8
Vận Mệnh VN và Thế Giới trong chữ ký của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Hào quang chư Phật rọi mười phương, Đạo pháp xem qua chớ gọi thường. Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu, Cố công gìn giữ tánh thuần lương. (trích Khuyến Thiện, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết tại Hòa Hảo năm 1939) Ngày 20-7-Tân Tị (11-9-1941), Đức Thầy cố ý viết lại bài thơ trên tặng cho ông Võ văn Giỏi ở Bạc Liệu. Phải chăng bài thơ trên có nghĩa lý thiên cơ đặc biệt nên Thầy viết 2 lần, một lần trong quyển Khuyến Thiện và một lần viết tặng cho ông Võ văn Giỏi? Thầy bảo: Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu. Phải chăng Thầy bảo phải suy nghĩ kỹ từ nét dấu trong chữ ký của Thầy? Chữ ký của Thầy mang ý nghĩa thiên cơ Bát Môn Đồ Trận? Quả thật như vậy, chữ ký tên của Đức Thầy là chữ ký thiên cơ, là Bát Môn Đồ Trận gồm 8 nét: Nét số 1 & 2 là bản đồ VN hình chữ S; nét số 3 cắt ngang chữ S là vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước VN mà sấm Kim Cổ Kỳ Quan gọi U Phân; phần còn lại là nét số 4 đến số 8 tượng trưng cho mỏ dầu và cồn đảo cùng đường hàng hải hàng không trên Biển Đông các nước đang tranh chấp lãnh thổ lãnh hải, và cũng là tượng trưng khung cảnh trận giặc Biển Đông đang xảy ra đưa Thế Chiến Ba tới Tận Thế. Lại nói thêm về chữ ký của Đức Thầy. Năm 1939, nhân lúc các tín đồ được kề cận Đức Thầy, có ông giáo Kinh (tức Mười Kinh) ở chợ Đình trong làng Hòa Hảo, mạo muội hỏi Đức Thầy: - Kính bạch Thầy, con không hiểu tại sao chữ ký tên của Thầy có nét cắt ngang giữa chữ S ? Đức Thầy trầm ngâm chưa vội trả lời. Ông Giáo Kinh hồi hộp lắm. Ông giáo Kinh là người có kinh nghiệm xem chữ ký tên để đoán vận mạng; thấy chữ ký của Thầy có lằn cắt ngang giữa chữ S mà theo ông nghĩ là điềm không tốt cho vận mệnh đất nước và nền đạo, nên ông sốt ruột có lời thắc mắc nhờ Thầy giải tỏa mối lo. Trầm ngâm một lúc, Đức Thầy hỏi ông giáo Kinh: - Ông có biết nét cắt ngang giữa chữ S là nghĩa gì không? Sau khi nghe Đức Thầy hỏi, ông giáo Kinh và các đồng đạo ngẩn ngơ không biết gì mà trả lời. Đức Thầy ôn tồn nói: - Nét cắt ngang giữa chữ S đó chính là vĩ tuyến 17! Sau khi nghe Đức Thầy nói nét cắt ngang chử S vĩ tuyến 17, mọi người chẳng hiểu ý Thầy muốn nói về cái gì. Nhưng lúc đó không ai dám hỏi thêm. Chỉ biết nét cắt ngang giữa chữ S trong chữ ký của Thầy là vĩ tuyến 17 vậy thôi. Cho đến năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời phân chia Nam Bắc để chờ ngày tổng tuyển cử thống nhứt đất nước. Chừng đó mọi người mới hiểu chữ ký của Đức Thầy mang ý nghĩa thiên cơ mầu nhiệm. Với chữ ký có nét cắt ngang giữa chữ S, Đức Thầy muốn nhắc cho mọi người tìm hiểu cặn kẽ sấm giảng Kim Cổ Kỳ Quan: Khổ hạ nguơn bẩm lại cà lì, Coi thân cực sướng nỗi gì cho thân. Tây chưa mãn tới việc U phân, Ngồi buồn thấy khổ muôn dân não nề. Lương kế Thánh nhơn chí kế hề, Ngậm ngùi Nam Việt nặng nề lao thân.* (Kim Cổ Kỳ Quan 30: 60, ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915) đs Trần văn Chương Cụm từ U phân, chữ U USA là Mỹ, chữ phân phân chia đất nước Việt Nam ra làm 2 miền Nam Bắc. Sau năm 1954, toàn dân Việt chờ tổng tuyển cử thống nhứt VN theo nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhưng ngày 12-12-1955, đại sứ Trần văn Chương đại diện chánh phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố ở Mỹ: Sẽ không có tổng tuyển cử ở VN. Hiệp định Genève không bắt buộc, chánh phủ Mỹ ủng hộ lập trường này. Câu sấm tiên tri rất là chính xác: Tây chưa mãn tới việc U phân. Mỹ ủng hộ giải pháp không tổng tuyển cử thống

