hiệu quả, GV cần tạo ra các tình huống gợi vấn đề để học sinh

được trải nghiệm bằng cách huy động các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để suy

nghĩ, biến đổi đối tượng hoạt động, tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Hoạt động khởi

động được thiết kế dựa trên mục tiêu bài học và những kiến thức đã có của học sinh.

Hoạt động khởi động sẽ giúp học sinh có hứng thú trong học tập, thôi thúc HS khám

phá, tìm hiểu kiến thức mới. Trong khởi động, định hướng và tổ chức các hoạt động

của GV rất quan trọng, nhưng vốn kiến thức của HS, những trải nghiệm của HS vẫn là

yếu tố quyết định đối với việc khám phá và hình thành kiến thức mới. VD: Ở lớp 1,

với bài bắt đầu học về các vần am, ap, GV có thể cho HS quan sát quả cam, chiếc xe

đạp để giới thiệu hai vần sắp học.

(2) Khám phá: Qua hoạt động khởi động HS đã bước đầu tiếp cận được với kiến

thức của bài học. Do đó, bước khám phá cần được thiết kế với các hình thức tổ chức

học tập phong phú giúp HS biết huy động kiến thức, chia sẻ và hợp tác trong học tập

để thu nhận kiến thức mới. Sau khi HS đã phát hiện ra kiến thức mới, GV là người

chuẩn hóa lại kiến thức và dẫn dắt để HS để rút ra kết luận về thông tin mới của bài

học. VD: HS sẽ nghe GV đọc mẫu am, ap, nhìn chữ am, ap để phát hiện cấu tạo của

mỗi vần, ghép các âm đầu (và thanh nặng, khi ghép tiếng đạp) với vần để tạo thành

tiếng mới (cam, đạp).

(3) Luyện tập: Hoạt động luyện tập giúp HS củng cố kiến thức vừa học và huy

động, liên kết với kiến thức đã có để thực hiện giải quyết vấn đề. Hoạt động này cần

được thiết kế sao cho mỗi HS đều được luyện tập để hình thành các kĩ năng sử dụng

lời nói cần thiết. Khi thiết kế hoạt động này, GV cần xác định được những thuận lợi và

khó khăn của HS, dự kiến được những tình huống HS cần sự trợ giúp trong học tập.

VD: Với các bài đọc ở phần học chữ (lớp 1), GV cần cho HS luyện đọc các tiếng có

chữ hoa, các tiếng có âm ghi bằng nhiều chữ cái.

GV tổ chức các hoạt động học tập phong phú để HS không cảm thấy nhàm chán.

VD: luân phiên hợp lí các hình thức học tập (cá nhân, nhóm, lớp), sử dụng linh hoạt đồ

43

dùng dạy học, cho HS tham gia các trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động sáng tạo, giải câu

đố,...

(5) Vận dụng: GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi để HS củng cố, khắc sâu

và nhớ lâu hơn kiến thức. Lưu ý các trò chơi phải đạt được mục tiêu học tập và phù

hợp với lứa tuổi. Với môn Tiếng Việt, trò chơi phù hợp nhất là trò chơi ngôn ngữ. Sau

khi chơi, GV nên có những lưu ý cần thiết để HS rút ra được những kết luận hay bài

học phù hợp liên quan đến nội dung bài học. Để củng cố và đưa bài học vào cuộc

sống, GV nên tổ chức cho HS vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn hoặc đưa ra

yêu cầu, hoặc "dự án học tập" nhỏ để học sinh thực hiện theo cá nhân, nhóm.

b) Hoạt động của giáo viên

GV tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho HS, tạo môi trường học tập

thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào

các hoạt động học tập, tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn/nhóm bạn,

tự phát triển NL, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,

phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển; thực

hiện nhận xét, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt

động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng HS và

nâng cao chất lượng GD.

GV chú ý:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ rõ ràng và phù hợp với khả năng HS,

thể hiện ở việc nêu vấn đề, hướng dẫn cách thực hiện và yêu cầu sản phẩm HS cần

hoàn thành; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập

của HS; đảm bảo tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

- Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ: khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau

khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện

pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không “bỏ quên” HS nào.

- Tổ chức cho HS trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả

thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử

dụng; khuyến khích HS trao đổi, thảo luận về nội dung học tập; giải quyết các tình

huống sư phạm một cách hợp lí.

- Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực

hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của HS nhằm giúp HS có hứng thú, niềm tin

trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hoá các kiến thức mà HS đã

học được thông qua hoạt động.

2.4.4. Điều chỉnh sau bài dạy

44

GV ghi những điểm cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện KHBD để hoàn thiện

phương án dạy học cho các bài học sau: nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong

quá trình tổ chức dạy học; nội dung dạy học hiệu quả tâm đắc có thể trao đổi thảo luận

khi tham gia sinh hoạt chuyên môn.

GV có thể tham khảo khung kế hoạch bài dạy dưới đây:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP...

Tên bài học: …………………………..……………..(Số tiết:....)

Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ... (hoặc từ ... đến...)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nêu cụ thể HS thực hiện được việc gì, vận dụng được những gì vào giải

quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống, có cơ hội hình thành, phát triển PC,

NL gì.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho HS

hoạt động nhằm đạt YCCĐ của bài dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Có thể trình bày các hoạt động dạy học chủ yếu trong KHBD Tiếng Việt

theo hình thức ngang (không chia cột) hoặc dọc (chia cột). Nếu trình bày dọc

thì số lượng cột có thể từ 2 đến 5. Lựa chọn hình thức nào là do GV, tuy nhiên

KHBD phải thể hiện được những thành tố chính như đã nêu.

Dưới đây là ví dụ về cách trình bày các hoạt động dạy học chủ yếu thành

bảng gồm 5 cột10:

Thời

lượng

Các hoạt động

học

Hoạt động

của GV

Hoạt động

của Học sinh

Thiết

bị,

ĐDDH

(1) (2) (3) (4) (5)

…phút Khởi động - ...

- ...

- ...

- ...

- ...

- ...

…phút Khám phá - ...

- ...

- ...

- ...

- ...

- ...

…phút Luyện tập - ...

- ...

- ...

- ...

- ...

- ...

...phút Vận dụng - ...

- ...

- ...

- ...

- ...

- ...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ...................................................................

10 Cách thể hiện như trên (trình bày các hoạt động dạy học chủ yếu trong KHDH môn học thành bảng gồm 5 cột)

được gợi ý trong đề cương tài liệu tập huấn Mô đun 4; trong thực tế, GV thể hiện KHDH bằng nhiều hình thức

khác.

45

2.5. Quy trình xây dựng KHBD Tiếng Việt

Quy trình xây dựng KHBD Tiếng Việt gồm 2 giai đoạn:

2.5.1. Giai đoạn 1 (chuẩn bị): Phân tích bài học Tiếng Việt sẽ được thiết kế kế

hoạch

Như đã phân tích trên đây, ở giai đoạn này, GV cần nghiên cứu YCCĐ của mạch

nội dung được quy định trong CT môn Tiếng Việt, nghiên cứu bài học trong SGK,

thiết bị dạy học, học liệu, đặc điểm HS,... để xác định YCCĐ của bài học phù hợp với

với đối tượng HS, đặc điểm nhà trường, địa phương.

Đặc biệt, GV cần nghiên cứu kĩ bài dạy, xác định vị trí của bài trong mạch nội

dung CT (thể hiện qua SGK) để biết cần dạy gì, kết nối các đơn vị kiến thức, kĩ năng

như thế nào, tổ chức hoạt động dạy học ra sao nhằm đạt YCCĐ. Để phân tích bài học,

nên trả lời ba câu hỏi :

(1) Học sinh đã được học gì về (hoặc liên quan tới) chủ đề/KT/KN này trong

những năm học/bài học trước?

(2) Học sinh sẽ học những gì ở năm học/bài học này?

(3) Học sinh sẽ sử dụng những KT, KN có được từ bài học này như thế nào cho

những năm học/bài học tiếp theo?

Ví dụ: GV có thể vẽ một sơ đồ phân tích chủ đề/bài học ở lớp 2 như sau :

Việc phân tích bài dạy/chủ đề giúp GV nắm chắc hơn những yêu cầu cần đạt

được quy định trong CT, nhờ đó đi đúng hướng và hoàn thành các mục tiêu theo tiến

độ mà họ đặt ra vào đầu năm. Những thông tin đó cũng giúp tránh nội dung thừa/

thiếu/lặp lại trong CT học; khuyến khích việc xem xét các phương pháp giảng dạy mà

GV sử dụng để hoàn thành các mục tiêu, thúc đẩy việc tích hợp các chủ đề trong CT

giảng dạy một cách hợp lí.

Với việc phân tích mối liên quan giữa bài học cụ thể với những bài đã học và

những bài sẽ học tiếp theo, cũng có thể thực hiện tương tự.

2.5.2. Giai đoạn 2: Tiến hành xây dựng KHBD Tiếng Việt

Để xây dựng KHBD Tiếng Việt, GV cần nghiên cứu nội dung bài học và các tài

liệu liên quan, nhằm:

46

- Hiểu YCCĐ: Góp phần phát triển năng lực đặc thù, các phẩm chất và năng

lực chung theo yêu cầu của CT;

- Xác định đúng nội dung của bài học: Trình tự bài học, mối liên hệ giữa các

phần, các nội dung của bài học;

- Dự kiến những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có, cần có; xác định khả năng đáp

ứng các nhiệm vụ học tập của HS; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể

nảy sinh - cách giải quyết;

- Lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và cách đánh giá thích

hợp nhằm giúp HS học tích cực chủ động sáng tạo, phát triển năng lực tự học;

Việc xây dựng KHBD có thể được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1 : Xác định yêu cầu cần đạt

Để thiết kế KHBD, việc quan trọng đầu tiên là phải xác định yêu cầu cần đạt của

bài học. Yêu cầu cần đạt của bài học cần được xác định trên cơ sở nội dung bài học,

phân tích người học, bối cảnh dạy học.

Các câu hỏi giúp phân tích mục tiêu bài học:

▪ Bài học giúp HS hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn

học (năng lực đặc thù) nào?

▪ Bài học góp phần giúp HS hình thành và phát triển những năng lực chung

nào?

▪ Bài học giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất nào?

YCCĐ có thể được trình bày thành các tiểu phần:

(1) Góp phần pphát triển NL đặc thù (NL ngôn ngữ và NL văn học)

(2) Góp phần phát triển các NL chung

(3) Góp phần phát triển phẩm chất chủ yếu

Yêu cầu khi viết mục tiêu bài học (theo SMART)

SMART là từ ghép từ 5 chữ cái đầu bằng tiếng Anh của mỗi yêu cầu khi

viết mục tiêu bài học:

▪ S (Simple Specific): Đơn giản, cụ thể.

▪ M (Measurable): Có thể đo, đếm được, được thể hiện bằng động từ

hành động.

▪ A (Attainable): Có thể đạt được.

▪ R (Realistic): Thực tế (điều kiện thực hiện).

▪ T (Time - bound): Có giới hạn thời gian.

Bước 2. Xác định nội dung dạy học trọng tâm, sắp xếp nội dung hướng vào

phát triển năng lực

47

Nếu coi năng lực là đầu ra thì nội dung được coi là đầu vào của bài học. Để đáp

ứng mục tiêu phát triển năng lực, trước hết cần xác định nội dung trọng tâm của bài

học để tập trung vào những mục tiêu quan trọng; sau đó, rà soát và có thể sắp xếp lại

nội dung trong bài sao cho tạo cơ hội để HS được tham gia vào các hoạt động học tập

hướng đến phát triển năng lực.

▪ HS cần học được những gì từ bài học này?

▪ HS đã biết những gì và làm được gì liên quan đến bài học này?

▪ HS có những thuận lợi gì khi học bài này?

▪ HS sẽ gặp những khó khăn gì, hay mắc lỗi ở những chỗ nào trong bài học

này?

▪ HS sẽ thích gì và không thích gì ở bài học này?

Bước 3 : Thiết kế các hoạt động học tập nhằm chuyển tải nội dung bài học

và hướng vào phát triển được các năng lực

▪ Với dạng bài này, HS thích những loại hoạt động học tập nào?

▪ Các em có thể sử dụng loại đồ dùng học tập nào?

▪ Các em có những kĩ năng trình bày nào?

▪ Nên tổ chức hoạt động học của HS theo quy trình nào và bằng những

hình thức nào?

▪ Nên sử dụng các dạng câu hỏi/BT nào?

▪ Nên tổ chức đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS thế nào?

▪ ...

Bài học theo hướng phát triển năng lực cần bắt đầu từ hoạt động chuẩn bị bài

của HS và kết thúc bằng hoạt động vận dụng vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.

Như đã nêu trên, các hoạt động học tập của HS có thể được thiết kế theo trình tự như

sau:

- Khởi động: Tổ chức cho HS chia sẻ những điều đã trải nghiệm liên quan đến

bài học để chuẩn bị cho bài học. Bên cạnh đó, Khởi động còn tạo hứng thú cho HS với

bài học, cung cấp những trải nghiệm, mở rộng hiểu biết, vốn từ về chủ đề.

- Khám phá: Đặt HS vào tình huống mới để giúp các em có những hiểu biết và

kinh nghiệm mới. Trong bước này, HS sẽ được cung cấp một số ngữ liệu để phục vụ

việc hình thành KT về Tiếng Việt.

- Luyện tập: Đặt HS vào những tình huống tương tự tình huống trong phần

Khám phá để giúp các em củng cố KT, rèn luyện KN thực hành. Tuỳ theo giai đoạn

học tập và kiểu bài học, nội dung luyện tập có thể là: tập đọc, tập viết (viết chữ, viết

đoạn bài), tập nghe – nói (nghe nói lời hội thoại, kể chuyện,...).

- Vận dụng: Giúp HS ứng dụng những điều đã học để nhận thức, giải quyết

những tình huống có thực trong đời sống. Nội dung hoạt động vận dụng là hướng dẫn

48

HS thực hành giao tiếp tốt ở trường và nhà, đọc sách báo và những thông tin cần thiết,

quan sát và học hỏi thêm trong cuộc sống, sưu tầm và giới thiệu các sản phẩm sưu tầm

được, tạo ra các sản phẩm đa phương thức,...

Với mỗi hoạt động, GV cần lưu ý lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức

tổ chức phù hợp, tạo cơ hội để HS được tham gia một cách tích cực và sáng tạo.

Cần cân nhắc thời gian cho mỗi hoạt động để từ đó đưa ra số lượng hoạt động

vừa đủ, có tính khả thi.

Bước 4 : Thiết kế những câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ cho từng hoạt động;

thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập theo quá trình

Việc thiết kế các câu hỏi/bài tập có vai trò quan trọng vì câu hỏi/bài tập là cái cốt

lõi của mỗi loại hoạt động, chúng phải hướng đến việc đáp ứng các mục tiêu bài học

đề ra.

Có thể sử dụng cả 2 loại câu hỏi/bài tập dạng trắc nghiệm khách quan và dạng tự

luận. Những câu hỏi/bài tập yêu cầu sự phân tích, giải thích, lập luận,.. nên dùng dạng

tự luận.

Khi thiết kế những câu hỏi, bài tập, GV cần tăng dần độ khó của bài tập để phát

triển năng lực nhưng không tạo ra áp lực cho các em.

Việc đánh giá kết quả học tập của HS trong mỗi bài học có ý nghĩa quan trọng,

có thể do GV thực hiện, có thể do HS tự thực hiện. Công cụ dùng cho GV đánh giá có

thể là: bảng kiểm, phản hồi của GV (bằng lời nhận xét tích cực), phiếu quan sát sản

phẩm của HS, tình huống có vấn đề do GV nêu ra yêu cầu HS giải quyết … Công cụ

dùng cho HS đánh giá có thể là: phản hồi của HS (bằng lời nhận xét tích cực), hồ sơ

học tập, bảng kiểm … Khi cho HS tự đánh giá, GV cần có giải thích cách dùng từng

loại công cụ.

Bước 5: Điều chỉnh KHBD sau khi dạy học

Bài học phát triển năng lực gắn với bối cảnh lớp học với những nhóm HS có đặc

điểm tâm lí, có hoàn cảnh sống, có trình độ nhận thức cụ thể. Do đó, sau mỗi lần triển

khai bài học ở một lớp, GV cần rút kinh nghiệm, những điều cần chú ý khi thực hiện

bài học ở lớp học khác. GV cần trả lời những câu hỏi sau:

▪ Bổ sung hay lược bỏ nội dung nào?

▪ Thay đổi bài tập, câu hỏi nào?

▪ Thêm tư liệu dạy học nào?

▪ Điều chỉnh cách thức tiến hành hoạt động nào và như thế nào?

▪ ...

49

2.5.3. Ví dụ xây dựng một KHBD Tiếng Việt cụ thể

Dưới đây chúng tôi xin minh họa các ý tưởng nói trên thông qua ví dụ về tiến

trình tổ chức các hoạt động hướng dẫn HS học tập bài Có công mài sắt có ngày nên

kim.

Văn bản

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách,

cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ

nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.

2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài

vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi :

- Bà ơi, bà làm gì thế ?

Bà cụ trả lời :

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.

Cậu bé ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được ?

3. Bà cụ ôn tồn giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi

học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

TRUYỆN NGỤ NGÔN

- Ngáp ngắn ngáp dài: ngáp nhiều vì buồn ngủ, mệt hoặc chán nản.

- Nắn nót: (viết hoặc làm) cẩn thận, tỉ mỉ.

- Nguệch ngoạc: (viết hoặc vẽ) không cẩn thận.

- Mải miết: chăm chú làm việc, không nghỉ.

- Ôn tồn: nói nhẹ nhàng.

Giai đoạn 1: (Sau khi nghiên cứu CT và các điều kiện liên quan khác)

Phân tích bài Có công mài sắt có ngày nên kim

Nghiên cứu nội dung bài học và các tài liệu liên quan để:

- Hiểu YCCĐ:

+ Góp phần phát triển NL đặc thù: NL ngôn ngữ (đọc đúng từ ngữ; đọc lưu

loát, ngắt ghỉ hơi đúng; bước đầu thể hiện được giọng nhân vật; hiểu nội dung và ý

nghĩa của câu chuyện); NL văn học: cảm nhận được và yêu thích những chi tiết thú

vị trong câu chuyện).

+ Mở rộng vốn từ về học tập.

+ Góp phần phát triển các NL chung: tự chủ - tự học; giao tiếp - hợp tác; giải

quyết vấn đề - sáng tạo.

50

+ Góp phần bồi dưỡng các phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất chăm chỉ, trách

nhiệm.

- Xác định đúng nội dung của bài học: Tìm hiểu câu chuyện và rút ra bài học

(Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công).

- Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của HS; dự đoán những khó

khăn, những tình huống có thể nảy sinh – dự kiến cách giải quyết:

+ HS đã học tất cả các vần từ lớp 1, do vậy, có thể đọc tất cả các từ trong bài;

+ Đây là bài đầu tiên ở lớp 2; tốc độ đọc của HS có thể chậm lại sau đợt nghỉ

hè;

+ Với văn bản dài hơn so với các văn bản của lớp 1, học sinh có thể khó

khăn; có thể chưa biết ngắt nghỉ hơi cho hợp lí; HS có thể luyện đọc tốt theo hướng

dẫn của GV;

+ HS chưa quen với việc hiểu nội dung, rút ra ý nghĩa của văn bản; hầu hết

học sinh chưa biết diễn đạt theo ý của mình mà cầm sách và đọc lại nguyên văn câu

có trong bài. Do vậy, có thể phải chia nhỏ câu hỏi hoặc thêm các câu gợi ý để có thể

rút ra được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện;

- Lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và cách đánh giá thích

hợp nhằm giúp HS học tích cực chủ động sáng tạo, phát triển năng lực tự học:

+ Phương pháp dạy học có thể áp dụng trong tiết học: trò chơi, vấn đáp, thảo

luận nhóm, giảng giải (chỉ sử dụng phương pháp này khi chốt bài, chốt ý);

+ Hình thức hoạt động: cá nhân; nhóm;

+ Đánh giá bằng nhận xét của bạn, của nhóm bạn, của GV;

+ Phương tiện dạy học: bài giảng điện tử, ứng dụng classdojo.

Giai đoạn 2: Tiến hành xây dựng KHBD Tiếng Việt Có công mài sắt có ngày nên kim

(theo các bước đã phân tích trên đây).

Dưới đây là KHDH bài Có công mài sắt có ngày nên kim được trình bày theo

bảng 5 cột.

51

52

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM (2 tiết)

Thời gian thực hiện: Ngày ... tháng ... năm ...

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phát triển năng lực đặc thù

1.1. NL ngôn ngữ:

- Đọc đúng từ ngữ, không mắc lỗi phát âm ở các từ khó, VD: làm việc gì, nắn nót, nguệch ngoạc,... ; đọc lưu loát, ngắt ghỉ hơi đúng;

bước đầu thể hiện được giọng nhân vật.

- Hiểu yêu cầu của các từ ngữ khó, VD: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài,...; hiểu nội dung và

ý nghĩa của câu chuyện (Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.).

- Mở rộng vốn từ: từ ngữ về học tập.

1.2. NL văn học: cảm nhận được và yêu thích những chi tiết thú vị trong câu chuyện; hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ Có công mài sắt,

có ngày nên kim.

2. Góp phần phát triển năng lực chung và các phẩm chất

2.1. Phát triển các NL chung: giao tiếp - hợp tác (biết trò chuyện lễ phép, hiểu lời nói của người đối thoại); giải quyết vấn đề - sáng

tạo (vận dụng những điều đã học trong thực tế).

2.2. Bồi dưỡng PC: Chăm chỉ, trách nhiệm (có hứng thú học tập, hoàn thành nhiệm vụ học tập).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, bài giảng điện tử trên ứng dụng classdojo, phiếu học tập, bảng phụ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời Hoạt động của GV Hoạt động của Học sinh Thiết bị, đồ dùng

53

lượng dạy học

KHỞI ĐỘNG

4 phút Hoạt động

1: Tổ chức

trò chơi

khởi động

Giới thiệu: Chúng ta sẽ chơi trò chơi Mảnh ghép

bí ẩn.

- GV chiếu 1 bức tranh đã được che kín bởi 4 ô.

Mỗi ô tương ứng 1 câu đố về đồ vật; hướng dẫn

HS cách chơi.

- Mời một số HS tham gia trò chơi.

- Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của

GV.

- Xung phong chọn ô và trả lời câu hỏi

trong ô đó. Mỗi lần trả lời đúng sẽ mở được

1 ô. Kết thúc 4 ô là bức tranh minh họa bài

tập đọc Có công mài sắt, có ngày nên

kim.

- Máy chiếu, trò

chơi trên powerpoint

2 phút Hoạt động

2:

Giới thiệu

bài

- GV chỉ tranh và nói: Bức tranh bí ẩn của trò

chơi vừa rồi chính là hình ảnh minh họa cho câu

chuyện mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây.

- Con nhìn thấy gì trong bức tranh?

- Để biết bà cụ đang làm gì và tại sao cậu bé lại

có vẻ mặt băn khoăn như vậy, chúng ta cùng tìm

hiểu qua bài tập đọc Có công mài sắt, có ngày

nên kim nhé.

Các em hãy mở SGK trang ...

- 3 – 4 HS nói, VD: Em thấy một bà cụ và

một bạn nhỏ đang trò chuyện với nhau,...

- Mở SGK theo yêu cầu của GV.

- Máy chiếu, hình

ảnh trên powerpoint

KHÁM PHÁ, LUYỆN TẬP

30

phút

Hoạt động

3:

Luyện đọc

1) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài ( đọc giọng kể chuyện,

phân biệt rõ lời người dẫn chuyện (thong thả,

1) Nghe GV đọc mẫu

- Lắng nghe, theo dõi SGK.

- Máy chiếu, bài

giảng powerpoint

54

thành

tiếng; tìm

hiểu nghĩa

từ ngữ

chậm rãi) với lời nhân vật: cậu bé (ngây thơ,

ngạc nhiên), bà cụ (ôn tồn,

hiền hậu).

- GV hỏi: Bài tập đọc này chia thành mấy đoạn?

- GV chốt chia đoạn trên màn hình:

Bài tập đọc được chia thành 4 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến ... trông rất xấu.

Đoạn 2: .... mài thành kim được.

Đoạn 3: ... cháu thành tài.

Đoạn 4: Phần còn lại

2) Hướng dẫn HS luyện đọc câu, đoạn, bài (lần

1)

3) Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó

- GV chiếu một số từ khó và tổ chức cho HS

luyện đọc cá nhân, đồng thanh, VD: nắn nót,

nguệch ngoạc, mải miết, ngáp ngắn ngắp dài,..

GV mời một số HS luyện đọc từ khó.

4) Hướng dẫn luyện đọc câu (câu dài và lời nhân

vật)

- GV chiếu một số câu dài, câu lời nói của nhân

vật để học sinh luyện đọc.

- Một số HS phát biểu.

2) Luyện đọc câu, đoạn, bài (lần 1)

- HS đọc toàn bài (đồng thanh);

- Đọc câu (nối tiếp);

3) Luyện đọc từ khó;

Một số HS luyện đọc theo yêu cầu của GV.

4) Luyện đọc câu (câu dài, lời nhân vật)

+ Lắng nghe GV đọc; quan sát màn hình,

đánh dấu vị trí ngắt, nghỉ hơi;

+ Nhận xét chỗ ngắt nghỉ;

+ Một số HS luyện đọc câu dài.

55

Câu 1: Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy

một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng

đá ven đường.

- GV chiếu câu dài và yêu cầu HS lắng nghe cô

đọc, phát hiện các vị trí ngắt, nghỉ trong câu.

- GV đọc mẫu đủ chậm và đủ to để học sinh nghe

rõ.

- GV hỏi: Theo con, cô vừa ngắt, nghỉ câu trên

như thế nào? (Gợi ý HS cách trả lời: Cô ngắt sau

từ…cô nghỉ sau từ…. )

- GV chốt cách ngắt, nghỉ hơi đúng trên màn

hình.

Một hôm trong lúc đi chơi, // cậu nhìn thấy một

bà cụ/ tay cầm thỏi sắt/ mải miết mài vào tảng đá

ven đường.

- GV gọi 1 -2 HS đọc lại câu.

- GV yêu cầu HS đánh dấu vị trí ngắt, nghỉ của

câu trên vào sách giáo khoa.

Câu 2:

- GV chiếu câu 2 và giới thiệu đây là câu không

quá dài, không có từ quá khó đọc nhưng lại là lời

nói của nhân vật nên cần thể hiện cho đúng

giọng.

-

- TLCH: Đây là lời nói của cậu bé.

- 1 - 2 HS đọc lời cậu bé.

56

Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim

được?

- GV hỏi: Đây là lời nói của ai?

- Gọi 1 - 2 HS thử đọc lời của cậu bé.

- GV hỏi: Theo con bạn đã thể hiện đúng giọng

điệu của cậu bé trong câu chuyện chưa? Nếu

chưa đúng lắm, con hãy gợi ý cho bạn cần đọc

lời cậu bé với giọng như thế nào?