ận Mệnh VN và Thế Giới trong chữ a Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ · - Kính bạch Thầy, con không hiểu tại sao chữ ký tên của Thầy có nét cắt ngang gi

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ận Mệnh VN và Thế Giới trong chữ a Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ · - Kính bạch Thầy, con không hiểu tại sao chữ ký tên của Thầy có nét cắt ngang gi

Vận Mệnh VN và Thế Giới trong chữ ký của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ

Hào quang chư Phật rọi mười phương, Đạo pháp xem qua chớ gọi thường. Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu, Cố công gìn giữ tánh thuần lương. (trích Khuyến Thiện, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết tại Hòa Hảo năm 1939)

Ngày 20-7-Tân Tị (11-9-1941), Đức Thầy cố ý viết lại bài thơ trên tặng cho ông Võ văn Giỏi ở Bạc Liệu. Phải chăng bài thơ trên có nghĩa lý thiên cơ đặc biệt nên Thầy viết 2 lần, một lần trong quyển Khuyến Thiện và một lần viết tặng cho ông Võ văn Giỏi? Thầy bảo: Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu. Phải chăng Thầy bảo phải suy nghĩ kỹ từ nét dấu trong chữ ký của Thầy? Chữ ký của Thầy mang ý nghĩa thiên cơ Bát Môn Đồ Trận?

Quả thật như vậy, chữ ký tên của Đức Thầy là chữ ký thiên cơ, là Bát Môn Đồ Trận gồm 8 nét: Nét số 1 & 2 là bản đồ VN hình chữ S; nét số 3 cắt ngang chữ S là vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước VN mà sấm Kim Cổ Kỳ Quan gọi là U Phân; phần còn lại là nét số 4 đến số 8 tượng trưng cho mỏ dầu và cồn đảo cùng đường hàng hải hàng không trên Biển Đông mà các nước đang tranh chấp lãnh thổ lãnh hải, và cũng là tượng trưng khung cảnh trận giặc Biển Đông đang xảy ra đưa Thế Chiến Ba tới Tận Thế.

Lại nói thêm về chữ ký của Đức Thầy. Năm 1939, nhân lúc các tín đồ được kề cận Đức Thầy, có ông giáo Kinh (tức Mười Kinh) ở chợ Đình trong làng Hòa Hảo, mạo muội hỏi Đức Thầy: - Kính bạch Thầy, con không hiểu tại sao chữ ký tên của Thầy có nét cắt ngang giữa chữ S ? Đức Thầy trầm ngâm chưa vội trả lời. Ông Giáo Kinh hồi hộp lắm. Ông giáo Kinh là người có kinh nghiệm xem chữ ký tên để đoán vận mạng; thấy chữ ký của Thầy có lằn cắt ngang giữa chữ S mà theo ông nghĩ là điềm không tốt cho vận mệnh đất nước và nền đạo, nên ông sốt ruột có lời thắc mắc nhờ Thầy giải tỏa mối lo. Trầm ngâm một lúc, Đức Thầy hỏi ông giáo Kinh: - Ông có biết nét cắt ngang giữa chữ S là nghĩa gì không? Sau khi nghe Đức Thầy hỏi, ông giáo Kinh và các đồng đạo ngẩn ngơ không biết gì mà trả lời. Đức Thầy ôn tồn nói: - Nét cắt ngang giữa chữ S đó chính là vĩ tuyến 17! Sau khi nghe Đức Thầy nói nét cắt ngang chử S là vĩ tuyến 17, mọi người chẳng hiểu ý Thầy muốn nói về cái gì. Nhưng lúc đó không ai dám hỏi thêm. Chỉ biết nét cắt ngang giữa chữ S trong chữ ký của Thầy là vĩ tuyến 17 vậy thôi. Cho đến năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời phân chia Nam Bắc để chờ ngày tổng tuyển cử thống nhứt đất nước. Chừng đó mọi người mới hiểu chữ ký của Đức Thầy mang ý nghĩa thiên cơ mầu nhiệm. Với chữ ký có nét cắt ngang giữa chữ S, Đức Thầy muốn nhắc cho mọi người tìm hiểu cặn kẽ sấm giảng Kim Cổ Kỳ Quan:

Khổ hạ nguơn bẩm lại cà lì, Coi thân cực sướng nỗi gì cho thân.

Tây chưa mãn tới việc U phân, Ngồi buồn thấy khổ muôn dân não nề.

Lương kế Thánh nhơn chí kế hề, Ngậm ngùi Nam Việt nặng nề lao thân.*

(Kim Cổ Kỳ Quan 30: 60, ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915) đs Trần văn Chương

Cụm từ U phân, chữ U là USA là Mỹ, chữ phân là phân chia đất nước Việt Nam ra làm 2 miền Nam Bắc. Sau năm 1954, toàn dân Việt chờ tổng tuyển cử thống nhứt VN theo nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhưng ngày 12-12-1955, đại sứ Trần văn Chương đại diện chánh phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố ở Mỹ: Sẽ không có tổng tuyển cử ở VN. Hiệp định Genève không bắt buộc, chánh phủ Mỹ ủng hộ lập trường này. Câu sấm tiên tri rất là chính xác: Tây chưa mãn tới việc U phân. Mỹ ủng hộ giải pháp không tổng tuyển cử thống

Page 2: ận Mệnh VN và Thế Giới trong chữ a Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ · - Kính bạch Thầy, con không hiểu tại sao chữ ký tên của Thầy có nét cắt ngang gi

nhứt VN, Mỹ phân chia VN vĩnh viễn. Muốn có được một nước VN thống nhứt, ắt là chỉ có con đường chiến tranh như đã xảy ra…{VN War}. * Cụm từ Nam Việt ám chỉ tên nước ta vào triều đại Triệu Vũ Vương năm 207 trước tây lịch có biên giới bao gồm 2 tỉnh Quảng Đông Quảng Tây {Lưỡng Quảng}, giặc phương bắc lấn chiếm mưu đồ Hán hóa, tổ tiên ta phải bỏ đất Lưỡng Quảng, dời xuống Thăng Long bảo tồn giống Hồng Lạc. Năm 1939, Đức Thầy viết quyển Khuyên Người Đời Tu Niệm đã cảnh báo:

Đừng ham làm chức nắc nia, Ngày sau như khóa không chìa dân ôi!

Tu hành như thể thả trôi, Nay lở mai bồi chẳng có thiền tâm.

Mưu sâu thì họa cũng thâm, Ngày sau sẽ biết thú cầm chỉn ghê.

Hùm beo tây tượng bộn bề, Lại thêm ác thú mãng xà rít to.

Bá gia ai biết thì lo, Gác tai dèm siểm đôi co ích gì.

Hết Tây rồi đến Huê Kỳ,* Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha!

Dân nay như thể không cha, Tướng Pháp de Castries Chẳng ai dạy dỗ thiệt là thảm thương! Tướng Mỹ Westmoreland

(Khuyên Người Đời Tu Niệm, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết tại làng Hòa Hảo năm Kỷ Mão 1939)

Ghi chú: Câu sấm: Hết Tây rồi đến Huê Kỳ, bị chánh quyền Bảo Đại thời Pháp kiểm duyệt, bắt buộc phải sửa lại là: Hết Đây rồi đến Dị Kỳ. Sau khi sửa chữ Tây thành Đây, và chữ Huê Kỳ thành Dị Kỳ, giáo hội mới được phép ấn hành để phổ biến cho đồng đạo. Luật Thiên Điều là: Bôi sửa kinh sấm đáng tội đày địa ngục. Cụm từ khóa không chìa ám chỉ năm 1975, người bị nhốt vào tù {trại cải tạo} nhưng không biết thời hạn ngày ra tù. Năm 1947, Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng bóng, qua năm 1948, Đức Phật Thầy chiết hồn linh tái thế mượn xác Ngài Thanh Sĩ (21 tuổi). Khi ở Tokyo kinh đô Nhựt vào năm 1968, Ngài tiên tri bàn cờ toàn dân Việt phá thế trận U phân, và thống nhứt Nam Bắc:

Nước Việt do dân Việt chủ quyền, Khó ai chi phối giống Rồng Tiên. Chung quy yêu nước hơn tư tưởng, Nam Bắc cuối cùng một mái hiên. (trích trong Hiển Đạo, Bồ Tát Thanh Sĩ viết ở Tokyo ngày 30-8- 1968)

Trong hoàn cảnh ngoại xâm phân chia đất nước, Ngài Thanh Sĩ khuyên toàn dân Việt đoàn kết một lòng, gác bỏ mọi dị biệt về tư tưởng, cùng chung sức phá thế trận U phân, đánh đuổi quân giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Có như thế, nước nhà mới thống nhứt Nam Bắc cùng một mái hiên. Năm 1966, đất nước lâm vào cảnh khói lửa mịt mù khi Mỹ đổ quân trực tiếp tham chiến, chết chóc thật hãi hùng, lòng dân hoang mang, ông Phan Khắc Sửu nguyên quốc trưởng chánh quyền miền Nam nhiều lần viết thơ qua Nhựt hỏi ý kiến, và được Ngài Thanh Sĩ viết thơ phúc đáp; sau đây là một trong những bài thơ mà Ngài đã phúc đáp cho ông Phan Khắc Sửu:

Yêu nước bao đành để nước vong, Cùng nhau yêu nước phải chung lòng. Rẽ phân khó tránh người chia trị, Đoàn kết mới không bị trói tròng. Độc lập tự do toàn lãnh thổ, Chủ quyền dân chủ khắp non sông. Nước mình chính phải dân mình định, Giải cứu quốc gia một chữ đồng. (Lá Thơ Đông Kinh Q. 1, tr. 199, Bồ Tát Thanh Sĩ viết ngày 24-4-1966 ở Tokyo) QT. Phan Khắc Sửu Bồ Tát Thanh Sĩ

Cụm từ Rẽ phân ám chỉ U phân; cụm từ toàn lãnh thổ, khắp non sông ám chỉ câu: Nam Bắc cuối cùng một mái hiên. Bài thơ nhắn nhủ ông Phan Khắc Sửu rằng: Hãy đoàn kết dân tộc phá thế trận U phân giành độc lập thống nhứt nước nhà; muốn tránh thảm họa ngoại xâm, toàn dân phải giữ một chữ đồng: Đoàn kết.

Page 3: ận Mệnh VN và Thế Giới trong chữ a Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ · - Kính bạch Thầy, con không hiểu tại sao chữ ký tên của Thầy có nét cắt ngang gi

Tới Đời đất hỡi trời ơi, Đông tây nam bắc ôi thôi tưng bừng.

Giặc giã lớn chưa từng ngó thấy, Chúng dùng nhiều khí giới kinh thiên.

Làm cho đất động trời nghiêng, Sanh linh chết chóc muôn thiên khó lường. Thây lấp giáp BÌNH DƯƠNG biển lớn,

Máu trôi đầy khắp chốn cùng nơi. Còn chi mạng số người đời,

Nếu không chưởng phước khó ngồi thế gian.

(Lời Vàng Trong Mộng, Bồ Tát Thanh Sĩ viết năm 1958)

Bồ Tát Thanh Sĩ tiên tri trận giặc Biển Đông chết chóc vô cùng hãi hùng! Đó là cuộc chiến đưa nhơn loại đến họa diệt vong chưa từng thấy trước đây. Ngài mô tả vũ khí trong trận giặc Biển Đông có sức hủy diệt khủng khiếp, và khuyên người đời tu mau mới kịp thoát qua cuộc sàng lọc kỳ này:

Mẹ đấy con! kìa trên chót núi, *

Có con chim đá nổi từ lâu; Chữ chim ám chỉ máy bay chiến đấu và hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân. Đến chừng khi có máu thấm vào, Nó vùng hiện lớn lao bay khắp. Mẹ đấy con! một lần nó gắp Ngàn muôn người vẫn được như thường; Và mỗi lần cánh nó quạt trương, Nhà cửa sập phố phường tan nát.