- GV chốt trên màn hình: giọng ngạc nhiên.

- GV gọi 1 – 2 HS đọc lại lời nhân vật.

5) Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn, bài (lần 2)

- GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS

luyện đọc theo nhóm 4 trong 3 phút. (Mỗi bạn

đọc 1 đoạn, lắng nghe và góp ý cho nhau)

- GV mời một số nhóm đọc trước lớp.

- GV nhận xét chung và dẫn chuyển ý.

- HS nêu ý kiến nhận xét.

- 1 – 2 HS đọc.

5) Luyện đọc đoạn, bài (lần 2)

- HS luyện đọc theo yêu cầu của GV.

- 2 - 3 nhóm đọc trước lớp; HS trong lớp

nhận xét, góp ý.

22

phút

Hoạt động

4:

Tìm hiểu

bài

1) Giải nghĩa từ:

- GV chiếu thử thách: Thử tài tìm nghĩa từ

ngữ.

Cột 1 gồm các từ: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót,

nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.

Cột 2 là nghĩa của các từ này.

- GV nêu yêu cầu: Hãy nỗi mỗi từ ngữ ở cột A

1) Tìm hiểu nghĩa từ

- Quan sát màn hình; lắng nghe; nêu ý kiến.

Nối từ và nghĩa của từ theo yêu cầu của

GV; đọc lại chú giải.

- Máy chiếu, bài

giảng powerpoint,

vở Luyện tập Tiếng

Việt.

57

với nghĩa tương ứng ở cột B.

- GV gọi 1HS nêu ý 1, học sinh đó tiếp tục chỉ

định bạn khác nêu ý tiếp theo. (GV thực hiện

giúp HS thao tác nối trên màn hình khi các em

phát biểu)

- GV chiếu đáp án đúng và gọi 2 HS đọc lại: 1

bạn đọc từ ngữ, 1 bạn đọc nghĩa của từ ngữ.

2) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài

- GV chiếu các câu hỏi trên màn hình.

- GV gọi 1 HS đọc to các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài, suy nghĩ và

trả lời các câu hỏi trong 4 phút. (GV có thể mở

nhạc không lời âm lượng nhỏ trong 4 phút. Hết

thời gian của bản nhạc cũng là hết thời gian suy

nghĩ.)

- GV gọi HS chia sẻ câu trả lời cho từng câu hỏi.

Câu 1: Lúc đầu, cậu bé học hành như thế nào?

A. Chăm chỉ, chịu khó.

B. Lười biếng, ẩu đoảng.

C. Mau chán, ham chơi.

- GV hỏi: Con hãy kể các việc làm của cậu bé thể

hiện cậu học hành mau chán và rất ham chơi.

- GV gọi 1 HS thể hiện bằng động tác các hành

2) Tìm hiểu bài (TLCH)

- Đọc thầm lại câu chuyện, suy nghĩ trả lời

các câu hỏi.

- HS nêu ý kiến.

Đáp án: C. Mau chán, ham chơi.

- HS nêu ý kiến.

- 1 HS thể hiện động tác.

- Quan sát.

58

động của cậu bé.

- GV chốt trên sơ đồ và giới thiệu với HS đây

chính là phần mở đầu của câu chuyện.

- GV dẫn chuyển ý.

Câu 2: Cậu bé thấy chuyện gì khi đang chơi?

? Khi nghe bà cụ nói mài thỏi sắt thành kim, cậu

bé có tin không? Vì sao?

- GV chốt trên sơ đồ và giới thiệu - Đây chính là

phần Vấn đề của câu chuyện.

- GV giảng (minh họa bằng hình ảnh trên màn

hình): Đúng vậy, thỏi sắt vừa to, vừa rất cứng

còn chiếc kim thì bé tí. Mài thỏi sắt thành kim là

một chuyện thật khó tin. Trước băn khoăn thắc

mắc của cậu bé, bà cụ đã giảng giải như thế nào?

Câu 3: Bà cụ đã giảng giải như thế nào?

- GV chốt ý, chiếu sơ đồ dàn ý: Vậy là câu hỏi

của cậu bé đã được bà cụ giải đáp rồi. Đây chính

là phần giải quyết vấn đề của câu chuyện.

- GV dẫn chuyển ý.

* Dự kiến tình huống sư phạm: HS thắc mắc về

việc có thể mài một thỏi sát thành một cây kim.

Câu 4: Cậu bé đã thay đổi như thế nào khi nghe

- TLCH: Cậu bé nhìn thấy một bà cụ đang

cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.

- TLCH: Cậu bé không tin vì cậu cho rằng

thỏi sắt to như thế, không mài thành kim

được.

- TLCH: Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một

tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như

cháu đi học, mỗi ngày học một ít, sẽ có

ngày cháu thành tài.

- TLCH: Cậu bé hiểu ra, quay về nhà và

học hành chăm chỉ hơn.

- 1 HS đọc lại.

- HS nêu ý kiến cá nhân.

59

bà cụ giảng giải?

- GV chiếu phần kết thúc.

- GV gọi HS đọc lại toàn bộ sơ đồ tóm tắt 4 phần

của câu chuyện.

- GV hỏi: Qua hình ảnh thỏi sắt to mài thành

chiếc kim nhỏ xíu, bà cụ đã giúp cậu bé hiểu ra

một bài học. Theo con, đó là bài học gì? (Có thể

chia nhỏ hoặc thay đổi câu hỏi nếu học sinh gặp

khó khăn. Ví dụ: Con học được bài học gì từ câu

chuyện?)

- GV chốt: - Câu chuyện khuyên chúng ta nhẫn

nại, kiên trì, chăm chỉ học tập, không ngại khó,

ngại khổ rồi nhất định sẽ thành công.

- GV giới thiệu thêm: Tên bài tập đọc Có công

mài sắt, có ngày nên kim chính là 1 câu tục

ngữ. Trong cuộc sống, có thể sẽ có lúc con nghe

thấy người lớn nói câu này. Vậy “Có công mài

sắt, có ngày nên kim ý nói gì”?

- GV dẫn chuyển ý.

* Liên hệ:

Câu 5: Em sẽ làm gì để trở thành một học sinh

chăm ngoan?

- GV gọi HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến (cũng chính là nhắc lại nội

dung bài tập đọc)

- HS nêu ý kiến, VD: cứ bền bỉ làm việc thì

sẽ có kết quả tốt,...

- HS nêu ý kiến, VD: chăm học, chăm giúp

đỡ người thân làm những việc vừa sức,...

60

- GV chốt một số việc cần làm để trở thành học

sinh chăm ngoan dưới dạng sơ đồ trên màn hình.

7 phút Hoạt động

5:

Luyện đọc

lại

1) Hướng dẫn HS luyện đọc lại

- GV tổ chức cho HS luyện đọc phân vai.

- GV khẳng định, lưu ý: Ngoài ngắt, nghỉ hơi sau

dấu chấm, dấu phẩy chúng ta cần lưu ý đọc phân

biệt giọng của các nhân vật.

- Hỏi: Trong câu chuyện có những ai?

- GV nêu: Ngoài lời nói chuyện của bà cụ và cậu

bé, câu chuyện còn có thêm lời dẫn chuyện nữa

các con ạ.

- Hỏi: Đối với mỗi nhân vật, các con đọc với

giọng như thế nào?

- GV chốt trên màn hình: Người dẫn chuyện

(thong thả, chậm rãi); Cậu bé (ngây thơ, ngạc

nhiên); bà cụ (ôn tồn, hiền hậu).

- GV tổ chức cho HS luyện đọc phân vai toàn bài

(Khi học online: cá nhân; khi học trên lớp thực

hiện theo nhóm 3).

- GV Tổ chức cho HS thi đọc, mỗi tổ cử đại diện

1 nhóm tham gia cuộc thi.

- Gọi các nhóm HS thi đọc.

- GV tổ chức cho HS bình chọn nhóm đọc tốt.

1) Luyện đọc lại

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: Có hai người, là bà cụ, cậu bé.

- HS nêu ý kiến, theo cách hiểu của mình.

- HS luyện đọc phân vai.

- Từng tổ cử đại diện lên thi đọc.

- Những HS không thi đọc sẽ làm trọng tài,

- Máy chiếu, bài

giảng powerpoint,

ứng dụng classdojo

để tích điểm khen

thưởng

61

- GV nhận xét chung, khen thưởng các nhóm

trên classdojo.

2) Liên hệ

- GV yêu cầu HS kể tình huống mà các con đã

biết kiên trì, nhẫn nại trong học tập.

bình chọn nhóm đọc tốt nhất.

2) Một vài HS xung phong kể (liên hệ) theo

gợi ý của GV.

10

phút

Hoạt động

6:

Luyện tập

(mở rộng

vốn từ)

- GV dẫn, chuyển ý: Bài tập đọc ngày hôm nay

đã cho chúng ta biết thêm về một số tính nết tốt

mà học sinh cần có như kiên trì, nhẫn nại, …

chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về các từ ngữ có

liên quan đến các bạn học sinh nhé.

- GV gọi HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở luyện tập.

- GV gọi 4 -5 HS chia sẻ kết quả, bổ sung và

cùng hoàn thiện bài làm.

- HS lắng nghe

- HS đọc đề bài.

- HS hoàn thiện sơ đồ vào vở.

Một số HS báo cáo kết quả, VD:

+ Từ ngữ chỉ đồ dùng: sách, bút, mực, tẩy...

+ Từ ngữ chỉ hoạt động của HS: viết bài,

học, lắng nghe, hát, múa...

- Máy chiếu, bài

giảng powerpoint

(chiếu lại bài trong

vở Luyện tập TV)

62

+ Từ ngữ chỉ tính nết của HS: ngoan ngoãn,

lễ phép...

- Các HS khác nêu ý kiến, bổ sung.

VẬN DỤNG

5 phút Hoạt động

7:

Củng cố -

dặn dò

- GV chiếu video tấm gương kiên trì vượt khó

của các bạn HS vùng cao.

- Kết luận: Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp

phải những khó khăn, thử thách. Nếu chúng ta

kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ, chịu khó vượt qua

những thử thách đó thì chúng ta sẽ thành công.

Cô hy vọng rằng, trong học tập, nếu các con gặp

phải những bài toán khó, đừng vội bỏ cuộc, mà

hãy tập trung suy nghĩ để tìm ra lời giải nhé.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau:

Tự thuật.

- HS xem video và nêu cảm nhận.

Máy chiếu, video về

tấm gương vượt

khó.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

63

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................

64

65

2.6. Phân tích, đánh giá KHBD Tiếng Việt

2.6.1. Các bước phân tích hoạt động học của học sinh

Việc phân tích đánh giá KHBD cần dựa vào: CT (mục tiêu, yêu cầu cần đạt),

nội dung dạy học trong SGK, kế hoạch môn Tiếng Việt, tình hình và đặc điểm thực tế

tại địa phương và nhà trường.

Bước 1: Mô tả hành động của học sinh trong môi hoạt động học

Mô tả rõ ràng, chính xác những hành động mà học sinh/nhóm học sinh đã thực

hiện trong hoạt động học được đưa ra phân tích.

Cụ thể là:

- Học sinh đã tiếp nhận nhiệm vụ học tập thế nào? Từng cá nhân học sinh đã

làm gì (nghe, nói, đọc, viết) để thực hiện nhiệm vụ học tập được giao? Học sinh đã

trao đổi/thảo luận với bạn/nhóm bạn những gì, thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ thế

nào? Sản phẩm học tập của học sinh/nhóm học sinh là gì? Học sinh đã chia sẻ/thảo

luận về sản phẩm học tập thế nào? Học sinh/nhóm học sinh nào báo cáo? Báo cáo

bằng cách nào/như thế nào? Các học sinh/nhóm học sinh khác trong lớp đã lắng

nghe/thảo luận/ghi nhận báo cáo của bạn/nhóm bạn thế nào?

- GV đã quan sát, giúp đỡ học sinh/nhóm học sinh trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ học tập được giao thế nào? GV đã tổ chức/điều khiển học sinh/nhóm học

sinh chia sẻ/trao đổi/thảo luận về sản phẩm học tập bằng cách nào/như thế nào?

Bước 2: Đánh giá kết quả/hiệu quả của hoạt động học

Với mỗi hoạt động học được mô tả như trên, phân tích và đánh giá về kết

quả/hiệu quả của hoạt động học đã được thực hiện. Cụ thể là:

- Qua hoạt động đó, học sinh đã học được gì (thể hiện qua việc đã chiếm lĩnh

được những kiến thức, kĩ năng gì)?

- Những kiến thức, kĩ năng gì học sinh còn chưa học được (theo mục tiêu của

hoạt động học)?

Bước 3: Phân tích nguyên nhân ưu điểm/hạn chế của hoạt động học

Phân tích rõ tại sao học sinh đã học được/chưa học được kiến thức, kĩ năng cần

dạy thông qua mục tiêu, nội dung, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học

sinh phải hoàn thành:

- Mục tiêu của hoạt động học (thể hiện thông qua sản phẩm học tập mà học sinh

phải hoàn thành) là gì?

- Nội dung của hoạt động học là gì? Qua hoạt động học này, học sinh được

học/vận dụng những kiến thức, kĩ năng gì?

- Học sinh đã được yêu cầu/hướng dẫn cách thức thực hiện nhiệm vụ học tập

(cá nhân, cặp, nhóm) như thế nào?

66

- Sản phẩm học tập (yêu cầu về nội dung và hình thức thể hiện) mà học sinh

phải hoàn thành là gì?

Bước 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học

Để nâng cao kết quả/hiệu quả hoạt động học của học sinh cần phải điều chỉnh,

bổ sung những gì về:

- Mục tiêu, nội dung, phương thức, sản phẩm học tập của hoạt động học?

- Kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh: chuyển giao nhiệm vụ học tập,

quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, tổ chức, hướng dẫn học sinh

báo cáo, thảo luận về sản phẩm học tập,nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động học và

sản phẩm học tập của HS,...

2.6.2. Các tiêu chí phân tích bài học Tiếng Việt

Quá trình dạy học mỗi chủ đề/bài học được thiết kế thành các hoạt động học của

học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp

hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ

học tập dưới sự hướng dẫn của GV. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích

hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định

hướng hoạt động học cho học sinh của GV.

Có thể tham khảo bảng nội dung và tiêu chí phân tích bài học dưới đây:

Nội dung Tiêu chí

1. Kế

hoạch và

tài liệu

dạy học

Mức độ rõ ràng của mục tiêu (YCCĐ), nội dung, kĩ thuật tổ chức và

sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và

phương pháp dạy học được sử dụng.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ

chức các hoạt động học của học sinh.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ

chức hoạt động học của học sinh.

2. Tổ

chức

hoạt

động học

cho học

sinh

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức

chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của

học sinh.

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến

khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học

tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích,

đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

3. Hoạt

động của

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất

cả học sinh trong lớp.

67

học sinh Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong

việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi,

thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập của học sinh.

2.6.3. Phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học môn Tiếng Việt

Đánh giá KHBD giúp GV đánh giá được năng lực thiết kế KHBD của mình,

trên cơ sở đó GV sẽ có những điều chỉnh lại KHBD chuẩn bị cho quá trình dạy học

trên lớp đạt hiệu quả cao hơn.

2.6.3.1. Yêu cầu về đánh giá KHBD

Việc đánh giá KHBD phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện,

khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng năng lực thiết kế KHBD của GV

trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương và đối tượng HS. Đánh giá KHBD

cần tính đến sự phù hợp với đặc điểm môn học (ở đây là môn Tiếng Việt).

Việc đánh giá KHBD phải dựa vào các tiêu chí đánh giá. Tiêu chí đánh giá

KHBD là những yêu cầu cần đạt được ở các mặt đánh giá và được quy định cụ thể ở

Phiếu đánh giá KHBD. Khi đánh giá KHBD của GV theo Phiếu đánh giá KHBD, điều

cần thiết là phải căn cứ vào các minh chứng. Minh chứng để đánh giá KHBD phải

mang tính đầy đủ, toàn diện, khách quan từ khâu viết mục tiêu cho đến khâu tổng kết

và hướng dẫn dẫn học tập.

Đánh giá kết quả KHBD cần xem xét mức độ nhận thức của HS, có thể tham

khảo thêm thông tin đánh giá thông qua vấn đáp, trao đổi với HS.

2.6.3.2. Tiêu chí đánh giá, xếp loại KHBD đối với GV

- Việc đánh giá, xếp loại KHBD phải dựa trên các nguyên tắc xây dựng KHBD

(đảm bảo tính pháp lí, tính khoa học, tính thực tiễn, tính sư phạm – như đã phân tích ở

trên.).

- Việc đánh giá, xếp loại KHBD dựa trên các thành tố cơ bản, cốt lõi của một

KHBD. Do đó phải đánh giá cả 5 mặt: mục tiêu học tập (YCCĐ); nội dung học tập;

thiết bị dạy học và học liệu; tổ chức các hoạt động học tập; tổng kết và hướng dẫn học

tập.

- Khi đánh giá, người đánh giá dựa vào sự quan sát văn bản KHBD để tìm ra

minh chứng cho các tiêu chí đánh giá, xếp loại KHBD.

- Các tiêu chí đánh giá, xếp loại KHBD được trình bày một cách tổng quát,

ngắn gọn và được coi là tương đương nhau khi đánh giá, xếp loại KHBD. Để thu thập

minh chứng cho các tiêu chí đánh giá, xếp loại KHBD cần nghiên cứu và vận dụng

sáng tạo các mức độ đánh giá cho từng tiêu chí.

68

Chẳng hạn:

+ KHBD thể hiện đầy đủ các YCCĐ, những hoạt động chính kết hợp chặt

chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi.

+ KHBD thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa DH và giáo dục, đã

tính đến đặc điểm HS, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách

xử lí.

+ KHBD thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa DH và GD, có nhiều

phương án thích ứng với các đối tượng khác nhau, dự kiến được các tình huống sư

phạm có thể xảy ra và cách xử lí.

Cách thức và yêu cầu đánh giá sẽ được Vụ GDTH hướng dẫn cụ thể.

69

CHƯƠNG III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC CÁ NHÂN

TRONG NĂM HỌC

3.1. Quan niệm về kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học

Kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân của GV bao gồm các hoạt động liên

quan đến dạy học, giáo dục và tự học, tự bồi dưỡng được đề ra trước mỗi năm học, đây

được xem như một bản thiết kế hướng tới các mục tiêu giáo dục cần đạt được.

Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân là hoạt động cần thiết của GV

trước khi thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục trong năm học nhằm đáp ứng mục

tiêu hướng đến, đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tiến độ và đạt hiệu quả cao thông qua

việc sắp xếp công việc, đề xuất biện pháp và tiến trình thực hiện các nhiệm vụ năm

học.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kế hoạch cá nhân và chức năng của việc

lập kế hoạch. Với mỗi quan điểm, mỗi cách tiếp cận đều có khái niệm riêng nhưng tất

cả đều cố gắng biểu hiện đúng bản chất của phạm trù này.

Kế hoạch giáo dục và dạy học có thể coi là quá trình liên tục xoáy trôn ốc với

chất lượng ngày càng tăng lên kể từ khi chuẩn bị xây dựng kế hoạch cho tới lúc chuẩn

bị tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đưa hoạt động của lớp học theo đúng mục tiêu đã

đề ra.

Kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học được xem như một bản

kiến trúc trong năm học của GV, không chỉ có vai trò định hướng mà còn thể hiện sự

chủ động của GV trong hoạt động giáo dục, dạy học, tự học, tự bồi dưỡng nhằm hướng

tới kết quả cuối cùng là đạt được các mục tiêu đã đề ra đầu năm học.

Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân là một hoạt động giúp GV

nhận thấy cần huy động các lực lượng khác như nhà trường, xã hội hay phụ huynh để

đáp ứng các yêu cầu giáo dục. Và hơn nữa, đây là quá trình xuất phát từ mục tiêu đề

ra, GV và nhà trường lên các phương án, các bước đi trình tự trong tiến trình hoạt

động giáo dục của nhà trường.

Như vậy, kế hoạch dạy học và giáo dục là quá trình xác định các mục tiêu và

lựa chọn các phương thức, thời điểm để đạt được các mục tiêu đó. Xây dựng kế hoạch

nhằm mục đích xác định mục tiêu cần phải đạt được là cái gì? Và phương thức để đạt

được các mục tiêu đó như thế nào? Thời hạn hoàn thành mục tiêu đó là khi nào?

…Tức là, lập kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt được, xây dựng

một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, và việc triển khai một hệ

thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt động giáo dục khác trong nhà

trường.

70

3.2. Vai trò của kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học

Xét trong phạm vi toàn bộ nền giáo dục quốc dân thì kế hoạch là một trong

những công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà nước. Còn trong phạm vi một nhà trường hay

một tổ chức thì lập kế hoạch là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của quá trình

quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động giáo dục có hiệu quả cao, đạt được mục tiêu

đề ra.

Các nhà quản lý giáo dục cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho biết

phương hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ

môi trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, và thiết lập nên những tiêu

chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra.

Hiện nay, trong xu thế đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục, có thể

thấy lập kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân có các vai trò to lớn đối với các nhà

trường.

Bao gồm:

- Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong việc phối

hợp nỗ lực của các GV với cán bộ quản lý nhà trường. Lập kế hoạch cho biết mục tiêu,

và cách thức đạt được mục tiêu của nhà trường. Các GV trong nhà trường biết được

mục tiêu giáo dục sẽ đề các kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân để đồng hành cùng

sự phát triển của nhà trường, điều này tạo nên sự đồng bộ trong giáo dục nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân có tác dụng làm giảm tính bất

ổn định của GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Sự bất ổn định và thay

đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch trở thành tất yếu và rất cần thiết đối

với mỗi GV. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân giúp GV chủ động thực

hiện các biện pháp ứng phó với những thay đổi của hoạt động giáo dục.

- Lập kế hoạch buộc những nhà quản lý giáo dục và GV phải nhìn về phía

trước, dự đoán được những thay đổi trong nội bộ nhà trường cũng như môi trường giáo

dục bên ngoài và cân nhắc các ảnh hưởng của chúng để đưa ra những giải pháp ứng

phó thích hợp.

- Lập kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và giảm thiểu những hoạt động

làm lãng phí nguồn lực của cá nhân GV và của nhà trường. Khi đã lập kế hoạch thì

mục tiêu, thời hạn hoàn thành mục tiêu đã được xác định, phương thức thực hiện,

nguồn hỗ trợ khả thi cũng đã dự kiến nên sẽ giúp GV sử dụng nguồn lực một cách có

hiệu quả, giảm thiểu chi phí bởi vì nó chủ động vào các hoạt động hiệu quả và phù

hợp.

- Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác

kiểm tra đạt hiệu quả cao. Một nhà trường hay một GV nếu không có kế hoạch dạy

học và giáo dục cá nhân giống như hiện tượng “đẽo cày giữa đường”, tức không xác

71

định trước mục tiêu cần đạt tới là gì? Cần những biện pháp và các công cụ hỗ trợ gì để

đạt được các mục tiêu đó? Do vậy, khi có những biến động, nhà trường và GV không

có các biện pháp điều chỉnh kịp thời, dễ dẫn đến phát triển lệch lạc, và nếu không có

kế hoạch của GV thì cũng không có công tác kiểm tra, đánh giá trong nhà trường.

Như vậy, lập kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân quả thật là quan trọng đối

với hoạt động giáo dục của nhà trường và GV. Nếu không có kế hoạch, bản thân GV

và nhà trường không thể xác định được, là cần những nguồn lực nào để hoạt động giáo

dục đạt hiệu quả tốt nhất, và hơn nữa, không có kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân,

GV không thể xác định được mình cần phải làm gì? Vì bản thân họ, không thể xác

định được mục tiêu của mình là gì thì sẽ không biết mình đang ở đâu và cần làm gì?

Không có kế hoạch chúng ta sẽ không có những thời gian biểu cho các hoạt động của

mình, không có được sự nỗ lực và cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu. Vì thế mà

chúng ta cứ để thời gian trôi đi một cách vô ích và hành động một cách thụ động trước

sự thay đổi của môi trường xung quanh ta . Vì vậy mà việc đạt được mục tiêu của mỗi

cá nhân ta sẽ là không cao, thậm chí còn không thể đạt được mục tiêu mà mình mong

muốn.

Tóm lại, chức năng lập kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân là chức năng đầu

tiên, là xuất phát điểm của mọi quá trình giáo dục. Bất kể là cấp quản lý hay GV, việc

lập ra được những kế hoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện một

cách hiệu quả những mục tiêu đã đề ra của nhà trường.

3.3. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong

năm học

Việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học cần đảm

bảo các nguyên tắc sau:

Đảm bảo tính pháp lý: Xây dựng kế hoạch dạy học và hoạt động cá nhân cần

theo đúng các văn bản hướng dẫn của ngành, đảm bảo các điều lệ được quy định, phù

hợp và góp phần hiện thực hóa kế hoạch giáo dục của nhà trường, của tổ chuyên môn.

Đảm bảo tính thực tiễn: Mỗi nhà trường phổ thông được đặt trong một bối cảnh

khác nhau về tình hình kinh tế xã hội, về tài chính, về nguồn lực và nhiều yếu tố khác.

Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch giáo dục và dạy học cá nhân trong năm học, GV cần

phải phân tích điều kiện thực tế để xác định mục tiêu phù hợp, xác định được phương

thức thực hiện khả thi và tìm kiếm nguồn hỗ trợ để thực hiện công việc hiệu quả, đáp

ứng mục tiêu đề ra.

Đảm bảo tính vừa sức: Việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân

trong năm học cần đảm bảo tính vừa sức. Tính vừa sức thể hiện ở việc phân tích điểm

mạnh, hạn chế và những yếu tố khác của cá nhân GV có ảnh hưởng đến mức độ và

tiến độ thực hiện công việc. Vì vậy, thông qua việc lập kế hoạch cá nhân trong năm

72

học, bao gồm những nội dung chính như: xác định cụ thể những nhiệm vụ cần làm,

biện pháp thực hiện công việc và thời hạn hoàn thành công việc sẽ giúp GV nhìn lại

tổng thể các nhiệm vụ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, mức độ hoàn thành các nhiệm

vụ; từ đó ưu tiên việc nào trước, việc nào sau, đệ trình xin giảm bớt nhiệm vụ nào

nhằm đảm bảo mục tiêu chung của tổ chuyên môn, của nhà trường.

Đảm bảo tính khoa học: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân là một

hoạt động cá nhân của GV trong hoạt động giáo dục, những kế hoạch được đề ra cần

phải dựa trên những nguyên lý, nguyên tắc của khoa học giáo dục, tùy theo từng độ

tuổi, từng cấp học khác nhau mà có những lý thuyết khác nhau về hoạt động giáo dục.