Mẹ đấy con! trên trời chim ác,

Dưới nước thì có các cá hung; * Chữ cá ám chỉ tàu chiến mang vũ khí nguyên tử có sức hủy diệt khủng khiếp Thương chúng sanh nạn ách khắp cùng, Chết hết chín sống không tới một. Mẹ đấy con! Thần Tiên phải ngốt, Thấy người nằm ngang dọc chật đàng; Mạng ngắn như là bọt nước giang, Mới sống đó rồi lăn chết đó. Mẹ đấy con! bạc tiền dù có, Lúc rối loàn cũng khó bảo thân; Đáng chán thay nơi cõi hồng trần, Người cùng sợ nhau hơn sợ cọp. Mẹ đấy con! sống luôn thòi thọp, Sống buồn rầu sống sốt ruột gan; Sống trong lòng chẳng ngớt khóc than, Là cảnh sống thế gian hiện tại. Mẹ đấy con! sống trong kinh hãi, Sống khác nào chùm gởi trên cây; Chẳng lo tu cho giải kiếp đày, Còn ngồi đó đợi ngày nào nữa. Mẹ đấy con! Phật Ngài mở cửa, Nên bước vào trong đó mà xem; Rất an vui suốt cả ngày đêm, Việc lo sợ não phiền không có. * (Rằm Tháng Mười c. 1817-1848, Bồ Tát Thanh Sĩ viết ngày 15-12-1958)

Bồ Tát Thanh Sĩ báo động cuộc chiến Thái Bình Dương {Biển Đông} nổ ra do lãnh tụ cường quốc tham lam giành giựt quyền lực lợi danh, vội vã giải quyết tranh chấp bằng vũ lực. Hậu quả vô cùng thảm khốc:

Mẹ đấy con! chỉ bao lẽ đó, Con ráng suy cho rõ mà hành; Cuộc thế gian như sợi chỉ mành,

Page 4: ận Mệnh VN và Thế Giới trong chữ a Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ · - Kính bạch Thầy, con không hiểu tại sao chữ ký tên của Thầy có nét cắt ngang gi

Hãy liệu gấp chớ nên chậm trễ.

Mẹ đấy con! chén kia khi bể, * Bài toán đố mẹo như sau: bể + chén = bể chén Dù khéo tay không thể gắn liền; Họa đến rồi niệm Phật sao yên, Lùi hơn sự tiến lên là khổ. Giục tốc bất đạt Mẹ đấy con! vắng người trên lộ, Trong nhà không kẻ ở đìu hiu; Sợ người như gà nọ sợ diều, Cảnh ấy sẽ còn nhiều chưa hết. Mẹ đấy con! nếu là phải chết, Nên chết cho rạng tiết con người. Vì nước vì đồng chủng, trung hiếu vẹn toàn, dù có chết cũng thành Thần. (Rằm Tháng Mười c. 1985-1998, Bồ Tát Thanh Sĩ viết ngày 15-12-1958)

Hai câu sấm quan trọng báo động cho lãnh tụ cường quốc gây chiến Biển Đông biết trước đặng mà lùi bước, không nên hấp tấp tiến nhanh quá, nếu tham lam tiến nhanh quá sẽ lãnh đại họa khôn lường:

Mẹ đấy con! chén kia khi bể, Dù khéo tay không thể gắn liền.

Thiên cơ bất khả lậu. Muốn báo động thiên cơ, Bồ Tát phải dụng cách nói mẹo, nói quanh co bóng gió, nói

cái này để ám chỉ cái kia, dương đông kích tây. Lời truyền sấm như bài toán đố, toán đố mẹo. Ghép chữ bể vào

chữ chén, sẽ có cụm từ thiên cơ bể chén ám chỉ tên lãnh tụ cường quốc gây trận giặc Biển Đông phải chết theo luật nhân quả. Gieo gió phải gặt bão. Giục tốc bất đạt. Thay vì tiến chậm mà chắc, thì lãnh tụ cường quốc

quá tham lam vội vã muốn tiến nhanh nắm trọn cả quyền lực lợi danh trên khắp hoàn vũ nên phải thất bại: bể chén. Khi sự cố xảy ra bể chén rồi, thì đã muộn màng, không sao quay lại được như tình thế ban đầu. Câu

sấm viết rất chính xác: Dù khéo tay không thể gắn liền.