Đảm bảo tính đồng bộ và lịch sử cụ thể: Nguyên tắc này được thể hiện, kế

hoạch dạy học và giáo dục cá nhân của GV phải thống nhất với kế hoạch giáo dục

chung của nhà trường, bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của hoạt động

khởi động giáo dục, song khâu này là dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá của năm học

trước, vì thế, GV cần căn cứ vào tính lịch sử cụ thể của từng năm học để có kế hoạch

phù hợp, cũng như huy động các nguồn lực, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế

những bất cập của năm học trước và phát huy những điểm mạnh trong năm học tiếp

theo.

3.4. Định hướng cấu trúc kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm

học

Hiện nay có rất nhiều mẫu kế hoạch cá nhân đang được GV sử dụng. Các mẫu

này chủ yếu do tự nhà trường xây dựng hoặc theo quy định của Sở/Phòng Giáo dục và

Đào tạo. Dưới đây là bản kế hoạch cá nhân minh họa để GV có thể tham khảo.

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

TỔ:……………………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------- ………, ngày…..tháng...năm ……

KẾ HOẠCH CÁ NHÂN

Năm học …..- …..

Phần I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: .........................................................Nhóm chuyên môn: ................

Ngày tháng năm sinh: ............................................Năm vào ngành: ................

Trình độ đào tạo: ......................................................Môn đào tạo: ................

Phần II. KẾ HOẠCH CÁ NHÂN

1. Những căn cứ xây dựng kế hoạch

- Căn cứ Công văn số ........................ ngày…..tháng….năm....... của Sở GDĐT ……… về việc

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học … - … ;

- Công văn số ......................... ngày…..tháng…..năm....... của Sở GDĐT ……… về việc thực

73

hiện nhiệm vụ BDTX năm học …… - …. ;

- Căn cứ Kế hoạch số…../KH-TH….., ngày....tháng....năm..... của Trường tiểu học …… về kế

hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học …… - …. ;

- Căn cứ vào năng lực cá nhân và yêu cầu của nhiệm vụ được giao, nhu cầu phát triển của bản thân,

2. Mục tiêu phấn đấu trong năm học

2.1. Chất lượng dạy học:

..................................................................................................................................................

2.2. Lớp chủ nhiệm:

.....................................................................................................................................................

2.3. Công tác kiêm nhiệm:

......................................................................................................................................................

2.4. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi/phụ đào học sinh yếu, kém:

.....................................................................................................................................................

2.5. Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm học …… - …. :

...................................................................................................................................................

2.6. Xếp loại BDTX năm học …… - …. :

.......................................................................................................................................................

2.7. Xếp loại viên chức năm học …… - …. :

.......................................................................................................................................................

2.8. Danh hiệu thi đua năm học …… - …. :

......................................................................................................................................................

3. Nội dung

3.1. Đặc điểm tình hình

3.1.1. Năng lực của cá nhân

a) Thuận lợi

....................................................................................................................................................

b) Khó khăn:

..................................................................................................................................................

3.1.2 Công việc được giao:

Giảng dạy: Môn/HĐGD: ............................... Lớp: ...............................................................

Môn/HĐGD: ............................... Lớp: ...............................................................

Giáo viên chủ nhiệm lớp:.........................................................................................................

Kiêm nhiệm công tác khác:

3.1.3. Đánh giá về đặc điểm tình hình các mặt công việc được giao:

a) Hoạt động giảng dạy:

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

b) Học sinh lớp chủ nhiệm

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

c) Công tác được phân công phụ trách:

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

3.2. Kế hoạch cụ thể của năm học:

3.2.1. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng cho học sinh

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

3.2.2. Công tác giảng dạy (Nêu các biện pháp cụ thể):

a) Xây dựng kế hoạch bài học và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát triển phẩm chất,

năng lực học sinh:

74

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

b) Kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh:

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

c) Bồi dưỡng học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu, kém;...:

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

d) Sử dụng thiết bị giáo dục (Phòng thí nghiệm, thực hành; phòng bộ môn; thiết bị giáo dục;...)

................................................................................................................................................

đ) Sở dụng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ngoài nhà trường (Cơ sở văn hoá, sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ,...)

.................................................................................................................................................

g) Tự làm thiết bị giáo dục:

.................................................................................................................................................

3.2.3. Thực hiện quy chế chuyên môn (qua sổ điểm, sổ đầu bài, sổ theo dõi sử dụng thiết bị giáo

dục.)

................................................................................................................................................

3.3. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (Công tác tự bồi dưỡng, tự học, viết sáng kiến kinh nghiệm):

a) Chuyên đề tự bồi dưỡng: ...................................................................................................

b) Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: ...........................................................................................

c) Đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cấp .......: ...........................................................................

d) Đăng kí học tập nâng cao trình độ:................................................................

(i) Nội dung 1 (30 tiết): Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học

Nội dung

(Ví dụ) Hình thức học

(Ví dụ) Mục tiêu đạt được

(Ví dụ)

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

Giáo dục Tiểu học năm học

…… - ….

Tập trung, trực tuyến,

tự học

- Nắm vững các nhiệm vụ

trọng tâm và nhiệm vụ cụ

thể của Giáo dục Tiểu học

năm học …… - ….

- Xây dựng được kế hoạch

cá nhân dựa trên hướng

dẫn thực hiện nhiệm vụ

năm học của hiệu trưởng,

hướng dẫn thực hiện

KHGD của trường, của tổ

chuyên môn.

- Thực hiện nghiêm túc kế

hoạch đề ra.

Hướng dẫn công tác thanh tra,

kiểm tra năm học …… - ….

Tập trung, trực tuyến,

tự học

- Nắm được nhiệm vụ của

công tác thanh tra, kiểm tra

nội bộ trường học.

- Đóng góp, xây dựng Kế

hoạch Kiểm tra nội bộ của

trường.

- Thực hiện nghiêm túc Kế

hoạch đã xây dựng

Kế hoạch chuyên môn năm

học …… - …. của trường

Tập trung, trực tuyến,

tự học

- Nắm vững mục tiêu,

nhiệm vụ giáo dục của

trường, của tổ, nhóm

chuyên môn, của từng cá

nhân.

75

- Thực hiện nghiêm túc kế

hoạch của trường.

Điều chỉnh: (thời gian, nội dung):

.......................................................................................................................................

(ii) Nội dung 2 (30 tiết): Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa

phương theo năm học

Nội dung

(Ví dụ) Hình thức học

(Ví dụ) Mục tiêu đạt được

(Ví dụ)

Phát triển KHGD nhà trường Tự học - Nắm vững nội dung chương trình.

- Cùng với tổ, nhóm chuyên môn

xây dựng KHGD nhà trường.

- Thực hiện KHGD đã xây dựng.

Đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh

giá kết quả học sinh theo định

hướng phát triển năng lực

Tập trung,

trực tuyến,

tự học

- Cùng với tổ, nhóm chuyên môn

xây dựng KHGD môn học của tổ

trong dạy học và kiểm tra đánh giá

học sinh theo hướng phát triển năng

lực.

- Xây dựng được KHGD môn học cá

nhân theo tinh thần trên.

- Tích cực thực hiện kế hoạch đề ra.

Nâng cao hiệu quả sinh hoạt

tổ/nhóm chuyên môn theo các

chuyên đề, dạy học theo chủ đề.

Tập trung,

trực tuyến, tự

học

- Cùng với tổ, nhóm chuyên môn

xây dựng được kế hoạch nâng cao

hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Tích cực thực hiện kế hoạch đề ra.

Nâng cao năng lực cho giáo

viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu

chuẩn nghề nghiệp

Tự học - Giáo viên đạt chuẩn ngoại ngữ…...

Giáo dục các vấn đề khác Tập trung, trực

tuyến, tự học

….

Điều chỉnh: (thời gian, nội dung):

...........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

c) Nội dung 3 (60 tiết): Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên

Thuộc khối kiến thức tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của

giáo viên (60 tiết/ năm học). Các mô đun trong số các mô đun đã được chọn để tự học, tự bồi

dưỡng là:

Mô đun chọn Hình thức học

(Tập trung, trực tuyến,

tự học)

Mục tiêu đạt được

............

............

............

Điều chỉnh: (thời gian, nội dung):

...........................................................................................................................................

II/ KẾ HOẠCH HÀNG THÁNG

Tháng/

Năm

Nội dung Thời gian Điều chỉnh

9/.........

10/........

11/.........

12/.........

76

01/.........

02/.........

03/.........

04/........

05/.........

06/.........

07/........

......, ngày...tháng.....năm…..

Phê duyệt của hiệu trưởng

Tổ trưởng chuyên môn

(ký và ghi rõ họ tên) Người lập kế hoạch

(ký và ghi rõ họ tên)

3.5. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học

Để xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học, GV cần tiến

hành các bước sau:

Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học

* Bước 1. Xác định căn cứ pháp lí và thực tiễn

– Pháp lí: Các văn bản liên quan như Chương trình tổng thể, Chương trình môn

học, Điều lệ trường phổ thông…; Kế hoạch giáo dục nhà trường; Bảng phân công

nhiệm vụ năm học mới của GV…

– Thực tiễn: Kết quả đạt được của GV năm học trước; Bảng phân tích tình hình

lớp học được phân công chủ nhiệm/giảng dạy;

– Phân tích năng lực cá nhân: Điểm mạnh, điểm yếu, điều kiện cụ thể…

77

* Bước 2. Xác định nhiệm vụ/ nội dung công việc và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho

các nhiệm vụ

Nội dung công việc của GV trong nhà trường phổ thông được phân làm 3 nhóm

chính: (1) Giảng dạy/giáo dục; (2) Chủ nhiệm; (3) Công việc kiêm nhiệm khác: Công

tác Đảng, Đoàn, Đội, Công đoàn…

Để xác định các nhiệm vụ/nội dung công việc 1 cách cụ thể, GV cần xác định

mình sẽ thực hiện nhiệm vụ/công việc gì? Để thực hiện công việc/nhiệm đó cần chuẩn

bị những gì? Cần bao nhiêu thời gian cho công việc/nhiệm vụ này? Để thực hiện

nhiệm vụ/công việc đó cần những hỗ trợ nào?... Xác định rõ nội dung nhiệm vụ/công

việc trước khi bắt đầu làm là cách thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn làm việc, giúp việc

dạy học và giáo dục của GV trong suốt cả năm học đi đúng hướng, trơn tru, dễ dàng.

Khi xác định nhiệm vụ/công việc cần làm, GV cần xác định đối tượng, thời gian,

địa điểm thực hiện, nguồn hỗ trợ… Đồng thời, GV cần xác định rõ cái nào nên làm

trước, cái nào làm sau. Việc sắp xếp các công việc 1 cách hợp lý theo thứ tự cấp bách,

mức độ quan trọng hoặc theo trình tự thời gian… là một yếu tố quan trọng khi lập kế

hoạch hiệu quả. Việc này giúp GV loại bỏ những công việc không cần thiết, tiết kiệm

thời gian và nguồn lực.

* Bước 3. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân

Việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân được tiến hành theo mẫu do

nhà trường hoặc Sở/Phòng giáo dục và đào tạo quy định. Nhìn chung, kế hoạch cá

nhân của mối GV ngoài phần Thông tin chung, phần kế hoạch sẽ được tích hợp các

loại sau: Kế hoạch dạy học, Kế hoạch chủ nhiệm, Kế hoạch thực hiện các hoạt động

khác và kế hoạch tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bản kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học gồm 4 bước tương ứng

4 nội dung chính:

– B3.1. Thiếp lập thông tin chung

Phần thông tin chung giúp các cán bộ quản lý có cái nhìn tổng thể về bản kế

hoạch cá nhân. Phần này cần được trình bày ngắn gọn và làm nổi bật được các điểm

mạnh của bản thân, từ đó xác định được các điểm thuận lợi và các khó khăn cần khắc

phục. Ngoài ra, phần thông tin chung cần thể hiện các kết quả phân tích tình hình, đặc

điểm của HS được phân công giảng dạy, chủ nhiệm; đặc điểm, tình hình chung của

nhà trường…

– B3.2. Xây dựng Kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học

Phần này được trình bày cụ thể về nhiệm vụ/công việc được phân công, chỉ tiêu

đề ra, mục tiêu, thời gian thực hiện, biện pháp thực hiện, nguồn lực hỗ trợ… Gồm các

bước cụ thể sau:

+ B3.2.1. Xác định chỉ tiêu, mục tiêu cần đạt

Việc xác định chỉ tiêu, mục tiêu trước khi làm việc giúp GV định hình được quá

78

trình làm việc và kết quả đạt được khi hoàn thành nó. Có chỉ tiêu và mục tiêu sẽ giúp

GV có động lực làm việc hơn và xác định được lộ trình thực hiện công việc nhằm đáp

ứng mục tiêu. Việc đặt ra chỉ tiêu, mục tiêu được xác định với những câu hỏi: Lí do cần

phải thực hiện nhiệm vụ/làm việc này? Vai trò của việc thực hiện nhiệm vụ đó? Chỉ tiêu,

mục tiêu thực hiện nhiệm vụ đó có phù hợp với năng lực của mình không?...Điều này sẽ

giúp GV đánh giá được công việc mà GV làm trong suốt năm học có cần thiết không?

Có nên làm không? Từ đó đỡ mất thời gian, công sức cho những công việc khác; hoặc

giảm thiểu sự lúng túng trong quá trình thực hiện công việc, dẫn tới ảnh hưởng đến mục

tiêu đề ra.

GV cần chia ra 2 loại mục tiêu: Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của từng

nhiệm vụ/công việc. Các mục tiêu thường được viết dưới dạng chủ động và sử dụng

những động từ chỉ hành động với ý nghĩa rõ ràng như “lên kế hoạch”, “viết”, “làm”,

“xây dựng”….Bên cạnh đó, khi xây dựng mục tiêu, GV cần tham khảo tiêu chí

SMART: S (specific)– cụ thể, chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu; M (measuable)– quan sát

được, đo đếm được; A (achiveable)– khả thi, vừa sức; R (realistic)– thực tế; T (time–

scale) – có giới hạn về thời gian.

+ B3.2.2. Xác định biện pháp thực hiện

Sau khi liệt kê được nội dung công việc/nhiệm vụ cần làm, xác định được chỉ

tiêu cần đạt, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, GV cần xác định các biện pháp thực

hiện công việc nhằm đạt được chỉ tiêu, mục tiêu đề ra. Điều này giúp GV bớt lúng

túng và đỡ mất thời gian trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

+ B3.2.3. Xác định nguồn hỗ trợ và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện

nhiệm vụ/công việc

GV cần liệt kê được các nguồn lực hỗ trợ, là những vấn đề cần thiết, liên quan

đến việc đạt được mục tiêu đề ra và hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Ví dụ:

Nguồn tài chính, nguồn tài liệu, chuyên gia hoặc những người có thể giúp đỡ bạn (sự

đa dạng về nghề nghiệp của phụ huynh cũng là một nguồn lực)…Bên cạnh đó, GV cần

xác định những khó khăn, trở ngại làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành các công việc

cụ thể và đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ: GV được phân công hướng dẫn HS tham gia

cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật nhưng thời gian biểu dày đặc, thực hiện quá nhiều

nhiệm vụ khác như công tác Đoàn Đội; phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi…Khi xác

định được những khó khăn này trong quá trình xây dựng kế hoạch, GV có thể đề xuất

tổ trưởng chuyên môn, Ban giám hiệu giảm bớt công việc một cách hợp lý.

+ B3.2.4. Dự kiến thời gian thực hiện

Dựa vào yêu cầu công việc, GV dự kiến thời gian thực hiện công việc, thời gian

hoàn thành công việc cũng như hoàn thành các giai đoạn của công việc. Từ đó giúp

GV kiểm soát thời gian một cách hiệu quả, điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp khác

một cách kịp thời.

– B3.3. Xây dựng Kế hoạch tự học và bồi dưỡng thường xuyên.

79

Trong quá trình xây dựng, thực hiện chương trình nhà trường GV không chỉ có

vai trò quyết định sự thành công của chương trình, mà còn tự phát triển nghề nghiệp

thường xuyên. Chuỗi tác động qua lại đó là động lực phát huy tính tự chủ sáng tạo của

nhà trường, đa dạng hóa chương trình giáo dục thích ứng với bối cảnh cụ thể.

Hiện nay có rất nhiều khóa học/tập huấn/bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ với

nhiều hình thức học tập khác nhau. Có khóa học do Bộ Giáo dục – Đào tạo hoặc Vụ

GDPT, Cục nhà giáo, Sở – Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức; nhưng cũng có các

khóa học không chính quy do các cá nhân/chuyên gia tổ chức. Vì vậy, việc lựa chọn

tham gia các khóa học/tự học cần được tiến hành thường xuyên để nâng cao hiệu quả

và đảm bảo sự phát triển nghề nghiệp của GV.

Trong phần này, GV có thể xác định nội dung tự học/khóa học; Mục tiêu đạt

được; Thời gian và cách thức thực hiện/tham dự khóa học/tự học.

– B3.4. Xây dựng Kế hoạch dạy học và giáo dục hằng tháng

Phần này được trình bày rất vắn tắt theo lộ trình thời gian tương ứng với nội dung

công việc và kết quả sẽ đạt được. Ngoài ra, trong kế hoạch hằng tháng, GV cần phải

dành 1 khoảng không gian để hiệu chỉnh sau khi kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện

nhiệm vụ/công việc được giao hoặc bổ sung các công việc phát sinh khác.

* Bước 4. Tổ chức thực hiện

Để đáp ứng mục tiêu đề ra, sự tập trung là yếu tố cần thiết nhằm giúp GV làm

việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong 1

khoảng thời gian, GV chỉ làm 1 công việc/thực hiện 1 nhiệm vụ nhất định, nếu có thể

hãy kết hợp làm nhiều việc trong một khoảng thời gian một cách hợp lý. Ví dụ: Vừa

giảng dạy trên lớp theo thời khóa biểu, vừa thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và hỗ trợ

HS còn yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi…

Bên cạnh việc tập trung làm việc, GV hãy dành khoảng thời gian hợp lý cho

những sự cố phát sinh. Bởi thực tế luôn khác hẳn lý thuyết và kế hoạch cũng vậy, sẽ

luôn có những điểm không trùng với quá trình thực hiện và cũng không thể biết trước

những việc phát sinh. Vì vậy, khi lên kế hoạch cá nhân, GV cố gắng dự trù, dự đoán và

liệt kê một số tình huống phát sinh, những khó khăn, thách thức có thể gặp phải, từ đó

đưa ra các phương án dự phòng.

* Bước 5. Kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh/hoàn thiện kế hoạch cá nhân

Để biết bản thân đã làm được đến đâu và liệu có hoàn thành được mục tiêu đúng

hạn hay không, GV cần phải liên tục theo dõi, kiểm tra và đối chiếu các mục tiêu và

kết quả đạt được. Một kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng, cập nhật và chỉnh sửa thường

xuyên sẽ giúp GV đánh giá chính xác được chất lượng của công việc theo từng giai

đoạn. Đồng thời, việc kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của công việc sẽ giúp GV

định hướng những việc làm tiếp theo, biện pháp khắc phục khó khăn, tìm kiếm nguồn

hỗ trợ khác và thực hiện các phương án dự phòng nhằm đảm bảo hiệu quả công việc

và đáp ứng mục tiêu đề ra.

80

CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC, HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP

ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC MÔN

HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Theo yêu cầu về điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 201811,

100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn và được xếp loại đạt

trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông12, được bồi dưỡng,

tập huấn về dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời, theo quy định của

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, đối với đội ngũ giáo viên cốt

cán cần có khả năng hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát

triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; có khả năng

thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về

phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động

chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường

trên địa bàn tham khảo và học tập.

Vì vậy, tất cả các giáo viên cốt cán được yêu cầu phải có kế hoạch tự học và hỗ

trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học, giáo

dục theo hướng phát triển năng lực học sinh.

4.1. Xây dựng kế hoạch tự học

4.1.1. Khái niệm kế hoạch tự học

Kế hoạch tự học là bản thiết kế các hoạt động mà giáo viên phải thực hiện để tự

rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo Chuẩn

nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

đồng thời làm căn cứ để cơ sở giáo dục tiểu học theo dõi kế hoạch bồi dưỡng phát triển

năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa

phương và của ngành giáo dục.

Kế hoạch tự học bao gồm các hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp thông

qua việc tự học tập, tự bồi dưỡng hoặc thông qua các lớp bồi dưỡng trực tiếp hoặc

cộng đồng học tập, thời gian hoàn thành và xem xét các mục tiêu, tài liệu hợp tác với

người khác, tiến trình sẽ được ghi nhận, hỗ trợ cần thiết và cách đáp ứng mục tiêu sẽ

cải thiện kiến thức và kĩ năng chuyên môn của giáo viên và ảnh hưởng đến việc học

của học sinh.

11 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD-ĐT ngày 26/12/2018 của

Bộ trưởng Bộ GDĐT. 12 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-

BGDĐT ngày 20/8/2018 của Bộ GDĐT

81

4.1.2. Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tự học

Trong thời đại mà tri thức loài người phát triển nhanh chóng như hiện nay,

trước bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; cùng với việc triển khai Chương

trình giáo dục phổ thông 2018, mỗi giáo viên luôn phải phát triển, nâng cao năng lực

chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Muốn việc tự học thật sự có hiệu quả, mỗi cán bộ

quản lý, giáo viên cần xác định mục tiêu, nội dung, phương thức và xây dựng một kế

hoạch tự học hợp lý và khả thi.

Quá trình phát triển nghề nghiệp của giáo viên là mở rộng và nâng cao kiến

thức chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nhà giáo trong suốt sự nghiệp trồng người. Để

phát triển tốt, giáo viên cần có kế hoạch tự học, bao gồm các chiến lược, nguồn lực và

kinh nghiệm để đạt được các mục tiêu. Kế hoạch tự học đặc biệt quan trọng đối với

giáo viên nói chung và đối với giáo viên cốt cán trong việc phát triển nghề nghiệp của

giáo viên. Đặc biệt, khi chương trình Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với

cấp tiểu học sẽ bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 thì việc thiết kế một kế hoạch tự học

để đáp ứng các yêu cầu nâng cao năng lực của giáo viên là hết sức cấp thiết.

4.1.3. Nguyên tắc và quy trình xây dựng kế hoạch tự học

4.1.3.1. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch tự học

- Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch học tập phải được cụ thể, rõ ràng. Trong đó

kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao, tức là kế hoạch ngắn hạn, trung

hạn, dài hạn hoặc thậm chí kế hoạch của từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ

ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều

kiện hoàn cảnh của mình.

- Nội dung tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên tiểu học phải căn

cứ theo các nhiệm vụ của nhà giáo được quy định tại các văn bản hiện hành của Bộ

GDĐT và các cơ quan trung ương; các văn bản hướng dẫn của tỉnh, sở/phòng GDĐT.

Bên cạnh đó, kế hoạch tự học phải đáp ứng yêu cầu thực tế về nâng cao năng lực

chuyên môn của cá nhân, giáo viên và đồng nghiệp; đáp ứng yêu cầu phát triển của

nhà trường tiểu học nơi giáo viên công tác; đồng thời phù hợp với điều kiện của nhà

trường, cá nhân giáo viên.

- Đảm bảo về thời gian thực hiện, chọn đúng trọng tâm. Cần xác định đúng và

rõ những vấn đề cốt lõi, là quan trọng để ưu tiên thực hiện trước và dành thời gian

công sức cho nó. Nếu việc tự học dàn trải, thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ

không cao. Sau khi đã xác định được trọng tâm, phải sắp xếp các hoạt động tự học một

cách khoa học, hợp lí lvề cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành

dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch.

Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc tự học thuận lợi, hiệu quả.

- Việc lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể, đảm bảo thứ tự ưu tiên: Cái gì cần được học

trước, cái gì sẽ được học sau, làm như thế không những sẽ giúp quản lí và tiết kiệm

82

được thời gian mà còn giúp chúng ta hệ thống lại những kiến thức đã học một cách

khoa học.

4.1.3.2. Quy trình xây dựng kế hoạch tự học

Theo mức độ phức tạp của công việc và độ dài thời gian thực hiện kế hoạch, có

03 loại kế hoạch: Kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch dài hạn.

Nhìn chung các kế hoạch tự học đều có quy trình chung gồm các bước:

(1) Liệt kê tất cả các nội dung cần tự học;

(2) Lựa chọn nội dung ưu tiên;

(3) Đặt mục tiêu cần đạt cho từng nội dung;

(4) Dự kiến kết quả mong đợi;

(5) Xác định thời hạn cho từng nội dung;

(6) Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết;

(7) Thực hiện quá trình tự học một cách tự chủ và tự giác;

(8) Kiểm soát quá trình tự học và kiên trì, kiên định;

(9) Đánh giá, rút kinh nghiệm;

4.1.4. Định hướng cấu trúc của kế hoạch tự học

Cấu trúc chung của Kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng gồm có 3 phần:

(1) Thông tin cá nhân:

Mục này bao gồm các thông tin cơ bản của cá nhân như họ và tên, năm vào

ngành, thâm niên công tác, môn học được đào tạo, môn học được phân công giảng

dạy... Bên cạnh đó, phần thông tin cá nhân cần trình bày tóm tắt các điểm mạnh của

bản thân và các khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục được phân công nhiệm

vụ. Đây là tiền đề để đề xuất các nội dung cần thiết của quá trình tự học, tự bồi dưỡng.

(2) Kế học tự học, tự bồi dưỡng

Mục này bao gồm các nội dung tự học/tự bồi dưỡng; hình thức tự học, tự bồi

dưỡng; mục tiêu đạt được; thời gian thực hiện và đánh giá, rút kinh nghiệm.

Ngoài ra, trong mục 2, giáo viên cần xác định các nội dung liên quan đến công

tác tự học, tự bồi dưỡng như chủ đề/vấn đề/đề tài sáng kiến kinh nghiệm; chuyên đề tự

bồi dưỡng/chuyên đề sinh hoạt chuyên môn; đăng kí học tập nâng cao trình độ.

Kế hoạch tự học/tự bồi dưỡng có thể được tích hợp trong kế hoạch dạy học và

giáo dục cá nhân trong năm học hoặc tách ra thành một bản kế hoạch riêng tùy yêu cầu

của nhà trường.

83

4.2. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ

chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

học sinh tiểu học

4.2.1. Khái quát về xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng,

điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm

chất, năng lực học sinh tiểu học

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ

chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học

sinh tiểu học giúp giáo viên cốt cán tiểu học có được tư duy một cách hệ thống về các

thành tố hiện hữu trong quá trình hỗ trợ; có những kỹ năng và chủ động trong việc hỗ

trợ đồng nghiệp xây dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo

hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học; đồng thời phát triển chuyên

môn, nghiệp vụ sư phạm.