Thi xe thi cộ lại thi TÀU, (1) Ba điểm thi này chậm và mau. Cái mau vừa đủ thì hữu lý, Nếu quá tốc hành chậm hơn mau.

Đi cộ tuy lâu mà toàn thiện, Xe TÀU mau quá phải té nhào. Cái gì cũng phải tùy theo lúc, Chớ quá đi rồi phải đớn đau! (Tiên Hoa Thi tr.55, ấn bản thập niên 70, Tu Sĩ Thanh Hương)

(1) Cộ là phương tiện vận chuyển không có bánh đi chậm, nhờ sức kéo động vật như trâu bò; xe tàu có máy di chuyển nhanh.

Cụm từ thiên cơ bể chén vô cùng quan trọng, nó cảnh báo cho bá gia biết rằng cơ trời giũ sổ loài người, tận thế lập lại Thượng Nguơn. Vậy khi nào thấy có điềm bể chén, nhơn loại biết chắc là cơ Tận Thế đến, hãy chuẩn bị đối phó bằng cách chấp tay cúi đầu niệm Trời niệm Phật niệm Chúa, làm lành lánh dữ, giữ vẹn tứ ân yêu nước thương nòi, tạo phước đức để được cứu vớt qua cuộc sàng lọc đang tới cận kề.

Cuộc đời càng gắt lại càng gay, Ngặt máy thiên cơ chẳng dám bày. Rắn núp dưới hang coi Ngựa chạy,

Khỉ ngồi trên ngọn ngó Gà bay.* Đông tây chộn rộn trời che xác, Nam bắc ê hề đất chở thây. Nhơn vật mười phần hao bảy tám, Thần Tiên thấy vậy cũng chau mày!

(Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An)

***

Đi Tàu thì khỏe hơn thuyền, Khi Tàu chết máy xuống thuyền ai cho!

(Kinh Giảng xưa của Đức Tứ Thánh)

Lời Truyền Sấm như bài toán đố, (1) Ai biết tầm thì được hưởng nhờ. (Giác Mê Tâm Kệ, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1939)

(1)Toán đố mẹo đơn giản: bể + chén = bể chén

Page 5: ận Mệnh VN và Thế Giới trong chữ a Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ · - Kính bạch Thầy, con không hiểu tại sao chữ ký tên của Thầy có nét cắt ngang gi

Phụ lục 1: Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An.

Nay xem cảnh thế thình lình, Vô thường quỷ dẫn ai binh đặng nào.

Sớm còn tối mất lao đao, Tỉ như trời chớp sáng nào đặng lâu.

Dặm Canh thâu, dặm Canh thâu, Thở than than thở lo âu cho đời.

Nghĩ trong cuộc thế vơi vơi, Khổ tăng gia khổ trong đời gian nan.

Kìa kìa quỷ mị khởi loàn, Xà thương Hổ giảo đa đoan hội này,

Phần thời giặc giã phủ vây, Giặc Biển Đông Phần thời đói khát thân rày chẳng yên.

Lăng xăng nhiều cuộc đảo điên, Sợ trong thế sự như thuyền chạy khơi.

Đã hết lời, đã hết lời, Khuyên răn dạy biểu cho người thiện duyên.

Trách lòng nhiều sự chẳng kiêng, Ốm đau cầu giảm, an thuyên chẳng màng.

Biến sanh những sự tà gian, Hủy tăng phá giới lòng toan hại người.

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn.

Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày.

Ít ai tỏ biết đặng hay,

Ví như cầm chén rủi tay bể rồi! * Thầy xưa lời dặn hẳn hòi,

Thực nhơn nhơn thực đến hồi chẳng không. Oan oan tương báo chập chồng,

Tham tài tích đại mình không xét mình. Khiến xui phụ tử tương tranh,

Cha không lành thảo con lành đặng đâu. Trung quân, phụ tử làm đầu,

Phản quân, sát phụ, hỡi câu sách nào? Trời xui trăm vật trăm hao,

Để cho đồ khổ, xiết bao nhọc nhằn. Ngọn phù thủy, cuộc đất xây,

Rồng nằm đáy biển sông hằng hứng sương. Bao giờ hưởng thọ Kỳ Hương,

Tuế tăng vạn tuế lưu phương lâu dài. (Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An, tr. 106-107, lưu ở đình Tòng Sơn năm Kỷ dậu 1849, Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973)

Phụ lục 2: GÁNH HÁT BÌNH DƯƠNG.