Để tiến hành xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho đồng nghiệp, giáo viên tiểu học cốt

cán cần thực hiện những công việc sau:

- Tìm hiểu nhu cầu hoặc đánh giá nhu cầu hỗ trợ giáo viên đại trà về xây dựng,

điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất,

năng lực học sinh tiểu học;

- Xác định mục tiêu hỗ trợ giáo viên đại trà giáo viên đại trà về xây dựng, điều

chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng

lực học sinh tiểu học;

- Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện, xây dựng môi trường học tập để

hỗ trợ hiệu quả giáo viên đại trà giáo viên đại trà về xây dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt

động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học;

- Đánh giá kết quả hiệu quả giáo viên đại trà giáo viên đại trà về xây dựng, điều

chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng

lực học sinh tiểu học.

4.2.2. Kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp

trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo

hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học

(Mẫu Kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp

trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng

phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học theo Phụ lục đính kèm)

4.2.3. Hướng dẫn thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng,

điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm

chất, năng lực học sinh tiểu học

4.2.3.1. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức khóa bồi dưỡng tập trung

84

Trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp đã xây dựng, có thể tiến hành bồi

dưỡng tập trung các nội dung của mô đun 4 về hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây

dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển

phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học cho giáo viên đại trà tại các cơ sở giáo dục. Bồi

dưỡng tập trung sẽ đi sâu vào nội dung có tính thực hành cao như xây dựng kế hoạch,

thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá trong dạy học môn học. Việc bồi dưỡng tập

trung sẽ hiệu quả hơn khi giáo viên đã nghiên cứu để nắm bắt nền tảng lí luận cơ bản

của mô đun.

Để hình thức bồi dưỡng tập trung đạt kết quả tốt, cần lưu ý:

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu của giáo viên để xác định mục đích và nội dung

bồi dưỡng phù hợp, có tính trọng tâm;

- Xây dựng và thực hiện những chủ đề bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tế và

năng lực đội ngũ giáo viên;

- Sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức tương tác với giáo viên trong

quá trình bồi dưỡng, chú trọng vào hình thành năng lực vận dụng vào thực tế cho đội

ngũ giáo viên;

- Thiết kế các tiêu chí đánh giá và tự đánh giá kết quả bồi dưỡng;

- Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho công tác bồi dưỡng tập trung.

4.2.3.2. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức bồi dưỡng qua mạng

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tập huấn qua mạng là việc sử

dụng các thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông

(chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ các hoạt động tập huấn nhằm đổi mới nội dung,

phương pháp và hình thức tổ chức tập huấn, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng

nâng cao năng lực đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Để tiến hành bồi dưỡng qua mạng cho giáo viên, cần đảm bảo các yếu tố:

a) Học liệu số (hay học liệu điện tử): Là tập hợp các phương tiện điện tử phục

vụ dạy và học, bao gồm: Chương trình, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện

tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình

ảnh, video, infographic, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng và

các học liệu được số hóa khác.

b) Hệ thống quản lí học tập qua mạng (LMS - Learning Management System):

Là hệ thống phần mềm cho phép tổ chức, quản lí và triển khai các hoạt động tập huấn

qua mạng từ lúc nhập học đến khi học viên hoàn thành lớp học qua mạng; giúp đơn vị

chủ trì tổ chức lớp tập huấn qua mạng theo dõi và quản lí quá trình học tập của học

viên; tạo ra môi trường dạy và học qua mạng; giúp người dạy tương tác được với học

viên trong việc giao bài tập, trợ giúp, giải đáp; giúp học viên có thể theo dõi được tiến

85

trình học tập, tham gia các nội dung học qua mạng, kết nối với giảng viên và các học

viên khác để trao đổi bài.

c) Hệ thống quản lí nội dung học tập qua mạng (LCMS - Learning Content

Management System) là hệ thống phần mềm quản lí kho nội dung học tập qua mạng,

cho phép tổ chức lưu trữ và phân phát các nội dung học tập tới học viên. Hệ thống

quản lí nội dung học tập kết hợp với hệ thống quản lí học tập để truyền tải nội dung

học tập tới học viên và phần mềm công cụ soạn bài giảng để tạo ra các nội dung học

tập.

d) Đơn vị chủ trì tổ chức lớp tập huấn qua mạng: Là đơn vị được cấp có thẩm

quyền giao chủ trì nhiệm vụ tổ chức lớp tập huấn.

Trước khi tổ chức tập huấn qua mạng cho giảng viên, cần đảm bảo thực hiện

tốt những nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn qua mạng: Ngoài các yêu cầu của kế

hoạch tổ chức tập huấn thông thường, kế hoạch tổ chức tập huấn qua mạng phải thể

hiện rõ: Hình thức và thời gian tổ chức tập huấn qua mạng; hệ thống thông tin phục vụ

tập huấn qua mạng; hướng dẫn cách thức học viên tham gia các hoạt động của lớp tập

huấn qua mạng. Đối với hoạt động kiểm tra thường xuyên và đánh giá cuối lớp tập

huấn, cần chỉ rõ các yêu cầu và hình thức tổ chức là thực hiện qua mạng hay thực hiện

tập trung.

- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, học liệu điện tử và đưa lên hệ thống quản lí

học tập trực tuyến.

- Tạo và mở lớp tập huấn trên hệ thống quản lí học tập trực tuyến để học viên có

thể sử dụng; cập nhật danh sách học viên, tài khoản học viên của lớp tập huấn.

- Gửi thông báo và hướng dẫn học viên tham gia các hoạt động của lớp tập

huấn qua mạng.

Khi tổ chức các hoạt động tập huấn qua mạng cho giáo viên đại trà, cần lưu ý:

- Giáo viên đăng nhập hệ thống quản lí học tập và tự học qua mạng theo quy

định và kế hoạch đã được duyệt.

- Người dạy và cố vấn học tập triển khai các nội dung tập huấn theo kế hoạch;

theo dõi, đánh giá, trợ giúp học viên trong suốt quá trình thực hiện lớp tập huấn thông

qua hệ thống quản lí học tập trực tuyến và các công cụ giao tiếp qua mạng khác (thư

điện tử, họp trực tuyến, mạng xã hội và các kênh giao tiếp khác) đảm bảo học viên

nắm bắt được nội dung và theo kịp tiến độ các hoạt động của lớp tập huấn.

- Cán bộ kĩ thuật quản trị hệ thống thông tin tổ chức tập huấn qua mạng trực và

vận hành, điều khiển hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo các điều kiện kĩ

thuật phục vụ hoạt động của lớp tập huấn theo như kế hoạch.

86

- Kiểm tra, đánh giá bằng các hình thức trắc nghiệm hoặc bài luận phù hợp với

nội dung và mục tiêu tập huấn.

4.2.3.3. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn

Nội dung sinh hoạt chuyên môn tại các cơ sở giáo dục bao gồm sinh hoạt

chuyên môn thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề. Hiệu trưởng cần

nắm vững mục đích, nội dung, quy trình thực hiện sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn để

chỉ đạo thực hiện tổ trưởng chuyên môn và giáo viên thực hiện việc bồi dưỡng qua

sinh hoạt tổ chuyên môn. Có thể hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện kiểm tra, đánh giá theo

định hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong sinh hoạt chuyên môn thường xuyên

và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề như sau:

a) Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên

Được tổ chức định kì ít nhất 2 lần/tháng theo Điều lệ trường tiểu học, tập trung

vào các nội dung:

- Thảo luận các nội dung chuyên môn có liên quan giữa hai lần sinh hoạt

chuyên môn định kì. Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể, thiết thực và do

chính giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục đề xuất, thống nhất và thực hiện.

- Thảo luận các quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển

phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học;

- Trao đổi những kinh nghiệm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì trong

dạy học môn học và hoạt động giáo dục;

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp,

thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học

sinh tiểu học;

- Đề xuất các phương hướng thực hiện kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát

triển phẩm chất, năng lực học sinh, sử dụng kết qủa đánh giá để ghi nhận sự tiến bộ của

học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn học…

b) Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề

Hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề được tổ chức theo kế hoạch của

tháng, học kì hoặc cả năm, bao gồm các nội dung:

- Đặc trưng của kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

học sinh tiểu học;

- Phương pháp, hình thức đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

học sinh tiểu học;

- Lập kế hoạch đánh giá trong dạy học chủ đề môn học;

87

- Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng

lực học sinh;

- Xử lí và phản hồi kết quả đánh giá;

- Sử dụng kết quả đánh giá.

Để tổ chức một hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề có hiệu quả thì

cần phải thiết kế được các hoạt động một cách khoa học. Do đó, cần chỉ đạo tổ/nhóm

chuyên môn thiết kế các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề gồm các bước sau:

Bước 1: Công tác chuẩn bị

- Các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề cần có công tác chuẩn bị và phân

công rõ ràng công việc cho các thành viên trong tổ/nhóm bộ môn:

+ Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.

+ Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động?

+ Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn

thành là bao lâu? trao đổi, thảo luận, kết nối thông tin như thế nào?

- Bản thân tổ trưởng/nhóm trưởng sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương

tác tích cực các thành viên trong tổ/nhóm. Để làm được việc này đòi hỏi mỗi giáo

viên và tổ trưởng chuyên môn phải có kĩ năng làm việc nhóm.

Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề

- Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng theo thời gian đã chọn.

- Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn

theo chủ đề: Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai,

định hướng thảo luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc.

- Các thành viên được phân công viết các chủ đề báo cáo nội dung.

- Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho các thành viên thảo luận, biết khêu gợi

các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp; biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận bằng những câu

hỏi dẫn dắt hợp lí; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu.

Bước 3: Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề

- Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề phải đưa ra được các kết luận

cần thiết, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chủ đề trong thực tế giảng

dạy.

- Đối với các trường Quy mô nhỏ, giáo viên mỗi bộ môn ít, nên đẩy mạnh hoạt

động sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề với quy mô cụm trường để trao đổi học thuật,

nâng cao năng lực chuyên môn theo yêu cầu.

88

Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề có thể thực hiện theo các hình thức khác

nhau như: sinh hoạt theo môn học, theo nhóm môn học, sinh hoạt trong nhà trường;

sinh hoạt theo cụm trường. Để tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong

các trường; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà trường

trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải

nghiệm sáng tạo của học sinh.

4.2.3.4. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua mô hình hướng dẫn đồng nghiệp

Đây là mô hình hoạt động tương tác giữa các giáo viên với nhau, người có

kinh nghiệm giúp đỡ, hướng dẫn người ít kinh nghiệm hơn trong thực hiện kiểm tra,

đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Mô hình này sẽ tạo ra động

lực bên trong cho mỗi giáo viên trong phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân.

Để thực hiện mô hình này hiệu quả, cần lưu ý:

- Đánh giá đúng thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong

nhà trường, xác định được những đồng nghiệp có khả năng hướng dẫn, trợ giúp các

đồng nghiệp khác trong đơn vị;

- Xác định những nội dung bồi dưỡng, hướng dẫn thực hiện kiểm tra, đánh giá

theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp với nhu cầu và năng lực của

giáo viên, trên cơ sở đó lựa chọn những hình thức và phương pháp hướng dẫn đồng

nghiệp phù hợp;

- Xác định những nguồn lực cho công tác hướng dẫn đồng nghiệp từ các

chương trình mục tiêu, kinh phí bồi dưỡng hàng năm;

- Xác định rõ người chịu trách nhiệm chính trong quản lí công tác hướng dẫn

đồng nghiệp và tự bồi dưỡng của giáo viên.

89

PHẦN 2: VÍ DỤ MINH HỌA

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn Tiếng Việt

BÀI: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2

Tuần: 1 Tiết số: 1+2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

⮚ Đọc:

- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương như:

loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy. Bước đầu biết đọc đúng lời kể

chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ

điệu phù hợp.

- Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng

năm học lớp 2. (Trả lời các câu hỏi trong SHS)

⮚ Nghe: Nghe thầy cô và bạn bè để nắm được cách đọc và hiểu nội dung để vận dụng

hoàn thành phần luyện tập theo văn bản đọc.

⮚ Nói: Nói lời chào trong các tình huống khác nhau.

2. Năng lực, phẩm chất:

a. Hình thành và phát triển năng lực văn học (nhận biết được nhân vật, hiểu

được diễn biến các sự việc diễn ra trong câu chuyện).

Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, Có tinh thần hợp tác và kết

nối với bạn bè, có khả năng làm việc nhóm.

b. Hình thành và phát triển phẩm chất Nhân ái, Trách nhiệm: Có cảm xúc hãnh

điện, tự hào khi trở thành học sinh lớp 2; có tình cảm thân thiết, quỷ mến đối với bạn

bè; có niểm vui đến trường; có tinh thẩn hợp tác trong khi làm việc nhóm; có ý thức

chào hỏi lịch sự trong mọi tình huống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- GV nắm rõ về kĩ thuật đọc các văn bản tự sự; Tổ chức hoạt động sắm vai để HS

hiểu ND bài học có trải nghiệm để biết liên hệ thực tế sau bài học.

- Phương pháp dạy học phát huy trải nghiệm, tăng cường hoạt động thực hành

giao tiếp.

2. Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG ND CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG

CỦA HS

TIẾT 1

5’ I. Khởi động

+ Bức tranh vẽ gì?

- GV cho HS quan sát tranh

minh hoạ.

90

- Giới thiệu ngắn gọn về CT sách

giáo khoa lớp 2

- Giới thiệu chủ điểm

+ Em đã chuẩn bị những gì để

đón ngày khai giảng?

+ Em cảm thấy như thế nào khi

chuẩn bị cho ngày khai giảng?

- GV giới thiệu về bài đọc: Các

em ạ, có một câu chuyện kể về

một bạn học sinh lớp 2 rất háo

hức đón ngày khai trường. Chúng

ta cùng nghe bạn kể lại nhé!

GV giới thiệu

- HS quan sát tranh

minh hoạ.