…Không lo âu yếm tu tịnh cho rồi,

Nứt nắp bể nồi chè xôi trôi hết. * Từ đây tới tết kẻ lết người bò, Đói khổ xuôi cò chuyện trò ai nữa. Giờ mau tắm rửa đóng cửa từ bi, Cậu nói vân vi dị kỳ quá sá. Miền Nam quý giá cao cả biết bao, Bá tánh đồng bào rủ nhau cho lẹ. Đừng nên ganh hẹ sau sẽ nguy nàn,

Page 6: ận Mệnh VN và Thế Giới trong chữ a Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ · - Kính bạch Thầy, con không hiểu tại sao chữ ký tên của Thầy có nét cắt ngang gi

Ức triệu bạc vàng cũng trôi ra biển. Về nhà cầu nguyện Phật hiện cứu đời, Sau đẹp tuyệt vời xa xa trông thấy. Ai xài bạc giấy sau mất sạch trơn, Bảy núi Thất Sơn nghe đờn lừng lẫy. Trò đâu có thấy mây bạc chín từng, Đừng có vui mừng nửa lừng lửa cháy. Kêu trong đạo phái ráng hãy tường tri, Ráng sống mau đi đặng mình coi hát. Bình Dương ngào ngạt gánh hát đủ màu Đen trắng cùng nhau đủ đào đủ kép.* Ráng về mà khép coi hát nghe hôn, Ráng hãy bôn chôn dựng cồn dựng bãi. Coi đi trai gái Gánh Hát Bình Dương, Cậu đã phô trương đủ tài đủ phép… (băng Lộ Huyền Cơ 7, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết thập niên 80, kết tập sách Hòa Đồng Tôn Giáo tr. 117-118, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm Tân Tị 2001)

Ngày xưa, Bồ Tát Thanh Sĩ và Đức Phật Thầy dùng cụm từ bể chén, ngày nay Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh

dùng cụm từ bể nồi. Cả hai cụm từ bể chén và bể nồi đều nhằm vào một lý duy nhứt là ám chỉ cái chết của lãnh tụ cường quốc gây ra trận chiến Biển Đông đưa hoàn cầu đến Tận Thế.

Khắp thế giới cửa nhà tan nát, Cùng xóm làng thưa thớt quạnh hiu. Bấy lâu nay nuôi dưỡng chắt chiu, Nay tận diệt lập Đời trở lại. Khắp lê thứ biến vi thương hải, Dùng phép mầu lập lại Thượng Nguơn. Việc Thiên Cơ Khùng tỏ hết trơn, Cho trần hạ tường nơi lao lý. Lão nào có bày điều tà mị, Mà gạt lường bổn đạo chúng sanh. Đức Minh Vương ngự chốn Nam thành, Đặng phân xử những người bội nghĩa. Trung với hiếu ta nên trau trỉa, Hiền với lương bổn đạo rèn lòng… (Kệ Dân của Người Khùng, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1939)

Sau cuộc biến thiên long trời lở đất, sàng lọc hiền còn dữ mất chết 7 còn 3, người hiền sống sót lên đời Thượng Nguơn Thánh Đức. Kể từ năm con chuột Canh Tí 2020, năm con trâu Tân Sửu 2021 trở đi, Trời Phật dùng phép huyền linh biến đổi ngũ hành, thời kỳ Canh Tân thời tiết điều hòa, đất thạnh phù sa, cây lành trái ngọt, đời người trường thọ hàng trăm tuổi, hòa bình vĩnh cửu, nhà ngủ khỏi đóng cửa, của rơi ngoài đường không ai lượm, bồng lai tại trần. Thánh địa Di Lạc Phật Vương tại miền Nam VN.

Chuột nhỏ đào ổ quá sâu, Nằm hang ca hát ai đâu biết gì.

Trâu tôi rất giỏi ai bì, Chờ cho nước cạn bắt thì cày chơi. Mặc tình đúng buổi nghỉ ngơi, Thượng nguơn ăn tết chiều mơi đã gần. (Kinh Giảng Xưa của Tứ Thánh)

Sydney, 17-9-2016, Kỳ Vân Cư Sĩ *** (facebook Mõ Tre & Blog Kinh Sam That Son)

Page 7: ận Mệnh VN và Thế Giới trong chữ a Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ · - Kính bạch Thầy, con không hiểu tại sao chữ ký tên của Thầy có nét cắt ngang gi

Chuyện lạ cái răng biết nói.

Đêm khuya thời khắc canh ba, Mọi người an giấc Lão Già trở trăn.

Đêm nằm thao thức nhức răng, Lung lay mấy lượt chắc rằng nhổ đi.

Lão Ông rên rỉ sầu bi, Cái răng thỏ thẻ thầm thì: Lão ơi!

Thương nhau cũng phải xa rời, Luật Trời thành trụ nay thời hoại không.

Tới kỳ tôi phải xa Ông, Luật trời định vậy đau lòng mãi chi.

Lão Ông thương tiếc vân vi: Nhổ răng chẳng có còn gì nhai ăn. Răng rằng: Mấy chục năm hằng,

Vì Ông tôi tạo nghiệp bằng núi non. Khiến Ông tội lỗi vẫn còn,

Thôi nay xa cách véo von thêm sầu. Lão rằng: Tội lỗi gì đâu?

Răng rằng: Tội lỗi sánh hầu trời mây. Kể sơ cho Lão như vầy,

Lão nhậu thịt cầy bắt buộc răng nhai. Bò trâu heo chó gà nai,

Lão ăn đủ thứ thịt say mặn nồng. Ôi thôi thầy chú mấy ông,

Bạn bè rủ nhậu dài dòng thâu đêm. Phận răng tôi phải nhai thêm,

Nhai giò nhai cẳng chẳng êm chút nào. Giò cẳng xương xốc biết bao,

Lại thêm đồ biển cua nào càng to. Bắt răng rôm rốp nhai cho,

Lắm khi răng nứt gay go vô cùng. Kiếp làm răng phải phục tùng,

Cắn nhai nhai cắn thung dung bao giờ. Nay tôi đang đợi đang chờ,

Ông đến nha sĩ nhổ thời bỏ đi. Ông nay tuổi quá thất kỳ,

Bỏ rượu bỏ thịt vậy thì tốt thôi. Lão Ông thổn thức bồi hồi:

Nhổ răng móm xọm thì rồi vô duyên. Khi cười khi nói luân phiên,

Móm ma móm mém ngửa nghiêng ai nhìn. Răng rằng: Ông muốn đẹp xinh, Thì ra nha sĩ trồng tình răng tơ. Khi cười thêm mộng thêm mơ,

Gái trinh nó tưởng trai hờ tìm hoa. Thế là tai họa đâu xa,

Động lòng Ông khó vậy mà đoan trang. Khuyên Ông nên bỏ mơ màng,

Cuộc đời thành trụ tới tàn hoại không. Ông ơi hãy biết toại lòng,

Page 8: ận Mệnh VN và Thế Giới trong chữ a Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ · - Kính bạch Thầy, con không hiểu tại sao chữ ký tên của Thầy có nét cắt ngang gi

Vòng trời luân chuyển Có Không chu kỳ. Tuổi Ông bảy chục còn gì,

Khuyên Ông tu tịnh tâm thì yên thôi. Ăn uống chay lạt được rồi,

Coi ai nghèo bố thí bồi tình thương. Năm Thân thời tiết bất thường.

Chỗ lụt chỗ hạn tang thương hải hà. Khuyên Ông sắp tới năm Gà,

Giặc Tàu nổi dậy can qua máu đào. Ông ơi gieo giống thiện mau,

Giống nào quả nấy làu làu không sai. Mấy lời tôi nói thày lay,

Khuyên bỏ rượu thịt kéo dài phước căn. Mong Ông giữ được đạo hằng,

Qua năm Đinh Dậu phước tăng công bồi. Vì thương tôi có lỡ lời,

Xin Ông thứ lỗi tôi thời đội ơn.

20-9-2016 {Bính thân}, Kỳ Vân Cư Sĩ.