2,3 HS trả lời

32’ II. Khám phá kiến thức

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a.Đọc mẫu

b. Chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến sớm nhất

lớp.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến cùng các

bạn.

+ Đoạn 3: Còn lại.

b. Đ

ọc đoạn

Đọc đoạn lần 1

- GV HD đọc một số từ ngữ dễ

phát âm nhầm: loáng, rối rít, ríu

rít, rụt rè, níu, vùng dậy.

- GV chú ý cho HS cách đọc lời

của nhân vật được đặt trong dấu

ngoặc kép

- HD đọc câu văn dài

VD: Nhưng vừa đến cổng

trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng

lớp đang ríu rít nói cười/ ở trong

sân.

+ Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em

lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố

mẹ, thật giống tôi năm ngoái.

- Đọc đoạn lần 2

+ GV giới thiệu thêm một số từ

khác.:

- GV đọc mẫu toàn VB.

- HDHS chia đoạn

- Gọi HS đọc nối tiếp theo

đoạn

Gv hướng dẫn đọc từ khó

- GV HD HS luyện đọc 1 số

những câu dài.

- Gọi HS đọc nối tiếp theo

- HS lắng nghe

- HS theo dõi, dùng

bút chì đánh dấu

đoạn.

- 3 HS đọc nối tiếp

đoạn (lần 1)

- HS luyện đọc từ

khó

- HS lắng nghe

- HS luyện đọc câu

dài

91

Từ Tủm tỉm có nghĩa là gì?

Kiểu cười không mở miệng, chỉ

cử động môi một cách kín đáo

+ Háo hức nghĩa là gì?

Vui sướng nghĩ đến và nóng lòng

chờ đợi một điều hay vui sắp tới.

+ Ríu rít nghĩa là gì? - Từ diễn

tả cảnh trẻ em tụ tập cười nói rộn

ràng như bầy chim.

+ Từ “rụt rè” là gì? - Tỏ ra e dè,

không mạnh dạn làm gì đó.

- Luyện đọc trong nhóm

Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3

đoạn trong nhóm.

Thi đọc trước lớp

- GV hướng dẫn HS nhập vai

mình là nhân vật Nam, thể hiện

giọng vui vẻ hào hứng.

c. Đọc toàn văn bản

- Gọi HS đọc toàn VB.

* Củng cố

+ Hôm nay, lớp mình đã được

luyện đọc bài gì?

đoạn lần 2

- GV hướng dẫn HS hiểu

nghĩa của từ ngữ đã chú giải

trong mục Từ ngữ- HS đọc

giải nghĩa từ trong sách học

sinh.

GV HD luyện đọc theo

nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các

nhóm gặp khó khăn khi đọc

bài, tuyên dương HS đọc

tiến bộ.

- GV tổ chức cho HS đọc thi

đua.

- GV cùng HS nhận xét, sửa

lỗi phát âm (nếu có).

- GV nhận xét, biểu dương

HS đọc tiến bộ.

- GV nhận xét, khen ngợi,

động viên HS.

- 3 HS đọc nối tiếp

đoạn (lần 2)

- HS tìm hiểu nghĩa

- 1 nhóm 3 HS đọc

mẫu trước lớp.

- HS luyện đọc nối

tiếp đoạn trong

nhóm 3

- Đại diện các nhóm

thi đọc. Nhóm khác

nhận xét, bình chọn

bạn đọc tốt nhất.

- 2HS nhập vai và

đọc theo lời nhân

vật.

- 1-2 HS đọc toàn

bài.

- HS nhận xét và

đánh giá.

HS nêu

HS lắng nghe

TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG SAU KHI ĐỌC VĂN BẢN

2” * Ôn tập và khởi động

Gv nêu yêu cầu

* HS hát tập thể bài

Đi học

- 1-2 HS đọc bài Tôi

là học sinh lớp 2.

15’ HĐ2. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Những chi tiết nào cho

thấy bạn nhỏ rất háo hức đến

- GV cho HS đọc lại toàn

bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu

- HS đọc câu hỏi và

xác định yêu cầu

bài.

92

trường vào ngày khai giảng:

a. vùng dậy

b. muốn đến sớm nhất lớp

c. chuẩn bị rất nhanh

d. thấy mình lớn bổng lên

Nếu HS trả lời câu hỏi nhanh,

GV có thể mở rộng câu hỏi:

+ Em có cảm xúc gì khi đến

trường vào ngày khai giảng?

- GV chốt ý, chuyển câu hỏi 2.

Câu 2. Bạn ấy có thực hiện được

mong muốn đến sớm nhất lớp

không? Vì sao?

- GV tổ chức HS làm việc cả

lớp.

+ Bạn ấy không thực hiện được

mong muốn đó vì các bạn khác

cũng muốn đến sớm và nhiều bạn

đã đến trước bạn ấy.

Câu 3. Bạn ấy nhận ra mình thay

đổi như thế nào khi lên lớp 2?

- GV mời HS đọc đoạn 3.

+ Các em thấy mình có gì khác

so với khi các em vào lớp 1?

+ Các em thấy mình có gì khác

so với các em lớp 1?

- GV gợi ý: Điểm khác biệt có

thể là về tính cách của bản thân:

tự tin, nhanh nhẹn hơn.

Câu 4. Tìm tranh thích hợp với

môi đoạn trong bài đọc.

+ Đoạn 1: Tranh 3: Bạn nhỏ đã

chuẩn bị xong mọi thứ để đến

trường

+ Đoạn 2: Tranh 2: Bạn nhỏ chào

nội dung bài và trả lời các

câu hỏi theo hình thức hoạt

động nhóm.

+ GV nêu câu hỏi, yêu cầu

các nhóm thảo luận trong

nhóm để nêu câu trả lời.

- GV cho HS đọc lại đoạn 1

của bài.

- GV và HS nhận xét.

- GV và HS thống nhất đáp

án.

- GV khen các nhóm đã tích

cực trao đổi và tìm được đáp

án đúng.

-

Gv theo dõi

- GV và HS thống nhất đáp

án

- GV nhận xét.

- GV nêu câu hỏi, HS tìm

câu trả lời .

+ GV và HS nhận xét thống

nhất đáp án.

- GV có thể mở rộng câu hỏi

liên hệ bản thân:

- GV yêu cầu HS làm việc

nhóm hoặc cá nhân:

- 2 HS đọc lại đoạn

1.

- HS làm việc nhóm

4.

+ Đáp án: a, b, c

- Cả nhóm thống

nhất lựa chọn các

đáp án.

- Đại diện các nhóm

báo cáo kết quả.

(Một nhóm nêu câu

hỏi, một nhóm trả

lời và đổi lại).

- Nhóm khác nhận

xét, đánh giá.

- HS nêu theo cảm

xúc thật của mình.

- 1HS đọc câu hỏi 2.

- HS xác định yêu

cầu bài.

- HS làm việc chung

cả lớp.

- 1 HS đọc lại đoạn

2, lớp đọc thầm

đoạn 2.

- 2 - 3 HS trả lời câu

hỏi).

- HS nhận xét, góp ý

cho bạn

- HS đọc đoạn 3

- HS nối tiếp chia

sẻ: Bạn ấy thấy

mình lớn bổng lên.

- Đã biết đọc, biết

viết, đọc viết trôi

chảy.

- Nhiều bạn bè hơn,

biết tất cả các bạn

trong lớp, có bạn

thân trong lớp.

+ HS quan sát, phân

tích tranh, tìm

những nội dung

trong câu chuyện

tương ứng với mỗi

tranh.

+ Từng HS sắp xếp

lại tranh theo trình

93

mẹ để chạy vào trong cổng

trường

+ Đoạn 3: Tranh 1: Các bạn nhỏ

gặp nhau trên sân trường.

- GV cùng HS nhận xét đánh giá.

GV nhận xét đánh giá

tự xuất hiện trong

câu chuyện và nói

trong nhóm.

HS trình bày

- Nhận xét

3 III. Thực hành, vận dụng

❖ Mục tiêu: Giúp HS biết nói

những lời chào, tạm biệt qua

hình thức đóng vai. Vận dụng

vào thực tế cuộc sống.

4. Hoạt động 3. Luyện đọc lại

- Đọc cả bài

- GV cho HS đọc diễn cảm

cả bài.

- GV lắng nghe và sửa chữa

cho HS (nếu có).

- 1 HS đọc lại cả

bài. Cả lớp đọc thầm

theo

12 5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Từ nào dưới đây nói về

các em lớp 1 trong ngày khai

trường?

a. ngạc nhiên

b. háo hức

c. rụt rè

Câu 2. Thực hiện các yêu cầu

sau:

a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước

khi đến trường.

- GV đánh giá

b. Nói lời chào thầy, cô giáo khi

đến lớp.

- GV hướng dẫn HS luyện tập

theo cặp/ nhóm dưới hình thức

đóng vai

- Tổ chức cho HS thi đóng vai

tình huống.

- GV khuyến khích HS mở rộng

tình huống: chào người lớn tuổi

nói chung (ông, bà, chú, bác,...).

- GV và HS thống nhất đáp

án đúng (đáp án c).

- GV hướng dẫn HS luyện

tập theo cặp/ nhóm.

- Tổ chức cho HS thi đóng

vai tình huống

- HS cá nhân để tìm

đáp án

- Từng HS nêu đáp

án và lí do lựa chọn

đáp án của mình.

- HS luyện tập theo

cặp/ nhóm dưới hình

thức đóng vai

- 3,4 cặp HS thi sắm

vai

- HS luyện tập theo

cặp/ nhóm dưới hình

thức sắm vai

- 3,4 cặp HS thi

đóng vai

2 4. Củng cố:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội

dung bài.

- Qua bài học này, em rút ra được

điều gì?

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà tích cực vận

dụng cách nói trong bài học vào

GV nêu yêu cầu

GV nhận xét chung

- 1,2 HS trả lời

- HS lắng nghe và

ghi nhớ nhiệm vụ

94

cuộc sống hàng ngày.

- Chuẩn bị bài cho bài sau

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

95

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, BỒI DƯỠNG ĐỒNG NGHIỆP VỀ “XÂY DỰNG,

ĐIỀU CHỈNH, VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC THEO

HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC

MÔN HỌC/HĐGD……………

____________

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên giáo viên cốt cán: …………………………………………………………..

Chức vụ, môn học phụ trách: …………………………………………………………

Đang công tác tại: …………………………………………………………………….

PHẦN 2. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

A. Mục tiêu

Sau quá trình hỗ trợ, giáo viên đại trà sẽ có: …., (… %) (điền số lượng và tỷ lệ %) giáo

viên tiểu học/tổng số giáo viên tiểu học thuộc cụm trường được phân công hoàn thành nhiệm

vụ phát triển nghề nghiệp thường xuyên năm 2020, mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và

giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học môn học/HĐGD……

B. Các hoạt động cụ thể

TT Hoạt động Kết quả cần đạt

Thời gian

thực hiện

(Từ… đến…

Người phối

hợp

(Giảng viên sư

phạm, Hiệu

trưởng, Tổ

(khối) trưởng

chuyên môn…)

1 Chuẩn bị học tập:

Hỗ trợ đồng nghiệp

hoàn thiện thông tin

đăng ký tự học trên hệ

thống CNTT

Lập danh sách giáo viên

tiểu học đại trà được

…. (điền số lượng, tỷ

lệ) đồng nghiệp hoàn

thiện thông tin đăng ký

tự học trên hệ thống

CNTT, truy cập học

liệu Mô đun … trên Hệ

thống CNTT thành

96

phân công phụ trách công.

Danh sách giáo viên

tiểu học đại trà được

phân công hỗ trợ13

2. Triển khai học tập:

Hỗ trợ đồng nghiệp tự

học Mô đun 2

2.1. Hỗ trợ trên hệ thống học

tập: Thảo luận, góp ý, bài

tập, nhắc hoàn thành bài

tập cuối khỏa, khảo sát,

trao đổi với giảng viên sư

phạm (Ghi rõ tên hoạt

động, có thể chèn thêm

các dòng phụ)

…(Số lượng, tỉ lệ) giáo

viên tiểu học đại trà

được phân công phụ

trách tham gia các hoạt

động thảo luận, trao

đổi.

2.2. Hỗ trợ trực tiếp: sinh

hoạt chuyên môn/cụm

trường,…(Ghi rõ tên

hoạt động, có thể chèn

thêm các dòng phụ)

…(Số lượng, tỉ lệ) giáo

viên tiểu học đại trà

được phân công phụ

trách tham gia các hoạt

động thảo luận, trao

đổi.

3 Đánh giá kết quả học

tập:

Chấm bài tập cuối khóa

Xác nhận đồng nghiệp

hoàn thành Mô đun 4

trên hệ thống LMS

… (điền số lượng, tỷ

lệ) giáo viên tiểu học

đại trà được phân công

phụ trách hoàn thành

Mô đun 4 (Đạt)

….ngày tháng năm 2020

HIỆU TRƯỞNG DUYỆT

(Ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

(Ký và ghi rõ họ tên)

13 Danh sách GVPT đại trà được hỗ trợ xem mẫu đính kèm

97

DANH SÁCH GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐẠI TRÀ ĐƯỢC HỖ TRỢ

TT Họ và

tên

Năm

sinh Nữ

Dân tộc

thiểu số

(DTTS)

Công

tác

tại

vùng

khó

Chức

vụ

Môn

học

phụ

trách

sở

giáo

dục

đang

công

tác

Quận/

Huyện

Điện

thoại Email

Ghi

chú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (10) (11) (12) (13) (14)

1

2

Ghi chú: Danh sách giáo viên tiểu học đại trà sẽ được bổ sung, điều chỉnh hàng năm

theo thực tế địa phương.

____________________